quyỀn tỰ do tÍn ngƯỠng, tÔn giÁo theo phÁp luẬt viỆt nam...

167
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HUẤN QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 62 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh HÀ NỘI - 2016

Upload: others

Post on 27-Feb-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC HUẤN

QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số : 62 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Khánh Vinh

HÀ NỘI - 2016

Page 2: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Ngọc Huấn

Page 3: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

TT Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt Ghi chú

1 CPC Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do

tôn giáo

2 ECHR

Hiến chương châu Âu về quyền con người

3 EU Liên minh châu Âu

4 ICCPR Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị

5 ICESCR Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và

Văn hóa

6 IGE Viện Liên kết toàn cầu

7 NGO Các tổ chức phi Chính phủ

8 TEU

Hiệp ước của liên minh châu Âu

9 UBND Ủy ban nhân dân

10 UDHR Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền

Page 4: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài 9

1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài 21

1.3. Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

29

2.1. Những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 29

2.2. Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 45

2.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 61

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

73

3.1. Thực trạng pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay

73

3.2. Thực trạng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam 85

3.3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về

tôn giáo

101

CHƯƠNG 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO

QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM HIỆN NAY

112

4.1. Những quan điểm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp

luật Việt Nam hiện nay

112

4.2. Những giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp

luật Việt Nam hiện nay

129

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

Page 5: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của

con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số

văn bản chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính

chất Tuyên ngôn như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn

thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và

Chính trị năm 1966.

Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo

một tôn giáo nào. Theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo trong khuôn khổ của

pháp luật hiện hành là quyền tự do của mỗi người. Nhà nước Việt Nam thừa

nhận và đảm bảo cho mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo

đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; không có sự phân biệt đối xử vì lý do

tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng

trước pháp luật. Mọi người cần ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo của người khác, đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo

chống lại giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc. Nhà nước chủ trương tôn trọng

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân,

bảo đảm mọi sinh hoạt tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp luật,

nghiêm cấm những âm mưu lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.

Trước yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo; trước sự

phục hồi, phát triển nhanh chóng, phức tạp của các tôn giáo và âm mưu lợi

dụng tôn giáo, nhân quyền chống phá nước ta; trong khi đó pháp luật về tôn

giáo đã bộc lộ những bất cập, yếu kém, thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất,

nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động tôn giáo chưa được pháp luật bổ sung,

điều chỉnh; chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về tôn giáo trong

tình hình mới... Những thiếu sót đó là một trong những nguyên nhân gây ra sự

Page 6: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

2

lúng túng, thiếu thống nhất khi xử lý đối với hoạt động tôn giáo vi phạm pháp

luật, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng dựa trên

quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín

ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo

vệ và phát triển quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được ưu tiên trong

chính sách của Đảng và Nhà nước, trở thành một trong những vấn đề lớn thu

hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và cộng đồng quốc tế.

Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã

hội, tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang

những ưu điểm và hạn chế; để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát

huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý

hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho những hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp sự

phát triển chung của xã hội. Thời gian qua, việc quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn một số tồn tại

như hiện tượng hạn chế, thu hẹp, thậm chí vi phạm quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo; trong quản lý có nơi còn nóng vội, giản đơn khi giải quyết vấn đề

liên quan đến tôn giáo dẫn đến vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của

nhân dân, làm giảm lòng tin trong bộ phận quần chúng có đạo về chính sách

tôn giáo của Đảng và Nhà nước; có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý dẫn

tới kỷ cương pháp luật không được giữ nghiêm; việc kiểm tra, giám sát và xử

lý các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa kịp thời,

chặt chẽ và kiên quyết. Nguyên nhân của tình trạng trên còn nhiều, nhưng chủ

yếu là do trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội chưa nhận thức đầy đủ,

toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo, chưa ý thức được sự cần thiết phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được pháp luật quy định.

Page 7: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

3

Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng,

Nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật

trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao

hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng

tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội.

Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ

chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

a. Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về tôn giáo và

thực trạng pháp luật về tôn giáo cũng như thực tiễn thực hiện quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để thực hiện được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:

+ Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về tôn giáo, vai

trò của pháp luật về tôn giáo; tiêu chí hoàn thiện pháp luật về tôn giáo và các

yếu tố bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo dựa

trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những thành

tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

+ Đánh giá thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua

các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn

giáo hiện hành; phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo; trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm và

chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế.

Page 8: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

4

+ Làm rõ sự cần thiết khách quan phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, nêu quan điểm và các giải pháp

hoàn thiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về tôn giáo và công cụ pháp lý

để đảm bảo pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong hoạt động tôn

giáo trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Các công cụ pháp lý đó được

thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo và

gắn liền với việc thực hiện pháp luật về tôn giáo, về quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; trong đó

nhấn mạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải

gắn liền với cuộc đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì

mục đích ngoài tôn giáo.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian

+ Quốc tế: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền

cơ bản của con người và được các quốc gia trên thế giới ghi nhận và đảm bảo.

Luận án nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đảm bảo quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được ghi nhận trong hệ thống pháp luật

quốc tế như các công ước, điều ước quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia

trên thế giới. Trong phạm vi này, tác giả sẽ phân tích nội dung, giới hạn của

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các công ước quốc tế và thể hiện trong

pháp luật của một số nước trên thế giới. Từ những nghiên cứu, sẽ làm cơ sở

để so sánh, đánh giá pháp luật, thực tiễn pháp luật Việt Nam trong việc đảm

đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

+ Việt Nam: Pháp luật về tôn giáo có thể được nghiên cứu từ nhiều góc

độ với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án không

thể nghiên cứu được hết các vấn đề đó. Luận án nghiên cứu đề tài “Quyền tự

Page 9: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

5

do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” dưới góc độ Luật

Hiến pháp và Luật Hành chính. Những nghiên cứu cụ thể được đề cập trong

luận án được giới hạn nhằm hướng đến việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

+ Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật và việc

thực hiện pháp luật về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay từ thời điểm ban hành

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó,

luận án cũng khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tôn giáo

ở Việt Nam từ năm 1945 cho đến trước khi ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng,

tôn giáo như một sự so sánh để thấy được bước tiến của pháp luật về tôn giáo.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

+ Tiếp cận chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phân

tích, luận giải các vấn đề lý luận về tôn giáo, thực trạng pháp luật và thực tiễn

thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

+ Tiếp cận liên ngành: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tôn giáo dưới góc độ luật học, có sự phối hợp

của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như khoa học lịch sử, xã hội học,

tôn giáo học...

+ Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá

trình nghiên cứu, đặc biệt xem xét mối quan hệ này qua từng giai đoạn lịch sử

khác nhau. Đồng thời, khi phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ này

được quán triệt trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể nhìn

nhận dưới góc độ logic phát triển.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận án “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt

Nam hiện nay” sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Đề tài dựa trên cơ

sở lý luận chính là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tham

khảo học thuyết chủ quyền nhân dân, học thuyết phân chia quyền lực, lý luận

Page 10: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

6

nhà nước và pháp luật; vận dụng cơ sở lý thuyết về phương pháp luận duy vật

biến chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng,

Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Luận án còn sử dụng tổng thể các phương pháp

nghiên cứu như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh,

phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp hệ

thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích - dự báo. Nghiên

cứu pháp luật quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và vấn đề bảo đảm

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm cơ sở đối chiếu, so sánh pháp luật bảo

vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế;

đưa ra những giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp

luật Việt Nam hiện nay; cụ thể như sau:

Chương 1: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương

pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Qua thống kê và tổng hợp các công

trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước về những vấn đề có liên

quan đến nội dung luận án, tác giả phân tích những nội dung cơ bản trong các

công trình nghiên cứu đó và đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng

hợp, phương pháp so sánh để đưa ra các quan niệm, bản chất, đặc điểm, lịch

sử hình thành và phát triển về quyền con người; Khái niệm pháp luật tôn giáo,

khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm và bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

Nội dung Quyền con người, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; pháp luật về

tôn giáo cũng như vai trò, nội dung, đối tượng điều chỉnh, các điều kiện đảm

bảo của pháp luật về tôn giáo.

Chương 3: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể,

phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,

phương pháp so sánh để đánh giá quá trình hình thành và phát triển của pháp

luật về tôn giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; thực trạng pháp luật về

tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành,

đặc biệt đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tôn giáo, từ đó chỉ ra những

Page 11: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

7

hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Đồng thời, khái quát pháp luật về tôn giáo ở

một số nước trên thế giới để so sánh với pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam.

Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích - dự báo, phương

pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp

thống kê; làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và những

yêu cầu đặt ra từ đó đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đây là công trình chuyên khảo, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ

thống pháp luật về tôn giáo, về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp

luật Việt Nam hiện nay. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng

góp mới về khoa học của luận án:

Một là, làm sáng tỏ khái niệm, vị trí của pháp luật về tôn giáo trong hệ

thống pháp luật Việt Nam, làm sáng tỏ vai trò, đặc điểm, nội dung của pháp

luật về tôn giáo. Đặc biệt, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Hai là, làm sáng tỏ thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo dựa trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những

nguyên nhân và hạn chế của thực trạng cũng như thực tiễn thực hiện quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá những thành tựu bảo

đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Ba là, luận án đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay trên cơ sở

phân tích sự biến đổi của đời sống tôn giáo ở Việt Nam dưới tác động của xu

thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và có tính đến đặc trưng của hoạt

động tôn giáo. Ngoài các giải pháp trước mắt, luận án chú trọng đến các giải

pháp ở tầm chiến lược, lâu dài góp phần xây dựng luật tín ngưỡng, tôn giáo.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học

Page 12: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

8

Luận án nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của

pháp luật về tôn giáo. Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ những vấn đề lý

luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tôn giáo, một lĩnh vực

cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ ở Việt Nam. Luận án cũng góp phần

luận giải tính tất yếu và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt

Nam trong thời gian qua còn bộc lộ một số điểm hạn chế. Điều này xuất phát

từ việc pháp luật về tôn giáo chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và việc xã hội,

nhà nước nói chung và ngành quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng do ảnh

hưởng của những yếu tố lịch sử nên đôi khi còn có nhận thức chưa đúng về

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu và những

giải pháp của luận án có ý nghĩa đối với việc đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, hoàn thiện và thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay. Luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công

tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, pháp luật về tôn

giáo nói riêng và cho ngành quản lý nhà nước về tôn giáo.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

luận án gồm 4 chương, 11 tiết

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2. Cơ sở lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp

luật Việt Nam hiện nay

Chương 3. Thực trạng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp

luật Việt Nam hiện nay

Chương 4. Những quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Page 13: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

9

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,

đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nước ta. Để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo

một tôn giáo nào của công dân, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản

lý nhà nước đối với tôn giáo, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa - Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 đều khẳng

định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của

công dân. Hiến pháp năm 2013 tại Điều 24 quy định: “Mọi người có quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo

đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi

dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [40, tr.17-18].

Những năm gần đây, vấn đề quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo được đảm bảo, khách quan, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế

đã được tổ chức, việc nghiên cứu quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo được coi trọng, các công trình nghiên cứu điển hình như:

+ Hội thảo, Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Hà Nội, 2007, tập

trung thảo luận về các chủ đề then chốt đã được nêu ra tại Hội thảo năm 2006

như so sánh các mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tôn

giáo; tình hình và tiến triển của pháp luật về tôn giáo ở Đông Nam Á. Ngoài

ra Hội thảo còn đề cập đến những vấn đề mới và thời sự hơn như: tôn giáo và

an ninh nhà nước; các vấn đề thuế, tài chính liên quan đến hoạt động tôn giáo;

hoạt động của các tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Đông Nam Á; vấn đề tôn

giáo và giáo dục…. Tại Hội thảo, tham luận của các học giả Việt Nam nêu ra

Page 14: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

10

những khó khăn và thách thức trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

hiện nay; tham luận của các học giả quốc tế nhấn mạnh những nỗ lực tìm

kiếm mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội thích hợp ở Châu Âu, việc quản lý

hoạt động từ thiện của các nhóm tôn giáo ở Hoa Kỳ, tham luận của các học

giả từ các nước Đông Nam Á như Singapore, Phillipines, Thailand, Malaysia

nêu ra những kinh nghiệm thực tế khi nhà nước phải mau chóng giải quyết

các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên phương diện pháp luật.

+ Hội thảo, Tôn giáo và pháp quyền Đông Nam Á, Hà Nội, 2011, thảo

luận các vấn đề quan trọng về vai trò của nhà nước trong việc điều hành, quản

lý và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường, có đóng góp vào

sự ổn định và phát triển của toàn xã hội, tập trung vào các vấn đề: so sánh các

mô hình quan hệ nhà nước - giáo hội; vấn đề pháp nhân tôn giáo, tình hình

hiện tại và tiến triển của pháp luật về tôn giáo ở Đông Nam Á. Hầu hết các ý

kiến đều nhất trí quan điểm chung cho rằng, các nhóm tôn giáo có khả năng

đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội, họ dạy con người về đạo lý,

nhân sinh quan và những tiêu chí đạo đức, họ có những chính sách cụ thể

trong việc chăm sóc người nghèo và điều đó giúp giảm bớt gánh nặng tài

chính cho chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội… Tuy

vậy, tất cả những điều đó có thể thành hiện thực nếu tất cả các nhóm tôn giáo

được các chính phủ tạo điều kiện để họ được tự do thực hành các hoạt động

tôn giáo trong xã hội.

+ Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam và những đóng góp

đối với xã hội Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội, 2015. Đây là tập

kỷ yếu của hai cuộc hội thảo quốc tế, được tổ chức bởi Ban Tôn giáo Chính

phủ hợp tác với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, với chủ đề “Giá

trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam và những đóng góp đối với xã hội

Việt Nam”, được tổ chức ngày 25, 26/9/2013 và chủ đề “Tôn giáo và đời sống

tôn giáo ở Việt Nam - Chia sẻ kinh nghiệm châu Âu và Việt Nam trong việc

đảm bảo tự do tôn giáo” được tổ chức ngày 26, 27/9/2014. Hội thảo có sự

Page 15: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

11

tham gia của các chuyên gia đầu ngành về tôn giáo, về luật pháp đến từ các

nước trong Liên minh châu Âu. Hội thảo đã phân tích sự đang dạng tôn giáo ở

Việt Nam cùng những đóng góp của các tôn giáo đối với lịch sử dựng nước

và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Hội thảo phân tích vai trò của nguồn lực

xã hội của tôn giáo trong công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam. Hội thảo

dành thời lượng phân tích những chuyển biến trong đời sống tôn giáo ở Việt

Nam, phân tích những nỗ lực và thành tựu của nhà nước Việt Nam trong việc

đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, khuyến khích các

hoạt động tôn giáo tiến bộ vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về tôn giáo,

chính sách, pháp luật về tôn giáo

- PGS.TS. Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt

Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008, 447 trang.

Sách đã hệ thống lại những nét chủ yếu về lý luận và thực tiễn trong công tác

tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lịch sử nhận thức của Đảng, Nhà

nước về tôn giáo và những phác họa đầu tiên về tiến trình đó, chủ yếu là giai

đoạn từ 1945 đến năm 2005; quá trình Đảng, Nhà nước ta xây dựng và hoàn

thiện đường lối, chính sách tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử, đáp ứng đổi

mới về tôn giáo, từ đó đặt ra một số vấn đề gợi mở làm cơ sở cho việc hoàn

thiện pháp luật về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay; giúp tác giả có cái nhìn

toàn diện, hệ thống về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

- GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn

của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, 2011, trong đó bài

viết của Nguyễn Hồng Nhung, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Những vấn

đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã khái quát quan niệm về tín ngưỡng, tôn

giáo, từ đó đưa ra nội dung và giới hạn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng

như thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các nước trên thế

giới và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam. Trong đó tác giả khẳng định, về cơ bản,

bên cạnh việc tạo ra một cơ chế pháp lý tương đối toàn diện bảo đảm quyền tự

Page 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

12

do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, Đảng và Nhà nước ta đã và đang

không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đời sống tâm linh,

phục vụ tốt cho quá trình xây dựng đất nước.

- Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, tập thể tác giả, chủ biên:

GS.TS. Hoàng Văn Hảo - TS. Chu Hồng Thanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 1997, 288 trang. Sách đề cập đến những vấn đề lý luận quyền con người

về dân sự và chính trị; phân tích quyền con người về dân sự và chính trị trong

các Hiến pháp Việt Nam. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm

quyền dân sự và chính trị, do vậy cuốn sách là nguồn tư liệu quý giúp tác giả

nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.

- Một số công trình khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Động về quyền

công dân ở Việt Nam có liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp tác giả cả về

phương pháp nghiên cứu, học thuật và nội dung nghiên cứu. Các công trình:

Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay (sách

chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, 203 trang; Quyền con người,

quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Khoa

học Xã hội, 2005, 253 trang; Các quyền hiến định về chính trị của công dân

Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb tư pháp, Hà Nội, 2006, 183 trang.

- PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Việt Nam với vấn đề quyền con người, Bộ

Tư pháp, Hà Nội, 2005, 368 trang. Cuốn sách giúp tác giả những kiến thức lý

luận và nhận thức đúng đắn, toàn diện vấn đề quyền con người trên bình diện

quốc tế và quốc gia, những thành tựu, những bài học kinh nghiệm trong lĩnh

vực bảo vệ quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; chống lại

những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phục vụ cho các hoạt

động bảo vệ quyền con người.

- TS. Đỗ Minh Hợp (chủ biên), Tôn giáo phương Đông, quá khứ và

hiện tại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006, 398 trang; sách đề cập đến lịch sử phát

triển kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa của các xã hội phương Đông; sách

đã trình bày hoàn cảnh, quá trình hình thành các tôn giáo Phương Đông cùng

Page 17: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

13

với sự tác động của nó đến xã hội. Cuốn sách đã giúp tác giả thấy rõ những tư

liệu hiện có, những tư liệu gốc về tôn giáo Phương Đông, thấy rõ được đặc

thù và bản chất của các tôn giáo, phân tích sự hoạt động và vị trí trong đời

sống xã hội và con người phương Đông.

- Tuyên ngôn thế giới và hai công ước 1966 về quyền con người, tập thể

tác giả, Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002, 240 trang. Nội dung cuốn sách đã đề

cập đến những vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến Tuyên ngôn thế giới về

nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

(1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966);

đồng thời đề cập đến việc áp dụng các nguyên tắc và quy định trong ba văn

kiện đó về thực tiễn trên thế giới và Việt Nam; giúp tác giả củng cố những

kiến thức lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Phạm Khiêm Ích (chủ biên), Quyền con người, các văn kiện quan

trọng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, 595 trang; cuốn sách

bao gồm 15 văn kiện quan trọng, tuy khác nhau về thời gian và địa điểm ra

đời, nhưng lại rất giống nhau, nhất quán với nhau trong việc đề cao và bảo vệ

các quyền tự nhiên, không thể bị tước đoạt và thiêng liêng của con người;

sách đã nêu bật được các văn kiện, đồng thời khẳng định mạnh mẽ rằng

không có sự vi phạm nhân quyền nào có thể biện minh được; bởi vậy các

quốc gia trong cộng đồng quốc tế cam kết hoàn thành nghĩa vụ của mình là

thúc đẩy sự tôn trọng ở khắp nơi, thực hiện và bảo vệ tất cả các quyền con

người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người phù hợp với Hiến

chương Liên hợp quốc, các văn kiện khác liên quan tới quyền con người và

luật pháp quốc tế. Sách đã giúp tác giả thẩm thấu được các quyền thừa thưởng

về tự do tôn giáo, các quy định tại các nước thành viên, xác định mối quan hệ

quốc tế trong đó có các luật quy định về hệ thống pháp luật tôn giáo, công

nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Page 18: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

14

- PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại,

lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008, 418

trang; cuốn sách là sự kết hợp các kiến thức trên các lĩnh vực lý luận nhà

nước và pháp luật, Luật hiến pháp nước ngoài và Luật so sánh, từ đó đưa ra

một cách nhìn toàn diện về nhà nước và pháp luật tư sản.

Ngoài ra, còn có một số công trình khác như: Tôn giáo ở Mỹ, Nghiêm

Văn Thái, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2011; Dấu mốc và kết quả hội

nhập quốc tế về tôn giáo ở Việt Nam; Bùi Quang Nhượng, Tạp chí Công tác

Tôn giáo, số 9/2015; Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng quan điểm của

Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo, Đoàn Thị Thu

Hà, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 7/2016; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín

ngưỡng, tôn giáo, Tạ Văn Sang và Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí Công tác Tôn

giáo, số 8/2016;...

1.1.1.2. Nhóm công trình đề cập đến thực trạng và thực tiễn áp dụng

chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam

- Bùi Đức Luận (chủ biên), Quản lý hoạt động tôn giáo, cơ sở lý luận

và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005, 111 trang; sách đã đưa ra một số

vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, thực tiễn quản

lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, nhân

tố mới để thực hiện cải cách hành chính trong quản lý hoạt động tôn giáo.

- Đỗ Quang Hưng, Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, 567 trang; sách là một công trình khoa học

có giá trị, chứa đựng những kiến giải sâu sắc, có tính mới về lý luận; giúp tác

giả thấy được tính mới về lý luận, tổng kết sâu sắc về thực tiễn đời sống tôn

giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong

xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Ngô Hữu Thảo, Công tác tôn giáo - Từ quan điểm Mác - Lênin đến

thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội 2012, đây là bài viết

đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển Mác -

Page 19: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

15

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo cũng như công tác tôn

giáo của hệ thống chính trị và một số vấn đề đặt ra hiện nay.

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối

với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008, 332 trang. Sách đã

làm rõ lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về

tôn giáo, chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta;

kiến thức về các tôn giáo lớn ở Việt Nam và công tác quản lý nhà nước đối

với các tôn giáo đó ở cơ sở; đồng thời, đánh giá thực trạng quy định của pháp

luật, thực trạng công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động

tôn giáo ở nước ta hiện nay. Qua đó, làm rõ nguyên nhân của những thành tựu

và hạn chế của thực trạng trên.

- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học

Brigham Young Hoa Kỳ, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức Nhà nước pháp quyền

và tôn giáo, tư liệu tham khảo, 2012. Tập bài giảng gồm những bài viết chọn

lọc về “Lý luận về Nhà nước pháp quyền và tôn giáo” và phần tư liệu cơ bản

về đường lối, chính sách và pháp luật tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam

(sách trắng), Hà Nội, 2009, 85 trang. Cuốn sách này đã giúp tác giả thấy rõ,

đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước đối

với tôn giáo.

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Tài liệu Hỏi - Đáp pháp luật liên quan đến

tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội, 2008, 142 trang. Cuốn sách gồm phần chuyên

Hỏi - Đáp pháp luật về tôn giáo, phần chuyên Hỏi - Đáp về đất sử dụng cho

mục đích tôn giáo, phần chuyên Hỏi - Đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đã

giúp tác giả nắm vững những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

quyền và trách nhiệm của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc trong hoạt động tôn

giáo; tổ chức tôn giáo; hoạt động của tổ chức tôn giáo; quan hệ quốc tế của tổ

chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; trách nhiệm của cơ quan quản lý

nhà nước về tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong công tác tôn giáo.

Page 20: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

16

- Ban Tôn giáo Chính phủ, Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín

ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội, 2001, 622 trang; Văn bản pháp luật Việt Nam về

tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội, 2013, 120 trang; Nội dung cuốn sách được trình

bày ngắn gọn, dễ hiểu, đề cập đến những vấn đề cơ bản trong chính sách về

tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

+ Luận án Tiến sĩ, Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, những vấn đề lý

luận và thực tiễn, của Đỗ Thị Kim Định, Học viện Khoa học Xã hội, năm

2015. Luận án đã nghiên cứu nội dung pháp luật về tôn giáo, làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về tôn giáo, đánh giá đúng

thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, những yếu tố tác động đến luật

pháp tôn giáo ở Việt Nam, nêu được sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về

tôn giáo ở Việt Nam.

+ Luận án Tiến sĩ, Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi

mới ở Việt Nam, của Nguyễn Thị Vân Hà, Học viện Khoa học Xã hội, năm

2014. Luận án đã nghiên cứu tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn

giáo ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, những

yếu tố tác động đến luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và hướng tới việc đưa ra

một khung lý thuyết về luật pháp về tôn giáo xung quanh yêu cầu xây dựng

nhà nước pháp quyền, nêu được những thành tựu và hạn chế, chỉ ra được

nguyên nhân trong công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở

nước ta hiện nay. Luận án giúp tác giả thấy được nhận thức về tôn giáo và

công tác tôn giáo, cách hành xử của chính quyền và sự vận hành của tổ chức

tôn giáo, vai trò của nhà nước đối với tôn giáo.

- Nguyễn Khắc Huy, Tiến trình luật pháp tôn giáo ở Việt Nam từ năm

1990 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 01/2007. Tác giả đã khái quát

quá trình phát triển của luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam từ 1990 đến nay.

Với việc điểm lại nội dung điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật

đối với tôn giáo, tác giả đã khẳng định sự ra đời của Pháp lệnh tín ngưỡng,

Page 21: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

17

tôn giáo (2004) ghi một dấu mốc lịch sử trên con đường hoàn thiện pháp luật

điều chỉnh lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

- Tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Viện Khoa học xã

hội nhân văn quân sự thuộc Bộ quốc phòng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,

2005, 218 trang. Sách đã nêu những thông tin khái quát, ngắn gọn và dễ hiểu

một số vấn đề cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, sự lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch và quan điểm,

chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.

- GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà

nước và Giáo hội, Viện nghiên cứu tôn giáo, Nxb Tôn giáo, 2003, 377 trang;

sách có nội dung chuyên nghiên cứu về vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và

Giáo hội nói chung, với Giáo hội các tôn giáo ở Việt Nam nói riêng; giúp tác

giả thấy được nhiệm vụ đặt ra với giới khoa học và những người làm công tác

nghiên cứu lý luận về vấn đề này, đặc biệt là lý luận Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về tôn giáo, đúc kết những thực tiễn của nước ta, tìm hiểu

những bài học trên thế giới, góp phần cùng với Đảng và nhà nước ta xác lập

và hoàn thiện chính sách đổi mới hiện nay đối với tôn giáo, tín ngưỡng.

- Nguyễn Cao Thanh, Đôi điều phân biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo,

Tạp chí Công tác tôn giáo, số 01, 02/2014. Bài viết nêu nhiều định nghĩa về

tín ngưỡng, tôn giáo, giáo lý và sự thờ phụng, luật lệ, lễ nghi và cách tiếp cận

tín ngưỡng, tôn giáo cần quan tâm; giúp tác giả hiểu được nhiều định nghĩa

cũng như lời phân tích, lý giải về tín ngưỡng, tôn giáo và nhiều vấn đề cần

quan tâm về tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

- Minh Định, Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện Pháp lệnh

tín ngưỡng, tôn giáo, Công tác tôn giáo, 12/2008. Tác giả đã đặt ra một số vấn

đề trong quá trình thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nảy sinh như: một

số nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị

định hướng dẫn thi hành; một số quy định trong Pháp lệnh và Nghị định

Page 22: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

18

hướng dẫn thi hành chưa phù hợp với thực tiễn hoặc đến nay không còn phù

hợp với thực tiễn.

- Nguyễn Thanh Xuân, Một số tôn giáo ở Việt Nam (tái bản lần thứ

mười), Nxb Tôn giáo, 2012, 574 trang; giúp tác giả hiểu được lịch sử ra đời,

phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức giáo hội

của đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Phật Giáo

Hòa Hảo và một số tổ chức quốc tế của đạo Phật, đạo Tin Lành, một số dòng

tu, một số trào lưu thần học và các cộng đồng chung của đạo Công Giáo, một

số số liệu cơ bản về tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam.

- ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, ThS. Nguyễn Văn Hòa, ThS. Cát Ngọc

Trình, Tìm hiểu pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và thanh tra chuyên ngành

trong lĩnh vực tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2016, 167 trang; cuốn sách

nêu bật được tình hình các tôn giáo hiện nay, tập hợp những câu hỏi vướng

mắc từ các địa phương sau đó biên soạn và trả lời được những câu hỏi theo

dạng hỏi đáp, nêu bật được các văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng,

tôn giáo và thanh tra trong lĩnh vực tôn giáo.

- Văn phòng Quốc hội, Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp

luật tại Việt Nam: chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu, Nxb Hồng

Đức, Hà Nội 2016, 268 trang. Sách đã nêu bật được kinh nghiệm và thực thi

pháp luật của quốc gia khác phục vụ công tác xây dựng và thực thi pháp luật

của quốc gia mình; sự trao đổi, nhìn nhận, góp phần chia sẻ những kinh

nghiệm pháp luật quốc tế phục vụ cho cải cách pháp luật ở Việt Nam.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Quyền con người bắt nguồn từ bản chất con người và lịch sử xã hội,

Quyền con người là một giá trị cao quý, là kết tinh của nền văn minh nhân

loại; cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, quyền con người đã trở thành một

vấn đề có tính toàn cầu, có tác động ngày càng sâu sắc trong đời sống chính

trị thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia. Những thành tựu pháp lý

về quyền con người hiện nay là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài, khó

Page 23: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

19

khăn, phức tạp của loài người tiến bộ, chống bất công, áp bức, xây dựng cuộc

sống tự do, bình đẳng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những

quyền cơ bản của con người thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi

nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật

của nhiều quốc gia trên thế giới.

+ Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ của tác giả Catherine L.Albanese,

do Việt Thư dịch, Nxb Thời Đại, 623 trang, 2012; cuốn sách gồm 2 phần, đề

cập đến tính đa nguyên của tôn giáo, tính thống nhất của tôn giáo ở Hoa Kỳ.

Cuốn sách đã nêu được lục địa Bắc Mỹ có rất nhiều tôn giáo và tín ngưỡng,

mỗi bộ lạc người Indian trên mảnh đất này trước khi người châu Âu đặt chân

đến đều có tín ngưỡng riêng… sau này, người di cư lại mang theo tôn giáo và

tín ngưỡng của mình từ Cựu thế giới đến miền đất mới. Người châu Âu mang

đến đạo Do Thái, đạo Thiên chúa La Mã và đạo Tin Lành, người châu Phi và

châu Á mang đến đạo Hồi, đạo Phật, đạo Hindu cùng nhiều tín ngưỡng khác,

góp phần làm cho các tôn giáo và tín ngưỡng mới phát triển và tô điểm thêm

bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng ở lục địa này. Đây là công trình nghiên

cứu lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng kết hợp với lịch sử tôn giáo nói chung.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nơi có nhiều tín ngưỡng cùng tồn tại, nhiều cộng

đồng sắc tộc, nhiều đức tin, tập quán thờ phụng và giáo luật đạo đức khác

nhau. Nền văn hóa Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ trên những tác động qua lại

phức tạp giữa tính nhất thể và tính đa nguyên của các tôn giáo và tín ngưỡng

để tạo nên những nét độc đáo của riêng mình mà không giống bất cứ dân tộc,

đất nước nào trên thế giới.

+ Tôn giáo ở Trung Quốc, 100 câu hỏi và trả lời của tác giả Lữ Vân, do

Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch, Nxb Tôn giáo, 199 trang, 2003; sách nêu tín

ngưỡng, tôn giáo là vấn đề cá nhân của các công dân Trung Quốc và với việc

loại bỏ các tàn dư của “Cách mạng Văn hóa 1966-1976”, quan niệm chung

hiện nay là lợi ích cơ bản của những người theo hoặc không theo một tôn giáo

nào là thống nhất trên cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Sách đã giúp tác giả

Page 24: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

20

thấy được một số nét cơ bản về các tôn giáo ở Trung Quốc, lịch sử và hiện

trạng, có những lời giải thích về chính sách tôn giáo của Trung Quốc, quan

điểm hiện nay về tôn giáo trong giới học thuật và nhiều vấn đề khác liên quan

tới Phật Giáo, Đạo Giáo, Hồi Giáo, Công Giáo, Tin Lành ở Trung Quốc.

+ Predicting religion của José Casanova (Dự báo tôn giáo), 2003. Tôn

giáo ở phương Tây hiện nay đang trải qua những biến đổi nhanh chóng. Cuốn

sách gồm nhiều bài viết của các chuyên gia nghiên cứu về tương lai của tôn

giáo ở thế kỷ XXI. Sự dự báo dựa trên việc phân tích các lĩnh vực tôn giáo

hiện nay từ các hình thức truyền thống Thiên Chúa giáo đến đời sống tinh

thần mới. Cuốn sách gồm 3 phần: 1. Xem xét lại học thuyết thế tục; 2. Dự

đoán Thiên Chúa giáo; 3. Dự đoán những sự lựa chọn.

+ Law and religion in contemporary society của tác giả Phillip

Goodchild, Nhà xuất bản Ashgate, Burlington, 2002. Cuốn sách giới thiệu

mối quan hệ giữa luật pháp tôn giáo trong xã hội hiện nay. Cuốn sách gồm 4

phần chính: 1. Nội dung bàn về tôn giáo và luật pháp tôn giáo ở Anh. Có sự

trung lập giữa các tôn giáo hay sự trung lập giữa tôn giáo và phi tôn giáo hay

không? Phần 2. Các tổ chức tôn giáo và nhà nước. Phần 3. Công xã hoá trong

luật pháp. Phần này bàn về quyền tự do tôn giáo của trẻ em, quy định về hoạt

động tôn giáo ở Mỹ.

+ Popular religion in sixteenth century England của tác giả Christopher

Marsh, Nhà xuất bản Macmillan, London, 1998. Cuốn sách gồm 258 trang,

miêu tả đời sống tôn giáo Anh trong suốt thời kỳ cải cách. Tác giả đã trả lời

những câu hỏi quan trọng và giải thích sự phát triển tôn giáo và nêu rõ vai trò

của người dân đối với giáo hội. Cuốn sách cũng đề cập đến các chủ đề như

việc thực hành tế lễ, các mối quan hệ với tăng lữ, lễ hội, các nhóm tôn giáo,

tôn giáo “ma thuật”, toà án giáo hội.

+ Law and Protestantisme của tác giả JR.John Witte, Nhà xuất bản

Cambridge, New York, 2002. Cuốn sách bàn về luật pháp và tôn giáo. Cuốn

sách gồm 7 phần: 1. Giới thiệu; 2. Luật thần học và luật dân sự trong thời gian

Page 25: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

21

trước cải tổ; 3. Pháp luật yêu kẻ thù của mình; 4. Một pháo đài hung mạnh; 5.

Có lẽ các luật gia là những tín đồ Thiên Chúa giáo tốt hơn cả; Từ sách phúc

âm đến luật pháp; 6. Bà mẹ của mọi luật pháp trên trái đất; 7. Trường đạo dân

sự. Những suy nghĩ kết luận.

Từ năm 2006, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã kết hợp với Viện Liên kết

toàn cầu (IGE) của Mỹ tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại Hà Nội, Paris, Quảng

Châu bàn về đời sống tôn giáo ở các nước hữu quan, về mối quan hệ giữa nhà

nước và tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Các cuộc

hội thảo đã hội tụ được các học giả Việt Nam, châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và

các học giả trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó có một số bài viết về luật

pháp của các nước về tôn giáo cũng như kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn

giáo như: Tác giả Yushang P.Yao, Luật tôn giáo và sự phát triển của nó ở

Đài Loan; Rik Torfs, Mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước ở châu Âu

Patrice Rolland, Chính sách phân lập, một hình thức điều chỉnh về mặt pháp

luật sự đa nguyên tôn giáo; Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc:

Tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo và quy định pháp luật của tác giả Brett

G.Scharffs; Các tính năng tiêu biểu của hiệu lực pháp luật tôn giáo: Một

nhận thức so sánh của W. Cole Durham, Jr, Giáo sư Đại học Luật Susa

Young Gates; Liu Peng, Các hướng quan hệ Giáo hội - Nhà nước ở Trung

Quốc: Các vấn đề về luật pháp tôn giáo; GS. Reginal Reimer, Những đóng

góp của các Hội thánh Cơ Đốc giáo và các tổ chức tôn giáo phi chính phủ

trong cộng đồng Canada - sự ủng hộ của luật pháp và chính phủ đối với các

tổ chức này; Alain Garay, Pháp trị và sự phát triển của tự do tôn giáo.

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2.1. Những ưu điểm, những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ

tiếp tục kế thừa, phát triển

Từ các công trình nghiên cứu đến tôn giáo, chính sách, pháp luật về tôn

giáo và nhận định khái quát về nội dung của các công trình nghiên cứu này,

có thể thấy một số kết quả nổi bật như sau:

Page 26: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

22

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã khái quát được đặc điểm, tình

hình tôn giáo ở Việt Nam cũng như sự biến đổi của các tôn giáo ở Việt Nam

dưới sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực. Theo các tác giả, đời sống

tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có những biểu hiện tiêu biểu đáng lưu ý như: xu

hướng gia tăng số lượng tín đồ các tôn giáo và sự phân bố lại bản đồ tôn giáo;

sự đa dạng trong hệ thống tôn giáo; hiện tượng cải đạo diễn ra mạnh mẽ, nhất

là vùng dân tộc thiểu số; việc tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức hành

chính đạo, kiện toàn đội ngũ nhân sự của các tôn giáo; xu hướng các tôn giáo

ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, hoà nhập sâu rộng vào đời sống

kinh tế - xã hội đất nước; văn hoá tôn giáo ngày càng hội nhập với văn hoá

dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc; các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc

để chống phá cách mạng Việt Nam,v.v…

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết quản lý nhà

nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực tôn giáo. Quản lý nhà nước bằng pháp

luật nhằm định hướng, tạo thuận lợi cho các tổ chức, tín đồ tôn giáo hoạt động

theo đúng tôn chỉ, mục đích, hiến chương, điều lệ của các tôn giáo phù hợp

với mục tiêu, lợi ích của nhà nước; không lợi dụng hoạt động tôn giáo xâm

hại đến lợi ích nhà nước, trật tự chung xã hội và lợi ích hợp pháp của công

dân; phát huy giá trị tích cực của tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã khái quát quá trình hình thành,

phát triển của chính sách tôn giáo ở Việt Nam, nhất là phương diện quản lý

nhà nước cũng được làm rõ: từ việc sớm khẳng định mô hình nhà nước thế

tục về tôn giáo, các nguyên tắc cơ bản khi giải quyết vấn đề tôn giáo, cho đến

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam. Đồng

thời, vạch ra những nét chủ yếu trong việc thực thi chính sách ấy ở thực tiễn

đời sống các tôn giáo trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ cũng như

cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Page 27: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

23

Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn khái quát về sự ra

đời và địa vị pháp lý của “luật pháp về tôn giáo” ở châu Âu; các mối quan hệ

giữa nhà nước với Giáo hội; mối quan hệ giữa luật pháp tôn giáo các nước

trên thế giới với luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam; đã đưa ra những nguyên

tắc trong việc xây dựng luật pháp tôn giáo và có cái nhìn đối sánh với pháp

luật về tôn giáo ở Việt Nam.

Thứ năm, các công trình nghiên cứu đã khái quát sự hình thành và phát

triển của pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử và được

đánh dấu bằng sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật.

1.2.2. Về những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo hoặc cần

phải tiếp tục nghiên cứu

Nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tôn giáo

trong những năm gần đây đã được các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu

khoa học và các cơ quan quản lý quan tâm. Tuy nhiên, trong các công trình

nghiên cứu được công bố mới chỉ dừng lại ở việc phân tích khái quát sự đổi

mới về đường lối và chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, còn việc

nghiên cứu trên phương diện lý luận; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về

tôn giáo chưa được chú trọng. Việc nghiên cứu pháp luật về tôn giáo chủ yếu

chỉ khái quát và điểm lại những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan

hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo đã được ban hành từ năm 1945 đến nay. Đã

có một vài công trình là luận án tiến sĩ và thạc sĩ nghiên cứu về việc hoàn

thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta và có một vài bài nghiên cứu viết trên

tạp chí có nói về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng cho đến nay, thực

tiễn quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng như pháp luật về tôn giáo có nhiều

thay đổi, vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay là thực sự

cần thiết. Luận án sẽ tiếp tục tập trung vào khoảng nghiên cứu còn trống sau:

Về lý luận: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền

cơ bản của con người, tuy nhiên việc tiếp cận quyền con người trong đó có

Page 28: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

24

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như là một yêu cầu của quá trình hoàn thiện

pháp luật về tôn giáo chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể. Từ cách

tiếp cận dựa trên quyền, luận án phân tích rõ pháp luật về tôn giáo là công cụ

để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và là môi trường

pháp lý thuận lợi để nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Quan niệm pháp luật về tôn giáo chưa thống nhất, lập luận khoa học

cho các quan niệm trên được đưa ra còn sơ sài; vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho

luận án là: trên cơ sở phân tích một cách khoa học các quan niệm trước đây về

pháp luật tôn giáo để đưa ra quan niệm của mình và đặc biệt nhìn nhận vị trí

của pháp luật về tôn giáo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Phân tích vai trò

cũng như đặc điểm và chỉ rõ nội dung điều chỉnh của pháp luật về tôn giáo.

- Về đặc điểm của pháp luật về tôn giáo: với việc kế thừa các nghiên

cứu đã được thực hiện, luận án cần triển khai thêm một bước để làm rõ những

đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bổ sung những đặc điểm mới

chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước. Một vấn đề khác

cũng đã được nhà nghiên cứu đề cập nhưng mới chỉ ở mức độ khái quát mà

chưa làm rõ được pháp luật về tôn giáo không phải điều chỉnh tất cả các quan

hệ xã hội trong hoạt động tôn giáo, đối với hoạt động tôn giáo thuần túy, pháp

luật không can thiệp và các tín đồ, chức việc, chức sắc các tôn giáo thực hiện

theo Hiến chương, Đạo quy, giáo lý, giáo luật của mình. Vì vậy luận án cần

phải làm sáng tỏ vấn đề này ở mức cần thiết.

- Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về quyền con người,

quyền công dân, nghiên cứu về pháp luật tôn giáo, một công cụ để đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, nhưng phân tích và làm rõ

thực trạng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đưa ra những giải

pháp để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì chưa được đề cập. Vì

vậy, luận án đặt ra nhiệm vụ cần phải nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc

đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và thực trạng thực hiện quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo; trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình

Page 29: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

25

điều chỉnh, đảm bảo và thực hiện pháp luật về tôn giáo hiện nay, luận án đưa

ra những giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật

Việt Nam hiện nay.

Về thực trạng: Quá trình xây dựng và phát triển pháp luật về tôn giáo

qua các giai đoạn lịch sử của nhà nước ta, qua các bản Hiến pháp cũng sẽ

được luận án xem xét cho việc nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật

hiện hành được toàn diện.

Các nghiên cứu được thực hiện đã đề cập một cách khái quát về các

quy định của pháp luật hiện hành về tôn giáo cũng như thực trạng quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên việc phân tích nguyên nhân của những thành

tựu và hạn chế của các quy định pháp luật cũng như việc thực hiện pháp luật

về tôn giáo chưa được nhìn nhận một cách có hệ thống. Vì vậy, luận án sẽ tiếp

tục tìm hiểu thực trạng pháp luật về tôn giáo cũng như thực tiễn thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và phân tích rõ nguyên nhân cũng như

những thành tựu và hạn chế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đảm

bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Về giải pháp: Trên cơ sở lý luận cũng như thực trạng pháp luật về tôn

giáo và thực trạng thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, luận án có

nhiệm vụ đưa ra các giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo

pháp luật Việt Nam hiện nay.

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.3.1. Cơ sở lý luận

Pháp luật về tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề mới

và phức tạp, chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy, để có

nhận thức đúng đắn về vấn đề này, luận án sử dụng cơ sở lý thuyết như sau:

- Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, sự phát sinh

và phát triển của tôn giáo; thái độ của đảng mác xít với các tôn giáo và quan

điểm về nhà nước và pháp luật; một số lý thuyết trong nghiên cứu tôn giáo và

luật pháp được sử dụng như lý thuyết xã hội học tôn giáo, luật học so sánh.

Page 30: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

26

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo, tín

ngưỡng, đặc biệt là những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây

dựng pháp luật về tôn giáo.

- Các quan điểm của Đảng, Nhà nước trong cách nhìn nhận, phân tích

các vấn đề tôn giáo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

của công dân, sự hình thành và phát triển của pháp luật về quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ 1945 đến nay.

- Dựa vào lý thuyết xã hội học thực hiện pháp luật để phân tích thực

tiễn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; luận án đặc biệt coi trọng các

phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh pháp luật, dự

báo để chọn lọc tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn ở trong và

ngoài nước; thông qua các điều kiện, hoạt động thực hiện pháp luật như các

điều kiện chung, chuyên môn và cá nhân nhằm đánh giá quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo và pháp luật về tôn giáo, thực trạng những thành tựu và hạn

chế và chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế đó để làm cơ sở

cho việc đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

1.3.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu

Trên cơ sở tập hợp, hệ thống các công trình nghiên cứu có liên quan

đến đề tài luận án đã được thu thập, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc trên cơ sở

phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đó. Từ đó, đưa ra những quan

điểm của mình về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu văn bản học khi tiếp cận các khái niệm,

thuật ngữ liên quan đến tôn giáo và luật pháp; phương pháp so sánh để tìm sự

tương đồng, khác biệt và sự tác động qua lại giữa luật pháp về tôn giáo của

một số quốc gia với luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam từ đó rút ra những kinh

nghiệm cần thiết; phương pháp nghiên cứu lịch sử, đặt sự phát triển của tôn

giáo và luật pháp về tôn giáo trong dòng chảy của lịch sử, đồng thời nhìn

nhận những biến cố lịch sử xã hội - tôn giáo như là nguyên nhân căn bản tác

động tới tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo; phương pháp

Page 31: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

27

tổng hợp, thống kê giúp tác giả nắm bắt những giữ liệu về tình hình tôn giáo,

thực trạng thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các văn bản quy phạm

pháp luật điều chỉnh trực tiếp và có liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam.

- Cùng với việc nghiên cứu trực tiếp các quy định pháp luật hiện hành

về tôn giáo, các bản Hiến pháp của nước ta qua các thời kỳ, luận án sẽ xem

xét quá trình thực hiện những quy định này trong thực tiễn để từ đó có những

đánh giá toàn diện về các quy định của pháp luật, làm tiền đề cho các giải

pháp cụ thể trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

1.3.3. Khung phân tích để làm rõ lý thuyết

Với mục đích làm sâu sắc thêm pháp luật về tôn giáo cả về phương

diện lý luận và thực tiễn, tác giả cần làm rõ vai trò cũng như những đặc điểm

và nội dung của pháp luật về tôn giáo. Từ đó, làm cơ sở để soi chiếu thực

trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo, những thành tựu, hạn chế

và chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. Để giải quyết được

vấn đề này, tác giả đặt ra giả thuyết như sau:

Hệ thống pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đã khá hoàn thiện

cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, song trước sự biến đổi của xã

hội, của đời sống tôn giáo đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập nhất định

do một số quy định thiếu cụ thể, không còn phù hợp với thực tiễn và một số

nội dung mới phát sinh trong hoạt động tôn giáo nhưng chưa có quy định điều

chỉnh; ngoài ra, do nhận thức và cơ chế phối hợp giữa các ngành trong quản

lý nhà nước về tôn giáo nên việc thực hiện pháp luật tôn giáo, đảm bảo quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.

Từ đó, tác giả nghiên cứu và giải đáp có hệ thống các câu hỏi như sau:

1. Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Giới hạn và nội dung quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo? Pháp luật về tôn giáo? Vai trò, đặc điểm và nội dung quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Page 32: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

28

2. Thực trạng và thực tiễn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở

Việt Nam từ khi ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) cho đến nay;

quy định của pháp luật về tôn giáo? Thực hiện pháp luật về tôn giáo?

3. Tính tất yếu hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam? Các giải

pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện

nay cho mọi người và tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện quản lý

nhà nước về hoạt động tôn giáo.

Tiểu kết chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo và pháp luật về tôn giáo là một vấn đề mới và đã được quan tâm nghiên

cứu. Tuy nhiên việc tiếp cận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như là một yêu

cầu của quá trình hoàn thiện pháp luật về tôn giáo chưa có công trình nào đề

cập một cách cụ thể; các nghiên cứu được thực hiện đã đề cập khái quát về

các quy định của pháp luật hiện hành về tôn giáo; việc phân tích nguyên nhân

của những thành tựu và hạn chế của các quy định pháp luật cũng như việc

thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tôn giáo chưa được

nhìn nhận một cách có hệ thống. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng cũng như

thực tiễn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm không còn

cập nhật với thực tế. Nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như một cơ

sở nền tảng để xây dựng và hoàn thiện pháp luật chưa được đề cập, đặc điểm,

nội dung của pháp luật về tôn giáo đã được đề cập nhưng chưa thật rõ.

Từ những nội dung đã được đề cập hay còn bỏ trống kể trên, luận án sẽ

tập trung xem xét, luận giải và làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn trong

những chương tiếp theo. Để giải quyết các vấn đề đó, ngoài các phương pháp

nghiên cứu và tiếp cận truyền thống, luận án còn sử dụng cách tiếp cận nghiên

cứu liên ngành.

Page 33: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

29

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO

2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng

Vấn đề tín ngưỡng, hiện nay giới khoa học xã hội còn đang có nhiều ý

kiến khác nhau khi nói tới khái niệm tín ngưỡng, bởi chúng có mối liên hệ và

sự chuyển hóa trong những bối cảnh nhất định. Từ cổ xưa, khi con người xuất

hiện thì cuộc sống của họ luôn phải đấu tranh để sinh tồn và phát triển; họ

phải đấu tranh với thiên nhiên (thời tiết, khí hậu, thiên tai, thú dữ…), đấu

tranh giữa cá thể với cá thể, với cộng đồng người trong một xã hội đầy trắc

trở… Những hiện tượng thiên nhiên (như sấm chớp, bão tố, nước, lửa…),

những hiện tượng xã hội (người giàu, kẻ nghèo, người tốt, kẻ xấu, người làm

vua, kẻ ăn mày,…) họ không thể giải thích được. Từ đó con người đã suy

nghĩ những hiện tượng thiên nhiên, bản thân con người, xã hội là do có những

“đấng siêu nhiên” tạo ra, mình phải cầu, cúng những “đấng siêu nhiên” tác

động cho đời sống con người được tốt hơn. Như vậy niềm tin vào một đấng

siêu nhiên đã hình thành ngày một lan rộng trong hầu hết cộng đồng người

trên thế giới; đó chính là tín ngưỡng.

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, tín ngưỡng nghĩa là lòng tin và sự

ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó. Nhìn chung, đa số các

nhà nghiên cứu đều cho rằng: tín ngưỡng có hai nghĩa. Nghĩa rộng, tín

ngưỡng phản ánh niềm tin và sự ngưỡng mộ, sùng kính của con người về một

chủ thuyết, một lực lượng nào đó. Tín ngưỡng tôn giáo chỉ là một dạng của

tín ngưỡng nói chung. Theo nghĩa hẹp, tín ngưỡng là đức tin, niềm tin vào lực

Page 34: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

30

lượng siêu nhiên, là một bộ phận cấu thành chủ yếu của tôn giáo. Cơ sở của

tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu

nhiên” (hay nói gọn lại là “cái thiêng”) - cái đối lập với cái “trần tục”, cái hiện

hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được.

Có người đồng nhất tín ngưỡng với tôn giáo, có người lại coi tín

ngưỡng nằm dưới tôn giáo trong bậc thang phát triển; tín ngưỡng mang tính

dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian; trong tín ngưỡng có sự hòa

nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ và nghi lễ còn phân tán,

không có những quy định chặt chẽ; tín ngưỡng thường không có tổ chức hoặc

có tổ chức ở dạng sơ khai nhất; tín ngưỡng cũng không có hệ thống giáo lý

mà chỉ có các vật được tôn thờ bao gồm: hiện tượng thiên nhiên (mưa bão,

sấm chớp, lũ lụt,…), vật thể (nước, lửa, bến nước, núi non, sông biển,…), con

người (người đã mất, người có công với đất nước, với dân, siêu nhân,…),

nhân vật siêu thực (thần thánh, tiên, thượng đế,…); khi nói đến tín ngưỡng

thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một cộng đồng người.

Cũng bàn về khái niệm tín ngưỡng, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ cho rằng

“Tín ngưỡng chỉ là niềm tin, đức tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng của con

người vào cái gì đó mà người ta cho là siêu phàm, là cao cả và đẹp đẽ” [9,

tr.30].

Theo tác giả Phương Anh thì “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng

vọng về một lực lượng tiên thiên, tuyệt đối hay thần thánh nào đó. Lực lượng

đó có ảnh hưởng đến hành vi của người tin theo, hoặc có thể chi phối đến

hành vi nhưng ở một giới hạn nhất định” [2, tr.15].

Từ những nhận định như trên, có thể định nghĩa khái niệm “tín

ngưỡng” một cách khái quát như sau: Tín ngưỡng là niềm tin, là sự ngưỡng

mộ vào các đấng siêu nhiên hay những người được cho là thần thánh ở thế

giới siêu thực, có sức mạnh tác động vào đời sống hiện tại của con người nên

được tôn thờ.

2.1.1.2. Khái niệm tôn giáo

Page 35: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

31

Theo từ điển tiếng việt (Viện ngôn ngữ - 1996): Tôn giáo là hình thái ý

thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng những lực lượng

siêu nhiên cho rằng những lực lượng siêu nhiên quyết định số phận con

người, con người phải phục tùng và tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh rất sớm, từ

trong xã hội nguyên thủy. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng hay những

vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái nào đó.

Theo từ điển Tôn giáo (2001 - Marguerite Mariethiollier): Tôn giáo bao

hàm một mặt, sự tìm kiếm sự thật về nguồn gốc của thế giới và của con người

và những quan hệ của nó với thần thánh. Mặt khác, một tập hợp những tín

ngưỡng, một nhu cầu thương yêu và xúc cảm, một quan hệ hài hòa giữa vũ trụ

vi mô và vũ trụ vĩ mô, nó là sự thể hiện của cái thiêng và sự tổ chức những

nghi thức cá nhân và xã hội.

Nhà triết học duy vật siêu hình cổ Hi Lạp Democrite (460BC-370BC)

đã xem tôn giáo phát sinh từ niềm tin và sự sợ hãi của con người, ông viết:

“Con người thường rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ khó có thể khắc phục

được, họ dao động giữa niềm tin, hy vọng và sự sợ hãi. Con người cần có sự

giúp đỡ. Còn theo nhà triết học Hà Lan Baruch Spinoza (1632-1677) thì tiếp

cận tôn giáo ở khía cạnh tâm lý con người, ông viết: “Các điều kiện sống thực

tế đã hình thành trạng thái tâm lý nhất định. Khi con người lâm vào hoàn cảnh

khó khăn, bế tắc, không tìm được cách giải quyết thì họ tin vào hiện tượng

thần thánh cứu giúp họ”. Còn nhà triết học duy vật người Anh Bettrand Rusell

(1872-1970) cho rằng tôn giáo hình thành bởi ba nỗi sợ hãi của con người: sợ

thiên nhiên, sợ con người với nhau và sợ chính bản thân mình. Nhà triết học

duy tâm biện chứng nổi tiếng Hegel người Đức Geogre Wilhelm Friedrich

Hegel (1770-1831) đã dựa trên suy luận từ tôn giáo để hình thành “tư tưởng

triết học Hegel” ông cho rằng Thượng Đế là sự thể hiện cao nhất của lý tính

hay nói cách khác Thượng Đế chính là tinh thần tuyệt đối.

Với cách nhìn tôn giáo từ góc độ tư tưởng, triết học của các nhà kinh

điển Mác - Lênin. Các định nghĩa “Tôn giáo là tiếng thờ dài của chúng sinh bị

Page 36: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

32

áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh

thần của những trật tự không có tinh thần” [134, tr.570]. Ph. Ăng-ghen cho

rằng: “tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của

con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày

của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình

thức những lực lượng siêu trần thế” [135, tr.437].

Gần đây một số nhà nghiên cứu tôn giáo Việt Nam cũng đưa ra những

lý giải hoặc chia sẻ quan điểm của mình về tín ngưỡng, tôn giáo. Từ điển

tiếng Việt, xuất bản năm 1992, đưa ra định nghĩa “Tôn giáo là hình thái ý

thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực

lượng siêu tự nhiên, cho rằng những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số

phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ”. Giáo sư Đặng Nghiêm

Vạn trong sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, xuất

bản năm 1998 cho rằng: “Tôn giáo là thế giới siêu nhiên vô hình được chấp

nhận một cách trực giác và tác động qua lại hư ảo giữa con người và thế giới

đó nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như ở thế giới bên kia trong

những hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau, của từng cộng đồng tôn giáo hay

xã hội khác nhau” [109, tr.42]. Năm 1997, trong một nghiên cứu, Phó Giáo sư

Nguyễn Văn Kiệm cho rằng là một tôn giáo phải hội đủ các điều kiện như:

“Một niềm tin vào đấng siêu nhiên có vai trò quyết định đối với vận mệnh của

con người trong cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống bên kia; một hệ thống

lễ nghi đôi khi đơn giản, đôi khi phức tạp, cầu kỳ nhằm giúp tín đồ thường

xuyên gắn bó với niềm tin; một tổ chức nhân sự ít nhiều quy mô về hệ thống

điều hành việc hành đạo của tín đồ; hệ thống luân lý đạo đức cho người tu

hành, đây là thành tố được coi là quan trọng nhất” [2, tr.11].

Trong các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực

tôn giáo ở nước ta chưa có bất cứ một văn bản nào giải thích khái niệm, kể cả

trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất

điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tôn giáo, phần giải thích từ ngữ, khái niệm tôn

Page 37: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

33

giáo vẫn bị bỏ ngỏ; do việc giải thích khái niệm tôn giáo khá phức tạp, thậm

chí khó có thể thống nhất, nhưng để có một khái niệm làm công cụ cho việc

nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện

nay, chúng tôi sử dụng khái niệm tôn giáo theo nghĩa: “Tôn giáo là tín

ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức, có hệ thống giáo lý, giáo

luật, lễ nghi và được Nhà nước công nhận”.

2.1.1.3. Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Tự do tôn giáo, một giá trị tư tưởng của loài người, được hình thành ở

Châu Âu với các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII - XVIII. Những nhà tư

tưởng như John Locke (1632-1645), J.J.Rousseau (1712-1778) đã góp phần

tạo ra lý thuyết về một nhà nước chỉ căn cứ vào nhu cầu và đòi hỏi của con

người vào các “khế ước xã hội” mà thôi, chứ không còn tựa vào những

nguyên tắc tôn giáo nữa [75, tr.20]; đã đặt ra nền móng cho quyền tự do tôn

giáo khi cho rằng, tôn giáo là vấn đề của cá nhân hơn là của xã hội và vai trò

của Nhà nước không phải là khuyến khích tôn giáo mà trái lại, là bảo vệ

quyền của mỗi cá nhân sở hữu niềm tin của họ.

Trong tiến trình vận động của lịch sử, quan niệm về tự do tôn giáo dần

trở lên hoàn thiện hơn: Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 đề cập đến

tự do “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những

quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [125, tr. 96], song chưa nói

cụ thể về tự do tôn giáo; sự đóng góp của Đại cách mạng Pháp năm 1789 và

cách mạng tư sản Châu Âu đã có vai trò rất lớn trong việc giải quyết mối quan

hệ giữa nhà nước và giáo hội; cuộc cách mạng ấy đã tạo ra một quyền lực

bằng chính chủ thể con người. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789

của Pháp, tại điều 1 có quy định “mọi người sinh ra và sống tự do và bình

đẳng về các quyền” [125, tr.112] và quy định “không ai có thể gây phiền hà

do có ý kiến kể cả tín ngưỡng này khác, miễn là không có biểu hiện gây rối

trật tự công cộng do luật pháp quy định” [125, tr.114], song cũng chưa nói rõ

Page 38: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

34

về tự do tôn giáo. Năm 1905, Luật Phân ly nổi tiếng của nước Pháp có nói

đến quyền tự do lương tâm và quyền thực hành thờ phụng (điều 1) với “hạn

chế duy nhất là phải đảm bảo lợi ích công cộng”, Luật Phân ly có đóng góp

đặc biệt quan trọng vì đã tìm ra mô hình thỏa ước đã khẳng định ba nguyên

tắc cơ bản đó là; tách giáo hội khỏi nhà nước, tách nhà trường - hệ thống giáo

dục ra khỏi giáo dục nhà thờ và coi tôn giáo là việc cá nhân của mỗi người.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản luật quốc tế về tôn giáo

được ghi nhận từ rất sớm trong các văn kiện luật nhân quyền quốc gia và quốc

tế. Ở cấp độ quốc gia, có thể kể đến Luật của Rhode Island 1647 và Hiệp ước

Hòa bình Augsburg 1555 với những quy định liên quan đến “quyền được thừa

hưởng về tự do tôn giáo”. Ở cấp độ quốc tế, quyền này được khẳng định ngay

trong văn kiện quốc tế đầu tiên về nhân quyền là Tuyên ngôn Thế giới về

nhân quyền năm 1948; Điều 18 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm

1948 định nghĩa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau: “Mọi người đều

có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền này bao gồm

quyền tự do thay đổi tôn giáo và niềm tin, cũng như quyền tự do biểu hiện tôn

giáo hay niềm tin của mình, một mình hay cùng chung nhau, ở nơi công cộng

hay ở nơi riêng tư, bằng thuyết giảng, tục lệ, thờ cúng và làm các nghi lễ”

[125, tr.152]. Cũng theo khoản 1 Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền

Dân sự và Chính trị năm 1966 nêu khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền

tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình

lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể

với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ

cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo” [125, tr.242]. Liên minh châu Âu

(EU) hiểu tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo điều 9 và điều 10 Hiến chương

châu Âu về quyền con người (ECHR), cũng như theo “truyền thống hiến pháp

chung cho các thành viên” (điều 6.3 EU), sẽ được chỉ rõ trong đối thoại giữa

cấp độ quốc gia và cấp độ châu Âu. Theo điều 9.1 Hiến chương châu Âu về

Page 39: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

35

quyền con người, sau đó được tái khẳng định tại điều 10 Hiến chương châu

Âu về nhân quyền “mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn

giáo; quyền này bao gồm cả tự do thay đổi tôn giáo hoặc tín ngưỡng, và tự do

bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những

người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như cầu nguyện,

truyền giảng, thực hành và thực hiện nghi lễ tôn giáo”; theo điều 10, Hiến

chương châu Âu về các quyền cơ bản, “quyền tự do lương tâm được công

nhận, phù hợp với pháp luật quốc gia điều chỉnh việc thực hiện quyền này”;

Liên minh châu Âu hiểu tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách rộng rãi như vậy

để bao gồm đa số hiện tại của các định nghĩa trong các quốc gia. Ví dụ điều

19 của Hiến pháp Bỉ năm 1970, căn cứ vào Hiến pháp năm 1831, đảm bảo

rằng “tự do tôn giáo, thực hành công khai và tự do thể hiện ý kiến của một

người trên tất cả các vấn đề được đảm bảo, nhưng hành vi phạm tội khi tự do

này được sử dụng có thể bị trừng phạt”, trong khi điều 20 quy định rằng

“không ai có thể có nghĩa vụ đóng góp trong bất kỳ cách nào với các hành vi

và nghi lễ của một tôn giáo hoặc thực hiện các ngày nghỉ ngơi”.

Điều 19, Hiến pháp Ý năm 1948 bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở

chừng mực “bất cứ ai cũng có quyền tự do tuyên xưng niềm tin tôn giáo của

họ dưới mọi hình thức, với tư cách cá nhân hoặc với những người khác, và để

thúc đẩy họ và tôn vinh nghi thức ở nơi công cộng hoặc riêng tư, miễn là

chúng không gây hại cho đạo đức xã hội”. Điều 4, Luật Cơ bản của Cộng hòa

Liên bang Đức năm 1949 quy định rằng “tự do của đức tin, của lương tâm và

tự do tín ngưỡng, tôn giáo hay ý thức hệ, sẽ bất khả xâm phạm”. Điều 16 của

Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978 đảm bảo rằng “tự do tư tưởng, tôn giáo và

giáo phái của các cá nhân và cộng đồng được đảm bảo không có bất kỳ giới

hạn trong các cuộc tuần hành của họ trừ khi đó là cần thiết để duy trì trật tự

công cộng được bảo vệ bởi pháp luật”. Hiến pháp của Vương quốc Anh định

nghĩa tự do tín ngưỡng, tôn giáo dựa trên sự kết hợp của điều 9 Hiến chương

châu Âu về quyền con người thông qua đạo luật Nhân quyền năm 1998.

Page 40: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

36

Từ các định nghĩa pháp lý của tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan

của Liên minh châu Âu đã phát triển thêm khái niệm về tự do tín ngưỡng, tôn

giáo, với các mô tả được cung cấp bởi Hội đồng Liên minh châu Âu vào năm

2009 và nhắc lại trong “hướng dẫn” năm 2013: “Tự do tư tưởng, lương tâm,

tôn giáo, hay tín ngưỡng, áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người. Đó là tự do

cơ bản bao gồm tất cả các tôn giáo hay tín ngưỡng, bao gồm cả những gì đã

không được thực hành truyền thống trong một quốc gia cụ thể, niềm tin của

những người thuộc các tôn giáo thiểu số, cũng như niềm tin tôn giáo vô thần

và người vô thần. Tự do bao gồm quyền thực thi, thay đổi hoặc từ bỏ tôn giáo

hay tín ngưỡng của một người, của ý chí tự do của chính mình”.

Ở châu Á, Trung Quốc là một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt

Nam cả về văn hóa, phong tục tập quán lẫn thể chế chính trị. Trong quan điểm

đối với tôn giáo, trên phương diện pháp luật, các nội dung liên quan đến tôn

giáo được thể hiện trong Hiến pháp, các luật, pháp lệnh, nghị định, quy định...

Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc có một số điều căn bản đề cập tới vấn

đề tín ngưỡng, tôn giáo đó là các điều 30, 33, 34, 36, 38, 51. Tại Nghị định

145 ngày 31/01/1994 của Trung Quốc quy định: “Các nơi hoạt động của tôn

giáo phải đăng ký theo thể thức do Cục Tôn giáo Quốc gia ấn định. Các nơi

đó không thể do người nước ngoài điều khiển. Các nơi thờ tự không được

nhận tiền bạc của các tổ chức và cá nhân từ nước ngoài gửi về. Tiền bạc do

người nước ngoài tặng hoặc dâng cúng phải được tiếp nhận theo luật pháp

quốc gia”; tại điều 251, Luật Hình sự của Trung Quốc quy định: “Nhân viên

các cơ quan nhà nước tước đoạt trái phép quyền tự do tín ngưỡng của công

dân và xâm phạm phong tục tập quán dân tộc thiểu số, tình tiết nghiêm trọng

sẽ bị xử phạt tù giam dưới hai năm”. Điều 77, Luật Dân sự quy định: “Tài sản

hợp pháp của các đoàn thể xã hội, bao gồm cả đoàn thể tôn giáo, được pháp

luật bảo hộ”. Luật giáo dục quy định: “Nhà nước thực hành giáo dục tách rời

tôn giáo. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cũng không được lợi dụng tôn giáo

để tiến hành các hoạt động cản trở chế độ giáo dục của nhà nước”.

Page 41: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

37

Ở Nhật Bản, tại điều 20 Hiến pháp quy định: “Quyền tự do tín ngưỡng

được bảo đảm đối với mọi người. Không một tổ chức nào được hưởng những

đặc ân của chính phủ và không tổ chức tôn giáo nào được sử dụng quyền

chính trị. Không ai có thể bị cưỡng bách tham dự hội họp, lễ nghi tôn giáo.

Chính phủ và công sở không phổ biến nền giáo dục thuộc về tôn giáo và cũng

không có những hành vi tôn giáo”.

Ở Singapore, tại điều 15 của Hiến pháp quy định: “Tự do tôn giáo và

quyền phổ biến tôn giáo của mỗi cá nhân là những quyền tự do cơ bản”. Đây

có thể xem như quan điểm căn bản nhất về tôn giáo, làm nền tảng cho các

quan điểm và chính sách khác. Tại điều 16 khoản 2 và khoản 3 của Hiến pháp

có ghi: “Mỗi nhóm, tổ chức tôn giáo đều có quyền xây dựng của họ và không

có ai bị bắt buộc phải theo học hoặc tham gia vào bất cứ nghi lễ tôn giáo, thờ

tự nào khác ngoài tôn giáo mà họ theo”.

Ở Việt Nam, quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã

được Nhà nước ta ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, nó thể hiện bản

chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền công

dân, quyền con người. Tư tưởng ấy nó vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá

trình lập pháp ở nước ta qua bốn bản Hiến pháp. Tại Điều 24 Hiến pháp năm

2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc

không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà

nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được

xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi

phạm pháp luật” [40, tr.17-18]. Điều 1, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy

định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo

một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của

công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy” [10, tr. 5].

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được hiểu là một trong

những quyền cơ bản của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Page 42: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

38

được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nội dung cơ bản của quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc

không theo một tôn giáo nào. Đây là đặc trưng nổi bật trong nội dung quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam, theo đó, mọi người đều có

quyền lựa chọn theo một tôn giáo cụ thể nào đó, có quyền thay đổi tôn giáo và

cũng có quyền không theo một tôn giáo nào. Công dân có quyền tự do hoạt

động tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có

công với đất nước, với dân tộc, với cộng đồng thờ cúng thần thánh, những

biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác

tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá và đạo đức xã hội của

dân tộc. Các tổ chức tôn giáo, tín đồ và chức sắc tôn giáo có quyền sinh hoạt

tôn giáo theo giáo lý, giáo luật và lễ nghi của tôn giáo mà mình theo. Khoản

1, Điều 9 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Người có tín ngưỡng, tín

đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện

và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học

tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo” [10, tr.9].

Công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không cản

trở việc thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc; hoạt động tín ngưỡng,

tôn giáo phải theo đúng quy định của pháp luật; không được lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động của tôn giáo

nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân

dân; không có nghĩa là lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại cách mạng.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng không có nghĩa là tự do ép buộc người khác

bỏ đạo hoặc theo đạo. Đây là một quyền cơ bản của con người, cần phải được

tôn trọng và bảo vệ không chỉ trong Hiến pháp, pháp luật mà cả trong thực

tiễn cuộc sống.

Page 43: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

39

Thứ hai, Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng,

tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; không ai được xâm phạm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Không ai có quyền bắt người khác phải từ bỏ

tín ngưỡng, tôn giáo mà họ đang theo, hoặc bắt người khác phải theo một tôn

giáo nào đó. Tín đồ và chức sắc các tôn giáo không tuyên truyền lôi kéo, công

kích, chống đối lẫn nhau. Mọi người đều phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn

giáo của người khác, tôn trọng quyền theo tôn giáo và quyền không theo một

tôn giáo nào của người khác; nghiêm cấm mọi biểu hiện lôi kéo áp đặt, vi

phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Khoản 2, Điều 9 Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,

người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa

vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp

luật” [10, tr. 9]. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không

phân biệt đối xử với một tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và

người không có tín ngưỡng tôn giáo đều bình đẳng như nhau trước pháp luật,

đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công

dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được Nhà nước bảo đảm

bằng pháp luật. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là vi

phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích

động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật,

chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn

giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ

công dân, hoạt động mê tín dị đoan,... phải bị xử lý nghiêm minh theo quy

định của pháp luật.

Page 44: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

40

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến các mối quan hệ xã

hội, nên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nằm trong khuôn khổ

pháp luật; tại Điều 8, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, một mặt, khẳng định:

“Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân” [10, tr. 9]; mặt khác cũng quy định

phạm vi, giới hạn của quyền ấy: “Không được lợi dụng quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích

động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật, chính

sách của Nhà nước, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây

rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự,

tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”

[10, tr. 9].

2.1.2. Đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội, luôn gắn liền với đời

sống chính trị, xã hội, văn hoá của một nước, là nhu cầu tinh thần của đại bộ

phận nhân dân, như C. Mác viết: “ngay trong một nước mà giải phóng chính

trị đã hoàn thành, tôn giáo không những vẫn tồn tại mà còn biểu hiện sức sống

và sức mạnh, thì điều đó chứng tỏ rằng tồn tại của tôn giáo không mâu thuẫn

với tính chất hoàn thiện của nhà nước”. Tôn giáo do con người sáng tạo ra,

sinh ra và tồn tại với xã hội loài người. Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, bất cứ

một nhà nước nào, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tổ chức mối quan

hệ giữa cái trần tục và cái siêu nhiên, phục vụ cho yêu cầu của chế độ, cũng

phải định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo cho phù hợp với sự vận hành

của xã hội.

Chủ nghĩa xã hội lại có cùng mục đích với các tôn giáo mong ước xây

dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó, cái Thiện thắng cái Ác, con người sống một

cuộc sống hạnh phúc, độc lập, tự do. Hồ Chí Minh, người lãnh đạo Đảng và

Nhà nước ta, đã từng viết: “Chúa Cơ đốc hy sinh để cứu loài người khỏi ách

Page 45: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

41

nô lệ và đưa loài người về hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, tự do... Chúng ta

kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng

đất, làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là những việc của

Chính phủ và nhân dân ta làm đều phù hợp với tinh thần Phúc Âm. Cho nên,

tôi chúc đồng bào Công Giáo làm trọn chính sách của Chính phủ, cũng là làm

trọn tinh thần của Chúa Cơ Đốc”.

V.I. Lênin cũng không hề có sự phân biệt giữa người có đạo với người

không có đạo. Vấn đề đối với quần chúng lao động là: “Sự thống nhất trong

cuộc đấu tranh cách mạng thực sự đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên

một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của

những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường”. Nên Lênin kêu gọi cần

kết nạp những người có đạo vào Đảng Dân chủ Xã hội để cùng toàn dân đấu

tranh cho mục đính xã hội chủ nghĩa: “ Chúng ta không những phải sẵn sàng

kết nạp, mà còn cố gắng thu hút vào trong Đảng Dân chủ Xã hội tất cả những

công nhân nào còn tin ở Thượng Đế. Chúng ta nhất định phản đối bất cứ một

sự xúc phạm nhỏ nào đến những tín ngưỡng tôn giáo của họ”.

Hoạt động tôn giáo chủ yếu được diễn ra dưới ba hình thức: Hoạt động

lễ nghi, thờ phụng; Các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, phát triển

lực lượng của tôn giáo; Xây dựng, củng cố tổ chức tôn giáo. Ngoài ra, các tổ

chức và cá nhân tôn giáo còn tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội khác;

ngoại trừ nhóm các hoạt động lễ nghi, thờ phụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của

tín đồ, chức sắc tôn giáo nhà nước không can thiệp, các hoạt động còn lại liên

quan đến lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội được điều chỉnh bởi nhiều

văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những hoạt động tôn

giáo hoặc liên quan đến tôn giáo nêu trên đã cấu thành hệ thống chính sách,

pháp luật về hoạt động tôn giáo; chính sách, pháp luật về hoạt động tôn giáo

là một bộ phận quan trọng trong chính sách pháp luật điều chỉnh những quan

Page 46: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

42

hệ phát sinh giữa nhà nước với giáo hội và cá nhân tín đồ, chức sắc, nhà tu

hành trong hoạt động tôn giáo Việt Nam.

Hoạt động tôn giáo là một hoạt động có tính đặc thù, những quy định

cấm đoán, bắt buộc cho phép đối với hoạt động tôn giáo phải đảm bảo yêu

cầu vừa không can thiệp vào nội bộ và những hoạt động thuần túy tôn giáo,

vừa phải đảm bảo được cơ sở pháp lý nhằm ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu

quả các hoạt động tôn giáo xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và nhân dân.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh bản chất của chế độ chính

trị - xã hội và trình độ phát triển của xã hội, thường xuyên biến đổi, phát triển

về nội dung và hình thức cùng với sự biến đổi và phát triển không ngừng của

chính trị - xã hội chủ nghĩa, chế độ nhân dân lao động làm chủ bản thân mình

và của xã hội trong xu thế hội nhập và đổi mới của đất nước ta và có một số

đặc điểm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam như sau:

Một là, nội dung điều chỉnh của pháp luật về tôn giáo liên quan đến

những quyền tự do căn bản của con người như tự do truyền đạo, tự do thể

hiện niềm tin tôn giáo, liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội và

an ninh, trật tự; vì vậy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn

giáo, phải xác định rành mạnh, cụ thể chức năng, thẩm quyền của các cấp, các

ngành trong nhiệm vụ quản lý các hoạt động tôn giáo.

Xét trên bình diện lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì pháp luật

về tôn giáo cũng cần phải có những chế định, quy phạm đầy đủ và toàn diện

để điều chỉnh, phản ánh toàn bộ các hoạt động, các mối quan hệ xã hội có liên

quan đến lĩnh vực tôn giáo kể cả những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong

hoạt động tôn giáo của các tôn giáo ở nước ta và những tác động mới của các

tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam những năm gần đây. Pháp luật thực định

của Việt Nam hiện nay phân chia các ngành luật theo từng lĩnh vực như hình

sự, dân sự, hành chính,... và trong các ngành luật đó đều có chứa đựng các

quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo, do đó việc thể hiện tính toàn

diện của pháp luật về tôn giáo sẽ phức tạp hơn vì phải phân tán các chế định,

Page 47: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

43

các quy phạm pháp luật trong từng luật theo lĩnh vực riêng. Điều này cũng

cần phải hoàn thiện trong quá trình xây dựng pháp luật để có thể đưa tất cả

các quy phạm điều chỉnh liên quan đến hoạt động tôn giáo vào luật chuyên

ngành như xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Hai là, pháp luật về tôn giáo bắt buộc hoạt động tôn giáo diễn ra trong

khuôn khổ pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động thuần túy tôn

giáo; đối với các hoạt động thuần túy tôn giáo, pháp luật không can thiệp,

điều chỉnh, nhưng về nguyên tắc nhà nước đều quy định: không được lợi dụng

hoạt động tôn giáo để tiến hành các hoạt động chống lại đường lối, chính sách

pháp luật của nhà nước; làm phương hại đến an ninh quốc gia; phá hoại khối

đại đoàn kết dân tộc hoặc tuyên truyền mê tín dị đoan.

Trong pháp luật về tôn giáo đòi hỏi việc xây dựng các chế định và quy

phạm pháp luật phải hết sức chặt chẽ trên cơ sở xác định cụ thể các quan hệ

xã hội, các hành vi liên quan đến lĩnh vực tôn giáo cần phải được nhà nước

quản lý, điều chỉnh bằng pháp luật. Trên cơ sở đó để xây dựng các quy phạm

pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này không được trùng lặp, chồng chéo hay mâu

thuẫn với nhau. Lĩnh vực tôn giáo là lĩnh vực hoạt động liên quan đến nhiều

mặt của đời sống xã hội, nên pháp luật điều chỉnh vấn đề này nằm ở nhiều văn

bản pháp luật khác nhau như luật đất đai, hình sự, dân sự,... Vì vậy đảm bảo

tính đồng bộ của pháp luật về tôn giáo là vô cùng cần thiết.

Ba là, pháp luật về tôn giáo của nước ta còn điều chỉnh hoạt động tôn

giáo ở Việt Nam có yếu tố nước ngoài; do đặc điểm mối quan hệ quốc tế của

các tôn giáo ở Việt Nam nên pháp luật về tôn giáo phải tôn trọng các hoạt

động này, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền đất

nước và phù hợp với chủ trương của nhà nước về hợp tác quốc tế.

Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng

vào mục đích chính trị. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập, giao lưu quốc tế

hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân tôn giáo vào Việt Nam làm ăn, sinh sống thì

những quy định về tôn giáo lại càng phải phù hợp với những Điều ước quốc tế

Page 48: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

44

mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong đó có Tuyên ngôn Quốc

tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

Bốn là, đặc điểm của đối tượng quản lý: Đối tượng của quản lý nhà

nước đối với hoạt động tôn giáo gồm chức sắc, chức việc, tín đồ, nhà tu hành

và các tổ chức tôn giáo; hiện nay, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng trên 24

triệu tín đồ, 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc

tôn giáo, 25 ngàn cơ sở thờ tự.

+ Đặc điểm của tín đồ: Tín đồ các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật

về nghĩa vụ và quyền lợi như mọi công dân khác; đa số đồng bào tín đồ các

tôn giáo có lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Trong công cuộc đổi mới, đồng bào tín đồ các tôn giáo là một lực lượng quan

trọng góp phần xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng bào tín đồ các tôn giáo là công dân và là

thành viên của một tổ chức tôn giáo với niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo sâu sắc;

cùng với việc thực hiện nghĩa vụ công dân với Nhà nước, họ còn thực hiện

nghĩa vụ của một tín đồ đối với tổ chức tôn giáo.

+ Đặc điểm của nhà tu hành, chức sắc: Nhà tu hành, trước hết là tín đồ

thuộc một tổ chức tôn giáo nhất định, bởi vậy họ cũng có những đặc điểm

chung của một tín đồ; hiện nay lực lượng nhà tu hành, chức sắc các tôn giáo

khá đông đảo; đa số được tổ chức tôn giáo đào tạo cơ bản, phong chức, phong

phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử. Nhà tu hành, chức sắc có vị trí, vai trò ảnh

hưởng sâu sắc trong đồng bào tín đồ và thường xuyên gần gũi tín đồ, có uy tín

trong đồng bào tín đồ; Họ đại diện ở mức độ khác nhau cho các tổ chức giáo

hội trong quan hệ nội bộ, trong quan hệ xã hội.

+ Đặc điểm của tổ chức tôn giáo: Hệ thống tổ chức, bộ máy của tổ chức

tôn giáo được quy định trong hiến chương, điều lệ, các quy định của tổ chức

và được nhà nước thừa nhận. Tổ chức tôn giáo điều hành hoạt động tôn giáo;

đại diện cho cộng đồng tín đồ trong quan hệ với nhà nước và các tổ chức khác

có liên quan khi giải quyết công việc tôn giáo. Trong mối quan hệ với nhà

Page 49: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

45

nước và dân tộc, các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận đều thể hiện

đường hướng hành đạo gắn bó với tổ quốc, đồng hành cùng dân tộc. Đa số

các tổ chức tôn giáo có mối liên hệ đồng đạo với tổ chức tôn giáo nước ngoài,

tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý các hoạt động quan hệ quốc tế

của tổ chức, cá nhân tôn giáo.

2.2. NỘI DUNG QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

2.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy

phạm pháp luật

Tôn giáo được xem như là một nguồn của những ý niệm, tư tưởng về

quyền con người; quan niệm về bình đẳng, bắc ái, lòng bao dung, sự vị tha, …

đều là những giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị của các tôn giáo.

Cách tiếp cận dựa trên quyền và quyền tự do tôn giáo là một phương

pháp luận về nhận thức và hành động thực tiễn lấy quyền con người làm tiêu

chí, điểm xuất phát và mục đích của mọi quá trình chính sách và chương

trình; cách tiếp cận dựa trên quyền giúp xác định rõ chủ thể quyền nắm giữ và

chủ thể nghĩa vụ phải tôn trọng, bảo đảm và thực thi. Như vậy, phương pháp

tiếp cận dựa trên quyền trong phát triển là một khung khái niệm chỉ quá trình

phát triển của con người dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con

người và nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Quyền tự do tôn giáo -

tiếp cận từ góc độ quyền con người, chỉ ra trước hết các cá nhân và tất cả mọi

người nói chung đều là chủ thể của quyền được bày tỏ và theo, cũng như

không theo một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó; đồng thời, từ góc độ quyền

con người, cho thấy trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc tôn trọng, bảo vệ và

thực thi quyền này trước hết thuộc về nhà nước; nhà nước có trách nhiệm nội

luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo khi tham gia điều ước quốc tế; nhà nước có nghĩa vụ thực thi tất cả các

biện pháp cần thiết để đảm bảo và thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Mối quan hệ giữa tôn giáo và quyền con người: Quyền con người có

mối liên hệ mật thiết với tôn giáo không phải chỉ vì tôn giáo là nguồn hình

Page 50: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

46

thành của quyền con người mà còn bởi vì tôn giáo chính là một sự hiện hữu

của quyền và tự do cơ bản của con người dạng thức biểu đạt, theo và thực

hành một hệ thống giá trị và niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo nhất định. Mối

quan hệ này không chỉ dừng lại ở nhận thức luận hay bản thể luận, mà nó đã

được chuẩn hóa thành những nguyên tắc của hệ thống pháp luật quốc tế hiện

đại, đặc biệt là trong luật nhân quyền quốc tế và thống nhất dưới dạng thức

quyền tự do tôn giáo.

Khung pháp lý quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể

hiện trong các văn kiện quốc tế và quốc gia, bao gồm: Hiến chương Liên hợp

quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các

quyền Dân sự và Chính trị, Công ước quốc tế về quyền của người bản xứ,

Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh tín ngưỡng,

tôn giáo,…

Điều 18 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 đã

khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn

giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo và niềm tin, cũng như

quyền tự do biểu hiện tôn giáo hay niềm tin của mình, một mình hay cùng

chung nhau, ở nơi công cộng hay ở nơi riêng tư, bằng thuyết giảng, tục lệ, thờ

cúng và làm các nghi lễ” [125, tr.152]. Công ước quốc tế về quyền Dân sự -

Chính trị đã tái khẳng định nguyên tắc mọi người đều có quyền tự do, bình

đẳng theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo (khoản 1, điều 18) [125,

tr.242] và quyền không bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do

lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng (khoản 2, điều 18) [125, tr. 242] và

nhấn mạnh nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc tôn trọng và bảo

đảm việc thực hiện hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt là điều 18

(khoản 3) của công ước đã đề cập đến những giới hạn của việc thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Những giới hạn chỉ ra cho

thấy việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi công dân phải

trong khuôn khổ của hiến định và luật định cũng như truyền thống văn hóa,

Page 51: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

47

bản sắc dân tộc. Về khía cạnh này có thể thấy sự cần thiết đặc biệt của công

tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật quốc tế và quốc gia liên

quan đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, cũng như về quyền và nghĩa vụ

của công dân nói chung. Việc đưa quy định về giới hạn luật định đối với tự do

tín ngưỡng, tôn giáo vào thành một chuẩn mực pháp lý quốc tế đã đủ cho thấy

tầm quan trọng của giới hạn tự do và quyền cũng như tính nghĩa vụ và trách

nhiệm của cá nhân trong khi thực hiện tự do của mình mà không làm ảnh

hưởng đến tự do của người khác, cũng như lợi ích chung của cộng đồng, xã

hội và dân tộc.

Quyền con người luôn bao chứa nghĩa vụ của chủ thể mang quyền ấy

đối với sự tôn trọng quyền của người khác, quyền và lợi ích của cộng đồng;

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng vậy, luôn chỉ ra nghĩa vụ và trách

nhiệm trong việc thực hiện quyền ấy của mỗi cá nhân. Tính giới hạn của các

quyền, nghĩa vụ là việc thực hiện quyền hay tự do của mỗi người phải trên cơ

sở của việc tuân thủ các chuẩn mực của pháp luật và đạo đức mà xã hội ấy

cho phép, cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của quyền và pháp luật

quốc tế và quốc gia quy định. Điều 29 của Tuyên ngôn Thế giới về nhân

quyền nhấn mạnh “1. Cá nhân phải có những bổn phận đối với cộng đồng, chỉ

trong đó nhân cách của mình mới có thể phát triển tự do và đầy đủ; 2. Trong

việc thực hiện các quyền và hưởng thụ các tự do của mình, mọi người chỉ bị

giới hạn bằng luật pháp nào nhằm bảo đảm thừa nhận và tôn trọng các quyền

và các tự do của người khác và nhằm thỏa mãn những yêu cầu đúng đắn của

đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” [125,

tr.158]. Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị tại khoản 2, điều 18,

khoản 2 điều 21, 22 quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân đối

với người khác và cộng đồng trong khi thực hiện quyền của mình.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm tương

đối đầy đủ trong pháp luật, chính sách và thực tiễn ở nước ta. Việt Nam là

một quốc gia thành viên của nhiều công ước quốc tế quan trọng về quyền con

Page 52: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

48

người, đáng chú ý là hai Công ước quốc tế năm 1966 (Công ước quốc tế về

các quyền Dân sự và Chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã

hội và văn hóa). Việt Nam đã nội luật hóa những quy định liên quan đến

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào trong pháp luật quốc gia.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của

con người được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên

hợp quốc ghi nhận. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài cùng với

sự phát triển của xã hội loài người chừng nào những nguồn gốc làm phát sinh

ra nó chưa giải quyết được. Suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây

dựng đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định và bảo đảm quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp

năm 1946 quy định “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” (Điều

10). Quyền tự do tín ngưỡng đã được tách thành một điều riêng với nội dung

được quy định rõ tại Điều 26 Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo

một tôn giáo nào”. Hiến pháp năm 1980, tại Điều 68 quy định “Công dân có

quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai

được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Hiến pháp năm 1992 bổ sung thêm 3 quy định mới là “Các tôn giáo đều bình

đẳng trước pháp luật”, “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được

pháp luật bảo hộ” và “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo”

những quy định mới này khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà

nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa

đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ

là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”, ghi nhận quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được Nhà

nước tôn trọng và đảm bảo, bổ sung nguyên tắc về việc hạn chế quyền con

người trong các trường hợp nhất định, theo đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn

Page 53: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

49

giáo là quyền con người, nên quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo phải được quy định bằng luật.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời

sống xã hội; bên cạnh các quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm

pháp luật chuyên biệt, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được cụ thể hóa

trong nhiều bộ luật, luật quan trọng khác của Nhà nước như; Bộ luật hình sự,

Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật bầu cử

đại biểu quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng

nhân dân, Luật giáo dục, Luật đất đai,…

Dưới góc độ của pháp luật về dân sự, thì các tổ chức tôn giáo, tín đồ

các tôn giáo cũng là các loại chủ thể của pháp luật dân sự. Luật dân sự điều

chỉnh rất nhiều khía cạnh của các chủ thể, từ địa vị pháp lý, quan hệ tài sản,

về thừa kế đến quan hệ hợp đồng về tài sản. Đối với cá nhân là tín đồ các tôn

giáo, Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “1. Cá nhân có quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; 2. Không ai

được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp

pháp của người khác” [17, tr.26].

Tổ chức, cá nhân tôn giáo cũng là chủ thể của pháp luật về hình sự.

Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo của công dân, khoản 1 điều 129 Bộ Luật hình sự năm 1999 (được sửa

đổi, bổ sung năm 2009) quy định “1. Người nào có hành vi cản trở công dân

thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của nhà nước và

của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn

giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi

phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù

từ ba tháng đến một năm” [93, tr.119,120]. Bảo vệ chính sách đại đoàn kết

toàn dân tộc, điểm c khoản 1 điều 87 Bộ luật quy định “người nào có một

trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù

Page 54: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

50

từ năm năm đến mười lăm năm: gây chia rẽ người theo tôn giáo với người

không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với

các tổ chức xã hội” [93, tr.95]. Bên cạnh việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo, bảo vệ chính sách đoàn kết toàn dân tộc, Bộ luật còn quy định tội

hành nghề mê tín, dị đoan: “1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các

hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt

hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích

mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,

cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; 2.

Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị

phạt tù từ ba năm đến mười năm; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ

ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật hôn nhân và gia đình năm

2000, có hiệu lực năm 2001 quy định nhiều vấn đề liên quan đến việc kết hôn

như nguyên tắc kết hôn, điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

theo đó, khoản 2 điều 2 quy định nguyên tắc kết hôn “ 2. Hôn nhân giữa công

dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với

người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Về đăng ký kết hôn, điều 11 của

Luật quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền thực hiện, mọi nghi thức kết hôn không theo quy định của luật

đều không có giá trị pháp lý và không được pháp luật bảo hộ.

Trong lĩnh vực đất đai, Luật đất đai điều chỉnh những quan hệ xã hội

hình thành trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý, sử dụng đất. Tổ chức tôn giáo là

một chủ thể sử dụng đất được Luật đất đai điều chỉnh. Điều 99 Luật đất đai

năm 2003 quy định “1. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa,

nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo,

trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho

phép hoạt động. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Page 55: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

51

căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương,

quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo [90, tr.116,117].

Tổ chức, cá nhân tôn giáo là chủ thể của pháp luật hành chính. Pháp

luật hành chính quy định những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản

lý nhà nước, xác định quy chế pháp lý của chủ thể quản lý nhà nước, quy định

các vấn đề cụ thể của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

nói chung và lĩnh vực tôn giáo nói riêng. Theo đó, pháp luật hành chính điều

chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức, cá nhân

tôn giáo. Và các cơ quan nhà nước có quyền đặt ra các quy định hành chính

để tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện, mặt khác có quyền xử lý vi phạm hành

chính khi có hành vi vi phạm. Để tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong

công tác tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo, hướng dẫn các cơ quan, tổ

chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành

chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số

01/2013/TT-BNV, ngày 25/03/2013 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng

biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Tố tụng hình sự tiến hành

theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt

dân tộc nam, nữ, tín ngưỡng, tôn giáo,... bất cứ người nào phạm tội đều bị xử

lý theo pháp luật”.

2.2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các quy định cụ thể về

hoạt động tôn giáo

Cùng với việc khẳng định trong Hiến pháp, trong các bộ luật, Nhà nước

Việt Nam còn ban hành các Nghị định, pháp lệnh nhằm thể chế hóa đường

lối, chủ trương, chính sách đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo và các tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật.

Nghị định 69/NĐ-CP, Nghị định 26/1999/NĐ-CP quy định cụ thể:

“Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm sự

Page 56: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

52

phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; công dân theo tôn giáo hoặc

không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền

công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân”. Nghị định

cũng quy định rõ: “Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,

mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự

nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và

hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật”.

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2004 quy định rất rõ những

chính sách cụ thể:

- Đối với hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động

tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc: Người có tín ngưỡng, tín đồ được

tự do bày tỏ đức tin, thực hành các lễ hội, lễ nghi và học tập giáo lý tôn giáo;

tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn

giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản

trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn

giáo đúng pháp luật.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo sẽ bị đình chỉ nếu: xâm phạm an ninh

quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; tác

động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân

tộc; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người

khác; có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.

- Đối với tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo: Các tổ

chức tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục

đích, có Hiến chương, Điều lệ, Đạo quy phù hợp với pháp luật, có cơ cấu tổ

chức hợp lý và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về hai mặt đạo và đời, được xem

xét và để được phép hoạt động. Sau này Pháp lệnh và Nghị định số 22/NĐ-

CP, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP đã quy định rõ hai bước đăng ký và công

nhận đối với tổ chức tôn giáo.

Page 57: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

53

- Đối với các hoạt động về tổ chức: Các tổ chức tôn giáo hợp pháp về

tổ chức, được tiến hành các hoạt động như tổ chức đại hội, hội nghị, mở

trường đào tạo chức sắc, phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm

và thuyên chuyển chức sắc,….

- Đối với việc tôn giáo tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Các

chức sắc, nhà tu hành được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội như mọi công

dân. Việc tổ chức lao động, sản xuất làm dịch vụ để tự túc của chức sắc, nhà

tu hành theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước được khuyến khích.

Các hoạt động từ thiện nhân đạo được khuyến khích.

- Đối với tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo: Tài sản hợp pháp

thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Đất có các công trình

tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng được phép hoạt động, sử dụng lâu dài. Cơ sở tín

ngưỡng, tổ chức tôn giáo được quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ

sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định

của pháp luật.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cơ sở là di tích lịch sử - văn hóa, danh

lam thắng cảnh được bảo đảm bình thường như các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo

khác; việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp thực hiện theo pháp luật

Việc xuất bản, in, phát hành kinh, sách, báo, tạp chí,… về tín ngưỡng,

tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn

giáo; sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện theo

pháp luật.

- Đối với hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành,

chức sắc: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham

gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe

người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS; hỗ trợ phát triển cơ sở

giáo dục mầm non, tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo. Chức sắc, nhà

tu hành với tư cách công dân được khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục,

y tế, từ thiện nhân đạo.

Page 58: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

54

- Đối với hoạt động quốc tế của tôn giáo: Nhà nước tôn trọng mối quan

hệ quốc tế của các tôn giáo. Quan hệ quốc tế của các tôn giáo phải tôn trọng

chủ quyền, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thông

lệ quốc tế. Những quan hệ với tư cách cá nhân được thực hiện bình thường

như mọi công dân. Những quan hệ với tư cách thành viên hoặc có mối quan

hệ về cơ cấu tổ chức của các tôn giáo quốc tế thì phải được sự chấp thuận của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam liên quan với luật

pháp quốc tế: tại điều 38, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: “Trong

trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết

hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện

theo quy định của điều ước quốc tế” [10, tr.20].

Những nội dung cơ bản của các tôn giáo trước pháp luật nói trên đã

được thực thi nghiêm túc trong đời sống thực tiễn ở Việt Nam. Trên thực tế,

những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các hoạt động tôn

giáo được diễn ra thuận lợi. Các tôn giáo được tự do hoạt động trong khuôn

khổ của pháp luật. Nhà nước luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, đảm bảo bình đẳng

giữa các công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng trong thực hiện

quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Tín đồ của các tôn giáo đã được

nhà nước công nhận được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tại gia đình và các cơ sở

thờ tự hợp pháp. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, khi vi

phạm luật pháp của Nhà nước đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận luôn được đối xử

công bằng, bình đẳng trước pháp luật. Các chức sắc tôn giáo được tự do

truyền đạo, giảng đạo theo quy định, được phong chức, phong phẩm, bổ

nhiệm, thuyên chuyển, được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ theo hiến

chương, điều lệ của tôn giáo và quy định của pháp luật. Một số tôn giáo ở

Việt Nam hiện nay đã có trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo. Số

Page 59: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

55

lượng chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được đào tạo trong và ngoài nước không

ngừng gia tăng qua các năm; hầu hết các tôn giáo đều được xuất bản các ấn

phẩm tôn giáo như sách, báo, băng, đĩa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đạo.

Cơ sở thờ tự của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ, được trùng tu, sửa chữa,

xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của nhân dân, phù

hợp với điều kiện của đất nước và đúng quy định của pháp luật. Các tôn giáo

đều được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh pháp luật về tôn giáo: Việc xác định phạm vi điều

chỉnh pháp luật về tôn giáo là cần thiết vì đây là cơ sở của việc hình thành nội

dung pháp luật về tôn giáo. Mục đích điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh pháp

luật về tôn giáo phụ thuộc vào đối tượng mà nó điều chỉnh, đó là các nhóm

quan hệ chủ yếu sau:

Nhóm quan hệ thứ nhất: điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà

nước và các tổ chức, cá nhân tôn giáo.

Đây là nhóm quan hệ cơ bản nhất được pháp luật về tôn giáo điều

chỉnh. Nhà nước là người nắm quyền lực, có quyền đặt ra các quy định buộc

các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân theo, có quyền kiểm tra,

giám sát và xử lý vi phạm khi có các hành vi vi phạm xảy ra. Các tổ chức, cá

nhân tôn giáo được Nhà nước bảo hộ khi hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật

và bị xử lý khi có hành vi vượt khỏi hành lang pháp lý quy định. Cụ thể:

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo

hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Công dân có tín ngưỡng, tôn

giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo

khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau; bình đẳng trước pháp luật, được hưởng

mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.

Đối với chức sắc, nhà tu hành, Nhà nước bảo đảm cho họ được thực

hiện các chức trách, chức vụ tôn giáo, được hoạt động kinh tế, văn hóa - xã

hội, được khen thưởng khi có những đóng góp cho đất nước và xã hội.

Page 60: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

56

Các tổ chức tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân,

được nhân danh mình tham gia các quan hệ xã hội, được thực hiện các hoạt

động tôn giáo theo quy định của pháp luật như được tổ chức hội nghị, đại hội,

phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, thành lập trường đào tạo, mở lớp

bồi dưỡng, in ấn, xuất bản kinh sách, đồ dùng việc đạo... và chịu trách nhiệm

trước Nhà nước về các hoạt động này.

Nhà nước khuyến khích các hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo vì

lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân

tôn giáo tham gia vào quá trình xã hội hóa các mặt của đời sống xã hội như

giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo.

Bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,

khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo hoạt động, Nhà nước cũng

yêu cầu các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện một số nghĩa vụ nhất định

như: không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa

bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến

tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân

dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại

đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở

việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực

hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Chức sắc, nhà tu hành có nghĩa vụ động viên tín đồ thực hiện các nghĩa

vụ công dân; chịu trách nhiệm về các hoạt động tôn giáo thuộc phạm vi quyền

hạn của mình.

Tổ chức tôn giáo phải đăng ký, được sự chấp thuận, công nhận của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền đối với một số hoạt động như: Đăng ký chương

trình hoạt động tôn giáo hành năm, hoạt động của hội đoàn, dòng tu, tu viện

và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo, nhận người vào tu, phong

chức, phong phẩm, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu

hành; thành lập, chia, tách, hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức

Page 61: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

57

hội nghị, đại hội, thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn

giáo, các cuộc lễ của tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo và công nhận tổ

chức tôn giáo.

Ngoài ra còn có một số hoạt động khác do tổ chức tôn giáo thực hiện

phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành như:

Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình tôn giáo phải thực hiện

theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khi thay đổi mục đích sử dụng các

công trình thuộc cơ sở tôn giáo phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân

cấp tỉnh.

Việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín

ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện

theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan.

Đất xây dựng nơi thờ tự và các công trình tôn giáo, đất canh tác để sinh

lợi nuôi sống chức sắc, nhà tu hành được Nhà nước giao cho các tổ chức tôn

giáo theo quy định của pháp luật đất đai. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước

giao đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ

khi quyền sử dụng đất hợp pháp bị xâm hại; có nghĩa vụ sử dụng đất đúng

mục đích được giao.

Về việc giải quyết vấn đề nơi thờ tự và những tài sản khác của tôn giáo

do lịch sử để lại: nhà, đất và các tài sản khác của tôn giáo mà Nhà nước trưng

thu, trưng mua hoặc tổ chức, cá nhân tôn giáo đã hiến tặng cho chính quyền,

tổ chức đoàn thể thì không đặt vấn đề trả lại; các trường hợp khác thực hiện

theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật dân sự, các Nghị quyết của

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chỉ thị 1940/CT-TTg, ngày

31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.

Việc xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách, báo, tạp chí và các xuất

bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn

hóa phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Page 62: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

58

Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo

phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Việc chiêu sinh của

trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện

của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt. Nội dung

giảng dạy không được trái pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khóa

trong chương trình đào tạo.

Đối với hoạt động tài chính, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp,

nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong

nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc tổ chức quyên góp phải công khai,

rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Ủy ban

nhân dân nơi tổ chức quyên góp.

Nhóm quan hệ thứ hai: điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong nội bộ tổ

chức tôn giáo.

Trong hoạt động tôn giáo, các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong cùng một

tổ chức đôi khi làm phát sinh quan hệ. Đây là những quan hệ xã hội phát sinh

trong nội bộ tổ chức tôn giáo. Về nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp vào

công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo có toàn quyền quyết

định công việc nội bộ của mình. Tuy nhiên, tổ chức tôn giáo cũng là một tổ

chức xã hội, chịu sự điều chỉnh của Nhà nước, cá nhân tôn giáo không chỉ là

một tín đồ mà họ còn là công dân của Nhà nước, vì vậy họ không thể thoát ly

khỏi sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước cần phải điều chỉnh để đảm bảo cho

lợi ích chung của toàn xã hội. Đặc biệt trong những trường hợp cần thiết,

những mối quan hệ xã hội này có ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý chung của

Nhà nước, Nhà nước buộc phải can thiệp để đảm bảo sự ổn định xã hội (ví dụ

mâu thuẫn nội bộ tổ chức tôn giáo).

Nhóm quan hệ thứ ba: điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các tổ

chức tôn giáo với nhau, giữa tổ chức tôn giáo với các tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Page 63: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

59

Hoạt động tôn giáo ngoài làm phát sinh mối quan hệ giữa tổ chức, cá

nhân tôn giáo với Nhà nước, giữa cá nhân trong cùng một tổ chức tôn giáo

còn phát sinh mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với nhau, giữa các tổ

chức tôn giáo với các tổ chức khác được Nhà nước thừa nhận. Các mối quan

hệ xã hội này là các mối quan hệ bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử.

Điều 70 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng khẳng định “Các

tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” và Điều 1 pháp lệnh tín ngưỡng, tôn

giáo một lần nữa lại nhắc lại nguyên tắc đó. Khi các tổ chức tôn giáo được

công nhận tư cách pháp nhân cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa

vụ nhất định, được tham gia các quan hệ xã hội theo quy định của pháp luật

và được pháp luật bảo hộ.

Nhóm quan hệ thứ tư: điều chỉnh các quan hệ phát sinh có yếu tố nước

ngoài.

Ở nước ta các tôn giáo lớn đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn

giáo nước ngoài, đặc biệt là giáo hội Công Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo,... Xuất

phát từ chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối

quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc

gia, xác lập mối quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan đến tôn giáo

trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc

nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi

bên, pháp luật và thông lệ quốc tế. Với tinh thần đó, các tổ chức, cá nhân tôn

giáo được ra nước ngoài học tập, chữa bệnh, thăm thân, dự hội nghị, hội thảo

theo quy định của pháp luật. Mặt khác, pháp luật về tôn giáo cũng có các quy

định cho phép tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam để thăm,

dự hội nghị, giúp đỡ tổ chức tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam. Khi vào Việt

Nam các tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Việt Nam về xuất, nhập cảnh và pháp luật khác có liên quan. Nghiêm cấm tổ

chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài và quốc tế vào Việt Nam để hoạt động

Page 64: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

60

truyền đạo, lập tổ chức tôn giáo mới hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của

các tôn giáo ở Việt Nam.

Người nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam;

được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để

phục vụ nhu cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được

tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt

Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các lễ nghi

tôn giáo cho mình; tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân

tôn giáo mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai chủ

trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam; mời chức sắc, nhà tu

hành là người nước ngoài giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam phải

được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ. Hoạt động viện trợ của cá

nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài hoặc có liên quan đến tôn giáo nước ngoài

phải thực hiện theo chế độ quản lý viện trợ của Việt Nam và thông qua các cơ

quan được Chính phủ Việt Nam giao phụ trách quản lý công tác viện trợ.

Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam biểu hiện sự tương quan phù hợp

giữa qui định của pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế, xã hội và tình

hình phát triển của các tôn giáo ở nước ta, cụ thể: Việt Nam là quốc gia đa tôn

giáo, đại đa số tín đồ các tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu

nước và có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thời

gian gần đây các tôn giáo ở nước ta phát triển mạnh, gia tăng cả về số lượng tín

đồ và số lượng các tổ chức tôn giáo, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình

kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự của đất nước; Đảng và Nhà nước ta luôn thực

hiện nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân

dân, các tôn giáo hợp pháp và hoạt động phù hợp với đạo đức, truyền thống,

thuần phong mỹ tục của dân tộc được Nhà nước bảo hộ, Nhà nước xử lý

nghiêm minh các trường hợp lợi dụng tôn giáo chống lại độc lập, chủ quyền

Page 65: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

61

của đất nước; pháp luật về hoạt động tôn giáo phải phù hợp với chính sách đối

ngoại của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế.

2.3. CÁC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO

2.3.1. Bảo đảm về chính trị

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối, chủ

trương, bằng công tác cán bộ và được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết của

Đảng; và chỉ khi đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp

luật thì nó mới trở thành phương tiện của Nhà nước, có sức mạnh cưỡng chế

buộc các cơ quan, tổ chức phải thi hành.

Để thực hiện sự lãnh đạo của mình, Đảng cần phải xây dựng một hệ

thống tư tưởng thật sự khoa học; một tổ chức chặt chẽ, quản lý có chất lượng

cao; nâng cao các yêu cầu đối với việc lựa chọn và phân công cán bộ, tăng

cường các biện pháp trong công tác giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách

mạng chống chủ nghĩa cá nhân; kiên quyết khắc phục sự suy thoái về tư

tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng chính là sự phản

ánh, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm

cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã

hội. Vì vậy, để pháp luật về tôn giáo ngày càng hoàn thiện, Đảng cần đề ra

các chủ trương, chính sách về tôn giáo thật sự đúng đắn, sáng suốt.

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt

dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa,

nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ

hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân, đại

biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Như vậy, quyền công dân nói

chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng được bảo đảm bằng thể

chế chính trị của nền dân chủ. Việc thể chế hóa đường lối, chính sách của

Đảng về tôn giáo, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu

Page 66: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

62

quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để nhà nước quản lý về tôn giáo

đồng thời là phương tiện để tổ chức, cá nhân tôn giáo được hoạt động bình

đẳng, ổn định và được pháp luật bảo hộ. Đảng ta là lực lượng lãnh đạo Nhà

nước và xã hội. Điều 4, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt

Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của

nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của

giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo

Nhà nước và xã hội” [40, tr.9]. Nhà nước là trung tâm của quyền lực và là trụ

cột của hệ thống chính trị mang tính nhân dân sâu sắc, và chỉ khi đường lối,

chính sách tôn giáo của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì nó mới trở

thành phương tiện của nhà nước, có sức mạnh cưỡng chế buộc các cơ quan, tổ

chức phải thi hành; qua đó, mọi người dân có cơ hội nắm bắt cụ thể đường lối

chủ trương của Đảng, mặt khác cũng là cơ sở để Đảng kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của cán bộ, công chức và cơ quan

nhà nước theo Điều 8 Hiến pháp năm 2013 “Các cơ quan nhà nước, cán bộ,

công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên

hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu giám sát của Nhân dân;

kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu,

hách dịch, cửa quyền” [40, tr.11].

Thực tế cho thấy, những năm qua chủ trương, chính sách của Đảng về

tôn giáo đã được quan tâm và có nhiều thay đổi, có những bước đột phá lớn

đáp ứng kịp thời tình hình thực tiễn. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng

về tôn giáo đã được thể chế hóa thành pháp luật và đi vào cuộc sống. Đời

sống của đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo đã thay đổi một cách rõ rệt “phần

xác ấm no”, “phần hồn thong dong”, làm cho họ ngày càng yên tâm, tin tưởng

vào sự lãnh đạo của Đảng.

Trong hoạt động bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,

các cơ quan nhà nước cần quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đặc biệt là

Page 67: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

63

những thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc các cấp,

phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị

và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân

dân cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động

viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và

pháp luật. Sự phát triển toàn diện của nền dân chủ đòi hỏi sự tham gia đông

đảo của công dân vào công việc của nhà nước. Hoạt động kiểm tra, giám sát

của các tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước,

đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước cũng là điều kiện bảo đảm về

chính trị cho việc thực hiện các quyền công dân nói chung và quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo nói riêng.

2.3.2. Bảo đảm về tư tưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết lương

giáo, đoàn kết dân tộc, chủ trương giải quyết hài hòa giữa lợi ích của bộ phận

với toàn thể, giữa cá nhân với xã hội. Một mặt, Người chủ trương triệt để tôn

trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thể chế hóa

quyền đó thông qua hệ thống pháp luật của nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà

nước và công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và mặt

khác, Chính phủ phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo đời sống mọi mặt

của đồng bào có đạo; với tinh thần đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết

lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dần những định

kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo của một số thế

lực; Người cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là

vấn đề chiến lược; với thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu

nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ

sau những di sản tư tưởng quý báu, trong đó có tư tưởng về tín ngưỡng, tôn

giáo; những lời di huấn, các bài viết, những cử chỉ, hành động cũng như

phong cách ứng xử của Người đối với các tôn giáo nói chung và đối với tín

Page 68: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

64

đồ, giáo sĩ, nhà tu hành của đạo Công Giáo nói riêng là những bài học quý

báu. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc và tôn trọng, bảo đảm

quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng là nội dung cơ bản của tư

tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.

Công tác tôn giáo phải được làm thường xuyên, phải được nghiên cứu

sâu sắc tình hình thực tế, hiểu rõ phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng,

tôn giáo của nhân dân; việc thực hiện khoa học, chặt chẽ, có chất lượng cao,

nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị, rèn

luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên; Quan tâm quần chúng tín

đồ, tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng

cương quyết xử lý những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp

luật. Vì vậy công tác tôn giáo không chỉ góp phần giữ gìn ổn định chính trị,

xã hội mà cần phải biết phát hiện, phát huy những yếu tố có ý nghĩa về văn

hóa, đạo đức trong công tác tôn giáo, động viên được người có đạo tham gia

các phong trào cách mạng, tham gia vào quá trình xây dựng đời sống mới,

góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2.3.3. Bảo đảm về kinh tế, văn hóa, xã hội

2.3.3.1. Bảo đảm về kinh tế

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội là trung tâm, phải đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và

công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường... coi đó là tiền đề vật chất

để thực hiện và bảo đảm quyền con người nói chung và quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Mục đích của chính sách kinh tế nhà nước là phát

triển dân sinh, dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật

chất, tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát

huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật

chất, kỹ thuật, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học kỹ thuật và giao

lưu với thị trường thế giới. Trong các quyền về kinh tế, quyền được kinh

Page 69: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

65

doanh là một quyền lớn của công dân trong nền kinh tế thị trường; khi một

nền kinh tế phát triển, ổn định là điều kiện quan trọng, đời sống nhân dân sẽ

có nhiều thuận lợi, việc đó sẽ ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo; đối với nước ta, bằng đường lối phát triển kinh tế nhiều

thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà

nước ta ngày càng tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền

được pháp luật thừa nhận. Đó chính là những tiền đề, điều kiện bảo đảm về

kinh tế để mọi công dân thực hiện tốt các quyền công dân của mình trong đó

có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2.3.3.2. Bảo đảm về văn hóa

Đề cương Văn hóa năm 1943 của Đảng đề ra chiến lược phát triển nền

văn hóa Việt Nam theo hướng dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa, đặt

nền tảng cho chính sách văn hóa; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong

lĩnh vực văn hóa thể hiện sâu sắc khi Đảng xác định trách nhiệm của mình

trong việc nâng cao trình độ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo và hưởng thụ thành

quả văn hóa của nhân dân, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; tạo ra

đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân

chủ tiến bộ và luôn hướng tới xây dựng con người phát triển toàn diện về

chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng

đồng, lối sống văn hóa, hài hòa trong từng gia đình, cộng đồng xã hội; đảm

bảo quyền tự do sáng tạo của cá nhân, khuyến khích, hỗ trợ lao động sáng tạo,

đánh giá cao giá trị tinh thần và giá trị thực tiễn của sản phẩm sáng tạo,... nền

văn hóa như vậy sẽ góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2.3.3.3. Bảo đảm về xã hội

Xã hội ta là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống

làm mục tiêu phục vụ và thực hiện các chính sách xã hội theo quan điểm phát

huy nhân tố con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa

Page 70: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

66

vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống

vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm

lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Kết hợp sự trợ

giúp của nhà nước với việc phát triển các quỹ từ thiện xã hội, quỹ đền ơn đáp

nghĩa, nhằm giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng chính sách xã hội, nạn

nhân chiến tranh, thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những

người tàn tật và người già không nơi nương tựa,... là những điều kiện, biện

pháp thực hiện nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực

hiện trên thực tế, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật

của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Quá trình nhận thức về quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước phát triển phù hợp với quy

luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam nhằm thực hiện tốt quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên đất nước Việt Nam và thực hiện tốt các quyền

con người do pháp luật quốc tế quy định.

2.3.4. Bảo đảm về pháp lý

Tất cả mọi người đều có quyền sống (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên

phạt tử hình theo quy định của pháp luật), tất cả mọi người đều có quyền được

đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính,

ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội; Trong quan hệ dân sự, các bên đều

bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã

hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để

đối xử không bình đẳng với nhau. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp

luật, trước Tòa án, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín

ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp; mọi cơ quan, tổ chức đều

bình đẳng, không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những

vấn đề khác; các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng

dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và

nghĩa vụ của mình. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không

phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;

Page 71: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

67

nghiêm trị những người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lợi

dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo

quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng

phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường

thiệt hại gây ra. Để bảo vệ dân tộc, bảo vệ lợi ích cộng đồng, bảo vệ công dân,

pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để

phá hoại hòa bình, độc lập, kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh,

chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công

cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của

người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê

tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ở góc độ Hiến pháp, quyền con người cần được long trọng công bố

trong Hiến pháp; trong bản Hiến pháp cần thể hiện rõ cam kết của nhà nước,

các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước về bảo đảm, bảo vệ

quyền con người; quyền con người không thể được đảm bảo, bảo vệ trong một

quốc gia mà quyền lực công cộng bị giới hạn, không được kiểm soát. Giới hạn

quyền lực công chính là quyền con người; quyền lực công phải bị giới hạn,

được giới hạn để đảm bảo, bảo vệ quyền con người. Một khi quyền lực không

bị giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền, xâm

phạm các quyền con người, quyền công dân. Bởi vậy, bên cạnh việc khẳng

định quyền con người, cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người từ phía nhà

nước, Hiến pháp phải tạo ra được cơ chế kiểm soát việc tổ chức và thực hiện

quyền lực nhà nước theo những nguyên tắc tiến bộ đã được thừa nhận chung

trên thế giới [112, tr.10].

Sau Hiến pháp, các luật trong từng lĩnh vực cần thể hiện rõ yêu cầu bảo

đảm, bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; cần đặc

biệt chú ý: khi soạn thảo các văn bản luật, các cơ quan quản lý nhà nước (các

Bộ, Chính phủ) thường nghiêng về góc độ muốn tạo thuận lợi cho mình trong

Page 72: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

68

hoạt động quản lý, không loại trừ cả trường hợp về bảo vệ lợi ích của ngành,

của nhóm mà họ đã đưa ra các quy định hạn chế, ngăn cản người dân tiếp cận

các quyền của mình. Để hạn chế nguy cơ này, trong ban soạn thảo cần thu hút

các chuyên gia từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau; trong quá trình soạn thảo

cần tham vấn chuyên gia; các dự thảo cần đăng tải công khai để người dân đề

đạt, thể hiện ý kiến của mình; các dự thảo luật cần được thẩm tra kỹ tại các ủy

ban của Quốc hội và tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các đại biểu

Quốc hội có ý thức trách nhiệm cao trước cử tri, trước nhân dân cần cân nhắc

chu đáo, thận trọng khi biểu quyết thông qua luật.

Trong khuôn khổ pháp lý về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành nhưng quá trình xây dựng và hoàn

thiện các thể chế vẫn cần được tiếp tục. Luật bầu cử cần được sửa đổi để cử

tri thực hiện được quyền tự do lựa chọn đại biểu xứng đáng, để họ có thể thực

hiện quyền bãi nhiệm những đại biểu không hoàn thành nhiệm vụ; cần tiếp

tục và soạn thảo và thông qua luật tiếp cận thông tin để đảm bảo quyền được

thông tin của mọi người trong xã hội; luật trưng cầu dân ý cũng là một đạo

luật cần thiết để các công dân trực tiếp thực hiện được quyền phúc quyết,

quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; luật tín ngưỡng, tôn giáo

cũng vô cùng quan trọng để mọi người hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo. Để các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 được thi hành hiệu

quả trong thực tiễn và đi vào cuộc sống, cần luật hóa các quy định này. Liên

quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cần hoàn thiện pháp luật về quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng, thông qua luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Hiến pháp trao cho tất cả

mọi người được làm gì để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình và

đòi hỏi nhà nước, xã hội phải làm gì để bảo đảm cho họ được hưởng thực sự

và sử dụng đúng đắn các quyền ấy. Trong toàn bộ những bảo đảm về quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo mà nhà nước và xã hội xây dựng thì bảo đảm về pháp

lý là quan trọng nhất, nó phản ánh bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Page 73: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

69

Trong khoa học pháp lý thường có hai khái niệm “cơ chế pháp lý” và

“bảo đảm pháp lý”. Tuy nhiên, nội dung khái niệm “bảo đảm pháp lý” rộng

hơn nội dung khái niệm “cơ chế pháp lý”, những quy định pháp luật nội dung

và những quy định pháp luật hình thức về việc bảo đảm các quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chủ thể pháp luật mang quyền, nghĩa vụ

pháp lý cụ thể tham gia vào quá trình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo; hoạt động của chủ thể pháp luật đó theo thủ tục, trình tự pháp luật quy

định nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm pháp lý quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một khái niệm pháp lý, nhưng nội dung của

nó khá rộng, bao quát gần như toàn bộ đời sống pháp luật của nhà nước và xã

hội, trong đó tư tưởng chính trị - pháp lý, văn hóa pháp lý và cách thức tổ

chức bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

không chỉ được tôn trọng trong nhận thức, mà còn được thực hiện hóa trên

thực tế. Nó được xem như là toàn bộ những tiền đề, điều kiện, môi trường

pháp lý thuận lợi do nhà nước, xã hội tạo ra trên cơ sở pháp luật để công dân

được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách thực sự, đầy đủ và sử

dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn trong các lĩnh vực

chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là tiền đề về tư tưởng, chính

trị, pháp luật, tổ chức thực hiện của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan

quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng nhằm bảo đảm và thực hiện để công

dân được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm pháp lý thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được xem ở hai phương diện

khác nhau: Phương diện thứ nhất đó là chế độ pháp lý chính trị, trong đó

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại cùng với các quyền và nghĩa vụ khác

của công dân và được tổ chức thực hiện; Phương diện thứ hai là cơ chế hoạt

động của các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện quyền công dân.

Bảo đảm pháp lý mang tính ý thức, tư tưởng gồm những quan điểm, tư

tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Hồ Chí Minh về giải phóng con người

Page 74: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

70

và các biện pháp chủ yếu nhằm đem lại cho con người một cuộc sống ấm no,

tự do, hạnh phúc; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, hội nhập

quốc tế; ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân về quyền con

người, quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo.

Đảm bảo pháp lý về phương diện pháp luật thực định gồm pháp luật nội

dung và pháp luật hình thức, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

trên cơ sở nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam hoặc các công ước quốc

tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết hay tham gia. Pháp luật nội dung xác lập

quyền, nghĩa vụ công dân, Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các tổ chức chính

trị - xã hội trong các lĩnh vực xã hội. Còn pháp luật hình thức quy định trình

tự, thủ tục, hình thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy.

Đảm bảo về mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh

vực tôn giáo gồm cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, cơ cấu tổ chức

các cơ quan chuyên trách những vấn đề kinh tế, văn hóa, khoa học, công

nghệ, xã hội; thể hiện trên ba lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện

pháp luật, bảo vệ pháp luật nhằm bảo đảm cho các quyền công dân nói chung,

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng được thực hiện trên thực tế; hoạt

động của các cơ quan nhà nước trong trường hợp họ tham gia vào các quan hệ

pháp luật cụ thể liên quan tới việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, tất cả các quy định của pháp luật thực hiện về quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm

bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức pháp luật của

công dân nói chung, của cán bộ và công chức nói riêng. Pháp luật tạo ra cơ sở

pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng,

tôn giáo. Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo gồm pháp luật nội dung và pháp

luật hình thức, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở nhu cầu

khách quan của xã hội Việt Nam hoặc các công ước quốc tế mà Nhà nước

Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Pháp luật nội dung xác lập quyền, nghĩa

Page 75: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

71

vụ của công dân, nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và tổ chức chính trị xã

hội trong lĩnh vực xã hội; còn pháp luật hình thức quy định trình tự, thủ tục,

hình thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy. Để bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ quy định quyền

tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn ấn định trách nhiệm giải quyết, nghiêm cấm

mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tiểu kết chương 2

Từ khi hình thành khái niệm về tự do tín ngưỡng, đưa ra thông tin về

các chuẩn tắc pháp lý về vấn đề này đã góp phần hình thành các phẩm chất

công dân của cá nhân, làm sáng tỏ cái chung và cái riêng trong chính sách về

vấn đề tôn giáo của các đảng phái khác nhau và của các phong trào khác

nhau. Tự do tín ngưỡng được lý giải khi có tính đến lịch sử hình thành khái

niệm, kinh nghiệm thế giới trong việc bảo đảm các quyền con người; văn bản

pháp luật sử dụng quan niệm luật học về tự do tín ngưỡng, hình thành những

luận điểm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được minh chứng ở mỗi

bản Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được kế thừa và phát triển

trong từng điều kiện hoàn cảnh của đất nước; quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo ngày càng được mở rộng và cụ thể hơn. Cách tiếp cận dựa trên quyền

con người đối với tôn giáo chỉ ra việc thực hiện quyền tự do tôn giáo không

tách rời việc thực hiện các quyền và tự do cơ bản của mỗi người nói chung.

Quyền tự do tôn giáo không phải là một quyền tuyệt đối mà có tính giới hạn.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của

con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số

văn bản chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính

chất Tuyên ngôn như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn

thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và

Chính trị năm 1966.

Page 76: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

72

Nội dung của pháp luật về tôn giáo tập trung điều chỉnh mối quan hệ

giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; điều chỉnh quan hệ giữa

Nhà nước với các cá nhân chức sắc, tín đồ, nhà tu hành trong hoạt động tôn

giáo ở Việt Nam; pháp luật về tôn giáo có vai trò rất quan trọng trong việc thể

chế hóa đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; là phương tiện

bảo vệ các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, là phương tiện đấu

tranh, ngăn ngừa các hoạt động lợi dung tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia,

trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng và hoàn

thiện Luật pháp về tôn giáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

nhà nước ta không ngừng nghiên cứu, đánh giá thực trạng về quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, bổ sung và từng bước

hoàn thiện một cách có hệ thống các văn bản pháp lý nhằm đưa ra các quan

điểm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đưa ra những giải pháp bảo

đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay góp

phần cho cơ quan chức năng có những căn cứ để xây dựng luật tín ngưỡng,

tôn giáo; ngoài những quy định chung, thì việc thể chế hóa, cụ thể hóa quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền được tốt

bấy nhiêu.

Page 77: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

73

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để

đảm bảo quyền con người được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ nhất.

Quyền con người, khi đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, sẽ trở thành

ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội tuân thủ và được pháp luật bảo vệ.

Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công

dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp

năm 1959, 1980, 1992, 2013. Hiến pháp Việt Nam năm 1992, văn kiện pháp

lý của Nhà nước Việt Nam, đã ghi nhận một cách trang trọng, rõ ràng và toàn

diện các quyền con người (tại các điều 2 và điều 50) và nội dung quyền này

đã được thể hiện xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp, đặc biệt

được nêu tập trung tại chương 5 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân. Các quyền con người quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ

thể hóa trong các văn bản pháp quy của Việt Nam.

Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta hiện nay

thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật quốc tế để đảm bảo tính

tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về nội dung mà

Việt Nam đã tham gia là một nguyên tắc không thể thiếu trong việc xây dựng

pháp luật. Điều đó đã được thể hiện qua tính tương thích, phù hợp giữa các

quy định của pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo qua các văn kiện

Đại hội Đảng và qua các điều khoản trong Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật Dân

sự, Hình sự, Hôn nhân và Gia đình,… và đặc biệt là qua Pháp lệnh tín

Page 78: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

74

ngưỡng, tôn giáo, văn bản có trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp đến lĩnh

vực tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta. Toàn bộ những nội dung Pháp lệnh

được thể chế hóa từ điều 70 Hiến pháp năm 1992 và bảo đảm tính tương thích

với quy định của điều 18 của Công ước quốc tế. Để đảm bảo nguyên tắc ứng

xử với pháp luật quốc tế mà nước ta đã gia nhập, trong quá trình xây dựng

Pháp lệnh các nhà làm luật đã có quy định về việc áp dụng Điều ước quốc tế

khi xây dựng nội dung trong Pháp lệnh trái với Công ước quốc tế, điều này

được quy định tại Điều 38 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo “Trong trường hợp

điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia

nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy

định của điều ước quốc tế đó” [10, tr.20].

Loài người luôn đấu tranh nhằm giải phóng con người, xây dựng một

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong thời gian dài dân tộc Việt Nam bị

nước ngoài đô hộ, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân

tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua

nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng quyền thiêng liêng, cơ bản

nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự

quyết định vận mệnh của mình. Đây cũng chính là nguyên tắc có tính nền

tảng về quyền tự quyết dân tộc đã được khẳng định trong Hiến chương Liên

hợp quốc và tại Điều 1 của cả hai công ước quốc tế cơ bản nhất của Liên Hợp

quốc về quyền con người: công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn

hóa và công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định

con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ

quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm

thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ

trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu

Page 79: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

75

“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con

người và cho con người.

Chính phủ Việt Nam cho rằng, việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con

người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Do khác biệt

về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống

văn hóa.... nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi quốc gia có thể

khác nhau; Việt Nam ủng hộ việc tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh

vực quyền con người trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và

hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục

tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việt

Nam cũng cho rằng không nước nào có quyền sử dụng vấn đề quyền con

người làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, gây đối

đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc làm điều kiện trong

quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại... với nước khác.

Các quyền con người chỉ có thể được tôn trọng và bảo vệ trong một

môi trường hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển bền vững, trong đó các

giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo vệ.

3.1.1. Pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trước đổi mới

Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa đã khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là một trong năm quyền cơ

bản của công dân “quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội

họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước và đi ra nước ngoài”. Tại mục

B, chương II, Hiến pháp năm 1946 đã xác định: “Mọi công dân Việt Nam có

quyền tự do tín ngưỡng”, với việc tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng

của công dân, Hiến pháp năm 1946 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện

chính sách đối với tôn giáo trong phạm vi cả nước. Trong lễ ra mắt công khai

Đảng ta sau Đại hội II (1951) ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“chúng tôi xin nói thêm hai điểm, nói rõ để tránh hiểu nhầm: một là, vấn đề

tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín

Page 80: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

76

ngưỡng của mọi người” (Báo Nhân dân, 25/03/1951); các nguyên tắc cơ bản

trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam là đoàn kết, bình đẳng,

tương trợ để các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ chung của đất nước,

nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951) đã viết: “Các dân tộc ở

Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp

đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc” [14, tr.44].

Sắc lệnh 133/SL ngày 20/11/1953 về trừng trị âm mưu bọn phản quốc

quy định: “Kẻ nào vì mục đích phản quốc, gây hiềm khích để phá hoại sự

đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, các tầng lớp nhân dân, các

tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ, chia rẽ nhân dân với Chính phủ,

sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Nếu tội nặng, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở

lên, chung thân hoặc sẽ bị tử hình”

Sắc lệnh 197/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 19/12/1953 ban bố

Luật Cải cách ruộng đất. Về vấn đề ruộng đất của các tôn giáo tại chương III,

điều 25 của Bộ luật này quy định những đối tượng được chia trong đó có nhà

chung, nhà chùa, từ đường và các cơ quan tôn giáo được để lại một phần

ruộng để dùng vào việc thờ cúng.

Có thể nhận thấy, gian đoạn từ 1945 đến 1954 là giai đoạn khó khăn

của cách mạng, Nhà nước công nông đầu tiên của chúng ta phải đối phó với

rất nhiều công việc, song rất cố gắng xây dựng các quy phạm điều chỉnh lĩnh

vực tín ngưỡng, tôn giáo và tuyên bố về quyền cơ bản của công dân trong đó

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện xuyên suốt qua các bản Hiến

pháp sau này. Đã nhất quán chiến lược Đại đoàn kết toàn dân trong đó có

đoàn kết đồng bào lương giáo; đoàn kết toàn dân, không phân biệt nòi giống,

gái trai, giai cấp, bảo vệ tôn trọng cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là những nơi

thiêng liêng, nhạy cảm; bất cứ tôn giáo nào đều phải được tôn trọng không ai

được xâm phạm; nghiêm cấm phá hủy những đền, đình, chùa, miếu hoặc

những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách, cấm phá hủy bi ký, đồ vật,

văn bằng, chiếu sắc, giấy má, sách vở có tính chất tôn giáo. Những cơ sở vật

Page 81: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

77

chất khác của tổ chức tôn giáo như bãi tha ma, nghĩa địa, nhà cửa của các

đoàn thể tôn giáo, trụ sở, nhà cứu tế, cứu bần, bệnh viện, nhà thương, trường

học tôn giáo đều được miễn thuế đất vĩnh viễn.

Sau năm 1954, trong điều kiện đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến

lược: miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục thực hiện Cách

mạng dân tộc dân chủ kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Ngày 31/12/1959,

quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân được ghi rõ hơn so với Hiến pháp năm

1946 “Công dân nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín

ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” (điều 26). Ngoài Hiến pháp

năm 1959, Nghị quyết Quốc hội ngày 26/03/1955 về vấn đề tôn giáo; tiêu

biểu có các Chỉ thị như: Chỉ thị số 91/CT ngày 17/09/1954; Sắc lệnh 234/SL

ngày 14/06/1955 về vấn đề tôn giáo; Sắc lệnh số 101SL/L.003 ngày

20/05/1957 quy định về tự do hội họp; Thông tư số 12/TTg ngày 12/01/1957

về một số điểm cụ thể sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất; Thông tư số

51/TT-ĐC ngày 31/05/1958 về việc lập hội và hội họp đối với tôn giáo;

Thông tư 60/TTg ngày 11/06/1964 về việc thi hành chính sách tôn giáo; Chỉ

thị 88/CT-TTg ngày 26/04/1973 về việc chấp hành chính sách trong bảo vệ

chùa thờ Phật và tăng ni đạo Phật.

Cùng với việc khẳng định những nguyên tắc cơ bản đối với tôn giáo

trong Hiến pháp, Nhà nước ta đã thể chế hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

qua những văn bản quy phạm pháp luật như Sắc lệnh số 234/SL, ngày

14/06/1955, Sắc lệnh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Chủ tịch

Hồ Chí Minh ký và ban hành “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền

lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện.

Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo

phải tuân theo pháp luật của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân dân.

Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo

gây rối loạn”. Trong quan hệ nội bộ tôn giáo, điều 13 Sắc lệnh 234/SL quy

định nguyên tắc: “chính quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của các

Page 82: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

78

tổ chức tôn giáo”. “Riêng về Công Giáo quan hệ giữa Giáo hội với Tòa thánh

La Mã là vấn đề của nội bộ của đạo Công Giáo”. Về tổ chức tôn giáo được

xuất bản và phát hành kinh bổn tôn giáo, mở trường đào tạo những người

chuyên hoạt động tôn giáo; được mở trường tư thục song phải giảng dạy theo

chương trình của Chính phủ; được tổ chức các cuộc hành lễ nơi thờ cúng và

không phải xin phép; được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; các tổ chức tôn

giáo phải tuân theo pháp luật của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như

mọi tổ chức khác của nhân dân; những cơ sở tôn giáo như nhà thờ, đền, chùa,

miếu, thánh đường, thánh thất, các đồ thờ, các trường giáo lý của tôn giáo

được nhà nước bảo hộ. Đối với đất đai trong cải cách ruộng đất, khi nhà nước

trưng thu, trưng mua của tôn giáo sẽ để lại cho nhà thờ, nhà chùa, thánh thất

một số diện tích đảm bảo cho việc thờ cúng và sinh sống của những nhà tu

hành; ruộng đất mà Giám mục, Linh mục, Nhà sư, Mục sư phát canh thu tô

như địa chủ thì đều do nhà nước quản lý và không bồi hoàn tiền. Trong quan

hệ với nhà tu hành nước ngoài, pháp luật quy định các nhà tu hành người

ngoại quốc được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho phép thì

được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân theo pháp luật của

nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kêu gọi các tôn giáo hãy xoá bỏ hiềm

khích, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà vì “Công Giáo

hay không Công Giáo, Phật Giáo hay không Phật Giáo đều phải nỗ lực đấu

tranh cho nền độc lập của nước nhà. Nhiệm vụ của toàn thể chúng ta là phải

giữ vững nền độc lập, toàn thể đồng bào ta không chia lương giáo, đoàn kết

chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông, Tổ quốc và cũng để giữ

gìn tín ngưỡng tự do”.

Trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đại đa số đồng bào các tôn giáo ở

Việt Nam đều có lòng yêu nước, đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp

đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc; nhiều người đã lập

công lớn nêu tấm gương sáng cho các thế hệ sau, đồng bào các tôn giáo luôn

Page 83: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

79

luôn là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt

Nam. Trước những năm 1975 một số Giáo hội ở miền Bắc đã tự nguyện hiến

đất xây dựng trường học, đây là việc làm tự nguyện vô cùng trân trọng của tín

đồ, chức sắc các tôn giáo vì sự nghiệp chung của đất nước, họ đã tự nguyện

hiến đất, giúp chính quyền xây dựng trường học để dạy chữ cho con em nhân

dân, trong đó có con em đồng bào theo tôn giáo.

Kế thừa Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đã bổ sung: “Công

dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà

nước” (điều 60); Nghị quyết 297/NQ-HĐBT, ngày 11/11/1977 của Hội đồng

Chính phủ về một số chính sách đối với tôn giáo; Bộ Luật hình sự năm 1985;

Nghị định số 184/HĐBT ngày 18/11/1989 ban hành văn bản quy định về quản

lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta; Nghị

định số 56/HĐBT ngày 30/05/1989 quy định chi tiết Pháp lệnh nghĩa vụ lao

động công ích, có ghi nhận việc miễn nghĩa vụ đối với người giữ chức sắc tôn

giáo chuyên nghiệp. Sắc lệnh 234/SL thực hiện đến hết ngày miền Nam giải

phóng, đất nước thống nhất, sau đó được thay bằng Nghị quyết 297/NQ-

HĐBT, ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ về một số chính sách đối

với tôn giáo; Kế thừa tư tưởng của Sắc lệnh 234/SL, Nghị quyết số 297/NQ-

HĐBT nêu rõ năm nguyên tắc cơ bản của chính sách tôn giáo là: “Chính phủ

đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân

dân. Các nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đều được hưởng mọi quyền lợi và

phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân. Các tôn giáo và mọi công dân

theo đạo hoặc không theo đạo đều bình đẳng trước pháp luật. Các tôn giáo

phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và chủ trương, chính sách, thể lệ của Nhà

nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình. Những kẻ lợi dụng tôn giáo để

phá hoại nền độc lập của Tổ quốc, chống lại chế độ Xã hội chủ nghĩa, phá

hoại khối đoàn kết toàn dân, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, chống lại

chính sách và pháp luật của Nhà nước sẽ bị pháp luật nghiêm trị”.

Page 84: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

80

Nội dung các văn bản pháp luật trên là sự kế thừa Sắc lệnh 234/SL

ngày 14/06/1955 và các văn bản pháp luật ban hành trước đó, đồng thời bổ

sung một số nội dung mới: quy định cụ thể những hoạt động tôn giáo phải xin

phép nhà nước; trách nhiệm của những nhà tu hành, những người hoạt động

tôn giáo đối với xã hội; quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng cơ sở thờ tự;

tiêu chuẩn những người được tuyển chọn để đào tạo các trường, lớp tôn giáo,

nội dung giảng dạy và sự quản lý của nhà nước đối với những người phụ trách

giảng dạy trong các trường này; quy định về quản lý nhà nước trong hoạt

động phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển người hoạt động tôn giáo; quy

định về việc xuất khẩu văn hóa phẩm, đồ dùng việc đạo; quy định về quan hệ

quốc tế giữa các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước với các tổ chức quốc tế

và nước ngoài; quy định của Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà

nước đối với hoạt động của các tôn giáo và trách nhiệm của Ban Tôn giáo Phủ

Thủ tướng trong việc hướng dẫn các tôn giáo cũng như hướng dẫn việc thực

hiện của các cấp chính quyền.

3.1.2. Pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo thời kỳ đổi mới

Những năm gần đây, trước những thay đổi của tình hình trong nước và

thế giới, phù hợp với xu thế hội nhập, công tác tôn giáo được Đảng và Nhà

nước rất quan tâm và coi đó là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt. Năm 1986,

Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đến năm

1990, Đảng Cộng sản Việt Nam có sự đổi mới trong chính sách đối với tôn

giáo qua Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị Ban

chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về tăng cường công tác tôn giáo trong

tình hình mới, xác định “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng,

tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có

nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, và cũng nêu rõ “Tôn

giáo là lĩnh vực mà kẻ địch đặc biệt chú trọng lợi dụng để phá hoại sự nghiệp

cách mạng của nhân dân ta”. Qua thời gian thực hiện chính sách và tổng kết

thực tiễn, đồng thời nhằm bổ sung những vấn đề mới phù hợp thực tại đất

Page 85: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

81

nước và quốc tế; quan điểm chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn

giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với

sự nghiệp đổi mới đất nước, ngày 12/03/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp

hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành nghị quyết số 25-NQ/TW về

công tác tôn giáo; Đó là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một

bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo

đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền

sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”. Những quan điểm của

Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng Đảng coi quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu quan trọng của con người, là một trong

những quyền công dân, quyền chính đáng của con người.

Sau khi có các Nghị quyết về công tác tôn giáo của Đảng, các văn bản

quy phạm pháp luật của Nhà nước đã thể chế hóa tư tưởng đổi mới với tôn

giáo. Trước hết phải kể đến Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện tư tưởng đổi mới

về tôn giáo của Đảng. Tại Điều 70 chương V về quyền và nghĩa vụ cơ bản của

công dân khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo

hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp

luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Cùng

với việc khẳng định trong Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

69/NĐ-CP, ngày 21/03/1991 về các hoạt động tôn giáo, sau đó là Nghị định

số 26/NĐ-CP, ngày 19/04/1999 về các hoạt động tôn giáo. Đặc biệt sau khi

Đảng có Nghị quyết số 25/NQ-TW, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã

ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/06/2004 và Chính phủ ban

hành Nghị định số 22/NĐ-CP, ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số

điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP,

Page 86: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

82

ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (thay thế Nghị định số 22/NĐ-CP).

Nghị định 69/NĐ-CP, Nghị định 26/NĐ-CP đều khẳng định nguyên tắc

của chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi, thể hiện thái độ đúng đắn của Đảng

và Nhà nước ta đối với tôn giáo và được thể hiện như: đối với nhu cầu sinh

hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thì Nhà nước tôn trọng và đảm bảo;

đối với những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân thì

khuyến khích; đối với những hành vi lợi dụng tôn giáo vì mục đích xấu thì

đều bị nghiêm cấm và xử lý theo pháp luật.

Sau khi Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo được ban hành,

các tỉnh, thành phố đều xây dựng chương trình hành động; nhiều tỉnh, thành

phố có Nghị quyết chuyên đề về công tác tôn giáo, thành lập Ban chỉ đạo

công tác tôn giáo để chỉ đạo thống nhất trong hệ thống chính trị thực hiện

công tác tôn giáo:

Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý về công

tác tôn giáo được nâng lên, trong xử lý những vấn đề liên quan đến tôn giáo

đã vận dụng linh hoạt hơn các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, giải quyết tương đối kịp

thời các nhu cầu chính đáng về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào;

tạo điều kiện giúp đỡ các giáo hội, chức sắc sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật,

đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tất cả chức sắc, chức việc, tín

đồ và đồng bào có đạo.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức

xã hội tích cực vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện phương châm sống

“tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối đại đoàn kết

toàn dân tộc, thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa ở khu dân cư”. Các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

Page 87: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

83

nước trong đồng bào tôn giáo, tích cực phát triển đoàn viên, hội viên, tăng

cường xây dựng lực lượng nòng cốt cho phong trào quần chúng ở địa phương.

Công tác quản lý Nhà nước có chuyển biến, đã từng bước xây dựng và

hoàn thiện khung pháp lý về tôn giáo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban

hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/06/2004; Chính phủ có Nghị

định số 22/NĐ-CP ngày 01/03/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; rồi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày

04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin

lành; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày

31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP

ngày 08/11/2012 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín

ngưỡng, tôn giáo,… và nhiều văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các bộ,

ban, ngành liên quan, tiếp tục khẳng định rõ “Công dân có quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Các chính sách,

pháp luật đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Đảng, Nhà nước Việt

Nam đến nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ, chức sắc các tôn giáo, làm cho quần

chúng nhân dân, tín đồ và các chức sắc tôn giáo yên tâm phấn khởi tích cực

thực hiện tốt cả “việc đạo, việc đời” tin tưởng vào chính sách tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, tích cực tham gia các phong

trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, đấu

tranh ngăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo góp phần bảo đảm an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cho đến hôm nay, những quan điểm

đường lối công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đề ra vẫn còn

mang tính thời sự sâu sắc. Đường lối đã làm chuyển biến và hướng các tôn

giáo về mục tiêu cách mạng Việt Nam là xây dựng đất nước “Dân giàu,

nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Quá trình tư tưởng này

thể hiện sự đúng đắn của đường lối, quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo

của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân

Page 88: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

84

tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa.

Nghị định số 92/NĐ-CP và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đều khẳng

định nguyên tắc của chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là:

+ Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự

do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, nghiêm cấm sự phân biệt đối

xử vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

+ Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình

đẳng trước pháp luật; được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm

thực hiện mọi nhiệm vụ công dân.

+ Các tôn giáo hoạt động tuân thủ Hiến pháp và Luật pháp của Nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của

tín đồ được đảm bảo.

+ Mọi hoạt động mê tín dị đoan được bài trừ, mọi hành vi lợi dụng

tôn giáo để phá hoại nền độc lập, chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân làm hại đến nền

văn hóa lành mạnh của dân tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân đều

bị xử lý theo pháp luật.

Như vậy, Nghị định số 92/NĐ-CP và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

đều thể hiện thái độ đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo:

Một là, đối với nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thì

được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo;

Hai là, đối với hoạt động tôn giáo vì lợi ích của tổ quốc và của nhân

dân thì khuyến khích;

Ba là, đối với những hành vi lợi dụng tôn giáo vì mục đích xấu thì đều

bị nghiêm cấm và xử lý theo pháp luật.

Hệ thống pháp luật trên là công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo

Page 89: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

85

của công dân, giúp các cơ quan nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; đã cụ thể hóa một cách hữu hiệu, tích

cực đường lối chủ trương của Đảng đối với công tác tôn giáo trong thời kỳ

mới, đồng thời toát lên tinh thần dân chủ đối với hoạt động tôn giáo, đáp ứng

yêu cầu của cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn

giáo, đồng thời đảm bảo được tính tương thích của luật pháp quốc tế điều

chỉnh về quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đặc

biệt là những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết hoặc gia

nhập.

Sự phối kết hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương đã tạo được sự

thống nhất trong việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với tôn giáo, giảm bớt

các thủ tục hành chính rườm rà. Các bộ, ban, ngành chủ động cùng với Ban

chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ triển khai chủ trương công tác

đối với đạo Tin Lành, đề xuất chủ trương công tác đối với những vấn đề tôn

giáo. Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo Đại hội nhiệm kỳ theo Hiến

chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Chính phủ và các địa phương đã giải quyết kịp thời, đúng quy định

pháp luật về nhu cầu hoạt động tôn giáo và một số nhu cầu chính đáng của

các tổ chức, cá nhân tôn giáo, như phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm,

thuyên chuyển chức sắc các tôn giáo; cho xây mới và cải tạo nhiều cơ sở thờ

tự. Nhiều tỉnh, thành đã tích cực giải quyết việc lập hồ sơ, xét cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất cho các tôn giáo; tạo điều kiện thuận lợi để các tôn

giáo sinh hoạt bình thường, đúng theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Ban

Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (khóa IX) về Công tác tôn giáo.

3.2. THỰC TRẠNG QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở

VIỆT NAM

3.2.1. Những thành tựu

Trong những năm qua, pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo không ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; những văn bản quy

Page 90: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

86

phạm pháp luật có điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo không những tăng

nhanh về số lượng, mà còn phong phú và đa dạng về hình thức; đã có rất

nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị được

ban hành; nội dung các văn bản luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho

phù hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở Nghị quyết 25/NQ-TW về công

tác tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành

các quy phạm của pháp luật, các kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực

hiện, tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo như: Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004; Nghị định số

22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng,

tôn giáo; Chỉ thị số 01/2001/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin

Lành; Chỉ thị 1940/CT-TTg về nhà đất, liên quan đến tôn giáo; Nghị định số

92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng,

tôn giáo…

Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và sửa đổi 16 văn bản quy phạm

pháp luật liên quan đến lĩnh vực tôn giáo như: Luật đất đai 2003; Nghị quyết

số 23/2003/QH11 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử

dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách

cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991; Nghị quyết số 775/NQ-QH

của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cụ thể hóa Nghị quyết 23/2003/QH11 của

Quốc hội về xây dựng, thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, về đăng ký hộ

khẩu… hệ thống chính sách mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung có tác động

tích cực trong việc đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, quản lý nhà nước về

tôn giáo theo pháp luật.

Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến

đời sống của bà con tín đồ các tôn giáo, các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các

địa phương đã cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế -

xã hội, phát triển văn hóa… tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt tín

Page 91: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

87

ngưỡng, tôn giáo như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện chương

trình “nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án chương trình mục tiêu quốc gia đối

với vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng dân tộc, miền núi có tôn giáo”; Bộ Giáo

dục và Đào tạo triển khai đề án “Chương trình giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ

giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong các trường, lớp đào tạo

chức sắc tôn giáo và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia xã

hội hóa giáo dục”; Thanh tra Chính phủ “Tổng kết tình hình khiếu nại về tôn

giáo hoặc liên quan đến tôn giáo và đề xuất phương án giải quyết”; Bộ Công

an triển khai đề án “Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo phá

hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng, xâm hại an ninh

quốc gia”; Bộ Ngoại giao và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam triển

khai “Quy chế quản lý đối với các tổ chức phi chính phủ tôn giáo và liên quan

đến tôn giáo trong lĩnh vực viện trợ”; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sơ kết

cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, rút kinh nghiệm chỉ

đạo xây dựng mô hình làng, xã văn hóa “Sống tốt đời, đẹp đạo” trong vùng

đông tín đồ tôn giáo; xây dựng đề án “Giữ gìn, phát huy truyền thống thờ

cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, bài trừ

mê tín dị đoan” và Quy chế “Quản lý việc xuất bản kinh sách, sản xuất và

kinh doanh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo”; Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội triển khai xây dựng “Quy định quản lý đối với các cơ sở từ thiện

nhân đạo do các tôn giáo quản lý; quy chế quản lý làm việc các tổ chức tôn

giáo tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo”…

Nhờ có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và được bổ sung theo

sự phát triển của xã hội nên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được mở

rộng và đảm bảo. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng trên cơ sở kế

thừa Sắc lệnh 234/SL và được đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn qua nhiều giai

đoạn cách mạng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về

tín ngưỡng, tôn giáo. Những quy định cụ thể trong Pháp lệnh cũng như trong

Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 01/03/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều

Page 92: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

88

của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP, ngày

08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh

tín ngưỡng, tôn giáo (thay thế Nghị định 22/NĐ-CP), một mặt tạo cơ sở pháp

lý đảm bảo cho mọi công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn

giáo; mặt khác nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được

quy định rõ ràng hơn, thông thoáng hơn và cởi mở hơn. Công dân có quyền

theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin của mình; được

thực hiện các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh

hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Mọi người đều bình đẳng

trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ

cơ sở vật chất, tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, nhà thờ,

thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn

giáo; kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Trong

những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn, có ý nghĩa quan

trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên các mặt sinh

hoạt tôn giáo của tín đồ, hoạt động của chức sắc, tính pháp lý và những hoạt

động của các tổ chức tôn giáo.

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một minh chứng rõ ràng và

một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Pháp lệnh phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo (chương II) nên lễ hội về tín

ngưỡng được phục hồi. Tính ra, cả nước có hơn 8.000 lễ hội trong đó lễ hội

cách mạng chỉ có 4%, tôn giáo 16%, như vậy 80% là lễ hội dân gian, tập

trung chủ yếu về mùa xuân. Tính ra bình quân, mỗi ngày hơn 30 lễ hội. Có

những lễ hội ở cấp Quốc gia như lễ hội Đền Hùng, có lễ hội của vùng miền

như quan họ Bắc Ninh hay lễ hội Đền Trần nhưng cũng có lễ hội chỉ diễn ra ở

phạm vi làng, xã.

Page 93: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

89

Các chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo đã được thể chế hóa

bằng pháp luạt đầy đủ hơn, việc đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về tôn

giáo được tăng cường hơn.

Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước

về tôn giáo ở các cấp tiếp tục được nâng lên qua hoạt động thực tiễn công tác

và qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo.

Các tôn giáo đã được nhà nước công nhận tiếp tục hoạt động ổn định

theo hướng tuân thủ pháp luật, các tôn giáo tập trung củng cố tổ chức, tăng

cường các sinh hoạt tôn giáo trong các ngày lễ lớn, tổ chức học tập giáo lý,

đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xây dựng và tu bổ cơ sở thờ tự, hoạt động từ

thiện nhân đạo, phát triển tín đồ và tham gia các sinh hoạt giao lưu quốc tế; đa

số chức sắc, tín đồ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, gắn bó với dân tộc

theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.

3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Nói đến thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nói

đến quá trình đổi mới với những thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, văn hóa,

xã hội; trong quá trình đó, đổi mới về chính sách đối với tôn giáo đã đưa lại

những thành tựu rất quan trọng, làm thay đổi căn bản đời sống tôn giáo ở Việt

Nam; đời sống tôn giáo ở Việt Nam thể hiện trên các mặt sinh hoạt tôn giáo

của tín đồ, hoạt động của chức sắc, tính pháp lý và những hoạt động của tổ

chức tôn giáo, như: đại hội, hội nghị, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm,

bầu cử, suy cử, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu

hành, thành lập trường đào tạo, in xuất bản kinh sách, sửa chữa, xây dựng cơ

sở thờ tự, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, thực hiện các mối quan hệ

với các tổ chức tôn giáo quốc tế…

3.2.2.1. Về công nhận tổ chức tôn giáo

Trước đổi mới chỉ có bốn tổ chức được nhà nước công nhận gồm: Giáo

hội Phật Giáo Việt Nam được công nhận năm 1981; Hội đồng Giám mục Việt

Page 94: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

90

Nam được công nhận năm 1980; Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc)

được công nhận năm 1958; Ban Quản trị các Thánh đường Hồi giáo thành

phố Hồ Chí Minh năm 1983 (thực ra đây chỉ là đầu mối quản lý được lập ra

để tiếp nhận viện trợ của Ngân hàng Phát triển Hồi Giáo - IDB, sau này, năm

1992 đổi thành Ban Đại diện Cộng đồng Hồi Giáo thành phố Hồ Chí Minh).

Từ khi đổi mới đến nay có thêm 35 tổ chức được công nhận; nếu chia

theo thời gian thì từ khi đổi mới về công tác tôn giáo được đánh dấu bằng

nghị quyết số 24 (1990) đến khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời (2004),

Nhà nước công nhận 11 tổ chức tôn giáo, trong đó có 09 tổ chức của đạo Cao

Đài, cụ thể như sau:

Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên được Ban Tôn giáo của Chính phủ ra

Quyết định số 51/QĐ-TGCP, ngày 29/07/1995.

Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu được Ủy ban nhân dân tỉnh

Cần Thơ ra Quyết định số 1562/QĐ-CT.HC.96, ngày 27/07/1996.

Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo được Ban Tôn giáo của Chính phủ

ra Quyết định số 39/QĐ-TGCP, ngày 02/08/1996.

Hội thánh Truyền Giáo Cao Đài được Ban Tôn giáo của Chính phủ ra

Quyết định số 40/QĐ-TGCP, ngày 24/09/1996.

Hội thánh Cao Đài Tây Ninh được Ban Tôn giáo của Chính phủ ra

Quyết định số 10/QĐ-TGCP, ngày 09/05/1997.

Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo được Ban Tôn giáo của Chính phủ

ra Quyết định số 26/QĐ-TGCP, ngày 08/08/1997.

Hội thánh Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý được Ủy ban nhân dân

tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 2363/QĐ-UB, ngày 08/07/1998.

Ban Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo được Ban Tôn giáo của Chính phủ ra

Quyết định số 21/QĐ-TGCP, ngày 11/06/1999.

Hội thánh Cao Đài Chơn Lý được Ban Tôn giáo của Chính phủ ra

Quyết định số 16/QĐ-TGCP, ngày 14/03/2000.

Page 95: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

91

Hội thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan được Ban Tôn giáo của Chính

phủ ra Quyết định số 199/QĐ-TGCP, ngày 28/04/2000.

Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) được Ban Tôn giáo của

Chính phủ ra Quyết định số 15/QĐ-TGCP, ngày 16/03/2001.

Điều đáng quan tâm là các lần công nhận tổ chức tôn giáo nói trên của

Nhà nước ta, có trường hợp văn bản nói rõ là công nhận tư cách pháp nhân

như với các tổ chức Cao Đài, nhưng cũng có trường hợp không nói trực tiếp

như với Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Ban Đại diện Phật Giáo Hòa Hảo,…

nhưng ai cũng hiểu công nhận về tổ chức tức là công nhận tư cách pháp nhân.

Riêng Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập năm 1980, vì đặc thù về tổ

chức của tôn giáo này nên Nhà nước không ra văn bản chính thức công nhận

tư cách pháp nhân, nhưng nhà nước ta đã chấp thuận quá trình vận động và tổ

chức đại hội thành lập.

Sau khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) đến nay, nhà nước đã

xem xét cấp đăng ký hoạt động và công nhận cho 23 tổ chức tôn giáo theo

thời gian như sau:

Ban Đại diện Cộng đồng Hồi Giáo tỉnh An Giang được Ủy ban nhân

dân tỉnh An Giang ra Quyết định số 2775/QĐ-UBND, ngày 17/12/2004.

Hội đồng Sư cả Hồi Giáo Bà-Ni tỉnh Ninh Thuận được Ủy ban nhân

dân tỉnh Ninh Thuận ra Quyết định số 4106/QĐ-UBND, ngày 01/10/2007.

Hội Truyền Giáo Cơ Đốc Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ ra

Quyết định số 175/QĐ-TGCP, ngày 22/10/2007.

Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu được Ban Tôn giáo Chính phủ ra Quyết

định số 195/QĐ-TGCP, ngày 01/10/2008.

Giáo Hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo được Ban Tôn giáo

Chính phủ ra Quyết định số 196/QĐ-TGCP,ngày 01/10/2008.

Tổng Hội Báp-Tít Việt Nam (Ân điển - Nam Phương) được Ban Tôn

giáo Chính phủ ra Quyết định số 109/QĐ-TGCP, ngày 07/05/2008.

Page 96: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

92

Hội đồng Tinh thần Baha’i Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ ra

Quyết định số 150/QĐ-TGCP, ngày 14/07/2008.

Hội thánh Báp - Tít (Nam Phương) được Ban Tôn giáo Chính phủ ra

Quyết định số 199/QĐ-TGCP, ngày 03/10/2008.

Tịnh Độ Cư Sỹ Phật Hội Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ ra

Quyết định số 207/QĐ-TGCP, ngày 27/11/2008.

Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính

phủ ra Quyết định số 234/QĐ-TGCP,ngày 04/12/2008.

Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ ra

Quyết định số 235/QĐ-TGCP, ngày 04/12/2008.

Hội thánh Mennonite Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ ra

Quyết định số 12/QĐ-TGCP, ngày 05/02/2009.

Bửu Sơn Kỳ Hương được Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận

ngày 25/03/2009.

Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính

phủ cấp Giấy Chứng nhận số 12/GCN-TGCP, ngày 24/09/2009.

Pháp Môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi được Ban Tôn giáo

Chính phủ chấp thuận đăng ký hoạt động ngày 15/12/2009.

Hội thánh Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ

ra Quyết định số 84/QĐ-TGCP,ngày 14/06/2010.

Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ra

Quyết định số 1114/QĐ-UBND, ngày 16/06/2010.

Ban Đại diện Cộng Đồng Hồi Giáo tỉnh Tây Ninh được Ủy ban nhân

dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định số 710/CV-UBND, ngày 01/10/2010.

Giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) được Ban Tôn giáo Chính phủ

ra Quyết định số 90/QĐ-TGCP, ngày 01/07/2011.

Hội đồng Chức Sắc Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận được Ủy ban

nhân dân tỉnh Ninh Thuận ra Quyết định số 1192/QĐ-UBND, ngày

18/06/2012.

Page 97: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

93

Ban Đại diện Cộng Đồng Hồi Giáo tỉnh Ninh Thuận được Ủy ban nhân

dân tỉnh Ninh Thuận ra Quyết định số 1232/QĐ-UBND,ngày 22/06/2012.

Hội đồng Sư Cả Hồi Giáo Bà-Ni tỉnh Bình Thuận được Ủy ban nhân

dân tỉnh Bình Thuận ra Quyết định số 2161/QĐ-UBND,ngày 31/10/2012.

Hội đồng Chức Sắc Chăm Bà-La-Môn tỉnh Bình Thuận được Ủy ban

nhân dân tỉnh Bình Thuận ra Quyết định số 2605/QĐ-TGCP, ngày

19/12/2012.

Ban Đại diện Lâm Thời Giáo hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa

Giê-xu Ki-tô Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ ra Quyết định số

132/QĐ-TGCP, ngày 30/05/2014.

Đến hết năm 2015, tất cả có 39 tổ chức tôn giáo có địa vị pháp lý hoạt

động ở Việt Nam, trong đó có 36 tổ chức và 01 Pháp Môn được công nhận,

02 tổ chức được cấp đăng ký. Mỗi tổ chức tôn giáo khi được cấp đăng ký

cũng như được công nhận đều tuân thủ đúng trình tự pháp lý và đủ các điều

kiện quy định của pháp luật, các tổ chức tôn giáo đều tiến hành nắm lại thực

lực tín đồ chức sắc, cơ sở tôn giáo, phạm vi hoạt động, tiến hành tổ chức Đại

hội Đại biểu thông qua Hiến chương (Điều lệ), đường hướng hành đạo và bầu

cơ quan lãnh đạo Giáo hội để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá

trình này, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các ngành chức

năng và địa phương hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo tháo gỡ những

vướng mắc, tồn tại, thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

3.2.2.2. Về việc mở trường đào tạo chức sắc

Trước đổi mới chỉ có một số cơ sở đào tạo chức sắc của Phật Giáo,

Công Giáo. Từ khi đổi mới tới nay đã có 16 trường đào tạo chức sắc trình độ

đại học. Cụ thể: 04 Học viện của Phật Giáo gồm Học viện Phật Giáo Hà Nội,

Học viện Phật Giáo Huế, Học viện Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh, Học

viện Phật Giáo Nam Tông Khơ-me; 07 Đại Chủng viện của Công Giáo gồm

Đại Chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội, Đại Chủng viện Vinh Thanh Nghệ An,

Đại Chủng viện Huế (Thừa Thiên - Huế), Đại Chủng viện Sao Biển Nha

Page 98: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

94

Trang (Khánh Hòa), Đại Chủng viện Thánh Giu-se thành phố Hồ Chí Minh,

Đại Chủng viện Thánh Quí (Cần Thơ), Đại Chủng viện Thánh Giu-se Xuân

Lộc (Đồng Nai); 03 của Tin Lành gồm Viện Thánh Kinh thần học thành phố

Hồ Chí Minh của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Trường Kinh

Thánh Hà Nội của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Trường Kinh

Thánh Đà Nẵng của Hội Truyền Giáo Cơ Đốc Việt Nam; 01 Học viện Truyền

Giáo Cao Đài tại Đà Nẵng của đạo Cao Đài và 01 Trường của Phật Giáo Hòa

Hảo; ngoài ra còn có 40 trường Cao đẳng và Trung cấp. Như vậy cho đến

năm 2015, các tôn giáo ở Việt Nam có gần 60 cơ sở đào tạo chức sắc với tổng

số trên dưới 10.000 học viên đang theo học. Cũng từ khi đổi mới tới năm

2014, có khoảng 1.000 chức sắc các tôn giáo đi tu học nước ngoài ở bậc thạc

sỹ, tiến sỹ, nhiều nhất là Phật Giáo (650 người).

3.2.2.3. Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ

Trước hết nói về sự phục hồi và tăng trưởng về tín đồ cùng chức sắc

các tôn giáo ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay.

Năm 1985, số tín đồ là 14 triệu, số chức sắc là 35 ngàn; năm 1990, số

lượng tín đồ là 15 triệu, số chức sắc là 38 ngàn; năm 2000, số lượng tín đồ là

20 triệu, số lượng chức sắc là 55 ngàn; năm 2005, số lượng tín đồ các tôn giáo

là 22 triệu tín đồ, số lượng chức sắc là 70 ngàn; năm 2010 số lượng tín đồ là

23 triệu, số lượng chức sắc là 80 ngàn; năm 2014, số lượng tín đồ là 24 triệu,

số lượng chức sắc là 87 ngàn. Như vậy, số lượng tín đồ các tôn giáo tăng

nhanh vào những năm từ 1990 đến khoảng 2005, sau đó đến nay số tín đồ tân

tòng các tôn giáo không nhiều mà chủ yếu tăng theo cơ học [12].

Về sinh hoạt tôn giáo, tín đồ các tôn giáo đều thực hiện các sinh hoạt

tôn giáo bình thường tại gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống của

tôn giáo mình. Một số sinh hoạt của một số tôn giáo, nhất là những tôn giáo

có phạm vi địa phương, mới ra đời hoặc mới truyền vào, vì lý do nào đó trước

đây không thực hiện thì từ khi đổi mới đến nay đều được phục hồi. Đặc biệt

thời gian gần đây, nhiều sinh hoạt tôn giáo diễn ra quy mô lớn kéo dài thời

Page 99: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

95

gian mà trước đây không thực hiện được. Ví dụ như Hội Thánh Cao Đài Tây

Ninh khi công nhận tư cách pháp nhân trong dịp Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

(Rằm tháng Tám - 1997) có đến hơn 200.000 người tham dự; Ban Đại diện

Phật Giáo Hòa Hảo ra mắt trong dịp Lễ Khai đạo (1999) có khoảng 500.000

lượt người tham dự; Đại lễ Vesak 2008 tại Hà Nội có hàng chục ngàn tăng ni,

Phật tử và 4.000 khách quốc tế từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ tới dự; Lễ hội

La Vang của Giáo hội Công Giáo hàng năm đều thu hút đến hàng trăm ngàn

lượt người hành hương, riêng lễ Khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Công

Giáo (2009) tại Sở Kiện, Hà Nam là nơi gặp gỡ của 100.000 người đến dự từ

mọi miền của đất nước và khách quốc tế; Lễ Kỷ niệm 100 Tin Lành đến Việt

Nam (2011) ở Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút hàng vài

chục ngàn lượt tín đồ, chức sắc và khách quốc tế tới tham dự và gần đây là

Đại lễ Vesak 2014 tại Bái Đính, Ninh Bình thu hút hơn 10.000 Phật tử tham

dự, trong đó có 1.150 khách quốc tế đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ…

3.2.2.4. Về việc xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự

Trước đổi mới hầu như không có hoạt động này, từ khi đổi mới đến

nay, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo (hơn 21.000/26.000 cơ sở

chiếm 80%) được sửa chữa, trong đó có đến 1/3 được trùng tu sửa chữa ở quy

mô lớn và khoảng hơn 2.000 cơ sở được xây mới. Chỉ tính trong năm 2010 và

2011 cả nước có 500 cơ sở tôn giáo được xây mới, 600 cơ sở tôn giáo được

trùng tu qui mô lớn. Thời gian gần đây, trên căn bản nhu cầu về nơi thờ tự,

chính quyền các địa phương đã cấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức tôn

giáo xây dựng cơ sở tôn giáo; đồng thời có 3.277 cơ sở thờ tự của các tôn

giáo được nâng cấp, xây dựng mới, 6.595 cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất; điển hình như chính quyền Hà Nội đã cấp hơn 10ha

xây dựng Học viện, chính quyền thành phố Đà Nẵng cấp 5.000 m2 xây dựng

trụ sở của Hội Truyền Giáo Cơ Đốc Việt Nam, 10.000 m2 mở rộng Tòa giám

mục Đà Nẵng; chính quyền thành phố Cần Thơ cấp 11ha xây dựng Học viện

Phật Giáo Nam tông Khơ-me; chính quyền Quảng Trị cấp thêm 15 ha mở

Page 100: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

96

rộng khuôn viên Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang; chính quyền tỉnh

Thừa Thiên Huế cấp 10ha xây dựng Thiền Viện Bạch Mã và 26,5 ha xây

dựng Học viện Phật Giáo Huế; chính quyền thành phố Hải Phòng cấp 10.000

m2 xây dựng nhà hưu dưỡng cho các linh mục, tu sỹ của Giáo phận Hải

Phòng; chính quyền Ninh Bình cấp 15.000m2 xây dựng Trung tâm Mục vụ

Giáo phận Phát Diệm,…

3.2.2.5. Về in ấn xuất bản

Trước đổi mới, gần như không có hoạt động xuất bản kinh sách tôn

giáo, nếu có thì thực hiện xuất bản theo quy chế nhất thời ở ba nhà xuất bản:

Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thuận Hóa,

Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Từ khi đổi mới, đặc biệt là từ năm 1999-

khi Nhà xuất bản Tôn giáo thành lập (1999) đến năm 2014 có khoảng 4.000

đầu sách được xuất bản, với số lượng hàng chục triệu bản (riêng Kinh Thánh

xuất bản gần 01 triệu bản. 5 năm đầu tiên hoạt động của Nhà xuất bản tôn

giáo (1999-2004) đã xuất bản được 714 tựa sách, 4.200.000 bản in, trong đó

sách Phật Giáo hơn 490 đầu sách, Công Giáo gần 205 đầu sách, Tin Lành gần

45 đầu sách và hơn 205 văn hóa phẩm như lịch, băng, đĩa liên quan đến tôn

giáo. Trong 5 năm trở lại đây (2010-2015), nhà xuất bản tôn giáo đã cấp phép

xuất bản 5.979 xuất bản phẩm (trong đó đầu sách tôn giáo 3.989 = 14.367.000

bản in, văn hóa phẩm 902 xuất bản phẩm = 1.978.653 bản in, 1.580.000 đĩa

VCD, CD, MP3…)

Cho đến năm 2015, ở Việt Nam có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức

tôn giáo đang hoạt động, trong đó có những tờ báo, tạp chí có uy tín như: Văn

hóa Phật Giáo, Nghiên cứu Phật học, Khuông Việt, Phật Giáo Nguyên Thủy,

Giác Ngộ (của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam), Hiệp Thông (của Giáo hội

Công Giáo Việt Nam), Người Công Giáo Việt Nam (của Ủy ban Đoàn kết

Công Giáo Việt Nam), Công Giáo và Dân Tộc (của Ủy ban Đoàn kết Công

Giáo thành phố Hồ Chí Minh), Mục Vụ, Thông Công (của Tin Lành), Cao

Page 101: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

97

Đài (của đạo Cao Đài), Hương Sen (Phật Giáo Hòa hảo),… Ngoài ra còn

nhiều trang Thông tin điện tử của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động.

3.2.2.6. Về hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, các hoạt

động quốc tế của các tôn giáo được mở ra trên nhiều tuyến, nhất là các quan

hệ về phương diện tổ chức giữa tổ chức tôn giáo ở Việt Nam với các tổ chức

tôn giáo thế giới, như Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài… Ngoài các

hoạt động quốc tế bình thường mang tính tổ chức hoặc giao lưu với các tổ

chức tôn giáo quốc tế, các tôn giáo ở Việt Nam tham gia rất tích cực các hội

nghị, các diễn đàn tôn giáo ở khu vực và quốc tế.

Trong tình hình các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm cách

đưa vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam ra xem xét tại các diễn đàn

quốc tế, tại Quốc hội một số nước phương Tây và Nghị viện châu Âu cũng

như một số các tổ chức quốc tế khác (như Ủy ban Nhân quyền, Ủy ban Kinh

tế xã hội Liên Hiệp quốc) công tác đối ngoại đã được sự quan tâm chỉ đạo

chặt chẽ của Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Chính phủ; Nhà nước đã tổ chức một

số đoàn công tác của Chính phủ, của các tổ chức tôn giáo ra nước ngoài tham

gia việc tuyên truyền bảo vệ chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và giải

quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo ở nước ngoài; đã chú ý nâng cao

chất lượng các đoàn ra nước ngoài công tác…, đồng thời tranh thủ các đoàn

nước ngoài vào nước ta như đoàn Đại sứ quán Iran, đoàn Đại sứ quán Mỹ,

đoàn Liên Minh Châu Âu, đoàn Giáo hội Mormom Quốc tế, đoàn Ủy ban

Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước… tuyên truyền về đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo phong phú ở Việt Nam và chính sách tự do tín ngưỡng, tôn

giáo của Đảng và nhà nước; công tác đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi

dụng hoạt động tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước đã được duy trì

thường xuyên qua hoạt động phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Văn

phòng Ban Chỉ đạo nhân quyền và các ban ngành liên quan.

Page 102: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

98

Theo một thống kê không chính thức của Ban tôn giáo Chính phủ, từ

năm 2005 đến năm 2013 có tất cả 205 đoàn khách tôn giáo nước ngoài vào

Việt Nam hoạt động tôn giáo, cụ thể: năm 2005, 2006 có 20 đoàn; năm 2007

có 24 đoàn; năm 2008 có 15 đoàn; năm 2010 có 33 đoàn; năm 2011 có 35

đoàn; năm 2012 có 43 đoàn; năm 2013 có 22 đoàn. Cũng theo thống kê này,

trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013 có 1.343 đoàn thuộc tổ

chức, cá nhân tôn giáo ở Việt Nam tham gia hoạt động quốc tế ở nước ngoài,

cụ thể: năm 2005 có 150 đoàn; năm 2006 có 139 đoàn; năm 2007 có 163

đoàn; năm 2008 có 116 đoàn; năm 2009 có 169 đoàn; năm 2010 có 114 đoàn;

năm 2011 có 167 đoàn; năm 2012 có 66 đoàn; năm 2013 có 259 đoàn [12].

3.2.2.7. Về vấn đề tôn giáo đặc thù ở Tây bắc và Tây Nguyên, Tây

Nam Bộ.

Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, đạo Tin Lành phát triển quá

nhanh trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc đã gây ra sự

xung đột giữa văn hóa tín ngưỡng bản địa với văn hóa, lối sống Tin Lành gây

ra sự mất ổn định xã hội. Năm 1975 ở Tây Nguyên chỉ có 55.000 người theo

đạo Tin Lành, đến năm 2010 tăng lên 550.000 người. Trước tình hình trên,

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản giải quyết, trong đó có Chỉ thị số

01/CT-TTg, ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về một số công tác

đối với đạo Tin Lành. Từ năm 2005, nhờ sự kết hợp triển khai chính sách phát

triển kinh tế, văn hóa xã hội với việc thực hiện tốt chính sách tôn giáo - trên

cơ sở tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,

các địa phương ở Tây Nguyên, Tây Bắc đã thực hiện bình thường hóa sinh

hoạt tôn giáo bằng việc các điểm nhóm Tin Lành theo làng bản đăng ký sinh

hoạt tôn giáo với chính quyền cơ sở.

Ở Tây Nam Bộ, có một bộ phận đông đảo đồng bào dân tộc Khmer

theo Phật Giáo Nam Tông. Nhưng do đời sống kinh tế của đồng bào còn

nhiều khó khăn nên đời sống tôn giáo cũng bị ảnh hưởng và cần được Đảng

và Nhà nước quan tâm. Ngày 26/02/2004, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về

Page 103: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

99

chủ trương cụ thể về Phật Giáo Nam Tông Khmer qua thông báo số 122/TB-

CP và đã được các địa phương và các ngành chức năng nỗ lực thực hiện. Năm

2006, Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer được Thủ tướng Chính phủ cho

phép thành lập tại thành phố Cần Thơ. Cùng với việc thành lập và đào tạo của

Học viện, các địa phương đã chấp thuận việc mở các lớp học tiếng Pali ở các

chùa, mở một số trường trung cấp Pali. Duy trì các lớp tiếng Khmer và bổ túc

văn hóa, Anh văn, tin học cho tăng sỹ Phật Giáo Nam Tông Khmer và thanh

thiếu niên dân tộc Khmer. Ngoài ra, còn có rất nhiều tăng sỹ theo học các

trường đại học, cao đẳng trường dạy nghề ngoài đời và du học tại nước ngoài

với học thạc sỹ, tiến sỹ. Kinh sách được triển khai in ấn rộng rãi với sự hỗ trợ

của nhà nước. Các chùa đều được trùng tu, tôn tạo khang trang, đảm bảo được

nét kiến trúc đặc thù Phật Giáo Nam Tông và văn hóa dân tộc Khmer.

3.2.2.8. Các tổ chức tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu

nước, các hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo.

Hoạt động từ thiện, xã hội được các tổ chức, cá nhân tôn giáo quan tâm

và tham gia tích cực, thông qua các hoạt động tôn giáo các tổ chức, cá nhân tôn

giáo đã vận động, quyên góp được hàng ngàn tỷ đồng để làm công tác từ thiện,

giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, những

gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, bão lũ gây ra; các trường lớp mẫu giáo,

nhà trẻ, trung tâm, các phòng khám chữa bệnh miễn phí do các tổ chức, cá nhân

tôn giáo tổ chức, đảm nhận đã giúp hàng chục ngàn bệnh nhân có hoàn cảnh

khó khăn, trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, góp phần giảm bớt khó khăn trong

cuộc sống; điển hình trong lĩnh vực từ thiện xã hội như: Phật Giáo có 126 Tuệ

Tĩnh Đường, 115 phòng thuốc chẩn trị y học hoạt động ổn định, kinh phí phục

vụ đã khám, chữa bệnh và phát thuốc; Tịnh Độ Cư Sỹ Phật Hội Việt Nam có

206 phòng thuốc Nam phước thiện; Công Giáo hiện có 100 trạm xá, phòng

phát thuốc, bệnh viện, 25 cơ sở cho người mắc bệnh phong hoạt động ổn

định; Các Hội thánh Cao Đài đã mở được 93 cơ sở phòng thuốc nam khám

Page 104: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

100

chữa bệnh từ thiện, 135 cơ sở bốc thuốc, 02 cơ sở chăm sóc chữa bệnh lâu dài

tại cơ sở, có 11 cơ sở chăm sóc người già.

3.2.2.9. Về khiếu nại, tố cáo

Trước những diễn biến phức tạp của các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại

của các tổ chức, cá nhân tôn giáo về đất đai, cơ sở thờ tự có nguồn gốc tôn

giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành Trung ương

và địa phương liên quan trong việc thống nhất kế hoạch xử lý và trình xin ý

kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp xử lý các vụ việc

khiếu kiện, tranh chấp đất đai của các tổ chức tôn giáo. Kết quả tổng hợp từ

báo cáo các tỉnh, thành phố năm 1996 đến năm 2014 cho thấy cả nước có hơn

3.000 vụ khiếu kiện liên quan đến vấn đề tôn giáo. Đáng chú ý là từ năm 2001

đến nay, vấn đề khiếu kiện của các tôn giáo có chiều hướng ngày càng gia

tăng, số lượng vụ việc xuất hiện nhiều hơn, trong đó khiếu kiện tranh chấp đất

đai tôn giáo và cơ sở thờ tự của tôn giáo là vấn đề phức tạp nhất.

Đi sâu hơn, nhiều báo cáo công tác hàng năm của Ban Tôn giáo Chính

phủ đưa ra nhận xét: tính chung trong cả nước, số đơn thư khiếu kiện có nội

dung về nhà đất, cơ sở thờ tự tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2005 và đặc biệt

là những năm gần đây luôn chiếm khoảng trên 60% trong tổng số các vụ

khiếu kiện liên quan tôn giáo. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ khiếu kiện liên

quan đến đất đai, cơ sở thờ tự tôn giáo cao như Hà Nội (105/113 vụ chiếm

92,92%, chủ yếu của Phật Giáo), thành phố Hồ Chí Minh (63/68 vụ chiếm

87,7%, chủ yếu của Công Giáo),… riêng 8 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam

bộ có 308 vụ việc, số vụ việc nhiều và phức tạp nhất thuộc về đạo Công Giáo,

Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo. Cụ thể: Công Giáo 105 vụ, chiếm 33,76%;

Phật Giáo 89 vụ, chiếm 28,89%; Phật Giáo Hòa Hảo 59 vụ, chiếm 19,15%;

Cao Đài 35 vụ, chiếm 11,36%; Tin Lành 21 vụ, chiếm 6,81%; trong đó có

206 vụ việc đã được giải quyết tạm ổn, hiện còn 102 vụ chưa giải quyết được

do không có hồ sơ đầy đủ hoặc do chính quyền và đơn vị sử dụng không đúng

mục đích, không có hiệu quả nên khi đối thoại với tôn giáo khó thuyết phục

Page 105: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

101

được họ. Có 29 vụ được xác định là nổi cộm, dễ phát sinh thành điểm nóng

như ở các tỉnh: An Giang 05 vụ, Vĩnh Long 02 vụ, Tiền Giang 02 vụ, Sóc

Trăng 02 vụ, Bạc Liêu 01 vụ, Cà Mau 05 vụ, Đồng Tháp 03 vụ, Kiên Giang

03 vụ, Hậu Giang 02 vụ và Cần Thơ 02 vụ.

Việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo được các địa phương xem xét

kịp thời, nhiều tỉnh, thành phố Ban Tôn giáo đã phối hợp với các cơ quan liên

quan của tỉnh và chính quyền cơ sở rà soát, phân loại từng vụ việc tham mưu

cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý những việc giải quyết được, những

việc không có cơ sở giải quyết, bước đầu giữ ổn định tình hình, giảm bớt

khiếu kiện kéo dài, về cơ bản kết luận giải quyết được các tổ chức, cá nhân

tôn giáo chấp thuận.

Như vậy, đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay có sự

thay đổi rất căn bản theo chiều hướng ngày càng tiến bộ và tích cực. Điều đó

chứng tỏ chủ trương và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước

Việt Nam ngày càng được quần chúng tín đồ và chức sắc tin tưởng, ủng hộ và

tham gia công cuộc đổi mới. Từ đó góp phần vào sự ổn định tình hình chính

trị và phát triển đất nước. Những chuyển biến trong đời sống tôn giáo ở Việt

Nam là bằng chứng khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền không tự do tín ngưỡng, tôn giáo

của mọi người; qua đó bác bỏ những luận điệu xuyên tạc tình hình tôn giáo và

chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

3.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG

VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÔN GIÁO

3.3.1. Những thành tựu trong việc thực hiện pháp luật về quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Qua nghiên cứu pháp luật về tôn giáo hiện hành, có thể rút ra một số ưu

điểm của pháp luật về tôn giáo nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

nói riêng như sau:

Page 106: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

102

+ Quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng được thể chế hóa thành

chính sách, pháp luật của Nhà nước được quan tâm tổ chức thực hiện với sự

quan tâm của cả hệ thống chính trị; nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo của cán

bộ trong hệ thống chính trị được nâng lên; chúng ta đã khắc phục được một

bước nhận thức lệch lạc, phiến diện về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên, trong

hệ thống chính trị và trong nhân dân, nên đã tạo ra được xu thế đồng hành

cùng dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng

và văn minh.

+ Pháp luật về tôn giáo đã quán triệt, vận dụng sáng tạo những quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của

Đảng ta về vấn đề tôn giáo.

Ở các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, pháp luật về tôn giáo

thể hiện nhất quán chính sách của Đảng, nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo

đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối

xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời trừng trị nghiêm khắc những hành

vi lợi dụng tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự

nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước.

+ Pháp luật về tôn giáo góp phần quan trọng trong việc củng cố sự đoàn

kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế và giữ

vững ổn định chính trị xã hội.

Pháp luật về tôn giáo không chỉ tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt

động tôn giáo mà còn là phương tiện đấu tranh hữu hiệu để bảo vệ quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo; góp phần tích cực vào việc đoàn kết đồng bào các tôn

giáo, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo trong khối đại

đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền vận động tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt

các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Vì vậy, pháp

luật về tôn giáo đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc vận động tín

đồ, chức sắc các tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, cùng toàn dân phát triển kinh

tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Chúng ta đã xây dựng được khối đại

Page 107: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

103

đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và

không tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng đất nước.

+ Pháp luật về tôn giáo là công cụ sắc bén đấu tranh với mọi âm mưu,

hoạt động lợi dụng tôn giáo chống lại Đảng, nhà nước ta.

Các thế lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo để chống lại Đảng, nhà

nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Khách thể mà chúng nhằm phá

hoại là khách thể đặc biệt, đó là sự bền vững của chế độ, là độc lập chủ quyền

của đất nước; và điều nguy hiểm hơn khi âm mưu đó được che đạy, đội lốt

dưới danh nghĩa tôn giáo. Nhận thức được âm mưu thâm độc đó của các thế

lực thù địch, ngay từ khi nước nhà độc lập và trong suốt quá trình xây dựng

và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nhà nước ta luôn nâng

cao tinh thần cảnh giác, đặt ra các nhiệm vụ chống lại các âm mưu nhằm chia

rẽ đồng bào lương, đồng bào giáo, lợi dụng nhân quyền, tôn giáo để vu khống

nhà nước ta. Quan điểm này được nhà nước tiếp tục khẳng định trong Hiến

pháp, các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng

triển khai các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với mọi âm mưu lợi

dụng tôn giáo để phá hoại độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

+ Đã tạo ra xu thế chủ đạo trong quần chúng tín đồ và chức sắc là hành

đạo, quản đạo và truyền đạo trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và tuân

thủ sự quản lý của Nhà nước. Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể

quần chúng đã quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo dân, từ đó

tạo được lòng tin đối với chức sắc và tín đồ các tôn giáo.

+ Kinh tế - xã hội vùng đồng bào các tôn giáo có bước phát triển vượt

bậc, tạo niềm tin vào đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Page 108: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

104

Bên cạnh bức tranh khả quan nêu trên, tình hình bảo đảm quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng bộc lộ một số hạn chế thiếu sót nhất

định:

- Một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền và một số cán bộ làm

công tác tôn giáo chưa nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách đổi mới của

Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới nên chưa tranh thủ

được tín đồ và chức sắc các tôn giáo. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo vừa có biểu hiện cứng nhắc, vừa có biểu hiện buông lỏng, chưa

kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm với những hành vi sai trái của một số

người lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.

- Một số quy định của pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp với hoàn

cảnh thực tế dẫn đến chưa phát huy được sức mạnh của toàn dân trong đó có

đồng bào có đạo trong việc cùng nhà nước tham gia giải quyết những vấn đề

xã hội như việc hạn chế tổ chức tôn giáo trong việc tham gia xã hội hóa trong

các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo.

- Một số quy định về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài còn chưa

phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nước ngoài theo tôn giáo khi

vào Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc như việc bảo đảm nhu cầu sinh

hoạt tôn giáo riêng của người nước ngoài khi mà cơ sở tôn giáo tương ứng ở

Việt Nam chưa bảo đảm về cơ sở vật chất hoặc có sự khác biệt về văn hóa,

tôn giáo.

- Tình trạng lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và

Nhà nước vì mục đích chính trị gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc

hoặc có những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín,

dị đoan, trục lợi cá nhân còn diễn ra ở một số địa phương dưới các hình thức

khiếu kiện đông người, kéo dài, gây áp lực với chính quyền, gây rối trật tự

công cộng và an toàn xã hội.

- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn

giáo chậm được thể chế; Hiến pháp xác định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Page 109: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

105

là quyền cơ bản của công dân; Hiện nay quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

chưa được thể chế hóa bằng một đạo luật, mới chỉ dừng lại ở Pháp lệnh tín

ngưỡng, tôn giáo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và văn bản hướng

dẫn thi hành; chưa bổ sung các chính sách, biện pháp để giải quyết những vấn

đề còn bất cập trong các văn bản luật hiện hành như: sinh hoạt tôn giáo của

người nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động từ thiện xã hội, nhân đạo của các

tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo, tín ngưỡng; các chế tài xử lý các vi phạm

trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

- Trình độ và nhận thức của một bộ phận cán bộ nhà nước về quyền con

người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng còn yếu, thể

hiện rõ nét là chưa nắm được quy định của các điều ước quốc tế về quyền con

người mà Việt Nam là thành viên, đôi khi nắm chưa vững chính sách của nhà

nước, quy định của pháp luật Việt Nam, vì vậy, có lúc còn để xảy ra vi phạm

hoặc những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo. Việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ, hiệu quả công tác tuyên

truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật có

chỗ, có nơi còn thiếu và yếu; việc đối ngoại chưa kịp thời và hiệu quả, khiến

dư luận quốc tế chưa hiểu đúng và đầy đủ về tình hình tôn giáo và công tác

tôn giáo trong nước.

- Một bộ phận không nhỏ tín đồ các tôn giáo ở nước ta còn nhận thức

hạn chế, hiểu chưa đúng và đầy đủ những quan điểm, chính sách tôn giáo của

Đảng, Nhà nước; chưa nhận thức rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của một tín

đồ tôn giáo cũng như công dân của đất nước, họ dễ bị kích động, lôi kéo. Việc

quản lý chức sắc, chức việc xuất cảnh ra nước ngoài cũng như việc nắm bắt

các tổ chức tôn giáo người Việt ở nước ngoài để phân loại, vận động được đặt

ra nhưng thực hiện còn chậm.

- Việc tổng kết thực tiễn công tác tôn giáo để từ đó đề xuất các giải

pháp chính sách, hướng dẫn bổ sung các quy định về quản lý nhà nước đối

Page 110: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

106

với các hoạt động tôn giáo còn chậm. Tình hình tôn giáo đặt ra nhiều vấn đề

mới cần phải tháo gỡ nhưng lại thiếu các quy định hướng dẫn của các cơ quan

có thẩm quyền, việc thực hiện một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chưa thật

nghiêm túc, triển khai chậm và chưa đầy đủ; chưa tạo được sự thống nhất cao

trong công tác quản lý, hạn chế hiệu lực và hiệu quả các văn bản như: thực

hiện Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất tôn

giáo; việc tạo thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoán đổi cơ sở cũ, hoặc hợp

lý hóa nguồn đất do tổ chức tôn giáo mua hoặc hiến tặng còn chậm; việc cấp

đất cho tổ chức tôn giáo xây dựng chùa, học viện còn không đồng đều; việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo mới có một số

địa phương triển khai tốt, còn một số địa phương triển khai còn chậm hoặc chỉ

giải quyết từng vụ việc.

- Chế độ thông tin giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và các tỉnh, thành phố

được cải thiện một bước, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, nhất là khâu xử lý

thông tin từ cơ sở chuyển đến chưa kịp thời; thông tin về chủ trương, chính

sách mới, về tình hình tôn giáo trong cả nước và ở nước ngoài, cần phải cải

tiến hơn nữa về nội dung thông tin báo cáo.

- Công tác lãnh đạo, điều hành ở một số nơi chưa thật sâu sát, thiếu tính

kế hoạch, nặng về giải quyết sự vụ, sự việc, chưa chú trọng việc tổng kết,

đánh giá và tham mưu cho lãnh đạo địa phương trong việc chỉ đạo, phối hợp

giữa các ban, ngành đoàn thể và Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố.

- Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn

khoảng cách so với luật nhân quyền quốc tế, thể hiện ở một số khía cạnh cơ

bản sau:

Hiến pháp năm 2013 chưa có quy định về quyền tự do tư tưởng, tự do

niềm tin lương tâm. Đây là những quyền đóng vai trò nền tảng của quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc điểm cơ bản của nhóm những quyền tự do này là

không thể bị đình chỉ thực hiện, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia.

Page 111: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

107

Pháp luật Việt Nam chưa phân biệt giữa tự do tư tưởng, niềm tin lương

tâm, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, với tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng.

Theo luật nhân quyền quốc tế, quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng có

thể bị hạn chế, song các quốc gia không được phép áp đặt bất kỳ giới hạn nào

đối với tự do tư tưởng, niềm tin lương tâm, tự do được tin hoặc theo một tôn

giáo hoặc tín ngưỡng theo lựa chọn của mình; những quyền tự do này được

bảo vệ vô điều kiện.

Luật quốc tế cho phép hạn chế quyền tự do bày tỏ tôn giáo, tín ngưỡng

chỉ với điều kiện những hạn chế đó được pháp luật quy định và là cần thiết để

bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc các

quyền và tự do cơ bản của người khác. Trong khi đó, khoản 2 Điều 14 Hiến

pháp năm 2013 và Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 quy định một

phạm vi rộng hơn nhiều các hành vi có thể dẫn đến đình chỉ hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo, đó là: xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng

đến môi trường; tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn

hóa tốt đẹp của dân tộc; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự,

tài sản của người khác; có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác…

Các khái niệm này nội hàm quá rộng và trừu tượng, dẫn đến nguy cơ tùy nghi

diễn giải và hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thực tế.

Pháp luật chưa quy định rõ một số điều kiện khác được nêu trong luật

nhân quyền quốc tế, cụ thể như những hạn chế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo chỉ có thể được áp dụng cho những mục đích đã được nêu ra trong luật,

phải liên quan trực tiếp và phù hợp với nhu cầu cụ thể mà những hạn chế đó

đã được xác nhận. Các hạn chế cũng không được áp đặt vì mục đích phân biệt

đối xử, hoặc áp dụng mang tính phân biệt, và những đối tượng đặc biệt, ví dụ

như tù nhân, vẫn tiếp tục được hưởng các quyền về biểu thị tôn giáo hoặc tín

ngưỡng trong khả năng cao nhất có thể phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Page 112: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

108

- Việc quán triệt, thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan

đến tôn giáo, tín ngưỡng còn thiếu sót, lệch lạc. Phần lớn các văn kiện của

Đảng về chủ trương công tác tôn giáo trong tình hình mới đều là tài liệu “Tối

mật” hoặc “Mật”, do đó số cán bộ biết và nắm vững nội dung còn rất ít, hạn

chế tới công tác triển khai và kết quả đạt được.

- Công tác nghiên cứu cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và đời

sống của từng tôn giáo nói riêng chưa được chú ý và đầu tư thỏa đáng; hiểu

biết của các cấp, các ngành về tôn giáo, tín ngưỡng còn hạn chế. Công tác

tổng kết thực tiễn về tôn giáo và công tác tôn giáo chưa được đầu tư thỏa

đáng; chủ trương, chính sách về tôn giáo chưa theo kịp tình hình thực tiễn.

- Công tác truyền thông tôn giáo, thông tin tuyên truyền chủ trương,

chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước còn yếu; việc đấu tranh trên các mặt

tư tưởng về tôn giáo vừa yếu lại vừa lúng túng; trong khi các phần tử cực

đoan trong các tôn giáo vẫn tiếp tục có sự câu kết trong và ngoài nước, tìm

mọi cách tập hợp lực lượng chống đối, khai thác những sơ hở thiếu sót trong

công tác quản lý nhà nước về tôn giáo để xuyên tạc tình hình tôn giáo và

chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta..

- Công tác tôn giáo ngày càng phức tạp, việc lợi dụng vấn đề tôn giáo

vào mục đích chính trị của các thế lực thù địch thông qua các tổ chức phi

chính phủ (NGO) liên quan đến tôn giáo viện trợ tài chính, lôi kéo số chống

đối trong các tôn giáo; trong khi đội ngũ làm công tác tôn giáo trong cả nước

còn yếu, bộ máy làm công tác tôn giáo thiếu ổn định, thiếu cán bộ làm công

tác tôn giáo tại cấp xã, phường, phần lớn chưa được chuyên môn hóa và có

chính sách đãi ngộ hợp lý; sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa các ngành,

các cấp chức năng liên quan đến công tác tôn giáo còn mang tính hình thức,

ứng xử với công tác tôn giáo có xu hướng nghiêng về an ninh chính trị và có

lúc, có nơi còn bị phân biệt đối xử.

- Một số quy định còn chưa được thể chế trong Pháp lệnh tín ngưỡng,

tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến việc bảo đảm và thực

Page 113: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

109

hiện còn nhiều hạn chế; thiếu chế tài xử lý khi có vi phạm nên hạn chế hiệu

quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo; có sự bất cập và chưa đồng bộ giữa

chính sách, pháp luật về tôn giáo với chính sách, pháp luật đất đai, xây dựng,

tài chính... đã làm khó cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo (chưa xác

định được tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo sau khi được công nhận nên

hạn chế sự tham gia của tổ chức tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục - y tế, hay

việc quy định đất tôn giáo do nhà nước giao không thu tiền đã loại trừ tổ chức

tôn giáo ra khỏi đối tượng được mua, nhận hiến - tặng quyền sử dụng đất).

- Về luật pháp chưa đồng bộ, còn có lĩnh vực quản lý chưa được cụ thể

hóa bằng các quy định của pháp luật nên khi thực hiện còn lúng túng, tùy tiện,

có nơi quá chặt chẽ, có lúc, có nơi buông lỏng quản lý. Việc triển khai các chủ

trương, chính sách pháp luật về tôn giáo còn chậm và thiếu đồng bộ, tạo kẽ hở

cho các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, vu cáo Nhà nước, gây mất ổn

định an ninh, chính trị, xã hội.

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền và cán bộ làm công tác tôn giáo

chưa thực hiện tốt việc hướng dẫn, vận động chức sắc và tín đồ tôn giáo, thiếu

linh hoạt trước những vấn đề nhạy cảm về chính trị nên việc giải quyết các vụ

việc liên quan đến tôn giáo chưa dứt điểm và kém hiệu quả.

- Hoạt động của các tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số

được các tôn giáo tăng cường hơn, truyền đạo trái phép còn tiếp diễn, trong

khi an ninh chính trị, đời sống và dân trí của nhân dân còn thấp. Việc chia

tách, sát nhập tổ chức giáo hội cơ sở, xây dựng cơ sở thờ tự, nhập tu và

thuyên chuyển chức sắc và truyền đạo trái pháp luật đang có sự gia tăng, điển

hình là Đạo Tin Lành phát triển nhanh về tín đồ trên phạm vi rộng cả ở vùng

nông thôn, đô thị, đặc biệt là đối tượng sinh viên các trường Đại học và trong

vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nghệ An và ở

vùng sâu, vùng xa khó ngăn cản.

Page 114: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

110

Tiểu kết chương 3

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn

giáo được hình thành, phát triển ngày càng hoàn thiện hơn trong cả một quá

trình. Nhận thức vấn đề tôn giáo, quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng và

Nhà nước ta trước và sau thời kỳ đổi mới cũng vậy. Những nghiên cứu về bối

cảnh lịch sử trước đổi mới, trong thời kỳ đổi mới cho phép chúng ta hiểu sâu

hơn những biến chuyển trong nhận thức về các chủ trương, chính sách được

hình thành qua mỗi thời kỳ. Đó cũng là cơ sở để chúng ta nhận thức được

chính sách nhất quán, những bước chuyển đổi lớn của chính sách tôn giáo

hiện nay, những thành tựu, những hạn chế và những bài học kinh nghiệm bổ

ích trong quá trình thực thi chính sách tôn giáo, từ đó mà nâng cao hiệu quả

công tác tôn giáo và quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong thời gian tới.

Nhờ sự minh bạch và cởi mở về chủ trương, chính sách tự do tín

ngưỡng, tôn giáo mà đông đảo cá nhân và tổ chức quốc tế đã thừa nhận nhà

nước Việt Nam ngày càng thực hiện và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo, kết quả là các tôn giáo ở Việt Nam được sống trong đời sống tâm linh

tín ngưỡng và đời sống xã hội; chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đều tin

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tích cực tham gia thực hiện

thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. Mọi công

dân đều có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình, các tôn giáo

hoạt động theo pháp luật, đồng thời không làm ảnh hưởng đến đời sống và

đoàn kết cộng đồng, đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Cho nên, ngày

14/11/2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố đưa Việt Nam ra khỏi danh sách

các nước “cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo”.

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các văn bản

pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo tới toàn thể nhân dân; cần có sự

phối kết hợp giữa nhà nước và nhân dân; đầu tư thỏa đáng cho việc thực hiện

các giải pháp; các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nội dung,

Page 115: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

111

hình thức và cách thức thực hiện các giải pháp cần được thường xuyên cải

tiến, đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp;

động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt các giải

pháp; phê phán, xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện…

Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo một cách toàn diện hơn và đầy đủ hơn, góp phần cung

cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn

thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

trên các lĩnh vực khác nhau; tiếp tục đưa ra những giải pháp chung và những

giải pháp đảm bảo pháp lý bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo

pháp luật Việt Nam hiện nay góp phần cho cơ quan chức năng có những căn

cứ để nâng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo lên thành luật tín ngưỡng, tôn giáo;

đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước,

đấu tranh chống các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định

chính trị và phát triển kinh tế, xã hội.

Page 116: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

112

CHƯƠNG 4

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO

QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN

NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện trên các mặt

kinh tế, văn hóa, xã hội với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV.

Đổi mới chính sách tôn giáo là một nội dung rất quan trọng trong đường lối

đổi mới của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên, tôn giáo là vấn đề rất quan trọng

và rất khó, cần phải tổng kết từ thực tiễn, nên đến năm 1990, Đảng và Nhà

nước ta có chính sách đổi mới về tôn giáo qua Nghị quyết 24-NQ/TW ngày

16/10/1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng với tựa đề Về

tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Sau 13 năm thực hiện chính

sách đổi mới tôn giáo, tổng kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề

mới nẩy sinh, đặt trong hoàn cảnh thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW

ngày 12/03/2003 về công tác tôn giáo. Nghị quyết số 25-NQ/TW là sự phát

triển nâng cao và hoàn chỉnh Nghị quyết số 24-NQ/TW trở thành quan điểm

chính thức về đổi mới đối với công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Tư

tưởng đổi mới thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

- Về phương hướng: hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai

đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối

đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực

hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và

Page 117: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

113

bảo vệ vững chắc tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh.

- Về quan điểm, chủ trương:

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân

dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân

tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn

giáo bình thường theo đúng pháp luật; các tôn giáo hoạt động trong khuôn

khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật; người có tín ngưỡng cũng như các

tín đồ tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin, thực hiện các nghi thức thờ cúng,

cầu, nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn

giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo.

Hai là, Đảng và nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết

dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ

pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào

theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá

trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công

với tổ quốc và nhân dân. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà

nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an

ninh quốc gia.

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần

chúng.

Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là

điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi

công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây

dựng và bảo vệ tổ quốc.

Page 118: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

114

Công tác vận đồng quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào

nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất tổ quốc;

thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc

phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó

có đồng bào các tôn giáo.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Nước ta hiện nay có trên hai mươi triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành

của các tôn giáo phân bố ở mọi vùng miền địa phương trong cả nước. Công

tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp,

nhiều ngành.

Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do

Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là

lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần

được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng

bào tôn giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng.

Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi

dụng tôn giáo để chống đối chế độ, chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận

động quần chúng.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do

hành đạo tại gia đình và cơ sở hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo

pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào

tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng

cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân

thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo,

hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.

4.1.2. Những quan điểm có tính nguyên tắc về vai trò của Hiến

pháp trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Page 119: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

115

Vai trò của Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải

được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:

Một là, đề cao vai trò của Hiến pháp nước ta trong việc bảo đảm quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo được dựa trên các quan điểm của Đảng Cộng sản

Việt Nam về việc quan tâm tới mọi mặt đời sống của con người nhằm phát

huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quyền con người là khả năng tự nhiên “thiên bẩm” bất khả xâm phạm,

không thể bị tước đoạt và tuyệt đối thiêng liêng của con người được sống,

được tự do, ấm no, hạnh phúc; là một giá trị được thừa nhận chung trên toàn

thế giới và được tất cả các quốc gia tôn trọng, bảo vệ [27, tr.97]. Có thể thấy,

phát huy nhân tố con người là toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản Việt

Nam, Nhà nước Việt Nam và toàn xã hội trong việc tạo ra những điều kiện,

tiền đề mọi mặt để con người có thể đem hết tài năng, trí tuệ của mình cống

hiến cho đất nước và chính là hoạt động thực tiễn của con người nhằm phát

huy vai trò của mình trong xã hội; ngay trong Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ

VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí xác định xã hội xã

hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, trong đó có tiêu chí: “Con người

được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo

lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn

diện cá nhân”. Đồng thời, Đảng ta nêu hướng chủ yếu của chính sách xã hội

là “phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về

quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã

hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu

trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng

xã hội”. Nhằm cụ thể hóa và thực hiện tư tưởng của Cương lĩnh, Báo cáo

Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại

hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Chăm lo cho con

người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực

Page 120: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

116

hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết gia

nhập” và xác định mục tiêu thực hiện các chính sách xã hội là “hướng vào

phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo

động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng xuất lao động xã hội, khuyến

khích nhân dân làm giàu hợp pháp”.

Quyền con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con người gắn

bó chặt chẽ, thống nhất với nhau, lệ thuộc vào nhau; quyền con người là cơ sở

để tạo nên nhân tố con người, còn nhân tố con người là điều kiện cho phát

huy nhân tố con người, phát huy nhân tố con người là điều kiện đảm bảo

quyền con người và nhân tố con người. Với tư cách là Nhà nước của dân, do

dân, vì dân, Nhà nước ta thể chế hóa các quan điểm nói trên của Đảng trong

luật cơ bản bằng những quy định về quyền, nghĩa vụ công dân và bảo đảm

của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để các đạo luật, bộ luật khác tiếp tục bổ sung

hoặc cụ thể hóa các quy định Hiến pháp đó. Như vậy, Hiến pháp là phương

tiện pháp lý chủ yếu nhất để đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

vào cuộc sống. Tuy nhiên, để các quy phạm Hiến pháp về quyền công dân có

tính khả thi cao thì trước khi xây dựng các quy phạm hiến pháp ấy, nhà nước

cần tổ chức nghiên cứu rất kỹ càng, sâu sắc, toàn diện, hiện trạng lĩnh vực

quan hệ xã hội mà Đảng đề cập và mức độ nhu cầu, đòi hỏi pháp luật hóa

chúng. Bên cạnh đó, Hiến pháp còn là công cụ chính trị - pháp lý sắc bén để

bảo vệ các quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo, đấu tranh chống lại những luận điểm xuyên tạc, sai trái của các thế

lực thù địch xoay quanh vấn đề nhân quyền ở nước ta. Muốn vậy, Hiến pháp

phải vừa mở rộng các quyền và những lợi ích hợp pháp của công dân phù hợp

với chủ trương, chính sách của Đảng về con người, phát huy nguồn lực con

người và trình độ phát triển mọi mặt của xã hội, vừa cần quy định đầy đủ

những bảo đảm của Nhà nước cho các quyền và những lợi ích hợp pháp ấy.

Page 121: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

117

Hai là, gắn vai trò của Hiến pháp nước ta trong việc bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Trong Hiến pháp Việt Nam, nguyên tắc này luôn được ghi nhận một

cách trang trọng tại chương đầu về chế độ chính trị (Điều 1 Hiến pháp năm

1946, Điều 4 Hiến pháp năm 1959, Điều 6 Hiến pháp năm 1980, Điều 2 Hiến

pháp năm 1992, Điều 2 Hiến pháp năm 2013) và được thể hiện ở các chương

khác về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về chế độ chính trị, văn hóa,

khoa học, giáo dục, tổ chức bộ máy nhà nước,... trong việc xác lập và đảm

bảo các quyền về xã hội của công dân, nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: là tổ

chức quyền lực chính trị của nhân dân, Nhà nước không chỉ có quyền xác lập

một cách đầy đủ, cụ thể, rõ ràng những quyền về xã hội của công dân, mà còn

có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho công dân thực sự

được hưởng và sử dụng đúng đắn các quyền đó; không ngừng mở rộng các

quyền ấy phù hợp với trình độ phát triển của xã hội; mọi chủ trương, chính

sách, pháp luật trực tiếp liên quan đến sự sống, ăn, ở, vui chơi, giải trí, nghỉ

ngơi, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe, hạnh phúc cá nhân của công dân,...

[44, tr. 37].

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì

dân là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và nhằm thực

thi pháp luật; quyền lực Nhà nước luôn thống nhất nhưng có sự phân công và

phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp vì lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân; giữa nhà nước với công dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa

vụ và trách nhiệm pháp lý; công dân được hưởng các quyền và những lợi ích

hợp pháp; Hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu nhất, quan trọng nhất trong việc

xác lập và bảo đảm quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; còn

mọi người dân cũng coi Hiến pháp là vũ khí có hiệu lực nhất để bảo vệ các

quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi chúng bị xâm hại. Nhà nước tôn trọng

Page 122: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

118

và thực hiện nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế về quyền con người mà mình

đã ký kết hoặc tham gia.

Quyền công dân và nghĩa vụ công dân là hai mặt không thể tách rời,

mặt này không thể tồn tại nếu thiếu mặt kia; mọi công dân Việt Nam, không

phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ

văn hóa, nghề nghiệp, thời gian cư trú, đều bình đẳng với nhau về quyền và

nghĩa vụ; thực tế cho thấy, quyền công dân chỉ có thể được đảm bảo trên cơ

sở công dân thực hiện nghĩa vụ, bởi vì chính sự thực hiện nghĩa vụ ấy là sự

phát triển của cá nhân mình và tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của cá

nhân khác.

Ba là, nâng cao vai trò của Hiến pháp nước ta trong việc bảo đảm

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải gắn liền với quá trình hoàn thiện hệ

thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.

Trước hết cần hoàn thiện những quy định trong Hiến pháp và luật về

các quyền xã hội của công dân theo hướng xác định rõ hơn những đảm bảo

của nhà nước cho các quyền xã hội được tuyên bố, sau đó hoàn thiện cả nội

dung và hình thức các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành để

thực hiện Hiến pháp và luật [44, tr.98]. Nội dung các văn bản quy phạm pháp

luật nhằm đạt được các tiêu chuẩn: toàn diện, đồng bộ, khoa học, thực tiễn.

Hệ thống pháp luật nước ta đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện; tính

toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ: có đầy đủ các ngành luật để

điều chỉnh hầu hết những lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản

nhất; mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định luật ấy; mỗi chế định luật có đầy

đủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh chế định ấy; mỗi quy phạm pháp luật

có đủ ba bộ phận cấu thành là giả định, quy định, chế tài. Tính đồng bộ của hệ

thống pháp luật thể hiện ở sự xếp đặt các quy phạm pháp luật trong mỗi chế

định luật. Các chế định luật trong một ngành luật, các ngành luật và các văn

bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật theo trình tự chặt chẽ và kết

cấu lôgíc, khoa học cả về nội dung và hình thức; ở sự không mâu thuẫn,

Page 123: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

119

chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật trong một chế định luật, giữa các

chế định luật trong một ngành luật, giữa các ngành luật và giữa các văn bản

quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật nói chung. Hệ thống pháp luật

có tính khoa học là một hệ thống pháp luật, trong đó có các quy phạm pháp

luật được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, tức là xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi từ

thực tiễn chứ không phải do ý chí chủ quan của cá nhân, tổ chức nào và nó có

khả năng giải quyết được những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của hiện tại

và cả các vấn đề đó trong tương lai gần.

Việc xây dựng và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cần

tuân theo những nguyên tắc và chu trình do pháp luật quy định như các văn

bản quy phạm pháp luật khác, nhằm đảm bảo cả về nội dung lẫn hình thức,

cũng như về mặt kỹ thuật xây dựng văn bản. Các quy phạm pháp luật về

quyền công dân được tập hợp trong một hệ thống thống nhất, gồm các quy

phạm hiến pháp (nói cách khác là các quy phạm cơ bản), các quy phạm luật

(nói cách khác là các quy phạm luật thông thường) và các quy phạm dưới

luật, trong đó có các quy phạm hiến pháp giữ vị trí hàng đầu và có ý nghĩa

quan trọng nhất. Các quy phạm luật và các quy phạm dưới luật về quyền công

dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được ban hành phù hợp với các

quy định hiến pháp về quyền con người, quyền công dân. Mỗi loại quy phạm

pháp luật về quyền con người, quyền công dân được chứa đựng trong hiến

pháp - Luật cơ bản của Nhà nước, có nhiệm vụ xác lập các quyền cơ bản của

công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các quy phạm pháp

luật về quyền con người, quyền công dân được chứa đựng trong các đạo luật,

bộ luật, có nhiệm vụ bổ sung những quyền công dân khác mà các quy định

hiến pháp chưa xác lập, hoặc cụ thể hóa các quyền cơ bản của công dân mà

các quy phạm pháp luật đã xác lập. Còn các quy phạm dưới luật về quyền

công dân chứa đựng trong các quy phạm pháp luật dưới luật chỉ nhằm thực

hiện các quy phạm hiến pháp và các quy phạm luật về quyền công dân chứ

Page 124: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

120

không tạo ra các quyền mới của công dân hay không cụ thể hóa các quyền

công dân mà các quy định hiến pháp và các quy phạm pháp luật đã quy định.

Bốn là, cần đẩy mạnh vai trò của hiến pháp nước ta trong việc đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với xây dựng và phát triển nền dân chủ Xã

hội chủ nghĩa trong điều kiện mới, phát triển và hội nhập.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng, phát triển có ba

đặc trưng cơ bản nhất là: hệ thống chính trị luôn được tổ chức và hoạt động vì

lợi ích của nhân dân; quyền làm chủ của nhân dân luôn được bảo đảm và phát

huy; các quyền và những lợi ích hợp pháp khác của công dân luôn được bảo

đảm và mở rộng phù hợp với trình độ phát triển và khả năng của xã hội. Như

vậy ở đây chúng ta thấy một điểm chung thống nhất trong ba thành tố quan

trọng nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả cho con người, vì con

người và nó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc, mục tiêu của hiến pháp Việt

Nam. Nâng cao vai trò hiến pháp của nước ta trong việc đảm bảo quyền công

dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được gắn liền với đổi mới tổ chức,

nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam,

không ngừng đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả

các lĩnh vực đời sống xã hội và bảo đảm, mở rộng các quyền, lợi ích hợp pháp

của công dân.

Một trong những biện pháp đổi mới hệ thống chính trị nước ta là dân

chủ hóa các quan hệ giữa các tổ chức thành viên theo hướng phân định rõ

chức năng, nhiệm vụ giữa Đảng và Nhà nước, sao cho Đảng lãnh đạo Nhà

nước nhưng không làm thay Nhà nước, còn Nhà nước phát huy hết hiệu lực

của mình nhưng vẫn tuân theo đường lối, chính sách của Đảng; Đảng lãnh

đạo các tổ chức xã hội và Nhà nước quản lý các tổ chức xã hội nhưng Đảng

và Nhà nước không can thiệp vụn vặt, quá cần thiết vào tổ chức và hoạt động

của các tổ chức xã hội, còn các tổ chức xã hội luôn phát huy tinh thần chủ

động, sáng tạo trong tổ chức và hoạt động của mình nhưng vẫn chịu sự lãnh

đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Chính đây là điều kiện chính trị

Page 125: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

121

quan trọng để công dân thực hiện đúng đắn, có hiệu quả quyền làm chủ của

mình và thực sự được hưởng đầy đủ các quyền, lợi ích chính đáng mà hiến

pháp và pháp luật đã quy định.

Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và mở rộng các quyền,

lợi ích hợp pháp của công dân trong bối cảnh đổi mới, mở cửa và hội nhập

quốc tế là việc làm không đơn giản, đòi hỏi phải tính toán đầy đủ các khả

năng, điều kiện cụ thể và những nhân tố chủ quan, khách quan. Nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý

của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo ra cho công dân những

khả năng và cơ hội như nhau để phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa làm giàu

cho bản thân, gia đình mình, vừa góp phần làm giàu cho xã hội. Bằng kế

hoạch, chính sách, pháp luật, thông tin, tuyên truyền, giáo dục... Nhà nước

bảo đảm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh tế

và các lĩnh vực xã hội khác. Cơ chế kinh tế thị trường đã và đang đem lại

nhiều lợi ích cho xã hội, cũng như làm này sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải

quyết, như sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm

môi trường, tệ nạn xã hội, trong đó sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu

nghèo là gay gắt nhất. Tuy nhiên nếu biết đánh giá đúng nó và điều chỉnh

được nó thì sẽ hạn chế được mặt tiêu cực liên quan đến bất bình đẳng xã hội

và phát huy được mặt tích cực liên quan tới phân công lao động xã hội. Sự

phân tầng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay không phải là

kết quả của việc tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động rồi bần cùng

hóa để tập trung tư liệu sản xuất và giá trị thặng dư vào tay một số ít người,

làm cho họ giàu thêm mãi, bởi vì những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội đã

thuộc về nhân dân lao động. Nhà nước là Nhà nước của dân, do dân, vì dân;

công dân là người làm chủ trong xã hội; sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu

nghèo được nhà nước điều chỉnh để hạn chế tiêu cực của nó, điều hòa lợi ích

giữa các thành viên trong xã hội, tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho mọi

người có thể làm giàu chính đáng.

Page 126: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

122

Năm là, gắn nâng cao vai trò của hiến pháp nước ta trong việc bảo đảm

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với quá trình hội nhập pháp luật quốc gia

với pháp luật quốc tế về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong xu thế hòa bình, hòa hợp và hợp tác bình đẳng vì những mục tiêu

cao cả của thời đại hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, cho

nên nhiều nội dung của quyền con người đã vượt quá giới hạn của một quốc

gia và đang đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa các quốc gia cũng như những

nỗ lực chung của cả cộng đồng thế giới để bảo đảm quyền con người, quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bởi vậy, hội nhập pháp luật quốc gia với hội nhập

quốc tế về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là xu thế tất yếu

trong quan hệ Nhà nước liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo. Các điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà

nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia và các văn bản quy phạm pháp luật của

nhà nước ta nhằm cụ thể hóa các điều ước đó là một đảm bảo pháp lý quan

trọng cho việc thực hiện quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở

trong nước và ở ngoài nước, cũng như người nước ngoài đến nước ta sinh

sống, công tác, học tập, du lịch, kinh doanh.... việc hòa nhập pháp luật quốc

gia với pháp luật quốc tế về quyền con người được thực hiện dưới ba hình

thức chủ yếu là tiếp tục ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về quyền

con người; hợp tác quốc tế về quyền con người; hợp tác quốc tế để bảo vệ

quyền con người và “nội luật hóa” các điều ước đó phù hợp với khả năng,

điều kiện, hoàn cảnh xã hội.

4.1.3. Những quan điểm cần quán triệt trong việc hoàn thiện pháp

luật về tôn giáo

Để những hạn chế, bất cập của pháp luật về tôn giáo được khắc phục,

đáp ứng được yêu cầu “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm

quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền

sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn

giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát

Page 127: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

123

huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp

đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt Đời, đẹp Đạo”. Các

tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ.

Quá trình hoàn thiện pháp luật về tôn giáo phải tuân thủ những quan

điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật về tôn giáo phải quán triệt, thể chế đầy đủ những

quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà

nước thể hiện trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội (Đại hội IX, Đại hội

X); Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng

cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày

12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác tôn

giáo, đặc biệt là những quan điểm, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp giải quyết

vấn đề tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ mới và Nghị quyết số 48-NQ/TW,

ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Cụ thể là những quan điểm như: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của

một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với

sự nghiệp xây dựng xã hội mới; nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công

tác vận động quần chúng, công tác đối với con người; làm tốt công tác tôn

giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng;

nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước,

kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các

dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng,

sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện

quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thứ hai, pháp luật về tôn giáo phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết

sâu rộng quá trình thực hiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và

Page 128: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

124

các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; kế thừa, phát triển những

quy định còn phù hợp, mang tính khả thi được xã hội thừa nhận; khắc phục

những hạn chế, bất cập, thiếu tính khả thi và không phù hợp với tình hình

thực tiễn; bổ sung những quy định mới mà thực tiễn quản lý nhà nước về tôn

giáo đang đặt ra nhưng chưa có những quy định của pháp luật điều chỉnh.

Thứ ba, khi xây dựng pháp luật về tôn giáo phải bảo đảm tính tương

thích với pháp luật quốc tế điều chỉnh về quyền con người trong đó có quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là những điều ước quốc tế mà Việt Nam

đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Bên cạnh đó cần đảm bảo tính kế thừa và

tiếp thu có chọn lọc pháp luật về hoạt động tôn giáo của các nước. Đặc biệt là

trong điều kiện hiện nay, khi các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng xích

lại gần nhau, khi sự cạnh tranh và hội nhập quốc tế đã trở thành vấn đề toàn

cầu thì một hệ thống pháp luật phù hợp với các qui tắc, thông lệ quốc tế, hội

nhập được với pháp luật khu vực sẽ tạo những tiền đề pháp lý rất lớn cho sự

mở cửa quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cũng như

bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách có

nguyên tắc và an toàn. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, sự

tiếp thu pháp luật của các nước cũng cần có sự chọn lọc kinh nghiệm lập pháp

của các nước về quản lý nhà nước đối với tôn giáo.

Thứ tư, pháp luật về tôn giáo phải là công cụ đảm bảo sự bình đẳng

giữa các tôn giáo

Nước ta là nước có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, có tôn giáo nội sinh và

có cả tôn giáo ngoại nhập. Các tôn giáo cùng tồn tại, phát triển, hòa đồng dưới

cái nôi văn hóa chung của dân tộc. Trong quan hệ với các tôn giáo, Nhà nước

tách khỏi giáo hội, các tôn giáo là những tổ chức xã hội chịu sự quản lý của

nhà nước, không một tôn giáo nào được coi là quốc đạo. Ngay từ khi mới

giành được chính quyền và qua các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước ta

luôn quan tâm, đối xử bình đẳng với các tôn giáo, kể cả các tôn giáo có một

bộ phận chức sắc, tín đồ cấu kết với kẻ thù chống lại nhân dân. Đảng và Nhà

Page 129: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

125

nước luôn nhất quán nguyên tắc “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”

[89, tr.51].

Sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước hết là bình đẳng trong sinh hoạt,

trong hoạt động tôn giáo. Các tôn giáo khi được Nhà nước thừa nhận đều

được bảo hộ, có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong hoạt động truyền

đạo, quản đạo, hành đạo, phát triển tín đồ và mở rộng tổ chức. Được Nhà

nước tạo điều kiện có nơi thờ tự, xuất bản kinh sách, các ấn phẩm tôn giáo và

đồ dùng việc đạo. Bên cạnh các quyền, các tôn giáo cũng phải có nghĩa vụ

thực hiện hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật, tôn trọng chính

quyền nhà nước, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Sự bình

đẳng giữa các tôn giáo còn là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ở các lĩnh

vực khác của đời sống xã hội, chẳng hạn tham gia các hoạt động kinh tế, văn

hóa, xã hội theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các tôn giáo, pháp luật về tôn giáo phải

tạo ra được hành lang pháp lý với những quy định thực sự bình đẳng cho các

tôn giáo hoạt động. Tuy nhiên, sự bình đẳng giữa các tôn giáo cũng chỉ hiểu ở

mức độ tương đối, không phải “cào bằng”, quyền và nghĩa vụ của các tôn

giáo còn tùy thuộc vào khả năng thực hiện của mỗi tôn giáo, vào yêu cầu thực

tiễn.

Thứ năm, pháp luật về tôn giáo vừa phải đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,

vừa là phương tiện đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an

ninh quốc gia.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn

giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và được Hiến Pháp năm

2013 ghi nhận. Quyền này còn được Công ước quốc tế về các quyền dân sự

và chính trị của Liên hợp quốc quy định. Ở nước ta, tín ngưỡng, tôn giáo là

nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Trong suốt quá trình đấu tranh

cách mạng, giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn

Page 130: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

126

khẳng định và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Nghị

quyết số 25/NQ-TW, ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa IX về công tác tôn giáo khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu

tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận

của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, “... Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với

công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và

chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây

rối, xâm phạm an ninh quốc gia” và Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận

“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một

tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” [40, tr.17,18]. Điều 1,

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cũng quy định “Công dân có quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” [10, tr. 5]. Đây là

những cơ sở pháp lý quan trọng để quán triệt quan điểm này. Nội dung của

quan điểm này đòi hỏi:

Phải thực sự tôn trọng đức tin của các tôn giáo. Các cá nhân đều có

quyền tin ở Chúa, Phật, Thánh, Thần,... và họ có thể cầu khấn, hiến tế miễn là

không làm ảnh hưởng đến người khác, đến an ninh trật tự xã hội.

Quyền tin theo hoặc không theo một tôn giáo, quyền thay đổi tôn giáo

cũng cần phải được tôn trọng. Mọi hành vi cản trở, ép buộc, gây khó dễ đều bị

coi là vi phạm và bị xử lý theo pháp luật.

Tôn trọng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật.

Điều này thể hiện phải phân biệt và ứng xử được đối với những hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo chính đáng, hợp pháp với những hành vi lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo hoạt động trái pháp luật hay những hoạt động mê tín dị

đoan.

Phải giúp cho các tôn giáo phát huy được những mặt tích cực thể hiện

trong các giáo lý, giáo luật của tôn giáo. Tính hướng thiện, từ bi, bác ái... của

Page 131: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

127

tôn giáo phải được khơi dậy. Tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia ngày

càng tích cực, cùng với Nhà nước giải quyết những vấn đề xã hội như cứu trợ

thiện tai, chăm sóc bệnh nhân phong, HIV,...

Bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân

còn phải giúp cho quần chúng tín đồ từng bước xóa bỏ những đức tin mù

quáng, luật lệ khắt khe trong tôn giáo. Chính sách, pháp luật của Nhà nước

phải làm cho mọi người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phát triển toàn

diện về thể chất, tinh thần,... thì những niềm tin lệch lạc trong tôn giáo mới có

thể bị đẩy lùi, những luật lệ hà khắc mới bị dỡ bỏ.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải thể hiện sự đối xử công

bằng giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn

giáo.

Những năm qua, các thế lực thù địch luôn tìm cách can thiệp, vin cớ

nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm đưa nước ta

trở lại danh sách “CPC”. Chúng luôn kích động một số phần tử xấu trong các

tôn giáo gây mất ổn định chính trị, xã hội tạo cớ can thiệp, phá hoại độc lập,

chủ quyền và an ninh quốc gia của nước ta. Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày

16/10/1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) chỉ

rõ: Còn một số phần tử xấu trong các Giáo hội đã lợi dụng tín ngưỡng để lôi

kéo tín đồ chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Các thế lực phản

động quốc tế hiện nay đang tập trung sức chống phá cách mạng Việt Nam.

Chúng tìm mọi cách tác động vào các tôn giáo, tiếp tay cho những phần tử

xấu trong các Giáo hội hòng gây nên những biến động phản cách mạng, kích

động quần chúng có đạo chống lại Đảng và Nhà nước ta.

Từ những nội dung trên, đòi hỏi hệ thống pháp luật về tôn giáo phải

vừa đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín

ngưỡng, tôn giáo của công dân, vừa là phương tiện đấu tranh với mọi hành vi

lợi dụng tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và hoạt động xâm phạm an ninh

quốc gia.

Page 132: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

128

Thứ sáu, pháp luật về tôn giáo vừa không can thiệp vào công việc nội bộ

tôn giáo, vừa đảm bảo mọi hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật.

Các tôn giáo hợp pháp hoạt động tại Việt Nam đều được Nhà nước bảo

hộ, tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ. Đây là nguyên tắc nhất

quán và sự không can thiệp vào công việc nội bộ ở đây được hiểu là công việc

nội bộ hoàn toàn mang tính thuần túy tôn giáo, theo đúng Hiến chương, Đạo

quy, Đường hướng hành đạo, giáo lý, giáo luật của Giáo hội và không trái với

đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc cũng như không trái với những quy

định của pháp luật. Nói cách khác, các tôn giáo phải hoạt động thuần túy tôn

giáo, không được lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để làm những việc phi tôn

giáo, vi phạm pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu không can thiệp vào công việc

nội bộ tôn giáo, đòi hỏi pháp luật không được quy định điều chỉnh những vấn

đề thuần túy thuộc nội bộ tôn giáo.

Từ quan điểm này, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo

phải vừa thể hiện nguyên tắc Nhà nước tôn trọng và không can thiệp vào công

việc nội bộ của các tôn giáo, vừa phải điều chỉnh mọi hoạt động tôn giáo theo

hướng các hoạt động đó diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật. Trong trường

hợp giữa quy định của giáo lý, giáo luật có sự xung đột với các quy định của

pháp luật thì vì lợi ích chung của cả cộng đồng dân tộc, vì lợi ích của tổ quốc

và trước hết tín đồ các tôn giáo là công dân vì vậy các tôn giáo trước hết phải

tuân thủ, chấp hành theo các quy định của pháp luật. Mọi công dân, mọi tổ

chức khi sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều phải sống và làm

việc theo pháp luật, kể cả các tổ chức, tín đồ các tôn giáo.

Thứ bảy, khi xây dựng pháp luật về tôn giáo còn phải đặt trong tổng thể

các chính sách kinh tế - xã hội và văn hoá của nhà nước, thực sự gắn kết giải

quyết việc Đạo trong toàn bộ việc Đời.

“Đảng và Nhà nước ta không chỉ chú ý phần “con người tôn giáo”

(phần hồn thong dong) của tín đồ các tôn giáo mà còn chú ý cả phần “con

người công dân” (phần xác ấm no) của họ”. Từ những chính sách trong việc

Page 133: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

129

ấn định ngày Tết, kỷ niệm ngày lịch sử và tôn giáo (18/12/1946); giải quyết

vấn đề ruộng đất của các tôn giáo trong cải cách ruộng đất giai đoạn 1953-

1955; cho đến vấn đề rộng hơn là cái nhìn khoan dung, nhân văn của Đảng,

Nhà nước ta đối với vấn đề tôn giáo; và cho đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã có

hàng loạt chính sách kinh tế - xã hội, tăng cường đầu tư, nâng cao mức sống

về vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở

vùng sâu, vùng xa. Hiệu quả to lớn của các chính sách này, về cơ bản đã góp

phần quyết định cho sự ổn định và phát triển đất nước. Vì vậy, khi xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về tôn giáo phải đặt trong tổng thể các chính sách kinh tế -

xã hội; hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Giải pháp về nhận thức

Hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về tôn giáo nói riêng nhằm

thể chế hóa các quan điểm của Đảng về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo là nhiệm vụ trọng tâm; thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với việc

thực hiện tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc, Công ước quốc tế về

quyền dân sự và chính trị. Những năm gần đây, đời sống của nhân dân thay

đổi từng ngày theo hướng tích cực, đời sống tâm linh cũng phong phú, đa

dạng; sự thay đổi đó đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi, thường xuyên được

cập nhật, hoàn thiện để thực sự trở thành hành lang pháp lý vững chắc cho

bảo đảm quyền công dân nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói

riêng; cần làm tốt một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp

ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể đối

với công tác tôn giáo:

Xác định rõ trách nhiệm cụ thể của cấp ủy, chính quyền, cán bộ các

cấp, các ngành nhất là đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn

giáo trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo. Thực hiện có hiệu

Page 134: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

130

quả chủ trương, chính sách và các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã

hội, an ninh quốc phòng của Đảng, Nhà nước, quan tâm đúng mức đối với các

vùng trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, không ngừng nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần và dân trí cho đồng bào theo đạo và đồng bào

không theo đạo, chăm lo giải quyết những lợi ích trong đó có quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo.

Hai là, đẩy mạnh công tác tham mưu, từng bước hoàn thiện cơ chế,

chính sách đối với công tác tôn giáo: tích cực tham gia xây dựng các văn bản

pháp luật về tôn giáo, đồng thời bổ sung kịp thời những chính sách đối với tôn

giáo ở những vùng, miền khác nhau. Trước mắt, làm tốt công tác tuyên

truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo để thống nhất nhận thức về công tác

tôn giáo trong hệ thống chính trị, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập

trung tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định của

Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn

giáo; Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với

đạo Tin Lành; các địa phương đảm bảo tốt thông tin hai chiều, tập trung giải

quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong công tác tôn giáo

như: đất đai, cơ sở thờ tự, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp

luật cho người dân ở vùng đồng bào có đạo:

Ở các vùng đồng bào có đạo, nhất là vùng nông thôn, vùng miền núi,

vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn,

sự hiểu biết pháp luật và tìm hiểu pháp luật chưa thực sự được quan tâm nên

họ vẫn còn tin vào những thủ tục lạc hậu, sự đấu tranh những điều phi lý và

những quyền bị xâm hại chưa cao; pháp luật là bảo đảm từ phía nhà nước và

sự hiểu biết pháp luật của đồng bào có đạo là những điều kiện bảo đảm cho

công dân luôn có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền

của người khác và bảo vệ chính đáng những quyền lợi của bản thân mình khi

bị xâm hại. Chính vì vậy cần làm tốt công tác thông tin pháp luật, điều đó có ý

Page 135: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

131

nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển ý thức pháp

luật và văn hóa pháp lý; thông tin pháp luật tốt sẽ làm cho người dân có kiến

thức pháp luật, sự hiểu biết pháp lý để một mặt họ điều chỉnh hành vi theo

quy định của pháp luật, mặt khác biết sử dụng công cụ pháp luật để tự bảo vệ

trong những trường hợp cần thiết. Thông tin pháp luật tốt cũng giúp cho các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật,

kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, bất cập của các quy định pháp luật để

sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, tất cả các văn bản pháp quy, các quy

định của nhà nước được truyền tải đầy đủ, chính xác, kịp thời thông qua các

trang thông tin pháp luật, các sách báo pháp lý, thông qua giáo dục, phim ảnh

có nội dung pháp lý, qua các hội nghị tuyên truyền phổ biến, các ấn phẩm về

pháp luật… đến toàn thể nhân dân nói chung và tín đồ, chức sắc các tôn giáo

nói riêng.

Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt

động tín ngưỡng, tôn giáo

Tôn giáo là một thực thể của xã hội, tồn tại khách quan, lâu dài cùng

với sự phát triển của xã hội; quá trình tồn tại, phát triển của tôn giáo có ảnh

hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; trong công

cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, đòi hỏi phải quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo và tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phát huy những mặt

tích cực, hạn chế những tiêu cực; nhà nước cần quản lý hoạt động tín ngưỡng,

tôn giáo, bảo đảm cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra phù hợp với

sự phát triển chung của xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

đối với hoạt động tôn giáo không đồng nhất với việc hạn chế quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được nhà nước bảo hộ; hoạt động lợi dụng

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện những hành vi trái pháp luật sẽ

bị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Page 136: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

132

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra giải quyết những trở ngại pháp

lý và thực tiễn; cần thực hiện chủ trương, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban

Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác

tôn giáo hiện nay. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, nhất là đối

với vùng đồng bào dân tộc, vùng đông tôn giáo.

Cũng như nhiều quốc gia, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có khả năng

không nhỏ trong các hoạt động giáo dục (giáo dục công cộng, không kể giáo

dục tôn giáo nội bộ), y tế (nhất là loại y tế cộng đồng), từ thiện và truyền

thông.

Sáu là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ

trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong chức sắc, tín đồ các

tôn giáo. Vận động chức sắc, tín đồ sống “tốt Đời, đẹp Đạo” thực hiện quyền

lợi và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,

an ninh quốc phòng và thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hướng dẫn các tôn giáo hoạt động đúng

pháp luật, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức lành mạnh, hướng thiện của

các tôn giáo phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc.

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật

4.2.2.1. Giải pháp nâng cao vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước tiên tiến trên thế giới và

các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tôn giáo: Nguyên tắc cơ bản này đặt ra

những yêu cầu và đảm bảo tính kế thừa của việc tiếp tục đổi mới và hoàn

thiện các quy định của pháp luật về tôn giáo; hoàn thiện pháp luật về tôn giáo

phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, tổng kết sâu rộng quá trình thực hiện

chính sách, pháp luật về tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có

liên quan; kế thừa phát triển những quy định còn phù hợp, mang tính khả thi

được xã hội thừa nhận; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp của

Page 137: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

133

các nước tiên tiến trên thế giới nhằm đảm bảo tính tương thích giữa pháp luật

Việt Nam và pháp luật quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

- Đảm bảo sự phù hợp với Hiến pháp và sự đồng bộ của hệ thống pháp

luật Việt Nam: Hiến pháp năm 2013 là đạo luật cơ bản của Nhà nước, đạo

luật gốc đặt ra những quy định có tính chất nền tảng của chế độ Nhà nước,

chế độ xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân, đồng thời là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xác định toàn bộ hệ thống

pháp luật nước ta. Việc chi tiết, cụ thể hóa hiến pháp bằng các văn bản pháp

luật khác phải được thực hiện trên cơ sở hiến pháp và phải đảm bảo điều kiện

là tất cả các văn bản pháp luật đó luôn phù hợp với hiến pháp, không được

trái với hiến pháp. Bên cạnh đó, pháp luật về tôn giáo có mối quan hệ chặt chẽ

với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật nước ta; do vậy, việc hoàn

thiện pháp luật về tôn giáo phải được tiến hành trên cơ sở hoàn thiện một cách

đồng bộ và có hệ thống các ngành luật khác có liên quan.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục Hiến

pháp nói chung, các quy phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền tự to tín

ngưỡng, tôn giáo nói riêng để mọi người nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc,

thống nhất hơn nữa giá trị, vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tổ chức tốt việc thực hiện các quy phạm hiến pháp hiện hành về

quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sự đảm bảo của nhà

nước ta. Công tác tổ chức đưa các quy phạm hiến pháp và sự đảm bảo của nhà

nước ta về quyền con người và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào cuộc

sống là việc khó khăn, phức tạp, cần có sự tham gia, giúp đỡ của toàn xã hội;

bởi vậy, cần xã hội hóa công tác này nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội

cho việc “vật chất hóa” các quy phạm hiến pháp và sự đảm bảo của nhà nước

về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nội dung của công tác

tổ chức thực hiện gồm: tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục các quy

Page 138: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

134

phạm hiến pháp và sự đảm bảo của nhà nước; động viên, thuyết phục, đồng

bộ các biện pháp pháp lý nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho họ như tăng

cường tuyên truyền, phổ biến, giải thích và giáo dục pháp luật; đẩy mạnh

công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; xử lý kịp thời, nghiêm

minh, nhanh chóng mọi hành vi vi phạm pháp luật.

- Bảo vệ có hiệu quả các quy phạm pháp luật hiện hành và sự đảm bảo

của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất các quy phạm hiến

pháp hiện hành về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật về

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và xử lý mọi vi phạm pháp luật một cách kịp

thời, nghiêm minh, nhanh chóng.

4.2.2.2. Xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khóa IX) đã đề ra phương hướng xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản Luật có đối tượng điều chỉnh đặc thù, đa

dạng; phạm vi điều chỉnh rộng, phức tạp liên quan đến quyền con người,

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (liên quan đến đời sống tâm linh, tinh thần)

của mọi người, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân tôn giáo. Quá trình xây dựng

luật cần phải đáp ứng được các nguyên tắc vừa đảm bảo quyền con người,

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân phù hợp với các công ước

quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, đồng thời vừa

đảm bảo quản lý nhà nước về tôn giáo phù hợp với hệ thống pháp luật chung

của Việt Nam.

Tuy nhiên, qua tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh và các văn bản

quy định chi tiết thi hành, bên cạnh những thành tựu đạt được, có thể thấy vẫn

còn những bất cập trong các quy định của Pháp lệnh chưa phù hợp với tình

hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và có những vấn đề phức tạp phát sinh,

cụ thể:

Page 139: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

135

- Đất đai, tài sản của các cơ sở tôn giáo bị biến động do trải qua nhiều

chế độ chính trị khác nhau nên trở thành vấn đề rất phức tạp; tình trạng khiếu

kiện liên quan đến đất đai, tài sản của các cơ sở tôn giáo có xu hướng ngày

càng tăng, hình thành điểm nóng ở nhiều nơi.

- Điều 11 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo giới hạn quyền hành đạo

(giảng đạo, truyền đạo, thực hiện nghi lễ tôn giáo) của các chức sắc tôn giáo

và nhà tu hành tại các cơ sở tôn giáo mà họ phụ trách; nếu hành đạo ở nơi

khác thì phải có sự chấp thuận của UBND cấp huyện nơi thực hiện. Trong

thực tế, quy định này là không cần thiết và không có tác dụng trong việc ngăn

ngừa những hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Nhà

nước, vì việc ngăn ngừa những hành động đó đã được đề cập trong một loạt

quy định của pháp luật hành chính và hình sự. Ngược lại, quy định này gây

khó khăn cho việc thực hiện quyền hành đạo của các chức sắc tôn giáo và nhà

tu hành và bị coi là không phù hợp với tinh thần tự do tôn giáo của luật nhân

quyền quốc tế.

- Công tác tôn giáo được coi là nhiệm vụ của các ngành các cấp, nhưng

vì không quy trách nhiệm cụ thể cho chủ thể nào nên dễ dẫn đến chồng chéo,

hoặc bị bỏ trống. Hiện tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 chỉ quy

định trách nhiệm của chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp có trách

nhiệm phối hợp giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân (Điều

7) nhưng không nêu vấn đề vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm Pháp lệnh

của các cơ quan, cán bộ nhà nước, trong khi trên thực tế, những vi phạm như

vậy về mặt lý thuyết có thể xảy ra.

- Quy định điều kiện phải có sinh hoạt ổn định từ 20 năm trở lên và

không vi phạm pháp luật thì một tổ chức tôn giáo mới được công nhận (Điều

16 Pháp lệnh, Điều 8 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP) là chưa hợp lý, vì một tổ

chức tôn giáo mới khó có thể đảm bảo những điều kiện như vậy để được công

nhận là một tôn giáo hợp pháp. Sự giới hạn này cũng không phù hợp với tinh

Page 140: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

136

thần của luật nhân quyền quốc tế về tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Thêm vào đó,

việc phân cấp thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo còn chung chung.

Một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được quy định trong Pháp

lệnh như: vấn đề tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo quốc

tế; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho người có

quốc tịch nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; việc người

nước ngoài vào tu tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam, hoạt động của cơ sở đào tạo

tôn giáo không thuộc hệ thống quốc dân, vấn đề tư cách pháp nhân của tổ

chức tôn giáo,… chưa được quy định, ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân tôn

giáo trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như quy định tại điều

24 của Hiến pháp năm 2013.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

chưa được quy định cụ thể trong Pháp lệnh, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này và hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn

giáo.

Những hạn chế, bất cập nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng

một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn

giáo, đó là xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo; đây là một chủ trương đúng

đắn, cần thiết trong việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo; qua nghiên cứu và

thực tiễn, tôi đề xuất khi xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo phải đáp ứng

những điều cơ bản sau:

+ Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín

ngưỡng, tôn giáo của công dân; quyền theo, thay đổi hoặc từ chối theo một

tôn giáo.

+ Quy định về các nội dung liên quan đến hoạt động tín ngưỡng bao

gồm hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng; người đại diện, ban quản lý cơ

sở tín ngưỡng; đăng ký hoạt động tín ngưỡng hàng năm; hoạt động tín

ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; tổ chức lễ hội tín ngưỡng. Đây là quy định nhằm

đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của người dân, bước đầu hướng dẫn cho cơ

Page 141: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

137

sở tín ngưỡng được bầu, cử người đại diện, ban quản lý, đăng ký hoạt động

tín ngưỡng hàng năm để quản lý, duy trì hoạt động của cơ sở.

+ Quy định cụ thể về điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo; đăng ký

hoạt động tôn giáo, thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, hoạt động

của tổ chức sau khi được cấp đăng ký và thu hồi đăng ký nếu tổ chức vi phạm

các quy định, nhất là đối với các tôn giáo mới cần phải đăng ký hoạt động tôn

giáo.

+ Quy định về thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo; điều kiện, thẩm

quyền chấp thuận thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo

trực thuộc; điều kiện, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo,

thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo, tuyển sinh của cơ sở đào tạo, người

nước ngoài theo học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam.

+ Bảo đảm các hoạt động tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo

diễn ra bình thường trên cơ sở vừa quan tâm giải quyết một cách hợp lý nhu

cầu tín ngưỡng của nhân dân, vừa hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động

trong khuôn khổ pháp luật.

+ Bổ sung các quy định về quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tổ

chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ. Khẳng định

nguyên tắc quyền được thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến tôn

giáo, quyền được mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam để

thực hiện các hoạt động tôn giáo, hoạt động quốc tế liên quan đến tôn giáo,

quyền được tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài,

quyền tham gia các tổ chức tôn giáo quốc tế.

+ Quy định về việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của

người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam; theo đó, xác định quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi cá nhân, người nước ngoài sinh

sống, làm việc tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm.

Các quyền này bao gồm quyền sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại cơ

sở tôn giáo hoặc các địa điểm hợp pháp khác; vào tu tại cơ sở tôn giáo; giảng

Page 142: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

138

đạo của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài tại cơ sở tôn giáo ở Việt

Nam hoặc các địa điểm hợp pháp khác; theo học tại cơ sở đào tạo những

người chuyên hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.

+ Bảo đảm sự hài hòa giữa đời sống tôn giáo với đời sống xã hội; giữa

tôn giáo với nhà nước; giữa tôn giáo này với tôn giáo khác; giữa tôn giáo với

tín ngưỡng dân gian; giữa các quy định của pháp luật với các quy định của

giáo lý, giáo luật của các tôn giáo và thông lệ, tập quán quốc tế.

Khuyến khích các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, hoạt động tôn giáo

vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, tham gia phát triển kinh tế, xã hội vì lợi

ích chung của đất nước.

+ Quy định về nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn

giáo; xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo. Đây chính là các quy định về trách

nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của

mọi người.

+ Quy định cụ thể các chính sách về tôn giáo thể hiện chủ trương Nhà

nước khuyến khích và tạo điều kiện bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo vì lợi

ích công cộng, lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia; bảo hộ tài sản hợp pháp

của tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo và các cơ sở khác của tổ chức tôn giáo

được Nhà nước cho phép hoạt động; bảo đảm hoạt động tôn giáo diễn ra bình

thường, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn của các

thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm cách lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ

quốc, dân tộc và cách mạng.

+ Về đối tượng điều chỉnh: đối tượng điều chỉnh của Luật về tín

ngưỡng tôn giáo gồm các đối tượng sau: Công dân Việt Nam là tín đồ các tôn

giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tín đồ các tôn giáo là người

nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Các tổ chức tôn giáo đã được

nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt

động tôn giáo và các tổ chức chưa được công nhận để hoạt động. Các tổ chức

Page 143: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

139

tôn giáo nước ngoài có quan hệ với tổ chức tôn giáo Việt Nam theo quy định

của tổ chức tôn giáo hoặc lịch sử truyền đạo ở Việt Nam, các tổ chức phi

chính phủ (NGO) của các tôn giáo hoặc của các tổ chức quốc tế liên quan đến

tôn giáo trong quá trình hoạt động tại Việt Nam.

+ Về phạm vi điều chỉnh: phạm vi điều chỉnh của Luật tín ngưỡng, tôn

giáo ở nước ta vừa nhằm giải quyết hài hòa những vấn đề do lịch sử để lại với

những vấn đề đã, đang và sẽ đặt ra, vừa phải toàn diện, điều chỉnh được tất cả

những vấn đề tôn giáo có liên quan đến Nhà nước, xã hội; theo đó, Luật về tín

ngưỡng, tôn giáo cần lựa chọn phạm vi điều chỉnh chủ yếu tập trung vào các

vấn đề:

Tôn giáo với nhà nước: đây là mối quan hệ đặc biệt quan trọng, trong

mối quan hệ này các quy phạm pháp luật phải đảm bảo nhà nước là người đặt

ra các quy phạm buộc mọi tổ chức, cá nhân tôn giáo phải hoạt động trong

khuôn khổ của pháp luật, chịu sự quản lý của nhà nước, đồng thời nhà nước

có trách nhiệm bảo hộ cho các tôn giáo hoạt động trên thực tế, không can

thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo.

Tôn giáo với dân tộc: các quy định của Luật phải đảm bảo các tôn giáo

đồng hành cùng dân tộc; không làm phương hại đến lợi ích của dân tộc, phải

đặt lợi ích của dân tộc, của tổ quốc lên trên hết, bảo vệ lợi ích dân tộc và chủ

quyền quốc gia.

Giữa tôn giáo này với tôn giáo khác: các quy định của Luật phải đảm

bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật giữa các tôn giáo. Các

tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất,

chống mâu thuẫn, xung đột tôn giáo, duy trì bản sắc của từng tôn giáo trong

văn hóa Việt Nam.

Tôn giáo với xã hội: các quy định của Luật phải đảm bảo quyền của các

tôn giáo tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng, bảo vệ

tổ quốc, bên cạnh đó nhà nước tạo điều kiện để các tôn giáo thích nghi với xã

hội hiện đại trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo

Page 144: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

140

Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những giá trị văn hóa, đạo đức tôn

giáo phải được phát huy trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc, trong quản lý xã hội.

+ Phương pháp điều chỉnh của Luật về tín ngưỡng, tôn giáo: là một lĩnh

vực chính trị nhạy cảm, vì vậy phương pháp điều chỉnh của Luật bên cạnh

phương pháp mệnh lệnh, còn có cả phương pháp mềm dẻo giáo dục, thuyết

phục. Các quy định của Luật phải xác định rõ cách thức tác động, xác định rõ

những hoạt động tôn giáo được nhà nước khuyến khích và những hoạt động

bị ngăn cấm; những hoạt động phải đăng ký; những hoạt động được phép;…

Trong dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo trình Quốc hội tới đây đã có

những điều chỉnh thể hiện tinh thần đổi mới theo đúng quy định của Hiến

pháp, các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia ký kết và cũng giải quyết

tốt hơn nhu cầu của người dân đối với tín ngưỡng tôn giáo.

Điểm đầu tiên phải nói rằng dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi chủ thể

của quyền tín ngưỡng tôn giáo. Trước đây chúng ta quy định là công dân có

quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thì nay quy định là mọi người để khẳng định

đây là quyền con người chứ không phải là quyền công dân như trước.

Điểm thứ hai là trước đây, việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo được coi là

điều kiện để xem xét công nhận tổ chức tôn giáo nhưng nay việc đăng ký sinh

hoạt tôn giáo chỉ để coi là nhu cầu của người dân, không được coi là điều kiện

công nhận tổ chức tôn giáo nên toàn bộ tiến trình để công nhận tổ chức tôn

giáo từ 23 năm nay giảm xuống chỉ còn 10 năm.

Điểm thứ ba là điều chỉnh lại thẩm quyền về việc chấp thuận các hoạt

động lớn của các tôn giáo như vấn đề mở trường, phong chức, phong phẩm, tổ

chức hội nghị, đại hội của các tôn giáo, thẩm quyền đó được điều chỉnh cho

phù hợp để làm sao giải quyết nhanh gọn theo đúng tinh thần cải cách hành

chính.

Điểm thứ tư là bổ sung một số quy định liên quan tới sinh hoạt tôn giáo

cho người nước ngoài. Đây là điểm hoàn toàn mới. Người nước ngoài có thể

Page 145: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

141

được phép tổ chức sinh hoạt tôn giáo riêng và được mời các tổ chức, cá nhân

tôn giáo từ nước ngoài vào để thực hiện các sinh hoạt tôn giáo, được tham gia

các khóa đào tạo, các lớp bồi dưỡng cũng như các trường đào tạo ở Việt Nam,

được phong chức, phong phẩm nếu họ có phục vụ các hoạt động tôn giáo ở

Việt Nam.

Như vậy, đối với người nước ngoài, các sinh hoạt và việc tổ chức hoạt

động tôn giáo của họ cũng gần như các công dân Việt Nam.

Dự thảo Luật cũng bổ sung các hoạt động xã hội của các tổ chức tôn

giáo, phát huy vai trò của các tôn giáo, đặc biệt trên các lĩnh vực hoạt động xã

hội. Với quy định này, các hoạt động xã hội sẽ được mở rộng theo quy định

của pháp luật có liên quan để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia một cách

tích cực, đặc biệt là các hoạt động y tế, nhân đạo từ thiện được khuyến khích

thực hiện.

Trong dự thảo Luật, có chương liên quan đến thanh tra, kiểm tra. Đây

là hoạt động lâu nay các tổ chức tôn giáo cũng như là chính quyền địa phương

rất mong muốn có cơ quan thanh tra, kiểm tra về quá trình thực hiện chính

sách tôn giáo.

Một điểm cũng đáng chú ý, đó là dự thảo Luật đã có quy định về việc

liên quan đến tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các quyết định thành lập liên

quan đến các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cũng như các cơ sở

đào tạo mà trước đây chúng ta chưa có quy định này. Những cá nhân, tổ chức

liên quan tới vi phạm các quy định pháp luật, các điều cấm thì có thể tạm đình

chỉ, đình chỉ, thu hồi quyết định để các tổ chức tôn giáo hoạt động tốt hơn.

4.2.2.3. Thực hiện cụ thể chính sách, pháp luật liên quan đến quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Về tổ chức tôn giáo

+ Tiếp tục công nhận các tổ chức tôn giáo có đủ điều kiện theo quy

định của pháp luật.

Page 146: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

142

+ Đổi mới chính sách về tổ chức tôn giáo như: đăng ký và công nhận tổ

chức tôn giáo; hoạt động của Hội đoàn dòng tu và các hình thức tu hành tập

thể khác; thành lập trường đào tạo, bồi dưỡng những người chuyên hoạt động

tôn giáo; thành lập, chia tách; sáp nhập và hợp nhất tổ chức tôn giáo trực

thuộc; sinh hoạt tôn giáo ở ngoài cơ sở thờ tự.

+ Chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo được hoạt động trên lĩnh vực y

tế và giáo dục và Chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công

nhận xuất bản các tạp chí để phản ánh các hoạt động tôn giáo và xã hội.

- Về chính sách đất đai tín ngưỡng, tôn giáo

+ Giữ nguyên hiện trạng đối với những cơ sở tôn giáo đã có, chỉ được

xây dựng thêm, mở rộng khi có nhu cầu cần thiết, được Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh cho phép; nghiêm cấm việc xây dựng tràn lan làm nảy sinh nhiều vấn đề

về an ninh phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

+ Một số cơ sở do chiến tranh tàn phá, nay thực sự có nhu cầu xin phục

hồi lại thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết. Nếu nhu cầu mà

chính đáng và diện tích đất có cơ sở tôn giáo mà nhà nước chưa giao cho ai

thì cho phép xây dựng lại trên nền đất cũ và phải phù hợp với quy hoạch.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải quyết, giao đất cho cơ sở tôn

giáo sử dụng trong những trường hợp như: thay đổi quy mô sử dụng, di dân

hình thành các khu dân cư mới; nhà nước thu hồi đất để phục vụ vào mục đích

quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia và phát triển kinh tế.

+ Phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương xây dựng, đề xuất, ban

hành văn bản hướng dẫn giải quyết một số vấn đề tồn đọng, vướng mắc về

chính sách quản lý nhà nước như: Quản lý nhà nước về đất đai, cơ sở thờ tự

liên quan đến tôn giáo, về quản lý hội đoàn, dòng tu của đạo Công Giáo, quản

lý chức sắc, nhà tu hành, trường lớp tôn giáo, về hoạt động từ thiện xã hội. Bổ

sung các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động của một số tôn giáo

cho sát hợp với thực tiễn và luật pháp.

- Về đối ngoại và quan hệ quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo

Page 147: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

143

+ Quan tâm xây dựng đối ngoại về tôn giáo trong khối ASEAN, đặc

biệt là hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Chú trọng quan hệ quốc tế của

Phật Giáo Việt Nam với Phật Giáo thế giới, nhất là Phật Giáo các nước láng

giềng, đưa Phật Giáo Việt Nam trở thành một trong những trung tâm quy tụ

Phật Giáo thế giới; của các tổ chức Tin Lành với khu vực Tây Âu, Bắc Âu,

Bắc Mỹ và Hàn Quốc; của Hồi Giáo Việt Nam với Hồi Giáo khu vực Đông

Nam Á trong điều kiện Việt Nam là thành viên ASEAN.

+ Tiếp tục duy trì quan hệ bình thường giữa Giáo hội Công Giáo Việt

Nam với Vatican, tiếp tục đối nội, đối ngoại của Việt Nam trong lĩnh vực tín

ngưỡng, tôn giáo và các lĩnh vực khác trong quan hệ quốc tế.

+ Phối hợp với các bộ, ngành tham gia các hội nghị quốc tế và giao lưu

quốc tế, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền và tôn giáo qua đó khẳng định

chính sách của Đảng, Nhà nước ta cũng như việc thực hiện và đảm bảo quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ ở Việt Nam.

+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong quan hệ với các tổ

chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài, sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài ở

Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, góp phần tuyên truyền chính sách

tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam với thế giới.

+ Tổ chức một số đoàn nghiên cứu, trao đổi về chính sách tôn giáo và

tuyên truyền về tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo sự hiểu biết và ủng hộ của

chính giới và nhân dân các nước.

- Về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài.

+ Đáp ứng các nhu cầu tôn giáo cơ bản của những người nước ngoài

đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam như: địa điểm sinh hoạt tôn giáo;

chức sắc hướng dẫn việc đạo, kinh sách, đồ dùng trong việc đạo và các quyền

sinh hoạt hợp pháp khác như tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam.

+ Chấp thuận cho người nước ngoài theo tôn giáo thuê địa điểm sinh

hoạt tôn giáo nếu họ có nhu cầu, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị.

Xây dựng kế hoạch lâu dài và quy hoạch quỹ đất ở các địa phương nhằm cho

Page 148: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

144

người nước ngoài có tôn giáo vào Việt Nam sinh sống và làm việc thuê và kể

cả là người Việt Nam khi có nhu cầu thì cũng cho thuê. Nếu đáp đứng được

các điều kiện thì xem xét cho xây dựng nơi thờ tự riêng.

+ Tăng cường công tác kiểm tra các ngành, các cấp, các tổ chức và cá

nhân trong nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ

Việt Nam trong việc tuân thủ và chấp hành các quy định pháp luật về hoạt

động tôn giáo.

- Về các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tôn giáo (NGO tôn giáo)

tại Việt Nam: Bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật để nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài

liên quan đến tôn giáo. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa

phương trong công tác đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ đang hoạt

động tại Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ

thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo, y tế… đồng thời kiên quyết đấu

tranh với những hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

- Về chính sách an ninh trong tôn giáo

+ Các Vụ chuyên môn của Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp chặt chẽ,

thường xuyên với Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố nắm bắt kịp thời các

thông tin vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo, tổng hợp

tham mưu đề xuất biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời các vi phạm. Đổi

mới công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm chủ quyền,

an ninh quốc gia dưới chiêu bài nhân quyền, tự do tôn giáo.

+ Đổi mới nội dung, hình thức vận động quần chúng, tín đồ trong

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng có tôn giáo. Tuyên truyền

chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước cho nhân dân

được biết và hiểu rõ, đặc biệt là những vùng có đông người theo tôn giáo;

đồng thời tuyên truyền, phổ biến, nắm vững và tranh thủ hàng ngũ chức sắc

tăng cường tiếp xúc đối thoại, đấu tranh phê phán những sai phạm, những âm

mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo.

Page 149: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

145

4.2.3. Xây dựng các điều kiện đảm bảo

4.2.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp

luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ và nhân dân:

Thực hiện bình đẳng tôn giáo, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết giữa

đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng

bào không theo tôn giáo, từ đó tập hợp, động viên, giáo dục người dân có tín

ngưỡng, tôn giáo trở thành lực lượng cách mạng tham gia sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc do Đảng lãnh đạo.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn

giáo cho đối tượng là chức sắc, tín đồ các tôn giáo là không thể thiếu. Làm tốt

được công tác này sẽ giúp cho chúng ta quyết định được những lĩnh vực pháp

luật cần phổ biến, hình thức, nội dung phổ biến cho phù hợp. Các tài liệu

dùng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và nên biên soạn thành một cuốn theo dạng hỏi

đáp. Trong quá trình triển khai tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục

pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nên tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ

của các tổ chức tôn giáo, của những người đứng đầu giáo hội tôn giáo; chú

trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên nắm vững nghiệp vụ về tôn

giáo, giỏi làm công tác vận động quần chúng vùng đồng bào có đạo.

4.2.3.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những

hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Đảm bảo cho mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc

không theo một tôn giáo nào, quyền thể hiện đức tin, tại gia đình, cơ sở thờ tự

và một phần tại nơi công cộng theo quy định của pháp luật; chống mọi biểu

hiện của hoạt động tôn giáo cực đoan, tà đạo, hoạt động mê tín, dị đoan gây

mất đoàn kết dân tộc, tôn giáo và các hoạt động làm ảnh hưởng đến quyền tự

do khác của công dân trong khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Trên thực tế, ở chỗ này, chỗ kia vẫn xảy ra tình trạng một số các cơ

quan trong bộ máy nhà nước và nhân dân cũng có lúc vi phạm pháp luật. Hậu

Page 150: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

146

quả của vấn đề này làm xuất hiện hai nguy cơ đe dọa quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo hợp pháp, vừa buông lỏng việc quản lý tôn giáo theo luật định, vừa

hạn chế quá mức những nhu cầu tôn giáo hợp lý của đồng bào có đạo, tạo ra

sự căng thẳng không cần thiết giữa tôn giáo và chính quyền. Cần phối hợp

chặt chẽ giữa các loại kiểm tra - kiểm tra của Đảng, của nhà nước, của tổ chức

xã hội và nhân dân. Tăng cường chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan

quyền lực nhà nước đối với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức và công

dân trong việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Các lực lượng vũ trang công an, quân đội cần làm tốt chức năng tham

mưu cho Đảng, Nhà nước về chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo; chủ

động ngăn ngừa và đấu tranh chống âm mưu, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng,

tôn giáo của các thế lực thù địch; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, thực hiện

chính sách đoàn kết dân tộc tạo sự ổn định và phát triển; đưa các hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo tuân thủ pháp luật, đồng hành với dân tộc, tích cực tham gia

công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Cần nâng cao năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trước công việc của đội ngũ cán bộ,

công chức làm công tác tôn giáo, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho họ,

đồng thời xử lý nghiêm minh cán bộ thoái hóa, biến chất, cố tình vi phạm

pháp luật; phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các cơ quan có liên

quan nhằm kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý

nghiêm minh các vi phạm đó, huy động sức mạnh của toàn xã hội vào việc

phòng, chống vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo.

4.2.3.3. Tập trung vào công tác xây dựng bộ máy làm công tác quản lý

nhà nước về tôn giáo từ Trung ương đến địa phương.

Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam đã có lịch sử 60

năm, kể từ khi Nghị định số 566/TTg ngày 02/8/1955 của Thủ tướng Chính

phủ về việc thành lập Ban Tôn giáo Trung ương, cơ quan chuyên trách quản

lý nhà nước về tôn giáo; Tuy nhiên, tới thời điểm này, đội ngũ quản lý nhà

nước về tôn giáo tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn ở một số nơi còn

Page 151: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

147

hạn chế; để có thể củng cố và tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về

tôn giáo mang tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và chuyên môn

cao cần thực hiện một số việc:

Một là, nâng cao tính chuyên môn trong quản lý nhà nước về tôn giáo,

quản lý nhà nước về tôn giáo luôn xác định là một phần trong lĩnh vực công

tác tôn giáo do Đảng lãnh đạo, với phương pháp chính là vận động quần

chúng tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và pháp

luật của Nhà nước.

Hai là, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tôn

giáo tinh thông nghề nghiệp, gắn bó chuyên môn; quản lý nhà nước về tôn

giáo là một ngành nhưng không được đặt đúng tầm, bởi thế, ngành quản lý

nhà nước về tôn giáo không có được vị thế cần thiết. Để giải quyết tồn tại trên

cần có sự điều chỉnh đối với quản lý nhà nước về tôn giáo, tăng cường tính

độc lập, bản lĩnh trong xử lý, giải quyết nhiệm vụ chuyên môn. Nâng cao

năng lực cán bộ thông qua thi tuyển, tuyển chọn, đào đạo về chuyên môn

trong và ngoài nước với các chuyên ngành đặc biệt chú ý như Luật học, Tôn

giáo học, Xã hội học, Lịch sử học, Nhân học, Văn hóa học… để phục vụ

ngành quản lý nhà nước về tôn giáo; củng cố tổ chức theo hướng chuyên sâu

về chuyên môn, gắn chặt trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao.

Ba là, tiếp tục đề xuất với Chính phủ cho ngành quản lý nhà nước về

tôn giáo được hưởng phụ cấp đặc thù; Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa

tới ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, tạo sự an tâm công tác, đảm bảo cuộc

sống để tránh việc những công chức, viên chức sau khi đã công tác ở ngành

quản lý nhà nước về tôn giáo được vài năm thì đã xin chuyển công tác hoặc

bỏ ra làm việc bên ngoài.

Page 152: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

148

Tiểu kết chương 4

Hiện nay đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật pháp về tôn

giáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhà nước ta không

ngừng nghiên cứu, bổ sung và từng bước hoàn thiện một cách có hệ thống các

văn bản pháp lý. Mặc dù đã có những khung hình phạt cụ thể đối với các hành

vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; xong chúng ta vẫn cần phải

nâng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo lên thành luật; ngoài những quy định

chung, thì việc càng thể chế hóa, cụ thể hóa bao nhiêu quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo càng tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền ấy được tốt bấy

nhiêu. Các văn bản pháp lý này phù hợp với các điều khoảng về tự do tôn

giáo trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các văn bản

pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo tới toàn thể nhân dân; cần có sự

phối kết hợp giữa nhà nước và nhân dân; đầu tư thỏa đáng cho việc thực hiện

các giải pháp; các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nội dung,

hình thức và cách thức thực hiện các giải pháp cần được thường xuyên cải

tiến, đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp;

động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt các giải

pháp; phê phán, xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện…

Mục tiêu hoàn thiện pháp luật về tôn giáo nhằm hướng đến việc tạo môi

trường pháp lý thuận lợi nhất để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo của mình. Để đạt được mục tiêu này, những giải pháp đã được đề

cập, hướng đến là nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác quản lý nhà

nước về tôn giáo; sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật về tôn giáo hiện

hành xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Page 153: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

149

KẾT LUẬN

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của

con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số

văn bản chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc. Pháp luật về tôn giáo là một bộ

phận của hệ thống pháp luật; trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được

pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm tương đối đầy đủ. Pháp luật một mặt

thừa nhận và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác nghiêm cấm

các hành vi lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích xã hội, lợi ích công

dân hoặc chia rẽ sự đoàn kết giữa những người có đạo với những người không

có đạo hoặc những người có đạo với nhau.

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo, một trong những quyền cơ bản của con người đã được các nước trên thế

giới quan tâm và ghi nhận trong các quy tắc pháp lý của quốc gia và quốc tế

và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Việt Nam cũng như hầu hết các quốc

gia trên thế giới đều ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền này trong hệ thống

pháp luật của mình. Pháp luật về tôn giáo ra đời một lần nữa khẳng định chính

sách nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với

tôn giáo, tạo môi trường pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo, không những đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đang

diễn ra rất phong phú ở nước ta mà còn thích ứng với những điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong đó có Tuyên ngôn Quốc

tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị,

đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định,

bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo.

Về mặt lý luận, luận án đã đưa ra khái niệm, vị trí của pháp luật về tôn

giáo, vai trò của pháp luật về tôn giáo, cũng như mối quan hệ giữa pháp luật

và tôn giáo; tiêu chí hoàn thiện pháp luật về tôn giáo; đồng thời phân tích đặc

điểm, nội dung và các yếu tố bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Page 154: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

150

Về thực tiễn, bằng việc đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo dựa trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà

nước; những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay; đánh giá thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua

các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn

giáo hiện hành; phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Dựa trên thực trạng thực hiện pháp luật về tôn giáo cũng như thực hiện

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; qua đó, đánh giá những ưu điểm, nhược

điểm và chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế và sự biến đổi

của tình hình tôn giáo hiện nay; luận án đã làm rõ sự cần thiết khách quan

phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện

nay và kiến nghị những quan điểm và giải pháp đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Hiện nay đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật pháp về tôn

giáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhà nước ta không

ngừng nghiên cứu, bổ sung và từng bước hoàn thiện một cách có hệ thống các

văn bản pháp lý. Mặc dù đã có những khung hình phạt cụ thể đối với các hành

vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; xong chúng ta vẫn cần phải

nâng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo lên thành luật; ngoài những quy định

chung, thì việc càng thể chế hóa, cụ thể hóa bao nhiêu quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo càng tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền ấy được tốt bấy

nhiêu. Các văn bản pháp lý này phù hợp với các điều khoảng về tự do tôn

giáo trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết./.

Page 155: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC

1. ThS. Thái Văn Anh, Tín ngưỡng, tôn giáo và niềm tin tôn giáo ở Việt

Nam dưới góc độ tâm lý học, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 03/2015.

2. Phương Anh (1997), Mấy vấn đề về tôn giáo và quan điểm của các

nhà kinh điển về tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

3. Lưu Bành, Luật pháp tôn giáo Trung Quốc: tiến trình lịch sử và

những phát triển gần đây, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2007.

4. Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ (2009), Những quy định của

pháp luật Việt Nam về Quyền con người, Hà Nội.

5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến

tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tài liệu Hỏi - Đáp pháp luật liên

quan đến tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở

Việt Nam (sách trắng), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà

nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về

tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Văn bản Pháp luật Việt Nam về tín

ngưỡng tôn giáo; Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà

nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

12. Ban Tôn giáo Chính phủ, Số liệu thống kê qua các thời kỳ, Tài liệu

lưu trữ, H.2014

13. Ban Tôn giáo Chính phủ (2015), Ban Tôn giáo Chính phủ, 60 năm

xây dựng và trưởng thành (1955-2015), Nxb Tôn giáo.

14. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Vấn đề dân tộc và

chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục

Page 156: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

152

15. Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Lý luận Trung ương, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước KX

04.19/11-15, Hội thảo Khoa học Tôn giáo và Nhà nước Pháp quyền Xã hội

Chủ nghĩa, Hà Nội, tháng 12/2013.

16. Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Nxb Tư

Pháp, Hà Nội.

17. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. ThS. Đồng Ngọc Châu, Về thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo ở nước ta hiện nay, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ,

Số 8/2009.

20. PGS.TS. Đại Tá Trần Nam Chuân, Hoàn thiện pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong tình hình mới, Tạp chí Công tác tôn giáo -

Ban Tôn giáo Chính phủ, số 4/2012.

21. PGS.TS. Trần Nam Chuân, Thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt

Nam hiện nay, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Số

9/2010.

22. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1953), Những văn bản

của Đảng và Nhà nước liên quan đến tôn giáo (1945-2003), Cục tham mưu

An ninh, Bộ Công an, Hà Nội.

23. Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998.

24. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành chính sách tôn

giáo, Sắc lệnh số 234/SL, ngày 14/6/1955.

25. PGS.PTS. Đỗ Minh Cương, PTS. Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần

đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 157: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

153

26. Nguyễn Văn Dũng, Bước đầu tìm hiểu vị trí của tôn giáo trong đời

sống chính trị - xã hội Hoa Kỳ nửa sau thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu tôn

giáo, số 7/2007.

27. TS. Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định của công dân

và bảo đảm pháp lý ở nước ta, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội, Số 1/2004.

28. TS. Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định về xã hội của

công dân ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

29. Đại học quốc gia Hà Nội - khoa Luật (2007), Giáo trình lý luận

chung về nhà nước và pháp luật.

30. TS. Nguyễn Văn Động (2004), Quyền con người, quyền công dân

trong Hiến pháp Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Dũng, Chính sách mới đối với thế giới Islam giáo của

Chính quyền Barack Obama, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2009.

32. PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của

Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính

trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy

Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

38. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

Page 158: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

154

39. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nxb

Lao Động, Hà Nội.

40. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Hội thảo, Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Hà Nội, 2007.

42. Hội thảo: Đa dạng tôn giáo: So sánh Pháp - Việt, Hà Nội, 2007.

43. Hội thảo, Tôn giáo và pháp quyền Đông Nam Á, Hà Nội, 2011,

44. Nguyễn Thị Vân Hà (2014), Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo

trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngành Tôn giáo học.

45. Lê Đức Hạnh (2009), Quyền con người trong tín ngưỡng tôn giáo;

Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6.

46. GS.TS. Hoàng Văn Hảo, PTS. Chu Hồng Thanh (1997), Một số vấn

đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. PGS.TS. Hoàng Văn Hảo (1997), Hiến pháp Việt Nam và vấn đề

quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Luật học.

48. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển Tôn giáo, Nxb Từ điển Bách Khoa,

Hà Nội.

49. TS. Nguyễn Thị Hiền, Khái niệm tôn giáo nhìn từ góc độ nhân học,

Nghiên cứu tôn giáo, số 10/2012,

50. Nguyễn Ngọc Huấn, Giáo luật Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,

Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 05/2012, tr.41-44.

51. Nguyễn Ngọc Huấn, Những đặc điểm chính trong Truyền giáo đạo

Cao Đài, Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 8/2012,

tr.47-50.

52. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong

các văn bản chính trị, pháp lý quốc tế, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số

8/2014, tr.46-52.

53. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Cơ sở lý luận quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số 11/2015, tr.47-49.

Page 159: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

155

54. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt với Công Giáo ở

Việt Nam, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 12/2015,

tr.3 và tr.9.

55. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Một số nội dung cần quan tâm trong xây

dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số

01/2016, tr.25-27.

56. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Tìm hiểu về Tân pháp đạo Cao Đài, Tạp

chí Cao Đài, số 06/2016, tr.12-16.

57. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, ThS. Cát Ngọc Trình, ThS. Nguyễn Văn

Hòa, Tìm hiểu pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và thanh tra chuyên ngành

trong lĩnh vực tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 8/2016, 167 trang.

58. Nguyễn Khắc Huy, Tiến trình luật pháp tôn giáo ở Việt Nam từ

năm 1990 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2007.

59. TS. Nguyễn Hoàn (2008), Để một Việt Nam phẳng, Nxb Lao động,

Hà Nội.

60. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), cuốn các văn

kiện của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy nhà nước, Nghị quyết số 48-

NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020, Hà Nội.

61. TS. Đỗ Minh Hợp (2006), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội.

62. TS. Đỗ Minh Hợp (2006), Tôn giáo Phương Đông, quá khứ và hiện

tại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

63. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng

Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

64. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2003), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ

giữa Nhà nước và Giáo hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

65. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và Nhà nước

pháp quyền, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

Page 160: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

156

66. Nguyễn Quang Hưng (2007), Công giáo Việt Nam thời kỳ Triều

Nguyễn (1802-1883), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

67. GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Sự ra đời và địa vị pháp lý của Luật pháp

về Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo- Ban Tôn giáo Chính phủ, Số 11/2008.

68. GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Mấy nhận định tổng quát về đời sống tôn

giáo ở Việt Nam hiện nay và mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, Tạp chí

Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Số 07/2012.

69. Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyễn Quốc Lộc (2005), Can thiệp

nhân đạo trong chính sách đối thoại của Mỹ, Nxb Thế giới.

70. Phạm Khiêm Ích (1998), Quyền con người các văn kiện quan trọng,

Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.

71. Lưu Trọng Khang, Thực tiễn và kinh nghiệm cơ bản về chính sách

tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương, Nghiên cứu Tôn

giáo, số 2/2001.

72. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động

tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam

hiện nay, Nxb Công an nhân dân.

73. Trần Thanh Lâm, Tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động

tôn giáo, Quản lý nhà nước, số 9/1999.

74. Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo, cơ sở lý luận và

thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

75. Bùi Đức Luận, Những bước tiến trong việc thể chế hoá chủ trương,

chính sách về tôn giáo ở nước ta trong thời gian gần đây, Nghiên cứu Tôn

giáo, 1/2003.

76. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách

tôn giáo ở Việt Nam (tài liệu tham khảo), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

77. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2011), Lý luận về tôn giáo và chính

sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

Page 161: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

157

78. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2005), Những đặc điểm cơ bản của một

số tôn giáo lớn ở Việt Nam và Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt

Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

79. Nguyễn Đức Lữ (1999), Tín ngưỡng và tôn giáo - đôi nét phác

thảo, Thông tin lý luận.

80. PGS.TS. Trung tướng Nông Văn Lưu, An ninh với đảm bảo tự do

tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo

Chính phủ, số 7/2012.

81. PGS.TS. Hoàng Thế Liên (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con

người, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

82. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân

tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

83. ThS. Võ Khánh Minh, Tình hình nghiên cứu giáo dục quyền con

người ở nước ta và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, Tạp chí

Nhân lực Khoa học xã hội, số 03/2015.

84. GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng

Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

85. Nguyễn Hồng Nhung, Chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam

trong những năm 1990 - 2004, Nghiên cứu Tôn giáo, 4/2011.

86. Những Nghị quyết cơ bản dẫn đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám,

Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1983.

87. PGS.TS. Trần Sỹ Phán, Về xây dựng và phát triển con người Việt

Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 03/2015.

88. Phủ thủ tướng, Nghị quyết 297-CP, ngày 11/11/1977 của Hội đồng

Chính phủ về một số chính sách đối với tôn giáo.

89. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp

năm 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

90. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật

đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 162: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

158

91. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật

đất đai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

92. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật

hôn nhân và gia đình.

93. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ

luật hình sự (sửa đổi, bổ sung 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

94. TS. Trần Đăng Sinh, Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

95. Bùi Ngọc Sơn, Những tác động của Nho giáo đối với việc xây dựng

nhà nước pháp quyền của Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, số 11/2002.

96. Tuyên ngôn thế giới và hai công ước 1966 về quyền con người, tập

thể tác giả, Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.

97. GS.PTS. Trịnh Quốc Tuấn (1996), Bình đẳng dân tộc ở nước ta

hiện nay, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

98. PGS. Chu Hồng Thanh (1997), Quyền con người và luật quốc tế về

quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Nguyễn Cao Thanh, Tìm hiểu cơ sở xã hội và tư tưởng của cuộc cải

cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo

Chính phủ, số 6/2008.

100. Nghiêm Văn Thái, Tôn giáo ở Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,

số 3/2011.

101. PGS.TS. Ngô Hữu Thảo, Vấn đề xây dựng luật pháp tín ngưỡng,

tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Số

4-5/2006.

102. Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo - Từ quan điểm Mác -

Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội.

103. PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng (2008), Nhà nước và pháp luật tư sản

đương đại (sách chuyên khảo), Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

Page 163: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

159

104. TS. Nguyễn Thị Thuận (2010), Luật quốc tế những điều cần biết,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

105. TS. Trần Minh Thư (2005), Tìm hiểu Pháp luật Việt Nam về tôn

giáo, tín ngưỡng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

106. Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo (1996), Trích tác

phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

107. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học

Brigham Young Hoa Kỳ, Lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và Pháp quyền,

tài liệu tham khảo, Hà Nội, 11/2012.

108. ThS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2006), Giáo hội Công giáo Trung

Quốc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

109. GS. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn

tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

110. GS. Đặng Nghiêm Vạn, (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình

tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

111. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền con người, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

112. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2010), Quyền con người, tiếp cận đa

ngành và liên ngành luật học, tập 1, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

113. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Cơ chế đảm bảo và bảo vệ Quyền

con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

114. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn

của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

115. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

116. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Tạp chí Nghiên cứu tôn

giáo: Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (sách tham khảo), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

Page 164: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

160

117. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2008), Tôn giáo và tự do

tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

118. GS.TS. Nguyễn Hữu Vui (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

119. TS. Nguyễn Thanh Xuân (2012), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb

Tôn giáo, Hà Nội.

120. TS. Nguyễn Thanh Xuân (2012), Những chuyển biến trong đời

sống tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban

Tôn giáo Chính phủ, 2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI

121. Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ của tác giả Catherine

L.Albanese, do Việt Thư dịch, Nxb Thời Đại, 2012.

122. C.Evans, Tự do tôn giáo theo Công ước châu Âu về Nhân quyền,

Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2001.

123. Diane Morgan, Triết học và tôn giáo phương Đông do Lưu Văn

Hy biên dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006.

124. Detlef Pollack (2008), Religion Change of Religion Perspectives

Offered by the Socilogy of Religion trong cuốn The Role of religion,

Routledge London.

125. Droits Dr L’homme Human Rights, Documents Fondamentaux

Fundamental Documents, Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện

Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

126. Encyclopédie des Jeunes (1995), Les Religions du Monde,

Larousse, Paris.

127. Hamilton, M.B, The Sociology of Religion (2nd Edition, 2001).

128. M.D.Evans, Tự do tôn giáo và luật pháp quốc tế ở châu Âu, Nhà

xuất bản Đại học Cambridge, 1997 (tái bản 2008).

129. L.M. Hammer, Nhân quyền quốc tế về tự do tín ngưỡng: Một số

giải pháp áp dụng và phát triển, Ashgate, Aldershot, 2001.

Page 165: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

161

130. Law and Protestantisme của tác giả JR.John Witte, Nhà xuất bản

Cambridge, New York, 2002.

131. Law and religion in contemporary society của tác giả Phillip

Goodchild, Nhà xuất bản Ashgate, Burlington, 2002.

132. Mel Thomson (2004), Triết học tôn giáo, do TS. Đỗ Minh Hợp

dịch, sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

133. Michael Perry (1988), Morlity, Politics and Law, Oxford

Univ,Press.

134. Mác, Ăng-ghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần

(2001), do Trần Khang, Lê Cự Lộc dịch, sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

135. Mác, Ăng-ghen, toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1995.

136. Mác, Ăng-ghen, toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1994.

137. N. Lermer, Tôn giáo, tín ngưỡng thế tục và nhân quyền (tái bản

lần hai), Martinus Nijhoff, Leiden, 2006.

138. Joseph Hannah, Local Non - Government Organizations in

Vietnam: Development, Civil Society and State-society Relations.

139. J.D. van der Vyver & J.Witte (biên tập), Quyền con người về tôn

giáo trên góc độ toàn cầu: Góc độ pháp lý, Martinus nijhoff, Boston, 1996.

140. J.P.Bastian, F.Champion, K.Rousselet (2001), La globaliation du

religieux, ed.L’Harmattan, Paris.

141. Jacques Sutter, Retour du religieux, La documentation Francaise,

2/1991.

142. John Renard, Tri thức tôn giáo - qua các vấn nạn và giải đáp, Nxb

Tôn giáo, Hà Nội, 2004.

143. Jurgen Habermas (2006), Religion in the Public Sphere.

144. Kumarian Press (2000), Religion and Development, Ottawa,

Canada.

Page 166: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

162

145. K. Wald (2003), Religion and Politics in the United States, 4th

ed., Lanham, Md: Rowman & littlefild.

146. Popular religion in sixteenth century England của tác giả

Christopher Marsh, Nhà xuất bản Macmillan, London, 1998.

147. Predicting religion của José Casanova (Dự báo tôn giáo), 2003.

148. Primoz Manfreda, Turkeey’s Role in the Arab Spring, A reurgent

Turkey steps up its regional role.

149. Richand S.Sloma, Để là nhà quản lý thành công, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội, 1993.

150. Rik Torfs, Mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước ở châu Âu

151. Religions in the Modern World, London, Nxb Routledge, 2001.

152. Robert R.Blankem, Jame S.Mouton, Lãnh đạo, chìa khóa của sự

thành công, Trung tâm Thương mại xuất bản, Hà Nội, 1993.

153. Tahir Mahmood, Mấy vấn đề tôn giáo và luật pháp ở Ấn Độ,

Nghiên cứu Tôn giáo, 1/2007.

154. TS. Trác Tân Bình - người dịch Trần Nghĩa Phương, Lý giải tôn

giáo, Nxb Hà Nội, 2007.

155. Yushang P.Yao, Luật tôn giáo và sự phát triển của nó ở Đài

Loan;

156. W.Coler Durham, Tiến trình và bối cảnh hiện tại của luật pháp

tôn giáo tại Đông Nam Á: một cách nhìn so sánh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn

giáo, số 01, 02/2007.

157. W.Coler Durham, JR. and Brett G. Scharffs (2014), Luật pháp và

tôn giáo, tiếp cận so sánh quốc gia, quốc tế, do Đặng Hoàng Nam, Phạm

Quốc Thành, Phan Tường Vân, Phan Hương Giang, Hồ Hoàng Thái dịch.

158. W.C.Durham, B.G.Scharffs, Law and Religion, National,

Intermational, and Comparative Perspectives, Wolters Kluwer, New York,

2010.

Page 167: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...tuvanphapluatdanang.com/wp-content/uploads/2019/08/... · quan điểm cơ bản của học thuyết Mác

163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Ngọc Huấn, Giáo luật Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tạp chí Công

tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 05/2012.

2. Nguyễn Ngọc Huấn, Những đặc điểm chính trong Truyền giáo đạo Cao Đài, Tạp

chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 08/2012.

3. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản

chính trị, pháp lý quốc tế, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 08/2014.

4. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Cơ sở lý luận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp

chí Thanh tra Chính phủ, số 11/2015.

5. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt với Công Giáo ở Việt Nam,

Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 12/2015.

6. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Một số nội dung cần quan tâm trong xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số 01/2016.

7. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Tìm hiểu về Tân pháp đạo Cao Đài, Tạp chí Cao Đài,

số 06/2016.

8. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, ThS. Cát Ngọc Trình, ThS. Nguyễn Văn Hòa, Tìm

hiểu pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo,

Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 167 trang, 8/2016.