ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền...

64
1 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017 TỔNG BIÊN TẬP TS. Vũ Chí Kiên PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. Đinh Thị Thu Phong BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy ThS. Bùi Thị Huyền [email protected] T el: (844) 37737136 LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH Quảng cáo: T rịnh Hồng Hải [email protected]v .vn Mobile: 0912011031 Phát hành: Đoàn Thị Yến dt[email protected]v .vn Mobile: 0904162626 MỸ THUẬT Đoàn Phong ĐỊA CHỈ: 18 NGUYỄN DU, HÀ NỘI Toà soạn: Tầng 5, 115 Trần Duy Hưng, Hà Nội T el:(84.4)37737136; (84.4) 37737137 Fax: (84.4) 37737130 Email: [email protected]; Website: http://www.ictvietnam.vn CHI NHÁNH TẠI TP.HCM Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Đại diện chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn Email: [email protected] T el/Fax: 08.39105379 Mobile: 0944909139 Năm t hứ 55 số 537(727) 3.2017 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUY N THÔNG T ẠP CHÍ C ÔNG NGHỆ T HÔNG T IN TR UYỀN T HÔNG Giá bán: 25.000đ Giấy phép xuất bản số: 365/GP-BTTTT ngày 19/12/2014 In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2017 4-8 3 9-12 13-17 18-23 24-27 28-32 Thư Tòa soạn TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ThS. Nguyễn Văn Thuật: Nền kinh tế số - cơ hội và thách thức cho Việt Nam INTERNET Lan Phương: Hãy sử dụng Internet có trách nhiệm Phạm Quốc: Blockchain: Công nghệ Internet thế hệ mới Nguyễn Thị Thu Thủy: Quản lý hiệu quả tài nguyên Internet Việt Nam vì một môi trường thông tin lành mạnh AN ToàN bảo mậT bH: An ninh mạng: Giải pháp ngăn chặn các sự cố từ di động mạnh Vỹ: Giải pháp bảo mật biết nhận thức

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

1CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

TỔNG BIÊN TẬPTS. Vũ Chí Kiên

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

TS. Đinh Thị Thu Phong

BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

ThS. Bùi Thị Huyền

[email protected]

Tel: (844) 37737136

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNHQuảng cáo: Trịnh Hồng Hả[email protected]: 0912011031Phát hành: Đoàn Thị Yế[email protected]: 0904162626

MỸ THUẬTĐoàn Phong

ĐỊA CHỈ: 18 NGUYỄN DU, HÀ NỘI

Toà soạn: Tầng 5, 115 Trần Duy Hưng, Hà Nội

Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137

Fax: (84.4) 37737130

Email: [email protected];

Website: http://www.ictvietnam.vn

CHI NHÁNH TẠI TP.HCM

Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Đại diện chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn

Email: [email protected]

Tel/Fax: 08.39105379

Mobile: 0944909139

N ă m t h ứ 5 5 s ố 5 3 7 ( 7 2 7 )3.2017

B Ộ T H Ô N G T I N V À T R U Y Ề N T H Ô N G

TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

Giá bán: 25.000đ

Giấy phép xuất bản số: 365/GP-BTTTT ngày 19/12/2014 In tại Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2017

4-8

3

9-1213-17

18-23

24-27

28-32

Thư Tòa soạn

TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

ThS. Nguyễn Văn Thuật: Nền kinh tế số - cơ hội và thách thức cho Việt Nam

INTERNET

Lan Phương: Hãy sử dụng Internet có trách nhiệm

Phạm Quốc: Blockchain: Công nghệ Internet thế hệ mới

Nguyễn Thị Thu Thủy: Quản lý hiệu quả tài nguyên Internet Việt Nam vì một môi trường thông tin lành mạnh

AN ToàN bảo mậT

bH: An ninh mạng: Giải pháp ngăn chặn các sự cố từ di động

mạnh Vỹ: Giải pháp bảo mật biết nhận thức

Page 2: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

2 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

33-3738-4142-4546-4950-52

53-56

57-64

CÔNG NGHỆ THÔNG mINH

Thu Hằng: Nhà mạng và startup IoT: Hợp tác hay đối phó

Ly Lan: Phát triển IoT trong tương lai - Những thách thức

Trọng Tâm: Ứng dụng điện toán nhận thức và một số lưu ý

Đặng Hoa: Chuỗi giá trị IoT và xu thế phát triển

minh Thiện: Olli - Hệ sinh thái IoT di động thông minh

Dương Thị Thanh Tú, Nguyễn Quang Huy: Điện toán sương mù trong kỷ nguyên IoT

Đỗ Kim bằng: Phát triển mạng truyền thông tiến tới 5G

Page 3: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

3CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

THƯ TÒA SOẠN

Căn cứ Quyết định số 218/QĐ-BTTTT ngày 28/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày 01/04/2017 Tạp chí Thông tin và Truyền thông chính thức hoạt động trên cơ sở sáp nhập các Tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Tạp chí Tri thức Thời đại và Tạp chí

Toàn cảnh, Sự kiện - Dư luận. Theo đó, Tạp chí Thông tin và Truyền thông sẽ là tạp chí chuyên ngành duy nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, thông tin về chính sách, lý luận chuyên môn nghiệp vụ về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia.

Trải qua 16 năm đồng hành cùng bạn đọc với gần 200 số tạp chí in, kể từ tháng 4/2017, Tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông Kỳ 2 sẽ được xuất bản trên trang http://ictvietnam.vn để đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả và tiếp tục góp phần tích cực vào quá trình phát triển của lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT).

Nội dung thông tin trên trang http://ictvietnam.vn sẽ tập trung tuyên truyền các chính sách quản lý của nhà nước trong lĩnh vực CNTT; Phản ánh thông tin thị trường CNTT, đặc biệt tập trung vào các vấn đề về truyền thông xã hội, chính phủ điện tử, an toàn thông tin, các xu hướng công nghệ mới như IoT, Mobile data, Big data, Data Analysis, Cloud, Smart City và đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghệ lần thứ Tư.

Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn Quý độc giả và mong muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp, ủng hộ và chia sẻ nhiều hơn nữa để Tạp chí Thông tin và Truyền thông ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng là cơ quan Thông tin lý luận và Khoa học công nghệ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Page 4: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

4 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

ThS. NGUYễN VăN THUậT

Khái niệm về nền kinh tế số Khái niệm kinh tế số được nhắc đến lần đầu tiên

vào năm 1995 trong một cuốn sách của ông Don Tapscott [1]. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên trên thế giới dự báo về các thay đổi sâu sắc và toàn diện đối với kinh tế truyền thống mà Internet sẽ tạo ra. Theo đó, chuyển đổi số nền kinh tế truyền thống sẽ định nghĩa lại các hoạt động kinh doanh, mô hình kinh doanh và mô hình tổ chức theo hướng tối ưu hóa tài nguyên và nâng cao năng suất lao động dựa trên thế mạnh là các nền tảng công nghệ số.

Bảng 1 đưa ra ví dụ về những thay đổi sâu rộng trên nhiều lĩnh vực mà chúng ta đang chứng kiến hàng ngày theo từng bước tiến của công nghệ số. Sự lan tỏa sâu rộng, tức thời của thông tin đã cơ bản thay đổi cách chúng ta sống, giao tiếp, giải trí, học tập và làm việc. Những công cụ, phương thức truyền thống đang dần được thay thế bằng những công cụ số mới, những phương thức mới hiện đại hơn. Lấy ví dụ về thị trường âm nhạc số, nếu như trước đây, người nghe nhạc phải mua đĩa vật lý (CD, DVD) thì giờ đây, sự hình thành kho nhạc số cho phép họ nghe thử và thanh toán trực tuyến với vài thao tác đơn giản… Môi

NềN kiNh tế số- Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

TruyềN THôNg xã Hội

Page 5: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

5CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

trường mạng là môi trường lý tưởng để phân phối các sản phẩm âm nhạc với chi phí rẻ hơn, nhanh hơn và dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng lớn hơn, đồng thời cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn về chất lượng và giá cả. Với các lợi thế đó, không ngạc nhiên khi các doanh nghiệp dẫn đầu thị phần phân phối âm nhạc đều là những doanh nghiệp có hoạt động phân phối trực tuyến.

Có thể thấy, khái niệm “kinh tế số” không phải là một khái niệm mới xuất hiện, một trào lưu hay một xu thế mới. Nền kinh tế số vẫn là một thành phần của nền kinh tế và đã được manh nha hình thành từ những năm 90 của thế kỷ 20 khi chúng ta còn chưa nhận thức về nó cho đến khi khái niệm này được đưa ra. Chúng ta trả tiền để tải một file nhạc có bản quyền, mua một quyển sách ebook trên mạng, hay đơn giản là truy cập vào những trang web tin tức có quảng cáo… là chúng ta đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế số. Lý do khái niệm kinh tế số hiện nay trở nên phổ biến đó là do sự chín muồi và hội tụ của các công nghệ số, trong đó có thể kể tới: Internet ngày càng phổ cập và dễ dàng tiếp cận; sự bùng nổ của các thiết bị di động; các công nghệ thanh toán ngày càng phát triển và an toàn hơn với người dùng; mạng xã hội phát triển thành nền tảng tích hợp duy nhất thỏa mãn đầy

đủ nhu cầu của đại đa số người dùng; các công cụ kết nối vạn vật thu thập và phân tích dữ liệu, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được thói quen của khách hàng cũng như phát hiện ra xu thế mới, sản phẩm mới và thị trường ngách mới. Với sự tiếp sức của công nghệ, khái niệm kinh tế số đã dần được đưa vào thực tế và nhìn nhận như một cơ hội kinh doanh mới đầy tiềm năng.

Chuyển dịch sang nền kinh tế số Kinh tế số ngày càng thể hiện được vai trò trong

tổng thể nền kinh tế. Tạp chí The Economist (2016) đã đưa ra số liệu so sánh doanh thu khi áp dụng mô hình kinh doanh số. Theo đó, kinh doanh trong nền kinh tế số tăng trưởng hơn 30% so với kinh doanh truyền thống. Nhận thức được tiềm năng của kinh tế số, nhiều quốc gia, nhóm quốc gia đã coi chuyển đổi số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải hướng tới.

Tại một số quốc gia, kinh tế số đã đạt được nhiều kết quả khả quan, có đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Theo một báo cáo của Deloitte, nền kinh tế số của Australia năm 2015 đã đạt giá trị 79 tỷ USD, chiếm 5,1% GDP, lớn hơn các ngành nông nghiệp, bán lẻ và vận chuyển truyền thống [2]. Tại Ấn Độ, dù mới được

Truyền thống Kinh tế sốGiao tiếp qua điện thoại OTT, mạng xã hộiTaxi Uber, GrabKhách sạn AirBnbĐại lý du lịch Agoda, ExpediaNhạc CD, DVD Kho nhạc số, video theo yêu cầuSách EbookLớp học E-learning, học qua video, MOOCS (Massive Open Online Course)Gia sư Gia sư ảo (giảng và hướng dẫn qua mạng)Quảng cáo qua báo chí, truyền hình Quảng cáo di động, nhúng vào video trên mạng xã hội … Ngân hàng truyền thống Ngân hàng sốBáo giấy Báo điện tử

Bảng 1: Những thay đổi trên các lĩnh vực theo bước tiến hóa của công nghệ số

Page 6: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

6 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Truyền thông xã hội

hình thành nhưng nền kinh tế số cũng đã đóng góp vào 2 - 3% tổng GDP quốc gia [3].

Nhiều quốc gia trong thời gian vừa qua đã coi kinh tế số như một lợi thế cạnh tranh. Trong đó tiêu biểu là Thái Lan khi nước này đã thành lập Bộ Kinh tế số và xã hội (Ministry of Digital Economy and Society) để đảm nhiệm triển khai và hiện thực hóa tiềm năng của kinh tế số. Chính phủ New Zealand cũng đã xây dựng và triển khai Chương trình Digital Economy Work Programme (tạm dịch là Chương trình công tác về kinh tế số), tập trung vào 08 lĩnh vực chính gồm có: (1) Công dân số, (2) Chính phủ số, (3) Pháp lý về kinh tế số, (4) Riêng tư và an toàn thông tin, (5) Kết nối số, (6) Kỹ năng số, (7) Các lĩnh vực số và (8) Kinh doanh số.

Trên phương diện nhóm quốc gia, các nước G20, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2016 (Hàng Châu, Trung Quốc) đã thành lập ban công tác (Task Force) về kinh tế số, tiến tới cùng thống nhất và ký kết Tuyên bố các bộ trưởng G20 về nền kinh tế số tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2017 (Dusseldorf, Đức), cam kết thực hiện các nội dung theo đúng lộ trình đã được vạch ra, tập trung vào các trọng tâm: (1) mở rộng phạm vi của các công nghệ số trên quy mô toàn cầu, (2) xây dựng và mở rộng hạ tầng số, (3) điều chỉnh khung pháp lý cho phù hợp với nền kinh tế số hướng dữ liệu, (4) bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế số, (5) hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, (6) khuyến khích sự phát triển của IoT và số hóa các sản phẩm, (7) đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực số, (8) thúc đẩy niềm tin khách hàng trên môi trường mạng.

Các đặc trưng của kinh tế sốVới sự hỗ trợ của các công nghệ số, kinh tế số có

những đặc điểm và tính chất đặc thù với tiềm năng vượt trội so với kinh tế truyền thống, nền kinh tế số có một số đặc trưng như sau:

(1) Các công nghệ số đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế số. Đây là đặc điểm khác nhau cơ bản của kinh tế số và kinh tế truyền thống. Các công cụ số đóng vai trò trung gian và kết nối giữa cá nhân với tổ chức, giữa khách hàng và doanh nghiệp. Các dịch

vụ, mô hình kinh doanh đều được triển khai dựa trên các nền tảng số này. Một số ví dụ tiêu biểu là Ebay, Amazon, Alibaba…

(2) Nền kinh tế số có quy mô toàn cầu và ít bị hạn chế bởi yếu tố địa lý. Đây là hệ quả của đặc điểm (1) khi mà dịch vụ được triển khai trên các nền tảng số, khách hàng với kết nối Internet đều có thể tiếp cận và thực hiện giao dịch qua các cú click chuột.

(3) Nền kinh tế số rút ngắn thời gian đưa sản phẩm và dịch vụ mới tiếp cận khách hàng. Các công đoạn từ thiết kế, sản xuất, quảng bá sản phẩm, dịch vụ khách hàng đều được hỗ trợ trực tiếp bởi các nền tảng số, không qua các bước trung gian. Việc ngày càng nhiều người trực tuyến tạo điều kiện cho việc quảng bá, đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người dùng nhanh và hiệu quả hơn bao giờ hết. Nếu như Microsoft cần gần 26 năm để hệ điều hành Windows có được 1 tỷ người dùng, Google cần gần 12 năm để đạt được lượng người dùng tương đương. Trong khi

Page 7: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

7CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

đó, Facebook chỉ cần chưa đến 09 năm để đưa mạng xã hội này đạt mốc 01 tỷ người dùng [4].

(4) Chi phí giao dịch thấp: mua bán được thực hiện một cách trực tiếp, không qua các đơn vị trung gian, do vậy, phụ phí (overhead cost) được cắt giảm tối đa.

(5) Chi phí cận biên tiệm cận mức 0: Trong sản xuất các sản phẩm hữu hình, chi phí sản xuất thay đổi theo một hàm số nào đó với biến số là số lượng sản phẩm. Chi phí cận biên là chi phí sản xuất thêm 01 sản phẩm và phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã sản xuất. Trong kinh tế số, các sản phẩm số có thể được dễ dàng sao chép và phân phối dễ dàng, gần như không phát sinh thêm chi phí.

(6) Khách hàng có nhiều lựa chọn về nhãn hàng và nhà sản xuất. Khách hàng dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, do vậy không bị lệ thuộc vào một lựa chọn.

(7) Thông tin về khách hàng được thu thập qua mỗi cú click chuột. Tất cả hoạt động của khách hàng

đều được số hóa và lưu lại, ngay cả khi người dùng không nhận thức về điều đó. Dữ liệu sẽ trở thành nguồn tài nguyên trong nền kinh tế số và trở thành động lực tăng trưởng, thúc đẩy nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

(8) Có sự phân biệt giá (price discrimination) đối với các khách hàng khác nhau: Đối với mỗi một sản phẩm, giá bán phụ thuộc vào sự “sẵn sàng trả” của khách hàng. Trong nền kinh tế số, việc thu thập thông tin, dữ liệu của khách hàng là rất dễ dàng. Dựa vào lịch sử xem hàng, mua hàng và đánh giá chất lượng phục vụ, hệ thống có thể đưa ra giá bán khác nhau đối với các khách hàng khác nhau.

(9) Sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp quy mô khiêm tốn vươn ra tầm quốc tế. Thực tế đã chứng minh nhiều doanh nghiệp số tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin để hướng tới khách hàng toàn cầu. Các doanh nghiệp số với quy mô khiêm tốn sẽ mềm dẻo và dễ dàng thích ứng với các mô hình mới so với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

(10) Quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa phi vật lý gặp nhiều khó khăn, trong có có các vấn đề về thuế. Giao dịch trong nền kinh tế số được thực hiện xuyên quốc gia, trong đó, có sự lưu thông của nhiều mặt hàng không phải hàng hóa hữu hình dẫn tới việc khó kiểm soát.

Mô hình kinh doanh trên nền kinh tế sốMô hình kinh doanh thể hiện cách thức tiếp cận

của doanh nghiệp với khách hàng. Đây được coi là yếu tố then chốt của mọi doanh nghiệp, quyết định thành công của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế số, với vai trò trung tâm của công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh mới đã được hình thành và phát triển theo chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Một số mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay trên nền kinh tế số gồm có:

(1) Mô hình đăng ký (subscription model): chuyển dịch từ “trả phí cho từng sản phẩm” sang mô hình đăng ký thanh toán trọn gói định kỳ và truy cập, sử dụng sản phẩm không giới hạn. Đây là mô hình phù

Page 8: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

8 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Truyền thông xã hội

hợp với nền kinh tế số, người dùng không sở hữu các sản phẩm số mà chỉ trả tiền để xem/nghe các sản phẩm đó với chi phí hợp lý. Ví dụ điển hình của mô hình này là Netflix khi mà người xem trả phí hàng tháng và tiếp cận không giới hạn với kho phim trực tuyến của hãng.

(2) Mô hình freemium: Kết hợp giữa “free” (miễn phí) và “premium” (chất lượng cao) cho phép người dùng sử dụng miễn phí các dịch vụ cơ bản và yêu cầu trả phí cho các dịch vụ nâng cao. Thu hút lượng lớn người sử dụng và chỉ cần một phần trong số đó đồng ý sử dụng dịch vụ nâng cao, có thể đạt doanh thu lớn. Dropbox là doanh nghiệp điển hình đi theo mô hình này bằng cung cấp các tính năng cơ bản tới người dùng. Các tính năng nâng cao dành cho cá nhân hay tổ chức (dung lượng không giới hạn, các tính năng làm việc theo nhóm…) đều có yêu cầu trả phí.

(3) Mô hình miễn phí hoàn toàn: Đây là mô hình nhiều doanh nghiệp lớn như Google (gmail…), Viber, WhatsApp áp dụng. Mục đích chính là thu hút và thu thập thông tin người dùng.

(4) Mô hình chợ điện tử: Công cụ số đóng vai trò nền tảng thương mại điện tử bán hàng, đồng thời kết nối người mua với người bán. Các đại diện tiêu biểu có thể kể tới là Ebay, Amazon, Alibaba …

(5) Mô hình chia sẻ: Doanh nghiệp số không sở hữu sản phẩm mà chỉ kết nối giữa cung và cầu để tận

dụng nguồn lực sẵn có trong xã hội. Uber là doanh nghiệp vận tải lớn nhất thế giới nhưng không sở hữu phương tiện vận chuyển nào. AirBnb cung cấp dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn nhưng không sở hữu bất động sản cho thuê. Tất cả sản phẩm, dịch vụ đều được huy động từ cộng đồng và hình thành nên các hình thái mới của nền kinh tế “chia sẻ” hay nền kinh tế “cho thuê”.

(6) Mô hình theo yêu cầu (on-demand model): mô hình cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

(7) Mô hình quảng cáo: người dùng sinh thu nhập thông qua quảng cáo trên các nền tảng cung cấp bởi các công ty công nghệ lớn như Youtube, Yahoo.

Kết luậnNền kinh tế truyền thống dần bão hòa cùng với

sự phát triển của công nghệ số đã tạo điều kiện cho kinh tế số nổi lên như một cơ hội kinh doanh mới. Các doanh nghiệp hướng công nghệ sẽ có nhiều thuận lợi hơn để tiếp cận với khách hàng trên quy mô toàn cầu. Cùng với sự chín muồi của công nghệ và sáng tạo của con người, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhiều mô hình kinh doanh mới, đột biến, cạnh tranh với mô hình kinh doanh truyền thống trên nhiều lĩnh vực. Nhận thức được các cơ hội mà kinh tế số mang

lại, các quốc gia trong đó có Việt Nam, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để hiện thực hóa tiềm năng cũng như giảm thiểu các rủi ro mà kinh tế số mang lại.

Tài liệu tham khảo:[1] DoN TapscoTT, The Digital Economy: promise and peril in the age of Networked Intelligence.

[2] DEloITTE, The connected continent II – How the internet is transforming the australia economy.

[3] DEloITTE, Digital India: Unleashing prosperity.

[4] http://www.visualcapitalist.com/timeline-the-march-to-a-billion-users/

[5] các tài liệu liên quan

Page 9: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

9CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

iNTerNeT

Trong các ngày 8 - 9/3/2017, các trang web của một số Cảng hàng không tại Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện. Cục An ninh mạng (Bộ Công an) cho biết hai thiếu niên 15 tuổi sống ở TP. Hồ Chí

Minh và Đồng Nai đã thừa nhận hành vi của mình, đồng thời khai nhận động cơ là muốn khám phá và khoe khoang thành tích trong giới hacker. Cục An ninh mạng đã phối hợp với Công an TP. Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Đồng Nai xử lý hành chính hai thiếu niên và giao gia đình quản lý, giáo dục. Sự kiện này cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao trách nhiệm của công dân khi sử dụng Internet, đặc biệt là cần giáo dục về công dân số cho các em từ khi còn nhỏ.

Hãy trở thành công dân có trách nhiệm cao khi sử dụng Internet

Từ khi ra đời đến nay, Internet luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống. Nhờ có Internet mà xã hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Xã hội càng phát triển thì vai trò của Internet càng được thể hiện rõ. Trong xã hội thông tin như hiện nay, con người không thể sống, làm việc nếu thiếu Internet.

Mới đây, nhân sự kiện Việt Nam hưởng ứng “Ngày sử dụng Internet an toàn 2017”, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã

Hãy sử dụng Internetcó trách nhiệm

LAN PHươNG

Page 10: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

10 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

internet

khẳng định, Internet không chỉ là môi trường công nghệ, kinh doanh, liên kết mà còn là môi trường văn hóa, giáo dục rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, góp phần định hình văn hóa nhân loại trong tương lai. Đây còn là điều kiện quan trọng để tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân trong một nhà nước pháp quyền, tiến bộ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Không có Internet sẽ không có sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử và sự tiến bộ trong dịch vụ logistics, cũng sẽ không thể xuất hiện xu hướng cá biệt hóa doanh nghiệp và nền kinh tế chia sẻ. Không chỉ thế, tác động lan tỏa của Internet đến sự tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực khác rất cao. Internet tạo ra một phương thức sản xuất, cung ứng dịch vụ và quản lý mới thông minh hơn, nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch hơn.

Trong thời gian tới, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người sử dụng Internet lên mức 80 - 90% dân số, ngang bằng các nước phát triển hiện nay, nhằm hỗ trợ mọi tổ chức, cá nhân đều có thể sử dụng Internet. Internet hiện đang trở thành động lực phát triển nhưng Internet còn phải trở thành môi trường

tinh khiết và trong sạch. Do đó, xây dựng môi trường Internet có văn hóa và giàu tính nhân văn là mục tiêu chúng ta cùng nhau hướng tới.

Ông Hải kêu gọi mọi người hãy trở thành công dân có trách nhiệm cao khi sử dụng Internet và mạng xã hội nói riêng, hãy chia sẻ thông tin, hình ảnh, số liệu có ý thức và trách nhiệm. Các công dân mạng cũng cần đấu tranh vì lẽ phải, công bằng và những giá trị cao đẹp để thiết lập và duy trì, phát triển môi trường Internet văn minh ở Việt Nam. Các chuyên gia CNTT cần nâng cao trách nhiệm, không tiếp tay cho tội phạm công nghệ, không phát tán virus, không tham gia vào các

hoạt động tấn công, khủng bố thông tin trên mạng…

Trách nhiệm khi chia sẻ thông tinBên cạnh những lợi ích mà Internet mang lại cho

con người và sự phát triển của xã hội thì Internet cũng có rất nhiều mặt tiêu cực. Nếu như không biết sử dụng đúng thì nó cũng gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, có 8 hành vi lộ lọt thông tin mà người sử dụng cần cảnh giác: Với trang web mua sắm hàng trực tuyến, khi đăng nhập trang mạng mua sắm, phải kiểm tra kỹ xem tên miền của trang đó có chính xác không; Xử lý thích hợp tài liệu có chứa thông tin cá nhân như đơn đặt hàng nhanh, vé xe, phiếu mua sắm; Phải biết rõ mục đích dùng bản sao chứng minh nhân dân (CMND): Khi cung cấp bản sao CMND phải đề nghị ghi rõ “bản sao này chỉ được dùng cho mục đích gì và thời hạn dùng là bao lâu. Sau khi photo xong phải xoá ngay số liệu đó ở trong máy; Sơ yếu lý lịch chỉ cung cấp thông tin cần thiết: Thông thường ở tình huống này, trong sơ yếu lý lịch không cần phải viết chi tiết thông tin cụ thể của bản thân, đặc biệt là địa chỉ nhà, số CMND; Không tiết lộ thông tin cá nhân trên blog, chat: Trên blog, chat, mạng xã hội… phải tránh tối đa lộ lọt

ông Nguyễn Thanh Hải, cục trưởng cục an toàn thông tin, Bộ TT&TT phát biểu tại buổi tọa đàm về công dân số và hưởng ứng ngày sự dụng an toàn Internet 2017

Page 11: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

11CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

thông tin hoặc đưa những tiêu chí thật về thân phận mình; Thận trọng khi đưa ảnh lên Wechat, mạng xã hội: khi đưa ảnh, nhất định phải cẩn thận, không được phơi ảnh có thông tin cá nhân, phải chia sẻ ảnh bằng cách thiết lập gói; Thận trọng khi tham gia điều tra trực tuyến: Trước khi tham gia các hoạt động loại này, cần phải lựa chọn trang mạng tin cậy và tìm hiểu tình hình thật sự của nó, đừng vội vàng viết thật sẽ dẫn tới bị lộ thông tin cá nhân; cuối cùng là WiFi miễn phí dễ bị lộ thông tin riêng tư: Khi sử dụng mạng vô tuyến WiFi đăng nhập mạng ngân hàng hoặc mạng thanh toán trực tuyến khác, có thể thông qua truy nhập đầu cuối khách hàng APP chuyên môn. Để bảo vệ thông tin cá nhân của mình, tốt nhất là thiết lập kết nối WiFi bằng tay.

Còn theo ông Ngô Việt Khôi, chuyên gia về an toàn thông tin,chúng ta không thể sống mà không có Internet. Tuy nhiên, hiện nay, mã độc đã tăng đáng kể so với cách đây 20 – 30 năm, trung bình 1 giây có 5 mã độc mới trong khi hiểu biết của chúng ta không khác so với 20 - 30 năm trước. Vì thế, không thể trông đợi vào các giải pháp “xịn” nếu người sử dụng thiếu kiến thức để tự bảo vệ mình. Người sử dụng phải thông minh hơn thì sẽ an toàn hơn.

Giáo dục kỹ năng số cho các công dân từ nhỏ

Theo nghiên cứu của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), trẻ có độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 18% dân số nhưng chiếm tới 30% trên tổng số người dùng Internet trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương). Theo Báo cáo của UNICEF 2014, trẻ em là đối tượng chính sử dụng và chịu tác động bởi CNTT.

Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, cho biết tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 53% trên tổng dân số. Theo thống kê của công ty We are social Singapore, tại Việt Nam

78% người dùng Internet thường xuyên vào mỗi ngày (bản cập nhật tháng 1/2017). Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người dụng Internet nhiều nhất tại châu Á và độ tuổi người sử dụng Internet đa phần là người trẻ, chiếm hơn 50% so với tổng dân số. Chỉ số an toàn Internet tại Việt Nam (VNISA Index) năm 2015 là 46,5%, dưới mức trung bình thế giới.

Với sự phát triển của Internet, kỹ năng số là kỹ năng bắt buộc, quyết định thành công của mỗi công dân. Theo ông Davis Vu, Giám đốc sáng tạo, Viện DQ Singapore, trẻ em ngày nay được sinh ra và lớn lên trong thế giới số. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số đòi hỏi trẻ em cần được trang bị và học những kỹ năng số cần thiết cho tương lai. Trẻ em cũng đang thường xuyên phải đối mặt với những mối nguy hiểm trực tuyến mà không được bảo vệ.

Cần trao quyền và thúc đẩy trẻ em từ 8 - 12 tuổi trở thành những công dân số sẵn sàng trong tương lai, thông minh và có trách nhiệm, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát triển lợi ích cá nhân và cộng đồng, nhưng vẫn biết cách vượt qua những

Page 12: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

12 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

internet

mối nguy cơ tiềm ẩn trên mạng.

Ông Davis Vu phân tích một số thách thức, đó là cách sử dụng công nghệ của trẻ em rất khác so với người lớn. Khoảng cách công nghệ và thế hệ khiến các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo gặp nhiều trở ngại khi hướng dẫn trẻ em tránh khỏi những rủi ro trên mạng Internet. Thách thức nữa là những rủi ro trên môi trường trực tuyến có nguy cơ trầm trọng hơn đối với những trẻ em thuộc nhóm yếu thế như dân tộc thiểu số hoặc người nghèo. Mặt khác, giáo dục kỹ thuật số không đồng đều tại các quốc gia càng làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng trên toàn thế giới. Khoảng cách trong giáo dục công nghệ số cần được cải thiện hơn nữa.

Theo đó, ông Davis Vu khuyến nghị 8 kỹ năng số cơ bản mọi trẻ em cần học gồm: Quản lý danh tính công dân số (Digital Citizen Identity): Khả năng xây dựng và quản lý toàn diện một danh tính online và offline…; Quản lý thời gian sử dụng thiết bị số (Screen time management): Khả năng quản lý thời gian sử dụng các thiết bị số, tham gia vào các hoạt động trực tuyến một cách có kiểm soát; Quản lý bạo

lực trực tuyến (Cyberbullying management): Khả năng phát hiện những nguy cơ bạo lực và cách thức xử lý thông minh; Quản lý an ninh mạng: Khả năng bảo vệ dữ liệu của một người bằng cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý các nguy cơ tấn công khác nhau; Quản lý chế độ riêng tư (Privacy management): Khả năng xử lý thận trọng tất cả các thông tin cá nhân chia sẻ trực tuyến để bảo vệ quyền riêng tư của mình và người khác; Tư duy phản biện (Critical thinking): Khả năng phân biệt giữa các thông tin và nội dung đáng tin cậy với những nội dung và thông tin độc hại; Quản lý các hoạt động trực tuyến: Khả năng hiểu được bản chất và tác động của những hoạt động trên mạng và Cảm thông: Khả năng đồng cảm với những cảm xúc, nhu cầu của những người khác trên môi trường trực tuyến.

Chia sẻ kinh nghiệm của Singapore về việc hướng trẻ sử dụng Internet an toàn, ông Davis Vu cho biết thêm là không nên để trẻ đương đầu một mình với các nguy cơ trên mạng mà cần phải có thêm các đường dây nóng, giáo viên cần trở thành người tư vấn cho trẻ. Giáo viên không thể tư vấn cho rất đông học sinh, sinh viên trên lớp nhưng nhờ có hệ thống

đường dây nóng, họ có thể biết học sinh nào có nguy cơ để tiếp cận hỗ trợ các em.

Ngày nay, mọi người đều sử dụng máy tính, Internet, smartphone cho các mục đích học tập và giải trí. Nhưng cùng với những phương tiện đó, nếu không trang bị những kiến thức đầy đủ, hướng dẫn cẩn trọng từ giáo viên, cha mẹ và cộng đồng, thì rất dễ phát sinh những hành vi không phù hợp hay thậm chí là phạm pháp ở lứa tuổi vị thành niên. Do đó, giáo dục thế hệ trẻ sử dụng Internet có trách nhiệm từ sớm cần sự vào cuộc của các bên trong thời đại Internet.

Page 13: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

13CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

PHạm QUốC

Nhìn lại phương thức hoạt động của những tập đoàn Internet khổng lồ hiện nay như Google, Facebook, Twitter, Uber hoặc Airbnb chúng ta nhận thấy họ có một điểm chung

là dựa vào sự đóng góp của người dùng như một phương tiện để tạo ra giá trị trong nền tảng riêng. Trong 20 năm qua, nền kinh tế đã dần chuyển từ mô hình các tổ chức tập trung truyền thống (các nhà khai thác lớn thường có vị trí thống lĩnh, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng sử dụng một cách thụ động) sang một mô hình các tổ chức ngày càng phân quyền (lúc này các nhà khai thác lớn chịu trách nhiệm tổng hợp các nguồn lực của nhiều người để cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng theo cách tích cực hơn). Sự thay đổi này đánh dấu sự ra xuất hiện một nhóm mới các tổ chức,

doanh nghiệp “phi vật chất hóa”, các tổ chức này không yêu cầu các tài sản vật lý như văn phòng hay tài sản vật lý khác, hoặc ngay cả nhân viên.

Tuy nhiên, mô hình này gặp phải vấn đề đó là trong đa số trường hợp, giá trị do đám đông tạo ra không được phân bố lại cho tất cả những người đã đóng góp vào việc tạo ra giá trị; Tất cả lợi nhuận đều được các tổ chức trung gian lớn nắm bắt và điều hành các hoạt động trên nền tảng của họ.

Do đó, một công nghệ mới đã xuất hiện nhằm thay đổi sự mất cân bằng này: Blockchain. Blockchain tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giá trị một cách an toàn

và phân cấp, giảm bớt vai trò của các tổ chức trung gian.

Blockchain là gì?Có khá nhiều tài liệu đưa ra định nghĩa về

blockchain tùy theo góc nhìn của từng lĩnh vực. Theo khía cạnh chức năng có thể hiểu blockchain là một cuốn sổ cái (ledger) phân tán: sổ cái này là một chuỗi (chain) của các “khối” (block) theo thời gian, trong đó mỗi “khối” chứa một bản ghi về hoạt động mạng hợp lệ kể từ khi “khối” cuối cùng được thêm vào chuỗi.

Một cách cụ thể hơn, blockchain là một sổ cái phân quyền theo thứ tự thời gian các giao dịch

BlockchaiN: Công nghệ Internet thế hệ mới

Page 14: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

14 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

internet

mạng hợp lệ mà mọi người có thể xem xét, bất cứ ai cũng có thể thêm dữ liệu vào (bằng cách giao dịch trên mạng), nhưng không ai có thể thay đổi được dữ liệu trước đó. Do đó, một khi block đã được đưa vào “chain”, nó sẽ không thể bị xóa bỏ, và trở thành một phần của một cơ sở dữ liệu cố định chứa tất cả các giao dịch đã từng diễn ra từ khi vận hành. Nó cho phép hai hoặc nhiều thực thể không nhất thiết phải biết nhau hoặc tin tưởng lẫn nhau để trao đổi giá trị một cách an toàn qua Internet mà không cần phải có bên thứ ba. Đây là một bước tiến đáng kể do việc trao đổi giá trị an toàn qua Internet hiện luôn đòi hỏi một bên trung gian đáng tin cậy, đồng thời giảm thiểu chi phí, sự chậm trễ và rủi ro.

Khi tiềm năng của những bước đột phá này được ứng dụng vào xã hội sẽ mạng lại nhiều lợi ích to lớn. Xe ô-tô tự lái và flycam (drones) sẽ sử dụng blockchain để thanh toán cho các dịch vụ như trạm sạc pin và bảng hạ cánh cho flycam. Việc chuyển tiền tệ quốc tế sẽ rút ngắn từ vài ngày đến chỉ còn một giờ, và sau đó đến vài phút, với mức độ tin cậy cao hơn so với hệ thống hiện tại đang quản lý.

Cách thức hoạt động của BlockchainHình 1 mô tả cách thức hoạt động của Blockchain,

trong đó 5 nguyên tắc cơ bản của công nghệ blockchain đó là:

1. Cơ sở dữ liệu phân tán

Mỗi bên trên một blockchain có quyền truy cập vào toàn bộ cơ sở dữ liệu và toàn bộ lịch sử của nó. Không một bên nào duy nhất kiểm soát dữ liệu hoặc thông tin. Mỗi bên có thể xác minh trực tiếp hồ sơ của đối tác giao dịch của mình mà không cần bên trung gian.

2. Truyền tải ngang hàng

Truyền thông giao tiếp xảy ra trực tiếp giữa các hệ thống ngang hàng thay vì qua điểm nút trung tâm. Mỗi điểm nút lưu trữ và chuyển tiếp thông tin đến tất cả các điểm nút khác.

3. Minh bạch

Mỗi giao dịch và giá trị liên quan được hiển thị cho bất cứ ai có quyền truy cập vào hệ thống. Mỗi điểm nút hoặc người dùng trên một blockchain có một địa chỉ 30 ký tự chữ số đặc biệt độc nhất nhận dạng nó. Người dùng có thể chọn ẩn danh hoặc cung cấp bằng chứng nhận dạng của họ cho người khác. Giao dịch xảy ra giữa các địa chỉ blockchain.

4. Tính không thể đảo ngược của Hồ sơ

Khi một giao dịch được nhập vào cơ sở dữ liệu và các tài khoản được cập nhật, hồ sơ không thể bị thay đổi bởi vì chúng được liên kết đến tất cả các bản ghi giao dịch xuất hiện trước. Các thuật toán và phương pháp tính toán khác nhau được triển khai để đảm bảo việc ghi vào cơ sở dữ liệu là vĩnh viễn, theo đúng trình tự thời gian.

Hình 1: cách thức thực hiện giao dịch

Page 15: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

15CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

5. Logic tính toán

Bản chất của sổ cái số (digital ledger) có nghĩa là các giao dịch blockchain có thể được gắn với logic tính toán được lập trình. Vì vậy, người dùng có thể thiết lập các thuật toán và quy tắc tự động kích hoạt các giao dịch giữa các điểm nút.

Tuy nhiên, khía cạnh cách mạng nhất của công nghệ blockchain là nó có thể chạy phần mềm một cách an toàn và phân cấp. Với blockchain, các ứng dụng phần mềm không còn cần phải được triển khai trên một máy chủ tập trung nữa: chúng có thể chạy trên mạng ngang hàng (peer-to-peer) mà không bị kiểm soát bởi bên thứ ba nào. Các ứng dụng dựa trên blockchain này có thể được sử dụng để điều phối hoạt động của một số lượng lớn các cá nhân, những người có thể tự tổ chức nếu không có sự giúp đỡ của bên thứ ba.

Một số ứng dụng triển khai trên nền tảng blockchain

Về dài hạn, công nghệ blockchain có tiềm năng lớn trong việc chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho các chuỗi cung ứng toàn cầu, các giao dịch tài chính, các sổ cái về tài sản và mạng xã hội phân tán.

Một số ứng dụng đã được triển khai trên một blockchain, có thể kể đến như Akasha, Steem.io, hoặc Synereo, đây là các mạng xã hội phân tán hoạt động như Facebook, nhưng không có nền tảng trung tâm. Thay vì dựa vào một tổ chức tập trung để quản lý mạng và quy định nội dung nào nên được hiển thị cho ai (thường là thông qua các thuật toán độc quyền mà không được tiết lộ cho công chúng),

Lịch sử phát triển của blockchain 10 năm qua- Blockchain lần đầu tiên chính là bitcoin, một cuộc thử nghiệm tiền tệ số. Giá trị vốn hóa thị trường của bitcoin hiện nay dao động từ 10 đến 20 tỷ USD và được hàng triệu người sử dụng để thanh toán, bao gồm cả thị trường chuyển tiền lớn và ngày càng tăng.- Sáng kiến đổi mới, sáng tạo thứ hai là việc nhận ra rằng công nghệ nền tảng hoạt động bitcoin có thể được tách ra khỏi đồng tiền và được sử dụng cho tất cả các loại hình hợp tác khác nhau. Hầu như mọi tổ chức tài chính lớn trên thế giới đang nghiên cứu kỹ thuật blockchain vào thời điểm này, và 15% số ngân hàng dự kiến sẽ sử dụng blockchain vào năm 2017.- “Hợp đồng thông minh” (smart contracts) được thể hiện trong một hệ thống blockchain thế hệ thứ hai gọi là ethereum, nó xây dựng một chương trình máy tính nhỏ trong blockchain để hỗ trợ các công cụ tài chính, tượng trưng cho các khoản vay hoặc trái phiếu thay vì chỉ là tiền mặt – nó giống như các đồng xu của bitcoin. Các nền tảng hợp đồng thông minh ethereum hiện đã có thị trường vốn hóa khoảng một tỷ USD, với hàng trăm dự án đang hướng tới thị trường.- Sự đổi mới quan trọng thứ tư, là sự tiến bộ về tư duy của blockchain hay còn được gọi là “bằng chứng về cổ phần” (proof of stake). Các dòng sản phẩm blockchain hiện tại được đảm bảo bằng “bằng chứng công việc” (proof of work), trong đó nhóm có sức mạnh tính toán lớn nhất đưa ra quyết định. Các nhóm này được gọi là “thợ mỏ” và vận hành các trung tâm dữ liệu lớn để cung cấp việc bảo mật của việc trao đổi các khoản thanh toán bằng tiền điện tử (tiền mã hóa). Các hệ thống mới này sẽ làm mất dần các trung tâm dữ liệu, thay thế chúng bằng các công cụ tài chính phức tạp, cho mức độ bảo mật tương tự hoặc thậm chí cao hơn. Hệ thống bằng chứng công việc sẽ được công bố vào cuối năm nay.- Cuối cùng là khả năng mở rộng của blockchain. Một blockchain có quy mô tăng tốc quá trình, mà không làm mất khả năng bảo mật, bằng cách xác định xem có bao nhiêu máy tính là cần thiết để xác nhận hợp lệ mỗi giao dịch và phân chia công việc một cách hiệu quả. Để quản lý điều này mà không ảnh hưởng đến sự bảo mật và tính mạnh mẽ của blockchain là một vấn đề khó khăn, nhưng không phải là quá khó để điều chỉnh. Một blockchain có quy mô dự kiến sẽ đủ nhanh để cung cấp năng lượng cho Internet vạn vật và đi đầu với các trung gian thanh toán (VISA và SWIFT) của thế giới ngân hàng.

Page 16: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

16 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

internet

các nền tảng này được hoạt động theo cách phân cấp, tổng hợp các công việc của các nhóm ngang hàng khác nhau phối hợp với nhau, duy nhất và dành riêng, thông qua một tập các quy tắc dựa trên mã được tạo ra trong một blockchain. Mọi người phải trả một ít tiền để gửi thông điệp vào mạng, số tiền này sẽ được thanh toán cho những người đóng góp vào việc duy trì và vận hành mạng. Những người đóng góp có thể kiếm lại được khoản phí (cộng thêm tiền thù lao) khi những thông điệp của họ lan truyền trên mạng và được đánh giá tích cực bởi những người tham gia.

Tương tự, OpenBazaar là một thị trường phi tập trung xuất hiện đầu tiên trên thế giới, với hàng ngàn sản phẩm sẵn có để bán. Nền tảng dựa vào công nghệ blockchain này đảm bảo rằng người mua và người bán có thể tương tác trực tiếp với nhau mà không qua bất kỳ người trung gian tập trung nào. Bất cứ ai cũng có thể đăng ký một sản phẩm trên nền tảng, sản phẩm đó sẽ hiển thị cho tất cả người dùng kết nối với mạng. Một khi người mua đồng ý với giá của sản phẩm đó, một tài khoản ký quỹ được tạo ra trên blockchain bitcoin yêu cầu hai trong số ba người (ví dụ: người mua, người bán và một trọng tài viên bên thứ ba tiềm năng) đồng ý cho các khoản tiền đó (gọi là tài khoản đa chữ ký). Khi người mua đã gửi khoản thanh toán vào tài khoản, người bán sẽ chuyển hàng. Sau khi nhận sản phẩm, người mua sẽ giải phóng khoản tiền từ tài khoản ủy thác. Chỉ khi có vấn đề giữa hai bên, hệ thống yêu cầu sự can thiệp của bên thứ ba (ví dụ: một trọng tài được chọn ngẫu nhiên) để quyết định có nên trả khoản thanh toán cho người bán hay không hoặc trả lại tiền cho người mua.

Ngoài ra, còn có các nền tảng car-pooling phân tán, như Lazooz hoặc ArcadeCity, hoạt động giống như Uber, nhưng không có nhà khai thác tập trung. Các nền tảng này chỉ được quản lý bởi luật được triển khai trên cơ sở hạ tầng dựa trên blockchain, nó được thiết kế để điều khiển tương tác ngang hàng giữa lái xe và người dùng. Các nền tảng này dựa vào một blockchain để thưởng cho các lái xe đóng góp cho nền tảng với thẻ được thiết kế đặc biệt thể hiện

cho một phần trong nền tảng. Càng nhiều người lái xe đóng góp vào mạng lưới, họ càng có thể hưởng lợi từ sự thành công của nền tảng đó và ảnh hưởng của họ trong quản lý tổ chức đó càng lớn.

Rõ ràng, công nghệ blockchain tạo điều kiện cho sự phát triển của các hình thức tổ chức mới, không chỉ có sự phân hoá mà còn phân cấp. Các tổ chức này - không có giám đốc hoặc giám đốc điều hành, hoặc bất kỳ cấu trúc phân cấp nào nhưng đều được quản lý, tổng hợp bởi tất cả các cá nhân tương tác trên một blockchain. Do đó, công nghệ blockchain có thể hỗ trợ một hình thức hợp tác hơn về tìm kiếm nguồn lực của đám đông - đôi khi được gọi là “hợp tác nền tảng “ - nơi người dùng đóng vai trò là người đóng góp và cổ đông của nền tảng mà họ đóng góp. Vì không có tổ chức trung gian, giá trị được tạo ra trong các nền tảng này có thể được phân bổ lại một cách công bằng giữa những người đã đóng góp vào việc tạo ra giá trị. Do đó, với cơ hội mới này, chúng ta đang tiến tới một nền kinh tế chia sẻ hoặc hợp tác thực sự - một nền kinh tế không được kiểm soát bởi một số nhà khai thác trung gian lớn, nhưng được quản lý bởi và cho con người.

Hãy xem xét hoạt động kinh doanh hiện nay. Trước hết giữ cho các hồ sơ giao dịch liên tục là một chức năng cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Những hồ sơ này theo dõi các hoạt động trong quá khứ và hướng dẫn lập kế hoạch cho tương lai. Nó cung cấp một cái nhìn không chỉ về cách tổ chức hoạt động trong nội bộ mà còn về các mối quan hệ bên ngoài của tổ chức. Mỗi tổ chức giữ hồ sơ riêng của họ, và chúng là riêng tư. Nhiều tổ chức không có sổ cái chính của tất cả các hoạt động của họ, thay vào đó các bản ghi được phân phối qua các đơn vị nội bộ và các phòng ban chức năng. Vấn đề là việc đối chiếu các giao dịch giữa các sổ cái cá nhân và tư nhân mất rất nhiều thời gian và dễ bị lỗi.

Ví dụ, một giao dịch chứng khoán điển hình có thể được thực hiện trong vòng vài giây, mà thường không có sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, việc thanh toán - chuyển quyền sở hữu cổ phiếu - có thể mất đến một tuần. Đó là bởi vì các bên không có quyền truy cập vào sổ sách của nhau và không

Page 17: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

17CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

thể tự động xác minh rằng tài sản trên thực tế sở hữu và có thể được chuyển giao. Thay vào đó, một loạt các trung gian hoạt động như người bảo lãnh tài sản khi hồ sơ giao dịch đi qua các tổ chức và sổ cái được cập nhật riêng.

Trong một hệ thống blockchain, sổ cái được nhân rộng trong một số lượng lớn các cơ sở dữ liệu giống hệt nhau, mỗi một tổ chức và duy trì bởi một bên quan tâm. Khi thay đổi được nhập vào một bản sao, tất cả các bản sao khác được đồng thời cập nhật. Vì vậy, khi các giao dịch xảy ra, các bản ghi về giá trị và tài sản được trao đổi đều được nhập vĩnh viễn vào tất cả các sổ cái. Không cần phải có trung gian bên thứ ba xác minh hoặc chuyển quyền sở hữu. Nếu một giao dịch cổ phiếu diễn ra trên một hệ thống dựa trên blockchain, nó sẽ được giải quyết trong vòng vài giây, an toàn và được xác minh.

Tiềm năng phát triểnDự báo blockchain trong 10 năm tới như thế

nào, có lẽ tương lai thực sự có thể đến sớm hơn bất cứ ai nghĩ. Có một sự so sánh về sự tương đương giữa blockchain và sự ra đời giao thức TCP/IP trước đây. Nếu như e-mail kích hoạt việc tin nhắn song phương, thì bitcoin cho phép các giao dịch tài chính song phương. Việc phát triển và duy trì blockchain là mở, phân tán và chia sẻ giống như giao thức TCP/IP. Một nhóm tình nguyện viên trên khắp thế giới duy trì phần mềm lõi. Và giống như e-mail, bitcoin đầu tiên bắt gặp với một cộng đồng nhiệt tình nhưng tương đối nhỏ.

Trước đây, TCP/IP đã mở ra giá trị kinh tế mới bằng cách giảm đáng kể chi phí kết nối. Tương tự, blockchain có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch. Nó có tiềm năng để trở thành hệ thống bản ghi cho tất cả các giao dịch. Nếu điều đó xảy ra, nền kinh tế

sẽ một lần nữa trải qua một sự thay đổi triệt để, vì những nguồn ảnh hưởng và kiểm soát mới dựa trên các nguồn lực dựa vào blockchain xuất hiện.

Lời kếtMột blockchain là một hệ thống lưu giữ hồ sơ

trực tuyến phân tán, hoặc sổ cái, được duy trì bởi một mạng máy tính xác minh và ghi lại các giao dịch sử dụng các kỹ thuật mật mã đã được thiết lập. Do đó, chính phủ các nước có thể áp dụng công nghệ này để có thể kiểm soát thông tin và an ninh tốt hơn như trong hồ sơ y tế, khai thuế, hồ sơ bỏ phiếu, và quản lý nhận dạng.

Tuy nhiên, blockchain là một công nghệ nền tảng mới và cần thời gian để phát triển từ vấn đề pháp lý, kỹ thuật - công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật đến ứng dụng, phát triển nguồn nhân lực… Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ và nắm bắt cơ hội áp dụng blockchain, đặc biệt trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm là rất cần thiết.

Tài liệu tham khảo:1. Harvard Business Review: https://hbr.org/

2. MIT Technology Review: https://www.technologyreview.com/

3. McKinsey: www.mckinsey.com

4. http://www.zdnet.com/

Hình 2: cơ chế sổ cái phân tán của Blockchain

Page 18: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

18 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

internet

Quản lý hiệu quả tài nguyên Internet Việt Nam vì một môi trường thông tin lành mạnh

NGUYễN THị THU THủY

Internet là một trong những thành tựu lớn của con người. Khởi nguồn từ những mạng nghiên cứu nhỏ, trong thời gian ngắn Internet đã bùng nổ trở thành một mạng lưới toàn cầu, phục vụ cho nhân loại trong việc

liên kết, kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu… phục vụ đắc lực cho đời sống con người. Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực, Internet cũng tiềm ẩn sự đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát, qua đó có thể bị lợi dụng, khai thác trong các hoạt động xấu, gây mất an ninh an toàn, ảnh hưởng tiêu cực tới con người. Vì vậy, quản lý được hoạt động thông tin trên Internet, tạo môi trường thông tin trong sạch, lành mạnh, thực sự phục vụ tốt cho hoạt động xã hội là một trong những mục tiêu của mọi quốc gia toàn cầu.

Tính hai mặt của Internet và sự tác động tới người sử dụng

Trong thời đại “Thế giới phẳng”, không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà Internet mang lại: thông tin nhanh, phong phú, cập nhật liên tục, đa dạng; khả năng kết nối, các hình thức giao tiếp giữa các cá nhân, các nhóm, và các quốc gia với nhau, v.v... Tất cả tạo nên một không gian giao tiếp công cộng phi vật thể, liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với con người, xóa nhòa khoảng cách, ranh giới, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế, văn hóa và nâng cao chất lượng đời sống người dân cho mỗi quốc gia.

Tuy nhiên cũng chính do bản chất mở của môi

Page 19: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

19CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

trường Internet và mạng xã hội, người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm thông tin cho nên tùy thuộc vào động cơ, mục đích và nhận thức của cá nhân, tổ chức sử dụng, thông tin đưa lên mạng sẽ là tích cực, hoặc tiêu cực, hoặc thậm chí đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, của xã hội. Bên cạnh những thông tin tích cực, thúc đẩy sự phát triển xã hội, trên Internet cũng tồn tại những thông tin sai trái, độc hại. Internet và mạng xã hội trên Internet hướng tới sự tự do trong việc tìm kiếm, cung cấp thông tin cho cộng đồng, không giới hạn địa lý, lãnh thổ. Trong đa số các trường hợp, thông tin về cá nhân của người dùng không cần xác thực. Điều đó một mặt tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa cho người sử dụng để tham gia vào môi trường thông tin trên mạng; mặt khác, nó cũng tạo cơ hội cho những tổ chức, cá nhân với động cơ xấu có thể che dấu danh tính để cung cấp thông tin sai trái, độc hại; thậm chí xóa bỏ dấu vết để thực hiện hành vi tội phạm, lừa đảo, trong đó phổ biến nhất là những hành vi tội phạm xuyên quốc gia. Việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái trên môi trường Internet toàn cầu như vậy về phương diện kỹ thuật là rất khó khăn, đòi hỏi sự phối hợp tích cực của các quốc gia, trong nhiều trường hợp là không thể do sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa các quốc gia. Tính hai mặt của công nghệ Internet đang là thách thức đối với những quốc gia muốn thực thi luật pháp của mình để điều chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng Internet toàn cầu.

Tăng cường các biện pháp quản lý Internet để tạo môi trường thông tin trong sạch, lành mạnh

Hiện nay, Internet được coi là một trong những công cụ chính phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục tiêu của toàn cầu là xây dựng một môi trường Internet bền vững và an toàn. Mục tiêu của Việt Nam trong việc quản lý Internet là hướng tới một môi trường Internet ổn định, an toàn, thông tin trong sạch lành

mạnh. Tuy nhiên việc ngăn chặn một cách có hiệu quả thông tin độc hại trên Internet là rất khó, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành thông tin - truyền thông (TT&TT), công an, chính quyền, các đoàn thể xã hội, các cơ quan báo chí và cả các tầng lớp nhân dân để tiến hành thường xuyên, đồng bộ các biện pháp nhằm loại trừ thông tin xấu, độc hại, bảo vệ lẽ phải, quyền dân chủ và chủ quyền thông tin của mỗi người.

Bộ TT&TT đã xác định quản lý hoạt động cung cấp thông tin trên Internet và mạng xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Mặc dù vậy, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng đang đứng trước các thách thức, khó khăn không nhỏ. Một trong những thách thức cơ bản là quản lý việc cung cấp thông tin xuyên biên giới khi các nguồn tin xấu được cung cấp từ bên ngoài lãnh thổ. Đối tượng cung cấp nguồn tin sử dụng các máy chủ đặt tại nước ngoài, sử dụng tên miền quốc tế để cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo, chống phá Đảng, Nhà nước, thêm vào đó là việc lập các tài khoản giả mạo lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên các mạng xã hội nước ngoài cung cấp thông tin giả mạo, dẫn dụ gây lung lạc niềm tin.

Thực tiễn xử lý các vi phạm về trang thông tin điện tử (TTĐT) cho thấy phần lớn các vụ việc vi phạm là xuất phát từ các tên miền quốc tế (được định nghĩa là các tên miền dùng chung gTLD và tên miền mã quốc gia ccTLD khác “.vn”). Việc thực thi quy định

số liệu kết nối số toàn cầu (nguồn: http://wearesocial.com)

Page 20: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

20 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

internet

quản lý việc đăng ký sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam còn hạn chế dẫn tới các sai phạm trên tên miền quốc tế (.com, .net…) ngày càng nhiều, khó và thậm chí chưa thể xử lý như các trường hợp sử dụng tên miền trùng tên lãnh đạo cấp cao nhà nước để lập trang TTĐT cung cấp thông tin không chính thống gây nhiễu loạn, mất an toàn an ninh xã hội mà không xử lý được do không quản lý thông tin chủ thể đăng ký tên miền.

Ngoài những bất cập đang tồn tại, hiện nay sự thay đổi trong cấu trúc tên miền cấp cao toàn cầu khi tổ chức quản lý tên miền và số quốc tế (ICANN) triển khai chương trình phát triển tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD – New generic top-level domain) đang làm nảy sinh các vấn đề va chạm và xung đột quyền lợi quốc gia. Trong 30 năm đầu của Internet, việc phát triển thêm đuôi tên miền cấp cao dùng chung (gTLD) vô cùng hạn chế. Số lượng tên miền gTLD chỉ gồm hơn 20 đuôi truyền thống theo lĩnh vực như .com, .net, .org, … Mô hình này được duy trì tới năm 2012 thì thay đổi hoàn toàn khi ICANN triển khai Chương trình phát triển tên miền

chung mới cấp cao nhất bổ sung các tên miền bất kỳ dưới các ngôn ngữ khác nhau (như shop, .xyz, .kid, .honda, .law, .army…) làm tên miền cấp cao dùng chung. Sự mở rộng không giới hạn và thay đổi quá lớn này gây ra nhiều tác động tới các quốc gia tham gia hoạt động Internet, trong đó có Việt Nam.

Tính đến tháng 2/2017, ICANN đã đưa vào hoạt động 1.215 đuôi tên miền New gTLD, đồng thời đang gấp rút chuẩn bị cho đợt mở lần 2. Việt Nam là một trong những thị trường lớn của New gTLD. Tính đến ngày 22/2/2017, có 81.154 tên miền cấp dưới New gTLD được đăng ký tại Việt Nam và 77 Nhà đăng ký cung cấp dịch vụ đăng ký duy trì tên miền quốc tế dưới đuôi New gTLD. Bên cạnh việc đưa tên miền New gTLD vào hoạt động, ICANN còn mở rộng phạm vi cấp phát tên miền cấp dưới New gTLD khi cho phép các tổ chức quản lý tên miền New gTLD đồng bộ giải phóng cấp tên miền cấp 2 là mã quốc gia dưới New gTLD (ví dụ: vn.law, vn.army), hướng tới giải phóng tên miền là tên quốc gia. Phần lớn các nước đều quan ngại đối với việc cho phép giải phóng tự do tên quốc gia, mã quốc gia dưới tên

Page 21: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

21CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

miền New gTLD vì khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng và quyền lợi quốc gia. Việt Nam đang chưa có sở cứ pháp lý quy định về quyền lợi, lợi ích quốc gia liên quan tới việc đăng ký, sử dụng tên miền New gTLD để làm sở cứ phản đối việc đăng ký các tên miền New gTLD vi phạm tới lợi ích hoặc các vấn đề chung của Việt Nam.

Do tính mở của công nghệ, tính hai mặt của thông tin trên Internet và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên Internet, các giải pháp quản lý Internet và thông tin trên Internet cần hướng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của Internet với tinh thần chủ đạo:

- Các biện pháp cấm đoán cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế. Chính sách quản lý phải là sự kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả giải pháp hành chính, giải pháp kỹ thuật và giải pháp tuyên truyền giáo dục, trong đó tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng Internet là giải pháp thường xuyên, liên tục, lâu dài và đóng vai trò chủ đạo để người dùng Internet từng bước thích ứng một cách tích cực với môi trường mạng, biết sàng lọc thông tin xấu, tiếp nhận thông tin hữu ích.

- Xác định tinh thần nâng cao năng lực quản lý, năng lực kỹ thuật để đáp ứng thời cuộc và sự vận động của công nghệ và xã hội thông tin.

Một số biện pháp cụ thể:

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nội luật của Việt Nam. Quy định rõ các tội danh xúi giục bạo loạn, nói xấu, bôi nhọ và các hành động gây nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của người sử dụng dịch vụ Internet hay các blogger, bất kể việc này được thực hiện ở trong hay ngoài lãnh thổ quốc gia. Đây là sở cứ pháp lý quan trọng để trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng, yêu cầu các trang mạng xã hội từ nước ngoài như Facebook, Google,... loại bỏ thông tin mang yếu tố vi phạm theo nguyên tắc không cấm các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Tuy nhiên các dịch vụ này không được làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh quốc gia

và các quy định về thuần phong, mỹ tục của nước sở tại. Nếu các chủ mạng xã hội không thực hiện thì đây sẽ là sở cứ để Chính phủ Việt Nam áp dụng các biện pháp ngăn chặn truy cập từ bên trong mạng Internet của Việt Nam.

- Điều chỉnh quy định quản lý về hoạt động mạng xã hội ở trong nước. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tạo ra nhiều dịch vụ hấp dẫn, lành mạnh thu hút người sử dụng trong nước, phát triển các mạng xã hội trong nước theo các chuyên ngành sâu. Nghiên cứu phát triển mô hình mạng xã hội của các cơ quan Nhà nước. Đây cũng sẽ là một kênh thông tin hữu ích để người sử dụng có thể tiếp cận được với các thông tin liên quan đến chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng như phản ánh những ý kiến của người sử dụng về bất cập của chính sách quản lý. Định hướng cho cộng đồng nhận biết đâu là các trang thông tin chính thống, tránh thông tin giả mạo.

- Không cấm người dùng sử dụng “nick name” khi tham gia các mạng xã hội nhưng cần dần tiến tới việc yêu cầu người dùng tại Việt Nam sử dụng thông tin chính thức khi đăng ký tài khoản mạng xã hội (không hạn chế quyền nhưng phải đảm bảo nghĩa vụ, tuân thủ pháp luật Việt Nam khi sử dụng dịch vụ).

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu chứng minh nhân dân điện tử để thuận tiện trong việc tra cứu, chiết xuất thông tin cá nhân của người dùng trên môi trường mạng;

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa then chốt, lâu dài, nâng cao nhận thức một cách toàn diện, để người sử dụng có ý thức tự bảo vệ mình, tự sàng lọc thông tin.

- Tăng cường giao lưu, kết nối quốc tế để có các mối quan hệ cùng giải quyết hiệu quả vấn đề nảy sinh mang tính xuyên quốc gia. Việt Nam cần tham gia sâu rộng hơn nữa vào các diễn đàn quốc tế, tạo dựng các mối quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh chung vì lợi ích của mỗi quốc gia.

Page 22: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

22 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

internet

Quản lý hiệu quả tài nguyên Internet vì môi trường thông tin trong sạch, lành mạnh

Để các thiết bị, máy tính có thể kết nối cung cấp dịch vụ trên Internet, cần có các thông số định danh duy nhất toàn cầu. Các tham số này có hai dạng cơ bản: tham số dạng tên (tên miền) và tham số dạng số (địa chỉ IP, số hiệu mạng), được gọi là tài nguyên Internet.

Tại Việt Nam, Luật Viễn thông quy định, tài nguyên Internet là tài nguyên quốc gia, là tập hợp tên và số thuộc quyền quản lý của Việt Nam được quy hoạch thống nhất để bảo đảm cho hoạt động Internet. Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, tài nguyên Internet bao gồm:

- Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, các tên miền khác liên quan đến quyền lợi quốc gia Việt Nam; địa chỉ Internet, số hiệu mạng, các tên và số khác được các tổ chức quốc tế phân bổ cho Việt Nam thông qua Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC);

- Tên miền quốc tế, địa chỉ Internet, số hiệu mạng, tên và số khác được tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Trên phạm vi toàn cầu, mỗi quốc gia có mô hình và cách thức riêng trong vấn đề quản lý nguồn tài nguyên Internet. Ở Việt Nam, sự tham gia của Chính phủ và yếu tố tập trung quản lý là quan điểm được

duy trì xuyên suốt từ thời kỳ đầu đón nhận Internet vào Việt Nam cho đến nay với mục tiêu bảo đảm nguồn tài nguyên tối ưu để cung cấp cho các hoạt động phát triển mạng lưới của Internet Việt Nam trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước. Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên Internet thông qua việc hoạch định và áp dụng các chính sách đúng đắn nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng cởi mở để quy hoạch, phân bổ tài nguyên hợp lý đáp ứng được dung lượng cho sự phát triển của hoạt động mạng và phù hợp với các chính sách, thông lệ quốc tế; quản lý chính xác thông tin chủ thể đăng ký sử dụng; giám sát chặt chẽ việc đăng ký sử dụng tài nguyên Internet sẽ góp phần đắc lực thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Trong các loại hình tài nguyên Internet, tên miền là đường dẫn tới các địa chỉ trên Internet, được coi là “số nhà”, “định danh” trên Internet và được thiết kế vì mục đích trực quan phục vụ con người. Do vậy, việc đăng ký, sử dụng tên miền ngày nay luôn hướng tới mục tiêu ngắn gọn, dễ tìm, dễ đọc, dễ gõ trên trình duyệt và phản ánh tốt nhất về chủ thể đăng ký, hoặc nội dung của trang tin, hay phạm vi lĩnh vực hoạt động, dịch vụ… mà chủ thể đăng ký sử dụng tên miền muốn thông tin, quảng bá. Vì vậy, thông qua tên miền có thể nhận diện, nhận dạng được về nội dung thông tin được truyền tải, đưa trên mạng. Việc đăng ký, sử dụng, nhận dạng tên miền cũng dần

trở thành yếu tố quyết định trong việc thông tin tuyên truyền và giúp cho việc nhận thức, xác định nguồn thông tin tốt, tránh tiếp cận và sử dụng nguồn thông tin xấu. Đơn cử như trong trường hợp các phần tử chống đối ở nước ngoài mạo danh lãnh đạo cấp cao, đưa lên mạng các thông tin sai lệch dưới trang tin sử dụng các tên miền là tên các lãnh đạo cấp cao dưới các đuôi tên miền quốc tế (.com, .net, .org…), nếu nhạy bén và nắm bắt

Tăng trưởng lũy kế tên miền “.vn”

Page 23: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

23CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

được thông tin về quản lý, sử dụng tài nguyên Internet tại Việt Nam, người sử dụng có thể nhanh chóng xác định được đây là nguồn tin giả mạo, do các trang tin này sử dụng tên miền quốc tế với các thông tin định danh không xác thực. Trong quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên Internet tại Việt Nam: “báo điện tử, trang TTĐT hoặc cổng TTĐT của các cơ quan Đảng, Nhà nước phải sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam” (khoản 3, Điều 7 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin về Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet). Các nguồn tin chính thức, đặc biệt là tin tức chính trị, luật pháp của Việt Nam do các cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và nhà nước cung cấp sẽ sử dụng tên miền “.vn” với các thông tin định danh xác thực.

Trong suốt thời gian vừa qua, việc quản lý tốt, phát triển số lượng sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đã góp phần tích cực trong việc phát triển chung của Internet Việt Nam. Đến năm 2016, tổng số tên miền mã ASCII (tên miền không dấu) “.vn” đang hoạt động đạt trên 380.000 tên. Kể từ năm 2012, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đứng đầu

khu vực ASEAN về số lượng đăng ký sử dụng.

Trước bối cảnh Internet hiện nay với các vấn đề phát sinh và mục tiêu xây dựng môi trường thông tin Internet trong sạch, lành mạnh, việc phát triển tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” càng có vai trò quan trọng. Tại phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin ngày 16/12/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giao Bộ TT&TT “đẩy mạnh tuyên truyền các lợi thế khi sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trong các tổ chức, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, các trường và cơ sở giáo dục; theo thẩm quyền, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các đối tượng có nhu cầu đăng ký nhằm phát triển số lượng trang web có tên miền quốc gia “.vn”, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên không gian mạng quốc tế”.

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet ở Việt Nam. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về phát triển số lượng trang web có tên miền quốc gia “.vn”, nội dung giao việc của Lãnh đạo Bộ TT&TT, VNNIC đang nỗ lực hơn nữa, trên đồng bộ các phương diện để thúc đẩy số lượng đăng ký sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Bên cạnh đó, VNNIC cũng có các đề xuất xây dựng chính sách tăng cường quản lý tên miền quốc tế và đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề nảy sinh mới như chuẩn bị sở cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi quốc gia Việt Nam trước các vấn đề xung đột quyền lợi quốc gia từ chương trình phát triển tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD) của ICANN.

Tài liệu tham khảo:1. Website: www.vnnic.vn

2. Website: http://wearesocial.com

3. số liệu thống kê tại địa chỉ: https://ntldstats.com/tld

4. Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2016 tại địa chỉ: http://www.vnnic.vn/sites/default/files/whitebook/BaocaoTainguyen Internet2016.pdf

5. Một số báo cáo về quản lý tài nguyên Internet của Trung tâm Internet Việt Nam

Page 24: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

24 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

an ninh mạng: Giải pháp ngăn chặn các sự cố từ di động

Rủi ro tiềm ẩn từ BYOD: Câu chuyện cũ nhưng vẫn mới

Cùng với máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh đang tạo nên xu hướng BYOD (Brings Your Own Device) hay còn gọi là sử dụng thiết bị cá nhân cho công việc. Các thiết bị di động này đã góp phần tạo ra sự chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, cho phép nhân viên tiếp cận thông tin họ cần mọi lúc, mọi nơi để mang lại hiệu quả làm việc cao nhất (Hình 1).

Theo báo cáo “Thực trạng bảo mật di động doanh nghiệp 2016 – 2017” của Forrester, nhân viên sẽ tiếp tục mua và sử dụng các thiết bị và ứng dụng nào họ cần

để phục vụ khách hàng và mang lại năng suất cao, cho dù các thiết bị này có được công ty cấp hay cho phép.

Vậy một câu hỏi đặt ra là những tiện ích này có làm gia tăng chi phí bảo mật cho doanh nghiệp không? Có thể thấy, đằng sau sự

bH

AN TOàN bảO mậT

Hình 1: các lợi ích BYoD mang lại cho doanh nghiệp(Nguồn: BYoD & Mobile security - 2016 spotlight Report)

Page 25: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

25CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

năng động, xu hướng BYOD đang trở thành mối nguy hại hàng đầu cho chính sách bảo mật và an toàn thông tin của bất cứ doanh nghiệp nào (Hình 2). Trong đó, máy tính bảng, điện thoại thông minh là những cái tên đứng đầu trong danh sách cần được “chăm sóc đặc biệt”.

Ngoài ra, các chuyên gia CNTT của doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức do sự phức tạp của các giao diện API và cấu hình bảo mật khác nhau trên các thiết bị. Scott Simkin, Quản lý tình báo cấp cao tại Palo Alto Networks, cho biết “BYOD là một xu hướng mà chúng tôi đã nói đến cách đây 5 năm. Mang một thiết bị cá nhân vào mạng doanh nghiệp không phải là điều mới mẻ nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều phớt lờ do thực tế là nhân viên - để đạt được mục tiêu của họ - đang đòi hỏi điều đó”. Tuy nhiên, đối với các chuyên gia bảo mật, điều này có tác động vô cùng lớn bởi nó làm tăng bề mặt tấn công. “Hiện nay nó đã được nhân lên theo hệ số 100 hoặc 1.000 bởi số lượng không giới hạn của các ứng dụng dễ bị tổn thương và các thiết bị mà kẻ tấn công có thể khai thác”, Simkin khẳng định.

Ngoài việc mang các thiết bị đến văn phòng, nhân viên cũng yêu cầu có quyền truy cập vào mạng khi không ở đó, họ muốn truy cập vào các tài nguyên cho dù đó là Dropbox hay các ứng dụng khác mà cho phép họ có được dữ liệu công ty. Điều đó tạo ra thêm nhiều thách thức về bảo mật của doanh nghiệp, cho dù đó

là do ứng dụng hoặc thói quen của người dùng khi họ sở hữu và vận hành các thiết bị di động nhưng không cập nhật hệ điều hành và các bản vá thường xuyên.

Hiện nay, có hàng ngàn các ứng dụng đã và đang được đưa vào sử dụng thực tiễn nhưng người dùng thường không quan tâm tới mức độ bảo mật của chúng. Thực tế, có ba cách để người dùng truy cập vào các ứng dụng, đó là: Vào các cửa hàng ứng dụng chính thức; tải về từ trang web ứng dụng của bên thứ ba và jailbreak ứng dụng (một quá trình xử lý giúp người dùng can thiệp vào hệ thống để phá vỡ những rào cản sau khi Root máy). Trong đó, chỉ các cửa hàng ứng dụng chính thức mới có thể lọc các phần mềm độc hại và các mối đe dọa hiệu quả, còn các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba và jailbreak tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Một số giải pháp ngăn chặn các sự cố từ xu hướng BYOD

phổ biến các chính sách về an ninh mạng cho nhân viên

Vấn đề an ninh mạng trở nên đáng quan tâm hơn khi cuộc tấn công đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng cho ngành quản lý tài sản. Nhiều công ty tư vấn tài chính đã phát triển các chính sách mạnh để ngăn chặn dữ liệu khách hàng bị tấn công. Tuy nhiên, họ lại quên mất một việc quan trọng đó là đào tạo nhân viên hoặc các nhà cung cấp của họ để đảm bảo rằng những chính sách này được thực hiện một cách chính xác. Kết quả là tiền mất mà hiệu quả mang lại không cao.

Theo một cuộc khảo sát do OCIE thực hiện, 88% doanh nghiệp và 74% các cố vấn có kinh nghiệm cho biết phần lớn các sự cố mạng có liên quan đến mã độc và các email lừa đảo. Ngoài

Hình 2: Những rào cản chấp nhận BYoD tại các tổ chức, doanh nghiệp

Page 26: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

26 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

ra, 25% doanh nghiệp bị thiệt hại đổ lỗi cho người lao động không theo dõi chính sách, dẫn đến sự tổn hại về an ninh.

Giám đốc điều hành H2L Solutions, Jonathan Hard cho biết “Nếu nhân viên của bạn không được đào tạo đúng – giải pháp kỹ thuật bạn sẽ không thể loại bỏ nguy cơ đó, dù bạn bỏ ra bao nhiêu tiền bạn sẽ vẫn bị ảnh hưởng”. Theo ông Justin Kapahi, Phó Chủ tịch các giải pháp và an ninh của External IT, một nhà cung cấp dịch vụ công nghệ cho các công ty tư vấn, thực tế hơn 90% các vụ tấn công đến từ một việc không được chú ý. “Tất cả các nhân viên đều có chìa khóa bảo mật mà bạn xây dựng cho công ty của bạn. Nếu họ đưa chìa khóa cho người lạ ngẫu nhiên nào đó ở trên đường phố, thì an ninh mạng của công ty là không an toàn”, ông nhấn mạnh. Vì thế,

các doanh nghiệp nên duy trì các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh của toàn công ty, đảm bảo rằng tất cả các nhân viên làm theo thủ tục xác thực danh tính cần thiết.

Ngoài ra, theo ông Hard, các công ty cũng cần phải ngăn ngừa nhân viên đặt sai dữ liệu nhạy cảm bao gồm cả thông tin tài chính và khách hàng để ngăn chặn những người truy cập trái phép dữ liệu đó. Mặt khác, các công ty nên sử dụng email được mã hóa và chia sẻ file an toàn để đảm bảo thông tin liên lạc và an ninh mạng được an toàn, việc này cũng quan trọng không kém để đào tạo nhân viên sử dụng các công cụ hiệu quả.

Triển khai các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hiệu quả

Cũng giống như với việc đảm bảo an toàn cho mạng truyền thống, bảo mật di động cũng

chính là xây dựng chính sách. Các tổ chức, doanh nghiệp cần xem xét các phương thức an toàn cho phép các thiết bị di động truy cập tài nguyên doanh nghiệp. Thậm chí, ngay cả Nhà Trắng cũng đang ít nhiều thay đổi mô hình cũ. Paul Innella, Giám đốc điều hành của TDI cho biết: “Việc sử dụng điện thoại Android của Tổng thống hiện nay đã giúp làm sáng tỏ nhu cầu bảo mật di động hơn”. Theo một nguồn tin của The New York Times và AP, trước khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã buộc phải giao nộp lại chiếc smartphone Android đang dùng để chuyển sang một chiếc điện thoại khác bảo mật hơn. Ông Trump không phải là Tổng thống đầu tiên phải “đương đầu” với các cơ quan an ninh vì những quy định của Nhà Trắng. Cựu Tổng thống Mỹ, Barrack Obama, đã từng kể trên chương trình truyền hình rằng ông đã yêu cầu để được sử dụng chiếc điện thoại BlackBerry yêu thích của mình nhưng chiếc điện thoại này sau đó đã được điều chỉnh rất nhiều khi ông nhậm chức Tổng thống.

Vì thế, các tổ chức, doanh nghiệp cần bắt đầu xem xét các thiết bị di động, bao gồm IoT, như tài sản của doanh nghiệp nếu không muốn gặp phải sự gián đoạn và thâm nhập trên quy mô lớn. Việc đánh giá chi tiết và kỹ lưỡng về những rủi ro khi mang một trong những thiết bị di động tới môi trường làm việc là rất cần thiết. Innella cho biết cần phải thực hiện một cách tiếp cận thực tế hơn và xem xét điện thoại

An toàn bảo mật

Page 27: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

27CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

di động trong môi trường làm việc với các yêu cầu về truy cập, nhận dạng, ứng dụng và quản lý dữ liệu phù hợp. Có rất nhiều chiến thuật để giảm thiểu sự cố từ danh sách trắng và danh sách đen cũng như các biện pháp xác thực thiết bị để phát hiện phần mềm độc hại. Trong đó, chìa khóa để giải quyết vấn đề là có những chính sách phù hợp và không quá khắt khe “Cần có sự hiểu biết có hệ thống về những gì họ nên và không nên làm, như không sử dụng các điểm truy cập công cộng và không truyền dẫn vô tuyến, tắt Bluetooth và không sử dụng chức năng lưu mật khẩu trên các trình duyệt”.

Việc bảo vệ dữ liệu cần thực hiện trên thiết bị, trong khi truyền tải và trong cơ sở hạ tầng doanh nghiệp. Ông Innella khuyến nghị “Phải mã hoá dữ liệu tại hai đầu: đầu vào và đầu ra”. Còn theo Phó Giám đốc phụ trách bảo mật web của Akamai, Josh Shaul, bản thân thiết bị là một trong những lý do khiến các mối đe dọa di động đang chuyển hướng tấn công. Thực tế, nhiều người dùng khi tải trò chơi về điện thoại, họ cho phép truy cập vào máy ảnh, micrô, lịch và danh bạ mà không xem xét kỹ lưỡng ứng dụng mình đang tải. Do đó, tin tặc đã lợi dụng những sơ hở này để đưa phần mềm độc hại vào, nhằm mục đích theo dõi người dùng thông qua các thiết bị di động của họ. Đồng thời, chúng cũng đang chuyển đổi từ kiểu điền vào các webform trên trang web sang tấn công các API, nhằm cho phép thực hiện

những tấn công tương tự nhưng được thiết lập cho các ứng dụng di động.

Ông Shaul cho biết: “Tin tặc đang nhận ra rằng có thể dễ dàng thực hiện tấn công qua các API mà vừa được công bố hơn vì quan niệm sai lầm rằng chúng sẽ chỉ được sử dụng như dự định. Đó chỉ là một dịch vụ khác được kết nối Internet mà mọi người có thể truy cập”. Thay vì đưa thiết bị trở thành thứ gì đó có thể là gián điệp với họ, các doanh nghiệp cần phải sử dụng phần mềm quản lý thiết bị di động phù hợp. Ngoài ra, với các công cụ như khóa máy ảnh và micro, các doanh nghiệp có thể áp dụng nó như một tiêu chuẩn và triển khai như là một phần của hệ thống quản lý thiết bị di động mà họ sử dụng.

Ngoài tấn công qua API, các vấn đề liên quan đến mã hóa phần lớn

vẫn chưa được giải quyết vì thiếu các kiểm tra an ninh hay các quy trình hiệu quả, cần thiết liên quan đến bảo mật trong các ứng dụng di động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chắc chắn rằng họ đã triển khai các biện pháp phòng ngừa hiệu quả hoặc thuê ngoài các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật phù hợp. Khi gia công phần mềm và làm việc với các nhà cung cấp, các doanh nghiệp nên tham khảo các tiêu chuẩn an ninh mạng OCIE và đảm bảo các nhà cung cấp có một kế hoạch tại chỗ.

Tài liệu tham khảo:1. crowd Research, BYoD & Mobile

security - 2016 spotlight Report,

2. Forrester, The state of Enterprise Mobile security: 2016 to 2017

3. http://www.cio.com.

Page 28: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

28 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

C ác nhà lãnh đạo an ninh mạng đang phải đối mặt với sự phức tạp và tốc độ gia tăng theo cấp số nhân của các mối đe dọa mất an toàn thông tin. Trong khi đó, tốc độ mà họ có

thể phản ứng và giải quyết các sự kiện an ninh bằng những giải pháp an toàn thông tin truyền thống đã không theo kịp thực tế. Vì thế, giải pháp bảo mật biết nhận thức đang trở thành một cứu cánh cho các tổ chức, doanh nghiệp trước những khó khăn này.

Chi tiêu bảo mật của IoT tăng vọtCó hai sự thật không thể nhầm lẫn

về các thiết bị IoT (Internet of things). Đầu tiên là số lượng của các thiết bị

này đang bùng nổ. Gartner ước tính rằng khoảng 6,4 tỷ thiết bị IoT đã được sử dụng vào năm 2016, một con số mà công ty dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong vòng 3 năm tới 21 tỷ (Hình 1).

Sự thật thứ hai là các thiết bị này có thể chứa dữ liệu cá nhân, thông tin về các hoạt động vận hành và dữ liệu doanh nghiệp, thường là không an toàn. Forrester Research ghi nhận rằng sự an toàn của IoT đang trong “giai đoạn sáng tạo” và không có các tiêu chuẩn hoặc kiểm soát chất lượng. Trên thực tế, chúng được sản xuất rộng rãi với ít tiêu chuẩn và thường có mật khẩu mặc định yếu.

Scott Crawford, Giám đốc nghiên cứu về an toàn thông tin tại 451 Research cho biết: “Khả năng chi trả và tính chặt chẽ khi chi tiêu của khách hàng là điều mà công nghệ IoT phải tính toán để đưa ra sản phẩm với mức giá cả phải chăng. Nếu không có mối đe dọa đã được chứng minh, các nhà sản xuất ít chịu sự ép buộc để kết hợp bảo mật mạnh mẽ vào các thiết bị và hệ thống này.”

An toàn bảo mật

mạNH Vỹ

Giải pháp Bảo mật Biết NhậN thức

28 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 1/2017

Hình 1: Bùng nổ số lượng thiết bị IoT và số lượng kết nối do chúng tạo ra

Page 29: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

29CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Cuộc tấn công không gian mạng vào năm ngoái vào nhà cung cấp Dyn là một sự kiện quan trọng. Lần đầu tiên trong một chiến dịch quy mô lớn, những kẻ tấn công đã không trực tiếp đánh sập máy chủ. Thay vào đó, hacker đã kích hoạt phần mềm độc hại Mirai vào các dịch vụ. Phần mềm độc hại này tự động phát hiện ra các thiết bị IoT và chiếm quyền điều khiển thiết bị IoT bảo mật kém, cho phép kẻ tấn công kết nối khoảng 100.000 thiết bị không an toàn này vào một botnet được kiểm soát tập trung. Sau đó, tin tặc tung ra một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) thành công cao đối với các máy chủ của Dyn.

Các mối đe dọa ngày nay rất lớn. Cơ sở dữ liệu IBM X-Force® đã ghi nhận 96.000 lỗ hổng bảo mật, trong đó chỉ tính riêng năm 2015 có 8.956. Chi phí trung bình của một vụ vi phạm dữ liệu doanh nghiệp đã lên đến 4 triệu USD và khả năng một tổ chức sẽ phải chịu nhiều cuộc tấn công trong một năm, thời kỳ cao lên tới 29% tổng số sự kiện an ninh mạng được ghi nhận.

Tội phạm mạng và những mối đe dọa an ninh mạng gia tăng lên đến mức khủng hoảng. Mặc dù khó định lượng một cách chính xác, ước tính chi phí mà tội phạm mạng gây ra đối với nền kinh tế toàn cầu dao động từ 375 - 575 tỷ USD mỗi năm. Không có khu vực địa lý hay ngành công nghiệp nào là miễn nhiễm.

Trong khảo sát mới đây nhất của IBM có nội dung “An ninh mạng trong kỷ nguyên nhận thức” thực hiện với 700 giám đốc an ninh thông tin (CISO) và các nhà lãnh đạo an ninh khác đến từ 35 quốc gia, đại diện cho 18 ngành, các nhà lãnh đạo an ninh dự đoán sự gia tăng lớn trong chi phí về an ninh mạng có hiệu quả, và họ không thấy những chi phí này có xu hướng giảm. 76% đã thấy chi phí về tăng cường an ninh không gian mạng trong hai năm qua, và 84% cho rằng nó tiếp tục tăng trong 2 - 3 năm tới. Trên thực tế, hơn 70% số người trả lời chi tiêu hơn 10 % của toàn bộ ngân sách CNTT về an ninh không gian mạng (phần lớn là chi tiêu từ 10 đến 15%). Những khoản chi này phần lớn là để phòng ngừa và phát hiện. Một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới phải chi tới 500 triệu USD hàng năm về an ninh mạng.

Theo dự báo của Gartner, chi phí bảo mật IoT vào năm tới sẽ là 550 triệu USD. Con số đó có thể tăng vọt vào năm 2020.

Quá tải trong quản lý an ninh mạngTheo bà Diana Kelley - Cố vấn An ninh Toàn cầu,

bộ phận an ninh mạng của IBM – cho biết: Mặc dù tính hai mặt của IoT đã hiện rõ nhưng làn sóng tiếp theo của IoT là không thể ngăn cản được - mặc dù nó có thể bị chậm lại bởi quy định của các chính phủ nếu các nhà sản xuất thiết bị không thực thi các tiêu chuẩn về bảo mật và khả năng tương tác. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các giải pháp bảo mật IoT vẫn không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là với số lượng các nhà sản xuất thiết bị trên toàn cầu gia tăng nhanh chóng. Những kẻ tội phạm mạng biết điều này và chắc chắn sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để khai thác lỗ hổng bảo mật IoT”.

Bà Diana Kelley - cố vấn an ninh Toàn cầu, bộ phận an ninh mạng của IBM

Page 30: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

30 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

An toàn bảo mật

Trong khi đó, trạng thái của an ninh không gian mạng đang đạt đến điểm tới hạn. Số lượng rủi ro và sự kiện an ninh đang gia tăng theo cấp số nhân. Các đội an ninh mạng đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, các mối đe dọa đang thay đổi nhanh chóng, ngày càng chuyên nghiệp và số lượng các biến thể mối đe dọa trở nên quá lớn với mật độ dày đặc, không thể nhận biết và phân loại kịp thông qua phương pháp tiếp cận truyền thống. Các hậu quả của sự cố và vi phạm đang gia tăng với chi phí tài chính và rủi ro tăng cao. Nhiều tổ chức đang phải đối mặt sự thiếu hụt các chuyên gia bảo mật cùng các kỹ năng cần thiết. Tất cả những thách thức này làm cho các tổ chức rất khó để duy trì các hệ thống “miễn dịch kỹ thuật số” lành mạnh mà họ cần để tự bảo vệ mình.

Bà Diana Kelley cho biết thêm: Theo khảo sát của IBM, tất cả những thách thức, điểm yếu, nỗ lực và áp lực đối với nhà quản lý về an ninh mạng đã nêu bật ba lỗ hổng quan trọng là: Phân tích thông tin tình báo; Độ chính xác trong nhận biết và Tốc độ phản ứng đối với các sự kiện an ninh mạng. Các nhà lãnh đạo an ninh phải giải quyết những khoảng trống này trong khi đồng thời quản lý áp lực về chi phí và ROI. 65% số người được hỏi cho rằng khó khăn nhất của họ là thiếu nguồn lực nghiên cứu về mối đe dọa; 40% số người được hỏi

cho biết việc nắm bắt được mối đe doạ mới và các lỗ hổng mới là một thách thức đáng kể.

Các thách thức an ninh mạng hàng đầu hiện nay là giảm thời gian phản ứng và thời gian giải quyết sự cố an ninh mạng. Những người trả lời hy vọng sẽ tăng cường sự tập trung của họ trong lĩnh vực này trong những năm tới. Chỉ có 27% nói rằng họ có những sáng kiến hiện tại để cải thiện phản ứng sự cố, nhưng sẽ tăng lên 43% trong vòng 2-3 năm tới.

Khu vực khó khăn thứ hai là tối ưu hóa các thông báo chính xác (hiện tại có quá nhiều những cảnh báo an ninh mạng bị sai). 60% người được hỏi cho biết một thách thức khác do thiếu các nguồn lực là xác định mối đe dọa, đánh giá mối đe dọa và nhận biết những sự kiện tiềm ẩn nào đang leo thang. Mặt khác, các CISO cần gấp rút cải tiến khả năng ra quyết định phát hiện và phản hồi đối với sự kiện an ninh mạng.

Khả năng bảo mật mới cho một kỷ nguyên đầy thách thức

Theo khảo sát của IBM, các nhà lãnh đạo an ninh dường như nhận thức được những thiếu sót của họ và đang có kế hoạch giải quyết những vấn đề

này trong tương lai gần. Các tổ chức đang theo đuổi một số sáng kiến khác nhau để cải thiện kiểm soát rủi ro về an ninh không gian mạng. Những nỗ lực ngày nay chủ yếu tập trung vào việc cải thiện hành vi của nhân viên thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về ATTT (67% các tổ chức theo đuổi những con đường này). 40% số người được hỏi cũng đang triển khai phần mềm giám sát nhận dạng. Những lựa chọn này thường được coi là khá cơ bản.

Trong vòng 2 đến 3 năm tới, sẽ có sự thay đổi lớn trong các sáng kiến này (Hình 2). Trên thực tế, người trả lời chỉ ra rằng ba sáng kiến hàng đầu sẽ hoàn toàn khác so với hiện nay. Thứ nhất sẽ cải thiện mạng,

Page 31: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

31CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

ứng dụng và bảo mật mức dữ liệu, với 57% ý kiến đồng ý. Thứ hai là xây dựng hoặc làm mới các khả năng SOC. Cuối cùng là cải thiện tốc độ phản ứng với sự cố an ninh mạng. Tất cả các lĩnh vực này tương ứng với những thiếu sót trong quản lý an toàn không gian mạng được xác định trước đó.

Nhưng khi các tổ chức tập hợp nhiều dữ liệu bảo mật hơn và áp dụng nhiều khả năng phân tích, sự gia tăng khối lượng công việc đang đạt đến giới hạn của những phương tiện thủ công. Các công nghệ bảo mật đã phát triển qua nhiều năm, chúng đã chuyển từ các kiểm soát vòng an ninh đơn giản (như tập trung vào các bảo vệ tĩnh) sang các khả năng thông minh bảo mật tiên tiến hơn (như tập trung vào thông tin thời gian thực và tính toán sai lệch từ các mẫu). Ngày nay, chúng ta bắt đầu bước vào kỷ nguyên nhận thức về an ninh - được xác định bởi các giải pháp có thể hiểu được ngữ cảnh, hành vi và ý nghĩa bằng cách phân tích cả dữ liệu bảo mật được cấu trúc và phi cấu trúc. An ninh biết nhận thức mở ra một mối quan hệ hợp tác an ninh mới.

Có một số người đang tìm kiếm các giải pháp bảo mật biết nhận thức để giải quyết những khoảng trống trong phân tích tình báo, tốc độ và độ chính

xác. Mặc dù các công nghệ nhận thức về an ninh đang ở những bước ban đầu, nhưng vẫn có hy vọng lớn và sự lạc quan về tiềm năng của nó. Những người trả lời khảo sát cho biết những lợi ích hàng đầu mà họ mong đợi từ các giải pháp bảo mật biết nhận thức là cải thiện khả năng ra quyết định phản hồi, thời gian phản hồi và tăng sự tự tin khi phân biệt giữa các sự kiện và các sự cố thực sự (Hình 3).

Các hệ thống biết nhận thức sẽ được sử dụng để phân tích các xu hướng bảo mật và thu thập dữ liệu khổng lồ về dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc vào trong kiến thức có thể sử dụng được. Các nhà lãnh đạo an ninh và các nhà phân tích không thể hấp thụ tất cả các kiến thức

an ninh do con người tạo ra, bao gồm các tài liệu nghiên cứu, các ấn bản ngành công nghiệp, các báo cáo phân tích và các blog. Các hệ thống biết nhận thức dò quét toàn bộ để phối hợp thông tin đó với các dữ liệu bảo mật truyền thống. Giải pháp bảo mật biết nhận thức sẽ được sử dụng kết hợp với các công nghệ, kỹ thuật và quy trình bảo mật tự động hóa dữ liệu, giúp đảm bảo mức độ cao nhất về ngữ cảnh và độ chính xác. Giải pháp này giúp tăng cường khả năng của các nhà phân tích

Hình 2: Những vấn đề các nhà lãnh đạo an ninh đang theo đuổi để cải thiện sự sẵn sàng phòng ngừa rủi ro an ninh mạng

Hình 3: Những thách thức hàng đầu về an ninh mạng

Page 32: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

32 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

An toàn bảo mật

SOC - giúp họ tăng tốc độ phản ứng, xác định mối đe doạ tốt hơn, tăng cường bảo mật ứng dụng và giảm mức rủi ro doanh nghiệp. Mục đích là để hoán đổi các nhà phân tích khỏi nhiệm vụ bảo mật lặp đi lặp lại, tới công việc thách thức hơn về trí tuệ (Hình 4).

Khi một loạt các giải pháp được kích hoạt bởi các công nghệ nhận thức, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp: Nâng cao năng lực của các nhà phân tích SOC hiện có bằng cách cho phép họ tiếp cận thực tiễn tốt nhất và cái nhìn sâu sắc đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm với những thông tin đã từng sử dụng; Cải thiện tốc độ phản ứng sự kiện an ninh bằng cách sử dụng trí tuệ tổng hợp từ các nguồn bên ngoài như: blog và các nguồn khác. Do đó, tổ chức, doanh nghiệp có thể hành động trước khi hệ thống có những dấu hiệu cảnh báo; Xác định nhanh chóng các mối đe dọa và phát hiện hành vi người dùng có nguy cơ về an ninh, xâm nhập dữ liệu bất hợp pháp và nhiễm phần mềm độc hại thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích tiên tiến; Có được bối cảnh rộng lớn hơn xung quanh sự cố an ninh thông qua việc tự động thu thập và phân tích dữ liệu bên trong và bên ngoài.

Khi chúng ta dựa vào các thiết bị được kết nối để làm cho cuộc sống của mình tốt hơn và dễ dàng hơn, an ninh phải được xem xét từ mọi khía cạnh. Tất cả những người tham gia hệ sinh thái IoT đều có trách nhiệm bảo mật thiết bị, dữ liệu và

giải pháp. Bảo mật IoT yêu cầu một cách tiếp cận đa lớp. Để phát huy tối đa tiềm năng của IoT, các thách thức an ninh phải được giải quyết.

Dễ thấy những lợi ích của các giải pháp bảo mật biết nhận thức mang lại sẽ giải quyết những khoảng trống mà các tổ chức, doanh nghiệp đang phải đối mặt trong vấn đề an toàn thông tin mạng khi các thiết bị IoT đang gia tăng nhanh chóng. Mặc dù đây là một lĩnh vực công nghệ mới nổi lên, nhưng 57% nhà lãnh đạo an

ninh mạng tin rằng các giải pháp bảo mật biết nhận thức có thể làm chậm lại đáng kể các nỗ lực của bọn tội phạm mạng, họ thấy được sự tin tưởng và lợi ích tiềm tàng. Khi các nhà lãnh đạo an ninh lựa chọn những lợi ích của giải pháp bảo mật biết nhận thức, 40% cho thấy sự cải thiện khả năng phát hiện và khả năng ra quyết định phản hồi; 37% chỉ ra thời gian phản hồi được cải tiến đáng kể và 36% cho biết sự tự tin tăng lên khi phân loại và cách thức xử lý giữa các sự kiện và sự thật về an ninh thông tin.

Những giải pháp này sẽ giúp cho hệ thống an ninh thông minh hơn, tốc độ phản ứng và tính chính xác cao hơn. Hiện nay, chỉ có 7% trong số những người được khảo sát đang triển khai các giải pháp bảo mật biết nhận thức để cải thiện sự kiểm soát rủi ro về an ninh mạng. Tuy nhiên, trong tương lai gần, số lượng những người thực hiện các giải pháp này sẽ tăng lên gấp ba, đến 21 %. Trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy việc áp dụng nhanh chóng khi các nhà lãnh đạo an ninh tích hợp thêm khả năng này để nâng cao hệ thống “miễn dịch số” của họ.

Tài liệu tham khảo:1. Farpoint Group, Whitepaper: The broad reach of biometrics:

Fingerprint recognition and mobile security

2. http://saudigazette.com.sa, http://findbiometrics.com

3. http://thanhnien.vn.

Hình 4: Kỷ nguyên tiếp theo về an ninh mạng

Page 33: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

33CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

CôNg NgHệ THôNg miNH

IoT - Thị trường tiềm năngĐược đánh giá là xu hướng công nghệ của thế

kỷ 21, IoT ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới với nhiều sản phẩm IoT mới ra đời. Những chiếc mũ bluetooth giúp người dùng trả lời điện thoại và nghe nhạc mà không phải tương tác với điện thoại; các loại găng tay, vòng tay thông minh cũng được phát triển với tính năng thông báo cuộc gọi cho người dùng và hiển thị mức độ quan trọng của cuộc gọi… đó là những sản phẩm IoT tuyệt vời. Một ví dụ khác là máy pha cafe Mr.Coffee được lập trình bởi chính chủ nhân của nó thông qua một ứng dụng di động và có tính năng nhắc nhở việc bảo trì máy.

Có thể thấy, Internet của vạn vật IoT (Internet of Things) hiện đang phát triển bùng nổ. Theo nghiên cứu của Gartner, năm 2016, có 6,4 tỉ vật được kết nối trên toàn cầu, tăng 30% so với năm 2015. Hãng này dự báo đến năm 2020 sẽ có 20,8 tỷ vật kết nối được sử dụng. Còn theo Viện Nghiên cứu McKinsey Global Institute, tác động của IoT lên nền kinh tế toàn cầu sẽ vô cùng lớn với mức doanh thu 6.200 tỷ USD vào năm 2025. Như vậy, IoT rõ ràng là một phân khúc tiềm năng trong tương lai. Chính vì thế, các doanh nghiệp ngày càng sẵn sàng với IoT. Trong một cuộc khảo sát lấy ý kiến 465 công ty từ 18 quốc gia trên khắp năm châu mà Gartner công bố hồi đầu năm 2016, 64% công ty cho biết họ đã sẵn sàng với

THU HằNG

Nhà mạng và startup IoT: Hợp tác hay đối phó

CuộC Cánh mạng Công nghiệp lần thứ 4, CuộC CáCh mạng Công nghệ kết nối thế giới thựC, thế giới ảo và thế giới sinh vật trên nền tảng internet vạn vật (iot). Đây Chính là thời Cơ vàng Để CáC doanh nghiệp Có thể tận dụng tối Đa những lợi íCh mà iot mang lại trong việC Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tăng Cường vị trí Cạnh tranh Của mình.

Page 34: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

34 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

IoT, trong đó 29% công ty cho biết họ đang dùng IoT, 14% sẽ thực hiện trong năm 2016, 21% nói sẽ lên kế hoạch trong năm 2016. Sự sẵn sàng này chính là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Theo số liệu từ quỹ đầu tư CB Insights, từ năm 2011 đến 2016, các startup IoT đã nhận được 7,4 tỉ USD Mỹ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Càng về sau, sự tăng trưởng đầu tư càng ngoạn mục: năm 2015 tăng 83% so với năm 2014.

Chính phủ các nước cũng dành nhiều ưu đãi khác nhau cho các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp khi đầu tư phát triển công nghệ cao, đặc biệt là nền tảng IoT.

Một phương thức mới thay đổi các doanh nghiệp trong tương lai

Hệ sinh thái IoT kết nối mọi thứ từ những bộ cảm biến tới máy điều nhiệt, hệ thống báo động, đèn chiếu sáng trong nhà,... mà chúng có thể giao tiếp hoặc được điều khiển bởi máy tính, smartphone. IoT không chỉ mang lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người mà còn thay đổi cơ bản cuộc sống cũng như phương thức kinh doanh hiện tại của chúng ta.

Theo thời gian, nhu cầu của con người sẽ thay

đổi, họ luôn muốn sở hữu những thiết bị “nhỏ nhưng có võ”, khác lạ và ngày càng tân tiến hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, các công ty cần nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới thông minh hơn với nhiều tính năng và ứng dụng hấp dẫn. Nếu như trước đây điện thoại chỉ được dùng để gọi hay nhắn tin thì ngày nay smartphone đã tạo nên một định nghĩa khác hoàn toàn. Tại thời điểm hiện nay, những thứ như vợt tennis thông minh hay tấm đệm tập yoga thông minh,... vẫn còn khá xa xỉ và lạ lẫm. Nhưng đó chính là tiền để khởi đầu của thế giới IoT và cũng là động lực, cơ hội cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm phương thức kinh doanh mới lạ, hấp dẫn.

Nhờ khả năng kết nối và thu thập dữ liệu của vạn vật, IoT sẽ tạo ra một năng lực tính toán khổng lồ. Ví dụ, dữ liệu từ những bộ cảm biến nhỏ sẽ được thu thập, gửi đến máy chủ công ty để phân tích, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể dễ dàng chủ động nắm bắt thông tin phản hồi hay phàn nàn về sản phẩm, hoặc cách mà sản phẩm của mình đang được sử dụng,.. để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Động cơ máy bay Rolls Royce

Công nghệ thông minh

Page 35: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

35CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

hiện nay chứa các cảm biến giúp gửi dữ liệu thời gian thực về trạm không lưu trên mặt đất để phát hiện những trục trặc trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Hay như Microsoft, họ đã sử dụng phần mềm hỗ trợ việc thu thập dữ liệu về những tính năng đang được dùng trên sản phẩm của mình, nhờ vậy, họ có thể bỏ qua công đoạn thử nghiệm để tập trung phát triển những thứ được cho là phổ biến mà người dùng cần dùng nhất.

John Deere, một công ty sản xuất động cơ đẳng cấp quốc tế được biết đến nhiều nhất qua sản phẩm máy kéo, là một ví dụ điển hình. Trong suốt nhiều thập kỉ “ăn nên làm ra” từ việc bán máy móc nông nghiệp của mình thì vào năm 2012, hãng này đã chính thức tích hợp những kết nối dữ liệu lên sản phẩm của mình. Việc này nhằm hỗ trợ nông dân biết thông tin về thời điểm, cách thức,... nói chung là mọi thứ về những loại cây mà họ trồng, từ đó John Deere đã trở thành một công ty vừa buôn bán thiết bị vừa là nơi cung cấp dữ liệu. Có thể thấy, chỉ cần bán ra một chiếc máy cày họ đã có thể thu về số tiền của cả hai chiếc nhờ việc bán dữ liệu. Đây là một phương thức hấp dẫn mà các công ty khác có thể học tập để

phổ biến sản phẩm cũng như dịch vụ của mình.

Nhà mạng và startup trong thị trường IoT: Hợp tác hay đối phó

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, hệ thống định danh được nâng lên IPv6, các nhà mạng trên thế giới cũng đã triển khai mạng di động 5G với tốc độ cao giúp đảm bảo kết nối xuyên suốt. Các thiết bị di động thông minh cũng phát triển rất mạnh trong 10 năm gần đây. Kèm theo đó là sự đỡ đầu của các ông lớn công nghệ như Google, Amazon hay Microsoft, IoT được dự báo là một quả bom công nghệ ngay sau thiết bị thông minh. Chính vì thế, các nhà mạng viễn thông cũng không bỏ lỡ cơ hội tham gia vào phân khúc này. Hai nhà mạng Mỹ là AT&T và Verizon cùng các nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến khác đang trong giai đoạn hoàn thiện nền tảng mạng LTE để nắm bắt cơ hội từ IoT. Đồng thời, một loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) mới cũng đang tham gia phân khúc này với kế hoạch cung cấp các dịch vụ mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) với giá cước cạnh tranh so với các nhà mạng lớn. Câu hỏi đặt ra là các nhà mạng hay startup sẽ tồn tại và phát triển? Những hứa hẹn mang lại cho thị trường IoT?

Thực tế, các nhà khai thác mạng đã nhanh chóng đưa ra những động thái nhằm thiết lập chỗ đứng của họ trong thị trường này. Gần đây, nhà mạng AT&T và Nokia đã thông báo hợp tác với nhau để cung cấp các tiện ích cho người dùng tại Mỹ từ mạng LTE riêng. AT&T cũng dự định triển khai công nghệ LTE Cat-M1 (LTE-M) trên mạng LTE thương mại trong năm 2017, nhằm hỗ trợ các thiết bị công suất thấp. Nhà mạng này hiện đang làm việc với Wistron NeWeb Corp (WNC) về việc cung cấp Module LTE Cat-1 và Cat-4 IoT.

Trong khi đó, Verizon đang triển khai nền tảng Thingspace, hứa hẹn phát triển các sản phẩm IoT. Verizon cũng đang hỗ trợ công nghệ mạng LTE Cat 1 như là một phần trong kế hoạch hành động của mình. Tại các khu vực khác trên thế giới, các nhà mạng lớn như Vodafone đang tập trung vào tiêu

Page 36: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

36 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

chuẩn CAT-NB1 (IoT băng hẹp/ NB-IoT) mới cho mạng LPWAN, còn Orange dự định sẽ triển khai cả LoRa và NB-IoT để hỗ trợ các tham vọng IoT của mình trong tương lai.

Có thể thấy, thị trường IoT hiện nay rất sôi động và nhận được nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư từ các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới. Các nhà mạng đang nỗ lực hoàn thiện và nâng cấp các mạng LTE hiện có để hỗ trợ các dịch vụ IoT. Trong khi đó, các start-up cũng khá bận rộn trong việc phát triển và thiết lập các dịch vụ cạnh tranh của riêng họ. Sigfox cho biết họ đã đạt được mục tiêu triển khai mạng LPWAN 902 MHz tại hơn 100 thành phố của Mỹ vào năm 2016, đồng thời sẽ chi khoảng 159 triệu USD cho việc mở rộng mạng lưới trong năm 2017. Công ty cho biết sẽ phủ sóng khoảng 40% dân số Mỹ vào cuối năm 2017. Về phần mình, đối thủ của Sigfox là Ingenu đã triển khai hệ thống mạng IoT truy cập đa pha ngẫu nhiên (RPMA - Random Phase Multiple Access) của mình tới 30 khu đô thị của Mỹ vào năm 2016 và dự kiến sẽ phủ sóng 100 thành phố tại Mỹ vào cuối năm 2017.

Những startup nhỏ hơn này cho rằng việc triển khai công nghệ của mình có chi phí thấp hơn cho

các khách hàng, tương đối dễ dàng triển khai phân vùng và hiệu quả. Trong khi các nhà khai thác quả quyết họ có thể cung cấp dịch vụ ổn định, an toàn và mang lại các loại lợi ích kinh tế mà khách hàng cần. Vậy ai đúng? John Byrne, Giám đốc dịch vụ tại Current Analysis, cho biết, thách thức hiện nay đối với các nhà khai thác di động là các start-up hiện đang đưa ra các giải pháp phù hợp hơn cho các ứng dụng IoT năng lượng thấp. Tuy nhiên, theo ông Byrne, vẫn còn rất sớm để khẳng định điều gì vì để mở rộng thị trường IoT cần một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ vài năm.

Do đó, để tồn tại và phát triển trong phân khúc này, các doanh

nghiệp (nhà mạng và start-up) cần xác định rõ vai trò của mình trong thị trường này để có lộ trình và kế hoạch phát triển IoT phù hợp. Ví dụ, ở Pháp, nhà mạng Orange đã triển khai mạng LoRa tại 120 khu vực đô thị vào cuối tháng 1/2017. Nhưng nhà khai thác Tây Ban Nha Telefonica lại hợp tác và đầu tư vào Sigfox. Một số nhà mạng và start-up đang thể hiện bản chất bổ sung vai trò hơn là xác định ai có thể giành chiến thắng. “Chúng tôi cố gắng không tập trung vào việc ai sẽ giành chiến thắng. Chúng tôi tin rằng đó là một cơ hội lớn cho tất cả mọi người”, Thomas Nicholls, Giám đốc truyền thông của Sigfox khẳng định. Còn Phó Giám đốc phát triển sản phẩm và các giải pháp IoT tại AT&T, Cameron Coursey, cho biết “Nếu một khách hàng muốn sử dụng mạng LoRa hoặc một ứng dụng cụ thể mà Sigfox hỗ trợ, chúng tôi không phản đối. Chúng tôi sẽ làm việc với các bên để giải pháp này hoạt động”.

Coursey cũng lưu ý rằng không có công nghệ nào phù hợp với mọi yêu cầu. Ông cho biết AT&T chọn LTE-M vì hãng tin rằng đây sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên được 3GPP cấp phép, nhưng không loại trừ sẽ là NB-IoT.

Công nghệ thông minh

Page 37: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

37CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Lựa chọn đúng - Yếu tố quyết định tất cảViệc phát triển mạng 3G, giờ là 4G và trong tương

lai là mạng 5G, tất cả không nằm ngoài việc phục vụ tốt nhất cho phát triển công nghệ bao gồm IoT. Sự vận dụng kết hợp các công nghệ IoT có thể hạn chế chi phí không cần thiết và đạt doanh thu tối đa

Theo các chuyên gia, do hiện nay hiệu năng của các mạng LTE-M và NB-IoT chưa được đánh giá rõ ràng nên những giải pháp thay thế LPWAN như Sigfox, Ingenu có thể được khai thác, sử dụng và mở rộng đối với các triển khai mạng diện rộng công suất thấp. Tuy nhiên, các nhà khai thác di động vẫn tin rằng những giải pháp hỗ trợ 3GPP sẽ là một lựa chọn tốt hơn cho tương lai. Giám đốc phụ trách IoT của Vodafone Americas, Andrew Morawski, cho biết hãng này cho rằng NB-IoT là một trong những công nghệ chính sẽ thúc đẩy sự kết nối và phát triển của IoT. “NB-IoT cung cấp thông lượng và kết nối an toàn, tin cậy... Chúng tôi tin rằng đây là những yếu tố quan trọng trong việc chấp nhận IoT vì nó có thể giúp cung cấp kết nối tới các lớp sản phẩm mới có ảnh hưởng thực sự đến xã hội như đồng hồ đo điện, thiết bị báo động khói hoặc thậm chí các điểm đỗ xe”. Hiện Vodafone đang lên kế hoạch triển khai

công nghệ NB-IoT tại nhiều thị trường trên thế giới trong năm 2017, bắt đầu ở Đức, Ireland, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Ông Morawski cũng cho biết thêm, Mỹ hiện là thị trường chính của Vodafone với các khách hàng doanh nghiệp có quy mô khác nhau trong mọi lĩnh vực công nghiệp. Đây là một thị trường mà Vodafone sẽ tiếp tục phát triển và đầu tư trong tương lai. Thực tế có nhiều khách hàng IoT tại Mỹ của hãng đang tìm kiếm một nhà cung cấp IoT toàn cầu nhằm cung cấp kết nối liên thông trên một nền tảng.

Cuối cùng, sẽ có những doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong phân khúc thị trường IoT và một số sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Theo chuyên gia phân tích chính tại Ovum, Daryl Schoolar, các nhà khai thác di động có lợi thế là sở hữu mạng lưới có sẵn, trong khi các startup như Sigfox lại có thể hỗ trợ các mô đun giá rẻ hơn. Ông nhấn mạnh, Sigfox và những startup khác cần phải có thời gian để hoàn thiện và đưa hệ thống vào vận hành ổn định. Do đó, các nhà mạng có thể nắm bắt khoảng thời gian này để thu hút khách hàng và phát triển nguồn doanh thu.

IoT liên quan tới rất nhiều khâu, nhiều nguồn lực như nhà mạng, nhà phát triển phần mềm, các apps và nhiều mảng khác, do đó cần phải xã hội hoá mọi nguồn lực liên quan tới IoT giúp cho lĩnh vực này phát triển tốt nhất. Còn đối với các doanh nghiệp, để triển khai IoT thành công, những quyết định đưa ra cần được xem xét, đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những hậu quả có thể sau này.

Tài liệu tham khảo:1. anne Morris, caRRIERs aND lpWaN

sTaRT-Ups: paRTNERs oR RIVals IN THE IoT ERa? www.fiercewireless.com

2. http://www.iotglobalnetwork.com/

3. http://baodautu.vn

Page 38: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

38 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Công nghệ thông minh

Hiện đã có khoảng 15 tỷ thiết bị (thiết bị gia dụng, công nghệ xe hơi, thiết bị cảm biến, thiết bị đeo, smartphone…) được kết nối trên toàn thế giới và dự tính đến năm

2020 con số này sẽ lên tới hơn 50 tỷ thiết bị. Dự báo đến năm 2020, với việc áp dụng vào tất cả các

lĩnh vực trong cuộc sống, Internet của vạn vật (IoT – Internet of Things) sẽ đem lại doanh thu lên tới 1,9 nghìn tỷ US. Vậy IoT có tác động như thế nào? Thách thức và xu hướng phát triển trong tương lai? Những loại ứng dụng IoT nào đang được triển khai thành công? Đây là những vấn đề mà nhiều người dùng hiện đang rất quan tâm.

LY LAN

Phát triển IoT trong tương lai - Những thách thức

38 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Page 39: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

39CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Phát triển IoT trong tương lai - Những thách thức

IoT có tác động như thế nào?Dựa trên chiến lược của từng công ty đối với xu

hướng IoT, có thể thấy rõ những tác động khác nhau của IoT đối với các công ty đó và được chia ra làm 3 nhóm chính: Network Developer, Services Enabler và Services Creator. Nhóm thứ nhất, Network Developer, hay còn gọi là hệ thống mạng tối ưu, chiến lược của họ là thu lơi nhuận từ việc cung cấp mạng cũng như dịch vụ tiện ích cho các nhà cung cấp dịch vụ khác khai thác. Đối với nhóm công ty thúc đẩy nền tảng cung cấp dịch vụ – Services Enabler, điểm cốt lõi trong chiến lược là quản lý mạng mang tính linh hoạt cao, dựa trên hệ thống giám sát và quản lý vận hành tốt để tích hợp giải pháp hiệu quả và hợp tác với các doanh nghiệp CNTT khác để cung cấp các dịch vụ sáng tạo. Còn đối với các công ty tạo ra các dịch vụ và ứng dụng sáng tạo mới (Services Creator), họ chủ động tạo ra hệ sinh thái và hệ thống có chất lượng cao cũng như trải nghiệm tốt để cung cấp các dịch vụ sáng tạo trong các lĩnh vực như giao thông, dịch vụ tiện ích, tài chính, y tế, truyền thông…

Thị trường IoT: Nhu cầu hiện tại và tương laiHiện nay, IoT đã trở thành một phần trong cuộc

sống của con người, với nhiều trường hợp sử dụng khác nhau, từ video giám sát độ nét cao đến các bài đọc hữu ích. Tiềm năng của thị trường IoT là vô cùng lớn. Tuy nhiên, theo Eric Dresselhuys, đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch điều hành Silver Spring Networks, sự cường điệu xung quanh IoT đang bắt đầu lắng xuống và những thách thức thực tế đang được đặt ra “Chúng tôi đã trải qua giai đoạn mà IoT dường như là một thị trường không giới hạn, với rất nhiều công ty đã phải trả giá, và bây giờ tất cả cần bắt đầu tìm ra cái gì là có thật và có giá trị”. Ông cho biết Silver Spring Networks đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong phân khúc thành phố thông minh, năng lượng, cơ sở hạ tầng và các ứng dụng quan trọng, các công nghệ và

dịch vụ phục vụ quy hoạch đô thị. Công ty này hiện đang hỗ trợ khoảng 22 triệu thiết bị trên mạng của mình tại một số thành phố ở Hoa Kỳ.

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của IoT trong bối cảnh các thành phố lớn đang phải đối mặt với những thách thức liên quan tới các ứng dụng công nghiệp, hệ thống lưới điện và cơ sở hạ tầng. Đây là những vấn đề mà con người đang quan tâm nhất và cần được giải quyết. Do đó, để được chấp nhận và triển khai thành công, các giải pháp IoT cần phải tập trung vào: những ứng dụng thực sự quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày, những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế như tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tiền, giảm chi phí hoạt động, cải thiện tính an toàn và bảo mật. Đây là những yếu tố thực sự có thể đánh giá được và mang lại giá trị kinh doanh ngay lập tức cho những người thực thi. Theo ông Dresselhuys, năng lượng là một trong những ứng dụng phổ biến nhất và là một trong những động lực cơ bản thúc đẩy các ứng dụng IoT. Ngoài ra, một lĩnh vực khác đang nổi lên là giám sát môi trường, bởi công nghệ IoT cho phép giám sát môi trường trên diện rộng hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với trước đây. An toàn và an ninh cũng một chủ đề phổ biến trong các cuộc thảo luận về công nghệ IoT bởi khách hàng rất quan tâm đến việc kiểm soát camera an ninh và mức độ an toàn trong các hoạt động kinh doanh.

Page 40: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

40 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Công nghệ thông minh

Còn theo Giám đốc tiếp thị sản phẩm IoT của Amdocs, Shahar Yaacobi, cắt giảm chi phí là mục tiêu của việc triển khai IoT trong lĩnh vực công nghiệp. Ông cho biết: “Các doanh nghiệp (DN) là những người đầu tiên áp dụng các công nghệ IoT mới, với mục tiêu rõ ràng là cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. GE đang triển khai IoT với các động cơ được kết nối, Bosch đang kết nối các thang máy và Airbus đang giám sát và quản lý tài sản của mình - đây chỉ là một vài ví dụ về xu hướng này”.

Trong khi đó, với các nhà khai thác mạng vô tuyến, việc ứng dụng các công nghệ IoT mang lại lợi ích về việc thu hồi vốn nhanh đối với các khoản đầu tư, cũng như những tác động ngay lập tức và dài hạn đối với hiệu quả kinh doanh. Một số nhà cung cấp dịch vụ thậm chí còn báo cáo doanh thu mà kết nối IoT mang lại đã tăng khoảng 10%/tháng.

Tại phân khúc IoT tiêu dùng, IoT cho phép các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) với mọi quy mô dễ dàng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ cung cấp phần cứng đến bán các dịch vụ giá trị gia tăng xung quanh phần cứng. Xu hướng này gọi là “servitization”. Bản chất của xu hướng này là sau khi ứng dụng thành

công các công nghệ IoT cho các nhu cầu nội bộ, các OEM hiện đang nhúng IoT như là một phần trong chuỗi dịch vụ cung cấp cho cả khách hàng DN và người tiêu dùng. Điển hình cho ví dụ này là Sigfox, DN này đã tập trung phát triển các ứng dụng IoT công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí trong việc phòng, chống mất mát và quản lý hàng tồn kho. Sigfox đang xây dựng một mạng IoT trong phổ tần không cần giấy phép tại các nước trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, công ty này đã phủ sóng khoảng 100 thành phố. Sigfox là một trong số các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT. Khách hàng sử dụng Sigfox đều rất hài lòng bởi chi phí thấp và các cơ hội hiệu quả về năng lượng khi cho phép khách hàng hưởng lợi từ tất cả những lợi ích mà IoT mang lại với mức chi phí thấp.

Còn tại FSG Energy, một hãng chuyên cung cấp các giải pháp về chiếu sáng, điện, năng lượng, biển báo và công nghệ, họ đã sử dụng các công nghệ IoT từ WigWag để giám sát việc sử dụng năng lượng và các điều kiện môi trường cũng như kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng. Công ty này đã đáp ứng được nhu cầu của các tòa nhà, đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ

Page 41: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

41CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

nhỏ với nhiều địa điểm (hàng chục nghìn) trải dài trên các vùng phủ địa lý lớn. Đại diện hãng này cho biết họ đang kết hợp kinh nghiệm nhiều năm trong việc thiết kế, triển khai và quản lý các giải pháp giám sát tòa nhà với giải pháp điện toán đám mây và gateway IoT của WigWag.

Đánh giá về nhu cầu của khách hàng trong tương lai, Dresselhuys tại Silver Spring Networks dự báo rằng hầu hết khách hàng IoT sẽ nhận ra và bắt đầu khám phá khả năng của IoT. Ví dụ, tại Copenhagen người ta đang sử dụng dữ liệu thu thập được từ các thiết bị IoT để thay đổi mức độ chiếu sáng và thay đổi tín hiệu giao thông, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Phát triển IoT trong tương lai - Những thách thức

Sự phát triển của IoT tạo ra 4 bước chuyển dịch trong vai trò của các nhà khai thác viễn thông. Vai trò đầu tiên là thu thập dữ liệu để nâng cao hiệu quả nội bộ như hệ thống báo cáo và roaming. Vai trò thứ hai là phân tích thông tin tương tác của khách hàng, để cung cấp những dịch vụ IoT mang tính cá nhân cho các thuê bao của mình. Vai trò thứ ba là sử dụng cơ sở dữ liệu phân tích là giá trị, kết nối với các công ty cung cấp dịch vụ ở lĩnh vực khác tạo ra sản phẩm hiệu quả. Vai trò thứ tư là cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu cho các kết nối IoT, làm cầu nối giữa các công ty cung cấp ứng dụng IoT với chính các kết nối IoT có SIM và không có SIM để các bên đều mua được dịch vụ mình cần và bán được dịch vụ mình có một cách hiệu quả.

Để có thể triển khai IoT thành công và bền vững, cần phải cân nhắc đến bốn yếu tố: Nền tảng phần mềm, hệ sinh thái giữa các ngành, quá trình chuẩn hóa về công nghệ và giải quyết được những lo lắng

của khách hàng liên quan tới đảm bảo tính riêng tư và an toàn.

Jim Hunter, nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu tại hãng cung cấp công nghệ IoT Greenwave Systems, cho biết rằng con đường chấp nhận IoT sẽ phụ thuộc vào “Tam giác thành công (Success Triangle)”. Tam giác này được tạo thành từ 3 yếu tố - độ tin cậy, khả năng chi trả và khả năng sử dụng (reliability, affordability, usability). Theo ông, công nghệ dù có tốt chưa chắc đã được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi.

Trong khi đó, Dresselhuys cho biết “Thách thức từ góc độ công nghệ là làm thế nào để tạo ra một kiến trúc công nghệ có khả năng mở rộng và phát triển theo thời gian. Hiện nay có rất nhiều dự án chỉ mang tính hình thức, nơi mà các DN khuếch trương với các phương tiện truyền thông đến và chụp ảnh, nhưng sau đó một thời gian thì không triển khai thực tế được gì cả. Đó không phải là thứ người dùng mong đợi”. Ông nhấn mạnh “IoT là một cuộc hành trình đòi hỏi thời gian và nỗ lực của tất cả các bên tham gia”.

Tài liệu tham khảo:1. FierceWireless, NEXT-GEN IoT NETWoRKs: coNNEcTING THE

NEXT BIllIoN MacHINEs

2. https://tech.fpt.com.vn

Page 42: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

42 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Ứng dụng điện toán nhận thức và một số lưu ý

Công nghệ thông minh

Các hệ thống điện toán nhận thức sẽ giúp chúng ta hiểu được 80% lượng dữ liệu “phi cấu trúc” được sản sinh ra mỗi ngày từ mạng xã hội, di động, Internet của vạn vật (IoT) và từ mọi hoạt động

diễn ra trên hành tinh. Điều đó cho phép con người theo kịp khối lượng, độ phức tạp và bản chất không dự đoán được của thông tin cũng như các hệ thống trong thế giới hiện đại, từ đó hiểu rõ bản chất và cải thiện điều kiện sống của con người.

Vai trò của điện toán nhận thứcHiện nay, các doanh nghiệp (DN) đang trong

hành trình chuyển đổi số để hướng tới nền kinh tế số. Trong đó khả năng nhận thức đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là dữ liệu phi cấu trúc. Ngày nay 80% dữ liệu xung quanh chúng ta ở dạng phi cấu trúc. Vì vậy, việc nhận thức cần khai thác kết hợp dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc với nhau.

Hầu hết các hệ thống như hệ thống CRM, hệ

thống ERP,… được lập trình để thực hiện một nhiệm vụ gì đó, tuy nhiên việc thực hiện quyết định là trực quan và có tính dự đoán. Còn các hệ thống nhận thức, không giống như các hệ thống được lập trình một lần, khai thác một khối lượng dữ liệu khổng lồ (cấu trúc và không có cấu trúc). Do đó, chúng ta cần có sự thay đổi giống như trước kia chúng ta chuyển đổi từ kinh doanh hàng hoá sang dịch vụ và bây giờ là từ dự đoán đến nhận thức.

Vài năm trở lại đây, nhiều DN truyền thống đã chuyển đổi sang các hoạt động cốt lõi, bao gồm phân tích, điện toán đám mây, xã hội, an ninh, di động (những hoạt động hỗ trợ kinh doanh). Và hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của điện toán nhận thức.

Điện toán nhận thức là khái niệm dùng để mô tả những hệ thống có khả năng học hỏi ở quy mô nhanh và sâu, luận giải có mục đích, và tương tác với con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên. Lần trình diễn rộng rãi đầu tiên của công nghệ Điện toán biết nhận thức là vào năm 2011, khi chiếc máy

TRọNG Tâm

Page 43: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

43CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

tính IBM Watson ra mắt toàn thế giới và đánh bại hai nhà vô địch nổi tiếng giới trò chơi truyền hình Mỹ Ken Jennings (74 lần vô địch liên tiếp) và Brad Rutter (lập kỷ lục về tiền thưởng lớn nhất) trong trò chơi Jeopardy!, một trong những trò chơi truyền hình hấp dẫn nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ. Năng lực của máy tính Watson trong việc trả lời những câu hỏi ẩn ý, phức tạp theo kiểu chơi chữ thể hiện khả năng xử lý những tập hợp dữ liệu ngày càng phức tạp và đã phát triển năng lực tìm hiểu, lý giải và học hỏi vượt xa công nghệ “giải mã”.

Có thể thấy, điện toán biết nhận thức đề cập đến những hệ thống có khả năng học hỏi ở quy mô lớn, luận giải theo mục đích được đưa ra và tương tác với con người một cách tự nhiên. Thay vì được lập trình một cách cứng nhắc, chúng biết học hỏi và luận giải từ những tương tác với chúng ta và từ những trải nghiệm trong môi trường của chúng. Chúng đang làm thay đổi hoàn toàn phương thức tương tác giữa con người và hệ thống, trong đó những hệ thống thông minh sẽ mô phỏng những năng lực của bộ não con người nhằm góp phần giải quyết những vấn đề phức tạp nhất của xã hội.

Điện toán nhận thức tác động tới mọi ngành nghề

Khả năng điện toán nhận thức của Watson có được nhờ sử dụng các quy trình học sâu để phân tích và rút ra những hiểu biết từ dữ liệu phi cấu trúc theo những cách mà chỉ có những trí tuệ thông minh nhất trước đây có thể thực hiện - nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ô tô, Watson đang giúp một công ty sản xuất ô tô xác định không chỉ các vấn đề tiềm ẩn về an toàn với các mẫu xe cụ thể, mà còn cả nguyên nhân của những vấn đề đó rất nhanh chóng, do đó các vấn đề có thể được chủ động khắc phục trước khi dẫn đến chi phí bồi

thường cao. Watson thực hiện việc này bằng cách thu thập thông tin ẩn trong hàng nghìn nhận xét của người tiêu dùng trong các báo cáo về vấn đề xảy ra với Cơ quan Quản trị An toàn Lưu thông Đường bộ Quốc gia Hoa Kỳ ( U.S. National Highway Traffic Safety Administration).

Trong những năm gần đây, IBM Watson đã được triển khai rộng rãi trên nền tảng đám mây, được hỗ trợ bởi các năng lực công nghệ mạnh mẽ của IBM trong nhiều lĩnh vực, như phân tích dữ liệu, tiêu chuẩn mở, bảo mật cũng như các kiến thức sâu rộng về các ngành nghề. Với sự phát triển nhanh chóng của Watson, những lĩnh vực ứng dụng của điện toán biết nhận thức ngày càng được mở rộng:

Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe

Bệnh viện quốc tế Bumrungrad (Thái Lan) hiện đang sử dụng máy tính Watson trong lĩnh vực nghiên cứu ung thư, được phát triển cùng với Memorial Sloan Kettering (MSK), để nâng cao chất lượng chăm sóc và chữa bệnh ung thư tại trung tâm y tế Bangkok của bệnh viện cũng như công tác khám bệnh tại các phòng khám ở 16 quốc gia. Hệ thống này giúp các bác sĩ của bệnh viện quốc tế Bumrungrad lập phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Page 44: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

44 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

cho các bệnh nhân ung thư căn cứ vào hồ sơ bệnh án, biểu hiện lâm sàng của từng bệnh nhân, các kết quả nghiên cứu đã công bố cũng như là kiến thức chuyên môn y tế sâu rộng của MSK. Watson phân tích những khối lượng thông tin khổng lồ và đưa ra kết luận về những khám phá liên quan đến từng trường hợp bệnh nhân, trong đó có những lựa chọn điều trị theo những hướng dẫn của Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (National Comprehensive Cancer Network - NCCN).

Nutrino, một ứng dụng di động khác với khả năng cung cấp cho các bà mẹ đang mang thai những lời khuyên tức thì dựa trên sở cứ khoa học, được cá nhân hóa và phù hợp với bối cảnh. Nền tảng thông tin dinh dưỡng của Nutrino được kết hợp với các năng lực ngôn ngữ tự nhiên và hỏi đáp mạnh mẽ của máy tính Watson để đưa ra những lời khuyên được cá nhân hóa về bữa ăn và hỗ trợ dinh dưỡng liên tục 24/7.

Lĩnh vực Bán lẻ

Tháng 12/2016, Thương hiệu The North Face của Mỹ đã ra mắt một trải nghiệm mua sắm tương tác mới trên mạng. Với sự hỗ trợ của máy tính IBM

Watson, nó cho phép khách hàng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên khi mua sắm trực tuyến thông qua một engine khuyến nghị trực quan dựa vào đối thoại được hỗ trợ bởi Fluid XPS và khách hàng sẽ nhận được những lời khuyên về những bộ quần áo phù hợp với nhu cầu của họ.

Lĩnh vực Ngân hàng

Đầu năm 2014, IBM và Ngân hàng DBS Singapore đã công bố quan hệ đối tác nhằm ứng dụng máy tính Watson vào hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý tài sản để nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho những khách hàng nhiều tiền của ngân hàng. Và vào tháng 1/2016, Ngân hàng Hong Leong Bhd Malaysia đã ứng dụng điện toán biết nhận thức để đổi mới các hoạt động dịch vụ khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nhân viên tín dụng hay mở thẻ phù hợp với nhu cầu của họ 24/7.

Lĩnh vực Thể thao

Năm 2015, IBM đã hợp tác với ba công ty Triax Technologies, Spare và 113 Industries để phát triển các ứng dụng điện toán nhận thức, nhằm giúp các vận động viên tập luyện được tốt hơn, qua đó tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá trong

lĩnh vực đào tạo kỹ năng chơi golf, nâng cao chất lượng trải nghiệm trong ngày thi đấu cho cổ động viên và cuối cùng là hướng tới đổi mới tương lai của lĩnh vực thể thao.

Lĩnh vực Khách sạn

Ngày 9/3/2016, IBM đã công bố hợp tác với tập đoàn khách sạn Hilton toàn cầu nhằm thử nghiệm “Connie” – rô-bốt quản lý khách sạn đầu tiên trong ngành, nhằm cung cấp cho khách lưu trú các thông tin về các địa điểm thăm quan, địa chỉ ăn uống, cũng như các tiện nghi và dịch vụ của khách sạn, từ đó mang lại các trải nghiệm du lịch, nghỉ dưỡng mang tính “cá nhân hóa”.

An toàn bảo mật

Page 45: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

45CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Có thể thấy, kỷ nguyên của điện toán biết nhận thức chính là bước phát triển tiếp theo của khoa học nhằm hiểu rõ bản chất và cải thiện điều kiện sống của con người.

Những lưu ý khi ứng dụng điện toán nhận thức

Tiềm năng công nghệ

Phần lớn các chuyên gia cho biết điện toán đám mây, các giải pháp di động và Internet của vạn vật (IoT) là những công nghệ có khả năng cao nhất trong việc tạo ra sự đột phá trong DN của họ. Đặc biệt, các công nghệ điện toán nhận thức sẽ tạo ra một cầu nối (cùng những cấp độ mới về mức độ trực tiếp) với người tiêu dùng và có được thông tin chính xác hơn từ khối lượng dữ liệu khổng lồ. Một số cũng nêu bật những lợi ích của công nghệ điện toán nhận thức trong việc tìm ra những phát hiện mới và giúp đưa ra những quyết định sáng suốt hơn với từng cá nhân khách hàng. Nó cho phép các DN phân tích dữ liệu về khách hàng, xây dựng các mô hình dự báo và theo dõi những nhu cầu mới của khách hàng.

“Không một công nghệ nào có thể dự báo được tương lai,” ông Eric Yeo, Tổng giám đốc IBM Việt Nam cho biết. “Nhưng bằng cách sử dụng công nghệ nhận thức để sàng lọc và phân tích dữ liệu theo thời gian thực, các nhà lãnh đạo DN hoàn toàn có thể tự tin hơn trong các quyết định dự báo tương lai.”

Các ứng dụng nhận thức và thách thức công nghệ

Một quan tâm ngày càng lớn về trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán nhận thức là khả năng của các công cụ đơn giản. IBM và các nhà cung cấp khác như Microsoft, Amazon và Facebook đang đưa ra các công cụ hứa hẹn khả năng nhận thức mà không yêu cầu người sử dụng phải là một nhà lập trình chuyên nghiệp hay nhà khoa học dữ liệu. Vì vậy, trong một số trường hợp, trở ngại lớn nhất đối với các DN muốn áp dụng các công cụ nhận thức là những thách thức về mặt tổ chức chứ không phải kỹ thuật.

Lựa chọn đúng trường hợp sử dụng cho các công cụ điện toán nhận thức

Việc lựa chọn đúng những trường hợp sử dụng các ứng dụng điện toán nhận thức cũng rất quan trọng. Do đó, các DN cần xác định rõ những vấn đề mà công nghệ nhận thức có đủ khả năng giải quyết.

Công ty tái bảo hiểm Swiss Re có trụ sở tại Zurich đã triển khai các ứng dụng nhận thức dựa trên Watson trong một số lĩnh vực, bao gồm tìm kiếm DN, xử lý yêu cầu bồi thường và chatbot có vai trò như là các trợ lý nội bộ và các đại lý dịch vụ khách hàng. Để làm được việc này, Swiss Re đã thiết lập một dịch vụ tư vấn phân tích nội bộ trong bộ phận CNTT. Nhóm này đã làm việc với các ngành kinh doanh để xác định xem họ có nhu cầu về các ứng dụng điện toán nhận thức hay không. Và cùng nhau, hai bên xây dựng các dự án. Sau đó, nhóm phân tích đã phát triển các dự án chứng minh khái niệm (có thể thành công hoặc không). Các dự án cần phải thực hiện tốt trong giai đoạn này trước khi được triển khai trong một môi trường sản xuất rộng hơn.

Các DN cần phải chấp nhận tỷ lệ thất bại nhất định với các dự án AI nếu họ muốn gặt hái những lợi ích của công nghệ. Trong một cuộc thảo luận, Abhijit Singh, người đứng đầu nhóm công nghệ kinh doanh tại ICICI Bank Ltd, cho biết các dự án thực nghiệm dường như chỉ chuyển đổi thành các công cụ thay đổi hoạt động kinh doanh khi chúng gặp thất bại bước đầu. Các DN cần tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến này, ngay cả khi lợi nhuận trước mắt không rõ ràng. Ông cho biết: “Nếu bạn bị quá bạn tâm về thu hồi vốn đầu tư (ROI), bạn sẽ không bao giờ làm được gì cả”.

Tài liệu tham khảo:1. aI and cognitive computing will augment the traditional

businesses: prativa Mohapatra, IBM India, http://cio.economictimes.indiatimes.com/news/strategy- and-management/ai- and-cognitive-computing-will-augment-the-traditional-businesses-prativa-mohapatra-ibm-india/57128713

2. h t t p : / / s e a r c h b u s i n e s s a n a l y t i c s . t e c h t a r g e t . c o m /news/450402137/cognitive-computing-applications-present-new-business-challenges.

3. https://www.ibm.com/

Page 46: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

46 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Công nghệ thông minh

Chuỗi giá trị là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông. Sau đó, nhà

nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là hàng loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng”.

Trong Sổ tay nghiên cứu về chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris có đưa ra ba nhóm lý do khiến phân tích chuỗi giá trị trở nên quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa nhanh. Đó là:

+ Với sự phân công lao động ngày càng tăng và sự phân tán toàn cầu hoạt động sản xuất các thành phần linh kiện, sức cạnh tranh hệ thống trở nên ngày càng quan trọng.

+ Hiệu quả trong sản xuất chỉ là điều kiện cần để thâm nhập thành công vào thị trường toàn cầu.

+ Để việc tham gia thị trường toàn cầu mang lại

tăng trưởng doanh thu bền vững đòi hỏi phải am hiểu các yếu tố động trong toàn thể chuỗi giá trị.

Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị cho chuỗi [1].

Việc nắm được chuỗi giá trị IoT là một trong những phần quan trọng nhất để phát triển các mô hình kinh doanh trong phát triển IoT. Vậy chuỗi giá trị IoT sẽ bao gồm những khâu nào?

Theo nghiên cứu của Telecom Circle, một tổ chức nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, mô hình một chuỗi giá trị IoT được mô tả như Hình 1, trong đó liệt kê các thành phần của chuỗi giá trị và một số bên tham gia thụ động vào chuỗi giá trị IoT. Chuỗi giá trị IoT bao gồm các thành phần: Modun thông minh; Đối tượng thông minh; Kết nối; Nền tảng; Phần mềm; Ứng dụng và khách hàng.

Từ các thành phần trong chuỗi giá trị, sẽ có 5 nhóm chính các nhà cung cấp tham gia vào chuỗi giá trị bao gồm các nhà cung cấp thiết bị, nhà khai thác, nhà cung cấp nền tảng, nhà cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và nhà cung cấp ứng dụng. Mỗi bên tham gia sẽ thúc đẩy phát triển IoT ở một công đoạn khác nhau, không phải tất cả các bên tham gia đều có được vị trí công bằng, như nhau trong chuỗi giá trị, mỗi bên sẽ có một vai trò và một giá trị riêng. Phân tích dưới đây về các nhà cung cấp trong chuỗi cho thấy sức mạnh tương đối (hoặc điểm yếu) của từng nhóm các bên tham gia sẽ giúp xây dựng mô hình kinh doanh trong chuỗi giá trị IoT.

+ Nhà cung cấp thiết bị: Giai đoạn này nắm giữ đến 10% giá trị nhưng họ có thể phát triển mô hình dựa trên dịch vụ cho IoT không? Nếu họ có thể phát triển mô hình ứng dụng thì họ có khả năng nắm giữ 10 - 20% giá trị khác nữa trong chuỗi giá trị. Nếu họ không thể xây dựng một mô hình dịch vụ thì họ sẽ khai thác lợi nhuận từ khía cạnh khác xung quanh IoT nhưng họ sẽ vẫn chỉ là một nhà cung cấp thiết bị. Giải pháp tốt nhất cho các nhà cung cấp thiết bị là tham

Chuỗi giá trị IoT và xu thế phát triểnĐặNG HoA

Page 47: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

47CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

gia vào quan hệ đối tác không độc quyền với vai trò chính là đơn vị dẫn dắt (leader).

+ Các nhà vận hành mạng: Các nhà vận hành mạng rất quan trọng vì sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các kết nối trong IoT, được dự đoán sẽ nắm từ 15-20% giá trị trong chuỗi cung ứng IoT. Các nhà vận hành mạng nếu chỉ cung cấp các kết nối đơn thuần thì họ sẽ không có khả năng đóng vai trò dẫn đầu trong chuỗi giá trị của IoT.

Các nhà mạng này cần một đối tác để có thể nâng cao vai trò trong chuỗi giá trị IoT và họ không có khả năng đóng vai trò là người dẫn đầu trong bất kỳ hợp tác/liên minh nào cả trong lĩnh vực IoT. IoT sẽ thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu lớn hơn nhưng vì IoT ngày càng trở nên thông dụng hơn nên các kết nối đang có nguy cơ trở thành cấu phần gia tăng ‘phi giá trị’ của chuỗi giá trị.

+ Nhà cung cấp nền tảng: Sẽ đóng vai trò lớn nhất từ 30 - 40% trong chuỗi giá trị của IoT. Khi các nhà cung cấp nền tảng có thể phát triển mô hình ứng dụng thì họ có khả năng nắm giữ thêm từ 10 - 20% giá trị ứng dụng trong chuỗi. Nền tảng là trái tim của IoT và khi nhà cung cấp nền tảng kết hợp cùng với nhà sản xuất phần cứng, nhà khai thác kết nối, nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp ứng dụng theo chiều dọc để cung cấp các giải pháp cụ thể cho ngành công nghiệp IoT. Hầu hết các bên tham gia quan trọng đều mong muốn trở thành nhà cung cấp nền tảng nhưng sự thành công sẽ phụ thuộc vào khả năng xây dựng quan hệ đối tác và sự phát triển hướng tới mục tiêu chung.

Nền tảng IoT có lẽ là thuật ngữ gây hiểu lầm nhiều nhất trong IoT. Có nhiều loại nền tảng IoT khác nhau như nền tảng kết nối/M2M (chủ yếu tập trung vào việc kết nối các thiết bị thông qua mạng viễn thông/thẻ SIM mà không tập trung nhiều vào phân tích hay xử lý dữ liệu), nền tảng IoT phần cứng (loại nền tảng này có nhiều khả năng độc quyền do được phát triển bởi các nhà cung cấp thiết bị, ví dụ như Nest) và nền tảng IoT thuần túy (nền tảng được phát triển đặc biệt cho IoT theo quy mô, tiêu chuẩn và các yêu cầu đặt ra và không dựa trên công nghệ di động ví dụ như LoRa hay Sigfox được phát triển bởi SamTech). Không phải tất cả các loại nền tảng đều có khả năng dẫn dắt sự phát triển của IoT, mà cần có sự hợp tác giữa các bên để cùng có lợi, tạo nên một nền tảng quan trọng. Theo đó, các nhà cung cấp sẽ cung cấp dịch vụ như quản lý thiết bị, lưu trữ dựa trên điện toán đám mây, phân tích, trực quan dữ liệu và khả năng tích hợp với các hệ thống của bên thứ 3 thông qua API (giao diện chương trình ứng dụng) hoặc SDK (một bộ công cụ phát triển phần mềm) để có thể tận dụng lợi thế của các hệ thống cũ cũng như mở rộng nhiều loại phần cứng và phần mềm IoT khác.

+ Nhà cung cấp hệ thống tích hợp: Có vai trò lớn trong ngành công nghiệp IoT. Không phải mọi thứ đều có thể tích hợp và vận hành trơn tru. Vì vậy, chúng ta cần phải có nhà tích hợp hệ thống để làm cho các cấu phần riêng lẻ của IoT có thể kết hợp cùng nhau một cách tối ưu nhất cho khách hàng. Sự lựa chọn tối ưu nhất cho các nhà cung cấp hệ thống tích hợp là xác định sự thích hợp của mỗi cấu phần và tham gia

vào quan hệ hợp tác với những nhà cung cấp nền tảng lớn khác. Trong chuỗi giá trị, nhà cung cấp hệ thống tích hợp được nhận định chiếm từ 15-20% trong chuỗi giá trị IoT.

+ Các nhà cung cấp ứng dụng: Nếu chỉ riêng phần cung cấp các ứng dụng, các nhà cung cấp này sẽ chiếm khoảng từ 10 - 20%. Họ là một bên tham gia nhỏ và không thể thực hiện các quan hệ đối tác của riêng mình. Trong thực tế, các nhà cung cấp ứng dụng luôn là mục tiêu mua lại hoàn

Hình 1: Mô hình chuỗi giá trị IoT

Page 48: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

48 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Công nghệ thông minh

hảo của những ông lớn trong lĩnh vực IoT để họ có thể giành được miếng bánh lớn hơn của chuỗi giá trị. Có rất ít nhà cung cấp ứng dụng lớn trong lĩnh vực IoT có khả năng hoạt động độc lập.

Như vậy, chuỗi giá trị IoT sẽ bao gồm các công đoạn: Từ đối tượng thông minh cho đến các ứng dụng và sẽ có 5 nhà cung cấp chính (Hình 2). Trong quá trình phát triển IoT, nếu ta nắm được mô hình chuỗi giá trị IoT và từng thành phần của chuỗi, cũng như trong đó thành phần nào sẽ chiếm nhiều giá trị trong chuỗi giá trị sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt, lựa chọn tham gia vào thành phần nào trong chuỗi giá trị của IoT.

Chuỗi giá trị có lẽ là phần quan trọng nhất của mô hình kinh doanh trong lĩnh vực IoT. Chuỗi giá trị định nghĩa cách các dịch vụ được cung cấp. IoT có một chuỗi giá trị rất phức tạp do thực tế nó tác động đến một số lượng lớn các quy trình. Cơ hội lớn cũng có nghĩa là có nhiều bên tham gia cần phải hợp tác với nhau để cung cấp các dịch vụ trên nền IoT.

Việc xây dựng quan hệ đối tác là không dễ dàng khi mỗi doanh nghiệp đều coi bản thân mình quan trọng hơn các đối tác khác. Trong bối cảnh như vậy, câu hỏi quan trọng nhất cho bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm đến IoT là cần tìm ra vị trí của mình trong chuỗi giá trị, vị trí trong chuỗi giá trị

xác định mối tương quan, chiến lược và cơ hội của doanh nghiệp đó trong chuỗi giá trị. Một câu hỏi lớn khác đặt ra đó là ai sẽ đi đầu hoặc dẫn dắt sự phát triển IoT. Logic mà nói thì doanh nghiệp nắm lấy chiếc bánh lớn nhất của chuỗi giá trị sẽ dẫn dắt trong quan hệ đối tác. Nắm giữ chuỗi giá trị có thể là mục tiêu của các bên tham gia, điều đó cho thấy rằng các nhà cung cấp nền tảng có được vị trí tốt nhất có thể sẽ dẫn dắt sự phát triển IoT khi các nhà cung cấp này chiếm đến 50% giá trị của toàn chuỗi. Tuy nhiên,việc nắm giữ thị phần giá trị lớn nhất sẽ không có nghĩa là các nhà cung cấp nền tảng có thể lựa chọn thị trường một cách chủ động mà thị trường IoT sẽ tiếp tục được phân chia trên cơ sở cạnh

tranh [2].

Dự đoán về lợi nhuận từ chuỗi giá trị các kết nối IoT di động và kết nối trong LPWA giai đoạn 2016 - 2025

Đầu năm 2017, hãng phân tích và nghiên cứu Analysys Mason đã đưa ra báo cáo về nghiên cứu dự báo lợi nhuận chuỗi giá trị IoT: Xu hướng trên toàn thế giới và dự đoán cho giai đoạn 2016 - 2025. Trong đó tổng lợi nhuận từ chuỗi giá trị (bao gồm phần cứng, kết nối và các ứng dụng) sẽ tăng trưởng kép

Hình 2: Thị phần của các nhà cung cấp trong chuỗi giá trị IoT

Hình 3: Dự báo lợi nhuận từ chuỗi giá trị IoT giai đoạn 2016 - 2025

Page 49: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

49CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

hàng năm CAGR đạt mức 18% cho giai đoạn 2016 - 2025 và đạt được mức doanh thu 201 tỷ USD vào năm 2025 (Hình 3).

Báo cáo tập trung vào hai phần chính: IoT được phát triển dựa trên công nghệ di động (Mobile IoT) và IoT được phát triển dựa trên công nghệ kết nối tầm xa công suất thấp (LPWA). Báo cáo này phân tích các xu hướng trong doanh thu từ các giải pháp IoT di động và LPWA trong tương lai và khám phá cách các nhà khai thác có thể tạo ra giá trị từ các thành phần khác ngoài kết nối.

Do doanh thu trung bình cho mỗi kết nối là nhỏ, mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể trong kết nối. Vì vậy, các nhà khai thác di động và những người tham gia khác trong chuỗi giá trị đang tìm kiếm giá trị gia tăng bổ sung bằng cách cung cấp các thành phần khác của chuỗi giá trị, bao gồm phần cứng, thiết bị và ứng dụng.

Sự tham gia vào các thành phần khác của chuỗi giá trị ngoài kết nối mang lại nhiều rủi ro hơn, nhưng cũng tạo ra doanh thu cao hơn và thường là lợi nhuận cao hơn. Báo cáo này định lượng tổng doanh thu từ chuỗi giá trị cho các ứng dụng IoT sử dụng kết nối di động và LPWA.

Thành phần phần cứng tạo ra 25% tổng doanh thu. Các nhà khai thác mạng có thể hưởng lợi từ phần doanh thu này, tùy thuộc vào mối quan hệ đối tác họ có với các nhà cung cấp thiết bị và vai trò của họ trong chuỗi giá trị. Các dịch vụ kết nối, bao gồm doanh thu từ kết nối và quản lý kết nối, chiếm 14% tổng doanh thu. Kết nối thông thường có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao, với tỷ suất EBIT (một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp) thông thường khoảng 10%.

Thành phần ứng dụng sẽ tạo ra phần lớn doanh thu: 61% trong tổng số từ chuỗi giá trị năm 2025 (Hình 4). Phát triển ứng dụng phần mềm tạo ra chi phí cao hơn (vì nó đòi hỏi phải có các kỹ năng và

nguồn lực đặc thù) và đòi hỏi kiến thức chuyên môn của ngành. Nó cũng ngày càng phải chịu chi phí cao hơn, bao gồm cả yêu cầu về an ninh tích hợp. Các nhà khai thác mạng di động thường không được trang bị để cung cấp các dịch vụ ứng dụng nhưng sẽ hợp tác hoặc xây dựng chuyên môn trong các lĩnh vực mà họ đang theo đuổi một chiến lược cuối cùng. Tỷ trọng doanh thu đóng góp theo từng thành phần rất ít dao động trong giai đoạn 2016 – 2025 [3][4].

Không có một nhà cung cấp nào có một giải pháp IoT hoàn hảo vì vậy sự lựa chọn tối ưu là hợp tác để thành công hoặc thất bại, các nhà cung cấp nền tảng dường như được đặt ở vị trí tốt nhưng sẽ cần phải hợp tác để hiện thức hóa đầy đủ tiềm năng của IoT. Các nhà sản xuất thiết bị và các nhà khai thác sẽ cần phải hợp tác với các nhà cung cấp nền tảng và ngược lại để đảm bảo rằng họ không đứng ngoài hệ sinh thái IoT.

Việc tham gia vào bất kỳ thành phần nào trong chuỗi giá trị IoT đều quan trọng và đều mang lại giá trị rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển IoT.

Tài liệu tham khảo:1. RapHaEl KaplINsKY, MIKE MoRRIs, a Handbook for Value

chain Reseach

2. http://www.telecomcircle.com/2016/05/internet-of-things-business-models/

3. MIcHElE MacKENZIE and aNDREW cHEUNG, IoT Value chain Revenue: Worldwide Trends and Forecast 2016–2025

4. http://www.businesswire.com/news/home/2017030 3005655/en/IoT-chain-Revenue-Worldwide-Trends-Forecasts

-2016-2025

Hình 4: Tỷ lệ phần trăm của các thành phần trong chuỗi giá trị IoT trên toàn thế giới vào năm 2025

Page 50: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

50 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Công nghệ thông minh

olli - Hệ sinh thái

IoT di động thông minh

mINH THIỆN

Thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới của máy tính. Các tiến bộ công nghệ mới trong IoT

(Internet of Things), nền kinh tế API và điện toán biết nhận thức (Cognitive Computing) đang như làn sóng quét khắp thế giới. Là một doanh nghiệp kỹ thuật số hiện vẫn không đủ, để đáp ứng kỳ vọng của thị trường, các công ty hàng đầu đang truyền thông điệp số vào các thuật toán và thúc đẩy đổi mới hệ sinh thái.

Máy tính nhận thức đang thay đổi triệt để và định nghĩa lại cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thay đổi cách cá nhân thực hiện công việc của họ, tương tác với người khác, học hỏi và đưa ra quyết định. Phát biểu tại Hội thảo IBM Connect 2017 vừa diễn ra trung tuần tháng 3/2017 tại Singapore, ông Mitch Young, Tổng Giám đốc IBM khu vực

ASEAN, nhận xét: “Ô tô đang trở nên phức tạp hơn. Không phải ai cũng biết làm thế nào để lưu các file mp3 vào một ổ đĩa flash trong xe. Nhưng nhờ có hệ thống hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chỉ nói nó phải làm gì và nó đã được thực hiện xong... Thế giới hiện đang được mã hóa. Chẳng hạn một chiếc xe hơi giờ đây là một nền tảng cho các phần mềm

và chứa hơn 100 triệu dòng lệnh – nhiều hơn 93 triệu dòng so với những chiếc máy bay chở khách hiện đại”.

Olli là chiếc xe tự lái đầu tiên sử dụng khả năng của Điện toán biết nhận thức dựa trên đám mây của IBM Watson IoT để phân tích và học hỏi thông qua truyền tải dữ liệu tốc độ cao. Nó được trang bị một số công nghệ tiên

Ông Mitch Young, Tổng Giám đốc IBM khu vực asEaN

Page 51: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

51CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

tiến nhất hiện nay, bao gồm IBM Watson IoT dành cho ô tô, để cải thiện trải nghiệm hành khách và cho phép tương tác tự nhiên với chiếc xe, và hơn 30 bộ cảm biến. Sử dụng quy trình phát triển xe mở của Local Motors, các cảm biến sẽ được thêm vào và điều chỉnh liên tục khi nhu cầu và sở thích của hành khách được xác định. Có thể thấy, Olli không chỉ là một chiếc ô tô mà là cả một hệ sinh thái IoT thông minh và có thể tự dịch chuyển.

Olli có khả năng chứa 12 hành khách, sử dụng động cơ điện có tốc độ lên tới 19 km/h và hiện đang làm quen với đường phố tại Mỹ, Đức. Tuy nhiên, đó không phải là thế mạnh duy nhất của Olli. Ông Mitch Young giải thích cách Olli sẽ sử dụng cảm biến. Ông cho biết: “Chúng tôi làm mọi thứ bằng ngôn ngữ nói. Chúng tôi dịch ngôn ngữ và kết hợp nó với các dữ liệu khác. Chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ Olli đúc rút ra nhiều kinh nghiệm và hiểu

rõ bạn hơn để có thể tạo ra trải nghiệm của riêng bạn - nhà hàng yêu thích, bạn sử dụng loại đồ uống nào... Olli có thể lập riêng một tiểu sử của bạn, đồng thời luôn tự học hỏi nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu cá nhân của bạn”.

Được tích hợp công nghệ IBM Watson IoT, chiếc xe buýt này có thể giao tiếp một cách tự nhiên với hành khách qua giọng nói, mang đến những trải nghiệm

công nghệ đỉnh cao cho khách hàng. Sử dụng 4 giao diện của hệ thống chương trình ứng dụng IBM Watson API gồm: Chuyển đổi giọng nói sang chữ viết; Phân loại ngôn ngữ tự nhiên; Trích rút thực thể dữ liệu và Chuyển đổi chữ viết thành giọng nói, hệ thống này có khả năng tương tác với hành khách, đồng thời có thể theo dấu và tìm ra bất cứ địa điểm, thông tin nào qua công nghệ biết nhận thức trên nền tảng đám mây của IBM. Ví dụ, hành khách có thể đề nghị xe giới thiệu, đưa mình tới những nhà hàng ngon nhất, địa danh nổi tiếng…

Trao đổi tại IBM Connect 2017, ông Justin Fishkin, Giám đốc chiến lược Local Motors cho hay, Olli có thể được nâng cấp công nghệ như một chiếc điện thoại. “Olli cung cấp một giải pháp vận chuyển thông minh, an toàn và bền vững”, Justin Fishkin nói. “Olli với Watson hoạt động mở ra thế giới mới cho những phương tiện

Mô hình thu nhỏ của olli tại IBM connect 2017 thu hút rất đông báo giới khu vực asean quan tâm

các hệ thống chính được trang bị bên trong olli

Page 52: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

52 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Công nghệ thông minh

tự lái, điều mà chúng tôi đã làm việc một cách lặng lẽ với cộng đồng đồng sáng tạo trong năm qua. Chúng tôi đã sẵn sàng để đẩy nhanh quá trình áp dụng công nghệ này và dùng nó cho hầu hết các xe trong danh mục hiện tại của chúng tôi. Tôi rất vui khi thấy cộng đồng mở của chúng tôi có khả năng làm những gì mình muốn với công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực xe hơi”. Khi mô tả một số tính năng của Olli, Giám đốc chiến lược LM cho biết công nghệ mà họ mang lại là phân quyền cho sự phát triển, sản xuất và thương mại hóa các phương tiện. LM kết hợp việc mở rộng thiết kế xe với sự sản xuất địa phương nhằm mang lại những đổi mới về phần cứng cho thị trường và nhanh chóng sử dụng những chiếc xe 3D đầu tiên trên thế giới.

Olli sẽ được thử nghiệm đầu tiên tại National Harbor, phía nam Washington, DC vào mùa hè này và công chúng sẽ có

thể tương tác với nó trong vài tháng tới. Hành khách được đi thử ở đây suốt mùa hè. Đây là một giải pháp công cộng cho các thành phố.

Sản phẩm mới nhất của Local Motors, Olli, là một hệ thống tự lái chứ không phải là chiếc xe, một chiếc xe buýt đưa đón theo yêu cầu được thúc đẩy bởi công nghệ máy tính tiên tiến và khả năng tự học hỏi của Watson IBM - tất cả nhắm mục tiêu đến các thành phố hoặc công ty chứ không phải là những người mua cá nhân. Khoảng 100 công ty đối tác đã hỗ trợ để Olli trở thành hiện thực.

Với tiềm năng thành công khổng lồ, Local Motors hi vọng sẽ cho ra lò nhiều Olli hơn trong tương lai và không chỉ ở Mỹ. Berlin (Đức), Copenhagen (Đan Mạch) và Canberra (Úc) cũng trong danh sách Olli sớm có mặt. Local Motors cho biết, hãng đã nhận được đơn đặt hàng cho 10 chiếc xe buýt Olli. Tháng 7/2017

hãng sẽ sản xuất khoảng 120 chiếc xe, bắt đầu hiện diện tại nhiều thành phố trên thế giới hơn. “Đến khoảng năm 2020, Olli sẽ trở thành chiếc xe phổ biến, hướng đến thị trường người dùng muốn sử dụng xe nhưng do tuổi tác không lái được. Ngoài ra, Olli cũng sẽ được hãng tích hợp nhiều tính năng an toàn hơn nữa trong thời gian tới”, đại diện Local Motors cho hay.

Mô hình phát triển xe tự lái biết nhận thức Olli là sự hợp tác giữa Local Motors và AutoLAB của IBM Watson IoT, một công cụ ươm tạo công nghiệp cụ thể để đồng tạo ra các ứng dụng di động biết nhận thức. Công nghệ xe tự lái có tiềm năng giúp đỡ cộng đồng rất lớn, từ việc giảm thiểu phương tiện lưu thông cho tới cung cấp dịch vụ tự động cho những người khuyết tật hay thậm chí cho phép xe tải chở hàng đường dài được an toàn hơn, hiệu quả hơn. Thông qua Olli, IBM khẳng định thực hiện chiến lược dân chủ hóa công nghệ điện toán biết nhận thức để mọi đối tượng có thể tiếp cận. Ông Mitch Young chia sẻ: “Giai đoạn 2 của kỷ nguyên điện toán biết nhận thức là tất cả mọi người đều có thể tiếp cận công nghệ này. Chúng tôi đem Watson đến cho tất cả mọi người vì giá trị thật sự của công nghệ điện toán biết nhận thức chỉ có thể đạt được khi chúng tôi và các bạn cùng sáng tạo và hợp tác. Khi chúng ta hợp tác và sáng tạo, đều kỳ diệu sẽ xảy ra”.

Ông Justin Fishkin, Giám đốc chiến lược local Motors, giới thiệu về olli và quan điểm sáng tạo của Hãng

Page 53: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

53CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Điện toán sương mù trong kỷ nguyên IoT

DươNG THị THANH Tú, NGUYễN QUANG HUY

Bài Báo giới thiệu về giải pháp sử dụng kết hợp Đồng thời hai loại hình: Điện toán Đám mây và Điện toán sương mù Cho việC xử lý nguồn dữ liệu khổng lồ (Big data) Cũng như mối quan hệ giữa Chúng trong kỷ nguyên Của internet kết nối vạn vật (iot).

Giới thiệu chungSự phát triển nhanh chóng của IoT hiện tại và

tương lai đã làm nên một kỷ nguyên mới của loài người. Một kỷ nguyên mà trong đó, mọi đồ dùng, thiết bị đều trở nên thông minh, đều có thể kết nối, trao đổi thông tin. Từ các thiết bị có thể đeo, mặc như đồng hồ, quần áo đến các ứng dụng gia đình như tivi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, hệ thống chiếu sáng,… có gắn cảm biến trở thành các thiết bị thông minh trong các ngôi nhà/tòa nhà/thành phố thông minh. Điều này tạo ra một lượng dữ liệu thông tin khổng lồ (Big Data) cần phải được khôi phục, xử lý trên điện toán đám mây thay vì dựa vào nguồn lưu trữ tính toán đơn thuần của các hệ thống thiết bị nhỏ, độc lập như trước đây. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng số lượng kết nối Internet của các dịch vụ yêu cầu thời gian thực, độ trễ thấp đã tạo ra thách thức lớn cho các hệ thống điện toán đám mây truyền thống. Xu

hướng mới nhất của mô hình điện toán hiện nay là mang các nguồn lực tính toán và lưu trữ lại gần các thực thể dữ liệu ở phần rìa của các mạng. Điều này tạo thêm một mô hình điện toán mới đầy hứa hẹn: điện toán sương mù (Hình 1).

Hình 1: Điện toán sương mù trong IoT

Điện toán sương mù trong kỷ nguyên IoT

Page 54: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

54 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Công nghệ thông minh

Điện toán sương mù xử lý, lưu trữ dữ liệu tính toán gần phía người dùng hơn, tại ranh giới của mạng. Do đó, nó có thể cung cấp một loạt các dịch vụ và ứng dụng mới với độ trễ thấp, băng thông cao và phù hợp với phân bố địa lý. Điện toán sương mù thường được kết hợp với điện toán đám mây tạo thành một dịch vụ bốn tầng với mô hình phân phối như được mô tả trong Hình 2. Với mỗi tầng đều có thể tương tác với ba tầng còn lại.

Phần tiếp theo của bài báo sẽ trình bày mối quan hệ giữa dữ liệu lớn (Big Data) và điện toán đám mây, sương mù để xử lý dữ liệu lớn trong IoT.

Dữ liệu lớn trong IoT Hiện nay, dữ liệu lớn trở thành một tài

sản quan trọng trong kinh doanh, do có thể rút ra nhận biết về thị trường từ việc phân

tích dữ liệu để tạo lợi thế trong cạnh tranh. Có một số nền tảng giúp phân tích dữ liệu lớn như Apache Hadoop và SciDB. Tuy nhiên, những công cụ này vẫn chưa đủ mạnh cho dữ liệu lớn trong IoT. Để hỗ trợ cho IoT, những nền tảng này cần phải hoạt động thời gian thực để phục vụ người dùng một cách hiệu quả. Ví dụ, Facebook đã nâng cấp Hadoop để phân tích hàng tỉ tin nhắn, thông điệp mỗi ngày và đưa ra thống kê thời gian hoạt động của người dùng. Bên cạnh những máy chủ mạnh mẽ trong những trung tâm dữ liệu thì những thiết bị nhỏ xung quanh chúng ta cũng là một nguồn tài nguyên để tính toán, phân tích song song các dữ liệu trong IoT.

Một trong những giải pháp khả thi để theo dõi, xử lý dữ liệu IoT là: giảm chiều dữ liệu, lựa chọn đặc điểm và phương pháp tính toán phân tán. Các công nghệ mới, như điện toán đám mây, cho phép phân tích, xử lý dữ liệu lớn thông qua mạng Internet. Dịch vụ đám mây cho phép các cá nhân và công ty sử dụng phần mềm và phần cứng của bên thứ ba để điều khiển. Điện toán đám mây còn giúp các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp

sử dụng và lưu trữ nhiều nguồn dữ liệu từ xa một cách đáng tin cậy với giá thành thấp. IoT sử dụng một lượng lớn thiết bị nhúng như cảm biến và các máy truyền động để thu thập dữ liệu để xử lý tính toán, rút ra nhận biết về môi trường xung quanh. Vì vậy, việc lựa chọn điện toán đám mây là lựa chọn tốt nhất hiện nay để giải quyết việc lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn trong IoT (Hình 3).

Hình 2: Kiến trúc bốn lớp cho điện toán sương mù cho việc xử lý dữ liệu lớn trong IoT

Hình 3: Dữ liệu lớn được tạo ra từ các ứng dụng được phát triển bởi IoT

Page 55: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

55CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Bảng 1: Đặc điểm của các nền tảng đám mây hiện nay Điện toán đám mây cho IoTĐiện toán đám mây (Cloud

computing) cung cấp một kỹ thuật quản lý mới cho dữ liệu lớn, giúp xử lý dữ liệu và từ đó rút ra những thông tin quan trọng. Việc triển khai điện toán đám mây không hề dễ dàng bởi gặp phải những thách thức sau:

• Đồng bộ: Đồng bộ giữa các nhàcung ứng dịch vụ đám mây khác nhau đưa ra thách thức về cung cấp dịch vụ theo thời gian thực, do mỗi dịch vụ được xây dựng trên nền tảng đám mây khác nhau.

• Chuẩn hóa: Chuẩn hóa trong điệntoán đám mây cũng đưa ra thách thức về sự tương thích giữa các nền tảng dịch vụ đám mây của những nhà cung cấp khác nhau.

• Cânbằng:Tạo rasựcânbằnggiữamôi trường dịch vụ đám mây và những yêu cầu trong IoT đưa ra thách thức về sự khác nhau trong cơ sở hạ tầng.

• Sựtincậy:Bảomậttrongdịchvụnềntảngđámmây đưa ra thách thức khác nhau về bảo mật giữa các thiết bị IoT và nền tảng đám mây.

• Sựquản lý:Quản lýtrongđiệntoánđámmâyvà hệ thống IoT đưa ra thách thức về sự quản lý tài nguyên và những thành phần khác nhau.

• Sựnângcấp:Mộtdịchvụnền tảngđámmâycần phải đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng.

IoT có thể dùng nhiều nền tảng với những khả năng và sức mạnh xử lý khác nhau như ThingWorx, OpenIoT, Google Cloud, Amazon, GENI,... Ví dụ, Xively (trước đây có tên Cosm and Pachube) đại diện cho một trong những ứng dụng đầu tiên đưa ra dịch vụ lưu trữ dữ liệu từ cảm biến và hiển thị trên website. Xively hướng đến mục tiêu đảm bảo kết nối giữa thiết bị và ứng dụng phần mềm theo thời gian thực. Xively cung cấp một nền tảng như giải pháp phù hợp cho lập trình viên và nhà cung cấp dịch vụ. Nó

giúp thống nhất các thiết bị thông qua nền tảng bởi những bộ thư viện có sẵn (như ARM mbed, Electric Imp and iOS/OSX) và liên lạc thuận tiện thông qua giao thức HTTP(S), Sockets/Websocket, hoặc MQTT. Nó cũng có thể sử dụng những nền tảng khác với bộ thư viện của Java, JS, Python và Ruby.

Một trong những đặc điểm khiến Xively là dịch vụ nền tảng đám mây được ưa thích chính là:

• Mãnguồnmở, khôngmất phí và dễdàng sửdụng giao diện lập trình ứng dụng (API).

• Tươngthíchvớinhiềugiaothức,môitrườngvàkhả năng quản lý cảm biến thời gian thực và phân phối dữ liệu dưới nhiều dạng như JSON, XML và CSV.

• Cho phép người dùng thấy được biểu đồ dữliệu theo thời gian thực để giám sát hoạt động của cảm biến. Nó cũng cho phép người dùng điều khiển cảm biến từ xa.

• Hỗ trợ nhiều nhà sản xuất phần cứng (OEM)như Arexx, Nanode, OpenGear, Arduino và mBed.

Bảng 1 tổng kết một số đặc tính của dịch vụ nền tảng đám mây cho IoT (dấu ‘+’ có hỗ trợ, dấu ‘-’ không hỗ trợ.

Page 56: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

56 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Điện toán sương mù (Fog Computing) trong hỗ trợ IoT

Điện toán sương mù (đám mây nhỏ) hoạt động như dịch vụ lưu trữ cầu nối giữa các thiết bị thông minh và những đám mây lớn. Thông qua điện toán sương mù, nó giúp cho việc mở rộng dịch vụ điện toán đám mây đến các thiết bị mạng. Do dịch vụ này gần với người dùng cuối hơn trung tâm dữ liệu nên nó có độ trễ thấp hơn. Hình 4 minh họa rõ hơn vai trò của điện toán đám mây và sương mù. Mạng lưới di dộng là một nhà cung cấp đầy tiềm năng cho dịch vụ điện toán sương mù (như mô hình IaaS, PaaS, SaaS) đến các tổ chức doanh nghiệp thông qua mạng lưới (network) hay các trạm phát sóng điện thoại.

Điện toán sương mù là một lựa chọn tối ưu cho việc thiết kế hệ thống IoT do những đặc điểm:

• Địa lý:Sương mù có vị trí giữa thiết bị thông minh và những trung tâm dữ liệu đám mây, vì vậy chúng có độ trễ thấp hơn.

• Sựphânbố:Điện toán sương mù chính là những trung tâm dữ liệu nhỏ với sự lưu trữ, xử lý, khả năng truyền dữ liệu hạn chế hơn so với đám mây. Nhưng nó có thể được triển khai nhiều nơi cạnh người dùng cuối với giá thành thấp hơn nhiều so với những trung tâm dữ liệu lớn.

• Khảnăngmởrộng: Do hệ thống IoT có thể mở rộng rất nhanh với lượng tăng cao của thiết bị cuối, việc triển khai những trung tâm dữ liệu nhỏ cũng cần phải mở rộng để đáp ứng nhu cầu người sử dụng.

• Mậtđộcủa thiếtbị: Sương mù cung cấp khả năng phục hồi và tái tạo dịch vụ.

• Tínhdidộng:Nguồn tài nguyên sương mù hoạt động như đám mây di động với những dịch vụ tương tác thời gian thực.

• Chuẩnhóa: Sương mù có thể tương tác với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác.

• Sươngmù có thể tập hợp những dữ liệu cần phân tích để chuyển lên trung tâm dịch vụ đám mây xử lý.

Một trong khía cạnh quan trọng của nền tảng đám mây chính là khả năng tương tác giữa các giao thức ứng dụng khác nhau. Các nền tảng đám mây hiện tại vẫn chưa hỗ trợ tất cả các giao thức tiêu chuẩn, nhưng đa số lại hỗ trợ REST (dịch vụ truyền dữ liệu trên web). Tuy nhiên có một giải pháp đó là sử dụng đám mây lai (hybrid clouds). Dự án RESERVOIR là một nền tảng như vậy với mục đích xây dựng một kiến trúc mà các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ tham gia cùng nhau để tìm giải pháp cho vấn đề trên. Ngoài ra, còn có dự án IoTCloud với mục đích cung cấp sự mở rộng và hiệu năng cao cho nền tảng đám mây.

Kết luậnThông qua điện toán sương mù, rất nhiều các

thiết bị thông minh có thể dễ dàng gia nhập vào thế giới IoT. Tuy nhiên, lĩnh vực điện toán sương mù còn cần rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu để giải quyết các vấn đề như độ tin cậy, tính di động và bảo mật dữ liệu trên biên mạng. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình tính toán sương mù với việc đưa các đám mây thông tin vào trung tâm cho phép tính toán và lưu trữ dữ liệu lớn IoT. Sử dụng mô hình kiến trúc này, độ trễ và băng thông được cải thiện trong khi vẫn duy trì được khả năng phục hồi và phù hợp với phân bố địa lý.

Tài liệu tham khảo:[1] Hamid Reza arkian, abolfazl Diyanatb, atefe pourkhalili,

“Fog-based Data analytics scheme with cost-E_cient Resource provisioning for IoT crowdsensing applications”, 2017.

[2] ala al-Fuqaha, Mohsen Guizani, Mehdi Mohammadi, Mohammed aledhari, Moussa ayyash, “Internet of Things: a survey on Enabling Technologies, protocols and applications”, 2015.

Hình 4: Vai trò của điện toán đám mây và sương mù trong IoT

Công nghệ thông minh

Page 57: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

57CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

1. Những hoạt động tiến tới mạng 5G

Vào đầu năm 2012, Cơ quan thông tin vô tuyến của ITU (ITU-R) bắt tay vào chương trình phát triển “IMT cho năm 2020 và xa hơn”, tạo ra bước tiến cho các hoạt động nghiên cứu 5G trên khắp thế giới. Thông qua vai trò lãnh đạo của Nhóm công tác 5D (WP5D), ITU-R đã hoàn thành lộ trình tiến tới IMT-2020. Việc nghiên cứu chi tiết các yếu tố then chốt của “5G” đã được

tiến hành, ITU-R cũng cộng tác với ngành công nghiệp băng rộng di động và nhiều bên liên quan trong cộng đồng 5G. Tháng 9/2015, ITU-R đã hoàn thành “Tầm nhìn” của xã hội kết nối băng rộng di động 5G. Quan điểm về viễn cảnh của công nghệ di động này sẽ là những nội dung của chương trình nghị sự của Hội nghị về Thông tin vô tuyến thế giới 2019, nhằm thúc đẩy phát triển IMT trong tương lai.

Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu phát triển mạng

Đỗ KIm bằNG

PHÁT TRIỂN MẠNG TRUYỀN THÔNGtiếN tỚi 5GCông nghệ di Động 5g Đang Có những BướC phát triển mạnh mẽ hướng tới một xã hội kết nối liên thông vào năm 2020 trong một môi trường truyền thông thông minh. trong Bối Cảnh này, liên minh viễn thông quốC tế (itu) và CáC Đối táC Đã xáC Định mối quan hệ giữa imt (international moBile teleCommuniCations) và 5g, nhằm nỗ lựC hiện thựC hóa viễn Cảnh tương lai về truyền thông Băng rộng di Động.

Page 58: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

58 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

5G của các Tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới cũng diễn ra sôi động, khẩn trương và đạt được những kết quả khả quan. NTT-KDDI, Công ty truyền dẫn vô tuyến Nhật Bản, và NOKIA, Tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan có kế hoạch sản xuất hệ thống 5G thử nghiệm. Khi nhiều loại thiết bị được kết nối Internet, các mạng đòi hỏi có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn. 5G hỗ trợ tốc độ 10 Gbit/s, nhanh hơn gấp 100 lần so với tiêu chuẩn 4G LTE hiện tại. Nokia là công ty thứ hai mà NTT-KDDI đã hợp tác về công nghệ 5G. Nhằm mục đích thương mại hoá các dịch vụ 5G vào năm 2020, NTT-Docomo đã hợp tác với 13 công ty trong đó có Intel, dự định bắt đầu thử nghiệm 5G vào năm 2017. SoftBank Group tiến hành nghiên cứu và phát triển 5G với sự hợp tác của Huawei Technologies và ZTE. SK Telecom, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn

nhất của Hàn Quốc và Samsung Electronics đã thử nghiệm thành công việc truyền dẫn giữa các trạm gốc 5G ngoài trời với tốc độ 28 GHz, để duy trì kết nối không dây cho người dùng di chuyển từ vùng phủ sóng trạm gốc đến một trạm khác. Các tập đoàn đã trình diễn các cuộc gọi điện thoại video Full HD và video UHD trên hệ thống 5G. Từ đó cho thấy khả năng sản xuất với số lượng lớn, nhằm cung cấp dịch vụ có độ trễ thấp khi 5G được thương mại hoá. Việc thử nghiệm thành công ngoài trời công nghệ truyền dẫn 5G sẽ cho phép các nhà khai thác kết nối nhiều trạm gốc sóng milimet với cơ sở hạ tầng cáp quang để đạt được tốc độ kết nối 5G.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singtel và Ericsson đã lần đầu tiên trình diễn về 5G. Cuộc trình diễn bao gồm các mẫu thử nghiệm 5G của Ericsson để giới thiệu một số tính năng tiên tiến nhờ công

nghệ mới, đạt được tốc độ đỉnh cao 27,5 Gbps và độ trễ thấp tới 2 ms. Khi 5G cung cấp lưu lượng lớn hơn và độ trễ thấp hơn sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT, cho phép nhiều kết nối và ứng dụng mới cho người tiêu dùng và doanh nghiệp như giao thông thông minh, chăm sóc y tế từ xa và các nhu cầu mới về con người - tương tác IoT. 5G cách mạng hóa 5 ngành công nghiệp chủ chốt bao gồm truyền hình và truyền thông, y tế, viễn thông, vận tải và cơ sở hạ tầng. Một số tính năng chính bao gồm kết nối đa điểm với nhiều đầu vào - nhiều đầu ra (MIMO) và kết nối kép 5G - LTE để đảm bảo sự phát triển đến 5G và nhanh chóng áp dụng các dịch vụ mới dựa trên 5G.

Trong khi đó, Samsung và MTS khám phá các công nghệ LTE-Advanced và 5G như liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ tiên tiến và MIMO, phát quảng bá LTE, các giao thức điều khiển truyền dẫn đa tuyến và băng hẹp sử dụng trên Internet NB-IoT. MTS đang làm việc với Nokia để xây dựng một mạng lưới tiền 5G cho World Cup 2018. Samsung và MTS đã thử nghiệm thành công việc truyền dẫn giữa các trạm gốc 5G ở tần số 28 GHz trong môi trường ngoài trời, hỗ trợ cuộc gọi thoại video Full HD và video UHD. Truyền dẫn giữa các trạm gốc 5G sóng milimet là một công nghệ chủ chốt hỗ trợ truyền thông không dây tốc độ Gbps mọi lúc, mọi nơi. Truyền dẫn giữa các tế bào nhằm duy trì kết nối liền mạch khi người thuê bao di chuyển ra khỏi vùng

Công nghệ thông minh

Page 59: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

59CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

phủ sóng của một trạm gốc với trạm chuyển mạch. Như vậy, SK Telecom và Samsung đã trở thành những tập đoàn đầu tiên trên thế giới kiểm định hiệu suất của công nghệ truyền dẫn 5G bằng cách kết nối nhiều hệ thống trạm gốc sóng mm với cơ sở hạ tầng cáp quang của nhà điều hành. Arqiva, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng di động và phát sóng truyền hình và Samsung thử nghiệm mạng 5G đầu tiên tại London trong 2017, với khả năng cung cấp băng rộng rất nhanh cho các thiết bị di động và các xe có động cơ tự điều khiển. Arqiva cho biết mạng truy cập không dây cố định hoạt động ở tần số 28 GHz sử dụng các trạm gốc của Samsung và các thiết bị được lắp đặt trong các tòa nhà ở trung tâm London. Các nhà mạng Vodafone, Telefonica và Verizon cũng đang làm việc với các hãng sản xuất thiết bị mạng để phát triển công nghệ 5G.

2. Lộ trình tiến tới IMT 2020 của ITU

ITU đã vạch ra lộ trình nghiên cứu phát triển 5G đến năm 2020 và xa hơn nữa với các đề xuất như Hình 1. Trong đó, 5G là một hệ thống truyền thông di động với các khả năng vượt xa so với các hệ thống LTE hiện nay.

3. Phát triển LTE để phù hợp với tương lai 5G

Là công nghệ truyền thông băng rộng di động phổ biến nhất trên thế giới, LTE là một phần thiết yếu tiến đến 5G. Kể từ lần triển khai thương mại đầu tiên của TeliaSonera vào tháng 12/2009, LTE đã trở thành một trong những công nghệ truyền thông di động thành công nhất trên thế giới. Hiện nay, có 537 mạng LTE thương mại được triển khai ở 170 quốc gia với hơn 1,7 tỷ thuê bao, con số này được dự báo sẽ tăng lên đến 4,6 tỷ thuê bao vào năm 2022. Gần 8 năm trôi qua kể

từ khi khai thác LTE, những tiến bộ quan trọng đã đạt được cả về hiệu năng và tính linh hoạt. Ví dụ, Phiên bản 8 về LTE của ITU giới thiệu băng thông 20 MHz với tốc độ dữ liệu đường xuống cao nhất là 300 Mbps và đường lên là 75 Mbps. Các dịch vụ phát đồng loạt/phát quảng bá, dịch vụ định vị và định dạng búp sóng kép (dual layer beamforming) được áp dụng mở rộng. Phiên bản 10 về LTE-Advanced giới thiệu một số tính năng mới như kết nối nhà cung cấp dịch

vụ CA (carrier aggregation) để hỗ trợ băng thông lên đến 100 MHz cũng như tăng cường trợ giúp đa anten, triển khai không đồng nhất và chuyển tiếp. Các tính năng này cho phép tốc độ dữ liệu đỉnh đường xuống cao hơn 1 Gbps và đường lên 500 Mbps. Phiên bản 11 và 12 đưa ra những cải tiến như trợ giúp truyền thông kiểu máy MTC (Machine Type Communication), kết nối kép DC (dual connectivity), liên lạc phối hợp (interworking) vô tuyến LTE-WLAN và các dịch vụ an ninh quốc gia và an toàn công cộng NSPS (National Security and Public Safety) bao gồm truyền dẫn trực tiếp thiết bị tới thiết bị D2D (device-to-device). Những cải tiến khác đã được thực hiện trong Phiên bản 13, bao gồm cải tiến hiệu suất tần phổ đa chiều FD (Full-Dimension) nhiều đầu vào - nhiều đầu ra (FD-MIMO), trợ giúp sử dụng tần phổ không cần cấp phép thông qua truy cập

Hình 1: lộ trình tiến tới IMT 2020 của ITU

Page 60: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

60 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

trợ giúp có phép LAA (Licensed Assisted Access) và kết nối LTE-WLAN, trợ giúp truyền thông với các máy MTC thông qua IoT băng hẹp NB-IoT và tăng cường MTC (eMTC), tăng cường chiếm dụng sóng mang CA lên đến 32 sóng mang, cải tiến vị trí trong nhà và từ một điểm tế bào đến nhiều điểm SC-PTM (single-cell-point-to-multipoint) cho các dịch vụ phát đồng loạt/phát quảng bá. Kể từ tháng 10/2015, 3GPP đã sử dụng thuật ngữ LTE-Advanced Pro cho Phiên bản 13, cho thấy LTE đã đạt đến mức không chỉ giải quyết các chức năng tăng cường địa chỉ hiệu quả mà còn trợ giúp các trường hợp sử dụng mới.

4. Những yêu cầu về 5GLưu lượng dữ liệu di động toàn

cầu dự kiến sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 45% trong những

năm tới, và gấp 10 lần trong giai đoạn 2016 - 2022. Sự gia tăng này chủ yếu do video trực tuyến ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Trên hết, IoT đang dần trở thành thực tiễn, theo dự báo trong số khoảng 29 tỷ thiết bị kết nối vào năm 2022 sẽ có 18 tỷ sẽ là các kết nối thiết bị tới thiết bị qua IoT. Các mạng 5G trong tương lai sẽ cần trợ giúp các sử dụng mới về chi phí và tiết kiệm năng lượng hiệu

quả. Mặc dù các yêu cầu về khả năng 5G vẫn đang được ITU và 3GPP hoàn thiện nhưng có một thỏa thuận sơ bộ về ba trường hợp sử dụng chính mà công nghệ phải hỗ trợ. Như minh họa trong Hình 2, băng rộng di động tăng cường eMBB (enhanced mobile broadband), thông tin liên lạc có độ trễ thấp với độ tin cậy cao URLLC (ultra-reliable low latency communications) và thông tin liên lạc giữa nhiều máy với nhau (mMTC). eMBB tập trung vào mở rộng băng thông di động MBB thông thường thông qua tốc độ, dung lượng và phạm vi phủ sóng được cải thiện ở tốc độ dữ liệu đỉnh/trung bình/biên tế bào. Thông tin liên lạc có độ trễ thấp với độ tin cậy cao URLLC là yêu cầu đối với các ứng dụng quan trọng như Internet công nghiệp, mạng điện thông minh, bảo vệ cơ sở hạ tầng, phẫu thuật từ xa và các hệ thống giao thông thông minh ITS. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là mMTC, cần thiết để trợ giúp kịch bản IoT 5G với hàng chục tỷ thiết bị và cảm biến được kết nối.

Hình 2: Ba trường hợp sử dụng chính của 5G và các ví dụ về ứng dụng liên quan

Hình 3: lộ trình truy nhập radio 5G

Công nghệ thông minh

Page 61: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

61CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Có hai hướng tạo ra lộ trình truy cập vô tuyến 5G trong 3GPP (Hình 3). Một là dựa trên sự phát triển của LTE và một trong số các truy cập vô tuyến mới (NR). Trong hướng LTE-5G, các tăng cường sẽ tiếp tục trợ giúp nhiều yêu cầu 5G và các trường hợp sử dụng có thể có. Khác với hướng LTE-5G, hướng NR-5G không có yêu cầu tương thích ngược và do đó có thể đưa ra những thay đổi cơ bản hơn, như nhắm tới các tần phổ cao (sóng milimet). Tuy nhiên, NR đang được thiết kế theo cách mở rộng để cuối cùng có thể di chuyển sang các tần số hiện đang được LTE sử dụng.

Mặc dù triển vọng cho hướng NR-5G rất hấp dẫn, nhưng các nhà khai thác đã đầu tư đáng kể vào LTE. Cả hai kỳ vọng trong Phiên bản 14 về LTE dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2017 và những dự kiến mạnh mẽ trong Phiên bản 15 về LTE cho thấy sự phát triển vững chắc của LTE 5G.

Theo đó, LTE 5G trong Phiên bản 14, 15 bao gồm nhiều cải tiến và các tính năng mới. Những điểm đáng chú ý nhất là tăng cường tỷ lệ dữ liệu người dùng và khả năng của hệ thống với FD-MIMO, cải tiến trợ giúp cho các hoạt động không cần cấp phép và giảm độ trễ. Đồng thời, các cải tiến này cũng hỗ trợ giúp tốt hơn cho các trường hợp sử dụng như trong truyền thông đại trà của các thiết bị mMTC, liên lạc thiết yếu và trong các hệ thống giao thông thông minh ITS.

4.1. Tăng tốc độ dữ liệu người dùng và nâng cao năng lực hệ thống

FD-MIMO và các hoạt động không cần cấp phép là hai tính năng chính trong các phiên bản LTE sắp ra mắt nhằm nâng cao tốc độ dữ liệu người dùng và khả năng hệ thống đáp ứng tiêu chuẩn 5G. Việc tăng cường MIMO trong 3GPP có thể tương thích linh hoạt truyền dẫn cả hai chiều

dọc và ngang bằng cách sử dụng hướng dãy anten hai chiều. Khái niệm FD-MIMO của LTE trong tương lai dựa trên cơ chế phản hồi thông tin trạng thái kênh CSI (channel state information) được giới thiệu trong Phiên bản 13 về LTE, trong đó các mã nguồn ma trận mã hóa trước trợ giúp bố cục cổng hai chiều với 16 cổng ăng ten. Các tín hiệu CS tham chiếu CSI-RS (CSI reference signals) chưa được mã hóa trước được truyền từ mỗi anten và phát trong tế bào, và bộ giải mã trước (precoder) được xuất phát từ đầu cuối. Phiên bản 13 LTE cũng giới thiệu loại phản hồi CSI khác với CSI-RS dạng chùm, tương tự như kênh chia sẻ tuyến xuống vật lý PDSCH. Trong trường hợp này, hướng chùm của mỗi đầu cuối được quyết định bởi trạm gốc chứ không phải là bắt nguồn từ phản hồi đầu cuối.

Phiên bản 14 giới thiệu một số tính năng mới, bao gồm chế độ CSI không mã hóa trước búp sóng dạng chùm (non-precoded/beamformed) với phản hồi tối ưu; kích hoạt không điều chỉnh (Aperiodic) các phép đo các tín hiệu CS tham chiếu CSI-RS; trợ giúp tối đa 32 cổng anten; Không gian phong phú, phản hồi CSI tiên tiến; và sơ đồ truyền nửa mở. Sự cải thiện dự kiến về dung lượng hệ thống và lưu lượng người sử dụng được đề cập trong Phiên bản 14 về FD-MIMO. Hoạt động trên vùng biên tế bào tăng khoảng 2,5 lần với phản hồi CSI tiên tiến và trợ giúp cho 32 cổng anten.

Page 62: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

62 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

4.2. Giảm độ trễ của người dùng

Một khía cạnh quan trọng khác của việc nâng cấp LTE là thực hiện các kỹ thuật giảm độ trễ cho người dùng và các máy bay có điều khiển (UP và CP). Giảm thời gian trễ không chỉ góp phần nâng cao tốc độ dữ liệu mà còn cho phép các trường hợp sử dụng mới như liên lạc thiết yếu và hệ thống giao thông thông minh ITS. Thực hiện truy cập nhanh vào đường lên là bước đầu để giảm độ trễ đường lên. Như được quy định trong Phiên bản 14, truy cập nhanh đường lên cho phép cấu hình một thiết bị đầu cuối được cấp tuyến lên có sẵn trong thời gian mỗi miligiây, chỉ được sử dụng khi có dữ liệu tuyến lên để truyền. Khi sử dụng truy cập dựa trên yêu cầu lập lịch hiện tại SR (scheduling request), thiết bị đầu cuối phải truyền yêu cầu, đợi cung cấp truy cập, và đợi được sử dụng cung cấp truy cập. Việc so sánh truy cập tuyến lên nhanh với truy cập yêu cầu lập lịch SR được minh họa trong Hình 4a và b. Tín hiệu được cấu hình sẵn trong truy cập tuyến lên nhanh giảm thiểu thời gian chờ đợi, làm giảm độ chậm trễ truy cập vô tuyến trung bình cho dữ liệu tuyến lên đến hơn một nửa.

Bước giảm độ trễ khác bao gồm hai cải tiến được đề xuất cho đặc tả trong Phiên bản 15. Thứ nhất là giảm thời gian xử lý: làm cho đầu cuối đáp ứng với dữ liệu tuyến xuống và hỗ trợ tuyến lên trong 3 ms thay vì 4 ms. Thứ hai là việc giới thiệu các khoảng thời

gian truyền dẫn ngắn hơn (TTIs): tăng tốc toàn bộ chuỗi chờ đợi cho cơ hội truyền, lập lịch truyền và chuẩn bị cho việc truyền dữ liệu, và cuối cùng là xử lý dữ liệu đã nhận và gửi phản hồi.

Với một khoảng thời gian truyền dẫn ngắn TTI như minh họa trong Hình 4c, việc truyền có thể được thực hiện với thời gian ngắn hơn (khoảng 1/7 chiều dài của một khoảng thời gian truyền dẫn ngắn của LTE thông thường).

Mỗi bộ truyền ngắn này có thể được lập lịch truyền riêng với một kênh điều khiển tuyến xuống trong dải mới, với thông tin phản hồi được gửi trong một kênh điều khiển mới của tuyến lên. Lập lịch truyền và thông tin phản hồi được gửi trong các khung con phụ liền kề trong thời gian truyền ngắn nhất, kết quả là tổng số truy cập vô tuyến một chiều có độ trễ khoảng 0,5 ms, bao gồm cả thời gian xử lý dữ liệu.

Từ kết quả mô phỏng cho thấy cải tiến trong quá trình truyền

tải giao thức truyền File (File Transfer Protocol) giảm trễ tới 70%: một hiệu ứng gây ra bởi tốc độ bit nhanh hơn nhờ thời gian của vòng truyền tín hiệu RTT (Round-Trip-Time) ngắn hơn của dữ liệu và phản hồi.

4.3 . Giảm tín hiệu

Sự chuyển đổi trạng thái LTE liên quan đến tín hiệu đáng kể: đi từ điều khiển nguồn radio-không kết nối RRC_IDLE đến điều khiển nguồn radio - có kết nối RRC_CONNECTED bao gồm 9 lần truyền qua giao diện vô tuyến. Hai lựa chọn để giảm tín hiệu đã được giới thiệu trong Phiên bản 13: kết nối điều khiển nguồn radio RRC tạm dừng/khôi phục để sử dụng với truyền dữ liệu dựa trên tuyến lên trên DRB (data radio bearers) và dữ liệu trên tầng không truy cập DoNAS (data over non-access stratum) cho truyền dữ liệu dựa trên máy bay có điều khiển CP (control plane) dựa trên tín hiệu truyền vô tuyến SRB (signaling radio bearer).

Hình 4: Truy cập yêu cầu lập lịch (a), truy cập nhanh Ul (b) và khoảng thời gian truyền dẫn TTI ngắn kết hợp với truy cập Ul nhanh (c)

Công nghệ thông minh

Page 63: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

63CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Để đáp ứng số lượng thiết bị ngày càng tăng, lượng dữ liệu nhỏ và không thường xuyên và yêu cầu về độ trễ chặt chẽ hơn, các Phiên bản 14 và 15 nhằm mục đích giảm tín hiệu giữa các thiết bị đầu cuối và các nút mạng (RAN và CN). Tính năng tạm dừng/tiếp tục đang được cải thiện bằng cách giảm tín hiệu giữa trạm gốc BS và mạng lõi CN. Kết nối BS-CN có thể được giữ lại khi kết nối thiết bị đầu cuối BS bị đình chỉ. RAN sẽ tiếp nhận trách nhiệm phân chia cho thiết bị đầu cuối khi dữ liệu tuyến xuống xuất hiện.

4.4. Các trường hợp sử dụng mới cho 5G

Một số cải tiến trong Phiên bản 14 và 15 về LTE được thiết kế để cung cấp trợ giúp cho các trường hợp sử dụng như truyền thông giữa các máy MTC (machine type communications), liên lạc thiết yếu và hệ thông giao thông thông minh ITS.

- Truyền thông giữa nhiều máy với nhau

LTE MTC có khả năng hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn và khả năng di động trong chế độ kết nối giữa các RAT (Radio Access Technology). Với LTE MTC M1 (Category M1: Cat-M1) và NB-IoT mới, được 3GPP xác định trong Phiên bản 13, dự đoán rằng chi phí modem có thể được giảm đáng kể so với các thiết bị (Rel 8 Cat-1). Chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào các tính năng, tùy chọn và cách triển khai. Giảm chi phí modem được dự kiến sẽ

ở mức 75-80% đối với Cat-M1 và thậm chí nhiều hơn đối với NB-IoT với bộ tính năng giảm xuống của nó. Phiên bản 14 LTE nhằm tăng cường LTE MTC và NB-IoT bằng cách cải thiện hiệu suất và giải quyết các trường hợp sử dụng nhiều hơn. Tốc độ dữ liệu cao hơn và hiệu quả sẽ đạt được trong Phiên bản 14 bằng cách cho phép dữ liệu lớn hơn được truyền trong mỗi lần truyền và tăng số lượng tự động lặp yêu cầu dạng lai HARQ (Hybrid Autumatic Repeat request) để cho phép truyền song song trong khi chờ phản hồi. Băng thông kênh lớn hơn cho LTE MTC (lên đến 5MHz) tăng cường hỗ trợ cho các luồng thoại và âm thanh cũng như các ứng dụng và kịch bản khác.

Phiên bản 14 sẽ tiếp tục cho phép các ứng dụng định vị (điều quan trọng là biết được vị trí thiết bị) bằng cách trợ giúp các tín hiệu tham chiếu nâng cao có tính đến băng thông của truyền thông loại máy MTC nhỏ hơn NB-IoT/LTE.

Trường hợp sử dụng mMTC

cũng sẽ được hưởng lợi từ một số cải tiến khác trong Phiên bản 15, gồm:

• Cải thiện độ trễ: Kết quả từviệc ghép kênh dữ liệu người dùng với kết nối tín hiệu tiếp tục

• Cải tiến hiệu suất do tăngcường kiểm soát truy cập/tải trong các chế độ nghỉ và kết nối

•Cảithiệntuổithọpin:kếtquảtừ yêu cầu theo dõi tuyến xuống trong chế độ nghỉ

•Cảitiếnhỗtrợchocáctrườnghợp sử dụng bổ sung như thiết bị đeo.

- liên lạc thiết yếu

Các trường hợp sử dụng giám sát lưới điện, kiểm soát từ xa an toàn tới hạn và các hoạt động sản xuất thiết yếu đòi hỏi cả độ trễ thấp và độ tin cậy cao hơn mức tự động lặp yêu cầu dạng lai HARQ hiện tại. Để LTE đáp ứng được các yêu cầu 5G này, cần có hai cải tiến cho Phiên bản 15: hoạt động khoảng thời gian truyền dẫn ngắn (transmision time interval: TTI) đáng tin cậy và hoạt động 1 ms đáng tin cậy.

Hình 5: Minh họa các kịch bản và giao diện ITs khác nhau

Page 64: ictvietnam.vnictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/08/22/r2017k2t3-143056... · số nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu và là mục tiêu cần phải

64 CÔNG NGHỆ Thông tin và Truyền thông | 3/2017

Bằng cách xây dựng các tính năng khoảng thời gian truyền dẫn ngắn TTI và các tính năng của tuyến lên nhanh, tỷ lệ lỗi gói tin có thể giảm xuống mức 10-5 thông qua sự kết hợp của mã hóa có độ tin cậy về kiểm soát và dữ liệu, đa dạng và tự động lặp lại mà không có phản hồi. Từ khi xử lý việc giữ trong một khoảng thời gian ngắn toàn bộ chuỗi truyền dẫn được phân phối trong vòng 1 ms có độ tin cậy kết hợp với nhiều thử nghiệm. Ngoài ra, vùng phủ sóng rộng với độ trễ giảm, độ tin cậy đặc biệt đảm bảo được nhắm tới mục tiêu lặp lại tự động các truyền dẫn 1 ms mã hoá có độ tin cậy với phản hồi nâng cao.

- Hệ thống giao thông thông minh

Việc sử dụng ICT để tạo ra các hệ thống giao thông an toàn và hiệu quả hơn được gọi là hệ thống giao thông thông minh ITS, 3GPP đã và đang phát triển một giải pháp cho việc liên lạc giữa xe có động cơ với tất cả mọi thứ (V2X) trong Phiên bản 14, giải quyết mối liên hệ giữa các phương tiện (xe có động cơ đến xe có động cơ khác V2V), xe có động cơ đến mạng (V2N), xe có động cơ đến cơ sở hạ tầng cơ sở (V2I), và xe có động cơ đến người đi bộ (V2P) (Hình 5).

Các lợi ích của hệ thống giao thông thông minh ITS dựa trên LTE có được từ phạm vi phủ sóng của các mạng hiện tại và an ninh tập trung. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng hệ thông giao thông thông minh ITS mới đòi hỏi về

độ trễ và khả năng của hệ thống. Do đó, giao diện trực tiếp thiết bị đến thiết bị D2D, được gọi là tuyến phụ SL (sidelink), và giao diện không gian di động LTE đang được tăng cường trong Phiên bản14 để trợ giúp các yêu cầu này. Ví dụ, tăng mật độ biểu tượng thí điểm sẽ làm cho nó có thể tối ưu hóa tuyến phụ SL để nhanh chóng thay đổi các điều kiện truyền dẫn và các thay đổi tần số nghiêm ngặt tại máy thu do tốc độ cao tới 500km/h và tần số sóng mang cao hơn lên đến 6 GHz.

Cải tiến quản lý tài nguyên vô tuyến điện là một cải tiến quan trọng để hỗ trợ các ứng dụng của ITS. Điều này dựa trên một giao thức lựa chọn tài nguyên cảm biến, trong đó mỗi thiết bị tự học cách các thiết bị khác sử dụng tài nguyên vô tuyến điện và dự đoán hành vi tương lai của chúng, tận dụng bản chất định kỳ của ITS. Phiên bản 14 hỗ trợ việc sử dụng thông tin vị trí để cho phép phân bổ nguồn lực tập trung trong eNB hoặc để tự động chọn một tài nguyên trong một nguồn tài nguyên vô tuyến được cấu hình. Nó cũng hỗ trợ các giao thức

dịch vụ phát quảng bá/phát đồng loạt MBMS (Multimedia Broadcast/Multicast Service) được tối ưu hóa cho độ trễ và vùng phủ sóng thấp và cung cấp các thông điệp V2X hiệu quả.

Kết luậnLTE có vị trí đặc biệt cung cấp

tất cả các yêu cầu quan trọng nhất của 5G, bao gồm tốc độ

dữ liệu người dùng và cải tiến năng lực hệ thống với FD-MIMO, cải tiến hỗ trợ cho các hoạt động không cần cấp phép và giảm độ trễ cho cả người dùng và tín hiệu. Các cải tiến trong Phiên bản 14 và 15 sẽ không chỉ đảm bảo LTE cung cấp trợ giúp tốt hơn cho truyền thông với thiết bị MTC (machine type communications) và hệ thông lớn về giao thông thông minh ITS (intelligent transportation system), mà còn tạo điều kiện cho LTE giải quyết các trường hợp sử dụng mới như liên lạc thiết yếu. Vì vậy, có thể thấy LTE sẽ tiếp tục đóng vai trò chính trong truyền thông di động trong nhiều năm tới.

Tài liệu tham khảo:(1) NTT DcoMo, INc., Takehiro Nakamura: Toward 5G deployment in2020 and beyond

(2) ERIcssoN REVIEW: 5G 2020 and beyond

(3) seminar: MWc 2016 and Test 5G in closer than you think

(4) KDDI Teams and NoKIa on 5G tech

(5) Qualcomm Technologies. Inc: 5G Vision and Key Technical Enablers

(6) FoRWaRD THINKING FoR spEcTRUM – Getting ready for 5G, GsMa-Gsa , ITU World Telecom, 16th November 2016

(7) Detailed Timeline & process for IMT-2020 in ITU

Công nghệ thông minh