thỰc hiỆn luẬt bÌnh ĐẲng giỚigenic.molisa.gov.vn/portals/0/users/doingoai/upload...

57
THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Tài liệu tập huấn

Upload: lekhanh

Post on 25-Jun-2018

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

THỰC HIỆN

LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Tài liệu tập huấn

1

TẬP II

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN TẬP HUẤN VỀ

THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

2

LỜI GIỚI THIỆU

Tháng 11 năm 2006, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua

Luật Bình đẳng giới. Sự ra đời của Luật này thể hiện rõ sự cam kết của Việt Nam trong thúc

đẩy bình đẳng giới và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát

triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về

bình đẳng giới cho Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Để thực hiện Luật Bình đẳng giới,

các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành chủ chốt và các tổ chức đoàn thể, xã hội ở tất

cả các cấp đều đóng vai trò quan trọng trong thực hiện, giám sát, đánh giá, báo cáo về việc

triển khai thực hiện Luật này.

Tháng 3 năm 2009, Chƣơng trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam

và Liên hợp quốc với sự tài trợ của Chính phủ Tây Ban Nha đã đƣợc thực hiện nhằm nâng cao

năng lực của các tổ chức cơ liên quan ở cấp quốc gia và cấp tỉnh trong thực hiện, giám sát,

đánh giá và báo cáo tốt hơn về Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình.

Trong khuôn khổ Chƣơng trình chung, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc

(UNFPA), Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội với vai trò là cơ quan quản lý nhà nƣớc về

bình đẳng giới xây dựng bộ tài liệu tập huấn về Luật Bình đẳng Giới cho cán bộ làm công tác

Đảng, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp), cán bộ cơ quan

quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới cũng nhƣ cán bộ của các tổ chức đoàn thể các cấp

chịu trách nhiệm thực thi và giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới. Mục tiêu của bộ tài

liệu tập huấn nhằm: (i) Nâng cao năng lực cho những giảng viên nguồn về giới và bình đẳng

giới của các cơ quan của Đảng, cơ quan của Quốc hội, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội,

các Bộ, ngành chủ chốt, cũng nhƣ cán bộ ở địa phƣơng; (ii) Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức thuộc

các ngành, các cấp xây dựng đƣợc chƣơng trình tập huấn cho cán bộ, nhân viên của mình; (iii)

Nâng cao kỹ năng cho các cán bộ nói trên trong việc tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá và

báo cáo việc thực hiện Luật Bình đẳng giới.

Bộ Tài liệu tập huấn gồm 2 tập; Tập I là Tài liệu tập huấn cung cấp những kiến thức cơ

bản về giới và Luật Bình Đẳng giới, biện pháp thúc đẩy thực hiện Luật và các công cụ để giám

sát, đánh giá và báo cáo việc thực hiện Luật bình đẳng giới. Tập II là Tài liệu hƣớng dẫn dành

cho giảng viên, cung cấp các phƣơng pháp và kỹ năng để tiến hành tập huấn dựa trên những

nội dung đã đƣợc biên soạn ở Tập I.

Tập I có tiêu đề “Tài liệu tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới” sẽ cung cấp cho

ngƣời học những khái niệm, kiến thức cơ bản về Giới và pháp luật về bình đẳng giới. Những

ngƣời sử dụng tập I sẽ là các cán bộ làm công tác Đảng, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc

hội, hội đồng nhân dân các cấp), cán bộ cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới

cũng nhƣ cán bộ của các tổ chức đoàn thể các cấp chịu trách nhiệm thực thi Luật Bình đẳng

giới. Cụ thể tập I của tài liệu sẽ:

i) Hỗ trợ kiến thức cho các cán bộ làm công tác Đảng trong việc chỉ đạo ban hành các

chủ trƣơng và tuyên truyền thực hiện Luật Bình đẳng Giới.

ii) Hỗ trợ kiến thức cho các đại biểu dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh)

lồng ghép giới trong các văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi, giám sát việc thực hiện Luật

Bình đẳng giới.

3

iii) Hỗ trợ kiến thức cho các cán bộ quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới trong việc thực

hiện, theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới ở các cấp.

Cấu trúc nội dung của Tập I nhƣ sau:

Phần 1: Khái niệm cơ bản, chính sách và pháp luật về bình đẳng giới

Phần 2: Các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới

Phần 3: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới

Phần 4: Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện bình đẳng giới

Phần 5: Giám sát và công tác báo cáo về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới

Tập II có tiêu đề “Tài liệu hướng dẫn tập huấn về Thực hiện Luật Bình đẳng giới”

nhằm cung cấp kỹ năng cho hƣớng dẫn viên về cách thức chuẩn bị, thực hiện tập huấn về

những nội dung ở Tập I. Tập II cũng bao gồm phƣơng pháp tập huấn, kỹ năng đào tạo nhằm

tăng cƣờng sự chủ động tham gia của ngƣời học vào quá trình học tập nhƣ thảo luận nhóm, làm

bài tập tình huống. Mỗi phần sẽ có bố cục chƣơng trình tập huấn mẫu, hƣớng dẫn các hoạt

động đào tạo, các bài tập tình huống. Tập II chủ yếu dành cho các giảng viên nguồn của các cơ

quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành chủ chốt và các tổ chức đoàn thể, xã hội ở tất cả các

cấp - những cơ quan chịu trách nhiệm thực thi Luật Bình đẳng giới.

Cấu trúc nội dung của Tập II nhƣ sau:

Phần 1: Hƣớng dẫn sử dụng tài liệu, gồm: (i) Giới thiệu tài liệu; và (ii) Gợi ý về

phƣơng pháp tập huấn và kỹ năng cho tập huấn viên

Phần 2: Chƣơng trình tập huấn mẫu

Phần 3: Các chuyên đề

4

LỜI CẢM ƠN

Ban Quản lý Dự án Ô Chƣơng trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam

và Liên hợp quốc của Bộ Lao Động, Thƣơng binh và Xã hội xin chân thành cảm ơn Chính Phủ

Tây Ban Nha thông qua Quỹ Hỗ trợ các Mục tiêu Thiên niên kỷ và UNFPA đã hỗ trợ tài

chính, kỹ thuật, chỉ đạo và đóng góp ý kiến trong quá trình biên soạn Bộ tài liệu tập huấn này

Ban Quản lý dự án xin chân thành cảm ơn sự tham gia biên soạn của nhóm tƣ vấn thuộc

Trung Tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) đã biên soạn tài liệu và đặc biệt là sự đóng góp ý kiến

của Trung tâm Hỗ trợ và Nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) đã góp ý cho bộ tài liệu. Đặc

biệt, xin cảm ơn sự góp ý và tham gia của bà Aya Matsuura, Chuyên gia Giới của Chƣơng

trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc, bà Nguyễn Thị

Diệu Hồng, Phó giám đốc Ban Quản lý Dự án Ô

Bộ tài liệu này đƣợc biên soạn trong thời gian ngắn, mang tính thử nghiệm nên không

thể tránh khỏi thiếu sót. Ban Quản lý Dự án Ô trân trọng mọi ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn

thiện bộ tài liệu này.

5

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 2

LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN I. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG 6

1.1 Giới thiệu tài liệu 6

1.1.1 Nội dung tài liệu 6

1.1.2 Đối tƣợng sử dụng 6

1.2 Gợi ý về phƣơng pháp và kỹ năng cho tập huấn viên 6

1.2.1 Quy trình tập huấn 6

1.2.2 Phƣơng pháp tập huấn 12

PHẦN II. CHƢƠNG TRÌNH MẪU CHO TẬP HUẤN 19

Chƣơng trình Mẫu 1: Đối tƣợng: Các cán bộ làm công tác Đảng 20

Chƣơng trình Mẫu 2: Đối tƣợng: Các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội

đồng nhân dân các cấp)

21

Chƣơng trình Mẫu 3: Đối tƣợng: Các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nƣớc

các cấp về bình đẳng giới cũng nhƣ các tổ chức đoàn thể các cấp

22

PHẦN III. CÁC CHUYÊN ĐỀ 23

Chuyên đề 1: Một số khái niệm về giới 24

Chuyên đề 2: Pháp luật quốc tế và Việt Nam về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ

của phụ nữ

27

Chuyên đề 3: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới 30

Chuyên đề 4: Lồng ghép vấn đề bình đẳtng giới trong xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật

34

Chuyên đề 5: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới 39

Chuyên đề 6: Kế hoạch hành động về bình đẳng giới 43

Chuyên đề 7: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới 47

Chuyên đề 8: Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện

pháp luật bình đẳng giới

51

Chuyên đề 9: Giám sát và công tác báo cáo về việc thực hiện pháp luật bình

đẳng giới

55

6

PHẦN I

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG

1.1 GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

1.1.1 Nội dung tài liệu

Tập I đã cung cấp những khái niệm, kiến thức cơ bản về giới và pháp luật về bình đẳng

giới.

Tập II này là Tài liệu hƣớng dẫn dành cho tập huấn viên, sẽ cung cấp các phƣơng pháp

và kỹ năng để tiến hành tập huấn dựa trên những nội dung đã đƣợc biên soạn ở Tập I. Tài liệu

này gồm 3 phần nhằm giúp cho tập huấn viên nắm đƣợc phƣơng pháp, kỹ năng tập huấn chung

(phần I). Tài liệu cũng gợi ý một số chƣơng trình bài giảng mẫu (phần II) và các chuyên đề

(phần III).

Phần các chuyên đề sẽ giúp tập huấn viên nắm đƣợc cụ thể nội dung, phƣơng pháp của

từng bài giảng. Ngoài ra, tập huấn viên cần tham khảo nội dung của Tập I để truyền tải kiến

thức một cách sâu hơn cho tham dự viên khóa học.

1.1.2 Đối tƣợng sử dụng

Tài liệu và chƣơng trình bài giảng mẫu đƣợc thiết kế chủ yếu dành cho các giảng viên

nguồn của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; các Bộ/ngành chủ chốt; các cơ quan của

Đảng và cơ quan của Quốc hội cũng nhƣ cán bộ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, những ngƣời chịu

trách nhiệm thực thi Luật Bình đẳng giới.

Tùy theo nhu cầu tập huấn cho từng đối tƣợng mà tập huấn viên có thể tham khảo

chƣơng trình bài giảng mẫu (phần II), và các chuyên đề (phần III) để thiết kế khóa tập huấn

cho phù hợp.

1.2 Gợi ý về phƣơng pháp và kỹ năng cho tập huấn viên

1.2.1. Quy trình tập huấn

1. CHUẨN BỊ TẬP HUẤN

Để đảm bảo cho khoá tập huấn diễn ra trôi chảy, hãy chuẩn bị thật cẩn thận trƣớc khi

bắt đầu. Cần lƣu ý một số điểm trƣớc khi khoá học bắt đầu:

o Có một chƣơng trình và nội dung tập huấn rõ ràng.

o Biết rõ mục tiêu, nhóm đối tƣợng, trình độ học vấn của các tham dự viên cũng nhƣ

thời gian và địa điểm tập huấn.

7

o Để xây dựng nội dung tập huấn, cần cân nhắc đến mục tiêu học tập, kế hoạch đề ra

cho các học phần để đạt đƣợc các mục tiêu đó, các thông tin phụ, cùng các tài liệu

giảng dạy cần thiết cho khóa học.

o Sắp xếp lớp học là một điểm rất quan trọng. Có nhiều cách sắp xếp khác nhau: kê theo

hàng; kê hình chữ U; kê hình xƣơng cá hay kiểu bàn tiệc; kê kiểu hội nghị; kê hình bán

nguyệt hoặc hình tròn. Mỗi kiểu đều có các ƣu, nhƣợc điểm riêng. Trong các lớp tập

huấn sử dụng nhiều hình thức làm việc theo nhóm thì kê hình xƣơng cá hay kiểu bàn

tiệc tỏ ra thích hợp hơn so với kiểu xếp chỗ hội trƣờng truyền thống.

o Trong lớp học nên có nhiều giấy khổ lớn, bút viết bảng, viết giấy, các công cụ cần thiết

khác để làm bài tập.

o Nếu tập huấn viên sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn, cần đảm bảo rằng chúng đƣợc

đặt ở vị trí thuận tiện nhất để mọi ngƣời có thể nhìn thấy.

2. BẮT ĐẦU KHÓA TẬP HUẤN

Nhóm tập huấn viên cùng với ban tổ chức cần thực hiện một số hoạt động:

o Hoan nghênh mọi ngƣời đến tham dự khoá học

o Giới thiệu chủ đề, mục tiêu, tài liệu và phƣơng pháp tập huấn đƣợc sử dụng trong khoá

học

o Giới thiệu bản thân mình

o Để các tham dự viên tự giới thiệu về mình

o Bầu ban cán sự lớp, các nhóm trƣởng

o Thống nhất một số nguyên tắc, giờ giấc làm việc

Lưu ý: có rất nhiều cách tổ chức các hoạt động này, cần linh hoạt tùy theo số lượng tham dự

viên để thực hiện. Song không nên để phần này chiếm nhiều thời gian, nhất là với các chương

trình tập huấn chỉ có thời gian ngắn.

3. TRONG KHI TẬP HUẤN

o Đảm bảo rằng mọi ngƣời đều tham gia. Khuyến khích các tham dự viên còn e ngại

tham gia vào thảo luận

8

o Luôn tạo cơ hội để tất cả mọi ngƣời tham gia làm các bài tập, bỏ qua các khiếm khuyết

về hình thể, giọng nói của họ. Chỉ nên lựa chọn các bài tập phù hợp với tất cả mọi

ngƣời.

o Kiểm tra xem các tham dự viên có hiểu những gì đã đƣợc trình bày không bằng cách đề

nghị họ tóm tắt những điểm chính sau khi thảo luận

o Khuyến khích các tham dự viên đặt các câu hỏi khi họ không hiểu những điều đã đƣợc

trình bày.

4. VÀO CUỐI HỌC PHẦN

Việc đánh giá nên tiến hành vào cuối mỗi ngày hoặc cuối mỗi học phần bằng một số

cách sau:

o Đƣa các câu hỏi cho nhóm và/hoặc cho cá nhân

o Đƣa các câu hỏi vấn đáp và/hoặc các khảo sát bằng văn bản

o Đƣa các phần tóm tắt tổng kết tại cuối mỗi bài học hoặc học phần

o Sử dụng các mẫu đã có sẵn hoặc tự tập huấn viên xây dựng một mẫu khác dựa trên nội

dung cụ thể và yêu cầu đánh giá của mình.

o Phỏng vấn các tham dự viên theo nhóm nhỏ.

Tập huấn viên lưu ý:

Tóm tắt những điểm chính của học phần.

Lắng nghe thông tin phản hồi từ phía các tham dự viên về sự liên quan và tính hữu ích

của bài học và và tổng hợp các kết luận của họ.

5. VÀO CUỐI KHÓA TẬP HUẤN

Cần thu đƣợc thông tin phản hồi từ phía các tham dự viên về sự liên quan và tính hữu

ích của khoá tập huấn. Thông thƣờng việc này đƣợc thực hiện qua một bản đánh giá nhằm mục

đích:

o Xác định cách thức tiến hành một khoá tập huấn nhƣ thế nào và cần phải điều chỉnh,

sửa đổi những gì.

o Xác định xem khoá tập huấn có đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra không.

9

o Xem xét tính phù hợp của nội dung khoá tập huấn cũng nhƣ bố cục, cấu trúc của khoá

tập huấn.

o Tìm ra sự thích hợp và tính hữu dụng của tài liệu đã đƣợc sử dụng trong khoá tập huấn.

o Đánh giá việc sắp xếp tổ chức và hành chính.

o Đánh giá sự hài lòng của các tham dự viên.

Lưu ý: Vào cuối khóa tập huấn, có thể dùng Mẫu đánh giá và có thể yêu cầu tham dự viên

đánh giá bằng lời.

CÁC MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ

A. Xác định mục tiêu tập huấn của tập huấn viên

Chủ đề tập huấn:

Mục tiêu chung của khoá tập huấn:

Sau khoá học, học viên sẽ có khả năng:

Lưu ý: Tập huấn viên nên cụ thể hóa mục tiêu chung của khoá tập huấn thành mục tiêu cụ thể

cho từng nội dung tập huấn mà tham dự viên cần “Nhớ đƣợc”, “Hiểu đƣợc”, “Làm đƣợc”.

10

B. Mẫu đánh giá nhu cầu tập huấn của tham dự viên

Chủ đề tập huấn:

Sau khoá học, tham dự viên sẽ có khả năng:

Lưu ý: Tập huấn viên phát các thẻ bằng giấy màu để tham dự viên ghi trong 5 phút, sau đó mọi

ngƣời dán lên một tờ giấy khổ A0. Tập huấn viên tổng kết nhanh những ý kiến của tham dự

viên và ghi nhận. Cuối khoá tập huấn sẽ đối chiếu với phiếu đánh giá cuối khoá.

C. Mẫu đánh giá theo chuyên đề

ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ THEO CHUYÊN ĐỀ

Chủ đề:

Tham dự viên hiểu được

Hiểu đƣợc

Hiều đƣợc

Hiểu tốt

Hiểu rất tốt

Tập huấn viên truyền đạt

Chƣa tốt Tốt vừa Tốt

Rất tốt

Đánh giá chung

Không hài lòng Hài lòng ít

Hài lòng Rất hài lòng

11

D. Mẫu đánh giá khoá tập huấn

Tên khoá tập huấn:

Thời gian: từ ngày ... tháng ... năm .... đến ngày ... tháng ... năm ....

Địa điểm:

Hãy đánh dấu vào một ô dưới đây và nêu lý do

1. Sau khoá tập huấn này, bạn thấy kiến thức và kỹ năng của mình có?

Không ٱ Ít ٱ Có nhƣng không nhiều ٱ Có ٱ

Nếu có, nhƣ thế nào? ..................................................................................................................

Nếu không, tại sao? .....................................................................................................................

2. Trong khi diễn ra khoá tập huấn, bạn có trao đổi những quan điểm, ý kiến và kinh

nghiệm của mình với các tham dự viên khác không?

Không ٱ Ít ٱ Có nhƣng không nhiều ٱ Có ٱ

Nếu có, nhƣ thế nào? ..................................................................................................................

Nếu không, tại sao? .....................................................................................................................

3. Sau khoá tập huấn, bạn có cảm thấy tự tin để áp dụng những kiến thức, kỹ năng thu

đƣợc từ khoá tập huấn vào cuộc sống và công việc của bạn không?

Không ٱ Ít ٱ Có nhƣng không nhiều ٱ Có ٱ

Nếu có, nhƣ thế nào? ..................................................................................................................

Nếu không, tại sao? .....................................................................................................................

4. Bạn có cho rằng những kiến thức, kỹ năng thu đƣợc từ khoá tập huấn này sẽ giúp ích

cho bạn trong công việc hiện tại và/hoặc tìm kiếm công việc trong tƣơng lai của bạn

không?

Không ٱ Ít ٱ Có nhƣng không nhiều ٱ Có ٱ

Nếu có, nhƣ thế nào? ..................................................................................................................

Nếu không, tại sao? .....................................................................................................................

5. Các tài liệu đã đƣợc sử dụng có phù hợp với nội dung khoá tập huấn và có hữu ích với

bạn không?

Không ٱ Ít ٱ Có nhƣng không nhiều ٱ Có ٱ

Nếu có, nhƣ thế nào? ..................................................................................................................

Nếu không, tại sao? .....................................................................................................................

6. Việc sắp xếp tổ chức và hành chính của khoá tập huấn có phù hợp, thuận lợi cho việc

học tập không?

Không ٱ Ít ٱ Có nhƣng không nhiều ٱ Có ٱ

Nếu có, nhƣ thế nào? ..................................................................................................................

Nếu không, tại sao? .....................................................................................................................

7. Những gợi ý, đóng góp khác cho khoá tập huấn: ................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

12

1.2.2. Phƣơng pháp tập huấn

Phần này cung cấp cho các tập huấn viên phƣơng pháp đào tạo cho ngƣời lớn và một số

các kỹ năng trong khi áp dụng phƣơng pháp cùng tham gia trong khóa tập huấn về bình đằng

giới và thực hiện Luật Bình đẳng giới.

1. Phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học qua trải nghiệm

Phƣơng pháp cùng tham gia nhằm huy động sự tham gia tích cực của các tham dự viên.

Điều quan trọng là bằng cách tham gia chủ động, tích cực, chủ đề mới hoặc vấn đề đang học sẽ

trở thành chủ đề, vấn đề của chính tham dự viên và cả tập huấn viên. Nhờ đó, những điều đƣợc

tiếp thu sẽ đƣợc ghi nhớ và áp dụng nhiều hơn, tốt hơn.

Hình 1: Chu Trình Học Qua Trải Nghiệm

.

Phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học qua trải nghiệm thực chất là nguyên tắc tổ

chức dạy và học. Phƣơng pháp - nguyên tắc này đƣợc thể hiện xuyên suốt các phƣơng pháp

mang tính kỹ thuật sẽ đƣợc trình bày dƣới đây nhƣ: động não; thuyết trình; phƣơng pháp hỏi –

đáp; thảo luận chung; thảo luận nhóm; và bài tập tình huống.

Để áp dụng phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học qua trải nghiệm, cần xác định

rõ vai trò của tập huấn viên và vai trò của tham dự viên.

Vai trò của tập huấn viên

Vai trò của tập huấn viên là rất quan trọng để đảm bảo khóa tập huấn có sự tham gia,

trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm giữa các tham dự viên. Tập huấn viên sẽ đóng vai trò là

ngƣời hỗ trợ, thúc đẩy hƣớng cho nội dung các cuộc thảo luận, các bài tập đi đúng hƣớng vào

nội dung chủ đề khoá tập huấn. Hãy để cho các cuộc thảo luận nhóm, các bài tập tự tiến triển

13

và cho tham dự viên có cơ hội đƣợc nói, đƣợc tranh luận và tham gia vào hầu hết các hoạt

động và tạo ra một môi trƣờng tích cực cho đàm thoại, tác động qua lại lẫn nhau giữa tham dự

viên. Điều quan trọng với một tập huấn viên là tạo đƣợc bầu không khí thân thiện, tin tƣởng lẫn

nhau trong nhóm và sự tự tin của các tham dự viên. Khi các tham dự viên cảm thấy thoải mái

với nhau và cảm thấy họ lắng nghe và đƣợc tôn trọng, các chuyên đề mới có thể đƣợc bàn luận

có hiệu quả.

Những điều tập huấn viên cần thực hiện:

o Hãy để tham dự viên phát biểu và hỗ trợ nhau càng nhiều càng tốt.

o Khuyến khích tham dự viên đặt câu hỏi khi họ không hiểu điều gì, hoặc nếu có gì

đó chƣa rõ trƣớc khi chuyển sang chủ đề khác.

o Không nên thuyết trình, giải thích hay chiếm ƣu thế trong lớp.

o Công việc sẽ hiệu quả hơn nếu có ít nhất 2 tập huấn viên trong lớp cùng nhau. Một

ngƣời sẽ dẫn dắt các chủ đề và ngƣời kia có thể hỗ trợ bằng cách viết những điểm

chính lên bảng hoặc giấy khổ lớn. Khi có những vấn đề phát sinh cần xử lý, điều

chỉnh, tập huấn viên này có thể hỗ trợ tập huấn viên kia.

Vai trò của tham dự viên

Trong phƣơng pháp cùng tham gia và chu trình học tập qua trải nghiệm, tham dự viên

sẽ không thụ động tiếp thu kiến thức một chiều từ tập huấn viên mà chủ động, tích cực tham

gia vào toàn bộ quá trình tập huấn. Tập huấn viên cần chú ý bộ tài liệu này đƣợc thiết kế để tập

huấn cho đối tƣợng là những cán bộ - những ngƣời đã trƣởng thành. Họ đến khoá tập huấn khi

đã có một số kiến thức, trải nghiệm từ trƣớc, có đầu óc cởi mở hơn, đã tích luỹ đƣợc một số

kinh nghiệm và ý tƣởng, có những cảm nhận và có ý kiến rõ ràng - nói cách khác, có tƣ duy -

về các vấn đề cần thảo luận. Trong quá trình tập huấn các tham dự học viên cùng tự thảo luận

và làm bài tập, có thể trình bày và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm kinh nghiệm làm việc cũng

nhƣ trong cuộc sống của mình cho các tham dự viên khác.

2. Động não

Một bài tập động não có tác dụng tốt để tạo ra hứng thú, thu hút sự tập trung vào

chuyên đề của buổi học, tạo ra những ý tƣởng mới hoặc các giải pháp lựa chọn cho một vấn đề.

Với phƣơng pháp này, tham dự viên có thể trở nên sáng tạo, tham gia vào lớp học và bày tỏ

quan điểm của mình mà không sợ bị chỉ trích, phê phán. Các bài tập động não có thể đƣợc thực

hiện với các nhóm nhỏ hoặc với toàn thể tham dự viên.

Quy trình tiến hành bài tập động não

o Thiết lập các quy tắc: phát huy khả năng sáng tạo của các tham dự viên, không ngắt

lời nhau, không đánh giá, bình luận những ý kiến góp ý của ngƣời khác;

14

o Đƣa ra một vấn đề hoặc đặt một câu hỏi mở nhằm tập trung ý kiến của tham dự

viên;

o Cho các tham dự viên/các nhóm một chút thời gian để gạch đầu dòng những ý

tƣởng chợt đến trong đầu về chủ đề liên quan;

o Liệt kê tất cả các ý tƣởng mà không cần đánh giá hoặc nhận xét gì. Khuyến khích

tất cả các thành viên trong nhóm phát biểu để có số lƣợng ý tƣởng nhiều nhất mà

chƣa cần quan tâm đến chất lƣợng. Mọi quan điểm/ý tƣởng đều đƣợc hoan nghênh -

tính thực tế của chúng sẽ đƣợc bàn sau. Đôi khi những ý tƣởng có vẻ nhƣ buồn cƣời

hoặc không xác thực lại đƣa đến một ý tƣởng thực tế hơn;

o Tóm tắt các kết quả cũng nhƣ quan điểm/ý kiến quan trọng nhất đối với chủ đề bài

học ghi nhận đƣợc.

3. Thuyết trình

Phƣơng pháp thuyết trình có tác dụng mang đến những thông tin chủ chốt, nhanh chóng

cho một nhóm đông ngƣời.

Nhìn chung nên có một bài trình bày vào lúc bắt đầu và khi kết thúc mỗi chủ đề. Bài

trình bày vào lúc bắt đầu là để trình bày nội dung cơ bản và các gợi ý thảo luận của mỗi chủ đề

sẽ học. Phần này không cần thiết đƣa quá nhiều kiến thức của tập huấn viên mà nên đƣa các

gợi ý để tham dự viên chia sẻ kiến thức của họ thông qua các thảo luận sau phần trình bày.

Phần trình bày khi kết thúc có thể nhằm tóm lƣợc những ý chính và kết quả của chủ đề đó.

Các bài trình bày/thuyết giảng ít có tác dụng duy trì sự chú ý của tham dự viên và ứng

dụng các kiến thức thu đƣợc, do vậy, thời lƣợng bài thuyết trình không nên quá 15 phút, nên

ngắn gọn, không nên lặp lại quá nhiều các thông tin mà tham dự viên có thể khai thác trong tài

liệu đã đƣợc phát.

Khi thuyết trình, giảng viên cần chú ý

o Bắt đầu bằng giới thiệu chủ đề, cấu trúc của bài, mục tiêu cần đạt đƣợc sau phần

trình bày.

o Cố gắng thu hút học viên cùng tham gia ngay từ đầu bằng những câu hỏi/bài tập

động não hoặc một vài câu hỏi. Lựa chọn đƣa ra các ví dụ có liên quan đến những

kinh nghiệm của mọi ngƣời trong nhóm để minh hoạ các khái niệm.

o Khuyến khích các tham dự viên đƣa ra các câu hỏi, các vấn đề của họ để thảo luận.

o Kết thúc mỗi thuyết trình bằng việc tóm lƣợc những thông điệp chính của chủ đề.

15

o Có thể phát bản copy bài thuyết trình sau khi trình bày để duy trì sự chú ý của tham

dự viên vào phần trình bày của tập huấn viên.

4. Phƣơng pháp Hỏi – Đáp

Phƣơng pháp hỏi - đáp là phƣơng pháp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm với tham dự viên

dựa trên câu hỏi của tập huấn viên hoặc của tham dự viên. Tập huấn viên cần chủ động chuẩn

bị trƣớc một số câu hỏi.

Tham dự viên sẽ hỏi những vấn đề mà họ quan tâm, họ đang gặp khó khăn và cần sự

trợ giúp. Trao đổi, thảo luận muốn đi tới một kết quả nào đó thì phải trả lời câu hỏi đã đặt ra.

Trong quá trình đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, tham dự viên đƣợc khuyến khích, huy động để

chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của họ. Quan trọng hơn là cả tham dự viên và tập huấn

viên đều học hỏi đƣợc từ quá trình này.

5. Thảo luận chung

Thảo luận chung là một phƣơng pháp tập huấn cùng tham gia hữu ích, thiết thực.

Phƣơng pháp này làm cho các tham dự viên có điều kiện tác động lẫn nhau và trao đổi những ý

tƣởng theo kế hoạch/vấn đề đã định. Đồng thời, phƣơng pháp này tạo cơ hội cho tập huấn viên

lắng nghe đƣợc nhiều ý kiến, tìm hiểu đƣợc nhiều quan điểm, vấn đề, kinh nghiệm thực tiễn từ

các tham dự viên.

Khi sử dụng phƣơng pháp thảo luận chung cần chú ý:

o Đảm bảo mọi tham dự viên đều hiểu những điểm chính và những thông điệp cốt

yếu.

o Làm rõ các câu hỏi.

o Đạt đƣợc sự nhất trí về các hƣớng đi chính hoặc thu đƣợc thông tin chi tiết cần thiết

để tạo ra các hƣớng đi chính.

o Khuyến khích càng nhiều tham dự viên tham gia vào buổi thảo luận càng tốt. Cố

gắng nhận ra ngƣời nào chƣa tham gia phát biểu ý kiến, nghĩ cách để động viên họ

tham gia vào nhƣng tránh tạo ra sức ép cho họ.

o Kích thích sự phản hồi bằng cách sử dụng những câu hỏi mở nhƣ: “Bạn thấy gì ở

đây?”, “Tại sao bạn nghĩ nó sẽ xảy ra?”, “Chúng ta có thể làm gì trong trường hợp

này?”

16

o Chuẩn bị cho buổi thảo luận nhƣng không chi phối nó. Dùng ý tƣởng và thông tin

của tham dự viên để thúc đẩy diễn tiến đồng thời giúp làm rõ các điểm trong thảo

luận.

o Đảm bảo rằng không ai là ngƣời chiếm ƣu thế chính trong các buổi thảo luận hoặc

trình bày quá nhiều về quan điểm riêng của mình (dù là tập huấn viên hay bất kỳ

một tham dự viên nào). Cố gắng khuyến khích tham dự viên lắng nghe lẫn nhau và

chú ý tới tiến độ của cuộc thảo luận. Nếu buổi thảo luận bắt đầu lan man sang các

chủ đề khác, ghi lại điều này cho các học phần sau và đƣa mọi ngƣời quay lại chủ

đề chính bằng cách đặt các câu hỏi trực tiếp.

o Chú ý đến việc kiểm soát thời gian.

o Cuối buổi, tóm tắt các điểm chính đã đƣợc nêu ra trong buổi thảo luận. Nên nhắc lại

những quan điểm còn chƣa thống nhất. Có thể viết những điểm chính, quan trọng

nhất lên giấy, phim đèn chiếu, bảng để ghi nhớ kết quả thảo luận, kể cả những quan

điểm còn chƣa thống nhất để có thể giải quyết trong các học phần tiếp theo hoặc

buổi học sau.

6. Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những phƣơng pháp giảng dạy chính trong phƣơng pháp

cùng tham gia. Phƣơng pháp này tạo sự chủ động và khuyến khích sự hợp tác, cho phép dành

nhiều cơ hội và thời gian tham gia trình bày cho tất cả tham viên, giúp tham dự viên xây dựng

các mạng lƣới giao tiếp. Phƣơng pháp này cũng giúp cho các tham dự viên ít tự tin có thể tham

gia vào thảo luận.

Các nhóm cần đƣợc hình thành có đƣợc sự đa dạng về giới, độ tuổi, khả năng về ngôn

ngữ. Nếu khoá tập huấn kéo dài, sẽ tốt hơn nếu thành phần các nhóm đƣợc liên tục chuyển đổi.

Ngày đầu tiên nên để tham dự viên hình thành những nhóm không quen biết để tăng cơ hội làm

quen, giao lƣu với nhau. Vào ngày cuối, sẽ hiệu quả hơn nếu nhóm tham dự viên đƣợc chia

theo khu vực, cùng địa phƣơng, hoặc cùng lĩnh vực công tác.

Trong quá trình tổ chức thảo luận nhóm cần chú ý một số điểm sau:

Hƣớng dẫn, hỗ trợ thảo luận nhóm

o Thiết lập và thống nhất về phƣơng pháp cũng nhƣ mục tiêu làm việc của nhóm.

o Tạo ra bầu không khí cởi mở, tin tƣởng, an toàn và năng suất, nhằm gia tăng hiệu

quả làm việc của nhóm.

o Tôn trọng các thành viên của nhóm.

17

o Theo dõi sự đóng góp của mỗi thành viên nhằm tránh tình trạng một số cá nhân nào

đó chiếm ƣu thế hoàn toàn trong buổi thảo luận.

o Giữ cho chƣơng trình luôn tiến triển, nhạy cảm với nhịp độ diễn biến.

Trƣớc khi thảo luận nhóm

o Cần đảm bảo mọi học viên hiểu rõ mình đƣợc yêu cầu làm gì; thời gian, cách thức

tiến hành; giải thích các điểm hoặc câu hỏi đã đƣợc gợi ý cho buổi thảo luận trƣớc

khi chia tham dự viên thành nhóm nhỏ.

o Câu hỏi thảo luận nên đơn giản, rõ ràng, gắn với chủ đề buổi học.

o Nên viết câu hỏi, yêu cầu, thời gian, cách thức tiến hành lên bảng, hoặc giấy A0,

hoặc chiếu lên màn hình để tham dự viên có thể theo dõi trong quá trình làm việc

nhóm.

o Kiểm tra xem tham dự viên trong các nhóm đã hiểu và đƣợc giao nhiệm vụ chƣa.

Trong khi thảo luận nhóm

o Nên dành thời gian cho tham dự viên trong từng nhóm ổn định, phân công công

việc trong nhóm, sau đó tập huấn viên đi kiểm tra tiến độ, ghi nhận những thắc mắc,

những vấn đề nổi bật của các nhóm.

o Cố gắng giám sát, hỗ trợ công việc của các nhóm nhƣng không chi phối. Cần lƣờng

trƣớc có thể có một vài nhóm cần hỗ trợ nhiều hơn các nhóm khác. Nếu cần, cùng

ngồi lại với nhóm đang cần hỗ trợ để giúp họ sắp xếp bố cục cuộc thảo luận, phân

công hoặc giải đáp thắc mắc để tiến độ làm việc của nhóm không bị ngừng trệ.

o Đảm bảo các tham dự viên có thể hoàn thành công việc đúng thời gian quy định

hoặc có thể bố trí thêm thời gian nếu cần.

Báo cáo kết quả thảo luận nhóm

o Tập huấn viên cần làm rõ mục tiêu của việc Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

o Chỉ ra mối liên kết giữa báo cáo của các nhóm để có thể phục vụ cho chủ đề chung

của buổi học.

o Tránh lặp lại nhiều lần một nội dung cho các nhóm mà nên bố trí để mỗi nhóm thảo

luận một câu hỏi, các nhóm khác chỉ bổ sung thêm những điều mới nếu có, hoặc hỏi

cho rõ hơn.

Tóm tắt trong buổi thảo luận chung cho các nhóm

18

o Tập huấn viên nên cung cấp một bản tóm tắt các điểm chính rút ra từ báo cáo của

các nhóm. Việc này có thể làm trong hoặc cuối buổi thảo luận hay ngay lúc bắt đầu

một chủ đề mới. Điều quan trọng là tập huấn viên phải lĩnh hội đƣợc những kết quả

thảo luận nhóm và tóm tắt chúng lại.

7. Các bài tập tình huống

Các bài tập tình huống cho phép các học viên nghiên cứu, phân tích và đề đạt các giải

pháp cho nhiều tình huống đa dạng trong cuộc sống, có thể hữu dụng để giúp mọi ngƣời tập áp

dụng những kiến thức vừa học đƣợc trong một tình huống thật. Các bài tập tình huống đặc biệt

có tác dụng khi đƣợc thực hiện trong một nhóm hỗn hợp đủ các thành phần vì sẽ có nhiều quan

điểm khác nhau về một vấn đề đƣợc đƣa ra. Các bài tập tình huống có thể là một câu chuyện

miêu tả chi tiết về một tình huống, hoặc một vấn đề và phƣơng thức/kỹ năng giải quyết nó.

Các bài tập tình huống phải liên quan đến chủ đề và mục đích chính của khoá học. Các

bài tập tình huống có thể dựa trên các sự kiện, số liệu thực hoặc các tình huống trong đời

thƣờng. Không nên cho một bài tập tình huống quá dài và quá chi tiết. Nếu muốn học viên nhìn

nhận vấn đề sâu và thấu đáo hơn thì nên dùng chính các vấn đề và các kinh nghiệm của học

viên cho bài tập tình huống.

Các bƣớc chính để tiến hành một bài tập tình huống

o Giới thiệu bài tập tình huống: đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho tham dự viên làm

việc.

o Chia các tham dự viên thành các nhóm cho dù chỉ có một vấn đề cho bài tập tình

huống, có thể chia theo một đặc điểm nào đó nhƣ theo địa bàn, lĩnh vực công tác

của tham dự viên, hoặc theo giới tính, hoặc theo lứa tuổi.

o Cho tham dự viên có đủ thời gian để đọc và suy nghĩ về tình huống.

o Để từng nhóm phân tích một tình huống và đƣa ra giải pháp trong từng nhóm.

o Từng nhóm trình bày kết quả làm bài tập tình huống.

o Thảo luận công khai rộng rãi về các giải pháp đã đƣợc đƣa ra.

o Tóm tắt kết quả của bài tập tình huống.

19

Phần II

CHƢƠNG TRÌNH MẪU CHO TẬP HUẤN

Phần này gợi ý các chƣơng trình tập huấn mẫu cho các nhóm đối tƣợng khác nhau theo

nội dung của Luật Bình đẳng giới, phù hợp với vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ

quan, tổ chức nhƣ quy định của Luật Bình đẳng giới,

Có ba nhóm đối tượng chính là:

o Các cán bộ làm công tác Đảng

o Các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp)

o Các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới cũng nhƣ cán

bộ của các tổ chức đoàn thể các cấp

Mỗi chƣơng trình sẽ gồm một số chuyên đề. Các chuyên đề đƣợc xây dựng dựa vào

Tập I – Tài liệu tập huấn về thực hiện Luật Bình đẳng giới.

20

Chƣơng trình MẪU 1

Đối tượng: Các cán bộ làm công tác Đảng

Thời gian: 1 ngày

Thời gian Nội dung Thời lƣợng

(phút)

SÁNG Khai mạc 10

Giới thiệu mục tiêu, chƣơng trình, phƣơng pháp tập huấn 20

Xác định nhu cầu, mong đợi của tham dự viên, xây dựng nội

quy

15

Chuyên đề 1: Một số khái niệm cơ bản về giới 90

Chuyên đề 2: Pháp luật Quốc tế và Việt Nam về bình đẳng

giới

60

CHIỀU Chuyên đề 7: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới 90

Chuyên đề 5: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và

bình đẳng giới 105

Đánh giá cuối ngày 30

Bế mạc 10

21

Chƣơng trình MẪU 2

Đối tượng: Các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp)

Thời gian: 1,5 ngày

NGÀY 1

Thời gian Nội dung Thời lƣợng

(phút)

SÁNG Khai mạc 10

Giới thiệu mục tiêu, chƣơng trình, phƣơng pháp tập huấn 20

Xác định nhu cầu, mong đợi của tham dự viên, xây dựng nội

quy

15

Chuyên đề 1: Một số khái niệm cơ bản về giới 90

Chuyên đề 2: Pháp luật Quốc tế và Việt Nam về bình đẳng

giới

60

CHIỀU Chuyên đề 7: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới 90

Chuyên đề 4: Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng các

văn bản qui phạm pháp luật

105

Đánh giá cuối ngày 1 30

NGÀY 2

SÁNG Tóm tắt ngày 1 15

Chuyên đề 3: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới 90

Chuyên đề 9: Giám sát và công tác báo cáo về việc thực

hiện pháp luật bình đẳng giới

45

Đánh giá toàn khoá tập huấn 30

Bế mạc 10

22

Chƣơng trình MẪU 3

Đối tượng: Các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp về bình đẳng giới

cũng nhƣ cán bộ của các tổ chức đoàn thể các cấp

Thời gian: 2,5 ngày

NGÀY 1

Thời gian Nội dung Thời lƣợng

(phút)

SÁNG Khai mạc 10

Giới thiệu mục tiêu, chƣơng trình, phƣơng pháp tập huấn 20

Xác định nhu cầu, mong đợi của tham dự viên, xây dựng nội

quy

15

Chuyên đề 1: Một số khái niệm cơ bản về giới 90

Chuyên đề 2: Pháp luật Quốc tế và Việt Nam về bình đẳng

giới

60

CHIỀU Chuyên đề 7: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới 90

Chuyên đề 8: Vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,

gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm cho

bình đẳng giới

90

Đánh giá cuối ngày 1 30

NGÀY 2

SÁNG Tóm tắt ngày 1 15

Chuyên đề 3: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới 90

Chuyên đề 4: Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng các

văn bản qui phạm pháp luật

60

CHIỀU Chuyên đề 4: Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng các

văn bản qui phạm pháp luật (TIẾP)

45

Chuyên đề 5: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và

bình đẳng giới

105

Đánh giá cuối ngày 2 30

NGÀY 3

SÁNG Tóm tắt ngày 2 15

Chuyên đề 9: Giám sát và công tác báo cáo về việc thực

hiện pháp luật bình đẳng giới

45

Chuyên đề 6: Kế hoạch hành động về bình đẳng giới 90

Đánh giá cuối ngày 30

Bế mạc 10

23

Phần III – CÁC CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề 1: Một số khái niệm cơ bản về giới

Chuyên đề 2: Pháp luật quốc tế và Việt Nam về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ

Chuyên đề 3: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Chuyên đề 4: Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Chuyên đề 5: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới

Chuyên đề 6: Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới

Chuyên đề 7: Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới

Chuyên đề 8: Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện pháp luật bình

đẳng giới

Chuyên đề 9: Giám sát và công tác báo cáo về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới

Lưu ý:

1. Các chuyên đề này đƣợc thiết kế trên cơ sở cả tập huấn viên và tham dự viên cần khai

thác, sử dụng triệt để Tập I của Bộ tài liệu này.

2. Các nội dung hoạt động, phƣơng pháp, thời lƣợng, phƣơng tiện và công cụ sử dụng cho

mỗi một chuyên đề chỉ là những gợi ý. Tuỳ điều kiện của từng khoá tập huấn mà các

tập huấn viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

24

CHUYÊN ĐỀ 1

Một số khái niệm cơ bản về giới

Mục đích - Hiểu đƣợc các khái niệm và thuật ngữ cơ bản đƣợc sử dụng trong

Luật Bình đẳng giới.

- Áp dụng đƣợc các kiến thức vào thực tiễn công việc

Nội dung Khái niệm giới tính và giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới và

bình đẳng về giới

Phƣơng pháp - Cùng tham gia

- Động não

- Hỏi - đáp

- Trình bày/Thuyết trình tích cực

- Thảo luận nhóm;

- Thảo luận chung

Thời lƣợng 90 phút

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục

tiêu của chuyên đề, các khái niệm

giới tính và giới

20 Động não

Hỏi - Đáp

Thuyết trình

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Thẻ bìa màu

Hoạt động 2: Thảo luận các khái

niệm giới cơ bản: định kiến giới,

phân biệt đối xử về giới và bình

đẳng về giới

30 Thảo luận nhóm

nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Trình bày kết quả

thảo luận nhóm

30 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Tóm tắt bài 10 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên: Chuẩn bị một số tƣ liệu (tranh, ảnh hoặc một số bài, đoạn

báo, số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu khoa học, các quy định của pháp luật) thuộc các lĩnh

vực đƣợc nêu trong Luật Bình đẳng giới liên quan đến các khái niện sẽ đƣợc đề cập trong

Chuyên đề này. Trong đó, một số tƣ liệu thể hiện vai trò và định kiến giới truyền thống, một số

tƣ liệu khác thể hiện sự thay đổi hay thách thức với vai trò và định kiến giới truyền thống. Các

lĩnh vực đƣợc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhóm đối tƣợng tham dự khóa tập huấn.

25

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề, các khái niệm giới tính và giới (20

phút)

o Chiếu mục đích của chuyên đề 1 và giải thích. Hỏi tham dự viên có thắc mắc gì

không.

o Viết từ “NAM GIỚI” và từ “PHỤ NỮ” lên hai tờ giấy A0. Hỏi tham dự viên “Bạn

nghĩ gì khi nhìn thấy các từ này?” Khuyến khích tham dự viên nêu nhanh những

đặc điểm sinh học và các hành vi ứng xử mà gia đình, xã hội mong đợi từ nam giới

và phụ nữ. Mời hai tham dự viên lên ghi các câu trả lời.

o Hỏi tham dự viên những đặc điểm và các hành vi ứng xử nào chỉ đúng với “NAM

GIỚI” hoặc “PHỤ NỮ”, những đặc điểm và các hành vi ứng xử nào có thể đúng

cho cả “NAM GIỚI” và “PHỤ NỮ”, gạch chân dƣới những đặc điểm và các hành

vi ứng xử này.

o Hỏi tham dự viên “Vì sao những đặc điểm và các hành vi ứng xử này có thể đúng

với cả “NAM GIỚI” và “PHỤ NỮ”, nhưng chúng ta thường có xu hướng chỉ gắn

cho một giới?” (hƣớng câu trả lời tới đó là do quy định của xã hội).

o Cùng tham dự viên nhìn lại các đặc điểm và các hành vi ứng xử không giống nhau

ở phụ nữ và nam giới, liệu có gì chung (các đặc điểm về sinh học).

o Chiếu hình ảnh, giải thích các định nghĩa về giới tính và giới. Hỏi tham dự viên có

thắc mắc gì không.

o Giải thích tóm tắt những khác biệt giữa giới tính và giới. Nhấn mạnh là chúng ta tập

trung vào Giới vì đó là nguyên nhân căn bản của sự bất bình đẳng, và những thái độ

và hành vi liên quan tới giới có thể thay đổi đƣợc.

Hoạt động 2: Thảo luận các khái niệm giới cơ bản: định kiến giới, phân biệt đối xử về

giới và bình đẳng về giới (30 phút)

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình các vấn đề cần thảo luận sau:

1. “Liệt kê những nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về vị trí và

năng lực đối với nam giới và phụ nữ”

2. “Liệt kê những hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vị trí

và năng lực của nam giới và phụ nữ”

3. “Nêu những ví dụ về nam giới và phụ nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo

điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng

đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”

26

o Chia tham dự viên thành 3 nhóm. Phát giấy A0, bút mầu nét to cho các nhóm. Mỗi

nhóm thảo luận một vấn đề và cử một đại diện của nhóm trình bày kết quả thảo

luận.

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số ví dụ để hỗ trợ các nhóm

(nên đƣa các ví dụ liên quan đến lĩnh vực công tác của nhóm đối tƣợng tham dự

khóa tập huấn).

Hoạt động 3: Trình bày kết quả thảo luận nhóm (30 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không;

o Chiếu hình ảnh hoặc tƣ liệu về định kiến giới, phân biệt đối xử giới và bình đẳng

giới. Tập huấn viên đƣa ra định nghĩa của các khái niệm theo quy định tại Luật

Bình đẳng giới.

Hoạt động 4: Tóm tắt bài (10 phút)

Tập huấn viên kết luận một số điểm chính sau:

o Giới chỉ những khác biệt về mặt xã hội và các mối quan hệ giữa nam giới và nữ

giới, do học hỏi mà có, khác nhau theo từng nền văn hóa và thay đổi theo thời gian.

o Không giống nhƣ giới, những sự khác biệt về giới tính không chịu ảnh hƣởng của

lịch sử hoặc văn hóa.

o Tại hầu hết các nƣớc, luật pháp nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Tuy nhiên,

trên thực tế, phụ nữ ở hầu hết các quốc gia tiếp tục chịu sự phân biệt đối xử dƣới

hình thức này hay hình thức khác trong cuộc sống cũng nhƣ trong công việc.

o Bình đẳng giới nghĩa là tất cả mọi ngƣời đều đƣợc tự do phát triển năng lực của

mình và đƣợc tự do lựa chọn mà không bị hạn chế bởi những định kiến giới. Điều

đó có nghĩa là những cách ứng xử, ƣớc vọng và nhu cầu khác nhau của nữ giới và

nam giới đƣợc xem xét, đánh giá và ƣu tiên một cách bình đẳng. Bình đẳng giới

không có nghĩa là đánh đồng nam giới và nữ giới nay phải trở thành giống nhau, mà

những quyền, trách nhiệm, vị trí xã hội và khả năng tiếp cận các nguồn lực của nam

giới và nữ giới không phụ thuộc vào giới tính bẩm sinh của họ.

27

CHUYÊN ĐỀ 2

Pháp luật quốc tế và Việt Nam về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ

Mục đích - Biết và hiểu đƣợc những văn kiện quốc tế về bình đẳng giới và

quyền của phụ nữ, đặc biệt đối với những văn kiện mà Việt Nam đã

tham gia hoặc phê chuẩn cũng nhƣ khung pháp luật, chính sách về

bình đẳng giới của Việt Nam.

- Áp dụng đƣợc các kiến thức vào thực tiễn công việc.

Nội dung - Pháp luật quốc tế về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ

- Hệ thống pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và quyền của phụ

nữ

Phƣơng pháp - Động não

- Hỏi - đáp

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Thảo luận chung.

Thời lƣợng 60 phút

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các

mục đích của chuyên đề

10 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2: Giới thiệu các

văn kiện pháp luật quốc tế và

chính sách, pháp luật của Việt

Nam về bình đẳng giới và

quyền của phụ nữ.

10 Trình bày/ Thuyết trình

tích cực

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 20 Thảo luận nhóm nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Trình bày kết

quả thảo luận nhóm

15 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 5: Tóm tắt bài 5 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên: Chuẩn bị một số tƣ liệu (sách, tranh, ảnh hoặc một số bài,

đoạn báo) về các văn kiện pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật Việt Nam về Bình đẳng giới và

quyền của phụ nữ.

28

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (10 phút)

o Bài tập động não: Phát cho các tham dự viên xem một số tƣ liệu (văn bản, sách

mỏng, một số bài, đoạn báo) về các văn kiện pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật

Việt Nam về Bình đẳng giới và đặt câu hỏi: “Các anh chị đã từng đọc/biết những

tài liệu này chưa? Các anh chị quan tâm đến vấn đề gì khi đọc các tài liệu này?”

o Ghi nhanh lên bảng hoặc giấy A0 ý kiến của tham dự viên

o Chiếu mục đích của chyên đề 2 và giải thích. Hỏi tham dự viên có thắc mắc gì

không.

Hoạt động 2: Giới thiệu các văn kiện pháp luật quốc tế và chính sách, pháp luật của Việt

Nam về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ (10 phút)

o Chiếu lên màn hình, giới thiệu tên một số văn kiện pháp luật quốc tế và văn bản

pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.

Hoạt động 3: Thực hiện thảo luận nhóm (20 phút)

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình các vấn đề cần thảo luận sau:

1. “Các mốc thời gian và nội dung chính của một số văn kiện pháp luật quốc tế về

bình đẳng giới”;

2. “Các mốc thời gian và nội dung chính của một số văn bản pháp luật hiện hành

của Việt Nam về bình đẳng giới”.

Lưu ý: Tập trung vào những văn kiện và văn bản nêu tại Mục 1.3 Phần I -Khái niệm

cơ bản, chính sách và pháp luật về bình đẳng giới của Tập 1.

o Chia các tham dự viên thành một số nhóm chẵn (2, 4 hoặc 6) tùy theo số lƣợng, mỗi

nhóm từ 4 đến 6 ngƣời. Phát giấy A0, bút mầu nét to cho các nhóm. Một nửa số

nhóm (ví dụ nhóm số lẻ) sẽ thảo luận vấn đề 1 và và các nhóm còn lại (ví dụ nhóm

số chẵn) sẽ thảo luận vấn đề 2. Mỗi nhóm cử một đại diện của nhóm trình bày kết

quả thảo luận.

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số gợi ý, hƣớng dẫn tham dự

viên sử dụng Tập I của Bộ tài liệu để hỗ trợ các nhóm.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả thảo luận nhóm (15 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

29

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không;

o Tập huấn viên chiếu trên màn hình hoặc giới thiệu tƣ liệu (sách, tranh, ảnh hoặc

một số bài, đoạn báo) về các văn bản về pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật Việt

Nam về bình đẳng giới mà các nhóm trình bày chƣa rõ.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (5 phút)

o Hỏi tham dự viên còn các câu hỏi và vấn đề gì cần thảo luận không.

o Tập huấn viên kết luận bằng một số điểm chính sau:

1. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là Mục tiêu Thiên niên kỷ số 3 đang

đƣợc cả thế giới quan tâm và phấn đấu đạt đƣợc ;

2. Bình đẳng giới và quyền phụ nữ là quyền hiến định ở Việt Nam;

3. Sự nỗ lực của Việt Nam trong việc nội luật hóa các Công ƣớc quốc tế vào hệ

thống pháp luật quốc gia nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo thúc đẩy bình đẳng

giới và các quyền của phụ nữ.

30

CHUYÊN ĐỀ 3

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Mục đích - Hiểu đƣợc tổng quan về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

- Hiểu và nắm đƣợc các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;

- Áp dụng đƣợc các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công việc.

Nội dung - Khái niệm về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống và

xã hội;

- Xác định và thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Phƣơng pháp - Động não

- Hỏi – đáp

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Thảo luận chung.

Thời lƣợng 90 phút

31

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các

mục đích của chuyên đề

10 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2:

- Giới thiệu tổng quan về các

biện pháp bảo đảm bình đẳng

giới;

- Giới thiệu các biện pháp thúc

đẩy bình đẳng giới trên những

lĩnh vực cụ thể.

15 Trình bày/

Thuyết trình tích cực

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Thảo luận về các

biện pháp thúc đẩy bình đẳng

giới trong các lĩnh vực của đời

sống và xã hội; xác định và thực

hiện các biện pháp thúc đẩy

bình đẳng giới

30 Thảo luận nhóm nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Trình bày kết quả

thảo luận nhóm

30 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 5: Tóm tắt bài 5 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên:

- Chuẩn bị một số tư liệu (sách, tranh, ảnh hoặc một số bài, đoạn báo) về các biện

pháp thúc đẩy bình đẳng giới đã và đang được thực hiện ở Việt Nam.

- Tập trung vào những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được nêu tại Mục 2.2 Phần

II - Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới của Tập 1.

32

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (10 phút)

o Câu hỏi động não: Chiếu lên màn hình các cụm từ “Các biện pháp bảo đảm bình

đẳng giới” và “Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” và hỏi các tham dự viên

“Anh/chị nghĩ gì về các cụm từ “biện pháp bảo đảm bình đẳng giới” và “biện pháp

thúc đẩy bình đẳng giới” này?

o Ghi nhanh lên bảng hoặc giấy A0 ý kiến của tham dự viên.

o Chiếu mục đích của chyên đề 3 và giải thích. Hỏi tham dự viên có thắc mắc gì

không.

Hoạt động 2: (15 phút)

- Giới thiệu tổng quan về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

- Giới thiệu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên những lĩnh vực cụ thể.

o Hỏi các tham dự viên “Theo các anh/chị nội dung của “Các biện pháp bảo đảm

bình đẳng giới” và “Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” là gì?” Khuyến khích

các tham dự viên nêu nhanh những ý kiến của họ. Mời ba tham dự viên lên ghi các

câu trả lời.

o Chiếu lên màn hình các cấu phần của “biện pháp bảo đảm bình đẳng giới” và định

nghĩa thế nào là “biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới” theo quy định của Luật Bình

đẳng giới. Giải thích các nội dung liên quan (nếu cần). Hỏi tham dự viên có thắc

mắc gì không.

o Hỏi tham dự viên “Theo anh/chị, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh

vực công tác của anh/chị có thể là những biện pháp gì”? Khuyến khích học viên

nêu nhanh những ý kiến của họ. Mời ba học viên lên ghi các câu trả lời.

o Chiếu lên màn hình các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thuộc lĩnh vực công tác

của các tham dự viên, giải thích các nội dung liên quan. Hỏi học viên có thắc mắc

gì không.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (30 phút)

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình các vấn đề cần thảo luận sau:

1. Hãy xác định những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được cơ

quan/địa phương/ngành của anh/chị ưu tiên triển khai thực hiện.

33

2. Đánh giá tác động của những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được

xác định ở trên lên nam giới và phụ nữ.

3. Xác định nguồn nhân lực, tài chính và các tổ chức có liên quan trong

triển khai thực hiện những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được xác

định ở trên.

o Chia các tham dự viên thành các nhóm nhỏ 4 đến 6 ngƣời, tốt nhất là những ngƣời

ở cùng cơ quan, tổ chức hoặc ngành. Phát giấy A0, bút mầu nét to cho các nhóm.

Các nhóm sẽ cùng thảo luận cả ba nội dung ở trên. Mỗi nhóm cử một đại diện của

nhóm trình bày kết quả thảo luận.

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số gợi ý, hƣớng dẫn tham dự

viên sử dụng Tập I của Bộ tài liệu để hỗ trợ các nhóm.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả thảo luận nhóm (30 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không;

o Tập huấn viên chiếu trên màn hình các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đƣợc quy

định trong Luật Bình đẳng giới. Giải thích thêm các vấn đề thấy học viên còn lúng

túng trong quá trình thảo luận nhóm.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (5 phút)

o Hỏi tham dự viên còn các câu hỏi và vấn đề gì cần thảo luận không.

o Tập huấn viên kết luận bằng một số điểm chính sau:

1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới

thực chất.

2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định

và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt đƣợc.

34

CHUYÊN ĐỀ 4

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Mục tiêu - Hiểu và nắm đƣợc khái niệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây

dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Hiểu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện lồng

ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Áp dụng đƣợc các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công việc.

Nội dung - Khái niệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật;

- Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện lồng ghép

vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Phƣơng pháp - Động não;

- Hỏi – đáp;

- Thuyết trình;

- Thảo luận nhóm;

- Thảo luận chung.

Thời lƣợng 105 phút

35

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các

mục đích của chuyên đề

10 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2:

- Khái niệm lồng ghép vấn đề

bình đẳng giới trong xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật;

- Nội dung lồng ghép vấn đề

bình đẳng giới trong xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong thực hiện

lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

trong xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật.

20 Trình bày/

Thuyết trình tích cực

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Làm Bài tập theo

nhóm

40 Thảo luận nhóm nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Trình bày kết quả

của nhóm

30 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 5: Tóm tắt bài 5 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên:

- Chuẩn bị một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (có thể một điều hoặc một số

điều của luật hoặc bộ luật) có nội dung nhạy cảm giới để dùng cho bài tập thực hành.

- Lựa chọn những văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác của các tham

dự viên.

- Tham khảo thêm những nội dung được nêu tại Mục 2.3 Phần II - Các biện pháp bảo

đảm bình đẳng giới của Tập 1.

36

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (10 phút)

o Câu hỏi động não: Anh/chị có suy nghĩ gì khi nghe thấy cụm từ “lồng ghép vấn đề

bình đẳng giới”?

o Ghi nhanh lên bảng hoặc giấy A0 ý kiến của tham dự viên.

o Chiếu mục đích của chyên đề 4 và giải thích. Hỏi tham dự viên có thắc mắc gì

không.

Hoạt động 2: (20 phút)

- Khái niệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp

luật;

- Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp

luật;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện lồng ghép vấn đề bình

đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

o Chiếu lên màn hình, giải thích các nội dung liên quan.

o Hỏi học viên có thắc mắc gì không.

Hoạt động 3: Làm Bài tập theo nhóm (40 phút)

o Chia các tham dự viên thành các nhóm nhỏ 4 đến 6 ngƣời. Phát giấy A0, bút mầu

nét to cho các nhóm. Mỗi nhóm cử một đại diện của nhóm để trình bày kết quả thảo

luận.

o Tập huấn viên yêu cầu tham dự viên phân tích một văn bản quy phạm pháp luật,

một điều hoặc một số điều của một luật hoặc một bộ luật. Ví dụ: Điều 28 của Luật

Bảo hiểm xã hội về Điều kiện hƣởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp

sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

37

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm

xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con

hoặc nhận nuôi con nuôi”.

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số gợi ý, hƣớng dẫn tham dự

viên sử dụng Tập I của Bộ tài liệu để hỗ trợ các nhóm. Đối với Ví dụ về Điều 28

của Luật Bảo hiểm xã hội, hãy gợi ý:

- Tính nhạy cảm giới của Điều 28: Hƣởng chế độ thai sản không chỉ là quyền lợi

của riêng lao động nữ mà của ngƣời lao động nói chung, vì đúng là chỉ có lao

động nữ mang thai và sinh con, nhƣng lao động nam cũng có thể “nhận nuôi

con nuôi dưới bốn tháng tuổi”. Việc quy định “Người lao động được hưởng

chế độ thai sản” là nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong thụ hƣởng chế độ thai

sản của chính sách bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên đối với điểm d khoản 1 Điều 28

này, nên lƣu ý nội dung “Người lao động đặt vòng tránh thai” có nhạy cảm giới

không, vì lao động nam có đặt vòng tránh thai không?

- Sửa hoặc điều chỉnh Điều 28 này cho phù hợp.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả của nhóm (30 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không.

o Các nhóm khác góp ý.

o Tập huấn viên giải thích thêm những nội dung mà các tham dự viên còn lúng túng

trong quá trình thảo luận nhóm.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (5 phút)

o Hỏi tham dự viên còn các câu hỏi và vấn đề gì cần thảo luận không.

o Tập huấn viên kết luận bằng một số điểm chính sau:

1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là

biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới;

2. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật

là một trong những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới;

38

3. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

bao gồm:

- Xác định vấn đề giới;

- Dự báo tác động đối với phụ nữ và nam giới;

- Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới.

39

CHUYÊN ĐỀ 5

Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới

Mục đích - Hiểu rõ tầm quan trọng, nội dung và các hình thức của thông tin, giáo

dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới;

- Hiểu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thông tin,

giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới;

- Áp dụng đƣợc các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công việc.

Nội dung - Yêu cầu đối với nội dung và hình thức của thông tin, giáo dục, truyền

thông về giới và bình đẳng giới;

- Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới;

- Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thông tin, giáo dục,

truyền thông về giới và bình đẳng giới.

Phƣơng pháp - Động não;

- Hỏi – đáp;

- Thuyết trình;

- Thảo luận nhóm;

- Thảo luận chung.

Thời lƣợng 105 phút

40

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục

đích của chuyên đề

10 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2:

- Yêu cầu đối với nội dung và

hình thức của thông tin, giáo dục,

truyền thông về giới và bình đẳng

giới;

- Nội dung thông tin, giáo dục,

truyền thông về giới và bình đẳng

giới;

- Hình thức thông tin, giáo dục,

truyền thông về giới và bình đẳng

giới;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong thông tin,

giáo dục, truyền thông về giới và

bình đẳng giới.

20 Trình bày/

Thuyết trình tích cực

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Thảo luận về nội

dung và hình thức thông tin, giáo

dục, truyền thông về giới và bình

đẳng giới

40 Thảo luận nhóm nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Trình bày kết quả

thảo luận nhóm

30 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 5: Tóm tắt bài 5 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên:

- Chuẩn bị một số tư liệu (tranh, ảnh hoặc một số bài, đoạn báo) liên quan quan đến

nội dung và hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới.

- Lựa chọn những tư liệu liên quan đến lĩnh vực công tác của các tham dự viên.

- Tham khảo thêm những nội dung được nêu tại Mục 2.4 Phần II - Các biện pháp bảo

đảm bình đẳng giới của Tập 1.

41

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (10 phút)

o Bài tập động não: Phát cho các tham dự viên xem những tƣ liệu đã đƣợc chuẩn bị

và hỏi: “Anh/chị có nhận xét gì về những hình ảnh, thông tin này?”.

o Ghi nhanh lên bảng hoặc giấy A0 ý kiến của tham dự viên.

o Chiếu mục đích của chyên đề 5 và giải thích. Hỏi tham dự viên có thắc mắc gì

không.

Hoạt động 2: (20 phút)

- Yêu cầu đối với nội dung và hình thức của thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và

bình đẳng giới;

- Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới;

- Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thông tin, giáo dục, truyền thông về

giới và bình đẳng giới.

o Viết các cụm từ “những yêu cầu đối với nội dung và hình thức thông tin, giáo dục,

truyền thông về giới và bình đẳng giới”, “nội dung của thông tin, giáo dục, truyền

thông về giới và bình đẳng giới” và “các hình thức của thông tin, giáo dục, truyền

thông về giới và bình đẳng giới” lên các tờ giấy A0. Yêu cầu các tham dự viên mỗi

ngƣời nêu nhanh 3 ý kiến cho mỗi một cụm từ bằng cách ghi lên các thẻ bìa màu,

mỗi một ý kiến lêm một thẻ màu (viết chữ to) và dán lên tờ giấy A0 tƣơng ứng.

o Phân tích các thẻ màu đã dán lên và tổng hợp các ý kiến.

o Chiếu lên màn hình, giải thích các nội dung liên quan đến những yêu cầu, nội dung

và hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới và so sánh

với các ý kiến đã đƣợc tổng hợp ở trên. Hỏi học viên có thắc mắc gì không.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (40 phút)

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình các vấn đề cần thảo luận sau:

1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới cần ưu tiên đến những

vấn gì trong ngành, địa phương của Anh/chị?

2. Nhũng hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông nào về giới và bình đẳng giới

phù hợp nhất với ngành, địa phương của Anh/chị? Tại sao?

42

3. Những yếu tố cần thiết để thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng

giới trở nên có hiệu quả trong ngành, địa phương của Anh/chị?

o Chia các tham dự viên thành các nhóm nhỏ 4 đến 6 ngƣời, tốt nhất là những ngƣời

ở cùng cơ quan, tổ chức hoặc ngành. Phát giấy A0, bút mầu nét to cho các nhóm.

Các nhóm sẽ cùng thảo luận cả ba nội dung ở trên. Mỗi nhóm cử một đại diện của

nhóm trình bày kết quả thảo luận.

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số gợi ý, hƣớng dẫn tham dự

viên sử dụng Tập I của Bộ tài liệu để hỗ trợ các nhóm.

o Tập huấn viên chiếu trên màn hình các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đƣợc quy

định trong Luật Bình đẳng giới. Giải thích thêm các vấn đề thấy học viên còn lúng

túng trong quá trình thảo luận nhóm.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả thảo luận nhóm (30 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không.

o Hỏi nhóm tham dự viên khác có góp ý gì không.

o Giải thích thêm các vấn đề mà có thể các tham dự viên còn lúng túng trong quá

trình thảo luận nhóm.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (5 phút)

o Hỏi tham dự viên còn các câu hỏi và vấn đề gì cần thảo luận không.

o Tập huấn viên kết luận bằng một số điểm chính sau:

1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan

trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới.

2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào

chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ

chức và cộng đồng.

3. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các

chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và

các hình thức khác.

43

CHUYÊN ĐỀ 6

Kế hoạch hành động về bình đẳng giới

Mục đích - Hiểu và nắm đƣợc chu trình thực hiện Kế hoạch hành động về bình

đẳng giới;

- Thiết kế, xây dựng đƣợc Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của

đơn vị, tổ chức, ngành, địa phƣơng mình.

Nội dung - Chu trình thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới;

- Bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Phƣơng pháp Động não;

Hỏi – đáp;

Thuyết trình;

Bài tập nhóm;

Thảo luận chung.

Thời lƣợng 90 phút

44

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục

đích của chuyên đề

10 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2:

▪ Chu trình thực hiện Kế hoạch

hành động về bình đẳng giới:

- Xác định vấn đề;

- Thiết kế;

- Thực hiện;

- Theo dõi, đánh giá và báo cáo.

▪ Bảo đảm nguồn tài chính cho

hoạt động bình đẳng giới

15 Trình bày/

Thuyết trình tích cực

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Làm Bài tập theo

nhóm

30 Thảo luận nhóm nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Trình bày kết quả

thảo luận nhóm

30 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 5: Tóm tắt bài 5 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên:

- Chuẩn bị một số kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương đã được phê

duyệt liên quan đến lĩnh vực công tác của các tham dự viên.

- Tham khảo thêm những nội dung được nêu tại Mục 2.5 Phần II - Các biện pháp bảo

đảm bình đẳng giới của Tập 1.

45

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (10 phút)

o Câu hỏi động não: “Bộ, ngành, địa phương của Anh/chị đã xây dựng Kế hoạch

hành động về bình đẳng giới chưa?”

o Đề nghị tham dự viên giơ tay, tập huấn viên đếm và ghi lại số ngƣời trả lời “chưa”

và “đã xây dựng”.

o Chiếu lên màn hình mục đích của chuyên đề 6 và giải thích.

Hoạt động 2: (15 phút)

- Chu trình thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới;

- Bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

o Nếu có thông tin về Bộ, ngành, địa phƣơng của tham dự viên đã xây dựng “Kế

hoạch hành động về bình đẳng giới”, nên đề nghị những tham dự viên này chia sẻ

một số kinh nghiệm.

o Chiếu lên màn hình sơ đồ “Chu trình thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng

giới” đƣợc rút ra từ Mục 2.5 Phần II - Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới của

Tập 1 và giải thích bốn bƣớc của Chu trình.

o Cuối cùng chiếu lên màn hình một Mẫu “Kế hoạch hành động về bình đẳng giới” để

tham dự viên tham khảo. Hỏi học viên có thắc mắc gì không.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (30 phút)

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình các vấn đề cần thảo luận sau:

1. Hãy xác định những vấn đề bất bình đẳng giới hiện đang tồn tại trong

ngành/địa phương của anh/chị.

2. Dựa vào Mẫu “Kế hoạch hành động về bình đẳng giới” hãy thiết kế một kế

hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành/địa phương mình để giải quyết

vấn đề bất bình đẳng giới được xác định ở trên.

o Chia các tham dự viên thành các nhóm nhỏ 4 đến 6 ngƣời, tốt nhất là những ngƣời

ở cùng cơ quan, tổ chức hoặc ngành. Phát giấy A0, bút mầu nét to cho các nhóm.

Các nhóm sẽ cùng thảo luận cả hai nội dung ở trên. Mỗi nhóm cử một đại diện của

nhóm trình bày kết quả thảo luận.

46

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số gợi ý, hƣớng dẫn tham dự

viên sử dụng Tập I của Bộ tài liệu để hỗ trợ các nhóm.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả bài tập nhóm (30 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không.

o Hỏi nhóm tham dự viên khác có góp ý gì không.

o Giải thích thêm các vấn đề mà có thể các tham dự viên còn lúng túng trong quá

trình thảo luận nhóm.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (15 phút)

o Hỏi tham dự viên còn các câu hỏi và vấn đề gì cần thảo luận không.

o Tập huấn viên kết luận bằng một số điểm chính sau:

1. Xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới là nhiệm vụ của các Bộ,

ngành, địa phương để thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai

đoạn 2011 - 2020.

2. Một Kế hoạch hành động về bình đẳng giới cần có bốn cấu phần chính:

• Sự cần thiết và tính hợp lý của Kế hoạch hành động;

• Những mục tiêu, kết quả, hoạt động/biện pháp/giải pháp và nguồn lực (nhân

lực, tài lực và vật lực);

• Những chỉ tiêu;

• Khung theo dõi và đánh giá.

3. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm:

• Ngân sách Nhà nước;

• Đóng góp tự nguyện của tổ chức, các nhân;

• Các nguồn thu hợp pháp khác.

47

CHUYÊN ĐỀ 7

Tám lĩnh vực trong Luật Bình đẳng giới

Mục đích Hiểu và nắm đƣợc những nội dung về bình đẳng giới trong tám lĩnh

vực, bao gồm: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa

học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế và gia

đình.

Nội dung Bình đẳng giới trong tám lĩnh vực, bao gồm: chính trị; kinh tế; lao

động; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông

tin, thể dục, thể thao; y tế và gia đình – pháp luật và thực tiễn.

Phƣơng pháp - Động não;

- Hỏi – đáp;

- Thuyết trình;

- Thảo luận nhóm;

- Thảo luận chung.

Thời lƣợng 90 phút

48

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục

đích của chuyên đề

10 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2: Bình đẳng giới

trong tám lĩnh vực, bao gồm:

chính trị; kinh tế; lao động; giáo

dục và đào tạo; khoa học và công

nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục,

thể thao; y tế và gia đình – pháp

luật và thực tiễn.

15 Trình bày/

Thuyết trình tích cực

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Thảo luận về thực

tiễn bình đẳng giới trong các lĩnh

vực của đời sống và xã hội

30 Thảo luận nhóm nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Trình bày kết quả

thảo luận nhóm

30 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 5: Tóm tắt bài 5 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên:

- Chuẩn bị một số tư liệu (một số bài, đoạn báo, kết quả nghiên cứu khoa học, các số

liệu thống kê ) về thực tiễn bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống và xã hội ở Việt

Nam.

- Tập trung vào những vấn đề được nêu tại Phần III - Tám lĩnh vực trong Luật Bình

đẳng giới của Tập 1.

- Tùy theo nhóm đối tượng tham dự khóa tập huấn, tập huấn viên sẽ nhấn mạnh vào

lĩnh vực công tác của tham dự viên.

49

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (10 phút)

o Câu hỏi động não: “Hãy liệt kê những lĩnh vực được nêu trong Luật Bình đẳng

giới?”

o Chiếu lên màn hình mục đích của chuyên đề 7 và giải thích.

Hoạt động 2: Bình đẳng giới trong tám lĩnh vực, bao gồm: chính trị; kinh tế; lao động;

giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế

và gia đình – pháp luật và thực tiễn. (15 phút)

o Lần lƣợt chiếu lên màn hình những nội dung về bình đẳng giới trong các lĩnh vực:

chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa,

thông tin, thể dục, thể thao; y tế và gia đình đƣợc quy định trong Luật Bình đẳng

giới kèm theo những thông tin hoặc số liệu về thực tiễn bình đẳng giới tƣơng ứng

đối với mỗi một lĩnh vực để minh họa.

o Sau mỗi một lĩnh vực, tập huấn viên dừng lại để hỏi về suy nghĩ của các tham dự

viên đối với lĩnh vực đã trình bày. Khuyến khích tham dự viên chia sẻ suy nghĩ,

kiến thức và trải nghiệm của họ. Ghi lại những ý kiến của tham dự viên lên bảng

hoặc tờ giấy A0.

o Tổng hợp những vấn đề thực tiễn về bình đẳng giới đƣợc đặc biệt quan tâm của tất

cả các ngành, các cấp. Hỏi học viên có thắc mắc gì không.

Hoạt động 3: Thảo luận về thực tiễn bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống và

xã hội (30 phút)

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình các vấn đề cần thảo luận sau:

1. Những thành tựu về bình đẳng giới trong tám lĩnh vực của đời sống xã hội;

2. Những vấn đề bất bình đẳng về giới/phân biệt đối xử về giới hiện đang tồn tại

trong tám lĩnh vực của đời sống xã hội: những nguyên nhân và hậu quả;

Lưu ý: Nếu đối tƣợng tham dự tập huấn thuộc một ngành/lĩnh vực hoặc ở cấp địa

phƣơng, ví dụ: chính trị hoặc lao động, ... hoặc cán bộ thuộc các ban, ngành cấp tỉnh hoặc

huyện, các vấn đề cần thảo luận nên đƣợc điều chỉnh nhƣ sau:

1. Những thành tựu về bình đẳng giới trong lĩnh vực công tác hoặc địa phương

của Anh/Chị;

50

2. Những vấn đề bất bình đẳng về giới/phân biệt đối xử về giới hiện đang tồn tại

trong lĩnh vực công tác hoặc địa phương của Anh/Chị: những nguyên nhân và

hậu quả;

o Chia các tham dự viên thành các nhóm nhỏ 4 đến 6 ngƣời, tốt nhất là những ngƣời

ở cùng cơ quan, tổ chức hoặc ngành. Phát giấy A0, bút mầu nét to cho các nhóm.

Các nhóm sẽ cùng thảo luận cả hai nội dung ở trên. Mỗi nhóm cử một đại diện của

nhóm trình bày kết quả thảo luận.

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số gợi ý, hƣớng dẫn tham dự

viên sử dụng Tập I của Bộ tài liệu để hỗ trợ các nhóm.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả thảo luận nhóm (30 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không.

o Hỏi nhóm tham dự viên khác có góp ý gì không.

o Giải thích thêm các vấn đề mà có thể các tham dự viên còn lúng túng trong quá

trình thảo luận nhóm.

Lưu ý: Tập huấn viên đề nghị các nhóm lƣu lại kết quả thảo luận của nhóm mình để sử

dụng cho phần làm Bài tập ở các Chuyên đề về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và về

xây dựng kế hoạch hành động về bình đẳng giới.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (5 phút)

o Tập huấn viên kết luận bằng một điểm chính sau:

1. Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhũng thành tựu nổi bật về cải

thiện điều kiện sống của nhân dân và giảm chênh lệcl giới. Những nỗ lực trong

thu hẹp khoảng cách giới và đầu tư vào nguồn vốn con người đã đưa đất nước

đứng thứ 80 trên thế giới về chỉ số phát triển con người và trở thành quốc gia

đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất trong xóa bỏ khoảng cách giới trong

vòng 20 năm trở lại đây ở khu vực Đông Á.

2. Tuy nhiên để bình đẳng giới tiến xa hơn nữa, vẫn cần phải quan tâm hơn nữa

tới việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và quản lý nhà

nước, cũng như khả năng tiếp cận tốt hơn của họ đối với các dịch vụ y tế, giáo

dục, đào tạo và các cơ hội kinh tế.

51

CHUYÊN ĐỀ 8

Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan

trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới

Mục đích - Nắm rõ về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện

và bảo đảm bình đẳng giới;

- Nắm rõ về công tác phối hợp thực hiện quản lý nhà nƣớc về bình

đẳng giới.

Nội dung - Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân

trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới;

- Những vấn đề trong phối hợp thực hiện quản lý nhà nƣớc về bình

đẳng giới.

Phƣơng pháp - Động não;

- Hỏi – đáp;

- Thuyết trình;

- Thảo luận nhóm;

- Thảo luận chung.

Thời lƣợng 90 phút

52

Hoạt động Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục

đích của chuyên đề

10 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2:

- Giới thiệu về vai trò, trách

nhiệm của các cơ quan, tổ chức,

gia đình và cá nhân trong việc

thực hiện và bảo đảm bình đẳng

giới;

- Giới thiệu những vấn đề trong

phối hợp thực hiện quản lý nhà

nƣớc về bình đẳng giới.

25 Trình bày/

Thuyết trình tích cực

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Thảo luận về vai

trò, trách nhiệm của các bên liên

quan trong thực hiện và bảo đảm

bình đẳng giới và các cơ chế phối

hợp

20 Thảo luận nhóm nhỏ

Hỏi - Đáp

Hoạt động 4: Trình bày kết quả

thảo luận nhóm

30 Thuyết trình

Thảo luận chung

Hỏi - Đáp

Hoạt động 5: Tóm tắt bài 5 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

Gợi ý cho tập huấn viên:

- Chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và chức

năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức. Tùy theo nhóm đối tượng tham dự khóa tập huấn,

tập huấn viên sẽ lựa chọn các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với lĩnh vực công tác của

tham dự viên.

- Tập trung vào những vấn đề được nêu tại Phần IV - Vai trò, trách nhiệm của các bên

liên quan trong việc thực hiện bình đẳng giới của Tập I.

53

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (10 phút)

o Câu hỏi động não: “Cơ quan/địa phương của Anh/Chị có thể làm gì để tiúc đẩy và

bảo đảm bình đẳng giới?”

o Tập huấn viên chiếu mục đích của chuyên đề 8 và giải thích. Hỏi tham dự viên có

thắc mắc gì không.

Hoạt động 2: (25 phút)

- Giới thiệu về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong

việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới;

- Giới thiệu những vấn đề trong phối hợp thực hiện quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới.

o Viết các cụm từ “Vai trò, trách nhiệm của Quốc hội”, “Vai trò, trách nhiệm của

Chính phủ và các Bộ”, “Vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp” và

“Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội” lên bốn tờ giấy

A0. Hỏi tham dự viên “Theo Anh/Chị, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ

chức này là gì?” Khuyến khích tham dự viên nêu nhanh những ý kiến của họ. Mời

bốn tham dự viên lên ghi các câu trả lời.

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình tóm tắt những quy định của Luật Bình đẳng giới

về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đã nêu ở trên và so sánh với các ý kiến

đóng góp của các tham dự viên.

o Tập huấn viên đặt câu hỏi “Để thực hiện tốt các vai trò, trách nhiệm của mình, các

cơ quan, tổ chức phải phối hợp với nhau như thế nào và trong những hoạt động

nào?” Khuyến khích tham dự viên nêu nhanh những ý kiến của họ và ghi lại trên

bảng hoặc tờ giấy A0.

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình tóm tắt những quy định của Nghị định

70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số Điều của Luật Bình đẳng giới về phối hợp thực hiện quản lý nhà nƣớc

về bình đẳng giới và so sánh với các ý kiến đóng góp của các tham dự viên.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( 20 phút)

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình vấn đề cần thảo luận: “Những khó khăn, thuận

lợi trong phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới và những giải

pháp để khắc phục”.

54

o Chia các tham dự viên thành các nhóm nhỏ 4 đến 6 ngƣời, tốt nhất là những ngƣời

ở cùng cơ quan, tổ chức hoặc ngành. Phát giấy A0, bút mầu nét to cho các nhóm.

Các nhóm sẽ cùng thảo luận nội dung ở trên. Mỗi nhóm cử một đại diện của nhóm

trình bày kết quả thảo luận.

o Tập huấn viên đi tới các nhóm và có thể đƣa ra một số gợi ý, hƣớng dẫn tham dự

viên sử dụng Tập I của Bộ tài liệu để hỗ trợ các nhóm.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả thảo luận nhóm ( 30 phút)

o Mỗi nhóm trình bày trƣớc lớp trong 5 phút.

o Sau mỗi phần trình bày, tập huấn viên hỏi tham dự viên có bình luận hoặc bổ sung

gì không.

o Hỏi nhóm tham dự viên khác có góp ý gì không.

o Giải thích thêm các vấn đề mà có thể các tham dự viên còn lúng túng trong quá

trình thảo luận nhóm.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (5 phút)

o Tập huấn viên kết luận bằng một số điểm chính căn cứ vào những kết quả thảo luận

của các tham dự viên.

55

CHUYÊN ĐỀ 9

Giám sát và công tác báo cáo việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới

Mục đích - Hiểu rõ trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới của

Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất;

- Nắm đƣợc yêu cầu của công tác báo cáo việc thực hiện Luật Bình đẳng

giới;

- Có kỹ năng viết báo cáo.

Nội dung - Trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới của Quốc

hội;

- Công tác báo cáo việc thực hiện Luật Bình đẳng giới.

Phƣơng pháp - Động não;

- Hỏi – đáp;

- Thuyết trình;

- Bài tập nhóm;

- Thảo luận chung.

Thời lƣợng 45 phút

Hoạt động

Thời lƣợng

(phút) Phƣơng pháp Tài liệu, công

cụ

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục

đích của chuyên đề

5 Động não

Máy chiếu

Màn hình chiếu

Bảng

Bút màu nét to

Giấy A0

Giấy A4

Băng dính

Kéo

Hoạt động 2:

- Giới thiệu trách nhiệm giám sát

việc thực hiện Luật Bình đẳng

giới của Quốc hội;

- Giới thiệu yêu cầu của công tác

báo cáo việc thực hiện Luật Bình

đẳng giới.

30 Trình bày

Hỏi - Đáp

Hoạt động 3: Tóm tắt bài 10 Thuyết trình

Hỏi - Đáp

56

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: Giới thiệu các mục đích của chuyên đề (5 phút)

o Chiếu mục đích của chủ đề 9 và giải thích. Hỏi tham dự viên có thắc mắc gì không.

Hoạt động 2: (30 phút)

- Giới thiệu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới của Quốc hội;

- Giới thiệu yêu cầu của công tác báo cáo việc thực hiện Luật Bình đẳng giới.

o Viết các cụm từ “Trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới của

Quốc hội” lên bảng hoặc tờ giấy A0.

o Hỏi tham dự viên: “Những cơ quan và cá nhân nào trong Quốc hội chịu trách nhiệm

giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, cách thức giám sát?” Khuyến khích

tham dự viên nêu nhanh những ý kiến của họ và ghi lại trên bảng hoặc tờ giấy A0.

o Tập huấn viên chiếu lên màn hình tóm tắt những cơ quan, cá nhân trong Quốc hội

chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, cách thức giám sát

của họ và so sánh với các ý kiến đóng góp của các tham dự viên.

Lưu ý: Tham khảo những nội dung có liên quan trong Phần V - Giám sát và công tác

báo cáo về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới của Tập 1.

o Tập huấn viên giới thiệu yêu cầu đối với công tác báo cáo việc thực hiện pháp luật

bình đẳng giới và gợi ý kết cấu của một báo cáo.

o Hỏi tham dự viên về những khó khăn trong việc chuẩn bị một Báo cáo. Khuyến

khích tham dự viên nêu những ý kiến của họ và ghi lại trên bảng hoặc tờ giấy A0.

o Tập huấn viên đề nghị các tham dự viên khác chia sẻ những kinh nghiệm khắc phục

khó khăn đã đƣợc nêu ra và các cách thức cần thiết phải thực hiện trong thời gian

tới để công tác báo cáo có thể hỗ trợ tốt hơn việc thực hiện và giám sát Luật Bình

đẳng giới.

Hoạt động 5: Tóm tắt bài (10 phút)

o Tập huấn viên kết luận bằng một số điểm chính căn cứ vào những kết quả thảo luận

của các tham dự viên.