tiểu kinh sư tử hống

54
LOGO

Upload: bhik-samadhipunno

Post on 11-Jan-2016

14 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Có khi đức Phật khuyên các vị Tỷ-kheo rống tiếng rống con sư tử trong khi thuyết pháp, tức đức Phật muốn nhấn mạnh một vấn đề mà các ngoại đạo đều hoảng hốt, lông tóc dựng ngược. Trong kinh số 11, Trung Bộ, này đức Phật khuyên bảo các Tỷ-kheo hãy rống tiếng rống con sư tử, tuyên bố dứt khoát rằng chỉ ở đây, trong giáo pháp đức Phật dạy, mới có Đệ nhất Sa môn tức là chứng quả Dự lưu; mới có đệ nhị Sa môn tức là chứng quả Nhất lai; mới có Đệ tam Sa môn tức là chứng quả Bất lai; mới có đệ tứ Sa môn tức là chứng quả A-la-hán; còn các ngoại đạo khác không có bốn hạng Sa môn như vậy.

TRANSCRIPT

Page 1: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

LOGO

Page 2: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Như tiếng rống của sư tử trong rừng sâu khiến

muôn thú run rẩy, im lặng; Cũng vậy, giáo lý Phật

giáo nói lên sự thật khiến ngoại đạo run rẩy, im

lặng.

Có khi đức Phật khuyên các vị Tỷ-kheo rống tiếng

rống con sư tử trong khi thuyết pháp, tức đức Phật

muốn nhấn mạnh một vấn đề mà các ngoại đạo

đều hoảng hốt, lông tóc dựng ngược. Đấy là nội

dung được đề cập trong bản kinh số 11 này.

Page 3: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Đức Phật tuyên bố rằng: chỉ

trong Giáo pháp mà Ngài

thuyết giảng mới có thể tìm

thấy bốn cấp bậc Thánh

chúng, tức là đệ nhất sa-môn,

đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-

môn và đệ tứ sa-môn. Sau

đó, Ngài giải thích giáo lý mà

Ngài thuyết giảng khác với

các tôn giáo khác ở chỗ độc

đáo phủ nhận tất cả kiến chấp

về bản ngã như thế nào.

Page 4: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

1. Sāvatthi (Xá-vệ): Kinh thành của vương quốc

Kosala, và là một trong sáu kinh thành lớn ở Ấn

Độ vào thời đức Phật.

Sāvatthi được mang tên như vậy vì trong kinh

thành có Hiền giả Savattha an trú. Truyền thuyết

khác nói rằng trước đó tại đây có một chỗ trọ qua

đêm cho các đoàn xe đi buôn; lúc gặp nhau các

thương buôn thường hỏi nhau họ có cái gì “Kiṃ

bhandaṃ atthi?” - “Sabbaṃ atthi” - và tên của

thành phố được gọi dựa trên câu trả lời.

Page 5: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Thế Tôn thường an trú tại Sāvatthi như là một nơi

hoằng Pháp chính của Ngài. Trưởng giả

Anāthapiṇḍika là người thỉnh Ngài đến đây lần đầu

tiên. Sau đó Ngài an cư kiết hạ 25 lần tại Sāvatthi,

19 mùa trong Jetavana và 6 mùa trong

Pubbārāma do tín nữ Visākhā kiến tạo và cúng

dường.

Page 6: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Theo một thống kê, có 871 bài kinh được thuyết

tại Sāvatthi, trong đó:

- 844 trong Jetavana,

- 23 trong Pubbārāma,

- và 4 ở ngoại thành Sāvatthi;

Bao gồm:

- 6 kinh thuộc Trường Bộ,

- 75 kinh thuộc Trung Bộ,

- 736 kinh thuộc Tương Ưng,

- và 54 kinh thuộc Tăng Chi.

Page 7: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

2. Jetavana (Kỳ viên hay Kỳ-đà lâm) do Trưởng

giả Anāthapiṇḍika mua lại từ khu vườn của Thái

Tử Jeta gần thành Sāvatthi dâng cho đức Phật.

Tại đây Ngài đã nhập hạ 19 lần và nhiều bài Kinh

quan trọng đã được Thế Tôn thuyết ra.

Page 8: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Vì Trưởng giả Anāthapiṇḍika

đã dùng vàng lót trên mặt đất

để mua cho được khu vườn

theo lời thách của Thái Tử

Jeta, nên chùa này còn được

gọi là Bố Kim Tự (chùa trải

vàng).

Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo

của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng

toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và

Tăng chúng , nên ngôi chùa thường

được gọi với danh xưng : Jetavane

Anāthapiṇdikassa Ārāme – tại

Jetavana, trong vườn ông

Anāthapiṇḍika để ghi nhớ người sáng

lập.

Page 9: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Được biết Trưởng giả Anāthapiṇḍika trả 180

triệu cho khu vườn và Jeta dùng hết số tiền

này để xây cổng rồi cúng dường lại cho

Jetavana. Còn Anāthapiṇḍika chi tất cả 540

triệu cho việc trải vàng mua đất và xây cất.

Page 10: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

3. Sa-môn thứ nhất, tức là bậc Dự Lưu, Nhập

Lưu, cũng gọi là Tu-đà-huờn (Sotāpanna).

4. Sa-môn thứ hai, tức là bậc Nhất Lai, cũng gọi

là Tư-đà-hàm (Sakadāgāmi).

5. Sa-môn thứ ba, tức là bậc Bất Lai, cũng gọi là

A-na-hàm (Anāgāmi).

6. Sa-môn thứ tư, tức là bậc Ứng Cúng, cũng gọi

là A-la-hán (Arahanta).

Page 11: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

7. Pháp hữu (Sahadhamīkā), chỉ cho các vị Tỷ-

kheo, Tỷ-kheo-ni, các vị tập sự, Sa-di, Sa-di-ni,

nam cư sĩ, nữ cư sĩ.

8. Cứu cánh (niṭṭhā), mục tiêu tối hậu. Cứu cánh

đa diện của ngoại đạo như Brahmaloka (Phạm

thiên giới) là cứu cánh của Bà-la-

môn, Ābhassārā (Quang âm thiên) cho các vị tu

khổ hạnh, Subhakiṇhā (Biến tịnh thiên) cho các

du sĩ, nhưng trong giáo pháp này, cứu cánh là A-

la-hán.

Page 12: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

9. Chấp thủ (upādāna), là sự thích thú một cách

khắn khít, chặt chẽ; chấp nê một mù quáng.

10. Thuận ứng (anuruddha), chịu áp lực bởi

tham ái.

11. Nghịch ứng (paṭiviruddha), chịu chi phối bởi

sân hận.

12. Ưa hý luận, thích hý luận (papañcārāmassa

papañcaratino), là đồng nghĩa với tham dục, tà

kiến và kiêu mạn.

Page 13: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

12. Hữu kiến (bhavadiṭṭhi), chấp vào cái có,

còn gọi là thường kiến, tức là ý kiến tin rằng

chẳng có sự thay đổi, hễ đã là người rồi thì

chết đi, lại sanh ra làm người nữa.

13. Phi hữu kiến (vibhavadiṭṭhi), chấp vào

cái không, còn gọi là đoạn kiến, tức là ý kiến

tin rằng con người sau khi chết là không có

linh hồn tồn tại đời sau, nghĩa là mất hẳn.

Page 14: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Bốn hạng sa-môn

Bốn pháp quyết định

Hai loại tà kiến

Những điều cần biết về các pháp

Sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác

Bốn sự chấp thủ

Tập khởi của sự chấp thủ

Page 15: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

BỐN HẠNG

SA-MÔN

Tu-đà-huờn

Tư-đà-hàm

A-na-hàm

A-la-hán

Page 16: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

1. Sa-môn thứ nhất, tức là bậc Dự Lưu, Nhập

Lưu, cũng gọi là Tu-đà-huờn (Sotāpanna). Tức là

vị đã đắc sơ quả, tuyệt trừ ba kiết sử: Thân kiến,

hoài nghi, giới cấm thủ.

Bậc thánh Nhập lưu không còn tái sinh trong 4 cõi

ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh.

Chỉ còn phải tái sinh làm người hoặc làm chư

thiên cõi trời dục giới nhiều nhất 7 kiếp nữa. Đến

kiếp thứ 7, thì chắc chắn sẽ chứng đắc A-la-hán,

rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự tử sinh luân hồi

trong tam giới.

Page 17: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

2. Sa-môn thứ hai, tức là bậc Nhất Lai, cũng gọi

là Tư-đà-hàm (Sakadāgāmi), tức các vị đã đắc nhị

quả, đã giảm trừ hai kiết sử là dục ái và sân.

Các ngài chỉ còn tái sinh làm người hoặc làm chư

thiên 1 kiếp nữa. Ngay trong kiếp ấy sẽ chứng đắc

A-la-hán, rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự tử

sinh luân hồi trong tam giới.

Page 18: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

3. Sa-môn thứ ba, tức là bậc Bất Lai, cũng gọi là

A-na-hàm (Anāgāmi), tức các vị đã đắc tam quả,

tuyệt trừ hẳn hai kiết sử dục ái và sân.

Bậc Thánh Bất lai không còn tái sinh trở lại cõi dục

giới, chỉ tái sinh lên cõi sắc giới (hoặc cõi vô sắc

giới) rồi sẽ trở thành bậc Thánh A-la-hán tịch diệt

Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới

bốn loài.

Page 19: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

4. Sa-môn thứ tư, tức là bậc Ứng Cúng, cũng gọi

là A-la-hán (Arahanta), tức các vị đã đắc tứ quả,

tuyệt trừ năm kiết sử còn lại là ái sắc, ái vô sắc,

ngã mạn, phóng dật và vô minh; một bậc thánh

hoàn toàn thanh tịnh, đoạn diệt tất cả phiền não dù

thô hay tế, vị đã đặt xuống mọi gánh nặng, không

còn sự luân hồi sanh tử. “Sanh đã tận, phạm hạnh

đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui

trạng thái này nữa.”

Page 20: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

1. Lòng tín thành đối với bậc Đạo sư - satthari

pasādo.

2. Lòng tín thành đối với Pháp - dhamme pasādo.

3. Sự thành tựu viên mãn trong các giới luật -

sīlesu paripūrakārino.

4. Và những pháp hữu khả ái, khả ý, tại gia và

xuất gia kính mến - sahadhammikā piyā

manāpā gahaṭṭhā ceva pabbajitā ca.

Page 21: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Saddhā là niềm tin, sự tin tưởng; Pasāda là lòng

tịnh tín, sự tín thành.

Saddhā có hai nghĩa: Một là tất cả niềm tin nào ở

trong đời, chỉ cần mình có niềm tin thôi. Chữ

Saddhā này từ cái chữ tiếng Pāli là saddahati là

sự tin tưởng.

Còn chữ Pasāda có nhiều nghĩa là niềm tịnh tín,

chữ Pasāda có nghĩa là trong sạch, làm cho tin

tưởng, nó từ chữ Pāli là pasādeti có nghĩa là chọn

ra để mà tin.

Page 22: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Người Phật tử tin rằng

Đức Phật là bậc giác

ngộ hoàn toàn về ba

phương diện: tự giác,

giác tha, giác hạnh viên

mãn, có trí tuệ và

phương tiện thiện xảo,

Đức Phật có thể dìu dắt

chúng sinh ra khỏi vòng

vô minh lầm lạc, đạt

đến an lạc, cứu cánh

Niết bàn.

Page 23: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Người Phật tử tin rằng Phật pháp là chân lý mà

Đức Phật đã thân chứng, là phương pháp diệt

khổ, là con đường đưa đến an lạc giải thoát

Chánh pháp mà Đức Phật đã giác ngộ, Ngài có

khả năng đặc biệt chế định ra ngôn ngữ để giáo

huấn chúng sinh cho hiểu biết rõ và thực hành

đúng theo lời dạy của Ngài; để đem lại sự lợi ích,

sự tiến hóa, sự an lạc trong kiếp hiện tại, những

kiếp vị lai và đặc biệt đạt đến cứu cánh Niết Bàn,

giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới..

Page 24: Tiểu Kinh Sư Tử Hống
Page 25: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Hữu kiến

Phi hữu kiến

Page 26: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

“Micchā passatīti = diṭṭthi: Thấy sai lệch (với chân

pháp), gọi là (tà) kiến.”

Tà kiến là nhìn thấy các pháp ấy trái ngược lại,

như vô thường cho là thường, khổ cho là lạc, vô

ngã cho là ngã, không trong sạch cho là trong

sạch.

Page 27: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Hữu kiến (bhavadiṭṭhi), chấp vào cái có, còn gọi

là thường kiến - sassatadiṭṭhi, cho rằng: Có một

thực thể thường hằng không thay đổi, không biến

hoại".

“Con người có một linh hồn (tự ngã) luôn luôn tồn

tại, nếu kiếp này là người thì kiếp sau cũng là

người, linh hồn này không bị hoại diệt...”

Thường kiến còn được gọi là “nắm giữ cái có”

(chấp hữu), thông thường chúng sanh cho rằng

“có một cái thức thường hằng”.

Page 28: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Chữ sassata = sa + sata. Sata là suy nghĩ, chú

tâm, sassata là “có (một) cái thức”. Tức là cho

thức không hề biến đổi, hay “có một cái thức” là

chủ tể (nātho) của thân xác này, thức ấy không hề

bị hoại diệt.

Từ ý nghĩ “có một thực thể thường hằng”, nảy sinh

quan điểm: “Có vị Thượng đế thường hằng” hay

“có một tự ngã (atta) thường hằng”.

Nói cách khác, thường kiến là tin tưởng “có một

thực thể (nào đó) không hề thay đổi (thực thể ở

đây nên hiểu là pháp hữu vi)”.

Page 29: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Phi hữu kiến (vibhavadiṭṭhi), chấp vào cái

không, còn gọi là đoạn kiến - ucchedadiṭṭhi, cho

rằng: “Chúng sanh sau khi mệnh chung là hoại

diệt, không còn lại cái chi cả”.

Có ba loại đoạn kiến:

- Vô hành kiến (akiriyadiṭṭhi).

- Vô nhân kiến (ahetukadiṭṭhi).

- Vô hữu kiến (natthidiṭṭhi).

Page 30: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

- Vô hành kiến (akiriyadiṭṭhi) cho rằng mọi hành

động tốt xấu đều không để lại hậu quả.

“Chúng sanh và thế giới này ngẫu nhiên hình

thành, không có nguyên nhân nào tạo ra cả”.

“Sự thành công hay thất bại là do năng lực trong

hiện tại, không do nhân của nghiệp nào trong quá

khứ hay trong đời này cả”.

Page 31: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Chúng sanh sau khi chết thì hoại diệt”, nên những

hành động trong kiếp sống này chỉ là “một sinh

hoạt đơn thuần”, tức là bất kỳ hành động nào của

thân, ngữ hay ý đều không có tính chất “tội hay

phước”. Tội hay phước chỉ là quan niệm của thế

tục, kết quả của “tội” hay “phước” chỉ có giá trị

trong kiếp sống hiện tại theo qui định của thế gian.

Page 32: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

- Vô nhân kiến (ahetukadiṭṭhi) – cho rằng mọi

thứ ngẫu nhiên mà có .

“Chúng sanh và thế giới này ngẫu nhiên hình

thành, không có nguyên nhân nào tạo ra cả”.

“Sự thành công hay thất bại là do năng lực trong

hiện tại, không do nhân của nghiệp nào trong quá

khứ hay trong đời này cả”.

Page 33: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

- Vô hữu kiến (natthidiṭṭhi) – phủ nhận mọi thứ

mình không thấy được.

“Không có nhân, không có quả nghiệp chi cả”.

Bố thí không có phước. Không có nghiệp, không

có quả dị thục của nghiệp. Không có cha mẹ. Đời

này cũng không có. Đời sau cũng không có.

Không có chúng sanh là hạng Hóa sanh như Chư

thiên, ngạ quỷ... Không có hạng Sa-môn, Bà-la-

môn đắc chứng pháp chi cả, không có ai biết được

đời trước hay đời sau.

Page 34: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Lý vô ngã (anatta) chỉ xuất hiện trong thời có Giáo

pháp của Đức Phật qua trí tuệ của vị Chánh đẳng

giác, cái sự sống (tồn tại) được Đức Phật minh

giải qua lý duyên khởi. Tức là sự sống ấy vốn có,

nhưng nó không thường cũng không đoạn, nó

hiện hữu nhờ có nhân duyên, khi hết nhân duyên

thì nó diệt, nhường bước cho sự sống khác sinh

lên.

Page 35: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Ví như ngọn lửa cháy nhờ có nhiên liệu, nhiên liệu

còn, ngọn lửa còn, thay đổi nhiên liệu thì ngọn lửa

thay đổi, khi nhiên liệu hết, ngọn lửa tắt. Nhiên liệu

ví như nhân duyên, ngọn lửa ví như sự sống.

Page 36: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Đã là chân lý thì chỉ có một. Giữa khi ngoại đạo

chủ trương hữu kiến (chấp thường), hoặc phi hữu

kiến (chấp đoạn) thì Phật giáo vượt ra khỏi thường

đoạn (không chấp hữu, không chấp vô) mà tuyên

bố sự thật là "Trung đạo", hay Duyên khởi.

Ngoại đạo do vì vướng vào chấp thường, đoạn mà

không thể có tuệ tri về sự tập khởi và sự đoạn diệt

của hai loại tri kiến ấy. Họ cũng không thể tuệ tri vị

ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi các tri kiến

nọ.

Page 37: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Về sự tập khởi - samudaya - của hai loại kiến

chấp, Sớ giải kể ra tám yếu tố làm nhân duyên:

năm uẩn, vô minh, xúc, tưởng, tư, phi như lý tác ý,

bạn xấu, và tiếng nói của một người khác.

Sự đoạn diệt - atthaṅgama - hai loại tà kiến ấy là

Dự-lưu đạo, ở đấy tất cả quan điểm đều bị nhổ bật

gốc.

Page 38: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Vị ngọt của chúng - assāda - là sự thỏa mãn nhu

cầu tâm lý mà chúng đem lại;

Sự nguy hiểm - ādīnava - sự trói buộc liên tục mà

chúng gây ra;

Sự xuất ly - nissaraṇa - khỏi chúng là Niết Bàn.

Page 39: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Trung đạo - Duyên khởi Chấp ngã, chấp thường, chấp đoạn

Vô ngã Hữu ngã

- Vô tham, vô sân, vô si

- Đoạn ái, đoạn thủ

- Tuệ tri, không thuận ứng, không

nghịch ứng

- Tham, sân, si

- Ái, thủ

- Không tuệ tri, thuận ứng, nghịch ứng

Có Tứ sa môn quả Không có Tứ sa môn quả

Dẫn đến đoạn tận khổ

(Tịch tịnh, Niết bàn) Dẫn đến sinh, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não

Page 40: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Thủ là sự chấp nê, ôm ấp, không buông bỏ của

Tham Ái hoặc Tà Kiến.

Bhusaṃ ādiyanti amuñcanagāhaṃ gaṇhantīti

upādānāni: Chấp chặt không buông thì gọi là Thủ.

Thủ ở đây chính là Ái và Tà Kiến nhưng ở mức độ

trầm trọng, sâu sắc. Sự thích thú một cách khắn

khít, chặt chẽ cũng được gọi là Thủ mà cả sự hiểu

sai lầm một cách sâu sắc cũng là Thủ. Ái và Tà

Kiến ở mức độ bình thường không thể gọi là Thủ.

Các ngài ví dụ Tham Ái (taṇhā) là tên trộm trong

đêm và Thủ (ūpādāna) là động tác cầm nắm vật

trộm.

Page 41: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Dục Thủ (kāmupādāna): Tâm sở Tham (lobha)

trong 8 tâm tham (lobhamūlacitta) trong trường

hợp đam mê Ngũ Dục (pañcakāma).

Kiến Thủ (diṭṭhupādāna): Sự chấp trước những

Tà Kiến nằm ngoài Giới Cấm Thủ và Ngã Chấp

Thủ. Như tin Thượng đế tối cao, thiên đường

vĩnh cửu hay thờ phụng ma quỷ, thần vật. Chi

pháp là tâm sở Tà Kiến (micchādiṭṭhi) trong 4

tâm tham hợp tà

(lobhamūladiṭṭhisampayuttacitta).

Page 42: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Giới Cấm Thủ (silabbatūpādāna): Là do muốn

được sanh vào một cảnh giới nào đó người ta

chấp nhận một đường lối hành trì vô lý, tuân

theo các giáo điều lầm lạc như đạo chó, đạo bò,

đạo lõa thể hoặc bất cứ một hình thức tu tập mù

quáng nào đó nằm ngoài giáo pháp của chư

Phật, hoặc lợi dưỡng hoặc khổ hạnh.

Page 43: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Ngã Chấp Thủ (attavādūpādāna): Đây là từ

đồng nghĩa của Thân Kiến (sakkāyadiṭṭhi). Thủ

này là sự chấp chặt quan điểm Ngã (ahankāra)

và Ngã Sở (mamaṅkāra) như có tôi, của tôi, có

hắn, của họ. Chi pháp là tâm sở Tà Kiến

(micchādiṭṭhi) trong 4 tâm tham hợp tà

(lobhamūladiṭṭhisampayuttacitta).

Page 44: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

ÁI DUYÊN THỦ (taṇhāpaccayā upādānaṃ)

Tham Ái ở giai đoạn mãnh liệt và có Tà Kiến đi

cùng thì được gọi là Thủ.

Ái Thủ

Tâm sở Tham Tham

Định nghĩa Sự thích thú, say

đắm

Sự ôm ấp, gắn

chặt

Hình ảnh minh

họa mầm non mới nhú cội cây có gốc rễ

Pháp đối lập Đức tánh thiểu

dục Đức tánh tri túc

Nhân tố Khổ tầm cầu Khổ bảo thủ

Page 45: Tiểu Kinh Sư Tử Hống
Page 46: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

ÁI LÀM DUYÊN CHO DỤC THỦ

Ái trong trường hợp này là sự thích thú đơn thuần

ở giai đoạn tiên khởi, còn Dục Thủ tuy cũng là Ái

nhưng lại là Ái ở mức độ sâu sắc, trầm trọng.

Ái là nhân tố cho khổ tầm cầu (Pariyesanādukkha)

tức những vất vả, gian khó trong khát vọng tìm

kiếm dục lạc, còn Dục Thủ là nhân tố cho khổ bảo

thủ (Ārakkhadukkha) tức những sầu bi ưu não

phải chịu đựng trong ước muốn gìn giữ các dục

lạc cho đừng mất mát, đổ vỡ.

Page 47: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Câu chuyện tiền thân về việc Bồ-tát bị hoại thiền

chính do Dục Thủ quá mãnh liệt nên Bồ-tát đã

phải bị khổ tâm vì hình bóng bà hoàng hậu suốt

một tuần lễ như vậy.

Hoặc câu chuyện đức vua Bāraṇasī chính là cái

mộng tranh bá đồ vương được nung nấu lâu ngày

nên trở thành Dục Thủ. Cũng là cái Tham Ái

nhưng ở mức độ trầm trọng như vậy thì được gọi

là Dục Thủ

Page 48: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

ÁI LÀM DUYÊN CHO KIẾN THỦ

Kiến Thủ là tất cả những Tà Kiến nào ngoài ra

Giới Cấm Thủ và Ngã Chấp Thủ. Còn Tham Ái ở

trường hợp này cũng là sự thích thú trong các

cảnh, hoặc Nội Phần hoặc Ngoại Phần. Cảnh Nội

Phần là những gì thuộc về bản thân, không liên hệ

gì với chính mình bất luận là chúng sanh hay vật

vô tri.

Page 49: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Câu chuyện về du sĩ lõa thể Guṇa và nguyên soái

Alāta tin chắc rằng hành động thiện ác không có

quả báo.

Qua câu chuyện trên đây, nếu xét cho cùng, ta sẽ

thấy rằng Tà Kiến của các nhân vật trong đó đều

bắt nguồn từ sự khao khát dục lạc, lấy sự sung

sướng làm tâm điểm cho nhận thức về vấn đề

nghiệp báo. Đó là Ái trợ sanh cho Kiến Thủ vậy.

Page 50: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

ÁI LÀM DUYÊN CHO GIỚI CẤM THỦ

Dầu là muốn đạt tới cứu cánh giải thoát nào đó

hoặc để được sanh lên thiên đàng cũng đều là Ái

cả. Từ sự mong mỏi đó, người ta chấp nhận một

pháp môn tu tập tà vạy, hoặc lợi dưỡng hoặc khổ

hạnh, đó chính là Ái trợ sanh cho Giới Cấm Thủ.

Page 51: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Trong thời kỳ Đức Phật, có hai du sĩ nọ, vì muốn

sanh thiên nên chủ trương tu theo pháp môn khổ

hạnh bằng cách bắt chước theo con bò, con chó.

Hai loài thú này sinh hoạt thế nào thì họ cũng làm

theo như vậy. Đến khi gặp được đức Phật, Ngài

giải thích cho họ biết đó là đường lối sai lầm thì cả

hai mới quay về với Phật giáo.

Để mưu cầu hạnh phúc cho đời sau mà lại mù

quáng chấp trì một hạnh tu, một giáo điều hay giới

cấm nào đó sai lầm, đi ngược lại giáo pháp của

chư Phật thì đó là Giới Cấm Thủ mà cũng là

trường hợp để Ái làm duyên cho Giới Cấm Thủ.

Page 52: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

ÁI LÀM DUYÊN CHO NGÃ CHẤP THỦ

Theo quy luật vận hành của hữu vi pháp thì tất cả

mọi sinh hoạt của chúng sanh đều được diễn biến

trên cơ sở nhân duyên thích ứng.

Đối với cảnh khả ái, khả hỷ thì chẳng những làm

điều kiện tốt cho tâm tham sanh khởi mà lại còn

khiến cho chúng sanh phải ôm ấp, chấp nê, khắn

khít sâu sắc với nó nữa và chính vì Tham Ái quá

mãnh liệt nên người ta mới đi đến ngộ nhận là có

một cái tôi, tôi tồn tại, tôi hiện hữu, tôi sinh hoạt, tôi

là tôi…Đó chính là Tham Ái trợ sanh cho Ngã

chấp thủ

Page 53: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Bốn Khía Cạnh Thực Tính Của Tứ Thủ

Bản tướng Sự nắm bắt, khắn khít

Nhiệm vụ Không buông bỏ cảnh sở tri

Đặc điểm Tham ái mãnh liệt,

có Tà kiến đi kèm

Nhân tố cần thiết Tham ái

Page 54: Tiểu Kinh Sư Tử Hống

Tư tưởng nhân loại thì mênh mông như biển cả;

giáo lý của các tạng kinh Phật giáo thì phong phú

đến choáng ngợp; giữa cái cảnh mênh mông ấy,

Tiểu kinh Sư tử hống đã cống hiến một sự đối

chiếu rất ngắn gọn và rất chân xác giống như tiếng

rống của sư tử trong rừng sâu khiến muôn thú run

rẩy, im lặng; Cũng vậy, giáo lý Phật giáo nói lên sự

thật khiến ngoại đạo run rẩy, im lặng, câm lặng.