s Þkh ho ÌavcÀc Ônnggbh ® Ækc ns Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/ban tin khoa hoc...

16
I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNG Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ năm 2016 T rong 3 ngày, từ 9 đến 11 tháng 11 năm 2016, tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc mùa thu đông S áng ngày 4/11, tại Trung tâm Hội nghị AP Plaza tỉnh Hòa Bình, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI. Xem tiếp trang 4 Xem tiếp trang 2 Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI Trang 1 Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ năm 2016 Trang 1 Tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc mùa thu đông Trang 1 Các nguồn thức ăn cho chăn nuôi Trang 8 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến kinh tế Việt Nam Trang 15 TRONG SỐ NÀY H àng năm, vào vụ thu đông, việc tăng đàn và vận chuyển gia súc giữa các vùng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao trong những tháng cuối năm, là nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên gia súc. BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1 Toàn cảnh hội nghị giao ban. Xem tiếp trang 6 Cắt băng khai mạc chương trình.

Upload: others

Post on 09-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

I. TRANG TIN ĐỊA PHƯƠNGHội nghị giao ban khoa học và công nghệ

vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI

Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ năm 2016

Trong 3 ngày, từ 9 đến 11 tháng 11 năm 2016, tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt

Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

Tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc mùa thu đông

Sáng ngày 4/11, tại Trung tâm Hội nghị AP Plaza tỉnh Hòa Bình, Bộ Khoa học và Công nghệ phối

hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI.

Xem tiếp trang 4

Xem tiếp trang 2

► Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI

Trang 1

► Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ năm 2016 Trang 1

► Tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc mùa thu đông Trang 1

► Các nguồn thức ăn cho chăn nuôi Trang 8

► Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến kinh tế Việt Nam Trang 15

TRONG SỐ NÀY

Hàng năm, vào vụ thu đông, việc tăng đàn và vận chuyển gia súc giữa các vùng để đáp

ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao trong những tháng cuối năm, là nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên gia súc.

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1

Toàn cảnh hội nghị giao ban.

Xem tiếp trang 6

Cắt băng khai mạc chương trình.

Page 2: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

2 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

HỘI NGHỊ GIAO BAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC LẦN THỨ XVI

(Tiếp theo trang 1)

Đồng chí Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì hội nghị giao ban. Dự hội nghị còn có lãnh đạo Uỷ ban nhân dân một số tỉnh; Lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc của 14 Sở Khoa học và Công nghệ trong vùng.

Theo báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) vùng Trung du và miền núi phía Bắc, giai đoạn 2014 - 2016, các Sở KH&CN đã tích cực chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh trong Vùng ban hành các đề án, kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, chương trình, kế hoạch phát triển KH&CN của Trung ương và chủ động triển khai công tác quản lý các hoạt động KH&CN trên địa bàn. Giai đoạn 2014-2016, các Sở KH&CN đã tham mưu ban hành 123 văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về KH&CN, Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan đến hoạt động KH&CN. Tổ chức, bộ máy các Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN cấp huyện và các sở, ngành được quan tâm. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học được Trung ương bố trí cho 14 tỉnh trong vùng giai đoạn 2014 - 2016 là 669.170 triệu đồng; UBND các tỉnh phân bổ cho hoạt động KH&CN địa phương là 689.225 triệu đồng, đạt 103%. Bên cạnh đó, các  hoạt động nghiên cứu triển khai của các địa phương đã gắn kết hơn với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Số lượng các kết quả nghiên cứu được áp dụng vào sản xuất ngày càng nhiều góp phần tăng giá trị, hiệu quả kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp, hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp được chú trọng; công tác quản lý Nhà nước các lĩnh vực được tăng cường, góp phần thiết thực trong phát triển, ứng dụng KHCN phục vụ sản xuất và đời sống…

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng  (người đứng thứ 2 bên trái ảnh) cùng lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh tham quan gian hàng trưng bày sản

phẩm khoa học và công nghệ.

Tại Hội nghị giao ban các đại biểu cũng trao đổi kinh nghiệm về tổ chức quản lý hoạt động KH&CN, đề xuất giải pháp đẩy mạnh chuyển giao, nhân rộng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, đời sống; khai thác tiềm năng thế mạnh, sản phẩm chủ lực của vùng, của địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đại diện các Cục, vụ, viện của Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao đổi, giải đáp một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khoa học và công nghệ tại các địa phương.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Page 3: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 3

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh: Các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh. Trong những năm vừa qua, hoạt động KH&CN của tất cả các tỉnh, các cơ quan KH&CN trong vùng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp có hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của các tỉnh nói riêng và của cả vùng nói chung. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, vai trò của KH&CN phải là động lực, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển KT-XH, giữ gìn an ninh, bảo vệ quốc phòng. Thứ trưởng Bộ KH&CN đề nghị các đại biểu, đại diện Sở KH&CN các tỉnh cần thẳng thắn, nhìn nhận, đánh giá đúng những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại, vướng mắc và cùng nhau đề xuất những giải pháp tốt nhất, khả thi nhất, trên cơ sở đó thống nhất hành động nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động KH&CN của từng địa phương, của cả vùng phù hợp với bối cảnh phát triển chung của cả nước trong thời gian tới.

Hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVII sẽ được tổ chức tại tỉnh Lào Cai.

Trong khuôn khổ Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVI. Trước đó vào chiều ngày 3 tháng 11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban chỉ đạo Tây Bắc và UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo Khoa học và Công nghệ thúc đẩy liên kết và phát triển vùng Tây Bắc. Tham dự hội nghị có các đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn; Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Cảnh Việt - Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc; Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Hòa Bình, đại diện các Cục, vụ, viện nghiên cứu của trung ương, các nhà khoa học, lãnh đạo 14 Sở Khoa học và Công nghệ trong vùng.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu trao đổi, thảo luận nhằm thúc đẩy liên kết vùng, ứng dụng khoa học thúc đẩy kinh tế Tây Bắc. Nhiều ý kiến thảo luận đã đưa ra kiến nghị cũng như giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ phục vụ đời sống sản xuất của người dân trong vùng Tây Bắc cũng như cần có sự liên kết vùng chặt chẽ hơn nữa để hỗ trợ trong việc đưa các sản phẩm đặc trưng của vùng phát triển mạnh hơn nữa, tăng thu nhập cho người dân góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.

Đ/C: Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khai mạc Hội thảo

Hội thảo Khoa học và Công nghệ thúc đẩy liên kết và phát triển vùng Tây Bắc

Page 4: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

4 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, đối với vùng Tây Bắc việc liên kết sẽ rất rộng vì vậy cần phải xác định được một số lĩnh vực để liên kết, một vài nội dung liên kết nên xác định thế mạnh, nhu cầu cần cho việc liên kết. Sau khi chương trình phát triển KH&CN vùng Tây Bắc được triển khai đã có nhiều nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, ngành, Trung ương và địa phương được đề xuất đặt hàng, đến nay một số đề tài nghiên cứu đã kết thúc và có kết quả đáng được ghi nhận. Nội dung các sản phẩm của chương trình

KH&CN Tây Bắc sẽ đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của từng địa phương cũng như khu vực Trung du miền núi phía Bắc. 

Kết thúc Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Công ty cổ phần du lịch Hòa Bình./.

Theo: khcnbackan.gov.vn*******************

(Tiếp theo trang 1)

Ban Chỉ đạo Tây Bắc, UBND tỉnh Thái

Nguyên phối hợp tổ chức Trình diễn và kết nối

cung - cầu công nghệ năm 2016.

Dự khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Văn

Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương

Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng

Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Chu Ngọc Anh, Ủy viên

TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; Trần Quốc Tỏ,

Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn

đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; Phan Xuân

Dũng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ

nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi

trường Quốc hội; Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện

Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Bùi Nhật Quang, Ủy

viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Viện

Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Vũ Hồng

Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái

Nguyên; Ông Lee Kyu Dae, Chủ tịch Hiệp hội

doanh nghiệp đổi mới INNOBIZ (Hàn Quốc); lãnh

đạo các bộ, ban, ngành TW, các tỉnh, thành trong

cả nước; doanh nghiệp trong nước và quốc tế,

viện nghiện cứu, trường đại học, các sở KH&CN,

các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn công nghệ

trong và ngoài nước... 

Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ năm 2016

Đ/C: Chu Ngọc Anh, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc sự kiện, đồng chí Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ KH&CN nêu rõ: Qua 6 lần tổ chức, Chương trình kết nối cung - cầu công nghệ đã tạo ra một môi trường cho các nhà khoa học, nghiên cứu công nghệ, có tác động tích cực đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam trong việc tự đổi mới, hoàn thiện mình để hội nhập. Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thách thức mới cho sự phát triển. Phát triển KH&CN là một giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài phát huy cao độ nội lực, cần đẩy mạnh kêu gọi và tiếp nhận có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài.

Page 5: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 5

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Đ/C: Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban

Chỉ đạo Tây Bắc phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt của vùng trung du miền núi phía Bắc và đề nghị Bộ KH&CN, các ban, bộ, ngành TW tiếp tục có những sáng kiến, giải pháp đột phá về KHCN, phối hợp hiệu quả với các địa phương trong vùng để nâng cao năng lực, trình độ KH&CN cho các tổ chức, doanh nghiệp địa phương; đưa KH&CN thực sự trở thành nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng, sớm nghiên cứu, hình thành các vùng, mô hình liên kết giữa khoa học công nghệ, giáo dục, sản xuất  kinh doanh, hướng vào khai thác lợi thế của vùng, các điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa xã hội, hình thành các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh trong thời gian tới... 

Chương trình đã diễn ra các hoạt động: Tọa đàm “Thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nhằm phát triển các sản phẩm theo quy mô vùng”; Tư vấn công nghệ, cải tiến quy trình kỹ thuật; Tư vấn kết nối tài chính và công nghệ; Hội nghị về hoạt động của các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ năm 2016; Diễn đàn quốc tế Xúc tiến hợp tác, đầu tư và chuyển giao công nghệ; Hội thảo “Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế”; Hội thảo quốc tế “ Kết nối, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc năm 2016”; Tập huấn nghiệp vụ cho các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Trình diễn, giới thiệu công nghệ, thiết bị, sản

phẩm công nghệ của các viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố…

Tỉnh Bắc Kạn tham gia trình diễn, giới thiệu các hình ảnh, poster về các hoạt động khoa học công nghệ, các sản phẩm nông sản đặc sản như Quýt Bắc Kạn, gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, gạo Bao Thai Chợ Đồn, nấm Linh chi, Gừng đá Bắc Kạn, sản phẩm Miến dong… 

Tại chương trình, Công ty TNHH Nhiệt Hỏa Tự Long đã tham gia trình diễn các công nghệ chiết xuất nano Curcumin từ củ nghệ, tinh dầu gừng, tinh dầu gấc…

Khách hàng tham quan gian hàng tham gia trình diễn của Sở KH&CN tỉnh Bắc Kạn.

Qua 3 ngày tổ chức các hoạt động nằm trong chương trình sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ năm 2016, với nội dung được đổi mới theo hướng tiếp cận đa chiều, cung cấp nhiều hơn thông tin cho doanh nghiệp, đồng thời đã tập trung giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp đang vướng mắc cần tháo gỡ. Đã lựa chọn được trên 400 quy trình, công nghệ, thiết bị, sản phẩm và kết quả nghiên cứu của 75 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các Sở KH&CN giới thiệu tại 104 khu trình diễn trong nước. Đã tổ chức 2 cuộc hội thảo chuyên đề để giới thiệu công nghệ theo nhu cầu cho doanh nghiệp…Thông qua hoạt động trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ năm 2016 đã có 8 hợp đồng chuyển giao công nghệ, biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với giá trị trên 56 tỷ đồng./.

Theo: khcnbackan.gov.vn

*******************

Page 6: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

6 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc mùa thu đông

(Tiếp theo trang 1)

Để chủ động trong công tác phòng bệnh cho gia súc, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, cần tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng kỹ thuật để gia súc có miễn dịch đầy đủ, phòng chống được dịch bệnh.

I. Đối với bệnh Lở mồm long móng, Tai xanh

Căn cứ tình hình dịch bệnh cụ thể của từng địa phương, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Lở mồm long móng (LMLM), Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 262/TY-DT ngày 22/02/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

1. Đối với bệnh LMLMTheo kết quả chẩn đoán, định type vi rút

LMLM của Cục Thú y cho thấy vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam trong năm 2015 và 2 tháng đầu năm 2016 là typ A và typ O.                   

Căn cứ vào lưu hành vi rút LMLM và nguy cơ xảy ra dịch bệnh của từng địa phương để sử dụng vắc xin phòng bệnh LMLM như sau:

- Sử dụng vắc xin nhị giá (typ A và typ O) tiêm phòng cho gia súc tại những địa phương có lưu hành vi rút LMLM typ A hoặc cả hai typ và những địa phương có nguy cơ cao đối với sự xâm nhập của vi rút LMLM typ A.

Các tỉnh cần tiêm vắc xin nhị giá là Bắc Kạn, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Lai châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Tiền Giang, Yên Bái.

- Sử dụng vắc xin đơn giá typ O tiêm phòng cho gia súc tại những địa phương không có lưu hành vi rút LMLM typ A trong 3 năm gần đây.

Cần tiêm phòng đầy đủ ở các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch

cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm ngheo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Tiêm phòng vắc xin LMLM cho bò

2. Đới với bệnh Tai xanh

Theo nhận định của Cục Thú y, dịch Tai xanh xảy ra trên đàn lợn chưa được tiêm phòng vắc xin Tai xanh; trong khi đó vi rút Tai xanh có thể vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với việc gia tăng những yếu tố bất lợi như tăng mật độ chăn nuôi, vận chuyển giữa các nơi, diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến đàn gia súc nuôi làm phát sinh dịch bệnh. Trong thời gian tới, nguy cơ dịch có thể xuất hiện và gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn các ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

II. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG

Page 7: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 7

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Về cơ bản, các loại vắc xin Tai xanh đang được phép lưu hành tại Việt Nam vẫn đảm bảo phòng chống dịch, các địa phương cần tổ chức tiêm phòng, các chủ hộ chăn nuôi lợn cần chủ động tiêm vắc xin Tai xanh cho đàn lợn, đặc biệt đàn lợn nuôi sinh sản.  

II. Một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin

1. Một số nguyên tắc khi sử dụng vắc xin

-  Đối tượng cần phòng bệnh: Vắc xin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.

- Hiệu lực của vắc xin: Phụ thuộc tình trạng sức khỏe của vật nuôi và chất lượng, cách sử dụng vắc xin.

- Thời gian có tác dụng của vắc xin: Thời gian có miễn dịch sau khi dùng vắc xin là khác nhau tùy loại vắc xin.

- Liều lượng và cách dùng: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Số lần dùng: Tuỳ từng loại vắc xin, động vật cảm nhiễm và tình hình dịch tễ mà số lần sử dụng khác nhau.

- Nếu cùng lúc tiêm hai loại vắc xin thì tiêm ở các vị trí khác nhau theo liều quy định.

- Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụng, chỉ sử dụng vắc xin còn đủ nhãn mác, còn hạn sử dụng; không sử dụng vắc xin khi chai nứt vỡ, biến màu, biến mùi và thay đổi trạng thái.

- Thao tác khi sử dụng vắc xin:

+ Khử trùng các dụng cụ dùng để đựng,

pha chế vắc xin bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó

rửa bằng nước sạch (nước đã sôi để nguội). Không

được rửa bằng thuốc sát trùng.

+ Sát trùng bằng cồn 70o: Tay người thực

hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ chứa

vắc xin.

+ Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh

nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vắc xin (nhất

là vắc xin sống nhược độc). 

+ Nên tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật

nuôi 15 - 20 ngày trước khi vận chuyển đi xa và

sau 20 - 30 ngày trong trường hợp nhập vật nuôi

từ nơi khác về.

- Ghi chép việc sử dụng vắc xin: Tên, số

lượng, hạn sử dụng, nhà sản xuất vắc xin, ngày

tiêm, người tiêm, trạng thái của gia súc trước và

sau khi tiêm vắc xin.

- Nên bồi dưỡng cho gia súc trước và sau

khi tiêm vắc xin để hạn chế phản ứng vắc xin và

đáp ứng miễn dịch được tốt hơn.

2. Phản ứng sau khi dùng vắc xin

- Sau khi dùng vắc xin, vật nuôi có thể bị phản

ứng do: Các chất phụ trợ trong vắc xin, gia súc quá

mẫn cảm, cơ thể đang nung bệnh...

- Tiêm vắc xin có thể gây phản ứng dị ứng:

Sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt

da (thường gặp ở lợn). 

3. Xử lý vắc xin thừa

Sau khi dùng vắc xin nhược độc cho gia

súc, tất cả vắc xin thừa cần tập trung lại và tiêu

hủy (dùng nhiệt hoặc hóa chất), các dụng cụ

tiêm vắc xin phải rửa sạch và sát trùng ngay.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

********************

Page 8: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

8 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Các nguồn thức ăn cho chăn nuôi

Các loại thức ăn

a)  Thức ăn tự nhiên.

Nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên như đồng cỏ tự nhiên ở các vùng đồi núi, các bãi đất oang bãi bồi, đê, ven đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng. Thức ăn tự nhiên còn bao gồm các loại sinh vật và động vật làm thứ ăn cho gia cầm (gà, vịt) chăn thả tự nhiên. Nguồn thức ăn tự nhiên nhìn chung là phong phú và sẵn có ở khắp mọi nơi, nguồn thức ăn tự nhiên không đòi hỏi đầu tư chi phí sản xuất của con người nên giá thành thức ăn thấp. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào điều kiện của tự nhiên nên nguồn thức ăn tự nhiên thường cung cấp không ổn định về số lượng mang tính chất thời vụ cao và thường xuyên không cân đối về thành phần dinh dưỡng. Nhờ ưu điểm  về chi phí sản xuất thấp và điều kiện sẵn có ở mọi nơi, nên thức ăn tự nhiên đã và đang là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho phương thức chăn thả tự nhiên cũng như chăn nuôi qui mô nhỏ phân tán ở nhiều vùng nông thôn hịên nay. Trong chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên nếu biết kết hợp với việc qui hoạch cải tạo phát triển các nguồn sẵn có của tự nhiên và cung cấp thêm các nguồn thức ăn sản xuất thì cơ sở thức ăn cho chăn nuôi vẫn bảo đảm và hiệu quả phát triển chăn nuôi cao.

b)  Nguồn thức ăn từ sản xuất trồng trọt.Nguồn cung cấp thức ăn từ các hoạt

động trồng trọt ngày càng trở thành nguồn cung cấp thức ăn chủ lực cho ngành chăn nuôi. Trước hết một bộ phận sản phẩm trồng trọt sử dụng làm nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi là các sản phẩm phụ của trồng trọt (thân, lá); một phần sản phẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không sử dụng cho người. Những sản phẩm phụ của trồng trọt dùng cho chăn nuôi được coi là các sản phẩm tận dụng nên chi phí rất thấp song chất lượng thức ăn lại tương đối cao. Tuy nhiên, lượng cung cấp sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi thường không nhiều, không ổn định và mang tính thời vụ. Do vậy, khi chăn nuôi trở thành hoạt động sản xuất chính, chăn nuôi tập trung với qui mô lớn thì không thể trông chờ đơn thần vào thức ăn tự nhiên và sản phẩm phụ trồng trọt. Khi đó hoạt động sản xuất thức ăn gia súc hình thành và phát triển. Bước đầu là các hoạt động của sản xuất mang tính tận dụng các điều kiện sản xuất của đất đai, mặt nước để trồng, thả tạo nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi. Qui mô rộng hơn có thể khoanh nuôi các vùng cỏ tự nhiên, đầu tư cải tạo chăm sóc để tạo nguồn thức ăn gia súc. Khi nhu cầu cung cấp thức ăn lớn và ổn định, cần phải qui hoạch các vùng trồng cây thức ăn gia súc tập trung. Các cây trồng làm thứ ăn gia súc bao gồm cả các loại cây trồng cung cấp thức ăn xanh như các loại rau cho chăn nuôi gia súc, các loại cỏ cho chăn nuôi đại gia súc; và các cây trồng ngũ cốc để cung cấp thức ăn tinh. Hoạt động chăn nuôi chỉ có thể đi vào tập trung, với phương thức sản xuất thâm canh, ổn định trên cơ sở có được các vùng qui hoạch sản xuất thức ăn ổn định. Ngày nay mặc dù có sự tác động của công nghiệp, chăn nuôi sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn, nhưng các hoạt động trồng trọt các cây thức ăn cho chăn nuôi vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng để cung cấp nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và giảm trọng hơn các

Page 9: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 9

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

hoạt động chăn nuôi sử dụng trực tiếp thức ăn tươi từ sản phẩm trồng trọt. Vì vậy ngành trồng trọt cây thức ăn gia súc đang là ngành có nhiều tiềm năng và đang được chú trọng phát triển.

c)   Chế biến thức ăn chăn nuôi.Việc chế biến thức ăn cho chăn nuôi mang

lại nhiều lợi ích khác nhau. Thứ nhất, thông qua chế biến các nguồn thức ăn sẵn có, nhất là các phụ phẩm của ngành trồng trọt được tận dụng triệt để. Ở các vùng sản xuất thức ăn tập trung, nhưng không có điều kiện phát triển chăn nuôi tại chỗ thì chế biến là biện pháp cơ bản để giải quyết khâu tiêu thụ cho các sản phẩm của các hoạt động trồng cây thức ăn gia súc. Thứ đến, thông qua chế biến, thành phần thức ăn được cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố và thành phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhất là các thành phần đạm, khoáng, và các yếu tố vi lượng khác. Nhờ đó mà năng suất sản phẩm chăn nuôi sử dụng thức ăn chế biến thường cao và tăng nhanh hơn nhiều so với chăn nuôi tự nhiên. Cuối cùng, việc phát triển hoạt động chế biến thức ăn gia súc sẽ đảm bảo có nguồn cung cấp thức ăn ổn định đều đặn, không phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi tập trung mang tính công nghiệp thì không thể thiếu các hoạt động chế biến thức ăn gia súc. Chế biến thức ăn gia súc thường

được phân thành 2 dạng. Chế biến thức ăn thô và chế biến thức ăn tinh. Việc chế biến thức ăn thô chủ yếu nhằm mục đích dữ trữ các nguồn thức ăn xanh sẵn có không sử dụng hết tại thời điểm thu hoạch. Do vậy việc chế biến thức ăn thô phải hướng tới việc giảm sự hao hụt về số lượng, giảm xuống cấp về chất lượng, giữ được tối đa các đặc tính tự nhiên của sản phẩm. Các công nghệ thường được sử dụng là chế biến khô (phơi khô, sấy khô) hoặc ngâm ủ yếm khí dưới dạng muối. Chế biến thức ăn tinh là hoạt động chế biến phát triển đòi hòi một trình độ kỹ thuật cao hơn. Nó không chỉ nhằm bảo quản duy trì các nguồn thức ăn tinh sẵn có mà nó còn tạo ra các loại thức ăn tinh có cơ cấu thành phần dinh dưỡng phù hợp với đặc tính yêu cầu của từng loại vật nuôi, từng thời kỳ dinh dưỡng và phát triển của đàn vật nuôi. Chế biến thức ăn tinh sử dụng tổng hợp nguồn nguyên liệu tinh bột, đạm động thực vật, các yếu tố can xi và các yếu tố vi lượng, tăng trọng và kích thích sinh trưởng để tạo nên thức ăn tổng hợp theo các công thức khác nhau. Hoạt động chế biến thức ăn tinh, có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thâm canh cao.

Nguồn: sưu tầm*****************

Ẩm thực dưỡng sinh phòng bệnh trong mùa lạnh

Mùa đông là mùa tốt nhất cho ăn uống bổ dưỡng vì đây là lúc vạn vật tiềm tàng,

âm tinh, dương khí của con người cũng có xu hướng tiềm tàng.

“Ăn uống” là điều không thể thiếu được trong đời sống thường ngày, đó cũng là cách tốt nhất để phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe. Về mùa đông, việc ăn uống lại càng cần phải được chú ý, bởi lẽ để giữ ấm trong điều kiện tiết trời lạnh giá thì hoạt động của các tạng phủ sẽ phải có những thay đổi cho phù hợp nhằm mục đích gia tăng nhiệt bên trong, giảm thiểu sự tỏa nhiệt ra ngoài. Vậy, nguyên tắc dưỡng sinh ăn uống mùa đông là gì? 

Ăn các vị khác nhau để bổ thận

Đông y cho rằng, các vị khác nhau thì tác dụng cũng khác nhau. Vị chua có tác dụng thu liễm, có thể giảm bớt tiểu tiện, giữ mồ hôi, ngăn tiêu chảy. Mùa đông đi tiểu nhiều, ăn đồ chua vừa phải như ăn cam quýt, ô mai, sơn tra... có thể giảm bớt tiểu tiện. Mùa đông thận thủy làm chủ, thận thủy khắc tâm hỏa nên mùa đông tạng tâm dễ hư tổn, vì vậy, mùa đông cần ăn nhiều vị đắng để bổ tim. Ngoài ra, những chất dạng kiềm chứa trong thức ăn vị đắng có tác dụng tiêu viêm giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giãn huyết quản. Lạnh còn có thể làm cho tính chất lý hóa

Page 10: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

10 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

của máu thay đổi, độ dính kết tăng, thời gian đông máu rút ngắn, dễ gây ra các bệnh huyết quản ở tim và não. Vì vậy, mùa đông ăn một lượng vừa phải các thực phẩm có vị đắng như vỏ quýt, hạnh nhân đắng, cà phê, trà, mướp đắng... có thể dự phòng được bệnh tim mạch và não bộ.

Vị chua của cam, quýt, ô mai có tác dụng thu liễm, giảm đi tiểu nhiều.

Vị ngọt có tác dụng bồi bổ, làm giảm và chữa co giật. Thực phẩm vị ngọt sau khi chuyển hóa qua gan có thể sản sinh rất nhiều nhiệt lượng, vậy nên, vào mùa đông giá lạnh, nên trọng dụng các đồ ăn thức uống có vị ngọt như các loại đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt… để cung cấp nhiệt năng giúp cơ thể chống chọi với giá lạnh. Nhưng thực phẩm ngọt không nên ăn quá nhiều vì không những dễ gây béo phì mà còn gây trở ngại cho hoạt động của tỳ vị, làm mất cảm giác them ăn, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng của tâm và thận. Căn cứ theo quan hệ của ngũ hành, ngũ vị và ngũ tạng, dưỡng sinh ăn uống mùa đông nên ăn nhiều vị cay để bổ thận, bởi vì cay bổ phế, phế lại sinh thận, phế mạnh thì thận cũng chắc chắn. Mặt khác, thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết... và thiên về tính nhiệt, như hành, gừng, tỏi, ớt... khi dùng vào mùa đông có thể trừ lạnh và tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể. Hơn nữa, Đông y cho rằng, mặn vào thận, mùa đông ăn thực phẩm mặn với một lượng thích hợp có thể điều tiết chức năng của thận, làm hài hòa âm dương.

Mùa đông cũng nên ăn uống thanh đạm

Mùa đông là mùa tốt nhất cho ăn uống bổ dưỡng vì đây là lúc vạn vật tiềm tàng, âm tinh, dương khí của con người cũng có xu hướng tiềm tàng, lúc này nếu bồi bổ cho âm tinh, dương khí thì dễ hấp thu và giữ lại trong cơ thể, từ đó làm cho thể chất tăng cường, có tác dụng bồi bổ và củng cố sức khỏe cho cơ thể. Bồi bổ tốt nhất là sau đông chí. Tuy nhiên, tẩm bổ nhưng cũng nên ăn thanh đạm là chính, hết sức tránh cao lương mỹ vị.

Y học hiện đại cho rằng, nếu ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt sẽ làm tăng chất mỡ không tốt trong máu, đặc biệt là cholesterol làm phát sinh các mảng vữa xơ trong huyết quản, dễ gây tăng huyết áp, viêm tắc động mạch, là cơ sở để gây nên các chứng bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, xơ gan, đột quỵ não, suy gan, suy thận với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao.

Mùa đông ăn uống lạnh hại hay lợi?

Trong tiết trời đông giá lạnh, nếu có thể ăn được một ít cơm nguội, rau nguội hay uống một ít nước sôi để lạnh thì không những không có hại mà còn có ích cho sức khỏe. Mùa đông mọi người thường thích ăn những thứ nhiều dầu mỡ, nhiệt lượng cao, nhưng lại ít vận động nên dễ béo phì. Nếu ăn một chút rau mát lạnh sẽ làm cho cơ thể phải tự sưởi ấm, như thế có thể tiêu hao một lượng mỡ nhất định để đạt được mục đích giảm béo, bảo vệ sức khỏe. Nghiên cứu của các học giả người Nga chứng minh, uống nước lạnh có lợi rất nhiều cho cơ thể con người. Nếu thường xuyên uống nước lạnh có thể phòng được bệnh cảm cúm, viêm họng và một số bệnh ngoài da. Đặc biệt là buổi sáng sau khi thức dậy uống một cốc nước sôi để nguội có thể làm tăng cường khả năng giải độc của gan và bài tiết của thận, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng hạ thấp huyết áp và phòng bệnh nhồi máu cơ tim.

Theo: suckhoedoisong.vn*******************

Page 11: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 11

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

TẠO GIỐNG CÂY TỐT BẰNG ĐỘT BIẾN PHÓNG XẠ

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 về nghiên cứu đột biến tạo giống, theo Cơ quan năng

lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). 5 giống lúa phục vụ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhiều giống đậu tương và hoa được tạo ra từ phương pháp này.

Tạo giống năng suất cao, chống chịu sâu bệnh

TS Hoàng Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết, thời gian qua có nhiều ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, nhất là đột biến tạo ra các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao để trồng trên diện rộng, góp phần nâng cao sản lượng nông sản xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực.

“Nhiều giống cây trồng, vi sinh vật có giá trị kinh tế cao được tạo ra từ kỹ thuật bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ nông nghiệp” - TS Tuấn cho biết.

GS.TS Trần Duy Quý dẫn chứng, 3 giống lúa NPT3, BQ và TQ4 đều được chọn tạo nhờ phương pháp đột biến chiếu xạ bằng tia gamma nguồn Co60 ở dạng hạt khô, độ ẩm hạt 13%. Đây là giống siêu năng suất với các đặc điểm nổi trội như thời gian sinh trưởng ngắn (105 - 110 ngày trong vụ mùa; 130 - 135 ngày trong vụ xuân, năng suất bình quân đạt 9 - 10 tấn/ha). Giống NPT3 cứng cây, lá đứng phù hợp với khả năng thâm canh, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, đặc biệt các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng gạo đều vượt trội so với các giống đang sản xuất đại trà, kể cả lúa lai như Nhị ưu 86b, Thiên nguyên ưu 9…

“Bằng phương pháp chọn tạo giống đột biến, đến nay Việt Nam đã tạo được 78 giống cây trồng đột biến và đứng thứ 8 trên thế giới về thành tựu chọn giống đột biến. Năm 2014, các nhà khoa học Việt Nam giành 3 giải thưởng trong lĩnh vực đột biến tạo giống của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), trong đó có 1 giải “Thành tựu xuất sắc” cho Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam” – GS Quý cho biết.

Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cũng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công trong việc sử dụng bức xạ gamma gây đột biến tạo các loại giống cây và hoa mới phục vụ xuất khẩu. Công nghệ trồng nấm, đặc biệt là một số loại nấm dược liệu quý đã được nghiêu cứu hoàn thiện và chuyển giao quy trình cho nông dân áp dụng. Nhiều giống bưởi đường lá cam ở tỉnh Đồng Nai, chanh Lâm Đồng và sắp tới là nho Ninh Thuận theo hướng triệt tiêu hạt để nâng cao khả năng cạnh tranh… cũng được thực hiện thành công.

Đẩy mạnh ứng dụng trong nông nghiệpTừ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã

phê duyệt Quyết định số 775/QĐ-TTg về “Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp đến năm 2020”. Mục tiêu là tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng 2 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng; xây dựng được 10 phòng thí nghiệm ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ nghiên cứu; xây dựng 2 nhà máy sản xuất côn trùng tiệt sinh…

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, cho đến nay, việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp mới được triển khai 3 trong tổng số 6 lĩnh vực: Chọn tạo giống cây trồng, nông hóa, thổ nhưỡng; bảo quản và chế biến.

Tuy nhiên TS Tuấn cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nông nghiệp ở Việt Nam còn hết sức hạn chế, tự phát, chủ yếu mới có một số kết quả đáng kể bước đầu trong chọn tạo giống đột biến, chiếu xạ nông sản cho kiểm dịch thực vật.

Để đẩy mạnh việc ứng dụng năng lượng bức xạ trong nông nghiệp, GS Trần Duy Quý đưa ra kiến nghị, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn, tăng cường cơ sở vật chất cũng như khuyến khích đầu ra đối với các giống cây trồng tạo đột biến từ kỹ thuật này.

Nguồn: khoahocphattrien.vn***********************

Page 12: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

12 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh hội nhập

III. TÌM HIỂU VỀ HIỆP ĐỊNH HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nông, lâm,

thủy sản gia tăng được lợi nhuận, tận dụng được các cơ hội đến từ hội nhập kinh tế quốc tế, nâng tầm giá trị của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực này nhằm phát triển năng lực tài chính cho doanh nghiệp thực hiện ứng dụng công nghệ cao và giúp họ gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả.

Ảnh minh họa.Tình hình hoạt động của ngành nông,

lâm, thủy sảnVới khoảng 70% dân số sống ở nông thôn,

70% lực lượng lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) nhưng ngành này chỉ chiếm 17% cơ cấu nền kinh tế, chỉ có chưa đến 1% doanh nghiệp (DN) hiện đang hoạt động trong ngành. So sánh với lợi thế và tiềm năng của ngành NLTS Việt Nam thì số lượng các DN hoạt động trong ngành này là quá nhỏ bé.

Theo Tổng cục Thống kê, số DN ngành NLTS cũng có sự sụt giảm từ 3.740 DN năm 2014 còn 3.640 DN trong năm 2015, chiếm dưới 1% tổng số DN. Trong 8 tháng đầu năm 2016, số lượng DN đăng ký thành lập mới ngành NLTS tăng 1,7% với số vốn đăng ký tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, 96,6% DN ngành NLTS là DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Theo phân ngành, DN hoạt động nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp đến là thủy

sản và thấp nhất là lâm nghiệp. Đặc biệt, trong đó có khoảng 50% DN ngành NLTS có quy mô hoạt động siêu nhỏ (dưới 10 lao động). Đây chủ yếu là những DN mới được thành lập từ các cơ sở kinh doanh hoặc hộ kinh doanh lớn. Những DN này thường không có cơ cấu tổ chức rõ ràng, mô hình quản lý theo kiểu sơ khai và đặc biệt không có kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn.

Trong giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng DN NLTS đạt mức bình quân là 10,6%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng của DN nói chung là 10,9%/năm. Tỷ trọng DN NLTS có xu hướng giảm so với DN cả nước, từ mức 1,61% năm 2007 xuống còn 0,96% năm 2014. Về hiệu quả kinh doanh, các chỉ số phản ánh hiệu suất sinh lời của DN như hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA), hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), hiệu suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của DN NLTS cao hơn so với DN trong lĩnh vực khác.

ROA của DN NLTS năm 2010 đạt 15,1% và năm 2014 đạt 11,5% so với mức 3,4% của các DN nói chung trong cả 2 năm 2010, 2014. ROE của DN NLTS đạt 19,2% năm 2010, 14,5% năm 2014 so với tỷ lệ chỉ 6,2% năm 2010 và 6,6% năm 2014 của các DN nói chung. ROS của DN NLTS thường đạt trên 10,6% so với các DN nói chung chỉ đạt trên 4,5%.

Cùng với hiệu suất sinh lời tốt hơn, mức độ an toàn của việc sử dụng vốn cao hơn là nguyên nhân giúp tỷ lệ DN NLTS thua lỗ (35,1% năm 2014) thấp hơn so với các DN khác (44,8% năm 2014). Tuy nhiên, cũng lưu ý tỷ lệ các DN NLTS kinh doanh thua lỗ đã tăng nhanh từ 23,2% năm 2010 lên 35,1% năm 2014. Điều này cho thấy các DN NLTS vẫn đang gặp nhiều khó khăn. 

Trong  các DN NLTS, DN thủy sản nói chung có hiệu quả cao hơn so với DN nông nghiệp và lâm nghiệp. Theo kết quả điều tra năm 2014, tỷ lệ DN thủy sản thua lỗ là 22% thấp hơn DN nông nghiệp (48%), DN lâm nghiệp (37,5%). Các chỉ số ROA, ROE, ROS của DN thủy sản đạt tương ứng 19%, 20%, 10,1% cao hơn khá nhiều so với DN nông nghiệp và DN lâm nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ số về hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn của DN thủy sản cũng cao hơn DN nông và lâm nghiệp.

Page 13: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 13

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành NLTS đã giảm từ 55,1% năm 2005 xuống 49,5% năm 2010 và còn 44,3% năm 2015. Tổng số lao động thường xuyên làm việc trong các DN NLTS đến thời điểm 31/12/2014 là 267.053 người (chiếm 2,26% tổng số lao động trong DN cả nước). Trong đó có 33,56% lao động trong các DNNVV và 66,44% lao động trong các DN lớn. Bình quân mỗi DN NLTS đang sử dụng 69,5 lao động, cao gấp 2,4 lần số lao động bình quân trong DN cả nước nói chung. Số lao động bình quân trong DNNVV là 24,2 lao động và trong DN lớn là 1.334 lao động.

Năng suất lao động, hiệu suất sử dụng lao động của DN NLTS mặc dù tăng lên trong thời gian qua nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các DN khác. Doanh thu bình quân người lao động của DN NLTS chỉ bằng khoảng 1/5 so với DN lĩnh vực khác. Hiệu suất sử dụng lao động của DN NLTS chỉ đạt 3 lần so với 16,1 lần của DN năm 2010 và 4,4 lần so với 15,7 lần năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu NLTS 6 tháng đầu năm 2016 đạt gần 2,5 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, cà phê, tiêu, che, thủy sản, cao su, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, sắn và các sản phẩm từ sắn) ước đạt 7,32 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,33 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản

Trong thời gian qua, một loạt chủ trương chính sách đã được Chính phủ ban hành nhằm trợ giúp các DNNVV nói chung, DN ngành NLTS nói riêng vượt qua giai đoạn khó khăn. Cụ thể:

Chính sách tài chính hỗ trợ DNNVVChính sách thuế: Theo quy định của Luật

sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN, số 32/2013/QH13, DNNVV sẽ được hưởng mức thuế suất 20% thấp hơn so với mức thuế suất phổ thông là 22%.

Chính sách lãi suất: NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất, đối với các lĩnh vực ưu tiên trong đó có DNNVV, lãi suất thấp hơn từ 1 - 2% so với các lĩnh vực khác.

Chính sách bảo lãnh tín dụng: Hiện cả nước đã thành lập 25 Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV

do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý. Ngoài ra, Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.

Thành lập Quỹ Phát triển DNNVV: Đây được coi là một tổ chức tài chính đầu tiên của Nhà nước dành riêng cho DNNVV. Mục tiêu hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động và tạo động lực phát triển kinh tế.

Chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV liên kết chuỗi giá trị

Tiêu biểu có thể kể đến chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

Các chính sách ưu đãi về đất đai bao gồm: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Các chính sách hỗ trợ đầu tư bao gồm: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc gia cầm; hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc; hỗ trợ trồng cây dược liệu, hỗ trợ đầu tư nuôi trồng hải sản trên biển; hỗ trợ đầu tư cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm, thủy sản, chế biến cà phê; hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện ngheo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Hỗ trợ liên kết nông dân - DN theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg: Miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn; hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng.

Chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp như Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014. Hỗ trợ một phần lãi suất và hạn mức vay cao hơn trước cho DN thực hiện liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu.

Page 14: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

14 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch: Quyết định 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/09/2010, Quyết định số 68/2013/QĐ-TT ngày 14/11/2013; miễn tiền thuê đất xây dựng kho thóc chứa; hỗ trợ tín dụng cho thu mua tạm trữ; hỗ trợ tiếp cận tín dụng dài hạn, lãi suất ưu đãi cho đầu tư máy móc, thiết bị.

Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 55/2010/QH-12; Chính sách hỗ trợ việc áp dụng VIETGAP trong NLTS theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012.

Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thứcMặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ

DNNVV ngành NLTS gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng nhiều chính sách vẫn chưa đi vào cuộc sống bởi vẫn tồn tại một số khó khăn vướng mắc chủ yếu  sau:

Thứ nhất, mặc dù các chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV ngành NLTS đã tương đối là đầy đủ nhưng do thủ tục hành chính còn khá phiền hà, làm gia tăng chi phí của các DNNVV nông lâm thủy sản. Theo Báo cáo Tạo thuận lợi cho kinh doanh nông nghiệp 2016 của Ngân hàng Thế giới dựa trên điều tra 40 nước cho thấy, môi trường kinh doanh nông nghiệp Việt Nam ở dưới mức trung bình chung của các nước.

Thứ hai, các địa phương không bố trí đủ kinh phí để xây dựng hạ tầng cơ sở cho các dự án nông nghiệp, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khi thực hiện đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng các DN phải tự lo liệu vấn đề này. Với quy mô hoạt động nhỏ, vốn ít đây thực sự là một khó khăn cho các DNNVV ngành NLTS.

Thứ ba, nhiều DNNVV ngành NLTS vẫn khó khăn khi tiếp cận tín dụng do hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại nông thôn còn nhỏ, các ngân hàng thương mại vẫn lo ngại rủi ro cao khi cho vay đầu tư vào nông nghiệp. Chi phí giao dịch đối với các DNNVV đặc biệt là các DN nhỏ và siêu nhỏ là khá cao so với quy mô vốn của họ.

Thứ tư, các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đặc biệt lại là dự án của DNNVV rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vỗn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hoặc nguồn vốn ưu đãi của các nhà tài trợ. Theo quy định thì các dự án này là đối tượng được vay vốn ODA và các nguồn vốn hỗ trợ khác nhưng điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn vay ODA và nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài là rất chặt

chẽ, DN phải trải qua nhiều khâu thẩm định, thời gian dài làm tăng chi phí. Mặt khác, các dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp có tính rủi ro cao do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết, môi trường, khí hậu… do đó càng cản trở DNNVV ngành NLTS tiếp cận vốn ưu đãi từ nước ngoài.

Một số đề xuất, kiến nghị    Để có thể giúp DNNVV ngành NLTS gia

nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành Nông nghiệp Việt Nam, bài viết đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là,  để DNNVV ngành NLTS gia nhập hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, đòi hỏi các DNNVV phải có sự đầu tư lớn vào công nghệ để sản xuất hàng nông sản có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Việc khuyến khích và thu hút các DNNVV đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao phải gắn liền với đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hạ tầng về giao thông. Năng lực của phần lớn các địa phương còn yếu, 50/63 tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách và nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương, do đó để giải quyết bài toán về hạ tầng cơ sở cần sự giúp đỡ rất lớn từ ngân sách trung ương.

Hai là, phát huy hết vai trò của Quỹ Bảo lãnh DNNVV do UBND các tỉnh, thành phố quản lý, giúp các DNNVV ngành NLTS tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đặc biệt nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài để tăng cường năng lực tài chính giúp DNNVV ngành NLTS đầu tư mở rộng vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Ba là, Chính phủ và chính quyền các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính để DNNVV ngành NLTS dễ dàng tiếp cận hưởng các ưu đãi giảm chi phí tăng trong sản xuất kinh doanh.

Bốn là, mở rộng chương trình thí điểm cho vay đối với mô hình hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu tiến đến áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Năm là, trong điều kiện hội nhập kinh tế tế, các điều kiện khắt khe trong các hiệp định thương mại tự do, Nhà nước cần thông tin kịp thời và đầy đủ về các quy định trong các hiệp định thương mại và những thay đổi trong hội nhập

Theo: tapchitaichinh.vn*****************

Page 15: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 15

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

IV. KINH TẾ

Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua, nước ta đã từng bước

chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam tích cực và chủ động hội nhậpViệc gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 là

sự kiện mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. 

Triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW về hội nhập quốc tế, trong đó xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế.

Để thực hiện Nghị quyết 22/NQ-TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/05/2014 về chương trình hành động của Chính phủ với các mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực. Điều này cho thấy hội nhập quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong hành trình đổi mới đất nước.

Thực tế cho thấy, giai đoạn qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động trong đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với các đối tác. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định FTA với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, điển hình như Hiệp định FTA Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và hợp tác sâu. Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác.

Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN,

trong đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức mở ra vào ngày 31/12/2015. Việc tham gia ASEAN và thực hiện các cam kết quốc tế sẽ góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đồng thời làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

Giai đoạn 2016 - 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Trong đó, hầu hết các FTA Việt Nam đã ký kết thì mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN (ATIGA) với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 97%.

Xét về lộ trình, FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA năm 2018, tiếp đó là ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2020 và ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) năm 2021. Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá cao. Trong ATIGA đạt khoảng 93%, 84% số dòng thuế về 0%, 78% và ASEAN - Nhật Bản 62%. Còn 2 FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế như sau:

- Với EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO.

- Trong TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế đối với khoảng 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ đối với 86,5% số dòng thuế sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình giảm thuế cơ bản từ 4 -10 năm. Một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, Việt Nam cam kết lộ trình trên 10 năm hoặc hạn ngạch thuế quan.

Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến kinh tế Việt Nam

Page 16: S ÞKH HO ÌAVCÀC ÔNNGGBH ® ÆKC NS Ðkhcnbackan.gov.vn/upload/8552/20161205/Ban tin khoa hoc 11.pdfcác Sở KH&CN được kiện toàn theo quy định. Hoạt động KH&CN

16 BẢN TIN KINH TẾ - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở KH&CNChịu trách nhiệm nội dung:Ths. Lê Văn Thế - Phó Giám đốc Sở KH&CNThư ký: KS. Vũ Duy An - Trưởng phòng QL chuyên ngànhTrình bày: Hà Huy Dự - Phòng QL chuyên ngànhTrụ sở: Số 3 - Đường Trường Chinh - Thành phố Bắc Kạn - tỉnh Bắc KạnIn 400 cuốn, khổ 19 x 27 cm tại Công ty TNHH MTV In Bắc KạnGiấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT cấp ngày 25/01/2016của Sở Thông tin & Truyền Thông tỉnh Bắc Kạn

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam

Theo đánh giá, phạm vi, đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3 - 5 năm tới sẽ chạm dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu. Xét về tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, việc ký kết 2 Hiệp định quan trọng TPP và Việt Nam - EU tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Cụ thể:

-  Đối với xuất, nhập khẩu: Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. 

Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nếu như năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 111,3 tỷ USD thì tới năm 2015 con số này đã tăng khoảng 3 lần đạt 328 tỷ USD.

Các đối tác FTA của Việt Nam đều là đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỷ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế giới của Việt Nam hàng năm. Thương mại của Việt Nam với các đối tác đã và đang đàm phán luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam.

Thời gian tới, khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ và EU có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.

- Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

Năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng của các nhóm sản phẩm như máy vi tính, linh kiện điện tử, điện thoại tăng lên, chiếm tới 27,7% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

- Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết FTA như: Khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết trong các FTA thế hệ mới sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư...

- Đối với thu ngân sách nhà nước: Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA sẽ dẫn tới giảm nguồn thu NSNN đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đối với tổng thu NSNN về cơ bản là không lớn do:

Mặc dù giai đoạn 2015 - 2018, các Hiệp định thương mại đã ký kết với ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc bước vào giai đoạn cắt giảm thuế và xóa bỏ thuế quan sâu, song lộ trình cắt giảm thuế đã thực hiện từ nhiều năm nên không có ảnh hưởng đột ngột đến nguồn thu NSNN. Đối với TPP, nhập khẩu của Việt Nam từ các nước TPP chiếm khoảng hơn 20% tổng kim ngạch nhập khẩu, tuy nhiên, trong số 11 nước thành viên TPP, Việt Nam đã ký kết FTA với 6/11 nước, đồng thời nhập khẩu từ 5 nước còn lại chỉ chiếm khoảng hơn 5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Việc cắt giảm thuế quan trong TPP cũng như trong các FTA sẽ khiến cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đối tác tăng lên và do đó số thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu cũng tăng theo. Hơn nữa, chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm cũng tác động tích cực đến nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo: tapchitaichinh.vn******************