kỶ niỆm 75 nĂm thÀnh lẬp dÒng 1918 - 15 . 08 - 1993 giỖ...

163
KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP DÒNG 1918 - 15 . 08 - 1993 GIỖ TỔ LẦN THỨ 60 1933 - 25 . 07 - 1993

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KỶ NIỆM75 NĂM THÀNH LẬP DÒNG

1918 - 15 . 08 - 1993GIỖ TỔ LẦN THỨ 601933 - 25 . 07 - 1993

Lưu hành nội bộ

DI NGÔNCHA BIỂN ĐỨC THUẬN

ĐẤNG SÁNG LẬP HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA

(1880-1933)

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 54 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

LỜI NGỎ CỦA VIỆN PHỤ HỘI TRƯỞNGNhân dịp tái bản sách Di Ngôn 2018

Anh chị em trong Hội Dòng thân mến,Hội Dòng Xitô Thánh Gia chúng ta đang sống trong bầu khí

Năm Thánh Mừng Bách Chu Niên ngày Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận lập dòng Đức Bà An-nam tại Phước Sơn (15.08.1918 – 15.08.2018).

Kỷ niệm thời điểm hồng ân này không những mời gọi chúng ta nhắc nhớ lại quá khứ để tri ân Thiên Chúa và cảm tạ Cha Tổ Phụ cũng như bao thế hệ Cha Anh đi trước, nhưng còn là một thúc bách để sống tròn đầy ơn gọi đan tu Xitô Thánh Gia trong thời khắc hiện tại và hướng tới tương lai với niềm hy vọng lớn lao. Đây là một dòng chảy của sự sống liên kết những thời gian và không gian khác nhau.

Một trong những điều làm nên gia bảo mà Cha Tổ Phụ để lại cho con cái ngài qua nhiều thế hệ, đó là những giáo huấn thiêng liêng. Những giáo huấn này – phát xuất từ truyền thống của Giáo Hội cũng như từ những suy niệm và kinh nghiệm cá nhân – đã và sẽ mãi là lương thực cho chúng ta trong hành trình bước theo Chúa Kitô trong đời thánh hiến đan tu Xitô Thánh Gia.

Sách Di Ngôn, được Đức Nguyên Viện phụ Hội trưởng M.

Đây là dấu triện do Cha Tổ phụ làm cho Dòng Đức Bà Việt Nam (Dòng Phước Sơn).

Sau đây là nghĩa của các lời và chữ ghi trên dấu triện:+ Chung quanh là dòng chữ: SIGILLUM CONVENTUS NOSTRAE DOM (INAE)

ANNAMITENSIS. Nghĩa là: Dấu triện Cộng đoàn Đức Bà Việt Nam (Annam).+ Bốn góc trong: các chữ C. S. P. B. Viết tắt của CRUX SANCTI

PATRIS BENEDICTI. Nghĩa là: Thánh giá của Cha Thánh Biển Đức.+ Hình Thánh giá với hai giòng chữ chéo nhau:+ Hàng ngang: N. D. S. M. D. viết tắt của NON DRACO SIT MIHI DUC Nghĩa là: Con “Rắn” không dẫn đường cho tôi.+ Hàng dọc: C. S. S. M. L. viết tắt của CRUX SANCTA SIT MIHI LUX. Nghĩa là: Thánh giá là Ánh sáng cho tôi.

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT:HT: Hạnh TíchDN: Di NgônCT: Chú ThíchDN số x: Trong phần Từ Mục, số Di Ngôn có gạch dướichỉ nội dung quan trọng của vấn đề được đề cập.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 76 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Duy Ân VƯƠNG ĐÌNH LÂM sưu tập và soạn thảo công phu, đã được ấn hành lần đầu vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Cha Tổ Phụ lập dòng (1918-1993). Trong dịp mừng Bách Chu Niên, sách Di Ngôn lại được tái bản và gửi đến cho từng anh chị em như một món quà của chính Cha Tổ Phụ trao ban. Anh chị em hãy “cầm lấy và đọc”, để đời sống chúng ta ngày càng phong nhiêu cho chính mình, qua đó, mang lại lợi ích cho Giáo Hội và xã hội.

Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn, ngày 01 tháng 7 năm 2018

M. Gioan Thánh Giá LÊ VĂN ĐOÀN,Viện Phụ Hội Trưởng

LỜI GIỚI THIỆU CỦA VIỆN PHỤ HỘI TRƯỞNG Dịp tái bản 2003

Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Cha Henri Denis Biển Đức Thuận, Đấng Sáng lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia qua đời, và 75 năm Dòng được thành lập trên núi Phước Sơn, chúng tôi đã cho ra cuốn DI NGÔN trích dẫn một phần các bút tích và giáo huấn của ngài. Mục đích là nhằm giúp anh chị em trong Hội Dòng học hỏi về Đấng Tổ Phụ.

Vì bản văn còn nhiều thiếu sót, nên chúng tôi đã hạn chế việc phổ biến, mặc dù chỉ là nội bộ.

Trong thời gian 10 năm qua, có thêm một số tài liệu mới được tìm thấy, nhờ việc sưu tầm của một đan sĩ Phước Sơn là Linh mục M. Gioan Thánh Giá LÊ VĂN ĐOÀN, sắp hoàn tất luận án, nghiên cứu về Cha Tổ Phụ.

Vì thế, hy vọng trong thời gian tới sẽ có một sưu tập đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, năm nay 2003, Hội Dòng tưởng niệm 70 năm Đấng Tổ Phụ qua đời, đồng thời đánh dấu 100 năm ngày ngài đặt chân lên đất nước Việt Nam, 31.05.1903.

Theo lời yêu cầu thiết tha của anh chị em trong Hội Dòng, chúng tôi cho đánh vi tính lại cuốn DI NGÔN y nguyên bản cũ

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 98 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

A.TẬP DI NGÔN: Có kèm theo chú thích gồm ba phần:

PHẦN THỨ NHẤT: TRÍCH CÁC THƯ TÍNa) Thư gởi Đức Cha Allys (Lý), Giám mục Huế,

Đấng đã ban phép cho Cha Tổ Phụ lập Dòng Đức Bà Việt Nam.

b) Thư gởi song thân. Qua những lời tâm sự hồn nhiên và thân tình này, với những chi tiết quí giá, liên quan đến diễn tiến việc lập Dòng Đức Bà Việt Nam, ngài đã để lộ ra những nét chính yếu về đời sống tâm linh sâu đậm của ngài.

c) Thư gởi cha Radelet (Cố Bình): Về sứ vụ tông đồ âm thầm của Dòng (x. Dẫn nhập I, tr.17).

PHẦN THỨ HAI: TRÍCH DẪN CÁC BẢN HIẾN PHÁP DO CHA TỔ PHỤ SOẠN THẢO: gồm những khoản được coi là độc đáo và tiêu biểu trong chủ trương của ngài (HP I và II. x. Dẫn nhập II, tr.101).

PHẦN THỨ BA: Các “LỜI GIÁO HUẤN’’ chính là Huấn từ của Cha Tổ Phụ: được con cái ngài ghi chép và trân trọng truyền lại cho đến hôm nay; thêm vào phần này, đặc biệt là LỜI TRỐI của Cha Tổ Phụ trước khi qua đời (x. Dẫn nhập III, tr.117).

- chắc chắn không khỏi một ít sai sót - để anh chị em dùng tạm trong chương trình học hỏi về Đấng Tổ Phụ.

Đây chỉ xin nêu lên một đính chính liên quan đến “Dẫn nhập I, về thư tín của Cha Tổ Phụ Biển Đức Thuận”. Vào thời đó, năm 1993, chúng tôi đã tưởng rằng hầu hết các thư của Cha Tổ Phụ viết cho Đức Giám mục Giáo phận Huế, được lưu giữ tại Phước Sơn đều đã bị tiêu hủy vì chiến tranh.

May thay, gần đây chúng tôi đã nhận được từ văn khố Tòa Tổng Giám Mục Huế, một số các thư còn được lưu giữ tại đó.

Hy vọng những tài liệu quý giá này sẽ làm phong phú thêm cho cuốn Di Ngôn trong tương lai được đầy đủ hơn.

Khát mong của mỗi anh chị em trong Hội Dòng vẫn là: Khi nghiền ngẫm DI NGÔN của Cha Tổ Phụ, được thấm nhuần tinh thần của ngài trong đời sống đan tu chiêm niệm giữa lòng Giáo hội hôm nay.

M. Duy Ân VƯƠNG ĐÌNH LÂMViện phụ Hội trưởng

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 1110 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

B. PHẦN PHỤ TRƯƠNG: Cũng bao gồm ba phần:

PHẦN I: CÁC VĂN KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THÀNH LẬP DÒNG ĐỨC BÀ VIỆT NAM (PHƯỚC SƠN)

PHẦN II: MỘT SỐ GIÁO HUẤN CỦA HỘI THÁNH:

- Về Dòng tu Chiêm niệm.- Về tinh thần Đấng sáng lập Dòng.PHẦN III: CÁC BẢN PHÂN TÍCH:A. Theo DANH MỤC: Ghi lại một số địa danh và

quí danh các nhân vật có liên quan đến thời ban đầu của Dòng Đức Bà Việt Nam.

B. Theo ĐỀ MỤC: Trình bày một số chủ đề về đời sống thiêng liêng và đời tu trì, về đời sống của Cha Tổ Phụ và đời Đan tu Xitô Thánh Gia.

C. Theo TỪ MỤC: Liệt kê các danh từ chính yếu hoặc tiêu biểu trong Giáo huấn của Cha Tổ Phụ.

Hy vọng Tập “DI NGÔN’’ này sẽ được bổ túc nhờ các tập nghiên cứu về các “CHỨNG NHÂN” và “CHỨNG TỪ” liên hệ đến Cha Tổ Phụ.

Ước gì những DI NGÔN này của Đấng Tổ Phụ Sáng lập Hội Dòng, được các con cái ngài chấp nhận, không chỉ như những Lời hay ý đẹp, nhưng như một Di sản thực sự. Chính nhờ sự tiếp nhận và thấm nhuần của con cái ngài, tất cả trở thành một Gia sản thiêng liêng (x. Đức Ái Hoàn Hảo, 2) cho Gia Đình Hội Dòng.

Sau phần Dẫn nhập tổng quát trên đây, để giúp đánh giá đúng mức tầm quan trọng các DI NGÔN của Đấng Sáng lập Hội Dòng, thiết tưởng rất thích hợp ôn lại ít điều Giáo huấn của Giáo hội dạy “Trở về nguồn” như điều cần thiết để canh tân đời tu.

Trở về nguồn là nhằm “khơi nguồn” để sức sống được dồi dào mãnh liệt hơn.

Trong ý hướng đó, Công đồng Vatican II đã nêu rõ: “Sự canh tân thích nghi đời tu bao gồm một sự liên lỉ tìm về các nguồn mạch của mọi đời Kitô hữu, và nguyên hứng của hội dòng mình. Bởi vậy, cần trung thành nhận thức và gìn giữ tinh thần cũng như các dự định đặc biệt của Đấng sáng lập, và các truyền thống lành mạnh (Đức Ái Hoàn Hảo, 2).

Theo xác tín trên đây, Hội Thánh không ngừng nhấn mạnh: thấm nhuần tinh thần Đấng sáng lập là một đòi hỏi để trung thực sống đặc sủng của Hội Dòng.

Giáo luật số 576 nhắc nhở: “Các vị thẩm quyền trong Hội Thánh có nhiệm vụ lo liệu cho các hội dòng tăng trưởng và phát triển theo tinh thần của Đấng sáng lập và các truyền thống lành mạnh”.

Đó cũng là bổn phận của mỗi tu sĩ: “Tất cả phải trung thành duy trì chủ tâm và ý định của các vị sáng lập, đã được các Đấng thẩm quyền trong Hội Thánh phê chuẩn, về bản chất, mục đích, tinh thần và đặc tính của mỗi hội dòng” (GL 578).

Văn kiện “Chỉ thị về việc Huấn luyện trong các dòng tu” (CTHLDT) cũng lại khai triển về vấn đề này:

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 1312 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Trước hết Hội Thánh coi các đặc sủng khác nhau trong Hội Thánh là những ân huệ thần linh cần được đón nhận và thể hiện trong sự hiệp thông với Hội Thánh.

“Các đoàn sủng khác nhau của vị sáng lập được tỏ ra như một kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần truyền lại cho các môn sinh để họ sống, giữ gìn, đào sâu và liên tục phát triển, hòa nhịp với Nhiệm Thể Đức Kitô vẫn luôn tăng trưởng” (CTHLDT 16), và Hội Thánh cảnh giác: “Đó là một hồng ân Chúa Thánh Thần ban cho Hội Thánh, và Hội Thánh không chấp nhận có sự tròng tréo, pha trộn nào: Đối thoại và chia sẻ giữa lòng Hội Thánh phải giả thiết mỗi người đã ý thức mình là ai” (Ibid 93).

“Cộng đoàn tu trì cần phải thể hiện tinh thần của Đấng sáng lập một cách sâu xa, và tuân giữ quy luật của hội dòng thì cộng đoàn mới trở thành cộng đoàn huấn luyện” (Ibid 27).

Suốt đời người tu sĩ, trong tiến trình huấn luyện liên tục: “Phải trung thành với đoàn sủng riêng, qua việc luôn tìm hiểu sâu xa về Đấng sáng lập, về lịch sử hội dòng, về tinh thần và sứ vụ của hội dòng, và cùng hỗ trợ nhau sống đoàn sủng ấy, xét về phương diện cá nhân cũng như cộng đoàn” (Ibid 68).

Tổng Hội Hội Dòng Xitô Thánh Gia năm 1972 đã nói lên ý thức sâu đậm đó: “Nằm trong chương trình canh tân và phát triển tinh thần của tu sĩ trong Hội Dòng, Tổng Hội quyết định lấy ngày Giỗ Tổ 25-07 làm

ngày Tạ Ơn trọng thể của Hội Dòng. Các Bề trên phải tổ chức ngày đó để khuyến khích anh em học hỏi và thực sự sống tinh thần Đấng sáng lập Hội Dòng” (Liên Lạc Thánh Gia 2, tr.7).

Cha Tổ Phụ đã không ngừng nhắc nhở: “Để đáp lại Tình Chúa yêu thương, để xây dựng Hội Thánh, cần phải trở nên những “đan sĩ đích thực”, những “đan sĩ thánh thiện”, điều ngài đã cố gắng với ơn Chúa thực hiện bằng cả một đời sống. Và một trong những thao thức ngài vẫn ôm ấp là làm sao chứng minh rằng: “Lý tưởng đan tu không phải là chuyện đời xưa, nhưng là một cái gì rất đỗi thiết thực hôm nay”. (Thư gởi Đức cha Lý ngày 31/01/1912).

Đó cũng là ước mong, là lời cầu nguyện nơi lòng người đan sĩ Thánh Gia, khi nghiền ngẫm các DI NGÔN của Cha Tổ Phụ, để từ đó thấm nhuần tinh thần của Đấng sáng lập như Hội Thánh vẫn chờ mong.

M. DUY ÂN V.P.H.T.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 1514 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

PHẦN THỨ NHẤT

TRÍCH CÁC THƯ TÍN CỦA CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 1716 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

DẪN NHẬP IVỀ THƯ TÍN

CỦA CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

Trong số các thư tín của Cha Tổ Phụ, phải kể nhiều hơn cả là các thư Cha viết cho Đức cha Allys, Giám mục Huế (hơn 300 thư), và các thư gởi cho song thân Ngài (chắc chắn còn nhiều hơn nữa). Rất tiếc hơn 300 bức thư trên đây, đã không may bị khói lửa chiến tranh thiêu hủy, chỉ còn sót lại vài mẫu thôi (DN số 1A). Người viết những lời dẫn nhập này đã được đọc những bức thư đó, và còn giữ mãi những ấn tượng sâu đậm về tâm tình của Cha Tổ Phụ.

Điều được biểu lộ trước hết là mối tình say sưa mến Chúa, và vì thế dám liều tất cả, hy sinh tất cả, để chu tòan dự án của Thánh ý Ngài. Kèm theo là một lòng cậy trông phó thác vô hạn vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa trong mỗi hoàn cảnh, cả những lúc thử thách to lớn nhất. Hơn nữa, Ngài vốn có tinh thần nghèo khó của Tin mừng và chủ trương sống nghèo khó thực sự.

Một điều rõ nét khác, là Cha Tổ Phụ, trong quan hệ với Đức Giám mục như Bề trên của mình, đã tỏ ra hết lòng cung kính, khiêm nhường và vâng lời triệt để. Tất cả đòi hỏi một đức

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 1918 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

tin vững mạnh và một đức mến cao độ.Các nhận xét trên đây cũng dễ kiểm chứng được qua các

bút tích khác Cha còn để lại. Riêng về các thư gởi cho song thân, cần ghi nhận những

điểm sau đây:- Sở dĩ Dòng Đức Bà Việt Nam (Phước Sơn) đã có được

một số các thư này là do sáng kiến của Cha Golliot, nghĩa phụ của Cha Tổ Phụ. Sau khi Cha Tổ Phụ qua đời, chính cha đã có nhã ý xin gia đình Denis số thư tín quý giá này để gửi lại cho Dòng.

Một số các thư này được gởi cho song thân; nhưng, sau cái chết của cụ thân sinh, tháng 6-1918, Ngài vẫn tiếp tục viết thư cho bà kế mẫu mà Ngài yêu quý như người mẹ quý yêu. Số thư được cha Golliot giao lại là 265 thư.

Có lẽ vì gia đình không lưu giữ lại, bởi đó trong bốn năm đầu (1903 -1907) không thấy có thư nào.

Tác giả cuốn Hạnh Tích Cha Benoît (Viện phụ Emmanuel Chu Kim Tuyến) đã khai thác các thư này như một kho tàng quý giá. Bức thư được trưng đầu tiên, có đề ngày 18-10-1907 (HT tr. 45-46), và bức thư cuối cùng cho bà kế mẫu được trích đề ngày 17-1-1923 (HT tr. 183-184).

Có một số thư được trích không đề ngày tháng; nhưng có thể ước định được, vì tác giả thường sử dụng theo thứ tự thời gian để trình bày diễn tiến việc lập Dòng. Thật ra, trong số 265 thư trên đây, tác giả cuốn Hạnh Tích chỉ trích 112 thư mà thôi, có nghĩa là chưa đến một nửa. Phần còn lại cũng đã bị thất lạc hết theo các biến cố và thời gian.

Phải công nhận rằng, các trích dẫn trong cuốn Hạnh Tích tuy không đầy đủ, nhưng chắc chắn tác giả đã chọn lựa những gì là phong phú và tiêu biểu nhất. Bởi đó, các trích dẫn ấy, đã cung cấp cho ta nhiều dữ kiện quý giá, để hiểu biết khá rõ nét về Cha Tổ Phụ và về công trình lập dòng của Ngài.

Xuyên qua những dòng tâm sự rất hồn nhiên và thân tình ấy, chúng ta ghi nhận được nét vui tươi của tâm hồn Cha Tổ Phụ, tình hiếu thảo đậm đà và tế nhị đối với cha mẹ, tình bác ái đặc biệt đối với người nghèo, tình yêu thương phục vụ đối với anh em trong Cộng đoàn. Nổi bật hơn tất cả là tình mến nồng cháy và niềm tin vững chắc vào Chúa, khiến Cha luôn luôn sống thuận theo ý Ngài, và luôn luôn vui mừng cảm tạ.

Thêm vào phần thư tín này, còn có trích dẫn thư gửi cha Radelet (Cố Bình), (HT 250), là vị linh mục Thừa sai (MEP), nguyên là Bề trên giáo phận Vinh, sau này nhập Dòng (11-7-1937), với thánh hiệu Remi, đã được sai đi lập Dòng Châu Sơn (Nho Quan), và qua đời tại đó.

Tất cả bút tích còn lại trên đây quả là những Di Ngôn quý hóa, giúp ta một phần nào, đi sâu vào tâm tình Cha Tổ Phụ trong lộ trình thiêng liêng của Ngài.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 2120 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

BẢN VĂN TRÍCH CÁC THƯ TÍN

CỦA CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

A/ THƯ GỞI ĐỨC CHA ALLYS

Số 1A Thư của cha Henri Denis viết cho Đức Cha Allys, Giám Mục Huế ngày 31-1-1912“... Năm nay đúng 800 năm thánh Bênađô nhập dòng (tháng

5 năm 1912), con có thể theo chân Ngài và bắt chước Ngài nội năm 1912 này không? Trước đây con đã muốn trở thành đan sĩ ở Hồng Kông, Nhưng người ta cho hay Hội dòng Nazareth đang thời sa sút. Con cũng đã ước ao dòng Trappe ở Nhật Bản, nhưng ở đấy chẳng mấy ai bền đỗ, đàng khác, muốn ở đấy thì phải thôi làm giáo sĩ thừa sai. Lý tưởng mà con mơ ước là được làm tu sĩ tông đồ tại An Nam, nơi đó, Thiên Chúa cần được một số người nhận biết, yêu mến và phụng sự (cách triệt để hơn). Họ có nhiệm vụ làm cho mọi Kitô hữu nhận thức rằng lý tưởng đan tu không phải là một “chuyện đời xưa”, nhưng nó còn hiện thực và hiện thực hôm nay cũng như thời xưa.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 2322 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Con hết lòng ước ao các thầy dòng Trappe đến Việt Nam, nhưng thành thật mà nói, con sợ họ giấu kín sức mạnh của lời cầu nguyện và việc hy sinh sau những ngôi nhà tráng lệ. Đó là một đại họa - một cản trở lớn cho việc tập đức, nhưng rất tiếc là mấy ai nhận ra - và thay vì nêu gương cho mọi Kitô hữu, họ chỉ được ca ngợi bởi một số ít, tức là bởi những ai có thể thâm nhập vào bên trong đan viện, để xuyên qua sự giàu có của đan viện nhìn thấy một cái gì khác.

Vậy thân lạy Đức cha, xin ban phép cho con được sống nghèo ngay cả bề ngoài nữa, con xin hứa với Đức cha là chúng con sẽ ở sạch sẽ.

Người con yêu dấu và tuân phục của Đức cha, Henri Denis.

Nguyên văn lá thư bằng tiếng Pháp:“... Il y a tout juste 800 ans Saint Bernard est entré en reli-

gion (Mai - 1112). Puissé je commencer à le suivre et à l’imiter durant le cours de cette année 1912?

J’ai voulu autrefois me faire moine à Hong Kong. On m’a dit que la Congrégation de Nazareth était plutôt relachée. J’ai désiré La Trappe du Japon, mais personne n’y reste et puis il faut cesser d’être missionnaire. L’idéal que je rêve, c’est d’être religieux apôtre en Annam, là où Le Bon Dieu soit mieux con-nu, aimé et servi par quelques-uns. Faire comprendre à tous nos chrétiens que l’idéal monastique n’est pas un “chuyện đời xưa”, mais qu’il est pratique et très pratique aujourd‘hui com-me autrefois.

Je désire de tout mon coeur la venue des Trappistes, mais à vrai dire, je crains qu’ils ne cachent la vertu de prière et de mortification derrière des bâtiments splendides. C’est là le grand malheur - le gros empêchement de la vertu. Mais on ne le voit pas, et au lieu d’être un exemple pour tout le peuple chrétien, ils ne sont admirés que de quelques privilégiés qui ont pu pénétrer jusqu’ à eux et voir autre chose que la richesse de leur monastère.

Aussi, Monseigneur, permettez-nous d’être pauvres même à l’extérieur, je vous promets que nous serons propres.

Votre fils affectueux et soumis, Henri Denis

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 2524 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

2. Thư khác viết cùng ngày, tức 31-1-1912 “Thân lạy Đức cha, Đức cha quá rõ: Trong ba giải pháp

này, con thích nhất giải pháp cuối cùng. Con sẽ bắt đầu nho nhỏ thôi, không cần rêu rao hay cho ai biết đến mình quá. Con và 4 hoặc 5 đan sĩ sống ẩn khuất sau phòng thánh của nhà thờ, chúng con sẽ không cần nhiều tiền. Bổng lễ của con tạm nuôi sống chúng con. Sau đó con sẽ phổ khuyến bên Pháp hay ngay tại đây, nhờ ân lộc của các đồng liêu thừa sai hay các linh mục bản xứ, con sẽ có gì để xây dựng ở Ba Trục một ngôi nhà lớn, một nhà nguyện rất đơn sơ, vài nhà phụ và một ít khí cụ thủ công. Các tu sĩ chúng con sẽ không gặp những khó khăn vì đời sống không đắt đỏ lắm, như thế thích hợp với xứ truyền giáo và với tình cảnh người Việt hơn. Điều này hẳn khó thực hiện đối với những tu sĩ từ Pháp hay từ một xứ nào khác đến đây...”(1).

1. a/ Đây là bức thư Cha Tổ Phụ viết cùng ngày với bức thư trên, tức là ngày 31-1-1912, gởi cho Đức cha Allys, Giám mục địa phận Huế.

Ở đây chỉ trích dịch phần thứ ba của bức thư. Trong phần 1 và 2, Cha Tổ Phụ đưa ra 3 giải pháp để thực hiện lý tưởng vừa nêu trong bức thư viết vào buổi sáng.

- Giải pháp thứ nhất: Cha sẽ kiếm một số tiền chừng 10 ngàn francs để xin Dòng Trappe đến lập Tu viện tại giáo phận Huế.

- Giải pháp thứ hai: Chính cha đứng ra lập Dòng chiêm niệm ở Ba Trục, theo mô hình của Dòng Trappe. Sau khi hoàn thành, cha sẽ trao lại cho Đức cha để ngài mời Dòng Trappe qua tiếp tục.

- Giải pháp thứ ba: Cha sẽ lập một tu viện bên một xứ đạo nghèo như họ Thợ Đúc, An Vân, Dương Sơn v.v... Ở đó, cha sẽ học Luật Dòng Trappe, sẽ qui tụ một số thanh niên nhiệt thành, rồi dần dần tạo nên một cộng đoàn đan tu nghèo. Khi thành hình rồi cha sẽ xin Bề trên cả Xitô chiếu theo Hiến chương “Bác Ái” (Carta Caritatis) và như thế, cha có thể giữ nguyên qui chế riêng của mình tại Việt Nam.

Trong ba giải pháp trên, cha chọn giải pháp thứ ba.

B/ THƯ GỞI SONG THÂN

Số 1 (HT 45-46) An Ninh 18 tháng 10-1907 Chúc tụng Chúa Giêsu qua Mẹ Maria!(2)

Kính thăm cha mẹ yêu dấu!“Một giờ rưỡi vừa rồi, con đã kêu đủ thứ tiếng: Pháp, Việt,

Hán, La... Vừa hết giờ dạy học, con vội về nghỉ, nói truyện với cha mẹ đôi chút(3). Xin cha mẹ lo gìn giữ sức khỏe. Cha mẹ biết rằng: nếu cha mẹ liều mình để phải đau yếu thì lỗi đức thương yêu nặng nề như núi! Phần con không phải giữ cho khỏi phạm tội ấy, vì dầu con gầy còm như con tu hú, con còn khỏe như cái

b/ Sau đây là nguyên văn lá thư thứ 2, Cha Tổ Phụ Viết cho Đức cha Allys, Giám mục Huế, ngày 31-1-1912:

“... Vous avez compris, Monseigneur, que de ces trois solutions, c’est la dernière qui a toutes mes préférences. Je commencerai ainsi “petitement” sans faire trop crier - ni me faire trop voir - Il ne faudra pas d’argent tout le temps que mes quatre ou cinq moines et moi resterons cachés au fond d’un presbytère. Mon viatique nous fera vivre. Je mendierai en France et ici même, auprès des confrères et des prêtres indigènes, de quoi construire à Ba Trục une grande maison, une chapelle toute simple, quelques dépendances, des instruments de travail. Nos religieux seront moins difficiles, coûteront beaucoup moins chers, seront plus à la Mission, plus annamites, que ne le pourraient être des religieux venant de la France ou d’ailleurs...” (Thư đề ngày 31 Janvier 1912).

2. “Chúc tụng Chúa Giêsu qua Mẹ Maria”: Đây là lời Cha Tổ Phụ quen dùng để khởi đầu bức thư của ngài, và rất thường xuyên, ngài cũng kết thúc với lời: “Cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ!”.

3. Cha Tổ Phụ là một nhà giáo có kiến thức uyên thâm, đồng thời biết áp dụng khoa sư phạm trong việc giảng dạy. (x. HT 43-44; 62-63; 158; 173) (x.“Thầy dạy”).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 2726 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

cầu mới và mạnh bằng nửa tá người Thổ Nhĩ Kỳ rất lực lưỡng! Không chút bệnh tật chi trong mình con, dầu hơi đau, dầu một chút cũng không!”(4).

“Hằng ngày, con cứ làm chút việc bình thường của con một cách thanh thản và bằng an như cha mẹ đó, nghĩa là con liệu đi nghỉ sớm, độ 9 rưỡi, 10 giờ, có khi đến 11 giờ. Rồi mai sớm gà gáy lần thứ nhất, độ 3 rưỡi, tư giờ, con dậy nguyện gẫm, nghĩa là cầu xin với Chúa, nói chuyện với Ngài. 6 giờ kém 15, con đi dâng lễ, cám ơn, đọc kinh, xem sách thiêng liêng. 7 giờ rưỡi lót lòng rồi dọn bài, dạy học, rồi dọn bài khác, dạy giờ sau xong là đến giờ cơm. Cơm trưa rồi, con vào nhà thờ chầu Mình Thánh nói truyện với Chúa, đó là lúc con nói truyện với Ngài về cha mẹ. Xong, con về dọn bài dạy buổi chiều, dạy rồi con lại vào nhà thờ đọc kinh nhật khóa và đi đàng Thánh Giá tùy ngày. Khi các chú làm việc thủ công thì con đi làm thuốc cho kẻ liệt. Lúc đó hết các thứ bệnh đến tìm con. Chú thì ghẻ, chú thì mụt, chú thì đau rét, chú khác đau mắt, chú khác nữa đau bụng v.v... Mà ít khi con không tìm được cách nào chữa họ, cám ơn Chúa. Rồi kẻ liệt ngoài cũng đến xin thuốc. Mỗi ngày con làm bác sĩ chừng nửa giờ hơn kém tùy ngày. Làm thuốc xong con đọc sách thánh ít phút, đoạn chấm bài tập hoặc bài thi, thế là đến giờ cơm tối. Cơm xong con lại xem sách, đọc kinh rồi đi nghỉ.

4. Cha Tổ Phụ vốn sức khỏe không bao lăm, nhưng với chí khí dũng cảm, ngài bao giờ cũng tỏ ra lạc quan, hăng hái trong mọi việc, và không quản ngại hy sinh. (x. HT. 175; 1 78; x. “Sức khỏe”).

Đó là hết một ngày cuộc đời của con. Xin cha mẹ cầu cho con luôn”(5).

Con yêu dấu của cha mẹ! Henri Denis

Số 2 (HT 46-47) Ngài viết cho song thân(6)

“Xin cha mẹ cầu nguyện cho người Việt Nam yêu dấu của con. Càng ngày con càng thương mến người Việt Nam của con. Không khi nào con nghĩ đến sự bỏ Việt Nam mà về Pháp. Con mới đến Phủ Cam giúp giải tội. Xứ Phủ Cam tòan đạo cũ, được 2.500 người, mà không ai bỏ rước lễ mùa Phục sinh, hầu hết xưng tội một tháng hay hai tuần một lần. Ôi vạn tuế cho Việt Nam! Việt Nam muôn năm!”(7)

(Cha lại rất ưa thích thói tục Việt Nam, chăm xem lịch sử địa phận Huế và Việt Nam. Ngài đội nón lá và đi dép quai chéo,

5. Nhờ lá thư này mà biết được chương trình sinh hoạt của cha lúc còn là giáo sư tại chủng viện An Ninh: Thức khuya, dậy sớm, chuyên cần việc thiêng liêng, tận tình trong công tác dạy dỗ và phục vụ. Thật là một chương trình dày đặc và bề bộn, nhưng được sống, như cha nói, cách “thanh thản và bình an”, vì “chi cũng làm cho Chúa hết”, (x. DN. 107).

6. Các thư trích dẫn không đề ngày tháng được viết trong khoảng thời gian kế tiếp, giữa thư trước và thư sau, vì tác giả cuốn “Hạnh Tích” thường xử dụng các thư, trình bày theo thứ tự thời gian.

7. Cha Tổ Phụ được Chúa sai đến với dân tộc Việt Nam, loan Tin Mừng cứu độ cho đồng bào Việt Nam; ngài đã hiệp thông với tình yêu của Chúa, để luôn yêu mến và quý trọng Việt Nam. Thật là mội vị tông đồ chính hiệu. (x. HT. 46-47,52-53; DN. 7).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 2928 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

vắt khăn trên vai, nhất là ưng áo tơi lá Việt Nam. Ngài viết:) “Thưa cha mẹ, kỳ này mưa quá sức, không thể đi ra ngoài một bước mà không ướt đến xương, dầu cầm dù, dầu mang áo tơi cũng ướt, chỉ có áo tơi lá của Việt Nam là không ướt. Có lẽ thứ áo có sơn dầu của lính thủy Boulogne không ướt, song con cũng không thích bằng áo tơi lá Việt Nam. Muôn năm áo tơi lá Việt Nam! Muôn năm Việt Nam nữa!

(Thư khác:) “Kính thưa cha mẹ yêu dấu, con xin chúc mừng tân xuân cha mẹ, thế là cha mẹ thấy con Việt Nam hóa ngày một hơn. Tết Tây không vui khóai cho con nữa, con chỉ cảm thấy vui trong ngày xuân thủ Lạc Hồng”(8)

Số 3 (HT 49)(Thư sau:)“Địa phận Huế, bây giờ trống ngôi: Đức cha Gaspar ngã

bệnh về Pháp điều dưỡng, thầy thuốc bảo phải thôi việc hẳn, nên Ngài đã xin Tòa Thánh cho từ chức, Đức Thánh Cha nhận lời. Nay địa phận Huế đang mong một vị tân giám mục, khi đó chắc các cha sẽ thuyên chuyển nhiều, con hy vọng sẽ được ra ngoài mở Nước Chúa, song ở đây hay ở đâu con cũng lấy làm tử tế luôn. Con xin thú với cha mẹ rằng: Con không tiếc vì đã

8. Vấn đề “Hội nhập văn hóa” đã từng được những vị thừa sai tên tuổi như Mateo Ricci, Alexandre de Rhodes, cũng như Cha Tổ Phụ rất tha thiết áp dụng trong cuộc đời truyền giáo của mình. (x. HT. 44, 47, 56, 60, 62, 63, 88,174). Giáo hội ngày nay đặc biệt nhấn mạnh về nhu cầu khẩn thiết này. (x. Thông điệp Đức Gioan Phaolô II, Sứ mệnh Đấng Cứu Thế, 25, 37, 54, 76; (x. DN.10)).

qua Việt Nam, mà lại nếu con được chọn nơi ở, thì con chọn nơi truyền bá Phúc âm thôi. Cố Chính biết con ước ao lo việc truyền giáo nên hỏi con có thật lấy sự ở nhà trường làm ngại chăng? Con trả lời: Như con nghĩ, con lấy sự ở nhà trường tốt lắm, song nếu cha sai con đi giảng đạo thì con rất bằng lòng!”(9)

(Từ đó, cha Giáo Thuận còn ở nhà trường nửa năm nữa, đến lễ Sinh nhật năm ấy (1907) ngài viết thư cho cha mẹ):

Số 4 (HT 49)“Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, thương hại thay cho người

ngoại giáo, lễ Sinh nhật năm nay cũng còn chưa phải cho họ! Chúa xuống thế đã gần 2000 năm, mà còn biết bao kẻ chưa nhận biết Người! Khi con suy sự ấy, thì cái phòng giáo sư của con đây nên như cái ngục cho con! Con ước ao mở miệng la hết sức nói về Chúa cho những kẻ chưa nhận biết Người được trở lại... Chắc năm sau đây con sẽ được làm cố đi giảng đạo, hoặc cho người Kinh hay cho người Thượng, được vậy, con thỏa lòng biết bao! Thế nhưng, nếu Chúa muốn con cứ ở lại nhà trường thì con rất bằng lòng. Xin cha mẹ cầu nguyện cho con và cho kẻ ngoại”(10).

9. Vị tân Giám mục ấy sẽ là Đức cha Allys (Đức cha Lý), thụ phong Giám mục vào năm 1908: Người Chúa dùng để hỗ trợ Cha Tổ Phụ trong việc lập dòng Đức Bà Việt Nam. Đáng lưu ý, trong thư này cũng như nhiều thư khác, thái độ của Cha Tổ Phụ luôn sẵn sàng phụng lệnh.

10. Thật là mối thao thức rạo rực của một vị tông đồ. Làm sao không liên tưởng đến thánh Đaminh và thánh Phanxicô? (x. HT. 49,51,52, 57-58.174).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 3130 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 5 (HT 51-52)“Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, con đang dạy 62 người

ngoại để chịu phép Thánh Tẩy và dạy một lớp trẻ rước lễ vỡ lòng.

Tuần trước con đã rửa tội một bà lão 85 tuối. Bà đến xin trở lại mà rằng: Trời bắt tôi phải tòng giáo! Rủi Trời không cho bà thính tai, muốn nói chi với bà phải la lối hết sức. Mặc lòng, nhờ ơn Chúa, bà đã thuộc đủ điều cần cho được lãnh phép Thánh Tẩy. Con cũng dạy một bà lão khác 82 tuổi mê muội lắm; song may không điếc như bà trước. Việc dạy kinh bổn và đạo lý là việc không vui mấy, họa mới được một ngày vui. Con mới rửa tội được 6 người lớn và mấy đứa trẻ, đó là ít trận con thắng được với con cựu xà.

Con viết thư này giữa một lũ 60 đứa trẻ, chúng nó đang đọc kinh bổn om sòm chung quanh con và nhờ lúc con mắc viết đây mà tập võ ngầm với nhau dưới bàn con (...). Đó cha mẹ xem cái phòng dạy học của con khác xa phòng khách các ông hào phú, các vị công tước biết chừng nào! Thế nhưng trong phòng tồi tàn này con với những người nghèo khó bàn nhau về những điều hệ trọng gấp mấy những truyện nói trong các phòng khách lộng lẫy! Con không thể bộc lộ được sự vui sướng khi thấy họ mở mắt nhìn con, ngạc nhiên vì nghe con nói Chúa lân mẫn vô cùng, đã từ trời cao xuống đất thấp, chết ô nhục trên Thập Giá đế cứu vớt sinh linh mà còn bao kẻ chưa nhận biết Người!

Công việc chiếm nhiều thời giờ nhất của con là dạy kinh bổn cho giáo hữu tân tòng, song than ôi! Họ không sáng trí mấy; nhất là có bà lão già quá 70 tuổi! Tội nghiệp các bà, phải

chịu hết các sự khó thế gian này mới thuộc được mấy kinh! Khi con dạy kinh bổn cho họ hơn 10 tiếng đồng hồ rồi thì con chạy chung quanh bên tả bên hữu một chặp cho khuây. Thấy mình mệt muốn nghỉ thì con tự bảo: “Hỡi Henri Denis, nếu mày không làm linh mục thì mày phải làm anh hàng bánh, nên mày phải làm việc cho gắt, phải làm việc đi, nghỉ chi mà nghỉ”!

Vạn tuế các cha sở, và cũng vạn tuế các ông hàng bánh nữa!”(11)

Số 6 (HT 52)“Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, không khi nào con mắc

việc bằng kỳ này, con phải đi thăm các họ, hôm nay ở Lập Yên, tối mai con sẽ phải ngủ ở Phú Gia. Tội nghiệp cho con ngựa của con, chắc có ngày cả nó cả con sẽ đổ! Đến đâu thì con khuyên bảo họ năng xưng tội, rước lễ, khi con về thì lòng đầy vui sướng!(12) .

11. Cha Tổ Phụ đến nhận coi họ Nước Mặn vào thượng tuần tháng giêng năm 1908. Ngài biên thư ngày 30-5-1908 kể cho song thân về lễ tấn phong giám mục của Đức cha Lý. Còn thư này cũng vào thời gian ấy, kể lại công việc của ngài nhắc lại việc dạy giáo lý đáng ghi nhận:

- Ngài coi trọng việc dạy các chân lý cứu rỗi.- Vui mừng được chứng kiến hiệu quả do Chúa tác động trong các tâm hồn.- Nhưng với biết bao đòi hỏi và hy sinh to lớn.12. Cha Tổ Phụ, như vị mục tử tốt lành, không những tiếp đón và dạy dỗ các

“con chiên đến với mình” ngài còn hăng say tìm đến với họ, để giúp đỡ, khuyến khích và dạy dỗ họ đủ điều liên quan đến phần rỗi. Lòng ngài được tràn ngập một niềm vui sướng thiêng liêng.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 3332 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 7 (HT 52-53)(Ngài lại đi thăm riêng từng nhà để trực tiếp an ủi, như thư

ngài viết:)(13).“Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, con đi thăm bổn đạo, con

đến từng nhà một, mỗi nhà con cho một ảnh Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, tràng hạt, áo Đức Bà, đoạn con nói ít lời an ủi họ. Gần nhà con có một trường học cho trẻ con học kinh bổn.

Thường ngày có năm sáu mươi trẻ đến học, con dạy chúng nó học khá rồi: Nào kinh tối, sáng ngày thường, ngắm đàng Thánh Giá, nào lần chuỗi Môi khôi(14), chuỗi Bảy sự, Kinh cầu v.v... Chắc trẻ con người lớn bên Tây không thuộc nhiều kinh bằng trẻ nhỏ của con đâu! Có đứa thuộc lòng cả sách kinh sách bổn từ đầu đến cuối. Muôn năm Việt Nam! Xin cha mẹ cầu nguyện cho Việt Nam yêu dấu của con!

Số 8 (HT 53)(Cha giáo Thuận quen làm thuốc cho kẻ đau yếu bất kỳ

lương giáo. Ngài viết thư rằng:) “Kính thưa cha mẹ thân mến, nhà con ở càng ngày càng nên như nhà thương, hơn bù kém mỗi ngày ít nhất cũng có năm mười người đến xin thuốc, phần nhiều là mụt nhọt ung thư, máu mủ thối tha hôi hám lắm, nên

13. Các thư này được viết trong thời gian Cha Tổ Phụ phục vụ tại họ đạo Nước Mặn, nghĩa là từ thượng tuần tháng giêng 1908 (x. HT.50) đến trung tuần tháng hai năm 1913, khi ngài về lại tiểu chủng viện An Ninh (x. HT.69).

14. Chuỗi Môi Khôi được thành hình vào thời Trung cổ và được phổ biến vào thế kỷ XII do thánh Bênađô và các Tu sĩ Đaminh. (x. theo tr. 145).

thường khi làm thuốc rồi con phải thay đồ. Con tốn rất nhiều thuốc cho họ. Chắc lời cầu xin của con không ra vô ích, xin cha mẹ cũng cầu nguyện cho các bệnh nhân của con”.

(Khi ốm đau ngài chữa thuốc như vậy, đến khi chết có khi ngài thân hành liệm xác, cho tiền mai táng như chứng thư rằng:)

“Họ con nay phải dịch thiên thời thổ tả, chết mất mười người, con cũng bị, song nhờ ơn Chúa đã khá. Người ta thất kinh đến nỗi không ai dám liệm xác kẻ chết, chính tay con phải ôm xác bỏ vào quan tài, đậy nắp, đóng đinh, rồi bỏ tiền thuê người đem đi chôn!(15)

Số 9 (HT 54-55) (Về việc giúp đỡ người nghèo, chính ngài cũng viết:) “Con viết thư này trong phòng tối, con phải đóng cửa lại

kẻo họ quấy con luôn. Một đôi khi con biết rõ thật nó giả đò túng, thì con từ chối không cho, song thường thì con cứ cho luôn, con đã hao tốn nhiều lắm, con không tiếc chi cả, song có khi con buồn vì bị “khánh kiệt”, tức thì Chúa lại giúp con ngay, như mới hôm qua có người vô danh gởi cho con năm mươi đồng, trước đây mấy tháng cũng có người nặc danh gởi cho con ngần ấy. Thế tất là Chúa chứ ai? Muôn năm Chúa! Vậy thì cha mẹ biết muốn có tiền phải làm gì? Phải làm hai việc: Đừng tiêu tiền bạc vô ích và khinh chê nó tận đáy lòng. Phần con hằng tận

15. Cha Tổ Phụ vốn giàu tình thương, lại có những đức tính đặc biệt để săn sóc phục vụ người bệnh. (x. HT. 35,46,53, 86,193, 212).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 3534 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

tụy giữ hai điều ấy(16).Chung quanh con đầy những người nghèo túng, họ đến xin

con giúp. Từ sáng đến giờ mới hai tiếng đồng hồ mà con đã cho hết bốn năm quan tiền rồi. Có nhiều người muốn trở lại, song nghèo túng quá, con phải giúp họ ăn học, mà con cũng quá túng phải vay mất hơn 1.000 phật lăng. Xin cha mẹ đừng nói với ai vì thường người ta không thích kẻ mắc nợ. Hiện nay có nhiều người xin trở lại, song con không dám nhận nữa vì không có tiền trợ cấp cho họ”.

Số 10 (HT 55)Thư khác ngài viết: “Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, bổn

đạo con càng ngày càng đói, họ phải tha hương cầu thực. Con phải đóng cửa phòng lại không cho ai vào nữa vì đã

hết tiền rồi! Ai đến xin, con bảo họ xuống bếp cho mỗi người hai chén cơm thôi. Không thiếu người xin trở lại, song mười người con chỉ nhận một. Dầu thế càng ngày con càng mắc nợ, nếu sang năm Đức cha không đổi con đi thì con cũng phải xin, kẻo chết mà đem theo hai ba ngàn bạc nợ thì khổ quá. Cha mẹ biết con đã khởi sự bạc đầu rồi không? Năm ngoái còn bạc ít, năm nay đã trắng phơ ra rồi. Còn râu con thì nó rụng, rồi nó lại mọc, mọc rồi nó lại rụng, thế là nó cũng kỳ cục như con! Con

16. Về tình bác ái thương giúp người nghèo khó (DN.101,102): xem thêm các chứng từ (HT. 54-55, 194). Cha Tổ Phụ luôn tỏ ra thanh thoát đối với tiền bạc và cách xử dụng tiền bạc.

mới dịch xong một quyển sách, cũng kiếm được ít xu. Nhà in họ hứa cho con được năm hoặc tám chục, bấy nhiêu không là bao, song cũng giúp con đút nút ít nhiều lỗ nợ. Con còn dọn hai ba quyển nữa bằng tiếng Việt Nam hoặc chứ Hán và dịch sử ký nhà Nguyễn, song dài lắm, con mới dịch xong một phần về thế kỷ XVII thôi. Làm các việc ấy chẳng vui đâu, cực chẳng đã con mới phải làm để kiếm tiền giúp kẻ bần hàn kẻo nó chết đói(17). Ôi cuộc đời con nó buồn dường nào! Bao giờ con được về Thiên Đàng cho vui chút!”

Số 11 (HT 55-56)(Thường niên dịp Sinh Nhật ngài quen cho bổn đạo ăn tiệc

ban đêm mừng Chúa Hài Đồng, như thư ngài viết:) “Kính thưa cha mẹ yêu dấu của con, lễ Sinh Nhật ở họ con vui lắm. Lễ nửa đêm được 190 người rước lễ, lễ tất con cho họ ăn mừng Chúa Hài Đồng. Có 310 người ăn, không kể đàn bà con nít. Con đã hạ một trâu, một heo và 15 thúng gạo xôi”.

(Cha cũng dốc sức dọn hang đá máng cỏ, làm các thứ đèn, đốt cây bông cây hoa. Trong thư viết cho song thân, ngài nói:) “Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, bên Pháp người ta đi đạo từng mấy thế kỷ rồi nên dầu nhà thờ không trang hoàng lộng lẫy, cờ xí xanh đỏ thì người ta cũng đi nhà thờ, song ở họ con đây, hầu

17. Viết sách và dịch sách nhằm lấy tiền giúp người nghèo, chứng tỏ Cha Tổ Phụ có rất nhiều khả năng. Đó cũng là một hướng đi đúng đắn của việc truyền giáo bằng việc “Hội nhập văn hóa” (x. DN (2)). Có thể kể ra đây cuốn “Lục súc tranh công” của Vua Tự Đức mà ngài đã dịch sang Pháp văn (x. HT 50, 60; DN. (2/3).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 3736 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

hết là bổn đạo tân tòng cả, họ mới đi đạo hôm qua, nên rất cần sự trọng thể bề ngoài kẻo bên lương họ chê cười! Bên đạo buồn quá! Con đã mua 400 cái nồi đất và mồ hóng để đốt cây bông cây hoa, con bắt làm đèn giấy ngũ sắc lớn nhỏ đủ thứ. Lễ Sinh Nhật, các trung nam trung nữ hát vãn hay vô cùng. Họ thay đổi nhau hát trót ngày thâu đêm. Hang đá làm bằng tre trát đất, trồng cây cối rêu cỏ chung quanh giống hệt hang thiên tạo, ngó thân tình lắm!”(18)

Số 12 (HT 57-58)Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, con đang ở một nơi sơn

cước, giữa những thú dữ: hùm, beo, lợn lòi, nai, mang, nhưng con không ở một mình đâu, có hai mươi người ở với con, họ mới trở lại, đang học đạo. Cái nhà con đang ở đây, trường 6m, ngang 5m, cao 4m, vừa làm nhà thờ, nhà ngủ, nhà cơm, nhà bếp v.v... Mọi sự đều ở trong nhà đó cả, trên lợp tranh, chung

18. Tác giả cuốn “Hạnh Tích cha Benoît” đã nêu lên năm phương cách truyền giáo của Cha Tổ Phụ:

- Dạy giáo lý (HT. 51-52)- Thăm viếng giáo dân (HT. 52)- Săn sóc bệnh nhân (HT. 53)- Giúp người nghèo (HT. 54-55)- Tổ chức lễ hội (HT. 55-56,58).Còn phải thêm một phương cách kỳ diệu mà Cha Tổ Phụ đã thực hiện hết mình

là sống cuộc đời âm thầm trong cầu nguyện và hy sinh để tham gia vào chương trình cứu rỗi những nguời chưa nhận biết Chúa (x. Vat. II, Truyền giáo, 18). Cha Tổ Phụ đã xác tín điều ấy và được Chúa dùng để thành lập một Hội dòng chuyên lo việc “Tông đồ ẩn dật mà phong phú” này. (x. Vat. II Đức Ái Hoàn Hảo - 7; HT. 174,194; DN 135).

quanh ghép cây, đây con vẽ bản đồ cho cha mẹ xem: Gian giữa làm bàn thờ, giường con nằm ở dưới sập bàn thờ, bên tả có giường cho đàn ông, góc trong để hòm đồ lễ, bên hữu, kê giường cho đàn bà, xó trong thì làm bếp v.v. Thật là một đền đài nguy nga rực rỡ, cha mẹ tìm khắp nước Pháp cũng không gặp được đền nào như vậy, thế nhưng cha mẹ không tìm được ai có phước hơn Henri của cha mẹ bây giờ. Trót ngày từ sáng đến tối con chỉ nói với họ về Đức Chúa Trời mà thôi. Con thấy họ lần lần biến đổi thành người tín hữu một cách trông thấy. Mà cha mẹ đừng lo về con, con ở đây có đủ mọi sự cần, muốn chi được nấy - Vạn tuế Chúa! Cám ơn Chúa! Hàng ngày, con ăn đồ mỹ vị như vua thượng vị, như sáng nay, con ăn cơm với nấm, trưa hôm nay thì cơm với cá mắm, trưa bữa qua thì cơm với thịt thỏ rừng, sáng hôm qua thì cơm với gà rừng, hôm kia thì ăn với thịt vịt trời, thế nhưng tối hôm nay thì ăn cơm với cơm thôi. Ha! Ha! Cha mẹ lầm to, tưởng con ở đây chết đói ư? Không, con không chết đói mà con lại sắp vào số những người cân nặng 100 kg chỉ thiếu 46kg nữa thôi!(19) Thôi, từ giã mẹ, con đi nói với họ ít lời về Đức Mẹ. Chớ gì con được lòng mến Đức Mẹ Maria. Họ đạo mới này (họ Lập Yên) con sẽ dâng kính Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành(20).

19. Không ai hiểu lầm về thực đơn của vị thừa sai được kê khai ra đây. Điều đó càng chứng tỏ nếp sống kham khổ, nhưng đầy khiêm tốn và vui tươi của Cha Tổ Phụ (HT, 62; DN. 15). Sự vui tính của Cha Tổ Phụ được tỏ rõ trong các thư của ngài. Đó là sự khôi hài lành mạnh và xây dựng mà thánh Thomas gọi là một nhân đức (II-II ae q.168 a.2).

20. Về sự kính mến Đức Mẹ (x. Từ mục: Maria).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 3938 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 13 (HT 59)“Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, con đã nhận 50 quan tiền

Tây cha mẹ gởi, con xin hết lòng cảm ơn. Con sẽ dùng tiền ấy mà sửa chữa nhà thờ. Con đã mua 4 vạn ngói, mỗi vạn 32 đồng, cả vận chuyển thành 35 đồng. Giáo hữu đã góp được 200 thúng vỏ hàu để nấu vôi, song phải mua ít là chừng ấy nữa, lại phải mua ít là 10 đồng thau. Săng thì họ mới làm được 50 khối, còn phải mua chừng 30 khối.”

(Thư sau rằng:) “Con mắc coi thợ sửa nhà thờ: thợ mộc thợ nề vô số, phải luôn luôn để mắt kẻo họ làm sai. Con vừa làm ông đốc công vừa làm người thầu khóan, vừa làm cai “cu li” và nhiều khi làm cu li nữa. Thợ mộc Việt Nam có hơi kém, song thợ nề giỏi lắm, còn thợ chạm thì đặc biệt. Trước con định sửa lại thôi, nay mới biết phải làm lại hết vì mối ăn sạch cả. Ngày mai con sẽ cùng với 20 người đi rừng làm gỗ, chúng con định làm 30 súc. Chính phép phải nộp thuế rừng mất 125 quan tiền Tây, song con đã xin phép kiểm lâm cho chặt nhưng không!”(21).

Số 14 (HT 59-60)(Đi rú về ngài viết:) “Con đã đi rú làm gỗ về đây, phải đi bộ

20km, cả đi cả về 40km! Một dịp đi dạo cũng khá!Tuy thương hại cho cái chân của con bị thứ đỉa cạn nó cắn

21. Cha Tổ Phụ là cha sở không những là người điều khiển mà còn tham gia mọi công việc nặng nhọc của họ đạo một cách rất thiết thực.

nát cả. Nó bám đầy trên ngọn cỏ, lá cây, không thể bước một bước mà không bị nó bám vào, nên cứ đi chừng 15 phút là phải đứng lại gỡ nó ra. Người ta trị thứ đỉa này bằng một thứ thuốc riêng chế bằng vôi và muốn bỏ trong cái ống tre, lấy cái tăm bôi một chút vào miệng nó, nó liền nhả ra ngay. Giống đỉa này có cái tài riêng chui vào các kẽ ngón chân mà cắn, no rồi mới nhả ra, thấy máu chảy mới biết. Nó cắn không đau, song hay sinh mụt lâu khỏi lắm. Hôm nay con đã thuê trâu lên rú kéo gỗ, phải thuê làm một đàng mới cho trâu kéo, làm con đàng ấy, con phải tốn mất 25 quan. Rồi từ chân núi đến nơi còn phải đi 12 cây số nữa. Công việc bề bộn, e con phải hư óc, nhất là hư bạc tiền. Có lẽ phải tốn đến 800 đồng, tức là 200 quan tiền tây. Làm một nhà thờ mà tốn chừng ấy, một cha sở bên tây nghe vậy phải nực cười, song con không cười chút nào, mà con cũng không khóc đâu! Nhờ ơn Chúa mấy ngày nay có nhiều người xin trở lại, tòan là những tay sừng sỏ cự phú và ghét đạo xưa nay. Cảm ơn Chúa quá! Khốn nạn, mấy người làm săng gỗ cho con họ đo sai bậy cả, phải làm thêm 10 cái kèo khác. Thương hại cho cái ví tiền rỗng không của con, đã khó chó cắn thêm là vậy! Tội nghiệp quá(22).

22. Bài trích thuật này đủ cho thấy sự nhiêu khê và đủ thứ vất vả mà Cha Tổ Phụ phải đảm nhận trong trách nhiệm coi sóc một họ đạo nghèo. Nhưng cũng không thiếu niềm vui an ủi vị tông đồ trước “mẻ cá” Chúa dành cho.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 4140 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 15 (HT 62)“Đức cha sai một cố mới đến giúp con và học tiếng, quý

danh là cha Rey (cố Phú). Thế là nay con đã nên cố già rồi, sắp phải gánh việc chỉ vẽ cho cố mới. Mau mau con phải sinh hoạt đứng đắn ra điệu cố già chớ. Con đã cho một người bổn đạo đi Huế học bếp Tây, kẻo cha phó mới không chịu bếp Việt Nam của con, lại là bếp Việt Nam nghèo túng. Hằng ngày con ăn cơm với chút cá lẹp và đĩa rau chấm nước mắm. Đôi khi cũng được miếng thịt heo, có khi được cánh gà rừng hoặc miếng thịt nai, họa hoằn cũng được cái cẳng voi, úy chà ngon tuyệt! Song có bữa chỉ vài hột vịt lộn! Vậy thì nay con sẽ có bếp pha tây pha nam, song xem chừng hễ cố phó con chịu nổi bếp bản dân, thì con lại đưa ngài về “mốt” Việt Nam, vì bếp Việt Nam là ngon nhất hạng.

Cố mới này quê ở Haute-Loire, xuân thu mới có 26, đã đi lính hai năm; ngài khác tính con lắm, song con hy vọng ngài với con sẽ ý hiệp tâm đầu”(23).

Số 16 (HT 63)(Cha giáo Thuận viết về cố Phú):“Cha phó Rey của con đã biết tiếng Việt Nam đủ rồi; ngài

lịch sự vui vẻ lắm, thật là một vị linh mục rất thánh, hằng tìm cách giấu ẩn các tài năng mình, không bao giờ nói về mình

23. Cha Tổ Phụ có tâm hồn nhạy cảm và biết thông cảm những nhu cầu của người khác, với những người chung sống, Ngài tìm cách thích nghi với tính tình của họ.

hoặc về việc mình làm, sự khó khăn mình chịu. Con tưởng chày kíp ngài sẽ làm cha sở Nước Mặn thế con. Phần con sẽ đi đâu mặc thánh ý Chúa, đi đâu ở đâu, con cũng lấy làm tử tế luôn”(24).

Số 17 (HT 64-65).“... Đức cha dạy con đi giảng cấm phòng cho dòng Lasan

Huế. Con chưa giảng tiếng Pháp bao giờ, nay là lần thứ nhất, con phải giảng tất cả 12 bài. Đến tháng Đức Bà thì con lại đi giảng cho nhà Phước(25). Ôi khi con đã giảng bấy nhiêu bài mà con chưa sửa mình thì con sẽ bị phán xét nặng lắm!”(26).

(Tháng sau ngài viết:) “Nay con soạn giảng cấm phòng cho trường Sư huynh và nhà Phước lần thứ hai.

Xin cha mẹ cầu cùng Chúa cho con nói về Người cho kha khá để các thầy, các chị thêm lòng kính mến Người hơn nữa. Khi giảng cho nhà Phước con tưởng con đã nói giảo hoạt khá

24. Một tâm hồn thánh thiện và đại độ luôn nhận ra mặt tích cực nơi người khác. Đó là cái nhìn thường quen của Cha Tổ Phụ (x. HT. 76, 86, 172).

25. Cha Tổ Phụ là một nhà giảng thuyết nổi tiếng thời đó. (x. HT. 209-211, 215). Cha đã từng được mời giảng vào các dịp đại lễ tổ chức ở Dòng Chúa Cứu Thế, và tại Hội Khai Trí Tiến Đức (Nam Định). Ngoài ra còn phải kể sức thu hút của ngài trong các chuyến đi Bắc và đi Nam (x. HT. 199, 203). Sự hấp dẫn đầy sức thuyết phục và cảm hóa ấy, không ở hình thức văn vẻ - điều mà một con người văn vật như Cha Tổ Phụ chắc cũng không thiếu, nhưng chủ yếu phát xuất từ một tâm hồn tràn ngập tình mến Chúa nồng cháy và sự nhiệt thành tông đồ (x. HT. 57-58, 65, 79, 174).

26. Cha Tổ Phụ đã biết tiếp nhận sứ điệp của Lời Chúa cho mình, trước khi truyền thụ lại cho người khác. Thánh Phụ Biển Đức đã cảnh giác các Bề trên như thế khi dạy dỗ anh em (TL. 2).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 4342 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

vì khi ấy con đau không ăn chi được hết nên con đã giảng một bài về ích lợi sự ăn chay”.

Số 18 (HT 67) “Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, Chúa nhật vừa rồi suýt nữa

con chết. Hôm ấy con đi thăm một cha để xưng tội. Trời nắng như thiêu, con cỡi ngựa, một tay cầm dù, một tay cầm chuỗi lần hột(27), thả cương cho ngựa đi bước một. Bỗng...huỵch một cái! Nó trượt chân ngã, con cũng ngã theo, chúi đầu xuống hố sâu, dù đi đàng dù, nón đi đàng nón, con nằm tơ hơ giữa trời, chân thì mắc trên bàn đạp đến hai ba phút mới gỡ ra. Con tưởng xé tai bể óc uất máu chết ngay. Song lạ thay, con dậy bằng an không chi hết. Chắc là Thiên Thần bản mệnh đã gìn giữ con nên mới an tòan. Xin cha mẹ cám ơn Ngài thế con!”.(28)

Số 19 (HT 67-68)“... Con sắp đổi nơi, vì Đức cha cho biết ngài sẽ sai con về

Tiểu Chủng viện lại, song chưa tìm được cha nào thế con, nên con còn phải ở lại đây. Vừa được thư Đức cha, con liền cho đòi chức việc họ mà bảo: cha sở không đổi thì con chiên phải sửa,

27. Thói quen lần hạt khi đi đường đã được Cha Tổ Phụ thực hành (x. HT. 199, 210). Các con cái của ngài sau này cũng giữ như vậy (X. HT. 191). Phải chăng đó là một cách tỏ lòng kính mến Đức Mẹ, đồng thời nhắc mình noi gương Đức Mẹ trong mọi sinh hoạt đời thường.

28. “Đức tin là cách nhận thức những gì mắt phàm không trông thấy được”(DT 11,1). Trong ánh sáng của niềm tin đó. Cha Tổ Phụ sống với Chúa, Đức Mẹ, các Thiên Thần và các Thánh một cách rất gần gũi và thân tình. Ngài có lòng kính mến các Thiên Thần Bản Mệnh cách đặc biệt.(x. HT. 67, 136, 154, 181 ).

chớ chẳng được khô khan như trước! Tức tốc họ sai xâu vác mõ đi rao khắp làng: “Chiềng làng nước quan viên thượng hạ, có lệnh cha sở truyền đến Chúa nhật này hết mọi người nam phụ lão ấu phải đi lễ, nghe giảng những điều can hệ, bầu chức việc mới và xem lại bổn luật làng”. Cho chắc việc, họ sai xâu mời riêng từng nhà. Quả thật Chúa nhật họ đi đông vô số, bên đàn ông thì còn vừa vừa, bên đàn bà thì chật ních, chen nhau như cá nằm trong hộp, không bao giờ đông như thế. Quá cảm động nói không ra lời, lễ xong con mới giảng được. Đầu hết con trưng Đức Khổng Tử: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo! Nhược hoàn bất báo, thời hành vị đáo”: Làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ, nếu chưa thưởng chưa phạt là tại thời giờ chưa đến!”. Con có ý bảo họ: nếu họ không muốn cho con bỏ họ, đi tìm con chiên trung tín hơn thì họ phải mau mau cải thiện đời sống mới đáng Chúa thương. Hôm sau chức việc hội đàm lấy tình thiệt nói với con: “Thưa cha, xưa rầy việc họ không được xuôi mấy, con cái trong họ không sốt sắng hăng nồng, có lẽ vì cha quá nhân từ không biết dùng roi, cha lại không để chức việc làm chi, một mình cha cáng đáng mọi sự! Thưa cha mẹ, con xin nhận lỗi và hứa cải quá; họ cũng dốc lòng canh tân. Con cho mỗi ông một chén rượu suông và cơi trầu làm tờ giao hảo. Thật vậy, từ ấy đến nay họ khá hơn nhiều. Xin cha mẹ cầu cho họ được bền đỗ, nhất là cho họ được thêm đức tin, vì họ biết đạo, song không tin cho đủ”(29)

29. Cha Tổ Phụ là người mục tử chân chính, tha thiết yêu đoàn chiên, và được

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 4544 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 20 (HT 69)“Kính thưa cha mẹ rất yêu dấu, một tin rất mới là con không

còn ở Nước Mặn nữa, con đã về An Ninh nhận việc con đã bỏ 5 năm. Thế là cha mẹ không còn sợ con bị hùm ăn, cọp nuốt hoặc chết đói nữa. Bây giờ con được bằng an, ở trong phòng làm việc một ông giáo. Song khi con bỏ Nước Mặn yêu dấu của con thì con đã khóc hết nước mắt. Họ cũng vậy: Mọi người đều khóc như mưa. Nam phụ lão ấu kéo đến từ giã và cám ơn con. Kẻ ngoại cũng đến, họ tỏ lòng thương tiếc con lắm, nhiều người muốn làm tờ ái mộ xin Đức cha cho con ở lại(30). Mặc thánh ý Chúa! Phần con đã trình Đức cha, nếu đẹp ý ngài thì đừng sai con về nhà trường nữa, song ngài không theo ý con. Vậy thì càng tốt! Trong 5 năm con ở Nước Mặn đã rửa tội hơn 400 người, dạy kinh bổn, đạo lý một số rất đông con trẻ, sửa lại một nhà thờ ngói và nhiều nhà thờ tranh. Cám ơn Chúa! Con đã ở nhà trường 5 năm rồi, bây giờ ở mấy năm nữa? Nếu Chúa muốn thì 1.000 năm! Nếu đẹp ý Người thì một ngày, sao cũng được! Con cám ơn Chúa luôn vì đã sai con đi truyền giáo trong địa phận này”(31).

đoàn chiên yêu tha thiết (HT. 69). Mặc dù sắp có sứ vụ lệnh mới, Cha vẫn phục vụ đến cùng, và tìm mọi sáng kiến để củng cố đức tin cho cộng đoàn tín hữu còn non yếu.

30. Lòng khâm phục mộ mến của các giáo hữu chứng tổ Cha Tổ Phụ là một mục tử nhân lành, có khả năng hy sinh nhiều vì đã yêu mến nhiều.

31. Điều đáng quý và quan trọng nơi một “người của Chúa”, không phải ở sự phục vụ quảng đại hoặc những thành quả vẻ vang, nhưng trước hết tại việc vâng phục và thuận theo Ý Chúa cách trọn vẹn. Đó cũng là nét nổi bật nơi Cha Tổ Phụ. (x. Vâng

Số 21 (HT 75) (Hạ tuần tháng 6 - 1918, ngài viết:)(32)

“Thưa mẹ rất đáng mến thương và yêu dấu của con, bức ai tín rất buồn rầu cho con mới tới. Con xin cúi đầu thuận theo ý Chúa phân định. Con đã ở nhà thờ trót buổi chiều nay để cầu nguyện cho cha rất yêu dấu của con. Sáng mai, các cha ở đây đều làm lễ cho linh hồn người. Riêng phần con sẽ làm một thánh lễ Gregoriana, rồi khi về nhà trường sẽ xin cho cha con một lễ mồ trọng thể nữa(33).

Còn phần mẹ thì sao, mẹ rất yêu dấu? Bây giờ còn một mình mẹ! Cúi xin Chúa nhân lành gìn giữ săn sóc mẹ hơn! Nhất là cho mẹ kính mến và làm tôi Người hơn khi nào hết. Phần cha con, bấy lâu không khi nào người giàu có, song chắc bây giờ ngài nên nhà đại phú rồi, ít là người sẽ được vậy. Xưa người đã làm việc mệt thì bây giờ được nghỉ, đã chịu khó nhiều, thì bâv giờ được phước. Nên chắc người sẽ cầu cho mẹ con ta”.(34)

(Thư sau tiếp:)“Không cần nói mẹ cũng hiểu: khi con suy gẫm và cầu

nguyện, con hằng nhớ đến cha con luôn. Con để bức ảnh người

theo Thánh Ý Chúa).32. Với cái chết của cụ thân sinh, kể từ lá thư này, Cha Tổ Phụ viết cho mẹ là bà

kế mẫu yêu dấu.33. Đạo hiếu nơi Cha Tổ Phụ không dừng lại nơi tình cảm tự nhiên, nhưng được

thể hiện theo xác tín của Đức tin.34. Tình thương đầy tế nhị của Cha Tổ Phụ luôn tìm ra những lời lẽ thích hợp nhất

đem lại niềm vui an ủi cho người khác và hướng họ lên cùng Chúa.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 4746 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

trên bàn viết của con, khi con ra vào thì bái kính người và cầu cho người một lời. Có lẽ bởi con yêu mến người quá, nên con lầm, cho người thật là một ông thánh! Con thú thật với mẹ: bức chân dung người đặt trên bàn viết còn có sức thúc dục con bước tới đàng nhân đức hơn hẳn vị thánh nào hết, trừ ảnh Chúa và Đức Mẹ. Nay xin Chúa cho con được nên hiền lành khiêm nhường, đầy lòng thương xót như cha con, xin ban cho mẹ con bằng lòng chịu khó và kính mến Chúa một ngày một thêm hơn!(35)

Số 22 (HT 76) (Đáp tàu từ Hồng Kông về Việt Nam, cha ghé thăm Đức cha Eloy, ngài viết:)“Mẹ biết con đi thăm Đức cha Eloy. Ôi! Thật là một vị

giám mục hảo hạng, dung nhan đẹp đẽ, hình vóc oai thể cao lớn, tướng mạo khôi ngôi, bộ râu đã dài lại đen nhánh, các cha, các cố và con chiên bổn đạo thảy đều mến phục lắm. Chắc ngài làm ích cho địa phận nhiều, con đã hầu truyện ngài lâu giờ... Rồi từ nơi ngài về đây con đường quan lộ 300km cũng khá cực, nhất là 50 km sau hết, con phải cuốc bộ trên cát, trời nắng như lửa đốt, ôi chà mệt hết sức mệt... Hôm nay con đã khá rồi... Một chút sự cực đó làm cho con nhớ rằng: Mẹ con ta chưa phải ở Thiên Đàng, nhưng không bao lâu nữa, đang khi trông đợi thì ta hằng ra sức kính mến Chúa hết lòng, vì Người thương yêu ta

35. Cái chết của người cha hiền là mội động lực mạnh mẽ thúc đẩy người con thảo tiến tới trong cuộc sống lành thánh.

biết là chừng nào”(36).

Số 23 (HT 76-77) (Ngài viết cho bà kế mẫu:)“Kính thưa mẹ rất yêu dấu, ai cũng nói cha con qua đời như

một đấng thánh! Nếu vậy mẹ con ta không nên buồn vì người đang hưởng phước lạc cõi tiêu diêu, còn chi mà buồn? Mẹ con ta chỉ phải cầu xin được lòng mến Chúa như người, chầy kíp cũng sẽ đồng vinh phước cùng người. Mẹ xem Chúa nhân lành thương ta dường nào! Người lo cho ta mọi sự. Nhà ta nghèo mà mọi người đều tỏ lòng thương đến dự đám tang. Người đã được hưởng hết các đặc ân đạo thánh. Một người giáo hữu, phép đạo có thể làm gì cho, thì cha con đều được cả, thiết tưởng dầu Đức Thánh cha băng hà thì cũng không thể làm chi hơn được. Phần xác thì có lương y đến chữa. Tuy bà con họ nhà mình không nhiều lắm mà đám tang đông vô số, nhất là đông các linh mục, tu sĩ nam nữ. Ôi cám ơn Chúa dường nào! Đến 20-6 này, con làm lễ giỗ cho cha con, tự nhiên con sẽ nhớ đến mẹ cách riêng. Con năng nhớ đến cha con hầu luôn luôn, nguyên sự nhớ đến người, đủ giúp con cầu nguyện, làm việc, ở nhân từ, đơn sơ; giúp con bằng lòng chịu mệt nhọc, chịu khó khăn thiếu thốn.

36. Mgr Eloy vốn là linh mục phó xứ bản quán của Cha Tổ Phụ, đã dạy giáo lý cho ngài từ lúc 9 tuổi (năm 1889) cũng là đồng liêu với cha Golliot, nghĩa phụ của ngài. Cha Eloy sau này xin nhập Hội Thừa sai Paris, sang Việt Nam và làm Giám mục giáo phận Vinh (Đức cha Bắc). Phải chăng mối tương quan này, trong chương trình của Chúa, đã ảnh hưởng trên chủng sinh Henri Denis trong quyết định nhập Hội Thừa sai (MEP)? (x. HT. 33).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 4948 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Ôi bao giờ con mới được nên giống cha con! Con cầu nguyện cho người, song con tin chắc người đang cầu bầu cho mẹ con ta. Mẹ ơi hãy can đảm, Thiên Đàng là của ta”(37).

Số 24 (HT 85) (Ngài viết thư cho bà kế mẫu:)“... Con đem theo đây các đồ cho cuộc xuất hành trọng thể

lên Lào: Hai đôi rương nhỏ đựng đồ lễ và các đồ cần dùng: quần áo, muỗng nĩa... và một đôi giày rất mới. Mẹ nghĩ xem con sắp sang một tân thế giới”(38).

(Đi Lào về, ngài viết:)“An Ninh, ngày 24 tháng 8 năm 1917 - Kính thăm mẹ rất

yêu dấu, con vừa đi Lào về, vội kính gởi ít hàng thăm mẹ. Nhờ ơn Chúa con đi về bình an, mọi sự đều xuôi thuận. Con ngựa của con đã chạy hơn 700 cây số mà cũng không sao. Con gặp nhiều người Việt Nam đã lâu không được xưng tội rước lễ mà nay gặp được Thầy Cả thì họ lấy làm hạnh phúc vô cùng. Con khởi hành ngày10 tháng 7, đến Savannakhet gần sông Cửu Long ngày 27. Mồng 1 tháng 8 con đi xuồng sang Nong Seng

37. “Thiên đàng là của ta”, một khẳng định nói lên lòng vững vàng tin cậy của một tâm hồn đã nghiệm được Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người đến cùng. (Về lòng khao khát phúc thiên đàng, x. DN. 148; HT. 55, 76, 87, 121).

38. Đây là chuyến đi mục vụ, nhằm phục vụ các Kitô hữu, phần nhiều là người Việt tại đất Lào, lâu ngày không được gặp các linh mục và chịu các Bi tích (x. HT. 85). Điều đó, một phần nào làm thỏa dạ vị Thừa sai cảm thấy cần phải chạy rảo khắp nơi để rao giảng về Chúa (x. HT. 49).

là dinh thự Đức Cha địa phận Lào. Ở đó đến sáng mồng 6 con lại về Savannakhet và hôm sau con về Việt Nam. Tới Quảng Trị là ngày 17 tháng 8, vừa gặp kỳ đại hội Đức Mẹ La Vang, con ở lại thông công tạ ơn Đức Mẹ. Kỳ hội long trọng vô cùng, có hai vạn người tứ xứ cùng nhau rước tượng Đức Mẹ!”(39).

Số 25 (HT 85-86) “Kính thăm mẹ rất dấu yêu, học trò con đã tề tựu rồi, năm

nay có một chú xuất sắc. Thường học sinh mới vào thì nhỏ mà chú thì đã 28 tuổi! Đó là một vị giáo sư pháp văn trường trung học nhà nước, đã xin từ chức về nhập học chủng viện. Luật chung không nhận những trò như thế, vì đã có tuổi lại là bổn đạo tân tòng, mới chịu phép Thánh Tẩy được sáu năm. Song Đức cha đã mở rộng tay hết sức vì chú đầy công nghiệp. Ông thân sinh chú là cựu tuần phủ Quảng Trị làm hết cách không cho chú trở lại; sai lính đánh đòn, tống vào ngục thất, cấm cốc v.v. Xử với chú một cách tàn nhẫn. Mặc lòng chú đã thắng trận tòan công, cứ xin trở lại và ăn ở như một đấng thánh. Chú đã chịu khó nhọc vì đạo, dùng lời nói, chữ viết mà bênh đạo. Đang đóng vai một vị giáo sư trường công, lương bổng hậu, mà chú từ bỏ hết! Các chi tiết ấy làm cho chủng viện ôm mối hy vọng rất lớn: Địa phận sẽ được một vị linh mục thánh” (Tức

39. Tỏ lòng sùng kính yêu mến Đức Mẹ, Cha Tổ Phụ đã không bỏ một cơ hội nào. Năm sau, vào tháng 7-1918, sau khi đã tìm được đất lập Dòng tại Phước Sơn, Cha Tổ Phụ đã đích thân vào La Vang để phú dâng tất cả công trình này cho Đức Mẹ (x. HT. 106).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 5150 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

là cha Jean Marie Thích, biệt hiệu Sảng Đình, chủ bút báo Vì Chúa).(40)

Số 26 (HT 86)(Thư sau:) “...Từ khi tựu trường đến nay, hầu như ngày nào

con cũng mất cả buổi chiều, mà làm thuốc cho học trò. Học trò mới nhiều chú đem theo ghẻ lở, mụn nhọt đủ thứ, con tìm hết cách mà chữa họ, có chú lành, có chú chưa, nhưng không nặng lắm, không ngăn trở họ ăn học, ngủ nghỉ, mà vẫn học được như thường. Khi nào đến giờ làm thuốc thì phòng học sặc những mùi Phénol, iodoforme, thế thì con vi trùng nào còn sống được trong phòng con nữa? Con trông cậy mẹ vẫn khỏe chứ? Nếu mẹ ở đây thì mẹ phải chết nóng vì trời nóng quá lẽ! Thôi, 10 giờ rồi, con phải đi nằm xem có ngủ được không. Bonne nuit mẹ! Con mở hết các cửa mà vẫn nóng, dầu ra ngoài vườn, ngoài sân mà nằm mặc lòng, mồ hôi vẫn ra như tắm, đó là chút sự cực mà con muốn chịu trăm ngàn lần để cho nước Pháp thắng trận... Lạy Trái Tim Đức Chúa Giêsu hãy cứu nước Pháp. (Chiến tranh Pháp - Đức).

Ôi mẹ yêu dấu, ta hãy kính mến Chúa hết lòng, hết sức ta,

40. Cha Jean Maria Thích là một linh mục rất thông minh và đức độ; người viết những dòng này còn giữ một ấn tượng khó quên về một sự việc xảy ra vào khoảng năm 1949, và đã được chứng kiến. Hồi ấy cha đang ở xứ Kim Long, một người đàn ông đã lẻn vào vườn nhà xứ trộm một quày chuối, và bị bắt gặp quả tang. Cha xứ mời vào hỏi han và biết rõ gia đình ông vì hết tiền hết gạo nên phải xoay xở kiểu đó. Trước tình cảnh ấy, cha đã giải quyết để ông về mang theo quày chuối, và còn cho thêm chút tiền trợ giúp. Dĩ nhiên cha không quên nhắc nhở ông về những nguyên tắc luân lý.

hằng ngày ta hãy năng suy nhớ đến Người từng trăm từng ngàn lần, thì dầu xảy ra chi chi thì ta cũng vẫn được phước...”(41).

Số 27 (HT 87) “... Trận mạc chi mà lâu quá lẽ! Mặc lòng, nó cũng giúp ta

càng ngày càng chê bỏ cái thế gian đê mạt này: Người ta chịu khổ hết sức mà không suy đến quê thật mình là nước Thiên Đàng... Phần mẹ con ta hãy kính mến Chúa hết lòng, hết sức, thì sẽ được vào Thiên Đàng ngay từ ở đời này; được vậy thì dầu khổ cực đến đâu, ta cũng luôn luôn vui mừng tươi tỉnh cả ngày được...(42)

41. Sự nhớ Chúa (Mênê tou Thêou) được Cha Tổ Phụ chuyên chú thực hành, là một phương thế tuyệt hảo, đã được truyền thống tu đức Kitô giáo áp dụng. Nhờ luôn sống với sự hiện diện của Chúa liên lỉ như thế, mà tâm hồn có được sự tươi mát và an bình trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. (x. HT. 115, 181,216; DN. 132, 136).

Các chị em dòng Carmêlô hỏi mẹ thánh Têrêxa Avila: “Làm sao hướng về Chúa luôn mãi?” - Mẹ đã trả lời một cách rất thực tế, dễ nhớ và dí dỏm: “Các con ạ, nếu các con ở dưới bếp mà các con không thấy Chúa trong nồi niêu, soong chảo của các con, thì đời còn buồn lắm”! (Trên đường lữ hành tr, 564).

42. Vui trong đau khổ (2Cr. 7,4), một điều Cha Tổ Phụ hay nói đến (x. HT. 162, 165, 167), không có gì là mâu thuẫn, hay là một loại tâm bệnh. Cha Tổ Phụ đã chứng minh bằng kinh nghiệm sống cho thấy: nguồn của niềm vui đích thực là do tình yêu. Bởi vậy, chịu đau khổ vì yêu đã trở thành một niềm vui cho người yêu mến. (x. HT. 92, 168). Do đó, trong một lá thư khác (x. HT. 172) ngày 26-10-1921, Cha Tổ Phụ đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho con mến đau khổ”. (x. DN. I26)

Thánh nữ Têrêxa Avila đã tuyên bố: “Hoặc chết hoặc chịu đau khổ” (x.Tự thuật, chương 40). Còn thánh nữ Maria Madalena de Pazzi thì nói: “Luôn chịu đau khổ không bao giờ chết!”. Cái bí quyết cuối cùng vẫn ở nơi tình yêu!

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 5352 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Lạy Chúa, xin cho chúng con kính mến Chúa đến bậc ấy! Con cầu nguyện thế cho mẹ và cho con. Phần mẹ cũng xin cầu cùng Chúa cho con nên thánh mà thôi...”(43).

Số 28 (HT 87-88)(Ngày 10 tháng 12 ngài viết:) “Con được thư cha Golliot(44)

nói về bệnh tật của mẹ, về sự mẹ cầu nguyện cho địa phận Huế, cùng về sự đầy lòng nhẫn nại xứng người giáo hữu, mà chịu những sự khó Chúa gởi đến cho mẹ...

Lạy Chúa, con ngợi khen Chúa! Chúa đã để Thập Giá đè nặng trên vai mẹ con, thì xin Chúa cũng ban cho mẹ con được lòng can đảm mà vác lấy(45).

Hỡi mẹ yêu dấu, gần đến tết rồi: Con xin chúc mẹ một năm tốt lành, một năm thánh thiện! Và con có dám chúc thêm một năm đầy phước lạc nữa không? Thưa mẹ, sao lại không dám? Chớ thì khi các thánh được chịu khó, thì chẳng lấy làm có

43. “Nên thánh mà thôi”, một ân huệ, một mời gọi, một thúc bách, một ý lực trong tâm hồn Cha Tổ Phụ (x. HT. 88, 121, 127, 134; DN. 27, 79, 109, 141, 147, 150. Tự Mục: “Mà thôi”).

44. Linh mục Golliot là nghĩa phụ của Cha Tổ Phụ, đã giúp ngài nhập chủng viện. Chính cha Golliot vẫn giữ liên lạc mật thiết với gia đình Denis. Bằng chứng là sau này, khi Cha Tổ Phụ qua đời, cha Golliot đã gởi lại cho Phước Sơn 265 lá thư Cha Tổ Phụ gởi cho song thân vẫn được giữ lại (x. HT. 99).

45. Đức Gioan Phaolô II: “Thập Giá là như một sự đụng chạm của tình yêu muôn thuở trên những vết thương đau đớn của con người ở trần gian” (Thiên Chúa giàu lòng thương xót. n.8)

phước hơn ư? Thế mẹ con ta cũng phải nên thánh chứ! Nên con xin chúc lại: chúc mẹ một năm tốt lành, một năm đầy phước lạc, một năm thánh thiện!...”

Số 29 (HT 88-89)Tuần này Đức cha đến thăm nhà trường. Ngài là một Đấng

rất thánh: Đau đớn cả đời mà hằng làm việc luôn, thế mà lại không khó nuôi chi hết: Chỉ một chén cơm với miếng cá luộc (Poisson cuit à l’eau) là xong bữa; dầu ngày lễ trọng, ngài cũng không dùng chi thêm nữa: mỗi ngày con chỉ tốn cho ngài năm xu, mà con còn lợi nhiều... Hôm lễ Đức cha thọ phong, có bổn đạo phú hộ dâng ngài một cỗ hậu sự bằng thứ gỗ rất quý, ngài vui lòng nhận và hứa: mai mốt có ngày sẽ dùng nó. (Nguyện xin Chúa cho ngài còn lâu năm nữa mới phải dùng đến!). Thói Việt Nam những nhà giàu có thường hay xây mộ, và sắm quan tài sẵn, nên một người con hiếu thảo, thì thường sắm sẵn quan tài cho cha mẹ, vì thế khi vào những nhà Việt Nam khá giả, thì thường thấy hai cỗ hậu sự nằm sẵn đó, chờ một ngày kia sẽ rước hai ông bà vào nằm nghỉ giấc ngàn thu.

Nhưng bên Tây ta thì khác hẳn mẹ nhỉ! Họ không hay nói đến chuyện chết mà lại ra sức tránh những sự làm cho họ nhớ đến sự chết nữa. Như vậy có tốt hơn không? Con tưởng không. Không cần chi phải làm cách tỏ ra mình muốn cho sự chết đến, hay là không muốn thì nó cũng đến, miễn là có lòng mến Chúa, và hết lòng làm tôi Người, thì khi giáp mặt sự chết, sẽ nói được cùng nó rằng: “Tao khinh dể mày!”. Hoặc nói cách khác hơn nữa, như các thánh rằng: “Hỡi sự chết hãy đến mau, cho ta được về Thiên Đàng mến Chúa, biết Chúa và làm tôi Người

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 5554 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đời đời”(46).Hơn nữa đến lượt con, con sẽ kêu rằng: “Vạn tuế cho sự

chết!(47). Thế có lẽ mẹ nói nay con đã ra người Việt Nam quá rồi chăng? - Dạ! Vậy thì con xin nói lại: “Vạn tuế cho sự sống!... Sự sống càng trường thọ thì mẹ con ta càng lập nhiều công: Ta hãy kiếm thêm vốn cho nhiều, để đời sau hưởng lời lãi...”.

Số 30 (HT 89)“... Lạ thật! Mới đây con viết cho mẹ, không biết sao con

đã nói đến sự chết; Thư con vừa gửi, thì được thư mẹ cũng nói về sự chết. Có phải người tin dị đoan, thì cho là điềm dữ: Không mẹ chết, thì con chết đó. Nhưng phần con thì cho là một sự tương ngộ bất ngờ, và cũng là dấu tỏ ra: cả hai mẹ con ta cùng năng suy đến một sự hệ trọng nhất trong đời là ơn thiện tử. Và năng suy đến sự chết cũng không ngăn trở ta sống bình an, khỏe mạnh và lâu dài như thánh ý Chúa muốn”(48).

46. Cha Tổ Phụ năng nhắc đến sự chết; nhưng điều quan trọng vẫn là yêu mến. Vì mến Chúa nên có thể coi thường cả cái chết. (x .HT. 88,145,180).

47. Thánh Phanxicô: “Chúc tụng Chúa, Chúa ôi, về Chị Chết cái chết thể xác của chúng con, mà mọi người sống không ai thoát khỏi. Khốn cho người sẽ chết trong trọng tội. Phúc cho những ai Chị Chết bắt gặp đang ở trong Thánh Ý của Chúa, bởi vì cái chết thứ hai chẳng làm hại họ đựợc!”.

48. Sự hệ trọng nhất trong đời là ơn “thiện tử”. Nhưng không vì thế mà quên đi những bổn phận trong cuộc sống hiện tại. Bởi đó, Cha đã nói đựợc: “Vạn tuế cho sự chết”. Và nói tiếp: “Vạn tuế cho cả sự sống nữa”. (x. HT. 89).

Số 31 (HT 98) Trích thư ngày 13-6-1919Nay con lại đăng lính đóng đồn ở bệnh viện Huế, tám ngày

nữa(49). Con nhờ dịp rảnh rang này mà viết thư thăm mẹ! Thế tàu bay có năng đến Boulogne nữa không! Đêm nào thanh trời, nhất là khi có ánh trăng thì con lo cho mẹ quá, chắc mẹ nghỉ không an, thành ra con nghỉ cũng không được. Nguyện xin Chúa phù hộ che chở mẹ, cho mẹ được kính mến Ngài hơn để vui chịu mọi nỗi thống khổ Chúa gởi đến trong thời buổi chiến tranh này. Phần con hằng bình an mạnh khỏe, chỉ thiếu một chút nữa là nếu con được kính mến Chúa hơn một chút thì hoàn tòan mãn nguyện! Niên học gần xong, đến 24-6 học trò đi nghỉ. Phần con năm nay không đi Lào nữa, con sẽ lợi dụng kỳ niên giải này để lập Dòng Xitô Việt Nam”(50).

Số 32 (HT 106) Khi ở Cổ Vưu ngài viết 11-7-1918“Thăm mẹ yêu dấu! Dạo này con mắc việc quá, con đã tìm

được chỗ lập dòng rồi, thật là một nơi rất mới, rất lạ. Con sẽ đến ở dưới chân đồi kia, gần bờ sông, không xa người Thượng mấy, nhưng xa người Kinh, ở đó, con sẽ thử làm thầy dòng Trappiste(51), nhưng không phải con ở một mình đâu, đã có

49. Cha Tổ Phụ đã nghiêm túc làm nghĩa vụ người công dân.50. Với lá thư này cha chính thức loan báo cho bà kế mẫu việc ngài sắp thực

hiện là lập dòng. Dòng mới này sẽ được mang danh hiệu là Đức Bà Việt Nam, trước khi chính thức nhập Xitô.

51. Nếp sống của Dòng Xitô nhặt phép (Trappe “OCSO”) là cái khung thích hợp để cha thực hiện lý tưởng đan tu, tuy nhiên với những thích nghi cần thiết cho Việt Nam. Lời sau đây của Thánh Phụ Bênađô nói về nếp sống Xitô có thể Cha

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 5756 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

mười lăm người theo con. Chắc con chưa có thể nhận được cả mười lăm, sẽ nhận thử mười người đã... Vì chưa có chỗ cho họ ở, nhất là chưa có gì cho họ ăn. Chúng con sẽ trồng chè, khoai, sắn, thuốc lá... Nhưng không phải nó mọc lên trong một ngày đâu. Đang khi chờ các thứ ấy mọc lên, thì con sẽ đi ăn xin kiếm của nuôi các thầy sẽ đến theo con”(52).

Số 33 (HT 107) Trích thư ngày 24-7-1910“Thăm mẹ yêu dấu! Tuần vừa rồi con lại đi Phước Sơn tìm

chỗ nhất định để lập dòng; con đã tìm được một chỗ gần sông, một khoảng đất bằng trên đồi diện tích rộng hơn 100 mét, thế là đủ cho những nhà con định làm; chỗ đó cao hơn mặt biển chừng 33 mét, đứng đó xem thấy cả miền Đất Đỏ và Bãi Trời, có thể thấy chủng viện An Ninh con đang ở đây. Các chuyện đó con sẽ nói với mẹ trăm ngàn lần nữa. Từ giã mẹ”(53).

Tổ Phụ đã có dịp đọc: “Dòng chúng ta là chịu sỉ nhục; là khiêm hạ là tự nguyện nghèo khó, vâng phục, bình an, vui mừng trong Chúa Thánh Thần. Dòng chúng ta là sống dưới một vị thầy, một viện phụ, một quy luật. Dòng chúng ta là chuyên giữ thinh lặng, tập luyện chay kiêng, canh thức, cầu nguyện, thủ công và trên hết tất cả, bước theo con đường tuyệt hảo là Đức ái; Thế rồi trong tất cả các điều trên, tiến tới mỗi ngày và kiên trì trong đó cho đến tận cùng”. (Thư 142).

52. “Chín năm trời cưu mang ý định lập Dòng, nay đã đến lúc thực hiện (x. HT. 102). Biết bao dự án chất chứa trong trí lòng cha. Từ việc tập làm thầy dòng, đến cả việc trồng khoai sắn... Nhưng tất cả, cha đã phó trong tay Đức Mẹ tại La Vang, và Chúa Quan Phòng đã cho thực hiện theo chương trình Thánh Ý của Ngài.

53. Địa cảnh Phước Sơn, nơi Cha Tổ Phụ lập Dòng Đức Bà Việt Nam, được diễn tả cách chi tiết: Phước Sơn, đường bộ được nối với ga Tiên An, cách đó 8 km. Theo đường sông có thể đi lại bằng thuyền nhỏ, từ Phước Sơn, kể như gần đầu nguồn, đến Cửa Tùng ra biển. Đó là con sông Hiền Lương nối tiếng với vĩ tuyến 17 từng cắt chia

Số 34 (HT 112) Trích thư ngày 22-8-1918“... Đã tám ngày con đang ở trong một nhà nhỏ, con làm

tạm để sau này làm bếp, thật là ngôi nhà khó khăn hết sức(54). Con ở đây với một người đang cùng với con tập làm thầy dòng và mấy nhân công con thuê làm việc: đốn gốc, xẻ rú. Nhờ ơn Chúa chúng con còn khỏe cả (...). Xin mẹ cầu nguyện cho thầy dòng của con và cho con với. Nếu có thể được, thì cũng xin mẹ nhờ người ta cầu nguyện cho con nữa(55). Phần con, con hằng

đất nước trong một thời gian.Về sở hữu đất Phước Sơn sách “Hạnh Tích” ghi lại như sau: Đức cha (Allys) viết

thư xin quan cụ Phước Môn (Nguyễn Hữu Bài) tìm giúp đất lập Dòng. Quan cụ phúc đáp: bằng lòng dâng một cây số vuông trong đất Phước Sơn, muốn chọn chỗ nào mặc ý, trừ những chỗ đã khai khẩn rồi. (HT. 104).

54. a / Đây là lá thư viết sau tuần lễ đầu tiên sống tại vùng đất mới Phước Sơn (ngày 22-8-1918), Cha con dâng lễ khai trương Dòng Đức Bà Việt Nam vào ngày lễ Đức Maria Hồn xác Lên Trời. “Ngôi nhà khó khăn hết sức” đó, chính là căn nhà mua sẵn giá ba đồng rưỡi gần ba chục quan tiền) (x. HT. 110). Cái “nhà nôi” ấy còn được giữ lại lâu dài về sau làm kỷ niệm, cho đến ngày vì chiến tranh biến loạn đã bị hư hoại (1953).

b/ Cha Tổ Phụ đã chọn cho Dòng mới danh hiệu “Đức Bà Việt Nam” (Notre Dame d’Annam). Danh hiệu này được ghi trong các văn kiện chính thức của Dòng khi mới được thành lập (x. HT. 141; 233-236).

Cha Tổ Phụ muốn đặt Dòng mới dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ, và để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Điều này cũng hợp với truyền thống Xitô vốn chủ trương lập các Đan viện Xitô để tôn kính Đức Maria Thánh Mẫu của Thiên Chúa (Tiểu Xuất Hành, chương 15).

Chính vì thế không lạ gì Cha Tổ Phụ đã chọn ngày 15-8, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời để khai trương Dòng mới. Ngày đó cũng là ngày lễ Bổn mạng của tòan Dòng Xitô.

55. Vì xác tín đây là công trình của Thiên Chúa, cần phải có ơn Chúa. Bởi đó, Cha Tổ Phụ hằng cầu nguyện và xin mọi người cầu nguyện.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 5958 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

xin Chúa nhân lành ban cho mẹ được mến Người càng ngày càng hơn”.

Số 35 (HT 115-116) Trích thư ngày 10-9-1918“... Dạo này con mắc việc quá lẽ, đến nỗi con thấy một

ngày nó qua đi mau như một giờ, một tuần mau như một ngày nên con quên trăm ngàn việc. Khi nào thành dòng thì sẽ có giờ giấc hẳn hoi: có giờ đọc kinh, giờ làm việc, và ngày nào cũng có giờ rảnh (...). Tuần sau, con sẽ có một nhà mới, nhà ấy con định dùng làm nhà cơm sau này, nhưng bây giờ thì dùng làm mọi việc: làm nhà thờ, nhà cơm, nhà ngủ, nhà hội chung...(56).

56. Việc thực hiện kiến thiết cơ sở, theo chứng từ của Cố Văn (Delvaux), quả là một phép lạ của Chúa quan phòng. Cha Tổ Phụ trong tay không có tiền, mà vẫn lên dự án cho tòan bộ công trình (x. HT.116-117). Cha Tổ Phụ vẫn tin rằng Chúa sẽ liệu mọi sự, và thực sự đã xảy ra như vậy. Thứ tự xây dựng của Dòng Đức Bà Việt Nam có thể ghi nhận như sau:

- Cái “nhà nôi”( giá ba đồng rưỡi x. HT.10; DN.34) đầu tiên, xong vào dịp lễ Đức Mẹ lên trời (15-8-1918).

- Một tháng sau đã có thêm một nhà khác (nhà cơm tạm x. HT.115).- Cái nhà vuông do Cố Văn cho, làm xong trước ngày 28-9-1918 (x.HT.117).- Thư ngày 24-6-1919 nói “đang làm nhà cho cha Maunier (Cố Mẫn) nhà này sẽ

dùng làm nhà khách cho các cha luôn”.( x.HT.132). - Theo thư ngày 20-8-1919 (HT.129), các nhà này đều lợp tranh, vách tre, trét

bùn. Đã có dự tính làm nhà thờ tòan gỗ, mái ngói tường gạch. Một trong những lý do bỏ nhà tranh là vì nạn cháy nhà do cháy rú thường xảy ra. (HT.150-151).

- Nhà thờ - theo thư ngày 25-8-1919.(x.HT. 135; DN.40): hy vọng hai tháng sẽ xong; theo thư ngày 7-4-1920 (x. HT.142-143) báo nhà thờ sắp xong.

- Nhà hội chung - được thực hiện qua bao nhiêu gian nan chướng ngại (x.HT.159; DN.53) đã được khánh thành vào ngày lễ Thánh Tổ Phụ Xitô 26-1-1922. (x.HT.174).

- Theo thư ngày 19-4-1922 (HT. 178) mười người thợ mộc đã lãnh làm nhà cơm, nhà liệt, nhà quản lý chừng một tháng thì rồi, song lợp tạm bằng tranh đã, vì chưa có

(...) Chúng con không giàu mấy mẹ ơi! Con chắc chưa hề bao giờ mẹ thấy một cái nhà nhỏ mọn khó khăn như nhà chúng con đây ... Thế nhưng Chúa nhân lành hằng ban cho chúng con ở trong cái nhà nhỏ khó khăn này mà lấy làm phước lạc vui vẻ vô cùng, đến nỗi con sợ con vui khóai quá chăng! vả cái việc nhỏ mọn con mới tổ chức đây xem ra xuôi thuận quá làm cho con lo sợ, vì họ thường nói: “Khởi đầu xuôi thi đuôi hay hư hỏng”.

Ủa, con nói chi vậy! Cần gì mà lo lắng! Chúng con làm việc đây là làm việc Chúa. Thế tất, không làm hư mất ngày giờ, nếu Chúa nhân lành không muốn cho nên việc, thì chúng con cũng không ưng cho thành công: Đó là tất cả ý chí của con (...). Xin mẹ cầu nguyện cho con nhiều. Tuy chúng con hằng làm việc cho Chúa nhưng thỉnh thoảng cũng bị cám dỗ lo ra mà suy đến việc mình hơn nhớ đến Chúa(57).

Con hằng kết hiệp với mẹ trong sự yêu mến Chúa Giêsu và Đức Mẹ.

tiền mua ngói.- Nhà cơm (theo thư ngày 2-10-1922) (HT. 181); “Thợ nề đang lợp nhà cơm sau

dùng vào việc khác.- Nhà tập với 48 phòng (x.thư ngày 10-2-1931, HT. 207)- Nhà cơm thực thụ, xây xong và được Cha Tổ Phụ làm phép và khánh thành ngày

22-7-1933, mấy hôm trước khi ngài qua đời. ( H T. 222).57. Thật là tâm tình của các thánh, không dễ để mình say men của thành công và

thuận lợi trần thế. Thực vậy, xuôi thuận hay bị trục trặc có can hệ gì! Chỉ lo sao cho thánh Ý Chúa được thực hiện. Tuy nhiên Cha Tổ Phụ luôn cảnh giác để không quá quan tâm đến việc làm cho Chúa hơn là chính Chúa

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 6160 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 36 (HT 120-121) Trích thư ngày 12-11-1918.“... Ngay từ hôm nay, con xin chúc năm mới mẹ: Năm 1919

sẽ nên một năm tốt lành, năm hạnh phúc, một năm thánh thiện, mẹ sẽ dùng trót năm 1919 mà làm cho vui lòng Chúa, hằng ngày mẹ sẽ lập nên công mới, để sau này càng được chỗ đẹp hơn trên thiên đàng, chỉ có sự ấy đáng kể mà thôi (...).

Mấy thầy dòng tập của con và con nữa đều khỏe mạnh luôn, chúng con đang cùng nhau tập nên thầy dòng. Thế chúng con có được việc luôn mãi không? Có lẽ, nếu đẹp ý Chúa thì được. Nhưng cứ sự thường thì phải lâu, vì chúng con tập với nhau mà không có thầy. Cũng như người ta tập làm thợ mộc mà không có thầy, dầu cũng được nhưng phải lâu ngày, làm hư phí săng gỗ cũng nhiều, và sứt mẻ chàng đục không biết bao nhiêu. Chúng con cũng thế, cúi xin Chúa nhân lành đến giúp chúng con(58).

58. Vì khiêm tốn, Cha Tổ Phụ luôn muốn được dạy dỗ và học hỏi nơi người khác. Không được “các thầy dòng Trappe huấn luyện” như cha ao ước (x. HT. 155; DN. 49), Cha đã nguyện cầu “Cúi xin Chúa nhân lành đến giúp chúng con”. Chúa đã nhậm lời cầu thành khẩn và khiêm nhượng của Cha.

Để lập một dòng thích hợp cho người Việt Nam, theo nếp sống Việt Nam, Chúa đã an bài cho kỳ được và đã nắn đúc tâm hồn Cha Tổ Phụ để nên người Cha, người Thầy, và mẫu gương cho các thế hệ Đan sĩ Xitô Việt Nam.

Cha đã tiếp nhận các kinh nghiệm quí giá của Truyền thống đan tu chân chính qua Tu luật Thánh Biển Đức, “Tu luật được coi như “Thầy” - Regulam magistram - mọi người cứ đó mà theo” (TL. 3). Thánh Gregoriô cả đã đánh giá về Tu luật Thánh Biển Đức: “Nổi tiếng về khôn ngoan, chừng mực, và phong phú về giáo huấn”, còn Giám mục Bossuet đã nói mạnh hơn: “Tu luật này cô đọng cả Kitô giáo, là bản toát lược thông sáng nhiệm mầu tòan bộ giáo thuyết của Phúc âm, của Huấn giáo các Thánh Giáo phụ, và của tất cả các lời khuyên răn về sự trọn

Số 37 (HT 129-130 và 131-132)Mẹ hỏi: (...) “Hằng ngày con làm chi, ăn chi?” Con xin trả

lời mẹ: “Chúng con ở đây gần rừng, gần sông, xa làng mạc, sống gần người Thượng. Tuy gần rừng rú song cũng năng có người đi lại làm săng gỗ, buôn bán với người Thượng. Chúng con đã có mấy cái nhà bằng tre pha gỗ, mái tranh vách bùn. Chúng con đang tính làm nhà thờ tòan bằng gỗ, mái ngói tường gạch.

Nhân số chúng con cả thảy 12 người(59): 11 người thử làm

lành”. - còn Adam Perseigne, một Đan sĩ Xitô, nhận định với tất cả tâm tình: “Ôi cha diễm phúc, tất cả giáo huấn của cha đều nhằm một hướng: là lôi kéo theo cha cả đoàn con cha đón nhận trong lòng dạ Đức Kitô, và dẫn đưa họ vào quê hương phước lạc qua con đường Thập Giá. Đó là bài giảng dạy của cha. Không phải từ ghế của đại học, nhưng là từ ngai tòa Thập Giá, trong cuốn sách Sự Sống được mở ra trên cây gỗ, là chính Đức Kitô”. (Fiches Cist. tr. 318).

Bản Tu luật này, cha hằng nghiền ngẫm và đem ra thực hành, trước khi cha khởi công lập dòng, (x. HT 90).

Cụ thế hơn nữa, cha đã nghiên cứu kỹ Hiến pháp và Thói lệ của Dòng Xitô Nhặt Phép và tìm thích nghi cho hợp với hoàn cảnh Việt Nam (x. HT. 100, 101, 106, 124, 125, 155; DN. 63).

Tất cả những kinh nghiệm của truyền thống đan tu được Cha Tổ Phụ tiếp thu và vận dụng trong tinh thần phân biệt sáng suốt, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chứng từ còn kể lại: “Nhất là khi ngài dọn Luật Dòng thì năng thấy ngài vào nhà thờ quỳ trước Mình Thánh Chúa mấy giờ luôn, có khi trót buổi chiều đến tối” (x. HT. 90).

59. Về nhân số, trong những năm đầu của Dòng mới, được ghi nhận như sau: - Theo thư ngày 11-7-1918 (mấy tuần lễ trước khi lập Dòng, (x.. HT. 106),

cha báo có 15 nguời xin theo, nhưng sẽ nhận thử độ 10 người đã...- Qua năm 1919 (HT.129) đã có 11 người thỉnh sinh (Postulants) và một gia

nhân lo việc chăn nuôi.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 6362 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

thầy dòng gọi là Thỉnh sinh và một gia nhân giúp chăn nuôi súc vật. Chúng con đã có ba trâu, ba bò mẹ, ba bò con, 11 con dê, ba chục con gà, song chồn cáo nó bắt gần hết. Vườn ruộng đã vỡ được ít nhiều, song hươu nai nó phá hết, có lẽ phải

- Theo thư ngày 25-8-1919 (x. HT. 135)“Tuần này sẽ có 2 người vào dòng”: Vậy tất cả là 12 người. Lưu ý. Nếu có chênh lệch trong tổng số là vì có 2 người rút lui.

- Thư ngày 27-8-1920 (HT. 155) lễ thánh Bênađô 20-8-1920, có hai thầy mặc áo tập... Như vậy cả thảy 9 tập sinh. Đáng lý không phải hai mà là sáu thầy mặc áo dòng vào dịp này (HT. 143) con số 9 tập sinh này gồm có:

+ Cha Tổ Phụ mặc áo dòng 2-2-1920 (x. HT. 139). + Sáu thầy được Cha Tổ Phụ trao áo dòng ngày 21-3- 1920 (x. HT. 141- 142: có danh sách).- Với hai thầy mặc áo tập ngày 20- 8- 1920 (HT.155), tổng cộng là chín.- Ngày 8-12-1920 (HT.168) có năm thầy mặc áo tập, tất cả là mười sáu tập sinh.- Ngày 21-3-1922, Cha Tổ Phụ, cha Bernard và chín thầy tập bắt đầu năm tập

thứ ba, theo Giáo luật (HT. 177).- Ngày 21-3-1923, Đức cha Lecroart, Thanh tra Tông tòa, nhận lời khấn lần

đầu của Cha Tổ Phụ, cha Bernard và 7 thầy khác. Tiếp đó ngài phong linh mục cho hai thầy Maurô và Placiđô cùng ngày, hai cha mới này với bốn thầy khác lãnh áo dòng, trong đó có thầy Martinô đã qua đời tại Châu Sơn (HT. 186-187).

- Cho đến năm 1926 chắc chắn cũng có nhiều người khác xin vào dòng, như thư ngày 15-6-1920, cha viết cho bà kế mẫu: “Con không cổ động, song ơn kêu gọi không thiếu, nhiều người xin vào, nhưng con không nhận, càng ngày con càng hiểu: muốn bền đỗ ở Phước Sơn thì “cần kíp phải muốn”... Nhiều kẻ nản chí ngã lòng (HT. 146).

- Ngày 21-3-1926, cố Chính Giáo Chabanon, sau kế vị giám mục nhận lời khấn trọn đời của Cha Tổ Phụ, cha Bernard và hai thầy niên trưởng là Jacôbê Nghĩa và Tađêô Chánh (HT. 198).

- Nhân số Dòng Đức Bà Việt Nam được tăng thêm sau chuyến đi của Cha Tổ Phụ ra thăm các giáo phận miền Bắc vào cuối năm 1927 sang năm 1928 (HT. 199). Chuyến đi Nam thu luợm ít kết quả hơn (HT. 203).

rào, song tốn quá, mặc lòng sau sẽ hay. Ban đêm thì nghe cọp kêu quanh nhà, dấu chân nó cùng khắp, song không thấy nó. Cám ơn Chúa, bấy lâu chúng con chưa ai bị chú đả động. Song chúng con phải liệu rào quanh nhà kẻo ban đêm liều mình ra ngoài có thể bị chú vồ(60).

Việc làm thì hằng ngày chúng con đọc kinh cầu nguyện và làm việc thủ công. Đây là thời khắc thường nhật: Đêm 2 giờ dậy; 2 giờ đến 4 giờ đọc kinh nguyện gẫm, xem lễ; 4 giờ cám ơn, rảnh: 4 giờ rưỡi đọc kinh; 5 giờ rưỡi làm việc v.v... tám giờ đi nghỉ (...) Còn đồ ăn thì chúng con ăn chi! Chúng con không ăn mì, không uống rượu, không dùng dầu, không bơ, không sữa, mỡ đường cũng không. Tắt rằng: Những món cần kíp cho bên Tây, thì vô vị cho chúng con. Không bao giờ chúng con dùng thịt, cá tươi cũng không. Song cơm thì lại ăn như ý, ăn với muối trắng, muối mè, cá mắm với trứng, đôi khi với bánh sữa, nếu có. Lại cũng ăn khoai sắn, đậu phụng, chuối, mít, cùng muôn vàn thứ khác ngon vô cùng, mẹ chưa hề được nếm. Nếu mẹ nghĩ chúng con ở đây chết đói thì xin mẹ hãy đến coi! Thường chúng con không đi chợ mua đồ ăn. Bấy nay có người đi trường An Ninh lo lương thực: Mỗi tuần một lần, mỗi lần hai quan. Đồ trong vườn thì mới được ăn khoai sắn và môn,

60. Cảnh núi rừng hoang dại với các loài dã thú năng được Cha Tổ Phụ nhắc đến trong các thư của ngài (x. HT. 129,132,136,144,154,155, 157,168, 179). Mãi về sau, nguy hiểm vẫn còn: cọp, beo, gấu... vẫn thường đe dọa các tu sĩ và có lần đã xảy ra sự cố (x. HT 276).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 6564 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

các thứ khác thì chưa được chi hết(61). Về y phục, bấy lâu chúng con vẫn mặc áo thường như

người bản xứ, có lẽ đến 20-8 này chúng con khởi sự mặc áo dòng: Là một áo trắng dài, một áo vai cũng trắng, khi khấn thì đen, một dây lưng da, đính một bộ chuỗi rất to, ngoài hết thêm một áo dài thụng tay dùng khi đọc kinh xem lễ, các thứ ấy tòan bằng vải trắng.

Còn việc thủ công chúng con làm đủ thứ. ví dụ: Hôm nay ba thầy xe gạch. Con ước ao mẹ đến xem cái xe trâu của chúng con: Hai bánh xe là hai tấm gỗ đặc, cắt tròn, không tai hoa chi hết, tòan là một tấm gỗ dày đặc, cái trục cũng bằng một thứ gỗ rất cứng, tha hồ quay mặc sức,.. Một thầy làm bếp, một thầy chặt tre, thầy khác bữa qua đau rét, bữa nay nằm coi sách, ba thầy khác đào đất đổ nền nhà thờ, thầy thứ mười kê vách phòng ngủ, còn ông Bề trên thì đang viết thư cho mẹ đây! Thôi từ giã mẹ, con phải làm với các thầy chớ! Mẹ biết: Muốn giết người cũ các thầy thì phương thế hiệu nghiệm nhất là con phải giết người cũ con trước đã, nhưng mẹ đừng sợ, tuy chúng con giết nhau, con giết mình con, song giết dần dần thôi, nếu Chúa muốn ngoài 50 năm nữa con mới chết, con tưởng vậy!(62).

61. Về thức ăn trong thời gian đầu được Cha Tổ Phụ kể ra đây, sau này cũng có phần được chế giảm (x. HP. II, V, 7-8). Mè, món ăn dưỡng sinh, được Cha Tổ Phụ gọi là “món đồ ăn đầu vị của chúng con” (thư viết cho mẹ 7-6-1922, HT. 178; DN. 69).

62. Chết đi cho tội, cởi bó con người cũ: (x. Rm.6,2.6.10) là điều kiện để sống cho Thiên Chúa, trở thành con người mới, do đó mang tên mới. Cha Tổ Phụ trong việc trọng đại này cũng là mẫu gương cho đoàn con.

Về lễ lạy, chúng con ở đây giữa rừng rú không chi hết, chỉ một lễ thường làm trong cái nhà nhỏ vừa làm nhà ngủ, nhà cơm, nhà học v.v. Một bàn thờ nhỏ bằng gỗ, trên đặt sáu chân nến gỗ, không bông, không ghế quỳ ghế ngồi, không Vesperae, không phép lành, nhất là không nhà tạm. Xin mẹ thưa cùng Chúa rằng: Không có Mình Thánh Người ở với chúng con thì chúng con cực lắm, xin Người mau mau đến ngự giữa chúng con để chúng con chầu chực hầu hạ kính mến Người hết sức chúng con...(63)

Số 38 (HT 132) Ngài viết cho bà kế mẫu ngày 24-6-1919“Thăm mẹ yêu dấu, mẹ xem dầu ở đây cọp vô số, báo cũng

nhiều mà con chưa chết, ăn cực mấy con cũng vẫn mạnh. Dầu phải lo lắng làm nhà ở giữa rừng rú thiếu thốn mọi sự, con cũng vui luôn(64).Vạn tuế Chúa! Mẹ biết, hễ làm tôi Chúa không thiệt bao giờ. Ngài là ông chủ tốt nhất hạng. Chúng con đang làm nhà cho cha Maunier xong, sẽ cất nhà thờ. Nhà cha Maunier sẽ dùng làm nhà khách cho các cha luôn. Đã hai tuần nay gió nam thổi mạnh, hại mái nhà quá lẽ, nhất là hại nến sáp. Khi làm lễ đóng hết các cửa, mà gió vẫn lùa vào, làm một lễ hao tốn

63. Tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể là điều cha tha thiết thực hiện và cổ võ. Ngài năng đến kính chầu, chiêm ngắm và tâm sự với Chúa Giêsu trong Bí tích yêu mến (x. HT. 45-46, 90, 132,162,174,195).

64. Trong thiếu thốn, Cha Tổ Phụ vẫn giữ được tâm hồn vui tươi đầy cậy trông và phó thác vào Cha trên trời (HT. 136, 151, 154, 181).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 6766 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

sáp bằng ba bốn lễ. Sáp thì mắc, chúng con thì nghèo, thế có cực không! May phước, có Cha chúng ta ở trên trời giàu có vô cùng, chúng con cứ trông cậy Người luôn. Chớ chi mọi người trên mặt đất đến chúc tụng ngợi khen thờ lạy và làm tôi Người hết sức như các linh hồn trong luyện ngục và thần thánh trên trời(65). Xin mẹ luôn cầu nguyện cho chúng con nên thầy dòng thật”(66).

Số 39 (HT.133-134) Thư ngày 29-7-1919 “Thăm mẹ yêu dấu, độ này thường mưa luôn, con tiếc quá,

không có việc chi cho các thầy dòng của con làm trong nhà nhưng thế nào cũng phải có. Con tính sẽ cho các thầy đóng sách, mạ vàng, xuy vàng chén thánh, đan thúng... Mẹ có biết nghề chi hãy vẽ cho chúng con với, nghề chi vừa dễ làm vừa có xu thì vẽ!(67).

65. Niềm khát vọng khôn nguôi của hồn tông đồ. Muốn cho mọi người cùng yêu mến và chúc tụng Chúa (x.DN 135, 138, 140). Đàng khác ngài cũng hay nhắc lại sự việc: “Chúng ta kính mến Chúa, cho nên chúng ta cũng làm một việc như các thánh trên thiên đàng”(x.DN. 140). Lòng nhiệt thành “Dâng lời ca ngợi Chúa là Đấng sáng tạo vạn vật (x. TL. ch,16 và 73).

Bài ca của thánh Gregoriô Nazianzenô “Một mình Ngài là Đấng cao vời siêu việt. Tất cả mọi vật, có tiếng nói hay không đều ca tụng Ngài! Tất cả mọi loài dù có khả năng tư duy hay không cũng đều ngợi ca Ngài. Khát vọng của muôn loài, lời than van của tất cả, đang hướng về Ngài. Tất cả những gì hiện hữu, đều ca ngợi Ngài. Và những ai biết đọc cuốn sách vũ trụ, đều dâng lên Ngài một bài tán tụng thầm lặng”.

66. Trở thành thầy dòng thật: đó là thao thức, ước vọng của Cha Tổ Phụ cho mình và cho anh em. Nhờ ơn Chúa, và cố công luyện tập, sẽ đạt tới (DN.135).

67. Nếu thời gian đầu, cần nhờ đến sự trợ giúp của các ân nhân xa gần để xây

Không bao giờ con phải đi ăn mày từng nhà, song nay chúng con cực quá, hết tiền hết gạo, nên tuần rồi, còn phải bỏ mấy thầy dòng đang tập của con, vào Huế xin Đức cha cho đi phổ khuyến. Tây cho được 105$, Nam cho được 228$. Thế là chúng con khỏi cực rồi. Với số tiền đó chúng con có thể làm xong nhà thờ! Cám ơn Chúa!

Thế nhưng lúc con đi xin, không phải mọi người đều tỏ thái độ vui vẻ với con đâu, mặc lòng, kẻ nhiều người ít ai cũng cho. Con cũng xin được sáu chục thùng lúa, bấy nhiêu đủ cho hai tháng. Hết hai tháng rồi thì sao? Chúa sẽ liệu, chúng con trông cậy Người. Đến lễ thánh Bênađô này chúng con chưa mặc áo dòng được vì nhà dòng chưa xong, nhất là chưa có vải may áo. Con đã hỏi mua thứ vải xấu nhất ở Huế mà cũng mắc quá lẽ: May một cái quần phải tốn hết gia tài của con, mà mỗi người phải có hai quần, hai áo chùng, một áo thụng, thứ áo dài thụng này rộng tay hết sức. Chúng con phải đợi giàu đã mới mặc áo nhà tập được!

Ôi! Trót lá thư, con chỉ nói về tiền bạc! Thôi xin mẹ tha thứ cho con và tin rằng: Con khinh dể cái loài tiền bạc đê mạt ấy hết sức. Mà có lẽ tại con khinh dể nó, nên nó hay trốn con. Được! Mặc kệ nó! Con cứ vui luôn, vạn tuế sự vui! Con vào

dựng cơ sở và sinh sống (HT, 144-145) thì chủ trương của dòng là cố gắng tự lực cánh sinh (HP I, 156; HPII, 159; HP. III, 130).

Do đó ngay từ đầu, Cha Tổ Phụ đã nghĩ đến các nghề có thể làm được trong nếp sống đan tu: như đóng sách, vốn được thực hiện với nhiều uy tín cho đến ngày nay. Ngài còn cho thử nghề dệt vải và chằm nón v.v... (HT. 145).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 6968 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Huế đi xin như vậy làm cho họ biết nhà dòng hèn mọn của con. Họ thương chúng con lắm, nhưng họ sợ không dám đến ở với chúng con, họ bảo: Chúng con ở đây chết đói, hoặc làm việc quá mà giết mình đi v.v... Các điều ấy không thật chút nào: Không bao giờ chúng con hết gạo hẳn, không bao giờ chúng con làm việc mà có lòng trí cu li...”.

Số 40 (HT 135) Trích thư ngày 25-8-1919“... Nhà dòng hèn mọn của con luôn luôn ở trong sự bằng

an vui vẻ. Thường ngày tuy có gặp sự khó này sự cực khác, mặc lòng, không can chi. Hôm nay chúng con đang trồng môn, là một thứ khoai ngon quá xá, đứng vào giữa khoai tây và khoai lang, ít ngày nữa sẽ trồng sắn. Mai này con sẽ cho đánh xe trâu lên Cà-lơ mua vài quan tiền sắn, củ thì ăn, cây chặt từng khúc mười phân một để trồng. Nếu các “xừ” heo ri không phá hết thì chỉ trong mười tháng là chúng con được vô số củ(68).

Chúng con đang có nhiều thợ làm nhà thờ, hy vọng hai tháng nữa có nhà thờ làm lễ. Nhưng trở trời, nếu có bão thì nhà thờ chúng con lại cúng ông thần “phong”, mặc lòng chúng con trông cậy Cha thánh Benedictô phù hộ.

Tuần này sẽ có hai người vào dòng, thế là tới số 12, xin mẹ cầu cho chúng con nhiều!”...

68. Làm ruộng, làm vườn cũng là một phần trong kế hoạch kinh tế của cộng đoàn: cấy lúa, trồng môn, khoai sắn, rau, đậu... (HT. 155).

Tất cả đều cho thấy Cha Tổ Phụ với một tâm hồn say mến Chúa, chỉ lo nên thánh mà thôi; nhưng để lo cho đời sống anh em, cha đã tỏ ra rất sáng suốt, thực tế khi đưa ra các kế họach làm ăn.

Số 41 (HT 133-136) Trích thư ngày 2-10-1919. “... Việc nhà chúng con vẫn xuôi luôn, sắp có bốn người

khác vào dòng, con trông cậy Chúa nhân lành sẽ ban tiền gạo nuôi nấng họ. Tuần này chúng con trồng cây nhiều, nhất là mít, gỗ nó tốt nhất hạng, trái lại to và ngon lắm, đất chúng con trồng mít rất hạp. Chúng con cũng trồng dâu nuôi tằm, cám ơn Chúa, chúng con trồng, xin Chúa cho nó mọc(69).

Con vẫn mạnh, mấy thầy dòng thân yêu của con cũng khỏe. Chúng con vẫn cứ trồng cây, song mưa quá. Chúng con mới phở ít ruộng ở chân đồi, trông cậy sẽ được ít nhiều lúa. Độ này lúa kém quá, mọi khi hai quan năm một thùng, nay lên sáu quan, e chúng con chết đói! Lẽ ra chúng con chết đói lâu rồi, song một phép lạ Chúa làm, chúng con hằng được no ấm trong tay Người. Hôm nay, chúng con có đủ mọi sự cần, còn ngày mai, thì mai sẽ hay, muôn năm Chúa! Chúng con đây thật có phước hơn hết mọi người(70). Xin mẹ cầu cho chúng con”.

69. Ngoài rau đậu, khoai sắn, Cha Tổ Phụ còn cho trồng các loại cây dài ngày: cây ăn trái, đặc biệt là mít, rất hạp với đất Phước Sơn; trồng dâu, nuôi tằm; nơi khác còn nói đến: trà, cà phê, thuốc lá (HT.144,155).

Thư ngày 8-7-1922, nói đến: “Các cây chè mới trồng, là tương lai Nhà Dòng, hy vọng nhờ đó mà sống” (HT.179). Trước đó cha nói đã trồng được 1.000 cây chè (HT.160, x. HT.182).

70. Tuy đã có kế hoạch kinh tế hợp lý, thực hiện rất nghiêm túc, nhưng Cha Tổ Phụ vẫn biết sống niềm tin trọn vẹn vào tình thương của Chúa Quan Phòng hằng ngày, như Chúa dạy trong lời kinh Lạy Cha.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 7170 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 42 (HT 136-137) Trích thư ngày 2-1-1920“Thăm mẹ yêu dấu, con mạnh luôn, vui hết sức vui, con vui

đến nỗi tưởng con sang Việt Nam 17 năm mà không khi nào con có phước bằng bây giờ(71)

Bọn heo ri nay các hắn chưa làm cực cho con vì cây mới trồng. Họ nói; bọn nó đã nhất định tấn công cho chúng con chết đói! Các hắn để chúng con trồng, song khi có củ thì các hắn “chén” hết, không những nguyên các hắn, lại còn thỏ, chồn và nai, mang nữa.

Chiều qua con tưởng các Thiên Thần hộ thủ đã gìn giữ chúng con cách lạ: Mấy thầy dòng con đang làm vườn mới phở gần rú, có con chó đi theo. Bác chó đang chạy lăng xăng trong bụi, thình lình chú cọp ở đâu nhảy ra vồ, song vồ hụt. Thất kinh, chó ta cúp đuôi chạy quấn lại với các thầy làm họ cũng sợ mà không biết chuyện chi, chỉ một mình con ở sau bụi thấy rõ chú cọp, cách con có mấy thước, song chú không thèm ngó con, cứ lủi thủi đi, thật vô phép quá! Mặc lòng con làm thinh cho chú, không thèm cái phép lịch sự của chú! Xin mẹ cầu cho chúng con nhiều”.

71. Các thư Cha Tổ Phụ gửi cho bà kế mẫu, không ra ngoài những chuyện thời sự thường quen: cọp, beo đe dọa, heo nai phá phách. Tuy nhiên, xuyên qua những dòng chữ đó, Cha Tổ Phụ cũng chia sẻ niềm vui tràn ngập lòng một cách thật dồi dào.

Số 43 (HT 139-140) Trích thư hạ tuần tháng 2-1920“Thưa mẹ rất yêu dấu, từ 2-2 đến nay con đã viết thư cho

mẹ chưa? Con đã giới thiệu cho mẹ hay về thầy Benoît chưa? Con tưởng: Rồi thì phải? Mặc lòng, nếu chưa thì con xin tin cho mẹ hay: Henri Denis yêu dấu của mẹ đã chết rồi(72), chết mà không ai khóc, không ai thương. Người ta đã giết nó từ hôm 2-2 vừa rồi, nay kẻ kế nghiệp nó viết cho mẹ đây, kẻ ấy lấy tên là thầy Benoît. Thầy này quen biết mẹ lắm và mến thương mẹ hết sức, ít là thương mến bằng Henri của mẹ hay là hơn nữa, nên mẹ không thiệt chi: Xin mẹ đừng tiếc Henri của mẹ, một xin cho nó chết thật đi để thầy Benoît an tâm thi hành phận sự.

Con đã nói: “Thầy Benoît yêu mến mẹ lắm, thì thầy từ giã mẹ”.

F. M. Benoît(73)”.

Số 44 (HT 142-143) Trích thư ngày 7-4-1920“Thăm mẹ rất yêu dấu của con, con viết đôi lời thăm mẹ

thôi, không viết dài được vì mắc coi thợ mộc, thợ nề, nhân công đông vô số, nhất là phải coi sóc đào luyện các thầy và kiếm bạc

72. Ngày 2-2-1920 cố Bề trên Hòa (Gérard) đại diện Đức cha Lý (Allys) trao áo Dòng cho Cha Tổ Phụ với danh hiệu mới là Biển Đức. Thật là xứng danh kỳ đức. Cha cũng được Chúa đặt làm người cha của các thế hệ Đan sĩ Xitô Thánh Gia Việt Nam. Đối với Cha, mang tên mới đòi hỏi thật sự trở thành con người mới.

73. Trung thành vói truyền thống Xitô, Cha Tổ Phụ đã muốn các tu sĩ Dòng Đức Bà Việt Nam mang thánh danh Maria trước thánh hiệu của mình. Chính ngài, kể từ ngày mặc áo dòng, đã khởi sự ký tên là F.M. Benoît (Đan sĩ Marie Benoît) và các con cái ngài đến nay vẫn giữ truyền thống này.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 7372 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

tiền, con không biết để trí khôn vào việc nào hơn. Rầy con dần dần ra người bất lịch sự trái ý con, vì con bỏ liều biết bao thư không trả lời được, tại bận quá(74). Nhà thờ sắp xong, trông cậy Đức cha sẽ ra làm phép. Lễ thứ nhất con làm tại nhà thờ mới con sẽ chỉ theo Đức cha Lejeune vì đa số tiền làm nhà thờ, là của Ngài cho. Con định chọn Đức Mẹ thành Boulogne làm bổn mạng nhà thờ, con đã có ảnh đóng khuôn đẹp lắm, song không tiền mua gương cho khỏi bụi, mắt quá!

Lễ Thánh Tổ Bênêđíctô 21 tháng 3 vừa qua có sáu thầy mặc áo nhà tập, còn sáu thầy nữa để dành kỳ sau, lễ thánh phụ Bênađô(75). Xin mẹ cầu cho chúng con với... Con hiệp nhất với mẹ trong Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu”.

Số 45 (HT 144-145) Trích thư ngày 25-4-1920“Con mắc việc quá - viết nửa lá thư thôi, mau mau chúng

con phải thái khoai phơi kẻo thối hết. Giá có bàn thái máy thì hay, song không có, chúng con phải thái bằng dao, thái rồi phơi khô cất để dành hấp cơm. Đó là một cách tiết kiệm, đỡ gạo lắm. Từ khi có khoai thì bớt tốn gạo, song tiếc vì heo ri nó ăn mất nhiều, ăn quá phân nửa, đêm nào nó cũng về từng đàn; mười, mười lăm, hai mươi con.

74. Công việc của Cha Tổ Phụ thật là bề bộn: Trong việc xây dựng cơ sở cha là kiến trúc sư, kiêm cai thợ, đồng thời phải lo kiếm tiền trang trải. Nhưng việc quan trọng hơn nữa là cha phải lo việc đào tạo các anh em, chắc chắn cách riêng phải hiểu về sáu thầy mà cha mới nhận vào nhà tập ngày 21-3-1920 (HT. 14]). Bức thư này viết vào ngày 7-4-1920.

75. Cha Tổ Phụ tạo thói quen tổ chức lễ khấn, mặc áo dòng, vào các ngày lễ của các Thánh phụ Biển Đức và Bênađô.

May phước năm nay lúa khá bù lại: Nai nó về ăn, song chúng con đuổi được. Chúng con cũng trồng nhiều thuốc. Con đang mua gỗ làm nhà hội chung, song làm chậm lắm không được như ý con muốn.

Nơi chúng con ở đây rất tiện chăn nuôi súc vật. Họ mới cho ba con bò; cả thảy được bảy bò, chín trâu, một đàn dê, cũng sắp được ít con chiên(76). Song mẹ đừng nghĩ: thế là chúng con giàu rồi! Không, những của ấy không phải của chúng con chút nào. Ngay tiền lễ con làm cũng phải xin phép Đức cha nhường lại cho mẹ. Vì hết mọi sự của cải nhà dòng, động sản hay bất động sản, đều thuộc địa phận Huế. Dầu địa phận chưa hề cho chúng con một xu, cũng là của địa phận. Ngay áo chúng con mặc cũng không phải của chúng con: Chúng con sống bởi của người ta bố thí, mà có lẽ còn phải lâu năm như vậy. Chúng con cũng có một thầy đang dệt vải, song không hiểu sao sợi đứt luôn. Đây chúng con cũng chằm nón lá, song đó là một nghề thường ít xu, mặc dầu cốt để giữ luật và phải giữ luật ngày một hơn. Xem ra các thầy tử tế cả, nguyện xin Chúa gìn giữ chúng con trong sự kính mến Người luôn, xem chừng ma quỉ chúng không thích chúng con mấy».

76. Chăn nuôi cũng là một ngành quan trọng trong kế hoạch kinh tế của đan viện mới thành hình. Đây được kể ra: bò, trâu, chiên, dê... Sau này một số bò có cho sữa, tuy không nhiều, nhưng cũng thử làm bánh sữa (pho-mát) bán để kiếm tiền độ nhật (HT. 182; 184; 220). Chính Cha Tổ Phụ thiết kế làm nhà chế biến bánh sữa và đích thân chỉ vẽ kỹ thuật cho anh Louis Lê Vĩnh Điện (+ 1981 tại Phước Hà, Tam Hà).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 7574 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 46 (HT 145-146) Trích thư ngày 15-6-1920 “... May phước ở đây chúng con không có thầy thuốc đại

danh sư, nên Chúa chỉ để những bệnh thường vậy. Uống liều thuốc hạ, thuốc mửa là lành, tuy có ngày cũng phải chết, song bây giờ mau khỏi. Mà có phước vì mai ngày được chết, phải không mẹ? Phần con, con không muốn bị cái án giam cầm sống mãi ở trần gian này, dầu được ở một nơi rất tốt như nhà dòng Đức Bà Việt Nam Phước Sơn(77), con cũng không muốn ăn đời ở kiếp mãi ở đây(78).

Mẹ hỏi con: Cha Maunier còn ở với chúng con không? - Không, Đức cha vừa sai Ngài làm bổn sở một xứ nhỏ, nay chỉ còn một cha Việt Nam là cha Tú, nhưng tuần sau sẽ có một cha khác, rồi sẽ có một cha khác, rồi sẽ có một cha Tây(79). Khi ấy chúng con sẽ có bốn thầy cả, hy vọng một cha bằng lòng nhận chức Bề trên thế con(80). Con không cổ động song ơn kêu gọi không thiếu. Nhiều người xin vào song con không nhận(81).

77. x. DN (34/1b).78. Cha Tổ Phụ nói về sự chết trong ánh sáng của sự sống đời đời, trong sự qui

hướng về phúc thiên đàng, với niềm tin cậy sống động đó, cuộc sống trở thành vui tươi và cái chết không còn bi thảm nữa (HT. 88; 180)

79. “Một cha khác”, nói ở đây là linh mục Trần Văn Chất, còn cha Tây là cha Mendiboure (tức là cha Bernard kế vị Cha Tổ Phụ sau này) (HT230).

80. Mặc dầu Chúa đã dùng cha khởi công lập dòng, nhưng vì khiêm nhượng, cha tỏ ra sẵn sàng nhường lại vai trò lãnh đạo cho người khác nếu có ai thế được.

81. Cha Tổ Phụ rất cẩn trọng trong việc nhận các ứng sinh vào dòng, không quá dễ dàng và hời hợt, thật đúng như các tiêu chuẩn được đề ra trong Tu luật Thánh Biển Đức (Tu luật 58).

Càng ngày con càng hiểu: Muốn bền đỗ ở Phước Sơn thì cần kíp “phải muốn”. Nhiều kẻ đến thử năm, sáu tháng rồi ngã lòng, vì phải dậy hai giờ khuya đọc kinh nhiều, làm việc mãi, giữ miệng làm thinh, cứ luôn luôn như vậy(82). Đàng khác, bàn thờ quá đơn sơ, không bông hoa, không đèn nến, không thảm, không đờn, hào quang cũng không, ngày lễ Phục sinh mà bàn thờ như ngày thứ sáu Tuần thánh.

Vốn những ông lão như con đây, bàn thờ đẹp hay không, chẳng hệ chi mấy, song những người đương thì trai trẻ, sự ấy rất giúp lòng sốt sắng bề ngoài. Nguyện xin Chúa ban cho những thầy dòng thân yêu của con được thêm một chút vui”.

Số 47 (HT 150-151) Trích thư ngày 19-7-1920“... Thăm mẹ yêu dấu của con, con viết ba chữ tin cho mẹ

hay: Cái nhà đẹp nhất của chúng con nay đã biến thành đống tro tàn. Trót cơ nghiệp nhà dòng ở cả trong đó: Sách vở, thuốc men, quần áo, vật thực, hột giống thay thảy đều cháy hết. Mặc lòng, chúng con đã hát Magnificat trọng thể tạ ơn Chúa, vì lẽ ra các nhà khác cũng bị đồng một số phận! (...)(83)

82. Một vị Tổ Đan sĩ đã nói: “Chúng ta không tiến đức được, là vì chúng ta không nhận ra các giới hạn của mình, và vì chúng ta không kiên trì tiếp tục điều đã khởi sự. Chúng ta muốn trở nên người nhân đức mà chẳng chịu cố sức tí nào!”. (Thomas Merton, Sự Khôn Ngoan Của Rừng Vắng XXVI). Thánh phụ Biển Đức nói về sự kiên nhẫn (Patientia) và kiên vững (Perseverantes) cần cho đời đan tu (x.Tu luật Lời Mở).

83. Phản ứng của Cha Tổ Phụ: hát bài ca tạ ơn sau biến cố cháy nhà cho thấy: đời

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 7776 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Vạn tuế thánh đức khó nghèo! Sau nếu Chúa lại ban sách vở, quần áo, thuốc men chi nữa, thì thảy là của chung nhà dòng. Dầu vậy chúng con không mất sự bằng an vui vẻ. Bị rủi ro như thế chỉ là dấu Cha nhân hậu tỏ lòng thương con cái: Chúng con hằng ngợi khen Chúa và cám ơn Người luôn(84).

Thôi từ giã mẹ, xin mẹ chớ lo gì về chúng con, chúng con hằng làm tôi Chúa; Chúa là ông chủ tốt nhất hạng, chỉ xin mẹ cầu cho chúng con được nên đầy tớ trung thành. Nay chúng con có bốn Thầy Cả, trông cậy mai mốt sẽ thêm”.

sống tâm linh của ngài không bao giờ xa rời thực tế, nhưng kết dệt vào mọi biến cố lớn nhỏ, vui buồn của cuộc sống. Sự bằng an và niềm vui trong Chúa không gì cướp mất được; (HT. 154 x. Jn.16,22) chính vì ngài đã thực hiện được lời Kinh thánh: “Luôn cảm tạ Chúa trong mọi dịp” (1Th. 5,18; Ep 3,20-21; Col 3.16).

84. Khi suy niệm Lời Chúa về vấn đề này, thánh Basile tự hỏi: Khi bị tai nạn, tang thương, thì làm sao tạ ơn được, như thể đó là sự lành đang khi là những điều đáng ghê sợ? - và Thánh nhân trả lời: cần phải suy, suy để nhận ra Thiên Chúa là Cha hơn mọi người cha, rất tốt lành, quyền năng và khôn ngoan, an bài mọi sự tốt nhất cho chúng ta.

Đó chính là những tư tưởng Cha Tổ Phụ quen lập lại.+ Vì thế, thánh nữ Catarina thành Sienna đã nói với những người phẫn uất

nổi loạn về những sự rủi ro xảy đến cho họ rằng:“Tất cả đều phát xuất từ tình yêu, tất cả đều đã được Thiên Chúa sắp xếp mưu

ích cho phần rỗi loài người. Thiên Chúa không làm gì ngoài mục đích ấy” (Đối thoại 4,138).

+ Thánh Thomas Moore, một thời gian ngắn trước khi chịu tử đạo, đã an ủi con gái ngài như sau:

“Không có gì xảy ra mà không do Thánh Ý Chúa muốn, có lúc xem ra quá bất hạnh đen tối nhưng lại chính là điều tốt đẹp nhất cho chúng ta .

+ Charles de Foucauld: “Thiên Chúa dùng gió ngược để đưa ta đến bến” (Trích: “Sống sao cho ra sống” của Gason Dutil, n. 1044).

Số 48 (HT 154) Trích thư ngày 10-8-1920“Thăm mẹ rất yêu dấu, con xin Thiên Thần hộ thủ của con

sang xin Thiên Thần hộ thủ của mẹ liệu cho mẹ hôm nay được vui mừng phước lạc hơn khi nào hết.

Chắc mẹ muốn biết tin tức về con. Về sức khỏe thì đừng nói đến nữa. Con đang ngồi xe lửa qua thung lũng khóc lóc này, còn bảy ngày nữa thì chẵn 40 tuổi! Thế con đi được nửa đàng chưa? Trông cậy! Mặc lòng, khi đã qua một ngày con không ân hận chút nào. Vậy con mạnh luôn, mạnh là mạnh theo sức một thầy dòng Trappe(85). Thời sự: Cọp mới bắt của chúng con hai con chó. Con mèo của nhà dòng đã hóa cáo, xơi mất bốn chục con gà, may thầy nhà bếp mới đánh bẫy được. Độ này khó tìm thợ mộc quá. Họ đồn rằng: Ai lên công tác Phước Sơn về thì hoặc chết, hoặc đau yếu quá, không làm chi được nữa! Họ nói: Vì Phước Sơn “linh”, “linh” nghĩa là có những phép huyền bí đáng sợ. Kẻ ngoại tin lắm, kẻ có đạo cũng tin ít nhiều. Thành thử công việc chúng con phải bỏ đã ba tháng không làm

85. Thánh Têrêxa Avila nhận xét, nếu người tu sĩ không một lần dứt khóat đừng quá bận tâm đến sức khỏe, thì chẳng thể nào nói đến chuyện đi đàng nhân đức. Điểu này quá đúng nơi Cha Tổ Phụ. Cha Tổ Phụ tận tình lo lắng cho mọi người, trừ ra sức khỏe của chính mình: Thức ăn quá thanh đạm, đồ đắp thì ngài chỉ dùng hai cái bao bố (mà anh em giữ làm kỷ niệm nhiều năm về sau), (x.HT.192) công việc thì lại rất nặng nhọc, như cuốc đất, xẻ gỗ, là những việc ngài thường làm. Như thế, chẳng lạ gì lần đầu tiên ngài nằm xuống, thì bác sĩ đã phải xác nhận tình trạng suy sụp của cơ thể ngài. Nhưng, chính vì quên mình mà ngài gặp lại bản thân, như hạt lúa mì mục nát để trổ sinh nhiều bông hạt. (x. DN 66) và ngài đã chết đi để vui sống muôn đời!

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 7978 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

chi mấy(86).(...) Từ khi cháy nhà đến nay chưa ai giúp được một xu,

song hy vọng sẽ có, nếu Chúa muốn. Nếu Ngài không muốn thì con cũng không ưng. Luôn luôn vạn tuế cho sự vui(87). Từ giã mẹ, cầu cho con với”.

Số 49 (HT 155) Trích thư ngày 27-8-1920“...Thăm mẹ, nhà dòng không chi lạ đáng kể, mọi sự đều

xuôi thuận cả.Lễ thánh tổ Bênađô chúng con mừng trọng thể lắm(88).

Ở nhà cơm chúng con có dọn xôi, đó là của Cố Bề trên nhà trường. Ngày ấy hai thầy mặc áo nhà tập, có bài giảng đại thể. Chiều chầu phép lành trọng thể theo sức chúng con, nghĩa là chầu mà không hào quang. Có hai cha Việt Nam đến dự, một cha hát lễ, một cha giảng: Cha này là vị ân nhân của nhà dòng, ngài mới kiếm cho một mớ tiền để đào hào chung quanh nhà cho heo ri khỏi phá.

86. Việc xây dựng cơ sở được tiến hành khá mau lẹ. Tuy nhiên, có những lúc bị trì trệ vì hết tiền, vì người ta phỉnh gạt hoặc những lời đồn đãi xuyên tạc như được kể trong thư này (HT. 154).

87. “Vạn tuế cho sự vui”: Điều Cha Tổ Phụ hay nói tới (DN. 39). Là dấu ấn của Thiên Chúa nơi một tâm hồn đã thực sự biết Thiên Chúa là ai, và đã nghiệm được tình yêu của Ngài. Cha Tổ Phụ hay nói: “Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn”. - George Bernanos có lý để nói: “Chỉ có một nỗi buồn, là KHÔNG LÀ NHỮNG VỊ THÁNH”

88. Cha Tổ Phụ cho chúng ta biết bầu không khí đặc biệt trong ngày lễ. Ngài quen nói; “Ngày lễ phải cho ra ngày lễ”. Điều ấy cả bề trong lẫn bề ngoài.

Nay chúng con cả thảy chín người nhà tập, xin mẹ cầu cho chúng con. Việc gay nhất không phải ăn chay, cũng không phải dậy hai giờ khuya, bèn là phải nên thầy dòng(89): Phải tập cho quen suy xét như thầy dòng: Điều ấy khó nhất mà chúng con chưa được, đàng khác lại chẳng có ai làm gương cho chúng con. Chớ chi các thầy Trappistes sang luyện tập cho chúng con thì phước là dường nào(90).

Mấy tháng trước đây nắng luôn, nay đến mùa mưa, chúng con phải mau mau cày đất, trồng thơm, chuối, trà, cà phê... rồi sau lễ Các Thánh Nam Nữ sẽ làm vườn. Chúng con tính trồng một mẫu đậu, song không biết heo ri nó có để cho chút nào không! Chúng con chưa đào hào chung quanh, sang năm nay... Từ giã mẹ, nguyện xin Chúa ban cho ta kính mến Người một ngày một hơn”.

Số 50 (HT 156-157) Trích thư ngày 22-11-1920“Thăm mẹ yêu dấu, một hôm làm vườn, lưỡi cuốc va vào

chân con bị thương chút xíu, không đến nỗi chi, con bỏ liều không tra thuốc, thành thử nó ra cái mụt lớn phải đi nhà thương Huế năm, sáu ngày, vừa mới về đây. Cám ơn Chúa! Con yêu

89. Cha Tổ Phụ năng nói đến việc tập làm thầy dòng (HT. 121,139,177) trở nên thầy dòng thật (HT.133; DN. 134, 135). Ở đây, ngài cho thấy điều ấy không hệ tại ở những hình thức bên ngoài, nhưng ở sự biến đổi bên trong. Mục tiêu mà người đan sĩ nhắm tới là “cái tâm trong suốt” (Puritas cordis) như J.Cassien đã trình bày về truyền thống đan tu.

90. X. DN 36/1

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 8180 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

quí chốn rừng thanh cảnh vắng này hơn khi nào hết!(91).Con tưởng con không thể sống ngoài thế gian được nữa.

Mấy ngày con vừa phải ở ngoài thế gian đó, con lấy làm cực khổ hơn ăn chay trót mùa chay - cả chay dòng lẫn chay Hội Thánh. Con gặp cha nào cũng tiếp đãi con tử tế và thương mến con lắm. Mặc dầu, mẹ tính sao, mẹ bỏ con cá vào bình mứt thì nó thích ở đó hay ở trong bình nước lạnh hơn! Phần con, con thích nhà dòng của con hơn, con tiếc vì phải bỏ nhà dòng mà ra ngoài...(92).

91. Viện phụ Longino quả quyết: “Nếu bạn không sống ổn định với tha nhân, thì bạn không có khả năng để sống ổn định trong nơi cô vắng được”.

- Thánh phụ Bênađô kêu lên: “Ôi, sự cô độc diễm phúc, và là diễm phúc độc nhất”. (O beata Solitudo, O sola Beatitudo!).

- Theo truyền thống Xitô, khung cảnh tĩnh mịch chỉ nhằm đến yên tĩnh nội tâm và cuối cùng dẫn đến Đức Mến và tình hiệp thông huynh đệ trong cộng đoàn. (x. DN.(141,2)). Thánh Gulilielmô viết về Cộng đoàn Claravalle như sau: “Trong quang cảnh tĩnh mịch của rừng sâu núi thẳm ấy, mặc dầu là đông đảo mà họ vẫn như những Ấn sĩ. Tình mến ổn định đã làm cho chốn thung lũng đầy người ấy thành nơi an tĩnh. Nhờ tinh thần hiệp nhất và sự giữ thinh lặng, Dòng đã bảo đảm cho mỗi người sự cô tịch nội tâm”, (Hạnh Tích I về thánh Bênađô 1,35).

- Và thánh Guerico Igny chia sẻ:“Thật là một ân huệ lạ lùng, chúng ta được hưởng sự yên tĩnh của thanh vắng mà vẫn không mất niềm an ủi của tình hiệp thông thánh thiêng... Chúng ta cùng sống như trong nơi đô hội, thế mà không một khuấy động nào ngăn cản ta nghe tiếng của Đấng hô vang nơi thanh vắng, miễn là cùng với sự yên tĩnh bên ngoài ấy chúng ta có sự yên tĩnh nội tâm”. (Bàì giảng mùa Vọng 4, 2).

92. Truyền thống Đan tu vốn ưa thích cảnh thanh vắng tĩnh mịch. Công đồng Vat. II khi nói về nếp sống này cũng đã nêu lên sự cô vắng, trầm lặng như một yếu tố đặc thù. Hình ảnh “con cá và bình mứt” chứng tỏ Cha Tổ Phụ đã có được cái cảm quan sâu xa của một tâm hồn dìm sâu trong đời sống Chiêm Niệm (DN. 141).

- Thánh Gregoriô Nazianzenô khi đã nếm cảm được bầu khí cô tịch của Đan

Lúc con đi khỏi, ở nhà cọp bắt mất con bê, ăn hết, chỉ còn cái đầu. Các thầy đánh thuốc song bỏ nhiều thuốc quá, nó ăn rồi mửa hết, thế là xôi hỏng bỏng không! Cách hai ngày sau, một đôi trâu kéo xe qua sông. Chỗ ấy sông cạn, song nước chảy mạnh và tại người đánh xe không thạo mấy, nên cả xe cả trâu trôi băng hết. May phước người đánh xe thoát nạn, một con trâu bơi lên được, con kia tốt hơn thì trôi mất, tiếc quá! Các chuyện ấy minh chứng đất này không phải thiên đàng, khỏi 50 năm nữa các sự ấy bảo nhau qua đi hết(93), không còn phải nói đến nữa, phải không mẹ? Con xin tạm biệt”.

Số 51 (HT 157) Thư ngày 6-1-1921“... Con nói có lẽ mẹ không tin, song rất thật, là hôm nay

lạnh lắm con run cả mình, vì áo mỏng, nhà trống tứ vi, của ăn lại kém,... mặc dầu, muôn năm ông thần lạnh, vì Chúa nhân từ muốn thế!(94)

viện đã chia sẻ sau năm 375: “Nơi rừng vắng cô tịch nay đã liên lỉ trở thành cho tôi một nguồn thăng tiến trong Chúa, nghĩa là sự sống thần linh”. (Giảng huấn 3).

93. Cha Tổ Phụ đã ghi nhận nơi thánh Biển Đức cái nhìn hướng về những giá trị vĩnh cửu (DN. 148). Đó là cái cảm quan cánh chung năng được nói đến trong truyền thống Đan tu. (x. DN. 148).

- Ngài như nghiệm được tính chất vô thường của mọi sự trần gian này, “vì bộ dạng thế gian này đang qua đi” (1Cr 7, 31). Chỉ có lòng yêu mến và làm theo Thanh Ý Chúa, mới có giá trị tồn tại. ( x. 1Ga 217).

94. Khí hậu ở Phước Sơn vào mùa lạnh có khi trên duới 150C, lại ẩm ướt, thêm vào đó tình trạng “ăn kém mặc sơ”, tất nhiên phải run. Một điều nổi bật nơi Cha Tổ Phụ mà nhiều người chung sống với ngài đã làm chứng, là tinh thần luôn vâng Thánh ý Chúa. Luôn luôn và trong mọi sự vui cũng như buồn, chung cũng

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 8382 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Chúa nhật vừa qua có bốn cha mới, cựu sinh viên của con đến thăm dòng. Các ngài hát lễ trọng trong cái nhà thờ nhỏ xíu, đánh dấu cho chúng con một ngày vui khôn tả”(95).

Số 52 (HT 158-159) Thư ngày 13-1-1921“Chúng con đang có đông thợ nề, thợ mộc, thợ cưa, nên

chúng con làm thầy dòng được, nghĩa là được nhiều thời gian mà đọc kinh. Và mẹ đừng quên: Con còn phải dạy La tinh cho ba thầy, mỗi ngày hai lần con phải dạy đàng thiêng liêng cho cả nhà, tất nhiên phải có giờ dọn. Bởi vậy con thấy một ngày nó chóng qua hết sức, khó tìm được chút giờ rảnh viết thư cho mẹ(96). Song may phước, khi con vào nhà thờ thì được thong

như riêng, vật chất cũng như thiêng liêng, ốm đau, bị phiền hà, đến cả khí trời nóng hay lạnh, ngài cũng đọc ra được ý của Chúa nhân từ muốn vậy. Sự bình an vui tươi của ngài phát xuất từ đó. Đó là điều làm cho các thánh nên giống Chúa Giêsu Kitô, Ngài đến để chu tòan Thánh ý Chúa Cha (Dt 10,5-7). Đó là của ăn của Ngài (Ga 4,34), Ngài là “Amen” của Thiên Chúa Cha (Kh 3,14).

Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu: “Sự trọn lành hệ tại làm trọn Ý Chúa (Thư gởi chị Céline ngày 6-7-1893).

95. Hiếu khách là đặc điểm của Truyền thống Đan tu Biển Đức Xitô (TL. 31, 53,56).

Cha Tổ Phụ đã luôn thực hành điều đó ngay từ những ngày đầu, khi Dòng mới thành lập, tuy còn đang thiếu thốn mọi sự. (x.HT. 127-128, 216, 219).

Ở một bình diện cao hơn, hiếu khách cũng là một trong những sứ vụ thiêng liêng của Cộng đồng Đan tu (x. Đức Ái Hoàn Hảo số 7).

Trong quyển Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, số 2691 có nói: “Ở những miền có các Đan viện, Cộng đồng Đan sĩ có sứ mạng tạo mọi thuận lợi cho các tín hữu cùng tham gia các giờ Kinh nguyện Phụng vụ, và giúp cho họ có được sự cô tịch khi cần cầu nguyện riêng sâu lắng và mãnh liệt hơn”.

96. Trong buổi đầu đầy khó khăn và thiếu thốn về mọi mặt, Chúa đã cho Cha

dong bằng an mà thưa chuyện cùng Chúa về mẹ. Mẹ ơi, hôm nay mẹ hãy kính mến Chúa hơn khi nào hết! Chúa thương yêu mẹ dường nào(97). Mẹ biết: Người hằng lưu ý đến mẹ, hằng tìm cách làm ích cho mẹ. Mẹ không thấy Người, không hiểu biết các sự xảy ra cho mẹ đều do lòng nhân từ Chúa tỏ dấu thương mẹ. Mẹ xem những con nít, nó có biết mẹ nó hằng tìm cách mưu ích cho nó không? Thế mà sao nó cứ khóc hoài! Chúng tôi cũng con nít thế đó! Trí khôn chúng tôi quá thấp hèn, đức tin

Tổ Phụ khả năng để kiêm nhiệm đủ thứ việc phục vụ Cộng đoàn (HT 179). Đây chỉ nói về việc dạy dỗ: dạy Latinh cho các thầy giáo sĩ, và nhất là dạy đàng thiêng liêng cho cả Cộng đoàn mỗi ngày 2 lần (HT. 173):

- Theo thói lệ thời đó, mỗi ngày họp chung hai lần. Sau giờ kinh I (prima) (đã bỏ sau Canh tân Phụng vụ của Công đồng Vat.II) và trước giờ kinh Tối, “mỗi ngày hai lần cha nhả ngọc phun châu, lấy bánh Phúc âm dinh dưỡng linh hồn con cái” (HT. 158; 173). Với tinh thần nghiêm túc, tất nhiên cha phải có giờ dọn, hoặc theo kiểu nói của Thánh phụ Bênađô: “Phải nghiền ngẫm và nấu chín trong lò của tình Mến”, trước khi dọn ra phục vụ cộng đoàn. Con cái của cha rất ưa thích món ăn bồi dưỡng là các giáo huấn của cha, và đã ghi lại thành những chuỗi “LỜI VÀNG NGỌC”, còn được truyền lại cho đến hôm nay (x. DN.107-150).

97. Những lời thấm thía của một tâm hồn đã nghiệm được tình Chúa yêu thuơng lạ lùng. Thánh Gioan Vianney cũng có những lời chia sẻ tương tự: “Nếu chúng ta biết được Chúa yêu chúng ta dường nào, ắt chúng ta sung sướng quá chịu không nổi mà chết. Tôi thiết nghĩ không có con tim nào chai đá đến nỗi không mến yêu khi đã nhận ra mình được yêu mến đến mức độ ấy... Hạnh phúc duy nhất của chúng ta ở trần gian là mến Chúa, và nhận biết mình được Chúa yêu.

Mọi sự với Chúa,Mọi sự để làm đẹp lòng Chúa,Thật là tuyệt diệu!Hỡi linh hồn tôi, ngươi sắp được đàm đạo với Chúa, làm việc với Chúa, sinh hoạt

với Chúa, phấn đấu và chịu đựng cùng với Chúa. Mỗi buổi mai chúng ta hãy nói: “Lạy Chúa, con xin làm tất cả với Chúa và để đẹp lòng Chúa. Quả là một tiên cảm của Thiên Đàng!”

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 8584 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

chúng tôi quá non nớt, nên trong những việc xảy ra hằng ngày, chúng tôi không hiểu thánh ý Chúa, bởi vậy cứ khóc luôn! Ôi, bao giờ chúng tôi mới được thấy sự sáng?”(98).

Số 53 (HT 159) Thư ngày 1-2-1921“… Chúng con vừa mới cất một cái nhà: trường 16 thước,

khóat 8 thước, có 48 cái cột tòan bằng gỗ lim, và sẽ lợp ngói. Nhà ấy dùng làm nhà hội chung, thư viện, cùng nhiều việc khác. Song còn lâu mới xong và phải trải qua không biết bao gian nan chướng ngại. Các người đã lãnh tiền nhà dòng làm săng gỗ, thì đem đi đánh bạc hết! Đàng khác thợ mộc khó tìm, nay có mai không mới đây có mấy người đang làm bị đau về mất, rồi họ phao đồn: Ai lên Phước Sơn cũng bị đau không đi làm đâu được hết... Rứa đó mẹ à!...”(99)

Số 54 (HT 160-161) Thư khoảng tháng 2-1921“… Cúi xin Chúa nhân lành ban cho mẹ được vui mừng

trong ngày hôm nay và thứ tha cho con vì đã lâu không viết thư cho mẹ. Con vâng lệnh Đức cha xuất hành mới về đây. Tới nhà gặp thư ông Molony nói: Mẹ buồn!...

Thật con không ngoan mấy vì không năng viết thư cho mẹ,

98. “Ánh sáng thần hóa” (Tu luật, Lời mở). (x. Ep.1, 17-20): “Con mắt lòng được rạng sáng”

99. Xây dựng cơ sở là cả một công trình khó khăn và phức tạp: thiếu tiền, thiếu nhân công vì những tin đồn nhảm làm nhụt chí các thợ thầy, lần này lại thêm bị quịt tiền nữa! Tuy nhiên, nhà hội này đã được khánh thành vào ngày 20-1-1922 (HT. 174).

song mẹ hãy tin rằng đó không phải là dấu con không thương mến mẹ, chỉ vì con mắc việc luôn thôi.

Biết bao chuyện con muốn nói với mẹ hôm nay! Chuyện thứ nhất là con nghe họ nói, song con không tin, mà có lẽ thật, là Đức Mẹ Việt Nam sẽ bỏ Phước Sơn là núi Phước mà ra ngự Ngân Sơn là núi bạc ở phía Bắc, cách một trăm cây số, thuộc tỉnh Quảng Bình. Bởi vì Đức cha và hầu hết các cha nghĩ chúng con ở đây không bao giờ làm đủ ăn! Con tưởng không chắc! Trông nhờ ơn Chúa chớ! Nếu đi thì vườn đất chúng con vất vả khó nhọc canh phá đều phải bỏ hết sao? Chúng con vừa mới trồng dâu, mít và một ngàn cây chè, bây giờ phải bỏ hết mà khai khẩn và trồng lại nơi khác sao? Mặc dầu con xin cúi đầu “thuận” theo ý Chúa. Đất Ngân Sơn sánh với đất Phước Sơn thì rậm rạp hơn, phì mỹ hơn, song không lành bằng. Thứ năm vừa rồi con đi quanh rú thì cọp cũng xơi một người đang làm mây. Nên chắc ngoài ấy thì cũng như ở đây, bà con láng giềng chúng con cũng sẽ là hùm cọp, heo ri v.v... nghĩa là chúng con phải ý tứ giữ mình, có làm được chi cũng phải canh gác.

Mặc lòng, Đức cha muốn, ấy là Chúa muốn, còn chi nữa! Thánh ý Chúa là nhất cho chúng con rồi, và cho mẹ nữa, phải không mẹ yêu dấu của con? Trong hết mọi sự, xin mẹ hãy thưa cùng Chúa: “Dạ, cám ơn Chúa”(100).

100. Đức cha Lý và một số các cha vẫn nghĩ rằng: Tại Phước Sơn không thể thu hoạch đủ để sống, và Ngân Sơn có nhiều triển vọng hơn. Do đó vấn đề di chuyển đi Ngân Sơn được đặt ra. Đây là một thử thách lớn cho Cha Tổ Phụ. Tuy rất ái ngại, cha vẫn luôn tỏ ra sẵn sàng đón nhận ý Chúa trong mọi tình huống qua quyết định của

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 8786 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 55 (HT. 162) Thư 1-4-1921“ ... Thăm mẹ rất yêu dấu, Alleluia! Xin Chúa nhân lành

ban cho mẹ được bằng an vui vẻ, dầu phải đau đớn cực khổ cũng cứ vui luôn! Con vừa đi coi núi Bạc lần thứ ba về đây. Song con còn ái ngại quá! Nếu Đức cha phán một lời: “Cha truyền cha buộc con phải đi Ngân Sơn”, thì con không chút nghi ngại. Nhưng Đức ngài lại để con tự do định đoạt, tất nhiên con phải gánh hết trọng trách. Đã hay: Phước Sơn không phải địa đàng, song thiên đàng cũng không phải ở Ngân Sơn!

Lần này con đem cả cha Bernard đi với, song đến nơi cả hai lại không biểu đồng tình chỗ nào nhất định: Thế lại gây một nỗi khó khăn mới. Bỏ mọi sự ở Phước Sơn, phá nhà cửa đi, để vườn tược lại cho heo ri, nai, khỉ, ra đây lại không biết chọn chỗ nào! Ôi! Con phân bì số phận mấy thầy nhà tập thân yêu của con, họ chỉ phải vâng lời là xuôi mọi sự! Chớ chi con được vâng lời thôi! Xin mẹ cầu cho con chút!

Thôi đến mùa hè rồi, phước cho mẹ. Đã hay mùa viêm nhiệt không làm cho mẹ trẻ lại, song mẹ không phải lạnh rét nữa thì mẹ có thể đi lễ, đi chầu Mình Thánh, nói khó với Chúa được. Xin Người hãy nên sự vui mừng, sự an ủi, sức mạnh cho ta. Người hằng nhìn thấy mẹ con ta cùng nhau mật thiết. Ta hãy gặp nhau trong Thánh Tâm Người. Xin mẹ đọc một kinh trước tượng Đức Mẹ Boulogne cầu nguyện cách riêng cho con biết

Đức cha. Cha Tổ Phụ vốn thường xuyên có thái độ vâng phục. (HT. 162,168,211).

phải định thế nào trong việc Phước Sơn, Ngân Sơn này...”(101).

Số 56 (HT 164-165) ngày 9-6-1921, Cha viết thư kể chuyện rằng:“… Chúng con mới có người thợ đúc vào dòng, thầy biết

đúc ảnh Thánh Giá bằng đồng khéo lắm. Song rủi, con không biết tìm đâu cho ra đồng!...

Lại có hai thầy địa phận Cao Miên mới vào dòng, tử tế lắm, con hy vọng sẽ bền đỗ và nên thầy dòng tốt. (Hai thầy này là cha Placiđô đã qua đời ở Châu Sơn và cha Maurô Tứ hiện cố vấn Đức cha địa phận Cần Thơ(102)) Chúng con đây trừ một vài thầy đau rét nhẹ còn thì khỏe mạnh cả. Phần mẹ thế nào! Mấy thư ông Molony làm con áy náy. Xin Chúa nhân lành gìn giữ mẹ, giúp đỡ mẹ, ban cho mẹ chịu đau đớn mà lấy làm vui. Đó là sự con luôn luôn cầu cho mẹ. Mẹ hãy tin rằng: Mọi sự đau đớn mẹ chịu không ra vô ích. Mẹ hãy lãnh nhận, cùng hiệp nhất với sự thương khó Đức Chúa Giêsu thì sẽ đền được nhiều tội và

101. Đức cha muốn dành cho Cha Tổ Phụ trách nhiệm quyết định về vấn đề Ngân Sơn, Cha đã suy xét, bàn tính, nghiên cứu tại chỗ, nhất là cha đã tìm sự sáng soi của Chúa trong cầu nguyện và xin người khác cùng hợp ý cầu nguyện.

102. Hai thầy Cao Miên: Dòng Đức Bà Việt Nam đã gây được âm vang rộng rãi, bằng chứng là có nhiều ơn gọi đến từ nhiều miền xa xôi; ngoài các cha các thầy xuất phát từ nhiều giáo phận trong Nam ngoài Bắc xin nhập Dòng (HT.199, 203), phải kể, cùng với hai thầy thuộc đất Chùa Tháp, cha Letourmy (MEP), tại Vân Nam (HT. 201). Sau đó (năm 1930) hai cha Trung Hoa, giáo phận Tứ Xuyên, là cha Mạch Đại Quang và Vương Công Đức (HT. 206); và sau này, (khi Cha Tổ Phụ qua đời) cha Willibrod, gốc Hòa Lan, truyền giáo ở Tân Guinée, nhập Trappe Briquebec và xin chuyển sang Phước Sơn (HT. 241-247).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 8988 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

lập công đáng thưởng đời sau’’(103).

Số 57 (HT 166 -167) Thư 28-6-1921“... Nhà dòng bị Chúa thử, các thầy đau hết, cha Bemard

mệt, con tưởng Đức cha sẽ bắt ngài đi nhà thương... Còn Henri Benoît của mẹ thì chai đá quá lẽ, mạnh hết sức mạnh. Trừ hai tháng nay con đau cái nhọt nơi chân, nên được miễn làm vườn. Mấy ngày nay con lo chữa thuốc riết thì đã khá. Con ước ao được lành mạnh khi Đức cha đến thăm. Nghe nói Đức cha không ưng thấy những sự đau yếu như vậy. Ngài đổ tại luật con đặt ra nghiêm ngặt, của ăn cực quá, con chỉ sợ ngài chế giảm đi mất. Song hy vọng cha thánh Benedictô sẽ biện hộ luật Ngài, vì chúng con muốn giữ trọn luật Ngài nên người ta nói ngặt quá! Thiên hạ đau yếu thì không sao, hễ chúng con đau thì họ cho là tội giết người. Phần con, không đau thì họ nói: “Con được ơn sống bách niên nhất lão(104). Thôi, từ giã mẹ”.

Số 58 (HT 167) Thư tháng 7-1921“Con cầu nguyện cho mẹ hơn mọi khi. Xin Chúa ban cho

mẹ được bằng lòng chịu đau đớn và chịu cách vui vẻ. Luyện ngục còn cực hơn bội phần. Trong đó không lập công được

103. Suy gẫm sự thương khó Chúa Giêsu là điều cha năng làm và vì thế năng nhắc tới: Đó là một nguồn động lực để yêu mến và chịu các hy sinh đau khổ vì Chúa (HT. 167, 172. 180. x. “Thánh Giá”).

104. Cha Tổ Phụ muốn thực hiện Tu luật Thánh Biển Đức và mong đuợc ngài phù trợ trong cố gắng đầy thiện chí này. Người ta có xu hướng dị nghị về sự nhiệm nhặt của Tu luật như thời các Tổ Phụ của Xitô cũng đã có dư luận tương tự (x. Tiểu Xuất Hành).

nữa(105). Vả sự thương khó Chúa chịu vì ta còn cực hơn muôn phần, không so sánh được. Mẹ hãy ngửa mặt trông Thánh Giá Chúa mà thân thưa: “Dạ con xin vâng chịu mọi sự Chúa gởi cho con! Chính lúc con viết thư cho mẹ, con cũng liếc mắt trông Chúa trên Thánh Giá và thầm thì cầu cho mẹ(106)

.

Con nói, con cũng như mẹ, nghĩa là con cũng cần phải nói: Xin vâng theo thánh ý Chúa. Vì mọi sự không xảy ra như ý con muốn cả đâu! Có người mới viết thư cho con mà hăm dọa: ý tứ, sẽ có cơn bão táp cả thể đổ xuống trên Phước Sơn! Con nói: muốn bão mấy thì bão không can chi! Nếu Chúa nhân lành muốn vậy thì còn chi mà sợ?”.

105. Cha Tổ Phụ năng nhớ đến luyện ngục, các linh hồn nơi luyện ngục (HT. 133,167,174) cũng như Thiên Đàng (x. Từ Mục).

Không phải tình cờ Hiệp hội Đức Mẹ Montligion chuyên cổ động việc cầu nguyện, dâng lễ cầu cho các Đẳng linh hồn, đã nhờ Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn làm đại diện chính thức của Hội tại Việt Nam.

106. Nhìn lên Thánh Giá, chiêm ngưỡng Đấng chịu đóng đinh vì yêu mến, là điều Cha Tổ Phụ năng làm và các thánh đều làm. Thánh Gioan Vianney chia sẻ rằng: “Thánh Giá là cuốn sách chứa nhiều kiến thức phong phú nhất mà người ta được đọc. Những ai không biết đến cuốn sách này, dẫu đã đọc tất cả các sách khác, cũng chỉ là những người dốt nát. Những ai yêu mến sách ấy và học hỏi, đào sâu thì mới là những người thông thái thật, sách ấy tuy đắng đót, nhưng được dìm mình trong thứ đắng đót đó, thật là một sự thỏa lòng. Người ta càng đến học hỏi nơi đó, người ta càng không muốn rời xa”. Đúng theo tinh thần Xitô, Cha Tổ Phụ khuyên bảo năng suy ngắm Đàng Thánh Giá, điều các tu sĩ Xitô Thánh Gia quen làm và được ghi trong Hiến pháp Hội dòng, (Số 164 và 170).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 9190 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 59 (HT 167-168) Cũng thư tháng 7-1921“… Việc trong nhà thường không có chi lạ. Có cố Mẫn

mới lên thăm, ngài lên giảng đạo cho người Thượng. Tội nghiệp! Họ mang tiếng là Thượng, song nhiều điều họ không Thượng chút nào. Bấy lâu chưa ai giảng đạo miền ấy, xem ra họ không có đạo nào, chỉ sợ ma quỉ và tin dị đoan hết sức. Họ năng xuống thăm nhà dòng, khi cho mật ong, khi cho thuốc lá, hoặc miếng thịt nai, mấy con công v.v... Nhưng những của ấy chúng con không dùng, đem biếu nơi khác. Phần chúng con cho họ thuốc súng và đạn, song chớ gì chúng con cho họ được những gì quí hơn muôn trùng là được nhận biết và kính mến Chúa là Đấng đã chuộc tội cho họ. Nếu đẹp lòng Chúa, sau này chúng con liệu cho họ trở lại, bây giờ thì Đức cha chưa ban phép”(107).

Số 60 (HT 168) Thư 3-8-1921“Nhà dòng không có chi lạ, trừ ra cọp bắt mất hai con bò

con. Hôm qua thì một con trâu rất to tự nhiên chết không nói vì sao... Tuần rồi mất ba con bò mẹ... Mặc lòng, cám ơn Chúa luôn. Một người bấy lâu giúp nhà dòng nay mới chết. Người khác làm một năm rồi nay không đến nữa, thành ra công việc phải gián đoạn... Cái nhà cháy năm trước chưa làm lại được.

107. Cách xa Nhà Dòng độ dăm cây số, có đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc bộ lạc Ka-lơ, gồm các nhánh là “Hội chuồn” và “Hội phá”, vốn quen liên lạc với Dòng như Cha Tổ Phụ nói trong thư. Ngài cũng đã nhắc đến họ (HT, 106, 135) và đã có ý, nếu được, liệu mang báu tàng đức tin đến cho các anh em láng giềng này. (HT. 168).

Chúng con mạnh cả, vui vẻ luôn, cám ơn Chúa! Đến 20 tháng 8 có 5 thầy mặc áo nhà tập, thế là được 15 người nhà tập, song nhà thử thì không mấy ai xin vào nhưng sau sẽ có... Xin mẹ cầu cho chúng con, và xin mẹ luôn nói: Dạ, dạ, xin vâng theo thánh ý Chúa!(108)

Có lẽ mẹ nhận được thư này vào quãng lễ Đức Mẹ Lên Trời, con xin chúc mẹ một lễ tốt đẹp, một lễ phước lạc, một lễ thánh thiện. Mẹ yêu dấu của con ơi, con nói con cầu nguyện cho mẹ hằng ngày, nhất là ngày hôm ấy. Xin Đức Mẹ an ủi mẹ, thêm sức cho mẹ, ban cho mẹ được mến Chúa đến nỗi thích chịu cực chịu khó vì lòng kính mến Người. Từ giã mẹ!(109).

Số 61 (HT 171-172) ngày 19-9-1921Cha viết thư kể chuyện như sau:“… Chúng con đang đào hào quanh nhà, sâu 1m20, rộng

lm60, song họ nói heo ri còn nhảy được, nên chúng con sẽ đào rộng hơn sâu hơn, nhất định phải giữ cho được khoai sắn mà ăn, chớ bấy lâu vất vả nhiều mà chỉ béo các “xừ” heo ri và thỏ. Cách mấy hôm nay, một người thợ làm nhà đánh bẫy được một chú heo cân nặng 100 ký trị giá 8$! Thôi nói chi về vật

108. Xin vâng! Hai tiếng xin vâng ấy Cha luôn luôn thưa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, và Cha cũng muốn chia sẻ lại bí quyết diệu kỳ đó cho mọi người, khởi đầu với những người thận thương nhất (x. Từ mục: Vâng Thánh ý Chúa).

109. Khi tình mến đã đạt tới đỉnh cao thì chịu đau khổ, hy sinh chỉ là dịp thuận tiện để tình mến được chứng minh và tăng thêm mà thôi.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 9392 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

chất phẩn thổ đời này, chẳng bao lâu nó sẽ tiêu tan hết. Ta hãy chuyên chú làm sáng danh Chúa, Chúa tác tạo nên ta nguyên vì lý do ấy. Muốn được phước đời này và đời sau thì phải lo làm tôi Người’’(110).

Số 62 (HT 172) Thư 26-10-1921“... Thăm mẹ yêu dấu, mùa lạnh đến rồi, tất nhiên mùa ho

cũng đi theo. Mẹ hãy giữ mình, ngồi gần lửa mà lần hạt hoặc nói khó cùng Chúa. Đôi khi xin mẹ nói với Người về thầy dòng, thầy dòng Phước Sơn, vì dầu thầy dòng cũng có Thánh Giá không thoát được, mẹ hãy tin điều ấy. Song có Thánh Giá là có phước(111). Con vừa viết câu này thì trạm đem thư mẹ đến. Mở thư ra coi mới biết mẹ bị mổ lần thứ hai, thế nên con viết cho mẹ mà nói về Thánh Giá là hợp lắm. Xin Chúa ban ơn thêm sức cho mẹ, con cầu cho mẹ hơn mọi khi. Mẹ hãy can đảm, chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ được về mừng lễ Mẹ Lên Trời. Khi ấy sẽ bắt đầu lễ mà không bao giờ hết. Lúc chờ đợi, mẹ con ta chịu khó đền tội, nếu có thể cũng đền tội cho kẻ khác. Như vậy ta sẽ giúp Chúa cứu các linh hồn. Thế gian không hiểu sự ấy, họ chịu khó không công nghiệp, không an ủi. Nếu ta là

110. Cha Tổ Phụ coi trọng của cải vật chất như hồng ân Chúa ban cho (HT. 136), và khuyên cố gắng xử dụng tốt như Ý Chúa, nhưng cha cũng biết coi khinh của cải vật chất, không để lòng dính bén vấn vuơng (HT. 54), vì tất cả đều giả trá, chóng qua, trừ sự kính mến Chúa và làm vinh danh Ngài, Đấng tác tạo nên ta (DN. 107; TL 2),

111. Có Thánh Giá là có phước! Một kinh nghiệm, một xác tín Cha chia sẻ cho anh em (DN. 126).

thánh, thì sự khó ta chịu có một ý nghĩa khác: nó không còn là đau khổ, bèn là sự vui mừng. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con mến đau khổ!”(112).

Số 63 (HT 172) Thư 15-11-1921“... Hôm qua Đức cha đến thăm, thật là một ngày đại lễ cho

chúng con. Ngài tỏ lộ vui vẻ lắm. Hai năm đầu, nhà dòng mới sơ khai, ngài tưởng chúng con không xong, không có phương tiện sinh sống. Nhưng cách một năm nay, ngài nói: Chúng con không những sống được mà lại còn lớn lên. Hôm qua thì ngài nói: chừng hai mươi năm nữa, Phước Sơn sẽ tràn khắp các địa phận Đông Dương. Chớ gì Đức cha nói tiên tri, có lẽ Chúa ban ơn ấy cho ngài thì phải, cũng đáng lắm, vì ngài thật là một Đấng Thánh. Ngài đã chịu và còn đang chịu gian nan vì con chiên. Ngài không ăn chi hết mà sống: không bánh, không

112. Phước đó là giá trị của Thánh Giá, của sự chịu đau khổ vì Chúa, với Chúa (DN.121, và HT: 165, 167, 172).

Về vấn đề này; một thánh tổ Đan tu, Viện phụ Poemen đã nói cách chí lý: “Ba đan sĩ cùng chung sống,

+ Một người sống âm thầm và cầu nguyện không ngừng.+ Người kia chịu đau khổ và cảm tạ Chúa.+ Còn người thứ ba thì lo phục vụ với dạ chân tình.Tất cả ba đều có giá trị như nhau như thể cùng làm một việc giống nhau”

(Thomas Merton, Sự Khôn Ngoan của Rừng Vắng, t.66). Trong cuốn “Giáo lý của Hội Thánh Công giáo”, tiết mục 307, cũng trình bày một chân lý đó: “Con người là những cộng sự viên của Thánh ý Thiên Chúa mà đôi khi không ý thức: Họ có thể tự mình đi vào kế hoạch của Thiên Chúa bằng những hoạt động của họ, bằng kinh nguyện của họ, và cả bằng những khổ đau của họ nữa (x. Col 4,11). (x. DN 126/4)

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 9594 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

cơm, không rượu, không thịt, không chi hết, hầu như ngài chỉ ăn cái không không! Thật lạ! Mỗi bữa chỉ dùng ít cá luộc, vài củ khoai cũng luộc thôi. Đón rước ngài cũng dễ, không cần ai cầm áo đuôi (Cappa magna) vì ngài không có, không xe hơi, không tài xế, không đầy tớ, đầu bếp cũng không. Bất kỳ ai làm bếp cho ngài cũng được: Chỉ lấy khúc cá và củ khoai cho vào nước nấu sôi lên, thế là xong bữa tiệc của ngài rồi. Ăn uống như vậy, đau khổ như kia mà diện mạo vẫn tươi như hoa nở. Ai có việc chạy đến thì ngài hết sức lo lắng như không có việc chi khác. Ngài sẵn sàng giúp đỡ mọi người dầu việc xem ra quá sức. Mà mẹ chớ quên rằng ngài đã mừng lễ thượng thọ thất tuần năm ngoái. Ngài sang Việt Nam từ năm 1875 mà chưa hề về Pháp lần nào. Xin Chúa cho ngài trường thọ lâu năm nữa(113).

“Con muốn nhập dòng Trappe song ngài nói: Cứ ở vậy đã(114), cám ơn Chúa. Mẹ con hãy hiệp nhất trong Rất Thánh

113. Cha Tổ Phụ có lý để ngưỡng mộ một vị chủ chăn như thế. Chúa cũng đã dùng Ngài mà cộng tác với cha trong việc thành lập cho Giáo hội Việt Nam một Hội dòng Chiêm Niệm.

114. Về dự tính xin nhập dòng Trappe, có thể ghi nhận một số điểm sau đây:+ Dự tính này đã có ngay từ đầu khi mới manh nha ý định lập Dòng chuyên lo cầu

nguyện và hãm mình. Tuy nhiên, ngài vẫn có một số dè dặt, nếu nếp sống đó được đem du nhập vào Việt Nam một cách thiếu thích nghi. Thư ngài viết cho Đức cha Lý ngày 31-1-1912 chứng tỏ điều đó. (x.DN 1A và Dẫn nhập II trang 97). Với mục tiêu này thì Dòng Trappe (địa danh của Đan viện từ đó phát xuất việc cải tổ Dòng Xitô vào thế kỷ 17) có nhiều yếu tố thích hợp.

+ Chắc chắn cùng với Tu luật Thánh Biển Đức, Cha Tổ Phụ đã nghiên cứu Hiến pháp và Thói lệ của Dòng Xitô Nhặt Phép (OCSO), trong thời gian còn ở Tiểu Chủng viện An Ninh, đang khi chuẩn bị việc lập dòng (HT.90).

Trái Tim Chúa Giêsu”.

+ Đó cũng là ý hướng của Đức cha Lý khi bảo Cha Tổ Phụ viết thư mời Dòng Trappe nhiều nơi sang lập. Nhưng không nơi nào chấp nhận (HT. 101).

+ Ngay cả trong đơn xin Tòa thánh ngày 15-4-1918 thành lập dòng mới cũng nói rõ: “Sinh hoạt tương tự theo Luật dòng Trappe” (HT. 124).

Hơn nữa bản văn còn nêu rõ:“Nhiều lần đã viết thư xin Dòng Trappe đến lập trong địa phận tôi song thư từ mấy, thảy đều vô hiệu. Các lý lẽ họ đưa ra mạnh đến nỗi chúng tôi không giám gởi thư xin nữa... Hy vọng cây non vị Thừa sai khởi trồng, mai sau nhờ ảnh hưởng, sương sa mát mẻ của Dòng Trappe hoặc của Dòng nào khác phù trợ, sẽ nên cây đại thọ... còn luật lệ Dòng mới, như tôi đã nói trên, cũng tương tự như luật Dòng Trappe, song tôi chưa giám đệ sang tòa Đức Ngài kiểm duyệt, vì trước khi nhất định, tôi muốn cho thử trước, xem có khoản nào không thích hợp thì châm chước cho vừa ... Văn thư của Tòa Thánh cũng xác nhận như thế:

- Trong các thư của ngài cũng năng nhắc đến Dòng Trappe, và coi như đang cố gắng thực hiện nếp sống đó (x.HT.106, 117, 155) ngài vẫn nuôi hy vọng có ngày sẽ được nhập vào Dòng Trappe (x. HT.161).

- Dù vậy, Cha Tổ Phụ đã nghiên cứu kỹ nếp sống của Trappe, đã đối chiếu với nếp sống và tinh thần người Việt, và Ngài nhận thấy thích nghi là điều cần thiết. Điều đó được minh chứng qua hai bản Hiến pháp ngài đã soạn thảo (HP I vào quãng 1923 và HP 2 trước khi nhập Xitô).

- Chính những thích nghi này, là trở ngại khiến Dòng Trappe không thể nhận Dòng Đức Bà Việt Nam. Vì quan niệm quá khắt khe về sự “thống nhất trong Dòng” (De uniformitate Ordinis), không những trong tinh thần mà cả trong chi tiết của sinh hoạt, như thức ăn, áo mặc và một số thói lệ. Các thư từ này không được giữ lại, nhưng lý do vừa nói cũng được các Anh Em Dòng Trappe xác nhận như thế, và họ đã thêm một lời khôi hài: Công đồng Vat.II đến trễ quá! Quả thật thế trong nhiều điều được thích nghi, ví dụ sự hòa đồng trong các thành phần của cộng đoàn v.v... Cha Tổ Phụ đã đi trước thời gian hơn một nửa thế kỷ!...

- Đức cha Lý (Allys) đã cao niên, vì thế năm 1929 Đức Khâm Mạng Drayer nghĩ đến tương lai cho Phước Sơn và một lần nữa đề nghị xin nhập Dòng Trappe, và hầu như cả cộng đoàn đều nhất trí (x. HT. 204).

- Thế nhưng, sau khi được thư Dòng Trappe không nhận, thì ngày 4-3-1930, cha hội ý với cộng đoàn và kế đó làm đơn xin nhập “Xitô Chung Phép” (x. HT. 206).

- Bề trên cả Xitô lúc đó là Dom. François Janssens vui lòng nhận trong nguyên tắc, bảo gởi Hiến pháp của Dòng Đức Bà Việt Nam cho ngài, rồi sẽ cử một Viện

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 9796 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 64 (HT 173) Trích thư 22-12-1921“... Con Cầu nguyện cho mẹ mà mẹ cũng đừng quên con.

Đức cha nói: Chúng con đây sống được và sẽ thêm lên nhiều. Con muốn tin sự ấy. Con biết Chúa phép tắc có thể làm được. Song đó là một phép lạ.

Con vừa mới làm “Tập lược biên” dòng chúng con, vì họ bảo phải làm quảng cáo cho thiên hạ biết dòng mới(115). Cám ơn Chúa. Từ giã mẹ”.

Số 65 (HT 174) Trích thư 22-1-1922“Thăm mẹ rất yêu dấu, con luôn chậm trễ viết thư cho

mẹ. Song con đã trên 42 tuổi, tóc đã bạc hết rồi, không sửa mình được nữa, có sửa mình thì cũng không được bao lâu. Vậy những lỗi con không có gan mà sửa, thì luyện ngục sẽ tẩy luyện

phụ sang cứu xét công việc rồi chờ Đại hội quyết định (x. HT. 206).- Quả thật, vào ngày 11-2-1931, Đức Viện phụ André Drillon của Đan viện

Lérins đã đến Phước Sơn tuần viếng (x. HT.207-208). - Nhân dịp này, với viễn tượng sau này sẽ thành một Hội dòng biệt lập, Cha

Tổ Phụ và anh em đã nhận danh hiệu “Thánh Gia” cho Hội dòng, khi hội đủ điều kiện, và đựơc chính thức phê nhận (1964).

- Cha Tổ Phụ qua đời ngày 25-7-1933. Ngày 11-10-1933, Đại hội Xitô đã cứu xét và quyết định nhận Phước Sơn vào dòng Xitô với các văn kiện chính thức về phía Dòng Xitô cũng như Thánh Bộ. (x. HT. 231-238).

- Và để hợp thức hóa hoàn tòan, Cha Bề trên Cả Xitô ủy quyển cho Đức cha Giáo Chabanon đến nhận lời khấn lại và nhập Xitô của cha Bề trên Bernard Mendiboure. Chính cha Bề trên nhận lời tuyên khấn lại của cộng đoàn nhập Xitô ngày 21-3-1935.

115. “Tập lược biên của Cha Tổ Phụ chỉ gồm một phần giới thiệu Dòng Đức Bà Việt Nam với chương trình sinh hoạt, kèm theo một ít chỉ dẫn về những điều kiện để xin gia nhập.

cho con. Hằng ngày và hầu trót ngày, con những suy đến quãng đường sau hết đời tạm con(116), nay càng có lẽ suy đến vì là 30 Tết Việt Nam. Ngày mai mồng Một Tết, chúng con sẽ đặt Mình Thánh Chúa chầu cả đêm. Chúng con ước ao đền bồi phạt tạ Chúa... Chỉ những nghe trống phách lùng bùng suốt đêm. Than ôi! Chúa đã chịu chết cho họ gần 2.000 năm rồi, mà họ chưa nhận biết Chúa”(117).

Số 66 (HT 175) Trích thư 8-3-1922“Con luôn mạnh như cái cầu mới, con cả dám khuyên mẹ

bắt chước con mà mạnh như vậy nghe. Luôn tiện con nhớ đã sáu, bảy năm nay, con bị chứng đau đầu quá lẽ, phát điên được. Con phải đi nhà thương xin bác sĩ khám bệnh. Một bác sĩ nổi tiếng khám, cho con kỹ hết sức, từ đỉnh đầu đến bàn chân, khám đi khám lại: Ông bắt con thở mạnh, giang tay. Sau cùng ông phải thú nhận con còn sống được. Rồi mới đây cách vài năm con đau chân phải đi nhà thương, họ nói với ông Đốc: “Thưa ông, cha dòng ăn cực lắm đó, xin ông nhờ dịp ngài đau chân mà bắt ở lại nhà thương lâu để bổ sức chút...”. Vì vậy con lại bị khám lần nữa, phen này họ dùng đến kính hiển vi xem con có vi trùng sốt rét không, hư máu hoặc sâu sán gì không. Họ làm

116. Cha Tổ Phụ hằng suy đến những giá trị vĩnh cửu, đến Sự chết, để sống cho Chúa ngày càng trọn vẹn hơn. Thật đúng như lời khuyên dạy trong Tu luật Thánh Biển Đức (TL 4).

117. Cha Tổ Phụ đã lập ra thói lệ chầu Mình Thánh Chúa trong đêm Giao thừa và ngày Tết, cầu nguyện cho bao nhiêu triệu người chưa được phước nhận biết để yêu mến và tôn thờ Chúa, điều mà Hội dòng vẫn giữ cho đến nay.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 9998 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đủ cách, sau hết cũng phải thú rằng: Con còn sống được! Đức cha nghe vậy, nói: “Cha chỉ muốn chết luôn, song, rồi cha coi, chưa chết đâu! Tôi cũng thế, đã 70 năm nay những xin chết mà cứ sống hoài!”. Vậy thì Chúa muốn Đức cha trường thọ, con còn sống, nhất là mẹ còn sống lâu nữa, lập công cho nhiều, để chết rồi từ nhà thương các bà bay thẳng về thiên cung... Xin từ giã mẹ!”(118).

Số 67 (HT 177) Thư sau ngày 3-4-1922 “... Có khi từ lễ thánh Benedictô đến nay, con chưa viết

cho mẹ bức thư nào... Ngày ấy, cha Bernard quản lý với chín thầy dòng hèn mọn của con và con đây nữa, khởi sự năm tập thứ ba là năm tập theo giáo luật cách trọng thể. Vậy năm nay chúng con sẽ ra sức tận tụy nên thầy dòng(119). Mẹ biết, con lại đóng vai cha sở một họ đạo mới ra đời, con có ý nói họ Phước Sơn (...). Con đã đem cha Bernard và ít thầy dòng hèn mọn của con đi làm phép nhà thờ. Lễ tất, chúng con xin cáo từ, không

118. Cha Tổ Phụ vốn là một con người mảnh khảnh, chỉ vì ngài hy sinh quên mình nên lướt qua hết mọi thứ bệnh tật ít quan trọng và luôn luôn tỏ ra rất lạc quan. Chỉ trong thư này, ngài hé mở ra cho bà kế mẫu biết phần nào thực trạng: “Con nhớ đã sáu bảy năm nay con bị chứng đau đầu quá lẽ, phát điên được...”. Thư viết ngày 8-3-1922, vậy phải vào khoảng 1916, hai năm trước khi khởi sự lập dòng. Thế mà suốt thời gian đó và sau này, nghĩa là thêm mười một năm nữa, cho đến khi qua đời Cha đã sống và chu tòan mọi việc như không có chuyện gì. Thật là cả một sức cố gắng phi thường và Chúa đã làm cho lễ hiến tế của Ngài mang lại bao nhiêu là hoa trái.

119. Theo HP.I cha soạn thảo, thời gian tập là ba năm (HP I, 41), do đó cha và những tập sinh đầu tiên khởi sự năm thứ ba này vào ngày lễ Cha Thánh Biển Đức 21-3-1922 để “ra sức tận tụy nên thầy dòng”.

dự tiệc cụ lớn thết mừng các cha và quan khách...”.

Số 68 (HT 177-178) Trích thư ngày 19-4-1922“... Alleluia! Nay con đã ra khỏi mùa chay, ai nấy khỏe

mạnh như ăn đồ bổ hằng ngày. Từ nay đến lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi không phải ăn chay nữa(120). Đến kỳ ấy thì lại dễ ăn chay vì trời nóng quá không làm việc ở ngoài được, lại nóng nực thì ăn cũng hết ngon. Mùa ấy chúng con sẽ đi rừng làm củi, bấy lâu chúng con vẫn làm nghề thợ cưa. Con nói chúng con cưa, vì cưa xẻ phải có hai người: Hai người ấy thì một người tên là thầy Benoît, có lẽ mẹ cũng quen biết lắm, còn người kia là thầy Maurô thuộc địa phận Cao Miên (thầy này sau thăng chức linh mục tức cha Tứ thuộc địa phận Cần Thơ(121).Có mười người thợ mộc đã lãnh làm nhà cơm, nhà liệt, nhà cha quản lý, chừng một tháng thì rồi, song phải tạm lợp bằng tranh vì chưa có tiền mua ngói. Xong mấy nhà ấy thì khởi sự làm nhà khách

120. Về vấn đề giữ chay, thời Cha Tổ Phụ giữ như sau:- Các ngày thứ sáu quanh năm, trừ ngày lễ trọng, mùa Phục sinh và mùa Giáng sinh.- Ngoài ra từ 14-9, lễ Suy Tôn Thánh Giá, giữ chay liên tiếp, trừ Chúa nhật, lễ

trọng. Các ngày chay ấy gọi là “chay dòng”.- Còn thời gian giữ chay trong mùa chay thì có phần nhặt hơn, gọi là “chay Hội

thánh”. Hiện nay đã được thích nghi (HP.III).121. Cha Tổ Phụ đã không bao giờ nuông chiều mình, hay chuẩn chước cho

mình tí nào. Trong các công tác phục vụ cộng đoàn, ngài vốn chọn việc nặng nhọc nhất, là kéo cưa, (x. HT. 178, 180), và việc khiêm hạ nhất, là dọn rửa nhà vệ sinh thì ngài tự dành công tác ấy cho mình cho đến những ngày cuối đời mới thôi (x. HT. 191). Còn các công việc khác theo phiên như giúp bàn, giúp bếp thì ngài vẫn thi hành đều đặn (x. HT. 190).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 101100 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

thế cái nhà cháy năm kia, rồi làm nhà bếp, nhà lẫm v.v... Ôi! Còn biết bao khốn nạn, khốn nạn vì không tiền!”.

Số 69 (HT 178) Trích thư ngày 7-6-1922“ ... Xin Thánh Tâm Chúa Giêsu(122) phù hộ, an ủi mẹ, ban

cho mẹ sự bằng an khóai lạc luôn. Con không phải nói con mạnh khỏe nữa vì mẹ đã biết. Thiết tưởng con cân không được 50 ký, song chắc con mạnh bằng hai, ba người Thổ Nhĩ Kỳ! Mẹ có biết hằng ngày con làm nghề chi không? Con làm một bác thợ cưa. Cưa thì con nghe mạnh và lợi thời giờ lắm. Độ này chúng con cắt mè (vừng), món đồ ăn đầu vị của chúng con(123). Lúa thì được 1.500 thùng, cám ơn Chúa quá...”

Số 70 (HT 179) Trích thư 8-7-1922 “... Thăm mẹ rất đáng kính! Ôi chao, con đã lo ra, thay vì

viết: Thăm mẹ rất dấu yêu, thì con lại viết: Thăm mẹ rất đáng kính, mặc lòng con không sửa lại nữa, để mẹ cũng được gọi là “Bà rất đáng kính” ít là một lần chớ. Vậy kính thăm mẹ, con rất vui sướng nói với mẹ: Trời mưa rồi, hơn tháng nay nắng quá lẽ, lại thêm gió Nam thổi như đốt, mấy cây chè của con chết khát cả... nay mới sống lại, cám ơn Chúa. Con sợ nhất là

122. Cha Tổ Phụ có lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu (x. HT. 144,178). Ngài cũng đã đặt tượng Thánh Tâm giữa sân trong đan viện như là trung tâm quy tụ tất cả, và đã lập ra thói lệ “Tôn Vương” hằng năm, để xin Thánh Tâm Chúa ngự trị trong gia đình đan viện và trong mỗi tâm hồn, thánh hóa mọi người trong nguồn mạch ân sủng và yêu thương.

123. x. (DN37/3).

cho mấy cây chè con mới trồng, vì là tương lai nhà dòng, con hy vọng chúng con sẽ nhờ nó mà sống. Nếu Chúa muốn chúng con sẽ làm trà tầu, đặt tên là “Trà Đức Bà Việt Nam”. Chừng vài năm nữa hái được. Tất nhiên con sẽ gửi cho mẹ dùng thử, song muốn biết ngon dở thế nào thì phải tìm mấy người phản đối nhà dòng cho họ nếm thử thì mới biết được, chớ hỏi mẹ tất nhiên mẹ nói: Trà nhà dòng ngon nhất hạng(124). Xin mẹ đừng quên cầu cho chúng con. Nhất là cầu riêng cho con, vì con vừa làm Bề trên, làm cha nhà tập, vừa làm đốc công xây nhà, lại còn làm cha sở(125), mà con thì không có tư cách gì về các việc ấy. Con yêu dấu của mẹ”.

Số 71 (HT 179-180) Trích thư ngày 15-8-1922“... Con xin mừng lễ bổn mạng mẹ, chúc mẹ một lễ sốt

sắng, thánh thiện, lẽ ra con phải chúc mẹ một tháng trước, song tại con lo ra vì hằng suy đến Đức Mẹ mỗi ngày, mỗi năm không biết mừng bao nhiêu lễ Đức Mẹ, nên khó nhớ riêng ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời là bổn mạng những người tên thánh là Maria. Nếu mẹ nhận tên thánh là Françoise, Louise, thì con đỡ quên hơn, vì các thánh ấy mỗi năm chỉ có một lễ, chứ như lễ Đức Mẹ thì hằng ngày hằng có. Con nói vậy để chữa mình vì con mừng

124. Ý định của Cha Tổ Phụ cũng đã được thực hiện, vì sau này đan viện cũng đã thực hành kỹ nghệ chế biến trà để bán, cũng như làm thuốc lá v.v...

125. Một lần nữa, Cha Tổ Phụ cho thấy ngài phải kiêm rất nhiều việc, trong đó có chức vụ “Cha sở” coi sóc họ đạo Phước Sơn, cách nhà dòng độ 3km (x.HT. 176;189). Thời gian sau cha đã đặt cha Placidô Trạch thay ngài coi họ Phước Sơn trong nhiều năm (x. HT. 190).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 103102 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

lễ mẹ muộn quá. Song ít là mẹ biết rằng con nhớ đến hằng suy đến mẹ, và cầu cho mẹ nhiều trong ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời là đủ. Sáng nay cọp hắn cũng muốn ăn mừng lễ, dám bắt của chúng con một chú bò con cách vài thước ngay đằng sau nhà... Các thầy lành mạnh cả rồi, song còn hai thầy còn ở bệnh viện Huế. Phần con, Henri yêu quý của mẹ thì cứ mạnh luôn, hổ ngươi quá đi! Tuần rồi đi chở vôi, con đã chèo luôn 12 tiếng đồng hồ mà không đến nỗi mệt quá. Xin mẹ cầu cho con đừng làm hư phí thời giờ Chúa nhân lành ban cho(126). Con hằng kết hiệp mật thiết với mẹ trong sự kính mến Chúa Giêsu...”.

Số 72 (HT 180) Trích thư ngày 26-8-1922“ ... Con được tin mẹ lại đau mắt, thế là thêm một Thánh

Giá, một đau khổ. Song đau khổ đời này thì thoát đau khổ đời sau. Mẹ đừng buồn, hãy để Chúa làm việc Chúa(127). Người thương mẹ, Người làm chi cho mẹ thì Người biết. Con nói với mẹ thế mà con cũng nói với con như vậy, vì ở đây cũng không thiếu Thánh Giá. Ta muốn lên trời mà không phải chết(128).

126. Cha Tổ Phụ quý trọng thời giờ như ân huệ Chúa ban (DN. 35, 52,115, 147).127. “Để Chúa làm Việc Chúa”, Thánh Irénée đã có một lời khuyên tuyệt vời:

“Hãy dâng lên Chúa một tấm lòng mềm mỏng dễ uốn nắn. Đặc tính của lòng nhân lành Thiên Chúa là tác động, và bản tính con người là cần phải được tác động. Nếu người phó thác trọn mình người cho Ngài, nghĩa là có lòng tín thác nơi Ngài và ngoan ngoãn tiếp nhận, thì Ngài sẽ làm cho người trở thành một kiệt tác của Ngài” (Chống lạc giáo IV,39, 2).

128. Thánh Têrêxa Avila nói: “Tôi muốn thấy Chúa, và để thấy Ngài, cần phải chết đi (Tự Thuật 1).

Chúa cũng muốn cho ta thế đó, song tại Adong Eva muốn vượt khỏi quyền Chúa mà ăn trái cấm, nên bây giờ ta phải đền trái cấm đó. Phải chết thì mới biết ta là không, Chúa là mọi sự(129). Song Chúa là Cha tốt lành, ta đừng sợ”.

Số 73 (HT 180-181) Trích thư ngày 13-9-1922“... Con lại đau chân, bị ghẻ hờm, vì phải một dấu nhẹ rồi

bỏ liều không làm thuốc. Đi rừng bằng chân không thì hay bị dấu trầy da chảy máu chút chút, nếu cứ làm thuốc những vết ấy thì sao cho cùng, nên con bỏ liều, có chỗ lành ngay, có chỗ thành ghẻ hờm(130), thế là con lại được nghỉ. Nói: Con tiếc vì không được đi làm thì nói quá, có lẽ tính biếng nhác của con nó được nhờ chăng. Mặc dầu, con muốn lành mau, kẻo Đức cha sắp đến thăm...”.

129. Các thánh luôn ý thức về sự hư không của mình trước mặt Chúa. Thánh nữ Tiến sĩ Catharina Sienna, cũng như thánh nữ Elizabeth Chúa Ba Ngôi, quen dùng kiểu nói: “Đấng Hằng Hữu nói với Hư Không”. Qua cái chết, con người nghiệm được điều đó một cách thiết thực nhất.

130. Vào thời kỳ chưa có các loại trụ sinh như Pénicilline, chứng ghẻ hờm có thể phát sinh từ một vết thương nhỏ nếu không chữa trị kịp thời.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 105104 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 74 (HT 181) Trích thư ngày 02-10-1922“... Hôm nay lễ kính các thánh Thiên Thần Hộ Thủ(131), con

xin chào kính thánh Thiên Thần Hộ Thủ của mẹ, xin Người gìn giữ mẹ luôn, Con cứ đau chân không làm vườn được, phải làm việc trong nhà, quấn chỉ giúp thầy dệt vải. Đó là một nghề để nhớ mình trước mặt Chúa, một nghề không khó, vừa làm vừa nguyện gẫm được(132), có khi hơn ở nhà thờ, vì nguyện gẫm ở

131. Cha Tổ Phụ vốn có lòng tôn kính các thánh Thiên Thần Hộ Thủ (x. HT. 136,154,181). Trong các lời chuyển cầu, sau khi hát kinh Tôn thờ Thánh Thể giữa giờ lao động, có câu “Lạy các thánh Thiên Thần Bản Mệnh!” - Sancti angeli custodes nostri (x. DN 18,2).

132. Ngài cố gắng tạo những ngành nghề thuận lợi cho đời sống hồi tâm trong Đan viện. Truyền thống Đan tu từ xưa vốn đã chọn các nghề thuận tiện cho việc hồi tâm cầu nguyện như thủ công nghiệp (đan lát...), nông nghiệp v. v... Trong khi lao động, các đan sĩ thì thầm những lời Thánh vịnh như: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con (Tv 69/1) (Theo chứng từ của J.Cassien); hoặc Lời Kinh Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, xin thương xót con là kẻ có tội” (Theo Truyền thống các Đan sĩ Đông phương).

Cha Tổ Phụ, để giúp đời sống cầu nguyện của anh em, đã lập ra thói quen, sau độ một giờ lao động, các đan sĩ hướng về Nhà Nguyện, hát ba lần lời Kinh Tôn thờ Thánh Thể: “Adoremus in aeternum sanctissimum sacramentum”. Tiếp đó là các lời khẩn cầu:

- Thánh Tâm Chúa Giêsu- Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ Maria- Thánh Giuse Đấng bầu chữa chúng con- Các Thánh Thiên Thần Hộ Thủ- Thánh Phụ Biển Đức- Thánh Phụ Bênađô- Các Thánh Tử đạo Việt Nam- Thánh Phancicô Xavier- Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu (x. HT. 191; Thói lệ Đoạn VII số.62).

nhà thờ lúc hai giờ khuya, thì phải luôn luôn ý tứ, kẻo ngủ. Thợ nề đang lợp nhà cơm, dài 20 thước, rộng 8 thước. Khi làm nhà ấy xong mà trả công thợ thì chúng con hết nghiệp. Cha quản lý thấy sạch hết két thì lo lắng, cha Bề trên trường An ninh cho chúng con vay 200 đồng rồi, mặc lòng, trông cậy Chúa. Xin mẹ cầu cho chúng con một kinh riêng cùng Thánh cả Giuse(133). Xin mẹ hằng năng nhớ đến Chúa hơn....”

Số 75 (HT 182-183) Trích thư ngày 13-11-1922“... Mới đây con cho các thầy bỏ vé: Khi khấn rồi có muốn

nói chuyện một tuần nửa giờ hoặc giữ miệng làm thinh nhặt, dầu lễ Phục Sinh cũng không được nói. Kết quả là 14 phiếu xin giữ nhặt, còn 7 phiếu xin nói chuyện mỗi tuần nửa giờ. Nếu con tỏ ý trước: con muốn làm thinh hẳn, thì chắc mọi người bỏ vé theo ý con, song vì con không ngỏ ý chi hết, nên còn 7 thầy ưng nói. Mặc lòng, đã được hai phần ba muốn giữ miệng nhặt, là dấu họ không sợ giữ miệng cho lắm. Cám ơn Chúa”(134).

133. Cùng chia sẻ niềm tin tưởng chung của Dân Chúa, khi gặp cảnh ngặt nghèo, Cha Tổ Phụ cũng kêu cầu Thánh cả Giuse, gia trưởng của Thánh Gia Thất và là Đấng phù trợ cho Hội dòng Thánh Gia. Đương nhiên, Cha Thánh Giuse cùng với Đức Mẹ trợ giúp ta, và nêu gương mẫu cho ta trong đời sống thiêng liêng, kết hiệp với Chúa. (x. DN.107)

134. Về sự làm thinh nín lặng, (x. DN 82)- Về diễn biến trong việc giữ thinh lặng có thể ghi nhận như sau:+ Vào thời gian đầu, kể từ khi khởi sự giữ luật 1-11-1918 (x. HT. 182), theo

thư ngài viết vào năm 1919 (x. HT. 129): Mỗi ngày nói chuyện một lần sau lót lòng, Chúa nhật hai lần sau cơm trưa và chiều tối lễ trọng ba lần.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 107106 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 76 (HT 183) Trích thư ngày 27-11-1922“Con xin mừng tuổi mới mẹ. Xin Chúa nhậm lời mẹ cầu

xin, ban cho mẹ được lấy Người làm mọi sự vui mừng cho mẹ. Xin mẹ cũng cầu nguyện ơn ấy cho con và cho mấy thầy dòng của con nữa.

Công việc nhà dòng xuôi thuận cả. Quan Khâm Sứ mới cho chúng con 300 đồng, thưởng công khai phá rừng rú, đất hoang(135). Chúng con được số tiền ấy chính ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền Thánh 21-11, nên chắc là quà Đức Mẹ ban. Mà vừa khéo, chúng con đang mắc nợ không biết tính vào đâu: nợ cố Bề trên chủng viện An ninh 200 đồng và một người Việt

+ Vào thượng tuần tháng 11-1922, cha thăm dò ý anh em, cho bỏ vé nên giữ luật làm thinh nhặt, hay có nửa giờ nói chuyện sau cơm tối ngày Chúa nhật và lễ trọng. Kết quả: trên tổng số 21 thì 14 phiếu xin giữ thinh lặng trọn vẹn, và 7 phiếu đề nghị dung hòa như trên. Giải quyết vấn đề, cha cho áp dụng cả hai:

- Anh em Tập không nói chuyện nữa.- Còn anh em Thử thì được nói chuyện mối tuần nửa giờ sau cơm tối. Ngài

hỏi vào thời điểm này là có ý dự liệu cho thời gian “khi khấn rồi” (Như nói trong thư ngày 13-11 -1922. x . HT. 182, tức là 21 -3-1923).

+ Thế nhưng, trong Hiến pháp I, số 99 lại quy định: “Các anh em Thỉnh sinh, Tập sinh và Khấn tạm được nói chuyện từ sau cơm tối đến giờ họp chung trong các ngày Chúa nhật và lễ trọng, còn anh em Khấn trọn không nói chuyện để giải trí”.

+ Sau khi khấn 3-1923, cha lại thăm dò một lần nữa về vấn đề này, thì kết quả ngược lại, số người đề nghị dung hòa, nói chuyện nửa giờ sau cơm tối các ngày Chúa nhật và lễ trọng lại đông hơn. Từ đó, các ngày Chúa nhật, lễ trọng được nói chuyện nửa giờ sau cơm tối, trừ trót mùa Chay thì không. (x. HP.II, 185; HP II, 139-141).

135 Chính quyền hồi đó cổ võ việc khai khẩn đất hoang, nên đã thưởng cho Dòng mới số tiền 300 đồng về công khai phá rừng rú. Tất cả đất thuộc quyền sở hữu của dòng đã được cụ Nguyễn Hữu Bài dâng tặng, theo lời yêu cầu của Đức cha Lý. Đó là vùng rừng chồi Phước Sơn chưa được khái phá (x. HT. 104; DN (33)).

Nam 50 đồng; Thật Đức Mẹ khéo tính quá! Xin mẹ cám ơn Đức Mẹ giúp chúng con. Con tin chắc Đức Mẹ mở lòng Quan Khâm Sứ gửi cho chúng con đó (...).

Con hằng hiệp nhất với mẹ trong sự yêu mến Chúa Giêsu và Mẹ Maria”.

Số 77 (HT 183-184) Trích thư ngày 7-1-1923“... Con luôn mạnh khỏe, chân lành rồi, không đau chi nữa.Việc nhà cũng xuôi, song không được trọn vẹn vì mẹ biết:

dưới đất này không chi hoàn hảo. Mấy ngày nay mưa to gió lớn, lạnh queo, vườn tược cây cối úa cả. Một thầy đau phải đi nhà thương, còn mấy thầy ở nhà thì ma quỉ nó quấy phá: hết thầy này đến thầy nọ coi bộ tịch họ buồn thiu, làm con cũng buồn. Vậy phải làm chi? Phải cầu nguyện, phải nhịn nhục, phú dâng mọi sự thuận theo ý Chúa, vì những việc buồn như vậy không lâu: buồn đó rồi hết đó. Song có điều khác là thầy nầy vừa vui thầy kia lại buồn, thành ra con lại sinh ái ngại. Ôi, chớ chi con được làm một thầy nhà tập rốt hết thì khỏi phải lo về việc ai cả. Con nói vậy để xin mẹ cầu nguyện cho con và cho các thầy dòng hết thảy, vì cả nhà dòng hèn mọn con đây chỉ nội một tuần cũng đủ tan nát hết mà con không thể chống đỡ lại được cách nào, có khi con lại càng làm hư mau hơn. Nếu công việc xuôi thuận thì rõ không phải tại con, song tại Chúa. Càng ngày con càng thấy rõ sự ấy. Cám ơn Chúa(136).

136. Cha Tổ Phụ luôn biết tương đối hóa mọi sự xảy ra, vui buồn đắp đổi. Tuy

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 109108 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Còn chuyện chi nữa? À, con đã khởi sự bán bánh sửa tại Huế. Nếu bán chạy thì chúng con kiếm được tiền độ thân theo cảnh dân nghèo...”.

C/ THƯ GỞI CHA RADELET

Số 78 (HT 194-195) Trích thư gởi cha Radelet, ngày 1-8-1924“... Lạy Cha, mấy người Cha muốn cho vào dòng, thì con

rất vui lòng nhận, vì chúng con không bao giờ kể là đông quá. Con lại ước ao giảng cho khắp đất Việt nghe mấy lời Thánh Tổ Bênađô rằng: sung sướng thì cheo leo cho đức khiết tịnh, lắm của thì dễ mất đức khiêm nhường, nhiều công việc thì bớt lòng sốt sắng(137), nói nhiều dễ lỗi đức thật thà(138), giữa thế gian điên đảo khó giữ lòng kính mến, vậy anh em hãy tránh khỏi Babylon, hãy lo cho linh hồn mình được rỗi”, và con xin thêm

nhiên trước những điều có thể làm cho buồn thảm, thì ngài dạy phải cầu nguyện, phải nhịn nhục và phải dâng mọi sự thuận theo Ý Chúa. Chính sự khiêm nhường càng làm cho cha thêm lòng cậy trông vào sự phù trợ hữu hiệu của ơn Chúa

137. Thánh phụ Bênađô viết cho Đức Giáo hoàng Eugenio III, những lời mạnh mẽ sau đây: “Nếu tất cả những lo toan đáng chúc dữ ấy còn tiếp tục chi phối Đức Thánh cha, chắc chắn chúng sẽ dẫn ngài đến tình trạng hoàn tòan bị chiếm đoạt và không còn dành để cho bản thân tí gì nữa. Lúc đó, ngài sẽ bị kiệt sức vì một công việc vô nghĩa, chỉ tổ làm trí xao xuyến, lòng hao mòn và mất đi ân phúc. Hoa quả của các công việc như thế có thể coi như là những màng lưới nhện giăng trên vách mà thôi!”…

138. Tu luật, ch. 7 bậc thứ 9.Di ngôn Đan tu ghi lời các Thánh Tổ Isaac Ninive: ‘’Hãy biết rằng, tất cả những

ai bô bô lắm lời, dẫu họ nói những điều đáng thán phục, thì bên trong, họ chỉ là rỗng tuếch”.

rằng: Hãy lo cho kẻ ngoại được rỗi nữa! Con thêm mấy lời đó vì mục đích chúng con ở đây là đem phần rỗi cho các linh hồn(139). Hằng ngày chúng con lần hạt 3 chuỗi cầu nguyện cho kẻ ngọai(140). Các kinh chúng con đọc, các việc chúng con làm, đau khổ chúng con chịu, đều dâng lên trước tòa Chúa quy về mục đích ấy cả. Mỗi ngày có một thầy trong chúng con chầu Mình Thánh Chúa một giờ, đi đàng Thánh giá một lần, và đánh tội, vừa đánh vừa đọc kinh Miserere, cầu cho kẻ ngoại. Lại hằng tháng các ngày 15, chúng con dâng một lễ Misa, xem lễ và rước lễ cầu cho Viễn Đông trở lại...”(141).

139. Thông điệp “Sứ mệnh Đấng cứu Thế” (1990) Số 69. - Đức Gioan Phaolô II: “Tiếp theo Công đồng, cha kêu mời các Dòng Chiêm Niệm lập các cộng đoàn tại các Giáo hội trẻ. Như thế, ở giữa những người ngoài Kitô giáo, họ sẽ là “Một chứng tá tuyệt diệu cho tình thương và quyền linh của Thiên Chúa và sự kết hiệp với Đức Kitô” (Truyền giáo số 40).

“Sự hiện diện đó sẽ tác động tốt khắp nơi trong xã hội ngoài Kitô giáo, đặc biệt trong các vùng mà các tôn giáo đề cao đời sống Chiêm Niệm, vì lý do tu đức và tìm kiếm Đấng Tuyệt đối. Và trong số 91, Đức Thánh cha nói tiếp: “Khi tiếp xúc với các đại diện của những truyền thống tâm linh ngoài Kitô giáo, nhất là tại vùng Á châu, cha tin rằng tương lai của việc truyền giáo tùy thuộc một phần lớn ở sự Chiêm Niệm”.

140. x. DN. 81.141. Lòng nhiệt thành cứu các linh hồn, là điều đặc biệt của những người sống

mật thiết với Chúa. Di ngôn Đan tu ghi về thánh Pakôm như sau: “Ngài đầy tràn lòng từ bi và yêu thương các linh hồn; và thường khi ngài thấy người ta không nhận biết Thiên Chúa sáng tạo nên họ, thì ngài ẩn đi mà khóc ròng rã, khát mong làm sao mà cứu họ tất cả. Và thực vậy Cha thánh Pakôm chúng tôi hồi còn sinh sống với chúng tôi, đã không ngớt cầu nguyện đêm ngày cho phần rỗi các linh hồn và tòan thế giới. Đó là điều mà các vị thánh kế tiếp ngài cũng đã làm như thế”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 111110 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

KINH CẦU CHO CÁC ĐỒNG BÀO VIỆT NAM CHƯA TIN CHÚA(142)

Lạy Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng, hay thương xót linh hồn kẻ có tội, xin Chúa đoái thương dân nước Việt Nam đang còn ngồi trong bóng tối tăm ngoại giáo, mà đưa về đàng chính lộ cho khắp nước đều thờ một Chúa mà thôi. Ớ Chúa tôi, xin Chúa lắng nghe tiếng máu muôn vàn Đấng Tử vì đạo đã đổ rưới khắp cả nước này hằng kêu đến cùng Chúa. Xin hãy làm cho những giọt máu ấy đặng trở nên hạt giống tốt lành trổ sinh con nhà có đạo cho đâu đó đặng thờ Chúa xum vầy.

Lạy Chúa, thuở Chúa mới Giáng sinh, Chúa đã kêu gọi Ba Vua phương Đông đến thờ lạy Chúa. Lại Chúa cũng đã phán rằng: «Ngày sau sẽ có nhiều kẻ bởi Đông Tây đến nghỉ ngơi cùng thánh Abraham trên nước thiên đàng». Nay nước Việt Nam cũng là một cõi phương Đông đang còn nhiều kẻ chưa nhận biết Đấng Chí Tôn, xin hãy đưa về cùng Chúa, hầu ngày sau đặng nghỉ ngơi trên nước Thiên Đàng, chúc tụng không khen Chúa đời đời kiếp kiếp, Amen.

Lạy Đức Bà Maria là Mẹ riêng dòng chúng con, xin Mẹ nhậm lời chúng con nguyện, việc chúng con làm, mà đưa lên trước Tòa Chúa, xin Chúa chịu lấy mà ban ơn cho dân ngoại giáo nước Nam đặng trở lại đạo Thánh, làm tôi Chúa cùng làm con Đức Mẹ ở đời này, hầu ngày sau đặng về cùng Chúa và Đức Mẹ trên nước Thiên Đàng. Amen.

142. Kinh do Cha Tổ Phụ soạn.

PHẦN THỨ II

TRÍCH DẪN CÁC BẢN HIẾN PHÁP

DO CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN SOẠN THẢO

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 113112 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

DẪN NHẬP IIVỀ CÁC BẢN HIẾN PHÁP

DO CHA TỔ PHỤ SOẠN THẢO

Với khát vọng ôm ấp từ lâu: thực hiện một mô hình “Tu sĩ tông đồ tại Việt Nam theo lý tưởng đan tu”, chắc chắn đã được manh nha trong tâm trí của Cha Tổ Phụ một bản Qui luật thích hợp cho Dòng mới:

Để làm được điều đó: + Ngài sẽ nghiền ngẫm Tu luật Thánh Biển Đức.+ Nghiên cứu kỹ Hiến pháp của Dòng Xitô Nhặt Phép

(Ordo Cisterciencis Strictioris Observantiae: OCSO).+ Đối chiếu với nếp sống và tinh thần con người Việt Nam.+ Và nhất là ngài đã thí nghiệm trong cuộc sống và biện

phân trong ánh sáng thần linh qua việc cầu nguyện.Một khi dự án lập dòng được đem ra thực hiện thì việc

soạn thảo một bản Hiến pháp là một đòi hỏi cấp bách. Đức cha Allys, Giám mục Giáo phận Huế, đã ủy thác cho cha làm việc này.

Bản Hiến pháp của Dòng Trappe (OCSO) là một khung sườn tương đối thích hợp hơn cả, vì nó bao gồm các yếu tố đan

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 115114 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Khi nghiên cứu các bản Hiến pháp do Cha Tổ Phụ soạn thảo, sẽ nhận thấy có rất nhiều điểm được lấy lại từ Hiến pháp của Dòng Trappe. Đó là khung sườn chung cho nếp sống đan tu truyền thống mà thôi.

Tuy nhiên những nét độc đáo được Cha Tổ Phụ thêm vào cũng rất rõ, chỉ cần nêu lên những điểm ngài bỏ đi, sửa lại, hoặc đã thêm vào, sẽ dễ nhận ra. Đó là những thích nghi cần thiết để “Lý tưởng đan tu”, như ngài nói, “trở thành thiết thực cho con người Việt Nam hôm nay” (DN. 1A)

Sau đây là một vài điều chính yếu có thể nêu lên:+ Điều Cha Tổ Phụ đã làm nổi bật trước hết phải kể đó là

những đòi hỏi có tính quyết liệt của một đời thiết tha tìm Chúa và nhiệt tâm phụng sự Ngài.

+ Sự từ bỏ, trong mầu nhiệm tự hủy, để theo chân Chúa Kitô, nên giống Ngài và được kết hợp với Ngài, đòi hỏi phải thực sự nên nghèo khó bên trong và bên ngoài (DN 1A).

- Trong cả hai bản Hiến pháp (HP I, II) Cha Tổ Phụ đã dành một chương riêng cho “Sự nghèo khó của Hội dòng”.

- Đàng khác, tinh thần, hòa đồng và tình gia đình trong cộng đoàn đan tu là một điều được Cha Tổ Phụ đề cao trong cuộc sống và cả trong các qui định của Luật dòng,

+ Cố gắng thích nghi đời đan tu với hoàn cảnh và con người Việt Nam, đã vạch ra cho dòng mới một nếp sống bình dân, đơn sơ, thanh đạm nhưng lành mạnh.

Để làm sáng tỏ đầy đủ tính độc đáo của Cha Tổ Phụ trong cố gắng thích nghi đời sống đan tu, thiết tưởng cần nghiên cứu và đối chiếu các bản Hiến pháp trên đây với các tài liệu đan tu

tu, xuyên qua Tu Luật Thánh Biển Đức và các truyền thống của Dòng Xitô nguyên thủy.

Tuy nhiên, Cha Tổ Phụ tỏ ra dè dặt, vì e rằng việc du nhập mô hình một đan viện Trappe cổ truyền từ châu Âu vào Việt Nam, nếu thiếu thích nghi, sẽ phần nào làm lu mờ chứng từ của đời đan tu trong môi trường sống Việt Nam. Đối với ngài, “Lý tưởng đan tu không phải là chuyện đời xưa, nhưng là một cái gì rất thiết thực” cho con người Việt Nam trong lòng Hội Thánh và xã hội hôm nay (DN. 1A).

Do đó, cần một Luật Sống thực sự thích hợp cho con người và hoàn cảnh Việt Nam. Nhằm mục đích đó. Cha Tổ Phụ, qua việc dày công nghiên cứu và nhiệt tình thí nghiệm, đã soạn thảo ra Hiến pháp như bản Luật Sống làm nền tảng cho dòng mới, được mệnh danh là Dòng Đức Bà Việt Nam.

Bản Hiến pháp đầu tiên (HP. I) có lẽ đã được chép vào khoảng năm 1923, là năm ngài và một số môn đệ đầu tiên tuyên khấn lần đầu trong ơn gọi của dòng mới.

Bản Hiến pháp nguyên thủy này chắc chắn được Cha Tổ Phụ hoàn chỉnh thêm, nhất là từ năm 1929, khi vấn đề nhập Xitô được đặt ra một cách cấp bách. Đó là điều cha cố gắng thực hiện, mãi cho đến ngày cuối đời ngài (HP. II). Đó là bản Hiến pháp (HP. II) đã được hoàn chỉnh để Dòng mới có đủ những yếu tố cần thiết như một Hội dòng sẵn sàng liên kết với Dòng Xitô.

Còn Hiến pháp hiện nay của Hội dòng (HP. III), trong căn bản chính là Hiến pháp do Cha Tổ Phụ đã soạn thảo, nhưng đã được thích nghi theo chiều hướng canh tân của Công đồng Vatican II.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 117116 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

nói chung và Hiến pháp Dòng Trappe nói riêng.Sau đây chỉ là một số trích dẫn có tính tiêu biểu nói lên

quan điểm của Cha Tổ Phụ về một cuộc sống đan tu trung thực trong môi trường Việt Nam.

BẢN VĂN TRÍCH DẪN CÁC BẢN HIẾN PHÁP

DO CHA TỔ PHỤ SOẠN THẢO

Số 79 “Mục đích và bản chất của Hội dòng chúng ta:

I / Mục đích của Dòng này là:1) Cung cấp cho các linh hồn được Chúa mời gọi nên trọn

lành trong nếp sống tu trì này những thuận lợi của đời sống chiêm niệm và sám hối(143).

2) Làm thành một Tu hội các Đan sĩ chuyên lo việc cứu

143. Linh đạo Thánh Biển Đức Xitô đuợc thể hiện trong nếp sống Việt Nam. Theo Dom Le Bail (COLL O.C.R. 1947,110-130 Linh đạo đó hệ tại:

- Việc tìm Chúa cách tha thiết và yêu mến, như là căn bản của đời sống thiêng liêng (TL.58).

- Và thể hiện theo các chỉ thị của Thánh Biển Đức như các Tổ phụ Xitô chúng ta đã hiểu.

Cụ thể được nêu lên:- Tính chất Chiêm Niệm rõ nét hơn của cuộc sống đó, qua việc giữ nội vi và

thinh lặng nhặt hơn.- Tính chất đền tội, do sự đơn sơ và khổ hạnh trong nếp sống.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 119118 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

giúp các người chưa nhận biết Chúa, bằng sự cầu nguyện và hãm mình(144)”. (HP I, 1 và HP II, 1. - x. HP III, 1-2).

II / Sinh hoạt Hội dòng ta dựa trên Tu luật Thánh Biển Đức, theo quy định nguyên thủy của Dòng Xitô, và bản Hiến pháp này”(145). (HP II, 2. – x. HP I, 2 và HP III, 3).

Số 80 “Thánh Phụ Biển Đức khuyên bảo ta chuyên cần cầu nguyện. Do đó, ngoài các giờ thiêng liêng chung, mỗi người nếu được ơn Chúa linh cảm, thúc giục, hãy đi vào cầu nguyện”(146). (HP I, 93).

Số 81 “Hằng ngày mọi người trong dòng chúng ta nguyện trọn một tràng chuỗi Mân Côi để cầu cho lương dân trở lại”(147) (HP I, 97. - x. HP I,182).

144. Ý hướng tông đồ truyền giáo ẩn kín qua cầu nguyện và hy sinh cũng là một yếu tố quan trọng trong động lực của cuộc sống Xitô Thánh Gia (x. DN. 78).

145. Với những số đầu này của Hiến pháp, Cha Tổ Phụ xác định mục đích và tôn chỉ của đời sống Đan tu Chiêm Niệm trong Hội Dòng Xitô Thánh Gia.

Đáng lưu ý: Trong HP.I, ngài chỉ viết: “Dựa trên Tu luật Thánh Biển Đức theo bản HP này (HP. I, 2). Khi soạn thảo lại HP II để nhập dòng Xitô, ngài thêm: “Theo qui định nguyên thủy của dòng Xitô” (HP II, 2). Sau Công đồng Vat. II, Tổng hội đặc biệt đã bổ túc: Theo tinh thần Đấng sáng lập HD” (HP III, 3).

146. Cha Tổ Phụ đã thêm số Hiến pháp này trích từ Tu luật nhằm khích lệ các Đan sĩ chuyên chăm cầu nguyện (x. Tu luật 4,20,52).

147. Đây là điểm Cha Tổ Phụ cố ý thêm vào, khác với Hiến pháp và thực hành trong Dòng Xitô Nhặt Phép (OCSO). Điều này vẫn giữ trong bản HP II số 182 và được thích nghi. Lòng tôn sùng Đức Mẹ dưới hình thức lần chuỗi Mân Côi, còn được chứng tỏ qua “bộ chuỗi hột rất to” gắn liền với bộ áo dòng trong thời gian đầu (x. HT. 139). Giáo luật mới (1983) sau Vat. II cũng đã kể ra: Kinh Mân Côi như là một thực hành thường ngày của Tu sĩ nói chung (GL 246.3; 663,4). Đáng lưu ý nữa là ý chỉ cầu cho lương dân được Cha Tổ Phụ nêu lên.

Số 82 “Không có gì giúp giữ Luật dòng bằng sự thinh lặng(148). Nhưng, để đừng ai buồn chán trong Nhà Chúa, chúng ta được nói chuyện nửa giờ từ sau cơm tối đến giờ Kinh kết vào các ngày Chúa nhật và Lễ trọng, trừ Mùa Chay thì không”(149). (HP II, 185. - x. HP I,140).

Số 83 “Lời Khấn Vĩnh Cư buộc ta kiên vững cho đến chết, không những trong Dòng, trong Hội dòng mà còn trong chính Đan viện, nơi chúng ta đã khấn”(150). (HP II, 113).

Số 84 “Lời Khấn cải tiến đòi hỏi ta cố gắng diệt trừ nết xấu, thủ đắc các nhân đức, không phải bằng bất cứ cách nào, nhưng

148. Tu luật, ch.42.Di ngôn Đan tu ghi lại lời của Thánh Tổ Ammonas, môn đệ của thánh tổ Antôn,

như sau: “Đây, tôi muốn nói lên hiệu lực của sự thinh lặng: nó điều trị bao chứng tật, nó làm hài lòng Chúa biết mấy. Nhờ thinh lặng mà các thánh nhân được tăng trưởng, cũng nhờ đó mà quyền năng của Chúa ở lại trong các ngài; và các ngài được nhận biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa, cũng là nhờ sự thinh lặng”.

149. Cha Tổ Phụ là người rất thực tế, đã biết thích nghi nhu cầu đời sống chung với bầu khí chiêm niệm trong việc giữ thinh lặng. Ngài đã không theo kiểu Dòng Trappe (HP OCSO, số 95). Ngài đã thí nghiệm và lắng nghe anh em trong vấn đề này.(x. HT. 129, 182). Tuy nhiên, khi soạn thảo bản (HP I, 99) ngài coi đó như là nhu cầu cần thông cảm cho các anh em trẻ mà thôi: “Các anh em thỉnh sinh, tập sinh và khấn tạm được nói chuyện từ sau cơm tối đến giờ họp chung trong các ngày Chúa nhật và lễ trọng còn anh em khấn trọn đời không nói chuyện để giải trí”. Nhưng ngài đã dung hòa có giờ giải trí cho cả Cộng đoàn khi soạn thảo lại HP (HPII,185 và HP III, 140).

150. Trong HP I, Cha Tổ Phụ kể ra các lời khấn theo bản văn của Tu luật “Nghĩa là Vĩnh Cư, Cải Tiến và Vâng Lời”. (HP I, 62; x. TL. 58). Trái lại trong HP II cả năm lời khấn được trình bày cách khái quát, nhưng rất ý nghĩa, (HP II, 113-117; x HP III, 93, 105). Về lời khấn Vĩnh Cư, không những ngài nêu lên tính quyết liệt, mà còn nhấn mạnh sự gắn bó cụ thể với Cộng đoàn nơi mình tuyên khấn.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 121120 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

là bằng việc tuân giữ Tu luật và Hiến pháp”(151). (HP II, 114).Số 85 “Do khấn vâng phục mà tu sĩ vâng lời Bề trên khi

ngài chiếu theo Tu luật và Hiến pháp mà truyền dạy trực tiếp, rõ ràng hay gián tiếp, mặc nhiên. Và nếu ngài truyền dạy nhân danh Đức Vâng lời, nhân danh Đức Kitô hay cách nào như vậy, thì buộc nặng. Còn ngoài ra, nếu không tuân thì mắc lỗi nhẹ”(152) (HP II, 115).

Số 86 “Khấn trọng thể giữ nghèo khó, tu sĩ từ bỏ quyền sở hữu mọi của cải trị giá ra tiền được, cũng như quyền sử dụng và tự ý định đoạt. Họ không có của cải gì riêng, cũng không có quyền chiếm hữu”(153). (HP II, 116).

Số 87 “Lời khấn khiết tịnh buộc nhặt giữ Luật độc thân và cấm tất cả những gì nghịch cùng đức khiết tịnh”(154). (HP II, 117).Số 88 “Tất cả và từng người, bề trên cũng như anh em, không những cần phải trung thành và trọn vẹn giữ các điều đã

151. Lời khấn cải quá tự tân, “cải tiến”, mà có người gọi một cách cụ thể là “khấn sửa tính đổi nết”, cần được thể hiện trong đời sống thực tế, dựa theo Luật dòng và Hiến pháp, chứ không phải một cách mơ hồ. Điều này rất hợp với truyền thống, vốn hiểu: Lời khấn này được thực hiện qua sự hòa mình hiệp thông ngày càng trọn vẹn vào nếp sống Đan tu.

152. Lời khấn Vâng phục cũng được xác định một cách bao quát, nhưng đồng thời với những phạm vi rất rõ ràng.

153. Lời khấn nghèo khó được Cha Tổ Phụ nêu lên với các yếu tố căn bản là sở hữu và xử dụng của cải. Tuy nhiên: Ngài còn nhấn mạnh nhiều lần nhiều cách về sự nghèo khó thực sự, và tinh thần nghèo khó người Đan sĩ Thánh Gia phải có. (DN (95)).

154. Lời khấn khiết tịnh cũng được tóm gọn trong các yếu tố chính. Cha Tổ Phụ luôn cảnh giác để giữ tâm hồn trong sáng cần thiết cho đời sống chiêm niệm.

khấn, nhưng cần phải thể hiện cuộc sống theo mẫu mực của Tu luật, Hiến pháp và các thói lệ riêng của dòng chúng ta, và nhờ đó vươn tới sự trọn lành của ơn gọi chúng ta”(155). (HP II, 155. - x. HP II, 114).

Số 89 “Hằng ngày Tu luật được đọc và giải thích trong giờ Hội chung. Mỗi năm hai kỳ: sau tuần bát nhật lễ Giáng sinh và lễ Mình Thánh Chúa, phải đọc chung bản Hiến pháp này và các sắc chỉ của Tòa Thánh buộc đọc nơi chung”(156). (HP II, 156).

Số 90 “Tất cả các tu sĩ, kể cả các tập sinh phải có tòan bản Tu luật và Hiến pháp”(157). (HP II.156. - x. HP III, 173).

Số 91 “Khi cần diễn tả điều gì, tu sĩ làm hiệu, nếu không hiểu thì nói vắn tắt đôi lời, nhỏ nhẹ vừa cho người kia nghe được”(158) (HP II, 185 và HP I, 100).

155. Số Hiến pháp này triển khai nội dung của Hiến chương Đức Aí số 1 của Dòng Xitô Cha tổ Phụ muốn: Bề trên cũng như anh em, cùng chia sẻ một đời sống, cùng nhau vươn tới sự trọn lành một cách cụ thể, qua việc thực hành Luật dòng, Hiến pháp và Thói lệ của Hội dòng. Đó là những điều Giáo luật nhắc nhở và nhấn mạnh (x. GL 578 và 587). Điều này được lấy lại trong HP,III,174.

156. Từ thời Cha Tổ Phụ, thói quen đọc và giải thích Tu luật mỗi ngày vẫn được thực hiện trong Hội dòng. Còn việc đọc lại Hiến pháp và các văn kiện khác của Hội thánh được qui định lại ít là một lần trong năm (HP III, 173).

157. Cha Tổ Phụ nhấn mạnh về sự quan trọng của Tu luật và Hiến pháp (HP II, 114, 155, 156, 157), đặt một nền vững chắc cho con cái ngài để sống đời Đan tu chân chính. Nhờ đó đạt tới mục đích của ơn gọi thánh hiến chiêm niệm, tránh được các nguy cơ chủ quan và tùy tiện làm lệch hướng.

158. Cha Tổ Phụ không tiếp nhận thực hành của Dòng Xitô nhặt phép: Trao đổi với nhau bằng cả một hệ thống dấu hiệu; điều đó quả là phiền toái, và đôi khi giả tạo. Trái lại, một cách tự nhiên hơn. Ngài đề nghị nói vắn và nhỏ nhẹ khi cần thiết. Theo truyền thống trong Đan Viện còn có những chỗ dành riêng gọi là

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 123122 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 92 “Lao động chân tay là cốt yếu của đời sống hãm mình. Bởi đó hễ mạnh khỏe dù ở chức vụ nào, ai cũng phải tham gia, trừ phi vì lý do xác đáng và đặc biệt mới được chuẩn chước”(159) (HP I, 105 và HP II, 188).

Số 93 “Cấm nhặt cách công nhiên dùng rượu vang, rượu mạnh và thuốc lá, trong hay ngoài bữa ăn, ở nhà hay khi ra ngoài, ngày thường hay ngày lễ đều cấm’’(160). (HP II, 200; x. HP I, 125; HP III, 135, 1).

Số 94 “Không ai được vào phòng anh em khi không có phép Bề trên, trừ trường hợp cần cứu giúp”(161). (HP I, 131 và HP II, 215).

Số 95 “Các người nghèo lo liệu cho cha mẹ lâm bệnh thế nào, thì chúng ta cũng lo cho anh em đau ốm như vậy, theo tinh thần của Tu luật Thánh Biển Đức. Cần phải có y tá mẫn cán và tận tình phục vụ bệnh nhân như phục vụ chính Chúa Kitô. Bề trên phải hết sức lo sao đừng để xảy ra sơ suất. Còn anh em đau yếu hãy biết rằng: anh em phục vụ mình để Chúa Kitô được vinh danh. Do đó không đòi hỏi này nọ, gây phiền hà cho

“phòng nói” (locutorium).159. Đây cũng là một số Hiến pháp được Cha Tổ Phụ thêm vào và quảng diễn,

ngài thấy “lao động chân tay” là một yếu tố quan trọng trong đời Đan tu Thánh Gia.160. Với số Hiến pháp này, Cha Tổ Phụ nói lên cách mạnh mẽ sự không thích

hợp của những thứ đó trong đời Đan tu.161. Với qui định này Cha Tổ Phụ muốn các Đan sĩ tránh được nhiều bất lợi,

nhất là nhờ đó giữ được tinh thần kỷ luật, trang nghiêm và bầu khí cầu nguyện. Trong bản kê khai “các lỗi”, điều này cũng như việc “lục soát hộc” đồ vật của anh em, được kể vào các lỗi nặng.

người giúp mình (Tu luật 36).Cũng nên nhớ rằng: mình đã khấn giữ nghèo khó, bởi đó

không tham muốn hay đòi hỏi những gì mà bệnh nhân nghèo không có”(162). (HP I, 137, 138, 139. HP II, 223, 224, 225).

Số 96 “Trường hợp anh em đau ốm, Bề trên không được gửi về điều dưỡng tại gia đình hay nhà bạn hữu, nhưng nếu cần, thì gửi đi bệnh viện công trong vùng. Khi đã có phần thuyên giảm, hoặc bác sĩ đã chê, thì liệu đưa về nhà”(163). (HP II, 227).

Số 97 “Trong trường hợp có anh em nào qua đời ngoài Đan viện, thì Bề trên hãy liệu sớm muộn đem hài cốt về, để anh em sống yêu nhau thì chết cũng chẳng lìa nhau”(164). (HP II, 229).

Số 98 “Từ lúc anh em tắt thở đến khi an táng, suốt ngày đêm, cộng đoàn không ngừng cầu nguyện cho người quá cố, luôn có người trực bên cạnh và có chưng đèn. Các linh mục

162. Số HP này ghi lại chỉ thị của Tu luật Thánh Biển đức (TL 36). Tuy nhiên ở đây Cha Tổ Phụ nêu lên tiêu chuẩn “người nghèo”. Đó là điều ngài còn nói đến trong nhiều nơi khác. (HP I, 137, 139, 156; HP II, 223, 225, 227, 251, 263, 168, 170; HP III, 99, 152).

163. Số Hiến pháp này được Cha Tổ phụ thêm vào khi soạn thảo HP II. Đây là những chỉ thị rất thực tế, mà chắc hẳn khi thêm vào bản Hiến pháp, Cha Tổ Phụ muốn con cái ngài tránh được nhiều điều bấi lợi và đồng thời thể hiện được tình gắn bó với Cộng đoàn, là gia đình đích thực”(Đức ái Hoàn Hảo, 15). Theo tinh thần của Nazareth, tình gia đình được Cha Tổ Phụ rất nhấn mạnh trong sinh hoạt Cộng đoàn Đan tu Thánh Gia. Chắc hẳn đó cũng là mội lý do ngài đã chọn cho Hội dòng danh hiệu này.

164. Đây là “nghĩa tử nghĩa tận”, nói lên mối tình gắn bó yêu thương giữa anh em với nhau. Với điều này, ngài cũng đã đi sâu vào cảm quan của người Việt Nam (x.HP III, 167).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 125124 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

thuộc nhà ấy dâng lễ chỉ cho người quá cố. Cộng đoàn cử hành thần vụ cầu hồn và thánh lễ an táng. Ngoài ra, phải gởi thiệp báo cho các đan viện trong tòan dòng để mọi người cầu nguyện cho người anh em đã qua đời”. (HP II, 230 và HP III, 162. US OCSO 449).

Còn nghĩa vụ tiếp đó được qui định như sau (x. US OCSO 503).

1. Đọc lời nguyện cầu cho người quá cố, đủ 30 ngày, trong các thánh lễ khi không có trở ngại.2. Các linh mục trong cộng đoàn dâng ba lễ.3. Tất cả ngắm đàng Thánh Giá 9 lần (quy định của Cha Tổ Phụ)(165)

4. Suốt 30 ngày, tại nhà cơm, khẩu phần của người quá cố được dọn ra, và sau đó dành cho người nghèo.

Số 99 “Khi phải xuất hành, tu sĩ hãy nhớ mình đã chọn bậc nông phu nghèo khó vì lòng mến Chúa Kitô, vì thế, hãy giữ cung cách của những kẻ hèn mọn, và đối với mọi người, phải hết sức trang nghiêm và khiêm cung”(166). (HP II, 251).

165. Trong những bổn phận đối với các anh em đã qua đời, Cha Tổ Phụ đã đem vào “việc ngắm Đàng Thánh Giá” (HP II 231, 3;232; 234; 239, 3) thay vào việc đọc tòan bộ Thánh vịnh hoặc mấy chục kinh “Lạy Cha”, hoặc TV 50 theo thói lệ Xitô. Thói quen ngắm Đàng Thánh Giá vẫn được coi trọng trong HD từ thời Cha Tổ Phụ cho đến nay (x. HP III, 164). Một điểm đáng nêu lên: Để kết thúc lễ nghi an táng, ngài truyền hát bài ca Tạ ơn (Te Deum), và ngày an táng được kể như ngày lễ trọng. Ý nghĩa biết bao! (x. HP III, 161).

166. Cha Tổ Phụ đã từng thực hiện các điều ấy và truyền đạt cho ta (x. HT.

Số 100 “Không ai dùng mãi các vật dụng suốt đời, nhưng tùy sự xếp đặt của Bề trên (HP I, 159 và HP II, 2, 2).

Bề trên hay anh em đều không được dùng các vật dụng hào nhóang bằng vàng bạc, trân châu, lụa là, trừ ra khi sử dụng cho việc phụng tự mà thôi”(167). (HP I, 160, HP II, 263).

Số 101 “Trong việc thuê mướn, chúng ta phải trả lương cho công nhân cách công bằng và thích hợp, liệu sao cho họ có giờ lo việc đạo đức, và không đến nỗi bỏ bê việc gia đình, đừng bắt làm việc nặng quá sức hoặc không hợp với tuổi tác của họ”(168). (HP II, 264).

Số 102 “Không được đặt nợ ăn lãi hoặc cho vay tiền, thóc. Trái lại, Tu luật Cha Thánh dạy chúng ta còn phải tận tình lo cho người nghèo”(169). (HP II, 265).

119, 256, 210). Đáng lưu ý: “phận nông phu nghèo khó” nói lên nếp sống bình dân Cha Tổ Phụ muốn chọn cho Hội dòng này. Từ đó phát sinh tinh thần đơn sơ, khiêm tốn. Tuy nhiên không vì đó mà trở thành thô thiển, trái lại, như HP III đã chủ giải: “Tu sĩ HD ta chọn nếp sống bình dân vì lòng mến Chúa Kitô, nên khi ra ngoài phải giản dị, khiêm tốn thanh cao trong cách ăn ở và xử sự với mọi người” (HP III, 152).

167. Từ số 259 đến hết số 270, Cha Tổ Phụ đã làm thành một chương dưới chủ đề “sự nghèo khó của HD từ nếp sống tự lực cánh sinh (259) đến cả đồ dùng, nhà ở, các vật dụng đều phải thể hiện tinh thần nghèo khó. (HP I, 156-165 và HP II, 259-270).

168. Rõ ràng Cha Tổ Phụ có tâm hồn rất nhạy cảm về công bằng và bác ái; một con người, vì yêu mến Chúa Kitô nghèo (x. HP I, 251, HP III, 98) muốn chia sẻ nếp sống của người nghèo (DN. 71, 95) và tôn trọng các quyền lợị của người nghèo, đã có những lời dặn rất chí lý và cụ thể (HP II, 264, được thêm vào HP I).

169. Cùng với số trước, số HP này (HP II, 265) nhắc nhở chúng ta phải thực sự lưu tâm đến người nghèo; Cha Tổ Phụ đã thực hiện như vậy, cuộc đời ngài

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 127126 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 103 “Bán của gì, chớ theo lòng tham, nhưng nếu không thiệt hại cho ai thì đặt giá hạ hơn người đời một chút, để trong mọi sự Thiên Chúa được tôn vinh”(170). (HP 1,161; HP II, 266).

Số 104 “Trước hết, Bề trên đừng chểnh mảng và coi nhẹ phần rỗi các linh hồn được giao phó, đừng quá bận tâm về của cải vật chất chóng qua tạm bợ, nhưng luôn tâm niệm rằng mình đã nhận lãnh hướng dẫn các linh hồn và phải trả lẽ về trách nhiệm đó”(171). (HP I, 162; HP II, 267; HP III, 99).

Số 105 “Thánh đức nghèo cần phải tỏ rạng trên nhà cửa, vật dụng, áo mặc, thức ăn và ngay cả trong cách trang trí bàn thờ và bình thánh; nhưng các đồ phụng tự thì cũng được trình bày trang nhã để giúp lòng sốt sắng”(172).

“Tất cả phải sạch sẽ tươm tất, nhất là các phẩm phục phụng tự và các đồ thánh khác”. (HP I, 163-164; HP II, 268-269).

Số 106 “Theo gương Chúa Cứu Thế, các Tu sĩ lao động như những người nghèo. Sống cuộc sống trong cảnh nghèo để

minh chứng điều đó. (x HT. 53-54, 60, 61,194).170. Cha Tổ Phụ rút ra từ Tu luật những gi là tinh hoa cao quý để áp dụng

vào đời sống thực tế (TL. 57).171. Cha Tổ Phụ sống niềm tin tuyệt đối vào Chúa Quan Phòng, nhất là trong

cảnh thiếu thốn ban đầu; ngài đã nghiệm được tình Chúa thương, vì Chúa là “Ông chủ giàu có, là người Cha nhân ái” (x. HT. 118, 123, 180, 181 và TL. 2).

172. Cha Tổ Phụ vốn ngưỡng mộ vị Thánh Nghèo thành Assisi. Được biết, ngài đã cho xuất bản một cuốn sách hạnh tích về thánh Phanxicô. Bởi đó ngài đã đề cao và muốn “Thánh Đức Nghèo” được rạng chiếu trên loàn bộ cuộc sống của Hội dòng. Đây cũng là một nét đặc trưng của Xitô nguyên thủy (x. Xuất Hành Xitô).

đền tội, để tỏa hương thơm của Chúa Kitô, và để có khả năng dùng phần dư mà giúp đỡ những người đang hoạt động cho phần rỗi của những người chưa nhận biết Chúa”(173). (HP I, 165; HP II, 270).

173. Đây là những số cuối cùng kết thúc bản Hiến pháp (HP I, 165; HP II, 270). Cha Tổ Phụ hướng chúng ta về Chúa Giêsu Kitô:

- Cố gắng giống Ngài- Làm vinh danh Ngài- Và hơn nữa, qua nếp sống theo khuôn mẫu Đức Kitô, chúng ta tham gia

chương trình cứu độ và đóng góp vào công việc truyền giáo nữa.Thật là một khung trời mở rộng, một nguồn động lực bất tận cho cuộc sống

Đan tu Xitô Thánh Gia. Thánh Gregôriô Nazianzenô (+390) nói về các Đan sĩ: “Là những chứng tá âm

thầm của TM Đức Kitô... Nghèo khó vì Nước Trời, và trở nên Hoàng Vương bởi sự nghèo khó của họ” (Giảng huấn 6, 2). Rufinô dịch ra La ngữ:”Propter Regnum pauperes, et propter paupertatem reges”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 129128 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

PHẦN THỨ III

LỜI GIÁO HUẤN CỦA CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 131130 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

DẪN NHẬP IIIVỀ LỜI GIÁO HUẤN

CỦA CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

Các “GIÁO HUẤN” của Cha Tổ Phụ không phải là một thủ bản được soạn ra, nhưng là những “Lời Vàng Ngọc” như các con cái ngài quen gọi, được ngài chia sẻ cho Cộng đoàn trong sinh hoạt hằng ngày.

Ngày 26-1-1922, khi khánh thành nhà Hội chung (Capitu-lum), tác giả cuốn Hạnh Tích đã ghi chú: “Thế là từ nay, mỗi ngày hai lần trong cái nhà ấy, Cha “nhả ngọc phun châu”, lấy bánh Phúc âm dinh dưỡng linh hồn con cái”. (HT 173; DN (52/1)).

Đúng như truyền thống Biển Đức Xitô (x. TL 2 và 64), đây là một sứ vụ quan trọng của người phụ trách Cộng đoàn. Từ đầu, Cha Tổ Phụ rất ý thức điều đó và đã thi hành một cách nghiêm túc. Ngày 13-1-1921 trong thư viết cho bà kế mẫu, Cha nói: “Mỗi ngày hai lần, con phải dạy “Đàng thiêng liêng” cho cả nhà, tất nhiên phải có giờ dọn” (HT 158).

Quả thực là những Giáo huấn nhằm dạy “Đàng thiêng liêng” cho anh em, theo nhu cầu của các tâm hồn ở nhiều trình độ khác nhau.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 133132 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Còn về đời tu, Cha Tổ Phụ cũng đã truyền thụ cho con cái những điều rất thiết yếu:

Trước hết là làm sao nhận ra được phước của đời tu để hằng cảm tạ, để quý mến và nhất là để sống. Nhận thức đó trở thành một thúc bách người đan sĩ cố gắng từng ngày trở nên “Thầy dòng thật”, “Thầy dòng thánh”.

Điều ấy không dễ, trái lại rất khó, cha không dấu điều đó, nhưng cha chia sẻ cho anh em xác tín vững chắc là với ơn Chúa giúp, cố gắng hưởng ứng thực tập, thế nào cũng sẽ được. Ngài mách cho anh em những phương cách cụ thể. Ngài cũng đã trình bày về ba phần việc của đời đan tu. Ngài còn nêu lên: Đan sĩ phải sống thanh thoát, phải là con người cầu nguyện, nghĩa là hằng gặp gỡ Chúa, sống thân tình với Chúa. Và gặp được Chúa là gặp được niềm vui, sự bình an, cho dù phải trải qua bao thử thách, và nhất là một khi đã gặp Chúa sẽ yêu thương âu yếm đối với anh em.

Đời đan tu như thế xem ra “Đơn độc” với Chúa (Solus cum Solo), “Đơn thuần” tìm Chúa, nhưng lại là cánh cửa cho chân trời rộng mở của Tình yêu: Tình yêu không mức độ của Thiên Chúa và tình yêu phổ quát trong khát vọng cứu rỗi các linh hồn, và xây dựng Hội Thánh.

Càng nghiền ngẫm những lời lẽ có vẻ đơn sơ này càng khám phá ra chiều kích thâm sâu và giá trị hiện sinh của các Giáo huấn của Cha Tổ Phụ phát xuất từ những xác tín sâu xa và được thấm nhuần kinh nghiệm sống.

Thế nhưng về nguồn gốc bản văn của những giáo huấn ấy thì sao?

Những bài Giáo huấn này, không nhất thiết được trình bày theo hệ thống, trái lại, đáp ứng những nhu cầu rất thực tế, và phát xuất từ nhiều hoàn cảnh và cơ hội khác nhau(174):

- Có thể là một ngày lễ, hoặc khởi đầu một mùa Phụng vụ.- Hoặc do bài Tin mừng của ngày Chúa nhật gợi ra.- Hoặc trước một số biến cố trong sinh hoạt: như dịp cấm

phòng, khấn Dòng...- Cũng có thể là do nhu cầu, hoặc hiện trạng của Cộng đoàn

đòi hỏi.Tất cả đã là những dịp thuận tiện cha nắm lấy để trình bày

cho con cái Giáo lý thiêng liêng cần cho dời sống Thần Linh.Bắt đầu với nền tảng là ơn Nghĩa, vươn lên tới đỉnh của ƠN

KẾT HIỆP sung mãn trải qua ba chặng đàng “truyền thống”: Từ việc dứt khóat bỏ tội, sửa nết, đến việc “tập đức”, lãnh nhận Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể. Hơn nữa phải chuyên cần cầu nguyện với lòng sốt sắng trung kiên, vươn tới đỉnh cao sự thánh thiện, mà dấu hiệu chắc nhất là tình mến, được kiểm chứng qua việc hằng làm trọn Thánh ý Chúa, và thể hiện tương quan yêu thương với anh em. Thật là bản tóm lược vắn gọn, nhưng đầy đủ và vững chắc cho đời sống thiêng liêng của anh em.

174. Các bài Giáo huấn đã được sắp xếp lại theo nội dung đề tài. Tuy nhiên, sau mỗi bài Giáo huấn, còn ghi lại trong ngoặc số thứ tự các bài như đã được ghi trong các tập chép tay để tùy nghi nghiên cứu

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 135134 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Như đã nói trên đây, lời dạy của Cha Tổ Phụ như món ăn bổ dưỡng được các con cái lo ghi tâm khắc cốt. Tuy nhiên quả là một an bài kỳ diệu của Chúa: Một người anh em nhỏ bé đơn sơ trong cộng đoàn đã được ơn Chúa thúc giục, đã ghi chép cẩn thận các lời Giáo huấn quý trọng này. Đó là đan sĩ MARIA VINCENT NGUYỄN VĂN TÌNH, sinh ngày 12-3-1909, nhập Dòng ngày 25-12-1924, khấn ngày 20-8-1928. Sau này được Cộng đoàn nhà mẹ Phước Sơn phái đi tăng cường cho nhà con Phước Lý thành lập năm 1950. Thầy vốn là một người mảnh dẻ nhỏ bé, mỗi ngày chỉ dùng ít bột khuấy thành hồ, nhưng đã nhiều năm đảm nhận nhà đóng sách tại Phước Sơn cũng như Phước Lý... Trong con người nhỏ bé ấy, có một tâm hồn say mến Chúa, đã hòa mình với làn sóng tâm linh của Cha Tổ Phụ, bởi đó, thầy đã chăm chú ghi chép lại từng ngày những lời dạy của ngài.

Thầy Hiêrônimô Nguyễn Văn Năm (vào Dòng 10-1-1926), hiện còn đang sống tại Đan viện Thánh Mẫu Phước Hòa (Phước Lộc) làm chứng: “Thường thấy thầy Vincent dùng các lúc nghỉ trưa và các giờ rảnh rỗi để ghi chép các lời Cha Tổ Phụ vừa mới giảng dạy”.

Có thể nói rằng: Chính tâm hồn đơn sơ của người anh em là một thuận lợi để tính trung thực của những lời được ghi chép ít nguy cơ bị pha lẫn với những quan điểm hay kiến thức sẵn có.

Sự trung thực này được mặc nhiên kiểm chứng qua cả một thế hệ các môn sinh trực tiếp của Cha Tổ Phụ. Sau khi ngài qua đời, thì cha Bernard Mendiboure không ngần ngại cho đọc những lời Giáo huấn đó tại nhà hội.

Chính người viết những giòng này cũng đã hỏi han cặn kẽ

các bậc cha anh như Đức cố Viện Phụ Emmanuel Chu Kim Tuyến, Đức cố Viện Phụ Stanislas Trương Đình Vang, thầy Gioan Baptista và nhiều anh em đồng thời về tính trung thực của những LỜI GIÁO HUẤN. Tất cả đều trả lời xác nhận: đã nghe, thậm chí đã quen nghe Cha Tổ Phụ dạy các điều ấy. Và vì là những điều quan trọng, chắc chắn ngài đã không ngần ngại nhắc đi nhắc lại đến nỗi các đan sĩ như đã thuộc nằm lòng.

Thêm vào các lời Giáo huấn này, chúng ta còn có thêm những lời quý báu đặc biệt:

- Trước hết là những “Lời Dốc Lòng” của Cha Tổ Phụ được ghi trên một mảnh giấy được tìm thấy trong sách nguyện của ngài.

- Nhưng nhất là những “Lời Trối” cha đã để lại cho con cái trước khi qua đời.

Chúng ta có thể coi đó như dấu ấn đậm nét chứng thực giá trị của các Giáo huấn của ngài. Thiết tưởng trong 15 năm, kể từ ngày lập Dòng đến khi tắt thở, biết bao nhiêu lời giảng dạy của cha được trao ban cho anh em, ai mà kể cho xiết, ghi cho cùng. Tuy nhiên, những lời Giáo huấn này được truyền lại như một báu tàng khá phong phú để làm nền tảng cho đời sống thiêng liêng của đan sĩ Xitô Thánh Gia trong đặc sủng ơn gọi của mình. Đó là ý nghĩa, là giá trị, mục đích nhắm tới khi đọc những lời “Giáo huấn” của Cha Tổ Phụ.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 137136 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

BẢN VĂN LỜI GIÁO HUẤN

CỦA CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 107. SỐNG KẾT HIỆP VỚI CHÚA (= 1)Chúng ta nên nhớ điều này, mọi sự thế gian thảy đều vô

lối, vô ích, chóng qua cả, trừ sự kính mến Chúa và làm tôi Người(175), đáng cho chúng ta chăm lo mà thôi. Vậy, cám ơn Chúa đã kêu gọi chúng ta vào Dòng, để lo một việc cao trọng ấy.

175. Đây là ý nghĩa của lời khởi đầu sách GƯƠNG PHÚC, một trong số những lời được Cha Tổ Phụ cho ghi rõ lên vách tường để anh em suy niệm.

Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu sau Lời Chúa, đã tìm gặp nơi tập sách này của nuôi bổ dưỡng cho đời sống thiêng liêng.

Thánh Ignatio Loyola đã khuyên môn sinh của Ngài “Mỗi ngày con phải đọc một chương sách «Gương Chúa Gìêsu “, vì chính cha đã có kinh nghiệm, hễ giở ra trang sách nào một cách tình cờ, cha cũng thấy đáp ứng nhu cầu hiện tại của tâm hồn cha”. Tác giả sách này là cha Thomas (1380-1431) gốc ở Kempen (vùng Rhénania, Đức quốc), thuộc dòng Augustinô. Cũng nên nhớ, người ta đã nêu lên ảnh hưởng của Xitô, đặc biệt của thánh Bênađô, trên cuốn sách thời danh này.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 139138 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

nguyện gẫm(177). Chúng ta hãy ra sức cho đặng nên một người hay nguyện gẫm. Trước hết, chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse(178), xưa ở thế hằng sống thiêng liêng cùng Chúa, xin các ngài giúp chúng ta cũng đặng như vậy.

Nếu trong Nhà Dòng này đặng như vậy, thì vui biết mấy. Cha nói lại, kẻo có người không hiểu, nghe nói sống thiêng liêng mà không biết sống thiêng liêng là làm sao. Vậy sống thiêng liêng, là sống với Chúa, với Đức Mẹ và các thánh trên trời; cũng như chúng ta sống trong Nhà Dòng này, với Bề trên và các anh em vậy. Sự sống thiêng liêng thiết thực là như thế

177. “CHUYÊN CHĂM NGUYỆN GẪM”, đã trở thành mệnh lệnh trong Tu luật Thánh Biển Đức (ch. VI, 6).

Thánh Augustinô: “Của ăn nuôi cơ thể, con người bên trong được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện”.

178. Lòng tôn sùng Đức Mẹ và Thánh cả Giuse được đề cao trong truyền thống Xitô. Thánh phụ Bênađô đã có một phần ảnh hưởng lớn. Đặc biệt Mẹ Maria là mẫu gương cho đời sống chiêm niệm. Thái độ thường xuyên của Mẹ được ghi lại trong Tin mừng Thánh Luca: 2,19.51 “Còn Đức Maria thì ghi nhận tất cả mọi điều ấy và hằng suy niệm trong lòng”.

- Thánh Têrêxa dạy rằng: “Một lòng sùng kính Đức Mẹ sâu xa và cố gắng với sự hiện diện của Mẹ sẽ có hiệu lực đặc biệt giúp ta thực hiện lý tưởng chiêm niệm”. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nêu lên trong Tông huấn về Thánh cả Giuse: “Bầu khí thinh lặng quanh những gì liên quan đến con người Thánh Giuse”.

“Sự thinh lặng cho thấy được một cách đặc biệt con người nội tâm của Giuse. Tin mừng chỉ nói tới những gì Giuse làm, nhưng cũng giúp chúng ta khám phá được trong những hành động luôn thấm nhuần sự thinh lặng của Nguời có một bầu khí chiêm niệm sâu xa. Hằng ngày Giuse tiếp xúc với Mầu nhiệm được dấu kín từ bao thế hệ, Mầu nhiệm đã xuất hiện dưới mái nhà mình... Do đó ta hiểu tại sao Thánh nữ Têrêxa Avila vị thánh cải tổ lớn của dòng Cát Minh chiêm niệm lại trở nên người cổ võ cho việc canh tân lòng sùng kính đối với Thánh Giuse trong Kitô giáo Tây phương...”(Đấng gìn giữ Chúa Cứu Thế, số 25).

Chúng ta phải lo sống kết hiệp với Chúa, Mọi việc chúng ta làm vì Chúa, làm cho Chúa chi cũng làm cho Chúa hết. Như vậy, chúng ta mới nếm được sự bình an của Chúa(176).

Các thánh, xưa đã giữ một Luật như chúng ta, đã nên thánh cả; thánh lớn, là tại các thánh hằng lo sống thiêng liêng cùng Chúa bề trong. Các thánh làm mọi việc thường như chúng ta, song làm một cách phi thường, lại có sự sống thiêng liêng bề trong.

Vậy, chúng ta phải lo cho đặng sự ấy, hãy chăm chú

176. a/ Tu luật Thánh Biển Đức: “Không lấy gì làm hơn Tình yêu Chúa Kitô” (TL 4,72). Đức Phaolô VI nhắn bảo các đan sĩ chiêm niệm: “Các con hãy đem trọn tâm hồn và đời sống để đáp lại lời kêu gọi hướng dẫn các con về với Thiên Chúa vững bền, nhờ một nguyên động lực là Tình yêu. Các con hãy coi mọi sinh hoạt trực tiếp khác mà các con phải đương đầu, những mối liên hệ huynh đệ, công việc không vụ lợi hay có lợi lộc, việc giải trí cần thiết, cùng những hoạt động giống như vậy, như một minh chứng cho Thiên Chúa biết rằng: các con sống thân mật kết hợp với Chúa, để Người ban cho chúng con cái chủ hướng trong sạch hiệp nhất, quy mọi sự về một mối, là điều rất cần để chúng con gặp được Người trong chính lúc cầu nguyện”(Chứng tá Phúc âm, số 8).

b / Thánh Ignatio:“Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết sống quảng đại.Biết phụng sự Chúa cho xứng đáng.Biết cho đi mà không tính toán.Biết chiến đấu mà không sợ thương tích.Biết làm việc mà không tìm nghỉ ngơi.Biết xả thân mà không mong chờ phần thưởng nào khác, ngoài việc biết mình

đã thi hành Thánh Ý Chúa”.(Trích “Sống sao cho ra sống” của Gaston Dutil, trang 453).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 141140 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đó(179). Có như vậy, ở trong Nhà Dòng này mới vui thích.Xin Chúa cho chúng ta hết thảy, đặng nên người sống

Thiêng liêng cho thật. Muốn sống thiêng liêng bề trong, phải chăm lo nguyện gẫm.

Số 108. VỀ ƠN NGHĨA (=30) Ơn nghĩa là gì?Khi chúng ta chịu phép Rửa tội(180), thì được ơn nghĩa, ơn

nghĩa là một tài năng Chúa ban cho chúng ta, quá sức tự nhiên của loài người. Nhờ ơn ấy, chúng ta mới được hiểu biết Chúa, kính mến Chúa, và được thông phần phước của Chúa, được hưởng Chúa; lại được ba nhân đức: Tin, Cậy, Mến, và bốn nhân đức phong hóa là: Khôn ngoan, Công bình, Mạnh mẽ, Tiết độ, và được bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần(181).

179. Tình yêu đòi hỏi sự hiện diện, chung sống (Thánh Thomas, IV chống lạc giáo 22).

180. Với Bí tích Rửa tội, ơn nghĩa được trao ban đặt nền tảng cho đời Kitô hữu. Chính sự thánh hiến này làm căn bản cho sự tận hiến của đời tu (Đức Ái Hoàn Hảo, số 5).

- Cha Tổ Phụ trong việc Huấn giáo anh em đã đặt tất cả đời sống thiêng liêng trên nền tảng ân huệ của Bí tích Thánh Tẩy (x. DN. 108, 113, 133). Đời sống Thánh hiến Tu trì cũng dựa trên đó và nhằm phát huy trọn vẹn ân huệ căn bản đó (x. Đức Ái Hỏa Hảo, 5).

Ở đây, tòan bộ cơ cấu của sự sống siêu nhiên đã được trình bày.181. a. Kể ra các yếu tố của đời sống thiêng liêng theo Tu Đức học.b. Thánh Basiliô nói: “Chúa Thánh Thần thật là NƠI của các thánh, và thánh

nhân đối với Chúa Thánh Thần là CHỐN thích hợp, bởi vì thánh nhân vui thích ở với Thiên Chúa và được gọi là Đền thờ của ngài”. (Về Chúa Thánh Thần 26, 62). (Giáo lý của Hội thánh Công giáo 2684).

Vậy, ơn nghĩa là làm cho chúng ta được:1. Thông phần bản tính Chúa(182).2. Nên con cái Chúa và được hưởng gia tài của Người(183).3. Nên bạn hữu Chúa(184).4. Nên người lành thánh(185).5. Nên Đền thờ Đức Chúa Trời Ba Ngôi ngự(186).

Vậy, việc gì làm cho chúng ta được thêm ơn nghĩa Chúa?(187)

1. Chịu các phép Bí tích.2. Làm việc lành.3. Cầu nguyện.

Việc gì gọi là việc lành?- Các việc Luật dạy, cùng các việc khác mà làm theo ý ngay

lành.Khi chúng ta làm các việc lành thì có công, mà hễ có công

thì thêm ơn nghĩa, hễ thêm ơn nghĩa thì Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến cũng thêm luôn.

182. “Thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr.1,4).183. 1Ga. 3, 1; Ep.1, 3-5; Thánh Thomas nói về sự thiết thực của ơn Nghĩa

Tử, như một sự tham dự vào chức làm Con hằng hữu của Ngôi Lời (x. Tổng luận III, 3, 8; và Chú giải Rm 8).

184. Ga.15, 15.185. 1Cr.1, 2.186. Ga.14, 23.187. Ơn nghĩa cũng như Đức Mến, được tăng thêm do sự lãnh Bí tích, cầu

nguyện và làm việc lành (x. Ánh Sáng Muôn Dân, số 42)

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 143142 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Ai có ơn nghĩa chừng nào, càng gần Chúa hơn chừng ấy. Ví dụ: Một thước vải đáng giá một xu, mà khi đã nhuộm thứ màu gì rất xinh đẹp, thì đáng giá bằng trăm bằng ngàn. Cũng thế ấy, linh hồn khi chưa có ơn nghĩa thì đáng giá đôi ba tiền như thước vải thô, mà bây giờ đã nhuộm màu Đức Chúa Trời(188),thì đáng giá bằng trăm bằng ngàn vậy, vì được phước của Chúa(189).

Phước của Chúa nghĩa là gì?- Là Chúa biết Chúa, và Chúa yêu mến Chúa trong mầu

nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Mà kẻ có ơn nghĩa, cũng được thông phần sự hiểu biết và Tình yêu phước lạc đó(190).

188. Một hình ảnh để diễn tả sự thông phần bản tính Thiên Chúa. Cũng như: lửa thâm nhập vào kim khí; hoặc miếng bông thấm vào nước biển cả. Điều mà các Thánh Giáo phụ Đông phương gọi là thần hóa (deificatio). Xem Tu luật Thánh Biển Đức, Lời mở, “ánh sáng thần hóa” (Lumen deificum).

189. Thánh Thomas gọi ơn nghĩa là: “Mầm vinh quang và là khởi đầu của sự sống vĩnh cửu” (Tổng luận II-II, 24, 3).

190. Hiệp thông với Ba Ngôi: Nhờ Đức Kitô Giêsu, trong cùng một Thánh Thần, đến với Thiên Chúa Cha (Ep 2,18).

Thánh Siméon nói:+ Cửa vào là Chúa Con (x.Ga 10,17)+ Chìa khóa cửa là Chúa Thánh Thần (Ga 20, 22-23)+ Nhà chính là Thiên Chúa Cha (x. Ga 14, 26)Vậy, không chìa khóa, làm sao mở cửa được? Mà cửa không mở, chẳng ai

vào được Nhà Cha!+ Chị Thánh Elizabeth Chúa Ba Ngôi chia sẻ: “Tất cả sự tập luyện của tôi là

đi vào BÊN TRONG và trao trọn mình cho Ba Ngôi ngự đó. Ấy là Thiên Chúa hằng sống trong hồn tôi, tôi chỉ cần hồi tâm để gặp lại Người trong tôi. Và đó là tất cả phước lạc của tôi”. Và để giúp chúng ta hiểu cách thức đi vào BÊN TRONG, chị giải thích: “Đó không phải là một sự cách biệt BÊN NGOÀI, với những sự kiện bên ngoài, nhưng là sự vắng lặng của Thần Trí, một sự gạt bỏ tất cả những

Số 109. KHI ĐƯỢC ƠN NGHĨA THÌ ĐƯỢC GÌ? (= 25)Cha xin nhắc lại cho chúng con, xin chúng con hãy nhớ,

khi chúng ta được ơn nghĩa thánh, thì chúng ta được điều rất quí trọng, là được chính mình Chúa. Khi chúng ta đã được Chúa rồi, chúng ta đâu còn thiếu điều gì nữa!(191).

Ơn nghĩa hằng thêm luôn mỗi khi chúng ta làm việc lành. Thật là điều quí hóa, không biết nói sao được. Nhưng, trước hết phải lo chừa các tính hư nết xấu đã(192).

Chúng ta thì cứ lo ra sức mà tìm những sự hèn hạ đời này, mà quên phước rất trọng, là Chúa ở cùng chúng ta. Người ngự thật trong lòng chúng ta(193), chúng ta thì cứ ra sức tìm một hai

gì không phải là Thiên Chúa”.Và chị viết lên lời cầu (năm 1904, hai năm trước khi chết): “Ôi lạy Thiên

Chúa Ba Ngôi con tôn thờ, xin giúp con quên mình trọn vẹn, để trong Chúa con được an định, yên tĩnh và bình an, như thế hồn con đã được ở trong vĩnh phúc. Xin đừng để sự gì khuấy động sự bình an của con làm con ra khỏi Chúa, Đấng Thường Hằng của con, nhưng ước gì mỗi phút giây dẫn con vào sâu hơn trong thẳm sâu Huyền Nhiệm Chúa!”.

191. Thánh Thomas trong “Diễn giải Kinh Tin Kính nói: “Kẻ Sống trong Đức Ái thì được tham dự vào tất cả mọi điều lành, đang được thực hiện khắp cùng thế giới”,

Được Chúa rồi, Thánh Gioan Thánh Giá có lý mà kêu lên: “Trời là của tôi, đất cũng là của tôi; các dân tộc, người công chính, kẻ tội nhân, các thiên thần là của tôi; Mẹ Thiên Chúa là của tôi và tất cả mọi sự, cả Thiên Chúa cũng là của tôi, bởi vì tôi được Chúa Kitô tòan vẹn, Chúa Kitô là của tôi”.

192. Tu luật Thánh Biển Đức, đoạn 7: Một khi tâm hồn đã được sạch khỏi tội lỗi và tật xấu, tác động kỳ diệu của Chúa Thánh Thần sẽ tỏ hiện.

193. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chúng tôi có nhiều cách:

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 145144 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

chút hèn hạ cho vừa xác thịt như khi muốn cho người ta khen, khi anh em làm trái ý một chút thì không bằng lòng, hay là khi ai chê thì không ưng, hoặc Bề trên quở hay ở hơi thẳng thì không chịu cho vui lòng, và trăm điều khác như vậy. Lại nữa, khi chúng ta không bằng lòng, hay là lánh sự cực mà tìm những sự cho vừa ý xác thịt, chúng ta thật là dại dột điên cuồng.

Chúng tôi là một loài rất hèn mọn, mà Đức Chúa Trời là Đấng trọng vô cùng, đành lòng xuống mặc lấy tính loài người như chúng tôi, mà nên Cha chúng tôi, Anh chúng tôi, Bạn chúng tôi(194). Ấy thật là một điều lạ quá, trí chúng tôi suy chẳng thấu.

+ Sự hiện diện tác tạo, như nguyên ủy tác thành mọi sự;+ Sự hiện diện do ơn nghĩa thánh trong linh hồn người công chính được phước

đặc biệt và mến Chúa. Cả sự hiện diện này cũng có cấp độ khác nhau.+ Cách thường hữu trong tình trạng tiềm ẩn cả khi ngủ, khi lo ra;+ Cách trực hiện khi linh hồn hướng về Chúa bằng đức tin và lòng mến.Cha Charles de Foucauld dâng lên Chúa lời cầu nguyện cảm động:“Lạy Chúa, xin ban cho con được liên lỉ cảm nhận sự hiện diện của Chúa. Sự

hiện diện của Chúa trong con và chung quanh con, đồng thời ban cho con tình yêu biết kính sợ mà người ta cảm thấy khi đứng trước người mình say mê yêu mến. Do đó, họ hằng hiện diện với người mình yêu, dán mắt không rời, với ước nguyện to lớn và ý chí trọn đầy, muốn làm tất cả những gì vừa lòng và tốt lành cho người mình yêu... Lạy Chúa, tất cả trong Chúa, bởi Chúa, và cho Chúa. Amen .

- Thánh Gulielmô: “Linh hồn say mến tìm Chúa khắp nơi, nhưng nhất là trong “thâm cung của lòng mình”.

“Tôi đã tìm Ngài bên ngoài tôi như tìm một ai đó đang xa vắng, là Ngài chính Đấng tôi hiện có trong nội cung của lòng mình”.

“Tân nương nhờ thử thách mà được thông hiểu, nhờ sự đền tội mà được thanh luyện... khởi sự bắt gặp được nơi chính mình sự hiện diện của Đấng mình tìm kiếm” (x. Fiches Cist. 87, tr.346).

194. Rm 8, 29; Dt 2,12

Vậy, xin chúng con chớ để lời cha nói ra như “nước đổ lá môn”, nhưng hãy dùng lấy mà nuôi linh hồn mình. Còn được chút thời giờ bao lâu đang sống, thì hãy lo nên thánh cho mau kẻo hết giờ(195).

Số 110. BA CHẶNG ĐƯỜNG Chúng tôi đã biết, đi đàng nhân đức thì có 3 chặng:

1. Lo cho sạch tội, ăn năn đền tội.2. Lo cho khỏi các tính hư nết xấu, lo sắm lấy các nhân đức.3. Lo kết hiệp với Chúa.

Cho nên, hỏi cùng đàng là chi? - Cùng đàng là kết hiệp với Chúa. Kết hiệp với Chúa, là hiệp một lòng một ý với Chúa. Như khi ta rước khách, thì trước hết là lo dọn nhà, quét tước cho sạch sẽ, có cái chi trái con mắt thì lo cất đi, rồi thì lo trau dồi cho đẹp đẽ, bấy giờ mới rước khách vào - Việc linh hồn cũng thế, chúng tôi lo cho sạch tội, rồi thì lo sắm các nhân đức trau dồi linh hồn mình, bấy giờ thì chỉ kết hiệp với Chúa mà thôi. Lại cũng ví như một nhà có ba tầng, mà mỗi tầng có ba phòng. Vậy, ở tầng thứ 1:

- Phòng thứ nhất là lo cho sạch tội(196), ăn năn đền tội.

195. Tư tưởng“Phải vội vàng chạy mau trên đường cứu rỗi” năng được Cha Thánh Biển Đức nhắc tới. (x. Lời mở và chương 73 Tu luật).

196. Cha Tổ Phụ cũng như Thánh Tổ Biển Đức nhấn mạnh cách thực tế về sự cần thiết phải trừ tội và bỏ nết xấu. (x.Tu luật 7, 70). Công đồng Vatican II trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng số 13 có nói:

“Bởi vì, nếu con người nhìn vào tận đáy lòng mình, họ cũng khám phá ra rằng

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 147146 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Phòng thứ hai cũng lo cho các nhân đức, nhưng mà ít lắm, thường thì lo nơi phòng thứ nhất nhiều hơn, là cho sạch tội, còn ở lại đó lâu hơn.

- Phòng thứ ba, cũng có kết hiệp với Chúa, nhưng ít lắm.Khi đã lên tầng thứ 2:- Phòng thứ nhất, cũng lo đền tội mình, ăn năn đền tội,

nhưng mà ở đó ít hơn.- Phòng thứ hai, lo sắm lấy các nhân đức, chừa tính hư nết

xấu, lo trau dồi linh hồn(197), thường thường còn ở nơi phòng này lâu lắm.

- Phòng thứ ba, cũng năng kết hiệp với Chúa, nhưng mà cũng còn ít.

Khi đã lên tầng thứ 3, chỉ kết hiệp với Chúa mà thôi. Cũng còn ở nơi phòng thứ nhất và phòng thứ hai, nhưng mà ít lắm, chỉ còn kết hiệp với Chúa nhiều hơn. Các thánh khi đã lên đó, chỉ mãi kính mến Chúa thôi(198).

Vậy, đi theo đàng thường, thì ai ai cũng đi theo thứ tự ấy,

mình hướng chiều về sự dữ, và đắm chìm trong muôn vàn đau khổ tai họa không thể nào phát xuất từ Thiên Chúa Đấng tạo thành của họ được, vì Người nhân lành”.

197. Truyền thống Đan tu trình bày rộng rãi về sự tập luyện nhân đức, phân biệt:+ Những tập luyện về cơ thể, như chay kiêng v.v. ..+ Và các tập luyện thiêng liêng. Xem Tu luật, ch. 7198. Thánh Phụ Biển Đức diễn tả tình trạng đan sĩ đạt tới cao điểm của lòng mến.

Nhờ lòng mến ấy, tất cả những gì xưa kia giữ vì khiếp sợ, thì nay họ bắt đầu giữ không con vất vả, nhưng đã trở nên tự nhiên thuần thục.

bằng không thì không bao giờ nên người nhân đức thật. Vì hễ không qua phòng thứ hai, cũng không qua phòng thứ ba được, trừ ra có một ít đấng thánh, Chúa ban ơn lạ thì họ nhảy cao mau chóng mà thôi. Còn theo đàng thường, ai ai cũng phải đi theo thứ tự ấy, bằng không thì cả đời cũng không xong chi, mà có kẻ lầm, có hơn một phần nửa người ta lầm, như mười người vào Dòng thì có sáu người lầm sự ấy. Bởi đó, có người khi được Bề trên nhắc bảo sửa tính hư nết xấu, thì xung và lấy làm buồn; mà hễ nói về sự kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa, thì vui vẻ sẵn sàng nghe. Cho nên kẻ ấy lầm, là muốn vượt lên trên lập tức, thì cả đời cũng không xong chi hết. Các thầy thông thái dẫn đàng nhân đức và Hội Thánh, đều cũng chỉ dạy như vậy đó(199).

Vậy, chúng ta xét mình coi, mình đang ở bậc nào, rồi hãy gắng mà tiến tới, và cầu xin Chúa ban ơn cho.

Số 111. BA SỰ SỐT SẮNG (=29)Trong chúng ta, có nhiều kẻ buồn vì khi mới khởi sự đi

đàng nhân đức thì hiểu rõ và vui vẻ; bây giờ thì không vui, không sốt sắng chi nữa(200).

Vậy, chúng ta phải biết, sự sốt sắng có 3 thứ:

199. Lộ trình tu đức vốn được trình bày với tính chất tiệm tiến dưới hình thức ba chặng đường như Cha Tổ Phụ diễn tả, hoặc dưới hình các bậc thang (Thánh Gioan Climacô + 649).

200. Cám dỗ chán ngán trong đời sống thiêng liêng, là một điều truyền thống Đan tu quen nói đến. Các Thánh Tổ quen gọi nó bằng những danh từ chỉ sự chán ngán (taedium acedia). Đó là “qủi ban trưa” đáng sợ nhất trong đời tu.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 149148 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Sốt sắng trong ý muốn.- Sốt sắng trong trí khôn.- Sốt sắng trong xác thịt.Thứ nhất, sự sốt sắng trong ý muốn, ví dụ: một người thà

chết mà không thà lỗi một sự gì nhỏ mọn, thấy cách ăn nết ở mình không tốt thì ra sức sửa lại, và trong mọi sự chỉ biết vâng lời mà thôi. Đó là sự sốt sắng trong ý muốn, trong lòng. Sự sốt sắng ấy là sự sốt sắng thật(201).

Thứ hai, sự sốt sắng trong trí khôn. Ví như một người có trí khôn sắc sảo, coi Sách Thánh, sách thiêng liêng, thì hiểu một cách rõ ràng, lấy làm hay quá và đỏ mặt tía tai. Chúng ta tưởng đó là sự sốt sắng thật. Không đâu. Đó là sự sốt sắng trong trí khôn.

Thứ ba, sự sốt sắng động trong xác thịt. Như khi một người suy gẫm Sự Thương khó Chúa, cảm động chảy nước mắt ra. Sự sốt sắng ấy kém lắm, và cũng hiểm nghèo, vì động lòng cách này được thì cũng dộng lòng cách khác được.

Ấy là ba sự sốt sắng, chúng ta phải ý tứ mà phân biệt kẻo lầm. Sự sốt sắng trong ý muốn, thì tốt lắm, mua giá mấy cũng được. Sự sốt sắng trong trí khôn, đáng giá chừng năm xu. Còn sự sốt sắng trong xác thịt, chỉ đáng giá chừng một xu. Song cũng tốt hết thảy, nếu chúng ta biết dùng, thì có sức đem chúng

201. Thánh Tổ Biển Đức đã dành một chương tuyệt vời nói về “sự sốt sắng tốt lành”. (Tu luật, ch.72).

ta đến cùng Chúa mau chóng(202).

Số 112. VỀ ĐỨC MẾN (=28)Vì ý nào Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải kính mến

Người?- Vì Chúa muốn cho chúng ta được nhờ mà thôi, chớ Người

không nhờ chi. Chúng ta kính mến Chúa, Chúa cũng không thêm gì; chúng ta không kính mến Chúa, Chúa cũng không bớt gì(203).

Vì lòng Người thương yêu chúng ta, nên buộc chúng ta phải kính mến Người, để chúng ta được nhờ mà thôi. Vì khi chúng ta được xem thấy Đức Chúa Trời, thì được sung sướng toại chí phỉ lòng phỉ dạ, không còn thiếu chi nữa.

Nhưng, muốn biết chúng tôi có kính mến Chúa hay không, hãy xét coi chúng tôi có thương yêu anh em không. Nếu chúng ta có, ấy là dấu chúng ta có lòng kính mến Chúa. Vì sự kính mến Chúa có lẽ lầm được, còn sự thương yêu anh em thì không lầm được. Sự chúng tôi kính mến Chúa không biết có chắc hay không, còn sự thương yêu anh em là dấu chắc chúng ta có lòng kính mến Chúa(204).

202. Cha thánh Bênađô khuyên: “Phải từ bỏ những gì là cảm giác, đừng để những gì là thể chất làm chủ tâm hồn, nhưng hãy biết sử dụng tất cả những điều đó, như bàn đạp vươn lên những thực tại vô hình” (Xem Diễn giảng về Diễm Tình ca 52,5).

203. Thánh Augustinô nói: “Được yêu mến Chúa là một Hồng Ân của Chúa! (Chú giải Tin mừng Gioan 102,5).

204. + (x. 1 Ga. 4,20-21).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 151150 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Chúng ta xét mình coi: trong ngày hôm nay, tôi có làm chi cho Bề trên và anh em tôi được vui chăng? Coi ngày hôm nay, tôi có cố gắng làm việc chi cho Bề trên và anh em tôi bớt sự khó nhọc không? Nhưng, giúp đỡ anh em bằng sự cầu nguvện thì làm được luôn(205).

Thường cha mẹ không phân bì con cái, con cái cũng không phân bì cha mẹ; còn anh em với nhau trong nhà thì hay phân bì ghen ghét nhau. Sự ấy năng có, tội ấy có nhiều người phạm, nhưng có ít người xưng.

Những người một trường một lớp với nhau, hay phân bì nhau. Cũng như các người làm cùng một nghề với nhau, như thợ rèn với thợ rèn, thợ mộc với thợ mộc, thợ này chê bai thợ kia. Thường năng có như vậy.

+ Một phương ngôn, đã có nơi tác giả Tertulianô, và được Thánh Dorothée de Gaza ghi lại:

“Bạn nhận ra người anh em là bạn đã nhận ra Chúa, Thiên Chúa của bạn”.+ Thánh Tổ Biển Đức năng nhắc đến sự cần thiết nhận thấy Chúa Kitô nơi người

khác để kính trọng, yêu mến và phục vụ. (Tu luật 36, 53, 63).+ Thánh Catarina Sienna: Thiên Chúa nói:“Con không thể trả cho Ta tình yêu mà Ta đòi hỏi, nhưng Ta đã đặt con bên cạnh

người anh em để cho phép con làm cho người ấy điều con không thể làm cho Ta”. (“Sống sao cho ra sống” của Gaston Dutil, n 409).

205. Sự cầu nguyện cho anh em không chỉ là một hành động thiện chí mà thôi nhưng còn là một đòi hỏi thúc bách. Trước hết là do liên đới của Mầu nhiệm Hiệp thông, tiếp đến cũng do sự tham dự vào chức Hiến tế của Chúa Kitô biến chúng ta thành “Tư tế Vuơng giả” (Ý nghĩa của tông đồ cầu nguyện là ở chỗ đó. Theo Thánh Augustinô, bao lâu ĐỨC-KITÔ-TòaN-THỂ chưa được thành tòan với sự sát nhập của người đuợc chọn cuối cùng, thì cần thiết vẫn phải cầu xin cho nhau là chi thể. Khi đã trọn tòan thì chỉ còn Tạ ơn.

Chúng ta là anh em với nhau, đi đàng nhân đức như nhau, cho nên phải thương yêu nhau, chẳng những anh em ở một nhà với chúng ta đã rồi, lại phải thương yêu hết mọi người(206). Mà muốn cho được thương yêu anh em, phải ra khỏi mình là bỏ mình đi, thì mới thương yêu anh em được. Chúng ta hay yêu mình quá, cả ngày cứ nghĩ đến mình, còn anh em thì không được nghĩ tới. Mình đau chỉ một chút, lấy làm cả thể lắm; còn anh em đau, mình không lấy làm chi cả, vì chúng ta yêu mình quá(207).

Cái đạo ăn chay, cái đạo đánh tội, cái đạo chầu Thánh thể, các đạo ấy dễ mà không chắc chi; còn cái đạo yêu thương anh em, đạo ấy thì chắc là đạo(208). Nhân đức thương yêu, là khi thấy kẻ khác buồn thì mình cũng buồn, như thể là chính sự buồn của mình. Khi thấy kẻ khác vui thì mình cũng vui, như thể chính sự vui của mình vậy(209). Cái nhân đức ấy, là nhân đức đại độ,

206. Tổ Isaac người Syrie làm chứng: “Kẻ nhìn mọi người với lòng thiện cảm, không còn coi ai là nhơ ố, người đó đã đạt tới sự trong sạch đích thực”.

207. a. x. Pl 2, 4b. Thomas a Kempis nói: “Thật quá hiếm khi chúng ta đo lường người khác

cùng một mức như khi ta đo cho bản thân ta”(Trích “Sống sao cho ra sống” của Gaston Dutil. n. 223).

208. Trong Di ngôn của các Thánh Tổ Đan tu, có kể lại: Một đan sĩ đến bàn với Thánh Tổ Luciô, để thực hiện một cuộc hành hương. Thánh Tổ Luciô trả lời: “Được, nhưng hãy tập giữ miệng lưỡi trước đã”. Đan sĩ vẫn tiếp tục đề nghị xin được giữ chay. Thánh Tổ đáp lại: “Được lắm, nhưng hãy bắt đầu giữ mình khỏi mọi tư tưởng xấu”. Bấy giờ đan sĩ thêm: “Tôi muốn xa lánh người ta”. Thánh Tổ liền nói: “Được, nhưng trước tiên anh hãy tỏ ra cỏ khả năng sống thân thiện với họ”.

209. x. Rm.12,15.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 153152 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

là nhân đức thật. Những kẻ ấy là người đại độ, không phải là tiểu nhân.

Vậy, chúng ta hãy hiểu cho rõ, cha nói cho cha mà cũng nói cho cả chúng con, như Lời Chúa đã phán: “Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta không có chỗ trú, các ngươi đã cho trọ; Ta trần trụi, các ngươi đã cho mặc; Ta ốm đau, các ngươi đã thăm viếng; Ta bị cầm tù, các ngươi đã đến hỏi han (...) Ta bảo thật mỗi lần các ngươi làm những sự ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, tức là làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 35-36. 40)(210).

Ấy là những Lời Chúa phán cùng chúng ta, để ngày sau ban phần thưởng cho chúng ta. Khi ấy vui mừng biết mấy; rày chúng ta hãy chịu khó đã.

Số 113. MỌI SỰ ĐỀU VÔ ÍCH, TRỪ RA SỰ KÍNH MẾN CHÚA (= 36)Trong Phúc âm, Chúa phán ví dụ về kẻ đã được mời đến

ăn cưới trước hết, ấy chúng ta đã rõ, Chúa đã mời dân Do thái trước các dân.

Vậy, chúng ta hãy suy ơn trọng chúng ta đã được, là ơn chịu phép Rửa tội, được nên con Chúa, được nên giống Chúa. Đó là một ơn trọng lắm, chớ khá quên(211), hãy năng nhớ mà hết

210. x. DN (112/21)211. Người ta hiểu tại sao Thánh Giáo hoàng Pio X đã nói: “Ngày quí nhất đời tôi,

là ngày tôi được chịu phép Rửa tội, ngày được sinh làm con Chúa”.

lòng cám ơn Chúa, vì mọi sự đều vô ích chóng qua, trừ ra sự kính mến Chúa mà thôi.

Ngày hôm nay, chúng ta cũng có một ít việc chi đó, kẻ nấu ăn, người công kia việc nọ v.v... Các việc ấy đều vô ích chóng qua, trừ ra việc kính mến Chúa. Chúng ta hãy ăn ở cho khôn ngoan, biết dùng các việc ấy để giúp chúng ta trong sự kính mến Chúa. Kính mến Chúa, là hiệp một lòng với ý với Chúa.

Phải chi mà Chúa cho chúng ta một cái máy chi mà bay khắp thế gian bây giờ, mọi nơi mọi chỗ, lại xem thấy trong lòng người ta nữa, thì thấy người ta đang lo chi mà đang làm gì: Người ta đang lo lắng nhiều chuyện: người thì làm Giáo hoàng, làm Giám mục, làm vua chúa; kẻ thì làm thợ mộc, thợ rèn; kẻ thì tự hào là thầy lang thầy thuốc... Khắp nơi, bao nhiêu người lo lắng các việc vô ích chóng qua(212). Thánh Phaolô quả quyết: Dầu tôi nói được tiếng các thiên thần, nói tiên tri, làm phép lạ, hoặc phú thân thể tôi cho lửa thiêu đốt đi nữa, mà tôi không có lòng mến Chúa, đều vô ích thay thảy. Vậy, chúng ta chớ khá lầm. Các việc ấy, trong vòng năm mươi sáu mươi năm là xong hết. Người ta từng lớp, từng lớp, lớp này nổi lên rồi rạp xuống, đến lớp khác nổi lên rồi cũng thế. Người ta sống như biển nổi dậy, gần như thể là toan nuốt cả mặt đất, rồi cũng ngã xuống hết thảy. Nếu như có thiên đàng, thì chúng ta là người khôn ngoan thật; bằng không có thiên

212. Những sự lo lắng thế gian bóp nghẹt hạt giống Lời Chúa. (x.Lc21,34;Mc 4,19).Lo lắng làm thành trở ngại cho sự cầu nguyện. Thánh J. Climacô nhận định: “Con

người sống thiêng liêng, mà ưu tư lo lắng, chẳng khác gì người bị vướng chân mà muốn chạy cho nhanh”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 155154 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đàng, thì chúng ta là những kẻ điên cuồng.Vậy, chúng ta chớ có điên khùng dại dột, chăm lo đến việc

làm quá mà bỏ quên Chúa đi. Vì mọi sự đều vô ích chóng qua thay thảy, trừ ra một sự kính mến Chúa mà thôi. Như Lời Chúa đã phán dạy: “Khi các ngươi đã làm mọi điều phải làm, các ngươi hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô ích, chúng tôi đã làm những điều chúng tôi phải làm” (Lc 17,10).

Số 114. SỰ KÍNH MẾN CHÚA CÓ HAI CÁCH (=39)Sự kính mến Chúa có hai cách:- Một là lấy việc làm tỏ ra lòng mến Chúa.- Hai là kính mến Chúa thật trong lòng.1. Sự kính mến Chúa bề ngoài, tỏ ra trong các việc làm. Như

một người làm việc bổn phận mình tử tế, giữ luật chín chắn, đó cũng là kính mến Chúa trong việc bổn phận mình. Vốn sự kính mến Chúa không phải là tại các việc ấy, song chính sự kính mến thì ở trong lòng, hễ trong lòng đã có kính mến, thì các việc chúng ta làm bề ngoài mới nên hẳn hoi.

Cũng có kẻ làm việc bổn phận mình tử tế, song có phải là kính mến Chúa không? - Có khi có, mà cũng có khi không chắc chi. Như một người cả ngày giữ luật tử tế, làm việc bổn phận hẳn hoi, nhưng không phải là kính mến Chúa chi hết, vì làm việc một cách tự nhiên, vì có kẻ tính tự nhiên làm việc cách tử tế, trong lòng thì không kính mến Chúa, cho nên không thêm công nghiệp chi mấy(213).

213. Một đan sĩ đến tâm sự với Tổ sư Poemen: “Cơ thể con đã gầy mòn đi rồi, mà

2. Hai là chính sự kính mến Chúa ở tại trong lòng. Là khi nhớ đến Chúa, thì thêm lòng tin cậy mến Chúa. Mến Chúa, vì lấy Chúa làm tốt, và ưng làm vui lòng Chúa.

Cho nên, hai người có ơn nghĩa bằng nhau và làm cùng một việc lành như nhau: một người làm vì lòng mến Chúa, cho nên khi làm rồi, người có ơn nghĩa bằng một lại thêm được bằng mười; còn người kia, vì mến Chúa ít, được thêm ơn nghĩa bằng một mà thôi(214).

Vậy, sự kính mến Chúa tại ở trong lòng. Có động lòng hay không, không cần chi. Có kẻ nghe động lòng, nghe vui, cũng tốt, không hại chi.

Số 115. ĐỀN BỒI PHẠT TẠ THÁNH TÂM CHÚA (= 2)Ngày hôm nay, chúng ta hết thảy hãy lên đỉnh núi cao, mà

đem trí nhìn chung quanh khắp thế giới. Vậy, chúng ta thấy gì?- Thấy phần nhiều trong thiên hạ, những chạy ngược chạy

xuôi, lo ăn lo làm, lo cho thân xác vui sướng(215).Vậy, phần chúng ta, Chúa đã thương đem chúng ta tới đỉnh

núi phước này, để an ủi Chúa thay cho vô số người đã ở vô ân bội nghĩa cùng Chúa, làm cực lòng Chúa, Không nói chi kẻ ngoại, biết bao người Công giáo cả ngày mấy ai nhớ đến Chúa?

các đam mê của con lại càng thêm!” Ngài giải đáp: “Hỡi con, đam mê chỉ là những gai góc. Con hãy lấy lòng mến Chúa đặt vào, thì sẽ cháy tiêu hết”.

214. Cha Thánh Bênađô: “Cân lượng của linh hồn là do nơi lòng mến” (Diễn giảng Diễm Tình ca 27, 10).

215. x.1Ga 2,16

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 157156 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Thật ít lắm! Vậy, nếu chúng ta cả ngày không lo tưởng nhớ Chúa, an ủi Chúa, thì ai lo việc ấy?

Vậy, chúng ta hãy cầm trí lại mà suy xét, hoặc bấy lâu nay đã không lo, hay là không lo cho đủ, thì nay, hết lòng ăn năn xin Chúa tha thứ, và hãy gắng công ra sức lo làm bây giờ, ngày hôm nay, giờ này, kẻo giờ chết đến, lo không kịp chăng?

Số 116 BẬC THANG CỦA LÒNG MẾN CHÚA (= 20)Có lời Thánh Bênađô nói về sự kính mến Chúa thế này(216):

- Một là mến mình vì mình, là muốn sự gì thì muốn cho mình được nhờ mà thôi, là kẻ chỉ tìm sự vui sướng cho mình.

- Hai là mến Chúa vì mình, là mến Chúa vì Chúa ban ơn cho mình, mến Chúa vì muốn nhờ Chúa, ví dụ: một người ng-hèo khó, họ mến ông giàu có vì ông ấy giúp mình. Thì cũng như vậy, đó là mến Chúa vì mình.

- Ba là mến Chúa vì Chúa, vì Chúa là Đấng đáng mến. Làm sự gì, chỉ làm cho Chúa vui mà thôi, còn mình thì không kể chi; mình có đặng công gì hay không, không kể, miễn là cho Chúa vui thì thôi. Đó là mến Chúa vì Chúa. Chúng ta phải lo cho được bậc này.

- Bốn là mến mình vì Chúa, là bỏ quên mình đi, không kể chi đến mình nữa. Mình đã chết đi cho Chúa rồi, lấy Chúa làm trên hết mọi sự. Khi phải ăn, thì ăn cho “cái xác con trâu” của Chúa, để nó có sức làm việc mà thôi. Đó là mến mình vì Chúa.

216. Cha Thánh Bênađô, Khảo luận “Về sự kính mến Chúa”.

Vậy, để chúng ta dễ hiểu, cha nói tóm thế này:- Bậc thứ nhất, là kẻ lấy Chúa làm không chi.- Bậc thứ hai, là kẻ lấy Chúa làm một chút chi thôi.- Bậc thứ ba, là kẻ đã lấy Chúa làm nhất hạng, làm Bề trên

mình, cũng hằng lo lắng vâng phục Người.- Bậc thứ bốn, là kẻ chẳng những lấy Chúa làm nhất hạng,

làm Bề trên mình, mà lại lấy Chúa làm hết mọi sự cho mình luôn, cùng hằng than thở như Thánh Phanxicô rằng: “Lạy Chúa, Chúa là hết mọi sự cho con. Deus meus et omnia mea”(217). Các thánh đã nói được lời ấy rất thật lắm.

Số 117. VỀ SỰ RƯỚC LỄ (= 27)Mỗi lần khi ta rước lễ, thì được thêm ơn nghĩa, được nên

giống Chúa Giêsu hơn(218), được thêm phước thanh nhàn, được nên tốt đẹp trước mặt Đức Chúa Trời hơn. Mà sự được thêm ơn nghĩa nhiều hay ít, là tùy theo sự ta dọn mình.

Vậy, trong hai điều: dọn mình và cám ơn, điều nào cần hơn?

217. Đó là sự trong sáng tuyệt vời, như cha Teilhard de Chardin nói: “Sự trong sáng, trong nghĩa cao đẹp nhất của nó, không phải chỉ là sự không có lầm lỗi, cũng chưa hẳn là được khiết tịnh. Nhưng chính là sự ngay chính, và sức vươn tới, mà tình yêu đặt vào cuộc sống của chúng ta, một tình yêu mến Thiên Chúa, mà ta kiếm tìm trong mọi sự và trên hết mọi sự!”.

218. a. x. Ga 6, 57; Rm 8, 29b. Theo Thánh Thomas Tiến sĩ: “Thánh Thể là sự hoàn hảo của đời sống thiêng

liêng và là cùng đích của tất cả các Bí tích” (Tổng luận III, 73.3).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 159158 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Sự dọn mình cần hơn.Cho nên, trong hai người, một người dọn mình sốt sắng tử

tế, còn người kia không dọn chi, những ngủ gục lo ra, đến giờ anh em đi rước lễ thì mình cũng đi, đi rước lễ mà cũng như đi vào nhà cơm - song đi vào nhà cơm mà còn nghe trong mình biết vui biết đói, còn đi rước lễ thì không lấy làm chi - cho nên kẻ ấy thêm ơn nghĩa ít lắm.

Lại có lẽ e sợ vì năng rước lễ mà làm cho mình phải mất ơn nghĩa về sau. Vì đâu? - vì lấy Chúa làm quen quá, làm thường quá. Bởi đó, lần lần ra nguội lạnh, trễ nải; sau hết thì sa phạm tội trọng, mất ơn nghĩa thánh. Cũng như một người đi buôn, lời được một xu mà phải rách áo rách quần, lại bị mất đồ đạc, cho nên lời được một xu mà bị thiệt hại cả chục đồng. Bởi đó, chúng ta phải lo dọn mình cho tử tế tùy sức.

- Thứ hai, khi chúng ta rước lễ thì được thêm lòng sốt sắng.Muốn cho được thêm lòng sốt sắng, phải lo cám ơn cho tử

tế. Như một người rước lễ, rồi ngủ gục lo ra, không lo cám ơn, thì không được ơn sốt sắng.

Khi rước lễ, tuy ngủ gục, thì cũng được thêm ơn nghĩa, song thêm sự sốt sắng thì không. Muốn cho được sự sốt sắng thì phải lo tỉnh thức, nói khó cám ơn Chúa.

Sự sốt sắng là ơn giúp, giúp chúng ta làm các việc lành dễ dàng hơn(219). Sự sốt sắng giúp chúng ta thêm ơn nghĩa. Cũng

219. Thánh Tổ Biển Đức nhận xét: “Đan sĩ bấy giờ chu tòan cách dễ dàng

như một người siêng năng buôn bán thì được mau thêm của cải; còn người vì nhác, không lo làm chi, thì không được thêm của cải.

Vậy, chúng ta hãy lo dọn mình và cám ơn cho tử tế.Bởi đâu mà chúng ta không được sốt sắng? Phạm tội chi tỏ

tường thì không, nhưng lại xem ra khô lạt làm vậy? - Cha nói: bởi thiếu sự hãm mình(220). Hãm mình giúp chúng ta thêm lòng sốt sắng. Hãm mình, theo ý cha, là giữ luật cho kỹ cho hết.

Số 118. VỀ SỰ CẦU NGUYỆN (=23)Việc bổn phận chúng ta là cầu nguyện và kết hiệp với Chúa.Đó là việc riêng của chúng ta.Cầu nguyện thì phải tin cậy Chúa, vì Chúa dạy chúng

ta phải cầu nguyện, chúng ta phải siêng năng đọc kinh cầu nguyện. Nhà này mà không cầu nguyện, thì hóa ra một nhà nông phu.

Cầu nguyện là chính việc chúng ta. Thầy Dòng phải là con người cầu nguyện(221). Cầu nguyện là thực sự gặp Chúa

và tự nhiên điều xưa kia lấy làm khó, không còn vì sợ Hỏa ngục, nhưng vì lòng mến Chúa Kitô và vì ưa thích sự lành, ham chuộng nhân đức”, Tu luật chuơng 7.

220. Hãm mình giúp thêm lòng sốt sắng, nghĩa là thêm mến Chúa và dĩ nhiên yêu thương anh em.

- Á thánh Maria Nhập thể chia sẻ:“Những việc hãm xác gắn bó tôi với Thiên Chúa cách êm ái dịu ngọt quá, đưa đẩy

tôi hành xử vô cùng âu yếm và dịu dàng với tha nhân” (Cha J. Loew).221. Trong Di ngôn, các Thánh Tổ Đan tu đã nói:

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 161160 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

cách thân tình, như giữa Cha và con(222). Vậy, chúng ta phải cầu nguyện, vì có lời Chúa phán: xin thì được, tìm sẽ gặp, gõ cửa sẽ mở cho(223).

Nghĩa vụ chúng ta là hãm mình cầu nguyện(224), kết hiệp với Chúa. Cầu nguyện phải tin cậy Chúa, có nhiều khi chúng ta xin lấy qua lấy rồi, tại đâu? - Tại chúng ta không tin cậy Chúa cho đủ(225), và không bền chí kêu xin(226); lại nữa, chúng ta không nhận

+ “Cầu nguyện là gương soi của Đan sĩ” (Có nghĩa là, nhờ đó mà biết được con người thật của mình, đời sống mình như thế nào).

+ “Cầu nguyện là bạn trăm năm của Đan sĩ” (Cần phải trung thành liên kết nên một).

+ Còn Cha Tổ Phụ, một cách đơn giản, nhưng quả quyết hơn: “Đan sĩ phải là con người cầu nguyện”.

222. Có rất nhiều cách định nghĩa cầu nguyện. Một định nghĩa cổ xưa và quen được nhắc tới: “Cầu nguyện là nâng hồn lên với Chúa”.

Cách Cha Tổ Phụ diễn tả về sự cầu nguyện có tính chất nói được là hiện sinh hơn, tương tự như Thánh Têrêxa cả đã viết: “Cầu nguyện là một sự trao đổi thân tình, chuyện vãn với Chúa, Đấng chúng ta biết là Ngài yêu chúng ta” (Tự truyện, chương 8). Hoặc như cha Charles de Foucauld: “cầu nguyện là tưởng đến Chúa mà yêu mến Ngài”. Theo Cha, Chúa Giêsu Kitô muốn nói: “Cầu nguyện, trước hết là tưởng đến Ta mà yêu mến... Càng mến nhiều thì càng cầu nguyện nhiều. Sự cầu nguyện chính là sự chú tâm của linh hồn vào Ta cách yêu mến. Sự chú tâm đó càng trìu mến bao nhiêu, thì sự cầu nguyện càng giá trị bấy nhiêu” . (Bút tích thiêng liêng - trang 162).

223. Mt 7, 7; Lc 11, 9.224. Công đồng Vaticanô II cũng xác định: “Trong các Hội dòng hoàn tòan

chiêm niệm, các tu sĩ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình”. (SL Đức Ái Hoàn Hảo, số 7).

225. x. Gc 1, 6.226. Nghe lời khuyến cáo của Thánh Têrêxa cả: “Ai đã khởi sự cầu nguyện

thấy thiệt hại của sự thiếu cầu nguyện. Khi chúng ta cầu nguyện thì có ích luôn, cho dẫu chúng ta cầu nguyện cho một linh hồn nào đã xuống hỏa ngục rồi, cũng vẫn sinh ích cho chúng ta.

Đọc kinh cầu nguyện, phải cầm lòng cầm trí. Sự đọc kinh có 3 cách:

1/ Đọc cho trúng vần nhằm chữ.2/ Đọc và suy ý nghĩa lời mình đang đọc.3/ Miệng đọc, lòng trí kết hiệp cùng Chúa.

Vậy, khi chúng ta cầu nguyện, là làm một việc có ích luôn.

Số 119. ÍCH LỢI CỦA SỰ NGUYỆN GẪM (= 9)1/ Nguyện gẫm cũng là một cách giúp chúng ta được thông

hiểu hơn. Đang khi chúng ta nguyện gẫm, cũng cố suy xét, sau rồi mới nguyện gẫm. Cho nên chúng ta học thêm lẽ mới, và hiểu cách thế đi đàng nhân đức rõ ràng hơn(227).

2/ Nguyện gẫm là cầu nguyện. Khi nguyện gẫm, chúng ta nói khó với Chúa, và xin ơn này ơn khác. Cho nên, sự nguyện gẫm là một cách cầu nguyện để chịu lấy ơn Chúa(228).

thì đừng nản chí, tự bảo rằng: Cầu nguyện mà tôi vẫn phạm lỗi thì chỉ tệ hơn mà thôi! -Tôi thiết nghĩ: tệ hơn chính là bỏ cầu nguyện và không sửa mình. Nhưng nếu không bỏ cầu nguyện, hãy tin tôi, sự cầu nguyện sẽ dẫn đưa đến ánh sáng. Mặc dầu tiến từng bước nhỏ, ngã rồi dậy, nếu không ngừng bước tới thì cũng sẽ tới đích. Theo thiển ý, bỏ cầu nguyện là không còn đường đi tới”.

227. Quan niệm của truyền thống đan tu, được Evagre ghi lại trong “Khảo luận về sự cầu nguyện”: “Nếu anh cầu nguyện thật, thì anh là nhà thần học”.

228. Những lời sau đây, truyền thống nhận là của Chúa Giêsu Kitô, tuy không

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 163162 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

3/ Sự nguyện gẫm là chính việc chúng ta phải tập cho được kết hiệp với Chúa, ấy là chính việc nguyện gẫm(229). Chúng ta hãy tập cho được sự ấy, vì cũng là việc các thánh đang làm trên thiên đàng, là hằng kết hiệp với Chúa luôn, hầu được kính mến Chúa không khi nào nhàm chán(230).

Vậy, chúng ta hãy gắng công ra sức cho được sự này.

được chép trong Phúc âm (anagraphon) “Hãy xin những sự lớn lao , những sự bé mọn sẽ được ban cho các ngươi. Hãy xin những của trên trời, những của dưới đất sẽ được ban thêm cho các ngươi’’ (Theo chứng từ của Thánh Clementê thành Alexandria, ông Origène, và Thánh Ambrôsiô).

229. Đích tối hậu của sự cầu nguyện luôn luôn là sự KẾT HIỆP với Chúa Thánh J. Climacô nói: “cầu nguyện, theo bản chất của nó, là tâm giao và kết hiệp giữa con người và Thiên Chúa” (Bậc Thang, 28).

230. a. Thánh Gregoriô cả nói: “Sống chiêm niệm hệ tại gìn giữ tâm trí mình trong tình Mến đối với Chúa và tha nhân, tìm ngơi nghỉ khỏi những động tác bên ngoài, và chỉ chú tâm vào khát vọng Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành, như thế sẽ không còn ham muốn hành động nào nữa, nhưng vượt qua mọi lo lắng; Linh hồn chỉ còn cháy lên lòng khát mong chiêm ngắm Tôn Nhan Đấng Tạo Thành mình”. (Bải giảng về Ez II, 2,8).

b. “Bạn tìm khi đọc và sẽ gặp khi suy niệm, bạn gõ khi cầu nguyện, và sẽ mở ra cho bạn nhờ sự chiêm ngưỡng” (Guigne Dòng Chartreux, SCA LA).

c. “Có thể thường quen và sốt sắng cầu nguyện, cho dù đang ở ngoài chợ hay đi dạo một mình, khi ngồi trong tiệm, hoặc đang mua bán hay cả khi làm bếp nữa” (Thánh Gioan Kim Khẩu - Ecl 2).

d. “Không gì bằng cầu nguyện: cầu nguyện làm cho điều không thể trở thành có thể, điều khó thành dễ. Không thể xảy ra là con người cầu nguyện mà lại phạm tội”. (Thánh Gioan Kim Khẩu – Anna 4, 5).

e. “Kẻ nào cầu nguyện, chắc chắn được cứu rỗi, ai không cầu nguyện chắc chắn sẽ bị trầm luân”.( Thánh Anphongsô Ligôri).

Số 120. VỀ SỰ NGUYỆN GẪM (= 26)Cha nhắc lại đôi ba điều về sự nguyện gẫm.Sự nguyện gẫm có 2 cách:- Một là nguyện gẫm cách thường;- Hai là nguyện gẫm cách lạ(231).A/ Sự nguyện gẫm cách thường chia làm 3 bậc:- Bậc thứ nhất, là kẻ biết suy gẫm mà thôi. Bậc này suy

nhiều(232), còn nói chuyện với Chúa thì ít lắm.- Bậc thứ hai, là ưng nói chuyện với Chúa nhiều, còn suy

lẽ thì ít.- Bậc thứ ba, là hằng ở bình an trước mặt Chúa(233) ít nói,

một hai khi cũng nói một ít lời. Tuy không nói chi, nhưng hơn nói nhiều lắm(234), hằng ở bình an với Chúa lâu giờ mà không

231. Cách phân chia này, dựa theo Thánh Têrêxa cả, “Lâu Đài Linh Hồn”, nhưng được thu gọn một cách dễ hiểu.

232. Nhưng suy gẫm trước thời hạn cần thiết theo trình độ của linh hồn, cũng là một sai lầm. Thánh Têrêxa cả cảnh giác xu hướng an nhàn đó, bảo chúng ta chớ cầm hãm trí khôn suy gẫm, và ở yên đó như những kẻ ngu đần” (Lâu Đài, căn phòng IV, ch.III).

233. Thánh Augustinô gọi là “sự an nhàn thánh thiện của sự cầu nguyện”.Các Tổ Phụ Xitô quen dùng các danh từ QUEES, SABBATUM, OTIUM, để

diễn tả trạng thái này. Các Giáo phụ Đông phương thì dùng các từ như HÉSY-CHIA, PARRHÉSIA, để diễn tả sự tin cậy, bình an nội tâm, và thân tình với Thiên Chúa, của một tâm hồn đã được luyện sạch và có một tình mến đậm đà đối với Thiên Chúa” (xem thêm Thánh Gioan Thánh Giá, “Lên núi Catmêlô” II ch. 13).

234. a. Lời Thánh Gioan Thánh Giá:+ “Thiên Chúa Cha chỉ nói một Lời là chính Con của Ngài; Lời đó Ngài nói

trong một sự thầm lặng vĩnh cửu, và chính trong sự thầm lặng đó, linh hồn nghe

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 165164 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

ngủ gục lo ra. Khi phải ra khỏi nhà thờ vì hết giờ, lấy làm tiếc vì phải bỏ đi.

B/ Sự nguyện gẫm cách lạ, là được ơn kết hiệp với Chúa cách đặc biệt(235). Khi nguyện gẫm cách thường, là như thể chúng ta đi tìm Chúa; còn bây giờ, Chúa lại đến tìm chúng ta, cho chúng ta được gặp Chúa. Sự này vì Chúa muốn, Chúa kêu gọi chúng ta; và cũng vì kẻ ấy trước đã có công ra sức dứt trừ mọi sự và hằng tìm Chúa, cho nên Chúa ban ơn trọng ấy cho. Đó là sự lạ Chúa làm cho linh hồn, như gió thổi vào buồm, ấy là ơn Chúa Thánh Thần thổi vào(236).

Lời của Cha”.+ “Yêu mến trong thầm lặng” (Giáo lý của Hội thánh Công giáo, số 2717).b. Thánh Gregoriô cả nói: “Chính trong ước vọng mà vang lên những tiếng

kêu thầm kín đạt tới không phải đôi tai nhân loại, nhưng là thính quan của Đấng Tạo Thành” (Moralia XXII, 43).

c. Tác giả Aphraate (sách Minh Chứng 4, 1) nói: “Chính sự thanh khiết của tâm hồn, là cầu nguyện hơn tất cả mọi cầu nguyện được diễn bằng lời. Sự yên lặng của một tâm hồn thanh luyện, quí hơn tiếng vang động ngoài tai”.

235. Thánh Gioan Thánh Giá vị thầy về kinh nghiệm thần bí, giải thích về ơn KẾT HIỆP lạ lùng này: “Linh hồn được tràn ngập ánh sáng của Thiên Tính, và biến nhập vào Đấng Sáng Tạo nó. Vì Thiên Chúa, một cách siêu nhiên, thông ban cho nó bản thể Ngài, đến nỗi, nó xem ra trở thành Thiên Chúa, có những gì Chúa có, và do sự biến nhập nói trên, như trở nên một với Chúa, có thể nói do sự tham dự ấy, linh hồn xem ra trở thành Chúa hơn là chính mình, mặc dầu vẫn đúng là nó giữ lại bản thể nó, và bản thể này khác biệt với bản thể Thiên Chúa, cũng như tấm kính khác biệt với ánh sáng chiếu soi và xuyên qua nó vậy “ (Cha Caffarel trích dẫn).

236. Hình ảnh gió thổi vào buồm để chỉ tác động của Chúa Thánh Thần nơi linh hồn nguyện gẫm, đã được Thánh Têrêxa cả sử dụng, (x. Đường Trọn Lành, chương 28). Đó là ơn Chiêm Niệm mà Thánh Thomas gọi là thần phú hay thụ

Chớ chi trong chúng ta được ít kẻ như vậy, làm chúng ta được nhờ và sáng danh Chúa, sinh ích cho Hội thánh lắm nữa, vì linh hồn ấy có thần thế trước mặt Chúa. Kẻ ấy chẳng dính bén thế gian này, một lo tìm Chúa. Sự ấy có nên ước ao không? – Nên lắm(237). Chê của cải thế gian thì được, còn sự thiêng

động (x. Tổng luận I-II-III, 2). Vì thực ra điều này vượt quá khả năng hoạt động của linh hồn và do ơn Chúa tác động trong linh hồn.

Đó là ơn Cầu nguyện bùng cháy (oratio ignita) theo kiểu nói được ông J.Cassien diễn lại (Thuyết giảng IX, 25) như sau: “Linh hồn lúc ấy được tắm gội trong ánh sáng Thiên Quốc, và không còn dùng được từ ngữ nhân loại để diễn tả vì nó bất lực. Nhưng xẩy ra trong tâm hồn như một đợt sóng dâng cao dồn dập tới từ mọi tâm tình thánh thiện, như nguồn suối tuôn trào, vọt lên lời cầu nguyện vươn tới Thiên Chúa một cách tuyệt diệu khôn tả. Trong khoảnh khắc vắn vỏi ấy, lời cầu nguyện đó đã nói lên được biết bao nhiêu điều, đến nỗi khi trở lại bình thường, cũng chẳng dễ gì mà diễn tả hoặc ôn nhớ lại được.”

237. Thánh nữ Angela Foligno, nói lên những lời thiết tha: “Linh hồn khôn ngoan, không chỉ bằng lòng biết Chúa cách hời hợt, và một thứ suy gẫm sơ sài. Nó muốn thực sự biết Chúa, cảm mến sự tốt lành tột bậc của Ngài, và nghiệm được Ngài thế nào. Ngài chẳng những là Sự Thiện đối với linh hồn, nhưng là Sự Thiện tuyệt đối. Nó yêu mến Thiên Chúa vì sự tốt lành ấy; và vì yêu, nó muốn được chiếm hữu. Còn Ngài rất tốt lành, Ngài tự ban mình cho nó; nó cảm được Ngài khi nếm hưởng sự ngọt ngào tràn đầy hân hoan. Khi được thông dự với Đấng là Tình Yêu tuyệt đối, linh hồn được chìm ngập ân tình, được kết hiệp với Ngài... Nhưng linh hồn không thể đạt tới được sự nhận biết cao vời ấy là Thiên Chúa, do tự mình, hay nhờ Thánh kinh, nhờ học hỏi, hay nhờ phương tiện thụ tạo nào, mặc dầu tất cả những điều đó có thể giúp chuẩn bị. Điều cần thiết, chính là ánh sáng của Chúa và ân sủng của Ngài ban.

Mà muốn được hồng ân đó, cách chắc chắn và mau chóng từ nơi Thiên Chúa, Sự Thiện tuyệt đối Ánh Sáng tuyệt vời và Tình Yêu tuyệt diệu, tôi không biết gì hơn là CẦU XIN: một lời cầu xin sốt sắng, tinh ròng, liên lỉ, khiêm tốn mãnh liệt; một lời cầu xin không phải tự đầu môi chót lưỡi, nhưng phát xuất tự tâm hồn, tự cõi lòng, tự tất cả mọi khả năng cơ thể và tinh thần. Lời cầu xin do lòng khát khao vô biên, sẽ dành được ơn phúc đó” (Cha Caffarel trích dẫn).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 167166 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

liêng thì không nên khinh chê, vì chúng ta chê là vô phép với Chúa.

Ai nói rằng: các sự ấy để cho các thánh, còn tôi có trông chi sự ấy, ở thường thường cũng được. Miễn là lên thiên đàng thì thôi, ở nơi cửa thiên đàng cũng được, một người nói như vậy là vô phép với Chúa, chúng ta không nên nói như vậy(238).

Sự nguyện gẫm cách lạ ấy gọi là ơn lạ, nhưng không phải là phép lạ. Phép lạ thì có sự bề ngoài, như làm cho kẻ chết sống lại, kẻ què đi được, kẻ đui được thấy... sự ấy gọi là phép lạ. Còn sự kết hiệp với Chúa bề trong, không phải là phép lạ, nhưng hơn phép lạ. Chúng ta nên ước ao. Chớ chi cả nhà này ai nấy cũng ước ao sự ấy thì hay lắm, vì những kẻ nào ước ao như vậy, thì ra sức chừa tội, thấy cách ăn nết ở của mình không tốt thì ra sức sửa lại, thấy mình không ưa một anh em nào thì tìm dịp cho được giúp đỡ hoặc xét ý lành cho kẻ ấy, dẫu một tội rất nhỏ mọn cũng ra sức lo cho khỏi(239).

238. Để đánh tan mọi mặc cảm trước Hồng Ân của Thiên Chúa, Cha Thánh Bênađô nói: “Tất cả mọi linh hồn, dầu mang nặng tội tình, vương vấn tật xấu, mắc phải nhục thủ, bị đọa đầy, bị giam hãm, dính vào bùn nhơ nhiều đau khổ, lắm lo toan, căng thẳng vì công việc, dồn nén vì sợ hãi, bị vấy nhơ với người đã chết, kể như số phận những người đã xuống âm ti. Tôi nói, mặc dầu bị mang án, bị tuyệt vọng như thế, nhưng tôi quả quyết rằng: Linh hồn ấy có thể hồi tâm lại để nhận biết, không những mình có thể hy vọng nhờ ơn tha thứ, hưởng lòng từ bi mà còn được vươn lên cho tới sự kết duyên với Ngôi Lời, nối lại giao ước thân tình với Chúa. Vì linh hồn được mang hình ảnh Chúa, được nên giống Ngài, lẽ nào không được đầy lòng tin tưởng bên Ngài sao?”.(Diễn giảng Diễm Tình Ca, 83,1).

239. Thánh Gioan Vianney dùng một hình ảnh rất bình dân. Ngài nói: “Khi tâm hồn chưa thanh thoát, còn vướng mắc các sự trần thế, nếu người ta đem dìm

Một lỗi, một sự chẳng trọn lành, tuy nhỏ mọn, nhưng nó cản trở ta. Cũng như một sợi dây nhỏ, nó cũng cột cánh buồm lại được(240), chẳng cho gió thổi vào. Một sự chẳng trọn lành, cũng ngăn trở ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống trong linh hồn chúng ta(241). Chúng ta biết, cánh buồm khi đã cột lại rồi, dẫu một sợi dây nhỏ, cũng cột được.

Vậy, chúng ta phải ước ao nên thánh. Nhưng chớ có ai ước ao cho được phong thánh, chớ ước ao cho mình có truyện thánh đọc trong nhà cơm. Chớ ước ao như vậy.Vì đó là kiêu ngạo, đó là phạm tội, không nên ước ao. Còn ước ao cho mình được nên thánh lớn trước mặt các thánh ở trên trời, thì được. Vậy, hai điều khác nhau, không nên ước ao cho mình được phong thánh, nhưng nếu ước ao cho mình được nên thánh, thì nên lắm.

Chúng ta hãy gắng mà chèo cho đến khi ra khơi, thì được gió, bớt mỏi mệt. Song, bao lâu thuyền còn trong cửa. Cực nhọc hoài, vì ít khi gặp gió. Vậy, chúng ta hãy gắng mà chèo đã, chờ đến khi Chúa muốn thì sẽ được(242).

nó vào trong cầu nguyện, cũng vô ích thôi, và nó sẽ không thâu nhận được gì, chẳng khác chi mảnh xốp còn chứa đầy chất dơ, chưa vắt khô sạch đi”.

240. Thánh Gioan Thánh Giá nói đến chân con chim bị buộc, dẫu bằng sợi dây nhỏ, cũng không thể nào bay lên được

241. Tác động của Chúa Thánh Thần trong sự cầu nguyện. Xem thêm:- Rm 8, 26 – 27; Rm 8, 8 .15; Gl 4.6; 2Cr 3, 18242. Thánh Tổ Ammenas nói về ý nghĩa của sự thử thách mà con người cầu

nguyện quen gặp: “Thiên Chúa trốn các linh hồn ấy và để mặc, để chúng biết chúng có thật tìm Ngài hay không... Nếu Thiên Chúa thấy họ hết lòng kêu xin Ngài và từ bỏ ý riêng mình, thì Ngài sẽ ban cho họ một niềm vui lớn lao hơn và tăng cường cho

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 169168 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 121. CỨU GIÚP CÁC LINH HỒN (Ta phải lo cứu các linh hồn = 3)Thường Chúa để phần rỗi các linh hồn trong tay người ta.

Đó là sự Mầu nhiệm, cũng là vinh hạnh cho chúng ta. Vì xem ra Người muốn dùng chúng ta mà làm việc của Người.

Nếu như không có ông Lu-thê-rô, biết bao nhiêu người khỏi lầm lạc. Và nếu như không có các thánh Biển Đức, Bênađô và Têrêxa Cả, biết bao linh hồn phải thiệt! Vậy, Chúa cũng muốn dùng chúng ta thể ấy.

Chúng ta hãy lấy mắt thiêng liêng mà xem bên tả chúng ta, có tướng qủy Luxiphe và thần hạ chúng, bên hữu chúng ta, có Chúa Giêsu và các thánh; còn ở giữa chúng ta, có vô số các linh hồn. Hai bên đều ra sức đánh nhau, đế dành lấy các linh hồn. Chúa Giêsu giơ tay đầy thương tích, xin chúng ta rằng “Hỡi chúng con, hãy cứu các linh hồn cho Ta với”. Chúng ta lại khá làm ngơ sao?(243).

Vậy, chúng ta hễ khi gặp sự gì trái ý cực lòng, hay sự khốn

họ hơn trước”. Những thử thách đó nhiều khi thật là to lớn, khiến cho Thánh Isaac, Tu Viện Sao Sáng nói được: “Hiện gìờ chúng tôi ở trong một thứ hỏa ngục, nhưng là hỏa ngục của lòng từ bi, không phải của cơn thịnh nộ, và chúng tôi sẽ được hưởng Thiên Đàng” (Bài giảng 27).

243 Hiến dâng tất cả đời sống để cứu các linh hồn, một điều mà Cha Tổ Phụ tha thiết sống và thúc giục chúng ta sống (DN. 106, 121). Biết Chúa, mến Chúa, không phải chỉ hưởng hạnh phúc riêng mình, mà còn phải thao thức “làm sao cho nhiều người mến Chúa với nữa”.(DN.140,141). Theo Thánh Têrêxa Cả, “Kết hiệp thiêng liêng phải phát sinh ra việc làm cho Chúa và cho các linh hồn”(Lâu Đài, căn phòng V, ch,3).

khó nào, hãy dâng cho Chúa để cứu các linh hồn. Như vậy, ở trong Nhà dòng mới vui; và khi gặp sự khó, mới dễ chịu, vì được dịp mà tỏ lòng mến Chúa, cứu các linh hồn cho Chúa(244). Xin Chúa cho chúng ta được như vậy.

Số 122. THƯƠNG YÊU NHAU (=5)Xưa, thánh Tông đồ Gioan khi đã già cả, ngài chẳng có sức

giảng được nhiều lời, thì bảo môn đệ khiêng ngài ra giữa giáo dân, ngài gắng sức an ủi: “Anh em hãy thương yêu nhau”.

Ngài cứ giảng đi giảng lại điều ấy hoài, nên có kẻ lấy làm nhàm mà thưa cùng ngài: “Cha cứ nói câu ấy hoài, xin cha giảng điều khác”. Song, ngài trả lời: “Ấy là điều răn Chúa dạy, nếu ai giữ trọn một điều ấy, thì đã đủ”(245).

244. Đức thánh cha Gioan Phaolô II khuyên bảo (Tập san “Nữ Đan sĩ Thánh Biển Đức”, trang 24): “Đời sống chiêm niệm, các con đem sinh khí cho Hội thánh và nhân loại. Với xác tín đó, trong niềm vui và tính triệt để của cách sống đặc thù, các con hãy sống tình yêu độc chiếm với Chúa, và trong Ngài, tình yêu đối với tất cả anh chị em nhân loại. Khi dồn khả năng yêu mến của các con vào việc tôn thờ và khẩn nguyện, sự hiện hữu của các con là một tiếng vang trong thầm lặng và sự ưu việt của Thiên Chúa, là chứng từ về chiều kích siêu việt của nhân vị, và như thể buộc những người nam, người nữ và cả những người trẻ phải đặt vấn đề về ý nghĩa cuộc đời”.

245. a. Theo Thánh Hieronimo kể lại.b. Thánh Basiliô, mà Thánh phụ Biển Đức rất ngưỡng mộ (TL. 73), đã nói

trong Bộ Đại luật 7: “Thiên Chúa muốn chúng ta cần đến nhau”. Và trong một bức thư, ngài viết:“Chúng ta cần sự giúp đỡ của mỗi một anh em chúng ta hơn là một cái tay cần đến tay kia! Do cơ cấu của thân xác chúng ta, Thiên Chúa dạy chúng ta cần thiết phải hiệp nhất. Quả thế, như ta thấy, các chi thể chúng ta không thể tự túc lấy được, lẽ nào ta lại mơ tưởng rằng, trong cuộc sống, ta có thể tự lấy mình làm đủ được” (Thư 97, Tyane).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 171170 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Vậy, chúng ta hãy thương yêu nhau, hãy giúp nhau, hãy gánh đỡ gánh nặng cho nhau, hãy nhịn nhục nhau khi lầm lỗi, lấy đức thương yêu mà che đậy nết xấu nhau, đừng xét nét anh em khi không phải việc mình, vì sự ấy đã có Bề trên và các người coi sóc. Thật, cha thấy sự ấy trong chúng ta còn thiếu nhiều lắm, chẳng những không thấy tấn tới, mà lại sút kém nữa.

Vậy, cha hết lòng khuyên về sự ấy cách riêng: là hãy thương yêu nhau. Nếu trong nhà, mọi người đều bỏ mình đi mà lo đến anh em cách riêng, thì mọi người trong nhà đều được sự an ủi, vui vẻ biết mấy. Chớ có mà dựa vào việc bổn phận mà làm cực lòng anh em. Hãy nhớ, sự gì mình muốn kẻ khác làm cho mình, thì mình hãy làm sự ấy trước cho người ta. Chúng ta hãy nhớ mà đem vào trí vào lòng, vì là điều can hệ(246). Nhất là những kẻ có việc bổn phận gì, phải lo ý tứ cho lắm, đừng lợi dụng việc bổn phận, để lo cho cái tôi của mình, không màng chi đến kẻ khác, dễ lỗi sự yêu người lắm, dễ lỗi lầm.

Chúng ta hãy lo cho được, xin Chúa và Đức Mẹ giúp cho.

Số 123. XÉT Ý LÀNH CHO ANH EM (= 24)Chúng ta chớ bắt chước người Pharisêu hay xét sự trái cho

kẻ khác. Chúng ta chớ bắt chước mà xét sự trái cho anh em. Hễ khi nào chúng ta xét lỗi kẻ khác, thường lầm luôn, mười lần

246. Thánh Antôn, Ông tổ các Đan sĩ nói: “Sự sống, sự chết của chúng tôi là tùy ở tha nhân. Nếu chúng tôi được anh em mình, là chúng tôi được Chúa. Nếu chúng tôi vấp phạm đến anh em, là vấp phạm đến Chúa”.

chưa được một lần trúng; mà cho đi có trúng, có nhằm đi nữa cũng vô ích.

Chúng ta xét về ý lành, thì có ích luôn. Ai hay xét trái cho anh em, thì tự chứng tỏ mình là kẻ xấu: mình xấu, nên cũng ngờ người ta xấu như mình. Cũng như một người đau bệnh sốt rét, hễ ăn chi vào miệng cũng kêu đắng, nhưng chẳng phải tại thức ăn đắng, song bởi tại có bệnh, vì tì vị xấu.

Chúng ta hãy xét sự lành sự tốt cho anh em, như Lời Chúa dạy: “Các con không đoán xét anh em, thì Ta cũng không đoán xét các con”. Lại rằng: “Các con đong đấu nào cho anh em, thì Ta cũng đong đấu ấy cho các con”(247).

Số 124. VỀ ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG (Ngày lễ Đức Thánh Micae, = 40)Chúng ta nên xin Đức Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae

cho được hiểu biết về sự khiêm nhường. Đức khiêm nhường là nền tảng đời sống Kitô hữu(248). Kẻ khiêm nhường thì được

247. a. Xem Mt 7,1-2.b. Đây lời của vị Thánh Tổ Đan tu: “Điều Đan sĩ không nên làm là tìm hiểu

tại sao người này làm thế này, hoặc người kia sống thế kia. Các vấn nạn loại đó làm cho chúng ta xa rời sự cầu nguyện và lôi kéo chúng ta vào việc đàm tiếu và nói hành. Thinh lặng là hơn cả! (Thomas Merton, Sự Khôn Ngoan của Rừng Vắng. CXXXI).

248. Thánh Tổ Biển Đức đã đặt “khiêm nhường” làm nền tảng cho đời đan tu. Ngài đã dành một chương đặc biệt trong Tu luật để nói về đức khiêm nhường (x. Tl chương 7).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 173172 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Chúa thương, và được ban muôn ơn lành(249).Vậy, chúng ta nghe: sự khiêm nhường là ưng muốn ở bậc

Chúa muốn. Ví như tấm ngói nó muốn xuống lót nền, đó là làm ngược, không phải khiêm nhường đâu. Cho nên, sự khiêm nhường là bằng lòng chịu lấy hết mọi nỗi vui buồn Chúa gởi đến cho chúng ta. Kẻ khiêm nhường thì chi cũng được, việc chi cũng xong; bữa nay được nhắc lên thì cũng được, đến mai lại bị hạ xuống cũng vâng, chi cũng xin vâng hết.

Mọi sự xảy ra, xem ra tình cờ mà không phải tình cờ đâu, vì mọi sự đều bởi Thánh Ý Chúa mà ra hết thảy. Chúa không làm phép lạ, Chúa dùng người ta đem chúng tôi đến cùng Chúa, như khi anh em ở khó chịu với ta, cư xử với ta một cách bạc tình lạt lẽo, thì đó là bởi tay Chúa. Chúa để cho người ta đi trước, mà có Chúa đi sau, nhưng chúng ta thì kiêu ngạo không bằng lòng. Ví dụ, khi một anh em nào làm chi lỡ ra, làm cho kẻ khác chê cười, mình lấy làm xấu hổ, vì chi? - Vì kiêu ngạo. Kẻ học hành, làm bài thua sút anh em thì buồn, vì chi? - Vì kiêu ngạo. Luôn luôn như vậy.

249. Xem Gc.4,6.- Thánh Augustnô qủa quyết: “Để đạt tới Thiên Chúa là Chân lý, không có

con đường nào khác. Đó là con đường KHIÊM NHƯỜNG.- Con đường đầu tiên là khiêm nhường.- Con đường thứ hai là khiêm nhường.- Con đường thứ ba cũng là khiêm nhường.- Và nếu bạn hỏi tôi bao nhiêu lần nữa tôi sẽ trả lời như thế.- Quả thật cũng còn nhiều chỉ thị khác nữa, nhưng luôn KHIÊM NHƯỜNG

phải đi trước, đi kèm và theo sau”. (Thư 118,21,22).

Trong một ngày, chúng ta kiêu ngạo nhiều lần, song người khiêm nhường vẫn ở bình an luôn. Như khi nghe tin rằng, ngày mai sẽ bị bắt giam, hoặc Bề trên loại ra, thì kẻ khiêm nhường cũng cứ ngủ bình an; hay là nghe tin rằng, ngày mai sẽ được lên làm lớn, thì cũng thế thôi, cứ ngủ bình an. Cho nên, kẻ khiêm nhường được bình an luôn(250).

Chúng ta đừng chiêm bao, nếu tôi làm được sự nọ sự kia ở ngoài thế gian, thì sẽ sinh ích cho linh hồn người ta biết mấy. Không đâu. Không đâu. Chúng ta chớ khá lầm. Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu đã nói: “Phước cho những đóa hoa mọc giữa hang hốc, vì chỉ có một mình Đấng Tạo Hóa trông thấy mà thôi”. Lại sách Gương Phước có nói: Chúng ta muốn được bình an, thì hãy muốn cho mọi người đừng biết đến chúng ta.

Vậy, xin Đức Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, có nghĩa là “ai-bằng-Thiên-Chúa”, cho chúng ta càng rõ thấu sự khiêm nhường hơn nữa, vì sự khiêm nhường cần thiết để chúng ta được kết hiệp với Thiên Chúa.

250. Khiêm nhường là chấp nhận mình như ý Chúa muốn; mọi biến cố như Chúa muốn hôm nay, trong hiện tại, không bận tâm về những gì sẽ xảy ra. Thánh Têrêxa Cả quả quyết: “Ai có giây phút hiện tại, là có Chúa. Vậy ai có giây phút hiện tại, là có tất cả. Giây phút hiện tại là đủ... Đừng để sự gì làm xao xuyến tâm hồn”

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 175174 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 125. NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI PUBLICANÔ (=35)Chúng tôi nghe Phúc âm có kể chuyện người Publicanô và

người Pharisêu phô mình kiêu ngạo(251). Trong chúng ta ai nấy cũng đã biết rồi.

Vậy, Đức Khiêm nhường bậc thứ nhất, là nhìn biết mình có sự gì lành, là bởi Chúa ban cho mới có(252). Cho nên, trong chúng ta có kẻ có trí khôn hơn. Vậy, anh có trí khôn hơn vì Chúa ban cho anh hơn, còn em có trí khôn thua vì Chúa ban cho em ít; anh có trí sáng học mau, em thì tối trí học lâu, vì Chúa muốn vậy; anh có sức mạnh mẽ vì Chúa ban cho anh, em yếu sức vì Chúa ban cho em như vậy.

Cho nên không phô trương cậy mình, vì có nhiều có ít cũng bởi Chúa ban cho. Kẻ có nhiều, cũng không cậy mình mà khinh dể người khác; người có ít, cũng không phân bì. Làm thế khác, thì thật là dại dột và điên cuồng.

Thật, thế gian không thiếu chi kẻ điên cuồng như vậy. Họ tưởng làm quan, làm bề trên, thì xem như là đang ở trên mây, trên khí, và khinh dể người ta. Chúng ta hãy hiểu ví dụ ấy cho rõ, vì dễ lầm lắm. Như vậy, Chúa có ban cho tôi nhiều, thì tôi cũng không khoe khoang; anh em tôi có ít, tôi cũng không kh-

251. Lc 18, 9-14.252. 1Cor 4, 7. Xem Tu luật, Lời mở: “Những kẻ kính sợ Thiên Chúa không tự

kiêu vì đã trung thành tuân giữ Lề luật; Trái lại, biết xác nhận rằng những sự lành nơi họ không do tự mình mà có, nhưng là do ơn Chúa”.

inh chê; mà tôi có ít, tôi cũng không phân bì.Vậy, chúng ta ai nấy cũng là anh em với nhau cả, đang đi

cùng nhau một đường, tiến về cùng Cha chúng ta ở trên trời, và lãnh nhận mọi ơn huệ nơi Người.

Số 126. VỀ SỰ YÊU MẾN THÁNH GIÁ (=15)Có ít câu này, cha tưởng cũng sinh ích cho chúng ta, nên

chúng ta hãy đem vào trí vào lòng mà suy nghĩ, chắc sẽ sinh ích cho linh hồn chúng ta nhiều.

Vậy, lời rằng: một lần chịu khó vì Chúa, thì hơn trăm lần làm lành cho thế gian.

Hẳn thật như vậy. Vì khi chúng ta chịu khó vì mến Chúa, thì được thêm công nghiệp, giúp chúng ta tập các nhân đức, nhất là đức nhịn nhục, lại thêm phước thanh nhàn trên thiên đàng(253).

253. Thánh Tổ Biển Đức xem cuộc đời đan tu như một sự. “thông phần vào sự thương khó Chúa, nhờ đó được dự phần trong Nước Ngài” (x. TL Lời mở).

- Trong truyền thống cổ thời, cái cày cũng là biểu tượng cho Thập Giá.Thánh Justino (+ 166) theo ý nghĩa đó, đã viết: “làm sao cày xới” được, nếu

không có Thập Giá? ( = cái cày) (Apol 55, 3).- Còn đối với thánh Irénée (+ 208): “Chúa Kitô là kho tàng ẩn dấu trong ruộng.

Chính Thập Giá của Ngài đã khai quật kho tàng ấy lên” (Chống Lạc Giáo IV, 26,1).- Origène cũng liên tưởng đến hình ảnh đó khi nói: “Dưới lưỡi cày của Ngôi

Lời, linh hồn mở ra và trở thành một mảnh đất mới” (Mảnh tài liệu 30 về Luca).- Truyền thống đan tu cũng đã sử dụng biểu tượng này như J.Cassien làm

chứng: “Chúng ta hãy cày xới tâm lòng ta với chiếc cày, nghĩa là sự tưởng nhớ đến Thập Giá!” (Giảng thuyết 1, 22). (Xem Sr. Gabriel Peters OSB, Les Pères de l’Églie (1981) tr. 275-276).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 177176 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Còn khi chúng ta làm ơn cho thế gian, thì chưa chắc có phải vì mến Chúa hay không, hay là vì muốn cho thiên hạ tung hô khen ngợi. Khó cho khỏi sự ấy. Vậy, đã không thêm công, lại thêm tội cho chúng ta phải khốn về sau. Phước cho chúng ta, vì hằng ngày gặp dịp mà chịu khó vì Chúa. Vậy, chúng ta chẳng những là bằng lòng mà lại vui lòng mỗi khi gặp thể ấy(254).

Nếu chúng ta biết ấp yêu Thánh Giá vào lòng, thì mọi sự gian nan tân khổ đời này, không làm cho chúng ta nao núng. Có lòng trìu mến Thánh Giá thật(255) thì ở trong Nhà dòng này rất đỗi vui mừng. Như vậy, ai mà làm chi được chúng ta! Bề trên có quở phạt, anh em có khinh chê, đó là Thánh Giá, là điều mình hằng nâng niu trân trọng. Những kẻ ấy ở trong Nhà dòng này vui thích biết mấy.

Xin Chúa và Đức Mẹ, khấng soi cho chúng ta được hiểu sự cha nói đó, và lo cho được như vậy.

254. “Giáo hội không bao giờ thôi sống lại cái chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá và sự Phục sinh của Người: đó là nội dung sự sống hằng ngày của Giáo hội”. (Đức Gioan Phaolô II, “Đấng Cứu chuộc loài người” n.7).

255. Gl 6,14; Rm 5,3.- Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu:“Sống bằng tình yêu không phải là định cư trên núi Tabor, mà sống với Chúa Giêsu

tức trèo lên đỉnh Canvê, nhìn Thánh Giá như một kho tàng”. (Trích “Sống sao cho ra sống” của Gaston Dutil... n. 1344).

Số 127. PHẢI RA SỨC LÀM THẦY DÒNG LÚC ĐAU ỐM (=11)Chúng ta hãy ra sức nên thầy dòng thật, chẳng những lúc

khỏe mạnh mà lại lúc đau ốm nữa. Có kẻ khi đau thì xếp việc đi đàng nhân đức lại, để lúc lành rồi hay, kẻ ấy thật lầm lắm(256).

Người ta thường nói, muốn biết ai có nhân đức chừng nào, hãy xem kẻ ấy lúc chơi đùa và khi ốm liệt. Vì khi ấy, không có nhân đức cho khá, không có sự sống bề trong cho vững, linh hồn không cai trị thân thể được. Cho nên các tính xấu tỏ ra: buồn bã, trách móc Bề trên không thương chi hết; lại trách móc anh em không lo lắng cho đủ, rủi làm việc gì chẳng vừa ý thì xung; đòi sự nọ điều kia vô ích; lỗi đức khó khăn(257). Nói tắt rằng: hễ trong mình ưng muốn chi, thì muốn cho bằng được, nếu không được vừa ý thì buồn bực kêu trách.

Chúng ta hãy biết dùng cơn bệnh mà nên thánh, vì là lúc được rảnh rang mà ở với Chúa; tùy theo sức, chớ làm cho mình phải thêm mệt quá. Hãy cầu nguyện cho Bề trên, cho nhà Dòng, và cho hết mọi anh em ở đây; lại cầu cho cả Hội thánh, cho kẻ có tội, kẻ ngoại, và các linh hồn trong chốn luyện ngục. Ấy là việc bổn phận thầy đau ốm. Ai có phận nấy, không ai có phép ở nhưng ở nể. Anh em tôi phải chịu khó làm việc vất vả cực nhọc, còn tôi thì nằm nghỉ trên giường mà lo phận sự thầy dòng

256. Thánh Tổ Antôn có cái nhìn tích cực về cơ thể, khi nói: “Cơ thể và linh hồn như hai bên triền núi mà chóp đỉnh ở giữa là sự cầu nguyện”.

257. Xem Tu luật, 36.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 179178 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đau, tức là lo đọc kinh cầu nguyện. Ấy là ý Chúa muốn cho tôi như vậy, tôi phải lấy làm có phước, vì việc ấy là việc nhất hảo, là việc bà Maria xưa đã làm mà Chúa lấy làm ưng ý vừa lòng mọi đàng. Vậy, tôi phải cám ơn Chúa, chớ có buồn phiền, vì thấy mình không được mạnh lại như ý mình muốn. Hãy để mặc Thánh Ý Chúa(258).

Có 2 điều cũng không nên cả hai:1/ Gắng quá, làm mình mệt thêm, nên lâu khỏe lại;2/ Yểu điệu nhác nhớn quá. Các việc thiêng liêng có thể

đến được mà không đến; đi nhà cơm được mà không đi, làm cho mình mệt mỏi thêm; cùng nằm liều bắt anh em bưng cơm. Song các điều ấy, cũng tùy kẻ coi sóc nhà liệt, họ biểu thế nào thì cứ vâng như vậy. Lúc ấy có thế nào, thì kẻ coi kẻ liệt phải thưa lại, còn mình thì vô can. Có kẻ ở trong phòng kẻ liệt đóng cửa kỹ, quì chầu Thánh Thể, mà đến khi ra nhà thờ, lại ngồi ngủ. Vậy, kẻ ấy làm ngược rồi. Cái đạo như vậy không phải là đạo của Chúa, song là đạo thờ quấy, vì Sách Thánh nói: kẻ theo ý riêng cũng là kẻ thờ quấy!

Ở nhà liệt, Chúa muốn cho tôi được nghỉ ngơi bổ sức lại,

258. Viện phụ Giuse Thêbê nói: “Có ba hạng người Chúa lấy làm vui thích:+ Trước là những kẻ lâm bệnh và bị thử thách mà chấp nhận tất cả với lòng

cảm tạ Thiên Chúa.+ Kế đến là những ai chu tòan phận vụ với lòng trinh bạch dưới cái nhìn của

Thiên Chúa mà không tìm lấy lòng người ta.+ Sau cùng, là những người biết từ bỏ ý riêng mà vâng nghe lời linh phụ” (Thomas

Merton, Sự Khôn ngoan của Rừng Vắng. Tr. 41).

để có sức mà giữ Luật chung như anh em, ấy là ý Chúa, ý Bề trên là thế. Vậy, chúng ta hãy ra sức làm thầy dòng khi còn lành mạnh; kẻo lúc phải nằm liệt trên giường rồi, chỉ thấy cả cục thịt đó thôi, ra như không phải thầy dòng hãm mình đền tội chi nữa. Nhân đức đã biến đi đâu hết, mệt mỏi trong mình thì chỉ lo mình đau mình mệt, còn Chúa thì để ai tưởng nhớ mặc ai, tôi bữa nay đau. Đó là cục thịt ươn! Đó là con người yểu điệu!

Vậy, chúng ta bây giờ còn lành mạnh, hãy lo tập nhân đức cho vững chắc, hầu lúc đau ốm, được làm nên một thầy dòng đau cho hẳn hoi. Phải nhớ luôn, mình là thầy dòng, nên lúc đau, cũng cứ là thầy dòng. Cho dầu chẳng được vừa ý, hãy nhớ mình đã khấn khó khăn, vì lòng mến Chúa, nên hãy chịu cho vui lòng. Hãy nhớ đoạn Luật Cha Thánh Biển Đức dạy: “Hãy kiên tâm mà chịu, vì phần thưởng sẽ lãnh thì bội hậu”. Hãy nhớ anh em giúp mình là vì lòng mến Chúa, nên hằng phải tỏ ra lòng cảm mến biết ơn, dẫu có điều chi trái tính tự nhiên cũng vui lòng.

Còn về phần anh em giúp, hãy tưởng như mình được giúp chính Chúa Giêsu vậy. Hãy thương yêu lo lắng tận tình. Vì chính sự đau ốm thì đã cực lắm rồi. Một lời nói, một cái động đạt... đủ làm cho người kẻ liệt phải cực nhọc thêm. Nếu mình lơ láo lôi thôi, không lo cho đủ, thì lại làm cho người kẻ liệt phải cực hơn nữa.

Xin Chúa giúp chúng ta nên thầy dòng thật đang khi còn lành mạnh, lại cũng được nên thầy dòng tốt lành trong lúc đau ốm. Chúng ta hằng nghe đọc trong hạnh các thánh xưa nay rằng: các đấng ấy lúc đau ốm, tuy rằng thân thể yếu nhược, mà linh hồn thì lành mạnh; và thân thể càng yếu liệt chừng nào,

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 181180 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

thì linh hồn càng được sức mạnh chừng ấy. Tại đâu có sự ấy? - Là tại các thánh biết lợi dụng trong hết mọi dịp, để mà tới gần Chúa. Chúng ta cũng hãy ra sức noi gương như vậy, vì đàng các thánh đi xưa, thì rày chính chúng ta cũng đang đi một đàng ấy. Xin các thánh cầu giúp chúng ta luôn.

Số 128. KHÔNG NÊN THAN VAN KÊU TRÁCH (= 21)Cha Thánh Biển Đức năng nhắc rằng: Không nên than

van kêu trách(259), một đội ơn Chúa vì những sự khó chúng ta thường gặp.

Chúng ta nghĩ xem, sự ấy là một điều rất nghịch. Một người ở trong Nhà dòng này, mà than van kêu trách buồn bực, tỏ mặt quạu quọ, không bằng lòng với Bề trên, với anh em, chúng ta nghĩ xem, thật là một điều rất nghịch, không biết nói làm sao được.

Một người tự tình tự ý xin vào đây, thì phải biết chấp nhận, nào ai có ép buộc chi? Tự ý xin vào đây, mà tỏ mặt không bằng lòng, nếu muốn sướng thì ở lại ngoài thế gian với cha mẹ, không sướng hơn và thong thả hơn sao? Ví dụ, con chim chúng ta bắt bỏ vào lồng, nó ưng bay ra ngoài cho thong thả là phải rồi, vì bổn tính nó như vậy; nếu có con nào tự mình xin người ta mở cửa cho vào, mà không bằng lòng thì sao? Chúng ta phải nhớ, chúng ta đã tự ý xin vào đây.

Hơn nữa, phần vụ của thầy dòng chúng ta, không phải là

259 Xem Tu luật các chương 4, 5, 23, 34, 35, 40, 41, 53.

hoạt động bên ngoài(260), nhưng là việc dâng lên Chúa bài ca chúc tụng liên lỉ(261).

Phước của đời chúng ta, là trở nên một “loài chim”, hót lên lời ca ngợi Chúa, theo gương Đức Mẹ, là “con chim hót hay hơn cả”. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta được noi gương Đức Mẹ, mỗi ngày nên giống Đức Mẹ hơn(262).

Số 129. CHỚ CÓ MÊ LÀM VIỆC QUÁ (=19)Chúng ta hãy nhớ, chớ khá quên, là chớ có mê làm việc quá.Chúng ta đã bỏ mọi sự thế gian mà vào đây, cho được tìm

Chúa, chớ có điên cuồng dại dột, chớ có mê làm việc quá lắm. Đến giờ phải làm thì làm, làm cho siêng, làm cho tử tế, rồi thì thôi.

Ví như hôm nay chúng ta đi trồng khoai, trồng cà, đến mai đi thăm, thấy heo đã phá hết thi thôi, vì Chúa để vậy. Hoặc Nhà dòng, bị bão sập nhà, dịch chết trâu bò, nếu có thể cứu được thì cứu, không thì thôi, mặc thánh ý Chúa.

Vậy, chớ có mê làm việc quá. Đó là việc thiệt hại cả thể,

260. “Nhiệm vụ chính yếu của cảc Đan sĩ, là phụng sự Thiên Chúa uy linh trong phạm vi Đan viện, với lòng khiêm tốn nhưng đồng thời cao quí” (Đức Ái Hoàn Hảo, số 9).

261. Thánh Augustinô đã nói: “Hát Thánh ca là cầu nguyện hai lần”. (x. Chú giải thánh vịnh 72, 1). Tuy nhiên, để ta có thể ca ngợi Chúa liên lỉ ngài đã khuyên rằng: “Nếu bạn hát lên bằng lời, thì có lúc bạn sẽ ngưng bài ca. Hãy hát lên bằng cuộc sống của bạn, bạn sẽ không bao giờ thôi hát ca”.

262. Thánh Ambrôsiô nói:“Mỗi người cần phải có trái tim của Đức Mẹ để chúc tụng Chúa, phải có lòng trí của Đức Mẹ để ca ngợi Chúa” (x. Lc 1, 46 tt).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 183182 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đáng cho chúng ta lấy làm buồn hơn cả. Chúng ta chỉ lo một điều là kính mến Chúa, và ra sức làm đẹp lòng Chúa mà thôi(263). Chớ có lấy điều chi khác làm trọng làm cần, vì là vô ích chóng qua hết thảy, trừ ra một sự kính mến Chúa đáng cho chúng ta chăm lo mà thôi.

Số 130. HÃY CẤT LÒNG LÊN (=37)Bởi đâu các thánh hay đặt ca vãn? - vì sự đọc ca vãn hay

hát kinh, có sức đem linh hồn người ta lên cao, còn xác thịt hèn hạ, thì ưa những sự trầm trệ thấp hèn ở đời.

Có một lần, các cha đang ngồi bàn ăn, một cha đứng dậy ca hát, cha ấy có ý nhắc lòng trí mọi người lên khỏi bàn ăn. Khi cha ấy đang hát, một cha khác nói rằng: “Xin cho một miếng thịt bò”. Các người ngồi ăn đó liền cười cả lên, mà thật đáng khóc hơn đáng cười.

Chúng ta khi nói chuyện cùng nhau, chớ nói về đồ ăn thức uống, chớ nói chuyện như loài vật. Nếu con trâu con bò nó nói

263. Cha Tổ Phụ khi nói về sự kính mến Chúa, đã nêu lên những điểm có nhiều tính chất thực hành, như:

+ Một lòng một ý vói Chúa (DN. 113 và 118).+ Đừng làm mất lòng Chúa, ra sức làm đẹp lòng Chúa (DN. 114 và 129).

Thánh Gregoriô nói về Thánh Tổ Biển Đức (Sách Đối thoại II, 1): “Ngài bỏ mọi sự ra đi để làm đẹp lòng Chúa mà thôi”. Nên nhớ, trong truyền thống Đan tu, nơi Thánh Pakôm cũng như trong các tác phẩm của Thánh Basiliô, kiểu nói “làm đẹp lòng Chúa năng được dùng tới”.

Thánh kinh cũng thường nói đến “làm đẹp lòng Chúa”:(Rm 12,1-2; 14,18; 2Cr 5,9; Ep 5,10; Col 3,20; Dt 11,5-6; 12,28; 13,21).(x. DN. 108, 114, 116, 127, 129, 135, 136, 137, 142)

được, nó nói chi? - Nó nói đám cỏ này ngon, đám kia dở. Vậy, chúng ta chớ nói chuyện về phước loài vật. Có nói, thì nói việc lành việc thánh giúp nhau kính mến Chúa mà thôi. Nếu ai buồn vì đồ ăn thức uống không ngon, chi mà ba tàu môn, ba lát dưa, cứ dọn đi dọn lại hoài, ai ăn được, rồi buồn, kêu trách, kẻ ấy không khác chi trâu bò, những linh hồn ấy thấp kém, cả đời chỉ bò dưới đất, mà tìm những sự mau qua chóng hết.

Vậy, chúng ta hãy cất lòng lên quá khỏi thế này. Phước chúng ta cao trọng lắm, đó là được chính mình Chúa(264). Hãy ra sức tìm Chúa cho được.

Số 131. XIỀNG XÍCH LÀ NẾT XẤU, NGỦ MÊ LÀ QUÊN BỎ CHÚA (Ngày lễ ông Thánh Phêrô khỏi tù rạc) (=41)Khi Thánh Phêrô đang ngủ trong ngục, thì tay mang xiềng.

Vậy, chúng ta mắc tính tư dục bởi máu Adam, nên chúng ta mắc xiềng là các tính mê nết xấu(265). Thánh Phêrô đang ngủ

264. Phước Chúa dành cho chúng ta, là điều lòng con người chưa bao giờ tưởng đến được. x . 1Cr 2, 9.

Còn trong lãnh vực sinh hoạt con người, thánh Thomas nhận xét:- Thú vật được hướng dẫn do bản tính;- Con người thiêng liêng thì được hướng dẫn không do ý chí riêng mình một cách

chính yếu, mà do một thứ bản năng bởi Chúa Thánh Thần thúc giục, để hành động (x. Thánh Thomas chú giải Rm 8,14)

265. Bị xiềng xích đây là mất tự do của linh hồn. Được giải tỏa xiềng xích là ân huệ của sự cứu độ nhờ Chúa Giêsu (x. Ga 8,36) qua Thánh Thần (x. 2Cr 3, 17). Đó cũng là cả một tiến trình phấn đấu của linh hồn, như Thánh phụ Bênađô đã trình bày trong Khảo luận. “Về ơn thánh và ý chí tự quyết”. Mục tiêu là đạt tới sự tự do của con

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 185184 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

trong tù, chúng ta cũng đang ngủ mê là không tỉnh thức gặp Chúa, không nói khó với Chúa, không kết hiệp với Chúa. Ngủ mê là không mấy khi nhớ đến nước thiên đàng, không nhớ đến đời sau. Khi nói chuyện, cũng nói như người thế gian, nói việc làm ăn, về tiền tài, về những sự sung sướng đời này. Đó là ngủ mê!

Những người như thế, thật là người thế gian, chỉ lo việc đời này mà thôi. Những người thế ấy có nhiều lắm, chẳng những ngủ mê, mà lại chết nữa. Chết là mắc tội trọng, mất ơn nghĩa. Kẻ ấy ở trong tội, trong chúng ta thì khỏi sự ấy. Vậy, hãy cám ơn Chúa.

Chúng ta hãy xét mình xem có phải là kẻ mê ngủ không? - Thật, có nhiều khi mê ngủ, vì miệng thì đọc kinh mà lòng thì lo ra, chiêm bao không nói với Chúa một lời; có khi buổi mai giờ nguyện gẫm, chúng ta thức, có ý đi đàng nhân đức, song khỏi một chốc thì quên mất.

Vậy, chúng ta hãy thức(266). Thức là hằng tìm Chúa, gặp Chúa, nói khó với Chúa, kết hiệp với Chúa(267). Có kẻ ra sức đi đàng nhân đức, giục lòng kính mến Chúa mà chưa được, rồi

cái Chúa. (Rm 8, 21) mà Cha Thánh còn gọi là “sự tự do của ơn thánh”.266. x.1Tx 5, 2-6.267. Thánh phụ Bênađô:“Chúng ta tìm Chúa, duy một mình Ngài, nghĩa là:+ Không tìm gì khác như tìm Ngài.+ Không tìm gì khác cùng một trật tìm Ngài”. (Diệu ca 40, 3).Đi tìm Ngài, “không phải bằng di chuyển của đôi chân, nhưng là bằng khát vọng

của tình mến (Diệu ca 76, 6).

lại ngủ mê. Chúng ta không nên ngã lòng. Ma quỉ nó cám dỗ chúng ta phạm tội nặng không được, thì nó cám dỗ chúng ta mê ngủ.

Khi Thánh Phêrô đang ngủ, Chúa sai Thiên Thần xuống đánh thức ngài theo mình mà rằng: “Hãy dậy cho mau, dậy cho mau”. Chúng ta hãy xin Chúa sai Thiên Thần xuống đánh thức chúng ta dậy cho khỏi tù ngục chúng ta đang mắc phải, là các tính mê nết xấu. Chúng ta hãy hết lòng cám đội ơn Chúa, đã kéo chúng ta ra khỏi tù ngục thế gian, mà đem chúng ta vào Nhà dòng này.

Xin Chúa cho chúng ta mau ra khỏi chốn tù đày thế gian này, mà về cùng Chúa và Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng.

Số 132. KHUYÊN GIỮ TRÍ LÒNG(268) (=33)Nay tiện thể có mấy anh em cấm phòng, và chúng ta hết

thảy cũng dọn mình trước lễ Đức Mẹ. Chúng ta lo thông công với nhau trong buổi cấm phòng, lo ra sức nên thầy dòng hơn, nhất là các anh em kẻ thì khấn trọng thể, kẻ thì khấn tạm, người thì xin khấn lại, người thì mặc áo dòng, thì phải lo cách riêng hơn. Mọi việc bổn phận phải làm hằng ngày, làm cho chăm chỉ và tử tế. Lo tìm Chúa.

Nếu Cha Thánh Biển Đức, ngài có ở trong nhà này, ngài có

268. Truyền thống Đan tu chú trọng vào việc giữ trí lòng, điều các Thánh Tổ gọi là “custodia cordis Không để cho các “tư tưởng có hại hoặc phù phiếm” xâm nhập “cõi lòng thẳm sâu” (cor profundum) của mình, theo kiểu nói của thánh Brunô. (x Thomas Merton, Sự khôn ngoan của Rừng Vắng, LXV và LXXII).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 187186 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

ăn ở như chúng ta không? - Hẳn thật, ngài hằng lo tìm Chúa, kết hiệp với Chúa mà thôi. Chúng ta cũng phải lo cho được như vậy.

Khi làm việc mà chăm chỉ, có ý làm việc cho Chúa, thì có quên Chúa đi nữa, cũng không sao. Nhưng mà trong các việc, có việc không cần phải chăm chỉ, hãy lo mà nhớ đến Chúa, bằng không thì trí khôn ta hay chiêm bao luôn: khi thì chiêm bao về xứ sở, cha mẹ, bà con, gặp người nọ người kia... Bởi đó, sinh ra chước cám dỗ, có khi vui buồn cũng tại đó .

Vậy, chúng ta phải cầm hãm trí khôn cho lắm. Đó là một cách hãm mình có ích hơn hết, mà khỏi sinh lòng kiêu ngạo. Chớ cho nó lo ra, là điều hại lắm; nhưng, hãy lo tưởng nhớ đến Chúa(269). Sự bắt trí khôn hằng tưởng nhớ đến Chúa là một điều tốt nhất và

269. a. Sự nhớ Chúa (menê tou Thêou) là điều các Thánh tổ Đan tu, như Pakôm, Basiliô và cả Thánh Tổ Biển Đức đều khuyên dạy. Một trong những hình thức thực hiện sự nhớ Chúa là dùng lời nguyện tắt. Những lời nguyện mà các Đan sĩ Ai Cập xưa gọi là “cầu nguyện mũi tên, oraison fleche” Ông J.Cassien còn ghi lại cho ta lời nguyện tắt quen dùng thời đó, là lời Thánh vịnh: “Lạy Chúa Trời xin đến giúp con, muôn lạy Chúa, xin mau phù giúp con” (x. Thuyết giảng, ch. 6-9).

b. Jean Cassien, đại diện cho truyền thống Đan tu, nói lên mục tiêu nhắm tới là “LIÊN LỈ NHỚ CHÚA” AD PERPETUAM DEI MEMORIAM”! (x.Thuyết giáo 10,10).

c. Thánh Gregoriô trong sách Đối thoại nói về Thánh Biển Đức: “Ngài hằng ở với chính mình, luôn cảnh tỉnh mình... liên lỉ sống trước Tôn Nhan Đấng Tạo Thành, không cho mắt linh hồn hướng ra ngoại cảnh”.

d. Madeleine Delbrel chia sẻ kinh nghiệm:“Điều đe dọa chúng ta và gây ngạt thở là sự hiếu động, táy máy bồn chồn, vì chính nó làm cho ta “ngưng thở” “xua đuổi tính hiếu động khỏi cuộc sống của chúng ta cũng quan trọng như việc tìm kiếm thời giờ để cầu nguyện vậy”.

là rất khó, cho nên có kẻ không làm. Vậy, chúng ta hãy lo mà làm, là tập mình hằng tưởng nhớ đến Chúa. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta được như vậy(270).

Số 133. CÁM ƠN CHÚA ĐÃ GỌI CHÚNG TÔI VÀO DÒNG (=16)Chúng tôi hãy năng nhớ lại mà cám ơn Chúa, vì Chúa đã

thương gọi chúng tôi vô dòng này. Thật là một ơn rất trọng.Các thánh nói, trừ ơn được chịu phép Rửa tội ra, không có

ơn nào quí trọng bằng ơn thiên triệu này, đáng kể là chịu phép Rửa tội lần thứ hai, vì ơn vào dòng thì tóm lại hết các ơn thay thảy.

Chúng tôi phần nhiều khi mới vào dòng thì còn nhớ, còn lấy làm quí làm phước; lâu lâu rồi xem ra quên, không lấy làm quí, làm trọng cho đủ.

Một thầy dòng thật, khi có việc phải đi khỏi Nhà dòng, hoặc cực chẳng đã phải đi nhà thương, thì khi ấy mới biết phước trọng kẻ ở trong Nhà dòng là thế nào. Vì linh hồn chỉ gặp những điều chua xót đắng cay, không có chút chi là hạp cho linh hồn mình, và chỉ trông mong cho được mau bay về

270. a. Đây không phải là một kiểu nói theo thói quen, nhưng là phát xuất từ một xác tín về tương quan với Đức Mẹ trong ân sủng.

b. Nơi bản thân Đức Maria Diễm Phúc, Hội thánh đã đạt đến sự hoàn hảo không tì ố không vết nhăn. Phần các tín hữu Chúa Kitô vẫn đang còn phải ra công gắng sức để tiến tới trên đường thánh thiện như sự chiến thắng tội lỗi. Vì thế, họ ngước trông lên Mẹ Maria (Ánh Sáng Muôn Dân số 65).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 189188 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

chốn thánh này, khác thể con chim bồ câu của ông Noê thả xưa, chỉ gặp thây ma xác chết, chẳng có chỗ nào cho mình để chân, nên bay về tàu. Vậy, những kẻ ấy thật là thầy dòng. Càng hiểu phước trọng mình đã được càng cám ơn Chúa nhiều hơn.

Còn như anh em nào, khi có việc phải ra khỏi Nhà dòng, thì lấy làm vui thích, càng lâu về càng hay, ấy là dấu không tốt. không phải lòng trí thầy dòng, khác thể con quạ ra khỏi tàu gặp thấy thây ma xác chết thì vui thích vậy.

Các thánh hằng quí trọng ơn phước ấy, như bà thánh Maria - Mađalêna de Pazzi, năng hôn vách tường Nhà dòng, và hằng cám đội ơn Chúa, vì đã gìn giữ mình cho khỏi trăm ngàn sự cheo leo ở giữa thế gian(271).

Vậy, chung tôi hãy năng nhớ lại, mà hết lòng cám đội ơn Chúa đã ban phước trọng ấy cho chúng tôi, và hằng ra sức ăn ở cho xứng đáng bậc cao trọng ấy, là bậc Chúa đã thương ban cho chúng tôi.

Số 134. NÊN THẦY DÒNG THẬT (Ta phải nên thầy dòng thật) (= 8)Chúng tôi phải nên thầy dòng thật, bằng không chỉ là phỉnh

dối người ta. Họ gởi thư xin chúng tôi cầu nguyện, họ tưởng chúng tôi là những người nhân đức lắm, tòan là những ông

271. Thánh Tổ Biển Đức nhận định theo kinh nghiệm là: “Đan sĩ ra ngoài không ích gì cho linh hồn”. (Tu luật 66).

thánh, ông thánh hết(272).Vậy, chúng tôi hãy lo nên thầy dòng thật. Chớ để sự họ tin

cậy chúng tôi ra vô ích. Việc bổn phận chúng tôi là cầu nguyện hãm mình. Muốn nên thầy dòng cầu nguyện hãm mình, thì hãy giữ Luật dòng và ý Bề trên cho kỹ, và kết hiệp cùng Chúa.

Ngày hôm nay chúng tôi có kết hiệp cùng Chúa không? Kết hiệp với Chúa là năng nhớ đến Chúa, và nói khó cùng Chúa, hiệp một lòng một ý với Chúa.(273) Chúa cho chúng tôi vui, chúng tôi cũng vâng. Chúa để chúng tôi buồn, cũng dạ. Chúa cho gặp những gì trái ý nghịch lòng, cũng vâng. Dẫu phải làm những điều khốn cực lắm, cũng xin vâng hết thảy. Như vậy mới kể là hiệp một lòng một ý với Chúa.

Còn như chúng tôi khi gặp sự gì khó thì không bằng lòng, lại tỏ dấu buồn bực không bằng lòng với Bề trên, với anh em, không thương yêu nhau, như vậy thì còn chi nữa. Một thầy dòng không bằng lòng với Bề trên, thì có tội tỏ tường; mà không bằng lòng với anh em, cũng vậy.

Chúng tôi đã khấn buộc mình cải quá tự tân, bỏ tính mê

272. Thánh Tổ Biển Đức cảnh giác: “Chúng ta đừng muốn người ta gọi mình là thánh trước khi mình thánh thực; nhưng hãy thánh trước đã, để điều người ta nói được thực hơn”.(Tu luật ch.4). Trong Di ngôn Đan tu, Tổ Silvanô nói lời này: “Khốn cho người mang một danh hiệu lớn hơn chính các việc mình làm”.

273. Như thể cả cuộc sống đều có giá trị như một lời cầu nguyện liên lỉ. Thánh Basile đã giải thích: “Như thế anh sẽ cầu nguyện liên lỉ, không phải bằng lời, nhưng bằng sự kết hiệp với Chúa trong tất cả cuộc sống”. Thánh Thomas cũng đồng một quan điểm như thế. (x. Tổng luận II-II, 83, 9).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 191190 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

thói xấu, và gắng công ra sức tốt hơn. Vậy, cách ăn ở như thế đã biết mà không lo cải đổi, thì lỗi lời khấn ấy rõ ràng.

Chúng tôi phải lo kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa, vâng ý Chúa mọi đàng, tỉnh thức luôn mà nhớ đến Chúa, thì lời chúng tôi cầu nguyện mới có sức, mới được thần thế trước mặt Chúa(274), mới làm cho người ta tin cậy chúng tôi không ra vô ích. Vì lời Sách Thánh rằng: “Chúa hằng làm theo ý những kẻ kính tôn Người”.

Số 135. NÊN THẦY DÒNG THÁNH (Ta phải nên thầy dòng thánh) (= 4)Chúng ta đã biết, làm nên một thầy dòng thật, nên một thầy

dòng thánh không phải dễ đâu. Thật là một điều rất khó, nhưng chúng ta có khởi công ra sức chịu khó tập tành(275), chăm chỉ cầu nguyện, thì thế nào cũng được. Một thầy dòng “contempla-tivi” - (chiêm niệm) hãm mình, trở nên một thầy dòng thánh, thì làm ích cho Hội thánh(276), và rạng danh cho dòng mình.

274. Về sức mạnh lời cầu của một linh hồn luôn luôn làm trọn Ý Chúa, Thánh Têrêxa Cả đã nói một cách mạnh mẽ: “Hai ý muốn đã trở thành một, và thay phiên nhau ra lệnh”.

275. Viện phụ Poemen nói: “Nếu bạn xếp đầy áo xống trong rương, rồi để lâu ngày không mở ra, tất nhiên vải sẽ mục. Các tư tưởng của lòng ta cũng vậy, nếu không được diễn tả ra bên ngoài bằng hành động, chầy kíp chúng sẽ bị biến chất và hư hỏng” (Thomas Merton, Sự khôn ngoan của Rừng Vắng, XLVI).

276. Công đồng coi “họ là vinh dự của Hội thánh và là mạch tuôn trào các ơn thiêng” (Đức Ái Hoàn Hảo, 7).

- Hãm mình có hai thứ:- Hãm mình bề trong;- Hãm mình bề ngoài.Hãm mình bề trong thì sinh ích hơn hãm mình bề ngoài bội

phần(277), lại không thiệt hại chi, ai làm cũng được, và chúng ta có tỉnh thức thì gặp dịp luôn.

Còn sự hãm mình bề ngoài, như bớt ăn bớt ngủ, làm khốn thân thể cách này cách kia, có khi nên có khi không, tùy ơn Chúa soi cho, và cứ ý Bề trên và cha linh hướng. Song chắc hơn là giữ Luật dòng cho kỹ là hơn cả, giữ cho trọn trong các sự nhỏ mọn, cũng như trong những điều trọng. Như giữ con mắt mà giữ khéo cho ra tự nhiên, chớ giữ cách chau mày nhăn mặt quạu quọ kẻo khó coi. Giữ chân tay cho nết na. Giữ cách đi đứng cho nghiêm trang, cho ra một thầy dòng, hãy mến yêu tôn kính Bề trên, hãy kính yêu anh em. Điều khó hơn hết là bỏ ý riêng chúng ta mà kết hiệp cùng Chúa, chịu khó hãm mình đền tội, cho được cộng tác với Chúa trong việc cứu rỗi linh hồn người ta(278). Một thầy dòng thánh thì những sự anh em làm mất

277. Sự xếp đặt này không có nghĩa là coi thường và bỏ một yếu tố nào. Thánh Tổ Agathon trình bày với một hình ảnh độc đáo: “Con người như một thân cây, cành lá là sự cố gắng của cơ thể, còn trái trăng tượng trưng cho sự định tâm bên trong. Ta cần qui về nội tâm trọn vẹn để hưởng trái trăng đó. Thế nhưng, ta cũng cần đến sự chở che và sinh lực của cành lá nữa, nghĩa là sự cố gắng của cơ thể”.

278. a. Chiều kích chiêm niệm được biểu lộ:+ Trong sự lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.+ Trong sự hiệp thông vào đời sống Thiên Chúa, được thông truyền qua các

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 193192 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

lòng mình, khó ở với mình... các sự hèn hạ như vậy, thì thầy có kể chi đâu, mà cũng không xét đến sự ấy nữa, chỉ chăm chú nghĩ suy và thao thức vì thấy người ta ít kính mến Chúa mà thôi, cả ngày, thầy chỉ tìm làm đẹp lòng Chúa, hằng kết hiệp với Chúa, an ủi Chúa và lo đến phần rỗi kẻ khác. Thầy hằng lo giữ như vậy, đến đỗi xem ra như chỉ có một mình Chúa với một mình thầy ở thế gian vậy, “solus cum so lo”(279). Ấy là thầy

Bí tích, và một cách đặc biệt qua Bí tích Thánh Thể.+ Trong Kinh nguyện Phụng vụ và trong Kinh nguyện cá nhân.+ Trong ước muốn liên lỉ tìm kiếm Thiên Chúa và Thánh Ý Ngài nơi các biến

cố và nơi con người.+ Trong việc tham dự ý thức vào sứ mạng cứu chuộc của Ngài + Trong sự tự hiến cho người khác để Nước Chúa được trị đến.Do đó nơi người tu sĩ phải có một thái độ khiêm nhường và liên lỉ thờ phượng

sự hiện diện huyền nhiệm của Thiên Chúa nơi con người, nơi các biến cố và các sự vật; thái độ biểu lộ đức hiếu thảo, nguồn mạch bên trong của bình an; đem bình an đến trong mọi môi trường sống và tông đồ.

Tất cả những điều ấy được thực hiện dưới sự thanh luyện dần dần của Thập Giá, theo ánh sáng và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để rồi chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nơi mọi sự và trong mọi người hầu trở nên lời ca khen vinh quang Ngài (Ep 1,6).

b. Công đồng Vatican II cũng xác nhận điều đó, khi nói đến: “Việc tông đồ âm thầm và phong phú” của đời tu chiêm niệm (x. Đức Ái Hoàn Hảo 7)

Do đó, Giáo luật số 674 đã xác định: “Dù nhu cầu hoạt động tông đồ có khẩn cấp, thì các phần tử thuộc những dòng chuyên về chiêm niệm cũng không thể được ra hoạt động, tham gia vào công tác mục vụ”.

279. Thánh Gioan Vianney cầu nguyện như sau:“Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Chúa. Khát vọng duy nhất của con

là được yêu mến Chúa đến hơi thở cuối cùng đời con. Lạy Thiên Chúa vô vàn đáng yêu, con yêu mến Chúa. Được yêu mến Chúa và chết đi, còn hơn sống không yêu Chúa.

dòng nhất hảo. Hội thánh ước ao về chúng ta như vậy. Sự ấy rất phải, vì sẽ làm ích cả thể cho Hội thánh cách kín nhiệm.

Ấy là chính việc bổn phận chúng ta, nên chúng ta phải lo cho được như vậy, là lo kết hiệp với Chúa, kính mến Chúa, và lo cho thêm số những người kính mến Chúa.

Số 136. MỘT PHƯƠNG THẾ CÓ THỂ GIÚP CHÚNG TA NÊN THẦY DÒNG VÀ ĐỂ KẾT HIỆP VỚI CHÚA (=17)Phương thế ấy là tưởng nhớ Chúa hằng ở kế bên chúng ta

luôn ngày luôn đêm.Vậy, trong mọi việc chúng ta làm hằng ngày, hãy chăm

chỉ coi Chúa Giêsu làm thế nào(280), thì ra sức noi gương. Chúa Giêsu đọc kinh thế nào? Người đứng ngồi cách nào? Lúc đọc “Vinh danh”, Người cúi đầu thế nào? Người nguyện gẫm ra sao? Người ăn cơm, làm việc cách nào? – Hẵy xét từng việc từ mai tới tối như vậy, ai theo phận nấy. Hãy làm như Chúa Giêsu ở kế bên, và làm một cách rất tử tế, trọn hảo. Có điều chi khó, chúng ta xin Chúa giúp; có chi sai lỗi, xin Chúa thứ tha.

Lạy Chúa, con yêu Chúa, và ân huệ độc nhất con khẩn nài là được Chúa đời đời...

Lạy Chúa, nếu lưỡi con không nói được từng giây phút rằng con yêu thì con muốn rằng tim con sẽ lặp lại điều đó với Chúa theo từng nhịp thở con” (Giáo lý của Hội thánh Công giáo, số 2658).

280. Sự chăm chú vào cuộc sống của Chúa Giêsu Kitô, nhất là chính tâm tình của Ngài, được cha Thánh Bênađô đề cao và khuyên ta: “Danh Giêsu đừng rời khỏi miệng, đừng xa khỏi lòng”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 195194 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Nếu cả Nhà dòng chúng ta ai nấy cứ chăm lo làm như vậy thật là tốt lành biết mấy! Người ta trông vào thì thấy Giêsu, Giêsu thay thảy. Ấy, sự sống thiêng liêng là đó(281). Cha xin chúng con thử coi, chắc sẽ sinh ích, và Nhà dòng chúng ta sẽ ra khác, vì là Thiên Đàng ở dưới đất mà chớ(282).

Xin Chúa cho chúng ta hết thảy đều ra sức cho được như vậy, chắc sẽ vui lòng Chúa lắm.

Số 137. MUỐN NÊN THÁNH, PHẢI GIỮ LUẬT DÒNG (Muốn nên thánh, hãy giữ Luật dòng) (= 12)Cha năng nói, muốn nên thánh phải giữ Luật dòng, mà cha

không nói sự giữ Luật trọn là một điều dễ làm, song thật là một điều rất khó.

Như ngày hôm nay, chúng ta ở trong nhà thờ lâu giờ, mà chúng ta đã dùng cho nên hay không? Chúng ta đọc kinh này kinh khác; đọc có, hát có mà chúng ta có làm tử tế, có cầm lòng

281. a. Sự quy hướng vào Chúa Giêsu Kitô cũng là một nét nổi bật trong đời tu Biển Đức. Viện phụ Marmion đã trình bày đầy đủ trong cuốn: “Đức Kitô, lý tưởng người Đan sĩ”.

Do đó, sự nhìn ngắm Chúa Giêsu Kitô chỉ đạt tới tất cả giá trị của nó trong chiều kích của sự hiệp thông nhiệm mầu với Đức Giêsu Kitô, để trở thành một sự tiếp nối của Chúa theo kiểu nói của chị Elizabeth Chúa Ba Ngôi: “trở thành nhân tính phụ trội” của Ngôi Lời Nhập Thể.

b. Cha Charles de Foucauld nói: “Nguời ta làm điều lành không phải theo mức độ người ta nói được hay làm được, nhưng theo mức độ bản thể mình, mức độ Chúa Giêsu sống trong ta”. (Trích “Sống sao cho ra sống” của Gaston Dutil. n. 1434).

282. Chúng ta quen nghe kiểu nói truyền thống: “Thiên đàng Đan viện” (paradisus claustralis).

cầm trí chăm chỉ tìm gặp Chúa cho trọn cả không? Điều ấy, thật không phải dễ đâu. Đừng nói chi nhiều, nguyên một tiếng Amen mà thôi, chúng ta có đọc cho tử tế không?(283).

Thật quá sức chúng ta. Dẫu vậy, chớ ngã lòng. Cứ gắng, vì chúng ta như trẻ con, nhẹ tính nhẹ dạ. Chúa cũng không chấp cho lắm.

Nên, cha nói, chúng ta muốn nên thánh phải giữ Luật dòng thì đủ. Giữ cho trọn vẹn vì lòng mến Chúa. Không phải vì sợ mắt Bề trên, hay con mắt anh em. Cũng đừng bao giờ cho người ta khen, như vậy là hèn, là làm thuê làm mướn lấy công, là kẻ tôi đòi... Hãy giữ Luật vì lòng mến Chúa, vì muốn đẹp lòng Chúa mình, muốn cho Cha mình vui thấy con cái có lòng mến thật. Như vậy mới gọi là giữ Luật dòng cho được nên thánh.(284)

Trong chúng ta có kẻ nói, tôi muốn đi đàng hẹp, điều ấy

283. Kinh thánh kết thúc với lời Amen. (x. Kh 22,21).Thiên Chúa là “Thiên Chúa của Amen”.(Is 65,16).“Chính Đức Giêsu Kitô cũng là Amen”. (Kh 3,14).Ngài là Amen trọn vẹn của tình Chúa đối với ta, và của tình ta đối với Cha.Bời vì “Tất cả mọi lời hứa của Thiên Chúa đều được “đồng ý” nơi Ngài, vì như

thế nhờ Ngài mà chúng ta nói lên lời Amen” của chúng ta mà tôn vinh Thiên Chúa” (2Cr 1,20).

284. Cha Tổ Phụ năng nhắc đến sự cần thiết phải giữ Luật dòng để chu tòan ý Chúa, để nên thánh: điều trong Lời trối, người đã nhắc lại nhiều lần. Trong bài này ngài giải thích cho chúng ta thế nào là giữ Luật dòng để nên thánh, giữ Luật dòng vì yêu mến.

Chúa Giêsu Kitô cũng nói đến đòi hỏi đó của Tình yêu. (x. Ga 14, 21-24; 15,10).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 197196 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

rất phải lẽ. Nếu ai không có ý ấy, thì ở đây không được lâu, vì sẽ không hạp. Cha nói lại, nếu muốn đi đàng hẹp, hãy giữ trọn Luật dòng đã đủ. Vì có lời một Đức Thánh Cha công nhận sự ấy rằng: “Đem cho tôi một thầy dòng đã giữ cho trọn mọi nét mọi chấm trong Lề luật nhà thầy ở, thì tôi phong thánh, không cần phải có phép lạ như thói quen phong thánh xưa nay”.

Chúng ta chớ mất ngày giờ mà bày đặt mơ màng cái điều chi trong trí vô ích, Cha còn nói lại, muốn nên thánh phải giữ Luật dòng cho trọn đã đủ. Đó là trí ý các thánh xưa nay.

Số 138. NHÀ DÒNG LÀ TRƯỜNG HỌC TẬP LÀM TÔI CHÚA(285) (=18)Trong các nhà trường, kẻ vào đó chính ý là để học hành,

cũng có đi đàng nhân đức song cốt ý cho được học hành. Vào đây không phải có ý ấy. Mà cũng không phải vào đây cho đặng làm vườn, làm ruộng. Một có ý vào đây cho được nên thánh mà thôi(286).

285. Nhà Dòng là “Trường học phụng sự Thiên Chúa” (Tu luật, Lời mở). Trong truyền thống Xitô, còn dành nhiều kiểu nói khác để chỉ Đan viện:+ “Trường học Chúa Kitô” (Tiểu Xuất hành chương 17).+ “Trường học của Chúa Thánh Thần” (Thánh Bênađô, bài giảng Lễ hiện

xuống, 3).+ “Trường học Hội Thánh Sơ khởi” (Đại Xuất Hành 1, 2).+ “Trường học khiêm nhường” (Gilbert Hoyland, chú giải Diễm tình ca 20,7).+ “Trường học Đức ái” (Guillaume de Saint Thierry, bản tính linh hồn, 9,26).+ “Trường học lòng đạo đức” (Thánh Bênađô, thư 106).286. Hai chữ “mà thôi” đầy ý nghĩa. Chính danh từ ĐAN SĨ , bởi các tiếng

Trước hết, phải bỏ mọi sự đi đã, bỏ sự dữ là bỏ tính hư nết xấu. Chớ có ai nói rằng: tôi không có tính hư nết xấu(287). Phải biết mình là kẻ xấu. Phải nhận lấy và tin các lời Bề trên nói. Chớ nghĩ rằng các lời ấy là Bề trên nói cho ai, chớ còn tôi có đâu các sự ấy. Bề trên in trí rồi nói thế, chớ tôi có đâu. Không. Chúng ta có tính xấu, chúng ta kiêu ngạo, chúng ta chớ nói

Hy Lạp: Monachos, Monotropos, đều nói lên tính chất duy nhất của lý tưởng, của đời sống người Đan sĩ. Thánh Thomas cũng còn ghi lại điều đó: “Danh từ MONACHUS (Đan sĩ) nói lên sự thống nhất đối ngược với sự phân tán”. (Tổng luận II-II, 88,11).

Evagre đã định nghĩa Đan sĩ (monachos) một cách thật độc đáo: “Đan sĩ là con người tách rời khỏi tất cả, nhưng liên kết với tất cả” (Khảo luận về cầu nguyện, 124).

Thánh Phêrô Đamiano cũng đã dùng một kiểu diễn tả tương tự, khi nói về “sự cô độc đông đảo” (solitudo pluralis). Vậy, MONACHOS (độc nhất) và MONOTROPOS (thống nhất): chính mục đích qui tụ tất cả, và mục đích duy nhất đó là “Vinh quang Thiên Chúa” (Thánh Basiliô, Bộ Đại luật 20). x. Thánh Phụ Biển Đức: “Để trong mọi sự Thiên Chúa được vinh danh” (Tu luật 57).

Theo Di ngôn đan tu, đây là hình ảnh một đan sĩ:Thánh Tổ Theodore nói: “Đan sĩ là con người:+ Chỉ nhìn Chúa mà thôi,+ Khao khát Chúa mà thôi,+ Hướng lòng về Chúa mà thôi,+ Chỉ muốn phụng sự một mình Chúa.Được hưởng sự bình an của Chúa, Đan sĩ trở thành căn nguyên an bình cho những

người khác” (Tiểu Giáo Huấn, 39).287. Trong Di ngôn Đan tu, Thánh Tổ Isaac người Syrie tuyên bố “Kẻ nào nhận

biết tội lỗi mình, thì lớn hơn người cầu nguyện làm cho kẻ chết sống lại... Kẻ nào trong một giờ than khóc tội mình, thì hơn người đi dạy dỗ khắp cùng thế giới... Ai nhận ra sự yếu đuối của mình, thì lớn hơn người được thấy các Thiên Thần. Ai âm thầm và thống hối mà bước theo Chúa Kitô, thì hơn là người được dân chúng hoan nghênh trong các Thánh đường”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 199198 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

không có. Bề trên cũng phải lo sự ấy, anh em cũng phải giúp nhau trong sự ấy, là làm gương tốt cho nhau, giúp nhau.

Khi thấy anh em lỗi Luật rõ ràng, thì phải giúp nhau, hoặc thưa với Bề trên. Vì mình không thấy, anh em thấy, nên anh em chỉ cho, chúng ta phải giúp đỡ nhau. Nhà dòng không có ý chi khác, chỉ có một ý giúp nhau tấn tới trong đàng kính mến Chúa, cùng làm cho nhiều người kính mến Chúa nữa(288). Đó là mục đích chúng ta, ai nấy phải lo cho được. Xin Chúa giúp chúng ta.

Số 139. TRONG NHÀ DÒNG, CHÚNG TA CÓ BA PHẦN VIỆC (=10)Chúng ta đã biết Luật dòng này có 3 việc phải làm:1/ Đọc kinh hát lễ thay cho cả Hội thánh thờ phượng, ca

ngợi Chúa(289), cũng như quân lính hàng canh thức luôn. Thế

288. Sự chân thành giúp nhau vì yêu mến, vốn được thực hành trong truyền thống Đan tu. Thánh tổ Poemen dặn dò chi tiết: “Nếu một anh em lỗi phạm mà người anh em ấy phủ nhận lỗi mình, thì chớ làm gắng hoặc la rầy, sợ rằng làm như thế là làm cho người anh em ấy mất vui và sinh thất vọng. Điều nên làm là nói với người anh em một cách lịch sự: Anh hãy can đảm lên và canh chừng kẻo phạm tội. Nói năng như thế, mong sẽ gợi lại được sự thống hối nơi người anh em ấy”.

289. Lời kinh của Giáo hội, theo Công đồng, “là tiếng của hiền thê nói với phu quân mình; và hơn thế nữa, còn là lời cầu nguyện của Chúa Kitô cùng với nhiệm thể Người dâng lên Thiên Chúa Cha” (HC Phụng vụ 84). Và Đan sĩ thuộc số những người được ủy nhiệm cử hành Lời kinh của Giáo hội. Đan sĩ do đó được mệnh danh là “con người tạ ơn” (l’homme eucharistique) bằng việc phụng thờ, là “con người đại kêt” (l’homme oecuménique) bằng tình yêu phổ quát - và là “con người cánh chung” (l’horame eschatologique) bằng cuộc sống làm chứng cho những thực tại lai thời.

Hiến chế phụng vụ Thánh số 7 nói:“Đức Kitô luôn hiện diện với Giáo hội

gian thường lo tìm bạc tiền, lo vui chơi ngủ nghỉ, chúng ta như lính phải canh thức luôn mà cầu nguyện thay mặt Hội thánh.

2/ Học hành, xem sách thiêng liêng, suy gẫm, kết hiệp với Chúa.(290)

3/ Làm việc xác. Trong chúng ta ai lấy việc xác làm nặng nề, buồn bực, chán ngán, thì ở Nhà dòng này không được.(291) Ở Nhà dòng này phải làm việc xác, ai theo sức nấy. Việc xác là việc đền tội, và cũng là việc các thánh đã làm. Sự ăn chay cũng là việc đền tội, mà cũng không bằng việc xác. Khi ở trong nhà thờ, miệng nói: Lạy Chúa, con kính mến Chúa! Đến khi ra làm việc, phải ép mình chịu khó một chút, lại chán ngán buồn phiền. Như vậy là chưa phải kính mến Chúa thật đâu, mới có ở nơi miệng thôi. Cha biết lúc chúng ta nói: Lạy Chúa, con kính

nhất là trong các cử hành Phụng vụ.Quả thật trong công trình cao trọng nhờ đó Thiên Chúa được hoàn tòan tôn

vinh và con người được thánh hóa, Đức Kitô lúc nào cũng liên kết với Giáo hội, Hiền thê rất yêu dấu. Chính Giáo hội khẩn cầu với Chúa mình và nhờ Ngài mà tôn thờ Thiên Chúa Cha hằng hữu”.

Và Hiến chế Phụng vụ Thánh số 8 nói: “Qua phụng vụ trần gian, chúng ta như những lữ hành, cũng tham dự, tiên cảm được Phụng vụ Thiên Quốc... cùng với đạo binh trên trời hát bài ca chúc tụng vinh quang Chúa, kính nhớ các Thánh trong hy vọng dự phần và thông hiệp với các Ngài...”.

290 Đây là việc sinh hoạt thiêng liêng của đời Đan tu. Thánh Thomas vốn được đào tạo một thờỉ tại Dòng Biển Đức, có ghi lại các yếu tố đó một cách đầy đủ: “Học hành, xem sách thiêng liêng, suy gẫm, cầu nguyện và chiêm ngưỡng” (Tổng luận II -II, 180, 3).

291 Thánh Tổ Biển Đức qủa quyết: “Chỉ khi nào chúng ta đem sức lao động kiếm của nuôi mình như các Tổ Phụ chúng ta, lúc đó chúng ta mới là Đan sĩ thực sự” (Tu luật, 48).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 201200 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

mến Chúa, thì cũng muốn lắm đó, dầu chưa thật vì trong việc làm chưa có. Cứ gắng lần lần sẽ được, hễ muốn thật chắc sẽ được, không mau thì lâu.

Lại còn điều này nữa, tệ hại hơn, là khi phải ép mình làm việc nặng nhọc hơn một chút, lại tránh đi cho khỏi, chẳng muốn làm hay cực chẳng đã mà làm, vậy mà cả lòng thưa với Chúa: Con kính mến Chúa! Kính mến chi? - Đó là giả bộ nhân đức bề ngoài, cha nói đó là nhân đức Pharisêu!

Vậy, việc xác là điều thế gian ghê tởm làm, họ chỉ lo tìm đàng mà lánh cho khỏi, khỏi được chừng nào hay chừng ấy.

Phần chúng ta, chớ ăn ở yểu điệu nhát gan:(292) mạnh khỏe thì làm việc nặng, yếu thì làm việc nhẹ. Xét trong một gia thất thì thấy rõ việc ấy, không cần cha phải nói dài lời. Nhà dòng này cũng là một gia thất,(293) cha con, anh em thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.

Việc xác cũng là việc Chúa Giêsu đã lấy làm cần,(294) chính

292. Viện phụ Poemen nói: “Có hai điều Đan sĩ phải xa lánh trên hết, có vậy thì mới được tự do ngay ở trần thế này. Một Đan sĩ hỏi: Xin cha cho biết là những gì?”.

Đáp: Đó là sống yểu điệu và hám hư danh (Thomas Merton, Sự khôn ngoan của Rừng Vắng, tr. 43).

293. Tư tưởng Cộng đoàn Tu viện là một GIA ĐÌNH, cũng được Công đồng nói đến (x. Đức Ái Hoàn Hảo, 15).

Vì thế, Cha Tổ Phụ đã chủ trương sửa đổi sự cách biệt của Xitô giữa hai bậc trong Cộng đoàn Đan tu (x. Di ngôn 63,2). Cha Charles de Foucauld, khi còn là Đan sĩ Albericô tại dòng Trappe cũng đã có một cảm nghĩ về lập trường như thế.

294. HC Vui mừng và Hy vọng số 22, đã nói về Chúa Kitô: “Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người... đã yêu mến bằng trái tim

Người đã tra tay làm việc nặng nề khó nhọc lâu năm ở Naza-reth. Lại các thánh xưa nay cũng đã làm việc xác mà nuôi mình.

Vậy, chúng ta đã hiểu, việc xác là điều có ích, giúp chúng ta cả phần hồn lẫn phần xác.

Số 140. CÁC NHÀ TRƯỜNG, NHÀ DÒNG KHÁC NHAU THẾ NÀO? (=13)Trong các “Nhà trường”, kẻ mới vào ở lớp dưới, làm việc

khác; các cha ở bậc trên, làm việc khác, hai bên khác nhau. Trong Nhà Dòng không phải vậy, kẻ mới vào cũng như Bề trên, Bề trên cũng như kẻ mới vào: vì kẻ mới vào cũng lo việc tu thân, Bề trên cũng lo một việc ấy mà thôi.(295)

Vậy, kẻ mới vào và Bề trên cũng làm một việc như nhau. Bề trên khi tĩnh tâm lại, cũng than thở: “Lạy Chúa, con kính mến Chúa, con xin dâng trót lòng con cho Chúa”, và các việc như vậy. Kẻ mới vào cũng nói được những tiếng ấy và phải tập cho quen, nên hai bên in nhau, chỉ có khác điều này: ai vâng lời thật, ai khiêm nhường thật và có lòng kính mến Chúa, thì

con người”.295. Người ta hỏi một vị trưởng thượng: “Tại sao con bị nản chí hoài?”. Ngài

trả lời: “Tại anh chưa thấy rõ mục đích” (Phương ngôn các Thánh phụ Đan tu, n. 92). Có người đã diễn tả điều ấy cách sống động qua hình ảnh một đàn chó săn: trong đó, một số con đã nhận ra được “con mồi”, thì hăng say đuổi theo, không bỏ cuộc. Trái lại số còn lại không nhận ra “con mồi” nên không có mục tiêu, thấy các con khác chạy cũng chạy theo vậy thôi, do đó dễ dàng bỏ cuộc, hoặc dừng lại, hoặc rẽ sang lối khác, theo đuổi đối tượng khác.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 203202 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

hơn.(296) Có khi kẻ mới vào đã được hơn Bề trên và những kẻ đã ở lâu năm trong nhà dòng, như Lời Chúa đã phán rằng: “Kẻ đến sau hết sẽ lên trước hết, và kẻ đến trước hết sẽ xuống sau hết”.

Các anh em khấn, chúng ta hãy lo, vì có thật như vậy. Trái đất sẽ qua đi, Lời Chúa phán chẳng sai. Còn kẻ tập, khi nghe vậy, chớ tưởng một hai việc sốt sắng mình đang có bây giờ, sẽ làm cho mình lên trước đâu; nếu không gắng sức và bền lòng, chẳng những không lên trước hết, mà lại phải loại ra khỏi thứ tự đó nữa, nhưng có lẽ lên trước hết cũng được, hãy cố gắng đi.

Vậy chúng ta hãy biết, việc chúng ta là việc trọng lắm, vì cùng làm một việc như các thánh trên thiên đàng đang làm bây giờ là kính mến Chúa. Chúng ta ở thế gian này, cũng phải lo việc kính mến Chúa, cho nên không khác chi; chỉ có khác điều này, là các thánh ở trên trời được xem thấy Chúa, hiểu biết Chúa rõ ràng hơn chúng ta mà thôi, vì chúng ta ở đời này cũng kính mến Chúa, các thánh trên trời cũng kính mến Chúa, cho nên chúng ta cũng làm một việc như các thánh trên thiên đàng.

296. Thánh Tổ Biển Đức cũng xác nhận như thế (x. Tu luật, 2).Truyền thống Đan tu cổ xưa cũng chủ trương như vậy. Đây là phát biểu của một

vị Tổ Đan tu: “Trừ qủy, chữa lành bệnh nhân, không phải là dấu sự tấn tới, bởi vì đâu phải con người làm được việc ấy, mà là do quyền năng của Chúa cùng với đức tin của người đến xin. Do đó, nhiều người bị lầm, vì những ơn đó mà sa vào sự kiêu ngạo và hư đi. Nhưng này con thân mến, ta nói cho con biết: nếu một người đạt tới sự khiêm nhường, và có ở một mức độ cao độ, cùng với đức hiền hòa, đó mới là sự thăng tiến cao nhất và bảo đảm cho khỏi sa sẩy. Bởi vì, kẻ nào tự hạ mình đến sát đất thì còn ngã làm sao, và sự gì làm cho người ngã được? Nhưng dấu chứng của một sự khiêm nhường trọn hảo, là vui lòng chịu sỉ nhục”.

Vậy, chúng ta phải lấy việc ấy làm trọng nhất, hơn hết mọi việc. Chớ tưởng các việc chúng ta đang làm bề ngoài là trọng, như việc xây nhà, làm vườn, nấu ăn, và các việc khác như vậy, ai làm cũng được. Chúng ta chớ lấy các việc đó làm trọng làm chính. Đó chỉ là việc tùy mà thôi. Chính việc chúng ta là, lo tìm Chúa, kết hiệp với Chúa, nói khó chuyện vãn với Chúa, kính mến Chúa, và lo cho có nhiều người khác cùng kính mến Chúa nữa.(297)

Số 141. SỰ KÍN NHIỆM CỦA CÁC THẦY DÒNG CONTEMPLATIVI (= 14)Sự kín nhiệm của chúng ta là gì?Từ 20 thế kỷ này có vô số các thầy dòng. Các thầy dòng

đi giảng, đi giúp các nhà thương trường học, thế gian còn hiểu được. Còn như thầy dòng nguyện gẫm hãm mình như chúng tôi, thế gian không hiểu được.(298)

Vì sao tìm đến nơi vắng vẻ rừng rú này,(299) mà chẳng phải điên, cũng chẳng phải là vô tâm vô trí, như có người hiểu lầm

297. Đây là sự khám phá ngày càng đầy đủ hơn, để nói được như Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu: “Sứ mệnh đời tôi là yêu mến”.

298. Đan sĩ diễn tả lại hình ảnh Chúa Kitô cầu nguyện trên núi, hoặc những quãng thời gian dài của cuộc đời của Chúa.(x. Ánh Sáng Muôn Dân, 46).

299. Trong truyền thống Xitô, núi rừng thanh vắng được chọn lựa để lập những Đan viện mới. Thánh Bênađô nói: “Hãy tin kinh nghiệm tôi: bạn tìm gặp được nơi rừng núi nhiều hơn là trong sách vở; các cây cối và núi đá dạy bạn nhiều điều hơn các bậc thầy”.(Thư 106). Ngài còn nói: “Sự thinh lặng yên tĩnh, một cách nào đó bắt buộc chúng ta tưởng nhớ đến Chúa và các phúc vĩnh cửu” (Thư 78).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 205204 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

như vậy? Một lần kia, có người gặp cha trên xe lửa, họ tưởng nghĩ chúng ta là hạng điên. Song, không phải vậy. Dòng chúng ta có nhiều người có trí khôn lắm lắm, như các tu viện thuộc Dòng Cha Thánh Biển Đức, đã có nhiều bậc khôn ngoan thông thái, nhiều vị vua chúa, bỏ hết mọi sự mà vào Dòng.(300)

Vậy, sự kín nhiệm Dòng chúng ta là gì?Là hằng tìm Chúa, chuyện vãn với Chúa, kết hiệp với Chúa.

Đó là sự kín nhiệm của chúng ta. Sự ấy, thế gian không hiểu được. Phước chúng ta là đó rồi: gặp Chúa, nói khó với Chúa, kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa. Nói khó với Chúa ở trong tâm hồn mình,(301) và trong phép Thánh Thể. Biết có Chúa ở với mình như vậy, thì được đầy tràn an ủi. Kẻ ấy, khi thấy trời đất và cây cối hoa quả tốt tươi xinh đẹp, thì nói đó là mọi sự Cha tôi đã sáng tạo cho tôi được hưởng dùng mà cám mến ca ngợi Cha đã thương tôi thể ấy.

Biết có Cha chúng ta hằng ở với chúng ta, nào có ai làm chi được, cho nên được bình an vui mừng luôn. “Chúa chăn dắt

300. Theo thống kê 1980, trong 15 thế kỷ qua, có khoảng 5 triệu Đan sĩ Biển Đức và một triệu Đan sĩ Xitô. Trong số đó có 5.500 vị đã được phong Hiển thánh hoặc Á thánh; 5.000 Giám mục và Tổng Giám mục, 200 Hồng y và 25 vị Giáo hoàng. Con số hiện nay của các Đan sĩ Biển Đức và Xitô là 40.900, phân phối trong 1.460 Đan viện.

301. “Khi con người quay về với lòng mình, tức là họ trở về với nội giới thâm sâu, ở đó, Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm hồn, đang chờ đợi họ”. (HC Vui mừng và Hy vọng, số 14). Và Thánh Têrêxa Cả trong “Đường trọn lành” đã mách bảo chúng ta: “Thiên Chúa thật là gần gũi chúng ta... Chúng ta không cần chắp cánh bay để đi tìm Ngài: trong chốc lát, chúng ta hãy đóng phía bên ngoài lại, tự đặt mình trong thanh vắng và hãy ngắm nhìn vào chính mình: Đó là nơi Thiên Chúa ngự”.

tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì; nơi đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi an nghỉ”. Kẻ gặp được Chúa như vậy, thật là thầy dòng. Kẻ ấy hằng khao khát linh hồn người ta, thương yêu anh em mình lắm, và hay xét lành về anh em. Kẻ gặp được Chúa như vậy, lấy làm vui thích quá chừng.(302) Kẻ ấy dầu ai đem cho bạc tiền, cũng chẳng muốn ngó lại, vì đã gặp được Chúa là của vô giá.

Để gặp được Chúa như vậy, có phải hễ đã vào dòng là được cả không? - Không. Có người dù ở lâu năm, cho đến bạc đầu nhưng chưa được. Cho được vậy, có hai cách Chúa quen ban:

1/ Chúa ban cho những kẻ Người muốn ban, dầu kẻ ấy có khi là kẻ mới vô dòng, ấy là ơn riêng.

2/ Kẻ đã chí công ra sức tìm Chúa trong mọi sự, đã trung tín trong bậc mình, siêng năng trong phận sự mình, và ước ao lắm lắm, thì Chúa cũng ban cho. Đây là ơn thường, mà cả hai cũng nên thánh lớn cả, nếu biết dùng nên và bền đỗ đến cùng.

Ấy là phước của chúng ta. Ai nấy hãy gắng, sẵn sàng luôn cho được chịu lấy ơn Chúa, vì Chúa muốn ban ơn cho chúng ta hơn là chính chúng ta ước ao cho chúng ta.(303)

302. “Với tâm hồn triển nở, với sự dịu ngọt khôn tả của tình yêu mến, chúng ta sẽ chạy nhanh trên đường giới răn Chúa”. (Tu luật, Lời mở; x. 1Pr 1, 8).

303. “Thiên Chúa ban cho chúng ta cách rộng rãi phổ quát, dồi dào và hào phóng. Thật đáng hổ thẹn sự bê trễ của con người vì Thiên Chúa sẵn sàng ban hơn là chúng ta sẵn sàng nhận. Bản tính và đặc thù của Thiên Chúa là cho”. (Thánh Thomas, x. chú giải Thư Thánh Giacôbê).

Và Thánh Maximô Hiển tu nói: “Thiên Chúa khát ta khát Ngài, ước ao ta ước ao Ngài và ưa thích ta mến yêu Ngài”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 207206 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Số 142 KHI THẤY TRONG NHÀ DÒNG XEM RA SA SÚT THÌ PHẢl LÀM SAO? (= 6)

Khi chúng ta thấy trong nhà xem ra sút kém sự nọ điều kia. Sự ấy không phải điều chi lạ, là điều thường có trong các nhà dòng. Vậy, phải làm sao? .

Chúng ta ai nấy phải hãm mình, cầu xin Chúa ban lại sự sốt sắng ngày xưa. Nếu có sức sửa lại điều chi thì lo sửa, nhất là ra sức lo giữ Luật dòng cho kỹ càng chín chắn hơn, để làm gương cho kẻ khác. Nếu mình đã làm hết sức, vẫn thấy chưa được việc chi, chớ ngã lòng, hãy cứ một mực làm vậy mà đợi cho đến thời giờ Chúa muốn, vì lời cầu nguyện sẽ sinh ích luôn. Chúa đã phán: “Ai xin sẽ được, ai tìm sẽ thấy, ai gõ cửa sẽ mở cho”, mà Lời Chúa phán thì chắc thật, nên hãy kiên tâm chờ đợi. Đó là thầy dòng tốt, thầy dòng thánh.(304)

Đừng có ở như kẻ hễ thấy nhà mình sút kém, lại chiêm bao, muốn đi dòng khác. Vì lẽ rằng, dòng ấy e sốt sắng hơn, mình dễ nên thánh hơn, lưỡng lự suy tính chân trong chân ngoài. Còn khốn hơn nữa, là cứ để lòng mình như vậy, để mấy tháng mấy năm, mà chưa đi được một bước nào trong đàng nhân đức.

Vậy, chúng ta chớ bắt chước hạng người này, một noi gương thầy dòng tốt lành, thánh thiện. Cha nói dự phòng trước,

304. Lòng sốt mến có sức đuổi xa ma quỷ. Di ngôn kể rằng: “Một Đan sĩ đến với Tổ sư - Poemen xin ngài ban một lời khuyên dạy. Ngài Poemen đáp lại: Bao lâu cái nồi còn được đun nóng, thì ruồi muỗi hoặc loài nào khác, không chạm tới hoặc bò vào. Còn khi nó đã nguội, thì chúng đến đậu lên đó. Người Đan sĩ cũng thế, bao lâu còn kiên trì làm các việc thiêng liêng, thì kẻ thù không có cách gì tác hại được”.

vì sự ấy dễ có trong các nhà dòng lắm. Đàng khác ma quỉ cũng vẽ thêm cho một phần nữa, làm cho linh hồn ấy phải hư mất: là bỏ dòng, bỏ ơn Chúa.

Vậy chúng ta hãy khôn ngoan, noi gương thầy dòng tốt lành thánh thiện. Như vậy, mới được đẹp lòng Chúa và làm ích cho nhà dòng mình. Xin Chúa và Đức Mẹ giúp chúng ta.

Số 143. KHI NÀO GỌI LÀ NHÀ DÒNG HƯ? (=32)Chúng ta hãy cứ đức tin, theo Phúc âm mà sống,(305) bằng

không thì nhà dòng ra hư, không đáng chi.Khi nào gọi là nhà dòng hư? - Là khi các anh em trong nhà,

ăn nói như người đời; là khi anh em không thương yêu nhau; là khi anh em không bằng lòng với Bề trên và với nhau; là khi anh em tập hợp xầm xì mà tra xét việc Bề trên; là khi anh em chê trách nhau, chê trách đồ ăn thức uống không ngon... Khi ấy, nhà dòng ra hư rồi đó, không còn chi là nhà dòng nữa.

Trong mùa Chay, vừa nhằm dịp cấm phòng, chúng ta ai nấy xét mình lại trước mặt Chúa, thấy trong mình suy xét cách thế như vậy, thì ra sức cải đổi lại. Bằng không, cha xin những người đó đi về cho rồi, kẻo ở lại đây, ngăn trở kẻ khác không đi đàng nhân đức được.

Chúng ta không hiểu chúng ta đến đây có ý gì. Chúng ta tỏ mặt buồn với Bề trên. Chúng ta ở một cách khác, có ý tỏ cho Bề

305. Theo Phúc âm mà sống “Nhờ Phúc âm chỉ lối, chúng ta tiến bước theo đường Chúa...”. (Tu luật, Lời mở).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 209208 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

trên biết chúng ta không bằng lòng với Bề trên, với anh em. Cái tội ấy là tội to. Dẫu chúng ta không nói chi, nhưng mà ai cũng đều biết, không ai dốt nát chi đâu. Ở như vậy, là chúng ta làm gương xấu, làm ngăn trở kẻ khác, như Lời Chúa phán: “khốn cho kẻ làm gương mù gương xấu”.

Sự làm gương mù gương xấu trong Nhà Chúa, là điều thiệt hại lắm. Một trăm thầy dòng trễ nải, cũng không bằng một thầy dòng sốt sắng. Các thánh đều nói như vậy, không phải chỉ cha nói mà thôi.

Chúa Giêsu quí kẻ sốt sắng hơn vì kẻ ấy giống Chúa hơn. Cũng như một đồng vàng rất nhỏ, mà nó quí hơn trăm đồng xu. Lại như một miếng gỗ nhỏ mà chạm trổ khéo léo, thì quí hơn một lẻ gỗ to, chỉ đáng giá đôi ba đồng mà thôi. Kẻ làm gương mù gương xấu trong nhà dòng, thiệt hại biết chừng nào!

Vậy, cha nói lại, ai nấy hãy xét mình trước mặt Chúa mà tự vấn mình xem: Chúng ta có phải là người đến đây cho được đi đàng nhân đức chừng ấy mà thôi chăng?(306) Nếu chúng ta ăn ở như vậy, Bề trên và anh em có bằng lòng về chúng ta không?

Nếu chúng ta xét mình rồi, thấy cách ăn nết ở của mình - như người thế gian, không muốn sửa mình lại, cha xin kẻ ấy về cho rồi, thà làm một người bổn đạo thường cũng được, chớ

306. Sách Di ngôn ghi lại về Thánh Arsène. Ngài quen tự hỏi; “Hỡi Arsène, vì mục đích gì mà ngươi đã bỏ thế gian?”. Sau này, cha Thánh Bênađô cũng năng lập lại lời tự vấn: “Hỡi Bênađô, ngươi đến đây làm gì?”. Cha Tổ Phụ cũng đã cho ghi lời này lên vách tường Đan viện.

đừng ở đây mà làm gương mù gương xấu cho anh em. Ngăn trở kẻ khác đi đàng nhân đức, là điều rất thiệt hại cho nhà dòng. Cha cũng mong cho có đông anh em, nhưng có đông số thầy dòng mà chẳng ra gì, thà ít mà thật là thầy dòng thì tốt hơn.

Vậy, chúng ta ai nấy lo xét mình lại, và có điều chi không hợp Phúc âm, thì lo ra sức xa lánh. Ai nấy lo dọn mình, hầu được vui mừng trong ngày lễ Phục sinh sau này. Vì chúng ta chẳng sống được mấy ngày nữa, là lìa bỏ đời này, mà về cùng Chúa.

Xin Đức Mẹ cho chúng ta được thêm đông anh em, và thêm lòng sốt sắng kính mến Chúa hơn nữa.

Số 144. ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ THÁNH ISAVE (Ngày lễ kính Đức Bà đi viếng bà Thánh Isave) (= 38) Chúng ta thấy Đức Mẹ vui mừng, bà Thánh Isave vui

mừng. Bởi đâu Đức Mẹ vui mừng vậy? - Vì Đức Mẹ không ở một mình, có Chúa Giêsu ở với. Có Chúa Giêsu ngự trong lòng Đức Mẹ, nên Đức Mẹ được sung mãn ơn phúc.(307)

Bà Thánh Têrêxa Cả, khi Chúa cho thấy sự vui mừng thiên đàng rồi, bà xem lại các sự đời này, bà ghê tởm quá, thấy chi cũng chán ngán.

307. Niềm vui trong tâm hồn, vui giữa Cộng đoàn, được Cha Tổ Phụ năng nhắc đến (DN 107, 121,126, 141... Đó là niềm vui trong Chúa, do Chúa, vì có Chúa, như cha trình bày ở đây, mà mẫu gương trọn hảo là Đức Mẹ, Đấng mang niềm vui đến cho bà thánh Isave, và là “Đấng làm cho chúng tôi vui mừng”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 211210 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Ông Thánh Phanxicô Assisi, khi Chúa cho sự vui mừng ấy trong lòng, lấy làm vui mừng quá sức, chịu không nổi, nên thưa Chúa rằng: Lạy Chúa, xin Chúa thôi chớ không con chết, chịu không nổi nữa!

Bởi đâu các đấng vui mừng quá vậy? - Vì các đấng ấy đã được phúc khác rồi, chớ không phải như phúc đời này. Mà hễ bao lâu chúng ta đang còn lấy các sự vui đời này làm cái chi chi, thì chưa được sự vui mừng ấy đâu.(308)

Vậy, xin Đức Mẹ cho chúng ta được thêm lòng sốt sắng kính mến Chúa.

Số 145. KÍNH DANH CỰC TRỌNG ĐỨC MẸ (Ngày Lễ Kính Thánh Danh Đức Mẹ) (=39)Khi chúng ta nghe danh “MARIA”, thì cúi đầu tỏ lòng

cung kính Rất Thánh Đức Mẹ. Cúi đầu tỏ lòng kính mến Đức Mẹ thật. Việc ấy tuy là nhỏ mọn, nhưng đẹp lòng Đức Mẹ, lại làm cho chúng ta thêm vinh hiển đời sau, vì tại có lòng kính mến Đức Mẹ.

Vậy, chúng ta phải hết lòng kính mến Đức Mẹ. Khi nghe kêu danh Đức Mẹ, thì lấy làm vui, và thêm lòng kính mến Đức

308. Thánh Gregoriô phân tích về sự khác biệt giữa niềm vui thiêng liêng và lạc thú trần gian xác thịt, trong nguồn gốc và đặc tính của chúng. Niềm vui thiêng liêng khi được thì càng thêm lòng ao ước; trái lại, khóai lạc trần gian chưa được thì thèm muốn, nhưng được rồi thì sinh nhàm chán.

Cũng như để được sốt sắng, cần phải hãm mình (x. DN 117). Ở đây Cha Tổ Phụ cũng dạy: muốn hưởng sự vui mừng của Chúa, thì đừng tìm thú vui của trần gian một cách trái ý Chúa.

Mẹ hơn nữa.(309)

Số 146. MÙA ÁP: HÃY BẮT ĐẦU LẠI (= 7)Mùa Áp, là đầu năm Hội thánh. Chúng ta hãy bắt đầu lại.

Bắt đầu một cách vui mừng, mạnh mẽ: “Ecce nunc coepi, này đây tôi bắt đầu”. Chừa bỏ lội lỗi và tính hư thói xấu mình đi, hầu được lòng vui mừng mà rước Chúa Giêsu trong ngày lễ Sinh nhật.

Vậy, phải xét mình lại, xem bấy lâu nay chúng ta ăn ở có giống Chúa Giêsu không? Trí khôn chúng tôi suy xét, có phải vì Chúa không? Mọi việc chúng ta làm, có phải làm cho Chúa chăng? Vậy, chúng ta hãy bắt đầu dọn mình lại cách vui mừng: trước không phải thì sau phải.(310)

Năm ngoái trễ nãi lôi thôi, rày hãy lo ăn năn chừa cải, và đừng xét đến nữa, vì là việc đã qua; bây giờ, hãy bắt đầu lại năm nay cho thật sự mà thôi.(311)

309. Sự tôn sùng yêu mến Đức Mẹ là điều Cha Tổ Phụ năng nhắc đến, và tỏ hiện ra bằng nhiều cách trong truyền thống của Dòng: “Dòng này đã được lập ra mà tôn kính Đức Maria, Thánh Mẫu Thiên Chúa” (x. Phương thức trong Lời khấn), Ngài cũng đặt tên cho Dòng là “Dòng Đức Bà Việt Nam”; tên “Thánh Mẫu” gắn liền với tất cả mọi Đan viện thuộc Dòng. Ở đây, Cha chỉ lưu ý chúng ta về một chi tiết nhỏ để thực hành, là cúi đầu khi nghe danh Đức Mẹ. Việc nhỏ, nhưng nói lên tình yêu, lòng sùng kính đối với Đức Mẹ, Cha Tổ Phụ cũng tôn kính Đức Mẹ cách riêng, dưới tước hiệu “Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành”. Cho đến ngày nay” các cộng đoàn quen hát lời cầu này, trước giờ giải trí chung.

310. “Hằng ngày, xưng thú lỗi lầm mình với Chúa, dốc lòng sửa lại các lỗi lầm đó” (TL.4).

311. x. Ph 3,13.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 213212 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Thật, Chúa rất rộng rãi với chúng ta, không nói sao xiết.(312) Chúng ta dâng Chúa một chút, Chúa ban lại bằng mười bằng trăm. Chúng ta rán bước tới Chúa một chút, Chúa liền vội vã chạy lại bồng ẵm chúng ta vào lòng Người.

Chúng ta hãy hỏi mình xem thử, ngày hôm nay chúng ta có làm gì cho được tấn tới chăng?.(313) Chúng ta hãy cố gắng. Ngày nào cũng phải làm ít việc chi dâng lên Chúa,(314) cho linh hồn mình được tấn tới: khi thì chừa tính xấu, lúc lại tập nhân đức, lúc khác lại vui lòng chịu lấy sự khốn khó.

Nếu mỗi ngày chúng ta có làm được một việc chi, thì thấy trong mình thêm vui. Mà ngày nào cũng có việc mà làm, cho nên vui luôn. Còn như ở nhưng ở nể, không làm chi, thì chỉ thêm buồn.

Nhà dòng là “TRƯỜNG HỌC TẬP LÀM TÔI CHÚA”, cho nên chúng ta ngày nào cũng phải tấn tới, thì ở nhà dòng mới vui.

Vậy, chúng ta hãy dọn mình cho được vui mừng trong ngày lễ Chúa Giáng sinh.

312. “Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng quyền năng thực hiện cho chúng con muôn vàn việc, quá điều chúng con xin và nghĩ tưởng” (Ep 3,20).

313. Thánh Gregoriô Nysse (+ 394) trong bài giảng 5 về Diệu ca: “Kẻ nào tiến lên thì không ngưng lại bao giờ, nhưng luôn đi từ khởi sự này tới khởi sự khác, và tiếp tục khởi sự không cùng”.

314. “Chúa cho chúng tôi mọi ngày lấy việc làm mà đáp lại lời Ngài mời gọi” (TL. Lời mở).

Số 147 VỀ ĐỨC KHÔN NGOAN (=22)Sự khôn ngoan có ba thứ:

Khôn ngoan xác thịt,Khôn ngoan tự nhiên,Khôn ngoan thánh thiện.1/ Khôn ngoan theo xác thịt, là toan mưu hại người ta cho được chức quyền của cải, toan mưu ăn trộm ăn cướp.2/ Khôn ngoan tự nhiên, như một người có chức quyền, biết dùng quyền mình mà cai trị công chính, việc chi cũng cứ theo lẽ phải mà làm. Sự khôn ngoan ấy cũng đáng khen.3/ Khôn ngoan thánh thiện, là chỉ lo cho mình kính mến Chúa mà thôi. Đó là đức khôn ngoan thật.(315) Nhưng, đức khôn ngoan Chúa đổ vào linh hồn, và sự khôn ngoan do tập thì khác nhau.(316)

Một người khôn ngoan thật, chỉ lo về đời sau mà thôi, là biết mình sống ở đời là lo sửa soạn về nhà Thiên Đàng đời sau. Tin thật chắc không hồ nghi chi hết, lại ra sức nên thánh mà thôi. Đức khôn ngoan chúng ta phải tập, là biết dùng mọi

315. Thánh Thomas trình bày cho chúng ta thấy Đức Khôn ngoan đi đôi với Lòng Mến, là ơn quý trọng trong Bảy ơn Chúa Thánh Thần, và cũng là ơn gắn liền với sự chiêm ngưỡng. Thánh Thomas cũng nêu lên tính chất thiết thân và sống động của ơn khôn ngoan thiêng liêng, khi nói đến sự “nhận thức do một sự đồng cảm nào đó” về các điều thuộc về Thiên Chúa (per connaturalitatem quamdam circa res divinas) (Tổng luận, II, II, 45,2).

316. Sự phân biệt này, Thánh Thomas cũng đã giải thích (x. Tổng luận, II, II, 45,1).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 215214 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

phương thế mà nên thánh, cả khi phải buồn bực, lúc đau đớn, hay khi bị xấu hổ. Lúc bình thường thì chúng ta nhớ, đến khi đau đớn cách này thế kia thì lại quên, khi ấy chỉ lo một việc đau đớn mà thôi, không dùng sự đau đớn ấy mà nên thánh.

Cho nên, chúng ta phải tập đức khôn ngoan, và đón nhận đức khôn ngoan do Chúa đổ vào linh hồn.

Số 148. VỀ SỰ KHAO KHÁT THIÊN ĐÀNG (= 34)Chúng ta hãy xét mình xem, lòng chúng ta có mong mỏi

khát khao Thiên Đàng chăng?Khi chúng ta suy một ít nữa được về Thiên Đàng, một ít

nữa chúng ta được nhìn thấy Chúa và Đức Mẹ yêu dấu chúng ta. Khi chúng ta suy như vậy, trong lòng có lấy làm vui, có mong mỏi mau về cùng Chúa không?

Nếu thấy trong mình vui sướng, và mong mỏi về với Chúa, ấy là dấu tốt, là dấu linh hồn khỏe mạnh. Nếu suy về Thiên Đàng, mà trong lòng cũng thế đó, không lấy làm chi, ấy là dấu chỉ linh hồn không khỏe mạnh, vì không lấy Thiên Đàng làm chi, không lấy phước của Chúa làm chi, vì thiếu đức cậy.

Thiếu đức cậy, thì cũng thiếu đức tin và đức mến nữa. Nghĩa là, hãy còn yêu thế gian. Cha Thánh Biển Đức hằng suy xét về sự đời sau luôn. Và các thánh cũng đều thế cả.(317)

317. Hướng về Thiên Đàng.Đánh giá mọi sự trong ánh sáng vĩnh cửu. Đó cũng là những nét đặc biệt của

tinh thần Đan tu. Điều mà các tác giả quen gọi là “tính chất cánh chung của đời Đan

Xin Chúa, xin Đức Mẹ thêm đức tin, đức cậy, đức mến Chúa vào lòng chúng ta hơn nữa.

Số 149. LỜI DỐC LÒNG- Đừng xét đoán ai.(318)

- Đừng nói lời gì làm phiền lòng ai.(319) (trừ khi có phận sự phải nói).

- Đừng cố chấp trong việc chi.(320)

- Cư xử với mọi người cách dịu dàng, thương mến.(321)

- Hết sức giúp đỡ và làm vui lòng mọi người.(322)

tu”. Có thể xem thêm Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, số 44 và 48.Cái “cảm quan cánh chung” ấy, chúng ta cũng nhận thấy rõ nét nơi Cha Tổ Phụ;

ngài quen nhận định các sự việc dưới ánh sáng của vĩnh cửu, của Thánh Ý Chúa và lòng yêu mến Chúa.

318. Mt 7, 1.319. Mt 12, 36.320. Tu luật, chương 71.321. Thánh Athanasiô chép hạnh tích Thánh Antôn, đã nêu lên nét nổi bật của

ngài là sự vui tươi dễ mến. Thánh tổ Biển Đức căn dặn: “Bao giờ cũng đề cao lòng thương xót” (TL 64). Thánh Bênađô chia sẻ: “Nếu lòng thương xót là một tội, thì tôi sẽ không thể nào giữ mình khỏi phạm vào” (thư 70). Thánh Phanxicô Saliên nói kinh nghiệm:

“Trong việc phục vụ các linh hồn cần phải có:- Một chén kiến thức,- Một thùng khôn ngoan,- Một biển cả kiên nhẫn!”.Chúng ta biết, kiên nhẫn là đức tính đầu tiên của Lòng Mến (x. Cr 13,4).322. Phục vụ: Mt.20,28; Mc 10,45. Nên tất cả cho mọi người”: 1Cr 9,22.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 217216 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Cầu nguyện.- Chịu đau khổ.- Ở lặng.(323)

Này con là tôi tớ Chúa, và là con Đức Mẹ.

Số 150. LỜI TRỐICha gần về cùng Chúa,(324) không biết chắc là ngày nào.

Song theo sự thường, thì cha không còn ở thế gian này với chúng con lâu ngày nữa.

Cha khuyên chúng con hãy nhớ: Đàng nhân đức là tuân theo Thánh ý Chúa, mà theo Thánh ý Chúa là giữ Luật Dòng cho trọn. Cha còn nói một lần nữa: chúng con muốn nên thánh thì hãy giữ Luật Dòng; muốn nên thánh, thì hãy giữ Luật Dòng.(325)

Còn phần cha, thì đi bình an lắm. Cha không áy náy lo lắng chi hết. Vì cha biết rõ Chúa là Cha chung, Chúa thương cha và cũng thương chúng con; cho nên không sợ chi cho cha, và cũng không sợ chi cho chúng con.

Vậy, xin chúng con hãy ở bình an như cha, vì Chúa là Cha

323. Viện phụ Poemen nói: “Chính nhờ ở lặng mà mọi thử thách đổ dồn trên bạn sẽ được vượt qua” (Thomas Merton, Sự Khôn ngoan của Rừng vắng LXXXVIII).

324. Cha Tổ Phụ đã đọc những lời trối này cho con cái ghi lại vào khoảng 8 giờ sáng ngày 18-7-1933 (HT tr. 218-219) và sau này, vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Dòng, ngày 15-8-1943, những lời quí báu này đã được khắc ghi vào Đài Kỷ niệm đặt tượng Cha Tổ Phụ (x. HT tr. 256). Đài Kỷ niệm đã được Đức cha Lemasle (Đức Cha Lễ) khánh thành.

325. x. DN 137.

thương chúng tôi quá lẽ.(326)

Chúng con muốn xin phép lạ, (Ý nói: xin cho ngài lành bệnh) thì mặc ý. Còn phần cha thì không xin. Cha xét: phó mình trong tay Cha lành là điều tốt hơn cả.(327)

Vậy, trong chúng con chớ có ai buồn, chớ có áy náy lo sợ. Một đi chung cùng nhau, vui vẻ theo Thánh ý Cha chúng ta.

Cảm ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ.(328)

326. Lời trối bao giờ cũng nói lên những gì tha thiết nhất, xúc động nhất, và xác tín nhất. Lời trối của Cha Tổ Phụ, nói lên cái cảm thức sâu xa của Ngài về Tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa. Một cảm thức qua con tim và bằng kinh nghiệm. Đó là điều mà thánh Thomas phân biệt “cognitio speculativa” và “cognitio affectiva - sive experimentalis divinae bonitatis” (Tổng luận II-II 97,2,2).

327. Đây là những lời rất hồn nhiên và chân tình phát xuất từ đáy lòng của một người cha, trước khi lìa đoàn con (x. HT 219). Cha Tổ Phụ đã chia sẻ những gì ngài thâm tín nhất về tình yêu của Thiên Chúa là Cha, cũng như về cốt yếu của sự thánh thiện là làm trọn ý Chúa trong nếp sống từng ngày.

Lời trối của Cha Tổ Phụ cũng là lời kinh phó dâng trong tay Chúa Cha, với niềm an ủi chứa chan rạng rỡ, vì cảm nghiệm được cách sâu xa tình yêu của Thiên Chúa là Cha. Các điều ấy gợi lại cho chúng ta, một quang cảnh tương tự trong cái chết của Thánh Giêrađô, bào đệ của Thánh phụ Bênađô. Chính Thánh phụ Bênađô đã chứng kiến những giây phút cuối cùng của em mình và kể lại: “Bấy giờ em kêu lên: “Lạy Cha, lạy Cha, và với nét mặt rạng rỡ thêm rằng: “Thiên Chúa tốt lành biết bao, đã trở nên Cha của mọi người! Và con người được làm con Thiên Chúa, thật vinh dự dường nào” (Trích bài giảng Diễm Tình ca số 29).

328. Lời kết thúc của Cha Tổ Phụ, vẫn là một lời cảm tạ Chúa, cảm tạ Đức Mẹ. Vì Chúa đã muốn chọn ngài trở nên lời ca ngợi cho vinh quang Ân sủng của Người, (x. Ep 1,6-14).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 219218 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

PHẦN PHỤ TRƯƠNG

I CÁC VĂN KIỆN

LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THÀNH LẬP DÒNG ĐỨC BÀ VIỆT NAM

VÀ HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA

II GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ DÒNG TU CHIÊM NIỆM

VỀ TINH THẦN ĐẤNG SÁNG LẬP

III CÁC BẢN PHÂN TÍCH

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 221220 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

PHẦN PHỤ TRƯƠNG I

CÁC VĂN KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC

LẬP DÒNG ĐỨC BÀ VIỆT NAM VÀ HỘI DÒNG XITÔ

THÁNH GIA VIỆT NAM

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 223222 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

1. Thư Đức cha Eugène Joseph Allys, Giám mục Tông tòa Huế, gửi Tòa thánh ngày 15-4-1918

Kính trình Đức Hồng y Tổng trưởng,Trong giáo phận chúng tôi có một linh mục thừa sai trí

khôn sắc sảo và đạo đức lắm. Từ nhiều năm, vị linh mục cứ nài xin tôi ban phép qui tụ một ít người Việt Nam để cùng nhau sống theo tu luật tương tự như luật Dòng Trappe.

Tôi biết rằng lập một dòng như thế rất hữu ích, không những cho giáo phận tôi mà cả cho tòan miền Đông Dương nữa. Nhưng cho đến nay, theo sự khôn ngoan, tôi chưa dám cho thi hành. Tuy nhiên lòng kiên nhẫn của vị thừa sai trên làm tôi cảm phục, lại nữa thấy nhiều người khác cũng ước ao lập một dòng như vậy, nên tôi trộm nghĩ: đã đến lúc phải cho thử nghiệm sáng kiến trên, nếu thành công thì dòng ấy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho một số thanh niên Việt Nam đang muốn từ bỏ thế gian để tu thân tích đức trên đường trọn lành.

Đã từ lâu tôi ước ao có một dòng tu đã được tổ chức hoàn tòan và đã được Tòa thánh châu phê ở trong giáo phận tôi. Không những tôi chỉ ao ước mà còn muốn thực hiện nữa, vì thế nhiều lần tôi đã viết thư xin Dòng Trappe đến lập dòng trong giáo phận tôi, song thư từ mấy cũng vô hiệu: Các lý lẽ mà dòng ấy đưa ra quá mạnh, đến nỗi tôi không dám viết thư xin nữa và cũng hết hy vọng rằng Việt Nam sẽ được diễm phúc đón tiếp các tu sĩ tốt lành ấy. Nhưng phải chăng người Việt Nam thiếu tư cách nên đành chịu thiệt thòi, là không được hưởng phúc tu trì như người Hoa, người Nhật? Thiết tưởng không! Vậy tôi dám mong ngài chiếu tình cho người Việt Nam cũng được thông công hạnh phúc của đời tu. Tôi dám hy vọng rằng cây non do

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 225224 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

2. Thư phúc đáp của Đức Hồng y Van Rossum Tổng trưởng Bộ Truyền giáo:

SACRA CONGREGATIOPRO GENTIUM EVANGELIZATIONESEU DE PROPAGANDAProt. 1377/1918

Roma, li 11 Ottobre 1918Monsingor Giuseppe AllysV. A. della Cocincina Settentr.

lll. me ac Rev. me DomineLibenter ex tuis litteris apprehendi quemdam missionarium

tui vicariatus animum habere instituendi sodalitatem religio-sam pro viris indigenis; quod propositum retuli SS. mo D. N. Benedicto pp. XV qui illud gratissimum sibi extare significavit, suaeque benevolentiae in signum Apostolicam benedictionem Amplitudini Tuae dignatus est impertiri.

Poteris igitur hanc institutionem ut petis, debitis adhibitis cautelis, initiare, ut incremento Religioni sit in istis regionibus.

Interim Deum rogo ut Te diu sospitem incolumenque servet.Ex aedibus huius sacrae Congregationis,

die 11 Octobris 1918Addictissimus servus

Guglielmo M. Cardinal Van Rossum, Praefect

vị linh mục thừa sai này khởi trồng, mai sau nhờ sương sa mát mẻ của Dòng Trappe hay dòng nào khác, sẽ trở thành cây đại thọ xanh tốt. Nào ai biết được?

Nếu được ngài chấp nhận và chúc lành cho công việc này, mai sau nó sẽ sai hoa kết quả và mưu ích cho biết bao linh hồn. Nếu chẳng may thất bại, thì chỉ giữ lại mối tiếc thầm vì đã không thực hiện được một ý nguyện tốt lành, mà mục đích chỉ nhằm làm vinh danh Thiên Chúa hơn.

Luật dòng mới này, như tôi đã trình bày trên, cũng tương tự như quy luật Dòng Trappe. Nhưng tôi chưa dám trình lên Tòa thánh duyệt xét vì trước khi nhất định, tôi muốn cho thử xem có khoản nào bất tiện thì châm chước cho thích hợp.

Bấy nhiêu lời thành thực, tôi hết lòng tùng phục như con thảo ý muốn của ngài, kính mong ngài chấp thuận ý nguyện của tôi.

Ký tên Eugène Joseph Allys, Giám mục Huế

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 227226 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Bản dịch:Thưa Đức cha khả kính,Tôi rất hài lòng khi được biết, qua thư Đức cha, có một

vị thừa sai trong giáo phận Tông tòa của Đức cha muốn thiết lập một hội tu sĩ cho nam giới bản xứ. Ý nguyện ấy, tôi đã đệ trình lên Đức Thánh Cha Beneđictô XV, ngài sung sướng chấp thuận. Ngài cũng khấng gửi Đức cha phép lành Tòa thánh như bằng chứng tình thương của ngài.

Vậy, Đức cha có thể chiếu luật lệ mà thi hành cho khôn ngoan ý tứ để dòng ấy được khuếch trương trong khắp các miền.

Nguyện Thiên Chúa gìn giữ Đức cha khang an trường thọ.

3. Sắc chỉ lập Dòng Đức Bà của Đức cha Eugéne Joseph Allys:

Bản văn: Decretum erectionis congregationis Nostrae Dominae Nos Eugenius Maria Josephus Allys Dei Apostolicae Sedis

gratia episcopus Phacusitensis et Vicarius apostolicus Cocinci-nae Septentrionalis notum facimus et his litteris testamur, post veniam Apostolicae Sedis obtentam, Novam Congregationem religiosam, Nostrae Dominae dictam, erexisse die vigesima prima martii anni Domini millesimi nongentesimi vigesimi.

Finis praecipuus alumnorum hujusce Congregationis est perfectionem vitae spiritualis per viam contemplationis et pae-nitentiae consequi; finem secundarium habent orare et poeniten-tiam agere pro salute infidelium.

Regulam sequuntur Sancti Benedicti et Constitutiones Cis-terciensium reformatorum novo Codici Juris et Novis Normis accommodatas. Harum Constitutionum non nulli articuli parvi momenti mutati sunt quo magis aptentur locis et temporibus nostris.

Datum in Residentia nostra Phủ Cam, sub signo sigilloque nostris necnon nostri secretarii subscriptione, anno Domini millesimo nongentesimo vigesimo, die veri vigisima prima mentis martii.

De mandato illustrissimi ac Reverendissimi.D. D. Episcopi Phacusitensis

Eugenius M. Joseph Allys S. Darbon,

Bản dịch: Sắc chỉ lập Dòng Đức Bà

“Chúng tôi Eugeniô Maria Giuse Allys, nhờ ơn Thiên Chúa và phụng lệnh Tòa Thánh làm Giám mục Phacutensis, đồng thời Giám quản Tông tòa Giáo phận Huế. Chúng tôi thông báo và chứng nhận qua văn thư này rằng: sau khi nhận được sự chấp thuận của Tòa thánh, chúng tôi thiết lập Dòng mới, quen gọi Dòng Đức Bà, ngày 21 tháng 3 năm 1918.

Mục đích chính của các tu sĩ dòng này là nên hoàn thiện trong đời sống thiêng liêng qua con đường chiêm niệm và hy sinh. Mục đích thứ hai là cầu nguyện và hy sinh cho ơn cứu độ lương dân.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 229228 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

Tu sĩ Dòng này giữ tu luật Thánh Biển Đức và Hiến Pháp của Dòng Xitô cải cách, thích ứng với bộ giáo luật mới và các qui chế mới, một ít điều khoản ít quan trọng của bản Hiến pháp ấy đã được sửa đổi để thích ứng với địa phương và thời đại chúng ta hơn.

Ban hành tại tòa Giám mục Phủ Cam, ngày 21-3-1920

Eugenius M. J. Allys Thừa lệnh Đức Giám mụcGiám mục Tông tòa Huế S. Darbon, Thư ký.

4. Thỉnh nguyện của Cha Bề trên cả Phanxicô Jansens gửi Tòa thánh để xin sát nhập Dòng Đức Bà Việt Nam

vào Dòng Xitô.

Bản văn La ngữ trong HT trang 233.Bản dịch:Tâu Đức Thánh Cha,Fr. Phanxicô Jansens, Tổng Phụ Xitô, khiêm tốn quì dưới

chân Đức Thánh Cha trình bày việc sau đây:Tại miền Đông Dương, nước Việt Nam, giáo phận Tông

tòa Huế, có một Dòng khấn đơn, thuộc quyền địa phận, mệnh danh là Dòng Đức Bà, mà Vị Sáng Lập vừa qua đời trong năm 1933 này.

Nhân số tu viện được 70, gồm 7 linh mục, 8 khấn sinh hoặc trọn đời hoặc sơ khởi, 9 tập sinh ca sĩ và 2 thỉnh sinh, 44 quy sĩ trong đó có 24 tập sinh và một thỉnh sinh.

Tu viện này chuyên sống đời chiêm niệm và hoạt động theo Hiến pháp đã được Đức Giám mục châu phê. Trước đây ba năm, bề trên dòng này tỏ bày ý nguyện được sát nhập vào Dòng Xitô. Dòng Xitô đã chấp nhận thỉnh cầu ấy và đã cử Viện Phụ Lérins đến tận nơi tìm hiểu mục đích và đời sống của các tu sĩ nói trên. Viện Phụ Lérins đã phúc trình biên bản cho Đại Hội (1933), và Đại hội đã chấp thuận cho tu hội ấy được sát nhập Dòng Xitô.

Sự gia nhập này liên kết tu hội ấy với Dòng Xitô theo cũng một thể thức như các Hội Dòng hiện hữu khác, hoặc như các Đan viện chưa hợp thành Hội Dòng.

Vì hiện nay Dòng Đức Bà Việt Nam mới có một Đan viện và một tập viện nên chưa thể được gọi là Hội Dòng tự trị, do đó còn đặt dưới quyền “trực trị” của Tổng phụ cho đến khi trở thành Hội Dòng thực thụ.

Sau khi cân nhắc mọi lẽ, người khẩn nguyện này khiêm tốn xin Đức Thánh Cha chấp thuận cho Dòng Đức Bà tại địa phận Huế, Việt Nam, được sát nhập vào Dòng Xitô.

Và xin Thiên Chúa...

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 231230 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

5. Sắc lệnh của Thánh bộ dòng tu:Bản văn La ngữ: xem HT trang 236 - 237.Bản dịch: Vì các tu sĩ “Dòng Đức Bà”, thuộc quyền địa

phận, ở miền Đông Dương, Việt Nam, giáo phận tông tòa Huế, đang sống trong một hoàn cảnh đặc biệt, đã đệ đơn lên Thánh bộ Dòng tu xin gia nhập Dòng Xitô, nên trong phiên họp 5-5-1934, với sự thoả thuận của Giám mục Tông tòa giáo phận Huế, và của Viện Phụ quản lý Dòng Xitô, Thánh Bộ Dòng Tu chấp nhận đơn thỉnh nguyện và ủy cho Tổng Phụ Dòng nói trên xúc tiến việc hợp nhất nhân sự và tài sản, theo những thể thức đã được ấn định. Mỗi tu sĩ nhập Dòng (Xitô) phải khấn lại theo mẫu quen dùng trong nghi thức khấn, để từ nay Dòng Đức Bà được hiệp nhất chặt chẽ với Thánh Dòng Xitô như thành phần với tòan thân và được kể là Đan viện thuộc Dòng Xitô.

Nếu ai không đồng ý gia nhập Xitô thì được phép hoặc xin chuẩn lời khấn, hoặc ở lại trong Dòng Xitô cũng một bậc như hiện nay, với qui chế và vâng lời quyền Bề trên.

Vì hiện nay, Dòng Đức Bà mới có một tu viện và một tập viện, nên chưa có thể coi như một Hội Dòng, do đó được đặt dưới quyền trực tiếp của Tổng Phụ, cho đến khi hội đủ những điều kiện cần phải có để trở thành một Hội Dòng thực thụ. Sắc lệnh này có giá trị hơn bất cứ chỉ thị nào khác.

Ban hành tại Roma ngày 24-5-1934. Fr. Alexius H.M. Lépicier O.S.M, Tổng trưởng. Vincentius La Puma, Thư ký.

6. Sắc lệnh của Tòa Thánh về việc nâng ba Đan viện Xitô Việt Nam lên Hội Dòng, dưới danh hiệu

“Hội Dòng Xitô Thánh Gia”.Trong cuộc yết kiến ngày 6-10-1964, sau khi nghe Đức

Hồng Y Tổng trưởng Thánh Bộ Dòng tu ký tên dưới đây trình bày và đắn đo hết các hoàn cảnh đặc biệt, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã chấp nhận lời thỉnh cầu (của Bề trên cả) và thiết lập các Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn, Thánh Mẫu Châu Sơn, Thánh Mẫu Phước Lý, Đan viện Châu Sơn Bắc Việt và các Đan viện tương lai do các Đan viện này thiết lập, thành một Hội Dòng biệt lập và tự trị, dưới biểu hiệu và phù trợ của Thánh Gia Thất, ngang hàng với các Hội Dòng Xitô khác; còn các đan sĩ và tu sĩ trong các Đan viện này được hưởng mọi ơn ích, quyền lợi và ân huệ của một Hội Dòng.

Hội Dòng này giữ các qui chế của Dòng Xitô, tuy nhiên cũng có một bản Hiến Pháp riêng, Hiến Pháp này phải kíp soạn thảo và đệ lên Thánh Bộ Dòng tu này châu phê.

Ban hành tại Roma ngày 6-10-1964 Hồng Y Antoniusti

Tổng trưởng Thánh bộ Dòng tu.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 233232 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

PHẦN PHỤ TRƯƠNG II

GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ DÒNG TU CHIÊM NIỆM

VỀ TINH THẦN ĐẤNG SÁNG LẬP

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 235234 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

A. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ DÒNG TU CHIÊM NIỆM THEO CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Trích SẮC LỆNH “TRUYỀN GIÁO”Số 15: “Bằng lời cầu nguyện hay bằng những công tác hoạt

động, các nam nữ tu sĩ cũng thực hiện nhiệm vụ thiết yếu, để Nước Chúa Kitô bén rễ và vững mạnh trong các tâm hồn, và được phát triển thêm mãi”.

Số 18: “Trong khi tận tụy hoạt động, để gieo trồng Giáo Hội và hoàn tòan thấm nhuần những ơn phước huyền nhiệm, đã từng làm vẻ vang truyền thống tu trì của Giáo Hội, các Hội Dòng phải cố gắng diễn tả và thông ban những ơn phước đó, tùy theo tinh thần và đặc tính của mỗi dân tộc. Các Hội Dòng đó phải cẩn thận suy xét, xem đời sống tu trì Kitô giáo, có thể đón nhận những truyền thống khổ hạnh và chiêm niệm, mà đôi khi Thiên Chúa đã gieo mầm trong các nền văn hóa cổ xưa, trước khi Phúc Âm được loan giảng không”?

“Đáng đặc biệt nhắc tới những sáng kiến nhằm đặt định đời sống chiêm niệm: có người chủ trương duy trì những yếu tố căn bản của tổ chức Đan viện, nhưng vẫn cố gắng xen vào đó những truyền thống rất phong phú của Dòng mình; có người lại trở về với những hình thức đơn sơ của bậc đan tu đời trước. Tuy nhiên, mọi người phải cố gắng tìm cách, để thực sự thích nghi với những hoàn cảnh địa phương. Thực vậy, vì đời sống chiêm niệm, thuộc về sự hiện diện trọn vẹn của Giáo Hội, nên phải được thiết lập khắp nơi trong các Giáo hội trẻ trung”.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 237236 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

bằng kinh nguyện hoặc bằng hành động tích cực, có bổn phận làm cho Nước Chúa Kitô ăn rễ sâu và vững mạnh trong các tâm hồn và bành trướng trên khắp vũ trụ. Vì thế, Giáo hội duy trì và nâng đỡ đặc tính riêng biệt của các tu hội. “Việc khấn giữ các lời khuyên của Phúc âm, thực là một dấu chỉ, có thể và phải lôi cuốn hữu hiệu tất cả mọi chi thể của Giáo Hội đến việc can đảm chu tòan ơn gọi Kitô hữu. Thực vậy, dân Thiên Chúa không đặt thành trì vĩnh viễn ở đời này, nhưng đi tìm một thành trì mai sau. Bậc tu trì giải thoát người tu sĩ bớt những lo lắng trần tục, cùng tỏ lộ cách hoàn hảo hơn cho mọi tín hữu thấy của cải trên trời đã có ngay dưới trần gian này; và làm chứng rằng, ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã đem lại một đời sống mới và vĩnh cửu, đồng thời tiên báo sự phục sinh tương lai và vinh quang của Nước Trời. Hơn nữa, bậc sống tu trì, noi gương cách chính xác hơn và thực hiện liên tục trong Giáo Hội nếp sống mà Con Thiên Chúa đã nhận, khi Ngài xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha, và cũng là nếp sống mà Ngài đã đề ra cho các môn đệ theo Ngài. Sau cùng, bậc sống ấy đặc biệt cho chúng ta thấy Nước Thiên Chúa vượt trên mọi sự trần thế, và những đòi hỏi của Nước ấy cao cả biết bao; nó cũng cho mọi người thấy quyền lực cao trọng tuyệt diệu của Chúa Kitô Vua và quyền năng vô cùng của Chúa Thánh Thần, đang hoạt động cách kỳ diệu trong Giáo Hội.

Số 45: “Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của phúc âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội.

Vì trong Giáo hội, giáo phẩm có nhiệm vụ chăn dắt và dẫn

Số 40: “Các Hội Dòng sống đời chiêm niệm hay hoạt động, cho đến nay, đã và đang góp phần rất lớn vào việc loan giảng Phúc Âm cho thế giới. Thánh Công Đồng vui mừng nhìn nhận công lao của họ và cảm tạ Thiên Chúa vì biết bao nỗ lực được thực hiện để làm vinh danh Chúa và phục vụ các linh hồn. Thánh Công Đồng khuyến khích họ, hãy hăng say theo đuổi công việc đã khởi sự, vì họ phải biết rằng sức mạnh của Đức Ái mà ơn kêu gọi buộc họ phải thực thi một cách hoàn hảo hơn, thúc đẩy và buộc họ phải có tinh thần và việc làm thực sự công giáo.

“Các Hội Dòng sống đời chiêm niệm, góp phần rất lớn vào việc trở lại của các linh hồn nhờ những lời kinh nguyện, việc khổ hạnh và thử thách, vì Thiên Chúa là Đấng sai thợ đến gặt lúa của Ngài theo lời chúng ta cầu xin, Đấng mở rộng tâm hồn người ngoài Kitô giáo để họ lắng nghe Phúc Âm, và làm cho lời cứu rỗi sinh hoa kết quả trong lòng họ. Hơn nữa, xin các Hội Dòng đó lập các nhà trong các xứ truyền giáo, như họ đã làm khá nhiều, để ở đó, nhờ sống thích nghi với các truyền thống tôn giáo đích thực của các dân tộc, họ tỏ cho những người ngoài Kitô giáo, thấy một chứng tá cao đẹp về uy quyền và tình yêu Thiên Chúa, cũng như về sự hiệp nhất trong Chúa Kitô”.

Trích HIẾN CHẾ “ÁNH SÁNG MUÔN DÂN”Số 44: “Những lời khuyên của Phúc Âm đưa đến Đức Ái;

và nhờ Đức Ái, những lời khuyên ấy kết hiệp các tu sĩ cách đặc biệt với Giáo Hội và với mầu nhiệm Giáo Hội. Bởi đó, đời sống thiêng liêng của họ, cũng phải mưu cầu lợi ích cho tòan thể Giáo Hội. Do đó, mỗi người tùy sức và ơn gọi của mình,

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 239238 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đưa Dân Chúa đến những đồng cỏ phì nhiêu, nên có nhiệm vụ dùng các luật lệ mà hướng dẫn cách khôn ngoan việc thực hành những lời khuyên của Phúc âm, vì đó là phương thế đặc biệt để cổ võ Đức Ái trọn hảo đối với Thiên Chúa và tha nhân. Ngoan ngoãn vâng theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, giáo phẩm đón nhận những luật dòng do những nam nữ sáng lập viên đề nghị, và chính thức phê chuẩn sau khi tu chỉnh. Và do quyền hành của mình, giáo phẩm luôn có mặt để săn sóc và bảo trợ những dòng tu được thiết lập khắp nơi nhằm xây dựng Huyền thể Chúa Kitô, để các dòng tu ấy phát triển và sinh hoa kết quả theo tinh thần các đấng sáng lập.

Số 46: “Các tu sĩ phải đem hết tâm lực làm cho Giáo hội, qua con người của họ, thực sự biểu dương Chúa Kitô, ngày một hoàn hảo hơn cho các tín hữu cũng như những người ngoài Kitô giáo: biểu dương Chúa Kitô đang cầu nguyện trên núi, hoặc đang loan báo Nước Thiên Chúa cho dân chúng, hoặc chữa lành những kẻ đau yếu tàn tật, hay hóan cải các tội nhân trở lại đời sống phong phú, hoặc đang ban phước lành cho trẻ em, ban ơn lành cho mọi người, và trong mọi sự luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài đến.

Sau cùng, mọi tu sĩ nên biết rằng, việc khấn giữ các lời khuyên của Phúc âm, tuy bao gồm sự từ bỏ những của cải - mà dĩ nhiên phải được quý trọng - sẽ không làm ngăn trở việc phát triển đích thực nhân vị; trái lại, do bản chất của nó, còn có lợi cho con người. Thực vậy, các lời khuyên của Phúc âm, mà các tu sĩ đã tình nguyện chấp nhận theo ơn gọi riêng của mình, góp phần không ít vào việc thanh luyện tâm hồn và phát huy tự do thiêng liêng, và không ngừng khích lệ sống bác ái nhiệt thành,

nhất là có sức làm cho người Kitô hữu ngày càng nên giống đời sống thanh khiết và thanh bần mà Chúa Kitô đã chọn và Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Ngài, đã sống, như gương lành của bao đấng sáng lập dòng đã chứng tỏ. Không ai được nghĩ rằng, vì tận hiến như thế, các tu sĩ đã trở nên xa lạ với mọi người, và vô dụng đối với xã hội trần thế. Vì dù đôi khi không trực tiếp phụ giúp người đồng thời với mình, nhưng tu sĩ lại hiện diện cùng họ cách sâu xa hơn trong lòng Chúa Kitô và cộng tác một cách thiêng liêng với họ, để việc xây dựng xã hội trần thế luôn đặt nền móng nơi Chúa và luôn hướng về Ngài, hầu những người xây dựng xã hội trần thế sẽ không luống công.

Vì thế, Thánh Công Đồng công nhận và khen ngợi nam nữ tu sĩ sống trong tu viện, trường học, bệnh viện hoặc trong các xứ truyền giáo, đang trang điểm Hiền Thê của Chúa Kitô bằng tấm lòng khiêm hạ và kiên trung trong sự tận hiến và quảng đại phục vụ mọi người dưới muôn vàn hình thức”.

Trích SẮC LỆNH “ĐỨC ÁI HOÀN HẢO”Số 7: “Trong những Hội dòng hoàn tòan chuyên lo chiêm

niệm, các tu sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình, cho dù nhu cầu hoạt động tông đồ có khẩn thiết đi nữa, thì những Hội dòng ấy vẫn phải luôn giữ địa vị cao quý trong Huyền thể Chúa Kitô, trong đó, “mỗi chi thể đều có một tác động khác nhau” (Rm 12,4). Thực vậy, họ dâng lên Thiên Chúa hy lễ chúc tụng tuyệt hảo, làm vẻ vang Dân Thiên Chúa bằng những hoa trái thánh thiện dồi dào, lấy gương lành lôi cuốn và làm cho dân ấy thêm lớn mạnh bằng một việc tông

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 241240 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

đồ âm thầm mà phong phú. Như thế, họ là vinh dự của Giáo hội, và là mạch tuôn trào các ơn thiêng. Tuy nhiên, cũng phải duyệt lại cách sống của họ theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn về việc thích nghi canh tân như đã nói trên kia; dẫu vậy, vẫn phải kính cẩn bảo tồn sự cách biệt thế gian và những sinh hoạt riêng trong đời chiêm niệm của họ”.

Số 9: “Phải trung thành duy trì và càng ngày càng làm sáng tỏ định chế Đan viện khả kính trong tinh thần đích thực của nó, ở Đông phương cũng như ở Tây phương. Định chế ấy, qua bao thế kỷ, đã tạo được nhiều công nghiệp hiển hách trong Giáo hội và cộng đồng nhân loại. Nhiệm vụ chính yếu của các đan sĩ là phục vụ Thiên Chúa Uy Quyền trong phạm vi Đan viện, với sự khiêm tốn, nhưng đồng thời cao quý, hoặc hoàn tòan hiến thân phụng sự Thiên Chúa trong đời sống ẩn dật, hoặc phụ trách cách hợp pháp một vài công cuộc tông đồ hay bác ái Kitô giáo. Vậy, tuy vẫn duy trì tính chất riêng của mỗi dòng, họ cũng cần canh tân những tập truyền tốt lành xưa, và thích nghi chúng với những nhu cầu hiện đại của các linh hồn, để Đan viện trở thành như trung tâm vun trồng dân Kitô giáo”.

B. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ TINH THẦN ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG

1/ Trích Giáo luật những số liên quan đến Đấng Sáng Lập dòng Số 576: Nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo hội có

nhiệm vụ giải thích các lời khuyên Phúc âm, điều hành việc thực thi các lời khuyên ấy qua các luật lệ, và thiết lập các lối sống bền vững bằng việc phê chuẩn theo Giáo luật, cũng như lo liệu, trong phạm vi của mình, để các Hội dòng tăng trưởng và phát triển theo tinh thần của Đấng Sáng Lập và các truyền thống lành mạnh.

Số 578: Tất cả mọi người phải trung thành duy trì chủ tâm và ý định của các vị sáng lập đã được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội phê chuẩn về bản chất, mục đích, tinh thần và đặc tính của mỗi Hội dòng, cũng như về những truyền thống lành mạnh và tất cả những gì cấu tạo nên gia sản của Hội dòng.

2 / Trích những chỉ dẫn về việc HUẤN LUYỆN trong các Hội dòng. Những số có liên quan đến Đấng Sáng Lập dòng:Số 16: Sự khác biệt giữa các Hội dòng được so sánh như

một cây đâm chồi nẩy lộc um tùm và kỳ diệu từ hạt giống Chúa gieo vãi trong cánh đồng của Người (LG 43)... Sự khác biệt này được diễn tả qua các đoàn sủng khác nhau của các vị sáng lập (ET 11), đoàn sủng ấy được tỏ ra như một kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần, truyền lại cho các môn sinh để sống, gìn

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 243242 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

giữ, đào sâu và liên tục phát triển hòa nhịp với nhiệm thể Đức Kitô vẫn luôn tăng trưởng! Vì thế Giáo hội bảo vệ và nâng đỡ tính cách riêng của mỗi Hội dòng (MR 11). Vì vậy không có hình thức đồng nhất trong việc tuân giữ các lời khuyên Phúc âm, nhưng mỗi Hội dòng phải xác định tinh thần riêng của mình (GL 598,1). Điều đó không chỉ áp dụng trong việc thi hành các lời khuyên Phúc âm, nhưng còn trong tất cả những gì liên hệ đến nếp sống của các phần tử, nhằm hướng tới sự trọn lành theo bậc mình (x.GL 598, 2).

Số 27: Mỗi cộng đoàn trở thành CỘNG ĐOÀN HUẤN LUYỆN theo cách thức cộng đoàn đó giúp cho mỗi phần tử lớn lên trong sự trung thành với Thiên Chúa, theo đoàn sủng của Hội dòng, vì thế, các phần tử phải cùng nhau làm sáng tỏ lý do hiện hữu và mục tiêu nền tảng của Hội dòng mình, những liên hệ giữa họ với nhau phải đượm màu đơn sơ và tín cẩn, nhất là xây dựng trên đức Tin và đức Ái (...) Cộng đoàn phải thể hiện tinh thần của Đấng Sáng Lập một cách sâu xa, và tuân giữ tu luật của Hội dòng...”.

Số 67: (...) Đoàn sủng của đời sống tu trì trong Hội dòng là một ân huệ sống động, ân sủng này cần được đón nhận và sống trong những điều kiện sống, thường là mới mẻ. “Đoàn sủng của các vị sáng lập chính là kinh nghiệm của Thần Khí được truyền lại cho các môn đệ của các ngài để họ sống, giữ gìn, đào sâu, không ngừng phát triển, phù hợp với Nhiệm Thể Chúa Kitô đang tăng trưởng liên tục (...) Tính cách đoàn sủng của mỗi Hội dòng đòi hỏi vị sáng lập cũng như các môn đệ phải luôn luôn chứng tỏ lòng trung thành đối với Chúa, sẵn sàng lắng nghe Thần Khí Chúa, sáng suốt chú ý đến những

hoàn cảnh và những dấu chỉ thời đại, ý chí muốn sống giữa lòng Giáo hội, sẵn sàng tuân phục phẩm trật Giáo hội, can đảm trong những sáng kiến, kiên trì sống đời hiến dâng, khiêm tốn chịu đựng những nghịch cảnh (...)

Số 68: Việc huấn luyện liên tục là một quá trình đổi mới tòan diện nhằm đến mọi khía cạnh của con người tu sĩ và ngay cả tòan thể Hội dòng (...) Phải trung thành với đoàn sủng riêng, qua việc luôn tìm hiểu sâu xa về Đấng Sáng Lập, về lịch sử Hội dòng, về tinh thần và sứ vụ của Hội dòng, và cùng hỗ trợ nhau sống đoàn sủng ấy, xét về phương diện cá nhân cũng như cộng đoàn.

Số 93: (...) Một Hội dòng, như Đấng Sáng Lập đã muốn và như Giáo hội đã phê chuẩn, có một sự gắn bó nội tại mà Hội dòng nhận được từ bản chất, mục đích, tinh thần, nét đặc sắc riêng và truyền thống của mình. Tòan thể gia sản đó làm thành một cái trục giữ vững căn tính của Hội dòng, giữ vững sự thống nhất của chính Hội dòng cũng như sự thống nhất đời sống của mỗi phần tử trong Hội dòng. Đó là một hồng ân Thánh Thần ban cho Giáo hội, và Giáo hội không chấp nhận bất cứ sự chồng chéo, pha trộn nào. Đối thoại và chia sẻ giữa lòng Giáo hội phải giả thiết là mỗi người đã ý thức mình là ai.

Số 108: Một linh mục tu sĩ đang hoạt động mục vụ bên cạnh các linh mục địa phận phải chứng tỏ mình là tu sĩ một cách rõ rệt qua các thái độ của mình, để lúc nào nơi người tu sĩ linh mục hoặc phó tế cũng hiện rõ nét riêng biệt; cũng như khuôn mặt riêng biệt của đời tu và của người tu sĩ có lẽ phải chu tòan nhiều điều kiện; thật hữu ích nếu các điều kiện này được các tu sĩ, ứng sinh thừa tác vụ linh mục và phó tế, năng tự

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 245244 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

hỏi suốt thời gian huấn luyện liên tục:- (...)- Phải nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình từ các

nguồn suối của hội dòng mà mình là phần tử, và đón nhận cho mình Hồng ân riêng của hội dòng ấy trong Giáo hội.

- Phải làm chứng về kinh nghiệm bản thân trong đời sống thiêng liêng mà họ đã đón nhận từ lời chứng và Giáo huấn của Đấng Sáng Lập (...)

PHẦN PHỤ TRƯƠNG III

CÁC BẢN PHÂN TÍCH

A. THEO DANH MỤCB. THEO ĐỀ MỤCC. THEO TỪ MỤC

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 247246 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

A. DANH MỤC

- Ajuti .......................... HT 199 203- Alberico .................... HT 245 251 266- Alexius Lépicier ...... HT 238- Allys (Đức Cha Lý) .. HT 50 96 126 141 155 162 .................................... 186 199 204 239 DN 1A (3) 29 (33) 57 (57)59 63 (63/2) 73 (76)- An Ninh .................... HT 42 43 47 96 103 123 .................................... 141 155 DN 1 (1/7) 19 20 24 33 74 76- Anselmo Lê Hữu Từ . HT 141 142 202 203 206 213 218

229 230 243 247 .................................... 248 260 271- Augustino Cựu .......... HT 201 206 230 274- Ba Trục ..................... HT 97 102 103 DN 1A- Bãi Trời..................... DN 35- Bartholomeo ............. HT 118 194

- Benedicto XV ........... HT 126- Benoît (Henri Denis) (x. Cố Thuận) ............ HT 30 34 90 95 127 139 .................................... 148 216 DN 1A 9 34 35 36 (36/1) 43 (43) 57 68 - Bernard Mendiboure (Cố Nhơn) ................... HT 41 56 128 148 152 154 ....................................... 157 193 .................................... 206 215 220 225 229 230 .................................... 241 257 260 264 271 DN (37/1) 46 (46/3) 55 57 (63/2) 67 74 - Berchmans (Nguyễn Văn Qui) ...... HT 254- Berchmans (Nguyễn Văn Thảo) ..... HT 254 275 - Bernadino (Trần Phúc Dược) ....... HT 254 264 274 - Billot ........................... HT 33 80 - Boulogne .................... HT 29 34 38 100 DN 31 44 55 - Bonnin (Cố Kính) ....... HT 97- Bửu Liêu ..................... HT 118

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 249248 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Camêlô ....................... DN (26)- Cao Miên .................... HT 203 243 DN 56 68 - Casimir (Hồ Thiên Cung) HT 250 262 267 272 - Celestino Drouai .......... HT 203 250 - Chà Và ........................ HT 266 269 - Chabanon .................... HT 104 198 218 225 241 DN (37/1) (63/2)- Chaiget (Cố Soái) ....... HT 61- Chánh (Cha) ............... HT 58- Châu Mới .................... HT 61 - Châu Sơn ........................ HT 16 192 247 251 254 271 (x. Lacombre; Phát Diệm; Ninh Bình)- Cửa Tùng .................... HT 91 105 111 140 238- Damiano ..................... HT 254- Decoux ....................... HT 258-259- Delvaux (Cố Văn)........ HT 100 110 116 135 150 ....................................... 162 DN (35/1)- Denis Henri ................ HT 29-35 38 40 74 (Thân Phụ) .................. DN 21 23 - Dumortier .................... HT 212- Drapier ........................ HT 251

- Dreyer ......................... HT 203 204 216 225 DN (63/2)- Drillon André .............. HT 207-209 DN (63/2)- Đặng (Cố Chính) ......... HT 42 49 109 - Đất Đỏ ........................ DN 35- Đức Bà Việt Nam ....... HT 41 96 111 141 231 235

237 238 DN (3) 46 54 (56/1) (63/2) (64)70(145) (31/2) (33) (34) (37/1) (43/2)- Đức Bà xuống tuyết (Dòng) HT 100- Eloy (Đức Cha Bắc) .... HT 33 37 230 DN 22 (22)- Emmanuel (Chu Kim Tuyến) ............ HT 201 206 230 239 241 ....................................... 272 274 278.- Fidelis ......................... HT 276- Gaspar(Đức Cha Lộc) . HT 42 DN 3- Geffroy (Anne Marie) .. HT 29 30 31 32 - Gia Bình ..................... HT 104 169 171 190- Giacôbê Nghĩa ............ HT 191

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 251250 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Gilbert Barnabê .......... HT 116 211 255 260 264 ....................................... 274 276- Girard (Cố Hòa) .......... HT 43 73 82 111 123 139 ....................................... 141 181 DN (43/1) (49) 76- Golliot ......................... HT 34 37 38 80 99 145 DN 28 (28/1)- Gregorio Quảng .......... HT 275- Hậu Sơn (rú) ............... HT 104- Hoà (Lebourdait) ......... HT 216- Hồng Kông ................. HT 75 DN 1A 22- Hội Khai Trí Tiến Đức HT 201 209 - Hội Nghi ..................... HT 215 216 218- Hồ Ngọc Cẩn ............... HT 15 81 82 95 141 142 ....................................... 146 156 215 225 241 - Huế (Địa phận) ............. HT 39 102 135 141 237

257 DN 3 28- Huỳnh Văn Sỹ ............ HT 118- Hương Quát ................ HT 110- Janssens ...................... HT 206 231 235 DN (63/2)

- Justino Ninh ................ HT 256- Kàlơ (thượng) ............. DN 40- Khổng Tử ................... DN 19- Kim Long ................... HT 42 96 109- Kinh (Cha) .................. HT 70 81- Lào .............................. HT 48 85 DN 24 31 - Lacomber .................... HT 245 - 246- Lasan (Dòng) .............. DN 17- Laurent Thơ ................ HT 217 243 245- La Vang ...................... HT 106 DN 24- Lăng Cô ...................... HT 41 258- Lập Yên ...................... HT 58 DN 6- Lecroart ....................... HT 185 – 186 DN (37/1)- Léculier (Cố Lựu) ........ HT 133- Lejeune ....................... DN 44- Lemasle (Đức Cha Lễ) HT 106 141 225 256 DN (150/1)- Lêô Phòng .................. HT 193 203- Letourmy .................... HT 201 202 DN (56/1)

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 253252 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Lê Thiện Bá ................ HT 216 256- Logoz .......................... HT 118- Louvier (Hyacinthe) ... HT 39 98 229- Lực (Cha) ................... HT 58- Mạch Đại Quang. ........ HT 206- Malacca ...................... HT 243 245- Malachia ..................... HT 248 271 274- Marco (Cha Châu Sơn) HT 201 245- Marcou (Đức Cha Thành Phát Diệm: Phong Linh mục

cho Cha Lê Hữu Từ tại Huế ngày 19-12-1928) ....................................... HT 202- Martino Khanh ........... HT 187 201 203 245 247 .......................................... 248 DN (37/1)- Matthêu (Tu sĩ) ........... HT 224- Maunier (Cố Mẫn) ...... HT 44 82 84 100 132 142 ...................................... 145 148 222 DN 38 46 59- Mauro (Tứ) .................. HT 187 DN (37/1) 56 68- Mệ Thuyền ................. HT 113- “Mến Thánh Giá” (Nhà Phước) ................ HT 64

DN 17- MEP (Hội dòng Thừa sai Paris) ...................... HT 37 38 39 124 126 201 257 DN 1A- Micae Biện ............................ HT 54 63 118 142 201 - Molony .................................. DN 54 56- Mỹ Ca .................................... HT 208 - 209- Nazareth (Hội dòng) .............. DN 1A- Ngân Sơn ............................... HT 144 160 162 165 DN 54 (54) 55 (55)- Ngô Đình Thục (Đức Cha Phêrô) .................... HT 43 216 255 266 267 269- Nhật Bản ................................ DN 1A HT 101- Ninh Bình .............................. HT 248- Normet ................................... HT 217- Nguyễn Bá Tòng ................... HT 245-246- Nguyễn Hữu Bài (Phước Môn) HT 86 104 118 143 165 176 201 216 278 DN (33)- Nước Mặn (Giáo xứ) ............. HT 49 58 67 92 96 DN (5) 15 16 20

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 255254 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Pháp (ông) ............................. HT 247- Phẩm (Giáp) .......................... HT 110 122- Phêrô (Châu Sơn NQ) ........... HT 201 206 217 239- Philiphê Năng (Châu Sơn NQ). HT 245 248- Phú Gia .................................. HT 52 61- Phú Hỡi .................................. HT 60 61- Phước Môn (Nguyễn Hữu Bài) HT 104 143 176 DN (33) (76)- Phước Lý ................................ HT 267 269 271 272- Phước Sơn ................ HT 16 97 104 110 140 143 ................................... 145 154 160 162 163 164 .................................... 165 192 202 207 230 250 .................................... 251 254 256 260 271 .................................... DN 31 32 33 (33) 43 46 48 (51/1) 54 (54) 55 58 62 63 64 78 (Họ Đạo Phước Sơn) .. HT 176 -177 189 -190 274 .................................... 278) - Placido (Châu Sơn) .. HT 187 190 229 230 247 .................................... 248 DN (37/1) 56 (70/2)- Phát Diệm ................. HT 243 245 247 260 275- Raymondus Bazzichi HT 231 234 236- Rémi (Radelet) (Cố Bình) HT 194 250 251

DN 78- Rey (Cố Phú) ............ HT 63 100 DN 15 16- Robert Trụ ................ HT 199 200 204 206- Sylvester (Nguyễn Hữu Niên ) .. HT 200 243 251 267 274- Stanislas ...................(Trương Đình Vang) .... HT 201 239 243 245 246 .................................... 248 262 272- Taddeo Chánh (Tu sĩ) HT 109 110 127 142 199 DN (37/1)- Tám Dung (Bà, ân nhân HD) HT 267 269 271- Tân Thành ................. HT 268 269 171 172- Tân Trài .................... HT 48 110- Tardieu (Tu sĩ) ......... HT 248- Thánh Giá (Bến đò) .. HT 217- Theodoro Hoan ......... HT 247 257 262- Thích Jean Marie (Lm) DN 25 (25)- Thomas (Chủng viện thánh) .HT 39 DN 1A- Thomas Chỉnh (Lm) .............HT 211 256- Thượng (Người) ...................HT 48 76 104 109 131 152 DN 59- Tiên An (Nhà ga) ..................HT 207 217 248

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 257256 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Tình (Ông Dòng ba) .............HT 238- Trappe (OCSO) .....................HT 16 99 100 101 117 125 266 DN 1A (32/1) 32 (36) 48 49 (63/2)- Trần Phát (Dominico) ...........HT 127- Trần Văn Chất (Lm) ...............HT 146 - 148 DN (46/3)- Trung Hoa .............................HT 101 201 206 266- Tú (Lm) .................................HT 106 146 150 DN 46 + (Đức Cha cho đến Dưỡng lão HT 135) + (Làm cháy nhà vì đốt rú .....HT 149)- Van Rossum ..........................HT 126- Vân Nam ..............................HT 201 DN (56/1)- Viễn Đông ( Đông Dương) HT 124 185 DN 78- Việt Nam (Yêu mến) .............HT 99 100 125 199 .................................................(Lạc Hồng) 229 DN 2 7 24 29 (36) 78- Vincentius La Puma ..............HT 238- Vitalis (Lm Nguyễn Văn Bổn) HT 262 267 274 - Vương Công Đức .................HT 206- Willibrodus ................. HT 241 243 245 247

DN (56/1)- Wimille ....................... HT 29 34- Xaverio Lê Ngư (Lm) . HT 254 - 255 267- XITÔ .......................... HT 204 206 - 208 226 229 ....................................... 231 233- 239 241 251 260 DN 31 (31/1) (34/2) (36) (43/2) (50/1) (51/2) (63/2) (79) (138/1).- Ý (Cố Chính) .............. HT 49- Yến (Cha) ................... HT 106

B. THEO MỤC ĐỀ

ĐỀ MỤC I: TÌNH YÊU

1. TÌNH CHÚA YÊU- Chúa ở cùng chúng tôi, Người ngự trong lòng chúng tôi. DN 109 (109/3) (141/4)- Phước chúng tôi cao trọng lắm, được chính mình Chúa. DN 130- Chúa ban ơn nghĩa, ban chính Chúa. DN 108 109.- Vì yêu chúng tôi, để chúng tôi được phước, Chúa dạy chúng tôi phải kính mến Người. DN 112- Chúa muốn dùng chúng tôi mà làm việc của Người, cứu các linh hồn. DN 112

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 259258 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Hoa đẹp quả tốt là do tình thương Cha ban. DN 141- Chúa muốn ban ơn cho chúng tôi hơn chúng tôi ước ao cho mình. DN 141 (141/6). - Chúa rộng rãi với chúng tôi, không nói sao xiết. Chúng tôi rán một chút, Chúa liền vội chạy lại bồng ẵm chúng tôi vào lòng. DN 146.- Mọi sự là nhờ ơn Chúa, chân lý ấy ngày càng thấy rõ. DN 77- Chúa thương chúng tôi không biết là dường nào, hằng lưu ý làm ích cho chúng tôi. Chúng tôi như con nít không nhận ra, vì đức tin non yếu. DN 22 52 (25/2)- Hãy để Chúa làm việc Chúa, Người thương chúng tôi, và biết phải làm gì. DN 52 72 (72/1)- Mọi sự xảy đến là dấu Chúa thương yêu. DN 47 52 - Chúa là Cha thương chúng tôi quá lẽ, nên không lo chi, bình an phó thác, cám ơn Chúa. DN 38 39 41 48 104 150- Cha trên trời giàu có vô cùng, thương yêu quan phòng mọi sự. DN 9 23 38 41 (41/2) 64 104 (104)- Chúa là ông chủ tốt nhất hạng, làm tôi Chúa không thiệt bao giờ. DN 38 47

2. TÌNH YÊU CHÚA. - Mọi sự đều vô ích chóng qua, trừ sự kính mến Chúa. DN 21 26 36 47 61 77 (77) 107 109 113 129 140- Được yêu mến Chúa là một Hồng ân. DN (52/2) 112 (112/1) (135/5)- Ra sức kính mến Chúa vì Người yêu thương ta.

DN 22 52 129 135 (135/5) (138/2)- Năng nhớ suy đến Chúa thì luôn luôn có phước. DN 26 27 74 (74/2)- Khao khát Chúa. DN (120/7)- Mến Chúa thì khao khát Thiên Đàng, không sợ chết. DN 23 29 (29/1) 46 148- Sự sốt sắng trong ý muốn là sự sốt sắng thật. DN 111- Muốn sốt sắng phải lo tỉnh thức nói khó, cám ơn Chúa khi hiệp lễ. DN 117- Nhiều việc bận rộn, bớt lòng sốt sắng. DN 78 (78/1) (113/2) 115- Dấu mến Chúa là thương yêu anh em. DN 112 - Vì mến Chúa, chu tòan bổn phận, giữ luật cho trọn. DN 114- Tình yêu thông cảm, phục vụ. DN 15- Làm mọi việc vì mến Chúa. DN 113 137- Kính mến Chúa là hiệp một lòng một ý với Chúa. DN 113 134- Mến Chúa: cũng là việc các Thánh đang làm. DN 119 140 (140/4)- Mến Chúa thật trong lòng. DN 114- Mến Chúa: muốn làm vui lòng Chúa. DN 114 129 (129)- Tình yêu phạt tạ. DN 65 115- Khao khát chầu Mình Thánh Chúa. DN 37 55 65 - Các bậc của đức mến. DN 116

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 261260 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Lấy Chúa làm mọi sự cho mình. DN 116 (116/2)- Chịu khó hằng ngày vì mến Chúa. DN 21 28 31 60 126 (126) 139- Vui lòng chịu đau khổ hiệp với sự thương khó Chúa để đền tội và cứu các linh hồn. DN 28 (27/1) 56 (56/2) 58 60 62 (62) 72 78 149- Lo cho thêm số kẻ mến Chúa. DN 38 135 138 140- Ước ao mở miệng là nói về Chúa. DN 45 130 - Vui sướng vì người ta mến Chúa. DN 5 6 12 17 24- Nói không đủ, phải mến bằng chịu khó làm việc xác. DN 139- Khác nhau do ở lòng mến Chúa. DN 140- Chính việc chúng tôi: tìm Chúa, kết hiệp với Chúa, nói khó với Chúa, kính mến Chúa và lo cho nhiều người kính mến Chúa nữa. DN 62 140 141 - Đó là phước chúng tôi. DN 141- Kẻ gặp Chúa thì khao khát linh hồn người ta. DN 141- Khôn ngoan thật là kính mến Chúa. DN 147- Ở giữa thế gian điên đảo, khó giữ được lòng mến. DN 78- Xin thêm ơn mến Chúa. DN 21 23 34 45 49 - Kết hiệp cùng nhau trong sự kính mến Chúa và Mẹ Maria. DN 35 55 71 76

3. TÌNH YÊU ANH EM.- Chúng tôi là anh em với nhau, con cùng một Cha. DN 125

- Dấu có lòng mến Chúa: thương yêu anh em. DN 112 149 (149/4)- Kẻ gặp Chúa thì thương yêu anh em lắm lắm. DN 141- Cầu nguyện là cách yêu anh em. DN 77 112 127- Tôn kính Bề trên, kính yêu anh em. DN 135- Tôn trọng anh em: không xâm phạm đời sống riêng tư của anh em. DN 94 (94)- Đừng phân bì. DN 112- Yêu anh em phải ra khỏi mình, quên mình đi. DN 112 122- Yêu anh em đạo ấy chắc là đạo. DN 112 (112/6)- Yêu anh em là cùng chia vui sẻ buồn. DN 77 112- Phục vụ anh em tức là phục vụ Chúa. DN 112 (112/2)- Yêu thương điều ấy đã đủ. DN 122 (122)- Đừng xét đoán nhưng nhịn nhục, giúp đỡ nhau. DN 122 149- Đừng lợi dụng việc bổn phận mà lo cái tôi của mình, làm cực anh em. DN 122- Dễ lỗi yêu người lắm. DN 122- Chớ xét trái cho anh em. DN 123 (123)- Đó là dấu mình xấu, bệnh hoạn. DN 123- Xét ý lành cho anh em có ích luôn. DN 16 (16) 123- Không khinh dể hay phân bì vì là anh em với nhau, đang tiến về cùng một Cha. DN 125- Thích ứng với mọi người. DN (15/1) HT 217- Tận tình lo cho anh em đau ốm. DN 95 96 127

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 263262 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Tình yêu đối với anh em đã qua đời. DN 97 98 (98)- Nhắc bảo, giúp nhau tiến tới. DN 138 (138/4)- Biết lắng nghe ý kiến anh em. DN 75- Nhà Dòng là một gia đình. DN 139- Không yêu thương nhau, chê trách nhau là dấu Nhà Dòng sa sút. DN 143- Gặp gỡ Chúa thì yêu thương anh em lắm lắm. DN 141. HT 192- Yêu thương qua Thánh Tâm Chúa Giêsu. DN 55 63 71 76- Lời dốc lòng. DN 149- Đừng xét đoán ai. Xem thêm. DN 123 (123)- Đừng nói lời phiền lòng ai. - Cư xử với mọi người cách dịu dàng thương mến. - Hết sức giúp đỡ và làm vui lòng mọi người.

4. TÌNH YÊU PHỔ QUÁT. - Phải yêu mọi người thay thảy. DN 101 (101) 102 112- Chúa dùng chúng tôi để cứu các linh hồn. DN 62 121- Mục đích của Dòng là chuyên lo cứu giúp những người chưa biết Chúa bằng cầu nguyện và hy sinh. DN 79- Kẻ gặp Chúa thì khao khát cứu các linh hồn. DN 135 141- Hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu cho lương dân trở lại. DN 81

- Cả đời sống dâng lên Chúa, để cầu cho người chưa tin nhận Chúa. DN 78 121- Nhiệt thành truyền giáo. DN 3 4 5 12 20 24 38 59 65 78 (78/5)- Lao động theo gương Chúa Kitô để có của giúp việc truyền giáo. DN 106

ĐỀ MỤC II: SỐNG THIÊNG LIÊNG

1. NÓI CHUNG- Sống thiêng liêng với Chúa cách thiết thực. DN 107 (108/10) 136 (136/1, 2).- Không quyến luyến thế gian, khinh chê của cải đời này chóng qua. DN 9 27 39 40 46 48 50 55 61 77 78.- Năng suy đến đời sau. DN 4 10 27 29 30 46 58 62 65 66 148.- Cần chăm chỉ nguyện gẫm. DN 107.- Sống như Chúa Giêsu đã sống. DN 136.

2. ƠN NGHĨA- Ơn nghĩa được khi chịu phép Rửa tội. DN 108 113.- Ơn nghĩa làm chúng tôi được thông phần bản tính Chúa, nên con cái Chúa, nên bạn hữu Chúa, nên người lành thánh, nên Đền thờ Chúa Ba Ngôi. DN 108.- Ơn nghĩa tăng thêm nhờ chịu các Bí tích, làm việc lành, cầu nguyện. DN 108 109.- Được ơn nghĩa, chúng tôi được chính Chúa. DN 109.- Chúa ngự thật trong lòng. DN 109 (109/3).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 265264 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Quý hóa, lạ lùng, không nói được. DN 109 113 (113).- Thêm ơn nghĩa do việc làm bởi lòng mến. DN 114.- Nhờ rước lễ. DN 117.

3. BA CHẶNG ĐÀNG. DN 110

a. BỎ TỘI SỬA MÌNH. DN 110 (110/1).

- Lo chừa tính hư nết xấu trước đã. DN 109 138 146.- Lời khấn cải tiến đòi buộc diệt trừ nết xấu. DN 84 134 146.- Đừng lầm, muốn đốt giai đoạn: ưa nghe nói sự kết hợp với Chúa mà không muốn sửa mình. DN 110.- Sự sốt sắng thật: sửa đổi đời sống. DN 111.- Trễ nải dẫn đến phạm tội. DN 117.- Lo chừa tội. DN 120.- Xiềng xích là tính mê nết xấu. DN 131.- Việc xác là việc đền tội. DN 139.

b. TẬP ĐỨC DN 110

- Nhân đức: Tin, Cậy, Mến. Bốn nhân đức phong hóa. DN 108.- Xin thêm ơn Tin, Cậy, Mến Chúa hơn. DN 148.- Làm việc lành với ý ngay lành. DN 108.- Phải lo tập đức khôn ngoan, thánh thiện. DN 147.- Lo sắm các nhân đức. DN 110. (110/2).- Lo nên thánh, làm việc lành, kẻo hết giờ. DN 27 28 109.- Ngày nào cũng phải tấn tới. DN 146 (146/4, 5).

- Đừng chỉ sốt sắng trong xác thịt, trong trí khôn mà thôi, phải sốt sắng trong ý muốn. DN 111.- Động lòng hay không, không quan trọng. DN 114.- Rước lễ thêm lòng sốt sắng. DN 117.- Sự sốt sắng giúp ta làm việc lành dễ hơn. DN 117.- Lo cho khỏi tội mọn. DN 120.- Cố gắng chèo đã. DN 120 (120/12).- Cố gắng: chớ ngã lòng. DN 46 (46/6) 137 141.- Tập nhớ Chúa. DN 26 35 55 74 132

c. ƠN KẾT HIỆP. DN 110.

- Lo sống kết hiệp với Chúa, làm mọi sự vì Chúa. DN 107 132 (134/2).- Sống nội tâm với Chúa. DN (107/2) (108/10) 136 (136/1, 2) (141/4).- Ơn kết hiệp cách đặc biệt do sự nguyện gẫm cách lạ. DN 120 (120/5).- Nhuộm màu Đức Chúa Trời. DN 108.- Được phước của Chúa. DN 108.- Lấy Chúa làm mọi sự vui mừng. DN 76 116.- Thông phần bản tính Chúa. DN 108.- Là năng nhớ đến Chúa, nói khó với Chúa, một ý với Chúa. DN 26 (26) 27 34 35 37 55 73 74 134.- Là hiệp một lòng một ý với Chúa. DN 110 113 118 119 134 (134/3).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 267266 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Cũng là việc các Thánh đang làm trên thiên đàng. DN 119.Nên ước ao nguyện gẫm cách lạ (kết hiệp với Chúa luôn luôn). DN 120.- Hiệp nhất với sự thương khó Chúa Giêsu. DN 56 58.- Sống theo thánh ý Chúa, bình an phó thác. DN 30 35 38 40 41 47 54 58 72.- Sự chẳng trọn lành cũng cản trở. DN 120.- Cầm hãm trí lòng để lo nhớ Chúa. DN 132 (132).- Khiêm nhường giúp chúng tôi kết hiệp với Chúa. DN 124.- Luôn tỉnh thức: hằng tìm Chúa, kết hiệp với Chúa. DN 131 (131/3).- Cả ngày tìm làm đẹp lòng Chúa, lo đến phần rỗi kẻ khác. DN 36 65 78 135 140 141.- Cố gắng và sẵn sàng chịu lấy ơn Chúa. DN 141.

4. CẦU NGUYỆN DN 119 (119) 149 (Lời dốc lòng).- Cầu nguyện là thực sự gặp Chúa cách thân tình. DN 1 52 118.- Thầy dòng phải là con ngươi cầu nguyện. DN 118 135.- Chăm lo cầu nguyện, nên con người hay nguyện gẫm. DN 107 (107/3) 118 (134/2).- Nguyện gẫm là cầu xin với Chúa, nói chuyện với Chúa.DN 1 52 119.- Ngoài giờ thiêng liêng chung, đan sĩ cầu nguyện riêng.

DN 80.- Là bổn phận thầy dòng đau ốm. DN 127 (127/3).- Năng nhớ Chúa: được bình an trong mọi hoàn cảnh. DN 26.- Là bổn phận chúng tôi. DN 37 46 52 118 119 134.- Thinh lặng bề trong, bề ngoài cần cho việc cầu nguyện. DN 120 (120/4) 123 (123).- Phải tin cậy Chúa. DN 118.- Phải bền chí. DN 118 (118/6) 137.- Ba bậc của việc cầu nguyện cách thường:+ Suy nhiều hơn+ Nói nhiều hơn+ Ở bình an yêu mến Chúa. DN (120/ 3) 120.- Phải ra sức và ước ao nguyện gẫm cách lạ, không cố gắng là vô phép với Chúa. DN 120 (120/8).- Nguyện gẫm cách lạ, là hằng ngày kết hiệp với Chúa luôn. DN 120.+ Do ơn Chúa Thánh Thần như gió thổi vào buồm. DN 120 (120/6).+ Nên ước ao và dọn lòng nhờ ơn Chúa. DN 120 (120/7)- Cầu nguyện là việc làm được luôn để giúp đỡ anh em. DN 77 112.- Cầu nguyện có ích luôn. DN 118.- Thấy khó thì cầu xin, sai thì xin tha, sửa chữa lại. DN 136.- Đọc kinh có ba cách. DN 118.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 269268 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Thưa “AMEN” cho thật tử tế. DN 137.- Chính việc nguyện gẫm: kết hiệp với Chúa. DN 119.- Mến Chúa, kết hiệp với Chúa, vâng ý Chúa mọi đàng thì lời cầu mới có sức. DN 134.- Nói khó với Chúa ngự trong tâm hồn. DN 58 62 141.- Ma quỉ cám dỗ chúng tôi mê ngủ, quên Chúa. DN 131.- Cám dỗ: lo ra suy việc mình nhiều hơn nhớ Chúa. DN 35.- Nhà Dòng là nhà cầu nguyện. DN 118 120.- Cầu nguyện, chịu đau khổ, ở lặng. DN 149.- Cầu nguyện trong khi lao động. DN 39 74 (74) .- Thánh lễ. DN 1 37 49 78.- Ngắm Đàng Thánh Giá. DN 7 (56/2) (58/2) 78 98 (98) 111.- Chầu Mình Thánh Chúa. DN (37/5) 49 55 65 78. HT 256.

5. KHIÊM NHƯỜNG- Chúng tôi ưa được khen, buồn khi được sửa bảo. DN 109 124.- Tròn bổn phận vẫn nhận là đầy tớ vô ích. DN 113.- Phải chết mới biết ta là không, Chúa là mọi sự. DN 72.- Khiêm nhường là nền tảng đời Kitô hữu. DN 124 (124).- Đan sĩ đã chọn bậc sống nghèo nên trong cung cách phải khiêm nhường đối với mọi người. DN 99.- Xin ơn khiêm nhường. DN 21 124.- Là ưng ở bậc Chúa muốn, chịu lấy mọi sự như Chúa cho xảy đến. Do đó, bình an luôn, được kết hiệp với Chúa.

DN 47 124.- Khiêm nhường trong phục vụ. HT 191.- Cầu nguyện với Đức Thánh Micae. DN 124.- Nhận biết sự lành nơi mình là bởi Chúa, do đó không phô trương hay phân bì. DN 41 125.- Không muốn người ta biết đến như đoá hoa ẩn kín, chỉ mình Chúa thấy. DN 124.- Dấu thánh thiện: không nói về mình, ẩn dấu các sự cực mình chịu, hiền lành, khiêm nhường, đơn sơ, vui tươi, bác ái. DN 16 21 25 63 (104/2).- Luôn nhận mình kém, xấu, coi thường mình. DN 36 71 73.- Nhận mình và Nhà Dòng mình hèn mọn, nghèo nàn. DN 35 39 40 67 77.- Nhận mình là kẻ xấu, có tính xấu. DN 138.- Trước không phải, sau phải: lo sửa lại. DN 146.- Nhận lỗi sửa mình. DN 17 19.- Khác nhau là ở lòng khiêm nhường. DN 140.- Cho mình không đáng làm các chức vụ lãnh đạo. DN 46 70.- Luôn đề cao nhân đức người khác. DN 15 16 (16/1) 22 25.- Mọi sự xuôi, tốt là nhờ ơn Chúa. Chân lý này ngày càng thấy rõ. DN 77.- Lắm của dễ mất sự khiêm nhường. DN 78.- Đừng cố chấp trong việc chi. DN 49.- Vâng phục ý bề trên mặc dù trái ý. DN 20 54 59 63.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 271270 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

6. HÃM MÌNH- Dòng cầu nguyện, hãm mình, cầu cho lương dân nhận biết Chúa. DN 79.- Chúng tôi ưa tìm sự hèn hạ đời này, mà quên phước trọng Chúa ban. DN 109.- Tìm lánh sự cực nhọc. DN 109.- Không sốt sắng là vì thiếu hãm mình. DN 117.- Hãm mình. HT 217.+ Bỏ ý riêng, là khó hơn cả. DN 135.+ Cầm hãm trí lòng là ích hơn cả. DN 132.+ Chấp nhận ý Chúa là chắc hơn cả. DN 126.+ Chu tòan bổn phận theo Luật dòng, là thường xuyên hơn cả. DN 117, x. 126 135 137.+ Sống bác ái là cần hơn cả. DN 112 122.- Hãm mình xin Chúa ban lại sự sốt sắng khi nhà dòng sa sút. DN 142.- Chịu cực vì lòng mến để cứu các linh hồn. DN 27 28 58 62 72 78 121 135 149.- Không chiều thân xác. DN 49 50 66 73.- Làm chủ con người mình, biết dùng cảm xúc cách hữu ích. DN 111 (111/3).- Hữu ích của việc ăn chay. DN 17.- Khi đau ốm. DN 95 127.- Bổn phận chúng tôi là cầu nguyện, hãm mình. DN 118 134.

- Hãm mình bề trong, ích hơn hãm mình bề ngoài. DN 135. HT 45.- Nhịn nhục: chịu khinh dể. DN 39 57. - Không nghĩ đến cực khổ trái ý, chỉ buồn vì người ta ít mến Chúa. DN 135.- Sung sướng thì cheo leo cho đức khiết tịnh. DN 78.- Muốn đi đàng hẹp, giữ Luật Dòng đã đủ. DN 137.- Giữ trọn Luật Thánh Biển Đức . DN 57.- Khó, không phải ăn chay, dậy 2 giờ khuya, song là nên thầy dòng có tinh thần thầy dòng. DN 49.- Không theo ý riêng, vâng ý Chúa. DN 20 54 55 59 63.- Phải chết đi mới biết chúng tôi là không, Chúa là mọi sự. DN 72.- Chịu lạnh, ăn kém, ở thô sơ. DN 51.- Giữ thinh lặng. DN 75.- Lao động là phương tiện hãm mình. DN 37 92.

7. VÂNG Ý CHÚA.- Mọi sự đều bởi thánh ý Chúa. DN 124.- Là kết hiệp với Chúa. DN 110.- Trong lúc đau ốm. DN 127.- Khi bị thiệt hại trong công việc. DN 47 60 129.- Vâng ý Chúa mọi đàng lời cầu mới có sức. DN 134.- Vì Chúa nhân lành muốn vậy, không sợ gì. DN 51 72 77.- Chúa không muốn, chúng tôi không ưng. DN 35 48.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 273272 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Luôn nói: Xin vâng. DN 60 (20/2).- Thánh ý Chúa là nhất cho chúng tôi. Trong mọi sự, thưa: xin vâng. DN 54.- Đàng nhân đức là vâng theo thánh ý Chúa. DN 150.- Vâng ý Chúa qua bề trên. DN 17 20 54 55 59 63.- Vui vẻ theo Thánh ý Cha chúng tôi. DN (20/2) 58 150 - Thuận theo ý Chúa phân định về sự sống và sự chết. DN 21 30 37 150.- Đi đâu, ở đâu cũng được, mặc ý Chúa. DN 3 4 16 20.- Chúng tôi không hiểu thánh ý Chúa nên cứ khóc luôn. DN 52. - Không làm hư phí thời giờ Chúa ban. DN 35 71.

8. BÌNH AN.- Được bình an, nhờ sống kết hiệp với Chúa, làm mọi việc vì Chúa. DN 107 (108/11).- Bình an của tâm hồn khiêm nhường. DN 124.- Xin ơn bình an và vui mừng trong tâm hồn. DN 52.- Bình an vì biết Chúa thương. DN 47 (47) 141.- Sống theo thánh ý Chúa dù trái ý. DN 20 (124/3).- Dù gặp sự cực, sự khó, không can chi. DN 40 55 58.- Chu tòan bổn phận hằng ngày. DN 1.- Năng suy gẫm sự chết không ngăn trở sống bình an. DN 31.- “Cha đi bình an” . DN 150.

9. VUI MỪNG.- Mất sự vui mừng ban đầu, vì không có sốt sắng thật. DN 111.- Vui mừng được dịp chịu khó vì Chúa, cứu các linh hồn. DN 28 60 62 121.- Vui vì trìu mến Thánh Giá. DN (27/1) 126.- Đau khổ đời này thì được phước lạc đời sau. DN 72.- Hát để cất lòng lên. DN 130.- Cách sống nghiêm trang mà vui vẻ tự nhiên. DN 135.- Vui mừng an ủi vì có Chúa ở cùng. DN 141 144.- Vì biết Cha thương. DN 141.- Gặp được Chúa thì vui mừng quá chừng. DN 141.- Niềm vui mãnh liệt (Thánh Phanxico). DN 144.- Thấy mình có phước. DN 41 42.- Niềm vui khôn tả, khiến khinh rẻ mọi thú vui khác (Thánh Têrêxa Cả). DN 144.- Không hệ tại những vui thú giác quan bên ngoài. DN 46 144.- Phước lạc vì năng nhớ Chúa, kính mến Chúa, sống kết hiệp với Chúa. DN 26 27.- Mỗi ngày thêm vui, vì thêm việc dâng cho Chúa: sửa tính, tập đức, chịu khó... DN 146.- Chịu khó vì mến Chúa, nhờ đó mà nên thánh. DN 28.- Lạc quan, khôi hài về những sự cực khổ trong đời sống. DN 5 10 12 (12/1) 38 42 43.- Tấn tới, thì ngày nào cũng vui mừng luôn. DN 146.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 275274 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Vui mừng vì mong ước hưởng Thiên Đàng với Chúa. DN 10 148.- Còn yêu thế gian thì chưa được hưởng sự vui mừng ấy đâu. DN 144 148- Không vui mừng trọn, vì không có gì hoàn hảo ở dưới đất. DN 77.- Vạn tuế sự vui, mặc dầu gặp thử thách. DN 38 39 48.- Dẫu túng thiếu, vui mừng luôn, ca ngợi Chúa. DN 35 38 47 60.- Luôn vui tươi bác ái, dù đau khổ bịnh hoạn là dấu thánh thiện. DN 63.- Hát tạ ơn sau khi nhà cháy. DN 47.- Xin ơn được vui thật. DN 54.- Xin gặp được tất cả niềm vui trong Chúa. DN 54 76.- Xin bình an vui vẻ, dù phải đau đớn cực khổ. Chúa là sự vui mừng. DN 40 55 56 57 69 76.- “Cùng nhau vui vẻ theo thánh ý Cha chúng tôi”. Lời trối. DN 150.

10. CẢM TẠ CHÚA.- Cám ơn Chúa về ơn gọi. DN 107 131 133.- Về ơn nghĩa tử. DN 108 109 113.- Trong cơn bệnh hoạn. DN 127.- Trong các sự khó thường gặp. DN 128.- Vì Chúa cho khỏi tội. DN 131.- Vì hoa đẹp quả tốt. DN 143.

- Vì Chúa luôn luôn tốt lành. DN 38.- Tạ ơn Chúa, hát Magnificat sau khi nhà cháy. DN 47.- Khi gặp hoạn nạn, thiệt hại của cải vật chất. DN 60.- Trong mọi sự, thưa: Xin vâng! Cảm tạ Chúa. DN 54 60.- Cảm tạ Chúa về mọi sự, mọi dịp. DN 63 64 69 70 77.- Tạ ơn Chúa cho được trọn phước trong Dòng. DN (98). HT 226.- “Cám ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ” Kết thúc lời trối. DN 150. HT 239 246 257 262 266 268 271 277.

ĐỀ MỤC III: ƠN GỌI TU DÒNG

1. PHƯỚC ĐỜI TU- Là gặp Chúa, kính mến Chúa, kết hiệp với Chúa. DN 141- Sự thế gian vô ích chóng qua. DN 27 50 61 107 113 114 133.- Ơn gọi rất quí, như được rửa tội lần thứ hai. DN 133.- Cám ơn Chúa gọi chúng tôi vào Dòng, ra khỏi tù ngục thế gian. DN 131 133.- Được gọi vào Dòng để an ủi Chúa thay cho những người xúc phạm đến Chúa. DN 115.- Yêu mến Nhà Dòng. DN 50.- Vào Dòng để phụng sự Chúa. DN 107 114.- Dòng chiêm niệm cầu nguyện và hãm mình. DN 79.- Nếu không có thiên đàng, chúng tôi là điên cuồng. DN 113 141.- Mục đích: Vươn tới sự trọn lành theo ơn gọi Đan tu chiêm

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 277276 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

niệm. DN 79 88.- Xin ơn được nên thầy dòng thật. DN 38 67.- Trong dòng không thiếu Thánh Giá. DN 40 58 62 72.- Ra sức tận tụy nên thầy dòng thật. DN 38 67.- Việc khó nhất là nên thầy dòng thật, nên cần được ơn Chúa giúp đỡ. DN 36 49.- Tập làm thầy dòng Trappistes. DN 32 34 36 38 39 44 48 63.- Phương thế giúp nên thầy dòng: nhớ Chúa Giêsu ở kế bên và noi gương Người. DN 136.- Nếu có người hướng dẫn sẽ tiến nhanh hơn. DN 36 44 49.- Giết người cũ, sống đời sống mới. DN 37 43.- Phải giữ luật dòng ngày một hơn. DN 45 137.- Muốn bền đỗ trong Dòng, cần kíp “Phải muốn”. DN 46.- Giữ trọn Luật Thánh Biển Đức nên nhiệm nhặt, khắc khổ. DN 39 46 51 57 68 74.- Thầydòng được niềm vui thật không cần những sự sốt sắng bề ngoài. DN 35 37 38 41 42 45 46 48.- Kính mến Chúa: Động lực đời tu. DN 37 45 47 61.- Vui lòng chịu khó vì mến Chúa và cứu các linh hồn. DN 38 58 62 65.- Thầy dòng ăn chay hãm mình. DN 37 48 49 50 59 66 68 69.- Cầu nguyện và lao động. DN 35 37 39 45 71 74.- Thinh lặng, thanh vắng. DN 32 37 38 50 75.- Nhà Dòng có giờ giấc hẳn hoi. DN 35.- Mong ước nhiều người đi tu dòng. DN 78 143.

- Ở thế gian điên đảo khó giữ được lòng mến. DN 78.- Chê bỏ thế gian, trông phước thiên đàng, lo làm sáng danh Chúa. DN 9 27 39 46 48 50 55 61 77 78.- Ở nhà dòng được vui vẻ phước lạc luôn. DN 35 39.- Yêu mến nhà dòng, tiếc vì phải ra ngoài. DN 35 50.- Đọc kinh cầu nguyện là bổn phận hằng ngày. DN 37 46 78.- Sự kín nhiệm của Thầy dòng Contemplativi. DN 141.- Lý tưởng đan tu luôn luôn hiện thực hôm nay cũng như thời xưa. DN 1A.- Mục đích của chúng tôi là lo cho người ngoại được rỗi. DN 78 79.

2. LỜI KHẤN.* Khiết tịnh: DN 78 87.* Nghèo khó:- Chọn sống nghèo vì mến Chúa Kitô. DN 99 105 (105).- Không có của riêng. DN 86.- Trong cảnh sống: Nghèo cả từ bề ngoài. DN 1A 34 35 37 38 48 78 105 106.- Dùng đồ vật hèn. DN 100.- Xử dụng đồ dùng theo sự xếp đặt của Bề trên. DN 100.- Khinh chê của đời, không tiêu tiền vô ích. DN 9 27 39 76.- Trông cậy Chúa quan phòng cho hằng ngày dùng đủ. DN 41 74.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 279278 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Sống nghèo, lao động như người nghèo. DN 15 37 38 39 45 46 47 51 54 57 59 66 68 69 71 73 74 77 78.- Lắm của dễ mất khiêm nhường. DN 78.- Giàu có cản trở cho việc tập đức. DN 1A.- Đã chọn bậc sống nghèo, nên cung cách khiêm tốn đối với mọi người. DN 99.- Khi đau ốm. DN 46 95 127.- Khi túng cực. DN 38 47.- Bán sản phẩm rẻ hơn người đời để Thiên Chúa được vinh danh. DN 103.- Yêu thương người nghèo. DN 95 98 101 102 106. HT 194.* Vâng lời: DN 55 85.- Ý bề trên. DN 17 20 54 55 59 63 85 134.- Giữ Luật dòng. DN 114 117 134 135 137 150.- Ta hơn nhau vì vâng lời. DN 140.* Bền đỗ: DN 46 83.- Mến nhà dòng. DN 35 41 42 50.- Không muốn rồi bỏ. DN 142.* Cải quá tự tân. DN 84.- Bỏ người cũ, xây dựng người mới. DN 37 (37/4) 43 143 (143).- Lo cho được tấn tới. DN 134 146.- Giữ lời khấn, giữ luật dòng ngày một hơn. DN 45 88.

3. SỐNG CỘNG ĐOÀN (x. Tình yêu anh em. tr 228. Bản phân tích theo Đề mục I số 3).- Bề trên cùng anh em lo một việc. DN 140.- Xem có làm gì cho anh em cho Bề trên. DN 112.- Ít là cầu nguyện, làm được luôn. DN 112 127.- Nhà Dòng là một gia đình. DN 96 (96) 97 (97).- Lo cho anh em đau ốm. DN 95.- Cầu nguyện: Bổn phận của người đau ốm. DN 127.- Bề trên coi sóc đào luyện các thầy. DN 44 104.- Anh em vâng lời là xuôi hết. DN 55.- Cùng lao động với nhau. DN 37 92.- Giết người cũ nơi anh em, phải giết người cũ nơi mình trước đã. DN 37.- Thấy anh em buồn, phải cầu nguyện, phó dâng mọi sự cho Chúa. DN 77.- Vui thích có thêm nhiều anh em vào Dòng không bao giờ kể là đông quá. DN 78 143.- Mọi sự là của chung. DN 47.- Có giờ giải trí để đừng ai buồn chán trong Nhà Chúa. DN 82 (82/2).- Anh em sống có nhau, chết cũng không lìa nhau. DN 97.- Anh em giúp nhau tấn tới trong đàng kính mến Chúa. DN 138.- Làm gương xấu cho anh em là điều rất thiệt hại cho nhà dòng. DN 143.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 281280 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

4. LUẬT DÒNG.- Giữ luật dòng chín chắn, và phải vì lòng mến Chúa. DN 114 137.- Giữ Luật dòng ngày một hơn. DN 45.- Muốn giữ trọn Luật Thánh Biển Đức. DN 57 79.- Để nên thầy dòng hãy giữ Luật dòng. DN 134.- Luật Dòng nhiệm nhặt. DN 37 39 46 57 66.- Giữ lời khấn cải tiến bằng cách giữ Luật dòng và Hiến pháp. DN 84.- Hãm mình là giữ Luật cho kỹ. DN 117.- Sinh hoạt Hội Dòng dựa trên Tu Luật Thánh Biển Đức và tinh thần Xitô nguyên khởi. DN 79.- Trung thành và trọn vẹn sống theo Tu luật, Hiến pháp và Thói lệ. DN 88.- Tuân Thánh ý Chúa là giữ Luật dòng. DN 150.- Thinh lặng giúp giữ Luật dòng. DN 82.- Để nên thánh, phải giữ Luật dòng. DN 137 150.- Luật dòng được đọc và giải thích trong giờ Hội chung. DN 89.- Mỗi anh em đều phải có Tu Luật và Hiến pháp. DN 90.- Giữ trọn Luật dòng là giữ vì lòng mến Chúa. DN 137.- Tinh thần nghèo khó theo Tu luật Thánh Biển Đức: Lo cho anh em đau ốm theo cảnh người nghèo lo. DN 95.

5. THINH LẶNG (THỨC TỈNH)- Một mình với Chúa. DN 135.- Không gì giúp giữ Luật dòng bằng thinh lặng. DN 82.

- Khi nói, đừng nói về của ăn thức uống. DN 130.- Khi cần, nói vắn tắt, nhỏ giọng. DN 78 (78/2) 91 (91).- Đừng nói sự đời, kiểu người đời. DN 131 143.- Thức tỉnh, không mê sự thế gian. DN 131.- Giữ lòng trí. DN 132.- Lo nhớ Chúa. DN 74 132 135 136.- Ở lặng, giữ miệng làm thinh. DN 46 75 78 149.- Khi không giữ thinh lặng: xầm xì, xét đoán, chê trách Bề trên, chê trách nhau: đó là làm gương xấu, làm nhà dòng ra hư. DN 143.

6. “BA PHẦN VIỆC”. DN 139.A/ PHỤNG VỤ- Bổn phận chúng tôi là cầu nguyện thay mặt Hội thánh. DN 37 46 52 78 79 80 118 128 130 136 137 139 (139/1) 141.B/ SUY NIỆM LỜI CHÚA, HỌC HÀNH. DN 139.- Đọc sách thiêng liêng. DN 1 37 52 111. HT 119 218.- Học hành, huấn giáo. DN 52 (52).- Nhà này là TRƯỜNG HỌC TẬP LÀM TÔI CHÚA. DN 138 (138/1) (138/2).- Ngày nào cũng phải tấn tới. DN 146.C/ LAO ĐỘNG. DN 139 (139/3, 4, 6)- Việc xác là điều có ích. DN 37 39 139.- Lao động chân tay là cốt yếu của đời sống hãm mình. DN 92 (92).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 283282 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Lao động theo gương Chúa cứu thế. DN 106.- Không có lòng mến mọi việc vô ích. DN 113 140.- Không làm việc mà lòng trí cu li. DN 39.- Đừng mê việc làm mà quên Chúa. DN 78 113 114 129.- Đừng mơ tưởng, nhưng hãy khiêm tốn làm việc bổn phận. DN 124.- Việc xác: Chúa Giêsu, các thánh đều làm. DN 106 139.- Lo canh tác, khai phá. DN 39 49 68 69 76.- Chúng con trồng, xin Chúa cho mọc lên. DN 41.- Trông cậy Chúa cho làm đủ ăn. DN 41 54 69.- Có những việc làm vẫn nhớ Chúa được. DN 74 132.- Nhà dòng không cầu nguyện thì thành nhà nông phu. DN 118.- Lao động là việc bổn phận hằng ngày. DN 37 46 92.- Làm việc, cốt để giữ Luật. DN 32 37 38 39 40 41 45 49 54 61 70 77.- Giờ nào việc nấy. DN 35.- Phải giữ công bằng và bác ái đối với nhân công. DN 101.- Bán sản phẩm rẻ hơn người đời để Thiên Chúa được vinh danh. DN 103.- Nếu Chúa muốn bỏ tất cả công trình, dọn đi nơi khác, vẫn vui lòng. DN 54.- Khi vào cầu nguyện, bỏ mọi bận rộn ở ngoài. DN 13 14 38 44 45 48 52 53 68 70.

7. NÊN THÁNH.- Vào dòng để nên thánh. DN 78 138 (138/2).- Ra sức nên thánh: đó là khôn ngoan thật. DN 27 (27/2) 28 147.- Rất khó, nhưng tập luyện và cầu nguyện, thế nào cũng được. DN 135.- Ước ao nên thánh. DN 27 120.- Gương thánh thiện của người thân thúc giục tiến đức. DN 21 23.- Sống thánh thiện làm ích cho Giáo Hội. DN 25 63 120 135.- Lo dùng mọi sự mà nên thánh. DN 28 109 (109/5) 147.- Thánh là: vui chịu đau khổ. DN 27 62.- Khiêm tốn ẩn mình, không bao giờ nói về mình. DN 16.- Khi đau ốm. DN 127.- Chịu khó đời này, đời sau phước lạc. DN 36- Muốn nên thánh phải giữ Luật Dòng . DN 137 150.- Chúng tôi cũng làm việc các thánh đã làm xưa: khắc kỷ tu thân. DN 140.- Thầy dòng sốt sắng, hơn trăm thầy trễ nải. DN 143.- Lo nên thánh cho mau kẻo hết giờ. DN 28 109 129 140.

8. KHI NHÀ DÒNG SA SÚT.- Hãy hãm mình cầu xin, lo sửa mình, giữ luật, bền đỗ, đừng lung lay thay đổi. DN 142.- Nhà dòng hư, khi anh em nói như người đời, không thương yêu nhau, tập hợp xầm xì xét việc Bề trên. DN 143.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 285284 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Đừng làm gương xấu, thà về thế gian thì hơn. DN 143.- Thà ít anh em mà là thầy dòng tốt thì hơn. DN 143.- Thấy anh em buồn, cầu nguyện, nhịn nhục, phó dâng mọi

sự cho Chúa. DN 77.

9. NIỀM VUI NHÀ CHÚA.- Chọn nơi thanh vắng. DN 32 33 37 38 50 54 76 78 141.- Vui do sự sống bề trong. DN 107.- Vui vì yêu thương anh em. DN 122 139.- Vui vì lo cứu các linh hồn. DN 121.- Vui vì yêu mến Thánh giá. DN 26 27 28 38 39 40 47 55 56 58 62 66.- Mộ mến Nhà Chúa. DN 1 33 35 41 42 50.- Mỗi người sống như Chúa Giêsu, biến Nhà Dòng thành Thiên đàng tại thế. DN 136.- Có thêm giờ giải trí, kẻo có ai sinh buồn chán. DN 82.

ĐỀ MỤC IV: HIỆP THÔNG PHƯỚC LẠC.

1. HỘI THÁNH- Sống kết hiệp với Chúa sinh ích cho Hội Thánh. DN 120 135.- Cầu nguyện cho Hội Thánh khi đau ốm. DN 127.- Nhân danh Hội Thánh, thờ phượng Chúa. DN (78/3) (121/2) 127 139 (139/1) (140/3).

2. CÁC THÁNH- Gương các thánh sống bình thường mà phi thường là nhờ sự sống thiêng liêng bề trong. DN 107.- Gương các thánh: Thấy mình có phước được chịu khó vì Chúa. DN 28 62.- Ao ước chết để về thiên đàng với Chúa. DN 29 148.- Chúc tụng thờ phượng Chúa là việc các thánh đang làm trên Thiên đàng. DN 38 104 (140/3).- Các thánh nói: Chúa là hết mọi sự cho con. DN 116.- Gương các thánh: dùng cơn bệnh mà tới gần Chúa. DN 127.- Các thánh đã làm việc xác nuôi mình. DN 139.- Chúng tôi cũng làm việc như các thánh:+ Tu thân như các ngài xưa. DN 140.+ Mến Chúa như các ngài bây giờ đang làm. DN 38 (38/2) 140.- Các thánh hằng suy về đời sau. DN 29 148.- Các thánh: Bênadô, Biển Đức, Gioan, Maria Madalêna đệ Pazzi, Phanxicô, Phaolô, Phêrô, Têrêxa Cả, Têrêxa Hài đồng Giêsu. (x. Từ mục tr. 262).

3. THÁNH CẢ GIUSE: DN 74 (74/3) 78 107 (107/4). HT 191 200 262 264.- Gương sống thiêng liêng, kết hiệp với Chúa. DN 107.

4. CÁC THÁNH THIÊN THẦN. DN 18 (18/2) 42 48 74 (74/2) 124 131. HT 191.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 287286 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

5. ĐỨC MẸ MARIA. HT 207 231 262 266 269.- Gương sống thiêng liêng kết hiệp với Chúa. DN 107.- Xin Đức Mẹ cho hiểu và được niềm vui do chịu khó vì mến Chúa. DN 126.- Xin ơn Đức Mẹ giúp.+ Yêu thương anh em. DN 122.+ Nhớ Chúa, kính mến Chúa. DN 132 (132/4) 143 144 148 149.+ Thêm đức tin, cậy, mến Chúa. DN 148+ Khôn ngoan noi gương thầy dòng thánh thiện. DN 142.- Hát bài ca tụng Chúa hay nhất. DN 128.- Dọn mình trước lễ Đức Mẹ. DN 132.- Đức Mẹ vui mừng vì có Chúa Giêsu. DN 144.- Kính danh Đức Mẹ, hết lòng kính mến Đức Mẹ. DN 145.- Lần hạt hằng ngày. DN 78.- Năng lần hạt Mân Côi. DN 7 (7/2) 18 37 62 78 81. HT 190 - 191 199.- Kinh Đức Mẹ. DN 78.- Mong ước được thấy Đức Mẹ yêu dấu. DN 131 148.- “Này con là tôi tá Chúa, và là con Đức Mẹ” (Lời dốc lòng). DN 149.- “Cám ơn Chúa. Cám ơn Đức Mẹ” (Kết thúc lời trối) (x. Cảm tạ Chúa). DN 150. HT 239.

6. CHÚA GIÊSU- Thiên Chúa mặc lấy tính loài người ta, trở nên Cha, Bạn hữu, và Anh chúng tôi. Ấy là điều lạ quá trí. DN 109.- Nhờ rước lễ, nên giống Chúa Giêsu hơn. DN 117.- Kêu mời chúng tôi cứu các linh hồn. DN 121.- Giúp anh em là giúp chính Chúa Giêsu. DN 127.- Lao động theo gương Chúa Giêsu, để tỏa hương thơm của Người. DN 106 (106).- Phương thế: Chúa Giêsu làm thế nào. DN 136 (136/1, 2).- Chúa Giêsu đã lao động lâu năm ở Nazareth. DN 139- Tôi có ăn ở giống Chúa Giêsu không? DN 146.- Chúa Giêsu quý kẻ cố gắng hơn vì kẻ ấy giống Chúa hơn. DN 143.- Ngắm nhìn sự thương khó Chúa Giêsu. DN 58.- Nói khó với Chúa Giêsu trong tâm hồn và trong Bí tích Thánh Thể. DN 141.- Được Chúa Kitô là được mọi sự. DN (109/1).- Chịu đau khổ, vác Thập Giá với Chúa giêsu. DN 28 56.- Vâng lời Bề trên nhân danh Chúa Giêsu mà truyền dạy. DN 85.- Lo cho anh em đau ốm là phục vụ chính Chúa Kitô. DN 95.- Yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể. DN 37 65 78.- Ngắm đường Thánh Giá để suy ngắm sự thương khó Chúa. DN 1 7 78.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 289288 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. DN 35 44 55 63 69 71 76.- Thờ lạy Chúa Kitô nơi khách. HT 258.- Chọn sống nghèo vì mến Chúa Kitô. DN 99.

7. CHÚA THÁNH THẦN- Bảy ơn Chúa Thánh Thần được ban với ơn nghĩa. DN 108 (108/2).- Khôn ngoan thật là kính mến Chúa. Đó là một ơn quí trọng trong bảy ơn Chúa Thánh Thần. DN 147 (147).- Ơn nguyện gẫm: Ơn Thánh Thần như gió thổi vào buồm. DN 120.

8. THIÊN CHÚA CHA. DN 22 23 38 42 64.- Nhờ ơn nghĩa, chúng tôi nên con cái Cha. DN 108.- Chúng tôi cùng tiến về một Cha. DN 125.- Tình thương của Cha cả trong hoa trái vật chất. DN 141.- Cha tốt lành. DN 72.- Cha chung, hằng yêu thương chúng tôi. DN 52 150.

9. BA NGÔI CỰC THÁNH- Có ơn nghĩa, nên Đền thờ của Ba Ngôi. DN 108.- Hiệp thông với phước của Ba Ngôi. DN 108 (108/11).- Chúa ở cùng chúng tôi, trong chúng tôi, chúng tôi lại quên phước rất trọng ấy. DN 109.

ĐỀ MỤC V: CUỘC ĐỜI CHA TỔ PHỤ- Sinh ngày 17- 08 - 1880 tại Boulogne sur Mer con ông Henri Cyrille Denis và bà Anne Marie Geffroy. HT 29- Rửa tội 08 - 1880. HT 30- Rước lễ, Thêm sức dịp Lễ Mình Thánh Chúa. Tháng 06 - 1893 tại Wimille quê cũ. HT 34.- Nhập Chủng Viện 1893. HT 34.- Nhập MEP (Hội thừa sai Ba Lê) 1899. HT 39; DN 1A.- Thụ phong Linh mục 07 - 03 - 1903 tại nguyện đường MEP, Lễ Thánh Thomas. HT 39.- Đến Việt Nam (Tourane Đà Nẵng), ngày 31.05.1903 (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống). HT 41. DN 2, 3.- Dạy Tiểu Chủng Viện lần I (Nhà giáo) cuối năm 1903. HT 42 43. DN 1.- Coi họ Nước Mặn (Mục Tử) với những việc mục vụ ngoại lệ: 01 - 1908. HT 50.+ Giúp giải tội Phủ Cam. HT 46.+ Kỳ hè 1906 theo Đức Cha kinh lược miền rừng đến Lao Bảo. HT 48.+ Kỳ hè 1907 thay cha sở Họ Trài một tháng rưỡi. HT 48.+ Coi giúp ba họ một tuần, sau đó đi Lào tìm kitô hữu Việt Nam, cho xưng tội rước lễ. HT 85.- Dạy Chủng Viện lần II (chuẩn bị lập Dòng) trung tuần tháng 02 - 1913. HT 69

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 291290 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Lập Dòng: 15 - 08 - 1918. HT 112- Chuẩn bị: 01 - 11 - 1918 bắt đầu giữ Luật Dòng. HT 120- Nhà tập: 02 - 02 - 1920. HT 138 - 139 185. DN 43- Năm tập III: 21 - 03 - 1922. DN 67- Khấn Tạm: 21 - 03 - 1923. HT 186. DN 37- Khấn Trọn Đời: 21 - 03 - 1926. HT 198. DN 37/1- Đã 40 tuổi. DN 48- Đã 42 tuổi (tóc bạc). DN 65- Qua đời: 25 - 07 - 1933. HT 224

ĐỀ MỤC VI: ĐỜI SỐNG TÂM LINH CHA TỔ PHỤA/ QUA CÁC VAI TRÒ CHÍNH YẾU:1. Người con thảo hiếu: + Lòng đạo đức. HT 30 DN 1A+ Bác ái. HT 45- Ảnh hưởng của Cha mẹ: + Khinh chê tiền bạc HT 33 45+ Lòng can đảm HT 31 40+ Khiêm nhường HT 35 38 39 45 90- Lòng thảo hiếu DN 1 21 232. Người chủng sinh nhiệt tình. HT 35 37 39 (x. chú thích bên dưới).3. Vị thừa sai hội nhập DN 2 (2/2) 10 11 15 19. HT 58 60 63.

4. Nhà giáo xuất sắc DN 1 (1/2) 3 5 44 49 52. HT 42 43 44 60 70 71.5. Người Tông đồ nhiệt tình DN 1A 3 4 (4/1) 6 7 5965.6. Người mục tử tốt lành (x.dạy Giáo lý v.v) DN 8 9 10 12 19 (19/1) 20 (20/1) 247. Vị sáng Lập Dòng Chiêm Niệm DN (11/1) 31 44 (52/1) 70 77 79tt 107tt. HT 15 98 99 - 101 103 105 128 188 195.8. Người lãnh đạo biết tổ chức, có kế hoạch làm việc DN 35 39 40 41 (41) (44) 44 45 52 (52) 68 70 96 (96) HT 56 - 57 58 - 59 81- 82 84 117 199 203 204 206 - 207 212 215

B/ QUA NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT:1. Một tâm hồn đã được Tình yêu chiếm đoạt DN 1A (17) 38 (38/2) (48/2) 52 (52/2) 60 (60/2) 61 (69) 107 110 113 129 130 132 135 150 (150/3, 4, 5) HT 15 74 80 81 216 - 2172. Sống nội tâm DN 26 35 47 115 131 132 141 HT 15 74 80 81 216-217.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 293292 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

3. Bình an và vui tươi DN 1 (12/1) 27 30 35 38 39 (42) 47 (47/1) (48/2) (51/1) 107 121 122 126 141 144 146 148 150. HT (51/1) 79.4. Tin tưởng phó thác. DN 9 23 38 39 41 (41/2) 48 52 54 58 64 72 (72/1) 77 104 (104) 150.5. Quảng đại hy sinh DN (1/3) 8 (27/1) 48 (48/1) (62) 66 (66) 68 (68/2) 69 73 78 HT 15 43 45 70 78 110 122 159-160 177 188 -192 216.6. Hãm mình, khổ hạnh DN 15 35 37 39 66 71. HT 15 44-45 78-79 80-90 164 193 200 216 217 220.7. Tinh thần nghèo khó DN 61 66 71 73 (101). HT 5 9 15 23 27 34 37 38 39 43 45 47 51 57 63 76 111 112 200.8. Khiêm nhường ........ DN 17 19 21 46 (46/4) 70 77 99 124 125. HT 45 63 64 80 90 97 103 118 146.9. Hiền lành từ một tính tình nóng nảy ........................ DN 21 122 126. HT 61 63 71 72 81 128.10.Tế nhị trong yêu thương

........................ DN (8/1) 9 15 (15) (21/3) 21 22 44 54 77 95 112 122 125 127. HT 62 63 84 188 193 219.11. Thương người nghèo khó DN 5 9 10 11 99 (101) 101 ........................ 102. HT 53 55 193 194.12. Nhiệt thành cứu các linh hồn. DN 1A 4 6 7 (11/1) 59 65. HT 81 141 194 - 195.13. Yêu mến Mẹ Maria. DN 1 (1/1) 7 12 18 (18/1) .................................. 24 55 60 62 70 71 76 78 81 149. HT 34 106 109 110 112 129 138- 139.14. Lòng tôn sùng các Thiên Thần hộ thủ. DN 18 42 48 74 (74/2). HT 145 191.15. Luôn thuận theo ý Chúa DN 3 4 16 20 (20/2) 21 35 48 51 (51/1 ) 52 54 58 60 77 150. HT 103 211 220.

ĐỀ MỤC VII: DIỄN TIẾN VIỆC LẬP DÒNG- Dự tính lập Dòng Chiêm Niệm DN 1A 31 (31/2)- Đức Cha Lý ban phép:

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 295294 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Mấy tháng chuẩn bị. DN (33/1) 34 (34/1) 35 (35/1)- Khởi công lập Phước Sơn: 15-08-1918. DN 32 (33/1)- Các văn kiện liên quan việc Lập Dòng Đức Bà Việt Nam. HT 140-141 DN (34/1) 46 (145).- Nhân sự: (Tập, Khấn Tạm, Khấn Trọn). DN 32 34 37 (37) 40 41 43 44 46 47 49 56 60 78 143 (56/1). - Cơ sở ..................... DN 33 34 35 (35) 37 44 45 .................................. (48/2) 53 (53) 60 68 74 76 .................................. (76).- Sinh hoạt hằng ngày DN 37 (39/1) (40) (52/1) .................................. (63/2) 64.- Tập lược Biên. ....... DN 64.- Tổ chức kinh tế ....................... DN 37 (39/1) (40) 41 (41) 45 (45) 74 (74/2).- Ân nhân. ................................ HT 133.- Phổ khuyến ............................. DN 39.- Hiến Pháp do Cha Tổ Phụ soạn thảo; ảnh hưởng của Trappe. ........... DN 36 (63)- Dự tính xin nhập Dòng Trappe, DN 63 (63) 04.03.1930 làm đơn. .............. HT 204-205

- 11.02.1931 Đức thầy Lérins: André Drillon Thanh tra .................................................. HT 207- Nhập “Xitô chung phép”.+ 27.07.1933 Cha Bề trên Bernard viết thư: lập lại lời xin nhập Xitô. HT 229+ 11.10.1933 Đại hội tòan dòng chấp thuận . HT (63) 231+ 19.03.1933 Cha Bề trên Bernard khấn nhập Xitô. HT 241+ 21.03.1933 Cả nhà Phước Sơn khấn trọng thể nhập Xitô. HT 241- Các văn kiện liên hệ nhập Xitô. + Đơn 32. HT 233-236+ Sắc lệnh ban phép nhập Xitô 24.05.1934. HT 236 - 238.- Phát triển: Lập những nhà con là: + Châu Sơn (Bắc) 1936+ Phước Lý 1950+ Châu Sơn (Nam) 1957+ Châu Thủy 1971+ Nữ Xitô 1972.- Hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam được chính thức thành lập: 06 - 10 - 2964.

ĐỀ MỤC VIII: ĐẶC SỦNG CỦA HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA THEO TINH THẦN ĐẤNG SÁNG LẬP

- Dòng chuyên về Chiêm niệm DN 1A (11/1) 37 (49/2,3) (78/3) 79 (79/1, 2) (118/4) (121/2) 128. (128/3) 134

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 297296 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

135 (135/4)138 (138/1, 2) 141 (141/ 1, 4, 5) HT 16 99 100 101 109 210 235 239- Cho người Việt Nam, theo nếp sống Việt Nam DN 1A 2 3 37 69 97 (97); HT 15 16 46 98-100 124- 125 188 193 199 241.- Tham gia việc cứu rỗi các linh hồn chưa nhận biết Chúa DN 62 65 78 (78/3, 5) 79 (79/2) 81 (81) 106 118 121 (121)bằng đời sống cầu 126 (126) 127 134 135 141 142. nguyện và hãm mình. HT 141 174 177 199 209- 210 241- Trong lòng Hội Thánh . DN (11/1) (36/1) (78/3) ........................................ 120 121(121/2) 127 128 ........................................ 135 (135/4) 139 (139/1). ........................................ HT 198 210.- Thanh vắng ................... DN 32 37 50 (50/1,2) 54 (79/1) (118/4) 141 (141/2). HT 104 105 106 122 258-259.- Thinh lặng .................. DN 46 75 (75) 78 (79/1) 82 (82) 94 Xa lìa thế tục .............. HT 99 100 120.- Tinh thần cầu nguyện DN 1A 37 74 77 (77) 79 80 98

107 115 118 (118) 119 120 127 134 (134/2) (141/1) 142 149 . HT 99.- Khổ hạnh: Nhiệm nhặt, “khắc khổ” ................. DN 37 39 46 48 (48/1) 49 51 57 59 66 68 73 79 (79/1) 93 116 (118/4) 130. HT 109 145 164 170 177 188 193 199-200 204 208 210.- Hy sinh - hãm mình ... DN 1A 92 112 121 127 132 134 135 137 140 141 142. HT 99.- Tinh thần thống hối, đền tội DN 56 62 72 79 (79/1) 84 (84) 106 115 127 138 (138/3) 139.- Khiêm hạ ..................................... DN 1A 99 (99) 124 (124) 125. HT 156 207.- Vui tươi DN 35 38 39 40 48 (48/3) 62 (98) 126 145 146 148 150. HT 142 185-186 199 203-204 207 210 215 216 219 226.- Hòa đồng: Cộng đoàn như gia đình DN 82 83 88 96 (96) 97 (97) 98 112 122 127 (138/4) 139 (139/5) HT 100 140 206 208 213.

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 299298 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Nếp sống bình dân: “nông dân nghèo” .......DN 1A 99 (99) 106. HT 100 111 128 133 193 199 210 241- Tinh thần nghèo. .......DN 1A 64 86 95 99 100 103 105 (105) 106 (106) 127. HT 123 132 150-151 152 163.- Lao động. .................DN 37 39 46 54 68 69 92 106 139 HT 110 112 122 143 161 180 190-191 204.- Yêu mến Mẹ Maria ...DN (18/1) (34/1) 37 (43/2) 55 76 78 81 (81) 107 (107/4) 128 (132/4) 145 (145). HT 138 207 231 239 262 266 269.- Lòng tôn sùng Thánh Giuse. DN 74 (74/3) 107 (107/4). HT 191 260 262 264.- Hoà mình với văn hóa Việt Nam. DN 1A. HT 124-125 156 188.- Tiếp thu các tinh hoa DN (32/1) (36/1) (49/2,3) của Truyền thống (50) (51/2) (57/1) (58/2)Đan tu. (74/2) 79 80 88 89 90 (91) 103 104 (132) 138 (138) 148 (148). HT 124-125 187.- Tiếp đón khách. ........DN 51 (51).

HT 127-128 170 216-217 219 258.

C. TỪ MỤC A

- Amen ....................DN 137 (137/1)- Anh em .................DN 109 112 122 123 125 126 127 128 134 135 137 138 139 141 143- Ăn năn ...................DN 110 115 146.

B

- Ba Ngôi (Chúa) ....DN 108 (108/7)- Bác ái ......................DN 1 8 9 10 112 122 138 139 141

149- Bây giờ .................DN 115 127 146 (146)- Bận rộn (công việc) DN 6 13 14 35 44 45 52 54 70 (70)- Bề trên DN (17/2) 55 77 85 88 92 94 95 96 97 100 104 107 109 110 124 125 126 127 128 134 135 137 138 140- Benado (Thánh) .....DN 1A (7/2) 39 44 (44/2) 49 (50) (74/2) 78 (107) (111/3) (114/2) 116 (116/1) (120/8) 121 (131/2) (136/1) (141/2) (143/2)

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 301300 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Bí tích ....................DN 108- Biển Đức (Thánh) DN (36) 40 44 (44/2) (46/6)(50/3) 57(57) 67 (74/2) 79 (79) 80 95 (112/2) 121 (124/1) (126) 127 128 (129) 132 (132) (134) (139/3) (140/1) 141 148 (149/4)- Biết ơn DN 13 44 127 x. HT 176- Bình an .................DN 1 30 40 47 52 69 107 120 124 141 150- Bổn phận ............ DN 114 118 122 127 132 134 135- Buồn sầu .............. DN 9 10 21 23 (48/3) 77 (77) 82 110 ............................... 111 112 124 127 128 129 130 132 134 ............................... 139 143 146 147 150

C

- Ca Ngợi ............... DN (38/2) 128 130 139 141- Cải tiến ................ DN 84 (84)134 138 146- Cám dỗ ................ DN 35 (111/1) 131 132- Cảm tạ ................. DN 1 12 20 23 37 39 47 50 54 60 64

70 ............................... 76 77 107 113 117 127 128 131 133 ............................... 141 150 (150)- Cầu nguyện .......... DN 1A 7 17 21 23 27 34 (34/2) 35 38

............................... 44 49 60 70 76 77 (77) 79 80 (80) 98 ............................... 107 108 112 (112/3)118 (118) 119 ............................... (119) 127 134 (134/3) 135 139 142 149- Cậy (trông) .......... DN 38 39 41 47 48 54 74 77 108 114 118 135 139 142 148- Chăn nuôi ............ DN 37 45 (45)- Chay kiêng........... DN 17 37 49 50 59 68 (68/1) ............................... 93 (93) 112 139- Chết ..................... DN 29 (29) 30 (30) (37/4) 43 46 (46/2) ............................... 65 (65) 66 72 (72) 97 (97) 98 (98) 115 ............................... 116 131 143 150- Chiêm bao ........... DN 131 132 137 142 - Chiêm niệm ......... DN 79 (79/1) (119/4) (121/2) 135 ............................... (135/4) 141- Chịu khó ............. DN 21 28 60 62 112 126 127 128 134 ............................... 135 139 146 - Chóng qua ........... DN 50 65 107 109 113 129 130 143 (x. Giả trá) - Chuẩn chước (x. Luật chung ............DN (68/2) 92- Chương trình ngày sống DN 1 (1) 37- Cố gắng (x. Ra sức)…DN 84 110 112 115 119 120 127 ......................................134 135 137 138 139 140 141 146 - Công giáo ..................DN 115

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 303302 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Công bình ..................DN 101 (101) 108- Công nghiệp ................DN 36 56 58 62 108 114 116 126 - Cộng đoàn ..................DN 50 83 88 (96) 97 98 142 143

D- Dại dột .......................DN 109 113 125 129 - Dòng (tu) .....................DN 79 107 118 133 134 135 137 138 139 140 141 142 143

Đ- Đan tu (truyền thống) .DN (36) (50) (51/2) (119) (126) (129) (132) (140) (141)- Đánh tội ......................DN 78 112- Đau khổ (x. khổ cực, hy sinh Thánh giá .......DN (27) 31 62 72 78 126 149

(149)- Đau ốm ......................DN 46 50 56 57 66 95 (95) 96 (96) 127 (127) 147- Đền tội (x. hãm mình) .DN 56 62 (79/1) 106 110 127 135 ......................................139- Đền tạ ........................DN 65 115- Đẹp lòng Chúa ...........DN 36 108 114 116 127 129 (129) 135 136 137 142- Đi xin ..........................DN 32 39- Đoán xét .....................DN 120 122 123 (123) 141 143

149 (149/1)- Đọc sách .....................DN 1 111 139- Đồ dùng ......................DN 100 (100) 105- Đời sau .......................DN 29 72 131 145 147 148- Đường thiêng liêng .....DN 52 125 127 137- Đường nhân đức .........DN 21 110 111 112 119 127 131 .......................................138 142 143 150

G- Gặp Chúa ....................DN 118 120 131 137 141- Gia đình ......................DN 96 132- Giả trá (x. chóng qua) .DN 36 61 104- Giải trí ........................DN (75) 82 (82) (145)- Giáng sinh (lễ) ............DN 4 11 89 146 - Giảng thuyết ...............DN 17 (17)- Giêsu-Kitô (Chúa) ......DN 35 44 71 85 95 99 106 (106) ...........................109 117 121 127 136 (136) 139 ...........................143 144 146 - Giuse (Thánh) .............DN 74 (74) 107 (107/4)- Gioan (Thánh...............DN 122- Gương phúc (sách) ......DN 107 (107) 124- Gương xấu ..................DN 143- Gương tốt ...................DN 138

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 305304 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

H- Hãm mình ....................DN 78 79 92 109 117 (117/3) 118 121 126 127 132 134 135 141 142 - Hạnh phúc (x. Phước) DN 12 21 23 26 28 35 36 41 117 .......................................126 133 144 148 - Hiền lành .....................DN 21 - Hiến pháp ....................DN (36) (58/2) (63/2) (67) (75) 79 (79/3) (83) 84 (84) 85 88 89 90 (90)- Hiệp thông + với Chúa (x. Kết hiệp với Chúa) ...........................DN 108 (108/3, 9,11) + Với anh em (x. Bác ái) DN 132 138 139 - Hoạt động ....................DN 128 (128/2)- Học hành ....................DN 138- Hội nhập văn hóa.........DN 2 (2/3) (10) 15 19 - Hội Thánh ....................DN 110 120 127 135 139- Hội chung ....................DN (52/1) 89- Hôm nay ......................DN 52 112 113 115 129 134 137 146 (146/2)- Huấn luyện ..................DN 44 (44) 49 52 - Hút thuốc .....................DN 59 93 (93) x. HT tr. 120

- Hư không .....................DN 72 (72/3) 109 116- Hy sinh ........................DN 1A 5 8 (20/1) 23 66 (66) 73

I- Isave ............................DN 144 (144)

K- Kết hiệp với Chúa .......DN 107 (107/2)108 109 110 113 114 118 119 120 124 131 132 134 (134/2) 135 136 (136) 139 140 141- Khấn ...........................DN (44/2) (63/2) 83 84 85 86 87 88 95 132 134- Khấn sinh ....................DN 140- Khiêm nhường ............DN 1A 17 21 46 (46/4) 70 73 78 99 113 123 124 (124) 125 (125) 140 (140/1) 149- Khiết tịnh .....................DN 78 87 (87)- Khó .............................DN 28 40 49 62 121 128 132 135 136 137 - Khổ cực (x. Thánh Giá) DN 23 27 40 55 58 60 62 121 126 134- Khôn ngoan ..................DN 107 108 109 113 142 147 (147)- Kiên nhẫn ...................DN 77 109 (149/4)

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 307306 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Kiên trì (x. cố gắng) .....DN 46 (46/6) 83 118 127 140 142 ..........................................(142)- Kiến thiết (nhà cửa) ....DN 13 (34/1) 35 (35/1) 37 38 39 40 44 45 48 (48/2) 53 (53) 60 68 74 105- Kiêu ngạo ...................DN 109 120 124 125 127 132 134 138- Kín nhiệm ...................DN 135 141 (141/1)- Kinh nghiệm (thiêng liêng) DN 110 (110) 114 116 120 .......................................141- Kinh tế ........................DN 37 39 (39) (40) 41 (41) (45) (54) 70 (70) 77- Kinh thánh (trích dẫn) DN 113 118 122 123 125 127 133 134 140 142 143

L- Làm việc .....................DN (13) 23 35 37 39 40 46 68 (68/2) 69 (70/2) 71 74 78 (78/1) 107 113 116 124 127 128 129 131 136 139 (139/3, 6) 146- Lầm .............................DN 110-113 123-125 127 (140/2) 141- Lao động .....................DN 92 (92) 106- Lễ trọng ......................DN (49/1) 82 (82) (98)

- Linh hồn (phần rỗi) ....DN (58/1) 62 78 (78/5) 79 98 104 106 109 121 (121) 127 135 141- Linh mục ....................DN 5 25 (37/1) 46 47 51- Lo ra ...........................DN 35 117 120 131 132- Lòng trí .......................DN 49 (78/1) (113/2) 118 126 130 (130) 132 (132) 133 135 137 146- Lời dốc lòng ...............DN 149 (149)- Lời trối ........................DN 150 (150)- Luật chung ..................DN 88 127- Luật dòng ....................DN (36) 45 82 (84) 85 88 107 108 114 117 134 135 137 (137/2) 138 139 142 150- Lương dân ..................DN 4 65 (65/2) 78 (78/3) 79 81 (81) 106 115 127- Lương thực .................DN 12 15 37 (37/3) 45 51 69 130 143- Lutêro .........................DN 121- Luyện ngục .................DN 38 58 (58/1) 65 127

M- Ma quỷ (Satan, Luciphe) DN 5 45 59 77 121 131 142 - “Mà thôi” ....................DN 27 36 110 111 112 113 116 .......................................129 130 132 135 138 (138/2) 140

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 309308 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

.......................................143 146 147- Magnificat ...................DN 47 (47/1)- Mân côi ........................DN 7 (7/2) 18 (18/1) 37 62 78 81 .......................................(81)- Mạnh mẽ .....................DN 108 127- Maria (Đức Mẹ) .........DN (1) 7 12 (18) 21 24 (24/2) (34) ....................................... 35 (43/2) 44 55 60 71 (74) 76 78 .......................................(81) 107 (107/4) 122 126 128 .......................................(128/4) 131 132 (132/3) 142 143 .......................................145 (145) (147) 148 149 (149) 150- Maria (Betania) ..........DN 127- Matia Madalêna de Pazzi DN (27) 133- Mến (Đức) ..................DN 17 21 22 23 26 27 29 31 34 35 ....................................... 38 45 49 52 60 (60/2) 71 76 78 99 .......................................107 108 110 112 (112) 113 (113) .......................................114 (114) 115 116 (116) 121 126 .......................................127 129 (129) 130 131 134 135 .......................................(135/5) 137 138 139 140 (140/4) .......................................141 143 144 147 148 150- Micae ..........................DN 124- Mùa chay ....................DN 68 (68/1) (75) 82 143- Mục đích .....................DN 78 79 (79/3) 138 (140/1) (143) - Mục tử ........................(6) (14) 19 (19) 20 (20)- Mục vụ (giáo xứ) ........DN 6 7 (24/1)

N- Nazareth .....................DN 139- Nên thánh ...................DN 27 (27/2) 28 (48/3) 79 109 .......................................120 127 134 135 137 (137/2) 138 .......................................141 142 147 150 - Nết xấu .......................DN 84 109 110 122 127 131 .......................................(131/1) 134 138 146- Ngã lòng .....................DN 46 131 137 142- Nghề ............................DN 39 (39) 45 68 74 (74/2)- Nghèo khó (Khấn) ......DN 86 (86) 95 127- Nghèo khó ...................DN 1A 9 10 12 15 23 38 (38/1) 39 .......................................41 44 45 47 48 51 63 68 74 76 77 .......................................86 95 99 100 (100) 105 (105) 106 .......................................127- Nghĩa tử ......................DN 47 108 (108)113 118 137- Ngợi khen (x. cảm tạ) .DN 28 38 47 - Người nghèo ................DN 9 (9) 10 95 (95) 98 101 (101) .......................................102 (102) 112- Nguội lạnh (x. trễ nải) .DN 117 143 146 - Nguyện gẫm ...............DN 1 74 107 (107/3) 119 (119) .......................................120 (120) 131 136 141- Nhà Chúa ....................DN 82- Nhà dòng ....................DN 39 40 47 50 63 77 83 107 118

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 311310 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

.......................................121 126 127 128 129 131 133 136 .......................................138 139 140 141 142 143 146 - Nhân ái .......................DN 21 23- Nhân đức ....................DN 84 108 110 112 126 127 131 .......................................134 139 143 146 150- Nhập thế .....................DN 4 109- Nhặt nhiệm .................DN 57 73- Nhiệt thành .................DN 135 138 140- Nhịn nhục ...................DN 77 122 126- Nhỏ mọn .....................DN 111 120 135 145- Nhớ Chúa ...................DN 26 (26) 35 74 (74/2) (109/3) .......................................114 115 127 131 132 (132) 134 .......................................136- Noe .............................DN 133- Nói (x. thinh lặng) ......DN 75 (75) 78 (78/2) 82 (82) 91 .......................................(91) 130 143 149 (149/2)- Nói khó cùng Chúa .....DN 55 62 117 119 120 131 134 .......................................140 141- Nội tâm .......................DN (50/1) 107 (108/11) 109 127 .......................................141 (141/4)

Ơ - Ơn Chúa ......................DN 5 35 54 77 80 109 110 116 119 .......................................125 136 141 142

- Ơn gọi .........................DN 1A (71/1) 46 (46/5) (56/1) 79 .......................................88 107 115 133 142- Ơn nghĩa .....................DN 108 (108) 109 (109) 113 114 .......................................117 131

P - Phanxicô (Assi) ...........DN (29/1) (105) 116 144- Phanxicô (Xavier) .......DN (74/2) - Phán xét ......................DN 104- Phaolô (Thánh) ...........DN 113 - Pharisêu ......................DN 123 125 139- Phân bì .......................DN 112 125- Phêrô (Thánh) .............DN 131- Phó thác ......................DN 39 41 (41/2) 72 77 (104) 150 .......................................(150)- Phòng (Cellule) ..........DN 94 (94) - Phúc âm ......................DN 3 143 (143/1)- Phục sinh ....................DN 143- Phục vụ ........................DN (8) 95 127 149 (149/5)- Phụng vụ ......................DN 37 46 49 100 105 118 137 139 .......................................(139/1)- Publicanô ....................DN 125 - Phước ..........................DN 12 21 23 26 28 35 41 42 46 49 .......................................61 62 (62) 108 109 124 126 127

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 313312 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

.......................................128 130 (130) 133 141 144 148

Q- Quan Phòng ................DN 9 (32/2) 38 39 41 52 74 - Quên lãng (x. Nhớ Chúa) DN 113 131 147

R- Ra sức (x. Cố gắng) ....DN 107 109 111 115 119 120 127 .......................................129 130 131 132 133 134 135

(35) .......................................141 142 143 147- Rừng núi ......................DN 12 37 (37/2) 38 42 50 54 71 .......................................76 141 (141/2) - Rước lễ ......................DN 78 117 (117)- Rượu ...........................DN 37 93

S- Sa sút ..........................DN 142 143 - Sạch sẽ ........................DN 1A 105- Sám hối (x. đền tội) ....DN 79 106 136 (138/3, 4)- Sáng (sự) ....................DN 52 - Sáng Danh Chúa ........DN 61 95 103 120- Soi sáng ......................DN (55) 135 - Sống với Chúa ............DN 107 127 141

- Sốt sắng ......................DN 46 78 111 (111) 114 117 140 .......................................142 (142) 143 144- Sợ.................................DN 72 137 150 - Suy gẫm ......................DN 111 120 139- Suy niệm .....................DN 118 119 - Suy xét ........................DN 49 115 143 146 148 - Sửa lỗi (Corectio) .......DN 110 138 (138/4)- Sửa mình ...................DN 17 65 84 109 (109/2) 110 .......................................(110) 111 115 120 136 138 142 .......................................143 146- Sức khỏe ......................DN (48/1) 125 127 129 + Lo cho người khác ...DN 1 101 + Lạc quan về sức khỏe mình DN 1 (1/3) 38 48 57 66 .......................................(66) 69 71 73 T-Tác Phong ..................DN 135 -Tập ...............................DN 34 36 (49/2) 67 (67) 108 109 .......................................110 119 126 127 132 135 (135/1) .......................................136 140 147- Tập sinh ......................DN 67 77 90 140- Têrêxa (thành Avila) ...DN (26) (27) (48/1) (72/2) (107) .......................................(118/6) (141/4) 144- Têrêxa (Hài đồng) ......DN (48/1) (74/2) 124- Tham ...........................DN 103 104

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 315314 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Than trách ...................DN 127 128 (128) 130 134- Thanh vắng .................DN 50 (50) 135 141 (141/2)- Thánh (các) ................DN 38 107 110 116 119 120 121 .......................................127 130 133 137 139 140 143 148 - Thánh (Đan tu) ...........DN (46/6) (118) (132) (140/2) + Agathon ...................DN (135/3) + Ammonas ..................DN (82/1) (120/12) + Antôn .......................DN (122/2) (127/1) (149/4) + Arsène ......................DN (143/2) + Basiliô .......................DN (47/2) 122/1) (132/2) (134/2) + Bruno .......................DN (132/1) + Cassien (Jean) .........DN (120/6) (126/1) (132/2) + Dorothée de Gaza ....DN (112/2) + Gregorio Nazianze ....DN (38/2) (50/2) (106) + Gregorio Cả .............DN 36 (110/4) (132/2) + Gregorio Nysse ........DN (146/4) + Hieronimo ................DN (122/1) + Isaac người Syrie .....DN (112/4) (138/3) + Isaac Ninive .............DN (78/2) + Lucio ........................DN (112/6) + Vp Longino ..............DN (50/1) + M. Madalena de Pazzi DN (27/1) + Pakôm ......................DN (78/5) + Vp. poemen .............. DN (62) (114/1) (135/1)

(138/4) (149/6) + Silvano ...................... DN (134) + Vp Thêbê (Giuse) ..... DN (127/3) + Thánh (Xitô) ............. DN (120/3) + Adam Perseigne ......... DN (36) + Gibert Hoyland .......... DN (138/1) + Guerico ..................... DN (50/1) + Guillaume de Saint Thierry .............. DN (138/1) + Glielmo ...................... DN (50) + Isaac Tu viện Sao Sáng DN (120/12)- Thánh Gia ..................... DN (63/2) (74/3) (79/3) (96) 107 ........................................ 139 (139/5)- Thánh Gia ..................... DN 5 28 (28/2) (36) 58 62 (62) ........................................ 72 126 (126)- Thánh Giá (Đàng) ......... DN 1 7 78 98 (98)- Thánh lễ ........................ DN 21 55 78 98- Thánh Tâm ................... DN 26 44 55 63 69 (69) (74/2) 115- Thánh tẩy ..................... DN 108 (108/1) 113 (113/1) 133- Thánh Thần (Chúa ........ DN (36)108 (108/2,11) 120 (147)- Thánh Thể .................... DN 1 21 37 (37/5) 49 55 65 (65/2) (74/2) 78 112 117 (117/1) 127 141

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 317316 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Thánh thiện .................. DN (16) 28 36 62 134 (134/1) 147 (150)- Thánh ý Chúa .............. DN 30 (35/2) 47 52 54 58 60 77 124 127 129- Thảo hiếu ..................... DN 21 (21/2,4) 23 29 - Thân xác ...................... DN 113 115 116 127 135- Thầy dạy + Văn hóa DN 1 (1/2) 3 52 + Giáo lý ....................DN 5 (5) 7 12 + Đường thiêng liêng .DN 52 (52/1)- Thầy dòng (Đan sĩ) ....DN 1A 32 34 36 38 (38/3) 46 49 ...................................... (49/2) 62 67 76 77 79 90 99 118 127 128 132 133 134 135 (135) 136 141 (141/3) 142 143 - Thế gian .....................DN 27 50 62 78 107 113 115 120 124 125 126 128 129 131 133 134 139 140 141 143 144 148 150 - Thích nghi (x.Hội nhập văn hóa) DN 1A (36) (82/2)- Thiên Chúa (thương yêu) DN 22 23 38 47 52 (52/2) 72 76109 112 116 121 130 141 (141/6) 146 150 (150)- Thiên Chúa là Cha .....DN 47 72 109 118 125 137 141 150 (150)- Thiên Chúa (là tất cả) DN 72 109 (109/1) 116 141

(x. mà thôi)- Thiên Đàng ...................DN 10 22 23 (23) 27 29 36 50 62 66 ..........................................72 78 112 113 119 120 126 131 136 (136/3) 140 144 147 148 (148)- Thiên Thần ....................DN 18 (18/2) 42 48 74 (74) 124 131- Thiêng liêng (Mắt) ..........................DN (52/3) 121 (Sống) .........................DN 107 110 120 136 (136/2) (Việc) ..........................DN 80 127 139 (139/2) (142)- Thing lặng .................DN 46 75 (75) 82 (82) 91 120 130 149 (149/6)- Thói lệ .......................DN (36) (63/2) (69) 88 - Thờ phượng ...............DN 139- Thời giờ .....................DN 35 52 71 (71) 109 115 143 147- Thử thách ...................DN 47 (47/2) 48 50 53 54 (54) 57 58 60 77 124 129- Thương khó (Chúa Giêsu)..DN 56 (56/2) 58 65 111 121- Thương yêu (huynh đệ) DN 1 26 97 (97) 112 (112) (117/3) 122 (122) 125 127 134 138 139 141 143 149 (149/4)- Thương yêu (phổ quát) DN 1 112 (112) 149 (149/4)- Thường ngày (việc) ...DN 1 37 48 107 132 135 136 - Tiền của .....................DN 9 (9) 13 39 44 45 49 61 (61) 68 74 76 86 102 103 131 139 141

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 319318 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

147 - Tiếp khách .................DN 51 (51/2)- Tiết độ ........................DN 108- Tìm Chúa ...................DN (79/1) 120 130 131 (131/3) 132 137 140 141 - Tin ..............................DN 52 65 108 114 118 143 148- Tĩnh tâm ....................DN 132 140 143- Tỉnh thức ...................DN 117 131 (132/2) 134 135 139 140- Tội .............................DN 110 111 112 117 120 126 131 146- Tội nhân .....................DN 127- Tông đồ (ẩn dật) ........DN 1A (38/2) 65 78 79 (79/2) 106 121 127 135 141 (141/1)- Trẻ con .......................DN 52 137- Trí khôn .....................DN 52 111 125 132 141 146 - Trọn lành ...................DN 79 88 (88) 120 150 - Trồng trọt ...................DN 32 40 (40) 41 (41/1) 45 49 54 ......................................70- Truyền giáo .................DN (2/2) 3 4 (4) 6 7 (11) 12 20 24 59 (59) 65 (78/3) 106- Trường học phụng sự Thiên Chúa .DN (110/5) 138 (138/1)- Tu luật ........................DN 36 (36) (46/5) (52/3) 57 (57)

(65) 79 (80) 84 85 88 89 (89) 90 (90) 91 95 (95) 102 103 (103) 104 (107/2,3)(109) (112/2) (125) (126) (127/2) (128/1) (133) (139/3) (140/1) (141/5) (143/1) (146) - Tu phục ......................DN 37- Tu thân .......................DN 140 (140/1)- Từ bỏ .........................DN 37 43 84 86 109 112 116 120 122 129 134 135 136 141 146 - Tự do .........................DN 128 131- Tử đạo Việt Nam (thánh) DN (74/2) 78

Ư- Ước ao .......................DN 4 65 78 120 141 148

V- Vâng phục .................DN 54 (54) 55 85 111 134 140- Vâng theo ý Chúa ......DN 4 16 20 (20/2) 21 35 48 51 (51/1) 54 (54) 58 60 (60/1) 77 (77) 110 116 120 124 127 128 134 150 (150)- Văn kiện lập dòng (x.phụ trương tr. 199)- Việc lành ....................DN 108 109 114 117 126 130 146 - Vĩnh cư (Bền đỗ) ……DN 46 83 (83) 142

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 321320 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

- Vĩnh cửu (x.đời sau) ..DN (50/3) (65) 147 (148)- Vui mừng ...................DN 5 6 (21/3) 27 (27) 35 38 (38/1) 39 40 42 (42) 46 47 48 (48/3) 51 54 55 56 58 60 62 69 76 107 111 112 121 122 126 134 141 143 144 (144) 145 146 148 150- Vô ích (x.chóng qua) ..DN 9 107 113 (113) 127 129 - Vui tính (x.HT 79) .....DN 5 12 (12) 13 15 17 51 70

X- Xác thịt .....................DN 109 111 127 130 147 - Xấu ............................DN 123 138 (138/3)- Xét mình ....................DN 110 112 115 127 131 132 (138/3) 143 146 (146) 148- Xitô ............................DN 31 (34) 79 (97/3) (138/1)- Xuất hành ..................DN 50 99 (99) 133 (133) - Xung giận ..................DN 110 127

Y- Y tá ............................DN 1 8 (8/1) 26 73 95 127- Ý muốn (x.ước ao) .... DN 46 111 135 139 - Ý riêng .......................DN 126 127 135 (149/3)- Yểu điệu ....................DN 127 139 (139/4).

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 323322 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

mục lục

LỜI NGỎ..................................................................................................................................................5LỜI GIỚI THIỆU CỦA VIỆN PHỤ HỘI TRƯỞNG............................................7DI NGÔN CỦA CHA Tổ PHỤ.............................................................................................9

PHẦN THỨ I TRÍCH CÁC THƯ TÍN CỦA CHA TỔ PHỤ

BIỂN ĐỨC THUẬN

DẪN NHẬP I VỀ THƯ TÍN CỦA CHA Tổ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN...............................17BẢN VĂN TRÍCH CÁC THƯ TÍN CỦA CHA Tổ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN.......21

a/ Thư gởi Đức cha Allys ............................................................................................21b/ Thư gởi song thân...........................................................................................................25c/ Thư gởi Cha Radelet...................................................................................................108

PHẦN THỨ II

TRÍCH DẪN CÁC BẢN HIẾN PHÁP DO CHA TỔ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN SOẠN THẢO

DẪN NHẬP II VỀ CÁC BẢN HIẾN PHÁP DO CHA Tổ PHỤ SOẠN THẢO..............113BẢN VĂN TRÍCH DẪN CÁC BẢN HIẾN PHÁP DO CHA Tổ PHỤ SOẠN THẢO...................................................................................117

PHẦN THỨ III LỜI GIÁO HUẤN CỦA CHA TỔ PHỤ

BIỂN ĐỨC THUẬN DẪN NHẬP IIIVỀ LỜI GIÁO HUẤN CỦA CHA Tổ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN........131BẢN VĂNLỜI GIÁO HUẤN CỦA CHA Tổ PHỤ BIỂN ĐỨC THUẬN.................137

PHẦN PHỤ TRƯƠNG

PHẦN PHỤ TRƯƠNG I CÁC VĂN KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LẬP DÒNG ĐỨC BÀ VIỆT NAM VÀ HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA VIỆT NAM............221

PHẦN PHỤ TRƯƠNG II GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ DÒNG TU CHIÊM NIỆM VỀ TINH THẦN ĐẤNG SÁNG LẬP....................................................................................233

A. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ DÒNG TU CHIÊM NIỆM THEO CÔNG ĐỒNG VATICAN II..............................................................................235

PHẦN PHỤ TRƯƠNG III CÁC BẢN PHÂN TÍCH..........................................................................................................245

A. DANH MỤC..................................................................................................................246B. THEO MỤC ĐỀ...........................................................................................................257C. TỪ MỤC............................................................................................................................299

+ ĐỀ MỤC I: TÌNH YÊU+ ĐỀ MỤC I: TÌNH YÊU........................................................................................2571. Tình Chúa yêu................................................................................................................2572. Tình yêu Chúa................................................................................................................2583. Tình yêu anh em...........................................................................................................2604. Tình yêu phổ quát........................................................................................................262

DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN ■ 325324 ■ DI NGÔN CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

ĐỀ MỤC II: SỐNG THIÊNG LIÊNG ...........................................................2631. Nói chung............................................................................................................................2632. Ơn nghĩa...............................................................................................................................2633. Ba chặng đường..............................................................................................................264

a. Bỏ tội sửa mình.....................................................................................................264b. Tập đức........................................................................................................................264c. Ơn kết hiệp...............................................................................................................265

4. Cầu nguyện.........................................................................................................................2665. Khiêm nhường.................................................................................................................2686. Hãm mình..........................................................................................................................2707. Vâng ý Chúa......................................................................................................................2718. Bình an..................................................................................................................................2729. Vui mừng............................................................................................................................273 10. Cảm tạ Chúa..................................................................................................................274

+ ĐỀ MỤC III: ƠN GỌI TU DÒNG..........................................................................2751. Phước đời tu.....................................................................................................................2752. Lời khấn...............................................................................................................................2773. Sống cộng đoàn..............................................................................................................2794. Luật dòng............................................................................................................................2805. Thinh lặng..........................................................................................................................2806. Ba phần việc......................................................................................................................281

a. Phụng vụ....................................................................................................................281b. Suy niệm Lời Chúa, học hành...................................................................281c. Lao động.....................................................................................................................281

7. Nên thánh...........................................................................................................................283 8. Khi Nhà dòng sa sút...................................................................................................2839. Niềm vui nhà Chúa.....................................................................................................284

+ ĐỀ MỤC IV: HIỆP THÔNG PHƯỚC LẠC..................................................2841. Hội thánh............................................................................................................................2842. Các thánh..........................................................................................................................2853. Thánh cả Giuse..............................................................................................................2854. Các Thánh Thiên Thần...........................................................................................285

5. Đức Mẹ Maria................................................................................................................286 6. Chúa Giêsu.......................................................................................................................287 7. Chúa Thánh Thần........................................................................................................2888. Thiên Chúa Cha.............................................................................................................288 9. Ba Ngôi Cực Thánh....................................................................................................288

+ ĐỀ MỤC V: CUỘC ĐỜI CHA TỔ PHỤ...........................................................289+ ĐỀ MỤC VI: ĐỜI SỐNG TÂM LINH CHA TỔ PHỤ.........................290 A. Qua các vai trò chính yếu......................................................................................290

B. Qua những nét đặc biệt...........................................................................................291+ ĐỀ MỤC VII: DIỄN TIẾN VIỆC LẬP DÒNG............................................293+ ĐỀ MỤC VIII: ĐẶC SỦNG CỦA HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA THEO TINH THẦN ĐẤNG SÁNG LẬP..........................295C. TỪ MỤC......................................................................................................................................299