tư sản!.Ấp Đầu giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay mỹ năm 1972,...

20
Đặc San Ái Hu Trà Vinh – Năm Canh Dn 161 Hai Quc đi tp kết hi năm 54, lúc y anh mi 15 tui. Anh tgimvà người thân vi gói hành trang là mt túi vãi vi my bqun áo cbên trong. Gia đình anh lúc đó nghèo lm, ba mcon trong căn nhà lá ct trong vuôn đất ging ca ông bà ni chia cho ba anh và hai công đất rung. Anh nói vi bác hai: “Má ơi! con đi hai năm thôi sv”. Nhưng anh đi mãi không thy anh trli. Mi đầu bác hai còn mong ngóng, nhưng năm qua năm vn bt tâm hơi. Cho ti khoãng tháng hai năm 1970, gia đêm bác hai được người lmt gca và trao cho bác cái thư gn như nhu rách. Người lmt nói đây là thư ca con bác và đi nhanh không nói gì thêm. Bác hai nôn nao trong lòng, đưa tay vn cái đền du cho sáng thêm và banh lá thơ ra đọc. Hãi Phòng ngày…tháng…năm 1961. Má, Có người bn đi Nam con viết vi my hàng nhđem vcho má biết tin con. Con bây gicòn đang hc năm cui ca lp trung cp nông nghip. Con vn khõe, thĩnh thoãng con có liên lc vi chú Năm, chú đang công tác min núi. Má và em ráng gigìn sc khe. Con - Khưu vQuc. Bác hai coi xong vi đem đốt cái thư vì bác smi người biết. Bác vui mng vì biết con bác còn sng. Bác mun gikín vic ny. Bác strong xã hbiết ri hi han ny nlôi thôi. Bây gihai Quc vvi tm thân yếu đui bnh hon. Anh bthương trong cuc di bôm ca máy bay Mnăm 1972, đứt my đon rut và dp mt bên phi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết sc ngngàng và không tin tht snhng gì anh thy trước mt. Ngoài y anh nghe nói min Nam tiêu điu thãm hi, người dân rách rưới thiếu ăn và sng trong nhng căn nhà chut. Nhưng bây gi…anh ngngàng đứng trước mt Sài-Gòn nguy nga tráng l, xe cchy dp dìu mi người ăn mc tươm tt, nói năng du dàng….khác vi ý nghĩ ca anh lúc con tàu chuyn bánh vào Nam. p Đầu Ging bây gikhông ging như lúc anh đi. Căn nhà ca má anh cũng khác xa lúc trước.Trước ngày anh đi má anh chcó mt căn nhà vách lá ct tre trên miếng đất ging. Bây gimá anh đã có hai căn nhà, mt chvà mt vuông đất đều được xây gch hn hoi. Anh như người va cht tnh gic sau cơn mơ…!? Anh du trong lòng rt nhiu trăn tr. Người ta nói vi anh bao điu xem ra chng thy đây! Năm 1976 khi cnước “Tiến nhanh tiến mnh tiến vng chc lên xã hi chnghĩa”. Đất rung đều phi vô hp tác xã, cãi cách công thương nghip, đánh tư sn!.p Đầu Ging nói riêng cã nước nói chung cc kxáo trn. Đời sng người dân bđẩy vào muôn vàn khi. Cái loa phóng thanh được bt đầu chrrt5 gisáng cho ti 10 giđêm, nào vhè thu năng xut cao cho chuyn nào thy li đem nước vào đồng…. “Đưa tay chmt thng tri, xem ông thy li thay tri làm mưa”. Sau cái đợt để ông thy li thay tri giúp dân thì rung bi khô queo vào mùa nng, úng ngp vào mùa mưa. Dòng kinh nước chy lđờ vì lòng mrng quá mc, nước không đủ sc cho dòng chy Thượng ngun cũng bchia tam chia tcác nhánh rvào đồng ca vùng mình. Chưa kđất rung gn các con sông bđào ly đất đấp đập bmt toi không cày cy được. Cui cùng đập bv, nước theo dòng sông cun đất trôi mt để li mt vùng láng nước mênh mong. Ti cho người dân các vùng ny phút chóc mt rung cày cy. Người dân kêu tri quá đổi, nhưng ông “Tri Thy li” chng bao giđói hoài cho dân. Đất nhà nước qun lý mà! Quê hương vì by quđói - Tui thơ bươi rác trên đồng Hai Quc được trên đề clàm tp đoàn trưởng p Đầu Ging vì xét thy anh có kinh nghim hot động hi lúc anh làm mt nông trường ngoài Bc. Hai Quc đề nghTư Lượng làm tp đoàn phó vi ý kiến là Tư Lượng sng đây lâu năm có thgiúp cho anh trong vic điu hành. Cái điu làm hai Quc khó xnht là ngay trong gia đình mình. Hi mi gp mt Thm hai anh em vui cười rn r, anh nói vnhng ngày tháng ca anh hi ngoài Bc. Còn má thì hi vchuyn buôn bán làm ăn, đất đai cày cy. Anh chnói chung chung không dám nói hết stht vcuc ci cách rung đất qua các cuc đấu tdã man rm rngoài y…và nhiu thkhác na… anh vnói lãng sang chuyn khác hoc dã “Đất nước thng nht ri nhà nước slo cho dân. Còn chánh sách là chánh sách chung ai cũng vy không riêng nhà mình”. Nhưng càng vsau hai Quc thy em gái mình có vlnh nht vi anh. Nht là trong lúc Thm theo my nhbn đi buôn, btrm thuế vtch thu mt vn hết my chvàng. Nó đâm

Upload: others

Post on 15-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 161

Hai Quốc đi tập kết hồi năm 54, lúc ấy anh mới 15 tuổi. Anh từ giả mẹ và người thân với gói hành trang là một túi vãi với mấy bộ quần áo củ bên trong. Gia đình anh lúc đó nghèo lắm, ba mẹ con ở trong căn nhà lá cất trong vuôn đất giồng của ông bà nội chia cho ba anh và hai công đất ruộng. Anh nói với bác hai: “Má ơi! con đi hai năm thôi sẽ về”. Nhưng anh đi mãi không thấy anh trở lại. Mới đầu bác hai còn mong ngóng, nhưng năm qua năm vẩn bặt tâm hơi. Cho tới khoãng tháng hai năm 1970, giữa đêm bác hai được người lạ mặt gỏ cửa và trao cho bác cái thư gần như nhầu rách. Người lạ mặt nói đây là thư của con bác và đi nhanh không nói gì thêm. Bác hai nôn nao trong lòng, đưa tay vặn cái đền dầu cho sáng thêm và banh lá thơ ra đọc.

Hãi Phòng ngày…tháng…năm 1961. Má,

Có người bạn đi Nam con viết vội mấy hàng nhờ nó đem về cho má biết tin con. Con bây giờ còn đang học năm cuối của lớp trung cấp nông nghiệp. Con vẩn khõe, thĩnh thoãng con có liên lạc với chú Năm, chú đang công tác ở miền núi. Má và em ráng giử gìn sức khỏe.

Con - Khưu vệ Quốc.

Bác hai coi xong vội đem đốt cái thư vì bác sợ mọi người biết. Bác vui mừng vì biết con bác còn sống. Bác muốn giữ kín việc nầy. Bác sợ trong xã họ biết rồi hỏi han nầy nọ lôi thôi.

Bây giờ hai Quốc về với tấm thân yếu đuối bịnh hoạn. Anh bị thương trong cuộc dội bôm của máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi.

Ngày vào Sài-Gòn anh hết sức ngỡ ngàng và không tin thật sự những gì anh thấy trước mắt. Ngoài ấy anh nghe nói miền Nam tiêu điều thãm hại, người dân rách rưới thiếu ăn và sống trong những căn nhà ổ chuột. Nhưng bây giờ…anh ngỡ ngàng đứng trước một Sài-Gòn nguy nga tráng lệ, xe cộ chạy dập dìu mọi người ăn mặc tươm tất, nói năng dịu dàng….khác với ý nghĩ của anh lúc con tàu chuyễn bánh vào Nam.

Ấp Đầu Giồng bây giờ không giống như lúc anh đi. Căn nhà của má anh cũng khác xa lúc trước.Trước ngày anh đi má anh chỉ có một căn nhà vách lá cột tre ở trên miếng đất giồng. Bây giờ má anh đã có hai căn nhà, một ở chợ và một ở vuông đất đều được xây gạch hẳn hoi. Anh như người vừa chợt tỉnh giấc sau cơn mơ…!? Anh dấu trong lòng rất nhiều trăn trở. Người ta nói với anh bao điều xem ra chẵng thấy ở đây!

Năm 1976 khi cả nước “Tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”. Đất ruộng đều phải vô hợp tác xã, cãi cách công thương nghiệp, đánh

tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã nước nói chung cực kỳ xáo trộn. Đời sống người dân bị đẩy vào muôn vàn khổ ải. Cái loa phóng thanh được bắt ở đầu chợ rỉ rả từ 5 giờ sáng cho tới 10 giờ đêm, nào vụ hè thu năng xuất cao cho cả huyện nào thủy lợi đem nước vào đồng…. “Đưa tay chỉ mặt thằng trời, xem ông thủy lợi thay trời làm mưa”. Sau cái đợt để ông thủy lợi thay trời giúp dân thì ruộng bi khô queo vào mùa nắng, úng ngập vào mùa mưa. Dòng kinh nước chảy lờ đờ vì lòng mở rộng quá mức, nước không đủ sức cho dòng chảy Thượng nguồn cũng bị chia tam chia tứ các nhánh rẻ vào đồng của vùng mình. Chưa kể đất ruộng gần các con sông bị đào lấy đất đấp đập bị mất toi không cày cấy được. Cuối cùng đập bị vở, nước theo dòng sông cuốn đất trôi mất để lại một vùng láng nước mênh mong. Tội cho người dân ở các vùng nầy phút chóc mất ruộng cày cấy. Người dân kêu trời quá đổi, nhưng ông “Trời Thủy lợi” chẵng bao giờ đói hoài cho dân. Đất nhà nước quản lý mà!

Quê hương vì bầy quạ đói - Tuổi thơ bươi rác trên đồng

Hai Quốc được ở trên đề cử làm tập đoàn trưởng ấp Đầu Giồng vì xét thấy anh có kinh nghiệm hoạt động hồi lúc anh làm ở một nông trường ngoài Bắc. Hai Quốc đề nghị Tư Lượng làm tập đoàn phó với ý kiến là Tư Lượng sống ở đây lâu năm có thể giúp cho anh trong việc điều hành.

Cái điều làm hai Quốc khó xử nhất là ngay trong gia đình mình. Hồi mới gặp mặt Thắm hai anh em vui cười rộn rả, anh nói về những ngày tháng của anh hồi ở ngoài Bắc. Còn má thì hỏi về chuyện buôn bán làm ăn, đất đai cày cấy. Anh chỉ nói chung chung không dám nói hết sự thật về cuộc cải cách ruộng đất qua các cuộc đấu tố dã man rầm rộ ngoài ấy…và nhiều thứ khác nửa… anh vờ nói lãng sang chuyện khác hoặc dã “Đất nước thống nhất rồi nhà nước sẽ lo cho dân. Còn chánh sách là chánh sách chung ai cũng vậy không riêng nhà mình”. Nhưng càng về sau hai Quốc thấy em gái mình có vẽ lạnh nhạt với anh. Nhất là trong lúc Thắm theo mấy nhỏ bạn đi buôn, bị trạm thuế vụ tịch thu mất vốn hết mấy chỉ vàng. Nó đâm

Page 2: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 162

quạu quọ và không nhìn mặt anh . Nó nói với má “Từ ngày có cái ông Cách Mạng về, nhà nầy gần như tiêu tan”…! Còn má thì âm thầm không lộ vẽ gì, bà ít hỏi tới mấy chuyện như trên.Tuy nhiên khi có lệnh đóng cửa các tiệm tư thương trong đợt cải cách công thương nghiệp. Tiệm bị đóng cửa hai ngày để kiểm kê sau đó được mở lại thì mọi mặt hàng phải bán với giá qui định của nhà nước. Ngày hôm sau có lệnh giới nghiêm. Mọi người không biết sắp có chuyện gì xảy ra đây? Sáng ra, có lệnh đổi tiền. Mỗi gia đình chỉ đem về 200 đồng. Bà hai chưng hững. Thắm hỏi: “Sao kỳ vậy anh hai? Chổ nầy là cái đau nhất của hai Quốc. Anh nói nhiều chuyện nhưng quên nói cái chuyện nầy, nhưng mà có nói cũng chẵng cứu vãn được gì! chuyện nhà nước làm, làm sao cãi lại! Hai Quốc ngọng nghệu.Thắm quít mắt bỏ đi “Con nói mà…!” Bà hai thì cầm hai trăm đồng mới đổi về, nước mắt bà trào ra. Sản nghiệp bây giờ còn hai trăm đồng! Hai Quốc nhìn má khóc thì đau xót lắm, nhưng biết làm gì đây? Nhớ chuyện ngày vàng ngày bạc ngoài ấy hai Quốc kêu bà hai vào phòng riêng nói nhỏ với má: Vài bửa nếu có ai kêu khai vàng bạc má đừng có khai, nói là không có, má nhớ một mực nói như vậỵ. Họ sẽ khám nhà nhưng có con họ không dám làm ẩu đâu! Nhưng hai Quốc thấy mọi việc ở trong Nam không gây cấn như ở ngoài ấy, các cán bộ trong nầy coi bộ ít hung hăng?

Trái chua bán sống qua ngày,

Còn bao trái ngọt quan tham ăn dùm

Ruộng đất đa số ở ấp đều bị vô hợp tác, chỉ còn một một số gia đình cự tuyệt chưa bằng lòng, đó là các gia đình có con cái, chồng vợ hy sinh trong thời chiến, hoặc các gia đình có công với cách mạng. Chính sách nói là các gia đình trên phải tiên phong để

làm dấy lên phong trào, nhưng sự thật thì chính các gia đình nầy lại phản đối mạnh nhứt. Ông Năm Nhựt cầm cây dao mát vót đứng trên miếng ruộng chừng ba công đất nhịp lên nhịp xuống nói lớn khi Hai Quốc và toán du kích đi ngang: “Đất của tao đố thằng nào nhàu vô, tao chém không tha một thằng nào hết”. Ông Năm Nhựt ngang như vậy bởi vì hồi trong thời chiến gia đình ông nuôi chứa cán bộ, nghe nói có ông nào đó bây giờ làm ở trung ương, cũng vì tội che dấu và tiếp lương cho cán bộ, ông bị chánh quyền củ bắt tra trấn đến thân tàn ma dại. Hồi đó họ không tìm được bằng chứng và ông thì một mưc chối phăng. Ông bị nhốt trong khám lớn đến một năm mới được thả. Do cái công đó mà ông Năm Nhứt làm rất hung, cho nên gần hai năm nay chưa ai đá động đến ông. Hai Quốc điều hành hợp tác xã rất vất vả, ban đầu mọi người có vẻ hăng hái lắm, nhưng dần dà hợp tác xã làm ăn không khá, cái lẻ là kiểu cha chung không ai khóc, lại thiếu giống, thiếu phân bón. Ruộng làm hai vụ nhưng chẵng có vụ nào ra hồn. Qua vụ mùa chia chát qua công điểm chẵng được bao nhiêu và còn phải lo thu góp cho chỉ tiêu mỗi ngày mỗi tăng lên. Trong khi đó các ruộng cá thể vẩn cơm ăn áo mặc, phải giãi thích với cái Ưu Việt của công cuộc cãi cách ruộng đất để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là điễm nào?! Hai Quốc vẩn phải điều hành trong buồn rầu thiếu tin tưởng, nhưng phải chấp hành! Khoảng đầu năm 1980, vào buổi sáng sớm sương còn dầy đặc, ánh trăng non mờ ảo trên các nẻo đường, là đà trên những hàng tre gai. Các người đi chợ sớm gánh những gánh hàng rau quả, hoặc đẩy trên những chiếc xe đạp những bao bắp, gạo. Khi đi ngang khu đất nhà hai Quốc người ta thấy một người treo lũng lẵng trên nhánh sầu đâu. Mọi người hô hoán lên:

-Mấy chị ơi! có người treo cổ tự tử trong vuông nhà hai Quốc. -Thiệt đó không đó chị? -Đúng rồi!ghê quá!...mà ai vậy? vào xem coi ai, rồi đi báo với công an. Mọi người bỏ giống gánh cùng rón rén tiến về

phía người tự tử. Có người trong nhóm la lên: -Anh hai Quốc tập đoàn trưởng mấy bà con ơi! -Phải đi báo công an liền đi. -Chuyện gì mà đến nổi tự tử? -Tội nghiệp hai Quốc hiền, ăn ở có tình có lý

lắm! Mọi người bàn tán râm rang một lúc rồi lục

đục gánh đồ ra chợ. Công an xã tới cắt dây đem xác hai Quốc về trụ sở Ủy-Ban. Bà hai vẹt đám đông chạy đến ôm xác hai Quốc khóc thãm thiết.Tư Lượng đứng như trời tròng chặc chặc lưởi, lắc lắc cái đầu!

Cái chết của hai Quốc được ém nhẹm, người ta đồn đại nhiều tin nhưng chỉ có Tư Lượng biết rỏ vì Tư lượng tìm được trên bàn, trong phòng hai Quốc hai lá

Page 3: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 163

thơ trong buổi sáng sớm hôm đó. Sáng sớm Tư lượng ghé nhà hai Quốc như thường lệ rủ anh đi uống cà phê. Khi bước vào nhà Tư Lượng gọi anh hai ơi! nhưng không nghe hai Quốc lên tiếng anh ghé mắt vào buồn nhưng cũng không thấy anh, nhìn lên bàn viết, Tư Lượng thấy hai mãnh giấy, anh bước vào trong tò mò xem giấy gì. Đó là hai lá thư tuyệt mạng, một gởi cho ủy ban xã, một cho bác Hai gái má anh. Mấy ngày trước anh nghe hai Quốc tâm sự về mấy lần lục xét nhà dân tìm thu lúa cho đủ chỉ tiêu, bà con than thở, trách cứ nhiều quá. Có người dấu được vài gịa lúa cũng bị đem ra thu góp. Người ta cầu xin: “Các ông ơi! chồng tôi bị bịnh, con một bầy, không có gạo ăn làm sao mà sống”? Cứ mặc dân than thở cầu xin, các toán lục soát cứ tuần tự vô tâm làm việc sốt sắng cho đầy chỉ tiêu do trên đề ra! Anh thấy bất nhẩn, chán nản đến tột cùng và muốn tự tử vì người trong xóm ấp đa số là bà con ruột rà không gần thì xa. Nhất là đứa em gái anh cứ đai nghiến, còn má anh thì cầu nhầu: “Mầy làm tập đoàn trưởng, mầy biết dân không đủ ăn, ruộng thất mùa, hợp tác xã làm ăn rệu rạo thua cá thể thì mầy phải có ý kiến chớ! chỉ tiêu! chỉ tiêu! nhưng không đủ, thì đào đâu mà ra lúa…hợp hành cứ như là vịt nghe sấm, cứ gật đầu hứa bừa rồi bắt dân chịu, mấy chục năm mầy đi ngoài đó, họ dạy mầy làm như vậy phải không…”? Chánh quyền làm dân đói thì có đi chết hết cho rồi!? Nghe má anh nói mà lòng anh đau xót, anh thấy như chung quanh mình bị sụp đổ hết. Anh muốn chết. Anh nói với hai Lượng như vậy.Và bây giờ anh đã chết thật sự! Bức thơ viết cho ủy ban xã như vầy:

Ấp Giồng ngày…tháng…năm 1980 Tôi, Hai Quốc tập đoàn trưởng tập đoàn

Đồng Tiến. Tôi trình với các anh.Tôi quyết định tự tử chết, đây là cách tự nguyện của tôi, không liên can gì tới ai hết. Xin quí anh đừng điều tra hạch hỏi ai. Cái lý do dẩn tôi tới quyết định như vậy bởi vì tôi thấy cách làm ăn theo chỉ tiêu như thế nầy không tốt. Dân đói không đủ lúa ăn mà bức bách thu gom là giết dân! Đảng và nhà nước nói bọn thực dân, bọn ngụy quyền đàn áp nhân dân. Miền Nam đói rách tận cùng. Mấy mươi năm sống ở ngoài Bắc tôi cũng được nghe nói như vậy. Nhưng khi về tới Sài-Gòn, tôi thật sự hết sức ngở ngàng trước hình thái một thành phố hoành tráng, xe cộ chạy ồn ào, mọi người sống sung túc.Tôi phải quăng bỏ mấy cái chén mang từ ngoài Bắc về mong để tặng cho gia đình! Một loại quà mạt rẹp!... Và khi về đến quê nhà, nơi tôi ra đi từ nhỏ, nay đã thay đổi…Tôi thấy tôi bị lừa …nhưng không còn cách nào khác vì tôi đang ở trong dòng chảy của kẻ chiến thắng. Sở dĩ tôi tham gia tập đoàn cũng với cái ý mong giúp ích một phần cho dân làng. Nhưng…cuối cùng tôi nhận thấy tôi tiếp tay với các anh, làm hại dân! Tôi ân hận và tôi tuyệt vọng! Cái chết của tôi là

một cảnh giác cho các anh nên sửa sai, nếu không nhân dân sẽ quay mặt, sẽ chống đối các anh và tất nhiên cái hậu quả máu đổ thịt rơi sẽ tràn lan, thống khổ. Giãi phóng là làm tốt hơn, tiến bộ hơn, chứ không phải đạp đổ cái hay cái đẹp đang có để tròng lên cái xấu xa và tàn ác. Cái lý tưởng Cộng Sản chỉ hay trên mặt lý luận và thích hợp vào thời kỳ Ông Mark còn sống. Bây giờ nó đã lổi thời không còn ứng dụng được nửa trong cái đà tiến bộ văn minh của thế kỷ nầy! Bám víu vào nó chỉ là kéo ngược cổ xe, thụt lùi về phía sau lạc hậu.

Chúng ta chiến thắng miền Nam về mặt quân sự, nhưng miền Nam tự nó đã chiến thắng chúng ta về mặt xã hội, kinh tế. Mấy năm sau ngày giãi phóng, cái cổ xe đất nước còn được chuyễn bánh là nhờ những gì mà người Mỹ và chế độ miền Nam còn để lại. Khi chánh sách tập trung cải tạo các sĩ quan của chế độ củ, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, cải cách ruộng đất rầm rộ thi hành đó là một sai lầm lớn. Sự kiện đó đã làm làn sóng người bỏ nước ra đi, những nhân tài trí thức cũng hàng loạt ra đi. Chúng ta làm mất đi những nhân lực trí não, làm tan rả sức sống của xã hội đang có của miền Nam và kéo miền Nam thụt lùi lại ngang bằng với miền Bắc.

Tôi thấy miền Bắc đã cướp công của những người yêu nước trong miền Nam. Chánh quyền gấp rút thống nhứt đất nước theo xã hội chủ nghĩa cho cả nước bởi lẽ Trung Ương sợ xu hướng miền Bắc sẽ nghiêng giống theo mô hình xã hội Miền Nam. Thực tế bây giờ chúng ta đi dần về hướng đó?

Ngày xưa ba tôi theo lý tưởng yêu nước giãi phóng dân tộc đã đi theo cách mạng chống lại ách thống trị của ngoại bang và ông đã hy sinh.Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người vào thời đó cũng cùng một lý tưởng như vậy. Những người theo cách mạng đều mang cùng dòng máu kiên cường và trong sáng đó, ít ai quan tâm đến lý thuyết nầy, lý thuyết kia. Chỉ có một số ít người trong lảnh đạo dùng nó để khuyến dụ, lừa bịp và khống chế mọi người phải tuân thủ theo, đôi khi họ biết sai lầm, nhưng không còn cách quay lại. Họ đánh liều số phận như những con thiêu thân. Tôi tin tưởng số người yêu nước chân chính trong hàng ngủ bị bức bách phục vụ như vậy còn rất nhiều trong hàng ngủ của chúng ta! Tôi cầu chúc cho các anh sáng suốt tuân thủ theo lương tâm chân chất của người yêu nước thương dân thật tình mà thay đổi, đấu tranh quyết liệt với cái sai để đưa đất nước và dân tộc đi lên phồn thịnh ấm no thật sự, như vậy các anh sẽ không phụ lòng muôn triệu người đã nằm xuống cho Tổ-Quốc nầy!

Kính chào các anh! Ký tên Hai Quốc.

Anh Ba Phước Hưng

Page 4: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 164

Từ Văn Thọ

“Trường làng tôi hai gian lá đơn sơ che trên miếng sân vuông mơ màng.

. . . . . . Trường làng tôi không giây phút tôi quên

nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh. . . . . . .

Trường làng tôi không giây phút tôi quên dù cách xa muôn trùng trường ơi!”.

Bạn hãy cùng tôi thưởng thức bản nhạc “Trường Làng Tôi” của Phạm Trọng để tìm thấy lại ngôi trường xưa và hình bóng cũ thân yêu của thời niên thiếu. Lòng tôi bồi hồi xúc động mà không sao diển đạt lên hết ý của cái xúc cảm đó khi nghe điệp khúc cuối “Trường làng tôi không giây phút tôi quên, dù cách xa muôn trùng trường ơi”. Lời nhạc đã miêu tả thật đúng tâm trạng và thật trùng hợp vào hoàn cảnh của những kẻ xa xứ như trường hợp của bạn và tôi.’

Thật nhẹ nhàng mà thâm thúy, thật bình dị mà ray rức, thấm thiết; nó len lỏi đến từng làn da, sớ thịt làm héo hắt cả tim tôi. Bạn có tìm thấy lại những hình ảnh thân thương của ngôi trường xưa và bạn bè cũ trong ký ức của bạn chưa để mà vấn vương, để mà nhớ, để mà thương? Hồi tưởng đến những bóng dáng những ngày xưa thân ái đó mà tưởng chừng như đã tắt lịm và đánh mất theo lần năm tháng trôi qua nhưng nó vẩn hiện hửu ở trong tôi, một thực thể để tôi tìm về. Với tiêu đề “Trường tôi, một cõi quê hai nỗi nhớ”, tôi không có ý đóng khung bài viết nầy giới hạn trong phạm vi một làng quê nhỏ bé của tôi, mà chỉ muốn gợi lên sự dị biệt của cuộc đời và việc học không được bình thường, yên ả như tờ giấy trắng học trò của các cô bé, cậu nhỏ nhà quê cùng trang lứa đã trải qua trong thời ly loạn, có thể, nó có khác hơn những gì mà các cô cậu học trò trưởng thành ở thành thị.

Mùa lúa chín vàng đồng quê

Xuất phát từ ruộng đồng nơi quê nghèo, tôi đã trải qua tháng ngày miệt mài trên những cánh đồng quen thuộc từ Cầu Cống đến Đầu Giồng Củ Chi như môt nông dân tay lắm chơn bùn; công việc đồng án tuy khá cực nhọc mà cũng có cái vui của nó. Ngay đầu mùa, mưa vừa thấm đất, đêm đêm, trên cánh đồng làng, ánh đèn lập lòe, lửa đuốc chập chờn khắp nơi như đám ma trơi leo lét đang lượn lờ trong đêm tối mang mang của ánh đèn soi ếch nhái.

"Trời mưa xuống, lấy nước ta uống, lấy ruộng ta cày", khi đồng xâm xấp nước, người ta cứ theo công nào việc nấy mà làm, từ cày vở đất, trục, bừa, gieo mạ, nhổ mạ, giăm mạ, cấy và giậm vá. Sau cấy là thời gian nghỉ ngơi, rảnh rổi của nhà nông, càc trò chơi mùa hè cũng đồng thời theo bước chân những đứa bé học trò nhà quê xuất hiện. Còn có những thú vui nào hơn những buổi trưa hè nóng bức, rủ nhau đàn đúm ngắt lá môn đi hớt cá lia thia; hoặc làm bẩy bằng nhựa mủ mít bắt chim chích chòe, hít cô, chìa vôi hay dùng nạn giàn thung đi bắn chim hoặc trèo lên cây cau hốt trứng, hốt sáo sậu con về nuôi bằng châu chấu, bồ cào bắt được trong đám cỏ may; hoặc vác cây sào tầm vong dài đi chọt ổ chim dòng dọc trên mấy cây bần, cây me keo lấy trứng để đôi khi phải chạy vắt giò lên cổ vì đám ong vở tổ rượt đuổi.

Nhất là những đêm được theo những anh lớn trên chiếc xuồng con đi cắm câu, giăng câu ở những cánh đồng ruộng ô xa.

Lúa trổ đồng đồng, rồi đông ken, dân làng đã sẳn sàng liềm hái, cộ kéo, sân bãi cho mùa gặt. Trời gay gay lạnh, bên cánh đồng lúa vàng mênh mông bát ngát, hương đồng nội của mùi lúa chin chan hòa theo gió thoảng ban mai, người ta đổ xô xuống những thửa ruộng lúa chín vàng; người gặt, kẻ bẻ cò, cộ kéo mang lúa về sân, chất thành cà lan chờ khô, xếp thành bả cho trâu đạp. Tôi thích đánh trâu đạp lúa vào những đêm trăng sáng và đôi khi mệt mỏi chùi mình trong đống rơm ngủ vùi ngon lành bên sân. Với trẻ con nhà nông, mùa gặt cũng là cái cớ được ra đồng vào những đêm khí trời se sắc lại, mang theo chiếu nóp ra ngũ giử lúa và bắt cá nhảy hầm hoặc đi nôm trên miếng ruộng gần cạn nước.

Thời đó, một năm chỉ thu hoạch có một vụ mùa, nhà nông phó mặc cây lúa cho trời theo hai mùa mưa nắng, tôm cá vì thế mà sinh sôi, nảy nở tràn lan trên khắp đồng sâu ruộng cạn nên lúc nào cũng hấp dẩn đám trẻ con của miền quê sông nước.

Page 5: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 165

Ngày nay, người ta tận dụng đến hai ba vụ mùa trong năm, nào bón phân hóa học, nào thuốc sát trùng trùm phủ cả ruộng đồng thì cá tôm càng ngày càng cạn kiệt và còn đâu những ngày hè oi ả, tụm ba tụm bảy, rủ nhau đi hớt cá lia thia nửa, thú vui này, nay chỉ còn vang bóng trong hồi ức của tuổi thơ dạo nào.

Sau gặt là đến thời điểm tát đìa, khai đập, giở chà bắt cá, tôm càng, làm sao có thể quên được cảnh gia đình quây quần đoàn tụ bên nồi canh chua tôm bông sua đủa còn bốc khói, với cái tộ tôm kho tàu gạch vàng óng ánh nóng hổi, thêm cái nồi đất cơm gạo lúa mới ngào ngạt phảng phất hương thơm vào ngày cận Tết, trời se se lạnh, thì còn gì hạnh phúc hơn. Ra giêng, dắt chó ra đồng đào chuột, đào củ năng. Bạn đã từng thưởng thức qua món chuột bằm xào lá cách hay lá nhàu hoặc chuột chiên dòn hay chuột ướp sả nướng hay chỉ giản dị đi bẻ bần non, ăn cơm nguội với mắm ốp (mắm cá trê) sống chưa? Ôi! hương vị các món ăn tuyệt vời của đồng ruộng làm cho tuổi thơ của tôi thêm phần ý vị và phong phú hơn mà từ lâu lắm rồi, tôi đã mất bẳng nó đi trong luyến tiếc. Món cá trê vàng nướng, tươm mở kèm chút rau sống, gừng non, khế, chuối chát mà không thể nào thiếu mắm bò ót (mắm tép chua trộn đu đủ bào) là món ăn thống khoái của làng quê tôi.

Cá Rô, Cá Lóc tát đìa

Từ công việc đồng áng, đến các thú vui và thức ăn nhà quê đơn sơ, mộc mạc đó, đã mặc nhiên thấm sâu vào tâm hồn tôi tự thuở bé thơ, vì cái cội rể quê mùa của thằng bé quê nghèo cho nên tôi không thể nào gột rửa chất phèn bám chân để biến thành người phố chợ được, cho dù có sống trong một xã hội văn minh tiến bộ đến mức nào đi chăng nửa, thì tôi, vẩn là người con của đồng ruộng làng quê, một anh nông dân hiền lành chất phác, vẩn luôn ôm ấp và bám chặc lấy luống cày, gốc lúa.

Từ ngày người phương Bắc tràn vào, thôn xóm làng tôi đã biến đổi đi nhiều và ruộng đồng làng tôi cũng vắng bặt đi tiếng hò câu hát, trẻ thơ làng tôi

tắt lịm tiếng cười; ruộng vườn, trâu bò, cả, đều thuộc sở hửu của nhà nước dưới chế độ mới, ăn không đủ no, áo không mặc đủ ấm, sức đâu mà cẩm cuốc, cầm cày nói gì đến biến sỏi đá thành cơm, chỉ thấy khẩu hiệu và khẩu hiệu "Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" phất phơ nhan nhản đầy đồng. Vựa lúa của cả nước mà giờ đây, người nông dân làng tôi lại thiếu cơm trên những thửa ruộng phì nhiêu, cò bay thẳng cánh của mình. “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ” hai câu thơ của Trần Dần đã lột tả tất cả thực thể và cái ý nghĩa đắng cay đến tận cùng của người dân sống dưới cái xã hội đang tiến nhanh tiến mạnh lên cái đói. Tôi đã đành phải lìa xa xóm làng yêu quí từ độ ấy.

Sống ở cái đất mà nó cách xa quê hương hơn nửa vòng trái đất, dù cho có thích nghi với việc hội nhập vào cái xã hội mới có nhiều thứ tiện nghi vật chất nào đi chăng nửa, dù cho có được học hành đến mức nào chăng đi nửa, tôi chẳng bao giờ tìm thấy một sự yên bình trong tâm tư để mà chấp nhận toàn diện cái cuộc sống văn minh, cái tiến bộ kỹ thuật vượt bực và cái vật chất quá đầy đủ ở cái xứ nầy. Cái trạng thái giao động và khắc khoải đó đã làm tôi giảm đi cái nhiệt tâm hòa nhập vào vòng chảy của cuộc đời, để biện minh cho cái lý do về sự hiện hữu của tôi trên cõi đời này, đó là hai chữ "Tự Do". Đôi khi tôi tự ví mình như con cá nuớc ngọt được bỏ vào biển mặn, bơi lội chập chờn trong bể trời tuyệt vọng. Cái ý tưởng mơ hồ nầy nó cứ ám ảnh và đeo đẳng dằn vật trong tâm trí tôi không ngớt.

Người đời thường nói, thời gian là liều thuốc để quên, nhưng đối với riêng tôi thì phải đảo ngược lại, thời gian là liều thuốc để nhớ; nhớ làng quê, thôn xóm, nhớ trường xưa, nhớ bè bạn cũ mà bạn và tôi đã từng vui đùa, tíu tít cùng nhau cắp sách đến trường và nhớ đủ thứ, đủ điều của thời "nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò". Đó là niềm hạnh phúc của tôi. Những câu chuyện của ruộng đồng, thôn xóm ở quê ta mà tôi đã ôm ấp trong lòng từ lâu. Và tôi muốn biểu lộ lên đây cùng bạn nhưng tôi đã chậm bước sau bạn Hai Quẹo và bạn Anh Bắp, hai người đã bước trước tôi qua các số Đặc San Xuân cũ của Hội Ái Hửu Trà Vinh mà tôi được đọc.

Để khỏi lang thang, lòng vòng mà đi quá xa cái chủ đề của nhóm chủ trương Đặc San Xuân Canh Dần 2010 của Hội Ái Hửu Trà Vinh đề ra. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về chuyện học hành, trường sở và các thú vui của thằng bé nhà quê theo chân mẹ chạy giặc, lang bạt trên các nẻo đường quê trước Hiệp Định đình chiến Genève 1954. Có thể sẽ có một vài thiếu sót trong câu chuyện kể, về thời gian cũng như địa danh vài nơi trong mảng trí nhớ mang máng lúc bấy giờ của thằng oắt con năm sáu tuổi đầu như tôi, theo mẹ và gia đình thân tộc bên ngoại, đi tản cư lánh giặc.

Page 6: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 166

Câu chuyên khởi đầu từ nơi chôn nhau cắt rún của tôi, làng Phước Hưng. Phước Hưng bao gồm hai con giồng mỏng, nằm cặp dọc theo hai bên tỉnh lộ, chạy dài hơn sáu cây số; phía Đông giáp với Chông Nô, Chông Văn Nhị Trường, Cầu Ngang và Sóc Ruộng, Ô Men, Ba Trạch của làng Long Hiệp, Trà Sấc, phía Tây đụng Ô Rung, Chánh Hội Tập Ngãi và Trà Mềm Hùng Hoà, Tiểu Cần; phía Nam gặp Tập Sơn, Trà Trót, và phía Bắc là Giòng Trôm Thanh Mỹ.

Bản đồ vị trí xã Phước Hưng

Phước Hưng thường được mọi người trong tỉnh biết đến với một cái tên dể gọi khác mộc mạc và thân tình hơn là "Cầu Cống". Căn nhà đổ nát của gia đình tôi, trơ nền giầm giải nắng mưa do bom đạn trong cơn binh biến, gần chợ xã, nằm bên chiếc cầu đã gãy, cạnh con kinh đào đổ về miệt Ô Rung, Chánh Hội, Trà Mềm xuôi ra giòng sông Hậu xa tít mà tôi và đám bạn thò lò bé nhỏ đã từng tận hưởng các thú vui sông nước của tuổi học trò của mình.

Tuổi mới lớn của tôi thiếu vắng vòng tay yêu thương của người cha, "Ổng đi làm Việt Minh" theo lời Má kể. Má tôi, con út trong một gia đình có chín anh chị em, không biết chữ, chỉ biết ruộng nương, vườn tược. Bao nhiêu gánh nặng đều trút xuống trên đôi vai gầy của Má, nào lo lắng và tiếp tế cho Ba đang bôn ba nơi nào đó theo đuổi lý tưởng của ông, nào lo dưởng dục, nuôi nấng ba anh em chúng tôi đủ thứ trăm bề. Không thể cất lại nhà trên nền cũ vì gần cái bót giử cầu, nơi tranh chấp bắn phá của cả hai bên.

Tom góp đồ đạt, của cải còn sót lại, Má bồng bế ba anh em tôi về ngoại ở Đầu Giồng Củ Chi, cất một căn nhà lá nhỏ trong vuông đất cạnh nhà ngoại. Nhà mới vừa được dọn vào chưa ấm đít thì có tin giặc Tây sẽ ruồng bố tới nơi, Má tôi cùng các chị, con của mấy ông cậu bà dì tom góp vật dụng, mắm muối, gạo thóc tản cư. Trong làng chỉ còn những người ông già, bà cả, bịnh tật cùng các thanh niên trai tráng mạo hiểm, hiếu kỳ đóng trụ ở lại. Các anh tôi, những chàng trai của đồng ruộng có đủ lòng tin về sự ở lại của họ. Họ là con mắt, là cái tai của làng; họ đang chơi trò cút bắt với giặc Tây. Ngay trên gò đất đầu làng, có mấy cây dầu cổ thụ cao ngất, cành lá xum xê mà cũng là

cái chòi canh lý tưởng giúp các anh quan sát trọn vẹn cánh đồng trống mênh mông, ngăn cách hai làng Thanh Mỹ và Phước Hưng dài hơn hai ba cây số để có thể sớm phát hiện ra các động tịnh của lính Tây từ hướng Giồng Trôm. Một sự kiện trùng hợp ngẩu nhiên, cũng tại gò đất nầy nơi mà hơn hai mươi năm sau, là chổ yên nghỉ của Châu Ngọc Sanh trong giấc ngủ ngàn thu vào giai đoạn cao độ cuối của cuộc chiến Quốc Cộng khốc liệt và điêu tàn trên mảnh đất quê hương Việt Nam.

Đoàn người ra đi gồm má tôi, chim đầu đàn của gánh tản cư, và tám chín bà chị họ còn trẻ thêm gần chục bé con chúng tôi, chồng chất nhau lên trên hai cái cộ do trâu kéo và hai chiếc xuồng tam bản, lao lách theo các mương xẻo tìm đường lánh nạn. Bọn tôi, gần chục nhóc con theo Má và các chị chạy giặc tránh càn của đám lính viển chinh Lê Dương (Légionnaire), lính Tây đen gạch mặt (Senégalais) và lính Maroc, theo sự tuyên truyền khích động của tiếng loa phát ra lời kêu gọi dân làng hưởng ứng phong trào "tiêu thổ kháng chiến" và tản cư do cán bộ phong trào Việt Minh đề xướng, tiếng mỏ thúc giục khua động, vang dội cả đêm trường gây hoang mang, kinh hoàng, sợ hải khắp làng trên, xóm dưới.

Vào mùa khô năm ấy, từ Đầu Giồng, nhóm người gồng gánh, cộ kéo lần xuống xóm Đồng, hai con chó cũng đồng hành lẻo dẻo theo sau. Xóm Đồng thuộc làng Phước Hưng, là một thôn xóm nghèo, hẻo lánh, nằm chơ vơ giửa cánh đồng không mông quạnh, chỉ có năm ba nóc nhà lác đác, xiêu vẹo quần tụ lại với nhau, rải rác ba bốn cây dừa xiêm thấp lè tè ở góc sân, cạnh mương nước, sau hè le hoe vài bụi dừa nước bên con xẻo nhỏ trơ bùn gần đó. Người dân xóm Đồng đi chợ làng bằng đôi chân trần chai cứng, nức nẻ, băng đồng vào mùa khô, xuồng ba lá vào mùa nước.

Tạm nghỉ ở đây vài ngày chờ tin, xóm Đồng vào mùa nầy, đồng khô cỏ cháy, ruộng khô nức nẻ, chuột là món ăn dể kiếm nhất cho người dân xóm ruộng quê hẻo lánh, nghèo nàn nầy. Chuột đầy đồng, không cần đi đâu cho xa, chỉ cần lẩn quẩn xung quanh xóm; chuột, sống trong hang, ăn thóc rơi rụng vương vãi còn sót lại trong mùa gặt, thịt chuột rất thơm ngon và hiền. Vô tư, hiếu kỳ và năng động lại ham chơi, không âu lo, không sợ hải và không bận bịu gì đến chuyện ruồng bố như Má và các chị và đây cũng là một trò chơi săn bắt vừa thú vị vừa có món ăn khoái khẩu của lứa tuổi "ăn chưa no lo chưa tới". Bọn tôi túa ra đồng đào chuột, dụng cụ mang theo gồm có hai cây cuốc, một để đào, một cây cuốc cùn để chận ngách, cây dao phay cùn, cây cù móc, cây xà no, cây chỉa ba, riêng cây chỉa và xà no rất hửu dụng khi đào nhầm hang rắn, cái giỏ và hai chú chó. Không mấy chóc,

Page 7: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 167

chuột đầy giỏ. Chuột đồng mùa nầy mập mạp, lông lá mướt rượt được đem về thui rơm, lột da bỏ đầu, mổ bụng bỏ ruột, chừa lại lá gan; đầu và bộ lòng chuột là phần dành riêng cho hai chú chó. Rất dể phân biệt được chuột đồng và chuột thành, chuột đồng, mở vàng, thịt trắng hồng thơm mùi lúa chín lưng lửng. Chuột thành, mở trắng xanh, thịt tai tái tanh tanh. Chuyện cũng dể hiểu vì chuột thành phố thiếu ánh sáng của ruộng đồng và chỉ lẩn quẩn trong xó tối của những xóm nhà ẩm thấp thiếu vệ sinh hoặc chỉ chui nấp dưới ống cống kiếm ăn.

Nói về việc ăn uống, các món ngon vật lạ của ruộng đồng quê mình thì kể hoài không hết nhưng điều này không là trọng điểm của bài viết, tôi chỉ vẽ sơ lại vài đặc điểm tại các vùng mà gia đình tôi đã ghé qua trên đường tản cư lánh nạn.

Trẻ con bắt chuột đồng

Tin tức từ Đầu Giồng đưa xuống cho hay tình hình khá căng thẳng, cậu Bảy khuyên má tôi nên chạy xa hơn, Trà Kha chẳng hạn. Má đàn đúm bọn tôi, lủ lượt đi về hướng Ô Rung, vượt qua rạch Cầu Cống, tại đây đoàn người lại chia thành hai tốp, tốp lên cộ lau lách trên ruộng cặp bờ kinh, tốp xuống tam bản chèo chống theo con lạch nhỏ dẩn đến nhà ông tá điền người Miên của ngoại, cạnh bên chùa Trà Mềm, làng Hùng Hòa.

Trà Mềm, mương xẻo chằng chịt; vườn tược, cây cối rậm rạp, cá tôm đầy rẩy trên kinh rạch; vùng đất Trà Mềm trù phú màu mở nầy đã mang đến cho cư dân mà đa phần là người Miên, Khmer Chrome, một đời sống ấm no và hạnh phúc nếu không còn chiến tranh. Không bận bịu đến chuyện ăn uống, Má và mấy chị chuyển sang gói bánh tét nhưn chuối, bánh ít nhưn dừa, bánh tổ đem phơi khô phòng khi hửu sự. Còn thức ăn thì đã sẳn của trời cho dưới sông, dưới rạch, chỉ cần xách ‘xà neng’ xuống lạch xẻo trước nhà xúc ít chặp hoặc kéo lưới vài lượt là cá rô, cá sặc, cá trèn, tép tôm đủ thứ đựng đầy cả giỏ mặc sức mà ăn, chẳng những ăn không hết mà còn dư làm mắm, làm khô. Bọn nhóc đâu bỏ lở cơ hội hiếm hoi, đứa thì nhào

xuống xẻo cào hến về nấu cháo, đứa thì đi dọc theo ven bờ rạch bắt óc len trong mấy bụi ô rô, dừa nước ven kinh về xào dừa, đứa ra ruộng bắt ốc bưu đem luộc ăn với nước chấm cơm mẻ xả ớt.

Ở đây thì cái ăn không thiếu, ngặt một nổi, theo má tôi, đây là khu ổ của du kích Việt Minh, chúng tôi thường xuyên thấy các anh di chuyển qua lại với súng đạn đầy mình, đôi khi các anh còn tập trung chúng tôi cùng những đứa trẻ trong thôn lại dạy ca hát và những trò chơi mà trẻ con ưa thích. Chúng tôi tương đắc một cách ngây thơ, không do dự, hòa mình vào đội ngũ Thiếu Nhi Cứu Quốc do các anh đề xướng. Một hôm, bổng dưng có tiếng ù ù, một chiếc ‘máy bay Bà Già’ xuất hiện vần vủ trên nền trời, má tôi phải kêu réo mọi người chạy xuống tản xê, và Bà thì thầm đủ cho mọi người trong hầm trú nghe về một ngày nào đó, không xa, máy bay cồng cộc sẽ sầm sập kéo đến bầm giập đất Trà Mềm nầy, tình hình khá gay cấn, không yên.

Bà từ giả gia đình người tá điền đã cung cấp nơi ăn, chốn ở trong những ngày trú chân ở đây, giả biệt những chòi lá ở vuông vườn sau nhà, giả biệt xóm Trà Mềm đầy tôm cá, kéo rốc cả đám nhanh chóng chạy về Bắc Trang, An Quảng Hữu, tá túc trong một ngôi Thánh Thất Cao Đài, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà chị Ba là một giáo hữu.

Tại đây, chị Ba của tôi dạy bọn chúng tôi tập viết, tập đọc, tập làm toán, Má ngồi cạnh bên cũng lần mò tập tành được những bài học vỡ lòng i tờ theo chúng tôi và bà bắt đầu biết đọc, biết viết từ đấy. Địa thế Bắc Trang không khác xa gì mấy vùng Trà Mềm. An Quảng Hửu có nhiều cây thốt nốt hơn các vùng khác trong tỉnh; người Miên, theo tập tục, dùng nhựa cây thốt nốt làm đường thốt nốt, hoặc làm thức uống thường được đựng trong ống tre. Trái thốt nốt có mùi vị đặc biệt thơm ngon hơn dừa lửa hay dừa nước. Bắc Trang còn có một loại cá hiếm, cá cháy, không thấy ở các nơi khác, bụng toàn trứng đem kho lạt với vài lát mía bên dưới thì khó có loại cá nào sánh bằng.

Thấm thoát mà đã hơn ba tháng từ ngày rời Đầu Giồng, Bắc Trang nằm gần sông Hậu, đôi khi còn nghe xình xịch tiếng máy nổ của tàu tuần trên sông cái. Lính Tây có thể đổ bộ lên ruồng bố bất chợt, má bàn với các chị mà tôi lỏm bỏm nghe được, quyết định đi nhà cậu Tiếp ở Trà Kha. Trong thời loạn lạc, đâu cũng là nhà, miển càng xa làn tên mủi đạn thì hơn. Đúng lúc ấy, cậu Tiếp theo chỉ dẩn của ngoại xuống Bắc Trang tìm kiếm Má. Thời may Cậu gặp đám tản cư còn đang dụ dự tại Thánh Thất Cao Đài An Quảng Hửu chưa đi, và nhóm người lại khởi hành tiếp xuyên Bến Dừa, Lưu Nghiệp Anh, qua Hàm Giang theo sự dẩn dắt của Cậu Tiếp đến nhà ông ở một xóm nhỏ, cạnh kinh Láng Sắc (Rạch Quan Chánh Bố) gần cửa

Page 8: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 168

biển Định An thuộc Trà Kha, làng Đại An. Một hôm có một thanh niện lạ mặt tìm gặp má để truyền đạt tin Ba, má tôi kêu ba anh em chúng tôi lại cho biết là bà có công chuyện phải đi xa ít ngày và dặn dò chúng tôi phải nghe lời của chị Ba và các chị lớn, nhất là không được lân la héo lánh ra nghịch nước ngoài kinh Láng Sắc, rồi bà theo chàng thanh niên lạ đó đi mất.

Ở nhà chị Ba kể lại là má phải mang đồ cần thiết và thuốc men tiếp tế cho Ba đang bịnh ở miệt Cồn Cù hay Bàu Sen, Long Vĩnh gì đó. Rảnh rổi, sau giờ học của chị Ba, bọn nhóc chúng tôi đi móc cua biển hay đi chọt hang cá thòi lòi hoặc lưới cá đối, cá chốt ở các xẻo lạch cạn gần nhà, không dám ra trầm nghịch ở dưới kinh giống như hồi còn ở nhà Cầu Cống. Con nước ròng, nước lớn nhanh của kinh Láng Sắc chảy thật siết khiến bọn nhỏ rắn mắc tụi tôi cũng cảm thấy ớn, huống hồ nước kinh lại đục ngầu và mặn chát không giống như kinh lạch ở Bắc Trang hay Trà Mềm, Chánh Hội, Ô Rung, nước chảy lờ đờ nên kinh Láng Sắc ở đây chẳng có gì lôi cuốn nổi bọn tôi cả và để Má yên lòng hơn trong khi bà vắng mặt. Ở xứ Trà Kha nầy, tôi được ăn thứ bún nước lèo mắm bò hóc khá lạ, vị ngọt lịm do nước lèo được nấu bằng cá bóng cát không như ở Cầu Cống, nước lèo được nấu bằng cá lóc hay cá kèo.

Ghe chạy giặc

Nhớ Má quá chừng, Má nói đi ít ngày mà hơn nửa tháng sau mới thấy bà hấp tấp trở về, rồi vội vã kêu mấy chị và Cậu Mợ Tiếp lại thì thầm nhỏ to bàn tán mà gương mặt bà và mọi người trông có vẻ khá âu lo. Sau đó, mấy người lớn lo sửa sang, đào rộng và đấp thêm đất lên nóc tản xê nằm dưới tàn cây dầu rậm trong vuông, và chị Ba ra lệnh cho đám nhóc chúng tôi không được rong chơi đây đó nửa cũng như không được thả trâu ra đồng ăn cỏ như mọi khi mà phải cột trâu lại ở bụi tre sau hè cho ăn rơm rạ mà thôi. Chẳng biết chuyện gì sắp xảy ra, không khí ngột ngạt khác thường, mọi người hình như trầm lắng xuống, biếng nói, biếng cười, bồn chồn như chờ đợi một biến cố lớn

sẽ đến, khiến cả bọn nhóc chúng tôi cũng cụt ngòi, im thinh thít, chẳng dám hở môi.

Rồi một đêm, trời gần sáng, sau ngày má trở về ít hôm, đang lịm mình trong giấc ngủ, tôi bổng giật mình choàng thức giấc vì tiếng đì đùng của súng đạn vọng lại từ đâu đó, Má réo gọi mọi người chạy nhanh xuống tản xê. Tiếng đủ các loại súng đạn đua nhau nổ càng lúc càng nhiều, càng lớn hơn, đì đùng, vi veo rang trời trộn lẩn với tiếng ì ầm của lựu đạn, súng cối, đại bát vang động cả một góc trời, gần nửa trưa, tiếng vần vủ của máy bay Cồng Cộc rầm rập trút bom đạn xuống như sấm sét tạo thành một vùng khói lửa mịt mù. Chúng tôi bị nhốt dưới hầm núp chật chội, nóng bức, chịu trận suốt ngày hôm đó, Má và các chị chạy ra chạy vào trông chừng lủ nhỏ và lo tiếp tế đồ ăn thức uống cho bọn chúng tôi. Đầu hôm, chị Ba kéo đầu cả bọn lên, nhồi nhét đám nhỏ lên hai chiếc cộ, bỏ lại hai chiếc tam bản cho Cậu Mợ Tiếp, cuốn gói trở ngược lên hướng Cà Tóc, Hàm Giang, vượt qua cánh đồng rộng tìm đến tạm trú nhà một người thân của ngoại, tránh xa vùng lửa đạn, binh đao. Đi suốt cả đêm tới sáng bảnh mới đến nơi thì gặp anh thứ Sáu, em chị Ba, con má Năm, theo lệnh bà dì Năm, má Năm, đang dừng chân ở đó trên đường đi Trà Kha đón Má và đám tản cư đưa về Là Ca, Trà Sấc, làng Long Hiệp đoàn tụ, anh định ghé lại đây hỏi thăm tin tức về Má, thời may gặp mặt tại đây. Tiếng súng vẩn còn văng vẳng đì đùng từ cỏi xa xa vọng lại, anh Sáu cho biết tin có giao tranh lớn ở La Bang và khuya nay đi về nhà chị Hai ở Là Ca có má Năm đang chờ.

Vào nửa khuya, Má dựng đầu cả bọn thức dậy, chất mấy đứa nhỏ lên hai chiếc cộ cùng đồ tế nhuyễn, mắm muối, gạo thóc, còn đám lớn như tôi phải chạy lúp súp, lẻo đẻo theo chân đoàn người trên con đường cát mòn, hai bên có nhiều cây dầu, cây sao, mù u xen lẩn tầm vong, tre, trúc che rợp cả bên trên lối hẹp nên mọi người yên tâm về chiếc máy bay Bà Già thường lẩn quẩn, vần vủ trên bầu trời. Gần đến con lộ sỏi Long Hiệp, anh Sáu sắp xếp cho cả nhóm núp vào một chòm cây rậm bên đường nghỉ ngơi chờ đợi, anh đi dò xét động tịnh ngoài đường cái trước và ra dấu cho mọi người chạy nhanh, băng ngang con lộ sỏi nối liền từ ngã ba Trạm, Phước Hưng, chạy qua chợ Long Hiệp đến Cây Da, đoàn người nhếch nhác tiếp tục di chuyển theo anh đến nhà chị Hai, nằm cạnh bên chùa Là Ca an toàn vào xế chiều hôm đó.

Thế là, sau hơn sáu tháng trôi giạt đó đây, đoàn tản cư của Má đã hội ngộ với đám chạy giặc thứ hai của má Năm cùng mấy anh từ Đầu Giồng sang đang đợi chờ, với bản tính hiếu kỳ, đêm đêm các anh vẩn thường mò về Chông Văn, Cốc Soài, nghe ngóng tình hình, động tịnh của đám lính Tây bên Đầu Giồng, ngã ba Trạm và chợ Cầu Cống. Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở cho đám tản cư hơn bốn chục người vừa lớn

Page 9: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 169

nhỏ, chổ ở là mấy cái chòi lợp bằng rơm rạ mà mấy anh cất tạm dưới tàng cây rậm. Ngay tối đêm hôm ấy, chờ cho bọn nhóc tì ngũ say, đám tôi kéo nhau ra xúm xít vây quanh nghe mấy anh đang quây quần trên tấm đệm, cạnh đống rơm, tán gẩu và bàn chuyện giặc giả bên chén trà UTQ (uống trà quạu, danh từ thường dùng thời ấy). Bánh in, thèo lèo cứt chuột, kẹo hột đào thấy mà nhiểu nước miếng cho nên bọn nhỏ chúng tôi củng thòm thèm muốn được tham gia để còn cò kè có ké vài miếng bánh kẹo cho thỏa tất lòng. Sau khi thấm giọng bằng ít miếng bánh kẹo từ sự bố thí của mấy người anh keo kiệt nầy, chúng tôi mới bắt đầu ì xèo, này nọ đủ điều, được đằng chân, lân đằng đầu mà, nào là bắt mấy anh kể lại chuyện đánh giặc trong những ngày lính Tây tràn vào Đầu Giồng, Cầu Cống, phải năm lần bảy lượt hứa hẹn đủ điểu với mấy anh, các anh mới thuật lại chuyện lính Tây càn quét xuống tái chiếm Phước Hưng mà chỉ đụng độ lẻ tẻ do sức kháng cự yếu ớt của nhóm nhỏ du kích địa phương tại khu vực ngã ba Trạm.

Chúng, bọn Tây theo lời kể, bắt đầu xây đồn, dựng bót ở các vị trí trọng yếu trong làng; đặc biệt có cái bót giử cầu nằm trên khu đất của gia đình tôi, sát cạnh nền nhà cũ, một cái đồn khá lớn ở ngã ba Trạm và một cái ở đầu làng, Đầu Giồng Củ Chi, ngay trên gò đất, nơi canh gát của mấy anh trước đây; chúng tái lập cơ sở hành chánh thuộc địa để điều hành việc cai trị lên vùng đất nầy. Cầu Cống, giờ đây, trở thành quận lỵ của quận Trà Cú. Người lớn lo lắng không yên chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện ruộng vườn bên nhà còn bọn nhỏ chúng tôi, với lứa tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, có cần lo gì đến chuyện của người lớn mà chỉ ham vui chơi phá phách. Căn nhà lá nhỏ của chị Hai nằm trên một khu đất rộng, bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ rậm rạp xen kẻ mấy cây trâm, vài cây xoài thanh ca, xoài tượng, độ chục gốc cây đào lộn hột rải rác đó đây. Vòng rào là hàng tre dầy đặc, sau nhà là cái rẩy trồng đủ thứ hoa màu, trước nhà có sân đạp lúa rộng và bằng phẳng, xa hơn, ở chính giửa có một vài cây bông trang, cây bông điệp (một loại hoa phượng nhỏ, bông màu vàng có chấm đỏ, người nhà quê thường dùng để chưng cúng trên bàn thờ cùng bông vạn thọ) được trồng cạnh bàn ông thiên, hai bên nào là lý (giống như cây mận, trái tròn, khi chín màu nâu đỏ sậm ăn ngọt ngon hơn mận và mùi thơm lan tỏa rất xa) nào là nhãn, hồng quân, giếc ( Viết? trái nhỏ, vị tương tợ như sa bô chê, ở Tây Ninh gọi là trái mai), sát bìa ven ruộng lại thêm một hàng cây trâm lẩn lộn với cây mù u to xụ giáp hết mặt tiền của vuông đất, hướng ra ruộng.

Bạn thấy đó, Là Ca nầy là một xóm thuộc đất giồng, vào mùa nắng, phải coi chừng hai bàn chân trần của bạn kẻo bị lộp phồng khi đi đây đi đó. Được sống trong một bầu không khí hợp quần, khắn khít, yêu

thương, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau trong một đại gia đình đông đúc hơn bốn năm chục con người là một niềm hạnh phúc, một ân sủng mà chúng tôi được ban thưởng.

Đến tận bây giờ, hơn năm sáu chục năm đã trôi qua mà hình ảnh đó vẩn hiển hiện lên như đang ở trước mắt tôi, những cảnh đàn đúm leo trèo hái những chùm trâm chín màu tím sậm đầy cành, nào những trái đào lủng lẳng vàng tươi mộng nước, nào xoài, nào lý, nào nhãn, nào giếc, nào hồng quân. Hết màn nầy, lại bày trò khác, không yên, nào đào đuông, nào đào dế cơm dồn đậu phọng đem rang, nào nướng hột đào. Và trông chờ tối đến, chúng tôi sẳn sàng dành việc phục vụ cho các anh, các chị, thằng thì dùng con cúi lo củi lửa nấu nước, châm trà, thằng luột khoai lang, khoai mì, thằng chờ sai vặt, điếu đóm các anh, các chị để kiếm chác chút quà mọn, chút bánh kẹo và được nghe kể chuyện. Màn hấp dẩn nhứt đối với tôi là vào những đêm trăng sáng, các chị bày biện ra, trên tấm đệm trải trước sân nhà, một nồi cháo đậu xanh nấu với thịt dơi quạ, thêm tiêu hành tỏi ớt, nước mắm thơm lừng cả phổi, ì xèo, xì xụp ngon ơi là ngon chưa có gì có thể sánh bằng.

Đàn dơi treo mình trên những cành cây trong chùa

Để có những nồi cháo dơi béo ngậy nầy, tôi phải kể thêm về ngôi chùa Miên ở Là Ca nằm sát cạnh vuông đất nhà chị Hai. Hẳn bạn cũng biết, tất cả các ngôi chùa Miên nào ở trong tỉnh ta đều có cùng một cách kiến trúc tôn giáo theo phái Phật Giáo Nguyên Thủy, chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh Bali, được bao bọc, trùm phủ bởi nhiều cây cổ thụ cao vút, tàng lá xum xê. Chùa Là Ca, nằm ở một sóc hẻo lánh ít người biết đến, cũng không ngoại lệ, cây dầu, cây sao thẳng tấp trời xanh, hằng hà sa số dơi quạ bám víu những cành cây trụi lá vào ban ngày như thay cho lá chẳng khác gì bạn đã từng thấy qua ở chùa Hang (Kompông Chrây, chùa Dơi) gần Trốt, Đa Lộc. Đêm đêm dơi ta túa khắp phương trời tìm mồi mà mồi của loài dơi phải là trái cây chín thơm lừng mới là món

Page 10: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 170

khoái khẩu của các chú dơi ta, lợi dụng cái tính háu ăn của chúng, các anh tôi dể gì bỏ qua cơ hội, hừng sáng lủ lượt từng đàn dơi ta là đà bay về chùa xuyên qua khu vườn nhà, thế là, nhất là vào mùa đào chín, các anh sẳn sàng trên những cháng ba cành đào, nhản, lý… với cây sào tầm vong dài trên tay, mặc sức mà vun đập những chú dơi háu ăn còn lởn vởn trên những cành đào, cành trâm, cành nhản, cành lý … nặng trỉu trái chín.

Bên dưới gốc cây, bọn nhóc chúng tôi đã chầu chực từ tưng hửng sáng, đổng hành theo các động tác vùi dập của các anh, ỏm tỏi tranh giành nhau thu lượm những chú dơi gảy cánh rơi rụng tràn lan trên mặt đất, bỏ vào giỏ mang giao cho các chị tùy nghi xử trí, phần nấu nướng còn lại là chuyện của mấy chị.

Đất giồng Là Ca khá yên bình trong mùa binh biến, từ đâu đó xa xa, thỉnh thoảng, vọng lại vài tiếng súng lẻ loi. Thế mà, đã hơn nửa năm trôi qua ở vùng cát nóng nầy. Thời tiết oi bức khó chịu, nắng nóng hầm hập, mây đen vần vủ khắp nơi, trời đã chớm mưa. Các anh đã bỏ về Đầu Giồng hết rồi, nghe nói, Cầu Cống giờ nầy, chợ đã nhóm lèo tèo và trên đường lộ cái đã thấy xe chạy lác đác. Má Năm, má tôi và các chị cụ bị đồ đạt hồi cư, căn nhà tràn ngập tiếng cười, tiêng khóc, giờ thì im lìm, trống vắng. Xa Là Ca, từ bấy cho đến giờ, tôi chưa một lần trở lại viếng thăm chốn cũ, nơi mà đã chấp chứa tôi trong nổi buồn cũng như niềm vui vào thời tản cư của tuổi mới lớn.

Nhà Ngoại

Về lại căn nhà cũ, ngoại đón chúng tôi bằng những cái ve vuốt trìu mến đầy yêu thương và đưa mẹ con chúng tôi vào căn chòi lá cũ. Đúng hơn, nhà chẳng có gì thay đổi, vẩn ba chiếc chỏng tre đầy bụi bậm, cái củi, cái sóng chén cũng bằng tre nằm tựa vách lá và cái cà ràng còn đầy tro nằm chơ vơ trên nền đất cạnh cửa sau. Căn nhà lá nhỏ của mẹ con chúng tôi nằm phía sau nhà ngoại, ngăn cách bởi một vườn cau nhỏ, vài dây trầu quấn đầy thân cau xanh mướt vươn thẳng vút, trước sân, ngoại trồng vài loại cây ăn trái tự bao đời như sa bô chê, ổi, hồng quân... Sau nhà có một khoản đất rộng, vài cây ổi, cây đào, vài bụi

mía, rồi đến hai hàng tầm vong song song với hai hàng trúc và sau hàng rào tre là dãy trâm bầu bao quanh bờ cái đìa rộng tiếp giáp với ruộng. Tuy trong vuông ngoại có đủ thứ trái nhưng tôi lại thích cỏng thằng em trên lưng đi hái duối chín vàng tươi (trái duối nhỏ cở mút đủa, vị nhân nhẩn ngọt), trái nhản lồng, trái bình bát (thứ lá bình bát nấu canh xiêm lo) treo lủng lẳng trên giây bám trên cành tre, màu đo đỏ ngòn ngọt, đôi khi hái được những chùm nho rừng chín màu tim tím vô chai ngâm nước mắm hoặc hái nhào về giú trong khạp muối theo thói quen ăn tạp của những đứa bé quê nghèo.

Thời gian cũng lần lựa trôi qua, mới đó mà trời đã đổ vài cơn mưa đầu mùa. Má tôi, bàn tính trầm lặng, ít nói, gương mặt đẹp thanh tú của bà phẳng phất một vẻ buồn xa vắng triền miên. Má thường nhỏ nhẽ khuyên bảo khi bọn tôi có phạm điều gì sai trái, chưa bao giờ trong nhà nghe tiếng quở trách to tiếng của Má, hoạ hoằn lắm mới thấy Bà nhịp nhịp ngọn roi tre. Má rất mực thương yêu các con, đối lại, chúng tôi cũng rất mực thương yêu má, thực hạnh phúc cho tôi được có một người mẹ như bà.

Vào một đêm, bà kêu hai anh em chúng tôi đi ngủ sớm, thấy má chẳng được vui, anh tôi và tôi riu ríu chui vào mùng nằm im thin thít mà chẳng tài nào nhắm mắt lại được. Phía giường bên kia, cách một cái bàn và mấy cái ghế đẩu, má vô mùng vổ về cho thằng em ngủ, một lát sau, thấy bà vén mùng bước ra ngồi xuống ghế thu xếp áo quần bên chiếc đèn chong leo lét trên bàn. Tôi len lén mở mắt nhìn Má, chợt thấy những giọt nước mắt long lanh chãy dài bên má của bà trong im lìm lặng lẽ, tôi muốn chồm lên ôm siết, vuốt ve đôi vai gầy của Má để chia sẻ cái buồn mà mẹ đang ôm ấp cho riêng mình. Chẳng biết chuyện gì xảy ra, tôi không dám lên tiếng rồi thiếp dần vào trong giấc ngủ mà chẳng hay.

Sáng bửng hôm sau, mặt trời đã mọc lên cao hơn cả sào, tôi chợt giật mình thức dậy vì tiếng lao xao trên nhà ngoại, chạy ra sau hè, chỉ kịp gục đầu vào thau nước đầy rửa mặt, súc miệng, tôi vọt lẹ lên ngoại. Bên chiếc bàn gỏ giửa nhà, ngoại, má Năm, cậu Bảy, Má, anh Năm con cậu Hai và chị Ba đang ngồi bàn chuyện. Thấy tôi vừa ló mặt, chị Ba vội đứng lên kéo tôi đi trở xuống nhà, bắt hai anh em tôi ra giếng tắm, còn chị lo cho thằng em nhỏ. Trở vô nhà, tôi thấy hai giỏ đệm, một cái cà ròn căn phồng và một cái cà nả đầy ấp. Thằng em đã sẳn sàng trong bộ đồ mới, đang ngẩn ngơ chưa hiểu chuyện gì thì Má xuống dục thay đồ đi Trà Vinh, ngoại đang chờ. Chúng tôi trồng vội bộ đồ lên người rồi tóm gọn bao đồ hành lý lẻo đẻo theo má và chị Ba lên nhà trên.

Cơm nước xong, mặt trời đã lên cao, tiếng xình xịt của chuyến xe đò tài nhứt ầm ỉ vọng tới, mọi người kéo ra trước cửa ngỏ ven con lộ đón xe. Chiếc

Page 11: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 171

xe đò thổ tả của ông Tư Đê chưa ngừng hẳn thì anh lơ đã mở cửa xe nhảy xuống chạy lại đưa ba anh em, Má và chị Ba đẩy lên xe. Ngoại, má Năm và cậu Bảy hãy còn đứng đó bên vệ đường nhìn theo xe lần khuất.

Lần đầu tiên được ngồi xe hơi lên tỉnh, tôi thấy lòng mình phơi phới, hân hoan như được lên mây. Chiếc xe đò già, cộc cạch, hành khách bị nhồi nhét như nêm, giằn lên hụp xuống, ì ạch trên con lộ đầy ổ gà, lồi lỏm khiến tôi nôn mửa, mệt nhoài chẳng tài nào khám phá ra cảnh lạ hai bên đưòng. Đoạn đường ngắn từ làng tôi lên tỉnh khoản độ hai mươi cây số mà mải đến xế chiều xe mới tấp bến.

Bến xe tỉnh nằm đối diện với chùa Ông Bổn, chung quanh bao bọc bởi các hiệu buôn, tiệm nước, nhộn nhịp người lên kẻ xuống, mấy chú xe lôi tranh giành hành khách, lôi kéo inh trời. Má và chị Ba đưa ba anh em vào một tiệm nước kế bên kêu hủ tiếu cho ăn, rồi vội vội vàng vàng chồng chất lên chiếc xe lôi giục chạy lên nhà của một người chị bà con có chồng nhà giàu ở Sóc Cụt. Trời sâm sẩm tối, chiếc xe lôi chạy qua Cây Dầu Lớn theo con đường đất nhỏ đầy cát đến một ngôi nhà ngói lớn, trước sân trồng nhiều hoa mai, hoa sứ và cây kiển, xung quanh có nhiều cây dầu cao xen lẩn mù u và vài bụi tầm vong.

Ba anh em tôi được tụi nhỏ con của anh chị kêu réo om xòm mừng rở vì đã lâu lắm rồi bọn tôi mới được tụ hội cùng nhau. Bọn nhóc chúng tôi kéo nhau ra trước sân nô đùa, đấu láo huyên thuyên cạnh chiếc xe lôi, trên xe anh lái đang ngồi phì phà điếu thuốc chờ đợi, bên trong nhà Má và chị Ba đang nói chuyện cùng anh chị chủ nhà cho đến khi anh xe lôi vào giục, Má dặn dò anh em tôi phải ngoan ngoản nghe lời anh chị ở lại chơi với đám nhỏ, Má có công chuyện phải đi. Má và chị Ba đèo theo thằng em lên xe trở lại chợ tỉnh.

Má nói đi lo công chuyện vài ngày mà sao hơn năm sáu ngày trời vẩn vắng bặt tin, chỉ thấy chị Ba mang vào chút ít bánh trái vổ về và cho biết Ba bị lính Tây bắt trong trận càn quét ở miệt Cầu Ngang, hiện bị nhốt ở đồn lính Commando tại sân bay chưa đưa qua khám lớn, chị nói Má và chị rất bận bịu phải nhờ cậy người bạn học cũ của chị có chồng Tây làm quan hai và thăm lom Ba trong tù.

Má cũng phải lên Sài Gòn cho chú Sáu hay tin Ba. Bâng khuâng về chuyện của Ba và việc Má đi xa nhưng mấy chiếc xe bọ rầy làm bằng giây chì cũng làm tôi khây khỏa ít nhiều. Cho đến một hôm, mặt trời đã lên cao, trưa trầy trưa trật rồi mà cả đám vẩn mải mê chui rúc vào bụi cây, đám cỏ lục lạo tìm kiếm những chú bọ rầy loại chiến mà quên cả giờ giấc cho đến khi nghe tiếng réo của thằng em và của chị Ba, tôi biết là Má đã trở về. Mừng rở, chạy vội vô nhà thì đụng ngay Má đang bày biện đồ ăn ra bàn, nào heo quay bánh hỏi, bánh bò, nào phá lấu, bánh mì, các

món ăn mà tôi thích. Mọi người xúm xít ăn uống, vui vẻ; đặc biệt, hôm nay nét mặt Má khá vui, tươi ra.

Trong bửa ăn, Má thuật lại cho cả nhà nghe về chuyện của Ba. Ách Mưng, kẻ chi huy toán Commando, là con của một ông tá điền của ngoại, quê ở Chông Nô, làng Nhị Trường. Lúc còn trẻ, trước khi đi lính Tây, ông ta đã có qua lại nhà ngoại nhiều lần và từng gặp Ba ở đó cho nên khi ách Mưng bắt được Ba, ông ta không đưa Ba giam bên khám lớn, cũng không đưa qua phòng nhì cho Tây mà cho người về nhà ngoại báo tin. Lập tức, một mặt ngoại sai cậu Bảy và anh Năm mang một ít tiền đi Chông Nô gặp tía của ách Mưng nhờ can thiệp giúp đở, một mặt sai Má và chị Ba lên Trà Vinh lo liệu để cứu Ba ra.

\

Những con đường xanh ở Trà Vinh

Giờ thì mọi chuyện coi như êm xuôi, tai qua nạn khỏi, và Ba đã theo chú Sáu lên Saì Gòn lánh nạn ngay hồi khuya khi ách Mưng thả Ba ra mà không kịp gặp mặt chúng tôi. Tối đêm đó, biết tôi buồn vì không được gặp mặt Ba, Má hứa sẽ cho chúng tôi lên Sài Gòn thăm Ba và Bà cho biết là sẽ gởi hai anh em tôi cho Dì Tám ở lại tỉnh học.

Giả từ Sóc Cụt, giả từ xứ bọ rầy lên chợ. Má về lại Đầu Giồng với thằng em nhỏ lo việc ruộng nương vì mùa gieo mạ đã đến, chỉ còn chị Ba phải ở lại lo sắp xếp việc học hành của hai đứa tôi. Chị đưa hai chúng tôi đến học tư tại nhà một cô giáo, người bạn học cũ của chị, trong khi chờ nhập học vào trường tiểu học tỉnh lỵ.

Rồi chị Ba cũng bỏ về Phước Hưng khí thấy chúng tôi đã quen nước quen cái, và lại còn dì Tám, tuy dì Tám cũng thương yêu chăm sóc chúng tôi nhưng tôi không muốn xa rời chị Ba chút nào cả.

Chị Ba tôi, con má Năm, vừa là người chị, vừa là người thầy, vừa là người mẹ, vì chính chị là người đã thay má, chăm sóc, chu toàn cho tôi từ thưở tôi mới lọt lòng lúc còn nằm trong nôi. Dáng người tầm thước, gương mặt trái soan duyên dáng, mắt sáng, ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, chị là tấm gương hiếu học và đạo đức của giòng họ. Con người của chị toát ra

Page 12: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 172

sức cuốn hút người đối diện và nhất là sự thông minh, tế nhị trong cách cư xữ, giao tiếp với mọi người và cách đối ứng bén nhạy, bình tỉnh và thận trọng trong mọi tình huống. Chả thế mà khi đám lính ruồng từ chợ Cầu Cống lên bắt gà, tóm vịt của dân trong xóm Đầu Giồng, trong khi dân làng khép nép, e ấp, sợ hải, cam chịu trước sự bức hiếp của bọn lính tráng hung hăn thì chị vẩn bình tỉnh tìm gặp anh đội Tây mủi lỏ chỉ huy, yêu cầu hắn hạ lệnh cho bọn thuộc cấp phải trả lại cho dân làng những tài vật mà đám thuộc cấp của hắn đã cướp đoạt. Chị đối đáp trả treo với anh đội Tây bằng tiếng Tây trôi trải, lão luyện, thông suốt khiến bọn lính theo anh đội Tây không còn láo lếu làm càn như xưa và nhờ có chị mà bọn trẻ con chúng tôi thỉnh thoảng nhận được những hộp bánh từ tay của anh đội Tây.

Theo lời Má kể, chị Ba được Má Năm cho lên Mỹ Tho học và đã có bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme indigène). Sau nầy, chớp lấy cơ hội hiếm có, tôi xin thuyên chuyển về Trung Tâm Huấn Luyện Bến Kéo để được sống cận kề bên chị đang dạy học ở Long Hoa, Tây Ninh.

Tựu trưòng, tôi được xếp vào học lớp năm ở dãy trường lợp tôle bên ngoài, cạnh dọc theo con lộ sỏi ngắn, bên hông chùa Ông Mẹt, ngôi chùa Miên ở thị xã, anh tôi học lớp tư. Trường ngói ở bên trong dạy từ lớp ba trở lên được chúng tôi gọi là trường lớn. Hết năm học, anh em tôi lại khăn gói về lại Đầu Giồng, và Má đồng ý giử chúng tôi ở lại đây cho đi học trường làng vào niên học tới. Một năm học ngắn ngủi tại tỉnh lỵ trôi qua trong quảng đời học trò của tôi với sự buồn tẻ, cô đơn của một đứa bé nhà quê thiếu vắng bạn bè cùng lứa chơi đùa gắn bó, cho đến ngày hôm nay, hiện diện trong ký ức chỉ còn lại tên người thầy dạy lớp Năm đáng nhớ của tôi, thầy Thông.

Làng Phước Hưng đã hồi phục mọi sinh hoạt, phố xá mọc lên san sát bao bọc ba bên ngôi chợ làng lợp lá, chợ búa buôn bán nhộn nhịp đông đúc, dưới rạch ghe xuồng xuôi ngược tấp nập mang theo cá tôm, hoa màu và đủ loại phẩm vật từ Ô Men, Sóc Ruộng, Trà Sấc xuống, từ Ô Rung, Trà Mềm, Chánh Hội, Tập Ngải, Hùng Hoà lên hoặc từ các tỉnh xa xôi như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau với củi, mắm, cá khô sang.

Cầu Cống hiện là quận lỵ, trở thành trumg tâm hành chánh của cả Quận Trà Cú nơi có đủ thứ tiệm phục vụ chẳng những cho dân làng mà còn cho các vùng lân cận như Ô Men, Ba Trạch, Sóc Ruộng thuộc Long Hiệp; Chông Văn, Cốc Xoài thuộc Nhị Trường, Cầu Ngang; Ô Rung, Chánh Hội thuộc Tập Ngải, Trà Mềm thuộc Hùng Hoà, Tiểu Cần và Giồng Trôm thuộc Thanh Mỹ, Châu Thành.

Trường tiểu học Phước Hưng, nơi qui tụ gần như trọn vẹn học trò cả xứ Trà Cú ngoại trừ những trò con nhà khá giả được gởi lên trọ học trên tỉnh. Trường

làng tôi không có cây xanh lá vây quanh mà chỉ có bóng rợp của một cây còng to bên góc sân ‘nhà việc’ che lan cà một góc sân trường và một vài cây trứng cá lẻ loi còi cọc sát hông rào phố chợ. Trường làng tôi không có con đê bé xinh xinh len qua đám cây xanh nhẹ lướt mà chỉ có mô đất thâm thấp sau trường với hàng cây sua đủa lưa thưa, lất phất theo gió đu đưa ven bờ ruộng nước. Trường làng tôi không chỉ có hai gian lá đơn sơ che trên miếng sân vuông mà trường làng nằm trên một mảnh đất rộng được bao bọc bởi một lớp kẻm gai mỏng, mặt tiền hướng ra đường cái, phía mặt giáp dãy phố chợ, phía trái giáp nhà việc làng, mặt sau giáp ruộng, gồm có hai dảy lợp lá, dãy phía sau gồm có năm phòng học và dãy phía trước có sáu phòng, năm phòng học và một phòng dành làm văn phòng hiệu trưởng kiêm phòng hợp.

Trường làng tôi

Ngày tựu trường, ngay từ hừng đông, tôi đã háo hức thúc giục anh tôi đi sớm cho kịp giờ nhập học. Trên quảng đường hơn ba cây số từ Đầu Giông đến chợ, tôi đã gặp gở làm quen vài đứa bạn mới cùng nhập bọn đồng hành từ Chông Văn, xóm Rẩy, xóm Chùa, ngã ba Trạm, tung tăng huyên náo vui đùa làm quên đi cái mỏi mệt của đường xa. Tôi được xếp vào học lớp tư của thầy Lâm Thiện Hóa, anh tôi đượx xếp vào học lớp ba.

Trường tiểu học Phước Hưng là nơi nối vòng tay lớn của tầng lớp học trò xa gần với đội ngũ thầy cô tuyệt vời, tận tụy và năng động. Đội ngủ thầy cô giáo chức dưới sự điều hành của thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Lược năm đó gồm có: Thầy hiệu trưởng kiêm giáo viên dạy lớp nhất, thầy Lê Văn Cường và thầy Kiên Rẹm lớp nhì, thầy Lê Văn Chất và thầy Huyền dạy lớp ba, sau nầy tôi có dịp tái hợp với thầy Huyền mập khi tôi lên trung học tại Trường Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên. Thầy Lâm Thiện Hoá và thầy Thạch Nhạn dạy lớp tư. Cô Nguyễn Thị Gấm và cô Nguyễn Thị Nhàn dạy lớp năm.

Nhớ lại thưở đó, mổi học sinh ở xa trường đều mang theo cơm ăn trưa bằng mổi kiểu cách khác nhau

Page 13: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 173

tuỳ theo phương tiện của mổi nhà, đứa này đựng trong cà mèn, đứa kia đựng bằng mo cau, đứa khác đựng bầng bẹ chuối. Buổi trưa, trong giờ nghỉ, bọn tôi cùng nhau bày biện cơm nước trước hàng hiên hoăc ngay trong lớp học, chia sẻ món ăn thức uống và những câu chuyện của tuổi học trò cùng nhau thật vui vẻ, hứng thú.

Tôi cảm thấy hạnh phúc được trở về đây học trong bầu không khí thân thiện, ấm áp của miền đất chơn quê, gặp lại bạn bè cũ và kết thêm được nhiều gương mặt mới. Trường tiểu học Phước Hưng là một chuổi dài gắn bó bốn năm của đời học trò nhỏ của tôi với bè bạn cùng lớp, cùng trường. Tôi sẽ kể lại cho bạn nhiều cái tên mà bạn có thể nhận ra trong cái tỉnh lẻ của chúng mình. Tôi sẽ lược lại những đàn anh lớp trên cùng anh tôi, những đàn em lớp dưới và đám bạn học cùng lớp. Có thể sẽ có nhiều thiếu sót vì thời gian hơn năm mươi năm đã trôi qua, vật đổi sao dời nhưng mà hình ảnh của trường xưa, bạn cũ vẩn hiện hửu trong tâm khảm của tôi.

Các anh lớp trên gồm anh Huỳnh Khắc Sử (anh mười Sư), Từ Hỏa Một (anh tôi), anh Trần Văn Nhật, anh Nguyễn Văn Lữ, anh Trần Văn Thức, chị Trần Thi Lệ Hoa, chị Trần Thị Lệ Thuyền, chị Vương Thu Ba, chị Lắm con chú xã Cường, Cầu Cống và anh Lục Vĩnh Thuận, Trà Trót Tập Sơn…

Bác Chín Quới và học sinh Trần Trung Tiên năm thứ nhì

Các bạn lớp dưới gồm Châu Ngọc Sanh, Trịnh Công Ngàn, Liêu Quyền, Huỳnh Văn Lím, Huỳnh Long Thành, Thạch Á, Trầm Yểu Lại (Trầm Khiêm), Cầu Cống, Đoàn Công Danh, Vủ, Mịnh, Chông Văn, Nhị Trường, Lục Vĩnh Luân, Tập Sơn, Vinh, Hiến, Vui, Ô Rung, Chánh Hội, Tập Ngãi...

Lớp tôi, bên Nam thì có Trịnh Công Đáng, Liêu Minh, Nguyễn Văn Bé Ba, Trầm Văn Lọ, Trầm Văn Tửng, Thạch Niên…, bên Nữ thì có Nguyễn Thị Ngọc Nga con chú năm Hớn, Trần Thị Lệ Quyên và Nguyễn Thị Luận, Vương Thu Hảo em chị Lắm, Cầu Cống, anh em Trần Văn Kỷ, Trần Văn Út, Chông Văn, Nhị Trường, Huỳnh Xèo Chín, Chín cận, Trần Văn Nghĩa, Nghĩa Lục Thóc, Bến Thế, Tập Sơn,

Nguyễn Hữu Ba (Tơ móm, Tơ Ba Chỉ), anh em Trịnh Bội, Trịnh Triệu, Ngã Ba Trà Cú và Sơn Kiên, Trầm Hól, Ô Men Trà Sấc, Nguyễn Văn Rớt, anh em Huỳnh Hửu Lễ, Huỳnh Hửu Nghĩa, Trà Trót…Cả bọn chúng tôi cùng chung lớp ba của thầy Chất, lớp nhì của thầy Cường và lớp nhất của ông Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Lược.

Đầu năm lớp nhì, Ba từ Sài Gòn trở về cất trên nền cũ căn nhà lá ba gian và thêm haí chái rộng dùng chứa cây, lá chầm lợp nhà và khoảnh đất mé kinh là nơi vựa củi thích nghi với địa thế trên lộ dưới sông cho việc vận chuyển buôn bán. Giả từ vuông đất nhà ngoại, cả nhà đoàn tụ vui vầy và từ đây không còn cảnh dậy sớm mổi sáng để lội bộ xuống trường.

Cuối năm lớp nhứt, bọn học trò nhà quê chúng tôi khăn gói, lóp ngóp lên tỉnh dự thi tiểu học được tổ chức chung cho thí sinh cả tỉnh Trà Vinh. Kết quả kỳ thi năm đó đã mang về cho trường Tiểu Học Phước Hưng một bảng vàng dài thườn thượt làm thầy Hiệu Trưởng rất mản nguyện.

Bùi ngùi chia tay trong lưu luyến, giả biệt thầy cô mến yêu, những nhà giáo tận tuỵ đã gieo rắc ý niệm khoa học, mở mang kiến thức và khai phá những bế tắc của những đứa học trò nhà quê dốt nát chúng tôi để đâm chồi nẩy lộc và kết trái trong tương lai, giả từ ngôi trường yêu dấu đã cưu mang chúng tôi thưở đầu đời, tạm biệt bè bạn đã cùng nhau chia ngọt xẽ bùi trong thời niên thiếu dưới mái trường Tiểu Học Phước Hưng.

Lên tỉnh học, cơ sở giáo dục cấp trung học tại Trà Vinh thời đó còn rất khiêm nhường, chỉ có vỏn vẹn ba trường tư thục như Thánh Gioan, Nguyễn Quang Anh, Long Đức, cỏn trò nào muốn vào trường công lập thi phải đi Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho hoặc tận Sài Gòn thi vào.

Theo gót đàn anh Phước Hưng đi trước như anh Huỳnh Khắc Sử, Từ Hỏa Một, Lục Vĩnh Thuận, bọn tôi, năm ba đứa, Trịnh Công Đáng, Nguyễn Hửu Ba, Trần Văn Nghĩa, anh em Huỳnh Hửu Lễ, Huỳnh Hửu Nghĩa, Liêu Minh và tôi, kéo nhau theo học trường Trung Học Tư Thục Long Đức do bà Bùi Thị Mè làm Hiệu Trưởng.

Trường Long Đức, nằm ở khu Thanh Lệ cạnh bên đường từ chợ ra Vàm, là một ngôi nhà ngói cổ rêu phong, phòng ốc chật hẹp, tối tăm. Lớp Thất-Lục của tôi được xếp trong một căn nhà lá sát cạnh ngôi trường chính. Đám bạn học, ngoài nhóm Phước Hưng ra, tôi chỉ còn nhớ vài người bạn như Hứa Minh Phan, Lâm Khiêm Nhẩn, Trầm Quới Tây, Trần Thanh Liêm, Liêm lò heo, hiệu trưởng trường Nguyễn Viên Kiều sau nầy, Louis Tong, con kỹ sư Nguyễn Văn Thế, Nguyễn Văn Rỏ, Rỏ Cây Dầu Lớn…Các thầy cô như thiếm ba Nhơn, Bà Bùi Thị Mè, chú ba Khải, Nguyễn Viết Khải (nhà văn Mặc Khải, cha của nhà văn nử

Page 14: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 174

Nguyễn Thị Thụy Vũ và Hồ Trường An) dạy Pháp Văn, chú ba Nhơn dạy toán, chú tư Phổ, Mai Đăng Phổ, dạy sử địa, chú hai Nam dạy Việt văn, kỹ sư Nguyễn Văn Thế dạy lý hóa và sau nầy tôi thấy có thầy Lý Chánh Trung, từ Pháp mới về nước, dạy Pháp văn.

Thời gian học tập của tôi tại đây khá ngắn ngủi, cái lý do mà tôi rời trường Long Đức là vì ngôi trường mới được hình thành. Trường Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên do Ông Thanh Tra Vương Hảo Thuận tạo dựng nên và đang thu hút sự chú ý của phụ huynh học sinh trong tỉnh và nhất là trong giới học trò. Sự khai sáng ngôi trường đã làm đảo lộn cả nền tảng, cơ sở giáo dục hiện hửu bấy lâu của tỉnh nhà vốn dĩ trì trệ, nghèo nàn sánh với các tỉnh lân cận, giờ đây, lớp học trò của tỉnh Trà Vinh đã thăng hoa với ngôi trường mới, khang trang, xinh xắn, nơi mà tôi đã gắn bó đời học trò của tôi cùng chúng bạn trong suốt bốn năm ròng rả.

Với cái tên Vương Hảo Thuận của ông, Hiệu Trưởng Trường Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên, cũng đủ bảo đảm cho uy tín của nhà trường mà giới phụ huynh trong tỉnh trông đợi, hoan hỉ và an tâm giao phó con cái của họ cho nhà trường giáo huấn. Niên khóa mới, tôi sẽ nhập trường mới. Cái hảnh diện được góp tên vào danh sách đầu tiên thuộc lớp học trò tiên phong của Trường Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên là một hạnh phúc của tôi.

Sân trường rộng, cột cờ nằm ở vị trí trung tâm, là nơi tập hợp cả trường chào cờ và ban huấn thị vào mổi buổi sáng Thứ Hai, khoảng sân nầy ngăn cách hai dãy phòng học, đầu hồi dãy trước là khu lầu cao, mái bánh ít, dành cho ban điều hành làm văn phòng hành chánh, văn phòng Hiệu Trưởng và phòng Giáo Chức. Trường được lợp ngói, thoáng mát và tiện nghi, nền cao được xây cất theo lối kiến trúc của Pháp, tường cao bao bọc chung quanh. Cổng chính hướng ra mặt đường Hàng Me, một tên gọi quen thuộc của đám học trò, ven bên kia đường là sân vận động nhỏ mà sẽ là nơi Trường Công Lập Nguyễn Viên Kiều tương lai được xây cất, cổng hậu cũng hướng ra đường chạy qua mặt tiền đất Thánh và bên hông nhà thương, ven bên kia đường là một cơ quan quân sự, tường có kẻm gai bao bọc. Mặt sau là sân vận động lớn mà trước đây quân Pháp sung công làm căn cứ pháo binh.

Thoạt tiên, Trường có ba lớp đệ thất, một lớp Nử, một lớp Nam Nử hổn hợp và một lớp Nam. Tôi được xếp vào lớp Nam cùng Liêu Minh, Minh điếc Phước Hưng, Thái Bình Sơn Bình Tân, Trang Vĩnh Thuận, Lê Văn Kỉnh, Cầu Ngang, Thạch Kim Cương, Thạch Ký Cua, Ba Trạch, Nguyễn Văn Đầy, Bàng Đa, Lâm Văn Hai, Sóc Cụt, Dương Văn Nghĩa, chợ Ba Se, Nguyễn Văn Sáng, Sáng Xây Dựng, Sóc Ruộng, Nguyễn Văn Trân và Bành Kim Lộc, Đầu Bờ, Phạm

Minh Phước, Phước Phán Luông, Đào Trí Huệ, Huệ móm, Lê Văn Huệ, Huệ lùn mandoline, Trần Minh Đảnh, Đảnh Chín Vỉ, Trần Ngọc Đảnh, Đảnh điếc, Trần Học Long, Long Tăng Lành, Dương Công Bình, Từ Ánh, Vỏ Trường Thọ, Thọ sếu, Trương Trung Nguyên, Nguyên Lê Khu Trư, Nguyễn Văn Trình, Trình Bắc Hà, Trương Văn Bền, Lục Long Ben, Trà Cuông, anh em Nguyễn Văn Đáng và Nguyễn Văn Bửu, Càng Long, Nguyễn Khắc Đảm, Thanh Mỹ, anh em Nguyễn Văn Thạch và Nguyễn Thanh Tuyền, con thầy giáo Tám nhà gần piscine, Lâm Quang Linh, Linh cầu thủ, Nguyễn Quang Cảnh, Được Banjos và Định Mandoline, Thái Út, Út gòm... Bên lớp Nử, những nhân vật nổi bật như Tăng Lành, Lý Mỹ Hồng, Thiệp gần nhà Từ Ánh, Loan Bắc Hà…Bên lớp Nam Nử hổn hợp gồm có Đổ Thị Hà, Lâm Thuận An, Phạm Minh Tâm, em của Phước, Trần Trung Nghĩa, Nghĩa cô Đẹp, Nguyễn Văn Tùng, Tùng thầy Lược, Tống Minh Phụng, Phụng lò heo, Từ Thủy, em Từ Ánh, Võ Văn Hiếu, Hiếu ông Đốc Võ Văn Thế, anh em Phan Hửu Danh và Phan Hửu Ân….

Cụ Vương Hảo Thuận, và các vị GS Bùi Thành Phụng,

Hoàng Hoa Lê & Lương Hiệu Sương

Trường Bán Công Trần Trung Tiên phát triển càng ngày càng lớn mạnh. Trường đã thu hút nhiều giáo chức ưu tú và tận tụy ngoài tỉnh đến giảng dạy, thầy Lam Giang Nguyễn Quang Trứ từ Bình Định, thầy Phan Quán từ Huế, thầy Phạm Văn Ngộ từ Quảng Ngãi, thầy Trụ, thầy Mỹ….Số lượng học sinh tăng nhanh và phẩm chất cũng được cải thiện. Một số bạn học lớp dưới như Trương Dưởng, Đoàn Duy Đạt, anh em Trầm Văn Đạo Trầm Văn Ngoan, Lâm Khiêm Cung, Lục Vĩnh Luân, Liêu Quyền, Lý Đăng Khoa, Bùi Nghĩa Hiệp, Hiệp cô giáo Đàn, Lưu Đức Lộc, Lộc Nam Việt, Nguyễn Bửu Việt, Việt Đôn Châu...

Về thầy cô, trên Đặc San Xuân Quý Mùi 2003 và Xuân Đinh Hợi 2007 của Hội Ái Hửu Trà

Page 15: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 175

Vinh, trong bài "Tôi Yêu Quê Tôi", tạp ghi của Hai Quẹo và bài "Trần Trung Tiên. Khung trời kỹ niệm" của Diệp Tuấn Khải đã liệt kê rất đầy đủ, các thầy cô của bạn Hai Quẹo và bạn Diệp Tuấn Khải cũng là những thầy cô kính yêu của lớp chúng tôi mà đã gắn bó tình thầy trò cùng những kỹ niệm êm đềm, vui buồn không phai nhạt dưới mái Trường Bán Công Trần Trung Tiên trong thời kỳ phôi thai đó.

Trong thời gian bốn năm mài đủng quần trên ghế Trần Trung Tiên, ba sự kiện có ý nghĩa đáng ghi nhớ đối với tôi là: một, góp mặt trong đoàn học sinh của nhà trường đi Ô Lắc cứu trợ nạn nhân thiên tai, phụ giúp dọn dẹp, sửa sang nhà cửa đổ nát và phân phát phẩm vật cứu trợ cần thiết cho dân làng Ô Lắc, những người vừa trải qua cơn bảo dử tàn phá; hai, theo Trường tham dự Đại Hội Thể Dục Thể Thao Thanh Niên Học Sinh Miền Tây được tổ chức tại Cần Thơ; ba, tham dự chuyến du ngoạn Hà Tiên do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, những thú vui của tuổi học trò Trà Vinh của bạn và tôi cũng chẳng có gì xa lạ hơn các cô cậu học trò khác cùng trang lứa trong tỉnh, cũng tụ tập năm bảy đứa, cũng vườn dừa Thanh Lệ, vườn ổi mé sông cầu Tiệm Tương, đi Đầu Bờ ăn mía, đi sân bay, chùa Phướng phá phách rẩy bắp rẩy dưa, cũng sân cây gòn xem văn nghệ văn gừng, cũng Ao Bà Om vào ngày Thứ Năm hoặc Chủ Nhựt.

Cổng Trường Trần Trung Tiên với Đoàn Duy Đạt

Sau kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp mà đám học trò Trà Vinh phải khăn gói theo nhà trường lên Vĩnh Long dự thí được tổ chức tại Trường Trung Học

Nguyễn Thông. Rồi, cũng đến lúc chia tay, mổi người mổi ngã. Cảnh luyến lưu trong giờ phút giả từ thật cảm động, đàn chim đầu đàn của Trần Trung Tiên đành rời xa tổ ấm, chấp cánh tung bay khắp mọi nẻo đường đất nước mang theo bao tâm sự, bao ước mơ. Rời xa tỉnh nhà mến yêu, tôi lên Sài gòn thi vào lớp Đệ Tam Trường Petrus Ký, kỳ vọng không thành, tôi đành phải vào lớp Đệ Tam, rồi Đệ Nhị trường tư thục Nguyễn Văn Khuê gần chợ Cầu Muối và Đệ Nhất ở Trường Trung Học Hồ Ngọc Cẩn bên Gia Định…

Sài Gòn xa lạ, Sài Gòn phồn hoa, nhộn nhịp, Sài Gòn rộng lớn bao la mà trong những năm tháng dài theo đuổi việc học, tuy bạn mới quen không thiếu, thế mà tôi vẩn cảm thấy lòng mình trống vắng, xa lạ, như thiếu đi cái tình bạn keo sơn, ấm áp của những ngày xưa cũ, cùng mài mòn đôi guốc vông trên con đường hàng me ở quê nhà. Thoảng hoặc có những hội ngộ bất chợt trong lúc chờ đò tại Bắc Mỹ Thuận vào dịp Hè hoặc Tết.

Nhớ đến Đoàn Duy Đạt, trong những ngày không có lớp, tôi thường lang thang vào đọc cóp tại nhà sách Lê Phan hoặc Khai Trí trên phố Lê Lợi. Một hôm, nhởn nhơ gần nhà sách Xuân Thu trên đường Tự Do, tình cờ chạm mặt nhau, tôi cùng Đạt kéo nhau vào một quán kem ngay cạnh đó hàn huyên tâm sự, cũng những câu chuyện về bạn xưa, trường cũ huyên thuyên không dứt, và Đạt đã nhét vào tay tôi vài vé ciné mời, miển phí của rạp Eden.

Tôi cũng không quên Nguyễn Văn Thạch, Thạch tốt nghiệp sư phạm, bị động viên vào Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, thuyên chuyển về Trung Đoàn 46, Sư Đoàn 25 Bộ Binh tại Cần Giuộc, Long An. Đầu năm 1969, Thạch được đơn vị cử đi Trung Tâm Huấn Luyện Bến Kéo, Tây Ninh, học khoá Bổ Túc Hạ Sĩ Quan. Từ trên bục thuyết trình, tôi nhận ra bạn mình, Thạch, một khóa sinh đang ngồi bên dưới. Tôi cảm thấy lòng mình se thắt lại mà thật hạnh phúc được nhìn thấy người bạn xưa, bằng xương bằng thịt, của mình sau gần chín năm cách biệt trong một hoàn cảnh chiến tranh nghiệt ngã. Tôi cũng hiểu, tôi sẽ làm gì cho Thạch, bạn mình, trong thời gian thụ huấn ở đây.

Sau khi Thạch mản khoá trở về đơn vị, tôi cũng rời Bến Kéo, được thuyên chuyển về Bộ Cựu Chiến Binh trên đường Đoàn Thị Điểm gần Trường Gia Long, Sài Gòn. Tại đây, tôi thật đau xót khi gặp lại các bạn của tôi, những người bạn đã cùng vùi mài kinh sử dưới mái trường xưa như Nguyễn Hửu Ba, phi công quan sát, Võ Văn Hiếu, phi công khu trục, Trần Trung Nghĩa, Đào Trí Huệ, Lâm Khiêm Nhường, Huỳnh Hửu Nghĩa, bộ binh… trên giấy tờ hồ sơ tử tuất.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi cũng đã có một cuộc tao phùng hản hửu trong khám lớn. Tại phòng 2 có Bành Tỷ, Phan Hửu Ân và tôi, ở phòng 3

Page 16: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 176

kế bên, Phạm Minh Phước, với cái chết đầy nghi vấn trong conex biệt giam, Thạch Kim Cương, người về từ Kampuchia …"Sống đã không phải cái sống của ta, nên cái sống ấy chẳng đủ trọng khinh; chết cũng không phải thực chết, thực tiêu diệt hoàn toàn, nên cái chết ấy đâu đủ khiến ta lo sợ". Tôi mượn câu nói của Lảo Tử trong Đạo Đức Kinh để gởi chút tâm tình đến hương linh những người bạn đã chết của tôi. Các bạn của tôi, hãy yên nghĩ trong miền an hòa đó, tôi đang vẻ lại những hình ảnh của kỹ niệm những ngày xưa thân ái của chúng ta.

“Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu”

Trên quảng đường tị nạn, tôi gặp chị em Lý Mỹ Hồng và Lý Đăng Khoa tại đảo Bi Đông. Đến Hoa Kỳ do người anh, Từ Bá Khanh, bảo lảnh về Grand Rapids, Michigan mà tôi có dịp tương ngộ cùng Trần Học Long ở đó. Dương Công Bình, Trương Trung Nguyên và Nguyễn Thị Ngọc Nga thì được biết đã an cư lạc nghiệp ở Oregon. Tin cũng cho biết Trần Văn Kỷ, Kỷ Dả Chiến và Trần Văn Nghĩa, Nghĩa Lục Thóc Không Quân theo diện HO đã cặp bến rồi mà chẳng thấy bóng hơi tăm cá.

Hè vừa rồi, chở con gái xuống San José dự pinic của đồng hương Trà Vinh Bắc Cali để tìm lại chút hơi ấm của tình tương thân tương ái và mùi vị Trà Vinh, và cũng để đứa con gái nhỏ biết đâu là nguồn cội của nó. Gặp lại Hứa Minh Phan, thôi đủ thứ chuyện để kể, vẩn tiếng cười rộn rả, vẩn giọng nói ào ào vang vang bất tận của ngày xưa. Chúng tôi kéo nhau vào một góc tiếp tục những câu chuyện tương đắc về trường xưa, bạn cũ với sự góp mặt của anh Lữ Trung Thế (bạn anh tôi cùng học Nguyễn Thông, Vĩnh Long, quê Trà Vinh), anh Tăng Bé, Lưu Đức Lộc, từ Seattle xuống và vài bạn trẻ lớp sau và cũng là dịp dò la tin tức của Trần Văn Kỷ và Trần Văn Nghĩa trong tập thể đồng hương Trà Vinh hiện diện.

Dòng đời vẩn xuôi chảy theo thời gian với nhiều biến cố đã xảy ra trên quê huơng. Số phận của chúng ta cũng gắn liền theo vận nước, bạn bè nổi trôi lưu lạc bốn phương, tám hướng. Hơn ba mươi năm

rồi, nhìn lại chúng ta còn gì? Có chăng chỉ còn lại những kỹ niệm ngày xưa thân ái cùng những ký ức hạnh phúc của tuổi hoa niên học trò cùng với nổi nhớ quê nhà xa xâm diệu vợi khôn nguôi.

Trà Vinh, quê nghèo, có nét dịu dàng của một tỉnh đất giồng, miền ven biển với nhiều địa danh có tiếp đầu ngữ là Trà , Giồng, Sóc mộc mạc, dể nhớ, nằm yên ắng, êm đềm dưới những tàn cây cổ thụ xanh biếc, rợp bóng mát. Thị xã bé nhỏ yên bình với những con đường nhỏ hẹp, mang những cái tên gọi rất đỗi thân thương và tự nhiên như Hàng me, Hàng dầu, Hàng sao, đường số 1, đường số 2… chở che cho từng đàn học trò dong ruổi đến trường. Có những cây cổ thụ tuổi hàng trăm năm. Chúng đã chứng kiến biết bao sự thay đổi của thị xã Trà Vinh mà sau cuộc đổi đời, chúng cũng chịu chung số phận tàn phai như những cô cậu học trò ngày xưa đã từng được chúng che mưa, đở nắng. Sự ngu dốt cộng với cái túi tham lam nông nổi của con người đã tàn phá ít nhiều những hàng sao, hàng dầu cao ngất nghểu của thành phố đầy màu xanh quyến rủ, trở thành xác xơ, điêu tàn mà cho đến nay, Trà Vinh không còn giữ được dáng vẻ thâm trầm, cổ kính, mộng mơ của năm nào.

Từ Văn Thọ Santa Clara, Mùa Thu 2009

* * * * *

Page 17: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 177

Phạm Chinh Đông

Đến một bữa, Năm Hiệp trở chứng, kêu vợ : -Chằng Lửa à!

Cô vợ tên là Bé Năm nhưng không phiền hà gì cái biệt danh quá cỡ đó, chạy vào, trả đũa:

-Gì đó “thầy” ? Hiệp cũng không chạy danh xưng móc lò này,

dù gì xưa kia anh chàng đã có một lúc làm thầy giáo. -Anh không đào củi nữa đâu! Hết chỗ đào rồi. Từ ngày ở tù cải tạo về đến giờ, Năm Hiệp ở

quê vợ, ấp Cái Đôi, xã Long Vĩnh, quận Long Tòan của tỉnh Vĩnh Bình. Một hóc bà tó, thưa dân, ít ruộng, nhiều rừng, nước mặn, muỗi bầy. Hai vợ chồng tay trắng cùng với hai thằng nhóc con ở đậu với ông bà già vợ. Vợ mua lúa xay gạo bán quanh xóm, có khi chở ra bán ngòai Động Cao, Cồn Cù. Lời không nhiều, chỉ đủ xây xài nhưng chưa bao giờ lỗ. Chỉ trừ một lần, bán chịu cho anh chàng bán thịt heo ở ngỏai. Tưởng tay có máu mặt, ai dè là người, không phải mượn đầu heo nấu cháo mà là mượn nguyên con, mổ thịt đem bán rồi trả tiền sau để kiếm cơm. Gặp thời buổi đói rách, người người quyết chí ăn chay, còn không thì ăn cá, ăn cua, thiếu gì quanh đó, vì vậy anh chàng bán thịt ế suốt, mắc nợ trả không nỗi, trốn mất. Cả đám áo rách ôm nhau kêu trời. Bé Năm lò mò ra đó nên cũng ké được một chân làm chủ. Chủ nợ!

Quê nhà

Năm Hiệp, gia tài chẳng có gì. Cha mẹ ruột ở Biên Hòa, đã bị dồn về kinh tế mới Xuyên Mộc trong tỉnh Bà Rịa, không trông cậy được gì. Năm Hiệp chỉ có chút chữ nghĩa và nghề bắn súng, đánh trận. Cộng sản cấm không cho làm những món đó thành ra Năm Hiệp lơ ngơ, chẳng biết làm sao. Bèn đi lung tung làm mướn. Đào ao, cuốc cỏ, lên giồng khoai, phụ dọn rừng...Riết rồi, ở xã hội chủ nghĩa, chủ cũng xơ xác bằng tớ nên chủ đành gồng mình làm ên, còn không

thì tới đâu thì tới. Có nghĩa là liều mạng, là thí mạng cùi đó!

Năm Hiệp không dám thí mạng cùi mà “chờ xem con Tạo xoay vần đến đâu” vì chờ kiểu này, con Tạo hay con gì cũng xoay đến chỗ nhăn răng mà thôi. Bởi vậy, Năm Hiệp phải tự xoay qua nghề đốn củi bán cho lái buôn ở thị xã Trà Vinh chạy ghe xuống mua. Rừng thì rộng nhưng phần nhiều là dừa nước, ráng, lức, chà là, không làm củi được. Những cây lớn làm củi được như Mắm, Giá, Già, Vẹt thì ít quá, mọc chen lẫn rải rác trong những lọai kia. Cây bần mọc ven theo mé biển khá nhiều, lái buôn không mua vì gỗ xốp, không đượm lửa nên gần như còn nguyên. Mấy tay thợ mộc có lúc kẹt quá cũng đành bỏ công xẻ gỗ mấy cây lớn để làm quan tài!

Cây ít, tiều phu bất đắc dĩ quá đông nên đến phiên Năm Hiệp chỉ còn trơ lại những gốc. Cũng may, đám tiều đến trước có nhiều tên đau lưng nên chỉ đứng xổng chặt lấy phần trên, bỏ lại rất nhiều gốc dài. Năm Hiệp mượn cây búa đẽo của ông bà già vợ đi chặt lại những gốc đó. Chặt sát mặt đất. Chặt ngồi. Một thời gian, hết gốc, Hiệp phải xài thêm một đồ nghề nữa mới đốn được củi: cây xuổng nhỏ! Lại đến những gốc đã chặt mấy bữa, rồi lấy xuổng đào gốc, đào tới đâu, chặt tới đó, gốc, rễ lấy tuốt, không bỏ cái nào. Đào củi là vậy đó. Có điều, cả nhà chỉ có một cây búa đẽo đó, có lẽ do một ông vua Hùng Vương nào đó ban tặng nên quá sức tưởng tượng, mài cả buổi vẫn trơ ra, không biết bén là gì! Thời buổi mua đinh còn phải xin giấy cho phép thì làm sao mua nỗi cây búa đốn cây! Vậy mà Năm Hiệp chặt được một thước củi mỗi ngày, chở xuồng ra mé sông lớn, xếp vào cự để sẳn chờ ghe buôn vài bữa ghé lấy một lần. Tay chân trầy xước, nổi u nổi nần nhưng lòng vẫn thảnh thơi.

Bây giờ, không xong rồi. Củi rễ không còn bao nhiêu nữa. Năm Hiệp nhất định phải tìm một lối thóat.

Cuối cùng, một buổi chiều, vợ chồng Hiệp và thằng nhóc út, cu Cường, bao bồng xuống Kinh Đào để đi ghe vào Đôn Châu, ở tạm nhà Dì Tư, chờ xe đò hừng đông hôm sau lên thị xã Trà Vinh. Từ đó, lại xếp hàng mua vé về Xa Cảng Miền Đông, rồi đổi xe về Xuyên Mộc, Bà Rịa. Chằng Lửa chiều chồng, theo về kinh tế mới Xuyên Mộc với ước vọng lập vườn tiêu, vườn điều. Thằng nhóc lớn, cu Đông, bà ngọai phụ nuôi từ khi lọt lòng đi không đành, quyết chí ở lại với ông bà ngọai. Ông bà cũng quen tay, quen chân thằng cháu nên nhờ người đem cu Đông qua trốn bên Giồng Bửng, cách một giang ruộng rộc. Vợ chồng Năm Hiệp

Page 18: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 178

nhắm không xong đành bỏ con lại cho ông bà. Cu Đông trèo lên nhánh cây, thấy xe đò chạy rồi mới lót tót về nhà. Mừng dữ!

Sau hai ngày ăn đường ngủ tạm, cả đám tới nơi, tả tơi như một đám ăn mày. Đây là một vùng đồi, đất đỏ, rừng cây chập chùng. Xa xa, ngọn núi Mây Tàu lờ mờ, buồn bã. Ngày xưa, nơi này là chiến trường đẫm máu của trận Bình Giả. Không như Trà Vinh, vùng này rất hiếm nước, giếng sâu ít nhất phải 10 thước (được một điều là đất đỏ không bị chài, xập như đất cát quê mình nên đào tới đâu cũng được). Chỉ có một con sông chảy ngang qua đây tên là sông Ray, có lẽ gọi theo thổ âm của người thiểu số Châu Ro quanh đó. Sông này chỉ dài khoảng 150 cây số, bắt nguồn từ vùng núi Xuân Lộc, chảy qua hai quận Long Đất và Xuyên Mộc của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rồi lặng lờ đổ ra biển bằng cửa Lộc An, phía trên Vũng Tàu một chút. Đây là cửa biển cây cối rậm rạp, không có người ở, ngày xưa tàu Cộng Sản Bắc Việt đã mấy lần chở vũ khí, đạn dược vào chỗ này trong âm mưu thôn tính miền Nam. (Trong khi đó, trên diễn đàn quốc tế, chúng vẫn leo lẽo “không bao giờ đưa quân đội và vũ khí vào Nam”!). Ở hạ lưu không biết thế nào chớ ở Xuyên Mộc, sông Ray chẳng khác gì một đường thóat nước: Không bao giờ có nước lớn, nước ròng mà chỉ có nước ròng, tức là suốt đời chỉ chảy một chiều xuống. Mùa nắng, nước trong vắt, cạn lúp xúp, đi bộ qua được. Mùa mưa, nước trên nguồn đổ xuống đục ngầu, chảy như thác, lòng sông rộng ra, không ai dám lội qua. Ngoài ra, điểm đặc biệt nhất của sông Ray ở chặng này là lòng sông chỗ nào cũng đầy những đá nhỏ, đá lớn lổm nhổm. Nhiều tảng đá lớn hơn mặt bàn hoặc có khi bằng cái chòi giữa ruộng. Bởi vậy, tiếng là sông nhưng đừng mong đi xuồng trên đó !

Cha mẹ và anh em của Năm Hiệp đã bị lùa về đây bốn năm trước. Nhờ chế độ tập đòan vừa xập tiệm, họ đã ra công phá rừng để sở hửu được một mớ đất đai, trồng bắp, trồng mì, khoai đậu, lây lất qua ngày.

Vợ chồng Năm Hiệp được ông bà già cắt cho hơn mẫu đất và cũng trồng trọt mưu sinh như mọi người. Mọi chi tiêu đều lấy từ hoa màu thu họach được. Thân phận nông dân ở đâu cũng bấp bênh như vậy. Ở vùng kinh tế mới này, đất cao trồng lúa khó khăn nên gạo trở thành món ăn xa xỉ. Gần như quanh năm, ngòai những hôm đặc biệt mới được ăn “cơm trắng”, người dân đều phải dùng bữa bằng khoai mì hoặc bắp. Khoai mì thì luộc ăn liền hoặc xắt lát, phơi khô, xay thành bột rồi làm bánh hấp, bánh nướng, đủ kiểu. Bắp thì cũng luộc ăn liền hoặc lảy hột, phơi khô. Bắp khô có hai cách ăn : Để nguyên hột, ngâm nước vôi một đêm rồi đem hầm một buổi đến khi hột bắp hơi mềm, nứt ra, gọi là “bắp bung”, hoặc xay bắp khô thành hột nhỏ, lớn hơn hột gạo một chút, nấu như nấu

xôi, gọi là “bắp hầm”. Những món cổ truyền cứ đổi qua đổi lại cho đỡ ngán và ăn với đồ ăn thường xuyên là mắm ruốc. Thỉnh thỏang mới mua nỗi chút xíu thịt heo ba rọi bằng hai ngón tay.

Năm Hiệp chạy ô mồ lại gặp ô mả. Vườn tiêu, vườn điều đâu chưa thấy, chỉ thấy hì hục trối chết kiếm ăn! Mờ trời, vác cuốc lên rẫy, cuốc tới đứng bóng. Cỏ gì quá cỡ, mọc nhanh hơn cây trồng, tức gớm. Đám này cuốc chưa xong, đám kia cỏ đã ngấp nghé cao hơn bắp, mì. Nếu cuốc không kịp thì rẫy bái coi như bỏ. Bởi vậy, mờ trời Năm Hiệp đã vội vác cuốc lên rẫy. Đến đứng bóng, về nhà, ăn một mớ bánh bột khoai mì hoặc bắp hầm, bắp bung và ngủ một giấc chừng một tiếng rồi lại trở lên rẫy, cuốc đến chiều tối. Cũng lạ, ở xứ này ai cũng có thói quen ngủ trưa như thế. Có phải nhờ vậy mới đủ sức chịu đựng cuộc sống lầm than này? Hình như không có cuộc sống nào lầm than hơn nữa. Quần quật quanh năm suốt tháng như vậy nhưng Năm Hiệp chỉ có được một cái quần tây và một cái áo sơ mi cũ xèm để mặc đi làm hằng ngày. Thật ra, đó là bộ đồ đi xóm nhưng gia tài chỉ có một bộ đó nên phải mặc đi làm. Mỗi buổi trưa về nghỉ, Năm Hiệp giặt cho bớt mồ hôi rồi phơi lên hàng rào để buổi chiều mặc lại. Cứ thế lây lất đến ngày thu họach, trích ra một phần khá lớn trong số tiền bán được nhỏ nhoi để mua một bộ đồ khác thay cho bộ cũ vừa mục rách. Trời cho hoa màu đầy rẫy nhưng giá bán như bèo. Đại lý thu mua quốc doanh ép giá tận cùng, con buôn thì gian lận đong đo. Thành ra, bán cho phía nào cũng chết. Mì, bắp, đậu làm ra hằng tấn nhưng vẫn không có áo mặc, cơm ăn!

Chằng Lửa chuyến này bỏ nghề bán gạo, ra nghề trồng rau. Cô con một, trắng da, dài tóc của ông bà già Năm Cầm, từ nhỏ chưa biết dãi nắng, dầm mưa, vậy mà từ khi làm vợ của chàng trung úy “ngụy” Năm Hiệp, cô nàng đã biết đủ đường gian nan. Nuôi chồng ở tù cải tạo sáu năm, nuôi con khôn lớn chờ chồng. Đến khi chồng được thả về, lại chung vai chịu đựng đói nghèo, khinh miệt. Hình ảnh người vợ của kẻ

Page 19: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 179

chiến bại bi thương thế đó. Nhưng mãi là thiên tình sử đẹp nhất trần gian.

Lựa một khỏanh đất tương đối bằng phẳng, ít đá, ven một lạch nước, Chằng Lửa dọn đất trồng cải. Đất mới, cải tốt xanh. Từ đó, mỗi buổi trưa, Chằng Lửa gánh cải ra bán chợ, kiếm thêm vài đồng. Từ rẫy, về nhà, đến chợ, con đường đất đỏ nắng bụi, mưa lầy, lên dốc, xuống đồi, xa lắm.

Nhà ông già Lợi ở lô kế bên có miếng đất rẫy, trồng làm hàng ranh là chuối Bơm (một lọai chuối) và giữa rẫy có một chỗ hoằng, nước mạch đọng lại quanh năm, môn ngứa mọc đầy. Lọai môn này có cọng và lá như cây bạc hà, ăn vào ngứa miệng chịu không nỗi, chỉ để nấu cho heo. Vợ chết từ lâu, già Lợi ở hui hút với cô con gái độc nhất tên Tâm. Cô bé này lớn bộn, thiếu điều lấy chồng được rồi nhưng có tật làm biếng và ăn hàng. Mọi việc giao hết cho ông già, cô bé chỉ quanh quẩn ở nhà nấu mì, hầm bắp và đi chợ ăn bánh! Một bữa, cô bé sáng kiến kêu Chằng Lửa qua bán cho chuối và môn.

Chằng Lửa chưng hững, hỏi : -Tiền đâu mà mua! Mà bán bao nhiêu? Tâm nói : -Bán rồi trả cho em sau. Chuối, 5 đồng 1

buồng. Môn, 1 gánh 3 đồng, chị cứ cắt, chừng nào gánh không nỗi thì thôi!

Từ ngày đó, Chằng Lửa có đồ bán chợ liên tục. Hết cải, tới chuối, môn. Có điều, muốn đồng lời cao hơn, gánh môn trên vai Chằng Lửa phải nặng thêm. Thân cò lặn lội, không ngờ.

Dọc theo hai bên bờ sông Ray, tre gai và cây le (giống như cây trúc) mọc chi chít nên măng có quanh năm. Một số người sống nhờ nghề xắn măng này. Ở những bụi tre rậm rạp quá, vào không được, họ làm một cái câu liêm, cán dài, chọt vào giựt cho đứt cái mụt măng rồi từ từ lôi ra. Một hôm, Năm Hiệp và người cha (ông già Sáu Tri) rủ nhau thử đi đổi nghề. Lần quần suốt buổi sáng, gai tre cào rách da, hai cha con chẳng thấy một mụt măng nào. Không hiểu bằng cách nào, đám xắn măng chuyên nghiệp lại kiếm được nhiều đến thế! Nghe nói măng mọc dưới đất, chỉ trồi lên một chút, phải quen mắt mới thấy được. Giống như đi bắt giộp, chem chép ở rừng lá Long Tòan vậy. Nhắm không xong, cha con trở về. Ngang qua giang rừng, ông già Sáu Tri chỉ cho Năm Hiệp một cây lớn, cành lá xum xuê, trái nhỏ từng chùm, giống như nhãn, chín vàng đầy cây :

-Chắc là trái Trường đấy. Thứ này mắc lắm. Hiệp mừng húm : -Đem ra chợ đong lon mà bán thì nguyên cây

này chắc gấp trăm lần măng! Cây cao, trèo lên không được, hai cha con bèn

hì hục đốn cây đó hết một buổi và hân hoan bứt sạch trái, vác về và hối cô Dương, em Năm Hiệp, gánh

ngay ra chợ. Vài giờ sau, Dương về, hai đầu thúng trống không. Cả nhà hớn hở vây quanh. Dương để gánh xuống, nhăn nhó :

- Xém bị chửi! Trái này ngứa miệng, không phải trái Trường. Đổ bỏ hết rồi !

Cả nhà chưng hững. Chắc chim chóc cũng chê nên mới còn nguyên cây. Giấc mơ cơm áo phút chốc tan tành.

Cái Cò lặn lội ...đủ đường gian truân

Bù lại, nhờ mò mẫm ven sông chuyến này Năm Hiệp mới thấy một ông già đang chài cá. Khác với chài của dân miền Tây, cái chài của ông già đan bằng cước lưới và chân chài dùng chì cuốn và thả thẳng xuống, chớ không câu lên từng chặng làm “túi chài”. Đây là việc hết sức lạ lùng với Năm Hiệp. Ngoài một vài chỗ ngập đầu, sông thường sâu tới đầu gối, nước trong vắt nhưng đá nhỏ, đá lớn lổm chổm mà chài được sao? Thì ra, ông già vãi chài trùm luôn những tảng đá rồi nhanh chóng lội xuống nước, ém chân chì sát mặt đất. Đàn cá bất ngờ bị bao vây, chạy lung tung. Con nhanh cẳng thì đâm vào mắt lưới chài giống như dính vào lưới bén, con nhát gan, trốn vào chân hóc đá thì ông già thụt cây đuổi ra và chụp bằng tay. Gặp chỗ nước sâu huốt đầu, ông già sau khi ém lưới cẩn thận, vạch một chỗ chui vào trong chài và lặn vào hang đá, bắt cá. Ở những nơi sâu như vậy mới có cá lớn. Ở những chỗ cạn chỉ có cá nhỏ, cỡ hai ngón tay. Thành ra đi chài ở đây cũng là đi tắm suốt ngày!

Nhờ sẳn nghề đan lưới, đan chài -học được khi ở tù- Năm Hiệp bắt chước làm một cái chài. Ban đêm, sau khi cơm nước xong, Năm Hiệp chong đèn dầu ngồi đan tới khuya. Miệt mài như vậy suốt mấy

Page 20: tư sản!.Ấp Đầu Giồng nói riêng cã n ước nói chung · máy bay Mỹ năm 1972, đứt mấy đoạn ruột và dập một bên phổi. Ngày vào Sài-Gòn anh hết

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 180

tháng mới xong. Đêm chót tra chân chài, Hiệp đâp chì lạch cạch suốt đêm. Sáng ra, Thạch Men, ông hàng xóm xéo xéo bên kia con đường, nói :

-Tưởng trúng mánh vớ được con gì chớ ! Hiệp nghe xót xa. Đói khổ quá nên ý nghĩ

hình như chỉ quanh quẩn miếng ăn. Giống như ông già Sáu Tri đêm nào cũng nằm mơ thấy ăn tiệc, nhưng sang hơn người thường vì được cùng bàn với Nguyễn Văn Thiệu, Nixon! Còn anh chàng Thạch Men này cũng khác người. Con cái lủ khủ, vợ vẫn tiếp tục sanh năm một. Đứa lớn dìu đứa bé, nheo nheo nhóc nhóc, khóc la tối ngày. Cu Lân, đứa lớn nhất, mười mấy tuổi rồi vẫn thò lò mũi xanh, hít ra hít vô nhất định không hỉ. Hôm coi cải lương ở chợ, tuồng tích éo le, đám đàn bà con gái khóc rấm rứt. Cu Lân cũng có trong đám khóc đó nhưng nó khóc hù hụ, nước mắt nước mũi tèm lem, hỉ mũi um sùm. Mấy bà đang khóc, thấy ghê, dạt hết qua một bên. Cha mẹ Cu Lân là những người ung dung lạ thường. Mẹ nó, gốc Nùng, mỗi ngày cùng với nó và con Chuồn, em nó, đến rẫy cuốc trồng lẹt xẹt một buổi rồi về nhà hát hò nghêu ngao. Cha nó, người Kmer, lòng vòng chài cá, xắn măng, nhà xiêu vách nát không màng mặc dù quanh đây cây rừng, tranh, lá không thiếu. Anh ta chỉ thích nằm lơ mơ hút thuốc mà nhìn lên mái nhà. Trên đó có một khỏang trống hóac vì cơn gió lốc hai ba tháng trước đã thổi bay mất mấy miếng tranh! Ở giữa nhà là một cái gò mối lớn như cái mả! Vùng đất đỏ này, mối vô số. Mối làm hang rồi đùn đất lên thành gò khắp nơi. Nếu là người khác, họ đã tìm chỗ khác, cất chòi, dọn đi. Thạch Men thì tử thủ, đặt nhang đèn trên gò mối, hương khói mịt mù. Thế đó, nhà Thạch Men vẫn sống an vui, không ước mơ, không thở than.

Từ khi có miệng chài, nhà Năm Hiệp đỡ túng thiếu hơn một chút mặc dù vẫn phải ăn mì, ăn bắp thay cơm. Đêm đêm, Năm Hiệp một mình mò mẫm chài cá theo sông trong tiếng nước chảy róc rách, tiếng côn trùng râm ran, âm u lạnh người. Quanh con sông đá tảng này nổi tiếng nhiều ma vì ngày đó đã loang máu và ngổn ngang thây người trong trận Bình Giả. Miếng cơm, manh áo đã giúp cho Năm Hiệp trở thành một tên gan lì.

Chằng Lửa lại có thêm nghề bán cá. Rau, chuối, môn ngứa, cá, cứ thế lây lất qua ngày. Có cá, Cu Cường không còn phải ăn thịt chuột, thịt sóc thường xuyên như trước. Không tiền mua thịt, Năm Hiệp nỗ lực đặt bẫy mỗi ngày. Quanh đây không thiếu khỉ, heo rừng, gà rừng nhưng chỉ bắt được sóc, là những tên khờ nhất. Chằng Lửa kho, chiên đủ kiểu cho con ăn không ngán.

Cứ thế, cu Cường lớn dần và bắt đầu đi học. Tiền bánh cho con là cái bắp chuối hay xấp lá chuối. Trên đường đến trường, cu Cường ghé chợ đổi lấy

miếng bánh gì đó. Mấy bà hàng rau cần bắp chuối để xắt ra trộn vào rau sống và lá chuối là để gói hàng.

Rồi bé Tường Vi chào đời. Đất trời đã chìu lòng cầu xin, ban cho vợ chồng Năm Hiệp đứa bé gái này. Tiếng khóc, tiếng cười của Bé đã làm sáng lên cuộc đời khốn cùng tối tăm.

Đến một ngày, nhìn hai đứa con nheo nhóc, tóc tai chờm bơm bụi đỏ đầy người, hai vợ chồng thủ thỉ chào thua giấc mộng lập vườn và thu xếp trở về quê cũ. Đành rao bán nhà, bán đất và những thứ lặt vặt, kể cả miệng chài! Chẳng ai thèm mua vì ai cũng tính dông. May sao, hơn một tháng sau bán được cho một tay mới từ Nghệ An vào đây lập nghiệp. Bán đổ, bán tháo nên chỉ đủ tiền về xe và dư chút đỉnh mua vài bộ đồ!

Vậy là một đám xốc xếch trở về quê cũ Cái Đôi. Sáu năm trời coi như giấc mơ khủng khiếp. Bà con chòm xóm tay bắt, mặt mừng. Cứ như mới thoát chết trở về! Ăn nhờ ở đậu với ông bà già vợ vài ba tháng, vợ chồng Năm Hiệp lại ra riêng. Bà con, chòm xóm xúm nhau giúp dựng lại căn nhà lá nhỏ. Hiệp mở nghề sửa xe đạp sau khi đi qua Đôn Châu học lóm vài bữa. Chằng Lửa trở lại nghề cũ, mua lúa đem chà gạo bán loanh quanh hoặc bán cho mối mang. Cũng may lúc đó xe đạp Xã Hội Chủ Nghĩa toàn là đồ dỡm, hư liền liền và gạo thóc, mối mang tranh nhau thu mua chở lậu về Sài Gòn, bán không kịp. Nhờ vậy, vợ chồng nhà Năm Hiệp không đến nỗi đói rách như lúc mới trở về. Dần dà về sau, Chằng Lửa mở thêm nghề bán bánh trái, dầu lửa, tạp lục trong nhà, Năm Hiệp theo một người bạn trong xóm, xoay qua nghề xe ôm. Rồi từ nghề xe ôm, Năm Hiệp gặp một người khách chỉ cho nghề nuôi cua, một nghề không ai trong xóm bấy giờ tin là có thật! Rồi vợ chồng Năm Hiệp đỡ khổ hơn chút nữa. Bà con trong ấp Cái Đôi cũng từ đó đỡ nghèo hơn chút nữa nhờ nghề nuôi cua.

Thì ra, không như Xuyên Mộc, cuộc sống ở Cái Đôi thật dễ dàng mặc dù không dư dã gì nhiều. Chỉ cần ra ngoài sông, ngoài mương lặn hụp một lát là có đủ cá tép ăn uống phủ phê. Chỉ cần đi đào hang bắt cua hoặc cắm cần câu cua một buổi là có đủ tiền mua trà lá lặt vặt hằng ngày. Chỉ cần gieo mạ, cấy vài công lúa là có đủ gạo thóc trong nhà. Dễ dàng như vậy đó mà ngày nọ Năm Hiệp đã không thấy. Chỉ thấy vườn tiêu, vườn điều của miền đất đỏ xa xôi để xém chút nữa vợ chồng con cái nhà hắn tiêu điều luôn.

Vậy là, cóc chết ba năm quay đầu về núi, Năm Hiệp đi sáu năm mang đầu máu trở lại Cái Đôi. Trở lại để thấy thấm thía tình xóm chòm thân thương quá, cuộc sống êm đềm quá. Đúng rồi, Cái Đôi, chỉ có nơi đó suốt đời Năm Hiệp không bao giờ quên. Thương lắm.

Phạm Chinh Đông