tiỂu luẬn mỚi nỘp

26
1 MC LC Trang A. PHN MĐẦU 1. Lý do chn đề tài................ ....................................... ................................1 2. Mc tiêu nghiên cu.................................................……………………. 2 3. Nhim v nghiên cu....................................................................……....3 4. Phm vi nghiên cu............................................... ....................................3 5. Phương pháp nghiên cu............... ............................................................3 B. PHN NI DUNG Chƣơng I: Cơ slý lun (nhng vn đề lý lun vCN H-HĐH và CNH- HĐH nông nghip nông thôn)  1. Khái nim công nghip hóa - hin đại hóa.........................................3 2.Tính tt yếu khách quan....................................... ........ ......................3 3. Tác dng ca CNH-HĐH đối vi nướ c ta. ……………………………. 4 4. Quan đim ca Đảng vCNH-HĐH……..……………………………..5  5. Scn thiết CNH-HĐH nông nghip nông thôn………………………6 6. Ni dung CNH-HĐH nông nghip nông thôn………………………….8 Chƣơng II: Thự c trng CNH-HĐH nông nghip, nông thôn ở huyn Mƣờ ng Tè nhng năm gn đây………………………………………………….9  I. Khái quát chung vđiu kin tnhiên, kinh tế - xã hi ca huyn Mƣờng Tè …………………………………………………………………………9  1. Điu kin tnhiên....................................................................................9 2. Điu kin kinh tế - xã hi………………………………………………11 3. Nhn định chung vnhng tim năng quan trng để công nghip hóa - hin đại hóa nông nghip nông thôn huyn huyn Mường Tè………………... .12 II. Thc trng công nghip hóa - hin đại hóa nông nghip, nông thôn Mƣờng Tè trong thi gian qua ………………………………………………. .15 Chƣơng III. Mt sgii pháp chyếu nhm đẩy mnh CNH -HĐH nông nghip nông thôn huyn Mƣờng Tè …………………………………….18 C. PHN KT LUN- KIN NGH……..........................................25 TÀI LIU THAM KHO.........................................................................26

Upload: hoang-danh-tuan

Post on 19-Jul-2015

785 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 1/26

 

1

MỤC LỤC 

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU 

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................…………………….23. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................……....3

4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3

5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3

B. PHẦN NỘI DUNG 

Chƣơng I: Cơ sở lý luận (những vấn đề lý luận về CNH-HĐH và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn) 

1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa.........................................3

2.Tính tất yếu khách quan.....................................................................3

3. Tác dụng của CNH-HĐH đối với nướ c ta. …………………………….4

4. Quan điểm của Đảng về CNH-HĐH……..……………………………..5 

5. Sự cần thiết CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn………………………6

6. Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn………………………….8 

Chƣơng II: Thự c trạng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở  huyệnMƣờ ng Tè những năm gần đây………………………………………………….9 

I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyệnMƣờng Tè …………………………………………………………………………9 

1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................9

2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………………11

3. Nhận định chung về những tiềm năng quan trọng để công nghiệp hóa -

hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện huyện Mường Tè………………....12

II. Thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônở Mƣờng Tè trong thời gian qua………………………………………………..15 

Chƣơng III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CNH-HĐHnông nghiệp nông thôn ở huyện Mƣờng Tè…………………………………….18 

C. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ……..........................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................26

Page 2: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 2/26

 

2

A. MỞ ĐẦU 

1. Lý do chọn đề tài 

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trươnglớn của Đảng và nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việclàm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn tạo tiền đề để giải quyết  hàng loạt vấn đềvề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiệnđại. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải “Đặc biệt coi trọng Công nghiệphóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Trong những năm gần đây nhờ cóđổi mới nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậynông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấnđề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy việc đẩynhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu cấp thiết.

Phát triển nông nhiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững,

 phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnhcơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện  đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác xã nông nghiệp,vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ sản xuất lớn. Thựchiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” và phát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chứckhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt độngthiết thực, có hiệu quả. (văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI)

Mường Tè là vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

khá đặc biệt, có truyền thồng văn hóa lịch sử lâu đời. Trong suốt quá trình xâydựng và phát triển, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổquốc và những năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyệnMường Tè đã đoàn kết thống nhất, dũng cảm kiên cường, nỗ lực phấn đấu vượtqua mọi thử thách đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. 

Hiện nay, huyện Mường Tè được xác định là một trọng điểm trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu. Tìm hiểu về Công nghiệp hóa -

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Mường Tè là một vấn đề hết sức ý nghĩa.Mường Tè là huyện có nhiều tiềm năng, đất rộng, người dân cần cù, chịu thương,

chịu khó, tinh thần ham học hỏi cao có nhiều thuận lợi trong đẩy mạnh sự nghiệpCNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Làm thế nào để phát huy hết tiềm năng củahuyện? Xuất phát từ thực tế đó, bài tiểu luận đề cập một số vấn đề có liên quan đến“Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở huyện Mường Tè”. 

2. Mục tiêu nghiên cứu 

 Nghiên cứu hệ thống một số vấn đề lý luận về CNH-HĐH nông nghiệp

Page 3: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 3/26

 

3

nông thôn, làm rõ thực trạng  công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn ở địa bàn huyện Mường Tè trong những năm qua, chỉ ra những mặt đã đạtđược, những điểm còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh côngnghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Mường Tè.

3. Nhiệm vụ nghiên cứ u

Làm rõ nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn huyện Mườ ng Tè,những nhân tố ảnh hưởng đến CNH-HĐH, điều tra thực trạng những nội dung trên

ở huyện Mườ ng Tè nhằm đưa ra những giải pháp đẩy mạnh CNH-HĐH huyện nhà.

4. Phạm vi nghiên cứ u

Tiểu luận nghiên cứu vấn đề “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn ở địa bàn huyện Mường Tè”.

5. Phƣơng pháp nghiên cứ u

- Về phƣơng pháp luận: Phươ ng pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở  

phươ ng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin như: duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử và các quan điểm đườ ng lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Về phƣơng pháp chuyên môn: Đề tài vận dụng các phươ ng pháp thống

kê và phân tích, so sánh và tổng hợ p một cách có hệ thống, phươ ng pháp nghiên

cứu chuyên khảo, phương pháp kế thừa và một số phươ ng pháp nghiệp vụ khác

nhằm phân tích và làm rõ hơ n những vấn đề đượ c nêu.

B. PHẦN NỘI DUNG 

Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 

1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa 

Là quá trình chuyển đổi căn bản  toàn diện các hoạt động sản xuất kinhdoanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sangsử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện phương

 pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoahọc công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2.Tính tất yếu khách quan 

Tạo lập cơ sở vật chất k ỹ thuật xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm hiện thực

là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nó không chỉ là một khách quan về kinh tế mà cònphải thực hiện từ đầu, từ không có đến có từ gốc tớ i ngọn thông qua quá trình công

nghiệp hóa.

2.1.Cơ sở vật chấ t của một phương thứ c sản xuấ t.

Mỗi một phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại và phát triển dựa trêncơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định. Cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ các yếu tố vật

Page 4: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 4/26

 

4

chất của lực lượng sản xuất tương ứng trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định, dựavào lực lượng lao động tiến hành sản xuất của cải vật chất. 

Cơ sở vật chất k ỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nhệ 

tiên tiến, đượ c hình thành có k ế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Tạo lập cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi có tính bắt buộc đối với tất cả các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nó không chỉ là kháchquan về kinh tế mà nó còn phải thực hiện từ không đến có, từ gốc đến ngọn thôngqua quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 

2.2.CNH- HĐH là tấ t yếu để xây d ựng cơ sở vật chấ t cho CNXH .

 Như ta đã biết tất cả các nước khi bướ c vào thờ i k ỳ quá độ lên CNXH đều

phải tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - k ỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nướ c ta xây

dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản thì sự nghiệp xây dựng cơ sở vật

chất - k ỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội dượ c thực hiện bằng con đườ ng công nghiệp

hóa - hiện đại hóa. Có thể hiểu một cách ngắn gọn công nghiệp hóa là quá trìnhbiến một nướ c có nền kinh tế lạc hậu thành một nướ c công nghiệp hiện đại. Nhưvậy giữa công nghiệp hoá và viêc xây dựng cơ sở vật chất - k ỹ thuật cho chủ nghĩaxã hội có quan hệ mật thiết vớ i nhau nhưng lại không phải là một: công nghiệp hóa

là con đường để xây dựng cơ sở vật chất - k ỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đối vớ inhững nướ c kém phát triển như nước ta. Nhưng công nghiệp hóa chỉ mang tính

giai đoạn, khi nền công nghiệp hiện đại chưa đượ c xác lập, còn việc xây dựng cơ sở  vật chất - k ỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội vẫn đượ c tiếp tục mãi.

3. Tác dụng của CNH-HĐH đối với nƣớ c ta.

Tận dụng thành quả của các nước đi trước tiến thẳng vào công nghệ tiêntiến, rút ngắn thời gian trở thành nền kinh tế hiện đại. 

Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động,tăng chế ngự của con người với tự nhiên, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế,chuyển thành nền kinh tế văn minh công nghiệp và hiện đại nâng mức sống của conngười. 

+ Phát triển lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc xây dựng và pháttriển quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. 

+ Tạo điều kiện vật chất k ỹ thuật cho củng cố và tăng trưở ng vai trò kinh tế của Nhà nướ c; nâng cao năng lực tích luỹ, tạo công ăn việc làm, khuyến khích sự 

phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân.

+Tạo lực lượ ng vật chất k ỹ thuật cho việc tăng cườ ng củng cố an ninh quốc

phòng.

Page 5: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 5/26

 

5

+Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tựchủ, tích cực tham gia và hợp tác quốc tế.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa có vị trí, tầm quạn trọng và các tác dụng

như trên nên qua tất cả các k ỳ đại hội Đảng ta luôn xác định: “công nghiệp hoá hiện

đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở  

nướ c ta” Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác địnhmục tiêu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa là: “xây dựng nuớ c ta thành một nướ ccông nghiệp có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợ p lý, quan hệ sản

xuất tiến bộ phát triển của lực lượ ng sản xuất, đờ  ì sốngvật chất và tinh thần cao, an

ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu nướ c mạnh, xã hội công bằng văn minh”. 

4. Quan điểm hiện nay của Đảng ta về CNH-HĐH 

Tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ  III Đảng Cộng sản Việt Nam đãthông qua đườ ng lối tiến hành “công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa” theo hướng “ưutiên phát triển công ngiệp nặng một cách hợp lý, đồng thờ i ra sức phát triển nông

nghiệp và cộng nghiệp nhẹ... nhằm xây dựng cơ sở vật chất – k ỹ thuật cao cho Chủ nghĩa xã hội” đã được Đảng ta xá định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thờ i k ỳ 

quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

Đại hội VII, VIII, IX Đảng ta đã khẳng định: 

Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước  theo định hướng xã hội chủ nghĩagắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Giữ vững độc lập tự chủ mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa quan hệ đốingoại. 

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. 

Phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăngtrưởng kinh tế gắn công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 

Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kếthợp truyền thống và hiện đại. 

Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án triểnvà lựa chọn đầu tư cho công nghệ. 

Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh. 

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế

 biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng cácthành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹthuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao

Page 6: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 6/26

 

6

năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thịtrường. ( Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóaIX số 15-NQ/TW)

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá  trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các

ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nôngnghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn,

 bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phùhợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn . ( Nghị quyết Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số 15-NQ/TW)

Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là : Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạovà sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệthống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết

toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đốingoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn  lãnh thổ; tạo nềntảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại. (Văn kiệnĐại hội XI của Đảng) 

Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tếtiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạnsau. (Văn kiệnĐại hội XI của Đảng) 

Cũng có thể nói, công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình xây dựng một xã

hội văn minh, cải biến căn bản các ngành kinh tế, các hoạt động xã hội theo phong

cách của nền công nghiệp hiện đại, tạo ra sự tăng trưở ng bền vững , không ngừng

cải thiện đờ i sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Nó không chỉ thể hiện

ra ở chỉ số khoa học - kĩ thuật - công nghệ hay kinh tế-kĩ thuật, mà quan trọng hơnlà đảm bảo cho xã hội phát triển như một chỉnh thể toàn vẹn (kinh tế - xã hội, vật

chất - tinh thần ), trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, vì tiến bộ xã hội

và phát triển con ngướ i toàn diện.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướ ng xã hộ chủ nghĩa,gắn vớ i phát triển kinh tế tri thức coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền

kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa .

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành

phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nướ c giữ vai trò chủ đạo.

Page 7: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 7/26

 

7

Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát

triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội. 

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa  phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêuchuẩn và mục tiêu cơ bản. 

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải kết hợp chặt chẽ toàn diện phát triểnkinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: tạo vốn cho côngnghiệp hóa; con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước tăngnăng suất lao động xã hội, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học hợp lý hóa sảnxuất đồng thời thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. 

Tận dụng mọi khả năng để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục hoàn

thiện các cơ chế chính sách, để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nướcngoài.

Đào tạo nhân lực: phải đầu tư cho giáo dục và đào tạo coi giáo dục đào tạolà quốc sách hàng đầu, tiếp tục nâng cao năng lực về quy hoạch và kế hoạch đàotạo bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực. 

Tiếp tục đổi mới và mở rộng các hình thức đào tạo: đồng thời phải bố trí sửdụng tốt nguồn nhân lực được đào tạo để họ được phát huy đầy đủ khả năng sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo. 

Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ: xây dựng cơ sở khoa học côngnghệ cho việc hoạch định và triển khai đường  lối chủ trương CNH-HĐH đạt hiệuquả cao với tốc độ nhanh. 

Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học công nghệ để đánh giá chính xácnguồn tài nguyên quốc gia, nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mớivề khoa học thế giới đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóatrên thị trường. Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển khoa học tiên tiến. 

Mở rộng kinh tế đối ngoại: trong xu hướng quốc tế hóa ngày càng sâu sắcviệc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra nhiều khả năng và điều kiện đểđẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa .

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng sự quản lý của nhà nước. 

Đại hội lần thứ XII tỉnh ủy Lai Châu lại tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đẩy

mạnh sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ,xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết

các dân tộc, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội,

nâng cao dân trí, giảm nghèo bền vững, nâng cao đờ i sống vật chất, văn hoá, tinhthần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững

chắc chủ quyền biên giớ i, mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi

Page 8: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 8/26

 

8

tình trạng kém phát triển”. (Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần

thứ XII)

Đại hội lần thứ XVIII huyện ủy Mườ ng Tè khẳng định: “Tiếp tục nâng cao

năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác

tiềm năng, lợ i thế của huyện, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đờ i

sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Giữ vững ổn định về chính trị, xã hội, đảmbảo quốc phòng - an ninh, đưa huyện Mường Tè cơ bản thoát ra khỏi huyện đặc

biệt khó khăn.

5. Sự cần thiết CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn 

5.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con

ngườ i phảo dựa vào quy luật sinh trưở ng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm

như: lương thực, thực phẩm…để thỏa mãn nhu cầu của con ngườ i.

Nông thôn là một địa bàn mà ở  đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớ n.

5.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp

nông thôn.

Trong những năm qua tuy nông nghiệp, nông thôn nướ c ta đã đạt đượ cnhững thành tựu quan trọng qua nhưng nông nghiệp nông thôn nướ c ta vẫn đangđứng trướ c những thách thức gay gắt.

Nông nghiệp, nông thôn nướ c ta còn nhiều tiềm năng chưa đượ c khai thác và

khai thác chưa có hiệu quả.

Nông nghiệp nông nghiệp, nông thôn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình

độ lạc hậu, năng suất thấp.

Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa

theo cơ chế mớ i.

Nông nghiệp, nông thôn không chỉ  là nơi cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp, mà còn là nơi tiêu thụ rộng lớ n sản phẩm công nghiệp.

Đời sông ngườ i dân nông thôn nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó

khăn, chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng tăng lên. 

Để khắc phục những tình trạng trên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương

khóa IX (3-2002), Đảng ta đã nêu chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công

nghiệp hóa hiện đại hóa.

6. Nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Page 9: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 9/26

 

9

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướ ng phá thế độc canh, đadạng hóa sản xuất, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn đáp ứng nhu cầu

nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp và

nông thôn. Đẩy mạnh cơ giớ i hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợ p. Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, nôngthôn; khuyến khích và phát triển kinh tế trang trại.

Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nông

nghiệp, nông thôn.

Xây dựng k ết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn (điện, đườ ng,

trườ ng, trạm…). Đây là những điều kiện hết sức cần thiết cho đẩy mạnh, công

nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG

THÔN Ở HUYỆN MƢỜNG TÈ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 

I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyệnMƣờng Tè

1. Điều kiện tự nhiên 

* Vị trí địa lý

Mườ ng Tè là một huyện vùng cao Biên giớ i của tỉnh Lai Châu, diện tích tự 

nhiên 368.582,50 ha, dân số 49.726 ngườ i. Huyện Mườ ng Tè nằm ở phía Tây Bắc

Việt Nam, cách trung tâm tỉnh lị  Lai Châu hơn 180 km về phía Tây Bắc (theo

đườ ng bộ tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D).

Nằm trong toạ độ địa lý: từ 19054’ đến 22047’ vĩ độ Bắc và từ 102009’ đến

103006’ kinh độ Đông. Về địa giới hành chính, Mườ ng Tè: phía Bắc giáp Trung

Quốc; phía Nam giáp huyện Mườ ng Lay, tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp huyện

Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; phía Tây giáp huyện Mườ ng Nhé, tỉnh Điện Biên.

Là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp tỉnh Vân Nam - Trung

Quốc với 143,5 km đườ ng biên giới. Mườ ng Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an

ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giớ i Quốc gia.Sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít ngườ i, do

vậy Mườ ng Tè có vị trí quan trọng trong việc đấu tranh chống lại âm mưu chia rẽ 

dân tộc của các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh chính trị và ổn định xã hội.

Là huyện miền núi cao, khu vực đầu nguồn xung yếu và cực k ỳ quan trọng

của sông Đà - con sông có giá trị rất lớ n về thuỷ điện và cấp nước cho vùng đồng

Page 10: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 10/26

 

10

bằng Bắc bộ.

* Địa hình, địa mạo

Do chịu ảnh hưở ng lớ n của hoạt động kiến tạo nên địa hình huyện Mườ ng

Tè rất phức tạp, mức độ bị chia cắt sâu và ngang bở i các dãy núi cao chạy dài theo

hướ ng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi

trung bình. Độ cao trung bình từ 900 - 1500m so vớ i mặt nướ c biển, cao nhất làđỉnh Phu Xi Lung (3.076m), thấp nhất là 200m. Độ dốc trung bình 25% - 30%, có

nơi độ dốc trên 45%, vớ i các kiểu địa hình chính như sau:

Địa hình núi cao và núi trung bình (>700m): diện tích 265.827,5 ha, chiếm

72,12% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 1.500m, độ dốc lớ n trên 25%.

Địa hình núi thấp (<700m): diện tích 100.721,9 ha, chiếm 27,33% so vớ i tổng

diện tích tự nhiên, phân bố tập trung về phía Nam và phía Tây Nam của huyện.

Địa hình thung lũng hẹp: diện tích 2.033,10 ha, chiếm 0,55% diện tích tự 

nhiên, phân bố dọc theo các suối nhỏ. Phần lớn địa hình bằng, độ dốc từ 30%- 45%

hiện đang được khai thác để trồng lúa nướ c và hoa màu.

* Khí hậu

Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đớ i núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh

hưở ng của bão. Thờ i tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ítvà mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm của trạm

khí tượ ng - thủy văn huyện Mườ ng Tè và các trạm lân cận cho thấy:

- Chế độ mưa:

Là vùng có lượng mưa lớ n của tỉnh Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ 

tháng 4 và k ết thúc vào tháng 10, trùng vớ i k ỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam.Vùng núi cao lượng mưa có thể lên tới trên 3000mm/năm; vùng núi trung bình có thể 

biến động trong khoảng 2000 - 2500mm/năm; vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 -

1800mm/năm. Mùa khô bắt đầu từ  tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít(316,4mm), trong thời gian này thườ ng có nhiều sương mù và xuất hiện sương muối ở  một số nơi vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2.

Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, trong đó riêng lượng mưa trungbình trong tháng 7 là 2.214,6mm, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm. 

Độ ẩm phụ thuộc vào sự phân bố  lượng mưa hàng năm, những tháng mùa

mưa độ ẩm tương đối đạt 85%. Các tháng mùa khô từ 75% - 80%, riêng tháng 02khô hạn, độ ẩm không khí dướ i 50%.

- Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ ở huyện Mườ ng Tè có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng, vùng núi

cao có nhiệt độ bình quân 150c, vùng núi trung bình có nhiệt độ  bình quân đạt 20

0c,

ở vùng thấp < 700m (thung lũng và máng trũng) nhiệt độ  bình quân cao hơn 230c .

Page 11: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 11/26

 

11

Nhiệt độ  bình quân năm là 22,40c, tháng giêng có nhiệt độ 15

0c - 17

0c, tháng

7 có nhiệt độ bình quân 260c; nhiệt độ cao tuyệt đối là 39

0c; nhiệt độ thấp nhất là

100c.

Bình quân số giờ nắng chiếu sáng/ năm là 1.881 giờ . Tháng 4 là tháng có số 

giờ nắng cao nhất (200giờ  /tháng); thấp nhất là tháng 6 có 126 giờ  /tháng.

Tổng tích ôn cả năm trung bình là 81680c.

- Chế độ gió:

Do cấu trúc địa hình trong khu vực phức tạp đã tạo ra 03 loại gió chính nhưsau: gió mùa Tây Nam thịnh hành từ  tháng 3 đến tháng 7 và thườ ng gây ra hiệu

ứng phơn Tây Nam rất khô và nóng; gió mùa Đông Nam thổ i mạnh từ tháng 4 đến

tháng 10, gây ra mưa lớ n, nhất là các sườn đón gió. Từ tháng 11 đến tháng 3, có gió

mùa Đông Bắc, nhưng khi thổi vào khu vực Mường Tè đã bị biến tính mạnh, tốc độ 

gió đã giảm và gây nên kiểu thờ i tiết khô lạnh.

* Thủy văn 

Là vùng thượng lưu của sông Đà, Mườ ng Tè có mật độ sông, suối khá dày

đặc (khoảng 0,6km/km2), nhưng do địa hình chia cắt mạnh, lòng suối hẹp, độ dốc

lớ n, thuỷ chế rất phức tạp. Mùa khô sông thườ ng cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt và

gây xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nướ c vào các hoạt động sản xuất bị hạn chế,

thườ ng xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Trong huyện có 01 sông chính

là sông Đà và 04 suối lớ n là: suối Nậm Ma, suối Nậm Củm, suối Nậm Sì Lườ ng và

suối Nậm Nhé.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội 

Dân số huyện là 50.357  người (năm 2011), bao gồm các dân tộc: Thái,Mông, Xá, Hà Nhì, Si La, Cống, Dao, La Hủ, Kinh, Tày, Mường, Hoa, Mảng, Khơ Mú.

Tổng số  người trong độ tuổi lao động: Năm 2008 là: 28.229 người; năm2009 là: 28.589 người; năm 2010 là: 28.873 ngườ i.

Trong đó số người trong độ tuổi lao động là nữ: Năm 2008 là: 16.289 ngườ i;năm 2009 là: 16.423 người; năm 2010 là: 16.670 ngườ i.

 Người lao động làm việc trên địa bàn huyện đa số làm việc trong lĩnh vực

nông, lâm nghiệp (chiếm 92,40%), lao động phi nông nghiệp chiếm 7,6%. Đối vớ i

lao động nông, lâm nghiệp thườ ng thiếu việc làm, số  lao động k ỹ thuật đang làmviệc trong khu vực Nhà nướ c còn rất thấp, chiếm 3,39% dân số toàn huyện.

Huyện Mường Tè có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Bum Nưa, Bum Tở, Hua Bum, Kan Hồ, Ka Lăng, Mù Cả, Mường Mô, Nậm Pặn, NậmKhao, Nậm Hàng,  Nậm Manh, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Tà Tổng, Thu Lũm và thị trấnMường Tè (huyện lỵ). 

Page 12: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 12/26

 

12

Là huyện có địa bàn rộng, điều kiện địa lý phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt bởisông, suối, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất vào mùa mưa lũ. Trình độdân trí không đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, cơ cấu nông –  lâm

nghiệp đóng vai trò chủ đạo chiếm trên 60%, còn lại là nông nghiệp và dịch vụ. Dođiều kiện đất canh tác sản xuất nông nghiệp không đảm bảo nên hàng năm Nhà

nước thường xuyên cứu đói cho dân tộc La Hủ, Cống, Mảng, Si La, Khơ Mú theochươngng trình 5 dân tộc ĐBKK của Chính Phủ. 

Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư xong  vẫn chưa đảm bảo theo tiêu chí 

để huyện thoát nghèo, đặc biệt là giao thông liên huyện - xã còn rất khó khăn. Cáctệ nạn xã hội như nghiện hút, tàng trữ ma tuý trên địa bàn còn phức tạp;   thời tiếtkhí hậu xảy ra bất thường, gây không ít khó khăn cho sản xuất và phát triển kinh tế- xã hội - an ninh - quốc phòng. Đây là những trở ngại lớn cho phát triển kinh tế -

xã hội trên địa bàn huyện Mường Tè. 

Đường bộ có liên tỉnh lộ Lai Châu (Mường Lay) - Mường Tè chạy qua, nối

thị trấn Mường Tè với thị xã Lai Châu cũ nay là thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên,qua huyện Sìn Hồ. 

3. Nhận định chung về những tiềm năng quan trọng để công nghiệphóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện huyện Mƣờng Tè

Là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của Sông Đà, consông có giá trị lớn về thuỷ điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ, nênMường Tè có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế của đất nước. 

Bên cạnh việc trồng rừng và khai thác gỗ, lâm sản, đất đai ở Mường Tècòn thích hợp trồng các loại cây ngũ cốc như lúa, ngô, lạc hoặc cây công nghiệp

ngắn ngày như bông và chăn nuôi trâu, bò, ngựa. Giao thông ở Mường Tè còn khókhăn dù có đường liên tỉnh Lai Châu - Mường Tè chạy qua. 

Vớ i diện tích đất canh tác tập trung tại các xã vùng thấp, huyện thực hiện

chủ trương đa dạng hóa sản xuất nhằm tăng thu nhập trên mỗi diện tích đất canh tác

như mô hình: nuôi trồng xen canh cá và lúa ở  xã Bum Nưa; trồng luân canh rau

màu trên chân ruộng hai vụ lúa ở thị trấn và các xã: Nậm Hàng, Mườ ng Mô. Cùng

vớ i việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ về giống sản xuất như Chươngtrình 30a của Chính phủ, bà con nông dân đã đưa vào gieo trồng, thay thế dần các

giống lúa địa phương năng suất thấp bằng các giống lúa lai: nhị ưu 838, khang dân,

nghi hương, IR64... Hiện nay, toàn huyện gieo cấy 2.570ha lúa vụ mùa, 985ha lúa vụ đông

xuân, cơ cấu giống lúa lai chiếm trên 70% tổng diện tích gieo trồng với năng suấttrung bình đạt từ 42 - 47tạ/ha (tăng 5tạ/ha so với năm 2010). 

Là huyện có phần lớn diện tích tự nhiên là đồi núi rừng, ở các xã vùng cao,huyện chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi đại gia

Page 13: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 13/26

 

13

súc theo hướng trang trại. Đồng bào tận dụng cỏ tự nhiên để đầu tư, chăn nuôi đạigia súc, hé mở hướng đi đúng đắn trong xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chohàng trăm hộ gia đình. 

- Sản xuất nông nghiệp:

Tổng sản lượng lương thực năm 2010 là 22.000 tấn, lương thực bình quân

đầu người 378,5 kg/người; cơ cấu cây trồng chủ yếu là: lúa nước, lúa nương, ngô,lạc, đậu tương, sắn, khoai, vừng, bông…; về vật nuôi, chủ yếu là: trâu, bò, ngựa,

dê, gà, vịt, ngan, cá, tôm… Các ngành nghề của địa phương chủ yếu tập trung vào

nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp như đan lát, dệt, mộc, rèn. Quy mô

sản xuất thườ ng nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp là chủ yếu, trình độ sản xuất của ngườ i dân

còn thấp kém; hệ thống cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, thủy

sản còn thiếu thốn, công tác tuyên truyền chưa được thườ ng xuyên, kinh phí hỗ trợ  cho các mô hình và cơ sở k ỹ thuật hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu.

- Sản xuất lâm nghiệp:

Nhiệm vụ trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng luôn đượ c các ngành, các cấpquan tâm chỉ  đạo thực hiện. Huyện đã quán triệt và triển khai thực hiện tốt chủ 

trương, chính sách phát triển rừng theo mô hình lâm nghiệp xã hội, làm cho ngườ idân sống bằng nghề rừng, thực sự gắn bó vớ i rừng.

Theo chủ trương đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong

những năm qua chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi

tái sinh tự nhiên rừng, cụ thể:

+ Công tác quản lý bảo vệ rừng:

Kết quả thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng tính đến năm 2010 là 77.934,0ha, chiếm 50,6% tổng diện tích rừng hiện có. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ 

rừng còn bộc lộ một số tồn tại sau:

Công tác khoán, quản lý, bảo vệ rừng thực tế mớ i chỉ hạn chế sự chặt phá

của chính người dân địa phương, nhưng tình trạng dân di cư tự  do đến chặt phá

rừng trên địa bàn huyện và ngay trên đất lâm nghiệp đã đượ c giao cho hộ gia đìnhcũng chưa ngăn chặn đượ c triệt để.

Lực lượ ng kiểm lâm trong huyện còn quá mỏng so vớ i diện tích rừng hiện có

(165.055,92 ha). Nhận thức của ngườ i dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng còn

nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra do tư lợi cá nhân và sơ xuất trong sản xuất của ngườ i dân.

+ Công tác khoanh nuôi, phục hồi rừng:

Tính đến năm 2010, diện tích rừng đượ c khoanh nuôi tái sinh và trồng mớ i là25.968,81 ha. Sau thờ i gian 4 - 6 năm, độ che phủ của rừng tăng 0,3% - 0,4%, mật

độ cây tái sinh đạt từ 2.000 đến 3.500 cây/ha, cây có chiều cao hơn 2m. Tuy nhiên,

Page 14: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 14/26

 

14

công tác khoanh nuôi, phục hồi rừng vẫn còn một số tồn tại như nguồn vốn đầu tưcho 1 ha khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh tự nhiên còn thấp và một số cơ chế, chính

sách, nhất là quyền lợ i của người dân được hưở ng các sản phẩm trung gian từ rừng

chưa được quy định thống nhất.

+ Công tác trồng rừng:

Trong những năm qua, đượ c sự hỗ trợ  của Nhà nướ c, bằng nhiều chươngtrình, như dự án, như Chương trình 327, Chương trình 661, Chương trình 06/CP về 

trồng cây phân tán, đã đượ c nhân dân các dân tộc hưở ng ứng. Diện tích rừng trồng

tập trung là 746,4 ha, chiếm 0,5% diện tích đất có rừng, với các loài cây như: Keo,Trẩu... Tuy nhiên, diện tích trồng rừng chưa đạt so vớ i k ế hoạch đề ra, do nguồn

vốn và công tác thiết k ế chậm, rừng kinh tế chưa được quan tâm đầu tư, công tácdịch vụ, k ỹ thuật, giống, cây con chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và k ế 

hoạch phát triển công tác trồng rừng hàng năm. 

+ Tình hình khai thác lâm sản:

Việc khai thác lâm sản trên địa bàn huyện Mườ ng Tè hiện nay chủ yếu tậptrung vào khai thác lâm sản gỗ và mang tính chất tận dụng. Năm 2010, đã khai thác215m

3gỗ các loại và 450 tấn tre, nứa cung cấp cho nhà máy giấy Lai Châu. Ngoài

ra, còn khai thác một số lâm sản ngoài gỗ như: bông chít (20 tấn), cánh kiến đỏ (8

tấn), máu chó (20 tấn), măng khô (81 tấn), hạt trẩu (54 tấn), vỏ nhớ t (20 tấn), quả 

đỏ (10 tấn) và cung cấp 25 tấn song, mây cho làng nghề truyền thống xã Bum Nưa. 

Nhìn chung, về lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua chuyển

biến còn chậm, nhiều hộ gia đình đượ c giao rừng chưa làm tốt trách nhiệm, chưa có sự 

thống nhất đồng bộ nên vẫn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép. Để đẩy nhanh tốc

độ phát triển vốn rừng và tăng mức thu lợ i nhuận từ rừng cần có chính sách đầu tưđồng bộ, tránh đầu tư manh mún, dàn trải; quản lý chặt chẽ việc khai thác nguyên liệu

cho nhà máy giấy Lai Châu; tăng cườ ng công tác tuyên truyền sâu rộng về phòng,

chống cháy rừng và nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò, tác dụng của rừng đối

với đờ i sống, môi trườ ng cảnh quan.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Trong những năm qua, huyện Mường Tè đã tập trung ưu tiên phát triển một

số ngành công nghiệp có ưu thế như: công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp sản xuất

vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, đặc sản, sản xuất hàng tiêu

dùng và các ngành nghề truyền thống, nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, làm động lựcthúc đẩy cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Vì những điều kiện về địa lý, địa hình nên công tác sản xuất chủ yếu chỉ phục

vụ cho địa bàn trong huyện. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất gạch

chỉ, sản xuất đá xây dựng, sản xuất tấm lợp Prôximăng đang được đẩy mạnh. Ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, đã xây dựng đượ c làng nghề 

Page 15: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 15/26

 

15

truyền thống mây, tre đan. Ngành công nghiệp thuỷ điện đã được quan tâm đầu tư.Đến năm 2008, huyện Mường Tè đã xây dựng đượ c 05 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ,

từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.

- Thương mại, dịch vụ, du lịch:

Công tác phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch của huyện những năm quacòn chậm và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thương mại, dịch vụ đã được đa dạnghoá hơn, đã xây dựng đượ c chợ mớ i tại trung tâm huyện, xây dựng chợ phiên Pắc Ma,

từng bước đưa những sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân xuống đến các bản xa

qua cơ  quan thương mại và những hộ buôn bán nhỏ lẻ. Nhờ vậy, nhân dân các vùng

trong huyện đã có điều kiện trao đổi các sản phẩm sản xuất đượ c và học tập các kinh

nghiệm sản xuất thực tế giữa các vùng. Du lịch tại địa phương hầu như chưa có gì, chủ 

yếu vẫn chỉ tập trung ở quanh thị trấn huyện.

- Hệ thống k ết cấu hạ tầng:

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Mườ ng Tè chủ yếu là vận tải bộ.

Mặc dù đã được đầu tư nhưng hệ thống giao thông của Mườ ng Tè so vớ i mặt bằngchung của tỉnh thì chất lượ ng còn rất thấp do đặc thù núi cao, hiểm trở. Đặc biệt,

hiện nay một số bản chưa có đường dân sinh đến bản (đi theo đườ ng mòn). Các

tuyến đườ ng hiện có tuy đã đượ c nâng cấp, song chưa nhiều, số km đườ ng bộ có

chất lượ ng kém chiếm tỷ trọng lớn, chưa đúng cấp k ỹ thuật, đa số đi lại trong mùa

khô, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh.

Nguồn kinh phí cho duy tu, bảo dưỡ ng lại hạn hẹp, thườ ng xuyên bị sạt lở ,hư hỏng do mưa lũ. Hệ thống cầu cống đượ c xây dựng ở  nhiều giai đoạn khác

nhau, nên sức chịu tải cũng khác nhau và nhiều cầu có tải trọng nhỏ không còn phù

hợ p vớ i thực tế vận tải hiện nay.

Nhu cầu đi lại của ngườ i dân, khai thác vận chuyển hàng hóa, dịch vụ chưaphát triển cũng làm hạn chế đến phát triển giao thông.

- Hệ thống giao thông:

Tổng số km các tuyến đườ ng hiện có: 882km. Trong đó: đườ ng từ trung tâm

huyện đến trung tâm các xã: 242 km; đườ ng tuần tra biên giới: 111km; đườ ng nội

thị: 8 km; đườ ng tỉnh lộ 127: 91km; đườ ng dân sinh: 430km.

- Hệ thống cung cấp nướ c sinh hoạt:

Tổng số có trên 130 công trình nướ c sinh hoạt tập trung phục vụ cấp nướ csinh hoạt cho khoảng 75% dân số của huyện, chủ yếu là nướ c tự nhiên, chưa quaxử lý. Do thiên tai và thờ i gian sử dụng đã lâu nên nhiều công trình hiện đã xuống

cấp nghiêm trọng.

II. Thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônở Mƣờng Tè trong thời gian qua 

Page 16: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 16/26

 

16

1. Thủy lợ i

Hiện toàn huyện có trên 150 công trình thủy lợ i lớ n, nhỏ phục vụ tướ i cho

trên 2.380 ha ruộng một vụ, 1.010 ha ruộng 2 vụ. Nhìn chung, các công trình đãxuống cấp do thiên tai, mặt khác thờ i gian sử dụng đã quá niên hạn nhưng chưađượ c nâng cấp, tu sửa, hiệu ích tướ i tiêu thấp.

2. Áp dụng khoa học công nghệ Là một huyện vùng cao biên giới, kinh tế – xã hội còn ở mức chậm phát triển,

đời sống của 1 bộ phận người dân còn khó khăn, tuy nhiên được sự quan tâm chỉđạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo huyện, sự chỉ đạo sát sao của Sở KHCNtỉnh, 6 tháng đầu năm 2011, hoạt động KHHCN huyện Mường Tè đã đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận, thông qua những mô hình hỗ trợ áp dụng tiến bộKHKT vào sản xuất đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho người dân: nâng cao được nhậnthức của người dân trong việc tự giác áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh tếcó bước phát triển đáng kể, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, sản lượng

lương thực bình quân theo đầu người năm sau cao hơn năm trước. Kết quả hoạt động KHCN huyện Mường Tè 6 tháng đầu năm được phản ánh

qua các mặt sau: 

Hoạt động của Hội đồng KHCN huyện: đã tiến hành xét, nghiệm thu 164sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, trong đó có 2 sáng kiếnđược chọn để đăng ký thi đua cấp Tỉnh, 162 đề tài được xét, đánh giá nghiệm thuđăng ký thi đua cấp huyện. 

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Hội đồng KHCN huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn như phòng NNPTNT, trạm khuyến nông, khuyến lâm, trạm vậttư thực vật, trạm thú y huyện tuyển chọn các giống: lúa nước, lúa nương, ngô, lạc,đậu tương, sắn khoai, dưa hấu, các giống cây ăn quả, các giống vật nuôi, thủysản…đồng thời triển khai, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật cho nhân dân về chănnuôi, trồng trọt…đã mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất sản lượng tăng từ 10 -

15% so với giống cũ; mạnh dạn đưa mô hình thí điểm tại các xã, thị trấn trên địa bàn như: mô hình trồng cây ăn quả, thâm canh lúa nước…đặc biệt dự án hỗ trợ trồng cây thảo quả ở các xã vùng sâu vùng xa đã đem lại hiệu quả kinh tế chongười dân, dự án trồng 500ha tại xã Nậm Hàng đã được triển khai 1 cách hiệu quả. 

Hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ: Các doanh nghiệp đóng trên địa

 bàn đã quan tâm nhiều tới hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ. Nhiềutrang thiết bị, máy móc đã được các doanh nghiệp sử dụng, quy trình công nghệđược đổi mới góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản

 phẩm. Công nghệ ở các lĩnh vực như: môi trường, khai thác, sản xuất vật liệu xâydựng, xây dựng cầu, đường, xây dựng thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn. 

Page 17: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 17/26

 

17

Kết quả hoạt động KHCN của huyện còn nhỏ bé nhưng với 1 huyện còn khókhăn về mọi mặt như Mường Tè thì những kết quả trên đã thể hiện sự cố gắng, nỗlực rất lớn của các cấp lãnh đạo và cán bộ làm công tác KHCN trên địa bàn.Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục triển khai tốt hoạt động của Hội đồng theo quychế đã ban hành và kế hoạch giao. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN, nâng cao

trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,công nghiệp chế biến, khai thác vật liệu xây dựng… lựa chọn ưu tiên công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương có hiệu quả thiết thực nhằm nâng caonăng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm… 

Từng bướ c triển khai ứng dụng các tiến bộ k ỹ thuật vào sản xuất nông - lâm

nghiệp, đưa giống mớ i vào sản xuất, phát triển các mô hình chăn nuôi, mô hình sản

xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao; ứ ng d ụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y

tế, giáo dục, quản lý kinh tế, lậ p dữ liệu, quản lý nhân sự, giao ban trực tuyến giữa

huyện vớ i tỉnh.

3. Cơ giớ i hóaTrong những năm qua cùng vớ i sự phát triển khoa học công nghệ nhân dân

huyện Mườ ng Tè đã từng bướ c ứng dụng khoa học k ỹ thuật vào sản xuất nhằm

nâng cao năng suất lao động, nâng cao đờ i sống, giải phóng lao động chân tay cụ 

thể ứng dụng như sau :

Tổng số máy làm đất đa năng trong toàn huyện : 05 máy đang ứng dụng vào

sản xuất trong huyện từ năm 2010, máy cày 73 chiếc, máy xát 975 chiếc. 

4. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và

a. Công nghiệp 

Hoạt động ngành công nghiệp và tiểu thủ công chủ yếu tập trung vào cácngành như: thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông - lâm sản, còncác ngành cơ khí và chế biến hàng nông - lâm sản với quy mô nhỏ, phân tán, trong

 phạm vi hộ và nhóm hộ gia đình, phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính. Chưa hìnhthành sản phẩm chủ lực theo tài nguyên và lợi thế của địa phương; 

 Nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do các ngành thiếu quy hoạch đầu tư choviệc phát triển mở rộng, chưa có sự tổ chức chặt chẽ trong sản xuất, đội ngũ khoahọc kỹ thuật và công nhân lành nghề còn thiếu, đồng thời lại chịu tác động của cơ chế kinh tế thị trường. Điều này đã gây trở ngại trong việc chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; 

- Công nghiệp năng lượng điện: Hiện tại một số bản, cụm dân cư chưa cóđiện lưới quốc gia, nguồn điện chính cung cấp cho người dân chủ yếu là thuỷ điệnvà nguồn dự phòng Diesel. Với tổng số điện phát ra năm 2010 là 3.260.000 KWh

so với năm 2007 là 822.364 KW.  Nhìn chung nguồn điện chưa đáp ứng được nhucầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện, điện lưới quốc gia mới

Page 18: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 18/26

 

18

đưa vào vận hành, thường xảy ra sự cố gây mất điện và một số trạm thuỷ điện trênđịa bàn đã hư hỏng, xuống cấp không có khả năng khắc phục để đưa vào sử dụng; 

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản:  Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 cơ sở chế biến nông sản, trong đó chủ yếu là cơ sở xay xát. Các cơ sở này đều mangtính hộ gia đình và phục vụ tại chỗ; 

Về chế biến lâm sản có 03 cơ sở, song cũng chỉ là chế biến thủ công có kếthợp máy móc đơn giản, do vậy sản phẩm sản xuất ra như bàn ghế, giường tủ và đồmây tre đan chưa có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài huyện; 

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dung: Mường Tè có nguồn nguyên liệutương đối dồi dào, thuận lợi cho phát triển sản xuất vật liệu xây dựng như mỏ đávôi (xã Mường Mô): mỏ sỏi, cát (xã Mường Tè); mỏ đá ốp lát (xã Mường Mô); mỏđá phiến hợp (xã Bum Nưa), mỏ sét cao lin (xã Kan Hồ); mỏ Pyrit (các xã Kan Hồ,Mường Tè, Ka Lăng)...... Nhưng hiện nay ngành sản xuất vật liệu xây dựng củahuyện còn kém phát triển, chưa hình thành được những khu vực sản xuất kinh

doanh tập trung, việc sản xuất cũng chỉ là hộ hoặc nhóm hộ phục vụ cung cấp tạichỗ, công nghệ sản xuất ở thấp, còn mang tính thủ công, bán cơ giới; 

- Tiểu thủ công nghiệp: Toàn huyện mới có 01 hợp tác xã làng nghề (thuộcxã Bum Nưa), còn lại chủ yếu là sản xuất tại các hộ gia đình. Các sản phẩm đặctrưng cho vùng dân tộc miền núi như hàng dệt thổ cẩm, rèn nông cụ, sản xuất trang

 phục, các sản phẩm từ da, thuộc da, sản phẩm từ song, mây, tre... Mặc dù các sản phẩm cũng khá đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã nhưng hầu hết chúngsản xuất ra nhằm phục vụ cho nhu cầu gia đình hoặc trao đổi, mua bán trong phạmvi làng, bản. Bình quân giá trị đạt sản lượng của huyện Mường Tè năm 2010 đạt

578,28 triệu đồng so với năm 2007 đạt 364,4 triệu đồng; Do giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân bố không tập trung, mức sống

thấp, các ngành nghề truyền thống chưa có sự tổ chức chặt chẽ trong sản xuất, độingũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề còn thiếu, chất lượng sản phẩm chưa cao,các sản phẩm vật liệu xây dựng ít về số lượng và đơn điệu, phần lớn là những loạivật liệu đặc trưng cho vùng núi. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

b. Nông nghiệp

Từ năm 2005 - 2010 kinh tế huyện Mường Tè đã có sự chuyển biến. Tuy

nhiên theo phân tích về tình hình tăng trưởng kinh tế cho thấy quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có sự chuyển biến mạnh sang sản xuất hànghoá, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Trong những năm tới cùng với sự quan tâm của tỉnh và của Nhà nước,Mường Tè cần tích cực hơn nữa trong việc đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật vào trongđời sống sản xuất của nhân dân, nhằm tăng thu nhập cho người dân, giảm bớt đói

Page 19: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 19/26

 

19

nghèo, góp phần nâng tổng GDP của huyện và toàn tỉnh Lai Châu lên cao hơn nữa. 

- Sản xuất nông - Lâm nghiệp trong giai đoạn này tăng trưởng chậm, bìnhquân 3,7%/. Trong đó cơ cấu kinh tế ngành, nông nghiệp chiếm khoảng 67,6%, lâmnghiệp chiếm khoảng 31,6% và thuỷ sản chiếm 0,8%, Tổng giá trị sản phẩm ngànhnông - lâm nghiệp giai đoạn này bình quân khoảng 48 - 49 tỷ đồng. Nông nghiệp

giữ vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế của huyện Mường Tè, trong đó trồngtrọt chiếm 60,81% và dịch vụ chiếm 4,87%. Trong mấy năm gần đây, việc sản xuấtnông nghiệp của huyện đang phát triển theo chiều hướng chuyển đổi cơ cấu câytrồng, thâm canh tăng vụ. Nhưng còn gặp nhều khó khăn do đất canh tác thiếunước, cơ cấu giống dựa vào sản xuất chủ yếu vẫn là giống địa phương, việc ápdụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế..., dẫn đến năng xuất thấp, không ổnđịnh. Với diên tích sản xuất lương thực ít và chủ yếu là ruộng bậc thang đã tạo nên

 bất lợi so với các huyên trong tỉnh. Hiện nay diện tích gieo trồng đang có xu hướngtăng lúa ruộng giảm lúa nương và tăng diện tích trồng ngô; giống ngô mới đã tạo rahệ thống cây trồng mới trên đất 1 vụ, năng xuất đạt trên 11 tạ/ha gần gấp 2 lần sovới giống địa phương. Tồn tại trong sản xuất lương thực của huyện là việc đưagiống mới vào sản xuất còn hạn chế, (hoặc giá giống quá cao so thu nhập nông dân)chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lương thực.

- Cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày: Năm 2007 - 2010 diện tíchtrồng các cây thực phẩm như: rau, đậu các loại... trên địa bàn huyện chậm phát triểnkết quả không đáng kể và năng suất tăng không ổn định. Phần lớn được trồng trêndiện tích ruộng một vụ.

Mường Tè có tiềm năng phát triển các  loài cây công nghiệp ngắn ngày,nhưng hiện nay diện tích còn hạn chế và năng suất vẫn còn thấp. So với năm 2007thì năm 2010 diện tích trồng cây công nghiệp tăng chậm.

- Cây lâu năm: Thế mạnh của huyện Mường Tè là phát triển cây lâu năm,nhưng hiện nay diện tích còn hạn chế, chưa hình thành những vùng có sản phẩmchủ lực.

- Cây công nghiệp được quan tâm, đầu tư, phân vùng để phát triển: Đến naydiện tích cây đậu tương 425 ha, đạt 121,4% Nghị quyết huyện uỷ, cây thảo quảđược tập trung trồng ở các xã biên giới với diện tích: 1.929,334 ha, diện tích đã chothu hoạch 915,56 ha, với năng xuất trên 20 tấn quả tươi/ha; cây cao su được sự

quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của tỉnh, huyện và nhân dân xã nậm Hàng cho đếnnay đã trồng được 588 ha, đạt 117,6% kế hoạch.

- Về phát triển chăn nuôi: Chăn nuôi được duy trì và phát triển, đã quy hoạchđược trên 100 bãi chăn thả, thực hiện được trên 100 mô hình chăn nuôi theo nhómhộ. Hiện nay tổng đàn gia súc, gia cầm có: 170.562 con, tăng 48. 518 con so vớicùng kỳ năm 2005: Trâu 11.455 con; bò 5.773 con; ngựa 494 con; dê 5.262 con .

Page 20: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 20/26

 

20

lợn 21.554 con; đàn gia cầm, thuỷ cầm 126.024 con. Việc nuôi trồng thuỷ sản đãđược hình thành và bước đầu phát triển với diện tích nuôi trồng đạt: 75 ha .

Hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu vẫn theo hướng chăn nuôi hộgia đình, tập quán chăn thả tự nhiên còn phổ biến, chưa xây dựng lò mổ tập trungnên công tác giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm không kiểm soát được.

Thực hiện tốt công tác kiểm soát, giết mổ và kiểm dịch gia súc; thườngxuyên kiểm tra các điểm tập trung dân cư, xuất, nhập gia súc, gia cầm nhằm hạnchế dịch lây lan trên địa bàn các xã, thị trấn.

Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã và đang phát triển nuôi trồngthuỷ sản, tuy nhiên do hạn chế về vốn, khoa học kỹ thuật nên diện tích cũng nhưsản lượng còn thấp. Năm 2010 toàn huyện có 75 ha so với năm 2007 là 29,0 ha.

Hạn chế chính trong việc phát triển chăn nuôi của vùng là việc lưu thônggiữa các xã trên địa bàn huyện, giữa huyện với các huyện khác gặp nhiều khó khăn,trở  ngại. Do đó sản phẩm làm ra không trở thành hàng hoá. Mặt khác sự hỗ trợ của

nhà nước với ngành chăn nuôi chưa nhiều, nhất là trong lĩnh vực cải tạo giống địa phương, chuồng trại và công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm. 

- Lâm nghiệp:  Nhiệm vụ trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng luôn được cácngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện đã quán triệt và triển khai thựchiện tốt chủ trương, chính sách phát triển rừng theo mô hình lâm nghiệp xã hội, làmcho người dân sống bằng nghề rừng thực sự gắn bó với rừng. 

Theo chủ trương đó hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trongnhững năm qua chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôitái sinh tự nhiên rừng, cụ thể. 

Phát triển và chăm sóc bảo vệ rừng:  Đã tổ chức hợp đồng khoanh nuôi táisinh và bảo vệ rừng đến năm 2010 cho nhân dân chăm sóc và bảo vệ với tổng diệntích toàn huyện đạt: 142.333,95 ha, độ che phủ rừng đạt 50%. 

Hàng năm đã tuyên truyền Luật bảo vệ, phát triển rừng trên 16/16 xã, thị trấnvà duy trì các đội  xung kích phòng cháy, chứa cháy  ban hành chị thị, kế hoạch

 phương án triển khai thực hiện phòng cháy, chứa cháy trong mùa khô.

Hiện tượng chặt, phá rừng ở các xã, bản làm nương rẫy đúng nơi quy định,việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp và đất

khác đã được UBND các cấp cho phép .Việc khai thác gỗ, củi cho nhân dân và các doanh nghiệp, HTX đã đi vào

nề nếp, đảm bảo đúng thủ tục quy định của nhà nước .

c. Dịch vụ 

Trong những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ ở nông thôn như: Bưuchính viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới thông tin liên lạc không ngừng được

Page 21: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 21/26

 

21

mở rộng tới vùng cao, vùmg sâu, vùng xa. 100% các xã, thị trấn trong huyện đã cóđiện thoại cố định và 16/16 xã, thị trấn có mạng điện thoại di động. Các hoạt độngdịch vụ vận tải, điện, nước sinh hoạt đang từng bước phát triển; giá trị thương mại,dịch vụ trong 5 năm qua đạt 246,24 tỷ đồng, tóc độ tăng trưởng đạt 25%/năm; 

- Các công ty cổ phần thương mại huyện đã cơ bản đáp ứng được các mặt

hàng thiết yếu cho nhân dân, đã bán ra được 285 tấn muối Iốt, 6.500 lít dầu hoả và115 tấn gạo (năm 2010). Hàng năm các công ty cổ phần tích cực chủ động cungứng các mặt hàng thiết yếu tới các điểm bán hàng để dự trữ cho mùa mưa lũ, góp

 phần tham gia vào công tác bình ổn giá cả trên thị trường. Hoạt động thương mạingoài quốc doanh tiếp tục phát triển, các mặt hàng phục vụ phong phú, đa dạng vàđảm bảo phục vụ đến các vùng sâu, vùng xa. 

- Bưu chính viễn thông cơ bản đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành củahuyện. Hiện tại có 14 trạm phát sóng di động Vinaphone; 14/16 xã, thị trấn có máyđiện thoại cố định, số thuê bao trên toàn huyện 4.105 thuê bao. Sản lượng phát

hành báo năm 2010 là 151.545 tờ, cuốn. Các điểm bưu điện văn hoá xã, bản đượcduy trì hoạt động đảm bảo phục vụ nhu cầu đọc sách, báo cho nhân dân.Tuy nhiên

chất lượng sống điện thoại có nơi, có lúc còn bị mất tín hiệu; việc vận chuyển côngvăn, thư, báo ở một số tuyến có lúc còn chậm.

- Cung cấp xăng, dầu chưa đáp ứng được nhu cầu tại địa phương; trong năm2010 đã bán ra đượ c 1.190 m

3 xăng, 4.047 m3 dầu, 81,9 tấn gas; 57,5 tấn dầu nhờn.

- Thương mại quốc doanh được quan tâm, củng cố kiện toàn; thương mại tưnhân phát triển nhanh, chủ động đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhân dân, mức lưuchuyển hàng hoá tăng nhanh, từng bước được nâng cao chất lượng.

- Thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng các mặthàng thiết yếu thuộc diện chính sách hỗ trợ sản xuất, đời sống cho đồng bào miền núi,vùng sâu, vùng xa góp phần làm ổn định giá cả thị trường trên địa bàn huyện .

- Nguồn hàng hoá cung cấp cho tiêu thụ tại địa phương chủ yếu vẫn từ tỉnhhoặc các địa phương khác chuyển đến và một phần sản xuất nhỏ tự cung tự cấp tạiđịa phương như: vật liệu xây dựng (gạch nung, cát, đá, sỏi xây dựng....), các loạihoa quả (lê, đào, cam, dứa...), hàng thủ công mỹ nghệ (thổ cẩm, hàng thêu may,hàng mây tre đan), sản phẩm dược liệu vùng cao ( Đỗ trọng, Xuyên Khung, Tamthất đen, Thảo quả, mật ong....). Hàng hoá xuất khẩu và chuyển ra ngoài huyện rất

ít, chủ yếu là các sản phẩm lâm sản như mây tre đan, dược liệu, nguyên liệu chonhà máy giấy Lai Châu.

 Nhìn chung cơ sở hạ tầng cho các hoạt động dịch vụ - thương mại ở mứcthấp, chậm được đầu tư đổi mới. Các hoạt động thương mại còn ít, quy mô nhỏ,chưa có sức cạnh tranh trên thị trường và phát huy vai trò là động lực kích thích sảnxuất phát triển. Thương nghiệp quốc doanh ngày một bị thu hẹp, chưa thích ứngvới cơ chế thị trường, chưa chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường nông

Page 22: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 22/26

 

22

thôn, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả. Do vậy, việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm củahuyện gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều đó đã, đang làm chậm lại quá trình pháttriển sản xuất nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn huyện. 

Sản lượng điện phát ra 3.260.000 KWh, trong đó: thuỷ điện Nậm Sỳ Lườ ng

260.000 KWh, máy phát Điezel 120.000 KWh, điện lướ i quốc gia 2.880.000 kWh.

Nhìn chung, nguồn điện chưa đáp ứng đượ c nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cánbộ  và nhân dân trên địa bàn huyện, điện lướ i Quốc gia mới đưa vào vận hành,

thườ ng xảy ra sự cố và một số trạm thủy điện trên địa bàn đã hư hỏng, xuống cấp.

5. Áp dụng 19 tiêu chí xây dự ng nông thôn mớ i của chính phủ.

Trong năm qua huyện Mườ ng Tè đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện công

nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo 19 tiêu chí mớ i,tớ i nay huyện

Mường Tè chưa có xã nào đạt chuẩn theo 19 tiêu chí của xây dựng nông thôn mớ i,k ế hoạch xây dựng 2 đơn vị xã: Mườ ng Tè, Thu lũm. Do điều kiện dân cư và giaothông, điện lưới, và các điều kiện kinh tế hộ gia đình chưa đảm bảo.

CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP 

NHẰM ĐẨY MẠNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở MƢỜNG TÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 

1. Giải pháp huy động vốn đầu tƣ  

Qua sự tổng hợp phân tích ở trên cho thấy, nhu cầu vốn đầu tư trong giaiđoạn này là khoảng gần 3 nghìn tỷ cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Tè,

để đảm bảo làm tốt các động tác sau: Tranh thủ tối đa nguồng vốn các trương trình dự án đầu tư của Nhà nước, tổ

chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước .. để huy động cho huyện. Đâylà giải pháp quan trọng cần huy động lực lượng các xã, các ngành tỉnh và huyện,tranh thủ các ngành Trung ương và tổ chức quốc tế, đưa vào kế hoạch và giúp đỡ các chương trình mục tiêu Quốc gia như các chương trình xoá đói giảm nghèo,chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng biên giới, chương trình ổnđịnh dân cư các vùng ngập lụt thuỷ điện Sơn La và thuỷ điện Lai Châu, các xã đặc

 biệt khó khăn; Chương trình 661; Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và chương

trình chính sách phát triển miền núi; Chương trình xây dựng hệ thống rừng phònghộ sông Đà và bảo vệ môi trường sinh thái…vv.

Tăng cường phát triển sản xuất, đồng thời đẩy nhanh công tác huy động vốnnhàn rỗi trong nhân dân thông qua tiền gửi tiết kiệm, mua trái phiếu kho bạc, côngtrái…vv, Thực hiện chính sách tiết kiệm dể   tăng cường vốn đầu tư cho sản xuấtkinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Page 23: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 23/26

 

23

Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết các tổ chức, tư nhân trong và ngoàinước có hoạt động đến thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế; phát triển kinh tế - xã

hội trên địa bàn huyện. 

 Nguồn vốn đóng góp của cộng đồng bằng nhiều hình thức cần được khuyếnkhích đầu tư vào sản xuất để tăng chủ động an toàn đầu tư, đồng thời giảm mức vay

và đầu tư của Nhà nước. Trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng đến việc sử dụng quỹ

đất để huy động vốn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dânlàm Nhà nước hỗ trợ”,. 

Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là vấn đề then chốt của phươngán đã quy hoạch để tăng cường việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đó cũng là khâurất quan trọng, đảm bảo cho quy hoạch phát triển thành công cả trong tầm ngắn hạnvà dài hạn. 

Thành lập các quỹ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khuyến khích xúc tiến, bù

đắp nếu xảy ra rủi ro đối với chương trình ưu tiên đầu tư, như các vùng chuyển đổicơ cấu, hoặc các vùng thực hiện áp dụng thử nghiệm, công nghệ mơi, giống mới. 

2. Phát triển nguồn lực 

Phát triển nguồn lực, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lựchuyện là một giải pháp rất quan trọng, vừa là động lực phát triển kinh tế –  xã hội,vừa là chiến lược phát triển con người, nhằm nâng cao vị trí đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài, thông qua đào tạo để sử dụng lao động đúng đắn, đủ về cơ cấu, caovề chất lượng trình độ - năng lực, đảm bảo yêu cầu phát triển trong gia đoạn mới. 

Cần có chuyển biến nhận thức và trách nhiện của cán bộ điều hành và cán bộtrực tiếp làm kinh tế. Mở rộng hình thức đào tạo, dạy nghề, các trường trung họcchuyên nghiệp về kỹ thuật nông - lâm nghiệp, thương mại - dịch vụ, quản lý kinhtế, thu hút nhiều lao động trẻ tham gia học tập trở về địa phương công tác ...vv 

 Nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân trong huyện, bằng các hình thứcthông tin đại chúng, hoạt động văn hoá thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác

 phổ cập trung học vào bản hoàn thành trong gia đoạn gần nhất. 

Huyện cần có sự đầu tư ưu đãi đặc biệt nhiều hơn cho lĩnh vực đào tạo cán bộ, đào tạo thợ giỏi, có chính sách thu hút nhân tài tham gia đóng góp cho sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tạo bước chuyển biến rõ rệt về chuyển dịch cơ cấukinh tế của huyện. 

Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực, tăng cường khả năng kiểm tra và thựchiên chính sách xã hội với người lao động. 

3. Gải pháp về thị trƣờng 

Thực hiện chính sách thị trường mền dẻo, đa phương hoá, đa dạng hoá, thực

Page 24: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 24/26

 

24

hiện vấn đề coi trọng chiếm lĩnh thị trường tại chỗ băng cách nâng cao đáng kể chấtlượng sản phảm. tăng cường công tác tiếp thị và nghiên cứu thị trường, gắn thịtrường với sản xuất, lấy thị trường làm động lực cho sản xuất. 

Trước hết phải đáp ứng đối với nhu cầu thị trường nội huyện như thóc, n gô

hạt, đậu tương, hao quả, thịt lợn, thịt bò, gia cầm và mở rộng sang các huyện và các

vùng lân cận. Chú trọng đến các việc phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế, nhằm tạo điều kiện

cho các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận nhanh với thị trườn g

trong và ngoài nước. 

4. Giải pháp khoa học công nghệ 

Công cuộc phát triển thực sự dựa vào khoa học và cộng nghệ. Đây là công cụchủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế - xã

hội. Vì vậy cần đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đổi mới công nghệtrong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý. 

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất như đầu tưchiều sâu các cơ sở  nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi trong nông –  lâm nghiệpnhằm thay đổi giống mới trong nông - lâm nghiệp, có năng xuất cao phù hợp vớiđiều kiện tự nhiên của huyện. 

Mạnh công tác chuyến dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tăng cường các biện pháp canh tác lâu bền trên đất dốc, hạn chế sói mòn và rửa trôi đất, đưa lĩnh vựcnông –  lâm nghiệp đạt năng xuất cao và phát triển bền vững. 

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, mở rộng dịch vụ khoa học kỹ

thuật, chuyển giao công nghệ đến tận hộ gia đình. Trong công nghệ chế biến nông - lâm sản, cần chú trọng công nghệ tiên tiếnquy mô vừa và nhỏ, khấu hao nhanh, dễ đổi mới thiết bị công nghệ, luôn đảm bảonâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường. 

C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 

1. Kết luận 

Mường Tè là huyện có giàu tài nguyên, song không phải là tài nguyên vốn cósẵn (thương mại, dịch vụ - du lịch, khoáng sản…) chỉ ở dạng tiềm năng. Thực tế tàinguyên có thể khai thác ngay phục vụ phát triển kinh tế rất nghèo nàn. Trong khiđó trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, y tế, giáo dục kém phát triển. Cơ 

 bản vẫn là huyện kinh tế nông - lâm nghiệp, cá thế mạnh phát huy còn hạn chế,tiềm năng khai thác về lợi thế khí hậu, đất đai, về vị trí địa lý, kinh tế, về nguồnnhân lực chưa được khai thác. 

Page 25: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 25/26

 

25

Qua thời gian khảo sát thực tế, thu thập các tài liệu, tổng hợp số liệu, đánhgiá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Tè giai đoạn qua đã tìmhiểu các điều kiện về tài nguyên sẵn có của huyện, nghiên cứu các văn kiện về địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội, đã xây dựng được các chỉ tiêu và định hướng pháttriển kinh tế - xã hội cho huyện Mường Tè trong giai đoạn 2010-2020. Qua nghiên

cứu đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ và đề xuất những việc cần đầu tư tập trung, tạođộng lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện công nghiệp hóa hiện

đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đới sốngtinh thần cho nhân dân và đưa nền kinh tế Mường Tè dần hoà nhập được với công

cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôncủa tỉnh Lai Châu nói

riêng và toàn quốc nói chung. 

2. Kiến nghị 

Là huyện có nhiều tiềm năng nhưng còn nghèo, thiếu vốn đầu tư cho pháttriển là khó khăn rất lớn. Do vậy đề nghị Tỉnh, Nhà nước tăng cường đầu tư vốn,

nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp, hỗ trợ đợi sống màUBND tỉnh đã ban hành, hàng năm phải cân đối đủ nguồn vốn để huyện chủ động

thực hiện. Đồng thời bổ sung nguồn kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo cán bộxã và công tác khuyến nông, khuyến lâm. 

Đề nghị bộ giáo dục và đào tạo và tỉnh giúp huyện đào tạo nguồn nhân lực,nâng cấp hệ thống giáo dục phổ thông và phát triển, khai thác hiệu quả trường dạynghề trên địa bàn huyện nhằm nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực. 

Page 26: TIỂU LUẬN MỚI NỘP

5/16/2018 TIÊ U LUÂ N MƠI NÔ P - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-moi-nop 26/26

 

26

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Nông nghiệp Việt Nam trên con đường Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 

2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, XI

3. Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Lai Châu lần thứ XII 4. Văn kiện Đại hội đại biểu huyện Mường Tè lần thứ XVIII 

5. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác –  Lênin, NXB Chính trị quốc gia 2009

6. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 200 8, phương hướngnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng –  an ninh năm 2009 của UBNDhuyện Mường Tè

7. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 20 09, phương hướngnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng –  an ninh năm 2010 của UBNDhuyện Mường Tè

8. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 20 10, phương hướngnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng –  an ninh năm 2011 của UBNDhuyện Mường Tè

9. Chương trình công tác năm 2011 của UBND huyện Mường Tè .