t ch c mÔ hÌnh ph cho kinh thÀnh hu

16
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 131 TỔ CHỨC MÔ HÌNH PHỐ ĐI BỘ CHO KINH THÀNH HUẾ TRONG TƯƠNG LAI Võ Tuấn Anh Khoa Kiến Trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: [email protected] Ngày nhận bài: 17/5/2019; ngày hoàn thành phản biện: 22/5/2019; ngày duyệt đăng: 02/7/2019 TÓM TẮT Phố đi bộ từ lâu đã hình thành và được phát triển ở các thành phố có văn hóa và kiến trúc di sản trên thế giới. Kinh thành Huế là khu vực mà khách du lịch luôn chọn làm điểm tham quan chính. Hiện tại Kinh thành vẫn có giao thông theo dạng thông thường và tương đối thô sơ về trang thiết bị môi trường- cảnh quan đô thị, bên cạnh đó là dịch vụ tự phát và thiếu sự định hướng về quy hoạch, thiết kế cảnh quan, cũng như thiếu sự quan tâm của chính quyền khiến cho nó hạn chế việc thu hút du khách cũng như người dân. Đặc biệt vào buổi tối, các không gian xung quanh trở nên thiếu sức sống và buồn tẻ. Vì vậy đề tài phân tích, đánh giá và đề xuất mô hình tuyến phố có những yếu tố đặc thù về giao thông- kiến trúc cảnh quan, văn hóa cũng như môi trường tạo tiền đề làm thay đổi diện mạo nơi đây cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu vực phù hợp với thời đại cũng như phù hợp với sự phát triển của Kinh thành Huế trong tương lai. Từ khóa: kinh thành Huế, phố đi bộ, tương lai. 1. MỞ ĐẦU Nói đến Huế, chắc chắn mọi người ít hay nhiều đều nhắc đến một thời huy hoàng của lịch sữ triều Nguyễn. Bắt đầu từ thời Gia Long, trải qua mười ba đời vua trị vì, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một quần thể di tích lịch sử đồ sộ. Trong đó quần thể Kinh thành là vĩ đại và hoành tráng nhất, đánh dấu rõ nét về đường lối quy hoạch cũng như hình thức kiến trúc của một thời huy hoàng con lưu lại cho đến ngày nay.

Upload: others

Post on 01-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

131

TỔ CHỨC MÔ HÌNH PHỐ ĐI BỘ CHO KINH THÀNH HUẾ

TRONG TƯƠNG LAI

Võ Tuấn Anh

Khoa Kiến Trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Email: [email protected]

Ngày nhận bài: 17/5/2019; ngày hoàn thành phản biện: 22/5/2019; ngày duyệt đăng: 02/7/2019

TÓM TẮT

Phố đi bộ từ lâu đã hình thành và được phát triển ở các thành phố có văn hóa và

kiến trúc di sản trên thế giới. Kinh thành Huế là khu vực mà khách du lịch luôn

chọn làm điểm tham quan chính. Hiện tại Kinh thành vẫn có giao thông theo dạng

thông thường và tương đối thô sơ về trang thiết bị môi trường- cảnh quan đô thị,

bên cạnh đó là dịch vụ tự phát và thiếu sự định hướng về quy hoạch, thiết kế cảnh

quan, cũng như thiếu sự quan tâm của chính quyền khiến cho nó hạn chế việc thu

hút du khách cũng như người dân. Đặc biệt vào buổi tối, các không gian xung

quanh trở nên thiếu sức sống và buồn tẻ. Vì vậy đề tài phân tích, đánh giá và đề

xuất mô hình tuyến phố có những yếu tố đặc thù về giao thông- kiến trúc cảnh

quan, văn hóa cũng như môi trường tạo tiền đề làm thay đổi diện mạo nơi đây

cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu vực phù hợp với thời đại cũng

như phù hợp với sự phát triển của Kinh thành Huế trong tương lai.

Từ khóa: kinh thành Huế, phố đi bộ, tương lai.

1. MỞ ĐẦU

Nói đến Huế, chắc chắn mọi người ít hay nhiều đều nhắc đến một thời huy

hoàng của lịch sữ triều Nguyễn. Bắt đầu từ thời Gia Long, trải qua mười ba đời vua trị

vì, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một quần thể di tích lịch sử đồ sộ. Trong đó

quần thể Kinh thành là vĩ đại và hoành tráng nhất, đánh dấu rõ nét về đường lối quy

hoạch cũng như hình thức kiến trúc của một thời huy hoàng con lưu lại cho đến ngày

nay.

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

132

Hình 1: Các cảnh quan bên ngoài Hoàng thành Huế [6]

Với lịch sử hơn hai trăm năm, Kinh thành mặc nhiên vẫn hiện hữu và chan hòa

trong "nôi" văn hóa Huế nói chung và quần thể kiến trúc di sản Huế nói riêng. Kinh

thành Huế không những là nơi ghi dấu một thời vàng son của một đế chế phong kiến

mà còn là nơi đi chốn về cho cộng đồng người dân, nơi đây là một thực thể rộng lớn

nhưng thân quen, gần gũi, che chở và nuôi dưỡng các niềm tin và hi vọng cho hiện tại

và mai sau.

Trong nhịp sống hiện đại, với nền kinh tế phát triển thì đô thị hóa là điều đang

xảy ra từng ngày, các công trình dân sinh dần trở nên đan xen, chen chúc nhiều hơn.

Các giá trị cảnh quan trở nên kém vị thế. Một mặt sự chuyển đổi, du nhập các nhu cầu

phù hợp với cuộc sống và sự phát triên là hướng đi tất yếu, trong đó, các hoạt động

kinh doanh của người dân hiện tại chưa có những định hướng cụ thể để việc khai thác

về kinh tế còn tự phát, khiến cho môi trường cảnh quan trở nên lộn xộn, thiếu kiểm

soát. Bên cạnh đó, các áp lực về ô nhiễm, giao thông, stress khiến cho cư dân đô thị cần

có các không gian trong lành và yên tĩnh.

Mặt khác hình thái giao thông hiện tại chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại đơn

thuần mà chưa tạo nên hình ảnh đô thị hiện đại trong khi với tiềm năng sẵn có, các đô

thị trong nước cũng như trên thế giới đã khai thác những mô hình tuyến phố đặc trưng

và thú vị, giúp cho giá trị các di sản trở nên có vị thế và đóng góp rõ nét hơn trong

nhịp sống đương đại.

Do đó, việc quy hoạch, định hướng mô hình tuyến phố có cảnh quan đặc thù

gắn liền yếu tố di sản, văn hóa và kinh tế, giúp Kinh thành Huế chẳng những bảo tồn

các giá trị vốn có mà còn phát huy ở tầm cao hơn ở giá trị cảnh quan, môi trường và du

lịch.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

133

Hình 1. Giao thông và kiến trúc đô thị đường Lê Huân

2. NỘI DUNG

2.1. Kinh thành Huế

Hình 3. Không ảnh kinh thành Huế - Bốn mặt giáp Hoàng thành [6]

Hệ thống thành quách Huế có đến ba vòng thành, kể theo thứ tự ngoài lớn,

trong nhỏ dần, là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành.

Kinh thành: (vòng thành ngoài) của Huế được xây dựng dưới thời vua Gia

Long và Minh Mạng, bắt đầu vào mùa hè năm 1805 và kết thúc vào năm 1832.

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

134

Việc quy hoạch Kinh thành diễn ra trong 2 năm 1803-1804, chủ yếu là do chính

vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến đi khảo sát thực địa, hoạch định mô thức

kiến trúc và mặt bằng xây dựng.

So với Đô thành Phú Xuân vào cuối thời các chúa Nguyễn và được tiếp tục sử

dụng dưới thời Tây Sơn (1786-1801), mặt bằng của Kinh thành được mở rộng hơn rất

nhiều. Khi qui hoạch mặt bằng trên bản thiết kế, địa bàn của Kinh thành nằm chồng

lên hai đoạn khá dài của 2 chi lưu bên tả ngạn sông Hương. Đó là sông Kim Long và

sông Bạch Yến, đồng thời bao gồm địa phận của 8 làng vốn được thành lập trước đó

mấy thế kỷ. Đó là các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Thái, An Vân, An Hoà, An Mỹ,

An Bảo và Thế Lại.

Dựa vào các nguyên tắc địa lý phong thủy của phương Đông và thuyết Âm

Dương, Ngũ Hành của Dịch học, các nhà kiến trúc thời ấy đã bố trí kinh thành quay

mặt về phía Nam, chọn núi Ngự Bình làm tiền án (bình phong) và cồn Hến, cồn Dã

Viên trên sông để làm thế “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt Kinh

thành.

Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, triều Nguyễn đã huy động

khoảng 30.000 dân và lính ở các tỉnh miền Trung về Huế để ngăn sông, đào hào và đắp

một cái thành sơ khởi bằng đất. Công việc tiếp diễn trong nhiều năm. Đến năm 1818

thì số lính và dân công lên đến 80.000 người. Họ bắt đầu xây gạch ốp vào mặt tiền

(phía Nam) và mặt hữu (phía Tây) của Kinh thành. Còn mặt tả (phía Đông) và mặt hậu

(phía Bắc) thì được xây gạch ốp năm 1822. Sau đó vua Minh Mạng tiếp tục cho xây

thêm tường bắn ở đỉnh mặt ngoài của vòng thành vào các năm 1831, 1832 [4].

Hoàng thành: Được xây vào năm 1804, Hoàng thành với diện tích khoảng 37,5

ha, là nơi sinh hoạt quan trọng nhất của Triều đình nhà Nguyễn.

Toàn cảnh Hoàng thành hình vuông, mỗi cạnh dài 606 m, trong đồ án hơi lệch

về phía Nam của Kinh thành, có một cửa chính Ngọ Môn (Nam), Hòa Bình (Bắc), Hiển

Nhơn (Đông) và Chương Đức (Tây) [1].

Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp

đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp

đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Bên trong kinh thành,

được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích

Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và

phía đông là đường Xuân 68.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

135

Hình 4. Bố cục và các trục không gian chính của Kinh thành Huế xưa [6].

2.2 Thực trạng và các tiềm năng

- Quy hoạch - Kiến trúc - Cảnh quan

Như đã nêu ở trên, với các không gian bao gồm: Kinh thành - Hoàng Thành- Tử

Cấm Thành, và được gọi chung là Kinh Thành, tuy nhiên ứng với từng không gian sẽ

là những nét đặc trưng của hình ảnh đô thị qua từng thời kỳ.

Hoàng Thanh và Tử Cấm Thành được xem là hệ thống không gian và kiến trúc

ổn định, quan trọng nhất, hiện tại được bảo tồn cũng như quan tâm từ nhiều phía bao

gồm Unesco và chính quyền. Việc phục dựng và bảo tồn đang được diễn ra hàng năm

giúp cho hệ thống này ngày một hoàn thiện hơn.

Khoảng không gian bên ngoài Kinh Thành và bên trong (từ Hoàng Thành đến

Kinh Thành) hiện đang được cải thiện ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên, khu vực này

tỏ ra dễ bị "tổn thương" và có nguy cơ ảnh hưởng lớn từ sự phát triển đô thị hiện tại

cũng như trong tương lai. Vì vậy đây là khu vực cần có các nghiên cứu cụ thể nhằm

xây dựng một hình ảnh đô thị phù hợp với nhu cầu thời đại.

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

136

Hình 5. Tổng thể giao thông ở Kinh Thành – Đường dạng ô bàn cờ [6]

Về cơ bản, cấu trúc không gian lân cận Hoàng thành bao gồm: Nhà ở đô thị -

đường giao thông - Công viên - Hộ thành hào - Hoàng Thành

Về tổng thể mặt bằng, không gian bên ngoài Hoàng Thành là một vòng khép

kín, bắt đầu là quảng trường trước Ngọ Môn - đường 23/8- đường Đoàn Thị Điểm-

đường Đặng Thái Thân- đường Lê Huân - Quảng trường. Như vậy đây là một tuyến

không gian mang tính bao bọc Hoàng Thành nhưng không bị hạn chế các hoạt động so

với bên trong Hoàng Thành.

Hình 6. Các không gian cận Hoàng Thành [6]

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

137

Không gian, kiến trúc cảnh quan khu vực cận Hoàng thành tương đối rộng và

thoáng đãng, với hệ thống cây xanh dày đặc kết hợp với mặt nước tạo môi trường lý

tưởng cho nhiều hoạt động. Nơi đây thường là điểm đến nghỉ ngơi của du khách sau

khi tham quan Hoàng thành cũng như cư dân sinh sống trong khu vực.

Hình 7. Mặt cắt không gian đặc trưng cận Hoàng Thành

- Giao thông

Về tổng thể, Kinh thành có giao thông quy hoạch theo lối ô bàn cờ, các đường

được bố trí song song và vuông góc, có mật độ tương đối dày với khoảng cách tương

đối ngắn. Bên cạnh đó các đường giao thông khu vực cận Hoàng Thành rộng, có cơ sở

hạ tầng tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi giao thông từ yếu tố cơ giới

sang yếu tố tốc độ chậm mà không ảnh hưởng đến các hoạt động chung của xã hội.

Khoảng không gian bên ngoài Kinh Thành và bên trong (từ Hoàng Thành đến

Kinh Thành) hiện đang được cải thiện ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên, khu vực này

tỏ ra dễ bị "tổn thương" và có nguy cơ ảnh hưởng lớn từ sự phát triển đô thị hiện tại

cũng như trong tương lai. Vì vậy đây là khu vực cần có các nghiên cứu cụ thể nhằm

xây dựng một hình ảnh đô thị phù hợp với không gian kiến trúc cảnh quan chung.

Hình 8. Các hoạt động giao thông ở khu vực cận Hoàng Thành [6]

Hoàng Thành /Cây xanh / Hộ Thành Hào / Đường giao thông / Kiến trúc đô thị

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

138

Hiện tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô đã đưa vào khai thác các tuyến du

lịch bằng xe điện. Ngoài ra các hệ thống bải đỗ xe đã được quy hoạch tại các đầu mối

giúp cho việc tham quan du khách được thuận tiện, điều này chứng tỏ chính quyền sở

tại đã và đang quan tâm đến môi trường cảnh quan và du lịch.

- Kinh tế - Du lịch

Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huế trong

3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,25 triệu lượt, tăng 13,8%; trong đó, khách quốc tế ước

đạt 642,939 lượt, tăng 20,26%. Khách lưu trú 562,578 lượt, tăng 8,26%. Doanh thu từ du

lịch ước đạt 1.104 tỷ đồng, tăng 5% [5]. Trong đó Kinh Thành Huế là điểm đến tham

quan nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ vị thế quan trọng trong tổng thế các di sản kiến

trúc của Huế. Bên cạnh đó du khách đến Huế không những tham quan các điểm di tích

mà còn tìm hiểu thêm các yếu tố văn hóa bản địa, giúp cho các hoạt động văn hóa và

thương mại trong khu vực được sôi động và mang lại kinh tế cho cộng đồng cư dân đô

thị sống lân cận Hoàng thành. Điển hình là các tuyến đường Đoàn Thị Điểm; Lê Huân;

Đặng Thái Thân; Mai Thúc Loạn; Đinh Tiên Hoàng; Nguyễn Trãi....

- Hoạt động văn hóa - cộng đồng

Kinh Thành Huế, ngoài điểm đến tham quan mang giá trị di sản, kiến trúc còn

là nơi diển ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, đậm nét nhất là các hoạt động Festival

Huế diễn ra theo chu kỳ hai năm một lần. Bên cạnh đó, với thế mạnh về cảnh quan,

môi trường, nơi đây còn diễn ra các hoạt động văn hóa mang tính đời sống thường

nhật của cư dân đô thị như: nghỉ ngơi, thư giản, thể dục, giao lưu văn hóa...

Hình 9. Các hoạt động văn hóa trong khu vực [6]

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

139

Bảng1. Thống kê các hoạt động và thời gian trong khu vực nghiên cứu

Thời

gian

TT

Các

đối

tượng

hoạt

động

Thời gian hoạt động trong ngày

Sáng Chiều Tối

5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

1 Giao

thông

cơ giới

x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

2 Khách

du

lịch

x x x x x x x x x

3 Thể

dục,

thể

thao

x x x x

4 Nghỉ

ngơi,

giải trí

x x x x x x x

5 Buôn

bán

nhỏ

x x x x x x x x x x x x x

6 Hoạt

động

VH

Thường diễn ra định kỳ trong tuần hoặc trong tháng

3. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Các tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật của phố đi bộ

Bao gồm các tiêu chí sau:

1- Mặt đường lót đá;

2- Có những mãng xanh trên đường phố;

3- Có ghế ngồi nghỉ chân;

4- Có không gian cô đọng, bố trí hài hòa, cảnh quan đẹp;

5- Có các quảng trường, nơi tập trung nhiều di tích và các công trình kiến

trúc; có giá trị lịch sữ, văn hóa, là nơi có truyền thông giao lưu văn hóa;

6- Có nhiều cửa hiệu, quầy dịch vụ và trung tâm mua xắm lớn;

7- Có nhà vệ sinh công cộng và các trang thiết bị đô thị cần thiết;

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

140

8- Có mạng lưới giao thông công cộng hoàn chỉnh;

9- Có thể kết nối được với những tuyến đường, những cụm công trình

khác;

10- Có hệ thống bãi đậu xe [2]

3.2. Các bài học kinh nghiệm

3.2.1 Nước ngoài

Bốn hình thức tổ chức giao thông

- Los Angeles (Mĩ)

Hòa nhập giao thông về mặt giao thông tốc độ cao. Hệ thống giao thông đơn

giản, không khó khăn với độ an toàn thấp. Đường phố không thích hợp cho bất cứ loại

hình giao thông nào ngoài giao thông ô tô.

- Radburn (Mĩ)

Hệ thống tách biệt giao thông năm 1928 được đưa vào Radburn, New Jersey:

một hệ thống phức tạp, đắt tiền, kéo theo nhiều đường và đường đi bộ song song và

nhiều đường chui. Khảo sát các khu dân cư cho thấy rằng nguyên tắc này (về lí luận đã

xuất hiện để cải thiện sự an toàn giao thông) hoạt động tồi trong thực tế bởi người đi

bộ thích đi theo con đường ngắn hơn so với đường an toàn hơn nhưng dài hơn.

- Nederland (Hà Lan)

Hòa nhập giao thông về mặt giao thông tốc độ chậm. Đưa vào năm 1969, hệ

thống này đơn giản, không khó khăn, an toàn, duy trì đường phố như một không gian

công cộng quan trọng cho tất cả. Khi xe phải được lái đến nhà, hệ thống này tốt hơn rất

nhiều so với hai hệ thống trên.

- Venice (italia)

Thành phố đi bộ. Sự chuyển tiếp từ giao thông tốc độ cao sang giao thông tốc

độ thấp ở ngoại ô thành phố hoặc khu vực này. Hệ thống giao thông đơn giản và

không khó khăn, với độ an toàn khá cao và có cảm giác an ninh hơn nhiều so với bất cứ

hệ thống nào khác [3].

Trong các mô hình trên, Venice đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất và được biết

đến như một điểm du lịch hàng đầu trên thế giới.

3.2.2. Trong nước

- Phố cổ Hội An

Hội An là một đô thị cổ, nằm trong hệ thống di sản của Việt Nam đã được

Unesco công nhận. Hội An đã tổ chức mô hình phố đi bộ trong lòng di sản, mô hình

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

141

này tạo ra môi trường giao thông thích hợp cho kiến trúc cảnh quan khu vực cũng như

tạo điều kiện thuận lợi cho du khánh du lịch. Bằng chứng Hội An luôn được đánh giá

là điểm đến tham quan và du lịch hàng đầu đối với du khách ở Việt Nam cũng như

trên thế giới.

- Phố Tây Huế

Thừa Thiên Huế đã áp dụng mô hình phố đi bộ cho khu vực phố Tây từ ngày

29/9/2017 bao gồm tuyến đường Phạm Ngũ Lão, đường Võ Thị Sáu và đường Chu Văn

An. Từ khi khai trương tuyến phố này, Huế đã có một điểm đến về đêm nhộn nhịp,

thêm một sự lựa chọn trải nghiệm cho du khách đến Huế cũng như cư dân sinh sống

trong đô thị. Bước đầu tuyến phố đã đễ lại những ấn tượng tốt nhưng bên cạnh vẫn

còn nhiều nhược điểm như: nhiều quán nhậu, thiếu môi trường công cộng, thiếu các

dịch vụ thương mại, thiếu các chương trình nghệ thuật đường phố...

4. GIẢI PHÁP

Đối chiếu với nhu cầu của phát triển kinh tế và nâng cao giá trị văn hóa, môi

trường của khu vực, cũng như so sánh với các tiêu chí mang tính khoa học thì Kinh

thành Huế, cụ thể là không gian cận Hoàng Thành (đường Đoàn Thị Điểm, Đường

Đặng Thái Thân, đường Lê Huân và đường 23/8) đạt được gần như tất cả các tiêu chí

về môi trường kỹ thuật cũng như văn hóa xã hội, tiến đến có thể xây dựng và tổ chức

các tuyến phố đi bộ theo kịch bản sau:

Một là, Từ nhu cầu đi bộ ở đô thị đến phố đi bộ - Mô hình phố đi bộ thư giãn,

thể dục.

Hai là, Phố đi bộ - Từ góc nhìn thương mại và du lịch – Mô hình phố đi bộ mua

sắm.

Ba là, Phố đi bộ - Từ góc nhìn văn hoá và du lịch – Mô hình phố đi bộ thưởng

thức văn hoá.

Bốn là, Tổng hợp lại những mô hình khu phố đi bộ trên.

Để hiện thực hóa được những mô hình này cần hướng đến cụ thể các giải pháp

sau:

4.1. Về Quy hoạch

Quy hoạch là yếu tố hàng đầu để tạo dựng cảnh quan cũng như cơ sở hạ tầng

cho khu vực, đây là hoạt động mang tính tiên quyết, cụ thể về quy hoạch cần các công

việc sau:

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

142

Một là, quy hoạch bảo tồn về không gian kiến trúc di sản, các vùng không gian

ở các cấp độ khác nhau, có các quy định và chế tài cụ thể nhằm có các định hướng cho

kiến trúc trong tương lai.

Hai là, quy hoạch và chỉnh trang các không gian kiến trúc và cảnh quan các khu

vực ven Hoàng thành, cụ thể là bốn đường nói trên, nhằm kiến tạo được diện mạo đô

thị mang tính đồng nhất và trật tự.

Ba là, quy hoạch, định hướng cũng như xen cấy các công trình dịch vụ có tầm

cở về thương mại vào các khu đất trống không ảnh hưởng đến đất bảo tồn di tích.

Ngoài ra có cơ chế chuyển đổi các công trình kiên trúc dân sinh phù hợp cho dịch vụ.

Bốn là, quy hoạch lại hệ thống giao thông và bải đổ xe nhằm tạo yếu tố kết nối

thuận lợi cho người dân cũng như du khách, bao gồm đường đi bộ và các đường cơ

giới song song tránh các tình trạng ùn tắc và cản trở giao thông. Các bải đổ xe phải

được bố trí đầu tuyến và cuối tuyến, có vị trí thuận lợi cũng như diện tích phù hợp cho

nhu cầu sử dụng.

Hình 10. Đề xuất tuyến phố đi bộ cho bốn đường ven Hoàng thành

4.2. Trang thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị

Trang thiết bị kỹ thuật và môi trường là một phần không thể thiếu đối với đô

thị và nhất là phố đi bộ, nó là hiện thân của sự văn minh, sự thoải mái cũng như cảm

giác an toàn cho người sử dụng, để làm được điều này cần:

Một là đường luôn luôn được lát đá tự nhiên, kết hợp trang trí về hoa văn và

màu sắc trên mặt đường.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

143

Hai là chăm chút vào các thiết bị kỹ thuật nhỏ như lưới chắn rác, nắp cống, lưới

gốc cây, đèn đường, bản chỉ đường...

Ba là bố trí các trạm vệ sinh công cộng và thùng rác hợp lý, có thiết kế phù hợp

với kiến trúc ở kinh thành.

Bốn là bố trí các ghế ngồi thuận tiện và hợp lý giúp người đi bộ luôn có thể

dừng chân khi cần.

Năm là bố trí các vòi nước công cộng tại những vị trí cụ thích hợp dành cho du

khách hoặc người dân tham gia trên tuyến phố, đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu

sáng và chiếu sáng trang trí, hệ thống camera giám sát.

Cuối cùng là xây dựng đội ngủ bảo vệ chuyên nghiệp, chuyên tập trung vào

việc vận hành tuyến phố được diễn ra được an toàn và văn minh.

4.3. Tổ chức cảnh quan, kiến trúc

Để tuyến phố đi bộ trở nên thú vị và thu hút sự quan tâm của người sử dụng

thì kiến trúc cảnh quan khu vực cần được quan tâm và xây dựng hình ảnh đô thị có

bản sắc văn hóa và môi trường thân thiện bao gồm:

Một là, chọn không gian quảng trường trước Ngọ môn làm điểm nhấn chính,

bao gồm điểm đầu và điểm cuối của tuyến. Các đường ven Hoàng thành là các tuyến

phụ có các hoạt động độc lập, được xen cấy các không gian công viên cây xanh làm

khu vực nghỉ ngơi và thư giản.

Hai là, định hướng cụ thể hình thức kiến trúc các công trình xây mới và cũ

nhằm hướng đến một hình thức kiến trúc có tính bản sắc phù hợp với kiến trúc triều

Nguyễn. Bên cạnh đó cần đề xuất các kiot di động có hình thức kiến trúc phù hợp

nhằm xen cấy vào các không gian trống làm dịch vụ phục vụ tuyến phố.

Ba là, tổ chức lại hệ thống vĩa hè phía công trình dân sinh, nhằm tăng thêm

không gian cũng như tạo dựng môi trường phù hợp cho kinh doanh.

Bốn là, định hướng các loại hình dịch vụ, thương mại cụ thể lên các tuyến phố

chính nhằm khai thác tính chuyên biệt tạo yếu tố chuỗi cho du khách dễ lựa chọn.

4.4. Văn hóa

Xây dựng yếu tố văn hóa bản địa là cách mà bất cứ tuyến phố đi bộ nào trên thế

giới cũng hướng đến. Nó thường được xem như một hình ảnh đại diện cho một nền

văn hóa, đó là dấu ấn riêng đễ du khách dễ nhận biết nơi này và nơi khác. Văn hóa

càng đặc sắc, thì tuyến phố càng thành công, để làm được điều đó cần:

Một là, xây dựng các hoạt động nghệ thuật mang tính định kỳ - chương trình

lớn, có sự tham gian của nhiều nhà nghệ thuật để tạo nên các chương trình nghệ thuật

chính.

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

144

Hai là, song song các chương trình nghệ thuật định kỳ là xây dựng các loại

nghệ thuật hàng ngày, được diễn ra trên nhiều địa điểm trong một khoảng thời gian

nhất đinh, có thể đề xuất vào buổi đêm.

Ba là, nâng cao ý thức cộng đồng người dân, xem người dân là một phần văn

hóa bản địa để xây dựng một hình ảnh đặc trưng thông qua chính cư dân đô thị sinh

sống tại đó.

5. KẾT LUẬN

Sự "tiến hóa" đô thị là điều tất yếu, đô thị luôn có những mâu thuẫn và bức xúc

cần phải giải quyết. Trong tương lai, việc tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng cho cuộc

sống và phát triền là một nhu cầu cấp thiết. Mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế, cụ

thể là các tuyến đường cận Hoàng Thành sẽ góp phần kiến tạo diện mạo hoàn thiện

cho cảnh quan đô thị di sản và du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế ở một mức độ cao

hơn. Các tiêu chí để đạt được đôi khi cần xây dựng và cần có thời gian để hoàn thiện,

nhưng các hoạt động định hướng luôn mang đến tầm nhìn cho người quản lý về mặt

chủ trương cũng như chuyên môn.

Một khi mô hình phố đi bộ cho khu vực Kinh Thành được xây dựng, tin rằng

các giá trị mang lại là rất lớn, bao gồm những giá trị hữu hình cũng như vô hình, chí ít

đó là cách thay đổi kịp thời và hợp thời đại cũng như sự quan tâm đúng mực của thế

hệ con cháu ứng sử với di sản của bậc tiền nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế.

[2]. Phạm Thị Thúy Nguyệt (2006), Phố đi bộ từ góc nhìn văn hóa đô thị, Luận văn Thạc sĩ Văn

hóa, Trường Đại học Văn hóa.

[3]. Jan Gehl (2009), Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc.

[4]. (KTS Lê Phục Quốc dịch), Nhà xuất bản Xây dựng.

[5]. Thuathienhue.gov.vn, Cổng thông tin điện tử Thừa thiên Huế.

[6]. Bvhttdl.gov.vn, Cổng thông tin điện tử Bộ văn hóa thể thao du lịch.

[7]. Tổng hợp các hình ảnh từ Internet.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019)

145

ORGANIZING THE MODEL OF WALKING STREET

FOR HUE CITADEL IN THE FUTURE

Vo Tuan Anh

Faculty of Architecture, University of Sciences, Hue University

Email: [email protected]

ABSTRACT

The walking street has been formulated and developed for a long time in the cities

in which containing cultural and architectural values in the world. Hue Citadel is a

place where tourists always select for the destination. Currently, the Citadel still

has the regular traffic and primitive equipment of urban landscape and

environment. In addition, associated services are still spontaneous and lack

orientations of planning, landscape design, as well as attention from the local

governments, which creates the limitations in attracting tourists and local

residents. Especially, in the night, the surrounding spaces still lack the livability

and proactiveness. Therefore, the article aims to analyze, assess and propose

models of street lines including features of traffic - urban architecture, culture and

environment for changing the image of the city as well as promoting the overall

development of the region in response to the era and the development of Hue

Citadel in the future.

Keywords: Future, Hue citadel, walking street.

Võ Tuấn Anh sinh ngày 24/10/1980 tại Huế. Năm 2004, ông tốt nghiệp

Kiến trúc sư tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Năm 2011, ông hoàn

thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch Đô thị, hợp tác đào

tạo giữa Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Trường Đại học Khoa học,

ĐH Huế. Năm 2012, ông đi tu nghiệp ở Ancona, Italia trong chương trình

hợp tác giữa trường đại học Marche (Università Politecnica delle Marche)

và Trường Đại học Khoa học. ĐH Huế, sau đó trở về làm công tác giảng

dạy và nghiên cứu khoa học tại khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học,

Đại học Huế.

Tổ chức mô hình phố đi bộ cho Kinh thành Huế trong tương lai

146