thùng rác hữu cơ – cấu tạo thùng rác hữu cơ (bài trình bày powerpoint)

33
Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định thực hiện hợp phần CTR tại 4 huyện Dự án (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn) chúng tôi đã tiến hành định lượng và xác định được thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình của 4 huyện. Kết quả như sau: 1)Rác hữu cơ 60% 2)Rác tái chế 15% 3)Rác không thể tái chế 25% Không phải ở mọi loại rác ở Việt Nam đều có thành phần như thế này, nhưng rác hữu cơ luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất. GIỚI THIỆU CHUNG

Upload: wsspquynhon

Post on 28-Jul-2015

337 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định thực hiện hợp phần CTR tại 4 huyện Dự án (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn) chúng tôi đã tiến hành định lượng và xác định được thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình của 4 huyện. Kết quả như sau:

1)Rác hữu cơ 60%

2)Rác tái chế 15%

3)Rác không thể tái chế 25%

Không phải ở mọi loại rác ở Việt Nam đều có thành phần như thế này, nhưng rác hữu cơ luôn chiếm tỷ

lệ lớn nhất.

GIỚI THIỆU CHUNG

Page 2: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Từ kết quả khảo sát trên, bài toán đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để giảm thiểu tối đa lượng CTR cần chôn lấp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng để mang tính cộng đồng cao chúng ta cần đưa ra các công nghê đơn giản, dễ vận hành để mọi người đều có thể tự làm được, nhằm giải quyết 60% rác hữu cơ nói trên.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở nhiều nơi cả trong và ngoài nước, đã lựa chọn được công nghệ phù hợp, đó là cần phải lắp đặt một thùng ủ rác hữu cơ tại mỗi hộ gia đình để giảm 60% rác hữu cơ thải ra hằng ngày.

Thay vì phải thu gom rác hữu cơ hàng ngày, thì ta có thể thu gom một hoặc hai lần mỗi năm và khối lượng thu gom sẽ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với khối lượng ban đầu. Tuy nhiên, khi thiết kế thùng ủ này, thì cần một số yêu cầu sau:

Page 3: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

1. Chế tạo bằng nguyên liệu bền, dễ kiếm; 2.Tương đối rẻ tiền,

3.Thoáng khí, hạn chế tối đa các côn trùng vào thùng; 4. Không mùi, không thu hút ruồi nhặng; 5. Nặng (khó đánh cắp) và giá trị tái chế thấp

6. Đủ cứng để tránh bị cắn phá bởi chó, chuột …

7. Dễ khuấy đảo và làm sạch;

8. Mọi người dân ở địa phương có thể tự xây lắp dễ dàng

YÊU CẦU KỶ THUẬT

Page 4: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Thân thùng gồm 3 mảnh bê tông có thể lắp ghép bằng 3 sợi dây thép, đục nhiều lổ nhưng kích thước lổ <1cm để các loại côn trùng gây hại không vào được thùng, nhưng đảm bảo thoáng khí. Tùy vào diện tích, kết cấu xây dựng của từng hộ gia đình mà bố trí loại thùng ủ phù hợp, có 2 loại:1.Thùng không đáy2.Thùng có đáy

ĐỀ XUẤT 1

Page 5: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Áp dụng cho các hộ gia đình có diện tích đất rộng, nhất là các hộ ở nông thôn.

1. THÙNG KHÔNG ĐÁY

Page 6: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Các đường rãnh thẳng đứng cho phép ấu trùng ruồi lính đen trưởng thành thoát ra ngoài

Độ dày = 30 mm Đường kính = 80 cm Chiều cao = 60 cm

Page 7: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 8: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 9: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Technologies for Vietnam 21

Page 10: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Áp dụng cho các hộ gia đình không có hoặc có ít diện tích đất như các hộ ở thị trấn, thị tứ…

Một số chỉ có một khoảng sân bê tông hoặc sân lát gạch nhỏ ở phía trước hoặc sau nhà. Không thể đặt loại thùng không có đáy ở khoảng sân không thấm nước như vậy được. Nước, chất lỏng phải được thoát.

Hình vẽ sau thể hiện thùng compost bê tông được đặt trên một tấm đáy bê tông để chất lỏng được thoát vào một chai nhựa.

2. THÙNG CÓ ĐÁY

Page 11: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 12: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 13: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 14: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 15: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 16: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 17: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)
Page 18: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Thùng xây bằng gạch rẻ hơn thùng xây bằng bê tông, vững hơn và có nhiều lỗ thoáng khí hơn, nhưng kích thước lổ phải < 1cm để các loại côn trùng không vào được thùng. Nếu dùng gạch xây dựng có sẵn ở địa phương, thì cần dùng lưới bao xung quanh để giảm kích thước lổ không cho côn trùng gây hại vào thùng ủ.

ĐỀ XUẤT 2

Page 19: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Thùng ủ có đường kính 60cm,

mỗi lớp 14 viên gạch

Page 20: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

84 viên gạch

Page 21: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Thùng này có

504 lỗ thoáng khí

Page 22: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

VSV ưa nhiệt trong thùng ủ cần Oxy.

Đó là lý do vì sao phải tạo lỗ thoáng khí trên thân thùng. Tuy nhiên các lỗ thoáng khí này không đủ để giữ cho thùng được thoáng khí hoàn toàn. Ấu trùng ruồi lính đen có thể thực hiện việc này. Nhưng việc khuấy đảo tự nhiên này vẫn không đủ. Vì vậy, thùng cần phải được khuấy đảo bổ sung bằng tay ít nhất 1 tuần/lần, nếu không mùi hôi sẽ phát sinh.

Tại sao cần có lổ thoáng khí ?

Page 23: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Mỗi lần khuấy đảo thùng compost, không cần phải mở nắp đậy lớn, chỉ cần mở nấp nhỏ phía trên thùng. Việc khuấy đảo có thể được thực hiện một cách dễ dàng bởi một thanh xoắn hoặc bằng thanh tre to bằng cổ tay và dài khoảng 1,5 m.

Dụng cụ khoáy đảo

Page 24: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Rác hữu cơ phải được phân loại tại nguồn và bỏ vào thùng compost, không bỏ cùng với bất cứ loại rác nào khác vào thùng, điều này giúp cho thùng ủ vận hành tốt hơn và chất lượng phân compost không bị nhiễm bẩn nên cây trồng hấp thu tốt hơn và không gây ô nhiễm môi trường. Nếu phân loại tại nguồn không được thực hiện thì thùng ủ không phát huy hết tác dụng và nhanh đầy, chất lượng phân compost sẽ trở nên rất độc và nguy hiểm, và hoàn toàn không phù hợp cho nông nghiệp.

Tại sao rác phải được phân loại ?

Page 25: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

CÁCH THỨC VẬN HÀNH THÙNG Ủ

1. Rác hữu cơ phải được phân loại, bao gồm thức ăn thừa, rác vườn (lá cây), phụ phẩm nhà bếp (trái cây hư, vỏ trái cây, gốc rau…

2. Sau khi phân loại ta tiến hành bỏ vào thùng ủ

3. Theo dõi thùng ủ xem có vấn đề gì không?

- Thông thường trong tuần đầu rác bỏ vào thùng thường có mùi hôi, kiến, ruồi nhặng nhiều, vì các vi sinh vật (VSV) lúc này chưa phát triển.

- Tuần thứ 2 trở đi, sau khi các VSV phát triển thì các hiện tượng trên sẽ giảm hẳn (tùy vào số lượng VSV phát triển trong thùng nhiều hay ít).

Page 26: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

- Tuần thứ 3 trở đi các thùng ủ thường có mùi hôi hoặc kiến nhiều, lý do:

+ Nếu thùng quá ẩm, chứng tỏ thùng thiếu oxy nên sinh mùi hôi, cần dùng dụng cụ khuấy đảo, đảo đều từ đáy thùng lên, duy trì thường xuyên, ít nhất 1 lần/tuần

+ Nếu thùng có nhiều kiến, chứng tỏ rác trong thùng quá khô, thiếu độ ẩm cho các VSV phát triển nên côn trùng xâm nhập, cần dùng ít nước tưới ẩm cho rác trong thùng.

* Chú ý: không nên dùng các thuốc diệt côn trùng trong thùng ủ, vì như thế vô tình chúng ta tiêu diệt các VSV trong thùng.

Page 27: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

- Tùy vào lượng rác thải ra hằng ngày nhiều hay ít mà bố trí thùng có kích thước phù hợp:

+ Đối với các hộ hằng ngày thải ra <3kg rác hữu cơ thì chỉ cần thùng có đường kính 60cm, cao 60cm. Một năm dọn thùng khoảng 1 đến 2 lần.

+ Đối với các hộ hằng ngày thải ra >3kg nhưng <6kg rác hữu cơ thì chỉ cần thùng có đường kính 80cm, cao 80cm. Một năm dọn thùng khoảng 2 đến 3 lần.

- Phần mùn của rác sau khi phân hủy dùng để bón cho cây trồng rất hiệu quả vì hàm lượng dinh dưỡng trong mùn rất cao, phù hợp cho các loại cây trồng và giúp đất luôn tơi xốp.

Page 28: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Dĩ nhiên chúng ta không nên bỏ vào thùng các vật liệu có thể tái chế . Tuy nhiên, đối với giấy báo bị ướt, bẩn và không có giá trị tái chế thì có thể được bỏ vào thùng cùng với giấy vệ sinh và khăn giấy.

1. Giấy không thể tái chế

LOẠI RÁC NÀO NÊN BỎ VÀO THÙNG ?

Page 29: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Rác từ bàn ăn bao gồm thức ăn thừa từ nồi, chảo, bát. Canh, súp có thể đổ vào thùng, miễn là trong thùng có đủ lượng giấy rác để thấm hút nước. Nếu trong thùng không có đủ lượng giấy rác để thấm hút nước, thì chỉ lọc lấy phần cặn để bỏ vào thùng.

Rác nhà bếp và rác từ bàn ăn được bỏ vào thùng compost. Rác nhà bếp bao gồm rác thải từ các loại hạt, trái cây, rau củ, thịt, cá, gia cầm.

2. Rác nhà bếp

Page 30: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Các bó hoa đã qua sử dụng có thể được bỏ vào thùng. Cũng có thể bỏ lượng nhỏ rác vườn. Khối lượng lớn rác vườn sẽ nhanh chóng làm đầy thùng, vì vậy với khối lượng rác vườn lớn thì không nên bỏ vào. Nếu hộ gia đình phát thải khối lượng lớn rác vườn, và nếu có đủ diện tích đất, thì nên ủ phân compost thành đống 5 x 5m. Nhiều hộ gia đình có thể dùng chung một đống ủ phân compost.

3. Rác từ vườn

Page 31: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Thùng ủ này được thiết kế dùng để phân hủy rác hữu cơ có khả năng phân hủy trong khoảng thời gian 1 năm. Các loại rác sau không nên bỏ vào thùng:

1. Xương có kích thước lớn, vỏ sò, ốc, hến,…2. Các cành cây lớn và gổ.3. Các vật liệu không phân hủy bao gồm thủy tinh,

kim loại, nhựa, cao su, mút, các vật liệu bọc sáp, vải, ñá, cát, bông khoáng, xốp, gạch, sứ, sành và các vật liệu tương tự khác.

Đừng bao giờ bỏ các vật liêu này vào thùng ủ vì sẽ làm thùng ủ nhanh đầy…

LOẠI RÁC KHÔNG NÊN BỎ VÀO THÙNG ?

Page 32: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Đã có 16 thùng ủ VSV ưa nhiệt được lắp đặt tại 8 xã thị trấn của 4 huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn. Trong đó, các thùng được theo dõi và nghiên cứu trong 2 tháng sau khi đi vào hoạt động. Trong thời gian đó, mỗi thùng compost này đã nhận khoảng 100kg rác hữu cơ . Vào cuối giai đoạn này đã tiết giảm 80% thể tích rác so với ban đầu.

KẾT QUẢ THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH Ở 4 HUYỆN

Page 33: Thùng rác hữu cơ – Cấu tạo thùng rác hữu cơ (Bài trình bày powerpoint)

Ước tính chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp trung bình hàng năm chính quyền địa phương hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình dao động từ 600.000 VNĐ đến 840.000 VNĐ.

Chi phí của một thiết bị chứa trữ vi sinh vật ưa nhiệt khoảng 400.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ. Nhưng chúng ta có thể dùng trong 5 năm và mỗi hộ có thể tiết giảm khoảng 0,5 tấn rác thải đem ra bãi chôn lấp mỗi năm, nên về phương diện lâu dài, chi phí tiết kiệm được là rất lớn, giảm ghánh nặng cho địa phương, giảm ô nhiễm môi trường và tạo nguồn phân hữu cơ có giá trị cho các hộ nông dân.

KẾT QUẢ KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH NÀY