thÔng tin giỚi thiỆu cÁc ngÀnh ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc ban... · giới thiệu các ngành...

41
Gii thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 1 ĐẠI HC QUC GIA THÀNH PHHCHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÔNG TIN GII THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HC THÀNH PHHCHÍ MINH NĂM 2015

Upload: others

Post on 27-May-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THÔNG TIN

GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015

Page 2: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 2

I. DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

Stt Tên ngành Mã

ngành

Chương trình giáo dục Thời gian

đào tạo

Tổng

số tín

chỉ

1 Văn học D220330 Hán -Nôm 3.5 - 6 140

2 D220330 Văn học 3,5 - 6 140

3 Ngôn ngữ học D220320 Ngôn ngữ học 3.5 - 6 140

4 Báo chí

D320101 Báo in và Xuất bản 3.5 - 6 140

5 D320101 Các phương tiện truyền thông điện

tử

3.5 - 6 140

6 Lịch sử

D220310 Lịch sử Việt Nam 3.5 - 6 140

7 D220310 Lịch sử thế giới 3.5 - 6 140

8 D220310 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 3,5 - 6 140

9 D220310 Khảo cổ học 3.5 - 6 140

10 D220310 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3.5 - 6 140

11 Nhân học D310302 Nhân học Xã hội –văn hóa 3.5 - 6 140

12 D310302 Nhân học phát triển 3.5 - 6 140

13 Triết học

D220301 Triết học 3.5 - 6 140

14 D220301 Chính trị học 3.5 - 6 140

15 D220301 Chủ nghĩa xã hội khoa học 3.5 - 6 140

16 D220301 Tôn giáo học 3.5 - 6 140

17 Địa lý học D310501 Địa lý môi trường 3.5 - 6 140

18 D310501 Địa lý kinh tế -phát triển vùng 3.5 - 6 140

19 D310501 Địa lý dân số -Xã hội 3.5 - 6 140

20 D310501 Bản đồ, viễn thám, GIS 3.5 - 6 140

21 Xã hội học D310301 Xã hội học 3.5 - 6 140

22 Thông tin học D320201 Quản trị thông tin 3.5 - 6 140

23 Thư viện – Thông tin học

24 Đông phương học

D220213 Trung Quốc học 3.5 - 6 140

25 D220213 Úc học 3.5 - 6 140

26 D220213 Ấn Độ học 3.5 - 6 140

27 D220213 Ả rập học 3.5 - 6 140

28 D220213 Thái Lan học 3.5 - 6 140

Page 3: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 3

29 D220213 Indonesia học 3.5 - 6 140

30 Giáo dục học D140101 Tâm lý giáo dục 3.5 - 6 140

31 D140101 Quản lý giáo dục 3.5 - 6 140

32 Lưu trữ học D320303 Lưu trữ học và Quản trị văn phòng 3.5 - 6 140

33 Văn hoá học D220340 Văn hoá học 3.5 - 6 140

34 Công tác xã hội D760101 Công tác xã hội 3.5 - 6 140

35 D760101 Tham vấn

36 D760101 Phát triển cộng đồng

37 Tâm lý học D310401 Tham vấn – trị liệu 3.5 - 6 140

38 D310401 Tâm lý Tổ chức – Nhân sự

39 Quy hoạch vùng và đô

thị

D580105 Đô thị học 3.5 - 6 140

40 Quản trị dịch vụ du lịch

và lữ hành

D340103 Hướng dẫn du lịch 3.5 - 6 140

41 D340103 Quản trị lữ hành 3.5 - 6 140

42 D340103 Quản trị khách sạn -nhà hàng -

resort

3.5 - 6 140

43 Nhật Bản học D220216 Nhật Bản học 3.5 - 6 140

44 Hàn Quốc học D220217 Hàn Quốc học 3.5 - 6 140

45 Ngôn ngữ Anh D220201 Văn hoá -văn học 3.5 - 6 140

46 D220201 Biên phiên dịch 3.5 - 6 140

47 D220201 Ngữ học –Giảng dạy 3.5 - 6 140

48 Ngôn ngữ Nga D220202 Ngữ văn Nga 3.5 - 6 140

49 D220202 Song ngữ Nga -Anh (ngành phụ

của ngành Ngữ văn Nga, SV học

thêm 2 học kỳ để được cấp bằng

thứ hai: cao đẳng tiếng Anh)

4,5 - 7 69

50 Ngôn ngữ Pháp D220203 Ngữ văn Pháp 3.5 - 6 140

51 Ngôn ngữ Trung Quốc D220204 Ngữ văn Trung Quốc 3.5 - 6 140

52 Ngôn ngữ Đức D220205 Ngữ văn Đức 3.5 - 6 140

53 Quan hệ quốc tế D310206 Quan hệ quốc tế 3.5 - 6 140

54 Ngôn ngữ Tây Ban

Nha

D220206 Ngữ văn Tây Ban Nha 3.5 - 6 140

55 Ngôn ngữ Italia D220208 Ngữ văn Ý 3.5 - 6 140

56 Việt Nam học Dành cho người nước ngoài

Page 4: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 4

II. THÔNG TIN VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

1. NGÀNH VĂN HỌC- CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM

1.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân chuyên ngành Hán Nôm được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

- Kiến thức chuyên ngành: Kiến thức về chữ Hán, chữ Nôm; Hán Nôm nâng cao; kiến thức về lịch

sử ngữ âm chữ Hán, chữ Nôm; ngữ pháp tiếng Hán cổ, tiếng Hán hiện đại; âm vận học tiếng Hán; tiếp

xúc ngôn ngữ và văn tự Đông Á; Hán văn Việt Nam (Lý, Trần, Lê - Mạc, Tây Sơn - Nguyễn); Hán

văn Trung Quốc (Tiên Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh); lịch sử cổ - trung đại Trung

Quốc; triết học cổ - trung đại Trung Quốc; tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo; lịch sử khoa cử và

quan chế; thể loại văn học cổ-trung đại Việt Nam, Trung Quốc; tin học tiếng Hoa; báo chí tiếng Hoa;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

1.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Hán Nôm được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng

nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công việc

cụ thể: sưu tầm, xử lý, nghiên cứu di sản Hán Nôm; thao tác thực hiện và xử lý văn bản bằng tiếng

Hoa trên máy tính; viết báo bằng tiếng Hoa; khả năng phiên dịch văn bản tiếng Hán cổ, tiếng Hán hiện

đại; khả năng thông dịch cơ bản tiếng Hoa; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xử lý tình huống, giải

quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp xã hội; Kỹ năng hợp tác, thuyết phục.

1.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

1.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Hán Nôm có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau: (1) các cơ

quan nghiên cứu Hán Nôm, các cơ quan, công ty nước ngoài nói tiếng Hoa; (2) Làm báo tiếng Hoa;

(3) Dịch thuật tiếng Hán cổ, tiếng Hoa; Biên tập ở các cơ quan báo đài; (4) Làm việc ở các cơ quan

bảo tồn, bảo tàng, các cơ quan văn hoá; (5) Giảng dạy ở trường trung học, cao đẳng, đại học và tiếng

Việt cho người nước ngoài.

1.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Hán Nôm có thể học lên bậc sau đại học (thạc sĩ,

tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Hán Nôm, Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Lý luận

văn học, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,… ở trong và ngoài nước.

2. NGÀNH NGÔN NGỮ - CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

2.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

- Kiến thức cơ bản: các kiến thức Ngôn ngữ học đại cương, Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp

học, Phong cách học, một số kiến thức Văn học, Hán Nôm.

- Kiến thức chuyên ngành: khối kiến thức chuyên về ngôn ngữ học, Việt ngữ học và văn học Việt

Nam, đặc biệt chú ý đến các phương pháp nghiên cứu, và trường phái ngôn ngữ học hiện đại;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

2.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Ngôn ngữ học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công

việc cụ thể, có khả năng làm việc độc lập; Kỹ năng quản lý trong lĩnh vực khoa học xã hội hoặc các

lĩnh vực có liên quan. Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề; Kỹ năng

giao tiếp xã hội: mềm dẻo, hòa đồng; Kỹ năng hợp tác, thuyết phục; Kỹ năng thu thập thông tin và xử

lý văn bản.

Page 5: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5

2.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

2.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Ngôn ngữ học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1)

Giảng dạy và nghiên cứu Ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở trường đại học và trung học phổ thông, các

viện, trung tâm nghiên cứu; (2) Phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí và xuất bản; (3) Làm

công việc văn phòng ở các cơ quan văn hoá và kinh tế.

2.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngôn ngữ học, chuyên ngành Ngôn ngữ học có thể

học lên bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Ngôn ngữ học, Văn học

Việt Nam, Lý luận văn học, Hán Nôm, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,…

3. NGÀNH VĂN HỌC - CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

3.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân chuyên ngành Văn học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

- Kiến thức chuyên ngành: Có hiểu biết cơ bản về Văn học Việt Nam và tiếng Việt. Có kiến thức cơ

bản về Văn học dân gian Việt Nam, Lịch sử Văn học Việt Nam và một số nền Văn học lớn trên thế

giới; về Lý luận và phê bình Văn học; về một số trào lưu Văn học hiện đại và phương pháp nghiên cứu

Văn học hiện đại; Những kiến thức nền tảng của Ngôn ngữ học;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

3.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Văn học, chuyên ngành Văn học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ

năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng nghiên cứu và giảng

dạy Văn học Việt Nam; Kỹ năng phê bình Văn học; Kỹ năng viết báo; biên tập báo chí, xuất bản; Kỹ

năng soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản, làm việc nhóm, tổ chức các cuộc họp, sự kiện;

3.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

3.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: Làm công tác

giảng dạy và nghiên cứu Văn học ở trường đại học và trung học phổ thông, các viện, trung tâm nghiên

cứu; Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí và xuất bản; Làm công việc văn phòng ở

các cơ quan văn hoá và kinh tế;

3.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Văn học có thể học lên bậc sau đại học (Thạc sĩ,

Tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Hán Nôm, Ngôn

ngữ học, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,…

4. BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG – CHUYÊN NGÀNH BÁO IN VÀ XUẤT BẢN

4.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản phải nắm vững các kiến thức sau một cách có

hệ thống:

- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương

- Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Kiến thức cơ sở ngành: kiến thức lý luận báo chí truyền thông, kiến thức cơ bản về các loại hình

báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến), kiến thức chuyên sâu về báo in và

xuất bản, hoạt động nghiệp vụ báo chí và truyền thông.

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành báo chí, tin học

văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.

4.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể

áp dụng có hiệu quả trên thực tế; Kỹ năng chuyên môn: viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin,

Page 6: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 6

nghị luận, tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện…; Kỹ năng

tác nghiệp: (phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý

thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…); Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ

chức, phân công và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông: báo chí,

quảng cáo, tổ chức sự kiện,…); Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng,

hiệu quả và cẩn trọng, giảm thiểu sơ suất; Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và

các cơ quan, đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội.

4.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

4.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản có cơ hội làm việc ở nhiều

cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm

nhiệm các vị trí khác nhau: (1) phóng viên, biên tập viên, thông tín viên, bình luận viên, phát thanh

viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối

ngoại, cộng tác viên. (2) thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên

viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại. (3) Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các

viện, các trường đại học và cao đẳng.

4.3.2. Cơ hội học tập: Cử nhân ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in và Xuất bản học có cơ hội tiếp

tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao học, nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo báo chí trong và ngoài

nước.

5. BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG – CHUYÊN NGÀNH PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

ĐIỆN TỬ

5.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử được trang bị có hệ thống

các kiến thức sau một cách có hệ thống:

- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thể hiện qua chuyên ngành đại cương.

- Kiến thức cơ bản, nền tảng: Thể hiện qua chương trình khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Kiến thức chuyên ngành bao gồm: kiến thức lý luận báo chí truyền thông, kiến thức cơ sở về các

loại hình báo chí, kiến thức chuyên sâu báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến, hoạt động

nghiệp vụ báo chí và truyền thông.

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành báo chí, tin học

văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động báo chí.

5.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử được trang bị các kỹ năng

thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế, bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng chuyên môn: sản

xuất chương trình (truyền hình, phát thanh), viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin, nghị luận,

tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện…; Kỹ năng tác nghiệp:

(phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng

phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…); Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công

và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông (báo chí, quảng cáo, tổ chức

sự kiện,…); Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và cẩn

trọng, giảm thiểu tối đa sơ suất trong tác nghiệp; Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền

thông và các cơ quan đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong các hoạt động truyền thông.

5.3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

5.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử có cơ hội

làm việc ở các cơ quan, tổ chức báo chí, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội,

và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau: (1) thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người

sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, phóng viên, biên tập viên, chuyên viên quảng cáo,

chuyên viên đối ngoại cộng tác viên. (2) Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các viện, các trường

đại học và cao đẳng.

Page 7: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 7

4.2. Cơ hội học tập: Cử nhân Báo chí, chuyên ngành Các phương tiện truyền thông điện tử có cơ

hội tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc sau đại học ở các cơ sở đào tạo báo chí trong và ngoài nước.

6. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

6.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam và Lịch sử thế giới từ cổ đại đến hiện đại;

- Kiến thức Lịch sử kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, chính trị, ngoại giao, chiến tranh và quân

sự Việt Nam;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

6.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Thực hiện quy trình

nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử; Điền dã và sưu tầm, nghiên cứu

lịch sử địa phương; Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử.

6.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

6.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể làm việc trong các

lĩnh vực sau: (1) Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân

văn; (2) Giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học; (3) Nghiên cứu tổng

hợp ở các cơ quan tuyên giáo, đoàn thể, lục lượng vũ trang, báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung

ương và địa phương.

6.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể

theo học trình độ Thạc sĩ ở các chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử như Lịch sử Việt Nam, Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Lịch sử thế giới,… hoặc các chuyên ngành văn hoá học,

Quan hệ quốc tế,…

7. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI

7.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức khoa học Mác – Lênin;

- Kiến thức chung về tiến trình lịch sử nhân loại gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,

quan hệ Quốc tế;

Lịch sử các nước lớn, các khu vực có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của Việt Nam;

Kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế;

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Lịch sử thế giới và Quan hệ quốc tế;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

7.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các

kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng nghiên cứu phát

hiện vấn đề; Kỹ năng truyền đạt và trình bày vấn đề; Kỹ năng phối hợp nghiên cứu trong và ngoài

nước; Kỹ năng đối ngoại công chúng.

7.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

7.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới, có thể làm việc trong các lĩnh

vực sau: (1) Nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, trường

trung học phổ thông…; (2) Công tác đối ngoại: Cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế…; (3) Các cơ

Page 8: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 8

hội khác: công tác trong các bộ phận đối ngoại của các cơ quan, cơ quan truyền thông, công ty du lịch.

7.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế giới, có thể có

thể tiếp tục học các chương trình đào tạo sau đại học ở các chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử và

các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Văn hoá học, Châu Á học…

8. NGÀNH LỊCH SỬ -CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

8.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được trang bị có hệ thống các kiến

thức sau:

Kiến thức tổng quát: Trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn;

Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các môn bổ trợ khác để đào tạo

cán bộ chuyên môn về ngành Lịch sử ĐCSVN;

Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: Nắm vững các môn chuyên ngành của Lịch sử Đảng.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

8.2. Năng lực nhân thức, tư duy/Kỹ năng thực hành

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đào tạo theo hướng chuyên nghiệp

hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Thực hiện quy

trình nghiên cứu và viết một công trình nghiên cứu về khoa học Lịch sử; Điền dã và sưu tầm, nghiên

cứu lịch sử Đảng Cộng sản việt Nam tại các địa phương; Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự

kiện và vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.

8.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

8.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể làm

việc trong các lĩnh vực sau: (1) Nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng

sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng; (2) Làm việc trong các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ

quan khoa học chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử nói riêng, khoa học xã hội và nhân văn nói

chung; (3) Làm việc trong các ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, ban tuyên huấn, tuyên giáo ở trung ương

và địa phương; (4) Làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương có hoạt động liên quan đến

các chuyên ngành Lịch sử (nghiên cứu, tổng hợp, tuyên giáo, bảo tàng, báo chí, du lịch…).

8.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam, có thể học sau đại học trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản

Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Xây dựng Đảng,…

9. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỔ HỌC

9.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

Kiến thức tổng quát: Những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và hành vi, khoa học lịch sử;

Kiến thức cơ bản/ nền tảng: Những kiến thức cơ bản về lịch sử văn minh thế giới, lịch văn hoá –

văn minh Việt Nam; có khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành;

Kiến thức chuyên ngành/ chuyên sâu: - Kiến thức về các thời đại khảo cổ; kiến thức về các nền

văn hoá khảo cổ của thế giới, Đông Nam Á, châu Á và Việt Nam; các phương pháp nghiên cứu hiện

đại trong khảo cổ học; các kiến thức chuyên ngành liên quan.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

9.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng

thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến

thức vào các công việc cụ thể như nghiên cứu, giảng dạy, chuyên viên tại các cơ quan hoạt động trong

lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử, văn hoá, du lịch,…; Kỹ năng quản lý các cơ quan, tổ chức nghiên cứu,

Page 9: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 9

đào tạo thuộc lĩnh vực khảo cổ học, văn hoá, du lịch; quản lý các dự án nghiên cứu, khai quật, bảo tồn,

trùng tu các di sản; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề: Có khả

năng xử lý độc lập các tình huống cần nghiên cứu, giám định, đề xuất hướng xử lý những vấn đề thuộc

lĩnh vực di sản văn hoá; có khả năng thu thập, phân tích và xử lý tình huống; Kỹ năng giao tiếp xã hội

về những vấn đề liên quan đến khảo cổ học và văn hoá du lịch.

9.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

9.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, có thể công tác tại các viện bảo

tàng, trung tâm di sản, ban quản lý di tích, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, trường đại học, cao

đẳng và trung học cũng như tại các các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan công an, hải quan…

9.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, có thể theo học

trình độ Thạc sĩ ở các chuyên ngành thuộc khoa học lịch sử như Khảo cổ học, Lịch sử Việt Nam, Lịch

sử thế giới,… hoặc các chuyên ngành gần như Văn hoá học, Nhân học,…

10. NGÀNH LỊCH SỬ - CHUYÊN NGÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

10.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

Kiến thức tổng quát về lý luận chính trị, khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn ...

Kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử thế giới, kiến thức nền tảng về cuộc đời và

sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kiến thức chuyên sâu về hệ thống quan điểm tư tưởng toàn diện, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí

Minh cũng như tấm gương đạo đức trong sáng, trọn vẹn của Người.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

10.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Thực hiện quy trình

nghiên cứu một công trình khoa học về lịch sử tư tưởng và về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Năng lực phân

tích, đánh giá, bình luận sự kiện và vấn đề lịch sử; Giảng dạy, thuyết trình về tư tưởng Hồ Chí Minh.

10.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

10.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể làm việc trong

các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Giảng dạy về Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại hoc, cao đẳng,

Học viện, trường chính trị, viện nghiên cứu, bảo tàng, các trung tâm đào tạo…; (2) Nghiên cứu chuyên

ngành tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách

mạng,…; (3) Nghiên cứu tổng hợp tại: các ban tuyên giáo, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể.

10.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh có

thể học cao học và nghiên cứu sinh ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử tư tưởng, Lịch sử Việt

Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính trị học và một số chuyên ngành gần như Văn hóa học,

Triết học…

11. NGÀNH NHÂN HỌC: CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC XÃ HỘI-VĂN HÓA VÀ CHUYÊN

NGÀNH NHÂN HỌC PHÁT TRIỂN

11.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Nhân học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương

Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Page 10: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 10

Kiến thức chuyên ngành: Đạt chuẩn kiến thức chuyên sâu về ngành nhân học theo sự phân nhánh

bộ môn: Nhân học văn hóa- xã hội và Nhân học phát triển. Sinh viên hoàn tất khối kiến thức này được

trang bị đầy đủ khả năng lý luận và kiến thức chuyên môn cho các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến

nhân học, văn hóa, xã hội với các khả năng tư duy: tổng hợp và khái quát; phân tích, so sánh và phản

biện

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

11.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Nhân học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng

nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào phân tích, xử lý và

dự báo các sự kiện liên quan đến xã hội tộc người, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế, văn

hoá, xã hội của các tôc người ở Việt Nam và Nam Bộ; Kỹ năng quản lý nhằm giải quyết các vấn đề

liên quan đến đời sống văn hoá tộc người, hoặc tư vấn cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước;

Kỹ năng làm việc: có khả năng giải quyết công việc độc lập; Kỹ năng xử lý tình huống: giải quyết vấn

đề nhanh chóng, hiệu quả và cẩn trọng; Kỹ năng hợp tác: biết phối hợp nhiều cơ quan ban ngành để

cùng giải quyết một sự kiện liên quan đến đời sống tộc người.

11.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

11.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Nhân học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau đây: (1) Các

cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về chính trị, văn hoá – xã hội; các tổ chức phi chính phủ,

các hiệp hội...; (2) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, v.v.; (3) Làm công tác

nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; (5) Các cơ quan truyền

thông.

11.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Nhân học có cơ hội được tiếp tục đào tạo ở các bậc

cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) tại ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước thuộc chuyên ngành Nhân học,

Lịch sử,… và các ngành gần khác.

12. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

12.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực triết học như: các tư tưởng, các học thuyết triết

học của Việt Nam và thế giới trong từng giai đoạn phát triển; vai trò của triết học đối với đời sống xã

hội, đặc biệt là vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa triết học

với các ngành khoa học khác cả tự nhiên lẫn xã hội…

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

12.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành

Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ

năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng các kiến

thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn; Khả

năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên

ngành đào tạo; Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển

kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực

chính.

12.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

12.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học có thể làm tốt các công việc trong

các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã

hội và nhân văn; (2) Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,

các trường chính trị…; (3) Giáo viên bậc trung học các môn giáo dục chính trị và giáo dục công dân;

(4) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc, Ban

tôn giáo, công tác Đảng tại các cơ quan, công tác thanh niên v.v.; (5) phụ trách công tác văn hoá - tư

tưởng và biên tập tai các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.

Page 11: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 11

12.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Triết học có thể tiếp tục

học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành

Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa

duy vật lịch sử,...

13. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

13.1. Trình độ kiến thức :

Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học được trang bị có hệ thống các kiến thức

sau:

Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chủ nghĩa xã hội khoa học như: Các tư tưởng, học thuyết

về chủ nghĩa xã hội; Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng của Hồ Chí Minh

và Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội; Về triển vọng chủ nghĩa xã hội hiện

thực; các quan điểm sai trái chống phá chủ nghĩa xã hội; Các vấn đề văn hoá, chính trị xã hội trong

quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội như: văn hoá, dân tộc, tôn giáo, gia đình v.v.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

13.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp

hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng những

kiến thức được học để phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, văn hoá - tư tưởng trong

quá trình xây dựng đất nước hiện nay; Khả năng tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực

được đào tạo; Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thồng kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển

kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực

chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp v.v.

13.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

13.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học có thể làm tốt

các công việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh

vực khoa học xã hội và nhân văn; (2) Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao

đẳng, trung cấp, các trường chính trị… làm giáo viên các trường trung học giảng dạy giáo dục chính

trị và giáo dục công dân; (3) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban

dân vận, Ban dân tộc, Ban tôn giáo, công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên v.v.; (4) Làm

việc tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.

13.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa

học có thể tiếp tục học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thuộc

các chuyên ngành Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện

chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử,...

14. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

14.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị được trang bị có hệ thống kiến thức sau:

Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học chính trị như: Các tư tưởng, học thuyết

chính trị trong lịch sử; Những nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ

Chí Minh và tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; Các vấn đề cơ bản của chính trị học và

khoa học chính trị.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

145.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Page 12: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 12

Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng các

kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề văn hoá chính trị và quản lý trong hệ thống chính

trị, dân vận,…; Khả năng tự học, tự nghiên cứu; Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông

thường thuộc chuyên ngành đào tạo; Kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá

tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương,…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản

thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp, ...

14.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

14.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị có thể làm tốt các công

việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa

học xã hội và nhân văn; (2) Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung

cấp, các trường chính trị, các trường trung học; (3) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như:

Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác

thanh niên,...; (4) Tham gia quản lý trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp; (5) Làm việc

tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.

14.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Khoa học chính trị có thể

tiếp tục học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên

ngành Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ

nghĩa duy vật lịch sử,...

15. NGÀNH TRIẾT HỌC - CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO

15.1. Trình độ kiến thức Cử nhân Triết học, chuyên ngành Tôn giáo được trang bị có hệ thống các

khối kiến thức sau:

Kiến thức tổng quát: Có kiến thức tổng quát thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Khối kiến thức cơ sở ngành: Nắm được những vấn đề tạo thành nền tảng của Tôn giáo học, những

vấn đề lịch sử và mối liên hệ xã hội của tôn giáo, các học thuyết tiêu biểu về tôn giáo, đặc biệt là quan

điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và tôn giáo đương đại.

Nhóm kiến thức chuyên ngành: Nắm vững những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu tôn

giáo học, có kiến thức hệ thống về lịch sử, giáo lý các tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam. Hiểu

đúng chính sách tôn giáo của Nhà nước và mộtsố vấn đề về công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

15.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành

Cử nhân Triết học, chuyên ngành Tôn giáo được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ

năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Có khả năng vận dụng các kiến

thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn; Khả

năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên

ngành đào tạo; Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát

triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…; Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh

vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng hợp, ...

15.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

15.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Triếthọc, chương trình giáo dục Khoa học chính trị có thể làm tốt các

công việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy tôn giáo tại các trường, viện nghiên

cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; (2) Giảng dạy tôn giáo tại các trường đại học, cao

đẳng, trung cấp, các trường chính trị, các trường trung học; (3) Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà

nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan;

công tác thanh niên,...; Các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản.

15.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Triết học, chuyên ngành Tôn giáo có thể tiếp tục

học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như thạcsĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành

Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa

duy vật lịch sử,...

Page 13: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 13

Page 14: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 14

16. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ MÔI TRƯỜNG

16.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường được trang bị có hệ thống các kiến thức sau một

cách có hệ thống:

Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn.

Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.

Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên ; các

dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời

gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức cơ bản về

tài nguyên và môi trường; kiến thức về quản l ý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp l ý tài nguyên thiên

nhiên.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.

16.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp

dụng có hiệu quả trên thực tế : Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư duy không

gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các công cụ

nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã hội)

để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ

năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên

môi trường; Khả năng ứng dụng một số công cụ trong công tác quản lý môi trường.

16.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

16.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường có thể làm việc trong các

lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức

quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực đánh giá chất

lượng môi trường, quản l ý môi trường, giáo dục, sử dụng hợp l ý và bảo vệ môi trường; (2) Nghiên cứu

và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông.

16.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý môi trường, có thể

tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các ngành gần khác ở

trong và ngoài nước.

17. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ KINH TẾ - PHÁT TRIỂN VÙNG

17.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển vùng được trang bị có hệ thống các kiến thức

sau:

Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.

Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên ; các

dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời

gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; lý thuyết về tổ

chức không gian lãnh thổ, định hướng phát triển vùng, kinh tế vùng và nghiên cứu thị trường; kiến

thức cơ bản về kinh tế vĩ mô, toàn cầu hoá và hội nhập.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.

17.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển vùng được trang bị các kỹ năng thực hành

và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế: Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư

duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các

công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học

xã hội) để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá

Page 15: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 15

nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Phương pháp nghiên cứu địa l ý nhân văn;

Kỹ năng ứng dụng một số công cụ tính toán kinh tế và phân tích không gian để giải quyết các bài toán

kinh tế vùng.

17.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

17.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển vùng, có thể làm việc

trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước,

các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội; (2) Nghiên cứu và

giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông; (3) Tổ chức không

gian kinh tế, lựa chọn vị trí/địa điểm và phát triển thị trường; (4) Hoạch định chính sách phát triển, quy

hoạch và quản l ý vùng - đô thị.

17.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý kinh tế - Phát triển

vùng, có thể tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các

ngành gần ở trong và ngoài nước.

18. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ DÂN SỐ - XÃ HỘI

18.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội được trang bị có hệ thống kiến thức sau:

Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi.

Kiến thức chuyên ngành về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên; các

dạng tài nguyên môi trường; đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời

gian của các hoạt động của con người; quan điểm hội nhập và phát triển bền vững; kiến thức về các

vấn đề dân số, xã hội và phát triển; kiến thức cơ bản về vấn đề quản lý lao động và nguồn nhân lực.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.

18.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội được trang bị các kỹ năng thực hành và có

thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế: Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư duy

không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các công

cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học xã

hội) để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá

nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Phương pháp nghiên cứu, phân tích các

vấn đề dân số, xã hội và phát triển; Kỹ năng ứng dụng một số công cụ nghiên cứu để phân tích, giải

quyết các vấn đề dân số, lao động và xã hội; Kỹ năng xây dựng và tham gia vào các dự án phát triển.

18.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

18.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội, có thể làm việc trong

các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ

chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực dân số,

lao động và xã hội; xây dựng, quản lý và thực hiện các dự án phát triển; hoạch định chính sách phát

triển, chính sách xã hội và quản l ý xã hội; (2) Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các

trường đại học, cao đẳng và phổ thông.

18.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Địa lý dân số - Xã hội có thể

tiếp tục học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các ngành gần khác ở

trong và ngoài nước.

19. NGÀNH ĐỊA LÝ - CHUYÊN NGÀNH BẢN ĐỒ - VIỄN THÁM - GIS

19.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

Page 16: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 16

Kiến thức cơ bản về quy luật thành tạo và phát triển của các hợp phần của tự nhiên; các dạng tài

nguyên môi trường;

Đặc điểm phân hoá và mối quan hệ tương tác theo không gian và thời gian của các hoạt động của

con người;

Quan điểm hội nhập và phát triển bền vững;

Kiến thức cơ bản về bản đồ, GIS và viễn thám.

Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng

19.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS được trang bị các kỹ năng thực hành và

có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế: Khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện; Khả năng tư

duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề; Kỹ năng sử dụng các

công cụ nghiên cứu địa lý (bản đồ, viễn thám, GIS, các phần mềm tin học chuyên dụng trong khoa học

xã hội) để phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường và kinh tế xã hội; Kỹ năng làm việc cá

nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng xây dựng bản đồ, giải đoán ảnh

viễn thám, xây dựng dữ liêu GIS; Kỹ năng ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong việc giải quyết

các bài toán liên quan đến không gian.

19.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

19.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám – GIS có thể làm việc

trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước,

các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội; (2) Nghiên cứu và

giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông; (3) Thu thập xử lý,

phân tích và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định trong quy hoạch, quản lý và tổ chức không

gian lãnh thổ; (4) Thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng GIS.

19.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Địa lý, chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám - GIS

có thể tiếp tục học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý, Môi trường và các ngành

khác gần ở trong và ngoài nước.

20. NGÀNH XÃ HỘI HỌC

20.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Xã hội học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: bao gồm khối kiến thức của khối ngành khoa học xã hội;

- Kiến thức cơ bản và chuyên sâu: bao gồm các kiến thức về Xã hội học, phát triển cộng đồng, an

sinh xã hội, quản lý xã hội, các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, giới và phát triển giới,,…

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

20.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Xã hội học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp

Xã hội học vào những nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cụ thể; Kỹ năng quản lý; Kỹ năng giao tiếp

xã hội; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giải quyết xung đột; Kỹ năng tham vấn; Kỹ năng xây dựng

và quản lý dự án liên quan đến ngành Xã hội học.

20.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

20.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Xã hội học có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Hoạt động

nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các

cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội; (2) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp, các trường đoàn thể; (3) Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các

nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội; (4) Cán bộ công tác xã hội

trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác nhau.

Page 17: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 17

20.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Xã hội học có thể học tiếp ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ

thuộc các chuyên ngành Xã hội học, Công tác xã hội và các ngành gần.

21. NGÀNH THÔNG TIN HỌC- CHUYÊN NGÀNH THƯ VIỆN – THÔNG TIN

21.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Thư viện – Thông tin học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát về khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;

- Kiến thức nền tảng về việc thu thập, xử lý, tổ chức, khai thác nguồn tài nguyên thông tin và cung cấp

thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu và kiến thức công nghệ thông tin;

- Kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động thông tin-thư viện trong các thư viện, cơ quan thông

tin hoặc các tổ chức khác;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

21.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Thư viện – Thông tin học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực

hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: thu

thập, xử lý, khai thác, cung cấp và tư vấn thông tin; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc theo nhóm

và làm việc độc lập; Kỹ năng tự nghiên cứu và tự học.

21.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

21.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Thư viện – Thông tin học có thể làm việc trong các lĩnh vực, vị trí

công việc sau đây: (1) Nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…;

(2) Chuyên gia thông tin - thư viện và quản trị thông tin trong: các loại hình thư viện, cơ quan thông

tin, tổ chức tư vấn, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, các tổ chức kinh tế, cơ quan truyền thông,…

21.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Thư viện – Thông tin học có thể học tiếp chương

trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Khoa học thư viện hoặc các ngành gần.

22. NGÀNH THÔNG TIN HỌC- CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THÔNG TIN

22.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin được trang bị có hệ thống các khối

kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành để đạt chuẩn như sau:

- Vận dụng được kiến thức đại cương về các ngành khoa học xã hội và nhân văn vào hoạt động quản

trị thông tin;

- Trình bày được kiến thức đại cương về thông tin học, thư viện học và thư mục học;

- Sử dụng được kiến thức cơ bản của khoa học máy tính và truyền thông trong hoạt động quản trị

thông tin;

- Thực hiện được các hoạt động nghiệp vụ trong quản trị thông tin của mọi cơ quan, tổ chức.

22.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin có khả năng:

- Tư duy và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị thông tin một cách hệ thống;

- Thực hành các kỹ năng nghề nghiệp như: thu thập, xử lý, tố chức và cung cấp thông tin; tạo lập và

quản lý các sản phẩm, dịch vụ thông tin điện tử; vận hành các công nghệ trong quản trị thông tin; quản

lý website và mạng nội bộ;

- Vận dụng các kỹ năng cá nhân như quản lý thời gian, nguồn lực và tự học;

- Vận dụng các kỹ năng xã hội như giao tiếp và làm việc nhóm;

- Sử dụng được một ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

22.3.Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin có đủ trình độ chuyên môn

và năng lực để đảm nhiệm những vị trí sau: Chuyên viên quản trị thông tin của các cơ quan, doanh

nghiệp, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo…; Nhân viên quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị

website… ở các cơ quan, tổ chức; Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về Thông tin học.

Page 18: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 18

Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin có khả năng tự học, nghiên cứu và học

tiếp các bậc cao hơn theo ngành Khoa học Thư viện-Thông tin và các ngành liên quan như Quản lý tri

thức, Quản trị Văn phòng, Văn thư và Lưu trữ ở trong và ngoài nước.

23. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH TRUNG QUỐC HỌC

23.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học được trang bị có hệ thống các kiến thức

sau:

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội

tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của Trung Quốc;

- Có trình độ tiếng Trung cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.

23.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp

hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến

thức một cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Trung

Hoa; Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Trung Hoa; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả

năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối

tác trong và ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

23.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

23.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học có thể làm việc

trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ

quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các quốc gia, vùng

lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan và những cơ quan có sử dụng tiếng Hoa ở Việt Nam hoặc ở nước

sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy,

nghiên cứu về Đất nước học, Trung Quốc học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng,

viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.

23.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Trung Quốc học

có thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học,

Lịch sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng

và phong phú.

24. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH ÚC HỌC

24.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, phương Tây, về

khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của nước Úc;

- Có trình độ tiếng Anh ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.

24.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một

cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Úc; Giao tiếp

tốt và phù hợp với văn hoá Úc; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập và thích

nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;

Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

Page 19: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 19

24.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

24.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học có thể làm việc trong các

lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng

thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Úc, Anh và những cơ quan có sử dụng tiếng

Anh ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn,

báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Úc học, Đông phương học tại các trường đại học,

cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.

24.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Úc học có thể

học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch sử

thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong

phú.

25. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH THÁI LAN HỌC

25.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội

tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của Thái Lan;

- Có trình độ tiếng Thái ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.

25.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá

với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức

một cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông;

Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Thái Lan; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng

hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác

trong và ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

25.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

25.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học có thể làm việc trong

những lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn

phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Thái Lan, những cơ quan có sử dụng

tiếng Thái ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan

thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Thái Lan học, Đông phương học tại

các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.

25.3. 2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Thái Lan học có

thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch

sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và

phong phú.

26. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH INDONESIA HỌC

26.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội

tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của Indonesia;

- Có trình độ tiếng Indonesia cả 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết.

26.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Page 20: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 20

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá

với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức

một cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông;

Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Indonesia; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng

hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác

trong và ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

26.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

26.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học có thể làm việc trong

những lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn

phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Indonesia, và những cơ quan có sử

dụng tiếng Indonesia ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các

cơ quan thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Indonesia học, Đông phương

học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.

26.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Indonesia học có

thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch

sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và

phong phú.

27. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH ẤN ĐỘ HỌC

27.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội

tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

Ấn Độ;

- Có trình độ tiếng Hindi cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.

27.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một

cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông; Giao

tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Ấn Độ; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập

và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và

ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

27.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

27.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học có thể làm việc trong

những lĩnh vực và vị trí sau: (1) Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn

phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hindi, tiếng Anh và những cơ quan có

sử dụng tiếng Hindi, tiếng Anh ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý

hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Ấn

Độ học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn

viên du lịch.

27.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ấn Độ học có

thể học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch

sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và

phong phú.

28. NGÀNH ĐÔNG PHƯƠNG HỌC - CHUYÊN NGÀNH Ả RẬP HỌC

28.1 Trình độ kiến thức.

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ả Rập học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

Page 21: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 21

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội

tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

Ả Rập;

- Có trình độ tiếng Ả Rập nhất định theo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để có thể sử dụng

cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Ngoài ra người học còn được trang bị thêm ngoại ngữ 2

(tiếng Anh) để giúp người học có cơ hội giao tiếp và tiếp tục học cao hơn

28.2 Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Đông phương học, chuyên ngành Ả Rập học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một

cách linh động, sáng tạo; Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của phương Đông; Giao

tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Ả Rập; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập

và thích nghi một cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và

ngoài nước; Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả

28.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

28.3.1. Vị trí làm việc:

Làm việc ( với các vị trí: lễ tân, tổ chức-quản lý nhân sự, biên phiên dịch ngoại ngữ, thư ký văn

phòng, hướng dẫn viên du lịch…) trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện,

văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của ẢRập, ở Việt Nam, ở các nước sở

tại, ở các miền, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng ẢRập, ở trong các tổ chức đơn vị kinh doanh; Giảng dạy

và làm việc trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu

28.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn

Học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử

thế giới, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học…. Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các

học bổng rất đa dạng và phong phú.

29. NGÀNH GIÁO DỤC - CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ GIÁO DỤC

29.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát của khối ngành Khoa học xã hội và Hành vi, Khoa học Nhân văn;

- Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức cơ sở ngành của khoa học giáo dục và khoa học tâm lý;

- Kiến thức chuyên ngành của khoa học tâm lý giáo dục;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

29.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, hợp

tác, làm việc nhóm; Kỹ năng quan sát, phán đoán và giải quyết vấn đề; Năng lực tự học; Năng lực

ngôn ngữ, ngoại ngữ; Khả năng chịu được áp lực công việc cao; thích ứng với những cái mới; Kỹ

năng thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu; khả năng tư duy logic, sáng tạo và ứng dụng lý thuyết vào

thực tiễn; Kỹ năng lắng nghe và gây ảnh hưởng; Kỹ năng quản lý; Năng lực sư phạm.

29.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Page 22: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 22

29.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục có thể làm việc ở các cơ

sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở tư vấn, các cơ sở hoạt động các lĩnh vực khác có liên

quan.

29.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Tâm lý giáo dục có

thể theo học bậc Thạc sĩ các chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Văn hoá

học,…

30. NGÀNH GIÁO DỤC - CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

30.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục được trang bị hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát của khối ngành khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;

- Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức cơ sở ngành của khoa học giáo dục và khoa học tâm lý;

- Kiến thức chuyên ngành của khoa học tâm lý giáo dục;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

30.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với

các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ

năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng xây dựng kế hoạch; Kỹ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm; Kỹ

năng quan sát, phán đoán và giải quyết vấn đề; Năng lực ngôn ngữ, ngoại ngữ; Khả năng chịu được áp

lực công việc cao; Khả năng thích ứng với những cái mới; Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, nghiên

cứu; khả năng tư duy logic, sáng tạo và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn; Kỹ năng truyền đạt, lắng

nghe và gây ảnh hưởng, cảm hoá; Kỹ năng quản lý, kiểm tra, đánh giá; Năng lực tự học, thích ứng.

30.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

30.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục có thể làm việc ở các

cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở tư vấn, các cơ sở hoạt động các lĩnh vực khác có liên

quan; giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu.

30.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục có

thể theo học bậc thạc sĩ các chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Văn hoá

học,…

31. NGÀNH LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

31.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được trang bị có hệ thống các

kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;

- Kiến thức cơ sở ngành: kiến thức cơ bản của khoa học Lịch sử, Lưu trữ học làm nền tảng cho

ngành học;

- Kiến thức chuyên ngành: kiến thức về chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

31.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành

Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được đào tạo theo hướng chuyên

nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng

tổ chức lao động khoa học văn phòng; Kỹ năng xử lý các công việc cụ thể như: soạn thảo và ban hành

văn bản; quản lý văn bản của cơ quan; xây dựng hệ thống lưu trữ tài liệu; Kỹ năng nghiên cứu và

giảng dạy về Lưu trữ học và Quản trị văn phòng tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên

nghiệp.

31.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

Page 23: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 23

31.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có thể làm

việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

31.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Lịch sử, chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn

phòng có thể học bậc thạc sĩ và tiến sĩ ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng và một số ngành phù

hợp, ngành gần như Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa học thư viện,…

32. NGÀNH VĂN HOÁ HỌC

32.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Văn hoá học học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;

- Kiến thức cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về văn hoá; các thành tố bộ phận và các bình

diện của văn hoá; văn hoá tộc người, lịch sử văn hoá, địa văn hoá; văn hoá thế giới, văn hoá khu vực,

văn hoá Việt Nam, văn hoá vùng; các lĩnh vực văn hoá học ứng dụng;

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…; kiến thức Hán Nôm căn bản.

32.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Văn hoá học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp

văn hoá học vào những nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cụ thể; Kỹ năng quản lý; Kỹ năng làm việc

nhóm; Kỹ năng giao tiếp xã hội.

32.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

32.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Văn hoá học có thể làm việc trong những lĩnh vực và vị trí sau: (1)

Nghiên cứu văn hoá tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu; (2) Giảng dạy văn hoá học tại các trường

đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hoá – thông tin, chính trị - hành chính, các trường

nghiệp vụ của các tổ chức xã hội (thanh niên, công đoàn); (3) Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ

quan thuộc ngành văn hoá – thông tin – du lịch; (4) Hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi

hỏi các tri thức về văn hoá học.

32.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Văn hoá học có thể có thể học tiếp để nhận các học

vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Văn hoá học và các ngành gần khác.

33. NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI: CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI, CHUYÊN

NGÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ CHUYÊN NGÀNH THAM VẤN

33.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Công tác xã hội được trang bị có hệ thống các kiến thức sau một cách có hệ thống:

- Kiến thức tổng quát: các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi, khoa học

nhân văn.

- Kiến thức cơ bản: các kiến thức thuộc khối ngành Khoa học xã hội và hành vi và khối ngành Phục

vụ xã hội.

- Kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu: Công tác xã hội đại cương, Công tác xã hội với cá nhân và

nhóm, An sinh xã hội; Phát triển cộng đồng; Công tác xã hội với trẻ em, người già, người tàn tật,

nhóm dễ bị tổn thương, sức khỏe cộng đồng.

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động Công tác xã hội.

33.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân ngành Công tác xã hội được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu

quả trên thực tế, bao gồm: Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giải quyết xung đột; Kỹ năng tham vấn;

Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng tạo nguồn lực; Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án liên quan đến

ngành Công tác xã hội.

Page 24: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 24

33.3. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

33.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Công tác xã hội học có thể làm cán sự xã hội như: (1) Nhân viên

xã hội tại các cơ sở xã hội điều phối viên chương trình, dự án; (2) lãnh đạo và chuyên viên tại các

trung tâm, nhà mở…; (3) các dịch vụ xã hội: tư vấn, kiểm huấn; (4) làm việc tại các cơ quan, đoàn thể,

lĩnh vực công tác như NGOs trong và ngoài nước, các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, ngành Lao động

– Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ

nữ, Công đoàn, các cơ quan bảo vệ pháp luật; (5) Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao

đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào

tạo, kiểm huấn Công tác xã hội.

33.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Công tác xã hội có thể học lên bậc Thạc sĩ và

Tiến sĩ các chuyên ngành Xã hội học hoặc các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và

hành vi. Việc tìm kiếm học bổng sau đại học và cơ hội tu nghiệp ở nước ngoài đối với ngành Công tác

xã hội là rất thuận lợi vì đây là một ngành đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi tính chất

phục vụ cộng đồng của nó.

34. NGÀNH TÂM LÝ HỌC- CHUYÊN NGÀNH THAM VẤN – TRỊ LIỆU

34.1. Trình độ kiến thức:

- Trình bày được kiến thức về lịch sử ra đời và phát triển, ứng dụng, các tiếp cận nền tảng của Tâm

lý học lâm sàng

- Trình bày được các cơ chế tâm lý hiện hữu trong mối quan hệ nhà tâm lí lâm sàng và thân chủ.

- Mô tả được bản chất và các cơ chế cơ bản của quá trình; các nguyên tắc cụ thể và các học thuyết

nền tảng của công việc tham vấn; những đặc điểm đặc trưng của loại hình tham vấn (cá nhân, gia

đình, nhóm, học đường…).

- Xác định và phân biệt một số rối nhiễu tâm lý cơ bản ở các lĩnh vực gia đình, học đường, thuộc các

giai đoạn tuổi khác nhau.

- Trình bày được mục tiêu và nguy cơ cũng như bước đầu ứng dụng các bảng phân loại tâm bệnh

trong công việc lâm sàng.

- Mô tả và bước đầu thực hành được một số công cụ, đánh giá và một số kỹ thuật cơ bản trong các

liệu pháp điều trị rối nhiễu tâm lí.

- Mô tả được các tiếp cận trị liệu/lâm sàng khác nhau và biết khái niệm hóa ca theo tiếp cận trị liệu

mà SV chọn.

- Xác định được mục tiêu và có những kiến thức chuyên môn về việc lập hồ sơ tâm lý.

34.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Tâm lý học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Quan sát, lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, thấu cảm;

Đánh giá những tình huống liên quan đến đạo đức trong tham vấn; Thiết lập mối quan hệ tham vấn,

khung tham vấn an toàn giữa nhà tham vấn và thân chủ; Bước đầu thực hành tham vấn cá nhân; Nhận

diện và bước đầu phân tích những rối nhiễu tâm lí của thân chủ ở mức độ cơ bản; Xác định mục tiêu

và kế hoạch can thiệp cho những ca cơ bản; Lập hồ sơ tâm lý cá nhân bằng việc sử dụng một số công

cụ lâm sàng cơ bản và trình bày dưới dạng báo cáo; Thực hành lượng giá về trí tuệ, nhân cách, khí

chất... : sử dụng, phân tích dữ liệu của một số công cụ lượng giá cơ bản; Trình bày được kiến thức về

phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học về các hiện tượng tâm lý; Bước đầu hình

thành ý tưởng về thiết kế và triển khai nghiên cứu tâm lý trong một nhóm nghiên cứu chuyên ngành;

Kết nối các cơ sở dịch vụ, các nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của thân chủ

một cách toàn diện; Trang bị và trau dồi những kỹ năng khác như giao tiếp, ngoại ngữ, tin học, kỹ

năng làm việc nhóm …

34.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

34.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Tâm lý học có thể làm tốt các công việc thuộc các lĩnh vực sau đây:

(1) Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách

– chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các công

ty; (2) Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại các trung

Page 25: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 25

tâm tư vấn, tổng đài điện thoại, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý chuyên môn trị liệu tâm lý,

tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi đồng, các trung tâm chăm sóc

sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai

nghiện, trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và các trường giáo dưỡng của Bộ

Công an; (3) tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn

tâm lý khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty; (4) Giảng dạy Tâm lý học tại các trường

đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường dạy nghề.

34.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học có thể học

tiếp bậc sau đại học các chuyên ngành như Tâm lý học, Tâm lý Giáo dục, và các ngành gần.

35. NGÀNH TÂM LÝ HỌC- CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ TỔ CHỨC NHÂN SỰ

35.1. Trình độ kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản liên quan đến tâm lý tổ chức-nhân sự (bao gồm hệ thống các môn học trong

chương trình đào tạo chuyên ngành tổ chức -nhân sự)

Xây dựng chuơng trình thực hành, thực tế, thực tập quy trình vận hành, tổ chức, quản trị nhân sự.

Người học nhận biết và phân tích các đặc điểm, hoạt động của nhóm; từ đó đề ra những biện pháp

quản lý, vận hành nhóm một cách tốt nhất để phát triển nhóm và sử dụng tối đa giá trị nhóm đem lại.

Người học có khả năng thực hiện, xây dựng và chỉnh sửa bộ công cụ đo lường đơn giản nhằm

lượng giá và đánh giá các quá trình tâm lý như học tập, Có thái độ đối với các vấn đề xã hội để có thể

giáo dục, tư vấn - tham vấn tâm lý, tổ chức - nhân sự.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hiện tượng

tâm lý con người trong lao động. Giúp SV hiểu được các quy luật vận hành, tổ chức và sử dụng lao

động hợp lý.

Giúp người học nhận biết cơ chế vận hành tâm lý của khách hàng trong hoạt động tiếp thị, từ đó đề

ra những cách thức hợp lý vận dụng tâm lý vào hoạt động tiếp thị để phát triển sản phẩm và thương

hiệu kinh doanh.

Giúp người học phân tích công việc, tuyển dụng các ứng viên, lựa chọn nhân viên, xác định mức

tiền lương, đào tạo nhân viên, đánh giá hiệu suất lao động của nhân viên. Lựa chọn sử dụng và xây

dựng test; xây dựng các công cụ thẩm định hiệu suất công việc; đào tạo và phát triển nhân sự; xác định

nhu cầu đào tạo của tổ chức, phát triển chương trình đào tạo và đánh giá thành công đào tạo;

Giúp người học xây dựng môi trường làm việc hài hòa, khuyến khích nhân viên, tổ chức thông tin

liên lạc, quản lý xung đột, thay đổi tổ chức, các giai đoạn phát triển nhóm trong tổ chức, khảo sát về

có thái độ của nhân viên;

Giúp người học trình bày được các bước trong quy trình tổ chức họat động đào tạo có hệ thống. Viết

được các mục tiêu và đánh giá tính hiệu quả của một họat động đào tạo. Xây dựng và thực hiện một

chương trình đào tạo hiệu quả.

35.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Tâm lý học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để

đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Kỹ năng thực hiện công việc; phát triển và đánh

giá các chương trình đào tạo nhân viên; Đánh giá lựa chọn nhân viên, sàng lọc để xác định vị trí cụ

thể; Các lĩnh vực liên quan đến thiết kế quy trình tối đa hóa hiệu suất công việc; Kỹ thuật đánh giá

nhân viên; Xây dựng và áp dụng biện pháp cải thiện sự hài lòng của nhân viên và tối đa hóa năng suất

của lực lượng lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống tại nơi làm việc; Cải thiện việc sử dụng nhân

sự nhằm tăng lợi nhuận, thiết kế lại sản phẩm và cải thiện cơ cấu tổ chức.

35.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

35.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Tâm lý học có thể làm tốt các công việc thuộc các lĩnh vực sau đây:

(1) Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách

– chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các công

ty; (2) Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại các trung

tâm tư vấn, tổng đài điện thoại, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý chuyên môn trị liệu tâm lý,

tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi đồng, các trung tâm chăm sóc

Page 26: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 26

sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai

nghiện, trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và các trường giáo dưỡng của Bộ

Công an; (3) tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn

tâm lý khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty; (4) Giảng dạy Tâm lý học tại các trường

đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường dạy nghề.

35.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Tâm lý học, chuyên ngành Tâm lý học có thể học

tiếp bậc sau đại học các chuyên ngành như Tâm lý học, Tâm lý Giáo dục, và các ngành gần.

36. QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ (NGÀNH ĐÔ THỊ HỌC)

36.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Đô thị học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: những kiến thức cốt lõi về khoa học xã hội và hành vi, khoa học nhân văn;

- Kiến thức cơ bản: trang bị kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội, kiến trúc, môi trường… làm nền

tảng cho ngành học;

- Kiến thức chuyên ngành: trang bị kiến thức chuyên ngành gắn liền lý thuyết với thực tiễn về quản

lý đô thị và quản lý dự án.

- Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng.

36.2. Kỹ năng thực hành

Cử nhân Đô thị học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Đọc và hiểu thuật ngữ chuyên ngành; Có kiến thức và

kỹ năng công nghệ thông tin; Có khả năng làm việc độc lập, biết thiết kế và tổ chức triển khai dự án

vừa và nhỏ, biết thương thuyết và đàm phám; Có năng lực làm việc nhóm và huy động nguồn lực cho

dự án; Có kỹ năng giao tiếp, biết soạn thảo văn bản, biết nghiên cứu khoa học định tính và định lượng,

biết phân tích và bình luận các tình huống văn hoá – xã hội; Có khả năng xây dựng, đánh giá và thẩm

định dự án ở các cấp độ khác nhau…

36.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

36.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Đô thị học có thể làm việc trong các các tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức

phát triển quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương với các công việc cụ thể sau: Tư

vấn; Điều phối; Quy hoạch về kinh tế - xã hội; Thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị;

Xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án; Giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện

nghiên cứu, trung tâm.

36.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Đô thị học, chuyên ngành Đô thị học có thể tìm

học bổng nước ngoài liên quan đến các ngành: Quy hoạch và phát triển đô thị, Phát triển cộng đồng,

Xã hội học,…Trong nước, cử nhân Đô thị học có thể theo học cao học các ngành: Khoa học quản lý,

Nhân học, Xã hội học,…

37. NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ LỮ HÀNH - CHUYÊN NGÀNH HƯỚNG DẪN DU

LỊCH

37.1. Trình độ kiến thức:

- rình độ kiến thức:

Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi; các kiến thức về văn hoá, lịch sử,

địa lý, kinh tế Việt Nam và các nước phục vụ hoạt động du lịch.

- Kiến thức chuyên ngành về du lịch, tuyến điểm du lịch, khoa học quản lý du lịch, điều hành và

kinh doanh du lịch; ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.

37.2. Kỹ năng thực hành: 2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Page 27: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 27

Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp tốt;

Kỹ năng cơ bản về các lĩnh vực hoạt động du lịch như hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, thiết kế

và quản lý dự án du lịch; Ngoại ngữ; Kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản về hướng dẫn du lịch cho khách

trong và ngòai nước.

37.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

37.3..1. Vị trí làm việc: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Hướng dẫn du lịch có thể làm việc

trong các lĩnh vực sau: (1) Hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa hay thuyết minh viên tại

các khu du lịch, điểm du lịch; (2) Các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch; (3) Các cơ

quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch; (4) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,

trung học chuyên nghiệp.

37.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân chuyên ngành Hướng dẫn du lịch có thể tiếp tục

theo học chuyên sâu ở những bậc đào tạo sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý học, Văn

hoá học và một số ngành gần khác ở trong và ngoài nước.

38. NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ LỮ HÀNH- CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ

HÀNH

38.1. Trình độ kiến thức:

- 1. Trình độ kiến thức:

Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi gồm kiến thức về văn hoá, lịch sử,

địa lý, kinh tế Việt Nam và các nước phục vụ hoạt động du lịch.

- Kiến thức chuyên ngành về du lịch, tổ chức, quản lý, điều hành và kinh doanh du lịch, tuyến điểm

du lịch, sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch - lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ hành;

ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.

38.2. Kỹ năng thực hành:

Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp tốt;

Kỹ năng cơ bản về các lĩnh vực hoạt động du lịch như hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, thiết kế

và quản lý dự án du lịch; Kiến thức về tuyến điểm du lịch, sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch -

lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ hành; Ngoại ngữ chuyên ngành du lịch; Kỹ năng quản lý

hoạt động kinh doanh lữ hành; Kỹ năng thiềt kế, điều hành và tiếp thị các chương trình du lịch cho

khách quốc tế và khách nội địa.

38.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

38.3.1. Vị trí làm việc: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Quản trị lữ hành có thể làm việc

trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa hay thuyết minh

viên tại các khu du lịch, điểm du lịch; (2) Các dự án phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch; (3)

Các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch; (4) Chuyên viên thiết kế và phát triển sản

phẩm lữ hành, điều hành tour hay hoạch định chiến lược marketing và kinh doanh lữ hành tại các công

ty du lịch; (5) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

38.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân chuyên ngành Quản trị lữ hành có thể tiếp tục học

sau đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyên ngành Du lịch hoặc các ngành gần ở trong và ngoài nước.

39. NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VÀ LỮ HÀNH - CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ

KHÁCH SẠN-NHÀ HÀNG-RESORT

39.1. Trình độ kiến thức:

1. Trình độ kiến thức:

- Kiến thức đại cương của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Page 28: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 28

- Kiến thức cơ bản thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi; các kiến thức về văn hoá, lịch sử,

địa lý, kinh tế Việt Nam và các nước phục vụ hoạt động du lịch.

- Kiến thức chuyên ngành về du lịch, tổ chức, quản lý, điều hành và kinh doanh du lịch; lưu trú và

ẩm thực trong du lịch, tiếp thị và quản trị kinh doanh cơ sở lưu trú, tiếp thị và quản trị kinh doanh nhà

hàng; ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.

39.2. Kỹ năng thực hành:

2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề; Kỹ năng giao tiếp tốt;

Kỹ năng cơ bản về các lĩnh vực hoạt động du lịch như hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ hành, thiết kế

và quản lý dự án du lịch; Kiến thức về tuyến điểm du lịch, sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch -

lữ hành, tiếp thị và quản trị kinh doanh lữ hành; Kỹ năng quản lý họat động kinh doanh khách sạn, nhà

hàng; Nghiệp vụ phục vụ trong cơ sở lưu trú, nhà hàng, bar, và resort.

39.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

39.3.1. Vị trí làm việc: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Quản trị khách sạn - nhà hàng -

resort có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội

địa hay thuyết minh viên tại các khu du lịch, điểm du lịch; (2) Các dự án phát triển du lịch, các doanh

nghiệp du lịch; (3) Các cơ quan, viện nghiên cứu phát triển và quản lý du lịch; (4) Chuyên viên lễ tân,

điều hành hoạt động kinh doanh hay hoạch định chiến lược marketing và kinh doanh khách sạn - nhà

hàng – resort; (5) Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

39.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân chuyên ngành Quản trị khách sạn – nhà hàng -

resort có thể tiếp tục học sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý học, văn hoá học và các

ngành gần khác ở trong và ngoài nước.

40. NGÀNH NHẬT BẢN HỌC

401. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Nhật Bản học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội

tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của Nhật Bản;

- Có trình độ tiếng Nhật cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.

40.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Nhật Bản học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;

Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Nhật; Giao tiếp tốt và phù hợp với văn

hoá Nhật Bản; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách

nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; Có khả năng

giao tiếp xã hội hiệu quả.

40.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

40.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Nhật Bản học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1)

Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại,

các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản, và những cơ quan có sử dụng tiếng Nhật ở Việt

Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông

tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Nhật Bản học tại các trường đại học, cao

đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.

40.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Nhật Bản học có thể học tiếp các chương trình sau

đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch sử thế giới,… Ngoài ra, sinh viên

có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong phú.

Page 29: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 29

41. NGÀNH HÀN QUỐC HỌC

41.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Hàn Quốc học được trang bị có hệ thống các khối, phải nắm vững các kiến thức sau:

- Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội

tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;

- Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của Hàn Quốc;

- Có trình độ tiếng Hàn cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ tiếng Anh.

41.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Hàn Quốc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;

Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Hàn Quốc; Giao tiếp tốt và phù hợp với

văn hoá Hàn Quốc; Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo; Có khả năng hội nhập và thích nghi một

cách nhanh chóng; Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; Có khả

năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

41.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

41.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Hàn Quốc học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1)

Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại,

các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn Quốc, và những cơ quan có sử dụng tiếng Hàn ở Việt

Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông

tấn, báo chí; (2) Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Hàn Quốc học, tại các trường đại học, cao

đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu; (3) Hướng dẫn viên du lịch.

41.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Hàn Quốc học có thể có thể học tiếp các chương

trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hoá học, Lịch sử thế giới,… Ngoài ra,

sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và phong phú.

42. NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (NGỮ VĂN ANH) - CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA - VĂN HỌC

42.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Văn hoá – Văn học được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Lịch sử phát triển của văn học Anh qua các giai đoạn, đặc biệt từ thế kỷ XVI-XXI;

- Lịch sử phát triển của văn học Mỹ qua các giai đoạn, đặc biệt từ thế kỷ XIX-XXI;

- Các trào lưu lớn trong văn học Anh, Mỹ;

- Kiến thức cơ bản về các thể loại văn học như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…;

- Về các tác giả quan trọng trong văn học Anh, Mỹ;

- Về văn hoá bao gồm các vấn đề xã hội tại Anh và Mỹ, lịch sử, hệ thống giáo dục, hệ thống chính

trị, lối sống và bản sắc dân tộc của Anh và Mỹ,…

- Ngoại ngữ 2 trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

42.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành

Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Văn hoá – Văn học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá

với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Sử dụng 4 kỹ năng

tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao tương đương TOEFL 550-600 / iBT 100; Phát âm

chuẩn; Cảm nhận, phê bình một tác phẩm trên cơ sở lý luận văn học và hiểu biết về các giai đoạn lịch

sử của văn học Anh, Mỹ; Tìm hiểu, trình bày về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho các trào lưu lớn

trong văn học Anh, Mỹ; Phân tích được những biến cố, phong trào, nhóm và các cá nhân có ảnh

hưởng đến việc hình thành và phát triển của lịch sử văn hoá – văn học Anh, Mỹ; Các kỹ năng “mềm”

như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng chọn lựa và xử lý thông tin;

kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích, nhận xét, bình luận một vấn đề xã hội dưới nhiều

góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hoá, ...

Page 30: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 30

42.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn

42.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Văn hoá – Văn học có thể làm việc tại:

(1) Các cơ quan, đơn vị chính trị và kinh tế có sử dụng tiếng Anh như cơ quan ngoại giao, các tổ chức

quốc tế, văn phòng, đại diện các tổ chức, công ty nước ngoài hoặc các công ty trong nước có sử dụng

tiếng Anh, các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương và nước ngoài; (2)

Các cơ quan giáo dục, đơn vị nghiên cứu như các trường đại học, cao đẳng (giảng dạy chuyên ngành

văn hoá-văn học Anh, Mỹ hoặc tiếng Anh tổng quát từ trình độ sơ cấp đến cao cấp), các đơn vị hoạt

động trong lĩnh vực giáo dục trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội

và nhân văn.

42.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Văn hoá – Văn học

có thể học sau đại học bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng

Anh, Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Quan hệ quốc tế, Ngoại thương…

43. NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (NGỮ VĂN ANH) - CHUYÊN NGÀNH BIÊN PHIÊN DỊCH

43.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Biên phiên dịch được trang bị có hệ thống kiến thức sau:

- Lý thuyết dịch bao gồm các phương pháp dịch và kỹ thuật dịch cơ bản;

- Ngôn ngữ học (cả tiếng Việt và tiếng Anh);

- Cơ bản về văn hoá, văn học Anh, Mỹ;

- Tiếng Anh thuộc các lĩnh vực văn hoá, xã hội, chính trị, thương mại,…

- Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…

43.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Biên phiên dịch được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá

với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Sử dụng 4 kỹ năng

tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao, tương đương TOEFL 550-600/TOEFL iBT 100;

Phát âm chuẩn; Nắm vững và ứng dụng các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết dịch vào thực tế biên

phiên dịch tiếng Anh; Biên dịch văn bản thuộc các thể loại khác nhau như văn học, học thuật, hành

chính, kinh thương…; Dịch trực tiếp trong các lĩnh vực giao tiếp, hội thảo khoa học, hội nghị chính trị,

đàm phán thương mại,…; Các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng

thuyết trình; kỹ năng lọc lựa và xử lý thông tin; kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích,

nhận xét, bình luận một vấn đề xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hoá,...

43.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

43.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Biên phiên dịch có thể làm việc tại các

cơ quan: (1) Các cơ quan, đơn vị chính trị và kinh tế có sử dụng tiếng Anh như các nhà xuất bản, cơ

quan truyền thông trong nước và tại các nước nói tiếng Anh; các cơ quan ngoại giao; các tổ chức quốc

tế; các công ty, văn phòng của nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, hướng dẫn viên hoặc các cơ quan,

công ty, xí nghiệp trong nước có sử dụng tiếng Anh; (2) Các cơ quan giáo dục, đơn vị nghiên cứu như

trường đại học, cao đẳng; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong nước và nước ngoài sử

dụng tiếng Anh…

43.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Biên phiên dịch có

thể tiếp tục học sau đại học bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy

tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Văn học nước ngòai…

44. NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (NGỮ VĂN ANH) - CHUYÊN NGÀNH NGỮ HỌC – GIẢNG

DẠY TIẾNG ANH

44.1. Trình độ kiến thức

Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Ngữ học – Giảng dạy tiếng Anh được trang bị có hệ thống các

kiến thức sau:

Page 31: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 31

- Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Anh bao gồm các lĩnh vực ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học,

cú pháp học,…;

- Kiến thức chuyên sâu về phân tích diễn ngôn, phong cách học,… tiếng Anh;

- Kiến thức chuyên sâu về các trường phái ngôn ngữ học trong tiếng Anh;

- Kiến thức chung về văn học, văn hoá Anh, Mỹ, và dịch thuật để sử dụng trong giảng dạy tiếng

Anh;

- Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, từ phương pháp ngữ pháp truyền thống đến phương pháp giao

tíếp;

- Cách giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm nghe, nói, đọc, viết.

- Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…

44.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Ngữ học – Giảng dạy tiếng Anh được đào tạo theo hướng

chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm:

Sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao, tương đương TOEFL 550-600 /

TOEFL iBT 100; Phát âm chuẩn; Nắm vững đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Anh; Áp dụng các lý thuyết

của ngôn ngữ học và ứng dụng nó trong công việc giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ; Dạy tiếng Anh

tổng quát thuộc các trình độ khác nhau từ sơ cấp đến cao cấp; tiếng Anh chuyên ngành ESP (English

for Specific Purposes); Dạy các môn chuyên ngành lý thuyết ngôn ngữ học Anh cho trình độ cao đẳng

và đại học; Các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ

năng lọc lựa và xử lý thông tin; kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích, nhận xét, bình

luận một vấn đề xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hoá,...

44.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

44.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Ngữ học – Giảng dạy tiếng Anh có thể

làm việc tại các cơ quan: (1) Các cơ quan, đơn vị chính trị và kinh tế có sử dụng tiếng Anh như các

nhà xuất bản, cơ quan truyền thông trong nước và tại các nước nói tiếng Anh, các cơ quan ngoại giao,

các tổ chức quốc tế; các công ty, văn phòng của nước ngoài trong lĩnh vực du lịch, hướng dẫn viên

hoặc các cơ quan, công ty, xí nghiệp trong nước có sử dụng tiếng Anh; (2) Làm việc tại các cơ quan

nghiên cứu, đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trường tiểu học quốc tế;

các trung tâm ngoại ngữ; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong và ngoài nước có sử dụng

tiếng Anh; các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

44.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Anh, chuyên ngành Ngữ học – Giảng dạy

tiếng Anh có thể tiếp tục học sau đại học bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành Lý luận và phương

pháp giảng dạy tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Văn hoá học, Văn học nước ngoài…

45. NGÀNH NGÔN NGỮ ĐỨC (NGỮ VĂN ĐỨC)

45.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Ngữ văn Đức được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức giáo dục đại cương bậc đại học khối ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và

hành vi;

- Kiến thức tiếng Đức giao tiếp bậc trung cấp (tương ứng với trình độ C1 theo Tiêu chuẩn đánh giá

trình độ ngoại ngữ của Cộng đồng chung châu Âu GER);

- Kiến thức nền tảng về ngôn ngữ Đức và văn hóa các nước nói tiếng Đức, cụ thể là các kiến thức cơ

bản về ngôn ngữ học Đức, văn chương Đức, biên phiên dịch Đức-Việt/Việt-Đức, và văn hóa - văn

minh Đức-Áo-Thụy Sĩ; kiến thức chuyên ngữ tiếng Đức thông dụng ở một trong các lĩnh vực nghề

nghiệp sau: kinh tế thương mại, du lịch, giáo dục.

- Kiến thức bổ trợ: Ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…

45.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:

Page 32: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 32

Cử nhân Ngữ văn Đức được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Năng lực tư duy độc lập, tư duy phản biện; Năng lực

nhận diện, phân tích, giải quyết vấn đề một cách khoa học; Năng lực thích ứng, hội nhập, thích nghi

trong môi trường văn hóa các nước nói tiếng Đức; Năng lực nghiên cứu khoa học với đề tài thuộc

phạm vi ngữ văn (ngôn ngữ, văn chương, văn hóa – văn minh); Khả năng tự học, tự nghiên cứu để

phát triển khả năng cá nhân; Kỹ năng giao tiếp trực tiếp và giao tiếp qua thư từ - văn bản bằng tiếng

Đức trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường của một trong các lĩnh vực

nghề nghiệp sau: kinh tế thương mại, du lịch, giáo dục. Năng lực và các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để

làm việc trong một trong các lĩnh vực sau: kinh tế thương mại, dịch thuật, du lịch, giảng dạy tiếng

Đức; Các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng

lọc lựa và xử lý thông tin; kỹ năng truyền đạt, thuyết phục; kỹ năng phân tích, nhận xét, bình luận một

vấn đề xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau; kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, ...

45.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

45.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Ngữ văn Đức có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí công tác sau:

(1) Lĩnh vực kinh tế thương mại: thư ký; trợ lý ngôn ngữ; nhân viên văn phòng, phụ trách giao dịch

thư tín, lễ tân; ... cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp của Đức, Áo, Thụy sĩ hoặc các công ty đa quốc

gia, nhà nước, tư nhân có đối tác, khách hàng từ Đức, Áo, Thụy sĩ; (2) Lĩnh vực du lịch: hướng dẫn

viên du lịch; nhân viên văn phòng du lịch phụ trách về tổ chức, lên kế hoạch chương trình du lịch;

nhân viên phụ trách lễ tân, bộ phận chăm sóc khách hàng của khách sạn, nhà hàng, ... có đối tượng

khách hàng là người Đức, Áo, Thụy Sĩ; (3) Lĩnh vực giáo dục: giảng dạy và nghiên cứu tiếng Đức tại

các trường đại học, phổ thông, các trung tâm ngoại ngữ, các viện nghiên cứu …; Các lĩnh vực, vị trí

công tác khác: biên phiên dịch; công tác tại các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, tổ chức quốc

tế cần nhân lực biết tiếng Đức; ...

45.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Đức, chuyên ngành Ngữ văn Đức có cơ

hội học tiếp các chương trình sau đại học của các ngành Ngữ văn Đức hoặc Giảng dạy tiếng Đức như

một ngoại ngữ ở các trường đại học ở Đức, Áo, Thụy Sĩ,…. Cũng có thể theo học các chương trình

sau đại học ngành gần như Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý luận ngôn ngữ, Ngôn ngữ học so

sánh-đối chiếu, Giáo dục học, Việt Nam học, ...

46. NGÀNH NGÔN NGỮ NGA (NGỮ VĂN NGA) - CHUYÊN NGÀNH SONG NGỮ NGA -

ANH (CAO ĐẲNG)

46.1. Trình độ kiến thức:

Sinh viên ngành Ngữ văn Nga, chuyên ngành Song ngữ Nga - Anh được trang bị có hệ thống các

kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: Những kiến thức thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và hành vi, khoa học

nhân văn;

- Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức về ngôn ngữ học, văn hoá học, văn học,… Anh, Mỹ;

- Kiến thức chuyên ngành bao gồm: Kiến thức cơ bản về tiếng Anh (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp);

kiến thức cơ bản về các kỹ năng lời nói tiếng Anh (nghe - nói - đọc - viết - dịch).

46.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Sinh viên hệ ngành Ngữ văn Nga, chuyên ngành Song ngữ Nga - Anh được đào tạo theo hướng

chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm:

Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong mọi tình huống giao tiếp; Áp dụng những kiến thức cơ bản về

tiếng Anh trong các công việc cụ thể; Tác phong làm việc khoa học, chặt chẽ.

46.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

46.3.1 Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngữ văn Nga, chuyên ngành Song ngữ Nga – Anh

(cử nhân tiếng Nga - cao đẳng tiếng Anh) có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây: (1) Giảng dạy tại

các trường tiểu học, trung học, trung tâm ngoại ngữ; (2) Cơ quan, tổ chức đối ngọai, kinh tế, văn hoá,

các cơ quan truyền thông có sử dụng tiếng Anh và tiếng Nga; (3) Du lịch: Hướng dẫn viên du lịch, tổ

chức, điều hành hoạt động du lịch, tiếp tân khách sạn, khu nghỉ mát, khu du lịch,...

Page 33: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 33

46.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Ngữ văn Nga,

chuyên ngành Song ngữ Nga - Anh có thể học tiếp các chương trình liên thông để đạt trình độ đại

học.

47. NGÀNH NGÔN NGỮ PHÁP (NGỮ VĂN PHÁP)

47.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Ngữ văn Pháp được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: kiến thức khối ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và hành vi;

- Kiến thức cơ bản: kiến thức ngôn ngữ học, lý thuyết dịch, văn học Pháp;

- Kiến thức chuyên sâu: kiến thức về văn học Pháp: tiểu thuyết, kịch nghệ, thơ ca Pháp từ thế kỷ 16

đến thế kỷ 20, hệ thống các tư tưởng lớn của nền văn học Pháp qua các thế kỷ; kiến thức về văn hoá và

văn minh Pháp: lịch sử Pháp, các dòng tư tưởng Pháp, tình hình kinh tế chính trị nước Pháp hiện tại;

kiến thức ngôn ngữ học: ngữ âm học, từ vựng học, cú pháp học, phong cách học tiếng Pháp; lý thuyết

và thực hành dịch.

- Kiến thức bổ trợ: ngoại ngữ 2 trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

47.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Ngữ văn Pháp được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để

đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Biết ứng xử trong mọi tình huống bằng tiếng Pháp.

Biết vận dụng kiến thức văn học Pháp trong những công việc thích hợp; Có khả năng hoà nhập, làm

việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm được giao, tự đánh giá chất lượng công việc đã thực hiện; Làm

việc có kế hoạch, có phương pháp khoa học; Xác định được yêu cầu của công việc và khả năng của

bản thân để có thể tiếp tục học sau đại học, hoặc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ.

47.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

47.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Ngữ văn Pháp có thể làm tốt công việc thuộc các lĩnh vực sau đây: (1)

Đối ngoại: các cơ quan ngoại giao như Sở Ngoại vụ, các Tổng lãnh sự quán, văn phòng ngoại giao;

các tổ chức quốc tế hay phi chính phủ có sử dụng tiếng Pháp như AUF, DEP; các tổ chức hữu nghị;

(2) Kinh doanh: các khách sạn, các cơ sở du lịch, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, nước ngoài, các

công ty dịch thuật, các cơ quan thông tấn, báo chí; (3) Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học,

cao đẳng, trung học thổ thong, viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tư vấn du

học.

47.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Pháp có thể theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ các

chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Pháp, Ngôn ngữ học,… ở các cơ sở đào tạo

trong và ngoài nước.

48. NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC (NGỮ VĂN TRUNG UỐC)

48.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Ngữ văn Trung Quốc được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn như: triết học, lịch sử văn

minh thế giới, cơ sở văn hoá Việt Nam, ngôn ngữ học, tâm lý học…;

- Kiến thức chuyên ngành Ngữ văn Trung Quốc, bao gồm: kiến thức cơ bản, hiện đại về đất nước và

con người Trung Quốc như (lịch sử, triết học, văn học, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ, địa lý môi trường

…); kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ, từ cấp độ sơ cấp đến cao cấp tiếng Trung, thể hiện qua các

phương diện ngữ âm - văn tự - từ vựng - ngữ pháp - tu từ…

- Kiến thức bổ trợ: ngoại ngữ 2 trình độ B, tin học văn phòng,…

48.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Ngữ văn Trung Quốc được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành

để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm:

Page 34: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 34

- Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc ở trình độ cao cấp (nghe, nói, đọc, viết, biên – phiên

dịch), tương đương trình độ cấp 8 HSK;

- Kỹ năng nghiên cứu bằng tiếng Trung Quốc trong các lĩnh vực chuyên ngành như văn hóa – xã

hội, kinh tế – thương mại, du lịch.

48.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

48.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Ngữ văn Trung Quốc có thể đảm nhận các công việc sau: (1) Cán bộ

ngoại giao trong các cơ quan ngoại giao; (2) Thông – phiên dịch viên; (3) Giảng dạy tiếng Trung tại

các trường đại học, cao đẳng…; (4) Trợ lý các dự án hợp tác quốc tế, các văn phòng đại diện nước

ngoài có sử dụng tiếng Trung.

48.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Trung Quốc có thể học tiếp các chương

trình sau đại học phù hợp ở bậc thạc sĩ hay tiến sĩ thuộc các chuyên ngành Lý luận và phương pháp

giảng dạy tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ học, Văn hoá học,…trong hoặc ngoài nước.

49. NGÀNH QUAN HỆ QUỐC

49.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Quan hệ quốc tế được trang bị có hệ thống các kiến thức sau:

- Nắm được bản chất và tầm quan trọng của quan hệ quốc tế như là một hoạt động toàn cầu

- Vận dụng được các khái niệm, lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu quan hệ quốc tế để

phân tích những tư tưởng, thực tiễn và vấn đề chính trị-kinh tế trên trường quốc tế.

- Trình bày được kiến thức và hiểu biết của mình về nguồn gốc và sự tiến hóa của hệ thống chính trị

toàn cầu, bao gồm cả những thay đổi đang diễn ra.

- Đánh giá được các cách giải thích khác nhau về sự kiện và vấn đề chính trị thế giới.

49.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Quan hệ quốc tế được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành

để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm:

- Năng lực nhận thức, tư duy: Tập hợp, hệ thống và vận dụng các chứng cứ, dữ liệu, và thông

tin từ nhiều nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp; Nhận dạng, điều tra, phân tích, hình thành và

đưa ra giải pháp cho các vấn đề; Xây dựng các lập luận hợp lý, tổng hợp các thông tin có liên

quan và đưa ra các nhận xét mang tính phản biện đa chiều; Thể hiện khả năng tự học, tìm

kiếm, đồng thời vận dụng những thông tin phản hồi mang tính xây dựng; Có khả năng tự học

tốt; Nhận thức được tầm quan trọng của việc trích dẫn nguồn chính xác và những yêu cầu về

mặt đạo đức trong nghiên cứu. Điều này đòi hỏi việc vận dụng thông tin và các phương tiện

công nghệ thông tin một cách tích cực và hiệu quả.

- Kỹ năng thực hành: Sử dụng tiếng Anh thuần thục (TOEFL iBT 80,IELTS 6.0, TOEIC:

650(R&L)-160(Speaking)-170(Writing), VNU-EPT 10 (B2.2); Khả năng viết và thuyết trình

một cách hiệu quả và thành thạo; Sử dụng thuần thục các phương tiện công nghệ thông tin và

truyền thông cho công việc; Làm việc độc lập, có khả năng lãnh đạo, lên kế hoạch và quản lý

thời gian hiệu quả nhằm trở thành một người chủ động và độc lập; Giao tiếp một cách hiệu

quả, hợp tác tốt với mọi người để đạt được mục đích chung thông qua làm việc nhóm

49.3. Vị trí làm việc và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

49.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Quan hệ quốc tế có thể làm việc trong các lĩnh vực, vị trí, công việc

sau: Các vụ, đơn vị phụ trách hoạt động kinh tế đối ngoại của Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương; ngân

hàng, chứng khoán; các công ty tài chính; các Quỹ đầu tư; các tổ chức quốc tế,...; Nghiên cứu – giảng

dạy tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu.

49.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Quan hệ quốc tế có thể tiếp tục học sau đại học

(bậc thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Kinh tế quốc tế, Thương

mại quốc tế, Quản trị kinh doanh, Chính trị quốc tế, Quản trị cộng đồng, Xung đột học, …

Page 35: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 35

50. NGÀNH NGÔN NGỮ TÂY BAN NHA (NGỮ VĂN TÂY BAN NHA)

52.1. Trình độ kiến thức:

Cử nhân Ngữ văn Tây Ban Nha được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

- Kiến thức tổng quát: kiến thức khối ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và hành vi;

- Kiến thức cơ bản: kiến thức ngôn ngữ học, lý thuyết dịch, văn học Tây Ban Nha;

- Kiến thức chuyên sâu: kiến thức ngôn ngữ học: ngữ âm học, từ vựng học, cú pháp học, phong cách

học tiếng Tây Ban Nha; lý thuyết và thực hành dịch; về văn học Tây Ban Nha: tiểu thuyết, kịch nghệ,

thơ ca Tây Ban Nha;

- Kiến thức bổ trợ: ngoại ngữ 2 trình độ B1.2, tin họcvăn phòng,…

52.2. Năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành:

Cử nhân Ngữ văn Tây Ban Nha được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực

hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm: Có khả năng nói lưu loát về các đề tài

thường ngày trong xã hội bằng tiếng Tây Ban Nha; Có kiến thức khái quát về văn chương, văn hoá,

văn minh Tây Ban Nha và châu Mỹ La tinh; Có khả năng hoà nhập, giao tiếp tốt, làm việc theo nhóm,

đảm nhận trách nhiệm được giao, tự đánh giá chất lượng công việc đã thực hiện; Làm việc có kế

hoạch, có phương pháp; Xác định được yêu cầu của công việc và khả năng của bản thân để có thể tiếp

tục học sau đạihọc, hoặc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệpvụ.

52.3. Vị trí việc làm và Cơ hội học lên trình độ cao hơn:

52.3.1 Vị trí việc làm: Cử nhân Ngữ văn Tây Ban Nha có thể làm tốt công việc thuộc các lĩnh vực

vàvị trí sau đây: (1) Biên phiên dịch tiếng Tây Ban Nha; (2) Hướng dẫn viên du lịch; (3) công tác văn

phòng tại các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và phi chính phủ địa

phương có giao dịch với đối tác là các công ty Tây Ban Nha; (4) các công ty trong nước, ngoài nước

và các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có giao dịch với đối tác là các công ty Tây Ban Nha; (5)

Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, viện và trung tâm nghiên cứu,

trung tâm ngoại ngữ

52.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Tây Ban Nha có thể theo học Thạc sĩ,

Tiến sĩ các chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Tây Ban Nha, Ngôn ngữ học,… ở

các cơ sởđào tạo trong và ngoài nước.

51. NGÀNH NGÔN NGỮ ITALIA (NGỮ VĂN Ý)

51.1. Về trình độ kiến thức:

Cử nhân Ngữ văn Ý được cung cấp những kiến thức chung về khoa học nhân văn, khoa học xã

hội, khoa học tự nhiên,…và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học và văn học Ý, bao gồm:

- Khối kiến thức đại cương: kiến thức của khối ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội và

hành vi;

- Khối kiến thức cơ sở nhóm ngành/ngành: Cung cấp những kiến thức cơ sở của nhóm ngành giúp

cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên nghiệp.

- Khối kiến thức chuyên nghiệp: Bao gồm 4 nhóm kiến thức chính: Nhóm kiến thức về ngôn ngữ Ý;

Nhóm kiến thức về văn học Ý; Nhóm kiến thức về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, truyền thông…

của nước Ý; Nhóm kiến thức bổ trợ nhằm tăng cường các kỹ năng mềm và các kiến thức khoa học xã

hội, nhân văn,…

51.2. Về năng lực nhận thức, tư duy/Kỹ năng thực hành

- Năng lực nhận thức, tư duy: Có kiến thức nền tảng nhóm ngành khoa học nhân văn, khoa học xã

hội,…; Nắm vững những đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Ý; phát âm tiếng Ý chuẩn; kỹ năng biên –

phiên dịch Việt – Ý, Ý Việt; biết ứng xử trong mọi tình huống bằng tiếng Ý; Nắm những đặc trưng cơ

bản về văn học Ý từ cổ đại đến hiện đại, văn học dân gian Ý, các tác gia, các trào lưu văn học lớn,

những thành tựu nổi bật của văn học Ý, vị trí của văn học Ý tại châu Âu và thế giới; Nắm những đặc

Page 36: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 36

trưng cơ bản của văn hoá Ý, kinh tế, xã hội,… của nước Ý; biết vận dụng kiến thức về nước Ý trong

những công việc thích hợp.

- Kỹ năng thực hành: Khả năng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tiếng Ý, văn học Ý,…; Kỹ

năng phân tích, đánh giá một sự kiện gắn với chuyên môn; Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng trình

bày/thuyết trình trước đám đông; Có khả năng làm việc theo nhóm; Khả năng tổ chức công việc;

51.3. Về vị trí việc làm và cơ hội học lên trình độ cao hơn

51.3.1. Vị trí làm việc: Cử nhân Ngữ văn Ý có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: (1) Biên

phiên dịch hoặc công tác tại các cơ quan ngoại giao; các tổ chức quốc tế hay phi chính phủ, các tổ

chức hữu nghị có sử dụng tiếng Ý, các công ty dịch thuật, các cơ quan thông tấn, báo chí; (2) Công tác

kinh doanh tại các khách sạn, cơ sở du lịch; (3) Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao

đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tư vấn du học.

51.3.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Cử nhân Ngữ văn Ý có thể học lên trình độ cao hơn (thạc sĩ,

tiến sĩ) các chuyên ngành phù hợp hoặc ngành gần như Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Ý,

Ngôn ngữ học, Văn học,.. ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Page 37: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 37

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO VỚI HỌC PHÍ

TƯƠNG ỨNG

1. BÁO CHÍ

1.1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo đại học ngành Báo chí là đào tạo cử nhân Báo chí có phẩm chất chính trị và đạo

đức; có kiến thức cơ bản về triết học, luật pháp, xã hội, văn hoá; có trình độ lý thuyết và kỹ năng tác

nghiệp báo chí để làm phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, chuyên viên cho các cơ quan báo chí,

truyền thông và các công ty, tổ chức thuộc những lĩnh vực khác trong xã hội; có tác phong làm việc kỷ

luật, khoa học; có tinh thần trách nhiệm trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò và tác động xã hội của

truyền thông đại chúng.

Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí được cập nhật theo hướng ứng dụng, nhằm đào tạo

nhà báo đa năng (multimedia journalist), có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản, có hiểu biết về

pháp lý và đạo đức để có thể nhanh chóng thích nghi, làm việc ở mọi loại hình báo chí. Nhà báo đa

năng có khả năng làm sản phẩm báo chí với nhiều thể loại, nhiều cách thể hiện cho các phương tiện

truyền thông khác nhau, cũng như có khả năng sử dụng kết hợp nhiều phương tiện truyền thông để sản

xuất một sản phẩm đa dạng, giàu thông tin, đáp ứng xu thế hội tụ tác nghiệp của các cơ quan báo chí,

xu thế hội tụ đa phương tiện của nghề báo và nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

1.2. Chuẩn đầu ra

1.2.1. Về kiến thức

Nắm vững và có khả năng giải thích các lý thuyết chính về truyền thông, lịch sử truyền thông, lý

luận về loại hình và thể loại báo chí, các phương pháp nghiên cứu truyền thông và nghiên cứu xã hội

học truyền thông.

Nắm vững và có khả năng giải thích các hướng dẫn nghiệp vụ về báo in, phát thanh, truyền hình,

báo trực tuyến.

Đạt trình độ tiếng Anh tương đương 5.5 TOEFL/IELS

1.2.2. Về kỹ năng

- Có khả năng thực hành các nghiệp vụ cơ bản của phóng viên như: săn tin, làm việc với nguồn

tin, phỏng vấn, viết tin bài, theo dõi tường thuật chuyên ngành.

- Các khả năng thực hành các kỹ thuật đa phương tiện trong báo chí như ghi âm, chụp ảnh, quay

phim, xử lý ảnh, xử lý âm thanh, dựng phim.

- Có khả năng thực hành một số nghiệp vụ của biên tập viên như: biên tập nội dung, biên tập

logic, biên tập bản thảo, biên tập trình bày.

- Có khả năng tổ chức sản xuất hoặc tham gia vào các khâu sản xuất các sản phẩm nhật báo, tạp

chí, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến, website thông tin.

- Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm để cùng tạo ra sản phẩm báo chí tích hợp (sản

phẩm báo chí đa phương tiện) theo yêu cầu.

1.2.3. Về thái độ

Page 38: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 38

Biết tôn trọng và thực hành nghiêm túc quy định phát luật nghề báo, đạo đức nghề báo và trách

nhiệm xã hội nghề báo; biết tôn trọng sự thật.

Biết tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của đất nước, của dân tộc.

Biết tôn trọng kỷ luật làm việc của nghề báo và có khả năng chịu áp lực làm việc theo đúng thời

hạn, chấp nhận và thích nghi với lối sống thường xuyên di chuyển.

1.3. Cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân Báo chí có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan báo chí như báo in, đài phát thanh, đài truyền

hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các công ty truyền thông như xuất bản, quảng cáo, quan hệ công

chúng…, và các đơn vị, tổ chức thuộc những lĩnh vực khác trong xã hội; trên nền tảng kiến thức và kỹ

năng đã tích lũy được có thể thích nghi với nhiều công việc, nhiều vị trí làm việc khác nhau:

Các cơ quan báo chí-truyền thông: phóng viên, biên tập viên (sau một thời gian làm phóng viên và

tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm báo), phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn

chương trình, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên quảng cáo, cộng tác viên…

Các công ty, tổ chức: phát ngôn viên, chuyên viên đối ngoại, chuyên viên quan hệ công chúng,

chuyên viên quảng cáo, chuyên viên truyền thông…

Các trường đại học và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.

2. QUAN HỆ QUỐC TẾ

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC) về cơ bản dựa theo chương trình đào tạo chuẩn

hiện hành của ngành Quan hệ Quốc tế (QHQT), nhưng được cải tiến, nâng cao để áp dụng các phương

pháp dạy và học tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cao hơn.

Chương trình này dành cho những sinh viên khá giỏi hệ chính quy, tự nguyện tham gia để đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chương trình này đặt mục tiêu đạt chất lượng cao với chuẩn mực khu vực, không có khoảng cách lớn

với chương trình đào tạo cùng ngành ở các nước tiên tiến trên thế giới. Chương trình sẽ được tiếp tục

hoàn thiện để mở rộng áp dụng chung cho hệ đào tạo chính quy thông thường, tiến tới đạt mục tiêu

chất lượng cao đối với tất cả các sinh viên ngành QHQT.

Chương trình đảm bảo cho sinh viên khi tốt nghiệp có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để có thể giao tiếp

và làm việc trong môi trường quốc tế.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay ở lĩnh vực đối ngoại tại các Bộ, Ban, Ngành Trung

ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp; hoặc làm công tác

nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo.

2.2. Chuẩn đầu ra c a chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo: Theo chương trình đào tạo hệ Chính quy cùng chuyên ngành trên cơ sở tích

hợp chương trình đào tạo của các trường tiên tiến trên thế giới.

2.2.1 Về kiến thức

Chương trình được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và hệ thống về quan hệ quốc

tế trên các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế quốc tế và luật quốc tế. Đồng thời trang bị một lượng

kiến thức chuyên ngành cần thiết theo hướng chuyên sâu, tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và

thế giới, bảo đảm hình thành phương pháp luận khoa học để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng

Page 39: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 39

của môi trường toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp đạt được kiến thức chuyên môn giỏi và có năng lực sáng

tạo cao.

2.2.2 Về kỹ năng

Trang bị cho sinh viên khả năng nhận thức thế giới quan, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, tư duy

lôgic, khả năng phản biện, khả năng dự báo tình huống đối với các vấn đề quốc tế, kỹ năng xử lý các

vấn đề thực tiễn của quan hệ quốc tế cũng như các kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp.

Sinh viên được trang bị các kỹ năng thực hành hiệu quả như thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình

huống trong đánh giá các vấn đề quốc tế, các kỹ năng cơ bản của nghiệp vụ đối ngoại như lễ tân, đàm

phán. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc ở môi

trường làm việc quốc tế, có khả năng sử dụng thành thạo công cụ tin học phục vụ công tác chuyên

môn.

2.2.3. Về thái độ

Sinh viên khi tốt nghiệp CTĐTCLC là những người có ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức chia sẻ, ý

thức phục vụ cộng đồng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.

2.2.4. Về năng lực

Cử nhân chương trình chất lượng cao được đào tạo để trở thành những người bản lĩnh, tự tin, độc lập,

có khả năng hội nhập, có ý thức tiên phong. Đó là những người có khả năng làm việc độc lập (lập kế

hoạch phát triển bản thân, lập kế hoạch làm việc, độc lập giải quyết vấn đề, biết thiết lập nhóm), có

khả năng làm việc nhóm tốt (liên kết nhóm, nhận biết giá trị bản thân, chia sẻ lợi ích, phân công công

việc), có khả năng hùng biện (khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng

đàm phán) và khả năng ứng biến thích hợp với mọi tình huống.

2.2.5. Về cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay ở công việc đối ngoại của các cơ quan quản lý nhà nước

từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu quốc tế

của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài

và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có điều kiện, sinh viên cũng có khả năng lập nghiệp

được ngay.

Cử nhân Quan hệ Quốc tế chất lượng cao có khả năng học tiếp tục ngay lên bậc sau Đại học (bậc Thạc

sĩ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Quốc tế học, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế,

Chính trị quốc tế, Châu Á học, Châu Âu học, Hoa Kỳ học, Lịch sử thế giới, Báo chí truyền thông,

Quản trị cộng đồng, Hòa bình học, Xung đột học… tại các trường trong khu vực và trên thế giới.

Page 40: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 40

ĐIỂM CHUẨN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CÁC NĂM

THEO NGÀNH VÀ KHỐI THI

Tên ngành Mã ngành Khối thi Điểm chuẩn

2010 2011 2012 2013 2014

Văn học, Ngôn ngữ học D220330 C 14 15.5 20* 23.5*

24* D1 14 15.5 20* 23.5*

Báo chí - Truyền thông D320101 C 20 19.5 21.5 22

22 D1 20 19.5 21.5 21.5

Lịch sử D220310 C 14 14.5 19* 19* 22*

D1 14 14.5 14.5 14.5 16

Nhân học D310302 C 14 14.5 15 15 17.5

D1 14 14.5 14.5 14.5 17

Triết học D220301

A 14.5 14.5 14.5 14.5 17

A1 14.5 14.5 18

C 14 15 15 15.5 17.5

D1 16.5 15 15 14.5 18

Địa lý học D310501

A 14 14.5 14.5 15.5

16 A1 14.5 16

B 14 14.5 14.5 15.5

C 14.5 15 20* 24* 23*

D1 14 15 15 15 16.5

Xã hội học D310301

A 14 14.5 14.5 17 18.5

A1 14.5 17.5

C 15 15 15 19 17

D1 14 15 14.5 18 17.5

Thông tin học D320201

A 14.5 14.5 14.5 14.5 16.5

A1 14.5 14.5 17

C 14 14.5 15 15 16.5

D1 14 14.5 14.5 14.5

Giáo dục D140101 C 14 14.5 15 15

16 D1 14.5 14.5 14.5 14.5

Lưu trữ và Quản trị văn phòng D320303 C 14 14.5 15 15

16 D1 14 14.5 14.5 14.5

Văn hóa học D220340 C 14 15 15 15.5

17 D1 14 15 14.5 15.5

Công tác xã hội D760101 C 14 14.5 16.5 16 18

D1 14 14.5 15.5 16 17.5

Tâm lý học D310401

B 17.5 18.5 19 21.5

20 C 19 18 19 21

D1 17.5 18.5 19 21

Quản trị vùng và đô thị (Đô thị học) D580105

A 14.5 14.5 14.5 18 17

A1 14.5 18 17.5

D1 14 14.5 16 19 16.5

Đông phương học D220213 D1 16 16 16.5 19 18.5

Ngôn ngữ Anh (Ngữ văn Anh) D220201 D1 18 17 28* 28* 29.5*

Ngôn ngữ Nga (Song ngữ Nga – Anh) D220202 D1 14 15 19* 22.5* 23.5*

D2 14.5 15 23* 23* 25*

Page 41: THÔNG TIN GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ban... · Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5 2.3.Vị trí làm việc và

Giới thiệu các ngành đào tạo trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 41

Ngôn ngữ Pháp (Ngữ văn Pháp) D220203 D1 14 15 19* 23.5* 25*

D3 14 15 19* 23* 24*

Ngôn ngữ Trung Quốc (Ngữ văn Trung Quốc) D220204 D1 14 15 19* 23.5* 24*

D4 14 15 19* 24.5* 23.5*

Ngôn ngữ Đức (Ngữ văn Đức) D220205 D1 14 15 19* 24.5* 25*

D5 14.5 15.5 19* 23* 25.5*

Quan hệ quốc tế D310206 D1 19 19 21 21.5 21

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Du lịch) D340103 C 19 16.5 20 19 21

D1 18.5 16.5 20 19 21

Nhật Bản học D220216 D1 16.5 18 18.5 21 21

D6 17 15 18 20 19

Hàn Quốc học D220217 D1 16 17 18.5 19.5 20

Ngôn ngữ Tây Ban Nha (Ngữ văn Tây Ban Nha) D220206

D1 14.5 15 19 23* 25.5*

D3 19 23* 25*

D5

Ngôn ngữ Italia (Ngữ văn Ý) D220208

D1 19* 20* 22*

D3 19* 20*

D5

Ghi chú: Điểm chuẩn có dấu (*) là điểm đã nhân hệ số 2 (môn Ngoại ngữ vào các ngành:

Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn

ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Italia; môn Ngữ văn vào ngành Văn học và Ngôn ngữ học; môn

Lịch sử vào ngành Lịch sử; môn Địa lý vào ngành Địa lý).