thu hút khách quốc tế đến tphcm thông qua hình thức du lịch ẩm thực

153
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội không ngừng phát triển, con người có cuộc sống sung túc và thoải mái hơn. Khi con người đã vượt qua cái ăn, cái mặc thì nhu cầu về tinh thần càng được coi trọng. Ngày nay, có nhiều người lựa chọn du lịch như một hình thức giải trí, thư giãn và tìm hiểu về văn hóa. Chính những trải nghiệm từ du lịch làm phong phú thêm đời sống tinh thần, giúp con người mở mang kiến thức, và tiếp cận những nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Chính vì thế, cho đến nay có rất nhiều hình thức du lịch ra đời đáp ứng nhu cầu của khách hàng như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triễn lãm và sự kiện), du lịch văn hóa. Tuy nhiên, tất cả các hình thức trên trở nên quá quen thuộc và phổ biến, chưa tạo được dấu ấn đặc sắc riêng cho điểm đến. Để làm cho nền du lịch phát triển, các nhà làm du lịch cần đa dạng hóa các hình thức du lịch hơn nữa. Vì thế, trong những năm gần đây, trên thế giới đã xuất hiện loại hình du lịch ẩm thực. Kể từ khi chính thức xuất hiện vào năm 2003, du lịch ẩm thực đã phát triển mạnh mẽ với lượng khách thu hút ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, theo thống kê của Hiệp hội du lịch văn hóa ẩm thực cũng cho thấy sự tăng nhanh về số lượng thành viên tham gia vào hiệp hội. Hình thức 1

Upload: phuong-trang

Post on 08-Apr-2016

24 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội không ngừng phát triển, con người có cuộc sống sung túc và thoải

mái hơn. Khi con người đã vượt qua cái ăn, cái mặc thì nhu cầu về tinh thần càng

được coi trọng. Ngày nay, có nhiều người lựa chọn du lịch như một hình thức giải

trí, thư giãn và tìm hiểu về văn hóa. Chính những trải nghiệm từ du lịch làm phong

phú thêm đời sống tinh thần, giúp con người mở mang kiến thức, và tiếp cận những

nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Chính vì thế, cho đến nay có rất nhiều

hình thức du lịch ra đời đáp ứng nhu cầu của khách hàng như du lịch tham quan, du

lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triễn

lãm và sự kiện), du lịch văn hóa. Tuy nhiên, tất cả các hình thức trên trở nên quá

quen thuộc và phổ biến, chưa tạo được dấu ấn đặc sắc riêng cho điểm đến. Để làm

cho nền du lịch phát triển, các nhà làm du lịch cần đa dạng hóa các hình thức du

lịch hơn nữa. Vì thế, trong những năm gần đây, trên thế giới đã xuất hiện loại hình du

lịch ẩm thực. Kể từ khi chính thức xuất hiện vào năm 2003, du lịch ẩm thực đã phát

triển mạnh mẽ với lượng khách thu hút ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, theo thống kê

của Hiệp hội du lịch văn hóa ẩm thực cũng cho thấy sự tăng nhanh về số lượng thành

viên tham gia vào hiệp hội. Hình thức du lịch ẩm thực cung cấp cho du khách cơ hội

để thưởng thức sản phẩm trọn vẹn bằng cả năm giác quan, qua đó, tạo ra những dấu

ấn đậm nét trên hành trình của du khách. Ngoài ra, du lịch ẩm thực còn giúp du khách

hiểu hơn về văn hóa, đặc trưng nông nghiệp và nếp sống của người dân ở một địa

phương. Như vậy, du lịch ẩm thực trở thành một hình thức du lịch mới và độc đáo,

đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm món ăn cũng như văn hóa của điểm đến.

Đây được dự đoán là hình thức du lịch trong tương lai khi nhu cầu trao dồi tinh thần

ngày càng nâng cao.

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội của khu vực miền Nam cũng

như của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã là địa phương phát triển du

lịch trọng điểm của Việt Nam. Nhiều năm liên tục là đơn vị có lượt khách du lịch

quốc tế hàng đầu Việt Nam và hứa hẹn sẽ tiếp tục giữa vị trí đầu tàu trong tương lai,

Thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà thuận lợi để phát huy thế mạnh của mình

1

2

trong “ngành công nghiệp không khói”. Tình hình phát triển du lịch quốc tế tại

Thành phố Hồ Chí Minh tương đối khả quan và đáng mừng, nhưng những năm gần

đây, du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu phát triển chững lại,

mất đi một số lợi thế nhất định của mình. Tuy giữ vai trò đầu tàu trong du lịch quốc

tế của cả nước nhưng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có một thương hiệu

du lịch đặc trưng khác biệt, gây dấu ấn trong lòng du khách quốc tế. Trong khi đó,

nền ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và đa dạng. Vừa giữ được

nét đặc trưng của các món ăn Việt Nam, ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh dung hòa

và tiếp thu nền ẩm thực của khu vực tạo nên những món ăn đặc sắc, phù hợp với

khẩu vị và được đón nhận nồng nhiệt từ khách du lịch quốc tế. Với lợi thế nêu trên,

ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết để trở thành

thương hiệu du lịch quảng bá với du khách trên thế giới.

Tuy nhiên, tình hình phát triển du lịch ẩm thực trong thời gian qua dường

như chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức các

dịch vụ du lịch ẩm thực vẫn còn ở hình thức sơ khai, chỉ đơn thuần cung cấp dịch

vụ ăn uống, chưa biết tận dụng lợi thế ẩm thực vốn có để phát triển thành các hoạt

động ẩm thực, đa dạng trải nghiệm cho du khách quốc tế. Ngoài ra, các bất cập

trong tuyên truyền quảng bá, khâu quản lý chất lượng dịch vụ, an ninh xã hội và cơ

sở hạ tầng là những yếu tố cản trở sự phát triển của ẩm thực trong du lịch quốc tế.

Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu và khai thác yếu tố ẩm

thực đối với du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:”Thu hút khách quốc tế đến

Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực” làm đề tài khóa

luận của mình, với hi vọng phân tích được thực trạng và cải thiện hơn nữa tình hình

hoạt động du lịch ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với thị trường khách

quốc tế”.

2. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện nhằm đến ba mục tiêu như sau:

2

3

- Thứ nhất, giới thiệu các lý luận cơ bản về du lịch ẩm thực và sự cần thiết

phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông

qua hình thức du lịch ẩm thực.

- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến

việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức

du lịch này trong giai đoạn 2008 – 2012.

- Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch

quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành

phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ

Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.

- Về thời gian: thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ

Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực giai đoạn 2008-2012 và những giải

pháp áp dụng cho giai đoạn 2013-2017.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu trong đề tài là phương pháp tổng hợp, so sánh,

phân tích thông tin thu thập được từ các sở, ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh, từ

sách báo, tạp chí và Internet, đồng thời vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề

nghiên cứu.

Ngoài ra tác giả còn thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp điều tra và

thống kê thông qua phỏng vấn trực tiếp 100 khách du lịch quốc tế trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến sức hút của du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.

5. Kết cấu đề tài

Đề tài được chia làm 3 chương với nội dung như sau:

3

4

- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về việc phát triển du lịch quốc tế thông qua

hình thức du lịch ẩm thực và tính cấp thiết phải phát triển du lịch quốc tế tại Thành

phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực.

- Chương 2: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách

du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực

giai đoạn 2008 - 2012.

- Chương 3: Một số định hướng và giải pháp tăng cường thu hút khách du

lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực giai

đoạn 2013-2017.

Nhân đây xin được gởi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Ngoại

Thương Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp này và đặc biệt gửi lời cảm ơn đến TS.Võ Khắc Thường

đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về mặt thời gian và kiến

thức, tác giả không thể tránh khỏi một số sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý

của Thầy Cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phương Trang

4

5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH

QUỐC TẾ THEO HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC VÀ TÍNH CẤP THIẾT

PHẢI PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG QUA HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC

1.1. Tổng quan về du lịch quốc tế

1.1.1. Du lịch và du lịch quốc tế

1.1.1.1. Du lịch

Du lịch từ lâu đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và các tổ chức định

nghĩa theo nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo cách nhìn và góc độ tiếp cận định

nghĩa. Theo Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tiếp cận du lịch

trên hai góc độ:

- Tiếp cận trên góc độ mục đích chuyến đi: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng

sức, tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi,

giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật,…

- Tiếp cận dưới góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có

hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử

và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người

nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực

kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và

lao động dịch vụ tại chỗ. Hầu như nước nào cũng coi trọng phát triển hoạt động du

lịch. Nói chung trên thế giới, du lịch ra nước ngoài có xu hướng phát triển nhanh.

[25]

Như vậy, du lịch là một khái niệm hàm chứa nội dung kép. Một mặt, du lịch

mang ý nghĩa thông thường của việc đi lại, lưu trú ở nơi khác nhằm mục đích nghỉ

ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Mặt khác, du lịch được nhìn

nhận là một hoạt động gắn với những kết quả kinh tế do chính du lịch tạo ra, một cơ

hội kinh doanh để tạo lợi nhuận.

1.1.1.2. Du lịch quốc tế

5

6

Du lịch quốc tế mang tất cả đặc điểm của du lịch nói chung cộng thêm yếu tố

quốc tế. Yếu tố quốc tế được hiểu là có sự vượt qua khỏi biên giới, lãnh thổ, có sự

trao đổi ngoại tệ và trao đổi các yếu tố văn hóa, lịch sử.

Xét trên phương diện xã hội, du lịch quốc tế là hình thức du lịch của những

du khách đi từ quốc gia này đến quốc gia khác nhằm mục đích tham quan, nghỉ ngơi

giải trí, tìm hiểu giá trị văn hóa và tinh thần. Khách du lịch quốc tế có cơ hội tìm

hiểu các phong tục tập quán, hệ thống văn hoá, pháp luật của nước sở tại, đồng thời

chịu sự chi phối của hệ thống chính trị, văn hoá, kinh tế cũng như pháp luật của

nước đó. Nói cách khác, du lịch tại một quốc gia khác, khách du lịch phải tuân theo

qui định về luật pháp, văn hoá, xã hội của quốc gia đó.

Xét theo phương diện kinh tế, chúng ta xem xét hai loại hình du lịch quốc tế:

- Du lịch quốc tế bị động: Công dân của một nước đi ra nước ngoài để thực

hiện hoạt động du lịch. Hình thức này quốc gia đó phải mất một khoản ngoại tệ thất

thoát.

- Du lịch quốc tế chủ động: Khách du lịch nước ngoài đến một nước khác

nước mình cư trú để thực hiện hành vi du lịch. Hình thức du lịch này đem lại một

nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Du lịch quốc tế chủ động gần giống hoạt động xuất

khẩu vì nó làm tăng thu nhập ngoai tệ cho đất nước du lịch. Khách du lịch quốc tế

đến một quốc gia đổi ra bản tệ để chi tiêu số tiền chi tiêu ở nơi du lịch, thông qua đó

làm đẩy mạnh cán cân thanh toán của quốc gia đó. Không chỉ thế, du lịch quốc tế

còn là ngành xuất khẩu “vô hình” sản phẩm du lịch. Đó là các cảnh quan, thiên

nhiên, khí hậu, những giá trị văn hóa, lịch sử, tính độc đáo trong các phong tục tập

quán,…[4]

Như vậy, du lịch quốc tệ mang đến sự trao đổi về văn hóa và kinh tế. Qua đó,

quốc gia không chỉ thu được các lợi ích kinh tế thông qua các nguồn thu ngoại tệ

mà còn có thể quảng bá về văn hóa, xã hội của nước nhà.

1.1.2. Khách du lịch quốc tế:

Theo Ủy ban thống kê Liên hiệp quốc (1937), du khách quốc tế là những

người viếng thăm một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong

thời gian ít nhất 24 giờ.

6

7

Định nghĩa về du khách có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma

do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại

tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian

24 giờ hay hơn”

Định nghĩa của hội nghị quốc tế về Du lịch tại Hà Lan năm 1989, du khách

quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ

ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách

này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách

trở về nơi ở thường xuyên của mình.

Từ những định nghĩa trên, tác giả rút ra rằng du khách quốc tế là những

người đến một đất nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24h, với mục đích

tham quan, nghỉ ngơi, thăm người thân và bạn bè,… loại trừ mục đích kiếm tiền.

1.2. Tổng quan về du lịch ẩm thực

1.2.1. Ẩm thực và du lịch

Theo Lucy M. Long định nghĩa, ẩm thực là mối liên hệ của các hoạt động thể

chất, xã hội, văn hóa, kinh tế, tinh thần và nghệ thuật liên quan đến đồ ăn, thức uống

[29], ẩm thực có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của con người. Lowenberg (1970) đã áp

dụng tháp nhu cầu của Maslow vào việc phân chia việc ăn uống của con người thỏa

mãn các nhu cầu từ thấp đến cao. Từ nhu cầu ăn uống để tồn tại, hoạt động, tích trữ

(nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn), ẩm thực còn thể hiện đặc trưng của xã hội

(nhu cầu về xã hội) và thông qua cách ăn uống, con người có thể khẳng định được

vị trí của mình và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn (nhu cầu được tôn trọng

và nhu cầu tự hoàn thiện) [28].

Vì thế, ẩm thực đã trở thành một nhân tố quan trọng trong ngành du lịch và

được sử dụng, quảng bá rất nhiều trong các khách sạn, nhà hang và các điểm đến.

Hu và Ritchie (1993) đã nhấn mạnh rằng ẩm thực chính là yếu tố thứ tư và cũng là

nguyên nhân khiến cho du khách đến một nơi chỉ sau khí hậu, chính trị và cảnh

quang ở nơi đó. Nói tóm lại, ẩm thực chính là nhân tố mang lại ấn tượng mạnh mẽ

và sự hài lòng của du khách khi đến một nơi.

1.2.2. Văn hóa ẩm thực

7

8

Khái niệm văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con 

người sáng tạo và tích lũy  qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác

giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa ẩm thực là nội dung nói

đến lĩnh vực chế biến, cách thưởng thức đồ ăn thức uống,... Đó chính là nét văn hóa

hình thành trong cuộc sống. Văn hóa ẩm thực có ba nội dung:

- Cách thức chế biến các đồ ăn,thức uống 

- Các nguyên liệu ẩm thực có giá trị tôn nhau 

- Cách thức thưởng thức mà nâng cao lên thành “đạo” 

Như vậy, văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là

văn hóa về tinh thần. Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trang trí món ăn

sao cho đẹp mắt, món ăn dậy mùi thơm, kích thích vị giác của thực khách. Nét văn

hóa về tinh thần thể hiện ở cách giao tiếp, ứng xử của con người trong bữa cơm,

nhưng nguyên tắc, chuẩn mực, phong tục ăn uống,… Vậy nên có câu:”Hãy cho tôi

biết anh thích ăn những gì, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào”.

1.2.3. Du lịch ẩm thực và động cơ, nhu cầu của du khách theo hình thức

du lịch ẩm thực

1.2.3.1. Du lịch ẩm thực

Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch ẩm thực là sự theo

đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng

cũng có thể chỉ là du lịch ẩm thực tại nhà.

Cụm từ “độc đáo và đáng nhớ” là chìa khóa để hiểu du lịch ẩm thực .Nhiều

người khi nghe đến cụm từ “du lịch ẩm thực” thường nghĩ ngay đến một nhà hàng

sang trọng hay những chai rượu vang hảo hạng. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.

Đôi khi du lịch ẩm thực chỉ là thưởng thức những chiếc bánh ngọt tại cửa hàng địa

phương hay khám phá ra một địa chỉ ẩm thực thú vị trên một con phố không tên.

1.2.3.2. Động cơ, nhu cầu của du khách tìm kiếm ở hình thức du lịch ẩm

thực

Du khách quốc tế tìm đến hình thức du lịch ẩm thực vì 4 động cơ:

8

9

Một là, trải nghiệm ẩm thực. Du khách tìm kiếm những trải nghiệm thực tế

trong chuyến đi. Ví dụ, du khách tham gia các hoạt động ẩm thực của nơi đến qua

việc nếm thử, thưởng thức cách trình bày, mùi vị của món ăn.

Hai là, tìm hiểu về văn hóa. Động cơ này thể hiện sự gắn bó trực tiếp của

món ăn và văn hóa của nơi đó (Reynolds, 1993). Du khách hứng thú tìm hiểu những

nét văn hóa mới, cách sống của người dân nơi đây. Và cách dễ dàng nhất để tìm

hiểu những nét đặc trưng ấy là thông qua ẩm thực. Một số du khách tìm kiếm những

nguyên liệu đặc trưng nấu lên món ăn. Một số khác đi đến điểm thăm quan chỉ để

thưởng thức trọn vẹn những món ăn truyền thống mà không thể tìm thấy ở bất cứ

nơi nào khác. Vì thế nên có ẩm thực là một yếu tố rất quan trọng để du khách quyết

định trở lại lần thứ hai. Du khách chỉ có thể thưởng thức trọn vẹn, đầy đủ hương vị

của món ăn khi trực tiếp đến nơi mà nó bắt đầu.

Ba là, tìm kiếm không gian: Bữa ăn trong kỳ nghỉ có vai trò quan trọng đối

với mỗi du khách. Chẳng hạn, đó là thời gian du khách gặp gỡ các thành viên trong

gia đình. Bữa ăn giúp kéo mọi người trong gia đình đến gần nhau hơn. Không khí

bữa ăn và việc đoàn tụ với một nhóm là yếu tố rất quan trọng trong bữa ăn tối.

Trong chuyến đi, mọi người có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, không chịu áp lực từ

công việc, vì thế, sẽ dành nhiều thời gian cho bạn bè và gia đình. Bữa ăn, do đó,

giúp du khách củng cố mối quan hệ xã hội của mình. Một số khách sạn dùng ẩm

thực giúp cho các du khách trong khách sạn có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc lẫn nhau.

Cuối cùng, nhu cầu chứng tỏ bản thân. Chẳng hạn, du khách du lịch đến một

nơi để thưởng thức những món ăn đắt tiền, thông qua đó, thể hiện vị trí xã hội của

mình.

Như vậy, động cơ của du khách khi tìm đến hình thức du lịch ẩm thực chính

là mong muốn trải nghiệm thực tế những món ăn, tìm hiểu về văn hóa cũng như tìm

kiếm không gian ấm cúng của bữa ăn, khẳng định bản thân mình. Việc tổ chức các

hình thức kinh doanh du lịch ẩm thực chính là việc tiến hành các dịch vụ nhằm thỏa

mãn nhu cầu của khách du lịch. Do đó, du lịch ẩm thực cần cung cấp các dịch vụ

ẩm thực không chỉ đánh vào chế biến món ăn và cách bày trí mà cần phải đa dạng

các hình thức giúp khách hàng có thể trải nghiệm thực tế và hiểu được sự tinh túy,

9

10

nét đẹp của món ăn cũng như là văn hóa vùng miền. Các nhà hàng, khu ăn uống cần

phải kết hợp với các ngành liên quan để tạo một không khí bữa ăn ấm cúng, hài hòa.

Hiểu rõ động cơ của du khách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch ẩm thực phát

triển.

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế

thông qua hình thức du lịch ẩm thực

1.3.1. Nhu cầu du lịch ẩm thực

Một nền du lịch không thể phát triển nếu không có nhu cầu. Như đã để cập ở

phần trên, khách du lịch tìm đến du lịch ẩm thực qua 4 nhu cầu, đó là trải nghiệm,

tìm hiểu văn hóa, tìm kiếm không khí bữa ăn và tự khẳng định mình. Với khái niệm

đã đề ra như vậy thì đối tượng khách tham gia loại hình du lịch văn hóa ẩm thực là

người tiêu dùng du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của điểm đến du

lịch. Họ có thể là các chuyên gia nghiên cứu ẩm thực, các đầu bếp, chủ nhà hàng,

khách sạn muốn tìm hiểu về ẩm thực để bổ sung món ăn mới cho thực đơn nhà

hàng. Họ cũng có thể là những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và

thỏa mãn tò mò của mình, không nhất thiết đó là người sành ăn. Đặc điểm chung

của đối tượng khách này là thích tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa bản địa. Họ không

e ngại khi ăn những món ăn lạ, khác biệt với khẩu vị quen thuộc thường ngày. Họ

tôn trọng sự khác biệt của nền văn hóa bản địa, yêu cầu cao về trình độ chuyên môn

và sự mến khách của người đầu bếp, người phục vụ và dân cư địa phương. Họ cũng

có thể là những người làm việc bận rộn và tìm kiếm một kỳ nghỉ với bữa ăn ấm

cúng, sang trọng cho riêng mình cùng với người thân, bạn bè. Đó là những đặc điểm

chung của đối tượng khách du lịch văn hóa ẩm thực. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền

địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định những đặc trưng của nền

văn hóa ẩm thực trên địa bàn, khu vực và nghiên cứu đặc điểm đối tượng khách

hàng mục tiêu cho phù hợp.

1.3.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch

Nếu như chúng ta xem các điều kiện chung như là các điều kiện đủ để phát

triển du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch như là các điều kiện cần để phát

triển du lịch. Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

10

11

phát triển cao, song nếu không có các tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát

triển dược du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con

người tạo ra, vì vậy các tài nguyên du lịch có thể được phân làm hai nhóm: tài

nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó, tài nguyên du

lịch nhân văn bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân

gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo

của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng

phục vụ mục đích du lịch. Do đó, văn hóa ẩm thực cũng chính là một tài nguyên du

lịch của mỗi quốc gia. Người ta thường nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa, mỗi

quốc gia có những phong tục, tập quán khác nhau và từ đó hình thành phong cách

ẩm thực riêng cho mình.

Đối với những loại hình du lịch khác, ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng

trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi du lịch nhưng

không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến du

lịch. Vì vậy, đôi khi chỉ cần xây dựng thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của du

khách. Nhưng đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, ẩm thực lại là nhân tố

quyết định trong việc lựa chọn chương trình du lịch và các điểm đến. Chính vì vậy,

điểm đến có hình ảnh ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn

với du khách bấy nhiêu. Hình ảnh ẩm thực của một nơi có thể được xem xét theo

hai khía cạnh:

Một là, nền ẩm thực độc đáo, phong phú. Mức độ phong phú của một nền ẩm

thực có thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm

thực khác nhau trên cùng một vùng, miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của

nhiều làng nghề ẩm thực. Sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho

du khách nhiều cơ hội khám phá, học hỏi. Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những

đặc trưng của một nền ẩm thực, nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực

khác. Sự độc đáo có thể thể hiện ở cách thức chế biến món ăn, mùi vị đặc trưng, lợi

ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, khi đưa vào để phát

triển thành một sản phẩm du lịch thì tình độc đáo cũng chỉ là một khái niệm tương

đối vì trong du lịch, các sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước. Vì vậy, luôn tìm tòi,

11

12

sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong

việc phát triển du lịch nói chung, du lịch văn hóa ẩm thực nói riêng.

Hai là, mức độ phong phú của các loại hình ẩm thực. Đó chính là sư phong

phú của các trải nghiệm ẩm thực mà du khách có thể tham gia. Sự phong phú thể

hiện ở hình thức của các hoạt động ẩm thực và nơi cung cấp dịch vụ. Hình thức ẩm

thực cần phải đa dạng từ việc chú trọng vào khâu thưởng thức của khách hàng, cung

cấp những món ăn ngon cả về mùi vị và hình thức cho đến việc cung cấp các hoạt

động nấu ăn mà du khách có thể tự trải nghiệm và thưởng thức. Nơi phục vụ khách

hàng cần phải đa dạng cung cấp những nơi sang trọng, ấm cúng trong các nhà hàng

với cách bày trí và phục vụ chuyên nghiệp. Nhưng đồng thời du khách cũng có thể

tiếp cận các hình thức ẩm thực đường phố, thân thiện và hòa nhập với cuộc sống

người dân bản xứ. Sư đa dạng trong các hình thức sẽ tạo sự thú vị cho du khách khi

được trải nghiệm các phong cách khác nhau trong thời gian du lịch và nó cũng nhân

tố quan trọng giúp điểm đến thu hút khách du lịch và khiến cho khách du lịch quay

lại.

1.3.3. Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách

Các điều kiện ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là

cơ sở vật chất du lịch và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và

phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du

lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí,

cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực

của cơ sở du lịch(có thể là của một cơ sở du lịch, có thể là của một khu du lịch).

Thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn bao gồm tất cả những công trình mà tổ

chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình(rạp chiếu phim, sân thể thao,..).

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa

mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật

du lịch.

12

13

Đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, sự phát triển của hệ thống cơ sở

vật chất trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, sản xuất chế biến thực phẩm là điều

kiện hết sức cần thiết. Tại đây, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn,

đồ uống mà còn được ngắm nhìn khung cảnh, bài trí của nhà hàng, quán ăn. Vì thế,

những nhà hàng, quán ăn mang đậm phong cách truyền thống của địa phương, dân

tộc thì càng có sức thu hút cao đối với du khách, từ việc thiết kế, trang trí nhà hàng

đến các trang thiết bị phục vụ như bàn ghế, bát, đĩa, chén hay ấm tích đựng nước,

các tranh ảnh, các dụng cụ sản xuất đến các dụng cụ săn bắt. Bên cạnh đó, các bản

nhạc dân tộc và các dụng cụ chiếu sáng được sử dụng cũng góp phần tác động mạnh

mẽ đến các giác quan của du khách, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn để du

khách có thể nhớ mãi rồi kể lại cho bạn bè, người thân. Đây cũng chính là hình thức

tuyên truyền, quảng cáo rất hữu hiệu. Không những thế, du khách còn có thể tham

quan các quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm tại các làng nghề ẩm thực, xưởng

sản xuất hay được học cách nấu ăn tại nhà hàng hoặc lớp dạy nấu ăn. Còn gì thú vị

hơn khi được tự tay mình thực hiện một công đoạn sản xuất tại làng nghề hay tự nấu

một món ăn và thưởng thức thành quả tự mình làm ra. Bên cạnh đó, việc thiết kế,

xây dựng các nhà hàng, quán ăn và các cơ sở sản xuất cũng cần đặc biệt chú ý đến

các điều kiện về vệ sinh, an toàn và sự hài hòa với môi trường xung quanh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không

phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống

đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới

thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát

nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng…Cơ sở hạ tầng kỹ

thuật xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một đất nước.

Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai

thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Mặt khác, phát

triển du lịch cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao, mở rộng cơ sở hạ tầng

kỹ thuật của một vùng hay của cả đất nước.

13

14

Cũng như đối với các loại hình du lịch khác, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng

xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch văn hóa ẩm thực trong việc

tiếp đón du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung

cũng như loại hình du lịch văn hóa ẩm thực nói riêng.

1.3.4. Điều kiện về tổ chức

Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm điều kiện cụ thể sau:

Thứ nhất, đó là sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (bộ máy

quản lý vĩ mô về du lịch), bộ máy này bao gồm: các chủ thể quản lý, cấp Trung

Ương, cấp địa phương, hệ thống các thể chế quản lý.

Thứ hai, chính là sự có mặt của các tổ chức doanh nghiệp chuyên trách về du

lịch (bộ máy quản lý vi mô về du lịch), các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến

việc đảm bảo đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi

hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ

hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác.

Trong đó, hệ thống chính sách quản lí của các cơ quan chủ quản là rất cần

thiết để có thể định hướng cho sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn

hóa ẩm thực nói riêng. Vai trò của chính quyền địa phương và cơ quan quản lí thể

hiện qua việc:

- Đảm bảo chính quyền địa phương cùng các cấp quản lí nắm vững khái

niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực đối

với địa phương.

- Thực hiện công tác nghiên cứu đặc trưng ẩm thực của vùng, tư vấn cho cấp

quản lí cao hơn và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch văn hóa ẩm thực trên địa

bàn quản lí.

- Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động du lịch văn hóa ẩm thực trên địa

bàn.

- Thiết kế, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân

cư.

1.3.5. Nguồn nhân lực

14

15

Du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ, bởi vậy,

nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của hoạt động kinh

doanh du lịch. Xét một cách tổng quát, nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn

bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách

du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành Du lịch thì không

chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả

các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián

tiếp khác phục vụ khách du lịch. Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng lao động

(khách du lịch), lao động du lịch được chia thành hai nhóm: lao động trực tiếp và

lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ

khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ

khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp bao gồm những công

việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung

ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ

phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo

nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ

khách du lịch… Tất nhiên các lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch bao giờ

cũng có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến chất lượng dịch vụ, từ đó đến chất

lượng sản phẩm du lịch. Trong phạm vi nghiên cứu của đề án này, tác giả chỉ đề cập

đến lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch.

Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch lại

được chia thành bốn nhóm cơ bản với vai trò và đặc trưng khác nhau trong quá trình

hoạt động kinh doanh du lịch gồm nhóm lao động chức năng quản lý chung, nhóm

lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế, nhóm lao động chức năng

đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, nhóm lao động trực tiếp

cung cấp dịch vụ cho khách. Trong đó, những lao động trực tiếp tham gia vào quá

trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách đóng

vai trò rất quan trọng.

Vì vậy, đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, lao động trong bộ phận sản

xuất, chế biến thực phẩm và bộ phận phục vụ thức ăn, đồ uống cần được chú trọng

15

16

đặc biệt. Du khách tìm đến với loại hình du lịch này với mong muốn có được những

trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ về ẩm thực. Do đó, phải làm sao để chế biến ra

những món ăn, đồ uống ngon, bổ, trình diễn những kĩ thuật chế biến mới lạ, hấp dẫn

và tạo dựng được phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, không

những đòi hỏi bản thân người lao động cần có lòng nhiệt huyết, đam mê, tự trau dồi

kiến thức mà còn có sự đào tạo bài bản từ phía các trường lớp, các viện nghiên cứu.

Có vậy mới tạo ra đội ngũ người lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất

lượng.

1.3.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch ẩm thực đến du khách quốc tế

Tuyên tuyên quảng bá du lịch là các hoạt động bằng các hoạt động văn hóa lễ

hội, các chương trình hợp tác thúc đẩy quan hệ giữa các nước, sự kiện thể thao….chỉ

nhằm tới mục tiêu là làm sao càng nhiều ngưới biết đến Việt Nam với những đặc

trưng về văn hóa, thiên nhiên cũng như con người.

Trong lĩnh vực ẩm thực, tuyên truyền quảng bá không chỉ dừng lại ở giới thiệu

các món ăn mà còn là giới thiệu văn hóa, tinh túy của đất nước đến du khách. Có

nhiều cách để quảng bá thương hiệu ẩm thực đến với du khách. Đầu tiên chính là các

lễ hội festival ẩm thực mà du khách có thể trực tiếp nếm thử, thưởng thức món ăn

cũng như cách chế biến. Tuy nhiên, hình thức này chỉ đến được một vài cá nhân ở

nơi diễn ra festival. Phổ biến nhất chính là hình thức quảng bá trên cách kênh thông

tin du lịch như các tạp chí, chuyên trang du lịch, các website đặt phòng,… Ưu điểm

của hình thức này là có thể đến được với tất cả đối tượng du khách trên thế giới, có

sức lan tỏa cao. Tuy nhiên, hình thức này chỉ thể hiện được hình thức của món ăn mà

không thể truyền tại được mùi vị của món ăn.

1.4. Tiềm năng và lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thu

hút khách quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực

1.4.1. Vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là một đầu mối giao

thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh

trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm ở trung tâm Nam Bộ, giáp liền với

các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long- vựa lương thực lớn nhất cả nước, cung cấp cho

16

17

Thành phố Hồ Chí Minh nông sản tươi ngon, đẩy mạnh liên kết xuất khẩu các mặt

hàng nông lâm thủy sản của vùng. Thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng

của cả nước, là điểm cuối cùng của hệ thống đường nội địa. Với vị trí trung tâm

vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh cùng với Đồng Nai, Bình Dương và

Vũng Tàu tạo thành khu kinh tế trọng điểm của quốc gia, thu hút phần lớn vốn đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam. Một lợi thế nổi bật, nơi đây còn có sân bay quốc tế

Tân Sân Nhất, là cửa ngõ quốc tế quan trọng của cả nước ở miền Nam Việt Nam.

Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn công suất với

850 héc ta. Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất là điểm dừng của nhiều chuyến bay

quốc tế. Và từ đây, du khách sẽ đón phương tiên khác nhau đến những điểm thăm

quan toàn quốc. Vì thế, với vị trí cửa ngõ quốc tế lớn nhất cả nước, thành phố Hồ

Chí Minh là điểm đến của hầu hết du khách khi đến Việt Nam.

Nằm trên tuyến đường du lịch quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh là một điểm

đến không thể bỏ qua khi du khách đến với Đông Nam Á. Chiếm ở vị trí trung tâm

trong chương trình du lịch trọng điểm “ Bốn quốc gia, một điểm đến” liên kết giữa

bốn nước Lào, Campuchia, Việt Nam và Myanmar, du lịch thành phố Hồ Chí Minh

nói riêng và du lịch các nước tiểu vùng sông Mê Kong nói chung đang hình thành

một chuỗi liên kết để trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực châu Á - Thái

Bình Dương, nơi có ngành du lịch phát triển năng động nhất thế giới.[11]

Ngoài ra, thời tiết ở đây cũng là một nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch

đến Thành phố Hồ Chí Minh. Theo ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc sở VH, TT

và DL Thành phố Hồ Chí Minh có nói:”Yếu tố khí hậu ấm áp của phương Nam là

một lợi thế để thu hút thêm lượng khách tiềm năng khu vực Đông Bắc Á, Bắc Âu.

Lượng khách này có thể đi ra các tỉnh phía Bắc nhưng vẫn phải về TPHCM”[21]

Như vậy, với lợi thế vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông của đất nước và

quốc tế, nằm trên tuyến đường du lịch quốc tế và khí hậu ấm áp, Thành phố Hồ Chí

Minh nắm giữ lợi thế nhất định trong việc thu hút khách du lịch đến đây.

1.4.2. Nền ẩm thực đặc trưng

Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh là một đặc trưng tiêu biểu cho ẩm thực

Việt Nam – một loại “ẩm thực của sức khỏe” với hương vị đậm đà nhưng vẫn giữ

17

18

được hương vị tươi ngon của nguyên liệu. Món ăn ít dầu, mỡ hơn của Trung Quốc,

ít cay hơn của Thái Lan hay Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn Châu Âu và luôn

được chế biến cầu kỳ, cẩn thận đảm bảo dễ tiêu hóa sau khi ăn. Trong chế biến cũng

như trang trí kết hợp gia vị cho các món ăn ứng dụng nguyên lý điều hòa âm –

dương. Nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú, đa dạng và

đều là sản vật của thiên nhiên. Với vị trí liền kề Đồng bằng sông Cửu Long - vựa

lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, tất cả nguyên liệu chế biến món ăn ở đây

được nhập trực tiếp từ nguồn nguyên liệu tươi của miền nhiệt đới. Bên cạnh đó,

những gia vị để tạo ra các món ăn ngon cũng rất đa dạng, từ các loại rau (thơm,

húng, tía tô, hành…), các loại củ (gừng, riềng), các loại quả (thảo quả, me, xoài, cà

chua,…) đến các loại nước chấm (tương, nước mắm,…) đã tạo ra tính độc đáo của

món ăn.[15]

Bên cạnh đó, ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) vẫn mang nét

riêng của mình. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật

dồi dào, nên món ăn Thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng. Đây cũng là nơi hội tụ

của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên

thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc

tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn. Ngày nay, du khách có thể

tìm thấy ở đây tất cả đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản

và cả những món đã được cải biến phù hợp với khẩu vị của người miền Nam để

hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều

rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn

đã kết hợp cả cái chua - mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và

cái ngọt của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt,

thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn,

nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…[20]

Như vậy, có thể nói ẩm thực Sài Gòn vừa mang một nét đặc trưng, đậm đà và

phong phú của ẩm thực Việt Nam, vừa được cải biên phù hợp với khẩu vị của miền

Nam và du khách quốc tế.

1.4.3. Hình ảnh ẩm thực Việt Nam đối với du khách quốc tế

18

19

Ẩm thực Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giới và được các chuyên gia ẩm thực

đánh giá cao. Món ăn của Việt Nam ít dầu, mỡ hơn của Trung Quốc, ít cay hơn của

Thái Lan hay Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn Châu Âu và luôn được chế biến cầu

kỳ, cẩn thận đảm bảo dễ tiêu hóa sau khi ăn. Cuối tháng 11.2011, hãng thông tấn

CNN đã bình chọn phở cùng gỏi cuốn là một trong hai món ăn Việt Nam xếp trong

50 món ngon nhất thế giới. Theo mô tả của CNN, phở là một món nước, chế biến từ

bún gạo nấu với thịt bò hoặc gà, dùng kèm với vài loại rau thơm: “Mùi vị của nó thì

trên cả tuyệt vời, chứ không chỉ đơn thuần là hỗn hợp các thành phần nguyên liệu

cộng lại. Phở có mùi vị thơm ngon và hài hòa”. Còn với Yan Can Cook (Martin

Yan), vua đầu bếp người Trung Quốc nổi tiếng thế giới khi được hỏi, sẽ chọn món

ăn cuối cùng nào trước khi chia tay cuộc đời? Ông trả lời “Ăn một tô phở thật to và

đẹp với nhiều loại rau”. Chính vì thế, hơn 60% số lượng khách quốc tế khi được

hỏi về món ăn Việt Nam đều tỏ ra hài lòng và hứng thú. Nhiều du khách quốc tế

đến đây đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc,

hương vị thơm ngon không thể quên[15].

1.4.4. Sự quan tâm của chính quyền các cấp

Sự quan tâm của chính quyền các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc

phát triển du lịch ở một địa phương. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã được sự quan tâm của Chính phủ và chính

quyền địa phương. Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030” được Chính phủ phê chuẩn các chính sách bảo đảm mục

tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỷ trọng ngày càng

cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội[2]. Ngoài ra,

các cơ quan ban ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những hành động cụ

thể đẩy mạnh du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố đã tổ chức

chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh- 100 điều thú vị” nhằm đánh giá, chọn lựa

những sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn nhất để xây dựng những sản

phẩm du lịch mang tính chất điển hình để giới thiệu với du khách trong và ngoài

nước, nâng cao hình ảnh điểm đến TP.Hồ Chí Minh.[12]

19

20

Như vậy, du lịch Hồ Chí Minh nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp

Chính phủ và ban ngành địa phương. Đó là một động lực giúp du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh và du lịch ẩm thực ở đây ngày càng phát triển.

1.4. Tiềm năng và lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thu

hút khách quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực

1.4.1. Vai trò, vị trí chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc

thu hút khách du lịch quốc tế

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung

tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trong quá trình phát triển

và hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò đầu tàu, một trung tâm kinh

tế tài chính, thương mại dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất Việt Nam. Với tối

độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0.6% diện tích và 8.3%

dân số nhưng đã góp trung bình 20.2% tổng sản phẩm quốc gia, 26.1% giá trị sản

xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài.

Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là sự

thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử –

không gian của khu vực phương Nam Tổ quốc ta. Có thể nói, thành phố Hồ Chí

Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và

phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me,

Ấn… Và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm của cả nước

đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của

đất nước. Đó là những như: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ

sở Uỷ ban nhân dân Thành phố, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các

ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các

nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa

dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá hàng năm đã tạo nên tính

thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này. Trên từng con

đường, góc phố, địa danh của thành phố đề gắn liền với những danh nhân văn hoá -

lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng. Thành phố có nhiều danh

20

21

lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như: Thảo Cầm

Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa

đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn

Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ

nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng

loại động thực vật…[27]

Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, kể từ năm 1990 trở lại đây, doanh thu du lịch

của thành phố luôn chiếm từ 28% - 35% doanh thu du lịch của cả nước. Từ khi có

chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí

Minh đã tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến

nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50%- 70% lượng khách

quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập

thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du

khách, sự khuyến khích đầu tư nước ngoài mà thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa

phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã

hội. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí

Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất là Bảo

tàng lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách du lịch thăm

Bảo tàng chiến tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều

khách du lịch cả trong và ngoài nước nhất là bảo tàng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó,

nhiều công trình kiến trúc đẹp, như trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, nhà hát lớn,

bưu điện trung tâm, bến Nhà Rồng, dinh Độc Lập và thư viện tổng hợp; các cao ốc,

khách sạn, trung tâm thương mại như Metropolitan, Saigon Trade Center… Các khu

vực nằm ngoài trung tâm như địa đạo Củ Chi, rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn cò

Thủ Đức cũng là những điểm du lịch quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh còn là

trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường,

sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như công viên Đầm Sen, Suối Tiên,

Thảo Cầm Viên, các khu mua sắm như chợ Bến Thành, Diamon Plaza,… Hệ thống

các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. Trong tương lai,

21

22

thành phố sẽ phát triển về mọi mặt, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, có

tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á[7].

Tóm lại, với vị trí là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội phía Nam, Thành

phố Hồ Chí Minh hội tủ tất cả những yếu tố để trở thành một điểm đến không thể

bỏ qua của du khách quốc tế khi đến với Việt Nam.

1.5.2. Vai trò của du lịch ẩm thực đối với du lịch ở Thành phố Hồ Chí

Minh

Văn hóa ẩm thực giúp Việt Nam xây dựng thương hiệu du lịch của mình.

Một quốc gia có ngành du lịch phát triển thì đều có một thương hiệu nổi tiếng để

định vị trên bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam có nhiều tiềm năng song chưa có một

thương hiệu nào cụ thể cho ngành du lịch. Với văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới,

du lịch ẩm thực hoàn toàn có thể giúp Việt Nam xây dựng nên thương hiệu du lịch

thế giới. Năm 2007, trong một cuộc hội thảo maketing diễn ra tại Thành phố Hồ Chí

Minh, ông Philp Kotler người được coi là một trong những nhà sáng lập trường phái

maketing hiện đại của thế giới đã từng có gợi ý khuyên “Việt Nam nên trở thành

bếp ăn của thế giới”. Và trong cuộc hội thảo do Bộ VH, TT và DL tổ chức để lấy ý

kiến các doanh nghiệp du lịch phục vụ công tác quản lý nhà nước, ông Quốc Kỳ -

Tổng giám đốc Công ty Du lịch VietTravel có ý kiến là nên có chương trình cụ thể

nghiên cứu về khả năng cung cấp, phát triển của ẩm thực Việt để từ đó xây dựng

thương hiệu cho ngành du lịch theo lời khuyên của các chuyên gia. Có thể nói việc

khai thác du lịch ẩm thực như một thương hiệu du lịch ở Việt Nam nói chung và

Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là một sự cần thiết để khai thác thế mạnh văn hóa

ẩm thực phong phú nhằm đưa thương hiệu du lịch Việt Nam đến tất cả du khách

quốc tế.

Về khía cạnh kinh tế, phát triển du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

không những đẩy mạnh dịch vụ du lịch mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Du

lịch quốc tế tạo nguồn thu ngoại tệ ổn định và vững chắc cho nền kinh tế quốc dân

nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Du lịch quốc tế là hoạt động xuất

khẩu vô hình rất hiệu quả, khi mà du khách quốc tế có xu hướng tiêu dùng nhiều

hơn mức tiêu dùng trung bình của họ, trong đó sử dụng chủ yếu đồng ngoại tệ để

22

23

thanh toán. Riêng ngành kinh doanh ẩm thực, các chuyên gia đã tổng kết khi GDP

tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm

1,5%. Đối với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn, đồ uống trong tổng chi phí của

chuyến đi du lịch khoảng từ 18-20%. Tại Mỹ, doanh thu từ dịch vụ phục vụ thức ăn,

đồ uống tại các khách sạn lớn chiếm 30% trong tổng doanh thu [6]. Điều quan

trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản

phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm.

Theo kết quả nghiên cứu, dịch vụ phục vụ ăn, uống làm gia tăng giá trị của các sản

phẩm trên tới 300% và thu được lợi nhuận từ 40-50% trong tổng doanh thu [3]. Như

vậy, có thể thấy phát triển du lịch quốc tế thông qua hình thức cung cấp các dịch vụ

ẩm thực không chỉ đem lại lợi nhuận cao, tạo thị trường và gia tăng giá trị cho các

sản phẩm nông nghiệp mà còn là phương pháp quảng bá về hình ảnh của dân tộc rất

quan trọng.

Phát triển du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du

lịch ẩm thực là phương hướng, sách lược đúng đắn để củng cố thương hiệu và nâng

cao năng lực cạnh tranh của Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù là nơi thu

hút 50 – 70% khách du lịch quốc tế của ngành du lịch Việt Nam, nhưng song hành

với xu thế phát triển du lịch không ngừng trên thế giới, nhiều địa phương với tiềm

năng du lịch dồi dào ở Việt Nam từ lâu đã xúc tiến những chiến lược xây dựng

ngành du lịch một cách nghiêm túc và có đầu tư vào chiều sâu. Hầu hết địa phương

này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa đặc sắc, đó là cơ sở xây

dựng nên nền du lịch phong phú với các hình thức du lịch biển đảo, du lịch văn hóa,

du lịch cồng chiên,… So sánh với những địa phương này, sản phẩm du lịch ở Thành

phố Hồ Chí Minh đã quá quen thuộc, không còn yếu tố bất ngờ. Do vậy, phát triển

du lịch ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh là lựa chọn đúng đắn để Thành phố Hồ

Chí Minh củng cố vị trí của mình trong ngành du lịch Việt Nam và xây dựng hình

ảnh du lịch Hồ Chí Minh trong mắt du khách quốc tế.

1.6. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về thu hút khách du lịch

quốc tế theo hình thức du lịch ẩm thực

1.6.1. Kinh nghiệm của Úc

23

24

Úc chính là quốc gia được đánh giá cao nhất trong việc phát triển du lịch văn

hóa ẩm thực. Kể từ năm 2000, Ủy ban Du lịch Úc đã cung cấp dịch vụ tư vấn để hỗ

trợ cho việc tiếp thị tại các điểm đến khác nhau trong chiến lược phát triển ngành du

lịch văn hóa ẩm thực. Du lịch văn hóa ẩm thực tại đất nước này cũng rất phát triển

nhờ vào sự sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực, những sản vật địa phương phong phú

cũng như những loại rượu vang trứ danh.

Úc nổi tiếng với các đồ ăn tươi ngon và rượu vang được cả thế giới ca ngợi.

Hàng năm hầu hết tất cả các thành phố đều tổ chức lễ hội ẩm thực và rượu vang.

Tới thăm dịp Lễ Hội Ẩm Thực và Rượu Vang Melbourne để thưởng thức hương vị

của mùa thu; hay Lễ Hội Great Barrier Feast để thưởng thức hải sản tươi sống của

Úc. Đào nấm truffle ở Tây Úc hay Canberra. Hơn thế nữa, du khách cũng có thể

nếm thử những đặc sản của Thung Lũng Hunter tại lễ hội Long Lunch ở Lovedale

trong tháng 5 hay Tháng ẩm Thực và Rượu Vang ở Thung Lũng Hunter vào tháng

6, cũng trong tháng này, lễ Hội Ẩm Thực, Rượu Vang và Lễ Hội Sustainability

cũng được tổ chức cho khách nếm thử,… Lễ Hội Ẩm Thực và Rượu Vang của

Melbourne diễn ra vào tháng 3, đây cũng là nơi tổ chức sự kiện Bữa Ăn Trưa Dài

Nhất Thế Giới và tham dự các lớp học với những đầu bếp, người nấu rượu và pha

cocktail hàng đầu,…

Bên cạnh đó, chủ của những nhà hàng được đánh giá tốt nhất Úc đã đề xuất

với Trung tâm du lịch New South Wales ý tưởng để có thể phát triển du lịch văn

hóa ẩm thực tại đây, đó là tiếp thị Sydney như một khu vực ẩm thực nhằm chia sẻ

kỹ thuật nấu nướng của những đầu bếp hàng đầu của Úc ở nước ngoài. Chiến lược

của các đầu bếp Úc cũng đã rất thành công và ngày càng có nhiều khách du lịch đến

Úc để thử các món ăn độc đáo của đất đất nước này. Từ đó, một khách hàng đã viết

một bài báo giới thiệu nhà hàng và tiếp tục lui tới Úc để nhận xét về nhiều nhà hàng

khác sau khi bị chinh phục hoàn toàn bởi các món ăn tại đây.

Việc quảng bá ẩm thực Úc cũng đã được thực hiện rất thành công thông qua

các Lễ hội Rượu vang và Ẩm thực được Tổng Lãnh sự quán Úc tổ chức tại một số

nước trên thế giới, đây là dịp để du khách thập phương tìm hiểu nét phong phú và

đa dạng của ẩm thực Úc. Lễ hội này đã từng được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, với

24

25

khoảng 200 loại rượu vang Úc và rất nhiều món ăn độc đáo được triển lãm tại lễ

hội. [26]

1.6.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã thực hiện khá thành công đối với

sản phẩm du lịch ẩm thực. Hiện ẩm thực Thái Lan đã trở nên khá phổ biến trên toàn

thế giới với hệ thống nhà hàng Thaifood. Nếu như năm 2005, có khoảng 9.500 nhà

hàng Thaifood thì đến năm 2008, hệ thống này đã mở rộng lên khoảng 20.000 nhà

hàng.

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Thái Lan được coi là điểm mấu chốt của

sự thành công và đưa ngành công nghiệp du lịch nước này trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan. Trong hoạt động xúc tiến,

quảng bá hình ảnh Du lịch Thái Lan, Chính phủ Thái Lan rất chú trọng việc quảng

bá ẩm thực Thái ra nước ngoài và xem đây như là một giải pháp có tầm quan trọng

trong phát triển du lịch. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện

hàng loạt các chiến dịch xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok

Fashion City, Health Hub of Asia... và một trong những chiến dịch này tập trung

riêng để quảng bá nền ẩm thực Thái Lan mang tên Thailand - Kitchen to the World

(Thái Lan - bếp ăn của thế giới) được thực hiện từ năm 2005 – 2010 trên quy mô

toàn cầu và cả trong nước.

Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thái Lan đã phối hợp đào tạo đầu bếp phục vụ

trong các nhà hàng của Thái Lan ở nước ngoài. Số đầu bếp này có trách nhiệm mở

rộng ảnh hưởng văn hoá ẩm thực Thái Lan ở các nước. Các hoạt động hỗ trợ từ

Chính phủ bao gồm: cấp giấy Chứng nhận “Tiêu chuẩn chất lượng được thế giới

công nhận” cho chuỗi nhà hàng mang tên “Thai Brand”, mở trường dạy nghề nấu ăn

“món Thái đích thực” để đào tạo bếp trưởng cho các nhà hàng Thái trên thế giới;

hướng dẫn và tháo gỡ những thủ tục về hàng rào thương mại đối với thức ăn Thái

nhập vào các nước, thủ tục nhập cảnh, giấy phép lao động cho các đầu bếp Thái

Lan, các cơ quan xúc tiến lập Hiệp hội nhà hàng Thái ở hải ngoại và hãng hàng

không Thái giảm cước phí tối đa khi vận chuyển nguyên phụ liệu nấu món ăn Thái.

Với việc mở các nhà hàng Thái đã mang hương vị Thái đến tận những người ít quan

25

26

tâm tới đất nước này nhất, buộc họ phải chú ý và nảy sinh nhu cầu đi du lịch Thái

Lan. [18]

1.6.3. Bài học đối với Việt Nam

Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương quốc tế, bài học kinh

nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút được như sau:

Thứ nhất, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp Nhà nước, cơ quan chức năng từ

Trung ương đến địa phương là bắt buộc để xây dựng hình ảnh ẩm thực Việt Nam.

Từ đó, đề ra các chính sách quốc gia, chiến lược mang tính dài hạn và kế hoạch cụ

thể. Điều đó cần được sự chỉ đạo từ Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch

và sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền đại phương.

Thứ hai, cần lập ra chương trình xúc tiến, quảng bá ẩm thực Việt Nam cụ

thể. Cơ quan địa phương cần đưa ra chương trình cụ thể nhằm quảng bá thương

hiệu ẩm thực Việt Nam trên cách kênh du lịch thế giới và thực hiện các chương

trình quảng bá cụ thể ở các thị trường tiềm năng.

Thứ ba, nhận định đúng đắn thế mạnh của ẩm thực Việt Nam và ẩm thực

Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy thế mạnh đó. Đây là nguyên liệu quan trọng

để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, vừa phù hợp với văn hóa địa phương, vừa

đa dạng, độc đáo, đủ sức thu hút đối với du khách nước ngoài.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về thu hút khách du lịch

quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực, bao gồm các khái niệm và phân tích

các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ẩm thực. Chương 1 cũng là

chương cung cấp thông tin về vai trò, vị trí chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh

trong định hướng chung của ngành du lịch Việt Nam, tính cấp thiết phải phát triển

du lịch ẩm thực ở địa phương này. Bên cạnh đó là cách bài học phát triển du lịch ẩm

thực của các nước trên thế giới. Đây là những tiền đề đầu tiên nhất làm cơ sở cho

việc phân tích thực trạng phát triển du lịch ẩm thực trong những năm qua tại Thành

phố Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế

thông qua hình thức du lịch ẩm thực.

26

27

Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG QUA HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC GIAI ĐOẠN 2008-2012

2.1. Tổng quan tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố

Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2012

2.1.1. Số lượng khách du lịch

Từ khi hoạt động du lịch quốc tế được nhìn nhận như trọng tâm của nền kinh

tế Việt Nam, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng vai trò chủ chốt trong việt

thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Số lượng khách quốc tế đến Thành phố

Hồ Chí Minh tăng không ngừng và ổn định qua các năm.

Qua bảng 2.1, ta có thể thấy lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí

Minh duy trì tăng trưởng và chiếm tỉ trọng lớn (>55%) trong tổng lượng khách du

lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng tỏ vai

trò đầu tàu của mình trong việc phát huy triệt để thế mạnh của mình để đạt hiệu quả

tối ưu cho ngành du lịch của thành phố. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2012, du

lịch Thành phố Hồ Chí Minh dần mất đi ưu thế cạnh tranh so với các điểm đến

khác. Tuy lượng khách quốc tế đến đây vẫn chiếm đa số trong tổng lượng khách

đến Việt Nam nhưng tỷ trọng đó ngày càng giảm. Nguyên nhân là do lợi thế là

trung tâm trung chuyển khách quốc tế đang mất dần do nhiều tỉnh đã đầu tư cảng

biển du lịch và đã có sân bay quốc tế với nhiều đường bay trực tiếp và các hình thức

du lịch chưa được đa dạng. Nhìn chung, ở giai đoạn 2008-2012, vẫn có những biến

động nhất định nhưng xu hướng chung của lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ

Chí Minh là ngày càng tăng lên và liên tục đạt được mục tiêu đề ra của Ngành du

lịch tỉnh nhà.

27

28

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-

2012

Đơn vị: Lượt người

Năm Đến Thành phố Hồ Chí Minh Đến Việt Nam Tỷ trọng

(%)Tổng số Tốc độ phát triển

(%)

2008 2.800.000 - 4.253.700 65,82

2009 2.600.000 -7 3.772.359 68,92

2010 3.100.000 19.23 5.085.139 60,96

2011 3.500.000 12.9 6.014.032 58,2

2012 3.780.000 8 6.847.678 55,2

(Nguồn: Số liệu về hoạt động du lịch TPHCM, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch

TPHCM[8])

Năm 2008 là một năm không thành công lắm đối với du lịch Việt Nam nói

riêng và du lịch thế giới nói chung. Nguyên nhân đến từ cuộc khủng hoảng nhà đất

và khủng hoảng tài chính. Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng

với mức độ tăng trưởng không cao. Tuy nhiên, vẫn chiếm 65,82% tổng số lượng

khách du lịch đến Việt Nam. Điều đó chứng minh khả năng thích nghi và sức chịu

đựng của thành phố ổn định hơn các địa phương còn lại.

Năm 2009 trôi qua với nhiều biến động bất lợi cho hoạt động du lịch. Dịch

cúm A/H1N1 bùng phát lần thứ 2 kể từ năm 2003. Điều đó khiến du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh giảm 7%, chỉ đạt 87% so với chỉ tiêu ban đầu (2.600.000 lượt so với

3.000.000 lượt theo chỉ tiêu).

Năm 2010, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ khi cuộc

khủng hoảng tài chính đi qua và nền kinh tế khởi sắc trở lại. Chương trình kích cầu

du lịch năm 2010 với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến của bạn” do Tổng cục Du lịch

Việt Nam triển khai thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Cùng với chương

trình kích cầu quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công Ngày hội

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2010 với các hoạt động thú vị, được tổ chức trong

một không gian mở, ngay giữa trung tâm thành phố. Ngoài ra, chương trình “Thành 28

29

phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” được giới thiệu đến du khách. Nhờ vậy, Thành

phố Hồ Chí Minh thu hút thêm 500 nghìn lượt đạt 3.100.000 khách du lịch, tăng

trưởng 19,23% so với năm 2009, đạt 111% so với chỉ tiêu 2.800.000 lượt khách du

lịch trong năm 2010.

Năm 2011-2012, tuy nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc

khủng hoảng kinh tế và nợ công, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tăng đều đặn.

Tổng khách du lịch đến đây duy trì mức tăng trưởng dương, năm 2012 thu hút

3.780.000 lượt, đạt 100,5% chỉ tiêu đề ra và chiếm 55,2% lượng khách đến Việt

Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, tốc độ tăng trưởng du lịch ở

đây chậm lại, từ 19,23% năm 2011 giảm xuống 12,9% và 8% năm 2011 và năm

2012. Cuộc khủng hoảng kinh tế và nợ công ở giai đoạn ảnh hưởng sâu rộng đến

nền du lịch thế giới. Tuy nhiên, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì tăng

trưởng chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là điểm đến được du khách quốc

tế ưa chuộng.

2.1.2.Mức chi tiêu bình quân một ngày và mức chi tiêu bình quân một

ngày danh cho ăn uống của khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh

Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đánh giá sức hút

và hiệu quả hoạt động của du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh. Mức chi tiêu bình

quân một ngày càng cao chứng tỏ dịch vụ du lịch cung cấp có chất lượng, đủ sức để

thu hút khách du lịch chi tiêu vào dịch vụ này. Ngoài ra, chi tiêu của du khách chính

là doanh thu cho du lịch. Vì thế, chi tiêu khách du lịch tăng phản ảnh du lịch ở đây

hoạt động hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Thành phố

Hồ Chí Minh tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2008-2012. Trong năm 2008, du

khách bỏ ra 1.827.000 đồng trong một ngày thì đến năm 2012, du khách chi

2.457.000 đồng, tăng 34,5%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2012, chi tiêu bình

quân du lịch tăng mạnh. Nguyên nhân một phần là do sự phục hồi của kinh tế thế

giới năm 2010 và Thành phố Hồ Chí Minh đã đa dạng các hoạt động du lịch nên du

khách có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Mức chi tiêu bình quân tăng đều đặn đat

34,5% qua 5 năm chứng tỏ du lịch Thành phố vẫn tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên,

29

30

cần phải kể đến các những biến động của việc tăng tỷ giá hối đoái và lạm phát khiến

cho giá hàng hóa, dịch vụ tăng lên dẫn đến du khách phải chi tiêu nhiều hơn. Như

vậy, tuy mức chi tiêu khách du lịch tăng trưởng là 34,5% nhưng lạm phát tăng cao

nên tăng trưởng thực tế trong chi tiêu khách du lịch vẫn chưa cao.

Biểu đồ 2.1. Chi tiêu bình quân một ngày và chi tiêu bình quân một ngày dành

cho ăn uống của du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

2008-2012

Đơn vị: đồng

Nguồn: Số liệu về hoạt động du lịch TPHCM, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch

TPHCM [8]

Trong chi tiêu bình quân đầu người, chi tiêu dành cho ăn uống luôn chiếm tỷ

trọng cao, chỉ sau chi phí thuê phòng. Du khách dành ra khoảng 20% cho ăn uống

và tỷ lệ này ngày càng gia tăng. Năm 2012, chi phí ăn uống một ngày của du khách

là 507.300 đồng, chiếm 20,6% tổng chi phí, tăng 13% so với năm 2011. Như vậy,

chi tiêu dành cho ăn uống của du khách vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao và quan trọng

trong chi phí du lịch của du khách.

2.1.3. Doanh thu

Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế bao gồm các khoản dịch vụ từ ăn

uống, dịch vụ lưu trú, chi phí đi lại, chi phí tham quan mua sắm,.. của khách du lịch

quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Biểu đồ sau phản ánh tình hình tăng trưởng 30

31

doanh thu trong hoạt động du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai

đoạn 2008-2012.

Biểu đồ 2.2: Doanh thu DLQT Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: : Số liệu về hoạt động du lịch TPHCM, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch

TPHCM[8])

Qua biểu đồ ta thấy doanh thu từ du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

có xu hướng tăng dần với tốc độ ngày càng nhanh qua các năm. Giai đoạn 2008-

2009, doanh thu du lịch tăng với tốc độ chậm. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế thế giới và làm phát trong nước tăng đột biến làm tốc độ tăng

trưởng và doanh thu du lịch quốc tế chậm lại. Trước tình hình đó, các cơ quan chức

năng đã đưa ra các chiến lược tuyên truyền quảng bá hiệu quả. Hệ thống

SaigonTourist đưa ra sản phẩm, dịch vụ với các chương trình khuyến mãi từ 5% đến

73% trên giá công bố đối với các sản phẩm phòng ngủ, ăn uống, tour, vui chơi giải

trí. Trong năm 2009, chương trình “Thương hiệu – Chất lượng – Hiệu quả – Hội

nhập” được thực hiện với 4 nhóm giải pháp, 6 chương trình, 7 nhiệm vụ trọng tâm.

Điều đó làm cho doanh thu du lịch vẫn tăng trong khi số lượng khách du lịch quốc

tế giảm.

Giai đoạn 2010-2012 chứng kiến sự phục hồi trở lại của nền du lịch quốc tế,

doanh thu do đó cũng tăng cao. Năm 2010, Thành phố thực hiện chương trình nâng

31

32

cao và chuẩn hóa chất lượng dịch vụ du lịch “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều

thú vị” và cổ động cho chiến dịch kích cầu của Tổng Cục Du lịch năm 2010 “Việt

Nam – Điểm đến của bạn” khiến cho doanh thu tăng lên đạt 41.000 tỷ đồng. Năm

2011, bên cạnh các chiến dịch tuyên truyền quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ,

tỷ giá hối đoái điều chỉnh lớn (tăng 9,3%) khiến doanh thu du lịch tăng nhanh trong

2 năm, lần lượt là 19,5% và 38,8% năm 2011 và 2012.

Như vậy, trong giai đoạn này, doanh thu du lịch tăng liên tục. Tuy có sự ảnh

hưởng của suy thoái kinh tế khiến cho tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế chậm lại

nhưng doanh thu vẫn duy trì tốc độ tăng.

2.1.4. Nhận xét chung

2.1.4.1. Những kết quả đạt được

- Số lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng cao và

chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng khách đến Việt Nam chứng tỏ Thành phố Hồ Chí

Minh vẫn luôn là một điểm đến quen thuộc khi du khách đến Việt Nam.

- Doanh thu du lịch và chi tiêu bình quân một ngày của khách tăng đều đặn

qua các năm chứng tỏ sự tăng trưởng cùa nền du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.4.1. Những mặt còn tồn tại

- Số lượng khách du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng đều đặn nhưng tỷ lệ

khách du lịch đến đây trong tổng lượng khách đến Việt Nam có xu hướng giảm

trong một vài năm gần đây cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh dần đánh mất thế

mạnh của mình trong vai trò đầu tàu của nền du lịch nước nhà.

- Doanh thu và chi tiêu bình quân một ngày du khách tăng nhưng đồng thời,

lạm phát và tỷ giá hối đối giai đoạn này tăng khá cao. Chính vì thế, tăng trưởng thực

tế của ngành du lịch còn chậm. Bên cạnh đó, chi tiêu bình quân một ngày của du

khách ở Thành phố Hồ Chí Minh tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp so với các nước

trong khu vực.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế đến

Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực

2.2.1. Nhu cầu du lịch ẩm thực

32

33

Để tìm hiểu nhu cầu du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh, cần xem xét ba vấn

đề chính. Một là, đối tượng tìm đến du lịch ẩm thực là ai và đến từ thị trường nào.

Hai là, đặc điểm nào của ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh thu hút khách du lịch

quốc tế đến đây và quay trở lại. Cuối cùng là xu hướng chung của du khách quốc tế.

Đầu tiên, theo đánh giá của Saigontourist, có hai đối tượng chính thường

xuyên tham gia các chương trình du lịch khám phá ẩm thực, học nấu ăn. Đó là

những du khách muốn tìm hiểu về nghệ thuật ẩm thực Việt Nam với mong muốn có

thể tự nấu một số món ăn lạ chiêu đãi người thân và bạn bè. Đối tượng thứ hai là

những chuyên gia, đầu bếp, chủ nhà hàng, khách sạn cất công tự tìm hiểu và khám

phá những món ăn dân dã, đặc sắc hương vị Việt Nam để phục vụ cho kinh doanh

ẩm thực tại những nơi có nhiều cộng đồng người Châu Á và người Việt sinh sống

và những thực khách nước ngoài muốn thưởng thức hương vị ẩm thực Châu Á[22].

Đã có nhiều quyển sách xuất bản về ẩm thực Việt Nam do du khách đến đây ghi

chép lại và được đón nhận trên toàn thế giới. Chẳng hạn, tác phẩm Bí quyết của Đèn

Lồng Đỏ (Secrets of Red Lantern) do Luke Nguyễn viết đạt nhiều danh hiệu như

sách bán chạy nhất năm 2009 tại Mỹ, sách dạy nấu ăn hay nhất do website hàng đầu

thế giới về ẩm thực là Epicurious.com bình chọn. Như vậy, ẩm thực Việt Nam có

sức hút vô cùng lớn và đó chính là lợi thế để thu hút khách du lịch đến đây.

Thị trường khách quốc tế tiềm năng đến Việt Nam đến từ bốn nước

Singapore, Thái Lan, Úc và Hàn Quốc. Đó là kết quả điều tra trong Khảo sát xu

hướng Du lịch toàn cầu 2011 được Visa tiến hành đối với 11.620 khách du lịch

quốc tế tại 23 quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, CEMEA/Châu Âu và

Châu Mỹ. Báo cáo nói rằng trong hai năm tới, 24% khách quốc tế có kế hoạch tới

Việt Nam du lịch sẽ chủ yếu đến từ các nước này[9]. Lượng khách của bốn thị

trường tiềm năng này hầu hết đều bày tỏ thiện cảm với ẩm thực, phong cảnh và bản

sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam.

Hai là, ẩm thực Việt Nam chính là điểm đến của xu hướng du lịch quốc tế

trong tương lai do giá thành hợp lý và có chất lượng. Do ảnh hưởng của suy thoái

kinh tế thế giới, xu hướng chung của khách du lịch trong tương lai sẽ tìm đến những

nơi có chi phí du lịch thấp. Du khách sẽ thận trọng hơn trong việc lựa chọn phương

33

34

án du lịch. Và thị trường Việt Nam là một điểm đến lý tưởng đáp ứng xu hướng đó

với chi phí tiêu dùng trong nước thấp hơn các nước trong khu vực, quang cảnh thiên

nhiên đẹp, được thế giới công nhận. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm

nhấn khi có lợi thế cung cấp các hoạt động về đêm đa dạng, nền ẩm thực là sự hòa

trộn của ẩm thực cả ba miền và phù hợp với khẩu vị du khách. Kết quả khảo sát chỉ

ra rằng 69% du khách đã đến Thành phố Hồ Chí Minh cho biết họ sẵn sàng trả thêm

tiền để được thưởng thức ẩm thực đa dạng; đứng trước cả nhu cầu tham quan,

thưởng ngoạn (với 65%) và trải nghiệm văn hóa (62%).

Cuối cùng, theo xu hướng du lịch quốc tế thì du lịch ẩm thực trở thành một

hình thức du lịch tiềm năng trong tương lai. Trong khảo sát ngẫu nhiên 100 du

khách quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, 70% du khách biết đến du lịch ẩm thực.

Như vậy, khái niệm du lịch ẩm thực đối với du khách không còn quá xa lạ và việc

thưởng thức món ăn khi du lịch đến một nơi không chỉ để thỏa mãn nhu cầu ăn

uống, sinh hoạt mà còn là một cách để trải nghiệm văn hóa ở đó. Như vậy, du lịch

ẩm thực có một nền tảng khá tốt để phát triển thành thương hiện du lịch ở Thành

phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, du khách khi đến một địa phương thích trải nghiệm

thức ăn địa phương hơn tìm kiếm thức ăn quen thuộc từ quê nhà, 64% khách muốn

thưởng thức thức ăn địa phương khi đến một nơi và 34% muốn thưởng thức cả món

ăn địa phương và món ăn quen thuộc từ đất nước của họ và 2% chỉ muốn ăn thức ăn

từ quê hương họ, đó là các du khách từ quốc gia theo đạo hồi như Malaysia. Như

vậy, nhìn vào xu hướng ăn uống của du khách quốc tế, ta có thể thấy phần lớn

khách du lịch (98%) muốn thưởng thức ăn địa phương khi đi đến Thành phố Hồ Chí

Minh. Bên cạnh đó, vẫn có đến 36% khách du lịch thích ăn các món ăn quen thuộc

từ đất nước của mình. Chính từ nhu cầu đó có thể định hướng phát triển các dịch vụ

ăn uống phát triển cả về thức ăn đặc trưng và các món ăn khu vực để đáp ứng mọi

nhu cầu của khách du lịch hơn đây.

2.2.2. Tài nguyên du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của miền Nam trù phú, sản vật dồi

dào, nên món ăn ở đây rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền

đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận

34

35

thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm

thực phong phú và hấp dẫn. Chính vì thế trong khảo sát 100 khách du lịch quốc tế

bất kỳ đến Thành phố Hồ Chí Minh có đến 89% du khách quốc tế cho rằng ẩm thực

Thành phố Hồ Chí Minh ngon miệng, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng tính ngon miệng, chính vì thế

mà 75% du khách trong khảo sát trên cho rằng ẩm thực ở đây hương vị đậm đà, khó

quên. Mang tính chất của ẩm thực Việt Nam, thức ăn được chế biến vẫn giữ được

hương vị tươi ngon của nguyên liệu. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, Thành phố Hồ

Chí Minh có thể tự chủ trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến

thực phẩm, các nhà hàng, quán ăn. Ẩm thực Hồ Chí Minh còn mang một nét đặc

trưng của Việt Nam đó chính là một “ẩm thực của sức khỏe“ với 62% du khách cho

rằng thức ăn ở đây bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe với nhiều rau xanh và gia vị từ thiên

nhiên. Đây là một lợi thế nổi bật của ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh vì theo xu

hướng chung, du khách không còn thích các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ mà

chuyển sang chế độ ăn uống đơn giản, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thức ăn còn kết

hợp với nước chấm riêng phù hợp với hương vị món ăn. Và chính nước chấm làm

cho gia vị món ăn thêm đậm đà và tạo nên nét quyến rũ của ẩm thực Thành phố Hồ

Chí Minh và được 40% khách du lịch công nhận.

Với hương vị đậm đà, tốt cho sức khỏe, ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh

còn có một thế mạnh đó là giá rất phải chăng. 64% khách du lịch quốc tế cho rằng

giá tiền cho sự ngon miệng và bổ dưỡng khi thưởng thức món ăn là hợp lý. Với xu

hướng kinh tế ngày càng khó khăn thì chính giá tiền và chất lượng món ăn sẽ thu

hút một lượng khách quốc tế đáng kể đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể hơn về các món ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh “Phở” là

món ăn Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, các món ăn khác được khách du lịch đặc

biệt yêu thích là chả giò, gỏi cuốn, bánh mì thịt, bánh xèo.

Phở

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam và nổi tiếng khắp thế giới.

Tổng Thống Bill Clinton và Đại sứ Thụy Điển Anna Linsted sang thăm Việt Nam

đã dùng và rất thích món này. Chính vì thế, phở là một trong những đại biểu hàng

35

36

đầu trong văn hóa Việt đã được quốc tế hóa một cách tự nhiên, không chủ định, khi

lọt vào 3 từ Tiếng Việt không cần dịch thuật: “Phở - Áo dài -Tết”. Trong khảo sát

100 du khách quốc tế đến Thành Hồ Chí Minh, đến 89% đã thưởng thức Phở và

trong số đó, đánh giá Phở là một món ăn ngon với số điểm 4,38/5. Ở Thành phố Hồ

Chí Minh, du khách có thể tìm thấy phở trong thực đơn của các nhà hàng lớn hoặc

các quán chuyên phục vụ món phở. Các thương hiệu phở nổi tiếng như Phở 2000,

Phở 24, Phở Việt, Phở Hai Thiền,…

Chả giò

Trong khảo sát 100 khách du lịch quốc tế, 91% du khách đến Thành phố Hồ

Chí Minh đã thưởng thức và cho điểm rất cao với 4,54/5. Chả giò là món ăn có sự

tươi ngon, tôm thịt - rau củ tươi được phối trộn hài hòa. Thêm chút nước mắm pha

vừa miệng, chả giò xứng danh là 1 trong 50 món ăn ngon nhất thế giới năm 2011

(do CNN bình chọn) và là 1 trong 12 món ngon Việt Nam được Kỷ Lục Châu Á

bình bầu năm 2012 [32]. Chả giò được tìm thấy trong hầu hết thực đơn của các nhà

hàng lớn dành cho khách du lịch. Đặc biệt là nhà hàng Wrap & Roll chuyên cung

cấp các món cuốn, năm trong danh sách 10 Nhà hàng Việt Nam đặc sắc trong

bảng :”Thành phố Hồ Chí Minh- 100 điều thú vị”.

Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là một món ăn “lạ” và được xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng 50

ngon ngon thế giới CNN bình chọn 2012 [31] và được 83% du khách quốc tế nếm

thử và đánh giá 4,5/5. Du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh có thể tìm thấy gỏi

cuốn ở các nhà hàng lớn, chợ Bến Thành hay các quán ăn lề đường.

Bánh mì Sài Gòn

Bánh mì là món ăn nhanh buổi sáng (và tối) cho giới học sinh, sinh viên và

người lao động nhưng hiện nay, bánh mì đã thu hút một lượng du khách quốc tế đến

ăn và được đánh giá cao. Khách du lịch đến Việt Nam, nhất là dân du lịch bụi, quen

dần với hình ảnh đâu đâu cũng có một xe bánh mì nhỏ gọn. Bánh mì Sài Gòn thu

hút được 47% du khách đến ăn nhưng chiếm được số điểm 4,36/5 trong lòng khách

nước ngoài. Vào tháng 3 năm 2012, chuyên trang du lịch của The Guardian, 1 tờ

báo nổi tiếng của Vương Quốc Anh, đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc 10 món

36

37

ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới.[30] Ở Thành phố Hồ Chí

Minh, du khách có thể tìm thấy bánh mì ở khắp các con đường trên thành phố,

thường nằm trên các giao lộ. Các tiệm bánh mì nổi tiếng như Bánh mì Bà Lẹ, Bánh

mì Như Lan, Bánh mì Đức Phát.

Bánh xèo

Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng của miền Nam và phải ăn lúc nóng nên

nhà hàng sẽ đổ bánh ngay khu khách hàng đặt hàng. Do đó, du khách đến nhà hàng

có cơ hội nghe được âm thanh lúc chế biến, nhìn thấy màu sắc, ngửi được mùi

thơm, nếm được vị ngon, vị béo của bánh, và độc đáo nhất là phải ăn bằng tay mới

cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của nó. Chính vì thế, theo khảo sát 100 du

khách thì bánh xèo thu hút được 58% thực khách đến đây và đánh giá cao với

3,97/5 điểm. Hiện tại, ở Thành phố Hồ Chí Minh có các nhà hàng chuyên phục vụ

món bánh xèo như Bánh xèo Ăn Là Ghiền, Bánh xèo Mười Xiềm.

2.2.3. Sự sẵn sàng đón tiếp khách

2.2.3.1. Dịch vụ lữ hành

Trong khoảng thời gian 2008-2012, số lượng các công ty lữ hành quốc tế

tăng nhẹ. Nếu như năm 2010, Thành phố có 300 công ty lữ hành quốc tế thì đến

năm 2012, số lượng công ty tăng lên 314, tăng nhẹ 5%. Sự tăng trưởng chậm đó đến

từ nền kinh tế khó khăn. Chỉ có những công ty có tầm nhìn tốt, có kế hoạch phát

triển lâu dài trụ lại bền vững, đạt đủ chỉ tiêu năm 2012. Dựa trên các tiêu chí uy tín,

chất lượng dịch vụ, giá cả ,5 công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá

tốt nhất trong năm 2012 là Công ty du lịch Saigontourist, Công ty du lịch BenThanh

Tourist, Công ty Du lịch Hòa Bình, Công ty du lịch Fiditourist và Công ty TNHH

Du lịch Thế hệ trẻ.[16]

Trong giai đoạn hiện nay, những doanh nghiệp lữ hành lớn đã đi đầu thực

hiện ngày càng hiệu quả công tác tiếp thị du lịch trực tuyến, tìm cách đa dạng hóa

chương trình tour, phân khúc thị trường hợp lý nhằm đưa ra chính sách phù hợp để

thu hút khách hàng ở thị trường nhất định. Tuy nhiên, các tour du lịch hiện nay vẫn

còn nhàm chán, đến những nơi truyền thống, thiếu tính sáng tạo trong các dịch vụ

du lịch nên chưa đủ sức thu hút khách du lịch quốc tế như các nước trong khu vực.

37

38

Ngoài ra, do tình hình kinh tế thế giới không thuận lợi nên các công ty du lịch thực

hiện nhiều nỗ lực như giảm giá tour nhưng vẫn cải thiện chất lượng, liên kết với các

hãng máy bay để giảm giá vé nhằm kích cầu khách hàng quốc tế.[17]

Các công ty lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự liên kết tương đối

chặt chẽ thông qua Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo hoạt

động có hiệu quả hơn. Năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ

Chí Minh và hơn 30 công ty lữ hành du lịch phía Nam ra Hà Nội để gặp gỡ, làm

quen các công ty du lịch Hà Nội để tìm cách liên kết du lịch giữa các vùng [19].

Ngoài ra, các công ty lữ hành còn liên kết các vùng lân cận thuộc khu vực Đông

Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long để đẩy mạnh các tour gần, đi trong ngày.

Như vậy, các công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động ngày càng

chuyên nghiệp hơn và liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, do thách thức kinh tế

gần đây dẫn đến xu hướng du lịch thay đổi, khách hàng không còn tìm đến các tour

của công ty du lịch nhiều như trước đây nữa. Các công ty du lịch đã có những nỗ

lực đáng kể nhưng nhìn chung, tour du lịch hiện nay vẫn thiếu tính sáng tạo, nhàm

chán, các hoạt động truyền thống nên khó thu hút du khách ghé đến lần thứ hai.

2.2.3.2. Dịch vụ ẩm thực

Các dịch vụ ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hàng

Nhà hàng là nơi du khách lựa chon để ăn uống nhiều nhất với 79% du khách

quốc tế tham gia khảo sát 100 du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh. Khi du lịch,

ngoài nhu cầu tìm hiểu thức ăn địa phương (98%), du khách còn muốn ăn các món

ăn quen thuộc từ đất nước của mình (36%) vì thế nên nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí

Minh phục vụ hai mảng đó là nhà hàng phục vụ món ăn truyền thống và nhà hàng

cung cấp thức ăn nhanh, món ăn từ các nước khác như Nhật, Hàn, Thái,… Hiện

nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1.500 nhà hàng lớn trong đó, có khoảng 825 nhà

hàng chuyên phục vụ cho du khách quốc tế. Các nhà hàng lớn phục vụ cho du khách

quốc tế chủ yếu nằm ở quận 1, khu trung tâm thành phố, nơi khách du lịch đến đây

và lưu trú lại.

38

39

Các nhà hàng phục vụ các món ăn truyền thống phục vụ hầu hết các món ăn

đặc trưng của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Theo du

khách đánh giá chất lượng món ăn rất ngon, được 4,11/5 điểm và đa dạng trong

thực đơn với 4,19/5 điểm. Các món ăn được bày trí công phu với khung cảnh được

bày trí theo phong cách làng quê Việt Nam gây ấn tượng với du khách quốc tế. Như

vậy, thông qua việc bày trí không gian, nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã khai

thác tốt 2 nhu cầu khách hàng tìm kiếm ở khu ăn uống là trải nghiệm văn hóa và

không gian ăn uống thoải mái. Chính vì thế mà du khách đánh giá không khí ở các

nhà hàng đem lại cảm giác dễ chịu, được 3,87/5 điểm. Các nhà hàng được du khách

ưa chuộng như Nhà hàng Quán ăn Ngon, Nhà hàng Madarine, Nhà hàng Việt Nam

House,… Ngoài ra, còn có các nhà hàng chỉ phục vụ một vài món đặc trưng và tạo

được thương hiệu của mình. Nổi tiếng nhất là chuỗi nhà hàng phở như Phở 24, Phở

Hai Thiền, Phở 2000 chuyên phục vụ món phở với nhiều lựa chọn khác nhau.

Thương hiệu bánh xèo khá nổi tiếng với Bánh xèo Ăn là ghiền, Bánh xèo Mười

Xiềm,… Điểm đặc biệt ở nhà hàng này là du khách có thể tận mắt chứng kiến cách

đầu bếp đổ bánh. Mùi bột thơm lừng cùng âm thanh đổ bánh kích thích khẩu vị du

khách. Ngoài ra còn có các cửa hàng phục vụ các món nướng như Barbeque

Garden, các món cuốn như Nhà hàng Wrap & Roll, chuyên phục vụ món cơm như

Cơm niêu Sài Gòn.

Các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, các món ăn từ Nhật, Hàn, Thái, Pháp,

Ý… ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển khá mạnh, thu hút không chỉ khách du

lịch quốc tế mà còn dân địa phương đến ăn. Các nhãn hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng

như Pizza Hut, Pizza Inn, gà rán KFC, Lotteria, Subway Ho Chi Minh,… phát triển

mạnh mẽ và chiếm vị trí tốt trên các con đường, đặc biệt là con đường Phạm Ngũ

Lão và lân cận. Ngoài ra, các nhà hàng chuyên phục vụ món ăn đặc trưng từ một

nước khác như nhà hàng Tokyo Deli, nhà hàng Peper Lunch phục vụ các món ăn

Nhật, nhà hàng Augustin, nhà hàng Le Jardin phục vụ các món ăn Pháp,…đáp ứng

36% du khách muốn thưởng thức thức ăn quen thuộc trong khi đi du lịch.

Hệ thống nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển khá mạnh với giá cả

vừa phải (3,91/5) và tốc độ phục vụ nhanh (3,98/5) cung cấp nơi ăn uống sang

39

40

trọng, thoải mái cho du khách và giúp du khách hiểu hơn về ẩm thực và văn hóa

Việt Nam. Do có lợi thế về tài nguyên du lịch, thức ăn ngon miệng nên nhà hàng ở

Thành phố Hồ Chí Minh nhận được sự đánh giá cao từ du khách quốc tế. Phần lớn

các nhà hàng đều có thực đơn bằng Tiếng Anh và ghi chú thành phần món ăn để du

khách lựa chọn. Tuy nhiên, khâu gọi món gây khó khăn cho du khách vì phục vụ ở

các nhà hàng này chưa sử dụng thành thạo Tiếng Anh. Vì thế, nên khi có vấn đề nào

khác phát sinh, du khách cảm thấy khó khăn và bất tiện. Ngoài ra, các nhà hàng ở

Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các nhà hàng phục vụ các món ăn truyền thống

phân bố khá rời rạc, gây khó khăn cho du khách tìm kiếm. Khách du lịch quốc tế

thường tìm kiếm một chỗ ăn gần khách sạn của mình và gần khu vui chơi về đêm

trong khi nhà hàng Việt Nam không chiếm giữ các vị trí thuận lợi đó. Đó là một

điều bất lợi cho ẩm thực Việt Nam.

Kinh doanh ăn uống ở khách sạn

Hiện nay, các khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh ngoài cung cấp dịch vụ

lưu trú còn phục vụ ăn uống ngay trong khách sạnTheo bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Chủ

tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cho biết phần kinh doanh ẩm thực chiếm 30-40%

doanh thu của khách sạn từ người địa phương, còn khách lưu trú tại khách sạn

thường có khuynh hướng ra ngoài dùng bữa nhằm tìm hiểu văn hóa, ẩm thực của

người Việt [23]. Chính vì thế mà chỉ 17% khách du lịch quốc tế ăn uống tại khách

sạn của mình.

Thời gian gần đây, khi mảng kinh doanh dịch vụ lưu trú không được tốt thì

mảng kinh doanh ẩm thực có chiều hướng tăng, có thời điểm chiếm hơn 50% doanh

thu của khách sạn. Để thu hút nhóm khách đến khách sạn ăn uống nhiều hơn, các

khách sạn đã đưa ra nhiều chương trình ẩm thực phong phú, tổ chức các đợt khuyến

mãi, mời những đầu bếp nổi tiếng đến trình diễn món ăn...

Kinh doanh ăn uống ở chợ

Cách nhanh nhất để tìm hiểu nhịp sống của cư dân một nơi đó chính là đi đến

chợ. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành chính là điểm đến không thể bỏ

qua đối với bất cứ du khách quốc tế đặt chân đến Việt Nam. Chợ Bến Thành không

chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán mà còn là nơi lưu giữ những nét

40

41

văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là nét văn hóa ẩm thực. Vì thế, đó là lựa

chọn ăn uống của một lượng lớn du khách quốc tế với những món ăn địa phương

cùng với người địa phương và giá địa phương. Ăn uống ở chợ Bến Thành vừa là

một cách tìm hiểu văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, vừa đảm bảo vấn đề về vệ sinh

an toàn thực phẩm – điều mà du khách quốc tế lo ngại ở quán ăn đường phố. Cuối

tháng 1-2012, chợ Bến Thành đã được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine nổi tiếng

chọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh, chính

là lời khẳng định hùng hồn cho sự phong phú đó[33].

Kinh doanh ăn uống ở lề đường

Ẩm thực đường phố chính là lựa chọn lý tưởng cho du khách nếu muốn trải

nghiệm trọn vẹn văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng như nhiều nước đang

phát triển khác, ẩm thực đường phố ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí

Minh vô cùng phong phú và đa dạng. Năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh được tạp

chí Businessinsider bầu chọn là một trong 9 thành phố có ẩm thực đường phố hấp

dẫn nhất thế giới. Và chính hình thức này thu hút đến 49% khách du lịch quốc tế

trong khảo sát 100 du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thưởng. Một yếu

tố nữa chính là thói quen của ăn uống người Việt Nam trên đường phố là một điểm

thu hút một lượng lớn du khách quốc tế. Về đêm, du khách có thể khám phá một

điểm bán thức ăn vặt nổi tiếng, đó chính là chợ đêm Bến Thành. Những món ăn

được bày bán rất nhiều và không gian của khu chợ đêm có phần rộng rãi, thoáng

đãng hơn.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một thách thức cho du

lịch quốc tế. Tại thành phố Hồ Chí Minh có đến 84,3% thức ăn đường phố không

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 85,7% bán hàng ở lòng lề đường. Chính vì thế

mà đã có gần 30% khách hàng khi ăn thức ăn đường phố bị ngộ độc ngay sau khi sử

dụng. Đó chính là một hạn chế lớn của thức ăn đường phố ở Thành phố Hồ Chí

Minh.[10]

Lớp dạy nấu ăn cho người nước ngoài

Hiện nay, tour du lịch dạy nấu ăn cho du khách quốc tế ở Thành phố Hồ Chí

Minh chưa thật sự phát triển. Một số lớp học nấu ăn được du khách quốc tế thường

41

42

xuyên tham gia như Saigon Cooking Class, Vietnam Cookery Centre trong vòng 3

tiếng. Trong đó, du khách quốc tế tự tay đi chợ, được hướng dẫn chọn lựa nguyên

liệu tươi ngon, chế biến và thưởng thức món ăn của mình. Tuy nhiên, chi phí cho 1

khóa học nấu ăn 3 giờ nằm trong khoảng 924.000 đồng. Giá thành của lớp học khá

cao trong khi chỉ với 210.000 đồng, du khách có thể mua một tour trọn gói vòng

quanh nội thành thành phố hoặc đi sang các vùng ngoại ô như địa đạo Củ Chi.

Chính vì thế, trong 100 du khách quốc tế được khảo sát chỉ có 2 du khách đã từng

tham gia lớp học và 15 du khách có ý định tham gia. Có thể nói Thành phố Hồ Chí

Minh đã bỏ lỡ một mảng phát triển tour du lịch khá tiềm năng. Món ăn Thành phố

Hồ Chí Minh được du khách quốc tế yêu thích, đó là một lợi thế để phát triển hình

thức du lịch này. Tuy nhiên, làm cách nào để du khách thích ăn món ăn Việt Nam

và lôi kéo du khách tham gia học cách nấu các món này là một vấn đề đặt ra đối với

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác quản lý thức ăn, đồ uống ở Thành phố Hồ Chí Minh

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề bức thiết ở Thành phố

Hồ Chí Minh mà nó diễn ra ở cả nước. Chính vì thế, vào năm 2013, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư đã đề ra Chương trình quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm với ngân sách đề

ra là 2.151 tỷ đồng [1]. Thành phố đã đề ra “Chương trình Dịch vụ du lịch đạt tiêu

chuẩn phục vụ khách du lịch” trong 5 năm 2008 - 2012. Trong năm 2012, chương

trình đã công nhận mới 15 điểm ăn uống đạt chuẩn nâng số điểm ăn uống đạt chuẩn

là 57 điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đó, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là

một vấn đề đáng lo ngại đối với du khách khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh [5].

2.2.3.3. Dịch vụ lưu trú

Bảng 2.2: Số cơ sở lưu trú từ 3 sao đến 5 sao tại Thành phố Hồ Chí Minh trong

giai đoạn 2008-2012Đơn vị : phòng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Phòng 7.508 8.574 9.228 9.700 11.500

(Nguồn: : Số liệu về hoạt động du lịch TPHCM, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch

TPHCM[8])

42

43

Bảng 2.2 phản ánh tình hình cơ sở lưu trú chất lượng cao (từ 3 đến 5 sao) ở

Thành phố Hồ Chí Minh dành cho khách du lịch quốc tế hiện nay tăng trưởng trung

bình 10,63%/ năm và mỗi phòng trung bình tiếp đón 329 khách du lịch một năm.

Trong đó, năm 2012, khách sạn 5 sao chiếm đa số với 44% số lượng khách sạn,

khách sạn 3 và 4 sao chiếm lần lượt là 40% và 16%.

Trong năm 2012, công suất phòng của nhiều khách sạn cao cấp đã giảm

mạnh ngay cả trong mùa cao điểm so với năm trước. Một số khách sạn tốt ở Đồng

Khởi, chỉ dao động từ hơn 50 đến 60%. Trước tình hình đó, các khách sạn đều áp

dụng biện pháp giảm giá để thu hút khách du lịch đến đây, giá phòng giảm khoảng

7% trong với năm 2011. Nguyên nhân đến từ tình hình kinh tế toàn cầu và trong

nước tác động đáng kể đến lượng khách du lịch và do đó, ảnh hưởng đến phân khúc

khách sạn 3 đến 5 sao[24]. Như vậy, có thể thấy hiện nay, tình hình khách sạn khan

hiếm đã giảm. Nhiều khách sạn chất lượng cao đã được xây dựng và đưa vào hoạt

động cung cấp một số lượng lớn phòng do du khách quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh

hưởng kinh tế toàn cầu nên hiện nay kinh doanh khách sạn còn gặp phải một số khó

khăn. Điều đó dẫn đến tình trạng thừa phòng khách sạn ở các mùa thấp điểm và

thiếu phòng khách sạn ở mùa cao điểm. Trong tình huống đó, các khách sạn đã đưa

ra những biện pháp kích cầu, giảm giá phòng, khuyến mãi để thu hút khách du lịch.

2.2.3.4. Cơ sở vật chất hạ tầng và thông tin kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay không thể đáp ứng 10

triệu dân sinh sống và di chuyển hàng ngày. Dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh càng

tăng lên tạo áp lực lớn đến cơ sở hạ tầng ở đây. Số lượng xe cá nhân đăng kí mới

hoặc từ địa phương khác đến gây quá tải cho hệ thống giao thông. Điều đó dẫn đến

tình trạng kẹt xe nghiêm trọng vào giờ cao điểm, nước ngập trầm trọng ở một vài

khu vực, ô nhiễm môi trường,…Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến môi trường du lịch,

khiến cho du khách cảm thấy không thoải mái khi đến tham quan và du lịch ở đây.

Trước tình hình đó, trong giai đoạn 2008-2013, Bộ Giao thông – Vận tải và

các cơ quan ban ngành có liên quan đã thực hiện những dự án huy hoạch, đầu tư cơ

sở vật chất, hạ tầng có quy mô lớn và thu hút vốn đầu tư cao. Khu vực trung tâm

43

44

thành phố đã được thiết kế lại tập trung lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử; thúc đẩy

thương mại, du lịch ở khu vực dọc bờ sông, đồng thời triển khai các công trình giao

thông ngầm nhằm giải quyết kẹt xe ở khu vực này. Ngoài ra, Sở Giao thông – Vận

tải TPHCM bãi bỏ các điểm đậu xe có thu phí trên 10 tuyến đường ở quận 1 nhằm

góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Các điểm nút giao thông ở cửa ngõ

thành phố như Hàng Xanh, An Sương, tuyến đường ra vào sân bay Tân Sơn Nhất đã

được được xây dựng cầu vượt giảm tải áp lực xe cộ lưu thông. Đặc biệt, đến năm

2015, TPHCM đã có những dự án phát triển hạ tầng đường sông để phát triển du

lịch với quy mô ít nhất 22 tỉ đồng cho việc sửa chữa, nâng cấp và xây mới 45 bến

đỗ, cầu tàu và nhà chờ…Những dự án đó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc

đẩy du lịch quốc tế phát triển.

Nhìn chung, các cơ quan ban ngành đã có những nỗ lực đáng kể cải thiện

tình hình ùn tắc giao thông và áp lực lên cơ sở hạ tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đó vẫn còn là một trở ngại lớn của ngành du lịch mà các cơ quan chức

năng cần giải quyết.

Cơ sở thông tin kỹ thuật

Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chưa có một kênh thông tin cụ thể

nào cung cấp đầy đủ thông tin du lịch về Thành phố Hồ Chí Minh, các điểm tham

quan du lịch và điểm ăn uống, chỗ ở. Du khách đa số tìm thông tin qua bạn bè hay

qua các tạp chí du lịch. Đó là một hạn chế nhất định trong định hướng phát triển du

lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của điện thoại kết nối Internet, máy tính bảng,

…nhu cầu sử dụng mạng không dây của du khách rất cao. Tuy nhiên, hiện nay

mạng không dây chỉ phủ sóng ở một vài nhà hàng, khách sạn hạn chế. Vì thế, việc

Thành phố Hồ Chí Minh chưa tiến hành phủ sóng Internet miễn phí là một bất lợi

lớn đối với nền du lịch đầu tàu của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.4. Tình hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút 55% du khách quốc tế đến đây và

thu hút 24% nguồn nhân lực du lịch trên cả nước với số lương lao động hoạt động

trong ngành là 24.410 lao động. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du

44

45

lịch, đến năm 2015 ngành du lịch Thành phố cần có 126.000 người trong ngành du

lịch[8]. Như vậy, tuy Thành phố Hồ Chí Minh thu hút một lượng lớn lao động du

lịch làm việc ở đây nhưng nhu cầu lao động hoạt động trong ngành du lịch vẫn còn

rất cao và lực lượng lao động vẫn còn thiếu để phục vục khánh quốc tế.

Bên cạnh số lượng lao động còn thiếu thốn, chất lượng lao động trong ngành

du lịch cũng còn những thiếu sót. Cơ cấu lao động ngành với 42% được đào tạo về

du lịch, 38% được đào tào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển sang 20% chưa qua

đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị

Hồng – Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh nói số sinh viên

này khi ra trường chưa thể hoạt động có hiệu quả ngay mà cần một thời gian được

rèn luyện qua thực tế. Một trong những nguyên nhân là do mức học phí hiện tại

thấp, không đủ để cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo với một ngành cần thực tế

nhiều, kỹ năng nhiều như du lịch. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng

thiếu khiến Thành phố Hồ Chí Minh không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ

khách nước ngoài.

Nói riêng về lao động phục vụ cho việc ăn uống, số lượng người làm trong

lĩnh vực chế biến và cung cấp thức ăn, đồ uống cho con người chiếm một tỷ trọng

lớn trong lao động của xã hội. Trong lĩnh vực này, có hai nghề có vai trò quyết định

trong ẩm thực Việt Nam, đó là đầu bếp và phục vụ bàn. Ở Thành phố Hồ Chí Minh,

lao động phục vụ nhà hàng, quán bar chiếm đa số với 93% tổng số lao động phục vụ

trong ngành[8]. Số lượng đầu bếp cần cho nhu cầu chế biến, pha chế vẫn còn thiếu

rất nhiều, đặc biệt là đầu bếp tay nghề cao. Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm

TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên, Trung tâm Dịch vụ việc làm trí

thức… hàng tuần tuyển từ 10 - 20 đầu bếp/đơn vị, nhưng chỉ nhận được một - hai

hồ sơ. Hồ sơ xin việc đầu bếp chưa bao giờ bị ứ đọng và khách hàng thường phải

đặt hàng nhiều tháng từ bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, đến đầu bếp xuất khẩu nước

ngoài.

2.2.5. Tuyên truyền quảng bá du lịch ẩm thực đến du khách quốc tế

2.2.5.1. Công tác đầu tư của nhà nước

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030,

45

46

đầu tư cho quảng bá du lịch được xem là một bước đột phá, giành được sự quan tâm

đáng kể trong chiến lược phát triển chung. Thành phố Hồ Chí Minh không nằm

ngoài xu hướng, tập trung mạnh tuyền truyền, quảng bá địa phương. Ông Lã Quốc

Khánh, Phó giám đốc Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng :” Đã

đến lúc chúng ta phải coi các hoạt động quảng bá, tiếp thị như là đầu tư. Muốn có

kết quả tốt thì đầu tư phải tương ứng". Theo đó, với sự đầu tư của Thành phố trong

những năm gần đây đã mang lại kết quả tích cực thấy rõ. Năm năm trước, du lịch

chỉ đóng góp khoảng 6% GDP của Thành phố, với mức đầu tư cho công tác xúc

tiến, quảng bá chỉ khoảng 4,5 tỷ đồng. Và những năm gần đây, kinh phí cho xúc

tiến, xây dựng sản phẩm đã tăng dần lên từ 9,7 tỷ đồng năm 2011 lên 12 tỷ đồng

trong năm 2012.[13]

2.2.5.2. Các hoạt động quảng bá du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh

Kênh truyền hình, phim tài liệu, kênh du lịch, tạp chí du lịch quốc tế

Những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư quảng bá ở các kênh

truyền hình, tạp chí du lịch quốc tế. Có thể thấy đây là một kênh quảng bá quan

trọng đối với nền du lịch nước nhà. Vì “muốn quảng bá cho một thị trường nào đó,

anh phải ở trong đó, không thể ở trong nước mà có thể quảng bá ở nước ngoài

được”, theo ông Pichai Raktashinha, Giám đốc văn phòng ở Việt Nam, Công ty tư

vấn quốc tế Celadon.

Cụ thể, Hiệp hội Du lịch TP.HCM (HTA) và Công ty truyền thông Điền

Quân đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng theo đuổi việc quảng bá du lịch Việt Nam qua ẩm

thực. Ngày 28.12.2012, HTA vừa công bố hoàn thành giai đoạn một của phim tài

liệu “Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan” với 26 tập. Chương trình sẽ phát sóng

trên các kênh truyền hình chuyên về du lịch ẩm thực của nước ngoài như Asian

Food Channel, hệ thống PBS của Mỹ, Malaysia... kể từ tháng 04/2013. Ngoài ra,

truyền hình đối ngoại, VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam là một trong những kênh

thông tin quảng bá hiệu quả du lịch, ẩm thực, văn hóa, con người VN đến với 4

triệu kiều bào trên thế giới. Cơ sở để khẳng định điều này là tỷ lệ kiều bào về nước

có “vốn” thông tin đầy đặn về du lịch, ẩm thực, danh lam thắng cảnh, con người của

dải đất hình chữ S chủ yếu qua kênh thông tin VTV4[14]. Như vậy, có thể nói ẩm

46

47

thực đã trở thành một thế mạnh của du lịch Việt Nam và nó đã được các cơ quan

chức năng, bộ ngành quan tâm đúng mức trong việc đầu tư quảng bá đến du khách

quốc tế.

Tuy nhiên, việc quảng bá trên các kênh truyền hình thế giới hiện nay vẫn gặp

các hạn chế. Kinh phí xúc tiến quảng bá du lịch luôn được nâng lên nhưng chương

trình quảng cáo du lịch Việt Nam diễn ra trong thời gian rất ngắn trên một kênh

truyền hình, rồi sau đó chuyển qua kênh khác. Vì thế, Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn

hóa - Thể thao - Du lịch dự kiến đàm phán để chuyển sang kênh khác như Star

Sport, ESPN, Discovey, National Geographic - những kênh mà ngành du lịch Thái

Lan, Malaysia, Singapore… đang quảng cáo. Theo quan điểm marketing, quảng cáo

trên các kênh truyền hình lớn là cần thiết cho du lịch Việt Nam, nhưng phải đủ kinh

phí kéo dài để hình ảnh du lịch Việt Nam đến được với du khách quốc tế[14]. Chính

vì thế, nguồn vốn đầu tư cho việc quảng bá du lịch cao nhưng thực sự vẫn chưa đem

lại hiệu quả xứng tầm với nguồn vốn bỏ ra và tiềm năng du lịch của Việt Nam.

Nhà hàng Việt Nam trên thế giới

Nhà hàng Việt Nam trên thế giới là một công cụ tuyền truyền quảng bá du

lịch ẩm thực hiệu quả ngay tại đất nước của du khách. Nhà hàng có khả năng tác

động mạnh mẽ đến các giác quan của thực khách. Mắt nhìn khung cảnh bày trí, mũi

ngửi mùi vị của món ăn, tai nghe âm nhạc truyền thống, miệng cảm quan các món

ăn đồ uống. Chính những điều đó tạo nên những ấn tượng mạnh và hấp dẫn để

khách có thể nhớ lâu rồi kể lại cho những bạn bè và người thân đến nhà hàng - hình

ảnh thu nhỏ của đất nước. Đây là một hình thức tuyên truyền, quảng cáo hiệu quả

rất cao.

Trong những năm qua, người Việt Nam ở nước ngoài đã mở nhiều nhà hàng

Việt Nam tại các nước sở tại, nhất là tại Hoa Kỳ, Tây Âu. Tuy nhiên, quy mô của

phần lớn các nhà hàng thường là nhỏ mang tính gia đình, do đó có nhiều hạn chế về

mặt không gian, trang trí nội thất, chế biến các món ăn Việt Nam cũng như tay nghề

chế biến của nhân viên. Nhiều nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài cần đến sự trợ

giúp ở trong nước từ khâu nguyên liệu, thực phẩm, gia vị, các dụng cụ thiết bị nấu

47

48

ăn, phục vụ ăn, uống, các vật trang trí và cả con người phục vụ với tay nghề cao,

nhưng chưa có một tổ chức nào ở trong nước chăm lo.

Như vậy, có thể thấy việc quảng bá du lịch ẩm thực qua hệ thống nhà hàng

quốc tế là một công cụ cực kỳ hiệu quả nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Để nhà hàng trở thành phương tiện để quảng bá hình ảnh ẩm thực của quốc gia cần

có sự quan tâm đúng mức và hỗ trợ từ cơ quan chức năng và Nhà nước.

Các sự kiện văn hóa ẩm thực trong Thành phố và trên thế giới

Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các sự kiện

ẩm thực định kỳ. Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước” đã trở thành một sự kiện

văn hóa - du lịch thường niên của thành phố vào mỗi dịp cuối năm do sở Văn hóa,

thể thao và du lịch phối hợp với hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức. Ngoài ra, Ngày

hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu hút một lượng khách đáng kể đến đây. Du

khách có cơ hội tìm hiểu ẩm thực Thành phố Hồ Chí Mình ở một khía cạnh mới,

các đầu bếp hàng đầu biểu diễn kỹ thuật chế biến món ăn, trưng bày các món ăn đặc

trưng. Bên cạnh đó còn có Lễ hội trái cây Nam Bộ nhằm trưng bày, giới thiệu và

bán trái cây với giá đặc biệt cho khách tham quan các loại trái cây ngon đặc sản của

địa phương. Các sự kiện văn hóa ẩm thực thường niên ở Thành phố Hồ Chí Minh

đã phần nào giới thiệu hình ảnh ẩm thực ở đây đến du khách quốc tế.

Ngoài ra, ẩm thực Việt Nam còn được giới thiệu với du khách quốc tế qua

các liên hoan ẩm thực trên thế giới và thu hút ngày càng nhiều khách tham quan đến

với lễ hội. Các liên hoan ẩm thực đã tổ chức thường xuyên và thành công như

Hương vị lễ hội ẩm thực Việt Nam, Sydney (2011), Liên quan ẩm thực Việt Nam ở

New Delhi, Ấn Độ (2012), Lễ hội ẩm thực Việt Nam mùa hè trong chương trình Lễ

hội ẩm thực Luân Đôn, Anh (2012),… Những sự kiện ẩm thực trên đã đem đến hình

ảnh ẩm thực Việt Nam đến gần hơn với du khách quốc tế.

Các chương trình hành động tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng cục du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động chương trình hành

động chung qua các năm nhằm kích cầu du lịch. Năm 2009 với chương trình “Ấn

tượng Việt Nam”, năm 2010 với chương trình “Việt Nam, điểm đến của bạn”, năm

2011, 2012 với chương trình kích cầu liên kết với các doanh nghiệp hàng không,

48

49

doanh nghiệp lữ hành nhằm giảm giá tour, chi phí vận chuyển cho du khách quốc

tế. Năm 2013, “Chương trình kích cầu du lịch 2013” vừa thông qua chiến dịch

quảng bá tại chỗ đối với khách quốc tế đã đến Việt Nam và chiến dịch bán hàng

giảm giá vào mùa thấp điểm. Ngoài ra, các đề xuất giảm 50% VAT và miễn thuế

thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và vận chuyển

khách du lịch được đưa lên Chính Phủ để chờ thông qua. Bên cạnh chương trình

kích cầu quốc gia, các doanh nghiệp lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều hình

thức khuyến mãi khác làm cho giá tour cho du khách quốc tế giảm.

Ngoài các biện pháp kích cầu du lịch, Việt Nam đã chọn ra ông Võ Quốc làm

đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam. Là một gương mặt xuất sắc trong nghề bếp, ông

Võ Quốc hi vọng sẽ đem hình ảnh ẩm thực Việt Nam quảng bá đến bạn bè trên thế

giới và thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

2.2.6. Môi trường hoạt động du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.6.1. Văn minh, an toàn trong du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí

Minh

Trật tự an toàn trong du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh là một thách

thức lớn đối với sự phát triển của nền du lịch địa phương. Đội ngũ bán hàng rong

luôn đeo bám và bán hàng với giá cao bất hợp lý cho du khách nước ngoài điển hình

ở Bưu điện Thành phố, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành,.... Đội ngũ này đã gây

nhiều bức xúc cho khách tham quan và tạo hình ảnh rất xấu trong mắt du khách

quốc tế. Một vấn đề nổi cộm khác là việc cướp giật hoành hành mà mục tiêu chủ

yếu nhắm vào khách du lịch nước ngoài. . Không chỉ các tụ điểm cung cấp dịch vụ

khách sạn, nhà nghỉ, phục vụ du khách như ở khu phố Tây ba lô, mà ngay cả những

điểm đến được cho là hút khách cũng mắc phải tình trạng cướp giật gây mất mát về

tải sản và thậm chí gây thương tích cho du khách.

Trước tình hình đó, Sở VH, TT và DL Thành phố đã phối hợp với Công an

Thành phố thực hiện chiến dịch xóa bỏ nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch và cướp

giật. Tuy nhiên, các dự án chỉ thực hiện trong từng giai đoạn, trong một thời điểm

nhất định trong ngày. Một thời gian sau, những tệ nạn đó xuất hiện trở lại và hoạt

49

50

động bình thường. Như vậy, các nỗ lực của Sở VH, TT và DL và Công an Thành

phố dường như chỉ có tác dụng hiện thời, chưa giải quyết triệt để được vấn đề này.

2.2.6.2. Hình ảnh của người Thành phố Hồ Chí Minh trong mắt du

khách

Khi đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách quốc tế phần lớn đều ấn tượng

với sự hòa đồng, hiếu khách của người dân ở đây với nu cười luôn nở trên môi. Tuy

nhiên, vẫn còn một số hạn chế là điểm trừ cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh

và du lịch hiện nay. Ý thức một bộ phân cư dân chưa cao làm ảnh hưởng đáng kể

đến hình ảnh du lịch Hồ Chí Minh. Tình trạng người dân xả rác bừa bãi, hút thuốc

không đúng nơi quy định, không chấp hành luật lệ giao thông,… còn phổ biến.

Chính những hành động đó không những ảnh hưởng đến cuộc sống của bộ phận dân

thành phố mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn của du khách quốc tế về người Thành

phố Hồ Chí Minh nói riêng và người Việt Nam nói chung. Vì thế, đó chính là một

khuyết điểm rất lớn mà xã hội cần chung tay khắc phục.

2.3. Nhận xét chung về thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến

Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực giai đoạn 2000-

2012

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

- Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò đầu tàu trong nền du lịch

quốc tế của cả nước. Là địa phương tiên phong trong việc đề ra giải pháp phát triển

du lịch liên quan đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà điểm nhấn là chương trình:

”Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị”- sản phẩm du lịch lần đầu tiên xuất

hiện trên cả nước. Bên cạnh đó, Thành phố còn triển khai các chương trình du lịch

đường sông, chương trình du lịch liên kết vùng và thu hút một lượng lớn khách du

lịch tham gia.

- Du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vị thế của

mình như một thế mạnh của hình ảnh du lịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, các dịch vụ

du lịch phục vụ cho khách du lịch quốc tế như lữ hành, khách sạn và đặc biệt là dịch

vụ ẩm thực phát triển khá đồng bộ. Các công ty lữ hành và khách sạn liên tục đưa ra

50

51

chương trình kích cầu, giảm giá nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Các dịch vụ

ăn uống phát triển khá đa dạng với các chuỗi nhà hàng cung cấp sản phẩm ẩm thực

đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

- Không ngừng tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch nhằm giới

thiệu điểm đến và các sản phẩm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh đến với du

khách quốc tế. Hiện nay, du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh đã quen với

các chương trình lễ hội định kỳ được tổ chức hằng năm như Ngày hội du lịch, Liên

hoan ẩm thực, Lễ hội trái cây,… Ngoài ra, Thành phố đã đề ra những chương trình

nhằm quản lý chất lượng các dịch vu du lịch qua chương trình “Chương trình Dịch

vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”. Những động thái đó góp phần

đáng kể cải thiện và nâng cao hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đối với du

khách quốc tế.

2.3.1.2. Nguyên nhân

- Theo UNWTO, từ năm 1995 đến năm 2020, du lịch quốc tế sẽ chuyển

hướng sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á [38].

Đặc biệt trong những năm gần đây ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế giới, du

khách có xu hướng chọn điểm đến là các quốc gia đang phát triển với chi phí thấp

như Việt Nam. Tận dụng xu hướng đó, Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường liên kết

du lịch với các quốc gia lân cận và các địa phương khác tạo nên con đường du lịch

quốc tế tạo nên sức thu hút lớn đối với khách du lịch đến đây.

- Trong các chiến lược phát triển kinh tế Thành phồ Hồ Chí Minh, du lịch

được xem là ngành công nghiệp quan trọng và cần phải đầu tư nghiêm túc. Văn kiện

đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm đã đưa ra những mục tiêu cụ

thể trong từng giai đoạn để không ngừng nâng cao năng lực ngành du lịch nói chung

và du lịch quốc tế tại thành phố nói riêng.

- Công tác quản lý của các cơ quan chức năng bao trùm tất cả các lĩnh vực du

lịch quốc tế. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Ủy

ban nhân nhân các quận huyện tăng cường công tác kiểm tra và hậu kiểm nhằm

ngăn chặn và xử lý các tình huống kịp thời tránh gây hậu quả làm ảnh hưởng đến

hình ảnh du lịch của thành phố. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đề ra những tiêu

51

52

chí cụ thể để quản lý chất lượng dịch vụ, công nhận các dịch vụ du lịch chất lượng

cao trên các phương tiên thông tin du lịch. Đó vừa là một hình thức quảng bá du

lịch thành phố, vừa là một phương pháp giúp quản lý và cải thiện du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Về hình ảnh ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh

- An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, cơ

quan chức năng đã có những nỗ lực nhằm cải thiện vấn đề này nhưng nó vẫn chưa

được giải quyết hiệu quả.

- Sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, thiếu tính sáng tạo so với nhu cầu

phát triển du lịch thực tế. Chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của thành phố Hồ

Chí Minh để kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách.Nhu cầu ẩm thực

của du khách quốc tế đối với ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh rất cao trong khi các

dịch vụ ẩm thực vẫn còn nghèo nàn, đa số chỉ khai thác ở lĩnh vực cung cấp thức ăn,

đồ uống.

- Việc huy hoạch các dịch vụ ẩm thực vẫn chưa tốt. Đa số các dịch vụ ẩm

thực do các cá nhân doanh nghiệp, nhà hàng và chủ cửa hàng phát triển riêng lẻ,

thiếu sự quản lý đồng bộ. Điều đó dẫn đến các dịch vụ ẩm thực phát triển khá tốt, đa

dạng về sản phẩm nhưng vẫn còn khá rời rạc, chưa liên kết với nhau tạo khai thác

điểm mạnh ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Về về tuyên truyền, quảng bá du lịch ẩm thực đến du khách quốc tế

- Thành phố vẫn chưa có thương hiệu du lịch ẩm thực riêng. Ẩm thực Thành

phố Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên, vẫn không tạo được một dấu

ấn mạnh cho du khách quốc tế. Đó là một hạn chế rất lớn trong quá trình tuyên

truyền, quảng bá hình ảnh du lịch ẩm thực đối với khách quốc tế.

- Tuyên truyền quảng bá cho ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và

cả nước nói chung vẫn còn thiếu tính tập trung. Nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ

quảng bá ở các kênh nước ngoài dồi dào nhưng hiệu quả đem lại chưa tương xứng.

Ngoài ra, kênh quảng bá từ nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài vẫn chưa nhận được

52

53

sự hỗ trợ từ trong nước trong khi đó là kênh quảng bá rất hiệu quả ở thị trường

khách.

Về chất lượng dịch vụ

- Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh,

đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực thiếu cả về chất lẫn lượng. Với lượng khách du lịch

đến Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng trong khi tốc độ phát triển đội ngũ

hướng dẫn viên du lịch, quản lý lữ hành, khách sạn không theo kịp tốc đố đó. Chất

lượng lao động trong lĩnh vực du lịch cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay,

số lượng lao động chưa qua đào tạo chính quy chiếm một lượng rất lớn. Trình độ

ngoại ngữ của lực lượng này còn hạn chế, đặc biệt ở các ngoại ngữ hiếm như Đức,

Nhật, Hàn Quốc. Điều đó gây khó khăn cho du khách khi ở lại đây và du lịch Hồ

Chí Minh chưa khai thác các thị trường tiềm năng.

- Môi trường du lịch vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là môi trường văn hóa –

xã hội. Tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch chưa được giải quyết triệt để,

ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, các

thương hiệu có uy tín bị giả mạo tác động tiêu cực đến du khách khi đến đây.

- Ý thức của người dân Thành phố chưa cao. Tình trạng xả rác bừa bãi,

không chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông,…làm hình ảnh du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng đáng kể.

Về cơ sở vật chất hạ tầng và kĩ thuật du lịch

- Về hạ tầng và cơ sở lưu trú, Thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm năng, ảnh

hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư và cả khách du lịch quốc tế. Cơ sở hạ

tầng không theo kịp với tốc độ phát triển của du lịch. Ngoài ra, cơ sở lưu trú ở

Thành phố Hồ Chí Minh dành cho du khách quốc tế vẫn còn thiếu. Tốc độ tăng

trưởng cơ sở lưu trú không theo kịp tốc độ tăng trưởng du lịch. Đó là hạn chế lớn

trong cơ sở hạ tầng, lưu trú ở đây.

- Du lịch Thành phố chưa phát triển hệ thống hạ tầng thông tin hiệu quả.

Nguồn thông tin về điểm đến mà du khách tiếp nhận chủ yếu qua các kênh du lịch

nước ngoài, từ bạn bè, người thân trong khi các kênh thông tin địa phương không

cung cấp đầy đủ và cập nhật nhanh chóng.

53

54

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước và cơ quan chức năng tại Thành phố Hồ

Chí Minh trong lĩnh vực du lịch chưa đạt yêu cầu so vời quy mô ngành du lịch.

Công tác quản lý nhà nước tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn lỏng

lẻo, thiếu dứt khoát, tạo điều kiện nảy sinh tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh

không lành mạnh, tệ nạn xã hội tồn đọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sự phối hợp của chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong hoạt động

trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng dân cư chưa được đồng bộ. Sư liên kết lỏng lẻo

giữa ba bộ phận trên khiến hoạt động du lịch gặp nhiều trở ngại không đáng có, gây

đình trệ cho việc phát triển du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ý thức của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp vẫn còn thấp, đa số mang

tính tự phát. Những cá thể này chỉ vì mục đích tư lợi mà có nhiều hành vi chưa đúng

mực, thậm chí vi phạm phát luật nhằm trục lợi từ du khách.

- Hoạt động xúc tiến phát triển cơ sở hạ tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa

mạnh mẽ, nhiều chương trình bị đình trệ và trì hoãn. Công tác huy hoạch đầu tư

chưa theo kịp tốc độ phát triển du lịch của thành phố. Việc phát triển sản phẩm du

lịch cho thành phố nói chung vẫn còn bị động, chưa có tính sáng tạo, chưa được coi

trọng đúng mức.

Tiểu kết Chương 2

Căn cứ vào cơ sở lý luận đã được xây dựng trong Chương 1, Chương 2 chủ

yếu tập trung vào việc phân tính, đánh giá tình hình hoạt động du lịch ẩm thực tại

Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Chương 2 cũng thực hiện tìm hiểu những

thành quả đạt được cũng như hạn chế, vướng mắc còn gặp phải trong giai đoạn này

nhằm rút ra nguyê nhân chủ yếu hình thành nên những thành quả và hạn chế này.

Đây chính là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động du

lịch ẩm phát triển trở thành thương hiệu du lịch thực Thành phố Hồ Chí Minh.

54

55

Chương 3 : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU

HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG QUA HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC GIAI ĐOẠN 2000-2012

3.1. Triển vọng thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí

Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực

3.1.1. Cơ hội

- Theo dự báo của tổ chức du lịch quốc tế (UNWTO), giai đoạn 1995 – 2020,

du lịch toàn cầu sẽ dịch chuyển theo hướng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và

Nam Á. Theo vị trí địa lý nằm trên tuyến đường du lịch quốc tế Thái Lan – Lào –

Campuchia – Việt Nam – Myama, Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến không

thể nào bảo qua của du khách khi đến khu vực này.

- Theo ông Erik Wolf, chủ tịch của tổ chức du lịch ẩm thực quốc tế (ICTA),

hình thức du lịch ẩm thực sẽ phát triển mạnh mẽ và chiếm vai trò quan trọng trong

du lịch quốc tế. Với nền ẩm thực phong phú, thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí

Minh sẽ vươn xa nếu biết tận dụng nguồn hỗ trợ từ xu hướng du lịch này.

- Du lịch được Nhà nước và cơ quan chức năng Việt Nam xác định rõ trong

“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là

ngành kinh tế trọng điểm cần được đầu tư và phát triển trong tương lại. Riêng ở

Thành phố Hồ Chí Minh, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều

mặt, chính sách hỗ trợ, quy hoạch, quản lý và kích cầu ngày một tăng và thủ tục

xuất – nhập cảnh ngày càng được đơn giản hóa. Đây là tiền đề vững chắc để du lịch

ở Thành phố Hồ Chí Minh hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới.

3.1.2. Thách thức

- Cạnh tranh trong ngành du lịch trên phạm vi toàn cầu ngày càng gay gắt và

khốc liệt. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng được cải thiện và phát triển một cách

sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và mang tính tổng hợp của du khách.

Trong khi đó, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá nghèo nàn, gây nhàm

chán cho khách du lịch. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh, du

lịch và lữ hành của Việt Nam đứng thứ 80 trên thế giới năm 2013, vẫn còn thấp so

với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia [39].

55

56

- Hình thức phát triển du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh còn khá rời

rạc. Ngoài ra, lợi thế là trung tâm trung chuyển quốc tế dần bị mất do các tuyến bay

quốc tế đã kết nối đến các địa phương khác trong cả nước. Do đó, mặc dù quy mô

du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh cao nhưng nếu không có biện pháp thay

đổi về cách tổ chức, du lịch thành phố trong tương lai sẽ phải chịu thua thiệt trong

ngành du lịch và phải chịu cạnh tranh từ các địa phương khác nhau trong cả nước.

- Tốc độ phát triển hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh không theo kịp tốc

độ phát triển của ngành du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ đã quá tải với hiện

tưởng ùn tắc liên tục xảy ra; giao thông bằng đường hàng không cũng sắp đối diện

với mức bão hòa trong tương lai. Công tác quản lý, đầu tư còn chưa chuyên nghiệp

dẫn đến trường hợp chồng chéo, nhiều dự án chưa thiết thực.

- Tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu trong thời gian gần đây có những

chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch quốc tế. Suy thoái kinh tế, bất

ổn về an ninh, dịch bệnh,… đã tác động xấu đến tâm lý du khách, tạo ra ảnh hưởng

bất lợi đối tâm lý khách du lịch quốc tế.

3.2. Mục tiêu và định hướng của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc

tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực

3.2.1. Mục tiêu

3.2.1.1. Mục tiêu chung

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có

hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy

động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Từng bước đưa ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Ninh trở thành một ngành

công nghiệp quan trọng với sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh với các

trung tâm du lịch của các quốc gia khác trong khu vực. Tiếp tục duy trì và củng cố

vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh như trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước và

là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Du lịch Thành phố Hồ Chí

Minh cần chuyển mình từng bước xây dựng cơ sở không chỉ là trung tâm trung

chuyển khách du lịch mà còn phải là trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực.[2]

56

57

3.2.1.1. Mục tiêu chi tiết

Về kinh tế

- Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa.

- Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

- Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, trang bị lại và hoàn thiện cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ du lịch.[2]

Về văn hóa xã hội

- Hoạt động du lịch gắn liền với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, bảo tồn môi trường nhân

văn trong sạch, bảo đảm gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển

toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân.

- Khai thác và bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử của thành phố.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

phục vụ cho ngành dịch vụ du lịch; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với

phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.[2]

- Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất mục tiêu

tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng

cường quảng bá xúc tiến, hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu

quả với du lịch khu vực.

3.2.2. Định hướng

Ngành du lịch thành phố đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển gồm

bốn trọng tâm: lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội là mục tiêu phát triển tổng

thể; chất lượng sản phẩm và thương hiệu du lịch thành phố là yếu tố quyết định;

doanh nghiệp là động lực cho quá trình phát triển; phân cấp và liên kết là trọng tâm

quản lý. Nội dung cụ thể gồm:

- Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần xây dựng hệ

thống sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng đi kèm với chất lượng cao trên cơ sở phát

huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo. Phát triển thương hiệu sản phẩm đặc thù,

thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng

hình ảnh, thương hiệu cho du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

57

58

- Xác định thi trường mục tiêu với phân đoạn thì trường theo mục đích du

lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao,

có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày. Tập trung thu hút thị trường khách

quốc tế đến từ Đông Bắc Á ( Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Đông Nam Á và

Thái Bình Dương. Tăng cường khai thác thị trường cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp,

Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nghe,

Ucaraina). Mở rộng thi trường mới Trung Đông.

- Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác tiếp thị du lịch nhằm

vào thị trường mục tiêu với việc sử dụng điểm đến, sản phẩm du lịch và thương

hiệu du lịch làm trọng tâm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai

cần tập trung vào nhóm các thị trường ưu tiên

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế

đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực giai đoạn

2013-2020

Để khai thác tài nguyên ẩm thực hiệu quả, Thành phố Hồ Chí Minh cần thực

hiện bốn nhóm biện pháp lớn. Một là các biện pháp nhằm cải thiện hình ảnh ẩm

thực trong mắt du khách quốc tế thông qua các biện pháp nâng cao quản lý ẩm thực

trong du lịch quốc tế, đa dạng các dịch vụ ẩm thực thông qua phát triển khóa học

nấu ăn và hình thành khu ăn uống tập trung. Hai là nhóm các biện pháp tăng cường

tuyên truyền quảng bá hình ảnh ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh tại địa phương và

ở các thị trường khách. Ba là nhóm các biện pháp tăng cường cải thiện chất lượng

dịch vụ. Trong đó có ba nhóm biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực

hoạt động trong ngành du lịch và du lịch ẩm thực; tăng cường quản lý nhằm đảm

bảo môi trường du lịch an toàn, văn minh; xây dựng văn hóa du lịch văn minh, tiến

bộ. Nhóm giải pháp lớn cuối cùng là những biện pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng

và kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.1. Giải pháp về cải thiện hình ảnh ẩm thực của Thành phố Hồ Chí

Minh

3.3.1.1. Giải pháp về quản lý chất lượng ẩm thực ở TPHCM:

58

59

Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện nay, như đã đề cập ở Chương 2, vệ sinh an

toàn thực phẩm chính là rào cản lớn nhất đối với du khách quốc tế khi tiếp cận ẩm

thực ở đây. Giải quyết vấn đề này là nền tảng quan trọng nhất để đưa thương hiệu

ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh đến bản đồ du lịch thế giới. Vì thế, tác giả bài viết

đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tạo

sự an tâm cho du khách quốc tế, tạo tiền đề cho ẩm thực phát triển.

Vai trò các bên tham gia: Sở VH, TT và DL cần phối hợp với Bộ Kế hoạch

và Đầu tư nhằm quản lý tình hình tổ chức ẩm thực trong hoạt động du lịch quốc tế.

Sở VH, TT và DL cần tổ chức các khóa học nhằm hướng dẫn thực hiện cung cấp

dịch vụ ẩm thực theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở, doanh

nghiệp cung cấp ẩm thực cần phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình này.

Nội dung và các bước tiến hành: Có hai giai đoạn nhằm thực hiện các biện

pháp quản lý chất lượng ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

Giai đoạn 1 (năm 2013): Xử lý nhanh chóng các hạn chế lớn trong kinh

doanh ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở VH, TT và DL và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần kết hợp khoanh vùng

những điểm du khách quốc tế lưu trú để tăng cường quản lý các dịch vụ ẩm thực. Sở

và Bộ cần có những biện pháp chế tài mạnh tay với các hình thức vi phạm vệ sinh

an toàn thực. Cần có một bộ phận chuyên kiểm tra việc thực hiện an toàn vệ sinh

thực phẩm ở các cơ sở cung cấp dịch vụ ẩm thực.

- Ở vấn đề ẩm thực đường phố, Sở VH, TT và DL thành phố cần mạnh tay

xử lý các hình thức buôn bán không rõ nguồn gốc, thường xuyên có đội ngũ trực ở

khu vực khách du lịch hay ghé đến để quản lý tình hình bán hàng rong.

Giai đoạn 2 (năm 2014-2017): Quản lý và nâng cao chất lượng ẩm thực

Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở VH, TT và DL thành phố cần đưa ra tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an

toàn thực phẩm cụ thể và cung cấp các khóa học nâng cao kiến thức an toàn vệ sinh

thực phẩm cho đội ngũ quản lý của ban quản lí chợ và các doanh nghiệp nhà hàng

khách sạn, doanh nghiệp lữ hành. Ngoài ra, tất cả nhân viên phục vụ, nhân viên bếp

59

60

tham gia dịch vụ ẩm thực cần qua khóa huấn luyện nghiệp vụ đảm bảo chất lượng

phục vụ.

- Về thức ăn đường phố, Sở VH, TT và DL Thành phố và Bộ Kế hoạch và

Đầu tư cần tham gia hỗ trợ, phát triển các điểm bán thức ăn đường phố đạt chuẩn,

công nhận và quảng bá rộng rải trên các kênh thông tin để du khách nhận dạng các

điểm bán thức ăn đường phố đạt chuẩn nhằm giữ vững văn hóa ẩm thực đường phố

đặc trưng của người Thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Sở VH, TT và DL cần phối hợp với công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn

và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch quốc tế thực hiện những cuộc

khảo sát về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phát hiện kịp thời trường hợp

vi phạm. Ngoài ra, Sở VH, TT và DL cần xây dựng tổng đài du lịch quốc tế như

một kênh thông tin để du khách quốc tế phản ánh những hạn chế trong việc tổ chức

ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi ích dự kiến đạt được: Sự kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý tổ chức

ẩm thực của Sở Kế hoạch và Đầu tư; định hướng và quản lý chung của Sở VH, TT

và DL; sự phối hợp thực hiện của các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ẩm

thực sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh cải thiện hình ảnh ẩm thực trong mắt du

khách quốc tế. Chính từ việc quản lý ẩm thực chặt sẽ sẽ là tiền đề cơ bản để phát

triển du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.1.2. Đa dạng các dịch vụ ẩm thực

Cơ sở đề xuất giải pháp: Các dịch vụ ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

hiện nay còn khá nghèo nàn, chủ yếu chỉ phát triển hình thức cung cấp đồ ăn, thức

uống. Các hình thức này chưa khai thác hết tiềm năng ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí

Minh. Vì thế, tác giả đề xuất các hình thức hoạt động ẩm thực khác nhằm thêm vào

các trải nghiệm ẩm thực độc đáo, thông qua đó, đưa ẩm thực và nét đẹp văn hóa của

ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh đến gần hơn với du khách quốc tế.

Vai trò các bên tham gia: Cục thống kê và Sở Văn hóa, Thể Thao và Du

lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, phân tích –

tổng hợp thông tin và đề ra định hướng, chiến lược để tạo ra sản phẩm du lịch ẩm

thực phong phú, có chất lượng. Sở tiến hành kiểm tra và nâng cấp cơ sở hạ tầng

60

61

phục vụ hoạt động du lịch. Doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch quốc tế tại thành

phố dựa vào định hướng, chiến lược ứng dụng phù hợp với thực tế, kèm theo sự hỗ

trợ của cơ quan chức năng. Cộng đồng dân cư góp phần hỗ trợ chính quyền và

doanh nghiệp trong công cuộc chung.

Nội dung và cách thực hiện

Giai đoạn 1(2013-2014): Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường để nắm

bắt nhu cầu của khách du lịch

- Cục thống kê và Sở VH, TT và DL tiến hành tổ chức công tác khảo sát,

nghiên cứu thị trường định kỳ mỗi năm để nắm bắt nhu cầu và xu hướng mới trong

sở thích du lịch của du khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh. Bảng khảo sát

phải được xây dựng nhằm tiếp thu nhận xét khách du lịch về các hoạt động ẩm thực

ở Thành phố, tìm hiểu nhu cầu tham gia hoạt động ẩm thực trong hiện tại và tương

lai. Bảng khảo sát cần thỏa mãn hai tiêu chí: đánh giá tình hình ẩm thực hiện tại

trong mắt của du khách quốc tế và phát hiện nhu cầu ẩm thực du khách để khai thác.

Việc khảo sát có thể thực hiện với sự hợp tác với các kênh như các doanh nghiệp lữ

hành, các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn, các điểm đến tham quan và các lễ hội

lớn. Việc khảo sát cần được thực hiện đồng bộ, quy mô toàn thành phố để có kết

quả chính xác hơn.

- Sau khi thu thập thông tin, Sở VH, TT và DL thành phố thực hiện công tác

phân tích, xử lý thông tin. Tùy theo kết quả đầu ra của việc phân tích mà cơ quan

chức năng sẽ tiến hành chiến lược phù hợp để cải thiện chất lượng dịch vụ và đề ra

các hình thức dịch vụ ẩm thực mới thu hút du khách quốc tế.

Giai đoạn 2 (2015-2017): Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch ẩm

thực thật sự sáng tạo, độc đáo, đa dạng và có chất lượng.

Đây là cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay. Những sản phẩm du lịch cũ đã đơn điệu, khai thác chưa

đúng mức khiến du khách nhàm chán. Thay vì phân tán nguồn lực vào nhiều sản

phẩn du lịch thì nên tập trung vào một số sản phẩm có thể mạnh sẽ hợp lý và khoa

học hơn. Tác giả đề nghị hai hình thức đó là tập trung phát triển hình thức khóa học

nấu ăn và quy hoạch, phát triển khu ăn uống tập trung.

61

62

A. Nhà hàng và khóa học nấu ăn

Hiện nay, các khóa học nấu ăn là một trong những dịch vụ thế mạnh của các

nền du lịch ẩm thực trên thế giới như Úc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ,… Các khóa

học nấu ăn không chỉ giúp du khách tìm hiểu cách thực hiện các món ăn Việt Nam

mà còn hiểu hơn về đời sống, văn hóa và con người Việt Nam. Hiện nay, các khóa

học nấu ăn chỉ là dịch vụ phụ trong các nhà hàng, chưa tạo được sự hứng thú và

khai thác đúng mức sức hấp dẫn của ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi

đó,Việt Nam đã có khá nhiều địa phương thành công với các tour mang đến trải

nghiệm thiên nhiên như du lịch miệt vườn ở Cồn Thái Sơn, du lịch ruộng ở Hội An

được sự hưởng ứng nhiệt tình của du khách quốc tế. Ngoài ra, với số lượng chợ địa

phương đông đảo, các nước trên thế giới như Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ đã khai thác hình

thức tour đi bộ đến chợ địa phương và mua và tìm hiểu tập quán đi chợ của người

dân Việt Nam và tận mắt nhìn các loại rau quả, thịt cá tươi ngon. Thành phố có thể

kết hợp khóa học nấu ăn với một vài hình thức đó đem đến cho du khách cảm giác

thích thú khi trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của Việt Nam ngay tại trung tâm

Thành phố Hồ Chí Minh mà không cần đi nơi đâu. Dựa vào kinh nghiệm từ các địa

phương khác và các nước trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh có thể tổ chức lớp

học nấu ăn như sau:

- Du khách tham gia tour đi bộ vào chợ địa phương. Đi cùng với đoàn là

hướng dẫn viên giới thiệu về nguồn gốc, đặc tính của các loại rau củ, thịt cá; các tập

quán buôn bán ở chợ của người dân Việt Nam. Du khách thông quá đó sẽ hiểu được

hơn về nếp sống của người Việt Nam cũng như các tài nguyên nông nghiệp trù phú.

- Các món ăn được đa dạng hóa, thiết kế với nhu cầu của từng khách hàng.

Sẽ có nhiều khóa học nấu ăn và mỗi khóa học sẽ giới thiệu những đặc trưng riêng

và đem lại cho du khách những trải nghiệm độc đáo. Chẳng hạn, du khách sẽ tham

gia thu hoạch rau củ ở vườn và chế biến món ăn từ các nguyên liệu đó. Đối với

những khóa học nấu ăn một ngày, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động tát

mương, bắt cá. Các món ăn sẽ được đa dạng và cách chế biến mang đầy màu sắc

làng quê Nam bộ. Chẳng hạn như hình thức nấu ăn bằng bếp lửa hoặc bếp than thay

cho hình thức nấu ăn truyền thống bằng bếp ga sẽ thu hút sự quan tâm du khách.

62

63

- Sau khi tham gia nấu ăn và trải nghiệm các hoạt động, du khách sẽ được

thưởng thức món ăn do chính tay mình chế biến.

Các công đoạn triển khai khóa nấu ăn như sau:

- Sở VH, TT và DL thành phố nghiên cứu những khu vực có khả năng liên

kết với các chợ địa phương và thiết kế khu sinh thái rộng để triển khai hoạt động

này. Khu vực ngoại thành tiếp giáp với quận 1 như khu Bình Quới hoặc khu quận 2,

quận 8 với mật độ dân cư không cao, gần các con sông lớn và đời sống sinh hoạt

chợ khá phổ biến là những nơi lý tưởng để thực hiện hình thức này. Sau đó, Sở VH,

TT và DL thành phố đưa ra phương hướng và các biện pháp hổ trợ cho Ban quản lý

chợ thực hiện. Ban quản lý chợ ngăn chặn triệt để hiện tượng phân biệt giá với du

khách nước ngoài; có hành vi chế tài mạnh với các hình thức lừa đảo. Bên cạnh đó,

hoạt động chặt chẽ trong việc phòng và chống tệ nạn ảnh hưởng đến du khách quốc

tế tại các khu chợ như kiểm tra thường xuyên trong ngày, lập bảng báo cáo các

trường hợp bị hại theo kì, kiểm điểm hoạt động của ban quản lý chợ nếu không

giảm được tỷ lệ các ảnh hưởng tiêu cực đến du khách quốc tế qua thời gian.

- Sở VH, TT và DL thành phố quy hoạch và thiết kế khu sinh thái để thực

hiện các hoạt động nấu ăn. Sở lựa chọn các công ty lữ hành đáng tin cậy và đưa ra

đường hướng hướng dẫn và hỗ trợ về vốn cho các công ty thực hiện các dịch vụ liên

quan. Ngoài ra, Sở VH, TT và DL cần phải có sự quản lý về sự tổ chức dịch vụ, các

trang thiết bị đảm bảo an toàn cho du khách, và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên

cạnh đó cần quản lý chặt chẽ về các tác động môi trường của các hoạt động này với

khu vực xung quanh.

B. Quy hoạch các chuỗi khu ăn uống tập trung, khu phố ẩm thực

Những nơi có nền du lịch ẩm thực phát triển như Hong Kong, Singapore hay

Thái Lan đều có khu phố ẩm thực nổi tiếp trở thành thương hiệu du lịch của địa

phương đó. Riêng Việt Nam, có những địa phương đã hình thành khu phố ẩm thực

như Hà Nội, Đà Lạt,… Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với thức ăn đường phố,

chuỗi nhà hàng nhưng lại phân bố khá rời rạc. Vì thế, nhu cầu huy hoạch, liên kết

chuỗi các nhà hàng và hình thành khu phố ẩm thực đường phố là một yếu tố rất

63

64

quan trong đưa ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh đi xa. Khu phố ẩm thực cần có

những đặc điểm như sau:

- Vị trí gần khách sạn nơi khách du lịch quốc tế cư trú, gần khu mua sắm,

khu giải trí về đêm. Hiện nay, ví trí lý tưởng là khu phố Phạm Ngũ Lảo – Bùi Viện

và các con đường lân cận. Đó là nơi dừng chân của các du khách quốc tế sau một

ngày tham quan, thưởng ngoạn.

- Khu phố ẩm thực cần có sự đa dạng về các hình thức ẩm thực, từ các dịch

vụ cung cấp thức ăn địa phương cho đến các dịch vụ cung cấp thức ăn quốc tế, từ

nhà hàng, quán bar sang trọng đến các hình thức ẩm thực đường phố. Tuy nhiên,

cần có sự quy hoạch phục vụ các hình thức ẩm thực riêng biệt đa dạng về phong

cách. Khu nhà hàng cần có sự quy hoạch, phối hợp giữa ẩm thực địa phương, ẩm

thực quốc tế, các quán bar, pub và hộp đêm. Khu ẩm thực đường phố nên huy hoạch

các cửa hàng với không gian mở, du khách có thể trực tiếp xem cách món ăn được

chế biến, ngửi được mùi vị của gia vị món ăn. Để hấp dẫn du khách, các quầy ẩm

thực nên được thiết kế để du khách có thể lựa chọn tham gia vào một vài công đoạn

chế biến thức ăn hoặc tự phục vụ.

- Cần có những hoạt động giải trí đường phố để tăng tính đa dạng của khu

phố như biểu dẫn âm nhạc đường phố, các trò chơi dân gian,… Hình thức này được

thực hiện khá thành công ở Hội An và đã trở thành thương hiệu du lịch cho nơi đây.

Thành phố Hồ Chí Minh có thể học hỏi tạo không gian âm nhạc và các trò chơi du

khách có thể tham gia. Điều đó sẽ gây ân tượng về một thành phố năng động, đầy

sức sống và đậm đà bản sắc dân tộc.

Các bước thực hiện được điều đó:

- Sở VH, TT và DL thành phố cần quy hoạch khu phố ẩm thực với vị trí

thích hợp, cần nắm rõ đặc tính của từng loại hình ẩm thực để quy hoạch khai thác

triệt để ưu điểm của từng loại hình ẩm thực.

- Yếu tố nhân lực trong lĩnh vực ẩm thực rất quan trọng. Sở VH, TT và DL

thành phố cần tổ chức các khóa huấn luyện đào tạo đầu bếp, phục vụ chuyên

nghiệp, đảm bảo an toàn chất lượng.

64

65

- Sở VH, TT và DL thành phố cần đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả,

đảm bảo khu phố hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Sở cần có những biện pháp

kiểm tra thường xuyên, tránh xảy ra các cuộc ẩu đả, móc túi và các tệ nạn. Ngoài ra,

khâu an toàn thực phẩm cần được đặt ra hàng đầu. Ban quản lí khu phố ẩm thực cần

tiến hành kiểm tra, quan sát đảm bảo tất cả nguyên liệu và quy sinh chế biến đảm

bảo vệ sinh, khu vực ăn uống sạch sẽ.

Giai đoạn 3 (Năm 2017): Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các

hoạt động ẩm thực

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hình thức ẩm thực:

- Độ đa dạng của các dịch vụ ẩm thực và trải nghiệm thực tế.

- Mức độ tiếp cận của du khách quốc tế với hình thức này (Tuyên tuyền

quảng bá có đến được với tất cả du khách không? Vị trí thuận tiện đối với du khách

quốc tế để đến tham gia không? Du khách có dễ dàng gọi món và yêu cầu dịch vụ

không?...)

- Đánh giá du khách về hình thức ẩm thực này.

- Mức độ hiệu quả trong quản lý của cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn

thực phẩm, an ninh trật tự trong hoạt động ẩm thực, chính sách giá đối với du khách

quốc tế và khách Việt Nam,…

- Hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt thương hiệu của ẩm thực Thành

phố Hồ Chí Minh sau khi triển khai các dịch vụ ẩm thực.

Từ những tiêu chí đánh giá trên, Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh

rút ra những kết quả đạt được và các hạn chế cần khắc phục. Từ đó, đề ra chương

trình hành động trong năm năm tới.

Lợi ích dự kiến đạt được: Mặt bằng chung dịch vụ du lịch ẩm thực sẽ được

nâng cao, du lịch ẩm thực sẽ trở thành hướng du lịch phát triển trọng điểm, Thành

phố Hồ Chí Minh xây dựng được thương hiệu ẩm thực độc đáo, bước đầu tạo dấu

ấn tốt đẹp đối với du khách nước ngoài.

3.3.2. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch ẩm thực đến du

khách quốc tế

65

66

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là thành

phố hội tụ nhiều món ăn ngon, đặc sắc nhưng vẫn chưa có thương hiệu nhất định và

khác biệt. Việc tìm ra hình ảnh ẩm thực Hồ Chí Minh mang tính riêng biệt là một

điều rất cần thiết. Ngoài ra, việc tuyên truyền, quảng bá của ẩm thực Thành phố Hồ

Chí Minh còn khá mờ nhạt. Các kênh thông tin chính được cung cấp kinh phí thực

hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả xứng tầm với tiềm năng du lịch và kinh phí bỏ ra.

Vai trò các bên tham gia: Cơ quan chức năng xây dựng thương hiệu du lịch

ẩm thực chung cho du lịch thành phố. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du

lịch hỗ trợ xúc tiến thực hiện.

Nội dung và cách thực hiện: Có hai chương trình cần thực hiện để đẩy

mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình một (2013-2014): Xây dựng thương hiệu du lịch ẩm thực riêng

của Thành phố Hồ Chí Minh

Xây dựng thương hiệu hình tượng cho ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh. Sở

VH, TT và DL thành phố có thể tổ chức một cuộc thi chính qui trên phạm vi toàn

thành để xây dựng ý tưởng và thiết kế thương hiệu ẩm thực cho thành phố nói

chung và cho du lịch nói riêng. Cuộc thi không giới hạn về độ tuổi, chuyên môn

cũng như trình độ của người tham gia, Từ những sản phẩm đoạt giải, Sở sẽ tham gia

góp ý kiến và hỗ trợ phát triển ý tưởng theo định hướng có sẵn về du lịch ẩm thực

thành phố để được một sản phẩm hoàn chỉnh. Cần phải sử dụng thương hiệu này

xuyên suốt trong mọi hoạt động liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình hai (2013-2017): Tạo ra các chiến lược tiếp thị, quảng bá du

lịch có sáng tạo cao và nhất quán.

- Sở DL, TT và DL tiếp tục phát huy lợi thế đã đạt được qua các kênh truyền

thông đại chúng trong nước và trên thế giới, đồng thời cải tổ lại toàn bộ nội dung

tiếp thị, quảng bá. Như đã nói phần trên, việc sử dụng một thương hiệu nhất quán về

du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh rất quan trọng trong việc quyết định thành

công của việc quảng bá, tiếp thị.

- Đối với các kênh truyền thông, báo chí, truyền hình và website của thành

phố, Sở phải đầy mạnh đầu tư xúc tiến quảng bá vì đó là một trong những kênh

66

67

quan trọng nhất trong việc thu hút khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh. Sở

phải đảm bảo nội dung bài viết thường xuyên trên website đi kèm với thương hiệu

du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh. Quảng bá trên các kênh truyền hình cần

đầu tư tập trung và mang tính dài hạn ở các kênh truyền hình mà người xem là đối

tượng khách du lịch tiềm năng mà du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh đang

nhắm đến. Sở cần đầu tư thực hiện các đoạn phim giới thiệu Thành phố Hồ Chí

Minh và ẩm thực ở đây để quảng bá trên các thông tin này.

- Đối với nhà hàng Việt Nam trên thế giới, Sở VH, TT và DL thành phố cần

phối hợp với Bộ VH, TT và DL Việt Nam phối hợp và hỗ trợ hoạt động cho các nhà

hàng Việt Nam ở nước ngoài. Nhà hàng Việt Nam trên thế giới hiện nay được đánh

giá quảng bá hình ảnh ẩm thực Việt Nam hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất và gây sự

chú ý du khách về ẩm thực Việt Nam ngay ở thị trường khách. Vì thế, Sở VH, TT

và DL thành phố cần phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ hoạt động của nhà hàng, cung cấp

các nguyên vật liệu cho nhà hàng và qua đó quảng bá thương hiệu ẩm thực Thành

phố Hồ Chí Minh.

- Các lễ hội ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài là một cơ hội tốt để quảng bá

hình ảnh ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng hiện nay, kênh thông tin này còn

khá yếu. Vì thế, Bộ VH, TT và DL Việt Nam và Sở cần phối hợp đẩy mạnh các lễ

hội ẩm thực Việt Nam trên thế giới, tăng cường quy mô và tần số tổ chức, cải thiện

chất lượng. Kênh thông tin này được khai thác đúng mức sẽ là kênh quảng bá hiệu

quả nhất cho du lịch ẩm thực Thành phố.

- Đối với các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng

khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, UBND cũng như Sở VH, TT và

DL thành phố cần phải quán triệt tư tưởng những đơn vị này kinh doanh theo đúng

định hướng về quảng bá du lịch ẩm thực bằng cách tổ chức các cuộc họp báo

thường niên cho doanh nghiệp để cung cấp thông tin chi tiết về chính sách, chiến

lược cụ thể cùa thành phố cho hoạt động du lịch trong từng thời kì; xử lý nghiêm

khắc các đơn vị vi phạm để làm gương. Sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp về hình

ảnh thương hiệu ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn phim giới thiệu ẩm thực và

du lịch Thành phố, cẩm nang du lịch,… để họ có thể phát và cung cấp thông tin đến

67

68

du khách. Kiểm tra việc truyền thông giữa doanh nghiệp du lịch và du khách để

tránh tình trạng thông tin sai lệch, phiến diện, không có lợi cho hình ảnh ẩm thực và

du lịch thành phố.

Lợi ích dự kiến đạt được: Xây dựng được thương hiệu ẩm thực mang bản

sắt riêng của thành phố. Bước đầu giới thiệu thương hiệu du lịch mới của thành phố

đến du khách quốc tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh trên phạm vi cả nước và quốc tế.

3.3.3. Giải pháp về cải tạo chất lượng dịch vụ

3.3.3.1. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Cơ sở đề xuất giải pháp: Vấn đề về con người và nghiệp vụ có vai trò then

chốt trong sự phát triển của nền du lịch. Nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh

trong ngành du lịch, đặc biệt là du lịch ẩm thực thiếu trầm trọng. Chất lượng nhân

lực cũng là một vấn đề lớn mà nền du lịch đang phải đối mặt. Vì thế, cải thiện chất

lượng nguồn nhân lực là một việc rất cần thiết.

Vai trò các bên tham gia: Cơ quan chức năng tổ chức chương trình đào tạo,

doanh nghiệp chủ động đào tạo và đăng kí nhân sự của mình tham gia các lớp

nghiệp vụ, lực lượng trong lĩnh vực du lịch phải có tinh thần cầu tiến, không ngừng

nâng cao trình độ chuyên môn.

Nội dung và cách thực hiện: Có hai chương trình cần tiến hành

Chương trình một (Giai đoạn 2013-2017): Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực ẩm thực

- Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực xoay quanh ba

nội dung chính: thiết kế chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế; đưa ra tiêu chuẩn

đào tạo nhất định; tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

cho nguồn nhân lực du lịch. Một là, Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh

phối hợp cùng Sở Giáo dục – đào tạo và các đơn vị đào tạo chính qui thực hiện

chương trình nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức đào tạo nguồn nhân lực

trong lĩnh vực du lịch và chuẩn hóa chương trình đào tạo du lịch. Nội dung đào tạo

được phối hợp với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch để biên soạn bám sát thực

tiễn hoạt động du lịch thành phố để có chất lượng tốt nhất. Hai là, dù là đào tạo tại

68

69

chỗ, đào tạo thông qua các khóa nghiệp vụ hay đào tạo chính quy tại trường đại học,

cao đẳng thì nội dung đào tạo, kiểm tra, sát hạch cần tuân thủ theo một bộ tiêu

chuẩn nhất định. Tiêu chuẩn này sẽ được Sở VH, TT và DL phố hợp với Sở giáo

dục – đào tạo soạn thảo, thực nghiệm và đánh giá nhiều lần để đảm bảo chất lượng

giáo dục. Ba là, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và đặc biệt thông qua ngoại ngữ sẽ

được chú trọng đào tạo để học viên có trình độ cơ sở vững chắc, nhanh thích nghi

với môi trường làm việc thực tế. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên cần được sát

hạnh kỹ lưỡng, chú trọng vào khả năng nghe nói. Ngoài ra, mở các lớp ngoại ngữ

hiếm như Hàn, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, Đức để khai thác các thị trường tiềm năng

đó. Kiến thức về văn hóa – lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần được quan

tâm đúng mức, nhất là đối với đối tượng hướng dẫn viên du lịch. Bất cứ nơi nào, bất

cứ ở đâu, du khách cũng có thể hỏi về thông tin liên quan đến thành phố. Người

được hỏi có thể là phục vụ phòng, tiếp viên, tài xế, hướng dẫn viên du lịch,… Xem

nhẹ yếu tố này sẽ gây hụt hẫng rất lớn nơi khách du lịch.

- Nhân lực trong ngành ẩm thực cần được chú trọng đào tạo, cung cấp các

khóa học chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực như phục vụ, bếp, pha chế nước,

…Đặc biệt, yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm cần được chú trọng, đưa vào chương

trình đào tạo chính thức nhằm cung cấp một đội ngũ lao động có chất lượng.

Chương trình hai (Giai đoạn 2013-2017): Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Nâng cao tay nghề của lực lượng lao động hiện có trong lĩnh vực du lịch tại

Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng này đã có nghiệp vụ và kinh nghiệm nhất định

trong lĩnh vực du lịch, nhưng muốn chất lượng tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày

một cải thiện thì phải không ngừng củng cố nghiệp vụ của lực lượng lao động hiện

có.

Các hoạt động đề xuất để nâng cao tay nghề lực lượng lao động du lịch:

- Thành phố có thể hỗ trợ nâng cao tay nghề đối tượng này bằng cách tổ chức

các cuộc thi thường kì giữa các doanh nghiệp với nhau, hoặc giữa các ngành nghề

khác nhau. Các cuộc thi này có thể được sợ VH, TT và DL kết hợp với Hiệp hội du

lịch Thành phố tổ chức với qui mô toàn thành và giải thưởng có giá trị xứng đáng

69

70

nhằm khuyến khích nhiều cá nhân và tập thể tham gia.Thông qua những cuộc thi

như thế này, lao động trong nhiều lĩnh vực có cơ hội cọ sát, so sánh trình độ của

mình với mặt bằng chung, từ đó tạo ra động lực nâng cao tay nghề. Ngoài ra, trong

các cuộc thi cần có những buổi hội thảo hướng dẫn nâng cao tay nghề và nội dung

trong cuộc hội thảo đó trở thành một trong những thử thách trong cuộc thi. Như

vậy, các thí sinh tham gia vừa có cơ hội giao lưu và học hỏi thêm kinh nghiệm và

kiến thức mới. Ví dụ như khách sạn có phục vụ bàn tốt nhất, doanh nghiệp lữ hành

có hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp nhất, đầu bếp lành nghề nhất,…

- Doanh nghiệp cần chủ động đăng kí cho lao động tại cơ sở mình tham gia

các khóa nghiệp vụ ngắn hạn tạo điều kiện cho nhân viên trao dồi thêm kĩ năng.

Trong khả năng có thể cử những nhân viên có năng lực tham gia các khóa đào tạo

của những tổ chức lớn để truyền đạt lại kiến thức thu thập được. Các doanh nghiệp

lớn cần định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho

nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu của các thị trường khách trọng điểm.

- UBND thành phố tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực

trong lĩnh vực du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng các khóa học tu

nghiệp bằng cách liên kết với các địa phương, các nước có nền du lịch tương đồng

như thành phố. Có thể gửi nhân sự cấp cao du học sang các nước tiên tiến để học

hỏi kinh nghiệm tổ chức du lịch và đào tạo lại cho nhân viên trong nước. Ngoài ra,

cũng có thể mời các giáo sư, chuyên gia về du lịch quốc tế về thỉnh giảng để đào

tạo. Đó tạo ra cơ hội cho nguồn nhân lực du lịch quốc tế có cơ hội cọ xát với cách tổ

chức du lịch chuyên nghiệp trên thế giới.

Lợi ích dự kiến đạt được: Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa

các cá nhân và đơn vị kinh doanh du lịch trong việc rèn luyện và nâng cao năng lực,

đào tạo đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch có chất lượng nghiệp vụ tốt, đáp ứng

được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đảm bảo mức hài lòng của du khách đối

với du lịch thành phố, từ đó tạo thành khả năng thu hút khách quốc tế ngày càng lớn

của Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.3.2. Giải pháp đảm bảo môi trường du lịch văn minh, an toàn

70

71

Cơ sở đề xuất giải pháp: Vấn đề an ninh, trật tự trong du lịch quốc tế đang

là một thách thức lớn đối với ngành du lịch địa phương. Hiện tượng ăn xin, chèo

kéo khách không còn quá xa lạ đối với du khách nước ngoài khi đến Việt Nam.

Ngoài ra, cướp giật tài sản, móc túi của du khách vẫn đang xảy ra và gây tâm lý lo

sợ khi đến đây. Bên cạnh đó còn những tệ nạn khác xảy ra khu du lịch. Cần phải có

những biện pháp xử lý tình trạng này và quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch để tạo

một môi trường du lịch văn minh, an toàn.

Vai trò các bên tham gia: Công an thành phố đóng vai trò nòng cốt trong

việc phân bố lực lượng thực thi phát luật Việt Nam và giữ gìn trật tự trị an xã hội,

phối hợp chặt chẽ với cộng đồng dân cư. Sở VH, TT và DL và các doanh nghiệp

hoạt động trong ngành đóng vai trò giám sát, báo cáo tình hình văn minh và an toàn

trong du lịch.

Nội dung và cách thực hiện: Có hai chương trình nhằm xây dựng môi

trường du lịch văn minh, an toàn

Chương trình 1(2013-2017): Xử lý vấn đề an ninh, trật tự còn tồn đọng ảnh hưởng

đến môi trường du lịch quốc tế

- Công an Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lực lượng an ninh trên toàn

địa bàn thành phố, nhất là các điểm du lịch. Đặc biệt là tuần tra, kiểm soát ở khu

vực xảy ra trộm cướp, xâm phạm tài sản cá nhân khách du lịch quốc tế và có những

biện pháp chế tài thật nặng và công khai việc xử lý thông qua báo đài để nêu gương.

Tuyệt đối không để các cán bộ thực thi công tác an ninh móc nối đến các đối tượng

trục lợi bất chính hay không toàn tâm toàn ý làm việc dẫn đến việc khách du lịch

không được quan tâm, bảo vệ trong các tình huống xảy ra.

- Lực lượng an ninh thành phố cần xử lý triệt để hiện tượng ăn xin, chèo kéo

khách du lịch. Bên cạnh việc tăng cường lực lượng an ninh ở các khu vực du lịch

trọng điểm, cần giải quyết triệt để nguyên nhân phát sinh tệ nạn. Đối với đối tượng

ăn xin, cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phúc lợi xã hội tổ chức dạy nghề để

cung cấp cho các đối tượng này ổn định cuộc sống. Đối với trẻ em cần liên hệ đưa

các em về mái ấm, nhà mở để nuôi dưỡng, giáo dục lại các em. Đối với người già,

người tàn tật cần đưa vào trung tâm bảo trợ riêng để chăm sóc.

71

72

- Thực hiện thanh lí những địa điểm mại dâm, buôn bán chất kịch thích trái

phép, kinh doanh mặt hàng bị cấm theo pháp luật Việt Nam,… nhằm hạn chế những

nhu cầu không lành mạnh của du khách cũng như làm trong lành môi trường sống

của thành phố.

- Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch như lữ hành, nhà hàng, khách sạn

cần chấp hành luật và tuân thủ chỉ đạo của chính quyền địa phương. Ngoài ra, các

doanh nghiệp này cần phối hợp với Công an thành phố tiến hành giám sát, báo cao

kịp thời khi phát sinh những vấn đề an ninh liên quan đến khách du lịch quốc tế.

Chương trình hai (2013-2017): Quản lý việc hoạt động của các tổ chức,

doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch quốc tế

- Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành các cuộc kiểm tra

định kỳ không báo trước tình hình hoạt động của các điểm tham quan, các nhà hàng,

khách sạn, các dịch vụ của công ty lữ hành.

- Thành lập một kênh tổng đài nhận các ý kiến đóng góp, phản ánh tình hình

chất lượng dịch vụ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Kênh tồng đài tiếp nhận góp ý

sẽ trở thành một biện pháp quản lý hiệu quả đối với hoạt động của các cá thể trong

ngành. Đó sẽ trở thành động lực để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động

hiệu quả hơn; chăm sóc đến từng khách hàng. Nếu như với biện pháp kiểm tra đột

xuất của Sở VH, TT và DL sẽ là biện pháp quản lý cứng thì hệ thống tổng đài sẽ là

một biện pháp mềm để Sở VH, TT và DL nắm được tình hình hoạt động trong

ngành du lịch thông qua kênh khách hàng. Một lợi ích khác, kênh tổng đài sẽ giúp

Sở VH, TT và DL nắm được những điều bất tiện xảy ra trong quá trình du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó sẽ có những hành động giải quyết thiếu sót, nhìn

nhận bất cập và cung cấp những dịch vụ thay thế cho du khách phản ánh vấn đề với

chất lượng tốt hơn. Điều đó sẽ góp phần tăng uy tín của ngành du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh, giữ chân du khách ghé lại lần hai.

Lợi ích dự kiến đạt được: Ổn định tình hình an ninh, trật tự tại Thành phố

Hồ Chí Minh, tạo sự tin tưởng, an toàn cho người dân và du khách quốc tế. Tạo một

kênh thông tin giữa Sở VH, TT và DL với khách hàng nhằm quản lý hoạt động du

lịch, cải tiến thiếu sót và đem lại ấn tượng đẹp về du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

72

73

3.3.3.3. Giải pháp xây dựng văn hóa du lịch, tiến bộ, thân thiện

Cơ sở đề xuất giải pháp: Để xây dựng một nền du lịch phát triển thì không

chỉ nhờ sự cố gắng của chính quyền hay doanh nghiệp mà còn dựa vào sự góp sức

của người dân địa phương. Người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt

Nam nói chung gây ấn tượng đẹp với du khách qua nu cười thân thiện, hiếu khách.

Tuy nhiên, ý thức của người dân phần lớn chưa cao. Vì thế, các biện pháp nhằm

nâng cao ý thức của người dân trong cuộc sống góp phần làm hình ảnh du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh đẹp hơn trong mắt du khách.

Vai trò các bên tham gia: Cơ quan nhà nước tăng cường tuyên truyền, giáo

dục, nâng cao ý thức của người dân. Người dân đóng vai trò nòng cốt trong quá

trình triển khai và thực hiện các biện pháp này

Nội dung và cách thực hiện: Các biện pháp giúp xây dựng văn hóa du lịch

tiến bộ, thân thiện được thực hiện trên hai kênh chủ yếu:

Biện pháp 1 (Giai đoạn 2013-2017): Các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong

phạm vi nhà trường

Sở Giáo dục – đào tạo thực hiện tuyên truyền tư duy tích cực, nếp sống đến

sinh viên, học sinh về ý thức cộng đồng trong xã hội. Đây là lực lượng công dân trẻ

của thành phố, sẽ góp phần xây dựng thành phố trong tương lai. Vì thế, truyền đối

với thế hệ này về tư tưởng tiến bộ và ý thức trách nhiệm đối với thế hệ này rất quan

trọng, có tác dụng lâu dài trong việc phát triển văn minh đô thị. Ngoài việc giáo dục

trên các bài học trên lớp, các buổi nói chuyện giao lưu thường kỳ, Sở Giáo dục –

đào tạo cần tạo môi trường thực tế cho học sinh – sinh viên áp dụng kiến thức vào

thực tế như thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện nhặt

rác, sơn tường, các cuộc vận động nâng cao ý thức người dân trong khu vực, các

cuộc thi lồng ghép ý tưởng văn minh đô thị và văn minh du lịch. Ngoài ra, chính

thầy cô là những tấm gương điển hình và có tác động mạnh mẽ đến học sinh – sinh

viên. Chính vì thế, những hoạt động tăng cường ý thức học sinh – sinh viên nên có

sự tham gia và tổ chức của chính thầy cô ở trường với sự phối hợp của Đoàn thanh

niên và các đơn vị đoàn thể.

73

74

Biện pháp 2 (Giai đoạn 2013-2017): Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục trên các

kênh thông tin đại chúng

Sở VH, TT và DL tiến hành kết hợp với các kênh thông tin đại chúng để

tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong cộng đồng và du lịch. Sở cần

phối hợp với đài truyền hình tổ chức các gameshow thực tế, các chương trình phóng

sự, tài liệu, lồng ghép vào phim ảnh. Ví dụ cu thể như: những vở kịch, bộ phim phê

phán nếp sống thiếu văn minh đồng thời lồng ghép nếp sống văn minh, vì lợi ích

chung. Các gameshow tổ chức các hoạt động, thử thách thông qua các hoạt động vì

cộng đồng. Ngoài ra, Sở VH, TT và DL cần đưa ra chính sách khen thưởng, tuyên

dương và khuyến khích những cá nhân tiêu biểu có hành vi đúng đắn góp phần xây

dựng nếp sống và môi trường du lịch lành mạnh, tuyên dương nêu gương rộng rãi

trên báo đài, radio nhằm khuyến khích người dân thực hiện theo. Đồng thời, phổ

biến các hình thức khuyến khích và xử phạt trong việc bảo vệ văn minh đô thị và du

lịch ở các kỳ họp dân phố, các cơ quan và doanh nghiệp. Những biện pháp nhẹ

nhàng, mềm dẻo sẽ đóng góp hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao ý thức và cải

thiện môi trường du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi ích dự kiến đạt được: Thông qua giáo dục cộng đồng để phát triển một

môi trường du lịch thân thiên, cộng đồng dân cư có ý thức góp phần xây dựng hình

ảnh người Việt Nam thân thiện, hiện đại; cải thiện mức độ hài lòng của du khách và

đề lại ấn tượng tối về một Thành phố Hồ Chí Minh hiền hòa.

3.3.4. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất hạ tầng và kĩ thuật du lịch

3.3.4.1. Giải pháp về phát triển hạ tầng và cơ sở lưu trú

Cơ sở đề xuất giải pháp: Cơ sở hạ tầng ở Thành phố đang quá tải với tốc độ

phát triển về dân cư và du lịch. Hệ thống giao thông không đáp ứng nổi nhu cầu đi

lại dẫn đến việc ùn tắc giao thông ở các tuyến đường trọng điểm. Ngoài ra, với

lượng khách ngày càng tăng, cơ sở lưu trú vẫn còn thiếu. Vì thế, việc cải thiện, nâng

cao chất lượng và mở rộng cơ sở hạ tầng là một điều cần thiết thực hiện đối với nền

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

74

75

Vai trò các bên tham gia: Cơ quan chức năng giữ vai trò chủ đạo trong việc

tiến hành giải pháp này. Doanh nghiệp tuân thủ thực hiện, người dân có thái độ hợp

tác chung vì lợi ích chung.

Nội dung và các bước thực hiện: Có hai biện pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ

tầng và cơ sở lưu trú ở Thành phố Hồ Chí Minh

Biện pháp 1 (Giai đoạn 2013-2017): Các biện pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện

cơ sở hạ tầng du lịch

Sở giao thông công chính cải tạo thể thống giao thông trên điạ bàn thành

phố. Cần cải tạo, mở rộng và nâng cấp các con đường trong khu vực thành phố, đặc

biệt là các tuyến đường giao thông huyết mạch trong du lịch như tuyến nối giữa sân

bay với cơ sở lưu trú, cơ sở lưu trú đến điểm tham quan, giải trí và ẩm thực. Cần

xây dựng cầu vượt ở các điểm nút giao thông thường xuyên có lưu lượng xe đông,

quy hoạch phân luồng, phân tuyến giao thông ở khu vực trung tâm nhằm giảm áp

lực di chuyển ở đây. Những đoạn đường đang trong giai đoạn trùng tu, thi công phải

được kiểm tra gắt gao đảm bảo chất lượng, đẩy nhanh tiến bộ các đoạn đường đang

thi công và xóa bỏ các dự án đình trệ, thiếu khả thi. Ngoài ra, cần huy hoạch các

con đường đi bộ, phố cấm xe di chuyển để quy hoạch các hoạt động ẩm thực, văn

hóa đường phố làm đa dạng và màu sắc hơn hình ảnh du lịch Thành phố.

Sở giao thông – vận tải nên đẩy mạnh công tác xây dựng, cải tạo và quản lý

phương tiện giao thông công cộng cho du khách. Hệ thống xe buýt phục vụ di

chuyển nên được cải thiện, nâng cao lượng để giảm áp lực chuyên chở hành khách

cho các xe. Tiến hành thay mới các xe đã phục vụ thời gian dài, gây ô nhiễm môi

trường. Ngoài ra, tăng cường chất lượng dịch vụ, đào tạo các khóa nghiệp vụ ngắn

hạn cho tiếp viên xe buýt như kỹ năng phục vụ và giải quyết tình huống, giao tiếp

bằng Tiếng Anh trong các tình huống cơ bản trên xe buýt. Các lực lượng kiểm tra

và an ninh trên xe buýt có mặt thường xuyên để tránh các tình huống tiêu cực như

móc túi xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh Thành phố trong mắt du khách.

Hệ thống taxi nên được quản lý chặt, ngăn chặt tình trạng taxi dù, taxi mạo danh các

hãng danh tiếng nhằm lừa gạt du khách. Cần có những biện pháp xử lý mạnh như

phạt hành chính hoặc hình sự, treo bằng, giam xe cho các trường hợp đó. Hệ thống

75

76

vận chuyển trong các tour hoặc đến các điểm du lịch cần được kiểm soát chặt chẽ

chất lượng phương tiện, giấy phép lái xe của tài xế, tránh tình trạng nhồi nhét hành

khách. Sở giao thông – vận tải nên xây dựng một kênh thông tin giao thông để tất cả

những vướng mắc, khó khăn của du khách được giải đáp, hỗ trợ và kịp thời nắm

được các tiêu cực xảy ra.

Biện pháp 2 (Giai đoạn 2013-2017): Các biện pháp nhằm mở rộng, nâng

cấp hệ thống các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch.

Sở Kế hoạch – đầu tư khuyến khích các hoạt động tham gia đầu tư vào hoạt

động kinh doanh khách sạn trên địa bàn thành phố. Các chính sách hỗ trợ về vốn, lãi

suất cho vay cũng như giúp đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng mới, mở rộng quy

mô khách sạn. Đưa ra các chính sách hỗ trợ các khách sạn mùa thấp điểm nhằm

chia sẻ khó khăn với khách sạn trong thời điểm đó. Hơn nữa, công tác thu hút và

giới thiệu đến khách du lịch về cơ sở lưu trú là vô cùng cần thiết nhằm tạo đầu ra

cho những doanh nghiệp mới. Sở VH, TT và DL thành phố cẩn thường xuyên tổ

chức những khóa đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ và quản lý

khách sạn cho các doanh nghiệp trên thành phố tham gia. Ngoài ra, khuyến khích

các doanh nghiệp này nâng cao chất lượng phục vụ, phòng ốc và nâng cao cơ sở vật

chất. Thành phố có chế độ khen thưởng đối với những doanh nghiệp đạt thành tích

cao về chất lượng qua các năm để tạo động lực cố gắng cho các doanh nghiệp trong

ngành.

Sở VH, TT và DL kiểm tra chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh lưu

trú. Đối với những doanh nghiệp đạt chuẩn hoặc đã được đánh giá theo sao cần phải

tái đánh giá thường xuyên để đảm bảo không gian lận, giảm chất lượng. Những nhà

nghỉ, khách sạn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu phải bị chế tài, xử lí để đảm bảo chất

lượng chung của cơ sở lưu trú trên toàn thành phố. Ngoài ra, Sở cần quản lý chính

sách giá của các khách sạn hiện nay, tránh tình giá lên giá quá cao trong mua cao

điểm.

Lợi ích dự kiến đạt được: nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật

chất phục vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh để du lịch có cơ sở vững chắc phát

triển trong dài hạn

76

77

3.3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng thông tin

Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện nay, các kênh thông tin du lịch và khả năng

truy cập thông tin của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn sơ khai. Hiện nay,

du khách chỉ có thể truy cập mạng không dây trong một số địa điểm hạn chế nhất

định trong khi nhu cầu tìm hiểu và chia sẻ thông tin quan Internet của du khách khi

đi du lịch rất lớn. Vì thế, việc cải thiện hệ thống thông tin sẽ giúp du khách dễ dàng

tiếp cận hơn với các điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và tạo cảm giác thoải

mái cho du khách khi đến đây.

Vai trò các bên tham gia: Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí

Minh, Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ đạo, các doanh

nghiệp du lịch hỗ trợ việc triển khai hoạt động.

Nội dung và các bước thực hiện: Có hai biện pháp chính cần thực hiện để

cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin

Biện pháp 1 (Giai đoạn 2013-2014): Cải thiện hệ thống mạng Internet không dây

trên địa bàn Thành phố:

Khả năng truy cập mạng Internet là một yếu tố cần thiết trong thời gian du

lịch của du khách quốc tế. Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh

nên tiến hành phủ sóng mạng không dây miễn phí ở khu vực trung tâm Thành phố

tạo điều kiện dễ dàng cho du khách truy cập thông tin. Các bước để Thành phố Hồ

Chí Minh thực hiện điều đó:

- Năm 2013, Sở VH, TT và DL Thành phố cần phối hợp với các chuyên gia

mạng không dây xác định phạm vi phủ sóng phù hợp với nhu cầu của du lịch quốc

tế. Hiện nay, phạm vi di chuyển của du khách quốc tế chủ yếu là ở trung tâm thành

phố và các điểm tham quan chính. Vì thế, khu vực này cần tập trung phủ sóng để

đáp ứng nhu cầu của du khách. Sở VH, TT và DL có thể học hỏi kinh nghiệm từ các

địa phương đã phủ sóng mạng không dây miễn phí như Đà Nẵng và Hội An để áp

dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, Sở và các chuyên gia đưa ra chi phí dự tính

đề lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

- Năm 2014, sau khi xác định phạm vi phủ sóng, Sở VH, TT và DL cần tổ

chức đấu thầu chọn ra một doanh nghiệp có uy tín tiến hành phủ sóng mạng không

77

78

dây trên Thành phố. Dự án đấu thầu cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể về tốc độ

đường truyền, khả năng truy cập và chế độ sửa chửa, bảo trì trong thời gian sử

dụng. Đến cuối năm 2014, đảm bảo dự án được hoàn thành và đưa vào thực hiện.

Biện pháp 2 (2013-2017) Nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin du lịch ở

Thành phố Hồ Chí Minh

- Về website du lịch, năm 2013, Sở VH, TT và DL nên thiết kế website

riêng dành để cung cấp thông tin du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh như

một cẩm nang du lịch trực tuyến chính thức của Thành phố. Trong đó, ngoài việc

giới thiệu về Thành phố Hồ Chí Minh, website cần cung cấp thông tin về dịch vụ du

lịch ở Thành phố như điểm tham quan, khu ăn uống, mua sắm, các khách sạn, nhà

nghỉ với thông tin chi tiết về chất lượng, giá thành và thời gian phục vụ bằng nhiều

ngôn ngữ khác nhau. Các dịch vụ du lịch được đề xuất trên website phải được kiểm

duyệt chất lượng hàng năm, được giám sát và quản lý chặt chẽ của Sở VH, TT và

DL. Cần cung cấp các phương tiện đi lại trong nội thành thành phố, đề xuất các tour

du lịch có uy tín. Ngoài ra, để tăng tính tin cậy và tạo sự tương tác, website cần có

mục nhận xét dành cho du khách quốc tế. Các nhận xét đó sẽ giúp các du khách

trong tương lai chọn đúng dịch vụ theo yêu cầu của mình. Quan trọng hơn, nó sẽ

giúp nhà quản lý nằm được tình hình hoạt động của các đơn vị du lịch trong Thành

phố. Website cần phải cập nhật thường xuyên, cung cấp nhanh chóng các lể hội và

sự kiện lớn diễn ra trong Thành phố được thể hiện cả hai ngôn ngữ Anh – Việt.

Giữa năm 2013, website về cơ bản phải hoàn chỉnh, cung cấp những thông tin về du

lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2013, website cần thu 10.000 lượt truy

cập tối thiểu và đến năm 2017, website phát triển trở thành kênh thông tin du lịch

quan trọng và thu hút 60% lượng khách du lịch truy cập.

- Về tài liệu hướng dẫn du lịch, Sở VH, TT và DL Thành phố cần phát hành

các tài liệu hướng dẫn du lịch như cẩm nang du lịch, thông tin về địa điểm, giá cả

các điểm đến. Nội dung bao gồm những địa điểm tham quan, cơ sở lưu trú và hệ

thống giao thông, quan trọng là phải bao gồm giá dịch vụ được cập nhật thường

xuyên để du khách tiện so sánh và đưa ra quyết định. Ngoài ra, còn có các nội dung

và các lưu ý về an ninh và an toàn thực phẩm, các dịch vụ đạt chuẩn trong Thành

78

79

phố. Sở sẽ phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng tiến hành

phổ biến các cẩm nang du lịch đến tay du khách, cung cấp thông tin đầy đủ nhất về

du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Từ cuối năm 2013 đến năm 2017, Sở VH, TT và

DL phải đảm bảo tài liệu hướng dẫn du lịch phải đến tay ít nhất 80% khách du lịch

khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi ích dự kiến: Hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh được cải thiện

qua các dịch vụ thông tin chi tiết nhằm đem lại sự tiện lợi cho du khách khi lựa

chọn tham gia các hoạt động du lịch ở đây; đảm bảo du khách tiếp cận các dịch vụ

có chất lượng.; khiến du khách quay lại lần hai.

3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng và các đơn vị kinh tế

hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Chính phủ và cấp chính quyền Trung ương tiếp tục giữ vững vai trò nòng

cốt trong công tác ổn định môi trường kinh tế vĩ mô để tạo nền móng vững chắc cho

ngành du lịch đứng vững và phát triển. Môi trường kinh doanh phải đảm bảo được

yếu tố cạnh tranh trong sạch cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính phủ

tích cực kiểm tra, đánh giá hiệu quả các chính sách cũng như văn bản luật về du

lịch, quản lý các sở ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm đã ban hành trước đây, tìm

ra những điểm mâu thuẫn và xung đột để loại bỏ, tăng phạm vi áp dụng đối với các

chính sách, luật có hiệu quả. Cải tổ lại các quy định không phù hợp với tình hình

mới.

- Tiến hành đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục visa, thủ tục đăng kí

đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Có chính sách khuyến khích ưu đãi về

tín dụng và thuế cho các dự án đầu tư này. Điều đó tạo không khí thoải mái, gọn

nhẹ cho du khách quốc tế và doanh nghiệp du lịch đến và hoạt động ở Việt Nam

- Cung cấp vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật khác

như công nghệ thông tin. Cung cấp nguồn vốn cho công tác quy hoạch đầu tư, nâng

cấp, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm phục vụ cho du lịch.

3.4.2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

79

80

- Đặt chiến lược phát triển hình tượng du lịch ẩm thực Thành phố Hồ Chí

Minh để ẩm thực trở thành thương hiệu du lịch và phát triển du lịch ẩm thực trở

thành động lực chính cho nhiệm vụ phát triển du lịch trong thời gian tới. Tạo điều

kiện bằng cách ban hành những chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp

trong lĩnh vực ẩm thực, tiến hành quy hoạch khu phố ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí

Minh. Ban hành các văn bản pháp luật quản lý chặt chẽ tình hình trật tự an ninh

trong hoạt động du lịch và vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn thành phố.

- Có chỉ thị liên quan đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đường phố, lắp đặt hệ

thống thùng rác, nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố. Các cơ quan có

trách nhiệm tiến hành đốc thúc tiến hành nhanh, gọn, hợp lí để kịp đưa vào du lịch

quốc tế tại thành phố.

- Tinh giản thủ tục hành chính liên quan đến du lịch quốc tế cũng như đầu tư

du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có chính sách ưu đải về vốn, lãi suất và thuế

đối với những đơn vị có nhu cầu tham gia lĩnh vực du lịch nhưng chưa đủ tiềm lực

tài chính.

Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

- Khôi phục, bảo tồn và phát triển phong tục, tập quán tốt đẹp ở Thành phố

Hồ Chí Minh và văn hóa ẩm thực ở đây. Đóng vai trò đầu tàu trong công tác định

hướng, quy hoạch và phát triển du lịch ẩm thực đến du khách quốc tế.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động du lịch quốc tế trên địa

bàn thành phố, đặc biệt và tình hình an ninh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhanh

chóng xử lý những trường hợp vi phạm, liên tục báo cáo tình hình với Ủy ban nhân

dân thành phố để nhận được chỉ thị hành động phù hợp với tình hình diễn biến hoạt

động du lịch trên địa bàn thành phố.

- Mở rộng các lớp dạy nghề, lớp nghiệp vụ, các khóa học chính qui trong lĩnh

vực du lịch để lực lượng lao động có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản

thân.

3.4.3. Kiến nghị đến các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại

Thành phố Hồ Chí Minh

80

81

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống nhà hàng cần đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp dịch vụ. Gìn giữ truyền thống ẩm thực thành

phố bên cạnh việc sáng tạo, giới thiệu những món ăn mới. Cần đa dạng hình thức

ẩm thực, lồng ghép giá trị văn hóa và nguồn gốc món ăn thông qua các hình thức

dịch vụ khác nhau

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần liên kết với các công ty

nước ngoài để thâm nhập sâu hơn vào thị trường du lịch thế giới và phát triển nguồn

nhân lực của mình. Cần phát triển chương trình tour theo chủ đề do Sở VH, TT và

DL đề ra, đồng thời phối hợp nhuần nhuyễn với các lĩnh vực dịch vụ khác nhằm

mang lại hiệu quả kinh tế và thỏa mãn nhu cầu của du khách.

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cần năm vững tiêu chuẩn về

thẩm đinh chất lượng cơ sở lưu trú và điều kiện đón khách quốc tế. Tăng cường đầu

tư cho cơ sở vật chất và trang thiết bị tiện nghi.

Chương 3 cung cấp thông tin về những cơ hội và thách thức trong công cuộc

phát triển du lịch ẩm thực để thu hút khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí

Minh. Bên cạnh đó, chương 3 có đề cập đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng

của thành phố nhằm phát triển du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua

hình thức du lịch ẩm thực. Đây là những cơ sở để xây dựng một số biện pháp nhằm

cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường triển khai truyên truyền quảng bá và xây

dựng môi trường du lịch quốc tế an toàn, văn minh, hiện đại. Từ đó đưa ra kiến nghị

phù hợp đến các đơn vị liên quan để tạo điều kiện tiến hành thực hiện giải pháp đã

xây dựng.

81

82

KẾT LUẬN

“Thu hút khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình

thức du lịch ẩm thực” là một hướng đi đúng đắn đối với địa phương có đặc trưng

ẩm thực phong phú như Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, việc phát triển du lịch

ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua vẫn chưa thực sự có

hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh về du lịch ẩm thực

của thành phố. Nguyên nhân cơ bản là do chưa có sự quan tâm, quy hoạch, đầu tư

đúng mức về việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực, cơ sở vật chất, hạ tầng, đội

ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm, tay nghề, quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch

còn lỏng lẻo cũng như sự quảng bá chưa đem lại hiệu quả cao.

Trước hình trên, tác giả thông đã nghiên cứu các điều kiện cần thiết, bài học

kinh nghiệm để thu hút khách quốc tế của du lịch ẩm thực, đồng thời, đánh giá sơ

lược thực trạng phát triển du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua

và đưa ra giải pháp, kiến nghị cho việc thu hút khách du lịch quốc tế thông qua hình

thức du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013-2017.

Các giải pháp của tác giả xoay quanh việc cải thiện các mặt hạn chế của du

lịch ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các giải pháp cải thiện hình ảnh

ẩm thực, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, cải tạo chất lượng dịch vụ, cơ sở

hạ tầng du lịch. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi Chính phủ, chính

quyền địa phương, các doanh nghiệp và người dân cùng nhau hợp tác thực hiện các

biện pháp trên thì mới thành công, đem lại hiệu quả cao.

Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn được đóng góp

một phần vào việc phát triển du lịch ẩm thực, tăng cường thu hút khách du lịch quốc

tế đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017. Do hạn chế về thời gian và

kiến thức, đề tài chỉ mới đề cập đến một số hoạt động nhất định cũng như phạm vi

nghiên cứu, ứng dụng còn hạn hẹp, các giải pháp đưa ra cũng không tránh khỏi yếu

tố chủ quan. Vì vậy, để đề tài được toàn diện và có tính khả thi hơn, rất mong có sự

tham gia nghiên cứu chuyên sâu của chính quyền, cơ quan ban ngành liên quan

cùng sự đóng góp ý kiến từ người dân địa phương và khách quốc tế.

Xin chân thành cảm ơn ơn sự đóng góp của quý thầy cô.

82

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013, Quyết định về việc giao vốn thực hiện các

chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013, Số: 1658/QĐ-BKHĐT, Hà Nội.

[36]

2. Bộ VH, TT và DL, Tổng cục Du Lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch

đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội, ngày truy cập 20/04/2013 [11]

3. Xuân Dũng, 2003, Tổ chức kinh doanh nhà hàng, Nhà xuất bản Lao động –

Xã Hội, Hà Nội [17]

4. Nguyễn Văn Đính, 2005, Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội [2]

5. Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2013, Tổng kết 5 năm chương

trình dịch vụ Du lịch Đạt chuẩn, Thành phố Hồ Chí Minh [37]

6. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005, Tổng quan các vấn đề về tự do hoá

thương mại dịch vụ, Hà Nội [16]

7. Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, Du lịch thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2006-2010, Thành phố Hồ Chí Minh[5]

8. Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, Số liệu về hoạt động du

lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh[18]

9. Sở VH, TT và DL Thành phố Hồ Chí Minh, 2013, Số liệu về hoạt động du

lịch

10. Tọa đàm Nhu cầu và Xu hướng phát triển của khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam, 2012, Khảo sát xu hướng Du lịch toàn cầu 2011, Thành phố Hồ Chí

Minh [20]

11. Bánh khoa toàn thư mở Wikipedia, 2012, Thức ăn đường phố,

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9c_%C4%83n_

%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_ph%E1%BB%91 , truy cập ngày

14/04/2013 [32]

12. Báo điện tử Baomoi, 2012, TPHCM chủ động hợp tác liên kết du lịch tiểu

vùng sông Mê Kông, http://www.baomoi.com/TPHCM-chu-dong-hop-tac-

83

84

lien-ket-du-lich-tieu-vung-song-Me-Kong/137/9322077.epi , ngày truy cập

20/4/2013 [10]

13. Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 2012, Vui lễ hội ẩm thực cuối năm, http://sgtt.vn/Am-

thuc-du-lich/173059/Vui-le-hoi-am-thuc-cuoi-nam.html , truy cập

27/03/2013[22]

14. Báo Thanh niên, 2010, Lúng túng quảng bá du lịch,

http://www.baomoi.com/Lung-tung-quang-ba-du-lich/137/4205867.epi , truy

cập ngày 25/03/2013 [21]

15. Báo VietNamNet, 2010, Du lịch và ẩm thực VN: Quảng bá sao để hiệu quả?,

http://www.baomoi.com/Du-lich-va-am-thuc-VN-Quang-ba-sao-de-hieu-

qua/137/5203096.epi ,truy cập ngày 25/03/2013 [23]

16. Bộ VH, TT và DL Việt Nam, 2012, Ẩm thực Việt có giúp xây dựng thương

hiệu du lịch Việt Nam? http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?

articleid=69561&sitepageid=62 , truy cập ngày 07/03/2013 [8]

17. Công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, 5 công ty du lịch Thành phố

Hồ Chí Minh tốt nhất năm 2012,

http://www.congtydulichtphcm.com/2012/12/5-cong-ty-du-lich-tphcm-tot-

nhat-nam-2012.html ,truy cập ngày 05/04/2013 [26]

18. Công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, Nhận định công ty du lịch

tphcm năm 2012, http://www.congtydulichtphcm.com/2013/01/nhan-dinh-

cong-ty-du-lich-tphcm-nam-2012.html ,truy cập ngày 05/04/2013 [27]

19. Cơ quan ngôn luận của Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

2012, Du lịch Thái Lan đẩy mạnh quảng bá nền ẩm thực thu hút du khách,

http://www.baodulich.net.vn/Story/vn/dulichquocte/dulichquocte/2010/7/580

3.html , ngày truy cập 02/04/2013[15]

20. Hà Nội Mới, 2009, Du lịch TP.HCM “bắt tay” với du lịch Hà Nội để vượt

qua cơn khủng hoảng, http://www.baomoi.com/Du-lich-TPHCM-bat-tay-

voi-du-lich-Ha-Noi-de-vuot-qua-con-khung-hoang/137/3052591.epi ,truy

cập ngày 05/04/2013 [28]

84

85

21. Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, Ẩm thực Sài Gòn,

http://hta.org.vn/news/thong-tin-du-lich-tphcm/am-thuc/1010/am-thuc-sai-

gon.html , truy cập ngày 07/03/2013[9]

22. Sài Gòn Giải Phóng online, 2013, Khai thác tiềm năng du lịch TPHCM -

Quảng bá điểm đến thân thiện, an toàn,

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2013/1/308717/ ,truy cập ngày

25/03/2013 [12]

23. Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên, 2013, Du lịch kết

hợp ẩm thực Việt,

http://www.saigontourist.hochiminhcity.gov.vn/news/detail_vn.asp?

id=11259 ,truy cập ngày 22/03/2013 [19]

24. Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2013, Khách sạn kinh doanh... ẩm thực,

http://www.thesaigontimes.vn/home/doanhnghiep/chuyenlaman/56224/ ,truy

cập ngày 11/04/2013 [29]

25. Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin, 2012, Savills:

Phân khúc khách sạn 3 sao TPHCM hoạt động tốt nhất 2012,

http://gafin.vn/20130109053256440p0c35/savills-phan-khuc-khach-san-3-

sao-tphcm-hoat-dong-tot-nhat-2012.htm , truy cập ngày 05/04/2013[25]

26. Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam, Du lịch

http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/

View_Detail.aspx?TuKhoa=Du%20l%E1%BB

%8Bch&ChuyenNganh=0&DiaLy=0&ItemID=35328 , truy cập 20/04/2013

[1]

27. Website du lịch chính thức của Úc, Những sự kiện ẩm thực và rượu vang ở

Úc, http://www.australia.com/vi/explore/australian-events/food-wine-

events.aspx , ngày truy cập 01/04/2013 [14]

28. Website Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm văn hóa du lịch,

http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/gioithieu/Lists/Posts/

85

86

Post.aspx?CategoryId=9&ItemID=5439&PublishedDate=2011-06-

28T00:00:00Z , ngày truy cập 01/04/2013 [13]

TIẾNG ANH

29. Lowenberg, 1970, Socio-cultural Basis of Food Habits, Food Technology [4]

30. Lucy M.Long, 2004, Culinary tourism, Member of the Association of

American University Presses.vol.24, no.8 [3]

31. Robyn Eckhardt, 2010, Bánh mì Sài Gòn, Wall street. [31]

32. Báo CNN, 2011, World's 50 most delicious foods,

http://travel.cnn.com/explorations/eat/worlds-50-most-delicious-foods-

067535?page=0,0 , truy cập ngày 5/4/2013 [101]

33. Tạp chí Food anh Wine, 2012, The World's Best Cities for Street Food,

http://www.foodandwine.com/slideshows/worlds-best-cities-for-street-food/

11 , truy cập ngày 01/04/2013.[104]

86

87

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát

PHỤ LỤC 2: Xử lý kết quả khảo sát

87

88

PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát

QUESTIONARE

I am a senior student at Foreign Trade University HCMC. At the present, I

am doing my thesis assignment:”Attracting international tourists to Ho Chi Minh

City through food tourism”.

My thesis demands some real data collected from a survey which will be

useful for analyst and evaluation the potential of food in tourism in Ho Chi Minh

City. I hope to receive your approval of this survey.

1. Do you know about food tourism?

Yes No

2. During your trip, you would like to try local food or your familiar food?

Local food Familiar food

Both of them

3. Have you ever heard of Vietnamese food before?

Yes Not yet

(If yes) How do you know Vietnamese food? (You can tick more than one

answer)

Internet, website TV, movie, travel channel

Friends and family members Vietnamese food festivals

Vietnamese restaurants

4. What do you think about Ho Chi Minh food?

Tasty, appealing and healthy Normal, ordinary, not notable

88

89

I can not stand it, I am allergic to the food

5. Which of the food have you ever tried? Please mark what you have tried on a 1 to

5 scale where 1 is bad and 5 is very good.

1 2 3 4 5

Vietnamese Pho Noodle – Phở

Vietnamese Spring Rolls – Chả giò

Vietnamese Pancake – Bánh xèo

Steamed rice crepe – Bánh cuốn

Vietnamese fresh spring rolls – Gỏi cuốn

Broken rice – Cơm tấm

Vietnamese bargette – Bánh mì thịt Sài Gòn

6. Which of the good points of Ho Chi Minh food do you like? (You can tick more

than one answer)

Tasty flavor Good food presentation

Use less oil Delightful sauces

Healthy food with a lot of vegetable Good price

Others (Please specify)………………………………………..

7. Have you ever joined a cooking class in Ho Chi Minh City?

Yes Not yet, but I will No

8. How do you eat at Ho Chi Minh City? (You can tick more than one answer)

At the restaurants At the hotel

At the street food vendors In the market

9. How do you think about the restaurants in Ho Chi Minh City? Please mark on a 1

to 5 scale where 1 is bad and 5 is very good.

89

90

1 2 3 4 5

Quality of food

The variety of dishes

Price

Atmosphere

Easy access (English menu, friendly service personnel in

English…)

Speed of service

10. If you have a chance, will you visit Ho Chi Minh City one more time?

Yes, certainly

Maybe

If tours are improved and more diversed

No, I do not want to visit a place twice

11. Where are you from?.......................................................

12. Gender: Male Female

Thank you very much for your cooperation!

90

91

PHỤ LỤC 2: Xử lý kết quả khảo sát

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

I. Thông tin tổng quát:

Số lượng du khách quốc tế trả lời khảo sát: Số phiếu phát ra là 100, thu về 100,

không có phiếu không hợp lệ.

Thời gian thực hiện khảo sát: 1/4/2013 – 7/4/2013

Địa điểm thực hiện khảo sát: Khu vực Bưu điện Thành phố, Công viên 23 tháng 9.

II. Kết quả khảo sát:Câu 1: Bạn đã từng biết đền du lịch ẩm thực chưa?

Số lượng Tỷ trọng (%)

Có 70 70

Chưa 30 30

Câu 2: Khi đi du lịch, bạn thích ăn món ăn địa phương hơn hay món ăn quen thuộc?

Số lượng Tỷ trọng (%)

Món ăn địa phương 64 64

Món ăn quen thuộc 2 2

Cả hai 34 34

Câu 3: Bạn đã từng nghe qua về ẩm thực Việt Nam chưa ?

Số lượng Tỷ trọng (%)

Có 94 94

Chưa 6 6

(Nếu có), bạn biết đến ẩm thực Việt Nam qua phương tiện nào? (Có thể chọn nhiều kết

quả)

Số lượng Tỷ trọng (%)

91

92

Internet 28 30

Bạn bè, người thân 40 43

Nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài 56 60

Báo, tạp chí, kênh truyền hình 30 32

Lễ hội ẩm thực Việt Nam trên thế

giới

2 2

Câu 4: Bạn nghĩ gì về ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

Số lượng Tỷ trọng (%)

Ngon, vừa khẩu vị, tốt cho sức

khỏe

89 89

Bình thường, không có gì đặc sắc 11 11

Tôi không thích 0 0

Câu 5: Bạn đã từng thử những món ăn nào. (Nếu có), xin hãy đánh giá chất

lượng của các món ăn ấy trên thang điểm từ 1-5(5: Rất ngon/ 4: Ngon/ 3: Bình thường/ 2: Không ngon lắm/ 1: Hoàn toàn không ngon)

Số lượng Điểm trung bình

Phở 89 4,38

Chả giò 91 4,51

Bánh xèo 58 3,97

Bánh cuốn 43 3,96

Gỏi cuốn 83 4,5

Cơm tấm 40 3,76

Bánh mì thịt Sài Gòn 47 4,3692

93

Câu 6: Trong các món ăn ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn thích điều gì (có thể

chọn nhiều kết quả)

Số lượng Tỷ trọng (%)

Khẩu vị đậm đà 75 75

Ít dầu mỡ 15 15

Món ăn nhiều rau, tốt cho sức khỏe 62 62

Trình bày đẹp mắt 30 30

Nước chấm ngon 40 40

Giá thành hợp lý 64 64

Khác 0 0

Câu 7: Bạn đã từng tham gia lớp nấu ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa ?

Số lượng Tỷ trọng (%)

Có 2 2

Chưa, nhưng tôi sẽ tham gia 15 15

Chưa 83 83

Câu 8: Bạn ăn uống ở đâu? (có thể chọn nhiều kết quả)

Số lượng Tỷ trọng (%)

Nhà hàng 79 79

Thức ăn đường phố 49 49

Khách sạn 17 17

Chợ 36 36

93

94

Câu 9: Bạn nhận xét gì về chất lượng của nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh

trên thang điểm từ 1-5? (5: Rất tốt/ 4: Tốt/ 3: Bình thường/ 2: Không tốt lắm/ 1: Không tốt)

Số lượng Điểm trung bình

Chất lượng món ăn 79 4,11

Độ đa dạng trong món ăn 79 4,19

Giá thành 79 3,91

Không khí nhà hàng 79 3,87

Khả năng sử dụng Anh Văn ( thực

đơn, cách gọi món,…)

79 3,64

Tốc độ dịch vụ 79 3,98

Câu 10: Nếu có cơ hội, bạn có muốn quay lại Thành phố Hồ Chí Minh không?

Số lượng Tỷ trọng (%)

Chắc chắn rồi 68 68

Có thể 26 26

Nếu các tour đa dạng hơn 2 2

Tôi không đi một nơi 2 lần 0 0

Câu 11: Bạn đến từ đâu?

Số lượng Tỷ trọng (%)

Pháp 30 30

Vương quốc Anh 11 11

Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan 9 994

95

Khác 50 50

Câu 12: Giới tính của bạn:

Số lượng Tỷ trọng (%)

Nam 42 42

Nữ 58 58

95