quẢn lÝ chẤt lƯỢng thuỐc vÀ qui chẾ quẢn lÝ chẤt...

92
130 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC VÀ QUI CHẾ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC 1. Một số khái niệm về thuốc. 1.1. Định nghĩa về thuốc: Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hoá tổng hợp hay sinh tổng hợp được bào chế thành những dạng thích hợp (viên, dung dịch tiêm, uống, mỡ, sirô...) để dùng cho người nhằm mục đích: + Phòng, chữa bệnh. + Làm giảm triệu chứng bệnh. + Chẩn đoán bệnh. + Phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể. + Phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe. + Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân. + Làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ. + Làm thay đổi hình dạng cơ thể. 1.2. Định nghĩa chất lượng thuốc: Chất lượng một hàng hoá nói chung có thể được định nghĩa khái quát như sau: chất lượng sản phẩm là hiệu quả của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng. Chất lượng thuốc là tổng hợp các loại đặc trưng của thuốc thể hiện mức độ phù hợp những yêu cầu định trước trong điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Những yêu cầu định trước đó là: + Có hiệu quả phòng và chữa bệnh đáp ứng được các mục đích sử dụng như định nghĩa về thuốc. + An toàn, ít có tác dụng phụ có hại. + Ổn định chất lượng cho một thời hạn xác định. + Tiện dùng, dễ bảo quản. + Hình thức gây được tin tưởng cho người dùng. 1.3. Định nghĩa thuốc giả (fake drug): Theo Tổ chức Y tế thế giới: thuốc giả là chế phẩm được sản xuất không đúng với nhãn về phương diện định tính hay nguồn gốc của thuốc với sự cố ý lừa đảo của nhà sản xuất.

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

18 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

130

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC

VÀ QUI CHẾ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC

1. Một số khái niệm về thuốc.

1.1. Định nghĩa về thuốc:

Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật,

hoá tổng hợp hay sinh tổng hợp được bào chế thành những dạng thích hợp (viên,

dung dịch tiêm, uống, mỡ, sirô...) để dùng cho người nhằm mục đích:

+ Phòng, chữa bệnh.

+ Làm giảm triệu chứng bệnh.

+ Chẩn đoán bệnh.

+ Phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể.

+ Phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe.

+ Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân.

+ Làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ.

+ Làm thay đổi hình dạng cơ thể.

1.2. Định nghĩa chất lượng thuốc:

Chất lượng một hàng hoá nói chung có thể được định nghĩa khái quát như

sau: chất lượng sản phẩm là hiệu quả của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm

thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng.

Chất lượng thuốc là tổng hợp các loại đặc trưng của thuốc thể hiện mức độ

phù hợp những yêu cầu định trước trong điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật

và xã hội.

Những yêu cầu định trước đó là:

+ Có hiệu quả phòng và chữa bệnh đáp ứng được các mục đích sử dụng như

định nghĩa về thuốc.

+ An toàn, ít có tác dụng phụ có hại.

+ Ổn định chất lượng cho một thời hạn xác định.

+ Tiện dùng, dễ bảo quản.

+ Hình thức gây được tin tưởng cho người dùng.

1.3. Định nghĩa thuốc giả (fake drug):

Theo Tổ chức Y tế thế giới: thuốc giả là chế phẩm được sản xuất không

đúng với nhãn về phương diện định tính hay nguồn gốc của thuốc với sự cố ý lừa

đảo của nhà sản xuất.

131

Định nghĩa thuốc giả có thể áp dụng cho cả thuốc gốc lẫn biệt dược.

Như vậy, thuốc giả bao gồm 4 loại:

+ Không có hoạt chất thuốc.

+ Có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn.

+ Có hoạt chất nhưng hàm lượng thấp.

+ Có đủ hoạt chất nhưng mạo tên, mẫu mã sản phẩm của các hãng khác đã đăng ký bảo hộ độc quyền.

1.4. Định nghĩa thuốc kém phẩm chất:

Thuốc kém phẩm chất là thuốc do chính nhà sản xuất đã đăng ký với cơ quan

quản lý Nhà nước về mẫu mã, mác nhãn, tiêu chuẩn chất lượng, nhưng khi nhà

sản xuất đưa ra thị trường lại không đạt các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký. Nhà sản xuất không có ý đồ lừa đảo, nhưng do họ quản lý chất lượng yếu kém trong

quá trình sản xuất và lưu thông nên để sản phẩm kém chất lượng lọt ra thị trường.

1.5. Các giai đoạn quyết định chất lượng thuốc:

Thuốc được hình thành chủ yếu qua 4 giai đoạn:

+ Nghiên cứu.

+ Sản xuất.

+ Sử dụng.

+ Bảo quản.

Trong đó hai giai đoạn đầu tạo ra chất lượng, giai đoạn 3 duy trì chất lượng, giai đoạn 4 thể hiện chất lượng.

2. Các nội dung cơ bản đảm bảo chất lượng thuốc.

Nội dung đảm bảo chất lượng thuốc gồm:

2.1. Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP):

Thuốc phải được sản xuất ở những cơ sở có điều kiện thích hợp như:

+ Môi trường hợp vệ sinh không bị ô nhiễm.

+ Trang bị máy móc thiết bị sản xuất tốt.

+ Cán bộ quản lý và công nhân được đào tạo.

+ Qui trình sản xuất tiên tiến .

+ Kiểm soát và theo dõi được chất lượng từ nguyên liệu ban đầu đến bán thành phẩm và sản phẩm cuối cùng.

+ Có chế độ ghi chép hồ sơ theo dõi kỹ thuật và chất lượng trong quá trình sản xuất.

Những yếu tố trên tổ hợp thành tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt

(GMP) mà các nhà sản xuất thuốc phải tuân thủ.

2.2. Giám sát, thực hiện chặt chẽ việc đăng ký thuốc:

Tất cả các thuốc sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài để lưu hành trên thị trường Việt Nam đều phải được đăng ký tại cơ quan quản lý thuốc

132

của Bộ Y tế. Những thuốc được đăng ký sản phẩm và lưu hành phải có đầy đủ hồ

sơ chứng minh là đảm bảo an toàn, hiệu lực và ổn định chất lượng. 2.3. Giám sát, đánh giá chất lượng thuốc qua tiêu chuẩn chất lượng .

thuốc:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng thuốc (quality standard, quality

specification):

Tất cả các thuốc và nguyên liệu làm thuốc được sản xuất và đưa vào thị

trường lưu thông đều phải có tiêu chuẩn chất lượng đăng ký tại cơ quan quản lý

Nhà nước về thuốc. Nội dung của tiêu chuẩn chất lượng phải thể hiện được đầy

đủ tính hiệu lực, độ an toàn và ổn định chất lượng của thuốc.

Việc kiểm nghiệm xác định chất lượng thuốc được thực hiện theo đúng tiêu

chuẩn chất lượng đã đăng ký và chỉ những thuốc kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới

lưu hành trên thị trường.

Hiện nay, có hai cấp tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng: tiêu chuẩn của nhà sản

xuất còn gọi là tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) và tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN), còn

gọi là Dược điển. Tùy thuộc vào nhà sản xuất đăng ký với cơ quan quản lý, thuốc

có thể được kiểm tra theo tiêu chuẩn cơ sở hoặc theo Dược điển. Nếu các mặt

hàng thuốc đã có trong Dược điển thì tiêu chuẩn cơ sở không được trái với các

qui định của Dược điển, chỉ được phép cụ thể hoá hơn, mức chất lượng cao hơn,

kỹ thuật kiểm tra tiên tiến hơn. Các thuốc nước ngoài phải đăng ký với Bộ Y tế,

trong đó có tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng. Bộ Y tế qui định, các thuốc nhập

khẩu phải theo yêu cầu chất lượng của Dược điển Anh mới nhất. Nếu Dược điển

Anh không có chuyên luận về mặt hàng đó thì cho phép áp dụng các Dược điển

châu Âu, Dược điển Pháp, Dược điển Quốc tế, Dược điển Mỹ. Nếu trong các

Dược điển trên không có thì phải xin phép riêng để Bộ Y tế xem xét.

Dược điển là bộ sách tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng thuốc của

Nhà nước, được các cơ quan Nhà nước dùng để kiểm tra thuốc lưu hành trên thị

trường, nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, và buộc các nhà sản xuất phải

chấp nhận. Các tiêu chuẩn ghi trong Dược điển đã cho phép một dung sai chất

lượng trong quá trình lưu thông. Do đó các nhà sản xuất muốn đảm bảo chất

lượng thuốc của mình đáp ứng tiêu chuẩn của Dược điển trong khoảng thời gian

còn hạn dùng thì phải có tiêu chuẩn riêng khống chế chặt chẽ hơn khi kiểm tra

sản phẩm xuất xưởng, chẳng hạn không được có sai số âm. Nếu khi xuất xưởng,

chất lượng đạt ở vùng sai số âm cho phép sẽ có nguy cơ giảm chất lượng xuống

dưới mức qui định trong quá trình lưu thông.

+ Tiêu chuẩn về các yếu tố và điều kiện:

Trong suốt quá trình sản xuất, pha chế thuốc phải quan tâm đến các yếu tố và

điều kiện sản xuất thuốc và tuân thủ qui chế về ''Qui phạm sản xuất'', ''Phương

pháp hoặc qui trình sản xuất''.

133

Ngày nay, các yếu tố và điều kiện liên quan đến việc hình thành, tái tạo ra và

duy trì chất lượng thuốc lần lượt được tiêu chuẩn hoá thành những bộ tiêu chuẩn

gọi là ''Thực hành tốt'' (GP: good practice).

Khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu hình thành ra thuốc, người ta đòi hỏi phải

chứng minh tính hiệu quả, an toàn của sản phẩm bằng việc ''Thử lâm sàng tốt''

(GCP = good clinical practice). Quá trình sản xuất tạo ra hàng loạt sản phẩm có chất lượng như đã nghiên

cứu bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn ''Thực hành sản xuất tốt'' (GMP ).

Khi đưa thuốc vào lưu thông phải ''Thực hành bảo quản thuốc'' (GSP) và phải

có hệ thống ''Thực hành phân phối tốt'' (GDP = good distribution practice). Khi

sử dụng thuốc, phải thực hành sử dụng hợp lý, an toàn (RU = rational use).

2.4. Bảo quản, tồn trữ, mua và phân phối thuốc (GSP):

Mục tiêu của các quá trình này là đảm bảo cho thuốc ở khâu lưu thông phân

phối có chất lượng tốt và duy trì được chất lượng trong quá trình lưu thông. Đảm

bảo không còn có thuốc giả lưu hành. Thuốc không đảm bảo chất lượng, thuốc

kém chất lượng được phát hiện kịp thời và thu hồi.

Các yêu cầu cơ bản để thực hiện được mục tiêu trên là:

+ Nhà cung cấp thuốc phải có đủ khả năng chuyên môn, có tín nhiệm và chỉ

được cung cấp những loại thuốc đã được cấp số đăng ký, được sản xuất ở những

cơ sở sản xuất, kinh doanh hợp pháp.

+ Các thuốc và nguyên liệu làm thuốc khi nhập kho kèm theo đầy đủ phiếu

kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất cho từng lô sản xuất và phải được kiểm tra để

khẳng định chất lượng theo đúng tiêu chuẩn qui định.

+ Phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện tối thiểu về kho tàng và trang thiết bị để

tồn trữ, bảo quản, vận chuyển thuốc nói chung và đối với những thuốc có yêu cầu

bảo quản đặc biệt như các loại vaccin, huyết thanh, chế phẩm sinh học, nội tiết tố...

nói riêng cho từng cấp, từng loại qui mô đơn vị lưu thông phân phối.

2.5. Kiểm tra chất lượng thuốc:

+ Nguyên tắc:

Tất cả các thuốc đều phải được kiểm nghiệm xác định chất lượng nếu đạt tiêu

chuẩn qui định mới được đưa vào sử dụng.

- Mọi cơ sở sản xuất thuốc đều phải có bộ phận tự kiểm nghiệm. Bộ phận

kiểm nghiệm phải được tổ chức phù hợp và tương xứng với qui mô sản xuất, có

khả năng kiểm nghiệm xác định chất lượng thuốc được sản xuất ra theo tiêu

chuẩn đã được cơ quan quản lý về thuốc của Bộ Y tế chấp nhận.

- Kiểm nghiệm xí nghiệp phải theo dõi được chất lượng trong cả quá trình

sản xuất từ nguyên liệu ban đầu, bán thành phẩm đến thành phẩm, lập hồ sơ theo

dõi chất lượng của từng lô sản phẩm, đánh giá được độ ổn định chất lượng, thời

hạn sử dụng của thuốc do xí nghiệp sản xuất.

134

- Các cơ sở tồn trữ, phân phối dược phẩm có bộ phận kiểm nghiệm để quản

lý chất lượng thuốc theo hồ sơ chất lượng được cung cấp từ cơ sở sản xuất thuốc,

kiểm tra chất lượng khi nhập kho, theo dõi chất lượng trong bảo quản, cung cấp

hồ sơ chất lượng theo lô sản phẩm khi phân phối thuốc cho các đơn vị sử dụng.

Khoa Dược bệnh viện có pha chế dịch tiêm truyền và thuốc tiêm phải có bộ

phận kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng thuốc pha chế cả về mặt lý, hoá học và

về mặt sinh vật, vi sinh vật học.

Trong trường hợp chỉ pha chế thuốc uống và thuốc dùng ngoài thì bộ phận kiểm nghiệm phải kiểm tra được chất lượng thành phẩm về mặt lý, hoá học.

+ Hoạt động và chức năng của hệ thống tổ chức kiểm nghiệm bao gồm các

nội dung:

- Kiểm nghiệm để xét cấp đăng ký sản xuất và lưu hành thuốc ở Việt Nam (pre - marketing).

- Kiểm tra xác định chất lượng thuốc trong quá trình lưu hành trên thị trường (post - marketing).

- Làm nòng cốt trong việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (Dược điển Việt Nam) về thuốc.

Phát hành các chất chuẩn, chất đối chiếu dùng trong kiểm nghiệm xác định

chất lượng thuốc trong cả nước.

Làm trọng tài về chất lượng khi có tranh chấp, khiếu nại về chất lượng thuốc

giữa các đơn vị kinh doanh, sử dụng thuốc trong và ngoài nước.

Tư vấn về chính sách chất lượng thuốc quốc gia.

Xây dựng tiêu chuẩn phòng kiểm nghiệm thuốc được công nhận và kiểm tra

công nhận các phòng kiểm nghiệm thuốc trong nước.

2.6. Kiểm nghiệm và đánh giá thuốc lâm sàng và tiền lâm sàng (GCP: good

clinical practice):

+ Các thuốc mới khi đưa ra sử dụng rộng rãi phải được thử tiền lâm sàng và

lâm sàng, có đảm bảo yêu cầu hiệu lực, an toàn và chất lượng thì mới được áp dụng.

+ Thuốc mới ở đây được hiểu rằng:

- Hoạt chất mới chưa được dùng từ trước đến nay.

- Công thức bào chế mới.

- Chỉ định điều trị mới.

- Đường đưa thuốc vào cơ thể mới.

+ Bộ Y tế đã ban hành qui chế thử độc tính, dược lý và lâm sàng đối với các thuốc mới.

- Một số cơ sở y học và y tế được chỉ định tiến hành thử nghiệm đánh giá

thuốc, ở đó cán bộ dược được bổ túc huấn luyện về mặt qui chế, đạo đức và chuyên môn kỹ thuật để làm việc này.

135

- Thành lập hội đồng đánh giá thuốc để tư vấn cho Bộ Y tế trong việc xem

xét kết quả thử lâm sàng để quyết định sử dụng hay không sử dụng rộng rãi đối

với thuốc mới.

- Thuốc nước ngoài xin thử lâm sàng tại Việt Nam phải theo qui chế thử lâm

sàng ở Việt Nam.

3. Một số nội dung cơ bản của Qui chế quản lý chất lượng thuốc.

Qui chế quản lý chất lượng thuốc được ban hành lần đầu tiên vào ngày

19-05-1992 theo quyết định số 622/BYT- QĐ. Năm 1998, quyết định đó được

sửa đổi và ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số: 2412/1998/QĐ-BYT, ngày 15 tháng 9 năm 1998.

3.1. Qui định chung:

* Một số thuật ngữ:

+ Hạn dùng thuốc:

- Hạn dùng thuốc là khoảng thời gian được ấn định cho một loại thuốc mà

trong thời gian này thuốc được bảo quản trong điều kiện qui định phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Hạn dùng thuốc thường được ghi bằng số hoặc chữ trên nhãn thuốc nhằm

chỉ rõ sau thời hạn này thuốc không còn giá trị sử dụng.

+ Thuốc đạt chất lượng:

Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt các chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký theo tiêu

chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

+ Thuốc không đạt chất lượng là thuốc không đạt bất cứ một chỉ tiêu chất lượng nào theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

+ Thuốc giả mạo là những sản phẩm có ý đồ lừa đảo:

- Không có hoặc có ít dược chất.

- Có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn.

- Nhãn, bao gói giống hay gần giống nhãn và bao gói của một thuốc khác.

Một thuốc được coi là giả mạo khi vi phạm một trong các điểm trên đây và

có ý đồ lừa đảo.

+ Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là một văn bản kỹ thuật có tính pháp lý, qui

định các chỉ tiêu về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, yêu cầu về bao gói, vận chuyển bảo quản và các vấn đề khác liên quan đến chất

lượng thuốc.

* Phạm vi áp dụng của qui chế:

Thuốc (bao gồm thuốc và nguyên liệu làm thuốc) dùng cho người, đã được

Cục quản lý Dược Việt Nam cho phép sử dụng và lưu hành.

* Đối tượng áp dụng của qui chế:

Các cơ sở kinh doanh dược phẩm bao gồm sản xuất, buôn bán, xuất nhập

khẩu thuốc của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài

hoạt động kinh doanh dược trên lãnh thổ Việt Nam.

136

+ Đơn vị đo lường và trang thiết bị:

Dụng cụ đo lường dùng trong ngành Dược theo qui định chung của Bộ Khoa

học- Công nghệ - Môi trường (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng).

3.2. Kiểm tra chất lượng thuốc:

* Qui định chung:

+ Kiểm tra chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc (viết gọn là thuốc) là việc xác định sự phù hợp các chỉ tiêu chất lượng thuốc cũng như các điều kiện

đảm bảo chất lượng với các yêu cầu qui định.

+ Kiểm tra chất lượng thuốc nhằm mục đích xác định những sai lệch, khuyết tật để quyết định nghiệm thu hay loại bỏ lô thuốc, tìm nguyên nhân và biện pháp

khắc phục sai lệch khuyết tật, đánh giá mức chất lượng đạt được.

+ Tất cả các thuốc, thuộc bất cứ nguồn gốc nào, phải được kiểm tra chất

lượng, có đạt tiêu chuẩn mới được sản xuất, lưu hành và sử dụng cho người

bệnh.

* Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc:

Cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước về thuốc:

+ Ở Trung ương: Viện kiểm nghiệm và phân Viện kiểm nghiệm.

+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm.

+ Phòng kiểm tra chất lượng thuốc của các đơn vị sản xuất kinh doanh là bộ phận tự kiểm tra chất lượng thuốc của cơ sở.

* Phạm vi kiểm tra chất lượng thuốc:

+ Nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, vật liệu tham gia quá trình sản xuất thuốc.

+ Các thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói.

+ Các điều kiện bảo đảm chất lượng thuốc:

- Tài liệu kỹ thuật chất lượng.

- Trang thiết bị trong sản xuất, đo lường, kiểm nghiệm, việc bảo dưỡng và kiểm định các thiết bị này.

- Hoá chất, thuốc thử, chất chuẩn.

- Việc tuân thủ qui trình sản xuất và qui trình công nghệ.

- Qui định bảo quản, bao gói, vận chuyển sản phẩm.

- Điều kiện kiểm tra chất lượng thuốc.

- Việc chấp hành các qui chế, chế độ có liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc.

* Cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng thuốc:

+ Các qui định của pháp luật liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc.

+ Đối với thuốc có số đăng ký là các tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, và

được Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt Nam) xét duyệt.

+ Đối với các thuốc xuất khẩu, nhập khẩu mà chưa có số đăng ký, căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng đã được ký kết trong các hợp đồng kinh tế. Các tiêu

chuẩn chất lượng này không được thấp hơn tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hay

137

Dược điển của các nước tiên tiến khác lần in mới nhất như: Dược điển Anh (PP);

Dược điển Mỹ (USP); Dược điển châu Âu (EP)...

* Nội dung kiểm tra chất lượng thuốc:

+ Các tổ chức quản lý, kiểm tra của Nhà nước về chất lượng thuốc tiến hành kiểm tra các đơn vị sản xuất, buôn bán, tồn trữ thuốc theo các nội dung sau:

- Kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc.

- Kiểm tra việc thực hiện các qui định về tiêu chuẩn, đo lường và kiểm tra chất lượng.

- Kiểm tra các điều kiện, yếu tố đảm bảo chất lượng thuốc.

- Kiểm tra mẫu thuốc theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

+ Các đơn vị sản xuất, buôn bán, tồn trữ thuốc phải tự kiểm tra chất lượng theo các nội dung sau:

- Kiểm tra việc chuẩn bị sản xuất chất lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật liệu

trước khi đưa vào sản xuất.

- Kiểm tra việc thực hiện qui trình công nghệ sản xuất.

- Kiểm tra bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phần.

- Kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho, xuất xưởng.

- Kiển tra việc chấp hành các qui định về xuất nhập, bảo quản, tồn trữ, cấp

phát, đảm bảo chất lượng thuốc.

* Kết luận các mẫu thuốc đã kiểm tra chất lượng :

+ Đối với các mẫu thuốc do các cơ quan quản lý, kiểm tra Nhà nước về chất

lượng thuốc lấy mẫu theo đúng ''Qui chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng''

được ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng - Bộ Y tế số 262 BYT-QĐ

ngày 23-02-1995 và đảm bảo tính đại diện cho cả lô thuốc thì kết luận chất lượng

có giá trị pháp lý đối với cả lô thuốc.

+ Đối với các mẫu thuốc do tập thể hoặc cá nhân gửi đến Viện kiểm nghiệm,

Phân viện kiểm nghiệm, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương để xác định chất lượng chỉ có giá trị pháp lý đối

với mẫu gửi tới. Cơ sở gửi mẫu có thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải

báo cáo và đề xuất hướng xử lý thuốc không đạt chất lượng cho cơ quan quản lý

Nhà nước và Cục quản lý Dược Việt Nam.

+ Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc phải được giữ bí mật theo qui định trước

khi được phép công bố.

Phiếu trả lời kết quả kiểm nghiệm thuốc của các cơ quan kiểm tra chất lượng.

* Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của

Nhà nước:

+ Viện kiểm nghiện, Phân viện kiểm nghiệm là tổ chức kiểm tra chất lượng

có thẩm quyền cao nhất về kết luận chất lượng thuốc trong phạm vi toàn quốc.

138

+ Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương có thẩm quyền về kết luận chất lượng thuốc trong phạm vi địa

phương.

+ Viện trưởng, Phân viện trưởng Viện kiểm nghiệm, Giám đốc trung tâm

kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm về

những kết luận chất lượng thuốc của mình trước pháp luật.

* Qui định việc lấy mẫu thuốc, lưu mẫu và hồ sơ tài liệu liên quan :

+ Việc lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng phải theo đúng ''Qui chế lấy

mẫu thuốc để xác định chất lượng'' do Bộ Y tế ban hành.

+ Lưu mẫu thuốc:

- Các thuốc đã được kết luận chất lượng phải được lưu mẫu. Mẫu thuốc lưu

phải được niêm phong và bảo quản trong điều kiện qui định.

- Thời gian lưu mẫu:

. Đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, mẫu thuốc được lưu ít nhất 03

tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc.

. Đối với các cơ quan kiểm nghiệm, thời gian lưu mẫu không được dưới 2 năm (24 tháng) kể từ ngày lấy mẫu hoặc cơ sở gửi mẫu tới.

. Đối với đơn vị nhận mẫu đăng ký thuốc thì sau khi thuốc được cấp số đăng

ký phải lưu mẫu 6 tháng kể từ ngày cấp số đăng ký.

+ Lưu hồ sơ, tài liệu:

- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng đều phải lưu giữ

theo qui định.

- Thời gian lưu trữ hồ sơ, tài liệu và xử lý khi hết thời gian lưu trữ theo các

qui định hiện hành.

* Xử lý các vi phạm về chất lượng thuốc:

+ Mức độ vi phạm về chất lượng thuốc:

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sai sót và phản ứng không mong

muốn của thuốc; mức độ vi phạm về chất lượng thuốc, được phân loại như sau:

- Mức 1:

Thuốc bị vi phạm chất lượng gây nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng

của người dùng thuốc, tổn thương nghiêm trọng hoặc gây chết người.

- Mức 2:

Thuốc bị vi phạm chất lượng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độ an

toàn khi sử dụng.

- Mức 3:

Thuốc bị vi phạm chất lượng nhưng không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng tới

hiệu quả điều trị và độ an toàn khi sử dụng.

+ Thu hồi thuốc:

- Cục quản lý Dược Việt Nam ra thông báo thu hồi thuốc không đạt tiêu

chuẩn trong phạm vi toàn quốc.

139

- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Ngành :

. Ra thông báo thu hồi trong phạm vi quản lý đối với những thuốc do cơ quan

quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc ở địa phương kiểm tra không đạt tiêu chuẩn

chất lượng.

. Thực hiện thông báo thu hồi của Cục quản lý Dược Việt Nam, xử lý vi

phạm theo qui định của pháp luật và báo cáo về Cục quản lý Dược Việt Nam.

. Khi phát hiện thuốc của đơn vị không đạt chất lượng, có nhầm lẫn hoặc sự

cố, thủ trưởng các cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc phải ra quyết định thu hồi đồng

thời báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp, Cục quản lý Dược Việt Nam về lý do, nguyên nhân và hậu quả do lô thuốc đó gây ra.

+ Hủy thuốc:

- Các thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì tùy theo mức độ vi phạm có

thể được tái chế hoặc đem hủy. Cơ sở có thuốc bị vi phạm chất lượng muốn tái

chế phải làm đơn đề nghị kèm theo quy trình tái chế và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục quản lý Dược Việt Nam.

- Các thuốc giả mạo, thuốc quá hạn dùng, mẫu thuốc lưu khi hết thời gian lưu

đều phải hủy. - Việc hủy thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải theo

đúng các qui định tại các điều khoản hủy thuốc trong các qui chế thuốc độc, qui chế quản lý thuốc hướng tâm thần và danh mục thuốc hướng tâm thần, qui chế quản lý thuốc gây nghiện và danh mục thuốc gây nghiện.

- Thủ trưởng các đơn vị có thuốc hủy phải ra quyết định thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất là 03 người, trong đó phải có cán bộ phụ trách đơn vị.

- Hủy thuốc phải đảm bảo an toàn cho người, súc vật và tránh ô nhiễm môi trường theo các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Hủy thuốc xong phải báo cáo kèm theo biên bản hủy thuốc lên cơ quan quản lý trực tiếp (phụ lục số 5).

+ Xử lý vi phạm:

Tổ chức, cá nhân nào vi phạm các qui định của qui chế này hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện qui chế thì tùy theo

mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.

QUI CHẾ QUẢN LÝ THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN

Ngành Y tế có sử dụng một số thuốc được gọi là thuốc hướng tâm thần có ảnh hưởng tới trạng thái tâm thần. Những thuốc hướng tâm thần nếu sử dụng không đúng mục đích sẽ gây tác hại cho người dùng, trong số đó có một số thuốc gây nên sự quen thuốc dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc. Thuốc hướng tâm thần nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dễ bị lạm dụng, gây tác hại cho sức khoẻ

140

người dùng và trật tự an toàn xã hội. Trước đây, các thuốc hướng tâm thần nằm trong danh mục thuốc độc.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, Bộ Y tế ban hành qui chế quản lý thuốc hướng tâm thần, qui chế gồm 7 chương, 18 điều, được ban hành kèm theo quyết định số 2330 - 197 QĐ - BYT ngày 08-11-1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nội dung cơ bản qui chế quản lý thuốc hướng tâm thần như sau:

1. Điều khoản chung.

1.1. Khái niệm về thuốc hướng tâm thần:

''Thuốc hướng tâm thần'' trong qui chế này bao gồm các chất hướng tâm thần và các thuốc hướng tâm thần.

+ Chất hướng tâm thần:

Chất hướng tâm thần là những chất có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, có tác dụng trên thần kinh trung ương gây nên tình trạng kích thích

hoặc ức chế, nếu sử dụng không hợp lý có thể gây rối loạn các chức năng vận động, tư duy, hành vi, nhận thức, cảm xúc hoặc gây ảo giác, hoặc có khả năng

gây lệ thuộc thuốc. + Thuốc hướng tâm thần:

Thuốc hướng tâm thần là những thuốc dùng để phòng, chữa bệnh cho người có chứa một trong những chất qui định theo danh mục thuốc hướng tâm thần.

+ Đối với một thuốc gồm nhiều hoạt chất:

Đối với một thuốc gồm nhiều hoạt chất được sử dụng với mục đích phòng và chữa bệnh khác nhau nhưng trong công thức có chất hướng tâm thần tham gia với hàm lượng bằng hoặc lớn hơn qui định theo danh mục cũng phải quản lý theo qui chế này.

+ Đối với một thuốc gồm nhiều chất hướng tâm thần phối hợp:

- Đối với một thuốc gồm nhiều chất hướng tâm thần phối hợp với nhau dù hàm lượng nhỏ cũng phải quản lý theo qui chế này.

- Diazepam tiêm và các biệt dược của nó dạng tiêm tuy là thuốc hướng tâm thần nhưng hiện nay đã và đang bị lạm dụng nhiều vào mục đích phi y học, do vậy phải quản lý theo qui chế chất gây nghiện.

- Một số chất không phải là chất hướng tâm thần nhưng được dùng để tổng hợp, bán tổng hợp ra các chất hướng tâm thần, chất gây nghiện, những chất đó được gọi là tiền chất cũng phải quản lý theo qui chế này.

- Những thành phẩm gồm nhiều hoạt chất mà trong đó có chứa tiền chất với hàm lượng bằng hoặc lớn hơn qui định theo danh mục cũng phải quản lý theo qui chế này.

+ Một số chất chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học được qui định theo danh mục chỉ sử dụng khi có nhu cầu đặc biệt cho nghiên cứu khoa học và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Sau những khoảng thời gian nhất định, danh mục kèm theo qui chế này sẽ được chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

141

2. Sản xuất, mua, bán, xuất nhập khẩu.

2.1. Sản xuất, pha chế:

Giống qui định đối với thuốc gây nghiện. Dược sĩ đại học hoặc Dược sĩ trung học mới được pha chế thuốc hướng tâm thần.

2.2. Đóng gói:

Giống qui định đối với thuốc gây nghiện.

2.3. Nhãn thuốc:

Thực hiện theo qui chế nhãn thuốc.

2.4. Buôn bán:

Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu

hạn, công ty cổ phần, nhà thuốc được buôn bán và tồn trữ thuốc hướng tâm thần

theo qui định sau:

* Các xí nghiệp dược phẩm Trung ương được Bộ y tế cho phép sản xuất

thành phẩm thuốc hướng tâm thần không được bán trực tiếp cho các doanh

nghiệp tỉnh, thành phố, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh

nghiệp tư nhân, nhà thuốc; sản phẩm làm ra phải bán cho các công ty dược phẩm

Trung ương đã được phân công làm nhiệm vụ phân phối theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Các doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố được Bộ Y tế cho phép sản xuất thuốc hướng tâm thần để bán cho công ty dược phẩm Trung ương đã được phân công làm nhiệm vụ phân phối theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và được bán trực tiếp cho các cơ sở y tế trong địa phương theo dự trù hợp lệ đã được Sở Y tế phê duyệt.

+ Các công ty dược phẩm Trung ương đã được phân công làm nhiệm vụ phân phối được mua, bán, tồn trữ nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm thuốc hướng tâm thần để phân phối cho các Bệnh viện Trung ương, Viện nghiên cứu có giường bệnh, Trường đại học Y - Dược, Trường trung học Y - Dược trực thuộc Bộ, doanh nghiệp kinh doanh dược tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Quân y - Bộ quốc phòng.

+ Các doanh nghiệp kinh doanh dược tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được mua thành phẩm và nguyên liệu thuốc hướng tâm thần từ công ty dược phẩm Trung ương đã được phân công làm nhiệm vụ phân phối hoặc được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm về phục vụ sản xuất của chính doanh nghiệp mình và phân phối cho các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố theo dự trù hợp lệ, bán các thành phẩm hợp lệ cho bệnh viện ngành, cơ sở y tế ngành, trạm hoặc khu điều dưỡng thương binh đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

+ Hiệu thuốc quận, huyện, tỉnh, thành phố được mua (hay nhận) thuốc hướng tâm thần từ doanh nghiệp cấp trên trực tiếp để phân phối cho bệnh viện huyện, quận, các nhà thuốc, trung tâm y tế huyện, y tế cơ sở thuộc phạm vi hiệu thuốc được phân công và bán lẻ trực tiếp cho người bệnh theo qui định của qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn.

142

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được mua thuốc hướng tâm thần tại công ty dược tỉnh, thành phố với số lượng nhất định để cung cấp cho việc bán lẻ của các cửa hàng thuốc trực thuộc công ty theo qui định của qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, không được bán buôn. Công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng đáp ứng các điều kiện qui định có thể được Bộ Y tế cho phép hoạt động trong phạm vi rộng hơn.

+ Chủ nhà thuốc được mua thuốc hướng tâm thần tại hiệu thuốc quận huyện với số lượng nhất định để bán lẻ theo qui định của qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn. Khi dự trù của nhà thuốc đã được duyệt mua ở hiệu thuốc này sẽ không được mua ở hiệu thuốc khác nữa.

+ Chủ phòng mạch tư được mua một số lượng thuốc hướng tâm thần theo qui định tại hiệu thuốc quận, huyện theo dự trù hợp lệ.

+ Đơn vị quân y, các cơ sở y tế thuộc lực lượng công an nhân dân được mua thuốc hướng tâm thần tại công ty dược phẩm Trung ương hoặc doanh nghiệp kinh doanh cấp tỉnh, thành phố. Khi dự trù đã được duyệt mua ở doanh nghiệp này sẽ không được mua ở doanh nghiệp nào khác nữa.

+ Dược sĩ trung học, kỹ thuật viên trung học hoặc dược sĩ đại học trực tiếp cấp phát, bán buôn, bán lẻ theo qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn.

+ Đối với hiệu thuốc, bệnh viện ở vùng cao, vùng sâu, miền hải đảo xa xôi, nếu chưa có Dược sĩ trung học, Kỹ thuật viên trung học làm nhiệm vụ cấp phát, bán buôn, bán lẻ thì Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, Giám đốc bệnh viện có thể giao (bằng văn bản) cho một Dược tá có kinh nghiệm thay thế.

2.5. Xuất khẩu, nhập khẩu:

+ Chỉ các doanh nghiệp được Bộ Y tế cho phép mới được xuất, nhập khẩu

thuốc hướng tâm thần. Các doanh nghiệp sản xuất được Bộ Y tế cho phép mới

được nhập nguyên liệu thuốc hướng tâm thần để phục vụ cho chính doanh nghiệp

đó sản xuất mặt hàng đã được duyệt.

+ Hàng năm, các doanh nghiệp Nhà nước đã được phân công phải lập nhu

cầu thuốc và nguyên liệu hướng tâm thần cần xuất, nhập khẩu để Bộ Y tế xét

duyệt.

+ Mỗi lần xuất hay nhập khẩu thuốc hướng tâm thần, đơn vị xuất - nhập khẩu

phải có giấy phép của Bộ Y tế. Đơn xin cấp giấy phép xuất - nhập khẩu phải làm

đúng mẫu qui định.

3. Dự trù, duyệt dự trù.

3.1. Dự trù:

+ Các đơn vị có nhu cầu thuốc hướng tâm thần cho điều trị, kinh doanh, sản

xuất hàng năm đều phải lập dự trù, thời gian gửi dự trù trước ngày 25 tháng 11

của năm trước; khi cần thiết có thể làm dự trù bổ sung.

+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc dự trù nguyên liệu phục vụ sản

xuất phải kèm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

143

+ Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, trạm y tế phường xã, chủ nhà

thuốc, phòng khám bệnh tư và các đơn vị khác phải làm dự trù theo mẫu qui

định.

Trong trường hợp dự trù thuốc hướng tâm thần có số lượng vượt quá mức

bình thường so với lần trước thì phải có giải thích rõ ràng về lý do, mục đích.

3.2. Cấp duyệt dự trù:

+ Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục quản lý dược Việt Nam

tổ chức duyệt cho các công ty và xí nghiệp trực thuộc Trung ương, bệnh viện Trung ương, viện nghiên cứu, các trường Y - Dược trực thuộc Bộ Y tế.

Các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học, trung học không thuộc ngành

Y tế quản lý nếu có nhu cầu để phục vụ nghiên cứu khoa học phải có công văn

trình lý do và được Thủ trưởng cơ quan Bộ chủ quản từ cấp Vụ, Cục trở lên xác

nhận, Bộ Y tế (Cục quản lý Dược) duyệt.

+ Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt dự trù

cho các bệnh viện tỉnh, thành phố, các bệnh viện, quận, huyện, doanh nghiệp

kinh doanh thuốc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các đơn vị điều

dưỡng thương binh, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế Ngành đóng trên địa bàn tỉnh,

thành phố. Dự trù của các đơn vị điều dưỡng thương binh, bệnh viện hoặc cơ sở

Y tế ngành phải có ý kiến đề nghị của cơ quan quản lý y tế Ngành trước khi gửi

tới Sở Y tế địa phương.

+ Cục trưởng Cục Quân y duyệt dự trù cho các tuyến quân y và bộ đội biên phòng.

+ Cục trưởng Cục Y tế - Bộ Nội vụ duyệt dự trù cho các đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân.

+ Giám đốc Sở Y tế - Bộ Giao thông Vận tải duyệt dự trù cho các đơn vị y tế thuộc quyền quản lý.

+ Giám đốc Trung tâm y tế hoặc Trưởng phòng Y tế quận, huyện duyệt dự

trù cho trạm y tế phường, xã trực thuộc, các nhà thuốc và các chủ phòng khám chữa bệnh tư trong địa bàn quản lý.

+ Chủ nhiệm khoa, phòng điều trị, trưởng phòng khám đa khoa ký duyệt

phiếu lĩnh thuốc hướng tâm thần cho khoa, phòng mình (mẫu số 6) và ký duyệt

số lượng thuốc bổ sung cho tủ thuốc trực đã sử dụng trong ca trực trước. Chủ nhiệm khoa dược ký duyệt số lượng thuốc bổ sung cho tủ thuốc trực thuộc khoa

dược.

4. Giao nhận, vận chuyển.

4.1. Giao nhận:

Dược sĩ đại học, dược sĩ trung học, kỹ thuật viên trung học dược được giao

nhiệm vụ giao hàng, nhận hàng cần tiến hành kiểm tra đối chiếu cẩn thận tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc. Khi giao,

nhận xong hai bên phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu xuất kho.

144

4.2. Vận chuyển:

Người được giao trách nhiệm khi nhận thuốc hướng tâm thần phải có giấy tờ

cần thiết: giấy giới thiệu, chứng minh thư nhân dân và chịu trách nhiệm về chất

lượng, số lượng, chủng loại thuốc trong quá trình vận chuyển và giao đầy đủ cho

thủ kho sau khi đưa thuốc về đơn vị.

4.3. Bảo quản:

+ Thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản một khu vực riêng trong kho.

Kho thuốc phải đảm bảo chắc chắn, có trang bị hệ thống tạo khí hậu thích hợp

cho việc bảo quản.

Thuốc hướng tâm thần phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng tủ thuốc trực, tủ

thuốc cấp cứu các khoa phòng lâm sàng trong bệnh viện, để tránh nhầm lẫn.

Danh mục thuốc hướng tâm thần để tại tủ trực, tủ thuốc cấp cứu do Giám đốc

Bệnh viện qui định số lượng vừa đủ cho một ca trực.

+ Các doanh nghiệp từ tuyến tỉnh trở lên phải cử dược sĩ đại học hoặc dược sĩ

trung học chịu trách nhiệm quản lý (tổ chức tiếp nhận, bảo quản, cấp phát, theo

dõi sổ sách, chứng từ, thanh quyết toán) thuốc hướng tâm thần.

+ Tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở khoa lâm sàng, tủ thuốc ở bệnh xá do Y

tá trực giữ và cấp phát theo lệnh của thầy thuốc. Khi đổi ca trực phải bàn giao sổ

theo dõi và thuốc cho y tá trực ca sau có ký nhận rõ ràng.

+ Tất cả các cơ sở buôn bán, sử dụng, tồn trữ thuốc hướng tâm thần khi có

thuốc kém chất lượng, quá hạn dùng đều phải làm báo cáo xin hủy tới cơ quan

quản lý cấp trên trực tiếp.

5. Kê đơn, sử dụng.

+ Việc kê đơn thuốc hướng tâm thần phải được thực hiện theo của qui chế kê

đơn và bán thuốc theo đơn. + Cấp phát, sử dụng thuốc hướng tâm thần ở các cơ sở điều trị:

- Khoa dược bệnh viện cấp phát thuốc hướng tâm thần cho các khoa, phòng

điều trị theo phiếu lĩnh thuốc và cấp phát thuốc trực tiếp cho người bệnh điều trị ngoại trú theo đơn của thầy thuốc.

- Ở các Khoa, Phòng điều trị sau khi lĩnh thuốc ở kho dược, y tá được phân

công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc

trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh để tránh nhầm lẫn.

6. Ghi chép, báo cáo.

6.1. Ghi chép:

+ Cơ sở sản xuất, pha chế phải mở sổ pha chế thuốc hướng tâm thần.

+ Cơ sở mua bán cấp phát thuốc hướng tâm thần phải mở sổ theo dõi xuất,

nhập. Phiếu xuất kho thuốc hướng tâm thần phải viết riêng.

+ Các sổ ghi chép, chứng từ phải lưu trữ 5 năm. Hết thời hạn lưu trữ, thủ

trưởng đơn vị cho lập hội đồng hủy chứng từ đồng thời lập biên bản. Riêng việc

145

lưu mẫu thuốc hướng tâm thần, thời gian lưu mẫu được tính theo thời hạn dùng

của lô thuốc.

6.2. Báo cáo:

Thực hiện các chế độ báo cáo:

+ Báo cáo nhập khẩu.

+ Báo cáo tháng.

+ Báo cáo quý.

+ Báo cáo 6 tháng đầu năm.

+ Báo cáo năm.

+ Báo cáo đột xuất.

+ Báo cáo xin hủy thuốc hướng tâm thần.

7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

+ Cục trưởng Cục quản lý Dược, giám đốc các Sở Y tế có trách nhiệm kiểm

tra việc thực hiện qui chế này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Thủ trưởng các cơ sở sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc hướng tâm thần có

trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện qui chế này của cơ sở mình.

+ Thanh tra nhà nước về dược có quyền thanh tra việc thực hiện qui chế này

trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao.

+ Cục trưởng Cục Quân y qui định cụ thể việc kiểm tra, thanh tra cho phù

hợp với điều kiện quản lý của Quân y.

+ Cục Y tế, Bộ Nội vụ, Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm

tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất đối với các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý.

+ Người nào vi phạm qui chế này sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bồi

thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

QUI CHẾ QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN

Qui chế quản lý thuốc gây nghiện được ban hành lần đầu tiên vào ngày 06-

06-1995 theo quyết định số 939/BYT - QĐ, đến năm 1999 được sửa đổi, ban

hành kèm theo quyết định số 2032/1999/QĐ - BYT ngày 09 tháng 07 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nội dung cơ bản qui chế quản lý thuốc gây nghiện như sau:

1. Những qui định chung.

1.1. Khái niệm về thuốc gây nghiện:

Thuốc gây nghiện là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hay bán

tổng hợp được sử dụng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Thuốc gây nghiện nếu bị lạm dụng có thể dẫn tới nghiện - một tình trạng phụ thuộc về thể chất hay tâm thần.

146

1.2. Phạm vi điều chỉnh:

+ Qui chế quản lý thuốc gây nghiện được áp dụng đối với thuốc gây nghiện

qui định tại danh mục thuốc gây nghiện ban hành kèm theo quyết định số

2033/1999/QĐ - BYT ngày 09-07-1999.

+ Đối với một số thuốc mà trong công thức gồm nhiều hoạt chất, trong đó

thuốc gây nghiện tham gia với hàm lượng nhỏ hơn hoặc bằng lượng qui định

trong danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp ban hành kèm theo quyết định

số 2033/1999/QĐ - BYT ngày 09/07/1999 thì được miễn quản lý theo qui chế

quản lý thuốc gây nghiện.

2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu.

2.1. Sản xuất, pha chế:

+ Chỉ có doanh nghiệp có chức năng sản xuất thuốc và được Bộ Y tế (Cục

quản lý Dược Việt Nam) cho phép mới được sản xuất thuốc gây nghiện.

+ Chỉ có dược sĩ đại học mới được pha chế thuốc gây nghiện.

+ Chỉ có khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh được pha chế thuốc gây nghiện để cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú.

+ Không được sản xuất pha chế thuốc gây nghiện cùng một lúc, cùng một

chỗ với các thuốc khác để tránh nhầm lẫn và nhiễm chéo.

2.2. Đóng gói:

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc gây nghiện: khi đóng gói thuốc gây nghiện phải tuân theo qui định của Bộ Y tế.

+ Đối với doanh nghiệp mua bán thuốc gây nghiện: trước khi xuất, bán thuốc

gây nghiện phải đóng gói riêng thành hòm, kiện, hộp, có kèm theo phiếu đóng gói.

+ Đối với Khoa dược Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh: khi pha

chế xong thuốc gây nghiện phải đóng gói, dán nhãn ngay để tránh nhầm lẫn. 2.3. Nhãn thuốc:

Thực hiện theo qui chế nhãn thuốc.

2.4. Mua bán:

+ Công ty Dược phẩm Trung ương I chịu trách nhiệm phân phối thuốc gây

nghiện cho các Công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bệnh viện Trương ương, Viện nghiên cứu, trường đại học Y - Dược, Trường trung học Y

- Dược trực thuộc Bộ Y tế từ Thừa Thiên Huế trở ra.

Công ty Dược phẩm Trung ương II chịu trách nhiệm phân phối thuốc gây

nghiện cho các Công ty Dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bệnh viện Trung ương, Viện nghiên cứu, trường đại học Y - Dược, trường trung học Y -

Dược trực thuộc Bộ Y tế từ Đà Nẵng trở vào.

+ Công ty Dược phẩm Trung ương I và Công ty Dược phẩm Trung ương II được mua, bán nguyên liệu, thành phẩm thuốc gây nghiện để phân phối theo dự

trù hợp lệ.

147

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt Nam) cho phép

một số Công ty Dược phẩm của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội được mua thành phẩm thuốc gây nghiện để phân phối theo dự trù hợp lệ.

+ Các xí nghiệp dược được phép sản xuất thuốc gây nghiện chỉ được bán

thuốc gây nghiện do mình sản xuất cho các công ty Dược phẩm qui định tại

khoản 1, điều 6 của qui chế này.

+ Việc điều chuyển thuốc gây nghiện từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác phải được Cục quản lý Dược Việt Nam phê duyệt.

+ Các công ty Dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được mua

thuốc gây nghiện từ Công ty Dược phẩm Trung ương I và Công ty Dược phẩm

Trung ương II để phân phối cho các bệnh viện tỉnh, thành phố, Bệnh viện quận, huyện, Bệnh viện Ngành, cơ sở Y tế Ngành, Trạm chuyên khoa hoặc Khu điều

dưỡng thương binh, trung tâm cai nghiện đóng trên địa bàn.

Công ty dược phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tổ chức bán lẻ thuốc gây nghiện để phục vụ người bệnh.

+ Hiệu thuốc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được mua thuốc

gây nghiện từ doanh nghiệp cấp trên trực tiếp để bán cho cơ sở y tế thuộc phạm

vi hiệu thuốc được phân công và bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.

+ Dược sĩ đại học trực tiếp cấp phát, bán buôn, bán lẻ thuốc gây nghiện. Nhưng nếu chưa đủ Dược sĩ đại học, Thủ trưởng đơn vị ủy quyền bằng văn bản

cho Dược sĩ trung học thay thế (mỗi lần ủy quyền không quá 6 tháng).

2.5. Xuất khẩu, nhập khẩu:

+ Chỉ có các doanh nghiệp dược phẩm được Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt

Nam) cho phép mới được xuất, nhập khẩu thuốc gây nghiện.

+ Hàng năm, công ty dược phẩm được Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt

Nam) cho phép xuất khẩu, nhập khẩu phải lập đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện.

+ Đối với một thuốc mà trong công thức gồm nhiều hoạt chất, trong đó thuốc gây nghiện tham gia với hàm lượng nhỏ hơn hoặc bằng hàm lượng qui định (tại

danh mục thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp ban hành kèm theo quyết định số 2033/1999/QĐ - BYT ngày 09-07-1999) khi xuất khẩu, nhập khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc cũng phải lập đơn hàng theo qui định.

3. Dự trù, duyệt dự trù.

3.1. Dự trù:

Hàng năm, các đơn vị có nhu cầu thuốc gây nghiện đều phải lập dự trù theo qui định tại mẫu số 2 được đính kèm theo qui chế này. Dự trù được làm thành 4 bản (cơ quan duyệt dự trù lưu 2 bản, đơn vị giữ 1 bản, nơi bán 1 bản).

Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ Công an và bệnh viện trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, bản dự trù phải được Cục Y tế - Bộ Công an và Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải xác nhận.

148

Khi làm dự trù thuốc gây nghiện nếu số lượng vượt quá mức so với năm trước thì đơn vị làm dự trù phải giải thích rõ lý do.

Khi cần thiết, các đơn vị có thể làm dự trù bổ sung.

Thời gian gửi dự trù trước ngày 25/12 của năm trước.

3.2. Cấp duyệt dự trù:

+ Bộ Y tế (Cục trưởng Cục quản lý Dược Việt Nam) duyệt dự trù:

- Mua thuốc gây nghiện cho các Công ty và Xí nghiệp dược phẩm trực thuộc Trung ương, bệnh viện Trung ương, Viện nghiên cứu, các trường đại học Y - Dược, trường trung học Y - Dược trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an, các bệnh viện trực thuộc Bộ Công an, các bệnh viện trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, các cơ sở y tế phục vụ người nước ngoài công tác tại Việt Nam, các cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Mua nguyên liệu thuốc gây nghiện cho các xí nghiệp dược phẩm, công ty

dược phẩm địa phương để phục vụ sản xuất.

- Mua thuốc gây nghiện để nghiên cứu khoa học cho các đơn vị không thuộc ngành Y tế quản lý. Các đơn vị này khi lập bản dự trù, phải kèm theo Công văn

giải thích lý do và được thủ trưởng cơ quan cấp Vụ, Cục trở lên có chức năng quản lý trực tiếp xác nhận.

+ Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt dự trù

thuốc gây nghiện cho các bệnh viện tỉnh, thành phố, các Trung tâm y tế quận,

huyện, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các đơn vị điều dưỡng thương binh, bệnh viện hoặc các phòng khám bệnh tư, các cơ sở y tế ngành đóng trên địa bàn.

+ Giám đốc Trung tâm Y tế quận, huyện dự trù cho Trạm Y tế xã, phường,

thị trấn thuộc địa bàn.

+ Trưởng Khoa điều trị, Trưởng Phòng khám đa khoa ký duyệt phiếu lĩnh

thuốc gây nghiện cho Khoa Phòng mình theo qui định tại mẫu số 3 được đính kèm theo qui chế này. Trưởng Khoa dược ký duyệt phiếu lĩnh thuốc gây nghiện cho ca trực của khoa dược.

4. Giao nhận - vận chuyển - bảo quản.

4.1. Giao nhận:

Khi giao nhận thuốc gây nghiện, dược sĩ đại học phải tiến hành kiểm tra đối

chiếu cẩn thận tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng,

chất lượng thuốc.

Những nơi chưa đủ dược sĩ đại học, thủ trưởng đơn vị được uỷ quyền bằng

văn bản cho dược sĩ trung học thay thế (mỗi lần uỷ quyền không quá 06 tháng).

4.2. Vận chuyển:

Khi vận chuyển thuốc gây nghiện, dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học

được ủy quyền phải có giấy giới thiệu, chứng minh thư nhân dân, hoá đơn bán

hàng hoặc phiếu xuất kho và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, chủng

loại thuốc gây nghiện.

149

4.3. Bảo quản:

+ Thuốc gây nghiện phải được bảo quản trong kho chắc chắn, có đủ các điều

kiện bảo quản thuốc. Nếu không có kho riêng thì thuốc gây nghiện phải được bảo

quản trong tủ riêng có khóa chắc chắn. Người giữ thuốc gây nghiện phải là Dược

sĩ đại học.

+ Đối với tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa trong bệnh viện, thuốc

gây nghiện phải để ở một ngăn hoặc ô riêng, tủ có khoá chắc chắn. Số lượng,

chủng loại thuốc gây nghiện để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do giám đốc

bệnh viện qui định. Người giữ thuốc gây nghiện là y tá trực.

5. Kê đơn, cấp phát, sử dụng.

5.1. Kê đơn:

Việc kê đơn thuốc gây nghiện được thực hiện theo qui định của ''Qui chế kê

đơn và bán thuốc theo đơn'' do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

5.2. Cấp phát, sử dụng ở các cơ sở điều trị:

Khoa Dược bệnh viện cấp phát thuốc gây nghiện cho các khoa điều trị theo

phiếu lĩnh thuốc qui định tại mẫu số 3 ban hành theo qui chế này và trực tiếp cấp

phát thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú.

Ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở kho dược, y tá được phân công

nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước lúc

tiêm hoặc phát cho người bệnh.

Đối với tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa trong bệnh viện tủ thuốc ở

bệnh xá do y tá trực giữ và cấp phát thuốc gây nghiện theo lệnh của thầy thuốc.

Khi đổi ca trực, y tá giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao thuốc và sổ theo

dõi cho y tá của ca trực sau.

Nếu thuốc gây nghiện thừa do không sử dụng hết hoặc do người bệnh chuyển

viện hoặc tử vong thì khoa điều trị phải làm giấy trả lại khoa dược.

6. Sổ ghi chép, báo cáo, mẫu lưu.

6.1. Sổ ghi chép, mẫu lưu:

+ Đơn vị sản xuất, pha chế phải mở sổ pha chế qui định tại mẫu số 4 được đính kèm theo qui chế này.

+ Cơ sở mua, bán, cấp phát thuốc gây nghiện phải mở sổ theo dõi xuất, nhập qui định tại mẫu số 5 được đính kèm theo qui chế này và phải có phiếu xuất kho thuốc gây nghiện theo qui định tại mẫu số 6 được đính kèm theo qui chế này.

- Sổ theo dõi xuất, nhập và các chứng từ liên quan đến thuốc gây nghiện phải được lưu trữ 5 năm. Hết thời hạn lưu trữ trên, thủ trưởng đơn vị lập hội đồng để hủy, lập biên bản và lưu tại đơn vị.

- Thời gian lưu mẫu thuốc gây nghiện được tính theo hạn dùng của mỗi lô thuốc, hết thời hạn lưu mẫu trên, thủ trưởng đơn vị ra quyết định hủy thuốc.

150

6.2. Báo cáo:

+ Báo cáo nhập khẩu:

5 ngày sau khi nhập thuốc gây nghiện vào kho, đơn vị nhập khẩu phải báo cáo theo qui định tại mẫu số 7 được đính kèm theo qui chế này về Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt Nam).

+ Báo cáo năm:

Hàng năm, trước ngày 15/01 các đơn vị có sử dụng, buôn bán, sản xuất thuốc phải kiểm kê tồn kho, báo cáo theo qui định tại mẫu số 8 được đính kèm theo qui chế này lên cơ quan xét duyệt dự trù.

Trước này 31/01 các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an, Sở Y tế - Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt Nam). Cục quản lý Dược Việt Nam tổng hợp báo cáo chung trong toàn ngành và trình Bộ trưởng Bộ Y tế.

Những đơn vị không có báo cáo tồn kho hàng năm thì việc xét duyệt dự trù cho năm kế tiếp bị hoãn lại chờ khi có báo cáo đầy đủ mới xét duyệt.

+ Báo cáo đột xuất:

Các đơn vị sản xuất, mua bán, sử dụng thuốc gây nghiện đều phải báo cáo khẩn tới các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trong trường hợp nhầm lẫn, ngộ độc, mất trộm, thất thoát. Khi nhận được báo cáo khẩn, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải tiến hành thẩm tra và có biện pháp xử trí thích hợp.

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an, Sở Y tế - Bộ Giao thông Vận tải tập hợp và báo cáo khẩn về Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt Nam).

+ Báo cáo xin hủy thuốc gây nghiện:

Thuốc gây nghiện quá hạn dùng, kém chất lượng cần phải hủy, đơn vị báo cáo xin hủy lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Báo cáo phải ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, lý do xin hủy, phương pháp hủy. Việc hủy thuốc gây nghiện chỉ thực hiện sau khi được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt.

Thủ trưởng các đơn vị có thuốc hủy phải thành lập hội đồng hủy thuốc. Lập biên bản sau khi hủy thuốc và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

7.1. Thanh tra, kiểm tra:

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc gây nghiện phải chịu sự kiểm

tra của Cục quản lý Dược Việt Nam, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương và chịu sự thanh tra của thanh tra chuyên ngành Dược của Bộ Y tế và Sở Y

tế.

Cơ quan xét duyệt dự trù qui định có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra các đơn

vị thuộc quyền quản lý.

151

7.2. Xử lý vi phạm:

Mọi hành vi vi phạm qui chế, tùy mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý

theo qui định của pháp luật.

QUY CHẾ KÊ ĐƠN VÀ BÁN THUỐC THEO ĐƠN

Qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn được ban hành kèm theo quyết định

số: 488/BYT - QĐ ngày 3-04-1995.

Nội dung cơ bản của qui chế này như sau:

1. Qui định chung.

1.1. Mục đích của qui chế:

+ Góp phần đảm bảo việc dùng thuốc an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả phòng

bệnh, chữa bệnh cao; đồng thời ngăn chặn việc người bệnh tự dùng một số thuốc

cần phải có chỉ định của thầy thuốc, dẫn đến có hại cho sức khỏe.

+ Xác định trách nhiệm của bác sĩ trong việc khám bệnh, kê đơn và trách

nhiệm của cán bộ dược trong việc cung ứng thuốc.

+ Chấn chỉnh việc kê đơn, cung ứng thuốc chưa hợp lý hiện nay; thực hiện

các công ước và thông lệ quốc tế về kê đơn và cung ứng thuốc cho người dùng.

1.2. Đối tượng chấp hành qui chế:

+ Các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở kinh doanh thuốc Nhà nước và tư

nhân kể cả các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh thuốc của cá nhân

và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

+ Những người có đủ điều kiện được kê đơn và bán thuốc theo đơn theo qui

định của qui chế này.

+ Qui chế này không áp dụng cho việc kê đơn thuốc và bán thuốc y học cổ

truyền dân tộc. 1.3. Điều kiện của người được kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn:

+ Người kê đơn:

- Có bằng tốt nghiệp đại học y khoa.

- Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề hoặc quyết định

của Giám đốc bệnh viện phân công khám chữa bệnh.

+ Người bán thuốc:

Có bằng chuyên môn về dược và được Sở Y tế chấp nhận cho bán thuốc.

152

+ Ở cơ sở chưa có Bác sĩ: Bộ Y tế ủy quyền cho Sở Y tế có văn bản chỉ định

người thay thế cho phù hợp với tình hình địa phương.

+ Thuốc phải kê đơn và bán theo đơn:

- Bộ Y tế qui định danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.

- Danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn được sửa đổi, bổ sung khi cần

thiết bằng văn bản của Bộ Y tế.

- Các nhà sản xuất kinh doanh thuốc bán theo đơn phải in trên nhãn thuốc

dấu hiệu: Px trong vòng tròn có màu sắc dễ thấy ở góc trên bên trái của nhãn,

đường kính vòng tròn bằng 1/6 cạnh ngắn của nhãn.

- Danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn phải được niêm yết tại nơi khám

bệnh và nơi bán thuốc để mọi người biết và thực hiện.

1.5. Các cơ sở khám chữa bệnh và bán thuốc có các sổ sau:

+ Cơ sở khám chữa bệnh:

- Sổ đơn thuốc.

- Sổ điều trị bệnh mạn tính.

- Sổ xuất, nhập thuốc cấp cứu của phòng khám bệnh tư.

+ Cơ sở bán thuốc:

- Sổ xuất, nhập thuốc bán theo đơn của cơ sở mua bán thuốc.

- Sổ mua thuốc bán theo đơn của cơ sở mua bán thuốc.

- Sổ lưu đơn thuốc gây nghiện.

Các sổ này phải:

. Có số trang và đóng dấu giáp lai của đơn vị hoặc của Sở Y tế.

. Quản lý chặt chẽ từ khâu in ấn, phát hành đến sử dụng. Nếu bị mất phải báo

cáo ngay với cơ quan quản lý y tế cấp trên trực tiếp hoặc nơi cấp giấy phép biết.

. Lưu ít nhất 03 năm kể từ tháng dùng hết trang cuối.

- Hết thời hạn lưu các loại sổ nói trên phải tổ chức hủy:

. Các tổ chức y tế của Nhà nước phải lập Hội đồng chứng kiến và ký biên

bản hủy.

. Các tổ chức của tư nhân phải mời đại diện của cơ quan quản lý y tế cấp trên

trực tiếp chứng kiến hủy và ký vào biên bản hủy.

2. Đơn và kê đơn thuốc.

+ Đơn thuốc là tài liệu pháp lý của việc chỉ định dùng thuốc và bán thuốc.

+ Những qui định về đơn thuốc:

- In theo mẫu qui định.

- Ghi đủ các mục in trong đơn.

153

- Ghi số tháng tuổi đối với người bệnh dưới 24 tháng tuổi. Ghi thêm tên bố

hoặc mẹ đối với người bệnh dưới 60 tháng tuổi.

- Viết bằng bút mực hoặc bút bi.

- Ký tên thêm bên cạnh nếu kê đơn cho dùng thuốc quá liều tối đa hoặc sửa

chữa đơn.

- Viết phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.

- Viết tên thuốc theo tên Quốc tế (DCI) hoặc viết đúng tên biệt dược.

- Viết thêm số 0 ở phía trước nếu số lượng thuốc chỉ có 1 con số. Số lượng

thuốc độc bảng A phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.

- Ghi số lượng, hàm lượng, cách dùng, liều dùng 1 lần và liều dùng 24h của

mỗi thứ thuốc.

- Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên người

kê đơn.

+ Người kê đơn thuốc phải thực hiện những qui định sau:

- Chỉ được kê đơn điều trị các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy

chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề của Sở Y tế hoặc quyết định

của Giám đốc bệnh viện..

- Chỉ được kê đơn sau khi đã:

. Trực tiếp khám bệnh.

. Nắm vững các chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ

có hại của thuốc đó. Nếu kê đơn dùng phối hợp nhiều thuốc, phải nắm vững

tương tác của các thuốc đã kê.

- Không được kê đơn số lượng thuốc dùng quá số ngày qui định sau đây:

. Bảy (07) ngày đối với các thuốc gây nghiện.

. Mười (10) ngày đối với các thuốc qui định phải kê đơn và bán theo đơn.

- Không được kê đơn trong các trường hợp sau:

. Không nhằm mục đích phòng bệnh chữa bệnh hoặc do động cơ không

chính đáng.

- Theo yêu cầu hoặc thị hiếu không đúng của người bệnh.

+ Thuốc gây nghiện phải được kê đơn riêng, một đơn hai bản để người bệnh

lưu 01 bản, nơi bán thuốc lưu 01 bản số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng

chữ và chữ đầu phải viết hoa.

+ Đối với một số bệnh mãn tính (bệnh tâm thần sang chấn hệ thần kinh, động

kinh, Parkinsơn, suy tim, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, thiên đầu thống,

migraine) cần chỉ định dùng thuốc đặc trị dài ngày hơn qui định tại điều 8 thì

dùng sổ điều trị bệnh mãn tính hay đơn thuốc. Bác sĩ được chỉ định cho bệnh

nhân số lượng đủ dùng 1 tháng. Nơi bán thuốc chỉ được bán mỗi lần số lượng đủ

dùng 15 ngày.

154

+ Đơn thuốc có giá trị mua thuốc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kê đơn

và được mua ở tất cả các cơ sở bán thuốc hợp pháp trong cả nước.

3. Bán thuốc theo đơn.

+ Người bán thuốc: có trách nhiệm đọc kỹ đơn thuốc trước khi bán, nếu thấy

đơn không đúng hoặc có nghi vấn thì có quyền từ chối bán thuốc. Nếu có điều

kiện thì hỏi lại người kê đơn, nhất là trường hợp cấp cứu.

+ Người bán thuốc phải bán đúng thuốc kê trong đơn: không được tự ý thay

đổi. Trường hợp thuốc có cùng thành phần dược chất, cùng dạng bào chế, chỉ

khác tên biệt dược thì được quyền thay thế nhưng phải được sự đồng ý của người

mua và ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng đã thay thế vào đơn.

+ Sau khi bán thuốc, người bán thuốc phải:

- Đóng dấu ''đã bán'' vào đơn.

- Ghi sổ bán thuốc.

- Lưu bản đơn chính các thuốc gây nghiện.

+ Khi mua, bán các thuốc qui định phải kê đơn và bán theo đơn, các doanh

nghiệp dược phải có sổ ghi thuốc. Nơi bán phải ghi đầy đủ số thuốc đã bán, tên và địa chỉ doanh nghiệp, ký tên người bán và đóng dấu (nếu có).

+ Không được phép quảng cáo các thuốc phải kê đơn và bán theo đơn trên

các phương tiện thông tin đại chúng.

Các thuốc phải kê đơn và bán theo đơn được ban hành kèm theo quyết định số: 488/BYT - QĐ ngày 3-4-1995 gồm:

- Các loại thuốc dễ gây nghiện.

- Các loại thành phẩm độc (theo qui chế thuốc độc hiện hành).

Trừ các thuốc sốt rét, các thuốc tránh thai, diazepam 5mg/viên được bán

không đơn mỗi lần nhiều nhất 10 viên.

- Các loại dịch truyền.

- Các loại thuốc tiêm: trừ các vitamin và vitamin tổng hợp, atropin sulfat

0,25mg/1ml, natri camphosulfonat 0,20g/2ml, strychnin sulphat 1mg/1ml.

- Các loại kháng sinh uống: trừ amoxylin, ampicillin, chloramphenicol,

erythromycin, phenoxymethyl penicillin (penicillin V), tetracyclin, cotrimoxazole,

sulfamide kháng khuẩn các loại.

L

L

L

QUI CHẾ BẢO QUẢN THUỐC, HÓA CHẤT, Y CỤ

155

Qui chế bảo quản thuốc, hoá chất, y cụ được ban hành kèm theo quyết định

số 278/BYT - QĐ ngày 09-03-1979 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nội dung cơ bản của

qui chế như sau:

1. Qui định chung.

1.1. Mục đích:

Mục đích của qui chế là để nâng cao và thống nhất công tác bảo quản trong

các kho thuốc, hoá chất, y cụ (gọi tắt là kho thuốc) của các đơn vị cơ sở trong

toàn Ngành nhằm đảm bảo chất lượng, chống nhầm lẫn, phục vụ tốt cho nhu cầu

phòng bệnh, chữa bệnh, giảm tỷ lệ hư hao.

1.2. Địa điểm của kho thuốc:

Địa điểm của kho thuốc phải ở vị trí đảm bảo các yêu cầu:

+ Địa điểm phải cao ráo, thoáng, kho để chất cháy, nổ phải xa các kho khác

và nhà ở.

+ Thuận tiện cho công tác xuất, nhập, vận chuyển, bảo vệ.

+ Đảm bảo vệ sinh: kho phải xa nơi bẩn như hố xí, hố tiểu, các khu lây, xa hồ

ao, nước đọng...

1.3. Yêu cầu thiết kế kho thuốc:

Thiết kế kho thuốc phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Chống nóng, ẩm.

+ Chống mối, mọt, chuột.

+ Thông hơi, thoáng gió.

+ Kho dược liệu phải có sân phơi, lò sấy, phòng xử lý chất lượng, chế biến

dược liệu.

+ Phòng chống cháy, nổ:

- Kho để thuốc, hoá chất dễ nổ phải dùng các vật liệu xây dựng nhẹ không

bắt cháy: nền kho thấp hơn mặt đất xung quanh ít nhất 50 cm.

- Kho chứa thuốc, hoá chất dễ cháy phải dùng các vật liệu xây dựng không

bắt cháy và chia thành buồng nhỏ để đề phòng cháy lan tràn, nền kho thấp hơn

mặt đất xung quanh khoảng 30 cm.

+ Chống bão lụt.

+ Bảo vệ kho an toàn.

+ Kho để thuốc, hoá chất có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải thiết kế đảm bảo

các yêu cầu đặc biệt đó.

156

1.4. Kho thuốc phải thi hành đầy đủ các nguyên tắc, chế độ kế toán của Nhà nước

và các qui định của Bộ Y tế về các mặt chuyên môn.

1.5. Kho thuốc phải có nội qui, phương tiện bảo vệ để đảm bảo an toàn tài sản

theo qui định chung của Nhà nước:

+ Phải có nội qui ra vào kho. Không phải cán bộ, công nhân viên của kho

thì không được vào kho nếu chưa có sự đồng ý của Thủ trưởng hay người được

ủy quyền.

+ Không ngủ trong kho, không vào kho ngoài giờ làm việc (trừ trường hợp

thiên tai, hoả hoạn, nghi vấn có trộm cắp, nếu cần có sự đồng ý của Thủ trưởng

hay người được ủy quyền và có sự kiểm soát cần thiết).

+ Kho lớn phải có chế độ bảo vệ, thường trực ngoài giờ làm việc, kể cả

ngày nghỉ.

+ Khoá cửa phải chắc chắn, chìa khoá kho phải qui định việc quản lý

bảo đảm.

1.6. Phương tiện cần thiết để bảo quản, vận chuyển thuốc, hoá chất, y cụ trong

kho do Bộ Y tế (hoặc cơ quan được Bộ ủy quyền) qui định:

Tối thiểu phải có:

+ Phương tiện bảo quản gồm: kệ, giá, tủ, máy hút ẩm, máy điều hoà nhiệt độ,

tủ lạnh, tủ sấy điện, quạt thông gió, hút gió, ẩm kế, nhiệt kế, thang, kìm, búa, đục,

đèn pin, đèn bão...

+ Phương tiện vận chuyển gồm: các loại xe nâng, xe chở hàng, hệ thống

ròng rọc...

1.7. Kho thuốc phải có nội qui và có trang bị đầy đủ các phương t iện phòng chữa

cháy; tổ chức đội chữa cháy và luyện tập chữa cháy:

+ Phương tiện phòng, chữa cháy gồm: nước, cát, xô, thùng xách nước, máy

bơm nước, bình bọt, câu liêm, bao tải, cuốc, xẻng, thang...

+ Dụng cụ chữa cháy phải sơn màu đỏ, phân công người chịu trách nhiệm

bảo quản, để ở chỗ thuận tiện khi sử dụng. Cấm dùng các dụng cụ này vào việc

khác.

+ Phải có phương án cứu chữa cháy, phân loại ưu tiên các thuốc cần cứu

trước nếu xảy ra cháy.

+ Đề phòng các nguồn gây cháy. Không được để các chất dễ cháy ở trong và

quanh kho. Vào kho không mang theo diêm, bật lửa, vũ khí, chất gây nổ, dễ bắt

lửa. Sử dụng bếp điện, đun nấu xi, sáp phải đúng chỗ qui định, người đun nấu

phải luôn luôn có mặt ở nơi làm việc.

1.8. Kho thuốc phải trang bị các phương tiện bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho

cán bộ, công nhân viên và nhân dân xung quanh khu vực kho:

+ Phải có nội qui sử dụng, bảo quản máy móc, thiết bị dùng trong kho và

kiểm tra thường xuyên.

157

+ Có nội qui an toàn lao động khi tiếp xúc với các chất độc, khi chuyển từ

khâu công tác có chất độc đến khâu công tác khác hoặc trước khi ăn uống.

+ Cán bộ tiếp xúc với chất độc phải được hướng dẫn và nắm vững cách

phòng ngừa tai nạn ngộ độc. Kho phải trang bị một số thuốc, hoá chất phòng

chống tai nạn ngộ độc cần thiết.

+ Nếu xảy ra ngộ độc, ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực kho phải tìm

cách cứu chữa kịp thời và có biện pháp xử lý chất độc, làm sạch môi trường.

1.9. Yêu cầu đối với cán bộ, công nhân viên làm công tác bảo quản thuốc, hoá

chất, y cụ:

+ Có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, được đơn vị tin cẩn.

+ Có trình độ chuyên môn đảm bảo tốt các mặt kỹ thuật, nghiệp vụ trong

phạm vi phụ trách. Trưởng kho thuốc của công ty các cấp phải là Dược sĩ đại học

hoặc trung học. Các kho thuốc của bệnh viện, xí nghiệp dược phẩm, hiệu thuốc,

nếu chưa bố trí được dược sĩ thì tạm thời cử Dược tá, nhưng phải nhanh chóng bố

trí Dược sĩ phụ trách.

+ Thủ tho tối thiểu phải là Dược tá.

+ Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần thiết. Không bố trí người có bệnh truyền

nhiễm làm việc tại các khâu có thuốc chưa bao gói kín.

2. Nguyên tắc sắp xếp, bảo quản thuốc, hoá chất, y cụ.

2.1. Nguyên tắc sắp xếp:

* Thuốc, hoá chất, bông, băng, y cụ phải có kho riêng hoặc khu vực riêng

trong kho để bảo quản theo yêu cầu và tính chất bảo quản của từng loại.

+ Thuốc độc bảng A, B.

+ Thuốc, hoá chất yêu cầu bảo quản đặc biệt:

- Hoá chất độc.

- Thuốc, hoá chất dễ cháy, nổ.

- Thuốc, hoá chất ăn mòn.

- Thuốc hoá chất dễ hút ẩm.

- Thuốc, hoá chất cần bảo quản ở nhiệt độ thấp.

- Thuốc, hoá chất cần tránh ánh sáng.

+ Thuốc, hoá chất bảo quản ở điều kiện thông thường:

- Nguyên liệu.

- Hoá chất.

- Thành phẩm.

+ Dược liệu:

- Dược liệu nguồn gốc thực vật:

. Dược liệu thô.

. Dược liệu đã bào chế (thuốc chín).

158

- Dược liệu nguồn gốc động vật.

- Dược liệu nguồn gốc khoáng vật.

+ Bông băng, y cụ (kim khí, cao su, thủy tinh). * Yêu cầu sắp xếp trong kho đối với thuốc, hoá chất, bông băng, y cụ trong

điều kiện bảo quản như sau:

+ Phải đảm bảo chống ẩm, mối mọt, không ảnh hưởng tới thông hơi, thoáng

gió. Phải xếp hàng trên kệ, bục, giá, tủ, cách tường và trần.

+ Thuận tiện cho việc kiểm tra, vận chuyển, cấp phát, đảm bảo chắc chắn, an

toàn lao động.

- Thùng, hòm xếp đúng chiều, nhãn quay ra ngoài.

- Sắp xếp phải trật tự, gọn gàng, không xếp đóng quá lớn, quá cao.

+ Mỗi loại thuốc sắp xếp theo dạng (tiêm, viên, bột, dầu, mỡ, nước...).

Mỗi dạng thuốc sắp xếp theo thứ tự vần A, B, C hoặc xếp theo mã số...

Dược liệu xếp theo nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật.

+ Sắp xếp phải đảm bảo sắp xếp hợp lý, từng thứ thuốc xếp theo thứ tự phẩm

chất, thứ tự hạn dùng, thứ tự thời gian sản xuất hoặc lô sản xuất.

+ Một thứ thuốc chỉ xếp một chỗ trong kho. Kho thuốc phải có sơ đồ sắp xếp.

2.2. Nguyên tắc chung về bảo quản:

+ Phải theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho thuốc và có biện pháp phòng,

chống nóng, chống ẩm kịp thời:

- Kho phải có nhiệt kế, ẩm kế ở những nơi cần thiết, cần ghi chép số liệu

hàng ngày để có kế hoạch chống nóng, ẩm.

- Sử dụng các chất hút ẩm khi cần thiết.

- Áp dụng phương pháp thông hơi, thoáng gió tự nhiên, hoặc bằng biện pháp

cơ điện hoặc sử dụng máy hút ẩm, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh...

+ Kho thuốc phải tránh tác động của ánh sáng đặc biệt các thuốc bị ánh sáng

làm hư hỏng phải có biện pháp làm ngăn cản ánh sáng như:

- Kho chứa thuốc này phải dùng màn đen che hoặc đóng kín cửa.

- Từng thứ thuốc phải đựng trong chai, lọ màu thích hợp hoặc bọc giấy đen.

+ Thuốc, hoá chất, y cụ phải được kiểm soát, kiểm nghiệm khi nhập, xuất,

định kỳ kiểm tra chất lượng trong thời gian lưu kho theo đúng qui chế kiểm soát,

kiểm nghiệm và theo dõi hạn dùng (nếu có).

+ Kho thuốc phải sạch sẽ, bố trí buồng giao nhận hoặc nơi giao nhận riêng,

tách biệt với các khu vực để thuốc.

- Không được để có mốc, mọt, mối, chuột, sâu bọ, nếu có phải tìm biện pháp

tiêu diệt. Có nơi riêng (xa kho thuốc) để xử lý hàng bị mốc, mối mọt, sâu bọ,

kém phẩm chất.

- Cấm mang thức ăn vào kho.

159

- Có chế độ vệ sinh khu vực kho, nơi làm việc, các phương tiện, dụng cụ, bao

bì đóng gói và bản thân cán bộ, công nhân viên kho.

+ Thuốc, hoá chất, y cụ phải có bao bì đóng gói. Bao bì đóng gói phải:

- Đáp ứng yêu cầu của từng loại thuốc nếu không đảm bảo phải kịp thời

thay ngay. - Sạch sẽ, thuận tiện cho việc vận chuyển.

- Bao bì thuốc độc bảng A theo đúng qui định trong qui chế thuốc độc.

- Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại thuốc này cho loại khác, nhất là các loại có tính chất tương kỵ và độc.

+ Thuốc, hoá chất, y cụ phải có nhãn đúng với qui chế nhãn. Các thuốc cần

hướng dẫn bảo quản phải có thêm nhãn hiệu hướng dẫn kèm theo.

+ Thuốc độc bảo quản theo đúng qui chế thuốc độc.

+ Thuốc kém, mất phẩm chất phải để riêng, có bảng ghi ''Hàng kém, mất phẩm chất chờ xử lý'' và xử lý theo kết quả kiểm nghiệm, phân loại chất lượng.

- Khi xử lý phải lập Hội đồng xử lý đúng với điều lệ tạm thời về xử lý vật tư hàng hoá thuộc ngành Y tế theo quyết định số 486 - BYT/QĐ ngày 24-10-1975.

- Trong khi chờ xử lý vẫn phải bảo quản như còn tốt.

2.3. Bảo quản các loại thuốc, hoá chất, y cụ:

+ Thuốc, hoá chất thông thường phải bảo quản theo đúng tính chất và yêu cầu riêng của từng loại:

- Tránh ẩm mốc cho thuốc viên, thuốc bột; tránh chảy cho các loại viên nang, viên bọc đường.

- Thường xuyên theo dõi các hiện tượng biến chất, đổi màu, vẩn đục, huỳnh quang đối với thuốc tiêm.

+ Dược liệu phải được đóng gói và có biện pháp bảo quản thích hợp đối với từng loại:

- Để nơi khô ráo, thoáng.

- Đảm bảo đúng tiêu chuẩn phẩm chất qui định. Định kỳ kiểm tra để có biện pháp phơi sấy.

- Chống hư hỏng, sâu, mọt, mốc.

- Định kỳ chuyển đảo kho.

- Thuốc, hoá chất có yêu cầu bảo quản đặc biệt.

+ Hoá chất độc dùng trong công tác vệ sinh, phòng dịch (diệt ruồi, muỗi, côn trùng, chuột) và hoá nghiệm phải bảo quản ở kho riêng xa kho thuốc khác và nhà ở.

- Nếu số lượng ít, có thể để ở tủ riêng, ngăn riêng hoặc khu vực riêng tách biệt với thuốc dùng cho người.

- Bao bì đóng gói phải thật bảo đảm, nút kín và xi sáp kỹ. Đồ bao gói sau khi dùng hết phải hủy hoặc rửa riêng sạch sẽ. Nếu chưa kịp hủy hoặc rửa phải bảo quản trong kho.

160

- Dự trù, giao nhận, đóng gói phải chấp hành như qui chế thuốc độc.

+ Thuốc, hoá chất dễ cháy phải bảo quản ở kho riêng được thiết kế thích hợp, xa kho thuốc khác và nhà ở.

- Đồ bao gói phải thật đảm bảo, nút kín và xi sáp kín.

- Cấm mang lửa, nguồn gây lửa, cấm hút thuốc gần kho chứa chất dễ cháy phải có ghi biển chữ ''Cấm lửa'' màu đỏ máu trên nền trắng.

- Cấm dùng đèn có ngọn lửa trực tiếp, diêm, bật lửa trong kho cháy. Phải

dùng hệ thống dây điện ngầm. Cầu chì và công tắc điện phải để phía ngoài kho.

- Cấm để chung thuốc, hoá chất dễ cháy với các chất dễ cháy khác.

+ Thuốc, hoá chất dễ nổ phải bảo quản ở kho riêng được thiết kế thích hợp,

xa kho thuốc và nhà ở. Các bình khí phải bảo quản theo các qui định riêng và chú

ý các điểm sau:

- Tránh va chạm gây hư hỏng bình và gây nên áp lực mạnh làm nổ bình.

- Không được tự ý sửa chữa, tháo lắp, thêm bớt, thay đổi màu sắc bình và các

bộ phận kèm theo.

- Các bình không cũng phải bảo quản trong kho chống nổ.

+ Các chất ăn mòn bảo quản riêng trong các đồ bao gói thích hợp và phải

theo đúng các qui định về bảo hộ lao động.

- Các bình, chai lọ để đựng phải chắc chắn, nút phải khít và được gắn chặt

vào bình. - Nhãn phải có một lớp parafin tráng ngoài đảm bảo không bị chất ăn mòn

làm hư hỏng.

- Khi ra lẻ, đóng gói, vận chuyển phải dùng thiết bị bảo hộ lao động và thực

hiện đúng qui định phòng hộ lao động.

+ Thuốc cần nhiệt độ thấp phải bảo quản riêng ở nhiệt độ thích hợp với từng

thứ:

- Nhiệt độ thích hợp nói chung là 250C.

- Vacxin, huyết thanh dạng nước yêu cầu từ 4 - 100C.

- Kháng sinh các loại nói chung bảo quản ở nhiệt độ mát (15 - 250C). Khi bảo

quản trong kho lạnh, tủ lạnh cần chống ẩm cho thuốc. Nơi không có nhà lạnh, tủ

lạnh thì chọn chỗ để mát nhất trong kho .

- Thường xuyên theo dõi để nắm vững tình trạng, phẩm chất, hạn dùng của

thuốc.

+ Thuốc, hoá chất dễ hút ẩm, dễ chảy nước phải bảo quản trong đồ bao gó i

kín, có chất hút ẩm kèm theo và định kỳ thay thế chất hút ẩm, để nơi khô ráo:

- Tránh để thuốc, hoá chất tiếp xúc lâu với khí trời khi ra lẻ, đóng gói, cân đong.

- Thường kỳ kiểm tra đồ bao gói và kịp thời thay khi đồ bao gói bị hỏng.

- Thuốc tiêm dạng bột, các loại kháng sinh tiêm cần phải xi sáp cẩn thận và

chú ý chống ẩm cho thuốc.

- Bảo quản đồ băng bó và dụng cụ y tế.

161

+ Bông, băng, gạc, chỉ khâu, đồ băng vải, đồ da phải bảo quản trong kho

thoáng, khô ráo:

- Các loại đã tiệt trùng phải giữ gìn tốt với đồ bao gói, bảo quản riêng từng

loại, kiểm tra thời hạn qui định, đảo kho thường kỳ. Băng dính bảo quản như dụng cụ cao su.

- Chỉ khâu cần phải bảo quản nơi kín, tránh bụi bẩn, tùy từng thứ phải ngâm

trong các chất bảo quản.

- Dụng cụ bằng da cần phải bảo quản nơi khô, tránh ẩm mốc.

- Phải chống chuột, gián. Tủ, giá phải sơn màu sáng, trong tủ có để băng

phiến. Chân tường, chân kệ định kỳ phun thuốc sát trùng.

+ Dụng cụ kim khí bảo quản trong điều kiện khô mát, độ ẩm thích hợp

(dưới 80%): - Dụng cụ kim khí mạ phải tìm đủ mọi biện pháp để chống rỉ, bôi dầu trung

tính, vaselin hoặc dầu parafin và bọc trong giấy parafin.

- Dụng cụ có lưỡi sắc phải để vào hộp có ngăn giữ chắc từng chiếc một tránh

sứt mẻ.

- Không để chung dụng cụ kim khí với dụng cụ cao su và các chất ăn mòn.

+ Dụng cụ cao su cần phải bảo quản ở chỗ mát, tránh ánh sáng, tránh nắng,

tránh nóng, tránh luồng gió, nhiệt độ phải ít thay đổi:

- Phải tránh dính:

. Nếu xếp chồng lên nhau phải xoa bột tale, không xếp chồng lên nhau nặng

làm chảy, dính, biến dạng.

. Găng cao su phải xoa bột tale.

. Túi chườm, đệm chống loét phải bơm phồng nhẹ xoa bột tale.

- Các loại ống tránh gập, gãy.

- Không để chung với các chất làm hỏng cao su như acid, dầu, dung môi hoà tan cao su.

- Chú ý đến thời gian sản xuất để có kế hoạch luân lưu.

+ Dụng cụ thủy tinh cần phải bảo quản nơi khô, tránh va chạm gây nứt, vỡ:

- Không xếp chồng lên nhau nhiều và phải có lót giấy giữa hai cái.

- Dụng cụ tinh vi phải để vào hòm, hộp ở nơi có nhiệt độ ổn định và mát.

- Dụng cụ có nút, vòi khoá mài phải tránh lẫn lộn, đề phòng bị két chặt.

+ Dụng cụ tráng men cần phải bảo quản tránh sây sát, va chạm làm long men.

Nếu có chỗ tróc phải sơn lại ngay. Khi sắp xếp phải có lót giữa mỗi cái.

+ Dụng cụ bằng chất dẻo cần phải bảo quản ở nơi mát, nhiệt độ ít thay đổi để tránh thay đổi hình thù, độ cứng, bị giòn:

- Để nơi khô ráo, tránh mốc.

- Phải đề phòng cháy.

- Không để chung với các chất làm tan chất dẻo như axeton.

162

- Phim ảnh phải tránh ẩm mốc, tránh tác dụng của ánh sáng và các chất làm

hỏng phim. Giữ nguyên đồ bao gói của nơi sản xuất và để trong buồng tối. Các

hộp đựng phim phải xếp thẳng đứng tránh chồng đè lên nhau. Có chế độ thử bằng

cách đưa đi chụp ngay khi mới nhận và định kỳ từng thời gian. Cần để phòng

cháy đối với loại phim làm bằng nitroxenlulose.

CHƯƠNG III

KINH TẾ DƯỢC

163

164

DOANH NGHIỆP

1. Đại cương.

1.1. Kinh tế vi mô:

Kinh tế học có 2 bộ phận quan trọng: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế. Kinh tế vi mô nghiên cứu các bộ phận, các chi tiết cấu thành bức tranh lớn (kinh tế vĩ mô).

Nền kinh tế vĩ mô chỉ được tạo thành bởi các bộ phận, các chi tiết cấu thành của kinh tế vi mô.

Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân: cung, cầu, sản xuất, chi phí giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế. Còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia.

Kinh tế vi mô tập trung nghiên cứu các vấn đề của các thành phần kinh tế trong một quốc gia mà trong đó vấn đề nghiên cứu về các doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm.

1.2. Khái niệm về doanh nghiệp:

Khi nghiên cứu về doanh nghiệp, các nhà kinh tế học đã đưa ra các khái niệm

sau:

+ Doanh nghiệp là một tổ chức, một đơn vị kinh tế được thành lập theo luật nhằm mục đích kinh doanh.

+ Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh theo yêu cầu của thị trường và xã hội để đạt lợi nhuận tối đa, đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất.

+ Kinh tế doanh nghiệp là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn: sản xuất, buôn bán, dịch vụ.

+ Mục tiêu của kinh doanh nhằm:

- Tìm kiếm lợi nhuận.

- An toàn.

- Phát triển.

+ Đặc điểm của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp

165

Tìm Là một Tổ hợp các Sản xuất Phân chia lợi nhuận

kiếm lợi

nhuận

nhóm người có tổ chức và có cấp

bậc

nhân tố sản xuất (các đầu

vào)

(các đầu ra

để bán) Người lao

động.

Người chủ nợ.

Người sử dụng.

Người cung cấp.

1.3. Phân loại:

Có thể phân loại các doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau:

+ Phân loại theo qui mô của doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp

vừa, doanh nghiệp nhỏ. Trong đó qui mô vừa và nhỏ có ưu điểm và phù hợp với

điều kiện Việt Nam hiện nay.

+ Phân loại theo ngành kinh tế kỹ thuật: doanh nghiệp công nghiệp, doanh

nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, doanh nghiệp dược...

+ Phân loại theo cấp quản lý: doanh nghiệp do Trung ương quản lý, doanh

nghiệp do địa phương quản lý.

+ Phân loại theo hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất: doanh nghiệp Nhà

nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể (HTX), doanh nghiệp liên

doanh...

Các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong kinh tế,

được quản lý theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Nhiệm vụ,

quyền hạn và quyền lợi của các doanh nghiệp gắn chặt với nhau. Các doanh

nghiệp được thành lập, hoạt động và giải thể theo đúng qui định của pháp luật.

1.4. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:

1.4.1. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình bao gồm từ việc đầu tiên

là nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường về hàng hoá, dịch vụ đến khả năng

đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp và cuối cùng là việc tổ chức tiêu thụ

hàng hoá, dịch vụ và thu tiền về cho doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm 3 giai

đoạn:

+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường để

quyết định: Sản xuất cái gì ? Sản xuất bao nhiêu (với doanh nghiệp sản xuất) và

cần mua hàng hoá gì ? Mua bao nhiêu (với doanh nghiệp buôn bán) ?

+ Tổ chức hợp lý hiệu quả việc sản xuất hoặc mua bán hàng hoá đã chọn theo

nhu cầu của thị trường. Phải chủ động, biết khai thác các tiềm năng sẵn có... Vấn

đề thời cơ trong kinh doanh phải đặc biệt quan tâm.

+ Tổ chức tốt việc bán hàng hoá và thu tiền về cho doanh nghiệp để hoàn

thành quá trình kinh doanh và chuẩn bị ngay quá trình kinh doanh tiếp theo.

166

1.4.2. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu

khảo sát nghiên cứu nhu cầu thị trường đến lúc bán xong hàng hóa và thu tiền về

cho doanh nghiệp; hay đó là khoảng thời gian để thực hiện một quá trình kinh

doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh bắt buộc các doanh nghiệp phải

rút ngắn chu kỳ kinh doanh và thực hiện được nhiều chu kỳ kinh doanh của mình

để đạt hiệu quả cao.

Có thể khái quát quá trình kinh doanh và chu kỳ kinh doanh như sau:

T - H - T' = t với T' = T + m

Trong đó: T : toàn bộ chi phí đầu vào (giá trị đầu vào).

H : hàng hoá.

T',: giá trị hàng hoá sau khi bán (giá trị đầu ra).

t , : chu kỳ kinh doanh.

m : chênh lệch giá trị đầu vào đầu ra.

Qua đó cho thấy: các doanh nghiệp đều phải thực hiện một quá trình kinh

doanh qua 3 giai đoạn là: T, H, T'. Nhưng để thực hiện quá trình kinh doanh này

mỗi doanh nghiệp thực hiện mất một khoảng thời gian khác nhau (t), đó là chu kỳ

kinh doanh. Để kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải lựa chọn 1 chu kỳ

kinh doanh t phù hợp nhất. Thông thường t càng ngắn càng tốt.

1.5. Sự ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong của doanh nghiệp:

1.5.1. Sự ra đời của doanh nghiệp:

Mọi doanh nghiệp đều được thành lập dựa trên những ý tưởng tốt đẹp và phải

tuân theo những qui định của pháp luật. Đây là giai đoạn khởi đầu của doanh

nghiệp, nhiều khi nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, vì vậy phải nhanh

chóng khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp trên thị trường. Tùy qui mô của

doanh nghiệp mà thời gian này ngắn hay dài. Tuy nhiên không nên đốt cháy giai

đoạn này và cũng không nên kéo dài giai đoạn này.

1.5.2. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp:

Đây là mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ những doanh nghiệp có các

biện pháp quản lý hữu hiệu, kinh doanh hiệu quả thì mới tồn tại và phát triển

được. Các doanh nghiệp mắc những sai lầm trong quản lý hoặc kinh doanh

không có hiệu quả sẽ dẫn đến tiêu vong (phá sản).

167

1.5.3. Sự tiêu vong của doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp mắc những sai lầm trong quản lý, kinh doanh sẽ dẫn đề

tiêu vong (phá sản). Các nhà kinh tế học đã tổng kết các nguyên nhân phá sản

doanh nghiệp sau đây:

+ Mất thị trường (ế hàng), không giành được thị trường (cạnh tranh kém,

marketing kém).

+ Thiếu vốn trong kinh doanh.

+ Sai lầm trong quản lý, điều hành và quản lý doanh nghiệp kém. Đối với

Việt Nam đây là vấn đề còn yếu.

Một chu kỳ phát triển (sự ra đời, tồn tại, phát triển, tiêu vong) của doanh

nghiệp có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

T

0 t1 t2 t3 t

Sơ đồ: Chu kỳ phát triển của một doanh nghiệp.

Trong đó: t : thời gian

T.: tốc độ phát triển của doanh nghiệp

t1 : pha ra đời

t2 : pha tồn tại, phát triển.

t3 : pha tiêu vong (phá sản), pha tàn lụi.

Đường I: khái quát quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Đường II: biểu diễn thực chất quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Từ sơ đồ cho thấy:

- Các doanh nghiệp phải nhận biết doanh nghiệp mình đang ở pha nào để có các biện pháp quản lý và kinh doanh phù hợp.

- Phải tôn trọng tính qui luật của sự phát triển.

- Nguyên tắc quản lý và kinh doanh ở các pha là:

. Pha t1: khẳng định vai trò và vị trí của doanh nghiệp.

. Pha t2: phải tìm mọi biện pháp để kéo dài pha này như đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá chức năng, dựa trên nguyên tắc lựa chọn kinh tế tối ưu cho

168

doanh nghiệp, tích cực áp dụng các biện pháp quản lý, kể cả các biện pháp để tạo ra lợi thế cho kinh doanh, vấn đề uy tín, chất lượng...

. Pha t3: phải nhanh chóng tuyên bố phá sản theo qui luật càng sớm càng tốt.

1.6. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải gắn hoạt động của mình với các vấn đề kinh tế vĩ mô, các vấn đề của xã hội, trong nước và quốc tế.

1.6.1. Ảnh hưởng của các vấn đề kinh tế vĩ mô và xã hội đến doanh nghiệp:

+ Môi trường kinh tế: giá cả, tỷ lệ hối đoái, các luật thuế...

+ Môi trường pháp luật.

+ Môi trường văn hoá: lối sống, trình độ văn hoá, dân trí, phong tục tập quán, mốt...

+ Môi trường xã hội: việc làm, thất nghiệp, thu nhập, mức sống, sức khoẻ, bệnh dịch...

+ Môi trường công nghệ: tiến bộ khoa học công nghệ.

+ Môi trường chính trị.

+ Môi trường sinh thái.

+ Môi trường khu vực, quốc tế.

1.6.2. Ảnh hưởng của doanh nghiệp đến các vấn đề kinh tế và xã hội:

+ Ảnh hưởng tốt:

- Tạo công ăn việc làm cho xã hội.

- Thực hiện các sáng kiến, phát minh.

- Kích thích cạnh tranh kinh tế lành mạnh.

- Đóng góp cho ngân sách nhà nước.

+ Ảnh hưởng không tốt:

- Dễ gây ô nhiễm.

- Cạnh tranh không lành mạnh (rối ren, đặc biệt với các doanh nghiệp có

nguy cơ phá sản).

1.7. Chức năng của doanh nghiệp:

Để thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, doanh nghiệp phải thực

hiện quá trình quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của quản trị kinh

doanh được thể hiện ở chức năng quản trị kinh doanh hay cũng chính là chức

năng của doanh nghiệp.

1.7.1. Theo các tác giả thuộc trường phái cổ điển:

Theo H.Fayol, doanh nghiệp có 6 chức năng:

+ Chức năng kỹ thuật (sản xuất).

+ Chức năng thương mại (biết mua và bán cũng quan trọng như biết sản xuất).

169

+ Chức năng tài chính (tạo nguồn và quản lý vốn).

+ Chức năng an toàn (bảo vệ của cải và con người).

+ Chức năng kế toán (đưa ra được tình hình kinh tế của doanh nghiệp bằng

những chỉ dẫn rõ ràng và chuẩn xác).

+ Chức năng quản lý (quản lý đó là dự đoán, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và

kiểm tra).

1.7.2. Trường phái các nhà quản lý hiện đại:

+ Theo phương hướng tác động, quản trị kinh doanh có chức năng sau:

- Chức năng định hướng.

- Chức năng tổ chức và phối hợp.

- Chức năng điều khiển.

- Chức năng kiểm tra.

- Chức năng điều chỉnh và thúc đẩy.

+ Theo nội dung tác động, quản trị kinh doanh có các chức năng sau:

- Chức năng quản trị.

- Chức năng hoà nhập với thị trường.

- Chức năng quản trị nhân sự (xã hội).

- Chức năng quản trị tài chính, thương mại.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nội dung quản trị kinh doanh của doanh

nghiệp.

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp:

2.1.1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức:

Tổ chức là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động

trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề ra của hệ thống dựa trên cơ sở các

nguyên tắc và qui tắc quản trị qui định.

Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật

tự nào đó các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau,

có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Chúng được chuyên môn hoá, có

trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu

khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích

chung đã xác định của doanh nghiệp.

+ Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý:

Tính tối ưu - tính linh hoạt - tính tin cậy lớn - tính kinh tế.

+ Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý:

- Ảnh hưởng trực tiếp:

170

. Tình trạng và trình độ phát triển của công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

. Tính chất và đặc điểm sản xuất: chủng loại sản phẩm, qui mô sản xuất, loại

hình sản xuất.

- Ảnh hưởng gián tiếp:

. Quan hệ sở hữu tồn tại trong doanh nghiệp.

. Mức độ chuyên môn hoá và tập trung hoá của các doanh nghiệp quản lý.

. Trình độ cơ giới hoá của các hoạt động quản lý.

. Quan hệ phụ thuộc giữa số người bị lãnh đạo, khả năng kiểm tra của lãnh

đạo đối với hoạt động của cấp dưới.

. Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp với đội ngũ cán bộ quản lý.

2.1.2. Nguyên tắc tổ chức và quản lý một doanh nghiệp:

* Nguyên tắc tổ chức:

Người ta chia tổ chức doanh nghiệp theo các loại:

+ Tổ chức theo lối trực tuyến:

Một giám đốc, mệnh lệnh được truyền theo một đường thẳng:

Người lãnh đạo tuyến 1 Người lãnh đạo tuyến 2

A1 A2 An B1 B2 Bn

Sơ đồ: Tổ chức cơ cấu trực tuyến. - Ưu điểm: . Phát huy được tính năng động cá nhân.

. Phù hợp với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.

. Tính quyết đoán cao, hiệu quả.

- Nhược điểm:

. Quan liêu, độc đoán.

. Không phát huy được năng lực của cộng sự.

. Giám đốc phải giỏi nhiều lĩnh vực.

+ Tổ chức theo lối chức năng:

Phân công sự quản lý theo chức năng của từng công việc:

Người lãnh đạo doanh nghiệp

Người lãnh đạo doanh nghiệp

171

Sơ đồ: Tổ chức cơ cấu chức năng.

- Ưu điểm:

. Phát huy được năng lực của cộng sự.

. Phù hợp với các loại hình doanh nghiệp lớn.

- Nhược điểm:

. Tính quyết đoán kém, dễ đùn đẩy nhau.

. Không phát huy được tính năng động cá nhân.

. Dễ mâu thuẫn nội bộ. + Tổ chức theo lối chức năng - trực tuyến:

Những doanh nghiệp mới thành lập, sát nhập, tách hoặc thừa kế hoạt động

theo lối chức năng trực tuyến. Sau một thời gian hoạt động nếu có một người lớn

hơn hẳn những người khác thì hoạt động theo kiểu trực tuyến. Nếu cảm thấy

không thể thiếu nhau được thì hoạt động theo lối chức năng.

Người lãnh đạo doanh nghiệp Tham mưu

Người lãnh đạo tuyến 1

Người lãnh đạo chức năng a

Người lãnh đạo chức năng b

Người lãnh đạo tuyến 2

1 2 n - 1 n

Sơ đồ: Cơ cấu trực tuyến - chức năng.

2.1.4. Nội dung quản lý của một doanh nghiệp:

Quản lý một doanh nghiệp nghĩa là quản lý các hoạt động của doanh nghiệp

hướng vào và đạt được mục tiêu do doanh nghiệp đề ra với các nội dung:

* Lập kế hoạch:

Người lãnh đạo chức năng A Người lãnh đạo chức năng B

1 2 n

172

+ Yêu cầu:

- Lập kế hoạch ngắn, trung, dài hạn.

- Phải có chỉ tiêu cụ thể.

- Khả thi.

- Lường trước được khả năng xấu nhất.

+ Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch trên, phải trả lời được

các câu hỏi sau:

- Ai làm việc đó (nhân lực) ?

- Làm khi nào (thời gian) ?

- Làm như thế nào (phương pháp) ?

- Về quản trị nhân sự.

- Phân công đúng năng lực sở trường của từng người (quản trị nhân sự).

- Về lãnh đạo: thì phải biết ra mệnh lệnh và dám ra mệnh lệnh. Chỉ ra những

mệnh lệnh có thể thực hiện được; biết ủy quyền và dám ủy quyền; biết phát huy tính

năng động và sáng tạo của cộng sự; biết khen chê hợp lý, biết nhận lỗi.

* Bước phối hợp và phân công:

+ Tổ chức và hướng các hoạt động vào guồng máy của doanh nghiệp, mỗi cá

thể như là một mắt xích.

+ Biết phối hợp các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

* Kiểm tra đánh giá:

+ Phải công bằng khách quan.

+ Có phương pháp để tự đánh giá.

+ Có tiêu chuẩn phù hợp.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động ở trên.

2.2. Doanh nhân (chủ doanh nghiệp):

Doanh nhân là những người có sáng kiến, quyết tâm, dám mạo hiểm, chấp

nhận rủi ro để đứng ra tự mình điều hành doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước

pháp luật về việc điều hành doanh nghiệp.

2.2.1. Đặc tính của doanh nhân:

+ Phải có tham vọng (quyết tâm sắt đá).

+ Tự tin, có điểm kiểm soát nội tâm rất cao: nhìn thấy khó khăn nhưng không

né tránh, không sợ, tìm cách khắc phục khó khăn.

+ Biết quan tâm đến cộng sự.

2.2.2. Nguyên tắc quản lý:

+ Phải có hành động quyết đoán.

+ Phải biết lắng nghe.

173

+ Phải có đầu óc tự chủ.

+ Phải biết huy động, thu hút tài năng về cho doanh nghiệp.

+ Giỏi một nghề nhưng biết nhiều nghề (phù hợp với tổ chức theo cơ cấu

chức năng).

+ Mềm dẻo nhưng chặt chẽ.

+ Cơ cấu tổ chức đơn giản gọn nhẹ, kiểm soát được.

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Đại cương.

1.1. Khái niệm:

Các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh tất yếu phải có nguồn

tài chính để sử dụng, đảm bảo các yếu tố hợp lý và đồng bộ trong mọi khâu và ở

mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động tài chính biểu hiện ra ngoài là qũy tiền tệ, bên trong nó ẩn giấu

những quan hệ kinh tế phức tạp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính

trung gian, quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Tất cả các quan hệ kinh tế trên đều gắn liền với việc kinh doanh và sử dụng các qũy tiền tệ trong doanh nghiệp.

Những mối quan hệ trên đây biểu hiện thành quá trình vận động của vốn

kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp được coi là công cụ quản lý sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tích cực hoặc ngược lại cũng có thể kìm hãm kinh doanh sản xuất. Như vậy, tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị

phản ảnh sự vận động và chuyển hoá các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các qũy tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Với cơ chế quản lý hạch toán kinh doanh, Nhà nước không can thiệp vào hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng thông qua hệ thống doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và mở rộng nguồn thu nhập đáp ứng những nhu cầu chính của

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.

174

1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp:

+ Chức năng phân phối:

Tổ chức doanh nghiệp thực hiện chức năng phân phối dưới hình thức giá trị

các của cải vật chất thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các qũy tiền tệ nhằm

đáp ứng yêu cầu tích lũy hay tiêu dùng của doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc phân phối thu nhập mà với chức năng phân phối tài chính khai thông các

nguồn tài chính trong xã hội đảm bảo vốn cho doanh nghiệp hoạt động.

Chức năng phân phối là chức năng cơ bản của tổ chức doanh nghiệp.

Hoạt động phân phối có thể tiến hành:

- Trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp: phân phối điều tiết vốn cho các bộ phận,

cho các đơn vị thành viên, cho mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Giữa hai chủ thể khác nhau: doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức kinh tế

khác của tập thể, cá nhân trong và ngoài nước hoặc nộp thuế...

+ Chức năng giám đốc: chủ yếu là ''Giám đốc'' bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu về tài chính: tình hình, hiệu quả, mục đích kinh doanh sản xuất có khả

năng được ký theo dự kiến hoặc phản ánh một cách tổng hợp bằng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính. Vì thế thông qua các chỉ tiêu này để kiểm tra giám sát hoặc

phát huy, khắc phục, điều chỉnh các mặt và các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, đạt mục tiêu đã định.

Giám đốc là chức năng quan trọng của tài chính. Giám đốc tài chính mang

tính toàn diện và có hiệu quả, thường xuyên và liên tục.

Các tổ chức thực hiện:

- Cơ quan tài chính Nhà nước.

- Tín dụng.

- Quản lý cấp trên.

- Tự giám đốc (quan trọng nhất, doanh nghiệp tự giám sát hoạt động của

mình).

Hai chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phân phối là cơ sở để giám đốc đảm bảo phân phối đúng mục đích và đạt hiệu quả, đảm bảo tính lành mạnh cho hoạt động kinh tế tài chính.

1.3. Các nguyên tắc quản lý và nội dung công tác tài chính:

+ Các nguyên tắc quản lý:

Trong công tác quản lý, cần quán triệt những nguyên tắc sau:

- Lấy thu bù chi và có lãi: là nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế, đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản của hạch toán, của quản lý tài chính doanh nghiệp, nguyên tắc quyết định để tài chính doanh nghiệp trở thành một bộ phận độc lập trong hệ thống tài chính thống nhất.

- Rủi ro và lãi xuất: đơn vị tiền vốn càng chịu nhiều rủi ro thì giá trị lãi xuất càng thấp.

175

- Giá trị thực của đồng vốn: đồng tiền ngày hôm nay khác đồng tiền ngày mai do nhiều yếu tố: lạm phát, định giá. Đánh giá hiệu quả thực tính trên đơn vị tiền tệ cố định.

- Nguyên tắc cân bằng ngân qũy.

+ Nội dung của công tác tài chính doanh nghiệp:

Trong thực tiễn tổ chức công tác tổ chức doanh nghiệp có thể bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tham gia thẩm định dưới góc độ tài chính những dự án lớn về sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển ban quản trị hoặc giám đốc phải vạch ra những vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai ? Bằng những dữ liệu dưới góc độ tài chính như: khả năng về nguồn tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, người quản lý tài chính chủ động tham gia vào những định hướng nêu trên bằng những luận cứ có tính thuyết phục cao nhằm đạt được những mục tiêu đã hoạch định.

- Chuẩn bị các luận cứ và xây dựng các qui định tài chính của doanh nghiệp

sau khi những dự án lớn được thông qua. Nhằm đạt được những mục tiêu đó thông thường là:

. Các qui định về kết cấu của doanh nghiệp.

. Các qui định về tài trợ dài hạn,

. Các qui định điều chỉnh qui mô vốn có của doanh nghiệp.

. Các qui định về phân phối lợi nhuận, thu nhập, tạo lập và sử dụng các qũy

chi trữ của doanh nghiệp.

Tính đúng đắn của các qui định trên ảnh hưởng đến tính sống còn của doanh

nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Kế

hoạch tài chính bao gồm:

. Kế hoạch tài chính dài hạn.

. Kế hoạch tài chính hàng năm.

. Kế hoạch tài chính bộ phận.

- Phân tích, kiểm tra và đánh giá kết quả tài chính thông qua hàng loạt các chỉ

tiêu như: khả năng thanh toán, hệ số nợ, các chỉ tiêu sử dụng vốn.

Người quản lý tài chính đánh giá được toàn diện tình hình của mình trên cơ

sở đó có định hướng trong thời gian tới.

1.4. Phân loại vốn:

Vốn là số tiền ứng trước để đảm bảo các yếu tố của sản xuất kinh doanh. Để

có quan niệm đúng đắn đưa tới việc sử dụng và quản lý hợp lý về vốn (đúng mục

tiêu qui định), cần thiết phải nghiên cứu phân loại vốn.

Có hai cách phân loại vốn:

+ Theo nguồn hình thành:

176

- Vốn pháp định: do ngân hàng Nhà nước hoặc cấp trên cho đơn vị (thường

phải nộp thuế vốn theo qui định); do xã viên và cổ đông đóng góp (hợp tác xã;

các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần).

- Vốn tự bổ sung: gồm nguồn vốn trích từ qũy của xí nghiệp, vốn của phần lãi

không chia của các công ty tư nhân. Các khoản chênh lệch giá vật tư, hàng hoá

thuốc men tồn kho.

- Vốn huy động: gồm các khoản do các đơn vị tham gia liên doanh góp.

- Vốn thanh toán: hình thành do quá trình thanh toán với Nhà nước, với

doanh nghiệp bạn, với cá nhân (tiền nợ nộp ngân sách thuế, chiếm dụng vốn của

đơn vị bạn hoặc bị bạn chiếm dụng vốn).

- Vốn tín dụng do phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Với các nguồn vốn ở trên việc huy động nguồn vốn nào là tùy thuộc vào tình

hình cụ thể của doanh nghiệp và tiêu thức để đánh giá là có hiệu quả.

+ Theo mục đích sử dụng:

- Vốn cố định: dùng mua sắm, xây dựng tài sản cố định của đơn vị.

- Vốn lưu động: dùng dự trù nguyên liệu, nhiên liệu thuốc men để đảm bảo

hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.

- Vốn xây dựng cơ bản: do ngân sách nhà nước cấp hoặc vốn tự bổ sung được

dùng để tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các qũy của xí nghiệp: qũy khuyến khích phát triển sản xuất, phúc lợi, khen

thưởng, bảo toàn vốn.

- Nguồn vốn kinh phí: vốn được cấp phát để chi cho các sự nghiệp văn hoá

xã hội.

2. Vốn cố định trong doanh nghiệp.

* Trong mọi nền sản xuất hàng hoá, muốn tiến hành kinh doanh sản xuất

phải có hai yếu tố: sức lao động và tư liệu sản xuất (TLSX).

Công thức tổng quát: P = C + V + M

Trong đó:

P : tổng sản phẩm xã hội.

C : tư liệu sản xuất.

V : sức lao động biểu hiện bằng tiền lương lao động sản xuất vật chất.

C = C1 + C2

C1 : tư liệu lao động.

C2 : đối tượng lao động.

M : lợi nhuận (giá trị thặng dư).

177

* Căn cứ vào tính chất và tác dụng tham gia vào quá trình sản xuất, TLSX lại

được chia thành đối tượng lao động (C2) và tư liệu lao động (C1).

+ Tư liệu lao động (C1) là tất cả những vật được sử dụng để tác động vào đối

tượng lao động nhằm phục vụ phương hướng và đạt được mục tiêu kinh doanh

của doanh nghiệp đề ra. Ví dụ: quầy hàng cửa hiệu, kho tàng, máy móc thiết bị...

+ Đối tượng lao động (C2) trong doanh nghiệp sản xuất bị thay đổi hình dáng

ban đầu và bị tiêu hao hoàn toàn trong chu kỳ sản xuất. Còn tư liệu lao động khi

tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dù bị hao mòn dần về giá trị nhưng

hình thái vật chất ban đầu không thay đổi, chúng phát huy tác dụng trong nhiều

chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ khi hết thời hạn sử dụng hoặc không có lợi về

mặt kinh tế mới phải thay thế đổi mới.

2.1. Tài sản cố định (TSCĐ):

2.1.1. Tính chất:

TSCĐ của các doanh nghiệp Nhà nước phải đảm bảo đủ hai tiêu chuẩn:

- Giá trị: tùy thuộc thời giá của Bộ Tài chính ban hành.

- Thời gian sử dụng dài: trên 1 năm.

Tiêu chuẩn này thường được điều chỉnh cho phù hợp tình hình thời giá của

từng thời kỳ.

Nếu những tư liệu lao động nào không đủ một trong hai tiêu chuẩn trên sẽ

được coi là công cụ lao động và do nguồn vốn lưu động mua sắm. Giá trị

Công Tài sản cố định

cụ

lao

động

1 năm thời gian

Ngoại lệ: một số tài sản mình nó không còn thoả mãn hai tiêu thức trên nhưng nếu xếp nó trong một tổng thể và được sử dụng đồng thời thì cả tổng thể đó coi là tài sản cố định.

2.1.2. Đặc điểm:

+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên hình

thái ban đầu.

178

+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm hàng hoá dịch vụ của nó tham gia sáng tạo ra.

2.1.3. Phân loại:

Phân loại để gọi tên tài sản mà có biện pháp quản lý và sử dụng đúng.

+ Theo hình thái biểu hiện:

- TSCĐ có hình thái vật chất: nhà xưởng, kho tàng, máy móc, phương tiện vận tải.

- TSCĐ không có hình thái vật chất:

. Chi phí thành lập doanh nghiệp: chi phí khảo sát, thăm dò làm luận chứng kinh tế, chi phí đào tạo cán bộ.

. Chi phí nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, chi phí cho phát minh sáng chế.

. Chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, mua nhãn hiệu thương mại hoặc chi phí mua chuyển đặc nhượng hay quyền khai thác sản phẩm của các hãng, doanh nghiệp khác đã có uy tín trên thị trường. Nhờ đó mà sản phẩm của doanh nghiệp bán chạy hay bán được giá cao hơn so với các sản phẩm không mang nhãn hiệu

hoặc tên hàng SX đó.

Tỷ trọng giữa TSCĐ có hình thái vật chất và TSCĐ không có hình thái vật chất của doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất là khác nhau.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tỷ trọng TSCĐ không mang hình thái vật chất có xu hướng ngày càng tăng trong giá trị TSCĐ của doanh nghiệp.

+ Theo công dụng kinh tế:

- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản: nhà cửa, cửa hàng, cửa hiệu, nhà kho, vật kiến trúc (đường dây điện, sân phơi, lò sấy, tường...), thiết bị động học, máy vận tải (ô tô, xe cải tiến...), tài sản khác (máy vi tính...).

- TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản:

. Nhà cửa, máy móc dùng trong công tác văn phòng, quản lý...

. Nhà trẻ, nhà mẫu giáo.

. Ô tô phục vụ lãnh đạo.

+ Theo tình hình sử dụng: thường chia thành 5 loại:

- TSCĐ đang dùng: là những tài sản đang dùng hoặc cho sửa chữa nhỏ, nghỉ

do thời vụ hoặc do chu kỳ sản xuất.

- TSCĐ chưa dùng (TSCĐ còn nằm trong dự trữ của doanh nghiệp phù hợp

với phương hướng sản xuất của doanh nghiệp).

- TSCĐ chờ sửa chữa lớn.

- TSCĐ không cần dùng (không phù hợp chờ nhượng bán).

- TSCĐ chờ thanh lý (đã hỏng, không dùng được nhưng chưa thanh lý).

+ Theo nguồn hình thành:

- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu.

- TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả.

179

2.1.4. Kết cấu TSCĐ:

+ Thông qua phân loại TSCĐ và giá trị TSCĐ tại một thời điểm giúp cho

việc xác định và phân tích kết cấu TSCĐ nhằm tạo ra một kết cấu TSCĐ hợp lý,

phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

+ Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng trị giá từng loại TSCĐ so với trị giá TSCĐ tại

một thời điểm. Kết cấu TSCĐ của một doanh nghiệp luôn luôn biến động do

nhiều nhân tố:

- Ngành nghề kinh doanh thương mại khác nhau thì kết cấu TSCĐ khác nhau:

doanh nghiệp sản xuất khác doanh nghiệp kinh doanh.

- Theo tốc độ phát triển của doanh nghiệp: lúc đầu thì TSCĐ sản xuất kinh

doanh cơ bản chiếm phần lớn, nhưng khi doanh nghiệp phát triển có khả năng

mở rộng phục vụ lợi tập thể thì tỷ trọng TSCĐ loại này thay đổi và có chiều

hướng đi xuống.

- Phương hướng đầu tư xây dựng cơ bản.

- Chất lượng công tác quản lý TSCĐ: vì bảo quản tốt, sử dụng hợp lý và có

kế hoạch nhượng bán thanh lý TSCĐ kịp thời sẽ giảm được TSCĐ không cần

dùng và TSCĐ chờ thanh lý tạo điều kiện thuận lợi để khai thác hết năng lực của

TSCĐ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.2. Vốn cố định (VCĐ):

2.2.1. Đặc điểm:

VCĐ trong doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSCĐ cho kinh doanh mà

đặc điểm vận động của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh sản xuất,

được bù trong luân chuyển khi TSCĐ đã hình thành nhiệm vụ khấu hao. 2.2.2. Khái niệm:

Có thể định nghĩa: ''VCĐ là biểu hiện bằng tiền của giá trị còn lại của TSCĐ''. Như vậy:

+ VCĐ là số tiền ứng trước nên cần phải thu hồi, bảo toàn vốn.

+ Giá trị còn lại của TSCĐ ứng với vốn cố định tại thời điểm đó. Do vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có biện pháp bảo đảm giá trị thực của TSCĐ và khấu hao sử dụng đúng mức.

2.3. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp:

2.3.1. Hao mòn TSCĐ:

+ Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng hay giá trị nói chung được sử dụng trong quá trình sản xuất và bị hao mòn do:

- Tác động của các yếu tố thiên nhiên: ẩm, nhiệt độ, thời gian.

- Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và bị hao mòn vì vậy giá trị của nó tỷ lệ nghịch với thời gian sử dụng.

180

Hao mòn hữu hình còn do tác động của các yếu tố thiên nhiên vì vậy TSCĐ không sử dụng thì vẫn bị hao mòn.

+ Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của những TSCĐ do

có những TSCĐ khác cùng loại được sản xuất ở những thế hệ mới hơn, rẻ hơn, thuận tiện hơn, năng suất cao hơn. Do vậy, có một số TSCĐ còn mới nguyên cũng mất giá, lạc hậu so với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Ví dụ: XNDPTW II mua dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại nhất của Liên Xô cũ nhưng đã lạc hậu mất 40 năm so với thế giới.

Chính vì thế trong quản lý phải tiến hành khấu hao TSCĐ.

2.3.2. Khấu hao TSCĐ (khấu hao cơ bản):

Khấu hao cơ bản là giá trị của TSCĐ được tính vào giá thành sản phẩm.

Khấu hao chung = khấu hao cơ bản + khấu hao sửa chữa lớn.

Có hai cách tính khấu hao: khấu hao cá biệt và khấu hao tổng hợp.

Có thể tính riêng cho từng TSCĐ hoặc cũng có thể tính chung cho từng loại, từng nhóm TSCĐ.

* Phương pháp tính khấu hao cá biệt:

+ Phương pháp tuyến tính: xác định mức khấu hao (MKh) và tỷ lệ khấu hao

cho từng TSCĐ theo thời gian (năm, quí) hoặc theo khối lượng công việc.

- Công thức tính MKh: NG

MKh = KKK

N

Trong đó: . NG: giá trị ban đầu của TSCĐ bao gồm:

Tiền mua (xây dựng) TSCĐ : CFm.

Chi phí về vận chuyển : CFvc, lắp đặt: CFlđ.

Chi phí về tháo dỡ khi thanh lý : CFtl.

Tiền thu hồi bán khi thanh lý .: TH

(NG = CFm + CFvc + CFtl - THtl).

Giá trị

khấu

hao

(triệu)

Năm

. N: số năm ước tính TSCĐ có thể sử dụng được dựa vào các yếu tố liên quan

như đặc tính kỹ thuật của TSCĐ, chế độ sử dụng bảo dưỡng và sửa chữa.

N có thể tách thành:

181

N kỹ thuật: số năm tính hao mòn hữu hình (ký hiệu là T).

N kinh tế: tính thêm hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật, do đó số

năm tính theo kinh tế thường nhỏ hơn số năm tính theo kỹ thuật.

Tùy theo điều kiện hoạt động của TSCĐ ở điều kiện bình thường, hay khó

khăn (trong môi trường độ nóng, độ ẩm cao...) cần nhân với hệ số điều chỉnh, hệ

số này lớn hơn 1 nếu sử dụng máy trong điều kiện khó khăn.

KKK : Hệ số khó khăn.

Việc xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ không chỉ được tính bằng

số tuyệt đối mà còn được tính bằng tỷ lệ.

- Tỷ lệ khấu hao (TKH):

Mkh

TKH = 100% NG

NG

100 NG TKH NG 100% 1 100%

Do MKH = nên TKH = = = TKH NG TKH x NG TKH

Đơn giản: 1

TKH = %

T

Ở nước ta, Nhà nước đã qui định thống nhất tỷ lệ khấu hao các máy móc,

thiết bị, nhà xưởng cho tất cả các doanh nghiệp và ngành kinh tế Quốc dân, các

doanh nghiệp có thể tham khảo bảng định mức tỷ lệ khấu hao để vận dụng cụ thể

vào doanh nghiệp mình.

Ngoài ra có thể tính tỷ lệ khấu hao theo ca máy, theo số sản phẩm, theo số

Km (hàng trong giao thông vận tải). Ví dụ: có một máy dập viên ZP 35, giá mua 50 triệu đồng, chi phí vận

chuyển 1 triệu đồng, chi phí lắp ráp, đào tạo để sử dụng máy: 1 triệu đồng, chi phí tháo dỡ khi thanh lý 1 triệu đồng, thu hồi do bán phế liệu 1 triệu đồng, ước tính số năm dùng theo kỹ thuật 10 năm, số năm kinh tế ước 8 năm, máy hoạt động trong điều kiện miền biển, ẩm ướt.

Áp dụng công thức:

NG = 50 T + 1 T + 1 T - 1 T = 52 triệu đồng

Hệ số khó khăn = 1,2

N: N kỹ thuật (= 10).

Nhưng do điều kiện sử dụng máy không thuận lợi, nên mức khấu hao cần tăng, cụ thể:

MKH = 5,2 x 1,2 = 6,24 triệu đồng/năm.

182

6,24 1 TKH % hay = x 1,2 % = 0,12% 52 10

+ Tính khấu hao theo số năm kinh tế: giả thiết do tiến bộ khoa học kỹ thuật

nên số năm sử dụng máy không phải là 10 năm (N kỹ thuật) mà cần rút ngắn

xuống còn 8 năm (N kinh tế): (N' = 8)

Có hai phương án khấu hao của máy dập viên theo ví dụ trên:

- Hoạt động trong điều kiện bình thường:

52 MKH = = 6,5 triệu đồng/năm

8

6,5 1 TKH = % hay % = 12,5% 52 8

- Hoạt động của máy trong những điều kiện khó khăn:

NG 52

. MKH = x hệ số = x 1,2 = 7,8 triệu đồng/năm N 8

7,8 1

. TKH = % hay % x 1,2 = 15% 52 8

Nhược điểm của phương pháp tuyến tính: coi tài sản không thay đổi giá trị từ

đầu đến cuối, do đó không phản ánh đúng MKH.

Ưu điểm: dễ tính và giá thành sản phẩm tương đối ổn định.

* Phương pháp tính khấu hao tổng hợp:

Do TSCĐ có trong doanh nghiệp khá nhiều, tính chi tiết từng TSCĐ sẽ tốn

nhiều công sức, thời gian nên có thể chia thành toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp

thành từng nhóm và mỗi nhóm đều gồm những TSCĐ có cùng tỷ lệ khấu hao.

Sau khi xác định tỷ trọng và tỷ lệ khấu hao của từng nhóm, dùng phương

pháp số bình quân để tính tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung của toàn bộ

TSCĐ có trong kỳ của doanh nghiệp.

Ví dụ: toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp A chia thành các nhóm theo tỷ lệ

khấu hao.

2.3.3. Khấu hao sửa chữa lớn (KHSCL):

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hư hỏng cần phải có chi phí sửa chữa nhằm

duy trì năng lực hoạt động bình thường của nó. Có hai loại sửa chữa:

+ Sửa chữa thường xuyên: sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít, không cần

tính vào KHSCL.

183

+ Sửa chữa lớn theo định kỳ: để đảm bảo vốn cho công tác sửa chữa lớn

thường người ta phải tính trước giá thành (hoặc chi phí). Một khoản gọi là mức

KHSCL hàng năm được tính theo công thức:

Ms Cs Ts = x 100 = x 100(%) NG NG x N

Ms: MKHSCL/năm

Cs: tổng chi phí SCL dự kiến của đời máy.

N: thời gian sử dụng định mức của máy.

Ts: tỷ lệ KHSCL (%).

Ví dụ: một máy giá 100 triệu đồng dùng 10 năm, sửa chữa 2 lần, mỗi lần 2

triệu. Tính Ms và Ts ?

Ta có: Cs = 2 x 2 = 4 (tr)

Cs 4 Ms = = = 0,4 (tr/năm) N 10

Cs 4

Ts = = = 0,004 (%)

NG x N 100 x 10

2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp thương

mại:

Để đánh giá tổng quát trình độ sử dụng toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp

thường dùng các chỉ tiêu:

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Doanh thu thuần Hvcđ = VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ

VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

VCĐ bình quân sử dụng =

2

- Ý nghĩa: 1 đồng VCĐ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.

- Doanh thu thuần là toàn bộ doanh số bán ra sau khi đã trừ đi thuế giá trị gia

tăng, chiết khấu giá bán hàng và giá trị hàng hoá bị trả lại.

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Htscđ):

Doanh thu thuần Htscđ = NG bình quân

184

NG đầu kỳ + NG cuối kỳ NG bình quân =

2

Khi so sánh các chỉ tiêu giá trị, không cùng một đơn vị thời gian thì phải qui

về giá trị gốc để so sánh bằng cách nhân với chỉ số giá (chỉ số giá nói lên sự mất

giá trị của tiền do lạm phát).

+ Hệ số hàm lượng VCĐ (Hhl):

- Công thức tính:

VCĐ bình quân Hhl =

Doanh thu thuần

- Ý nghĩa: Hhl cho ta biết một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng VCĐ. Như

vậy Hhl càng nhỏ càng tốt.

+ Hệ số hiệu quả sử dụng VCĐ (hệ số lợi nhuận):

- Công thức tính:

Lãi ròng trong kỳ (P) Hhq = VCĐ bình quân

- Ý nghĩa: Hhq chỉ ra một đồng VCĐ làm ra bao nhiêu đồng lãi. Hhq càng

lớn càng tốt .

Lãi ròng là lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập, lưu ý đối với tử số (P) cần

phải loại bỏ những phần lợi nhuận không có sự tham gia của VCĐ.

Ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn sử dụng các chỉ tiêu như: ''Kết cấu

TSCĐ'' hay ''Kết cấu nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ''.

2.4. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ:

2.4.1. Bảo toàn VCĐ:

Bảo toàn vốn về mặt hiện vật là bảo toàn năng lực sản xuất của TSCĐ, cụ thể

là:

+ Quản lý chặt chẽ, không để mất mát, không bị hư hỏng trước thời hạn, duy

trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ. + Tính đúng, tính đủ KHCB, KHSCL để tạo nguồn thay thế và duy trì năng

lực sản xuất của TSCĐ, bảo toàn VCĐ. Không được tính KH quá thấp tạo ra lãi

giả, lỗ thật ăn vào VCĐ.

+ Phải duy trì được giá trị đồng vốn, thể hiện bằng năng lực SXKD của TSCĐ.

Trong điều kiện trượt giá thì VCĐ cũng phải được tăng lên cho phù hợp. Bảo

toàn vốn cố định còn bao gồm cả vốn ngân sách cấp thêm hoặc xí nghiệp tự bổ

sung trong thời kỳ nếu có. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ

công bố hệ số tính lại giá trị TSCĐ vào các thời điểm 01/1 và 01/7 phù hợp với

đặc điểm cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ

thống nhất để các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ và VCĐ.

185

2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ:

Bằng các phương pháp:

+ Xây dựng cơ cấu TSCĐ hợp lý, nâng cao tỷ trọng trong máy móc thiết bị

đang dùng trong tổng số máy móc thiết bị của đơn vị.

- Sớm đưa các máy móc chưa dùng đem vào dùng trong SXKD.

- Tiến hành sửa chữa kịp thời để máy móc hoạt động đều.

- Rút ngắn thời gian sửa chữa máy hoặc kéo dài thời gian giữa hai kỳ sửa

chữa lớn trong phạm vi cho phép.

- Nhượng bán hoặc thải loại những TSCĐ: không cần dùng, chưa cần dùng,

đang dùng nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc những TSCĐ đã đến kỳ sửa chữa lớn, nhưng việc đầu tư không mang lại hiệu quả.

+ Tận dụng hết công suất máy móc thiết bị:

- Cung cấp nguyên liệu đồng bộ kịp thời để đảm bảo máy móc hoạt động liên

tục, giảm giờ máy ngừng, tăng giờ máy chạy, phấn đấu làm ca kíp để thực hiện

người nghỉ chứ máy không nghỉ (tất nhiên đầu ra phải đảm bảo liên tục sản phẩm).

- Tăng cường trách nhiệm vật chất của người bảo quản sử dụng TSCĐ, khuyến

khích phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật, có chế độ đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Có nội qui chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị, phân công phân nhiệm rõ

ràng, có khen thưởng và xử phạt kịp thời thoả đáng đối với những người có thành

tích hoặc thiếu sót trong việc sử dụng vận hành TSCĐ của DN.

+ Trích nộp quĩ khấu hao, thu hồi các khoản nợ dây dưa liên quan đến VCĐ một cách kịp thời và thường xuyên.

2.5. Vốn lưu động (VLĐ):

2.5.1. Khái niệm:

+ Định nghĩa: VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động để đảm bảo kinh doanh sản xuất tiến hành được thường xuyên liên tục.

+ Đặc điểm:

- Vận động không ngừng, luôn thay đổi hình thái biểu hiện.

- Giá trị được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị hàng hoá và hoàn thành

một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. + Tầm quan trọng: VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong quản lý cần xác định đúng đắn, cần thiết VLĐ và nguồn bù đắp, đồng thời tìm biện pháp thu hồi vốn nhanh và bảo toàn vốn VLĐ.

2.5.2. Nội dung kết cấu VLĐ:

+ Phân loại VLĐ:

- Dựa vào sự vận động của vốn và hình thức biểu hiện:

186

. VLĐ trong khâu dự trữ: biểu hiện bằng dự trữ hàng hoá, thuốc men nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất và doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, bao gồm: vốn về mua và bán trên đường song song chuyển, đợi kiểm nghiệm phân loại đóng gói, hàng gửi bán, hàng tại kho và quầy bán.

. VLĐ phí hàng hoá: là vốn về tiền bán hàng công cụ lao động nhỏ, bao bì đóng gói, chi phí chờ phân bổ.

. Vốn bằng tiền khác và vốn trong thanh toán.

- Dựa vào phạm vi và nguồn hình thành:

. VLĐ khai thác trong nội bộ doanh nghiệp:

Vốn tự có ban đầu: phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhà nước: ngân sách cấp một số nhất định gọi là vốn ban đầu, được phép sử dụng lâu dài, không phải hoàn trả như vốn vay.

Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: vốn ban đầu do các thành viên đóng góp khi mới thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân: vốn tự có thuộc quyền sở hữu của họ.

VLĐ doanh nghiệp tự bổ sung: VLĐ được bổ sung hàng năm từ lãi hoặc từ các qũy của doanh nghiệp.

. Vốn lưu động khai thác thêm: bằng cách đi vay của các đối tượng: ngân hàng, cá nhân, phát hành cổ phiếu, liên doanh...

+ Kết cấu VLĐ: là tỷ trọng VLĐ của từng khoản mục trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp, thông qua kết cấu nhà quản lý thấy được sự phân bổ trong mỗi giai đoạn luân chuyển trong từng nguồn vốn qua đi mà xác định được phương hướng và trọng điểm quản lý vốn phù hợp.

Trong doanh nghiệp tư nhân, vốn dự trữ hàng hoá thường chiếm tỷ trọng chủ yếu, vốn hàng hoá đặc biệt và vốn trong thanh toán cần theo xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ, mặc dù số tuyệt đối có thể tăng khi qui mô DN tăng (do đó phải tổ chức tốt công tác thánh toán).

2.5.3. Tổ chức đảm bảo VLĐ trong doanh nghiệp:

+ Yêu cầu:

- Cần xác định nhu cầu VLĐ.

- Đảm bảo nhu cầu VLĐ trên cơ sở tiết kiệm, tránh ứ đọng vốn.

- Xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu kinh doanh.

+ Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ:

- Phương pháp trực tiếp: xác định nhu cầu tối thiểu cho từng khoản vốn căn

cứ vào số ngày cần thiết đã dự kiến trong hợp đồng kinh tế và căn cứ vào mức

tiêu hao bình quân một ngày về vật tư để xác định. Phương pháp này phải tính cho từng khoản vốn: vốn hàng hoá và vốn phi hàng hoá.

- Vốn hàng hoá được xác định trên cơ sở định mức dự trữ hàng hoá:

. Vốn dự trữ hàng hoá thấp nhất (dưới mức đó - thiếu hàng hoá KD).

. Vốn dự trữ hàng hoá cao nhất (trên mức đó - ứ đọng hàng hoá).

. Giữa hai loại đó là vốn dự trữ hàng hoá bình quân.

187

Công thức tổng quát: Vhd = (Dhp x Nhd) + Cnd

Vhd: nhu cầu vốn dự trữ hàng hoá.

Dhp: mức bán bình quân của nhóm, mặt hàng đó trong kỳ.

Nhd: số ngày cần thiết dự trữ của nhóm, hàng đó trong kỳ.

Cnd: phí lưu thông phân bổ cho hàng dự trữ trong kỳ.

. Tính theo giá mua:

Số ngày cần thiết dự trữ trong kỳ lại có số ngày cần thiết dự trữ hàng hoá cao

nhất, thấp nhất, bình quân.

Các chỉ tiêu nhu cầu dự trữ hàng hoá đầu kỳ và cuối kỳ được xác định theo

phương pháp cân đối:

N + Tđk = X + Tck + H2

Trong đó: N: nhập

Tđk: tồn đầu kỳ.

X: xuất

Tck: tồn cuối kỳ.

H2: hư hao.

Trong việc tính nhu cầu VLĐ dự trữ, chỉ cần tính nhu cầu VLĐ dự trữ hàng

hoá của một số mặt hàng chủ yếu, rồi căn cứ tỷ trọng doanh số bán của nhóm

hàng đó mà tính ra nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.

Ngoài việc xác định nhu cầu VLĐ hàng hoá còn phải xác định nhu cầu VLĐ

không phải hàng hoá. Tuy nó chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tùy từng loại vốn

mà xác định nhu cầu theo phương pháp thích hợp.

- Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp này đơn giản hơn, đối với những doanh nghiệp đã thành lập có

thời gian trên (trên 1 năm) thì căn cứ vào những tài liệu phân tích tài chính kỳ

trước và những tài liệu liên quan khác để xác định nhu cầu VLĐ.

Thí dụ: doanh số bán năm 1996 là 12 tỷ và VLĐ bình quân hợp lý 1,2 tỷ và giá

cả năm 1997 không có gì thay đổi so với năm 1996. Vậy doanh nghiệp cần có số

VLĐ là bao nhiêu để đạt doanh số bán là 15 tỷ trong năm 1997.

Áp dụng qui tắc tam suất ta có:

1,2 x 15 = 1,5 tỉ 12

Doanh nghiệp năm 1997 cần có số VLĐ 1,5 tỉ để đạt doanh số bán 15 tỉ. 2.5.4. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ:

Trong quá trình kinh doanh sản xuất để đạt được mục đích kinh doanh sản

xuất phải sử dụng hiệu quả VLĐ. Việc sử dụng, phân tích quản lý VLĐ là điều bắt buộc đối với nhà doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ, người ta dùng các chỉ tiêu:

+ Số vòng quay vốn:

188

D C = Vld

Trong đó: C: số vòng quay VLĐ

D: doanh thu trừ thuế.

Vlđ: số dư bình quân VLĐ.

Vlđ tháng, quí, năm được tính như sau:

Vlđ đầu tháng + Vlđ cuối tháng

Vlđ tháng =

2

Vlđ 1 + Vlđ 2 + Vlđ 3 Vlđ quí = 3 Vlđ 1, Vlđ 2, Vlđ 3 là vốn lưu động bình quân tháng 1, 2, 3.

Tổng cộng VLĐ bình quân các quí Vlđ năm = 4

Nếu có số liệu VLĐ vào đầu các tháng trong quí, năm thì có thể tính số dư bình quân VLĐ quí, năm theo công thức sau:

1/2 Vld1 + Vld2 + Vld3 + ... + 1/2 Vldn Vlđ = n - 1 Trong đó: Vld: vốn lưu động bình quân qúi, năm.

n : số thứ tự

Vlđ1, Vlđ2, ..., Vldn: VLĐ hiện có vào đầu tháng.

Số vòng quay VLĐ thể hiện VLĐ của doanh nghiệp đã chu chuyển được bao

nhiêu lần trong kỳ.

Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài

chính càng tốt. Doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.

+ Số ngày luân chuyển:

T T x Vlđ bình quân N = = C D

N: số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn.

T: số ngày trong kỳ (tháng 30 ngày, quí 90 ngày, năm 360 ngày).

Dưới đây là ví dụ cách tính các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển VLĐ.

SỐ TT

CHỈ TIÊU NĂM TRƯỚC

NĂM NAY CHÊNH LỆCH

Kế hoạch

Thực hiện

So với kế hoạch

So với năm trước

1 Doanh thu (trừ thuế) (D) 2000 2920 2580 - 340 + 580

189

2

3

4

VLĐ bình quân (Vlđ)

Số vòng quay vốn (C) Số ngày luân chuyển (N)

500

4 90

650

4,5 80

600

4,3 84

- 50

+ 0,5 + 4

+ 100

+ 0,3 * - 6

Phân tích:

- Doanh nghiệp chưa đạt được kế hoạch đặt ra.

- Năm nay tiến bộ so với năm trước: số vòng quay VLĐ tăng lên 0,3 vòng, kết quả rút ngắn được 6 ngày luân chuyển trong 1 vòng quay.

+ Hệ số hàm lượng VLĐ:

- Nghịch đảo của công thức trên:

VLĐ Hhl = Dthu

- Ý nghĩa: một đồng doanh số (DS) cần bao nhiêu vốn. Hhl nhỏ càng tốt.

+ Hệ số hiệu quả sử dụng VLĐ (hệ số lợi nhuận, sinh lợi):

- Công thức: ln Hhl = VLĐ

Trong đó: Hhl : hệ số hiệu quả.

ln : tổng lợi nhuận trong kỳ.

VLĐ: VLĐ bình quân trong kỳ.

- Ý nghĩa: một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lãi. Hhl càng lớn càng tốt.

Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn và hệ số hiệu quả sử dụng VLĐ phụ thuộc vào tính đặc thù của doanh nghiệp từng ngành, thường đối với doanh nghiệp dược:

Khi rút ngắn thời gian chu chuyển của VLĐ không tăng hoặc tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh số vì do tăng hệ số chu chuyển.

Ví dụ: doanh số dự kiến bán 10 tỷ nhưng thực hiện 12 tỷ với VLĐ không tăng do tăng vòng luân chuyển (trước dự kiến 5 vòng (10/2) nhưng nay là 6 vòng (12/2)), doanh số bán như cũ nhưng do tăng vòng quay VLĐ nên giảm được một số vốn nhất định, đỡ phải vay ngân hàng hoặc dùng số vốn tiết kiệm này dùng kinh doanh việc khác (tiết kiệm tương đối).

Ví dụ: doanh số bán như cũ 10 tỷ với vòng quay vốn trước dự kiến là 5 vòng nhưng nay tăng lên 6 vòng, do đó nhu cầu VLĐ chỉ cần 10/6 = 1,66 tỷ, tiết kiệm được 0,34 tỷ (2 tỷ -1,66 tỷ) (tiết kiệm tuyệt đối).

2.5.5. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ:

+ Bảo toàn VLĐ:

VLĐ của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động khách quan và chủ quan làm cho VLĐ giảm sút dần, cụ thể:

- Hàng hoá bị ứ đọng, kém phẩm chất, mất phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu thị trường, không bán được hoặc bán hạ giá.

- Rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình kinh doanh sản xuất.

190

- Kinh doanh bị lỗ kéo dài nên sau một thời gian nhất định vốn bị thiếu hụt vì doanh thu bán hàng không đủ bù đắp VLĐ.

- Nền kinh tế bị lạm phát, giá cả bị tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá.

- VLĐ bị doanh nghiệp khác chiếm dụng (nợ kéo dài) với số lượng lớn trong khi đồng tiền ngày càng mất giá.

Việc bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ đủ mua lượng thuốc men, nguyên vật liệu tương đương với đầu kỳ khi giá cả tăng lên (tái sản xuất giản đơn VLĐ trong điều kiện qui mô sản xuất ổn định).

Để bảo toàn VLĐ, doanh nghiệp cần có các biện pháp:

- Định kỳ kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ thuốc men, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số VLĐ hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại.

- Chủ động giải quyết những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày, xử lý kịp thời bù đắp lại phần chênh lệch giá.

- Đôn đốc và giải quyết tích cực thu hồi vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng và đưa ngay vốn đó vào kinh doanh sản xuất.

- Phải lựa chọn cân nhắc để đầu tư VLĐ vào khâu nào, vào lúc nào có lợi và tiết kiệm nhất.

+ Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ:

- Đẩy mạnh doanh số bán ra trên cơ sở làm tốt công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác quản lý VLĐ, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà VLĐ đi qua, cần xác định đúng đắn mức dự trữ hàng hoá tìm kênh cung ứng và kênh phân phối hợp lý, thuận tiện nhất, nhằm giảm thời gian vận chuyển và giảm lượng hàng hoá dự trữ trong kho.

- Tổ chức lao động và tổ chức bộ máy cơ quan hợp lý nhất, phát hiện hàng hoá chậm luân chuyển, và tìm biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán nhanh chóng, giải quyết công nợ để thu hồi vốn kịp thời.

3. Chi phí trong doanh nghiệp.

Một hàng hoá phải trải qua hai chi phí mới bán ra thị trường:

Chi phí cho sản xuất.

Chi phí cho lưu thông

Chi phí cho sản xuất + Phí doanh nghiệp

Giá thành + chi phí thị trường (CFLT)

Tiêu thụ

191

3.1. Giá thành sản phẩm:

3.1.1. Một số khái niệm về giá:

+ Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá là một trong những công cụ cạnh tranh trên thị trường, là sự đối thoại trực tiếp giữa sản phẩm với khách hàng.

Giá phải thoả mãn 3 yêu cầu sau:

- Bù đắp đủ chi phí.

- Có tỷ lệ phần trăm lãi.

- Được khách hàng chấp nhận.

+ Giá thành kế hoạch: là phương án giá được xây dựng trước.

+ Giá thành thực tế: là giá thành đã được hạch toán sau khi kết thúc một chu

kỳ sản xuất, hay một lô sản xuất.

+ Giá thành công xưởng: toàn bộ chi phí làm ra sản phẩm thực tế

+ Giá bán buôn xí nghiệp = giá thành + lãi định mức xí nghiệp.

+ Giá bán buôn công nghiệp = giá bán buôn xí nghiệp + thu quốc doanh

(các loại thuế).

+ Giá bán buôn thương nghiệp = giá BBCN + chiết khấu thương nghiệp.

+ Giá bán lẻ = giá bán buôn thương nghiệp + chiết khấu bán lẻ.

3.1.2. Các chi phí tạo nên giá thành sản phẩm:

Các chi phí cố định (định phí) và các chi phí biến đổi (biến phí) tạo nên giá thành sản phẩm.

+ Chi phí cố định:

Là những chi phí không thay đổi theo mức độ kinh doanh, tức là doanh thu dù đạt cao hay thấp các khoản này đều phải chi như nhau.

Chi phí cố định gồm:

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí hành chính, lương gián tiếp, sinh hoạt phí.

- Lương công nhân viên trực tiếp tối thiểu, nếu doanh nghiệp không hoạt

động vẫn phải trả.

- Chi phí thành lập doanh nghiệp.

- Chi phí bảo hiểm.

- Chi phí bảo trì máy móc, thiết bị nhà xưởng.

- Chi phí thuê, mượn bất động sản.

- Các loại thuế.

+ Chi phí biến đổi:

Là các khoản chi phụ thuộc vào sản lượng (hoặc doanh thu) theo tỷ lệ thuận.

Chi phí biến đổi bao gồm:

- Mức tiêu hao nguyên liệu chính và phụ.

- Mức tiêu hao năng lượng nhiên liệu.

- Chi phí sử dụng máy móc thiết bị.

192

- Phụ tùng thay thế, vật tư rẻ tiền mau hỏng.

- Bao bì đóng gói. - Lãi vay ngắn hạn (vay vốn lưu động).

- Lương công nhân trực tiếp.

- Chi phí vận chuyển xếp dỡ...

+ Điểm hoà vốn:

Là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ để trang trải mọi phí tổn, có nghĩa là

doanh nghiệp hoà vốn. Tại đó doanh nghiệp chưa có lời mà cũng không bị lỗ.

Nếu doanh thu đạt thấp hơn doanh thu tại điểm hoà vốn thì việc kinh doanh

bị lỗ, nếu đạt cao hơn điểm hoà vốn thì sẽ có lời.

Doanh thu có liên quan chặt chẽ đến sản lượng nên từ doanh thu tại điểm hoà

vốn người ta dễ dàng suy ra sản lượng tại điểm đó.

Nếu gọi: X : số lượng sản phẩm bán ra (VD: 2 triệu ống, 10 triệu viên...).

a : giá bán 1 đơn vị sản phẩm (VD: đồng/viên, ống...).

b : biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm (đồng).

C : định phí (đồng).

Ta có: - Phương trình doanh thu: Y1 = aX

- Phương trình chi phí: Y2 = bX + C

Tại điểm hoà vốn thì:

Y1 = Y2 hay aX = bX + C

Ta có:

C X = (1) a - b

Để tổng quát ta có thể viết:

Định phí Điểm hoà vốn = (2) Doanh thu - Biến phí

Từ công thức trên ta xác định được mức hoà vốn thu sản lượng hay doanh thu như sau:

Định phí

= x Sản lượng bán ra (3)

Doanh thu - Biến phí

Định phí

= x doanh thu (4)

Doanh thu + Biến phí

Ví dụ: một doanh nghiệp được sản xuất viên ampicilin 0,5g với các số liệu

sau:

Sản lượng bán hàng tại điểm hoà vốn

Doanh thu tại điểm hoà vốn

193

- Sản lượng bán ra : 100 triệu viên.

- Doanh thu (triệu VNĐ): 500.

- Định phí (triệu VNĐ) : 150.

- Biến phí (triệu VNĐ) : 250.

Từ các công thức (2), (3), (4) ta có:

150

- Điểm hoà vốn = = 0,6

500 - 250

- Sản lượng hoà vốn = 0,6 100 = 60 triệu viên.

- Doanh thu hoà vốn = 0,6 500 = 300 triệu đồng.

Mối liên hệ khác giữa doanh thu và chi phí được minh họa trong sơ đồ sau:

Doanh số (Triệu đồng)

chi phí/ Tổng chi phí

doanh thu

Điểm hoà vốn

300 P

Chi phí khả biến

150 Chi phí bất biến

60 Số lượng (triệu viên)

Sơ đồ điểm hoà vốn.

Điểm P: điểm hoà vốn.

3.2. Chi phí lưu thông:

3.2.1. Khái niệm:

Chi phí lưu thông (CFLT) là thể hiện tiền của hao phí lao động trong quá trình đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

3.2.2. Phân loại:

+ Phân loại theo tính chất:

- Chi phí lưu thông thuần túy không làm thay đổi bộ mặt hàng hoá, ví dụ: chi phí vận chuyển.

- CFLT bổ sung: là chi phí để tiếp tục hoàn thành sản phẩm trong quá trình sản xuất làm thay đổi bộ mặt hàng hoá.

+ Phân loại theo mối quan hệ với doanh số:

- CFLT trực tiếp: biến đổi theo doanh số, doanh số tăng nó cũng tăng, ví dụ: chi phí vận chuyển.

0

194

- CFLT gián tiếp: doanh số tăng nó cũng tăng nhưng tăng không đáng kể, ví dụ: lương của người quản lý, tiền khấu hao tài sản cố định.

+ Phân loại theo công dụng (nội dung kinh tế):

- CF vận chuyển: tiền thuê phương tiện, người vận chuyển bến bãi, kho tàng, người bốc dỡ.

- CF chọn lọc và đóng gói hàng hoá: tiền lương của những người trực tiếp:

thủ kho, bán hàng, tiền bảo hiểm cơ thể, y tế của những người trực tiếp kinh

doanh. Tiền khấu hao tài sản của những người trực tiếp kinh doanh. Tiền lãi do đi

vay. Tiền mua sắm vật tư rẻ tiền mau hỏng, ví dụ: dụng cụ vệ sinh, áo blu.

- CF bán lẻ.

- CF huấn luyện, tuyên truyền quảng cáo.

- CF vệ sinh.

- CF bảo quản.

- CF huấn luyện nghiệp vụ.

- CF hư hao trong phạm vi định mức.

- CF quản lý hành chính: tiền lương của người gián tiếp, tiền BHXH của

người lao động trực tiếp, tiền khấu hao tài sản cố định văn phòng, tiền tiếp khách

văn phòng, văn phòng phẩm.

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá lưu thông:

3.3.1. Tổng mức phí (TMF):

Là toàn bộ CF cho hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

3.3.2. Tỷ suất phí (TSF):

TMF

TSF = x 100

Doanh số bán

TSF càng nhỏ càng tốt.

3.3.3. Tỷ trọng phí:

Là tỷ lệ % của từng khoản mục phí so với TMF.

3.3.4. Mức độ hạ thấp CFLT:

TSFkh - TSFth

3.3.5. Mức tiết kiệm và mức vượt chi:

Mức tiết kiệm = doanh số bán (TSFkh - TSFth).

Mức vượt chi = doanh số bán (TSFth - TSFkh).

Trong đó: TSFkh: là tỷ suất phí kế hoạch, TSFth: là tỷ suất phí thực hiện.

195

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến CFLT:

3.4.1. Doanh số:

Doanh số và cấu thành doanh số ảnh hưởng trực tiếp CFLT.

Khi DS tăng làm TSF giảm dẫn đến CFLT giảm.

Cấu thành DS → tăng vòng quay vốn → CFLT giảm.

3.4.2. Cước phí vận chuyển hàng hoá:

Phương tiện vận chuyển và kế hoạch vận chuyển hợp lý làm giảm CFLT.

3.4.3. Tổ chức lao động hợp lý:

Làm CFLT giảm vì nâng cao năng suất lao động trong các khâu lưu thông.

3.4.4. Giá cả hàng hoá:

Khi giá cả tăng dẫn đến doanh thu tăng, tỷ suất phí sẽ hạ.

3.5. Lợi nhuận:

3.5.1. Khái niệm:

+ Lợi nhuận (hay còn gọi là lãi), là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và

chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của

doanh nghiệp đưa lại. Nó là một nguồn thu để:

- Đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện các chi phí trong sản xuất kinh

doanh.

- Đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng hay tái sản xuất.

- Đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

+ Lợi nhuận là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế và hoạt động của doanh

nghiệp.

+ Lợi nhuận thu được từ các nguồn:

- Khâu kinh doanh nghiệp vụ.

- Khâu kinh doanh không nghiệp vụ, tiền do liên doanh liên kết, do viện trợ,

lãi suất ngân hàng do tiền chưa dùng đến.

3.5.2. Cách tính lợi nhuận:

Lãi gộp = DS bán - DS mua.

Lãi ròng = DS bán - chi phí (hợp lệ, hợp lý) + lợi nhuận khác.

Lãi trong SXKD = DS bán - ( CFSX + thuế).

Lãi trong buôn bán = DS bán - (DS mua + thuế + CFLT).

3.5.3. Phân loại:

+ Lợi nhuận vượt kế hoạch.

+ Lợi nhuận ngoài kế hoạch.

+ Lợi nhuận theo nguồn hình thành:

196

- Sản xuất kinh doanh chính.

- Liên doanh, liên kết.

- Phạt hợp đồng kinh tế.

- Dôi thừa hàng hoá.

+ Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp (LNDN):

- Tổng mức lãi (tổng mức LN):

. Lãi trong kinh doanh.

. Lãi trong sản xuất.

. Lãi dôi thừa hàng hoá.

. Lãi thu hồi bao bì.

. Lãi phạt hợp đồng kinh tế (HĐKT).

- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:

P

TSln = x 100

Vbq

P: lãi suất trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vbq: vốn bình quân trong kỳ.

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng (TSdt):

P

TSdt = x 100

DS bán

- Tỷ suất lợi nhuận so với vốn:

P

VCĐ: TSln = x 100%

VCĐ

P

VLĐ: TSln = x 100%

VLĐ

3.5. Phân phối lợi nhuận:

Sau khi thực hiện các nghĩa vụ của Nhà nước (thuế, nộp ngân sách) các

doanh nghiệp lập 4 quĩ sau:

+ Quĩ phát triển sản xuất.

+ Quĩ phúc lợi.

+ Quĩ khen thưởng.

+ Quĩ bảo toàn vốn

197

MARKETING DƯỢC

1. Đại cương về MARKETING.

1.1. Vài nét về sự hình thành marketing:

+ Hoạt động marketing đã xuất hiện từ lâu. Từ những năm đầu của thế kỷ XX

các nhà kinh doanh Nhật Bản, Anh, Mỹ, Trung Quốc,... đã có các chủ trương,

khẩu hiệu: hãy bán hàng mà khách hàng cần, khách hàng không mua hãy vui vẻ

nhận lại và trả cho họ hàng tốt, hãy biết khách hàng muốn gì,... Cùng với các chủ

trương trên, một số nhà kinh doanh còn áp dụng các biện pháp ''bán kèm”, cho

“quà biếu” hoặc cho xác suất một vật quí vào các gói hàng để tăng ham muốn

mua hàng,... Các chủ trương, biện pháp này đã có vai trò quan trọng đối với việc

cạnh tranh bán trên thị trường. Song nhìn chung, các biện pháp trên chỉ mới dừng lại

ở hoạt động “làm thị trường”. Sau này các nhà doanh nghiệp còn liên kết phân công

nhau cả trong khâu đưa hàng ra thị trường. Do vậy, hàng hoá bán được nhiều hơn,

lợi nhuận thu được ngày càng lớn.

Các hoạt động marketing nêu trên được gọi là marketing truyền thống

(marketing cổ điển) với những đặc trưng: toàn bộ hoạt động marketing chỉ diễn

ra trên thị trường, trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của marketing là

“làm thị trường” và phát triển tiếp theo của nó là tổ chức các kênh lưu thông. Sự

ra đời và phát triển của marketing truyền thống có vai trò quan trọng để hình

thành marketing hiện đại.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, sản xuất được củng cố và phát triển, tình

hình kinh tế Thế Giới cũng như trong từng nước có nhiều thay đổi và ảnh hưởng

to lớn đến kinh doanh. Những thay đổi đó là: kinh tế phát triển với tốc độ cao,

khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt, giá

cả hàng hoá biến động mạnh, rủi ro trong kinh doanh nhiều, khủng hoảng thừa

diễn ra liên tiếp... Những tác động trên buộc các nhà kinh doanh phải có những

phương pháp mới để ứng xử hợp lý với thị trường. Các hoạt động của marketing

truyền thống không giải quyết được các mâu thuẫn trên. Chính vì vậy, marketing

198

hiện đại đã ra đời. Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục tình

trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển.

Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái

sản xuất hàng hoá. Trên thị trường thì nhu cầu (người mua) có vai trò quyết định:

nhu cầu là mục tiêu của sản xuất và thoả mãn nhu cầu là yếu tố quyết định của

quá trình kết thúc sản xuất. Như vậy, marketing hiện đại bắt đầu từ nhu cầu trên

thị trường đến sản xuất phân phối hàng hoá và bán hàng để thoả mãn nhu cầu đó.

Khẩu hiệu của marketing hiện đại là ''hãy bán những thứ mà thị trường cần chứ

không bán những cái mình có”.

MARKETING ĐIỂM XUẤT PHÁT TRỌNG TÂM MỤC TIÊU CUỐI CÙNG

Marketing T. thống

Vị trí doanh nghiệp Sản phẩm Lợi nhuận tối đa/doanh số bán

Marketing hiện đại

Thị trường Nhu cầu người tiêu dùng

Lợi nhuận = cơ sở thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng

Marketing hiện đại không phủ nhận marketing truyền thống, nó hoàn chỉnh hơn marketing truyền thống. Với sự phát triển của marketing hiện đại, ngày nay marketing đã bao trùm toàn bộ các lĩnh vực đời sống: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

+ Một số nhược điểm của marketing:

- Nghiên cứu kích thích tâm lý người tiêu dùng bằng các thủ đoạn có thể dẫn đến vi phạm quyền con người.

- Sử dụng các kỹ thuật tác động trong vấn đề tiêu dùng, dùng những tiểu xảo hoặc những cách tân trang giả dối để tăng giá sản phẩm.

- Chi phí quảng cáo quá lớn.

- Xây dựng một mô hình tiêu dùng, sử dụng sự thay đổi mốt gây lãng phí, giảm tuổi thọ sản phẩm.

- Thủ đoạn quảng cáo thường che giấu bớt nhược điểm (tác dụng phụ và chống chỉ định).

- Sử dụng lợi ích vật chất để lôi cuốn (người kê đơn thuốc).

+ Hạn chế nhược điểm của marketing:

- Thành lập hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đòi hỏi đầy đủ thông tin sản phẩm, bảo đảm an toàn cho người dùng, phải có thời gian bảo hành.

- Chính phủ đưa ra những qui định, luật lệ, chính sách đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người tiêu dùng.

1.2. Định nghĩa:

Do sự phong phú về phạm vi hoạt động và tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều cách định nghĩa marketing:

+ Marketing là toàn bộ những hoạt động trong nền kinh tế thị trường, có một mục tiêu dự đoán hay cảm nhận hoặc làm nẩy sinh, khêu gợi kích thích những

199

nhu cầu của người tiêu dùng về một loại sản phẩm hay một loại dịch vụ nào đó; thực hiện sự thích ứng liên tục của bộ máy sản xuất và bộ máy thương mại của một doanh nghiệp đối với nhu cầu đó.

+ Marketing là chức năng quản lý công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đó cho người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận cao nhất.

Như vậy, định nghĩa về marketing gồm các vấn đề:

- Tìm ra sản phẩm thích hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

- Đưa sản phẩm tới đúng lúc, đúng nơi người tiêu dùng cần.

- Thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. 1.3. Phân loại:

1.3.1. Theo các lĩnh vực của đời sống xã hội:

+ Marketing hàng hoá (thương mại và dịch vụ) là quá trình kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ.

+ Marketing chính trị xã hội là quá trình nghiên cứu các tính qui luật, biện pháp... để tranh cử, đề cử phù hợp với xu thế, truyền đạo thu phục lòng dân...

1.3.2. Theo phạm vi của các giai đoạn của quá trình tái sản xuất:

+ Marketing công nghiệp - nông nghiệp: nghiên cứu kinh doanh trong các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp.

+ Marketing thương mại: được sử dụng để nghiên cứu kinh doanh trong các xí nghiệp nội thương, ngoại thương, vật tư .

+ Marketing dịch vụ: được sử dụng để nghiên cứu trong các xí nghiệp dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm ...

1.3.3. Theo thời gian và mức độ hoàn thiện lý luận marketing:

+ Marketing truyền thống: chủ yếu tập trung nghiên cứu khâu bán hàng khi hàng hoá đã được sản xuất ra.

+ Marketing hiện đại: bắt đầu từ thị trường đến sản xuất và kết thúc ở chỗ thoả mãn nhu cầu thị trường.

1.4. Mục tiêu, vai trò và chức năng của marketing:

1.4.1. Mục tiêu:

Marketing là hoạt động đã tồn tại và phát triển khá bền vững và có phạm vi

hoạt động phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực và từ vi mô tới vĩ mô. Theo Philip Kotler mục tiêu của hoạt động marketing là:

+ Để giới thiệu được nhiều nhất các chủng loại hàng hoá cho khách hàng lựa

chọn, tạo nhu cầu cho người sử dụng (chỉ có một số nhà kinh doanh theo quan điểm này).

+ Để đạt được mức tiêu dùng cao nhất (đây cũng là quan điểm của nhiều nhà

lãnh đạo trong giới kinh doanh).

200

+ Để đạt được mức thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất (thỏa mãn nhu cầu có

thể là mục tiêu tốt đẹp của hệ thống marketing, nó cũng chính là vấn đề người ta hay gặp trong các định nghĩa marketing).

+ Để nâng cao hết mức chất lượng đời sống. Người ta cho rằng: đánh giá hệ

thống marketing không chỉ về mức độ thoả mãn trực tiếp người tiêu dùng mà cả

sự tác động tới cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần.

1.4.2. Vai trò của hệ thống marketing:

Tương ứng với qui mô quản lý kinh tế (vĩ mô - vi mô) có hai hệ thống

marketing: macro marketing và micro marketing.

+ Macro marketing có vai trò quan trọng, cả trong nền kinh tế kế hoạch hoá

tập trung và nền kinh tế thị trường. Macro marketing có vai trò nối kết giữa sản

xuất và tiêu dùng, khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cho xã hội một

mức sống ngày càng cao và hợp lý.

+ Micro marketing là các hệ thống con, cấu thành nên macro marketing. Nó

có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận trực tiếp với thị trường và nhu

cầu khách hàng (là điểm xuất phát và điều kiện của quản lý kinh tế vi mô). Nó

hướng dẫn chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp. Từ đó micro marketing có tính quyết định tới hiệu quả kinh doanh tổng

hợp tới hình ảnh và vị thế của công ty trên thị trường.

1.4.3. Chức năng của hệ thống marketing:

Chức năng của hệ thống marketing bắt nguồn từ bản chất khách quan của

marketing đối với quá trình tái sản xuất hàng hoá, bao gồm:

+ Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường:

Nhu cầu thị trường rất đa dạng, phong phú và luôn luôn biến đổi. Một sản

phẩm có thích ứng với nhu cầu thị trường hay không là do chất lượng của sản

phẩm hoặc do có những đổi mới cải tiến về cả mẫu mã và chất lượng của nó.

Marketing thâu tóm, gắn bó các bộ phận sản xuất, kỹ thuật một cách chặt chẽ

trong quá trình hoạt động. Qua đó, cho ra đời sản phẩm thoả mãn nhu cầu người

tiêu dùng và tạo ra thị trường tiếp theo, thu được lợi nhuận đạt hiệu quả kinh tế

cao.

+ Chức năng phân phối:

Bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm tổ chức vận động hàng hoá một cách tối ưu

và hiệu quả từ nơi sản xuất tới trung gian bán buôn, bán lẻ hoặc trực tiếp tới

người tiêu dùng.

- Tìm hiểu tập hợp khách hàng và lựa chọn tập hợp khách hàng mục tiêu.

- Hướng dẫn đầy đủ các thủ tục để sẵn sàng giao hàng.

- Hướng dẫn cho khách hàng để việc chuyên chở và giao hàng hợp lý về địa

điểm thời gian và phí tổn.

- Tổ chức hệ thống kho bãi bảo đảm sự lưu thông của kênh thông suốt.

201

- Tổ chức bao gói vận chuyển hợp lý về mặt an toàn cho hàng hoá và thỏa

mãn nhu cầu của khách hàng.

- Tổ chức dịch vụ hỗ trợ cho người tiêu thụ.

- Phát hiện và chỉnh lý các sự trì trệ ách tắc của kênh phân phối.

+ Chức năng tiêu thụ hàng hoá:

Chức năng này bao gồm hai hoạt động lớn:

- Kiểm soát về giá cả.

- Chỉ ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.

+ Chức năng yểm trợ:

Đây là chức năng mang tính bề nổi của marketing, tuy vậy phải có mức độ

nhất định để có hiệu quả cao. Chức năng này gồm các hoạt động:

- Quảng cáo.

- Xúc tiến bán hàng.

- Dịch vụ sản phẩm.

- Hội chợ, triển lãm... 1.5. Quá trình quản trị marketing:

1.5.1. Các giai đoạn của quá trình quản trị marketing:

Theo John Soully: ''chiến lược marketing là một chuỗi những hoạt động hợp

nhất dẫn đến một ưu thế cạnh tranh vững chắc''. Trên thực tế lý thuyết về quản trị

marketing bao gồm các giai đoạn nối tiếp nhau, có quan hệ logic, chặt chẽ với

nhau (hình 1).

Lựa chọn thị trường mục tiêu

Soạn thảo chương trình mục tiêu

Tiến hành những hoạt động marketing

Hình 1: Quá trình quản trị marketing.

Giai đoạn và nhiệm vụ đầu tiên của quản trị marketing là phân tích thị trường, tìm ra những cơ hội lâu dài của thị trường, vì không có bất kỳ công ty

Phân tích khả năng của thị trường

202

nào có thể tồn tại và phát triển bằng cách trông cậy vào hàng hoá và thị trường ngày hôm nay của mình.

Sau khi đã đánh giá khả năng thị trường thường cho ra đời những mục tiêu mới, nhiệm vụ tiếp theo là công ty phải lựa chọn mục tiêu lý tưởng có nhiều ưu thế nhất, phù hợp với tiềm năng của công ty.

Tiếp đó là việc soạn thảo chương trình marketing - mix, gồm 4 yếu tố biến động kiểm soát được (hàng hoá - giá cả - phương pháp phân phối - khuyến mãi, yểm trợ) mà công ty sử dụng để cố gây phản ứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu.

Cuối cùng là việc thực hiện các hoạt động marketing bao gồm tổ chức, thực hiện kiểm tra nỗ lực marketing. Đây là bước triển khai các chương trình, kế hoạch đã xây dựng và kiểm soát việc triển khai đó nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra ban đầu.

1.6. Thị trường và marketing:

Marketing ngày nay hướng tới việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng thông qua tiến trình trao đổi. Việc trao đổi tiến hành nhờ thị trường.

Thị trường theo quan niệm cũ đơn giản là nơi mua bán trực tiếp như chợ, quán. Nhưng ngày nay, khái niệm này rất rộng lớn, đó là nơi tập hợp tất cả các người mua thực sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm, nói cách khác ''thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng cung và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đấy''. Người ta có thể mua hàng qua điện thoại, bán gửi hàng hoá qua bưu điện mà không cần có cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua. Do đó, việc nghiên cứu dự báo thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực marketing, nhằm xác định khả năng tiêu thụ một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm. Trên cơ sở đó, công ty có những quyết định với việc sản xuất hay cải tiến sản phẩm nhằm nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trường.

2. Chiến lược chung của marketing.

Chiến lược chung của marketing gồm:

+ Chính sách sản phẩm (product stratery): là việc xác định các đặc điểm, đặc tính của từng hàng hoá.

+ Chính sách giá (pricing stratery): là việc quy định vùng giá của từng hàng hoá.

+ Chính sách phân phối (ditribution stratery): là việc lựa chọn chu trình và các kênh phân phối.

+ Chính sách yểm trợ (promotion stratery): là việc lựa chọn các phương tiện để thông tin và gây ảnh hưởng đến khách hàng.

Trong thực tế, bốn chính sách này có quan hệ chặt chẽ và được sắp xếp theo một kế hoạch chung duy nhất, đó là ''chiến lược chung marketing'' mà các chính sách này là những bộ phận cấu thành, còn được gọi là ''phối thức tiếp thị''

203

2.1. Chính sách sản phẩm:

2.1.1. Sản phẩm theo quan điểm marketing:

Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch thể, những con người, địa điểm, những tổ chức và những ý nghĩ. Sản phẩm bao gồm những yếu tố chính:

+ Yếu tố vật chất: là những đặc tính lý hoá của sản phẩm.

+ Yếu tố phi vật chất: tên hiệu, bao bì, biểu tượng, những thông tin về thị hiếu khách hàng, dịch vụ sau khi mua.

2.1.2. Nội dung chính sách sản phẩm:

Nội dung chủ yếu của chính sách sản phẩm là thiết kế sản phẩm và triển khai sản phẩm mới theo chu kỳ sống của sản phẩm. Với những thay đổi mau chóng trong thị hiếu, khách hàng luôn mong muốn những cải tiến trong khi đối thủ cạnh tranh ra sức tìm tòi nghiên cứu sản phẩm mới thì một công ty không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có của mình. Vì vậy, công ty phải có kế hoạch triển khai sản phẩm mới. Sản phẩm mới bao gồm tất cả những sản phẩm chưa được sản xuất và buôn bán ở công ty.

+ Các chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm:

Mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống của nó, tuy nhiên hình dạng và tuổi thọ của nó tùy thuộc vào từng loại sản phẩm. Chu kỳ sống điển hình của một loại sản phẩm có 4 pha rõ rệt:

- Pha triển khai: giai đoạn này doanh số tăng tiến chậm khi đưa sản phẩm vào thị trường, chưa có lãi vì kinh phí quảng cáo cao.

- Pha phát triển: sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và lãi tăng nhanh.

- Pha chín muồi (bão hoà): doanh số tăng chậm lại vì sản phẩm đã được hầu hết các khách hàng tiềm tàng chấp nhận, lãi ổn định hoặc giảm.

- Pha suy tàn: doanh số giảm mạnh và lợi nhuận tàn dần.

Các chu kỳ điển hình:

Thời gian Kiểu chu kỳ - tái chu kỳ Kiểu vỏ sò

Kiểu chữ S. (nhờ quảng cáo khi đến (nhờ cách sử

giai đoạn suy tàn). dụng mới).

Hình 2: Một số kiểu chu kỳ sống của sản phẩm.

204

+ Những giai đoạn phát triển sản phẩm mới:

- Giai đoạn giới thiệu:

Việc giới thiệu cần có thời gian nên doanh số sẽ tăng chậm. Mức lãi có thể

rất thấp thậm chí là âm vì doanh số thì ít mà chi phí phân phối - quảng cáo lại

cao. Giai đoạn này giá cả có khuynh hướng cao để bù đắp cho chi phí quảng cáo

và một số vấn đề kỹ thuật chưa hoàn thiện, đối thủ cạnh tranh có ít.

- Giai đoạn tăng trưởng:

Nếu một sản phẩm mới thỏa mãn được thị trường doanh số sẽ bắt đầu tăng

lên đáng kể. Khách đã mua sẽ tiếp tục mua thêm và kéo theo khách hàng mới.

Các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào thị trường và làm cho thị trường mở rộng

thêm. Sản lượng của công ty cũng phải tăng để đáp ứng sự mở rộng này.

Công ty có thể giảm giá đôi chút để mở rộng ''cầu''. Doanh số tiếp tục tăng và

tỷ lệ quảng cáo/doanh số giảm đồng thời chi phí sản xuất cũng giảm do công ty

đã có kinh nghiệm, đã hoàn thiện kỹ thuật sản xuất. Công ty có thể kéo dài pha

này nhờ một số chiến lược: . Cải tiến chất lượng sản phẩm.

. Xâm nhập vào các khúc tuyến thị trường mới.

. Mở rộng kênh phân phối.

. Chuyển mục tiêu quảng cáo từ giới thiệu sang tạo niềm tin cho khách hàng.

. Giảm giá đúng lúc.

. Rõ ràng ở đây cho thấy sự kết hợp giữa 4 chiến lược marketing một cách chặt chẽ.

- Giai đoạn bão hoà:

Doanh số tăng chậm tạo ra sự thặng dư sản phẩm và dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh có thể giảm giá, tăng quảng cáo hoặc cải tiến sản phẩm. Nhà quản trị sản phẩm không chỉ biết bảo vệ sản phẩm của mình mà tốt nhất là đi trước đối thủ bằng cách đổi mới thị trường, sản phẩm và cách thức tiếp thị.

- Giai đoạn suy tàn:

Sự suy tàn có thể chậm hoặc rất nhanh. Doanh số có thể tụt xuống không hoặc hạ xuống mức thấp trong nhiều năm do một số lý do: sự tiến bộ của kỹ thuật, sở thích thay đổi, cạnh tranh gay gắt... Nếu cứ kéo dài giai đoạn này thì không thể đơn thuần là doanh số tụt, thất thu mà còn mất thời gian, ảnh hưởng đến các mặt hàng mới mà đáng ra công ty có thể tập trung nghiên cứu. Do đó các nhà quản trị cần chú ý tới những sản phẩm đã lỗi thời, có thể loại bỏ nó ngay,

Hình thành ý tưởng

Thẩm tra

Triển khai và thử nghiệm

Chiến lược tiếp thị

Phân tích về kinh doanh

Triển khai sản phẩm

Thử nghiệm thị trường

Thương mại hoá

205

hoặc thu hoạch vét, hoặc duy trì nếu như tất cả các đối thủ cạnh tranh đã rút khỏi thị trường, hoặc bán lại cho công ty khác.

Tóm lại, chiến lược sản phẩm là cốt lõi trong chiến lược chung marketing, quan trọng là triển khai thiết kế sản phẩm mới. Nhưng không phải chỉ đơn thuần có chiến lược sản phẩm tốt thì có thể chiếm lĩnh được thị trường, mà nó cần được phối hợp với ba chiến lược kia một cách gắn bó và linh hoạt trong từng giai đoạn của sản phẩm.

2.2. Chính sách giá cả:

Công ty Heublein sản xuất rượu Sminoff - 1 hiệu vodka hàng đầu chiếm phần lớn thị trường nước Mỹ. Trong thập niên 1960, Sminoff bị một hiệu khác tấn công, Worfschmidt bán với giá mỗi chai chưa tới 1$ và tự nhận là cùng chất lượng với Sminoff. Heublein thấy nguy cơ khách hàng sẽ chuyển sang dùng Worfschmidt nên đã đưa ra một chiến lược: tăng giá Sminoff lên 1$; tung ra một hiệu mới là Relska, cạnh tranh với Worfschmidt; tung ra một hiệu khác là Popov, bán thấp hơn Worfschmidt như một hiệu loại thường, đã đem lại cho công ty một lợi nhuận đáng kể. Có điều là cả 3 nhãn hiệu của Heublein đều giống nhau về hương vị và giá thành.

Như vậy cách định giá tiếp cận thị trường là rất quan trọng đòi hỏi mỗi công ty khi đưa sản phẩm ra thị trường phải có một chính sách giá hợp lý.

Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm là việc qui định mức giá bán.

Có thể nói trong bốn chiến lược của marketing thì chính sách giá là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu trong khi 3 yếu tố kia đều cần phí tổn. Vì vậy việc định giá là nhân tố cần phải xem xét, cân nhắc thật kỹ lưỡng. Trước đây giá cả là nhân tố quyết định sự lựa chọn của người mua. Điều này vẫn đúng ở các nước, các cộng đồng dân nghèo. Nhưng hiện nay yếu tố phi giá như chất lượng sản phẩm, phân phối và quảng cáo đã dần dần trở nên quan trọng hơn.

2.2.1. Các yếu tố cần xem xét khi định giá:

+ Những yếu tố nội tại ảnh hưởng đến các quyết định về định giá:

Trước khi định giá công ty cần xem xét với sản phẩm đó cần phải đạt được

điều gì. Các mục tiêu có thể là:

- Để tồn tại: khi công ty gặp khó khăn, cần phải định giá thấp nhằm mục đích

chỉ để trang trải chi phí và cầm cự.

- Để tối đa hoá lợi nhuận: cần định giá để tạo lợi nhuận cao nhất trong hiện tại.

- Để tạo vị trí dẫn đầu thị trường: các công ty thường định giá thấp để tạo

được thị phần (phần trăm thị trường) lớn nhất.

Những yếu tố nội tại: - Mục tiêu tiếp thị - Chiến lược tiếp thị - Phí tổn - Tổ chức để định giá

Các quyết định định giá

Những yếu tố bên ngoài: - Bản chất thị trường và sức cầu - Cạnh tranh - Các yếu tố môi trường khác

206

- Để dẫn đầu về chất lượng sản phẩm: trong trường hợp công ty coi chất

lượng là quan trọng thì phải định giá cao để trang trải cho phí tổn làm ra sản

phẩm chất lượng cao đó.

+ Chiến lược tiếp thị:

Giá cả chỉ là một trong 4 chính sách của chiến lược chung marketing nên nó

cần được phối hợp với các quyết định về mẫu mã, phân phối, cổ động cho sản

phẩm để hình thành chương trình tiếp thị nhất quán và hiệu quả. Thường thì các công ty xem xét cả 4 chính sách cùng nhau.

+ Phí tổn:

Giá cả trước tiên là phải trang trải hết các phí tổn, sau đó mới là có lãi. Nếu

công ty mà sản xuất với phí tổn cao hơn đối thủ cạnh tranh thì công ty buộc phải

đặt giá cao hơn và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phí tổn bao

gồm:

- Định phí < hơn chi phí thay đổi (variable cost): thay đổi trực tiếp theo mức

độ sản xuất.

- Tổng phí (total cost): số lượng định phí và biến phí cho bất kỳ mức độ sản

xuất nhất định nào đó.

+ Tổ chức định giá:

Công ty cần cân nhắc xem ai trong công ty chịu trách nhiệm định giá, tốt nhất

nên lập Phòng, Ban định giá.

2.2.2 Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc định giá:

+ Thị trường và nhu cầu:

Nếu phí tổn tạo nền cho việc định giá thì thị trường và nhu cầu tạo độ cao

cho nó. Trước khi định giá, nhà tiếp thị cần tìm hiểu mối quan hệ giá cả nhu cầu

theo các loại thị trường khác nhau. Nếu người tiêu dùng cảm thấy giá cả của

hàng hoá hay dịch vụ cao hơn giá trị của nó thì họ sẽ không có nhu cầu.

. Mối quan hệ giá cả.

P: Giá

P2 P1 Q:Mức cầu

qua mỗi

P2 thời kỳ

p1

P3

Q2 Q1 Q Q1 Q3 Q2 Q

(3:1) Sản phẩm thông thường (3:2) Sản phẩm có uy tín

Hình 3: Mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu.

207

Mỗi giá cả tạo ra 1 mức cầu. Thường thì giá cả tỷ lệ nghịch với nhu cầu như đồ thị (3.1). Nhưng với một số sản phẩm có uy tín, đặc biệt là sản phẩm thuốc, đường biểu thị mối quan hệ này là một đường cong như hình (3.2). Khi tăng giá từ P1 nên P2 bán được nhiều hàng hơn. Điều này hay xảy ra vì người tiêu dùng nghĩ rằng giá cao hơn thì thuốc tốt. Tuy nhiên nếu định giá quá cao (P3) thì cầu lại giảm. Các công ty đều có sự ước lượng về đồ thị cầu trước khi định giá.

+ Các yếu tố cạnh tranh:

Trước khi định giá công ty cần xem xét phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, nắm được giá cả của họ, thái độ của người mua đối với mức giá cả của đối thủ. Công ty có thể đặt giá sát với giá của họ, hoặc cao hơn nếu công ty có những ưu thế vượt trội khác, cần nhận thức được rằng: các đối thủ cũng có thể thay đổi giá cả để đối phó lại với giá của công ty.

+ Những yếu tố bên ngoài khác:

Các yếu tố bên ngoài khác có ảnh hưởng đến việc định giá như tình hình kinh tế tăng trưởng hay suy thoái, mức độ lạm phát, luật pháp và các chế độ, chính sách của Nhà nước.

2.2.3. Cách tiếp cận định giá:

+ Định giá dựa trên phí tổn:

- Định giá cộng thêm vào chi phí (cost - plus pricing):

Phương pháp này đơn giản là cộng thêm 1 mức lời tối thiểu chuẩn vào phí tổn của một sản phẩm; nhược điểm của nó là không quan tâm đến nhu cầu, của sự cạnh tranh.

- Phân tích mức hoà vốn và định giá theo lợi nhuận mục tiêu:

Phương pháp này sử dụng biểu đồ hoà vốn biểu diễn quan hệ phí tổn và tổng doanh thu ở các mức giá khác nhau.

+ Định giá dựa trên người mua:

Phương pháp này dựa trên sự cảm nhận về giá trị của người mua. Khi đó các yếu tố phi giá lại quyết định lên giá cả. Ví dụ: cùng một món ăn nhưng nếu bạn ăn trong nhà hàng thì phải trả cao gấp 2 - 3 lần so với trường hợp bạn ăn ở vỉa hè, đó là cái giá bạn phải trả cho bầu không khí trong cửa hàng mà bạn cảm nhận được.

+ Định giá dựa vào cạnh tranh:

Công ty quyết định giá căn cứ chủ yếu vào giá của các đối thủ cạnh tranh hơn là vào phí tổn và sức cầu của mình.

2.2.4 Các chiến lược định giá:

+ Các chiến lược định giá sản phẩm mới:

- Định giá nhằm chắt lọc thị trường: công ty có thể tung ra một sản phẩm mới đắt tiền rồi dần dần giới thiệu các mặt hàng đơn giản hơn, rẻ hơn để lôi kéo những khúc tuyến thị trường mới.

- Định giá nhằm thâm nhập thị trường: một số công ty định giá sản phẩm mới tương đối thấp để thu hút một lượng khách mua khá lớn và đạt thị phần lớn.

+ Chiến lược định giá sản phẩm phụ bổ:

Một số công ty sản xuất ra các sản phẩm mà sản phẩm đó phải được dùng với các sản phẩm chính khác như: lưỡi dao dùng với dao cạo râu, phim cho máy ảnh.

208

Các nhà sản xuất thường định giá sản phẩm chính thấp và dồn lãi cho sản phẩm phụ bổ. Ví dụ: Kodak định giá máy ảnh thấp vì đã kiếm lời ở việc bán phim.

+ Các chiến lược điều chỉnh giá cả:

- Định giá chiết khấu và các khoản châm chước giá:

. Chiết khấu tiền mặt: là sự giảm giá cho những người mua nào thanh toán

tiền ngay lập tức. Nó giúp làm giảm phí tổn thu nợ.

. Chiết khấu số lượng: là sự giảm giá cho người mua mua với khối lượng lớn. Chiết khấu này có là nhờ người bán giảm được chi phí về bán hàng, lưu kho và chuyên chở. Nó khích lệ khách hàng mua nhiều hơn ở một người bán.

. Chiết khấu chức năng: các nhà sản xuất có thể giảm giá cho đồng nghiệp, người bán.

. Chiết khấu theo mùa: là sự giảm giá cho khách hàng mua hàng hoá hay dịch vụ vào mùa ế, như quần áo rét vào mùa hè.

. Khoản trước giảm: giảm giá cho việc trả lại hàng cũ khi mua hàng mới.

- Định giá phân biệt:

. Phân biệt khách hàng: các khách hàng khác nhau trả những khoản tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ.

Ví dụ: giảm giá tầu xe cho sinh viên.

. Phân biệt hình thức sản phẩm: các kiểu loại khác nhau của chính sản phẩm

ấy được định giá khác nhau.

Ví dụ: giảm giá loại thuốc cho trẻ em có kèm thìa uống cao hơn 5000đ sản phẩm cùng loại nhưng phí tổn cho cái thìa đó chỉ là 1000đ.

+ Phân biệt theo thời gian: giá cả thay đổi theo mùa, theo ngày hoặc giờ.

- Định giá theo tâm lý:

Ví dụ: một sản phẩm giá 99 đ với một sản phẩm giá 100đ thì chênh lệch chẳng đáng mấy nhưng khách hàng sẽ nghĩ sản phẩm 100đ có chất lượng tốt hơn nhiều.

- Định giá để quảng cáo:

Trong một số hoàn cảnh công ty sẽ tạm thời định giá sản phẩm thấp hoặc rất thấp để thu hút khách hàng và hy vọng họ sẽ mua các sản phẩm khác với mức lãi cao hơn, để giải quyết hàng hoá ứ đọng trong thời kỳ khó khăn, chiết khấu tâm lý.

2.2.5. Những thay đổi về giá:

+ Chủ động thay đổi giá:

- Chủ động giảm giá trong trường hợp cần thêm khách hàng mà đã sử dụng

các biện pháp khác không có hiệu quả.

- Chủ động tăng giá trong trường hợp lạm phát phí tổn kéo dài, mức tăng

năng suất không theo kịp vật giá gia tăng làm giảm lợi nhuận.

Tuy nhiên khi thay đổi giá công ty cần xem xét phản ứng của người mua và

đối thủ cạnh tranh.

+ Đáp ứng với những thay đổi giá:

209

Khi đối thủ cạnh tranh thay đổi giá, công ty cần xem xét các yếu tố: tại sao

đối thủ thay đổi giá, trong bao lâu, công ty sẽ bị ảnh hưởng thế nào... và có kế

hoạch đáp ứng cụ thể:

Không

Có Có

Tóm lại, việc định giá là một tiến trình động đòi hỏi sự linh hoạt của nhà

quản trị và phải được xem xét trong mối quan hệ với nhiều yếu tố.

2.3. Chính sách phân phối:

2.3.1. Khái niệm phân phối trong marketing:

Phân phối trong marketing là những quyết định đưa hàng hoá vào kênh phân

phối, tổ chức điều hoà cân đối để khai thác hợp lý nhất nhu cầu thị trường, để

đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến khách hàng cuối cùng, bao gồm những yếu tố cơ

bản:

+ Người cung ứng và người tiêu dùng cuối cùng.

+ Các phần tử trung gian.

+ Hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng.

+ Hệ thống thông tin thị trường, các dịch vụ mua bán, các hoạt động yểm trợ,

khuếch trương... Vấn đề là phải lựa chọn các kênh phân phối cho hiệu quả. 2.3.2. Phần tử trung gian:

Các nhà sản xuất hầu hết làm việc với các phần tử trung gian tiếp thị để đưa

sản phẩm vào thị trường. Họ có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng nhưng khi sử dụng các trung gian công việc thuận tiện hơn nhiều. Điều này có thể thấy qua sơ đồ sau:

Không

Nhà sản xuất

Giữ giá

Khách hàng

Sự giảm giá này ảnh hưởng thế nào đến mức bán của công ty

Đó có thể là giảm giá lâu dài không

Giá đã giảm bao nhiêu

Khoảng 0,5 - 2%. Tạm thời giảm nhẹ giá bán

Khoảng 2 - 4%: đề xuất hình thức thưởng cho

''thanh toán nợ'' để giảm sự nổi bật của đối thủ

SX

> 4% giảm giá ngang giá đối thủ

Kh

Phân phối

210

Kh: Khách hàng

Số lần tiếp xúc: 3 x 3 = 9 Số lần tiếp xúc: 3 + 3 = 6

Như vậy giới trung gian đã tiết kiệm được hoạt động và bớt đi số công việc.

+ Bán lẻ: là tất cả những người tiến hành những hoạt động liên quan đến việc

bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp đến người sử dụng cho bản thân.

- Ưu điểm:

. Có phương tiện buôn bán đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú tiện lợi.

. Thường xuyên tiếp xúc khách hàng do đó hiểu rõ nhu cầu thị trường.

. Khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường lớn, năng động có khả năng hình

thành các cửa hàng tổng hợp, siêu thị.

. Khả năng an toàn trong kinh doanh lớn hơn bán buôn.

- Nhược điểm:

. Vốn ít.

. Ít có khả năng xâm nhập sản xuất.

+ Bán buôn:

Người bán buôn là những người tiến hành hoạt động nhằm bán hàng hoá dịch

vụ cho những người mua về để bán lại hoặc để kinh doanh.

Các nhà bán buôn khác với các nhà bán lẻ nhiều mặt: giao dịch chủ yếu với

khách hàng bán buôn hơn là khách tiêu dùng, ít quan tâm đến quảng cáo, có diện

kinh doanh rộng lớn và khối lượng giao dịch lớn hơn nhà bán lẻ, chịu thuế khoá và các qui định pháp lý khác nhà bán lẻ.

+ Người đại lý, có nhiều dạng:

- Đại lý cho nhà sản xuất.

- Đại lý tiêu thụ: được phép bán toàn bộ xuất lượng của một nhà sản xuất.

- Đại lý thu mua: lo việc mua cho người mua.

- Nhà bán buôn ăn hoa hồng: nắm nguồn hàng và tìm cách bán.

+ Các nhà môi giới:

Có chức năng giúp người mua gặp nhau và hỗ trợ cho việc thương lượng,

hưởng thù lao từ phía nào thuê mướn họ.

Tóm lại: chính sách phân phối có vai trò rất quan trọng trong marketing. Việc

xác lập kênh phân phối hợp lý giúp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng đưa hàng

hoá đến tay người tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu của họ.

2.4. Chính sách giao tiếp và khuếch trương:

Đây là chính sách quan trọng, là công cụ để thực hiện chiến lược chung

marketing. Nó có tác dụng giúp người bán và người mua gặp nhau, để thoả mãn

SX Kh

SX Kh

SX

SX

Kh

Kh

211

tốt hơn nhu cầu của người mua và giảm được rủi ro trong kinh doanh. Giao tiếp

giúp bán được nhiều hàng hơn và tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng, nhiều

khi tạo ra cầu. Chính sách giao tiếp và khuếch trương làm cho việc bán dễ dàng

hơn, đưa hàng vào kênh phân phối và tạo được lợi thế về giá cả. Do vậy, nó hỗ

trợ và tăng cường cho các chính sách sản phẩm, chính sách giá và chính sách

phân phối. Nó bao gồm các nội dung chủ yếu:

+ Quảng cáo.

+ Yểm trợ.

+ Xúc tiến bán hàng.

Trong đó quan trọng nhất là quảng cáo.

2.4.1. Quảng cáo:

Là việc sử dụng các thông tin để truyền tin về sản phẩm hoặc cho các phần tử

trung gian hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời

gian nhất định. Quảng cáo có vai trò rất quan trọng và nhiều khi chiếm một phần

ngân sách rất lớn: nhờ quảng cáo mà Coca - cola đã trở thành nhãn hiệu được ưa

thích trên thế giới. Để cạnh tranh, hãng Pepsi đã bỏ hàng trăm triệu USD vào

chiến dịch quảng cáo cho Pepsi xanh gọi là ''sự lựa chọn của thế hệ mới''.

Khi tiến hành một quảng cáo cần phải xác định đáp ứng của khách hàng theo

các bước: biết về sản phẩm hiểu được sản phẩm rõ hơn thích ưa chuộng

hơn những sản phẩm khác tin chắc là mình sẽ mua.

Một cách lý tưởng quảng cáo là phải gây được sự chú ý (attention), tạo được

sự thích thú (interest), khơi dậy được sự ước muốn (desire), và đạt được hành động

(action) - mô hình AIDA.

. Những quyết định lớn trong việc quảng cáo:

Một số tiền lớn sẽ bị lãng phí nếu công ty không định rõ được mục tiêu quảng

cáo, không thiết lập ngân sách, soạn ngôn từ, chọn phương tiện truyền thông và đánh giá kết quả 1 cách cẩn thận.

Xác định mục tiêu

Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu doanh số

Quyết định ngân sách

Quyết định về nội dung truyền đạt.

Khơi nguồn nội dung Đánh giá nội dung Chọn lọc nội dung

Quyết định về phương tiện truyền thông

Đánh..giá chiến..dịch (tác động về truyền thông,..về doanh số)

212

2.4.2. Xúc tiến bán hàng:

+ Là hoạt động của người bán hàng để tiếp tục tác động vào tâm lý của người

mua, tiếp cận với người mua, nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu của họ và những phản

ánh của họ về sản phẩm.

+ Nội dung của xúc tiến bán hàng: xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, nhằm tạo lòng tin của họ với hàng hoá, tạo ra sự ràng buộc với chủ hàng.

+ Xúc tiến bán tiến hành qua các bước:

+ Một số phương pháp xúc tiến bán hàng:

- Hội nghị khách hàng.

- Hội thảo.

- Tặng quà.

2.4.3. Yểm trợ:

Hoạt động này được thông qua việc sử dụng các hiệp hội kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hội chợ...

+ Hiệp hội kinh doanh: là hiệp hội của các nhà kinh doanh tự nguyện hợp tác giúp đỡ nhau, chống lại xu thế độc quyền, bảo vệ thị trường và giá cả giúp đỡ cho các hội viên trong kinh doanh.

+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: hình thức này hiện nay đang phát triển ở

Việt Nam. Thông qua các cửa hàng công ty quảng cáo, khuếch trương sản phẩm

của mình, yểm trợ cho sản phẩm.

+ Hội chợ: là hình thức tổ chức để cho các nhà kinh doanh quảng cáo hàng

hoá, bán hàng và nắm bắt nhu cầu, nhận biết ưu nhược điểm của sản phẩm của mình. Hội chợ tuy không thường xuyên và phổ biến như cửa hàng nhưng tác

dụng của nó cũng rất lớn.

Như vậy, trong marketing hiện đại, các hoạt động chức năng marketing rất

phong phú. Trong quá trình thực hiện chiến lược chung marketing, công ty cũng cần linh hoạt kết hợp các chính sách. Trong trường hợp cần thiết có thể ưu tiên

chính sách này hơn chính sách khác song vẫn phải đảm bảo để các chính sách là bộ phận cấu thành cho chiến lược chung marketing.

2.5. Hệ thống marketing - mix:

Trong phần trên chúng ta đã gặp khái niệm marketing-mix. Cụ thể,

marketing-mix có tới hàng loạt công cụ khác nhau. Mc Carthy đưa ra một cách phân loại theo 4 yếu tố gọi là 4 P: sản phẩm (product) - giá cả (price) - khuyến mãi, yểm trợ (promotion) - và tiêu thụ (place - tức là phân phối). Những diễn biến marketing cụ thể được liệt kê theo hình 4. Trong đó:

Thăm dò điều tra chuẩn bị

Thăm dò ý kiến bước

đầu

Tiếp cận

Giới thiệu

chương trình

Xử lý các ý kiến

phản đối

Kết thúc

Kiểm tra

giám sát

213

+ Chính sách sản phẩm gồm: chủng loại, chất lượng, mẫu mã, tính năng trên nhãn, dịch vụ...

+ Chính sách phân phối gồm: kênh, phạm vi, địa điểm, danh mục hàng hoá,

dự trữ, vận chuyển.

+ Giá cả: giá qui định, chiết khấu, kỳ hạn thanh toán, điều kiện trả chậm.

+ Khuyến mại: kích thích tiêu thụ, quảng cáo, lực lượng bán hàng, marketing

trực tiếp.

MARKETING - MIX

Sản phẩm Phân phối (place)

(product) THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Giá cả (price) Khuyến mãi (promotion)

Hình 4: 4P của marketing

Trong đó chính sách phân phối là một trong những quyết định phức tạp nhất, thường phải mất nhiều năm mới có được và khó thay đổi. Do vậy, khi xây dựng kênh phân phối phải tính tới môi trường, khả năng không chỉ hôm nay mà cả trong tương lai. Mặt khác chính sách phân phối là bộ khung của chiến lược marketing để cho các chính sách còn lại hoạt động xung quanh nó. Chính sách giá và chính sách sản phẩm phải tùy thuộc vào việc công ty đã lựa chọn. Các đại lý buôn bán cỡ nhỏ - vừa - lớn, thượng hạng hay bình dân. Chính sách khuyến mãi yểm trợ cũng tùy thuộc cách chọn kênh phân phối như thế nào để có hình thức hoạt động tương ứng phù hợp. Mặt khác, chính sách khuyến mãi yểm trợ cũng phụ thuộc vào sản phẩm và mức giá như thế nào để có mức độ và hình thức hoạt động hợp lý.

Như vậy, trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu được một trong 4 chính sách marketing. 4 chính sách trên gắn bó chặt chẽ, logic với nhau, hỗ trợ cho nhau tại từng thời điểm nhất định trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp phải sử dụng các chính sách đó linh hoạt, phối hợp hợp lý để tạo ra ưu thế cạnh tranh cao nhất cho doanh nghiệp mình.

3. Marketing dược.

3.1. Định nghĩa marketing dược:

Thuốc là sản phẩm trí tuệ, có hàm lượng chất xám cao và công nghệ tiên tiến với một chi phí khổng lồ cho nghiên cứu phát triển. Thuốc là loại hàng hoá có giá trị kinh tế lớn, lợi nhuận cao. Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt hết sức thiết yếu cho cuộc sống con người do đó có ý nghĩa xã hội cao. Thị trường thuốc có tính chất đặc biệt so với các hàng hoá tiêu dùng khác.

214

Đứng về phía xã hội, các công ty dược phẩm phải cung ứng thuốc, đảm bảo chất lượng tốt để người dân sử dụng an toàn, hợp lý và hiệu quả, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Xuất phát từ quan điểm đó, theo Mickey C. Smith: marketing dược đóng vai trò như chiếc chìa khoá, ảnh hưởng hoặc tác động trực tiếp từ nhà sản xuất đến bệnh nhân. Bệnh nhân được quan tâm và được đặt lên hàng đầu của hoạt động marketing dược, bệnh nhân là trung tâm của hoạt động marketing dược. Ông nhấn mạnh: ''Biện minh cho sự tồn tại của marketing dược là bệnh nhân chứ không phải là nhà sản xuất hay các cửa hàng dược''. Vì vậy: ''Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing của thuốc và nhằm thoả mãn nhu cầu của bệnh nhân nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng của marketing thông thường, do đặc thù riêng của ngành yêu cầu marketing dược có nhiệm vụ: bán ra đúng loại thuốc, đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi''.

Như vậy bản chất của marketing dược là thực hiện chăm sóc thuốc (pharmaceutical care) chứ không chỉ sản xuất hay kinh doanh thuốc.

3.2. Đặc điểm marketing dược:

Bất cứ đơn vị, tổ chức, cá nhân nào quan tâm đến việc trao đổi chăm sóc thuốc đều có thể tiến hành marketing dược. Các thành phần bị thu hút vào marketing dược là: các khoa dược bệnh viện, trung tâm y tế, nhà bào chế, công ty bảo hiểm, nhiều tổ chức và cá nhân khác, thêm vào đó là các nhà sản xuất và buôn bán thuốc.

Nếu marketing dược được xem như là một phần của hệ thống marketing chăm sóc sức khoẻ thì marketing dược có thể được mô tả như là mạng lưới đơn giản hoá về những mối quan hệ đa dạng giữa các tổ chức và tính chất của các tổ chức này, dẫn đến việc thực hiện quá trình về ''chăm sóc thuốc'', thông qua những luồng trao đổi và các chức năng marketing trong những giới hạn được thiết lập bởi các hệ thống bên ngoài. Điều này được chỉ ra ở sơ đồ sau:

Sản phẩm

Thông tin Sản phẩm

Thanh toán Thông tin

Quyền đòi thanh toán

hỏi thông tin

Hệ thống cung

cấp thuốc: - Các nhà sản xuất. - Các nhà nhập khẩu. - Thuốc viện trợ, thuốc chương

trình.

Hệ thống phân phối.

- Công ty bán buôn.

- Các đơn vị bán lẻ.

- Quầy thuốc.

- Nhà thuốc.

- Đại lý...

Hệ thống sử dụng thuốc.

- Khoa dược

bệnh viện.

- Thầy thuốc.

- Bệnh nhân.

- Bảo hiểm y tế.

- Trung tâm y tế ...

Hệ thống quản lý - Hệ thống quản lý dược. - Hệ thống chăm sóc sức khoẻ. - Hệ thống kinh tế. - Hệ thống bảo hiểm y tế. - Hệ thống xã hội, chính trị.

215

Hình 5: Sơ đồ hệ thống marketing dược.

Hoạt động marketing Dược đáp ứng 5 đúng (5 right): đúng thuốc, đúng số lượng, đúng nơi, đúng giá và đúng lúc.

3.2.1. Đúng thuốc (the right medecine):

Yêu cầu hệ thống marketing dược cung cấp thuốc đúng loại dược chất, đúng hàm lượng theo hàm lượng ghi trên nhãn, chính là phải đảm bảo chất lượng

thuốc. Ngoài những yêu cầu kiểm nghiệm để khẳng định chất lượng thuốc hiện nay còn theo xu hướng quản lý chất lượng toàn diện có hàng loạt chế độ thực

hành tốt: thực hành tốt sản xuất (GMP); thực hành tốt phân phối thuốc (GDP); thực hành tồn trữ tốt (GSP); thực hành thí nghiệm tốt (GLP); thực hành hiệu

thuốc tốt (GPP). Ngoài ra, để đạt đúng thuốc, hệ thống marketing dược còn phải nắm bắt được xu hướng của mô hình bệnh tật trong khu vực thuộc phạm vị mà

công ty hoạt động. Điều này tương ứng với bước xác định thị trường mục tiêu. Từ đó mới xác định được nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh thuốc gì ? bao

nhiêu? để phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.

3.2.2. Đúng số lượng thuốc (the right quantity):

Như đã nói marketing dược phải xác định được số lượng thuốc sẽ sản xuất

kinh doanh để tung ra thị trường. Phải xác định qui cách số lượng thuốc đóng gói sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu (bệnh viện, hiệu thuốc bán lẻ...). Đối với

mỗi sản phẩm, thực hiện đúng liều còn là một yêu cầu, một đặc điểm của marketing dược.

3.2.3. Đúng nơi (the right place):

Với thuốc kê đơn do bác sĩ kê đơn và chỉ có dược sĩ được quyền phân phát.

Do vậy '' đúng nơi'' là yếu tố được chọn trước của thuốc kê đơn. Nhằm phân phối

thuốc kê đơn có hiệu quả, chính là lý do của việc phát triển các kênh phân phối

hỗn hợp gồm người bán buôn, bán lẻ, bệnh viện, bệnh viện tư và hệ thống y tế

Nhà nước. Vị trí của bệnh nhân và việc thiết lập kênh phân phối sẽ ảnh hưởng tới vị trí của nhà sản xuất tới việc lưu kho, việc phát triển khu vực bán và phương

tiện vận chuyển thuốc. Hơn nữa, trách nhiệm của marketing trong nhiệm vụ

''đúng nơi'' là cần thiết phải duy trì mối quan hệ thương mại tốt với các phần tử

khác của kênh phân phối. Vì vậy, những người bán lẻ, bán buôn và bệnh viện phải là thể thống nhất với chính sách phân phối của nhà sản xuất. Cụ thể là đòi

hỏi hệ thống thông tin tốt, khả năng cung ứng sẵn sàng và chất lượng của công ty

luôn được đảm bảo.

3.2.4. Đúng giá (the right price):

Giá là 1 trong 4 chính sách của marketing - mix, và thực tế ở điều kiện kinh

tế hiện nay của nước ta thì giá là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt thuốc là một

loại hàng hoá mà người tiêu dùng không hề có hứng thú tiêu dùng. Thứ nữa, tại

nơi bán lẻ thuốc là loại hàng gần như không có hiện tượng mặc cả. Với những

thuốc hiếm, chữa các bệnh đặc biệt thì giá rất bất thường. Những nhân tố trên dẫn

tới giá thuốc khó được công chúng chấp nhận, họ luôn phàn nàn và có cảm giác

216

thuốc luôn cao hơn so với suy nghĩ của họ. Do đó, với những nhà hoạt động

marketing phải tìm ra giá sản phẩm mà công chúng có thể chấp nhận. Như vậy, họ

cần phải xem xét các yếu tố: bản chất của thị trường, giá của sản phẩm cạnh tranh,

giá nghiên cứu và triển khai. Và một yếu tố không thể xem nhẹ là sự linh hoạt trong

việc đặt giá trong các trường hợp khác nhau khi bán số lượng lớn, khi bán lẻ, bán

cho bệnh viện, bán cho thầy thuốc, bán cho nước ngoài...

3.2.5. Đúng lúc (the right time):

Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuốc là một trách nhiệm nữa của quản lý

marketing dược có liên quan tới chức năng đúng nơi. Tổ chức Y tế Thế giới cũng

khuyến cáo về mật độ cửa hàng thuốc như sau: cửa hàng thuốc hợp lý là người

bệnh mất 30 phút đi bằng phương tiện thông thường đến nơi cung cấp thuốc gần

nhất. Bên cạnh đó, thời gian giới thiệu sản phẩm cần phải xác định đúng lúc để

đảm bảo cung cấp được nhiều thông tin nhất tạo nhu cầu tiêu dùng trong thị trường.

3.3. Đặc trưng trong quan hệ trao đổi trên thị trường thuốc:

Quan hệ trao đổi trên thị trường thuốc được mô tả qua các hình thức sau:

3.3.1. Hình thức trao đổi đơn giản:

Thanh toán

Thông tin

Thuốc

Hình 6: Sơ đồ trao đổi gồm hai thành phần (dyadic exchange).

Đây là hình thức trao đổi đơn giản trực tiếp giữa bệnh nhân và người bán thuốc.

3.3.2. Hình thức trao đổi qua lại lẫn nhau:

Đơn Thông tin bệnh tật

Thông tin

Đơn

Thuốc

Thông tin

Đơn + thanh toán

- Người bán lẻ

- Dược sỹ

Thông tin

Thầy thuốc

- Người bán lẻ

- Dược sỹ Người bệnh

217

Hình 7: Sơ đồ trao đổi phức tạp. 3.3.3. Hình thức trao đổi qua lại:

Hình 8: Sự trao đổi qua lại lẫn nhau.

Trong đó:

: dòng trao đổi quyền sở hữu, sản phẩm, thông tin, thanh toán (trong đó dòng thông tin

là hai chiều).

: dòng thông tin.

: dòng thanh toán.

Thành phần thứ ba: như các công ty bảo hiểm, tư vấn dược và các tổ chức cá

nhân khác

Trong xã hội hiện đại: quan hệ trao đổi đã trở thành phức tạp hơn do chuyên

môn hoá phân công lao động, việc sử dụng tiền như một phương tiện trao đổi và

các thành viên tham gia hoạt động thị trường tăng lên làm cho họ phụ thuộc lẫn nhau.

+ Ngành công nghiệp Dược là một ngành công nghiệp đặc biệt, mặc dù là

một ngành sản xuất hàng tiêu dùng bắt buộc nhưng rất cần đến kiến thức cập nhật

chuyên môn. Các thông tin dược có thể xem như hỗ trợ góp phần quyết định triển

khai sản xuất, tiêu thụ và sử dụng thuốc.

+ Marketing dược mang tính chất marketing đạo đức xã hội: một mặt nhiệm

vụ của doanh nghiệp dược là xác định nhu cầu, mong muốn là lợi ích của thị

trường mục tiêu và thỏa mãn chúng, mặt khác giữ vững và củng cố mức sung túc

cho người tiêu dùng và cho xã hội.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing dược:

Nhà sản xuất bị ảnh hưởng bởi môi trường vĩ mô: môi trường khoa học kỹ

thuật, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, xã hội và luật pháp. Các yếu tố

Thầy thuốc

Nhà sản xuất thuốc

Người buôn bán

thuốc

Dược sỹ

Người bệnh

Thành phần thứ ba

218

này liên quan đến nhau. Thay đổi xã hội một cách đặc thù dẫn tới thay đổi chính

trị. luật pháp và cuốn theo thay đổi về kinh tế, như một hệ quả nó có thể đòi hỏi

thay đổi về hệ thống phân phối lưu thông. Điều này được minh hoạ trong hình 9.

Môi trường kinh tế Môi trường sinh thái

Môi giới

Sản phẩm

Thông tin Kế hoạch

Nhà Phân phối Bệnh nhân

cung ứng lưu thông giá cả . Công chúng

Thầy thuốc

Kiểm tra Tổ chức

Phục vụ

Khuyến mãi

Cạnh tranh

Môi trường chính trị Môi trường văn hóa

Hình 9: Môi trường của marketing dược.

Khách hàng trung tâm là bệnh nhân mà nỗ lực marketing dược của các công

ty nhằm phục vụ họ. Bệnh nhân lại chịu sự chi phối của bác sĩ (do bệnh nhân

không thể tự mình điều trị mà không có chẩn đoán và kê đơn của bác sĩ) nên bác

sĩ là khách hàng mục tiêu của công ty (khác với môi trường marketing chung, chỉ

có một khách hàng mục tiêu).

Hệ thống marketing - mix của công ty chỉ là chiến lược bộ phận của chiến

lược chung marketing. Soạn thảo chiến lược marketing của công ty cũng bị ảnh

hưởng bởi môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.

Nhà sản xuất phải nghiên cứu sự phân vùng bệnh nhân thông qua 4 yếu tố:

yếu tố nhân khẩu (kết cấu dân số, tổng số dân, tỷ lệ gia tăng, sự phân bố), lượng

cán bộ y tế, mô hình bệnh tật và yếu tố kinh tế y tế (chi phí thuốc, hiệu quả

chi phí...).

3.5. Mục tiêu của marketing dược:

+ Mục tiêu sức khỏe: dược phẩm phải đạt chất lượng tốt, hiệu quả và an toàn.

+ Mục tiêu kinh tế: sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả để tồn tại và phát triển.

219

Khi nhà kinh doanh quan tâm đến mục tiêu sức khỏe thì họ sẽ phải đối đầu

với những khó khăn lớn hơn trong mục tiêu kinh tế. Do vậy, mâu thẫu giữa mặt

tiêu cực kinh tế thị trường với tình nhân đạo của ngành Y tế là một thách thức lớn

với marketing dược.

3.6. Vai trò của marketing dược:

Đối với quản lý marketing dược đóng vai trò quan trọng trong quản lý vĩ mô:

thị trường - công cụ quản lý của nhà nước. Đối với quản lý vi mô vai trò

marketing dược quyết định chiến lược marketing của công ty, nó không chỉ mang

tính y tế mà cả tính kinh tế y tế.

3.7. Nội dung marketing dược:

+ Chính sách sản phẩm:

Đặc tính của thuốc tác động tới chính sách sản phẩm: chất lượng thuốc, đáp

ứng sinh học nhanh, dễ sử dụng, đường dùng, chủng loại, đối tượng sử dụng,

đúng liều, tác dụng phụ, nghiên cứu và phát triển thuốc mới.

+ Chính sách giá:

Trong một số trường hợp giá thuốc không quyết định vì phụ thuộc vào nhiều

yếu tố: tình trạng bệnh tật, sức khỏe của bệnh nhân, người kê đơn (bác sĩ), người

bán thuốc (dược sĩ), và khả năng chi trả của bệnh nhân.

+ Chính sách phân phối:

Thuốc có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe nên phải đáp ứng cung

cấp đầy đủ và thường xuyên, đúng lúc, đúng chỗ, an toàn, hợp lý và hiệu lực.

+ Chính sách truyền thông khuyến mãi:

- Đối với thuốc chuyên khoa: phương pháp đào tạo kỹ thuật bán hàng cá

nhân, thuyết phục bác sĩ kê đơn hiện có.

- Đối với thuốc OTC: tùy thời điểm, chiến lược quảng cáo, khuyến mãi...

khác nhau, phối hợp các chiến lược truyền thông, khuyến mãi khác nhau bằng

các phương thức: thông tin, thông tin đại chúng, áp phích, truyền hình, truyền

thanh..., chọn thời gian và tần suất thông tin yêu cầu chính xác, khách quan,

rõ ràng.

220

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Qui chế dược chính tập 1, 2, 3.

Nhà xuất bản Y học - 1979, 1980.

2. Dược điển Việt Nam II.

Nhà xuất bản Y học - 1994.

3. Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam:

Hướng dẫn thực hành sản xuất thuốc tốt.

Nhà xuất bản Y học ngoại văn Hà Nội - 1990.

4. Tào Duy Cần.

Sổ tay sản xuất, pha chế và tồn trữ thuốc.

Nhà xuất bản Y học - 1991.

5. Pháp lệnh hành nghề Y - Dược tư nhân.

6. Thông tư 08, 09 Bộ Y tế.

Hướng dẫn hành nghề Y - Dược tư nhân.

7. Bộ y tế.

Chính sách thuốc Quốc gia - 1996.

8. Giáo trình bảo quản thuốc và dụng cụ y tế.

Nhà xuất bản Y học - 1980.

9. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Giáo trình kinh tế - 1990.

10. Bộ môn Marketting, Trường Đại học Kinh tế quốc dân:

Marketting lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh.

Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội 1992.

11. Những vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô:

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 1996.

12. Một số kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường.

Nhà xuất bản Thống kê - 1994.

13. Vốn bảo toàn và phát triển vốn.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 1993.

14. Luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 1993.

15. Jonathan D. Quick.

Managing drug supply.

Boston, Massachusetts, U.S.A.

221

16. Mickey C. Smith.

Pharmaceutical marketing strategy and case (1996).

17. Philip Kotler.

Marketing management (1997), 9 th Edision.