tài liệu liên quan

40
TÀI KHOẢN 631 GIÁ THÀNH SẢN XUẤT Một số nguyên tắc hạch toán. Kết cấu và nội dung phản ánh. Phương pháp hạch toán kế toán. Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ

Upload: whitegrass247

Post on 20-Jun-2015

56 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu liên quan

TÀI KHOẢN 631

GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 

Một số nguyên tắc hạch toán.

Kết cấu và nội dung phản ánh.

Phương pháp hạch toán kế toán.

Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,. . . trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG

Page 2: Tài liệu liên quan

MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên không sử dụng Tài khoản này.

2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 631 các loại chi phí sản xuất, kinh doanh sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;

- Chi phí nhân công trực tiếp;

- Chi phí sử dụng máy thi công (Đối với các doanh nghiệp xây lắp);

- Chi phí sản xuất chung.

Không hạch toán vào Tài khoản 631 các loại chi phí sau:

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Chi phí tài chính;

- Chi phí khác;

- Chi sự nghiệp.

3. Chi phí của bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, trị giá vốn hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và chi phí thuê ngoài gia công chế biến (Thuê ngoài, hay tự gia công, chế biến) cũng được phản ánh trên Tài khoản 631.

4. Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” phải được hạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí (Phân xưởng, tổ, đội sản xuất,. . .) theo loại, nhóm sản phẩm, dịch vụ,. . .

5. Đối với ngành nông nghiệp, giá thành thực tế của sản phẩm được xác định vào cuối vụ hoặc cuối năm. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành trong năm đó, nghĩa là chi phí chi ra trong năm nay nhưng năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới tính giá thành.

- Đối với ngành trồng trọt, chi phí phải được hạch toán chi tiết theo 3 loại cây:

+ Cây ngắn ngày;

+ Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần;

+ Cây lâu năm.

- Đối với các loại cây trồng 2, 3 vụ trong một năm, hoặc trồng năm nay, năm sau mới thu hoạch, hoặc loại cây vừa có diện tích trồng mới, vừa có diện tích chăm sóc thu hoạch trong cùng một năm,. . . thì phải căn cứ vào tình hình thực tế để ghi chép, phản ánh rõ ràng chi phí của vụ này với vụ khác, của diện tích này với diện tích khác, của năm trước với năm nay và năm sau,. . .

Không phản ánh vào Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” chi phí trồng mới và chăm sóc cây lâu năm đang trong thời kỳ XDCB.

- Đối với một số loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán hoặc liên quan đến nhiều vụ, nhiều thời kỳ thì phải được theo dõi chi tiết riêng, sau đó phân bổ vào giá thành từng loại sản phẩm có liên quan như: Chi phí tưới tiêu nước, chi phí chuẩn bị đất và trồng mới năm dầu của những cây trồng một lần, thu hoạch nhiều lần (Chi phí này không thuộc vốn đầu tư XDCB).

Trên cùng một diện tích canh tác, nếu trồng xen kẽ từ hai loại cây công nghiệp ngắn ngày trở lên thì những chi phí phát sinh Có liên quan trực tiếp đến cây nào sẽ tập hợp riêng cho cây đó (Như hạt giống, chi phí gieo trồng, thu hoạch) chi phí phát sinh chung cho các loại cây (Như chi

Page 3: Tài liệu liên quan

phí cày, bừa, tưới tiêu nước,. . .) được tập hợp riêng và phân bổ cho từng loại cây theo diện tích giao trồng.

- Đối với cây lâu năm, các công việc từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi bắt đầu có sản phẩm được xem như quá trình đầu tư XDCB để hình thành nên TSCĐ, được tập hợp chi phí vào TK 241 “XDCB dỡ dang”.

Hạch toán chi phí chăn nuôi phải theo dõi chi tiết cho từng ngành chăn nuôi (Ngành chăn nuôi trâu, bò, ngành chăn nuôi lợn,. . .), theo từng nhóm hoặc theo từng loại gia sức, gia cầm. Đối với súc vật sinh sản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào TK 631 “Giá thành sản xuất” theo giá trị còn lại.

6. Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” áp dụng đối với ngành giao thông vận tải phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Vận tải hành khách, vận tải hàng hoá,. . .).

Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải trích trước hoặc phân bổ dần vào giá thành sản xuất, kinh doanh hàng kỳ.

7. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, hạch toán Tài khoản 631 phải được theo dõi chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hoạt động ăn uống, dịch vụ buồng nghỉ, phục vụ vui chơi giải trí, phục vụ khác (Giặt, là, cắt tóc, điện tín, massage. . .).

pKẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 631 - GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

Bên Nợ:

- Chí phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dỡ dang đầu kỳ;

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”;

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dỡ dang cuối kỳ kết chuyển vào Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang”.

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.

pPHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dỡ dang đầu kỳ vào bên Nợ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

     Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:

Page 4: Tài liệu liên quan

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

     Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất, ghi:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

     Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

4. Cuối kỳ, tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,. . . ghi:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ)

     Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

5. Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dỡ dang cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

     Có TK TK 631 - Giá thành sản xuất.

6. Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

     Có TK TK 631 - Giá thành sản xuất.

Page 5: Tài liệu liên quan

1. Nguyên vat liêu mua vê hach toan vao TK 611 "mua hang"

2. - Khi xuât dung san xuât Nơ TK 621, 627/Co TK 611

3. Khi tinh gia thanh kêt chuyên vao TK 631 "Gia thanh san xuât"Nơ TK 631/Co TK 621, 627, 154

4. - Đâu ky phai kêt chuyên gia tri nguyên vât liêu sang TK 611: Nơ TK 611/Co TK 152- Cuôi ky phai kêt chuyên gia tri nguyên vât liêu tư TK 611 sang TK 152 : Nơ TK 152/Co TK 611

5. - Đâu ky phai kêt chuyên chi phi sxkd dơ dang sang TK 611: Nơ TK 631/Co TK 154- Cuôi ky phai kchuyên chi phi sxkd dơ dang tư TK 631 sang TK 154 : Nơ TK 155/Co TK 631

6. khi nhâp kho thanh phâm or ban trưc tiêp hach toan: Nơ TK 155,632/Co TK 631

Gia thanh sx trong ky = chi phi sxkd dơ dang đâu ky + cp phat sinh trong ky - chi phi sxkd dơ dang cuôi ky

Diễn giai TK Nơ

TK Co Giao diên tương ứng

Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang 631 154 Định khoản trực tiếpCuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ

631 611 Xuất kho

Chi phí nhân công 631 334,338Định khoản trực tiếp

Chi phí khấu hao tài sản cố định 631 214Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền trong kỳ

631111,112,331... Mua hàng hóa / Dịch

vụThuế GTGT (nếu có) 133Cuối kỳ kiểm kê, xác định và kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

154 631Định khoản trực tiếp

Giá thành sản xuất của thành phẩm, dịch vụ hoàn thành

632 631

Page 6: Tài liệu liên quan

b. Phương pháp kiểm kê định kỳ : Là  phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá  trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán và từ đó xác định  được giá trị của vật liệu, hàng hóa đã xuất trong kỳ theo công thức : Trị giá HTK xuất trong kỳ = Trị giá HTK tồn đầu kỳ + Trị giá HTK nhập trong kỳ - Trị giá HTK tồn cuối kỳ   

Trong  kỳ kế toán chỉ theo dõi, tính toán và ghi chép về nghiệp vụ nhập vật  liệu, còn trị giá vật liệu xuất chỉ được xác định một lần vào cuối kỳ  khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ.Sử  dụng thêm tài khoản “tạm thời” để thay thế tài khoản hàng tồn kho phản  ánh tình hình nhập (thường xuyên) và phản ánhtình hình xuất (1 lần vào  cuối kỳ)Tài khoản “tạm thời”: TK 151, 152, 153, 156, 157 -> 611TK 154 -> 631TK155, 157 -> 632Phương  pháp này áp dụng tại các doang nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng  hoá với qui cách,mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hoặc xuất  bán thường xuyên.Ưu điểm: đơn giản giảm nhẹ khối lượng công việcNhược  điểm: độ chính xác của giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ phụ  thuộc rất lớn vào chất lượng công tác quản lý vật tư, hàng hoá tại kho  hàng, quầy hàngCăn  cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, DN có thể lựa chọn một  trong hai phương pháp nêu trên để áp dụng. Ngày nay với việc hỗ trợ của  máy vi tính và các phần mềm kế toán nên việc áp dụng phương pháp kê khai  thường xuyên trở nên phổ biến và dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc lựa chọn  phương pháp nào phải được ghi rõ trong phần phụ lục báo cáo tài chính và  phải được thực hiện nhất quán trong ít nhất một niên độ kế toán.1.5 - Phân loại: Có  rất nhiều tiêu thức phân loại nguyên, vật liệu nhưng thông thường kế  toán sử dụng một số các tiêu thức sau đây để phân loại nguyên, vật liệu  phục vụ cho quá trình theo dõi và phản ánh trên các sổ kế toán khác nhauCăn cứ vào đặc điểm và công dụng của NVL đối với quá trình sản xuất kinh doanh, có thể chia NVL thành 6 loại:-  Nguyên liệu, vật liệu chính: là những loaị NL, VL khi tham gia vào quá  trình sản xuất thì cấu thành thực thể sản phẩm. NL : sản phẩm của ngành  công nghiệp khai thác và các nghành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp  (VD: XN dệt, bông là NL); VL chính : là sản phẩm của ngành công nghiệp  chế biến.- VL  phụ: là những loại VL khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu  thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với VL chính  làm thay đổi màu sắc (sơn, xi, mạ…), mùi vị (hương liệu), hình dáng bề  ngoài (bao bì), làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản  phẩm (như sơn trong các sản phẩm gỗ, các chất xúc tác trong sản xuất hóa  chất, …); tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh  (dầu mỡ bôi trơn)- Nhiên liệu: là những thứ Vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sxkd như xăng, dầu, than củi, hơi đốt, …

Page 7: Tài liệu liên quan

-  Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế sửa chữa  máy móc thiết bị, TSCĐ, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sx … (ốc,  đinh vít để hay thế, sửa chữa MMTB, các loại vỏ, ruột xe để thay thế  trong các PTVT,…)-  VL và thiết bị XDCB: là những loại VL, thiết bị sử dụng cho côngviệc  XDCB (như gạch, cát, đá, xi măng, sắt, thép, bột trét tường, sơn, …).  Đối với thiết bị XDCB bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công  cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình XDCB (như các  thiết bị điện : ổ điện, đèn điện, quạt,máy lạnh, …; các thiết bị vệ  sinh: bồn tắm, bồn rửa mặt, bồn cầu, …)-  Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được  (bên cạnh các loại thành phẩm) trong quá trình sxkd của DN (VD : cắt may  quần áo: vải vụn); là những loại VL bị loại ra hoặc bị thải khỏi quá  trình sản xuất sản phẩm (VD : thanh lý TSCĐ, CCDC)Chú  ý: các khái niệm trên chỉ đúng khi gắn liền với từng DN sản xuất cụ thể  vì: VL chính ở DN này lại là VL phụ của DN khác hoặc ngược lại, … Căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán :NVL mua ngoài là NVL do DN mua ngoài mà có, thông thường mua của các nhà cung cấpVL tự chế biếnlà VL do DN sản xuất ra và sử dụngnhư là NL để sản xuất ra sản phẩmVL thuê ngoài gia công là VL mà DN không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công.NVL nhận góp vốn liên doanh là NVL do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanhNVL được cấp là NVL do đơn vị cấp trên cấp theo qui định, …Căn cứ vào tính năng hoạt động có thể phân loại NVL chi tiết, tỉ mỉ, xây dựng ký hiệu riêng cho từng loại (sổ danh điểm VL)2. Tính giá nguyên, vật liệu:Tính  giá nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn  tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh.Tính  giá nguyên, vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để  thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập, xuất và tồn kho trong kỳ. Vật liệu trong DN có thể được định giá theo 2 cách sau:Giá  thực tế : là giá được xác định trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng  minh cho các khoản chi hợp lệ của DN trong quá trình thu mua vật liệu,  công cụ dụng cụ.Giá  hạch toán : trong DN, vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ khác nhau và  biến động thường xuyên, do vậy việc sử dụng giá thực tế để ghi chép hàng  ngày kịp thời theo sự biến động đó là một công việc tốn nhiều lao động  nếu không sử dụng máy vi tính. Vì vậy DN có thể sử dụng một loại giá ổn  định gọi là giá hạch toán để ghi chép, giá hạch toán là giá quy định  thống nhất trong phạm vi DN và được sử dụng ổn định trong một thời gian  dài. Giá hạch toán của vật liệu có thể là giá mua thực tế ở một thời  điểm nào đó hoặc là giá kế hoạch do DN xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm  hoặc dựa vào giá thị trường.2.1 - Đánh giá vật liệu nhập:a. Đối với VL mua ngoài:   

Page 8: Tài liệu liên quan

Giá thực tế nhập kho = Giá mua ghi trên HĐ + Chi phí thu mua + Thuế Ko hoàn lại (nếu có) - Các khoản giảm trừ Trong đó:-  Chi phí thu mua: CP vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, …  VL từ nơi mua về đến DN; công tác phí của NV thu mua; CP thuê kho bãi,  tiền phạt, tiền bồi thường; CP của bộ phận thu mua độc lập; số hao hụt  tự nhiên trong định mức (nếu có)-  Thuế gồm các khoản thuế không hoàn lại như: Thuế NK, Thuế TTĐB, phần  thuế GTGT phải nộp khi mua VL (đối với DN không thuộc diện nộp thuế GTGT  theo phương pháp khấu trừ), thuế GTGT hàng NK không được khấu trừ.- Các khoản giảm trừ :* Giảm giá VL: do khoản tiền được người bán giảm trừ do hàng kém chất lượng, sai qui cách.* Chiết khấu thương mại: khoản tiền người mua được hưởng khi mua hàng số lượng lớn.* Hàng mua trả lại : giá trị hàng đã mua trả lại cho người bán.b. Đối với VL tự chế biến: DN có khả năng tự chế biến VL phù hợp với nhu cầu sx của chính mình      

Giá TT nhập kho = Giá TT vật liệu xuất kho chế biến + Chi phí chế biến c.  Đối với VL thuê ngoài gia công chế biến: DN không có khả năng tự chế  biến phải thuê bên ngoài gia công lại VL để phù hợp với nhu cầu sxkd

Giá TT nhập kho = Giá TT vật liệu xuất kho gia công + Chi phí gia công (hđ) + chi phí vận chuyển d. Đối với VL nhận góp vốn: được đơn vị khác đem VL đến để góp vốn với DN

Giá TT nhập kho = Giá do hội đồng các bên tham gia đánh giá e. Đối với VL được cấp: công ty mẹ cấp VL cho công ty con (thường có trong mô hình các DNNN)      

Giá TT nhập kho = Giá do đơn vị cấp thông báo + chi phí vận chuyển (nếu có)f. Đối với VL được biếu tặng:       

Giá TT Nhập kho = Căn cứ giá trên thị trường + Các chi phí liên quan trực tiếp khác (nếu bên nhận chịu) g. Giá VL nhập kho do thu hồi : giá trị ước tính còn sử dụng được2.2 - Đánh giá vật liệu xuất:Tuỳ  theo tính chất, đặc điểm của VL mà DN có thể lựa chọn phương pháp thích  hợp theo một trong các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho sau đây :a. Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước [FIFO (First In First Out)]: Theo  phương pháp này thì VTHH nào nhập kho trước thì khi xuất dùng được xuất  ra trước, giá VTHH xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần trước và  lần lượt xuất theo giá nhập kho các lô hàng kế tiếp.

Page 9: Tài liệu liên quan

Phương  pháp này thường áp dụng cho những DN kinh doanh những loại VL, hàng hóa  khó bảo quản hoặc có thời hạn sử dụng (đát) như hàng thực phẩm tươi  sống, hóa chất, thuốc tây ... vì những mặt hàng này nếu để lâu sẽ dễ bị  hư hỏng hặc biến đổi hình thái ban đầu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản  phẩm.VD: Tình hình VL của một DN trong 3/2005 như sau:

TỒN NHẬP XUẤT

Ngày 01/03 :1.000kg x 1.010đ/kg 

Ngày 04/03: 4.000kg x 1.020đ/kg 

Ngày 10/03 : 4.200kg 

Ngày 18/03: 4.000kg x 1.030đ/kg 

Ngày 26/03 : 4.500kg 

Nếu theo phương pháp FiFo :+ Ngày 10/03 : 1.000kg x 1.010đ/kg = 1.010.000đ3.200kg x 1.020đ/kg = 3.264.000đTổng cộng : 4.274.000đ+ Ngày 26/03 : 800kg x 1.020đ/kg = 816.000đ3.700kg x 1.030đ/kg = 3.811.000đ Tổng cộng : 4.627.000đ+ Tổng xuất trong tháng : 8.901.000đ+ Tồn cuối kỳ: 300kg x 1.030đ/kg = 309.000đ b. Tính theo giá thực tế nhập sau, xuất trước [LIFO (Last In First Out)]: Theo  phương pháp này VTHH nào nhập kho sau thì khi xuất dùng được xuất ra  trước, giá VTHH xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần sau nhất và cứ  tiếp tục theo thứ tự ngược lên.Áp  dụng cho những DN thương mại, giá cả biến động VD: áp dụng cho các DN  kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, kinh doanh mode, … vì những mặt  hàng này dễ bị lỗi thời, những mặt hàng mới luôn bán chạy hơn những mặt  hàng cũ, để thu hút khách hàng các DN kinh doanh loại hình này phải luôn  thay đổi kiểu dáng mẫu mã của mình.Lấy lại ví dụ trên, nếu theo phương pháp LiFo :+ Ngày 10/03 : 4.000kg x 1.020đ/kg = 4.080.000đ200kg x 1.010đ/kg = 202.000đTổng cộng : 4.282.000đ+ Ngày 26/03 : 4.000kg x 1.030đ/kg = 4.120.000đ500kg x 1.010đ/kg = 505.000đTổng cộng : 4.625.000đ+ Tổng xuất trong tháng: 8.907.000đ+ Tồn cuối kỳ: 300kg x 1.010đ/kg = 303.000đ  NHẬN XÉT: Hai phương pháp này tạo ra hai kết quả hoàn toàn trái ngược nhau trong trường hợp giá tăng dần hoặc giảm dần :Phương  pháp FIFO: Nếu giá tăng dần, giá xuất kho theo giá cũ (giá thấp) thì  giá thành sản phẩm sẽ hạ và hàng tồn kho sẽ có giá cao, mức lãi trong kỳ  sẽ tăng. Ngược lại nếu giá hạ dần, giá xuất kho theo giá cũ (giá cao)  thì giá thành sản phẩm sẽ cao và hàng tồn kho sẽ có giá thấp, mức lãi  trong kỳ sẽ giảm.Phương  pháp LIFO: Nếu giá tăng dần, giá xuất kho sẽ tính theo giá mới (giá  cao) thì giá thành sản phẩm sẽ cao và hàng tồn kho sẽ có giá thấp, mức  lãi trong kỳ sẽ giảm. Ngược lại nếu giá hạ

Page 10: Tài liệu liên quan

dần, giá xuất kho sẽ tính  theo giá mới (giá thấp) thì giá thành sản phẩm sẽ hạ và hàng tồn kho sẽ  có giá cao, mức lãi trong kỳ sẽ tăng.c. Tính đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn (còn gọi là bình quân di động, bình quân sau mỗi lần nhập kho):Theo  phương pháp này cứ mỗi lần mua vật tư, hàng hóa có giá mới, nếu còn tồn  kho giá cũ cao hơn hoặc thấp hơn thì ta phải tính lại đơn giá bình quân  theo công thức:

Đơn giá bqgqlh = (giá trị tồn + giá trị nhập)/(số lượng tồn + số lượng nhập) Sau đó suy ra giá thực tế của VL xuất vào thời điểm xuất VL bằng công thức:

Giá trị TT vật liệu xuất = Số lượng VL xuất * Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn Lấy lại ví dụ trên, nếu theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn :+ Ngày 10/03/05 xuất: 4.200kg x 1.018đ/kg = 4.275.000đ + Còn lại : 800kg x 1.018đ/kg = 814.400đ      

Đơn giá bq sau ngày nhập 28/03: = [(800*1018)+(4000*1030)]/(800+4000) = 1028 đ/kg+ Ngày 26/03/05 xuất: 4.500kg x 1.028đ/kg = 4.627.530đ+ Còn lại : 300kg x 1.028đ/kg = 308.400đd. Tính đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ :Theo  phương pháp này thì vào lúc cuối kỳ sẽ tính đơn giá bình quân căn cứ  vào số tồn kho đầu kỳ và tất cả các lần nhập kho trong kỳ theo công  thức:   

Đơn giá bqgq cuối kỳ = (Trị giá tồn + Tổng trị giá nhập)/(Số lượng tồn + Tổng số lượng nhập) Sau đó suy ra giá thực tế của VL xuất bằng công thức:         

Giá TT vật liệu xuất = Số lượng VL xuất * Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ Lấy lại ví dụ trên, nếu theo phương pháp tính bình quân vào cuối tháng :  

Đơn giá bq tính vào cuối tháng 03:        = [(1000*1010)+(4000*1020)+(4000*1030)]/(1000+4000+4000) = 1024đ/kg+ Trong tháng xuất: [4.200kg + 4.500kg] x 1.024đ/kg = 8.908.800đ+ Còn lại : 300kg x 1.024đ/kg = 307.200đƯu, nhược điểm của hai phương pháp bqgq liên hoàn và bqgq cuối kỳ:Phương pháp BQGQ cuối kỳ:Ưu  điểm: tính toán đơn giản, dễ tính, phù hợp với DN hạch toán hàng tồn  kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ vì theo phương pháp này trong kỳ  không tính giá xuất kho đến cuối kỳ mới tính một lần. Còn DN hạch toán  hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên thì ít sử dụng công  thức này vì nhược điểm sau đây:Nhược  điểm: không đảm bảo kịp thời công tác KT (trong kỳ xuất biết được lượng  VL xuất nhưng chưa biết được đơn giá xuất, phải chờ đến cuối tháng khi  không còn lần nhập kho nào nữa mới tính được đơn giá bình quân) do vậy  công việc kế toán sẽ bị dồn vào cuối kỳ, gây chậm trễ cho việc khóa sổ  và lập các báo cáo kế toán.Phương pháp BQGQ liên hoàn :Ưu  điểm: việc tính toán tương đối chính xác; kịp thời vì bất kỳ thới điểm  nào cũng sẽ biết được đơn giá bình quân của thời điểm đó, chỉ phù hợp  với DN hạch toán hàng tồn kho theo phương

Page 11: Tài liệu liên quan

pháp Kê khai thường xuyên còn  DN nào sử dụng phương pháp Kiểm kê định kỳ sẽ không sử dụng được phương  pháp này vì theo phương pháp này chỉ tính giá trị VL xuất vào cuối kỳ mà  thôi.Nhược điểm:  Trên thực tế nếu trong kỳ nhập, xuất nhiều chủng loại trong ngày hoặc  trong tháng (VD: DN chế biến thực phẩm bằng nguyên liệu tươi sống) và  giá cả lại biến động nhiều lần thì việc tính toán sẽ rất phức tạp, khó  kịp thời vì cứ sau mỗi lần nhập lại phải tính toán lại đơn giá bình quân  mới (hàng ngày có thể tính đến hàng chục, hàng trăm lần đơn giá bình  quân mới). Tuy nhiên hiện nay với sự giúp ích của công nghệ thông tin,  việc hỗ trợ công tác kế toán bằng máy vi tính hiện đại với những phần  mềm kế toán được viết sẵn trên thị trường thì nhược điểm này hoàn toàn  được khắc phục. e. Tính theo giá thực tế đích danh : Theo  phương pháp này thì khi xuất hàng ở lô nào thì lấy đúng giá mua (nhập)  thực tế của lô đó để tính trị giá thực tế vật tư, hàng hóa xuất dùng cho  đối tượng sử dụng.Phương  pháp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp bảo quản VL theo  từng lô nhập riêng biệt, khi xuất ra sử dụng lô nào thì tính theo giá  của lô đó khi nhập hoặc những vật tư, hàng hóa có giá trị cao và nhập  xuất không nhiều trong một kỳ kế toán.Ví  dụ: Lấy lại ví dụ trên, giả sử ngày 10/3, doanh nghiệp xuất 4.200kg VL  ra sử dụng trong đó 500kg của tồn kho đầu kỳ, số còn lại của lần nhập  ngày 04/3 thì giá thực tế VL xuất ra ngày 10/3 được tính theo phương  pháp này như sau:+ Ngày 10/03 : 500kg x 1.010đ/kg = 505.000đ3.700kg x 1.020đ/kg = 3.774.000đTổng cộng : 4.279.000đf. Phương pháp hệ số :Phương  pháp này sử dụng để tính giá thực tế của VL xuất dùng khi doanh nghiệp  hàng ngày ghi sổ nhập xuất tồn kho vật liệu theo giá hạch toán. Ngay từ  đầu kỳ doanh nghiệp phải xây dựng giá hạch toán (chỉ được sử dụng trong  hạch toán chi tiết). Cuối kỳ kế toán tính giá thực tế vật liệu xuất kho  trong kỳ dựa trên cơ sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch  toán của vật liệu theo công thức :

Hệ số chênh lệch giá =  (giá TT VL tồn ĐK + Tổng giá TT VL nhập trong kỳ) / (giá hạch toán VL  tồn đk + Tổng giá hạch toán vl nhập trong kỳ) Sau đó suy ra giá thực tế của VL xuất bằng công thức:         

Giá TT VL xuất = Số lượng VL xuất trong kỳ * Đơn giá hạch toán * hệ số chênh lệch giá Ví  dụ: Lấy lại ví dụ trên và giả sử đơn giá hạch toán của VL là 1.000đ/kg  thì giá thực tế VL xuất dùng trong tháng được tính theo phương pháp này  như sau:

Hệ số chênh lệch giá =(1000*1010)+(4000*1020)+(4000*1030)]/[(1000*1000)+(4000*1000)+(4000*1000)] = 1,024+ Trong tháng xuất: [4.200kg + 4.500kg] x 1.000đ/kg x 1,024 = 8.908.800đ+ Còn lại : 300kg x 1.000đ/kg x 1,024 = 307.200đ3. Kế toán tổng hợp tình hình nhập, xuất vật liệu :3.1 - Chứng từ kế toán:Kế  toán tình hình nhập xuất vật liệu liên quan đến nhiều chứng từ kế toán  khác nhau, bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc lẫn những chứng  từ có tính chất hướng dẫn hoặc tự lập. Tuy nhiên dù là loại chứng từ gì  cũng phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cơ bản, tuân thủ chặt

Page 12: Tài liệu liên quan

chẽ trình  tự lập, phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý  ở các bộ phận có liên quan và yêu cầu ghi sổ, kiểm tra của kế toán.Chứng từ kế toán liên quan đến nhập, xuất và sử dụng vật liệu bao gồm các loại:Chứng từ nhập:-  Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTGT-3LL) hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường  (mẫu số 02GTGT-3LL) : là chứng từ của đơn vị bán lập, xác nhận số lượng,  chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho người mua,  cũng là chứng từ cho người mua vận chuyển trên đường, lập phiếu nhập  kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán.-  Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 03-VT) : áp dụng cho các loại vật tư, sản  phẩm, hàng hóa cần phải kiểm nghiệm trong các trường hợp nhập kho với số  lượng lớn, các loại VL có tính chất lý, hóa phức tạp, các loại vật tư  quý hiếm, có sự khác biệt lớn về số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và  thực nhập để từ đó làm căn cứ quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo  quản.Hóa đơn và  Biên bản kiểm nghiệm là cơ sở làm Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT) : là  phiếu dùng xác nhận số lượng VL, sản phẩm hàng hoá nhập kho làm căn cứ  ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có  liên quan và ghi sổ kế toán.Chứng từ xuất:-  Phiếu xuất kho dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng vật liệu xuất kho cho  các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản  xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định  mức tiêu hao vật liệu. Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do  phòng cung ứng lập.-  Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng để theo dõi số lượng vật  liệu di chuển từ kho này đến kho khác trong nội bộ đơn vị hoặc đến các  đơn vị nhận hàng ký gửi, hàng đại lý, gia công chế biến ...là căn cứ để  thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết, làm chứng từ vận  chuyển trên đường. Phiếu này do phòng cung ứng lập.-  Phiếu xuất vật tư theo hạn mức dùng để theo dõi số lượng vật liệu xuất  kho trong trường hợp lập phiếu xuất 1 lần theo định mức nhưng xuất kho  nhiều lần trong tháng cho bộ phận sử dụng vật liệu theo định mức, làm  căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra  việc sử dụng vật liệu theo hạn mức.Chứng từ quản lý:-  Thẻ kho: theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ NVL, CCDC, SP,  HH ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ và xác định  trách nhiệm vật chất của thủ kho. Thẻ kho là sổ tờ rời, nếu đóng thành  quyển gọi là sổ kho. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, phiếu  xuất kho ghi vào thẻ kho.-  Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ dùng để theo dõi số lượng vật liệu còn  lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng, làm căn cứ tính giá thành sản  phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật liệu. Căn cứ  vào các chứng từ xuất vật liệu nhận được, kế toán phân loại chứng từ  theo từng loại, nhóm, từng đối tượng sử dụng, làm cơ sở tính chi phí ở  DN.- Biên bản  kiểm kê Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá : nhằm xác định số lượng,  chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có ở kho tại  thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản,  xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.3.2 - Tài khoản sử dụng:Để kế toán tổng hợp nhập xuất vật liệu, kế toán sử dụng các Tài khoản sau đây:TK  133 "Thuế GTGT được khấu trừ": Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình  thuế GTGT được khấu trừ và chỉ áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh  thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đây là TK loại 1  phản ánh Tài sản thuộc nhóm 3 là loại phải thu,

Page 13: Tài liệu liên quan

trong trường hợp này  TK133 lại phản ánh số thuế được khấu trừ cũng tức là phản ánh số phải  thu NSNN về thuế.

TK 133- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

  - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

  - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa đã mua đã trả lại, được giảm giá

  - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại

SD: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả

 

TK  151 "Hàng Mua Đang Đi Đường": TK này dùng phản ánh trị giá của các loại  hàng hoá, VL, CCDC đã mua nhưng cuối tháng chưa về đến DN. Loại 1 nhóm 5  phản ánh Hàng tồn kho, Là loại TS nên có số dư bên Nợ

TK 151Trị giá hàng mua trên đường đầu kỳ  - Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường

- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng

- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư mua đang đi đường cuối kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ)

- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ ( phương pháp kiểm kê định kỳ)

Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có SD: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường cuối kỳ (chưa về nhập kho đơn vị)

 

TK 152 “Nguyên Liệu, Vật Liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá VL nhập, xuất, tồn kho.

TK 152Trị giá nguyên, vật liệu tồn đầu kỳ   - Trị giá TT VL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận góp vốn LD, được cấp hoặc từ các nguồn khác

- Trị giá thực tế của VL xuất kho để sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, góp vốn liên doanh.

- Trị giá VL thừa phát hiện khi kiểm - Trị giá VL hao hụt, mất mát phát

Page 14: Tài liệu liên quan

kê. hiện khi kiểm kê.- Kết chuyển trị giá TT của NVL tồn kho cuối kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ)

- Trị giá VL trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; Chiết khấu thương mại khi mua NVL được hưởng

  - Kết chuyển trị giá TT của VL tồn kho đầu kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có SD: Trị giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ 

 

TK 331 "Phải trả cho người bán"Bên Nợ : - Số tiền đã trả cho người bán- Số tiền ứng trước cho người bán (chưa nhận hàng)- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá- Chiết khấu mua hàng người bán cho DN giảm trừ vào nợ phải trả- Số kết chuyển giá trị hàng trả lại cho người bán, phần giá trị thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nghiệm.Bên Có : - Số tiền phải trả cho người bán- Điều chỉnh giá tạm tính bằng giá thực tếSố Dư Có : Số tiền còn phải trả cho người bánSố dư Nợ : Số tiền đã ứng trước cho người bánTK 611 "Mua hàng"TK này chỉ áp dụng đối với DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ.Bên Nợ : - Trị giá hàng hóa, vật liệu tồn kho đầu kỳ- Trị giá hàng hóa, vật liệu, dụng cụ...mua vào trong kỳBên Có : - Trị giá hàng hóa, vật liệu, dụng cụ...tồn kho cuối kỳ theo kết quả kiểm kê.- Giá trị vật tư hàng hóa xuất bán, đưa vào sản xuất.- Trị giá vật tư hàng hóa mất mát, thiếu hụtTK này cuối kỳ không có số dưTK 621 : "Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp"Bên  Nợ : - Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế  tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ trong kỳ hạch toán.Bên Có : - Trị giá vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho.- Kết chuyển hoặc phân bổ vật liệu vào các TK liên quan để tính giá thành sản phẩm.TK 621 không có số dư cuối kỳ.TK 627 : "Chi phí sản xuất chung"Bên Nợ : - Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.Bên Có : - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 (631) để tính giá thành.TK 641 : "Chi phí bán hàng"TK 642 : "Chi phí quản lý Doanh nghiệp""Hai TK này ghi chép tương tự như TK 627.3.3 – Kế toán vật liệu nhập, xuất kho (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)a. Kế toán vật liệu nhập kho(1)  Vật liệu mua ngoài: Khi mua vật liệu về nhập kho, nếu có hóa đơn thì  căn cứ vào hóa đơn

Page 15: Tài liệu liên quan

mua hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư và phiếu nhập  kho, ghi : Thuộc đối tượng tính VAT khấu trừ- Mua VL nhập khoNợ TK152 : giá mua chưa có thuế GTGTNợ TK133 : thuế GTGT được khấu trừ Có TK111,112,141,331 : tổng giá thanh toán - Chi phí thu mua thực tế được tính vào giá thực tế VL nhập kho:Nợ TK152 : giá mua chưa có thuế GTGTNợ TK133 : thuế GTGT được khấu trừCó TK111,112,331 : tổng giá thanh toánThuộc  đối tượng tính VAT trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT  hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án:- Mua VL nhập khotổng giá thanh toán- Chi phí thu mua thực tế được tính vào giá thực tế VL nhập kho:Nợ TK152 Có TK111,112,331(2) Mua được hưởng chiết khấu :-  Nếu được hưởng chiết khấu do thanh toán tiền hàng trước thời hạn thì  khoản chiết khấu được hưởng gọi là chiết khấu thanh toán và hạch toán  vào TK 515 “Thu nhập hoạt động tài chính”Nợ TK 111, 112, 331, … : Có TK 515 : chiết khấu TT được hưởng-  Nếu được hưởng chiết khấu do mua với khối lượng nhiều thì khoản chiết  khấu được hưởng gọi là chiết khấu thương mại và hạch toán làm giảm giá  gốc hàng mua:Nợ TK 111, 112, 331, … : Có TK 152 : chiết khấu thương mại được hưởngCó TK 133 : Thuế GTGT (nếu có)(3) Mua VL được giảm giá: VL mua về được giảm giá do hàng sai quy cách, phẩm chất hoặc vì mua với khối lượng nhiềuNợ TK 111, 112, 331, … : Có TK 152 : phần giảm giá được hưởngCó TK 133 : phần thuế giảm (nếu có)(4) Trả lại hàng mua: Nếu xuất kho trả lại toàn bộ VL đã mua vì hàng sai quy cách, kém chất lượngNợ TK 111, 112, 331, … : Tổng giá thanh toánCó TK 152 : phần giảm giá được hưởngCó TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)(5)  VL mua đang đi đường: Trường hợp nhận được HĐ bên bán nhưng VL chưa về  nhập kho thì Kế toán lưu HĐ vào hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”. Từ  thời điểm này cho đến cuối kỳ:TH1: trong tháng VL về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi như NV (1).TH2: - Nếu đến cuối tháng vật liệu vẫn chưa về, kế toán ghi:Nợ TK151 : giá mua chưa thuếNợ TK133 : Thuế GTGT đầu vàoCó TK111, 112, 331 : Tổng số tiền TT- Sang tháng sau, khi vật liệu về nhập kho, căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm vật tư và phiếu

Page 16: Tài liệu liên quan

nhập kho, kế toán ghi :Nợ TK 152 : Trị giá NVL nhập khoCó TK 151(6)  Khi mua vật liệu về nhập kho, nếu chưa có hóa đơn thì nhập kho vật liệu  trên cơ sở phiếu nhập kho và lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ "Hàng  chưa có hóa đơn". Nếu trong tháng hóa đơn về thì ghi sổ bình thường, nếu  cuối tháng hóa đơn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính.Nợ TK 152 : Trị giá NVL nhập kho theo giá tạm tính Có TK 111, 112, 141, 331-  Khi nhận được hóa đơn phải điều chỉnh giá tạm tính đã ghi sổ theo giá  hóa đơn bằng cách ghi bổ sung (nếu giá trên hóa đơn lớn hơn giá tạm  tính) hoặc ghi số âm (nếu ngược lại). Ngoài ra còn có thể điều chỉnh  bằng cách ghi bút toán đỏ để xóa giá tạm tính, sau đó ghi lại bình  thường theo giá trên hóa đơn.(7) Trường hợp nhập kho có chứng từ đầy đủ, số lượng vật liệu nhập kho phát sinh thiếu hụt:Đối  với VL thiếu do hao hụt trong định mức cho phép, kế toán phản ánh giá  trị VL nhập kho đúng theo giá trị mua đã ghi trên hoá đơnNợ TK 152 : Trị giá thực tế NVL nhập kho Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vàoCó TK 331,111,112, … : Tổng số tiền TTNếu VL thiếu không nằm trong định mức cho phép và chưa xác định được nguyên nhân, kế toán phản ánh Nợ TK 152 : Trị giá thực tế NVL nhập kho Nợ TK 1381 : Trị giá NVL thiếu (giá chưa thuế)Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vàoCó TK 331,111,112, … : Tổng số tiền TT- Sau đó căn cứ vào biên bản xử lý để phản ánh trị giá vật liệu thiếu vào các tài khoản có liên quan :Nợ TK 111, 334, 1388 : Phần tổ chức, cá nhân bồi thườngNợ TK 632 : Trị giá NVL thiếu ghi nhận vào giá vốnCó TK 1381 : Trị giá NVL thiếuCó TK 133 : Thuế GTGT NVL thiếu (nếu có)- Khi xác định NVL thiếu liên quan đến nhà cung cấp, nếu nhà cung cấp giao tiếp số hàng thiếu, kế toán ghi:Nợ TK 152 : Trị giá NVL thiếuCó TK 1381 : Trị giá NVL thiếu- Nếu nhà cung cấp không giao tiếp số hàng thiếu, kế toán ghi:Nợ TK 1111,112,331 : Số tiền nhà cung cấp phải trả lạiCó TK 1381 : Trị giá NVL thiếuCó TK 133 : Thuế GTGT NVL thiếu (nếu có)(8) Trường hợp nhập kho VL có chứng từ đầy đủ, số lượng vật liệu phát sinh thừa so với phản ánh trên hoá đơn :Nếu nhập cả số thừa chờ giải quyết:- Nhập kho:Nợ TK 152 : Số thực nhậpNợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vàoCó TK 331,111,112, … : Tổng số tiền TT ghi trên hóa đơnCó TK 3381 : Số thừa chờ giải quyết

Page 17: Tài liệu liên quan

- Sau đó tuỳ từng nguyên nhân xử lý hàng thừa:Nợ TK 3381 : Trị giá VL thừaCó TK 152 : Bên bán giao nhầm, DN xuất kho trả lạiCó TK 711 : Không tìm ra nguyên nhân- Nếu đồng ý mua luôn số hàng thừa:Nợ TK 3381 : Trị giá VL thừaNợ TK 133 : thuế GTGT liên quan đến hàng thừaCó TK 1111,112,331 : Phần thanh toán bổ sungNếu số thừa coi như giữ hộ người bán thì ghi : Nợ TK 002 “Vật tư hàng hóa giữ hộ, nhận gia công”, khi xử lý ghi Có TK 002(9) Trường hợp Nhập khẩu vật liệu: Đối với hàng mua từ nước ngoài phải nộp các loại thuế sau đây: Thuế NK phải nộp = Giá tính thuế NK * Thuế suất thuế NK  

Thuế TTĐB phải nộp = (Giá tính thuế NK + Thuế NK) * Thuế suất thuế TTĐB 

Thuế GTGT hàng NK = (Giá tính thuế NK + thuế NK + thuế TTĐB) * Thuế suất thuế GTGT          

Thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:-  Khi mua vật liệu từ nước ngoài phải nộp thuế NK, thuế TTĐB (nếu có) thì  các loại thuế trên cũng được tính vào trị giá VL nhập kho:Nợ TK152 : giá thanh toán VL nhậpCó TK331, 111, 112 : giá mua trên Hóa đơnCó TK3333 : Thuế NK phải nộpCó TK3332 : Thuế TTĐB phải nộp- Đối với số thuế GTGT hàng NK (nếu có) được khấu trừ, kế toán ghi:Nợ TK 133Có TK 33312 - Chi phí thu mua phát sinh:Nợ TK152Nợ TK133Có TK111, 112, 331, 141Thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:        

Giá TT Vl Nhập khẩu = Giá mua trên HĐ + Chi phí thu mua đã có thuế + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế GTGT hàng NK Nợ TK152 : giá thực tế VL nhập khẩuCó TK331, 111, 112 : giá mua trên HĐ; chi phí thu mua đã có thuế Có TK3333 : Thuế NK phải nộpCó TK3332 : Thuế TTĐB phải nộpCó TK33312 : Thuế GTGT hàng NK phải nộp(10) Trường hợp DN ứng trước tiền hàng cho người bán thì kế toán ghi :Nợ TK 331 : số tiền ứng trước cho người bánCó TK 111, 112, 141

Page 18: Tài liệu liên quan

- Khi nhận được hàng, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi :Nợ TK 152 : Trị giá NVL nhập khoNợ TK 133 : Thuế GTGTCó TK 331 : Số tiền ứng trước cho người bánCó TK 111, 112, 141 : Khoản chênh lệch phải trả thêm (nếu có)(11) Nhập vật liệu thuê ngoài gia công chế biến hoặc tự chế :- Khi xuất kho vật liệu để thuê ngoài gia công hoặc tự chếNợ TK 154 : Trị giá thực tế NVL xuất kho gia công, chế biếnCó TK 152- Phản ánh chi phí chế biến hoặc tiền thuê ngoài gia côngNợ TTK 154 : Chi phí gia công chế biến thực tế phát sinhNợ TK 133 : Thuế GTGTCó TK 111,112, 152, 153, 214, 334, 338, 331, 141- Giá trị vật liệu thuê ngoài gia công hoặc tự chế nhập kho :Nợ TK 152 : Trị giá TT đã chế biến, gia công xong nhập lại khoCó TK 154(12) Nhập vật liệu do được cấp phát hoặc do nhận vốn góp LD của các đối tượng :Nợ TK 152 : Giá thoả thuậnCó TK 411Có TK 111, 112 : Các khoản chi phí có liên quan(13) Vật liệu do được biếu tặng :Nợ TK 152Có TK 711(14) NVL xuất dùng không hết nhập kho, phế liệu thu hồi nhập kho:-  Giá thực tế của phế liệu thu hồi được đánh giá theo giá thực tế có thể  sử dụng hoặc có thể tiêu thụ được hoặc theo giá ước tính. Căn cứ vào  phiếu nộp kho vật tư và cách đánh giá để ghi sổ :Nợ TK 152 : Trị giá NVL dư hoặc phế liệu nhập khoCó TK 621, 627 : Trị giá NVL còn dư nhập khoCó TK 154 : Trị giá Phế liệu thu hồi nhập kho- Đối với phế liệu mua ngoài thì được hạch toán như đối với vật liệu mua ngoài.b. Kế toán vật liệu xuất kho:(1) Khi xuất kho vật liệu để sử dụng vào sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng cơ bản, sử chữa lớn TSCĐ,kế toán ghi :Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241...Có TK 152(2) Khi xuất kho vật liệu để góp vốn liên doanh, ghi theo giá thỏa thuận:Nợ TK 222Có TK 152(3) Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng vật tư, hàng hoá, kế toán ghiNợ TK 222 : Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh lại)Nợ TK 811 : Chi phí khác (chênh lệch giữa giá đánh lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)Có TK 152 : NVL theo giá trị ghi sổ Có TK 711 : Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh lại lớn hơn giá trị ghi sổ)-  Trường hợp số chênh lệch giá đánh lại vật tư, hàng hoá lớn hơn giá trị  ghi sổ của vật tư, hàng hoá, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn  lại phần thu nhập khác tương ứng với tỷ lệ góp

Page 19: Tài liệu liên quan

vốn của đơn vị mình trong  liên doanh, kế toán ghi:Nợ TK 711 : Thu nhập khác (Phần thu nhập tương ứng với lợi ích của bên góp vốn liên doanh)Có  TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (chi tiết chênh lệch do đánh giá lại  TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)-  Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán số vật tư, hàng hoá đó cho  bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển phầndoanh thu chưa  thựchiện vào thu nhập khác trong kỳ,kế toán ghi:Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiệnCó TK 711 : Thu nhập khác(4) Xuất NVL đưa đi góp vốn vào công ty liên kết :Nợ TK 223 : Đầu tư vào công ty liên kết (Theo giá đánh lại)Nợ TK 811 : Chi phí khác (chênh lệch giữa giá đánh lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)Có TK 152 : NVL theo giá trị ghi sổ Có TK 711 : Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh lại lớn hơn giá trị ghi sổ)(5) Khi xuất vật liệu để gia công chế biến :Nợ TK 154Có TK 152(6) Khi xuất vật liệu kém phẩm chất, ứ đọng để tiêu thụ ghi :- Trị giá VL xuất bánNợ TK 811Có TK 152- Tiền bán Vl thu đượcNợ TK 111, 112, 131Có TK 711Có TK 3331(7) Xuất Vl để cấp cho đơn vị trựcthuộc hoặc để cho vay, mượn trong nội bộ :- Cấp cho đơn vị trực thuộcNợ TK 1361 : Vốn kinhdoanh ở đơn vị trực thuộcCó TK 152- Cho vay, mượn trong nội bộNợ TK 1368 : Phải thu nội bộ khácCó TK 152(8) Hạch toán vật liệu dùng không hết-  Nếu vật liệu thừa tại PX mà còn tiếp tục sử dụng cho tháng sau thì PX  phải lập "phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ", căn cứ vào chứng từ này kế  toán ghi giảm (ghi đỏ) :Nợ TK 621, 627, 641, 642 (ghi đỏ)Có TK 152 (ghi đỏ)- Sang đầu tháng sau ghi lại bằng bút toán thường (ghi tăng) Nợ TK 621, 627, 641, 642Có TK 1523.4 – Kế toán vật liệu nhập, xuất kho (Theo phương pháp Kiểm kê định kỳ) :(1) Đầu kỳ kế toán kết chuyển giá trị vật liệu tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước):Nợ TK 611Có TK 151,152(2) Khi mua vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn ghi :

Page 20: Tài liệu liên quan

Nợ TK 611Nợ TK 133Có 111,112,141,331(3) Trường hợp vật liệu không đúng quy cách, được người bán giảm giá hoặc xuất kho trả lại:Nợ TK 111, 112, 331Có TK 611Có TK 133(4)  Trường hợp mua vật liệu nhập kho có phát sinh thừa, thiếu, nhập khẩu, …  thì ghi tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên(5) Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê thực tế vật liệu tồn kho CK :Nợ TK 151,152Có TK 611(6) Tính ra số vật liệu đã xuất dùng trong kỳ và ghi :Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, …Có TK 611(7) Cuối kỳ căn cứ vào biên bản xác định hàng hóa thiếu hụt, mất mát : Nợ TK 1381Có TK 6113.5 - Kế toán một số trường hợp khác về vật liệu:a. Kế toán Kiểm kê VL:Kiểm  kê VL là công việc cần thiết để bảo vệ an toàn cho VL và phát hiện kịp  thờinhững sai sót và viphạm trong quản lý, sử dụng VL. Mọi trường hợp  thiếu hụt NVL trong kho hoặctại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm  kê phải lập biên bản và truy trìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi.  Căn cứ bào biên bảnkiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để  ghi sổ kế toán:Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu:- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán- Nếu giá trị NVL hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép kế toán ghi:Nợ TK 632Có TK152- Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyênnhân, kế toán ghi:Nợ TK 1381Có TK152- Căn cứ vào quyết định xử lý hàng thiếu hụt, kế toán ghi:Nợ TK 1388, 111, 334, … : phần bắt bồi thường Nợ TK 632 : phần còn lạiCó TK 1381 : Giá trị VL thiếuTrường hợp kiểm kê phát hiện thừa- Thừa trong định mức dư thừa tự nhiên:Nợ TK 152Có TK 632- Nếu đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên thừ a để ghi sổ Nợ TK 152Có TK 3388 : Trị giá TS thừa phải trả cho các bên liên quanCó TK 111, 112 : Số tiền phải trả cho các bên liên quan

Page 21: Tài liệu liên quan

- Nếu chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi:Nợ TK 152Có TK 3381 : Số thừa chờ giải quyết- Căn cứ vào quyết định xử lý, kế toán ghi:Nợ TK 3881 : Giá trị VL thừaCó TK 3388 : Trị giá TS thừa phải trả cho các bên liên quanCó TK 111, 112 : Số tiền phải trả cho các bên liên quanCó TK 632 : Ghi giảm giá vốn hàng bán-  Nếu VL thừa xác định phải trả lại cho đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi  tăng TK 152 thì ghi: Nợ TK 002, khi xuất trả VL: Có TK 002b. Kế toán đánh giá lại VL:- Khi đánh giá lại làm tăng giá trị của VL:Nợ TK 152 : khoản chênh lệchCó TK 412 : Tăng giá- Khi đánh giá lại làm giảm giá trị của VL:Nợ TK 412 : khoản chênh lệchCó TK 152 : giảm giá4. Kế toán chi tiết VL :a. Phương pháp thẻ song song :§ Tại kho :Thủ  kho sử dụng thẻ kho (Mẫu số S12-DN) để ghi chép việc nhập, xuất, tồn  kho vật liệu theo số lượng. Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu cùng  nhãn hiệu quy cách ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ kho và ghi các  chỉ tiêu : tên, nhãn hiệu, quy cách. đơn vị tính, mã số vật liệu, sau đó  giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.Hàng  ngày khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập xuất vật liệu, thủ kho  kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ cho nhập, xuất kho vật liệu  rồi ghi số lượng thực tế của vật liệu nhập xuất vào chứng từ sau đó sắp  xếp chứng từ theo từng loại riêng biệt đồng thời căn cứ vào các chứng từ  này thủ kho ghi số lượng vật liệu nhập xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ  ghi 1 dòng, mỗi ngày thủ kho ghi số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Sau khi  ghi vào thẻ kho xong, thủ kho sắp xếp lại chứng từ và lập phiếu giao  nhận chứng từ rồi chuyển những chứng từ đó cho nhân viên kế toán vật  liệu. Khi giao nhận phải ký vào phiếu giao nhận chứng từ để làm cơ sở  xác định trách nhiệm.§ Tại phòng kế toán :Kế  toán vật liệu sử dụng thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu để ghi chép cả số  lượng lẫn giá trị của vật liệu nhập, xuất, tồn. Thẻ hay sổ kế toán chi  tiết vật liệu cũng được mở cho từng thư vật liệu , tương ứng với thẻ kho  mở ở từng kho.Theo  định kỳ nhân viên kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra  việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Khi  chứng từ nhập xuất được chuyển về phòng kế toán, kế toán phải kiểm tra  lại tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ, ghi số tiền vào chứng từ rồi  phân loại chứng từ và sau đó ghi số lượng lẫn giá trị của vật liệu nhập  xuất vào thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu đồng thời tính ra số tồn và ghi  vào thẻ hay sổ chi tiết vật liệu.Cuối  tháng sau khi đã ghi chép hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong  tháng liên quan đến nhập xuất vật liệu vào sổ chi tiết vật liệu kế toán  tiến hành cộng sổ chi tiết vật liệu để tính ra tổng số nhập xuất và số  tồn kho của từng thứ vật liệu cả về số lượng lẫn giá trị. Số lượng vật  liệu nhập xuất, tồn kho trong sổ kế toán chi tiết được dùng để đối chiếu  với số lượng vật liệu nhập xuất, tồn kho trên thẻ kho và đối chiếu với  số thực tế khi kiểm kê. Trong trường hợp có

Page 22: Tài liệu liên quan

chênh lệch thì phải kiểm tra  xác minh và tiến hành điều chỉnh kịp thời theo chế độ quy định.Mặt  khác, kế toán chi tiết vật liệu còn phải căn cứ vào sổ chi tiết vật  liệu để tổng hợp giá trị của vật liệu nhập xuất, tồn trên "bảng tổng hợp  nhập xuất tồn kho vật liệu" dùng làm cơ sở để đối chiếu với giá trị của  vật liệu nhập xuất tồn mà kế toán trong kỳ đã phản ánh tổng hợp trên  các sổ sách liên quan.Phương  pháp thẻ song song có ưu điểm là việc ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ  kiểm tra đối chiếu số liệu nhưng có nhược điểm là việc ghi chép trùng  lắp giữa kho và phòng kế toán. Nếu DN với qui mô sản xuất lớn, sử dụng  nhiều loại vật liệu, nhập xuất liên tục, nếu làm kế toán bằng thủ công  thì tốn nhiều công sức.THẺ (SỔ) KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆUSố thẻ : .................. Số tờ : ...............Tên vật liệu : ................................................................................................Sổ danh điểm : ......................................Giá hạch toán : ..............................Đơn vị tính : ......................................... Kho : ..............................................

Chứng từ  NHẬP XUẤT TỒN Ghi

SốNgày

TRÍCH YẾU Số Đơn

Thành

Số Đơn

Thành

Số Đơn

Thành

chú

      lượng

giá tiền lượng

giá tiền lượng

giá tiền  

    Tồn đầu tháng

                   

    ........................

                   

                         BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN KHO VẬT LIỆUTháng .....Năm .........

Số   Tồn ĐK Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Tồn CK

danh

TÊN VẬT LIỆU

Số Số Số Số Số Số Số Số

điểm

  lượng

tiền

lượng tiền lượng tiền lượng

tiền

                                                          b.  Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển : Phương pháp này hình thành trên  cơ sở cải tiến phương pháp thẻ song song, nội dung ghi chép phương pháp  này như sau :§ Tại kho : Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, số lượng vật liệu nhập xuất tồn kho giống như phương pháp thẻ song song.§  Tại phòng kế toán : Thay vì sử dụng sổ chi tiết vật liệu, kế toán sử  dụng "sổ đối chiếu luân chuyển" để ghi chép số lượng và giá trị của vật  liệu nhập xuất tồn của từng thứ vật liệu trong từng kho và chỉ ghi 1 lần  vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp số liệu trên các chứng từ phát sinh  trong tháng. Mỗi thứ vật liệu được ghi 1 dòng trên sổ đối chiếu luân  chuyển. Cũng như

Page 23: Tài liệu liên quan

phương pháp thẻ song song, khi nhận chứng từ liên quan  đến nhập xuất vật liệu, kế toán phải tiến hành kiểm tra và phân loại  chứng từ.Số lượng  và giá trị của vật liệu nhập xuất tồn ghi trong sổ đối chiếu luân  chuyển được dùng để đối chiếu với số lượng ghi trên thẻ kho và với giá  trị trên sổ kế toán tổng hợp.Phương  pháp sổ đối chiếu luân chuyển có ưu điểm là làm giảm nhẹ bớt công việc  ghi chép, tránh ghi trùng lắp nhưng công việc ghi chép dồn vào cuối  tháng nên có thể ảnh hưởng đến việc lập báo cáo của DN.SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN

Số Tên

  Số dư đầu

Luân chuyển tháng 1

Số dư đầu

  Số dư đầu

 

danh

vậtĐơn

tháng 1 Nhập Xuất tháng 2   tháng 4  

điểm

liệu

giá Số Số Số Số Số Số Số Số .....

Số Số .....

      lượng

tiền

lượngtiền

lượngtiền

lượng

tiền

  lượng

tiền

 

                                                                                       

c.  Phương pháp số dư : Theo phương pháp này thì việc kế toán chi tiết vật  liệu ở kho được phản ánh theo số lượng còn ở phòng kế toán thì phản ánh  theo giá trị, do vậy phải tổ chức công tác kế toán vật liệu thật chặt  chẽ để làm sao phản ánh được mối quan hệ hạch toán giữa kho và phòng kế  toán, đảm bảo được sự kiểm tra thường xuyên của kế toán đối với việc ghi  chép trên thẻ kho của thủ kho cũng như đảm bảo việc tính toán được  chính xác ở phòng kế toán về giá trị. Nội dung phương pháp kế toán chi  tiết vật liệu theo sổ số dư như sau :§  Tại kho : Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép số lượng nhập xuất  tồn kho. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất kho vật liệu, thủ  kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi cho nhập xuất kho  vật liệu và ghi số lượng thực tế của vật liệu nhập xuất vào các chứng từ  sau đó phân loại chứng từ và ghi số lượng vật liệu nhập xuất vào thẻ  kho. Cuối ngày tính số tồn của từng thứ vật liệu để ghi vào thẻ kho sau  đó chứng từ này được chuyển cho kế toán, khi giao phải lập phiếu giao  nhận chứng từ.Cuối  tháng thủ kho căn cứ vào thẻ kho đã được kế toán kiểm tra, ghi số lượng  vật liệu tồn kho của từng thứ vật liệu vào sổ số dư.Sổ  số dư được mở cho từng kho và sử dụng cho cả năm để ghi số tồn kho cuối  tháng của từng thứ vật liệu theo số lượng và giá trị. Sau khi ghi số  lượng vật liệu tồn kho vào sổ số dư xong, thủ kho chuyển sổ này cho  phòng kế toán.§  Tại phòng kế toán : Hàng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày, nhân viên kế toán  xuống kho vật liệu nhận chứng từ nhập xuất vật liệu, khi nhận chứng từ  nhân viên kế toán phải kiểm tra chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của  thủ kho trên thẻ kho sau đó ký xác nhận trên thẻ kho và phiếu giao nhận  chứng từ. Khi về phòng kế toán nhân viên kế toán sẽ hoàn chỉnh chứng từ  sau đó tổng hợp giá trị vật liệu nhập xuất kho theo từng thứ vật liệu  ghi vào phiếu giao nhận chứng từ để từ đó ghi vào bảng kê luỹ kế nhập  xuất tồn kho vật liệu, bảng này được mở cho từng kho.Cuối  tháng kế toán tổng hợp toàn bộ giá trị vật liệu nhập xuất kho trong  tháng theo từng thứ vật liệu ở bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn vật liệu để  ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu. Số tồn kho cuối tháng trên  bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu được dùng để đối chiếu với số

Page 24: Tài liệu liên quan

dư  bằng tiền trên sổ số dư và đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp.Phương  pháp số dư có ưu điểm là giảm được khối lượng công việc ghi chép, tránh  trùng lắp và công việc kế toán được tiến hành đều trong tháng, không bị  dồn vào cuối tháng. Tuy vậy phương pháp này cũng có nhược điểm là kế  toán chi ghi phần giá trị, nếu muốn biết tình hình cụ thể thì phải xem  xét tài liệu ở kho. Trong điều kiện hiện nay kế toán chi tiết vật liệu  trên máy vi tính thì phần nhược điểm của phương pháp kế toán chi tiết sẽ  hạn chế đi nhiều.PHIÊU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ

Nhóm vật liệu

Số lượng chứng từ

Số hiệu chứng từ

Số tiền

                     

Ngày....tháng...năm...Người nhận Người giaoSỔ SỐ DƯNăm............Kho............

Số Tên

Đơn

Đơn

Định mức

SD đầu năm

SD cuối tháng 1

  SD cuối tháng 4

 

danh

vậtvị giá dự trữ Số Số Số Số .......

Số Số .....

điểm

liệu

tính

    lượng tiền lượng tiền   lượng tiền  

                                                                           

BẢNG LŨY KẾ NHẬP XUẤT TỒN KHO VẬT LIỆU

Nhóm Tồn kho Nhập Xuất Tồn khovật liệu

đầu tháng

Từ ngày....Từ ngày....Từ ngày....Từ ngày....cuối tháng

    đến ngày....

đến ngày....

đến ngày....

đến ngày....

 

                          

II. KẾ TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ:1. Những vấn đề chung về công cụ dụng cụ:1.1 – Khái niệm:Công  cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu các chuẩn về giá  trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy công  cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán như vật liệu. Ngoài ra, những tư  liệu lao động sau đây không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử  dụng vẫn hạch toán là công cụ dụng cụ :-  Các lán trại tạm thời, đà giáo (ngành xây dựng cơ bản ), ván khuôn,  công cụ dụng cụ

Page 25: Tài liệu liên quan

gá lắp chuyên dùng cho sản xuất kinh doanh.- Các loại bao bì dùng để đựng vật liệu, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.-  Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong  quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có  tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị của bao bì.- Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc...1.2 – Đặc điểm Đặc  điểm của công cụ dụng cụ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh  doanh của DN nhưng giá trị của chúng được phân bổ 1 lần, 2 lần hoặc  nhiều lần vào chi phí của DN.1.3 – Phân loại:- Căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng có thể chia CCDC thành 2 loại : phân bổ 1 lần và phân bổ nhiều lần- Căn cứ vào phạm vi bảo quản và sử dụng : Công cụ trong kho và công cụ đang dùng.1.4 – Nguyên tắc hạch toán : - Nguyên tắc kế toán CCDC giống như nguyên tắckế toán NVL vì chúng đều là những khoản mục của hàng tồn kho.- Việc tính giá nhập, xuất CCDC cũng được thực hiện tương tự như đối với vật liệu.2. Kế toán tổng hợp tình hình nhập, xuất CCDC:2.1 - Chứng từ kế toán:- Hoá đơn bán hàng thông thường hoặc hoá đơn GTGT- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho- Thẻ kho- Biên bảnkiểm kê CCDC tồn kho, …2.2 - Tài khoản sử dụng:§ TK 153 "Công cụ dụng cụ"Bên  Nợ : - Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự  chế, thuê ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh, công cụ dụng cụ thừa  phát hiện khi kiểm kêTrị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại khoKết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Phương pháp Kiểm kê định kỳ)Bên Có : - Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho để sử dụng vào sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn.- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ dụng cụ được hưởng- Trị giá công cụ dụng cụ trả lại hoặc được giảm giá- Trị giá trị công cụ dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kêKết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Phương pháp Kiểm kê định kỳ)Số Dư Nợ : Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho

Page 26: Tài liệu liên quan

2.3 – Kế toán CCDC nhập, xuất kho (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)a. Nhập kho CCDC: tương tự phần NVLb. Xuất kho CCDC :Xuất công cụ dụng cụ sử dụng vào SXKD:(1)  Phân bổ 1 lần : áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ có giá trị  nhỏ, DN sẽ tính hết giá trị của công cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh :Nợ TK 627,641,642, 241Có TK 153(2)  Phân bổ 2 lần : áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ có giá trị  tương đối lớn không thể tính hết 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.  Theo phương pháp này thì vào thời điểm xuất dùng kế toán sẽ phân bổ ngay  50% giá trị của công cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh, đến khi công  cụ bị hỏng, bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng thì kế toán sẽ phân bổ phần  giá trị còn lại của công cụ vào chi phí SXKD- Khi xuất dùng công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần :Nợ TK 142, 242Có TK 153- Lần đầu phân bổ 50% giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh :Nợ TK 627,641,642, 241Có TK 142,242- Khi báo hỏng hoặc mất mát hoặc hết thời gian sử dụng theo qui định thì phải phân bổ hết giá trị còn lại theo công thức :Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồiNợ TK 1388, 334 : Khoản bồi thường vật chấtNợ TK 623,627,641,642, 241 : Số phân bổ lần 2Có TK 142,242 : Chi phí trả trước(3)  Phân bổ nhiều lần : áp dụng trong trường hợp xuất dùng công cụ có giá  trị lớn không thể phân bổ theo kiểu 2 lần. Trường hợp này kế toán phải  căn cứ vào giá trị công cụ xuất dùng và mức độ tham gia của nó trong quá  trình sản xuất kinh doanh để xác định số lần phải phân bổ và mức phân  bổ mỗi lần :- Khi xuất dùng công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần :Nợ TK 142,242Có TK 153- Khi phân bổ CCDC xuất dùng cho từng kỳ kế toán :Nợ TK 241,623, 627,641,642,Có TK 142,242- Khi báo hỏng hoặc mất mát thì phải phân bổ hết giá trị còn lại theo công thức :Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồiNợ TK 1388,334 : Khoản bồi thường vật chấtNợ TK 241,623,627,641,642 : Số phân bổ lần sau cùngCó TK 142,242 : Số phải phân bổ lần sau cùngXuất kho CCDC cho thuê:

Page 27: Tài liệu liên quan

(1) Khi xuất kho CCDC cho thuê:Nợ TK 142,242Có TK 153(2) Phân bổ giá trị CCDC cho thuê vào chi phíNợ TK 627Có TK 142,242(3) Phản ánh doanh thu về cho thuê CCDCNợ TK 111, 112, 131 : Tổng số tiền thu được, phải thuCó TK 5113 : Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụCó TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp(4) Nhận lại CCDC cho thuê, kế toán ghiNợ TK 153Có TK 142, 2422.4 – Kế toán CCDC nhập, xuất kho (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)(1) Đầu kỳ kết chuyển trị giá thực tế CCDC tồn kho đầu kỳNợ TK 611Có TK 151, 153(2)  Trong kỳ sử dụng tài khoản 611 “Mua hàng” thay cho TK 153 “CCDC”.  Nguyên tắc phản ánh vào TK 611 và các trường hợp phát sinh giống như ở  phương pháp Kê khai thường xuyên.(3) Cuối kỳ phản ánh kết quả kiểm kêNợ TK 151, 153Có TK 611(4) Xuất kho CCDC loại phân bổ 1 lần, 2 lần và nhiều lần giống như phương pháp kê khai thường xuyên.III. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO:1. Khái niệm :Dự  phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sxkd phần giá trị bị  giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập  dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế  xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm; đồng thời cũng để  phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của  doanh nghiệp khi lập BCTC vào cuối kỳ hạch toán.Giá  trị thuần của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong  kỳ sxkd bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi  phí ưlớc tính cần thiết cho việc bán chúng.2. Nguyên tắc và điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho2.1 Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho :Cuối  niên độ kế toán vào thời điểm lập BCTC năm, khi giá trị thuần có thể  thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng  giảm giá hàng tồn kho.Khoản  dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là phẩn chênh lệch giữa giá gốc  > giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Page 28: Tài liệu liên quan

Phần  chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối  niên độ kế toán năm nay so với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã  lập ở cuối niên độ kếtoán năm trước được xử lý như sau:Trường  hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế  toán năm nay > khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối  niên độ kế toánnăm trước thì số chênh lệch được ghi tăng dự phòng và  tăng giá vốn hàng bán trong kỳ Trường  hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế  toán năm nay < khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối  niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập  ghi giảm dự phòng và giảm giá vốn hàng bán trong kỳ 2.2 Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn khoCó hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo qui định của Bộ Tài chính hoặccác bằngchứngkhác chứng minh giá gốc của hàng tồn khoLà  những loại hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại  thời điểm lập BCTCcó giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá  gốc được ghi nhận trên sổ kế toán của DN.Trường  hợp các loại NVL, CCDC tồn kho có giá trị bị giảm so với giá gốc nhưng  giá bán của các sản phẩm, dịchvụ được sản xuất ra từ chúng không bị giảm  giá hoặc bị giảm giá nhưng giá bán vần bằng hoặc cao hơn giá thành sx  của sp thì không được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.3. Tài khoản sử dụng:TK  159 dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có  những bằng chứng tin cậy về sự giảm sút của giá trị thuần có thể thực  hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.§ TK 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho"Bên Nợ : - Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốnhàng bán trong kỳ Bên Có : - Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.Số Dư Có : Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.4. Định khoản các nghiệp vụ chủ yếu:Cuối  niên độ kế toán, căn cứ vào tình hình thực tế biến động giá cả hàng tồn  kho của đơn vị, khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm sút của giá  trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho thì phải  lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho(1) Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, kế toán ghiNợ TK 632Có TK 159(2)  Trường hợp khoản dự phòng phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay > khoản  dự

Page 29: Tài liệu liên quan

phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn  được lập thêm, kế toán ghi:Nợ TK 632Có TK 159(3)  Trường hợp khoản dự phòng phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay < khoản  dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn  được hoàn nhập, kế toán ghi:Nợ TK 159Có TK 632