quỳnh phụ củng cố vững chắc hệ thống không quyết liệt, khó ... · ban hành...

1
Ảnh minh họa Ảnh minh họa Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2019 2 N uôi trồng thủy sản vụ xuân hè năm nay, xã Nam Phú (Tiền Hải) phấn đấu đạt 1.024ha. Để bảo đảm vụ thả giống thủy sản thắng lợi, địa phương đã chỉ đạo bà con nông dân tiến hành nạo vét ao đầm, xử lý môi trường ao nuôi và thực hiện thời gian xuống giống theo kế hoạch đã đề ra. Những ngày này, tại vùng nuôi trồng thủy sản thôn Thúy Lạc, bà con nông dân đang gấp rút hoàn thành các công đoạn vệ L uôn nỗ lực không ngừng, điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thái Bình là điển hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thái Bình hiện có 13 phòng trực thuộc, trong đó có 5 phòng nghiệp vụ và 8 phòng xổ số kiến thiết huyện, thành phố với 76 người quản lý, người lao động và 1.300 đại lý bán vé cấp hai. Đây là đơn vị được tỉnh giao nộp thuế để tạo nguồn thu xây dựng các công trình là trường học và trạm y tế trên địa bàn. Bà Phạm Thị Thanh Thảo, Giám đốc Công ty cho biết: Để hoàn thành nghĩa vụ đối với tỉnh, Công ty luôn xác định phải hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, như thế mới có nguồn để nộp thuế. Từ nhận thức đó, Công ty đã tổ chức phát động sâu rộng phong trào thi đua trong cán bộ, nhân viên theo tháng, quý, năm; thực hiện khoán phí vào lương, khoán kế hoạch doanh thu và chỉ tiêu nộp ngân sách cho các đơn vị; ký kết thỏa ước lao động tập thể và thực hiện quyền lợi người lao động theo đúng quy định; kết hợp chặt chẽ Đ ến hết ngày 12/3, bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ khi có 20 xã: Đông Hải, An Dục, An Lễ, An Tràng, An Vũ, An Vinh, Quỳnh Minh, Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, Quỳnh Trang, An Ấp, Quỳnh Xá, Đồng Tiến, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Hồng, Quỳnh Châu, An Thái, An Ninh, Quỳnh Sơn phát sinh dịch bệnh. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành tiêu hủy NAM PHÚ Cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè sinh ao đầm, sẵn sàng bước vào nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè. Anh Bùi Văn Giang cho biết: Để có vụ nuôi đạt năng suất và hạn chế dịch bệnh có thể phát sinh trên tôm, do đó khâu chuẩn bị vệ sinh ao đầm là rất quan trọng, cùng với lựa chọn mua giống ở cơ sở có uy tín, bảo đảm chất lượng. Gia đình tôi đã thuê máy xúc, nhân lực tích cực tiến hành cải tạo ao đầm chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi tôm mới. Năm nay gia đình tôi đầu tư khoảng 20 triệu đồng để cải tạo 5 mẫu ao. Trước đây gia đình ông Trần Xuân Biên nuôi thả cá truyền thống trên diện tích chật hẹp, chưa được quy hoạch nên không mang lại hiệu quả. Từ khi ra vùng chuyển đổi ông Biên đã tập trung đầu tư cải tạo hình thành diện tích 1,5ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, cá chim... Ông Biên cho biết: Trong nuôi trồng thủy sản, các hộ dân nên chuẩn bị tốt các điều kiện như diện tích nuôi cần được cải tạo, phơi ao trong một thời gian sau mỗi vụ nuôi; tu sửa các bờ kè từ đó củng cố hạ tầng ao và tạo được môi trường nuôi sạch, kích thích sự tăng trưởng cũng như hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi. Đến thời điểm này, Nam Phú đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm giúp người dân nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ. UBND xã đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận các vùng nuôi thủy sản để hướng dẫn người dân phương pháp xử lý ao nuôi tôm, cá, cua theo đúng quy trình. Trong đó, khuyến cáo các hộ nạo vét, hút bùn ao, đầm với mục đích loại bỏ chất cặn bã, chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân từ động vật thủy sản từ vụ nuôi trước. Tu sửa lại cống chắc chắn, bờ đầm cho đúng kỹ thuật. Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã và thông qua các hội nghị, hội thảo về tác hại của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch. Phối hợp với ngành chuyên môn thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, bệnh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Thực hiện tốt lịch thời vụ thả giống, quy trình kỹ thuật nuôi. Về con giống, khuyến cáo nông dân chọn những cơ sở có uy tín trong và ngoài tỉnh để mua giống bảo đảm chất lượng. Nâng cao nhận thức đối với các hộ nuôi thủy sản về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, cam kết thực hiện “3 không”: không giấu dịch; không xả nước ao, đầm có mầm bệnh ra môi trường; không vứt bừa bãi xác thủy sản bệnh, chết ra môi trường xung quanh. Có giải pháp thiết thực hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Mạnh Thắng Các hộ nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú cải tạo ao đầm vụ xuân hè. Quỳnh Phụ Không quyết liệt, khó phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi 2.550 con lợn của 222 hộ chăn nuôi tại 47 thôn, 18 xã với tổng trọng lượng 127.569kg. Trước tình hình đó, huyện Quỳnh Phụ tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh và các ngành chức năng. Ông Nguyễn Quang Cơ, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi huyện cho biết: Quỳnh Phụ đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thôn vào cuộc, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh dịch tại các địa phương. Phát động tuần lễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên toàn địa bàn huyện. Thành lập các tổ công tác hướng dẫn, giúp các địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bệnh dịch, thành lập đội kiểm tra lưu động và các chốt kiểm dịch động vật tại một số tuyến giao thông trọng điểm để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn. Tổ chức cấp phát 6.960 lít hóa chất, trong đó huyện hỗ trợ 1.000 lít, 100 tấn vôi bột cho các địa phương. Theo báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, đến nay, các xã có dịch đã sử dụng 2.818 lít hóa chất, 97,6 tấn vôi bột để thực hiện tiêu độc, khử trùng. Dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, sử dụng nhiều biện pháp nhưng bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Quỳnh Phụ vẫn có chiều hướng lây lan. Nếu như ngày 27/2 trên địa bàn huyện mới ghi nhận những trường hợp lợn ốm chết do nhiễm bệnh đầu tiên ở hai xã Đông Hải và An Dục thì đến ngày 7/3 đã có 12 xã phát sinh bệnh dịch và đến ngày 12/3 bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 20/38 xã, thị trấn trong huyện. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như Quỳnh Phụ có địa bàn tiếp giáp với nhiều địa phương có dịch là huyện Hưng Hà và tỉnh Hưng Yên, thành phố Hải Phòng cùng quốc lộ 10 và các tuyến đường nhánh chạy qua, có lượng người, phương tiện lưu thông lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trái phép, gây khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, đây còn là huyện có đàn lợn lớn nhất tỉnh với gần 135.000 con, được nuôi tại 8.563 hộ. Tuy nhiên, chỉ có 204 trang trại, còn lại là chăn nuôi theo quy mô gia trại và nhỏ lẻ là phổ biến. Chính việc chăn nuôi tự phát, thiếu quy hoạch, nhiều gia trại nằm ngay trong khu dân cư với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý đàn lợn chưa đúng phương pháp đã gây ô nhiễm môi trường, góp phần tạo điều kiện phát tán mầm bệnh. Thêm vào đó, dù được cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện liên tục tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng nhưng một số địa phương và người dân rất thiếu ý thức trong công tác phòng, chống dịch dẫn đến xuất hiện tình trạng xác lợn chết bị thả trôi sông hoặc vứt ra các bãi rác... Trong những ngày đầu tháng 3, lực lượng chức năng xã Quỳnh Hội đã tổ chức thu gom xác, nội tạng lợn chết do một số hộ chăn nuôi vứt ra khu vực giáp ranh trên trục đường DH.76 và thả trôi trên sông Sành qua địa phận xã. Ông Đinh Văn Thuẫn, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xã An Lễ cho biết: Trước ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, An Lễ đã sử dụng 177 lít hóa chất, 1,6 tấn vôi bột thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã, tiến hành tiêu hủy 247 con lợn của 18 hộ dân thuộc 3 thôn với tổng trọng lượng 17.711kg. Dù xã đã quyết liệt phòng, chống, tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi ở địa phương khác đã lợi dụng đêm tối, khu vực vắng người ném xác lợn chết xuống sông trôi về khu vực An Lễ. Từ ngày 1 - 4/3, địa phương đã huy động hơn 10 người tuần tra, trục vớt xác 40 con lợn chết trên các tuyến sông của xã. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát tán mầm bệnh, gây khó khăn cho công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã. Một nguyên nhân khác cũng vô tình tác động khiến bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lây lan nhanh và tăng nguy cơ các vấn đề an toàn thực phẩm đó là tâm lý lo ngại mức hỗ trợ tiêu hủy thấp (38.000 đồng/ kg), không đủ bù lỗ cho lợn nái và lợn đực giống, thời gian chi trả hỗ trợ chậm nên nhiều hộ chăn nuôi có lợn nhiễm bệnh xuất hiện tâm lý không khai báo mà cố giết thịt đem bán để kéo vốn. Lực lượng chức năng tại chốt kiểm dịch động vật ở một số xã có dịch làm nhiệm vụ còn mang tính hình thức, lấy lệ, hiệu quả chưa cao. Dù đã cố gắng song Quỳnh Phụ cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tế và quyết liệt hơn trong hành động để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. Trịnh Cường Điển hình thực hiện nghĩa vụ thuế Trạm Y tế xã Đông Mỹ (thành phố Thái Bình) được xây dựng từ một phần nguồn vốn xổ số kiến thiết. giữa khuyến khích bằng vật chất và động viên bằng tinh thần, từ đó giúp người lao động yên tâm làm việc, tích cực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Công ty còn làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch phát hành phù hợp, giữ vững và mở rộng thị trường xổ số kiến thiết trên địa bàn tỉnh thông qua việc duy trì và phát triển mạng lưới với 1.300 đại lý bán vé cấp hai đến 286 xã, phường, thị trấn. Công tác tuyên truyền, quảng cáo được Công ty đặc biệt chú trọng, qua đó đã tạo được lòng tin cho người tham gia mua vé xổ số góp phần tăng thu cho ngân sách. Ngoài ra, Công ty còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương và công an các huyện, thành phố làm tốt công tác đấu tranh truy quét tệ nạn cờ bạc dưới hình thức số đề, giành và giữ thị trường lành mạnh cho xổ số kiến thiết phát triển. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có thêm Công ty TNHH Một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) chuyên kinh doanh các loại hình sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán. Trước tình hình đó, Công ty đã chủ động động viên các đại lý đồng thời tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa của tấm vé xổ số, từ đó góp phần củng cố và gia tăng số lượng khách hàng của Công ty. Áp dụng có hiệu quả các giải pháp kinh doanh, từ khi thành lập đến nay Công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, từ đó nộp kịp thời các loại thuế vào ngân sách, trở thành một trong những điển hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Năm 2018, Công ty đạt doanh thu gần 182 tỷ đồng, tăng 1,68% so với năm 2017; trả thưởng cho khách hàng 99,5 tỷ đồng, tăng 2,58% so với năm 2017; nộp ngân sách nhà nước gần 39,4 tỷ đồng, tăng 3,68% so với năm 2017. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, Công ty thường xuyên được nhận bằng khen, giấy khen của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh... Ngoài việc nộp ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình, thời gian qua, Công ty còn vận động khách hàng trúng thưởng ủng hộ các quỹ từ thiện với tổng số tiền năm 2018 là 16 triệu đồng. Ông Mai Xuân Trường, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh cho biết: Đồng hành cùng Hội từ năm 1994 không chỉ trong công tác vận động khách hàng trúng thưởng ủng hộ quỹ từ thiện, Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thái Bình còn tạo điều kiện cho một đồng chí lãnh đạo tham gia Ban Chấp hành Hội, từ đó sâu sát hơn với hoạt động của Hội. Có thời điểm Công ty đã vận động khách hàng ủng hộ cho Hội với số tiền lên tới 50 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty còn tiết kiệm một phần chi phí để làm công tác xã hội, từ thiện trên địa bàn như xây dựng nhà đại đoàn kết, mua ghế đá cho các trạm y tế, ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Trái tim nhân ái”... Minh hương CáC loại hình xổ số do Công Ty pháT hành: xổ số kiến thiết miền Bắc; xổ số lô tô; xổ số bóc biết kết quả ngay; xổ số cào biết kết quả ngay. Tiêu độc, khử trùng lợn chết trước khi tiêu hủy. (nhandan.com.vn) Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị về tăng cường giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (TDND). Theo đó, Thủ tướng yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống quỹ TDND phù hợp Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; đổi mới cơ chế quản lý hệ thống quỹ TDND theo hướng phân cấp theo quy mô tài sản, điều kiện quản trị rủi ro và năng lực cán bộ. Tập trung xử lý theo thẩm quyền các quỹ TDND yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người gửi tiền, giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương... Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp NHNN Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,... để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý quỹ TDND yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển quỹ TDND tại vùng nông thôn, vùng khó khăn… Bộ Công an tích cực, chủ động phối hợp NHNN Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các quỹ TDND; duy trì an ninh trật tự trên địa bàn, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các quỹ TDND theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tích cực, chủ động phối hợp NHNN Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ quỹ TDND trên địa bàn; tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, bảo đảm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống quỹ TDND. (vtv.vn) Để kinh tế tư nhân có thể trở thành đầu tàu phát triển mạnh mẽ cần tiến hành hàng loạt giải pháp nhằm tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá. Thay đổi cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới là kỳ vọng chung của rất nhiều doanh nghiệp tham dự hội thảo “Bứt phá từ những động lực tăng trưởng” vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo VCCI, năm qua, Việt Nam đã cắt giảm được 50% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành… thế nhưng cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, việc cải cách hành chính sẽ được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa trong năm nay, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân tiến nhanh hơn và xa hơn. Kinh tế tư nhân cải cách để tạo động lực tăng trưởng Củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quỳnh Phụ Củng cố vững chắc hệ thống Không quyết liệt, khó ... · ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 20192

Nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè năm nay, xã Nam Phú

(Tiền Hải) phấn đấu đạt 1.024ha. Để bảo đảm vụ thả giống thủy sản thắng lợi, địa phương đã chỉ đạo bà con nông dân tiến hành nạo vét ao đầm, xử lý môi trường ao nuôi và thực hiện thời gian xuống giống theo kế hoạch đã đề ra.

Những ngày này, tại vùng nuôi trồng thủy sản thôn Thúy Lạc, bà con nông dân đang gấp rút hoàn thành các công đoạn vệ

Luôn nỗ lực không ngừng, điều hành hoạt động kinh doanh

đạt hiệu quả cao, Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thái Bình là điển hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thái Bình hiện có 13 phòng trực thuộc, trong đó có 5 phòng nghiệp vụ và 8 phòng xổ số kiến thiết huyện, thành phố với 76 người quản lý, người lao động và 1.300 đại lý bán vé cấp hai. Đây là đơn vị được tỉnh giao nộp thuế để tạo nguồn thu xây dựng các công trình là trường học và trạm y tế trên địa bàn. Bà Phạm Thị Thanh Thảo, Giám đốc Công ty cho biết: Để hoàn thành nghĩa vụ đối với tỉnh, Công ty luôn xác định phải hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, như thế mới có nguồn để nộp thuế. Từ nhận thức đó, Công ty đã tổ chức phát động sâu rộng phong trào thi đua trong cán bộ, nhân viên theo tháng, quý, năm; thực hiện khoán phí vào lương, khoán kế hoạch doanh thu và chỉ tiêu nộp ngân sách cho các đơn vị; ký kết thỏa ước lao động tập thể và thực hiện quyền lợi người lao động theo đúng quy định; kết hợp chặt chẽ

Đến hết ngày 12/3, bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều

hướng gia tăng trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ khi có 20 xã: Đông Hải, An Dục, An Lễ, An Tràng, An Vũ, An Vinh, Quỳnh Minh, Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, Quỳnh Trang, An Ấp, Quỳnh Xá, Đồng Tiến, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Hồng, Quỳnh Châu, An Thái, An Ninh, Quỳnh Sơn phát sinh dịch bệnh. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành tiêu hủy

Nam Phú

Cải tạo ao đầm nuôi trồng thủy sảnvụ xuân hè

sinh ao đầm, sẵn sàng bước vào nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè. Anh Bùi Văn Giang cho biết: Để có vụ nuôi đạt năng suất và hạn chế dịch bệnh có thể phát sinh trên tôm, do đó khâu chuẩn bị vệ sinh ao đầm là rất quan trọng, cùng với lựa chọn mua giống ở cơ sở có uy tín, bảo đảm chất lượng. Gia đình tôi đã thuê máy xúc, nhân lực tích cực tiến hành cải tạo ao đầm chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi tôm mới. Năm nay gia đình tôi đầu tư khoảng

20 triệu đồng để cải tạo 5 mẫu ao.

Trước đây gia đình ông Trần Xuân Biên nuôi thả cá truyền thống trên diện tích chật hẹp, chưa được quy hoạch nên không mang lại hiệu quả. Từ khi ra vùng chuyển đổi ông Biên đã tập trung đầu tư cải tạo hình thành diện tích 1,5ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, cá chim... Ông Biên cho biết: Trong nuôi trồng thủy sản, các hộ dân nên chuẩn bị tốt các điều kiện như diện tích

nuôi cần được cải tạo, phơi ao trong một thời gian sau mỗi vụ nuôi; tu sửa các bờ kè từ đó củng cố hạ tầng ao và tạo được môi trường nuôi sạch, kích thích sự tăng trưởng cũng như hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi.

Đến thời điểm này, Nam Phú đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm giúp người dân nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ. UBND xã đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận các vùng nuôi thủy sản

để hướng dẫn người dân phương pháp xử lý ao nuôi tôm, cá, cua theo đúng quy trình. Trong đó, khuyến cáo các hộ nạo vét, hút bùn ao, đầm với mục đích loại bỏ chất cặn bã, chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân từ động vật thủy sản từ vụ nuôi trước. Tu sửa lại cống chắc chắn, bờ đầm cho đúng kỹ thuật. Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã và thông qua các hội nghị, hội thảo về tác hại của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch. Phối hợp với ngành chuyên môn thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, bệnh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Thực hiện tốt lịch thời vụ thả giống, quy trình kỹ thuật nuôi. Về con giống, khuyến cáo nông dân chọn những cơ sở có uy tín trong và ngoài tỉnh để mua giống

bảo đảm chất lượng. Nâng cao nhận thức đối với các hộ nuôi thủy sản về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, cam kết

thực hiện “3 không”: không giấu dịch; không xả nước ao, đầm có mầm bệnh ra môi trường; không vứt bừa bãi xác thủy sản bệnh, chết

ra môi trường xung quanh. Có giải pháp thiết thực hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Mạnh Thắng

Các hộ nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú cải tạo ao đầm vụ xuân hè.

Quỳnh Phụ

Không quyết liệt, khó phòng, chốngbệnh dịch tả lợn châu Phi

2.550 con lợn của 222 hộ chăn nuôi tại 47 thôn, 18 xã với tổng trọng lượng 127.569kg.

Trước tình hình đó, huyện Quỳnh Phụ tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh và các ngành chức năng. Ông Nguyễn Quang Cơ, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi huyện cho biết: Quỳnh Phụ đã huy động cả

hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thôn vào cuộc, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh dịch tại các địa phương. Phát động tuần lễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên toàn địa bàn huyện. Thành lập các tổ công tác hướng dẫn, giúp các địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bệnh dịch, thành lập đội kiểm tra lưu động và các

chốt kiểm dịch động vật tại một số tuyến giao thông trọng điểm để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn. Tổ chức cấp phát 6.960 lít hóa chất, trong đó huyện hỗ trợ 1.000 lít, 100 tấn vôi bột cho các địa phương. Theo báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, đến nay, các xã có dịch đã sử dụng 2.818 lít hóa chất, 97,6 tấn vôi bột để thực hiện tiêu độc, khử trùng.

Dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, sử dụng nhiều biện pháp nhưng bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Quỳnh Phụ vẫn có chiều hướng lây lan. Nếu như ngày 27/2 trên địa bàn huyện mới ghi nhận những trường hợp lợn ốm chết do nhiễm bệnh đầu tiên ở hai xã Đông Hải và An Dục thì đến ngày 7/3 đã có 12 xã phát sinh bệnh dịch và đến ngày 12/3 bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 20/38 xã, thị trấn trong huyện.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như Quỳnh Phụ có địa bàn tiếp giáp với nhiều địa phương có dịch là huyện Hưng Hà và tỉnh Hưng Yên, thành phố Hải Phòng cùng quốc lộ 10 và các tuyến đường nhánh

chạy qua, có lượng người, phương tiện lưu thông lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trái phép, gây khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, đây còn là huyện có đàn lợn lớn nhất tỉnh với gần 135.000 con, được nuôi tại 8.563 hộ. Tuy nhiên, chỉ có 204 trang trại, còn lại là chăn nuôi theo quy mô gia trại và nhỏ lẻ là phổ biến. Chính việc chăn nuôi tự phát, thiếu quy hoạch, nhiều gia trại nằm ngay trong khu dân cư với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý đàn lợn chưa đúng phương pháp đã gây ô nhiễm môi trường, góp phần tạo điều kiện phát tán mầm bệnh. Thêm vào đó, dù được cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện liên tục tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng nhưng một số địa phương và người dân rất thiếu ý thức trong công tác phòng, chống dịch dẫn đến xuất hiện tình trạng xác lợn chết bị thả trôi sông hoặc vứt ra các bãi rác... Trong những ngày đầu tháng 3, lực lượng chức năng xã Quỳnh Hội đã tổ chức thu gom xác, nội tạng lợn chết do một số hộ chăn nuôi vứt ra khu vực giáp ranh trên trục đường DH.76 và thả trôi trên sông Sành qua địa phận xã. Ông Đinh Văn Thuẫn, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xã An Lễ cho biết: Trước ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, An Lễ đã sử dụng 177 lít hóa chất, 1,6 tấn

vôi bột thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã, tiến hành tiêu hủy 247 con lợn của 18 hộ dân thuộc 3 thôn với tổng trọng lượng 17.711kg. Dù xã đã quyết liệt phòng, chống, tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi ở địa phương khác đã lợi dụng đêm tối, khu vực vắng người ném xác lợn chết xuống sông trôi về khu vực An Lễ. Từ ngày 1 - 4/3, địa phương đã huy động hơn 10 người tuần tra, trục vớt xác 40 con lợn chết trên các tuyến sông của xã. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát tán mầm bệnh, gây khó khăn cho công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã. Một nguyên nhân khác cũng vô tình tác động khiến bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lây lan nhanh và tăng nguy cơ các vấn đề an toàn thực phẩm đó là tâm lý lo ngại mức hỗ trợ tiêu hủy thấp (38.000 đồng/kg), không đủ bù lỗ cho lợn nái và lợn đực giống, thời gian chi trả hỗ trợ chậm nên nhiều hộ chăn nuôi có lợn nhiễm bệnh xuất hiện tâm lý không khai báo mà cố giết thịt đem bán để kéo vốn. Lực lượng chức năng tại chốt kiểm dịch động vật ở một số xã có dịch làm nhiệm vụ còn mang tính hình thức, lấy lệ, hiệu quả chưa cao.

Dù đã cố gắng song Quỳnh Phụ cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tế và quyết liệt hơn trong hành động để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Trịnh Cường

Điển hình thực hiện nghĩa vụ thuế

Trạm Y tế xã Đông Mỹ (thành phố Thái Bình) được xây dựng từ một phần nguồn vốn xổ số kiến thiết.

giữa khuyến khích bằng vật chất và động viên bằng tinh thần, từ đó giúp người lao động yên tâm làm việc, tích cực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Công ty còn làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch phát hành phù hợp, giữ vững và mở rộng thị trường xổ số kiến thiết trên địa bàn tỉnh thông qua việc duy trì và phát triển mạng lưới với 1.300 đại lý

bán vé cấp hai đến 286 xã, phường, thị trấn. Công tác tuyên truyền, quảng cáo được Công ty đặc biệt chú trọng, qua đó đã tạo được lòng tin cho người tham gia mua vé xổ số góp phần tăng thu cho ngân sách. Ngoài ra, Công ty còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương và công an các huyện, thành phố làm tốt công tác đấu tranh truy quét tệ nạn cờ bạc dưới hình thức số đề,

giành và giữ thị trường lành mạnh cho xổ số kiến thiết phát triển. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có thêm Công ty TNHH Một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) chuyên kinh doanh các loại hình sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán. Trước tình hình đó, Công ty đã chủ động động viên các đại lý đồng thời tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý

nghĩa của tấm vé xổ số, từ đó góp phần củng cố và gia tăng số lượng khách hàng của Công ty.

Áp dụng có hiệu quả các giải pháp kinh doanh, từ khi thành lập đến nay Công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, từ đó nộp kịp thời các loại thuế vào ngân sách, trở thành một trong những điển hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Năm 2018, Công ty đạt doanh thu gần 182 tỷ đồng, tăng 1,68% so với năm 2017; trả thưởng cho khách hàng 99,5 tỷ đồng, tăng 2,58% so với năm 2017; nộp ngân sách nhà nước gần 39,4 tỷ đồng, tăng 3,68% so với năm 2017. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, Công ty thường xuyên được nhận bằng khen, giấy khen của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh... Ngoài việc nộp ngân

sách để đầu tư xây dựng các công trình, thời gian qua, Công ty còn vận động khách hàng trúng thưởng ủng hộ các quỹ từ thiện với tổng số tiền năm 2018 là 16 triệu đồng. Ông Mai Xuân Trường, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh cho biết: Đồng hành cùng Hội từ năm 1994 không chỉ trong công tác vận động khách hàng trúng thưởng ủng hộ quỹ từ thiện, Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Thái Bình còn tạo điều kiện cho một đồng chí lãnh đạo tham gia Ban Chấp hành Hội, từ đó sâu sát hơn với hoạt động của Hội. Có thời điểm Công ty đã vận động khách hàng ủng hộ cho Hội với số tiền lên tới 50 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty còn tiết kiệm một phần chi phí để làm công tác xã hội, từ thiện trên địa bàn như xây dựng nhà đại đoàn kết, mua ghế đá cho các trạm y tế, ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Trái tim nhân ái”...

Minh hương

CáC loại hình xổ số do Công Ty pháT hành: xổ số kiến thiết miền Bắc;xổ số lô tô;xổ số bóc biết kết quả ngay;xổ số cào biết kết quả ngay.

Tiêu độc, khử trùng lợn chết trước khi tiêu hủy.

(nhandan.com.vn) Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị về tăng cường giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (TDND). Theo đó, Thủ tướng yêu cầu: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống quỹ TDND phù hợp Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; đổi mới cơ chế quản lý hệ thống quỹ TDND theo hướng phân cấp theo quy mô tài sản, điều kiện quản trị rủi ro và năng lực cán bộ.

Tập trung xử lý theo thẩm quyền các quỹ TDND yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người gửi tiền, giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương...

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp NHNN Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,... để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý quỹ TDND yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển quỹ TDND tại vùng nông thôn, vùng khó khăn… Bộ Công an tích cực, chủ động phối hợp NHNN Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các quỹ TDND; duy trì an ninh trật tự trên địa bàn, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các quỹ TDND theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tích cực, chủ động phối hợp NHNN Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ quỹ TDND trên địa bàn; tăng cường, chủ động công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân, bảo đảm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh; đấu tranh với các thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống quỹ TDND.

(vtv.vn) Để kinh tế tư nhân có thể trở thành đầu tàu phát triển mạnh mẽ cần tiến hành hàng loạt giải pháp nhằm tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.

Thay đổi cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới là kỳ vọng chung của rất nhiều doanh nghiệp tham dự hội thảo “Bứt phá từ những động lực tăng trưởng” vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo VCCI, năm qua, Việt Nam đã cắt giảm được 50% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành… thế nhưng cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, việc cải cách hành chính sẽ được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa trong năm nay, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân tiến nhanh hơn và xa hơn.

Kinh tế tư nhân cải cách để tạo động lực tăng trưởng

Củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân