sÖÏ hieÄn dieÄn cuÛa cuÙa thaÙnh thaÀn trong taÂn...

71
1 HOÏC VIEÄN HOÄI DOØNG XITOÂ THAÙNH GIA Nieân Khoaù 2011-2015 SÖÏ HIEÄN DIEÄN CUÛA CUÙA THAÙNH THAÀN TRONG TAÂN ÖÔÙC LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP Sinh viên thc hin: M. Giacoâbeâ Nguyeãn Vónh Nghieâm Giáo sƣ hƣớng dn: Lm. M. Vinh Sôn Lieâm Nguyeãn Hoàng Thanh Ñan Vieän Thaùnh Maãu An Phöôùc 2015

Upload: others

Post on 23-Oct-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

HOÏC VIEÄN HOÄI DOØNG XITOÂ THAÙNH GIA

Nieân Khoaù 2011-2015

SÖÏ HIEÄN DIEÄN CUÛA CUÙA THAÙNH THAÀN

TRONG TAÂN ÖÔÙC

LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP

Sinh viên thực hiện:

M. Giacoâbeâ Nguyeãn Vónh Nghieâm

Giáo sƣ hƣớng dẫn:

Lm. M. Vinh Sôn Lieâm Nguyeãn Hoàng Thanh

Ñan Vieän Thaùnh Maãu An Phöôùc

2015

2

Lời tri ân

“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Trong tâm tình tri ân và tạ ơn, trƣớc tiên con cám ơn Thiên Chúa Ba Ngôi,

Đức Mẹ và thánh cả Giuse đã yêu thƣơng cho con làm ngƣời và gọi con làm

chứng nhân cho Chúa trong ơn gọi dâng hiến đan tu chiêm niệm. Thứ đến con

cám ơn Cha Bề Trên, Cha Viện Phó và tất cả anh em trong cộng đoàn đã cho con

theo đuổi chƣơng trình thần học. Trong bốn năm qua cộng đoàn đã hy sinh cho

con rất nhiều từ vật chất cho đến tinh thần, nhất là những lời cầu nguyện của anh

em để con có thời gian chu toàn việc học.

Con cũng cám ơn cha Giám Đốc, cha Phó và quí cha trong ban giám đốc đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi từ nơi ăn chốn ở, giáo sƣ và mọi sinh hoạt trong học

viện để con hoàn tất việc học cách tốt đẹp.

Em cũng cám ơn tất cả anh em đã cùng em sinh hoạt và học tập trong học

viện suốt thời gian qua. Cũng nhờ anh em một phần mà em đã hoàn tất nhiệm vụ

học tập của mình.

Con cũng không quên cám ơn tất cả những thân nhân và ân nhân đã động

viên, khích lệ và giúp đỡ con trong suốt thời gian học viện. Nhờ đó con có đủ

điều kiện tốt nhất để hoàn tất chƣơng trình thần học trong suốt bốn năm qua.

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ và thánh cả Giuse chúc lành và

ban muôn hồng ân cho Cha Bề Trên, cha Viện Phó, tất cả anh em trong cộng

đoàn, anh em trong học viện và các vị thân nhân cùng ân nhân của con.

Một lần nữa con chân thành cám ơn tất cả mọi ngƣời.

Con Giacôbê Nguyễn Vĩnh Nghiêm

Học viện XiTô Thánh Gia ngày 01 tháng 06 năm 2015

3

Nhận xét của giáo sƣ hƣớng dẫn

Hội thánh tin nhận Chúa Thánh Thần là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa (Ngôi Ba). Giáo

hội đang sống trong thời đại của Chúa Thánh Thần. Ngài luôn họat động trong lòng Giáo hội và

trên khắp địa cầu. Ngài là Đấng Bảo Trợ của Hội Thánh và các tín hữu. Vì thế, vai trò của Chúa

Thánh Thần rất quan trọng trong đời sống Giáo hội. Nhƣng trong thực tế, so với Chúa Cha và

Chúa Con thì Chúa Thánh Thần ít đƣợc Giáo hội nhắc tới và ngƣời kitô hữu cũng ít khi cầu

nguyện với Ngôi Ba Thiên Chúa. Vì thế, để làm nổi bật vai trò và hoạt động sống động của Ngôi

Ba Thiên Chúa Chúa trong lòng Hội thánh và trong đời sống kitô hữu mà nghiên cứu sinh đã

chọn đề tài nghiên cứu của mình là «Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong Tân Ước».

Nhƣng Chúa Thánh Thần là ai? Mặc khải Kinh Thánh cho ta biết gì về Chúa Thánh

Thần? Ngài có vai trò gì trong mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và trong Hội thánh? Hoạt động của

Ngài cụ thể nhƣ thế nào trong đời sống kitô hữu và trên thế giới? Qua tiểu luận này, độc giả sẽ

đƣợc biết về nguồn gốc, bản chất, vai trò, họat động và những hình ảnh biểu tƣợng khác nhau

của Chúa Thánh Thần theo mặc khải Kinh Thánh.

Mặc dù đề tài nghiên cứu của sinh viên mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kệ những đoạn

Kinh Thánh có liên quan và những suy tƣ thần học về Chúa Thánh Thần, chứ chƣa đi sâu vào

lãnh vực chú giải Kinh Thánh, nhƣng qua những gì sinh viên trình bày cũng giúp cho chúng ta

hiểu biết về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong lịch sử cứu độ, trong cuộc đời của Đức

Giêsu, trên các tông đồ, cũng trong trong Giáo hội.

Nhìn chung bài viết của sinh viên có nghiên cứu sâu rộng và trích dẫn rõ ràng theo

phƣơng pháp nghiên cứu biên soạn. Tài liệu tham khảo cũng khá dồi dào. Cách hành văn ngắn

gọn, súc tích. Phần dẫn nhập và phần kết sinh viên viết khá hay. Nội dung bài viết khá sâu rộng

và phong phú, nhƣng đề tài nghiên cứu của sinh viên mới chỉ dừng lại với mặc khải Kinh Thánh

Tân Ƣớc chứ chƣa triển khai sâu rộng về truyền thống và huấn quyền của Giáo hội, đặc biệt là

các giáo phụ và các thần học gia đã nói về Chúa Thánh Thần. Hy vọng sau này, sinh viên sẽ có

dịp đào sâu về những lãnh vực này. Dẫu sao, đây cũng là một công trình nghiên cứu có giá trị.

Đọc qua tiểu luận của sinh viên, độc giả sẽ hiểu biết và yêu mến Chúa Thánh Thần nhiều hơn.

Đặc biệt là nhận ra vai trò quan trọng và cần thiết của Ngôi Ba Chí Thánh trong đời sống Giáo

hội, trên thế giới và trong chính cuộc đời mình.

Học viện, ngày 31.05.15

Điểm: . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. Cist.

4

Mục lục

Dẫn nhập ..................................................................................... Error! Bookmark not defined.

DẪN NHẬP ...............................................................................................................................7

I. Định nghĩa ............................................................................................................................ 10

1. Từ nguyên ........................................................................................................................ 10

2. Các biểu tƣợng về Chúa Thánh Thần............................................................................ 11

3. Chúa Thánh Thần là một Ngôi Vị .................................................................................. 14

4. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa ................................................................................... 17

5. Các danh hiệu dành cho Chúa Thánh Thần .................................................................. 19

II. CHÚA THÁNH THẦN TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC MARIA........................................... 23

1. Khi Mẹ đƣợc thụ thai vô nhiễm nguyên tội .................................................................... 23

2. Khi Ngôi Hai Thiên Chúa thụ thai trong lòng Mẹ ......................................................... 24

3. Trong nhà Tiệc Ly và ngày lễ Ngũ Tuần ........................................................................ 25

III. CHÚA THÁNH THẦN TRONG CUỘC NHẬP THỂ CỦA ĐỨC KITÔ ...................... 26

1. Đức Kitô nhập thể bởi quyền năng Chúa Thánh Thần ................................................. 26

2. Chúa Thánh Thần thúc đẩy ông Simêon gặp Hài Nhi Giêsu ......................................... 27

IV. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ VỤ CÔNG KHAI CỦA ĐỨC GIÊSU.................. 29

1. Chúa Giêsu đƣợc Chúa Thánh Thần chứng nhận tại sông Giođan .............................. 29

2. Chúa Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa ................................................ 30

3. Đấng Mêsia đƣợc Chúa Thánh Thần xức dầu ............................................................... 32

5

4. Chúa Thánh thần trong thời gian rao giảng của Chúa Giêsu ....................................... 33

5. Tội phạm đến Chúa Thánh Thần ................................................................................... 35

6. Chúa Thánh Thần trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu .................................................. 37

V. CHÚA THÁNH THẦN HIỆN DIỆN SAU KHI CHÚA GIÊSU PHỤC SINH ................ 39

1. Chúa Giêsu phục sinh nhờ Thần Khí ............................................................................. 39

2. Hãy nhận lấy Thánh Thần .............................................................................................. 40

3. Chúa Thánh Thần làm sáng tỏ tội thế gian .................................................................... 41

VI. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ .................................... 43

1. Ngày lễ Ngũ Tuần ............................................................................................................ 43

2. Chúa Thánh Thần hoạt động trong lời nói và việc làm của các tông đồ ....................... 44

3. Nơi ông Phêrô .................................................................................................................. 45

3.1. Bài giảng đầu tiên ..................................................................................................... 45

3.2. Vợ chồng Khanania và Saphira ............................................................................... 46

4. Chúa Thánh Thần hoạt động nơi ông Stêphanô ............................................................ 47

5. Nơi ông Philipphê ............................................................................................................ 47

6. Chúa Thánh Thần trong hoạt động truyền giáo của ông Saolô và Banaba .................. 48

VII. CHÚA THÁNH THẦN TRONG CÁC THƢ CỦA THÁNH PHAOLÔ ....................... 50

1. Cuộc xung đột nội tâm .................................................................................................... 50

2. Luật Thần Khí ................................................................................................................. 51

3. Các đặc sủng .................................................................................................................... 53

6

VIII. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN ............................................. 56

1. Thần Khí nói .................................................................................................................... 56

2. Thần Khí và Tân Nƣơng nói ........................................................................................... 57

IX. CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI .............................................. 59

1. Thời đại Giáo Hội - thời đại của Chúa Thánh Thần ...................................................... 59

2. Tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu ............................................ 62

Kết luận ................................................................................................................................... 65

SÁCH THAM KHẢO ............................................................................................................. 69

7

DẪN NHẬP

Có dịp rảo qua các nhà sách Công giáo trong thành phố Hồ Chí Minh,

chúng ta nhận thấy dƣờng nhƣ các sách về tu đức, tâm lý, giáo dục, các thánh, đời

sống tâm linh chiếm một không gian rộng lớn, nhƣng khi tìm những sách viết về

Chúa Thánh Thần thì phải tìm một hồi lâu và có khi chẳng có cuốn nào. Thật sự

những sách viết về Chúa Thánh Thần rất ít và có lẽ đề tài về Chúa Thánh Thần

cũng ít ngƣời quan tâm.

Ngƣợc lại ngƣời ta nghiên cứu sâu rộng về mầu nhiệm Chúa Kitô. Rất

nhiều sách đã xuất bản về lãnh vực Kitô học, nhiều bài nghiên cứu về vai trò của

Chúa Kitô và các mầu nhiệm của Ngài. Đồng thời các bài viết và các bài giảng về

Đức Mẹ cũng đƣợc xuất bản rất nhiều. Biết bao nhiêu hội đoàn về Đức Mẹ, các

đền Đức Mẹ và các nơi hành hƣơng kính Đức Mẹ. Tuy nhiên những nghiên cứu

về Chúa Thánh Thần thì quả là khiêm tốn. Ngƣời ta ít nói về Chúa Thánh Thần và

các kitô hữu cũng rất ít khi nhớ về Ngài. Vì thế một vài năm trƣớc đây "một trong

những học giả danh tiếng nhất về Sách Thánh thuộc Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ

than phiền rằng công cuộc khảo cứu về Chúa Thánh Linh Được thực hiện quá

ít"1. Trong phụng vụ, một năm chỉ có một lễ dành cho Chúa Thánh Thần, đó là Lễ

Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ngoài ra chỉ khi nào có những cuộc hội họp,

những dịp tĩnh tâm thì ngƣời ta mới cử hành lễ về Chúa Thánh Thần để xin ơn soi

sáng và hƣớng dẫn của Ngài. Đó là cái nhìn sơ lƣợc về những ảnh hƣởng của

Chúa Thánh Thần nơi bề mặt, còn thần học nghiên cứu về Chúa Thánh Thần ra

sao? Một tác giả đã nói: "Ngày nay người ta bỗng nhận ra rằng, so với Phương

Đông, thần học Phương Tây đã đẩy vào bóng tối vai trò của Chúa Thánh Thần"2.

Thật thế "chẳng phải là không có lý do khi người ta gọi Chúa Thánh Thần là một

1 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Chúa Thánh Linh, Đấng ban sự sống và tình yêu, giáo lý dựa trên kinh tin kính,

tr. 16-17, chuyển ngữ: Nguyễn Đức Tuyên, Ngƣỡng Nhân Lƣu Ấu Nhi. 2 Sự linh ứng và các ơn của Đức Chúa Thánh Thần, viết theo LABOURDETTE, 1992, tr. 5

8

'Thiên Chúa không được biết đến'. Sự lãng quên Chúa Thánh Thần là một lời tố

cáo được gióng lên chống lại truyền thống Tây Phương cách riêng và quả đúng

là bộ ba Cha - Con - Thánh Thần đã bị thay thế trong tâm trí nhiều người bằng

bộ ba Cha - Con - Hội Thánh"3.

Tác giả Michel Rondet, dòng Tên đã nêu lên suy nghĩ của mình qua những

hàng sau đây: “Ngày nay người ta khó tưởng tượng làm sao Chúa Thánh Thần lại

không có chỗ đứng trong thần học Công Giáo lúc ấy, khiến cho một tác giả, vốn

gốc Tin Lành đã phải nói: “Khi bắt đầu nghiên cứu thần học Công Giáo, mỗi khi

chờ đợi người ta nói tới Chúa Thánh Thần thì tôi lại thấy nhắc tới Đức Maria;

những gì anh em Tin Lành chúng tôi nhất trí coi là hoạt động riêng của Chúa

Thánh Thần thì người ta lại gán cho Đức Maria. Đọc lại những tác phẩm thời ấy

hẳn độc giả cũng ngạc nhiên khi thấy có những khảo luận về Giáo Hội không

nhắc tới Chúa Thánh Thần, những bài triển khai về ân sủng không hề đề cập tới

Chúa Thánh Thần, những nghiên cứu về các bí tích chỉ nêu tên Chúa Thánh Thần

khi đề cập tới bí tích Thánh tẩy và Thêm sức. Tôi không biết quí vị đã nhận thức

đầy đủ vai trò và vị thế mà công đồng Vatican II trả lại cho Chúa Thánh Thần

trong thần học hay chưa”4.

Tuy nhiên sau công đồng Vatican II, một luồng gió mới đã thổi vào Giáo

Hội. Vì thế ngƣời ta đã tập trung nghiên cứu về Chúa Thánh Thần và các tác

phẩm về Ngài đã ra đời. Vào năm 1967 xuất hiện một sự mới mẻ trong Giáo Hội,

đó là phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Từ đó ngƣời ta cũng hiểu biết nhiều hơn về

Chúa Thánh Thần. Ngài cũng đƣợc tƣởng nhớ và tôn kính nhiều hơn.

3 WALTER KASPER - Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, tr. 408, chuyển ý: Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển,

SBD, nxb Đồng Nai. 4 MICHEL RONDET, SJ, Tường thuật mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Bản dịch tiếng việt của Câu Lạc Bộ

Dịch Thuật Đại Chủng Viện Hà Nội, tr. 79.

9

Cùng với chiều hƣớng đó, ngƣời viết cũng muốn dừng lại để tìm hiểu về

Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên đây không phải là một thiên khảo luận mà chỉ là

một sự tổng hợp nho nhỏ những dấu ấn, những tác động và những công trình của

Chúa Thánh Thần trong Tân Ƣớc để nêu bật vai trò của Ngài trong thời Giáo hội

sơ khai cho tới hôm nay.

Để tiện theo dõi ngƣời viết xin tạm thời nêu lên tiến trình của bài nghiên

cứu này. Trƣớc hết là những suy tƣ thần học về Chúa Thánh thần. Thứ đến là

những hoạt động của Ngài trong công trình cứu chuộc nhân loại, khởi đi từ mầu

nhiệm nhập thể đến biến cố tử nạn và phục sinh. Sau cùng là thời đại của Chúa

Thánh Thần với việc thiết lập Giáo hội tiên khởi, rồi đến những tác động của

Ngài trong Giáo hội cho đến hôm nay.

10

I. ĐỊNH NGHĨA

1. Từ nguyên

Danh từ "Thần Khí" trong tiếng la tinh là "Spiritus", tiếng Hy lạp là

"Pneuma" nghĩa là: khí, gió, hơi thở5. Theo cha Phan Tấn Thành, "danh từ Ruah

trong tiếng Do thái được dịch là Pneuma: là hơi thở, sức sống do Chúa ban, chứ

không theo tư tưởng Hy lạp quan niệm, đó là một cái gì thiêng liêng, không có

hình tượng" 6.

"Khi chữ "spiritus" là một danh từ chung thì được dịch là: tinh thần, thần

trí, tâm trí và tâm thần"7. Trong Tiếng Việt có ba chữ: Thánh Thần, Thánh Linh,

Thần Khí được dịch từ chữ Spiritus Sanctus8. Danh xƣng Spiritus sanctus đƣợc

dịch sang Tiếng Việt là: "Thần Khí Thánh". Thuật ngữ này nêu lên hai đặc tính

của Ngài là: "Thần Khí" nói về sức sống, sinh động, còn "Thánh" nghĩa là thuộc

về Thiên Chúa hoặc nguyên uỷ của sự thánh hoá" 9. Theo Điển Ngữ Thần Học

Thánh Kinh, Thần Khí là một từ mang nhiều ý nghĩa khác nhau. “Thần Khí luôn

nhằm chỉ yếu tố thiết yếu và không thể nhận ra trong một hữu thể, cái làm cho

sống động và xuất ra khỏi đó”10

.

Trong Tin Mừng Luca cũng không thấy thống nhất từ ngữ. Khi thì dùng từ

"Thánh Thần", lúc khác lại dùng từ "Thần Khí". Chẳng hạn khi nói về ông

Simêon thánh Luca viết: " Thánh Thần hằng ngự trên ông" (Lc 2,25), và " được

5 PHAN TẤN THÀNH, Mầu nhiệm Thiên Chúa, học viện Đa minh 2012, tr. 161.

6 Sđd, tr. 162.

7 Sđd, tr. 162.

8 Sđd, tr. 162.

9 Sđd, tr. 163.

10 PHÂN KHOA THẦN HỌC GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN THÁNH PIO X, ĐÀ LẠT, Điển Ngữ Thần Học

Thánh Kinh, quyển II, M-Y, vần T, tr. 70.

11

Thánh Thần linh báo cho biết..." (Lc 2,26); nhƣng câu sau lại viết: "được Thần

Khí thúc đẩy" ( Lc 2,27). Có nhiều tác giả khi viết về Ngôi Ba Thiên Chúa đều

dùng những từ khác nhau, có ngƣời thì dùng từ "Chúa Thánh Linh", ngƣời khác

thì "Thần Khí", ngƣời khác nữa là "Thánh Thần". Trong bài viết này ngƣời viết

xin dùng chữ "Chúa Thánh Thần" bởi đó là một danh từ thông dụng trong sách

sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.

2. Các biểu tƣợng về Chúa Thánh Thần

Có thể nói chƣa ai thấy hình dạng Chúa Thánh Thần ra sao cũng nhƣ không

ngôn từ nào có thể đủ sức miêu tả và trình bày về Ngài. Vì Chúa Thánh Thần là

một Đấng vô hình nên chẳng có danh hiệu nào có thể diễn đạt cách chính xác về

Ngài. Nhƣ thế phải chăng chúng ta sẽ thất vọng khi không thể trình bày các biểu

tƣợng về Chúa Thánh Thần? Kinh Thánh và truyền thống Giáo Hội đã cho chúng

ta những biểu tƣợng khác nhau về Chúa Thánh Thần nhƣ sau:

Nƣớc

Phải công nhận rằng nƣớc là một yếu tố thiết yếu không thể thiếu trong

cuộc sống. Nƣớc đƣợc dùng vào những mục đích khác nhau nhƣ: tắm rửa, ăn

uống, pha chế... Nƣớc không thể thiếu đối với cơ thể, vì ngƣời ta có thể nhịn ăn

chứ không thể nhịn uống. Do đó nƣớc cũng là nguồn phát sinh sự sống. Không có

nƣớc thực vật và sinh vật không thể trƣờng tồn. Vì thế nƣớc đƣợc thánh Gioan

dùng làm biểu tƣợng để nói về Chúa Thánh Thần, vì Chúa Thánh Thần là nguồn

phát sinh sự sống

Trong thông điệp “Chúa Thánh Thần”, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II

đã viết: “Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta cùng với sự sống mới, như lời

Đức Giêsu tiên báo và hứa trong ngày cuối long trọng của lễ Lều năm ấy: "Ai

khát hãy đến với Tôi, ai tin vào Tôi hãy đến mà uống. Như Kinh Thánh đã nói:

"Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống" (Ga 7,37). Thánh

Gioan giải thích tiếp: "Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào

12

Người sẽ lãnh nhận (Ga 7,39)"11

. Nƣớc này cũng đƣợc Chúa Giêsu nói đến trong

cuộc trò chuyện với ngƣời phụ nữ xứ Samari khi Ngài nói về một mạch nƣớc vọt

lên đem lại sự sống đời đời (Ga 4,14)12

. Trong cuộc trò chuyện với ông Nicôđêmô

ban đêm, Chúa Giêsu cũng nói với ông phải tái sinh “bởi nƣớc và Thần Khí” mới

đƣợc vào nƣớc Thiên Chúa (Ga 3,5). Ở đây “Nước là biểu tượng thường xuyên

của Thần Khí, cho nên có thể nói: „sinh bởi nước và Thần Khí‟ chứ không phải

sinh bởi nước và sinh bởi Thần Khí như bởi hai yếu tố khác nhau”13

.

Xức dầu

Việc xức dầu đã đƣợc thực hiện nơi chính Đức Giêsu. Ngài đã trở thành

Đấng Mêsia hay Kitô, nghĩa là Đấng đƣợc xức dầu nhờ Thánh Thần (Lc 4,18).

Xức dầu có nghĩa là một hành động thánh hiến để trao phó cho một sứ vụ cao cả.

Trong Cựu Ƣớc chúng ta thấy rõ ý nghĩa của hành vi xức dầu này nơi ngôn sứ

Isaia khi ông viết: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong

tôi, sai tôi đi loan báo tin mừng cho người nghèo khó" (Is 61,1-2). Thánh Gioan

cũng nói đến hình ảnh dầu này nhƣ sau: “Anh em đã nhận được dầu do từ Đấng

Thánh và thứ dầu đó tồn tại trong anh em vì dầu của Người dạy dỗ anh em mọi

sự, mà dầu ấy dạy sự thật chứ không phải sự dối trá” (1Ga 2, 20.27).

Lửa

Chúng ta thấy biểu tƣợng này trong sách Công Vụ Tông Đồ vào dịp lễ Ngũ

Tuần, Chúa Thánh Thần đã: “Xuất hiện giống như hình lưỡi lửa tản ra rồi đậu

xuống trên từng người một và ai nấy đều được đầy tràn ơn Thánh Thần” (Cv 2,3-

4). “Trong Kinh Thánh, lửa tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa (Xh

3,1), sức mạnh của Thiên Chúa (1V 18,38-39), chức năng che chở và hướng dẫn

11 ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 1.

12 FILIPE GOMEZ NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần - một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần,

thần học tín lý 5, An Tôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 80. 13

Lm. HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tin Mừng theo Gioan, tập II, tái sinh bởi Thần Khí, nxb Tôn Giáo, 2000,

tr. 47.

13

của Thiên Chúa (Xh 13,21), cũng như sự phán xét của Thiên Chúa (Dt 12,29).

Các giáo phụ coi biểu tượng này như là một hình ảnh tượng trưng cho Chúa

Thánh Thần. Lửa là một dấu hiệu đi kèm với cuộc thần hiện trên núi Sinai trong

cuộc đàm đạo giữa Giavê và ông Môsê" (Xh 18,9)”14

. Chúng ta cũng gặp thấy

hình ảnh lửa trong Tin Mừng khi ông Gioan Tẩy Giả loan báo Đấng Mêsia sẽ đến

và làm phép rửa cho dân chúng “trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11). Chính ông

cũng xuất hiện trong “thần khí và uy quyền của ông Elia” (Lc 1,17). Sách Huấn

Ca cũng cho biết vị ngôn sứ đã “xuất hiện chẳng khác nào ngọn lửa với lời nói ra

tựa đuốc cháy bừng bừng” (Hc 48,1).

Áng mây và ánh sáng

Hai hình ảnh này luôn đi đôi với nhau. Chúng ta thấy hai hình ảnh này

trong sách Xuất hành khi cột lửa soi sáng cho dân chúng ban đêm và cột mây che

nắng ban ngày để họ có thể đi cả ngày lẫn đêm trong sa mạc (Xh 14,19-20).

Trong biến cố truyền tin thánh Luca cũng nói tới hình áng mây, đó là quyền năng

Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà (Lc 1,35 ). Trong biến cố biến hình trên núi Ta

Bo hình ảnh đám mây một lần nữa lại xuất hiện, “và kìa có đám mây bao phủ các

ngài” (Mt 17,5). Lúc Chúa Giêsu lên trời hình ảnh đám mây cũng đƣợc thánh

Luca nhắc đến “ và có đám mây bao phủ Ngài (Cv 1,9). Nhƣ thế, “Biểu tượng đó

cũng giúp nhận biết rằng Thần Khí vừa là Đấng hiện diện che chở, là ánh sáng,

là giọng nói ủi an, thêm sức, vừa là tiếng sấm gầm vang, ánh chớp chói lòa, hay

ngọn lửa hừng hừng thiêu đốt”15

.

Sau áng mây và ánh sáng có một hình ảnh rất quen thuộc thƣờng đƣợc

Giáo Hội dùng làm biểu tƣợng của Chúa Thánh Thần, đó là chim bồ câu.

14 Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần - một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, thần

học tín lý 5, AnTôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 82-83. 15

Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần - một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, thần

học tín lý 5, An Tôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 84.

14

Chim bồ câu

Hình ảnh này rất phổ biến để chỉ Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Giêsu chịu

phép rửa tại sông Giođan, Thánh Thần ngự xuống trên Ngài dƣới hình chim bồ

câu (Mt 3,16). Từ đó hình ảnh chim bồ câu thƣờng dùng để chỉ về Chúa Thánh

Thần trong các ảnh tƣợng Kitô giáo. Nhƣng tại sao ngƣời ta lại dùng biểu tƣợng

chim câu mà không dùng hình ảnh khác làm biểu tƣợng cho Chúa Thánh Thần?

Trong sách Sáng Thế có nói đến hình ảnh chim bồ câu. Để biết xem nƣớc hồng

thủy đã rút tới đâu, ông Noe đã thả một con chim bồ câu và nó mang về cho ông

một nhánh Ôliu (St 8,8-12). Nhƣ thế “vai trò của chim bồ câu, tức là sứ vụ của

Thần Khí hướng đến con người - cũng cốt ở việc làm cho nhận ra Con Chiên,

giúp khám phá ra hình ảnh Đức Kitô. Thần Khí là Thiên Chúa vô hình tuyệt đỉnh;

Đức Kitô là Thiên Chúa trở nên hữu hình. Thần Khí, Đấng bay là trên mặt nước,

sưởi ấm cõi đất bằng sức dịu dàng lan tỏa, trong khi đó, Ngôi Lời soi sáng, minh

định, cùng biểu lộ cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa trong một dạng thức cụ thể,

hữu hình”16

.

3. Chúa Thánh Thần là một Ngôi Vị

Nhiều ngƣời nghĩ rằng không mấy quan trọng khi khẳng định Chúa Thánh

Thần là một ngôi vị nhƣng trong trong thực tế, Chúa Thánh Thần là một Ngôi vị,

một Quyền năng và Uy lực. Dù ý thức hay không nhiều ngƣời cho rằng Ngài đơn

thuần chỉ là Quyền năng. Nếu Chúa Thánh Thần không có một ngôi vị riêng biệt,

không phải là một Ngôi vị Thiên Chúa thì cũng không có Ba Ngôi17

. Quả thật

"Chúa Thánh Thần không chỉ là Đấng vô hình, một Ngôi vị đã từng bị quên lãng,

16 Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần - một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, thần

học tín lý 5, An Tôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 88. 17

Ở đoạn này ngƣời viết đã lấy từ bài viết của một tác giả ngoại quốc nhƣng hiện nay không còn nhớ trang

web nữa.

15

nhưng hơn thế Ngài là Đấng hữu hình, hiện diện và hoạt động gần kề với chúng

ta nhất"18

.

Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu nhắc đến Chúa Thánh Thần nhƣ một

Ngôi vị cụ thể nhƣ sau: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một

Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà

thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy mà cũng chẳng biết Người”

(Ga 14,16-17). Chúa Giêsu còn nói về Chúa Thánh Thần nhƣ là Đấng dạy dỗ:

“Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ

dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh

em” (Ga 14,26). Ngài còn cho thấy Chúa Thánh Thần nhƣ một chứng nhân: “Khi

Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người

là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga

15,26). Nhƣ vậy Chúa Giêsu xác nhận Chúa Thánh Thần là một ngôi vị, một “ai

đó” chứ không phải là một “cái gì đó”.

Sách Công Vụ Tông Đồ cũng nói về ngôi vị Chúa Thánh Thần khi cho biết

chính Ngài lên tiếng: "Một hôm đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn

chay, thì Thánh Thần phán bảo: "Hãy dành riêng Banaba và Saolô cho Ta, để lo

công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm" (Cv 13,2). Ở chỗ khác thánh Phaolô

cho ta biết sự hiện diện thƣờng xuyên của Chúa Thánh Thần trong hoạt động

truyền giáo của Ngài khi nói: "Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc" (Cv 20,22) và

"Thánh Thần luôn khuyến cáo" thánh nhân là gian nan và xiềng xích luôn chờ đợi

ngài (Cv 20,23).

Chúa Giêsu còn khẳng định Chúa Thánh Thần là “Thần Khí sự thật”, Ngài

có vai trò hƣớng dẫn các tin hữu tới sự thật trọn vẹn nhƣ Chúa Giêsu muốn: “Khi

nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ

18 HOÀNG QUÍ, Chúa Thánh Linh - quà tặng tuyệt vời, phụng sự, 1998, tr. 38.

16

không tự mình nói điều gì nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và

loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì

Người sẽ lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,13-14). Nhƣ

vậy thánh Gioan nhấn mạnh đến tính cách chủ vị của Chúa Thánh Thần. Ngài

xuất hiện nhƣ một chủ thể hành động giống nhƣ Chúa Giêsu, đồng thời còn cho

thấy mối liên hệ mật thiết Giữa Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần trong chƣơng

trình cứu độ loài ngƣời. Có thể nói Chúa Thánh Thần cùng làm việc với Chúa

Giêsu nhƣ Tin Mừng đã khẳng định: “Khi người ta đưa anh em ra trước hội

đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền thì anh em

đừng lo phải bào chữa làm sao hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh

Thần sẽ dạy anh em biết những điều phải nói” (Lc 12,11-12).

Ngoài ra Chúa Giêsu còn mạc khải Chúa Thánh Thần nhƣ một “dòng nước

hằng sống” mà ai tin vào Ngài sẽ nhận đƣợc. Thật thế thánh Gioan kể lại: “Hôm

ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều và là ngày long trọng nhất. Đức Giêsu đứng trong

Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng: Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà

uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước

hằng sống. Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh

nhận. Thật thế bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưa được tôn

vinh" (Ga 7,37-39). Chƣa hết chúng ta thấy Chúa Giêsu còn khuyên ngƣời ta

không chỉ đơn thuần thờ phƣợng Thiên Chúa Cha mà còn thờ phƣợng Ngài trong

Chúa Thánh Thần nữa. Thật vậy: “Giờ đã đến và chính là lúc này đây - giờ

những người thờ phượng đích thực phải thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và

sự thật, vì Thiên Chúa tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa

là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và

sự thật” (Ga 4,23-24).

Nhƣ thế chúng ta thấy Chúa Thánh Thần đích thực là một Ngôi Vị. Tuy

nhiên, Ngài thật sự là một Ngôi vị rất khiêm tốn, vì Ngài không hề nói về mình.

17

Đó quả là một nghịch lý đến mức không thể hiểu nổi. Thật vậy: “Nghịch lý của

Thần Khí đạt tới tột đỉnh ở điểm này, một Ngôi Vị thần linh tự khẳng định chính

mình một cách mãnh liệt bằng cách xóa bỏ minh đi trong hiệp thông toàn diện

của bản thân. Nghịch lý ấy là căn nguyên của mọi nghịch lý khác: nghịch lý về

sức mạnh, sự sống tỏa ra trong thái độ từ bỏ mình, chiến thắng trong hy sinh, sát

tế. Sự dấu mình này biểu thị trong các hình ảnh Thần Khí sử dụng để tự giới thiệu

mình, Ngài là hơi thở, là mãnh lực, nước và lửa: những hình ảnh vô tri. Không

bao giờ Ngài dùng tiếng “Tôi” để đối diện với Chúa Cha và Đức Kitô: Ngài ở

tận đáy thẳm của các vị này; Ngài chính là mầu nhiệm hiện thân mà các Vị sống,

mầu nhiệm trong đó hai Vị là Cha và Con trong sự duy nhất tuyệt đối”19

.

Ngoài ra chúng ta cần biết rằng: “Thần Khí Tình Yêu như là Ngôi Vị, và

trong tư cách hằng làm cho Đấng hằng yêu thương với Đấng hằng được thương

yêu hiệp nhất với nhau và mở toang tình yêu của các Ngài ra trong tự do, Thần

Khí hằng ở trong quan hệ với Cha và Con như được ban tặng bởi Cha trong tự

do. Trong nhãn giới này, các Ngôi vị thần linh xuất hiện ra như là ba Đấng, mà

vốn vẫn hằng làm cho tình yêu vĩnh hằng hoạt động, trên cơ sở quan hệ vĩnh

hằng tình yêu giữa các Ngài với nhau”20

.

Cuối cùng sách Khải huyền cũng khẳng định Chúa Thánh Thần nhƣ một

ngôi vị đƣợc mạc khải: “Ai có tai thì nghe lời Thần Khí phán dạy các giáo

đoàn”(Kh 2,7; 2,11; 3,13; 3,22).

4. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa

Có thể nói trong Kinh Thánh Tân Ƣớc, Chúa Thánh Thần rất ít khi lên

tiếng. Dƣờng nhƣ Ngài để cho những ngƣời khác nói về Ngài mà thôi. Tuy nhiên

chúng ta vẫn khẳng định Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngài có một vị trí rất quan

19 F.x DURWELL, CSsR, Hiểu và sống mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa, nxb Tôn Giáo, tr. 243, chuyển

dịch P. Vũ Văn Thiện. 20

BRUNO FORTE, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một lịch sử (khảo luận về Thiên Chúa của Đức

Kitô), nxb Tôn Giáo, tr. 205-206, chuyển ngữ: Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung.

18

trọng trong Ba Ngôi và vai trò của Ngài rất cần thiết cho Giáo hội và xã hội qua

mọi thời và trong mọi nơi. Thật vậy: “Giữa Cha và Con, Thánh Thần là quan hệ

thần linh thứ ba, quan hệ giữa những quan hệ của Cha và Con, vì thế là quan hệ

của các quan hệ, và như vậy là một quan hệ mới vĩnh hằng của Thiên Chúa với

Thiên Chúa. Thần Khí, nhiệm xuất từ Cha và từ Con, chính là Đấng, trong khi

vẫn giữ tư thế biện phân, ngay từ đầu đã làm cho sự hiệp nhất hữu thể thần linh

đích thị là tình yêu”21

. Ngoài việc hiệp nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa

Thánh Thần còn là ân sủng dạt dào của Thiên Chúa bởi vì: “Thần Khí là Thiên

Chúa vì là sự chan chứa dạt dào thuần túy, là Thiên Chúa vì là sự đầy tràn đến

tràn bờ tình yêu và ân sủng”22

. Công đồng Constantinople năm 381 chống lại

những ngƣời phủ nhận thần tính của Chúa Thánh Thần khi khẳng định: “Thần khí

có cùng cương vị thần linh ngang hàng với Cha và Con, cùng với các Ngài, Thần

Khí nhận được cùng sự tôn thờ và sự tôn vinh như là Đức Chúa, Đấng ban sự

sống”23

. Công đồng còn tuyên tín mạnh mẽ hơn khi giải thích: “Ngôi Cha thế nào

thì Ngôi Con cũng vậy, Thánh Thần cũng vậy; Ngôi Cha là phi thọ tạo, Ngôi Con

cũng phi thọ tạo, Thánh Thần cũng phi thọ tạo; Ngôi Cha vô biên, Ngôi Con cũng

vô biên, Thánh Thần cũng vô biên; Ngôi Cha vĩnh cửu, Ngôi Con cũng vĩnh cửu,

Thánh Thần cũng vĩnh cửu; thế nhưng không có ba Đấng Vĩnh cửu mà chỉ có một

Đấng Vĩnh cửu duy nhất; cũng vậy không có ba Đấng phi thọ tạo, không có ba

Đấng vô biên, mà chỉ có một Đấng phi thọ tạo duy nhất, một Đấng vô biên duy

nhất, phi thọ tạo. Cũng vậy Ngôi Cha toàn năng, Ngôi Con cũng toàn năng,

Thánh Thần cũng toàn năng, mà chỉ có một Đấng toàn năng duy nhất. Như vậy

Ngôi Cha là Thiên Chúa, Ngôi Con cũng là Thiên chúa, Thánh Thần cũng là

21 BRUNO FORTE, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một lịch sử (khảo luận về Thiên Chúa của Đức

Kitô), nxb Tôn Giáo, tr. 179, chuyển ngữ: Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung. 22

Sđd, tr. 182. 23

Sđd, tr. 187.

19

Thiên Chúa, thế nhưng không có ba Thiên Chúa mà chỉ có một Thiên Chúa duy

nhất. Cũng vậy Ngôi Cha là Đức Chúa, Ngôi Con cũng là Đức Chúa, Thánh

Thần cũng là Đức Chúa, thế nhưng không có ba Đức Chúa mà chỉ có một Đức

Chúa duy nhất”24

.

Chúng ta biết rằng: “Trong sự sống của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi,

Thần Khí cũng là Đấng cho phép có được tình yêu trong tự do: Thần Khí là ái

hữu, là Đấng ở bên kia Đấng được yêu thương, trong tình yêu vô cùng phong phú

dạt dào và nhưng không”25

. Tuy nhiên “Chúa Thánh Thần không hoàn toàn đồng

nhất với Chúa Cha hay Chúa Con, đồng thời cũng không phải là hữu thể trung

gian giữa Thiên Chúa và chúng ta, nhưng là cách thức Thiên Chúa tự thông ban

cho chúng ta, cách thức mà Thiên Chúa hiện diện nơi con người chúng ta vừa vô

cùng sâu thẳm, vừa siêu việt ngàn trùng”26

.

Tóm lại Chúa Thánh Thần đã đƣợc biết đến nhƣ “Là sự khôn ngoan của

Thiên Chúa, là Đấng Bảo Trợ, là Nước Hằng Sống, là Sương Trời, là Bảo Chứng

phần rỗi, là thang bắc tới trời, là Ngón tay Thiên Chúa. Thật vậy, Thánh Thần

mạc khải Ngôi Lời. Không có Thánh Thần làm sao thấy được Ngôi Lời, cũng như

không có Chúa Con làm sao đến với Chúa Cha. Trí tuệ của Cha chính là Chúa

Con và chúng ta biết Chúa Con nhờ Thánh Thần”27

.

5. Các danh hiệu dành cho Chúa Thánh Thần

Chúng ta ít thấy danh hiệu nào xứng đáng dành cho Chúa Thánh Thần

nhƣng dựa vào Kinh Thánh chúng ta thấy có những danh hiệu nhất định và đƣợc

coi là thích đáng cho Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngƣời ta có thể gọi Ngài là Tình Yêu,

24 HERVERT VORGRIMLER, Thiên Chúa luận qua các tác giả, dẫn nhập, tuyển chọn và giới thiệu trong bộ

Texte zur theologie dogmatik, tr. 86-87. 25

Sđd, tr. 217. 26

JOSEPH RATZINGER ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay,

nxb Tôn Giáo, tr. 168. 27

Lm. Fx. TÂN YÊN, Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi (DE TRINITATE), Khảo Luận Thần Học, nxb Phƣơng

Đông, tr. 87-88.

20

Ân Huệ. Tuy nhiên chúng ta thấy Chúa Thánh Thần đƣợc gọi bằng nhiều tên theo

chức năng hơn theo bản tính. Điều đó đƣợc gặp thấy rất nhiều trong thánh Kinh

và phụng vụ Giáo hội.

Trƣớc hết là Thần Khí Sáng Tạo: danh xƣng này nêu bật vai trò sáng tạo

của Ngài trong thế giới. Một số đoạn Kinh Thánh cho chúng ta thấy điều đó nhƣ:

“Sinh khí của Ngài, Ngài gửi tới và chúng được dựng nên và Ngài đổi mới mặt

đất này” (Tv 140,30). Trong sách Sáng Thế cũng nói: “Thần Khí Thiên Chúa bay

lượn trên mặt nước” (St 1,2). Thần học và truyền thống Kitô giáo cũng nhìn nhận

đây là hoạt động của Chúa Thánh Thần28

.

Thứ đến là Quyền Năng Đấng Tối Cao: Chúng ta gặp thấy hạng từ này

trong Tin Mừng Luca nhƣ sau: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng

Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là

Con Thiên Chúa” (Lc 1,38) 29

.

Thần Khí Sự Sống hay Thần Khí Ban Sự Sống: danh hiệu này muốn nói

lên quyền năng của Chúa Thánh Thần làm cho mọi loài sống động và hiện hữu.

Thánh Phaolô khẳng định Thần Khí làm cho ngƣời ta trở nên tự do, không còn bị

nô lệ nữa: “Giờ đây những ai ở trong Đức Kitô Giêsu thì không còn bị lên án

nữa, thật vậy luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu đã giải thoát

tôi khỏi luật của tội và sự chết” (Rm 8,1-2). Hành động ban sự sống của Thần Khí

đạt tới đỉnh cao là sự phục sinh của Đức Kitô và phục sinh cả chúng ta nữa nhƣ

lời thánh Phaolô nói: “Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã

làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại

28 Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần - một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, thần

học tín lý 5, An Tôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 69. 29

Sđd, tr. 70.

21

từ cõi chết cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm

cho thân xác anh em được sự sống mới” (Rm 8,11)30

.

Thần Khí Của Lời Hứa: Trong thƣ Êphêsô thánh Phaolô nói về “Thánh

Thần, Đấng Thiên Chúa hứa ban”(Ep 1,3) và trong thƣ Galát Ngài cũng nói về

“Lời hứa ban Thần Khí”(Gl 3,14). Sách Công Vụ Tông Đồ cũng đề cập tới việc

“ban Thánh Thần đã hứa, Thánh Thần mà Đấng Phục Sinh đã nhận lãnh từ nơi

Cha”(Cv 2,33) 31

.

Thần Khí Ban Ân Sủng: danh hiệu này đƣợc thƣ Do Thái nói tới khi nhắc

nhở tín hữu rằng: “Những ai chà đạp Con Thiên Chúa thì xúc phạm đến máu

Giao Ước đã thánh hiến mình và nhục mạ Thần Khí ban ân sủng” (Dt 10,29).

Sách tiên tri Dacaria cũng từng nói: “Ta sẽ đổ xuống cho nhà Đavít... Thần Khí

ban ân sủng, giúp chúng biết sống đẹp lòng Ta và tha thiết cầu nguyện và chúng

sẽ ngước nhìn lên Đấng chúng đã đâm thâu, và chúng sẽ khóc than Người như

người ta khóc than đứa con một...”(Dcr 12,10)32

.

Thần Khí Sự Thật: đây là danh xƣng chính Chúa Giêsu nói tới trong Tin

Mừng Gioan: "Thần Khí Sự Thật, Đấng mà thế gian không đón nhận vì thế gian

không thấy và cũng chẳng biết Người" ( Ga 14,17). Ở chỗ khác Chúa Giêsu cũng

nói: "Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật vẹn toàn"

(Ga 16,13). Chúa Thánh Thần còn làm cho những chân lý trong Giáo Hội trở nên

xác thực, gọi một cách ngắn gọn là "hỗ trợ". Sở dĩ Ngài đƣợc gọi là Thần Khí Sự

Thật vì Ngài phát xuất từ nguồn sự thật là Chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngài mạc

30 Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần - một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, thần

học tín lý 5, An Tôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 71 31

Sđd, tr. 71. 32

Sđd, tr. 71.

22

khải những gì bí ẩn nơi Thiên Chúa (1Cr 2,10). Ngài đối lập với tà thần là sự gian

dối, tức là ma quỉ (Ga 8,44)33

.

Thần Khí Ban Ơn Làm Nghĩa Tử: Danh hiệu này đƣợc thánh Phaolô dùng

trong thƣ gửi tín hữu Rôma nhƣ sau: “Thần Khi mà anh em đã lãnh nhận không

phải là tinh thần nô lệ khiến anh em phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm

cho anh em nên nghĩa tử nhờ đó chúng ta được kêu lên Abba: Cha ơi”(Rm 8,15).

Trong thƣ gửi tín hữu Galat thánh nhân cũng nói: “Để chứng thực anh em là con

cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu

lên Abba: Cha ơi” (Gl 4,6). Thánh Gioan cũng khẳng định rằng chúng ta nhận

đƣợc ơn làm con cái Thiên Chúa là do Thần Khí (1Ga 3,2). Nhƣ thế cũng nhƣ

Thần Khí làm cho Ngôi Lời trở nên xác phàm trong cung lòng Đức Maria thì

Ngài cũng làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội.

Thật vậy nhờ Ngài chúng ta mới có khả năng tuyên xƣng “Đức Giêsu Kitô là

Chúa” (1Cr 12,3)34

.

Đấng Bảo Trợ - Parakletos: Trong Tin Mừng thứ tƣ hạng từ này cũng đƣợc

hiểu theo nghĩa là một “Đấng Bảo Trợ Khác” (Ga 14,16), Ngƣời đang sống giữa

thế gian và đang ở với các môn đệ. Ngoài ra khi dùng từ Parakletos ngƣời ta cũng

có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhƣ: đấng Bầu Chữa, Đấng An Ủi, Đấng

Trạng Sƣ (Ga 14,16; 15,26; 16,7). Chính vì vậy thánh Phaolô nói rằng “Thần khí

giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào

cho phải, nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng

rên siết khôn tả” (Rm 8,26)35

. Tóm lại Chúa Thánh Thần đƣợc gọi dƣới nhiều

danh hiệu khác nhau. Mỗi danh xƣng nói lên một vai trò hay sứ vụ đặc biệt của

33 Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần - một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, thần

học tín lý 5, An Tôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 72. 34

Sđd, tr. 73. 35

Sđd, tr. 77.

23

Ngài trong mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng nhƣ trong chƣơng cứu độ nhân

loại.

II. CHÚA THÁNH THẦN TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC MARIA

Có thể nói nhƣ thánh Phanxicô Assi rằng Đức Maria là vị Hôn Thê của

Chúa Thánh Thần. Từ nơi tâm hồn rất tinh tuyền của Mẹ, Chúa Thánh Thần có

thể đổ mọi ân sủng của Ngài vào đó và Mẹ đƣợc đầy tràn mọi ơn Chúa Thánh

Thần nhƣ trong thông điệp Mystici corporis, đức thánh cha Piô XII đã khẳng

định: "Linh hồn mẹ cực thánh hơn tất cả mọi thụ tạo do Thiên Chúa, Mẹ được

tràn đầy Thần Khí của Đức Kitô"36

, nhờ đó linh hồn Mẹ trở nên kiệt tác của sự

trọn hảo, khiến Thiên Chúa vô cùng say đắm. Hơn nữa Mẹ không còn ƣớc ao gì

hơn là Thiên Chúa, cho nên Mẹ nhận đƣợc dƣ tràn ân huệ Thiên Chúa. Thật vậy

“Chúa Thánh Thần tác động trên Đức Mẹ dưới khía cạnh sự thanh bần của Phúc

Âm: Chúa Thánh Thần lôi cuốn Mẹ Maria đến với Thiên Chúa, làm cho Mẹ hạnh

phúc đến mức độ Mẹ không còn tha thiết, không còn ham muốn, không còn chờ

đợi điều gì khác ngoài Thiên Chúa. Đó là mối phúc thứ nhất, có thể bao gồm các

mối phúc thật khác trong đó: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”37

.

Chúng ta có thể nói rằng Chúa Thánh Thần đã chiếm trọn tâm hồn Mẹ

trong ba trƣờng hợp sau đây:

1. Khi Mẹ đƣợc thụ thai vô nhiễm nguyên tội

Ngay từ giây phút đầu tiên này, Chúa Thánh Thần đã chiếm trọn tâm hồn

Mẹ và dành riêng Mẹ để Mẹ trở nên Hiền Thê của Ngƣời, miễn cho Mẹ khỏi mọi

vết nhơ tội lỗi và thoát khỏi quyền lực của con rắn xƣa. Nhƣng chúng ta cũng có

thể hiểu, trƣớc khi ngự vào lòng Mẹ qua hình hài Đấng Cứu Thế thì Chúa Thánh

36 LUDWIG OTT, nguyên tác: Grundriss der katholischen DOGMATIK siebte, verbessert Auflage, Herder

1965, tín lý I, Đại chủng viện thánh Giuse 2003, tr. 389, bản dịch việt ngữ: Lm Augustinô Nguyễn Văn Trinh. 37

Gm. PHAOLÔ BÙI VĂN ĐỌC, Tôi biết tôi đã tin vào ai, nxb Tôn Giáo, tr. 212.

24

Thần đã từng hiển ngự nơi tâm hồn Mẹ để thánh hóa Mẹ bằng ân sủng của Ngƣời.

“Như thế ngay khi Mẹ được thụ thai vô nhiễm nguyên tội, Mẹ đã là nơi ở xứng

đáng nhất của Chúa Thánh Thần, như chưa từng bao giờ đã có giữa các thụ tạo

trong sạch nhất. Cũng như mọi sông rạch tưới cho trái đất đều đổ về và mất hút

đi trong biển cả thì tất cả những sự trào tràn của Chúa Thánh Thần, chia ra và

tràn ngập trên các tạo vật cho dù là thiên thần hay loài người, đều gặp nhau

trong Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, hầu để biến chúng nên kỳ công

của các kỳ công, một tuyệt tác khôn ví của vẻ đẹp và sự thánh thiện”38

.

2. Khi Ngôi Hai Thiên Chúa thụ thai trong lòng Mẹ

Khi báo tin cho Mẹ, đức tổng lãnh thiên thần Gabriel nói: “Chúa Thánh

Thần sẽ ngự xuống trên bà” (Lc 1,35). Nhƣ vậy từ lúc "Thánh Thần đã ngự

xuống trên bà, bà đã trở nên hiền thê trung tín của Thánh Thần từ ngày truyền

tin"39

. Từ “Ngự xuống” cho chúng ta biết Mẹ đã nhận đƣợc ân phúc Chúa Thánh

Thần dồi dào biết bao. Thiên sứ nói với Mẹ: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ vì bà

được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai và sinh con trai. Mẹ đáp:

“Việc đó xảy đến thế nào vì tôi không biết đến việc vợ chồng. Sứ thần đáp:

“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên

bà, vì thế Đấng sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,34-35). Sau lời

đó Mẹ đã thƣa xin vâng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho

tôi như lời Sứ Thần nói” (Lc 1,38). Với lời thƣa xin vâng, chƣơng trình của Thiên

Chúa đƣợc thực hiện. Đức Mẹ đã trở nên hiền thê, là Mẹ Thiên Chúa. Ở điểm này

thánh Anselmô đã khẳng định: “Chúa Thánh Thần đã ngự xuống cách thể lý

trong linh hồn Mẹ Maria, và rằng khi đã nâng Mẹ lên trên mọi tạo vật bởi ơn đặc

38 ERNEST MANISE, CSSR, L’âme santifiée par les dons du Saint- Esprit, Chúa Thánh Thần Đấng thánh

hóa linh hồn qua bảy ơn thánh, tr. 332, dịch giả: Nguyễn Thị Chung, với sự cộng tác của Lm. GK. Tri Công

Vị. 39

Sđd, tr, 33.

25

biệt Người đổ xuống trên Mẹ, Người đã nghỉ lại nơi Mẹ và tôn vinh Hiền Thê yêu

dấu của Người, là Nữ Vương trên trời và dưới đất”40

.

3. Trong nhà Tiệc Ly và ngày lễ Ngũ Tuần

Đức Mẹ đã cầu nguyện cùng với các tông đồ trong nhà Tiệc Ly. Lúc đó

Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ và trên Mẹ Maria. Mặc dù Kinh

Thánh không nói Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Mẹ Maria nhƣng chúng ta tin

chắc rằng điều đó vẫn đƣợc thực hiện nơi Mẹ. Thật vậy giám mục Gay nói:

“Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa, chính những lời cầu nguyện của vị Trinh

Nữ khiêm hạ quá yêu quí của Thiên Chúa, những lời van xin của Người Con Gái

đáng yêu của Chúa Cha, của người Mẹ yêu dấu của Chúa Con, của Vị Hôn Phu

trinh trong và hiền dịu của Chúa Thánh Thần, đã lôi cuốn Đấng An Ủi thần linh

đến với nhà Tiệc Ly. Chắc hẳn các tông đồ cũng cầu nguyện nhưng không có lời

cầu nguyện của Mẹ Maria thì lời cầu của các tông đồ chưa đủ. Điều cần thiết là

lời cầu của các tông đồ phải được dựa vào lời cầu nguyện của Mẹ Maria, để có

được tất cả hiệu quả của nó: nếu Mẹ Maria đã không cầu nguyện, Chúa Thánh

Thần đã không ngự xuống. Và để tỏ ra rằng chính nhờ Mẹ mà chúng ta được

Chúa Thánh Thần ngự xuống, và đồng thời, để xác thực với chúng ta rằng mọi ân

sủng được ban xuống cho con người, đều qua tay Mẹ và từ sự tràn đầy nơi Mẹ

mà đổ xuống trên chúng ta, mà các lưỡi lửa, nơi Chúa Thánh Thần ẩn náu, đã

hiện đến trước tiên trên đầu Mẹ Maria, và từ đó phân tán ra trên mỗi môn đệ của

Chúa Giêsu”41

.

40 ERNEST MANISE, CSSR, L’âme santifiée par les dons du Saint- Esprit, Chúa Thánh Thần Đấng thánh hóa

linh hồn qua bảy ơn thánh, tr. 333, dịch giả: Nguyễn Thị Chung, với sự cộng tác của Lm. GK. Tri Công Vị. 41

Sđd, tr. 334- 335.

26

III. CHÚA THÁNH THẦN TRONG CUỘC NHẬP THỂ CỦA ĐỨC KITÔ

1. Đức Kitô nhập thể bởi quyền năng Chúa Thánh Thần

Thánh Luca trình bày: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng

Đấng Tối Cao sẽ tỏa bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là

Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Thật vậy “chính sự thụ thai đồng trinh và sinh ra là

công việc của Chúa Thánh Thần”42

. Điều đó muốn nói lên nguồn gốc thần linh

của Chúa Giêsu, đồng thời cũng cho thấy không phải thánh Giuse là tác nhân của

bào thai nhƣng chính Thiên Chúa là ngƣời Cha duy nhất của Chúa Giêsu. Sự sinh

ra trong tình trạng đồng trinh của Mẹ Maria nói lên điều đó. Nhƣ thế kể từ lúc thụ

thai, Chúa Giêsu đã đƣợc xức dầu Thánh Thần và đầy tràn Thần Khí chứ không

phải đợi tới lúc chịu phép rửa trong sông Gio đan43

.

Thánh Matthêu cũng đã khẳng định bào thai trong cung lòng Đức Maria là

do Chúa Thánh Thần chứ không phải ai khác: “Nhưng trước khi hai ông bà về

chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,18). Theo cha

Hoàng Minh Tuấn, trong đoạn này bản Hy lạp dùng từ Khởi nguyên (Genesis) để

muốn nói lên rằng lúc khởi nguyên của vũ trụ, Thần Khí Thiên Chúa đã hiện diện

và bay là là trên mặt nƣớc (St 1,2), thì nay Đức Kitô xuất hiện khai nguyên một

vũ trụ mới, thì trong hoàn cảnh này Chúa Thánh Thần cũng chi phối44

. Tuy nhiên

trong câu này, trƣớc từ Thánh Thần không có mạo từ xác định, tức là không nói

đó là Chúa Thánh Thần, là Ngôi Ba Thiên Chúa để ngƣời ta khỏi hiểu lầm rằng

Chúa Thánh Thần là Cha Đức Giêsu. Bởi vì trong tiếng Hipri từ Thánh Thần là

giống cái, còn trong tiếng Hy lạp từ Thánh Thần lại là giống trung. Cho nên ở đây

thánh Matthêu không có ý gợi lên chuyện phối hợp nam nữ giữa thần linh và con

42 THIÊN HỰU NGUYỄN THÀNH THỐNG, Đức Trinh Nữ Maria, nxb Tôn Giáo, tr. 256.

43 x. Chúa Thánh Thần chan hoà vũ trụ, tài liệu chính thức chuẩn bị năm thánh 2000, tr. 90

44 x. Lm PH. Hoàng Minh Tuấn, CSSR. Tuổi thơ lận đận, đọc Tin Mừng Matthêu chƣơng I- III, tr. 90, nxb

Tôn Giáo, 2008.

27

ngƣời nhƣ trong các truyện thần thoại Hy lạp, mà muốn nói rằng Chúa Giêsu làm

tất cả những gì Thần Khí hành động nơi bản thân Ngài, nơi lịch sử dân Israel và

cả trong thế giới nữa, nghĩa là Thánh Thần ngự xuống tràn ngập con ngƣời của

Ngài45

.

Nhƣ thế sự xuất hiện của Chúa Giêsu không do bất kỳ một tác nhân nhân

loại nào mà hoàn toàn do Thần Khí của Thiên Chúa. “Khác với những nhân vật

được tuyển chọn trước Ngài, Đức Giêsu không chỉ lãnh nhận Thần Khí Thiên

Chúa mà còn hiện hữu hoàn toàn với Thần Khí, ngay cả trong cuộc sống tại thế

của Ngài”46

.

2. Chúa Thánh Thần thúc đẩy ông Simêon gặp Hài Nhi Giêsu

Trong bốn Tin Mừng chỉ có Tin Mừng Luca trình thuật sự kiện ông già

Simêon đƣợc Chúa Thánh Thần thúc đẩy đi gặp Hài Nhi Giêsu. Thật vậy thánh

Luca viết: “Hồi ấy ở Giêrusalem có một người tên là Simêon. Ông là người công

chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Israel và Thánh Thần

hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không

thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc

đẩy ông lên đền thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập

tục luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm Hài Nhi trên tay và chúc tụng

Thiên Chúa” (Lc 2,25- 28). Ở đoạn này không nói đến một tƣ tế nào cả nhƣng

ông Simêon không có vị thế trong đền thờ lại đƣợc nhắc đến, vì ông đƣợc Thần

Khí thúc đẩy. Ông đƣợc một ân huệ lớn lao là diện kiến Đấng Cứu Thế ông hằng

trông mong. Sự kiện này xảy ra trong một cuộc viếng thăm tựa nhƣ câu chuyện

ông Cornêliô (Cv 10). Cả hai ngƣời đều đƣợc Thần Khí thúc đẩy. Ông đƣợc diễm

phúc nói trực tiếp với Đấng Cứu Thế. Có thể xem ông là ngƣời lính canh cuối

45 Sđd tr. 95.97.

46 JOSEPH RATZINGER, ĐGH BÊNÊDICTÔ, Đức tin Kitô giáo hôm qua và hôm nay, nxb Tôn Giáo, tr. 299.

28

cùng của Giao ƣớc cũ đã nhìn thấy Đấng Cứu Độ và nhiệm vụ của ông xem ra đã

chấm dứt. Nhƣ ông Abraham ông có thể ra đi bình an và về với tổ tiên (St 15,15).

Hơn thế Thần Khí cũng ban cho ông một mạc khải về Hài Nhi là nguồn ánh sáng

cho muôn dân để mang ơn cứu độ đến cùng cõi địa cầu (Is 49,6). Ngoài ra cũng

nhờ Thần Khí ông đã nói tiên về ơn cứu độ mà Hài Nhi mang đến không chỉ giới

hạn trong Israel mà còn lan đến mọi ngƣời không phải là dân Chúa, Hài Nhi là

Đấng Cứu tinh của toàn thể nhân loại47

.

47 x. HUGUES COUSIN, Tin Mừng Luca, chú giải mục vụ, tr. 59-60, Éd. Du Centurion, 1993.

29

IV. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ VỤ CÔNG KHAI CỦA ĐỨC GIÊSU

1. Chúa Giêsu đƣợc Chúa Thánh Thần chứng nhận tại sông Giođan

Mặc dù không đƣợc công nhận tại chính quê hƣơng Nazareth, nhƣng tại

dòng sông Giođan Đức Giêsu vẫn đƣợc ông Gioan Tẩy Giả xác nhận là Đấng

Thiên Sai. Ông nói: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước nhưng có

Đấng mạnh thế hơn tối đang đến, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong

Thánh Thần và Lửa” (Lc 3,16; Mt 3,11; Mc 1,7-8; Ga 1,33). Ông Gioan Tẩy Giả

không chỉ loan báo Đấng Kitô đến trong Chúa Thánh Thần mà còn là Đấng mang

Chúa Thánh Thần nhƣ Ngƣời mạc khải trong nhà Tiệc Ly với các môn đệ. Là sứ

giả và là vị tiền hô của Chúa Giêsu, ông Gioan Tẩy Giả làm vọng lại những lời

sấm của Isaia để giới thiệu sứ vụ mới của Đấng Cứu Thế. “Trước mặt mọi người

ông Gioan Tẩy Giả công bố: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần

gian”. Ông nói điều này là do Thần Khí linh hứng và làm chứng rằng sấm ngôn

của Isaia đã ứng nghiệm. Ông còn tuyên xưng niềm tin vào sứ mạng cứu độ của

Đức Giêsu Nazareth. Lời khẳng định Chiên Thiên Chúa nơi miệng ông Gioan Tẩy

giả nói lên sự thật về Đấng Cứu Chuộc, nó không kém quan trọng so với lời

khẳng định Người Tôi Tớ của Chúa" 48

.

Thật vậy Tin Mừng Nhất Lãm đều ghi nhận sự kiện này là sau khi chịu

phép rửa, Chúa Giêsu cầu nguyện thì “trời mở ra và Người thấy Thần Khí Thiên

Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người và có tiếng từ trời phán:

Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17). Điều đó muốn

nói lên Đức Giêsu là Đấng Mêsia, nghĩa là Đấng đƣợc xức dầu. Nhƣ thế "Chúa

Thánh Thần đến để xức dầu thiêng và làm nguyên lý hành động cho Chúa Giêsu.

Còn tiếng nói của Chúa Cha có mặt để cùng với Chúa Thánh Thần xác nhận và

giới thiệu Đức Giêsu với ông Gioan và dân chúng để khai mạc sứ vụ của

48 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 19.

30

Người"49

. Với việc Chúa Cha chứng nhận tại sông Giođan, Chúa Giêsu làm vọng

lại bản văn Isaia chƣơng 42 đƣợc thánh Mathêu lặp lại trong chƣơng 18 giới thiệu

Ngƣời là tôi tớ của Giavê Thiên Chúa, đƣợc Giavê xức dầu và ban Thần Khí để

Ngài ra đi loan báo Tin Mừng. "Từ nay sự hiện diện và hoạt động của Thần Khí

gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng, cũng chính

Thần Khí ấy đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa để chay tịnh và chịu ma quỉ cám

dỗ"50

.

2. Chúa Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa

Qua mầu nhiệm nhập thể, Chúa Giêsu trở nên một con ngƣời thực thụ để

chu toàn thánh ý Cha và trở thành một mẫu gƣơng cho toàn thể nhân loại. Chính

vì thế Ngài hoàn toàn thuận theo sự hƣớng dẫn của Chúa Thánh Thần nhƣ thánh

Luca đã trình bày: "Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa và chịu quỷ

cám dỗ” ( Lc 4,1-2). Thánh Mathêu viết: "Bấy giờ Chúa Giêsu đƣợc Thần Khí

dẫn vào hoang địa để chịu ma quỉ cám dỗ" (Mt 4,1). Còn thánh Marcô ghi lại một

lời rất đơn giản: "Thần Khí liền đẩy Ngƣời vào hoang địa" (Mc 1,12). Nhƣ vậy

đây là tác động đầu tiên của Chúa Thánh Thần sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Từ đây Ngài luôn sống dƣới sự hƣớng dẫn của Chúa Thánh Thần và trở nên một

con ngƣời đầy tràn Thần Khí.

Việc Chúa Giêsu đƣợc Thần Khí dẫn vào sa mạc để ăn chay và chịu cám

dỗ suốt bốn mƣơi đêm ngày cũng gợi lại cho ta hình ảnh dân Israel đã đi trong sa

mạc bốn mƣơi năm để vào đất Canaan. "Vào thời Chúa Giêsu con số 40 có nội

dung biểu trƣng phong phú đối với Israel: trƣớc tiên chúng gợi nhớ 40 năm dân

Israel lang thang trong sa mạc, đó là thời gian thử thách những cũng là thời gian

gần gũi cách đặc biệt với Thiên Chúa. Tiếp đến chúng giúp chúng ta liên tƣởng

49 Đức Kitô - đƣờng hạnh phúc, tr. 76-77.

50 LINH TIẾN KHẢI, Thần Khí của Thiên Chúa, tài liệu học tập chuẩn bị năm thánh 2000, tr. 82.

31

tới ông Môsê ở trên núi với Đức Chúa 40 đêm ngày. Chúng cũng gợi lên trình

thuật Kinh Thánh nói về ông Abraham trèo lên núi Horeb để sát tế con mình, 40

đêm ngày không ăn uống và chỉ đƣợc nhìn thấy thiên thần đồng hành và nghe

ngài nói"51

. Nhƣ thế với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu ý thức sứ

vụ và trách nhiệm của mình phải chống lại những gì sai lạc với sứ vụ Ngài sắp

hành động, đó là bƣớc vào cuộc hiện sinh của con ngƣời để đồng lao cộng khổ

với họ. Ngài đi vào nơi sâu xa nhất, tối tăm nhất của thân phận con ngƣời để tìm

kiếm những con chiên lạc mà đƣa về. Ngài đi vào lịch sử để thay đổi lịch sử. Ngài

chấp nhận làm ngƣời để nâng con ngƣời lên và làm cho con ngƣời đứng vững.

Ngài vào hoang địa để đối diện với những thử thách của con ngƣời, từ đó ngài tỏ

tình liên đới với toàn thể nhân loại nhƣ thƣ Do thái khẳng định: "Bởi thế ngƣời đã

phải nên giống anh em mình về mọi phƣơng diện, để trở thành một vị Thƣợng Tế

nhân từ và trung tín trong việc thờ phƣơng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì

bản thân ngƣời đã trải qua thử thách và đau khổ, nên ngƣời có thể cứu giúp những

ai bị thử thách" (Dt 2,17-18)52

.

Trong thời gian đó, họ đã không trung thành với Giao ƣớc của Thiên Chúa,

đã thờ bò vàng (Xh 32,5) nên Thiên Chúa đã có ý định phạt dân nhƣng ông Môsê

lại chuyển cầu cho họ và Chúa đã tha (Xh 32,30-35). Điều này cũng làm cho ta

nhớ lại hình ảnh ông Êlia. Trong khi con cái Israel đã bỏ Chúa để thờ thần Baan

nhƣng ông vẫn trung thành với Chúa. Ông đã giết các tƣ tế của hoàng hậu I dơ

ven nên bà đã truy nã ông, cho nên ông phải chạy trốn suốt bốn mƣơi đêm ngày

để tới núi Khô rép (1V 19,8). Ông đã thƣa với Chúa trong cơn mệt mỏi: "Lòng

nhiệt thành đối với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh đã nung nấu con, vì con

51 JOSEPH RATZINGER, ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, Đức Giêsu thành Nazareth, tr. 60, bản dịch của Lm Aug

Nguyễn Văn Trinh, phần I từ phép rửa nơi sông Giođan đến lúc hiển linh. 52

x. JOSEPH RATZINGER, ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, Đức Giêsu thành Nazareth, tr. 56-57, bản dịch của

Lm Aug Nguyễn Văn Trinh, phần I từ phép rửa nơi sông Giođan đến lúc hiển linh.

32

cái Israel đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ. Chỉ sót lại một mình con mà

họ đang lùng bắt để lấy mạng con" (1V 19,14).

3. Đấng Mêsia đƣợc Chúa Thánh Thần xức dầu

Vì đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần nên Đấng Mêsia sẽ thực hiện sứ mạng

của mình cho tới cùng ơn cứu độ đối với dân Israel và toàn thể nhân loại.

Theo nguyên ngữ “Mêsia” hay “Kitô” có nghĩa là được xức dầu và trong

lịch sử cứu độ, phải hiểu là “được Chúa Thánh Thần xức dầu”. Đó là truyền

thống các ngôn sứ thời Cựu Ước. Ông Simon Phêrô dựa vào truyền thống này và

tuyên bố tại nhà ông Cornêliô rằng: “Các ông biết rõ những gì đã xảy ra trong

toàn cõi Giuđê: Đức Giêsu Nazareth sau khi đã lãnh phép rửa của Gioan, Thiên

Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người”53

.

Đức Giêsu đã dựa vào sấm ngôn trong sách Isaia để khởi đầu sứ vụ công

khai. Ngƣời thực hiện sứ vụ công khai đó ngay tại Nazareth. Thế rồi vào một dịp

trong hội đƣờng, Ngƣời mở sách ngôn sứ Isaia và gặp ngay đoạn viết rằng: “Thần

khí Chúa ngự trên tôi vì người đã xức dầu tấn phong tôi” (Lc 4,18). Sau khi đọc

xong đoạn này ngƣời nói: “Hôm nay ứng nghiệm điều tai quí vị vừa nghe” (Lc

4,21). Qua đó muốn nói rằng “Người là đấng được Chúa Cha xức dầu tấn phong,

là Đấng Mêsia, nghĩa là có Chúa Thánh Thần ở cùng. Người chính là ân huệ của

Thiên Chúa, là đấng có Chúa Thánh Thần cách sung mãn, là Đấng đánh dấu

khởi nguyên mới của ân huệ Thiên Chúa thể hiện cho nhân loại trong Thần

Khí”54

. Nhƣ thế cuộc hiển linh tại dòng sông Giođan không những tỏ lộ cách

thoáng qua sứ vụ của Chúa Giêsu mà còn cho biết tất cả sứ vụ công khai của Ngài

sẽ đƣợc thực hiện trong sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Thật vậy “điều đáng

lưu ý nhất trong các bản văn của thánh Luca là ngài nhấn mạnh đến sự kiện Đức

53 Sđd, số 15.

54 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 19.

33

Giêsu đến với con người dưới tác động của Chúa Thánh Thần”55

. Cùng với

quyền năng ấy, Ngài đã không ngần ngại cúi xuống những phận ngƣời nhỏ bé

kém may mắn và khốn cùng. Quả vậy toàn bộ mầu nhiệm nhập thể đều thấm

nhuần sức sống và quyền năng Chúa Thánh Thần. Ngoài ra Chúa Thánh Thần

cũng sẽ đồng hành với Chúa Giêsu cho tới thập giá. Những điều này đƣợc thực

hiện cách tiệm tiến trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Thánh Luca cho biết “Đức Giêsu

được Thần Khí dẫn vào hoang địa và chịu quỷ cám dỗ" (Lc 4,1-2). Sau khi bảy

mƣơi hai môn đệ rao giảng về, tƣờng thuật lại những kết quả họ đã đạt đƣợc thì:

“Đức Giêsu được đầy Thánh Thần liền nói: “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, Con

xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết

những điều này nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vậy lạy Cha vì đó

là điều đẹp ý Cha” (Lc 10,21; Mt 11,25-26). Thánh Luca gọi niềm vui này là

niềm vui trong Thánh Thần.

Theo đức thánh cha Gioan Phaolô II: “Đây là một mạc khải khác về Chúa

Cha và Chúa Con, hợp nhất trong Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu chỉ nói về Thiên

Chúa như là Cha và nói về mình như là Con. Người không minh nhiên nói về

Thần Khí là Tình yêu và do đó cũng là mối hợp nhất giữa Cha và Con. Tuy nhiên

những gì Người nói về Cha và về chính mình như là Người con, đều phát sinh từ

sự tràn đầy Thánh Thần, Đấng chiếm trọn tâm hồn Người, thâm nhập vào chính

cái tôi của Người, linh hứng và linh hoạt hành động của Người từ nơi sâu thẳm

nhất. Từ đó có sự vui mừng trong Chúa Thánh Thần”56

.

4. Chúa Thánh thần trong thời gian rao giảng của Chúa Giêsu

Sau khi Chúa Giêsu đƣợc ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa tại sông Giođan

và xác nhận là Đấng Thiên Sai thì Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong cuộc

55 Hồng Y L.J. SUENENS, Thánh Thần - hơi thở sống động của Giáo Hội, quyển I, Éditions de l’Association

FIAT, Định Hƣớng Tùng Thƣ 2003, tr. 192. 56

ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 21.

34

đời rao giảng của Ngài. Thánh Gioan đã khẳng định điều đó cách mạnh mẽ rằng:

“Quả thật Đấng được Thiên Chúa sai đi thì nói những lời của Thiên Chúa, vì

Thiên Chúa ban Thần Khí cho người vô ngần vô hạn” (Ga 3,34). Nhƣ vậy có thể

nói mỗi bƣớc chân của Chúa Giêsu luôn có Chúa Thánh Thần đồng hành, cả hai

nhƣ hình với bóng. Thật vậy thánh Luca đã xác nhận điều ấy khi trình bày: “Được

quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giêsu trở về miền Galilê và tiếng tăm Người

đồn ra khắp vùng lân cận” ( Lc 4,14). Kế đến vào một ngày sabát Ngƣời vào hội

đƣờng và đọc sách ngôn sứ Isaia, đoạn ấy viết: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì

Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn...” ( Lc

4,18). Chúa Giêsu khẳng định: "Hôm nay ứng nghiệm điều tai quý vị vừa nghe”

(Lc 4,21). Ở một đoạn khác, thánh Luca trình bày tiếp: “Ngay lúc ấy được Thánh

Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: Lạy Cha là Chúa Tể trời

đất...” (Lc 10, 21). Điều đó cho thấy những hoạt động của Chúa Giêsu đều đƣợc

Chúa Thánh Thần hỗ trợ và cùng thực hiện. Nói cách khác, Chúa Giêsu và Chúa

Thánh Thần cùng thực hiện kế hoạch cứu độ con ngƣời ngay trong cuộc đời công

khai của Chúa Giêsu.

Cũng trong ý tƣởng này thánh Irênê xác tín rằng: “Chúa Thánh Thần ngự

xuống trên Con Thiên Chúa đã trở nên Con Người, và cùng với Con Thiên Chúa

nhập thể, Thánh Linh ngự giữa nhân loại, để hồi phục công việc của Thiên Chúa

nơi mọi người nam nữ, hoàn tất thánh ý Chúa Cha trong họ, và biến đổi sự hư

nát của con người cũ trở nên mới mẻ theo Chúa Kitô”57

.

57 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế, tr. 229, chuyển dịch: Nguyễn

Đức Tuyên, Ngƣỡng Nhân Lƣu Ấu Nhi.

35

5. Tội phạm đến Chúa Thánh Thần

Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội nào? Tại sao tội ấy không đƣợc tha?

Chúng ta cùng đi vào ba bản văn của Tin Mừng Nhất lãm để hiểu rõ hơn tội phạm

đến Chúa Thánh Thần là thế nào.

Trƣớc hết thánh Matthêu cho biết tội phạm đến Chúa Thánh Thần nhƣ sau:

“Vì thế tôi nói cho cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng cũng sẽ

được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. Ai

nói phạm đến Con người thì được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ

chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12,31-32).

Thứ đến bản văn Tin Mừng Marcô viết rằng: “Tôi bảo thật anh em, mọi tội

của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng và nói phạm thượng nhiều đến

mấy đi nữa thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng

đời nào được tha mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,28-29).

Sau cùng Tin Mừng Luca cũng cho biết: “Bất cứ ai nói phạm đến Con

Người thì còn được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được

tha” (Lc 12,10).

Nhƣ vậy tội phạm đến Chúa Thánh Thần có thể nói đó là tội “lộng ngôn”.

Thánh Tôma Aquino đã trả lời rằng: “đó là một tội tự bản chất không thể tha thứ

vì nó loại bỏ các yếu tố nhờ đó mà tội được tha”58

. Nhƣ thế đây không chỉ là tội

lộng ngôn phạm đến Chúa Thánh Thần mà còn khƣớc từ ơn cứu độ của Thiên

Chúa ban qua Chúa Thánh Thần. Thật vậy “Nếu con người khước từ việc vạch tội

do Chúa Thánh Thần làm và việc này có tính cách cứu rỗi thì đồng thời con

người cũng khước từ không muốn Đấng Bảo Trợ đến. Ngài đến trong mầu nhiệm

Vượt Qua nhờ việc kếp hợp với quyền năng cứu độ của Máu Đức Kitô, máu thanh

58 THÁNH TÔMA AQUINO, Tổng luận thần học, IIa, IIae, q. 14.

36

tẩy lương tâm khỏi những việc đưa tới sự chết”59

. Nhƣ thế nếu ngƣời ta cứ ở lì

trong tội lỗi thì đã xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, thì không bao giờ họ đƣợc

tha. Điều kiện để đƣợc tha thứ chính là hoán cải. Nhƣng ở đây ngƣời ta không

hoán cải, tức là họ không hội đủ điều kiện để đƣợc tha thứ. Nhƣ vậy không hoán

cải thì chẳng đƣợc tha thứ cả đời này lẫn đời sau, vì không trở lại với nguồn ơn

cứu độ. Chính Chúa Thánh Thần sẽ âm thầm hoàn thành công trình cứu độ trong

mỗi tâm hồn.

Đồng thời tội phạm đến Chúa Thánh Thần còn mang một ý nghĩa khác nữa,

đó là khƣớc từ ơn cứu độ. Lƣơng tâm con ngƣời không thể thoát ra khỏi vòng

cƣơng tỏa của tội lỗi. Con ngƣời tự giam hãm chính mình trong tội lỗi. Họ tự

khóa cửa tâm hồn khiến ơn thánh không thể nào xâm nhập vào. Nhƣ thế sự thanh

tẩy không thể tràn vào tâm hồn họ khiến họ không thể nhận đƣợc ơn tha thứ của

Thiên Chúa.

Chúa Thánh Thần là Thần Khí Sự Thật, Ngài rất muốn hoán cải con ngƣời

nhƣng Ngài vấp phải một rào cản to lớn đó là sự cứng lòng của con ngƣời. Ở

điểm này tác giả Lê Minh Thông cũng có những chú giải rất chí lý: "Về tội, Đức

Giêsu cho các môn đệ biết tội của thế gian là không thể bào chữa được, vì họ đã

nghe lời Đức Giêsu, đã thấy những việc Người làm nhưng vẫn không tin vào

Người.

Về sự công chính, thế gian tưởng mình công chính và phụng thờ Thiên

Chúa khi tìm giết Đức Giêsu và các môn đệ của Người. Nhưng theo thần học Tin

Mừng thứ tư, Đức Giêsu đi về với Cha trong sự chết của Người. Chính trong biến

cố Thương khó mà thế gian áp đặt cho Đức Giêsu, Người tôn vinh Cha và Cha

tôn vinh Người. Vì vậy thế gian lầm tưởng sự công chính thuộc về mình, nhưng

thực ra sự công chính thuộc về Đức Giêsu và các môn đệ.

59 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 46.

37

Về sự xét xử, Đức Giêsu đã báo trước thế gian sẽ bị xét xử trong Giờ của

Người như Người đã tuyên bố cuối sứ vụ công khai: Bây giờ là lúc xét xử thế

gian. Bây giờ thủ lãnh thế gian này sẽ bị tống ra ngoài (Ga 12,31). Tuy nhiên

thánh Gioan khẳng định thêm: Không phải thế gian bị xét xử mà là thủ lãnh thế

gian đã bị xét xử (Ga 16,31). Sự xét xử này đi đến tận gốc rễ của thế lực đen tối.

Khi người Do thái toa rập với nhau để tiêu diệt Đức Giêsu, họ đã chịu sự chi phối

của tên thủ lãnh thế gian, nó là ma quỉ (Ga 8,44) hay gọi là ác thần (Ga 17,5)”60

.

Trên đây là những gì đƣợc giải thích theo Thánh Kinh. Ngoài ra còn có một bảng

liệt kê thú vị về các tội phạm đến Chúa Thánh Thần nhƣ sau: " Tội phạm đến

Chúa Thánh Thần thông thường có sáu thứ: Tuyệt vọng, tự phụ, không chịu hối

cải, ngoan cố, chống lại chân lý, ghen tỵ với hạnh phúc thiêng liêng của người

khác"61

. Qua những gì vừa trình bày ở trên chúng ta có thể gọi tội phạm đến Chúa

Thánh Thần "là khước từ sự thật liên quan đến sự hiện diện và can thiệp của

Thần Khí Thiên Chúa trong sinh hoạt của Chúa Giêsu, Đấng được Thần Khí

hướng dẫn trong mọi sự. Thái độ cố ý không tin vào sự thật khiến con người lỡ

hẹn với thời điểm của ơn cứu độ"62

.

6. Chúa Thánh Thần trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu

Chính Chúa Thánh Thần đã thôi thúc Chúa Giêsu đi vào cuộc hiến tế trên

thập giá để thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa Cha nhƣ tác giả thƣ Do thái khẳng

định: “Nhờ Thánh Thần hằng thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn

dâng lên Thiên Chúa” (Dt 9,14). Nhƣ thế "theo thư Do thái linh hồn của hiến tế

đích thực hệ tại việc Ngài tự dâng hiến chính mình qua việc quảng đại thực hiện ý

60 Giuse LÊ MINH THÔNG, OP. Đấng Pa-rác-lê- Thần Khí sự thật- trong Tin Mừng thứ tư, nxb Tôn Giáo, tr.

231-232. 61

FR. PAUL O' SULLIVAN, O.P (E. D.M), Chúa Thánh Thần - bạn thân chí thánh của linh hồn, Đấng yêu

thương chúng ta vô cùng, tái bản lần II, bổ sung thêm phụ chƣơng: những bài giảng nổi tiếng về Chúa Thánh

Thần của đức cha Tihamer Toth, tr. 89, chuyển ngữ: Đức Giang. 62

LINH TIẾN KHẢI, Thần Khí của Thiên Chúa, tài liệu học tập chuẩn bị năm thánh 2000, tr. 86.

38

muốn Thiên Chúa (Dt 10,4-10). Hơn nữa những tác động của Chúa Thánh Thần

cũng gợi lên và nâng đỡ lễ hy sinh của Chúa Giêsu"63

. Thật vậy nhờ Chúa Thánh

Thần thôi thúc, Chúa Giêsu đã tự hiến tế chính mình nhƣ lời ngƣời khẳng đinh:

Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống

mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy (Ga 10,18). Cũng

nhờ Chúa Thánh Thần nên đứng trƣớc cuộc khổ nạn thảm khốc và rùng rợn, Chúa

Giêsu đã không làm theo ý mình nhƣng làm theo ý Chúa Cha: "Lạy Cha, xin cho

con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ý con mà theo ý Cha" (Mt 26,39).

Đồng thời theo linh mục Lê Minh Thông thì chính Chúa Thánh Thần cũng

đã tự hiến cùng với Chúa Giêsu để trở tất cả cho mọi ngƣời. Thật vậy: “Trong

biến cố vượt qua ấy, Chúa Thánh Thần đóng ấn lên lễ dâng chung của Chúa cha

và Chúa Con, kết hợp với lễ dâng ấy bằng cách tới lượt mình Chúa Thánh Thần

cũng chấp nhận bị trao nộp để trở nên Thánh Thần của Đức Giê su nơi chúng

ta”64

.

63 x. Chúa Thánh Thần chan hoà vũ trụ, tài liệu chính thức chuẩn bị năm thánh 2000, tr. 91-92.

64 Giuse LÊ MINH THÔNG, OP. Đấng Pa-rác-lê- Thần Khí sự thật- trong Tin Mừng thứ tư, nxb Tôn Giáo,

tr.101.

39

V. CHÚA THÁNH THẦN HIỆN DIỆN SAU KHI CHÚA GIÊSU PHỤC SINH

1. Chúa Giêsu phục sinh nhờ Thần Khí

Chắc chắn Chúa Cha đã phục sinh Chúa Giêsu (Rm 8,11; 1Cr 6,14) nhƣng

điều đó xảy ra cũng nhờ Chúa Thánh Thần65

. Đồng thời Kinh thánh cũng khẳng

định Đức Kitô đã đƣợc Chúa Thánh Thần làm cho sống lại. Thật thế “Trong biến

cố Phục sinh, Đức Giêsu Kitô đã trở thành ân bổng đầu tiên của Thánh Thần.

Ngài lãnh nhận từ Thánh Thần sự sống mới và căn tính đích thực của mình. Vai

trò của Chúa Thánh Thần trong biến cố Nhập thể và Phục sinh đã được đề cao

tuyệt mức”66

. Trong thƣ gửi tín hữu Rôma thánh Phaolô khẳng định rằng Thần

Khí đã làm cho Đức Kitô phục sinh khi viết: “xét như một người phàm, Đức

Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavít, nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết

sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả

quyền năng” (Rm 1,3-4). Thánh Phêrô trong thƣ thứ nhất của ngài cũng xác nhận

rằng Đức Giêsu phục sinh nhờ Thần Khí khi nói: “Chính Đức Giêsu đã chết một

lần vì tội lỗi chúng ta, Đấng công chính chết thay cho kẻ bất lương hầu dẫn đưa

chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết nhưng nhờ Thần

Khí, Người đã được phục sinh” (1Pr 3,18). Nhƣ thế với quyền năng của mình,

Chúa Thánh Thần đã phục sinh Đức Kitô từ trong cõi chết và giờ đây tiếp tục

hoạt động trong công cuộc loan báo Tin Mừng của các môn đệ. Nhƣ vậy Thần

Khí làm cho Chúa Giêsu sinh ra thì chính Ngài cũng làm cho Chúa Giêsu sống lại

từ cõi chết, đặt làm Ađam mới, một con ngƣời hoàn chỉnh. Đến lƣợt mình Chúa

Giêsu cũng trao lại Thần Khí ban sự sống (1Cr 15,45)67

.

65 Chúa Thánh Thần chan hoà vũ trụ, tài liệu chính thức chuẩn bị năm thánh 2000, tr. 92

66 Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh Thần- một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, thần

học tín lý 5, Antôn & Đuốc Sáng, 2009, tr. 36. 67

X. Chúa Thánh Thần chan hoà vũ trụ, tài liệu chính thức chuẩn bị năm thánh 2000, tr. 92.

40

2. Hãy nhận lấy Thánh Thần

Chúa Giêsu đã hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ. Điều đó chứng tỏ cho

thấy Ngài là Đấng mang Thần Khí. Chính Ngài sẽ ban Thần Khí cho các môn đệ

và Giáo Hội của Ngài. Thánh Gioan tƣờng thuật việc Chúa Giêsu mạc khải Thánh

Thần trƣớc khi Ngài chịu thƣơng khó nhƣ sau: “Vào chiều ngày thứ nhất trong

tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức

Giêsu đến giữa các ông và nói: Chúc anh em được bình an. Nói xong Người cho

các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người

lại nói với các ông: Bình an cho anh em. Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng

sai em em. Nói xong Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy

Thánh Thần” (Ga 20,19-22 ). Nhƣ thế một khi Chúa Thánh Thần đã ngự vào lòng

các môn đệ, Ngƣời sẽ biến “nỗi buồn của họ thành niềm vui” (Ga 16,20) nhƣ

chính Ngƣời đã hứa với họ trƣớc cuộc khổ nạn. Thật vậy “Chúa Thánh Thần

không chỉ là ân huệ ban cho con người mà Ngài còn là một Đấng Ân Huệ. Đức

Giêsu loan báo Người tới như một Đấng Bảo Trợ khác; vì là Thần Khí Sự Thật,

Người sẽ dẫn các môn đệ và Giáo Hội tới sự thật toàn vẹn. Điều này được thực

hiện nhờ sự hiệp thông đặc biệt giữa Chúa Thánh Thần và Đức Kitô. 'Ngài sẽ lấy

những gì của Thầy mà loan báo cho anh em'. Sự hiệp thông ấy trước hết bắt

nguồn từ nơi Chúa Cha: mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã

nói: Ngài lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Phát xuất từ Chúa

Cha, Chúa Thánh Thần được sai đến từ nơi Chúa Cha. Chúa Thánh Thần trước

hết được sai đến như ân huệ ban cho Chúa Con, Đấng đã làm người, để thực hiện

những lời sấm ngôn về Đấng Mêsia. Theo bản văn Gioan, sau khi Đức Kitô ra

đi, Thánh Thần sẽ đến trực tiếp, đó là sứ mạng mới của Ngài, để hoàn tất công

trình của Chúa Con. Như vậy chính Ngài là Đấng dẫn đưa kỷ nguyên mới của

41

lịch sử cứu độ đến điểm hoàn thành”68

. Ở đây chúng ta thấy Chúa Thánh Thần

nhƣ là ngƣời khai mào một kỷ nguyên mới cho thế giới. Với tƣ cách là Đấng Bảo

Trợ và là Đấng An Ủi, Ngài đã hoạt động trong cuộc thƣơng khó của Chúa Giêsu.

Từ đó Ngài tuôn đổ xuống cho Giáo Hội kho tàng ân huệ khôn lƣờng, rồi Giáo

Hội lại chuyển thông cho toàn thể nhân loại.

Nhƣ thế chúng ta thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ra đi của Chúa

Giêsu và việc Chúa Thánh Thần đến. Thật vậy nếu Chúa Giêsu không chịu khổ

nạn thì Chúa Thánh Thần không đến nhƣ chính Ngƣời đã khẳng định: “Nếu Thầy

không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em” (Ga 16,7). Đồng thời cũng

có mối liên hệ giữa sứ mạng của Chúa Thánh Thần và Chúa Con. Chúa Con hoàn

tất công trình cứu chuộc bằng cái chết và phục sinh của mình thì Chúa Thánh

Thần cũng tiếp tục công trình ấy trong lịch sử nhân loại và trong tâm hồn con

ngƣời, qua mọi thời và mọi nơi.

3. Chúa Thánh Thần làm sáng tỏ tội thế gian

Chúa Giêsu tiên báo khi Chúa Thánh Thần đến Ngài sẽ làm sáng tỏ những

yếu tố mà thế gian không biết hay không muốn biết để sám hối và tin vào Ngài:

“Khi Thần Khí đến, Ngài sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự

công chính và việc xét xử” (Ga 16,7-8).

Trƣớc hết là về tội thế gian: trong mạch văn này thánh Gioan muốn nói đến

những ngƣời Do thái, đồng hƣơng với Chúa Giêsu. Chính họ đã không tin vào

Ngài và cuối cùng đã lên án tử cho Ngài69

.

Thứ đến là về sự công chính của Thiên Chúa: nghĩa là vinh quang mà Chúa

Cha sẽ ban cho Đức Kitô bằng cách cho ngƣời sống lại và lên trời trong vinh

quang70

.

68 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 22.

69 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 27.

70 Sđd, số 27.

42

Sau cùng là về sự xét xử: theo mạch văn thì Chúa Thánh Thần sẽ cho ngƣời

ta thấy rằng việc họ kết án và thủ tiêu Chúa Giêsu là sai lầm, là tội lỗi. Tuy nhiên

Ngài không đến để lên án thế gian mà để cứu độ thế gian. Việc kết án thế gian

nhƣ muốn hƣớng tới “thủ lãnh thế gian này”, tức là Satan. Chúa Thánh Thần đến

để vạch rõ tội thế gian hầu tiếp tục thực hiện công trình cứu độ đã đƣợc khơi mào

nơi Đức Giêsu Kitô. Đồng thời chúng ta thấy rằng Chúa Thánh Thần “vạch tội

thế gian” để cứu độ chứ không phải để tiêu diệt vì Ngài vẫn tôn trọng lời của

Chúa Giêsu. Điều đó luôn nhắm tới trung tâm ơn cứu độ là Đức Giêsu Kitô, ơn

cứu độ đó đã đƣợc thực hiện cách hoàn hảo nơi thập giá. Nhƣ thế việc Chúa

Thánh Thần “vạch tội” mang đến những hiệu quả sau đây. Thứ nhất tận trong

thâm tâm, Ngài chỉ cho con ngƣời thấy rằng họ đã sai lầm và cần hối cải, đó là sự

thật mà Chúa Thánh Thần soi sáng cho họ71

. Thật thế trong bài giảng đầu tiên, khi

ông Phêrô khuyên mọi ngƣời hối cải vì khi kết án Chúa, họ đã làm điều không ý

thức. Thế là họ đã hối cải và hỏi ông Phêrô: “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải

làm gì? Ông Phêrô trả lời: “Anh em hãy sám hối và mỗi người hãy chịu phép rửa

nhân danh Đức Giêsu để được ơn tha tội và anh em sẽ nhận được ân huệ là

Thánh Thần” (Cv 2,37-38). Thứ đến qua bài giảng của mình, ông Phêrô cho thấy

rằng cái chết của Ðức Giêsu đã tiêu diệt sự chết của toàn thể nhân loại. Khi đóng

đinh Đức Giêsu, ngƣời ta cứ tƣởng đã tiêu diệt đƣợc Ngƣời nhƣng chính Ngƣời

đã dùng cái chết này để chiến thắng tất cả tội lỗi của con ngƣời đã phạm. Nhƣ vậy

ai sẽ làm cho con ngƣời nhận ra chân lý khôn tả này nếu không phải là Chúa

Thánh Thần. Thật vậy Ngài là Đấng dò thấu những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa

và đi vào tận thâm tâm con ngƣời để “đƣa tội ra ánh sáng” nhƣ chúng ta đã thấy

trong ngày lễ Ngũ Tuần.

71 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 27- 28.

43

VI. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

Các nhà chú giải Kinh Thánh đều cho rằng sách Công Vụ Tông Đồ là Phúc

Âm của Chúa Thánh Thần, vì mọi hoạt động của Giáo Hội sơ khai đều do Chúa

Thánh Thần hƣớng dẫn. Thật thế sau khi phục sinh, Chúa Giêsu không còn hiện

diện hữu hình với các môn đệ nữa nhƣng Ngài hiện diện bằng quyền năng Chúa

Thánh Thần. Trong sách Công Vụ Tông Đồ thánh Luca nói rất ít về Chúa Giêsu,

phần lớn nêu lên vai trò của Chúa Thánh Thần với tất cả quyền năng của Ngài.

Thánh nhân đã cho thấy điều đó khi ghi lại những điềm thiêng dấu lạ, nhờ quyền

năng Chúa Thánh Thần, các tông đồ đã thực hiện khiến dân chúng hết sức kinh

ngạc và đã tin vào danh Đức Giêsu Kitô.

1. Ngày lễ Ngũ Tuần

Không ai thấy dung nhan của Chúa Thánh Thần, nhƣng ngƣời ta nhận biết

Ngài qua những hình ảnh và biểu tƣợng nhƣ: lƣỡi lửa, chim bồ câu, gió, hơi thở.

Sách Công vụ Tông Đồ nêu lên biểu tƣợng của Ngài nhƣ sau: “Khi đến ngày lễ

Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động,

như tiếng gió mạnh ùa vào đầy căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất

hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai

nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau,

tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2,1-4). Lúc này Chúa Thánh Thần

bắt đầu khai mạc một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần. Cho nên

việc "Ngài xuất hiện trong ngày lễ Ngũ Tuần là một biến cố vĩ đại và là khởi điểm

rất quan trọng, vì lúc này Giáo hội được khai sinh"72

.

Chúng ta thấy quyền năng của Chúa Thánh Thần hoạt động trên tất cả những

ngƣời tin, đặc biệt là các tông đồ. Thật vậy tại Giêrusalem ngƣời ta đều ngạc nhiên

khi nghe các tông đồ là những ngƣời Galilê nhƣng lại nói tiếng bản xứ của họ. "Họ

72 Vinh sơn TRẦN NGỌC THỤ, Đức Chúa Thánh Thần và Bảy Hồng Ân của Ngài, Roma 1989, tr. 2.

44

là những người Pacthia, Mêđi, Êlam, Mêxôpôtamia, Giuđê, Cappađôkia, Ai cập,

Lybya gần Kyrênê, người Rôma, người đảo Cơrêta hay người Ả rập" (Cv 2,9-11).

Quả là một điều không tƣởng đối với lý trí con ngƣời. Chỉ có quyền năng Thiên

Chúa mới làm đƣợc nhƣ thế. Sau những sự kiện đó, Chúa Thánh Thần tiếp tục hoạt

động trong các tông đồ để giúp các ngài loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô phục

sinh.

2. Chúa Thánh Thần hoạt động trong lời nói và việc làm của các tông đồ

Các tông đồ là những ngƣời mỏng giòn và yếu đuối, bỗng trở nên mạnh mẽ

và kiên cƣờng, không hề chùn bƣớc hay sợ hãi trƣớc những lời đe dọa và hành

động bạo lực của giới chức Do thái. Vì thế các ông đã mạnh dạn loan báo tin

mừng Đức Giêsu phục sinh mà không chút e dè: “Bấy giờ ông Phêrô và các tông

đồ khác đáp lại: phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm. Đức Giêsu

đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta

đã làm cho Người trỗi dậy và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt

làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội.

Về những sự kiện đó chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần, Đấng mà

Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người” (Cv 5,29-32).

Thật vậy hai ông Phêrô và Gioan đã mạnh mẽ và công khai rao giảng về

Ðức Giêsu chịu đóng đinh cho mọi ngƣời, kể cả những ngƣời lãnh đạo Do thái và

ngay trong hội đƣờng của họ. “Bấy giờ ông Phêrô được đầy Thánh Thần liền nói

với họ..." và ông đã giảng cho họ một bài đại thể. Sách Công Vụ Tông Đồ viết

thêm: “Những người lãnh đạo ngạc nhiên khi thấy ông Phêrô và ông Gioan mạnh

dạn vì biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình

dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giêsu, đồng thời họ

lại thấy người đã được chữa lành đứng đó với hai ông nên họ không biết phải đối

đáp thế nào” (Cv 4,13-14). Họ không biết nhờ đâu mà hai ông trở nên mạnh dạn

và tự tin nhƣ thế. Chúa Thánh Thần không hiện diện cách hữu hình nhƣng hiện

45

diện nơi những chứng nhân của Đức Kitô là các tông đồ. Ngoài ra không chỉ

trong các phép lạ, Chúa Thánh Thần còn hoạt động kỳ diệu xuyên suốt công cuộc

rao giảng của các tông đồ. Có thể nói họ là những ngƣời đầy quyền năng của

Chúa Thánh Thần. Cũng nhƣ Chúa Giêsu, các tông đồ có đủ quyền năng để làm

phép lạ, chữa bệnh và trừ quỷ. Thật thế ngƣời ta đem các bệnh nhân ra đƣờng phố

để lúc ông Phêrô đi qua, cái bóng của ông phủ lên ai thì ngƣời đó cũng đƣợc chữa

lành. Sách Công Vụ Tông Đồ ghi lại: “Người ta khiêng cả những kẻ đau ốm ra

tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái

bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các

thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau

cùng những người bị thần ô uế ám và tất cả đều được chữa lành” (Cv 5,15,16).

Không những thế, Chúa Thánh Thần còn thể hiện quyền năng của Ngài khi

các tông đồ đặt tay. Thật vậy "khi tới Samari, hai ông Phêrô và Gioan biết những

người ở đây chỉ mới chịu phép rửa mà chưa nhận được Thánh Thần, hai ông liền

đặt tay trên họ và họ nhân được Thánh Thần” (Cv 8,17). Chúa Thánh Thần còn

thể hiện quyền năng của Ngài cách mạnh mẽ và phong phú nơi các tông đồ hầu

làm cho muôn dân đón nhận Tin Mừng, cách cụ thể qua ông Phêrô.

3. Nơi ông Phêrô

3.1. Bài giảng đầu tiên

Bài giảng này tập trung vào mầu nhiệm Đức Kitô chịu tử nạn và phục sinh

nhƣng các dẫn chứng đều đƣợc dựa vào những lời sấm ngôn trong các sách Cựu

ƣớc, đã từng đƣợc các ngôn sứ tiên báo. Thật vậy cả ngƣời tin lẫn ngƣời rao giảng

đều hành động trong Chúa Thánh Thần. Ông Phêrô trƣng dẫn Cựu Ƣớc: “Ta sẽ

đổ Thần Khí của ta trên các tôi nam tớ nữ...” (Cv 2,18). Sau bài giảng này sách

Công Vụ Tông Đồ nói: "có khoảng ba ngàn người theo đạo" (Cv 2,41).

Chúng ta cũng chứng kiến việc ông Phêrô tới nhà ông Cornêliô, đội trƣởng

thuộc cơ đội Italia. Chính Thánh Thần đã trực tiếp bảo ông Phêrô đi đến nhà ông

46

ấy. Sau khi thấy thị kiến những con vật bốn chân ở trong một cái khăn cột túm

bốn góc, ông Phêrô còn đang phân vân thì Thần Khí bảo ông: “Kìa có ba người

đang tìm ngươi. Đứng lên, xuống mà đi với họ, đừng ngần ngại gì, vì chính Ta đã

sai họ đến” (Cv 10,19-20). Kế đến trong khi ông Phêrô rao giảng tại nhà ông

Cornêliô thì “Thánh Thần đã ngự xuống tên tất cả những người đang nghe lời

Thiên Chúa. Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh

ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên các các dân ngoại

nữa, bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa.

Bấy giờ ông Phêrô nói rằng: những người này đã nhận được Thánh Thần cũng

như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ” (Cv

10,44-47).

3.2. Vợ chồng Khanania và Saphira

Câu chuyện về vợ chồng Khanania gian lận bị rủa chết ngay tức khắc là

một bằng chứng hùng hồn nói lên quyền năng Chúa Thánh Thần hoạt động nơi

các tông đồ. Quả vậy vì không thành thật mà hai vợ chồng này đã bị chết trƣớc

mắt mọi ngƣời do những lời trách mắng của ông Phêrô: “Anh Khanania, sao anh

lại để Satan xâm chiếm lòng anh, khiến anh lừa dối Thánh Thần, mà giữ lại một

phần giá thửa đất? Khi đất còn đó thì nó chẳng còn là của anh sao? Bán đi rồi

thì anh chẳng có quyền sử dụng tiền bán đó sao? Sao anh lại rắp tâm làm việc

ấy? Anh đã không lừa dối người phàm, mà lừa dối Thiên Chúa. Nghe những lời

ấy, Khanania ngã xuống tắt thở”. Khoảng ba giờ sau, vợ ông cũng bị chết sau

những lời nói của ông Phêrô. Sau khi hỏi chị và biết chị gian dối, ông Phêrô nói:

“Sao anh chị lại đồng lòng với nhau để thử thách Thần Khí Chúa? Kìa những

người đã chôn cất chồng chị còn đứng ở ngoài cửa, họ sắp khiêng cả chị đi đấy.

Lập tức bà ta ngã xuống chân ông Phêrô và tắt thở” (Cv 5,1-10). Sau câu chuyện

này chúng ta không thể không nói đến một chứng nhân anh dũng và là vị tử đạo

tiên khởi của Giáo hội, đó là thánh Stêphanô.

47

4. Chúa Thánh Thần hoạt động nơi ông Stêphanô

Chúa Thánh Thần cũng thể hiện quyền năng của Ngài nơi con ngƣời thánh

Stêphanô - một ngƣời nhiệt thành và đầy quyền năng của Thánh Thần. Thật vậy

các đối thủ của Ngài đã không thể đối lại những lời khôn ngoan Chúa Thánh

Thần ban cho Ngài. Sách Công Vụ Tông Đồ kể: “Họ không thể địch lại những lời

lẽ khôn ngoan mà Thần Khí ban cho ông” (Cv 6,10). Nhƣ thế với sự soi sáng của

Chúa Thánh Thần, ông đã trƣng dẫn Cựu Ƣớc mà rao giảng về Chúa Giêsu cho cả

cử tọa đông đảo trong hội đƣờng, có cả những vị quan chức cao cấp trong giới

lãnh đạo Do thái. Cuối cùng vì lòng chai dạ đá không chịu hối cải và họ đã giết

ông. Nhƣng lúc này Chúa Thánh Thần lại một lần nữa hoạt động cách mãnh liệt

nơi tôi tớ ngài và giúp thánh Stêphanô trở nên giống Chúa Giêsu khi tha thứ cho

những kẻ giết mình: “Được đầy Thánh Thần, ông Stêphanô đăm đăm nhìn trời,

thấy vinh quang Thiên Chúa và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Họ

nhất tề xông vào ông và lôi ông ra ngoài thành mà ném đá. Ông quì gối xuống và

kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7, 55.57.60). Chúng ta

cùng tìm hiểu một câu chuyện thú vị khác nơi tông đồ Philipphê để thấy quyền

năng Chúa Thánh Thần kỳ diệu ra sao.

5. Nơi ông Philipphê

Ở đoạn này chúng ta thấy Chúa Thánh Thần thật gần gũi, đầy tình yêu

thƣơng đối với con ngƣời. Quả vậy Ngài đã sai ông Philipphê làm phép rửa cho

viên quan thái giám của nữ hoàng Êthiop. Thánh Luca tƣờng thuật rất hay. Viên

quan này đi hành hƣơng và đang trên đƣờng về. Khi ông đang ngồi trong xe và

đọc sách ngôn sứ Isaia thì Thần Khí bảo ông Philipphê tiến lên và đuổi kịp xe của

ông. Ông Philipphê bắt chuyện, rồi “từ đoạn sách Isaia đó mà rao giảng tin mừng

Đức Giêsu cho ông” (Cv 8,35). Chính Chúa Thánh Thần đã khơi lên trong lòng

viên quan này ƣớc muốn chịu phép rửa và ông Philipphê đã làm phép rửa cho

48

viên quan. “Sau đó Chúa Thánh Thần đưa ông Philipphê đi mất và người ta thấy

ông rao giảng ở Át đốt” (Cv 8,39-40).

6. Chúa Thánh Thần trong hoạt động truyền giáo của ông Saolô và

Banaba

Có thể nói hành trình truyền giáo của hai ông Phaolô và Banaba luôn đƣợc

Chúa Thánh Thần hƣớng dẫn. Thật vậy chính Chúa Thánh Thần đã nói trực tiếp

trong việc chọn ông Phaolô và Banaba để dành riêng cho Ngài: “Một hôm, đang

khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: hãy

dành riêng Banaba và Saolô cho Ta để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy

làm” (Cv 13,2). Đƣợc Chúa Thánh Thần sai đi, hai ông Banaba và Saolô hoạt

động rất tích cực để loan báo Lời Thiên Chúa. Đến Paphô, hai ông gặp một ngƣời

phù thủy, tên Do thái là Bagiêsu, tìm cách ngăn cản thống đốc Xecghiô tin Chúa,

hai ông đã để cho Chúa Thánh Thần thi thố quyền năng. “Bấy giờ ông Phaolô

được đầy Thánh Thần, nhìn thẳng vào người phù thủy và nói: hỡi kẻ đầy mọi thứ

mưu mô và mọi trò xảo trá, hỡi con cái ma quỉ và kẻ thù của tất cả những gì là

công chính, ngươi không bỏ thói bẻ cong những đường lối ngay thẳng của Chúa

Sao? Giờ đây này bàn tay Chúa giáng xuống trên ngươi, ngươi sẽ bị mù, không

thấy ánh sáng mặt trời trong một thời gian. Lập tức tối tăm và mù lòa ập xuống

trên người phù thủy và ông ta phải lần mò tìm người dẫn dắt” (Cv 13,9-11).

Ông Phaolô cũng đã đặt tay trên các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả và

Chúa Thánh Thần cũng ngự xuống trên họ. Thật vậy khi gặp họ, ông Phaolô đã

hỏi: “Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa? Họ trả lời: ngay cả

việc có Thánh Thần chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói. Nghe thế họ chịu

phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh

Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười

hai người” (Cv 19,1-7). Chúa Thánh Thần còn sai ông Phaolô đi qua miền

Makêđônia: “Sau những sự việc ấy xảy ra, ông Phaolô được Thánh Thần thúc

49

đẩy, quyết định đi qua miền Makêđônia và miền Akhaia mà về Giêrusalem" (Cv

19,21). Chúa Thánh Thần còn tỏ cho ông Phaolô biết những gian nan thử thách

đang đợi ông. Ông tâm sự: “Giờ đây bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem mà

không biết những gì xẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này là tôi đến thành nào

thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi

tôi” (Cv 20,22-23). Chúa Thánh Thần cũng tiên báo cho ông Phaolô những gian

nan tại Giêrusalem: “Hôm sau chúng tôi lên đường và đến Xêdarê. Chúng tôi vào

nhà ông Philipphê, người loan báo Tin Mừng thuộc nhóm Bảy người, và ở lại với

ông. Ông này có bốn người con gái đồng trinh được ơn nói tiên tri. Đang khi

chúng tôi ở lại đó nhiều ngày, có một ngôn sứ tiên là Agabô từ miền Giuđê

xuống. Ông đến thăm chúng tôi và lấy dây lưng của ông Phaolô tự trói chân tay

lại và nói: Đây là điều Thánh Thần phán: người có dây lưng này sẽ bị người Do

thái trói lại như thế ở Giêrusalem mà nộp vào tay người ngoại” (Cv 21,8-11).

Nhƣ vậy sách Công Vụ Tông Đồ đã tƣờng thuật cho ta những dấu lạ điềm thiêng

nói lên quyền năng của Chúa Thánh Thần đã thực hiện nơi các tông đồ. Tuy

nhiên đó chỉ là những hoạt động bên ngoài của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cùng

lắng nghe Thánh Phaolô nói lên những kinh nghiệm cá nhân của Ngài về những

hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi chiều sâu nội tâm con ngƣời.

50

VII. CHÚA THÁNH THẦN TRONG CÁC THƢ

CỦA THÁNH PHAOLÔ

Khi nói về Chúa Thánh Thần trong các lá thƣ của mình, thánh Phaolô nêu

lên những kinh nghiệm mà ngài đã trải qua khi cố gắng sống theo sự thúc đẩy của

Chúa Thánh Thần, đồng thời cho thấy sự các ơn ban của Thánh Thần thật phong

phú biết bao.

1. Cuộc xung đột nội tâm

Do hậu quả của tội lỗi mà trong con ngƣời có những khuynh hƣớng xấu đối

lập với những điều tốt lành. Theo thánh Phaolô hai khuynh hƣớng này dƣờng nhƣ

đối lập nhau, "như là hai thù địch, nghĩa là không những chúng có thể tách rời

nhau mà còn có thể diệt trừ nhau nữa"73

. Chính vì thế trong mỗi ngƣời luôn xảy

ra những cuộc phản kháng, đấu tranh giữa tốt và xấu, thiện và ác. Điều này chính

thánh Phaolô đã có kinh nghiệm khi thốt lên: "Điều thiện tôi muốn thì tôi lại

không làm, nhưng điều ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm" (Rm 7,15). Trong

thƣ gửi tín hữu Galát ngài đã khuyên các tín hữu nhƣ sau: "Tôi xin nói với anh em

là hãy sống theo Thần Khí và như vậy anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê

của tính xác thịt nữa. Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với

Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi

bên kình địch nhau khiến anh em không làm được điều anh em muốn" ( Gl 5,16-

17). Thật vậy nếu ngƣời ta để ý thì mỗi ngày sự xung đột giữa hai khuynh hƣớng

của tính "xác thịt "và "tinh thần" luôn diễn ra. Để dễ dàng nhận diện hai khuynh

hƣớng này, trƣớc tiên thánh Phaolô nêu lên những tội thuộc tính xác thịt nhƣ sau:

"Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là dâm bôn, ô uế, phóng

đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp,

73 Lm. PHAN TẤN THÀNH, Nt. MARIA ĐINH THỊ SÁNG, Cánh chung học, học viện liên dòng thánh

Tôma, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 35.

51

chia rẽ, bè phái, ghanh tị, say sưa, chè chén" (Gl 5,19-21). Thứ đến thánh nhân

cũng liệt kê những điều tốt do Thần Khí thúc đẩy: "Hoa quả của Thần Khí là bác

ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ" (

Gl 5, 22-23). Đồng thời thánh nhân nhắn nhủ thêm: "Chúng ta mang nợ nhưng

không phải mang nợ đối với tính xác thịt để phải sống theo tính xác thịt. Nếu anh

em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí anh em

diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em thì anh em sẽ được sống"

(Rm 8,12-13). Cuối cùng Ngài mời gọi: "Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí thì hãy

nhờ Thần Khí mà tiến bước" (Gl 5,25). Sau khi nêu lên hai khuynh hƣớng của

cuộc xung đột nội tâm, chúng ta cùng tìm hiểu xem thánh Phaolô đã cảm nhận về

luật của Thần Khí nhƣ thế nào.

2. Luật Thần Khí

Có thể nói Luật Thần Khí đƣợc Đức Kitô đem vào trần gian, cụ thể qua

chính đời sống của Ngài. Thật vậy cuộc sống của Đức Kitô hoàn toàn sống theo

Thần Khí. Chúa Thánh Thần hƣớng dẫn và chi phối tất cả mọi hoạt động của

Chúa Giêsu. Chính vì thế sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã hoàn toàn trao ban

Thần Khí cho Giáo hội để từ đó con cái Giáo hội đƣợc giải thoát khỏi các thứ lề

luật vẫn giam hãm họ và có thể sống mãi trong Thần Khí đồng thời đƣợc dẫn đƣa

vào nguồn tự do đích thực của con cái Thiên Chúa: “Quả vậy phàm ai được Thần

Khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã

không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở nên nô lệ và phải sợ sệt như xưa,

nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử nhờ đó chúng ta được kêu lên:

Apba! Cha ơi” (Rm 8,14-15). Phải chân nhận rằng cuộc sống của Đức Kitô là

một cuộc sống thấm nhuần Thần Khí và dƣờng nhƣ thoát ra khỏi mọi lề luật và

ràng buộc. Quả thế luật Thần Khí dƣờng nhƣ không có một qui tắc và giới hạn

52

nào cả. Đó là một tình trạng đƣợc Chúa Thánh Thần thúc đẩy và nội tâm hóa nơi

mỗi cá nhân để dẫn đƣa mọi ngƣời vào luật tự do của Chúa Thánh Thần74

. Thật

thế trong thƣ thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã nói rõ luật Thần Khí

luôn chống lại tính xác thịt, đó là: ghen tương, cãi cọ, bè phái, chia rẽ... (1Cr 3,1-

4). Ngoài ra luật Thần Khí không kết án nhƣng tỏ rõ cho con ngƣời thấy rõ đâu là

chân giá trị và đâu là giá trị hƣ ảo để chọn lựa. Nếu không sống theo luật Thần

Khí ngƣời ta sẽ không bao giờ có tự do, không có sự sống của Thiên Chúa, không

có bình an và mãi sống trong mù tối, quanh quẩn với những điều tiêu cực và hƣ

ảo. Vì “Những ai sống theo tính xác thịt thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt,

còn những ai sống theo Thần Khí thì hướng về những gì thuộc Thần Khí. Hướng

đi của tính xác thịt là sự chết còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an.

Thật vậy hướng đi của tính xác thịt là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa vì tính

xác thịt không thể phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng

được. Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên Chúa.

Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối mà được Thần Khí chi phối, bởi vì

Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em. Ai không có Thần Khí của Đức Kitô

thì không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8,5-9).

Luật của Thần Khí dẫn con ngƣời tới sự thật và đƣa con ngƣời vào trong sự

sống Thần Khí. Theo thánh Tôma Aquinô thì: "Luật Thần Khí chính là ân huệ

của Chúa Thánh Thần được ban cho những ai tin vào Đức Kitô, nhờ đó họ có thể

yêu thương tha nhân và chu toàn lề luật. Luật Thần Khí không đặt trên công

trạng mà là ân huệ. Luật Thần Khí không chỉ được ban cho tín hữu để họ giữ

trong tâm hồn mà cần được diễn tả ra cuộc sống bên ngoài cho phù hợp với

thánh ý Thiên Chúa. Luật này còn vạch trần lối sống phóng túng và vô luân của

con người, đồng thời cũng giúp con người ý thức về sự mỏng giòn cũng như giới

74 Vinh sơn QUANG HUY, Sống với Đức Giêsu Kitô như được trình bày trong Tin Mừng, nxb Tôn Giáo, tr. 53.

53

hạn của mình và cần đến ơn cứu độ" 75

. Ngƣợc lại nếu ai không sống theo Thần

Khí thì sẽ chống lại Thiên Chúa. Thật vậy “Nếu con người lấy mình làm trọng

tâm, muốn tự đủ về mọi sự, sống cuộc sống buộc dẫn đến cái chết, tức là sự tha

hóa vĩnh viễn khỏi Thiên Chúa. Một con người như thế không cần đến Thiên

Chúa, không qui phục luật Thiên Chúa, nói chung không vâng lời và không thể

làm hài lòng Thiên Chúa”76

.

3. Các đặc sủng

Côrintô là một cộng đoàn có nhiều phức tạp và nhiều gƣơng xấu nhƣ: chia

rẽ, loạn luân, phân biệt giàu nghèo... khiến thánh Phaolô phải giúp họ ý thức về

sự sống mới và con ngƣời mới của họ sau khi chịu phép rửa để sống xứng danh là

con cái Chúa. Đồng thời thánh nhân còn giúp họ ý thực về sự hiện diện của Chúa

Thánh Thần trong chính cộng đoàn và nơi mỗi cá nhân của họ. Thật vậy sau khi

chịu phép rửa, ngƣời kitô hữu phải biết sống theo sự hƣớng dẫn của Chúa Thánh

Thần. Vì thế thánh Phaolô đã nêu lên vai trò của Thần Khí khi khẳng định: “Thần

Khí thấu suốt mọi sự ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa” (1Cr 2,10). Tuy

âm thầm nhƣng Chúa Thánh Thần hoạt động rất mãnh liệt trong mỗi tín hữu.

Theo đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, từ nay “Thánh Thần của Chúa Cha và

Chúa Con, là linh hồn của linh hồn chúng ta, phần âm thầm nhất của hiện sinh

chúng ta, từ đó tạo nên một chuyển động cầu nguyện bất tận hướng về Thiên

Chúa mà ngay chính chúng ta cũng không xác định các từ ngữ chính xác được.

Thật vậy Thánh Thần luôn tỉnh thức trong chúng ta, van nài Thiên Chúa lấp đầy

những thiếu sót của chúng ta và dâng lên Thiên Chúa Cha sự thờ phượng và

những khao khát sâu xa nhất của chúng ta”77

.

75 Vinh sơn QUANG HUY, Sống với Đức Giêsu Kitô như được trình bày trong Tin Mừng, nxb Tôn Giáo, tr.

55-56. 76

Thánh Phaolô, Tin Mừng mà tôi rao giảng, bình luận các thƣ Phaolô, tr. 67, ngƣời dịch: Xuân Uyển. 77

BÊNÊĐICTÔ XVI, Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI về thánh Phaolô, nxb Tôn Giáo, tr. 20.

54

Đặc biệt trong chƣơng 12 của thƣ thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, thánh

Phaolô mở đầu bằng cách nói với họ về đặc sủng của Thần Khí. Sở dĩ nhƣ vậy “vì

người Côrintô rất chuộng các ân sủng của Thánh Thần giống như nhiều người

công giáo thích được những phép lạ của Đức Mẹ. Tuy nhiên họ coi đặc sủng

Thần Khí như ơn nói tiên tri hay nói tiếng lạ là biểu hiện của sự trưởng thành

trong đường tu đức tâm linh. Khi còn là dân ngoại, người Côrintô thờ lạy bụt

thần, họ chuộng bề ngoài, đua đòi. Khi tin theo Đức Kitô và được sức mạnh Thần

Khí, họ mạnh dạn tuyên xưng Đức Kitô là Chúa. Họ nhận ra quyền năng của Đức

Kitô trên trên hết mọi sự, đặc biệt trên lối sống của họ. Hơn nữa tất cả những ai

thuộc về Đức Kitô đều được sức mạnh của Thần Khí hướng dẫn”78

. Vậy các đặc

sủng ấy là gì?

Thánh Phaolô bắt đầu kể ra cho họ các đặc sủng mà Thần Khí ban cho

cộng đoàn: “Có nhiều đặc sủng khác nhau nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều

việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau

nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra

nơi mỗi người là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan

để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì

được Thần Khí ban cho lòng tin, kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy

ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì

được ơn nói tiên tri, kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ, kẻ khác nữa lại

được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả

những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách tùy theo ý của Người” (1Cr

12,4-1).

Cuối cùng thánh Phaolô khuyên ngƣời Côrintô rằng tất cả những ơn họ

nhận đƣợc không phải để tự cao tự đại hay vì lợi ích cá nhân nhƣng nhằm xây

78 TRẦN HÙNG LÂN, SJ, Thư Phaolô, học hỏi thư Côrintô thứ nhất, AnTôn & Đuốc Sáng, tr. 124.

55

dựng Hội Thánh: "Vì khao khát những ơn của Thần Khí, anh em hãy tìm kiếm để

được dồi dào các ân huệ đó, nhằm xây dựng Hội Thánh" (1Cr 14,12). Thật vậy

dù là đƣợc "ơn giảng dạy hay nói lời mạc khải, dù nói tiếng lạ hay giải thích tiếng

lạ, tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh" (1Cr 14,26). Sau

khi trình bày những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong các thƣ thánh Phaolô,

chúng ta cùng tìm hiểu xem những lời nói và hoạt động Chúa Thánh Thần đƣợc

diễn tả trong sách Khải Huyền nhƣ thế nào?

56

VIII. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SÁCH KHẢI HUYỀN

Sách Khải Huyền cũng mạc khải vai trò của Chúa Thánh Thần hầu cho

thấy Ngài vẫn không ngừng hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội để giúp các

tín hữu trung thành với giáo huấn của Đức Kitô, dù có phải gặp nhiều nỗi gian

truân trong cuộc sống. Trong phần này chúng ta sẽ dừng lại hai điểm, đó là "Thần

khí nói" và "Thần Khí và Tân nương nói".

1. Thần Khí nói

Trong sách Khải Huyền chúng ta thấy chính Chúa Giêsu nói với các Hội

Thánh: "Mạc khải của Đức Giêsu Kitô, mạc khải mà Thiên Chúa đã ban cho Người

để Người tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp xảy đến" (Kh 1,1). Nhƣng cuối

các lá thƣ lại nói: "Ai có tai thì hãy lắng nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh"

(Kh 2,7.11.17.29; 3,6.13.22). Nhƣ thế phải chăng Chúa Giêsu nói qua trung gian

Chúa Thánh Thần hay đích thân Chúa Thánh Thần lên tiếng? Ở đây theo nhóm Các

Giờ Kinh Phụng Vụ, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của Thần Khí trong tƣơng quan

với Đức Kitô và Hội Thánh. Đức Kitô ngỏ lời với Hội Thánh nhờ Thần Khí, nghĩa là

Thần Khí đang nói, đang nói liên tục trong Hội Thánh79

. Còn theo cha Vũ Phan Long

thì "Thần Khí ở đây là một thực tại ai cũng biết chỉ cần nêu tên là người ta hiểu ngay.

Đôi khi tác giả qui Thần Khí về cho Đức Kitô vì Ngài là đấng mang bảy Thần Khí của

Thiên Chúa (3,11). Đây là Thần Khí mà Đức Kitô phục sinh có ở mức viên mãn mà

Người muốn ban cho loài người giữa muôn vàn ân huệ. Một ân huệ nổi bật là ơn

ngôn sứ. Thần Khí được gọi là thần khí của ơn ngôn sứ. Ngài linh hoạt các ngôn sứ.

Trong sách Khải Huyền các vị này nhận sứ điệp siêu việt của Thiên Chúa về lịch sử

(10,7) để truyền đạt cho loài người, một sứ điệp được cô đọng trong các biểu tượng.

Thần Khí đang nói liên tục với các Hội Thánh nói chung, với tất cả các Hội Thánh.

Điều Thần Khí nói được diễn tả trong một hình thức cần đươc giải thích, giải mã.

79 NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, Kinh Thánh Tân Ước, nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008

57

Được thanh tẩy và tăng lực, bây giờ Hội Thánh có khả năng đón nhận trọn vẹn lệnh

truyền của Đức Kitô. Lệnh này thúc đẩy Hội Thánh làm công việc giải mã sứ điệp của

Thần Khí. Bảy lần lệnh này được nhắc lại, đó là một ý muốn tha thiết thúc đẩy lắng

nghe Thần khí chăm chú"80

.

Ngoài ra mỗi thính giả cũng đƣợc mời gọi để đón nhận những lời khiển

trách cũng nhƣ những lời động viên của Thiên Chúa để từ đó hoán cải tận thâm

tâm, hầu tránh khỏi những tai ƣơng có thể giáng xuống trên cá nhân cũng nhƣ tập

thể. Nhƣng ai sẽ ban cho chúng ta lỗ tai lòng nếu không phải là Thiên Chúa. Bởi

đó chính mỗi ngƣời phải biết cầu xin để Thiên Chúa ban cho khả năng lắng nghe

lời Thần Khí nói. Ngang qua vị ngôn sứ, Chúa Thánh Thần sẽ mạc khải những

điều bí nhiệm của Thiên Chúa và giúp ngƣời tín hữu hiểu biết Lời Chúa Kitô và

dẫn đƣa họ tới sự thật toàn vẹn81

.

Trong những nỗi khốn cùng, bách hại và thử thách của các kitô hữu tiên

khởi, Chúa Thánh Thần vẫn ở bên họ, đồng hành và nâng đỡ họ để an ủi và khích

lệ họ trung thành với Chúa Giêsu, bởi vì những ngƣời đã chết trong Chúa sẽ là

những ngƣời có phúc. Thật vậy "Thần khí phán: Phải, họ sẽ được nghỉ ngơi

không còn vất vả nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ" (Kh 14,13).

2. Thần Khí và Tân Nƣơng nói

Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cách thức để Chúa Thánh Thần tỏ

mình ra và đƣợc cảm nghiệm, đó là cầu nguyện. Thật vậy nơi nào có ngƣời cầu

nguyện, nơi đó có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Khi lòng ngƣời u tối, băn

khoăn, bế tắc không biết cầu nguyện thế nào thì Chúa Thánh Thần lại khơi lên

trong họ những tiếng rên siết khôn tả (Rm 8,26). Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau

nhƣ cấm cách, bách hại hay trong một môi trƣờng vô thần, thì cầu nguyện vẫn

80 Fx. VŨ PHAN LONG, OFM, Tìm hiểu sách Khải Huyền, nxb Tôn Giáo, 2013, tr. 100.

81 Lm. Mathia HUỲNH NGỌC LUẬN, Thấy trời mở ra, chú giải sách Khải Huyền của thánh Gioan, tr. 102.

58

mãi là tiếng nói của những ngƣời không có tiếng nói trên mặt đất này. Lời cầu

nguyện cũng tỏ cho thấy lòng ngƣời là một vực thẳm không ai có thể lấp đầy

ngoại trừ một mình Chúa Thánh Thần. Tin Mừng Luca cho chúng ta thấy điều đó:

"Anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành

thì phƣơng chi Cha anh em, đấng ngự trên trời lại không ban Thánh Thần cho

những kẻ kêu xin ngƣời sao"? (Lc 11,13)82

.

Trong những cơn thử thách và những nỗi gian truân, các tín hữu chỉ biết

cầu xin Chúa Giêsu đến giải thoát. Họ không cô đơn vì có Chúa Thánh Thần luôn

ở bên họ và cùng cầu xin với họ, bởi vì chỉ có Ngài mới giúp các tín hữu biết cầu

nguyện thế nào cho phải và chính Ngài cũng cầu thay nguyện giúp cho họ bằng

những tiếng rên siết khôn tả (x. Rm 8,26). Cho nên đang hành trình trong cuộc lữ

hành đức tin, với quyền năng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội phải

không ngừng cầu xin Thiên Chúa ban cho mình nghị lực và can đảm để đi đến

cùng đích mà Thiên Chúa muốn mình đạt tới83

. Chúng ta có thể tự hỏi có khi nào

Chúa Thánh Thần ngƣng trợ giúp Giáo hội không? Chắc chắn điều đó không bao

giờ xảy ra trừ khi chúng ta chối bỏ đức tin Kitô giáo. Nhƣng cả trong trƣờng hợp

đó Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện không những trong Giáo Hội và trong

thế giới nữa. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã ban Ngài cho Giáo hội và Ngài sẽ hoạt

động cùng với Giáo hội cho đến ngày tận thế để đƣa Giáo hội tới cứu cánh của

mình. Thật vậy dù ngƣời ta có ý thức hay quên đi vai trò của Chúa Thánh Thần

thì Ngài vẫn âm thầm hoạt động trong Giáo Hội. Hình ảnh Thần Khí và Tân

Nƣơng muốn nói lên rằng "Chúa Thánh Thần đang linh hoạt trong lời khẩn cầu

của cộng đoàn, là tân nương và nhận lời khẩn cầu ấy làm của mình"84

.

82 X. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 65.

83 Lm. Mathia HUỲNH NGỌC LUẬN, Thấy trời mở ra, chú giải sách Khải Huyền của thánh Gioan, tr. 409.

84 Fx VŨ PHAN LONG, Tìm hiểu sách Khải Huyền, nxb Tôn Giáo 2013, tr. 299.

59

IX. CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI

1. Thời đại Giáo Hội - thời đại của Chúa Thánh Thần

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, có những lúc tƣởng chừng nhƣ Giáo

Hội đã bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới. Nhƣng trong những lúc khó khăn thử thách,

Chúa Thánh Thần vẫn làm sinh động và nuôi dƣỡng Giáo Hội, đồng thời hƣớng

dẫn Giáo Hội đến với Chúa Cha. Chính Ngài là nguồn mạch và là sức sống của

mọi tín hữu cũng nhƣ trong các hoạt động của đời sống Giáo Hội85

. Có thể nói

"khi sống ngoài sức sống của Chúa Thánh Linh thì Giáo hội đã sụp đổ, không

còn tồn tại trên trần gian"86

. Chính thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định:

"Chúa Thánh Thần không ngừng thánh hóa Giáo Hội cho đến ngày nhờ thập giá,

đạt đến ánh sáng không hề tắt"87

. Đồng thời chúng ta cũng thấy “vai trò của

Chúa Thánh Thần khi thánh hóa Giáo Hội bằng cách kêu gọi Giáo Hội luôn

trung thành với Chúa Kitô để trở thành nữ tỳ và người nghèo, trở thành tiếng nói

của những người nghèo hèn trong lịch sử thế giới”88

.

Chúa Thánh Thần còn đóng một vai trò rất quan trong, đó là hiệp nhất mọi

phần tử. Thật vậy: "Chúa Thánh Thần không ngừng hiệp nhất mọi dị biệt trong

thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Ngài khơi dậy những ơn gọi bổ sung cho nhau,

để chứng tỏ sự mới mẻ và phong phú của Tin Mừng"89

. Chúa Thánh Thần còn

hoạt động trong Giáo Hội qua việc linh hứng cho các tác giả viết ra sách Kinh

Thánh. Hiến chế Dei Verbum số 11 viết: "Những gì Thiên Chúa mạc khải mà

Thánh Kinh chứa đựng và trình bày đều được viết ra dưới sự linh ứng của Chúa

85 x. TUYÊN NGÔN DOMINUS JESUS, Chia sẻ số 30 tháng 5 - 2001, nội san liên tu sĩ Tp. HCM, tr. 90-91.

86 Sđd, tr. 93

87 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế (Redemptoris Mater), Tòa giám mục thành phố

Hồ Chí Minh, ủy ban năm Đức Mẹ Maria, số 25. 88

Sđd, tr. 80. 89

MICHEL HUBAUT, Sống với chính mình, với anh em, với Thiên Chúa, nxb Tôn Giáo, tr. 129, chuyển ngữ:

Trần Thiết.

60

Thánh Thần"90

. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng xác nhận điều đó khi

khẳng định "mọi sách thánh viết ra đều do sự linh hứng của Chúa Thánh Thần"91

.

Đồng thời đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cũng xác tín vai trò đặc biệt quan trọng

của Chúa Thánh Thần đối với việc linh hứng cho các tác giả Kinh thánh trong

Giáo Hội92

.

Có thể khẳng định công đồng Vatican II là một "lễ hiện xuống mới", làm

thay đổi mọi não trạng xƣa nay trong Giáo hội93

. Trong công cồng này, Chúa

Thánh Thần đã làm những điều kỳ diệu, đƣợc thể hiện qua các sắc lệnh, tuyên

ngôn, hiến chế...hầu giúp Giáo Hội dám "mở cửa" để đón nhận một luồng gió

mới. Ở đây chỉ xin đan cử một tiểu tiết. "Trước Vatican II người ta chỉ đề cao vai

trò của linh mục, thì Vatican II lại hướng đến vai trò của người giáo dân nhiều

hơn. Thật vậy Chúa Thánh Thần rõ ràng dẫn dắt Giáo Hội đến một kiểu mẫu

Giáo Hội bao gồm nhiều hơn nữa, trong đó chúng ta nhận ra nhu cầu về cả thừa

tác viên giáo dân lẫn thánh chức, khiến cho công việc của Giáo Hội được hoàn

tất"94

. Đó là một điều nhỏ nhặt trong muôn vàn yếu tố Chúa Thánh Thần đã thay

đổi trong Giáo Hội.

Sau công đồng Vatican II "Chúa Thánh Thần đã thổi một luồng gió mới và

thổi rất mãnh liệt trong Giáo Hội, không những để rung chuyển từ bên trong mà

còn đổi mới bộ mặt Giáo Hội từ bên ngoài. Nhiều phong trào truyền giáo, canh

tân, cầu nguyện mọc lên như nấm trên khắp năm châu. Từ phía giáo dân nhiều tổ

90 CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Học hỏi hiến chế tín lý về mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, nxb Tôn

Giáo, tr. 136. 91

GLHTCG số 120. 92

x. ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục Verbum Domini, Lời Thiên Chúa

trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội, gửi các giám mục, hàng giáo sĩ, các ngƣời nam nữ sống đời thánh

hiến và các tín hữu giáo dân, số 17, bản dịch của Ủy Ban Kinh Thánh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt

Nam. 93

x. HOÀNG QUÍ, Chúa Thánh Linh - quà tặng tuyệt vời, phụng sự, 1998, tr. 33. 94

JUDY BALL và MC KAMEY, Vatican II Hôm Nay, kêu gọi người công giáo nên thánh và phục vụ, nxb Tôn

Giáo, tr. 8, chuyển ngữ L.m Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP.

61

chức xin nhập đoàn với Giáo Hội, tham gia công việc thánh hóa tha nhân và

chính mình. Báo chí, sách vở, sáng kiến học hỏi thần học... khác nào mùa xuân

trăm hoa đua nở tràn ngập trong vườn Giáo Hội báo hiệu một nguồn sống mới

đang vươn lên"95

. Ngoài ra với quyền năng vô hạn của mình, Chúa Thánh Thần

đã khơi liên nhiều loại đặc sủng khác nhau trong đời sống Giáo Hội, đặc biệt là

đặc sủng đời thánh hiến hay đời tu dòng. Điều đó chứng tỏ Chúa Thánh Thần

đang hoạt động cách kỳ diệu trong Giáo Hội96

. Thật vậy trải qua bao thế kỷ, Chúa

Thánh Thần đã thôi thúc các thanh niên nam nữ bước theo Chúa Kitô trong đời

sống thánh hiến nơi các hội dòng khác nhau, bằng việc tận hiến cho Chúa Kitô

với một con tim không san sẻ"97

. Ngày nay những hình thức đời thánh hiến vẫn

còn hiện diện trong cơ cấu Giáo Hội98

.

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng Chúa Thánh Thần cũng có vai trò khai

sinh Giáo Hội. Thật vậy hiến chế Tín Lý Giáo Hội khẳng định: “Giáo hội chỉ khai

sinh thực sự khi Thánh Thần được ban”99

. Nhƣ thế có thể nói nhờ Chúa Thánh

Thần đến mà Giáo Hội đƣợc khai sinh và thời đại cánh chung bắt đầu (Cv 2,16).

Chúa Thánh Thần còn thánh hoá Giáo Hội để trở nên khí cụ hầu hoàn tất công

trình cứu độ mà Đức Giêsu đã khai mào trên thánh giá. Hiến chế Tín Lý Giáo Hội

nói rõ sứ vụ của Chúa Thánh Thần là thiết lập Giáo Hội thành bí tích cứu độ phổ

quát nhƣ sau: “Khi từ kẻ chết sống lại, Đức Kitô đã sai Thánh Thần ban sự sống

đến với các môn đệ và nhờ Thánh Thần thiết lập Thân Thể Người là Giáo Hội

như bí tích phổ quát cứu rỗi"100

. Ngoài ra Chúa Thánh Thần còn là nguyên uỷ của

Giáo Hội. Ngài mang lại sức sống cho Giáo Hội bằng các ân huệ. Ngài sinh động

95 Vinh sơn TRẦN NGỌC THỤ, Đức Chúa Thánh Thần và Bảy Hồng Ân của Ngài, Roma 1989, tr. 11.

96 x. Lm. AN SƠN VỊ, Thánh Linh Trong Đời Dâng Hiến, 2007, tr. 4.

97 ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn đời sống thánh hiến, ban hành ngày 35 -3 1996, số 1.

98 Sđd, số 5.

99 DV số 25.

100 DV số 48

62

Giáo Hội bằng các đoàn sủng. Ngài nối kết mọi phần tử trong Giáo Hội bằng sợ

dây bác ái. Qua đức tin và sứ vụ Ngài làm cho Giáo Hội ngày thêm đông số. Ngài

còn là nguyên uỷ của sự đa dạng và hiệp thông101

. Chúa Thánh Thần cũng dùng

nhiều phƣơng cách khác nhau để theo sát và hƣớng dẫn Giáo Hội trong việc

truyền giáo102

và Chúa Thánh Thần cũng giúp Giáo Hội biết thức tỉnh để hoà

mình với từng môi trƣờng và mọi lãnh vực khác nhau103

.

Nhƣ thế chúng ta có thể tóm tắt sự hoạt động của Chúa Thánh Thần trong

Giáo Hội qua những điểm sau: Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đƣợc

sai đến trong Giáo Hội để khai mạc sứ vụ của Giáo Hội. Tiếp đến Ngài thánh hoá

Giáo Hội và ban sức sống cho Giáo Hội, đồng thời khơi lên sự sống bất diệt nơi

các tín hữu và bảo đảm cho thân xác họ mai sau sẽ đƣợc sống lại. Ngài hƣớng dẫn

Giáo Hội đến chân lý toàn vẹn. Ngài kết hợp Giáo Hội nhờ tác vụ và sự hiệp

thông, đồng thời ngài hƣớng dẫn Giáo hội bằng các hồng ân và đặc sủng. Ngài

làm cho Giáo Hội luôn tƣơi trẻ và kết hợp Giáo Hội với Đức Kitô104

.

2. Tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu

Trong ngày lễ Ngũ tuần, "Chính Thần Linh Thiên Chúa dùng sức linh

thiêng thức tỉnh, đánh động linh hồn, chính Ngài bấm nút động lực bên trong để

cho mọi sự rung chuyển, để cho ánh sáng bắt đầu tỏa chiếu trong thẩm cung linh

hồn, chính Ngài mở vòi nước siêu nhiên để cho sức linh hoạt từ thân cây bắt đầu

chuyển sang các chi nhánh"105

. Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong tâm hồn

mọi kitô hữu, đến nỗi họ trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần nhƣ lời thánh

101 x. PHAN TẤN THÀNH, Đời sống tâm linh, thần học về đời sống tâm linh Kitô giáo, tập 3, Rôma 2003, tr.

71. 102

Sđd, tr. 93. 103

ĐGH PHANXICÔ, Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng, số 29. 104

Sđd, tr. 62. 104

Sđd, tr. 71. 105

Vinh sơn TRẦN NGỌC THỤ, Đức Chúa Thánh Thần và Bảy Hồng Ân của Ngài, Roma 1989, tr. 3.

63

Phaolô khẳng định: "Anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ của

Thánh Thần sao" (1Cr 6,19). Ngài ngự trong tâm hồn mỗi tín hữu để thánh hoá và

làm cho họ trở nên cung thánh của Thiên Chúa106

. Đồng thời Ngài còn là Đấng

thanh tẩy tâm trí chúng ta sạch mọi vết nhơ của thế trần hầu xứng đáng với ân

sủng của Thiên Chúa107

.

Ngoài ra "Chính Thần Linh Thiên Chúa được ban xuống khác nào dầu

thánh sẽ thấm nhuần linh hồn, trưởng thành hóa người tín hữu để họ trở nên

chứng nhân của Chúa Kitô108

. Ngài còn là "Đấng khơi dậy trong các tâm hồn một

khát vọng sâu xa nên thánh"109

. Ngài ở trong tâm hồn tín hữu, giúp họ tôn vinh

Thiên Chúa Cha và làm cho họ trở nên con Thiên Chúa và kêu lên Abba: Cha ơi!

(Rm 8,15; Gl 4,6)110

. Ngài ngự trong mỗi tín hữu để cầu thay nguyện giúp cho họ

(Rm 8,26). Hơn nữa "Chính Chúa Thánh Thần dạy con cái Thiên Chúa biết cầu

nguyện"111

. "Ngài cũng dạy chúng ta cử hành phụng vụ trong khi chờ đợi Chúa

Giêsu tái lâm, chính người hướng dẫn chúng ta biết cầu nguyện trong hy

vọng"112

. Chúa Thánh Thần cũng củng cố con ngƣời nội tâm nơi tín hữu, giúp họ

mở lòng ra với Thiên Chúa và dẫn đƣa họ vào đời sống mới, nơi đó con ngƣời

đƣợc sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa sống trong con ngƣời113

. Ngoài ra

106 x. PHAN TẤN THÀNH, Đời sống tâm linh, thần học về đời sống tâm linh Kitô giáo, tập 3, Rôma 2003, tr.

71. 107

x. Trích sách đƣờng trọn lành của đức cha Điađôcô, giám mục Phôtixê, Các bài đọc kinh sách, quyền I, nxb

Tôn Giáo, tr. 310. 108

Vinh sơn TRẦN NGỌC THỤ, Đức Chúa Thánh Thần và Bảy Hồng Ân của Ngài, Roma 1989, tr. 46. 109

ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 65. 110

GLGHCG số 2639. 111

Sđd, số 2650. 112

Sđd, số 2657. 113

x. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần, số 58.

64

Chúa Thánh Thần còn giúp các tín hữu tƣởng nhớ tới sự hiện diện của Chúa Kitô

và hƣớng tâm trí về Ngài nữa114

.

Chúng ta cũng biết Giáo Hội trải qua biết bao nhiêu cuộc bách hại. Tuy

nhiên sau những cuộc bách hại đó, Giáo Hội không bao giờ có ý định trả thù

nhƣng hoàn toàn tha thứ và bao dung. Nếu xét về mặt nhân loại thì điều đó không

bao giờ xảy ra nhƣng sở dĩ Giáo Hội có thể làm đƣợc điều đó là nhờ Chúa Thánh

Thần. Thật vậy " Chính Thần Khí yêu thương của Thiên Chúa mới có thể ban cho

chúng ta sức mạnh để vượt thắng những sự xấu xa, thù ghét và vô nhân đạo đang

vây quanh chúng ta hiện thời. Chỉ Thần Khí yêu thương của Thiên Chúa mới có

thể cho chúng ta khả năng tha thứ cho các kẻ thù của mình và theo cách ấy tạo

nên một tương lai không bị đầu độc, không cảm thấy cay đắng bởi những kỷ niệm

đầy thù hận"115

. Theo lời đức giáo hoàng Gioan Phaolô II thì: "Chúa Thánh Linh

luôn luôn can thiệp bằng hành động sâu xa trong mọi khoảnh khắc và dưới mọi

khía cạnh của đời sống kitô hữu để hướng dẫn những khát vọng của con người đi

đúng đường hướng đó mà theo gương Chúa Giêsu: yêu thương đại lượng với

Thiên Chúa và tha nhân"116

.

Chúa Thánh thần cũng giúp các kitô hữu luôn biết mềm mỏng, cởi mở,

khôn ngoan và nhạy bén trƣớc những tác động của Ngài. Chính Ngài luôn đi bƣớc

trƣớc trong nội tâm của mỗi kitô hữu để giúp họ đón nhận ân sủng của Ngài117

.

114 JOHN NAVONE, S.J, Thất bại và tình yêu, những suy tƣ thần học về sự thất bại, nxb Tôn Giáo, tr. 115,

chuyển ngữ: Lm Montfort Phạm Quốc Huyên O.Cist . 115

Sđd, tr. 116. 116

ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Chúa Thánh Linh, Đấng ban sự sống và tình yêu, giáo lý dựa trên kinh tin

kính, tr. 524, chuyển ngữ: Nguyễn Đức Tuyên, Ngƣỡng Nhân Lƣu Ấu Nhi. 117

x. Sự linh ứng và các ơn Đức Chúa Thánh Thần, viết theo LABOURDETTE, 1992, tr. 23-24.

65

KẾT LUẬN

Với những thành quả đạt đƣợc trong công đồng Vatican II và cách riêng

phong trào canh tân đặc sủng, đã khiến ngƣời ta suy nghĩ nhiều hơn về vai trò và

những sinh hoạt đặc thù của Chúa Thánh Thần, một Vị Thiên Chúa bị lãng quên

quá nhiều và dƣờng nhƣ phai nhạt trong tâm trí ngƣời tín hữu. Trong thực tế

nhiều kitô hữu dƣờng nhƣ quên lãng Chúa Thánh Thần và có lẽ không khi nào

cầu nguyện với Ngài, thậm chí không biết Ngài là ai. Tuy nhiên dù bị lãng quên

và đƣợc rất ít ngƣời tƣởng nhớ, Chúa Thánh Thần vẫn là Thiên Chúa, là Ngôi Ba

trong Ba Ngôi Thiên Chúa chí thánh. Ngài vẫn là tình yêu giữa Cha và Con, là

Đấng hoạt động trong công trình sáng tạo và cứu độ con ngƣời. Thật vậy "Chúa

Thánh Thần là bí nhiệm của Thiên Chúa và cũng là năng lực xuất thần, qua đó

Thiên Chúa ra khỏi mình, trong khi vẫn không rời khỏi mình, bước vào trong thế

giới và đổ tràn sự hiện diện của Người, trước hết trên khắp cả tạo thành, kế đến

giữa loài người, bằng những giao ước liên tục, sau cùng trong Đức Kitô và Giáo

Hội Người. Lực bật của Thần Khí có thể so sánh với chuyển động vòng xoáy bắt

nguồn từ chuyển động của vòng tròn hoàn bị, tăng lực lao tới trong khi vẫn đồ

hoạ lại chính mình theo chính vòng cung đi ra khỏi mình. Và cứ thế mà tiến, vừa

tiến vừa lặp lại mình, trở lại hoài trên bản thân mà không mâu thuẫn với chính

mình, theo những đường vòng mỗi lẫn mỗi mới lạ nhưng lại giống nhau. Thần

Khí cũng vậy, Ngài vẫn tìm cách bằng những hình thức khác nhau nhưng vẫn

giống nhau, sản sinh ra mầu nhiệm thâm nội duy nhất của Thiên Chúa. Ngài

chuyển động theo động tác của âm dương, vừa dồn dập vừa liên lỉ. Ngài hiện

diện trong những trường hợp xem ra đầy mâu thuẫn, vừa bí nhiệm vừa mạc khải.

66

Ngài là quyền năng được tuyên dương trong sự yếu hèn. Ngài là vinh quang và là

sự khiêm tốn của Thiên Chúa. Ngài khiến khoa thần học phải nói về Ngài bằng

một tràng liên tục nghịch lý và lặp đi lặp lại không ngừng"118

.

Ngài đã âm thầm hoạt động cách tích cực đặc biệt trong công cuộc cứu độ

nhân loại. Khởi đi từ mầu nhiệm nhập thể, Ngài đã làm cho Ngôi Hai hiện hữu

trong cung lòng Đức Maria bằng quyền năng của mình. Ngài đã thúc đẩy những

ngƣời công chính nhƣ ông Simêon và bà Anna đi vào đề thờ để gặp Hài Nhi lúc

cha mẹ đem con vào đền thánh để tiến dâng cho Thiên Chúa. Kế đến ngài đã ngự

trên Đức Kitô nơi dòng sông Giođan sau khi chịu phép rửa. Sau đó Ngài đã thúc

đẩy Chúa Giêsu đi vào hoang địa và chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài cũng hoạt động

trong suốt thời gian Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng. Đặc biệt Chúa Thánh Thần

còn thúc đẩy Chúa Giêsu đi vào cuộc khổ nạn để hoàn toàn vâng phục Thiên

Chúa Cha hầu cứu độ nhân loại. Cuối cùng Ngài cũng làm cho Chúa Giêsu phục

sinh từ trong kẻ chết.

Sau biến cố phục sinh là thời đại của Chúa Thánh Thần. Kể từ lúc này trở

về sau, Chúa Giêsu không hiện diện hữu hình để hƣớng dẫn Giáo hội nữa mà

Ngài hoạt động trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Từ đây Chúa Thánh

Thần hƣớng dẫn Giáo hội cho đến ngày tận thế. Ngài đã thực hiện quyền năng

của mình nơi các tông đồ và các kitô hữu tiên khởi trong thời Giáo hội còn non

trẻ. Sau thời Giáo hội tiên khởi, Chúa Thánh Thần vẫn kiên trì và âm thầm hoạt

động trong Giáo Hội và hƣớng dẫn Giáo hội vƣợt qua những thăng trầm của lịch

sử. Có những lúc tƣởng chừng nhƣ Giáo hội đã bị xoá sổ khỏi thế giới nhƣng

Ngài vẫn làm cho Lời Chúa Giêsu thành hiện thực: "Quyền lực của tử thần cũng

không sao thắng nổi" (Mt 16, 18). Cho đến nay Giáo hội vẫn đứng vững trong

118 Fx, DURRWELL, Hiểu và sống mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa, P. Vũ Văn Thiện chuyển dịch, nxb

Tôn Giáo, tr. 281-282.

67

lòng thế giới. Không chỉ thế Chúa Thánh Thần còn làm nảy sinh trong Giáo Hội

biết bao điều kì diệu, làm cho vƣờn thiêng Giáo hội biết bao hoa trái của sự thánh

thiện nơi các vị sáng lập dòng, nhờ đó Giáo hội có biết bao hình thức tông đồ để

làm cho Nƣớc Chúa đƣợc lan rộng và dân chúa càng ngày càng tăng trƣởng cách

vững mạnh.

Một điều khiến ta phải ngạc nhiên là không bao giờ Chúa Thánh Thần đòi

hỏi cho mình một sự tôn sùng nào hay một việc phụng thờ nào. Quả thật từ thuở

hồng hoang cho đến khi tạo dựng và cứu chuộc con ngƣời, đồng thời cho đến

ngày nay nữa, Chúa Thánh Thần không bao giờ xuất hiện nhƣ một nhân vật.

Chẳng ai thấy hình dáng của Ngài nhƣ thế nào. Ngƣời ta chỉ biết Ngài qua biểu

tƣợng chim bồ câu hay lửa mà thôi… Thiết nghĩ từ lúc hình thành Giáo hội cho

đến nay, nếu không có Chúa Thánh Thần trợ lực thì Giáo hội sẽ ra sao, có tồn tại

cho đến ngày nay hay không? Quả thật Ngài vẫn hiện diện với Giáo hội qua các

công đồng, các buổi hội họp lớn nhỏ trong các cộng đoàn tín hữu. Ngài vẫn

không ngừng hoạt động trong Giáo hội qua các bí tích. Hơn thế Ngài còn hoạt

động trong tâm hồn mỗi ngƣời để giúp họ đạt tới chân lý vẹn toàn (Ga 16,13) là

chính Đức Giêsu Kitô. Mỗi khi ta phạm tội, chính Ngài lại thôi thúc ta đến với bí

tích hoà giải để lãnh nhận sự bình an và ơn tha thứ của Chúa. Mỗi lần ta bối rối lo

âu thì chỉ cần một lời cầu xin là Ngài soi sáng chỉ đƣờng cho ta bƣớc đi. Cho nên

dẫu con ngƣời có biết Ngài hay không, có yêu mến hay ghét bỏ, Ngài vẫn một

mực yêu thƣơng họ và làm mọi cách hƣớng họ về ơn cứu độ.

Tuy nhiên điều mà Ngài yêu thích nhất đó là tình yêu Giáo hội dành cho

Chúa Giêsu và những công khó Giáo hội thực hiện để làm cho vƣơng quyền của

Đức Giêsu đƣợc lan rộng. Vì mọi khát vọng của Chúa Thánh Thần là hƣớng về

mầu nhiệm Đức Kitô và làm cho mầu nhiệm ấy đƣợc phổ biến trong xã hội loài

68

ngƣời: "Thần Khí và Tân Nƣơng nói: Xin hãy đến. Ai nghe hãy nói: Xin hãy đến"

(Kh 22, 17) 119

.

Ngƣời ta thƣờng nói: "Vô tri bất mộ", "không biết thì không yêu mến". Vì

thế để hiểu biết và yêu mến Chúa Thánh Thần, ngƣời tín hữu cần đào sâu các

nguồn mạc khải trong Giáo hội, đồng thời mở rộng lòng mình cho những tác động

của Chúa Thánh Thần qua Lời Chúa, qua cầu nguyện và đặc biệt qua những "dấu

chỉ thời đại" mà công đồng Vatican II luôn nhấn mạnh. Nhờ đó họ sẽ có những

cảm nhận sâu sắc hơn về những hoạt động của Chúa Thánh Thần và sẵn sàng để

cho Ngài làm công việc mà Ngài yêu thích, đó là làm cho họ nên đồng hình đồng

dạng với Đức Kitô. Đồng thời họ sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành và càng ngày

càng trở thành môn đệ của Đức Kitô để tôn vinh Thiên Chúa Cha (Ga 15,8).

119 x. Fx, DURRWELL, Hiểu và sống mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa, P. Vũ Văn Thiện chuyển dịch, nxb

Tôn Giáo, tr. 283.

69

SÁCH THAM KHẢO

1. NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, Kinh Thánh Tân

Ước, bản dịch và chú thích có hiệu đính, nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008.

2. CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Học hỏi hiến chế tín lý về "mạc khải của

Thiên Chúa Dei Verbum, nxb Tôn Giáo,

3. ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục

Verbum Domini, Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội,

gửi các giám mục, hàng giáo sĩ, các ngƣời nam nữ sống đời thánh hiến và

các tín hữu giáo dân.

4. BÊNÊĐICTÔ XVI, Huấn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI về

thánh Phaolô, nxb Tôn Giáo,

5. ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI, tuyên ngôn Dominus Jesus,

6. BRUNO FORTE, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một lịch sử

(khảo luận về Thiên Chúa của Đức Kitô), nxb Tôn Giáo, chuyển ngữ:

Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung,

7. Joseph RATZINGER ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI, Đức tin

kitô giáo hôm qua và hôm nay, nxb Tôn Giáo,

8. Joseph RATZINGER, ĐGH BÊNÊĐICTÔ XVI, Đức Giêsu thành

Nazareth

9. Fx. DURWELL, CSSR, Hiểu và sống mầu nhiệm Thánh Thần Thiên Chúa,

nxb Tôn Giáo, chuyển dịch P. Vũ Văn Thiện,

10. Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh, quyển II, M-Y, vần T. Phân khoa thần

học Giáo hoàng học viện Piô X, Đà lạt, 1973.

11. Gm. PHAOLÔ BÙI VĂN ĐỌC, Tôi biết tôi đã tin vào ai, nxb Tôn Giáo.

12. ERNEST MANISE, CSSR, L’âme santifiée par les dons du saint- esprit,

Chúa Thánh Thần Đấng thánh hóa linh hồn qua bảy ơn thánh, dịch giả:

Nguyễn Thị Chung, với sự cộng tác của Lm. Gk. Tri Công Vị.

13. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn đời sống thánh hiến, ban hành

ngày 35 -3 1996.

14. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Chúa Thánh Linh, Đấng ban sự sống và

tình yêu, giáo lý dựa trên kinh tin kính.

15. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp về Chúa Thánh Thần.

16. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Thế

(Redemptoris Mater), Tòa giám mục thành phố Hồ Chí Minh, ủy ban

năm Đức Mẹ Maria.

17. ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và là Đấng

Cứu Thế, chuyển dịch: Nguyễn Đức Tuyên, Ngƣỡng Nhân Lƣu Ấu Nhi.

18. HUGUES COUSIN, Tin Mừng Luca, chú giải mục vụ.

70

19. Vinh Sơn QUANG HUY, Sống với Đức Giêsu Kitô như được trình bày

trong Tin Mừng, nxb Tôn Giáo.

20. JOHN NAVONE, S.J, thất bại và tình yêu, những suy tƣ thần học về sự thất

bại, nxb Tôn Giáo chuyển ngữ: Lm Montfort Phạm Quốc Huyên O.Cist .

21. JUDY BALL và MCKAMEY, Vatican II Hôm Nay, kêu gọi ngƣời công

giáo nên thánh và phục vụ, nxb Tôn Giáo, chuyển ngữ L.m Giuse Đỗ Ngọc

Bảo, OP.

22. LINH TIẾN KHẢI, Thần Khí của Thiên Chúa, tài liệu học tập chuẩn bị

năm thánh 2000.

23. Các bài đọc Kinh sách, Trích sách đường trọn lành của đức cha

Điađôcô, giám mục Phôtixê, quyển I, nxb Tôn Giáo.

24. LUDWIG OTT, nguyên tác: Grundriss der katholischen DOGMATIK

siebte, verbessert Auflage, Herder 1965, tín lý I, Đại chủng viện thánh

Giuse 2003, bản dịch việt ngữ Lm Augustinô Nguyễn Văn Trinh.

25. TRẦN HÙNG LÂN, SJ , Thư Phaolô, học hỏi thư Côrintô thứ nhất, An

Tôn & Đuốc Sáng.

26. Fx. VŨ PHAN LONG, OFM, Tìm hiểu sách Khải Huyền, nxb Tôn Giáo,

2013.

27. Lm. MATHIA HUỲNH NGỌC LUẬN, Thấy trời mở ra, chú giải sách

Khải Huyền của thánh Gioan.

28. MICHEL HUBAUT, Sống với chính mình, với anh em, với Thiên Chúa,

nxb Tôn Giáo, chuyển ngữ: Trần Thiết .

29. MICHEL RONDET, SJ, Tường thuật mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi,

Bản dịch tiếng việt của Câu Lạc Bộ Dịch Thuật Đại Chủng Viện Hà Nội.

30. Filipe Gomez NGÔ MINH, SJ, Chúa Thánh thần - một dạng tổng lược

thần học về Chúa Thánh Thần, thần học tín lý 5, An Tôn & Đuốc Sáng,

2009.

31. Fr. PAUL O' SULLIVAN, O.P (E. D.M), Chúa Thánh Thần - bạn thân

chí thánh của linh hồn, Đấng yêu thương chúng ta vô cùng, tái bản lần

II, bổ sung thêm phụ chƣơng: những bài giảng nổi tiếng về Chúa Thánh

Thần của đức cha Tihamer Toth, chuyển ngữ: Đức Giang.

32. Thánh PHAOLÔ, Tin Mừng mà tôi rao giảng, Bình Luận Các Thư

Phaolô, ngƣời dịch: Xuân Uyển.

33. ĐTC PHANXICÔ, Evangelie Gaudium - niềm vui của Tin Mừng.

34. HOÀNG QUÍ, Chúa Thánh Linh - quà tặng tuyệt vời, phụng sự, 1998 .

35. Hồng Y L.J. SUENENS, Thánh Thần - hơi thở sống động của Giáo Hội,

quyển I, Éditions de l’Association FIAT, Định Hƣớng Tùng Thƣ 2003.

36. Lm. PHAN TẤN THÀNH, Mầu nhiệm Thiên Chúa, học viện Đa minh

2012.

71

37. Lm. PHAN TẤN THÀNH, NỮ TU MARIA ĐINH THỊ SÁNG, Cánh

chung học, học viện liên dòng thánh Toma, tp. Hồ Chí Minh.

38. PHAN TẤN THÀNH, đời sống tâm linh, thần học về đời sống tâm linh

Kitô giáo, tập 3, Rôma 2003.

39. Thiên Hựu NGUYỄN THÀNH THỐNG, Đức Trinh Nữ Maria, nxb Tôn

Giáo.

40. Giuse LÊ MINH THÔNG, OP. Đấng Pa-rác-lê- Thần Khí sự thật- trong

Tin Mừng thứ tư, nxb Tôn Giáo.

41. Vinh Sơn TRẦN NGỌC THỤ, Đức Chúa Thánh Thần và Bảy Hồng Ân của

Ngài, Roma 1989.

42. Thánh TÔMA AQUINO, Tổng luận thần học.

43. Lm. HOÀNG MINH TUẤN, Đọc Tin Mừng theo Gioan, tập II, tái sinh bởi

Thần Khí, nxb Tôn Giáo, 2000.

44. Lm. HOÀNG MINH TUẤN, CSSR. Tuổi thơ lận đận, đọc Tin Mừng

Matthêu chƣơng I- III, nxb Tôn Giáo, 2008.

45. Lm. AN SƠN VỊ, Thánh Linh Trong Đời Dâng Hiến, 2007.

46. VORGRIMLER, Thiên Chúa luận qua các tác giả, dẫn nhập, tuyển

chọn và giới thiệu trong bộ texte zur theologie dogmatik.

47. WALTER KASPER - Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.

48. Lm. Fx. TÂN YÊN, Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi (DE TRINITATE),

Khảo Luận Thần Học, nxb Phƣơng Đông.

49. Không rõ tác giả, Sự linh ứng và các ơn Đức Chúa Thánh Thần, viết

theo LABOURDETTE, 1992.

50. Chúa Thánh Thần Chan Hoà Vũ Trụ.