tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản · “tiền mặt là vua” là một...

52
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam 2018 www.pwc.com/vn Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam 2018

www.pwc.com/vn

Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Lời nói đầu

2 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Quản lý vốn lưu động quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?“Tiền mặt là vua” là một cụm từ thường được trích dẫn trong ngôn ngữ kinh doanh nhưng ít khi được coi trọng đúng mức. Trên quan điểm hoạt động doanh nghiệp thường ngày, duy trì khả năng thanh khoản, hay nói cách khác, quản lý hiệu quả vốn lưu động là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Điều này không chỉ giới hạn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn mà còn phục vụ các mục tiêu dài hạn như đầu tư mở rộng thị trường, tạo ra sản phẩm mới và thu hút thêm khách hàng. Ngoài ra, trên quan điểm hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A), hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn ảnh hưởng trực tiếp đến ước tính giá trị doanh nghiệp (“Enterprise value”) hoặc giá trị vốn chủ sở hữu (“Equity value”) trong một thương vụ.Thực tế cho thấy, một lượng tiền đáng kể đã và đang tiếp tục bị thất thoát do doanh nghiệp chưa tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tóm lại, “Doanh thu là ảo ảnh, Lợi nhuận là ý thức, còn Tiền mới là hiện thực“ (“Revenue is Vanity, Profit is Sanity but cash flow is the reality”) Chào mừng quý độc giả đến với ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu về vốn lưu động dành riêng cho các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đầu tiên. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ đem đến cho các bạn một cái nhìn bổ ích về vốn lưu động đối với hoạt động doanh nghiệp địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện cho 400 doanh nghiệp lớn nhất đang niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) cho giai đoạn tài chính từ 2013 tới 2017 (FY13-17).

Chúng tôi tìm ra những gì?Phân tích dữ liệu quá khứ cho thấy một số lo ngại về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam trong 4 năm qua1. ROCE suy giảm, biên lợi nhuận hạn chếSuy giảm của tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) được ghi nhận cho các doanh nghiệp nghiên cứu. Ở mặt khác, biên lợi nhuận thuần cải thiện còn hạn chế trong khi tỷ lệ nợ trên vốn ngày càng tăng.2. Chu kỳ tiền mặt (C2C) kéo dài đáng kểC2C tăng thêm 6 ngày trong 4 năm qua, với nhu cầu vốn tăng thêm tài trợ chủ yếu bởi vay mượn thay vì tiền mặt giải phóng từ nội tại thông qua các cải thiện về hiệu quả hoạt động. Chu kỳ phải thu khách hàng (DSO) và chu kỳ hàng tồn kho (DIO) tệ đi đáng kể trong 4 năm qua, buộc doanh nghiệp phải kéo dài chu kỳ phải trả người bán (DPO) nhằm

Johnathan OoiPhó Tổng Giám Đốc dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu độngPwC Việt Nam

Mohammad Mudasser Phó Giám đốc dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động PwC Việt Nam

“Năng lực và hiệu quả quản lý vốn lưu động là thước đo quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp”

“Các doanh nghiệp Việt Nam đang bỏ qua cơ hội tiếp cận một nguồn vốn sẵn có với chi phí sử dụng thấp”

khắc phục hậu quả của sự suy giảm tài sản.3. Ngành “Năng lượng & Tiện ích khác” đạt mức sử dụng vốn lưu động hiệu quả, trong khi ngành “Công nghệ - truyền thông” lại gặp nhiều khó khăn trong quản lý vốn lưu độngCác ngành ghi nhận nhiều cải thiện về vốn lưu động có thể kể đến Năng lượng & Tiện ích khác và Dầu mỏ & Khí đốt, trong khi ngành Công nghê - truyền thông và ngành Hàng tiêu dùng lại suy giảm nhiều về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.4. Hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế so với các vùng địa lý khácC2C của Việt Nam cao gấp 2 lần và hơn thế so với khu vực như Mỹ hay Châu Âu, chủ yếu bởi sự suy giảm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các ngành như Kỹ thuật & Xây dựng, Chăm sóc sức khỏe, Kim loại & Khai khoáng và Hàng tiêu dùng.

Chúng tôi đúc kết được những gì?1. Các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả đạt tỷ suất tài chính vượt trộiDoanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động đạt hiệu quả tài chính vượt trội. Nhóm doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt ghi nhận 12 ngày C2C và 17% ROCE cho FY17.2. Tăng trưởng doanh thu trong khi cải thiện C2C là hoàn toàn có thểChúng tôi nhận thấy một số nhóm ngành duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng (đến 20% một năm), đồng thời rút ngắn C2C khoảng 5% một năm trong vòng 4 năm qua.3. Gần 10 tỷ USD bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần, trong đó cơ hội giải phóng tiền mặt ước tính khoảng 4 tỷ USD Nếu các doanh nghiệp nghiên cứu đạt được C2C của các doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt nhất, lượng tiền mặt giải phóng có thể lên đến 40% của 10 tỷ USD tồn đọng trong vốn lưu động thuần.4. Doanh nghiệp không cần vay mượn tài chính tới FY20 nếu tối ưu được hiệu quả sử dụng vốn lưu độngDựa vào kết quả hoạt động quá khứ, lượng tiền mặt giải phóng từ vốn lưu động đủ để chi trả cho tổng vốn lưu động và nhu cầu chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (capex), khoảng 2,5 tỷ USD, cho 3 năm tiếp theo tính từ FY17.

Doanh nghiệp hoạt động thế nào so với tình hình chung?Độc giả có thể sử dụng thông tin cung cấp ở cuối báo cáo để tự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo nhóm ngành, tốc độ tăng trưởng và các thành phần của vốn lưu động tương ứng với hoạt động doanh nghiệp tại địa phương.

PwC Việt Nam 3

Nội dung

4 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Phụ lụcCơ hội giải phóng tiền mặt và bảng tự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hãy liên lạc với chúng tôi

34

Các phát hiện chính

Tổng quan hoạt động

1006

28

50

Phân tích chuyên sâu

20

38Kết luận

PwC Việt Nam 5

Các phát hiện chính

6 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (C2C) đã suy giảm trong 4 năm qua, đặc biệt trong khâu quản lý khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho

vốn lưu động thuần cho FY17

9,7 tỷ USD

CAGR của Chi phí hoạt động, tài chính

CAGR của Doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) giảm 4% trên cơ sở tuyệt đối, từ 14,1% (FY13) xuống 13,6% (FY17)

Biên lợi nhuận hạn chế do chi phí tăng nhanh hơn doanh thu cho giai đoạn FY13-17

Khác biệt rõ rệt về kết quả tài chính giữa các doanh nghiệp quản lý tốt và quản lý chưa tốt vốn lưu động

Hiệu quả thấpTổng thể

Hiệu quả cao

233 ngày C2C68 ngày C2C

12 ngày C2C

6% ROCE14% ROCE

17% ROCE

+6%

-4%

+11%

C2C

9%DSO

12%

DIO

11%DPO

15%

PwC Việt Nam 7

Cơ hội giải phóng 2-4 tỷ USD tiền mặt 1,7 tỷ USD

2,1 tỷ USD

3,9 tỷ USD

Đến C2C trung vị

Đến C2C bình quân gia quyền

Đến C2C tứ phân vị trên

Tăng trưởng doanh thu không đồng nghĩa với việc gia tăng nhu cầu vốn lưu động ở mức tương ứng

*+/- % là CAGR cho giai đoạn FY13-17

có thể thực hiện được nếu tối ưu được hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho các doanh nghiệp nghiên cứu

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế không chỉ so với các khu vực phát triển, mà còn so với Châu Á

Trung bình Việt Nam Trung bình toàn cầu

44 ngàyC2CC2C

6 trong số 14 ngành nghiên cứu ghi nhận cải thiện hiệu quả quản lý vốn lưu động trong 4 năm qua

+2,6%-0,4%

+6,1%+8,0%

+20,2%+14,8%

68 ngày

8 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

PwC Việt Nam 9

Tổng quan hoạt động

10 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Kinh tế Việt Nam (GDP thực) tăng đến 30% trong 4 năm qua, khoảng 6,4% một năm (đồng tiền 2010 không đổi), lên trên 200 tỷ USD (2017) từ 160 tỷ USD (2013). Nền kinh tế được kì vọng tăng trưởng ở mức 6,7% một năm tới năm 2022, và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á và trên thế giới.

Ngoài ra, cho đến tháng 3/2018, Việt Nam đã thu hút được 321 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI), tập trung vào ngành công nghiệp chế xuất và dịch vụ bất động sản. Phần lớn đến từ các nước Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm hơn 50%), theo sau là Singapore và Trung Quốc.

Lãi suất cho vay cũng đã giảm 340 điểm cơ bản (bps) trong vòng 4 năm qua, góp phần cải thiện chỉ số sản xuất công nghiệp trong cùng giai đoạn. Ngân hàng nhà nước được kì vọng tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ trung lập và lãi suất cho vay mềm.

GDP thực phân bổ theo khu vực kinh tế

Vốn FDI lũy kế đăng kí theo ngành (tỷ USD)

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) và lãi vay bình quân

Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm qua nhờ vào chính sách tiền tệ hiệu quả cùng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Chỉ số sản xuất công nghiệp Lãi vay, bình quân (%)

FDI dồi dào, lãi vay thấplà động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

2013 2017 2022f

Chỉ

số

= đồ

ng ti

ền 2

010

khôn

g đổ

i

160 205 284

Nguồn: Báo cáo “Vietnam country risk report Q3 2018” của BMI, FIA

GDP thực

CAGR (%) 6,4% 6,7%

2013-17 2018f-22f

Chú thích: Lãi vay bình quân là lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương đối với nhu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định

2013 2014 2015 2016 2017

10,4%8,0% 7,0% 7,0% 7,0%

126135

147159

173

2013 2014 2015 2016 2017

187,6

54,6

26,7

20,9

12,2

10,9

7,1

1,6

PwC Việt Nam 11

Tăng trưởng doanh thu, khoảng 6,1% một năm, chưa đem lại cải thiện lợi nhuận tương xứng cho thấy doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động một cách bền vững.

Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp (SG&A) và chi phí lãi vay tăng đến 7-13% một năm khiến tỷ suất EBITDA cải thiện không đáng kể trong 3 năm gần đây. Hơn thế nữa, tăng trưởng âm trong ngành công nghiệp khai khoáng và chi phí gia tăng liên quan đến pháp luật còn ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2017.

Ở mặt khác, giá dầu thô thấp giúp doanh nghiệp giảm tỷ trọng chi phí giá vốn trên doanh thu, phần nào khắc phục sự suy giảm của biên lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô và các chế xuất dầu, xu hướng gia tăng của giá dầu thô trong thời gian gần đây có thể tiếp tục gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cải thiện lợi nhuận trong tương lai gần.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh quá khứ

Giá dầu thô thế giới

Hệ số các chi phí hoạt động, tài chính/ Doanh thu

Giá vốn bán hàng/Doanh thu (%)

Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A)/ Doanh thu (%)

Chi phí lãi vay/Doanh thu (%)

Doanh thu của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cải thiện ở mức tương ứng với tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, biên lợi nhuận chưa cải thiện đáng kể với tỷ suất EBITDA ghi nhận sự sụt giảm trong 3 năm gần đây

Áp lực cải thiện lợi nhuậnđến từ sự gia tăng của các chi phí hoạt động doanh nghiệp và giá dầu thô

Nguồn: CapIQ, Bloomberg và phân tích của PwC

FY13 FY14 FY15 FY16 FY17

Doanh thu Lợi nhuận gộp EBITDA

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) Tỷ suất EBITDA (%)

45

7 5

14,7%

11,0%

49

7 5

14,9%

10,9%

47

8 6

16,8%

12,2%

49

9 6

18,0%

12,6%

56

10 7

17,4%

11,9%

tỷ U

SD

FY13 FY14 FY15 FY16 FY17

Doanh thu Lợi nhuận gộp EBITDA

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) Tỷ suất EBITDA (%)

45

7 5

14,7%

11,0%

49

7 5

14,9%

10,9%

47

8 6

16,8%

12,2%

49

9 6

18,0%

12,6%

56

10 7

17,4%

11,9%

tỷ U

SD

-

40

80

120

USD

/thù

ng

-30% một năm

03/2013 12/2013 09/2014 06/2015 03/2016 12/2016 09/2017

FY13 FY14 FY15 FY16 FY17

85% 85%7,7%

8,7% 8,6%

6,8% 6,7%

1,6% 1,4% 1,5% 1,7% 1,7%

83%

82%83%

12 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

tỷ U

SD

2527

3033

36

14,1%14,8%

14,2% 13,9% 13,6%

FY13 FY14 FY15 FY16 FY17

ROCE tăng lên biểu thị sự cải thiện về lợi nhuận cho cùng một số vốn được sử dụng. Ngược lại, xu hướng suy giảm của ROCE đối với các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy doanh nghiệp chưa hiệu quả trong chuyển đổi tài sản tăng thêm thành cải thiện lợi nhuận ở mức tương đương.

Đã có sự gia tăng việc sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động như được phản ánh qua hệ số nợ thuần/EBITDA tăng lên trong 4 năm qua. Trong đó, vay nợ ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, và vay nợ dài hạn cho đầu tư tài sản cố định. Vì vậy, việc cải thiện lợi nhuận hoạt động sẽ là một thách thức với các doanh nghiệp khi lãi suất cho vay tăng lên.

Vốn dài hạn và tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE)

Vay nợ ngắn/dài hạn và hệ số nợ thuần trên EBITDA

Nợ ngắn hạn/Tổng nợ vay (%)

Nợ dài hạn/Tổng nợ vay (%)

Vốn dài hạn

Hệ số nợ thuần/EBITDA (lần)

Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) (%)

Doanh nghiệp sử dụng ngày một nhiều vốn, chủ yếu từ vay mượn tài chính, trong khi lợi nhuận lại chưa cải thiện ở mức tương xứng

ROCE suy giảm 4% trên cơ sở tuyệt đối cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng nguồn vốn tăng thêm hiệu quả

Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

FY13

1,60

52%

48%

13

FY14

1,47

56%

44%

14

FY15

1,62

50%

50%

15

FY16

1,69

49%

51%

16

FY17

1,73

53%

47%

17

PwC Việt Nam 13

Lưu chuyển tiền tệ theo hoạt động doanh nghiệp và hệ số Tiền mặt / Doanh thu

Phân bổ dòng tiền theo các hoạt động đầu tư và hệ số Capex / Doanh thu

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (Capex)/ICF (%)

* Chi phí đầu tư khác là tiền cho vay/thu hồi công cụ nợ của đơn vị khác, đầu tư/thu hồi vốn các đơn vị khác, thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư

Chi phí đầu tư khác*/ICF (%)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (OCF)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (ICF)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (FCF)

Hệ số tiền mặt/ doanh thu (%)

Capex/ Doanh thu (%)

Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, phần lớn cho các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, tăng nhanh hơn đáng kể so với dòng tiền tạo ra từ hoạt động

Hệ số tiền mặt / doanh thu giảm đi khoảng 11% trên cơ sở tuyệt đối trong 4 năm qua. Lý do chính đến từ việc các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào tài sản cố định, với dòng tiền vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tăng tới 100% trong cùng giai đoạn.

Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chưa đủ để tài trợ vốn lưu động cũng như phục vụ các mục đích mở rộng, do đó vay nợ dài hạn ngày càng được sử dụng nhiều, ảnh hưởng xấu đến bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

X2 lượng tiền cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp được ghi nhận trong 4 năm qua

FY13 FY14 FY15 FY16 FY17

Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

FY13 FY14 FY15 FY16 FY170.0%

1.0%

2. 0%

3. 0%

4. 0%

5. 0%

8.0%

-

1

2

3

4

5

6

7

89%

11%

2,5

4,5%

81%

19%

4,0

6,9%

72%

28%

4,4

6,5%

83%

17%

4,0

6,0%

100%

2,0

4,9%

11,3% 11,7%12,3%

11,6%

10,1%

3,4 3,5 3,5 3,4 3,7

0,8 1,0 0,3

(2,0)(2,5)

(4,0) (4,4)(4,0)

(0,4) (0,2)

5,1 5,6

14 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Cải thiện của C2C và EBITDA

Quản lý vốn lưu động hiệu quả, bền vững là nhiệm vụ khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Khoảng 4% số doanh nghiệp nghiên cứu liên tục rút ngắn được C2C mỗi năm trong 4 năm qua, đồng thời ghi nhận cải thiện hiệu quả tài chính nhiều nhất. Trong khi đó, hơn 40% số doanh nghiệp nghiên cứu ghi nhận suy giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động với số ngày C2C bị kéo dài đáng kể trong cùng giai đoạn.

15 trong số 400 doanh nghiệp nghiên cứu liên tục rút ngắn được chu kỳ tiền mặt trong 4 năm qua

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1 năm hoặc ít hơn trong 4 năm qua

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2 trong 4 năm qua

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3 trong 4 năm qua

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 4 năm qua

Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

186

132

67

15

EBITDA: -7%C2C: +21 ngày

EBITDA: +17%C2C: -5 ngày

EBITDA: +32%C2C: -20 ngày

EBITDA: +43%C2C: -37 ngày

PwC Việt Nam 15

Trong FY17, tổng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp lên đến hơn 20 tỷ USD, trong đó hàng tồn kho (Inv.) chiếm hơn 40% và phần còn lại phân bổ đều giữa Phải thu khách hàng thương mại (AR) và Phải trả người bán thương mại (AP). Chu kỳ tiền mặt (C2C) tăng thêm 6 ngày trong 4 năm qua chủ yếu do lượng tồn kho nắm giữ tăng mạnh.

Thậm chí trong giai đoạn FY16-17, vốn lưu động thuần tăng gần 800 triệu USD đến từ sự gia tăng của hàng tồn kho, trong khi tăng phải thu khách hàng phần nào bù đắp bởi việc kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp. Dù thế, C2C vẫn giảm khoảng 3 ngày cho giai đoạn FY16-17 do các yếu tố của vốn lưu động tăng chậm hơn doanh thu.

Vốn lưu động phân bổ theo các yếu tố

FY13 FY17

tỷ USD FY13 FY17 CAGR(%)Tổng vốn lưu động 15,2 20,8 8,1%

Vốn lưu động thuần 7,2 9,7 8,0%

15,2tỷ USD

32%

42%

26%

20,8tỷ USD

26%

42%

32%

27%32%

41%Phải thu khách hàng thương mại (AR)

Hàng tồn kho (Inv) Phải trả khách hàng thương mại (AP)

Chu kỳ tiền mặt bị kéo dài thêm đến 6 ngày trong 4 năm qua

Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

16 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Các chỉ số vốn lưu động

tiền mặt bị tồn đọng trong hàng tồn kho

~2 tháng doanh thu

Chú thích: Tổng vốn lưu động = Phải thu khách hàng thương mại (AR) + Hàng tồn kho trước dự phòng (Inv.) + Phải trả người bán thương mại (AP); Vốn lưu động thuần = AR + Inv – AP ; chu kỳ phải thu khách hàng (DSO) được tính dựa trên Doanh thu thuần , trong khi chu kỳ hàng tồn kho (DIO), và chu kỳ phài trả người bán (DPO) được tính dựa trên giá vốn bán hàng

62 62 67 71 68

FY13 FY14 FY15 FY16 FY17

ngày

Chu kỳ phải thu khách hàng (DSO)Chu kỳ hàng tồn kho (DIO)

Chu kỳ phải trả người bán (DPO)

Chu kỳ tiền mặt (C2C)

PwC Việt Nam 17

Doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao thường đạt kết quả tài chính vượt trội

Trong đó, nhóm doanh nghiệp “hiệu quả cao” ghi nhận C2C trung bình xấp xỉ 12 ngày cho năm FY17, thấp hơn 20 lần C2C của nhóm doanh nghiệp “hiệu quả thấp”.

Các doanh nghiệp này còn cần ít vốn lưu động để tạo ra doanh thu, trong khi duy trì được khả năng thanh khoản ngắn hạn, dài hạn tốt hơn (cao hơn từ 2 tới 3 lần). Các doanh nghiệp này còn giảm lệ thuộc vào vay mượn để tài trợ hoạt động doanh nghiệp thường ngày.

Chú thích: Các doanh nghiệp được xếp loại dựa trên C2C trung bình cho giai đoạn FY13-17. “Hiệu quả cao/thấp” là các doanh nghiệp với C2C thấp/cao hơn C2C của các doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt/tệ nhất (tứ phân vị trên/dưới) trong các ngành nghiên cứu cho cùng giai đoạn

ROCE cao gấp 3 lầnđược ghi nhận cho các doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động

233 ngàyC2C

68 ngàyC2C

12 ngàyC2C

120DSO

189DIO

76DPO

44DSO

68DIO

44DPO

19DSO

28DIO

35DPO

18 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực quản lý vốn lưu động một cách bền vững đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng

Trong số 400 doanh nghiệp, 176 doanh nghiệp được xếp loại “tăng trưởng nhanh” với doanh thu tăng ở trên mức CAGR doanh thu tổng thể (6,1% một năm cho FY13-17), 95 doanh nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với tổng thể và 129 doanh nghiệp còn tăng trưởng âm trong suốt 4 năm qua. Nhóm doanh nghiệp “tăng trưởng nhanh” phát triển ở mức 20% một năm, đồng thời rút ngắn C2C đến 5% một năm trong 4 năm qua. Do đó, nợ vay ngắn hạn của nhóm này tăng chậm hơn doanh thu.

Trong khi đó, ROCE của nhóm “tăng trưởng chậm” lại giảm qua từng năm thể hiện sự hạn chế trong việc thể hiện tăng trưởng kinh tế nói chung, mà còn cho thấy sự gia tăng của nhu cầu vốn để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp nói riêng.

Vốn lưu động thuần tăng chậm hơn 5% so với doanh thu mỗi năm đối với các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh

• -0,4% • +4,3%• -6,0% • -2,3%

• +8,0% • +2,8% C2C• -1,0% ROCE• +7,7%

• +14,8% • -4,9% C2C• +3,1% ROCE• +17,6%

CAGRdoanh thu

+2,6% 6,1% +20,2%

PwC Việt Nam 19

Phân tích chuyên sâu

20 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Các ngành thâm dụng vốn để thúc đẩy tăng trưởng ghi nhận còn nhiều hạn chế trong quản lý vốn lưu động

Trong năm FY17, Kỹ thuật & Xây dựng, Chăm sóc sức khỏe và Công nghệ - truyền thông là các ngành với chu kỳ tiền mặt (C2C) dài nhất (hơn 140 ngày), trong khi các ngành như Vận tải & Logistics, Dịch vụ lưu trú & Giải trí và Dầu mỏ & Khí đốt có C2C ngắn nhất (dưới 30 ngày).

Trong số 14 ngành nghiên cứu, chỉ 6 ngành ghi nhận cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động đáng kể cho giai đoạn FY13-17 với C2C rút ngắn trung bình 15% mỗi năm, được ghi nhận cho Năng lượng & Tiện ích khác, Dầu mỏ & Khí đốt và Thương mại trong 4 năm qua. Trong khi đó, các ngành như Hàng tiêu dùng, Kim loại & Khai khoáng và Công nghệ - truyền thông ghi nhận C2C bị kéo dài tới 10% một năm cho cùng giai đoạn.

Ở mặt khác,có tồn tại sự khác biệt trong cùng một nhóm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, với ngành Dầu mỏ & Khí đốt thanh toán nhà cung cấp ngày càng sớm so với ngành Năng lượng & Tiện ích khác thì lại tiếp tục kéo dài thêm thời hạn thanh toán.

Nhóm ngành ghi nhận cải thiện/suy giảm nhiều nhất về C2C cho giai đoạn FY13-17 được bôi Cam/XámChú thích: +/-% thể hiện cải thiện/suy giảm tuyệt đối của các chỉ số vốn lưu động cho cùng giai đoạn

ghi nhận cải thiện về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

6 trong số 14 ngành

Các chỉ số vốn lưu động theo nhóm ngành

PwC Việt Nam 21

Hơn hai phần ba số doanh nghiệp nghiên cứu ghi nhận sự kéo dài của chu kỳ tiền mặt (C2C)

Chú thích: Các doanh nghiệp được xếp loại dựa trên C2C cho FY17. Ngành với “C2C cải thiện/suy giảm” là các doanh nghiệp với C2C năm FY17 thấp/cao hơn C2C năm FY13; biểu đồ cột chồng thể hiện phân bổ doanh nghiệp theo cách phân loại trên cho từng ngành nghiên cứu

Trong số 400 doanh nghiệp nghiên cứu, xấp xỉ 130 doanh nghiệp đã thực sự rút ngắn được C2C cho giai đoạn FY13-17, đặc biệt đối với các ngành như Dịch vụ lưu trú & Giải trí, Công nghê - truyền thông và Chăm sóc sức khỏe, với hơn 50-60% số doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này cho thấy, hiệu quả tổng thể phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp lớn nhất theo từng nhóm ngành nghiên cứu.

Ở mặt khác, một số ngành như Thương mại, Vận tải & Logistics và Hàng tiêu dùng ghi nhận hơn 65% số doanh nghiệp trong ngành với C2C bị kéo dài trong 4 năm qua từ FY13, dù hiệu quả sử dụng vốn lưu động tổng thể của ngành này không phản ảnh điều này một cách rõ rệt.

Chỉ 3 ngànhcó hơn 50% số doanh nghiệp nghiên cứu rút ngắn được C2C

Cải thiện và suy giảm về C2C

C2C cải thiện C2C suy giảm

22%

24%

32%

35%

36%

37%

38%

39%

41%

45%

46%

50%

50%

57%

78%

76%

68%

65%

64%

63%

62%

61%

59%

55%

54%

50%

50%

43%

32% 68%Tổng thể

Dịch vụ lưu trú & Giải trí

Công nghệ - truyền thông

Chăm sóc sức khỏe

Năng lượng & Tiện ích khác

Công nghiệp nặng

Vật liệu xây dựng

Công nghiệp & Hóa chất

Kỹ thuật & Xây dựng

Dầu mỏ & Khí đốt

Kim loại & Khai khoáng

Thương mại

Vận tải & Logistics

Hàng tiêu dùng

Các dịch vụ khác

22 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các khu vực địa lý khác

Cho FY17, C2C của Việt Nam dài hơn đáng kể so với C2C trung bình của các khu vực kinh tế phát triển 20-40 ngày, và đối với C2C trung bình của Châu Á khoảng 15 ngày. Các ngành với số ngày C2C cao nhất là Kỹ thuật & Xây dựng và Chăm sóc sức khỏe, với chênh lệch lên đến 2 tháng khi so sánh tương đồng với các vùng địa lý khác.

Dù thế nào, một số lĩnh vực được ghi nhận C2C ngắn đáng kể so với các vùng khác từ 8 tới 15 ngày cho các ngành như Dịch vụ lưu trú & Giải trí và Vận tải & Logistics cho cùng giai đoạn nghiên cứu.

C2C cao hơn 10-30 ngày cho các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp ở các vùng địa lý khác

Bôi cam/xám thể hiện ngành với C2C thấp/cao nhất khi so sánh giữa các vùng địa lý khác nhauChú thích: Dầu mỏ & Khí đốt, Các dịch vụ khác, Công nghiệp nặng và Vật liệu xây dựng không được trình bày do không được nhắc đến trong báo cáo “Pressure in the system 2017/18” của PwC toàn cầu

So sánh chuẩn (“benchmarking”) C2C với các vùng địa lý khác

Châu Á Châu Âu Trung Đông Mỹ Latinh Châu Úc Châu PhiMỹ, Canada

Tổng thể

68 53 42 35 74 35 29 40

Kỹ thuật & Xây dựng

156 93 62 105 142 110 28 59

Chăm sóc sức khỏe

147 94 91 58 174 49 160 105

Công nghệ - truyền thông

144 64 55 36 83 206 42 35

Kim loại & Khai khoáng

109 54 42 67 144 64 29 44

Hàng tiêu dùng 108 53 34 29 56 25 47 57

Công nghiệp & Hóa chất

88 77 70 70 101 55 39 59

Năng lượng & Tiện ích khác 28 30 35 30 19 24 27 27

Thương mại 24 30 18 26 35 24 10 26

Dịch vụ lưu trú & Giải trí

22 30 3 28 22 5 22 9

Vận tải & Logistics 21 36 25 32 59 -21 25 46

Việt Nam FY17

Nguồn: báo cáo “Pressure in the system 2017/18” của PwC toàn cầu và phân tích của PwC

PwC Việt Nam 23

Các ngành như Thương mại và Công nghiệp & Hóa chất của Việt Nam có DSO gần với trung vị của các vùng địa lý nghiên cứu nhất cho FY17. Ở mặt khác, Kỹ thuật & Xây dựng và Vận tải & Logistics là các ngành có DSO lần lượt là cao nhất và thấp nhất khi so sánh với khu vực địa lý khác.

Ở mặt khác, một số ngành như Kỹ thuật & Xây dựng và Hàng tiêu dùng có DIO cao hơn các vùng khác xấp xỉ 10-40 ngày, trong khi DIO thấp hơn đáng kể được ghi nhận cho các ngành Năng lượng & Tiện ích khác và Thương mại so với các vùng địa lý khác cho FY17.

Đối với khoản phải trả người bán thương mại, một số ngành như Vận tải & Logistics và Năng lượng & Tiện ích khác lại có số ngày DPO thấp nhất, trong khi các ngành Kỹ thuật & Xây dựng và Công nghệ - truyền thông có DPO cao nhất so với các vùng địa lý nghiên cứu.

Chú thích: Tốt nhất trong các vùng được hiểu là ngành có số ngày DSO/DIO thấp nhất hoặc DPO cao nhất khi so sánh giữa các vùng địa lý nghiên cứu

…gặp nhiều khó khăn trong quản lý hàng tồn kho và phải kéo dài thời gian thanh toán với nhà cung cấp đối với nhiều ngành được nghiên cứu

DSO DIO DPO

Việt Nam FY17 Xếp hạng Việt Nam FY17 Xếp hạng Việt Nam FY17 Xếp hạng

Tổng thể 44 68 44

Kỹ thuật & Xây dựng

102 130 75

Chăm sóc sức khỏe

58 139 51

Công nghệ - truyền thông

141 77 74

Kim loại & Khai khoáng

40 95 27

Hàng tiêu dùng 41 98 31

Công nghiệp & Hóa chất

53 69 34

Năng lượng & Tiện ích khác

49 16 38

Thương mại 15 34 25

Dịch vụ lưu trú & Giải trí

17 23 18

Vận tải & Logistics

38 10 27

So sánh chuẩn DSO/DIO/DPO với các vùng địa lý khác

Nguồn: báo cáo “Pressure in the system 2017/18” của PwC toàn cầu và phân tích của PwC

24 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Một số yếu tố mang đặc thù ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vốn lưu động, còn rất nhiều yếu tố có thể kiểm soát được giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện được hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đặc thù nhu cầu vốn của ngành nghề (không kiểm soát được)

Các ngành thâm dụng vốn thường có nhu cầu vốn lưu động lớn, và đây cũng là những ngành với tiềm năng giải phóng tiền mặt lớn nhất. Mặt khác, đối với ngành Chăm sóc sức khỏe, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần tuân thủ theo quy định của chính phủ với hạn chế về các quy trình, chính sách và thủ tục liên quan. Ngành Dịch vụ lưu trú & Giải trí cũng có nhu cầu vốn lưu động thấp do thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ dẫn đến C2C ngắn đáng kể so với các ngành khác.

Khác biệt về tốc độ tăng trưởng (không kiểm soát được)

Với tăng trưởng kinh tế nhờ sự phát triển nóng của các ngành hàng tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ trong nước đang vượt quá khả năng của các nhà sản xuất nội địa. Điều này dẫn đến ngày càng nhiều vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, đặc biết đối với các ngành thâm dụng vốn như Công nghiệp, Vận tải & Logistics, Hóa chất, Xây dựng và Thương mại. Dù thế nào, kì vọng giải phóng 10-15% lượng tiền mặt từ tăng trưởng doanh thu được xem là nhiệm vụ bất khả thi khi các quy trình và hệ thống đang được sử dụng đã lỗi thời và không còn khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện tại.

Phương thức thanh toán (kiểm soát được)

Phương thức thanh toán (điều khoản, thói quen, công cụ thanh toán, quy định pháp lý, hiệu quả thu hồi tiền hàng) thay đổi theo từng vùng địa lý và quốc gia. Thời hạn thanh toán ở khu vực Châu Á thường lâu hơn so với Mỹ và các quốc gia Châu Âu. Hơn thế nữa, tiền mặt là lựa chọn phổ biến để thanh toán tại Việt Nam, dù thanh toán qua thẻ/

chuyển khoản ngân hàng ngày càng phổ biến ở Việt Nam và các quốc gia Châu Á khác, vẫn còn nhiều hạn chế tồn đọng so với các nước phát triển. Còn rất nhiều sự khác biệt về mức độ chậm trễ và không chấp nhận thanh toán (chính sách dự phòng và xử lý nợ xấu) giữa các nước. Điều này thường bắt nguồn từ phương thức thanh toán khác biệt, và thói quen mang tính địa phương, cũng như chính sách quản trị tín dụng và các thủ tục pháp lý liên quan.

Cơ sở hạ tầng logistics và kênh phân phối (kiểm soát được)

Ngành logistics ở Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả với chi phí hoạt động chiếm tới 20,8% GDP theo báo cáo ngành Logistics Việt Nam 2017 bởi Biinform, so với Malaysia và Mỹ, tỷ lệ này lần lượt là 11% và 8% qua đó phản ánh sự thất thoát chi phí liên quan đến các khâu vận chuyển, logistics, kho vận và phân phối kèm theo sự thiếu đồng bộ trong đầu tư các cơ sở hạ tầng đường bộ, cảng biển, và các hệ thống logistics tích hợp.

Ngoài ra, hơn 90% số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam vẫn đang sử dụng các hệ thống, cơ sở hạ tầng từ các thập kỷ trước, khiến ngành vận tải không đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành khác. Điều này dẫn đến một số ngành như Kỹ thuật & Xây dựng, Chăm sóc sức khỏe, Công nghiệp & Hóa chất phải lưu kho một lượng hàng dự phòng lớn hơn bình thường, dẫn đến khó khăn trong khâu xử lý hàng tồn kho.

Chi phí trên mỗi đơn vị sản xuất (CPU) tăng 4-12% mỗi năm cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics do thiếu các chính sách phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường nội địa. Dù thế, các doanh nghiệp vẫn chưa xác định rõ được nguồn gốc của các chi phí phát sinh, dẫn đến C2C tiếp tục bị kéo dài không kiểm soát đối với một số ngành, gây thâm hụt vốn cho các hoạt động đầu tư khác.

Các đặc thù ngành, khác biệt về phương thức thanh toán và hạn chế về năng lực chuỗi cung ứng có thể là lí do khiến hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Việt Nam hạn chế so với các khu vực địa lý khác

PwC Việt Nam 25

Trong số các ngành nghiên cứu, Kỹ thuật & Xây dựng, Thương mại, Kim loại & Khai khoáng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tới 10-20% một năm trong 4 năm qua, trong khi nhu cầu vốn lưu động chỉ tăng lên trong khoảng 5-15% trong cùng giai đoạn. Do đó, tăng trưởng doanh thu không nhất thiết phải đi kèm với gia tăng nhu cầu vốn lưu động ở mức tương tự, mặc dù nhu cầu phát triển thường đồng nghĩa với việc gia tăng các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.

Có một số ngoại lệ như ngành Dịch vụ lưu trú & Giải trí, ngành Năng lượng & Tiện ích khác với doanh thu cải thiện đáng kể trong khi duy trì nhu cầu vốn lưu động ở mức ổn định.

Chú thích: Biểu đồ thanh thể hiện CAGR (%) cho giai đoạn FY13-17

Tăng vốn lưu động thuần

Tăng doanh thu

Một số ngành không chỉtăng trưởng nhanh, mà còn kiểm soát hiệu quả tăng trưởng của vốn lưu động

Nhiều ngành liên tục tăng trưởng doanh thu qua các năm trong khi không cần gia tăng nhu cầu vốn lưu động ở mức tương tự…

Tăng trưởng doanh thu và Vốn lưu động thuần

Tổng

thể:

6,1%

Tổng

thể:

8,0%

Tăng trưởng nhanh Tăng trưởng chậm

1

18.

Kĩ thuật &Xây dựng

Thương mạiCác dịchvụ khácKim loại &

Khai khoáng

Công nghiệp & Hóa chất

Công nghệ -Truyền thông

Công nghiệpnặng

Hàng tiêu dùngDịch vụ lưu trú& Giải trí

Vật liệuxây dựng

Chăm sócsức khỏe

Năng lượng &Tiện ích khác

Vận tải &Logistics Dầu mỏ &

Khí đốt

18,5% 18,0%

6,4%

10,0%

3,7%

13,7%

11,5%11,9%

11,1%

7,4%

-4,1%

3,3%

-0,1%

10,9%

3,6%

-3,9%

14,5%14,3%14,1%

11,3%

10,4%

9,2%

6,5%

4,5%3,6%

1,0%

-3,8% -5,6%

26 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Ngành Hàng tiêu dùng áp dụng nới lỏng thời hạn thanh toán cho nhà phân phối cho mục đích thâm nhập thị trường, và thâu tóm thị phần. Trong khi ngành Dịch vụ lưu trú & Giải trí tăng trưởng đồng thời giảm khoản phải thu khách hàng, có thể do sự gia tăng trong các khoản doanh thu chưa thực hiện đến từ việc đặt trước dịch vụ qua internet.

Ngoài ra, có một số ngành tăng trưởng doanh thu thông qua cải thiện mức sẵn có của sản phẩm và nâng cao lượng hàng tồn kho, như ngành Thương mại. Trong khi ngành Kỹ thuật & Xây dựng mở rộng doanh thu nhưng lại không cần tăng hàng tồn kho ở mức độ tương tự.

Ở mặt khác, các ngành như Công nghiệp nặng, Kim loại & Khai khoáng chấp nhận thanh toán hóa đơn sớm hơn cho các nhà cung cấp để linh hoạt với tính thời vụ của nhu cầu ngành. Ở mặt khác, ngành Năng lượng & Tiện ích khác không cải thiện doanh thu đáng kể dù sử dụng cùng một chính sách.

Chú thích: +/- % là CAGR cho giai đoạn FY13-17 Tăng phải thu khách hàng

Tăng phải trả người bán

Tăng hàng tồn kho

Tăng doanh thu

Các yếu tố vốn lưu động được sử dụng bởi các ngành như Hàng tiêu dùng, Thương mại và Vật liệu xây dựng nhằm thúc đẩy tăng trưởng

…có một số ngành sử dụng các thành phần vốn lưu động làm đòn bẩy để phát triển

Tổng thể

Tổng thể

Tổng thể

Hàng tiêu dùng

Kỹ thuật &Xây dựng

Kim loại &Khai khoáng

Dịch vụ lưu trú & Giải trí

Thương mại

Công nghiệp nặng

Công nghiệp &Hóa chất

Công nghệ -Truyền thông

Vật liệuxây dựng

Vận tải & Logistics

Dầu mỏ &Khí đốt

Năng lượng &Tiện ích khác

Tăng trưởng doanh thu và phải thu khách hàng

Tăng trưởng doanh thu và hàng tồn kho

Tăng trưởng doanh thu và phải trả người bán

8%11%

7%

11%

3%

6%

20%

6% 14%

4%

4%

8%

6% 10%

15%

9%

-15%

1%

13%

-4%

4%

6%8%

18%

18%

4%

14%6%19%

-5%

-6%

PwC Việt Nam 27

Cơ hội giải phóng tiền mặt và bảng tự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

28 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

32%

52%

16% 28%

43%

29%30%

31%

39%

Giá trị cơ hội giải phóng tiền mặt ước tính lên đến 30% vốn lưu động thuần hiện tại, nếu các doanh nghiệp đạt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động (C2C) của các doanh nghiệp hàng đầu (tứ phân vị trên) về quản lý vốn lưu động theo theo ngành hoạt động. Trong đó, cơ hội lớn nhất đến từ việc cải thiện năng lực quản lý Hàng tồn kho (Inv.) (~ 44% giá trị ước tính), và phần còn lại được chia đều cho kiểm soát Phải thu khách hàng (AR) và Phải trả người bán (AP).

Chú thích: Cơ hội giải phóng tiền mặt từ vốn lưu động được ước tính dựa trên số ngày doanh thu thu hồi nếu giảm C2C của doanh nghiệp lần lượt xuống C2C Trung vị/Bình quân gia quyền/Tứ phân vị trên theo từng ngành

Phân bổ cơ hội theo các yếu tố của vốn lưu động

Cơ hội giải phóng tiền mặt

DIO

DPO

DSO

Đến C2C tứ phân vị trên

Đến C2C trung vị

Đến C2C bình quân gia quyền

Khoảng 4 tỷ USDcó thể được giải phóng nếu doanh nghiệp đạt được C2C tứ phân vị trên của mỗi ngành nghiên cứu

Có tồn tại một cơ hội đáng kể cho việc giải phóng tiền mặt cho các doanh nghiệp Việt Nam

tỷ U

SD

9,7

(1,7)

8,0

(0,4)

7,6

5,8

(1,8)

Vốn lưu động thuần ban đầu

Đến C2C trung vị

Vốn lưu động thuần trung vị

Vốn lưu động thuần bình quân gia quyền

Đến C2C bình quân gia quyền

Đến C2C tứ phân vị trên

Vốn lưu động thuần tứ phân vị trên

PwC Việt Nam 29

Tổng nhu cầu vốn bổ sung cho top 400 doanh nghiệp có thể được đáp ứng bằng cách tối ưu hóa vốn lưu động mà không cần đến vay mượn tài chính. Do đó, 3,9 tỳ USD cơ hội giải phóng tiền mặt từ vốn lưu động đủ để chi trả cho vốn lưu động thuần và nhu cầu Capex (khoảng 2,5 tỷ USD tổng cộng) lũy kế cho 3 năm tới tính từ FY17, và vẫn dư ra khoảng 1,4 tỷ USD tiền mặt cho các nỗ lực cải thiện bảng cân đối kế toán khác.

Trong các cuộc họp lên kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm, hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc bán hàng và tăng trưởng doanh thu, trong khi lại chưa chú trọng đến quản lý vốn lưu động, dẫn đến tồn đọng tiền mặt trong hoạt động, trong khi thiếu hụt vốn cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp. Do đó, quản lý dòng tiền hiệu quả cần được chú trọng để giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mục tiêu phát triển bền vững.

Không cần vay mượn tài chính cho 3 năm tớinếu tối ưu được quy trình quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp

Tiền mặt giải phóng từ tối ưu hóa vốn lưu động đủ để chi trả cho vốn lưu động thuần và nhu cầu chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (Capex) tăng thêm tới FY20 và hơn thế nữa

Bổ sung vốn lưu động thuần và nhu cầu Capex

Chú thích: Vốn lưu động thuần và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (Capex) được giả định sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,1% một năm, CAGR của Doanh thu cho giai đoạn FY13-17

Bổ sung vốn lưu động thuần Bổ sung nhu cầu Capex

tỷ U

SD

Vốn lưu động thuần + nhu cầu

Capex FY17

Vốn lưu động thuần + nhu cầu

Capex FY20f

Bổ sung vốn tới FY18f

Bổ sung vốn tới FY19f

Bổ sung vốn tới FY20f

Nhu cầu vốn đến FY20f

Lượng tiền mặt giải phóng khi đạt được C2C tứ phân vị trên

theo ngành

13,00,6 0,6

0,7 1,90,2 0,20,2 0,60,8 0,80,9 15,5

2,5 tỷ USD 3,9

30 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Chú thích: (đến C2C tứ phân vị trên*) thể hiện lượng tiền mặt tối đa giải phóng được từ vốn lưu động thuần nếu rút ngắn C2C xuống mức C2C của nhóm doanh nghiệp nghiên cứu với hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt nhất

Các ngành như Kỹ thuật & Xây dựng, Hàng tiêu dùng và Kim loại & Khai khoáng, với lượng tiền mặt tồn đọng nhiều nhất trong vốn lưu động, là các lĩnh vực có tiềm năng cải thiện vốn lưu động nhất, chiếm tới tới 50% giá trị cơ hội ước tính. Trung bình, cơ hội giải phóng tiền mặt vào khoảng 20 tới 40% giá trị vốn lưu động thuần nếu giảm C2C xuống C2C của top doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho mỗi ngành.

Ngoài ra, có những trường hợp ngoại lệ như ngành Năng lượng & Tiện ích khác và ngành Vận tải & Logistics, lượng tiền mặt có thể được giải phóng lên tới hai phần ba giá trị vốn lưu động thuần cho năm FY17.

Vốn lưu động thuần và cơ hội giải phóng tiền mặt theo nhóm ngành (đến C2C tứ phân vị trên*)

>50% cơ hội giải phóng tiền mặt có thể tìm thấy ở các ngành Kỹ thuật & Xây dựng, Hàng tiêu dùng và Kim loại & Khai khoáng

Lượng tiền mặt giải phóng từ vốn lưu động dao động theo ngành, với cơ hội lớn nhất đến từ các ngành thâm dụng vốn lưu động

Vốn lưu động thuần Cơ hội giải phóng tiền mặttriệu USD

31

100

205

229

303

354

540

589

621

730

942

1.430

1.761

1.869

16

18

172

75

161

221

149

207

336

275

399

625

716

509

Các dịch vụ khác

Dịch vụ lưu trú & Giải trí

Công nghệ - truyền thông

Năng lượng & Tiện ích khác

Chăm sóc sức khỏe

Vận tải & Logistics

Công nghiệp nặng

Dầu mỏ & Khí đốt

Vật liệu xây dựng

Thương mại

Công nghiệp & Hóa chất

Kim loại & Khai khoáng

Hàng tiêu dùng

Kỹ thuật & Xây dựng

PwC Việt Nam 31

Bảng tự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động – C2CDoanh nghiệp xếp hạng như thế nào về hiệu quả quản lý vốn lưu động?

FY17 C2C ngày Ngành (số doanh nghiệp nghiên cứu)

Tứ phân vị trên Trung vị Tứ phân vị dưới

Hàng tiêu dùng (68) 9 ngày 108 ngày 203 ngày

Kỹ thuật & Xây dựng (50) 7 ngày 156 ngày 411 ngày

Công nghiệp & Hóa chất (49) 25 ngày 88 ngày 167 ngày

Vận tải & Logistics (40) -24 ngày 21 ngày 71 ngày

Vật liệu xây dựng (38) 12 ngày 81 ngày 196 ngày

Thương mại (25) -21 ngày 24 ngày 96 ngày

Năng lượng & Tiện ích khác (22) -43 ngày 28 ngày 112 ngày

Kim loại & Khai khoáng (20) 11 ngày 109 ngày 195 ngày

Dầu mỏ & Khí đốt (17) -41 ngày 8 ngày 128 ngày

Công nghiệp nặng (14) 63 ngày 141 ngày 221 ngày

Chăm sóc sức khỏe (14) 62 ngày 147 ngày 215 ngày

Công nghệ - truyền thông (12) 8 ngày 144 ngày 257 ngày

Dịch vụ lưu trú & Giải trí (9) -19 ngày 22 ngày 65 ngày

Các dịch vụ khác (22) 19 ngày 92 ngày 200 ngày

32 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Bảng tự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động – DSO,DIO và DPO

Yếu tố vốn lưu động nào đang gây trở ngại đối với mỗi nhóm ngành?

Hàng tiêu dùng (68)

Vận tải & Logistics (40)

Kỹ thuật & Xây dựng (50)

Công nghiệp & Hóa chất (49)

Vật liệu xây dựng (38)

Thương mại (25)

Kim loại & Khai khoáng (20)

Dầu mỏ & Khí đốt (17)

Công nghiệp nặng (14)

Năng lượng & Tiện ích khác (22)

Các dịch vụ khác (22)

Chăm sóc sức khỏe (14)

Công nghệ - truyền thông (12)

Dịch vụ lưu trú & Giải trí (9)

Dưới biểu đồ là tên các ngành nghiên cứu và số lượng công ty tương ứng

PwC Việt Nam 33

Kết luận

34 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng tăng trưởng doanh thu cần phải được hỗ trợ bởi cả tăng trưởng lợi nhuận và cải thiện lưu chuyển tiền tệ. Hiện nay, đã có nhiều ví dụ trên toàn cầu về các doanh nghiệp bị phá sản do không làm chủ được nguồn vốn lưu động.

Nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ nhờ lãi suất cho vay được giữ ở mức tương đối thấp, do đó khủng hoảng tín dụng không phải là vấn đề lớn với các doanh nghiệp khi nguồn vốn vay mượn vẫn còn dồi dào và sẵn có.

Liệu điều này còn tiếp diễn lâu dài không? Liệu doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn vốn vay mượn? Các doanh nghiệp cần phải chú trọng tới quản lý vốn lưu động hay kiểm soát dòng tiền để đảm bảo nguồn vốn cần thiết để cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Có nhiều sự khác biệt về mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với quản lý dòng tiền nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Điều này phản ánh một phần các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp (với một số chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng cường đầu tư tài sản cố định hơn là nâng cao năng lực quản lý vốn lưu động) cũng như khác biệt về mức độ trưởng thành trong nhận thức về kinh doanh và tổ chức hoạt động.

Tóm lại, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thảo luận và cân nhắc các câu hỏi sau:

• Các cấp quản lý cần làm gì để đặt hiệu quả sử dụng vốn lưu động thành ưu tiên hàng đầu và là một phần văn hóa doanh nghiệp?

• Lãnh đạo doanh nghiệp cần làm gì để hỗ trợ cho phòng ban tài chính như thế nào trong việc phân cấp các quy trình quản lý vốn lưu động?

• Ban giám đốc cần làm gì để giúp các phòng ban đàm phán và phối hợp với đối tác trong chuỗi cung ứng nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động?

• Đâu là các giải pháp cắt giảm chi phí, giải phóng tiền mặt liên quan đến vốn lưu động mà doanh nghiệp cần thực hiện?

• Giải pháp nào bên trên là khả thi và tối ưu nhất để thực hiện đối với doanh nghiệp?

• Các doanh nghiệp khác đang làm gì để tối ưu chuỗi cung ứng, giảm thiểu chi phí hoạt động, cũng như quản lý các thành phần của vốn lưu động?

Khi lãi suất cho vay tăng, tiền mặt tồn đọng trong vốn lưu động sẽ ngày càng trở nên giá trị đối với doanh nghiệp

PwC Việt Nam 35

Quản lý vốn lưu động cần được xem là ưu tiên chiến lược của mỗi doanh nghiệp

Vốn lưu động cải thiện bảng cân đối kế toán nhờ giải phóng thêm tiền mặt thông qua…

• Giảm thiểu các khoản Phải thu thông qua việc nâng cao độ hiệu quả quản lý nợ khách hàng

• Cắt giảm Hàng tồn kho thông qua hệ thống quản lý chuỗi cung ứng bài bản

• Gia tăng Phải trả người bán thương mại nhờ hệ thống quản lý nhà cung cấp khoa học

• Tối ưu hiệu quả quản lý tiền mặt và ngân sách

… mà còn cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh (P&L) ...

• Tăng doanh thu bằng cách cải thiện độ cân đối giữa hàng hóa và mức dịch vụ đi kèm

• Giảm thiểu giá vốn bán hàng với quy trình mua hàng/thanh toán hiệu quả

• Giảm Chi phí bán hàng & Quản lý doanh nghiệp thông qua chi phí chuỗi cung ứng, nhà kho, logistics, v.v..

• Tránh các chi phí lãi vay không cần thiết

... tạo tiền đề theo đuổi các mục tiêu phát triển chiến lược

• Giảm lệ thuộc vào vay mượn để tài trợ hoạt động

• Cải thiện hạn mức tín dụng của doanh nghiệp

• Cải thiện sự linh hoạt về vốn khi tài trợ các dự án

• Hỗ trợ các đề xuất tối đa doanh thu/cắt giảm chi phí

• Tạo nguồn vốn dồi dào cho tăng trưởng

• Tăng giá trị doanh nghiệp cho Bên bán và Bên mua trong một thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A)

• Tối ưu hóa danh mục đầu tư cho nhiều khoản đầu tư khác nhau

Một số câu hỏi đặt ra cho ban lãnh đạo doanh nghiệp

Doanh nghiệp đã thực hiện việc tối ưu hóa vốn lưu động chưa?

• Những nỗ lực cải thiện vốn lưu động có ảnh hưởng lâu dài như thế nào với doanh nghiệp?

• Doanh nghiệp có cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn với các thay đổi hoạt động/cơ cấu mang tính dài hạn?

• Doanh nghiệp có sẵn sàng thay đổi để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động không?

• Đã có những cơ chế phúc lợi cho đội ngũ lãnh đạo gắn liền với việc cải thiện dòng tiền và vốn lưu động chưa?

• Doanh nghiệp có phân biệt được đâu là vốn lưu động thuần và đâu là vốn lưu động tổng?

• Các chỉ số đo lường tiền mặt và vốn lưu động được báo cáo và rà soát bởi ban lãnh đạo chưa?

• Các quyết định chiến lược đã đem đến sự cân bằng giữa tiền mặt và lợi nhuận chưa?

• Liệu các vấn đề thanh khoản tiềm ẩn có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh?

Đã thực hiện

?

Chưa thực hiện

36 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

PwC có thể hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào trong việc tối ưu quy trình quản lý vốn lưu động?

Chưa thực hiện

PwC hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phác thảo ý tưởng, xây dựng kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết nhằm đạt hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt nhất (ví dụ biện pháp cụ thể trình bày ở bảng dưới)

Làm việc với ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn lưu động

• Giảm thiểu chi phí chuyển đổi, chi phí tài chính không cần thiết, và các biến động trong tỷ giá ngoại tệ không lường trước

• Theo dõi sát sao các chi tiêu bằng các công cụ phù hợp, chính xác

• Cải tiến quy trình làm việc dẫn đến thanh toán tiền hàng đúng hạn và cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp

• Điều chỉnh linh hoạt các điều khoản thanh toán dựa trên các đặc thù ngành và điạ phương hoạt động

• Hiểu rõ ảnh hưởng hợp đồng thương mại đến vốn lưu động và thực hiện các phương pháp phân tích tối ưu nhất để cân đối giữa chi phí và tiền

• Xây dựng quy trình tự động nhằm giảm thiểu chậm trễ/thiếu chính xác trong xuất hóa đơn

• Tập trung chủ động thu hồi các khoản nợ đến hạn

• Theo dõi tuổi nợ các khoản phải thu khách hàng cùng các cơ chế cảnh báo thích hợp với các khoản quá hạn

• Thực hiện chính sách phân đoạn tiền hàng cần thu hồi

• Coi Chuỗi cung ứng như một chức năng chiến lược để cắt giảm hàng tồn kho dự phòng không cần thiết

• Đảm bảo các phòng ban trong doanh nghiệp có chung một dự báo về nhu cầu khách hàng tương lai

• Duy trì các thông số liên quan đến quy trình bổ sung hàng hóa giữa các phòng ban

• Áp dụng quy trình cụ thể trong quản lý hàng tồn kho chậm luân chuyển/quá hạn

Tiền mặt & ngân sách

Phải trả người bán

Phải thu khách hàng

Hàng tồn kho

Đảm bảo các cấp quản lý hiểu được tầm quan trọng của vốn lưu động với doanh nghiệp

Tích hợp chuyên môn, hệ thống thông tin/ phân tích dữ liệu tối ưu nhất để cải thiện quy trình quản lý vốn lưu động

Cung cấp cho các phòng ban thông tin và các công cụ cụ thể, chính xác với mục đích nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, đồng thời phối hợp với các bên liên quan nhằm làm giảm lượng vốn lưu động trong nội tại doanh nghiệp cũng như xuyên suốt chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp cần chủ động cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động để gia tăng lợi thế cạnh tranh. PwC sẽ hỗ trợ lập kế hoạch và…

PwC Việt Nam 37

Phụ lục

38 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Lượng tiền mặt nắm giữ FY17 được ghi nhận thấp hơn so với cùng kì FY16 với nguyên nhân chính là do các chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu, trong khi lưu chuyển tiền thuần cho hoạt động đầu tư (ICF) nhiều hơn đáng kể so với lưu chuyển tiền thuần cho hoạt động kinh doanh (OCF), và cho hoạt động tài chính (FCF). Các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay tăng nhanh hơn doanh thu (15% so với 14% một năm).

Mặc dù có ghi nhận giảm thiểu lưu chuyển tiền thuần cho hoạt động đầu tư (ICF) và tăng lưu chuyển tiền thuần cho hoạt động kinh doanh (OCF) so với năm FY16, hầu hết hầu hết dòng tiền từ hoạt động tài chính và kinh doanh được tận dụng cho các hoạt động đầu tư tài sản cố định.

Hơn thế nữa, suy giảm trong khâu quản lý Phải thu khách hàng và Hàng tồn kho còn tác động tiêu cực đến tình trạng thanh khoản của các doanh nghiệp nghiên cứu dù có ghi nhận cải thiện trong quản lý Phải trả người bán trong cùng giai đoạn. Do đó, lượng tiền mặt nắm giữ giảm 1,3% so với FY16, nối tiếp xu hướng giảm từ năm FY15.

Phân tích theo năm, FY17 so với FY16

Biểu đồ thể hiện lưu chuyển tiền tệ

Các chỉ số vốn lưu động theo nhóm ngành

Chú thích: Giá trị màu Cam/Xám lần lượt thể hiện các thay đổi tích cực/tiêu cục của từng hạng mục cho giai đoạn FY16-17; +/- % thể hiện mức độ thay đổi cho cùng giai đoạn

Nhóm ngành ghi nhận cải thiện/suy giảm nhiều nhất về C2C cho giai đoạn FY16-17 được bôi Cam/XámChú thích: +/-% thể hiện cải thiện/suy giảm tuyệt đối của các chỉ số vốn lưu động cho cùng giai đoạn

Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

Tỉ U

SD

5,7

55,6

(46,0) (1,0) (3,1) (1,7)

2,7 6,6

(0,7) (0,2)(0,8)

0,73,7

0,35,6

(4,0)

+14,6%

+14,4% +12,3%+15,0%

+11,1%

+10,1%+14,5%

-14,7%

-1,3%-1,8% +7,4%+11,8%

+9,4%-9,1%

-65,7%

+13,8%

Tiền & tương

đương tiền FY16

Doanh thu

Chi phí lãi vay

Chi phí quản lý

EBITDA Tăng hàng tồn kho

Các hạng mục OCF khác

ICF Tiền & tương đương tiền

FY17Giá vốn

bán hàngChi phí

bán hàngCác chi phí khác

Tăng phải thu khách hàng thương mại

Tăng phải trả người bán thương mại

OCF FCF

PwC Việt Nam 39

Trong số 14 ngành nghiên cứu, chỉ 7 ngành ghi nhận cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động đáng kể cho giai đoạn FY16-17. Chu kỳ tiền mặt (C2C) rút ngắn đáng kể khoảng 50% trung bình trong một năm qua được ghi nhận cho các ngành với C2C thấp nhất cho FY17 như Dầu mỏ & Khí đốt, Năng lượng & Tiện ích khác. Trong khi đó, các ngành như Công nghệ - truyền thông và Công nghiệp nặng ghi nhận C2C bị kéo dài tới 40% trung bình cho cùng giai đoạn.

Hơn thế nữa, có tồn tại sự khác biệt trong cùng một nhóm hiệu quả sử dụng vốn lưu động với ngành Kim loại & Khai khoáng ghi nhận cải thiện về DSO trong các ngành như Công nghiệp năng và Chăm sóc sức khỏe lại suy giảm về DSO từ năm FY16 sang FY17.

Hiệu quả tổng thể không phản ánh hoàn toàn khả năng quản lý vốn lưu động thực tế của các doanh nghiệp trong mỗi ngành, trong đó chưa đến một nửa số doanh nghiệp nghiên cứu cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho giai đoạn FY16-17.

Trong số 14 ngành nghiên cứu, chỉ có 5 ngành với 50-70% số doanh nghiệp thực sự rút ngắn được C2C có thể kể đến như Công nghiệp năng, Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ lưu trú & Giải trí, Vận tải & Logistics

Chú thích: Các doanh nghiệp được xếp loại dựa trên C2C cho FY17. Ngành với “C2C cải thiện/suy giảm” là các doanh nghiệp với C2C năm FY17 thấp/cao hơn C2C năm FY16; Biểu đồ cột chồng thể hiện phân bổ doanh nghiệp theo cách phân loại trên cho từng ngành nghiên cứu

Cải thiện và suy giảm về C2C

C2C cải thiện C2C suy giảm

46% 54%

33%

35%

35%

36%

45%

45%

46%

50%

53%

56%

57%

64%

68%

67%

67%

65%

65%

64%

55%

55%

54%

50%

47%

44%

43%

36%

32%

56% 44%

Hàng tiêu dùng

40 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Chú thích: Các doanh nghiệp được xếp loại dựa trên C2C cho giai đoạn FY16-17. “Hiệu quả cao/thấp” là các doanh nghiệp với C2C thấp/cao hơn C2C của các doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt/tệ nhất trong các ngành nghiên cứu cho cùng giai đoạn

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao và thấp

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ FY16 tới FY17 cho thấy mối tương quan giữa quản lý vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận/hiệu quả hoạt động vượt trội.Trong đó, nhóm hiệu quả cao ghi nhận C2C khoảng 14 ngày, so với 251 ngày C2C của nhóm quản lý chưa hiệu quả vốn lưu động. DSO và DIO của nhóm này còn thấp hơn từ 5 tới 10 lần so với nhóm kia tại năm FY17.

Các doanh nghiệp này còn sử dụng ít vốn lưu động để tạo ra doanh thu, trong khi vẫn đạt tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) cao hơn đáng kể (19% so với 9%) cùng hiệu quả chuyển đổi tiền mặt (CCE) tốt hơn (77% so với 16%).

và Kim loại & Khai khoáng. Điều này cho thấy, hiệu quả tổng thể phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp lớn nhất theo từng nhóm ngành nghiên cứu.

Ở mặt khác, một số ngành kéo dài C2C như Dầu mỏ & Khí đốt, Năng lượng & Tiện ích khác, Thương mại cũng như Hàng tiêu dùng được ghi nhận cho hơn 60% số doanh nghiệp nghiên cứu cho cùng giai đoạn.

251 ngàyC2C

68 ngàyC2C

14 ngàyC2C

101DSO

203DIO

53 DPO

44DSO

68DIO

44DPO

24DSO

28DIO

38DPO

PwC Việt Nam 41

Những thay đổi toàn diện từ chiến lược, hoạt động, tới cấu trúc đối với vốn lưu động có thể được thực hiện với tiềm năng giải phóng một lượng tiền mặt lên đến 5% kết quả kinh doanh

Tư vấn Quản lý vốn lưu động – Khu vực tập trung

Phải thu khách hàng

• Hàng hóa và đàm phán tại chỗ

• Tiêu chuẩn thiết lập hợp đồng kinh doanh

• Thời hạn từ lúc khách đặt hàng, xuất hóa đơn tới khi nhận được tiền thanh toán

• Độ chính xác của hóa đơn tới khách hàng

• Điều khoản mua bán/chiết khấu cho thanh toán sớm hơn hạn định

• Quản trị rủi ro tín dụng của khách hàng và so chuẩn các doanh nghiệp cùng ngành

• Quá hạn thanh toán cùng lý do tương ứng

• Quản lý thu hồi tiền hàng (Chu kỳ phải thu khách hàng so với Ngày thanh toán thực)

• Xử lý tranh chấp (phân tích nguyên nhân, xác định các yếu tố có thể/không thể kiểm soát)

• Các chỉ số cho hiệu quả, mục tiêu đề ra và các hỗ trợ liên quan đến quản lý khoản phải thu khách hàng

• Giảm việc sử dụng đồng thời nhiều bảng giá/sổ kế toán

• Tạo liên kết liền mạch giữa hợp đồng, đơn đặt hàng, đơn bán hàng, cùng các phương thức kích hoạt yêu cầu thanh toán

• Cung cấp thông tin/dữ liệu cần thiết để kiểm soát rủi ro tín dụng

• Rút ngắn chu kỳ thanh toán bằng cách giảm tối đa độ chậm trễ trong hoạt động nội bộ doanh nghiệp

• Phân loại doanh mục phải thu khách hàng theo cơ hội giải phóng tiền mặt tiềm năng

Ví dụ cải thiện cụ thể

Hàng tồn kho

• Độ bao phủ hàng tồn kho (“stock coverage”)

• Các chỉ số cho mức độ tiêu thụ và hàng tồn kho

• Một số khái niệm quan trọng

∆ Phối hợp địa điểm (“Site collaboration”): vị trí kho, tính linh hoạt của mặt hàng, thông số tương quan, cấu trúc mạng lưới phân phối

∆ Quy trình đặt hàng (“Ordering process”): chỉ số liên quan đến bổ sung hàng, thời gian cung ứng, lô hàng, vị trí giao nhận

• Tương tác với bên cung cấp

• Quy trình sửa chữa/bảo trì

• Quy định ghi nhận đối với hàng phụ tùng thay thế (“Inventory spares capitalisation policy”)

• Xây dựng quy trình bổ sung hàng tồn kho

• Thông số tiêu chuẩn của nhà máy/thiết bị

• Cải thiện quy trình đặt hàng nhằm loại bỏ các đơn hàng không cần thiết

• Kết nối quản lý hàng tồn kho với hệ thống theo dõi mua hàng/tài chính gồm các phân tích liên quan đến đặt hàng được cập nhật dựa trên mức độ tiêu thụ thực

• Thực hiện quản lý hàng tồn kho tại kho của nhà cung cấp (“vending technology on-site”)

• Tăng cường chia sẻ tài nguyên giữa các đơn vị sản xuất

Ví dụ cải thiện cụ thể

42 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Phải trả người bán

• Điều khoản thanh toán với nhà cung cấp và các thay đổi của đơn hàng

• Thời hạn thanh toán cho từng đơn hàng

• Chiết khấu nhận được khi thanh toán sớm

• Mức độ tuân thủ hợp đồng từ Người bán, đơn đặt hàng và hóa đơn

• Các thay đổi trong quy trình thanh toán

• Thời gian nhận hóa đơn và tổng hợp hóa đơn từ nhà cung cấp

• Tần suất thanh toán (ví dụ: hàng ngày, hàng tuần, hai tuần một lần)

• Trình kích hoạt thanh toán như:

∆ Số ngày từ lúc nhận hóa đơn, ngày đáo hạn và ngày nhận được hàng

∆ Đối chiếu độ chính xác của hóa đơn với các chứng từ liên quan

• Tăng cường kiểm soát yêu cầu mua hàng

• Mở rộng việc sử dụng danh mục sản phẩm sẵn có, tránh mua hàng bù thiếu

• Hạn chế thanh toán trước thời hạn

• Nhận diện và điều chỉnh các khoản thanh toán sớm theo điều khoản hợp đồng

• Tăng cường đối chiếu hóa đơn giữa các bên

• Thương thảo kéo dài điều khoản thanh toán với nhà cung cấp

Ví dụ cải thiện cụ thể

PwC Việt Nam 43

Giảm C2C 10 ngày giúp tăng thêm giá trị vốn chủ sở hữu 8 triệu USD cho một doanh nghiệp với doanh thu khoảng 300 triệu USD một năm và tạo ra nhiều giá trị khác cho cổ đông (Minh họa)

*Các lợi ích thường thấy từ các kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng của đội ngũ tư vấn PwC3 trường hợp ở trên thể hiện lượng tiền mặt giải phóng từ vốn lưu động / cải thiện giá trị vốn chủ sở hữu cho một thương vụ Mua bán & Sáp nhập khi rút ngắn C2C lần lượt đi 10/20/30 ngày

Các giả định chính:

Các giả định chính: Doanh thu ~ 300 triệu, Vốn lưu động thuần ~ 25% doanh thu, C2C hiện tại ~ 90 ngày, Giá vốn bán hàng (COGS) ~ 70% doanh thu, Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) ~ 15% doanh thu, Lãi suất vay ~ 7% một năm

1. Tăng doanh thu 1-2% nhờ cắt giảm thất thoát, cháy hàng; giảm COGS 5-10% nhờ cải thiện chu trình từ khâu mua hàng tới thanh toán; giảm SG&A 5-10% nhờ giảm thiểu các chi phí liên quan đến kho bãi và logistics cho hàng hóa trả lại

2. Lượng tiền mặt giải phóng từ giảm C2C 10/20/30 ngày =10/20/30 x (Vốn lưu động thuần hiện tại / C2C hiện tại) Ví dụ: Lượng tiền mặt giải phóng nếu giảm C2C còn 80 ngày bằng 10 x 70/90 = 8,1 triệu USD

3. Chi phí lãi vay tiết kiệm = Lãi suất vay x Lượng tiền mặt giải phóng từng trường hợp nêu trên Ví dụ: Chi phí lãi vay tiết kiệm nếu giảm C2C còn 80 ngày bằng 7% x 8,1 = 0,6 triệu USD

Giá trị tạo ra từ tối ưu hiệu quả sử dụng vốn lưu động* (Minh họa)

Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3

Tác động lên Giá trị vốn chủ sở hữu

Gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ hoặc cắt giảm vay mượn

Cải thiện lợi nhuận, Giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp

+ Tiền mặt

- Vay mượn/nợ khác

+ (Vốn lưu động cuối kì

- Vốn lưu động mục tiêu)

Tối đa giá trị vốn chủ sở hữu

Tư vấn Quản lý vốn lưu động – Các giá trị đem lại

10 2,9

8,22,2 0,6

8,113,4

(+39%)

21,520

4,410,2

3,3 1,1

16,218,3

(+53%)

34,630

5,812,2

4,4 1,7

24,323,3

(+67%)

47,6

(ngày)Doanh thu SG&A Chi phí lãi vay

phóngOCF

44 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Tư vấn Quản lý vốn lưu động – Chuỗi cung ứng tài chính Chuỗi cung ứng tài chính là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với Nhà cung cấp, đồng thời ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận từ hoạt động

Chuỗi cung ứng tài chính (SCF/Supply Chain Finance/Reverse Factoring) giúp Nhà cung cấp tiếp cận nguồn vốn mang tính cạnh tranh cao bằng cách tận dụng xếp hạng tín dụng của Người mua, trong khi cải thiện hiệu quả chi phí hoạt động

Nhà cung cấp

• Giảm các khoản phải thu và tăng lượng tiền mặt nắm giữ

• Tiếp cận nguồn tiền mặt nhanh chóng với chi phí phù hợp

• Tạo lợi thế cạnh tranh nhờ mối quan hệ chặt chẽ với bên mua

• Rút ngắn chu kỳ tiền mặt

Người mua

• Nâng cao thanh khoản thông qua kéo dài thời hạn thanh toán

• Cắt giảm các chi phí quản trị doanh nghiệp nhờ các cải tiến trong việc nhận, duyệt, xuất hóa đơn/hóa đơn điện tử, và quy trình thu mua hàng tổng thể

• Cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp và tăng khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng tài chính là giải pháp đem lại lợi ích đa phương (“win-win solution”) cho cả 3 bên Nhà cung cấp, Người mua và Tổ chức tài chính

Tổ chức tài chính

? Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng tài chính (SCF)

• Tối ưu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Người mua/Nhà cung cấp

• Tăng thanh khoản cho nhà cung cấp

• Thắt chặt quan hệ với bên cung ứng

• Cải thiện chuỗi cung ứng một cách bền vững

• Các lợi ích khác

1. Tạo thêm doanh thu và cắt giảm chi phí

2. Gia tăng lợi nhuận hoạt động (EBITDA)

3. Tận dụng thặng dư tiền mặt hiệu quả

4. Nâng cao tài chính doanh nghiệp (bao gồm cả khâu cấp vốn tài sản)

1

2

45 63

Nhà cung cấp Người mua

Tổ chức tài chính

Đơn hàng

Hàng hóa/dịch vụ cùng hóa đơn tương ứng

Yêu cầu thanh toán chiết khấu

Xác nhận/ phê duyệt hóa đơn

Thanh toán hóa đơn

Thanh toán sau chiết

khấu

• Tạo ra nguồn doanh thu từ dịch vụ mới

• Tăng hiệu quả đánh giá rủi ro tín dụng của Người mua dựa trên các mối quan hệ kinh doanh khác

PwC Việt Nam 45

Phương pháp nghiên cứu và chú thích

Top 400 doanh nghiệp theo doanh thu, đang niêm yết trên sàn HOSE và HNX tại cuối FY17, các trường hợp ngoại lệ không bao gồm trong báo cáo này

Các doanh nghiệp có doanh thu âm cho giai đoạn FY13-17, hoặc EBITDA và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (OCF) cùng âm cho giai đoạn FY13-17, hoặc thiếu một số dữ liệu cần thiết cho phân tích; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính, quỹ tư nhân/đầu tư và dịch vụ bất động sản do cách ghi nhận khác biệt đối với vốn lưu động so với các ngành khác và một số yếu tố khác

Báo cáo tài chính thường niên đã kiểm toán (Kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) cho các năm tài chính từ FY13 tới FY17

Capital IQ (CapIQ) để trích xuất dữ liệu, một số báo cáo tài chính của doanh nghiệp để kiểm tra chéo dữ liệu thu thập, và các báo cáo nghiên cứu thị trường/kinh tế khác từ công ty nghiên cứu thị trường BMI, Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư (FIA) và một số nguồn liên quan khác

• Đánh giá định lượng và so sánh doanh nghiệp tương đồng (benchmarking) hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với Phải thu khách hàng (phải thu thương mại, doanh thu chưa xuất hóa đơn), Phải trả người bán thương mại và Hàng tồn kho trước dự phòng, và mối tương quan với các chỉ số hiệu suất tài chính

• Nghiên cứu được thực hiện một cách toàn diện từ tổng quan nền kinh tế, đến phân tích ngành chuyên sâu, tiếp theo là phân tích trên phương diện hoạt động doanh nghiệp

• Đối với cơ hội giải phóng tiền mặt từ vốn lưu động, giá trị được ước tính bằng số ngày doanh thu lấy lại từ việc giảm chu kỳ tiền mặt (C2C) của doanh nghiệp xuống lần lượt 3 mức độ Trung vị / Bình quân gia quyền / Tứ phân vị trên theo từng ngành, trong khi tối đa lợi ích đem lại được giữ ở mức 100 ngày. Do đó, đây là một phương pháp đánh giá thận trọng về giá trị tạo ra từ việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn lưu động

• Đối với nhu cầu của Capex và việc quản lý vốn lưu động, chúng tôi đã đưa ra dự phóng cho tổng nhu cầu vốn vừa nêu cho 3 năm tiếp theo tính từ FY17 và so sánh tương quan với lượng tiền mặt tối đa có thể giải phóng được từ vốn lưu động

• Nghiên cứu dựa trên thông tin có sẵn công khai và tất cả các số liệu là số liệu cuối năm tài chính

• Do những nỗ lực không cân xứng để cải thiện hiệu quả vốn hoạt động vào cuối năm tài chính, yêu cầu vốn lưu động thực tế trong các kỳ báo cáo có thể cao hơn những số liệu đã được sử dụng

• Điều chỉnh tài chính ngoại bảng, chứng khoán hóa tài sản và các yếu tố có thể có hoặc không có ảnh hưởng tới vốn lưu động (tiền đặt cọc, chi phí trả trước v.v.) không được nhắc đến trong báo cáo này

Kích thước mẫu

Tiêu chí loại ngoại lệ

Giai đoạn nghiên cứu

Cơ sở dữ liệu

Phạm vi công việc

Giới hạn nghiên cứu

46 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Nhóm ngành của PwC Số doanh nghiệp Mô tả ngành

Hàng tiêu dùng 68 Thịt và các loại thực phẩm đóng gói; đồ uống; trang phục thời trang và phụ kiện xa xỉ; đồ dùng văn phòng; sản phẩm gia dụng; sản phẩm từ giấy; đồ nội thất gia đình; dệt may, thuốc lá; đồ dùng chăm sóc cá nhân; sản phẩm nông nghiệp

Kỹ thuật & Xây dựng 50 Xây dựng dân dụng, cơ sở hạ tầng giao thông

Công nghiệp & Hóa chất 49 Sản xuất lốp xe và cao su, hóa chất và các sản phẩm liên quan đến hóa chất, phân bón và hóa chất nông nghiệp, bao bì giấy, hộp đựng bằng kim loại, thủy tinh

Vận tải & Logistics 40 Các hãng hàng không, dịch vụ lưu trữ và vận chuyển dầu khí, dịch vụ vận tải và cảng biển, dịch vụ sân bay, vận tải và hậu cần hàng không, vận tải đường bộ

Vật liệu xây dựng 38 Vật liệu và sản phẩm cho ngành xây dựng

Thương mại 25 Bán lẻ, phân phối máy tính, thiết bị điện tử; bán lẻ ô tô, xe máy; bán lẻ/bán sỉ đa ngành

Năng lượng & Tiện ích khác 22 Tiện ích điện, điện tái tạo, than và nhiên liệu tiêu hao, tiện ích nước, điện độc lập và các nhà sản xuất điện tái tạo

Kim loại & Khai khoáng 20 Thép, đa dạng kim loại và Khai khoáng, nhôm, kim loại và khai thác mỏ

Dầu mỏ & Khí đốt 17 Các tiện ích khí đốt, thiết bị và dịch vụ dầu khí, lọc dầu và tiếp thị, dầu, khí đốt và nhiên liệu tiêu hao, thiết bị và dịch vụ năng lượng

Chăm sóc sức khỏe 14 Dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Công nghiệp nặng 14 Máy móc công nghiệp, máy xây dựng và xe tải hạng nặng, linh kiện và thiết bị điện, máy móc, nhà sản xuất ô tô, linh kiện ô tô

Công nghệ - truyền thông 12 Phần mềm và dịch vụ Internet, thiết bị viễn thông, điện tử gia dụng, phần mềm tin học, tư vấn CNTT và các dịch vụ liên quan, thiết bị điện tử

Dịch vụ lưu trú & Giải trí 9 Dịch vụ khách sạn, khu du lịch nghỉ mát, hãng tàu chở khách, tiện nghi giải trí, sòng bạc, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí

Các dịch vụ khác 22 Sản phẩm nông nghiệp, in thương mại, dịch vụ hỗ trợ đa dạng, xuất bản, dịch vụ giáo dục, nguồn nhân lực và dịch vụ việc làm, truyền thông, dịch vụ thương mại và vật tư, dịch vụ chuyên nghiệp

Tổng cộng 400

PwC Việt Nam 47

Phân loại ngành

Chỉ số Giải thích Công thức tính

Chu kỳ tiền mặt (C2C) C2C là số ngày trung bình doanh nghiệp cần để chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thành dòng tiền từ hoạt động kinh doanh DIO+DSO – DPO

Hệ số chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (Capex) / Doanh thu

Capex/Doanh thu là chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cần thiết để tạo ra một đơn vị doanh thu Capex / Doanh thu

Hiệu quả chuyển đổi tiền mặt (CCE)

CCE là hiệu quả chuyển đổi lợi nhuận (EBITDA) thành dòng tiền (OCF) của doanh nghiệp OCF/ EBITDA

Chu kỳ hàng tồn kho (DIO) DIO là số ngày trung bình doanh nghiệp cần để chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu, càng thấp càng tốt

[Hàng tồn kho (trước dự phòng) / COGS] * 365

Chu kỳ phải trả người bán (DPO)

DPO là số ngày trung bình doanh nghiệp cần để thanh toán tiền hàng với nhà cung cấp

[Phải trả người bán (thương mại) / COGS] * 365

Chu kỳ phải thu khách hàng (DSO)

DSO là số ngày trung bình doanh nghiệp cần để thu hồi tiền thanh toán từ khách hàng

Phải thu khách hàng (thương mại) / Doanh thu * 365; riêng với ngành Kỹ thuật & Xây dựng, DSO = [Phải thu khách hàng (thương mại) + Doanh thu chưa xuất hóa đơn] / Doanh thu * 365

Tỷ suất EBITDA Tỷ suất EBITDA là phần trăm của lợi nhuận thuần từ hoạt động trên doanh thu

Thu nhập trước chi phí lãi vay, thuế, chi phí khấu hao (EBITDA) / Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận gộp là phần trăm của doanh thu còn lại sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp cho tạo ra sản phẩm/dịch vụ trên doanh thu

(Doanh thu – COGS) / Doanh thu

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận doanh nghiệp cần để đảm bảo khả năng trả chi phí lãi

Thu nhập trước chi phí lãi vay, thuế (EBIT) / Chi phí lãi vay

Nợ thuần Nợ thuần là giá trị vay nợ doanh nghiệp bằng cách tính tổng các khoản nợ/phải trả trừ đi tiền và tương đương tiền khác

Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn – Tiền và Tương đương tiền

Hệ số nợ thuần / EBITDA Hệ số nợ thuần/EBITDA là số lần doanh nghiệp có thể thanh toán nợ vay chỉ sử dụng lợi nhuận thuần từ hoạt động Nợ thuần / EBITDA

Vốn lưu động thuần Vốn lưu động thuần là lượng tiền mặt tồn đọng trong bảng cân đối kế toán dưới dạng Phải thu khách hàng, Hàng tồn kho trừ đi Phải trả người bán

Phải thu khách hàng (thương mại) + Hàng tồn kho (trước dự phòng) – Phải trả người bán (thương mại)

Hệ số Vốn lưu động thuần / Doanh thu

Hệ số Vốn lưu động thuần/Doanh thu là nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tương quan với doanh thu Vốn lưu động thuần / Doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE)

ROCE là phần trăm của lợi nhuận thuần từ hoạt động (EBIT) của doanh nghiệp trên tổng lượng vốn dài hạn sử dụng

EBIT / (Tổng tài sản – Phải trả ngắn hạn)

Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp (SG&A) / Doanh thu

SG&A/Doanh thu là phần trăm của các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp trên doanh thu SG&A / Doanh thu

Tổng vốn lưu động Tổng vốn lưu động là lượng tiền mặt tồn đọng trong bảng cân đối kế toán dưới dạng Phải thu khách hàng, Hàng tồn kho và Phải trả người bán

Phải thu khách hàng (thương mại) + Hàng tồn kho (trước dự phòng) + Phải trả người bán (thương mại)

Các chỉ số sử dụng và công thức tính

48 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Bảng chú giải thuật ngữ

Thuật ngữ Chú thích Thuật ngữ Chú thích

AP Phải trả người bán (Thương mại) FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

AR Phải thu khách hàng (Thương mại) FIA Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư

BMI Công ty nghiên cứu thị trường BMI FY Năm tài chính

bps Điểm cơ bản (100 bps = 1%) GDP Tổng thu nhập quốc dân

C2C Chu kỳ tiền mặt HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

CAGR Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Capex Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ICF Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

CCE Hiệu quả chuyển đổi tiền mặt Inv. Hàng tồn kho (trước dự phòng)

COGS Giá vốn bán hàng IPI Chỉ số sản xuất công nghiệp

CPU Chi phí trên đơn vị hàng hóa M&A Mua bán & Sáp nhập

DIO Chu kỳ hàng tồn kho OCF Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

DPO Chu kỳ phải trả người bán P&L Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

DSO Chu kỳ phải thu khách hàng PwC Công ty TNHH PwC (Việt Nam)

EBITDA Thu nhập trước lãi vay, thuế và chi phí khấu hao

ROCE Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn

f Giai đoạn dự phóng SCF Chuỗi cung ứng tài chính

FCF Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

SG&A exp./SG&A Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp

PwC Việt Nam 49

Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động

Hãy liên lạc với chúng tôi

Johnathan OoiPhó Tổng Giám Đốc, Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu độngPwC Vietnam+84 28 3824 [email protected]  Mohammad MudasserPhó Giám Đốc, Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động PwC Vietnam+84 28 3823 0796 Ext. [email protected]

Huỳnh Phan Châu Anh Phó Phòng, Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu độngPwC Vietnam+84 28 3823 0796 Ext. 1645 / +84 966 951 701 [email protected]

50 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2018

Lưu Chí Nhân – Tác giảTư vấn viên, Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu độngPwC Vietnam+84 28 3823 0796 /+84 33 772 [email protected]

Hà Trung Kiên – Đồng tác giảTư vấn viên, Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động PwC Vietnam+84 28 3823 [email protected]

PwC Việt Nam 51

www.pwc.com/vn

Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tổng quát và không được sử dụng thay cho ý kiến tư vấn của các tư vấn viên chuyên nghiệp.Tại PwC Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng uy tín trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng. Chúng tôi là thành viên của mạng lưới các công ty PwC tại 157 quốc gia với hơn 276.000 nhân viên luôn cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo, tư vấn quản lý tài chính, tư vấn thuế và pháp lý chất lượng cao. Hãy trao đổi với chúng tôi các vấn đề của bạn và tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi bằng cách truy cập trang web www.pwc.com/vn©2019 Công ty TNHH PwC (Việt Nam). Bảo lưu mọi quyền. Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH PwC (Việt Nam), và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.