sách những chủ đề trong thần học cựu ước

120
1 Sách: Nhng ChĐề Trong Thn Hc Cựu Ước Nhng ChĐề Trong Thn Hc Cựu Ước William Dyrness Li Gii Thiu Cun Nhng ChĐề Trong Thn Hc Cựu Ước này được dch tcun Themes in Old Testtament Theology của giáo sư William Dyrness do nhà xuất bn Inter-Vasity Press n hành năm 1979. Kinh nghim ging dy Thn Hc Cựu Ước ti Chng Vin Thn học Châu Á ở Manila đã thôi thúc William Dyrness viết cuốn sách này. Trong thời gian ging dạy, tác giả đã nhận thy mt mặt tài liệu này rất phù hợp với các sinh viên Châu Á, mặt khác sinh viên hiện đang thiếu tài liệu thn hc hp thời và thỏa đáng. Tuy nhiên theo tác gi, quyển sách nhỏ này chỉ nhìn nhận sthiếu hụt hơn là nỗ lực để lấp đầy nhng thiếu hụt đó. Được scho phép bản quyn của nhà xuất bn Inter-Vasity Press, Vin Thn Hc Vit Nam dịch và xuất bn cuốn sách này nhằm đáp ứng nhu cu hc hi Lời Chúa của con dân Chúa khắp nơi. Các con cái Chúa có thể sdng tập sách này để nghiên cứu cách cá nhân hoc theo từng nhóm. Tập sách này cũng được dùng làm tài liệu giáo khoa cho các học viên học txa (hàm th) mun học môn Thần Hc Cựu Ước (chương trình B.A. hay B.Th.) ca Vin Thn Hc Vit Nam Chúng tôi ước mong tập tài liệu này sẽ khích lệ và hướng dn bn trong vic hc hi Lời Chúa. Vin Thn Hc Vit Nam Tháng 12, 2003 Nhng chviết tt ANET: Ancient Near Eastern Texts [các bản văn Cổ Cận Đông] DOTT: Documents from Old Testemant Times [các tài liệu thi Cựu Ước] IDB: Interpreter's Dictionary of the Bible [Thánh Kinh Từ Điển] LXX: Septuagint [BBảy Mươi] NBD: The New Bible Dictionary [Tân Thánh Kinh Từ Điển] NT (TƯ): New Testament [Tân Ước] OT (CƯ): Old Testament [Cựu Ước] TDNT: Theological Dictionary of the New Testament [TĐiển Thn Học Tân Ước]. I. Dn Nhp II. Đức Chúa Trời TMc Khi III. Bản Tánh Của Đức Chúa Trời IV. Sáng Tạo & Quan Phòng V. Người Nam & Người NVI. Ti Li VII. Giao Ước VIII. Luật Pháp IX. SThPhượng

Upload: nguyen-kim-son

Post on 18-Dec-2014

941 views

Category:

Documents


18 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

1

Sách: Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước

Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước William Dyrness

Lời Giới Thiệu

Cuốn Những Chủ Đề Trong Thần Học Cựu Ước này được dịch từ cuốn Themes in Old

Testtament Theology của giáo sư William Dyrness do nhà xuất bản Inter-Vasity Press ấn

hành năm 1979.

Kinh nghiệm giảng dạy Thần Học Cựu Ước tại Chủng Viện Thần học Châu Á ở Manila

đã thôi thúc William Dyrness viết cuốn sách này. Trong thời gian giảng dạy, tác giả đã nhận

thấy một mặt tài liệu này rất phù hợp với các sinh viên Châu Á, mặt khác sinh viên hiện đang

thiếu tài liệu thần học hợp thời và thỏa đáng. Tuy nhiên theo tác giả, quyển sách nhỏ này chỉ

nhìn nhận sự thiếu hụt hơn là nỗ lực để lấp đầy những thiếu hụt đó.

Được sự cho phép bản quyền của nhà xuất bản Inter-Vasity Press, Viện Thần Học Việt

Nam dịch và xuất bản cuốn sách này nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi Lời Chúa của con dân

Chúa khắp nơi. Các con cái Chúa có thể sử dụng tập sách này để nghiên cứu cách cá nhân

hoặc theo từng nhóm.

Tập sách này cũng được dùng làm tài liệu giáo khoa cho các học viên học từ xa (hàm

thụ) muốn học môn Thần Học Cựu Ước (chương trình B.A. hay B.Th.) của Viện Thần Học

Việt Nam

Chúng tôi ước mong tập tài liệu này sẽ khích lệ và hướng dẫn bạn trong việc học hỏi

Lời Chúa.

Viện Thần Học Việt Nam

Tháng 12, 2003

Những chữ viết tắt

ANET: Ancient Near Eastern Texts [các bản văn Cổ Cận Đông]

DOTT: Documents from Old Testemant Times [các tài liệu thời Cựu Ước]

IDB: Interpreter's Dictionary of the Bible [Thánh Kinh Từ Điển]

LXX: Septuagint [Bộ Bảy Mươi]

NBD: The New Bible Dictionary [Tân Thánh Kinh Từ Điển]

NT (TƯ): New Testament [Tân Ước]

OT (CƯ): Old Testament [Cựu Ước]

TDNT: Theological Dictionary of the New Testament [Từ Điển Thần Học Tân Ước].

I. Dẫn Nhập

II. Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải

III. Bản Tánh Của Đức Chúa Trời

IV. Sáng Tạo & Quan Phòng

V. Người Nam & Người Nữ

VI. Tội Lỗi

VII. Giao Ước

VIII. Luật Pháp

IX. Sự Thờ Phượng

2

X. Lòng Tin Kính

XI. Đạo Đức Học

XII. Sự Khôn Ngoan

XIII. Thánh Linh Của Đức Chúa Trời

XIV. Lời Tiên Tri

XV. Hy Vọng Của Y-sơ-ra-ên

XVI. Các Sách Tham Khảo

(c) 2004-2009 VietChristian.com and its software. All rights reserved

Chương 1

Dẫn Nhập

Một tác phẩm viết về Cựu Ước khó có thể trở thành sách bán chạy nhất hiện nay. Ngay

giữa vòng những người sốt sắng nghiên cứu Kinh Thánh và tiếp tục làm cho Kinh Thánh luôn

luôn là loại sách bán chạy nhất qua các thời đại thì những cuộc hội thảo về Cựu Ước cũng

không thay đổi được quan niệm của họ. Chẳng khó khăn gì mà không biết được lý do của nó.

Hầu như các Cơ Đốc Nhân vẫn thường dành phần lớn thời gian của mình vào việc nghiên

cứu Tân Ước, thỉnh thoảng mới đột phá vào các sách Thi Thiên hoặc Châm Ngôn, còn các

sách Tiên Tri thì lâu lâu mới đọc. Hậu quả là nhiều Cơ Đốc Nhân không hiểu được toàn bộ

mặc khải của Đức Chúa Trời về chính Ngài do đó họ không thể nào có được một bức tranh

toàn cảnh về các mục đích của Chúa. Thực tế cho thấy, nhiều ngôn ngữ trên thế giới thậm chí

vẫn chưa có được một bản dịch Cựu Ước nữa. Dĩ nhiên, có thể thông cảm với lý do hạn chế

về ngân quĩ và nhân lực nên Kinh Thánh Tân Ước được ưu tiên dịch ra trước, nhưng nếu quý

vị giáo sĩ và mục sư chỉ biết giảng dạy nương trên Tân Ước mà thôi thì họ sẽ không thể nào

thể hiện được toàn bộ sức mạnh của Lời Đức Chúa Trời. Điều này đặc biệt quan trọng trong

những bối cảnh truyền giảng, bởi Cựu Ước thường là nhịp cầu tự nhiên nối liền với giới bình

dân, nhất là với những đối tượng không thuộc về nền văn hóa Tây phương. Cựu Ước được

đưa vào tư gia, đưa ra phố chợ với mục đích truyền thông tình yêu và sự nhơn từ của Chúa

bằng những lời lẽ hết sức cụ thể. Thực ra Tân Ước không thể đứng một mình.

Chẳng khó khăn gì để tìm ra các dẫn chứng nhằm minh họa cho điều này qua các tài

liệu truyền giáo. Chẳng hạn, tại Trung Hoa, các giáo sĩ vào những ngày đầu tiên thường chỉ

sử dụng Tân Ước để truyền giảng. Khi bàn về nhược điểm của các hội truyền giáo tại Trung

Hoa, Arthur Glasser ghi nhận:

Lỗ hổng đích thực của phong trào truyền giáo chính là việc sử dụng không đầy đủ lời

của Đức Chúa Trời. Nó chỉ chú trọng vào một bộ phận của Kinh Thánh đó là Tân Ước và

sách Thi Thiên...Kinh Thánh không chỉ chứa đựng sứ điệp Phúc Âm của Tân Ước mà còn có

cả sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho thiên chức về nhân quần xã hội nữa: đó là một

chuỗi bổn phận xuyên suốt Cựu và Tân Ước. Trong khi Tân Ước tập trung phần lớn vào từng

cá nhân trước mặt Đức Chúa Trời, thì Cựu Ước lại nhấn mạnh đến mối liên hệ hợp nhất (gia

đình, cộng đồng xã hội và quốc gia). Tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài

một lối sống vừa bình đẳng vừa nhân đạo...Tóm lại, Cựu Ước đã chỉ dạy về một lối sống qua

đó các quyền lợi của con người được bảo toàn�(New Forces in Missions, ed. David Cho,

Seoul, 1976, pp. 194-95).

Như vậy, tác phẩm này ra đời nhằm mục đích khai mở Cựu Ước cho các Cơ Đốc Nhân.

Nói đúng ra, thì đây là một quyển sách về thần học Cựu Ước, và điều quan trọng là chúng ta

3

phải hiểu được ý nghĩa của nó. Mọi nền thần học tốt đều dựa trên Kinh Thánh hoặc ít hoặc

nhiều, nhưng thần học Kinh Thánh phải là sự nghiên cứu chuyên biệt về các chủ đề của

Thánh Kinh dựa trên những điều kiện được cho của chúng. Để phân biệt với thần học hệ

thống, là khoa học tìm cách thấu hiểu mối tương quan giữa các chủ đề của Thánh Kinh với

các hàm ý về lịch sử và triết học, thần học Kinh Thánh nghiên cứu các chủ đề xuyên suốt của

Thánh Kinh trong tiến trình phát triển sự đối xử mà Đức Chúa Trời dành con người vào thời

đại Kinh Thánh. Nó mang tính lịch sử và tiệm tiến. Thần học Kinh Thánh xoay quanh sự tự

mặc khải để cứu rỗi của Đức Chúa Trời bằng hình thức các biến cố, qua đó Đức Chúa Trời đã

kêu gọi cho Ngài một dân không phải chỉ để phản ánh tâm tánh Ngài mà còn nhằm phản ánh

các chủ đích yêu thương Ngài. Thần học Kinh Thánh nhìn thấy các bước phát triển đó dựa

trên bối cảnh của một thế giới do Đức Chúa Trời sáng tạo, là phương tiện chuyên chở những

chủ đích và giá trị của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, thần học Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa

Trời đã không hề chịu từ bỏ các chủ đích của Ngài như thế nào, mặc cho sự bất trung của

chính dân Ngài, và thậm chí là sự vô tín của họ, Ngài vẫn hành động để tạo ra một dân khác

trọn vẹn và hoàn hảo hơn cho chính Ngài.

Nếu chúng ta nhập tâm những ý tưởng này và đọc Tân Ước (với toàn bộ phần lịch sử

liên quan đến vấn đề đó) trong sự soi sáng của chúng, nghĩa là chúng ta đang thực hiện một

bước khởi đầu quan trọng theo lối tư duy thần học y theo quan niệm của Đức Chúa Trời về

thế giới này. Điều chắc chắn là các ý niệm trọng tâm đó được bày tỏ qua Cựu Ước.

Tuy nhiên, điều hoàn toàn đúng là chúng ta phải đọc Cựu Ước trong ánh sáng về sự

hiện ra của Chúa Giê-xu Christ, cùng với sự mô tả tỉ mỉ của Tân Ước về công việc Ngài. Nói

cách khác, chúng ta phải đọc Cựu Ước với cương vị là Cơ Đốc nhân và phải tự vấn xem điều

đó có nghĩa gì. Với Cơ Đốc nhân, đâu là mối quan hệ giữa hai giao ước? Có một số người,

nhất là những người theo trường phái Luther, đã nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Cựu và

Tân Ước cũng như trổi vượt của Tân Ước. Luật pháp của Cựu Ước đã bị thay thế bởi Phúc

Âm của Tân Ước. Theo tôi thì Cơ Đốc nhân nên xem cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều có vai trò

như nhau .

Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những dị biệt vốn có giữa hai giao ước ấy. Các

chủ đích của Đức Chúa Trời được thể hiện một cách rõ ràng hơn trong Tân Ước. Giao ước ấy

đã được đóng ấn một lần đủ cả bằng sự chết của Đấng Christ, chứ không phải bằng nhiều lần

dâng sinh tế như trong Cựu Ước. Cựu Ước thì chú trọng ưu tiên vào dân Y-sơ-ra-ên, trong

khi Tân Ước lại thể hiện phần lớn sự quan tâm đến toàn thế gian. Song những điểm tương

đồng giữa hai giao ước lại quan trọng hơn những điểm dị biệt. Cả hai giao ước đều ký thuật

với cùng một dòng lịch sử về quá trình phát triển sự đối xử của Đức Chúa Trời với nhân loại.

Công việc của Đấng Christ là tột đỉnh của chân lý Cựu Ước chứ không phải là sự phủ nhận

chân lý đó. Cũng có những điểm mới trong Tân Ước, nhưng những điểm mới đó không phải

là hoàn toàn mới. Có một sự liên tục quan trọng nối liền hai giao ước lại với nhau, cả hai đều

chứa đựng lề lối và bản chất của sự mặc khải Đức Chúa Trời cũng như phương cách mà con

người đáp ứng sự mặc khải đó. Như John Calvin đã nói: Tôi được tự do thừa nhận có những

điểm dị biệt trong Kinh Thánh...nhưng bằng một cách thức nào đó để khỏi làm phương hại

đến tính nhất quán vững lập của nó...Tất cả những điều đó chỉ tác động đến thể thức, chứ

không hề liên quan đến bản chất (Institutes, II, 11, 1).

Một phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh đã chứng tỏ có kết quả trong việc minh họa

cho tính nhất quán này là hình bóng học (typology), hay môn học về những sự tương quan

giữa các yếu tố của hai giao ước đó. Nếu việc làm đó từng bị lạm dụng và dẫn tới sự giải kinh

tưởng tượng ra nhiều chi tiết thì việc hiểu đúng phương pháp sẽ giúp ta thấy rõ sự mặc khải

của Đức Chúa Trời được phát triển một cách nhất quán trong lịch sử. Hình bóng là một biến

cố Kinh Thánh, một nhân vật hay một thể chế dùng để nêu gương hay làm mẫu cho những

biến cố, những nhân vật hay những thể chế khác căn cứ trên bàn tính nhất quán về bản tính và

hành động của Đức Chúa Trời (Baker 1977, 267). Điều này có nghĩa là một biến cố hay đối

4

tượng Cựu Ước, mang ý nghĩa toàn diện theo toàn bộ văn mạch của Kinh Thánh thì ý nghĩa

của nó sẽ được mở rộng cho những điểm tương quan (và ứng nghiệm) trong Tân Ước mà

chúng ta có thể gọi là bối cảnh Tân Ước. Lối suy tưởng này phần lớn được thảo luận trong

sách này, khi tham khảo Tân Ước.Có một cách làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai giao ước đó

là ví sánh Kinh Thánh với một bản nhạc giao hưởng. Tất cả những chủ đề căn bản của bản

giao hưởng đều đã được trình bày trong Cựu Ước, đều có thể được nhìn thấy và thưởng thức

ngay trong những điều kiện của nó. Tất cả sự thật về việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời qua

sự sáng tạo và cứu chuộc đều đã được diễn tả trong các chủ đề ấy. Đức Chúa Trời đang thực

sự tiến về phía nhân loại nên đã có một mối thông công thực sự giữa hai bên không phải chỉ

là lời hứa về điều này. Sau đó Tân Ước cũng sử dụng các chủ đề đó, khai triển ra và thêm vào

đó các giai điệu riêng của mình, chuyển toàn thể bản nhạc lên một cung bậc cao hơn, đan dệt

tất cả vào nhau một cách phong phú và đẹp đẽ. Chỉ cần một dòng giai điệu đơn giản trong

Cựu Ước chẳng hạn như nói về thái độ nản lòng và sự chu cấp của những ngày lưu lạc tại

đồng vắng được góp nhặt và sắp xếp vào một khung cảnh khác thì giá trị sẽ được nâng lên

trong phần mặc khải Tân Ước như những lời cảnh báo và khích lệ của Phao-lô dành cho Hội

Thánh tại Cô-rinh-tô (I Côr 10). Nếu chúng ta không chịu cẩn thận lắng nghe Cựu Ước, rất có

thể là chúng ta sẽ bỏ qua cơ hội thưởng thức những giai điệu cảm động nhất của Tân Ước.

Cho nên, thay vì nhìn thấy Cựu Ước chỉ là tạm thời và thiếu sót một cái gì đó lỗi thời và bị

phế bỏ chúng ta phải nhìn thấy nó như là một cái gì đó chưa hoàn tất hơn cả phần hòa âm cần

được định hình, chuyển đổi phần ẩn dụ, cùng những tình tiết cần phải được đưa vào đoạn kết.

Như vậy, những gì Tân Ước đem đến cho chúng ta không phải để bỏ mặc Cựu Ước lại đàng

sau, mà chính là để thể hiện ra thực tại rất sâu nhiệm của Cựu Ước. Người ta có cảm tưởng

rằng càng đi sâu vào thực tại Cựu Ước thì người ta càng hiểu được chân lý của Tân Ước một

cách sâu nhiệm hơn. Tân Ước và Cựu Ước đều cần đến lẫn nhau để cho cả hai cùng đạt đến

sự bày tỏ trọn vẹn. Muốn bàn luận một cách đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa hai giao ước,

nên đọc tác phẩm Two Testaments: One Bible, của tác giả D. L. Baker được ghi trong danh

mục sách tham khảo.

Phần trên đây có thể giúp chúng ta trả lời được câu hỏi luôn được đặt ra, đó là

�Yếu tố trọng tâm của Cựu Ước là gì? Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng một

câu hỏi khác: Người ta phải tìm tâm điểm của một khúc giao hưởng hay một vở kịch ở đâu?'

Dĩ nhiên phải có những chủ đề trung tâm, nhưng không một điểm nào có thể được coi

là tâm điểm, trừ khi khi nó chính là điểm kết hợp toàn bộ. Cho nên, tất cả những chủ đề mà

chúng ta sẽ thảo luận đều trùng lắp lên nhau và tương quan lẫn nhau. Bản tánh của Đức Chúa

Trời dẫn Ngài đến chỗ ràng buộc chính Ngài với người nam và người nữ trong giao ước; luật

pháp làm trọn giao ước; sự thờ phượng (hình thức) và lòng tin kính cùng phát triển từ mối

quan hệ giao ước được định nghĩa trong luật pháp; tất cả những điều đó tự bày tỏ qua đời

sống đạo đức của cộng đồng (đạo đức học và sự khôn ngoan), dẫn đến khải tượng trong các

tiên tri về giao ước cuối cùng mà Đấng Christ sẽ đóng ấn bằng sự chết của Ngài. Có lẽ sự

thống nhất toàn bộ được thể hiện tốt nhất qua sự tự mặc khải mang tính sáng tạo cứu chuộc

của Đức Chúa Trời, hay bằng lời lẽ đơn giản hơn đó là việc Ngài đã bằng lòng hạ mình để trở

thành người cha của dân sự Ngài.

Tôi đã chọn cách khai triển mọi khía cạnh đó theo chủ đề. Phương pháp này có thể gặp

nguy cơ tạo ra những quan niệm sai lầm. Bất kỳ một hình thức phân chia tài liệu nào cũng

đều có ít nhiều tính độc đoán, và có thể đề nghị phân chia ở những chỗ không có phân chia.

Cho nên, cần nhớ rằng các ý niệm và thể chế được thảo luận trong các chương riêng biệt đều

có liên hệ hữu cơ với nhau, và đều trải qua sự phát triển lịch sử trong đời sống của Y-sơ-ra-

ên. Sự mặc khải của Đức Chúa Trời mang tính tiệm tiến tăng dần. Đó là lý do khiến cho một

số học giả (như Gerhard von Rad chẳng hạn) thích nghiên cứu Cựu Ước bằng phương pháp

lịch sử hơn. Nhưng khi người ta đã lưu ý đến đặc tính lịch sử của mặc khải, thì phương pháp

chủ đề sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tính mạch lạc trong chương trình của Đức Chúa Trời. Cũng

5

nên lưu ý là có thể nắm vững bối cảnh lịch sử bằng cách tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn về

lịch sử Cựu Ước, như của John Bright hay Leon Wood được ghi trong danh mục sách tham

khảo.

Trong phần lớn các chương, phương pháp đều giống nhau. Bắt đầu với phần tóm tắt các

tư liệu, tôi mô tả sơ lược về sự phát triển đã xảy ra trong Cựu Ước (nếu có thể thì đề cập đến

bối cảnh Cận Đông), rồi kết thúc bằng việc tóm tắt các nguyên tắc thần học có trong đó.

Trong một số trường hợp nhất là khi thảo luận về người nam và người nữ và về tội lỗi tôi đã

sử dụng nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng về từ ngữ và khái niệm để bổ túc cho phương

pháp kia. Phải thừa nhận rằng không hề có phương pháp riêng lẽ nào lại không có cái nhìn

phiến diện, vì thế chỗ nào có thể sử dụng được nhiều phương pháp khác nhau thì cần nên kết

hợp. Việc sử dụng các công trình nghiên cứu từ ngữ là phương pháp thông thường để học

Kinh Thánh, và thiết tưởng nên nói đôi lời về phương pháp nghiên cứu Cựu Ước này. Về cơ

bản, có hai cách nghiên cứu từ ngữ: nghiên cứu nguyên ngữ (etymological) và nghiên cứu

ngữ nghĩa (semantical). Phương pháp đầu chú ý đến ngữ căn, là nguồn gốc và sự phát triển

của từ ngữ; phương pháp sau chú trọng vào ý nghĩa các từ ngữ khi chúng được dùng trong

các văn mạch. Theo truyền thống, tuy việc nghiên cứu nguyên ngữ được người nghiên cứu

Kinh Thánh sử dụng rộng rãi hơn, nhưng gần đây, người ta lại thừa nhận rằng thượng hạ văn

của một từ ngữ là quan trọng hơn nguồn gốc của nó (thực sự có thể hoàn toàn bị lãng quên).

Do đó, trong nguyên văn Hy Lạp của Tân Ước, các học giả hiện có khuynh hướng chú ý

nhiều đến các bối cảnh của từ ngữ Hy Lạp (hay tiếng A-ram) của Cựu Ước hơn là lịch sử

nguyên ngữ của Hy Văn cổ (tuy cũng không nên bỏ qua phần này). Lẽ dĩ nhiên, giải pháp tốt

nhất là phải sử dụng cả hai nếu muốn hiểu rõ một điều gì qua nguyên ngữ (và có lẽ cả ý nghĩa

của nó trong các ngôn ngữ liên quan), phải thận trọng chú ý xem từ ngữ ấy đã được sử dụng

như thế nào trong văn mạch của Kinh Thánh. Trong những phần nghiên cứu như vậy, tôi sẽ

nhấn mạnh đến cả hai phương pháp. Trong chương bàn về Đức Chúa Trời với người nam và

người nữ, tôi lưu ý nhiều đến những điểm giống nhau, về phương diện nguyên ngữ, còn trong

chương về tội lỗi, tôi dành sự quan tâm nhiều hơn cho các mối quan hệ ngữ nghĩa mà không

hề có sự dính dáng gì về mặt nguyên ngữ. Học viên nào muốn thì có thể tham khảo tác phẩm

The Semantics of Biblical Language của James Barr, có thảo luận đầy đủ về những điểm này.

Những năm gần đây Cựu Ước đã trở nên hấp dẫn nhờ những kiến thức phong phú qua

các công trình nghiên cứu về tôn giáo đối chiếu, sử học, và khảo cổ học. Một số sách thần

học Cựu Ước đã được viết ra nhờ sử dụng số tài liệu đó. Tôi cũng tìm cách sử dụng số tài liệu

đó trong phạm vi của chủ đích và khả năng của mình. Một phần của chủ đích đó được xác

định qua việc quyển sách này đã được soạn thảo theo quan niệm Tin Lành, là quan niệm chấp

nhận toàn bộ Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời. Dù không phải mọi nguồn tài liệu tôi đã

sử dụng đều phản ánh quan điểm như vậy�và cũng có người sẽ không hài lòng với cách tôi

sử dụng các kết luận của họ�tất cả đều có nhiều điều để dạy chúng ta về Cựu Ước. Một khi

văn bản Thánh Kinh được xem là tòa án chung thẩm, thì người học Kinh Thánh không nên

tránh né việc học hỏi những kiến thức dồi dào được xuất phát từ những trường phái phê bình

đương đại được cung cấp sẵn cho mình (Introduction to the OT của R. K. Harrison quyển

lược khảo rất hữu ích về các quan điểm phê bình và lời đáp lại của giới Tin Lành). Tôi có liệt

kê một số công trình nghiên cứu rất quan trọng như vậy trong bản thư mục ở cuối sách. Vì có

thể tìm được các dữ kiện trong đó, nên tôi giới hạn việc đề cập các quyển sách đó, cũng như

nói đến tác giả, niên đại (nếu cần phải minh định rõ) và số trang trong sách này của tôi.

Mục đích chính của quyển sách này không nhằm đưa học viên đến với Cựu Ước. Vì

thế, tôi đã đưa phần trích dẫn Kinh Thánh trong hầu hết mọi phân đoạn. Các câu trích dẫn đó

không phải là để hậu thuẫn cho những gì tôi nói; mà đúng hơn đó chính là nguồn gốc các

nhận xét của tôi. Chúng được dụng ý trưng ra để mọi người đọc và suy gẫm. Nếu có người

đọc những câu đó và bắt đầu nhận thấy rằng Cựu Ước quả là một tài liệu lý thú và làm cảm

6

động, có thể đưa tất cả chúng ta đến sự sâu nhiệm trong đức tin, khiến chúng ta gia tăng sự ca

tụng thì quyển sách này đã đạt được mục đích của nó rồi.

Chương 2

Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải

Tri thức chung mọi người đều có đó là Đức Chúa Trời thực hữu, Ngài đã sáng tạo trời

đất, Ngài là Đấng công chính, Ngài trừng phạt kẻ gian ác v.v... Nhưng Đức Chúa Trời nghĩ gì

về chúng ta, Ngài muốn ban gì và làm gì để giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết hầu cứu

rỗi chúng ta -- đây là tri thức đặc biệt và đích thực về Đức Chúa Trời -- thì loài người lại

không biết. Như thế thì chẳng khác gì chuyện vẫn thường xảy ra là tôi rất quen với khuôn mặt

của một người, nhưng lại không thật sự biết người đó, bởi vì tôi không biết những gì người

ấy suy nghĩ. Cũng vậy, con người tự nhiên biết có một Đức Chúa Trời, nhưng lại không biết

những gì Ngài muốn và những gì Ngài không muốn.

Martin Luther, Thư Tín Ga-la-ti

Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải: Nền Tảng Của Mặc Khải Cựu Ước

Mục tiêu mặc khải mà Đức Chúa Trời muốn thực hiện trong Cựu Ước tất nhiên là việc

tự mặc khải (self-revelation) về mình cho dân Ngài; mặc khải về thân vị và bản tánh Ngài

chính là tiền đề giải thích cho sự mặc khải về mục đích Ngài. Trong những năm gần đây, các

học giả Cựu Ước thường nhấn mạnh về mặc khải của Đức Chúa Trời qua những công việc

quyền năng Ngài, ắt hẳn điều đó đã mang lại cho chúng ta một hiểu biết tường tận hơn về

tính xác thực của mặc khải Cựu Ước. Đức Chúa Trời không chỉ mặc khải chính mình Ngài

bằng những lời tuyên phán (propositions) mà thông qua những biến cố, Ngài còn dùng các

tiên tri Ngài để chú giải những điều đó cho chúng ta. Gần đây, Wolfhart Pannenberg cùng với

nhóm chuyên gia của mình đã nhấn mạnh đến đặc tính lịch sử của mặc khải. Rolf Rendtorff

cho rằng: �Jahweh (danh xưng của Đức Chúa Trời theo nguyên ngữ Hi-bá-lai) đã bày tỏ

chính mình Ngài cho chúng ta qua những công việc cứu rỗi quyền năng được thực hiện, có

nghĩa là qua đó Ngài đã tự mặc khải về mình (Pannenberg, 32). Pannenberg thì quả quyết:

Đức tin bền đỗ nhờ vào bằng chứng về các sự kiện lịch sử khi sự cứu rỗi được thực hiện, qua

đó bày tỏ thần tánh và năng quyền của Jahweh (Pannenberg, 126).

Tất cả những vấn đề nêu trên đều hữu ích. Nhưng chắc chắn không thể vì vậy mà cho

rằng sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua sách Sáng Thế Ký là một phương thức mặc khải

chưa thỏa đáng theo như nhận định của họ. Song để cho dân Y-sơ-ra-ên có được cơ sở nhận

thức về công việc quyền năng của Đức Chúa Trời, Ngài đã tự mặc khải về mình cho các tổ

phụ. Lời xác nhận Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi (Xuất 15:2) cùng với ánh sáng về sự hiện ra

của Đức Chúa Trời trong quá khứ đã khiến cho việc ra khỏi Ai Cập trở nên dễ hiểu hơn.

Chúng ta cần nên nhớ, sự mặc khải Cựu Ước bao giờ cũng dẫn đến một mối quan hệ biệt

riêng giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài. Nếu sự tương giao được thiết lập, chúng ta cần

phải hiểu biết được bản tánh của Đức Chúa Trời qua việc Ngài tự bày tỏ mình ra. Chúng ta sẽ

không thể đạt đến sự hiểu biết đầy trọn về mặc khải Cựu Ước nếu chưa có được tầm vóc

khám phá đa phương (many-sided) về lời lẽ và sự kiện trong đó. Một khi chưa nhìn nhận việc

tự mặc khải của Đức Chúa Trời là mặc khải nền tảng thì chúng ta sẽ chẳng hiểu biết được gì.

Hãy xem lại những gì đã chép để hiểu được lý do tại sao.

7

Về một phương diện, bản tánh Đức Chúa Trời đã được tỏ ra qua công cuộc sáng thế.

Ngài đã tạo ra thế giới này bằng mối quan tâm sâu sắc và dõng dạc tuyên bố xác nhận nó thật

tốt lành (Sáng 1:31). Đến Sáng Thế Ký chương 2, chính Đức Chúa Trời đã ban chỉ dẫn sống

cho A-đam trong vườn Ê-đen. Cho đến khi sự hài hòa của các tạo vật nguyên thủy bị phá vỡ

bởi sự bất tuân và mất đi nguyên trạng của mình thì lúc đó sự tự mặc khải tươi mới (fresh)

của Đức Chúa Trời mới thực sự trở nên cần thiết. Kể từ đó trở đi, sự mặc khải được mang đặc

trưng phục hồi mối quan hệ đã bị phá vỡ. Và bỗng trở nên sự cứu chuộc.

Trong Sáng Thế Ký 3:9, Đức Chúa Trời đã hiện đến và hỏi con người rằng: Ngươi ở

đâu?�, A-đam đã nỗ lực một cách đáng thương để lánh mặt Đức Chúa Trời vì ông đã bắt đầu

biết hổ thẹn, xuất phát từ nhận thức về sự xa cách giữa mình với Đức Chúa Trời. Kể từ đó,

con người bắt đầu biết run sợ khi đứng trước sự hiện diện của Chúa. Trước Đấng Tạo Hóa,

họ biết mình lõa lồ và nhận thức thuộc linh đã đến với họ khi họ thật sự ý thức được thân thể

mình lõa lồ (về sau trong dân Y-sơ-ra-ên, hễ ai đến trước mặt Đức Giê-hô-va cách lõa lồ đều

bị xem là làm điều gớm ghiếc - Xuất 20:26). Rõ ràng, sự chất vấn của Đức Chúa Trời không

nhằm mục đích đòi hỏi con người cho Ngài biết những gì đã xảy ra, nhưng ấy là nỗ lực nhằm

kéo A-đam và Ê-va về với chính Ngài, để cho họ thấy lòng Ngài bao dung. Sự chất vấn dành

cho Ca-in trong Sáng Thế Ký 4:6,9,10 Cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? Em ngươi ở đâu?

Ngươi đã làm điều chi vậy? cũng nhằm mục đích tương tự. Đức Chúa Trời biết những gì đã

xảy ra song Ngài muốn Ca-in tự thú để trở lại cùng Ngài. Ngay từ ban đầu, Đức Chúa Trời đã

tỏ thái độ bao dung đối với tội lỗi loài người. Ngài không muốn tội nhân chết mất, nhưng

muốn họ được sống.

Đức Chúa Trời Tự Mặc Khải Trong Những Trường Hợp Đặc Biệt

1. Sáng Thế Ký 12. Việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời chỉ thật sự bắt đầu từ Sáng

Thế Ký12 khi Ngài kêu gọi Áp-ra-ham lìa bỏ quê hương và dân tộc mình để đi đến một vùng

đất mà Ngài sẽ chỉ cho. Câu 1 được mở đầu bằng một mạng lệnh; Đức Chúa Trời không hề

bày tỏ mình là ai mà chỉ phán: Hãy rời bỏ quê hương để đi đến một vùng đất mà ta sẽ chỉ cho.

Cũng như hết thảy những lần hiện ra trong Cựu Ước, sự hiện diện và quyền uy của Đức Chúa

Trời trong đoạn kinh văn này là không thể hoài nghi. Bởi làn sóng của hoài nghi chủ nghĩa

hiện đại (modern skepticism) rất dễ khiến chúng ta tự hỏi: làm sao Áp-ra-ham biết được đó là

Đức Chúa Trời, chẳng lẽ ông lại không có khoảnh khắc nghi ngờ nào chăng, nhưng Kinh

Thánh thì không hề đề cập đến những điều đó. Mạng lệnh thật đơn giản và rõ ràng. Như lập

luận của Von Rad:�Jahweh là chủ từ của động từ đầu tiên trong phần mở đầu của lời tuyên

phán đầu tiên, thì đương nhiên Ngài cũng là chủ thể của toàn bộ phần thánh sử còn lại. Ngài

đã mở đầu bằng lệnh truyền: hãy triệt để dứt bỏ từ gốc rễ mọi ràng buộc mang tính tự nhiên

(Von Rad 1961, 154). Ngay sau đó là một lời hứa, Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, ta sẽ

ban phước cho ngươi (câu 2). Và câu tiếp theo cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi

dân tộc, nhưng Ngài chỉ khởi đầu thiết lập mối quan hệ với Áp-ra-ham và dòng dõi của ông.

Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước toát lên mối quan hệ thiết thân giữa Đức Chúa Trời với dân sự

Ngài. Thông qua tuyển dân, Ngài muốn ban phước cho mọi dân tộc trên thế gian này.

2. Sáng Thế Ký 15 và 17. Trong hai chương này Đức Chúa Trời lại hiện ra cùng Áp-ra-

ham và chính thức lập giao ước với ông. Trong 15:1 Ngài hứa sẽ làm một cái thuẫn đỡ cho

Áp-ra-ham và trong 17:1 Ngài tự xưng là El Shaddai. Nguyên nghĩa của danh xưng này dẫu

chưa đạt được sự nhất trí chung nhưng nó hàm chứa được ý nghĩa về sức mạnh của Đức Chúa

Trời so với sự mỏng manh của con loài người, cũng như hàm ý về sự cung ứng đầy đủ của

Đức Chúa Trời dành cho họ. Sau khi tỏ ra danh xưng đó, Đức Chúa Trời đã đưa ra lời giáo

huấn: Ngươi hãy đi trước mặt ta, làm một người trọn vẹn (17:1). Đáp ứng mà Đức Chúa Trời

đòi hỏi ở đây là một đáp ứng về mặt đạo đức; ngay từ ban đầu, chuẩn mực đạo đức đã được

đề cập đến trong mối quan hệ giữa Chúa với dân sự Ngài. Cần phải có cách ăn nết ở xứng

8

đáng trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Sau đó, Ngài đã hứa thiết lập một giao ước cùng

Áp-ra-ham, đó chẳng phải là mối giao thân tạm bợ, mang tính thời vụ, song là một mối giao

thân liên tục và vĩnh cửu. Tính cách trường cửu ấy được ấn chứng bằng dấu hiệu về phép cắt

bì trên thân thể lưu truyền qua các thế hệ (c.10).

Việc Đức Chúa Trời tiết lộ danh tánh Ngài cho Áp-ra-ham mang một ý nghĩa rất lớn.

Cũng như người Trung Hoa và nhiều dân tộc khác, danh xưng đóng vai trò rất quan trọng đối

với người Hi-bá-lai. Nó bày tỏ một phần cá tánh của con người. Vai trò quan trọng của A-

đam trong việc mặc lấy hình ảnh Đức Chúa Trời thể hiện qua việc được giao quyền đặt tên

cho các tạo vật. Khi đặt tên như vậy, ông đã thực thi quyền tự do của mình trên thế giới được

tạo nên. Và những tên gọi đó cũng chính là phương tiện liên lạc giữa ông với tạo vật khác.

Đối với một người thì tên gọi của họ ở đâu cũng có nghĩa là họ đang thật sự ở đó. Tên và

người tuy hai mà một. Thực tế đã chứng minh: khi hoàn cảnh của một người thay đổi, thì tên

của người đó cũng buộc phải thay đổi theo. Trong Sáng Thế Ký17:4-6, Áp-ram đã được đổi

tên thành Áp-ra-ham, nghĩa là cha cao quý đã trở nên cha của nhiều dân tộc. Về sau, chính

Đấng Christ cũng có phán: Ngài đã đến trong danh Cha, thì mọi người cũng phải xem Ngài

như là Cha vậy (Giăng 5:43). Sứ đồ Giăng thì kết thúc sách Phúc Âm của mình bằng lời quả

quyết: mọi điều ông viết ra đều nhằm mục đích để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà

được sự sống (Giăng 20:31). Cho nên, khi Đức Chúa Trời tiết lộ danh tánh Ngài cho Áp-ra-

ham thì điều đó có ý nghĩa rất lớn. Tuy vĩ đại, cao cả nhưng Đức Chúa Trời cũng bằng lòng

tỏ mình ra và đã phó chính mình Ngài cho nhân loại. Một khi nhân loại đã biết danh tánh của

Đức Chúa Trời rồi, cũng có nghĩa là họ đã biết cách kêu cầu Ngài, khẩn xin sự hiện diện Ngài

và tất nhiên cũng dễ dàng xúc phạm đến Ngài.

3. Sáng Thế Ký 28:13. Ý nghĩa của danh xưng tiếp tục được tìm thấy trong Sáng Thế

Ký chương 28 liên quan đến việc tự mặc khải của Đức Chúa Trời. Tại đây, Gia-cốp đã chiêm

bao thấy một chiếc thang bắc lên trời và Đức Giê-hô-va đang đứng ở trên đó, Ngài phán rằng:

Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham tổ phụ ngươi cũng là Đức Chúa Trời của Y-

sác. Không chỉ có danh Ngài được nhắc đến ở đây mà mối liên hệ giữa Ngài với Áp-ra-ham

cũng được đề cập đến. Ngài là Đức Chúa Trời rất mực thiết thân với cha và ông của Gia-cốp.

Sau đó, Chúa đã ban lời hứa bằng việc tái lập lời hứa của giao ước: Ta sẽ ban cho ngươi đất

này. Điều lý thú ở đây là trong khi tên tuổi của các thần ngoại bang ngay từ buổi ban sơ

thường gắn liền với một địa danh nào đó, thì Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên lại có liên quan

mật thiết đến những nhân vật và sự kiện (Xuất 20:1,2) cùng với những lời hứa - bằng chủ

quyền và tự do tuyệt đối về việc ban đất cho dân Ngài. Khắp đất đều thuộc về Chúa, và một

nơi trở nên thánh địa khi nơi đó người ta cầu khẩn danh Ngài. Phản ứng của Gia-cốp vào lúc

ấy cũng rất nhân tánh. Ông run sợ. Sợ vì cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời tại

nơi đó. Trong một lần chạm trán về sau (Sáng 32:29), Gia-cốp liền vội vàng chất vấn để biết

tên người đọ sức cùng mình. Nhân vật xa lạ này là ai?Những gì ẩn chứa trong tất cả các câu

hỏi cấp bách mang đầy nhân tánh nêu trên là hỏi tên, đó là tất cả những gì con người muốn

biết và cũng là tất cả can đảm họ có khi đứng trước mặt Đức Chúa Trời (Von Rad 1961, 317).

Và Đức Chúa Trời đã ban phước trên ông thay cho câu trả lời. Bởi lẽ Ngài thừa biết câu hỏi

ấy ẩn chứa ước muốn về việc mượn danh lớn để đáp trả lại kẻ xa lạ đang tấn công mình. Đối

với những trường hợp như vậy, Đức Chúa Trời có toàn quyền để từ chối trả lời. Không chỉ

những sự việc kể trên mới được xem là có ý nghĩa quan trọng trong Sáng Thế Ký, nhưng đó

chính là nền tảng cho toàn bộ phần lịch sử về các tộc trưởng. Nếu loại bỏ những sự kiện cốt

lõi đó thì toàn bộ phần ký thuật còn lại sẽ không có ý nghĩa gì. Lịch sử các tộc trưởng chính

là lịch sử dựa vào những sự việc kể trên để có được khởi điểm thích ứng và lời lý giải khả dĩ

cho chính bản thân mình. Chắc chắn một điều là Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng họ và kêu

gọi họ thực hiện một sứ mạng đặc biệt nên đời sống của họ phải có được ý nghĩa cao trọng

hơn những kẻ xung quanh mình. Trái với quan điểm của một số học giả hiện đại, tôi cho rằng

trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên, giai đoạn này mới chính là giai đoạn phôi thai. Nó chính là cơ

9

sở cho mọi sự phát triển về tư duy tôn giáo (religion thought) sau này. Đức Chúa Trời muốn

dân Y-sơ-ra-ên phải là vật sở hữu có một không hai của Ngài. Và Ngài đã chọn họ làm đối

tượng để chuyển tải phước hạnh cùng sự hiện diện của Ngài cho toàn thế giới. Ngài đã ban

cho họ lời hứa Ngài được ấn chứng qua phép cắt bì trên thân thể. Không những vậy, tương lai

trong cõi đời này họ sẽ sở hữu được vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho họ.Mặc dầu sự

mặc khải có tính cách tiệm tiến xuyên suốt Kinh Thánh nhưng không có nghĩa là đức tin đi từ

một khái niệm sơ khai, đơn giản đến một mức độ cao hơn và tinh vi hơn. Sự đáp ứng của Áp-

ra-ham đối với Đức Chúa Trời trong Hê-bơ-rơ 11:8-12 được xem là một tấm gương tiêu biểu

về đời sống đức tin. Xuyên suốt Kinh Thánh, Áp-ra-ham được xem là người biết �chờ đợi

một thành vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập� (Hê-bơ-rơ 11:10).

4. Xuất Ê-díp-tô Ký 3. Giờ đây, chúng ta sẽ đi đến một trong những giai đoạn có tính

quyết định và hấp dẫn nhất trong quá trình tự mặc khải của Đức Chúa Trời. Trong 3:2, Đức

Chúa Trời đã xuất hiện như một thiên sứ của Đức Giê-hô-va. Và sau đó có khi Ngài xuất hiện

qua một đối tượng trung gian, có khi Ngài hiện ra trực tiếp, nhưng vì cớ tội lỗi nên sự chạm

trán mặt đối mặt một cách thật sự giữa con người với Đức Chúa Trời là điều bất khả thi trong

cuộc đời này (Xuất 33:20). Nhưng dù qua trung gian nào đi nữa thì đó vẫn là sự mặc khải

thật. Câu 6 đã ghi lại một mẫu mực về việc tự giới thiệu bản thân. Theo sự ghi nhận của

Theodor Vriezen thì việc giới thiệu mang tính thẩm quyền đó đã chi phối quan niệm thần học

của mặc khải Cựu Ước (Vriezen 1970, 177). Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời của

tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời

của Gia-cốp�. Và sau đó là lời hứa về việc giải cứu dân Chúa ra khỏi Ai Cập. Môi-se-từ gã

chăn chiên đã trở thành lãnh tu ï- một công cụ do Đức Chúa Trời tuyển dụng. Và Môi-se đã

xin Chúa cho ông được biết danh tánh Ngài (c.13) để tiện tỏ bày cùng con cái Y-sơ-ra-ên. Rõ

ràng là dân Chúa muốn biết Ngài là ai. Là ai mà có thể ban lời hứa giải cứu họ? Đành rằng

Ngài là Đức Chúa Trời của tổ phụ họ nhưng hiện nay Ngài là gì đối với họ? Đức Chúa Trời

đáp: TA LÀ ĐẤNG TA LÀ hay TA SẼ LÀ ĐẤNG TA SẼ LÀ (theo tiếng Hi-bá-lai, thì được

sử dụng trong câu này là thì chưa hoàn thành). Câu trả lời mà Đức Chúa Trời dành cho Môi-

se nên được xếp vào loại nào?Có người cho rằng Chúa đã né tránh câu hỏi của Môi-se vì

không muốn ban cho ông một sự ủy thác. Đó là quan điểm của Karl Barth. Ông đã trích dẫn

Các Quan Xét 13:18, Sao ngươi hỏi danh ta...? Việc Đức Chúa Trời bày tỏ cho con người

biết rõ biệt danh Ngài không hề xảy ra trong tiến trình mặc khải, nhưng tự thân sự mặc khải

đã toát lên lòng nhân từ vô điều kiện (free loving-kindness) của Đức Chúa Trời rồi (Church

Dogmatics, 1/1, 369-70). Barth một mực cho rằng: siêu việt tính của Đức Chúa Trời vẫn

được giữ vẹn ngay cả khi tự mặc khải về mình. Bí mật về Chúa vẫn còn, dẫu Ngài đã tỏ mình

ra. Nếu có sự thiếu chuẩn xác nào đó về mặt ngôn ngữ thì qua đó có chăng sự đề cập đến

quyền tự do hành động của Đức Chúa Trời hay muốn ám chỉ một sự né tránh? Trong câu

trước (Xuất 3:12), Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ hiện diện giữa vòng họ. Vì vậy, nếu cho

rằng Ngài không muốn ban sự ủy thác chính mình thì có vẻ khác lạ làm sao.

Một quan điểm khác dựa trên cách dịch được xem là tốt nhất của Bản Dịch Bảy Mươi

(tiếng Hy Lạp) đã dịch câu trên như sau Ta là Đấng đó. Theo quan điểm này, tại đây, Chúa

muốn bày tỏ ý nghĩa căn bản về thân vị Ngài. Ngài vốn tự nhiên mà có.

Một số nhà thần học Công giáo truyền thống như Etienne Gilson và E. L. Mascall thì

tin rằng bí quyết triết học cho sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đó là: Ngài là Đấng hiện hữu

đồng nhất với bản tánh Ngài. Ngài là Đấng hiện hữu trọn vẹn. Theo Mascall, ý niệm đó chính

là mảnh đất phì nhiêu cho mọi sự tận hiến trọn vẹn của Ki-tô hữu� (He Who Is, 1966, 13).

Ngoài cách dịch đáng thắc mắc của Bản Bảy Mươi ra, thật khó có thể tưởng tượng được Đức

Chúa Trời lại muốn truyền đạt cho những nông dân Hi-bá-lai bình dị một ý niệm trừu tượng

và cao siêu như thế.Có thêm một gợi ý lý thú hơn xuất phát từ W. F. Albright và các môn đệ

của ông. Căn cứ vào nguyên ngữ, Albright đề nghị một cách dịch tốt nhất đó là Ngài là Đấng

10

Tạo Thành, xuất phát từ ý niệm cơ bản về vai trò Đấng Tạo Hóa của Đức Chúa Trời

(Albright, 256-60).

Nhưng quan điểm dường như phù hợp nhất với văn mạch ở đây, có lẽ là quan điểm của

Vriezen, ông nhấn mạnh: đây không phải là sự né tránh, nhưng rõ ràng là một lời bảo chứng

về sự hiện diện (liên tục) của Ngài. Trong ngữ cảnh này, cách dịch đúng nhất sẽ là Ta sẽ hiện

diện ở đó, như đã từng hiện diện ở đây hoặc Ta hiện diện ở đây vì cớ các ngươi. Sự mặc khải

theo sự minh định của Kinh Thánh có nghĩa là đích thân Đức Chúa Trời đến với con người,

bày tỏ chính mình Ngài như một Đấng hiện diện vì cớ con người bằng mọi cách. Khi Đức

Chúa Trời tự mặc khải về chính mình, Ngài sử dụng ngôi thứ nhất số ít để tự giới thiệu và lời

Ngài chỉ thị cho công việc Ngài (Vriezen, 180).

Ủng hộ cho quan điểm nêu trên, nhiều học giả đã phân tích rằng xét về mặt văn phạm ở

câu trên thì động từ thứ hai thực hiện chức năng như một vị ngữ cho động từ thứ nhất, nó dư

ra như vậy cốt để nhấn mạnh cho hành động của động từ, cũng như trong nhiều ngôn ngữ,

một từ có thể được lặp đi lặp lại với mục đích nhấn mạnh mà thôi. F. W. Bush đã đưa ra hai

sự minh họa về cách dùng như vậy. Trước hết là trong Ê-xê-chi-ên 12:24,25 “Sẽ chẳng còn

có sự hiện thấy nào là giả dối, một sự bói khoa nào là a dua trong nhà Y-sơ-ra-ên. Vì ta là

Đức Giê-hô-va, ta sẽ nói và lời ta nói sẽ làm thành. Vì chính Đức Giê-hô-va sẽ nói - động từ

được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh - nên chẳng có gì để nghi ngờ về điều đó cả. Và trong Xuất

33:19 (Ta sẽ làm ơn cho ai ta muốn làm ơn), không cần phải bận tâm đến việc Đức Chúa Trời

hoàn toàn có quyền ban phước hay không ban phước trong trường hợp vừa nêu nhưng đây

chỉ là sự diễn tả một cách chắc chắn về ân điển Ngài, và câu trên nên được viết lại như sau:

Thật vậy, ta là Đấng hay làm ơn và thương xót. Theo ngữ cảnh của câu trả lời trong Xuất Ê-

díp-tô Ký chương 3 thì rõ ràng điều Đức Chúa Trời muốn nhấn mạnh ở đây chính là sự hiện

diện của Ngài. Vì Ngài vốn là Đức Chúa Trời của các tổ phụ, cho nên sự hiện diện của Ngài

sẽ tiếp tục là bảo chứng (duy nhất) cho những lời hứa của Ngài. Quả thật, sự đáp ứng của

Đức Chúa Trời là vô giới hạn song lý do khiến Ngài từ chối việc giải thích vào lúc bấy giờ ấy

là do các định ý của Ngài sẽ (và phải) để dành cho sự mặc khải những việc tương lai. Trong

hoàn cảnh như vậy thì danh Ngài chính là phương tiện thiết yếu cho mối giao thân giữa Ngài

với họ và là nhịp cầu liên thông cho sự thờ phượng (Childs 1974, 77).

5. Xuất Ê-díp-tô Ký 6:1,2. Khi Pha-ra-ôn không chịu đáp ứng những đòi hỏi của Môi-se

thì một lần nữa Đức Chúa Trời lại xác quyết với ông về sự giải cứu Ngài, và để cho lời hứa

thêm phần vững mạnh, Ngài đã tự xác nhận: Ta là Đức Giê-hô-va (Jahweh). Ta đã hiện ra

cùng Áp-ra-ham, cùng Y-sác và cùng Gia-cốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời Toàn Năng (El

Shaddai); song về danh ta là Đức Giê-hô-va (Jahweh), thì ta chưa hề tỏ cho họ biết. Câu này

là một trong những cơ sở được các học giả thuộc trường phái phê bình thường xuyên sử dụng

để phát tán nguồn gốc của Ngũ Kinh. Những phần nào trong Sáng Thế Ký có sự xuất hiện

của El Shaddai đều thuộc về nguồn P (Priestly), được xem là có sau; còn những chỗ nào

Giavê (Jahweh) xuất hiện thì thuộc về nguồn J (Jahweh). Nhưng làm sao có thể hình dung

được sự việc các vị tộc trưởng chưa hề nghe thấy gì đến danh Jahweh? Nếu như vậy thì hoàn

toàn có thể nghi ngờ giả định của các nhà phê bình về phần có sau (nguồn P) của Ngũ Kinh.

Nếu có thể, chúng ta nên đặt câu trên dưới dạng câu hỏi: Ta há chưa từng tỏ mình ra

cho họ biết danh ta là Jahweh hay sao?' Robert Dick Wilson từng đề xuất ý tưởng đó vào năm

1924 (trong Kaiser, 1972, 29-40) và những học giả khác còn tìm được chứng cớ hiển nhiên

hơn nữa để hậu thuẫn cho quan điểm này trong những năm gần đây.

Nhưng có lẽ cách tốt nhất để hiểu được ý nghĩa câu trên là cảm biết được Đức Chúa

Trời không hề có ý nhấn mạnh về một danh xưng hoàn toàn mới nhưng điều Ngài muốn nhấn

mạnh đó là cần phải hiểu biết một cách mới mẻ về sự hiện diện của Ngài theo ý nghĩa của

danh xưng ấy. Tên Jahweh có nghĩa là Đức Chúa Trời lập giao ước, Chúa duy trì mối quan hệ

thủy chung (faithful relations) với dân sự Ngài. Giờ đây, họ sắp kinh nghiệm thật sự về ý

nghĩa của danh xưng đó theo phương cách mà tổ phụ họ không thể nào mơ tưởng đến được.

11

Hướng gợi mở này phù hợp hơn với lối suy nghĩ năng động (dynamic understanding) về các

danh xưng mà chúng ta từng đề cập đến ở những phần trên. Vậy, câu trên có thể được diễn

giải như sau: Khi hiện đến trong danh Jahweh, ta há chẳng từng tỏ mình ra cho họ biết về ta

hay sao? Vì trước đó, Ngài từng hứa về việc thực hiện nên Đức Giê-hô-va phán rằng: giờ đây

Ngài muốn chứng tỏ cho mọi người được biết Ngài là Đức Chúa Trời luôn nhớ về giao ước

và thực hiện hoàn tất giao ước Ngài. Lời đó có liên quan đến những phần ký thuật về các tộc

trưởng hầu cho những lời hứa đều được ứng nghiệm. Như Brevard Childs từng phát biểu:

Danh Jahweh có chức năng như một bảo chứng thật về việc Đức Chúa Trời luôn có mặt đàng

sau những lời hứa và sẽ thực hiện hoàn tất lời hứa Ngài�(Childs 1974, 115).

6. Xuất Ê-díp-tô Ký 19:3 và 20:1,2. Đức Chúa Trời phán bảo Môi-se: �Các ngươi đã

thấy điều ta làm� (19:4). Điểm nhấn mạnh này khiến cho một số học giả đã thay đổi cách

nhìn về phương cách Đức Chúa Trời hiện ra và tương giao trực tiếp-theo kiểu chạm trán mặt

đối mặt-để thực hiện sự mặc khải thông qua những công việc Ngài. Nhưng còn hơn cả một sự

thay đổi, có lẽ chúng ta nên xem đó là một bước tiến bộ. Những lần trực hiện (direct

appearances) của Đức Chúa Trời vẫn không ngừng diễn ra, nhưng có lẽ giờ đây Ngài chỉ

muốn chứng thực những gì Ngài từng hứa là sẽ thực hiện thông qua những công việc Ngài.

Nếu sách Xuất Ê-díp-tô Ký không có phần Đức Chúa Trời hiện ra cùng Môi-se và các tộc

trưởng thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả. Những điều diễn ra trong Cựu Ước là những bằng

chứng, những dấu hiệu và những ghi nhận tỉ mỉ về sự hiện diện của Đức Chúa Trời thì không

thể nào được hiểu theo ý nghĩa bên ngoài bối cảnh. Từ buổi ban sơ, dân Y-sơ-ra-ên đã từng

phải đối diện với chính thân vị của Đức Chúa Trời, đến một lúc nào đó, kinh nghiệm đã quá

đủ đầy và dĩ nhiên kinh nghiệm đó không hề bị phế bỏ khi công việc quyền năng Chúa được

tỏ ra. Đã đến lúc cần phải có luật pháp để xác chứng và diễn tả mối quan hệ mà Đức Chúa

Trời đã thiết lập với dân sự Ngài.

7. Xuất Ê-díp-tô Ký 33:18-23. Trong những câu này, Môi-se đã cầu xin Đức Chúa Trời

tỏ cho ông thấy được vinh hiển Chúa. Môi-se đang ở vào một thời điểm có tính quyết định

nên ông muốn được chiêm ngưỡng toàn diện hơn về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã từ

chối ước muốn của Môi-se không phải Ngài là Đấng mà loài người không thể nào chiêm

ngưỡng được nhưng vì tình trạng tội lỗi của loài người nên họ không thể sống sót nếu nhìn

thấy Đức Chúa Trời(c.20). Song Ngài hứa là sẽ để cho sự thiện hảo Ngài đi qua trước mắt

ông (c.19) cũng như tuyên xưng danh Ngài là Jahweh. Ngài muốn tỏ mình ra qua �các thuộc

tánh, chứ không phải chỉ bằng những lần xuất hiện� (Childs 1974, 596). Đức Chúa Trời

không hề khăng khăng từ chối tỏ mình ra, song điều mà Ngài muốn tỏ ra ấy là tính cách và sự

thiện hảo Ngài. Nên nhớ, sự mặc khải đó chính là điều mà Môi-se và dân sự lúc bấy giờ đang

rất cần, nhất là sự nhận biết về lòng thương xót Chúa. Công tác mà họ cần Chúa thực hiện

vào thời điểm đó chính là công tác cứu chuộc. Đức Chúa Trời phải nắm dắt họ ngay khi họ

đang ở trong tình trạng tội lỗi với lòng thương xót Ngài. Để minh chúng cho lòng thương xót

đó, Chúa đã đi ngang qua Môi-se và che phủ ông bởi cánh tay Ngài (c.22) nhằm bảo vệ ông

khỏi sự hiện diện chớp nhoáng của Chúa, e rằng thân phận tội lỗi của ông sẽ khiến ông phải

trả giá bằng cơn thạnh nộ của Chúa chăng. Với sự bao phủ đó, Đức Chúa Trời không hề che

giấu sự vinh hiển Ngài, mà chỉ bày tỏ nó ra trong một dạng thức mà loài người tội lỗi có thể

cảm nhận được.

Định ý về việc mặc khải vinh quang Chúa cũng được thể hiện trong Tân Ước, khi

Đấng Christ đã tôn vinh Cha một cách thỏa đáng bằng sự chết mình, ban sự cứu chuộc để phủ

che tội lỗi loài người cũng như bảo vệ họ khỏi cơn thạnh nộ của Chúa (xem Giăng 13:31;

17:1,4). Sự mặc khải của Đức Chúa Trời không hề mang tính chủ quan nhưng luôn hướng tới

mục đích cứu chuộc của Ngài. Xuyên suốt quá trình lịch sử của mặc khải Cựu Ước, ngày

càng chứng tỏ cứu thục tính (redemptive character) là điều không thể thiếu trong mặc khải

dành cho thế giới sa ngã này. Chính Đức Chúa Trời phải tỏ mình ra trước tình trạng tội lỗi

của loài người để đối diện với thực trạng ấy nhằm phục hồi nơi họ sự tương giao.Đức Chúa

12

Trời đã dùng đến cấu trúc mà chúng ta từng bàn thảo liên quan đến Xuất 3:14 Ta sẽ làm ơn

cho ai ta muốn làm ơn hay Thật vậy, ta là Đấng hay làm ơn (33:19) để nhấn mạnh thêm về

thuộc tánh Ngài. Tất nhiên, không thể dựa vào điều đó để cho rằng sự tuyển lựa của Đức

Chúa Trời là mang tính chủ quan-ý nghĩa ấy rất ít được tìm thấy trong văn mạch-song qua đó

muốn nói lên sự bảo đảm về lòng thương xót Chúa.

8. Xuất Ê-díp-tô Ký 34: 5-10. Tại đây, Đức Chúa Trời đã ngự xuống trong đám mây và

hiện ra trước mắt Môi-se để bày tỏ danh Ngài. Giê-hô-va, Giê-hô-va! Giờ đây, danh ấy được

gia thêm phần thuộc tánh: thương xót, hay làm ơn, yêu thương và thành tín (c.6). Nên nhớ,

mặc khải lần này nhằm mục đích ban bảo chứng cho các lời hứa của giao ước (c.10). Ngài là

Đức Chúa Trời luôn giữ lòng yêu thương bền vững, nhưng cũng không quên xét đoán kẻ

phạm tội. Sự hiện hữu và tình yêu Ngài là vô điều kiện, nhưng không phảỉ chỉ có phước hạnh

mà còn có cả sự xét đoán. Một lần nữa, cũng như trong Sáng Thế Ký 17:1, sự đáp ứng về mặt

đạo đức mà thuộc tánh Đức Chúa Trời đòi hỏi đã được làm sáng tỏ. Chiều kích ấy đã được

minh định rõ trong luật pháp.

Trong những trích đoạn từng được đề cập đến của sách Xuất Ê-díp-tô Ký, rõ ràng Môi-

se đã tận hưởng được mối liên hệ độc nhất vô nhị với Đức Chúa Trời. Trong Xuất 33:12,

Môi-se thừa nhận rằng Đức Chúa Trời biết rõ tên ông. Đức Chúa Trời đã chú giải thêm sự

nhìn nhận về ông trong Dân Số Ký 12:7,8. Khi nói về Môi-se Ngài phán: Người thật trung tín

trong cả nhà ta. Ta nói chuyện cùng người miệng đối miệng, một cách rõ ràng, không lời đố,

và người thấy hình của Đức Giê-hô-va. Edward Young cho rằng: Môi-se đã chiếm giữ địa vị

vô song dưới chế độ Thần Quyền và mối liên hệ với Đức Chúa Trời là có một không hai

(Young 1952, 51). Chính địa vị ấy đã khiến ông trở thành biểu tượng cho vị tiên tri về sau

được dấy lên. Song một số câu trong Xuất 33 cũng có ý ám chỉ về một số giới hạn nội tại nơi

mối liên hệ mà Môi-se có được. Đức Chúa Trời chỉ cho phép Môi-se nhìn thấy hình Ngài

thôi, chứ không hề cho ông thấy mặt Ngài. Ngay cả đối với Môi-se thì điều đó cũng được giữ

lại cho đến khi gặp Chúa ở trên thiên đàng. Phao-lô cũng từng đề cập đến trong I Côrinhtô

13:12:�Ngày nay, chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ; đến bấy giờ chúng

ta sẽ thấy hai mặt đối nhau. Nhưng với sự tái lâm của Đấng Christ thì ngay đến khải tượng

cuối cùng cũng được báo trước nhờ sự sống trong Thánh Linh, như Phao-lô từng giải thích

rong IICôr 3:18 �Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa...vì đã được

biến hóa trở nên giống như Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, bởi Chúa là Thánh Linh� (bản

AV).

9. Những lần tự mặc khải khác. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời cũng liên tục mặc khải qua

Cựu Ước, nhất là đối với các tiên tri. Theo Von Rad �Hễ ai nhận được sự kêu gọi trực tiếp

và riêng tư từ Đức ChúaTrời thì sẽ có được một vị thế mới mẻ hoàn toàn� (Von Rad 1962,

II, 57). I Sa-mu-ên 3:10-14 cho biết rằng: Đức Chúa Trời kêu gọi Sa-mu-ên mà không hề tự

giới thiệu mình là ai song chỉ tuyên bố rằng Ngài sắp làm một việc mới lạ trong Y-sơ-ra-ên:

Ngài sẽ đoán xét nhà Hê-li. Ở đây, một lần nữa, lời giải thích đã đi trước biến cố và khiến nó

trở nên có ý nghĩa. Như A-mốt từng luận giải (3:7) Đức Chúa Trời chẳng bao giờ làm việc gì

mà Ngài chưa hề mặc khải cho các tiên tri. Trong Ê-sai 6:1-5, sự mặc khải về thân vị và

thuộc tánh của Đức Chúa Trời đã xảy ra trước khi Ê-sai được kêu gọi để trở nên một tiên tri.

Ê-xê-chi-ên thì được ban cho sự hiện thấy tựa như vinh hiển của Đức Giê-hô-va (1:28) cùng

với một khải tượng cụ thể. Trong mỗi trường hợp kêu gọi đều có yếu tố đột biến, gây sợ hãi,

hay khích động. Đó là những kinh nghiệm phi thường không dễ dàng thấu hiểu từ bấy đến

nay. Vì tội nhân thường ở trong trạng thái bất an trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời nên

những lần Chúa hiện ra như vậy họ cần phải được bảo vệ, khuyên dỗ và trấn an. Tóm lại,

những lần mặc khải đó đều ẩn chứa nhiều hứa hẹn. Tác giả Thi Thiên trông đợi cái ngày mà

Tôi sẽ được thấy mặt Chúa trong sự công bình; khi tôi tỉnh thức tôi sẽ thỏa nguyện nhìn xem

hình dạng của Chúa (Thi 17:15).

13

Tóm tắt

Trong tất cả những lần hiện ra đó, một vấn đề thực tế được đặt ra ấy là khi Đức Chúa

Trời hiện ra với con người làm sao Ngài vẫn giữ được tính siêu việt (transcendent) để tồn tại

trong một thân vị vượt khỏi các giới hạn của thế gian. Điều đó dường như rất khó chấp nhận

đối với chúng ta - làm sao Đức Chúa Trời vừa hiện diện lại vừa xa cách - đối với Chúa

chuyện đó không thành vấn đề. Bên cạnh đó, chúng ta chưa bao giờ cảm nhận được Đức

Chúa Trời chẳng hề ở trong trật tự của thế giới mà chúng ta đang sống và Ngài không cần nơi

chốn để hiện ra. Còn việc giáng xuống từ trời cũng chẳng khó khăn gì, tựa như cách kể trong

những câu chuyện thần thoại vùng Cận Đông. Ngài cùng đi với một người, cũng theo lẽ tự

nhiên như chúng ta cần đi với bạn vậy. Nhưng mắt khác, bản tánh và thân vị của Chúa quá

cao siêu; thế gian không thể chứa Ngài. Ở đây, còn tiềm ẩn ý nghĩa về những yếu tố trung

gian (chúng ta sẽ đề cập đến ở chương sau): mặt Ngài, vinh quang Ngài và danh Ngài. Những

yếu tố đó nói lên sự gần gũi thật sự của Đức Chúa Trời, nhưng đồng thời cũng ám chỉ sự khác

biệt của Ngài.Chúng ta cần nên ghi nhận hết sức cụ thể tính cách những lần hiện ra của Đức

Chúa Trời. Động từ thấy (seeing) được sử dụng trên sáu mươi lần liên quan đến sự hiện diện

của Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời hiện đến...�Và Môi-se thấy.... Kể cả những chức

năng liên quan như: nghe, thậm chí cả ngửi nữa. Ở đây không tồn tại nhận thức thuộc linh mơ

hồ, vì kinh nghiệm thật tỏ ra lấn át. Vào thời điểm mà kinh nghiệm tôn giáo đã bị co rút lại

trong phạm vi những cảm xúc mòn mỏi của chúng ta, thì có một chân lý Thánh Kinh cần nên

ghi nhớ: Đức Chúa Trời vẫn là Đấng thực hữu tuyệt đối; khi Ngài bước vào đời sống một

người thì chính người đó sẽ ý thức ngay được kiếp sống mong manh, không nơi nương tựa

của mình. Đồng thời, sự chạm mặt với Chúa luôn đòi hỏi cách đáp ứng của một con người

hoàn toàn. Thật vậy, khi đáp lại tiếng gọi của Chúa, người ta sẽ ý thức được sự tự do và bản

chất thật của mình. Brevard Childs ghi nhận về người của Đức Chúa Trời như sau: Xuất Ê-

díp-tô Ký chương 3 đưa ra sự mô tả kinh điển về thiên chức đó là chức vụ của một người

được khởi xướng bởi Đức Chúa Trời và được sự cộng tác đúng nghĩa của một con người�

(Childs 1974, 73). Cần nên lưu ý về tính cách mặc khải của Đức Chúa Trời cho một người ấy

là lời kêu gọi người đó phải làm, phải bước theo và phải vâng lời. Điểm nhấn mạnh ở đây là

mạng lịnh chứ không phải là lượng thông tin, mặc dầu lượng thông tin không hề thiếu. Muốn

lãnh hội trọn vẹn sự mặc khải Cựu Ước, nhất định phải nghĩ đến ý tưởng cốt lõi sau đây: Đức

Chúa Trời kêu gọi một người ấy là để cho chính Ngài. Có rất nhiều điều cần biết về Đức

Chúa Trời và những chủ đích của Chúa, song nhận thức vừa nêu luôn cần ích trong mối liên

hệ giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài.

Chúng ta từng để ý và thấy, khi Đức Chúa Trời hiện ra, Ngài chẳng bao giờ cần minh

chứng sự xuất hiện của mình. Đức Chúa Trời không phải là Đấng cần chứng minh song đối

tượng cần minh chứng đó chính là con người. Tư tưởng hiện đại đã thể hiện quá rõ khi Đức

Chúa Trời bị gạt sang một bên thì nguồn cội và ý nghĩa của đời người sẽ ra sao. Sự hiện hữu

của Đức Chúa Trời là một thách thức, chứ không phải là một vấn nạn. Khi tự mặc khải, Đức

Chúa Trời chỉ tuyên bố rằng bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời cho nên Ngài sẽ làm những gì

Ngài hoạch định. Cần nên ghi nhận tính cách phức hợp của mặc khải Cựu Ước bao gồm sự

gặp gỡ riêng tây, việc cung cấp thông tin và giải thích các biến cố, cùng những công việc

quyền năng của Đức Chúa Trời. Hết thảy những yếu tố đó đáng được xem là sự mặc khải.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố tự bày tỏ của Đức Chúa Trời. Chân lý chỉ đạo mặc khải

đó là chính thân vị Ngài. Khi dân Y-sơ-ra-ên sử dụng đức tin để đáp lại với thân vị ấy, thì họ

sẽ hiểu rõ hơn những lời Ngài phán cũng như những việc Ngài làm. Tư duy trong Cựu Ước

luôn mang tính riêng tây và thân mật, dẫn đến mối quan hệ cùng những hiểu biết có mục tiêu.

Như vậy, việc Đức Chúa Trời tự mặc khải nói cho cùng cũng không hề đòi hỏi một sự chuẩn

y, song đòi hỏi một đời sống cụ thể trong vâng phục. Đức Chúa Trời không chỉ kêu gọi chúng

ta đến với sự am hiểu lời Chúa mà còn kêu gọi chúng ta vâng theo tiếng Chúa nữa.Tất nhiên

14

là con người không muốn nghe lời Chúa phán và vâng phục Ngài. Họ vẫn còn-giống A-đam

và Ê-va ở chỗ luôn tìm cách trốn chạy Đức Chúa Trời. Vì vậy, việc Đức Chúa Trời tự mặc

khải phải thể hiện sự quan phòng để phủ che tội lỗi của dân Chúa hầu cho họ có thể đứng

trước sự hiện diện Ngài. Chính vì thế mà luật pháp phải đến sau giao ước để mở đường cho

mối liên hệ. Tóm lại, mặc khải phải có tính cách cứu chuộc.

Chương 3

Bản Tánh Của Đức Chúa Trời

Đức Giê-hô-va phán: Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần, mà không phải là Đức Chúa

Trời ở xa sao?

Đức Giê-hô-va phán: Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy

chăng?

Đức Giê-hô-va phán: Há chẳng phải ta đầy dẫy từng trời và đất sao?�

Giê-rê-mi 23:23-24

Những Phương Tiện Mặc Khải

Như chúng ta đã thấy, không hề có có mâu thuẫn giữa bản tính gần gũi và bản tính cách

biệt của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, nhưng đó một phần của siêu việt tính

(transcendence) của Ngài và vì thế không ai có thể trốn chạy khỏi sự hiện diện của Ngài.

Người Hy-bá-lai tin vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trên thiên đàng lẫn nơi hạ giới.

Tất nhiên sau đó, Thánh Kinh Cựu Ước đã bổ sung cho hiểu biết của họ trở nên đầy đủ hơn.

Họ luôn tin Đức Chúa Trời có thể hiện ra vào bất cứ lúc nào, ở đâu, thậm chí không hề gắn

bó dài lâu với một địa danh cụ thể nào. Không nơi đâu giữ được chân Ngài nên Ngài đã sử

dụng quyền hạn của mình để chọn một đối tượng hữu hình nào đó làm phương tiện thay thế

cho sự hiện diện Ngài. Chúng ta hãy tìm hiểu một vài trung gian hay phương tiện mặc khải

sau đây.

1. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va. Trong Cựu Ước, thiên sứ của Đức Giê-hô-va có lẽ chỉ

là một sứ giả của Đức Chúa Trời (từ �thiên sứ� theo tiếng Hy-bá-lai có nghĩa là sứ giả), để

phân biệt với chính Đức Chúa Trời (II Sam 24:16), cũng có thể được xem là chính Đức Giê-

hô-va ở ngôi thứ nhất (Sáng 16:7-14, Các Quan xét 2:1,4; 6:20-23...). Thiên sứ có thể mang

theo phước hạnh (Xuất 32:34) hay sự xét đoán (II Sam 24:16). Khi thiên sứ của Đức Giê-hô-

va hiện ra, Ngài luôn hiện diện cùng để bảo vệ hoặc tạo ra cảm giác sợ hãi cho người đối

diện, song siêu việt tính của Ngài lại không hề được bàn đến trong trường hợp này. Cũng có

những sự thần hiện (theophanies) trong Cựu Ước mà không ai có thể xác định đó là chính

Chúa hiện ra hay chỉ là đối tượng đại diện cho Ngài. Khi Đức Chúa Trời và Lời của Ngài đạt

đến sự đồng nhất cao độ thì ngấy đến các tiên tri cũng bị lầm lẫn và không hề nhận ra đâu là

Chúa và đâu là lời của Ngài. Đức Chúa Trời còn có quyền bày tỏ sự hiện diện của Ngài trong

những thời điểm loài người cần được bảo vệ nhất là khi Ngài hiện ra cách chớp nhoáng.

2. Mặt Đức Chúa Trời. Trong phần ký thuật về việc Môi-se cầu xin được nhìn thấy vinh

quang Chúa, mặt Đức Chúa Trời hiện ra vào lúc ấy dường như không hề bị hạn chế (Xuất

33:20). Không ai có thể thấy mặt Đức Chúa Trời mà còn sống (tuy Gia-cốp từng tuyên bố

trong Sáng 32:30 là ông đã được thấy mặt Đức Chúa Trời). Thông thường, �mặt Đức Chúa

Trời� được dùng theo lối ẩn dụ để khái quát về sự hiện diện Ngài. Được mặt Ngài chiếu rọi

là một kinh nghiệm phước hạnh (Dân 6:25), bị Đức Chúa Trời giấu mặt là một kinh nghiệm

đau buồn (Thi 13:1). Khi A-đam trốn chạy Đức Chúa Trời trong vườn Ê-đen, theo nguyên

15

ngữ Hy-bá-lai có nghĩa là ông cố tình tránh mặt Đức Chúa Trời (Sáng 3:8). Nhưng về sau,

khi mặt Đức Chúa Trời được hiểu như là sự hiện diện chớp nhoáng của Ngài, thì không còn

ai kinh nghiệm được điều đó nữa (Thi 17:15). Cũng như từ thiên sứ, cách dùng từ mặt Đức

Chúa Trời được hiểu theo nghĩa bóng hơn là nghĩa đen.

3. Vinh hiển Đức Chúa Trời. Ý niệm cơ bản về sự vinh hiển trong Thánh Kinh Cựu

Ước là ý niệm về trọng lượng hay thể chất hữu hình. Sự vinh hiển của một người bao gồm số

tài sản mà người đó có được; một người vinh hiển là người có nhiều của cải (từ ngữ được

dịch là giàu có trong Sáng 31:1 theo tiếng Hy-bá-lai có nghĩa là sự vinh hiển). Từ vinh hiển

được dùng theo hai cách, vừa tỏ lòng tôn kính (hay tôn vinh), vừa khơi dậy lòng tôn kính đó.

Khi nói về vinh hiển Đức Chúa Trời (thường là hữu hình) là muốn ám chỉ đến thiên năng

(divine potency) của Ngài. Johann Bengel gọi đó là �sự thiêng liêng được khai mở�

(discovered sanctity). Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 16:7, khi Đức Chúa Trời hứa tỏ ra vinh hiển

Ngài có nghĩa là Môi-se và dân sự Chúa sẽ kinh nghiệm được Ngài chăm sóc. Trên núi Si-

nai, hễ Ngài đi đâu thì vinh hiển Ngài theo đó (Xuất 24:16). Vinh hiển Chúa đầy dẫy hội mạc,

đến nỗi Môi-se không thể vào được (Xuất 40:34, 35). Ở đây, một lần nữa vinh hiển Chúa là

biểu tượng phong phú cho sự hiện diện Ngài, vinh hiển có thể được dùng thay thế cho sự hiện

diện và thường kết hợp với các hiện tượng có thể nhìn thấy (ngay cả phát hào quang). Khi

Đức Chúa Trời được thờ phượng trong đền thờ thì vinh hiển Chúa được chiếu soi một cách

đặc biệt (I Các Vua 8:11). Điều không tránh khỏi trong sự thờ phượng trong Cựu Ước là khi

vinh hiển Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền thờ thì các thầy tế lễ không thể nào thi hành được phận

sự của mình. Mặc dầu vậy, vinh hiển Chúa cần phải được hiển hiện, không chỉ trong nhà

Đức Giê-hô-va thôi, mà còn trên khắp đất nữa, như nước tràn ngập biển (Dân 14:21; I Sử

16:24 và Ê-sai 6:3). Về điểm này thì sự vinh hiển cần được tái giải thích một cách triệt để hơn

qua sứ mạng của Christ, Đấng bởi sự chết mình đã tỏ bày một cách trọn vẹn vinh quang cứu

chuộc của Đức Chúa Trời (Giăng 17:1).

4. Nhân hình hóa (anthropomorphism). Có lẽ chúng ta cần xét đến phương thức nhân

hình hóa trong Cựu Ước tuy đây không phải là trung gian để Đức Chúa Trời hiện diện. Đức

Chúa Trời vẫn thường được đề cập đến như thể một con người, chẳng hạn Đức Chúa Trời

phán (Sáng 1:3), trò chuyện (Lê-vi Ký 4:1), nghe (Xuất 16:12), thấy (Sáng 1:4), ngửi (I Sam

26:19, Hê-bơ-rơ), có mặt (Dân 6:25), có lưng (Xuất 33:23), có tay (Ê-sai 14:27), v.v. . . Bắt

đầu bởi Ludwig Feuerbach vào thế kỷ trước, nhiều người cho rằng nhân hình hóa là bằng

chứng cho thấy Kinh Thánh hoàn toàn do con người biên soạn. Đức Chúa Trời chỉ là dự

phóng về những lý tưởng của con người, một con người được phóng đại. Nhưng khi đọc kỹ

hơn về Cựu Ước ý tưởng đó sẽ không thể nào chấp nhận được. Quả thật, hiện tượng đó cho

thấy rõ tầm quan trọng trong cách nhìn của Cựu Ước về Đức Chúa Trời. Cách nhìn để minh

chứng được những nỗ lực đầy yêu thương của Đức Chúa Trời đối với hạ giới, chứ không phải

bởi ước mơ hướng thượng của con người.Trước hết, Đức Chúa Trời nói về chính Ngài theo

ngôn ngữ loài người là phương thức độc đáo để Ngài có thể chia sẻ cho thế gian. Như chúng

ta đã đề cập, không chỗ nào cho thấy Đức Chúa Trời tỏ ra thất vọng về thế giới vật lý này.

Sau khi dựng nên, Ngài tuyên bố nó thật tốt lành, và dường như không khó khăn gì để thực

thi ý định Ngài nơi đó. Khi sử dụng phương thức nhân hình hóa để nói về mình, Đức Chúa

Trời đã dùng phương cách thực tế của loài người để đến với chúng ta. Dĩ nhiên là phương

cách đó cũng có những hạn chế nhất định, song chính những hạn chế đó dẫn đến sự xuất hiện

sau cùng của Đấng Thần-Nhân. Trong ý nghĩa đó, tất cả mọi mặc khải đều hướng tới sự nhập

thể của Chúa Cứu Thế. Kế đến, phương pháp nhân hình hóa còn đề cập đến việc tạo dựng

chúng ta theo hình ảnh Đức Chúa Trời và ước muốn của Đức Chúa Trời về sự giao thân, liên

kết với chúng ta. Muốn thực hiện được điều đó thì Đức Chúa Trời phải đến và sử dụng ngôn

ngữ của chúng ta. Và Ngài đã hình thành một lạc điểm để tiếp cận chúng ta và chính Ngài

làm việc đó (chúng ta sẽ đề cập đến trong phần thờ phượng Cựu Ước) theo cách của Ngài,

chứ không phải theo cách của chúng ta. Ngài nói về mình theo cách con người để có thể hiệp

16

thông. John Calvin đã diễn giải điều đó một cách khá chuẩn xác: Giống như những người

nuôi dạy trẻ, Đức Chúa Trời cũng nói đớt để trò chuyện với chúng ta. Cách nói như thế

không diễn tả rõ ràng về Ngài nhưng qua đó Ngài muốn bày tỏ cho chúng ta biết về Ngài phù

hợp với khả năng giới hạn của chúng ta. Muốn thực hiện được điều đó, tất nhiên Ngài phải

hết sức hạ mình (Institutes I, 13, 1).

Cách diễn tả như thế làm cho quan niệm của chúng ta về Đức Chúa Trời trở nên phong

phú, nhờ đó Ngài có thể đến gần chúng ta song vẫn duy trì được tính cách cao cả vĩ đại của

Ngài. Vì chỉ trong một khoảnh khắc không ai có thể mường tượng được Đức Chúa Trời lại

trở nên giống hệt như chúng ta. Ngài vốn cao trọng và đầy dẫy khắp đất trời. Nhưng sự cao

cả và tình yêu của Chúa được thể hiện theo cách đó để chúng ta có thể cảm nhận được sự tiếp

cận của Ngài. Một sinh viên khi thảo luận về chủ đề này đã nói với tôi rằng đây là một khuôn

mẫu đẹp đẽ về hội nhập văn hóa (contextualization) trong việc trình bày sứ điệp Cơ đốc của

chúng ta.

Bản Tánh Đức Chúa Trời

Chủ thuyết vô thần (phủ nhận sự thực hữu của Đức Chúa Trời) không hề được biết đến

trong Cựu Ước. Kẻ ngu dại nói rằng chẳng có Đức Chúa Trời (Thi 14:1), chính là kẻ vô thần

đích thực, không ngại từ khước sự liên hệ giữa Chúa với cuộc đời mình (Giê 5:12). Cựu Ước

cũng không nỗ lực chứng minh sự thực hữu của Chúa. Một điều rất dễ cảm nhận đó là người

tin Chúa trong Cựu Ước xem những nỗ lực ấy là hoàn toàn không cần thiết. Bởi sự thực hữu

Chúa được rao truyền khắp nơi (Thi 19:1-3). Ngoài ra, cũng không có bất kỳ định nghĩa nào

về Đức Chúa Trời (như Chúa là tình yêu hấy Chúa là Đức Thánh Linh như chúng ta thấy

trong Tân Ước). Có những câu gần như định nghĩa, chẳng hạn như trong Ê-sai 31:3 Người Ê-

díp-tô là loài người, không phải là Đức Chúa Trời, những ngựa nó chỉ là xác thịt, không phải

là thần, hay trong Dân Số Ký 23:19 Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối. Hoặc

trong Ma-la-chi 3:6 Ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi�.

Những câu Kinh Thánh trên nhấn mạnh điểm khác biệt giữa Chúa với loài người song

không hề phủ nhận mối liên hệ giữa Ngài với họ. Thật vậy, câu Kinh Thánh vừa nêu hàm ý

Ngài là Đức Chúa Trời cho nên mối liên hệ giữa Ngài với họ luôn được giữ vững. Nếu là

người, chắc Ngài đã mệt mỏi với sự bội bạc của dân Y-sơ-ra-ên từ lâu rồi. Như vậy, Cựu Ước

muốn trình bày cụ thể và chi tiết về sự thực hữu Chúa qua công việc hơn là muốn trình bày

một hệ thờáng giáo lý chi tiết về Ngài (Vriezen, 156). Dầu vậy, chúng ta vẫn có thể hiểu được

một số khía cạnh về thuộc tánh của Chúa thôâng qua phần ký thuật về mối quan hệ giữa Chúa

với dân sự Ngài.

1. Đức Chúa Trời có thân vị (hữu ngã personal). Chúa là một thân vị, bởi vì Ngài là

Đức Chúa Trời nên đã tự đặt cho mình một danh xưng. Việc công bố danh xưng Ngài là một

hành động chứng tỏ chính Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi nơi kín nhiệm để bắt đầu thực hiện

mối tương giao�(Eichrodt, I, 206). Trước đây, chúng ta từng thảo luận về tầm quan trọng của

danh xưng. Biết tên một người tức là có mối quan hệ với người đó. Mặc dầu ta không được

lấy danh Chúa làm chơi (Xuất 20:7) song không phải vì danh ấy có liên quan đến ma thuật

như thường thấy trong các ngoại giáo. Đức Chúa Trời tự đặt cho mình danh xưng nhằm ba

mục đích chính.

Trước hết, danh Chúa khẳng định cho sự hiện diện Ngài giữa vòng con dân Ngài, tách

biệt với bất kỳ trạng thái vật thể hữu hình nào. Sự oai nghi và tình yêu Chúa được biểu thị rõ

nét qua các danh xưng, nhưng dân Chúa vẫn không sao hiểu được một cách tường tận về ý

nghĩa đích thực của các danh xưng đó. Kế đến, cách dùng nhiều danh xưng khác nhau phản

ánh sự can thiệp năng động của Chúa vào đời sống của Y-sơ-ra-ên. Danh Chúa biểu hiện cho

sự hoạt động không hề mệt mỏi của Ngài (Vriezen, 318). Một danh xưng thì không thể lột tả

hết được thuộc tánh Đức Chúa Trời hay bày tỏ hết được sự chăm sóc của Ngài. Và cuối cùng,

17

tất cả danh xưng đó đều mang ý nghĩa liên đới về mối quan hệ giữa Chúa với con dân Ngài.

Tất cả các danh xưng đều không có khả năng đồng nhất hóa Chúa với bất kỳ một phương

diện nào của cõi thiên nhiên (việc đó thường xảy ra với các lân bang của Y-sơ-ra-ên) mà chỉ

nhằm phản ánh lịch sử mối quan hệ giữa Chúa với Y-sơ-ra-ên, dân Ngài. Bằng nhiều cách

khác nhau, Chúa luôn tích cực can thiệp vào đời sống của dân sự Ngài.

a. El. El (thường xuất hiện trong những danh xưng kép) là danh xưng tổng thể và có lẽ

được người Semitic xưa kia sử dụng để chỉ về Đức Chúa Trời (dân Y-sơ-ra-ên thuộc về dòng

dõi Semitic). Ý nghĩa căn bản của danh xưng đó ám chỉ về một lãnh tụ hoặc một thủ lĩnh đầy

quyền uy nhằm khẳng định khoảng cách giữa Đức Chúa Trời với con người cũng như năng

quyền của Chúa trên cõi thiên nhiên. Danh xưng đó thường được dùng để nói đến sự lãnh đạo

của Chúa đối với cá nhân từng người (Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Sáng 31:53, Xuất 3:6;

Đức Chúa Trời của Y-sác, Sáng 28:13).Được dùng trong các danh xưng kép như: El Shaddai

để nhấn mạnh thuộc tánh cao trọng và quyền năng của Đức Chúa Trời (Sáng 17:1 và 40 lần

trong sách Gióp). El Alion, nghĩa là Đức Chúa Trời Chí Cao (Sáng 14:18,19; có khi là Aliôn,

Đấng Chí Cao, chỉ xuất hiện một lần trong Thi 50:14); El Olam, Đức Chúa Trời của thời

thượng cổ, Chúa đời đời là tên gọi xưa nhất chỉ về sự hằng hữu của Đức Chúa Trời (Sáng

21:33; Ê-sai 40:28); El Roeh, nghĩa là Chúa đoái xem (Sáng 16:13) và tất nhiên phải kể đến

Elohim (Sáng 1:1 và v.v...). Danh xưng Elohim theo số nhiều trong tiếng Hy-bá-lai có lẽ phải

được hiểu theo nghĩa trừu tượng nói về sức mạnh hoặc quyền uy. Nó không phải là kết quả

hợp nhất của hết thảy thần tánh, mà chính là sự thâu tóm hết thảy thần quyền vào trong một

thân vị�(Eichrodt, I, 185). Nếu Ba Ngôi không thể được hiểu theo nghĩa số nhiều thì Elohim

cũng phải được hiểu như thế.

b. Giê-hô-va (Jahweh). Danh xưng nầy liên hệ với động từ �hiện hữu (to be) xem Xuất

3:14 và trong cách chơi chữ ở Ô-sê 1:9 là danh xưng đặc thù mà dân Y-sơ-ra-ên dùng cho

Đức Chúa Trời (mặc dầu do những khám phá gần đây tại Tell Mardikh và có lẽ vì một lý do

nào đó, người ta nghĩ rằng danh ấy xuất hiện trước khi có dân Y-sơ-ra-ên). Sau thời của Môi-

se (Xuất 6:3), dân Y-sơ-ra-ên đã dùng danh ấy trong sự thờ phượng như một dấu hiệu biệt

riêng giữa mình với tất cả các dân tộc khác. Đây là danh xưng đặc trưng cho quan hệ giao

ước, bày tỏ sự gần gũi và quan tâm của Đức Chúa Trời với con dân Ngài (Phục 3:24 và

vv...). Những hàm ý về sự gần gũi này một ngày kia sẽ được nhìn thấy trọn vẹn khi Đức Chúa

Trời xuất hiện trực tiếp (Êxê 37:26-28).

c. Giê-hô-va Sabaoth (Đức Giê-hô-va vạn quân). Danh xưng này có lẽ gắn liền với

quan niệm về Đức Chúa Trời là một chiến binh, như sự giải thích trong I Sam 17:45. Vào

giai đoạn trước đó, danh xưng nói trên dường như được gắn liền với hòm giao ước. Có người

tin rằng từ vạn quân (hosts) chỉ về vô số đạo quân bao gồm cả các đạo binh trên trời, các ngôi

sao và các tạo vật vốn là công cụ để thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời. Danh xưng ấy với

nguyên nghĩa Đức Chúa Trời được xem như là Lãnh Tụ và Đấng Giải Cứu dân mình trong

chiến trận (dường như Đức Chúa Trời hằng sống cũng được dùng chung với danh xưng kể

trên trong I Sam 17:26,36). Nhưng về sau nó đã thoát ly khỏi sự kết hợp đó (nhất là trong đời

các tiên tri) để trở nên biểu tượng cho sự cao trọng và thiên tánh vô sở bất năng của Đức

Chúa Trời mà thôi (Ê-sai 23:9; 24:23; Xach 3:10). Vì lý do đó mà Eichrodt diễn dịch danh

xưng ấy theo ý nghĩa �Chúa của tất cả mọi loài hiện hữu trên trời và dưới đất (EichrodtI,

193; Vriezen cũng đồng ý như vậy, 298).

d. Meelek (Vua). Xuất Ê-díp-tô Ký nói về sự cai trị đời đời của Đức Giê-hô-va. Chúng

ta sẽ thấy trong phần thảo luận về giao ước sau nầy, đó là vương quyền của Đức Chúa Trời

vốn tiềm ẩn trong hình thức giao ước qua những sách đầu tiên của Cựu Ước. Tuy nhiên,

dường như vẫn có chút dè dặt khi đề cập Đức Chúa Trời như là một vị Vua (Dân 23:21 chỉ

bày tỏ cách dùng gián tiếp). Có lẽ sinh hoạt chính trị tại xứ Ca-na-an giữa vòng các vua ngoại

đạo có vẻ xa lạ với dân Y-sơ-ra-ên trong giai đoạn khởi thủy. Tất nhiên là dưới chế độ quân

chủ, thuật ngữ đó đã trở nên thông dụng hơn để ám chỉ về Đức Chúa Trời (Thi 24:7-10 là một

18

điển hình). Các tiên tri của thế kỷ thứ tám đã tránh dùng thuật ngữ đó, ngoại trừ Ê-sai (6:5;

41:21; 44:6; 52:7). Có lẽ các tiên tri tránh dùng thuật ngữ đó là do việc thờ phượng sai lầm

của phái melek vào thế kỷ thứ bảy, thứ tám tại Giê-ru-sa-lem. Vào thời kỳ hậu lưu đày, tước

vị Vua được gắn liền với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong ngày sau rốt (xem Xa 14:16).

Sự ghi nhận về một tư tưởng được phát triển rõ nét rất thường hay xảy ra trong Cựu Ước.

Trong I Sam chương 8, ý tưởng về một vị vua rõ ràng là một sự nhượng bộ, nhưng ý tưởng

này trở thành ý tưởng của Cựu Ước và cuối cùng đã lột bỏ được mọi nghĩa xấu và được dùng

để chỉ về sự cai trị của Đức Chúa Trời trên dân Ngài như điều họ trông mong. Theo

Eichrodt, một cái gì mới mẻ cho ý niệm cổ xưa về Đức Chúa Trời là vua đã giúp ý niệm đó

vượt ra những khiếm khuyết nội tại cũng như thoát ly khỏi phạm trù bộ lạc để được gắn bó

mật thiết với ý niệm tín ngưỡng toàn cầu (Eichrodt I, 199).

2. Đức Chúa Trời là thần. Bản chất này của Đức Chúa Trời trở nên hết sức quan trọng

trong Tân Ước (Giăng 4:24) nhưng hầu như vắng bóng trong Cựu Ước. Tại sao như vậy?

Chúng tôi từng lưu ý trước đây rằng đặc điểm mặc khải của Đức Chúa Trời là tự hạ mình

xuống để sử dụng phương pháp nhân hình hóa và nhằm mục đích ban bố danh xưng Ngài.

Tất cả nhằm nhấn mạnh đến bản tính người (personal nature) của Đức Chúa Trời. Điều này

dẫn Eichrodt đến chỗ xem tính cách con người (personhood) hơn là tính cách thần linh như là

căn bản của tín ngưỡng Cựu Ước. Cũng vậy, Vriezen cho rằng không phải là tình yêu hay

thần nhưng đời sống mới là phạm trù cơ bản để thông hiểu Đức Chúa Trời trong Cựu Ước

(Vriezen, 319). Điều này không phủ nhận các phẩm tính của Chúa mà sau này được xem là

thần tính của Ngài. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận là thần (spirit) với ý nghĩa căn bản

là gió hoặc hơi thở, vốn có ý nghĩa cụ thể trong Cựu Ước. Có lẽ cần phải dùng từ vựng và lối

tư duy Hy-lạp để khai triển ý niệm về tính linh thiêng quen thuộc với chúng ta hiện nay.

Trong Cựu Ước, thần (spirit) vốn chưa được diễn tả một cách thích đáng tính thực tế của tín

ngưỡng của Cựu Ước và sự hiệp thông. Tuy nhiên, cùng sự gần gũi thân mật đó về sau được

bộc lộ bởi thần tánh chắc chắn là điểm nổi bật trong quan điểm Cựu Ước về Đức Chúa Trời.

Ngài vốn là nguồn mạch của sự sống (Thi 36:9), Ngài không bao giờ ngủ (Thi 121:4), Ngài là

Đấng dò xét lòng người (I Sam 16:7) và không có điều gì thuộc về vật chất có thể giới hạn

được Ngài (Xuất 20:4), Ngài vốn trỗi hơn mọi loài thọ tạo (Ês 31:3), hoàn toàn khác biệt với

loài người (Ô-sê 11:9).

3. Đức Chúa Trời duy nhất: tín lý độc thần. Khởi đầu lịch sử, Y-sơ-ra-ên hiển nhiên

chưa có sự hiểu biết thấu đáo về tín lý độc thần . Như J. B. Payne nhận xét: �Về mặt lịch sử,

chân lý này được Đức Chúa Trời mặc khải tiệm tiến và loài người sa ngã lãnh hội� (1962,

125). Rõ ràng là các tộc trưởng chỉ thờ phượng một mình Đức Giê-hô-va mà thôi (Sáng 35:2-

4), nhưng về phương diện kỹ thuật mà nói, thì đó là việc thờ chỉ một thần trong số rất nhiều

vị thần (monolatry). Áp-ra-ham hiểu rằng Đức Chúa Trời là Đấng chủ tể trời đất, là Đức

Chúa Trời Chí Cao (Sáng 14:22), nhưng điều này chỉ có vẻ cho thấy đây là tín lý độc thần.

Các tộc trưởng có kinh nghiệm thực tế về Đức Chúa Trời là Đấng tối cao và duy nhất, nhưng

không có dấu chỉ nào cho thấy các vị ấy phủ nhận sự hiện hữu của các thần khác.Đến thời

Môi-se, thì tính cách độc nhất vô nhị của Đức Chúa Trời đã được thừa nhận, Môi-se bảo với

dân sự rằng họ đã thấy Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chứ không có thần nào khác (Phục

4:35,39). Căn cứ vào đó thì một khẳng định như vậy không phải là kết quả của một quá trình

suy luận mang tính triết lý, song là kết quả của kinh nghiệm mật thiết về công việc của Đức

Chúa Trời (Eichrodt I,227). Thi Thiên đã diễn tả rõ ràng cho một đức tin sống động như thế.

Đức Chúa Trời vốn vĩ đại đến mức dễ dàng loại bỏ những đối thủ cạnh tranh. Ngài đã hạ bệ

tất cả các thần đối địch khác bằng quyền phép và sự khôn ngoan của Ngài (Thi 66: 6,7). Đa-

vít đã nhận thức được rằng sự hiện diện của Đức Chúa Trời vốn vượt trên mọi tập tục thờ

phượng (Thi 139). Kinh nghiệm của dân Chúa về việc Ngài giải cứu họ đã trải dài qua khắp

các thời kỳ lịch sử, đến nỗi họ có thể nói rằng �Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi,

ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài (Phục 33:27). Cách diễn tả cao nhất về tính độc nhất vô

19

nhị của Ngài được gọi là shema bắt đầu trong Phục truyền 6:4: �Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe,

Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Chúa có một không hai�. Câu này có thể hiểu là khi

bảo rằng chỉ có một cũng có nghĩa là chỉ có một cách thích hợp để thờ phượng Ngài mà thôi

(như được giải thích trong những câu tiếp theo), hoặc cũng có thể hiểu Đức Chúa Trời là có

một không hai trên tất cả. Cách hiểu sau dường như phù hợp hơn với văn mạch.Cho dù niềm

tin về tín lý độc thần có bị suy thoái qua giai đoạn Các Quan Xét hay không thì vẫn được Ê-li

diễn tả cách độc đáo và được các tiên tri lớn khẳng định. Trong I Vua chương 18, Ê-li đã

không chút sợ hãi khi đưa Đức Giê-hô-va ra để đối đầu với các �thần� của những tiên tri

giả. Lời ông tố cáo các tiên tri giả ngụ ý về niềm tin nơi tín lý độc thần hết sức rõ ràng: �Nếu

Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài, nếu Ba anh là Đức Chúa Trời, hãy theo

hắn�(câu 21).

Cao trào của sự khẳng định tín lý độc thần được thể hiện qua các đại tiên tri. Đối với

các vị ấy thì các thần khác đều là hư không, vô nghĩa (Ê-sai 44:10; Giê 2:5). Nhưng điểm

nhấn mạnh ở đây là sự vô giá trị chứ không phải là sự phi hiện hữu của các thần đó. Chúng

không thể nghe và nhậm lời cầu nguyện, cho nên chúng không phải là thần. Trong vòng

những người khôn ngoan, chẳng có ai giống như Đức Giê-hô-va, tất cả đều ngu xuẩn và điên

dại (Giêr 10:8), chúng đều bất năng bất lực (Giê 14:22). Phần văn chương cổ bênh vực cho

tín lý độc thần được tìm thấy trong Ê-sai ở các chương 44-46. Tại đây, tất cả các thần tượng

đều bị đem ra, đặt tương phản với Đức Giê-hô-va, là Đấng đã tạo dựng trời đất: Ta là Đức

Giê-hô-va, không có Đấng nào khác, ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác nữa� (Ês

45: 18). Các thần của tất cả các dân tộc nhập chung lại, sẽ tạo thành một đa thần chủ nghĩa kỳ

quái và lộn xộn. Nhưng nhiệm vụ của người có đức tin mãnh liệt trong dân Y-sơ-ra-ên là phải

thấy rằng trong số đó, không hề có thần nào tranh đua nổi, dầu chỉ một chút thôi với Giê-hô-

va Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, là Đấng mà trước mặt Ngài, tất cả các thần khác đều

bị xem là những thần hư không, rỗng tuếch.

Thuộc Tánh Và Công Việc Của Đức Chúa Trời

Chúng ta đã thấy rõ là bản tính của Đức Chúa Trời đã được nhìn thấy trước nhất trong

việc Ngài tự mặc khải và rồi được minh họa qua các hành động cụ thể trong đời sống của dân

sự. Ngay cả trong những cách diễn tả sự ca tụng cao nhất trong các Thi Thiên cũng thiếu

những câu đề cập yếu tính của Đức Chúa Trời như điều người ta vẫn hay triển khai trong triết

học. Thay vì sự phản ảnh trừu tượng về bản tánh Đức Chúa Trời, chúng ta thấy các Thi Thiên

nhận thức với lòng biết ơn về công việc của Ngài với điệp khúc quen thuộc: Nguyện người ta

ngợi khen Đức Giê-hô-va vì sự nhân từ Ngài, và vì các công việc lạ lùng Ngài làm cho con

cái loài người (như trong Thi 107:8,15,21,31). Nhưng căn cứ vào các việc làm của Ngài,

chúng ta còn có thể thấu hiểu thuộc tánh của Ngài nữa. Chúng ta không bị bỏ mặc để suy

đoán xem Đức Chúa Trời ra thể nào, mà có thể nhìn thấy Ngài rõ ràng. Cho nên chúng ta đã

tập nói về các thuộc tánh của Ngài, đồng thời phải nhớ rằng đó không phải là các ý niệm rời

rạc, nhưng là những dấu chỉ biểu tượng, một phần trùng lặp nhau� (Vriezen, 312). Đó là

những cách khác nhau để nhìn vào cùng một thực tại sinh động, đó là Đức Chúa Trời.

1. Quyền năng của Đức Chúa Trời. Tất cả các công việc của Đức Chúa Trời đều phô

bày quyền năng Ngài, nhưng quyền năng ấy không bao giờ tùy tiện hay độc đoán. Kinh

nghiệm cụ thể của dân Y-sơ-ra-ên đã có thể đưa tác giả Thi Thiên đến chỗ chứng thực rằng:

Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên trời, phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm� (Thi 115:3).

Nhưng lời thú nhận này được phát xuất từ những trường hợp được giải cứu đặc biệt. Chính

lời hứa đặc biệt về việc ra đời của Y-sác đã khiến Đức Giê-hô-va phải hỏi rằng: �Há có điều

chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng� (Sáng 18:14). Chính kinh nghiệm về việc ra khỏi

Ai-cập đã dẫn dân Y-sơ-ra-ên đến chỗ hát lên: �Đức Giê-hô-va là sức mạnh và sự ca tụng

của tôi... Hỡi Đức Giê-hô-va, tay hữu Ngài có sức mạnh vinh hiển thay! Hỡi Đức Giê-hô-va,

20

tay hữu Ngài hủy quân nghịch tan đi!� (Xuất 15:2,6). Ý thức về quyền năng của Đức Chúa

Trời được tỏ bày trên dân sự như làm phong phú thêm niềm tin vào quyền năng Ngài là Đấng

Tạo Hóa. Có lẽ họ còn dễ tin vào quyền năng tạo hóa của Ngài hơn, sau khi đã kinh nghiệm

sự giải cứu và hướng dẫn lạ lùng của Ngài. Dầu sao, đồng thời với quyền chủ tể của Ngài

trong lịch sử, họ còn tin tưởng trọn vẹn vào việc Đức Chúa Trời hết sức quan tâm chăm sóc

cõi thiên nhiên nữa (Thi 89:9; 104).

Liên hệ với quyền năng Ngài là ý niệm về Đức Chúa Trời đáng khiếp sợ. Người ta

kinh nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời cả trong việc đoán xét lẫn việc ban phước, nghĩa

là quyền năng của Đức Chúa Trời bao giờ cũng được phô diễn bên trong một bối cảnh đạo

đức. Sau đêm gặp gỡ với Đức Chúa Trời, Gia-cốp đã có thể nói nơi ấy đáng sợ biết bao, bởi

vì Đức Chúa Trời đã ở đó (Sáng 28:17). Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ quyền phán xét của Ngài

bằng sức mạnh đáng sợ (Ê-sai 10:33). Các kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên biết Đức Giê-hô-va như

một tay anh hùng đáng khiếp (Giê 20:11) bảo vệ dân Ngài. Ngài đủ quyền năng để thành tín

với những người yêu mến Ngài (Thi 89:8) làm sao, thì cơn thạnh nộ Ngài cũng khủng khiếp

đối với những kẻ chống lại Ngài y như vậy (Thi 59:13; Phục 28:29).

Ý niệm Đức Chúa Trời ghen tương�cũng là một ý niệm được gắn kết mật thiết với

Ngài (Xuất 20:5; 34:14 chép danh Ngài là ghen tương). Ý căn bản của từ ngữ ø ghen tương

hoặc sốt sắng là Đức Chúa Trời tự khẳng định uy quyền cũng như bảo vệ quyền hạn của

mình. Lòng sốt sắng của Jahweh là một khái niệm thiết yếu đối với Ngài (Vriezen, 302). Sở

dĩ như vậy là vì sức mạnh có một không hai của thuộc tánh Ngài là điều không thể chia sẻ

cho bất kỳ một tạo vật nào khác (Ê-sai 42:8). Đức Chúa Trời không �kiêu ngạo� như cách

chúng ta hiểu về sự kiêu ngạo; đây chỉ là phản ảnh cần thiết đối với thực trạng các sự việc.

Chính vì thế mà việc thờ thần tượng chọc giận lòng sốt sắng của Ngài, hình tượng chỉ là ảo

tưởng suông (Phục 32:16). Sự chọc giận cũng đến từ việc cố ý lìa bỏ giao ước (Phục 29:20).

Nhưng cũng chính sự ghen tương ấy lại chính là lời bảo đảm của Đức Chúa Trời cho việc bảo

vệ dân Ngài (II Vua 19:31; Ê-sai 26:11) khỏi sự đe dọa không nguôi về sự đoán xét công

chính của Ngài (Dân 25:11). Điều này đã đưa Ludwig Koehler đến ý kiến cho rằng kính sợ

Đức Giê-hô-va là vâng lời (Koehler,56).

2. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Liên hệ chặt chẽ với ý niệm quyền năng là ý

niệm thánh khiết của Đức Chúa Trời. Có lẽ đây là thuộc tánh chính yếu của Ngài. Trong

nguyên ngữ Hy-bá-lai, từ ngữ này có nghĩa cắt đứt, để riêng ra, dùng để nói lên những gì biệt

riêng ra, dâng lên hằng ngày để được thánh hóa. Chẳng hạn trong Sáng 2:3, ngày thứ bảy đã

được biệt riêng ra để làm ngày thánh cho Đức Giê-hô-va.

Trong bối cảnh Cận Đông, một sự mầu nhiệm đáng sợ (a fearful mysterium) thường

liên hệ đến những nơi và đồ vật thánh (ít khi liên hệ với con người theo nghĩa được tách ra

khỏi đời sống bình thường. Điều rất có ý nghĩa là nó rất ít khi được áp dụng cho các thần

(Eichrodt,I,271). Tư tưởng về sự thánh khiết rất thường được gắn liền với mana - hay các sức

mạnh của các thành tố của thiên nhiên - được tin tưởng là ở trong những đồ vật hay nhân vật

nào đó, và phải được làm nguôi giận bằng các nghi lễ được cử hành rất thận trọng và thành

tâm. Sợ hãi và kinh hoàng là những cảm xúc thường đi kèm với loại ý niệm như vậy.Trong

mặc khải Cựu Ước về sự thánh khiết, một ý niệm khác hẳn đã được đưa ra ánh sáng. Trước

hết, sự thánh khiết chính yếu liên quan đến Đức Chúa Trời và sau đó (và theo lời chỉ dạy của

Ngài) mới liên quan đến những đồ vật và nơi chốn (Xuất 15:11; Ê-sai 40:25). Ngài thích sự

thiện hảo và chân lý (Giê 9:24) và ghét điều ác, kể đó là sự xúc phạm đến thánh danh Ngài

(Lêv 20:3). Các sự vật và nơi chốn được Đức Chúa Trời biệt riêng ra thánh, không phải vì

chúng là đối tượng đáng sợ, mà chỉ vì Ngài đã hiện diện tại đó và chúng được đồng hóa với

Ngài. Môi-se được biết ông đang đứng trên đất thánh vì Đức Giê-hô-va đang ở đó (Xuất

3:5). Hòm giao ước trở thành thánh khiết, không ai tới gần được vì nó gắn liền với sự hiện

diện của Đức Chúa Trời (I Sam 6:19,20; Xuất 29:43). Điều rất có ý nghĩa, là ý thức về sự

thánh khiết, mà chúng ta sợ hãi khi nghĩ đến, thường đến sau. Sự kiện thánh khiết có trước,

21

chứ không theo sau kinh nghiệm. Đức Chúa Trời đã phải bày tỏ cho Môi-se biết rằng ông

Đấng đứng trên thánh địa nếu không ông sẽ chẳng bao giờ biết được như vậy. Cảm xúc luôn

đến sau.

Ý niệm về sự thánh khiết được kết hợp với ý niệm về sự tinh sạch về phương diện

luân lý từ rất sớm. Xếp mối liên hệ đó ra phía sau là đã đọc sai những gì đã được ký thuật.

Khi Đức Chúa Trời trừng phạt tội của Na-đáp và A-bi-hu bằng cách khiến lửa thiêu hóa họ,

Ngài phán: Ta sẽ cho những kẻ lại gần ta mà được tôn thánh và được vinh hiển trước mặt cả

dân sự(Lêv 10:3). Quả thật sự thánh khiết bình thường vẫn được dùng để chỉ những nơi chốn,

những sự vật, những nhân vật, trong phạm trù tín ngưỡng nghĩa là đã được biệt riêng ra thánh

cho Đức Giê-hô-va song như Eichrodt nói, Cả một hệ thống những điều cấm kỵ đã được

dùng để phục vụ cho ý niệm về một Đức Chúa Trời cao cả hơn� (Eichrodt I,274). Hệ thống

thờ phượng phải là biểu tượng về một Đức Chúa Trời cầm quyền chủ tể duy nhất trên dân

Ngài, một bài học rất lớn lao để minh họa sự thuần khiết của Ngài, cũng như đó là một

phương tiện để duy trì mối liên hệ đã được thiết lập bằng giao ước. Như về sau Phao-lô cũng

đã cho biết, luật pháp là thầy giáo dẫn người ta đến với Đấng Christ (Gal 3:24).

Nói rộng ra, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời có liên quan với dân mà Ngài đã kêu

gọi đến với với Ngài; giao ước là cách bày tỏ độc đáo về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Dân Y-sơ-ra-ên phải là một dân thánh cho Đức Giê-hô-va (Xuất 22:31). Vì Ngài là thánh,

nên họ cũng phải thánh (Lêv 11:44). Trong các hành động để gia ơn cho họ, Ngài đã tự tỏ

mình ra là thánh (Dân 20:13). Vì lý do đó mà Đức Chúa Trời đã được gọi là Đấng Thánh của

Y-sơ-ra-ên (ba mươi lần trong Ê-sai, Thi 71:22; Giê 50:29; vv...). Đức Chúa Trời vốn là

Đấng Thánh, còn dân Y-sơ-ra-ên tự họ không phải là thánh, nhưng sở dĩ họ được trở thành

một dân thánh là vì đã được dâng lên, đã được biệt riêng ra thánh cho Đức Chúa Trời. Như

Edmond Jacob nói: �Đức Chúa Trời là thánh, và chính vì lý do đó mà Ngài tự chọn thiết lập

một giao ước; trái lại, con người chỉ có thể nên thánh nhờ dự phần vào giao ước đó� (Jacob,

90). Tuy thế, ngay trong giao ước, dân Y-sơ-ra-ên vẫn có thể kinh nghiệm sự thánh khiết của

Đức Chúa Trời như là sự phán xét (Ê-sai 10:17) hoặc như là sự cứu rỗi (Ê-sai 43:3,14).Xuyên

suốt Cựu Ước, sự thánh khiết mang ý nghĩa là sự đầy dẫy quyền năng và sự sống thể hiện

trong đời sống đạo đức cá nhân. Mặc dầu chỉ một mình Đức Chúa Trời thánh khiết, nhưng từ

Ngài, sự thánh khiết đã chiếu ra và soi sáng khắp đất (Xuất 15:11), Ngài tự tìm cách để chiếu

rọi ra cho đến khi nào thế gian nhận biết mình đầy dẫy vinh quang của Đức Giê-hô-va như

các tiên tri đã hàm ý (Ê-sai 6:1-3). Gustave Ochler giải thích: Mọi cách thể hiện giao ước ân

điển của Đức Chúa Trời đều xuất phát từ sự thánh khiết thiên thượng (divine holiness) của

Ngài. Bên ngoài các mối liên hệ thần quyền, thế gian không nhận biết được sự thánh khiết,

nhưng ngay khi thế gian bước vào mối liên hệ với Nước Trời, thì sẽ nhận được những biểu

hiện của cõi trời� (Ochler I,157). Bản chất của thế gian như là công việc của tay Đức Chúa

Trời làm ra, phải phản ảnh thuộc tánh Ngài trên đất.

3. Sự Công Chính Của Đức Chúa Trời. Liên hệ chặt chẽ với sự thánh khiết là sự

công chính. Gốc của từ ngữ này đã bị thất lạc, nhưng cách dùng nó nói lên sự ăn

ở ngay thẳng hay tình trạng thẳng ngay, chính trực, thẳng thắn, đúng mẫu mực.

Từ ngữ này thường mang yếu tố pháp luật, liên hệ với tòa án hay những quyết định

có tính cách pháp lý. Nhưng theo nghĩa rộng, nó có nghĩa là chân chính hay tự

nhiên. Các lối công bình (ngay thẳng) chỉ có nghĩa là những đường lối có thể đi

được (Thi 23:3), cây công bình là cây tươi tốt, đẹp đẽ (Ê-sai 61:3).

Từ ngữ này được dùng lần đầu tiên trong bài ca của Môi-se ở Phục truyền 32:4

�Ngài là công bình và chánh trực�. Trong Các Quan Xét, việc Đức Chúa Trời giải

cứu dân Ngài được gọi là �việc công chính� (Quan xét 5:11, nguyên văn

Hy-bá-lai). Đại ý những câu này là ý niệm về công việc của Đức Chúa Trời phơi

bày quyền tể trị của Ngài trong lãnh vực đạo đức. Sự công chính là sự thánh

khiết biến thành hành động, là việc thực thi nó, là tạo ra nó từ chỗ không có

22

gì. Đức Chúa Trời không phải tuân theo một mẫu mực công chính trừu tượng nào.

Trái lại, ý chỉ và thuộc tánh Ngài vốn là đạo đức và các hoạt động của Ngài chắc

chắn bộc lộ về đức độ Ngài. Thuộc tính này ẩn phía sau hình ảnh ví von về người

thợ gốm và đất sét (Ê-sai 45:9-12; Giê 18:1-12). A. B. Davidson giải thích hình

ảnh ấy như sau: �Hình ảnh này có nghĩa rằng chính Đức Chúa Trời tác tạo ra lịch

sử và định mệnh nhân loại, nhất là của dân Ngài; nhưng nó chẳng nói gì đến các

nguyên tắc theo đó Ngài tác tạo ra chúng� (Davidson,131). Nhưng có thể nói thêm

rằng vì Đức Chúa Trời là công chính nên Ngài luôn thể hiện sự công chính trong

mọi việc Ngài làm. Chúng ta đừng nên thắc mắc gì về bản tính đạo đức của Ngài,

bởi vì nó đã được diễn tả rõ ràng trong luật pháp ban bố tại núi Si-nai. Tác giả

Thi Thiên tuyên bố: �Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, sự đoán xét của Ngài

là ngay thẳng� (Thi 119:137). Các thần của các dân, các nước có tính khí bất

thường và không thể trông cậy được, nhưng chúng ta có thể trông cậy vào sự phán

xét của Đức Chúa Trời, vì nó vốn công bình và vững chãi (Thi 36:6). Tất cả những

gì Đức Chúa Trời làm đều nhất nhất bày tỏ sự công chính Ngài (Thi 50:6; Ê-sai

5:16).

Từ thời kỳ rất sơ khai trong Cựu Ước, sự công chính đã được phơi bày, đặc biệt

là khi Ngài can thiệp để binh vực dân Ngài, cũng như trong cách bảo vệ các quyền

lợi cho dân của giao ước (Xuất 32:10; Dân 14:12). Mối liên hệ có một không hai

giữa Đức Chúa Trời với dân Ngài được nhận thấy trong bối cảnh Đức Chúa Trời tỏ

ra sự công chính Ngài. Chính các hành động để giải cứu của Đức Chúa Trời cũng

đòi hỏi sự công chính (I Sam 12:7; Mi-chê 6:5, theo tiếng Hy-bá-lai). Gần đây,

các thần học gia nối gót H. Cremer (von Rad, I ,370-76 và Eichrodt (I,240-44) đã

tìm lại được tầm quan trọng của ý niệm về mối liên hệ trong Cựu Ước. Điều này

nói lên sự công chính là một quan niệm về mối liên hệ hàm chứa nhiều trách

nhiệm xuất phát từ những đòi hỏi của mối liên hệ đó. Yếu tố chủ đạo là bản tánh

của Đức Chúa Trời, nhưng sự trung thành và công chính phải được thể hiện trong

sự trao đổi của cộng đồng. Đây là sự công chính ở trong nhà và ngoài chợ. Nó dẫn

dắt người ta đi trong đường công chính, làm điều công bình chứ không phải chỉ là

công bình mà thôâi. Dĩ nhiên là mỗi người đều có sự công bình riêng để làm theo:

nhà vua, kẻ làm cha mẹ, làm con, người kinh doanh mua bán. Nhiệm vụ của sự công

chính là trình bày các đức tính mà mối liên hệ đặc biệt đòi hỏi. Tuy nhiên, tiêu

chuẩn cho tất cả là bản tánh công chính của Đức Chúa Trời, đặc biệt là khi nó

được bày tỏ trong luật pháp, và được hiểu trong diễn biến của sự khôn ngoan. Nền

tảng của tất cả là hành động công chính của Đức Chúa Trời khi đặt dân Ngài vào

trong giao ước.

Vào thời của các tiên tri cổ xưa, ý niệm về sự công chính của Đức Chúa Trời được

gắn chặt nhiều hơn vào một vương quốc công chính hữu hình, mà theo Ê-sai 9:6 là

phải được �lập lên trong sự chánh trực, công bình... cho đến đời đời�. Khi vương

quốc ấy đến, thì dân Y-sơ-ra-ên sẽ được kết hiệp với Chúa trong sự công bình và

chánh trực (Ô-sê 2:19). Hơn bất cứ điều gì khác - kể cả các công thức phải lẽ

về thờ phượng-Đức Chúa Trời muốn sự công chính đó phải là đặc tính của dân Ngài

(A-mốt 5:24). Mục tiêu hiện thấy của Giăng tại đảo Bát-mô ấy về Tân nương của

Đấng Christ được mặc vải gai mịn cho Tiệc Cưới Chiên Con tức là những việc làm

công chính của các thánh đồ (Khải 19:8). Trong khi được mặc khải tiệm tiến, sự

công chính của Đức Chúa Trời tìm cách thể hiện ra, phản ảnh nơi dân sự Đức Chúa

Trời, để họ được trở nên giống như Ngài (E-Âsai 51:6, sự cứu rỗi ở đây, theo

tiếng Hy-Bá-Lai, có nghĩa là sự công chính). Quả đúng như Davidson nói, sự công

chính còn có thêm một thuộc tính nữa, vì đó là hệ quả việc làm của Đức Chúa

Trời. �Đó là một cái gì được Đức Chúa Trời tạo ra trong thế gian, do một điều

23

kiện đòi hỏi Ngài...Vì một khi sự công chính đã được tạo nên, thì loài người và

thế gian sẽ mang bản tánh như Ngài vậy� (Davidson, 143). Cũng như sự thánh

khiết, chúng ta trở lại với nguyên tắc bắt chước Đức Chúa Trời đươc xem là một

nguyên tắc căn bản của đạo đức học Cựu Ước.

Cũng cần lưu ý rằng sự công chính cần được mặc khải, có đặc tính cụ thể và có

thể nhìn thấy. Đó là sự thay đổi bên ngoài đồng thời cũng là sự chuyển biến

thuộc linh bên trong. Sự xưng công chính trong Cựu Ước bao gồm sự thịnh vượng và

phục hồi bên ngoài cũng như có sự đổi mới bên trong (Davidson,139). Tân Ước

cũng diễn tả cùng một nguyên tắc đó, đức tin không có việc làm tương ứng là đức

tin chết (Gia-cơ 2:17).

Vậy sự công chính của Đức Chúa Trời qua diễn tiến của Cựu Ước đã được mở rộng

từ một môi trường nhỏ hẹp trong giao ước để diễn tả ý chỉ của Đức Chúa Trời cho toàn thể

trật tự thọ tạo. Ở đây, ý niệm ấy đi từ chỗ rập theo một khuôn mẫu đến

việc tích cực làm điều phải, hay �việc duy trì mối hiệp thông bây giờ trở thành

việc xưng công bình cho kẻ vô đạo� (Eichrodt, I, 274). Đa-vít đã biết rằng việc

Đức Chúa Trời giải cứu là hệ quả tất yếu của đức công chính Ngài (Thi 51:14, sự

cứu rỗi theo nguyên ngữ Hy-bá-lai có nghĩa là �công chính�). Trong khải tượng

của Ê-sai, Đức Chúa Trời đang giáng cơn mưa công chính xuống (45:8) bằng hình

thức của sự ban thưởng (54:17). Một lần nữa, sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời

lại nhằm mục đích cứu chuộc và đưa tới việc thể hiện sự vinh hiển cuối cùng và

rộng khắp của Ngài.

Trong giai đoạn nằm giữa Cựu và Tân Ước, ý niệm về công chính đã trải qua một

thay đổi quan trọng. Dường như khải tượng của các tiên tri đã mất, thay vào đó

là sự vâng lời hầu như máy móc. Công lý trở thành công lý phân phối cho từng cá

nhân theo tiếu chuẩn của luật pháp. Như vậy sự công chính hóa chính là sự tuyên

xưng công bình trước án lệnh của vị quan tòa công chính vào ngày chung thẩm.

Đồng thời sự công chính hóa của con người cũng được đồng nhất hóa với việc vâng

giữ luật pháp-bố thí, không ăn nếu chưa rửa tay sạch, vv... Ngay trong Đa-ni-ên

4:27, điều đó đã rõ ràng khi Đa-ni-ên truyền bảo nhà vua từ bỏ tội lỗi bằng

cách làm điều công chính tức là làm việc lành. Chống lại quan niệm hẹp hòi đó về

sự công chính, Đấng Christ đã khẳng định trong Mat 5:20 �Vì ta phán cho các

ngươi rằng: nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các

thầy thông giáo và người Pharisi, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng�.

Cuối cùng chúng ta hãy lưu ý hai ý niệm kết hợp chặt chẽ với nhau. Ý niệm thứ

nhất là sự phán xét của Đức Chúa Trời có liên hệ chặt chẽ với ý niệm �tích cực

làm điều công chính� mà chúng ta đã ghi nhận ở phần trên. Sự phán xét trong Cựu

Ước rộng nghĩa hơn ý niệm kết án của chúng ta ngày nay. Nó là toàn thể hoạt động

phán xét, cả đến việc khiến kẻ sai quấy trở thành công chính bằng việc trừng

phạt hoặc cứu chuộc. Quan tòa không chỉ tuyên án, nhưng còn thu thập mọi chứng

cứ và làm việc một cách sáng tạo để thực hiện việc xét xử của mình. Là Đấng Chủ

tể, Đức Chúa Trời cũng là quan tòa chắc chắn sẽ xét xử công bình (Sáng 18:25) mà

ý chỉ Ngài là nền tảng cho mọi việc xét xử. Ý chỉ đó đã được mặc khải tại

Si-nai: luật pháp đã trở thành nền tảng cho mọi quyết định pháp lý. Nhưng sự

phán xét của Đức Chúa Trời còn có ý nghĩa sâu rộng hơn đó là ngay các chiến

thắng của dân Y-sơ-ra-ên cũng được xem là kết quả của các quyết định phán xét

của Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va là Đấng Đoán Xét, sẽ quyết định mọi sự (Quan

xét 11:27; II Sam 18:31). Hình ảnh Đức Chúa Trời biện luận với dân Y-sơ-ra-ên,

về sau đã được các tiên tri sử dụng. Dân sự của Đức Chúa Trời đã phạm tội chiếu

theo tiêu chuẩn công lý tối thiểu của Đức Chúa Trời (Giê 2 và Ô-sê 6), nhưng Đức

Chúa Trời không thể nào quên dân Ngài. Cho nên những lần phán xét của Ngài đều

24

có tính cách cứu chuộc, phán xét để ban phát lòng nhân và ân huệ (Ê-sai 30:18).

Ý niệm liên hệ thứ hai là cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Trọng tâm của ý niệm

này là thái độ chống đối kiên quyết của Đức Chúa Trời, là Đấng thánh khiết và

công bình khi đối diện với tội lỗi và điều ác (Phục 29:23-25 và nhất là Na-hum

1:2-6). Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời không phải là một điều đương nhiên, cũng

không phải là một cảm xúc tự phát, nhưng là một đáp ứng cá nhân đối với điều ác

phù hợp với thuộc tính thánh khiết của Ngài. Đôi lúc điều đó phải được diễn tả

bằng ngôn ngữ loài người (sẽ thấy trong trường hợp của tình yêu thương), nhưng

điều này chỉ nhằm khẳng định chính Đức Chúa Trời là thực hữu, chứ không phải so

sánh các phản ứng của Ngài với cách phản ứng của chúng ta. Ngay đến sự thạnh nộ

của Đức Chúa Trời cũng xen lẫn với lòng nhân, như muốn minh họa một lần nữa về

tính bất khả phân ly của các thuộc tánh Đức Chúa Trời (Ô-sê 11:8,9; Giê 18:20).

Ở phương diện này, chúng ta cần phải chú ý cách Đức Chúa Trời đã sử dụng điều ác

để hoàn thành các mục đích của Ngài. Ngay sau phần mô tả cơn thạnh nộ của Đức

Chúa Trời trong Thi Thiên 76 là câu khẳng định đáng ngạc nhiên: �Cơn giận loài

người hẳn sẽ ngợi khen Chúa, còn sự giận dư lại, Chúa sẽ ngăn trở� (câu 10). Tôi

cho rằng câu này không chỉ là một câu nói ngẫu hứng mô tả quyền tể trị cao cả

của Đức Chúa Trời, nhưng là một cách diễn tả rất nền tảng phương thức mà quyền

tể trị ấy phải noi theo trong cái thế gian đã sa ngã này. Đức Chúa Trời trong

Kinh thánh nhiều lần dùng chính sự chối bỏ của con người để sử dụng trong kế

hoạch cứu chuộc của Ngài. Loài người xây bỏ Đức Chúa Trời nhưng Ngài lại dùng

chính sự xây bỏ đó để khích lệ và đem sự cứu rỗi đến, nhưng không xâm phạm quyền

tự do của họ. Sự đê hèn của các anh Giô-sép đã được biến thành phương cách giải

cứu dân Ngài khỏi nạn đói và cứu sống họ (Sáng 45:5). Sự cứng lòng của Pha-ra-ôn

trở thành phương tiện phô bày ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong thời kỳ xuất

Ai-cập (Xuất 6:1); việc Y-sơ-ra-ên đòi lập lên một vua cho chúng ta thấy các lý

do sai lầm của đòi hỏi ấy (I Sam 8:5,7), nhưng Đức Chúa Trời đã dùng lạc điểm đó

làm một dấu hiệu cũng như phương tiện cho sự trị vì của chính Ngài trong tương

lai (II Sam 7:12). Tất nhiên, cuối cùng trong Tân Ước, chính việc loại bỏ Đấng

Christ đưa đến sự chết của Ngài, đã được Đức Chúa Trời dùng để làm nên sự cứu

rỗi cho chúng ta (I Côr 2:8,9).

4. Lòng nhân từ và yêu thương của Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta lại được nhắc

nhở rằng các quan niệm chúng ta vừa nỗ lực định nghĩa lại trùng lắp lên nhau.

Những điểm cần phân biệt thì mù mờ, các ý nghĩa lại lấn sang những ý niệm tương

quan. Chúng ta phải đối đầu với vấn đề muôn thuở khi nói về Đức Chúa Trời: những

chiếc bình, chúng ta đem đến để múc nước trong một thùng lớn đã không chứa hết

nước trong đó. Nhưng điều thường xảy ra là gì, giống như trường hợp bình dầu của

bà góa nọ không hề bị cạn đi, thì Đức Chúa Trời lấy những lời lẽ đơn sơ của

chúng ta, sử dụng những lời đó, nhân rộng, đưa nó vượt xa ý nghĩa nguyên thủy

của mình. (Về sau cách đó cũng thường được hiển hiện trong các định chế của dân

Y-sơ-ra-ên). Chúng trở thành những lời lẽ mang ý nghĩa rộng lớn hơn điều chúng

ta có thể tưởng tượng lúc ban đầu.

Chúng ta cũng đã ghi nhận rằng các ý niệm về quyền năng và đức thánh khiết của

Đức Chúa Trời thường hướng đến lòng nhân từ . Dân Y-sơ-ra-ên chẳng những chỉ

kinh nghiệm về một Đức Chúa Trời được tôn cao, đáng kính sợ trong sự thánh

khiết, mà còn biết Ngài là Đấng luôn hướng về họ với lòng ái nhân.

Từ ngữ này (tiếng Hi-bá-lai là j#s#d ) được dịch nhiều cách khác nhau như �nhơn

từ�, �nhân ái� (ASV), �tình yêu giao ước� (Berkeley) hay �tình yêu bền vững�

(thường được dùng trong RSV) vốn là tâm điểm mặc khải của Đức Chúa Trời trong

Thánh Kinh. Ý niệm nền tảng của từ ngữ ấy chỉ về sức mạnh (được dùng trong Thi

25

144:2 khi �sự nhân từ tôi� đi đôi với �đồn lũy tôi�; trong bản RSV là �vầng đá

tôi và đồn lũy tôi�). Bối cảnh này đặc biệt phù hợp với khuynh hướng hiện đại

muốn liên kết nhân từ với yếu kém. Khi được sử dụng để nói về Đức Chúa Trời,

từ ngữ này ngụ ý nói đến ân sũng � sự ban ơn dầu chúng ta không xứng đáng; nhưng

khi dùng cho con người, nó có nghĩa là tin kính hay tận hiến (Snaith, 94-95).

Ý niệm này đã có trong Sáng Thế Ký 3:15 khi một lời hứa được thay thế để giảm

nhẹ sự phán xét Đức Chúa Trời đã phán truyền (2:17). Đối với các vị tộc trưởng

từ ngữ đó nói lên sự thành tín của Đức Chúa Trời trong các lời hứa giao ước của

Ngài (Sáng 32:10; 39:21). Thật ra, nhân từ mới là thực tại dẫn đến giao ước �

Chúa và dân Ngài thuộc về nhau. Đức Chúa Trời đã chọn dân Y-sơ-ra-ên để �thuộc

riêng� về Ngài nên Ngài mới lập giao ước cùng họ (xem Xuất 19:4-6; Phục 7:9,12;

I Vua 8:23; II Sử 6:14; Nêhêmi 1:5). Nhân từ là bản tính của Đức Chúa Trời được

bày tỏ như một sự kiện tiên khởi nên có giá trị bền lâu hơn giao ước (Thi 136;

Giê 3:12; 33:11).

Vậy, lòng nhân từ trong bối cảnh của giao ước đã phát triển thành trách nhiệm hỗ

tương giữa các thân tộc, bạn bè, chủ tớ hay các mối liên hệ khác; sự đoàn kết,

trách nhiệm chung� (Kochler trong Payne 1970, 162). Theo nghĩa rộng, từ ngữ này

thường hàm ý trung thành hay trung tín, một sự kết hợp vững chắc bất khả phân ly

(Xuất 34:6, E-Âsai 55:3), và dĩ nhiên sự thành tín và nhẫn nhục chịu đựng của

Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên cũng bày tỏ lòng nhân từ của Ngài (Ca

Thương 3:22-23).

Có nhiều ý niệm xoay quanh chủ đề nhân từ. Chẳng hạn như nhân từ và thành tín

thường đi với nhau (Ê-sai 16:5, Ô-sê 4:1; Michê 7:20; Ê-sai 55:3). Căn cứ trên

lòng nhân từ mà Đức Chúa Trời được gọi là Cha (Xuất 4:22; Dân 11:12) dẫn đến

việc nhìn nhận Ngài thật sự cầm quyền thống trị trên cõi tự nhiên với tư cách là

Đấng Tạo Hóa. Cũng vậy, Ngài là cha của kẻ không có cha (Thi 68:5); Ngài sửa

phạt con cái Ngài (Phục 8:5; Châm 3:12); Ngài là Đấng dắt chăn (Sáng 48:15; Thi

23). Qua hình ảnh dân Y-sơ-ra-ên được mô tả là một đứa con bất trung, ý niệm

nhân từ đã được diễn tả sâu xa hơn trong Ô-sê 11:1-3. Hình ảnh dân Y-sơ-ra-ên là

đứa con hoang đàng cũng xuất hiện trong Giê 3:19; 31:20. Mục tiêu cuối cùng là

để cho toàn cõi vũ trụ có thể ý thức và phản ánh được lòng nhân của Đức Chúa

Trời (Thi 33:5; 119:64).

Tình yêu thương Đức Chúa Trời bày tỏ ra trong việc chọn dân Y-sơ-ra-ên là hướng

quyết định của ý chí và thái độ sẵn sàng hành động (Eichrodt,I,252). Trong Cựu

Ước, tình yêu thương của Đức Chúa Trời có liên hệ chặt chẽ với ý niệm về sự

tuyển chọn: Chúa tuyển chọn dân Ngài. Ban đầu động cơ thúc đẩy Đức Chúa Trời

chọn lựa không được nói rõ, nhưng đến thời Môi-se đã được giải thích là do tình

yêu của Đức Chúa Trời (Phục 4:37; 7:7). Một lần nữa, mặc khải về bản tánh của

Đức Chúa Trời được đặt trên nền tảng giao ước Ngài đã lập với dân Y-sơ-ra-ên.

Như vậy, giao ước không bị một thể chế nào giới hạn, nếu không muốn nói nó chỉ

tùy thuộc vào ý chí và bản tính của Chúa mà thôi (Snaith, 95). Điều đó đã tạo ra

được mối liên hệ thật đặc biệt và lành mạnh thể hiện qua sự tương phản rõ rệt

giữa tín ngưỡng của Y-sơ-ra-ên với hình thức dâm dật, trơ trẽn của các tôn giáo

tại xứ Ca-na-an.

Edmond Jacob nhận xét rằng từ yêu thương thường được dùng cho người trên đối với

kẻ dưới (một ngoại lệ đáng chú ý là Phục 15:16; xem Jacob, 108-9). Tình yêu

thương của Đức Chúa Trời dành cho mọi loài thọ tạo của Ngài (Thi 145:9,16),

nhưng đặc biệt là cho nhân loại (Thi 103:17).

Trong các sách tiên tri nhất là Ô-sê, tình yêu thương đạt đến mức độ diễn tả cao

nhất. Tại đó, tình yêu thương thể hiện như một năng lực chọn lựa vượt trên lý

26

trí (suprarational) nằm bên dưới để nâng đỡ giao ước giữa dân Y-sơ-ra-ên với Đức

Chúa Trời (Ô-sê 11:1-4). Trong Ê-sai 49:15 tình yêu của Đức Chúa Trời được ví

với tình mẫu tử, còn trong Ê-sai 43:3; 49:26 được ví sánh với tình yêu của Đấng

Cứu Chuộc. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời còn mãi (Giê 31:3) và bao giờ cũng

là tình yêu giáo huấn (Giăng 12:7-13; Ô-sê 11:7-9).

Kết hợp với tình yêu thương là ý niệm về sự kiên trì nhẫn nhục của Đức Chúa

Trời. Ân huệ Ngài tồn tại lâu dài hơn cơn giận (Thi 103:5), tuy cũng có giới hạn

(Na-hum 1:3; Xuất 34:7). Hơn nữa, vì lòng nhân từ, Chúa tỏ lòng thiện hảo đối

với những kẻ gặp hoạn nạn (Thi 146:7-9; Ê-sai 54:10). Sau cùng, như là ân điển,

tình yêu của Đức Chúa Trời tỏ ra cho với kẻ chẳng xứng đáng (Sáng 6:8). Snaith

đã từng nói: Chúng ta nhận thấy từ ngữ đó được dùng cách thực tế để chỉ thái độ

của một người trên đối với kẻ dưới. Như vậy, chesed (nhân từ ) có ý nghĩa hai

chiều, còn chen (ân huệ, ân điển) chỉ mang ý nghĩa một chiều thôi. Do đó nó

thường mang ý nghĩa sự ban ơn huệ cho kẻ không xứng đáng, hay ơn huệ tối cao

được người trên ban xuống (Snaith, 128).

Sự mặc khải trong Cựu Ước về ơn cứu chuộc rộng lượng của Đức Chúa Trời (Thi

86:5) hướng tới quan niệm về tình yêu vô điều kiện (agape love) kỳ diệu trong Tân Ước được

mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giê-xu Christ (I Giăng 4:9-10).

Chương 4

Sáng Tạo & Quan Phòng

Hỡi Atum - Kheprer, Ngài vốn ngự trên đỉnh núi cao (nguyên thủy)...đã nhả ra Shur,

đã phun ra Tefnut. Ngài đã đặt tay Ngài trên họ như đôi tay của một Ka (sinh lực), vì Ka của

Ngài vốn ở trong họ.

Thần thoại Ai-cập về công cuộc sáng tạo trời đất, thế kỷ 24 T.C.

Lúc trời cao chưa được đặt tên, đất cứng bên dưới chưa có tên gọi cũng chưa có Apsu

đầu tiên là con của chúng và Mummu-Tiamat, người đã sanh ra hết thảy chúng sinh thì các

dòng nước đã hòa quyện với nhau để trở thành một thể đồng nhất.

Thần thoại Ba-by-lôn về công cuộc sáng tạo trời đất, đầu thiên niên kỷ thứ 2 T.C.

� Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả đất là vô hình và trống không, sự mờ

tối ở trên mặt vực, Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước�

Sáng Thế Ký 1:1,2

Sáng Tạo

Việc Cựu Ước phác họa Đức Chúa Trời như là Đấng Chủ Tể trên khắp đất không hề

làm suy giảm tầm quan trọng của quan điểm Hi-bá-lai về trật tự tạo vật. Thật vậy, chính vì

được Đức Chúa Trời tạo dựng và bảo tồn nên thế giới này tự nó đã là quan trọng và thiết yếu.

Đức Chúa Trời là nguồn gốc tuyệt đối của mọi sự và là ý chí duy nhất ẩn đàng sau mọi sự đó

là thực sự không thể chối cãi. Sự tồn tại của thế giới nhằm phục vụ cho các chủ đích của

Ngài. Tương phản với những phần ký thuật về thời kỳ sơ khai của các nền văn hóa lân bang

(nên xem những truyện thần thoại của Ai-cập và Ba-by-lôn), phần ký thuật của Sáng Thế Ký

thật đơn giản và hết sức rõ ràng minh chứng cho điều được gọi là �lý trí được khai minh"

(enlightened sobriety). Trong Cựu Ước không hề có sự suy đoán về nguồn gốc Đức Chúa

Trời như thường thấy trong các truyện thần thoại Cận Đông. Đức Chúa Trời luôn được

27

khẳngđịnh từ đầu đến cuối (xem Ê-sai 41:4 và Gióp 38:4).Nhiều học giả cho rằng lịch sử sơ

khai của Y-sơ-ra-ên ít thấy đề cập đến công cuộc sáng tạo và vì thế cho rằng công cuộc sáng

thế của Đức Chúa Trời về sau mới được chú ý đến. Các học giả ấy lập luận: công tác cứu

chuộc quyền năng của Đức Chúa Trời mới chính là khởi điểm cho sự suy tư của họ về công

tác sáng tạo. Quả thật, sự mặc khải ban sơ của Đức Chúa Trời cho dân Ngài (nếu được chúng

ta có thể cùng xem lại phần lịch sử sơ khai của dân Y-sơ-ra-ên) không hề đề cập nhiều về

công tác sáng tạo và chính Môi-se cũng như Giô-suê (trong Phục Truyền Luật Lệ Ký và Giô-

suê 24) đã không hề đề cập Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa như chúng ta có thể mong đợi.

Nhưng trước khi đưa ra kết luận rằng kinh nghiệm cứu chuộc được hình thành trước mọi ý

tưởng về sáng thế chúng ta cần ghi nhớ một số điều sau đây.

Thứ nhất, những phần kinh văn xuất hiện rất sớm trong Ngũ Kinh Môi-se (Xuất

15:16b và phần Kinh Thánh tương quan trong Phục 32:6) đều cho biết Đức Chúa Trời đã tạo

ra dân Y-sơ-ra-ên. Quả thật, từ ngữ đề cập đến sự sáng tạo ở đây không phải là từ ngữ được

sử dụng trong Sáng 1:1, và sự việc được đề cập chính là sự sáng lập nên quốc gia Y-sơ-ra-ên

qua sự giải cứu quyền năng. Thế nhưng, ý niệm ấy cũng đồng thời ngụ ý việc xuất Ai-cập

đánh dấu việc sáng lập nên nhà nước Y-sơ-ra-ên cũng chính là một sáng tạo, qua đó Đức

Chúa Trời một lần nữa tỏ ra quyền năng sáng tạo của Ngài. Hơn nữa, ngôn ngữ trong Xuất

Ê-díp-tô Ký chương 15 cũng tương tự như những lần đề cập đến việc Đức Chúa Trời sáng tạo

nên trời đất trong buổi ban sơ (Thi 89).

Thứ hai, điều răn về ngày Sa-bát trong Xuất 20:11 hiển nhiên đề cập đến công cuộc

sáng tạo mọi vật của Đức Chúa Trời trước ngày Sa-bát, là ngày nghỉ của Ngài. Hơn nữa, điều

răn ngăn cấm làm ra các loại thần tượng tất yếu phải có nền tảng của phần ký thuật về sự

sáng tạo thì người ta mới có thể hiểu rõ được ngọn ngành của sự việc (Xuất 20:4; Phục 5:8-

10, xem Craigie,153). Cuối cùng, phần ký thuật về công cuộc sáng tạo trời đất xuất hiện ở

phần đầu của Ngũ Kinh Môi-se cho thấy tất cả các tư liệu đó (theo tôi, những tư liệu đó hầu

như đều có niên đại từ thời Môi-se) vốn đều được hiểu dưới ánh sáng của tín lý sáng tạo.Dù

cho những nhận định nêu trên có ra thể nào thì điều chắc chắn là quyền năng sáng tạo và tính

cách vĩ đại của Đức Chúa Trời chỉ được nhận diện đầy đủ sau này trong lịch sử dân Y-sơ-ra-

ên. Mãi đến khi các Thi Thiên và Các Sách Tiên Tri được trứ tác thì quyền năng sáng tạo của

Đức Chúa Trời mới đôi lúc được cao rao. Có lẽ trước hết, dân Y-sơ-ra-ên phải kinh nghiệm

tính cách vĩ đại của Đức Chúa Trời khi Ngài giải phóng họ ra khỏi ách nô lệ, bảo tồn họ và

khiến họ trở nên một nước lớn trước khi nhận thức được quyền cai trị cả thể Ngài. Từ chỗ

nhìn nhận tính cách vĩ đại Ngài qua sự chở che đến chỗ ý thức được quyền năng sáng tạo cao

cả Chúa là một tiến trình rất tự nhiên. Có lẽ ở đây chúng ta lại có một điển hình khác về việc

Đức Chúa Trời tự mặc khải và khắc ghi chân lý Chúa vào tâm trí và sự nhận thức của tuyển

dân.

1. Sáng tạo bằng lời nói và hành động. Trở lại với tín lý về công cuộc sáng tạo, chúng

ta ghi nhận trước nhất là Đức Chúa Trời đã tạo dựng thế giới bằng lời phán đồng thời bằng sự

can thiệp trực tiếp của Ngài. Quả thật, thế gian đã được tạo thành khi Chúa phán (Thi 33:6).

Nhưng Sáng 1:2,3 cũng đề cập việc Đức Thánh Linh ấp ủ (như chim phụng hoàng ấp ủ con

nó vậy) và Sáng 2:7,8 cho thấy Đức Chúa Trời đã nắn nên con người và lập nên khu vườn.

Công cuộc sáng tạo bằng lời phán làm nổi bật siêu việt tính của Đức Chúa Trời tức là tính ưu

việt của ý chỉ Ngài, và công việc của Ngài được thực hiện hết sức dễ dàng. Đức Chúa Trời

không hề phải chiến đấu khó nhọc gì khi sáng tạo trời đất, như sự việc vẫn thường được mô

tả trong các truyện thần thoại Cận Đông. Lời Đức Chúa Trời đã có từ ban đầu, lời đó tiếp tục

hiện hữu và là căn bản cho tính liên tục giữa Đức Chúa Trời với công việc Ngài. Đồng thời

hình ảnh về Linh (hay hơi thở) của Đức Chúa Trời trong Sáng 1:2 cho thấy Đức Chúa Trời đã

gắn bó một cách thiết thân với công cuộc sáng tạo-dường như là máu thịt. Điều này đã tạo

nên tấu khúc phù hợp cho mối quan hệ cá nhân mà Đức Chúa Trời muốn duy trì với tạo vật.

Như vậy thì người nam và người nữ-những tạo vật thượng đẳng-hoàn toàn có thể xứng đáng

28

được Đấng Tạo Hóa, là chính Đức Chúa Trời sử dụng cách xưng hô thân mật nhất trong khi

chuyện trò. Lời phán của Chúa siêu việt đã đến với họ bằng hình thức của một lời chúc phước

và một lời hứa, thiết thân như chính hơi thở của họ vậy (Phục 30:14).

2. Sáng tạo từ hư vô (ex nihilo). Khi đọc đến những chữ La-tinh này nhiều sinh viên

Kinh Thánh thường tỏ ra tin rằng Đức Chúa Trời đã không sử dụng một chất liệu cụ thể nào

để tạo nên thế giới này cả. Có sự hậu thuẫn rất vững chắc cho một niềm tin như vậy, dẫu

trong Cựu Ước không có chỗ nào nói rõ như thế. Trước hết, trong Sáng Thế Ký chương 1, từ

ngữ �dựng nên� (B*r*�) chỉ được dùng cho công cuộc sáng tạo thiêng liêng không hề

được sử dụng cho sự tạo dựng mang ý nghĩa vật chất. Vậy, đặc điểm quyền năng sáng tạo của

Đức Chúa Trời, ấy là Ngài đã làm hiện hữu điều mà trước đó không có. Điều này thật sự

đúng trong trường hợp của dân Y-sơ-ra-ên cũng như trong công cuộc sáng tạo khởi nguyên .

Qua đó khẳng định quyền tể trị trọn vẹn của Đức Chúa Trời trên cõi thọ tạo.Đồng thời, ngôn

ngữ Hi-bá-lai, cũng như nhiều ngôn ngữ hiện nay vốn không có đủ tầm vóc để diễn đạt ý

nghĩa hư vô. Chính thuật ngữ hư vô vẫn chẳng minh chứng được gì, vì năng lực vượt trội của

Đức Chúa Trời vốn nói lên tất cả. Vậy điểm cần nhấn mạnh không phải là sự tương phản giữa

thực hữu và hư vô, nhưng là sự mặc khải về một năng lực tuyệt đối không chi sánh bằng. Các

tiên tri cũng đã sử dụng sự tương phản tuyệt đối như vậy để tôn cao tính vô sở bất năng của

Đức Chúa Trời (Ê-sai 40:17; Giê 4:23-26). Đây là quyền năng sáng tạo hoàn toàn không gì so

sánh được, một quyền năng bất khả kháng. Như Karl Barth giải thích (khi nói về Gióp 26:7):

�Sự sáng tạo ex nihilo diễn tả sự tuyệt đối cần thiết để thấy rõ công cuộc sáng tạo của Đức

Chúa Trời là như thế, nghĩa là nó xuất phát từ Đức Chúa Trời, chứ không từ nguồn lực nào

khác, do Đức Chúa Trời mà có chứ không phải bằng một phương thức nào khác. Vì vậy, sự

sáng tạo không phải là Đức Chúa Trời và cũng không phải là sự thoát ly ra khỏi Đức Chúa

Trời' (Church Dogmaties, III,2,155).

3. Hai phần ký thuật về công tác sáng tạo. Hai chương đầu của Sáng Thế Ký là hai

phần ký thuật bổ túc về sự sáng tạo. Phần thứ nhất (1:1-2:4a) được các học giả theo chủ

trương phê bình cho là thuộc về nguồn có sau (Priestly hay P), trong khi cho phần thứ hai

2:4b-25 thuộc về truyền thống J (Jahweh). Quan điểm ở đây cho rằng tất cả các tư liệu đều

được xuất phát từ thời của Môi-se và phản ánh hai cách nhìn về công cuộc sáng tạo (có lẽ

xuất phát từ hai truyền thống rất cổ xưa) bổ túc lẫn nhau. Trong phần ký thuật đầu, phương

pháp có hệ thống hơn và phạm vi là toàn vũ trụ. Điểm nhấn mạnh đó là lời phán sáng tạo

cũng chính là phương tiện để thực hiện công cuộc sáng tạo, qua đó chứng tỏ sự siêu việt của

Đức Chúa Trời trên cõi thọ tạo. Tiến trình tự nhiên đễ dẫn đến việc tạo dựng nên người nam

và người nữ được xem là tột đỉnh. Dầu không cố ý ký thuật cách khoa học theo nghĩa hẹp,

nói chung trật tự sáng tạo cũng giống với thứ tự mà địa chất học ngày nay gán cho tuổi tương

đối của địa cầu và dân cư. Như vậy khung cảnh rộng lớn nhất đó được dành cho tất cả mọi sự

tiếp theo sau đó. Đức Chúa Trời là Chúa tể của tất cả những gì đang có. Theo ngôn ngữ của

Calvin, thì tất cả những gì hiện có là một hí viện cho sự vinh hiển Ngài'. Trong phần ký thuật

thứ hai, với một ống kính ảnh để chụp xa, chúng ta tập trung nhìn vào nhân loại trong môi

trường có một không hai đang vây quanh họ. Ở đây công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời

được nhìn với mức độ gần gũi hơn và được ví sánh như một người thợ gốm đang ngồi trên

chiếc bàn xoay của mình (từ ngữ Hi-bá-lai trong 2:7 có nghĩa là �tạo hình� hay �nắn� như

một người thợ gốm). Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn cho con người, chỉ bảo và giúp đỡ

(có nghĩa là người đứng đối diện� để bổ khuyết). Nói cho đúng, thì lịch sử bắt đầu tại

chương 2 này-một lịch sử về mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và loài người. Với khởi điểm

này, chúng ta đã thấy các phương tiện Ngài sẽ dùng để bày tỏ sự vinh hiển, mối tương giao

mà Ngài sẽ thiết lập với dân Ngài.

4. Tóm tắt: Đặc tính của sự sáng tạo. Giáo lý về sự sáng tạo trong Cựu Ước không

phải luôn luôn được trình bày rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều điểm như những sợi chỉ xuyên

suốt các trang sách ấy. Thứ nhất, có việc khẳng định công trình sáng tạo là tốt lành. Đức

29

Chúa Trời là Đấng vui hưởng vẻ đẹp của sự sáng tạo trước nhất, khi Ngài tuyên bố nó rất tốt

lành (Sáng 1:31). Ý niệm ấy cũng có thể thấy được trong Êxê 28:11-15 khi nói đến sức lực

của sự trọn vẹn khởi nguyên . Chúng ta sẽ thấy sự sa ngã làm hại cho sự trọn vẹn này, tuy ảnh

hưởng của tội lỗi là toàn diện, nhưng nó không phải hoàn toàn. Nó vẫn không biến đổi được

sự tốt lành cốt yếu của sự sáng tạo. Hơn nữa, Cựu Ước chẳng hề có dấu vết nào cho thấy sự

sáng tạo là bất toàn bởi vì nó là vật chất. Trái lại, nó được tạo dựng như thế để có thể đem

đến các giá trị thuộc linh, rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, phản ảnh sự hoàn hảo

qua phương thức sáng tạo của Ngài. Ngay trong đặc tính vật chất của sự sáng tạo, có sự sống,

vẻ đẹp và sự tốt lành. Đức Chúa Trời và loài người đều không hề bị thất vọng về đặc tính vật

chất, mang tính thế gian của sự sáng tạo.

Điều khá lý thú, ấy là sức mạnh và tính bền vững của sự sáng tạo đã phản ánh một

cách tốt nhất về Đức Chúa Trời cho người Hi-bá-lai. Cũng vậy, vẻ đẹp của loài hoa vào một

thời đại mẫn cảm hơn cũng nhắc nhở chúng ta về Đức Chúa Trời, song lại muốn nói với

người Hi-bá-lai về vinh hiển tạm bợ của trần gian (Gióp 14:2; Ê-sai 28:1; 40:7,8), tuy nó

cũng báo trước mùa xuân sắp đến (Nhã ca 2:12). Lời chứng hùng hồn hơn cho tính cách vĩ

đại của Đức Chúa Trời là vầng đá (Thi 62:2), bão tố, gió và núi (Thi 65:6,7; Ê-sai 55:12).

Chẳng những Cựu Ước mô tả công cuộc sáng tạo là tốt lành, mà nó còn được diễn tả là đã

được sắp xếp cách đặc biệt có trật tự cho đến kỳ sau rốt mà Đức Chúa Trời đã hoạch định.

Tuy nó có đặc tính riêng, nhưng Chúa muốn dùng nó để làm thành ý định Ngài, nghĩa là để

phô bày sự vinh hiển Ngài (Ê-sai 6:3; Thi 19).

Ngay từ ban đầu (Sáng 1:26-30), công trình sáng tạo đã bày tỏ mối liên hệ cộng sinh,

cộng tác. Nhân loại và công trình sáng tạo cùng hợp tác để thực hiện các chủ đích tốt lành của

Đức Chúa Trời. Chúng ta nhận thấy ngay ý niệm của Tân Ước về mọi sự hiệp lại làm ích cho

kẻ yêu mến Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:28) thật ra đã được căn cứ trên trật tự mà Đức Chúa

Trời thiết lập lúc sáng tạo trời đất, được Cựu Ước luôn luôn tán dương (Ê-sai 45:18,19).Dĩ

nhiên, không phải công trình sáng tạo luôn xảy ra cách tự nhiên, phép lạ phải can thiệp vào

để vãn hồi trật tự theo ý định. Có người cho rằng phép lạ trong Kinh thánh chỉ là nỗ lực của

Đức Chúa Trời nhằm vãn hồi trật tự �tự nhiên� của sự sáng tạo, mặc dầu trong thời kỳ phục

hồi Ngài sẽ tạo lập một trật tự hoàn toàn mới. Thi Thiên 104 ca ngợi tiến trình của thiên

nhiên nhằm mô tả sự thành tín của Đức Chúa Trời, và kết luận (c.31): Nguyền sự vinh hiển

Đức Giê-hô-va còn đến mãi mãi, nguyện Đức Giê-hô-va vui vẻ về công việc Ngài. Cách sắp

xếp từng phần cũng như toàn thể đều bày tỏ sự vinh hiển Ngài, và nếu những người nam,

người nữ không chịu ngợi ca về điều đó, thì đá sẽ kêu lên. Điều này tình cờ giúp chúng ta

thấu hiểu một số câu nói khó hiểu trong các Thi Thiên. Như trong Thi Thiên 104:35 có nói:

Nguyện tội nhân bị diệt mất khỏi đất. Nghĩa là nguyện các chủ đích của công cuộc sáng tạo

được thắng hơn kẻ ác, nguyện việc đó bày tỏ sự vinh hiển đời đời của Đức Chúa Trời. Đây

không phải là lời của kẻ chán đời, không yêu thương nổi kẻ lân cận mình, nhưng là của người

nhìn vào chủ đích vĩ đại của Đức Chúa Trời và trông mong cho điều ấy được thắng hơn.Cuối

cùng, tuy mục đích tối hậu của việc sáng tạo là nhằm tôn vinh Đức Chúa Trời, nhưng ngay

sau đó là dành cho những người nam, những người nữ.

Tại sao Đức Chúa Trời lại sáng tạo? Edmond Jacob dùng Cựu Ước để trả lời: Ngài

sáng tạo nó (thế gian) là vì giao ước, nghĩa là vì kế hoạch yêu thương và cứu rỗi con người

thông qua dân Y-sơ-ra-ên (Jacob,137). Người nam, người nữ là tạo vật thượng đẳng, qua họ

mà các chủ đích của Chúa Trời được biết đến. Thần Thoại (Myth) và Lịch Sử (History) trong

Cựu ƯớcĐiều cần lưu ý là vấn đề thần thoại và lịch sử trong Cựu Ước. Điều này quan trọng

không chỉ vì Cựu Ước rải rác có những câu đề cập đến thần thoại, mà quan trọng hơn là vì có

nhiều người tại Á châu (và nhiều nơi khác nữa trong Thế Giới Thứ Ba) đã hiểu chúng theo

ngôn ngữ của thần thoại. Những yếu tố được xem là phù hợp với thần thoại trong Kinh thánh

đã là đề tài cho nhiều cuộc tranh luận lớn. Có người cho rằng chắc chắn các trước giả Cựu

Ước đã vay mượn những yếu tố thần thoại của Ba-by-lôn và Ca-na-an để vẽ nên bức tranh về

30

thế giới. Các học giả ấy cho rằng rõ ràng nhất là trong trường hợp sáng tạo trời đất và những

câu chuyện về cơn đại hồng thủy. Trong Sáng 1:2 mặt vực và vô hình và trống không được

cho là chỉ về cảnh hỗn mang có trước công cuộc sáng tạo, Đức Chúa Trời đã phải chiến đấu

với nó để sáng tạo nên trời đất. Cuộc chiến đấu tương tự như vậy cũng được phản ảnh trong

Thi 104:7. Trong Thi 74:13-14, mô tả Đức Chúa Trời đã chà nát các đầu của Lê-vi-a-than.

Người ta tin rằng Lê-vi-a-than cũng chính là Sa-tan, con rồng của thần thoại Ca-na-an. Theo

một thần thoại, thì Ba-anh nói: Ta đã giết con rắn cong quẹo, là con quái vật bảy đầu

(DOTT,130). Cũng vậy, trong phần ký thuật ở Ê-sai 51:9 thì Đức Chúa Trời đã phân thây Ra-

háp và đâm con rồng. Gióp 7:12 có thể nói bóng gió về Tiamat bị Marduk chế phục. Trong

câu chuyện được ghi lại của người Ba-by-lôn về công cuộc tạo thành trời đất, hai thần này

�tập hợp lực lượng để ra trận [Marduk] giăng rộng lưới của mình...bao vây rồng, rồi Marduk

giam nữ thần ấy bằng một trận gió độc (DOTT,9,10). Và vấn đề then chốt ở đây đó là có một

số học giả khác lại cho rằng cả câu chuyện về vườn địa đàng, cơn đại hồng thủy và về con

trai các thần (Sáng 6:2), cũng như những khải tượng của các tiên tri, về địa đàng và sự sa ngã

(Ê-sai 14:12-21) đều là những truyền thuyết không có thật.

Trước khi trực tiếp thảo luận về vấn đề này, thiết tưởng cần làm sáng tỏ xem thần

thoại có nghĩa là gì? Dĩ nhiên quan niệm hiện đại của chúng ta cho rằng nó là một cái gì đó

không có thật thì không đúng. Đúng nhất là định nghĩa đầu tiên của Webster's New

Collegiate Dictionary: Một câu chuyện thường là truyền khẩu nằm giữa nhiều biến cố lịch

sử, dùng để gói ghém một phần vũ trụ quan của một dân tộc (1973). Vậy, theo nghĩa rộng,

thần thoại nói lên cách hiểu thực tại của một dân tộc (Childs, 1960 ,17-21). Sự hiểu biết này

không chỉ đơn giản chỉ về các sự kiện, tuy nó thường bao gồm các sự kiện ấy-mà về ý nghĩa

ẩn chứa bên trong các sự kiện đó. Thần thoại diễn tả sức mạnh thực sự đã kinh nghiệm của

cộng đồng. Vậy, theo nghĩa đó nếu cho rằng chỉ người tiền sử mới có những hiểu biết như

vậy thì không đúng. Tất cả các dân tộc đều có những thần thoại riêng để diễn tả cách hiểu thế

giới của họ. Chẳng hạn bên Tây phương, người ta cho lịch sử và thiên nhiên là các diễn trình

khách quan mà họ có thể nghiên cứu và kiểm soát. Đây là một phần của thần thoại hay hình

ảnh về thế giới của họ. Với số đông người châu Phi và châu Á thì thế giới là một cơ cấu sinh

động và có rất nhiều liên quan đến họ. Theo họ, chính quan điểm Tây phương mới ngây ngô

khi nghĩ rằng con người là khán giả, chỉ biết nhìn mặt ngoài của những biến cố. Ai dám chắc

là quan niệm nào đúng hơn, chính xác hơn?

Dầu sao, người sống vào thời kỳ Thánh Kinh cũng kinh nghiệm, từng trải về thế giới

trong những điều kiện của họ. Thời tiết nói lên cơn giận hay sự đẹp lòng của Đức Chúa Trời,

cả trời và đất là một sân khấu vĩ đại trong đó mỗi người đều phải dấn thân vào. Trong việc

hành đạo, họ bộc lộ niềm tin bằng cách tham dự nghiêm túc vào màn kịch trên sân khấu đó.

Trong việc này, vào thời đó họ có nhiều điểm chung với tha nhân hơn chúng ta ngày nay.

Nhưng sau khi đã thừa nhận rằng trong Cựu Ước chúng ta cũng tìm thấy thế giới quan đó và

các thần thoại ngoại giáo cũng có những trang như vậy, giờ đây chúng ta phải nhìn kỹ hơn để

xem các yếu tố ấy đã được sử dụng thật độc đáo và vô song như thế nào.Cách giải nghĩa Sáng

1:1,2 trước sau như một là Đức Chúa Trời đã sáng tạo từ chỗ không có gì. Rồi cõi hư vô như

chúng ta từng ghi nhận là một ý niệm trừu tượng mà ngôn ngữ Hi-bá-lai không có từ để diễn

tả cho đúng. Giải pháp thông thường cho vấn đề là hãy bắt đầu mọi sự trong thần thoại Cận

Đông đó là khi hai thế lực cùng tranh đấu để giành lấy địa vị độc tôn, công cuộc sáng tạo

cũng bắt nguồn từ một cuộc tranh chiến như vậy. Có khi cuộc chiến đấu được diễn ra giữa

Tiamat và Marduk, có khi giữa sự sáng và tối tăm. Nếu thỉnh thoảng có những lời bóng gió

đề cập đến cuộc chiến tranh như thế trong Kinh Thánh (Thi 74:13,14) thì điều rõ ràng là

không bao giờ Đức Chúa Trời lại bị các thế lực khác đe dọa, nhưng luôn luôn thắng hơn, nhờ

quyền năng bất khả kháng của Ngài. Chúng được đề cập đến không phải nhằm mục đích gợi

mở về sự tranh đua, nhưng muốn minh họa cho địa vị độc tôn của Jahweh. Trong Tân Ước

Côl 1:16 cũng có hiện tượng thú vị như thế khi nhiều học giả thấy được những trường hợp

31

nói bóng gió về quan điểm của Trí Huệ phái liên hệ đến trình độ thuộc linh thực tế. Cũng như

trong Cựu Ước, Phao-lô không hề có ý nói đến những thứ bậc như vậy, mà ông chỉ dùng

chúng như công cụ để chú giải cho uy quyền tuyệt đối của Đấng Christ. Các ngôi vua, các

chủ quyền cho dù có hiệu lực đi chăng nữa, đều bởi Ngài và vì Ngài mà có. Cũng vậy, tất cả

những ý nghĩa hình bóng như vậy trong Cựu Ước đều nhằm nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên rằng

Đức Chúa Trời của họ vĩ đại hơn các thần ngoại giáo. Trong thần thoại học Ba-by-lôn không

có gì vượt khỏi ảnh hưởng của cảnh hỗn mang, trong dân Y-sơ-ra-ên chẳng có gì vượt thoát

được tiếng phán đầy quyền năng của Đức Chúa Trời.

Còn phần ký thuật về gốc tích của địa đàng thì sao? Theo mô thức này cảnh địa đàng

khi bắt đầu và khi kết thúc rất khác nhau � đã đưa một số người đến chỗ nhìn nhận một

khuôn mẫu thần thoại sáng tạo-sa ngã-phục hồi, phản ảnh quan điểm về sự luân chuyển theo

chu kỳ của thời gian. Trong khi thật sự người ta có thể nhận thấy một kiểu mẫu, thời gian

được nhìn trên phương diện phẩm tính và ý nghĩa chứ không phải chỉ bằng sự tồn tại nên cho

rằng điều đó chỉ phản ánh quan điểm về một chu kỳ bất biến của thời gian là không đúng.

Trước hết, cứu cánh mà các tiên tri nhìn thấy không phải chỉ là việc quay trở về lúc bắt đầu,

nhưng đúng hơn là việc xuất hiện một thực tại mới do Đức Chúa Trời xác định. Lịch sử và

các biến cố của nó do Đức Chúa Trời điều khiển, trở thành một phần của mục tiêu nhằm vào

ý định đó. Trong khi đó, cứu cánh mà Đức Chúa Trời sắp đưa đến là một cuộc sáng tạo mới

(xem Ê-sai 48:6 và 65:17-19)-một cuộc sáng tạo mới nhưng đồng thời lại có ý nghĩa và thật

sự có liên quan với thế giới này và lịch sử của nó. Vậy từ nay cho đến ngày kết thúc, những

biến cố thật sự ý nghĩa sẽ lắp đầy thời gian và trở nên-vượt xa ý nghĩa hồi phục-để đạt đến độ

mãn kỳ (Childs 1960, 77-83).

Trong Cựu Ước, các địa danh cũng có ý nghĩa đặc biệt. Si-ôn hay Giê-ru-sa-lem được

ví sánh với vườn Ê-đen (Ê-sai 11:6-9) và được mô tả như là tâm điểm của địa cầu (Thi 48:1-

3; Xa 14:10). Phải chăng đây là một địa danh thần thoại? Chúng ta cần nhớ rằng điều này phù

hợp với quan điểm liên hệ đến con người mà Cựu Ước mô tả về thế gian. Phẩm tính và ý

nghĩa của khoảng không gian mới là quan trọng chứ không phải vị trí. Do đó phẩm tính của

Si-ôn và Ê-đen giống nhau nên mới so sánh được. Nhưng có một điểm dị biệt quan trọng

trong quan điểm Hi-bá-lai. Trước hết, Giê-ru-sa-lem phải trở thành biểu tượng của vườn Ê-

đen mới trong tiến trình lịch sử. Như Childs nói: 'Việc thành lập Si-ôn là một biến cố lịch sử,

chứ không phải là biến cố thần thoại' (Childs,1960,90). Trong quá trình làm việc của Đức

Chúa Trời Ngài tác động vào các biến cố lịch sử, nên xuất hiện điều mới mẻ là sự kiện và

niềm hi vọng về Si-ôn, giống như Ê-đen nhưng ý nghĩa vượt trổi hơn Ê-đen.Thật ra ở một

phương diện, kinh nghiệm về thế giới này của người Hi-bá-lai dựa trên mối quan hệ của con

người. Vì họ biết Đức Giê-hô-va từng tự mặc khải là Đấng Tạo Hóa làm chủ tể và nâng đỡ,

bảo tồn thế giới này, họ không thể kinh nghiệm được bất kỳ điều gì trong thế gian mà không

thấy nó liên hệ với mình. Sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên-động đất, mây mù, sấm

chớp, sự tối tăm, sét nổ-đều đi kèm với những lần xuất hiện của Ngài (Thi 18:8-16; 68:7-9;

Hab 3: 3-15). Giông tố diễn tả cơn thạnh nộ Ngài (Thi 29:3-9) còn thời tiết tốt là ân huệ Ngài

(Thi 107:25-29). Đức Chúa Trời cỡi trên mây (Thi 68:4) là Chúa của cơn động đất (Nahum

1:5). Nhưng trong việc giải cứu dân Ngài, cơn giận và sự thiện hảo của Ngài mới được tỏ ra

rõ ràng hơn hết (Thi 77:16-20).Mặt khác, thật sai lầm khi căn cứ vào đó để kết luận một số

những biến cố mà dân Y-sơ-ra-ên tán dương trong các thần thoại của họ (sự sáng tạo, cơn đại

hồng thủy) đều chỉ là truyền thuyết, không có thật. Sở dĩ Cựu Ước nhấn mạnh phương diện ý

nghĩa vì muốn sử dụng các sự kiện ấy chứ không phải để phủ nhận chúng. Có thể họ muốn

nhấn mạnh kinh nghiệm sống thật, nhưng chắc chắn họ không cảm nhận được ý nghĩa nếu

không hiểu rằng Đức Chúa Trời thật sự sáng tạo thế gian, giải cứu Nô-ê, cứu vớt con cái Y-

sơ-ra-ên,vv... Chỉ trong thế giới hiện đại, chúng ta mới cho phép các sự kiện và ý nghĩa tách

rời nhau; Cựu Ước đã hiểu những sự kiện trong mối liên hệ hỗ tương chắc chắn, cả hai đều

32

diễn tả sự thành tín của Đức Chúa Trời. Nếu muốn giữ được trọn vẹn ý nghĩa, thì phần ký

thuật lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên phải được đặt nền tảng trên các sự kiện có thật.

Bức tranh về thế giới của người Hi-bá-lai thường được mô tả là kỳ dị và phi khoa học,

nào là các vòng cung, những cột trụ, đỉnh sóng và các nguồn của vực sâu,vv... Nhận xét này

đúng một phần, nhưng ý nghĩa ấy phai mờ khi chúng ta nhận ra Kinh Thánh được viết bằng

ngôn ngữ mô tả hiện tượng của sinh hoạt hằng ngày. Chính chúng ta cũng nói như vậy (bốn

góc đất, mặt trời mọc và lặn) để thấy được nguy cơ của việc biến cách nói thông thường

thành tiêu chuẩn đánh giá của nhãn quan khoa học. Chắc chắn chúng ta biết rõ thế giới bao la

phức tạp hơn người Hi-bá-lai thời bấy giờ. Nhưng lắm khi điều đó lại trở thành thắc mắc đối

với quan điểm về Đức Chúa Trời và về thế giới của người Hi-bá-lai, dường như các chiều

kích của Đức Chúa Trời theo Kinh thánh phần nào bị giới hạn do mô tả không đầy đủ về thế

giới vật lý trong Cựu Ước. Tôi dám chắc một đề nghị như vậy chỉ gây ngạc nhiên cho nhà

trước tác Kinh thánh mà thôi. Đối với người đó, vẻ uy nghi của vũ trụ theo như mình được

biết, còn là bằng cớ hiển nhiên hơn nữa để minh chứng cho quyền năng và ý chí cứu độ của

Jahweh' (Mc Kenzie,203).

Còn một điểm khác nữa cần phải biện biệt giữa dân Y-sơ-ra-ên và các lân bang của

mình. Đối với người Hi-bá-lai, sự thống nhất và kết hợp nhau của tạo vật chính là ý chỉ của

Đức Chúa Trời. Trong Cựu Ước không có ý niệm thiên nhiên về một hệ thống tự quản. Ý chỉ

của Đức Chúa Trời vừa là giới hạn vừa là nguồn gốc của trật tự tạo vật. Điều này cho thấy,

đối với người Y-sơ-ra-ên, thực tại không thể được hiểu như cách của thần thoại học Cận

Đông. Như Edmond Jacob nhận xét, thần thoại không bao giờ có thể là khởi điểm của một

chuyển biến lịch sử (Jacob,138). Chính lịch sử, tức là thứ tự các biến cố mà Đức Chúa Trời

bắt đầu và tiếp tục điều khiển, mới mang đến ý nghĩa cho trật tự của tạo vật. Trong công cuộc

sáng tạo có sự diễn tiến tự nhiên � chúng ta sẽ xét đến dưới đây � nhưng mục đích đã được

nhìn thấy đầy đủ nhất trong khuynh hướng có sự can thiệp tự do của Chủ Tể công cuộc sáng

tạo đem lại. Khuynh hướng đó đã được các tiên tri nhân rộng ra thành một Trời mới & Đất

mới và sẽ đạt đến tuyệt đỉnh của cả công cuộc sáng tạo lẫn phương diện lịch sử. Ở đó, Đức

Chúa Trời sẽ tự chứng minh Ngài là Đấng Tể Trị hoàn toàn.

Trong thần thoại học Mê-sô-bô-ta-mi, cuộc chiến đấu giữa các thần cung cấp ý nghĩa

quan trọng nhất cho sự bất ổn về trật tự của trần gian. Trong dân Y-sơ-ra-ên, không phải Đức

Chúa Trời (hay các thần), nhưng tội lỗi đe dọa trật tự thọ tạo. Vì lý do đó có sự đe dọa phán

xét của Đức Chúa Trời (Sôph 1:2; Amốt 7:4; Giê 4:23-26). Nhưng Ngài vẫn còn là nguồn an

ninh tối hậu cho dân Ngài và cả thế gian, vì đàng sau sự phán xét đó có một Trời mới, Đất

mới để giải phóng mọi vật khỏi các lực lượng tội lỗi đang đe dọa hiện nay (Sôph 3:11-13). Vì

cuối cùng Đức Chúa Trời là Đấng Thành Toàn chứ không phải là kẻ thù của thế gian.

Quan Phòng: Mối Tương Giao Liên Tục Giữa Đức Chúa Trời Và Tạo Vật

1. Hoàn tất công trình sáng tạo. Cũng như vấn đề thần thoại và lịch sử, vấn đề độc lập

và lệï thuộc cũng là vấn đề căng thẳng. Một mặt, Sáng 2:2,3 ngụ ý Đức Chúa Trời đã hoàn

thành công tác theo một ý nghĩa nào đó. Nói như vậy không có nghĩa bảo rằng Đức Chúa

Trời đã quay mặt khỏi công trình sáng tạo như những người theo thuyết duy thần (deists) vẫn

tin, nhưng Ngài đã quay mặt lại để hướng về nó. Mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với công

trình sáng tạo được thay đổi, nhưng không kém phần mật thiết. Mối liên hệ mới này trước hết

là sự thích thú, hài lòng về công trình sáng tạo ấy Đức Chúa Trời đã tuyên bố nó là tốt lành

sau đó là nghỉ ngơi (Xuất 20:11). Về phương diện thần học, ngày Sa-bát để nghỉ ngơi đã trở

thành một biểu tượng quan trọng cho sự cứu rỗi: nghỉ ngơi khỏi các kẻ thù có ngày dân Y-sơ-

ra-ên sẽ được biết đến. Nhưng Đức Chúa Trời đã phải rút lại sự yên nghỉ ấy vì tội lỗi của dân

Y-sơ-ra-ên (Thi 95:11), rồi sẽ có một ngày, toàn thể dân Chúa sẽ được vui hưởng (Hêb

4:9,10).

33

2. Sự chăm sóc liên tục. Sau khi sáng tạo trời đất, Đức Chúa Trời đã tiếp tục chăm sóc

công trình sáng tạo của Ngài qua các tiến trình Ngài đã thiết lập, mà chúng ta đã gọi có phần

nào không đúng là các định luật thiên nhiên. Nói khác đi, các phương tiện sinh sôi nẩy nở và

lưu truyền sự sống đã được phú bẩm cho muôn loài tạo vật. Đức Chúa Trời dùng các tiến

trình đó để tiếp tục bày tỏ sự quan tâm chăm sóc của Ngài. Nhưng chúng ta sẽ hiểu sai lời dạy

của Cựu Ước nếu cho rằng các định luật ấy tác động độc lập với Đức Chúa Trời và có thể

tạm thời bị đình hoãn nếu điều đó phù hợp với các chủ đích của Ngài. Ý niệm phần nào có

tính cách máy móc đó không phải là một bức tranh phù hợp với khoa học hiện đại và đương

nhiên cũng không phải là quan điểm về sự vật của Thánh Kinh. Bernard Ramm đã giải thích

định luật thiên nhiên như sau: Trong tiến trình của thời gian, Thánh Linh tác động khắp cõi

thiên nhiên khiến cho mạng lịnh của Đức Chúa Trời được thực hiện đầy trọn. Các định luật

thiên nhiên dưới quyền điều khiển của Đức Thánh Linh, tác động trên một giai đoạn của thời

gian và qua những tiến trình nhằm thực hiện kế hoạch của Đức Chúa Trời�(Christian View

of Science and Scripture, 1954, 116, nhấn mạnh về Ngài). Đây là một phương pháp hữu ích

nhằm nhấn mạnh sự hiện diện mật thiết của Đức Chúa Trời và cách Ngài sử dụng những định

luật ấy cho các chủ đích của mình.

Bức tranh trong Cựu Ước cho thấy Đức Chúa Trời đang làm việc qua trật tự thiên

nhiên để thực hiện các chủ đích của Ngài. Hình ảnh tìm thấy trong đó là của một con người,

Ngài định sự giới hạn cho các đại dương (Gióp 38:10,11), định luật lệ cho thời tiết (Gióp

28:26), dựng nên gió (Amốt 4:13), dẫn đường cho các loài thú (Gióp 39:26) ban cho chúng

đủ các thức ăn vật uống (Thi 104:11,21). Chúng ta thường cho rằng những cách nói như vậy

là ví von. Theo một ý nghĩa nào đó, thì quả đúng như vậy, bởi vì chính Cựu Ước vẫn tự đứng

lên chống lại mọi hình thức phiếm thần thuyết đồng nhất hóa Đức Chúa Trời với công trình

sáng tạo của Ngài. Nhưng đồng thời, phương thức mà Đức Chúa Trời dùng các nguyên nhân

phụ chúng ta có thể hiểu theo khoa học (dầu sao cũng chỉ là một cách nhận thức giản lược)

không hề có nghĩa rằng Đức Chúa Trời hiện diện ít hơn trong các tiến trình ấy nhưng chỉ sử

dụng chúng cho các kế hoạch của Ngài mà thôi. Những sự việc tự nhiên nhất mà chúng ta

biết trên thế giới này cũng có thể là siêu nhiên nữa. Chúng ta rất khó hiểu được tại sao trong

tiến trình quy củ đích thực của thiên nhiên như vậy mà Đức Chúa Trời vẫn tích cực hoạt

động. Điều này có lẽ chỉ cho thấy cái nhìn phiến diện của chúng ta về Đức Chúa Trời, hoặc

cùng lắm chỉ là sự phản ánh về thực tại rất nghèo nàn của thiên nhiên mà thôi.

3. Các cấp độ chăm sóc của Đức Chúa Trời. Nghĩ đến hoạt động của Đức Chúa Trời

trong công cuộc sáng tạo theo ba cấp độ rất hữu ích cho chúng ta. Cấp độ thứ nhất là công

trình sáng tạo nguyên thủy được thực hiện nhằm bày tỏ sự vinh hiển của Ngài. Nó được thực

hiện trực tiếp, nghĩa là không nhờ một nguyên liệu nào có trước đó cả. Trong cách sáng tạo

đó, nó phản ảnh sự trọn vẹn của Đấng Tạo Hóa.Từ công cuộc sáng tạo đó sẽ phát triển sang

cấp độ thứ hai mà chúng ta thường gọi là sự quan phòng (providence). Nghĩa là sau khi hoàn

tất công trình sáng tạo nguyên thủy, Đức Chúa Trời lại tiếp tục chăm sóc công trình đó trong

và qua các tiến trình sự sống mà Ngài đã đặt vào trong đó. Tuy những tiến trình ấy tự hoạt

động song chúng vẫn lệ thuộc vào sự chăm sóc và bảo tồn của Đức Chúa Trời.

Ở cấp độ này Đức Chúa Trời ban mưa xuống cho cả người công nghĩa lẫn kẻ bất

nghĩa. Ngay trong cái bình thường này vẫn có một ý nghĩa về phương diện thần học, tức là

qua đó Đức Chúa Trời vẫn hành động để đưa người ta đến chỗ ăn năn nhằm phục hồi mối

thông công với Ngài. Trong Kinh Thánh có một chủ đề quan trọng nhưng ít được để ý, đóù là

trật tự thiên nhiên mà nhân loại tùy thuộc vào là một mặc khải về lòng thiện hảo, đặc biệt là

lòng nhân từ và nhịn nhục của Đức Chúa Trời. Điều này có nói đến trong Cựu Ước, ở những

câu như Thi 19:2-4 �lời nói chúng nó truyền đến cực địa�. Và cũng được đề cập rõ trong

Tân Ước. Trong Rô-ma 2:4, Sứ đồ Phao-lô hỏi: �Hay là ngươi khinh dể sự dư dật về lòng

nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?� Đối với những kẻ nhạo báng khi

thấy Đấng Christ vẫn chưa tái lâm bởi chúng cho rằng từ buổi khai thiên lập địa đến nay có gì

34

thay đổi đâu thì Phi-e-rơ liền đáp lại: Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn

cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn� (II Phierơ 3:9).

Mọi việc trên trở nên rõ ràng ở cấp độ thứ ba về sự quan tâm chăm sóc của Đức Chúa

Trời. Đồng thời với việc tạo ra và duy trì một môi trường sống thích hợp cho loài người, Đức

Chúa Trời còn làm việc trực tiếp để đem sự cứu rỗi đến. Ở cấp độ này, chúng tôi muốn nói

đến các phép lạ, nhưng không nên phân biệt quá rõ ràng các phép lạ với các cấp độ tác động

khác của Đức Chúa Trời. Ngài không hề mâu thuẫn với những gì Ngài đã thiết lập. Trái lại,

cũng như Ngài bày tỏ sự thiện hảo trong trật tự thiên nhiên, Ngài cũng được tự do can thiệp

để kiểm soát các biến cố bằng nhiều phương thức đặc biệt. Trong bài ca chúc tụng Đức Chúa

Trời giải phóng dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập có âm vang về công cuộc sáng tạo nguyên

thủy của Ngài, như chúng ta từng ghi nhận, hành động này là một công trình sáng tạo khác

nữa. Đồng thời, các nạn lụt, biển và gió mà chúng ta kết hợp với trật tự thiên nhiên cũng làm

thành toàn công trình cứu chuộc kỳ diệu đó (Xuất 15:8,10). Nhưng công việc đặc biệt �

những phép lạ của các tiên tri như Giô-na, Sam-sôn và những tiên tri khác � đều góp phần

vào việc giải cứu và bảo tồn dân Y-sơ-ra-ên với tư cách một tuyển dân của Ngài.

Những điều đó là một phần trong nhiều cách khác nhau mà qua đó Đức Chúa Trời đã

phán dạy dân Ngài (Hêb 1:1). Trong những điều tốt lành cũng như xấu xa, trong phước hạnh

cũng như sự trừng phạt, Đức Chúa Trời đều tự do hành động (Ca thương 3:37-39). Nhưng

ngay trong các biến cố phi thường hay đặc biệt đó, chính sự thành tín của Đức Chúa Trời đã

trở thành hiển nhiên. Thật vậy, Giê-rê-mi đã có sự ví sánh về giao ước khiến Đức Chúa Trời

can thiệp cách kỳ diệu để thiết lập và bảo tồn trật tự của công cuộc sáng tạo: Nếu giao ước

của ta về ngày và đêm chẳng đứng và nếu ta đã chẳng định luật pháp cho trời và đất, thì cũng

vậy ta sẽ bỏ dòng dõi của Gia-cốp và dòng dõi của Đa-vít tôi tớ ta đến nỗi ta sẽ chẳng lấy

trong vòng dòng dõi người những kẻ cai trị dòng dõi của Áp-ra-ham (Giê 33:25,26). Như

Eichrodt vạch rõ, điều gây kinh ngạc cho dân Y-sơ-ra-ên không phải là tính chất bất thường

của các biến cố đó, nhưng là ấn tượng rõ nét về sự chăm sóc và báo đáp của Đức Chúa Trời�

ẩn chứa nơi các biến cố đó (Eichrodt II,163).

Vậy chúng ta đã phân biệt được ba cấp độ mà theo đó Đức Chúa Trời bày tỏ sự chăm

sóc Ngài xét theo nghĩa rộng chúng không hề khác nhau. Tất cả đều phản ánh cùng một ý chỉ

duy nhất và có chủ đích của một Đức Chúa Trời có thân vị. Ở tất cả các cấp độ, chúng ta đều

nhằm đề cập đến cùng một chương trình duy nhất cho thế giới này. Theo khải tượng của các

tiên tri, chương trình đó sẽ lan tỏa khắp cả thế gian. Một lần nữa, theo phương diện cao hơn,

toàn thể tạo vật đều góp giọng ca của mình trong bài ca lớn để ngợi khen Đức Chúa Trời, đó

là đặc quyền cao nhất và là chủ đích cuối cùng của mọi sự (Ê-sai 2:2-4).

Chương 5

Người Nam & Người Nữ

� Tương phản với tất cả những tạo vật khác, con người không những chỉ được

tạo nên bởi và qua Đức Chúa Trời, mà còn là trong và cho Đức Chúa Trời nữa. Từ

khởi nguyên, con người vốn do Đức Chúa Trời và bởi Đức Chúa Trời mà có, cũng ở

trong và cho Đức Chúa Trời nữa. Cho nên, con người có thể và nên hiểu mình ở trong

Đức Chúa Trời mà thôi. Lời phán chúng ta hãy làm nên không hề dành cho bất cứ tạo

vật nào khác, cũng chẳng có một tạo vật nào được kể rằng đã được dựng nên giống

như hình Ngài hoặc theo tượng Ngài�(Emil Brunner, Man in Revolt).

35

Sáng Tạo Người Nam & Người Nữ

1. Một tương quan đặc biệt với công trình sáng tạo. Người nam và người nữ là những

tạo vật thượng đẳng của công trình sáng tạo, họ được dựng nên để cai trị. Sáng 1:26, 2:7 cho

thấy việc tạo dựng người nam và người nữ được thực hiện bởi một quyết định có chủ ý và là

một hành động dứt khoát của Đức Chúa Trời. Về một phương diện, có nghĩa là người nam và

người nữ là thành tố của trật tự sáng tạo. Lấy bụi đất�hàm ý Đức Chúa Trời đã sử dụng tĩnh

vật không có sự sống để tạo ra con người đầu tiên (xem Sáng 3:19). Cần lưu ý là Đức Chúa

Trời đã không dùng loài vật để tạo ra con người, song lấy bụi đất. Cách dùng hình ảnh ví

sánh này ngầm ý về sự sống vốn đã có trước , được xem là sự tiến hóa hữu thần dường như

vượt quá các giới hạn hữu lý của văn mạch. Vì vậy, dẫu con người được tách bạch khỏi thế

giới loài vật, thì họ vẫn nằm trong trật tự sáng tạo.

Sự gắn kết của người nam và người nữ với trật tự tự nhiên được tỏ bày qua thân thể

vật lý của mình là một điểm quan trọng được Kinh Thánh nhấn mạnh. Các lời hứa giao ước

của Đức Chúa Trời thường được ban bố trong bối cảnh chiếm hữu đất đai. Sự thờ phượng

Đức Chúa Trời của dân sự Ngài bao giờ cũng phải được thực hiện trong phạm trù thế gian

dẫu cho có một ngày điều đó sẽ được diễn ra trên miền đất mới. Rô-ma 8:19-22 cho chúng ta

biết nhiều hơn về mối liên hệ hỗ tương giữa tạo vật và sự giải thoát cuối cùng dành cho tạo

vật, nhưng thật ra Cựu Ước đã từng đề cập đến những điều đó rồi. Khi hai bậc thủy tổ của

loài người phạm tội thì đất đai cũng bị rủa sả theo (Sáng 3:17,18); tội lỗi đã làm ô uế đất

(Phục 24:4). Một khi đất đai đã bị ô uế, không chóng thì chày nó phải mửa cư dân của nó ra

(Lêv 18:25,28). Mặt khác, Giê-ru-sa-lem trở thành biểu tượng núi của Đức Giê-hô-va là nơi

các dân tộc sẽ đi lên đó để thờ phượng Đức Chúa Trời (Ê-sai 2:2-4). Đến Ngày đó, sẽ có hòa

bình trên đất, tình trạng nguyên vẹn của nó sẽ được phục hồi. Bấy giờ sư tử sẽ nằm chung với

chiên con (Ê-sai 11:6-9).Mặc dầu có sự liên kết với trật tự thọ tạo, song con người lại không

bị giới hạn trong trật tự đó. Mối quan hệ căn bản của họ là với Đức Chúa Trời và trong mối

quan hệ đó trên căn bản họ độc lập với tạo vật. Trong khi họ được dựng nên như một thành tố

của tạo vật thì họ lại được ban cho uy quyền cai trị trên tạo vật. Điều này cho thấy các tạo vật

không phải là cái gì linh thiêng đối với họ, nghĩa là tạo vật không hề có một thần lực nào. Bất

cứ nơi nào mà con người còn sống trong sự sợ hãi thiên nhiên, tìm cách xoa dịu sự giận dữ

các thần, sợ khi đi dưới cầu thang hoặc bất an khi phải ngủ trên tầng lầu thứ mười ba thì họ

vẫn chưa ý thức được quyền làm chủ của mình trên tạo vật. Người nam và người nữ được tạo

dựng để sống và làm việc một cách tự do trên toàn thế gian. Thế giới có thể trở thành môi

trường có thể được uốn nắn thành những biểu tượng của những giá trị; nó như là một sân

chơi dành cho con người dẫu nhiều khi tội lỗi thường biến nó thành nhà tù.

Con người đầu tiên là A-đam được truyền lịnh đặt tên cho muôn thú (Sáng 2:19,20).

Đây không chỉ là sự phân loại muôn thú, nhưng chính là sự khám phá về mối liên hệ thiết yếu

giữa chúng với loài người và giữa chúng với nhau. Tuy nhiên, A-đam đã không tìm được ai

giúp đỡ mình một cách đích thực. Đặt tên có nghĩa là sắp xếp vị trí cho mọi vật (hãy nhớ lại

tầm quan trọng của tên gọi trong Cựu Ước), qua đó đã bày tỏ vị thế của A-đam trong trật tự

tạo vật. Khi đặt tên, A-đam đã tự tách mình khỏi thế giới vạn vật và thể hiện tính cách vượt

trội của mình và phản ánh được siêu việt tính của Đức Chúa Trời qua phương cách tạo dựng

của Ngài. Cho đến hôm nay, đặt tên cũng là một thành tố căn bản (basic component) trong

phương pháp mô tả khoa học; có thể xem đó là hình thức hoạt động tiếp bước sự sáng tạo của

Đức Chúa Trời. Khi khám phá ra vai trò quan trọng của mình trong công việc được giao thì

cùng lúc đó A-đam cũng cảm nhận được hố sâu ngăn cách giữa mình với những tạo vật khác.

Hố sâu ngăn cách giữa con người và thiên nhiên vốn gắn liền với mức độ sâu nhiệm thuộc

linh và sự hiện hữu của mỗi cá nhân con người (Eichrodt, II ,119).

2. Mối quan hệ đặc biệt giữa người với người. Người ta được dựng nên để yêu

thương. Cuối cùng chỉ có một người khác mới thỏa mãn được các nhu cầu sâu xa nơi bản

36

tánh con người. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã tạo người nam và người nữ (Sáng 1:27). Karl

Barth tin rằng đây là sự minh giải rõ rệt cho hình ảnh của Đức Chúa Trời (Church Dogmatics,

III/1, 195). Chắn chắn tính lưỡng phái (duality) này làm cho cuộc sống con người sinh động:

con người được dựng nên để quan hệ và bổ túc cho nhau trong tình yêu. Điều này cũng cho

thấy nhân loại bao gồm cả người nam và người nữ, cả hai đều không trọn vẹn và đều bình

đẳng trước mặt Chúa. Nam tính và nữ tính là cơ bản của nhân loại, mặc dầu rõ ràng nhân loại

thuộc về tạo vật hơn là thuộc về Đức Chúa Trời.

Bản tính lưỡng phái của nhân loại cho thấy tình yêu là mối quan hệ căn bản của nhân

loại về mặt tự nhiên. Điều khá lý thú là việc sanh sôi nảy nở chỉ được xem là một phước hạnh

bổ sung trong câu 28; không nhất thiết nói đến bản chất lưỡng tính của nhân loại, và như thế

mối liên hệ căn bản giữa hai phái không nhất thiết về phương diện tình dục theo nghĩa hẹp.

Trong Sáng 2:22-25, hôn nhân đã được trình bày như một định chế căn bản của loài người.

Hôn nhân một vợ một chồng được xem là lý tưởng; hai người trở nên một thịt. Thật ra xuyên

suốt Cựu Ước có những cuộc hôn nhân khác cũng được Đức Chúa Trời cho phép xảy ra

nhưng không được xem là tốt đẹp. Tội lỗi đã đưa đến những vấn nạn như: phụ nữ không

chồng, hôn nhân không con cái, và mối đe dọa về gia đình ly tán, tài sản phân chia. Và hôn

nhân một vợ một chồng rõ ràng phải là điều cốt yếu biểu thị cho tình yêu của Chúa đối với

dân Ngài. Hôn nhân được Ma-la-chi 2:14 và Châm 2:17 đề cập đến như là một giao ước và

được ví sánh một cách đặc biệt trong sách Ô-sê để chỉ về mối quan hệ giữa Chúa và dân

Ngài. Sáng 1:28 diễn tả về điều đó như một lời chúc phước và là một mạng lịnh: �Hãy sanh

sản thêm nhiều. Theo mạng lịnh đó, một năng lực thúc đẩy phi thường đã được đặt vào đời

sống con người để chắn chắn dẫn tới các mục tiêu cao quí� (Eichrodt, I,110). Ở đây cũng

vậy, thể xác con người sở dĩ được tạo ra là để thể hiện tình yêu của người nam đối với người

nữ và người nữ đối với người nam. Điều này đã được diễn tả hết sức rõ ràng và tuyệt đẹp

trong sách Nhã Ca của Sa-lô-môn và tiềm tàng xuyên suốt Kinh Thánh.Nhưng mối liên hệ

nhân loại trong Cựu Ước rộng rãi hơn sự ràng buộc của hôn nhân. Thật vậy, con người không

hề được xem là tách rời, nhưng luôn luôn là những thành viên của một gia đình hay một chi

phái. Cá nhân được định vị là thành viên của một gia đình, gia đình thì ở trong một chi họ,

chi họ tập hợp thành chi phái, và tất cả hiệp lại thành nhà Y-sơ-ra-ên (Giô-suê 7:16-18). Sự

gắn kết như vậy được gọi là nhân quần (corporate personality) (H.W.Robinson 1946, 70) vì

thế một người được đề cập đến có lúc như một cá nhân, có lúc như một tập thể. Chẳng hạn

trong Phục Truyền 26:5-10 từ tôi được đổi sang chúng tôi. Cũng vậy, Gia-cốp vốn là tổ phụ

của dân Y-sơ-ra-ên, nhưng sau đó, cả nhà Y-sơ-ra-ên lại được gọi là Gia-cốp (xem Michê 1:5

và vv...). Thật vậy, cô đơn được xem là hoạn nạn (Thi 25:15,16). Trong Thi Thiên 102 một

người gặp hoạn nạn và bị kẻ thù chế nhạo đã than thở rằng Tôi giống như chim sẻ, hiu quạnh

trên mái nhà(c.7). Tuy nhiên, kẻ cô đơn có thể tìm được sự giúp đỡ từ Đức Giê-hô-va (Thi

4:8).

Có một ngoại lệ quan trọng cần ghi nhận khi đề cập đến phương diện tập thể đó là sự

kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với một cá nhân vì cớ một tập thể. Áp-ra-ham được kêu gọi

hãy ra khỏi quê hương và vòng bà con với cuộc sống đầy tiện nghi để trở thành phương tiện

đem phước hạnh đến cho nhiều người (Sáng 12:1-3). Môi-se được kêu gọi hãy vì toàn dân mà

đến gần Đức Chúa Trời (Xuất 24:2). Thầy tế lễ thượng phẩm phải đi một mình vào nơi chí

thánh nhân danh toàn dân (Lêv 16:17-19). Giê-rê-mi phải sống cô đơn vì cớ bức thông điệp

của ông (Giê 15:17). Lời kêu gọi cá nhân theo ý nghĩa như vậy cốt cũng được sử dụng trong

trường hợp Đức Chúa Trời kêu gọi Đấng Christ vào thời Tân Ước, Đấng được Đức Chúa

Trời sai đến để làm Trung Bảo cho Ngài. Vì cớ Đấng Christ, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời

hiện được mở rộng cho tất cả mọi người (Công 17:30,31; I Phi 2:24,25). Tuy nhiên, sự kêu

gọi đó từng được báo trước trong Cựu Ước qua lời thách đố của Giô-suê tại Si-chem: �Ngày

nay, hãy chọn ai mà mình muốn phục sự... nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va�

37

(Giô 24:15; Giê 31:29,30). Ý thức trách nhiệm của chính cá nhân trước mặt Đức Chúa Trời �

được nhấn mạnh trong công cuộc Cải Chánh thể hiện rõ ràng trong nền văn hóa Tây phương.

3. Mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Cuối cùng, quyền cai trị trên tạo vật và sự

thúc đẩy khiến họ hiến thân cho nhau trong tình yêu đã hướng người nam và người nữ về một

đích đến cao hơn: tình yêu dành cho Đấng Tạo Hóa. Mục đích tối hậu mà con người được

dựng nên là để ngợi khen Đức Chúa Trời và phải hết lòng ngợi khen Ngài. Mục đích đó mang

ý nghĩa tối cần khi họ được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Với ý nghĩa duy

nhất, đời sống con người là một tặng phẩm thượng thiên nhằm phản ánh một phương diện

nào đó về đặc tính của Đức Chúa Trời. Chính hình ảnh đó bao gồm những gì thì chúng ta

không được biết, ngoại trừ chắc chắn nó có liên hệ với quyền cai trị, vì câu Kinh Thánh đề

cập đến quyền cai trịđã đi tiếp ngay sau câu diễn tả giống như vậy về việc con người được

sáng tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời: �Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và

theo tượng ta đặng quản trị...�(Sáng 1:26). Mối liên hệ này được Thi Thiên hậu thuẫn trong

đó tính cách vĩ đại, cao cả của con người được kết hợp trực tiếp với quyền cai trị trên muôn

vật. Điều không được rõ ràng là chẳng hay hình và tượng đó chính là quyền cai trị, hay nhờ

hình và tượng đó mà người nam và người nữ mới là đối tượng duy nhất có đủ khả năng để cai

trị.

Hình tượng và giống như rất có thể là những từ ngữ đi song song với nhau, nhằm

diễn tả cùng một ý niệm duy nhất. Nhưng từ ngữ hình tượng ngụ ý nhiều hơn về một vật bằng

chất dẻo được nắn cho giống, gọi là phần hình thức của một con người giống phần nào với

hình ảnh tưởng tượng về Đức Chúa Trời. Còn giống như có nghĩa là tương tự hơn là một bản

sao, một cái gì giống theo những phương cách không nhất thiết phải được nhận thức bởi các

giác quan. Có người đã nảy sinh gợi ý rằng ý niệm ẩn sau việc này chính là thói quen dựng

tượng của một nhà vua để chứng minh rằng vua ấy Đấng cầm quyền cai trị tại địa điểm đó

(Đan 3:1,5). Theo nghĩa đó, thì nhân loại là nhân chứng cho quyền tể trị của Đức Chúa Trời

trên tạo vật, được đứng ra làm �đại diện� cho Ngài (Wolff, 160, và Eichrodt, II, 127). Như

vậy, quyền cai trị của con người phản ánh chính quyền chủ tể của Đức Chúa Trời trên tạo vật.

Dĩ nhiên một điểm sâu sắc nữa cần phải nhấn mạnh là sự sáng tạo và trách nhiệm của con

người đối với tạo vật. Con người đã được dựng nên không phải để ở dưng, nhưng nhằm mục

đích thực hiện một công tác mà họ lấy làm thích thú, cũng giống như chính Đức Chúa Trời

thích thú về công việc của Ngài vậy. Tuy sự sa ngã đã đưa đến yếu tố lao khổ vẫn không có

chuyện phải làm việc bất tận không ngừng vì ngày con người vẫn có thì giờ để nghỉ ngơi

trong ngày Sa-bát và thụ hưởng công việc do tay mình làm ra.

Tóm lại, có thể nói hình tượng của Đức Chúa Trời ngụ ý đề cập sự hiện hữu cá nhân

và có trách nhiệm của người nam, người nữ trước mặt Đức Chúa Trời, phản ánh được Đấng

Tạo Hóa trong việc làm của họ, để nhận biết và yêu mến Ngài trong mọi sự họ làm. Một lần

nữa thân xác không hề bị xem là chướng ngại vật cho đời sống thuộc linh mà chính là trung

gian thích hợp cho nó. Ngay từ ban đầu, Đức Chúa Trời đã biết rõ người nam và người nữ

(Thi 139:13-16), Ngài đã nâng đỡ họ trong cuộc sống (Gióp 10:12) và dẫn dắt họ đi đến đích

khi họ bằng lòng nhìn xem mặt Ngài trong sự trọn vẹn của đời sống mà bởi đó họ đã được

dựng nên (Thi 16:11).

Bản Tính Nhân Loại

Vì chưa hệ thống hóa một cách đồng nhất và rõ ràng các câu Kinh Thánh liên hệ, cho

nên nghiên cứu cẩn thận các từ ngữ và thành ngữ đã được dùng chỉ về con người có thể tạo ra

cho chúng ta một bức chân dung của sự sống cụ thể, Wolff cung cấp cho chúng ta hai chỉ dẫn

hữu ích (Wolff, 7-9) về cách Cựu Ước sử dụng ngôn ngữ.

Trước hết, thường có cách sử dụng từ ngữ theo phương thức lập thể (stereometric)

nghĩa là những từ ngữ song đối nhau và gối lên nhau. Các từ ngữ có nghĩa giống nhau được

38

sử dụng hầu như có thể thay đổi cho nhau để chỉ về con người toàn diện từ các quan điểm hơi

khác nhau để tạo nên một bức tranh phong phú hơn. Chẳng hạn trong Thi Thiên 84:2 Lòng và

thịt tôi ca hát vì vui mừng hay trong Châm ngôn 2:10�Vì sự khôn ngoan sẽ vào trong lòng

con, và linh hồn con sẽ lấy sự hiểu biết làm vui thích. Như vậy, theo cách này các từ ngữ

được nhập chung lại để soi sáng sâu nhiệm hơn cho phần nội dung.

Thứ hai, cách sử dụng tổng hợp các từ ngữ, khi một phần của thân thể được dùng thay

cho toàn thân. Chi thể và hoạt động của nó được tổng hợp lại trong Ê-sai 52:7 Chân của

những kẻ rao tin tốt trên các núi xinh đẹp là dường nào. Như vậy, bằng một số tương đối ít

dụng ngữ, người Hi-bá-lai gọi tên nhiều vật, đặc biệt là các chi thể của con người đã có thể và

phải diễn tả những sắc thái tế vi bằng cách rút ra từ liên văn của một câu các khả năng hoạt

động, các phẩm chất hoặc kinh nghiệm của cái đã được nêu tên' (Wolff,8).

1. Hồn (n#p#v). Từ ngữ Hi- bá-lai thường được dịch là hồn hay linh hồn (soul) xuất

hiện 755 lần nhưng ý nghĩa thật sự về linh hồn chỉ có vài chỗ mà thôi. Từ này trước hết muốn

đề cập con người như thể một tạo vật. Chỉ có ba phần trăm trong những lần xuất hiện đề cập

đến Đức Chúa Trời. Trong Sáng 2:7, Đức Chúa Trời đã hà hơi vào con người và con người

trở thành một linh hồn sống (living soul). Nghĩa này không chỉ dùng cho con người, được

thấy rõ trong việc tạo dựng các loài thú vật ở Sáng 1: 20,21 và 24, được dịch là sinh vật

(living creature). Ý nghĩa ở đây chỉ đơn giản là một cá thể sống. Loài người sống như những

linh hồn, họ không chiếm hữu được những linh hồn.Từ ngữ này thường được dùng để diễn tả

một người thiếu thốn, thuần túy chỉ về nhu cầu thuộc thể. Có khi nó được dùng theo nghĩa cái

cổ họng mở to vì nhu cầu thèm ăn (Thi 143:6; sự thèm ăn (Ê-sai 5:14). Nó có thể là cơ quan

để uống (Châm 25:25) hoặc để nếm (Châm 16:24) hay thèm khát (Giê 2:24, theo ngôn ngữ

Hê-bơ-rơ; RSV dịch là nóng nảy). Hoặc chỉ đơn giản là cái cổ (Thi 105:18 và Giê 4:10, theo

ngôn ngữ Hê-bơ-rơ; RSV dịch là sự sống). Theo nghĩa này hồn là trung tâm các nhu cầu thiết

yếu của một người. Nói rộng ra, từ ngữ này có nghĩa thèm muốn, tức là nỗi thèm khát sự

sống hay sự tranh đấu như lòng chúng ta mong ước (Thi 35:25 và Michê 7:1). Đây có lẽ là

cách dùng phổ biến nhất. Và ý nghĩa của nó còn được mở rộng hơn với ý nghĩa đơn giản hồn

là nhận thức trung tâm của các kinh nghiệm thuộc linh. Chính các ngươi hiểu biết lòng (linh

hồn theo tiếng Hi-bá-lai) của khách ngoại bang là thể nào, vì các ngươi đã từng kiều ngụ tại

xư Ê-díp-tô' (Xuất 23:9; II Sam 5:8; Gióp 30:25). Nó được dùng với nghĩa đơn giản là �sự

sống (Châm 8:35; 5:8; Gióp 30:25) hoặc có khi là cá nhân hay người thậm chí là xác chết�

nữa (Dân 6:6).

Vậy, hồn là một cá thể sống chứ không có nghĩa là một thể thuộc linh bất diệt, đúng

hơn nó chỉ về đời sống thể xác cụ thể, có nhu cầu. Nó từ Đức Chúa Trời đến, luôn luôn có

nhu cầu được bồi bổ, tự nó không thể chống lại các hạn chế của loài thọ tạo. Người tin Đức

Chúa Trời thời Cựu Ước không thể tin vào đời sống bất tử điều này phải do Đức Chúa Trời

ban cho và được Ngài bảo đảm (Thi 16:10; 49:15). Loài người ham sống, thèm khát sự sống

và sinh lực, sự sống không chỉ đến từ công cuộc sáng tạo. Lòng ham sống của loài người gợi

mở ra một sự khao khát sâu nhiệm hơn về sự thông công cùng Đức Chúa Trời Đức Chúa Trời

ôi, linh hồn tôi mơ ước Chúa như con nai cái thèm khát khe nước (Thi 42:1). Lẽ dĩ nhiên lệ

thuộc vào nhu cầu có thể dẫn tới thất vọng, nhưng phải chịu phụ thuộc và biết ngợi khen.

2. Linh (rW^h). Từ ngữ này xuất hiện 389 lần và thường được áp dụng cho Đức Chúa

Trời (136 lần) hơn là cho người hay thú vật (129 lần). Nghĩa gốc của nó là gió hay hơi thở.

Nó là gió rung cây (Ê-sai 7:2) hay chỉ có nghĩa đơn giản là khí mát của ngày (Sáng 3:8). Nó

là hơi sống mà Đức Chúa Trời ban cho dân sự (Ê-sai 42:5) hay là mùi hôi thối (Gióp 19:17,

nghĩa đen là hơi thở tôi trở nên xa lạ với vợ tôi). Mở rộng ra, từ ngữ này có nghĩa là năng lực

sống sức lực của một người. Tinh thần có thể nâng đỡ một người bị khuyết tật, bịnh hoạn

(Châm 18:14) tuy rằng Đức Chúa Trời hứa sẽ cứu vớt những người có tâm thần đau thương

thống hối (Thi 34:18). Nếu linh chỉ bày tỏ về sức lực thì cũng có sự giới hạn. Chính Đức

Chúa Trời đã ban cho thần linh ấy, nên khi con người trở về với bụi đất, Ngài cũng đòi nó lại

39

(Gióp 34:14,15; Thi 104:29,30), thật vậy, trong mấy câu trên, linh của con người và linh của

Đức Chúa Trời là hoàn toàn bất khả phân ly.

Linh được dùng cho Đức Chúa Trời để chỉ quyền năng vĩ đại của Ngài. Chính doLinh

(hơi thở) của Ngài mà trái đất này đã được tạo dựng (Thi 33:6) hoặc nước Biển Đỏ phải dồn

lại (Xuất 15:8). Cũng vậy, khi Linh của Đức Giê-hô-va giáng trên một người, thì người ấy

được phú cho sức mạnh (Quan xét 3:10; 6:34) hoặc uy quyền (Ê-sai 42:1) phi thường. Khi

Thần Ngài được đổ trên Ê-xê-chi-ên thì ông được ban cho những lời để nói ra (Êxê 11:5) theo

cách tương tự, Bết-sa-lô-ên đã được ban cho tài năng về mỹ nghệ (Xuất 31:3). Trong phần

lớn các trường hợp trên đây, thần linh có nghĩa là quyền năng bổ túc cho các năng lực đã có

sẵn hầu được kiện toàn điều hãy còn thiếu (Xuất 31:3), tuy không phải bằng sức mạnh thiên

nhiên kỳ lạ hoặc không hợp với bản tính con người. Các ân tứ Đức Chúa Trời ban cho người

của Ngài rất ít khi có nghĩa siêu nhiên. Cho nên khi Pha-ra-ôn muốn tìm một người có thần

linh của Đức Chúa Trời (Sáng 41:38) là nhà vua đang tìm một người khôn ngoan, tinh tế, có

nhiều tài năng tuyệt vời.

Về sau, từ ngữ này chỉ có nghĩa là một cơ quan của đời sống tâm lý, như chữ tâm thần

vẫn thông dụng hiện nay. Nó có thể có nghĩa là tâm trí (Êxê 11:5) là ý chí cương quyết (Giê

51:11) hay ý chỉ (Ê-sai 19:3). Lúc nữ vương Sê-ba nhìn thấy sự vinh hiển của Sa-lô-môn, bà

đã mất vía hay mất hơi thở (thần linh không còn ở trong bà ta nữa, I Vua 10:5). Nhưng ý

nghĩa muốn nói lên vẫn là về sức mạnh hay sinh lực�mà cuối cùng con người phải trông cậy

vào Đức Chúa Trời, chứ không thể tự cho rằng mình cầm giữ được nó. H.W.Wolff tóm tắt:

Ấy là con người có linh đang sống động, ao ước điều thiện hảo, và thực hiện điều đó trong uy

quyền- mà uy quyền đó không hề xuất phát từ chính con người(Wolff,39).

Điều rõ ràng trong Cựu Ước, ấy là chỉ có những người nhận biết Đức Chúa Trời và

tiếp nhận sức lực từ nơi Ngài mới có thể trở thành người trọn vẹn được. Đa-vít biết rằng

không thể nào có được sự liên hệ phải lẽ với Đức Chúa Trời nếu chưa được Ngài ban cho một

thần linh vững chắc (Thi 51:10, theo nguyên ngữ Hê-bơ-rơ). Tuy những người tin Chúa vào

thời Cựu Ước vui vẻ trọn vẹn nơi Đức Chúa Trời mình, thụ hưởng các ân tứ, tài năng Ngài

ban cho, họ vẫn trông chờ ngày Đức Chúa Trời sẽ đổ Thần Ngài xuống một cách phủ lút.

Tiên tri Giô-ên đã nói về ngày ấy và kết nối nó với những ngày sau rốt (Giô-ên 2:28,29). Rõ

ràng là Phi-e-rơ đã kết hợp việc Thánh Linh được đổ xuống nhân ngày lễ Ngũ tuần với lời

tiên tri này (Công 2:16). Việc ban cho ân tứ đầy quyền năng của những ngày sau rốt hiện

thuộc về toàn thể các tín hữu, đó là điều mà Phaolô gọi là của tin về cơ nghiệp trên thiên đàng

của chúng ta (II Côr 1:22). Nhưng tất cả những điều đó sở dĩ có được vì dầu sao chúng ta

cũng giống như Đức Chúa Trời. Cả phần nghiên cứu ngắn ngủi này về �linh� cũng làm sáng

tỏ về ái lực (affinity) kỳ diệu mà chúng ta có được với Đức Chúa Trời. Tâm linh con người

cần phải có một sự bổ túc thượng thiên, vì lẽ đó mà Ngài tìm kiếm những ai biết lấy tâm thần

và lẽ thật mà thờ phượng Ngài. Ái lực đó hết sức rõ rệt nơi kinh nghiệm bản thân của Cơ đốc

nhân, vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm chứng cho tâm linh của chúng ta rằng chúng ta

là con cái Đức Chúa Trời (Rôm 8:16).

3. Xác thịt (B*Us*r). Từ ngữ này thường được dịch là xác thịt (flesh), được xuất hiện

273 lần, một phần ba trong số đó chỉ về những con thú, phần còn lại chỉ về con người (nó

không hề được dùng chỉ Đức Chúa Trời). Như vậy, ở phần ngoại vi xác thịt nói lên những gì

con người có thể chia sẻ với thú vật nhưng lại tương phản với Đức Chúa Trời. Từ ngữ có thể

chỉ có nghĩa đơn giản là thịt mà người ta vẫn ăn (Ê-sai 22:13; Châm 23:20). Nhưng thường

thường nó có nghĩa là xác thịt, tức là sự hiện hữu đặc biệt của thân xác (Gióp 10:11, Thi

78:39). Theo một điển hình về tư duy tổng hợp, tổng thể xác thịt trở thành biểu tượng mạnh

mẽ của sự tham dục (Êx 16:26) và khi xác thịt con người trở nên đặc biệt ghê tởm nó được ví

sánh với xác thịt thú vật (Êx 23:19,20).

Là một từ ngữ chỉ về sự hiện hữu vật lý, xác thịt thường ám chỉ về toàn thể thân xác

con người. Người Hi-bá-lai không có từ ngữ riêng dùng để chỉ thân thể nên từ ngữ này

40

thường được dùng theo nghĩa ấy. Tác giả Thi Thiên nói trong thịt (thân thể) ông chẳng có chỗ

nào lành bởi vì cơn giận của Chúa (Thi 38:3). Khi hành lễ cung hiến, người Lê-vi phải cạo

hết cơ thể (Dân 8:7). Thịt ám chỉ thân thể hay đời sống của thân xác còn được đề cập tổng

quát hơn nữa. Khi tác giả Thi Thiên mời gọi mọi xác thịt hãy ca ngợi Danh Chúa có nghĩa

ông mời gọi mọi người đang sống trong thể xác này trên thế gian hãy tìm cầu Đức Giê-hô-va

(Thi 145:21). Người bởi thịt tôi mà ra là người mà thể xác có liên hệ với tôi (Nêh 5:5; Sáng

29:14).

Điều rất có ý nghĩa là không có chỗ nào đề cập xác thịt với tư cách xác thịt vốn là xấu

và ác, thậm chí nguồn gốc của điều xấu điều ác nữa. Nhưng với một người thì xác thịt được

thừa nhận yếu đuối và thiếu sức lực. Đặc biệt khi xác thịt được đem so sánh với Đức Chúa

Trời. Xác thịt nào có thể đứng nổi trước mặt Đức Chúa Trời mà còn sống? (Phục 5:26). Nếu

tôi tin cậy Đức Chúa Trời, thì có xác thịt nào làm chi tôi được? (Thi 56:4). Đáng nguyền rủa

thay kẻ nào trông cậy vào xác thịt thay vì vào Đức Chúa Trời (Giêr 17:5,7). Cũng như với

tâm linh, con người xác thịt phải trông cậy nơi Đức Giê-hô-va để được sức lực (Gióp

34:14,15). Như Ê-sai từng tuyên bố: Mọi xác thịt như cỏ...cỏ khô...nhưng lời Đức Chúa Trời

chúng ta còn mãi đời đời (Ê-sai 40:6-8). Thịt là hình thức vật lý của sự sống chẳng bao giờ

đối lập với bản ngã, nhưng trái lại là trung gian thích ứng cho đời sống tâm linh và cá nhân.

Tuy yếu đuối, nhưng tự nó không có gì xấu xa hay là nguyên nhân gây thất vọng. Vì chính

trong bối cảnh ấy người ta có thể đến với Đức Chúa Trời để tìm được sức lực và sự yên nghỉ.

Tác giả Thi Thiên cầu nguyện cho mọi xác thịt đều sẽ đến cùng Ngài (Thi 65:2). Cùng với

linh hồn tôi, xác thịt tôi cũng khao khát mong mỏi Chúa (Thi 63:1). Tiên tri Ê-sai hình dung

cảnh mọi xác thịt đều đến để thờ lạy Đức Chúa Trời (Ê-sai 66:23), còn Ê-xê-chi-ên nói

tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ cất đi lòng bằng đá của họ, để ban cho họ một tấm lòng bằng

thịt (Êxê 11:19). Một lần nữa, chúng ta phải kinh ngạc về sự kiện Đức Chúa Trời đã giải cứu

chúng ta khỏi tội lỗi và đổ vỡ chứ không phải khỏi các thuộc tánh của loài người. Dân sự của

Đức Chúa Trời đều được cứu chuộc với tư cách những người nam người nữ để đứng trước

mặt Đức Chúa Trời như Ngài đã định trước khi tạo dựng họ.

Đồng thời Tân Ước cũng cho chúng ta thấy rõ là xác thịt được tạo ra như một mục

tiêu lý tưởng cho sự cám dỗ. Trong khi những điểm mà Cựu Ước nhấn mạnh vẫn được tiếp

tục trong Tân Ước, xác thịt được xem là đặc biệt nhưng chắc chắn không phải là nơi ngự trị

của tội lỗi để đến nỗi những gì thuộc về xác thịt đều trở nên đồng nghĩa với tội lỗi (I Côr 3:1).

Điều này có ý nghĩa cho việc Đấng Christ đã đến thế gian bằng xác thịt tội lỗi để kết án tội lỗi

trong xác thịt (Rô-ma 8:3).

4. Lòng (l@b). Đây là từ ngữ thông thường nhất trong số các từ ngữ Cựu Ước chỉ về

con người và sự sống, xuất hiện 850 lần trong mọi hình thức và hầu như luôn luôn chỉ về

nhân loại (chỉ có năm lần chỉ thú vật mà thôi). Nếu có chữ nào từng bị dịch sai nhiều nhất, thì

đó là chữ lòng theo cách hiểu hiện đại của chúng ta, ý nghĩa sâu sắc rất ít có trong văn mạch

Kinh Thánh. Theo một ý nghĩa nó ám chỉ khía cạnh nội tại của hồn. Nhưng cả trong trường

hợp đó, phạm vi của nó cũng bị giới hạn, thật khó có một quá trình tâm linh nào không có

liên hệ gì với tấm lòng.

Theo phương pháp của Wolff, chúng ta cũng bắt đầu bằng các ý niệm thuộc thể kết

hợp với từ ngữ ấy để thấy ý nghĩa của nó từ phần cốt lõi đó đã được mở rộng ra như thế nào.

Rõ ràng để chúng ta thấy ngay, Cựu Ước rất ít quan tâm đến nghĩa đen là nghĩa giải phẫu quả

tim, vì thường thường thì lòng được dùng tương đương với ruột được cho là trung tâm của

những cảm xúc sâu xa(Thi 38:10; 26:2). Trong I Sam 25:37,38 lòng của Na-banh đã chết, trở

nên như đá vậy. Nhưng ông vẫn còn sống được những mười ngày nữa. Rõ ràng các cảm xúc

của ông đã bị tổn thương, chứ không phải trái tim thể xác của ông. Trong Ô-sê 13:8, xé

lòng� (theo ngôn ngữ Hi-bá-lai; RVS dịch là xé phanh ngực ra) có lẽ nó có nghĩa đen nhiều

hơn; còn trong II Vua 9:24 rõ ràng muốn nói trái tim theo nghĩa đen.Với người Hi-bá-lai,

quan trọng hơn nghĩa giải phẫu trái tim chính là vị trí của trái tim trong đời sống con người.

41

Nó thuộc về cấp độ sâu xa nhất của các cảm thức và ghi nhận những phản ứng sâu xa nhất

đối với đời sống. Giê 4:19 mô tả nỗi âu lo của vị tiên tri về trận chiến tranh gần kề bằng

những từ ngữ bi thảm như vậy khiến chúng ta nghĩ ông đang lên cơn đau tim. Khi tấm lòng

đã tan nát (có nhiều bản dịch là bị áp đảo) tức là một người đang xuống tinh thần đến cực

điểm (Thi 61:2). Rõ ràng đây là cấp độ sâu thẳm nhất của nhu cầu con người (Thi 25:17).

Điều đó rất đúng nếu căn cứ vào nghĩa ẩn dụ của từ ngữ ấy ngụ ý về một nơi xa xôi, không

thể nào đến được (lòng biển theo nguyên ngữ Hi-bá-lai; còn bản RVS dịch là biển sâu). Như

vậy, chỉ có Đức Chúa Trời mới thấy được lòng người mà thôi. Loài người chỉ thấy bề ngoài

(I Sam 16:7) nhưng với Đức Chúa Trời, chúng ta không thể nào giấu được cả những điều

thầm kín, bí mật nhất của tấm lòng.

Cấp độ này của nhân tính có những ước muốn và càng quan trọng hơn nữa khi nó có

các quyết định của ý chí. Chúng ta thường đọc được những ước muốn của lòng người, nghĩa

là những cảm nghĩ sâu xa nhất của người ấy (Thi 21:2). Những tưởng

ượng của một tấm lòng tội lỗi luôn xấu xa, gian ác (Sáng 6:5); kẻ điên dại nói trong lòng rằng

chẳng có Đức Chúa Trời (Thi 14:1). Một khi đã cứng lòng, người ta trở thành ngoan cố,

không chịu nghe lời khuyên bảo nữa (Xuất 7:22; Giô 11:20) nhưng khi tấm lòng tan chảy,

tâm trí cũng thay đổi (Giô 14:8). Thế nhưng khi một người quyết định trong lòng là do chính

Đức Chúa Trời đã chỉ đẫn, điều khiển (Châm 16:9). Cho nên, quyết định vững chắc nhất là

quyết định được vững lập nơi Đức Chúa Trời (Thi 57:7; 108:1). Vậy lạc điểm nhân cách

chính là lạc điểm biết đầu phục Đức Chúa Trời. Như Giê-rê-mi đã giải thích là phải làm phép

cắt bì cho tấm lòng của chúng ta, chứ không phải chỉ cắt dương bì mà thôi (Giê 4:4).Vì sợ

chúng ta nghĩ loại quyết định như vậy chỉ là hành động hoàn toàn do ý chí, cần vạch rõ ràng

tuy phần lớn các trường hợp tấm lòng được gán cho các chức năng trí tuệ và nhận biết những

gì là phải lẽ. Vì tầm quan trọng toàn diện của nó với tư cách là trung tâm của nhân cách (như

chúng ta nói ngày nay) đã không hàm ý rằng loài người là những kẻ không biết phải trái, chỉ

hành động theo cảm xúc và linh cảm mà thôi. Ân tứ cao nhất đã được ban cho loài người là

tấm lòng (thường được dịch là trí) để hiểu. Môi-se đã từng than thở rằng dân sự đã không

lãnh hội được ý nghĩa của những việc quyền năng của Đức Chúa Trời-họ vốn thiếu tấm lòng

hiểu biết (Phục 29:4). Yêu cầu quan trọng nhất của Sa-lô-môn là có được một tấm lòng hiểu

biết (I Vua 3:9,12) Lòng người khôn sáng tìm kiếm sự tri thức (Châm 15:14). Chẳng có gì

ngạc nhiên khi từ ngữ này xuất hiện đến gần 100 lần chỉ trong sách Châm ngôn mà thôi, ở

đây sự khôn ngoan được mô tả là nếp sống hoàn toàn tin cậy vào Đức Chúa Trời (Châm 3:5).

Cách biệt biệt giữa trái tim và cái đầu hiện nay-thường được tranh luận liên liên quan

đến lĩnh vực đức tin-chắc chắn không có một chỗ đứng nào trong quan điểm của Kinh Thánh

cả. Vì khi một người suy nghĩ trong lòng thế nào, thì người ấy quả là như thế (Châm 23:7, tuy

trong nguyên ngữ Hi-bá-lai câu này có phần tối nghĩa). Điều làm nên một con người chính là

các tư tưởng và quyết định của tấm lòng người ấy. Kinh Thánh dạy chúng ta phải cảnh giác

để phân biệt, lời rêu rao đầu môi chót lưỡi và tâm địa bên trong-mà chúng ta gọi là sự giả

hình. Đó là những gì mà Đấng Christ đã tố cáo người Pha-ri-si: Dân nầy lấy môi miếng thờ

kính ta, nhưng lòng chúng nó xa ta lắm�(Math 15:8, Ngài đã trích dẫn Ê-sai 29:13).

Cuối cùng, thiết tưởng phải đề cập đến tấm lòng của Đức Chúa Trời. Đây là tiêu

chuẩn thuộc tánh của Đức Chúa Trời chiếu theo đó con người phải chịu phán xét. Đức Chúa

Trời tìm một thầy tế lễ trung tín, sẽ làm những gì hợp với lòng Ngài (I Sam 2:35). Một người

vâng theo lòng Đức Chúa Trời là người làm những gì Đức Chúa Trời truyền bảo mình (I Sam

13:14). Tấm lòng là nơi Đức Chúa Trời thiết lập kế hoạch và quyết định (Thi 33:1; Ôsê

11:8,9, có thể có nghĩa là quyết định của Ngài bị thay đổi). Khi Ngài muốn nhấn mạnh Ngài

sẽ hiện diện trong đền thờ (I Vua 9:3) Ngài hứa tấm lòng Ngài cũng sẽ ở đó. Cuối cùng thì

dân sự phải lệ thuộc vào sự hiểu biết tấm lòng của Đức Chúa Trời. Vì các đường lối của loài

người đều chánh đáng theo mắt họ, song Đức Giê-hô-va cân nhắc cái lòng (Châm 21:2).Vậy,

tấm lòng là tiêu điểm của đời sống con người, là bản ngã để lý luận, đáp ứng và quyết định.

42

Sự hiểu biết của tấm lòng không hề trừu tượng hay phi ngã. Nó được diễn tả qua sự tham gia

cá nhân và quyết định tự ý (Phục 29:3,4). Những điều mà sách Gia-cơ diễn tả bắt rễ từ mảnh

đất ấy: đức tin không có việc làm không phải là đức tin thật, mà chỉ là lời rêu rao đầu môi

chót lưỡi. Có đức tin thật là cùng chia sẻ tấm lòng của Đức Chúa Trời, dấn thân vào một sự

thay đổi triệt để đến độ vị tiên tri mô tả một tấm lòng mới, một tấm lòng bằng thịt chứ không

phải bằng đá (Êxê 11:19). Vì lẽ đó người được sai đến từ tấm lòng của Đức Chúa Trời phải

đến trước.

5. Huyết (D*m). Xuất hiện 360 lần, từ huyết ám chỉ mạng sống thân xác của con

người và thú vật, thường chỉ có nghĩa đơn giản là �sự sống của con người� (Châm 1:16,18;

Thi 72:13,14). Từ ngữ này chẳng có vai trò gì trong cảm xúc hay trong đời sống tri thức của

con người, tuy nó không phải là không quan trọng trong khung cảnh các sự vật của Cựu Ước,

khi bị đổ ra từ dưới đất huyết sẽ kêu lên (Sáng 4:10) đòi hỏi sự báo thù (Sáng 42:22). Phải lấy

huyết của chiên con Lễ Vượt Qua bôi lên mày cửa (Xuất 12). Trong Sáng 9: 4-6, dưong như

nó đồng nghĩa với sự sống và đòi hỏi phải được thanh toán một khi đã bị đổ ra. Sự đòi hỏi

này lập tức gắn liền với việc con người được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời

(c.6). Cho nên huyết trở thành một biểu tượng có ý nghĩa cho mạng sống, theo nghĩa mở

rộng, là cho sự đền mạng (xem Lêv 4:16,17 và chúng ta sẽ thảo luận trong chương nói về sự

thờ phượng). Nó phải được đem dâng như một của lễ cho Đức Giê-hô-va. Vậy tiếp xúc đúng

cách với huyết sẽ đưa người ta đến chỗ được liên hệ gần gũi với Đức Chúa Trời, là nguồn

mạch của sự sống. Thịt có thể thuộc về con người bởi vì nó trở về đất, nhưng huyết tiêu biểu

cho sự sống thuộc về Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống (Lêv 17:6; Phục 12:15,16; đối

chiếu với Wolff, 61).

Có một số tội ác là tội làm đổ huyết (Lêv 20:9; Châm 28:17) phải được chuộc bằng

cách dâng huyết trên bàn thờ làm giá chuộc (Lêv 4; 16:14). Trong hành động này, tội ác có

thể được chu chuyển. Mạng sống do huyết làm biểu tượng là một ân tứ do Đức Chúa Trời

ban, nên phải được sử sụng để phục vụ Ngài. Ai sử dụng nó cách sai lầm sẽ phải tính sổ-

không phải với các quan xét con người-nhưng là với Đức Chúa Trời. Đây là nền tảng cho

quan điểm coi trọng sinh mạng con người luôn luôn kết hợp với truyền thống Cơ đốc giáo-Do

thái. Sự sống tự nó không được thờ phượng-trong Cựu Ước không hề có giáo phái sinh sôi

nảy nở-nhưng sự sống được đánh giá cao vì nó từ Đức Chúa Trời đến và thuộc về Ngài. Như

vậy, cách đối xử với sự sống phải phù hợp với các tiêu chuẩn về công lý của chính Đức Chúa

Trời: Kẻ nào làm đổ máu người thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại (Sáng 9:6)

6. Các chi thể. Dưới tiểu mục cuối cùng này, chúng tôi sẽ đề cập nhiều câu nói về

thân thể và chức năng của nó. Trong Cựu Ước, phần hình thức của thân thể luôn được xem là

có dự phần vào các chủ đích mà nhân tánh có thể thực hiện. Các chi thể bao giờ cũng là

những môi giới, những cách diễn tả các giá trị cá nhân và chẳng bao giờ bị nhìn bằng góc

cạnh thuần túy vật lý của nó. Khi được Đức Chúa Trời tha tội cho, cả đến các xương cốt đã bị

bẻ gãy cũng được khoái lạc (Thi 51:8). Bàn chân của người truyền giảng Tin Lành là đẹp đẽ

(Ê-sai 52:7).Chẳng hạn như nhìn và nghe cũng trở thành cách bộc lộ của toàn bộ một con

người đáp ứng với đời sống và những đòi hỏi của nó. Khi các giác quan ấy bị đe dọa toàn

thân phải báo động (Thi 38:13,14). Nhìn và nghe những gì Đức Chúa Trời đã làm sẽ hiểu để

hành động theo đúng ý nghĩa (Phục 29:2-4). Nghe thường được dùng như dấu hiệu có chú ý

để hành động theo điều mình đã nghe. Theo nghĩa này nghe là vâng lời: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy

nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai (Phục 6:4). Ê-sai ghi

nhận Đức Chúa Trời đã mở lỗ tai cho ông theo nghĩa ông không còn phản loạn nữa (Ê-sai

50:4,5). Cũng vậy, trong Thi 40:6, tác giả Thi Thiên ghi nhận Đức Chúa Trời đã xỏ tai (theo

nghĩa đen) ông, nghĩa là Ngài đã ban cho ông một tấm lòng sẵn sàng làm tất cả những gì ông

đã được chỉ dạy (c.8). Điều đáng chú ý là câu này đã được trích dẫn trong Hêb 10:5 nơi phần

thứ hai của câu ấy đã bị đổi thành: Chúa đã sắm sửa một thân thể cho tôi. Sự thay đổi-hoàn

toàn có chủ ý này-có thể được giải thích dễ dàng theo cách sử dụng ngôn ngữ tổng hợp mà

43

chúng tôi từng thảo luận trước đây. Một lỗ tai mở ra là một tấm lòng sẵn sàng. Như thế là lấy

một phần (tấm lòng) để chỉ về toàn bộ (thân thể) nên chúng ta cũng có thể nói dễ dàng như

vậy: Chúa đã sắm sửa cho tôi một thân thể. Thân thể mà Đấng Christ đã sẵn sàng phó dâng

để vâng lời Đức Chúa Cha (một chủ đề lớn của sách Hê-bơ-rơ) là một cách triển khai tinh vi

và sâu sắc hơn ý nghĩa câu nói trong Cựu Ước về việc Đức Chúa Trới muốn có một lỗ tai mở

ra và một tấm lòng sẵn sàng. Bối cảnh này cũng giúp chúng ta thấy được ý nghĩa của câu lưu

ý mà Đấng Christ vẫn thường nhắc đi nhắc lại: Ai có tai, hãy nghe�.

Cũng vậy, thấy có thể dùng chỉ về sự hiểu biết để tin tưởng (Xuất 14:13,14) dĩ nhiên

theo nghĩa này, người ta có thể có mắt mà chẳng nhìn thấy. Vì cái nhìn xuyên suốt này chỉ có

được khi Đức Chúa Trời mở mắt cho dân Ngài (Ê-sai 43:8-13). Vậy sau khi đã được đặc ân

nhìn thay các công việc của Đức Chúa Trời phải có trách nhiệm nói ra tính cách vĩ đại của

Ngài (Thi 97:4,6). Từ cái nhìn này, người ta có thể hiểu rõ hơn ý niệm phong phú của Kinh

Thánh được khai triển trong Tân Ước về chứng nhân: một người đã nhìn thấy sự thiện hảo

của Đức Chúa Trời và chứng tỏ lòng biết ơn của mình trong cả đời sống (I Giăng 1:1-3).

Chắc chắn con mắt nhìn thấy và lỗ tai nghe được hiểu theo nghĩa này đều là các ân tứ do Đức

Chúa Trời ban cho (Châm 20:12).

Cuối cùng, cái miệng và khả năng nói chỉ về việc đáp ứng điều mà Đức Chúa Trời đã

ban cho. Trong Cựu Ước, lời hứa nguyện là dấu chỉ của sự dâng mình trọn vẹn cho Đức Chúa

Trời (Xuất 19:7-9). Những gì ấp ủ trong lòng sẽ được thoát ra bằng cửa miệng, dầu là sự

nguyền rủa hay lời cay đắng (Thi 10:7), lời chúc phước hay ngợi khen (Thi 109:30). Người

nam và người nữ của Đức Chúa Trời suy gẫm và đọc đi đọc lại luật pháp (Thi 1:2) không

ngớt ngợi khen Đức Chúa Trời (Thi 71:24), loại bỏ sự gian tà ra khỏi miệng mình (Châm

2:24), nói năng đúng lúc (Châm 25:4) và không hấp tấp trong lời nói (Châm 29:20). Biết

dùng miệng lưỡi một cách phải lẽ như vậy thật là một phước hạnh đến từ Đức Giê-hô-va

(Châm 16:1). Vì vậy Gia-cơ đã nhấn mạnh một cách đúng đắn rằng người nào kìm hãm được

lưỡi mình sẽ kiểm soát được toàn thân (Giacơ 3:2).

Tóm tắt

Vậy loài người được tạo dựng từ bụi đất trong một xác thịt yếu đuối, nhưng có khả

năng và sự khao khát tìm cầu Đức Chúa Trời. Con người yếu đuối và thiếu thốn về mọi mặt,

tuy nhiên sự thiếu kém và các giới hạn đó không hề ngăn được việc con người có thể đồng

hành với Đức Chúa Trời. Trái lại, những điều kiện khắt khe đó cho thấy con người phải lệ

thuộc vào môi trường xung quanh. Trong khi ăn, uống, con người được nhắc nhở về tất cả

những gì họ đang có, cả đời sống và sức lực họ đều từ bên ngoài bản thân họ mà đến, đều là

từ thế gian và Đấng đã tạo ra nó. Cho nên, khi dự phần vào các yếu tố để thỏa mãn những

nhu cầu thuộc thể của mình, họ đang trình diễn một ẩn dụ về nguồn mạch vượt trên chính họ.

Chính trong bối cảnh đó, tất cả các tạo vật của Đức Chúa Trời đều tốt lành nếu nó được tiếp

nhận với lòng tạ ơn (I Tim 4:4). Cũng nhờ chính những vật đó mà con người có được phần

dinh dưỡng khiêm nhu nhất-bánh và rượu-biểu tượng cho sự truyền rao sự sống đời đời nhờ

đức tin vào Đức Chúa Jesus Christ là Bánh Hằng Sống.Con người không thể sống như những

cá thể nhưng như thành viên của một cộng đồng. Họ tự xác định chính mình bằng truyền

thống và các giá trị của những tập thể mà họ là những thành viên. Các mối liên hệ đó, đặc

biệt là hôn nhân và gia đình, cũng có thể mang một ý nghĩa cao cả hơn khi xem đó là một sợi

dây buộc chặt chúng ta với Đức Chúa Trời cũng như sợi dây yêu thương, thành tín của Ngài

buộc chặt Ngài với chúng ta. Đây là nhóm người đặc biệt của Chúa hiện diện trước mặt Ngài

(hội chúng trong Xuất 12:3 và những chỗ khác trong Kinh Thánh) được Tân Ước nhấn mạnh

như là Hội Thánh, thân thể của Đấng Christ.

Tuy con người sống cuộc đời của mình trong một thân thể, nhưng họ có một đời sống

vượt trên thân xác này. Họ nhớ lại quá khứ và hy vọng về tương lai. Họ yêu hoặc ghét những

44

gì đang vây quanh họ và sử dụng chúng cho cả cuộc đời có chủ đích của mình. Như vậy,

những giá trị, sự rỗng tuếch hay phong phú của con người tùy thuộc vào việc họ như thế nào

và có được những gì. Vì người của Đức Chúa Trời dùng đôi chân của mình để chạy trốn điều

ác, dùng miệng để nói lên sự tốt lành của Đức Chúa Trời, dùng đôi tay chăm sóc những kẻ

thiếu thốn và với những điều thuộc về thế giới tạo vật họ có thể sáng tạo ra nhiều cách để bày

tỏ sự đẹp đẽ về vinh quang của Đức Chúa Trời.

Người nam và người nữ luôn phấn đấu vươn lên, tìm kiếm trong đời sống thể xác này,

qua quyết định và hành động để hiểu rõ chính mình. Họ tìm được sự tương giao với Đức

Chúa Trời là điều duy nhất để nhờ đó họ có mọi khả năng thích ứng. Tuy sự kiêu ngạo đi

kèm với ý thức vươn lên, tìm kiếm, tuy tội lỗi đe dọa đời sống bằng sự chết, họ vẫn thấy

được một môi trường thượng thiên nơi đó họ được yên nghỉ trong an toàn. Chỉ có những kẻ

điên dại mới cho rằng: Đức Chúa Trời chẳng có liên quan gì đến họ cả.

Ở điểm xin nói vài lời về bản tính hiệp nhứt và nhị nguyên của con người. Những

năm gần đây, một điều trở nên phổ biến ấy là việc nhấn mạnh con người là toàn thể thống

nhất�xác với hồn gắn liền nhau bằng mối liên hệ hỗ tương. Chúng ta đã thấy một số chứng

cứ hiển nhiên để hậu thuẫn cho quan điểm đó. Tình trạng thuộc linh được bộc lộ trong thân

thể, mặt khác, những cá nhân bộc lộ chính mình trong và qua thân xác của họ. Lòng họ diễn

tả tính cách thống nhất của tư tưởng, ý chí và tình cảm nghĩ họ. Nhưng đồng thời, nhiều nhận

xét quan trọng cũng thiên về phía nhị nguyên tính, cho rằng con người gồm có hai phần, cho

dầu liên hệ chặt chẽ với nhau đến đâu chăng nữa. Vì thân xác rõ ràng từ bụi đất mà ra còn sự

sống thì đến từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã kết hợp chúng chung lại với nhau, cho nên

không còn chỗ nào cho quan điểm chủ trương rằng thân xác là nhà tù của linh hồn. Nhưng

khi chết, sự sống của linh hồn lìa khỏi thân xác để đến âm phủ (Sheol). Mất đi thân thể, nó

phải sống một cuộc đời hẩm hiu trong bóng tối. Tính sinh động của đời người trong Cựu

Ước đòi hỏi phải có sự mặc khải rõ ràng hơn về đời sống của thân xác là phương tiện phù

hợp cho sự tương giao cùng Đức Chúa Trời và ca ngợi Ngài. Vì thế cần có lời dạy của Tân

Ước về sự sống lại của thân thể.

Chương 6

Tội Lỗi

Tôi dạy cho bàn tay tôi tuân thủ các mạng lịnh của thượng thiên...

Ồ, ước chi tôi biết được điều gì làm đẹp lòng thần! Điều gì con người thấy là

tốt đẹp, lại là đáng ghê tởm trước mặt thần, còn điều gì mà lòng loài người ghen

ghét thì lại đẹp lòng thần nhất. Ai là người học biết được ý chỉ của các thần

trên cõi thượng thiên, kế hoạch của các thần, sự khôn ngoan trọn vẹn, ai có thể

thấu hiểu được những sự đó? Đến bao giờ thì con người khả tử ngu đần mới hiểu

được đường lối của các thần?

Lời khôn ngoan của người Ba-by-lôn

�Sự vi phạm của kẻ ác nói trong lòng tôi rằng chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời

ở trước mắt nó.�

-- Thi Thiên 36:1

Nguồn Gốc Tội Lỗi: Sự Sa Ngã

1. Ranh giới của mối tương giao. Bản tính thọ tạo của con người không biểu hiện một

cản trở nào trong mối tương giao với Đức Chúa Trời; nó không phải là một điều gì đó theo

như triết lý Hy lạp cần phải vượt qua. Vì thế khi Đức Chúa Trời đã hoàn tất công việc sáng

45

tạo, Ngài có thể phán rằng nó thật tốt lành (Sáng 1:31). Nhưng theo nhãn quan của loài người

thì điều đó không có nghĩa là không có giới hạn nào cho đời sống. Giới hạn không phải là

không phù hợp với sự hoàn hảo của công trình sáng tạo người nam và người nữ. Họ phải

sống trong một thân xác và lệ thuộc vào đất đai để nuôi dưỡng bản thân mình. Hơn nữa, đã

có một giới hạn cố hữu trong mối quan hệ giữa họ và Đức Chúa Trời. Họ phải hiểu Ngài là

nguồn gốc và ý nghĩa và bởi lời Ngài họ mới học biết được cách sống thuộc linh. Điều này đã

được minh định rõ trong Sáng 2:16,17.Trước hết, Chúa đã phán dạy rằng đất đai tươi tốt

chính là phương tiện để nuôi dưỡng họ. Ngài phán:�Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ

cây trong vườn (câu 16 ). Câu Kinh Thánh này như thể một lời khẳng định về một chủ đề

quan trọng của Thánh Kinh. Trật tự sáng tạo không phải để cho con người chối bỏ song để

cho họ được tận hưởng; nó chính là sự ban tặng của Đức Chúa Trời. Nhưng đồng thời, tại

giữa vườn cũng có một cây cấm. Đó là cây biết điều thiện và điều ác. Theo nguyên ngữ Hi-

bá-lai, biết điều thiện và điều ác chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là ý thức đạo đức, khởi điểm để

một đứa trẻ bắt đầu phân biệt được thiện ác và trở nên một người có trách nhiệm đạo đức (Ê-

sai 7:16). Nhưng chúng ta không nên lợi dụng yếu tố đó để đoán định rằng người nam và

người nữ không chịu trách nhiệm đạo đức trước khi sa ngã mặc dầu có một số người mô tả sự

vô tội của họ theo cách đó. Có lẽ điều đe dọa họ chính là biết điều thiện và điều ác thông qua

kinh nghiệm (từ biết theo nguyên ngữ Hi-bá-lai có nghĩa là biết bằng kinh nghiệm thân thiết).

Sự vâng lời luôn được đòi hỏi với bất cứ giá nào, nhưng đồng thời sự bất tuân cũng có khả

năn xảy ra.

Thật là vô ích nếu chúng ta muốn biết lý do của sự ngăn cấm đó (Ai sẽ nói với Ngài

rằng: Chúa làm chi vậy? Gióp 9:12). Nhưng ít ra chúng ta cũng có thể nói được rằng rõ ràng

A-đam và Ê-va đã minh định được sự khác biệt giữa tạo vật và Đấng Tạo Hóa, và nhu cầu

quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời phải được định đoạt bởi Ngài chứ không phải bởi họ.

Hơn thế nữa, cuộc đời của họ cần phải sống trong sự vâng lời: Thương mến Giê-hô-va Đức

Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài và tríu mến Ngài, vì Ngài là sự sống ngươi

(Phục 30:20). Sự đe dọa của cái chết không nhất thiết có nghĩa họ là tạo vật bất tử. Có lẽ chỉ

cần sự tương giao với Đức Chúa Trời là đủ để bảo vệ họ khỏi sự đe dọa của tử thần. Vậy Hê-

nóc và Ê-li có thể nêu gương gì theo suy nghĩ được Đức Chúa Trời đặt để trong tâm trí mọi

người. Điều đó chúng ta không dám quả quyết. Theo quan điểm của các nhà thần học truyền

thống thì sự ngăn cấm đó chính là một phương thức thử nghiệm. Gerhardus Vos gọi cây tri

thức này là �công cụ thiên định để con người được trải qua cuộc thử nghiệm nhằm đạt đến

mức độ trưởng thành về đạo đức và niềm tin kèm theo đó là những phước hạnh cao cả nhất

(Vos, 31). Nói một cách khác thì đó là cuộc sát hạch dành cho tổ phụ và tổ mẫu loài người,

nếu vượt qua thì họ sẽ đạt đến tầm mức cao hơn về nhận thức trách nhiệm đạo đức. Điều này

có thể đúng, dầu cho tất cả chỉ nằm trong phạm trù suy đoán.Dầu sự thể ra sao thì A-đam và

Ê-va cũng không thể viện cớ là quyền tự do của mình bị hạn chế, nhưng ngược lại nữa là

đằng khác. Người nam và người nữ không thể tìm thấy tự do bên ngoài trật tự mà Đức Chúa

Trời đã định cho họ bằng lời phán của Ngài.

2. Mối tương giao bị đỗ vỡ. Tội lỗi đã xen vào bởi một quyết định bởi ý chí tự do

của A-đam và Ê-va trong Sáng Thế Ký chương 3. Điều đầu tiên khiến chúng ta chú ý là sự

cám dỗ dẫn đến việc bất tuân mạng lịnh Đức Chúa Trời vốn xuất phát từ yếu tố ngoại tại và

được tiếp ứng bởi yếu tố nội tại của trật tự tạo vật. Về cớ tích sự việc này, chúng ta chỉ có thể

đoán định được cho đến thời Môi-se, không có dấu chỉ nào cho thấy đó chính là Sa-tan hay

chỉ là một công cụ của Sa-tan. Chúng ta chỉ biết về một trong số những tạo vật của Đức Chúa

Trời con rắn. Chỉ sau này (trong sách Khôn Ngoan của Sa-lô-môn 2: 23,24) sự cám dỗ mới

được gán cho Sa-tan. Nhưng xuyên suốt Cựu Ước, đã không hề có việc suy đoán về nguồn

gốc của sự cám dỗ này (Ê-sai 14:12-16 và Thi Thiên 82: 6,7 có lẽ là những khúc sách duy

nhất đã đề cập một cách bóng gió về sự sa ngã của Sa-tan, nhưng thật khó để chấp nhận đó là

tín lý). Điều dễ dàng nhận biết nhất đó là điều ác không hề xuất phát từ Đức Chúa Trời mà

46

trái lại nó đến từ một thế lực gian ác nằm trong trật tự tạo vật. Tuy nhiên, nhờ vào Tân Ước

mà chúng ta biết được Sa-tan chính là kẻ cầm quyền chỉ huy lực lượng đó.

Trước hết, ma quỷ đã đặt ra một câu hỏi và sau đó là một lời phản bác (Sáng 3:1,4).

Có nghĩa là trước tiên, hột giống nghi ngờ sự thiện hảo của Đức Chúa Trời đã được gieo vào

kèm theo một sự đòi hỏi. Qua câu trả lời của bà Ê-va thì rõ ràng bà đã thể hiện sự không nắm

chắc về lời phán dạy của Chúa, bởi bà đã thêm thắt ý tưởng vào trong mạng lịnh của Ngài và

cũng chẳng nên đá động đến, mạng lịnh nguyên thủy của Chúa không phải là như vậy. Mắt

các ngươi sẽ mở ra soi sáng thêm cho ý nghĩa của câu biết điều thiện và điều ác, nghĩa là họ

sẽ thấy cuộc đời trong những điều kiện vượt hẳn các giới hạn mà Đức Chúa Trời đã định cho

họ. Đây là nguồn gốc mọi tội lỗi: tính kiêu căng (hubris) bắt đầu xuất hiện. Nhưng cần lưu ý

là nó chỉ theo sau việc nghi ngờ lời của Đức Chúa Trời. Đây là đòn trí mạng đánh vào sự

vâng lời cách chiếu lệ. Giờ đây, bà Ê-va đang đứng giữa lời của Đức Chúa Trời với khả năng

lựa chọn điều chưa từng biết (Von Rad, 1961, 85). Ngay sau lời nói của con rắn (c. 5) đề nghị

đã được chấp nhận.Đến đây thì sự quyến rũ đã phát huy năng lực của nó. Một khi đã nghi

ngờ lời của Đức Chúa Trời thì sự quyến rũ của thể xác và dục vọng trở nên hiệu nghiệm. Họ

ăn và mắt họ liền mở ra (c.7). Đây là hậu quả của sự sa ngã nên sau đó khi nghe lời biện giải

của Chúa họ cảm nhận được ngay. Tính hồn nhiên của tạo vật đã không còn nữa. Phản ứng

đầu tiên (mà Vos gọi là phản xạ đạo đức reflex of the ethical Vos, 53) là sự xấu hổ. Họ biết

tội lỗi của họ đã chạm đến chỗ sơ đẳng nhất trong các mối quan hệ của họ nên họ đã cố gáng

tìm cách tự che đậy mình một cách đáng thương.

Đọc phần ký thuật về sự sa ngã với tất cả những ngụ ý đáng sợ của nó, người ta

không cảm thấy bất kỳ một ý thức né tránh nào qua biến cố này. Tự nhiên quyền tự do có thể

làm người ta nghi ngờ và bất tuân lời của Đức Chúa Trời. G. Oehler (1880,229) cho chúng ta

biết: Con người có thể bước từ tình trạng vô tội sang tình trạng đạo đức tự do chỉ bởi một

hành động tự quyết. Nhưng đó là một quyết định mà tất cả chúng ta đều gặp phải và đến lượt

mình, chúng ta cũng hành động như vậy mà thôi.

3. Bảo vệ mối tương giao. Tại đây bắt đầu chủ đề về sự phán xét mang tính cứu

chuộc của Đức Chúa Trời. Tội lỗi phải bị trừng phạt, nhưng sự phán xét bao giờ cũng xen lẫn

ơn khoan hồng. Câu hỏi đầu tiên hàm chứa sự nhẫn nhục của Đức Chúa Trời: Ngươi ở đâu?

Ai nói cho ngươi biết mình lõa lồ? Ngươi đã làm chi vậy? Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời chẳng

cần hỏi sự việc đã xảy ra thế nào, cũng như về sau Ngài chẳng cần hỏi về A-bên trong khi

chất vấn Ca-in (Sáng 4: 9-12), nhưng Ngài hỏi vì muốn kẻ phạm tội biết ăn năn để tình trạng

có thể được phục hồi. Nhưng A-đam đã đáp lại bằng cách đưa vào hai duyên cớ trực tiếp

(người nữ) và tối hậu là hai yếu tố ngoại tại chẳng khác gì Ca-in. Chúng ta đã thấy được

khuynh hướng tội lỗi thể hiện qua cách ăn ở của con người. Tội sanh ra tội, là hậu quả tự

nhiên. Khi chúng ta đã hiểu được trọn vẹn các hàm ý của mối liên hệ hỗ tương giữa các hành

động của con người (các hành động của cha mẹ và con cái), chúng ta mới thấy rõ nguyên tội

không thể là một hiện tượng riêng biệt.Đức Chúa Trời phải đoán phạt con rắn, người nam và

người nữ. Trước hết, trong trường hợp con rắn, sự thù địch giữa nó với người nữ hàm ý về sự

phục hòa giữa Đức Chúa Trời với hậu tự của người nữ. Nhân loại và các thế lực gian ác sẽ

chẳng bao giờ thiết lập được nền hòa bình chung kết. Người nam và người nữ sẽ bị tấn công

liên tục. Người ta sẽ chẳng làm được gì để xóa bỏ sự thù nghịch, sẽ không có chủ nghĩa anh

hùng. Nhưng căn cứ vào Tân Ước, con rắn sẽ bị đạp đầu là dấu chỉ đầu tiên về Phúc Âm.

Chính Đấng Christ sẽ phá hủy các công việc của ma quỷ (Math 1:23; Côl 2:15; I Tim 2:15;

Gal 4:4).

Đối với Ê-va, Đức Chúa Trời đã báo trước nhiều đau khổ, đặc biệt là việc phải mang

nặng đẻ đau. Đó là niềm vui, là mão miện cho bà, đồng thời cũng trở thành nổi sầu khổ. Cũng

vậy, trong mối liên hệ với chồng, bà cũng phải chịu khốn khổ. Sự kiềm chế chuyển từ tình

yêu và riêng tư sang thành bản năng (Kidner,1967,71). Tuy bà vẫn còn cái ước muốn sâu xa

đó và cứ tiếp tục thỏa mãn nó (Ru-tơ 1:9), những gì bà tìm được cũng chỉ là sự phủ phục tủi

47

nhục mà thôi. Căn cứ vào đó rõ ràng việc chế ngự và đầu phục vốn không phải là một thành

phần của trật tự tạo vật mà đúng ra chỉ được đưa vào sau khi loài người sa ngã. Từ ngữ �kẻ

giúp đỡ (Sáng 2:18) có nghĩa là người đối diện, là người hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu

tương giao của người nam. Tuy rằng Đức Chúa Trời có ý đề cập một trật tự kinh tế (hoặc

làm việc) nào đó, theo văn mạch rõ ràng đã có sự bình đẳng hoàn toàn trước mặt Đức Chúa

Trời và sự tương kính lẫn nhau. Sự sa ngã đã đổi thay tất cả, cho đến ngày nay chúng ta hiện

vẫn phải còn vật lộn với các hậu quả của nó.Trong trường hợp của A-đam, sự rủa sả được áp

dụng trong lãnh vực quản trị của ông hơn là cho bản thân ông. Ông sẽ phải lao động khổ nhọc

và đổ nhiều mồ hôi. Thật là một kết quả đáng buồn vì tin vào lời hứa hẹn giả dối của con rắn

rằng mình sẽ trở nên như các vị thần vậy! Vì cớ A-đam, đất cũng bị rủa sả (Sáng3:17). Mối

liên hệ căn bản giữa ông với đất có ngay từ thuở khai thiên lập địa, giờ đây phải tiếp nhận

một yếu tố mới thất vọng và cạnh tranh. Ở khắp nơi, quyền làm chủ trên tạo vật bấy giờ đều

bị thách thức. Muốn sinh tồn, ông phải lao động và khổ nhọc (có người nhận xét: điều kỳ lạ là

chính sự rủa sả lại hướng về cuộc sống!). Công việc trước đó có lẽ chỉ là niềm vui thú � nay

kèm theo lời đe dọa về khả năng thất vọng và thất bại. Qua sự rủa sả này, người ta có thể

nhìn thấy các hậu quả tiêu cực của tội lỗi. Vì đối với trật tự sáng tạo, đã không có gì thiết yếu

được thêm vào, sự hài hòa lại mất đi, trật tự sáng tạo đã bị đảo ngược. Giờ đây, tính cách phù

du và tuyệt vọng trở thành một phần thiết yếu của trật tự tạo vật (Truyền 1:8). Bất cứ đi đâu,

con người cũng phải tranh đấu cho trật tự và vẻ đẹp của tạo vật. Giờ đây, tất cả đều thở than

rên siết, chờ đợi sự giải thoát. Điều mà Kinh Thánh thường nhắc đi nhắc lại, ấy là muôn vật

đang trông đợi (Ê-sai 11:1-9; Rô-ma 8:18-21).

Thiết tưởng nên nói qua về tính lịch sử (hay sử tính historicity) của các chương đầu

tiên trong Sáng Thế Ký, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa thần học. Nhiều học giả hiện đại

nhấn mạnh đây không phải là lịch sử thông thường mà là lịch sử uyên nguyên (primeval

history), cho chúng ta biết chắc chúng ta đến từ Đức Chúa Trời khi chúng ta cảm thấy bị đe

dọa bởi những thế lực hỗn loạn, nhưng không cho chúng ta biết thực sự điều gì đã xảy ra.

Chúng ta cần giải thích vài điểm về vấn đề đó. Trước hết, bảo đây không phải là sử ký �theo

như chúng ta hiểu thì khó có thể đúng được, dầu sao, sự hiểu biết của chúng ta về lịch sửù

theo nghĩa khoa học chỉ mới được có khoảng hai trăm năm nay mà thôi. Chúng ta biết lịch sử

đó không phải dưới hình thức sử ký khoa học, không phải nó đã nói rằng sẽ chẳng đem đến

cho chúng ta thông tin về những gì đã thật sự xảy ra hay sao. Thậm chí phần hình thức của nó

cũng được cải biên. Trong phần ký thuật của Sáng Thế Ký, chẳng có gì cho thấy nó không

nhằm mục đích cho biết các sự kiện về buổi ban đầu của chúng ta. Cả khi phần ký thuật có

vài đặc điểm giống với những thần thoại của các dân tộc sơ khai cũng không phải lịch sử

không thật sự xảy ra như đã chép lại. Thật ra, như Mircea Eliade giải thích: Thần thoại bao

giờ cũng kể lại một điều gì đó như đã thật sự xảy ra, như một biến cố đã xảy ra theo theo

đúng nghĩa của nó (Myths, Dreams, and Mysteries, 1968,16). Hơn nữa, theo quan điểm

Thánh Kinh, phần cốt tủy của các ký thuật trong Sáng Thế Ký xuất phát từ những sự kiện đã

thật sự xảy ra.

Hơn nữa, nó đã không được viết theo hình thức thi ca, những phần khác của Kinh

Thánh cũng không cho chúng ta thấy đó chỉ là một câu chuyện chẳng xảy ra như đã được kể

lại. Thật ra, Rô-ma 5:12-21 đã đặt sự bất tuân của A-đam ngang hàng với sự vâng lời của

Đấng Christ để mô tả sự liên kết của chúng ta với tội lỗi và sự công nghĩa. Nếu chúng ta thừa

nhận phần ký thuật của Phao-lô, chúng ta sẽ không thể bảo phần ký thuật này là thần thoại,

còn phần kia là lịch sửù. Nhận xét quan trọng nhất vẫn là các biến cố của những chương sách

nói về công cuộc sáng thế do lời phán của Đức Chúa Trời, sự giáo huấn và thái độ bất tuân

của A-đam và Ê-va, sự rủa sả và lời hứa. Tất cả đều có ý nghĩa vô giá đối với sự tiến triển

đầy trọn công trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Các biến cố trong lịch sử chính là mặc

khải và cũng là những phương tiện cho mối quan hệ với Đức Chúa Trời, đó là cốt tủy của

quan điểm Thánh Kinh về sự cứu rỗi. Không thể khẳng định cả Kinh Thánh như là một toàn

48

thể thống nhất đồng thời phủ nhận các chương đầu tiên của Sáng Thế Ký (cũng như phần ký

thuật về các biến cố của những ngày sau rốt, như nhiều người đang làm). Không thể xem lẽ

thật về niềm tin nơi Kinh Thánh chỉ dựa trên truyện thần thoại. Tóm lại, đã không có một trở

ngại nào khi xem các biến cố này có tính cách lịch sử, và dường như ngoài một vài định đề

triết học, cũng chẳng ai có khuynh hướng phủ nhận điều đó.

Từ Ngữ & Định Nghĩa Tội Lỗi

Cựu Ước có nhiều từ ngữ dùng chỉ tội lỗi hay sự quá phạm. Chúng tạm được chia

thành ba loại chính (xem Grayston trong Richardson, 227).

1. Sự sai lệch (deviation). Loại đầu tiên nói về việc đi lệch khỏi một đường thẳng. Từ

gốc Hi-bá-lai (j^tt*�t hay j@t�) xuất hiện khoảng 225 lần như một động từ. Khuynh hướng

thần học của ý niệm này có thể thấy trong 25 lần xuất hiện cụ thể như một tội phạm cùng Đức

Chúa Trời (ý niệm này cũng xuất hiện nhiều lần nữa với hàm ý đó). Bắt đầu với Giô-sép

(Sáng 39:9), ý niệm này thấy rõ qua lời xưng tội của Đa-vít: Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ

cùng một mình Chúa thôi� (Thi 51:4). Ý căn bản của từ ngữ này là sự đi lệch khỏi chánh lộ

hay bị sai mục tiêu (nó thật sự được dùng chỉ việc ném đá sai mục tiêu trong Quan Xét

20:16). Một ý niệm tương tự cũng hiện diện trong từ ngữ thường được dịch là tội

(iniquity�*w{n, Xuất 20:5 và một vài chỗ khác). Nhóm từ ngữ này được dịch là cong quẹo

(perverse hay perversity iqq@v) trong Châm 28:16 và những nơi khác, nhất là trong văn

chương về sự khôn ngoan) nói lên sự sai lệch có chủ ý đối với những qui tắc cộng đồng.

Người cong vạy gieo bất hòa và tranh cạnh trong cộng đồng. Họ đi lệch con đường khôn

ngoan đó là sự kính sợ Đức Giê-hô-va. Dầu đi lệch khỏi lòng nhân từ hay vi phạm điều luật

đặc thù nào khác cũng liên quan với Đức Chúa Trời là Đấng Thánh và cuối cùng sẽ dẫn đến

chỗ hư mất linh hồn.

2. Tội phạm (guilt). Có nhiều từ ngữ ám chỉ tình trạng ở trong tội lỗi: sự phạm tội hay

sự vô đạo. Kẻ ác (r*v*u) là kẻ đã phạm tội, do đó đáng bị trừng phạt. Từ ngữ này thường

được dịch là gian ác, vô đạo. Đức Chúa Trời �chẳng bảo tồn sự sống của kẻ gian ác (Gióp

36:6), đường lối chúng sẽ bị diệt vong (Thi 1:6), chúng sẽ chẳng tìm kiếm Đức Chúa Trời

(Thi 10:4) mà ưa sự hung bạo (Thi 11:5) cuối cùng chúng sẽ bị diệt đi (Thi 37:28). Gian ác là

tình trạng của kẻ không đứng nổi trước mặt Đức Chúa Trời, bị phó mặc cho cơn thạnh nộ

Ngài. Cũng vậy, kẻ gian ác vi phạm luật pháp và phạm tội trước mặt Đức Chúa Trời. Từ ngữ

này có thể có nghĩa là bị phạt, bị kết án (Thi 34: 21-22) hoặc chỉ là mắc tội (Châm 30:10).

Nghĩa của danh từ cũng có thể là tội (Sáng 26:10) hay của lễ chuộc sự mắc lỗi (Lêv 5:6). Cả

đến kẻ phạm tội không cố ý cũng bị kể là mắc lỗi phải dâng của lễ chuộc sự mắc lỗi (Lêv 4:1-

3). Ở đây, bản tính khách quan của tội được đưa lên phía trước. Một người phải chịu trách

nhiệm về mọi việc mình làm cả khi phạm lỗi mà không biết, cũng phải bồi thường và chuộc

lỗi. Tội lỗi phải được mang lấy và do đó được cất đi khỏi con người. Bằng cách đó dân sự

mới phản chiếu được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

3. Sự phản loạn (rebellion). Thứ ba là ý niệm về sự phản loạn chống lại người trên

hay bất trung đối với một hòa ước. Từ ngữ này thường được dịch (dầu chưa thỏa đáng là

phản nghịch (trespass P#s^u) ngụ ý về một hành vi phản nghịch có tính cá nhân (Gióp

34:37). Nghĩa thế tục của nó ám chỉ việc phản lại nhà Đa-vít (I Vua 12:19). Trong sách Ê-sai

nó được dùng để chỉ về việc dân Y-sơ-ra-ên phản loạn chống lại Đức Chúa Trời là Đấng đã

trưởng dưỡng họ (Ê-sai 1:2). Mối liên hệ hỗ tương và liên đới của tội lỗi được nhấn mạnh

trong Ê-sai 43:27:�Thỉ tổ ngươi đã phạm tội, các thầy giáo ngươi lại phạm pháp nghịch cùng

ta. Câu này dường như muốn ám chỉ về tộc trưởng (có lẽ là Gia-cốp) chứ không phải A-đam

mặc dầu có thể A-đam cũng không được loại trừ. Ở đây, ý nghĩa của tội lỗi được mở rộng với

ý nghĩa cố tình quay lưng chống lại cấp trên hay một hòa ước, tức sự bất trung.

49

Định nghĩa tội lỗi có thể bao gồm tất cả những điểm đã được nhấn mạnh trên đây. Tội

lỗi không phải là gặp rủi, tuy điều đó có thể là hậu quả của sự phạm tội nói chung cho tình

trạng đó. Trái lại, nó là một sự sai lệch cá nhân và cố ý đối với một mẫu mực, cuối cùng

hướng về việc chống lại Đức Chúa Trời. Cả việc vi phạm luật pháp cũng là chống lại Đức

Chúa Trời. Vì như John Murray nhận xét, luật pháp chỉ là bản sao sự trọn vẹn của Đức Chúa

Trời (NBI, 1189). Tội lỗi cũng có nghĩa là tình trạng con người làm điều ác trước mặt Đức

Chúa Trời và đáng bị trừng phạt. Thật vậy, trong Cựu Ước có nhiều dấu chỉ cho thấy tình

trạng làm điều ác trước mặt Đức Chúa Trời đi trước và gây ra hành động vi phạm thật sự. Đa-

vít ghi nhận ông được sanh ra trong sự gian ác (iniquity�*w{n)) và được hoài thai trong tội

lỗi (j^tt*�t Thi 51:5). Phạm vi của khuynh hướng phạm tội của con người được thú nhận

qua câu: Các tư tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn� (Sáng 6:5; Giê 17:9). Tuy ở trong lòng,

nhưng tội lỗi tự bộc lộ qua mọi việc người ta làm, họ phạm nhiều tội lỗi (Châm 29:22). Tội

lỗi rình rập để chộp lấy phần quan yếu của và phản ánh bản tính của Đức Chúa Trời nơi con

người. Nó đưa đến sự hư hỏng và cuối cùng là sự chết (Châm 11:19 và Gia-cơ 1:15).

Đặc Tính Tội Lỗi Trong Cựu Ước

1. Đặc tính thần học. Trước hết, tội lỗi hoàn toàn mang đặc tính thần học; nghĩa là tội

lỗi bao giờ cũng liên quan đến các chủ đích thánh khiết của Đức Chúa Trời. Trong Cựu Ước

luôn có quan điểm nhất quán rằng tình trạng và hành động của con người ảnh hường đến vị

trí của họ trước mặt Đức Chúa Trời; tội lỗi luôn ngăn trở ân huệ của Đức Chúa Trời. Nó quan

trọng đến mức độ nào, điều đó có thể thấy được bằng cách đối chiếu các Thi Thiên về việc ăn

năn thống hối trong Cựu Ước với những bài cầu nguyện tương tự trong các nền văn học khác

của vùng Cận Đông. Ngoài Cựu Ước, chỉ có sự sợ hãi các thần linh vì vi phạm một số luật lệ

người ta mới cần được tha thứ bằng một số lễ nghi đã được qui định. Sự thờ phượng � sẽ

được chú thích rõ hơn � mang tính cách tôn giáo hơn là mang tính đạo đức, nghĩa là người ta

không ý thức rằng tình trạng đạo đức của kẻ kêu cầu là chướng ngại ngăn trở sự tương giao.

Họ biết mình bị đặt dưới những sắc lệnh của các thần nhưng không hề tin rằng các sắc lịnh ấy

là công bằng. Sau đây là một bài cầu nguyện của người Ba-by-lôn:

(Về) Chúa tôi nguyện cơn giận của lòng Ngài trở về chỗ của nó...

Vật mà vị thần của tôi cấm tôi đã vô ý ăn rồi;

Tội ác mà tôi đã phạm � Tôi không hề biết;

Tội lỗi mà tôi đã làm � Tôi chẳng hề hay;

Trong cơn giận dữ của lòng Ngài, Chúa đã nhìn tôi;

Trong cơn giận dữ của lòng mình, vị thần đã quay mặt khỏi tôi;

Xin tha thứ các tội phạm tôi thì tôi sẽ kỷ niệm sự ngợi khen Ngài.

Nguyện lòng tôi như lòng mẹ đã sanh con-trở về chỗ của nó;

Về cha mẹ của ai đó đã sanh con được trở về lại nơi của nó. (DOTT,113-14).

Rất có thể kẻ ấy đã không cố ý phạm tội, nhưng anh ta phủ nhận việc phạm tội có ý

thức. Thật khác xa biết bao so với các Thi Thiên ăn năn thống hối của Cựu Ước, nơi bày tỏ ý

thức về sự thất bại liên hệ trực tiếp với ý muốn công chính của Đức Chúa Trời (xem Thi 6,

15, 32, 51, 102)!

2. Đặc tính khách quan. Trong Cựu Ước đã có ý thức bất biến về tính khách quan của

tội lỗi. Người ta không thể bỏ qua tội lỗi mà không tìm ra thủ phạm (Phục 21:1-9); nó làm ô

uế đất (Dân 35:33). Phải trả một giá chuộc tội (I Sam 14:34,35). Khách quan tính này phản

ảnh các tiêu chuẩn về sự công nghĩa trong trật tự tạo vật cũng như được ban cho trong việc

mặc khải luật pháp của Đức Chúa Trời. Trong trật tự ấy, đã có một qui định mà người ta

không thể lẫn tránh hay làm ngơ như không biết đến. Châm Ngôn chương 8 vẽ ra bức chân

dung rõ rệt về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời ngay từ khi trái đất này chưa được tạo

50

thành, vì Ngài đã đặt các ranh giới cho nó : luôn luôn ở trước mặt Ngài (c. 30), để đoan chắn

rằng kẻ nào thiếu khôn ngoan sẽ tự làm hại mình mà thôi (c.36).

3. Đặc tính ý thức và cá nhân. Tội lỗi trong Cựu Ước cũng mang tính cá nhân và tính ý

thức; nghĩa là tuy tội phạm có thể không cố ý, nhưng tội là do tấm lòng đang ở tình trạng

phản loạn cùng Đức Chúa Trời. Mỗi cá nhân đều �luôn có một cuộc cách mạng� (Emil

Brunner, Man in Revolt, 152). Tội lỗi căn bản là một hành động tự ý nổi loạn chống lại Đức

Chúa Trời và lời của Ngài (Thi 51:4). Tội lỗi là từ khước quyền tể trị của Ngài (Quan Xét

10:13). Tính cách cá nhân như vậy đặc biệt thể hiện rõ nét qua các sách tiên tri khi bản tính

phong phú trọn vẹn của Đức Chúa Trời được hiểu rõ và ý thức trách nhiệm cá nhân trước mặt

Đức Chúa Trời được thấu đáo. Tội lỗi ban đầu là từ khước rồi sau đó là lãng quên (Ô-sê 4:6);

đó là một kế hoạch riêng tư nhằm mục đích lìa xa Đức Chúa Trời (Ê-sai 30:1); đó cũng là ý

thức muốn tạo ra các thần tượng để thay thế Đức Chúa Trời (Ô-sê 13:2). Kẻ bất nghĩa luôn

nôn nả phạm tội (Ê-sai 59:7).

4. Đặc tính phổ quát. Tội lỗi mang tính phổ quát ở chỗ nó xâm nhập vào mỗi bản tánh

con người và hết thảy mọi người ở khắp nơi. Nó bắt nguồn từ sự hư hoại căn bản của nhân

tánh, ảnh hưởng đến tất cả những gì chúng ta làm ở mức độ nào đó (đặc biệt xem Sáng 6:5).

Cả đến cái gọi là tốt lành thiện hảo của chúng ta cũng chịu ảnh hưởng của sự sai lệch ấy (Ê-

sai 64:6). Dĩ nhiên tội lỗi tự bộc lộ theo nhiều cách khác nhau. A-mốt mô tả về sự vô ơn; Ô-

sê thì nói đến sự đố kỵ hay ác cảm bên trong; Ê-sai thì đề cập đến thái độ tự cao tự đại; và

Giê-rê-mi thì nói về sự giả dối sâu kín trong lòng. Chẳng có ai không hề phạm tội (I Vua

8:46; Thi 53:1). Như Eichrodt ghi nhận, sự kiện mọi người đều phạm tội cho thấy rõ rằng tất

cả mọi người đều nhất thiết liên hệ với Đức Chúa Trời và mối liên hệ ấy không thể bị phá

hủy bởi tội lỗi (Eichrodt, II, 408). Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chấp nhận

một định mệnh thuyết bệnh hoạn khi tin rằng người ta không thể nào làm điều lành để được

Đức Chúa Trời vui nhận. Như Đức Chúa Trời từng diễn giải với Ca-in: �Nếu ngươi làm lành

há chẳng được chấp nhận sao?� (Sáng 4:7). Người ta có thể làm điều đẹp lòng Đức Chúa

Trời như Nô-ê và Gióp. Người ta có thể nói chắc chắn rằng: �Vì tôi đã giữ theo các đường

lối Đức Giê-hô-va, chẳng có làm ác xây bỏ Đức Chúa Trời tôi� (Thi 18:21). Niềm tin ấy

không phải do tự nhiên nhưng thuộc về những người đã từng trải lòng thương xót của Đức

Chúa Trời và kinh nghiệm sự giải cứu Ngài. Muốn đạt được những điều đó, người ta không

thể trông cậy vào sự công chính của cá nhân mà chỉ trông cậy vào sự thiện hảo của Đức Chúa

Trời mà thôi (xem Phục 9:4-6).

5. Đặc tính cố định. Cuối cùng, tội lỗi có tính cố định nhưmột phần của trật tự tạo vật

sa ngã được gọi là tính gắn kết. Như giếng giữ cho nước tươi mát thể nào thì Giê-ru-sa-lem

cũng lưu giữ những điều gian ác của nó thể ấy (Giê 6:7). Người Ê-thi-ô-bi có thể đổi được da

mình hay là con beo có đổi được vằn nó chăng? (Giê 13:23). Ai có thể biết được? (Giê 17:9).

Sức lôi cuốn của tội lỗi rất mạnh mẽ đến nỗi Giê-rê-mi phải ví sánh như một con thú đang

động dục (Giê 2:24,25). Đó là một tình trạng tuyệt vọng như dân Y-sơ-ra-ên vẫn thường thú

nhận. Nếu chỉ dựa vào nỗ lực của con người mà thôi thì Cựu Ước cũng như Tân Ước đều

không đem lại chút hy vọng nào để con người có thể trở thành công nghĩa cả. Hy vọng duy

nhất là tin cậy vào những lời hứa của Đức Chúa Trời để vượt khỏi tình trạng tuyệt vọng hầu

nhận được ơn quan phòng cứu chuộc của Đức Chúa Trời.

Những Kết Quả Của Tội Lỗi

1. Phạm tội. Phạm tội dẫn đến sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Đây không phải là

hình thức báo ứng về sự rủa sả tất yếu theo như kiểu các ngoại giáo nhưng là một tình trạng

xứng đáng cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Nó là một điều kiện khách quan trước khi là

một ý thức chủ quan. Như chúng ta đã thấy tội lỗi xuất phát từ bản tánh cá nhân với tư cách là

một tội nhân bằng hành vi bất tuân đích thực. Nếu nhận thức đầy đủ về sự thánh khiết của

51

Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không khó khăn gì để nhận biết teh nào thực trạng ấy có thể tồn

tại trong mối tương giao riêng tư với Đức Chúa Trời. Bản tánh Đức Chúa Trời không hề thay

đổi ngay cả khi Ngài kêu gọi những người nam và người nữ đến cùng Ngài. Như vậy, phạm

tội là một tình trạng khách quan có khi được nhận biết, có khi không. Có khi chỉ được biết

qua sự đoán phạt (II Sam 21:1). Trong tất cả mọi biến cố, Chúa chẳng thể nào quên (Giô

22:22; Ô-sê 13:12).

2. Sự trừng phạt. Cuối cùng thì sự trừng phạt của Đức Chúa Trời cũng sẽ xảy ra như là

đáp ứng chắc chắn cho hành vi tội lỗi. Phải biết rằng tội chắc sẽ đổ lại trên các ngươi (Dân

32:23). Yếu tố căn bản của sự trừng phạt, thậm chí bày tỏ qua nỗi cô đơn và thống khổ ấy là

bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời (Ê-sai 59:2). Việc đến ra mắt Đức Chúa Trời bị từ chối (I

Sam 14:37-41). Sự phán xét sau cùng sẽ xóa tên kẻ phạm tội khỏi sách sự sống (Thi 69:28);

Âm phủ (Sheol) sẽ là chỗ ở cho kẻ ác (Thi 49:14). Trước đây, chúng ta từng ghi nhận Đức

Chúa Trời có thể dùng cả điều ác cho những mục đích làm vinh danh Ngài và chúng ta sẽ gặp

lại điều đó trong phần thảo luận về sự thờ phượng. Nhưng ở đây, thiết tưởng cần ghi nhận

rằng các chủ đích của Đức Chúa Trời vẫn đạt được trong trường hợp có kẻ phạm tội (Sáng

45:8; Thi 76:10) song muốn cho an toàn hơn thì nên nói đó là hậu quả hơn là mục đích của

tội lỗi.

Chương 7

Giao Ước

Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh

chim ưng làm sao và dẫn các ngươi đến cùng ta thế nào. Vậy bây giờ nếu các ngươi

vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân các ngươi sẽ thuộc về ta,

vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một

dân tộc thánh cho ta.

Xuất 19:4-6

Bối Cảnh Của Ý Niệm Về Giao Ước

Giao ước là một lời hứa trang trọng được thiết lập một cách chắc chắn bởi một lời thề

có thể bằng miệng hoặc bằng một hành động tượng trưng (Mendenhall, 1962, 714). Trong

Cựu Ước, giao ước được đặt nền tảng trên lời hứa của Đức Chúa Trời và là trọng tâm của ý

niệm của Kinh Thánh về lịch sử. Tuy được đặc biệt chỉ về giao ước tại núi Si-nai, nhưng

phạm vi đầy đủ của giao ước trải dài từ buổi khai thiên lập địa cho đến thời kỳ các tiên tri. Nó

đóng vai trò nòng cốt giúp người Hi-bá-lai hiểu được mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa

Trời.Vào thời Julius Wellhausen khoảng một trăm năm về trước chỉ có một số ít học giả Cựu

Ước tin rằng ý niệm về giao ước về sau mới được hình thành trong tâm thức của người Y-sơ-

ra-ên. Người ta cho rằng mối quan hệ nguyên thủy giữa Chúa với dân sự Ngài hoàn toàn

mang tính tự nhiên, nghĩa là Đức Chúa Trời được xem như một vị thần của bộ tộc, hầu như

chỉ là biểu tượng của dân tộc. Yếu tố căn bản của luồng tư tưởng này được phát triển mạnh

mẽ đến thế kỷ thứ mười chín. Đức tin ban sơ ấy được định hình vào thời các tiên tri cổ xưa

và các vị ấy đã bổ sung thêm yếu tố đạo đức vào tín ngưỡng nên được hiểu theo phạm trù của

một giao ước giữa Chúa với dân Ngài. Ý niệm nầy phát triển rất muộn màng trong lịch sử Y-

sơ-ra-ên, cho dù ý niệm này đương nhiên được đưa vào lịch sử về đời sống sơ khai của dân

tộc mà họ viết đến.

Bắt đầu từ một thế hệ trước đây, lãnh vực rộng lớn của luật pháp và giao ước Đông

phương đã được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu về bối cảnh giao ước của thời Cựu Ước.

52

Ngay từ đầu, người ta đã thấy ý niệm về giao ước là một phương tiện tối quan trọng để điều

chỉnh cách cư xử giữa người với người, nhất là trong những mối quan hệ quốc tế. G. E.

Mendenhall tin rằng điều này phản ánh một truyền thờáng phong phú lâu đời của luật pháp cổ

nên ông đã nghiên cứu các hòa ước của lãnh chúa Hittite từ cuối Thời Đại Đồ Đồng (1400-

1200TC) nhờ đó làm sáng tỏ ý niệm về giao ước của Thánh Kinh (Mendenhall 1954). Hòa

ước của một quốc gia lãnh chúa là nền tảng chính thức của đế quốc. Nó giải thích những

điều khoản về mối bang giao giữa nhà nước Hittite với các quốc gia chư hầu (các sắc dân

thiểu số) chịu phục tùng dế quốc. Vua sẵn lòng bảo vệ cho một dân tộc với điều kiện dân tộc

ấy phải ủng hộ và triều cống cho mình. Đây là cách lựa chọn duy nhất của nhiều dân tộc khi

chịu sự bắt nạt bởi các đế quốc hùng mạnh hơn mình và cũng chính là phương thức an ninh

cho thời loạn lạc.Mendenhall ghi nhận sáu yếu tố hầu như luôn được tìm thấy trong những

văn bản của giao ước Hittite (Mendenhall 1954, 58-60):

1. Phần mở đầu � Đây là lời của vua...�

2. Lời tựa mang tính lịch sử ghi lại về sự trợ giúp trước đây của quốc gia lãnh chúa

dành cho các quốc gia chư hầu và món nợ của họ đối với nhà vua vì sự giải cứu dành cho họ,

lợi ích quá khứ đổi lấy sự phục tùng trong tương lai.

3. Các khoản quy định nêu lên những bổn phận của các quốc gia chư hầu bao gồm

sự triều cống đúng kỳ.

4. Cung ứng cống vật cho đền thờ và công bố định kỳ để bảo đảm toàn dân đều ý thức

được những bổn phận phải làm.

5. Cầu xin thần linh chứng giám cho cả quốc gia lãnh chúa lẫn các nước chư hầu;

ngay cả núi, gió và mây đều cần được chứng giám (so sánh với Phục 32:1 và Ê-sai 1:2).

6. Những lời chúc phước và rủa sả dành cho những kẻ tuân thủ hoặc xem thường các

khoản quy định của hòa ước (đối chiếu với Phục 28).

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy trong Cựu Ước có chỗ nào ghi lại đúng như

khuôn mẫu nêu trên, nhưng tựu trung thì các học giả Cựu Ước đồng ý rằng dạng giao ước

như thế đã ảnh hưởng sự nhận thức về giao ước trong Cựu Ước. Những điểm tương đồng

rõrệt được tìm thấy ngay trong Xuất Ê-díp-tô Ký ở các chương 20-23, nhất là trong Phục

Truyền. Thật vậy, Craigie nhìn thấy cấu trúc nêu trên chính là bố cục tổng thể của sách Phục

Truyền. Ngoài điểm dị biệt căn bản là dân Y-sơ-ra-ên đã tự ràng buộc chính mình không phải

với một vị vua nào của trần gian mà với chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời, hình thức giao ước

có hình thức tương tự. Việc giải thoát họ khỏi Ai Cập đã thiết lập nên mối quan hệ dành cho

họ (Xuất 20: 1-2), mặc dầu sau đó những lễ kỷ niệm về mối quan hệ nêu trên đã được mở

rộng cho thời các tộc trưởng (Giô-suê 24: 2-13). Về phần họ, họ hứa tuân thủ những khoản

quy định trong Mười Điều Răn (Xuất 19.8). Bản luật pháp phải được đặt trong hòm giao ước

để biệt thánh cho Đức Giê-hô-va (Xuất 25.16). Việc tái xác định giao ước một cách trang

trọng rất thích đáng, như trong Giô-suê chương 24, và nhiều học giả tin rằng đây một lễ kỷ

niệm hàng năm. Thậm chí lời truyền khẩu về những lời lằm bằm oán trách trong đồng vắng

cũng được tiếp nhận theo một ý nghĩa mới mẻ; các khoản quy định trong những hòa ước

Hittite đặc biệt nghiêm cấm việc lằm bằm oán trách nghịch lại quốc gia lãnh chúa. Cũng

giống hình thức của thế gian, dân Y-sơ-ra-ên cũng bị ngăn cấm thực hiện hòa ước với các

quốc gia lân bang (và dĩ nhiên cũng không được dính dáng gì tới các thần của họ nữa). Lời

hứa bảo hộ của vua cũng buộc họ chỉ thần phục một mình vua đó mà thờâi.Hiện nay học giả

tỏ ra cởi mở hơn với quan điểm xem ý niệm về giao ước đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử; lẽ

dĩ nhiên hiện nay giao ước đã được thừa nhận như là một phương pháp góp phần vào việc

đoàn kết, khiến dân tộc sống du mục có thể thực hiện được điều đó rất sớm như thế (một mối

quan hệ tự nhiên�sẽ không hội đủ điều kiện). Như Mendenhall đưa ra kết luận: Hiện nay thật

khó phủ nhận rằng có một loại giao ước truyền thờáng giữa thần linh và các vị tộc trưởng,

một yếu tố quan trọng trong phần di sản tiền Môi-se của dân Y-sơ-ra-ên cổ xưa�

(Mendenhall 1962, 718).

53

Học giả bảo thủ Meredith G. Kline (1963 và 1972) đã rút ra những hàm ý về việc xem

toàn bộ Cựu Ước là một tài liệu về hiệp ước, và như thế cũng thừa nhận uy quyền vốn có của

Cựu Ước. Một khi bản hiệp ước được ký kết thì không thể bãi bỏ hay thay đổi, nếu làm như

vậy sẽ bị nghiêm trị. Dù mối bang giao có đổi thay thì bản hiệp ước vẫn không thể thay đổi;

người ta chỉ có thể hủy bỏ nó để lập một hiệp ước mới mà thờâi. Như thế, hình thức giao ước

đã sẵn có trong tầm tay để cho Đức Giê-hô-va sử dụng. Kline tin rằng toàn bộ Cựu Ước có

thể được hiểu là một tài liệu về hiệp ước. �Toàn bộ nền văn học được thần cảm đều bắt

nguồn từ...sự thờ phượng và được kết hợp với nền văn hóa phục vụ cho giao ước nên việc

mang dấu ấn của nó là điều không thể tránh khỏi (Kline 1972, 47). Vậy đây là chủ đề của

Cựu Ước: Mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên đặt nền tảng trên giao ước.

Như chúng ta đã thấy trước đây, có một phần nhằm thích ứng hóa sự mặc khải, ấy là

Đức Chúa Trời sử dụng các ý niệm thông dụng cho các chủ đích của Ngài, kết quả cuối cùng

là tư tưởng được khai triển cách toàn hảo. Cho nên, mối quan hệ giao ước khi phát triển qua

lịch sử đã mang ý nghĩa bao quát hơn lúc còn nguyên thủy. Đây là đặc điểm công tác cứu

chuộc của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời gặp chúng ta tại nơi chúng ta đang đứng, từ đó dẫn

dắt chúng ta đi. Đến cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thấy giao ước đã đến để đem cả thế gian vào

trong giao ước và giao ước có giá trị vĩnh cửu. Giao ước nào của loài người có thể triển khai

đến mức độ như thế?

Sự Phát Triển Của Giao Ước Trong Cựu Ước

1. Giao ước với Nô-ê. Ý niệm giao ước đã tiềm ẩn trong lời hứa với A-đam và Ê-va ở

Sáng Thế Ký 3:15, và được phản ảnh trong lời hứa đầy khoan dung với Ca-in (Sáng 4:15) khi

ông được đánh dấu để khỏi bị giết đi. Nhưng đúng ra, ý niệm giao ước không xuất hiện

trước khi có lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho Nô-ê. Cần lưu ý là ngay từ trước cơn hồng

thủy, Đức Chúa Trời đã phán với Nô-ê Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi...(Sáng 6:18). Và để

minh định cho giao ước, Ngài bảo ông và cả nhà phải vào tàu. Ở đây nền tảng của giao ước là

một lời hứa trang trọng và hết sức rõ ràng vì Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên lời hứa rằng

Ngài sẽ giải cứu Nô-ê và gia đình ông.Rồi giao ước được đóng ấn (hay tái xác nhận) sau nạn

lụt (Sáng 9:1-17). Cần lưu ý ở đây là giao ước không phải chỉ là sự giao kết giữa hai bên.

Đức Chúa Trời đã đến với Nô-ê và các con trai ông để tuyên bố Ngài sẽ lập giao ước với họ

và với mọi sinh vật. Cho nên phạm vi của lời hứa đó không chỉ giới hạn cho Nô-ê và dòng

dõi ông mà thôi nhưng cho mọi tạo vật (toàn thể tạo vật được bao gồm cho thấy Đức Chúa

Trời rất ít trông mong nhận được một sự đáp ứng cách có ý thức và vui lòng!). Không có

những điều kiện được đưa ra và giá trị của giao ước là dành cho mọi loài xác thịt. Để ghi dấu

cho lời hứa của Đức Chúa Trời, cái mống trở thành biểu tượng của giao ước giữa Đức Chúa

Trời với thế gian (c.13). Điều vô cùng quan trọng cần nên nhớ là mục đích những hành động

đầy ân sũng của Đức Chúa Trời, một ý định sau này thể hiện trong giao ước với Áp-ra-ham:

để cho mọi dân tộc trên thế gian đều được phước. Đức Chúa Trời thu hẹp phạm vi cho dân

tộc giao ước (covenant people), không nhằm loại bỏ một ai nhưng thông qua dân tộc được

Ngài lựa chọn, tất cả mọi người sẽ nhâïn biết ân điển Ngài.

2. Giao ước với Áp-ra-ham (Sáng Thế Ký 15 và 17). Nền tảng của giao ước này đã

xuất hiện trong giao ước ở Sáng Thế Ký 12: 1-3, khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham hãy

rời bỏ quê hương, bà con và Ngài hứa sẽ khiến ông trở thành một dân lớn. Trong Sáng Thế

Ký chương 15, đáp lại câu hỏi của Áp-ra-ham về quyền sở hữu đất đai của mình (c.8), Đức

Chúa Trời thực hành một nghi lễ trang trọng với Áp-ra-ham, được kết thúc trong câu 18,

Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ra-ham�. Không có điều gì bảo đảm chắc

chắn lời hứa đó cho bằng phần nghi lễ trang trọng như vậy, có lời thề của Đức Chúa Trời

đóng ấn cho (xem Giê 34:18-22). Trước hết Ngài hứa sẽ ban xứ ấy (xem Sáng 17:8, câu này

chỉ về nước của Đa-vít được đề cập trong 17:6 nơi mà Đức Chúa Trời đã hứa �các vua sẽ do

54

nơi ngươi mà ra). Rồi Đức Chúa Trời hứa rằng Áp-ra-ham sẽ trở thành tổ phụ của một dân

lớn, thật ra là của vô số các dân tộc (17:4). Cuối cùng Đức Chúa Trời thề sẽ làm Đức Chúa

Trời của họ và hậu tự của họ (17:7).

Một lần nữa, ngay từ đầu, Đức Chúa Trời đã khởi xướng. Đức Chúa Trời là nhà vua

đứng ra lập giao ước (15:18; 17:7). Cuối cùng giao ước phải trở thành đời đời (17:19) cho

toàn thể hậu tự của họ. Y-sác có phần đặc biệt trong giao ước này (17:21) là người đầu tiên

trong dòng dõi của nhiều hậu tự sẽ nhận biết Đức Chúa Trời là Chúa của họ và họ trở thành

dân Ngài. Ích-ma-ên cũng được chúc phước nhưng rõ ràng đã bị loại trừ khỏi giao ước

(17:20) rồi.Trong trường hợp này Áp-ra-ham và hậu tự của ông phải �giữ� giao ước (17:10-

14).Để đánh dấu sự kiện này, mọi người nam phải chịu cắt bì (c.10). Nếu ai không chịu cắt

bì sẽ bị khai trừ khỏi vòng dân sự (M. G. Kline tin rằng việc cắt bì tượng trưng cho lời rủa sả

được đối với ai vi phạm giao ước-1968, 43). Đây là dấu hiệu đầu tiên có tính chất song

phương của giao ước. Một mặt, thật khó chấp nhận phép cắt bì là bổn phận như một điều

khoản. Đúng hơn. đó là dấu hiệu của giao ước, một bảo chứng xuyên suốt thời gian cho giá

trị của lời thề của Jahweh (Mendenhall 1962, 718). Cũng như trường hợp cái mống, phép cắt

bì phải là dấu hiệu để nhận diện những kẻ sau này sẽ được dự phần lời hứa của Đức Chúa

Trời. Mặt khác, sự tham dự với lòng biết ơn của họ vào ân điển của Đức Chúa Trời được mở

rộng qua việc họ trung tín làm phép cắt bì cho con cái. Điều đó được dùng làm hình bóng

cho các mạng lịnh về sau, cũng là dấu hiệu về những lời hứa của Đức Chúa Trời: phép báp-

têm và Tiệc Thánh. Phép cắt bì là biểu tượng của sự thanh tẩy cho mọi đời sống, về sau được

giải thích cặn kẽ trong luật giao ước.

Tất cả những điều đó bày tỏ ước muốn của Đức Chúa Trời về sự tương giao với dân

tộc giao ước của Ngài. Và trong khi giao ước thì vô điều kiện theo nghĩa Đức Chúa Trời

chẳng bao giờ quên các lời hứa của Ngài và chẳng cần có ai làm chứng cho Ngài cả nghĩa là

những ai lấy đức tin đáp lại những lời hứa ấy sẽ liên tục nhận được những phước hạnh của

những lời hứa ấy cho mình tùy theo sự đáp ứng bởi đức tin. Tuân thủ là điều kiện được tiếp

tục ở trong ân điển ấy và cũng là kết quả chung cuộc, nó là sự đáp ứng hai chiều, nếu không

có sự vâng giữ thì sẽ không thể nào có được sự tương giao với Đức Chúa Trời� (Murray,

NBD, 265-66). Sau này chúng ta sẽ thấy các yếu tố có điều kiện lẫn vô điều kiện đó tiếp tục

hình thành đặc điểm của mối quan hệ giao ước đó như thế nào.

3. Giao ước Môi-se. Trong khi truyền thờáng về giao ước phải trở thành nền tảng cho

dân Y-sơ-ra-ên thì tính cách tiếp nối các lời hứa trước đây của Đức Chúa Trời rõ ràng dành

cho tất cả mọi người (xem Xuất 3:15). Những điểm tương đồng với các hình thức hòa ước

quốc tế trở thành rõ rệt đến nỗi dân Y-sơ-ra-ên đã nhìn nhận điều đó thật như là nền tảng cho

đời sống tín ngưỡng và xã hội của mình. Trước đây, chúng ta đã thấy điểm khác nhau căn bản

của nó với hình thức hòa ước thế gian: Đức Chúa Trời đứng vào chỗ của nhà vua cai trị họ, là

lãnh chúa của họ (vì ngày xưa có sự ác cảm đối với vương quyền, Quan Xét 8:23). Cũng thật

độc đáo � tiếp ngay sau điểm khác biệt thứ nhất � là việc xếp các giá trị đạo đức và thuộc

linh lên trên các quyền lợi chính trị và kinh tế. Những hàm ý đó sẽ tiếp tục tồn tài với dân Y-

sơ-ra-ên.

Vậy, trước hết, dân Y-sơ-ra-ên được tuyển chọn theo quyền tể trị của Chúa, do đó họ

được giải phóng khỏi ách nô lệ của Ai Cập (Xuất 19:4). Động cơ của sự việc đó về sau được

giải thích là bởi tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho họ (Phục 7:6-8). Thế nhưng, như đã

ghi nhận, sự lựa chọn đó cũng nói lên Ngài nhớ lại giao ước với tổ phụ họ (Xuất 2:24). Tính

cách liên tục đó đặc biệt thể hiện qua việc vui mừng thuật lại sự bảo vệ của Đức Chúa Trời

dành cho họ trong Thi Thiên 105:8-15. Chủ đích của việc Xuất Ai Cập mang ý nghĩa cứu

chuộc, giải phóng dân sự khỏi ách nô lệ, khiến họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong

thanh sạch và theo chân lý (điều này giúp chúng ta giải thích những phần quan trọng nhưng

khó hiểu trong Xuất 3:12 cũng như Xuất 6:6-8 và 19:4-6). Tuy mối quan hệ cơ bản giữa Đức

Chúa Trời với dân Ngài tương đồng với mối quan hệ giữa lãnh chúa và các chư hầu như

55

trong hiệp ước, nhưng thật sai lầm nếu chúng ta chỉ giới hạn sự hiểu biết về mối quan hệ giao

ước trong Cựu Ước trong một phạm vi hạn hẹp như thế. Dân của Đức Chúa Trời còn có mối

quan hệ cha con với Ngài nữa (Xuất 4:22, Phục 8:5). Ngài không chỉ là lãnh chúa của họ; mà

Ngài còn là cha của họ.Trong giao ước này có những điều khoản quy định dứt khoát. Ở đây,

tuân giữ giao ước có nghĩa rộng hơn đó là sự vâng lời của dân Y-sơ-ra-ên đối với điều Đức

Chúa Trời đã khởi xướng (Xuất 19:4,5; Phục 26:16-19). Chúng ta sẽ xét kỹ hơn các điều

khoản quy định này trong chương sau; chúng gồm cả phần luật lệ rõ ràng (Ngươi chớ) lẫn

phần luật lệ tùy theo trường hợp (Nếu...thì ngươi sẽ). Như chúng ta sẽ thấy, các điều khoản

này không được xem như một trong những nền tảng mà giao ước được đặt lên trên (nền tảng

kia là lời hứa của Đức Chúa Trời) dường như đây là một hòa ước song phương�đúng hơn là

điều kiện để họ cứ tiếp tục được hưởng các phước hạnh mà lãnh chúa hứa ban cho họ. Nhưng

trong trường hợp này, vì lãnh chúa là chính Đức Chúa Trời, nên các điều khoản quy định

gồm đời sống vâng phục, trong đó đặc tính thánh khiết của Ngài phải được phản ánh. Ý niệm

này được tóm tắt trong Lê-vi Ký 19:2 Hãy nên thánh, vì ta, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các

ngươi, vốn là thánh�.

Trong khi lời hứa rõ ràng trong giao ước với Áp-ra-ham không hề bị vi phạm thì điểm

nhấn mạnh ở đây dựa trên các điều khoản quy định mà Đức Chúa Trời đặt cho dân Ngài.

Nghĩa là giao ước đã được thiết lập trở thành có hiệu lực căn cứ trên quyết định của Đức

Chúa Trời (là lãnh chúa). Chính vì sự kiện ưu tiên này � họ là dân của Chúa là vật sở hữu

riêng của Ngài � cho nên họ được khuyến cáo phải phản ảnh thực tại đó bằng cách đáp ứng

bằng sự vâng lời. Việc Đức Chúa Trời tuyển chọn họ được quyết định chắc chắn, không thể

thay đổi gì được. Kết quả của sự vâng lời chắc chắn sẽ khiến họ tiếp tục được hưởng các

phước hạnh của lời hứa ấy. Sự thách thức của giao ước đó đối với dân Y-sơ-ra-ên là chủ đề

luôn luôn được nhắc đi, nhắc lại qua hai sách Các Vua � có khi còn được gọi là Lịch Sử

Phục Truyền (Deuteronomic History). Trong các sách đó, sự tồn tại liên tục của họ như một

quốc gia đặt nền tảng trên việc phải trung thành tuân thủ những bổn phận của giao ước. Với

vương quốc phía Bắc, biến cố có tính quyết định là trọng tội của Giê-rô-bô-am (I Vua

13:33,34). Đến ngày đại họa cuối cùng, tác giả cứ nhắc đi, nhắc lại lời phán xét dành cho mỗi

vua bằng điệp khúc: �Người bước đi theo đường lối của Giê-rô-bô-am�. Khi tai họa giáng

xuống, người A-si-ri bắt dân Y-sơ-ra-ên làm phu tù thì lý do thật là rõ ràng: �Dân Y-sơ-ra-ên

đều đi trong hết thảy tội lỗi của Giê-rô-bô-am đã phạm, chẳng từ bỏ chút nào, cho đến ngày

Đức Giê-hô-va đánh đuổi họ khỏi trước mặt Ngài'(II Vua 17:22,23). Sở dĩ những lời rủa sả

của giao ước phải xảy đến vì dân Y-sơ-ra-ên phạm tội. Số phận của họ đã được an bài.

4. Giao ước với Đa-vít. Song song với lời đe dọa dân Y-sơ-ra-ên trong Lịch Sử Phục

Truyền là lời hứa dành cho Đa-vít. Ở đây một lần nữa, chúng ta thật rất tượng về phương

cách Đức Chúa Trời đã thực hiện các lời hứa của Ngài và nhắc đi nhắc lại các lời hứa đó,

mỗi lần trong một khuôn khổ rộng lớn và bao quát hơn. Chẳng những Đức Chúa Trời nhớ lại

các lời hứa của Ngài, mà mỗi lần nói về chúng, Ngài đều thêm vào đó thật nhiều phước hạnh,

như Mendenhall nói: �Với Đa-vít, lời hứa cho các tộc trưởng được ứng nghiệm và được làm

mới lại"(Mendenhall 1962, 718). Lời hứa cho Đa-vít qua lời tiên tri Na-than, được tìm thấy

trong II Sam 7:12-17). Từ ngữ giao ước không xuất hiện trong đó, tuy ý niệm ấy đã tồn tại.

Trong Thi Thiên 89:3,4,27,28 giao ước của Đức Chúa Trời với Đa-vít được mô tả bằng các

điều kiện rất giống giao ước với Áp-ra-ham. Một lần nữa, đặc tính bất biến của nó căn cứ nơi

sự khởi đầu của Đức Chúa Trời là rất hiển nhiên � yếu tố lời hứa đứng ở hàng đầu (Thi

89:3,4; II Sam 7:13). Tuy nhiên, ở đây một yếu tố mới đã được thêm vào: vương quốc hay đế

quốc. Điều này bao gồm cả phần lãnh thổ là xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho các tổ

phụ, lẫn khái niệm về Đức Chúa Trời trị vì trên lãnh thổ đó. Vậy, dường như Đức Chúa Trời

có phán bảo Ngài sẽ xem ngôi của Đa-vít như của chính Ngài và biến nó thành của riêng

Ngài để bảo đảm rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi (II Sam 7:16).Các hậu tự của Đa-vít được khuyến

cáo hãy tuân giữ các chứng cớ Ngài để có thể tiếp tục ngự trên ngôi ấy (Thi 123:12) nhưng

56

một yếu tố mới cũng được thêm vào các lời hứa giao ước: �Nếu nó (tức là hậu tự ngươi)

phạm tội ác, ta sẽ sửa phạt nó bằng roi và thương vít loài người�(II Sam 7:14; mặc dầu điều

này cũng ngầm thể hiện trong Phục 8:5). Vậy, loại phán xét đó là gì để có thể bảo đảm cho sự

tồn tại của ngôi ấy?

Bây giờ, chúng ta hãy tạm đi trước vài thế kỷ để đến với tác giả hai cuốn sử ký thời

hậu lưu đày, là người lại muốn đưa ra nhiều nét về giao ước với Đa-vít. Nền thần học của các

sách sử ký là một trong những phần lý thú nhất của Cựu Ước tuy thường bị bỏ quên. Được

viết vào khoảng năm 400 T.C, những sách ấy là một trong những thách thức quan trọng nhất

cho dân Y-sơ-ra-ên. Những người tị nạn đã từ nơi lưu đày trở về và phải đương đầu với

nhiệm vụ lớn lao là tái thiết quốc gia. Họ tìm đâu sức lực để sống trong một thời kỳ bất ổn

như vậy? Số dân còn sót lại đó có thể tìm được nguồn năng lực cho chính mình (vương quốc

phía nam) từ các truyền thống? Câu trả lời mà tác giả các sách sử ký đưa ra đó là việc tái thiết

phải là một sự phục hưng. Chỉ bằng cách nhớ lại các hình thức giao ước Đa-vít đã tiếp nhận

từ Môi-se và đã được thực hiện trọn vẹn nhất trong việc thờ phượng tại đền thờ, Đức Chúa

Trời mới có thể được tôn thờ cách xứng đáng. Hơn nữa, họ còn phải nhớ Đức Chúa Trời là

vua đích thực của họ, còn thời trị vì của Đa-vít chỉ là một dấu chỉ về thời trị vì vĩ đại hơn đó

mà thôâi. Nhớ lại lời hứa của Na-than, sử ký gia nhắc lại ý định của Đức Chúa Trời cho dòng

dõi Đa-vít. Đức Chúa Trời đã phán với Đa-vít:�Con ngươi mà ngươi sẽ sanh ra... nó sẽ làm

con trai ta, ta sẽ làm cha nó, và ta sẽ lập ngôi nước nó trên Y-sơ-ra-ên được bền vững đời đời

(I Sử 22:9,10). Lời hứa này cho Đa-vít phác họa một nhà vua đời đời được nhắc lại trong Thi

Thiên 2:7: Ngươi là con ta, ngày nay ta đã sanh ngươi. Câu này rất quan trọng mà Tân Ước

đã dùng để giải thích về Đấng Christ (xem Công 13:33) rõ ràng nó muốn ám chỉ về Đấng

Mết-si-a trong câu tiếp theo chỗ con trai ấy được hứa ban cho các nước làm cơ nghiệp.

Ý niệm con trai của Đức Chúa Trời sẽ làm trung bảo cho một giao ước đời đời từ đầu

đã đóng một vai trò trong những bài ca về người đầy tớ của Ê-sai. Trong Ê-sai 42:1, 6, Đức

Chúa Trời đã chọn tôi tớ (con trai ta trong bản LXX) Ngài để đem công lý đến cho các nước.

Đức Chúa Trời phán: Ta sẽ phó ngươi làm giao ước cho dân này, làm sự sáng cho các dân

ngoại (c. 6). Ê-sai 55:3,4 đề cập đến giao ước đời đời của Đức Chúa Trời là �chắc thật, đã

hứa cùng Đa-vít. Ma-la-chi gọi chính nhân vật ấy là �sứ giả ta,� Ma-la-chi 3:1; �ai sẽ chịu

đựng nỗi ngày Ngài đến? Quyền cai trị này sẽ trên một vương quốc toàn cầu, gồm tất cả các

nước mà Đức Chúa Trời đã hứa cùng Áp-ra-ham (E-Âsai 2:2-4), nhưng người sẽ mang đến

sự phán xét (sửa phạt) cũng như phước hạnh (Ê-sai 2:9-12).Tiên tri Giê-rê-mi gọi vương quốc

này là một giao ước mới (Giê 51:31-34). Ghi chép giữa lúc mọi biểu tượng bên ngoài về

những lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời đều bị phá hủy ngay trước cuộc lưu đày, Giê-rê-

mi nhấn mạnh Đức Chúa Trời vẫn chưa làm trọn lời giao ước với dân Ngài. Sẽ có ngày Đức

Chúa Trời lại hứa lập một giao ước mới nữa, mới theo nghĩa nó sẽ không giống với giao ước

trước kia tổ phụ họ đã vi phạm (c.32). Cấu trúc của câu này theo nguyên ngữ Hi-bá-lai ngụ ý

rằng mặc dầu giao ước mới này sẽ thực hiện những gì giao ước kia chưa thực hiện (đóng vai

trò thay thế) nhưng cũng không hề phủ nhận giao ước Môi-se.Bản chất của giao ước này sẽ là

gì? Trước hết, nó sẽ được thực hiện �sau những ngày đó�(c.33), nghĩa là sau những hành

động cứu rỗi khác nữa đã được mô tả ở đầu chương sách, là sự dựng lại và thâu góp, tập họp

lại (xem c. 4, 10, 16). Thứ hai, nó sẽ bao gồm việc đặt luật pháp vào trong lòng, được giải

thích là sự nhận biết Đức Giê-hô-va (c. 34). Giê-rê-mi biết rằng sở dĩ dân Y-sơ-ra-ên đã thất

bại là do thiếu hiểu biết (xem 4:22; 8:7; 24:7). Giờ đây, sau một cuộc cách mạng nội tâm,

hiểu biết sẽ là chuyện tự nhiên. Thứ ba, việc đứng trước mặt Đức Giê-hô-va cách mới mẻ này

sẽ dành cho tất cả mọi người (kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn c. 34), không phải chỉ dành cho các

tiên tri và các thầy tế lễ mà thôi. Cuối cùng, mối quan hệ mới mẻ này sẽ bao gồm cả sự tha tội

(c.34), nghĩa là tội lỗi sẽ được giải quyết dứt khoát để không còn nhớ lại nữa. Ngay giữa

những thảm cảnh của cá nhân và dân tộc, Giê-rê-mi đã khơi lên hy vọng cho dân sự và nói

tiên tri một cách mới mẻ, sinh động về giao ước mới mà Đấng Christ sẽ đóng ấn bằng chính

57

huyết Ngài (xem Luca 22:20 và I Côr 11:25).Ngay sau cuộc lưu đày, E-xơ-ra và Nê-hê-mi

hồi hương về Giê-ru-sa-lem đã phải đối đầu ngay với chủ trương hòa đồng và ngoại giáo

đang lan rộng. Việc làm rất tự nhiên là phải chú trọng vào giao ước như là lời hứa chắc chắn

của Đức Chúa Trời, cũng như phải nỗ lực dùng các phương tiện chính trị để khiến luật pháp

trở thành hiệu lực. Nếu việc không tuân thủ luật pháp là nguyên nhân gây ra các tấn thảm

kịch cho họ, thì họ phải làm sao cho mọi người tuân thủ luật pháp. (Tuy nhiên, Mendenhall

tin rằng cách khiến cho luật pháp hiệu lực đã được bắt đầu có từ thời cải cách tiền lưu đày

của Giô-si-a như được mô tả trong II Vua 23). Dân chúng đã đáp lại lời kêu gọi của E-xơ-ra

và thề bước đi theo luật pháp của Đức Chúa Trời:�Vậy bây giờ, hỡi Đức Chúa Trời của

chúng tôi, là Đức Chúa Trời rất lớn, rất quyền năng và đáng sợ, hằng giữ giao ước và sự nhân

từ, xin chớ coi nhỏ mọn trước mặt Chúa các việc đau đớn cực nhọc đã giáng trên chúng

tôi...Trong mọi việc đã xảy đến cho chúng tôi, Chúa vẫn là công bình...Dầu các sự này, chúng

tôi lập giao ước chắc chắn�(Nêh 9:32,33,38). Đức Chúa Trời đã chịu ràng buộc về lời hứa

Ngài với Áp-ra-ham, cũng như dân Y-sơ-ra-ên bị buộc phải giữ luật pháp đã được ban bố tại

núi Si-nai. Chính lúc đó, sử ký gia đã nuôi dưỡng niềm hy vọng cho dân sự trong việc tìm

gặp sự cai trị thần quyền của Đa-vít.

Đối với các ra-bi trong giai đoạn giữa Cựu và Tân Ước, quan niệm về giao ước của

các sử ký gia vẫn là yếu tố trọng tâm. Họ thường nói về Đức Chúa Trời là Vua, là Đấng họ

thờ lạy bởi các hành động cứu giúp của Ngài. Nhưng yếu tố có điều kiện cũng nổi bật. Dân

của Đức Chúa Trời phải thừa nhận vương quyền của Đức Chúa Trời bằng sự vâng lời. Trong

giao ước, việc tuân thủ luật pháp khiếán Đức Chúa Trời cung ứng sự chuộc tội, sự chuộc tội

thiết lập (hay tái lập) mối quan hệ giao ước (các học giả thường bảo quan niệm này là thuyết

duy danh về giao ước). Phao-lô muốn sửa lại một quan niệm sai lầm không phải về những đòi

hỏi của giao ước, nhưng là về cách thức mà giao ước đã được thiết lập. Giao ước mới đã

được thiết lập không phải nhờ giữ luật pháp mà nhờ sự chết chuộc tội của Đấng Christ và đức

tin đáp lại sự chuộc tội đó nơi người tín hữu.Trước khi chúng ta thảo luận về một số các

nguyên tắc thần học nẩy sinh từ ý niệm giao ước, có hai điều cần được giải thích. Thứ nhất là

câu hỏi: Giao ước có điều kiện hay vô điều kiện? Căn cứ vào phần nghiên cứu ngắn gọn của

chúng ta, chúng ta có thể thấy cách nói hoặc có điều kiện hoặc vô điều kiện đều quá giản

lược đối với giao ước. Theo một ý nghĩa, giao ước Cựu Ước có hai mặt, một mặt nhấn mạnh

phần lời hứa, như trong lời hứa với các vị tộc trưởng và với Đa-vít, mặt kia xuất phát từ núi

Si-nai và được trường phái Phục Truyền phác họa thì dành nhiều chỗ hơn cho các điều kiện

hay điều khoản quy định (tuy cũng không thiếu lời hứa hay các điều khoản quy định). Nhưng

hai cái nhìn này bổ túc cho nhau chứ không mâu thuẫn nhau. Lời hứa cứu rỗi ban cho các tộc

trưởng trở thành phước hạnh của giao ước núi Si-nai mà dân Y-sơ-ra-ên được hưởng bởi sự

trung tín hết mực. Na-than lên tiếng để lại đề cập lời hứa về phước hạnh đời đời (II Sam 7),

trong khi Ê-sai hứa về một người nối ngôi Đa-vít trung tín sẽ thực hiện giao ước phước hạnh

cho toàn dân của mình. Ở điểm này hình thức hòa ước đã không bị loại bỏ, mà còn được đưa

vào một lý tưởng rộng lớn hơn về giao ước sẽ được đem đến qua công lao của Con Trai Đa-

vít, là Chúa Jesus, là Đấng Mết-si-a.

Điều thứ hai liên hệ đến bản tính của ý niệm giao ước. Khi tiếp cận Cựu Ước các nhà

thần học hệ thốáng thường nhầm lẫn khi cho rằng giao ước là một ý niệm bất biến. Chúng ta

đã có nhiều bằng cớ hiển nhiên chứng minh rằng thực tại của giao ước đã mặc lấy nhiều hình

thức qua diễn tiến lịch sử. Hình thức hiệp ước cung cấp một khởi điểm quan trọng làm nền

tảng cho suy nghĩ của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng nên để những cách khác trợ giúp mình

nữa. Nếu chúng ta hiểu giao ước theo đúng Thánh Kinh, chúng ta phải thừa nhận đặc tính lịch

sử của giao ước và để cho các sắc thái của Thánh Kinh quyết định quan điểm thần học của

mình.

58

Những Khía Cạnh Thần Học Của Giao Ước

Đàng sau giao ước là ý chỉ tể trị của Đức Chúa Trời giàu ơn: Ta sẽ làm Đức Chúa

Trời các ngươi và các ngươi sẽ làm dân ta� (Lêv 26:12). Bây giờ ý chỉ Ngài điều khiển diễn

tiến đặc biệt của các biến cố. Chúng ta rất khó đánh giá cao tầm quan trọng của điều này. Bây

giờ, đời sống của dân Y-sơ-ra-ên (và mỗi người Y-sơ-ra-ên nữa) đã mang lấy ý nghĩa có một

không hai; chính lịch sử cũng được hướng dẫn và nhận lấy ý nghĩa. Sở dĩ như vậy vì Đức

Chúa Trời đã đi vào lịch sử và tự buộc mình vào các biến cố đặc biệt mà Ngài sẽ có kết quả

đời đời. Phần kết thúc chỉ được hình dung mù mờ, sở dĩ như vậy vì chính Đức Chúa Trời là

Đấng đặt điều kiện và quyết định các mục tiêu.Điều này hàm ý rằng có một sự an toàn mới

mẻ cho đời sống của dân tộc này. Giao ước một khi đã được luật pháp làm rõ sẽ giúp người

ta biết mình đang ở đâu. Người ấy có thể tin vào mọi sự việc vì đời sống và lịch sử đã được

ổn định. Người ta có thể tin tưởng; các thần tượng bất lực của Cận Đông hoàn toàn bị loại

trừ. Đồng thời mỗi một người nam, người nữ, mỗi gia đình đều được kêu gọi hãy đầu phục

bằng cách vâng lời và yêu thương. Ngoài cách đáp ứng đó, không còn thành lũy nào để bảo

vệ cho sự chống nghịch Đức Chúa Trời. Tình yêu Ngài đã cung ứng phương tiện tương giao

như vậy nhưng đồng thời cũng loại trừ tất cả những phương pháp khác. Với nền tảng đó bây

giờ đã có thể thiết lập một trật tự xã hội và đạo đức chuẩn mực để luôn phản ánh được nền

tảng đó. Trật tự đó bày tỏ qua luật pháp và sự thờ phượng mà chúng ta sẽ xét đến sau.

Nhưng sự đòi hỏi căn bản là phải nhận biết Đức Giê-hô-va, nghĩa là vui hưởng một

mối quan hệ sống động và riêng tư với chính Đức Chúa Trời. Điều này sẽ có kết quả nhiều

hơn các sinh tế và các của dâng là điều chỉ bày tỏ mối quan hệ (Ô-sê 6:6). Tính chất thuộc

linh của sự ràng buộc này chính là mục tiêu của giao ước, nó hàm chứa những ý nghĩa quan

trọng. Tiềm năng của nó phủ che hết thảy mọi người, từ kẻ nhỏ nhất cho đến người lớn nhất,

có thể kết hợp một cách kỳ diệu dù là phương diện cá nhân hay tập thể. Nó thật sự nối kết

mọi người với nhau mà không hề giảm thiểu trách nhiệm cá nhân. Hơn nữa, mọi sự trong đời

sống đều nhằm đáp ứng với Đức Chúa Trời, một đời sống khiêm nhu bước đi theo ý chỉ Ngài

(Mi-chê 6.8). Vậy ngay từ ban đầu đã không hề có sự phân biệt giữa hai lãnh vực thiêng liêng

và phàm tục của đời sống, mỗi sinh hoạt đều có tiềm năng thiêng liêng, được biệt riêng ra

thánh cho Đức Giê-hô-va. Cuối cùng, ngay từ khởi điểm, sự kết hợp giữa Đức Chúa Trời và

dân Ngài đã có dấu hiệu về sự áp dụng phổ quát. Nó không thể xảy ra ngay tức khắc nhưng

sự ràng buộc giao ước không phải nhằm loại trừ người khác. Như Eichrodt đã nói: �Sự kết

hợp đó không vạch ra một lằn ranh rõ ràng để loại trừ người lạ mà luôn luôn thu hút người

ngoài vào với mình�(Eichrodt, I, 39).

Đến đây chúng ta đã có thể hiểu rõ về quan điểm lịch sử của Thánh Kinh. Mối quan

hệ giữa Đức Chúa Trời với dân sự Ngài vốn nảy sinh từ diễn tiến của các biến cố có thật. Nó

không phải một sự ràng buộc sẵn có trong thiên nhiên như hầu hết các tín ngưỡng sơ khai

nhưng là sự ràng buộc mà Đức Chúa Trời đã tạo ra qua các biến cố chuyên biệt. Có thể

những biến cố bây giờ được nhìn trong mối quan hệ với chương trình này có tính quyết định

hoặc thiết yếu. Có một chiều hướng và một động lực cho những sự việc khiến chúng ta tự

nhiên hướng về các biến cố quan trọng trong đời sống của Chúa Jesus ở Na-xa-rét.

59

Chương 8

Luật Pháp

Chẳng điều nào tự nhiên hơn là tạo vật thuộc về Đấng Tạo Hóa và chịu thần phục

Ngài một cách tự nhiên.

Chẳng điều gì trái ngược với tự nhiên và chân lý khởi nguyên hơn là một hữu thể

có lý trí, được điểm trang bằng hình ảnh của Đấng Tạo Hóa lại không chịu làm tôi

tớ cho Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra mình, mà lại muốn sống ngoài vòng pháp luật,

không chịu thuận phục và vâng lời Ngài.

Cocceius, De foed

Bối Cảnh Và Sự Phát Triển Của Ý Niệm Luật Pháp

Từ ngữ căn bản chỉ luật pháp là Tor>h, xuất hiện khoảng 220 lần và xuất phát từ chữ

y*r>h có nghĩa là điều khiển, dạy dỗ, hay giáo huấn. Nghĩa căn bản của luật pháp là giáo

huấn. Sự giáo huấn như vậy không chỉ giới hạn trong một phạm vi luật pháp; nhưng có thể

được thực hiện bởi những người cha (Châm 3:1; 1:8), những người thông sáng (Châm 13:14),

các tiên tri (Ê-sai 1:10), nhưng chính yếu là bởi Đức Chúa Trời với Môi-se như là người

trung gian (II Sử Ký 33:8).

Như chúng ta đã thấy, luật pháp nhằm thể hiện giao ước và luôn luôn đứng hàng thứ

yếu sau giao ước. Điều này có nghĩa là luật pháp sẽ áp dụng giao ước vào đời sống. Ban bố

luật pháp là một phần sự ban cho của Đức Chúa Trời về chính mình Ngài cho dân Ngài trong

giao ước và bày tỏ cùng mục đích yêu thương như giao ước (xem Xuất 19:5,6). Căn bản của

luật pháp trong các mục đích giao ước của Đức Chúa Trời là quan trọng cho việc nhận thức

đúng đắn về luật pháp. Để duy trì cơ cấu cho bất kỳ một cộng đồng nào, thông thường đều có

hai yếu tố: chính sách và những thủ tục (Mendenhall 1954, 26-27). Chính sách, tuy tổng quát

hơn, lại làm nền tảng cho cộng đồng. Đó là nhận thức pháp lý về phương cách duy trì đời

sống. Trong trường hợp của dân Y-sơ-ra-ên, chính sách của cộng đồng thể hiện qua việc tự

nhận biết mình là một cộng đồng giao ước, nghĩa là sự tồn tại như một cộng đồng dựa trên

sự tuyển lựa của Đức Chúa Trời và lời hứa về sự gìn giữ của Ngài. Trong khi đó, thủ tục là

những phương tiện mà nhờ đó chính sách trở nên hữu hiệu. Thủ tục bày tỏ cách cụ thể thực

tại mà cộng đồng phải tự nhận thức về chính mình.

Theo đó, luật pháp tỏ bày cho dân chúng thấy cách thức ăn ở làm sao để tương xứng

với địa vị cao quý thuộc về Đức Chúa Trời. Việc ban bố luật pháp bắt đầu bằng giao ước là

một mặc khải trước khi trở thành một giáo huấn (Jacob, 272-73). Dân Y-sơ-ra-ên không giữ

luật pháp để trở thành dân của Đức Chúa Trời nhưng vì họ là dân của Đức Chúa Trời nên cần

phải giữ luật pháp. Cả mối quan hệ lẫn việc ban bố luật pháp chứng tỏ mối quan hệ ấy đều

bày tỏ ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng vì Đức Chúa Trời đã tự tỏ ra là Đấng cứu chuộc,

một Đức Chúa Trời nhạy bén về phương diện đạo đức cho nên cách đáp ứng tương xứng nhất

là trung tín vâng lời. Qua phần nghiên cứu về giao ước đã cho chúng ta thấy lời hứa của Đức

Chúa Trời, theo một ý nghĩa, là có điều kiện, nghĩa là sự vui hưởng những phước hạnh của

giao ước tùy thuộc vào sự đáp ứng của dân Ngài.

1. Sự phát triển của luật pháp. Ngoài bản luật pháp được ban bố tại núi Si-nai, hầu

như các tài liệu nguyên thủy mà nay được xem là luật pháp Cựu Ước đều là những quyết định

riêng rẻ nhằm giải quyết những vấn nạn cụ thể (NBD, 718-19). Nếu dân Y-sơ-ra-ên gặp một

vấn nạn, họ phải �hỏi các thầy tế lễ�(A-ghê 2:11-13). Quyết định do thầy tế lễ đưa ra được

gọi là Tor>h (Mal 2:6,7). Những quyết định được truyền khẩu thành những lời chỉ dẫn và

được các thầy tế lễ sưu tập và lưu truyền ra. Do đó chúng ta có thể bắt gặp những lời chỉ dẫn

ngắn ngủi có tính tổng quát như các câu trong Thi Thiên 1:1-5, 24:4-6. Những bản liệt như

60

vậy chắc chắn có chứa những phong tục vay mượn từ luật lệ bản xứ của Ca-na-an (như trong

Xuất 22:2: �nếu kẻ trộm...chết, thì kẻ đánh chết chẳng phải tội sát nhân) cũng như những

luật lệ được ban cho Môi-se do mặc khải. Những bản sưu tập đó được tập hợp lại và được các

thầy tế lễ gìn giữ trong đền thờ (Phục 31:24-26). Một bộ sưu tập như vậy có lẽ rất cổ � đôi

khi được gọi là Sách Giao Ước � như trong Xuất 21-23. Chúng ta sẽ nói thêm đeìu này sau.

Bước cuối cùng để hình thành các sách luật pháp ấy là việc sưu tập và đúc kết các

sách Ngũ Kinh của Môi-se (Pentateuch). Năm sách này về sau được gọi là Torah. Hình như

không có phản ứng nào đáng kể khi cho rằng những sách này được hình thành do ảnh hưởng

của Môi-se (người mà về sau được xem là trung gian của luật pháp) cùng với một vài tài liệu

được thêm vào sau này.

2. Những phần pháp lý căn bản. Chúng ta không thể duyệt lại toàn bộ các tài liệu pháp

lý của Cựu Ước, nhưng điều quan trọng là nên thảo luận vắn tắt một vài phần quan trọng.

Phần đầu tiên và căn bản nhất đó là bảng liệt kê các điều luật được biết đến như Mười Điều

Răn hay Mười Lời (Xuất 20:1-17, Phục 5:6-21). Tiếp theo sự công bố về giao ước trong Xuất

19, những lời giáo huấn nêu trên được hiểu là các điều khoản quy định về mối quan hệ giao

ước. Bởi Đức Chúa Trời là lãnh chúa đã giải cứu họ ra khỏi Ai Cập (20:2) và hứa sẽ bảo vệ

họ một cách đặc biệt, Ngài đang ở cương vị có quyền đòi hỏi họ đáp ứng. Cần lưu ý là không

hề có một sự hứa hẹn nào cho việc vâng lời (ngoại trừ những người hiếu kính cha mẹ sẽ được

trường thọ); họ chỉ việc vâng lời tuyệt đối (IDB, II, 81). Người ta cần phải hiểu vâng lời

chính là con đường sống (Phục 30:15-20), sở dĩ buộc phải như vậy vì chỉ có sự đáp ứng như

thế mới thể hiện được bản chất của sự sống đích thực, chứ không phải một phương tiện dẫn

đến cứu cánh đó một cách máy móc.

Tất cả điều răn đều nhằm diễn tả cụ thể đặc tính của mối quan hệ giữa Chúa với dân

Ngài. Cần lưu ý là những điều luật ấy phải đề cập đến thái độ của một người đối với Chúa

cũng như đối với kẻ lân cận mình. Không có biện pháp nào được đưa ra để buộc thi hành các

điều luật này (có một số đeìu luật, chẳng hạn như điều luật về tham lam, hầu như không thể

nào buộc thi hành, bất cứ trong trường hợp nào). Vì chính bản chất của mối liên hệ đã được

diễn tả là do sự đáp ứng tự do, mang ý nghĩa cá nhân của người liên quan.Điểm đặc biệt là

chỉ có hai ngoại lệ mà qua đó các điều luật đã được diễn tả bằng những lời lẽ tiêu cực. Không

hề có một mạng lịnh nhằm thiết lập mối quan hệ với Yahweh mà chỉ có sự ngăn cấm làm

diều gì hủy phá mối quan hệ đó� (W. Gutbrod, TDNT, IV, 1037). Điều này phù hợp với ý

định muốn duy trì tính thuộc linh của mối quan hệ vốn được đặt trên nền tảng đáp ứng tự do

của từng cá nhân. Có lẽ chính đặc tính đó đã làm cho những lời vắn tắt lại có thể gây được

nhiều ảnh hưởng trên lịch sử văn minh nhân loại. Nhà nước nhờ học theo đó mà có thể bảo vệ

tự do để theo đuổi các mục đích của con người, nhưng không thể tích cực nêu rõ bản chất của

các mục tiêu ấy. Cố gắng làm như vậy sẽ dẫn đến một xã hội độc tài.

Bộ luật cổ tiếp sau Mười Điều Răn đã được các học giả theo trường phái phê bình gọi

là Sách Giao Ước (Xuất 21-23). Phần này bao gồm cả các luật lệ rõ ràng (ngươi chớ) lẫn các

luật lệ tùy theo trường hợp (nếu...thì). Hai loại nầy đều cung ứng một số biện pháp để kiện

toàn chính sách của dân Y-sơ-ra-ên. Thế nhưng ngay tại đây, cũng thiếu mất những phán

quyết chính xác hay các quy tắc để đem ra sử dụng tại các phiên tòa. Trái lại, chúng chỉ là

những phán quyết tổng quát và những trường hợp điển hình dùng làm kim chỉ nam cho

những người được giao cho những người có nhiệm vụ thi hành. Chẳng có gì có tính duy luật

để về sau trở thành nổi bật trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên. Thiết tưởng cũng cần phải nói đến

cái gọi là luật tế lễ (priestly code, Lêv. 1-7) qui định những thủ tục dâng tế lễ, và luật thánh

(holiness code, Lêv. 17-26) hướng dẫn về cách duy trì sự tinh sạch trong đời sống cộng đồng

của Y-sơ-ra-ên. Sự tinh sạch thể hiện qua các sinh tế (Lêv 17) và trong gia đình (Lêv 18), sao

cho chính nếp sống làm người của họ phản ánh được đặc tính của Đức Chúa Trời, Đấng từng

kêu gọi họ �Các ngươi hãy nên thánh, vì ta, Đức Giê-hô-va, là thánh� (Lêv 20:26). Bộ sưu

tập về những luật lệ trong Phục truyền 12-26 nhắc nhở chúng ta tính cách hợp thời của luật

61

pháp. Có lẽ đây là gương mẫu đầu tiên về việc thực hành đọc và khẳng định luật pháp tại hội

nghị các chi phái lớn-lần này được diễn ra vào thời điểm trước khi Môi-se qua đời. Điều rất

có ý nghĩa ở đấy là cách dùng từ ngữ ngày nay (Phục 5:1-3; 26:16-19; 29:10-15). Luật pháp

đã được ban hành và trở nên hiệu lực vẫn chưa đủ. Mỗi thế hệ phải tự khẳng định quyết tâm

vâng lời Đức Giê-hô-va. Mặt khác, mỗi thế hệ kế tiếp đều có phải cùng một mối quan hệ với

Đức Chúa Trời y như thế hệ đầu tiên. Cho nên Môi-se đã triệu tập một cuộc họp thường kỳ

để dân Y-sơ-ra-ên có thể hứa nguyện đáp lại lời hứa giàu ơn của Đức Chúa Trời hàm chứa

trong luật pháp giao ước (Phục 31:9-13, cũng như Giô-suê 8:30-35 và 24:1-33).

3. Luật pháp Cựu Ước và luật pháp của các dân tộc lân bang. Thoạt nhìn, chắc chắn

luật pháp Cựu Ước có vẻ tương tự với các bộ luật khác, vì thế chúng ta cần tìm hiểu quan hệ

giữa chúng với nhau. Chúng ta từng thấy trong dân Y-sơ-ra-ên, chính Đức Chúa Trời là

Đấng ban luật pháp đúng hơn là một vị vua. Điều này làm cho luật pháp Cựu Ước trở thành

độc đáo. Về một ý nghĩa, thì toàn thể luật pháp Cựu Ước đều mang tính tín ngưỡng. Dân Y-

sơ-ra-ên ý thức một cách sâu xa về sự khác biệt đó qua câu hỏi của Môi-se �Há có nước lớn

nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy... khôngÂ�(Phục 4:8). Họ

biết rằng �Đức Chúa Trời chẳng hề làm như vậy cho dân nào khác� (Thi 147.20). Nhưng

đồng thời, những điểm tương đồng với các bộ luật của những nước lân bang cũng hết sức rõ

rệt. Điều này không hề phản ánh một sự vay mượn toàn bộ, nhưng là ảnh hưởng của một bộ

luật đã trở thành phổ cập (Vaux, I, 146). Chúng ta hãy xét đến mối tương quan đó một cách

chi tiết hơn.

Trước hết, bởi vì luật pháp bảo toàn mối quan hệ giao ước, nên việc thờ hình tượng

bị nghiêm khắc lên án (Xuất 20:23; 22:20 vv...). Hơn nữa sự sống được xem thuộc về Đức

Chúa Trời (Sáng 9:5), nếu con bò giết một người, người ta không được ăn thịt nó (Xuất

21:28-32). Vì thế án tử hình hầu như không được phổ biến như trong trường hợp bộ luật của

Hammurabi (khoảng 1800 T.C). Theo luật nầy, một người làm vợ không giữ gìn tài sản mình,

phải bị ném xuống sông (DOTT, 31); kẻ trộm cắp bị xử tử (DOTT, 30) cũng như là kẻ làm

chứng dối trong phiên tòa (DOTT, 29). Nói chung, những điều khoản quy định về hình phạt

trong Cựu Ước chứng tỏ muốn hạn chế tánh hung bạo.Sự kiện mọi người đều bình đẳng

trước mặt Đức Chúa Trời trong mối quan hệ giao ước khiến họ không thể thừa nhận việc kỳ

thị giai cấp trong luật pháp. Không có cảnh luật này dành cho người tự do, còn luật kia cho kẻ

nô lệ. Dĩ nhiên các nô lệ còn được luật pháp bảo vệ chống lại các ông chủ tàn bạo và quá quắt

(Xuất 21:2-6, 26, 27). Trái lại, phần lớn các bộ luật Cận Đông đều quy định nhiều hình phạt

khác nhau cho một người tùy theo địa vị của người ấy ngoài đời, chẳng hạn: Điều 203 của bộ

luật Hammurabi: nếu một công dân vả má kẻ ngang hàng với mình sẽ bị phạt một mina bạc.

Điều 205 luật Hammurabi: Nếu một nông nô vả má một người có quy chế công dân,

người ta sẽ cắt một tai của hắn (DOTT, 34)Bởi vì hôn nhân đặc biệt quan trọng trước mặt

Đức Chúa Trời và do chính Ngài thiết lập cho nên bất kỳ trường hợp xâm phạm tiết hạnh nào

cũng đều bị nghiêm trị. Trong khi tệ loạn luân bị nhiều bộ luật cổ trừng phạt thì ngoài Cựu

Ước, có nhiều trường hợp ngoại lệ được luật pháp cho phép. Nhưng trong Cựu Ước, nếu một

tớ gái bị đối xử không phải lẽ, sẽ phải được xem như nàng hầu vậy (Xuất 21:7-11). Nếu một

người nam quyến dụ một trinh nữ, sẽ phải lấy nàng làm vợ (Xuất 22:16). Trái lại, các tội

ngoại tình và tà dâm đều phải bị xử tử (Phục 22:22-24). Những lời giáo huấn chi tiết trong

Lê-vi ký về những mối quan hệ phải lẽ giữa người nam và người nữ đều có lời cảnh cáo đi

trước là họ không nên hành động như người ta vẫn làm tại Ai Cập, nơi họ đã kiều ngụ hay

trong xứ Ca-na-an, nơi họ sắp đi đến (Lêv 18:3-4). Những lời giáo huấn được kết thúc bằng

lời căn dặn họ đừng tự làm ô uế mình vì cớ các phong tục tập quán đó, vì �Ta là Giê-hô-va,

Đức Chúa Trời các ngươi� (Lêv 18:30). Cuối cùng, cả đến các mối quan hệ giữa người và

người cũng phải phản ánh đặc tính của Đức Chúa Trời, do đó, đừng bao giờ xem xét chúng

theo các điều kiện sao cho thuận lợi mà thôi. Xuyên suốt Cựu Ước, bất trung là một tội đáng

62

sợ đến nỗi Đức Chúa Trời đã dùng điều này để minh họa cho mức độ sâu xa về sự bất trung

của dân Y-sơ-ra-ên đối với Ngài (Ô-sê).

Điểm độc đáo đặc biệt trong luật pháp Cựu Ước là có nhiều điều khoản dành cho

khách lạ, người ngoại bang và người gặp bất hạnh. Có những lời giáo huấn về cách đối xử

với những người bị mù và điếc (Lêv 19:14), với các quả phụ, cô nhi (Xuất 22:21,22) và với

người nghèo khó (Phục 15:7-11). Khách lạ nhất thiết phải được bảo vệ để khỏi bị áp bức

(Xuất 23:9) như đã được giải thích: chính các ngươi hiểu biết lòng khách ngoại bang là thế

nào, vì các ngươi đã từng kiều ngụ tại xứ Ê-díp-tô. Đức Chúa Trời đặc biệt quan tâm đến

những người bị sa cơ thất thế, vì Ngài từng phán “Nếu...họ kêu van ta, chắc ta sẽ nghe tiếng

kêu của họ” (Xuất 22:23), Hầu như lời phán của Đấng Christ cũng từng được vang vẳng

“Phước cho các người nghèo khó, vì nước Đức Chúa Trời thuộc về các ngươi�(Lu-ca 6.20).

Trong Cựu Ước, nghèo không được xem là một đức hạnh, nhưng sự sa cơ có nguyên do từ

những bất công và những nạn nhân đặc biệt của sự bất công đó cần phải được dân sự của Đức

Chúa Trời cứu giúp hãy xem nó như một cơ hội Trời cho để bày tỏ sự thương xót của chính

Đức Chúa Trời (xem Kidner 1972, 26-27).

Luật Pháp Trong Cộng Đồng

1. Sự ưu tiên của giao ước. Chúng ta đã thấy luật pháp diễn giải giao ước và đó là nền

tảng của đời sống cộng đồng Y-sơ-ra-ên. Như một phản ánh bản tính của Đức Chúa Trời,

luật pháp nhằm uốn nắn nếp sống của cộng đồng để trở thành nơi bày tỏ sự hiện diện của Đức

Chúa Trời giữa thế gian. Đây là lý tưởng mà dân Y-sơ-ra-ên thường không thực hiện được

nhưng cũng luôn gây ảnh hưởng trên cách hiểu luật pháp trong dòng lịch sử Y-sơ-ra-ên. Như

vậy, trách nhiệm phán xét mang ý nghĩa rộng lớn hơn so với hiện nay. Như de Vaux giải

thích: Quan toà là người bênh vực quyền lợi hơn là người trừng phạt tội ác. Ông ta là một

trọng tài công bằng (de Vaux, I, 157; cũng như Gióp 9:33). Như vậy, vai trò của luật pháp

trong cộng đồng luôn luôn đứng về phía toàn dân, chứ không phải là đặc quyền sở hữu của

một giai cấp nào đó trong dân chúng.Luật pháp được ủy thác cho các thầy tế lễ một cách đặc

biệt. Nhưng ở đây nhấn mạnh đến việc truyền dạy luật pháp để dân chúng hiểu rõ những điều

Đức Chúa Trời đòi hỏi (Phục 33:10). Cũng có những nhân vật đặc biệt được phó thác nhiệm

vụ đoán xét� như Môi-se (Xuất 18:16) và Giô-suê (Phục 34:9) trong những ngày đầu của

lịch sử Y-sơ-ra-ên. Các nhân vật gọi là �các quan xét� đến muộn hơn, điển hình nhất có thể

kể đến Sa-mu-ên (I Sam 7:15-17). Cần lưu ý rằng ông là người đã thi hành công lý (c.17).

Điều có ý nghĩa ở đây là khi dân Y-sơ-ra-ên có vua, nhà vua không hề được xem là người ban

luật pháp, cũng không hề có luật hoàng gia. Dĩ nhiên, nhà vua cũng phải phục dưới luật pháp

như tất cả thần dân của mình (II Sam 11-12), tuy nhà vua có thực hiện chức năng của một

dạng tòa án tối cao về những vấn đề liên quan đến luật pháp (II Sam 15:2-6).

Việc luật pháp thực thi dễ dàng trong bối cảnh đời sống hằng ngày được thấy rất rõ

nơi vai trò của các trưởng lão trong làng xã. Dường như họ được ủy thác nhiệm vụ giải hòa

những cuộc tranh tụng trong dân chúng (Phục 21:19) và thực thi các phán quyết của pháp luật

(Phục 19:12, 25:7-10). Có khi đó là những quan chức được bổ nhiệm (II Sử 19:4-11) nhưng

thông thường họ là các trưởng lão hay những thành viên được nể trọng của cộng đồng. Họ

minh họa mục tiêu của giao ước tại nhà hoặc nơi ngoài phố chợ; các điều khoản phải được

thực hiện trong gia đình và làng xóm. Một số học giả tin rằng sự liên hệ này khiến người ở

nông thôn nghi ngờ việc xem thành thị là những mảnh đất tốt đã nuôi dưỡng phong trào nói

tiên tri.

2. Luật pháp trong các sách tiên tri. Đối với các tiên tri, cấp độ mới của sự hiểu biết

có nghĩa là phải thấu hiểu được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời lẫn về ý nghĩa của luật

pháp. Tuy nhiên, họ không có ý thức canh tân mà đúng hơn họ là những người đã tấn công

vào việc vi phạm giao ước thuở xưa cùng những đòi hỏi của luật pháp. Trong phần thảo luận

63

về sự thờ phượng, chúng tôi sẽ đặt ra vấn đề phải chăng các nhà tiên tri muốn đoạn tuyệt với

khía cạnh nghi lễ của luật pháp.

Ở đây, ít nhất cũng có thể nói rằng các vị ấy có khải tượng nóng cháy về sự thánh

khiết của Đức Chúa Trời và những đòi hỏi của sự thánh khiết như vậy nếu đem đối chiếu thì

dường như sự thờ phượng trở nên kém quan trọng hơn. Quả thật, nếu không có một nếp sống

công chính theo sau thì việc đó có thể bị tố cáo là đáng ghê tởm (Ê-sai 1 và A-mốt 5:21-24).

Nếu luật pháp được hiểu đúng là nhằm phản ánh sự cống hiến bề trong của con dân Đức

Chúa Trời thì các nhà tiên tri chỉ muốn quay về với ý hướng nguyên thủy của giao ước mà

thôi. Đồng thời, khải tượng về Đức Chúa Trời của họ, với những đòi hỏi quá sâu sắc của nó

đã khiến cho toàn thể ý niệm về luật pháp bắt đầu có một cái nhìn mới. Nó tìm kiếm phạm vi

phổ quát hơn đối chiếu với phần cơ bản bên trong. Tất cả những điều đó đều có thể được tóm

tắt trong câu nói của Mi-chê: �làm sự công bình, ưa sự nhân từ� (Mi-chê 6:8). Nhưng muốn

làm như vậy cần phải có sự thay đổi triệt để đạt đến tấm lòng. Như Ê-xê-chi-ên đã nói, dân sự

Đức Chúa Trời cần có một tấm lòng bằng thịt để thay thế cho tấm lòng bằng đá của họ (Êxê

36:26-27). Giê-rê-mi giải thích điều đó là một giao ước mới, trong đó luật pháp sẽ được viết

ngay vào lòng chúng ta (Giê 31:31-34). Vậy ngay từ thời Cựu Ước, sự thôi thúc đã hiện diện

rồi, không phải để hủy bỏ luật pháp mà là để xây dựng nó theo cách sâu nhiệm hơn những gì

mà dân Y-sơ-ra-ên có thể nhận biết.

3. Những phát triển hậu lưu đày. Nếu chúng ta kết thúc phần thảo luận về luật pháp

nầy ở đây, sẽ rất khó hiểu về một số tư tưởng đối lập của Do Thái giáo thời Tân Ước đối với

luật pháp. Đấng Christ từng than phiền về người Pharisi �Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức

Chúa Trời để giữ theo lời truyền khẩu của mình� (Mác 7.9). Vậy những lời truyền khẩu là

gì?Trong suốt thời gian bị lưu đày, nhiều thay đổi quan trọng đã xảy ra trong đời sống của

dân Y-sơ-ra-ên. Tất cả các định chế hậu thuẫn cho luật pháp đều bị xóa bỏ, nào là nhà vua,

đền thờ và sự dâng tế lễ định kỳ. Vì chỉ còn luật pháp thành văn là phần còn lại chủ yếu ràng

buộc họ với quá khứ nên dân Y-sơ-ra-ên đã dấn thân trọn vẹn vào việc nghiên cứu nó. Trong

thời gian đó, việc tập họp dân chúng lại để nghiên cứu học hỏi luật pháp dường như rất phổ

biến (Êx 33:30-33). Chính vào lúc nầy đã bắt đầu quy chế về nhà hội. Đọc và nghiên cứu

kinh Torah đã thay thế cho việc tế lễ trong đền thờ.Sau cuộc lưu đày, luật pháp tiếp tục chiếm

địa vị hàng đầu trong đời sống cộng đồng. Chúng ta từng ghi nhận giao ước dân Y-sơ-ra-ên

đã xác nhận trước mặt E-xơ-ra là lời �thề hứa đi theo luật pháp của Đức Chúa Trời đã cậy

Môi-se, tôi tớ Ngài, ban cho�(Nêh 10:29). Vì họ thấy quốc gia của họ đã bị tàn phá là do

Đức Chúa Trời đoán phạt việc họ không tuân giữ luật pháp Ngài, cho nên họ đã quyết định sẽ

không để cho việc ay tái diễn nữa. Họ vẫn hiểu luật pháp có quan hệ với tất cả những gì mà

Đức Chúa Trời đã đối xử với tổ phụ họ (Nêh 9) qua đó bày tỏ giao ước mà Đức Chúa Trời đã

lập với họ, nhưng ý thức bổn phận của họ đối với luật pháp và những đòi hỏi của nó có

khuynh hướng khiến họ xem nhẹ và quên đi tất cả những mối bận tâm về tín ngưỡng

khác.Hơn nữa, kết quả của việc nghiên cứu và suy gẫm của họ là một bộ luật truyền khẩu đã

thành hình và trở thành có thẩm quyền ngang với bộ luật thành văn. Lý do vì tìm thấy chúng

không khó khăn gì. Một mặt, địa vị trung tâm của luật pháp trong Do Thái Giáo hậu lưu đày

khiến nó càng trở thành quyết đoán hơn để tránh những vết rạn nứt trong luật pháp. Đồng

thời, luật pháp thành văn đã không thể bao quát mọi chuyện liên quan đến chính quyền Ba Tư

rồi La Mã. Cho nên khuynh hướng giải thích luật pháp để ứng dụng vào các khung cảnh

đương thời đã nảy sinh. Đồng thời với nỗ lực luôn luôn muốn lập nền sự truyền khẩu trong

Kinh Thánh (lẽ dĩ nhiên là chính Kinh Thánh cũng thấy trước sự cần thiết phải có việc tu sửa

thích ứng như vậy-Phục 17:8-26:19) nên uy quyền của nó đã thực sự trở thành đối thủ của

chính uy quyền Kinh Thánh.

Điều quan trọng hơn hết, là thái độ đối với luật pháp đó. Nó được xem là tâm điểm

cần chú mục vào trong đời sống của một người. Tuân giữ luật pháp là phương tiện để được

ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Trong khi cơ nguy của luật pháp chủ nghĩa luôn luôn hiện diện,

64

chúng ta cần nhớ rằng đối với nhiều người việc tuân thủ luật pháp là điều thích thú, người

trung tín tìm được sự vui mừng lớn khi khép mình vào những đòi hỏi của nó. Hơn nữa, tiếp

sau việc tuân thủ luật pháp phải là một ý hướng thanh sạch (IDB, III, 94). Quan điểm được

gọi là duy danh (nominism) nầy, tức là biến luật pháp thành trọng tâm của đời sống, là bối

cảnh nghịch lại với lập luận của Đấng Christ xuất phát từ người Pha-ri-si và để hiểu những

điều Phao-lô nói khi đề cập đến luật pháp. Truyền khẩu tự chúng không đến nỗi sai lầm cho

bằng việc chúng hướng người ta đến một viễn ảnh sai trật. Một khi luật pháp bị biến thành

phương tiện để duy trì mối quan hệ với Đức Chúa Trời, người ta rất dễ quên chính lời hứa

của Đức Chúa Trời mới là nền tảng của niềm hy vọng chúng ta. Đó là cách mà người Pha-ri-

si muốn sử dụng lời truyền khẩu để bỏ mất lời Đức Chúa Trời (Mác 7:13)

Đặc Tính Của Luật Pháp

1. Phạm vi bao quát. Luật pháp có một phạm vi bao quát. Sự hiểu đúng đắn luật pháp

đưa người ta đến chỗ nhận biết rằng cả cuộc đời đều ở dưới quyền kiểm soát của ý chỉ Đức

Chúa Trời, từ việc thức dậy buổi sáng ngồi lại ăn uống đến việc bước đi trên đường hay đi

ngủ. Từ đời sống cộng đồng đến việc thờ phượng, đi làm hay ở nhà, tất cả đều nằm trong

khuôn khổ của luật pháp. Vì mọi sự trong đời sống đều mở rộng trước mặt Đức Chúa Trời,

cho nên đã có một sự thống nhất từ bên trong giữa các luật lệ áp dụng cho nhà nước với các

luật lệ được áp dụng cho việc thờ phượng. Eichrodt giải thích rằng: Người ta ngày càng thấu

hiểu hơn qui luật của đời sống dân tộc như là mặc khải về ý chỉ cứu chuộc của Đức Chúa

Trời (Eichrodt , I, 92).

Chúng ta cần chú ý là luật pháp rất ít quan tâm đến những trường hợp riêng lẻ, nghĩa

là không nhằm nỗ lực đưa ra những luật lệ cho từng trường hợp mà người ta có thể nghĩ tới.

Những nguyên tắc cơ bản được ban bố và giải thích; việc ứng dụng phó mặc cho điều mà

Eichrodt gọi là một cảm thức lành mạnh về công lý (Eichrodt, I, 77). Trên đây, chúng ta đã

thấy thường có luật tiêu cực được ban bố hơn là luật tích cực. Như vậy, ý hướng là muốn

tránh sai lầm, để người ta có thể tự do theo đuổi một cuộc sống viên mãn. Tất cả những điều

này được tóm tắt trong từ ngữ �đường lối� của Cựu Ước. Làm theo luật pháp là lối sống,

bước đi theo con đường công chính (Thi 1). Mục tiêu của luật pháp đơn giản là việc cùng

bước đi tự nhiên với Đức Chúa Trời như là lý do mà mà con người được tạo dựng (Ê-sai 2:3).

2. Hướng đến cá nhân. Luật pháp vốn có phạm vi bao quát nhưng cũng hướng đến cá

nhân. Điều nầy có nghĩa là luật pháp được đề ra trước hết trên nền tảng những gì Đức Chúa

Trời đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên. Ngôn ngữ của nó không phải để giải thích luật pháp mà để

kêu gọi, lôi cuốn từng cá nhân. Thông thường tiếp sau các điều luật là một mệnh đề đưa ra

một động cơ nhằm công chính hóa (Xuất 22:21; 20:5 và Phục 22:24). Trên hết mọi sự, chúng

nhằm mục đích nhắc nhở về Đấng đã kêu gọi họ, những công việc lớn lao mà Ngài từng làm

cho họ. Họ phải nhớ lại (một từ ngữ quan trọng trong Cựu Ước) và vâng giữ những lời ấy,

bởi vì �Ta là Đức Chúa Trời của các ngươi và các ngươi là dân ta� (xem Phục 10:16-

22).Vậy động cơ sâu xa nhất thúc đẩy họ vâng giữ luật pháp phải là một tấm lòng sẵn sàng

đáp ứng, một quyết định đạo đức bên trong có tính cá nhân. Giô-suê đã khuyến giục dân sự

mình tại Si-chem “Ngày nay hãy chọn… �(Giô 24:15). Sự thúc giục bên ngoài chẳng bao

giờ đủ cả, cả ý định của Đức Chúa Trời cũng vậy. Như Đấng Christ đã giải thích trong Tân

Ước là tất cả luật pháp có thể tóm tắt trong việc yêu mến Đức Chúa Trời (Phục 6:5 và Math

22:37), và về những gì cá nhân được đòi hỏi trong một cộng đồng, toàn bộ luật pháp có thể

được đúc kết lại thành tình yêu đối với người lân cận như chính bản thân mình (Lêv 19:18).

Sự cam kết cá nhân với Chúa giúp ta tuân giữ luật pháp theo cái nhìn đúng đắn của nó. Đọc

luật pháp tách rời bối cảnh của các sách Ngũ Kinh người ta sẽ không thể lãnh hội được điều

mà Đa-vít đã làm chứng: lời lẽ của luật pháp được ưa thích hơn... vàng ròng và ngon hơn mật

và ngon hơn nước ngọt của tàng ong (Thi 19:10).

65

3. Sức mạnh vô điều kiện. Luật pháp cũng chứa đựng sức mạnh vô điều kiện vì nó

được đặt trên nền tảng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, luật pháp đòi hỏi dân sự phải nên

trọn vẹn (Lêv 11:44). Cho nên tất cả những ai không tiếp tục vâng giữ toàn bộ lời lẽ của luật

pháp đều bị rủa sả (Phục 27:26). Khi nào dân Y-sơ-ra-ên quay lại chống luật pháp thì cơn

thạnh nộ về sự hình phạt của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên họ là điều không thể tránh khỏi

(Phục 36:16). Người ta nhận biết rằng không thể nào giữ luật pháp trọn vẹn được. Nhưng

như chúng ta sẽ thấy trong chương sau, không phải vì thế mà có thể xem thường luật pháp.

Đức Chúa Trời vốn nhân từ nhưng không phải vì vậy mà Ngài làm ngơ với tội lỗi. Nói đúng

ra là đã có sự ban ơn dồi dào về giá cứu chuộc tội nhân, như chúng ta sẽ được biết. Cả khi đề

cập việc luật pháp bị vi phạm, cũng cần phải giữ cho nó được nguyên vẹn. Vì vậy, Đấng ban

hành luật pháp vĩ đại nhất là Đấng Christ đã có thể nói rằng Ngài đã không đến dể phá bỏ luật

pháp, nhưng là để làm trọn các đòi hỏi của nó (Math 5:17).

4. Ứng dụng phổ quát. Cuối cùng, luật pháp phải được xem là có tầm ứng dụng phổ

quát. Thoạt tiên, điều nầy có nghĩa là luật pháp được áp dụng cho toàn dân Y-sơ-ra-ên bất

chấp giai cấp xã hội hay địa vị chính trị. Quả thật luật pháp của dân Y-sơ-ra-ên là độc nhất vô

nhị giữa vòng tất cả các dân tộc trên thế gian này nhưng không phải vì tính cách thức thời

như vậy mà nó chỉ được giới hạn cho tuyển dân mà thôi, nhưng trong thực tế đã không hề có

một dân tộc nào biết được một bộ luật như vậy.

Ngay từ ban đầu, luật pháp đã chuyển hướng để vượt ra khỏi biên giới quốc gia được

chứng minh rõ nét qua trường hợp của Ru-tơ. Nó dễ dàng được mở rộng để áp dụng cho

khách lạ và người ngoại quốc. Cả đến kẻ thù của ai đó cũng được hưởng quyền lợi dựa theo

luật pháp: �Nhược bằng ngươi gặp bò hay lừa của kẻ thù nghịch mình đi lạc, thì buộc phải

đem về cho họ. Ngộ ngươi thấy lừa của kẻ ghét mình bị chở nặng phải quỵ chớ khá bỏ ngơ,

phải cứu nó cho được nhẹ� (Xuất 23:4-5 và Châm 25:21).

Những lời giáo huấn như vậy được áp dụng phổ quát hơn biết bao so với ý niệm về

luật pháp của loài người! Xin đối chiếu nó với lời lẽ của Mao Trạch Đông, phát ngôn viên đại

diện cho những người tự xưng mình thực lòng lo lắng cho quyền lợi của hết thảy mọi người:

�Ngày nay, chúng ta không thể yêu thương bọn Phát-xít, cũng không thể yêu thương những

kẻ thù của chúng ta. Chúng ta không thể yêu thương tất cả những gì là gian ác và xấu xa trên

đời này. Chúng ta phải đặt mục tiêu diệt trừ chúng� (Diễn văn đọc tại Diên An năm 1942).

Không phải dân Y-sơ-ra-ên luôn luôn trung thành với vai trò của mình như là ánh sáng và

nguồn phước cho mọi dân tộc, nhưng chính sự hiện hữu của họ cùng giao ước như là nền

tảng nói lên rằng một ngày kia tất cả mọi người từ những người nhỏ nhất đến những người

lớn nhất đều có thể nhận biết Đức Giê-hô-va. Trong ngày đó, tất cả các dân tộc sẽ kéo nhau

lên núi của Đức Giê-hô-va để được dạy về đường lối của Ngài (Ê-sai 2:2-4). Chính vì vai trò

truyền đạt một khải tượng như thế nên dân Y-sơ-ra-ên là một giao ước cho dân tộc, ánh sáng

cho các dân, để mở mắt kẻ mù, làm cho kẻ tù ra khỏi khám, kẻ ngồi trong tối tăm ra khỏi

ngục�(Ê-sai 42:6-7). Để đóng trọn vai trò mình họ cần phải có một nhân vật vĩ đại hơn Môi-

se, đó chính là Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng mà ngay trong bài giảng đầu tiên đã trích dẫn

sách Ê-sai (61:1-2) và phán rằng việc ban ánh sáng cho người mù và giải phóng kẻ bị giam

cầm mà họ vừa nghe đọc đó đã được ứng nghiệm hôm nay (Lu-ca 4:18-21), Ngài phải làm

trọng tài cho giao ước mới mà trong đó, như Giê-rê-mi đã nhìn thấy trước, luật pháp sẽ được

viết ra trong lòng người ta và cuối cùng thì sự tranh chiến giữa việc làm bề ngoài với ý hướng

bề trong chắc chắn sẽ được giải quyết (Giê 31:31-34).

66

Chương 9

Sự Thờ Phượng

Đức Chúa Trời không truyền lệnh dâng sinh tế để những kẻ thờ phượng Ngài

phải bận rộn với những lễ nghi thế tục. Ngài đã làm như vậy đúng hơn là để nâng cao

tâm trí của họ. Điều này cũng có thể hiểu được từ bản chất của Ngài: Ngài là

thần linh, vì thế chỉ có sự thờ phượng bằng tâm linh mới làm cho Ngài thật sự

vui thích. Calvin, Institutes

Nhu Cầu Hình thức

1. Hình thức và sự thờ phượng. Thờ phượng là sự đáp ứng của tấm lòng tín nhân đối

với Đức Chúa Trời. Thờ (Cult) là thuật ngữ mà các sinh viên Thánh Kinh thường sử dụng để

nói về nghi lễ và hình thức của sự thờ phượng Cựu Ước. Sự thờ phượng chỉ có nghĩa là hình

thức đáp ứng của dân Y-sơ-ra-ên đối với sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Sự thờ phượng

được mô tả trong Cựu Ước nhấn mạnh rằng mọi sinh hoạt của dân Y-sơ-ra-ên đều ở dưới uy

quyền của Đức Chúa Trời. Họ không thể đến với Chúa một cách tùy tiện, mặc dầu vẫn có

nhiều trường hợp tự phát như chúng ta sẽ thấy. Vì chính trong lĩnh vực này họ cũng cần đến

sự dẫn dắt của Chúa nữa (Xuất 20:24). Mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời đã được thiết

lập, được tái xác nhận và được làm mới lại trong sự thờ phượng.Sự thờ phượng mà Đức

Chúa Trời truyền phán cho dân Y-sơ-ra-ên là hành động cụ thể hóa đức tin của mình. Có lẽ

chúng ta phải dừng lại một chút ở điểm này vì những Cơ Đốc nhân Tin Lành không dễ dàng

nắm bắt được giá trị của hình thức thờ phượng. Chúa chẳng từng phán rằng kẻ thờ phượng

thật phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng đó sao? Phải chăng mọi hình thức thờ phượng

đều bị đồng hóa với việc thờ lạy hình tượng và những nghi lễ đều vô nghĩa? Tất cả những

điều đó đều đúng và chân lý ấy cũng từng được tỏ bày trong Cựu Ước rồi. Nhưng bất cứ

niềm tin chính thống nào cũng tự bày tỏ ra bên ngoài. Niềm tin luôn cố gắng thể hiện. Chúng

ta cũng không nên cho rằng hình thức chỉ đóng vai trò thứ yếu. Như Eichrodt từng nhắc nhở

chúng ta: �Đối với con người của thế giới cổ xưa [và có lẽ cũng đối với nhiều người ngày

hôm nay nữa] hình thức bên ngoài luôn mang một ý nghĩa biểu tượng, hoàn toàn khác với ý

nghĩa thực tiễn của nó trong cách nhìn của người Tây phương hiện đại' (Eichrodt, I, 99).

Trong trường hợp này, chúng ta cần nên nhớ rằng chính Đức Chúa Trời đã truyền cho con

dân Ngài cần phải bày tỏ đặc tính của mình ra một cách cẩn thận khi thực thi những bổn phận

nào đó (Phục 30:16). Và trong khi Tân Ước đã khiến cho phần lớn hình thức ấy trở nên

không cần thiết thì giao ước mới này vẫn không hề loại bỏ nhu cầu bài trí trong sự thờ

phượng của chúng ta.

Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời một phần liên hệ đến khả

năng chúng ta có thể tạo những đồ vật hay hành động cụ thể biểu tượng cho những giá trị của

chúng ta. Điều này tối thiểu đúng theo hai ý nghĩa. Một là hành vi của chúng ta nhằm để

khẳng định xác nhận và nhắc nhở chúng ta về đức tin và sự cam kết của chúng ta. Như

Gustav Oehler đã nói, những dấu hiệu bên ngoài đã trở thành những công cụ dạy dỗ hay giáo

huấn, từ bên ngoài vào bên trong (Oehler 1880, I, 264). Mặt khác, những hình thức này cũng

có thể là phương tiện khiến cho nhận thức của chúng ta về Đức Chúa Trời trở nên gần gũi.

Bữa ăn và nghi thức của Lễ Vượt Qua đã thật sự giúp ích cho các thế hệ Y-sơ-ra-ên sau này

nhận thức rõ về phép lạ Đức Chúa Trời đã làm để giải thoát dân Ngài ra khỏi Ai Cập; những

lễ dâng đã khắc họa được lòng nhân từ của Chúa. Điều này không hề có ẩn ý gì về ý nghĩa

nội tại của các sự vật ấy cũng không tự động xảy đến, song chúng chỉ là những phương tiện

chuyên chở hữu hiệu lẽ thật của Đức Chúa Trời.Thật ra thì hình thức đó cũng giới hạn mối

quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Nhưng chính điều đó cũng cho thấy rằng chúng ta

67

chỉ là loài thọ tạo. Cho nên giới hạn là điều không thể tránh khỏi. Người theo Chúa biết rằng

sự tự do thật không phải là làm những gì chúng ta muốn nhưng là bước đi trong đường lối mà

Đức Chúa Trời đã vạch ra cho chúng ta. Đây là điều Đức Chúa Trời muốn con dân Ngài phải

hiểu.Dĩ nhiên cũng chẳng nên coi thường nguy cơ lấy việc tuân thủ bên ngoài thay thế cho

thực tại bên trong. Thật vậy, Cựu Ước rất ít khi mô tả về sự quân bình thích hợp cần phải có

giữa phần ngoại tại và nội tại. Qua A-mốt, Đức Chúa Trời đã phán bảo với dân chúng rằng

Ngài khinh dể các kỳ của lễ của họ (A-mốt 5:21). Nhưng chắc chắn điều Ngài muốn nói đến

ở đây chính là một khi họ không còn có một đức tin năng động nữa thì hình thức thờ phượng

chỉ trở nên vô nghĩa mà thôi. Hình thức chủ nghĩa luôn luôn là mối nguy cho sự thờ phượng,

nhưng không vì thế mà hủy bỏ mọi hình thức thờ phượng.

Cuối cùng thiết tưởng cần nên nói về đặc tính cơ bản của các hình thức thờ phượng.

Đức Chúa Trời phải giáo huấn dân Ngài về phương thức thờ phượng không phải chỉ vì họ

không biết cách thờ phượng mà còn bởi vì họ không xứng hiệp cho sự thờ phượng. Họ vốn là

tội nhân nên không thể nào đứng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Luật pháp đã ban

cho việc tẩy sạch, việc dâng của lễ � tóm lại là sự chuộc tội. Điều này có nghĩa là những lời

giáo huấn ấy chẳng những đem lại cho dân Y-sơ-ra-ên một phương cách để bày tỏ đức tin của

mình mà còn thay mặt Đức Chúa Trời để cung cấp cho họ con đường để quay về với mối

tương giao và thông công đã từng bị gãy đổ. Sự chuộc tội và sự cứu chuộc, như chúng ta sẽ

thấy, chính là tâm điểm và cốt lõi của sự thờ phượng Cựu Ước.

2. Vị thế của sự thờ phượng trong tín ngưỡng Cựu Ước. Những nghi thức của sự thờ

phượng đóng vai trò quan trọng trong việc bày tỏ những thực tại của tín ngưỡng Cựu Ước

bằng những hình thức bên ngoài. Những nghi thức này là cách bày tỏ tín ngưỡng Cựu Ước

cách công khai, mang tính xã hội, không thể them hay bớt. Mối quan hệ thiết thân giữa đức

tin và sự đáp ứng đó có thể được hiểu rõ hơn khi nghĩ sự thờ phượng như là biểu tượng

(symbolic) và hình bóng (typical) (xem Vos, 161-64).

Sự thờ phượng mang tính biểu tượng có nghĩa là nó được thể hiện ra bằng phương

thức hữu hình để minh chứng cho thực tiễn mối tương giao thuộc linh với Đức Chúa Trời.

Biểu tượng là một đồ vật hay một hành động có thể hướng con người vào môi trường của họ

nhờ đó họ xây dựng thế giới của riêng mình. Nhưng những nghi thức thờ phượng của Cựu

Ước còn có một chiều kích mầu nhiệm sâu xa hơn khiến tạo nên một đặc tính khách quan.

Chẳng hạn như đền thờ nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên về sự hiện diện của Đức Chúa Trời, nhưng

nhờ lời hứa của Đức Chúa Trời và các sinh tế được dâng lên tại đó thực sự cũng là trung gian

cho sự hiện diện của Ngài. Bên trong nơi chí thánh, động tác của thầy tế lễ vào ngày đại lễ

chuộc tội cũng chính là những động tác của dân chúng hướng về Đức Chúa Trời, điều mà

Ngài cho phép bởi lòng nhân từ của Ngài.

Nhưng sự thờ phượng đồng thời cũng có tính cách hình bóng. Điều này có nghĩa là nó

có tính dự báo. Trong chính những giới hạn của nó, sự thờ phượng báo trước về những gì sẽ

thực sự xảy đến trong tương lai. Sự thờ phượng Cựu Ước nặng về tương lai. Đền thờ khiến

người Hi-bá-lai phải mong ngóng đến một ngày vào thời kỳ sau rốt sẽ trở thành nơi ngự của

Đức Chúa Trời giữa loài người (Khải 21:3). Đối với các Cơ Đốc nhân, khi được biết về khải

tượng của Giăng, không chỉ là sự hữu ích mà còn khiến họ cảm kích sâu xa hơn về sự thờ

phượng tại đền thờ. Họ sẽ cảm nhận được sự vui mừng tột bậc: �Tôi vui mừng khi người ta

nói với tôi rằng: Ta hãy đi đến nhà Đức Giê-hô-va� (Thi 122:1).

Việc thờ phượng trong đền thờ không phải bị loại bỏ nhưng là được nâng cao vai trò

cũng như được nhìn dưới một ánh sáng mới. Luật pháp đã được hoàn thiện, thành toàn chứ

không hề bị hủy bỏ. Rõ ràng nhất là qua sự hy sinh của Đấng Christ, Đấng đã thực hiện và

kiện toàn hệ thống tế lễ Cựu Ước. Nếu chúng ta không cảm nhận được ý nghĩa phong phú

của hình bóng mang tính tiên tri như là bóng thì chúng ta cũng sẽ không hiểu đúng được ý

nghĩa của thực tại như là hình. Chẳng hạn khung cảnh thờ phượng mà các Thi Thiên được sử

dụng hầu như cũng quan trọng như chính những Thi Thiên đó, vì đó là một kiểu mẫu được

68

Chúa sắp đặt có ý nghĩa tương quan với sự hy sinh của Đấng Christ. Như chúng ta đã thấy

trong phần dẫn nhập, hình bóng học (typology) được sử dụng khá phổ biến trong Hội Thánh

đầu tiên nhờ nhấn mạnh đặc tính lịch sử của mặc khải. Nhưng như Vos ghi nhận, một điều gì

đó không thể là hình bóng nếu ban đầu đó không phải là một biểu tượng (Vos, 154). Kết hợp

cả hai khía cạnh � hiện tại và tương lai � giúp chúng ta có thể tránh được cám dỗ gán cho sự

việc nào đó một ý nghĩa hình bóng mà thật ra nó không có.

Những Nơi Chốn Thiêng Liêng

Mặc dầu rõ ràng là Đức Chúa Trời ngự trên trời (Sáng 11:5; Xuất 19:11 và I Vua

8:27) nhưng Ngài vẫn chọn những nơi chốn đặc biệt để gặp gỡ dân Ngài. Với tộc trưởng Gia-

cốp, Bê-tên � nghĩa là nhà của Đức Chúa Trời � đã trở thành một nơi chốn đặc biệt, vì tại đó

Đức Chúa Trời đã gặp ông trong một giấc chiêm bao. Núi Si-nai đã trở thành thiêng liêng

theo sự truyền tụng của người Y-sơ-ra-ên vì Đức Chúa Trời đã hiện ra với Môi-se tại đó. Dân

Số Ký chương 14 đã thuật về vinh quang của Đức Giê-hô-va khi Ngài hiện ra với dân sự tại

Ca-đe và cảnh cáo họ do sự lằm bằm oán trách Chúa. Sở dĩ đền tạm và đền thờ được tôn

trọng bởi vì chúng được đồng nhất hóa với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Về trường hợp

của đền thờ thì Đức Chúa Trời có phán: �Danh ta sẽ ngự tại đó� (I Vua 8:29). Cũng có thể

hiểu rằng Ngài sẽ ngự tại đó vì danh Ngài là biểu tượng của hiện diện Ngài. Tuy nhiên,

những hình thức hiện diện của Ngài như vậy cũng thật sự chứng tỏ Ngài không hề bị hạn chế

trong những nơi chốn đó. Xét về một ý nghĩa, theo như Ê-sai 6:3 thì khắp đất đều đầy dẫy

vinh quang Đức Chúa Trời. Nhưng đã có những lúc, những nơi, qua các hình thức trung gian,

vinh quang ấy trở nên đặc biệt rõ ràng đối với loài người tội lỗi.

Có một nguy cơ luôn đe dọa đó là người Y-sơ-ra-ên rất dễ tin rằng Đức Chúa Trời bị

giới hạn tại những nơi chốn ấy. Gia-cốp có thể đã từng nghĩ như vậy khi ông cho rằng Bê-tên

là chỗ đáng khiếp sợ, vì Đức Chúa Trời đã từng hiện diện tại đó. Dân Y-sơ-ra-ên được nhắc

nhở liên tục rằng Đức Chúa Trời đã chọn những nơi đó để tự mặc khải về mình nhằm bày tỏ

tình yêu và sự thành tín với những gì Ngài đã hứa. Không cần phải liên hệ Đức Chúa Trời với

một địa danh nào cả. Cũng không nên sử dụng những địa danh đó như những lá bùa hộ mệnh,

như một số người từng sử dụng đền thờ vào thời của Giê-rê-mi (Giê 7:4). Ở đây, một lần nữa

cho thấy đức tin của người Y-sơ-ra-ên cần phải tách biệt với đức tin của các dân tộc lân bang

mình. Đức Chúa Trời của họ không hề bị đồng nhất hóa với đất đai hoặc những tiến trình tự

nhiên. Nếu Đức Chúa Trời có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu và ở bất cứ hoàn cảnh tự

nhiênnào thì Ngài chính là Đức Chúa Trời thiện hảo và là Chúa tể

của cả thế gian này.

Tuy nhiên, cách duy nhất để dân Y-sơ-ra-ên có thể nhớ lại những nơi mà danh Ngài

đã được tỏ ra chính là sự cụ thể hóa đặc tính lịch sử về sự đối đãi Ngài đối với dân sự mình.

Đức Chúa Trời không phải chỉ sống trên thiên đàng hay cai trị thế giới theo nghĩa chung

chung mà Ngài còn tỏ rõ năng lực và uy quyền Ngài tại những nơi chốn đặc biệt những nơi

mà Ngài đã hiện ra để cứu giúp. Gắn bó với một địa danh cũng có thể là phương thức phù

hợp để bày tỏ đức tin nơi Đức Chúa Trời, Đấng từng hướng dẫn dân mình trong tiến trình

lịch sử.Đồng thời, những địa danh đặc biệt là nơi Đức Chúa Trời gặp gỡ dân Ngài, có thể nói

sự gặp gỡ Chúa và việc được đứng trước mặt Ngài được xem như mục tiêu cao cả nhất của

một đời người và cũng là tuyệt đỉnh của hạnh phúc (xem Thi 15, 24). Thật vậy, đền tạm còn

được gọi là hội mạc. Nhưng dầu nơi nào chăng nữa thì việc gặp gỡ Đức Chúa Trời thường

diễn ra với phản ứng sợ hãi. Trong trường hợp của Ê-sai thì đáp ứng của ông là sự nhận thức

sâu xa về tính cách bất xứng của mình (Ê-sai 6:5). Tất cả những điều đó nhắc nhở chúng ta

khi gặp gỡ Đức Chúa Trời thật sự phải bao gồm cả sự đoán xét trước khi được tận hưởng

niềm vui. Điều này thể hiện rõ trong những Thi Thiên đã được đề cập đến trước đây: �Hỡi

Đức Giê-hô-va, ai sẽ ở trên núi thánh Ngài?� (Thi 15:1). Vậy nơi Đức Chúa Trời cung

69

ứng cho sự gặp gỡ cũng phải là nơi của sự thanh tẩy và sự tha thứ.Trong bất kỳ biến cố nào

loài người cũng không thể gặp được Đức Chúa Trời, trừ khi họ tận dụng những nơi chốn mà

bởi ân điển Chúa, Ngài đã cung ứng cho việc gặp gỡ, vì nếu Ngài không hạ cố thì con người

không còn cách nào khác để được biết Ngài. Chính vì thế tác giả Thi Thiên đã mô tả niềm vui

về viễn cảnh đi đến nhà của Đức Chúa Trời (Thi 122:1). Phương thức này vẫn cần cho đến

khi sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời thể hiện qua một phương thức khác và các địa danh

trên được công bố là không còn ý nghĩa đặc biệt nữa. Sự mặc khải đó đã đến với Đấng phán

rằng: �Hãy phá đền thờ này đi [đền thờ là nơi hội họp, tuy nhiên văn mạch cho thấy Ngài

cũng ngụ ý nói về thân thể Ngài], trong ba ngày ta sẽ dựng lại [dựng lại ám chỉ về sự phục

sinh của Ngài] (Giăng 2:19-21 và xem 1:14 để thấy rằng ở cũng có nghĩa là đóng trại).

Thời Điểm Thiêng Liêng

Một số mùa trong năm đã được Đức Chúa Trời định làm những lễ hội tôn giáo. Tất cả

các quốc gia lân bang của Y-sơ-ra-ên cũng có những mùa của lễ hội tín ngưỡng, nhưng lễ hội

của họ rất khác với những lễ hội của Y-sơ-ra-ên. Tại Mesopotamia và Ugarit, các nghi lễ

nhằm mục đích tôn vinh các thần để bảo đảm cho đất đai được phì nhiêu trong năm tới. Tuy

nhiên, với người Hi-bá-lai, bản thân của mùa màng đã bày tỏ được sự thiện hảo của Đức

Chúa Trời rồi. Mùa gặt nhắc nhở họ rằng mọi tặng phẩm tốt lành đều từ nơi Đức Chúa Trời

mà đến, chính vì lý do đó mà lễ hội được đặc trưng hóa bằng sự vui mừng và kỷ niệm. Một

khi nhớ lại, họ chứng tỏ thái độ vâng phục với Đức Chúa Trời đồng thời cũng chúc tụng veà

quyền cai trị trên cõi thiên nhiên mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ.

1. Lễ bánh không men. Niên lịch Hi-bá-lai được đánh dấu bằng ba ngày đại lễ. Trước

hết là Lễ bánh không men, được cử hành vào tháng giêng trong năm, và được đồng nhất hóa

với Lễ Vượt qua từ lúc ban đầu (Lêv 23:5; Xuất 23:14-15; Giô 5:10-12, về ý nghĩa của ngày

Lễ Vượt qua xem Xuất 12:21-27). Suốt bảy ngày, họ phải ăn bánh không men, trong khi ngay

ngày thứ nhất họ phải nghỉ, không làm việc gì cả, và phải dâng các của lễ. Suốt kỳ lễ này, họ

kỷ niệm về thời gian chịu làm nô lệ và được Đức Giê-hô-va giải phóng khỏi Ai Cập. Lễ được

cử hành bằng một cuộc họp mặt trong gia đình để họ lặp lại phần nghi lễ về Lễ Vượt qua. Khi

con cái họ có hỏi: �Lễ này có nghĩa gì?� Cha mẹ sẽ trả lời: �Ấy là của tế lễ Vượt qua của

Đức Giê-hô-va, vì khi Ngài hành hại xứ Ê-díp-tô, thì Ngài đi vượt qua các nhà dân Y-sơ-ra-

ên, và cứu nhà chúng ta� (Xuất 12:26,27). Với sự diễn thuật lại như vậy, họ đã truyền rao ân

điển cứu chuộc của Chúa cho nhau, về phía bản thân mỗi người thì tái xác nhận đức tin của

mình nơi Chúa.

2. Lễ Các Tuần. Lễ Các Tuần còn được gọi là Lễ Mùa Gặt hay mùa hoa quả đầu tiên,

là ngày lễ dâng các hoa quả đầu mùa cho Đức Giê-hô-va (Xuất 23:16; Dân 26:31; Phục 16:9-

12). Lễ này còn được gọi là Lễ Ngũ Tuần, vì được cử hành năm mươi ngày sau khi bắt đầu

mùa gặt. Về sau, ngày lễ được tính theo ngày bắt đầu Lễ Vượt qua, và đến thời Đấng Christ,

có một số nhóm người đồng nhất hóa nó với ngày ban luật pháp trên núi Si-nai, một số khác

thì đồng nhất hóa nó với ngày tái lập giao ước. Điều khá lý thú, là cả hai ngày ấy cùng được

ứng nghiệm vào ngày lễ Ngũ tuần trong Công Vụ Các Sứ Đồ chương 2. Đây cũng là kỳ lễ vui

mừng để dâng các của lễ lạc ý thuộc về mùa gặt cho Đức Giê-hô-va, như Phục 16:10 có chép:

...tùy theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi. Một phần những lời chỉ

dạy về ngày lễ có nói rõ họ sẽ vui mừng trước mặt Đức Giê-hô-va�� cả gia đình, những tôi

tớ và khách viếng đều cùng họp mặt với họ. Mọi người cùng nhau vui mừng và nhớ lại rằng

chẳng những Đức Giê-hô-va đã ban cho họ mùa gặt, mà sự cung cấp của Ngài còn là một

phương cách để bày tỏ sự chăm sóc dấu yêu của Ngài bao gồm luôn cả việc giải cứu họ ra

khỏi Ai Cập (Phục 16:12). Không ai nghĩ rằng Đức Chúa Trời bị thúc bách trong việc điều

khiển mọi tiến trình luân chuyển của cõi thiên nhiên, hay nhờ các của lễ mà có thể khiến cho

Ngài nguôi giận. Trái lại, như R. J. Thompson đã từng phát biểu: Có niềm vui khi nhìn nhận

70

rằng tất cả mọi sự đều thuộc về Đức Chúa Trời và các trái đầu mùa được dâng lên thay cho

toàn thể mùa màng với lòng biết ơn (NBD, 1116). Chúng ta sẽ thấy được là đặc tính thay thế

này hết sức quan trọng trong tất cả những trường hợp thờ phượng của người Hi-bá-lai.

3. Lễ Lều Tạm. Ngày đại lễ thứ ba hằng năm là lễ LềuTạm hay lễ thâu trữ mùa màng.

Dân sự phải ở trong các nhà lều lợp bằng nhánh cây suốt bảy ngày (Lêv 23:39-43; Xuất

23:16; Phục 16:13). Ngày thứ nhất và thứ tám là những ngày nghỉ. Một lần nữa, bầu không

khí vui mừng phải là đặc điểm cho kỳ lễ được cử hành trong bảy ngày này. Suốt thời gian đó,

chẳng những họ phải kỷ niệm việc Đức Chúa Trời đã cung ứng phần vật thực cho mình mà

Ngài còn hướng dẫn và bảo vệ họ trong đời sống tại các nhà lều sau khi ra khỏi Ai Cập. Trên

hết mọi sự, điều này thực sự xác nhận rằng Jahweh chính là Đức Chúa Trời của họ (Lêv

23:43).

4. Lễ Chuộc Tội. Ngoài ra còn có nhiều ngày đặc biệt khác nữa. Trước hết là ngày lễ

chuộc tội (Lêv 16), sẽ là ngày nghỉ trang trọng, trong đó người Hi-bá-lai phải tự �tiết dục�

và dâng của lễ chuộc tội cho toàn dân. Đây là ngày quan trọng nhất để ăn năn và dâng của lễ.

Đức Chúa Trời đã truyền dạy rằng phải dâng các sinh tế và của lễ hằng ngày, hằng tuần,

nhưng cả đến những của lễ như thế vẫn chưa đủ để khỏa lấp, che đậy tội lỗi. Cho nên, vào

ngày ấy, thầy tế lễ thượng phẩm đem huyết chuộc tội vào nơi chí thánh để làm lễ chuộc tội

cho các thầy tế lễ và cho toàn dân �vì cớ tất cả tội lỗi của chúng� (Lêv 16:34). Chắc chắn

đây là một lễ kỷ niệm long trọng, nhắc nhở mọi người rằng họ không thể nào vui vẻ trong

mối quan hệ với Đức Chúa Trời, bởi trước hết phải giải quyết vấn đề tội lỗi. Điều có ý nghĩa

trong ngày này, là con dê đực gánh tội, người ta chất lên đầu nó tất cả tội lỗi của toàn dân

trước khi đuổi nó ra ngoài đồng vắng. Như đã được giải thích: �Con dê đực đó gánh trên

mình các tội ác của dân Y-sơ-ra-ên ra nơi hoang địa� (Lêv 16:22). Một lần nữa, đặc tính thay

thế trong việc chuộc tội đã được khắc họa hết sức rõ ràng.

5. Ngày Sa-bát. Cứ mỗi bảy ngày, phải giữ ngày thứ bảy làm ngày Sa-bát (Phục 5:12-

15; Xuất 23:12). Tuy điểm nhấn mạnh lại là sự yên nghỉ và bổ sức (cả cho súc vật, tôi tớ và

khách lạ nữa) nhưng mục đích ưu tiên vẫn là làm mới lại sự thông công với Đức Chúa Trời.

Như Eichrodt đã nói: �Chẳng có công việc gì, dầu cấp bách đến đâu lại có quyền ngăn trở

người ta tìm kiếm sự thông công thường nhật của mình� (Eichrodt, I, 133). Một lần nữa, họ

được nhắc nhở rằng Đức Chúa Trời đã dùng bàn tay mạnh sức của Ngài đem họ ra khỏi Ai

Cập, do đó họ phải giữ ngày Sa-bát (Phục 5:15).

6. Lễ tái lập giao ước. Cuối cùng thiết tưởng nên ghi lại giả thuyết của một số học giả

(trong đó có S. Mowinckel và H. J. Kraus) rằng còn một ngày lễ nữa mà Kinh Thánh không

nói cụ thể được cử hành như một kinh nghiệm tín ngưỡng của toàn dân Y-sơ-ra-ên. Một số

Thi Thiên dường như cũng đề cập đến ngày lễ đó. Có lẽ những ngày lễ tái lập giao ước ban

sơ (Phục 27:11-26; Giô 8:30-35) đã phát triển suốt thời kỳ quân chủ trở thành một lễ Năm

Mới, từng được dùng làm bối cảnh cho một số Thi Thiên nói về vua (2, 18, 20,...). Có thể

những học giả trên bị ảnh hướng quá nhiều về những kỳ kễ như vậy giữa vòng các dân tộc

lân bang của Y-sơ-ra-ên, sự gợi nhớ đó cũng rất đáng kể đối với một số hình thức bày tỏ sự

thờ phượng (chẳng hạn như Thi Thiên 50) khó lồng được vào một bối cảnh nào khác. Dầu

sao, công trình nghiên cứu này cũng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về các Thi Thiên.

Vậy, có những thời điểm đặc biệt dành để nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên, toàn bộ thời gian

đều ở trong tay Đức Chúa Trời và Ngài vẫn hành động kịp thời kịp lúc bằng những công tác

đặc thù và thông qua những diễn tiến tự nhiên để tỏ ra sự thiện hảo Ngài nhằm giải phóng

cho dân tuyển. Hơn nữa, kỷ niệm Đức Giê-hô-va chắc chắn không phải là chuyện ru ngủ hay

là những lễ nghi vô nghĩa. Nó là một phương thức vui mừng nhằm bày tỏ lòng tin quyết rằng

đời sống của người Y-sơ-ra-ên đang ở trong trật tự và có sự định hướng bởi Đức Giê-hô-va

từng giải cứu họ trong quá khứ chắc chắn vẫn còn tiếp tục chăm xem họ.

71

Những Công Việc Thiêng Liêng

Để phần nào chứng tỏ họ sẵn sàng đáp ứng với sự thờ phượng, Đức Chúa Trời truyền

dạy phải làm một số việc chứng tỏ dân sự luôn luôn vâng lời Ngài và bày tỏ ra đức tin của họ.

Tuy đến giai đoạn của Môi-se, chúng ta mới thấy có nhiều ngày lễ như vậy nhưng từ thời các

tộc trưởng, Đức Chúa Trời đã truyền dạy phải làm một số việc rồi. Trước hết, mỗi người nam

phải chịu phép cắt bì như một dấu hiệu của giao ước (Sáng 17:10). Cần lưu ý đây là điều Áp-

ra-ham buộc phải làm, nhưng không phải chủ yếu là dấu hiệu của đức tin nơi ông, nhưng là

dấu hiệu của ân điển của Đức Chúa Trời đã đến với ông, và cũng kèm theo đó là sự rủa sả

(Sáng 17:14). Dấu hiệu của sự đáp ứng chỉ là thứ yếu và thực sự đãù trở nên dấu hiệu của

toàn dân Do thái. Trước đó, Đức Chúa Trời đã đòi hỏi Áp-ra-ham làm một việc khác (Sáng

15:8-11). Khi Áp-ra-ham hỏi Đức Chúa Trời làm sao để ông biết rằng ông sẽ sở hữu được đất

này, Đức Chúa Trời đã dạy ông mổ làm hai một con bò cái tơ, một con dê cái, một con chiên

đực và một con cu rừng. Có một ngọn lửa đã lòe ngang qua xác các con vật đã bị mổ ra đó

(c.17) để làm dấu hiệu chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa của Ngài. Cũng như trụ

mây, trụ lửa, đó cũng là một sự bày tỏ về sự hiện diện Ngài.

1. Các nghi lễ thanh tẩy. Các lễ nghi tẩy sạch không phải chỉ một mình dân Y-sơ-ra-

ên mới có mà thật sự chúng ta đã thấy họ thực hành truớc khi có những lời giáo huấn công

nhiên vào thời của Môi-se. Có lẽ chúng cũng giống như những việc tương tự được thực hành

trong các dân tộc lân bang của Y-sơ-ra-ên. Ngay từ đầu trong Sáng 35:2, chúng ta đã thấy

Gia-cốp bảo cả nhà mình hãy dọn mình thanh sạch và thay đổi áo xống, nhưng qua mạch văn

mới thấy nó đặc biệt quan trọng. Họ đang đi lên Bê-tên để lập một bàn thờ cho Đức Chúa

Trời. Như thế đã có sự thừa nhận về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời � tuy điểm này không

được đề cập rõ ràng và sự cần thiết phải dọn mình trước khi đến gần Ngài. Lúc Môi-se ở trên

núi xuống (Xuất 19:14), ông bảo toàn thể dân sự phải giặt áo xống và tự làm cho mình thanh

sạch để chuẩn bị nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời. Rồi họ đến đứng dưới chân núi (c.17).

Một lần nữa, đây là dấu chỉ cho thấy nếu Đức Chúa Trời phán dạy họ, họ phải tự dọn mình,

tuy phần lớn những điều khoản của luật pháp đề cập sự thánh khiết vẫn chưa được ban ra.

Điều quan trọng cần lưu ý trong việc này, là ý thức về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời có

trước việc ban luật pháp, chứ không phải là hệ quả của việc ấy.Chủ đích đầu tiên của các luật

lệ thanh tẩy là để biệt riêng dân chúng cho Đức Giê-hô-va. Các luật lệ ấy sẽ là cách thể hiện

bề ngoài về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, do đó chính họ cũng phải là một dân thánh

(hay được biệt riêng). Thứ hai, các luật lệ ấy biệt riêng họ khỏi các dân tộc chung quanh, nhất

là khỏi những niềm tin về các thần linh ma quỉ của chúng. Chính vì lý do đó mà con heo bị

cấm đối với dân Y-sơ-ra-ên vì đó là một con vật được dùng để cúng tế của dân Ca-na-an đời

xưa. Những con thú không tinh sạch khác như chuột, rắn và thỏ rừng đều có quan hệ với tà

thuật ngoại giáo (Lê-vi 11 và Phục 14:3-21; Eichrodt, I, 134). Đồng thời, các luật lệ ấy cũng

nhằm cách ly họ khỏi khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với một xác chết (Dân 19:11-13)

hoặc với bịnh phung (Lêv 13). Nhưng phải nhớ rằng vấn đề giữ vệ sinh không phải được đặt

ở hàng đầu vì còn nhiều vật truyền bịnh khác, chẳng hạn bệnh dịch hạch, đã không khiến cho

người ta trở thành ô uế. Với người Hi-bá-lai, �sạch� trước hết có nghĩa là có �đủ phẩm

cách để đến gần Đức Chúa Trời� (Vos, 173). Vấn đề căn bản trong đức tin của Cựu Ước là

sự thể ảnh hưởng đến tình trạng quan hệ của một ai đó với Đức Chúa Trời .Cùng với toàn thể

luật pháp, những lời giáo huấn về nghi lễ là bài học bổ sung sau khi đã noi theo những lời

giáo huấn của Đức Chúa Trời chỉ như vậy mới có thể sống được một cuộc đời vui vẻ, đẹp

lòng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên đến cuối cùng, người ta đã thấy giáo huấn là biểu tượng

nhưng không thể làm cho tinh sạch. Từ đầu người ta đã nhận thức được sự tẩy sạch chỉ bởi

Đức Chúa Trời mà thôi. Đến thời Đa-vít, các nghi lễ đó là cách bày tỏ sự thanh khiết trong

lòng do tác động của chính Đức Chúa Trời. Đa-vít nói: �Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy

72

sạch... tôi� (Thi 51:7), trong khi điều ông ngụ ý muốn nói thật ra là: �Xin... làm cho mới lại

trong tôi một thần linh ngay thẳng� (c.10).

2. Sự thờ phượng bằng của lễ. Ý nghĩa của lễ trong Cựu Ước tập trung quanh từ ngữ

Hi-bá-lai kipper, thường được dịch là chuộc�hay che lấp (Lêv 1:4). Nguyên nghĩa có thể là

che lấp� (như từ ngữ A-rập có quan hệ họ hàng với nó) hoặc xóa đi (do tiếng Akkad). Hoặc

động từ có thể nói về quá trình mua chuộc hay chuộc tội bằng cách trả một số tiền hay một

tặng phẩm, một của dâng, phản ảnh ý nghĩa của danh từ Hi-bá-lai k{p#r (giá chuộc). Theo

bối cảnh Thánh Kinh (nhất là Lêv 17:11) nghĩa sau này diễn tả đúng nhất ý niệm của người

Hi-bá-lai (R. J. Thompson, NDB, 1120). Leon Morris gợi ý rằng trong Kinh Thánh, sự chuộc

tội vốn có giá trị cao hơn giá chuộc phải trả. �Bao giờ cũng ẩn chứa yếu tố ân sũng trong sự

chuộc tội� (Morris,1955,162,167). Cần lưu ý cả hai phương diện chủ quan và khách quan

đều được đề cập trong ý niệm cứu chuộc. Căn bản của hệ thống tế lễ gồm hai yếu tố. Trước

hết, có sự khiêm nhu hạ mình của kẻ thờ phượng, tượng trưng bằng việc đặt tay trên con sinh.

Hơn nữa, kẻ thờ phượng muốn đền bồi cho phía bị xúc phạm, thường là Đức Chúa Trời, để

mối quan hệ cá nhân được duy trì. Thứ hai, có sự thay đổi từ tình trạng ô uế sang tình trạng

tinh sạch. Ở đây, nhấn mạnh trên sự sai phạm khách quan, về một phương diện là các tiêu

chuẩn của công lý Đức Chúa Trời, về phương diện khác là quá trình biến đổi để đủ điều kiện

đến gần Ngài. Yếu tố thứ nhất nhấn mạnh vật được đem đến để dâng lên Đức Chúa Trời, có

thể biểu trưng bằng lời cầu nguyện. Yếu tố thứ hai đề cập đến phần của Đức Chúa Trời là

khiến con người có đủ tiêu chuẩn để đến gần Ngài, có thể xem như việc nhậm lời cầu nguyện.

a. Của lễ thiêu (U{l>h). Các sinh tế và của lễ khác nhau có thể được chia làm bốn

loại. Trước hết là của lễ thiêu (Lêv 1:4). Có lẽ đây là sinh tế tiêu biểu của Cựu Ước, chúng ta

có thể dâng nó để minh họa cho các yếu tố hiện diện trong hầu hết những của lễ khác. Căn

bản của nó là đặc tính cống hiến, một vật gì đó được đem đến và dâng lên cho Đức Giê-hô-va

vì cớ kẻ thờ phượng, để người ấy được ơn trước mặt Ngài.Người thờ phượng bắt đầu chọn

một con vật đặc biệt trong bầy, không tì vết nghĩa là không có điểm nào có thể khiến cho giá

trị của nó bị giảm đi. Điều này cho thấy đặc tính của nó là thay thế sự tinh sạch của con sinh

thay thế cho sự ô uế của người dâng của lễ (I Phi 1:19). Sự tinh sạch của nó cũng liên quan

đến đặc tính của dâng phải dâng lên cho Đức Giê-hô-va những gì tốt nhất. Rồi con vật được

đem đến đền tạm (đền thờ), tại đó, kẻ thờ phượng nhận tay mình (nghĩa đen là dựa vào) trên

con sinh. Ý nghĩa của sự việc này chắc chắn có quan hệ với việc đặt tay (Sáng 48:13,14; Lêv

24:14; Dân 8:10) luôn luôn có nghĩa là việc chuyển từ người này sang người kia (Vos,162).

Như vậy, đôi tay truyền tội lỗi sang cho con sinh là nạn nhân vô tội.Rồi bản thân người dâng

của lễ phải giết con vật trước mặt Đức Giê-hô-va�. Con sinh phải chịu đau đớn và chết đi để

nhận lấy sự hình phạt dành cho tội lỗi mà nó đang mang (Lêv 4:33; 17:11). Sau đó, huyết

được hứng lấy rồi đem rảy trên bàn thờ, nhiều phần hoặc cả con sinh được đem thiêu trên bàn

thờ. Từ ngữ Hi-bá-lai dùng để chỉ việc thiêu ở đây không có nghĩa thiêu để tiêu hủy, đúng

hơn là để tinh luyện, nói lên đời sống của người dâng lễ đã được dâng lên do vâng lời như

một mùi thơm cho Đức Chúa Trời (chắc có ẩn ý trong việc đề cập đến sinh tế của Đấng

Christ trong Êph 5:2). Cuối cùng, trong một số trường hợp (như trong của lễ chay dâng lên

trong Lêv 7:11-18) sau đó có một bữa ăn sinh tế, trong đó các thầy tế lễ, hoặc các thầy tế lễ

và kẻ thờ phượng cùng ăn thịt ấy. Trong Kinh Thánh, bữa ăn thông công luôn nói lên sự

tương giao và phước hạnh tích cực. Như vậy, của lễ đã dâng lên Đức Chúa Trời được trả về

cho kẻ thờ phượng tượng trưng rằng chẳng những để chấm dứt mọi đố kỵ mà còn nhắm đến

việc được hưởng trọn vẹn ân huệ của Đức Chúa Trời nữa. Mối thông công trọn vẹn đó được

tóm tắt trong ý niệm về hòa bình của Cựu Ước, nghĩa là sau khi đã dâng sinh tế, hòa bình

được vãn hồi. Cuối cùng, bữa ăn thông công là bữa tiệc Đức Chúa Trời ban, được góp nhặt

lại trong Tân Ước thành lời truyền dạy về Tiệc Thánh. Đấng Christ là sự hòa bình của chúng

ta, và chúng ta kỷ niệm sự hy sinh dâng mình của Ngài chung quanh bàn Tiệc Thánh.

73

b. Của lễ chay (m!nj>h). Ý niệm căn bản của của lễ chay là một cống vật hay tặng

phẩm dâng lên để nhận được thiện cảm, thiện ý (Lêv 2). Nó phải là một vật có giá trị mà kẻ

thờ phượng đã làm ra hay chuẩn bị. Nó là một phần bản thân của người dâng của lễ tượng

trưng cho toàn bộ con người mình. Khi được thiêu trên bàn thờ, của lễ là một mùi thơm cho

Đức Giê-hô-va. Mùi thơm của của lễ nói lên mối quan hệ chặt chẽ với lời cầu nguyện, và

thường nói lên như vậy. Cả của lễ này lẫn lời cầu nguyện đều nói về việc đến gần Đức Chúa

Trời và đầu phục chính mình cho sự chăm sóc của Ngài. Do việc vui mừng thực hành các

nghi lễ này, người thờ phượng được nhắc nhở rằng Đức Chúa Trời chẳng những chỉ đòi hỏi

sự đồng ý và xưng nhận, mà còn đòi hỏi cả việc làm nữa. Ngay trong Cựu Ước, đức tin

không bày tỏ cũng đã là đức tin chết.

c. Của lễ thù ân (hòa bình � z#b^j hoặc v+l*m!m). Của lễ thù ân được dâng lên để

bày tỏ lòng tri ân Đức Chúa Trời, hoặc có lẽ để trả một lời thề nguyện. Nó cũng có thể được

dùng như một bữa ăn đặc biệt trong ngày dâng của lễ.

d. Của lễ chuộc tội hay lầm lỡ (a*v*m hay j^tt*at). Các của lễ chuộc tội hoặc chuộc

lỗi (Lêv 4 và 7) trở nên cần thiết khi người ta phạm lỗi, bị ô uế về mặt nghi lễ (Lêv 4:2 cũng

nói rõ là dành cho những người phạm tội mà không hay biết). Tội phạm với người lân cận

thường dùng từ ngữ a*v*m, còn các tội phạm cùng Đức Chúa Trời thường dùng từ ngữ

j^tt*at. Ở đây yếu tố chính là giải tội. Của lễ này dành cho tất cả mọi người. Các điều kiện dễ

dàng được dành cho người nghèo, để họ dâng lên những gì họ có được.

Thần Học Về Sự Thờ Phượng

Cả các sinh tế lẫn của lễ đều là ẩn dụ về sự thánh khiết và công bình của Đức Chúa

Trời. Chúng cũng nói lên việc con người đã được tạo dựng theo ảnh tượng Ngài nên cũng có

khả năng để tương giao với Ngài, mặc dầu họ đã sa ngã. Hệ thống của lễ là một phần trong

các phương tiện Đức Chúa Trời dùng để tạo lập nên một dân biết nghe và bước theo Ngài.

Ở phần đầu của chương này, chúng ta đã lưu ý rằng hình thức bày tỏ một thực tại bên

trong tức sự ăn năn về đức tin. Đặc tính nội tại đó cần phải phản ảnh bằng sự ăn năn và xưng

tội. Nhiều khi xưng tội rõ ràng là yếu tố chính yếu khi dâng của lễ, như trong I Sam 7:5-11.

Trước hết, phần đáp ứng bên trong phải được đặt nền tảng trên sự thừa nhận tất cả những

điều đó đều thuộc về Đức Chúa Trời. Trong Sáng 22, Áp-ra-ham đã không hề thắc mắc việc

Đức Chúa Trời có quyền đòi hỏi ông phải dâng Y-sác làm sinh tế. Nếu quả thật Đức Chúa

Trời có uy quyền như Áp-ra-ham tin, làm sao ông có thể giữ lại đứa con trai của mình được?

Thế nhưng, khi Đức Chúa Trời thấy được đức tin của Áp-ra-ham, Ngài đã chứng tỏ đức hiếu

sinh của Ngài, và cung ứng một con vật để thay thế Ysác.Đặc tính tự nguyện đáp ứng cũng

rất hiển nhiên trong việc dâng của lễ cảm tạ. Nhiều khi chúng ta bị lóa mắt bởi những điều

qui định chi tiết về các của lễ, quên đi sự kiện sự thờ phượng Cựu Ước vẫn dành khá nhiều

chỗ cho lòng tự nguyện tự phát. Thi Thiên 116:2 ghi nhận tính thần muốn đáp lại sự thánh

thiện của Đức Chúa Trời: �Tôi sẽ lấy gì báo đáp Đức Giê-hô-va?� giống như chúng ta vẫn

suy nghĩ về người thân yêu của mình � tôi có thể tặng gì để bày tỏ tình yêu của tôi? Chúng ta

có thể kể các lời thề nguyện trong Cựu Ước liên quan đến vấn đề này. Với lỗ tai của thời hiện

đại, lời thề nguyện nghe có vẻ tầm thường và máy móc, nhưng đối với người Hi-bá-lai, chúng

là cách đáp ứng bình thường trước Đức Giê-hô-va là chủ tể của cả đất trời . Để đáp lại ân huệ

của Đức Chúa Trời, người ta có thể thề nguyện sẽ làm (Sáng 28:20-22), hoặc không làm (Thi

132:2-5), hoặc chỉ đơn giản để tỏ lòng sốt sắng hoặc tri ân (Thi 22:25). Lời thề là dấu hiệu

cho thấy sự ngay thẳng của đức tin và sự đáp ứng cá nhân cũng phần nào giống như sự ngay

thẳng của Đức Chúa Trời-một hình thức mô phỏng mà chúng ta sẽ thảo luận ở chương 10.

Đặc tính nội tâm và cá nhân của sự thờ phượng còn được bày tỏ trong việc thỉnh

thoảng người ta cũng có thể được tha tội chỉ đơn giản bằng lời kêu cầu Đức Giê-hô-va mà

thôi. Áp-ra-ham đã cầu thay cho Lót trong Sáng 18, Môi-se cầu thay cho dân sự trong Xuất

74

32:30-34. Các tiên tri cũng thường nài nỉ Đức Chúa Trời thay mặt dân chúng. Điều này cho

thấy trong một số điều kiện nào đó, Đức Chúa Trời có thể chấp nhận những trung gian khác

nhau giống như cách Ngài chấp nhận vai trò trung gian của thầy tế lễ thượng phẩm vào nơi

chí thánh mỗi năm một lần để cầu thay cho dân chúng.

Mọi điều đó nhằm hướng về một ngày khi mà chương trình cứu chuộc của Đức Chúa

Trời sẽ đưa người ta đến một tình trạng nội tâm hoàn toàn mới mẻ đã được các tiên tri diễn tả

như là một giao ước mới, một tấm lòng mới. Nhưng ngay cả trước đó, người Hi-bá-lai đã biết

rằng hình thức thờ phượng đích thực là chuyện của tấm lòng. Có người đã nói rằng: “Tôi lấy

làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa”� (Thi 40:8), chắc chắn người đó đang nhắm đến việc

làm trọn sự công chính, còn Đa-vít thì nói “Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tôi”� (Thi

51:7) chẳng những ông chỉ muốn đề cập đến sự tẩy sạch bằng nghi lễ, như chúng ta từng ghi

nhận, mà ông còn muốn nói đến sự tái sanh đạo đức ở bề trong nữa.

Chúng ta có thể tóm tắt ý niệm sinh tế trong Cựu Ước như thế nào? Sự thật là không

có một bức tranh nào bao gồm được đầy đủ ý nghĩa; đúng ra là phải kết hợp cả một loạt bức

tranh mới nói lên được ý niệm về sinh tế. Như chúng ta đã thấy, ý niệm trọng tâm là quá trình

chuộc lại hay phục hồi ân huệ nhờ sự trả giá xứng hợp. Điều này dường như khá rõ ràng

trong Lêv 1:4 cũng như trong Ê-xê-chi-ên 45, tại đó sinh tế chuộc tội là yếu tố chủ đạo trong

bức tranh lý tưởng về sự thờ phượng. Nhưng thêm vào đó tuy không rõ bằng là ý niệm về sự

làm nguôi cơn thạnh nộ. Trong Cựu Ước, rõ ràng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đối với

tội lỗi thái độ trước sau như một phải được tỏ ra. Nếu dân Chúa muốn đến Ngài thì tội lỗi

phải đước che lấp và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời cũng phải được xoay sang hướng khác.

Nếu dân chúng phạm tội thờ hình tượng, họ phải sợ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nổi lên

để trừng phạt họ (Phục 6:15). Cho nên, muốn được tha tội trọn vẹn cần phải cất cơn thạnh nộ

ấy đi (Thi 85:2-3 và Mi-chê 7:18-20; cũng xem Morris 1955, 129-36). Hơn nữa, các sinh tế

của Cựu Ước cũng có tính thay thế. Chúng ta đã từng giải thích chủ đề này rồi, tức là một bộ

phận thay cho toàn thể, một người thay cho nhiều người. Ý niệm này xuyên suốt qua những

lời giáo huấn về sinh tế và các của lễ. Hình ảnh quan trọng nhất ở đây là hình ảnh con dê đực,

mang tất cả tội lỗi của dân sự vào nơi hoang địa. Chính yếu tố này mới duy trì được đầy đủ

nhất yếu tố cá nhân trong tín ngưỡng. Trong trường hợp này, huyết không phải là một yếu tố

phù phép, nhưng đã được Đức Chúa Trời chấp nhận để thay thế cho sinh mạng của kẻ thờ

phượng. Cuối cùng, trong tất cả những lời giáo huấn, rõ ràng Đức Chúa Trời đã tha tội vì cớ

danh Ngài. Ngài không thể bị mua chuộc, ngay khi bởi ân điển mà Ngài đã có những hành

động thực tiễn cho sự tha thứ. Nhưng thật sự ấy là bởi Đức Chúa Trời là Đấng muốn bày tỏ

lòng nhân từ Ngài (Xuất 33:19). Trong Ê-sai, chúng ta đọc thấy thời kỳ khi mà Đức Chúa

Trời vì cớ danh Ngài sẽ xóa sạch mọi tội phạm, cả khi Ngài đã mỏi mòn, chán chê vì cớ tội

ác của dân sự (Ê-sai 43:22-25).

Cuối cùng, cần phải nhận thức được rằng tất cả những điều qui định về sự thờ phượng

Cựu Ước đều có tính cách tạm thời. Chúng phải được lặp đi lặp lại liên tục nên rất đễ trở

thành những bổn phận mang tính hình thức. Rồi tội phạm cố ý nghĩa là tội phản loạn, chống

lại Đức Chúa Trời sẽ không thể được tha. Cả nhu cầu của con người lẫn thuộc tánh của Đức

Chúa Trời đều nói về một phương pháp tốt hơn. Qua tất cả các qui tắc, các giới mạng và

giềng mối, thật ra cũng chỉ có một niềm hy vọng duy nhất: �Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy trông cậy

nơi Đức Giê-hô-va, vì Đức Giê-hô-va có lòng nhân từ, nơi Ngài có sự cứu rỗi nhiều. Chính

Ngài sẽ chuộc Y-sơ-ra-ên khỏi các sự gian ác người� (Thi 130: 7,8).Niềm hy vọng về sự cứu

chuộc dư dật và dứt khoát đó dường như được phân bổ khắp Cựu Ước cho đến khi nó hội tụ

lại trong Ê-sai 53. Ở đây, tôi tớ của Đức Giê-hô-va trở thành đối tượng của hy vọng cả khi

diện mạo bề ngoài của con người ấy chẳng có gì hứa hẹn cả. Ở đây có yếu tố về phán xét

người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta� (c.4); �bởi sự

sửa phạt người...chúng ta được lành bịnh� (c.5). Ở đây, cũng có yếu tố về sự thay thế “Đức

Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người�(c.6). Văn mạch chỉ

75

rõ việc chuộc tội bằng một của lễ “người...dâng mạng sống (mình) làm tế (lễ) chuộc tội�

(c.10). Cuối cùng, là sự quy tội, chuyển sang sự công chính-kẻ tôi tớ ta sẽ làm cho nhiều

người được xưng công bình� (c.11).

Qua mọi việc đó, có niềm hy vọng về sự chiến thắng khải hoàn cuối cùng của Đức

Chúa Trời “những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được

thạnh vượng” (c.10). Tất cả những điều kể trên chỉ là những cái nhìn thoáng qua, nhưng đã

nói lên những gì tốt đẹp nhất của tín ngưỡng Cựu Ước và báo trước những điều tốt đẹp hơn.

Muốn hiểu đầy đủ ý nghĩa, người ta phải đi xa hơn Cựu Ước để đến với Đấng đã đến, tự mặc

lấy hình một kẻ tôi tớ và cam chịu vâng phục cho đến chết (Mác 10:45; Phil 2:5-11).

Chương 10

Lòng Tin Kính

Ở trên trời, tôi có ai trừ ra Chúa? Còn dưới đất, tôi chẳng ước ao người nào

khác hơn Chúa. Thịt và lòng tôi bị tiêu hao, nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của

lòng tôi, và là phần tôi đến đời đời.�

Thi Thiên 73:25-26

Đặc Tính Thần Học Về Lòngï Tin Kính

Sự tin kính trong Cựu Ước là sự đáp ứng của tấm lòng đối với sự mặc khải của Đức

Chúa Trời. Khi Chúa đời đời tự bày tỏ Ngài là Đấng thánh và yêu thương thì cần phải có sự

đáp ứng. Sự đáp ứng thành thật và xuất phát tự đáy lòng rất đáng được ghi nhận, không chỉ vì

hố sâu ngăn cách giữa Đức Chúa Trời thánh khiết với tội nhân, mà còn là vì niềm vui tìm gặp

Đức Chúa Trời, đấng hạ mình để yêu thương và chăm sóc tạo vật của Ngài. Sự đáp ứng của

tín nhân Cựu Ước là một sự đáp ứng tích cực, liên quan đến toàn bộ đời sống của mình. Nó

không chỉ là sự đồng thuận đơn thuần hoặc một sự xưng nhận suông. Với Áp-ra-ham, điều đó

có nghĩa là sự từ bỏ, bước theo, và quan trọng nhất là bước đi trước mặt Đức Chúa Trời

không chỗ trách được. Với Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên thì điều cần yếu là phải lìa bỏ Ai Cập,

lắng nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời và dám bước theo con đường Ngài đã hoạch định.

Chúng ta hãy xem xét một vài yếu tố liên quan đến việc bước đi cùng Đức Chúa Trời của tín

nhân trong Cựu Ước.

1. Sự kính sợ Đức Giê-hô-va. Sợ hãi là phản ứng đầu tiên đối với mặc khải về quyền

năng. Rudolf Otto gọi ý thức về quyền năng thiêng liêng của đấng thánh khiết là yếu tố căn

bản cho tất cả các tôn giáo (The Idea of the Holy, 1923). Nhưng nỗi kinh hoàng sơ khởi đó

cũng chưa phải là điều mà Cựu Ước gọi là « sự kính sợ Đức Giê-hô-va ». Thật vậy, lúc Môi-

se kể lại cho dân sự nghe những gì Đức Chúa Trời đã bày tỏ cùng ông, ông đã nói rõ: �Đừng

sợ chi� (Xuất 20:20), tuy nhiên ông tiếp tục bảo cùng họ rằng Ngài đã đến để người ta kính

sợ Ngài (nguyên nghĩa của từ sợ trong cả hai trường hợp nêu trên đều giống nhau). Có sự

mâu thuẫn ở đây chăng? Không, Môi-se muốn họ ý thức rằng họ không cần phải sợ trong

trường hợp đối mặt với những gì họ chưa biết hay chưa thể đoán định trước (sự sợ hãi vốn

bắt nguồn từ những ngoại giáo), nhưng cần phải sống với nhận thức đúng đắn về Đức Chúa

Trời là ai.

Sự kính sợ Đức Chúa Trời của người Hi-bá-lai thật độc đáo. Trong các ngoại giáo,

người ta luôn sống trong sự sợ hãi các thần linh và phải tìm cách làm cho những vị ấy nguôi

giận. Như Gilbert Murray từng nói về người Hy lạp rằng, họ luôn luôn sợ hãi. Nỗi lo sợ của

người Y-sơ-ra-ên đối với Đức Chúa Trời, đúng hơn là sự nhận thức đáng sợ về Đức Chúa

76

Trời thánh khiết đã hướng về họ và chọn họ làm dân sự của Ngài. Do đó, họ cũng bước đi

trong nỗi lo sợ nhưng là nỗi sợ dẫn họ đến đức tin và sự nương cậy chứ không phải là đến sự

hoang mang và tê liệt về nhận thức. Sự khôn ngoan tức là nghệ thuật thiết lập những kế hoạch

thông sáng và đi đến thành công, như tác giả Thi Thiên đã từng nói �Sự kính sợ Đức Giê-hô-

va khởi đầu sự khôn ngoan� (Thi 111:10). Một câu liên quan và bổ sung thêm ý nghĩa cho

câu trên là: �Phàm kẻ nào giữ theo điều răn Ngài có trí hiểu�.

Vậy, trước hết sự kính sợ không phải là một cảm xúc, mà là một nếp sống căn cứ trên

sự đánh giá đúng đắn về sự hiện diện và chăm sóc của Đức Chúa Trời. Một thái độ như vậy

bao gồm cả cảm xúc, không hề làm xa cách. Sự kính sợ như vậy dẫn đến sự sống và sự thỏa

lòng (Châm 19:23). Ở đây, chúng ta cũng chẳng trông mong sẽ nhận biết đầy trọn về sự kính

sợ Đức Chúa Trời ngay trong đời này. Vì Giê-rê-mi đã từng cho biết khi giao ước đời

đờiđược thiết lập thì sự kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được đặt vào lòng họ để họ không còn

quay lưng lại với Đức Chúa Trời nữa (Giê 34:20).

2. Đức tin nơi Đức Chúa Trời. Sáng 15:6 chép rằng Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời,

thì Ngài kể sự đó là công bình cho người. Xuyên suốt Cựu Ước, chỉ một mình Đức Chúa Trời

được thừa nhận là đối tượng thỏa đáng cho sự tin cậy: �Kẻ nào tin cậy nơi lòng (tâm trí)

mình là kẻ ngu muội� (Châm 28:26). Trong Cựu Ước, tin cậy trước hết hàm ý về sự nhận

biết và thấu hiểu Đức Chúa Trời. Nhưng ở đây hơn hẳn một sự nhận biết mang tính lý thuyết;

bởi nó mãi luôn là một nhận thức thực tiễn và từng trải. Tác giả Thi Thiên bảo con người hãy

yên lặng và biết Đức Chúa Trời là ai, qua câu trước đó, Ngài là Đấng dẹp yên giặc giã (Thi

46:9,10).Thứ hai, ý thức về sự thực hữu của Đức Chúa Trời đưa người ta đến chỗ tự nguyện

đầu phục Ngài để được dẫn dắt. Cũng như sự kính sợ, đức tin là một thái độ toàn diện ảnh

hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống. Điều này đã được mô tả thật ý nghĩa trong Thi Thiên

37:3-5, �Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va... Hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va...Hãy phó thác

đường lối mình...� Một sự đầu phục như vậy cuối cùng sẽ dẫn đến sự tin cậy vào các lời hứa

của Đức Chúa Trời, hay có thể nói rằng đó chính là sự vâng lời tích cực. Một khi chúng ta đã

nhận biết được Đức Chúa Trời và sẵn sàng kết ước thì đời sống chỉ còn một việc là bước theo

Ngài mà thôi. Chính vì lý do đó mà Cựu Ước rất thường đề cập đến con đường sự sống. Thi

Thiên 26:1 cho biết rằng tác giả đã không sợ bị Đức Chúa Trời đoán xét, vì ông đã bước đi

trong sự ngay thẳng. Sau đó ông thêm rằng, « Tôi cũng nhờ cậy Đức Giê-hô-va, không xiêu

tó”. Lưu ý là ông không hề nói rằng ông tin cậy nơi sự ngay thẳng của bản thân nhưng sự

ngay thẳng đó chính là chứng cớ cho lòng tin cậy của ông vào nơi Đức Chúa Trời.Hàm chứa

trong ý niệm đức tin là sự ăn năn hay, như được diễn tả đơn giản trong Cựu Ước, là « xây

khỏi ». Trong khi ý niệm ấy vẫn chưa được phát triển đầy đủ như trong Tân Ước thì nó lại

hiện diện thường trực xuyên suốt Cựu Ước. Xây khỏi đường lối riêng của mình để theo Chúa

và các mạng lịnh Ngài hàm ý con đường của quá khứ là sai lầm. Cũng không phải chúng ta

xây khỏi một lần đủ cả để theo Chúa nhưng là mỗi lần nhận biết tội lỗi là mỗi lần phải quay

lại (Lêv 5:5; Phục 30:2; Êxê 18:30).

3. Yêu mến Đức Chúa Trời. Phần kinh văn sau đây sẽ mô tả toàn bộ bổn phận của

con người đối với Đức Chúa Trời: �Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va

Đức Chúa Trời ngươi� (Phục 6:5). Ngày nay, chúng ta có thể nhận biết rằng cách nói đó của

người Hi-bá-lai có nghĩa là tình yêu phải xuất phát từ con người toàn diện. Yêu thương liên

hệ đến con ngườii toàn diện và thể hiện trong mọi sinh hoạt. Theo nghĩa tổng quát, tình yêu

thúc giục con người hành động nhằm thỏa mãn những ước muốn đang thôi thúc (Châm

20:13). Nhưng, như chúng ta đã từng ghi nhận, sự khát khao căn bản của lòng người chính là

sự ao ước về Đức Chúa Trời (Thi 42:1). Vậy, yêu mến Chúa chính là nội lực buộc chặt với

Ngài cách cá nhân và nảy sinh kết quả tự nhiên về một đời sống trung thành và cam kết. Có

lẽ hình ảnh đáng giá nhất cho mối quan hệ ấy được tìm thấy trong sách tiên tri Ô-sê, qua việc

thể hiện sự ràng buộc được ví sánh như tình yêu vợ chồng. Ở đây, mối quan hệ cơ bản thể

hiện được những gì mà Eichrodt gọi là « nhận thức trực tiếp về sự phụ thuộc lẫn nhau »

77

(direct sense of mutual belonging); tình yêu của con người luôb luôn là sự đáp lại tình yêu mà

Đức Chúa Trời đã yêu họ. Đáp ứng bằng tình yêu là mối liên hệ duy nhất thích ứng với sự

thành tín của Đức Chúa Trời dành cho con người. Như Phục Truyền 7:9 đã giải thích, Đức

Chúa Trời giữ giao ước của Ngài với những kẻ yêu mến Ngài. Về sau, Môi-se đặt lòng yêu

mến Đức Chúa Trời bên cạnh việc phục vụ và bước theo đường lối Ngài (Phục 11:13,22).

Cũng cần lưu ý một lần nữa rằng tình yêu không phải là một cảm xúc về Đức Chúa Trời, tuy

cảm xúc không hề bị phủ nhận, nhưng tình yêu chính là tấm lòng cam kết thể hiện bên ngoài

qua sự vâng lời. Khi tuân giữ các điều răn thì con người chứng tỏ được tình yêu với Đức

Chúa Trời (Phục 13:34; xem Giăng 14:15). Các điều răn đã trở nên quan trọng như những

phương tiện bày tỏ tình yêu của chúng ta, đến nỗi tác giả Thi Thiên đã xem sự yêu mến luật

pháp quí hơn cả vàng (Thi 119:127).

Ô-sê cũng nhấn mạnh rằng lòng yêu mến Đức Chúa Trời chính là việc đáp lại tình yêu

tiên khởi (prevenient love) của Ngài qua việc tuyển chọn dân Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời đã

qua đấng tiên tri mà phán rằng:�Ta đã dùng dây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng

nó đến...� (Ô-sê 11:4). Lý do duy nhất có thể minh giải cho việc tuyển chọn dân Y-sơ-ra-ên

của Đức Chúa Trời, ấy là vì Ngài đã đem lòng yêu thương họ, điều đó chắc chắn không phải

để đáp lại bất cứ điều gì mà dân Y-sơ-ra-ên có thể khoe khoang (Phục 7:7,8). Giê-rê-mi bổ

sung chính tình yêu đời đời của Đức Chúa Trời là nền tảng cho sự thành tín mà Ngài đã tỏ ra

cùng họ (Giê 31:3). Chúng ta phải hiểu sở dĩ các tiên tri thích dùng từ ngữ �nhìn biết Đức

Giê-hô-va� nhất là trong mối liên hệ với vương quốc tương lai, vì nó hàm ý về sự đáp ứng

tình yêu đối cùng Đức Chúa Trời (Gier 24:7; 31:34). Sự hiểu biết đầy trọn là kết cuộc của

tình yêu (trong Cựu Ước, động từ �biết� thường được dùng để chỉ về sự quan hệ tình dục).

Những Thể Hiện Đặc Trưng Của Lòng Tin Kính

1. Ca tung Đức Chúa Trời. Lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời của người Do Thái dẫn

đến sự cảm nhận niềm vui sâu xa dường như tràn ngập những phần kinh văn đề cập đến sự

thờ phượng trong Cựu Ước. Niềm vui ấy tự nhiên dẫn họ đến chỗ thốt lên sự ca tụng Đức

Chúa Trời. Nguyên nghĩa chữ ca tụng (h!ll@l hay y*d>h theo tiếng Hi-bá-lai) liên hệ sự tạo

ra tiếng ồn hoặc việc ra điệu bộ hay sự chơi đùa và ca hát. Qua các Thi Thiên, dường như

khía cạnh này rất ít khi bị thiếu vắng trong sự thờ phượng. Trong thực tế, sự ngợi khen

thường được kết hợp với việc hân hoan thuật lại công việc giàu ơn của Đức Chúa Trời qua đó

kẻ thờ phượng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình. Những bằng chứng sớm nhất về điều đó

được tìm thấy trong Xuất 15 và Phục 26:5-9, tại đó nói đến việc xưng nhận đức tin và ca

tụng được dâng lên đồng thời.

Ý thức và việc nhớ lại sự thiện hảo của Đức Chúa Trời làm cho thờ phượng của người

Hi-bá-lai trở thành sinh động, tươi vui (xem các Thi Thiên ca ngợi như Thi Thiên 92-100 và

103-118). Với các tín nhân Cựu Ước thì Đức Chúa Trời có ở khắp nơi và thể hiện rõ ràng,

trực tiếp. Bất cứ vào thời điểm nào của đời sống, họ cũng đều đối mặt với sự hiện diện của

Ngài. Phủ nhận hiện hữu của Đức Chúa Trời là một sự ngu dại (Thi 14:1) vì thế Cựu Ước coi

đó là tấm lòng gian ác. Tuy nhiên, sự hiện diện của Đức Chúa Trời luôn là kinh nghiệm cá

nhân. Các Thi Thiên đầy dẫy những câu như: « Hãy đến, chúng ta hãy ngợi khen Đức Giê-

hô-va » hay « Tôi sẽ hát về lòng nhân từ thương xót của Đức Giê-hô-va » hoặc « Đức Giê-

hô-va là Đấng chăn giữ tôi ». Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, ngay cả đến các cảm xúc tri ân

riêng tư nhất cũng đòi hỏi phải được tỏ bày cách tập thể.

Sự ca ngợi thích thú đến nỗi sự thờ phượng rất nhộn nhịp. Có nhảy múa (Thi 150:4),

đủ loại nhạc khí (Thi 108:2), ca hát liên tục (Thi 33:3) và cả đến việc la hét ồn ào nữa (Thi

27:6). Chẳng có gì tẻ nhạt trong sự thờ phượng Cựu Ước! Thật vậy, người ta có ấn tượng

rằng trong sự ngợi khen, con người nhận ra cứu cánh cao cả nhất của mình. Von Rad đã đưa

ra nhận định: �Ca tụng va không ca tụng Ngợi tương phản nhau như sự sống với sự chết: Ca

78

tụng đã trở thành biểu hiện sơ đẳng nhất của tình trạng đang sống�(Von Rad I, 370). “Sự

thờ phượng chết” của một số các hội thánh hiện nay đã lạc xa những gì Đức Chúa Trời mong

đợi.

2. Cầu nguyện. Phát triển từ cùng một mối quan hệ cá nhân cao độ giữa Đức Chúa

Trời và dân Ngài là ý thức về việc con người có thể kêu cầu cùng Ngài. Tuy có nhiều hình

thức cầu nguyện đặc biệt (chẳng hạn như những bài cầu nguyện trong nơi thánh ở Thi Thiên

24:7-10) được phát triển về sau, nội dung cơ bản của sự cầu nguyện Cựu Ước vẫn là sự bộc

lộ một cách hồn nhiên, tự phát niềm tin cậy dâng lên cho Đức Chúa Trời bởi kinh nghiệm cá

nhân nào đó. Người đầy tớ của Áp-ra-ham (Sáng 24:42-44) biết rằng không nhất thiết chỉ có

thể cầu nguyện tại các nơi thánh nhưng có thể lấy lòng tin quyết để thưa trình với Đức Chúa

Trời bất cứ khi nào cần. Sự cầu nguyện trong Cựu Ước rất phổ biến (Sáng 15:2-3; 24:12-

14,26). Từ lúc ban sơ, lời cầu nguyện đã có quan hệ mật thiết với việc dâng của lễ, tự nó đã

được gọi là sự �tìm kiếm Đức Giê-hô-va�. Sự liên hệ này rất quan trọng vì cho thấy một

trong những thái độ căn bản của sự cầu nguyện là thuận phục ý chỉ Đức Chúa Trời, như

chúng ta đã thấy, mà đặc điểm là sự trung tín dâng tế lễ. Tuy nhiên, mối liên hệ ấy không

phải là cứng ngắt. Cầu nguyện nhằm bộc lộ sự tin cậy một cách tự nhiên luôn thích hợp ở bất

kỳ nơi đâu và bất cứ khi nào trong đời sống.

Đối với người Hi-bá-lai thì không hề có một ma thuật hay bất cứ một công thức nào

đi liền với danh Đức Chúa Trời. Xuất 20:7 cấm lấy danh Đức Giê-hô-va làm chơi có nghĩa là

việc nhắc đến danh Ngài một cách khinh xuất. Điều này cùng với đặc tính tự phát của sự cầu

nguyện chứng tỏ sự khác biệt rất xa giữa người Hi-bá-lai với ngoại giáo về ý niệm cầu khẩn.

Eichrodt liệt kê các yếu tố sau đây rất phổ cập trong ý niệm cầu nguyện ngoại giáo nhưng lại

hoàn toàn xa lạ với người Hi-bá-lai: (1) trong dân Y-sơ-ra-ên không hề sử dụng danh Chúa

như một ngôn ngữ ma thuật. (2) không có những câu lập đi lập lại nhiều lần (3) không có sự

khấn thầm như đọc thần chú (Eichrodt, I, 174). Sự cầu nguyện trong Cựu Ước có khuynh

hướng loại trừ mọi hình thức cố định và máy móc. Cũng như danh Đức Chúa Trời chẳng hề

được che giấu nhưng được phổ biến rộng rãi cho tất cả mọi người, con dân Chúa cũng được

tự do kêu cầu Ngài vào bất cứ lúc nào.Cũng không hề có ý thức thần bí về việc tự tan biến

vào Đức Chúa Trời và hoàn toàn tự tách mình khỏi thế giới khi cầu nguyện. Thật vậy, có thể

cho rằng cầu nguyện Cựu Ước không phải là một phương tiện để thoát tục nhưng là một

phương tiện để cộng tác tích cực hơn với Đức Chúa Trời trong công việc Ngài (xem Jacob,

176). Tất cả sẽ quan trọng hơn khi chúng ta nhớ lại rằng người Hi-bá-lai đã từng nhìn thấy

mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và thế giới trong những điều kiện thiết thân nhất. Đức Chúa

Trời kêu gọi người ta nhập thế chứ chẳng bao giờ kêu gọi xuất thế, vì chính trong thế gian

này Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ Ngài là Chúa và là Đấng Cứu Chuộc.

Cầu nguyện trong Cựu Ước bày tỏ đời sống tín ngưỡng. Cầu nguyện thể hiện lòng

yêu mến và ngợi khen Chúa của con người, nó là một phương tiện để bày tỏ tình yêu đối với

người lân cận. Có một điểm được nhấn mạnh nhiều nhất đó là sự cầu thay. Những gương

điển hình đó là Môi-se (Xuất 32:32), A-rôn (Dân 6:22-27), Sa-mu-ên (I Sam 7:5-13), Sa-lô-

môn (I Vua 8:22,23) và Ê-xê-chia (II Vua 19:14-19). Mỗi nhân vật quan trọng này cho thấy

họ được xem như đóng vai trò trung gian giữa Đức Chúa Trời với loài người. Nếu điều đó

không báo trước việc tất cả mọi người đều có thể cầu nguyện thì nó cũng minh họa cho một

chủ đề tối quan trọng trong chức vụ của Đấng Christ. Một tội nhân cần được ai đó trình ra

duyên cớ mình trước mặt Đức Chúa Trời, mặc dầu trong Cựu Ước đã xác nhận rằng tội lỗi

muốn được tha không chỉ bởi sự cầu thay của con người (Êxê 14:12-20). Trong một ý nghĩa,

tất cả những ai tin cậy Đức Chúa Trời đều cần phải cầu thay cho nhau. Do vậy, nhận thức về

tội lỗi và sự yếu đuối thường gắn liền với sự cầu nguyện; bày tỏ sự đau buồn và thái độ xưng

tội thường bắt đầu cho những lời cầu nguyện trong Cựu Ước.

Tuy cầu nguyện là việc bộc lộ mối liên hệ cá nhân giữa Đức Chúa Trời với người

thuộc về Ngài nhưng, như chúng ta đã thấy, sự cầu nguyện đã triển khai trọn vẹn trong sự thờ

79

phượng chung tại đền thờ. Những bài ca đi lên (Thi 120-134) cho thấy niềm vui mà những kẻ

thờ phượng cảm thấy khi họ cùng đi lên nhà Đức Chúa Trời để thờ phượng (Thi 137:5,6).

Trong Cựu Ước, sự cầu nguyện cá nhân và giữa hội chúng luôn luôn bổ túc cho nhau. Như

Eichrodt đã nói: �Lòng tin kính chân thực và sống động không nhất thiết chỉ ẩn náu trong sự

cầu nguyện riêng tư, nhưng sự ca tụng thật và tín đời sống tín ngưỡng sống động cũng sẽ

được gia tăng sinh lực trong sự thờ phượng cộng đồng� (Eichrodt, I, 175). Việc người ta

thường họp lại với nhau để cầu nguyện chung chắc chắn không được người Do Thái xem là

một sự hạn chế, mặc dầu họ cũng biết rằng sự cầu nguyện không phải chỉ có trong đền thờ

mà thôi.

3. Tôn vinh Đức Chúa Trời. Như chúng ta đã thấy, Kinh Thánh quan niệm rằng sự

tôn vinh Chúa là quan trọng và có giá trị. Tôn vinh Đức Chúa Trời theo nghĩa trong Kinh

Thánh có thể được giải thích giản đơn là nhằm để cho giá trị và bản tính của Đức Chúa Trời

được bày tỏ. Bối cảnh của ý niệm này trong Cựu Ước là niềm tin cho rằng cả thế gian là lãnh

vực để vinh quang của Đức Chúa Trời được bày tỏ. Chẳng những chỉ có các từng trời rao

truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Thi 19:1) nhưng cả đất cũng đầy dẫy sự vinh hiển

của Ngài nữa (Ê-sai 6:3). Chúng ta đã thấy thế nào người Hi-bá-lai quan niệm về mối quan hệ

giữa Đức Chúa Trời với thế gian. Theo Vriezen ghi nhận điểm tương quan giữa thế giới quan

của Cựu Ước và thế giới quan của giáo hội Chính thống Đông phương đó là sự nhấn mạnh về

Linh của Đức Chúa Trời thật sự thâm nhập trong mọi sự vật (Vriezen,282n). Nhưng Cựu

Ướcthiếu mất phản ứng thần bí đối với thế gian, là điều phổ biến trong Cơ đốc giáo Đông

phương. Nhưng cả hai góc nhìn nêu trên đều ý thức rằng Đức Chúa Trời có thể tự bày tỏ

mình ra trong thế gian, quả thật Ngài có thể nhìn xuyên suốt� thế giới này (Thi 94:8-11).

Mối quan hệ này được bày tỏ rõ nét nhất qua Sự Nhập Thể của Ngài.

Tuy nhiên, vì tội lỗi mà người ta không thể nào nhìn thấy vinh quang của Đức Chúa

Trời trong thế gian này, và khi Đức Chúa Trời tự bày tỏ thì thế gian này phải ở trong tình

trạng bị đoán xét. Môi miệng Ê-sai phải được tẩy sạch trước khi ông được thấy vinh hiển và

hào quang của Đức Chúa Trời (Ê-sai 6:6,7; đối chiếu với Xuất 33:20). Nhưng sau sự xét đoán

(sau khi đã dâng tế lễ thích hợp) tín nhân có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đức Giê-hô-va.

Theo người Hi-bá-lai, vẻ đẹp trước hết là một kinh nghiệm thờ phượng, luôn liên quan đến sự

hiện diện của Đức Chúa Trời (Thi 50:2). Nhưng vẻ đẹp đó không bao giờ là điều chỉ để nhìn

và thưởng thức. Đóù chính là đặc điểm về sự bày tỏ của Đức Chúa Trời để khi người ta nhìn

thấy vinh hiển Ngài thì họ cũng được tương giao. Người Hi-bá-lai thờ phượng Chúa sẽ trở

nên giống như Đấng mà họ đang chiêm ngưỡng. Họ phải phản chiếu Đấng họ thờ phượng.

Như chúng ta đã thấy sự ngợi khen là phương tiện để tín nhân có thể nhớ lại một cách công

khai những gì Đức Chúa Trời đã làm, qua đó cũng phản chiếu vinh quang và sự cao cả của

Đức Chúa Trời. Qua cách biểu tỏ, người thờ phượng cũng rao truyền vinh quang của Chúa.

Như C. S. Lewis đã từng ghi nhận: �Sự ngợi khen chẳng những diễn tả mà còn làm trọn vẹn

niềm vui; nó là cùng đích đã được chỉ định... Tận hưởng là tôn vinh. Khi truyền dạy cho

chúng ta tôn vinh Ngài, Đức Chúa Trời mời gọi chúng ta tận hưởng Ngài.� (Reflections on

the Psalms, 1958, 95, 97).

Tất cả những điều kể trên đều sẽ có một kết cuộc tương lai. Các tiên tri đã nhìn thấy

trước ngày vinh quang của Đức Giê-hô-va sẽ bao phủ cả đất như nước tràn ngập biển (Ê-sai

11:9). Nhưng trong sự thờ phượng, người tín hữu hưởng được tiền vị của ngày đó, vì trong sự

thờ phượng, người ta kinh nghiệm vẻ đẹp và vinh quang của Đức Chúa Trời được bày tỏ. Ở

ngoài đền thờ, có những người không thấy được vinh quang của Chúa khi họ nhìn lên bầu

trời. Vì vậy, các tiên tri trông đợi một ngày khi mà vinh quang của Chúa sẽ được tỏ ra bằng

phương cách như vậy để mọi xác thịt đều củng nhau chiêm ngưỡng (Ê-sai 40:4-5). Ngày đó,

tất cả các yếu tố liên hệ với sự thờ phượng sẽ được nhìn thấy khắp nơi. Ngày đó là ngày tươi

đẹp, (Ê-sai 33:17; Thi 48:2), ngày vui mừng (Ê-sai 9:2-3), ngày ca ngợi (Ê-sai 12:1,4). Sẽ

chẳng còn ai hướng dẫn thờ phượng để khuyến giục chúng ta nhìn biết và ngợi khen Đức

80

Giê-hô-va, vì tất cả chúng ta, từ kẻ nhỏ nhất cho đến người lớn nhất đều sẽ nhận biết Đức

Giê-hô-va.

Kinh nghiệm đó sẽ rất mực riêng tư nhưng vẫn không mất đi tính tập thể. Sự tín kính

của từng cá nhân phải được xem là cao điểm chứ không phải là khởi điểm của sự thờ phượng

trong Cựu Ước. Chúng ta thường đảo ngược thứ tự ấy theo nhận thức tôn giáo mang tính cá

nhân chủ nghĩa hiện đại. Thật vậy, sự tương giao riêng tư và cá nhân với Đức Chúa Trời đã

có ngay từ buổi đầu. Nô-ê, Áp-ra-ham, Môi-se từng trò chuyện riêng với Đức Chúa Trời.

Nhưng kinh nghiệm của họ, theo một ý nghĩa có tính cách tiêu biểu và trung gian. Các vị ấy

nói thay cho tập thể và Đức Chúa Trời đối đãi với họ theo tính cách tập thể. Điều quan trọng

cần nhớ là Đức Chúa Trời đã kêu gọi một dân tộc cho chính Ngài và các cá nhân cũng tìm

được sự tương giao với Đức Chúa Trời trong bối cảnh của dân tộc này. Qua Đa-vít, chúng ta

cũng đã thấy được các giai đoạn phát triển cao hơn của tín ngưỡng cá nhân (Thi 51) nhưng

mãi đến thời các tiên tri, chúng ta mới thấy nó nở rộ. Kinh nghiệm của Giê-rê-mi chứng minh

cho khả năng tương giao cá nhân, thậm chí ông còn mong điều này được phổ cập (Giê 31). Ê-

xê-chi-ên cũng đã làm sáng tỏ đức tin và trách nhiệm cá nhân đối với Chúa (Êxê 18). Nhưng

nên nhớ tôn giáo cá nhân là nhằm kiện toàn chứ không phải phủ nhận tôn giáo xã hội. Một

khi đã nhìn biết Đức Chúa Trời rõ hơn, chúng ta sẽ được tự do để yêu thương người lân cận

một cách trọn vẹn hơn và cùng chia sẻ với nhau nhận thức đó. Trong chương kế tiếp, chúng

ta sẽ nói đến sự chia sẻ sự sống này cách cụ thể.

Chương 11

Đạo Đức Học �

Ta là Đức Giê-hô-va, là Đấng làm ra sự thương xót, chánh trực, và công bình

trên đất, vì ta ưa thích những sự ấy�

Giê-rê-mi 9:24

Nền Tảng Của Đạo Đức Học Cựu Ước

Khi chia tài liệu thành nhiều chương, chúng ta thường dễ làm cho người ta nghĩ có

một sự tách rời mà thật ra không có. Khi dừng lại để phản ánh các chủ đề khác nhau mà

chúng ta đã từng xem xét, chúng ta cần nhớ tính nhất quán cơ bản của thần học Cựu Ước.

Giao ước được đặt nền tảng trên bản tánh của Đức Chúa Trời; luật pháp bày tỏ mối quan hệ

giao ước, và sự thờ phượng cùng với lòng tin kính cùng nhau phát triển từ mối quan hệ giao

ước được minh định trong luật pháp. Nhưng lòng tin kính không hề đứng riêng rẽ nhưng tự

nhiên bày tỏ qua đời sống đạo đức của cộng đồng, là những gì chúng ta sẽ thảo luận ở đây với

chủ đề đạo đức học. Sự tin kính và đạo đức đi đôi với nhau như đức tin và việc làm trong

sách Gia-cơ vậy. Sự khôn ngoan mà chúng ta sẽ bàn tới trong chương kế tiếp cũng không

phải là không liên quan đến tất cả những điều này. Nó chỉ mô tả hình thức sống cụ thể trong

giao ước. Sự nhận thức nhất quán như vậy đặc biệt quan trọng trong Cựu Ước, tại đó tất cả

những gì trong đời sống đều có quan hệ với Đức Chúa Trời và các chủ đích của Ngài. E.

Jacob tóm tắt đời sống đạo đức của con người trong Cựu Ước bằng những lời sau đây: �Nếu

bản tánh con người có thể được minh định với chủ đề hình ảnh của Đức Chúa Trời thì chức

năng của nó được coi là sự bắt chước giống Đức Chúa Trời� (Jacob, 173). Chủ đề bắt chước

này được tiếp tục trong Tân Ước, dựa trên nền tảng các nguyên lý thần học quan trọng mà

bây giờ chúng ta phải khảo sát.

81

1. Bản tánh của Đức Chúa Trời. Đạo đức học Cựu Ước bày tỏ bản tánh của Đức

Chúa Trời. Nền tảng thần học này, chúng ta cũng đã thấy trong trường hợp luật pháp tổng

quát, là sự thật hiển nhiên nữa. Trước hết, nó ngụ ý tôn giáo và đạo đức có thể liên quan với

nhau rất mật thiết. Về một phương diện, Cựu Ước không hề nói tới một đạo đức học tách rời

ngoài tôn giáo, nghĩa là Đức Chúa Trời là nguồn gốc của sự thánh thiện, và nếu con người

hành thiện là do họ có sự nhận biết về Đức Chúa Trời (Châm 3:5,6). Về phương diện khác,

nhận thức về Đức Chúa Trời như vậy tất nhiên phải được thể hiện qua đời sống đạo đức.

Bước đi ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời là thành ngữ thông dụng chỉ về nếp sống đạo

đức. Nếp sống ngay lành được nhấn mạnh rất nhiều trong Cựu Ước đến nỗi xuyên suốt thời

gian giữa Cựu và Tân Ước, Do Thái giáo đã cho rằng toàn bộ nhiệm vụ của con người là tuân

giữ luật pháp. Chính thống giáo trở nên chỉ chú trọng đến một vấn đề: thực hành đúng

(orthopraxis). Nếu một người Do Thái tuân giữ luật pháp, người ấy được kể là người công

chính, bất kể niềm tin của người đó ra sao. Vì vậy, có nhiều ý kiến khác nhau được triển khai

rộng rãi chung quanh một số vấn đề thần học. Khi tranh luận với người Pha-ri-si, Chúa chúng

ta đã phản đối việc người Do Thái quá chú trọng vào việc làm. Tuy nhiên, tầm quan trọng của

việc làm điều công chính luôn xuất hiện xuyên suốt Cựu Ước, chính Đấng Christ cũng tái xác

nhận điều đó trong Giăng 7:17, �Nếu ai khứng làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, thì sẽ biết

đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời...hay không� (cũng xem Math 5:19). Nhưng việc làm

phải luôn là sự bày tỏ niềm tin vào Đức Chúa Trời xuất phát tự đáy lòng.Vì chỉ bởi một ý chí

cá nhân � được diễn tả trong luật pháp � có giá trị cho mọi tầng lớp trong cộng đồng thuộc

mọi thời đại thì cũng chỉ có một căn bản cho niềm tin thuần khiết đối với mọi tiêu chuẩn đạo

đức. Chỉ có một cây thước đo duy nhất cho quan tòa lẫn bị cáo, và nó không thể rút ngắn hay

kéo dài tùy ý kẻ có quyền. Trái lại, trong các tín ngưỡng sơ khai thường có đến hàng trăm vị

thần. Phải dâng của lễ để làm nguôi cơn giận càng nhiều vị thần càng tốt, cho nên chẳng có ai

dám chắc mình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ rồi. Trong tín ngưỡng Hy Lạp trước thời Đấng

Christ, người ta tin rằng các thần luôn bận rộn tranh chiến với nhau, cho nên ảnh hưởng của

họ trên công việc của loài người là hoàn toàn phi lý. Đa thần giáo đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn,

nhưng độc thần giáo chỉ có một mà thôi.

Tính nhất quán đó tập trung nơi Mười Điều Răn của luật pháp, và luật pháp đã được

Đấng Christ tóm tắt: yêu Chúa và yêu người lân cận (Mat 22:37-40).Tính nhất quán đó không

có nghĩa là không chứa đựng yếu tố kinh nghiệm trong việc diễn giải luật pháp. Có những

yếu tố tùy theo trường hợp (nếu điều này xảy ra thì...) và khôn ngoan là phải diễn giải tùy

theo điều kiện sống và thời đại sống của con người. Nhưng những cách giải thích đó bao giờ

cũng phải được hiểu trong liên hệ với mặc khải căn bản của Đức Chúa Trời: Ta là Đức Giê-

hô-va. Mặc khải này là nền tảng cho những mạng lệnh và làm cho những mạng lệnh này trở

thành trọng tâm của những gì được Cựu Ước thừa nhận (Xuất 20:1,2).Vì cuối cùng luật pháp

là duy nhất nên phải tuân giữ toàn bộ. Tân Ước giải thích nếu bạn chỉ phạm một điều luật mà

thôi thì bạn đã là kẻ vi phạm luật pháp (Gia-cơ 2:10; Gia-cơ tiếp tục giải thích vì chỉ có một

Đức Chúa Trời là Đấng ban toàn thể luật pháp). Nhưng chắc chắn đây không phải là điều mới

mẻ. Cựu Ước vốn hiểu rất rõ về tính nhất quán của những đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Chính

vì lý do đó mà Môi-se đã bảo dân Y-sơ-ra-ên �Hãy cẩn thận làm theo hết thảy các lời của

luật pháp này. Vì chẳng phải một lời nói nào vô giá trị cho các ngươi đâu, nhưng nó là sự

sống của các ngươi� (Phục 32:46,47).

2. Được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Đạo đức học Cựu Ước được đặt nền

trên việc loài người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Khuynh hướng luật

pháp của loài người thể hiện hình ảnh Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy trật tự sáng tạo

không làm cho Đức Chúa Trời thất vọng mặc dầu vật chất đã gây trở ngại cho nỗ lực thuộc

linh. Cũng vậy, nhân tánh không bao giờ là một chướng ngại vật cho sự công chính. Trong

tình trạng sa ngã, người ta đã trở nên xa lạ với sự thánh thiện, nhưng đó là bởi cớ tội lỗi, chứ

không phải là bởi nhân tánh loài người. Luật pháp Cựu Ước tương phản rõ rệt với các bộ luật

82

đương thời ở chính điểm này. Luật pháp của Cựu Ước là luật pháp dành cho dân chúngï.

Trong Sách Giao Ước (Xuất 21-23) các giá trị của con người luôn chiếm ưu thế so với các

giá trị của vật chất.

Con người trong Cựu Ước được buộc chặt vào Đức Chúa Trời bởi vì lòng nhân từ

quá lớn lao của Ngài. Họ được chọn để bày tỏ lòng nhân từ của Chúa. Đồng thời, họ cũng

được buộc chặt vào nhau bằng chính sự nhân từ đó. Như là đối tượng của lòng nhân từ cửa

Đức Chúa Trời, con người cũng phải đối xử tử tế với nhau. Đức Chúa Trời đòi hỏi điều gì?

Làm sự công bình và ưa sự nhân từ (Mi-chê 6:8). Con người là tạo vật mang hình ảnh của

Đức Chúa Trời, vì thế phản ánh thuộc tánh của Ngài. Điều này có nghĩa là các mối quan hệ

giữa họ với người chung quanh không phải chỉ là công bằng nhưng cũng có thể mang tinh

thần sáng tạo và phục hòa y như cách Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta (xem Gióp 29:12-

14). Sự ngăn trở ở đây không phải là nhân tính, nhưng chính là tội lỗi.

Vậy trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu được mạng lịnh của Đức Chúa Trời là

phải nên thánh, vì Ngài là Đấng thánh (Lêv 11:14). Mạng lịnh này thường được rút gọn thành

�Ta là Đức Giê-hô-va�. Câu này chẳng những khẳng định quyền ra lịnh của Đức Chúa Trời,

mà còn khẳng định khả năng con người có thể làm theo. Chính vì lý do đó một khi được hiểu

đúng, luật pháp không phải là một lực lượng ngoại lai đứng đối mặt để chống lại con người.

Luật pháp diễn tả bản tính đích thực của con người, và tuân thủ luật pháp không phải là việc

làm máy móc, nhưng là việc phản ảnh mối quan hệ �ta-các ngươi� mà họ cần phải duy trì

với Đức Chúa Trời. Lẽ dĩ nhiên con người không thể nên thánh như Đức Chúa Trời thánh

khiết, nhưng họ có thể nên thánh theo cách riêng của loài người.

Tuy nhiên, tội lỗi đã thay đổi tận gốc rễ tình trạng của con người. Cho nên, những lời

giáo huấn mà Đức Chúa Trời ban cho con người không phải chỉ để giữ họ sống theo khuôn

phép, nhưng để phục hồi địa vị cho họ. Luật pháp có tính cách cứu chuộc. Cho nên, noi theo

đường lối của Đức Giê-hô-va trong Cựu Ước là Đấng tham dự chương trình cứu chuộc của

Ngài về phương diện thể chất. Điều này có nghĩa là chẳng những họ chỉ làm điều công nghĩa

mà còn phải chịu khổ vì sự công nghĩa nữa. Trong Ê-sai 53, người đầy tớ của Đức Giê-hô-va

sẽ gánh tội lỗi của nhiều người khác, làm như vậy, họ sẽ được chữa lành. Dĩ nhiên điều đó

khiến chúng ta nghĩ đến Đấng Christ, nhưng cũng nghĩ đến sự bách hại mà tất cả những ai

muốn sống nhân đức đều phải cam chịu nữa (II Tim 3:12).Vâng giữ luật pháp liên hệ đến ý

muốn của Đức Chúa Trời. Sở dĩ chúng ta sẵn sàng vâng giữ luật pháp vì luật pháp bày tỏ ý

chỉ của Ngài. Nhưng ngay từ thời Cựu Ước đã thừa nhận sự vâng lời tự nó đã có hạn chế.

Mục tiêu đích thực của đạo đức học là vượt qua mối liên hệ với ý chí đến mối liên hệ với bản

chất, nghĩa làø phục hồi mối liên hệ vốn có giữa A-đam với Đức Chúa Trời. Sự vâng lời còn

đòi hỏi một tấm lòng mới biết vâng phục. Bằng sự giáo huấn bên ngoài, Đức Chúa Trời

muốn dẫn dắt dân Ngài đến chỗ được tẩy sạch và đổi mới. Quá trình đó được Phao-lô mô tả

trong Rô-ma chương 7 và 8. Luật pháp dẫn chúng ta đến nơi chúng ta có thể tiếp nhận sự đổi

mới trong Đức Chúa Jesus Christ, Đấng giải cứu chúng ta khỏi thân thể tội lỗi này.

Sự Phát Triển Của Các Nguyên Tắc Đạo Đức Cựu Ước

1. Những lời dạy dỗ và mạng lịnh liên quan đến công cuộc sáng tạo. Khi sáng tạo trời

đất, Đức Chúa Trời đã ban các nguyên tắc để chi phối và điều hành mọi loài sống. Các

nguyên lý ấy đã trở thành cơ cấu để theo đó hết thảy mọi loài được phát triển. Chương trình

cứu chuộc của Đức Chúa Trời nhằm cho các cơ cấu đó trở nên phong phú, mở rộng, cũng

như phục hồi. Trước hết, con người phải hành xử quyền làm chủ bằng cách làm đầy dẫy và

quản trị đất (Sáng 1:28). Ngày Sa-bát nhắc nhở họ về chính công trình sáng tạo của Đức

Chúa Trời và sự nghỉ ngơi của Ngài; bởi đó mà ngày Sa-bát được chúc phước và được biệt

thánh (Sáng 2:3). A-đam đã thực hiện quyền cai quản tạo vật bằng việc sắp xếp và duy trì trật

tự của chúng (Sáng 2:15). Qua việc làm đó, ông nhận thức được tiềm năng Đức Chúa Trời

83

ban cho mình. Rồi A-đam và Ê-va được ban một mối liên hệ độc đáo với nhau phản ánh mối

liên hệ giữa Đức Chúa Trời với dân Ngài. Đây là những cấu trúc căn bản cho cuộc sống của

con người, và là nền tảng cho tất cả những điều theo sau. Dĩ nhiên, sự sa ngã đã ảnh hưởng

trên tất cả mỗi một lãnh vực này. Cỏ dại và gai gốc đã thách thức và gây khó khăn cho sự cai

trị và nghỉ ngơi của loài người. Việc làm trở thành gánh nặng, phải đổ mồ hôi và nước mắt.

Mối quan hệ giữa người nam và người nữ trở thành mối quan hệ thống trị và dục vọng không

thể kiềm chế hơn là mối quan hệ yêu thương lẫn nhau. Tất cả những điều đó biến đạo đức

thành vấn đề và đòi hỏi phải được dạy dỗ, hướng dẫn, cũng như phải được giải thoát. Nhưng

điều này không thay đổi tình trạng cơ bản về chức năng của con người. Nó không thay đổi

mối quan hệ cơ bản của họ với đất đai, với công việc và với gia đình của họ.

Trước khi chấm dứt phần thảo luận về những gì đã được ghi lại liên quan đến công

cuộc sáng tạo, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được hướng dẫn. Nhu cầu ấy chỉ có sau khi

loài người sa ngã hay đã có trước đó? Chúng ta biết rằng từ trước khi loài người sa ngã, Đức

Chúa Trời đã từng chỉ dẫn họ và cả cấm đoán họ nữa (Sáng 2:16,17). Như chúng ta đã giải

thích trước đây, con người ngay từ đầu cần phải biết là không thể nào sống được nếu không

có lời phán của Đức Chúa Trời. Sự thông công với Đức Chúa Trời là căn bản cho sự sống.

Nhưng những lời dạy dỗ ấy không nhằm thách thức người nam và người nữ, hay cung cấp

cho họ một sự chỉ dẫn trọn vẹn; họ không cần điều đó. Mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với

tổ phụ và tổ mẫu của loài người hoàn toàn mang tính tự nhiên. Bản năng tự nhiên thúc đẩy họ

làm những gì Chúa đòi hỏi. Những lời dạy dỗ đó chỉ xác nhận và vạch rõ cơ cấu của tạo vật

mà theo đó họ phải phát triển trước mặt Đức Chúa Trời. Họ còn có khả năng không vâng lời

khi bị thử nghiệm, như một số học giả từng chủ trương. Vì vậy theo một ý nghĩa, đó là mô

hình sơ khởi cho sự giáo huấn đạo đức sau này.

2. Những lời dạy dỗ và định chế dành cho dân tộc giao ước của Đức Chúa Trời. Như

chúng ta đã thấy, giao ước được coi là sự sống của dân Y-sơ-ra-ên và nói lên mối quan hệ

giữa họ với Đức Chúa Trời. Hơn nữa, mọi quy chế cho đời sống của họ là sự diễn giải về mối

quan hệ giao ước đó. Cũng như những lời phán truyền cho tạo vật, các quy chế về đời sống

của dân Y-sơ-ra-ên cũng thể hiện qua các hình thức đạo đức. Chúng được nhắc nhở cho dân

chúng từng bước, từng khúc quanh của đời sống để giúp họ biết mình là ai và phục vụ như là

cơ cấu cho các quyết định đạo đức. John McKenzie đã đi khá xa khi bảo rằng �Cá nhân con

người chỉ thể hiện đạo đức trong và qua xã hội. Theo một ý nghĩa nào đó, người ta không có

trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm đạo đức là của toàn thể xã hội đã tạo ra các điều kiện mà

trong đó những cá nhân sinh sống� (McKenzie, 239). Nói như vậy có thể là quá đáng, nhưng

nó cho thấy ý tưởng về trách nhiệm tập thể rất quan trọng trong Cựu Ước.

Trong thế giới Tây phương, con người hiện đại có khuynh hướng gièm pha cơ cấu đó

khi cho rằng nó ngăn trở việc tự do theo đuổi sự phát triển cá nhân. Nhưng rõ ràng là những

cá nhân không thể sống được nếu không có một số cơ cấu nào đó. Thật vậy, một số nhà nhân

loại học nhận thấy rằng việc chối bỏ các cơ cấu hiện đại phần lớn bắt nguồn từ nỗi lo âu và

muốn tìm cách đồng nhất hóa. Cuộc Cách mạng Pháp chứng minh thế nào về một phong trào

hiện đại đi tìm tự do và tình huynh đệ vượt ra khỏi truyền thống đã từng góp phần tạo nên

một chính quyền độc tài. Nếu việc phát triển cá nhân chắc chắn là kết quả của việc giải phóng

cá nhân mà Cơ Đốc Giáo đã giúp người ta thực hiện được, thì nó chỉ phát huy đầy đủ nhất

bên trong bối cảnh một cơ cấu vẫn bảo vệ và khuyến khích sự phát triển đó. Các định chế

Cựu Ước đã ban hành những cơ cấu như vậy cho hệ thống cũ, còn Hội thánh như là thân thể

Đấng Christ được ban hành những cơ cấu cho hệ thống tân thời. Như chúng ta sẽ thấy, Cựu

Ước quan tâm (có lẽ còn nhiều hơn nữa nếu McKenzie nói đúng) tới đạo đức tính của các cơ

cấu cũng như của từng cá nhân bên trong cơ cấu đó. Chúng ta phải luôn nhớ như vậy khi suy

nghĩ về đạo đức học Cựu Ước,.

a. Mười Điều Răn. Chúng ta bắt đầu với Mười Điều Răn là cốt lõi của đạo đức học

Thánh Kinh. Bộ luật được ban bố tại núi Si-nai đó không phải một bộ luật mới tập hợp những

84

giáo huấn có thẩm quyền đã có trước (xem Sáng 2:2-3 về ngày Sa-bát; 9:5 về tội sát nhân;

26:9-10 về tội ngoại tình). Tất cả các mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với dân Ngài đều

được bao gồm trong đó. Tuy nhiên, cần lưu ý là những mối quan hệ với người lân cận đã

được điều chỉnh theo những quy định liên hệ đến thái độ đối với Đức Chúa Trời. Dân của

Đức Chúa Trời không thể có một thần nào khác trước mặt họ, cũng không được nỗ lực làm ra

hình tượng đại diện cho Đức Chúa Trời. Mối quan hệ đầu tiên của một cá nhân là với chính

Đức Chúa Trời. Một khi quan hệ này đã được thiết lập tốt thì nó sẽ làm nền tảng cho tất cả

các mối quan hệ khác. Như Calvin từng phát biểu: � Chắc chắn nền tảng đầu tiên của sự

công chính là sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Một khi nền móng ấy bị lật đổ thì tất cả những

yếu tố còn lại của sự công chính giống như những mảnh vụn của một ngôi nhà bị xô ngã và

phát tán, nó vỡ ra từng mảnh và dễ dàng bị gió cuốn đi (Institutes, II, viii, 11). Mặc dầu �vì

cớ loài người� song ngày sa-bát vẫn nói lên sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời sau khi thực

hiện công cuộc sáng tạo và trở thành một ẩn dụ đơn giản về sự cứu rỗi, trong đó sự phán xét

mang tính sáng tạo (giải cứu) của Đức Chúa Trời phát sinh trong sự yên nghỉ và thành

toàn.Điều răn phải hiếu kính cha mẹ quan hệ với toàn bộ lãnh vực uy quyền của con người.

Về mặt thần học, nền tảng của sự hiếu kính cha mẹ đặt trên nền tảng Đức Chúa Trời là cha

cao cả (Xuất 4:22). Ý niệm về quyền làm cha mẹ của chúng ta bắt nguồn từ đó. Như vậy,

việc tôn trọng uy quyền phải được tiếp tục và nuôi dưỡng trong gia đình. Đó là nơi người ta

học tập để biết tôn trọng và vâng lời bất chấp giá trị cá nhân. Như vậy, như Derek Kidner đã

vạch rõ, gia đình trở thành một quốc gia thu nhỏ. Nếu cái này lành mạnh, thì cái kia mới tốt

đẹp được, và lời hứa dành cho cái này sẽ có thể mở rộng cho cái kia (Kidner 1972, 12). Lòng

hiếu kính cha mẹ tạo cơ hội cho người ta học tập sống ngay lành, trung thực. Anh em chia sớt

hoạn nạn cho nhau (Châm 17:17). Cả nhà cùng họp mặt để học luật pháp (Phục 6:6-9), như

vậy cha mẹ con cái đều cùng học tập để biết tôn trọng lẫn nhau (Châm 17:6).

Như chúng ta đã đề cập, điều răn chớ giết người rõ ràng đã được đặt trên nền tảng con

người được tạo đựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng 9:6). Đấng Christ đã vạch rõ

mối quan hệ giữa điều răn này với thái độ của tấm lòng chúng ta (Math 5:21,22). Nhưng cái

nhìn bên trong đó không hề thiếu vắng trong Cựu Ước (Lêv 19:17,18). Thái độ của con người

đối với người lân cận không chỉ liên hệ đến việc con người được giải phóng khỏi thú tính;

chúng ta không bao giờ có thể dửng dưng với số phận của người khác (Châm 24:11,12). Đối

xử thiện hảo với người khác, chúng ta có thể phản ảnh sự thiện hảo của Đức Chúa Trời đối

với chúng ta.Tội ngoại tình bị cấm đoán phản ảnh phẩm giá của con người và phát xuất từ

lòng kính trọng đối với Đức Chúa Trời. Giữ lòng chung thủy là nền tảng cho chế độ hôn nhân

một chồng một vợ, đã được tác hợp ngay từ ban đầu (Sáng 2:24). Quả thật, sở dĩ ly dị được

cho phép là do sự yếu đuối của con người, nhưng như các bản dịch mới hơn cho thấy, Phục

24:1-5 vốn chỉ hàm ý giả thiết mà thôi. Đức Chúa Trời chỉ cho phép việc đó, chứ không có

quy định như vậy. Đây là trường hợp luật pháp cho phép để hạn chế các hậu quả xấu do sự

yếu đuối của con người (Kidner 1972, 17).Điều răn cấm trộm cắp cũng trở lại với các cơ cấu

nền tảng của công trình sáng tạo. Một khi tài sản được bảo vệ, trách nhiệm cơ bản về quyền

cai trị cũng được bảo vệ. Cựu Ước biết rõ con người có thể bị trộm cắp, chiếm đoạt bằng

nhiều cách. Aùp bức bằng hình thức trả lương thấp là một hình thức trộm cắp (Lêv 19:13). Ở

đây thái độ của Cựu Ước đối với quyền sở hữu tài vật cũng rất quan trọng. Mọi tài sản cuối

cùng đều do dất sinh sản và như thế nhắc cho người ta nhớ sự thiện hảo của Đấng Tạo Hóa

(xem Phục 11:10-12). Vậy của cải vật chất là những phước hạnh, nhắc nhở người ta về sự

quan tâm của Đức Chúa Trời. Tài sản còn là trách nhiệm nữa. Như chúng ta sẽ thấy, người ta

còn phải chăm sóc đặc biệt những kẻ không thể tự lo lấy cho họ nữa. Mặt khác, mọi sự Đức

Chúa Trời ban cho đều phải được tận hưởng. Người Hi-bá-lai không phải là những người

khắc khổ. Thật vậy, Phục 14:22-26 có dạy dân chúng phải lấy một phần mười mà họ dành

dụm được để tận hưởng (chi tiêu cho những gì mình ước ao, c.26). Đây là một thí dụ cụ thể

về đặc tính thăng hoa trong lời dạy của Đức Chúa Trời: những gì Ngài đòi hỏi nơi dân chúng

85

đều được Ngài ban lại cho họ dồi dào hơn. Thật là bức tranh đẹp đẽ về lòng hào phóng cách

vui mừng mà Cựu Ước muốn chúng ta bày tỏ với Đức Giê-hô-va và với mọi người. Phao-lô

đã diễn tả điều đó bằng cách khuyến giục các Cơ Đốc nhân �hãy thí của cách vui lòng� (II

Côr 9:7, thật ra được trích từ Phục 15:10 và việc bố thí cho kẻ nghèo). Chúng ta đã thấy thế

nào của cải có thể là biểu tượng cho sự đáp ứng của chúng ta với Đức Chúa Trời, tức với

những yếu tố dạy dỗ, luôn nhắc nhở người Hi-bá-lai về nguồn của sự sống và mục đích của

Cựu Ước cũng hiểu rõ cái nhìn định kiến của con người đối với những sự thể hữu hình.

Điều răn cấm làm chứng dối trước hết nói về một phiên tòa (Kidner 1972, 20) với

mục đích tìm cách ngăn ngừa việc làm hại thanh danh người khác. Điều luật này đề ra các

hình phạt nghiêm ngặt đối với kẻ làm chứng dối �đừng phao tội cho anh em mình� (Phục

19:19). Kidner bàn đến thế nào Cựu Ước đã cung cấp tài liệu cho vấn đề người ta có khi nào

được phép nói dối không, một vấn đế đã gây nhiều tranh luận. Ông gợi ý rằng khi tánh mạng

bị đe dọa, người ta có thể trả lời mơ hồ với ý hướng lừa dối (Xuất 1:15-19 và I Sam 16:2).

Cũng như khi người ta chối bỏ sự thật đến nỗi họ không còn xứng đáng với sự thật thì Đức

Chúa Trời có thể lừa dối kẻ cầu xin không thành thật đó (Êxê 14:7-11; Kidner 1972, 20-21).

Mặt khác, John Murray cho rằng trong những hoàn cảnh như thế không có nghĩa là Đức Chúa

Trời đồng tình với sự nói dối, nhưng là, như trường hợp lừa dối của Gia-cốp và Rê-bê-ca,

�Đức Chúa Trời hoàn tất chủ đích do Ngài quyết định về ân điển và lời hứa, mặc dầu có

những hành động không xứng đáng của những kẻ được hưởng ân điển ấy� (Murray 1957,

137). Liên hệ đến vấn đề này, chúng ta cần nhớ rằng ý niệm sự thật của Cựu Ước là trung tín

trong mối quan hệ với nhau, nhất là trong mối quan hệ giao ước. Chính vì Đức Chúa Trời

thành tín đối với Lời và lời hứa của Ngài nên đáp lại chúng ta cũng phải theo tiêu chuẩn đó.

Chúng ta phản ảnh sự thành tín qua việc vâng lời Chúa nói thật với kẻ lân cận mình (Êph

4:25).Điều răn cuối cùng, chớ tham lam, vừa hàm hồ vừa khó kiểm soát trong việc thi hành.

Thế nhưng, một lần nữa, đây là một minh chứng khác để có thể thấy rằng Cựu Ước đã hiểu

rất rõ về động cơ thúc đẩy người ta phạm tội. Tội lỗi là một vấn nạn của tấm lòng trước khi

trở thành vấn nạn của hành vi, cử chỉ, của cách ăn nết ở. Tham lam là tội gốc của A-đam, là

sự thèm muốn cái mình không có, muốn được cả thế gian. Đấng Christ đã nhắc lại lời dạy dỗ

này trong Lu-ca 12 khi có người đến than phiền rằng anh mình không chịu chia gia tài cho

mình. Chúa đã cảnh cáo: Hãy giữ cẩn thận, chớ hà tiện (tham lam) gì hết� (c.15), hàm ý rằng

điểm cơ bản ở đây là hiểu sai về bản chất và ý nghĩa của đời sống. Không phải là không có ý

nghĩa khi đây là điều cuối cùng trong mưới điều răn, vì hầu như phải được Tân Ước giải

nghĩa, và Đấng Christ đã cung ứng phần giải nghĩa đó: chớ có tham lam những điều thuộc về

đời (earthly) này �nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của

Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa� (Math 6:23, cũng xem Luca 12:31).

b. Các vấn nạn. Chế độ nô lệ dường như đã vi phạm nhiều nguyên tắc cơ bản của nền

đạo đức học Cựu Ước, thế nhưng nó vẫn được dung dưỡng và lại còn được điều chỉnh nữa.

Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép một việc như thế được tồn tại? Điều đầu tiên cần ghi

nhận là chế độ nô lệ vừa lan tràn rộng rãi, vừa hết sức tàn ác trong thế giới cổ xưa. Người nô

lệ chẳng được quyền lợi nào cả và bị đối xử gần như thú vật. Nhưng tình hình trong Cựu Ước

thì khác hẳn. Luật pháp Cựu Ước bảo đảm cho nô lệ một số quyền lợi, cả đến việc nghỉ ngơi

và tham dự lễ lạc nữa. Như vậy, chế độ nô lệ đã được cho phép (đây là điều hết sức thông

thường trong thế giới cổ xưa, và W. B. Greene tự hỏi việc cấm đoán có thể thực hiện được

không � Kaiser 1972, 227), nhưng đã được điều chỉnh cẩn thận và làm cho nhân đạo. Một

người Hi-bá-lai chỉ phục dịch chủ sáu năm mà thôi, rồi được tự dvới một ít tiền túi (Xuat

21:2, Phục 15:13). Các chủ nô được nhắc nhở rằng nô lệ cũng là những con người cần được

đối xử trân trọng � họ phải luôn nhớ rằng chính họ đã từng bị bắt làm nô lệ tại Ai Cập (Phục

15:15). Vì thể chất đặc biệt yếu đuối, người nữ nô lệ phải được bảo vệ đặc biệt (Phục 21:10-

14; Xuất 21:9-11).

86

Như vậy, đã có phân biệt giữa chế độ nô lệ với việc lạm dụng mà kẻ làm nô lệ phải

cam chịu. Phần sau này đã được điều chỉnh cẩn thận, nhưng phần trước cũng không bị công

kích. Kidner đưa ra lời bình về quan điểm của Cựu Ước như sau: Qua việc chấp nhận chế độ

nô lệ, dẫu đã làm cho nhân đạo, người ta thấy rằng xã hội sẽ không thể tồn tại nếu không có

nó.� Đường lối của Đức Chúa Trời là cả một quá trình nuôi dưỡng tâm linh, giáo dục, làm

nhạy bén lương tâm hơn là biến xã hội trở thành một guồng máy quá sớm� (Kidner 1972,

33). Greene nói thêm � điều được lịch sử Hội Thánh chứng minh là đúng � rằng Cựu Ước

giải quyết vấn đề nô lệ theo một cách thức �vừa giảm thiểu sự áp bức vừa nuôi dưỡng tư

tưởng hướng tới việc hủy bỏ nó� (trong Kaiser 1972, 227).

Việc người Y-sơ-ra-ên tỏ ra cởi mở với người ngoài được thấy rõ nơi thái độ của họ

đối với các kiều dân ngoại quốc. Số người này luôn bị thất thế trong xứ Y-sơ-ra-ên vì đất đai

được chia cho dân bản xứ, khách ngoại quốc bị loại trừ. Cho nên cần có một sự cung ứng đặc

biệt dành cho họ. Tuy họ không được tự động tha nợ vào năm hân hỉ (Phục 15:3,12) nhưng

hầu như trên mọi phương diện khác, họ đều được đối xử bình đẳng. Họ được luật pháp đối xử

bình đẳng (Lêv 24:22). Phải chú ý đến tình hình sinh sống của họ và trả tiền công ngay (Phục

24:14,15). Họ có thể có cả nô lệ người Hi-bá-lai nữa (Lêv 25:47). Tóm lại, tất cả những gì là

tốt lành mà người dân bản xứ được hưởng, cũng được dành cho cả người ngoại quốc nữa. Kẻ

khách kiều ngụ giữa các người sẽ kể như kẻ đã sanh đẻ giữa các ngươi� (Lêv 19:34). Câu ấy

được kết thúc bằng ‘Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi'. Chính bản tánh của Ngài

đã khiến Ngài quan tâm những kẻ sa cơ thất thế (Phục 10:17-19). Thật tương phản với

khuynh hướng hết sức thường tình của con người chỉ mừng đón bạn bè của mình mà chẳng

để ý gì đến khách lạ! Tất cả những điều đó rõ ràng hơn trong Tân Ước, nhưng ngay trong

Cựu Ước, sự chăm sóc thương yêu cũng đã mở rộng cho các kẻ thù nghịch nữa (Xuất 23:4,5;

Châm 25:21).Nhiều người gặp bối rối khi cảm thấy dường như Cựu Ước chấp nhận lối cư xử

đáng ghê tởm về phương diện đạo đức. Tại sao Đức Chúa Trời lại đòi hỏi Áp-ra-ham phải

giết chính con trai mình? Tại sao dân Y-sơ-ra-ên lại trấn lột người Ai Cập lúc họ ra khỏi xứ

ấy? Hay tại sao dân Y-sơ-ra-ên lại phải tận diệt dân tộc nào có chiến tranh với mình? Tại sao

Môi-se lại được quyền nói: �Dân Am-môn và dân Mô-áp không được phép vào hội Đức

Giê-hô-va... Trọn đồi ngươi chớ hề cầu sự bình an, hoặc sự ích lợi cho chúng nó� (Phục

23:3,6)? Khi nhìn lại, chúng ta sẽ thấy sở dĩ Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham làm như

vậy để thử đức tin của ông nhằm chứng minh cho ông thấy mọi sự đều thuộc về Đức Chúa

Trời. Đức Chúa Trời là chủ của tất cả mọi sự có thể được chứng minh lúc dân Y-sơ-ra-ên ra

khỏi Ai Cập, cũng như lúc dân Y-sơ-ra-ên được truyền dạy phải �xin� người Ai Cập với

dụng ý tước đoạt (Xuất 12:35,36). Hơn nữa, dường như họ phải đòi hỏi những điều đó vì nhu

cầu được dự kiến để cử hành việc thờ phượng trong đồng vắng và để có lương thực cho

chuyến đi của họ. Vào thời điểm đó, có lẽ người Ai Cập rất sẵn lòng cung ứng những gì dân

Y-sơ-ra-ên yêu cầu mà không cần phải trả lại.

Vấn đề chiến tranh để tận diệt (war of extermination) nghiêm trọng hơn nhiều. Một

phần của câu trả lời � vì ai dám chắc mình thông suốt mọi sự � chắc chắn nhằm vào sự gian

ác thô bạo của dân Ca-na-an. Nó tiềm ẩn trong câu �phú dâng cho Đức Giê-hô-va� (Giô-

suê 6:17). Việc tận diệt đó không do lòng oán hận muốn trả thù bằng cách hành hạ kẻ khác,

nhưng là một chính sách mà sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi họ phải thực hiện. Đã

có những ngoại lệ cho một số người bằng lòng trở thành nô lệ (Giô 9:21). Cuối cùng sau khi

đã định cư trong xứ Ca-na-an, ý thức báo thù ấy không hề được tiếp tục nữa. Việc tiêu diệt có

giới hạn và sở dĩ có quyết định như vậy nhằm bảo tồn sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va và

bảo vệ cho quốc gia Y-sơ-ra-ên mới thành lập. Chúng ta đã thấy không hề có cách đối xử dã

man với người ngoại quốc nói chung chỉ vì họ là người ngoại quốc, trái lại, sở dĩ Đức Chúa

Trời quyết định truyền dạy họ phải làm như vậy lúc đó để chứng minh cho quyền năng và sự

phán xét thánh khiết của Ngài. Mọi việc ấy đã xảy ra vì �Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-

sơ-ra-ên chinh chiến cho Y-sơ-ra-ên� (Giô 10:42).

87

Ở đây, thiết tưởng cũng không thể bỏ qua ý niệm về một cuộc thánh chiến. Nên nhớ

rằng mọi đời sống đều được xem như có quan hệ với Đức Giê-hô-va, không hề có sự phân

chia thành điều thiêng liêng và phàm tục như chúng ta hiểu ngày nay. Như vậy, chiến tranh

không nhất thiết là điều ác mà là một phương tiện nhằm hướng đến một cứu cánh cao hơn và

bản thân nó có thể được thánh hóa. Có thể một trong những nguồn gốc nguyên thủy của lịch

sử Cựu Ước là một quyển sách về chiến trận của Đức Giê-hô-va (Dân 21:24; xem NBD,

1315). Đức Giê-hô-va là tướng của dân Ngài (II Sử 13:12) là Đấng đánh trận cho dân Y-sơ-

ra-ên. Hiện diện của hòm giao ước trước hết là biểu tượng cho sự trợ giúp của Đức Giê-hô-

va. Như vậy, việc chuẩn bị chiến tranh đã được thánh hóa (Giô-ên 3:9, Giê 6:4), và những

trận đánh nhau thường được mở màn bằng việc dâng sinh tế hay của lễ (Quan xét 6:20).

Tiếng reo hò trong chiến trận của dân Y-sơ-ra-ên �Vì Đức Giê-hô-va và vì Ghê-đê-ôn� còn

có ý nghĩa tôn giáo (Quan 7:18,20). Vì kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên cũng chính là kẻ thù của

Đức Chúa Trời, cho nên dân chúng được bảo đảm sẽ chiến thắng. Toàn thể hành động chiến

tranh trở thành biểu tượng của sự phán xét công minh của Đức Chúa Trời, đức tin của dân Y-

sơ-ra-ên và cứu cánh đáng kinh khiếp của những kẻ dám chống lại Đức Chúa Trời. Phục

Truyền chương 20 đưa ra các giới hạn cho dân Y-sơ-ra-ên trong thái độ tiến hành thánh chiến

kẻ bị loại khỏi vòng chiến đấu, khi đầu hàng có thể được tha như thế nào, và khi các thành

phố bị cướp phá phải hủy diệt ra làm sao. Căn cứ vào các giới hạn đó � và vào Tân Ước �

chúng ta biết nguyên tắc hủy diệt không hề được chuyển sang bất kỳ hay cho tất cả các cuộc

chiến tranh mà chỉ được áp dụng cho thời điểm đó trong lịch sử. Đó chính là những gì Chúa

muốn dạy dỗ dân Ngài.Điều đáng lưu ý là thỉnh thoảng vẫn có nhiều nhóm bộ lạc cho đến

ngày nay vẫn gây ra những cuộc chiến tranh để báo thù kèm theo sự trừng phạt về phương

diện tôn giáo. Những lần xuất trận như vậy đều được mở màn bằng những nghi lễ rình rang,

kèm theo những tiêu chuẩn về việc đối xử công bằng cũng như những gì chúng ta gọi là tàn

ác. (Điều lý thú là giữa vòng người Indians Crow thì cho rằng việc chạm đến kẻ thù trong lúc

nó đang ngủ như Đa-vít từng làm đối với Sau-lơ, được xem là một hành động đặc biệt dũng

cảm). Đức Chúa Trời có thể dùng một tập quán đã (và đang) được mọi người hiểu như vậy để

khiến nó phục vụ đắc lực hơn cho sự thánh khiết của Ngài. Như thế, thánh chiến có thể trở

thành một phần của tiến trình cứu chuộc, trong việc đoán phạt tội lỗi qua cái chết của Đấng

Christ, đã chấm dứt mọi nhu cầu về việc báo thù như vậy. Có thể thấy được cùng một mục

đích như vậy trong Cựu Ước khi tác giả Thi Thiên nói về Đức Chúa Trời rằng: �Ngài dẹp

yên giặc cho đến đầu cùng trái đất� (Thi 46:9).Luồng tư tưởng này có thể góp phần giải

quyết một vấn nạn khác được phát sinh từ những bài Thi Thiên mang tính rủa saû. Tác giả

Thi Thiên đã khẩn xin: �Xin hãy đổ sự giận Chúa trên các dân không biết Chúa� (Thi 79:6).

Làm sao Đức Chúa Trời lại cho phép dân Ngài có những thái độ như vậy? Meredith Kline

thấy cả trong những bài cầu nguyện như vậy lẫn trong các cuộc chiến tại xứ Ca-na-an là

những bằng chứng để ông gọi là �đạo đức học về quyền can thiệp.� Trong giao ước cứu

chuộc Đức Chúa Trời đã lập với dân Ngài, Ngài có quyền năng công chính để �can thiệp�

vào công việc của dân Y-sơ-ra-ên nhằm dẫn đến cùng đích của lịch sử. Tại đây, chúng ta

thoáng thấy cái nhìn của Đức Chúa Trời, Đấng thấy phần kết cuộc ngay từ lúc khởi đầu và

thăm phạt tội lỗi bằng sự phán xét thánh khiết của Ngài.

Vậy qua các Thi Thiên ấy, tác giả đã thấy được thực tại đó và diễn tả theo sự thần

cảm của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, đạo đức học Cựu Ước nói chung không phải là một nền

đạo đức học về �quyền can thiệp� nhưng là một nền đạo đức học về �sự trì hoãn,� nghĩa là

về ân điển phổ cập của Đức Chúa Trời. Sự trì hoãn này nói lên thái độ nhẫn nhục của Đức

Chúa Trời đối với tội lỗi và tội nhân, Ngài muốn mọi người đều ăn năn. Nhưng cả khi chúng

ta kinh nghiệm được sự trì hoãn, chúng ta cũng đừng bao giờ quên sự phán xét của Đức Chúa

Trời thật là đang đe dọa (Kline 1972, 155-62, xem I Phi 3:8-10 cũng diễn tả cùng ý tưởng).

Như vậy, tác giả Thi Thiên phát biểu theo một cái nhìn độc đáo, một cái nhìn mà chúng ta

88

không được quyền có. Nhưng cần lưu ý, như Greene vạch rõ, tác giả Thi Thiên không hề

diễn tả ước muốn trả thù cá nhân, nhưng là �trông mong Đức Chúa Trời công bình sẽ làm

sáng tỏ theo đường lối của thiên thượng của Ngài ... Tác giả chỉ kêu cầu Đức Chúa Trời hãy

làm điều Ngài đã phán sẽ làm mà thôi� (trong Kaiser 1972, 215). Sự trì hoãn bày tỏ lòng

nhân từ của Đức Giê-hô-va được tìm thấy ở khắp nơi trong Kinh Thánh, và sự kiên trì nhẫn

nhục như vậy cũng là tinh thần mà chúng ta buộc phải thể hiện ra. Hơn nữa, cách nhìn của

chúng ta về những sự việc như vậy hoàn toàn khác xa, bởi trên thập tự giá, Đức Chúa Jesus

đã cầu nguyện rằng: « Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì » (Luca

23:34).

Lời Dạy Của Các Tiên Tri

Dân Y-sơ-ra-ên đã không thực hiện được tiêu chuẩn đạo đức mà Cựu Ước đã đưa ra.

Tuy nhiên có nhiều bằng cớ hiển nhiên chứng minh rằng hành vi đạo đức chân chính của họ

đã bày tỏ được tính thiện hảo mà Đức Chúa Trời muốn nơi dân Ngài. Áp-ra-ham đã chứng tỏ

được mình là con người hòa nhã và vô vị kỷ. Giô-sép đã chống cự một sự cám dỗ lớn lao và

tha thứ cho một lỗi lầm nghiêm trọng. Đa-vít thì khước từ không chịu báo thù (I Sam 24:12)

để lấy ơn của Đức Chúa Trời �mà đãi nhà Sau-lơ� (II Sam 9:3). Kinh nghiệm liên tục của

dân Y-sơ-ra-ên về sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời càng lúc càng làm cho họ nhạy bén hơn

và càng ý thức được vai trò độc đáo của mình. Cùng với trào lưu khôn ngoan mà chúng ta sẽ

thảo luận trong chương kế tiếp, luật pháp càng đi sâu vào đời sống thường nhật của họ và

càng ăn sâu vào tâm thức.

Tất cả những điều đó đã đạt đến cao điểm qua lời dạy của các tiên tri. Ở đây, cũng

như xuyên suốt Tân Ước, đạo đức học đã trở thành một phần của hoạt động cứu chuộc của

Đức Chúa Trời. Trước hết bởi vì giờ đây những quy phạm đạo đức đã trở thành những thái

độ và thực tại của tấm lòng. Chúng ta thường thấy thế nào lúc luật pháp mới được ban bố thì

nó chỉ là lý tưởng, nhưng toàn thể quá trình mặc khải của Cựu Ước cứ ngày càng làm sâu sắc

mối quan hệ giữa dân Y-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời. Theo một phương diện, đạo đức học đã

tiến từ một uy quyền ngoại tại đến thực tại nội tâm mà không bỏ đi tầm quan trọng của hành

động. Việc thờ phượng đã dạy cho dân Y-sơ-ra-ên về các đòi hỏi của Đức Chúa Trời trong cả

đời sống, mặc dầu nó có thể trở thành một phương tiện để lẫn tránh uy quyền thật sự của Đức

Chúa Trời. Đến thời các tiên tri, rõ ràng điều Đức Chúa Trời đòi hỏi trước hết sự khiêm nhu

và tự chế (Mi-chê 6:8), sẽ là bằng chứng chắc chắn để bày tỏ lòng thiện hảo thật sự (Giê

22:16).

Thứ hai, ý thức mới mẻ về những gì mà tội lỗi đòi hỏi. Một khi dân chúng đã xấu xa

gian ác như vậy, họ phải chịu khổ nạn, nhưng không phải chỉ là khổ nạn do sự phán xét mà

thôi. Trong sách Giê-rê-mi và nhất là sách Ô-sê, đã từng mặc khải rằng chính Đức Chúa Trời

cũng chịu khốn khổ vì cớ tội lỗi. Điều này trở nên rõ rệt hơn nơi người đầy tớ của Đức Giê-

hô-va, là Đấng, theo sự sai phái trực tiếp của Đức Chúa Trời (Ê-sai 53) phải chịu khổ thay

cho dân sự. Những câu trích dẫn như vậy không hoàn toàn rõ ràng (mặc dầu hầu hết các tư

tưởng gia Do Thái tin chắc rằng nhân vật đó chẳng có quan hệ gì với Đấng Mết-si-a sẽ trị vì

trong chiến thắng). Nhưng trong lịch sử cứu chuộc đã có sự hiểu biết rất sinh động rằng sẽ có

một người phải chịu khổ vì cớ sự công chính. Đây chắc chắn là một trong những tia sáng

giúp chúng ta hiểu rõ về chức vụ của Chúa Jesus qua những câu như �Vì Con Người đã đến

không phải để người ta hầu việc mình, nhưng để mình hầu việc người ta và phó mạng sống

mình làm giá chuộc nhiều người� (Mác 10:45).Nhưng tại đây nảy sinh một vấn nạn mới vào

thời kỳ cuối cùng của Cựu Ước. Chắc chắn sự công chính được dành cho mọi dân tộc, và

điều đó sẽ thực hiện bằng một thái độ sốt sắng mới mẻ � sự công chính sẽ bao trùm cả đất

như nước che lấp biển (Ê-sai 11:5,9). Nhưng điều đó sẽ xảy ra như thế nào? Theo truyền

thống của các trưởng lão (được thấy trong sách E-xơ-ra) sự công chính phải được thực hiện

89

bởi chính cá nhân người tuân giữ luật pháp trong đời sống mình. Trong thái độ nhiệt thành

noi theo con đường công chính, những truyền thống của họ cứ phát triển cho đến thời kỳ của

Đấng Christ, như chúng ta thấy, đã hoàn toàn che mờ ý định của luật pháp. Mặt khác, lại có

những người tin rằng trật tự mới chỉ có thể thực hiện do chính Đức Chúa Trời, Đấng đứng

ngoài lịch sử đầy tội lỗi, sẽ can thiệp vào Ngày lớn của Chúa. Truyền thống này, dưới tên gọi

Khải Huyền, có thể thấy trong quyển sách ngoại kinh gọi là I Enoch chẳng hạn. Tuy nhị

nguyên tính và bi quan tính mãnh liệt của nó vượt ra ngoài sự dạy dỗ của Thánh Kinh nhưng

lại giúp giữ niềm hy vọng về việc Đức Chúa Trời sẽ can thiệp và điều khiển lịch sử như Ngài

đã thực thi qua con người và công việc của Đấng Christ.

Tất cả những gì các tiên tri đã nhìn thấy, dù rất mù mờ, vẫn còn chờ đợi để được tái

giải thích cũng như sẽ được ứng nghiệm. Với điều này thì cần đến Ma-thi-ơ chương 5-7; còn

với điều kia, cần đến sự chết và sống lại của Đấng Christ.

Chương 12

Sự Khôn Ngoan

Hỡi con, khá gìn giữ sự khôn ngoan thật và sự dẽ dặt; chớ để nó lìa xa mắt con,

thì nó sẽ là sự sống của linh hồn con, và như đồ trang sức cho cổ con. Con sẽ

bước đi vững vàng trong đường con, và chân con không vấp ngã.

Châm Ngôn 3:21-23

Đấng Christ là Cứu Chúa của mọi người, dầu họ là trí thức hay đơn sơ chất phác;

những người có học và khôn ngoan có thể đến và được toại nguyện; những kẻ điên

dại hoặc đau ốm hoặc tội lỗi có thể đến gần để được chữa lành.

Origen, Contra Celsius

Sự Phát Triển Của Ý Niệm Khôn Ngoan

1. Ý niệm khôn ngoan. Các sách khôn ngoan của Cựu Ước là một loại hình văn

chương phổ cập của khu vực Cận Đông Cổ, gồm những câu nói ngắn (sách Châm Ngôn),

những cảm nghĩ về cuộc đời (sách Truyền Đạo), và những mẫu đối thoại đề cập đến những

vấn nạn trong cuộc sống (sách Gióp). Ý niệm căn bản được phản ánh theo ngôn ngữ Hi-bá-lai

là joEm>h nguyên nghĩa là được lập nền tốt đẹp và vững chắc. Những từ ngữ liên hệ với nó

thường được dịch là �thông minh� (B!n>H, Gióp 39:26) và �sáng suốt� (T+bWn>H), Thi

136:5). Về căn bản, khôn ngoan là nghệ thuật mang tính thực tế cao độ về sự khôn khéo và

thành công trong đời. Đó là kiến thức nhằm phục vụ cho đời sống (Châm 1:5). Khôn ngoan

nằm trong tấm lòng, đó là trung tâm của những quyết định tri thức và đạo đức (I Vua 3:9,12

theo nghĩa Hi-bá-lai). Nếu nghi lễ là hình thức thờ phượng được thực hiện trong đền thờ hay

đền tạm thì sự khôn ngoan chính là đời sống thờ phượng được mở rộng đến tận tư gia và ra

nơi phố chợ. Sự khôn ngoan là tôn giáo bên ngoài nơi thờ tự.Sự khôn ngoan với nguyên

nghĩa là tài khéo về kỹ thuật hay chuyên môn, tựa như nghề đi biển hay nghề thủ công, và nó

không hề bị mất đi ý nghĩa thực tiễn đó. Bết-sa-lê-ên đã nhận được sự khôn ngoan thiên phú

(được dịch là �tài khéo� (ability) để sáng tác ra những thiết kế mỹ thuật (Xuất 31:3-4)

Những người khác thì có �kỹ năng� để chạm tượng (Giê 10:9) hoặc làm thợ kim khí (I Vua

7:14). Phần lớn sự khôn ngoan của Sa-lô-môn được thể hiện qua việc xây cất đền thờ (I Vua

5:9-18).

90

Loại khôn ngoan thực tiễn này thường được thế giới cổ sưu tập thành những câu nói

ngắn được trình bày một cách dễ nhớ nhằm diễn tả thái độ và nhận định về cuộc sống. Chúng

ta có một vài ví dụ rất cổ xưa được ghi lại trong Cựu Ước: « Sự ác do kẻ ác ra » (I Sam

24:14). « Người mặc áo giáp chớ khoe mình như người cởi nó ra » (I Vua 20:11).

Trong thời kỳ của chế độ quân chủ xuất hiện giai cấp của những người khôn ngoan,

có thể có liên quan đến một trường phái quan chức triều đình (II Sam 14:2). Họ có thể trở

thành những cố vấn cho các quan chức của chính quyền. Dù sao thì đến thời Giê-rê-mi,

những người khôn ngoan này đã đứng bên cạnh các nhà tiên tri và những thầy tế lễ, ba hạng

người này liên hệ đến việc khuyên bảo, lời Chúa, và luật pháp (Giê 18:18; Ê-sai

29:14).Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rõ ràng là phong trào khôn ngoan Hi-bá-lai

là một phần của hiện tượng phổ biến khắp vùng Trung Đông Cổ. Khắp thế giới, người ta đã

gồm tóm những sự khôn ngoan mà mình đã sưu tập để làm thành những câu Châm Ngôn hay

câu đố. Từ rất xa xưa, vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 T.C, đây đã là một phong trào nổi bật

tại Cận Đông. Chính Kinh Thánh đã cho chúng ta biết về sự khôn ngoan của người Ai Cập

(Xuất 7:22; I Vua 4:30), của người Ê-đôm cũng như của người Ả-rập (Giê 49:7, Áp-đia 8) và

người Ba-by-lôn (Ê-sai 47:10, Đan 1:4). Mối liên hệ giữa sự khôn ngoan của các nước nêu

trên với sự khôn ngoan của Kinh Thánh trở nên rõ nét hơn nhờ sự khám phá ra cuốn �Những

lời dạy của Amenemope� và được xuất bản vào năm 1923. Ít nhất sự phát hiện đó cũng

chứng minh nền văn chương khôn ngoan của Cựu Ước không nhất nhất phải sau này mới

xuất hiện như điều trước đây người ta thường nghĩ; lời �dạy dỗ� hầu như chắc chắn có niên

đại trước năm 1.000 T.C. Chỉ có điều là mối liên hệ giữa sách này với sách Châm Ngôn thật

không rõ ràng cho lắm. Có người cho rằng, cả hai đều có chung một nguồn, trong khi thời

gian rất gần đây thì cũng có người lại đưa ra tranh cãi: những điểm tương đồng phổ quát của

các dạng thức khôn ngoan ở giai đoạn đó phải đồng hành với nhau. Dẫu sao, những điểm

tương đồng với Châm Ngôn 22:17-23:11 cũng gần như là ngẫu nhiên:

Hãy lắng tai nghe những điều đã được nói ra,

Hãy dùng tâm trí để giải nghĩa chúng. DOTT, 176

Hãy lắng tai nghe lời kẻ khôn ngoan nói ra.

Khá chuyên lòng con về sự tri thức ta. (Châm 22:17)

Đừng dời mộc giới tại các ranh giới đất có thể cấy trồng được...

Cũng đừng xóa mất ranh giới của quả phụ. DOTT, 179

Chớ dời đi mộc giới cũ đất đai

Cũng đừng vào đồng ruộng của kẻ mồ côi. (Châm 23:10)

Dầu cho tác phẩm của người Ai Cập cũng có thiên hướng về tín ngưỡng nhưng lại

không giống với giọng điệu của sách Châm Ngôn:

Hãy lắng tai nghe những điều đã được nói ra,

Thì con sẽ tìm thấy nơi nó sự thành công,

Con sẽ nhận thức được rằng lời ta là một kho tàng của sự sống

Thân thể con sẽ được hưng vượng trên đất. DOTT, 176

Hãy lắng tai nghe...

Vì chúng sẽ mang đến sự vui vẻ nếu con giữ chúng trong lòng,

Nếu hết thảy những điều đó sẵn ở trên môi miệng con.

Ngày nay ta đã dạy con hiểu biết các điều đó,

Để con có lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va. (Châm 22:17-19)

Nữ vương Sê-ba là người duy nhất trong nhiều vị khách đã tìm đến để nếm biết sự

khôn ngoan và vẻ sang trọng của triều đình Y-sơ-ra-ên. Qua kinh nghiệm của Môi-se tại Ai

Cập và của Đa-ni-ên tại Ba-by-lôn, chúng ta biết đã có sự tranh đua gay gắt giữa những người

khôn ngoan trong mỗi nước. Chắc chắn dân của Chúa đã khôn thua kém và họ cũng muốn

phô bày châu ngọc đức tin của mình trong hoàn cảnh đó. Chính Chúa là Đấng �làm trật các

điềm của kẻ nói dối, khiến thầy bói nên ngu muội, làm cho kẻ trí tháo lui, biến sự khôn ngoan

91

nó ra khờ dại�(Ê-sai 44:25). Như chúng ta đã thấy trong trường hợp hình thành luật pháp Y-

sơ-ra-ên, dân Ngài đã không thể tránh khỏi việc vay mượn những án văn chương của các

nước ấy được để sẵn dưới những cống vật và cuối cùng đã biến đổi nó một cách hoàn toàn.

Vì rốt lại, một điều không thể chối cãi là nếu chỉ cậy nhờ vào sự khôn ngoan mà thôi, thì

không ai có thể nhận biết được Đức Chúa Trời, trái lại, một khi đã nhìn biết Ngài, thì người

ta đã nắm được chìa khóa của sự khôn ngoan và thông sáng.

2. Học để trở nên khôn ngoan. Chương trình học biết sự khôn ngoan thật ra là cả cuộc

đời. Thông thường thì những thành viên lớn tuổi của cộng đồng học được điều gì đó ở đời, đã

có thể truyền dạy sự khôn ngoan. Họ ngồi tại cửa thành (Châm 1:21) và đưa ra những lời

khuyên dạy. Nhưng nếu ai muốn học hỏi về sự khôn ngoan một cách nghiêm túc, họ thường

đến với những người khôn ngoan (Châm 13:20) hay sau đó, thậm chí còn phải đến ở ngay

trong nhà những người đó nữa (Ecclus. hay Sirach 51:23). Vì muốn học khôn thì phải chịu

làm môn đệ riêng của một người. Những từ ngữ chìa khóa trong tiến trình học tập đều là

những từ ngữ mang tính cá nhân: dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị.

Mục tiêu của việc học là đạt đến khả năng nhìn xuyên suốt cuộc đời, hầu thấy rõ các

nguy cơ cũng như những niềm vui trong đó. Đây là quá trình đặc trưng cho lối tư duy của

người Hi-bá-lai. Người ấy không bắt đầu với những nguyên lý trừu tượng nhưng bằng kinh

nghiệm của những đứa con trai điên dại hay những phụ nữ hư hỏng. Người ấy dịch chuyển

trong phạm vi của một đời sống cụ thể ai ai cũng biết, bằng óc phán đoán sắc sảo cùng với cái

nhìn xuyên suốt về hậu quả của nó ra làm sao. Một sự khôn ngoan như vậy sẽ trở thành một

phương tiện mặc khải, không phải theo nghĩa trực tiếp của các tiên tri nói ra lời của Đức

Chúa Trời, mặc dầu thực ra các tiên tri cũng thường chịu ảnh hưởng của những người khôn

ngoan, nhưng chỉ trong phạm vi của nhận định và suy xét thần cảm mà thôi.Sau khi khởi đầu

bằng việc bày tỏ gián tiếp qua các biến cố của đời sống, sự khôn ngoan có thể được truyền

đạt bằng kỷ luật cá nhân. Nếu sự điên dại bám chặt tấm lòng của một đứa trẻ và để cho nó

không còn điên dại nữa thì phải nhờ đến một người khôn ngoan hơn. Trước hết, phải có cái

nhìn xuyên suốt vào sự điên dại của một người, rồi mới đến sự �biến đổi� và trở nên �ghét

điều ác� theo như Châm Ngôn 8:13. Sau đó, đường lối của sự khôn ngoan là đường lối tận

hiến -- �hằng ngày tỉnh thức tại nơi cửa ta, và chờ đợi ở bên các trụ cửa ta� (Châm 8:34).

Nó đòi hỏi người ta phải thận trọng trong sự bền lòng và trong sự phục vụ.Văn chương khôn

ngoan chẳng hề đánh mất sự quân bình giữa cái thực tiễn và cái chung. Thật thế, Gióp và

Truyền Đạo đã phải vật lộn với những vấn đề triết học rộng lớn hơn, nhưng họ đã được trang

bị để giải quyết những vấn nạn lớn lao như vậy bằng những cái nhìn xuyên suốt thực tiễn của

cả một phong trào khôn ngoan. Gióp phải đối phó với vấn nạn cổ xưa về việc kẻ vô tội lại

phải chịu đau khổ. Gióp trực diện với thực tại điều ác và đau khổ của con người nhưng không

thể tìm câu giải đáp (Gióp 40:6-14). Không phải là không có lời đáp, nhưng câu trả lời vẫn

chưa xuất hiện cho đến khi Đấng Christ phải chịu khổ nạn và cuối cùng sẽ chiến thắng khải

hoàn. Trong khi chờ đợi, thái độ của kẻ chịu khổ quan trọng hơn lời đáp dành cho những câu

hỏi kia. Cho nên, một mặt Gióp đang dọn đường cho Phúc Âm, mặt khác là sửa sai những kẻ

khoe khoang và kiêu ngạo. Sách Truyền Đạo cũng từng đề cập đến vấn nạn lớn mà chúng ta

gọi là vấn nạn của cuộc đời. Mặc dầu trái ngược với quan niệm thường tình nhưng nhà truyền

đạo không hề kết luận rằng mọi sự đều vô vọng. Đúng hơn là ông đã đặt tư duy của mình một

cách vững lập trên Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời (12:1) cùng với trật tự sáng tạo của Ngài

(7:13; 3:1-9). Vì cớ đó mà không ai có thể dự đoán được tương lai của mình (7:14; 8:17) hoặc

kiểm soát được chính đời sống mình (7:23-25). Cho nên, hư không không phải là đặc tính của

cuộc đời nói chung mà là nỗ lực muốn xem thế giới tạo vật này như là cứu cánh. Quả thật

người ta có thể chuộc lại thời gian (11:1-6) và nếm biết mọi thú vui của đời này (11:8,9) nếu

bằng lòng phục vụ Đức Chúa Trời trong khi hãy còn cơ hội (12:1-4, xem Kidner 1976 về vấn

đề này). Tuy nhiên, cũng không phải vì vậy mà có thể bỏ lại đằng sau khôn ngoan thực tiễn

92

của sách Châm Ngôn. Như chúng ta sẽ thấy ngay sau đây, sự khôn ngoan là một chiếc áo dài

không có đường may. Nó là con đường đi từ lòng tử tế đơn sơ dẫn đến sự sống đời đời.

Đặc Điểm Thần Học Của Sự Khôn Ngoan

1. Sự khôn ngoan đến từ Đức Chúa Trời. Một số học giả tỏ ra quan tâm đến đặc tính

hoàn toàn thế tục của sự khôn ngoan vì mãi về sau này khôn ngoan mới có chỗ đứng trong

tôn giáo. Quan điểm về tính chất thế tục của sự khôn ngoan phù hợp với quan điểm cho rằng

tôn giáo của Y-sơ-ra-ên đã tiến hóa qua những giai đoạn khác nhau. Sự khôn ngoan đôi khi

được sử dụng theo cách người đời -- nghĩa là chẳng liên quan gì đến Đức Chúa Trời cả --

nhất là vào thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên xây bỏ Chúa. Thật ra một số lời khôn ngoan của Y-sơ-ra-

ên đã được vay mượn từ các quốc gia lân bang. Nhưng trong dân Y-sơ-ra-ên sự khôn ngoan

được hiểu là có sự liên hệ mật thiết với đức tin mà họ đặt nơi Đức Chúa Trời cùng với những

bổn phận của giao ước. Điều này đã được tóm tắt trong Châm Ngôn chương hai:

�Hỡi con, nếu con tiếp nhận lời ta đặng giữ mạng lịnh ta nơi lòng con, để lắng tai nghe sự

khôn ngoan, và chuyên lòng con về sự thông sáng. Phải, nếu con kêu cầu sự phân biện, và

cất tiếng cầu xin sự thông sáng, nếu con tìm nó như tiền bạc, và kiếm nó như bửu vật ẩn bí,

bấy gio con sẽ hiểu biết sự kính sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được đều tri thức của Đức Chúa

Trời� (Châm 2:1-5).

Tóm lại, dân Y-sơ-ra-ên tin rằng sự khôn ngoan thuộc về Đức Chúa Trời. Gióp nói:

Nơi Đức Chúa Trời có sự khôn ngoan và quyền năng� (Gióp 12:13). Ê-sai đã công bố sự tai

ương cho người Ai Cập khi họ tin cậy vào các chiến xa mà không chịu cầu vấn Đức Giê-hô-

va là Đấng khôn ngoan (Ê-sai 31:1,2). Mọi sự khôn ngoan và quyền thế đều thuộc về Đức

Chúa Trời (Đa 2:20,23). Vì cả thế gian và mọi sự trong đó đều do tay Đức Giê-hô-va làm ra,

cho nên tất cả phải phô bày sự khôn ngoan của Ngài �Đức Giê-hô-va dùng sự khôn ngoan

lập nền trái đất� (Châm 3:19) và mọi tiến trình tự nhiên đều phô bày sự khôn ngoan tuyệt vời

của Ngài (Ê-sai 28:23-29; Thi 104:24; Gióp 28). Hơn nữa, hành động của Đức Chúa Trời

trong lịch sử phô bày sự khôn ngoan, sự bảo vệ và sự phán xét của Ngài nữa (Ê-sai 31:2;

Châm 10:3). Như H. W. Wolff đã giải thíchù: �Tri thức chân chính về thế giới có thể là sự

khôn ngoan đối với con người đã được lập nền một cách khách quan trên công trình sáng tạo

của Đức Chúa Trời� (Wolff, 211). Thật vậy, tất cả những gì chúng ta hiểu về từ ngữ �thế

giới� theo một phương diện là �một hoạt động bảo trì của Jahweh�(Von Rad, I, 427).Với

người Hi-bá-lai, tất cả những gì xảy ra trên thế gian này đều liên hệ trực tiếp với Đức Chúa

Trời và các chủ đích của Ngài (Thi 145:10-12). Thật ra, chẳng có gì bị bỏ mặc cho may rủi,

kể cả việc rút thăm (Châm 16:33). Bởi vì mọi ý định về trần gian này chỉ nhằm nói lên sự

hiện diện và mối quan tâm của chính Đức Chúa Trời đến đời sống con người (�Đức Giê-hô-

va... ban bằng các lối của họ�-- Châm 5:21), cho nên người ta có đầy đủ lý do để thấy cả

trong các biến cố thông thường của đời sống cũng phản ánh được một ý nghĩa sâu xa hơn.

Những nét bề ngoài của đời sống (ngọn gió Bắc, giọt nước rơi, chiếc roi ngựa) có thể được

dùng để ví sánh với những thực tại sâu xa hơn (cái lưỡi nói hành, cây roi cho kẻ điên dại) vì

cả hai đều là thành phần của cùng một thực tại. �Sự khôn ngoan luôn nhận biết rằng nơi tận

cùng của mọi vật có một trật tự đang hoạt động âm thầm và thường không nhận thấy được,

khiến cho mọi biến cố được duy trì ở thế quân bình� (Von Rad, I, 427).

2. Tôn giáo cho mọi người. Trong đời sống luôn có sự khôn ngoan cho mọi hạng

người. Sự khôn ngoan luôn gắn liền với tất cả mọi người cho dù họ đang ở trong vị trí nào.

Khôn ngoan chẳng phải điều gì khác hơn là đời sống thật, vững vàng, và hạnh phúc mà mọi

người ở khắp mọi nơi đang tìm kiếm (đó là lý do dân Y-sơ-ra-ên chẳng có gì phải hổ thẹn khi

sử dụng sự khôn ngoan của các nước khác). Khôn ngoan nói với người làm chồng cũng như

kẻ làm vợ (Châm 12:4), người làm cha, làm mẹ cũng như kẻ làm con cái (4:1-9), với chủ

93

cũng như đầy tớ (29:19-21), với bậc cầm quyền cũng như thần dân (28:15,16), với người giàu

cũng như kẻ nghèo (19:4-7).

Một mặt, sự khôn ngoan rõ ràng được đặt trên tài năng thiên phú con người. Đó là

nhận thức nảy sinh từ kinh nghiệm thông thường. �Sự kiêu ngạo đi trước sự sa ngã� là câu

nói không phải đến từ việc suy tư về bản tánh của kiêu ngạo, nhưng đến từ việc quan sát sự

vấp ngã của kẻ kiêu ngạo. Điểm dị biệt rõ ràng nhất giữa tư tưởng Hy Lạp với tư tưởng Hi-

bá-lai là người Hy lạp có khuynh hướng bắt đầu với các ý niệm, còn người Hi-bá-lai thì bắt

đầu với kinh nghiệm. Họ quan sát lâu dài và say mê. Những nhận định về loài kiến, thỏ rừng,

cào cào và thằn lằn (Châm 30:24-28) cho thấy tánh hiếu kỳ chính là nền tảng của khoa học tự

nhiên và cũng là lời kêu gọi người ta trở về với chủ đích của Đức Chúa Trời đối với tạo vật.

Mặt khác, nếu sự khôn ngoan chỉ gồm những nhận thức thông thường của dân Y-sơ-

ra-ên cũng như các dân lân bang thì người ta không thể nào tìm được chìa khóa cho mọi vấn

đề ở bất cứ nơi nào trên thế giới cả. Sách Châm Ngôn đã đưa ra nhận định hết sức đơn giản:

sự khôn ngoan chính yếu là sự kính sợ Đức Giê-hô-va (Châm 1:7; Gióp 28:28). Bạn có thể

tìm tòi học hỏi, nhưng sự soi sáng vẫn đến từ Đức Giê-hô-va (Châm 29:13). Quan sát kỹ

lưỡng sẽ dẫn bạn đi trên một lộ trình dài, nhưng cái nhìn nội kiến (insight) giúp bạn có cái

nhìn tổng thể thì phải đến từ Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va là Đấng ban sự khôn ngoan

(Châm 2:6). Nhưng khi bạn đã nhận thức được ý nghĩa thiên thượng của toàn bộ vấn đề thì tất

cả những gì bạn học hỏi được từ kinh nghiệm sẽ trở thành một lối nhỏ nằm trong chánh lộ sẽ

đưa bạn đến với Ngài. Điều này có thể giúp chúng ta thấy được tại sao sự khôn ngoan của

các dân tộc lân bang cũng có thể được gồm tóm luôn vào phần ký thuật của Thánh Kinh. Với

người Hi-bá-lai là kẻ nhìn biết Đức Giê-hô-va và sự khôn ngoan của Ngài thì những gì các

dân tộc khác học biết được cũng là những bằng chứng bên ngoài về tính cách vĩ đại Ngài, và

vì thế có thể được đưa vào bối cảnh của mặc khải đặc biệt.

3. Hai nẻo đường: khôn ngoan và điên dại. Vậy khôn ngoan � hay thiếu khôn ngoan

dẫn đến một � đường lối� (D#r#k, nguyên ngữ Hi-bá-lai) trong một đời sống nào đó.

Nhưng nó không chỉ đơn giản là một lối sống, bởi nó bao gồm toàn thể cá tánh của một con

người trong mọi hoạt động của mình. Hơn nữa, mỗi hành động hoặc lời nói đều được xem là

đóng một vai trò trong việc hình thành nên đường lối đó. Chẳng có gì biến mất hoặc đi vào

quên lãng. Toàn thể tính cách nghiêm trọng của đời sống đạo đức đều được viết lên bằng chữ

hoa, từ khi mới đứng lên cho đến lúc nằm xuống. Chính nhận thức theo chiều hướng này đã

làm cho quan điểm về thời gian của người Hi-bá-lai khác với các dân tộc lân bang. Cuộc đời

là một chuyến hành hương về một điểm đích nào đó. Đặc tính độc đáo này của người Y-sơ-

ra-ên cuối cùng đã biến đổi những quan niệm mà dân Y-sơ-ra-ên đã vay mượn từ những dân

tộc lân bang. Trước hết, có con đường của kẻ dại. Con đường này khởi đầu cách vô tội nên

sách Châm Ngôn gọi đó là người đơn sơ. Đây là kẻ rất dễ bị �xỏ mũi�, cả tin và thông

thường là ngốc nghếch. Kẻ dại sẽ tin bất kỳ điều gì (14:15) và về căn bản họ không có trách

nhiệm (1:32). Ở đây, sách Châm Ngôn đưa ra một lời cảnh cáo chứ không phải là một lời kết

án. Cũng giống như trường hợp mà Chúa Jesus đã dùng ẩn dụ để cảnh cáo về một ngôi nhà đã

được quét dọn sạch sẽ, nhưng chẳng bao lâu thì bị rất nhiều quỉ vào cư trú làm cho ô uế; cũng

vậy, kẻ có đầu óc rỗng tuếch luôn đối diện với nguy cơ bị dẫn đi lạc. Châm Ngôn chương 7

đã cho thấy hình ảnh của một người đơn sơ theo cách cổ điển, anh ta dễ dàng bị sa vào cám

dỗ. Qua sách Châm Ngôn cho thấy rõ về sự vui vẻ, thậm chí ồn ào nhưng không phải là

không có mục đích.Nguy cơ của người đơn sơ là có thể trở thành điên dại. Đặc điểm căn bản

của kẻ điên dại là sống không mục đích, người ấy dễ đi đến cái bẫy mà sách Châm Ngôn gọi

là sự ngu muội. �Kẻ ngu muội làm lại việc ngu dại mình khác nào con chó đã mửa ra, rồi

liếm lại� (26:11). Vì chúng đã mắc vào sự điên dại (17:12), nên chúng không thể nào �tập

trung được� (17:24) và chắc chắn sẽ làm mất thì giờ của bạn (14:7). Tóm lại họ không hề có

sự nhày cảm về đạo đức (14:9, cách dịch tốt nhất là �hết thảy kẻ ngu muội đều nhạo báng về

tội lỗi,� đối chiếu với NIV). Vấn đề căn bản của họ là thiếu mất điểm khởi đầu của sự khôn

94

ngoan: sự kính sợ Đức Giê-hô-va. Vậy kẻ điên dại là kẻ vô thần thực tế (a practical atheist,

Thi 14:1). Von Rad bảo đặc điểm của sự điên dại là �thiếu mất nguyên tắc từ trong căn bản

của con người khiến họ khinh thường mọi sự chỉ dạy� (von Rad 1972, 64).Khía cạnh nổi bật

nhất của sách Châm Ngôn là xếp đặt những vấn đề ngây ngô nhất bên cạnh những vấn đề

nghiêm trọng nhất, dường như muốn làm người đọc phải kinh ngạc nhận thấy chỉ cần một sự

vi phạm nhỏ nhặt cũng đủ đưa người ta vào con đường dẫn đến sự chết �Bánh ăn vụng là

ngon thay, nhưng người chẳng biết rằng kẻ chết ở đó� (Châm 9:17-18). Âm phủ rất khát

(30:16) nên người ta thà đứng xa nó thì hơn. Nhưng kẻ dại bị sự ngu muội chế ngự đến nỗi

chẳng còn nhìn thấy mình đang đi đâu nữa. Họ không hề chọn một cuộc đời gian ác, nhưng

chỉ sa chân vào đó, mỗi lần chỉ bước có một bước mà thôi. Chỉ vì ngây thơ, thiếu kỷ luật họ

sẽ chết (5:23). Sách Châm Ngôn có nhiều lời chế nhạo cho thấy không nên xem sự việc gì là

nghiêm trọng quá đáng, hay phải bận tâm tới người chung quanh, nhưng vẫn phải nhìn cuộc

đời cách nghiêm túc. Vì chắc chắn nó sẽ dẫn người ta đến một nơi nào đó, chắc chắn như

nước chảy xuống vậy.

Thứ hai, có con đường của người khôn. Trong khi đường lối của những kẻ ngu muội

giống nhau thì người khôn ngoan lại tỏ ra khôn ngoan trong muôn mặt. Họ là người bạn,

người láng giềng tốt, một người vợ đảm đang và là một người chồng biết quan tâm. Họ tự

nhiên và dễ dãi, vì con đường của họ giống như ánh sáng và bằng phẳng, trong khi con đường

của kẻ dại lại đầy sỏi đá và khó khăn. Đường lối họ là tất cả quan điểm của Cựu Ước về cuộc

đời. Cuộc đời không phải là mục tiêu vì mục tiêu ở đâu đó trong tương lai � nhưng chính là

cốt tủy của mục tiêu đó. Con đường người khôn ngoan �xanh tươi như lá cây� (11:28); nó

rạng ngời sức sống, như đồ trang sức đeo trên cổ vậy (3:22). Bây giờ rõ ràng sự khôn ngoan

là vấn đề của cá tánh hơn là vấn đề của trí tuệ. Nó là mẫu mực của một đời sống �được điều

chỉnh� và hài hòa. Một người chỉ được xem là khôn ngoan khi nào cả cuộc đời người ấy

được xây dựng bằng những cái nhìn thấu đáo về sự khôn ngoan. Về một phương diện, con

người khôn ngoan chẳng có gì phi thường cả, người ấy chỉ đơn giản là một người mà bạn

muốn được sống bên cạnh họ hay sống với họ, hoặc là người bạn gặp ngoài phố, ngoài chợ.

Người khôn ngoan cẩn thận và dè dặt (19:2; 13:11) là điều sẽ dẫn tới sự thận trọng (14:16).

Rồi còn biết hạn chế lời nói (29:20; 17:27) tự nó đã đem đến cho người ta sự thỏa lòng và sức

khỏe (16:24). Trong sách Châm Ngôn, lời nói thật quan trọng làm sao! Cuối cùng là việc

kiểm soát đời sống cùng với những đòi hỏi của nó (Châm 24:1-6), mà ngày nay chúng ta có

thể gọi là �sức mạnh�. Nhưng sức mạnh của một người biết �cai trị lòng mình� (16:32) là

một vấn đề hết sức tinh tế. Người ta nghĩ đến một Giô-sép tại Ai Cập hoặc một Đa-ni-ên tại

Ba-by-lôn, không cần phải to tiếng hay ồn ào, nhưng họ chính là những nhân vật vĩ đại.Điều

gì tốt cho người nông dân và thương gia điều đó cũng tốt cho bậc cầm quyền. Vì sự khôn

ngoan là nền tảng cho cả hai. Thành công là kết quả thông thường của cây khôn ngoan. Nếu

các đặc điểm của sự khôn ngoan được nhà vua đem ra thực hành thì ngôi của nhà vua sẽ được

vững lập đời đời (29:14,16). Chính vì sự công chính làm rạng danh một dân tộc, sự rạng danh

đó không phải là phần thưởng của Đức Chúa Trời nhưng được lưu xuất từ sự công chính,

giống như nước chảy ra từ một dòng suối. Lời hứa này khiến chúng ta nhớ đến lời hứa của

Na-than dành cho Đa-vít trong II Sam 7. Lời hứa này cũng nhắc chúng ta về Đấng Mết-si-

amà Ê-sai đã đề cập, Đấng mà ngôi Ngài được vững lập đời đời trong sự công chính

(9:6,7).Chúng ta từng ghi nhận đời sống là bạn đồng hành chứ không phải là mục đích của

người khôn ngoan, nhưng chắc chắn đường lối của họ sẽ dẫn họ đến một nơi nào đó. Mục

tiêu đó cũng được gọi là sự sống, một sự sống được định nghĩa như là sự thông công với Đức

Chúa Trời, nguồn cội của sự khôn ngoan (Châm 8:35; xin xem phần thảo luận tuyệt vời của

Kidner 1964, 31-56).

95

Tương Lai Của Sự Khôn Ngoan

1. Giới hạn của sự khôn ngoan. Vấn đề là sự khôn ngoan sẽ sớm đi đến những giới

hạn của nó. Đây không phải là điều để chúng ta thất vọng, nhưng nhắc nhở cho ta đặc tính

phiến diện của nó. Châm Ngôn 25:2 đã nói bóng gió về vấn đề đó khi bảo rằng vinh quang

của Đức Chúa Trời giấu kín các sự việc, nhưng sách Truyền Đạo lại đề cập khá dài � Mọi

sự đều hư không. Cả đến sự khôn ngoan, tuy có tốt hơn sự điên dại, nhưng cuối cùng vẫn có

thể dẫn tới chỗ hư không (Truyền 2:12-19). Không có một thành phần nào trong công trình

sáng tạo của Đức Chúa Trời, dẫu tự nó là tốt lành, có thể cung ứng được sự sống (Truyền

3:11). Người khôn ngoan thật biết rõ giới hạn đó và điều đó sẽ dẫn đến sự khiêm nhường

(Châm 18:12). Họ không bận lòng về nhược điểm đó vì niềm tin của họ không chỉ nhằm đến

sự khôn ngoan nhưng là tin vào Đức Giê-hô-va là nguồn mạch của sự khôn ngoan. �Danh

Đức Giê-hô-va vốn một ngọn tháp kiên cố, kẻ công bình chạy đến đó, gặp được nơi ẩn trú

cao� (18:10). Chính yếu tố mong manh của sự khôn ngoan khiến tâm trí chúng ta luôn nghĩ

đến nguồn suối, chứ không phải chỉ nghĩ đến nước mà thôi.

2. Lời hứa của sự khôn ngoan. Trong khi có một giới hạn nội tại vì chúng ta chỉ là con

người thì cũng có lời hứa cho việc vận dụng sự khôn ngoan. Lời hứa ấy rõ nhất trong Châm

Ngôn chương 8, cho dầu điều thật sự được đề cập vẫn còn nằm ở tương lai. Ở đây, sự khôn

ngoan đã được nhân cách hóa, có lẽ muốn thi vị hóa (không nên xem đó là một thực thể). Thế

nhưng, cách ví von đó hết sức rõ ràng khiến cho việc kêu gọi đến sự khôn ngoan càng trở nên

cấp thiết hơn nữa. Cuối cùng, đến câu 35, chương sách đạt đến tuyệt đỉnh và đồng hóa giữa

việc tìm cầu sự sống với ân huệ của Đức Chúa Trời. Ở đây, lần đầu tiên chúng ta có lời kêu

gọi đến với sự cứu rỗi cách cá nhân, nếu không lắng nghe sẽ dẫn đến sự chết (von Rad, I,

443). Sự khôn ngoan là gì � vốn ở cùng Đức Chúa Trời trong công cuộc sáng tạo � mà lại

có thể ban cho nhiều như vậy? Chắc chắn đây chỉ là phần diễn tả sơ khởi về một chủ đề quan

trọng sẽ được hiện thực một cách đầy trọn qua đời sống và chức vụ của Đấng Christ. Chúa

Giê-xu sẽ làm cho lời kêu gọi của Đức Chúa Trời trở thành lời kêu gọi cho mỗi cá nhân mỗi

người và trở thành lời hứa cho tất cả những ai bằng lòng đến với Ngài sẽ được yên nghỉ. Và

trong Côl 1:15-17, chúng ta thấy việc nhân cách hóa sự khôn ngoan không hề đánh mất nghĩa

đen của lẽ thật, nhưng là nhằm chuẩn bị cho việc thể hiện hoàn toàn (Kidner 1964, 79).

Chương 13

Thánh Linh Của Đức Chúa Trời

Đức Thánh Linh đã thực hiện công tác của Ngài trên và trong con người, nên con

người phải nghiêm chỉnh tự dâng mình cho sự tùy nghi sử dụng của Đức Chúa Trời

theo tính chất tho tạo của mình... Không hề có người bạn thân thiết nào có thể

thấu hiểu con người hơn là Đức Thánh Linh. Không có công việc căn bản nào nhằm

bình thường hóa con người hơn là làm công việc Ngài.

Karl Barth, Church Dogmatics

Từ Ngữ Và Ý Nghĩa Căn Bản

Điều có vẻ lạ lùng là phần luận giải về Thánh Linh của Đức Chúa Trời mãi đến bây

giờ mới được đề cập. Nhưng chúng ta thấy rằng mãi cho đến thời kỳ Tân Ước, quan niệm về

Thánh Linh mới được diễn tả đầy đủ. Một mặt, hoạt động của Đức Thánh Linh đã tiềm ẩn

trong phần lớn những gì chúng ta đã thảo luận. Phần thảo luận trong chương này sẽ tập trung

96

vào sự hoạt động và công việc của Thánh Linh. Thân vị của Đức Thánh Linh tuy tiềm ẩn qua

những giai đoạn hình thành Cựu Ước nhưng vẫn chưa thể hiện đầy đủ rõ ràng cho đến khi

Đấng Christ dạy dỗ về Ngài trong Giăng 14-16 và Ngài được đổ đầy trên con dân Chúa trong

sách Công Vụ chương 2.Từ ngữ Hi-bá-lai chỉ về linh (rW^j) đã được chúng ta đề cập khi thảo

luận về con người. Từ này xuất hiện vào khoảng 378 lần trong Cựu Ước, và thông thường có

nghĩa là �hơi thở�' hay �gió� (danh từ xuất phát từ một động từ có nghĩa là thở ra bằng

mũi thật mạnh). Ý nghĩa căn bản của nó là năng lực, thường là năng lực để tiêu diệt. Gió

thường mạnh và dữ dội; luôn mang tính huyền bí (Xuất 10:13; Gióp 21:18). Đồng thời, gió

cũng luôn ở dưới quyền kiểm soát của Đức Chúa Trời (A-mốt 4:13, như tác giả Thi Thiên

cho biết, đó là một trong các tôi tớ của Đức Giê-hô-va (104:4). Với tính cách huyền bí và có

quyền năng, E. Jacob tin rằng gió / linh rõ ràng diễn tả toàn thể những điều thuộc về Đức

Chúa Trời tuy không được đầy đủ (Jacob, 122). Với nghĩa hơi thở, từ này có ý nghĩa rất gần

với chính sự sống, hay trung tâm của sự sống (Ê-xê 37:5-6,8,10). Từ “linh” khi dùng cho loài

người thường mang ý nghĩa tâm lý chỉ về khuynh hướng nổi bật của con người (Snaith,143-

53). Linh (spirit) của một người dẫn tới một loại hành động đặc thù nào đó (như trong Xuất

35:21). Một linh (tinh thần) ghen tị hay cay đắng sẽ thể hiện một hành vi tương ứng (Dân

5:14,30). Chính linh (tinh thần) của một người sinh ra sự hiểu biết (Gióp 32:8) và cũng chính

linh đó đón nhận ảnh hưởng của Đức Chúa Trời (A-ghê 1:14). Snaith chú giải rằng một cá

nhân có thể kiểm soát được hồn (soul, n#p#v) mình, nhưng chính �linh� hay tinh thần

(spirit, rW^j)) kiểm soát anh ta, chính vì thế mà con người có thể quan hệ với Đức Chúa Trời.

Khi xem xét �linh� trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời, chúng ta thấy có một sự

liên hệ đặc biệt giữa Đức Chúa Trời với linh. Câu Kinh Thánh Cựu Ước nói lên thuộc tánh

thần linh của Đức Chúa Trời sát nghĩa nhất là trong Ê-sai 31:3 �Người Ê-díp-tô là loài

người, không phải là Đức Chúa Trời, những ngựa nó chỉ là xác thịt, không phải là thần (linh,

spirit)�. Nhưng ngay tại đây, đúng hơn là thể hiện sự tương phản giữa sức mạnh của Đức

Chúa Trời với sự yếu đuối của loài người, chứ không phải giữa con người và linh. Sức mạnh

nằm ở linh, và linh nếu không phải là chính Đức Chúa Trời, thì cũng ở dưới quyền kiểm soát

của một mình Ngài. Ngài ban nó và cất nó đi (Sáng 2:7; Truyền 12:7). Trong Ê-xê-chi-ên

37:6, linh hay hơi thở mà Đức Chúa Trời ban cho, hầu như được xem tương đương với yếu tố

căn bản của sự sống. Trong mọi biến cố, Đức Chúa Trời đều phải nâng đỡ linh (tinh thần) của

một người, bằng không nó sẽ bị gục ngã (Gióp 10:12) và trở về với đất là nơi nó xuất phát

(Thi 146:4). Trong khải tượng của Ê-xê-chi-ên (1:12-14) chúng ta thấy được vai trò của linh.

Hễ thần linh đi đâu, các sinh vật có cánh đó đi theo. Ở đây, rõ ràng năng lực có quyền điều

khiển đó có thể được đồng nhất hóa với Linh của Đức Chúa Trời (Snaith, 152). Tóm lại, Linh

của Đức Giê-hô-va bày tỏ năng lực ban sự sống và quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời

qua kinh nghiệm của con người, được diễn ra dưới quyền kiểm soát cao hơn. Rõ ràng linh là

một cái gì đó xa lạ với con người, nhưng con người lại không thể nào sống được nếu không

có nó. Vì mọi linh đều liên hệ với Đức Chúa Trời (Dân.16:22) nên Ochler cho rằng Linh của

Đức Chúa Trời trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để truyền đạt quan niệm độc thần trong

Cựu Ước' (Ochler 173).

Sự Phát Triển Thần Học

1. Giai đoạn nguyên thủy: Trong những phần đầu của Cựu Ước, Linh của Đức Chúa

Trời là quyền năng từng hồi từng lúc giáng trên con người, giúp con người hoàn tất các chủ

đích của Đức Chúa Trời, Lần xuất hiện đầu tiên được ghi lại trong Sáng 1:2. Tại đây, Thánh

Linh ấp ủ (vận hành) trên mặt nước, như con chim mẹ ấp ủ con của mình. Mối quan hệ mật

thiết như vậy giữa Đức Chúa Trời với công trình sáng tạo được thể hiện rõ nét hơn trong

Sáng 2:7 khi Đức Chúa Trời thở (hà hơi) vào lỗ mũi con người hơi thở (linh, spirit) sống.

Linh ở đây trở nên �biểu tượng trọn vẹn cho sự gần gũi mầu nhiệm và những hoạt động

97

thiên thượng� (Eichrodt, II, 46). Sự lệ thuộc liên tục của con người vào sự hiện diện của Đức

Chúa Trời đã được mô tả tỉ mỉ hơn trong Sáng 6:3 �Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người

luôn�. Việc hạn chế sự hiện diện của thần linh như vậy không có nghĩa loài người sẽ chết

ngay, nhưng họ sẽ kinh nghiệm sự yếu đuối, và bị giới hạn tuổi thọ của mình.

Mối quan hệ giữa Linh của Đức Chúa Trời với tài năng của loài người đã được thừa

nhận từ rất sớm. Pha-ra-ôn hiểu rằng chỉ có người được Thần Linh của Đức Chúa Trời ban

cho tài năng, mới có thể bày tỏ sự khôn ngoan như Giô-sép (Sáng 41:38). Điều khá lý thú là

những câu đề cập đế Bết-sa-lê-ên trong Xuất 31:3 và 35:31, người đã được đổ đầy Thần Linh

của Đức Chúa Trời để thực hiện việc thiết kế các công trình nghệ thuật của đền tạm. Vậy, khi

Thần Linh hành động trong một người, chẳng những chỉ thực hiện công việc giải cứu quyền

năng, mà còn giúp người ấy làm nên những đồ vật tuyệt mỹ, nói lên vẻ đẹp của chính Đức

Chúa Trời và trợ giúp cho sự thờ phượng nữa.

Qua nhân vật Môi-se, hoạt động của Thánh Linh được nói đến rõ ràng hơn. Dân Số

Ký 11:27 và 25 cho thấy Thần Linh đã được ban cho Môi-se một phương cách đặc biệt, khiến

ông có thể hoàn tất được các chủ đích của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, phương cách đó còn có

thể san sẻ được cho nhiều người khác để họ cùng góp phần với ông trong công tác lãnh đạo

(c.25). Như vậy, Môi-se có thể được gọi là người của Đức Chúa Trời (Phục 33:1). Cách dùng

chữ Thần Linh như vậy có thể khiến người ta nghĩ về Ngài gần như là một thực thể vật lý có

thể cầm nắm được (nhắc chúng ta về bản chất của mana, là một sứ mạnh vừa hữu ngã vừa vô

ngã trong các tín ngưỡng sơ khai). Trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ có sự kiểm soát và ban

cho duy nhất đến từ Đức Chúa Trời mới có thể hoàn tất được các chủ đích Ngài.Ý nghĩa hình

bóng về hiện tượng nói tiên tri được thể hiện qua trường hợp của Ba-la-am (Dân 24:2-9).

Theo lời chỉ dẫn của Ba-lác, vua Mô-áp, ông đã ra đi, nhưng thay vì rủa sả dân Y-sơ-ra-ên,

ông lại chúc phước cho họ. Khi Ba-lác than phiền, Ba-la-am nói: �Tôi phải nói điều chi Đức

Giê-hô-va sẽ phán� (c.13). Người ta không thể nào vi phạm các ranh giới mà Thần Linh đã

định.

2. Các quan xét và nền quân chủ. Trong suốt thời Các Quan Xét, sự hiện đến của

Thần Linh để ban quyền năng cho con người nhằm hoàn thành ý chỉ Đức Chúa Trời được

xem là một biến cố phi thường. Các quan xét được giới thiệu bằng câu: Thần của Đức Giê-

hô-va giáng trên người, và người đoán xét...� (Quan 3:10; 6:34,..). Ở đây, các lãnh tụ dân

của Đức Chúa Trời được ban cho quyền năng không phải chỉ để xét đoán theo cách nghĩ của

chúng ta về việc xét xử, mà còn để lãnh đạo và giải phóng dân Ngài khỏi áp bức nữa. Quan

xét Cựu Ước vừa làm công việc xét xử, vừa làm công tác lãnh đạo. Đặc tính cứu chuộc trong

sự ban cho tài năng của Đức Chúa Trời trở nên thật rõ nét. Trong trường hợp của Sam-sôn,

theo như ký thuật thì Thần Linh đã giáng xuống trên ông thật là mạnh mẽ (Quan 14:6 và

15:14).Giữa vòng các tiên tri đầu tiên cũng có những kinh nghiệm tương tự. Trong I Sa-mu-

ên chương 10, Sa-mu-ên bảo với Sau-lơ ông xức dầu để Sau-lơ làm vua trên dân Ngài (c.1)

và để �Thần của Đức Giê-hô-va sẽ cảm động ngươi nói tiên tri cùng chúng, rồi ngươi sẽ hóa

ra một người khác� (c.6). Lời hứa ấy đã được ứng nghiệm trong câu 10 khi Sau-lơ bắt đầu

nói tiên tri giữa vòng các tiên tri. Lúc Đa-vít được xức dầu, ông cũng trở thành người được

nhận lãnh Thần Linh (II Sam 23:2).I Sa-mu-ên 16:14-16 nói về việc Thần của Đức Giê-hô-va

lìa khỏi Sau-lơ, và Đức Giê-hô-va đã sai một ác thần nhập vào vua ấy (xem I Sam 18:10). I

Vua 22:21-23 còn giải thích rõ hơn khi cho rằng Đức Chúa Trời có thể sai một thần nói dối

với mục đích lừa gạt. Rõ ràng những thần như vậy đã được Đức Giê-hô-va sai phái, mặc dầu

không rõ là các thần linh thiện hảo đã được sai phái để thực hiện chính mục đích đó hay đó là

công việc mà ác thần được sai đi. Trong cả hai trường hợp, họ đều ở dưới quyền sai khiến của

Đức Chúa Trời để làm việc theo ý Ngài. Cùng một Đức Chúa Trời đã giải cứu kẻ khiêm nhu

và cũng chính Ngài lật đổ kẻ kiêu ngạo (Thi 18:27).

Phần ký thuật về Ê-li và Ê-li-sê cũng khá lý thú. Lúc Ê-li được cất lên trời, Ê-li-sê đã

xin Thần của Ê-li cảm động ông bội phần hơn (II Vua 2:9-15). Thần Linh này chắc chắn phải

98

là Thần Linh của Đức Giê-hô-va, nhưng đã được đồng hóa với vị tiên tri và được gọi là

�thần của Ê-li� trong câu 15. Một lần nữa, thời điểm ra đi của Thần Linh Đức Chúa Trời và

sự khởi đầu của con người rất khó xác định; con người hoàn toàn lệ thuộc Đức Chúa Trời,

song sự lệ thuộc đó không hề làm mất đi bản thân người ấy.Đến giai đoạn quân chủ, các khía

cạnh tổ chức được chú trọng hơn là các ân tứ thuộc linh, việc lệ thuộc Thần Linh ngày càng

giảm thiểu đi. Dầu đó là nguyên nhân hay hậu quả chúng ta không được biết, nhưng phép lạ

rõ ràng đã giảm sút. Song có điều nghịch lý là trong suốt giai đoạn này, chúng ta lại thoáng

thấy một trong những nhân vật điển hình đã phát triển sự trông cậy bản thân vào Thần Linh

của Chúa đó là trường hợp của Đa-vít trong Thi Thiên 51. Ông đã cẫu xin Thần Chúa đừng

lìa khỏi ông hàm ý rằng ông được Thần Linh thường xuyên chiếm hữu (c.11). Chắc chắn

dưới ánh sáng của sự mặc khải tiệm tiến đây là một bằng chứng quí giá về ý định của Đức

Chúa Trời đối với đức tin của mỗi cá nhân. Tuy nhiên vì đây là việc bất thường trong thời

điểm đó nên nhiều học giả tin rằng điều đó xuất hiện rất trễ (xem Vriezen,217). Nhưng tại

đây Đa-vít vẫn phải được xem như đã đóng một vai trò tiêu biểu như Áp-ra-ham và Môi-se.

Chứng cớ về sau (chẳng hạn trong Giô-ên 2:28,29) ngụ ý kinh nghiệm cá nhân như vậy với

Đức Chúa Trời là việc ít xảy ra, chỉ có một số ít người nhận được. Tuy nhiên, chúng ta cần

thận trọng trong việc tổng quát hóa. Lời của Đức Giê-hô-va khích lệ Ê-li sau cuộc tỉ thí của

ông tại núi Cạt-mên, �Vì ta đã để dành lại cho ta trong Y-sơ-ra-ên bảy ngàn người không có

quì gối xuống trước mặt Ba-anh� (I Vua 19:18) hàm ý về sự nhận biết cá nhân vượt xa điều

Ê-li mong đợi.

3. Giai đoạn các tiên tri. Dầu thế nào đi nữa, phải đến giai đoạn của các tiên tri, công

việc của Đức Thánh Linh mới trở nên có tính cá nhân, cả trong kinh nghiệm của chính các

tiên tri lẫn trong khải tượng của họ về tương lai. Điều lạ lùng mà E. Jacob đã cho thấy là các

tiên tri lớn lại không thường đề cập đến Đức Thánh Linh trong sự liên hệ đến chức vụ của

mình. Thật vậy, chính các tiên tri giả lại nói về �Thần Linh� (Giê 5:13; Ô-sê 9:7). Có lẽ vì

các tiên tri giả rất được tự do để rêu rao về Thần Linh, còn các tiên tri chân chính thì trông

cậy vào sự tác động của lời họ rao giảng (Jacob 1958, 125-26). Dường như Thần Linh của

Đức Chúa Trời trong Cựu Ước liên quan đến quyền năng cứu rỗi của Chúa nhiều hơn là với

sự tự mặc khải của chính Ngài. Lời dạy của các tiên tri về Đức Thánh Linh đã hậu thuẫn cho

quan điểm đó. Họ trình bày công việc của Ngài liên hệ đến bối cảnh đạo đức nhiều hơn, hoạt

động của Ngài có tính cách riêng tư và thân mật hơn, đồng thời ảnh hưởng của Ngài mạnh mẽ

và rộng lớn hơn.

a. Ý nghĩa đạo đức của Thánh Linh. Qua các tiên tri, Đức Thánh Linh tiếp tục giữ vai

trò liên kết con người với Đức Chúa Trời và kêu gọi con người tham dự vào chương trình cứu

chuộc của Đức Chúa Trời. Nhờ thế, �tính siêu việt của Đức Chúa Trời đã trở nên rõ ràng

hơn và tính nội tại (gần gũi) của Ngài không còn đặt thành vấn đề� (Eichrodt, II, 53). Điều

này tối thiểu đúng theo hai nghĩa.Trước hết, Thánh Linh dần dần được đồng nhất hóa với

chính Đức Chúa Trời nhằm bày tỏ sự uy nghiêm đạo đức của Ngài chứ không chỉ được xem

như một lực lượng lưu xuất từ Ngài. Khi Đức Thánh Linh đã được đồng nhất hóa chặt chẽ

hơn với Đức Chúa Trời, Ngài càng được nhìn thấy rõ hơn trong bối cảnh đạo đức. Đức Chúa

Trời phán, kẻ nào liên minh với nhau mà không cậy Thần Ngài là thêm tội vào tội (Ê-sai

30:1). Các tiên tri đã có một khải tượng mới mẻ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và khải

tượng này được nối kết với công việc của Đức Thánh Linh (Ê-sai 32:15). Đồng thời, A-ghê

2:5 ngụ ý điều này không phải là một thực tại hoàn toàn mới mẻ, nhưng là một cách giải

nghĩa mới về giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với dân Y-sơ-ra-ên khi họ ra khỏi Ai Cập.

Thứ hai, Đức Thánh Linh được nhận biết như là quyền năng đạo đức của Đức Chúa Trời

đang hành động trên thế gian rõ ràng hơn (Ê-sai 28:5,6). Trên hết, Đức Thánh Linh liên quan

đến khải tượng về một dân công chính của Đức Chúa Trời trong tương lai. Ngài được hứa

cho Đấng Mết-si-a (Ê-sai 11:2) vừa là đầy tớ của Đức Giê-hô-va (Ê-sai 42:1 và 61:1). Điều

rất có ý nghĩa là phần trưng dẫn này đã trở thành nền tảng cho bài giảng đầu tiên của Đấng

99

Christ tại Na-xa-rét (Lu-ca 4:18-21). Làm buồn lòng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời có thể

được hiểu là làm buồn lòng Đức Thánh Linh, Đấng mà Đức Chúa Trời đã đặt để giữa vòng

dân sự Ngài (Ê-sai 63:10-11). Đây chắc chắn là sự tiên báo về công việc của Đức Thánh Linh

trong vai trò cáo trách tội lỗi đã được giải thích trong Giăng 16:8.

b. Sự hiện diện của Thánh Linh. Qua các tiên tri, công việc của Đức Thánh Linh

không chỉ có ảnh hưởng ngoại tại hay từng hồi từng lúc. Ý niệm nổi bật là Đức Thánh Linh

hiện diện và hành động gần gũi riêng tư trong từng cá nhân. Trước đó, Đức Thánh Linh cũng

thường hành động trong những cá nhân một cách mật thiết, nhưng chỉ là kinh nghiệm ngoại

lệ. Sau đó các khía cạnh về quyền năng và sức mạnh trở thành quan trọng, nhưng chỉ nhấn

mạnh đến ảnh hưởng ngoại tại. Bây giờ, Đức Thánh Linh trở thành nền tảng mới trong đời

sống cá nhân của con dân Chúa. Kinh nghiệm này là một điều rất thật trong chính đời sống

của mỗi tiên tri (đặc biệt là Ê-sai và Giê-rê-mi), và sẽ là kinh nghiệm rộng rãi trong tương lai.

Cũng như trong Tân Ước, với các tiên tri cũng có một hiện thực trong hiện tại và một hy

vọng về tương lai, một �đã có rồi' và một �chưa xảy đến�.Đức Chúa Trời hứa sẽ có ngày

Ngài đổ Thần Linh của Ngài xuống theo cách mà trước đó chưa hề có ai được biết (Êxê

39:29). Theo khải tượng này, Thánh Linh sẽ được được ban cho cách tuôn tràn, hào phóng,

điều này nhắc chúng ta nhớ đến lời hứa của Chúa Jesus về các nguồn nước sống ban cho

người phụ nữ Sa-ma-ri tại bên giếng nước (Giăng 4:10,14 và xem Ê-sai 44:3). Trước hết, tính

cách dư dật đó liên hệ đến bề rộng, dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một số

ít mà thôi (Giô-ên 2:28,29). Theo lời giải nghĩa của Eichrodt, Đức Thánh Linh sẽ làm �trung

gian mà qua đó sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa dân Ngài sẽ trở thành hiện thực, trong

đó tất cả mọi ân tứ và quyền năng thiên thượng hành động trong con dân Chúa được kết hợp

nhau (Eichrodt, II, 81).Đức Thánh Linh không chỉ được dành cho tất cả mọi người, nhưng

còn dành cho con người toàn diện. Công việc của Ngài sẽ được thể hiện qua sự biến đổi hoàn

toàn nhân cách, điều mà Eichrodt gọi là �phép lạ trọng yếu của thời đại mới.� Giê-rê-mi

xem đó là giao ước mới được viết trên tấm lòng (Giê 31:31-34), mặc dầu ông không cho biết

cụ thể đó là công tác của Đức Thánh Linh. Giê-rê-mi dạy gì về Đức Thánh Linh, mặc dầu

công việc mà Đức Thánh Linh sẽ hoàn tất được nhìn bằng cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên,

trong sách Ê-xê-chi-ên cũng đề cập đến kết quả của sự việc Đức Chúa Trời đặt một thần mới

vào trong lòng người (11:19), được đặc biệt đồng nhất hóa với Đức Thánh Linh trong Ê-xê-

chi-ên 36:26-27. Như tác giả Thi Thiên đã từng diễn tả “Nguyện Thần tốt lành của Chúa dẫn

tôi vào đất bằng thẳng” (Thi 143:10). Căn cứ vào những cách diễn tả khác nhau được các tiên

tri sử dụng một tấm lòng mới, một thần linh mới, một giao ước mới rõ ràng sự biến hóa mà

Đức Chúa Trời thực hiện qua Thánh Linh sẽ triệt để và trọn vẹn. Mặc dầu những tín nhân

Cựu Ước nhận biết sự hiện diện của Đức Giê-hô-va nhưng họ vẫn trông chờ một điều gì đó

mật thiết hơn và dầm thấm hơn mà chỉ Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới truyền đạt được.

Ê sai đã nói, �Hãy run rẩy...hãy đấm ngực...cho đến chừng Thần từ nơi cao được rải xuống

khắp trên chúng ta, thì đồng vắng sẽ biến thành ruộng tốt� (Ê-sai 32:11-12,15).

c. Công tác phổ quát của Đức Thánh Linh. Khải tượng này của vị tiên tri � được gọi

là Ngày của Chúa � là những dòng sông nhỏ hẹp của quốc gia Y-sơ-ra-ên lưu chảy đến

những nơi đầu cùng đất. Công cụ duy nhất để Đức Chúa Trời thực hiện các chủ đích phổ quát

của Ngài chính là Đức Thánh Linh. Ngài là thần linh phán xét và là thần linh thiêu đốt sẽ tẩy

sạch dân cư của Giê-ru-sa-lem (Ê-sai 4:4). Một thiên sứ đã nhắc cho Xa-cha-ri nhớ lại rằng

tất cả những gì Đức Chúa Trời hoạch định đều sẽ được thành toàn �chẳng phải bởi quyền

thế, cũng chẳng phải bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta� (Xa 4:6). Người nào thấu hiểu vai trò

của Đức Thánh Linh theo ý nghĩa thượng thiên sẽ không khinh dể ngày của những điều nhỏ

mọn (c.10).

Cuối cùng, như đã được chép trong Nê-hê-mi 9:20,30, E-xơ-ra nhận biết rằng sự dạy

dỗ của Đức Chúa Trời từ thời kỳ đồng vắng qua các tiên tri thật sự là công việc của Thánh

Linh Đức Chúa Trời (xem thêm Xa 7:12). Cũng như luật pháp nhằm dạy mọi điều về cuộc

100

sống cũng như minh chứng quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong mọi sự, thì ở đây, lảnh vục

của Đức Thánh Linh là toàn thể đời sống. Đến đây, chỉ còn một bước nữa là đạt đến ý tưởng

của Tân Ước cho rằng bước đi bởi Thánh Linh tức là làm trọn luật pháp (Gal 5:16-24).

Những ai bởi đức tin nơi Đấng Christ bước một bước nhỏ như vậy sẽ được uống Thánh Linh

là Đấng ban sự sống. Trong Đấng Christ, ân tứ dành cho những ngày sau rốt, tức là Đức

Thánh Linh, đã được đổ xuống rồi (xem Công vụ 2:16-21).Vậy, chính Đức Thánh Linh sẽ

hoàn tất sự nối kết giữa Đức Chúa Trời và nhân loại. Nhưng cho dù loài người có gần Đức

Chúa Trời đến đâu chăng nữa, cho dù mối tương giao có sâu nhiệm đến mức độ nào thì trong

Cựu Ước không hề có ý tưởng đồng hóa cách huyền nhiệm, nhưng là ngược lại. Mối quan hệ

càng mật thiết, con người càng trở nên tự nhiên hơn, càng trở về với �chính mình� hơn.

Nói theo thuật ngữ Tân Ước, là người ta càng đánh mất bản thân mình trong Đức Chúa Trời

thì càng khám phá ra mình là ai. Như Martin Luther đã nói chính xác, chỉ người bước đi theo

Thánh Linh mới có được sự tự do, tự do để sống một đời sống vâng lời:

�Nếu chúng ta nhận biết những điều quý báu và lớn lao đã được ban cho mình...

thì lòng chúng ta sẽ tràn ngập tình yêu bởi Đức Thánh Linh, khiến chúng ta trở

thành những công nhân làm việc cách tự do, vui mừng, đầy năng lực; những kẻ

chiến thắng hoạn nạn; những đầy tớ phục vụ người lân cận nhưng cũng làm chủ mọi

người� (The Freedom of a Christian).

Chương 14

Lời Tiên Tri

Tiên tri là một người nói �không� với xã hội mình đang sống, lên án các

thói xấu và sự dối trá, thái độ tự mãn, ngoan cố và dung túng tội lỗi. Tiên tri

thường bắt buộc công bố điều trái ngược với điều lòng mình mong muốn. Mục

tiêu căn bản của tiên tri là hòa giải con người với Đức Chúa Trời. Tại sao hai

bên lại cần được hòa giải với nhau? Có lẽ vì ý thức sai lầm của con người về

quyền tể trị, con người lạm dụng quyền tự do, hung hăng hiếu chiến, tự kiêu, tự

đại, không muốn Đức Chúa Trời can dự vào lịch sử..

Abraham J. Heschel, The Prophets

Nguồn Gốc Của Lời Tiên Tri Cựu Ước

Hiện tượng nói tiên tri nói chung không phải chỉ có trong Cựu Ước. Hầu như khắp nơi

trên thế giới đều có những người tin rằng mình có thông điệp đến từ Đức Chúa Trời và đứng

ra làm trung gian cho các quyền lực siêu nhiên, họ có thể là các nhà diễn thuyết ru ngủ quần

chúng ở Phần Lan hoặc các tiên tri làm mê hoặc lòng người trong thời Hy Lạp cổ. Trong

Kinh Thánh cũng có truyền thống lịch sử về chủ nghĩa tiên tri tương tự như hiện tượng xảy ra

tại các nước lân cận những người sống ở vùng thôn dã, thường có cách cư xử khác thường

trong xã hội, tỏ rõ tài năng thấu hiểu và mê hoặc lòng người. Thánh Kinh đã cho chúng ta

thấy rõ rằng việc nói tiên tri trong Y-sơ-ra-ên tuy có nhiều điều giống với các dân tộc lân

bang ở điểm này hoặc điểm kia, nhưng về căn bản lại là một hiện tượng khác hẳn. Các đặc

điểm chính yếu của nó không phải thuộc yếu tố lịch sử hay cá nhân nhưng thuộc về thần học,

bắt nguồn từ Môi-se với tư cách là nhà tiên tri đầu tiên và mẫu mực. Vì vậy, trong phần thảo

luận này, trước hết chúng ta sẽ xem xét đến những yếu tố thiết yếu của quan niệm Kinh

Thánh về tiên tri; sau đó sẽ thảo luận về sự phát triển theo lịch sử của truyền thống tiên tri.

Một lần nữa, chúng ta sẽ nhận thấy rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng yếu tố quen thuộc với thế

101

giới Cận Đông, rồi lấp đầy bằng một nội dung mới mẻ và dùng nó để thực hiện các chủ đích

cứu chuộc của Ngài.

1. Môi-se được xem là tiên tri đầu tiên. Với chức vụ nói tiên tri, một người nam hoặc

nữ của Đức Chúa Trời nói ra lời của Ngài. Trong khi Áp-ra-ham nghiễm nhiên được gọi là

tiên tri (Sáng 20:7) thì Môi-se phải cần đến lễ thụ phong cho chức vụ nói tiên tri của mình.

Trong vai trò tiên tri đầu đàn và tiêu biểu, ông cần phải học hỏi một cách kỹ lưỡng.

Trước hết, như đã được ký thuật trong Xuất chương 3, Môi-se đã nhận được sự kêu

gọi đặc biệt của Đức Chúa Trời. Cho dù có những tính cách mà về sau được đồng nhất hóa

với lời tiên tri, nhưng nên nhớ là chính Đức Chúa Trời đã khởi xướng tiến trình lập một tiên

tri. Sự kêu gọi đó chính là nền tảng của chức vụ tiên tri Cựu Ước (xem Young 1952, chương

2). Hơn nữa, mục tiêu của sự kêu gọi đích danh như vậy nhằm dẫn Môi-se đến trước sự hiện

diện của Đức Chúa Trời. Xuất 33:11 mô tả mối quan hệ độc đáo của Môi-se với Đức Chúa

Trời: �Đức Giê-hô-va đối diện phán cùng Môi-se như một người nói chuyện cùng bạn hữu

mình.� Chỉ có người được giới thiệu vào diện kiến Chúa mới có thể nói thay cho Đức Chúa

Trời.Sau khi đã đứng trước mặt Đức Chúa Trời, Môi-se đã đi ra và đứng trước mặt dân

chúng. �Tiên tri đứng trước mặt người ta, với tư cách một người đã được lập nên để diện

kiến cùng Đức Chúa Trời� (J. A. Motyer, NBD, 1037; xem I Vua 17:1). Ở đây, tiên tri được

xem như người đóng vai trò trung gian. Vai trò đó đã được minh họa đầy đủ trong Phục 5:24-

28. Dân chúng bảo rằng họ đã từng nghe Chúa phán nhưng Môi-se đã phải cho họ biết về tất

cả ý nghĩa đó. Eichrodt đã đi khá xa qua sự tuyên bố của mình: Tiên tri là nhân vật trung

gian, qua họ đã mở ra một con đường để sự sống thiên thượng đi vào thế gian, nếu không thì

sự sống đó sẽ bị đóng kín (I, 326).Vậy, tiên tri cũng là người giải thích những biến cố mà

trong đó Đức Chúa Trời đóng vai trò chủ động. Chính tiên tri cũng có khả năng luận giải lịch

sử theo phương diện thần học. Nhờ việc luận giải các biến cố cũng như qua cách giải nghĩa

của họ mà chúng được trông mong trở nên các phương tiện truyền đạt sự cứu chuộc của Đức

Chúa Trời. Lời được các tiên tri bổ sung vào biến cố thật sự cần thiết cho việc thực hiện đầy

trọn các chủ đích của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều đó đã được diễn tả từ xa xưa trong

Phục 18:9-22 mà bây giờ chúng ta sẽ bàn đến.

Điểm nổi bật đầu tiên của khúc sách này là đặc tính luân lý và đạo đức độc đáo của

việc nói tiên tri trong Y-sơ-ra-ên. Môi-se nhấn mạnh rằng Y-sơ-ra-ên không được làm theo

các tập tục của những dân tộc họ đã đuổi ra khỏi xứ Ca-na-an. Những dân tộc này có các tiên

tri riêng � đó là những thầy bói, thầy phù thủy, thầy bùa thầy pháp � để nghe theo (c.14).

Dân Y-sơ-ra-ên thì phải khác, tuy có lúc các tiên tri của Y-sơ-ra-ên cũng có vẻ bên ngoài

giống với các tiên tri ngoại giáo. Các tiên tri đối thủ đôi khi cũng có thể nói đúng sự thật (I

Sam 6:2-9) nhưng chẳng có gì bảo đảm là họ nói ra lời của Đức Chúa Trời.Các tiên tri mà

dân Y-sơ-ra-ên được biết họ sẽ là những người đặc biệt. Trước hết, một tiên tri, giống như

Môi-se, được dấy lên bởi Đức Chúa Trời (c.15). Câu này mang hai ý nghĩa, ý nghĩa dễ thấy

nhất là chức vụ tiên tri nói chung, như điều mà E. J. Young gọi là dòng dõi tiên tri (1952, 31;

các câu 20-22 xác nhận cách dùng chữ tiên tri theo nghĩa tổng quát). Một lần nữa, tại đây có

các yếu tố tiêu chuẩn mà chúng ta từng đề cập. Đức Chúa Trời sẽ đặt lời Ngài trong miệng

người ấy (c.18) và dân chúng phải �nghe theo� (do từ v*m^u có nghĩa là nghe với sự nhận

biết và muốn làm theo). Ai không nghe theo lời của vị tiên tri sẽ phải chịu trách nhiệm trước

mặt chính Đức Giê-hô-va (c.19).

Ý nghĩa thứ hai là muốn nói đến các vị tiên tri trong tương lai, nghĩa là nói về vị tiên

tri sẽ được dấy lên vào thời kỳ sau rốt. Trong Tân Ước, chúng ta được biết rằng có một số

người cho rằng vịtiên tri đó chính là Đấng Mết-si-a (Giăng 4:25; 6:14). Những người khác lại

cho rằng đó là một tiên tri lớn chứ không phải là Đấng Mết-si-a (Giăng 7:40-41). Trong cả

hai trường hợp đều có nhiều người tự hỏi phải chăng Chúa Jesus là Đấng tiên tri phải đến.

Căn cứ theo cách hiểu của Chúa Jesus về chức vụ của Ngài, chúng ta biết rằng Ngài đã tự

102

xưng mình là Đấng Mết-si-a, là Đấng tiên tri phải đến (đặc biệt xem Math 17:5). Như vậy,

Môi-se đã nói về dòng dõi tiên tri lẫn Đấng Mết-si-a sẽ đến để làm ứng nghiệm tất cả những

gì đã được Đức Chúa Trời khởi sự bằng việc dấy lên những tiên tri Cựu Ước. Hết thảy các

tiên tri đều hướng về Đấng tiên tri sẽ đến và công việc của họ sẽ được thành toàn qua Đấng

mà được Tân Ước giới thiệu là Đấng Christ.

Cuối cùng, câu 22 cho thấy mối liên hệ giữa lời tiên tri và biến cố. Nếu lời nói ra

không ứng nghiệm thì nó không phải từ Đức Chúa Trời mà đến. Đây là nền tảng cho sự rao

báo cũng sự báo trước của Đức Chúa Trời. Lời từ Đức Chúa Trời mà vị tiên tri nói ra sẽ tự

ứng nghiệm theo nghĩa đen (Ê-sai 55:11). Sứ điệp tiên tri không chỉ đề cập đến những biến

cố mà tự nó trở thành một thành tố trong tiến trình cứu chuộc. Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề

này dưới đây.

2. Truyền thống tiên tri. Bây giờ, chúng ta sẽ bước sang vấn đề sự phát triển của

truyền thống tiên tri trong dân Y-sơ-ra-ên. Các đặc tính của Môi-se phải trở thành chuẩn mực

cho tất cả các tiên tri, nhưng họ phải thực hiện dựa trên bối cảnh của truyền thống được bắt

đầu tại đồng vắng và kéo dài qua các đời tiên tri cổ.Cam kết căn bản của truyền thống tiên tri

là giao ước tại núi Si-nai, và nguồn gốc của nó được xác định là thuộc về giai đoạn ở trong

đồng vắng. Rõ ràng giao ước này đã được tái xác nhận định kỳ, nhân những lần nhóm họp,

như đã được ký thuật trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký và Giô-suê chương 24. Điểm nổi

bật qua các biến cố đó là việc nhấn mạnh hai chữ �ngày nay� và nhu cầu tái cam kết của

dân chúng đối với lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời. Hình thức kêu gọi này trở thành căn

bản cho sứ điệp của các đại tiên tri. Sau đó các học giả tin rằng việc phục hưng các truyền

thống ấy đã được bảo trì nhờ vào một trường phái tiên tri có liên quan đến hai địa danh

Ghinh-ganh và Bê-tên. Những lãnh tụ quần chúng này có khuynh hướng thuộc linh nên

thường đố kỵ với quan niệm quân chủ (Quan 8:23; I Sam 12:12). Rất có thể vương quốc phía

bắc thật sự là �đất dụng võ� cho truyền thống tiên tri như vậy (I Vua 11:29-39 cho thấy các

tiên tri đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chia đôi vương quốc). Miền bắc có đặc tính

thiên về nông nghiệp hơn, nên có thể đã kích thích việc bành trướng đạo thờ cúng Ba-anh. Về

bản chất, nó cũng có tính quốc tế hơn nên rất dễ dàng tiếp thu ảnh hưởng từ Phê-ni-xi và Sy-

ri đưa đến. Tất cả những điều đó chắc đã làm nảy sinh một phản ứng dữ dội từ phía những

người tôn sùng truyền thống đức tin giao ước của Y-sơ-ra-ên. Tiêu biểu nhất cho truyền

thống đó có thể kể đến Ô-sê là người đã giảng đạo tại miền Bắc vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8

T.C (về việc phát triển truyền thống này xin xem Nicholson 1967, 58-76).Các tiên tri đầu tiên

của Y-sơ-ra-ên được gọi là n#b!a!m (tiếng Hi-bá-lai có nghĩa là những nhà tiên tri) hay tiên

kiến, hoặc nói chung là người của Đức Chúa Trời (sau giai đoạn đầu tiên, dường như không

còn phân biệt giữa cách dùng các thuật ngữ này nữa). Thỉnh thoảng họ có ơn phân biện, tiên

đoán, thỉnh thoảng có khả năng xuất thần tập thể (I Sam 10:5,6). Nhưng ngay từ đầu, sự kêu

gọi thiên thượng mà họ nhận được là yếu tố then chốt. Cụm từ �có lời của Đức Giê-hô-va

phán cùng...� cho thầy tính chất đó (II Sam 24:11; I Sử 17:3; I Vua 12:22). Họ lên tiếng

bênh vực các truyền thống cổ xưa, nhưng cũng truyền đạt �niềm trông đợi đặc biệt về sự

cứu� (Eichrodt I,300). Khoa phê bình hình thức phân tích sứ điệp của các tiên tri trước và

các tiên tri sau cho thấy tính liên tục của lời tiên tri trong Kinh Thánh. Xuyên suốt Cựu Ước,

sứ điệp căn bản của các tiên tri vẫn không thay đổi: nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên về đức tin giao

ước của họ.Các tiên tri đầu tiên thường đi thành từng nhóm. Dường như họ sống chung nhau

theo nhóm hay còn gọi là trường phái tiên tri. Có một số phần kinh văn xưa (I Sam 10:5-13;

II Vua 2:5 và 4:38) đã phác họa cho chúng ta thấy những đặc điểm của các nhóm tiên tri này.

Thứ nhất, sự xuất thần của họ thường được kết hợp với âm nhạc (I Sam 10:5), có lẽ thể hiện

một lối nhảy múa thiêng liêng, �một hình thức biểu tỏ lòng tôn thờ Chúa quyền năng�

(Eichrodt, I, 311). Sau đó, như chúng ta thấy, họ công bố lời của Đức Giê-hô-va (I Sam 28:6;

II Sam 16:23 và I Vua 17:24). Cuối cùng, đồng thời với việc truyền rao sứ điệp, họ có thể

làm những phép lạ đặc biệt. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Ê-li và Ê-li-sê (I Vua

103

17-21 và II Vua 2:9,16). Qua những việc quyền năng đó, họ đã công bố lời hứa của Đức

Chúa Trời, đồng thời cũng trở thành hòinh bóng về Đấng tiên tri sẽ đến (Mal 4:5).

Nhiều nhà tiên tri bày tỏ cách ăn ở mà ngày nay chúng ta xem là lập dị. Họ có lối ăn

mặc dị thường (như thể Giăng Báp-tít trong Tân Ước) và đôi khi lại thể hiện những thói quen

lạ thường (nằm nghiêng một bên, đi chân trần, v.v...). Trong khi những hành vi khác thường

như vậy không phải là điều thiết yếu cho chức vụ tiên tri của họ, nhưng Đức Chúa Trời đã tận

dụng những hành vi lập dị như thế để thu hút sự chú ý của dân chúng, nhằm truyền đạt sứ

điệp của Ngài. Biểu hiện xuất thần, hoặc trạng thái không còn kiểm soát được lý trí và bản

thân thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong cả lịch sử của các tiên tri, nhưng đó cũng không phải là

dấu hiệu để phân biệt lời tiên tri trong Kinh Thánh. Các tiên tri cũng không phải là những

nhà thần bí theo ý nghĩa thông dụng của từ ngữ. Sau khi nghiên cứu cặn kẽ lời tiên tri, một

số học giả đã đi đến chỗ phân biệt �xuất thần mê hoặc� (absorption ecstasy) với �xuất thần

tập trung� (concentration ecstasy), và �xuất thần tập trung� là đặc điểm của các tiên tri

trong Kinh Thánh. Eissfeldt giải thích đó chính là �sự tập trung cao độ của tâm trí vào một

cảm giác hay một ý niệm nhằm triệt tiêu những nhận thức bình thường và dập tắt các giác

quan ngoại tại� (trong Rowley,137). Nhưng ý kiến chung của các học giả là xem nhẹ vai trò

của trạng thái xuất thần trong việc nói tiên tri. Các tiên tri đã không hề đánh mất cá tính của

mình khi tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời. Thật ra, như Heschel đã cho thấy, cá tính của họ

được làm nổi bật: �Theo một ý nghĩa, lời tiên tri bao gồm sự mặc khải của Đức Chúa Trời và

sự đồng mặc khải (co-revelation) của con người� (Heschel, II, 146). Các tiên tri là những

người được lời Đức Chúa Trời chiếm hữu, nhưng họ không phải là những nhà thần bí

(mystics) mất nhận thức trong sự hiệp nhất với Đức Chúa Trời. Chính Linh của Đức Chúa

Trời, và sau đó là lời của Ngài, đã dầm thấm trong đời sống của các tiên tri thúc giục họ nói

và hành động. Họ không giống như các tiên tri mê sảng của Hy Lạp bị các thần linh chế ngự.

3. Chế độ quân chủ. Như chúng ta đã ghi nhận, truyền thống tiên tri chân chính

thường chỉ trích chế độ quân chủ, vì trong suốt thời gian đó tôn giáo đã bị mất nhiều sức

sống. Thật tế, nhiều nhà tiên tri đã trở thành các quan chức của triều đình, và vai trò cải cách

đã bị lãng quên. Cùng với các thầy tế lễ của triều đình, họ nhấn mạnh đến phần nghi lễ hơn là

sự vâng lời, và sự phục vụ chỉ để duy trì hiện trạng (II Sử 20:14). Như Eichrodt đã vạch rõ,

có sự khác nhau căn bản giữa những người mà kinh nghiệm tôn giáo bắt đầu và kết thúc với

việc nghi lễ với những người nóng cháy bởi phần khải tượng về tương lai (Eichrodt, I, 497).

Khải tượng này chính là trọng tâm của tín ngưỡng Cựu Ước và trở thành chủ đề sống động

của các tiên tri ngày xưa. Nhưng trong suốt thời kỳ quân chủ, tôn giáo thường được giới hạn

trong lễ nghi phụng vụ. Không ai dám đưa ra đề nghị áp dụng vào đời sống (Ê-sai 28:7,9 và

Giê 23:25-27). Thay vì được Đức Chúa Trời và lời của Ngài chiếm hữu và ngự trị, nhà tiên tri

đã trở thành một chuyên viên tôn giáo. Một khi sự việc đó xảy ra thì vai trò của nhà tiên tri

lẫn của thầy tế lễ đều bị sai lạc. Cả hai vốn là nền tảng cho đức tin Cựu Ước. Nhà tiên tri thì

kêu gọi người ta đến với sự vâng lời; thầy tế lễ thì nhắc nhở người thờ phượng về công hiệu

của huyết. Như Motyer từng ghi nhận: �Nếu chúng ta tách họ ra, thì nhà tiên tri trở thành

một nhà luân lý, còn thầy tế lễ trở thành người chỉ chú trọng lễ nghi� (Motyer, NBD, 1044).

Đó là tình hình trong thời quân chủ.

Các Tiên Tri Đời Xưa

1. Đặc tính của các tiên tri. Đến đây, rõ ràng là các tiên tri lớn không phải là những

người khởi xướng việc nói tiên tri như đôi khi người ta thường nghĩ. Tuy các tiên tri sau thế

kỷ thứ tám T.C. có óc sáng tạo nhưng họ vẫn kế thừa truyền thống cổ xưa. Như chúng ta đã

thấy qua phần nghiên cứu về Môi-se, kinh nghiệm rõ rệt của các tiên tri chính là việc họ được

kêu gọi đứng trước mặt Đức Chúa Trời để làm phát ngôn nhân cho Ngài. Sự kêu gọi đầy ấn

tượng mà Ê-sai nhận được trong Ê-sai chương 6 cũng tương tự như trường hợp kêu gọi của

104

Giê-rê-mi (Giê 1) và Ê-xê-chi-ên (Êxê 1-2). Đối với trường hợp của A-mốt thì thật là lý thú

(7:14-15) bởi ông được biệt riêng ra khỏi các tiên tri đồng thời. Như vậy có lẽ là ông chẳng

thuộc về một nhóm tiên tri chuyên nghiệp là những người Đấng đứng về phía nhà vua lúc đó.

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã nắm bắt ông từ trong bầy chiên và bảo ông hãy đi, ngỏ lời với

dân Y-sơ-ra-ên. Vậy, trước hết, các tiên tri vốn có kinh nghiệm riêng tư với Đức Chúa Trời,

điều đó giúp họ có được nhận thức tươi mới và sống động về sự nhân từ và công chính của

Đức Chúa Trời. Kinh nghiệm đó đưa họ đến chỗ chạm trán đối đầu với các tập tục đương

thời. Họ không hề có ý định truyền giảng một giáo lý mới về Đức Chúa Trời hay một nền đạo

đức học mới mẻ nhưng chỉ muốn truyền bá một nhận thức mới về sự cao cả uy nghi của Chúa

trong đời sống dân chúng. Mặc dầu khải tượng là điều thông thường đối với các tiên tri kể

trên, cả lời nói lẫn chữ viết là phương tiện chính yếu của họ. Lời Đức Chúa Trời mà họ trình

bày cho thế giới đương thời đã thay đổi mọi sự đến tận gốc rễ. A-ma-xia là thầy tế lễ của triều

đình hiểu rất rõ điều ấy, nên ông đã sai người đến với Giê-rô-bô-am để phàn nàn về A-mốt:

�Đất chẳng chịu nổi mọi lời của nó� (A-mốt 7:10). Còn Giê-rê-mi thì gọi lời của Đức Chúa

Trời là búa đập vỡ đá. Đức Chúa Trời đã phán lời Ngài ra, thì nó sẽ chẳng trở về luống nhưng

(Ê-sai 55:11; 40:8 và xem Giê 23:29).Bức thông điệp các nhà tiên tri mang đến dường như

nhằm chống lại mọi định chế mà dân Y-sơ-ra-ên tin có thể bảo đảm cho mối liên hệ đặc biệt

giữa họ với Đức Chúa Trời, chẳng những chống lại nền quân chủ, các tiên tri chuyên nghiệp

mà còn cả sự thờ phượng nữa. Việc lên án gắt gao về sự thờ phượng đã nảy sinh nan đề đặc

biệt khó giải quyết về mối quan hệ giữa lời tiên tri với sự thờ phượng. Một số học giả coi

tiên tri là một phần trong sự thờ phượng. Trong thực tế mặc dầu thỉnh thoảng người ta vẫn

thấy nhà tiên tri xuất hiện tại những nơi thờ phượng (có lúc còn chủ trì sự thờ phượng nữa,

như trường hợp của Sa-mu-ên tại Ra-ma trong I Sam 9:12-14; II Sử 20:14), họ cần độc lập

với sự thờ phượng vì họ đã được Đức Chúa Trời kêu gọi đặc biệt để có thể tự do chỉ trích

những sự lạm dụng mà họ thấy được. Thế thì ý nghĩa của những lời công kích mạnh mẽ về sự

thờ phượng mà chúng ta thấy trong các sách tiên tri (nhất là Ê-sai 1:11-15 và A-mốt 5:21-25)

có ý nghĩa gì? Phải chăng chúng được đưa ra để hủy bỏ sự thờ phượng và thay vào đó bằng

một thứ tôn giáo có tính cá nhân và thuộc linh hơn? Ở đây, chúng ta phải cẩn thận đừng đưa

quá nhiều Tân Ước hoặc các thiên kiến tín ngưỡng của chính chúng ta vào trong Cựu Ước.

Phương thức an toàn nhất là theo lối giải thích sau đây.

Điều các tiên tri tố giác không phải là các định chế đền thờ, luật pháp hay chức vụ tế

lễ nhưng là những gì mà dân chúngï đã tự tạo ra từ những định chế này. Dân chúng đã đi đến

chỗ tin rằng các truyền thống đó bảo đảm cho họ nhận được ân huệ của Đức Chúa Trời, bất

chấp cách ăn nết ở của họ có ra sao đi chăng nữa. Họ tưởng rằng Đức Chúa Trời đã bị những

điều đó trói buộc và những truyền thống hữu hình đó bảo đảm cho họ nhận được ơn Ngài. Vì

vậy, họ cảm thấy rất an lòng: �Hoạn nạn sẽ chẳng lâm trên chúng ta� (Giê 5:12). Theo

những lời lẽ đáng kinh sợ của Giê-rê-mi, cả tiên tri lẫn thầy tế lễ đều làm điều dối trá: �Họ

rịt vít thương cho dân ta cách sơ sài mà rằng, �Bình an, bình an� mà chẳng bình an chi hết�

(6:14). Chính đền thờ cũng trở thành một thứ bùa hộ mệnh (Giê 7:4). Trong khi đó, họ vẫn

tiếp tục đi trong đường lối tội lỗi của mình; và theo lời của Ê-sai, họ đã �mang lỗi nặng nề�

(Ê-sai 1:4).Trước tình hình đó buộc lòng tiên tri phải lên tiếng. Như J. A. Motyer đã từng giải

thích, các tiên tri cho rằng �trong bối cảnh cuộc đời tội lỗi hỗn mang, chẳng có một hoạt

động tôn giáo nào có giá trị� (NBD, 1043). Chẳng hạn, Ê-sai không những chỉ kết án về sự

thờ phượng như được chép trong Ê-sai 1:16, nơi mà ông thật lòng muốn dùng hình ảnh lễ

tinh sạch để biểu trưng cho việc thanh tẩy họ về phương diện đạo đức: �Hãy rửa đi, hãy làm

cho sạch.� Không chỉ đơn thuần chỉ trích về hình thức tôn giáo, tiên tri Ê-sai còn có ý sâu xa

hơn nhằm đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề. Tôn giáo là hình thức thể hiện sự tương giao cá

nhân với Đức Chúa Trời. Nó thể hiện trong bình diện hiểu biết cá nhân, kêu gọi những quyết

định cá nhân và sự đầu phục hoàn toàn. Trên hết mọi sự, những điều đó phải được xuất phát

từ một đời sống ngay thẳng, đạo đức. Sách A-mốt chép rằng: �Hãy làm cho tiếng của bài hát

105

các ngươi xa khỏi ta! Ta không khứng nghe tiếng đàn cầm của các ngươi. Thà hãy làm cho sự

chánh trực chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn� (A-mốt 5:23-

24).

2. Thông điệp của họ và tính triết lý về lịch sử. Thông điệp đầu tiên của các tiên tri là

cáo trách tội lỗi giữa vòng dân chúng. Khải tượng của họ về một Đức Chúa Trời thánh khiết

đã đưa họ đến sự đau buồn về tội lỗi của dân chúngï (Ê-sai 6:5). Một khi đã nhìn thấy Đức

Chúa Trời, họ không còn sợ hãi gì khi phải chỉ vào mặt nhà vua để nói: �Vua là người đó�

như Na-than đã từng làm sau khi Đa-vít phạm tội với Bát-sê-ba (II Sam 12:7). Về sau, A-mốt

đã công kích những sự ngược đãi trong xã hội ở miền bắc, trong khi Ô-sê thì chống lại sự

dung túng tội lỗi và sự bội đạo. Ở miền nam thì Ê-sai chế nhạo thứ tín ngưỡng bề ngoài đi đôi

với sự bất công (1:11-15) trong lúc Mi-chê thì tấn công tà giáo và sự thiếu công bằng (Michê

3:5-12).Nhưng tội lỗi của dân chúng luôn được nhìn trong bối cảnh của sự giải cứu đầy ân

huệ của Đức Chúa Trời trong quá khứ. Dân Y-sơ-ra-ên đã cự tuyệt lòng nhân từ đó của Đức

Chúa Trời, lòng nhân từ từng được diễn tả đặc biệt trong giao ước. Họ đã phá bỏ giao ước

Ngài nên phải nhận lãnh sự thạnh nộ Ngài. A-mốt nhắc nhở dân chúng về việc Đức Chúa

Trời đã đưa họ ra khỏi Ai Cập, nhưng họ chỉ đáp lại bằng việc theo chân các tiên tri giả và

bảo với các tiên tri thật hãy im đi (A-mốt 2:9-12). Sự bất trung của họ phải được nhìn dưới

ánh sáng của sự thất, đó là Đức Chúa Trời chỉ biết một mình họ giữa vòng hết thảy các dân

tộc trên đất (A-mốt 3:1-2). Qua hình ảnh minh họa thật cảm động của Ô-sê, Đức Chúa Trời

đã phán: Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó...Ta đã dùng...xích yêu thương kéo chúng

nó đến� (Ô-sê 11:1,4; cũng xem trong Êxê 16:1-14). Trong trường hợp của Ê-sai, lời tiên tri

đã chịu ảnh hưởng bởi giao ước Đa-vít, và ông khuyến giục dân chúng hãy tin vào các lời

hứa của Đức Chúa Trời �trong sự yên lặng và trông cậy� (30:15). Như vậy, họ có thể trông

đợi sự sửa phạt, chứ không phải sự từ khước (10:24-27). Niềm hy vọng đó hướng về Đấng

Mết-si-a (9:2-7; 11:1-9) trở thành nền tảng cho các tư tưởng chỉ đạo về Đấng Mết-si-a trong

Do Thái giáo sau này.

Đôi khi họ cũng có những nỗ lực quan trọng để lắng nghe những gì các tiên tri nói và

sửa lại đường lối của mình. Những cuộc cải cách đã diễn ra dưới thời trị vì của Ê-xê-chia (II

Vua 18:1-8) cũng như dưới thời Giô-si-a (II Vua 22-23). Trong cuộc cải cách của Ê-xê-chia,

lời giảng của Mi-chê (3:9-12) đã đánh trúng đích (xem Giê 26:16-19). Tuy công cuộc cải

cách đã bị chết non, song lời khuyến cáo của vị tiên tri này vẫn tiếp tục kết quả. Dân chúng

không dễ gì quên rằng những lời hứa của Đức Chúa Trời luôn luôn có điều kiện. Hơn nửa thế

kỷ sau đó, thầy tế lễ thượng phẩm Hinh-kia tìm được quyển sách luật pháp khi tẩy sạch đền

thờ cho Giô-si-a (có lẽ việc tẩy sạch đó là kết quả của một sứ điệp tiên tri). Sô-phô-ni và

chàng thanh niên Giê-rê-mi đúng lúc ấy đang rao giảng về sự ăn năn cùng với lời ngăm dọa

về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời nếu dân chúng không chịu ăn năn. Công cuộc cải cách

trong lịch sử nước Giu-đa từ đó về sau được bành trướng hết sức rộng rãi, và một lần nữa,

luật pháp của Đức Chúa Trời được đưa lên vị thế cao trọng. Nhưng Giê-rê-mi cho chúng ta

biết thậm chí cuộc cải cách vẫn còn tồn đọng những điều đáng tiếc (Giê 6:16-21 và 5:20-23).

Những tiêu chuẩn được ban bố rất cao nhưng bên dưới tội lỗi vẫn liên tục tiếp diễn. Dân

chúng dường như mãn nguyện với việc theo đuổi tội lỗi �như ngựa chiến xung trận vậy�

(Giê 8:6). Tôn giáo dễ đưa con người đến cảm giác an toàn hơn là đưa họ đến chỗ ăn năn.

Tình trạng của Giu-đa cứ ngày càng tồi tệ thêm. Vào năm 609 T.C, Giô-si-a tử trận và nước

Giu-đa bị mất quyền độc lập quý báu của mình. Năm 597, nhiều công dân hàng đầu của xứ bị

bắt đi đày. Rồi đến năm 587, đòn trí mạng đã giáng xuống, và Giê-ru-sa-lem bị hủy phá.

Dưới ánh sáng của một cơn đại họa như vậy, những lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời ở

đâu? Phải chăng sự việc xảy ra đã mâu thuẫn với những lời hứa ấy? Đến lúc này thì sự tồn tại

của nước Giu-đa đón nhận một thách thức vô cùng nghiêm trọng, các tiên tri đã nói ra lời của

Đức Chúa Trời.

106

Tai họa không hề phủ nhận sự thiện hảo của Đức Chúa Trời, trái lại, nó còn bày tỏ sự

phán xét công chính của Ngài. Bất kỳ quốc gia nào sa vào các đường lối gian ác như vậy đều

phải nhận lấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Cơn giận phừng phừng của Đức Giê-hô-va

không thể nào xây khỏi họ (Giê 4:8, cũng xem Êxê 8-11 và sách Ha-ba-cúc). Đến đây, chủ đề

quan trọng về sự báo ứng của Đức Chúa Trời được đưa lên phía trước. Như Ê-sai đã từng nói

trước về điều đó, �Họ sẽ ăn trái của việc làm mình� (3:10). Theo lời của Ha-ba-cúc �Lòng

kẻ không có sự ngay thẳng sẽ ngã� (Ha 2:4), nghĩa là kẻ ác mang trong người mầm mống

của sự tự hủy diệt.

Vậy, sự phán xét của Đức Chúa Trời là sự phán xét công chính. Hơn thế nữa, nó còn

mang tính cứu chuộc. Như Ê-sai đã nói, tay của Đức Chúa Trời trở nghịch cùng dân sự Ngài,

là để tinh luyện họ (1:25). Ngay trong cơn thạnh nộ, Đức Chúa Trời vẫn không quên làm ơn

(Ha 3:2). Đặc tính của sự phán xét để phục hồi địa vị đã được B. D. Napier giải thích: �Hành

động phán xét là hành động mà qua đó sai lầm được sửa thành ngay thẳng, hoặc bởi việc

trừng phạt kẻ vi phạm, hoặc phục hồi địa vị cho nạn nhân, hoặc bởi cả hai sự việc ấy� (IDB,

III, 913).Điều đó dẫn đến yếu tố cuối cùng của thông điệp tiên tri: Lời hứa của Đức Chúa

Trời sẽ chẳng bao giờ bị hủy bỏ. Giữa sự phán xét nghiêm ngặt, khi mà hy vọng dường như

sắp tiêu tan, người ta vẫn còn có thể tin cậy vào lời của Đức Chúa Trời. Giê-rê-mi có thể mua

đất tại quê hương ông. Ê-xê-chi-ên có thể tính toán những kích thước của đền thờ trong tương

lai. Thậm chí như Ha-ba-cúc đã từng công bố: cả khi �bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn... tôi sẽ

vui mừng trong Đức Giê-hô-va � (Hab 3:17-18). Ở đây, đặc tính cá nhân của đức tin tiên tri

đã bừng sáng lên. Mặc dầu có sự phác họa về những cuộc chiến và những cảnh tàn phá bởi

ngọn roi thạnh nộ của Đức Chúa Trời, nơi các tiên tri vẫn có những hình ảnh ví sánh dấy

nhân tính. Đó là hình ảnh về mối quan hệ vợ chồng được thể hiện trong sách Ô-sê; cha con

trong Ê-sai 1:2; ông chủ và vườn nho trong Ê-sai 5:7; người chăn và bầy mình trong Ê-xê-

chi-ên 34:6; người thợ gốm và đất sét trong Giê 18. Như vậy, sự phán xét không thể bị xem là

sự bạc phận. Nó luôn diễn tả về một con người thật trong bối cảnh của mối quan hệ cá nhân.

Vì cớ đó, trong Đức Chúa Trời luôn luôn có hy vọng, Ngài sẽ không giận đời đời (Giê 3:2) vì

làm sao Ngài lại có thể từ bỏ dân mà Ngài yêu thương cho được? (Ô-sê 11:8). Cho nên, thông

điệp của các tiên tri chắc chắn sẽ dẫn đến niềm hy vọng sống động cho tương lai: �Ta đã bỏ

ngươi trong một lát, nhưng ta sẽ lấy lòng thương xót cả thể mà thâu ngươi lại� (Ê-sai 54:7).

Các lời hứa của Đức Chúa Trời chẳng những được bảo đảm, mà còn vượt ra ngoài biên giới

của Y-sơ-ra-ên. Trước đây, chúng ta đã giải thích về lòng nhân từ của Chúa được thực hiện

qua dân Y-sơ-ra-ên rồi đến các dân tộc lân bang (thậm chí có khi là cho cả kẻ thù) của họ

nữa. Câu chuyện của Ru-tơ là phần kinh văn đầu tiên trong Cựu Ước đã nhấn mạnh đến yếu

tố này, về sau tiên tri Giô-na lại cho thấy thêm một trường hợp điển hình khác cho yếu tố đó.

Ông là người của Đức Chúa Trời song lại chạy trốn lời kêu gọi của Đức Chúa Trời (Giô-na

1:1-3) trước khi bị buộc phải chấp thuận nói tiên tri cho thành phố Ni-ni-ve ngoại giáo (3:3 �

có người đã liên hệ đến thái độ lưỡng lự Phi-e-rơ trong Công vụ 10:14-15). Dân thành Ni-ni-

ve ăn năn và Đức Chúa Trời đã tha cho thành phố ấy, khiến Giô-na hết sức buồn rầu. Ở đây

thể hiện lòng thương xót lớn lao của Chúa (4:11) vì Ngài thấy hết mọi sự và thật lòng ước

muốn mọi người đều ăn năn. Nhưng với các tiên tri thì hãy còn gì đó chưa thỏa lòng dầu cho

họ đã biết sẽ có một ngày, mọi dân tộc đều phải tôn vinh Đức Chúa Trời (Ê-sai 2:2-3).Trước

khi chúng ta chuyển sang khải tượng về tương lai này trong chương sau, có hai điều cần được

giải thích: triết lý về lịch sử của tiên tri và sự khác biệt giữa sự tiên báo (foretelling) và rao

báo (forthtelling). Trước hết các tiên tri có trình bày triết lý về lịch sử hay không? Sự tranh

chấp căn bản nơi các tiên tri là cuộc chiến thuộc linh giữa Đức Chúa Trời và các thế lực gian

ác, nhưng diễn trường của cuộc chiến ấy chính là lịch sử loài người. Chính tại đây, Đức Chúa

Trời đã can thiệp vào để bày tỏ lòng nhân từ Chúa qua việc giải phóng dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi

Ai Cập, và cũng chính dòng lịch sử này đã chứng kiến việc dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đi đến

chốn lưu đày. Như H. W. Robinson đã chỉ rõ �Tự thân lịch sử tạo nên các giá trị mà bởi đó

107

nó bị phán xét, và cũng bởi đó nó tự phán xét mình� (Robinson 1946, 133). Cuộc chiến

thuộc linh giữa điều ác với sự công chính đã không được thực hiện theo một thể thức mà cả

thế giới đều bị ảnh hưởng (như thuyết Karma của Ấn giáo), nhưng tiến trình của các dân các

nước đều nằm dưới quyền kiểm soát của Đức Chúa Trời là Đấng chủ tể, yêu thương. Xa hơn

nữa là các biến cố lịch sử đang diễn tiến để hướng về � có người còn bảo là được đòi hỏi �

một quyết định cuối cùng mà qua đó toàn thể tạo vật đều liên quan và sẽ có quyết định đời

đời.

Như vậy, mỗi yếu tố đều có tầm quan trọng đời đời riêng của nó và trong từng khoảnh

khắc, con người đều có bổn phận phải quyết định� (Eichrodt, I, 383). Thời gian và các quyết

định đạo đức phải được xem là tuyệt đối nghiêm trọng. Người ta được kêu gọi phải quyết

định chọn Đức Chúa Trời và nghe lời Ngài phán vào từng thời điểm một. Tuy nhiên, yếu tố

quyết định, theo quan điểm của các tiên tri, không phải chỉ căn cứ vào quyết định của con

người mà còn bởi sự can thiệp cứu chuộc của Đức Chúa Trời nữa: �Nầy ta đặt tại Si-ôn một

hòn đá để làm nền...� (Ê-sai 28:16) sẽ mặc khải các chủ đích của Đức Chúa Trời cho cả đat

(Ê-sai 14:26). Tại điểm kết này, lịch sử theo như chúng ta được biết, sẽ bị chận đứng lại, một

kỷ nguyên mới sẽ được Đức Chúa Trời thiết lập. Trong chương kế tiếp, chúng ta sẽ khảo sát

về phương thức dàn xếp cuối cùng giữa Đức Chúa Trời và con người.

Sau cùng, chúng ta sẽ chuyển sang vấn đề khác biệt giữa sự tiên báo và sự rao báo.

Chức vụ hàng đầu của các tiên tri là nói về tương lai hay rao báo lời Đức Chúa Trời cho

những người đồng thời của mình? Gần đây, người ta đang nhấn mạnh nhiều về yếu tố sau,

dầu sao cũng luôn nhớ rằng khi các tiên tri nói ra thì tâm trí họ vẫn luôn hướng về những

người đồng thời và đó là một sự sửa sai lành mạnh. Họ không hề nói cho các thế hệ về sau.

Đồng thời, khi đọc lại các sách tiên tri, mức độ liên quan của thông điệp các tiên tri với tương

lai là điểm thật sự được nhấn mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải am hiểu thấu đáo ý

nghĩa thần học của những tiên báo đó.

Trước hết, phải nhớ rằng khi các tiên tri nói ra lời Đức Chúa Trời, thì phải nói một

cách có hiệu quả; nghĩa là những gì họ nói ra đều nhằm hoàn tất mục đích của Đức Chúa

Trời. Do đó, thật sự bản thân các tiên tri cũng là thành phần của sự tể trị và công cuộc cứu

chuộc của Đức Chúa Trời. Điều này được nhìn thấy rõ nhất qua các hành động mang tính

biểu tượng của họ � như Giê-rê-mi mua đất, Ô-sê cưới vợ, v.v... � thật sự bày tỏ chân lý qua

thông điệp của họ. Như H. W. Robinson đã giải thích: �Các hành động biểu tượng được

dùng làm khởi điểm cho những hoạt động thiên thượng giữa các công việc của loài người

bằng cách thực hiện ở mức độ tối thiểu những gì Jahweh thực hiện trong một phạm vi rộng

lớn hơn, từ khi lần đầu tiên rao báo sự phán xét đến khi một thành phố bị lật đổ lần cuối

cùng� (Robinson 1946, 185).

Như thế cũng cũng phải nhớ rằng mặc dầu các tiên tri chính yếu nói với thời đại mình,

như chúng ta đã thấy, nhưng ngày đó không bao giờ thấy khi tách rời giữa quá khứ và tương

lai. Trái lại, các lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện trong quá khứ, và nó chỉ có ý

nghĩa trong tương lai. Như vậy, nếu muốn người ta có một ý thức trách nhiệm đạo đức thích

đáng trong hiện tại, họ phải có sự hiểu biết về tương lai (xem Ê-sai 30:15-18). Với tư cách là

dân của Đức Chúa Trời trong lịch sử, Đấng công bình tuyệt đối, họ phải nhìn hiện tại của họ

dưới ánh sáng của tương lai.

Sau cùng, mối quan hệ mật thiết cá nhân của các tiên tri với Đức Giê-hô-va đương

nhiên đã giúp cho họ học biết một số điều về chương trình của Ngài trong tương lai. A-mốt

còn đi xa đến độ bảo rằng Đức Chúa Trời không hề làm một việc gì mà không tiết lộ cho các

nhà tiên tri (Amốt 3:2). Dầu sao chính Đức Chúa Trời là Đấng bày tỏ những điều kín nhiệm

và ban cho sự khôn ngoan (Đan 2:21-22). Tại sao Chúa lại không nói cho các tiên tri là tôi tớ

Ngài một điều gì trong kế hoạch khôn ngoan của Ngài? Trong chương sau, chúng ta sẽ đề

cập đến nội dung của sự mặc khải này.

108

Chương 15

Hy Vọng Của Y-sơ-ra-ên

Dường như tất cả những gì từng được đề cập trong Kinh Thánh về mục đích tối hậu

của các công việc của Đức Chúa Trời đều gồm tóm trong một cụm từ: sự vinh hiển của Đức

Chúa Trời. Vinh hiển của Đức Chúa Trời vừa được bày tỏ vừa được nhận biết qua việc cáùc

tạo vật nhận thức, tôn kính, yêu thương, và vui mừng ca tụng Ngài; sự đầy dẫy của Ngài vừa

được tiếp nhận vừa được hoàn trả, tại đây có cả sự lưu xuất lẫn sự thu hồi. Ánh sáng đã chiếu

trên và chiếu vào tạo vật, và được phản chiếu trở lại nguồn sáng. Các luồng hào quang đến từ

Đức Chúa Trời, thuộc về Đức Chúa Trời, và được trả về nguồn cội của nó. Vậy nên tất cả

đều từ Đức Chúa Trời, trong Đức Chúa Trời, và cho Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là

khởi điểm, tâm điểm, và chung điểm. (Jonathan Edwards, Khảo Lụân Về Mục Đích Đức

Chúa Trời Tạo Dựng Thế Giới).

Khải Tượng Về Vương Quốc

Người ta không cần phải đọc các sách tiên tri mới thấy được khải tượng của Y-sơ-ra-

ên về vương quốc cuối cùng. Ngay từ khi mới bắt đầu có kinh nghiệm với Đức Chúa Trời, họ

đã học tin cậy Ngài là Đấng sẽ đem vào miền đất Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham (Sáng 12:1-

3). Như vậy, đối với dân Y-sơ-ra-ên, hy vọng luôn thể hiện qua một phương diện rất cụ thể,

có thể thấy được: sẽ có một ngày, Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ Đất Hứa. Nhưng các phương

tiện mà Đức Chúa Trời sử dụng để đưa dân Ngài đến chỗ yên nghỉ đó đôi khi là hủy diệt và

phán xét, có khi xây dựng và phát triển. Chúng ta hãy khảo sát hai luồng tư tưởng ấy trong

suốt thời kỳ các tiên tri đã phá vỡ các bờ sông nhỏ hẹp của họ để cùng tuôn chảy và hình

thành cùng một khải tượng về một vương quốc cứu rỗi phổ quát.

Trước hết, có một luồng tư tưởng táo bạo và quyết đoán muốn đồng nhất hóa hy vọng

với sự can thiệp của Đức Chúa Trời. Ngay từ khởi thủy, dân Y-sơ-ra-ên đã hiểu được rằng

Đức Chúa Trời phải chiến đấu vì họ và chiến thắng các kẻ thù của họ. Ngay trong Sáng thế

ký 3:15 đã có đề cập một cuộc tranh chiến và sự chiến thắng. Rồi trong Bài ca của Môi-se

(Xuất 15) dân Y-sơ-ra-ên đã ca tụng sức mạnh và sự can thiệp của Đức Chúa Trời vì cớ họ

để đưa họ ra khỏi Ai Cập: Hỡi Đức Giê-hô-va, tay hữu Ngài...hủy quân nghịch tan đi. Ngài

đã giơ tay hữu ra, đất đã nuốt chúng nó Ngài lấy lòng thương xót dìu dắt dân này mà Ngài đã

chuộc lại, Ngài đã dùng năng lực đưa nó về nơi ở thánh của Ngài� (Xuất 15:6, 12-13)

Từ nguồn tư liệu vừa nêu đã khai triển ý niệm về Đức Chúa Trời là một chiến sĩ năng

quyền, chiến đấu vì cớ dân Ngài. Luồng tư tưởng này được thấy rõ trong sách Các Quan Xét

(đặc biệt xem Bài ca của Đê-bô-ra trong Quan Xét 5).Các tiên tri thường nhấn mạnh đến tính

chất can thiệp đáng kinh sợ của Đức Chúa Trời khi họ nói về Ngày của Đức Giê-hô-va

(chẳng hạn xem A-mốt 5). Điểm nhấn mạnh ở đây là vương quốc của Đức Chúa Trời như là

một sự sáng tạo mới được Đức Chúa Trời trực tiếp thực hiện. Như Ê-sai 43:19 có chép, Nầy

ta sắp làm một việc mới, việc này sẽ hiện ra ngay, các ngươi há chẳng biết sao? Nhưng ngay

trong lời hứa này của Ê-sai cũng xuất phát luồng tư tưởng thứ hai. Luống tư tưởng này cho

rằng tương lai mà Đức Chúa Trời mang đến cũng là một sự trọn lành, bắt nguồn từ những gì

đã có. Luồng tư tưởng này hàm ý rằng vương quốc ấy sẽ xuất hiện bằng phương tiện hòa

bình, vương quốc đó đã từng hiện diện trong giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với dân Ngài

cũng như trong các định chế giao ước. Đến một ngày, các hình thức đó sẽ phát triển đến mức

độ phản ánh trọn vẹn lý tưởng của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã từng thấy điều này qua lời

chúc phước của Gia-cốp trong Sáng 49:9-10 khi ông nói về Giu-đa rằng: �Cây phủ việt

109

chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Đấng Si-

lô hiện tới� (c.10). Chính nền quân chủ cũng dựa trên nền tảng của những hy vọng đó, lời

nhắc nhở của Na-than dành cho Đa-vít về lời hứa như vậy trong II Sam 7 chính là một bằng

chứng. Từ mảnh đất ấy, đã nảy sinh những điều trông đợi về Đấng Mết-si-a. Tại đây, cũng có

niềm hy vọng từng tồn tại trong các định chế của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa � nền quân chủ và

chức tế lễ � để đến một ngày, các hạt giống đó sẽ đơm hoa kết quả cho vương quốc thượng

thiên.Cần nên chú ý rằng cả hai quan niệm về niềm trông đợi đó đã tiếp tục kéo dài cho đến

thời Đấng Christ. Một mặt, việc mất đi tiếng nói tiên tri sau cuộc lưu đày đã dẫn đến niềm

trông đợi, được gọi là khải thị (apocalyptic), rằng Đức Chúa Trời sẽ can thiệp một cách

mạnh mẽ nhằm tiêu diệt quyền lực gian ác hiện hành, đồng thời Ngài cũng mang sự cứu rỗi

đến cho những kẻ sầu khổ. Quan điểm này được thể hiện rõ ràng trong sách ngoại kinh I

Enoch (được trích dẫn trong Giu-đe 14) và II Esdras, và chắc chắn đã có ảnh hưởng đến lai

thế luận của Phao-lô. Mặt khác, có những người cảm thấy rằng họ phải dọn đường cho Đấng

Mết-si-a và vương quốc Ngài bằng cách tuân thủ luật pháp thật nghiêm ngặt,. Đại diện cho

quan điểm này là cộng đồng Qumran và phái Pha-ri-si thời Tân Ước. Trong cả hai cách nhìn

trên, cách nhìn nào cũng có điểm xác thực, nhưng chẳng hiểu vì cớ gì mà các tiên tri xưa lại

công kích cả hai hình thức hy vọng như vậy. Đây là lý do mà cả hai đều trở thành phương

thức cho dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa cảm thấy an tâm trong thái độ bất tuân với Chúa. Bất kỳ

họ có làm gì đi nữa, họ cũng có thể tin rằng Chúa sẽ can thiệp để giúp đỡ họ. Phải chăng họ

đã không có đền thờ, luật pháp và vua mà Đức Chúa Trời đã đặt lên ngôi hay sao? Các tiên tri

đã cho họ biết rằng những gì mà họ hy vọng chỉ là những hy vọng hão huyền.

Còn về Ngày của Đức Giê-hô-va, A-mốt cảnh cáo đó sẽ là một ngày phán xét chứ

không phải là ngày hòa bình, một ngày của sự tối tăm chứ không phải của ánh sáng (A-mốt

5:20; cũng xem Ê-sai 7:17). Họ từng bảo Ngày ấy sắp đến và Đức Chúa Trời sẽ giải cứu

chúng ta. Nhưng Ê-xê-chi-ên đã trả lời rằng: �Nầy ngày đây! Nầy ngày đến! Sự bại hoại

định cho ngươi đã đến, sự bất công đã trổ bông, sự kiêu căng đã nảy nụ� (Êxê 7:10). Đồng

thời, các tiên tri nhấn mạnh dân Chúa không thể nương cậy nơi các cơ chế của họ có để được

cứu. Quá chú tâm vào những hình thức bên ngoài biểu hiện sự tốt lành của Chúa, dân Chúa

tưởng rằng họ có thể tạo lập vương quốc bằng chính sức mạnh của mình. Những yếu tố đó �

đền thờ, luật pháp, chế độ quân chủ � chỉ là những phương tiện để đạt đến cứu cánh là sự

thông công với Đức Chúa Trời, nhưng họ lại lầm tưởng rằng đó chính là những cứu cánh.

Những điều này đã trở thành những loại bùa hộ mệnh cho sự mê tín của dân chúng. Giê-rê-mi

đã từng cảnh cáo:�Chớ nhờ cậy vào những lời dối trá rằng:�Chính đây là đền thờ của Đức

Giê-hô-va, đền thờ của Đức Giê-hô-va, đền thờ của Đức Giê-hô-va� (Giê 7:4). Họ cần có sự

hiểu biết mới về tương lai của Đức Chúa Trời. Đó chính là điều mà Đức Chúa Trời đã ủy thác

cho các tiên tri rao truyền.

1. Hình ảnh tiên tri về vương quốc Đức Chúa Trời.

a. Tuyệt đối dựa trên quyết định của Đức Chúa Trời. Đặc tính đầu tiên của hình ảnh

tiên tri về tương lai là vương quốc Đức Chúa Trời sẽ đến, vì đó là ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Cho nên, muốn hiểu biết đúng đắn về tương lai, con người phải nhìn xem một mình Ngài mà

thôi. Nói như thế có nghĩa là một mặt, vương quốc ấy sẽ đến vì cớ Đức Chúa Trời. Chúa đã

phán qua Ê-xê-chi-ên rằng: �Vậy nên, hãy nói cùng nhà Y-sơ-ra-ên rằng, Chúa Giê-hô-va

phán như vầy:�Hỡi Y-sơ-ra-ên, ấy chẳng phải vì cớ các ngươi mà ta làm cách ấy, nhưng vì

cớ danh thánh ta mà các ngươi đã phạm trong các dân� (Êxê 36:22). Như vậy, vương quốc là

để biện minh và chứng tỏ � như câu kế tiếp cho thấy � sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

Dân Chúa đã quên mất sự oai nghi Ngài là Đấng không thể nhường vinh quang cho một ai

khác (Ê-sai 48:11). Mặt khác, vương quốc sẽ được thiết lập chỉ bởi sức mạnh của Đức Chúa

Trời mà thôi. Lời Ngài phán ra sẽ không trở về cách vô ích nhưng sẽ hoàn tất những gì Ngài

đã hoạch định (Ê-sai 55:11), vì chính Đức Giê-hô-va đã phán như vậy (Michê 4:4).

110

Điều này không có nghĩa là các lời hứa của Đức Chúa Trời chẳng liên quan gì đến

quyết định của con người hay với thế giới này. Yếu tố này đặc biệt liên quan đến tiên tri Giô-

na. Vì khi dân chúng ăn năn, Đức Chúa Trời đã không thực thi sự đoán phạt như Ngài đã báo

trước. Cũng như Đức Giê-hô-va đã từng phán qua Giê-rê-mi sau khi cảnh cáo họ về việc lạm

dụng đền thờ rằng: �Nếu các ngươi thật sự sửa lại đường lối và việc làm của mình... thì ta sẽ

khiến các ngươi ăn ở trong nơi này� (Giê 7:5, 7). Ở đây, quyền tể trị của Đức Chúa Trời có

liên quan đến địa điểm mà Ngài đã chuẩn bị cho dân Ngài.

b. Một sáng tạo mới. Tạo vật mới chính là điều mà Đức Chúa Trời muốn thực hiện

cho dân sự Ngài. Ở đây, mỗi từ đều có ý nghĩa. Sở dĩ vương quốc phải trở nên mới, bởi vì đã

đến lúc trật tự cũ không thể chỉ mang ý nghĩa tồn tại. Thực trạng đó đã đến thời điểm bị hủy

diệt. �Niềm hy vọng lai thế về sự cứu rỗi không thể làm giảm tính cách nghiêm trọng của sự

phán xét; trái lại, đó chính là yếu tố khiến cho sự phán xét ấy trở nên nghiêm trọng thêm�

(Eichrodt, I, 379n2). Ở đây, trông chờ sự can thiệp của Đức Chúa Trời là điều đúng. Không

thể có hy vọng tương lai nếu không có sự đoạn tuyệt với quá khứ. Không thể có sự cứu rỗi

nếu không có phép lạ.

Nhưng đó sẽ là một sự sáng tạo mới. Vì Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, cho nên sự

phán xét của Ngài cũng mang tính sáng tạo; Sáng tạo mới biện minh cho sự công chính của

Ngài và khả dĩ hình thành một trật tự mới (điều này được mô tả thật tuyệt với trong bài ca

tụng của Ma-ri trong Lu-ca 1:46-55). Hơn nữa, đây là một sự sáng tạo mới với ý nghĩa là

vương quốc sẽ được hình thành một cách cụ thể và hữu hình. Điều quan trọng là chúng ta

phải hiểu được đặc tính thế tục của những lời hứa của Đức Chúa Trời nếu muốn lãnh hội trọn

vẹn trật tự mới mà Đấng Christ sẽ thiết lập. Chẳng có gì được thuộc linh hóa cả: �Họ sẽ thấy

mắt đối mắt khi Đức Giê-hô-va trở về Si-ôn� (Ê-sai 52:8). Quả thật, có nhiều hình ảnh đã

được dùng để phác họa về trật tự mới này. Nó được gọi là núi của Đức Giê-hô-va (Ê-sai 2:2-

4; Mi-chê 4:1-3), Si-ôn (Ê-sai 51:11) và núi Si-ôn (Ápđia 17). Qua hết thảy những sự kiện đó

rõ ràng là niềm hy vọng tiên tri đều mang nội dung thế tục và thuộc thể. Có thể không phải là

sự phá bỏ địa cầu này nhưng chính là sự tái tạo nó. Tạo vật sẽ đáp lại lời sáng tạo của Chúa

bằng lúa mì, rượu và dầu (Ô-sê 2:21-22). Dân Chúa sẽ được trồng trên đất của họ và sẽ không

còn bị nhổ đi nữa (A-mốt 9:14-15). Cảnh tượng đó đạt đến tột đỉnh vinh quang của mình

trong Ê-sai 9 và 11. Martin Buber đã nói đến phẩm chất của niềm hy vọng Cựu Ước như sau:

Vậy, không phải chỉ bằng suy nghĩ và cảm xúc nhưng cũng bằng lòng bàn chân và móng tay,

người đó có thể tiếp nhận ngôn ngữ dấu hiệu về thực tại xảy ra. Sự cứu chuộc phải diễn ra

trong sự sống thuộc thể toàn diện. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa không muốn kết thúc

điều gì kém cõi hơn so với toàn bộ công cuộc sáng tạo của Ngài' (Những Tác Phẩm Của

Martin Buber, 1956, 265).

c. Một Đấng Trung Bảo. Trong bức tranh tiên tri về tương lai, Đức Chúa Trời là Đấng

sử dụng một nhân vật trung gian để qua và trong người đó trật tự mới sẽ được hiện thực.

Nhiều hình ảnh khác lại được sử dụng. Hình ảnh đầu tiên, có những kẻ còn sót lại. Từ ban

đầu trong Cựu Ước, đã có ý niệm về một người công chính còn sót lại, mà vì người ấy, Đức

Chúa Trời đã giữ lại sự phán xét của Ngài. Nô-ê và gia đình ông đã được Đức Chúa Trời giữ

lại trong cơn nước lụt. Áp-ra-ham đã cầu thay cho Lót rằng: �Ngộ có năm mươi người công

bình...ngộ có mười người...� khiến Lót và gia đình được cứu (Sáng 18:22-23). Ê-li được an

ủi bằng lời bảo đảm rằng hãy còn bảy ngàn người chưa hề quì gối trước Ba-anh (I Vua

19:18). Nhưng thật quá dễ dàng để đồng nhất hóa với những người sót lại công chính đó. Và

vì vậy, Đức Chúa Trời thấy sự cần thiết phải nói với dân chúngï rằng họ không thể được bảo

đảm về sự sống sót của mình. Trong sách A-mốt, chính những kẻ còn sót lại trở thành dấu

hiệu của sự hủy diệt mà Đức Chúa Trời sẽ thực hiện. Những kẻ sống xa hoa tại Sa-ma-ri sẽ

được �cứu nơi góc giường và trên tấm thảm� (A-mốt 3:12; cũng xem 5:3). Thật ra chẳng có

ai thoát được cả (9:1). Ở đây, một lần nữa, hành động sáng tạo của Đức Chúa Trời là cần thiết

để bảo tồn, hay đúng hơn, là để tái tạo dân còn sót lại. Trong Sô-phô-ni, Đức Chúa Trời đã

111

cầy thay cho những kẻ khiêm nhường biết tìm cầu sự công chính, để �hoặc giả các ngươi sẽ

được giấu kín trong ngày thạnh nộ của Đức Giê-hô-va� (2:3). Sô-phô-ni cũng tuyên bố tiếp:

�Ta sẽ để sót lại ở giữa ngươi một dân khốn cùng nghèo thiếu, nó sẽ ẩn náu trong danh Đức

Giê-hô-va...Vì chúng nó sẽ ăn và nằm ngủ, không bị ai làm cho kinh hãi� (Sôph 3:12,13).

Chính Đức Chúa Trời sẽ giữ lại những kẻ còn sót đó, Ngài sẽ bồng ẵm và cứu rỗi họ (Ê-sai

46:3,4).

Sau đó vai trò trung gian được thực hiện bởi người đầy tớ Đức Giê-hô-va. Người đầy

tớ này được phác họa trong những bài ca về đầy tớ (Ê-sai 42:1-4; 49:1-6; 50:4-9; 52:13-

53:12). Ở đây, nhà tiên tri trông mong về Đấng sẽ đến để thể hiện trọn vẹn lý tưởng của dân

Đức Chúa Trời. Danh hiệu này cũng được dùng cho một số tôi tớ Chúa trong lịch sử Y-sơ-ra-

ên như Môi-se, Đa-vít, Gióp, nhưng trong Ê-sai 41:8 rõ ràng là được dùng để chỉ về dân Y-

sơ-ra-ên với tư cách một quốc gia. Tất cả những danh hiệu đó đều xuất phát từ các bài ca về

đầy tớ, theo ý của G. A. Smith, dường như đã có sự diễn tiến qua sự mô tả, đi từ nhân cách

hóa đến một người thật. Các nhà giải kinh Do Thái giáo không đồng ý với nhau về việc liệu

người đầy tớ có phải là một nhân vật lịch sử, là chính nhà tiên tri, hay cả dân tộc nói chung.

Dầu sao, cũng có người nhận thấy một vài nhân vật có khả năng thực hiện sự công chính mà

dân Y-sơ-ra-ên trông chờ, để đưa họ đến gần Đức Chúa Trời. Như C. R. North vạch rõ, bức

tranh đó chính là kết quả của sự thể hiện một cách chính xác những phẩm chất phù hợp với

chức vụ Đấng Mết-si-a theo cách mà Chúa Giê-xu đã hiểu� (IDB, IV, 293).

Cuối cùng, Đấng Mết-si-a là hình ảnh chiếm vị trí trọng yếu trong niềm trông đợi của

người Do Thái sau này. Trong khi từ Mết-si-a (có nghĩa là �người được xức dầu�) chỉ được

tìm thấy trong sách Đa-ni-ên 9:25 và 26, thì ý niệm về người đại diện cho Đức Chúa Trời

được xức dầu cách đặc biệt là một chủ đề quan trọng của Cựu Ước. Ý niệm đó ngụ ý rằng

chính Đức Chúa Trời là Đấng đã chọn lựa và bảo tồn vua của Y-sơ-ra-ên: �Đức Giê-hô-va

ban cho vua của Ngài sự giải cứu lớn lao và làm ơn cho đấng chịu xức dầu của Ngài, tức là

cho Đa-vít và cho dòng dõi người, đến đời đời� (II Sam 22:51). Trong một phân đoạn khác,

ý niệm đó được thể hiện qua việc Đức Chúa Trời đã chọn Si-ru để hoàn tất các chủ đích cứu

chuộc của Ngài (ông được gọi là người được Đức Chúa Trời xức dầu trong Ê-sai 45:1). Ý

niệm Mết-si-a cũng liên quan cách tự nhiên với các nhân vật trong lịch sử Y-sơ-ra ên là

những người được Đức Chúa Trời sử dụng để hoàn thành các chủ đích của Ngài. Tương lai

của Đấng Mết-si-a tập trung trong một vài chủ đề của Cựu Ước. Ý niệm Mết-si-a nhắc nhớ

lại tình trạng toàn hảo của vườn Ê-đen và mối thông công trọn vẹn giữa A-đam với Đức Chúa

Trời (A-mốt 9:13; Thi 72:16); đề cập đến việc giải phóng tựa như công cuộc giải phóng của

Môi-se ra khỏi Ai Cập vậy (Ô-sê 2:14-23); và công bố về một ngôi vua vượt hơn ngôi vua

của Đa-vít. Thật ra, hình ảnh về một cái chồi sẽ nứt ra từ gốc Y-sai (Ê-sai 11:1, 10), nghĩa là

kẻ còn sót lại của nhà Đa-vít, cũng là hình ảnh rất quen thuộc của Đấng Mết-si-a. Đấng Mết-

si-a là con Đa-vít (Thi 2:7), ngồi bên hữu Đức Giê-hô-va (Thi 110:1) cùng với bản thể thiên

thượng của Ngài (Thi 45:6). Các chủ đích giải cứu của Đức Chúa Trời được thể hiện bằng sự

chào đời có một không hai qua lời tiên tri gây kinh ngạc cho mọi người: �Vậy nên, chính

Chúa sẽ ban một điềm lạ cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai,

và đặt tên là Em-ma-nu-ên� (Ê-sai 7:14). Theo văn mạch của chính câu đó đã đề cập đến chủ

đích của Đức Chúa Trời là muốn sử dụng một lực luợng từ phương Bắc đến để tiêu diệt dân

Y-sơ-ra-ên, nhưng đồng thời, vị tiên tri cũng �khơi lên niềm hy vọng về sự ra đời của Em-

ma-nu-ên tuy còn xa nhưng chắc chắn trước viễn ảnh đen tối về số phận của cộng đồng� (J.

A. Martyer, NBD, 815). Chính Đức Chúa Trời sẽ ở với dân Y-sơ-ra-ên và giải cứu họ.Theo

nghĩa rộng hơn, niềm hy vọng được đồng hóa với Đấng Mết-si-a chính là sự hoàn tất giá trị

thiên phú nơi con người bởi vì con người được tạo dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa

Trời (Sáng 1:26). Điều này còn được mô tả tỉ mỉ hơn trong Thi Thiên 8. Cũng nên nhắc tới

Con Người (Đa 7) sẽ nắm quyền cai trị toàn cầu, một quyền cai trị mà dân Ngài sẽ được dự

phần. Ở đây, khuôn mẫu này lại được lặp lại khi Cựu Ước đề cập đến Đấng Mết-si-a. Ngài là

112

người, nhưng có các thuộc tánh của Đức Chúa Trời; Ngài sẽ hoàn tất sự cai trị toàn cầu mặc

cho sự chống đối. Tóm lại, Ngài sở hữu mọi thuộc tánh của Chúa Giê-xu, người Na-xa-rét là

Đấng Mết-si-a.

d. Mục tiêu của công tác cứu chuộc Đức Chúa Trời. Bây giờ, chúng ta đang đứng tại

một vị trí có thể nhìn bao quát mục tiêu cuối cùng công trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời.

Bằng hành động qua trung gian của tôi tớ Ngài, Đức Chúa Trời sẽ thực hiện việc cứu rỗi dân

giao ước của Ngài. Dân Ngài sẽ được ở yên ổn trong xứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ để

bày tỏ sự công chính của Chúa mình. Tất cả những điều đó đều được tóm tắt trong câu nói

thường được nhắc đi nhắc lại: �Ta sẽ là Đức Chúa Trời của họ, và họ sẽ là dân ta�. Giê-rê-

mi giải thích câu đó là tất cả mọi người, từ kẻ nhỏ nhất cho đến người lớn nhất, đều sẽ nhận

biết Đức Giê-hô-va (Giê 31:31-34). Ô-sê thì nói về việc dân của Đức Chúa Trời được gả cho

Đức Giê-hô-va, đã được Ngài cưới trong sự công chính (Ô-sê 2:19). Điều này bao gồm một

sự thay đổi tận gốc rễ đến nỗi nó chỉ có thể được mô tả bằng việc các hài cốt khô được sống

lại (Êxê 37:4-10), việc ban cho một tấm lòng mới (Êxê 36:26) được giải thích là Đức Chúa

Trời sẽ đặt chính thần linh của Ngài vào lòng họ.Về phía Đức Chúa Trời, quyền tể trị của

Ngài sẽ được thiết lập một cách tuyệt đối. Ngài sẽ làm vua cả thế gian. Vào Ngày đó, chỉ có

một mình Đức Giê-hô-va được tôn cao (Ê-sai 2:11). Vào ngày đó, Đức Giê-hô-va chỉ có một

và danh Ngài cũng chỉ là một (Xach 14:5-9). Đức Chúa Trời sẽ đích thân cai trị địa cầu (Ê-sai

11:9).

Đây là một khải tượng vĩ đại về chiến thắng tương lai và sự trị vì của Đức Chúa Trời.

Các hình ảnh thật đa diện và sống động đến nỗi khó có thể hệ thống hóa; chúng vượt khỏi

mọi phạm trù nhỏ hẹp. Tất cả vẫn chưa rõ ràng; nhưng điều gì đã rõ ràng thì cũng thật sự lý

thú. Giữa sự tàn phá và lầm than đang vây quanh họ thì đã có một niềm hy vọng trên bầu trời.

Giữa lúc đang than khóc vì thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, Giê-rê-mi cũng vẫn có thể viết

được rằng: �Ta nhớ lại sự đó thì có sự trông mong. Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà

chúng ta chưa tuyệt, vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự

thành tín Ngài là lớn lắm� (Ca Thương 3:21-23).

Nhưng đáng tiếc, một đức tin như vậy lại không tồn tại. Như chúng ta từng ghi nhận

trước đây, chẳng bao lâu sau đó, niềm hy vọng ấy đã bị vùi dập. Người ta không còn nghe

tiếng nói tiên tri vang lên trong xứ nữa. Eichrodt đã đưa ra nhận định: Như vậy, vào cuối giai

đoạn của sứ mạng, hình thức hi vọng trong Cựu Ước đòi hỏi một sự phê phán và tái xây dựng

để có thể tiến đến và lãnh hội chân lý bất biến tiềm ẩn dưới tình trạng đa dạng phức tạp của

nó, đặt chân lý vào vị trí trung tâm để có thể chế ngự mọi cái khác nhưng đồng thời cũng

thống nhất những mâu thuẫn đang đối nghịch nhau. Chân lý vừa tồn tại trong một hiện tại

miên viễn nhưng lại vừa trông chờ sự chung kết vào thời điểm tận cùng của lịch sử. Cả hai

nhu cầu đó đều được thỏa mãn trọn vẹn khi Tân Ước tuyên xưng rằng Chúa Giê-xu là Đấng

Mết-si-a� (Eichrodt, I, 490).

2. Ý niệm về sự phán xét. Yù niệm về sự phán xét là điểm chính yếu của khải tượng

về sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong tương lai vì cớ dân Ngài. Chúng ta đã thấy từ phán

xét� của Cựu Ước (v*p^t) không chỉ có nghĩa là �thông qua việc xét xử�. Muốn lãnh hội

trọn vẹn phạm vi của sự phán xét Cựu Ước, chúng ta nên nghĩ đến toàn bộ quyền cai trị của

Đức Chúa Trời theo đó Ngài thi hành sự phán xét, chứ không phải chỉ nghĩ đến quyết định có

tính cách đạo đức mà thôi. Ý niệm cốt lõi là �báo ứng� (retribution) và �biện minh�

(vindication) mà chúng ta đã thảo luận trong phần các tác phẩm khôn ngoan. Sự phán xét của

Đức Chúa Trời được thực hiện sao cho kẻ gây sự bị trừng phạt và nạn nhân được đền bồi.

Như vậy, phán xét là một phần hoạt động cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Hành động của Đức

Chúa Trời nhằm phục hồi trật tự tạo vật sa ngã bằng cách vừa trừng phạt vừa giải cứu.

Trước hết, phán xét là thẩm quyền của một mình Đức Chúa Trời vì cớ bản tánh Ngài.

Theo một ý nghĩa, mọi hoạt động của Đức Chúa Trời gắn liền với sự phán xét Ngài, bởi vì tất

cả đều bày tỏ quyền cai trị công chính của Ngài. Vì sự phán xét thuộc về Đức Chúa Trời

113

(Phục 1:17) cho nên những ai trông đợi sự phán xét của Ngài đều được phước (Ê-sai 30:18).

Tất cả những sự phán xét của Đức Chúa Tròi đều đúng đắn và công chính (Thi 19:9). Do đó,

luật lệ của Ngài phát sinh từ thuộc tánh phán xét của Ngài. Như Leon Morris từng chỉ rõ, luật

lệ phát sinh từ quan tòa dễ thấy hơn là ngược lại (Morris 1960, 10-11).

Thứ hai, phán xét là công tác năng động của Đức Chúa Trời liên hệ sự phân biệt lẫn

hành động. Trong việc xét xử của loài người, kết án và thi hành án là hai chức năng riêng

biệt; kết án là xem xét chứng cớ rồi đưa ra quyết định, còn thi hành án là hiệu lực hóa ý chỉ

của quan tòa. Vì sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời là trọn vẹn, Ngài không

cần phải cân nhắc chứng cớ hay cố tìm các phương tiện để thi hành án của mình. Đức Chúa

Trời thấu rõ ngay tức khắc tấm lòng của chúng ta và thực hiện sự công chính không trì hoãn.

Ngài giải cứu kẻ yếu đuối và mồ côi (Phục 10:18 và Thi 82:3,4) và trừng trị kẻ ác (Êxê 7:3 và

25:11). Vì các cá nhân trong giao ước phải phản ánh được thuộc tánh của Đức Chúa Trời,

phẩm chất hành động đó chỉ dành riêng cho mối quan hệ giao ước với dân Y-sơ-ra-ên mà thôi

(Xem Xach 8:16 và Mi-chê 6:8). Theo quan điểm của loài người thì làm điều công chính, nói

lên đặc điểm sự phán xét của Đức Chúa Trời, thiết yếu phải trở thành một bổn phận tôn giáo.

Nhìn biết Đức Chúa Trời tức là làm điều công chính.

Tuy nhiên, mọi điều đó đều nói đến sự ổn định sau cùng. Dân Y-sơ-ra-ên thường kinh

nghiệm những kẻ gian ác vẫn được phồn thịnh và các quan tòa có thể bị mua chuộc. Nhưng

sẽ có một ngày, cả Đức Chúa Trời lẫn dân Ngài đều sẽ được làm sáng tỏ. Phần lớn những lần

sử dụng từ �phán xét� trong Cựu Ước đều thuộc về thì tương lai chưa hoàn thành. Đức

Chúa Trời là Đấng sẽ đến để phán xét. Ngày của Đức Giê-hô-va hay ngày phán xét cuối cùng

là ngày dân Y-sơ-ra-ên chờ đợi và trên hết mọi sự sẽ có sự phán xét mang tính quyết định.

Một sự bất hài hòa sâu xa đã xâm nhập vào trật tự sáng tạo khiến cho tín nhân Cựu Ước phải

kêu van cùng Đức Chúa Trời (Thi 88). Núi và đồi, thú vật của cánh đồng và loài người Đấng

sống trong tội lỗi-tất cả đều kêu xin sự giải thoát: Hãy nói giữa các nước rằng: Đức Giê-hô-

va cai trị, thế gian cũng được lập vững bền, không thể rúng động, Ngài sẽ lấy sự ngay thẳng

mà xét đoán các dân, bây giờ những cây cối trong rừng đều sẽ hát mừng rỡ trước mặt Đức

Giê-hô-va, vì Ngài đến, Ngài đến đặng đoán xét thế gian. Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét

thế gian, dùng sự ngay thẳng mà đoán xét muôn dân� (Thi 96:10, 12-13).Trong Cựu Ước,

huyền nhiệm bao quanh sự phán xét, như được thể hiện rõ ràng trong sách A-mốt, là qua

ngọn lửa thanh tẩy của sự phán xét của Đức Chúa Trời một thực tại tươi sáng sẽ được hình

thành. Làm thế nào để bóng tối có thể đem đến ánh sáng? Để làm sáng tỏ việc này, chúng ta

cần chú ý sự thay đổi cách dùng thì trong Tân Ước, theo đó, Đấng phán xét hầu đến đã đến

và đã thi hành sự phán xét. Trong sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Con Ngài, nhân loại �

thật ra là toàn thể tạo vật � tìm thấy sự giải thoát (Giăng 12:31-32).

Sự Chết Và Sự Sống Đời Sau

Những giải thích của chúng ta về niềm hy vọng tương lai đã cho thấy rằng niềm hy

vọng của Cựu Ước là một niềm hy vọng chung. Điều này cũng đúng khi chúng ta nói đến sự

sống đời sau: sự bất tử trước hết dành cho tập thể rồi sau đó mới đến cá nhân. Chỉ khi nào

một người nhận thấy mình thuộc về dân Chúa thì người đó mới chắc chắn mình có sự sống

đời đời.

1. Sự chết và âm phủ. Tất cả mọi người trên thế gian đều hiểu rằng sự chết là kết thúc

tự nhiên của đời sống trên thế gian. Bản anh hùng ca Gilgamesh viết:

Khi các thần tạo nên loài người

Họ truyền sự chết cho con người.

Còn sự sống thì họ nắm trong tay.

Tuy nhiên, trong Cựu Ước, sự chết liên hệ với tội lỗi, do đó, phản ánh những điều bất tự

nhiên về thế giới mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể chiến thắng được mà thôi.

114

Theo một quan điểm, người Hi-bá-lai cũng biết chết là chuyện tự nhiên. Thân thể

được tạo dựng như chúng ta hiện Đấng sở hữu một ngày nào đó phải chết đi “như một bó lúa

mà người ta gặt phải thì” (Gióp 5:26). Thỉnh thoảng, sự chết được đề cập chỉ đơn giản là sự

kết thúc (II Sam 14:14). Chết như nước đổ xuống đất; người ta không thể nào hốt nó lại được.

Chúng ta đều phải trở về đất, bởi vì chúng ta đều từ đó mà ra (Sáng 3:19). Về điểm này người

Hi-bá-lai chia sẻ một phần lớn các ý niệm về sự chết vốn phổ biến trong thế giới Semitic. Chỉ

cần quan sát thật đơn giản, người ta có thể thấy ngay rằng chết, cũng là thiếu vắng sinh lực

(có khi chỉ đơn giản là thiếu mất hơi thở � Thi 104:29) hoặc là sự giảm thiểu sinh lực thể

chất khiến chúng ta liên tưởng đến sự ngủ nghỉ. Tác giả Thi Thiên nói: �Xin...làm cho mắt

tôi được sáng, kẻo tôi phải ngủ chết chăng� (Thi 13:3). Mặc dầu tính cách hết sức tự nhiên

của nó, cái chết vẫn là bóng tối ghê rợn mà mọi người đều muốn trốn tránh (Thi 55:4). Sự vô

nghĩa u buồn của sách Truyền Đạo nằm ở chỗ là mọi hoạt động của con người đều kết thúc

trong mồ mả; chỉ có người còn sống là còn hy vọng mà thôi (Truyền 9:4). Không có chỗ nào

trong Cựu Ước chép rằng sự chết đơn giản chỉ là cánh cửa vào thiên đàng (Jacob, 299). Đó là

kẻ thù được nhận diện ở khắp mọi nơi.

Sự chết vừa là biểu tượng của sự hủy diệt mà tội lỗi đã đem vào thế gian, vừa là một

phần của chính sự hủy diệt. Theo nghĩa nầy, sự chết không phải là một thành phần tự nhiên

của thế giới này, nhưng là một cái gì xa lạ đối với các chủ đích tốt đẹp của Đức Chúa Trời.

Thật vậy, trong Sáng 2:17, vào ngày con người ăn trái cấm đã bị cảnh cáo là chắn chắn sẽ

chết và Sáng 6:3 đã xác nhận rằng sự bất nghĩa của loài người có liên quan đến sự kết thúc

của cuộc đời họ. Ngay trước khi dân Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca-na-an, Môi-se thúc giục dân

chúng chọn sự sống hay sự chết bằng việc tuân giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va hay quay

sang hầu việc các thần khác (Phục 30:15-19). Cựu Ước đã không phân biệt rõ giữa chết thuộc

thể và chết thuộc linh; con người toàn diện phải chết. Nhưng ẩn bên dưới sự chết thuộc thể,

còn có một thực tại sâu nhiệm hơn về sự chết thuộc linh � một sự xác nhận về việc phân

cách với Đức Chúa Trời cũng như phân cách với niềm vui được đứng trước hiện diện Ngài,

bắt đầu với việc lựa chọn sự sống. Cho nên Môi-se mới có thể nói: �Ngày nay, ta bắt trời và

đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước

lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống�

(Phục 30:19). Câu này đề cập đến sự sống trần gian nhưng rõ ràng cũng ngụ ý về sự sống bên

kia trần gian.Người Hi-bá-lai biết rằng họ cần phải thực hiện sự chọn lựa như vậy vì họ hiểu

rằng sự sống và sự chết đều ở dưới quyền kiểm soát của Đức Chúa Trời. Con người có thể

chọn sự sống nhưng chính Đức Chúa Trời là Đấng ban nó. Đức Chúa Trời là Đấng giết chết

và để cho sống (Phục 32:39). Chính Ngài là Đấng đưa người ta xuống âm phủ rồi lại đem trở

lên (I Sam 2:6). Nhưng trong Cựu Ước không hề có quan niệm nào dẫn đến định mệnh

thuyết. Chính Đức Chúa Trời quyết định, nhưng con người vẫn phải chọn lựa. Hơn nữa, Đức

Chúa Trời là Đấng quyết định vốn là một Đức Chúa Trời có thân vị (personal), đích thân đáp

lại những lời cầu nguyện mà người ta dâng lên cho Ngài. Như Ngài đã phán qua tiên tri Ê-xê-

chi-ên: �Thật vậy, ta không vui đâu về sự chết của kẻ phải chết, vậy các ngươi hãy xây lại,

mà được sống� (Êxê 18:32).

Chỗ ở của người chết trong Cựu Ước, tức âm phủ (Sheol), thường được mô tả theo

cách hữu hình là một đời sống mịt mù, không năng động. Ở đây, người Hi-bá-lai cũng chia sẻ

với các dân tộc Cận Đông láng giềng của họ nhiều ý niệm. Âm phủ không được đồng nhất

hóa với một nơi chốn nào cả, đúng ra được hiểu như một loại hiện hữu, mà theo người Hi-bá-

lai, trên căn bản đối lập với Đức Chúa Trời. Âm phủ chỉ là nơi chốn cho sự sống sót, nơi

người ta đang yên giấc với các tổ phụ mình (Sáng 37:35 và I Vua 2:10). Đó là nơi không thể

có sự ngợi khen (Ê-sai 38:18 và Thi 6:5). Nó vượt ra ngoài tầm địa cầu và các định chế

nhưng không thể ra khỏi tầm kiểm soát của Đức Chúa Trời (Thi 139:7-12; A-mốt 9:2). Đó là

nơi vô hy vọng theo cái nhìn của loài người nhưng Đức Chúa Trời có thể chuộc được người

tin cậy Ngài khỏi quyền lực âm phủ (Thi 49:15).

115

Nhưng niềm hy vọng về việc Đức Chúa Trời sẽ chẳng để cho dân Ngài phải sa xuống

hầm hố có ý nghĩa gì? Không có gì để xác quyết rằng mặc dầu thân xác người ta chết nhưng

linh hồn có thể tồn tại. E. Jacob đã đi khá xa khi bảo rằng �không có văn bản Thánh Kinh

nào cho phép khẳng định rằng khi chết thì �hồn� lìa khỏi xác� (IDB, I, 803). Theo

Eichrodt, niềm hy vọng của người Y-sơ-ra-ên nằm trên bình diện thân xác và họ không mong

gì khác hơn là sự đổi mới thân xác và đời sống trên đất như họ đã từng biết (Eichrodt, I,

491).

2. Sự phục sinh của thân thể và hy vọng về sự sống đời đời. Thật khó thấu đạt được

các ý niệm về sự sống đời đời trong Cựu Ước. Theo truyền thống, các học giả tin rằng nếu

người Hi-bá-lai có một ý thức mơ hồ về sự bất tử thì họ không thể có được một ý niệm rõ

ràng về sự phục sinh. Gần đây, Mitchell Dahood đã sử dụng những điểm tương đồng với

người Ugaritic trong công trình nghiên cứu Thi Thiên của mình để cho thấy một sự trông đợi

quả quyết hơn về sự sống lại và sự bất tử. Ông tin rằng sự lên trời của Hê-nóc hoặc của Ê-li

đã được đề cập đến trong Thi Thiên 16:10-11 (cũng xem Thi 73:24; 49:16) và ông dịch Thi

Thiên 17:15b là �khi được sống lại� bởi ông cho rằng �ý nghĩa rõ ràng... khi đối chiếu với

những phần kinh văn về lai thế luận như Ê-sai 26:19...và Đan 12:2� (Dahood ,I ,99; cũng

xem các trang xxxvi, 91 và E. B. Smick trong Payne 1970, 104-10). Rõ ràng điều này đã đưa

đến một chiều hướng rất mới mẻ, hứa hẹn một sự thông hiểu sâu nhiệm hơn về tài liệu Cựu

Ước. Chắc chắn đặc tính của đức tin Cựu Ước là sự niềm vui trong Đức Chúa Trời và trong

sự cung ứng của Ngài tràn ngập đến nỗi chẳng hề nghĩ đến một giới hạn thời gian nào cả.

Tương giao với Đức Chúa Trời là điều có thật vượt trỗi mọi kinh nghiệm trần gian. Chúng ta

thấy điều này trong ba chủ đề riêng biệt tập hợp được sức mạnh qua những trang Cựu Ước.

Những chủ đề này hầu như chắc chắc dẫn đến giáo lý về sự sống lại của Tân Ước. Dầu vậy

để được rõ ràng hơn, chúng ta phải cần nêu lên trường hợp Chúa Giêxu là Đấng tiên phong

của chúng ta trong sự chết và sống lại.

a. Nền tảng thần học. Mặc dầu phần nền tảng thần học về sự sống đời đời có thể sẽ

hữu ích nếu được khai triển nhiều hơn, nhưng ở đây chúng ta chỉ cần nói đến quan điểm của

Cựu Ước cho rằng ý chỉ của Đức Chúa Trời là muốn những ai tin cậy Ngài sẽ được sống.

Niềm tin quyết này bắt nguồn từ sự xác tín rằng Đức Chúa Trời là nguồn mạch duy nhất của

sự sống: Ngài ban cho và Ngài cất đi (Sáng 2:7 và Thi 36:9). Sự sống thiết yếu thuộc về Đức

Chúa Trời và nó xuất phát từ Ngài. Tác giả Thi Thiên nói: �Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa�

(Thi 36:9). Cho nên, khi một người gặp Đức Chúa Trời và bắt đầu chia sẻ sự sống Ngài tức là

người ấy đã tiếp nhận được yếu tố bất diệt. Điều này đã được diễn tả nhiều cách qua các sách

Thi Thiên và Châm Ngôn. Đức Chúa Trời là một ngọn tháp bền vững, ở đó, người công

chính được an toàn (Châm 18:10), Ngài là tảng đá che chở không gì lay chuyển được (Thi 62,

cần chú ý là trong câu 2, tảng đaù đã được đặt song đối với sự cứu rỗi) và Ngài là một đồn

lũy (Thi 46:1,4). Cho nên, dầu con người yếu đuối và hay chết, người ta vẫn tin quyết rằng

Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ tất cả những ai tin cậy nơi Ngài. �Thịt và lòng tôi bị tiêu hao,

nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi, và là phần tôi đến đời đời� (Thi 73:26). Xin

chú ý � cho đến đời đời. Có nghĩa là sức lực Ngài đã đạt đến mức độ bảo vệ không giới hạn.

Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là người nào kính sợ Đức Chúa Trời, sẽ không phải nhìn thấy

âm phủ (Thi 16:10-11). Chẳng nơi đâu trình bày ý tưởng này cách tuyệt diệu như những lời lẽ

đơn sơ trong Thi Thiên 23: �Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi�. Dầu khi tôi đi qua các

thung lũng gợi nhớ về tử thần, tác giả đã thú nhận, tôi đã kinh nghiệm được sự cung ứng của

Đức Chúa Trời để chiến thắng tất cả của Đức Chúa Trời, không chỉ có thế � bàn ăn của tôi

được dọn lên với thực phẩm dư giả còn chén tôi thì đầy tràn � tôi tin rằng sự thiện hảo và

lòng nhân từ của Chúa sẽ cứ theo đuổi tôi, tôi không thể nào thoát khỏi các ơn lành đó

(Dahood, I, 148-49). Hệ quả tất yếu là chắc chắn tôi sẽ được sống trong sự hiện diện đời đời

của Đức Chúa Trời (xem một chỗ tuơng đồng của Tân Ước ở trong Giăng 14:1-3).

116

b. Nền tảng đạo đức học. Nền tảng đạo đức của sự sống đời đời bắt nguồn từ ý niệm

Cựu Ước về sự báo trả mà chúng ta đã thảo luận trước đây, đặc biệt rõ ràng trong các sách

khôn ngoan. Báo trả là kết quả của một đời sống công chính hay gian ác. Kẻ điên dại noi

theo con đường dẫn đến chỗ chết, còn người công chính thì noi theo con đường dẫn đến sự

sống (Châm 11:30). Sự phán xét của Đức Chúa Trời luôn luôn là công chính nên chắc chắn

sẽ dẫn đến một cứu cánh công chính. Ngài sẽ ban thưởng cho người công chính và trừng phạt

kẻ gian ác. Sự kiện sự sống được gọi là bông trái của một đời sống công chính cho thấy ý

niệm công lý được nhấn mạnh. Nó giống như một định luật của thiên nhiên được Phao-lô

diễn tả trong Tân Ước: �Ai gieo giống chi sẽ gặt giống nấy� (Gal 6:7). Như vậy, chúng ta

có thể đặt lòng tin vào Đức Chúa Trời trong việc người công chính sẽ được báo trả bằng sự

sống. Chân lý phải đứng vững vì cớ trật tự của mọi vật. Chính ý thức về sự báo trả đã ẩn sau

lời khẩn nài của Gióp, mang nhiều đặc tính tiên tri: �Ôi chớ chi các lời tôi đã biên chép... Tôi

biết rằng Đấng Cứu Chuộc tôi vẫn sống, đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất� (Gióp

29:23, 25). Từ ngữ Đấng Cứu Chuộc ở đây cũng có thể dịch là �Đấng Báo Ứng.� Vì Gióp

tin rằng cả sau khi xác thịt ông đã tan nát rồi (c.26) sự báo ứng của Đức Chúa Trời vẫn sẽ bảo

tồn ông. Bởi sự linh cảm của Đức Thánh Linh mà ông đã biết được nhiều hơn về chân lý mà

ông cần kinh nghiệm với Đức Chúa Trời. Chân lý đó là Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ xác thịt

ông sau khi ông chết để biện minh cho bản tính công nghĩa của Ngài. Ở đây, đức tin Cựu Ước

đã đi đến ngưỡng cửa của sự mặc khải đầy đủ hơn trong Đấng Christ.

c. Nền tảng lịch sử / lai thế học. Trong phần nghiên cứu trước đây chúng ta từng nhấn

mạnh đến phẩm tính �thuộc về đời này� của đức tin dân Y-sơ-ra-ên. Họ đã không phải suy

niệm thế nào Đức Chúa Trời đã đối đãi với dân Ngài vì họ từng có rất nhiều cơ hội để chứng

kiến tận mắt. Họ từng biết Đức Chúa Trời đã nắm lấy Áp-ra-ham và đưa dòng dõi ông vào

Đất Hứa. Họ cũng kinh nghiệm Đức Chúa Trời giải phóng họ ra khỏi sự áp bức �Các ngươi

đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn

các ngươi đến cùng ta thể nào� (Xuất 19:4).

Tất cả những điều đó khiến họ tin quyết rằng Đức Chúa Trời sẽ còn giải cứu họ trong

tương lai. Kinh nghiệm của họ về sự quan tâm chăm sóc và cung ứng mọi sự của Đức Chúa

Trời tự nhiên đưa họ đến chỗ tin rằng Đức Chúa Trời sẽ bảo tồn họ. Lời Đức Chúa Trời qua

các tiên tri xác nhận niềm tin đó và bảo đảm với họ, cho dù có bằng chứng nào ngược lại đi

chăng nữa thì Đức Chúa Trời vẫn sẽ mang đến cho tuyển dân một chiến thắng quyết định

cuối cùng. Hơn nữa, trước mắt họ là các tấm gương của Hê-nóc và Ê-li, là những người đồng

đi cùng Đức Chúa Trời đã tận hưởng được sự bảo vệ đặc biệt của Ngài. Tất cả những điều đó

đưa người Hi-bá-l đến chỗ tin rằng, trong sự liên tưởng về tương lai, chiến thắng cuối cùng

của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ bao gồm chiến thắng cuối cùng đối với sự chết nữa. Họ đã

không có ý niệm rõ ràng về Đức Chúa Trời sẽ làm việc đó như thế nào, nhưng chắc chắn

Ngài sẽ làm việc đó. Như Ê-sai từng cho thấy rằng sự tính sổ sau cùng sẽ gồm luôn cả việc

nuốt mất sự chết (Ê-sai 25:8). Kết hợp với sự hiện đến của thiên sứ Mi-ca-ên vào thời kỳ

hoạn nạn, Đa-ni-ên cho chúng ta biết: �Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy� (Đan 12:2).

Thực tại và nỗi kinh hoàng của sự chết là điều không thể phủ nhận, nhưng vấn đề là

cái nhìn về sự chết. Một khi đã biết rõ bản tánh của Đức Chúa Trời, đã nhìn thấy phương

thức hoạt động của trật tự đạo đức trên thế gian này, đã thấy Đức Chúa Trời giải cứu dân

Ngài thì sự chết được xem là điều nhỏ nhoi trước mặt Đức Chúa Trời. Cuối cùng khi chiến

thắng đến thì chắc chắn sự chết sẽ bị đánh bại. Cựu Ước dường như đã cố hết sức để vươn tới

một sự sự bổ khuyết và biểu hiện về tất cả những gì mình biết với mức độ trung thực cao

nhất. Sự biểu hiện đó chính là sự sáng tạo mới mà Đấng Christ đã đến để mặc khải. Chân lý

mà họ biết mới chỉ có một phần, Đấng Christ đã đến để mang lại cho chúng ta một sự nhìn

biết rõ ràng hơn: ấy là bởi sự chết và sống lại của Ngài, chúng ta có thể trở thành dân Ngài,

và Ngài là Đức Chúa Trời chúng ta cho đến đời đời.

117

Chương 16

Các Sách Tham Khảo

Ghi chú: Các sách được trích dẫn trong bài được ghi chú theo tên tác giả và số trang các sách

trong bản thư mục này.

Albright, W.F.

1957 From Stone Age to Christianity. New York: Doubleday.

Baker, D.L.

1977 Two Testaments: One Bible. Downers Grove, Ill.: Oxford Univ. Press.

Barr, James

1961 The Semantics of Biblical Language. Oxford: Oxford Univ. Press.

Bright, John

1972 A History of Israel. Rev. ed. Philadelphia: Westminster. Brown, Colin, ed.

1976 History, Criticism and Faith. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press.

Bush, F.W.

1976 I Am Who I Am�: Moses and the Name of God.� Theology News and

Notes (Fuller Seminary). December 1976, 10-14.

Childs, Brevard S.

1960 Myth and Reality in the Old Testament. London: SCM.

1976 Exodus. Philadelphia: Westminster. Craigie, P.C.

1974 The Book of Deuteronomy. Grand Rapids: Eerdmans.

Dahood, Mitchell

1966, 68, 70 Psalms I, II, III. The Anchor Bible. Garden City, N.Y.: Double Day.

Davidson, A. B.

1904 The Technology of the Old Testament.

Edinburgh: T. & T. Clark.

Eichrodt, Walter

1961, 67 Theology of the Old Testament. 2 vols. Philadelphia: Westminster.

Ellison, H. L.

1967 The Message of the Old Testament. Exeter: Paternoster.

Hasel, Gerhard F.

1974 Old Testament Theology: Basic Issues in the Current Debate. 2nd ed.

Grand Rapids: Eardmans.

Harris, R. Laird

1971 God�s Eternal Creation: A Study of Old Testament Culture. Chicago: Moody.

118

Harrison, R. K.

1967 Introduction to the Old Testament. Grand Rapids: Eerdmans.

Heschel, Abraham J.

1962 The Prophets. 2 vols. New York: Harper and Row.

Jacob, Edmond

1958 Theology of the Old Testament. New York: Harper and Row.

Kaiser, Walter C.

1971 Classical Evangelical Essays in Old Testament Interpretation. Grand

Rapids: Baker.

1976 Toward an Old Testament Theology. Grand Rapids: Zondervan.

Keel, Othmar

1976 The Symbolism of the Biblical World: Ancient Near Eastern Iconography

and the Book of Psalms. New York: Seabury.

Kidner, Derek

1967 The Proverbs. London: Tyndale, 1967 Genesis. London: Tyndale.

1971 Hard Sayings: The Challenge of Old Testament Morals. London: Inter-

Varsity.

1974 A Time to Mourn, and a Time to Dance. Donwers Grove, Ill.: InterVarsity.

Kitchen, K. A.

1966 Ancient Orient and Old Testament. London: Tyndale.

Kline, Meredith G.

1961 The Treaty of the Great King. Grand Rapids: Eerdmans.

1967 By Oath Consigned. Grand Rapids: Eerdmans.

1972 The Structure of Biblical Authority, Grand Rapids: Eerdmans.

Koehler, Ludwig

1957 Old Testament Theology. London: Lutterworth.

Kraus, Hans Joachim

1964 Worship in Israel: A Cultic History of

the Old Testament. Richmond: John

Knox.

Lindblom, Johannes

1972 Prophecy in Ancient Israel. Philadelphia: Fortress.

McCarthy, D.J.

1972 Old Testament Covenant: A Survey of Current Opinions. Richmond John

Knox.

McKenzie, John L.

1976 A Theology of the Old Testament. New York: Doubleday.

119

Mendenhall, George E.

1954 Ancient Oriental and Biblical Law. Biblical Archaeologist 17, No. 2, 26-

46, 1954.

1962 Covenant Forms in Israelite Tradition. Biblical Archaeologist 17, No.3, 50-

76. �Covenant.� IDB, I, 714- 23, 1962.

Morris, Leon

1955 Apostolic Preaching of the Cross. Grand Rapids: Eerdmans.

1960 Biblical Doctrine of Judgment. Grand Rapids: Eerdmans,

Mowinckel, Sigmund

1962 The Psalms in Israel�s Worship. Nashville: Abingdon.

Murray, John

1957 Principles of Conduct. Grand Rapids: Eerdmans.

Nicholson, E.W.

1967 Deuteronomy and Tradition. Philadelphia: Fortress,

1880 (1875) Oehler, Gustav F. Theology of the Old Testament. 2 vols. Edinburgh:

T. & T. Clark..

Pannengberg, W., ed.

1968 Revelation as History. New York: Macmillan.

Payne, J. Barton, ed.

1967 New Perspectives on the Old Testament. Waco, Texas.

Pedersen, J.

1926 Israel: Its Life and Culture. 4 vols.

Oxford: Oxford Univ. Press.

Pritchard, J.B., ed.

1954 Ancient Newar Eastern Texts (ANET). Princeton: Princeton Univ. Press.

Rad, Gerhard von.

1961 Genesis: A Commentary. Philadelphia: Westminster.

1960 Olđ Testament Theology. 2 vols. New York: Harper and Row.

1972 Wisdom in Israel. Nashville, Abingdon.

Richardson, Alan, ed.

1966 Theological Wordbook of the Bible. New York: Macmillan, Ringgren,

Helmer.

1966 Israelite Religion. Philadelphia: Fortress.

Robinson, H. Wheeler

1913 The Religious Ideas of the Old Testament. London: Duckworth.

1946 Inspiration and Revelation in the Old Testament. Oxford: Oxford Univ.

Press.

Rowley, H. H., ed.

120

1951 The Old Testament and Modern Study. Oxford: Oxford Univ. Press.

Ruler, A. A. van

1967 The Christian Church and the Old Testament. Grand Rapids: Eerdmans.

Snaith, N.H.

1960 The Distinctive Ideas of the Old Testament. New York: Schocken.Spriggs,

D. G.

1974 Two Old Testament Theologies: A Comparative Evaluation of the

Contributions of Eichrodt and Von Rad. London: SCM.

Thomas, D. Winton, ed.

1958 Documents from Old Testament Times (DOTT). New York: Harper and

Row.

Vaux, Roland de

1965 Ancient Israel. 2 vols. New York: McGraw Hill.

Vos, Gerhardus

1946 Biblical Theology: Old and New Testaments.Grand Rapids: Eerdmans.

Vriezen, Theo C.

1967 An Outline of Old Testament Theology. 2nd ed. Newton, Mass.: Charles

T. Branford.

Westermann, Claus, ed.

1960 Essays on Old Testament Hermeneutics. Atlanta: John Knox.

Wolff, H. W.

1972 Anthropology of the Old Testament. Philadelphia: Fortress.

Wood, Leon.

1967 A Survey of Israel�s History. Grand Rapids: Zondervan.

Wright, G. E.

1950 The Old Testament against Its Environment. London: SCM.

1950 The God Who Acts. London: SCM.

Young, Edward J.

1950 My Servants the Prophets. Grand Rapids: Eerdmans.

1954 The Study of Old Testament Theology Today. New York: Revell.

Youngblood, Ronald

1971 The Heart of the Old Testament. Grand Rapids: Baker.

Zimmerli, Walther

1978 Old Testament Theology in Outline. Atlanta: John Knox.