thư tổng biên tậpisos.gov.vn/portals/0/thongtincchc/cchc 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời...

40

Upload: others

Post on 31-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các
Page 2: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các
Page 3: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Thư Tổng Biên tập

Bạn đọc thân mến!Trong không khí đón xuân Ất Mùi 2015, Thông tin Cải

cách nền hành chính nhà nước trân trọng gửi tới quý bạn đọcvà toàn thể các đồng chí cộng tác viên những tình cảm và lờichúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Trong 15 năm qua, Thông tin Cải cách nền hành chính nhànước đã lớn mạnh và trưởng thành cùng với quá trình cảicách hành chính nhà nước của nước ta. Bản tin đã thông tinđến bạn đọc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, quá trình triển khai thực hiện và các kết quả, sáng kiến,điển hình trong công tác cải cách nền hành chính nhà nước.

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Nội vụ,sự cộng tác tích cực, ủng hộ nhiệt tình từ các cộng tác viên vàđông đảo bạn đọc trong cả nước, đội ngũ biên tập viên củaBản tin không ngừng nỗ lực cải thiện, đổi mới hình thức vànâng cao chất lượng nội dung bản tin để phục vụ bạn đọc tốthơn, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ cải cách nềnhành chính nhà nước mà Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ.

Để thông tin về cải cách nền hành chính nhà nước chấtlượng, nhanh chóng kịp thời phục vụ các nhà quản lý, các cấpchính quyền, các nhà nghiên cứu và bạn đọc trong cả nước,chúng tôi hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ vàcộng tác nhiệt tình về tin, bài của bạn đọc và các đồng chí cộngtác viên trong năm 2015 tới.

Mừng Đảng, mừng Xuân, xin kính chúc các đồng chí và giađình một năm mới thành công, hạnh phúc, vạn sự như ý!

Tổng Biên tậpTrần Văn Ngợi

Q. Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Page 4: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/2015

1

Ti

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kếhoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính

(TTHC) trọng tâm năm 2015 với mục tiêuđơn giản hóa và cắt giảm tối thiểu 25% chiphí tuân thủ đối với 13 nhóm thủ tục hànhchính, quy định liên quan.

Kế hoạch cũng hướng đến mục tiêu 100%thủ tục hành chính tại các cấp chính quyềnđược chuẩn hóa và kịp thời công bố, côngkhai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC vàniêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếpnhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Theo Kế hoạch, trọng tâm năm 2015 sẽđơn giản hóa 13 nhóm TTHC, quy định liênquan đến: Xuất khẩu thủy sản từ giai đoạnnuôi trồng, khai thác, nhập khẩu nguyên liệu,chế biến đến xuất khẩu; cơ sở khám bệnh,chữa bệnh từ khi có quyết định thành lậphoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấychứng nhận đầu tư đến khi đi vào hoạt động;khám, chữa bệnh cho người dân; tuyển sinh,đào tạo đại học và sau đại học; tuyển dụng,nâng ngạch đối với công chức; tuyển dụng,nâng ngạch, bổ nhiệm, đề bạt đối với viênchức; yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có côngchứng, chứng thực;...

Về tiến độ thực hiện đơn giản hóa 13nhóm TTHC nêu trên, theo kế hoạch, sẽ hoàn

thành thống kê TTHC, quy định liên quantrong nhóm thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ,ngành chủ trì tổng hợp trước ngày31/01/2015; hoàn thành hệ thống hóa nhómTTHC, quy định liên quan để thống nhất triểnkhai trước ngày 15/02/2015. Sau đó, nghiêncứu, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHCvà gửi cho Bộ, ngành chủ trì trước ngày31/5/2015. Việc lấy ý kiến các Bộ, ngành, địaphương, Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC,đối tượng tuân thủ về phương án đơn giảnhóa TTHC phải được hoàn thành trước ngày30/6/2015.

Công tác chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo tìnhhình, kết quả thực hiện Kế hoạch, dự thảoQuyết định kèm theo phương án đơn giản hóaTTHC trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày30/9/2015. Đến trước ngày 31/12/2015 phảihoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạmpháp luật để thực thi phương án đơn giản hóaTTHC để ban hành theo thẩm quyền hoặctrình cơ quan có thẩm quyền ban hành, theotrình tự, thủ tục rút gọn.

Lập danh mục, chuẩn hóa tên TTHCtrước 30/4/2015

Ngoài 13 nhóm TTHC, quy định liên quannêu trên được đơn giản hóa, còn có 2 nhómnhiệm vụ liên quan đến rà soát, chuẩn hóa vàcông khai TTHC gồm: Rà soát, chuẩn hóa,công bố, công khai TTHC thuộc phạm vichức năng quản lý và thẩm quyền giải quyếtcủa Bộ, ngành, địa phương trên Cơ sở dữ liệuquốc gia về TTHC; niêm yết đầy đủ các thủtục hành chính được giải quyết tại nơi tiếpnhận, giải quyết TTHC.

Về tiến độ thực hiện 2 nhóm nhiệm vụ nêutrên, đối với Bộ, ngành, hoàn thành việc lậpdanh mục và chuẩn hóa tên TTHC trongphạm vi rà soát, hệ thống, chuẩn hóa trướcngày 30/4/2015.

Hoàn thành việc xây dựng, ban hànhquyết định công bố TTHC theo danh mục,gửi UBND cấp tỉnh để tổ chức việc bổ sung,hoàn chỉnh bộ TTHC thuộc phạm vi, thẩmquyền giải quyết của địa phương; đồng thờihoàn thành việc nhập dữ liệu trên Cơ sở dữliệu quốc gia về TTHC trước ngày 31/8/2015.

Thực hiện niêm yết đầy đủ các TTHCthuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết tại nơi

Tin cải cách hành chínhKế hoạch đơn giản hóa

thủ tục hành chính trọng tâmnăm 2015

Xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng,khai thác, nhập khẩu nguyên liệu, chế biếnđến xuất khẩu là một trong 13 nhóm TTHCtrọng tâm năm 2015 sẽ đơn giản hóa .

Ảnh: TL

Page 5: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

2

tiếp nhận, giải quyết TTHC ngay sau khiquyết định công bố thủ tục hành chính chuẩnhóa theo từng cấp giải quyết được ban hành,hoàn thành trước ngày 31/12/2015.

Đối với UBND cấp tỉnh, rà soát, hệ thống,bổ sung, hoàn chỉnh và ban hành quyết địnhcông bố bộ TTHC thuộc phạm vi, thẩmquyền giải quyết của địa phương theo từngcấp giải quyết trên cơ sở quyết định công bốTTHC đã được Bộ, ngành chuẩn hóa theothẩm quyền; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu trênCơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; hoàn thànhtrước ngày 30/11/2015.

Thực hiện niêm yết đầy đủ các TTHCthuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết tại nơitiếp nhận, giải quyết TTHC ngay sau khiquyết định công bố TTHC chuẩn hóa theotừng cấp giải quyết được ban hành, hoànthành trước ngày 31/12/2015.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ,ngành triển khai nhiều hoạt động và giải

pháp nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hànhchính, đồng thời, duy trì vị trí thứ nhất trongkhối các bộ, ngành về mức độ sẵn sàng chophát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Kết quả trong công tác cải cách hành chính:Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ

tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết liệttriển khai cải cách thủ tục hành chính mộtcách đồng bộ từ xây dựng cơ chế, chính sách,pháp luật cho đến việc tổ chức thực hiện vàtoàn diện trên các lĩnh vực tài chính; đặc biệt,trong các lĩnh vực thuế, hải quan để triển khaiNghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ vềnhững nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiệnmôi trường kinh doanh, nâng cao năng lựccạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ, Chỉ thị số24/CT-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng

Chính phủ. Theo đó, Bộ Tài chính đã phốihợp với các bộ, ngành triển khai nhiều hoạtđộng và giải pháp nhằm cải cách mạnh mẽthủ tục hành chính để những kết quả cải cáchsớm đi vào cuộc sống, tạo điều kiện giúpdoanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc,góp phần đẩy mạnh sự phát triển của doanhnghiệp, phát huy mọi nguồn lực xã hội và đãđạt được những kết quả đáng ghi nhận trongnăm 2014. Cụ thể:

- Lĩnh vực thuế:+ Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có

liên quan, các tổ chức hiệp hội nghề, doanhnghiệp trong nước và quốc tế để điều tra,đánh giá, rà soát và xác định nguyên nhândẫn đến thời gian nộp thuế cao. Đây là vấn đềquan trọng, là vướng mắc của doanh nghiệpdo một số quy định chưa phù hợp thực tế cầnnghiên cứu chỉnh sửa. Theo đó, tập trung vàocác giải pháp và chương trình hành độngnhằm giảm số lần, thời gian khai, nộp thuếcủa người nộp thuế.

+ Cùng với việc cải cách thủ tục hànhchính, đã đẩy mạnh hiện đại hóa công tácquản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.Tính đến nay, 63/63 cục thuế và trên 300 chicục thuế trực thuộc đã triển khai hệ thốngkhai thuế qua mạng; Hệ thống khai thuế quamạng đã cung cấp dịch vụ được cho hơn397.130 người nộp thuế thực hiện khai thuếđiện tử; đồng thời hệ thống khai thuế quamạng cũng đã tiếp nhận và xử lý hơn 17,6triệu hồ sơ khai thuế điện tử vào hệ thốngquản lý thuế. Như vậy, ngay trong năm 2014,số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điệntử trên toàn quốc từ 65% lên 95%; thời giannộp thuế của doanh nghiệp giảm được 290giờ, từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm).Khi Luật sửa đổi một số điều của các LuậtThuế có hiệu lực (1/1/2015) sẽ giảm thêmđược 80 giờ, từ 247 giờ/năm xuống còn 167giờ/năm.

- Lĩnh vực hải quan:+ Để thực hiện các mục tiêu phấn đấu đến

hết năm 2015 sẽ giảm thời gian làm thủ tụchải quan đối với hàng hóa xuất,nhập khẩuqua cảng/cửa khẩu bằng mức bình quânchung của các nước ASEAN-6, từ đầu năm

Tin cải cách hành chính

Ngành Tài chính: Dẫn đầutrong công tác cải cách

hành chính và hiện đại hóa

Page 6: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/2015

3

Tin cải cách hành chínhđến nay, cơ quan Hải quan thực hiện nhiềubước chuyển mạnh mẽ trong cải cách TTHC,thực hiện các giải pháp rút ngắn thời gianthông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Đãtriển khai áp dụng thủ tục hải quan điện tửđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuthương mại (VNACCS/VCIS). Đến nay,VNACCS/VCIS đã được triển khai tại tất cảcác đơn vị hải quan trong toàn quốc, đảm bảochất lượng, không gây xáo trộn hay làm giánđoạn quá trình làm thủ tục hải quan củadoanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã nhanhchóng tiếp cận với hệ thống mới và việc thựchiện thông quan đã đi vào ổn định, việc thựchiện các chức năng quản lý nhà nước của cơquan hải quan được bảo đảm, chặt chẽ vàhiệu quả. Tính đến ngày 30/11/2014, đã có100 % cục, chi cục trong phạm vi cả nướcthực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS với kếtquả: Tổng số doanh nghiệp tham gia xuấtnhập khẩu: 48,23 nghìn doanh nghiệp; Tổngkim ngạch xuất nhập khẩu: 170,61 tỷ USD;Tổng số tờ khai: 4,24 triệu tờ khai.

+ Triển khai áp dụng Cơ chế hải quan mộtcửa quốc gia (NSW) mang lại rất nhiều lợiích cho doanh nghiệp, trong đó, lợi ích lớnnhất của NSW đó là rút ngắn thời gian đểhàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thôngquan qua biên giới giảm xuống đáng kể, từ 21ngày xuống còn 17 ngày đến 17,5 ngày.

+ Tích cực triển khai các giải pháp nhằmrút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành, đã

đề nghị 11 Bộ, ngành có liên quan phối hợptriển khai rà soát, ban hành quy trình kiểm trachuyên ngành đảm bảo thống nhất các nộidung về: hồ sơ, thủ tục và trình tự đăng kýkiểm tra chuyên ngành; mẫu giấy đăng kýkiểm tra, giấy thông báo kết quả kiểm tra;biện pháp xử lý hàng hóa không đạt yêu cầukiểm tra…, tạo thuận lợi cho hoạt động xuấtnhập khẩu.

+ Ban hành thủ tục về kê khai, thu nộpthuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoảnthu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu góp phần giảm nhiều thủ tục và vướngmắc đối với doanh nghiệp. Việc nộp thuế củadoanh nghiệp sẽ được cơ quan Hải quan cậpnhật nhanh hơn, thường xuyên hơn, chínhxác hơn và sẽ hạn chế tối đa việc treo nợ thuếcủa người nộp thuế bằng các biện pháp như:truyền thông tin thu theo từng tờ khai quacổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quanHải quan 15 phút/01 lần.

+ Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắccho doanh nghiệp và hiện đại hóa công táckiểm tra, giám sát hải quan, đã trang bị 11 hệthống máy soi container không thu phí, chohầu hết các cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm trahàng hóa tập trung tại các địa bàn trọng điểmcó lưu lượng hàng hóa lớn.

- Lĩnh vực Kho bạc Nhà nướcĐã hoàn thành và vận hành hệ thống thanh

toán song phương điện tử và phối hợp thungân sách trên toàn quốc với 4 hệ thống ngânhàng thương mại cho hơn 700 kho bạc nhànước cấp huyện trong hệ thống kho bạc nhànước và sở giao dịch kho bạc nhà nước, đồngthời triển khai thành công thanh toán songphương điện tử và phối hợp thu ngân sách tại45 đơn vị KBNN cấp tỉnh đang có tài khoảnchuyên thu tại các ngân hàng thương mại. Hệthống thanh toán song phương điện tử vàphối hợp thu ngân sách được triển khai thànhcông đã góp phần quan trọng để kho bạc nhànước và các ngân hàng thương mại tiếp tụcthực hiện có hiệu quả cải cách TTHC trongcông tác phối hợp thu ngân sách.

Kết quả trong công tác ứng dụng côngnghệ thông tin:

Năm 2014, Bộ Tài chính đã tiếp tục vượtqua các bộ, ngành khác về chỉ số ICT Index

Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan là đơnvị đầu tiên trong toàn Ngành Tài chính tổchức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm2015.

Ảnh: TL

Page 7: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

4 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

Tin cải cách hành chínhđể duy trì vị trí thứ nhất trong khối các bộ,ngành về mức độ sẵn sàng cho phát triển vàứng dụng CNTT. Công tác triển khai ứngdụng CNTT, thống kê trong ngành Tài chínhtừng bước đã tiệm cận và đáp ứng đượcnhững ưu tiên hàng đầu mà Bộ Tài chính đặtra đó là Ứng dụng CNTT phục vụ người dânvà doanh nghiệp. Thông qua Cổng thông tinBộ Tài chính đã tuyên truyền kịp thời các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước và của ngành về lĩnh vực tài chính, tạokênh cung cấp và trao đổi thông tin, hỗ trợtích cực cho việc thực hiện chương trìnhCCHC. Trên Cổng thông tin Bộ Tài chính vàCổng thông tin của các Tổng cục đã cung cấp1.026 thủ tục hành chính công (mức 1, mức2); 6 dịch vụ hành chính công đạt mức độ 3;8 dịch vụ hành chính công mức độ 4. Cungcấp miễn phí các ứng dụng phục vụ ngườidân và doanh nghiệp như: kiosk thông tin;ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế mã vạch; ứngdụng khai hải quan điện tử… góp phần tạođiều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khithực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, cải cáchthủ tục hành chính; thông tin nhanh số thu,tập trung quản lý đối với các khoản thu vàoNSNN và các khoản tạm thu qua Kho bạcNhà nước, khắc phục tình trạng không thốngnhất về thông tin thu nộp. Triển khai các Hệthống chỉ đạo điều hành, Quản lý văn bản vàđiều hành đã đạt được mục tiêu tăng cườngsử dụng văn bản điện tử trong hoạt động củangành Tài chính, góp phần cải cách hànhchính, tiết kiệm chi phí; chương trình quản lýđăng ký tài sản gắn với chữ ký số được triểnkhai cho các Bộ, ngành, địa phương bên cạnhviệc góp phần dần hình thành CSDL tậptrung về tài sản nhà nước, đáp ứng được yêucầu tổng hợp thông tin quản lý, sử dụng tàisản trên toàn quốc để báo cáo Chính phủ, báocáo Quốc hội, giảm thiểu báo cáo giấy nhưtrước đây.

Đã tạo ra một hạ tầng kỹ thuật hiện đại vềcông nghệ, ổn định, đặc biệt là đáp ứng đượcyêu cầu của các bài toán ứng dụng lớn như hệthống thông tin tích hợp kho bạc (TABMIS),hệ thống Thuế, Hải quan điện tử... duy trì ổnđịnh hạ tầng truyền thông thống nhất trongtoàn ngành, kết nối 100% các đơn vị cấp

Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện đảm bảophục vụ cả các hoạt động tác nghiệp quantrọng hàng ngày của ngành về thu chi ngânsách, trao đổi dữ liệu, thống tài chính, cungcấp thông tin phục vụ công tác quản lý điềuhành tại các phân hệ và các đơn vị trực thuộcBộ. Đồng thời, đảm bảo an toàn, an ninhthông tin, đáp ứng yêu cầu an toàn bảo mật,giảm nguy cơ tấn công qua mạng vào các ứngdụng, thông tin, dữ liệu đối với hệ thống ứngdụng CNTT của ngành.

(Nguồn: www.tapchitaichinh.vn)

Từ ngày 15/2/2015, quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của cơ quan chuyên môn về công tácdân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyệnđược thực hiện theo Thông tư liên tịch số07/2014/ TTLT-UBDT-BNV do Ủy ban Dântộc, Bộ Nội vụ ban hành ngày 22/12/2014.

Theo đó, Ban Dân tộc là cơ quan chuyênmôn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấptỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy bannhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về công tác dân tộc.

Ban Dân tộc có nhiệm vụ tổ chức thựchiện các chính sách, chương trình, đề án, dựán, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế- xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống chođồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khókhăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa,vùng biển đảo, vùng căn cứ địa cách mạng vàcông tác định canh, định cư đối với đồng bàodân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giảiquyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộcthiểu số theo chế độ chính sách và quy địnhcủa pháp luật; định kỳ tham mưu tổ chức Đạihội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp củatỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyềnkhen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểucó thành tích xuất sắc ở vùng dân tộc thiểu

Chức năng, cơ cấu cơ quan chuyên môn về

công tác dân tộc

Page 8: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/2015

5

số trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn anninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước.

Ban Dân tộc cũng phối hợp với Sở Nội vụtrong việc bố trí công chức, viên chức làngười dân tộc thiểu số làm việc tại các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, cấp huyện và công chức là ngườidân tộc thiểu số làm việc tại Ủy ban nhândân cấp xã, bảo đảm cơ cấu thành phần dântộc trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thựchiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dântộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học,cao đẳng vào làm việc tại cơ quan nhà nướcở địa phương.

Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Giáo dục vàĐào tạo trong việc cử tuyển học sinh dân tộcthiểu số vào học các trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nộitrú theo quy định của pháp luật; biểu dương,tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu,xuất sắc là người dân tộc thiểu số đạt kết quảcao trong các kỳ thi.

Về cơ cấu tổ chức và biên chế, Ban Dântộc có Trưởng ban và không quá 03 PhóTrưởng ban.

Phòng Dân tộc có không quá 2 Phótrưởng phòng

Thông tư cũng quy định rõ về vị trí, chứcnăng và cơ cấu tổ chức của Phòng Dân tộc.Đây là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân cấp huyện thực hiện chức năngtham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyệnquản lý nhà nước về công tác dân tộc. PhòngDân tộc có Trưởng phòng, không quá 02 PhóTrưởng phòng và các công chức chuyên môn,nghiệp vụ.

Một trong những nhiệm vụ của PhòngDân tộc là kiểm tra việc thực hiện chínhsách, chương trình, dự án và các quy địnhcủa pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo;phòng, chống tham nhũng, lãng phí tronglĩnh vực công tác dân tộc theo quy định củapháp luật và phân công của Ủy ban nhân dâncấp huyện.

Về quản lý nhà nước về công tác dân tộcở những huyện chưa đủ điều kiện, tiêu chí

thành lập Phòng Dân tộc, Thông tư nêu rõ,đối với những huyện có đồng bào dân tộcthiểu số sinh sống nhưng chưa đủ tiêu chí đểthành lập Phòng Dân tộc theo quy định tạiNghị định số 53/2004/NĐ-CP của Chính phủvề kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dântộc thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, Vănphòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thíđiểm không tổ chức Hội đồng nhân dân thammưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thựchiện chức năng quản lý nhà nước về công tácdân tộc.

Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu côngtác dân tộc của địa phương, Chánh Vănphòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dânnơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhândân phân công một Phó Chánh Văn phòngphụ trách công tác dân tộc và bố trí số lượngcông chức chuyên trách phù hợp với yêu cầunhiệm vụ công tác dân tộc của địa phương,bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

(Nguồn: Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV)

Ngày 28/01/2015, tại UBND quận BaĐình, Phó Chủ tịch UBND Thành phố

Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việcvới các đơn vị liên quan về triển khai thí điểmĐề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính(CCHC) áp dụng trong nội bộ TP. Hà Nộigiai đoạn 2015-2020”.

Theo “Kế hoạch triển khai thí điểm xácđịnh Chỉ số CCHC áp dụng trong nội bộ TP.Hà Nội” do UBND Thành phố vừa ban hành,căn cứ chức năng, nhiệm vụ và theo tính đạidiện của các cơ quan, Thành phố quyết địnhlựa chọn 10 cơ quan thực hiện thí điểm gồm:Văn phòng UBND Thành phố; 4 sở Kế hoạch

Tin cải cách hành chính

TP. Hà Nội: Triển khai thí điểm xác định chỉ số

cải cách hành chính

Page 9: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

6

và Đầu tư, Tư Pháp, Khoa học và Công nghệ,Tài nguyên và Môi trường; 5 quận, huyện, thịxã gồm Ba Đình, Nam Từ Liêm, Đông Anh,Thường Tín, Sơn Tây.

Ông Ngô Anh Tuấn-Phó Giám đốc Sở Nộivụ Hà Nội cho biết: Yêu cầu Thành phố đặtra là dựa trên các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chíthành phần đính kèm theo Đề án, các cơ quanđược chọn thí điểm này tổ chức tự đánh giá,chấm điểm bảo đảm trung thực, chính xác,khách quan, đúng thời gian quy định. Các cơquan tổ chức điều tra xã hội học theo bộ mẫucâu hỏi điều tra xã hội học đính kèm Đề ánđảm bảo khách quan, khoa học, phù hợp điềukiện thực tế. Trong quá trình này, các cơ quanphải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thuộctrách nhiệm của mình theo Quyết định số6525/QĐ-UB ngày 8/12/2014 của UBNDThành phố phê duyệt Đề án.

Theo tiến độ, trong tháng 02/2015, Thànhphố tổ chức hội nghị triển khai thí điểm xácđịnh chỉ số CCHC. Đến cuối quý II/2015, Tổcông tác xây dựng Đề án của Thành phố sẽtổng hợp, báo cáo kết quả xác định chỉ sốCCHC tại các cơ quan được chọn áp dụng thíđiểm. Trên cơ sở đó, trong tháng 7/2015, Tổcông tác hoàn thiện, trình UBND Thành phốký quyết định ban hành chính thức Bộ Chỉ sốCCHC áp dụng trong nội bộ TP. Hà Nội giaiđoạn 2015-2020.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê HồngSơn yêu cầu trong năm 2015 với khối lượngcông việc lớn, các đơn vị cơ quan cần rất chủđộng, phấn đấu thực hiện thành công việc thíđiểm thực hiện Đề án. Bộ tiêu chí rất quantrọng, phải hết sức thực tiễn khách quan, nên

quá trình làm thí điểm cần tích cực, làm thửphải như thật. Việc tự đánh giá phải nghiêmtúc, khách quan, nhất là với những khuyếtđiểm hạn chế còn tồn tại trong CCHC tại cơquan, đơn vị. Điều tra xã hội học là một đốichứng quan trọng, Viện Nghiên cứu pháttriển kinh tế - xã hội xác định câu hỏi điều traphải kỹ càng, sát thực tế để ra được kết quảđúng như mục tiêu đặt ra. Trong đó, điều tratrực tiếp, không nên chỉ gửi phiếu, lấy đốitượng điều tra là tổ chức cá nhân từ bên ngoàinhiều hơn so với cán bộ, nhân viên nội bộ cơquan. Tổ công tác tiếp thu các ý kiến, hoànchỉnh văn bản và bố trí kinh phí kịp thời choviệc triển khai thí điểm.

(Nguồn: www. ktdt.vn)

Ngày 06/10/2013, Ban Thường vụ Thànhủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 29-

CT/TU về "Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hànhchính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcđáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triểnthành phố trong tình hình mới". Sau khi Chỉthị ra đời, chính quyền toàn thành phố đã bắttay vào tiến hành hàng loạt giải pháp để xâydựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức "trách nhiêm, chuyên nghiệp, trungthực, kỷ cương, gương mẫu" và kiên quyếtnói không với "quan liêu, tiêu cực, bệnh hìnhthức", cụ thể hóa tại Kế hoạch số 958/KH-UBND ngày 07/02/2014.

Qua một năm triển khai thực hiện, đã cósự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành,đặc biệt là các ngành, lĩnh vực còn phức tạp,nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với nhândân, dễ xảy ra sai phạm đã được nêu tại Chỉ

Tin cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Lê HồngSơn phát biểu tại buổi làm việc.

Ảnh: TL

TP. Đà Nẵng: Kết quả bước đầu triển khai Chỉ thí số 29-CT/TU – gắn nội dung

“5 xây, 3 chống” với đẩymạnh cải cách hành chính

Page 10: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/2015

7

thị. Tính đến nay, tất cả các cơ quan, đơn vịđã đăng ký nhiệm vụ của tập thể, trong đó có22 sở, ban, ngành quản lý các lĩnh vực phứctạp, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, dễxảy ra sai phạm được nêu trong Chỉ thị số29-CT/TU đã xác định những vấn đề bứcxúc, nổi cộm nảy sinh tại cơ quan, đơn vị đểđề ra các giải pháp triển khai thực hiện.Nhiều cơ quan, đơn vị đã xác định đúng vấnđề bức xúc hiện nay thuộc phạm vi quản lýcủa ngành và thực hiện các giải pháp tíchcực như Sở Lao động - Thương binh và Xãhội đã hoàn thiện quy trình tổ chức "Tiếpnhận, phân loại, kiểm tra, xác minh, đề xuấtđơn xin thuê chung cư của người dân trìnhHội đồng xét duyệt chung cư thành phố"; SởXây dựng xác định trọng tâm là công tácquản lý quy hoạch và quản lý nhà chung cư;đã vận hành "Trang thông tin điện tử công bốquỹ đất phục vụ công tác chọn địa điểm; SởTài nguyên và Môi trường đã rà soát và côngkhai trên Trang Thông tin điện tử quỹ đấtngoài khu công nghiệp, công khai quy trìnhcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàthủ tục giao đất, cho thuê đất, quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất và các thông tin lên quanđến tiếp cận đất đai; xây dựng quy chế phốihợp trong giải quyết thủ tục hành chính vềđất đai; Sở Nội vụ xây dựng chuyên mụcthông tin về công tác tuyển dụng công chức,viên chức (CCVC) trên trang thông tin điệntử; thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học"Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thiđua, khen thưởng trên địa bàn thành phố ĐàNẵng", xây dựng chuyên mục lấy ý kiến củacông dân, tổ chức đối với các tập thể, cá nhânđược khen thưởng cấp nhà nước trên websitecủa Sở Nội vụ… Tuy nhiên, hạn chế về nộidung đăng ký của một số cơ quan, đơn vị làvẫn còn chung chung, tuy đã xác định đượcnhững vấn đề bức xúc, nổi cộm thuộc lĩnhvực quản lý của ngành nhưng chưa đề rađược các giải pháp cụ thể để tập trung giảiquyết, tạo sự chuyển biến.

Bên cạnh đó, hầu hết các cơ quan, đơn vịcũng đã tổ chức, hướng dẫn cho các cá nhânđăng ký nội dung thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU. Khối chính quyền, đã có tổng số20.958 CBCCVC tiến hành đăng ký nội

dung, giải pháp thực hiện của cá nhân về Chỉthị số 29-CT/TU. Việc đánh giá kết quả thựchiện của cá nhân cán bộ, công chức, viênchức (CBCCVC) được nhiều cơ quan, đơn vịtiến hành thực hiện chặt chẽ. Theo kết quả tựđánh giá trong nội bộ các cơ quan, đơn vị trênđịa bàn thành phố, tỷ lệ bình quân CBCCVCđạt mức tốt đối với các tiêu chí "5 xây, 3chống" là: Trách nhiệm: 90.27%; Chuyênnghiệp: 79.48%; Trung thực: 95.79%; Kỷcương: 92.58%; Gương mẫu: 89.72%; Chốngquan liêu: 94.48%; Chống tiêu cực: 96.62%;Chống bệnh hình thức: 95.73%. Theo kết quảtổng hợp, có 20,52% số lượng CBCCVC đạttừ mức khá trở xuống các yêu cầu về tínhchuyên nghiệp trong thi hành nhiệm vụ;10,28% CBCCVC được đánh giá thực hiệntính gương mẫu ở mức độ khá. Đây là hai tiêuchí CBCCVC cần tập trung thực hiện tốt hơnnữa trong thời gian đến.

Những nỗ lực của các ngành trong việctriển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TUcũng tạo ra nhiều chuyển biến về hiệu quảquản lý nhà nước và cải cách hành chính,nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hànhchính cho người dân và doanh nghiệp.

Năm 2014, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng vàsớm hẹn trên toàn địa bàn thành phố là99.74% trong tổng số 1.966.003 hồ sơ thủtục hành chính đã giải quyết. Ngày 24 tháng11 năm 2014, Chủ tịch UBND thành phố đãphê duyệt phương án đơn giản hóa 08 thủ tụchành chính của 05 lĩnh vực thuộc thẩmquyền giải quyết tại Quyết định số 8550/QĐ-UBND; ban hành 02 Đề án mở rộng thựchiện cơ chế một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính (Đề án "Thực hiệncơ chế một cửa liên thông trong việc giảiquyết thủ tục hành chính đăng ký xác nhậnvà cấp biển hiệu xe ô tô vận chuyển khách dulịch" và Đề án thực hiện cơ chế một cửa liênthông việc giải quyết thủ tục hành chính"Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diệnthương nhân nước ngoài" và "Cấp giấy xácnhận hoàn thành nghĩa vụ thuế thu nhập cánhân của trưởng đại diện và người lao độngcủa Văn phòng đại diện thương nhân nướcngoài"). UBND thành phố đã sơ kết 02 nămtriển khai cuộc vận động "3 hơn" (nhanh

Tin cải cách hành chính

Page 11: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Tin cải cách hành chínhhơn, hợp lý hơn và thân thiện hơn) trong cảicách hành chính.

Đây cũng là năm đánh dấu nhiều giảipháp mới, đột phá trong việc nâng cao chấtlượng giải quyết thủ tục hành chính tại thànhphố Đà Nẵng: Phương án đơn giản hóa giấytờ hành chính thông qua triển khai xác thựchồ sơ điện tử khách hàng trong giao dịchhành chính; Phương án chuyển phát nhanhkết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chínhđến tại địa chỉ yêu cầu (đến nay đã thực hiệntại tất cả UBND quận, huyện trên địa bànthành phố, Công an các quận, huyện, PhòngQuản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội,Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Côngan thành phố, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch vàĐầu tư, với tổng số hồ sơ là 1.185); Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả tập trung thành phố -mô hình mới về thực hiện cơ chế một cửa tậptrung, liên thông, liên kết nhằm phục vụ nhândân tốt hơn (được trang bị hiện đại cùng độingũ hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn về thủ tục hànhchính do Trung tâm Thông tin Dịch vụ côngthực hiện, hệ thống phần mềm một cửa điệntử tập trung kết nối sự tham gia làm việc củatất cả các sở, ban, ngành và công chứcchuyên môn nhằm quản lý và xử lý hơn 975thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức)

Cùng với các giải pháp "xây", việc tổchức tiếp nhận ý kiến, phản ánh, khiếu nại,tố cáo của công dân, tổ chức và xử lý cán bộcông chức viên chức vi phạm ngày càngđược quan tâm để tăng cường "chống". Đếnnay, 100% cơ quan, đơn vị trên địa bàn thànhphố có giao dịch, giải quyết thủ tục hànhchính cho người dân và doanh nghiệp đều cóthực hiện tiếp nhận ý kiến, phản ánh, khiếunại, tố cáo đối với hành vi quan liêu, thamnhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, gây phiềnhà cho nhân dân trong thực thi công vụ thôngqua nhiều hình thức đa dạng như tiếp dântrực tiếp, tổ chức hòm thư góp ý, chuyênmục tiếp nhận và trả lời ý kiến góp ý trênwebsite, lập số điện thoại đường dây nóng,đối thoại với nhân dân… Tổng đài Dịch vụcông 3881888 (do Trung tâm Dịch vụ côngthuộc Sở Thông tin và Truyền thông đảmnhận) với vai trò là trung tâm hỗ trợ thông tinvề dịch vụ hành chính công đa phương diện

đã tạo thêm một công cụ thông tin hiệu quảnữa để tiếp nhận thông tin của người dânchuyển cho các cơ quan có thẩm quyền liênquan xử lý kịp thời.

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Chỉthị 29-CT/TU ngày 06/11/2013 của BanThường vụ Thành ủy, đã góp phần tạo độnglực mới cho công tác cải cách hành chính củathành phố. Tuy chỉ là bước đầu nhưng kếtquả tổng hợp tình hình triển khai thực hiệnnăm 2014 đã cho thấy những tín hiệu chuyểnbiến trong công tác cải cách hành chính củathành phố, đặc biệt về cải cách thủ tục hànhchính, công tác cán bộ và lề lối làm việc củaCBCCVC. Công tác lãnh đạo của BanThường vụ Thành ủy và chỉ đạo, điều hànhcủa UBND thành phố được thực hiện quyếtliệt; nhờ đó, có sự quan tâm tích cực của lãnhđạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trongviệc triển khai Chỉ thị số 29-CT/TU. Với cáchình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng đãtác động không nhỏ đến nhận thức, tinh thần,thái độ làm việc của CBCCVC; bước đầu tạođược sự chuyển biến trong cách nghĩ, cáchlàm của CBCCVC về những tiêu chí, chuẩnmực mới để đáp ứng yêu cầu thực thi côngvụ ngày càng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó,cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một số hạnchế vẫn còn tồn tại trong công tác triển khai:Một là, một số cơ quan, đơn vị còn thụ động;

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

8

Giao diện Chuyên mục Đối thoại trực tuyến củaCổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.

Ảnh: TL

Page 12: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/2015

9

còn chờ sự đôn đốc của cấp trên và cơ quanchức năng để triển khai các nhiệm vụ đượcgiao. Một số nơi vẫn còn tình trạng lúng túngtrong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chứcthực hiện cho sát hợp với điều kiện, nhiệm vụcủa từng cơ quan, đơn vị. Hai là, một số nộidung đăng ký của cá nhân chưa cụ thể và phùhợp, vẫn còn định tính, rập khuôn (một phầndo sự trùng lặp giữa các nhiệm vụ phải tiếnhành của CBCCVC trong vai trò đảng viên,đoàn thể và chính quyền). Nhiều đơn vị chưathực hiện các biện pháp để theo dõi thườngxuyên và đánh giá khách quan tình hình triểnkhai Chỉ thị 29-CT/TU trong nội bộ cơ quan,đơn vị. Ba là, việc xây dựng các giải pháp thựchiện để tạo chuyển biến rõ nét trong các vấn đề"nóng" của ngành, lĩnh vực theo yêu cầu củaChỉ thị số 29-CT/TU còn chung chung, chưacụ thể, định lượng, chưa đánh giá được kết quảđầu ra một cách rõ ràng. Một số lĩnh vực phứctạp, còn tồn tại nhiều bất cập vẫn chưa có giảipháp cải thiện. Các giải pháp được đưa ra cònthiếu tính đột phá, quyết liệt để giải quyết triệtđể các vấn đề bất cập hiện nay. Bốn là, quyđịnh về quy trình, cách thức, thành phần thựchiện hồ sơ thủ tục hành chính vẫn còn phứctạp, đặc biệt liên quan đến doanh nghiệp vàtrên các lĩnh vực phức tạp đã nêu tại Chỉ thị số29-CT/TU. Hồ sơ giải quyết trễ hẹn tuy khôngnhiều nhưng qua đó cho thấy trách nhiệm phốihợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan chưacao, vì vậy trên nhiều lĩnh vực người dân,doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, phiền hà khigiải quyết thủ tục hành chính. Năm là, côngtác kiểm tra, giám sát ở một số cơ quan, đơn vịchưa thường xuyên, kịp thời, từ đó dễ tạo nênthái độ chủ quan của đối tượng quản lý.

Nhìn lại một năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về cảthành quả lẫn hạn chế để chính quyền thànhphố rút ra những bài học kinh nghiệm choviệc triển khai trong thời gian tới. Trong đó,xét đến cùng, sự quan tâm của lãnh đạo thànhphố, sự quyết tâm của lãnh đạo các cơ quan,đơn vị, sự nhận thức đúng đắn của từngCBCCVC của thành phố vẫn là những yếu tốđóng vai trò tiên quyết đối với thành côngcủa việc triển khai Chỉ thị số 29-CT/TU.

(Nguồn: www.noivu.danang.gov.vn)

UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kếhoạch số 437/KH-UBND về việc rà soát

quy định, thủ tục hành chính (TTHC) năm2015 và Quyết định số 2497/QĐ-UBND vềviệc ban hành Kế hoạch hoạt động kiểm soátthủ tục hành chính năm 2015.

Kế hoạch rà soát thủ tục hành chínhnăm 2015

Kế hoạch được triển khai nhằm kịp thờiphát hiện những quy định, TTHC không cầnthiết, không phù hợp, không đảm bảo tínhhợp pháp; những TTHC còn rườm rà, phứctạp; những TTHC còn mâu thuẫn, chồngchéo, không phân định rõ cơ quan, đơn vịthực hiện, gây khó khăn, cản trở cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinhtế và đời sống của người dân, trên cơ sở đókiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnsửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quyđịnh TTHC không phù hợp, không cầnthiết, không đảm bảo nguyên tắc về quyđịnh và thực hiện TTHC; kiến nghị đơngiản hóa TTHC nhằm cắt giảm chi phí chongười dân, doanh nghiệp trong việc thựchiện TTHC.

Theo kế hoạch, năm 2015, việc rà soát sẽtập trung vào các quy định, TTHC đối với

Tin cải cách hành chính

Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận“một cửa” huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Ảnh: TL

Tỉnh Bắc Kạn: Hoạt động kiểm soát thủ tục

hành chính năm 2015

Page 13: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

10

từng TTHC được rà soát thuộc phạm vi giảiquyết của cả ba cấp chính quyền, gồm cácđơn vị: cấp Sở: Tư pháp, Giáo dục và Đàotạo, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương; cấphuyện: UBND huyện Chợ Đồn và UBNDhuyện Na Rì; cấp xã: Bằng Lũng, Bản Thi,Đông Viên (thuộc huyện Chợ Đồn), YếnLạc, Kim Hỷ (huyện Na Rì).

Sau quá trình chuẩn bị (từ 15/01/2015 đến31/01/2015), công tác rà soát sẽ được triểnkhai từ 01/02 đến 30/03/2015. Kết quả tổnghợp của các đơn vị gửi về Sở Tư pháp trước30/04/2015.

Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tụchành chính năm 2015

Theo đó, Kế hoạch hoạt động kiểm soátthủ tục hành chính năm 2015 tập trung vàonhững nội dung chính như sau:

1. Nâng cao năng lực cán bộ, công chứcthực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC;

2. Kiểm soát chất lượng các quy định vềTTHC;

3. Tăng cường tính công khai, minh bạchcủa TTHC;

4. Thực hiện rà soát TTHC;5. Tiếp nhận và xử lý các ý kiến, phản

ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối vớicác quy định về TTHC;

6. Tăng cường công tác truyền thông vềkiểm soát TTHC;

7. Tiếp tục thực hiện kiểm tra kết quả thựchiện công tác kiểm soát TTHC tại các đơn vịtrên cả 3 cấp chính quyền.

Một số nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạtđộng kiểm soát TTHC năm 2015 của tỉnhđược thực hiện thường xuyên trong năm,bên cạnh đó, một số nhiệm vụ được phântheo các quý như việc thực hiện rà soátTTHC được thực hiện trong quý I, quý II vàquý III của năm, tổ chức tập huấn nhằmnâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ côngchức được thực hiện vào quý II/2015.UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể đốivới các Sở, ban, ngành, UBND các huyện,thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn cótrách nhiệm thực hiện Kế hoạch hoạt độngkiểm soát TTHC năm 2015 đảm bảo chấtlượng và hiệu quả.

(Nguồn: www.moj.gov.vn)

UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết địnhsố 57/QĐ-UBND về việc ban hành Kế

hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính(TTHC) trên địa bàn tỉnh năm 2015.

Kế hoạch đưa ra các nội dung cần thực hiệnđối với cơ quan, đơn vị liên quan như: Quytrình đánh giá tác động đối với các quy định vềTTHC; kiểm soát, đề nghị bãi bỏ quy định vềTTHC không đúng thẩm quyền; công bố, côngkhai TTHC đã được ban hành; tổ chức rà soát,đánh giá các quy định về TTHC; tiếp nhận vàxử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chứcvề quy định hành chính; công tác truyềnthông… Bên cạnh đó, Kế hoạch nêu rõ mụctiêu, sản phẩm, tiến độ triển khai các côngviệc, danh mục TTHC trọng tâm thực hiện ràsoát trong năm 2015. Kế hoạch cũng đặt ramục tiêu trong năm 2015, cắt giảm tối thiểu10% chi phí tuân thủ TTHC đối với từngnhóm TTHC, quy định có liên quan...

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị,huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch để

Nhiều trung tâm giao dịch một cửa liênthông tại tỉnh Quảng Bình đã đi vào hoạtđộng có hiệu quả.

Ảnh: TL

Tỉnh Quảng Bình: Cắt giảm tối thiểu 10% chi phí

tuân thủ TTHC đối với từngnhóm TTHC trên địa bàn tỉnh

Page 14: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201511

xây dựng phương án hoạt động kiểm soátTTHC năm 2015 của đơn vị, địa phươngtrước ngày 10/02/2015; triển khai các nhiệmvụ cải cách hành chính và quản lý nhà nướcvề kiểm soát TTHC; định kỳ báo cáo tìnhhình thực hiện công tác kiểm soát TTHC theohướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BTPvà tiến độ, gửi về UBND tỉnh (thông qua SởTư pháp) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.Ngoài ra, UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thểcho Sở Tư pháp đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫnviệc thực hiện Kế hoạch ở các cấp, ngànhtrong tỉnh.

(Nguồn: www. quangbinh.gov.vn)

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa cóCông văn số 135/UBND-NC chỉ đạo

các sở, ban ngành và địa phương tăng cườngchỉ đạo công tác cải cách hành chính trên địabàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban ngành và địa phươngcần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hànhvề Cải cách hành chính (CCHC), xây dựngvà ban hành kế hoạch CCHC hằng năm vàgiai đoạn 2016-2020, gắn với nhiệm vụ pháttriển KT-XH địa phương, cơ quan, đơn vị.Đồng thời, tổ chức rà soát tất cả các thủ tụchành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giảiquyết để hệ thống lại cơ sở pháp lý, quytrình, trình tự, cách thức thực hiện TTHCtheo đúng quy định. Xây dựng kế hoạch triểnkhai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVNISO 9001:2008 theo các quy định tại Quyếtđịnh số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014của Thủ tướng Chính phủ vào hoạt động củacác cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hànhchính nhà nước gắn với áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia

TCVN ISO 9001:2008 và thực hiện mô hìnhmột cửa, một cửa liên thông với phần mềmquản lý văn bản điện tử của tỉnh.

Chủ tịch cũng giao Sở Tư pháp thẩm địnhTTHC, hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh,UBND cấp huyện kịp thời cập nhật nhữngquy định mới về TTHC thuộc phạm vi quản lýcủa đơn vị do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp có trách nhiệmhướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn trong việc rà soát các TTHC tại địaphương có liên quan đến lĩnh vực ngành phụtrách, nhằm đảm bảo xác định đúng thẩmquyền, không trùng lấp chức năng, tăng tínhthống nhất liên thông khi thực hiện mộtTTHC từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường côngtác kiểm soát chất lượng thủ tục hành chínhvà thẩm định các quy định về thủ tục hànhchính trong các dự thảo văn bản quy phạmpháp luật (nếu có). Cập nhật TTHC của tỉnhlên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hànhchính theo quy định.

Đối với Sở Nội vụ, Chủ tịch giao triểnkhai các giải pháp nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa,một cửa liên thông, Sở Khoa học & Côngnghệ có trách nhiệm làm đầu mối hướngdẫn các cơ quan, đơn vị trong việc xâydựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO9001:2008 trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch cũng giao Văn phòng UBNDtỉnh xây dựng kế hoạch cập nhật TTHC củacác sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện,UBND cấp xã lên website của tỉnh theo quyđịnh. Sở Thông tin & Truyền thông cần đẩymạnh việc ứng dụng công nghệ thông tinvào hoạt động của các cơ quan hành chínhnhà nước.

Ngoài ra, các phương tiện thông tin đạichúng có trách nhiệm đẩy mạnh hoạt độngtuyên truyền, phản ánh sâu rộng về tình hình,kết quả triển khai công tác kiểm soát TTHC,cải cách TTHC và việc áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc giaTCVN ISO 9001:2008 của các cơ quan, đơnvị trên địa bàn tỉnh.

(Nguồn: Công văn số 135/UBND-NC)

Tỉnh Hậu Giang: Tăng cườngchỉ đạo công tác cải cách

hành chính trên địa bàn tỉnh

Page 15: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

12

1. Chỉ đạo, điều hành cải cách hànhchính, cải cách thủ tục hành chính củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉđạo quyết liệt đẩy mạnh tổ chức thực hiệncông tác cải cách hành chính thông qua việcban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế- xã hội và đơn giản hóa một số thủ tục hànhchính trọng tâm, cấp thiết. Thủ tướng Chínhphủ đã làm việc với một số bộ, ngành và đãchỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực xây dựng, đất đai, đầu tư, kinhdoanh, thuế, kho bạc, hải quan nhằm tạothuận lợi cho người dân và doanh nghiệp gópphần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,thúc đẩy tăng trưởng. Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTgngày 04/8/2014 phê duyệt Đề án thực hiệnliên thông các thủ tục hành chính: đăng kýkhai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảohiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

2. Xác định Chỉ số cải cách hành chínhcủa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.

Trong năm 2014, Bộ Nội vụ đã triển khaixác định và công bố Chỉ số cải cách hànhchính năm 2012 tại phiên họp Chính phủthường kỳ tháng 01/2014 và Chỉ số cải cáchhành chính năm 2013 vào ngày 05/9/2014.Thực hiện Quyết định số 1294/QĐ-BNV củaBộ Nội vụ, đến nay đã có 50 tỉnh, thành phốvà 01 Bộ ban hành đề án hoặc bộ tiêu chí xácđịnh chỉ số cải cách hành chính đối với các cơquan, đơn vị hành chính thuộc và trực thuộc,tạo sự thống nhất, hệ thống trong đánh giá kếtquả cải cách hành chính hàng năm.

3. Xác định Chỉ số hài lòng của ngườidân, tổ chức.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP, một số bộ đã ban hành Kế hoạch xác địnhChỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đốivới sự phục vụ của cơ quan hành chính nhànước, dịch vụ y tế công, dịch vụ giáo dụccông. Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số

187/QĐ-BNV ngày 10/3/2014 phê duyệt Kếhoạch Xác định Chỉ số hài lòng của ngườidân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quanhành chính nhà nước năm 2014. Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2014 ban hành kế hoạchtriển khai xác định Chỉ số hài lòng của ngườidân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2014.Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số1577/QĐ-BTP ngày 07/7/2014 phê duyệt Kếhoạch triển khai thực hiện đo lường sự hàilòng của người dân, tổ chức đối với sự phụcvụ của cơ quan hành chính thuộc Bộ Tư phápgiai đoạn 2014-2020.

4. Công tác cải cách thể chế tập trungviệc triển khai thi hành Hiến pháp năm2013.

Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủtướng Chính phủ ban hành và tổ chức thựchiện Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triểnkhai thi hành Hiến pháp. Trên cơ sở đó, đếnquý III năm 2014, tất cả các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đã banhành Kế hoạch tổ chức thi hành Hiến phápvà tổ chức thực hiện đúng với yêu cầu củaTrung ương và phù hợp với điều kiện, đặcđiểm của từng bộ, cơ quan, địa phương.Trong năm 2014, 29 luật đã được Quốc hộithông qua, tiếp tục từng bước hoàn thiện hệthống pháp luật để điều chỉnh các quan hệkinh tế, xã hội trong nhiều lĩnh vực, trongđó có nhiều luật quan trọng, định hướngcho công tác cải cách hành chính, cải cáchthủ tục hành chính trên một số lĩnh vực,như: Luật Xây dựng, Luật Công chứng,Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật doanh nghiệp(sửa đổi), Luật Hộ tịch và Luật Căn cướccông dân.. Đặc biệt, Luật Hộ tịch và LuậtCăn cước công dân là những cơ sở pháp lýquan trọng trong việc triển khai Đề án 896đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờcông dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đếnquản lý dân cư giai đoạn 2013-2020.

10 SỰ KIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2014

Page 16: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201513

5. Để củng cố, hoàn thiện hệ thống tổchức quản lý nhà nước đối với các ngành,lĩnh vực tại địa phương, Chính phủ đã banhành Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày04/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

6. Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biểnquốc tế được chính thức triển khai.

Theo Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ ngày 12/11/2014, Cơchế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tếđược chính thức triển khai, kết nối chính thứcCổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) vớihệ thống CNTT của Bộ Giao thông vận tải vàcác cơ quan liên quan trong khuôn khổ giaiđoạn 1NSW tại cảng biển quốc tế. Việc triểnkhai NSW là dấu mốc quan trọng thể hiệncam kết cải cách thủ tục hành chính của Chínhphủ, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanhnghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

7. Mô hình Trung tâm dịch vụ hànhchính công của tỉnh, thành phố hoặc tạicác đơn vị hành chính cấp huyện.

Mô hình này đã được triển khai tại một sốđịa phương như Quảng Ninh, Bình Dương,Đà Nẵng… Các địa phương này đã xây dựngkhu hành chính tập trung để giải quyết cácthủ tục hành chính cho người dân, tổ chức.Đây là những mô hình mới, có một số khácbiệt về tổ chức và hoạt động khác so với môhình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơchế một cửa, một cửa liên thông hiện tại.

8. Chính sách tinh giản biên chế.Chính phủ đã ban hành Nghị định số

108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về Chínhsách tinh giản biên chế. Nghị định quy định chitiết chính sách tinh giản biên chế, đánh giá,phân loại đưa ra khỏi biên chế những người dôidư không đáp ứng yêu cầu công việc, khôngthể bố trí sắp xếp công việc khác và giải quyếtchế độ chính sách, góp phần giảm gánh nặngngân sách và nâng cao chất lượng công chức.

9. Công khai chế độ, chính sách vàphòng chống tiêu cực trong công tác quảnlý công chức, viên chức

Ngày 15/01/2014, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 05/2014/QĐ-TTgvề việc công khai chế độ, chính sách liênquan đến phương tiện, điều kiện làm việc,chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối vớicán bộ, công chức, viên chức và Chỉ thị số07/CT-TTg ngày 19/3/2014 về việc đẩy mạnhphòng, chống tiêu cực trong công tác quản lýcông chức, viên chức và thi đua khen thưởng.

10. Tuyển chọn 500 trí thức trẻ tìnhnguyện về các xã tham gia phát triển nôngthôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020.

Tiếp nối thành công của Dự án 600, năm2014, Bộ Nội vụ và các địa phương đã triểnkhai Đề án tuyển chọn 500 tri thức trẻ tìnhnguyện về các xã tham gia phát triển nôngthôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020 cho 163huyện của 34 tỉnh trên toàn quốc vào chứcdanh công chức cấp xã. Đây chính là một cơhội mới cho lớp trẻ thể hiện được nhiệt huyết,năng lực và lý tưởng được cống hiến cho quêhương, đất nước. Các tri thức trẻ được tuyểnchọn sẽ được bố trí thực hiện công việc củacác chức danh theo nhu cầu sử dụng nhân lựccủa từng xã nhằm giúp cấp ủy, chính quyền vànhân dân địa phương phát triển kinh tế - xãhội góp phần xóa đói, giảm nghèo xây dựngnông thôn mới; thông qua các hoạt động thựctiễn ở cơ sở tạo cơ hội, điều kiện để trí thứctrẻ phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, tạonguồn cán bộ, công chức cho địa phương.

Tuyển chọn 500 trí thức trẻ tình nguyện vềcác xã tham gia phát triển nông thôn, miềnnúi giai đoạn 2013 – 2020 là một trong 10sự kiện cải cách hành chính năm 2015.

Ảnh: TL

Page 17: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

14

Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụnhân dân, gắn với quyền lực nhànước, là hoạt động của cán bộ, công

chức thực thi nhiệm vụ được giao. Trong cáctài liệu nghiên cứu về công vụ, người ta xácđịnh “công vụ là một loại hoạt động mangtính quyền lực - pháp lý được thực thi bởi độingũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nướchoặc những người khác khi được nhà nướctrao quyền nhằm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quảnlý toàn diện các mặt hoạt động của đời sốngxã hội”. Công vụ thường gắn liền với văn hóacông vụ, là đề cập đến những giá trị cơ bảncủa hoạt động công vụ, của người thực thicông vụ, của một quốc gia, một khu vực. Cácquốc gia tiến bộ đều mong muốn có đượcmột nền công vụ chuyên nghiệp, trong sạch,dân chủ, khách quan đảm bảo bộ máy nhànước hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm phụcvụ người dân ngày một tốt hơn.

Những năm qua, chúng ta nêu cao nhữnggiá trị cần, kiệm, liêm, chính đối với nhữngngười làm việc ở khu vực công, phục vụ nhândân, phục vụ đất nước. Đây là những giá trịcơ bản của công vụ, của những người làmviệc cho Nhà nước, phục vụ nhân dân. Hiệnnay chúng ta tổ chức thực hiện Đề án "Đẩymạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" lànhằm đưa nền công vụ đạt mục tiêu phục vụnhân dân, củng cố niềm tin của công chúngvào công vụ. Thực hiện Đề án "Đẩy mạnh cảicách chế độ công vụ, công chức" nhằm đưahoạt động công vụ đạt mục tiêu: "Chuyênnghiệp, trách nhiệm, minh bạch, năng độngvà hiệu quả”. Đây chính là những giá trị cơbản mà văn hóa công vụ (VHCV) phải hìnhthành và phát triển.

Trong phạm vi của bài viết này, tác giảđưa ra một số đặc điểm và giá trị cơ bản củaVHCV mà yêu cầu đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức là những người làm việc

trong khu vực công phải có được trong việctổ chức các hoạt động thực thi công vụ.

1. Những đặc điểm cơ bản của văn hóacông vụ

1.1. Quan niệm về văn hóa công vụCác nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa là

những giá trị vật chất, tinh thần con người tạora trong lịch sử; là đời sống tinh thần của conngười; là tri thức khoa học, trình độ học vấn;là lối sống, các ứng xử có trình độ cao, biểuhiện văn minh (Từ điển tiếng Việt). EdwardBurnett Tylor (1832-1917), một nhà khoa họcAnh, cho rằng "văn hóa là tổ hợp các tri thức,niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,phong tục và các năng lực, thói quen khác màcon người với tư cách là thành viên của xãhội tiếp thu được".

Trong “Tuyên bố về những chính sách vănhoá”, UNESCO (1982) xác định: “Trong ýnghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coilà tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần vàvật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tínhcách của một xã hội hay của một nhóm ngườitrong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật vàvăn chương, những lối sống, những quyền cơbản của con người, những hệ thống các giátrị, những tập tục và những tín ngưỡng. Vănhoá đem lại cho con người khả năng suy xétvề bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng tatrở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản,có lý tính, có óc phê phán và dấn thân mộtcách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà chúng taxét đoán được những giá trị và thực thi nhữngsự lựa chọn. Chính nhờ văn hoá mà conngười tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tựbiết mình là một phương án chưa hoàn thànhđặt ra để xem xét những thành tựu của bảnthân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩamới mẻ và sáng tạo nên những công trìnhvượt trội lên bản thân”.

Trong hoạt động công vụ, VHCV đượchiểu là những nhận thức chung của những

Những đặc điểm và giá trị cơ bản của văn hóa công vụ

TS. Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ

Page 18: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201515

người thực thi công vụ (TTCV), là hệ thốngnhững giá trị, những ý nghĩa chung của họ vàcó tác động đến hành vi của họ. Trên cơ sởxác định ý nghĩa về văn hóa của các nhànghiên cứu, chúng ta có thể xác định:

“Văn hóa công vụ được xem là một hệthống những giá trị, cách ứng xử, biểu tượng,chuẩn mực được hình thành trong quá trìnhxây dựng và phát triển công vụ, có khả nănglưu truyền và có tác động tới tâm lý, hành vicủa người thực thi công vụ”.

1.2. Những nội dung của văn hóa công vụXem xét về VHCV trong mối quan hệ với

văn hóa nói chung, các nhà nghiên cứu chorằng, VHCV mang những đặcđiểm chung cơbản như sau:

- VHCV bao gồm văn hóa vật thể và vănhóa phi vật thể;

- Là sản phẩm của con người trong hoạtđộng công vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của cánhân, tổ chức và xã hội;

- Là hệ thống các giá trị được chấp nhận;- VHCV có thể học hỏi và lưu truyền qua

các thế hệ, có thể bị lai tạp.VHCV thể hiện ở các cấp độ khác nhau

như cá nhân, tổ chức hay hệ thống, chúng tacó thể xem xét những đặc điểm cụ thể củaVHCV sau đây:

- Phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, các mụctiêu chính của công vụ;

- Ưu tiên các hình thức ra quyết định tậpthể hay cá nhân;

- Mức độ tuân thủ các quy định, các kếhoạch;

- Sự định hướng vào quyền tự chủ, độc lậphoặc phụ thuộc;

- Tính chất mối quan hệ của lãnh đạo đốivới nhân viên;

- Sự định hướng vì nhóm hay vì cá nhân; - Sự định hướng về sự ổn định hoặc thay đổi;- Nguồn gốc và vai trò của quyền lực; - Các phương thức phối hợp công việc; - Phong cách quản lý, phương thức đánh

giá nhân viên. VHCV cũng như văn hóa nói chung đều

chứa đựng những nội dung nhất định, phảnánh những yếu tố bên trong của nó (1). Nộidung củaVHCV được xem xét ở các khíacạnh như sau:

- Những sản phẩm do những người thựcthi công vụ tạo ra;

- Ngôn ngữ dưới hình thức những chuyệnvui, ẩn dụ, câu chuyện huyền thoại;

- Những tiêu chuẩn hành vi, các mẫu hànhvi dưới hình thức lễ nghi, lễ kỷ niệm;

- Những cá nhân điển hình;- Những biểu tượng, khẩu hiệu;- Những niềm tin, giá trị, thái độ, các

nguyên tắc đạo đức;- Lịch sử, truyền thống.Tất cả những khía cạnh trên tạo nên nội

dung phong phú và đa dạng của VHCV. Nóvừa cho biết lịch sử, truyền thống của nềncông vụ, lại vừa cho biết những vấn đề hiệntại mạng giá trị vật chất và tinh thần của nềncông vụ.

1.3. Những biểu hiện của văn hóa công vụNhững biểu hiện của VHCV là hình thức

bên ngoài, những thứ mà có thể quan sát,nhận biết được. Biểu hiện của VHCV thườngđược nhận biết ở những khía cạnh như sau:

- Triết lý, phương châm hành động; - Chiến lược chương trình hành động; - Biểu tượng;- Quy trình thủ tục: cách thức thực hiện và

đánh giá kết quả thực thi công vụ; - Các nghi lễ: đón tiếp, chia tay; - Trang phục; - Các chuẩn mực xử sự: quan hệ nhân sự,

dư luận tập thể, phong cách lãnh đạo, tinhthần học hỏi và mức độ quan hệ trong tập thể.

Khi nói đến văn hóa tổ chức, các nhànghiên cứu đề cập đến các lớp của văn hóa.Có 3 lớp văn hóa là: lớp trong cùng gồm cácgiá trị cốt lõi, lớp giữa là các giá trị thể hiện,các chuẩn mực và lớp ngoài cùng là các biểuhiện của văn hóa. Chúng ta có thể xác địnhcác lớp của văn hóa công vụ như sau:

Lớp ngoài cùng - các yếu tố thực thể hữuhình, bao gồm:

- Biểu tượng, khẩu hiệu, trang thiết bị,cảnh quan môi trường, kiểu kiến trúc đặctrưng, sản phẩm, tài liệu …

- Hệ thống quy định, thủ tục, quy trình,cách thức tổ chức hoạt động,…

- Nghi thức, lễ tân.- Hành vi của những người thực thi công

vụ: Trang phục, giao tiếp, ứng xử.

Page 19: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

16

Lớp giữa - các yếu tố về giá trị thể hiện,các chuẩn mực:

- Các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực,qua thời gian áp dụng dần trở thành thông lệ,thành quy tắc ứng xử chung mà mọi thànhviên trong tổ chức đều tuân thủ, thấm nhuần.

- Những nét văn hóa truyền thống.Lớp trong cùng - các giá trí trị cốt lõi,

ngầm định:- Lý tưởng, niềm tin, nhận thức, suy nghĩ,

cảm xúc;- Là nền tảng cho các giá trị và hành động.Các giá trị cốt lõi, ngầm định này ăn sâu

trong tiềm thức của những người TTCV,chúng được chấp nhận là đúng một cách tựnhiên và rất ít biến động. Chính vì thế màchúng có ý nghĩa hướng dẫn hành vi, địnhhướng cách suy nghĩ, nhận thức của nhữngngười TTCV. Sự thể hiện của các giá trị côngvụ đối với cá nhân, tổ chức người TTCV ởcác cấp khác nhau như: cá nhân, tổ chức vàhệ thống công vụ.

2. Những giá trị cơ bản của văn hóacông vụ

Giá trị được hiểu là những thuộc tính củasự vật, quá trình và hiện tượng tạo ra được sựhấp dẫn cảm hứng đối với đa số thành viêncủa nền công vụ. Chúng trở thành khuônmẫu, tiêu chí chuẩn mực của hành vi.

Các giá trị của VHCV thường được nhắcđến như tính kỷ luật, sự phục tùng, tínhquyền lực hay tính đồng đội, sự định hướngkhách hàng, tính sáng tạo và tinh thần phụcvụ. Trong tiến trình phát triển ngoài nhữnggiá trị hiện có, người ta luôn tìm tòi tạo ranhững giá trị mới đáp ứng yêu cầu phát triểncủa công vụ. Các giá trị cơ bản được tập hợpthành hệ thống sẽ tạo ra triết lý của công vụ.Nó cho thấy điều nào là quan trọng nhất đốivới công vụ.

Nền công vụ Vương quốc Anh, đưa ra hệthống 4 giá trị công vụ thể hiện trong LuậtCông việc năm 2006 (2), như sau:

- Liêm chính (Integrity), đặt nghĩa vụ củacông vụ lên trên lợi ích các nhân

- Trung thực (Honesty), đáng tin cậy vàcởi mở

- Khách quan (Objectivity), người TTCVgiải quyết công việc một cách khách quan và

các quyết định được đưa ra dựa vào sự phântích chính xác nghiêm túc các chứng cứ

- Không thiên vị (Impartiality), hoạt độngTTCV theo năng lực và phục vụ Chính phủvô tư dù họ theo đuổi những khuynh hướngchính trị khác nhau.

Theo một số nhà nghiên cứu về lĩnh vựcquản lý nhà nước, chế độ công vụ của cácquốc gia đều hướng tới các giá trị cơ bản sau:

• Bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản lý; • Tính trách nhiệm trước Nhà nước và

trước nhân dân; • Tuân thủ pháp luật, thực hiện công bằng

xã hội; • Tôn trọng cống hiến, công trạng và thành

tích của công chức.Ở đây chúng tôi tập trung vào các giá trị

cơ bản như: tính chuyên nghiệp, trách nhiệm,minh bạch, trung thực, khách quan, hiệu quảvà tính phục vụ của VHCV.

2.1. Tính chuyên nghiệpMột trong những giá trị của VHCV là tính

chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp thể hiệnkhông chỉ ở chỗ năng lực làm việc tốt, chuẩnmực của đội ngũ người TTCV mà còn ở chỗcác thủ tục, các quy trình công việc cần đượcquy chuẩn hóa để ai cũng biết mà thực hiệnvà kiểm tra việc thực hiện của người TTCV.Tính chuyên nghiệp đòi hỏi người TTCVphải được đào tạo đúng chuyên ngành, cótrình độ kiến thức và kỹ năng TTCV, có ýthức tốt, tính kỷ luật và sức khỏe tốt đểTTCV đạt hiệu quả cao. Đảm bảo tínhchuyên nghiệp là đảm bảo thực hiện các tiêuchuẩn nghề nghiệp từ quy trình thực hiệncông vụ, quy chế an toàn đến các tiêu chuẩnvề tác phong, phong cách làm việc.

Thời gian qua, chúng ta chứng kiến nhiềuvăn bản quy phạm mà các cơ quan có thẩmquyền ban hành và đang thực hiện quy trìnhđể ban hành còn mắc nhiều lỗi, từ ý tưởngđến kỹ thuật, từ những quy định như chỉ đượcbán thành phẩm tươi sống từ động vật trong8 giờ đồng hồ từ khi giết mổ, hay quy địnhchứng minh thư ghi tên cha mẹ, quy định giớihạn số vòng hoa viếng người chết, số mâm cỗcho người làm đám cưới, không bán bia chongười say rượu và cả chuyện cho cả trămngười dân có “Họ mới” khi làm giấy khai

Page 20: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201517

sinh như họ Võ thì ghi thành họ Vỏ, họNguyễn thì thành họ Nguyển.

Nhằm tránh tình trạng chồng chéo, khôngđồng bộ, Bộ Tư pháp nghiên cứu soạn thảovăn bản nhằm sắp xếp các quy định pháp luậtđang có hiệu lực thi hành theo một trật tựnhất định, loại bỏ các quy định mâu thuẫn,chồng chéo để người dân dễ tìm, dễ tra cứutheo từng chủ đề. Theo thống kê, hiện còn cótình trạng “9 không” đang tồn tại trong khôngít văn bản pháp luật hiện nay. Đó là: Khôngđầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, khôngtương thích, không minh bạch, không tiênliệu trước, không hợp lý, không hiệu quả vàkhông hiệu lực (Anninhthudo.vn, 9/2010).Như vậy, chúng ta thấy các quy trình thì chưarõ ràng, còn nhiều rườm rà, năng lực ngườiTTCV còn khiêm tốn chưa thực hiện thuầnthục các thao tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Ai cũng biết tính chuyên nghiệp phải xâydựng bằng thời gian dài không thể cứ mongmuốn là có ngay được, tuy nhiên ý thức củangười TTCV trong thực hiện công vụ khôngmang lại cho người dân sự hài lòng.

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh2014 (Doing Business) của Ngân hàng Thếgiới, năng lực cạnh tranh quốc gia của ViệtNam được xếp ở vị trí 99/189 nước, trong khiThái Lan xếp hạng 18 và Malaysia xếp hạng6. Đây chính là “kết quả” của thủ tục hànhchính trì trệ và đội ngũ cán bộ, công chức yêukém. Ví dụ, thời gian nộp thuế ở Việt Namlên tới 872 giờ, trong khi ở Malaysia chỉ là133 giờ, Philippines là 193 giờ. Do đó, Nghịquyết số 19/NQ-CP của Chính phủ, Thủtướng đã đặt ra mục tiêu rất rõ ràng trong giaiđoạn 2014 - 2015 là các quy trình, hồ sơ, thủtục nộp thuế và rút ngắn thời gian doanhnghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tụcnộp thuế đạt ở mức trung bình của nhómnước ASEAN-6 là 171 giờ/năm (11).

Đánh giá hiệu quả làm việc của ngườiTTCV là một công việc không đơn giản, nếuchúng ta chưa có các tiêu chí đánh giá rõ ràngvà cách thức đánh giá khách quan, chính xác.Nhiều ý kiến đánh giá cho rằng, người TTCVnăng lực làm việc còn nhiều hạn chế, 30%công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về, làm việckhông hiệu quả gì. Con số 30% cho thấy hoặc

số công chức này không biết làm việc, ngồinhầm chỗ hoặc biết nhưng không làm. Rõràng, hiện nay trong công vụ còn nhiều ngườinăng lực làm việc chưa cao, chưa đáp ứngđược yêu cầu.

2.2. Trách nhiệmTrách nhiệm thường được hiểu là bổn

phận, nghĩa vụ, là những thứ phải làm, phảiđứng ra nhận kết quả thực hiện. Trong nhiềutrường hợp, người ta thường dùng từ tráchnhiệm theo ý nghĩa minh bạch, dân chủ, côngbằng. Trách nhiệm là sử dụng đúng thẩmquyền trong các mối quan hệ để tìm ra cáchthức thuận lợi nhất cho công việc thành công,là tuân thủ theo pháp luật, thực hiện côngviệc, đáp ứng các mong đợi, là giải thích vàbiện minh cho những hoạt động đã làm. Nhưvậy, ta thấy rằng khi nói đến trách nhiệm lànói đến khả năng mà người ý thức đượcnhững kết quả hoạt động của mình, khả năngthực hiện một cách tự giác công việc, nghĩavụ của mình. Nhận trách nhiệm nghĩa làngười TTCV phải tự giác thực hiện bổn phận,nghĩa vụ của mình đối với người khác, với tổchức và xã hội.

Đề cập đến trách nhiệm của người TTCV,ta đề cập đến nội dung trách nhiệm, bao gồm:

- Nhiệm vụ, công việc được giao- Sử dụng các nguồn lực để thực thi- Thực hiện các hoạt động, quá trình để tổ

chức TTCV- Kết quả đạt được

Người TTCV phải có những tráchnhiệm sau:

Thứ nhất, trách nhiệm với công việc,nhiệm vụ, bổn phận, pháp lý:

- Thực thi công vụ, làm đúng việc phảilàm, được làm một cách tự giác

- Chịu trách nhiệm, chế tài, liên quan đếnkỷ luật, vật chất, hình sự

Thứ hai, trách nhiệm với con người, cácmối quan hệ, đạo đức:

- Thực thi công vụ tốt, đúng đắn, thái độ,thể hiện cái đáng làm, nên làm

- Chịu trách nhiệm đối với cách ứng xử,quan hệ, lên án, không hợp tác, mất lòng tin

Thứ ba, trách nhiệm chính trị:- Thực thi công vụ tốt trong mối quan hệ

chung với ý nghĩa chung trong hệ thống

Page 21: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

18

- Chịu trách nhiệm với kết quả, hậu quả,mất tín nhiệm, bãi nhiệm.

Trên thực tế hoạt động công vụ, còn nhiềuvấn đề phải nói đến tính trách nhiệm đối vớingười TTCV. Bộ trưởng Bộ Tài chính tríchlại báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho haythời gian doanh nghiệp và người dân thựchiện kê khai thuế ở Việt Nam còn quá lớn,một doanh nghiệp mỗi năm cần đến 872 giờ,gấp 4-5 lần các nước trong khu vực. Thủ tụcnộp thuế chiếm tới hơn 500 giờ, quá cao vàkhông thể chấp nhận được. Thủ tục khôngchỉ phiền hà, rắc rối, mất thời gian mà điềuđáng ngại là các doanh nghiệp, cá nhân và tổchức nộp thuế rất không hài lòng với tácphong, lề lối và thái độ của cán bộ thuế. Nộpthuế là trách nhiệm của mọi cá nhân, thếnhưng đi thực hiện nghĩa vụ đó cũng khó chứkhông hề dễ.

“Nộp thuế giờ khó lắm. Nộp thuế trước bạở Hà Nội người dân phải thuê dịch vụ để làmsổ đỏ. Cái này là sự phiền hà, nhũng nhiễucán bộ. Thuế khoán thì chia đôi, chia ba. Cókhi làm chặt sẽ xuống chỉ còn 200-300 giờ.Người dân phàn nàn lắm vì cán bộ thuế toànăn vặt” (Theo báo điện tử Vietnamnet,06/7/14).

Người TTCV cần thực hiện trách nhiệmmột cách trong sáng, tận tụy, không vụ lợi thìgiá trị “trách nhiệm” mới trở thành bổn phận,nghĩa vụ và được thực hiện một cách tự giác.

2.3. Trung thực và khách quanNền công vụ phải thể hiện tính trung thực

và khách quan, đây là một trong những giá trịcốt lõi của VHCV. Tính trung thực và kháchquan thể hiện trong cách thực thi công vụ vàtrong kết quả thực hiện công vụ. Người dânđặt niềm tin vào công vụ vào nền hành chínhvới sự trung thực và khách quan trong cácquy định cũng như trong thực hiện công vụ.Nếu những quy định còn đơn giản, đại kháichung chung hoặc tạo điều kiện, tạo lỗ hổngđể người TTCV thực hiện sự không trungthực, khách quan thì nền công vụ đó khó pháttriển được nếu không muốn nói là không thểphát triển được.

Sự buông lỏng quản lý đẫn đến những sựviệc ăn bớt vắc-xin, nhân bản phiếu xétnghiệm, nhân bản nhà tình nghĩa, gây bức

xúc trong xã hội, Phó Chủ tịch nước phảithan lên về việc quan tham "ăn của dânkhông từ cái gì" hay như Chủ tịch Quốc hộicũng nghi vấn "tiền ăn, chơi, chạy chứckhông phải từ tham nhũng thì từ đâu". TheoTổng bí thư, phải chống nhiều thứ như lợi íchnhóm, cục bộ, suy thoái và cả tham nhũngnhỏ, "Cái gì cũng phải tiền, không tiền khôngtrôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu".

Nguyên Chánh Thanh tra, Thẩm phánTAND Tối cao, trước những án oan sai, đãnói: Luật của chúng ta quá khó hiểu! và ôngcho rằng: báo chí ủng hộ người dân, chốngtiêu cực một cách tương đối khách quan nênđược nhiều người tin tưởng. Ngay trongngành tòa án nhiều người lại xét xử chưa thậtkhách quan. Việc “chạy án” là có và đã cónhiều điều tra viên bị đi tù vì làm sai lệch hồsơ, nhiều lãnh đạo tòa án bị truy tố vì tội nhậnhối lộ. Việc phát hiện, xử lý những trườnghợp tiêu cực này không đơn giản. Hoặc pháthiện, xử lý nhưng lại làm nửa vời, lấy lệ,chưa triệt để nhiều khi trở thành tiền lệ.Chính vì thế, người dân không tin tưởng “tốcáo” tiêu cực với các cơ quan công an (Theobáo điện tử Vietnamnet 11/2013).

Chi tiêu công còn nhiều khiếm khuyết,không có kế hoạch dài hạn với tầm nhìn xagây thất thoát lớn mà nhiều lãnh đạo cứtưởng là mình “quản lý điều hành tốt”, đếnnỗi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phảithan phiền: "Có đồng chí mới lên làm chủtịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳcủa mình, đề nghị làm đại lộ thật hoànhtráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa, giảiphóng mặt bằng để chỉ làm mấy trăm tỷ, làmtượng đài ngàn tỷ giữa đồng không môngquạnh, xây dựng lãng phí vô cùng, chuyệnnhư cổ tích nhưng có thật, suốt ngày tôi phảichịu áp lực những chuyện như vậy".

Công vụ phục vụ người dân, lo cho dânkhông phải theo quan niệm, “Quan là quanphụ mẫu, là cha mẹ dân” hay “chăm dân nhưchăm con”. Đó là những quan niệm sai trái,lạc hậu phong kiến đã lỗi thời, cần tránh,ngay cả trong tư tưởng của những ngườiđược gọi là cán bộ của dân. Nền công vụphục vụ hướng vào người dân, lấy phục vụngười dân làm mục tiêu chính của mình. Giá

Page 22: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201519

trị trung thực, khách quan trong thực thicông vụ là những giá trị cơ bản đối với ngườiTTCV. Cách đây ít năm, trong một lần làmviệc với Bộ Nhân sự ở một quốc gia, tác giảrất ấn tượng với một thông báo về mộtchuyên đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là“Vinh và Nhục” đối với người làm việc trongcông vụ. Rõ ràng, giá trị trung thực và kháchquan làm cho người TTCV cảm thấy áy náyvà xấu hổ khi chưa phục vụ tốt người dân,thấy VINH khi làm tốt, trung thực, kháchquan, thấy NHỤC khi chưa làm tốt, làmđúng cho dân, quan liêu, nhũng nhiễu, “từcái to đến cái nhỏ việc gì cũng tiền, cái gìcũng ăn của dân”. Hãy từ bỏ những quyềnkhông nên có, thực tế còn có nhiều quy định,thủ tục hành chính không hướng tới sự đơngiản để thuận lợi cho dân. Chúng ta hy vọngvới Chương trình tổng thể cải cách hànhchính giai đoạn 2011 – 2020, với những cảicách về chế độ công vụ, công chức, chúng tasẽ đạt tới một nền công vụ có nhiều nét tiếnbộ, hiện đại sánh vai cùng các quốc gia pháttriển trên thế giới.

2.4. Minh bạchTính minh bạch của công vụ đòi hỏi mọi

hoạt động phải rõ ràng, tường minh, các quyđịnh, các quy trình phải cụ thể công khai,không che đậy, dấu giếm để người thực hiệncũng như người dân có thể thực hiện và kiểmtra được. Minh bạch là một trong những giátrị cơ bản, cốt lõi của VHCV. Giá trị minhbạch luôn đồng hành cùng giá trị “giải trình”,nghĩa là thực hiện công vụ phải thực hiện báocáo, giải trình quá trình TTCV, kết quả đạtđược và tính hiệu quả của quá trình TTCV.Thực hiện minh bạch là thực hiện công khaivề tài sản, công khai về thông tin, quan hệ,công khai về thực hiện chức trách, phận sựcủa đội ngũ những người TTCV. Tính minhbạch thể hiện không chỉ ở bên trong mà cònthể hiện cho cả bên ngoài. Công khai minhbạch cũng là một phương pháp để nâng caotrình độ năng lực làm việc của người TTCV.Thiếu công khai minh bạch sẽ là mảnh đấtmàu mỡ cho tham nhũng sinh sôi, phát triển.Chúng ta biết rằng:

Tham nhũng = Chuyên quyền + Thiếuminh bạch + Thiếu giải trình.

Ở đây, chuyên quyền được hiểu là khôngchịu sự giám sát, không thực hiện tráchnhiệm giải trình, sử dụng quyền lực bừa bãidẫn đến lạm quyền. Minh bạch là công khaivề tài sản, công khai về thông tin, quan hệ vàcông khai về thực hiện chức trách nhiệm vụđược giao của người TTCV.

Thông thường khi có quyền lực mà quyềnlực đó nếu không được kiểm soát sẽ tha hóa,quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn tới sự tha hóa tuyệtđối. Tham nhũng, về bản chất là sự lạm dụngquyền lực nhà nước, sự tha hóa quyền lực bởingười có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhànước nhằm lợi ích riêng. Tham nhũng có ởmọi nhà nước, bất kể thuộc thể chế chính trịnào, vì thế các quốc gia đều phải xây dựng thểchế kiểm soát quyền lực có hiệu quả thì mớichống tham nhũng một cách có hiệu quả được.

Mới đây, Tổ chức minh bạch quốc tế (TI)công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2013(CPI 2013), chỉ số này xếp hạng 177 quốc giavà vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận về mứcđộ tham nhũng trong khu vực công. Việt Namxếp thứ 116/177.

Trong lần gặp cử tri Hà Nội vừa qua, TổngBí thư nói: "Các vụ án lớn phát hiện chậm,kéo dài, lúc đầu to bằng voi rồi xử bé nhưchuột. Tham nhũng vặt vẫn như ngứa ghẻ, điđâu cũng phải bôi trơn, lót tay, bị nhũngnhiễu, thậm chí gợi ý trắng trợn", "Còn quyềnlực là còn tham nhũng", "Tệ nhất là thamnhũng ngày càng phổ biến, đua nhau, thànhđường dây, có tổ chức chứ không phải từngngười 'ăn mảnh'", "Cần cơ chế trị tận gốc vìquốc tế đang rất quan tâm, dư luận bức xúc,tôi cũng không hài lòng".

2.5. Hiệu quảHiệu quả hoạt động TTCV thể hiện ở sự

sử dụng hợp lý các nguồn lực làm gia tăngkết quả hay thực hiện với năng suất cao. Điềunày có nghĩa là với những nguồn lực chotrước, hoạt động TTCV cần đảm bảo cho rakết quả một cách tốt nhất. Các nguồn lựcthường được kể đến là:

- Công sức của người TTCV, nhân lực- Thời gian để thực hiện - Kinh phí để thực hiện- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần có để

TTCV.

Page 23: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

20

Hiệu quả là kết quả của sự so sánh giữacác kết quả đầu ra người TTCV đạt được vớicác chi phí đầu vào là các nguồn lực để tổchức TTCV. Kết quả của sự so sánh giữa đầura và đầu vào có thể như sau:

- Kết quả đầu ra cao nhất với nguồn lựcđầu vào hạn chế

- Đạt kết quả đầu ra với các chi phí đầuvào tiết kiệm

- Đạt kết quả đầu ra với các chi phí hợp lý.Trong thực thi công vụ, bao giờ cũng phải

kể đến hiệu lực TTCV. Hiệu lực là khi thựchiện một cách có kết quả công việc, thực hiệncác quyết định hành chính nhà nước hay làviệc thực hiện các nhiệm vụ được tổ chứctriển khai một cách nghiêm túc có kết quảtrên thực tế. Sơ đồ sau thể hiện mối liên hệgiữa hiệu lực và hiệu quả trong TTCV.

Trong thời gian qua, thực hiện cải cáchhành chính đã có nhiều kết quả đáng trântrọng, các điều tra về hiệu quả thực hiện cảicách hành chính cũng như sự hài lòng củadân chúng vào cải cách hành chính đã thuđược những kết quả tốt.

2.6. Phục vụCông vụ được hiểu là hoạt động của những

người làm việc công, là phục vụ nhà nước,phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhànước. Luật Cán bộ, công chức xác định: Hoạtđộng công vụ của cán bộ, công chức (CBCC)là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao. Quan niệm công vụ của các nước thườngkhông như nhau, nhìn chung thường là chorằng đó là hoạt động của cơ quan công quyền,có nơi công vụ không tính đến khu vực lậppháp, tư pháp, quân đội. Công vụ của chúng tacó những khác biệt, hoạt động công vụ do cácCBCCVC trong bộ máy của Nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thựchiện. Chúng ta có thể hiểu, người ta quy địnhở đâu có công chức thì ở đó có công vụ.

Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lựcnhà nước, thực hiện quản lý nhà nước nhằmđảm bảo mọi hoạt động làm ra của cải vậtchất của người dân, tổ chức, phát triển kinhtế, xã hội. Vai trò to lớn của công vụ là tạođiều kiện tốt cho các hoạt động tạo ra của cảivật chất cho xã hội của các tổ chức. Như vậy,một nền công vụ có thể là tốt nếu thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ hay có thể là chưatốt nếu nó chỉ nhằm phục vụ lợi ích riêng chobản thân nó. Nền công vụ tốt là phục vụ nhândân, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để họthực hiện các hoạt động tạo ra của cải vậtchất, cũng như các hoạt động hữu ích kháccho sự phát triển của xã hội. Giá trị phục vụlà một trong các giá trị cơ bản cốt lõi củaVHCV (10).

Tính phục vụ không chỉ thể hiện ở cáchthức phục vụ, quy trình tổ chức thực hiệncông việc của các cơ quan Nhà nước mà cònthể hiện ở cách thức làm việc, cách phục vụcủa CBCCVC. Luật Cán bộ, công chức quyđịnh: CBCC phải thực hiện cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư trong hoạt động côngvụ; phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồngnghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực,rõ ràng, mạch lạc; phải lắng nghe ý kiến củađồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quankhi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ vàđoàn kết nội bộ; phải gần gũi với nhân dân;có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc,khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩnmực, rõ ràng, mạch lạc và CBCC không đượchách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hàcho nhân dân khi thi hành công vụ.

Tuy nhiên, thời gian qua, tính phục vụtrong cách thức làm việc của người TTCVcòn chưa tốt. Ai đã vài lần khi thực hiện cácthủ tục hành chính ở phường, quận, bộ ngànhđều có lúc không hài lòng về kết quả hoạtđộng của người TTCV trong hoạt động thựcthi công vụ của họ, nhìn chung là chậm chạp,không nhiệt tình, gây khó khăn. Với tinh thầnphục vụ, người TTCV không nên nghĩ rằngmình quan trọng hơn, có quyền hơn nhữngngười dân, các cá nhân và tổ chức khác, nếucách nghĩ như thế thì chắc chắn khái niệm“phục vụ” sẽ rất xa lạ với những người “đầytớ của nhân dân”.

Page 24: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201521

3. Nâng cao chất lượng thực thi, thựchành giá trị công vụ

Hiện tại, đội ngũ những người TTCV, ởmột khía cạnh về chất lượng TTCV nào đó,không mạnh, còn nhiều khiếm khuyết, chưađáp ứng được yêu cầu của công vụ. Đánh giátổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cảicách hành chính giai đoạn 2001-2010 nêu:“Đội ngũ CBCC còn nhiều điểm thiếu và yếuvề phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lựcchuyên môn, kỹ năng hành chính; phongcách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu,tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn còndiễn ra trong một bộ phận CBCC”. Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI năm 2012, nêurõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên, trong đó có những đảng viên giữ vị trílãnh đạo quản lý, kể cả một số cán bộ caocấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống với những biểu hiện khác nhau về sựphai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhâních kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.

Trong cải cách công vụ, chúng ta hướngtới mục tiêu: Chuyên nghiệp, trách nhiệm,năng động, minh bạch, hiệu quả. Để thựchiện mục tiêu này, trước hết phải giải quyết 2vấn đề cơ bản: thứ nhất, cần có một đội ngũnhững người TTCV có năng lực và phẩmchất tốt đáp ứng được yêu cầu của công cuộccải cách hành chính. Thứ hai, bổ sung, hoànthiện hệ thống văn bản quy phạm đồng bộ,phù hợp với thực tiễn công vụ.

Thực hiên các giá trị công vụ gắn với quátrình TTCV từ việc xây dựng phát triển cácgiá trị cốt lõi, xây dựng các chuẩn mực vànhững giá trị được thể hiện ra bên ngoài trongquá trình TTCV, các giá trị công vụ được xâydựng phát triển đối với các cá nhân, tổ chứcvà ở cấp độ cao hơn là hệ thống công vụ. Mốiquan hệ giữa các giá trị công vụ, sự thể hiệnbên ngoài và các cấp độ đối với người TTCVđược biểu diễn ở sơ đồ sau:

Xây dựng hình thành và phát triển cácgiá trị cốt lõi của VHCV cần các bước đi dàivà theo một lộ trình cần được xác định sớmnhư sau:

Các cấp độ VHCV

- Cá nhân- Tổ chức- Hệ thống công vụ.

Các giá trị công vụ

- Thể hiện bênngoài- Các chuẩn mực- Các giá trị cốt lõi.

Biểu hiện củaVHCV

- Giao tiếp- Cách ra quyết định- Phong cách làmviệc.

• Rà soát, xem xét, đánh giá hiện trạng cácgiá trị VHCV

• Xây dựng chiến lược phát triển VHCV• Hình thành nhóm tiên phong trong xây

dựng phát triển VHCV, phát triển các giá trịcốt lõi

• Đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giátrong TTCV. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo mạnh, tâm huyết, sáng và sạch trongcông vụ.

• Đổi mới chế độ lương bổng cho côngchức đạt mức trung bình khá trong xã hội.

• Xây dựng hệ thống thăng tiến, khenthưởng, kỷ luật dựa trên công trạng, năng lực,

hiệu quả TTCV. Thành lập cơ quan Thẩm trađạo đức công chức.

Để xây dựng phát triển các giá trị cơ bảncủa VHCV: chuyên nghiệp, trách nhiệm,minh bạch, trung thực, khách quan, hiệuquả và phục vụ, những người TTCV phảithực hành cần, kiệm, liêm, chính. Bác Hồtừng căn dặn: Chính phủ phải lo cho dân,làm cho dân, nếu Chính phủ sai thì dân cóquyền đuổi Chính phủ. Người nói: cái gì cólợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại chodân thì hết sức tránh. Chắc ai cũng thấmđiều đó, nhất là những người có TÂM vớidân, với nước.

Page 25: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Tài liệu tham khảo:1. Ban tuyên giáo Trung Ương, Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập WTO.

2. Luật công vụ Vương quốc Anh, 2006.3. Học viện Hành chính (2012), Giáo trình

Đạo đức công vụ, NXB KH&KT, H;4. Học viện Hành chính QG (2007), Giáo

trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước,NXB KH&KT, H;

5. Trường Đại học Kinh tế quốc dân(2008), Giáo trình Quản lý nhân sự. NXBKinh tế quốc dân, H;

6. Hồ Chí Minh (1975), Về vấn đề cán bộ,NXB Sự thật, H.

7. Hồ Chí Minh (1995), Sửa đổi lối làmviệc, NXB Sự thật, H.

8. Htpp://www.vietnamnet.vn9. Viện Khoa học Thanh tra (2004), cơ chế

giám sát kiểm toán và thanh tra ở Việt Nam,NXB Tư pháp, H.

10. David Ma (2006), Thay đổi văn hóacông vụ Việt Nam, Hội nghị quốc tế về CCHCtại Hà Nội, Việt Nam, từ ngày 25 -26/11/2006, Bộ Nội vụ.

11. Điểm báo số 35/2014, Viện KHTCNN,Bộ Nội vụ.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

22

Thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở - Những nội dung cơ bản

TS. Cao Anh Đô – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

1. Đặc điểm của chính quyền cơ sởHệ thống 4 cấp của quản lý hành chính nhà

nước của nước ta hiện nay gồm: Trung ương- tỉnh, thành phố - quận, huyện và xã. Bốn cấpquản lý này được tổ chức theo một hệ thốngdọc. Từ trên xuống sẽ là trung ương - địaphương và cơ sở. Nếu nhìn dưới lên sẽ là cơsở - địa phương và toàn quốc. Đó chính là tácđộng hai chiều làm nổi bật vai trò đặc biệtquan trọng của cơ sở. Nói đến chính quyềnnhà nước ở cơ sở là nói đến chính quyền cấpxã. Xã là một khái niệm hành chính ở cơ sở,ổn định và cố định ở nông thôn.

Cơ sở nhìn chiều từ trên xuống, xét về quymô và cấp độ tổ chức là cấp thấp nhất, cấp cuốicùng. Cũng có thể coi cấp cơ sở, cấp xã là cấpnhỏ nhất. Nếu trung ương và toàn quốc đượcxem là một chỉnh thể, hệ thống của cái vĩ mô,đứng đầu là nhà nước trung ương. Cơ sởthường được xem là cái vi mô, là một tế bào,một phần tử hợp thành của cái vĩ mô - cả nướcvà toàn quốc như một cơ thể sống.

Xét theo quan hệ quyền lực, quyền hạn,

chức trách của tổ chức nhà nước, cấp cơ sở xãlà thấp nhất, nhỏ nhất. Chính quyền cấp xãcũng như hệ thống chính trị cấp xã đươngnhiên chịu sự chỉ đạo, kiểm soát của cấp trên,từ Huyện, Tỉnh tới Trung ương. Cái nhỏ nhất,thấp nhất đó còn được minh chứng bởi quymô diện tích, địa giới hành chính và số lượngdân cư mà xã quản lý.

Vấn đề là ở chỗ, cái thấp nhất và nhỏ nhấtcủa cấp xã không vì thế mà đồng nhất nó vớicái kém quan trọng nhất, cái thuộc về trìnhđộ thấp nhất đành rằng nó là cấp chịu nhiềuthiệt thòi nhất của các điều kiện hoạt độngso với các cấp khác trên nó. Sự đồng nhấtgiản lược này dù không bao giờ thành vănnhưng trên thực tế vẫn thường diễn ra trongtâm lý, ý thức, trong nhận thức của không ítcán bộ các cấp các ngành kể cả cán bộ cấptrên lẫn cán bộ ngay ở trong cơ sở xã. Nóbiểu hiện thành tâm lý chủ quan, coi thườnglẫn tâm lý tự ti, mặc cảm.

Cái nhỏ nhất không phải bao giờ cũng là cáiít quan trọng nhất. Tính chất, tầm quan trọng

Page 26: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

của mỗi cấp độ quản lý không phải do địnhlượng mà do định tính, chức năng và nhiệm vụcủa nó quy định. Cấp cơ sở cũng là những đầumối công việc, những quan hệ nhiều chiều,ngang dọc, trên dưới đan xen trong một môitrường sinh động, một không gian xác định,những quyền hành và trách nhiệm cần thực thi,nơi bộc lộ trực tiếp, cụ thể của một chínhquyền, một chế độ. Lãnh đạo, quản lý ở cấpthấp không có nghĩa là chất lượng thấp, phải cócái nhìn khoa học về vấn đề này trong cáchnhìn, cách tư duy, cách yêu cầu đối với chínhquyền cấp xã. Cái gọi là “bộ phận” “vi mô” củacấp xã phải được quan niệm một cách biệnchứng trong mối tương quan của nó với chỉnhthể quản lý nhà nước và xã hội, chỉnh thể củabản thân nó, tự nó đã là một chỉnh thể tronghoạt động, vận hành, tổ chức và điều chỉnh dùnó là một bộ phận hợp thành cơ thể sống nhànước, một cấu kiện tạo nên toà nhà xã hội.

Xã là một địa bàn chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội, nơi có cả cộng đồng dân cư hàngnghìn, hàng vạn con người sinh sống. "Cái xãhội” và “cái nhà nước’’ thu nhỏ ấy, trong hìnhthái của xã đã làm cho xã là vi mô nhưng cóý nghĩa vĩ mô khi nó hàng ngày, hàng giờ phảilo chuyện an sinh, an ninh, đoàn kết, đồngthuận và hoà hợp để phát triển cho hàngnghìn, hàng vạn con người ở cộng đồng dâncư cơ sở. Xã là một tế bào làm nên sự sốngcủa chính cơ thể nó và đem lại sự sống cho cảcơ thể lớn hơn là xã hội. Chính vì vậy nên nộilực, tiềm lực và sinh lực của xã là rất quan trọng.

Xã với tư cách là cơ sở nhìn từ dưới lên thìnó là nền tảng của nhà nước và xã hội. Đâychính là nơi diễn ra hoạt động sống của cưdân, trước hết là của nông dân, những ngườichuyên sản xuất lương thực, thực phẩm đểnuôi sống toàn xã hội. Sự ổn định của xã hộiđược bắt đầu từ cơ sở, đó là tiền đề của sựphát triển; thường thì sự không bình yên củathể chế đều bắt đầu từ chỗ lòng dân khôngyên, quy luật quản lý muôn đời là có dân thìcó tất cả, mất dân thì mất tất cả… Thuận lòngdân được nhìn một cách rõ nhất, trực tiếp nhấtlà từ những người dân cơ sở, những ngườiđược xem là cội nguồn quốc tuý Việt Nam,

phải xuất phát từ đây thì mọi hoạt động quảnlý của các cấp mới triển khai có hiệu quả.

Cho đến nay, nước ta vẫn là một nướcnông nghiệp. Nước ta hiện có hơn 11.000 xã,phường, thị trấn trong đó số xã là gần 9.000,số hộ nông dân chiếm trên 70% dân số cảnước. Hàng năm nhà nước phải chi từ ngânsách trung ương và địa phương một khoảnphụ cấp rất lớn nhưng còn bất cập, không đủđáp ứng những nguyện vọng thiết thực củangười cán bộ cơ sở.

Cơ sở xã còn là nơi chứng thực đường lối,chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nướcđi vào cuộc sống và được triển khai cụ thể rasao, bởi chính sách dù khoa học, đúng đắnđến đâu thì cũng chỉ là những khả năng khoahọc, là chủ quan của một phía từ nhữngnghiên cứu, chưa đủ để khẳng định hiệu quảnếu không đưa vào thực tiễn cơ sở phongphú, phải được vật chất hoá ở đời sống ngườidân, phải được thể chế hoá chặt chẽ qua hoạtđộng của cơ sở. Cấp xã, cấp cơ sở là cấp hànhđộng, cấp hoạt động, tổ chức thực hiện đườnglối chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhànước. Cán bộ cơ sở phải là người có năng lựcgiỏi, cọ xát và sáng tạo để tập hợp được dân,tạo nên phong trào hoạt động tự quản củatoàn dân, hướng vào phát triển chính trị, kinhtế, văn hoá, xã hội, họ phải thực sự là nhữngngười tận tâm, tận lực, gương mẫu, “thật thànhúng tay vào việc”, “nói đi đôi với làm”,“biết vận động dân cho đúng và cho khéo”,“không để sót một người nào”, “phải thực sựóc nghĩ, mắt nhìn, tai nghe, miệng nói, chânđi, tay làm” để cho “dân tin tưởng, dân yêumến, dân giúp đỡ, dân ủng hộ, dân bảo vệ”(Hồ Chí Minh).

Cơ sở quan trọng là vậy và nó càng có ýnghĩa hơn khi là lực lượng quan trọng, đạidiện cho quyền lực nhà nước nhằm phát huyđược hiệu quả của hoạt động tự quản mà ởđây chỉ có thể nói đến là thôn (làng, ấp, bản),từ đây mới thể hiện được “chính quyền ởtrong lòng dân” nhằm phát huy những gì lànội lực nội sinh của người dân cơ sở, bởi thựcchất “chủ quyền thuộc về nhân dân cùng nhaugiao các chức năng và quyền quản lý cho

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201523

Page 27: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

24

chính quyền, chứ chính quyền không tự thâncó các chức năng và các quyền”. Vậy nên thếtrận lòng dân là ở chính quyền cấp xã trongviệc nuôi dưỡng và phát huy sức dân. Cũng từđây cần đề phòng và tránh các nhận thứckhông đúng về xã, coi thường cấp xã, cán bộxã là không đúng hoặc mặt khác lại tuyệt đốihoá tầm quan trọng của xã, giao đủ mọi việc,đùn đẩy xuống xã những trách nhiệm vốnkhông thuộc của xã mà xã cũng không quánxuyến hết được. Cách làm ấy của cấp trên vôtình mở đường cho xã, khiến cho xã lại đùnđẩy việc xuống thôn, xóm và tự biện luậnrằng "thôn là cánh tay nối dài của xã”. Hậuquả là nó tiếp tục kéo dài tình trạng lộn xộn,chức năng nhiệm vụ không được thực hiệnđúng, gây cản trở rất lớn đến hoạt động sốngcủa người dân, cuối cùng hậu quả người dânphải chịu, dân cơ sở không được phát huyhoạt động tự quản của mình mà trái lại thànhchỗ “bị quản”, dân chủ biến thành “quan chủ”.

2. Hoạt động của chính quyền cơ sở đốivới cộng đồng dân cư ở địa bàn quản lý

- Đưa ra các biện pháp phù hợp để ngườidân có điều kiện tham gia quản lý nhà nước,đảm bảo người dân thực hiện tốt các quyền vànghĩa vụ công dân. "Trách nhiệm trong tổchức chính quyền phải được quy định rõ ràngvà các lĩnh vực hoạt động phải được phân biệtrạch ròi”.

- Hướng dẫn người dân trong việc giữ gìnvà phát huy các giá trị truyền thống của cộngđồng; thực hiện nếp sống văn minh trong xómlàng để người dân tăng cường thêm chấtlượng cuộc sống; phát huy tình đoàn kết củamọi người, tương thân, tương ái, đề caonhững nghĩa cử cao đẹp của những cá nhântrong cộng đồng. Trên cơ sở đó giúp ngườidân thực hiện tốt các chính sách xã hội củaĐảng và Nhà nước.

- Định hướng các biện pháp góp phần bảovệ tài sản nhà nước; giúp dân xác định đượctầm quan trọng của tài sản công, những vậtthể và phi vật thể của đất nước như môitrường thiên nhiên, rừng, biển, sông, hồ, danhlam, thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, đê điều,nguồn nước, đường dây tải điện, ngõ xóm,

đường làng cần được giữ gìn để người dânhiểu được đó là lợi ích thiết thân của mình, giađình mình và xã hội, cần giữ gìn và góp phầnxây dựng những tài sản đó ngày càng pháttriển, ngày càng tăng lên về số lượng và chấtlượng thì mới đáp ứng được yêu cầu củachính cộng đồng mình sinh sống.

- Nhà nước cần tạo ra một hành lang thôngthoáng và có trật tự trong những vấn đề nhìnvào tưởng chừng như là cục bộ, cá nhân, chiarẽ; đó là các vấn đề về dòng tộc, họ mạc, giađình. Bởi đó chính là truyền thống văn hoácủa dân tộc ta, nó sẽ trở thành nguồn lực khiđược nhân lên đúng cách, trên cái nền đó nhànước muốn hướng người dân cộng đồng vàođời sống sản xuất; xây dựng các công trìnhcông cộng, phát triển các phong trào khuyếnhọc. Giữa họ mạc, giữa xóm làng; giữa cáclàng nghề; giữa các hợp tác xã... xét đến cùngcũng chính là các tổ chức ở cộng đồng dâncư, từ đây người dân mới có sự thi đua tạonên những kết quả khích lệ. Vô hình chunglúc này nhà nước đã phát huy tác dụng "bàntay hữu hình” của mình. Sự quản lý của nhànước ở đây chính là sự quản lý trên nhữngđiều kiện sẵn có của người dân để khơi dậynhững sức mạnh nội lực của dân, phát huynhững thế mạnh mà nhà nước không có nhưngnó không vượt ngoài tầm điều chỉnh của chínhsách, chiến lược chung của quốc gia.

- Nhà nước đề ra những biện pháp chung,để góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn.Trên cơ sở thông luật chung thì người dânmới đề ra được những biện pháp cụ thể phùhợp với điều kiện sống của mình. Đặc biệt cầncó những biện pháp, phương tiện, nhân lựccần thiết, kịp thời để hỗ trợ người dân, hỗ trợnhững tổ chức tự quản của cộng đồng dân cưnhư: Ban an ninh xóm; ban kiến thiết, tổ bảovệ sản xuất, tổ hoà giải, khi những vụ việcvượt quá tầm phòng chống của người dâncộng đồng, để người dân không thấy mình côđộc "nước xa không cứu được lửa gần”.

- Hướng dẫn chung về việc ban hành cáchương ước, quy ước hay quy chế; quy định ởcác làng, thôn, xóm. Vì các hình thức "Luậtlàng” này là hoàn toàn độc lập và thậm chí là

Page 28: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201525

khác hẳn với các quy định của pháp luật. Nếukhông có hướng dẫn chung và có những biệnpháp xử lý của nhà nước thì sẽ dẫn đến nhữngthái quá trong hành xử của một số người dânhoặc một số cán bộ ở cơ sở theo kiểu “phépvua thua lệ làng” dẫn đến những tiêu cực đángtiếc. Bởi thực tế các quy định ngày nay củacộng đồng dân cư là trên cơ sở thảo luận, đồngthuận với nhau, không đặt ra các biện pháp xửphạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sứckhoẻ, danh dự, tài sản nhân phẩm. Vì vậy nêncó những việc mà cộng đồng dân cư "dĩ hoà viquý” đánh vào “tâm”, dùng sức mạnh của dưluận; của huyết thống dòng tộc để răn dạy, đểràng buộc thì nhìn trên bình diện chung nhữngviệc đó lại vi phạm pháp luật nhà nước. Chínhvì vậy, vai trò của nhà nước là ngay từ khi soạnthảo các hình thức "luật làng” trên cần có sựhướng dẫn cụ thể trên cơ sở phù hợp với điềukiện của mỗi xóm làng, mỗi cộng đồng dân cưở cơ sở.

3. Những nội dung để xây dựng và củngcố chính quyền cơ sở

Tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ ChíMinh viết "Chúng ta phải hiểu rằng các cơquan của chính phủ từ toàn quốc đến các làng,đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vácviệc chung của dân, chứ không phải để đè đầudân như trong thời kỳ dưới quyền thống trịcủa Pháp, Nhật”

"Các công việc của Chính phủ là phải nhằmvào một mục đích duy nhất là mưu cầu tự dohạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủnhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dânlên trên hết thảy”. Chính quyền cơ sở chính lànơi thể hiện cụ thể nhất tinh thần đó.

- Các cải cách công việc hành chính đểchính quyền luôn luôn thực hiện nghiêmnhững quy định của một tổ chức công quyền,thực hiện nghiêm túc luật hành chính công.

- Làm cho chính quyền gắn bó mật thiếtvới nhân dân, dựa vào dân, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân trong mọi mặt của đờisống xã hội.

- Tăng cường sự kiểm soát của nhân dânđối với bộ máy tổ chức và cá nhân phụ tráchtrong chính quyền. Sự kiểm soát chặt chẽ của

nhân dân đối với công việc của chính quyềnsẽ làm hạn chế bệnh quan liêu của chínhquyền cơ sở.

- Xây dựng bộ máy chính quyền cơ sởtrong sạch vững mạnh, giáo dục đội ngũ cánbộ chính quyền cơ sở ngăn ngừa sự tha hoá,biến chất của một số bộ phận cán bộ trongchính quyền cấp cơ sở.

- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạocủa Đảng uỷ cơ sở đối với chính quyền cơ sở,đảm bảo cho chính quyền cơ sở, đảm bảo chochính quyền cơ sở được phát huy.

a. Dân chủ là tính chất nhà nước. Có 3 ýnghĩa sau:

Thứ nhất, dân chủ trong xã hội đã được tổchức thành quyền lực nhà nước của giai cấpthống trị. Đó là một tất yếu, phê phán một chếđộ dân chủ cũ và xây dựng một chế độ dânchủ mới không thể không thấu triệt sự thậtkhách quan này.

Thứ hai, dân chủ không thể là hành độngtheo ý muốn tuỳ tiện của từng cá nhân cô lập,tự do của người này phá hoại tự do của ngườikia tạo ra sự chồng chéo, hỗn loạn toàn bộ xãhội. Dân chủ phải được triển khai đảm bảocho mọi người đều có quyền tự do, có lợi íchriêng, nhưng tất cả phải được thực hiện theoyêu cầu phát triển chung của đất nước. muốnthế thì dân chủ phải có định hướng chung,phải tổ chức thành nhà nước; phải hoạt độngtheo luật pháp, kỷ cương thống nhất.

Thứ ba, dân chủ phải được tổ chức thành nhànước, thành quyền lực công nhưng nhà nước ởđây tự nó không có quyền mà được uỷ quyền từdân (dân uỷ quyền chứ không mất quyền - cácnhà nước tư sản không thể làm được như vậy).Đó là sứ mệnh lịch sử của CNXH, sứ mệnhđưa nhân dân đến ấm no, hạnh phúc.

b. Quy chế dân chủ của nhà nước ta gópphần đ�y mạnh hoạt động tự quản

Tổ chức XHCN của chế độ dân chủ vô sảnlà ở chỗ: một là, các cử tri đều phải là quầnchúng lao động; hai là, mọi thủ tục và nhữnghạn chế có tính chất quan liêu đều bị xoá bỏ,quần chúng tự quy định lấy thể thức và thờihạn bầu cử, hoàn toàn có quyền tự do bãimiễn những người mà họ đã bầu ra; ba là,

Page 29: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

hình thành một tổ chức quần chúng tốt nhấtcủa đội tiền phong của những người laođộng... Làm thế nào để thực sự toàn thể nhândân đều được làm chủ trong thực tế. Ngoài racần xây dựng một chế độ tự quản như là mộthình thức của dân chủ vô sản. Từng bước thiếtlập được một nền tự quản địa phương hết sứcrộng rãi.

Thật vậy, trong suốt tiến trình đi lên củacách mạng Việt Nam, một bài học kinhnghiệm căn bản và xuyên suốt các thời kỳ đólà bài học "cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng”. Bài học này đã được chính quyền nhànước ta quán triệt trong phương châm "dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và chủtrương thực hành dân chủ trong nhân dân với“Quy chế dân chủ cơ sở” như một sự khẳngđịnh vững chắc rằng người chủ thực sự củađất nước là những người dân, và nó phải xuấtphát từ nền móng đầu tiên là cơ sở và khôngthể có sự phát triển nếu không có sự tham giacủa người dân ở cộng đồng dân cư cơ sở vớitư cách là người chủ của quá trình phát triển.Sự phát triển của cộng đồng dân cư cơ sởchính là sự phát triển của một người dân trêntâm thế là một công dân của nhà nước ViệtNam dù họ đại diện cho một thể chế chínhthống hay không chính thống nào trong xãhội. Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 củaBộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quychế dân chủ ở cơ sở được cụ thể bằng Nghịđịnh số 29/NĐ-CP ngày 15/5/1998 và Nghịđịnh số 70/NĐ-CP ngày 07/7/2003 ban hànhQuy chế dân chủ ở xã thay thế cho Nghị định29/NĐ-CP là một bước tiến dài trong việcthực thi quyền lực nhà nước; phát huy dân chủvà xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Nội dung của Quy chế dân chủ bao gồm:Chương I: Những quy định chung về quy

chế dân chủChương II: Những việc cần thông báo để

nhân dân được biết, gồm 14 loại công việc màdân cần được thông báo rõ và 6 điều về cáchình thức tiến hành thông báo đến dân.

Chương III: Những việc dân bàn và quyếttrực tiếp. Trong chương này nêu lên 6 khoản mànhân dân cần được tham gia trực tiếp đóng góp

ý kiến của mình. Những phần hoạt động nàyliên quan trực tiếp đến hoạt động sống của cộngđồng dân cư trong thôn, làng, ấp, bản. Nhân dâncòn được bàn những khoản họ cần đóng góp vàcách thức đóng góp như thế nào để xây dựngquê hương mình, qua đó thể hiện sự lãnh đạo,quản lý sâu sát của Đảng và chính quyền vớihoạt động của cộng đồng dân cư cơ sở

Chương IV: Quy chế đề cập đến quy phạmthực hiện những mối liên hệ của nhân dân đốivới các cơ quan chính quyền cấp trên. Nhữngquy định này quan tâm rất cụ thể đến nhữnghoạt động cũng như suy nghĩ của người dân

Chương VI: Đề ra những quy định dànhcho xây dựng cộng đồng dân cư như quy địnhxây dựng hương ước, xác định vị trí xã hộimang tính chất chủ chốt trong cơ cấu xã hộixóm thôn. Đây là một sự thể chế hoá pháp luậtnhà nước tạo nên một mối quan hệ gần gũigiữa chính quyền với người dân. Tạo ra mộtthiết chế chính trị ở cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Thông qua văn bản này đã thể hiện quanđiểm của nhà nước ta đối với việc phát huyquyền làm chủ của người dân cơ sở, thu húthọ cùng tham gia quản lý, kiểm tra, kiểm soátnhà nước, khắc phục tình trạng quan liêu, mấtdân chủ. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã quy địnhnhững quyền của người dân ở cơ sở, nhữngthông tin liên quan đến chủ trương, chínhsách, pháp luật của nhà nước, nhất là nhữngthông tin liên quan trực tiếp đến đời sống dânsinh. Đặc biệt, để thực hiện phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”,Quy chế đã quy định cơ chế dân chủ ở cơ sởthực hiện dưới 2 hình thức: Dân chủ trực tiếpvà dân chủ đại diện; trong đó dân chủ trực tiếplà quan trọng hơn ở cấp cơ sở, điều này cũngtrùng khớp với cơ chế hoạt động tự quản củacộng đồng hay nói đúng hơn là nhà nước đãtạo điều kiện cho hoạt động tự quản ở cơ sởđược phát huy thêm hiệu quả; với Quy chếnày đã tạo điều kiện nâng cao nhận thức,khuyến khích người dân thực hiện quyền làmchủ, khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo, sứcmạnh vật chất và tinh thần của nhân dân đểphát triển kinh tế xã hội, cải thiện và nâng caođời sống cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

26

Page 30: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Như vậy là, Nhà nước ta luôn coi trọng vaitrò của nhân dân trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội, nâng cao quyền lợi chính trịcủa mỗi một người dân. Để người dân thựcsự tham gia một cách tích cực, tự nguyện vàocông việc chung của xã hội thì phải đặc biệtchú trọng vấn đề dân chủ. Nhà nước ta xácđịnh muốn có dân chủ thì người dân phải biếtđược mọi việc. Điều này chúng ta đã làm khátốt do các phương tiện thông tin đại chúngkhá phong phú... tuy nhiên đó chỉ là mộtchiều từ trên xuống, từ ngoài vào còn sự phảnhồi của người dân cơ sở thì sao? Để ngườidân thực sự tham gia vào quá trình phát triểncủa cộng đồng và của đất nước thì đòi hỏiphải có sự “tự thân” “tự chủ” “tự giác” tức làhoạt động tự quản của chính mỗi một ngườidân. Ở đây thông tin đầy đủ, kịp thời là rấtquan trọng cho đời sống cộng đồng dân cư cơsở, nhất là những thông tin kinh tế ở cơ sở vềquy hoạch sản xuất, kế hoạch chuyển đổi cơcấu kinh tế (cây trồng, vật nuôi); điều chỉnhđất đai (đất sản xuất và đất ở), chủ trương“dồn điền, đổi thửa” giữa các hộ để tạo thuậnlợi cho sản xuất kinh doanh theo cơ chếkhoán hộ, coi kinh tế hộ gia đình là đơn vịkinh tế cơ bản và tự quản ở cơ sở; kế hoạchmở mang ngành nghề, tạo việc làm, xây dựngcác công trình phát triển kinh tế và phục vụdân sinh; các chủ trương chính sách vay vốnngân hàng để xoá đói giảm nghèo, các dự ánđầu tư tại địa phương và cơ sở, các nguồnvốn huy động, các nguồn hình thành ngânsách xã, hiện trạng thu chi ngân sách... Ngoàinhững thông tin kinh tế nêu trên, dân cònnhận được thông tin về các vấn đề chính trị -xã hội, nhất là những dự kiến nhân sự tronglãnh đạo, quản lý ở xã được đưa ra để thuthập ý kiến của dân. Nhận biết được thông tinlà sự khởi đầu rất quan trọng để cộng đồngdân cư ở cơ sở phát huy hoạt động tự quảntrong một môi trường dân chủ.

Bên cạnh đó nhà nước cũng cần quan tâmvấn đề “dân bàn”; bàn để đào sâu củng cố; tìmra những kinh nghiệm, tìm ra phương hướngtrên cơ sở những điều đã biết. Để “bàn vấn đềnào đó cho thông suốt thì phải có chương

trình, lập kế hoạch trước, nói rõ những ưunhược, vướng mắc cần giải quyết từ thực tế đểdân bàn. Khi người dân cơ sở được bàn bạc,thảo luận và quyết định tập thể bởi sự nhất tríhành động theo đa số. Đó là hoạt động tựquản, quyền dân chủ trực tiếp của dân, nhất làmức đóng góp, mục đích và kế hoạch chidùng các khoản đó vì lợi ích chung.

Quan trọng hơn là “dân làm”, điều này phảiđược thể hiện bằng hành động cụ thể, làm saoqua hành động đó bộc lộ được những khả năng,năng lực tự làm của người dân cơ sở với cácchương trình của nhà nước. Việc kiểm tra,giám sát công việc nhà nước lại là yếu tố thểhiện rõ tính chủ động tích cực của người dâncộng đồng cơ sở, ở đây dân được cử các đạidiện của mình vào việc kiểm tra giám sát, nhấtlà trong lĩnh vực kinh tế tài chính thông qua cácban thanh tra nhân dân. Ngoài ra, người dân cơsở cũng có quyền góp ý, kiến nghị, khuyếnnghị, khiếu nại với chính quyền cơ sở và cáccấp trên về những vấn đề mà chính quyền đưara để trưng cầu dân ý trước khi quyết định.

Mặc dù Quy chế dân chủ ở cơ sở cần phảitiếp tục hoàn thiện trong quá trình tổ chứcthực hiện, song nó đã phản ánh tư tưởngquyết tâm của nhà nước ta trong thực hiện vàphát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Hơn ai hết, chính người dân ở cộng đồngcơ sở mới hiểu hết hiện trạng mà họ đangsống và họ trăn trở để thoát khỏi hoàn cảnhhiện tại như thế nào. Vì thế, họ mới đưa ranhững quyết định trên cơ sở vốn kiến thứcbản địa mà cộng đồng đã tích luỹ được vàthực hiện những kế hoạch đó để làm biến đổihoàn cảnh của chính họ, tất cả đó là cả quátrình hoạt động tự quản của cộng đồng dân cưở cơ sở và quá trình hoạt động đó không thểphát huy tốt nếu thiếu dân chủ, một môitrường dân chủ và thể chế dân chủ lành mạnhdo nhà nước đề ra. Do vậy, phát huy dân chủlà yếu tố quan trọng để người dân chủ độngđến với các chương trình của địa phương vàquốc gia. Một khi người dân được hiểu, đượcbiết, được bàn, được làm và kiểm tra, kiểmsoát thì họ sẽ hoạt động tự quản tích cực hơnvào các chương trình của cộng đồng.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201527

Page 31: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

28

Việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng và sửdụng người có tài năng có vị trí đặcbiệt quan trọng và trở thành chiến lược

của nhiều nước trên thế giới. Mỗi nước cónhững cách tiếp cận khác nhau về thu hút,trọng dụng người có tài năng, nhưng mục đíchcuối cùng vẫn là làm thế nào để có được mộtđội ngũ những người có năng lực thực sự, cóđạo đức nghề nghiệp vào làm việc trong các cơquan của chính quyền. Trong phạm vi bài viếtnày tác giả giới thiệu kinh nghiệm của 6 nướccó nền kinh tế khá phát triển, với nền hànhchính hiện đại, đó là: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, NhậtBản, Trung Quốc, Singapore và những kinhnghiệm liên quan mà các nước trên thế giới,đặc biệt là các nước thuộc Tổ chức hợp tácphát triển kinh tế (OECD) đang sử dụng để thuhút và trọng dụng người có tài năng trong nềncông vụ. Trên cơ sở đó rút ra một số bài họckinh nghiệm có thể áp dụng phù hợp với điềukiện Việt Nam.

1. Kinh nghiệm về thu hút người cótài năng.

- Tạo nguồn bằng công tác giáo dục tàinăng trong trường đại học của Cộng hòaLiên bang Đức.

Nước Đức đã nhận thức được vai trò củagiáo dục đại học và sử dụng hệ thống giáo dụcđại học như là một thể chế tạo ra những thế hệtự phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên đầu tưcho giáo dục khoa học tại các trường đại học,tổng ngân sách đầu tư cho giáo dục của Đứchàng năm là 5% GDP, trong đó giáo dục đạihọc cao đẳng chiếm 24%. Đại học được giaoquyền tự chủ và có tiếng nói rất quan trọngtrong việc phản biện các chính sách, các vấnđề về khoa học công nghệ. Hiện tại Đức cókhoảng 320 trường đại học, cao đẳng và thu

hút hơn 2 triệu sinh viên. Đội ngũ giảng viênđại học hơn 110 nghìn người, trong đó có 40nghìn người là giáo sư.

Những đặc điểm nổi bật của hệ thống đạihọc Đức là: Thứ nhất, sự thống nhất giữa giáodục đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhữngnhà khoa học lớn đều là những người thầy củacác thế hệ trẻ tài năng. Thứ hai, tự do dạy,giảng dạy tự do gắn liền với hoạt động nghiêncứu độc lập và không cuộc sống nghiên cứuđộc lập sẽ không có giảng dạy tự do. Thứ ba,tự do học, tự do chọn trường, tự do lựa chọngiáo sư, ngành học, cách học và thời gian học.Người sinh viên được đối xử như một ngườitrưởng thành, độc lập, tự do và có trách nhiệmvới công việc của mình. Thứ tư, Chính phủĐức từ trước đến nay đặt ra những tiêu chuNnnghiêm ngặt trong việc tuyển chọn nhân sựcho các trường đại học. Chính phủ có thể canthiệp nếu thấy cần thiết trong một số trườnghợp nhằm đảm bảo tính trung thực, phát huyvà nuôi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước.

- Tuyển chọn các tài năng quản lý củaNhật Bản

Hàng năm Viện Nhân sự Nhật Bản, cơ quannhà nước độc lập với các bộ mở 3 kỳ thi. Kỳthi tuyển chọn công chức loại I (cấp cao) vàcác kỳ thi tuyển chọn công chức loại II và loạiIII (cấp thấp). Những người trúng tuyển kỳ thiloại I sẽ được đào tạo để trở thành cán bộ lãnhđạo trong tương lai. Còn những người trúngtuyển các kỳ thi loại II, loại III sẽ làm các côngviệc chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Kỳ thituyển loại I được mở hàng năm vào tháng 6.Nước Nhật mỗi năm tuyển khoảng 1.000 cánbộ loại này, nhưng số người dự thi gấp hơn 50lần. Số người thi thường là các sinh viên ưu túđã qua các kỳ thi trước khi tham dự kỳ thi này.Ví dụ, họ phải đỗ vào các trường đại học lớn,

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về thu hút và trọng dụng người

có tài năng cho nền công vụTrần Văn Ngợi - Q. Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Page 32: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201529

trong suốt quá trình học tập, thành tích phảixuất sắc. Theo thống kê thì có tới một nửa sốngười thi trúng tuyển vào kỳ thi loại I đều làsinh viên ưu tú của đại học Tokyo, hầu hết làcác sinh viên khoa luật và khoa kinh tế.

Trong số trên 1.000 cán bộ mới đượctuyển chọn mỗi năm có khoảng một nửa làcông chức hành chính, số còn lại là côngchức chuyên môn kỹ thuật. Công chức hànhchính xuất thân từ khoa luật, khoa kinh tếhầu hết trở thành lãnh đạo cao cấp ở các bộ.Công chức chuyên môn kỹ thuật cũng có thểtrở thành lãnh đạo ở một số bộ liên quan đếnkhoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên như BộGiao thông, bưu điện, xây dựng, nôngnghiệp… Sau khi đỗ kỳ thi loại I, các quanchức tương lai được quyền chọn nơi làmviệc. Có một số bộ ứng cử viên quá đông,nên họ lại phải dự thi một lần nữa. Tại Nhật,Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và thươngmại quốc tế, Bộ Ngoại giao, Cục Kinh tế kếhoạch là những nơi có mức độ cạnh tranh gaygắt nhất. Các bộ này mỗi năm chỉ nhận 25công chức mới, nhưng số người thi vào caogấp nhiều lần.

- Tuyển chọn quan chức của Hoa Kỳ (Mỹ)Quan chức Liên bang của Mỹ chiếm

khoảng 3,2 triệu người và 1,5 triệu người kháclà công chức của các bang, hơn 5 triệu ngườilàm việc cho chính quyền địa phương. Việctuyển chọn quan chức Liên bang trong nhữngnăm trước đây tương đối đơn giản, chủ yếudựa vào sự bảo trợ của Tổng thống. Nhiều nămtiếp theo, số quan chức được tuyển dụng theokiểu bảo trợ ít dần, các quan chức được tuyểnvào là những người tài năng, do Ủy ban Côngchức lưỡng đảng chịu trách nhiệm tuyển dụngvà bổ nhiệm. Có tới 90% quan chức được Ủyban này tuyển chọn một cách công khai trênkhắp đất nước.

Tuy vậy, đến năm 1980, nhiều người Mỹchỉ trích về hoạt động kém hiệu quả của độingũ quan chức Liên bang. Sau khi thắng cử,năm 1978 Carter ban hành Đạo luật Cải tổquan chức, Văn phòng Quản lý nhân sự đượcthành lập, có nhiệm vụ tuyển dụng, trả lương,kiểm tra và phân loại quan chức theo các tiêuchuNn tài năng và sa thải quan chức. Điểm thayđổi quan trọng nhất của đạo luật cải tổ quanchức là thành lập ra một nhóm 8.000 nhà quảnlý cao cấp trong đội ngũ quan chức. Những

người này được giao nhiệm vụ khác nhau, phảiluân chuyển nhiều vị trí làm việc, nhưng đổilại được hưởng lương rất cao nếu hoàn thànhxuất sắc công việc.

Như vậy, có thể thấy phương pháp tuyểnchọn quan chức của Mỹ có một không hai trênthế giới. Một đội ngũ quan chức được tổngthống và đảng phái bảo trợ làm việc song songvới đội ngũ công chức đông đảo thường đượctuyển chọn thông qua các cuộc cạnh tranh, thituyển công khai. Tuy nhiên, tốc độ thay thế độingũ quan chức trong chính quyền liên bang rấtnhanh. Năm 1993, báo cáo của Thượng việnMỹ cho biết có tới 30% tổng số quan chứcđược bổ nhiệm đã rời khỏi chức vụ này sau 18tháng và 50% trong số đó đã nghỉ hưu sau 27tháng. Rõ ràng nhiều người được bổ nhiệm vàtìm cách để được bổ nhiệm như là một cách“đánh bóng lý lịch”. Sau khi có được một sốkinh nghiệm trong các cơ quan lập pháp, hànhpháp, họ trở về làm việc cho các công ty tưnhân và kiếm nhiều lợi lộc hơn.

- Tư tưởng chiến lược về bồi dưỡng vàgiáo dục người có tài năng của Trung Quốc

Đặng Tiểu Bình cho rằng, bồi dưỡng vàgiáo dục nhân tài là vấn đề có tính chiến lược.Bởi vì, xây dựng và hiện đại hóa đất nước đòihỏi phải bồi dưỡng hàng loạt người có tài năngđủ tiêu chuNn. Giáo dục tài năng phải đạt đượcba mục tiêu: hướng tới hiện đại hóa, hướng rathế giới và hướng tới tương lai. Khi tiến hànhtuyển chọn phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau:Thứ nhất, có cả đức và tài. Thứ hai, chọnngười hiền đức, dùng người có năng lực. Thứba, nguyên tắc về việc chọn người. Thứ tư,nguyên tắc tùy tài mà sử dụng. Cách thức pháthiện và nhận biết tài năng là: phỏng vấn điềutra; đăng báo mời; thu thập thông tin, tìmnhững tác giả, những công trình khoa học nổitiếng để phát hiện người có tài năng; thi tuyển;tiến cử và tự tiến cử...

- Chính sách thu hút người có tài năngcủa Singapore

Singapore được đánh giá là quốc gia cóchính sách thu hút tài năng từ nước ngoài bàibản nhất thế giới. Ngay từ khi mới lên cầmquyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xácđịnh rõ người có tài năng là yếu tố then chốtquyết định khả năng cạnh tranh và phát triểncủa nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt nhữngnăm qua, thu hút người có tài năng, đặc biệt là

Page 33: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

30

tài năng từ nước ngoài đã trở thành chiến lượcưu tiên hàng đầu của Singapore.

Năm 1998, Singapore thành lập Ủy bantuyển dụng tài năng Singapore. Chính sáchchính của Singapore là chào đón người có tàinăng từ nước ngoài vào bộ máy nhà nước.Chính phủ Singapore tuyển chọn người có tàinăng dựa trên năng lực, khả năng đóng gópchứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc củangười nhập cư. Trong số 4,5 triệu lao độngSingapore có tới 25% là người nước ngoài.Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ códuy nhất 2 người bản địa. Singapore có quyđịnh rõ lương của lao động bình thường ởSingapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặccao hơn chút ít. Còn với lao động nước ngoàicó kỹ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởnglương theo mức của tài năng, họ còn đượcphép đưa người thân sang sống cùng. Họ đượccấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tạiSingapore chỉ trong vài ngày.

2. Kinh nghiệm trọng dụng người cótài năng.

- Sử dụng người có tài năng củaTrung Quốc

Để có thể thu hút, sử dụng được người tài,Đặng Tiểu Bình cho rằng: Trước hết phải đổimới các quan niệm sử dụng người tài, đó làphải tin tưởng tri thức và phNm chất chính trịđể cho người tài có vị trí tương ứng với khảnăng của họ. Hai là, cần phải bảo vệ tốt tàinăng như bảo vệ quyền sở hữu tri thức, bảo vệquyền lợi hợp pháp của tài năng, đảm bảo địavị tương xứng với năng lực của họ. Ba là, tốiưu hóa việc bố trí nguồn lực tài năng. Điềuchỉnh cán bộ tài năng chủ yếu tập trung ở cácthành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân,Thượng Hải về các tỉnh nhằm giúp giảmnhanh mức độ chênh lệch về phát triển giữanông thôn và thành thị; điều chỉnh tài năngcho phù hợp với ngành nghề được đào tạonhằm khắc phục tình trạng có ngành thừa,ngành thiếu người có tài năng. Bốn là, ra sứctiếp thu tri thức khoa học công nghệ, quản lýtừ nước ngoài. Năm là, tạo ra bầu không khícạnh tranh giữa các tài năng nhằm chống lạikhuynh hướng bình quân chủ nghĩa. Sáu là,đãi ngộ xứng đáng đối với trí thức trong nước.Bảy là, khuyến khích Hoa kiều về nước làmviệc đảm nhiệm chức vụ cao trong nhiều lĩnh

vực chủ chốt như khoa học công nghệ, tàichính, ngân hàng…

- Đào tạo công chức lãnh đạo, quản lý củaNhật Bản

Sau khi được tuyển chọn vào các bộ, côngchức lãnh đạo, quản lý được chú trọng đào tạotheo hai giai đoạn: đào tạo để có kinh nghiệmlàm việc thông qua nhiều cơ quan khác nhautrong bộ và ngoài bộ, tiếp theo là tổ chức cáclớp tập huấn, bồi dưỡng ở nhiều cấp khácnhau. Mỗi năm có nhiều khóa bồi dưỡng, mỗikhóa kéo dài 4-5 tuần, nhằm cập nhật các kiếnthức về hành chính, kinh tế chính trị Nhật Bảnvà thế giới. Ngoài ra ở các cấp trưởng phòng,hàng năm có những lớp bồi dưỡng do ViệnNhân sự tổ chức, một mặt để giúp nắm bắtđược những vấn đề mới trong quản lý, xuhướng phát triển kinh tế, chính trị, mặt khácgiúp cán bộ có dịp đặt quan hệ với nhau, tạođiều kiện hợp tác giữa bộ này với bộ khác.

Về phần đào tạo kinh nghiệm có thể khảosát cụ thể trường hợp Bộ Tài chính. Các côngchức tài năng mới (tài năng tiềm năng) trongnăm đầu được phân vào làm việc ở phòng tưliệu, chủ yếu là tập sự. Đến năm thứ 3, có thể5 hoặc 6 người được cử ra nước ngoài 2 hoặc3 năm để học tập về quản lý kinh doanh hoặckinh tế ở các trường đại học. Số còn lại, đượcgiải phóng khỏi công việc để tham gia khóađào tạo khoảng 300 tiết, mỗi tiết kéo dài 3 giờvề kinh tế học vĩ mô, vi mô, thống kê, kế toán,tài chính… Như vậy, sau 3 đến 4 năm các côngchức tài năng trẻ đã có kiến thức bậc cao vềkinh tế học. Lúc này họ được giao nhiệm vụlàm trưởng nhóm trong một bộ. Sau 2 năm ởđây, công chức này được cử đi công tác tại mộtthành phố hoặc các huyện để làm giám đốc cơquan thu thuế. Giám đốc thường là các côngchức trúng tuyển kỳ thi loại II, làm việc lâunăm, mỗi năm Bộ Tài chính giành 25 suất đểnhận công chức trẻ. Sau một năm làm việc tạiđây công chức này lại được điều về bộ, giữchức phó phòng và tham gia vào quá trình xâydựng chính sách. Suốt 10 năm tiếp theo, đượccử làm việc trong nhiều phòng, nhiều nhiệmvụ khác nhau. Mỗi nơi khoảng 2 năm để nắmcác chính sách của bộ, và có tầm nhìn rộng hơnđể khi quyết định có cân nhắc lợi, hại ở nhiềulĩnh vực.

Sau thời gian này, công chức tài năng nàyđược cử đi về địa phương để làm phó trưởng

Page 34: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201531

ty của bộ hoặc ra nước ngoài làm tham tánkinh tế. Sau 3-4 năm lại điều về giữ chứctrưởng phòng, trong 6 năm liên tiếp, nhưngđược chuyển từ phòng này sang phòng khác.Sau đó lại được cử làm trưởng ty ở địaphương, hầu hết những người trúng tuyển kỳthi loại I đều đạt tới chức vụ này. Một số kháctài năng hơn, có thể giữ chức vụ trưởng ở bộ,hoặc được thu xếp làm việc tại các cơ quan bênngoài có quan hệ mật thiết với Bộ Tài chínhhoặc làm giám đốc công ty tư nhân. Trong sốcác vụ trưởng, vài người xuất sắc được cử làmtrợ lý bộ trưởng, và sau đó là thứ trưởng.

- Đào tạo quan chức lãnh đạo củaHoa Kỳ

Các quan điểm đào tạo lãnh đạo ở Mỹ xuấtphát từ một số luận cứ: Thứ nhất, quá trìnhtoàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đã nảy sinh rấtnhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi lãnh đạo phải cónăng lực cao hơn. Thứ hai, nước Mỹ cầnnhững nhà lãnh đạo chủ động, tích cực để cóthể ứng phó trước những thay đổi của thế giới.Thứ ba, đặc trưng quan trọng của việc học tậpđể trở thành một nhà lãnh đạo là dựa vào chínhniềm tin và sự lựa chọn của con người đó.

Từ những năm 1990, chương trình đào tạolãnh đạo theo các quan điểm mới được thực thithông qua các dự án thử nghiệm. Một số trườngđại học được các quỹ tài trợ đã tiến hành pháttriển các khóa đào tạo lãnh đạo theo hướng liênngành. Hầu hết các trường được tham gia dự ánlà những trường đã có kinh nghiệm trong việcđào tạo lãnh đạo ở Mỹ. Chương trình đào tạolãnh đạo tập trung vào một số kỹ năng cơ bản:(i) Tự đánh giá về bản thân, khả năng nhậnthức; (ii) Xây dựng kỹ năng cá nhân như giảiquyết mâu thuẫn, tư duy sáng tạo, khả nănggiao tiếp; (iii) Kỹ thuật giải quyết vận dụng;(iv) Giáo dục kiến thức về văn hóa; (v) Phục vụvà cống hiến, môn học này giúp người học hiểurõ trách nhiệm của mình với tổ chức, với quốcgia; (vi) Chính sách công…

- Chính sách trọng dụng người có tàinăng của Singapore

Cùng với việc chào đón tài năng ngoại vàobộ máy nhà nước, Singapore có những chínhsách ưu đãi nhằm trọng dụng người có tài năngnhư có hẳn một chính sách về trả lương caocho người tài. Các Bộ trưởng Singapore cómức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở

những quốc gia phát triển. Một phần chínhsách này muốn hạn chế nạn tham nhũng, minhbạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho cácBộ trưởng dành hết tâm sức cho công việcquản lý hoạch định chính sách. Bên cạnh đó,Singapore tăng cường đầu tư, trợ cấp cho giáodục. Singapore có đội ngũ lao động cấp caohàng đầu thế giới, họ tạo ra năng suất vô cùnglớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và cóthái độ làm việc tích cực. Nhưng để có đượcđiều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vàoviệc đào tạo cả một thế hệ thông qua conđường giáo dục.

Singapore có chính sách nhằm tạo đượcniềm tin rằng người tài luôn đứng ở vị trí cao.Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạoniềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thunhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọngvà được vinh danh là rất lớn.

- Đào tạo quan chức tại Trường Hànhchính quốc gia (ENA) của Cộng hòa Pháp

Được thành lập vào năm 1945, ENA làtrường đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp cao củaPháp, tập trung vào phát triển năng lực lãnhđạo. ENA tổ chức đào tạo các khóa dài hạn vàngắn hạn cho các quan chức Pháp và quốc tế,chủ yếu là đào tạo mang tính liên ngành, liênbộ và đào tạo mang tính thực hành. Đối tượngđào tạo là công chức lãnh đạo trung ương, địaphương và học viên quốc tế. Nội dung đào tạorất đa dạng, phong phú và linh hoạt theo yêucầu cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, hànhchính, tài chính, nhân lực, xã hội, hiện đại hóanhà nước, ngoại giao.

Theo quy định, có ba đối tượng được dự thivào học dài hạn tại ENA: Thứ nhất, sinh viêntốt nghiệp đại học hoặc trình độ Master 1, dưới28 tuổi, chiếm khoảng 50% số chỉ tiêu. Thứhai, các công chức đang làm việc, tuổi khôngquá 40, có 5 năm công tác, trong quá trình họcđược hưởng nguyên lương. Loại này chiếmkhoảng 40% số người thi vào ENA hàng năm,để chuNn bị cho họ thi vào ENA, hàng năm có100 - 150 suất học bổng cho công chức. Thứba, các thành phần khác, như tư nhân, các dânbiểu, tổ chức phi Chính phủ, yêu cầu tuổi dưới40, có 8 năm kinh nghiệm công tác. Với đốitượng này, họ cũng được nhà nước cấp kinhphí đào tạo trước 1 năm để thi vào ENA. Đốitượng này chiếm khoảng 10% chỉ tiêu.

Page 35: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

32

Sau khi thi tuyển trong toàn quốc, sẽ lấy 80-100 người đào tạo tập trung trong thời gian 27tháng. Khi trúng tuyển họ được coi là côngchức và được hưởng lương công chức. ENAphải đào tạo sao cho sau 27 tháng, họ ra trườngđảm nhận chức vụ, có đủ khả năng ra nhữngquyết định quản lý hợp lý. Chương trình học ítlý thuyết, chủ yếu học qua các tình huống thựctế điển hình, đến 90% chương trình đào tạodựa trên các tình huống thực tế. Giáo viên lànhững công chức của các bộ được mời đếngiảng dạy và đưa ra những tình huống cho họcviên xử lý.

Do học chủ yếu thông qua công việc, nên ítnhất 50% thời gian khóa học là học thực tế tạicác cơ quan hành chính. ENA xác định mộtcông chức có năng lực và có khả năng thăngtiến phải đáp ứng hai điều kiện: (1) Là mộtchuyên gia về hành chính, luật, kinh tế; (2) Làmột cán bộ quản lý giỏi. Học viên tốt nghiệpENA phải có hai yếu tố này. Họ có quyền lựachọn nơi làm việc hoặc được phân công côngtác tuỳ theo kết quả học tập của mình.

3. Một số vấn đề rút ra từ việc nghiêncứu kinh nghiệm của một số quốc gia về thuhút, trọng dụng người có tài năng.

Thứ nhất, đặc điểm nổi bật và khác biệtcủa công chức tài năng.

Công chức tài năng là nhóm công chứcđược bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao(công chức cấp cao) trong các cơ quan củaChính phủ, có trình độ, năng lực chuyên mônmang tính tổng hợp, hoặc cũng có thể quản lýnhững cơ quan chuyên ngành sâu. Số nàychiếm tỷ lệ khoảng 1,5% đến 3% số công chứccủa nền công vụ (nguồn: worldbank). Để đượccoi là công chức có tài năng và sau này có thểđược cất nhắc, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạochủ chốt, họ phải trải qua các cuộc tuyển chọnnghiêm ngặt, được đào tạo nhiều hơn so vớinhững công chức bình thường. Đây là nhữngngười sẽ được hưởng mức lương và địa vị caotrong xã hội. Sự thăng tiến về nghề nghiệp củađối tượng này tùy thuộc vào trình độ, năng lựcvà hiệu quả công việc.

Thứ hai, vị trí do người có tài năng nắmgiữ trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Đội ngũ công chức tài năng khi được bổnhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý cấp caosẽ là cầu nối hữu hiệu giữa công tác hoạchđịnh chính sách và thực thi chính sách. Đội

ngũ này có thể tham mưu cho Chính phủ cóquyết sách phù hợp với tình hình tài chính vànguồn nhân lực hiện có. Kinh nghiệm trongquá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã tạođiều kiện cho đội ngũ công chức cấp cao xâydựng và hướng dẫn triển khai thực hiện cácchiến lược.

Thứ ba, về cấu trúc của đội ngũ côngchức cấp cao trong nền công vụ.

Đội ngũ công chức cấp cao trong mô hìnhcông vụ chức nghiệp giống như một “câu lạcbộ khép kín”. Được tuyển chọn rất sớm trongcuộc đời chức nghiệp của mình, các ứng cửviên được đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cáccông chức tài năng và đi theo một lộ trình chứcnghiệp thăng tiến. Điểm bất lợi của hệ thốngnày là chỉ lựa chọn được những người đã cósẵn mà không tạo được sự cạnh tranh cao đểchọn được những người tốt nhất từ nhiềunguồn khác nhau. Với hệ thống này, nhữngngười giỏi từ khu vực tư nhân khó có cơ hộiđược chọn lựa.

Tính “mở” là một ưu điểm của hệ thốngcông vụ vị trí việc làm. Tất cả những côngchức chuyên môn cao trong các cơ quan củaChính phủ và các tổ chức bên ngoài đều có cơhội cạnh tranh để được lựa chọn vào các vị trícấp cao. Hệ thống này không chỉ là mở rộng sựlựa chọn những người tốt nhất từ nhiều nguồnkhác nhau mà còn tạo cơ hội cho những ngườiđược lựa chọn từ bên ngoài mang văn hóariêng của mình để đNy mạnh việc đổi mới vàthích ứng với cơ quan nhà nước. Vì hệ thốngnày tạo cơ chế “có vào, có ra” nên cũng cónhững rủi ro xảy ra, đó là sự “đỡ đầu” trong bổnhiệm hoặc các công chức cấp cao không ở lạinền công vụ đủ thời gian để phát triển chứcnghiệp của mình giống như những người tronghệ thống khép kín.

Mặc dù về lý thuyết là như vậy nhưng trongthực tế thì các nước thiên về hệ thống chứcnghiệp hay thiên về hệ thống việc làm hiện naycũng sử dụng phương pháp kết hợp để lựachọn những người có tài vào đội ngũ côngchức cấp cao.

Thứ tư, về tuyển dụng công chức tài năngbố trí vào vị trí lãnh đạo cấp cao.

Những người có năng lực vượt trội về kỹnăng quản lý, năng lực lãnh đạo, sáng kiến đổimới, kỹ năng giao tiếp và trình độ chuyênmôn thường là những yếu tố quan trọng trong

Page 36: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

hệ thống các tiêu chí tuyển chọn công chứccấp cao.

Trong các nền công vụ theo hệ thống chứcnghiệp, những người đạt được thành tích caotrong học tập có thể cần các kỹ năng “mềm” vànhững kiến thức về hoạt động của chính phủthông qua đào tạo, bồi dưỡng và quản lý chứcnghiệp. Những kỹ năng mềm và kiến thức đócùng với sự đánh giá rất tinh vi của các nhàlãnh đạo chính trị đã xây dựng được một độingũ công chức lãnh đạo, quản lý tài năng chokhu vực công. Vì vậy, việc tuyển chọn nhữngsinh viên có thành tích xuất sắc trong cáctrường đại học và những công chức trẻ có tiềmnăng để đào tạo, bồi dưỡng bổ sung cho độingũ lãnh đạo cấp cao là cần thiết. Ví dụ nhưmột nửa số thí sinh trúng tuyển vào học tạiTrường Hành chính quốc gia Pháp để sau nàytrở thành công chức lãnh đạo cấp cao là sinhviên xuất sắc mới tốt nghiệp từ các trường đạihọc với độ tuổi trung bình là 24. Ở Ấn Độ,những ứng cử viên thi vào ngành hành chínhnói chung hoặc vào các ngạch đặc biệt phảidưới 26 tuổi.

Trái lại, nền công vụ theo hệ thống vị tríviệc làm lại tìm những người đã thể hiện đượckỹ năng quản lý và năng lực chuyên môn cao.Hành vi ứng xử và kết quả công việc đối vớicác nhiệm vụ được giao trước đây là các tiêuchí chính cho việc chọn lựa. Vì vậy, việc lựachọn các công chức lãnh đạo cấp cao bắt đầumuộn hơn rất nhiều so với nền công vụ theo hệthống chức nghiệp, thường là ở giai đoạn saucủa quá trình công tác. Chẳng hạn như ở Mỹ,thường là các ứng cử viên tiềm năng từ bậc 14và 15 (hai bậc cao nhất của thang lương chung)thì được bồi dưỡng và huấn luyện để tuyểnchọn cho vị trí công chức lãnh đạo cao cấp.

Công trạng là cơ sở cho việc tuyển chọn đốivới cả hai hệ thống chức nghiệp và việc làm.Trong hệ thống chức nghiệp, cạnh tranh làkhốc liệt, và chỉ một số ít những người thamdự kỳ thi tuyển dụng được chọn vào ngạchcông chức lãnh đạo cấp cao. Ví dụ: Ở NhậtBản, chỉ có khoảng 2,5% số người tham gia kỳthi tuyển dụng được lựa chọn. Ở Pháp, để đượcchọn vào học tại Trường Hành chính quốc gia(ENA), thí sinh phải qua kỳ thi cạnh tranh rấtkhốc liệt. Sự minh bạch cũng là một trongnhững tiêu chí quan trọng trong công tác tuyểnchọn. Chẳng hạn như ở Singapore, Ủy ban

Công vụ Singapore có nhiệm vụ giám sát việctuyển dụng vào ngạch hành chính và tất cả cácvị trí từ ngạch D trở lên. Công trạng và sựminh bạch cũng được giám sát bởi các cơ quanđộc lập trong quá trình tuyển chọn nhữngngười làm việc ở địa phương để bổ nhiệm vàovị trí công chức lãnh đạo cấp cao.

Thứ năm, về công tác quản lý đội ngũcông chức tài năng.

Việc quản lý đội ngũ công chức tài năngđang giữ vị trí lãnh đạo cấp cao thường đượcthực hiện bởi một cơ quan của Chính phủchịu trách nhiệm về quản lý nhân sự và mộtcơ quan độc lập (ví dụ như Ủy ban công vụ)để đảm bảo công tác quản lý nguồn nhân lựccủa Chính phủ có hiệu quả. Quản lý chứcnghiệp thường được phân quyền trong hệthống vị trí việc làm hơn là trong hệ thốngchức nghiệp. Việc bổ nhiệm vào ngạch hànhchính cấp cao của Mỹ được phân quyền: cácbộ, ngành cấp liên bang có thể bám theo cáctiêu chuNn do Cơ quan quản lý nhân sự liênbang đặt ra để thiết kế các vị trí cấp cao chobộ, ngành mình, cũng như tuyển dụng côngchức lãnh đạo cấp cao từ những ứng cử viênđã được Cơ quan quản lý nhân sự liên bangxác nhận. Ở Anh, mỗi bộ có quyền quyết địnhvị trí nào được coi là vị trí lãnh đạo cấp caocủa công chức. Trái lại, đối với hệ thống chứcnghiệp, công chức lãnh đạo cấp cao được cơquan phụ trách về nhân sự của chính phủquản lý một cách tập trung.

Nhìn chung các quốc gia đều rất quan tâmđến việc lập kế hoạch nguồn nhân lực đối vớiđội ngũ công chức lãnh đạo cấp cao để đảmbảo cho đội ngũ này không bị hẫng hụt. Việctuyển dụng mới phải được điều chỉnh thườngxuyên để đảm bảo sự tiếp nối giữa các độtuổi, có sự rà soát đối với những đối tượngsắp nghỉ hưu và những vị trí trống cần bổsung. Ngoài ra, quy hoạch nhân sự cũng làmột trong những nhiệm vụ quan trọng đối vớicông tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ côngchức lãnh đạo cấp cao. Ví dụ, Cơ quan quảnlý nhân sự Liên bang Mỹ khuyến khích cáccơ quan Liên bang làm quy hoạch nhân sự vàđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tiềmnăng. Các Bộ của Anh hàng năm tổ chức làmquy hoạch để phát hiện và bồi dưỡng nhữngtài năng sau này đảm trách các vị trí lãnh đạocấp cao.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201533

Page 37: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 1+2/2015

34

Thứ sáu, về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông chức tài năng.

Vì đội ngũ công chức tài năng đề xuất và tổchức thực hiện những sáng kiến mới, nên côngtác đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò rấtquan trọng đối với việc quản lý chức nghiệpcủa đối tượng này hơn là các công chức thôngthường khác. Công chức tài năng của Phápđược đào tạo 27 tháng tại Trường Hành chínhquốc gia Pháp (ENA) và các trường tuyểndụng khác trước khi đảm nhận các nhiệm vụtrong Chính phủ. Công chức cấp cao củaSingapore phải tham gia các khóa đào tạo, bồidưỡng với thời lượng ít nhất 100 giờ mỗi năm.

Mức độ và tính đa dạng của đào tạo, bồidưỡng đối với đội ngũ công chức tài năng để trởthành các công chức lãnh đạo cấp cao đòi hỏimỗi cơ sở đào tạo phải có đủ năng lực xây dựngchương trình, nội dung đào tạo và tổ chức thựchiện đào tạo, vì vậy việc phát triển các cơ sở đàotạo cần phải tiến hành đồng thời hoặc tiến hànhtrước khi xây dựng một đội ngũ công chức tàinăng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc đàotạo, bồi dưỡng công chức tài năng có thể đượctiến hành trong nước hoặc ở nước ngoài tùytheo trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

Thứ bảy, về các tiêu chuẩn trách nhiệmcủa công chức cấp cao

Công chức cấp cao giữ chức vụ lãnh đạophải đảm bảo các tiêu chuNn trách nhiệm caohơn các công chức thông thường khác. Giữ cácvị trí có tầm ảnh hưởng đáng kể và thườngxuyên làm việc với các quan chức chính trị, họthường đối diện với các tình huống về xungđột lợi ích. Các quy định pháp lý thường đặt racác chuNn mực của công chức lãnh đạo khi làmviệc với giới truyền thông, phải công khai tàisản, các điều kiện khi tham gia các hoạt độngchính trị, các quy định về xung đột lợi ích, vídụ khi bản thân họ hay người thân trong giađình họ có lợi ích ở các công ty đang làm ănvới chính phủ. Ví dụ ở Anh, Bộ quy tắc hànhvi ứng xử mới cho tất cả Bộ trưởng và côngchức cao cấp đã được ban hành năm 1995.

Thứ tám, về đánh giá thực thi công việc Hầu hết các chính phủ đều quan tâm và có

những biện pháp hữu hiệu để đánh giá chínhxác kết quả thực hiện công việc của công chứclãnh đạo cao cấp:

- Phải đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượngcông việc. Bộ luật về đánh giá kết quả và chất

lượng của Chính phủ Mỹ được ban hành năm1993 quy định các cơ quan phải thành lậpBan đánh giá chất lượng thực thi công việc.Ban này có trách nhiệm đưa ra những kiếnnghị về việc bổ nhiệm công chức lãnh đạodựa trên kết quả thực thi công việc, kể cảnhững kiến nghị về chấm điểm xếp hạng vàchế độ khen thưởng.

- Công việc phải được đánh giá một cáchnghiêm túc. Ở Nhật Bản, chấm điểm thànhtích đối với nhân viên là rất nghiêm ngặt, việcđánh giá không chỉ được thực hiện bởi lãnhđạo cấp trên trực tiếp, mà còn được thực hiệnbởi các đồng nghiệp cùng cấp và công chứcdưới quyền.

- Đánh giá thực thi công vụ phải được thựchiện một cách khách quan và công khai, minhbạch. Ở Ốtxtrâylia , trách nhiệm đối với côngviệc, các mục tiêu và chỉ số đánh giá thực thicông việc trước tiên phải được thỏa thuận giữacông chức và lãnh đạo cấp trên trực tiếp. Kết quảđánh giá sẽ là cơ sở cho việc trả lương theo côngviệc và con đường thăng tiến của công chức.

Thứ chín, phát triển chức nghiệp phụthuộc vào kết quả thực thi công việc.

Trong nền công vụ theo hệ thống vị trí việclàm, mối liên kết giữa chất lượng công việc vàsự thăng tiến là khá chặt chẽ bởi vì tất cả côngchức tài năng có thể đăng ký thi tuyển vào cácvị trí cao nhất. Trong nền công vụ chức nghiệp,hầu hết các vị trí lãnh đạo cấp cao được bố tríbằng cách đề bạt tại chỗ, nhưng phát triển chứcnghiệp không còn là tự động, cũng như khôngphải là phát triển ở cùng một tốc độ. ỞSingapore, công chức cấp cao được xếp hạngtheo các tiêu chí đã định sẵn, và những ngườithực thi công việc với chất lượng cao hơn thìsẽ tiến xa hơn và nhanh hơn.

Quá trình thực hiện công việc cũng pháthiện ra các công chức có tiềm năng để bổnhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp cao. Chươngtrình phát triển lãnh đạo tốc độ cao của Anh đãđào tạo đội ngũ công chức có tiềm năng vàcông trạng để chuNn bị cho việc bổ nhiệm vàocác vị trí lãnh đạo cấp cao. Trong Chương trìnhPhát triển chức nghiệp của Canađa, các côngchức tài năng được phát hiện từ các cấp độEX1 đến EX3, các công chức này thể hiệntiềm năng lãnh đạo và có thể sau này sẽ trởthành các trợ lý thứ trưởng, và họ sẽ được đầutư để phát triển và thăng tiến.

Page 38: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các

Những công chức lãnh đạo bị đánh giá làchất lượng công việc kém sẽ bị đánh tụt hạnghoặc có thể bị cho thôi việc. Các quy định vềviệc đánh tụt hạng của công chức lãnh đạo củaỐtxtrâylia đã tạo khuôn khổ cho việc quản lýnhững công chức lãnh đạo mà không hoànthành công việc. Dựa trên kết quả đánh giáthực thi công việc, Tổng thư ký của Bộ có thểquyết định một mức lương thấp hơn trongcùng một thang lương hoặc đánh tụt hạng saukhi có sự phê chuNn của Ủy ban Công vụ. Cáccông chức lãnh đạo của Ấn Độ với chất lượngcông việc thấp có thể buộc phải nghỉ hưu sau20 năm làm việc.

Thứ mười, vấn đề lương, thưởng và cáckhoản thu nhập.

Lương, thưởng và các khoản thu nhập cũnglà một trong những nội dung quan trọng trongthu hút và trong dụng công chức có tài năng.Ngay từ năm 1978, một trong những biện phápđể xây dựng đội ngũ công chức cấp cao của Mỹlà việc sử dụng các biện pháp trả lương theo kếtquả thực thi công việc để đãi ngộ công chức tàinăng. Chất lượng thực thi công việc được Anhvà Niu-di-lân bắt đầu sử dụng như là một nhântố quyết định của việc trả lương cho công chứclãnh đạo cấp cao - công chức tài năng trongnhững năm cuối thập kỷ 80 và thập kỷ 90 củathế kỷ 20. Khi tính toán tổng thu nhập của côngchức, tỷ lệ dành cho thâm niên công tác đượcgiảm và tăng tỷ lệ tiền lương đối với kết quảthực thi công việc. Các trưởng hành pháp củaNiu-di-lân có thể được thưởng lên tới 15% củalương cơ bản nếu bộ của họ đạt được mục tiêuđề ra trong kế hoạch chiến lược. Theo Kếhoạch quản lý thực thi công việc của Canađađược xây dựng vào năm 2000-2001, cơ quan cóthể được quyền chủ động sử dụng một khoảnkinh phí bằng 10-25% của tiền lương cơ quanđể trả cho các công chức lãnh đạo cấp cao(nguồn: worldbank).

4. Những bài học kinh nghiệm có thể ápdụng cho Việt Nam.

Từ những kinh nghiệm về thu hút, trọngdụng người có tài năng của các quốc gia trêncó thể rút ra một số bài học tham khảo trongquá trình xây dựng chính sách thu hút, trọngdụng người có tài năng trong các cơ quan hànhchính nhà nước ở Việt Nam như sau:

Một là, việc phát hiện, thu hút và trọng đãi

người có tài năng đều được nhấn mạnh vàđược coi trọng. Trong lịch sử Việt Nam cũngnhư ở một số quốc gia trên thế giới đều đã rấtquan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và chiếnlược con người, đặc biệt là chiến lược nhân tài.

Hai là, việc lập kế hoạch nguồn nhân lựcnhằm đảm bảo có sự tiếp nối các thế hệ côngchức lãnh đạo cấp cao có tài năng luôn đượccoi là một trọng những khâu quan trọng trongquản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Ba là, công tác tuyển dụng luôn được đặcbiệt quan tâm. Dù trong hệ thống chức nghiệphay theo hệ thống việc làm, để được coi làcông chức có tài năng và sau này có thể đượccất nhắc, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủchốt, ứng cử viên phải trải qua cuộc tuyểnchọn nghiêm ngặt và cạnh tranh cao.

Bốn là, sự thăng tiến về nghề nghiệp củacác công chức được coi là có tài năng tùythuộc vào trình độ, năng lực và kết quảcông việc.

Năm là, trong quá trình công tác, và đểtrở thành công chức lãnh đạo, quản lý, côngchức phải được luân chuyển giữ các vị trícông tác khác nhau và làm việc ở các cơquan khác nhau, thậm chí ở các cấp chínhquyền khác nhau.

Sáu là, quá trình phát triển của công chứctài năng phải trải qua các giai đoạn, từ pháthiện đến đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, qua đótài năng được sàng lọc, phát triển trong điềukiện được sự chăm sóc, giúp đỡ một cách đồngbộ từ gia đình, nhà trường đến nhà nước, xãhội; từ địa phương đến trung ương.

Bảy là, đào tạo, bồi dưỡng phải gắn vớiviệc bố trí, sử dụng; người hoàn thành tốtchương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đượctrọng dụng. Các chương trình đào tạo tài năng,chất lượng cao thường được thực hiện rộng rãivà có hiệu quả ở các trường đại học danh tiếng,có uy tín cao.

Tám là, việc chú trọng gửi sinh viên, cánbộ tài năng đi du học và tu nghiệp ở các nướctiên tiến và tăng cường liên kết, hợp tác vớicác cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới để tổchức đào tạo chất lượng quốc tế ở trong nướclà điều kiện tiên quyết trong quy trình pháttriển người có tài năng.

Chín là, chính sách trọng dụng, đãi ngộthoả đáng với người có tài năng thường có sựkhác biệt và cao hơn mức thông thường.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 1+2/201535

Page 39: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các
Page 40: Thư Tổng Biên tậpisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC 1 2 2015.pdf(không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm). Khi Luật sửa đổi một số điều của các