quan hỆ thƯƠng mẠi canada mỸ trong hai thẬp niÊn … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu...

175
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2016

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ

TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2016

Page 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ

TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn

2. PGS.TS. Đặng Xuân Kháng

HÀ NỘI - 2016

Page 3: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả sử dụng phân tích trong Luận án có nguồn gốc

rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả của luận án chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Thị Thu

Page 4: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

ii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt iii

Danh mục các bảng iv

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

7

1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài 7

1.2. Các công trình khoa học trong nước 18

1.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

trong luận án

20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA QUAN

HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ

22

2.1. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế 22

2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ 36

TIỂU KẾT 68

Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

CANADA - MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2015

70

3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Canada - Mỹ 70

3.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu Canada - Mỹ 77

3.3. Tranh chấp, bất đồng thương mại và biện pháp giải quyết 87

TIỂU KẾT 111

Chương 4: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

CANADA - MỸ VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

113

4.1. Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ 113

4.2. Hàm ý đối với Việt Nam 136

TIỂU KẾT 144

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 165

Page 5: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AGP Agreement on Government

Procurement

Hiệp định về mua sắm chính

phủ

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

CAD Canadian dollar Đô la Canada

CUSTA Canada-U.S. Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

Canada - Mỹ

DDA Doha Development Agenda Chương trình nghị sự phát triển

Doha

MCOOL Mandatory Country of Origin

Labelling

Quy định bắt buộc dán nhãn

nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

EU European Union Liên minh châu Âu

FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

FTAA Free Trade Area of the Americas Khu vực mậu dịch tự do châu

Mỹ

G7 Group of Seven Nhóm 7 nước công nghiệp phát

triển

GMAP Global Markets Action Plan Kế hoạch hành động thị trường

toàn cầu

HIIT Horizoltal Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành theo

chiều ngang

IPR Intellectual Property Right Quyền sở hữu trí tuệ

ICT Information and communication

technologies

Công nghệ thông tin và truyền

thông

IIT Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành

KXL Keystone XL Đường ống dẫn dầu Keystone

MERCOSUR Southern Common Market/ Mercado

Común del Sur

Thị trường chung Nam Mỹ

NAFTA North American Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Bắc Mỹ

RCC Regulatory Cooperation Council Hội đồng hợp tác quản lý

R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển

TMQT Thương mại quốc tế

TPP Trans-Pacific Strategic Economic

Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế chiến

lược xuyên Thái Bình Dương

USD US dollar Đô la Mỹ

USTR United States Trade Representative Cơ quan đại diện thương mại

Mỹ

VIIT Vertical Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành theo

chiều dọc

WB World Bank Ngân hàng thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Page 6: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố quyết định mô hình thương mại 31

Bảng 2.2: Tỷ lệ thương mại theo ngành theo chỉ số GL trong

quan hệ thương mại Canada - Mỹ (1988-1999)

34

Bảng 3.1: Thương mại hàng hóa Canada - Mỹ (2000-2015) 71

Bảng 3.2: 10 đối tác xuất khẩu lớn nhất của Canada 71

Bảng 3.3: Các đối tác thương mại hàng hóa hàng đầu của Mỹ

năm 2014

73

Bảng 3.4: Các đối tác thương mại hàng hóa hàng đầu của Mỹ

năm 2015

74

Bảng 3.5 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Canada 74

Bảng 3.6: Thương mại dịch vụ Canada - Mỹ (2000-2015) 76

Bảng 3.7: Các ngành hàng Canada xuất khẩu nhiều nhất sang

Mỹ (2001-2015)

79

Bảng 3.8: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ Canada - Mỹ 80

Bảng 3.9: Các ngành hàng Canada nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ

(2001-2015)

80

Bảng 3.10: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ Canada - Mỹ 82

Bảng 3.11: Tỷ lệ thương mại theo ngành theo chỉ số GL trong

quan hệ thương mại Canada - Mỹ (2001-2014)

82

Bảng 3.12: Các thể chế quản lý quan hệ thương mại nông sản

Canada - Mỹ

102

Page 7: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Ví dụ về thương mại nội ngành giữa hai nước có

chung biên giới

30

Hình 2.2: Nhập khẩu của Mỹ từ Canada, Trung Quốc, và

Mexico, 2000-2009

49

Hình 3.1: Tỷ trọng thương mại với Mỹ trong tổng thương

mại hàng hóa hàng năm của Canada (%)

74

Hình 3.2: Đóng góp của tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ trong GDP

Canada

77

Hình 3.3: Tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất

khẩu của Canada

77

Hình 3.4: Thương mại hàng hóa nội ngành Canada - Mỹ 84

Page 8: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Canada và Mỹ là hai nước láng giềng ở khu vực Bắc Mỹ, có nhiều điểm

tương đồng về lịch sử, chính trị và văn hóa. Hai quốc gia có mối quan hệ song

phương rất đặc biệt, thể hiện từ việc có chung đường biên giới, chung các giá trị,

lợi ích, các quan hệ xã hội, cùng hàng loạt những ràng buộc về kinh tế, chế độ

chính trị cũng có điểm tương đồng đều là tư bản dân chủ. Kết quả của những

điểm chung này là một mối quan hệ tiêu biểu, khăng khít và lâu dài giữa một

nước vừa và một nước lớn, hai nền kinh tế có tính hội nhập cao và quan hệ

thương mại là nền tảng cho sự thịnh vượng chung của hai nước. Mặc dù vẫn còn

tồn tại một số bất đồng và mâu thuẫn, mà không mối quan hệ quốc tế nào tránh

khỏi, nhưng quan hệ Canada - Mỹ vẫn rất vững chắc. Nhận định này được thể

hiện rõ nhất trong lĩnh vực quan hệ thương mại, Canada và Mỹ có mối quan hệ

thương mại song phương phát triển bậc nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ hiện khoảng 700 tỷ USD mỗi năm.

Với sự gần gũi về địa lý, các cơ chế thương mại mở, các hiệp định thúc

đẩy thương mại như Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, Hiệp

định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và tính bổ sung trong ngành nghề

sản xuất, đã khiến Canada và Mỹ có lịch sử quan hệ thương mại lâu dài và

ngày càng được tăng cường. Xét về mặt lịch sử, Canada là thị trường xuất

khẩu nước ngoài hàng đầu của hàng hóa Mỹ từ năm 1946, trong khi Mỹ là

điểm đến số một cho xuất khẩu của Canada từ năm 1942. Từ đầu thế kỷ XXI

đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều nhìn chung không ngừng tăng

lên, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Mỹ là đối tác

thương mại có ảnh hưởng lớn đến Canada, đồng thời Canada cũng là đối tác

thương mại quan trọng với Mỹ. Đối với Canada, Mỹ là một thị trường xuất

khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng hàng đầu, theo Bộ Công nghiệp

Canada: “đối với nhiều ngành của Canada, thị trường Mỹ có vai trò tương

đối quan trọng hơn so với chính thị trường Canada” [89:tr.25]. Quan hệ

Page 9: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

2

thương mại Canada - Mỹ ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với bản thân hai

nước, mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung của kinh tế khu

vực và toàn cầu.

Một lý do quan trọng khiến việc nghiên cứu mối quan hệ thương mại

Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI là cần thiết và có ý nghĩa

thực tiễn quan trọng vì qua nghiên cứu này có thể rút ra hàm ý cho Việt Nam

trong việc thúc đẩy lợi ích, đồng thời tránh và giảm thiểu các tranh chấp bất

đồng trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung, với các nước láng giềng

và các nước lớn trên thế giới nói riêng.

Nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu

thế kỷ XXI giúp nhận diện rõ hơn những nhân tố chủ quan cũng như khách

quan tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, quan hệ thương mại

Canada - Mỹ nói riêng. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia vào hội

nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng

hoá các quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để

phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; trong đó,

quan hệ với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế luôn là một trong những

hướng trọng tâm. Trong khi đó, Canada và Mỹ đều là các đối tác thương mại

và đầu tư quan trọng hàng đầu, đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.

Trong thập kỷ qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Canada và

Mỹ đều có những bước tiến vượt bậc. Vì thế, nghiên cứu và dự báo quan hệ

thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa quan

trọng, giúp Việt Nam hoạch định chính sách quốc gia và có những định

hướng chính sách thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với cả hai nước này.

Trong giai đoạn hiện nay, cả Canada và Mỹ đều đang thực hiện chiến

lược hướng về châu Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng và vai trò

ngày càng tăng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nên đều

nằm trong quan tâm của hai nước này. Cả Canada và Mỹ đều là thành viên

tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái

Bình Dương (TPP), đây là một trong những cơ hội quan trọng bậc nhất cho

Page 10: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

3

phép Việt Nam tham gia vào một hiệp định thương mại tự do đa phương

trong đó có cả Canada và Mỹ. Khi trở thành thành viên của tổ chức này, Việt

Nam có nhiều thuận lợi và lợi ích trong quan hệ thương mại với Canada và

Mỹ, có thể nâng cao sức mạnh kinh tế, cũng như vị thế quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa hiểu được nhiều về thương mại Canada - Mỹ, do

vậy việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết đối với việc hiểu biết và từ đó nâng

cao quan hệ kinh tế của Việt Nam với Canada và Mỹ, tham gia các cuộc đàm

phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương theo

hướng có lợi hơn.

Vì những lý do cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn trên mà tôi lựa chọn đề tài

“Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”

làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án nghiên cứu làm rõ quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai

đoạn hai thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam

trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như đẩy mạnh

quan hệ với Canada và Mỹ.

Với mục đích như trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

(1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thương

mại quốc tế và quan hệ thương mại song phương.

(2) Tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ

kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ từ 2001 đến 2015 (những nhân tố nội

tại của hai nước và các nhân tố khu vực, quốc tế), dự báo trong thời gian tới.

(3) Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ.

Thông qua thực trạng đó, chỉ ra các vấn đề tồn tại, trình bày và đánh giá các

giải pháp, cơ chế hai nước đã sử dụng để giải quyết các vấn đề thương mại.

(4) Phân tích vai trò của quan hệ thương mại này đối với sự phát triển

kinh tế của hai nước.

(5) Dự báo xu hướng phát triển quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong

thời gian tới. Từ việc nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ, đưa ra

Page 11: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

4

một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế

quốc tế hiện nay nói chung, đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với

Canada và Mỹ nói riêng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ thương mại giữa Canada

và Mỹ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi thời gian: Luận án được hoàn thành vào năm 2015, do đó

các số liệu trích dẫn cũng như các vấn đề được nêu trong luận án chủ yếu từ

năm 2015 trở về trước (2001 - 2015) và triển vọng tới 2020 - 2030. Luận án

chọn từ năm 2001 do thời điểm 2001 xảy ra sự kiện khủng bố 11/9 vào nước

Mỹ, sự kiện này có tác động lớn đến quan hệ thương mại giữa hai nước do

các thay đổi về chính sách quản lý biên giới. Nghiên cứu quan hệ thương mại

Canada - Mỹ trong giai đoạn 2001 - 2015 cũng được thực hiện trên cơ sở so

sánh đối chiếu với giai đoạn trước khi cần thiết, và là cơ sở để dự báo triển

vọng quan hệ thương mại giữa hai nước tới giai đoạn 2020 - 2030.

Về phạm vi không gian: quan hệ thương mại Canada - Mỹ.

Về phạm vi nội dung: Luận án sẽ giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề liên

quan đến quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ (chủ yếu nhìn từ phía

Canada và tập trung vào thương mại hàng hóa), phân tích các vấn đề còn tồn

tại, hạn chế, và giải pháp, cơ chế để giải quyết tồn tại đó; vai trò của quan hệ

thương mại này đến phát triển kinh tế của hai nước; dự đoán xu hướng phát

triển và hàm ý đối với Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của Đề tài, trong quá trình

nghiên cứu, Luận án đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích

tài liệu, bao gồm: phân tích thống kê, tổng hợp và khái quát hóa, phương pháp

so sánh và đối chiếu lịch sử, phương pháp quy nạp…

Page 12: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

5

Dữ liệu cho các phân tích trên chủ yếu được lấy từ: các báo cáo và

thống kê của các bộ, ngành cả từ phía Canada và Mỹ. Ngoài ra, luận án sử

dụng các số liệu thống kê, công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế có

uy tín và có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa Canada và Mỹ như WTO,

WB, UNTAD, IMF…

(1) Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử

dụng trong tất cả các chương, mục, tiểu mục của luận án.

(2) Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu ở Chương 3, và

chương 4 của luận án. Thông qua thống kê phân tích kết quả của quan hệ

thương mại Canada - Mỹ sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về thành tựu, hạn chế

và tác động của quan hệ này đến hai nước.

(3) Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng xuyên

suốt toàn bộ luận án, giúp trình bày các vấn đề, nội dung trong luận án theo

một trình tự, bố cục logic, chặt chẽ, các nội dung bám sát chủ đề nghiên cứu.

(4) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong một số

chương, mục, tiểu mục của luận án, giúp so sánh, đối chiếu nhiều khía cạnh,

giá trị trong cùng một vấn đề hoặc nhiều vấn đề trong một lĩnh vực, nhằm đưa

ra những đánh giá đúng đắn.

5. Dự kiến đóng góp của đề tài

Với việc nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ, luận án dự kiến

có một số đóng góp sau:

Luận án góp phần khái quát hóa, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và

thực tiễn tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ.

Luận án góp phần nâng cao hiểu biết về mối quan hệ thương mại lớn

hàng đầu thế giới, phân tích thực trạng, thành công, hạn chế của quan hệ này.

Luận án phân tích vai trò của quan hệ thương mại Canada - Mỹ đến phát

triển kinh tế của hai nước; phân tích xu hướng, chính sách phát triển quan hệ

thương mại trong thời gian tới.

Từ phân tích thành công, hạn chế, các cơ chế giải quyết quan hệ thương

mại Canada - Mỹ, luận án đưa ra hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát

Page 13: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

6

triển và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, đối với quan hệ thương mại của

Việt Nam với Canada và Mỹ và nước láng giềng Trung Quốc nói riêng.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng

hình, danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Canada - Mỹ

Chương 3: Thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn

2001-2015

Chương 4: Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ và hàm ý đối với

Việt Nam

Page 14: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài

1.1.1. Nhóm công trình khoa học về những nhân tố tác động đến

quan hệ thương mại Canada - Mỹ

Các vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 (sự

kiện 11/9) có tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Vấn đề này

được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: “The Effects of

9/11 on Canadian - U.S. Trade” (Tác động của sự kiện 11/9 đến thương mại

Canada - Mỹ) của tác giả Steven Globerman and Paul Storer (Metropolitan

Policy Program, Brookings Institutions, July 2009); bài viết "Tighter Border

Security and Its Effect on Canadian Exports." (Thắt chặt an ninh biên giới và

tác động đến xuất khẩu của Canada) của tác giả Burt, Michael (2009) đăng tải

trên Canadian Public Policy, XXXV (2), pp. 149-169; Globerman, Steven and

Paul Storer (2009). "Border Security and Canadian Exports to the United

States: Evidence and Policy Implications" (An ninh biên giới và xuất khẩu

của Canada tới Mỹ: Bằng chứng và gợi ý chính sách - Canadian Public

Policy, XXXV (2), pp. 172-186)…Các tác giả phân tích những biện pháp tăng

cường an ninh biên giới sau sự kiện 11/9, chi phí và trở ngại gia tăng đã gây

cản trở lớn đối với quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ. Có nhiều bằng

chứng cho thấy chi phí xuất khẩu từ Canada đã tăng do kết quả của việc tăng

cường an ninh biên giới. Các tác giả trên đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá về

nguồn gốc của các kết quả khác nhau trong các nghiên cứu trước đây, đồng

thời đưa ra một số bằng chứng mới của các thâm hụt đáng kể trong xuất khẩu

của Canada sang Mỹ bắt đầu từ Quý III năm 2001.

Bài tạp chí “The Trade-Security Nexus: The New Reality in Canada -

U.S. Economic Integration” (Thương mại - an ninh: Thực tế mới trong hội

nhập kinh tế) của tác giả Maureen Appel Molot đăng tải trên American

Review of Canadian Studies, p27-62, No.1, Spring 2003. Tác giả bài viết bình

luận đến tác động của việc đóng cửa biên giới sau các cuộc tấn công khủng bố

vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhấn mạnh đến sự khác biệt trong

Page 15: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

8

ưu tiên quốc gia: đối với Canada, vấn đề này vẫn là an ninh kinh tế (tiếp cận

không hạn chế đối với thị trường Mỹ cho các sản phẩm xuất nhập khẩu của

Canada); còn đối với Mỹ thì đây là vấn đề an ninh quốc gia.

Các tác giả Kristjansson, K.A., Michael Bomb và Anne Goodchild

(2010) trong bài nghiên cứu “Intra-Industry Trade Analysis of U.S.State -

Canadian Province Pairs: Implications for the cost of border delay”

(Transportation Research Record, No.2162, p73-80) có phân tích khối lượng

thương mại nội ngành (IIT) phân biệt theo chiều ngang bao gồm mức độ hội

nhập khu vực sâu sắc, mô hình thương mại khu vực ổn định, và hệ quả từ sự

chậm trễ biên giới. Trong bài báo này thương mại giữa tiểu bang Washington

và British Columbia (cửa ngõ Cascade) được so sánh với thương mại giữa

Michigan State và Ontario (cửa ngõ Great Lake). Các các giả sử dụng chỉ số

Grubel-Lloyd để đo mức độ thương mại nội ngành giữa 2 cặp tỉnh-bang này,

bài viết cho rằng chuỗi cung ứng qua biên giới ảnh hưởng nhiều nhất từ mức

chi phí cao hơn do tăng chậm trễ qua biên giới hình thành từ hàng hóa sản

xuất phân biệt theo chiều ngang có mức độ IIT cao và phụ thuộc nhiều vào

giao thông vận tải xe tải. Những loại hàng hóa này phổ biến hơn ở các cửa

ngõ Great Lakes và do vậy khu vực này có thể bị tác động kinh tế lớn hơn từ

sự chậm trễ lâu dài và khó lường hơn so với cửa ngõ Cascade[97: tr73-80].

Trong báo cáo: “Measuring the costs of the Canada - U.S. Border” (Đo

lường chi phí của biên giới Canada - Mỹ, Fraser Institute, Studies in Canada-

US Relations, Canada, August, 2012) hai tác giả Alexander Moens và

Nachum Gabler đánh giá sau hơn 10 năm đổi mới biên giới, chi phí qua lại

biên giới hai nước không giảm đáng kể, trong khi chi tiêu của chính phủ

Canada vào an ninh biên giới đã tăng rõ rệt. Sau khi cộng lại các giá trị ước

tính từ thương mại, du lịch và các chương trình của chính phủ cho thấy chi

phí biên giới hàng năm năm 2010 của Canada là 19,1 tỷ đôla Canada (CAD),

tương ứng với 1,5% GDP của nước này. Trong năm 2011, chính phủ Canada

và Mỹ đã ban hành một tuyên bố chung: “Qua biên giới: một tầm nhìn chung

về vành đai an ninh và năng lực cạnh tranh kinh tế”, mặc dù tầm nhìn này

cung cấp tiêu chuẩn và mốc thời gian cụ thể để đo lường sự tiến bộ, thế

nhưng không làm giảm được chi tiêu chính phủ hoặc chi phí qua lại biên giới.

Page 16: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

9

Có nhiều bằng chứng cho thấy chi phí và thời gian chờ đợi qua biên giới đã

tác động trực tiếp đến thương mại hàng hóa cũng như dịch vụ song phương.

Vì thế, chính phủ Canada và Mỹ cần phải thực hiện cụ thể các bước tiếp theo

của cơ sở hạ tầng biên giới để giảm thời gian, chi phí qua lại biên giới cho

các doanh nghiệp cũng như khách du lịch hai nước.

Bài viết Re-Energizing Canada’s International Trade, Strategies for

Post-Recession Success (The Conference Board of Canada, CanCompete

Project, Report February 2010, Ottawa, Canada) đề cập đến tác động của suy

thoái kinh tế Mỹ đến thương mại quốc tế (TMQT) của Canada và quan hệ

kinh tế Canada - Mỹ: Suy thoái kinh tế Mỹ có tác động lớn đến TMQT của

Canada nói chung và quan hệ kinh tế với Mỹ nói riêng. Một nhiệm vụ khó

khăn đối với Canada không đơn giản là làm thế nào để thoát khỏi cuộc khủng

hoảng mà là làm thế nào Canada có thể tranh thủ cơ hội này để có vị thế kinh

tế lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo The shifting sands of the Canada - US economic relationship,

(Canada Policy Options, Canada, March 2011) của tác giả Jeremy Leonard

cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đánh dấu một bước ngoặt

quan trọng trong trật tự kinh tế toàn cầu. Sự kiện này cho thấy thực tế là kinh

tế Mỹ đang bị đe dọa từ cả bên trong và bên ngoài. Đây cũng là một thông tin

kinh tế xấu cho kinh tế Canada, sự nổi lên của khu vực châu Á như một động

cơ kinh tế toàn cầu, cũng như sự thận trọng tài chính và tiền tệ trong nước đã

thay đổi cán cân quyền lực kinh tế lục địa phía Bắc. Sự nổi lên mạnh mẽ của

Trung Quốc như một cực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu có những tác

động nhất định đến vai trò của Canada trong nền kinh tế toàn cầu và mối

quan hệ kinh tế Canada - Mỹ. Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế thế giới

đơn cực sang lưỡng cực có ý nghĩa kiến tạo cho mối quan hệ kinh tế của

Canada với Mỹ. Chính sách quản lý kinh tế và tài chính tiền tệ đúng đắn của

Canada đã khiến kinh tế Canada rơi vào khủng hoảng muộn hơn và phục hồi

nhanh hơn Mỹ và các nước G7 khác.

Page 17: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

10

1.1.2. Nhóm công trình khoa học về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh

tế Canada - Mỹ

Kinh tế Canada và Mỹ có sự phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Canada ngày

càng phụ thuộc vào Mỹ hơn so với Mỹ phụ thuộc vào Canada. Điều này có

nghĩa Canada dễ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn, đồng thời cũng có những hậu quả

nghiêm trọng với bất cứ bất đồng nào có thể xảy ra. Về vấn đề này, tác giả bài

viết “Canada: Trade Regulations” (The Economist Intelligence Unit, NA

Incorporated, October 4, 2011), nhận định kinh tế Canada khá phụ thuộc vào

thương mại, đặc biệt là với nước Mỹ, vì thế những biến đổi kinh tế, những cú

sốc kinh tế Mỹ đều có ảnh hưởng mạnh đến Canada, như khủng hoảng tài

chính Mỹ năm 2008, đã tác động to lớn đến phát triển kinh tế tổng thể của

Canada.

Ý tưởng hội nhập sâu - có nghĩa là hài hòa hơn nữa về kinh tế, an ninh

và xã hội giữa Canada và Mỹ hiện đang dần trở thành chủ đề được đề cập rất

nhiều. Đây cũng chính là nội dung của bài viết “Trade, Deep Integration’ and

ICTs in Canada - U.S. Relations” của tác giả Craig Stewart, Concordia

University, October 2006.

Trong bài viết “Steer or Drift? Taking Charge of Canada - US

Regulatory Convergence”, tác giả Michael Hart (C.D Howe Institute

Commentary, March 2006) phân tích: Các yếu tố địa lý, lịch sử, công nghệ,

cơ hội và chính sách đã tạo ra mối quan hệ sâu rộng và không thể thay đổi

được giữa Canada và Mỹ. Nền kinh tế Canada và Mỹ ngày càng kết nối, phụ

thuộc lẫn nhau do nhu cầu của cả người dân hai nước về các sản phẩm, dịch

vụ, vốn và ý tưởng của nhau, và điều đó đã trở thành động lực thúc đẩy hội

nhập hai bên cùng có lợi.

Tác giả D. H. Burney (2009) đã nhận định trong bài viết “Canada - US

Relations in the Obama Age” (Quan hệ Canada-Mỹ dưới thời Obama-

Carleton University Alumni Association, National Capital Chapter

Leadership Luncheon Rideau Club) rằng lĩnh vực sản xuất chế biến và nông

nghiệp của hai nước có mức độ hội nhập cao, cụ thể trong nhiều lĩnh vực từ

thịt bò đến ô tô, sắt thép. Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, hai nước

không chỉ giao dịch thương mại với mà cùng nhau hợp tác sản xuất. Khoảng

Page 18: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

11

70% giao dịch thương mại qua biên giới là giao dịch trong nội bộ công ty. Hai

nền kinh tế đã trở nên quá gắn kết đến mức các chính sách “Mua hàng Mỹ”,

rồi đến “Mua hàng Canada” tự chuốc lấy thất bại…Vì thế, trong giai đoạn

khủng hoảng kinh tế này, hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn để tìm cách thoát

khỏi suy thoái kinh tế sâu rộng…

Tuy nhiên cũng còn có các khó khăn và hạn chế trong hội nhập kinh tế

NAFTA. Tất cả các tranh chấp giữa hai nước được giải quyết theo quy định

của NAFTA và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhưng hai tổ chức này

vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được, từ nguồn gốc xuất xứ đến cơ chế

phòng vệ thương mại và các hạn chế về thu mua chính phủ. Nhưng cả Canada

và Mỹ đều chưa dành các nguồn lực chính trị cần thiết để tiến hành các cuộc

thương lượng nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại như trên đã đề cập. Hội

nhập Canada - Mỹ cũng xảy ra tình trạng thiếu một cơ sở thể chế để quản lý

quan hệ phức tạp và đa dạng này.

Theo cuốn sách “Invisible and Inaudible in Washington: American

Policies toward Canada” của các tác giả Edelgard Mahant và Graeme

S.Mount (Michigan State University Press, U.S, February 29, 2000) và bài

viết “Advancing Canadian Interests in the United States: A Practical Guide

for Canadian Public Officials” của Heynen, Jeff và John Higginbotham

(Canada School of Public Service, Canada, 2004) thì tương đồng và hợp tác

chặt chẽ giữa hai nước thông qua FTA làm cho họ có sự phụ thuộc lẫn nhau

khá chặt chẽ, khiến cho việc phối hợp chính sách có thể không rõ ràng, có tác

giả cho rằng, “không có chính sách riêng nào của Mỹ đối với Canada, thay

vào đó là một số chính sách áp dụng vào những thời điểm khác nhau”.

1.1.3. Nhóm công trình khoa học về thực trạng quan hệ thương mại

Canada - Mỹ

Hiện trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ được thể hiện rất rõ trong

công trình “Canada and the United States: Trade, Invetsment, Integration and

The Future” (Canada và Mỹ: Thương mại, Đầu tư, Hội nhập và tương lai) của

tác giả Blayne Haggart, Economics Divisions, 2 April, 2001). Tác giả cũng đề

cập đến hoạt động và vai trò của FTA và NAFTA đối với quan hệ kinh tế

giữa hai nước.

Page 19: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

12

Gần gũi về địa lý, cơ chế thương mại, và tính bổ sung trong sản xuất...

đã khiến Canada - Mỹ có mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới. Và sự mở

rộng hơn nữa quan hệ thương mại Canada - Mỹ sẽ chịu tác động mạnh bởi

triển vọng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Canada và Mỹ. Canada sẽ vẫn

là đối tác thương mại quan trọng nhất của nước Mỹ, ít nhất là đến thập kỷ tới.

Đây là nội dung chính trong nghiên cứu “Canada: A Macroeconomic Study of

the United States’ Most Important Trade Partner” (Canada: Một nghiên cứu

kinh tế vĩ mô về đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ) của các tác giả

Paul Sundell và Mathew Shane (United States Department of Agriculture,

September 2006). Ngoài ra bài viết cũng đề cập đến tác động của quan hệ

thương mại đến kinh tế hai nước, so sánh hai nền kinh tế, khẳng định Canada

phụ thuộc vào kinh tế Mỹ nói chung, và quan hệ thương mại với Mỹ nói

riêng.

Tác giả Carl Ek và Ian F. Fergusson trong báo cáo “Canada - U.S.

Relations” (Congressional Research Service Report, USA, April 5, 2012) đã

khẳng định Canada và Mỹ duy trì mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới,

mối quan hệ này đã được tăng cường trong suốt hơn hai thập kỷ qua bằng

việc thông qua hai hiệp định thương mại đa phương. Mặc dù vẫn tồn tại nhiều

bất đồng, song trong những năm vừa qua, họ đã tham gia vào các cuộc thương

lượng đầy khó khăn về các vấn đề trong một số lĩnh vực thương mại.

Tuy nhiên, tác động của các bất đồng này cũng chỉ chiếm phần nhỏ

trong tổng trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước. Hơn nữa, Mỹ và

Canada cùng nỗ lực hợp tác để giải quyết các vấn đề về môi trường, bao gồm

cả quản lý chất lượng không khí và xử lý rác thải,... Bài viết cũng đề cập đến

quan hệ thương mại giữa hai nước trong khuôn khổ NAFTA.

Bài viết Canada - U.S. Relations: Shared Borders And Shared Values,

(Luncheon Address to the Winnipeg Chamber of Commerce, October 21,

2004, Ottawa, Canada) của tác giả Manitoba Winnipeg nhận định quan hệ

giữa hai nước quá lớn và đa dạng đến mức mà hầu hết tất cả các lĩnh vực hợp

tác đều phát triển mạnh mà không có liên quan gì đến chính quyền liên bang

của nước kia. Quan hệ giữa Canada và Mỹ được kết nối bởi các quan tâm

Page 20: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

13

chung và lợi ích chung. Canada và Mỹ không cạnh tranh với nhau quá gay gắt

vì hai nước cùng hợp tác để Bắc Mỹ có tính cạnh tranh hơn trên thế giới.

Báo cáo “Lumbering on: the state of the Canada - U.S. Trade

relationship” của tác giả Érick Duchesne (2007 - American Review of

Canadian Studies, Volumn 7, Issue 1, 22 March): Đây là một báo cáo về thực

trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ, trong đó mô tả tranh chấp về gỗ xẻ

mềm; khảo sát tác động của các xung đột thương mại và chỉ ra rằng mặc dù

có các chỉ trích từ Canada, nhưng nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp lại khá

có lợi cho Canada; thảo luận sơ lược về thất bại của các cuộc đàm phán đa

phương liên quan đến thương mại nông sản; xem xét mối quan hệ thương mại

- an ninh và tác động đến quan hệ thương mại song phương.

Globerman, Steven and Paul Storer (2013) trong bài viết “Changes in

Canada - US. Trade in intermediate versus final goods: Identification and

Assessment” (Thay đổi trong thương mại hàng hóa Canada - Mỹ trong hàng

hóa trung gian tới hàng hóa cuối cùng: xác định và đánh giá - Western

Wahington University) xác định một số thay đổi quan trọng về hàng hóa

trung gian trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Nhìn chung từ năm 1990

đến khoảng 2001, tỷ phần hàng hóa trung gian trong tổng kim ngạch xuất

khẩu tăng nhanh hơn so với nhập khẩu, điều này ngược lại từ 2001 đến 2011.

Theo tác giả, sở dĩ có sự sụt giảm theo ngành trong xuất khẩu hàng hóa trung

gian của Mỹ đến Canada là do tổng hợp các nguyên nhân từ sự thay đổi của

hoạt động lắp ráp đến nơi có mức lương thấp như Mexico trong trường hợp

của ngành công nghiệp ô tô và ở mức độ thấp hơn, đến Trung Quốc trong

trường hợp các thiết bị điện.

1.1.4. Về thách thức, bất đồng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương

mại Canada - Mỹ

Ngoài những thành tựu và thuận lợi mà quan hệ thương mại Canada -

Mỹ đạt được, mối quan hệ này đã và đang đứng trước một số bất đồng, thách

thức. Trong báo cáo “Skating on the thin ice: American-Canada relations in

2010 and 2011” (Fraser Institute, April 2010), tác giả Alexander Moens đã

đưa ra đánh giá chi tiết về cách quan hệ Canada - Mỹ vượt qua hai thách thức

như thế nào: thứ nhất, các cuộc tấn công khủng bố của Al Qaeda vào nước

Page 21: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

14

Mỹ đã buộc người Mỹ phải thay đổi nhận thức về biên giới chung giữa

Canada và Mỹ; thứ hai, để phản ứng đối với thách thức kinh tế từ cuộc khủng

hoảng tài chính 2008, Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp có tính bảo hộ tác động

đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ (ví dụ như điều khoản “Mua hàng

Mỹ”). Nhìn chung, các tranh chấp, bất đồng thương mại giữa hai nước đã

được giải quyết nhưng chưa thực sự thỏa đáng và để lại một số ảnh hưởng xấu

tới nền kinh tế Canada. Tác giả cũng đưa ra giải pháp quan trọng để tăng

cường hội nhập kinh tế giữa hai nước, trước hết bắt đầu từ cấp độ an ninh.

Tác giả Robert J.Keyes trong bài viết “Issues in Canada - US Bilateral

Economic Integration” (Các vấn đề về hội nhập kinh tế song phương Canada-

Mỹ, Canadian Chamber of Commerce- www.globalcentres.org/can-

us/economic_keyes.pdf) nhận định: quan hệ giữa Canada và Mỹ được cho là

một trong các mối quan hệ song phương phức tạp nhất trên thế giới. Khi xem

xét xu hướng và tương lai quan hệ kinh tế hai nước không thể tách rời thực tế

và xu hướng chính trị, các vấn đề có thể nổi lên là như chương trình nghị sự

về biên giới; Cải thiện cơ chế về biện pháp phòng vệ thương mại; thực tế về

hội nhập kinh tế có ý nghĩa lan sang cả các vấn đề chính trị khác vì tính chất

liên kết của nó... Bài viết cũng đưa ra các lựa chọn chính sách để Canada tiếp

cận thị trường Mỹ.

Hơn nữa, mặc dù thị trường Mỹ nằm trong ưu tiên hàng đầu về thương

mại của Canada, nhưng cũng tồn tại một số bất đồng, đòi hỏi các doanh

nghiệp Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh, và tìm ra nguồn

gốc nếu các bất đồng đó chưa được giải quyết. Nhận định này được tác giả

Cliff Sosnow đưa ra trong bài biết “Observations on Canada - U.S. Trade

Relations in 2005” (Trade and Customs, Canada, May 13, 2005).

Về giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, trong

bài viết “So sánh các đề xuất nhằm tăng cường quan hệ kinh tế Canada -

Mỹ”, tác giả Danielle Goldfarb (C.D. Howe Institute Backgrounder, October

2003) nhận định: Trong những năm qua, nhiều học giả, giới tư vấn chính

sách, các nhóm doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra

nhiều đề xuất nhằm đáp ứng mục tiêu lâu dài của người Canada, đó là, đảm

bảo quan hệ kinh tế tốt đẹp với Mỹ. Bài viết này nhằm mục đích tổng kết lại

Page 22: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

15

các đề xuất chính của nhiều tác giả, bao gồm cả quan điểm của những người

phản đối hội nhập sâu rộng hơn. Tác giả nhận định: vì các đề xuất hiện nay

vẫn còn chưa cụ thể, nên nội dung của bài viết là phân tích rõ ràng hơn về sự

cần thiết và tính khả thi của nhiều nhân tố quan trọng trong quan hệ Canada -

Mỹ.

Báo cáo“Strengthening our ties: four steps toward a more successful

Canada -U.S.Partnership” (Tăng cường quan hệ: Bốn bước để đạt được một

mối quan hệ đối tác Canada - Mỹ thành công hơn - The Canadian Chamber of

Commerce 2010) phân tích tầm quan trọng của quan hệ thương mại Canada -

Mỹ, đặc biệt đối với Canada, những khó khăn mà hai nước đang gặp phải

trong giai đoạn hiện nay. Báo cáo này đánh giá rằng Canada nên chú trọng

đến bốn vấn đề chủ chốt: thương mại, hợp tác quản lý, an ninh năng lượng và

môi trường, và vấn đề an ninh biên giới, vì tiến bộ trong các lĩnh vực này có

tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn tới.

Trong Báo cáo về Kế hoạch và Ưu tiên 2013-2014 của Canada (Report

for Plans and Priorities 2013-2014 - The Honourable Ed Fast, Canada, 2013)

thì củng cố mối quan hệ Canada - Mỹ và mở rộng sự tham gia của Canada ở

Tây bán cầu là một ưu tiên quan trọng của Canada. Mối quan hệ hợp tác

Canada-Mỹ là một ví dụ về tầm quan trọng của biên giới mở cửa đối với gia

tăng thương mại. Hai nước chia sẻ dòng hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn

song phương lớn nhất giữa bất kỳ hai quốc gia nào trên thế giới.

1.1.5. Về tác động của quan hệ thương mại đến kinh tế Canada và Mỹ

Quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho cả

hai nước cả về sản lượng, việc làm, đổi mới công nghệ…Tác giả Laura

M.Baughman and Joseph Francois trong bài viết “U.S.-Canada Trade and

U.S.State-Level production and Employment” (Department of Foreign Affairs

and International Trade, Ottawa, 2010) đã tổng quan quan hệ thương mại giữa

hai nước từ 2000 đến 2008, thống kê, đánh giá tác động đến sản lượng và tạo

việc làm, tác động với các thay đổi về kim ngạch và chi phí thương mại của

Mỹ. Tất cả các tác động trên khẳng định hai nền kinh tế có tính hội nhập cao

và mối quan hệ thương mại là nền tảng cho sự thịnh vượng chung của hai

nước.

Page 23: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

16

Theo báo cáo chính sách kinh tế vĩ mô của Canada với tiêu đề

“Canada’s Growing Economic Relations with the United States: Maximizing

our opportunities” (Industry Canada, Government of Canada Publications,

Ottawa, Canada, 1999), Canada có nhiều lợi ích trong mối quan hệ kinh tế với

Mỹ do đây là thị trường lớn nhất, giàu nhất, năng động nhất và công nghệ tiên

tiến nhất.

Trong báo cáo “Assessing the effects of NAFTA on Canada/US

agricultural trade” của các tác giả Hugh Deng (Carleton University) và

Jonathan Nzuma (University of Guelph) (99th seminar of the European

Association of Agricultural Economist, The Future of Rural Europe in the

Global Agri-Food System, Copenhagen, Denmark, August, 2005) đề cập tác

động của NAFTA đến quan hệ thương mại nông sản Canada - Mỹ. Có nhiều

quan điểm trái chiều về vấn đề này, một số thì cho rằng hiệp định này có ích

cho tất cả các nước thành viên, trong khi đó một số nhà phân tích cho rằng

hiệp định này ít có tác động đến quan hệ thương mại nông sản Canada - Mỹ,

họ nhận định các hiệp định này đã làm tăng sức ép buộc Canada phải thích

ứng với chính sách thương mại của Mỹ. Các phân tích khác lại cho là hiệp

định có ảnh hưởng tích cực do chúng mở ra các thị trường tự do cạnh tranh, từ

đó làm gia tăng kim ngạch trao đổi giữa các nước. Nghiên cứu này khẳng

định việc xóa bỏ thuế quan đã có tác động tích cực đến quan hệ thương mại

nông sản giữa hai nước, đặc biệt là với Canada.

1.1.6. Nhóm công trình về triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ vẫn tiếp tục phát triển

trong bối cảnh gia tăng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và việc quản lý

quan hệ giữa hai nước cũng cần để ý đến cả hai cấp độ này: Ở cấp độ khu

vực, hội nhập kinh tế có thể sẽ tiếp tục bằng việc kết nạp thêm các thành viên

khác vào NAFTA, và khả năng thành lập Khu vực mậu dịch tự cho châu Mỹ

(FTAA). Các nước NAFTA, đặc biệt là Mỹ sẽ chi phối khu vực tự do thương

mại đó; ở cấp độ quốc tế, WTO sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ kinh

tế Canada - Mỹ. Đây là nội dung chính của các bài viết “United States -

Canada Trade and Economic Relationship: Prospects and Challenges” của

tác giả Ian F. Fergusson (Congress Research Service Report for Congress,

Page 24: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

17

September 14, 2011, USA) và “New Challenges and Opportunities for

Canada - U.S. Relations: Preparing for 2009”, của tác giả Christopher Sands

(Remarks prepared for the Canada - U.S. Fullbright Killam Fellowship

Conference, Ottawa, Ontario, September 15, 2006).

Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ cũng được thể hiện trong

bài viết “Canada and the United States: Trade, Invetsment, Integration and

The Future” (Canada và Mỹ: Thương mại, Đầu tư, Hội nhập và tương lai) của

tác giả Blayne Haggart, Parliamentary Research Branch, Economics Division,

2 April 2001, Ottawa, Canada). Tác giả đề cập: vì tầm quan trọng của Mỹ đối

với Canada, cho nên Canada cần chú trọng nhiều đến mối quan hệ này, tuy

nhiên việc quản lý quan hệ này ngày càng trở nên phức tạp hơn do nhiều

nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau.

Theo các tác giả Wendy Dobson và Diana Kuzmanovic trong bài viết

“Differentiating Canada: The Future of the Canada - U.S. Relationship”

(Phân biệt Canada: Tương lai của mối quan hệ Canada - Mỹ, University of

Calgary, The School of Public Policy, SPP Report Papers, Vol 3, Issue 7,

November 2010), tương lai của quan hệ Canada - Mỹ nên được xem xét trong

bối cảnh dài hạn của địa kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng. Các tác giả

đề xuất một chiến lược của Canada cho mối quan hệ kinh tế lâu dài với Mỹ,

chiến lược này gồm hai phần: thứ nhất, Canada tăng cường các lợi thế của

mình từ tài nguyên thiên nhiên và thành quả từ các chính sách và quy định

đúng đắn trong hai thập kỷ qua (đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và năng

lượng), và đa dạng hóa các thị trường để giảm sự phụ thuộc vào các nhà đầu

tư, sản xuất và người tiêu dùng Mỹ, đồng thời tránh bị tổn thương từ các

chính sách của Mỹ; thứ hai là làm sâu sắc thêm NAFTA bằng cách tham gia

tích cực vào Hiệp ước đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

Trong báo cáo về triển vọng quan hệ thương mại, bài viết “Le Canada

et les Estats-Unis planifient I’avenir de leurs relations commercuales”

(Canada và Mỹ đang vạch ra tương lai của quan hệ thương mại song phương,

2014, http://www.international.gc.ca/media/comm/news-communiques) có đề

cập Hội đồng hợp tác quản lý Canada - Mỹ đã đưa ra Kế hoạch tương lai

nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước. Kế hoạch này tập trung

Page 25: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

18

vào việc loại bỏ các chi phí không cần thiết và trùng lặp, giảm gánh nặng

hành chính, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng khả năng dự đoán của các

chuỗi cung ứng tích hợp. Kế hoạch này cũng có mục đích hợp tác quản lý cho

một loạt các vấn đề nhằm ngăn ngừa mâu thuẫn trong tương lai.

Thông qua Hội đồng hợp tác quản lý Canada - Mỹ, chính phủ Canada

và Mỹ đã cố gắng để đơn giản hóa và hài hòa hóa các quy định. Việc hài hòa

các phương pháp quản lý đã làm giảm chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu

dùng Canada, tăng cơ hội thương mại và đầu tư, và cuối cùng, tạo ra nhiều

công ăn việc làm ở cả hai bên biên giới.

1.2. Các công trình khoa học trong nước

Ở Việt Nam, nhiều cơ quan, trường học có công trình, bài viết nghiên

cứu về Mỹ và Canada, hoặc kinh tế Mỹ và kinh tế Canada, nhưng nghiên cứu

về quan hệ Canada - Mỹ nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói

riêng còn rất khiêm tốn. Trong đó, về quan hệ Canada - Mỹ nói chung có thể

kể đến là cuốn sách “Quan hệ Canada - Mỹ: Những bài học kinh nghiệm”

(Học viện Quan hệ quốc tế, 2006) của Vụ châu Mỹ, Bộ ngoại giao. Cuốn sách

này khẳng định giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị

và văn hóa, nhưng tương quan so sánh lực lượng giữa hai nước rất chênh lệch,

Mỹ luôn mạnh hơn Canada nhiều lần. Những đặc điểm địa lý, lịch sử, chính

trị, kinh tế và văn hóa này có tác động sâu sắc đến quan hệ giữa Canada và

Mỹ. Các tác giả cũng đề cập rất cụ thể các bài học kinh nghiệm của Canada

trong ứng xử quan hệ với Mỹ, đó là: tìm đối trọng với Mỹ để giữa vững độc

lập, chủ quyền và đảm bảo an ninh quốc gia; xây dựng khuôn khổ quan hệ

hòa bình, hợp tác, ổn định với Mỹ và tạo ra lợi ích đan xen giữa hai nước; vừa

hợp tác vừa đấu tranh hòa bình với Mỹ. Cuốn sách này có thể tham khảo để

hiểu rõ hơn về quan hệ Canada - Mỹ, trong đó có quan hệ thương mại.

Trong bài viết “Quan hệ năng lượng Canada - Mỹ” của Nguyễn Khánh

Vân đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 7 năm 2008, tác giả nhận

định thương mại năng lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi

buôn bán giữa hai quốc gia. Kim ngạch buôn bán năng lượng với Mỹ chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu của Canada, và ngược lại, Canada cũng là

đối tác quan trọng của Mỹ trong hoạt động trao đổi năng lượng. Tác giả cũng

Page 26: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

19

có đánh giá tổng thể triển vọng mối quan hệ năng lượng Canada - Mỹ giai

đoạn 2010 - 2020, trong đó quan hệ năng lượng giữa hai nước dựa trên những

cơ sở vững chắc giữa một quốc gia có nguồn cung ứng năng lượng dồi dào và

một quốc gia có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới.

Nguyễn Thiết Sơn trong bài viết “Canada: Một nền kinh tế phát triển

cao” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 5/1998) đã khái quát về nền kinh tế

Canada, quan hệ kinh tế Canada - Mỹ và vai trò của kinh tế Canada trên thế

giới. Trong đó, tác giả có đề cập: phần lớn xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của

Canada được thực hiện với Mỹ: Mỹ chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu hàng

hoá của Canada, và cung cấp khoảng 75% giá trị hàng hoá nhập khẩu của

Canada. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ lệ này có xu hướng giảm do cả hai nước

đều thực hiện chính sách đa dạng hóa đối tác thương mại.

Có nhiều vấn đề nổi lên trong mọi lĩnh vực như tranh cãi về thương

mại, làn sóng nhập cư và hợp tác quân sự. Đặc biệt, điều luật “Mua hàng Mỹ”

của Tổng thống Barack Obama đã bị Canada và Mexico phản đối kịch liệt và

cho rằng đó thực chất là chủ nghĩa bảo hộ. Việc công khai yêu cầu các dự án

xây dựng phải mua sản phẩm công ty Mỹ là sự vi phạm nghiêm trọng

NAFTA. Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, chủ nghĩa bảo hộ nổi lên ở

tất cả các nước; dự luật này là điển hình của chủ nghĩa bảo hộ, quy định chỉ

được mua hàng sản xuất trong nước đối với các công trình phục hồi kinh tế sử

dụng các gói kích thích của chính phủ. Dự luật này tác động mạnh nhất đến

Canada. Nhiều xung đột khác còn liên quan đến tình trạng nhập cư và vận tải

hàng hoá giữa ba nước Bắc Mỹ.

Bài viết “Một số nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada -

Mỹ trong thập kỷ qua” của nghiên cứu sinh, đăng tải trên Tạp chí châu Mỹ

ngày nay, số 3 năm 2012 phân tích các nhân tố khách quan cũng như chủ

quan tác động đến quan hệ thương mại hai nước. Đặc biệt tương đồng, khác

biệt giữa kinh tế Canada và Mỹ, khả năng bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh

tế tác động mạnh đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Bài viết này mới chỉ

dừng lại ở phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ thương mại

Canada - Mỹ mà chưa đề cập đến thực trạng và triển vọng quan hệ.

Page 27: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

20

Thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ được thể hiện trong bài

tạp chí “Thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong thập kỷ qua” của

nghiên cứu sinh đăng tải trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 9/2012. Quan hệ

trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ là thể hiện rõ nét nhất

của quy mô hội nhập sâu rộng giữa hai nước. Mối quan hệ thương mại song

phương giữa Canada và Mỹ ngày càng phát triển dựa trên cả lịch sử quan hệ

lâu dài giữa hai nước, địa lý có chung đường biên giới thuận lợi cho giao

thương kinh tế hai nước cùng phát triển mạnh mẽ.

Tác giả Nguyễn Tuấn Minh (2013) trong bài viết “Quan hệ kinh tế

xuyên biên giới Hoa Kỳ - Canada” (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11) đề cập

đến thực trạng hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa hai nước và việc hai nước

quản lý hợp tác xuyên biên giới như thế nào để phát huy được tối đa lợi ích

mang lại từ mối quan hệ kinh tế này.

Các bài viết về quan hệ đầu tư của Mỹ tại Canada và đầu tư của

Canada tại Mỹ của tác giả Bùi Thành Nam trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay số

8/2014 (tr 9-17), và số 3/2015 (tr3-11) đã cho thấy bức tranh tổng thể về quan

hệ đầu tư song phương trong thập kỷ qua. Tác giả cũng đề cập đến cơ sở hội

nhập và pháp lý của quan hệ kinh tế Canada - Mỹ. Đây được xem là cơ sở tốt

đẹp cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển.

1.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

trong luận án

1.3.1. Đánh giá chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu

Dù tiếp cận dưới góc độ lý luận hay thực tiễn, các công trình nghiên cứu

trên đã đề cập và phản ánh được nhiều góc cạnh về quan hệ thương mại

Canada - Mỹ.

Một là, một số nghiên cứu đã cho thấy bối cảnh mới của quan hệ thương

mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt phải

kể đến sự nổi lên của Trung Quốc, sự kiện 11/9 và khủng hoảng tài chính toàn

cầu năm 2008, đã làm cho thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương

mại giữa hai nước nói riêng có những biến đổi nhất định.

Hai là, một số công trình đã cho thấy thực trạng và thách thức, bất đồng

trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ.

Page 28: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

21

Ba là, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự phụ thuộc lẫn nhau

giữa hai nền kinh tế và tác động của quan hệ thương mại đến phát triển kinh

tế hai nước.

Bốn là, một số nghiên cứu đã phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp giữa

hai nước, cho thấy mặc dù Canada và Mỹ có hệ thống luật và thể chế giải

quyết bất đồng hiệu quả, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là tài liệu có giá trị

tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả

luận án sẽ nghiên cứu, chọn lựa kế thừa các kết quả nghiên cứu này trong quá

trình thực hiện luận án của mình.

1.3.2. Những vấn đề còn chưa được đề cập nhiều, cần tiếp tục nghiên

cứu

Từ thực trạng nghiên cứu ở trong và ngoài nước như trên, có thể thấy

rằng vẫn còn những vấn đề còn chưa được nghiên cứu sâu, do đó cần tiếp tục

nghiên cứu. Thực tế trong các công trình nghiên cứu ở ngoài nước có rất ít

công trình phân tích toàn diện các mặt, từ thực trạng, thành công, hạn chế, lợi

ích của quan hệ thương mại đối với hai nước cũng như dự báo triển vọng. Ở

các nghiên cứu trong nước cũng mới chỉ đề cập đến một mặt nào đó chứ chưa

có công trình nào nghiên cứu toàn diện về quan hệ thương mại giữa Canada

và Mỹ. Cũng chưa có công trình nào đề cập đến hàm ý của quan hệ thương

mại Canada - Mỹ đối với Việt Nam. Trong khi đó, do cả Canada và Mỹ đều

là các đối tác quan trọng bậc nhất của Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài này

sẽ góp phần hiểu rõ hơn về Canada, về Mỹ và quan hệ thương mại Canada -

Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.

Vì thế, đề tài luận án “Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập

niên đầu thế kỷ XXI” là cần thiết, không trùng lặp với các công trình khoa

học đã công bố và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng.

Luận án hướng nghiên cứu của mình vào quan hệ thương mại Canada -

Mỹ trong điều kiện cụ thể từ 2001 đến nay và dự báo đến 2020-2030.

Page 29: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

22

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA QUAN HỆ

THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ

2.1. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế

2.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ giữa

hai hay nhiều đối tác. Thương mại quốc tế (TMQT) là việc trao đổi hàng hóa

và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và

lợi nhuận [8:tr.9]. Thương mại quốc tế có tính chất sống còn do nhờ có giao

dịch thương mại mà mỗi quốc gia mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng.

Mặc dù TMQT đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, nhưng tầm quan

trọng kinh tế, xã hội và chính trị của hoạt động này mới được để ý nhiều trong

vài thế kỷ gần đây. TMQT phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công

nghiệp hóa, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên

ngoài. Chính việc tăng cường TMQT thường được xem là ý nghĩa cơ bản của

toàn cầu hóa.

- Đặc điểm của thương mại quốc tế: Trong những thập niên gần đây, quá

trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế

giới. Đây là một xu thế mang tính tất yếu khách quan với những biểu hiện

mới về vai trò của TMQT, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ… Quá trình

này đã có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tạo điều kiện thuận

lợi cho thương mại quốc tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Kết quả

là tăng trưởng của TMQT lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất,

trong đó thương mại nội ngành đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của

mậu dịch quốc tế. Cơ cấu hàng hóa trong TMQT có sự thay đổi sâu sắc theo

hướng giảm đáng kể tỷ trọng nhóm hàng lương thực, thực phẩm; tăng nhanh

tỷ trọng nhóm hàng dầu mỏ và khí đốt; giảm tỷ trọng hàng thô, tăng nhanh tỷ

trọng sản phẩm chế biến, công nghiệp chế tạo; giảm tỷ trọng những mặt hàng

có hàm lượng lao động giản đơn, tăng nhanh những mặt hàng có hàm lượng

lao động thành thạo, công nghệ cao. Mặc dù giá trị thương mại hàng hóa vẫn

lớn hơn giá trị thương mại dịch vụ, nhưng tốc độ tăng trưởng của thương mại

Page 30: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

23

dịch vụ những năm gần đây rất cao, cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng

của khu vực này.

Nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh

tranh với nhiều công cụ khác nhau. Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày

càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, công nghệ, mẫu mã hàng hóa diễn

ra liên tục. Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự

do hóa thương mại, mặt khác các rào cản bảo hộ ngày càng tinh vi hơn.

- Lợi ích và rủi ro của thương mại quốc tế

Khi có thương mại, cả nước giàu và nước nghèo đều có lợi, dựa trên lợi

thế so sánh của nước đó (nguồn lực: công nghệ, lao động, vốn, đất đai, tài

nguyên…), nguồn lực đặc biệt này hiện cũng đã thay đổi nhưng đôi khi xét về

mặt quốc gia nguồn lực đó phải gắn liền với nền kinh tế tri thức, ví dụ lợi thế

về lao động chân tay giá rẻ hiện không còn là nguồn lực đặc biệt nữa vì hàm

lượng lao động cao đang mất dần năng lực cạnh tranh. Vấn đề mấu chốt là sử

dụng lợi thế so sánh có được từ sự khác nhau về công nghệ, tính khác nhau về

sự sẵn có của nguồn lực và nguồn lực đặc biệt.

Nhờ có thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ chuyên

sản xuất những hàng hoá và dịch vụ sản xuất hiệu quả nhất và nhờ trao đổi

những hàng hoá và dịch vụ này để có được những hàng hoá và dịch vụ mà các

quốc gia khác sản xuất với chất lượng cao hơn. Với cách làm như vậy, các

quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc sản xuất hiệu quả hơn, người tiêu dùng có

nhiều lựa chọn hơn, hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt hơn nhưng giá rẻ

hơn. Việc dỡ bỏ những rào cản do chính phủ dựng lên đối với thương mại sẽ

cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận thị trường rộng lớn với đầy đủ các loại

mặt hàng [3].

TMQT ngày nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của

kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu, thể hiện ở giá trị, tốc độ tăng trưởng và

những tác động về kinh tế - xã hội, tạo ra lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng,

sản xuất và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với người tiêu dùng, TMQT

làm tăng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và hưởng lợi từ mức giá mang

tính cạnh tranh quốc tế. Đối với các nhà sản xuất trong nước, việc phải trực

tiếp cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trên thế giới, cả trên thị trường nội

Page 31: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

24

địa lẫn thị trường xuất khẩu đã thúc đẩy họ không ngừng sáng tạo để nâng cao

năng lực cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm, điều này khiến họ có

thể đạt được hiệu quả về chi phí sản xuất thông qua nền sản xuất quy mô. Đối

với toàn bộ nền kinh tế, TMQT làm gia tăng quá trình phân công lao động

quốc tế kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đó giúp nền kinh tế mở rộng quy

mô sản xuất và tiêu dùng của mình, đồng thời tăng sản lượng và thu nhập cho

nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, TMQT còn là kênh chuyển giao công nghệ và

kỹ năng quản lý tiên tiến [4],[5],[6].

Bên cạnh cơ hội và lợi ích, TMQT tiềm ẩn nhiều rủi ro: chậm thanh

toán, an toàn hàng hóa trên đường vận chuyển, hàng không đúng chất lượng

quảng cáo; xét tới ngành thì rủi ro về xác định cầu không chuẩn xác thì khi

đưa ra sản xuất cung sẽ vượt cầu, khi đó, có sức ép về giá và buộc doanh

nghiệp phải giảm giá, chịu nguy cơ thua lỗ; đối với quốc gia: vấn đề như xác

định nhiều ngành mũi nhọn không chuẩn, xác định chiến lược không đúng…

ngoài ra còn có rủi ro về vận hành công nghệ. Rủi ro luôn tiềm ẩn, đa dạng,

không phải khi nào cũng có thể xác định được nên quan trọng là phải xác định

chiến lược cho đúng. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro trong TMQT là

do khoảng cách về địa lý dẫn đến hai bên xuất - nhập khẩu thiếu thông tin về

nhau, bên xuất khẩu không nắm được khả năng thanh toán của bên nhập khẩu,

và ngược lại, bên nhập khẩu không nắm được khả năng thực hiện hợp đồng

của bên xuất khẩu; ngoài ra, còn do sự thiếu hiểu biết của hai bên về luật

TMQT cũng như luật thương mại của hai nước [8],[9],[17].

2.1.2. Các lý thuyết thương mại quốc tế

Có nhiều lý thuyết về thương mại quốc tế, từ lý thuyết cổ điển, tân cổ

điển đến các lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại; trong khuôn khổ phân tích

này tác giả chỉ đề cập đến một số lý thuyết tiêu biểu về thị trường tự do và tự

do hóa mậu dịch như Lý thuyết lợi thế tuyệt đối, Lý thuyết lợi thế so sánh (lợi

thế tương đối), Lý thuyết thương mại mới - thương mại nội ngành.

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: để lý giải về vai trò của

ngoại thương trong việc làm tăng của cải của các dân tộc, năm 1776 Adam

Smith đã xuất bản tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các dân tộc - the wealth of

nations”. Ông đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguyên nhân

Page 32: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

25

dẫn đến TMQT và lợi ích của nó. Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối khi

chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn

một cách tuyệt đối so với quốc gia khác. Khi đó, nhờ phân công lao động và

chuyên môn hóa, cải tiến công nghệ, sản lượng của các loại hàng hóa sẽ tăng

và thông qua trao đổi TMQT các quốc gia đều thu được lợi ích.

Tuy nhiên, quan điểm về lợi thế tuyệt đối không giải thích được điều gì

sẽ xảy ra nếu như một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng,

đồng thời lý thuyết này cũng chưa phản ánh được đầy đủ những khác biệt

giữa các nước. Ngoài những khác biệt về tài nguyên thiên nhiên và địa lý, các

nước còn phân biệt với nhau bởi năng suất lao động, nhu cầu thị trường và

khả năng cung ứng và sử dụng các nguồn lực. Các hạn chế này sẽ được làm rõ

trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo.

Lý thuyết lợi thế so sánh: Để thể hiện đầy đủ sự khác biệt giữa các nước,

các nhà kinh tế đã đưa ra quan điểm về lợi thế so sánh hay còn được gọi là lợi

thế tương đối. Quan điểm này được nhà kinh tế học người Anh David Ricardo

đưa ra lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XIX, theo đó TMQT vẫn có thể xảy ra và

đem lại lợi ích ngay cả khi quốc gia có lợi thế tuyệt đối hoặc không có lợi thế

tuyệt đối trong sản xuất tất cả các mặt hàng, các nước sẽ chuyên môn hóa vào

việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối

thấp hơn các nước khác. Ông đã giải thích sự khác nhau về chi phí tương đối

giữa các nước thông qua sự khác biệt về năng suất lao động với giả thiết lao

động là yếu tố sản xuất duy nhất và có lợi tức không đổi theo quy mô.

Sự khác biệt và đa dạng nguồn lực giữa các quốc gia do điều kiện tự

nhiên mang lại dẫn đến các quốc gia luôn có lợi thế so sánh với nhau ngay cả

những nước ở cạnh nhau. Do đó, mở cửa, hợp tác qua biên giới sẽ thu được

lợi ích cho cả hai bên. Hợp tác qua biên giới của hai nước láng giềng còn

thuận lợi hơn bởi chi phí vận chuyển không cao, cơ cấu tiêu dùng nhiều sản

phẩm tương đồng do chia sẻ những điểm chung về văn hóa và mức sống, và

đặc biệt hàng rào cản thương mại giữa các nước được loại bỏ. Chính điều này

đã thúc đẩy hợp tác thương mại xuyên biên giới một cách tự nhiên. Điều này

đặc biệt đúng với hai nước có kinh tế đường biên lớn như Canada và Mỹ.

Page 33: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

26

Điểm hạn chế của mô hình Ricardo là lý thuyết này được xây dựng trên

nền tảng lao động là yếu tố duy nhất quyết định lợi thế so sánh của một nước,

trên thực tế, các yếu tố sản xuất khác như tư bản hay tài nguyên thiên nhiên

cũng có thể mang lại lợi thế so sánh cho mỗi nước.

Lý thuyết của D.Ricardo sang đầu thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới

lần thứ nhất đã thể hiện các hạn chế. Vì thế thuyết về lợi thế tương đối - Mô

hình H-O (E. Hechscher và B.Ohlin) đã ra đời và hoàn thiện hơn lý thuyết về

lợi thế so sánh. Mô hình H-O đã chỉ ra rằng sản lượng của hai nước sẽ tăng

lên nếu như mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu những hàng hóa sử

dụng yếu tố sản xuất dư thừa và tiết kiệm yếu tố sản xuất khan hiếm. Ngược

lại, nhập khẩu những hàng hóa dùng nhiều yếu tố khan hiếm và ít hàm lượng

yếu tố dư thừa. Như vậy, sự khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hóa và lợi

thế so sánh giữa các nước được lý thuyết H-O-S (Hecksher - Oslin và

Samuelon) phân tích từ sự khác biệt giữa tính dư thừa và khan hiếm của các

yếu tố sản xuất, vì thế mô hình này còn được gọi là lý thuyết các yếu tố sản

xuất. Lý thuyết này kết luận nhờ có mậu dịch các nước có thể mở rộng năng

lực sản xuất, vì thế mậu dịch là động cơ của tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình H-O cũng mới chỉ ra được lợi ích về thu nhập cho

các nước tham gia TMQT song nó không đề cập đến vấn đề phân phối thu

nhập. Thương mại có thể mang lại thu nhập cao hơn cho toàn xã hội nhưng

không nhất thiết mang lại thu nhập cao hơn cho mọi cá nhân. Mô hình H-O

ngự trị tư duy kinh tế quốc tế trong suốt nửa thế kỷ và giải thích được hầu hết

các mối quan hệ TMQT, thế nhưng có những đặc điểm trong TMQT mà mô

hình này không thể giải thích, trong đó có thương mại nội ngành.

Một trong những lý do tại sao các nhà kinh tế đặc biệt chú ý tới thương

mại nội ngành là do nó mâu thuẫn với các tiên đoán của lý thuyết thương mại

truyền thống. Theo lý thuyết thương mại truyền thống, mỗi nước sẽ chuyên

sâu vào những hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh [58]. Do đó, các quốc gia có

lợi thế về lao động, sẽ có xu hướng để sản xuất các sản phẩm thâm dụng lao

động như quần áo, giày dép. Các quốc gia khác với lợi thế về vốn sẽ sản xuất

các sản phẩm thâm dụng vốn như thép. Điều này được biết đến như là thuyết

thương mại Hecksher-Ohlin.

Page 34: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

27

Lý thuyết Hecksher-Ohlin có thể được mở rộng để trở nên thực tế hơn.

Lý thuyết này nhấn mạnh sự khác biệt về các nhân tố nguồn lực, đặc biệt là

vốn, lao động và đất đai. Các nguồn lực này có thể được chia thành các nhóm

nhỏ, ví dụ, lao động có thể được chia thành lao động có tay nghề và lao động

phổ thông, vốn có thể được chia thành vốn vật chất và con người, và đất có

thể được chia thành đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Công nghệ cũng có

thể trở thành yếu tố sản xuất. Do đó, các nước có nguồn lực mạnh về lực

lượng các nhà khoa học và kỹ sư sẽ sản xuất hàng hóa khoa học thâm dụng tri

thức. Tuy nhiên, ngay cả khi được mở rộng, lý thuyết Hecksher-Ohlin vẫn

không giải thích được rất nhiều vấn đề về thương mại. Lý thuyết Hecksher-

Ohlin không thể giải thích hình thức thương mại nội ngành mà phần lớn chỉ

dự đoán được thương mại liên ngành và chuyên môn hóa liên ngành [64].

Các lý thuyết lợi thế hiện đại, trong đó tiêu biểu phải kể đến Lý thuyết

thương mại mới - thương mại nội ngành. Thương mại nội ngành là hoạt động

trao đổi hai chiều đối với các hàng hóa được sản xuất trong cùng một ngành.

Năm 1979, Paul Krugman đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết thương mại

mới trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của quy mô, sự đa dạng về sự sở thích

của người tiêu dùng và cạnh tranh độc quyền .

Để giải thích lý thuyết thương mại nội ngành, chủ yếu có ba yếu tố sau:

1, sự khác biệt về cầu, 2, thương mại qua biên giới, 3, khác biệt về tỉ lệ nhân

tố theo giai đoạn sản xuất, cụ thể là:

- Sự khác biệt về cầu: Một trong những điểm yếu của lý thuyết

Hecksher-Ohlin là nó bỏ qua các yếu tố về phía cầu trong thương mại quốc tế.

Theo lý thuyết Hecksher-Ohlin, thị hiếu được giả định là giống nhau ở các

nước khác nhau. Do đó, nhu cầu tiêu dùng trong hai nước không có ảnh

hưởng đến giá hàng hóa tương đối tại nước khác nhau. Sự khác biệt về chi phí

nhân tố giữa các quốc gia là yếu tố quyết định sự khác biệt về giá cả tương

đối của hàng hoá. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy nhân tố nguồn lực có thể

không phải là một yếu tố quyết định của mô hình thương mại, giá cả tương

đối có thể khác nhau giữa hai nước ngay cả khi các nhân tố nguồn lực giống

hệt nhau. Nếu chức năng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng khác nhau giữa các quốc

gia, khi đó nhân tố nguồn lực có thể không được sử dụng để giải thích cho mô

Page 35: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

28

hình thương mại. Sự khác biệt về tiêu dùng giữa các quốc gia đặt ra thách

thức đối với lý thuyết Heckscher-Ohlin. Nếu người tiêu dùng Canada có thị

hiếu thích hàng hóa thâm dụng tri thức hơn ở các nước khác, khi đó trao đổi

hàng hoá giữa các quốc gia có thể làm giảm giá tương đối của hàng hóa thâm

dụng tri thức (tương ứng với giá tự cấp của Canada) và dẫn đến làm tăng sản

lượng thâm dụng vốn của hàng hóa Canada. Nếu hai nước có giới hạn khả

năng sản xuất giống nhau nhưng ngành hàng khác nhau, khi đó thương mại sẽ

được quyết định bởi sự khác biệt về thị hiếu.

Tuy nhiên, nếu thị hiếu của một quốc gia với nguồn lao động dồi dào

thiên hẳn về phía sản phẩm thâm dụng tri thức, khi đó nước có nhu cầu không

xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tri thức và có thể nhập khẩu các mặt hàng

thâm dụng tri thức. Như vậy, IIT có thể giải thích được nếu Canada có thị

hiếu tiêu thụ mạnh đối với các mặt hàng thâm dụng tri thức.

- Thương mại qua biên giới: Các nhà sản xuất sẽ xác định vị trí các nhà

máy địa phương càng gần thị trường càng tốt để giảm thiểu chi phí vận

chuyển. Do đó, mỗi nhà sản xuất sẽ giải quyết vấn đề về chi phí vận chuyển

bằng cách di chuyển sản xuất tới gần một khu vực thị trường tiềm năng. Ví

dụ, hai nước có chung biên giới và có hai nhà sản xuất. Trong hình 2.1, các

nhà sản xuất A tại Mỹ có một thị trường được thể hiện bởi các vòng tròn xung

quanh A. Nhà sản xuất B tại Canada có một thị trường được thể hiện bởi các

vòng tròn xung quanh B. Khi có trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Các nhà sản

xuất tại Mỹ sẽ đồng thời xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm từ Canada.

Các nhà sản xuất tại Canada sẽ làm như vậy. Điều này dẫn đến thương mại

nội ngành.

Mỹ

A

B

Canada

Hình 2.1: Ví dụ về thương mại nội ngành giữa hai nước có chung biên giới

Page 36: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

29

- Khác biệt về tỉ lệ nhân tố theo giai đoạn sản xuất

Một hình thức khác của IIT xảy ra khi một quốc gia phát triển đóng vai

trò là nước xuất khẩu linh kiện, bộ phận và nhập khẩu các thành phần sản

phẩm cuối cùng sẽ gửi hàng hoá bán thành phẩm sang các nước đang phát

triển hoặc kém phát triển để lắp ráp và sau đó tái nhập khẩu hàng hóa thành

phẩm. Ví dụ điển hình nhất của hình thức thương mại này là hàng điện tử.

Hình thức khác của IIT xảy ra khi các công ty đa quốc gia di dời các công

đoạn chế tạo hoặc lắp ráp cuối cùng sang các địa điểm tại các nước đang phát

triển hoặc các nước kém phát triển hơn. Các công đoạn chế tạo hoặc lắp ráp

cuối cùng xảy ra ở các nước đang phát triển sử dụng linh kiện và bán thành

phẩm khác nhập khẩu từ công ty mẹ ở các nước phát triển. Sau khi hoàn tất,

hàng hóa được xuất khẩu trở lại các nước công nghiệp. Trong một số trường

hợp, nhà sản xuất ở các nước đang phát triển có thể được ký hợp đồng phụ để

thực hiện chế biến và lắp ráp cuối cùng.

Các mô hình thương mại nội ngành chủ yếu: 1) mô hình theo chiều

ngang: liên quan đến xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hóa được phân loại

trong cùng lĩnh vực ở cùng giai đoạn chế biến, điều này có thể dựa trên các

sản phẩm khác biệt; 2) mô hình theo chiều dọc: liên quan đến xuất khẩu đồng

thời nhập khẩu hàng hóa được phân loại trong cùng một khu vực nhưng ở các

giai đoạn chế biến khác nhau.

Thương mại nội ngành ngang (HIIT) biểu thị sự trao đổi sản phẩm với

các thuộc tính khác nhau (sản phẩm phân biệt theo chiều ngang) được sản

xuất với cường độ yếu tố giống nhau, với đặc trưng về chất lượng sản phẩm

tương tự và bán với cùng một mức giá. Cơ sở lý thuyết về HIIT đã được phát

triển bởi các nhà kinh tế như Lancaster (1980), Krugman (1981), Helpman

(1981; 1987) và Bergstrand (1990) [63]. Thương mại nội ngành dọc (VIIT) đề

cập đến thương mại của các sản phẩm có chất lượng khác biệt (sản phẩm

phân biệt theo chiều dọc) sử dụng cường độ yếu tố khác nhau và được bán với

giá khác nhau. Cơ sở lý thuyết cho các loại hình IIT này được phát triển bởi

các nhà kinh tế Falvey (1981) [72] và Falvey và Kierzkowski (1987). IIT sẽ

Page 37: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

30

diễn ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo nhưng không tồn tại lợi nhuận

tăng theo quy mô sản xuất. Sự khác biệt giữa HIIT và VIIT không có nghĩa là

IIT không thể xảy ra trong các sản phẩm đồng nhất. "Trong trường hợp cực

đoan, hai nước giống hệt nhau về kích thước, mô hình thị hiếu và khả năng

tiếp cận với công nghệ vẫn có thể tham gia vào thương mại nội ngành khi

thương mại diễn ra trong điều kiện độc quyền kép (duopoly)" (Williamson và

Milner (1991)).

Các mô hình của HIIT áp dụng trong phân tích tính kinh tế theo quy

mô kinh tế và cạnh tranh không hoàn hảo. Các mô hình của HIIT trong thị

trường cạnh tranh độc quyền có chung giả định về lợi nhuận tăng theo quy

mô, tự do tham gia và rời bỏ thị trường và chung giả định là thị hiếu của

người tiêu dùng là đủ đa dạng để đảm bảo sản phẩm duy nhất của một số

lượng lớn các doanh nghiệp có thể cùng tồn tại trong trạng thái cân bằng [81].

Thương mại nội ngành dọc: Công trình đầu tiên liên quan đến VIIT

trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là của Falvey (1981) [72]. Trong mô

hình của mình, Falvey cho thấy VIIT có thể xảy ra khi có một số lượng lớn

các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng khác nhau và không

có vai trò đối với tính kinh tế theo quy mô. Ngược lại, Shaked và Suttan

(1984) [125] đã phát triển mô hình VIIT trong đó VIIT được thúc đẩy bởi các

nền kinh tế quy mô và số lượng doanh nghiệp mang tính nội sinh. Ông đã cho

thấy rằng VIIT cũng có thể diễn ra trong một cấu trúc thị trường với số lượng

nhỏ của công ty. Kết quả là làm xuất hiện tình trạng "độc quyền tự nhiên".

Trên đây là phương pháp tiếp cận khác nhau để giải thích về việc trao

đổi các sản phẩm phân biệt theo chiều dọc và chiều ngang giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, khá khó khăn để chúng ta có thể lựa chọn mô hình tốt nhất bởi vì

chúng khác nhau trong giả định liên quan đến tính kinh tế theo quy mô, thị

hiếu của người tiêu dùng, và khác biệt hóa sản phẩm. Bảng 2.1 là tóm tắt các

mô hình đã đề cập ở trên.

Page 38: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

31

Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố quyết định mô hình thương mại Thương mại

Thương mại nội ngành

Thương mại liên ngành

Sản phẩm Phân biệt Phân biệt

đồng nhất theo chiều dọc theo chiều ngang

Cạnh tranh

Cạnh tranh

Cạnh tranh

Độc quyền

Độc quyền tập đoàn

độc quyền

hoàn hảo

hoàn hảo

tập đoàn

Lợi thế Khác biệt Chi phí cố

Cạnh tranh giá

Đa dạng

về

Đa

dạng

cạnh tranh tương đối về yếu định và Bertrand

tố nguồn lực R&D độ ưa thích

Lý tưởng

Heckscher Falvey, Shaked and Dixit,

Stiglitz

Lancaster

Eaton and

Ohlin Kierzkowski Suttan

Kruman Kierzkowski

Để đánh giá hoạt động thương mại nội ngành của một ngành hàng hay

một nhóm sản phẩm Glubel-Lloyd đã đưa ra chỉ số đo lường sau (đây là chỉ số

đo lường thương mại nội ngành phổ biến nhất):

T =

(X+IM) - │X - IM │

(X+IM)

Trong đó:

T: chỉ số đo lường thương mại nội ngành

X: Giá trị xuất khẩu của một ngành hàng, một nhóm sản phẩm

IM: Giá trị nhập khẩu của một ngành hàng, một nhóm sản phẩm

Thương mại nội ngành tồn tại khi T nằm trong khoảng (0;1) có nghĩa là 0

≤ T ≤ 1

Nếu T= 0 thì quốc gia đó chỉ xuất khẩu hoặc nhập khẩu, nghĩa là không tồn tại

thương mại nội ngành; Nếu T = 1 thì quốc gia đó có giá trị xuất khẩu bằng giá trị

nhập khẩu, tức là thương mại nội ngành đạt giá trị cực đại.

Các yếu tố quyết định thương mại nội ngành:

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến IIT của một quốc gia gồm:

Page 39: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

32

(1)Mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia: Như Adam

Smith đã chỉ ra rằng phân công lao động phụ thuộc vào kích thước của thị

trường, khi nào một quốc gia hội nhập hơn vào nền kinh tế quốc tế thì sẽ phải

đối mặt với một thị trường lớn hơn, và điều này dẫn đến phân công lao động.

Mức thu nhập bình quân đầu người của một nước càng cao thì nhu cầu về các

loại hàng hóa càng lớn và đa dạng hơn. Nhu cầu này dẫn đến tăng mức độ phân

biệt hóa sản phẩm, từ đó dẫn đến tăng thương mại nội ngành.

(2) Mức độ bình đẳng về thu nhập giữa các nước: Mức độ bình đẳng về

thu nhập đầu người giữa hai nước càng cao thì mức độ IIT càng lớn.

(3) Quy mô thị trường của một nước: Mức IIT sẽ lớn hơn ở một nước có

quy mô thị trường lớn hơn. Khi quy mô GDP lớn hơn thì nhu cầu về hàng hóa

khác biệt lớn hơn.

(4) Mức độ hội nhập kinh tế giữa các nước: Khi hai nước loại bỏ các rào

cản thương mại và thiết lập khu vực thương mại tự do thì IIT sẽ tăng lên, vì thế

hội nhập kinh tế giữa các quốc gia có thể là yếu tố thúc đẩy IIT.

(5) Khoảng cách địa lý: Hai nước có chung biên giới sẽ có IIT cao trong

tổng giao dịch thương mại. Sự gần gũi về địa lý làm tăng IIT.

Các đặc trưng của thương mại nội ngành:

Sự khác biệt sản phẩm trong một ngành: chất lượng và thiết kế; thiếu hiểu

biết của người tiêu dùng; khác biệt chương trình quảng bá sản phẩm; sự khác

biệt về địa điểm bán hàng và khả năng thỏa mãn nhu cầu của người mua.

Mức tăng trưởng của thương mại nội ngành khá cao do: nhà sản xuất tạo

sự khác biệt trong sản phẩm hoặc nhu cầu đa dạng; tiết kiệm chi phí vận chuyển;

chi phí sản xuất và giá cả giảm xuống do hiệu suất tăng theo quy mô; khác nhau

về khả năng cung ứng và đa dạng hóa sản phẩm.

Thương mại nội ngành nhấn mạnh tới hoạt động trao đổi những mặt hàng

có sự khác biệt trong một ngành hoàn toàn trái ngược với hoạt động thương mại

giữa các sản phẩm thuộc các ngành khác nhau. Thương mại nội ngành diễn ra

phổ biến giữa các quốc gia có cùng trình độ phát triển. Do đó, lý thuyết lợi thế so

sánh xem ra không phù hợp để giải thích hoạt động thương mại quốc tế nội

ngành.

Mối quan hệ giữa thương mại nội ngành và thương mại trong mô hình H-

O: Các nước có nguồn lực và công nghệ giống nhau thì thương mại nội ngành

Page 40: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

33

chiếm tỉ trọng cao hơn so với thương mại theo mô hình H - O. Ngược lại các

nước có nguồn lực và công nghệ khác nhau thì thương mại nội ngành chiếm tỷ

trọng thấp hơn so với mô hình H - O vì ba lý do: (1) Lợi thế theo quy mô: khi

nguồn lực và công nghệ của các nước gần giống nhau thì các nước sẽ cùng phát

triển thương mại trong cùng một ngành hàng. Do cạnh tranh nên họ không thể

sản xuất cùng một lúc những sản phẩm tương tự nhau và sẽ có sự phân hóa và

khác biệt sản phẩm trong một ngành. Các quốc gia mở rộng quy mô sản xuất,

ứng dụng khoa học công nghệ mới và nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm

mà họ có lợi thế nhất, làm giảm giá thành đến mức thấp nhất, tạo ra sức cạnh

tranh thương mại nội ngành, dẫn tới thương mại nội ngành chiếm ưu thế; (2) Sự

đang dạng sở thích của người tiêu dùng: một mặt hàng mà phong phú về chủng

loại, mẫu mã, chất liệu, nhãn hiệu… cũng như giá tiền sẽ tạo ra nhiều lựa chọn

hơn trong tiêu dùng. Để đáp ứng được nhu cầu trong nước, các quốc gia sẽ nhập

nhiều sản phẩm ngoại hơn khiến cho thương mại nội ngành phát triển; (3) Lợi

thế so sánh: cùng một loại sản phẩm được sản xuất ở những nơi khác nhau đòi

hỏi tỷ lệ đầu vào khác nhau với những công nghệ khác nhau. Khi đó mỗi quốc

gia sẽ sản xuất - xuất khẩu sản phẩm phù hợp với mức công nghệ của mình và

nhập khẩu sản phẩm mà mức yếu tố đầu vào còn khan hiếm. Khi các mặt hàng

trong ngành càng có ít sự khác biệt thì chỉ có thương mại theo lợi thế so sánh,

nhưng khi các sản phẩm trong ngành có nhiều sự khác biệt thì có hai loại hình

thương mại dựa trên lợi thế so sánh và thương mại nội ngành. Các nước càng có

nguồn lực sẵn giống nhau và công nghệ giống nhau thì thương mại nội ngành

càng chiếm tỉ trọng cao hơn so với thương mại dựa trên lợi thế so sánh và ngược

lại.

Vì tỷ trọng thương mại nội ngành giữa các quốc gia trong cùng một khối

liên kết, các quốc gia có sự tương đồng về mức thu nhập hoặc giữa các quốc gia

tồn tại cầu chồng chéo (khối 1) thường lớn hơn so với tỷ trọng tương ứng giữa

các quốc gia không cùng một khối liên kết (khối 2) do tận dụng được lợi thế theo

quy mô. Vì Canada và Mỹ thuộc nhóm các quốc gia thuộc khối 1 và có thương

mại đường biên phát triển cho nên tỷ trọng thương mại nội ngành giữa hai nước

thường ở mức cao.

Page 41: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

34

Bảng 2.2: Tỷ lệ thương mại theo ngành theo chỉ số GL trong quan

hệ thương mại Canada - Mỹ (1988-1999)

Ngành 1988 1989 1990 1993 1994 1995 1999

Nông nghiệp, săn bắn, rừng 0,19 0,19 0,22 0,26 0,26 0,25 0,29

Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá 0,29 0,29 0,35 0,35 0,33 0,38 0,42

Khai thác mỏ, khai thác đá, dầu mỏ 0,12 0,18 0,21 0,11 0,11 0,11 0,12

Hóa chất 0,37 0,37 0,39 0,40 0,42 0,46 0,52

Gỗ, Giấy, In ấn 0,19 0,20 0,20 0,22 0,23 0,24 0,26

Dệt may, Da 0,39 0,37 0,41 0,45 0,45 0,48 0,49

Các loại sản phẩm khoáng vật phi kim loại 0,39 0,40 0,56 0,44 0,44 0,39 0,39

Các sản phẩm kim loại cơ bản và chế biến 0,39 0,40 0,42 0,44 0,45 0,45 0,50

Máy móc không sử dụng điện 0,60 0,58 0,58 0,58 0,57 0,57 0,61

Máy điện 0,54 0,58 0,67 0,60 0,61 0,65 0,62

Các loại phương tiện động cơ 0,67 0,66 0,59 0,54 0,54 0,52 0,51

Các loại thiết bị vận tải khác 0,65 0,52 0,57 0,52 0,48 0,51 0,53

Các ngành khác 0,55 0,53 0,52 0,58 0,54 0,53 0,45

Nguồn: Tổng hợp từ các thống kê của Martin Alexander Andresen (2000) [103]

Như vậy, qua việc phân tích và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên

quan đến TMQT, có thể rút ra nhận xét:

- Đến nay có khá nhiều học thuyết về TMQT được đề xuất, phát triển

và ứng dụng, mỗi lý thuyết có những ưu điểm, hạn chế riêng, tuy nhiên tất cả

các học thuyết dù ít hay nhiều vẫn có chỗ đứng trong điều kiện hiện đại và

cần phải nghiên cứu vận dụng chúng.

- Thương mại giữa hai nước xảy ra phải dựa trên điều kiện là cả hai

nước đều hưởng lợi, mỗi quốc gia có những lợi thế sản xuất khác nhau với

các mặt hàng khác nhau. Bất kể quốc gia nào nếu muốn gia tăng nhiều hơn

của cải của dân tộc, muốn tăng trưởng nhanh hơn thì đều cần tiến hành các

quan hệ trao đổi với các nước khác dựa trên lợi thế so sánh của mình. Bên

cạnh đó, các nhà kinh tế học đã khẳng định rằng việc trao đổi hoàn toàn tự do

dựa trên cơ sở lợi thế so sánh sẽ đem lại lợi ích tối đa cho mỗi quốc gia cũng

như cho toàn xã hội.

- Thực tế cho thấy, trong TMQT giữa các quốc gia thì thương mại nội

ngành ngày càng trở nên quan trọng. Để xác định mức độ đo lường thương

mại nội ngành, các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình mà mở rộng cạnh

tranh không hoàn hảo sang một nền kinh tế mở với các giả định về lợi thế

theo quy mô, khác biệt hóa sản phẩm và sở thích của người tiêu dung về

Page 42: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

35

nhiều loại hàng hóa (Paul Krugman, 1979; Lancaster, 1980). Cho tới nay, lý

thuyết Thương mại mới của P. Krugman (cùng với sự đóng góp lớn của

Bhagwati, Dixit, Helpman, Norman,…) đã trở thành lý thuyết chính trong

ngành TMQT, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và

Heckscher-Ohlin. Trên cơ sở nội dung cơ bản của các lý thuyết này, các nhà

kinh tế học đã mở rộng và phát triển lý thuyết về lợi thế so sánh. Những

nghiên cứu trong lĩnh vực TMQT hơn 30 năm qua hầu hết đều dựa trên những

nền tảng của lý thuyết này.

- Đối với quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ: Canada và Mỹ đều

có lợi từ hội nhập kinh tế sâu rộng do các hiệp định thương mại tự do giữa hai

nước đều phản ánh lý thuyết về lợi thế so sánh, và lý thuyết thương mại nội

ngành. Các hiệp định thương mại giữa Canada và Mỹ bao gồm: Hiệp định về

ô tô (1965), xóa bỏ tất cả các loại thuế quan đánh vào các loại ô tô và linh

kiện vận chuyển bằng đường biển; Hiệp định thương mại tự do (CUSTA -

1989), gỡ bỏ nhiều rào cản thuế quan theo lộ trình 10 năm, mục đích của FTA

giữa Canada và Mỹ là: xóa bỏ các rào cản đối với thương mại hàng hóa và

dịch vụ giữa hai nước, thúc đẩy các điều kiện cạnh tranh công bằng; tự do hóa

điều kiện quan trọng cho đầu tư; thiết lập các quy định hiệu quả để cùng quản

lý hiệp định và giải quyết tranh chấp; đặt nền tảng thúc đẩy hơn nữa hợp tác

song phương và đa phương nhằm mở rộng và tăng cường lợi ích của Hiệp

định. Năm 1994, cùng với Mexico, Canada và Mỹ đã thành lập Hiệp định

thương mại tự do Bắc Mỹ, xóa bỏ phần lớn các loại thuế đánh vào các sản

phẩm thương mại giữa ba nước.

Thương mại nội ngành là một đặc điểm đặc trưng trong mô hình

thương mại giữa Canada và Mỹ, sở dĩ như vậy là do hai nước có khoảng cách

địa lý gần, đường biên dài; hội nhập kinh tế sâu rộng; thu nhập bình quân đầu

người cao; và hai nước có mức độ bình đẳng về thu nhập bình quân đầu

người. Mặc dù thương mại hàng hoá phân biệt theo chiều ngang là hình thức

giao dịch quan trọng nhất trước khi khi thành lập NAFTA, nhưng hiện nay

thương mại hàng hoá phân biệt theo chiều dọc là hình thức thương mại quan

trọng nhất giữa Canada và Mỹ. Sự gia tăng trong thương mại phân biệt theo

chiều dọc được thể hiện rõ trong ngành công nghiệp ô tô [103: tr26].

Page 43: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

36

2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ

2.2.1. Nhân tố quốc tế và khu vực

2.2.1.1. Bối cảnh quốc tế

Xu thế toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh chóng về

mọi mặt, nổi bật nhất là về mặt kinh tế và thương mại quốc tế. Quá trình toàn

cầu hoá bùng nổ kể từ cuối thập niên 1980 đến nay đã tạo điều kiện phát triển

quan trọng cho quan hệ kinh tế giữa các bên tham gia nói chung và quan hệ

kinh tế thương mại - đầu tư giữa Canada và Mỹ nói riêng [79]. Trước hết, sự

bùng nổ về thương mại và kinh tế ở nhiều khu vực trên thế giới làm gia tăng

những đòi hỏi về hàng hoá tiêu dùng, dẫn tới việc các doanh nghiệp phải mở

rộng sản xuất. Trong xu thế chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế

ngày càng có vai trò chi phối nền sản xuất toàn cầu, việc hình thành các chuỗi

giá trị có tính toàn cầu ngày càng mạnh mẽ [21]. Hiện nay, hiếm có loại hàng

hoá nào chỉ được sản xuất bằng các yếu tố nội tại. Ba yếu tố chính làm gia

tăng các chuỗi giá trị toàn cầu là: thứ nhất, giảm chi phí vận chuyển, khi chi

phí này giảm thì các công ty có thể vận chuyển hàng hóa và dịch vụ của mình

đi xa hơn mà không làm mất tính cạnh tranh ở các thị trường mục tiêu, do đó

công ty ít có nhu cầu gần gũi với các nhà cung cấp và tiêu dùng của mình,

nhờ vậy họ có thể thiết lập cơ sở ở một vị trí có lợi thế cạnh tranh nhất; thứ

hai, tiến bộ về công nghệ, thông tin và truyền thông (ICT): ICT linh hoạt hơn,

thích nghi và rẻ hơn có nghĩa là các công ty ít bị ảnh hưởng về hạn chế

khoảng cách địa lý khi hoạt động tại các thị trường nước ngoài, những tiến bộ

về ICT cũng khiến thương mại dịch vụ phụ thuộc vào sự biến động rất nhanh

chóng của khối lượng dữ liệu (chẳng hạn như phát triển phần mềm, dịch vụ

tài chính); thứ ba, giảm rào cản đối với thương mại và đầu tư, số hiệp ước

thương mại và đầu tư song phương đã gia tăng nhanh chóng trong suốt hơn 20

năm qua, đối với quan hệ thương mại Canada - Mỹ thì NAFTA là thỏa thuận

quan trọng nhất.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, việc liên kết sản xuất giữa

các doanh nghiệp là yêu cầu sống còn nhằm đạt được mục tiêu chi phí thấp.

Việc tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất đó có thể được thực hiện bằng

Page 44: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

37

nhiều cách, trong đó, một cách thức khá phổ biến là thúc đẩy quan hệ đầu tư

với các đối tác có năng lực [10], [80]. Với lợi thế là những nền sản xuất tiên

tiến, các nhà đầu tư của Canada và Mỹ dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm thị

trường và tận dụng năng lực của nhau để tăng sản lượng.

Gia tăng thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và di cư nguồn nhân

lực có kỹ năng tăng nhanh giữa các khối kinh tế lớn như Liên minh châu Âu

(EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương,

chẳng hạn, thương mại nội vùng chiếm ¾ tổng thương mại các nước EU.

Tương tự, 50% tổng thương mại NAFTA được thực hiện giữa ba nước thành

viên và con số này vẫn tiếp tục tăng. EU và NAFTA chiếm gần 13% tổng dân

số thế giới, nhưng chiếm hơn 60% GDP và 50% thương mại toàn cầu. Các

hiệp định thương mại khu vực, được hình thành từ sự gần gũi về địa lý và các

mối quan hệ kinh tế và xã hội lâu dài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong

việc tăng khối lượng thương mại của khu vực. Đây cũng là đặc trưng của toàn

cầu hóa hiện thời.

Toàn cầu hóa không chỉ dẫn đến việc gia tăng phụ thuộc kinh tế giữa

các quốc gia mà còn tác động lớn đến các khu vực, đặc biệt là tại EU,

NAFTA và châu Á. Tại Bắc Mỹ, NAFTA tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh

phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các khối thương mại tại khu vực

châu Âu và châu Á. Tại châu Á, Trung Quốc đang củng cố thương mại khu

vực Đông Á. Tại châu Âu, EU đang trong quá trình mở rộng với việc kết nạp

các quốc gia Đông Âu và các nước khác, đầu tư vốn của châu Âu vào các

nước Đông Âu có thể giảm chi phí sản xuất, tạo ưu thế cạnh tranh với các

nước Đông Á.

Toàn cầu hóa và gia tăng tự do hóa thương mại đã tạo ra những cơ hội

chưa từng có cho các doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường, đồng

thời cũng đặt các doanh nghiệp Canada trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia

tăng. Toàn cầu hóa làm tăng cường hội nhập quốc tế, đây cũng chính là một

trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ Canada - Mỹ, trong đó thể hiện rõ

rệt nhất trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Thứ nhất, qua việc gia tăng khối lượng thương mại, đặc biệt là thương

mại hàng hóa giữa hai nước: nếu như năm 1961 tổng thương mại hàng hóa

Page 45: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

38

xuất nhập khẩu Canada - Mỹ đạt khoảng 7,1 tỷ USD, thì đến năm 1995 con số

đó đã tăng gần 40 lần lên 271,5 tỷ USD và đến năm 2014 đạt 658,1 tỷ USD

(bảng 3.1).

Thứ hai, biểu hiện của tác động toàn cầu hóa lên quan hệ hai nước là

tốc độ tăng trưởng thương mại lớn hơn tốc độ tăng GDP. Ví dụ, giai đoạn

1970 - 1995 tốc độ tăng thương mại của Canada cao hơn khoảng 11% so với

tốc độ tăng GDP, con số tương ứng của Mỹ là khoảng 8,5%.

Thứ ba, biểu hiện của toàn cầu hóa tác động lên quan hệ hai nước là sự

phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, sức khỏe nền kinh tế Canada tác động đến

thương mại của Mỹ, ngược lại vì kim ngạch thương mại giữa hai nước chiếm

tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Canada nên tình trạng kinh tế của Mỹ cũng ảnh

hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Canada. Việc mở rộng thương mại Canada -

Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế hai nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

cao ở Canada có nghĩa là tăng cầu của Canada với hàng hóa xuất khẩu của

Mỹ, từ đó làm tăng giao dịch thương mại giữa hai bên. Tăng trưởng kinh tế

Canada sẽ khuyến khích công ty Mỹ tăng thêm nguồn lực đầu tư sản xuất và

phân phối hàng hóa, dịch vụ của Canada và Mỹ.

Thứ tư, ảnh hưởng từ toàn cầu hóa còn thể hiện qua tác động tới chu kỳ

kinh doanh và khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 từ

Mỹ nhanh chóng lan ra toàn bộ nền kinh tế thế giới cho thấy mức độ phụ

thuộc lẫn nhau của các nước trong thời đại toàn cầu hóa. Hậu quả là GDP sụt

giảm ở hầu hết các nước, Canada không phải là một ngoại lệ.

Thứ năm, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, các hàng rào

bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn. Khi các nước tham gia vào hội nhập

quốc tế bắt buộc phải loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với hàng hóa

nhập khẩu từ các nước khác, trong khi đó, nhu cầu bảo vệ các nhà sản xuất

trong nước vẫn còn. Vì vậy, các nước phải tìm đến các hàng rào bảo hộ phi

thuế quan rất tinh vi như các tiêu chuẩn kỹ thuật, các điều kiện về an toàn sản

phẩm… để hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước khác. Chính vì các tiêu

chuẩn và điều kiện mang tính kỹ thuật không có tiêu chí chung giữa các nước

nên tình trạng tranh chấp thương mại sẽ có xu hướng mạnh mẽ hơn.

Page 46: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

39

Tóm lại, sự phát triển ngày càng sâu rộng của toàn cầu hóa vừa tạo điều

kiện vừa gây thách thức tới quan hệ Canada - Mỹ. Bên cạnh đó, trong trật tự

thế giới mới hiện nay với ưu thế của chủ nghĩa đa phương và sự suy giảm

quyền lực của Mỹ, Canada có thể sẽ phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại

theo hướng đa phương hơn, ít tập trung hơn vào Mỹ. Trong lĩnh vực kinh tế,

điều này được thể hiện rõ trong chính sách đa dạng hóa các đối tác thương

mại của Canada trong thời gian gần đây.

Bên cạnh xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và

công nghệ với quá trình tin học hóa sản xuất có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ

nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã

hội cũng tác động lớn đến quan hệ Canada - Mỹ. Tăng cường hội nhập giữa

hai nước không phải là hiện tượng mới nhưng đạt tới mức mới. Điểm khác

biệt hiện nay là tốc độ tăng nhanh chóng của quá trình hội nhập và động lực

thúc đẩy hội nhập giữa hai nước.

Sự kiện 11/9/2001

Các cuộc tấn công khủng bố của Al Qaeda vào nước Mỹ ngày 11 tháng

9 năm 2001 đã buộc người Mỹ phải thay đổi nhận thức về biên giới chung

giữa Canada và Mỹ. Mặc dù hai nước chia sẻ các báo cáo hải quan điện tử và

tình báo, thế nhưng thực tế các biện pháp an ninh biên giới được tăng cường

sau sự kiện này đã làm giảm thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước.

Theo nhận xét của Tiến sĩ David Zussman, Chủ tịch Diễn đàn chính sách

công Mỹ: “Sự kiện 11 tháng 9 làm thay đổi bản chất quan hệ Canada - Mỹ,

biên giới trở thành biểu tượng cho mối quan hệ kinh tế rất gần gũi giữa

Canada với Mỹ, nhưng cũng là biểu tượng cho thấy sự tổn thương của

Canada trước ảnh hưởng và ý chí của Mỹ”. Với lưu ý rằng “an ninh kinh tế

của Canada gắn kết chặt chẽ với an ninh tự nhiên của Bắc Mỹ”, ông kết luận

“sự kiện 11 tháng 9 mang lại cơ hội để sắp xếp lại những vấn đề kéo dài lâu

nay liên quan tới các chính sách biên giới và nhập cư”. Tác động của 11

tháng 9 làm mạnh thêm hai vấn đề song song của Bắc Mỹ là an ninh và

thương mại, và gắn hai vấn đề này lại với nhau theo cách chưa từng thấy

[107], [109]. Nhiều nhà kinh tế cho rằng kêu gọi hiện giờ là nắm lấy vấn đề

Page 47: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

40

an ninh biên giới như cơ hội mở cho Canada thuyết phục Mỹ rằng hội nhập

Bắc Mỹ nên được thúc đẩy và chính thức hóa [36].

Quan hệ thương mại qua biên giới Canada - Mỹ đầu thế kỷ 21 bị ảnh

hưởng bởi các thay đổi về an ninh biên giới sau sự kiện 11/9 [47]. Trên thực

tế, những biện pháp tăng cường an ninh biên giới sau các vụ tấn công khủng

bố đã làm tăng chi phí trao đổi thương mại qua biên giới Canada - Mỹ. Khi

chi phí giao dịch qua biên giới tăng sẽ làm giảm lãi ròng đối với bên bán hàng

và dẫn đến sự gia tăng giá hàng hóa nhập khẩu với người tiêu dùng, đặc biệt

là các sản phẩm nhập khẩu ít được sản xuất trong nước.

Hàng loạt các chi phí hiện và chi phí ẩn của việc thực hiện chính sách

an ninh biên giới sau 11/9 đã được xác định. Việc kéo dài thời gian chờ làm

thủ tục làm tăng các phí tổn về biến phí như xăng dầu và lương lái xe, cũng

như phải trích khấu hao nhanh hơn đối với xe vận tải và các thiết bị liên quan.

Việc tăng tính không nhất quán về thời gian cần thiết để chuyển hàng qua

biên giới có thể làm tăng các chi phí theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc

vào việc các nhà sản xuất và vận tải thích ứng với sự bất định đó như thế nào.

Ví dụ, các nhà sản xuất có thể phản ứng bằng cách tăng mức hàng tồn kho

bình quân ở các kho hàng tại Mỹ để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách

hàng trong trường hợp có sự chậm trễ vận chuyển từ Canada. Các nhà xuất

khẩu Canada cũng có thể điều phối các chuyến vận tải đi sớm hơn so với bình

thường để đảm bảo rằng hàng hóa đến được các điểm giao hàng tại Mỹ kịp

thời. Cách phản ứng thứ hai này có thể khiến các nhà vận tải phải duy trì một

“kho đệm” cho các xe tải tăng thêm, cũng như phải thuê thêm lái xe [133].

Khi chi phí hàng hóa sản xuất tại Canada gia tăng và vận chuyển những

hàng hóa này tới Mỹ vượt quá khung giá của các nhà nhập khẩu Mỹ đối với

hàng hóa Canada, lượng cầu về nhập khẩu từ Canada có thể bị giảm (trong

điều kiện tất cả các nhân tố khác không đổi). Mức độ giảm sẽ phụ thuộc vào

độ co giãn của cầu theo giá tăng của việc nhập khẩu hàng Canada, sau đó, sẽ

phụ thuộc vào mức độ sẵn có của các hàng hóa thay thế sản xuất tại Mỹ. Khi

việc tăng cường an ninh biên giới làm tăng các chi phí xuất khẩu từ Canada

sang Mỹ và một phần của các chi phí này chuyển sang các nhà nhập khẩu Mỹ

Page 48: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

41

(các nhà nhập khẩu Mỹ phải chịu một phần trong các chi phí này) thì việc

xuất khẩu của Canada vào Mỹ có thể sẽ bị giảm mạnh.

Theo tính toán của các nhà kinh tế, thương mại hàng hóa Canada - Mỹ

(không bao gồm năng lượng và các sản phẩm từ rừng) đã thấp hơn 12,5% so

với dự đoán trong năm 2007, biên giới thắt chặt hơn có tác động tiêu cực đến

8% xuất khẩu dịch vụ và 13% nhập khẩu dịch vụ của Canada từ Mỹ [153].

Phản ứng khác nhau của Canada và Mỹ đối với sự kiện 11/9 đã cho

thấy sự khác nhau trong ưu tiên quốc gia: Đối với Canada, vấn đề vẫn là an

ninh kinh tế, có nghĩa tiếp cận không trở ngại đối với thị trường Mỹ đối với

xuất khẩu và nhập khẩu của Canada. Trên thực tế, đối với người dân Canada,

tiếp cận thị trường Mỹ đã ít được đảm bảo khi Bộ An ninh nội địa Mỹ thắt

chặt an ninh, giám sát chặt chẽ các giao dịch xuyên biên giới và sự di chuyển

của người dân; Còn đối với Mỹ, vấn đề là an ninh nội địa, do đó biên giới an

toàn được đặt lên hàng đầu và có tác động đến quan hệ kinh tế với Canada.

Sau hơn 10 năm đổi mới biên giới sau sự kiện 11/9, chi phí qua lại biên

giới không giảm đáng kể trong khi chi tiêu của chính phủ vào an ninh biên

giới đã tăng lên rõ rệt. Sau khi cộng lại các giá trị ước tính từ ba loại chi phí

(thương mại, du lịch, và các chương trình của chính phủ) thì chi phí hàng năm

của Canada là 19,1 tỷ CAD trong năm 2010, tương đương với khoảng 1,5%

GDP của nước này [29: tr.1]. Trong năm 2011, Chính phủ Canada và Mỹ đã

ban hành một tuyên bố chung “Qua biên giới: một tầm nhìn chung về vành

đai an ninh và năng lực cạnh tranh kinh tế”, mặc dù tầm nhìn này cung cấp

các tiêu chuẩn và mốc thời gian cụ thể để đo lường tiến bộ, thế nhưng không

làm giảm được chi tiêu chính phủ hoặc giảm chi phí qua lại biên giới hai

nước. Các chi phí về thời gian và tiền bạc qua biên giới đã tác động trực tiếp

đến quan hệ thương mại song phương. Vì thế, mục tiêu của hai chính phủ là

cải thiện cơ sở hạ tầng biên giới nhằm giảm thời gian, chi phí qua lại biên giới

cho các doanh nghiệp cũng như khách du lịch Canada và Mỹ.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Khủng hoảng tài chính toàn cầu là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ

vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá

chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có

Page 49: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

42

nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Bong bóng nhà đất cùng với giám

sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Mỹ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính

ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Do tác động của

khủng hoảng, người Mỹ chi tiêu ít hơn, chính phủ Mỹ tiếp tục tăng các gói

cứu trợ kinh tế nhưng niềm tin của người tiêu dùng tại Mỹ và thế giới vẫn

chưa hồi phục. Lần đầu tiên Mỹ bị quỹ tín dụng Standard and Poor (S&P) hạ

mức tín dụng vào tháng 8 năm 2011 (từ AAA xuống AA+)…vì thế, những

người theo quan điểm bi quan cho rằng Mỹ có thể rơi vào suy thoái tiếp. Còn

nền kinh tế Canada tụt từ vị trí số 8 (năm 2002) trong nền kinh tế thế giới lên

số 10 trong nền kinh tế thế giới năm 2009 (tính theo GDP).

Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết

của Mỹ với nhiều nước, cuộc khủng hoảng từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước

trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ

tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính

lần này được ví tồi tệ như cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933, đòi hỏi phải có sự

hợp tác của các nước để cùng giải quyết. Các thể chế quốc tế có sự tham gia

của Mỹ, Canada như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nhóm 8 nước công nghiệp

phát triển (G8), Ngân hàng thế giới (WB), Nhóm các nền kinh tế lớn (G20)

đóng vai trò phối hợp giữa các nước đưa ra tư vấn chính sách chống khủng

hoảng và khắc phục khủng hoảng. Tuy nhiên, bên cạnh hợp tác thì các biện

pháp xử lý khủng hoảng cũng có tác động nhất định tới quan hệ thương mại

Canada - Mỹ. Trong bối cảnh khủng hoảng, Mỹ buộc phải ban hành các điều

khoản điều chỉnh hệ thống tiền tệ ngân hàng và điều này gây ảnh hưởng tới

các nước nói chung và Canada nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này

cũng khiến Mỹ thực hiện một số biện pháp mang tính bảo hộ và gây ảnh

hưởng lớn tới Canada, đồng thời tác động xấu đến quan hệ thương mại

Canada - Mỹ:

Thứ nhất là Đạo luật American Recovery and Reinvestment Act

(ARRC) với chương trình kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ đôla Mỹ được

thông qua đầu năm 2009, trong đó có điều khoản “mua hàng Mỹ” (Buy

American) gây thiệt hại cho sản phẩm chế tạo, sắt, thép của Canada. Điều

khoản này đã bị dư luận quốc tế chỉ trích gay gắt vì nó ảnh hưởng rất lớn đến

Page 50: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

43

hoạt động thương mại của nhiều nước cũng như sẽ tạo ra những tiền lệ xấu.

Thực tế, có nhiều nước đã dựa vào điều khoản này của Mỹ mà thực hiện các

chính sách bảo hộ của mình, ví dụ như chính sách “Mua hàng Canada” của

Canada… Theo tính toán của nhóm Canadian Manufacturers and Exporters,

có khoảng 250 công ty Canada bị ảnh hưởng từ điều khoản này [87] và để đối

phó với tình trạng đó, Canada buộc phải thỏa hiệp và đồng ý kí hiệp định thu

mua chính phủ theo quy định của WTO giống như 37 bang khác của Mỹ đã kí

một năm trước (trước đó các tỉnh và lãnh thổ của Canada từ chối kí hiệp định

này). Những chính sách bảo hộ đi ngược lại tinh thần của NAFTA đã đặt an

ninh của mối quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong tình trạng nguy hiểm

[117], [140:tr.7]. Như thế, xu hướng bảo hộ tăng lên sẽ tác động trực tiếp

cũng như gián tiếp đến quan hệ kinh tế Canada - Mỹ.

Thứ hai là việc chính quyền Tổng thống Obama thực hiện nguyên tắc

Country of Origin Labeling (COOL), quy định bắt buộc phải ghi nguồn gốc

nước sản xuất theo COOL cho biết một sản phẩm có phải được sản xuất trong

nước hay không. Việc áp dụng COOL đối với một số sản phẩm thực phẩm

khiến cho xuất khẩu thịt lợn của Canada năm 2008 sụt giảm, và làm giảm giá

thịt bò của Canada [96] do nhiều công ty thực phẩm của Mỹ coi đáp ứng đòi

hỏi về COOL là gánh nặng, và để tránh rắc rối họ đã tránh mua sản phẩm của

Canada.

Thứ ba là vấn đề cắt giảm khí CO2 và tiêu chuẩn năng lượng mức

carbon thấp. Dự luật tạo ra một “nền kinh tế năng lượng xanh” gồm hệ thống

thương mại hóa lượng khí thải để giảm khí thải CO2 của chính quyền Obama

đã gây nhiều tranh cãi. Nếu dự luật này thành luật sẽ gây thiệt hại nghiêm

trọng tới lĩnh vực chế tạo và năng lượng của Canada do nước này xuất khẩu

nhiều năng lượng và dầu mỏ sang Mỹ. Ngành khai thác dầu mỏ của Canada -

lâu nay vốn bị các nhóm hoạt động vì môi trường phê phán gây ô nhiễm, tăng

khí thải CO2 - sẽ không tránh khỏi thành mục tiêu của đạo luật mới này.

Chính phủ Canada sẽ đối mặt với khó khăn trong việc điều chỉnh theo hướng

hài hòa với nguyên tắc của Mỹ.

Canada bước vào suy thoái cuối năm 2008, do hiệu ứng vết dầu loang

từ cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ. Tác động của khủng hoảng tài chính ở

Page 51: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

44

Canada không chỉ giới hạn ở thể chế tài chính mà còn ảnh hưởng lên tổng thể

nền kinh tế. Thứ nhất, thắt chặt điều khoản tín dụng khiến đầu tư và chi tiêu

tiêu dùng tăng chậm (nhất là hàng hóa bền lâu). Nền kinh tế Canada chủ yếu

được thúc đẩy bởi cầu nội địa, vì vậy suy giảm tiêu dùng và đầu tư sẽ ảnh

hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, tác động không trực tiếp của khủng

hoảng có thể lan ra nền kinh tế Canada. Những tồn tại trong thể chế tài chính

của Mỹ có thể dẫn tới điều kiện tín dụng thắt chặt hơn. Điều này ảnh hưởng

tới sụt giảm đáng kể chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ, kéo theo giảm cầu nhập

khẩu hàng từ Canada. Khủng hoảng tài chính tác động tới kinh tế toàn cầu,

làm suy giảm cầu về nguyên liệu thô (kể cả năng lượng), ảnh hưởng tới xuất

khẩu của Canada. Giảm giá hàng xuất khẩu của Canada sẽ làm xấu đi tình

hình thương mại của Canada. Tất cả những lý do này khiến cho tăng trưởng

GDP của Canada đi xuống. Theo Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng

Canada thì sự phục hồi của nền kinh tế Canada phụ thuộc vào sự phục hồi của

Mỹ [55]. Những khó khăn trong nền kinh tế Mỹ tác động trực tiếp tới xuất

khẩu và nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực sản xuất của Canada [162: tr.9].

Do tác động của khủng hoảng, theo Cơ quan thống kê Canada, trong

quý I năm 2009, kinh tế Canada đã suy giảm 6,1%, mức giảm lớn nhất kể từ

khi GDP của Canada thiết lập những con số kỷ lục kể từ năm 1961. Giá trị

xuất khẩu của Canada trong năm 2009 giảm 14,8%. Xuất khẩu của Canada bị

suy giảm do nhu cầu của Mỹ và toàn cầu cũng như giá dầu, hàng hóa đều

giảm. Nhập khẩu của Canada thậm chí còn giảm mạnh hơn với con số giảm

15,6% [142] do nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm. Kết quả là cán cân tài

khoản vãng lai của Canada đã bị tác động mạnh: năm 2009 là năm Canada có

mức thâm hụt thương mại đầu tiên trong 34 năm (từ năm 1975), với con số

thâm hụt là 5,1 tỷ CAD, trong khi đó lần lượt trong năm 2008 nước này có

mức thặng dư thương mại là 46,9 tỷ CAD và năm 2007 là 47,9 tỷ CAD [142].

Cuộc khủng hoảng này cũng khiến Canada rơi vào tình trạng thâm hụt

ngân sách. Nguyên nhân là do doanh thu từ thuế của nước này giảm, thêm vào

đó là việc tiến hành các biện pháp chi tiêu tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế và tăng chi tiêu cho các khoản trợ cấp thất nghiệp. Cùng kỳ

tháng 7 năm 2008, chính phủ Canada đã ghi nhận mức thặng dư ngân sách là

Page 52: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

45

2,18 tỷ CAD, tương đương 2,01 tỷ USD. Trong khi đó, Canada đạt được mức

thặng dư ngân sách chính phủ năm 2007 tương đương 1% GDP của nước này.

Tác động của khủng hoảng tài chính đến FDI của Canada cũng rất lớn.

Mặc dù có sức hấp dẫn lớn từ các nguồn tài nguyên, hệ thống nghiên cứu và

phát triển (R&D) mạnh, khu vực tài chính ổn định, thế nhưng khả năng thu

hút FDI của Canada đã bị suy yếu. Cuộc khủng hoảng này làm giảm nhu cầu

tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước, tình trạng này cũng tác động tiêu

cực đến thị trường lao động của Canada. Tuy nhiên, thị trường lao động

Canada là thị trường đầu tiên trong số các nước G7 khôi phục lại số việc làm

bị mất trong suốt giai đoạn suy thoái kinh tế gần đây nhất, ví dụ như trong

năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp của Canada vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và khu

vực đồng tiền chung Euro với con số lần lượt tương ứng là Mỹ 8,9% và EU

9,9%, Pháp là 9,6%.

Theo Cơ quan thống kê Canada thì suy thoái kinh tế Canada tồn tại

trong thời gian ngắn nhất và nhẹ nhàng nhất trong số các nước nhóm G7, chỉ

kéo dài trong 3 quý (các nước khác trong G7 khác suy thoái khoảng từ 4 đến

6 quý), và sản lượng GDP giảm khoảng 3,3% từ quý III năm 2008 đến quý III

năm 2009 so với con số 3,7% ở Mỹ. Không những kinh tế Canada phục hồi

sớm hơn các quốc gia G7 khác mà hậu quả cũng ít trầm trọng hơn so với hai

cuộc suy thoái trước tại quốc gia này. Cho đến năm 2010, Canada đã thực sự

phục hồi trong khi hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác vẫn còn gặp

rất nhiều khó khăn và chưa thể hồi phục.

Sự cạnh tranh của các nước khác (trường hợp Trung Quốc)

Việc gia tăng các hoạt động thương mại song phương và khu vực trên

khắp thế giới và sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc tại châu Mỹ có tác

động lớn đến chính sách thương mại của Canada và Mỹ. Quan hệ thương mại

Canada - Mỹ cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước

châu Á. Sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục

ảnh hưởng đến sự năng động của thương mại Bắc Mỹ nói chung và quan hệ

thương mại Canada - Mỹ nói riêng.

Trong những năm gần đây, một số chuyên gia dự tính các nền kinh tế

Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thách thức sự chi phối toàn cầu của Mỹ. Trong khi

Page 53: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

46

kinh tế Mỹ đang suy thoái thì các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil

vẫn tăng trưởng, điều này ảnh hưởng tới cán cân kinh tế thế giới, và thực tế từ

quý II năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản vươn lên thành nền kinh tế lớn

thứ hai thế giới. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick phát biểu: Một

trong những hệ quả của cuộc khủng hoảng lần này là việc thừa nhận tương

quan quyền lực kinh tế thế giới đã thay đổi [19]. Và từ những cơ sở này, một

hệ thống kinh tế đa cực đang dần nổi lên.

Tốc độ tăng trưởng nhanh đáng chú ý của các nước BRIC (Brazil, Nga,

Ấn Độ và Trung Quốc) đang thúc đẩy quá trình hình thành thế giới đa cực.

Nhiều dự đoán cho rằng năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền

kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi sức mạnh kinh tế tương đối của Mỹ, EU

tiếp tục suy giảm. Dù các con số dự đoán chưa chắc chắn nhưng xu hướng

này có vẻ đang rõ dần.

Chính sự nổi lên của Trung Quốc đã làm giảm sút tương đối vị trí và

ảnh hưởng của Mỹ và Canada tại khu vực châu Á và giành mất nhiều thị

trường của hai nước tại khu vực này. Trong những năm vừa qua, Trung Quốc

vượt Mỹ trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế châu Á. Các

nước châu Á hiện nay có quan hệ thương mại với Trung Quốc nhiều hơn so

với Mỹ, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của

Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều nước được hưởng lợi ích từ hợp tác kinh tế,

thương mại, đầu tư với Trung Quốc; kinh tế Nhật Bản phục hồi một phần

cũng do sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc.

Như thế, cả Canada và Mỹ cũng như quan hệ giữa hai nước đều đang

chịu thách thức chung về suy thoái kinh tế toàn cầu và quản lý phục hồi kinh

tế, duy trì tốc độ phát triển kinh tế và tạo ra việc làm cũng như vấp phải sự nổi

lên của những đối thủ cạnh tranh kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự

nổi lên của các quyền lực kinh tế mới thách thức trật tự kinh tế cũ tồn tại lâu

nay, điều này khiến Canada và Mỹ có chung lợi ích trong việc đảm bảo duy

trì trật tự kinh tế đang có lợi cho các nước phát triển, cùng chung lợi ích

chống lại những thách thức của các nước mới nổi. Nhưng tác động của thách

thức này đến Canada và Mỹ không giống nhau: Do đặc trưng nền kinh tế Mỹ

là tìm kiếm sự đa dạng thị trường, vì vậy các nền kinh tế mới nổi sẽ làm thay

Page 54: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

47

đổi vị trí, vai trò của các nước trong quan hệ kinh tế với Mỹ (chẳng hạn, quan

hệ kinh tế Mỹ - Trung đang ngày càng trở nên quan trọng hơn); trong khi đó,

một đặc điểm của nền kinh tế Canada là tập trung vào đối tác chính - Mỹ, mặc

có gần đây Canada đã nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và tăng mức

độ giao dịch thương mại với châu Á và EU… Vì thế, vị trí của Canada trong

quan hệ thương mại song phương cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Từ năm 2007, Trung Quốc đã thay thế Canada trở thành đối tác xuất

khẩu lớn nhất vào Mỹ (Hình 2.2), thậm chí theo dự đoán Trung Quốc sẽ sớm

thay thế Canada là đối tác thương mại số 1 của Mỹ. Lý thuyết về chuyển giao

quyền lực cho chúng ta biết như thế có nghĩa tương lai là không tươi sáng cho

mối quan hệ Canada - Mỹ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể tạo căng thẳng

cho mối quan hệ Canada - Mỹ. Do tác động của khủng hoảng, Mỹ tiếp tục

chính sách “ưu tiên Mỹ trước” còn Canada nhận rõ không thể phụ thuộc vào

một mình thị trường Mỹ, vì thế quan hệ Canada - Mỹ xuất hiện sự thay đổi và

Trung Quốc đã nhận thấy cơ hội từ thay đổi đó. Kết quả là vị thế của Canada

trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc nâng cao, quan hệ Trung Quốc -

Canada được tăng cường, do đó cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và

Trung Quốc tại Canada ngày càng quyết liệt. Việc trì hoãn xây dựng đường

ống dẫn dầu Keystone XL đã buộc Canada phải có tính toán khác, Thủ tướng

Harper từng tuyên bố rõ ràng rằng nếu dầu cát không chảy được về phía Nam

thì buộc phải tiến về phía Đông…Mỹ không cần dầu cát của Canada nhưng

Trung Quốc cần và Canada sẽ bán cho Trung Quốc. Nhu cầu năng lượng của

Trung Quốc sẽ khuyến khích cát dầu của Canada và phát triển đường ống dẫn

dầu mà các nhà lập pháp Mỹ phản đối vì cho rằng đường ống đó tác động đến

môi trường và đe dọa an ninh năng lượng của Mỹ. Thực tế này, về mặt nào đó

đã kéo Canada về gần phía Trung Quốc hơn, cũng có nghĩa tạo khoảng cách

xa hơn trong quan hệ Canada - Mỹ.

Một số dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc tới quan

hệ kinh tế Canada - Mỹ trong tương lai: Tỉ trọng hàng xuất khẩu của Canada

sang Mỹ tăng nhanh từ năm 1990 trong khi tỉ trọng nhập khẩu của Mỹ từ

Canada giảm do sự cạnh tranh hàng hóa của Trung Quốc, Mexico và Đông

Nam Á [121]. Gia tăng cạnh tranh từ những nước này tập trung vào các lĩnh

Page 55: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

48

vực thông tin liên lạc, thiết bị máy tính, xe đạp và quần áo. Xuất khẩu của

Canada sang Trung Quốc tăng dần trong những năm gần đây do Trung Quốc

tăng cầu hàng hóa xuất khẩu của Canada về bột giấy, máy móc công nghiệp

và hóa chất hữu cơ. Trong thập kỷ qua, Canada và Mỹ vẫn có mối quan hệ

thương mại lớn nhất thế giới, nhưng thương mại hai chiều đã phát triển chậm

hơn so với thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nguồn:U.S. Department of Commerce, Bureau of Census, Foreign Trade Division

Hình 2.2: Nhập khẩu của Mỹ từ Canada, Trung Quốc, và Mexico,

2000-2009 (đơn vị: tỷ USD)

Như đã đề cập quan hệ Canada - Mỹ được xác định bởi giá trị chung,

lợi ích chung được khớp nối và tổng hợp thông qua cơ chế minh bạch trong

nước, và mối quan tâm an ninh chung. Cả lợi ích và lý tưởng đã kéo Canada

hướng về Mỹ. Thể chế hóa mối quan hệ với Mỹ của Canada thông qua các tổ

chức đa phương như WTO khiến cho số phận của các tổ chức này có tác động

quan trọng đến mối quan hệ song phương, số phận của các tổ chức quốc tế khi

Trung Quốc nổi lên được coi là vấn đề quan trọng cho quan hệ Canada - Mỹ.

Các cường quốc hạng trung như Canada theo đuổi chính sách đối ngoại của

họ thông qua các tổ chức đa phương, vì đó là những tổ chức có tiềm năng lớn

nhất đối với thu hẹp khoảng cách ảnh hưởng với cường quốc lớn. Vì thế các

tổ chức này yếu đi khi Trung Quốc nổi lên sẽ làm suy yếu nghiêm trọng các

khuôn khổ lớn hơn của quan hệ Canada - Mỹ, Canada có khả năng phải tăng

gấp đôi nỗ lực của mình để giữ cho các tổ chức quốc tế hoạt động ổn định. Về

cơ bản, các đồng minh sẽ trở nên gần gũi hơn trong thời điểm khó khăn vì

điều đó nhắc nhở họ về lợi ích và bản sắc chung, vì thế một Trung Quốc nổi

Page 56: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

49

lên với các hành động bành trướng của mình mặt khác cũng có sẽ có khả năng

tăng cường cơ sở cho hợp tác Canada - Mỹ.

2.2.1.2. Những nhân tố khu vực

Hợp tác trong NAFTA

Đi kèm với xu thế toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa. Có thể thấy rõ

xu thế này qua quan hệ của Canada - Mỹ tại khu vực Bắc Mỹ. Trước hết là sự

xuất hiện của không gian kinh tế Bắc Mỹ. Sự nổi lên của không gian kinh tế

Bắc Mỹ và tăng cường liên kết kinh tế giữa ba nước Mỹ - Canada - Mexico

được thể hiện rõ nhất qua sự hình thành của NAFTA vào ngày 1/1/1994.

NAFTA đã hợp nhất hoặc đưa hầu vào hết các điều khoản của Hiệp định Mậu

dịch tự do Mỹ - Canada, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1989. Mỹ và Canada

đã chấm dứt hoạt động của hiệp định song phương khi NAFTA bắt đầu có

hiệu lực.

Cơ quan giám sát cao nhất của NAFTA là Hội đồng thương mại Tự do

Bắc Mỹ, bao gồm diện Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Ngoại thương Canada, và

Bộ trưởng Thương mại và Phát triển công nghiệp Mexico. Ủy ban này đã

thành lập các tổ công tác và các cơ quan tư vấn để quản lý những hoạt động

hàng ngày của hiệp định.

NAFTA cũng có những quy định riêng quản lý việc tự do hoá thương

mại và đầu tư, được sử dụng bổ sung hoặc thay thế các quy định của WTO.

Các điều khoản chính của NAFTA bao gồm tự do hóa thương mại thuế quan

và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thương mại dịch vụ, đầu tư nước ngoài, sở

hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, và giải quyết tranh chấp. NAFTA Các quy

định mở cửa thị trường của thỏa thuận này dần dần loại bỏ tất cả các loại rào

cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa sản xuất và giao dịch trong

phạm vi Bắc Mỹ trong khoảng thời gian 15 năm sau khi có hiệu lực [101:

tr.4].

Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành

viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ biên

giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ. Nếu

đánh giá một khu vực mậu dịch tự do về quy mô sản phẩm và lãnh thổ, Bắc

Mỹ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, hơn cả EU.

Page 57: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

50

NAFTA có vai trò quan trọng vì được đánh giá là thỏa thuận thương

mại tự do toàn diện nhất đàm phán ở thời điểm đó và đưa ra một số quy định

mang tính đột phá. NAFTA đã khởi xướng một thế hệ các hiệp định thương

mại mới ở Tây bán cầu, phục vụ như một mô hình cho một thế hệ các FTA

mới mà Mỹ sau đó đàm phán, cũng như khuôn mẫu cho một số quy định

trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong vòng đàm phán

Uruguay. NAFTA có ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán trong các lĩnh vực

như tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư nước

ngoài, giải quyết tranh chấp, quyền lao động và bảo vệ môi trường.

NAFTA có ảnh hưởng đến hơn 450 triệu dân trong cả ba nước Bắc

Mỹ, mở rộng dựa trên các cam kết của FTA như giảm các hàng rào thương

mại và thiết lập các qui tắc thương mại chung giữa các nước [23]. Hiệp định

cũng đã giải quyết những vấn đề tồn tại đã lâu giữa hai nước và tiến đến mở

rộng tự do các qui định trong một số ngành, bao gồm nông nghiệp, dịch vụ,

năng lượng, dịch vụ tài chính, đầu tư, thu mua chính phủ.

Thương mại hàng hóa của Mỹ với Canada đã tăng hơn gấp đôi trong

thập kỷ đầu tiên của FTA/NAFTA (1989-1999), xuất khẩu của Canada sang

Mỹ từ năm 1993 đến 2014 tăng 212%, trong khi đó nhập khẩu của Canada từ

Mỹ từ 1993 đến 2014 tăng 211% [102: tr.17] tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như

thách thức mới cho mối quan hệ thương mại song phương. Tổ chức Hợp tác

vì sự thịnh vượng và an ninh Bắc Mỹ được ba nước NAFTA thành lập vào

tháng 3 năm 2005 đã thể hiện một nỗ lực để giải quyết các thách thức đó.

Bắc Mỹ cũng có sự phụ thuộc lẫn nhau về năng lượng. Năm 2004,

Canada và Mexico là hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất sang Mỹ. Canada cung

cấp cho Mỹ khoảng 90% lượng khí gas thiên nhiên và tất cả lượng điện nhập

khẩu. Vào cuối những năm 1990, 8 trong số 10 tỉnh của Canada có quan hệ

buôn bán quốc tế lớn hơn so với giữa các tỉnh trong nước với nhau [36: tr.36],

khối lượng thương mại của các tỉnh bang của Canada với các nước trong

NAFTA tăng gấp hai lần so với giữa các tỉnh. Trong thập kỷ qua, các mối liên

kết giữa Canada với các nước trong khu vực tăng lên.

NAFTA giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có ở ba nước, góp

phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bắc Mỹ. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua,

Page 58: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

51

nền kinh tế ba nước phải đối mặt với thách thức gia tăng từ toàn cầu hóa và

cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt. Hơn nữa, những khác

biệt về quy tắc luật giữa ba nước làm tăng chi phí giao dịch. Thương mại

trong một số lĩnh vực như tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, năng lượng

vẫn tiếp tục chưa được tự do hóa và tranh chấp trong các lĩnh vực này là

nguồn gốc gây bất đồng giữa ba bên. Thêm vào đó, việc các đối tác NAFTA

không thể giải quyết một số tranh chấp quan trọng về thương mại và đầu tư

khiến cho quan hệ thương mại ba bên tiếp tục bị căng thẳng.

Những lợi thế của NAFTA cũng đang bị suy giảm do cách thực hiện

hiệp định NAFTA của mỗi nước thành viên. Do ngay từ đầu NAFTA không

có mục tiêu cụ thể tạo ra thị trường thống nhất nên không có nước nào trong

NAFTA nhận thấy có trách nhiệm thúc đẩy hay bảo vệ NAFTA trên cơ sở

thương lượng chung. Thực tế dù có điều khoản mở rộng chung cho cả

NAFTA nhưng mỗi nước thành viên đều đơn phương mở rộng hiệp định kiểu

NAFTA với nước bên ngoài. Việc mở rộng NAFTA đơn phương không có sự

phối hợp giữa ba nước đã làm tăng chi phí hành chính và nguyên tắc trong

thực hiện chính sách, hậu quả là làm giảm lợi thế ban đầu của NAFTA.

NAFTA cũng chưa giải quyết được vấn đề khoảng cách phát triển giữa

Mexico và hai nước láng giềng, thậm chí khoảng cách này đang dần mở rộng.

Không giống các thị trường chung tại EU, nơi hầu hết các nước có mức sống

khá tương đồng, ở Bắc Mỹ, tuy có chung không gian kinh tế nhưng có sự

khác biệt đáng kể về kinh tế và xã hội giữa các nước thành viên, nhất là

khoảng cách lớn về thu nhập và mức sống giữa Mexico và hai nước còn lại.

Theo báo cáo của IMF, Mỹ và Canada thuộc những nước giàu nhất thế giới,

nhưng Mexico vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình với bình

quân đầu người là 16.290 USD (tính theo sức mua tương đương PPP) [104].

Những khác biệt trên thách thức các chính phủ phát triển những chính

sách quản lý phù hợp với thay đổi kinh tế đang diễn ra tại Bắc Mỹ. Tuy nhiên,

tới nay vấn đề tập trung chính sách chung giữa ba nước ít được quan tâm. Cụ

thể trong quan hệ giữa Canada và Mỹ, tăng sự phụ thuộc kinh tế không dẫn

tới sự đồng thuận chính sách.

Page 59: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

52

Ngoài những tác động tích cực, NAFTA vẫn tồn tại những mặt trái

chưa thể giải quyết được. Đây cũng là một hệ quả tất yếu của tự do hoá

thương mại: thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng, do thay đổi

mạnh về cơ cấu việc làm, tiền lương làm cho phân hoá giàu nghèo trong khu

vực rõ nét hơn đặc biệt ở Canada và Mexico; thứ hai, tự do hoá thương mại

đã dẫn đến tình trạng mất việc làm ở những ngành có sự cạnh tranh thấp và

đối với những công nhân kém kỹ năng; thứ ba, NAFTA dễ gây những rủi ro

đối với kinh tế Mexico và Canada do kinh tế của hai nước này phụ thuộc quá

lớn vào nền kinh tế Mỹ, bằng chứng là khi kinh tế Mỹ suy giảm lập tức kinh

tế Mexico và Canada cũng suy giảm theo. Chính vì thế, Canada và Mexico

một mặt chú trọng phát triển kinh tế với Mỹ nhưng mặt khác đã chú trọng hơn

đến các thị trường khác nhằm đa dạng hoá thị trường, phân bổ rủi ro.

Bên cạnh đó, còn một số vấn đề mà NAFTA chưa giải quyết được,

chẳng hạn, NAFTA không đầu tư thích đáng vào xây dựng cơ sở hạ tầng để

tăng cường trao đổi thương mại. Điều này dẫn đến sự trì trệ và làm chi phí

giao dịch thương mại khu vực thậm chí còn cao hơn mức thuế quan đã được

giảm hay xóa bỏ. NAFTA không giải quyết vấn đề năng lượng, có thể thấy

điều này qua sự cố mất điện tạm thời mà Canada và khu vực đông bắc Mỹ

gặp phải trong tháng 8/2003, và lượng nhập khẩu khí gas tăng vọt của Mỹ từ

Mexico. NAFTA tạo ra một số rất ít thể chế đáng tin cậy cho phối hợp chính

sách, khiến khu vực dễ bị tổn thương trước khủng hoảng thị trường như cuộc

khủng hoảng đồng peso. NAFTA cũng không làm gì để giải quyết vấn đề an

ninh, và kết quả là tác động kéo dài của vụ khủng bố 11/9/2001 đe dọa cản trở

hội nhập Bắc Mỹ. Sự kiện 11/9 đã làm thay đổi vấn đề, an ninh chứ không

phải kinh tế trở thành động lực chi phối quá trình hội nhập khu vực.

Tóm lại, những thách thức đặt ra đối với NAFTA cũng là những thách

thức trong khu vực đặt ra đối với Canada và Mỹ, đòi hỏi hai nước phải hợp

tác, cùng đi đến các giải pháp chung để phát triển kinh tế của mỗi nước nói

riêng, thúc đẩy quan hệ thương mại Canada - Mỹ, và thúc đẩy hội nhập Bắc

Mỹ nói chung.

Page 60: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

53

Về vai trò của Mexico trong quan hệ Canada - Mỹ:

Mối quan hệ đặc biệt giữa Canada và Mỹ cũng bị đe dọa vì trọng tâm

hoạt động chính trị Mỹ đang chuyển từ Đông Bắc tới phía Nam và Tây Nam

[38: tr.3]. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mexico - đất nước có

dân số lớn gấp khoảng ba lần Canada (dân số Mexico là hơn 100 triệu dân) và

tiếng Tây Ban Nha đang nhanh chóng trở thành ngôn ngữ không chính thức

thứ hai của Mỹ - cũng đã khiến Mỹ để mắt nhiều đến đất nước này. Trong vấn

đề kinh tế, với cấu trúc nền kinh tế của Canada và Mexico đều dựa vào xuất

khẩu vào thị trường Mỹ thì việc hai nước đều phải cạnh tranh trong tiếp cận

thị trường Mỹ là điều không tránh khỏi. Cho đến nay Mỹ là đối tác hàng đầu

của Mexico trong thương mại hàng hóa, xuất khẩu của Mỹ sang mô hình tăng

nhanh chóng kể từ khi có NAFTA, tăng từ 41,6 tỷ USD năm 1993 lên 240,3

tỷ USD năm 2014, tăng 478%; tương tự nhập khẩu của Mỹ từ Mexico tăng từ

39,9 tỷ USD năm 1993 lên tới 294,2 tỷ USD trong năm 2014, tăng 637%

[102: tr.18].

Do tác động của NAFTA, các ngành công nghiệp của Mỹ ngày càng

trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu thông qua phát triển chuỗi cung ứng.

Phần lớn thương mại giữa Mỹ và các đối tác NAFTA xảy ra trong bối cảnh

các nhà sản xuất ở mỗi nước hợp tác với nhau để tạo ra hàng hóa, mở rộng

thương mại đã dẫn đến việc tạo ra các quan hệ cung ứng theo chiều dọc, đặc

biệt là dọc biên giới Mỹ - Mexico. Dòng chảy của đầu vào trung gian sản xuất

tại Mỹ và xuất khẩu sang Mexico, và dòng chảy trở lại của sản phẩm thành

phẩm đã làm tăng lên tầm quan trọng của các khu vực biên giới Mỹ - Mexico.

Ước tính 40% nhập khẩu của Mỹ từ Mexico và chỉ 25% nhập khẩu của Mỹ từ

Canada có nguồn gốc tại Mỹ [102: tr.13].

Và như thế có nghĩa, Mexico ngày càng trở thành một đối thủ cạnh

tranh lớn đối với các doanh nghiệp Canada trong việc giành thị phần ở Mỹ,

đồng thời Mexico trở thành một thị trường xuất khẩu hấp dẫn của Mỹ do dân

số đông và do vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng. Nhân tố này có tác động

trực tiếp đến kim ngạch thương mại Canada - Mỹ.

Page 61: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

54

2.2.2. Nhân tố tác động bên trong

2.2.2.1. Vấn đề hội tụ văn hóa, địa lý và hợp tác qua biên giới Canada - Mỹ

Hội tụ về văn hóa: Canada và Mỹ có chung các giá trị văn hóa và tiêu

chí bắt nguồn từ di sản văn hóa Tây Âu, với tiếng Anh như một ngôn ngữ làm

việc chung. Hai nước được kết nối không chỉ bởi biên giới phi quân sự, dài

nhất, an toàn nhất thế giới và quan hệ thương mại lớn nhất mà quan trọng hơn

là do mối quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng và các giá trị chung. Hàng thế kỷ

nhập cư và di dân trong lục địa này để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn đã

tạo ra cho mỗi người dân Canada và Mỹ một đặc tính chung về tính đa dạng,

lòng bao dung, tính siêng năng, đổi mới. Chính các đặc tính chung này đã

khiến hai nước sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết, tạo thuận lợi cho các trao

đổi thương mại song phương.

Người dân Mỹ và Canada xây dựng cơ sở xã hội dựa trên những giá trị

chung kiểu Anglo-Saxon như chủ nghĩa cá nhân, tự do ngôn luận và báo chí,

gia đình và định hướng cộng đồng, đa nguyên tôn giáo với đặc tính tự chủ, lạc

quan, và chủ nghĩa lý tưởng. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, dân chủ,

bầu cử phổ thông, và các chính phủ chịu trách nhiệm theo bầu cử là đặc trưng

cả hai nước.

Bên cạnh đó, Canada và Mỹ còn có sự tương đồng về cấu trúc xã hội.

Những pha trộn nhân khẩu học trong lịch sử Bắc Mỹ khiến hai nước khó thực

hiện việc phân biệt xã hội về mặt dân tộc. Sự chia sẻ văn hóa và lịch sử phát

triển khiến ranh giới chính trị ít tác động tới sự phát triển xã hội ở Bắc Mỹ.

Các làn sóng di cư từ châu Âu và sau đó là từ châu Á, những người nhập cư

phát triển thành các cộng đồng đa văn hóa tại Canada và Mỹ, đa văn hóa là

đặc trưng của Canada và Mỹ.

Giữa Canada và Mỹ có nhiều điểm tương đồng và trùng hợp về giá trị

và lợi ích quốc gia trong bối cảnh chung về giá trị và lợi ích “Bắc Mỹ”, chính

điều này một phần làm nên sức mạnh cho mối quan hệ giữa hai nước.

Những vấn đề liên quan tới địa lý như đất đai, khí hậu, phân bổ tài

nguyên sẽ ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương. Sự gần gũi về địa

lý dẫn tới những hệ quả liên hệ về văn hóa, xã hội và kinh tế. Biên giới chung

của Canada với Mỹ về phía Nam và phía Tây Bắc là đường biên giới không

Page 62: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

55

có quân đội canh gác, không rào chắn dài nhất thế giới, với 8.891 km, đây là

đường biên giới lấy vỹ tuyến 49 làm cơ sở theo Hiệp ước Paris năm 1783.

Khoảng 80% dân số Canada sống trong vòng 100 dặm dọc theo biên giới Mỹ

và quan hệ thương mại giữa các tỉnh bang Canada với các vùng lãnh thổ Mỹ

lớn hơn giữa các bang Mỹ với nhau nói chung. Hàng ngày có khoảng hơn

300.000 người qua lại biên giới hai nước [140: tr.5], cùng với dòng chảy

thương mại lớn nhất thế giới luôn không ngừng chảy qua biên giới với khoảng 2

tỷ đôla Mỹ (USD) mỗi ngày. Điều này cho thấy việc hình thành các khu vực

kinh tế xuyên biên giới và đường biên giới có vai trò ngày càng quan trọng tới

quan hệ thương mại hai nước. Nhà báo Mỹ Anthony DePalma nhận xét:

“Buôn lậu ma túy, thương mại quốc tế, hội nhập, trao đổi văn hóa, thông tin

đại chúng, phòng thủ chung, tất cả các liên kết qua biên giới đang không tránh

khỏi dẫn tới hội nhập Bắc Mỹ thành một thực thể duy nhất, không biên giới”

[36: tr.38].

Việc hình thành các khu vực kinh tế xuyên biên giới có vai trò rất quan

trọng cho cả Canada và Mỹ, vì quan hệ kinh tế của Canada với các bang của

Mỹ lân cận đường biên là chặt chẽ hơn so với các bang của Mỹ với nhau [45:

tr.6], [139]. Sau sự kiện 11/9, Canada và Mỹ quan tâm nhiều hơn đến thương

mại và an ninh qua biên giới với hàng loạt các sáng kiến như Hiệp ước biên

giới thông minh (2001) và Đối tác an ninh và thịnh vượng (2005). Cũng sau

sự kiện 11/9, biên giới giữa hai nước trở thành biên giới phòng thủ, khác với

trước đó là biên giới không có rào chắn dài nhất thế giới. Việc bảo đảm an

ninh biên giới khiến cho người dân hai nước có sự nhìn nhận khác nhau,

người Mỹ thấy biên giới được bảo đảm, người Canada thấy mất tự do khi qua

lại biên giới [18].

Với quy mô quan hệ kinh tế thương mại lớn, và phần lớn hàng hóa đều

được xuất nhập khẩu qua biên giới theo đường bộ và đường biển, nhưng

dường như “không có sự hỗ trợ quản lý của các thủ tục và thể chế song

phương” [32] giữa hai nước. Thực trạng trên gây ra những khó khăn về quản

lý biên giới chung giữa hai nước, như việc thống nhất hoạt động của các cơ

quan hải quan, phối hợp các chính sách nhập cư, hợp tác an ninh quốc phòng,

quản lý chung tài nguyên thiên nhiên và môi trường…Đây là vấn đề quan hệ

Page 63: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

56

giữa một nước lớn và nước nhỏ hơn rất nhiều, Canada lo ngại lợi ích sẽ bị lấn

át trong bất kỳ các mối quan hệ chính thức nào giữa hai nước [12]. Thực tế,

phần lớn các mối quan hệ được thể chế hóa qua các cấp quốc gia (liên bang),

cấp bang và địa phương; giữa hai nước có hàng trăm quy định chính thức và

phi chính thức, phần lớn là không chính thức. Sở dĩ như vậy do người Canada

cho rằng, nếu thực hiện quan hệ theo thể thức chính thức, cần có sự nhất trí,

cân đối, hài hòa các quy định về hải quan, xuất nhập cảnh, nhập cư…chắc

chắn Canada phải chấp nhận các tiêu chuẩn, mà phần lớn là phụ thuộc vào các

chính sách của Mỹ [12].

Nhiều quan điểm cho rằng cần thiết phải thiết lập vành đai an ninh để

tạo thuận lợi cho giao thương giữa hai nước và bảo đảm an toàn, an ninh biên

giới, chống khủng bố, hình thành thể chế chung giữa hai nước. Hơn 11 triệu

việc làm ở Canada và Mỹ phụ thuộc vào giao dịch thương mại với nhau, một

phần ba quan hệ thương mại song phương là trao đổi hàng hóa trong nội bộ

công ty…vì thế việc quản lý biên giới hiệu quả có tác động mạnh đến chuỗi

cung ứng Bắc Mỹ.

Trong một cuộc điều tra năm 2009 của Nanos cho thấy 85,7% người

dân Canada tin rằng dòng hàng hóa và con người qua biên giới phải được tăng

cường; một cuộc trưng cầu tương tự cho thấy rằng khoảng 71% người dân

Canada và 75% người dân Mỹ tin rằng cần mở rộng hợp tác an ninh biên giới

[140]. Mặc dù thừa nhận rằng quản lý biên giới cần được cải thiện, nhưng tiến

bộ đạt được còn chậm. Một cải cách mạnh mẽ về chính sách biên giới là cần

thiết để vừa đảm bảo an ninh biên giới vừa tạo điều kiện cho các chuỗi cung

ứng vận hành tốt. Việc hợp tác để giảm bớt tình trạng sa lầy biên giới đòi hỏi

phải có ba kết quả chính trị: một là, phải đảm bảo an toàn cho công dân Bắc

Mỹ bằng cách tham gia vào các chương trình du lịch và kinh doanh tin cậy;

thứ hai, phải cải thiện khả năng dự đoán trước về thời gian chờ đợi, kiểm tra

và mức lệ phí qua biên giới kèm theo các cam kết và tiên chuẩn về dịch vụ,

sức khỏe kinh tế dài hạn của cả hai nước đòi hỏi phải tinh giản chuỗi cung

ứng và tạo điều kiện tiếp cận biên giới; ba là, quản lý biên giới tốt hơn sẽ thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo điều kiện cho sự di chuyển hợp pháp

con người và hàng hóa.

Page 64: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

57

Các chương trình như Thương mại tự do và an toàn (FAST), NEXUS,

Hợp tác hải quan - thương mại chống khủng bố (C-TPAT), Sáng kiến du lịch

Tây bán cầu (WHTI) đã được thực hiện để đẩy nhanh hoạt động vận chuyển

thương mại giai đoạn sau 11/9, cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng trong bối

cảnh áp dụng các thủ tục an ninh mới.

Năm 2011, Canada và Mỹ đã công bố Kế hoạch hợp tác mang tính lịch

sử mang tên “Beyond the Border Action Plan” (Kế hoạch hành động xuyên

biên giới), cung cấp một lộ trình xúc tiến thương mại hợp pháp và du lịch,

đồng thời tăng cường an ninh tại biên giới Canada-Mỹ. Việc này sẽ thúc đẩy

dòng chảy về người và hàng hóa giữa hai nước, tạo việc làm và tăng khả năng

cạnh tranh kinh tế, trong khi vẫn tăng cường an ninh của cả hai nước. Kế

hoạch này là một bước tiến lịch sử trong nỗ lực chung của Canada và Mỹ để

quản lý và thúc đẩy an ninh biên giới giữa hai nước và thịnh vượng ở Bắc

Mỹ. Kế hoạch hành động tập trung vào bốn lĩnh vực chính sau [95: tr.3]: 1,

Giải quyết sớm các mối đe dọa; 2, Tạo điều kiện cho thương mại, tăng trưởng

kinh tế và tạo việc làm; 3, Xây dựng các chương trình thực thi pháp luật hiệu

quả qua biên giới; 4, Tăng cường quản lý cơ sở hạ tầng quan trọng và an

ninh mạng qua biên giới.

Trong năm 2012, Canada và Mỹ đã có các cuộc gặp tham vấn để tăng

cường quản lý biên giới, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại và du lịch

giữa hai nước, bao gồm hai lần tham vấn trong tháng 5, 2012 ở Washington.

D.C. và Toronto - tại đó, các bên liên quan cùng đưa ra các biện pháp mới để

tăng cường hợp tác quản lý kinh doanh xuyên biên giới. Bắt đầu từ năm này,

tham vấn hàng năm sẽ được tổ chức song phương, với sự tham gia của cả các

bên liên quan từ hai nước.

Canada và Mỹ có thể tăng cường quan hệ thương mại bằng cách tiếp

tục thực hiện kế hoạch hành động xuyên biên giới, loại bỏ các rào cản thương

mại, tăng cường an ninh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cùng ứng phó với các đe

dọa chung. Sau sáng kiến này, hai nước đã đạt được nhiều tiến bộ thực sự

nhưng vẫn còn nhiều điều phải làm để đảm bảo sự thịnh vượng và an ninh của

họ, bao gồm cả chính sách phối hợp về visa, mở rộng các chương trình thực

thi pháp luật xuyên biên giới…

Page 65: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

58

2.2.2.2. Mối quan hệ chính trị ngoại giao, kinh tế đầu tư tốt đẹp

Có thể nói quan hệ chính trị ngoại giao, an ninh và kinh tế đầu tư tốt

đẹp là nền tảng vững chắc cho quan hệ thương mại Canada - Mỹ phát triển.

Về quan hệ chính trị, mối quan hệ Canada - Mỹ trong thập niên đầu thế

kỷ XXI nói riêng và trong suốt gần một thế kỷ - kể từ khi chính thức thiết lập

quan hệ ngoại giao nói chung là mối bang giao rất hiếm có trên thế giới giữa

một nước vừa với một nước lớn hơn rất nhiều. Đó là quan hệ song phương

gắn bó khá "êm đềm", không có mâu thuẫn lớn cũng như không có những

xung đột lớn không thể dung hòa.

Nhìn một cách tổng thể, quan hệ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao luôn

là mối quan hệ song phương gắn bó rất đặc biệt mà ít có hai quốc gia nào có

được. Điều này là rất tự nhiên, vì hiếm có quốc gia nào lại có nhiều quan hệ

ràng buộc với Mỹ như Canada. Cả hai nước đều có những điểm chung rất cơ

bản về lợi ích. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo hai nước luôn ý thức được vai trò và

vị trí của nước kia trong sự phát triển của đất nước mình. Đối với Canada:

“Mỹ là người hàng xóm thân cận, đồng minh tốt nhất, khách hàng lớn nhất và

là người bạn phù hợp nhất của Canada. Nếu Mỹ thịnh vượng thì Canada cũng

giàu có. Ngược lại, nếu Mỹ bị tổn thương thì Canada cũng không tránh khỏi

thiệt hại… [130] và Chính phủ Canada khẳng định "Với các điều kiện địa lý

chung và các mối quan hệ kinh tế, an ninh và nhân dân sâu rộng, không có

quan hệ song phương nào có nhiều lợi ích chung như quan hệ Canada và Mỹ"

[2: tr.97]. Cũng như vậy, phía Mỹ nhận thức rõ: Canada không chỉ là nước

láng giềng mà còn là những người bạn lâu năm, là đồng minh, là đối tác đáng

tin cậy của Mỹ… Một Canada thịnh vượng có nghĩa là một nền kinh tế Mỹ

năng động và ổn định [114].

Trong các vấn đề quốc tế, Canada và Mỹ thường xuyên có chung quan

điểm về các sự kiện, nhưng cũng có một số khác biệt trong một số vấn đề cụ

thể. Tuy nhiên các khác biệt về chính sách đó cũng chỉ mờ nhạt so với toàn bộ

phạm vi hợp tác giữa hai nước. Mỹ đánh giá cao vai trò của Canada ở Tây

bán cầu và trong các hoạt động gìn giữ hòa bình toàn cầu cũng như các hoạt

động nhân đạo không chỉ ở Afghanistan mà còn ở Haiti, Darfur, và các khu

Page 66: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

59

vực xung đột khác. Các hoạt động chính trị - ngoại giao sôi nổi giữa Canada -

Mỹ đã gắn kết quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.

Trong lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng: Có thể khẳng định quan hệ

quốc phòng của Mỹ với Canada lớn hơn so với bất cứ quốc gia nào. Tuyên bố

Chính sách Quốc tế năm 2005 của Mỹ thừa nhận rằng nước Mỹ luôn luôn vẫn

là đồng minh quan trọng nhất của Canada. Quan hệ an ninh quốc phòng

Canada - Mỹ trong thập kỷ qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước

nói chung lên một tầm cao mới. Và chính quy mô hợp tác sâu rộng trong quan

hệ quốc phòng giữa hai nước là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Canada và

Mỹ là các đồng minh tự nhiên của nhau [67]. Thập kỷ đầu thế kỷ XXI là thời

kỳ mà vấn đề an ninh được đặt lên hàng đầu, khi Bắc Mỹ chịu mối đe dọa

trực tiếp của chủ nghĩa khủng bố, đó cũng là thời kỳ mà hợp tác an ninh quốc

phòng Canada - Mỹ diễn ra khá sôi động và tích cực. Cùng với hợp tác quốc

phòng, quan hệ thương mại quốc phòng giữa hai nước cũng từng bước được

xây dựng và phát triển. Trong vòng 50 năm qua, ngành công nghiệp quốc

phòng của hai nước đã có những mối quan hệ gắn kết rất chặt chẽ. Chính

quan hệ quốc phòng song phương này đã mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành

công nghiệp quốc phòng của Canada nói riêng và kinh tế Canada nói chung;

mang lại cơ hội để Canada và Mỹ đưa lĩnh vực hợp tác quốc phòng nói riêng

và quan hệ chiến lược giữa hai nước nói chung phát triển lên tầm cao mới.

Về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng: Mối quan hệ năng lượng Canada

- Mỹ được đánh giá là một trong những điểm khá tích cực của mối quan hệ

giữa hai nước. Đây là mối quan hệ dựa trên những cơ sở vững chắc giữa một

quốc gia có nguồn cung ứng năng lượng dồi dào và một quốc gia có nhu cầu

sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới. Rõ ràng, năng lượng đã trở thành yếu tố

quan trọng đóng góp vào sự thành công của quan hệ kinh tế giữa hai đối tác

lớn nhất tại Bắc Mỹ.

Về hợp tác đầu tư, tài chính: Quan hệ đầu tư và hợp tác tài chính

Canada - Mỹ là một khía cạnh vô cùng quan trọng, đóng góp vào sự ổn định

và thịnh vượng của cả hai nước. Canada thường buộc phải theo chính sách

tiền tệ của Mỹ khá sát sao, bất cứ khác biệt lớn nào trong mức lãi suất cũng có

thể nhanh chóng gây ra các vấn đề lớn cho nền kinh tế Canada. Hợp tác tài

Page 67: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

60

chính song phương không chỉ giúp tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và

khiến cho tiến trình tự do thương mại giữa hai nước hiệu quả hơn trong việc

bảo vệ người tiêu dùng thông qua những thỏa thuận liên quan đến bảo hộ đầu

tư, hài hòa hóa những quy định và chuẩn đối với các lĩnh vực của thị trường

tài chính, đơn giản hóa các kiểm soát và thủ tục hải quan, sự tương thích về

pháp luật với người tiêu dùng… mà nó còn giúp hai nước phối hợp tích cực

đối phó với nhiều vấn đề nảy sinh đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu vừa qua.

Tuy nhiên, với mức độ liên kết của Canada và Mỹ, có lẽ rất ngạc nhiên

khi nhận thấy không có một hiệp định toàn diện nào quản lý mọi mặt mối

quan hệ này. Thay vào đó là một loạt các hiệp định song phương được thiết

kế nhằm quản lý những khía cạnh khác biệt của mối quan hệ giữa hai nước

(khoảng 343 hiệp ước có hiệu lực) [83: tr.3]. Trong đó, hiệp định quan trọng

nhất là Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Canada và tiếp đó là NAFTA,

NORAD và Ủy ban quốc tế chung (IJC).

Về vấn đề này cần lưu ý rằng, chính phủ Canada từ chối các hiệp định

song phương toàn diện, do Canada ưu tiên tạo ra các thể chế tạm thời để xem

xét các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, các thể chế và hiệp định “mềm”, như nhóm

công tác hay bị vong lục lại tạo điều kiện hợp tác và tiếp xúc. Ví dụ Nhóm

công tác song phương trong hợp tác quốc phòng và Nhóm tiêu dùng năng

lượng, hình thành sau sự cố mất điện tháng 8/2003.

2.2.2.3. Tương đồng, khác biệt giữa hai nền kinh tế Canada và Mỹ

Quan hệ kinh tế Canada - Mỹ vừa có sự hòa hợp, vừa có sự khác biệt:

sự hội nhập đến từ các hiệp định về tự do hóa thương mại giữa Canada và

Mỹ, mà khởi đầu là FTA, tiếp đó là NAFTA; còn sự khác biệt là do sự phụ

thuộc của Canada vào thị trường Mỹ và sự khác biệt về qui mô giữa hai nền

kinh tế. Các số liệu thống kê cho thấy: xuất khẩu của Canada sang Mỹ luôn

chiếm tới khoảng ¾ tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này; ngoài ra, không

có nước nào chiếm tới 5% xuất khẩu của Canada.

Tiền đề đầu tiên của quá trình hội nhập Canada - Mỹ chính là Hiệp

định Tương hỗ 1854 hay còn gọi là Hiệp định Elgin-Marcy, mục đích của

Hiệp định là nhằm cụ thể hoá các tiềm năng kinh tế và thương mại. Tuy

Page 68: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

61

nhiên, theo nhiều quan điểm thì hiệp định này có ý nghĩa chính trị hơn là hội

nhập kinh tế [78]. Với Hiệp định tương hỗ làm nền tảng, hai nước đã trở gắn

bó với nhau hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Cơ sở pháp lý cho

quan hệ kinh tế giữa hai nước kể từ sau Thế chiến II là Hiệp định về ôtô năm

1965, việc ký kết hiệp định này có tác động lớn đến xuất nhập khẩu của

Canada [78].

Canada và Mỹ đã không ngừng củng cố hội nhập trong các thập niên

sau đó. Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương Canada - Mỹ

(CUSFTA) năm 1988 đã đánh dấu quá trình hội nhập sâu rộng hơn của hai

nước, theo đó, tất cả các thuế quan giữa hai nước sẽ được loại bỏ trong vòng

10 năm. Kế tiếp, ngày 1/1/1994 Hiệp định Thương mại tự do giữa ba nước

Mỹ - Canada - Mexico (NAFTA) chính thức có hiệu lực đánh dấu bước đi

quan trọng trong quá trình hội nhập của khu vực này. NAFTA đã mở rộng

cánh cửa cho Canada vào thị trường Mỹ và tăng cường xuất khẩu nhưng đồng

thời cũng buộc các doanh nghiệp nhỏ của Canada phải có sức cạnh tranh lớn

hơn [13].

Nền kinh tế Canada và Mỹ có rất nhiểu điểm tương đồng nhau vì cả hai

nước đều là các nền kinh tế phát triển. Quan hệ song phương giữa Canada và

Mỹ trong tất cả lĩnh vực đều thuận lợi do hai nước có sự tương đồng về thể

chế (cả thể chế chính thức và phi chính thức). Hai nước đều có nền kinh tế

hiện đại và có các thể chế tốt, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế và thúc đẩy

các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các thể chế tác động đến hoạt động của nền

kinh tế thông qua ảnh hưởng của chúng đến chi phí giao dịch và sản xuất.

Việc các thể chế giải quyết được các vấn đề phối hợp tốt tới chừng nào sẽ do

động cơ của các bên tham gia, tính phức tạp của môi trường và khả năng giải

mã và định đoạt môi trường của các bên tham gia quyết định. Quan hệ giữa

Canada và Mỹ vẫn tồn tại nhiều khó khăn nhưng do hai nước vẫn có thể chế

giải quyết để hạn chế khó khăn do luật pháp của hai nước đều phát triển.

Giữa Canada và Mỹ cũng có tính tương đồng trong môi trường kinh

doanh. Các thể chế song phương và khu vực như FTA, NAFTA có một tác

động mạnh mẽ đến quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ. Tác động này là

do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Page 69: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

62

(1) Giảm thuế

Các cơ chế trên đã làm giảm các rào cản thuế quan và phi quan thuế đối

với thương mại trong tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, cũng như nhiều giao

dịch đầu tư và hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Nghĩa vụ lớn nhất trong

thương mại hàng hóa bao gồm các trách nhiệm bắt buộc liên quan đến thuế,

quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, hạn ngạch, các quy định hải quan, giấy thông

hành an toàn, các biện pháp phòng vệ thương mại bất công bằng, thu mua

chính phủ, ứng xử quốc gia, các rào cản kỹ thuật, và các ngoại lệ khác.

(2) Tăng tính ổn định

Tính ổn định gia tăng từ cơ chế song phương quan trọng, đặc biệt là

trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, với các nguyên tắc, tiêu chuẩn, và quy

tắc cơ bản, cũng như một số thể chế của cơ chế đó, tạo điều kiện thuận lợi cho

trao đổi thương mại. Cơ chế này làm giảm chi phí giao dịch và giảm cả tính

bất ổn.

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ đặc biệt có lợi từ việc gia tăng các

cơ chế có tính quy tắc nhằm tăng cường tự do thương mại giữa các nước. Đặc

biệt, cơ chế giải quyết tranh chấp của FTA (và NAFTA) đã tăng cường quy

tắc luật trong quan hệ giữa Canada và Mỹ [13] [14]… Các tranh chấp thương

mại khác được giải quyết tại WTO.

Ngoài những điểm tương đồng và cơ sở pháp lý, hội nhập… tạo điều

kiện thúc đẩy quan hệ thương mại Canada - Mỹ, thì các điểm khác biệt trong

cơ cấu dân số, địa lý [76], tài nguyên, thuế, chính sách của chính phủ, năng

suất lao động… cũng có tác động nhất định đến quan hệ thương mại giữa hai

nước.

- Về tài nguyên, Mỹ cũng có nguồn tài nguyên, nhiên liệu lớn, nhưng

không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nên buộc phải nhập khẩu từ nước

ngoài, trong đó Canada là một nguồn cung quan trọng của Mỹ. Ngược lại,

Canada là một nước xuất khẩu ròng tài nguyên. Vì vậy, khi giá các loại tài

nguyên tăng, đây sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Canada phát triển,

nhưng lại gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Chẳng hạn như giá dầu tăng

thường khiến chỉ số Dow Jones và NASDAQ của Mỹ giảm nhưng lại khiến

chỉ số TSX (Toronto Stock Exchange) của Canada tăng.

Page 70: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

63

- Thuế: Mức thuế trung bình ở Canada cao hơn so với ở Mỹ. Ở Canada

tổng doanh thu từ thuế và phi thuế trong tất cả các cấp chính quyền chiếm

khoảng 37% GDP so với tỷ lệ 27% GDP [127] ở Mỹ. Khi sự khác biệt về

thuế này giảm xuống, cùng với các cơ hội tốt hơn ở Mỹ là một nguyên nhân

chính dẫn đến việc chảy máu chất xám tới Mỹ. Một phần quan trọng của sự

khác biệt về thuế này là do các khác biệt về chi tiêu giữa hai nước. Trong khi

Mỹ có mức thâm hụt khoảng 4% GDP, thì Canada thường đạt mức thặng dư

ngân sách khoảng 1% GDP. Tuy nhiên, khi so sánh hệ thống thuế giữa hai

nước cũng cần thận trọng do sự khác biệt về hệ thống dịch vụ của mỗi nước.

Chẳng hạn như trong khi hệ thống y tế của Canada được chính phủ đầu tư tới

70%, thì của Mỹ chỉ dưới 50%.

Các loại thuế áp dụng ở hai nước cũng khác nhau. Hệ thống thuế thu

nhập ở Canada với những người có thu nhập cao nhất thường rất cao, vì thế

khi mức thuế thu nhập của Canada cao hơn mức trung bình, 50% dân số có

thu nhập thấp nhất chịu thuế xấp xỉ bằng với thu nhập như ở nước Mỹ…Tuy

nhiên, Canada có một mức thuế hàng hoá và dịch vụ quốc gia chiếm khoảng

5% trong tất cả các vụ mua bán, trong khi chính quyền liên bang Mỹ thì

không áp dụng loại thuế này, khiến việc tăng thuế đè nặng lên những người

có thu nhập thấp ở Canada…Hệ thống thuế hàng hóa và dịch vụ liên bang

(GST) của Canada không đánh thuế vào thực phẩm và các loại hàng hoá thiết

yếu khác và GST giảm thuế cho người nhập cư có thu nhập thấp …

- Chính sách tài khoá và tiền tệ: Canada thường buộc phải theo chính

sách tiền tệ của Mỹ khá sát sao, bất cứ khác biệt lớn nào trong mức lãi suất

cũng có thể nhanh chóng gây ra các vấn đề lớn cho nền kinh tế Canada [49].

Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Canada đều tin vào việc chống lạm

phát trong khi cả hai nước đều không quyết tâm theo đuổi các chính sách toàn

công. Một khác biệt mới xuất hiện gần đây là trong khi Canada vẫn bám vào

các chính sách về cân bằng ngân sách từ những năm 1990 thì nước Mỹ đã rơi

vào tình trạng thâm hụt nặng.

- Về quy mô thị thường: Một trong các khác biệt lớn nhất giữa Canada

và Mỹ là quy mô của hai thị trường. Khi cả hai quốc gia đều duy trì mức thuế

quan cao thì hai nước không có một thị trường thống nhất (hợp nhất). Quy mô

Page 71: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

64

thị trường nhỏ hơn của Canada dẫn đến giá cả hàng hoá và tính không hiệu

quả cao hơn.

- Giá cả: Giá cả ở Canada thường cao hơn ở Mỹ. Điều này chủ yếu do

các vấn đề về cấu trúc ở Canada như độ đa dạng dân cư thấp và thời tiết khắc

nghiệt hơn, và một phần là do hệ thống thuế của Canada, hệ thống thuế của

nước này phụ thuộc nhiều vào thuế doanh thu cân đối với thuế thu nhập hơn

nước Mỹ. Giá cả nhiên liệu ở Canada cũng luôn cao hơn so với ở Mỹ, mặc dù

Canada là nước xuất khẩu ròng năng lượng. Nguyên nhân của hiện tượng này

cũng tương tự như các nguyên nhân kể trên và mặt khác bởi thuế đánh vào

nhiên liệu cao. Không giống như các nhà sản xuất dầu khác, đặc biệt là ở thế

giới các nước đang phát triển, Canada không trợ cấp nhiều cho nhiên liệu, vì

thế giá cả mặt hàng này dựa trên mặt giá chung của thị trường thế giới.

- Khác nhau trong vận hành của hai nền kinh tế: Một vài điểm khác

nhau trong vận hành của kinh tế Canada và Mỹ có nguyên nhân từ sự khác

nhau giữa cấu trúc và vai trò của chính phủ tới đời sống kinh tế. Tuy cả hai

nước đều có nền kinh tế tự do song kinh tế Canada chịu ảnh hưởng bởi nhiều

chính sách kinh tế hơn. Trước khi tham gia vào FTA với Mỹ, Canada đã bảo

hộ các doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất cho tiêu dùng trong nước bằng

hàng rào thuế quan. Trong khi các kế hoạch này đã giúp tạo việc làm cho

nhiều người dân Canada, nhưng sự phân phối không hiệu quả đối với nguồn

lực kinh tế trong nước dẫn tới kết quả là giá tiêu dùng cao hơn. Canada cũng

đem lại cho người dân mạng lưới bảo trợ xã hội hào phóng bao gồm các dịch

vụ chăm sóc sức khỏe của chính phủ. Người dân Canada cũng phải trả thuế

thu nhập cao để được nhận phúc lợi, nhưng ngành công nghiệp tư nhân khá

khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ đó.

- Canada phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn so với nước Mỹ: Đóng

góp từ thương mại trong GDP của Canada cao hơn nhiều so với Mỹ và đặc

biệt tăng mạnh từ những năm 1990. Đóng góp từ xuất khẩu và nhập khẩu vào

GDP thực tế của Canada chiếm khoảng 41%, xấp xỉ 3 và 2,5 lần so với các

con số tương ứng (xuất khẩu - nhập khẩu) ở Mỹ [118: tr.3]. Trong năm 2005,

xuất khẩu của Canada chiếm 38% GDP, trong khi đó nhập khẩu chiếm 34%

(so với các con số tương ứng ở Mỹ là 10% và 16%). Nguyên nhân chính

Page 72: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

65

khiến Canada phụ thuộc vào thương mại lớn hơn Mỹ là do sự gần gũi về địa

lý với nước Mỹ, do nền kinh tế nội địa chuyên môn hóa ở mức độ vừa phải,

khí hậu thì khắc nghiệt, và chi phí vận chuyển nội địa tương đối cao. Còn

nguyên nhân của việc ngày càng gia tăng thị phần thương mại của Canada

trong GDP là do [92]:

Thứ nhất là do tự do hóa thương mại thông qua Hiệp định thương mại

tự do Canada - Mỹ và Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ đã xóa bỏ gần hết

các loại thuế quan và rào cản thương mại giữa ba nước Bắc Mỹ.

Thứ hai, chi phí vận chuyển thấp hơn đối với hàng hóa quốc tế (chi phí

vận chuyển nội địa cao) và hệ thống phương tiện liên lạc được cải thiện đã

làm tăng nhiều loại hàng hóa sẵn có cho thương mại thế giới và thương mại

nội ngành với các hàng hóa cùng loại...

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước Mỹ từ giữa những năm

1990 và một đồng USD mạnh trong thời kỳ đó đã làm tăng nhu cầu của

người Mỹ với hàng hóa xuất khẩu của Canada và mở rộng hơn nữa cơ hội

trao đổi thương mại song phương các hàng hóa cùng loại.

Canada phụ thuộc nhiều vào các ngành sơ cấp hơn so với nước Mỹ

(nông nghiệp, rừng, và than đá), và chế tạo cơ bản, ít phụ thuộc hơn vào

ngành dịch vụ và công nghệ thông tin: đóng góp của các ngành sơ cấp trong

GDP thực tế của Canada là 6,5%, và con số này ở Mỹ là 2,3%. Trong khi đó,

nông nghiệp đóng góp 1,4% GDP của Canada, và con số tương ứng ở Mỹ là

0,8%. Canada xuất khẩu nhiều các sản phẩm từ gỗ và năng lượng tới Mỹ.

Canada phụ thuộc vào ngành chế tạo nhiều hơn so với nước Mỹ và thành

phần của hoạt động chế tạo giữa hai nước cũng khác nhau: ngành vận tải, gỗ

và giấy, kim loại chiếm khoảng 43% ngành chế tạo của Canada, trong khi đó

các ngành này chỉ chiếm có 37% trong ngành chế tạo Mỹ [118]. Ngành chế

tạo công nghệ cao ở nước Mỹ quan trọng hơn nhiều so với ở Canada: Sản

xuất máy tính và phụ kiện, các hàng hóa điện tử khác và ngành xuất bản

chiếm khoảng 33% ngành chế tạo Mỹ so với con số tương ứng ở Canada là

10%. Đóng góp từ ngành dịch vụ ở nước Mỹ lớn hơn 8,5% so với ở Canada.

Page 73: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

66

2.2.2.4. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Canada - Mỹ

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế là cơ sở cho thấy sự cần

thiết của việc hình thành phát triển quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Đối với

Canada, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đầu tiên, quan trọng

nhất, là nguồn và đích cho vốn đầu tư - và trọng tâm trong chính sách ngành,

kinh tế của Canada từ giữa những năm 1980. Hầu hết các tỉnh của Canada

xuất khẩu ra nước ngoài (đặc biệt là xuất khẩu tới Mỹ) nhiều hơn sang các

tỉnh khác trong nước [78]. Nhờ vào bản chất hội nhập của chuỗi cung ứng,

Canada là luôn thị trường xuất khẩu lớn nhất cho khoảng 35 trong số 50 bang

của Mỹ. Quan hệ kinh tế của Canada với các tiểu bang Michigan, New York,

và California lớn hơn với Nhật Bản, Anh, và Pháp. Nhập khẩu của Canada từ

Mỹ lớn hơn tổng kim ngạch nhập khẩu của Canada từ các nước Đức, Nhật,

Trung Quốc và Anh cộng lại [145]. Thêm vào đó, cường độ thương mại giữa

các tỉnh Canada và các vùng lãnh thổ Mỹ lớn hơn với toàn Mỹ nói chung -

cho thấy hình thành các khu vực kinh tế xuyên biên giới [45: tr.6].

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ luôn mất cân bằng, bằng chứng là

kinh tế Canada ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ. Đây là mối quan

hệ khó với Canada, những quyết định không hợp lý ở Mỹ có thể tác động

rộng khắp ở Canada. Những thay đổi trong chính sách vi mô hoặc chính sách

ngành của Mỹ dù không trực tiếp nhằm vào Canada nhưng lại tác động sâu

sắc lên Canada. Canada phụ thuộc nhiều vào thương mại với Mỹ và do đó

càng dễ bị tổn thương với chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ [105].

Sự mất cân bằng này có nghĩa Canada cần đầu tư lớn hơn trong quan hệ

với Mỹ, và Canada cần quan tâm hơn tới việc nảy sinh chủ nghĩa bảo hộ hơn

là Washington quan tâm tới lợi ích của mình ở Canada. Trừ các tranh chấp

thương mại liên quan tới vụ gỗ xẻ mềm và trợ cấp lúa mỳ, mối quan hệ này

khá hài hòa. Thậm chí mức độ mất cân bằng đó theo hướng có lợi cho Canada

(Canada luôn có thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ) nhưng cũng không

gây ra phản ứng từ Mỹ.

Mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Canada thường được

đề cập một cách ngẫu nhiên nhưng trở nên rất rõ ràng khi so sánh chỉ số phát

Page 74: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

67

triển kinh tế của hai nước. Những xu hướng phát triển ở hai nước tương tự

nhau cho thấy các kết quả kinh tế hay các cú sốc kinh tế ở Mỹ có xu hướng

ảnh hưởng vượt ra ngoài nền kinh tế Mỹ và tác động tương tự đến nền kinh tế

Canada. Hiệu ứng vết dầu loang cho thấy mức độ phụ thuộc đáng kể của

Canada vào Mỹ. Chẳng hạn, vụ khủng bố 11/9/2001 gây ra sự suy giảm lớn

trên thị trường chứng khoán Mỹ và một sự đổ vỡ trong một số ngành như

hàng không. GDP Mỹ từ 3,66% năm 2000 giảm xuống 0,75% năm 2001,

GDP của Canada giảm từ 5,23% năm 2000 xuống còn 1,78% năm 2001 [91].

Mức độ tăng cường hội nhập giữa thị trường Canada - Mỹ dẫn đến chi

phí giao dịch giữa hai nền kinh tế giảm xuống. Bộ Đối ngoại và Ngoại thương

Canada đưa ra biện pháp tính tốc độ hội nhập Canada - Mỹ bằng cách xem

xét số lượng hàng rào thương mại và khối lượng thương mại, tăng GDP và

năng suất lao động. Một tính toán chi phí qua biên giới với hàng hóa chuyên

chở bằng xe tải giữa Mỹ và Canada cho thấy tổng chi phí thương mại (trừ chi

phí an ninh của chính phủ do kiểm soát biên giới) do cơ sở hạ tầng cũ kĩ,

thiếu nhân viên và quan chức hải quan, thủ tục an ninh mới chiếm khoảng 2%

- 3% tổng thương mại năm 2007 [54],[57].

Tuy nhiên quan hệ này hội nhập nhiều hơn một số quan hệ thương mại

đơn giản. Sự phụ thuộc lẫn nhau tạo sự nhạy cảm về thời gian với hàng tồn

kho phụ thuộc vào chuyên chở đúng giờ. Một sự dồn ứ ở biên giới sẽ dẫn tới

các nhà máy đình trệ.

Một tác động của sự phụ thuộc lẫn nhau không tương xứng là những

phân mảng lớn trong chính sách thương mại của Mỹ với Canada thường bị coi

như những vấn đề nhỏ trong chính sách của Mỹ, nhất là Quốc hội. Mức độ và

quy mô quan hệ Canada - Mỹ, những thách thức phối hợp chính sách hiệu quả

ở cả hai chính phủ, tác động thực tiễn của vấn đề trong nước - quốc tế làm mờ

ranh giới chức năng giữa chính sách đối nội và đối ngoại - chủ yếu đảm bảo

không có chính sách riêng nào của Mỹ với Canada, thay vào đó một số chính

sách áp dụng vào những thời điểm khác nhau [85: tr.18].

Page 75: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

68

TIỂU KẾT

Như thế, qua phân tích ở trên, có thể nhận định rằng trong hai thập niên

đầu thế kỷ XXI, bối cảnh quan hệ thương mại Canada - Mỹ có những điểm

khác biệt so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, cũng có những nhân tố tác

động đã có từ trước, đó vẫn là cơ sở, nền tảng cho quan hệ thương mại giữa

hai nước.

Trong hơn một thập kỷ qua, toàn cầu hóa vẫn là đặc điểm nổi bật của

quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng đang diễn ra với những nét hết sức khác biệt

so với giai đoạn trước, hợp tác được đẩy mạnh nhưng mặt cạnh tranh cũng

khốc liệt hơn. Mối quan hệ giữa một nền kinh tế phát triển và một nền kinh tế số

một thế giới đương nhiên sẽ không thể tránh khỏi tác động từ những biến động

lớn của đời sống quốc tế như sự kiện 11/9, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

2008. Trước sự kiện 11/9, biên giới Canada - Mỹ được coi là biên giới “không

rào chắn” dài nhất thế giới, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại và du

lịch giữa hai nước. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9, an ninh biên giới bị thắt chặt

bởi hàng loạt các hàng rào an ninh, gây trở ngại cả về chi phí, thời gian cho

thương mại và du lịch. Với tư cách là những thành viên của NAFTA, quá trình

vận động và phát triển của tổ chức này cũng như vai trò của Mexico cũng có

những ảnh hưởng nhất định đến chiều hướng phát triển của quan hệ thương mại

song phương Canada - Mỹ. Bên cạnh đó, các nước ngoài khu vực cũng thúc đẩy

mạnh mẽ quan hệ thương mại với cả Mỹ và Canada, khiến cho quan hệ thương

mại giữa hai nước chịu nhiều ảnh hưởng.

Nhìn chung, những yếu tố quốc tế và khu vực có thể tác động tích cực

hoặc tiêu cực đến quan hệ thương mại giữa hai nước, điều đó tùy thuộc vào cách

ứng xử cũng như nhận thức của mỗi bên về tầm quan trọng của mối quan hệ này.

Các mối quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ không phải là tĩnh, chiến

lược chính trị và kinh doanh thay đổi ở cả hai bên biên giới, và các sự kiện

xảy ra như luật Mua hàng Mỹ có những tác động mạnh mẽ đến các nhà xuất

khẩu của Canada nói riêng và quan hệ thương mại Canada - Mỹ nói chung.

Các mối quan hệ chính trị ngoại giao, an ninh, năng lượng, hợp tác đầu tư, tài

Page 76: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

69

chính…tốt đẹp đã và đang là nền tảng thúc đẩy quan hệ thương mại song

phương phát triển. Đây cũng chính là nhân tố bên trong quan trọng nhất tác động

đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Trên cơ sở những điểm tương đồng và

khác biệt cũng như mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa hai nền kinh

tế, Canada và Mỹ có thể định hướng và xây dựng chính sách nhằm phát triển

quan hệ thương mại tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hai nước có mối

quan hệ đặc biệt vì được kết nối bởi các giá trị, quan tâm và lợi ích chung, thế

nhưng hai nước vẫn rất khác nhau trên nhiều khía cạnh quan trọng. Đặc điểm

của quan hệ này là tính không đối xứng: không đối xứng về sức mạnh, về

phát triển kinh tế, về dân số và tài nguyên. Những điểm khác biệt này có thể

thúc đẩy nhưng cũng có thể dẫn đến khả năng mâu thuẫn trong quan hệ

thương mại giữa hai nước.

Tất cả các nhân tố trên đều có những tác động gián tiếp hoặc trực tiếp

đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.

Page 77: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

70

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ

TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2015

3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Canada - Mỹ

3.1.1. Thương mại hàng hóa

Canada và Mỹ có mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới. Kim

ngạch tăng dần qua các năm, mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch có giảm

do cả hai nước đều đa dạng hóa đối tác thương mại. Canada luôn có thặng dư

trong thương mại hàng hóa với Mỹ.

Bước vào thế kỷ 21, quan hệ thương mại Canada - Mỹ bị ảnh hưởng

bởi các biện pháp tăng cường an ninh biên giới sau sự kiện 11/9. Chính vì thế,

tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đến Canada có sự suy giảm đáng kể từ nửa

sau năm 2001. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada tới Mỹ đã bị tác động

mạnh trong quý IV năm 2001 và trong cả năm 2002, 2003 (xem bảng 3.1).

Nhìn chung, sự kiện 11/9 làm gián đoạn dòng chảy thương mại từ

Canada tới Mỹ nhiều hơn là từ Mỹ tới Canada [131], [132]. Các biện pháp

thắt chặt an ninh biên giới tác động tới nhập khẩu của Mỹ từ Canada nhiều

hơn xuất khẩu của Mỹ tới Canada vì các biện pháp an ninh được thắt chặt hơn

với giao dịch thương mại vào nước Mỹ hơn là thương mại vào Canada.

Vì nhập khẩu từ Canada làm tăng mức thu nhập thực tế ở nước Mỹ

thông qua các kênh ảnh hưởng khác nhau cho nên tác động bất lợi từ việc

triển khai các biện pháp an ninh biên giới đến nhập khẩu của Mỹ từ Canada

nằm trong quan tâm của cả người dân Mỹ cũng như người dân Canada. Ngoài

việc thừa nhận sự kiện 11/9 có tác động đến quan hệ thương mại giữa hai

nước, cũng phải xem xét đến nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như, sự gia

tăng tính cạnh tranh của Trung Quốc, xuất khẩu ròng của Trung Quốc đến

Bắc Mỹ đã làm giảm lượng nhập khẩu của Mỹ từ Canada.

Page 78: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

71

Bảng 3.1: Thương mại hàng hóa Canada - Mỹ (2000-2015)

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân

2000 230,838 178,941 51,897

2001 216,268 163,424 52,844

2002 209,087 160,923 48,165

2003 221,594 169,924 51,670

2004 256,360 189,880 66,480

2005 290,384 211,899 78,485

2006 302,438 230,656 71,782

2007 317,056 248,888 68,168

2008 339,491 261,149 78,342

2009 226,248 204,658 21,590

2010 277,636 249,256 28,380

2011 315,324 281,291 34,033

2012 324,264 292,650 31,614

2013 332,552 301,609 30,943

2014 346,062 312,032 34,030

2015 295,190 280,326 14,863

Nguồn: http://www.census.gov/foreign-trade/balance.

Trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tới Canada cao hơn cả

tổng xuất khẩu của Mỹ tới Mexico và Nhật Bản, đây là thị trường xuất khẩu

lớn thứ hai và thứ ba của Mỹ [118]. Sang năm 2006, hai nước đã có kim

ngạch buôn bán hai chiều vượt quá 533 tỷ USD (số liệu bảng 3.1), con số này

thậm chí còn chưa tính đến trao đổi kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ.

Xuất khẩu hàng hóa của Canada đến Mỹ chiếm hơn 80% tổng thương mại

xuất khẩu của Canada năm 2006 (bảng 3.2). Cũng trong năm này, Canada là

thị trường xuất khẩu hàng đầu đến 39 bang của Mỹ. Trao đổi thương mại hai

chiều qua Ambassador Bridge giữa Detroit, Michigan và Windsor, Ontario

bằng tổng xuất khẩu của Mỹ tới Nhật Bản. Canada là tmột thị trường lớn với

hàng hóa Mỹ, hơn cả 27 nước EU cộng lại dù các nước này có dân số gấp 15

lần dân số của Canada [50]. Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2008,

giá trị xuất khẩu của Canada sang Mỹ đã tăng nhanh chóng [93].

Bảng 3.2: 10 đối tác xuất khẩu lớn nhất của Canada

(Đơn vị: %)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Mỹ 81.6 79 77.7 75.1 74.9 73.6 74.5 75.8 76.8 76.7

Trung Quốc 1.77 2.11 2.17 3.10 3.32 3.76 4.25 4.34 3.68 3.87

Anh 2.30 2.84 2.69 3.35 4.10 4.21 4.12 2.96 2.90 3.05

Nhật Bản 2.14 2.05 2.29 2.31 2.31 2.39 2.28 2.25 2.05 1.87

Mexico 0.99 1.10 1.21 1.34 1.26 1.23 1.18 1.15 1.06 1.26

Page 79: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

72

Ấn Độ 0.38 0.40 0.50 0.59 0.52 0.59 0.52 0.59 0.61 0.83

Hàn Quốc 0.75 0.67 0.79 0.98 0.93 1.14 0.82 0.74 0.80 0.77

Hồng Kong 0.37 0.34 0.37 0.42 0.47 0.66 0.54 1.04 0.88 0.75

Đức 0.90 0.86 0.93 1.04 0.99 0.89 0.79 0.73 0.59 0.69

Hà Lan 0.70 0.90 0.77 0.77 0.82 1.08 1.00 0.76 0.73 0.68

Tổng 10 nước 91.9 90.2 89.37 89.0 89.6 89.6 90 90.4

90.1 90.4

Các nước còn lại 8.15 9.76 10.63 11.0 10.4 10.4 9.98 9.60 9.92 9.56

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Statistic Canada & US Census Bureau,

https://www.ic.gc.ca/app/scr/tdst/tdo/crtr.html Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế Mỹ đã dẫn

đến sự suy giảm cả về xuất khẩu, nhập khẩu của Canada từ năm 2008 đến

2009. Mức giảm mạnh nhất là xuất khẩu hàng hóa của Canada tới Mỹ, giảm

tới 27% trong năm 2009 [30: tr.1], cho đến năm 2012 con số này vẫn không

phục hồi được bằng mức năm 2008 (bảng 3.1). Từ năm 2009, xu hướng đa

dạng hóa đối tác xuất khẩu của Canada tiếp tục được đẩy mạnh, và sự phụ

thuộc vào Mỹ đã giảm bớt. Mặc dù Mỹ vẫn chiếm 75% tổng xuất khẩu của

Canada trong năm 2009, giảm hơn nhiều so với năm 2008 - con số tương ứng

của năm 2008 là 78% và 87% trong năm 2000 [93].

Nhập khẩu hàng hóa của Canada từ Mỹ nhìn chung không bị tác động

mạnh bởi suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ giảm vào năm 2009 với mức 16% so với

năm trước và bắt đầu phục hồi từ năm 2010 (bảng 3.1). Vì thế, xét về cán cân

thương mại, xuất khẩu của Canada sang Mỹ đã bị ảnh hưởng mạnh hơn xuất

khẩu của Mỹ sang Canada (Phụ lục 2). Cụ thể, thặng dư thương mại hàng hóa

của Canada với Mỹ đã giảm hơn một nửa (56%) từ 78,34 tỷ USD năm 2008

xuống còn 34,03 tỷ USD năm 2014. Điều này đã khiến cán cân thương mại

của Canada với thế giới giảm, đây cũng là nguyên nhân khiến lần đầu tiên vào

năm 2009, sau 34 năm (1975) Canada rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại.

Khi xem xét tỷ trọng của Mỹ trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của

Canada trong giai đoạn dài hơn (1993-2012) sẽ dễ dàng nhận thấy xu hướng

giảm mạnh (hình 3.1). Các nguyên nhân chính là do giá trị CAD cao hơn, suy

thoái kinh tế khiến giảm cầu tiêu dùng của Mỹ, và một phần nguyên nhân bắt

nguồn từ chính sách đa dạng hóa đối tác thương mại và mức tăng tương đối

mạnh hơn trong thị trường nội địa Canada. Năng suất ở Canada thấp hơn và

chi phí giao dịch qua biên giới tăng cũng là một trong những nguyên nhân

Page 80: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

73

quan trọng dẫn đến tình trạng trên. Từ năm 2007, Trung Quốc đã thay thế

Canada trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ [101: tr.22].

Nguồn: [90]

Hình 3.1: Tỷ trọng thương mại với Mỹ trong tổng thương mại

hàng hóa hàng năm của Canada (%)

Sự phát triển của quan hệ thương mại Canada - Mỹ cũng được thể hiện

rõ qua số liệu thương mại hàng hóa giữa hai nước năm 2014, khi kim ngạch

thương mại hai chiều tiếp tục tăng mạnh, và Canada vẫn là đối tác thương mại

hàng hóa hàng đầu của Mỹ (bảng 3.3), [150], [151].

Bảng 3.3: Các đối tác thương mại hàng hóa hàng đầu của Mỹ năm 2014

(Đơn vị: tỷ USD)

Thứ tự Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim

ngạch

thương mại

% trong tổng

kim ngạch

thương mại

--- Tổng cộng, Tất cả các nước 1.623,3 2.345,8 3.969,1 100,0%

1 Canada 312,0 346,1 658,1 16,6%

2 Trung Quốc 124,0 466,7 590,7 14,9%

3 Mexico 240,3 294,2 534,5 13,5%

4 Nhật Bản 67,0 133,9 200,9 5,1%

5 Đức 49,4 123,2 172,6 4,3%

6 Hàn Quốc 44,5 69,6 114,1 2,9%

7 Vương quốc Anh 53,9 54,0 107,9 2,7%

8 Pháp 31,2 47,0 78,2 2,0%

9 Brazil 42,4 30,3 72,8 1,8%

10 Đài Loan 26,8 40,6 67,4 1,7%

Nguồn: [147]

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục điều tra Mỹ, năm 2015, Trung

Quốc đã vượt Canada trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Mỹ

(bảng 3.4). Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Canada sang Mỹ,

trong suốt từ năm 1993 đến nay khối lượng nhập khẩu dầu thô và các sản

phẩm dầu mỏ của Mỹ từ Canada không ngừng gia tăng (phụ lục 4), nhưng do

Page 81: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

74

tác động của giá dầu thế giới giảm sâu từ 107 USD mỗi thùng xuống quanh

ngưỡng 40 USD mỗi thùng hiện nay đã khiến giá trị thương mại giữa hai

nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thương mại Mỹ - Canada đã tăng lên 467%

từ năm 1985 lên đến 659 tỷ USD trong năm 2014 (bảng 3.1). Tuy nhiên, do

các dòng chảy thương mại khá lớn qua biên giới phía Bắc của Mỹ, dự kiến

trong ngắn hạn Canada sẽ giành lại vị trí ưu việt khi giá dầu tăng trở lại.

Bảng 3.4: Các đối tác thương mại hàng hóa hàng đầu của Mỹ năm 2015

(Đơn vị: tỷ USD) Thứ tự Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim

ngạch

thương mại

% trong tổng

kim ngạch

thương mại

--- Tổng tất cả 1.504,9 2.241,1 3.746,0 100.0%

1 Trung Quốc 116,2 481,9 598,1 16.0%

2 Canada 280,3 295,2 575,5 15.4%

3 Mexico 236,4 294,7 531,1 14.2%

4 Nhật Bản 62,5 131,1 193,6 5.2%

5 Đức 49,9 124,1 174,1 4.6%

6 Hàn Quốc 43,5 71,8 115,3 3.1%

7 Anh 56,4 57,8 114,2 3.0%

8 Pháp 30,1 47,6 77,7 2.1%

9 Đài Loan 25,9 40,7 66,6 1.8%

10 Ấn Độ 21,5 44,7 66,3 1.8%

Nguồn:www.census.gov/foreign-trade/statistics/highlights/top/top1512yr.html

Tuy tạm thời mất đi vị trí số 1 trong quan hệ thương mại với Mỹ,

nhưng cho đến năm 2015, Mỹ vẫn tiếp tục là đối tác lớn nhất của Canada cả

về kim ngạch xuất-nhập khẩu. Năm 2015, Mỹ chiếm 76,7% tổng kim ngạch

xuất khẩu và 53,5 kim ngạch nhập khẩu của Canada (bảng 3.2 và 3.5).

Bảng 3.5: 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Canada

(Đơn vị: %)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Mỹ 54.8 54.2 52.4 51.1 50.4 49.6 50.6 52.1 54.4 53.2

Trung Quốc 8.69 9.41 9.82 10.9 11.0 10.8 11.0 11.1 11.5 12.3

Mexico 4.03 4.22 4.13 4.53 5.48 5.50 5.52 5.62 5.63 5.82

Đức 2.81 2.82 2.93 2.96 2.80 2.87 3.09 3.24 3.12 3.24

Nhật Bản 3.86 3.80 3.52 3.38 3.33 2.92 3.25 2.89 2.60 2.76

Anh 2.74 2.82 2.89 2.57 2.65 2.31 1.85 1.77 1.80 1.71

Hàn Quốc 1.45 1.32 1.39 1.62 1.52 1.49 1.38 1.54 1.41 1.47

Ý 1.24 1.24 1.18 1.22 1.15 1.14 1.13 1.23 1.25 1.38

Pháp 1.30 1.25 1.39 1.54 1.35 1.24 1.09 1.13 1.16 1.27

Đài Loan 0.98 0.96 0.92 0.92 0.98 1.10 0.99 0.99 0.90 1.02

Tổng 10 nước 82 82.1 80.5 80.7 80.7 79 79.9 81.6 83.7 84.2

Các nước còn lại 18.0 17.9 19.5 19.3 19.3 21.0 20.1 18.4 16.3 15.8

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Statistic Canada & US Census Bureau,

https://www.ic.gc.ca/app/scr/tdst/tdo/crtr.html

Page 82: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

75

3.1.2. Thương mại dịch vụ

Cho đến nay, Mỹ là đối tác thương mại quốc tế lớn nhất của Canada

trong lĩnh vực dịch vụ. Một điểm đặc biệt phải kể đến trong quan hệ thương

mại Canada - Mỹ là: trong khi Canada thặng dư thương mại hàng hóa với

Mỹ, thì Mỹ lại có mức thặng dư thương mại dịch vụ với Canada (bảng 3.6).

Trong khi nhập khẩu dịch vụ của Mỹ từ Canada chỉ tăng nhẹ - trung bình

khoảng 4,7% mỗi năm, thì xuất khẩu dịch vụ của Mỹ tới Canada tăng nhanh

hơn nhiều, trung bình là 11,7% mỗi năm. Từ năm 2004 đến 2008, thặng dư

thương mại dịch vụ của Mỹ với Canada đã tăng hơn hai lần. Theo số liệu của

Cục phân tích kinh tế, Bộ thương mại Mỹ năm 2010, Canada chiếm khoảng

gần 9% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và 7% nhập khẩu dịch vụ của Mỹ.

Trong các năm 2007, 2008, 2009, Canada là nước tiêu thụ dịch vụ lớn thứ hai

của Mỹ. Trong năm 2008, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ chiếm tới 57,1% nhập

khẩu dịch vụ của Canada, và xuất khẩu dịch vụ của Canada tới Mỹ chiếm

54,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Canada [149].

Thương mại dịch vụ song phương không bị ảnh hưởng bởi suy thoái

kinh tế Mỹ như trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Thương mại Canada -

Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ phần lớn không gặp trở ngại gì và đã tăng gấp đôi

trong thập kỷ qua. Trong năm 2013, dịch vụ xuất khẩu của Mỹ sang Canada

đạt 62,8 tỷ USD, trong khi xuất khẩu dịch vụ của Canada sang Mỹ đạt gần

30,7 tỷ USD [60]. Các quy định của NAFTA đảm bảo rằng rào cản thương

mại dịch vụ song phương cũng sẽ tiếp tục không được áp dụng trong tương

lai. Thỏa thuận về dịch vụ của NAFTA chủ yếu là thiết lập nguyên tắc đối xử

quốc gia, quyền thành lập, quyền hiện diện thương mại, và minh bạch đối với

một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể được liệt kê trong phụ lục của NAFTA.

NAFTA cũng cam kết cả hai chính phủ mở rộng danh sách ngành dịch vụ, trừ

các dịch vụ tài chính được quy định trong chương 14.

Page 83: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

76

Bảng 3.6: Thương mại dịch vụ Canada - Mỹ (2000-2015)

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân

2000 24,8 18,2 -6,6

2001 24,8 17,8 -7,0

2002 25,2 18,4 -6,8

2003 27,6 20,0 -7,6

2004 29,5 21,2 -8,3

2005 32,8 22,6 -10,2

2006 37,9 23,9 -14,0

2007 42,7 25,7 -17,0

2008 45,4 26,0 -19,4

2009 43,5 23,7 -19,8

2010 53,1 27,4 -25,7

2011 58,3 30,5 -27,8

2012 61,9 31,1 -30,8

2013 62,8 30,7 -32,1

2014 61,4 30,1 -31,3

2015 57,3 30,2 -27,1

Nguồn: Bureau of Economic Analysis online database at http://www.bea.gov.

Một câu hỏi đặt ra là tại sao Canada lại không làm tốt trong thương

mại dịch vụ, vì bản thân thương mại dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng

với các nền kinh tế phát triển và mới nổi, thương mại dịch vụ tạo ra của cải,

sáng tạo, sản xuất, và tiếp thị hàng hóa thông qua các chuỗi giá trị. Canada có

khu vực dịch vụ rất phát triển với hơn ¾ lao động của cả nước và tạo ra 2/3

tổng sản lượng quốc nội và tạo ra 7 trong số 10 việc làm. Thế nhưng xuất

khẩu dịch vụ chỉ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada,

dưới mức trung bình của thế giới năm 2007 là 20% [141: tr.11]. Như vậy, nền

kinh tế Canada thiên về phát triển dịch vụ, nhưng thương mại dịch vụ lại

không phát triển [142: tr.11].

Trong lĩnh vực dịch vụ, Canada nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu [157].

Trong khi Canada luôn có được thặng dư về thương mại hàng hóa (chỉ rơi

vào tình trạng thâm hụt từ năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế),

thì nước này thường xuyên bị thâm hụt trong thương mại dịch vụ. Bản thân

thị phần dịch vụ trong GDP (hình 3.2) và trong tổng kim ngạch xuất khẩu của

Canada đều không cao (hình 3.3).

Page 84: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

77

Nguồn: Richard Harris and Nicolas Schmitt (2014), “NAFTA and the Evolving Structure

of Canadian Patterns of Trade and Specialization”, Department of Economics, Simon

Fraser University.

Hình 3.2: Đóng góp của tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ trong GDP Canada

Nguồn: Richard Harris and Nicolas Schmitt (2014)

Hình 3.3: Tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu

của Canada

3.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu Canada - Mỹ

3.2.1. Cơ cấu xuất khẩu của Canada tới Mỹ

Cơ cấu hàng hóa giao dịch diễn ra trong tất cả các ngành và rất cần

thiết với thành công trong phát triển kinh tế của cả hai nước, đặc biệt hai

nước có quan hệ thương mại về năng lượng lớn nhất thế giới. Canada là nước

xuất khẩu năng lượng lớn nhất sang Mỹ. Tự do thương mại cũng khiến ngành

công nghiệp ô tô và linh kiện thay thế trở thành lĩnh vực quan trọng và chiếm

tỷ phần cao trong các giao dịch thương mại giữa hai nước. Quan hệ thương

mại giữa hai nước có đặc điểm nổi trội là cơ cấu hàng hóa giao dịch của hai

bên vừa mang tính bổ sung lẫn nhau, vừa phát triển thương mại nội ngành, có

tính hội nhập cao.

Xuất khẩu của Canada tới Mỹ chủ yếu là khí gas tự nhiên, dầu thô,

điện, các phương tiện ô tô và linh kiện, gỗ, giấy, và đồ đạc. Các lĩnh vực này

chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada và 56% xuất khẩu của

Page 85: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

78

Canada tới Mỹ [118: tr.3]. Canada là nhà xuất khẩu lớn tới Mỹ các nguyên

liệu chiến lược quan trọng, ngoài ra còn có xe động cơ và linh kiện, nông sản,

kim loại, máy công nghiệp, và máy bay…(xem bảng 3.7). Mặc dù có nhiều

bất đồng và mâu thuẫn kéo dài từ đầu những năm 1980, nhưng Canada vẫn là

nước cung cấp chủ yếu tổng khối lượng nhập khẩu gỗ xẻ mềm của Mỹ. Lợi

thế cạnh tranh lớn nhất của Canada trong giao dịch thương mại với Mỹ chính

là dầu thô và xe chở khách.

Về năng lượng: Canada và Mỹ có quan hệ thương mại về năng lượng

lớn nhất thế giới. Tìm kiếm một nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy và

bền vững đối với Mỹ là vấn đề được đặt lên hàng đầu, và không có gì ngạc

nhiên khi trong chiến lược về an ninh năng lượng của Mỹ, Canada được đề

cập đến như một đối tác quan trọng cho đảm bảo an ninh năng lượng tại Bắc

Mỹ [1], [24].

Canada là nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất tới Mỹ. Canada là nhà

cung cấp nước ngoài đơn lẻ lớn nhất của Mỹ với lượng nhập khẩu của dầu

mỏ và khí gas tự nhiên của Mỹ từ Canada lần lượt là 17% và 18% [166]. Chỉ

riêng trong năm 2005, xuất khẩu của Canada chiếm tới 24% nhập khẩu năng

lượng của Mỹ [163], [164]. Canada dự tính sẽ cung cấp thêm nhiều khí gas tự

nhiên cho thị trường Bắc Mỹ. Thêm vào đó uranium của Canada đã cung cấp

nguyên liệu cho các kế hoạch về năng lượng hạt nhân của Mỹ.

Canada là nhà cung cấp năng lượng hạt nhân chính của Mỹ. Canada

cung cấp khoảng một phần ba số uranium sử dụng trong những nhà máy năng

lượng hạt nhân của Mỹ, tương đương với 5% tổng số điện cung cấp cho Mỹ.

Canada cũng là nhà cung cấp cho gần như toàn bộ nhu cầu nhập khẩu

về điện của Mỹ. Nước này là một trong số những nhà sản xuất thủy điện lớn

trên thế giới, chiếm 12% tổng sản lượng toàn cầu. Canada là nhà cung cấp

chính về điện cho các bang New England, New York, Upper Midwest, North-

West Pacific và California của Mỹ.

Canada là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của Mỹ. Canada là

nhà sản xuất lớn thứ ba và nhà xuất khẩu thứ hai về khí đốt tự nhiên trên thế

giới. Vào 2006, 86% nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ là từ Canada, chiếm

16% tổng tiêu thụ của Mỹ.

Page 86: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

79

Từ năm 2004, Canada vượt qua Saudi Arabia, trở thành nhà cung cấp

dầu thô lớn nhất của Mỹ. Hệ thống đường ống dẫn dầu cũng đang được mở

rộng xuyên biên giới.

Như thế, thương mại năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong

hoạt động trao đổi buôn bán giữa hai quốc gia. Kim ngạch buôn bán năng

lượng với Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu của Canada, và ngược

lại, Canada cũng là đối tác quan trọng của Mỹ trong hoạt động trao đổi năng

lượng. Tuy nhiên, cán cân thương mại năng lượng song phương luôn luôn

nghiêng về phía Canada. Mối quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ trong

lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là với các sản phẩm dầu lửa và khí đốt có sự

phụ thuộc khá chặt chẽ. Cơ sở hạ tầng năng lượng - trong đó phải kể đến hệ

thống ống dẫn dầu, khí đốt và mạng lưới phân phối điện - có sự liên kết lớn.

Bảng 3.7: Các ngành hàng Canada xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ (2001-2015)

(Đơn vị: Tỷ USD)

Ngành hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

2015

Dầu và chiết xuất

gas 26,9 23,1 33,2 40,1 54,4 58,0 64,8 94,0 51,2 65,5 82,9 83,1 89,1 99,9

57,6

Ô tô và phụ tùng ô

tô hạng nhẹ 38,3 38,6 38,0 43,2 43,9 43,4 43,9 33,5 23,0 36,0 38,6 45,5 43,6 43,1

42,7

Dầu tinh chế 5,8 5,8 7,5 8,7 11,6 13,0 14,7 17,8 11,7 16,6 18,9 20,2 20,1 17,3 12,7

Máy bay và linh

kiện máy bay 7,0 6,1 6,9 6,2 6,7 5,7 7,4 6,6 5,8 5,2 5,7 6,5 7,1 8,5

8,8

Nhôm và sản xuất

chế biến nhôm 4,0 3,9 4,4 5,2 6,1 8,2 8,1 7,9 4,7 6,2 6,9 5,9 5,9 6,3

6,1

Nhựa và cao su

tổng hợp 3,2 3,1 3,6 4,3 5,1 5,6 5,4 5,5 3,3 4,4 5,3 5,1 5,6 6,0

5,4

Máy cưa gỗ và gỗ 6,6 6,1 5,4 7,7 7,7 7,1 5,8 3,9 2,5 3,2 3,2 3,8 4,9 5,5 5,2

Kim loại màu (trừ

nhôm) 2,1 2,0 1,9 2,8 3,2 5,2 7,0 5,8 3,4 4,9 7,2 5,5 5,3 5,2

4,7

Dược phẩm và sản

xuất thuốc 1,2 1,3 1,9 2,3 2,6 3,6 5,0 4,7 4,9 4,2 3,8 4,1 3,9 5,0

5,8

Giấy và Máy

nghiền giấy 7,9 7,2 7,1 7,8 8,3 8,2 7,5 7,5 5,8 5,5 5,5 4,8 4,7 4,7

4,2

Máy cán sắt và

thép, và hợp kim sắt 1,6 2,1 2,0 2,7 3,3 3,5 3,8 5,2 2,6 4,3 4,5 4,3 3,9 4,5

3,7

Sản phẩm nhựa 3,0 3,3 3,7 3,9 4,3 4,2 4,1 3,5 2,6 3,2 3,4 3,6 3,7 3,9 4.0

Xe động cơ xăng và

linh kiện động cơ 3,1 3,1 3,5 4,0 4,0 3,6 3,9 3,0 2,2 3,2 3,4 3,5 2,8 3,4

3,4

Vàng và khai thác

mỏ bạc 1,1 1,5 1,4 1,6 1,4 1,8 2,1 2,6 2,0 4,2 3,7 2,6 3,2 3,4

2,6

Động cơ và thiết bị

truyền điện 2,9 2,9 2,5 2,6 2,9 3,1 3,4 3,5 2,5 2,9 3,2 3,2 3,1 3,3

3,2

Nguồn: Tổng hợp từ Top 25 Industries 5-digit NAICS codes,

https://www.ic.gc.ca/app/scr/tdst/tdo/crtr.html

Về cơ cấu dịch vụ Canada - Mỹ, nhìn vào bảng 3.8 có thể thấy trong

những năm gần đây, các dịch vụ xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất của Canada

Page 87: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

80

phải kể đến du lịch; vận tải (kể cả vận tải biển, hàng không và các hình thức

vận tải khác); dịch vụ thông tin, máy tính và viễn thông; dịch vụ tài chính,

bảo trì và sửa chữa. Trong đó, ở hầu hết các lĩnh vực thương mại dịch vụ với

Mỹ, Canada đều thâm hụt, chỉ có thương mại trong ngành dịch vụ thông tin,

máy tính và viễn thông là đạt thặng dư (xem thêm bảng 3.10).

Bảng 3.8: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ Canada - Mỹ

(Đơn vị: tỷ USD)

Ngành 2012 2013 2014

Dịch vụ bảo trì và sửa chữa 1,35 1,29 1,42

Dịch vụ vận tải 5,62 5,76 5,92

Du lịch (đối với tất cả mục đích, kể cả giáo dục) 7,65 7,47 7,23

Dịch vụ bảo hiểm 0,90 0,61 0,56

Dịch vụ tài chính 1,30 1,53 1,66

Các loại phí sử dụng sở hữu trí tuệ 0,82 0,81 1,05

Các dịch vụ thông tin, máy tính và viễn thông 5,62 5,32 5,10

Các dịch vụ kinh doanh khác 7,53 7,66 6,84

Dịch vụ và hàng hóa chính phủ 0,35 0,25 0,30

Nguồn: Tổng hợp từ U.S. International Services Table, Bureau Economic

Analysis, October 15, 2015 (http://www.bea.gov/scb/pdf/2015)

3.2.2. Cơ cấu nhập khẩu của Canada từ Mỹ

Nhập khẩu của Canada từ Mỹ chủ yếu là các loại hàng hóa tiêu dùng và

sản phẩm công nghiệp tinh chế (bảng 3.9). Các mặt hàng chủ yếu Mỹ xuất

sang Canada thường là: các phương tiện vận tải hành khách, xe tải (đặc biệt là

linh kiện), xe có động cơ và linh kiện, thiết bị điện và máy công nghiệp, chất

dẻo, máy tính, hoá chất, các sản phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên, năng lượng,

và nông sản.

Bảng 3.9: Các ngành hàng Canada nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ (2001-2015)

(Đơn vị: Tỷ USD )

Ngành hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Ô tô và sản xuất phụ

tùng ô tô hạng nhẹ 11,2 13,5 14,7 14,5 16,0 17,7 19,8 17,1 12,4 16,8 17,7 18,8 20,1 21,7

20,1

Dầu và chiết xuất

gas 0,4 0,6 1,5 2,4 3,6 2,9 3,9 6,5 4,3 4,8 6,0 5,4 8,8 16,2

10,1

Dầu tinh chế 0,9 0,8 1,0 1,2 2,1 2,7 3,6 6,2 3,1 4,9 9,0 9,8 13,1 13,6 9,0

Các loại linh kiện xe

có động cơ khác 7,3 7,9 7,9 8,3 8,4 8,1 8,6 7,4 5,3 7,1 8,0 8,3 8,3 8,3

8,0

Máy bay và sản xuất

linh kiện máy bay 3,8 3,2 3,0 3,3 4,3 4,2 5,7 6,4 4,8 4,4 4,7 4,7 5,2 6,6

7,4

Máy cán sắt và thép,

và sản xuất hợp kim

sắt

1,3 1,4 1,5 2,6 3,3 3,6 4,0 4,8 2,9 4,4 4,9 6,6 5,9 6,2

4,5

Nhựa và cao su tổng

hợp 3,1 3,2 3,5 4,1 4,8 5,1 5,0 5,2 3,8 5,1 5,8 5,9 5,8 6,1

5,3

Dược phẩm và sản

xuất thuốc 2,3 2,5 3,1 3,3 3,3 3,8 3,9 3,5 3,9 4,5 5,0 4,7 4,4 4,9

5,1

Page 88: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

81

Xe động cơ xăng và

sản xuất linh kiện

động cơ

5,6 5,6 5,6 5,5 5,9 6,1 6,8 5,6 3,6 5,1 4,7 5,7 5,0 4,8

4,7

Động cơ và thiết bị

truyền điện 2,7 2,5 2,3 2,7 3,3 3,7 2,7 3,0 2,4 2,7 3,1 3,4 3,5 4,5

4,2

Xe tải hạng nặng 1,6 1,9 2,4 3,1 3,9 4,3 3,6 3,1 2,1 3,1 4,2 4,8 4,5 4,3 4,1

Dụng cụ y tế 3,7 3,4 36 3,9 3,7 3,9 4,1 4,0 3,5 3,9 4,4 4,8 4,5 4,0 3,7

Máy móc xây dựng 1,2 1,1 1,4 1,9 2,4 3,0 3,4 4,0 2,2 3,1 4,2 4,4 3,5 3,6 2,8

Hóa chất hữu cơ cơ

bản 2,0 1,9 2,0 2,5 2,9 2,9 3,2 3,2 2,4 2,7 3,3 3,3 3,4 3,5

2,8

Xe có động cơ và

linh kiện tàu điện 4,0 4,2 4,0 4,8 4.8 4,9 4,8 4,0 2,5 3,5 3,6 3,5 3,7 3,3

2,9

Nguồn: Tổng hợp từ Top 25 Industries 5-digit NAICS codes,

https://www.ic.gc.ca/app/scr/tdst/tdo/crtr.html

Về hàng hóa nông nghiệp: Trong khi xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

của Canada tới Mỹ chủ yếu là các loại hàng hóa tiêu dùng đã qua chế biến

như thịt bò, cá, hải sản, bánh mì, các loại bánh kẹo, thì Canada nhập khẩu từ

Mỹ bao gồm các loại đồ nướng, rau quả tươi và các loại nước ép rau quả tươi.

Mỹ là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất của Canada, với 55%

tổng sản lượng xuất khẩu nông nghiệp năm 2007, các mặt hàng chủ yếu là

hoa quả tươi, rau xanh và gia súc. Mỹ nhập khẩu từ Canada gồm cả vật nuôi,

đặc biệt là bò, đã sụt giảm trầm trọng sau khi Mỹ phát hiện bệnh bò điên từ

những con bò có nguồn gốc từ Canada đầu năm 2003. Việc giao nhận phần

lớn thịt bò từ Canada sang Mỹ đã được tiếp tục cuối năm 2003, và giao dịch

thương mại gia súc sống chỉ được hồi phục sau 30 tháng tức vào tháng 7 năm

2005.

Về hàng công nghiệp: Canada cơ bản là một nước xuất khẩu ròng các

nguyên liệu, và nhập khẩu của Canada phản ánh sự phụ thuộc tương đối của

họ vào các loại hàng hóa công nghiệp và hàng tiêu dùng tinh chế. Nhập khẩu

các loại phương tiện và linh kiện ô tô, máy tính, hóa chất, kim loại và máy

móc chiếm 59% nhập khẩu của Canada và 64% nhập khẩu của Canada từ Mỹ.

Về nhập khẩu dịch vụ: Các lĩnh vực dịch vụ Canada nhập khẩu nhiều

nhất từ Mỹ là: du lịch, vận tải, tài chính, dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ

(bảng 3.10).

Page 89: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

82

Bảng 3.10: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ Canada - Mỹ

( Đơn vị: tỷ USD )

Ngành 2012 2013 2014

Bảo trì và sửa chữa 1,45 1,47 1,80

Dịch vụ vận tải 8,06 8,28 8,59

Du lịch (đối với tất cả mục đích, kể cả giáo dục) 21,9 22,2 20,7

Dịch vụ bảo hiểm 3,00 3,06 2,9

Dịch vụ tài chính 5,25 5,70 5,87

Các loại phí sử dụng sở hữu trí tuệ 9,75 9,61 8,73

Các dịch vụ thông tin, máy tính và viễn thông 2,46 2,75 3,11

Các dịch vụ kinh doanh khác 9,58 9,33 9,37

Dịch vụ và hàng hóa chính phủ 0,38 0,40 0,28

Nguồn: Tổng hợp từ U.S. International Services Table, Bureau Economic

Analysis, October 15, 2015 (http://www.bea.gov/scb/pdf/2015)

Qua nghiên cứu cơ cấu giao dịch thương mại Canada - Mỹ, có thể nhận

thấy một đặc điểm quan trọng của quan hệ thương mại Canada - Mỹ là phát

triển thương mại nội ngành. Sử dụng chỉ số Glubel và Lloyd để đo lường mức

độ thương mại nội ngành giữa Canada và Mỹ trong một số ngành hàng cụ thể

minh chứng cho nhận định này. Nhìn vào bảng 3.11 có thể nhận thấy tỷ lệ nội

ngành trong nhiều ngành hàng giữa Canada và Mỹ đạt ở mức gần cực đại, ví

dụ như ngành nhựa và cao su tổng hợp, dược phẩm, dầu tinh chế…

Bảng 3.11: Tỷ lệ thương mại theo ngành theo chỉ số GL trong quan

hệ thương mại Canada - Mỹ (2001-2014)

Ngành hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Dầu và chiết xuất gas

0.03 0.05 0.08 0.11 0.13 0.10 0.11 0.13 0.16 0.14 0.13 0.12 0.18 0.28

Ô tô và phụ tùng ô tô

hạng nhẹ 0.45 0.52 0.56 0.51 0.53 0.58 0.62 0.68 0.70 0.64 0.63 0.58 0.64 0.67

Dầu tinh chế 0.27 0.25 0.24 0.25 0.31 0.34 0.39 0.52 0.42 0.45 0.64 0.66 0.79 0.88

Máy bay và linh kiện

máy bay 0.71 0.69 0.61 0.71 0.78 0.85 0.87 0.99 0.90 0.92 0.90 0.84 0.85 0.88

Nhựa và Cao su tổng

hợp 0.98 0.98 0.99 0.97 0.96 0.95 0.97 0.97 0.93 0.93 0.95 0.93 0.98 0.99

Dược phẩm và sản

xuất thuốc 0.70 0.68 0.78 0.83 0.88 0.98 0.89 0.85 0.88 0.97 0.87 0.94 0.95 0.98

Máy cán sắt thép và

sản xuất hợp kim sắt 0.89 0.78 0.87 0.97 0.99 0.99 0.97 0.95 0.94 0.99 0.96 0.78 0.79 0.84

Xe động cơ xăng và

linh kiện động cơ 0.71 0.72 0.77 0.82 0.81 0.75 0.73 0.70 0.77 0.79 0.83 0.77 0.72 0.83

Động cơ và thiết bị

truyền điện 0.97 0.92 0.96 0.98 0.93 0.90 0.90 0.93 0.98 0.98 0.98 0.97 0.94 0.85

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ “Top 25 Industries 5-digit

NAICS code”, https://www.ic.gc.ca/app/scr/tdst/tdo/crtr.html

Page 90: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

83

Thị phần ngày càng tăng trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ hiện

chủ yếu diễn ra trong phạm vi một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp

liên quan, như nhà kinh tế học Mỹ Stephen Blank nhận xét: “Ottawa và

Washington nói về mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất thế giới.

Nhưng chúng ta thực sự không giao dịch thương mại với nhau, không theo

cách một công ty độc lập đưa hàng hóa thành phẩm tới một công ty khác.

Thay vì đó, chúng ta đưa vật liệu, chung thị trường năng lượng, dùng chung

thị trường vốn, phục vụ các khách hàng chung với hàng loạt các dịch vụ tài

chính, sử dụng cùng con đường và đường sắt để vận chuyển các sản phẩm

làm ra tới thị trường; cùng hệ thống đường bay…”[129].

Tầm quan trọng đặc biệt của phương tiện xe khách và xe vận tải phản

ánh lịch sử lâu dài của thương mại nội ngành Canada - Mỹ trong ngành

phương tiện ô tô. Mặc dù vẫn tiếp tục có sự cạnh tranh toàn cầu đối với ngành

công nghiệp ô tô Bắc Mỹ, nhưng các phương tiện xe chở khách và xe tải vận

chuyển hàng hóa vẫn có thị phần cao trong kim ngạch xuất nhập khẩu Canada

- Mỹ. Canada có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô Bắc Mỹ.

Nhập khẩu ròng máy móc của Canada phản ánh thực tế Canada thiếu lợi thế

cạnh tranh trong lĩnh vực đó và vai trò ngày càng quan trọng của máy tính và

công nghệ thông tin trong hàng tiêu dùng ở nước này.

Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước như phân tích ở trên cho thấy hai

nước có mức độ hội nhập cao, phụ thuộc lẫn nhau, đáp ứng tốt nhu cầu của

người dân ở cả hai nước. Đặc biệt, các ngành công nghiệp của Canada và Mỹ

có mức độ hội nhập cao, vì nhiều công đoạn sản xuất hàng hóa được chuyển

qua biên giới của hai nước để hoàn thiện. Vì thế, diễn biến kinh tế Mỹ trong

những năm tới có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và tăng trưởng dài hạn

của nền kinh tế Canada và ngược lại.

Một tỷ lệ lớn trong thương mại song phương gồm các sản phẩm trung

gian được giao dịch thành các chuỗi cung ứng giữa hai nước. Nền kinh tế

Canada và Mỹ ràng buộc với nhau bởi quá trình xuyên biên giới, bao gồm

nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới, thiết kế sản phẩm, các quy trình sản

xuất, các kênh phân phối, tài chính, tiếp thị và hỗ trợ bán hàng. Trong nhiều

Page 91: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

84

trường hợp hàng trăm công ty ở hai biên giới cùng tham gia vào việc phát

triển một sản phẩm duy nhất.

Phần lớn thương mại qua biên giới trên toàn thế giới xảy ra giữa các

công ty đa quốc gia và công ty con (công ty thành viên), điều này được gọi là

thương mại nội bộ hãng hoặc thương mại giữa các bên có liên quan. Quan hệ

thương mại Canada - Mỹ là không phải là một ngoại lệ. Trong năm 2011,

thương mại nội ngành chiếm 1/3 (33% tương đương với 196,8 tỷ USD) [158]

tổng kim ngạch giao dịch hàng hóa giữa Canada và Mỹ. Tuy nhiên, hình thức

thương mại này đã không tăng ở mức tương xứng với kim ngạch thương mại

Canada - Mỹ nói chung, cụ thể thị phần của thương mại nội ngành đã giảm từ

42% năm 1991 còn 33% vào năm 2011 (hình 3.4). Mặc dù giá trị của thương

mại nội bộ hãng trong kim ngạch thương mại Canada - Mỹ đã tăng gấp đôi kể

từ năm 1990, thị phần trong nội bộ hãng so với cùng kỳ đã giảm khoảng 10%,

dù có sự gia tăng trong năm 2006 và 2007 [42]. Nguyên nhân của thực tế này

là do tăng trưởng nhanh hơn trong tổng thương mại hàng hóa song phương

giữa Canada và Mỹ vượt quá tốc độ tăng của thương mại nội bộ hãng.

Nguồn: Départment du Commerce des États-Unis, Bureau de l’analyse économique

Hình 3.4: Thương mại hàng hóa nội ngành Canada - Mỹ

Mặc dù thị phần của thương mại nội ngành trong tổng kim ngạch

thương mại Canada - Mỹ ở mức cao nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ

lệ này của Mỹ với các đối tác thương mại khác của G-7, ví dụ gần như toàn

bộ giao dịch thương mại của Nhật Bản với Mỹ là trong nội bộ công ty

(97,6%), trong khi khoảng 2/3 giá trị thương mại Đức - Mỹ là trong nội bộ

Page 92: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

85

hãng. Giá trị tương đối thấp của thương mại nội ngành giữa Canada và Mỹ,

cũng như sự suy giảm này có thể được giải thích bởi cả hai nguyên nhân về

cấu trúc ngành và thể chế. Một trong những yếu tố cấu trúc chính làm hạn chế

thị phần thương mại nội bộ hãng giữa Canada và Mỹ là việc giảm đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) trong sản xuất. Tại Canada, thị phần của tổng số FDI

trong lĩnh vực sản xuất (sử dụng đầu vào trung gian nhiều hơn) giảm từ

43,5% năm 2000 còn 30,5% vào năm 2013. Điều này cũng do sự kết hợp của

những thay đổi cơ cấu trong ngành công nghiệp ô tô trong vài năm qua (khi

các công ty phân tán sản xuất theo chiều dọc, một số nhà cung cấp phụ tùng ô

tô ở Canada trước đó liên kết với các hãng lớn của Mỹ thì nay đã trở thành

công ty độc lập) [42], thị phần của ngành ô tô và ngành chế tạo trong tổng

kim ngạch thương mại Canada - Mỹ suy giảm.

Thị phần suy giảm của thương mại nội ngành giữa Canada và Mỹ cũng

có thể được giải thích bởi sự tồn tại của các thể chế được quản lý tốt ở cả hai

nước, làm giảm nhu cầu trung gian. Trên thực tế, quản trị tốt là cần thiết đối

với việc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên các công ty ít có nhu cầu về một trung

gian và có thể trực tiếp tham gia vào các hợp đồng ở nước ngoài. Các thể chế

mạnh có vai trò quan trọng để đảm bảo thực hiện hợp đồng giữa nhà sản xuất

sản phẩm cuối cùng và nhà cung cấp hàng hóa trung gian [108], [135].

Thương mại hàng hóa nội hãng theo ngành giữa Canada - Mỹ: thiết bị

giao thông vận tải chiếm 38,6%, hóa chất 5,1%, máy móc và thiết bị 2,1%,

chế tạo kim loại 1,5%, sản xuất khác 11,1%, bán buôn 27,2%, thực phẩm

2,5%, khai thác mỏ 4,6%, và các ngành công nghiệp khác: 7,3% (số liệu

2007- nguồn Cục phân tích kinh tế Mỹ, BEA)

Hiện nay, mức độ hội nhập giữa hai nền kinh tế Canada và Mỹ đã giảm

so với những năm 1990 (ít nhất là so với quy mô của hai nền kinh tế). Mức độ

mà các công ty Canada và Mỹ có thể phát triển và làm sâu sắc thêm các chuỗi

cung ứng qua biên giới, là một biện pháp đánh giá mức độ hội nhập kinh tế.

Mặc dù khó để định lượng mức độ và tính chất của các hoạt động chuỗi cung

ứng qua biên giới, tuy nhiên một biện pháp tiêu biểu liên quan là lượng

thương mại song phương trong hàng hóa trung gian [148: tr.47]. Về vấn đề

này, các nghiên cứu cho thấy phần trăm thương mại hàng hóa trung gian trong

Page 93: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

86

tổng thương mại song phương Canada - Mỹ trong những năm gần đây thấp

hơn so với những năm 1990 [135].

Một biện pháp đánh giá khác về hội nhập qua biên giới về sản xuất là

mức độ thương mại nội ngành trong quan hệ thương mại song phương.

Thương mại nội ngành đánh giá thương mại hàng hóa trong nội bộ ngành chứ

không phải giữa các ngành với nhau và phản ánh tầm quan trọng của chuyên

môn hóa sản xuất như một động lực của thương mại song phương. Trong

những năm 1970, các nhà kinh tế Canada lập luận rằng các lợi ích chính của

thương mại tự do hơn sẽ chủ yếu phát sinh từ việc tăng cường chuyên môn

hóa sản xuất qua biên giới. Trên thực tế, chuyên môn hóa ở đây chính là một

hệ quả của Hiệp định ô tô Canada - Mỹ năm 1965, và IIT có đóng góp lớn

trong tổng thương mại song phương trong suốt những năm 1970 và 1980, tuy

nhiên con số này vẫn gần như không thay đổi khi so sánh năm 1990 (45%)

với năm 2000 (44%) và năm 2011 (41%) [137]… Mặc dù cấu trúc ngành và

các thể chế có thể phần nào giải thích sự suy giảm tầm quan trọng của thương

mại nội ngành trong hơn 20 năm qua, tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng

tài chính toàn cầu đã có sự phục hồi mạnh mẽ.

Một biện pháp đánh giá về giá trị hàng hóa và lượng khách qua biên

giới Canada - Mỹ cho thấy rằng hội nhập sâu rộng hơn giữa hai nền kinh tế đã

giảm dần trong những năm gần đây. Ví dụ, về du lịch và mua sắm qua biên

giới, số lượng du khách Canada sang Mỹ đạt đỉnh điểm vào năm 1991 ở

khoảng 73,4 triệu người, trong khi đó năm 2009 con số này chỉ còn là 36,4

triệu người; tương tự như vậy, số lượng du khách Mỹ đến Canada giảm so với

cùng kỳ từ 28,2 triệu trong năm 1991 xuống còn 14,9 triệu năm 2009 [148].

Đồng thời, như đã đề cập, sự nổi lên của Trung Quốc như một quốc gia

thương mại cũng là một lý do cho sự suy giảm hội nhập giữa Canada và Mỹ.

Một lý do khác ít được đề cập đến là tầm quan trọng ngày càng tăng của các

dịch vụ trong kinh tế Bắc Mỹ, đặc biệt là sự phát triển của các dịch vụ được

tài trợ bởi chính phủ, điển hình là trong lĩnh vực y tế. Năm 1970, chi phí

chăm sóc y tế chiếm khoảng 7% GDP Mỹ, đến năm 2008, con số này đã lên

tới 16% với hơn 50% dịch vụ y tế được tài trợ bởi các chương trình của chính

phủ, đáng chú ý là Medicare, Medicaid; trong khi đó các con số tương ứng ở

Page 94: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

87

Canada năm 1970 là 7% GDP và năm 2008 là 10,5% GDP [148]. Hầu hết các

dịch vụ chăm sóc y tế tại Canada được tài trợ bởi chính phủ, có rất ít giao

dịch thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,

một phần là do bệnh nhân sử dụng bảo hiểm của chính phủ để chi trả cho các

dịch vụ y tế đã làm hạn chế quyền hoặc động cơ mua chăm sóc y tế chất

lượng tốt hơn hay giá rẻ hơn ở nước ngoài. Lĩnh vực giáo dục đại học cũng bị

giới hạn về mặt địa lý bởi học phí khác biệt giữa các sinh viên trong bang

(hay tỉnh bang) và sinh viên nước ngoài. Hạn chế về cấp giấy phép và các quy

định khác, yêu cầu thị thực và khác biệt về thể chế khác gây khó khăn cho các

bác sĩ, học giả và chuyên gia cung cấp dịch vụ bên ngoài đất nước của

họ…Việc loại bỏ các rào cản trong các lĩnh vực này sẽ thúc đẩy mua bán qua

biên giới các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và các dịch vụ được tài trợ công

khai khác khi người tiêu dùng ở cả Canada và Mỹ ý thức hơn về các dịch vụ

tiềm năng của nhau. Chắc chắn sự khác biệt giữa hai nước về chi phí thực tế

của các dịch vụ này đặt ra rào cản chính trị rất lớn, đặc biệt cho các chính phủ

ở đất nước “chi phí thấp”.

3.3. Tranh chấp, bất đồng thương mại và biện pháp giải quyết

3.3.1. Về các tranh chấp thương mại

Bất chấp những vấn đề tiếp cận, gần như tất cả các hàng xuất khẩu của

Canada vào Mỹ không có sự cố, đây là một thành tích đáng kể cho một mối

quan hệ thương mại khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày. Một đặc điểm đáng chú ý

trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ, đó là phần lớn các giao dịch thương

mại giữa hai nước diễn ra thuận lợi (chiếm 98%), tỷ lệ các tranh chấp, bất

đồng chỉ chiếm khoảng 2%. Trong đó, bất đồng lớn nhất là thương mại gỗ xẻ

mềm, sự trì hoãn xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone, quy định của Mỹ

về bắt buộc dán nhãn xuất xứ quốc gia, trợ giá nông nghiệp không phù hợp

với qui định của WTO và một số chính sách của Mỹ ảnh hưởng đến nền kinh

tế của Canada và sự trả đũa của Canada…(xem Phụ lục 1 về Tóm tắt các

tranh chấp thương mại Canada - Mỹ).

Cả Canada và Mỹ đều muốn tìm ra các biện pháp tốt hơn và nhanh hơn

để giải quyết các bất đồng đó. Có một số lĩnh vực trong trao đổi thương mại

cần phải được hài hòa để tăng tính hiệu quả với cả hai nước và mang lại lợi

Page 95: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

88

ích cho người tiêu dùng, đó là dược phẩm, sản xuất ô tô, nông nghiệp và các

lĩnh vực khác.

Sau đây là một số bất đồng điển hình giữa hai nước trong thập kỷ qua

- Bất đồng về vấn đề bệnh bò điên:

Ngày 31 tháng 1 năm 2003, một trường hợp bò bị bệnh và chết được

phát hiện tại Alberta, Canada và được gửi đi kiểm tra ngay lập tức. Từ khi có

xác bò chết thì thịt bò không được có mặt tại các chuỗi cửa hàng ăn. Vào 20

tháng 5 năm 2003, sau các kiểm tra thì Cơ quan kiểm tra thực phẩm của

Canada (Canada Food Inspection Agency) đã xác nhận rằng đó là trường hợp

bò điên và bắt đầu tổ chức điều tra về bệnh này. Vào ngày 23 tháng 12 năm

2003, một trường hợp bò điên được phát hiện ở Mỹ. Các con bò bị nhiễm

bệnh gia tăng ở Washington, nhưng các kết quả kiểm tra chỉ ra rằng nó bắt

nguồn từ Alberta, Canada. Tuy nhiên, theo các nhóm chuyên gia quốc tế

nghiên cứu về bệnh bò điên cho rằng, bệnh này không nên bị coi là một

trường hợp do nhập khẩu và cả hai ca bệnh phát hiện năm 2003 tại Canada và

Mỹ phải được coi là trường hợp bệnh bản địa của Bắc Mỹ. Mặc dù có những

nhân tố nguy hại giống nhau y hệt, nền công nghiệp chăn nuôi gia súc cùng

các hệ thống kiểm tra bảo vệ tương tự, lượng sản phẩm thịt bò giao dịch giữa

Canada và Mỹ đã hầu như đứng lại vào tháng 5 năm 2003 và chỉ được hồi

phục một phần nhỏ sau đó. Việc thị trường Mỹ đóng cửa đã có những ảnh

hưởng rất xấu với ngành công nghiệp chăn nuôi của Canada [152].

- Tranh chấp về gỗ xẻ mềm (gỗ từ cây lá kim):

Nước Mỹ sản xuất được ít gỗ xẻ hơn so với nhu cầu tiêu dùng, họ phải

nhập 1/3 lượng gỗ xẻ từ Canada. Trong khi đó Canada lại sản xuất nhiều gỗ

xẻ hơn so với nhu cầu, xuất khẩu đến 2/3 lượng gỗ xẻ sản xuất ra tới Mỹ và

các nước khác trên thế giới. Đáng ra thì đây phải là một sự trùng hợp ngẫu

nhiên đáng mừng, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Do Canada và Mỹ

có hệ thống sở hữu gỗ và hệ thống giá gỗ khác nhau nên đã dẫn đến mâu

thuẫn kéo dài giữa các nhà sản xuất hai nước về vấn đề này [62], [75]. Các

nhà sản xuất Mỹ nhận thấy Canada tiếp cận với nguồn gỗ rẻ hơn. Còn các

nhà sản xuất Canada thì nhận thấy chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ ngày càng tăng,

áp đặt các mức thuế không công bằng đối với các nhà sản xuất Canada.

Page 96: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

89

Gỗ xẻ mềm là một vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ thương mại giữa

Canada và Mỹ. Tranh cãi này đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đến

British Columbia, nhà xuất khẩu gỗ xẻ mềm chính của Canada sang Mỹ.

Điểm mấu chốt là việc Mỹ buộc tội nền công nghiệp gỗ xẻ của Canada đã

được nhận trợ cấp một cách không công bằng từ phía liên đoàn và các chính

quyền địa phương. Đặc biệt là phần lớn gỗ xây dựng của Canada do chính

quyền các địa phương sở hữu, giá cho việc thu hoạch gỗ đặt ra một cách lấy

lệ so với các giá khác, và so với giá của Mỹ. Mỹ buộc tội Canada cung cấp

gỗ với giá thấp hơn giá thị trường do được nhận trợ cấp. Trong các trường

hợp hàng hóa nước ngoài được trợ cấp không công bằng sẽ bị Mỹ đánh thuế

đối kháng để khiến cho giá của hàng được trợ cấp trở nên công bằng khi ra

thị trường.

Còn chính phủ Canada và ngành công nghiệp gỗ khẳng định rằng gỗ

xây dựng của Canada được trợ cấp theo nhiều cơ sở, bao gồm gỗ được cung

cấp cho rất nhiều ngành công nghiệp không để xem như được trợ giá theo

như luật của Mỹ. Theo các luật về biện pháp phòng vệ thương mại, trợ giá và

thuế đối kháng phải cụ thể cho riêng một ngành công nghiệp. Yêu cầu này

ngăn ngừa sự áp đặt của thuế đối kháng lên các chương trình của chính phủ.

Tranh chấp này đã kéo dài trong 3 thập kỷ qua và trải qua 5 giai đoạn

[52] (giai đoạn 1: bắt đầu từ năm 1981; giai đoạn 2 từ 1986; giai đoạn 3 từ

1996; giai đoạn 4 bắt đầu từ năm 2001; giai đoạn 5 bắt đầu từ 2006) và có lẽ

đây là một trong những tranh chấp lớn nhất và đáng kể nhất trong lịch sử giao

dịch thương mại giữa hai nước [124]. Hiệp định hiện nay về gỗ xẻ mềm được

ký kết vào tháng 9 năm 2006. Vào 27 tháng 4 năm 2006, Canada và Mỹ đã

đạt được một thỏa thuận giải quyết tranh chấp về vấn đề gỗ xẻ mềm, Hiệp

định năm 2006 được Đại diện thương mại Mỹ Susan Schwab và Bộ trưởng

thương mại Canada David Emerson ký kết vào 12 tháng 9 ở Ottawa. Hiệp

định này chính thức có hiệu lực từ 12 tháng 10 năm 2006. Tuy nhiên, đến nay

thỏa thuận này đã trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa hai nước. Theo quan

điểm của Canada thì Hiệp định này đã tạo ra một số lợi thế cho Mỹ và gây

thiệt thòi cho Canada, vì Hiệp định này đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu gỗ

xẻ của Canada vào nước Mỹ. Hậu quả của tình trạng này tác động xấu đến

Page 97: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

90

ngành công nghiệp của Canada: từ năm 2006 đến 2009 Canada đã mất đi

25000 việc làm từ các nhà máy cưa và 23000 việc làm từ các nhà máy giấy

và bột giấy [112].

Nguồn gốc của bất đồng lần này bắt đầu khi Hiệp định về gỗ xẻ mềm

Mỹ - Canada hết hiệu lực vào 1 tháng 4 năm 2001. Hiệp định năm 2001 được

thực hiện từ năm 1996, đưa ra một hạn mức thuế quan về xuất khẩu gỗ xẻ

mềm tới Mỹ từ bốn tỉnh của Canada là 14,7 tỷ phút bìa (đơn vị đo chiều dài

Anh bằng 0,3048m) mỗi năm và miễn phí đối với các xuất khẩu vượt quá

khối lượng trên [88]. Các nhà sản xuất gỗ xẻ của Mỹ cho rằng các địa

phương này của Canada đã trợ giá cho ngành công nghiệp gỗ xẻ. Các nhóm

gỗ xây dựng và môi trường của Mỹ cũng đã bày tỏ quan ngại về việc quản lý

rừng và các hành động dứt khoát của Canada và viện lẽ rằng các hành động

đó dẫn đến việc bán phá giá hàng hóa. Chính phủ Canada thì phủ nhận các

luận điệu trên, yêu cầu thương mại tự do trong ngành gỗ xẻ và khẳng định

rằng các nhà máy của Canada được hiện đại hóa và vận hành hiệu quả hơn so

với các nhà máy của Mỹ.

Chính hiệp định về gỗ xẻ mềm trên đã chấm dứt tất cả các tranh chấp

về thuế chống phá giá và thuế đối kháng và hoàn lại 4 tỷ USD thuế chống phá

giá và thuế đối kháng kể từ năm 2002 cho ngành gỗ xẻ mềm của Canada.

Chính phủ Canada đã thực thi một hệ thống quản lý nguồn cung cho

ngành xuất khẩu gỗ xẻ của họ bao gồm cả các loại thuế xuất khẩu và hạn

ngạch xuất khẩu dựa trên giá gỗ xẻ. Với Hiệp định này, nếu như giá gỗ xẻ

vẫn trên 355 USD/ nghìn feet tấm, sẽ không áp dụng hạn ngạch hay thuế

quan. Nếu giá cả giảm xuống dưới 2/3 mức này, thì mỗi tỉnh có thể cùng

chọn thanh toán một mức thuế xuất khẩu theo mức thang đối chiếu - mức này

sẽ tăng khi giá giảm xuống, hay thanh toán một mức thuế thấp hơn đi kèm

với thỏa thuận với một hạn chế về thị phần dựa trên thị phần của một tỉnh về

tổng xuất khẩu tới nước Mỹ. Nếu chọn giải pháp thứ nhất thì các nhà sản xuất

của địa phương có thể thanh toán một mức thuế xuất khẩu theo thang đối

chiếu là 5% khi giá giảm xuống dưới 350 USD, 10% nếu giá giảm dưới 335

USD, và 15% nếu như giá giảm xuống 315 USD. Nếu chọn theo cách thứ hai,

mỗi tỉnh có một phần trong thị trường Mỹ. Vì thế, nếu như giá chuẩn hạ

Page 98: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

91

xuống dưới 355 USD, xuất khẩu của mỗi tỉnh sẽ vượt thị phần 34% trong thị

trường Mỹ với một mức thuế xuất khẩu 2,5%, thị phần 32% trong thị trường

Mỹ với một mức thuế 3% khi giá dưới 335 USD, và thị phần 30% trong thị

trường Mỹ với mức thuế 5% ở mức giá dưới 315 USD [88].

Hiệp định về gỗ xẻ mềm năm 2006 Canada - Mỹ có hiệu lực kéo dài

trong 7 đến 9 năm (2013-2015) [71: tr.3]. Hiệp định này cũng có một cơ chế

bổ sung nếu như xuất khẩu từ một tỉnh của Canada vượt quá 110% thị phần

cho phép của họ. Ngược lại, nếu như xuất khẩu của một nước thứ ba tới nước

Mỹ tăng lên 20% trong hai quý liên tiếp, thì thị phần của Canada giảm, và thị

phần của Mỹ tăng lên, Canada được phép hoàn lại bất cứ thuế xuất khẩu nào

trong quý đó.

Nhìn chung, những người đề xuất hiệp định này coi đó là giải pháp tốt

nhất có thể đạt được, tuy nhiên giải pháp này vẫn có hạn chế nhất định, vì các

nhà sản xuất Mỹ vẫn sẽ có thể tránh giao dịch tự do trong ngành gỗ xẻ với

Canada, họ vẫn tiếp tục duy trì trợ giá đối với các nhà sản xuất.

Nhóm phản đối giải pháp này bao gồm người tiêu dùng gỗ xẻ mềm,

như các chủ thầu xây dựng nhà ở và những người mua nhà của Mỹ, và các

đảng phái đối lập của Canada. Trong hơn 30 năm qua, tranh chấp về gỗ xẻ

mềm là rắc rối thương mại chính giữa Mỹ và Canada, vấn đề này có thể vẫn

tiếp tục là một lý do gây bất đồng giữa hai nước sau khi hiệp định hiện nay

hết hiệu lực trong vài năm tới [71: tr.4].

Đến năm 2011, rất nhiều công ty gỗ mềm Mỹ đã kiện các đối tác

Canada của họ ra Cơ quan Trọng tài quốc tế London, cáo buộc họ đã phá vỡ

Hiệp định về gỗ mềm năm 2006 (Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển

Canada, 2012). Tranh chấp tập trung vào việc đẩy nhanh tốc độ khai thác gỗ

xẻ tấm do bọ cánh cứng phá hoại thông, Canada có thể sẽ bị mất khoản đặt

cọc bị phạt cao: 380 triệu USD [141].

Năm 2012, Cơ quan trọng tài quốc tế London đã đưa ta phán quyết có

lợi cho phía Canada. Thêm vào đó, khi Hiệp định về gỗ mềm hết hiệu lực vào

năm 2013, Chính phủ Canada và Mỹ đã thương thảo thành công việc gia hạn

Hiệp định đến năm 2015 [99]. Thực tế là, khi một phần lớn sản lượng gỗ xẻ

Page 99: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

92

mềm của Canada được kiểm soát theo hạn ngạch và hệ thống kiểm soát phí

theo tuổi cây, thì triển vọng hoạt động thương mại của Mỹ vẫn rất tốt.

- Quy định về bắt buộc dán nhãn nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của

Mỹ (MCOOL) đối với các mặt hàng thịt đỏ.

Canada và Mỹ đã có một thị trường hội nhập sâu rộng trong ngành này

từ đầu những năm 1990. Các tiêu chuẩn về sức khỏe động vật và an toàn thực

phẩm đã được kết hợp thực sự hài hòa. Do đó, các phương thức sản xuất theo

chuỗi cung ứng hiệu quả cao đã làm cho ngành công nghiệp này trở nên thực

sự hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng MCOOL đã làm thay đổi hoàn toàn điều

này [109]. Sự khác biệt về chi phí và xuất khẩu của Canada do đó đã giảm

đáng kể. Từ năm 2008, mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc bị mất đi 640 triệu

USD và ngành chăn nuôi lợn thịt mất đi khoảng 500 triệu USD [141].

Năm 2012, Tổ chức thương mại thế giới đã đưa ra phán quyết có lợi

cho Canada với quyết định rằng MCOOL là một sự phân biệt đối xử. WTO

yêu cầu Mỹ thực hiện từ ngày 23 tháng 3 năm 2013, nhưng cùng ngày, Bộ

Nông nghiệp Mỹ đã áp đặt các thay đổi pháp lý theo đó thực sự tăng cường

việc áp dụng các quy định của MCOOL. Để đáp trả, chính phủ Canada ban

hành một danh sách các hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ vào Canada phải chịu

thuế, và đang chuẩn bị tìm kiếm một khung quản lý phù hợp tại WTO.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Canada, quy định này khiến ngành

công nghiệp gia súc Canada thiệt hại khoảng 1 tỷ USD mỗi năm [141]. Nhằm

gia tăng sức ép lên chính quyền Mỹ về quy định này, giới chức Mexico và

Canada cuối năm 2014 đã cảnh báo sẽ có các biện pháp trả đũa nếu Mỹ không

khắc phục hành vi phân biệt đối xử đối với các sản phẩm thịt của họ xuất

khẩu sang thị trường Mỹ. Vào tháng 10 năm 2014, Tổ chức WTO đã ra phán

quyết lần thứ ba về việc Mỹ đã phớt lờ kiến nghị của hai nước láng giềng

Canada và Mexico cũng như hai quyết trước đó của WTO khi không tiến

hành điều chỉnh COOL phù hợp với các quy định của thương mại quốc tế.

Phán quyết của WTO được cho là có thể mở đường cho Canada và Mexico

tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại nhằm vào Mỹ. Vào ngày 18-5-

2015, WTO lần nữa thông báo các yêu cầu của Mỹ về COOL là phân biệt đối

xử và là một sự vi phạm nghĩa vụ thương mại quốc tế của Mỹ [126].

Page 100: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

93

- Bất đồng về vấn đề trợ cấp nông nghiệp:

Trợ cấp nông nghiệp là vấn đề “nóng bỏng” nhất trong các vòng đàm

phán của WTO. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu không giải quyết triệt để vấn

đề này thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của WTO. Mối quan hệ kinh tế thương

mại giữa Canada - Mỹ cũng không tránh khỏi bất đồng về vấn đề này.

Cụ thể, ngày 17 tháng 12 năm 2007, WTO đã ra một bảng tổng hợp

yêu cầu với Canada và Mexico về những trợ cấp nông nghiệp có tính chất

bóp méo thương mại của Mỹ. Theo quy định của WTO về các trợ cấp thuộc

hộp hổ phách hay còn gọi là chính sách trợ cấp bị cấm, thì các yêu cầu đó cho

rằng các trợ cấp này vượt quá mức độ cho phép vào năm 1999-2002 và năm

2004-2005. Theo Hiệp định về nông nghiệp của WTO thì Mỹ được phép trợ

cấp nông nghiệp khoảng 19,1 tỷ USD. Canada cho rằng một số khoản trợ cấp

nhất định mà Mỹ cho là không bóp méo thương mại phải được xếp vào nhóm

trợ cấp bóp méo thương mại, và nếu như vậy thì Mỹ đã vi phạm các cam kết

về mức trợ cấp của WTO.

- Bất đồng về quyền sở hữu trí tuệ (IPR)

Từ năm 1995 cho đến hết năm 2013, Canada có tên trong Danh sách

cần đặc biệt ưu tiên theo dõi 301 bởi Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ

(USTR). Khiếu nại của phía Mỹ là việc bảo hộ và thực thi IPR tại Canada là

yếu kém. Danh sách cần đặc biệt ưu tiên theo dõi 301 được lập ra để xác định

rõ các đối tác thương mại của Mỹ là những người vi phạm nghiêm trọng nhất

đối với việc bảo hộ IPR [69].

Mỹ yêu cầu Canada thi hành các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ

của WTO, những điều khoản mới được kí kết nhưng chưa được Canada phê

duyệt. Mỹ cũng bày tỏ mối quan tâm đối với việc kinh doanh hàng giả và

hàng nhái ở Canada, cũng như việc vận chuyển các hàng hoá này qua biên

giới, và các hình phạt không chặt chẽ với việc vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ.

Mỹ cũng cảnh báo Canada phải có những biện pháp an ninh biên giới mạnh

mẽ hơn nữa để giảm thiểu các giao dịch thương mại này, bao gồm cả việc

cho phép cơ quan hải quan bắt giữ các loại hàng giả và hàng nhái mà không

cần lệnh của tòa án.

Page 101: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

94

Mặc dù vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để, Canada đã có các

tiến bộ đáng để trong những năm gần đây. Chính quyền cấp bang đã tăng

cường các quy định về bảo vệ dữ liệu, hình sự hóa việc sử dụng máy quay tại

rạp phim, và tham gia vào các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại chống

hàng giả. Gần đây nhất, Canada đã ban hành Đạo luật Chống hàng giả. Chính

phủ Canada đang thực hiện quá trình tăng cường Đạo luật Quyền tác giả và

thực hiện áp dụng các Điều ước của Tổ chức Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

quốc tế [69]. Kết quả của các bước đi này là Canada đã được xóa tên khỏi

Danh sách cần đặc biệt ưu tiên theo dõi 301 vào năm 2013.

- Bất đồng về nguồn gốc xuất xứ

Đạo luật nông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008) của Mỹ đã được Quốc hội

Mỹ chính thức thông qua ngày 18/6/2008 có tên đầy đủ là “Đạo luật quy định

về việc tiếp nối các chương trình nông nghiệp và các chương trình khác của

Bộ Nông nghiệp Mỹ tới năm tài chính 2012, và quy định một số vấn đề

khác”, tên ngắn gọn là “Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm

2008” (Food, Conservation, and Energy Act of 2008). Nhìn chung, phạm vi

điều chỉnh của Farm Bill 2008 rất rộng và có tác động nhiều tới các hoạt

động kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng liên quan của Canada tới thị

trường Mỹ. Canada khẳng định đạo luật này là một rào cản phi thuế quan và

tác động tiêu cực đến việc xuất khẩu thị bò và thịt lợn tới các nhà máy chế

biến thực phẩm của Mỹ [88].

Farm Bill 2008 cũng quy định riêng chương trình khai báo khi nhập

khẩu một số loại gỗ xẻ mềm (mục 803). Chương trình này yêu cầu các nhà

nhập khẩu gỗ xẻ mềm (gỗ xẻ từ cây lá kim) và các sản phẩm từ gỗ xẻ mềm

cung cấp thông tin và khai báo nguồn gốc xuất xứ kèm theo tài liệu tóm tắt.

Với chương trình này, nước chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là Canada, sau đó

đến Trung Quốc, ngoài ra còn một số nước xuất khẩu gỗ ở Mỹ Latinh (Brazil,

Mexico) và ở Đông Á (Indonesia, Malaysia, Đài Loan).

Ở Canada, những người nông dân cũng như các quan chức chính phủ ở

Ottawa và các thủ phủ tỉnh đều quan ngại về Đạo luật này của Mỹ. Hệ thống

hỗ trợ nông nghiệp hiện tại của Mỹ tồn tại nhiều vấn đề. Các rào cản về

thương mại và hỗ trợ giá trong nước đối với các sản phẩm nông nghiệp đã

Page 102: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

95

buộc hàng triệu gia đình ở Mỹ phải mua lương thực với giá cao hơn. Quan

trọng hơn là các biện pháp bảo hộ trong nông nghiệp Mỹ có tác động đáng kể

đến các nông dân Canada, trực tiếp thông qua các rào cản thương mại, và

gián tiếp khi giá hàng hóa toàn cầu hạ thấp. Theo các nhà kinh tế học Canada

nghiên cứu về nông nghiệp Jean-Philippe Gervais và Bruno Larue “Kể từ khi

ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ, giá trị thực sự của xuất khẩu của

Canada trong lĩnh vực nông nghiệp đã tăng mạnh từ 4,05 tỷ USD trong giai

đoạn 1991-1993 lên đến 10,17 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2003, tức tăng

đến 151%” [71]. Hai thị trường này hiện nay hội nhập đến mức mà các nông

dân Canada nhạy cảm hơn với bất cứ thay đổi nào (kể cả tăng hay giảm) từ

các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Mỹ.

- Tranh cãi về Điều khoản “Mua hàng Mỹ” (Buy America)

Do cuộc khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái kéo dài đối với

nền kinh tế Mỹ, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã

trình lên Quốc hội Dự thảo Luật về gói kích thích kinh tế trị giá gần 900 tỷ

USD. Nhằm mục tiêu khuyến khích tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ

nội địa để đối phó lại với nguy cơ suy thoái, Lưỡng viện Mỹ đã có một số

điều chỉnh cả về nội dung và trị giá của Đạo luật. Theo đó, điều khoản “Mua

hàng Mỹ” được đưa vào như là một trong những điều kiện kèm theo để Đạo

luật được Quốc hội thông qua, với tổng trị giá là 787 tỷ USD.

Nội dung chính của điều khoản Mua hàng Mỹ quy định những công ty

tham gia các dự án xây dựng do Chính phủ tài trợ (từ nguồn của gói kích

thích kinh tế) sẽ buộc phải mua sắt thép từ công ty Mỹ chứ không được nhập

khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, khối đa số tại Thượng viện còn đề nghị một

điều khoản bổ sung nữa là các dự án đó phải mua cả hàng hoá, vật liệu do các

công ty Mỹ sản xuất.

Việc Quốc hội Mỹ đưa ra Điều khoản Mua hàng Mỹ kèm theo gói kích

thích kinh tế đã làm bùng lên phản ứng từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ,

nhất là Canada. Người Canada luôn cho rằng, việc Quốc hội Mỹ thông qua

điều khoản “Mua hàng Mỹ” đã đi ngược lại các cam kết quốc tế của mình về

thương mại, cụ thể là vấn đề mua sắm chính phủ trong hiệp định WTO và các

FTA mà Mỹ tham gia, trong đó có Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ và

Page 103: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

96

đang để lại những hậu quả rất đáng lo ngại. Việc Mỹ công khai yêu cầu các

dự án xây dựng trong khu vực NAFTA phải mua sản phẩm của các công ty

Mỹ là sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của NAFTA.

Hơn nữa, điều khoản này cũng sẽ châm ngòi cho sự quay lại của chủ

nghĩa bảo hộ, phá hỏng tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế và ảnh hưởng đến

môi trường cạnh tranh toàn cầu. Tồi tệ hơn nó còn có thể châm ngòi cho một

cuộc chiến tranh thương mại trên quy mô toàn cầu.

Giới truyền thông Canada ngày 23 tháng 5 năm 2009 đưa tin, trong

chuyến sang thăm Washington của bộ trưởng Bộ trưởng công nghiệp Canada

- ông Tony Clement đã “chơi bài ngửa” cùng với Quốc hội Mỹ và Hiệp hội

công nghiệp Mỹ. Ông Clement cho rằng, việc Chính quyền Mỹ loại trừ các

doanh nghiệp chế tạo của Canada ra khỏi danh sách cứu trợ sẽ gây ảnh hưởng

mạnh đến các vấn đề đang tồn tại trong ngành công nghiệp chế tạo của

Canada. Cách làm này không chỉ gây ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp

chế tạo của Canada mà còn khiến cho kinh tế Canada bị tổn thất nặng nề.

Liên quan đến Canada, Mỹ đã cam kết các điều khoản về mua sắm

chính phủ trong khuôn khổ Hiệp định WTO về Mua sắm chính phủ

(Agreement on Government Procurement - AGP) và trong Hiệp định

NAFTA. Cả Canada và Mỹ đều cam kết mở rộng các mua sắm chính phủ của

họ ở cấp độ quốc gia trong cả hai hiệp định trên. Vì thế các doanh nghiệp của

Canada có thể dự thầu các mua sắm liên bang liên quan đến Luật Phục hồi và

Tái đầu tư Mỹ (The American Recovery and Reinvestment Act - ARRA) theo

các điều khoản của AGP. Theo các điều khoản của AGP, 37 bang của Mỹ

cũng như các cơ quan chính phủ khác như Tennessee Valley Authority và

Port Authority của bang New York và New Jersey đã đưa ra các cam kết

trong AGP [88]. Ngược lại, Canada không cam kết bất cứ nghĩa vụ nào về

mua sắm chính phủ. Có thể vì lý do này mà Cơ quan quản lý ngân sách Mỹ đã

loại trừ các doanh nghiệp Canada khỏi việc dự thầu các dự án do ARRA cấp

vốn [115].

Canada và Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán để giải quyết các bất đồng

về tiếp cận mua sắm ARRA vào tháng 10 năm 2009. Kết quả của thỏa thuận

này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 2 năm 2010 [140: tr.7]. Thỏa thuận này đã

Page 104: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

97

chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài một năm xung quanh điều khoản "Mua hàng

Mỹ". Thỏa thuận sơ bộ giữa hai nước nêu rõ Mỹ sẽ tạo điều kiện cho các nhà

cung cấp Canada được tiếp cận với cácdự án của chính phủ liên bang và các

tiểu bang trong khuôn khổ Đạo luật Tái đầu tư và Phục hồi năm 2009. Thỏa

thuận này nhằm mục đích giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát khỏi cuộc

suy thoái nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đổi lại, Canada sẽ cho

phép các nhà cung cấp của Mỹ tiếp cận các dự án xây dựng trên lãnh thổ

Canada.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng thương mại Canada Peter Van Loan thì sau

nhiều tháng đàm phán, hai nước đã đạt được một thỏa thuận đưa các nhà cung

cấp Canada ra khỏi nhiều hạn chế của luật này, nhưng thực tế cho thấy vẫn

còn nhiều việc cần phải thực hiện để đạt tới được một thỏa thuận toàn diện và

lâu dài [143].

- Bất đồng về xây dựng đường ống Keystone XL (KXL): Dự án

Keystone XL do tập đoàn TransCanada Corp của Canada và tập đoàn

ConocoPhillips của Mỹ đề xuất năm 2008 với vốn đầu tư 8 tỷ USD. Tuyến

đường ống dự kiến dài 3462 km chạy qua 6 bang của nước Mỹ, được xây

dựng theo hai giai đoạn, khi hoàn tất có thể vận chuyển 830.000 thùng dầu

mỗi ngày từ các mỏ dầu của Canada cung cấp cho các nhà máy lọc dầu ở các

bang bờ biển phía Nam nước Mỹ [120]. Dự án này đã bị trì hoãn do tranh cãi

trong nội bộ Mỹ và sự phản đối của Tổng thống Obama. Dự án này đã trở

thành vấn đề chính trị gây bức xúc tại Mỹ trong suốt thời gian qua, nhiều tổ

chức môi trường Mỹ cũng phản đối dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu

này với lý do phá hủy môi trường, nhất là các mạch nước ngầm.

Ngày 11/2/2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định cuối cùng cho

phép xây dựng đường ống KXL gây tranh cãi. Tuy nhiên, quyết định này tiếp

tục không nhận được sự chấp thuận của Tổng thống, ngày 24/2/2015, ông

Obama đã chính thức phủ quyết dự luật này. Cho đến nay, bất đồng giữa hai

nước xung quanh việc trì hoãn xây dựng KXL được đánh giá là rất nghiêm

trọng (Phụ lục 1).

Chính tính không chắc chắn của chính sách Mỹ và sự trì hoãn KXL đã

có tác động lớn nhất đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong những năm

Page 105: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

98

gần đây. Sự chậm trễ xây dựng đường ống KXL đã tác động đến việc xuất

khẩu 2,7 triệu thùng dầu của Canada mỗi ngày tới Mỹ ở nhiều mức độ khác

nhau; đồng thời sự trì hoãn đó cũng tác động đến đầu tư vào khai thác mỏ,

dầu và khai thác khí đốt của Canada, cụ thể năm 2013 đã giảm tới 2,7% - mức

giảm lớn nhất kể từ suy thoái 2008 [128]. Vận chuyển dầu bằng đường ống có

thể chỉ rẻ bằng một phần ba so với đường sắt, nhưng do sự trì hoãn này nên

ngành công nghiệp này đã trở nên ngày càng phụ thuộc vào vận chuyển

đường sắt với chi phí cao. Ngoài chi phí cao, vận chuyển dầu bằng đường sắt

còn bị hạn chế bởi số lượng có hạn của các toa xe. Trong năm 2012, khoảng

130.000 thùng dầu được vận chuyển bằng đường sắt mỗi ngày, và theo tính

toán con số này tăng lên tới 425.000 thùng mỗi ngày vào cuối năm 2014 [86].

Sự gia tăng phụ thuộc vào giao thông vận tải đường sắt đã dẫn đến tăng chi

phí không lường trước được đối với ngành công nghiệp này: tổng cộng 1 tỷ

USD phải được đầu tư cho thiết bị đầu cuối đường sắt mới và 4-5 tỷ USD cho

chiếc xe đường sắt mới [100]. Vận chuyển đường sắt đắt và nhiều rủi ro hơn,

một nghiên cứu gần đây kết luận rằng “vận chuyển bằng đường ống an toàn

hơn so với vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, hoặc sà lan, được đo bằng

sự cố, chấn thương, và tử vong” [81: tr.iii]. Vào tháng 7 năm 2013 một tai nạn

đường sắt thảm khốc đã xảy ra ở Quebec làm chết 47 người, sự việc này làm

dấy lên lo ngại các vụ tai nạn tương tự có thể xảy ra ở Canada hay ở Mỹ, sự

việc trên dẫn đến lệnh cấm về vận chuyển dầu bằng đường sắt, gây ra hậu quả

nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất Canada [30: tr.13].

- Bất đồng thương mại liên quan đến văn hóa

Canada từ lâu đã quan ngại rằng văn hóa đất nước họ có nguy cơ bị lấn

át bởi văn hóa Mỹ, do cả quy mô dân số và GDP của Mỹ đều lớn gấp khoảng

chục lần so với Canada. Với nhu cầu duy trì bản sắc văn hóa, Canada đã thực

thi các quy định để thúc đẩy quyền sở hữu phân phối phim; khuyến khích đài

phát thanh và truyền hình phát các chương trình về Canada; và hạn chế phát

hành các tạp chí nước ngoài. Mỹ đã chính thức phản đối các hạn chế này, và

cho rằng các luật đó có tính bảo hộ và không tạo cơ hội kinh doanh cho các

doanh nghiệp Mỹ. Canada có ngành công nghiệp văn hóa được miễn thuế từ

Page 106: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

99

NAFTA, tùy thuộc vào các quyền trả đũa đặc biệt của Mỹ, và chống lại nỗ

lực đưa ngành công nghiệp văn hóa vào các cuộc đàm phán của WTO.

Ngoài ra, hiện nay vẫn còn có nhiều bất đồng, hạn chế khác tác động

xấu đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Việc gia tăng các hỗ trợ đối với

“năng lượng xanh” ở cả Canada và Mỹ đã làm bóp méo thương mại, ví dụ

Đạo luật về năng lượng xanh của bang Ontario quy định là 25% đến 50%

nguyên liệu và lao động cho ngành năng lượng mặt trời, gió và các phương

tiện vận chuyển phải bắt nguồn từ Ontario. Dự luật năng lượng Waxman-

Markey sẽ cung cấp đến 65 tỷ USD tiền trợ cấp từ 2012 đến 2020 cho các

chương trình về hiệu suất năng lượng cấp bang và chính quyền địa phương.

Lĩnh vực giấy và bột giấy của Mỹ đã nhận được khoản trợ cấp 7 tỷ USD, làm

bóp méo thị trường các sản phẩm từ rừng; phản ứng lại với việc này, Canada

đã cung cấp 1 tỷ USD cho các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy của mình…

3.3.2. Chính sách và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại

Canada - Mỹ

Canada là một trong những nền kinh tế thành công và thịnh vượng nhất

trên thế giới. Một lý do quan trọng cho thành công này là việc khai thác sức

mạnh của thương mại và đầu tư. Canada cam kết tự do thương mại và phụ

thuộc nhiều vào thương mại quốc tế để duy trì sự thịnh vượng của quốc gia,

nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Trên thực tế hiện nay thương

mại chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Canada, và

một trong năm việc làm của Canada được tạo ra có liên quan trực tiếp đến

xuất khẩu.

Về chính sách thương mại đa biên: Tổ chức thương mại thế giới là nền

tảng của chương trình nghị sự về chính sách thương mại của Canada và là

một diễn đàn chính giúp thu hút các đối tác kinh doanh của mình. Tại WTO,

Canada nỗ lực hướng tới việc mở rộng và hiện đại hóa hệ thống thương mại

đa phương, điều này rất quan trọng đối với một nền kinh tế mở và phụ thuộc

vào thương mại như Canada.

Trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ, sự tương đồng và hợp tác

chặt chẽ giữa hai nước thông qua FTA, NAFTA đã làm cho sự phụ thuộc lẫn

nhau khá chặt chẽ, khiến cho việc phối hợp chính sách có thể không rõ ràng,

Page 107: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

100

có tác giả cho rằng, “không có chính sách riêng nào của Mỹ đối với Canada,

thay vào đó là một số chính sách áp dụng vào những thời điểm khác nhau”

[85]. Trong 22 năm qua, NAFTA đã loại bỏ các loại thuế cơ bản đối với tất cả

các loại hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc qua lại biên giới,

giải quyết các hàng rào phi thuế quan nhất định và cung cấp các cơ chế chính

thức để giải quyết tranh chấp. Hiện nay hai nước đang thúc đẩy phê chuẩn

TPP, hiệp định này sẽ mang lại cơ hội tăng cường hội nhập NAFTA và các

chuỗi cung ứng. Các quy định về nguồn gốc xuất xứ của NAFTA được cập

nhật và sửa đổi định kỳ nhằm phản ánh sự thay đổi về phương thức sản xuất

và mô hình cung ứng, cũng như các điều chỉnh về phân loại thuế quan theo hệ

thống phân loại hàng hóa HS.

Mặc dù hầu hết thuế nhập khẩu đã được loại bỏ theo quy định của

NAFTA, sự khác biệt trong quy định hiện vẫn là rào cản đối với thương mại,

cạnh tranh và đổi mới. Theo đó, chương trình nghị sự của Canada đã thay đổi

bằng cách làm cho các quy định trong một loạt ngành tương thích và ít phiền

toái hơn giữa Canada và Mỹ, trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn cao về sức

khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2011, Thủ

tướng Canada Stephen Harper và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thành lập

Hội đồng hợp tác quản lý (RCC) nhằm mục đích hướng tới giảm thiểu sự

khác biệt trong quy định giữa hai nước, tạo điều kiện hợp tác chặt chẽ hơn để

phát triển các cách tiếp cận thông minh và hiệu quả đưa nền kinh tế Mỹ và

Canada trở nên mạnh hơn và cạnh tranh hơn, trong khi đáp ứng các trách

nhiệm cơ bản là đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của người dân. Ban đầu RCC

gồm 29 sáng kiến thúc đẩy cách tiếp cận mới để hợp tác và phục vụ như là

một khuôn mẫu cho những nỗ lực trong tương lai giữa Canada và Mỹ. Kế

hoạch hành động chung ban đầu cung cấp một cơ hội để tăng cường hợp tác

Canada-Mỹ thông qua việc xác định các vấn đề pháp lý cụ thể và những thách

thức mà các cơ quan ở cả hai bên biên giới cùng nhau giải quyết hoặc cải

thiện; sử dụng một loạt các công cụ, chẳng hạn như tăng cường hợp tác kỹ

thuật, phát triển chung và công nhận tiêu chuẩn…29 sáng kiến này phủ rộng

trên một loạt các lĩnh vực quản lý về nông nghiệp, thực phẩm, giao thông vận

Page 108: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

101

tải, y tế, môi trường tới các lĩnh vực mới công nghệ vật liệu nano, đồng thời

đảm bảo rằng nhà quản lý xem xét đến thực tế cụ thể của doanh nghiệp nhỏ.

Một Kế hoạch hành động chung (Joint Action Plan) ban đầu đã được

đưa ra vào tháng 12 năm 2011 để tìm ra cách tiếp cận mới về hợp tác quản lý

giữa Canada - Mỹ và thông báo cho các ban ngành ở cả hai nước cách thực

hiện hợp tác quản lý theo một cách toàn diện hơn. Kế hoạch chuyển tiếp

chung (Joint Forward Plan) vào tháng 8 năm 2014 khởi động một cách hợp

tác quản lý mới.

Chi tiết công việc này được vạch ra trong 12 tuyên bố quản lý đối tác

(Regulatory Parnership Statements - RPS) được đưa ra vào tháng 5 năm 2015

giữa 16 cơ quan ban ngành liên quan. Các nhà lãnh đạo liên bang cũng công

bố kế hoạch làm việc chung về các lĩnh vực hợp tác như các sản phẩm y tế, an

toàn thực phẩm, an toàn vận tải, nuôi trồng thủy sản, các sáng kiến về an toàn

lao động và môi trường.

Kế hoạch hành động về vành đai an ninh và cạnh tranh kinh tế đưa ra

một lộ trình thực tế cho các nỗ lực chung giữa Canada và Mỹ nhằm đảm bảo

cho biên giới giữa hai nước trở nên an toàn và mở rộng hơn. Kế hoạch hành

động biên giới được đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu của Tầm nhìn chung về

vành đai an ninh và cạnh tranh kinh tế, hướng Canada và Mỹ tới hợp tác

chung về biên giới để sớm giải quyết các đe dọa, thúc đẩy cạnh tranh về kinh

tế, tạo việc làm và thịnh vượng. Kế hoạch hành động biên giới bao gồm 32

sáng kiến và sẽ cải thiện khả năng quản lý rủi ro về an ninh ở cả hai nước,

đồng thời vẫn tạo thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa, người và dịch vụ. Một

thành tựu quan trọng trong phát hiện sớm mối đe dọa bao gồm tiến độ thực

hiện một hệ thống chia sẻ thông tin xuất nhập cảnh dọc theo biên giới đất liền

giữa Canada và Mỹ. Tiến bộ về việc cải thiện thực thi luật xuyên biên giới

được minh chứng qua triển khai đội “tàu biển” ở Vancouver, BC/ Blaine,

Washington và Windsor, Ontario/Detroit, Michigan. Sáng kiến này cho phép

các đội thực thi pháp luật hàng hải qua biên giới để trở lại quá cảnh và trên

đường ra đường biển quốc tế, thực thi pháp luật của Canada ở vùng biển

Canada và luật pháp Mỹ trong vùng biển của Mỹ. Với việc tạo điều kiện

thuận lợi cho thương mại, hơn 250 triệu USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ

Page 109: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

102

tầng ở cả hai bên biên giới [156] và Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng biên giới

chung đầu tiên đã được công bố vào năm 2013, trong đó tăng cường khả năng

phối hợp đầu tư cơ sở hạ tầng biên giới tại hai quốc gia. Trong tháng 12 năm

2014, Canada và Mỹ đã hoàn thành một Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng biên

giới thứ hai trong đó đáng chú ý nhất là việc nâng cấp 25 cửa khẩu biên giới

đất liền, kế hoạch này được thực hiện vào tháng 2 năm 2015. Ngoài ra, các

chương trình du lịch đáng tin cậy được mở rộng với chương trình Nexus.

Trong Kế hoạch hành động ngoài biên giới, Canada và Mỹ đã đồng ý

thực hiện một số sáng kiến về thông quan trước, bao gồm cả đàm phán một

hiệp ước thông quan trước mới trên đất liền, biển và đường sắt, xem xét lại

các thỏa thuận hàng không hiện tại. Trên cơ sở đó, ngày 16 tháng 3 năm 2015

hai nước đã ký một hiệp định toàn diện về thông quan trước đất liền, biển,

đường sắt và hàng không. Khi có hiệu lực, Hiệp định mới này sẽ thay thế

Hiệp định vận tải hàng không hiện có và sẽ thay thế hiệp định về vận tải hàng

không thông quan trước hiện có…

Về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại Canada - Mỹ

Mặc dù quan hệ thương mại Canada - Mỹ được đánh giá là thành công

nhất thế giới, nhưng do hai nước có một số khác biệt quan trọng trong chính

sách kinh tế và phản ứng khác nhau với điều kiện kinh tế thế giới, nên vẫn

tồn tại một số bất đồng. Đến nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước

thường được quản lý và giải quyết thông qua các ủy ban, diễn đàn tư vấn

song phương, áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của NAFTA, hoặc

cùng thỏa thuận, kí kết các hiệp định chung để không ảnh hưởng đến mối

quan hệ thương mại giữa hai nước; ngoài ra, trong trường hợp hai nước

không thể giải quyết được khác biệt thông qua tham vấn, hai nước đã dựa vào

các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Có thể lấy thể chế quản lý thương

mại nông sản làm một ví dụ minh chứng cho nhận xét trên (xem bảng 3.12).

Page 110: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

103

Bảng 3.12. Các thể chế quản lý quan hệ thương mại nông sản Canada - Mỹ

Song phương

Ủy ban tư vấn

Canada - Mỹ về

nông sản (CCA)

Mục đích của CCA là:

1, Cung cấp một diễn đàn cấp cao để tăng cường quan hệ thương mại

nông nghiệp song phương giữa Canada và Mỹ thông qua hợp tác và điều

phối

2, Tạo điều kiện thảo luận và hợp tác về các vấn đề liên quan đến

thương mại nông sản giữa hai nước bao gồm, nhưng không giới hạn:

A, Thương mại nông sản và tiếp cận thị trường

B, Các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch thực vật

C, hợp tác trong lĩnh vực cùng quan tâm trong lĩnh vực nông sản

Nhóm tư vấn tỉnh-

bang (PSAG)

Mục đích của PSAG là nhằm cung cấp một diễn đàn để các nhà sản xuất và

xuất khẩu có thể đưa ra các vấn đề thương mại nông sản song phương giải

quyết tại chính quyền địa phương và bang của họ.

Hiệp định thương

mại tự do Canada -

Mỹ(CUSTA/FTA)

Ban thư ký

chung:Các lĩnh vực

của Canada và Mỹ

Một cơ quan quản lý hành chính tương tự như Ban thư ký NAFTA đã được

hợp nhất thành cơ cấu thể chế của NAFTA. Các lĩnh vực của Canada và

Mỹ trở thành các lĩnh vực quốc gia Canada và Mỹ trong NAFTA.

Ba bên

Ban thư ký Hiệp

định thương mại tự

do Bắc Mỹ

(NAFTA)

Ban thư ký NAFTA bao gồm ba phần đại diện cho ba quốc gia ký kết

NAFTA: Canada, Mexico và Mỹ

Ban thư ký NAFTA quản lý các quy trình giải quyết tranh chấp được quy

định trong chương 14, 19 và 20 trong NAFTA, và các trách nhiệm liên

quan đến các điều khoản giải quyết tranh chấp trong chương 11.

Hội đồng Hiệp định

thương mại tự do

Bắc Mỹ

Hội đồng NAFTA là một cơ chế cấp bộ trưởng họp thường niên, có trách

nhiệm giám sát việc thực hiện NAFTA, đảm bảo sự phát triển của tổ chức

này.

Ủy ban về thương

mại nông sản của

NAFTA

Chức năng của Ủy ban này bao gồm:

A, Giám sát và thúc đẩy hợp tác về thực hiện và giám sát Điều khoản 19

B, Cung cấp một diễn đàn để các bên tham khảo ý kiến về các vấn đề

liên quan đến lĩnh vực này ít nhất nửa năm một lần và khi các bên có thỏa

thuận khác

C, Báo cáo hàng năm cho Ủy ban về việc thực hiện lĩnh vực này

Ủy ban tư vấn về Tranh chấp thương mại Private liên quan đến hàng hóa

nông sản, bao gồm những người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong

giải quyết tranh chấp thương mại tư nhân trong thương mại nông sản. Ủy

ban tư vấn báo cáo và đưa ra các khuyến nghị cho Ủy ban này vì sự phát

triển của các hệ thống trong lãnh thổ của mỗi bên nhằm đạt được cách giải

quyết hiệu quả và nhanh chóng các vấn đề tranh chấp, tính đến cả các

trường hợp đặc biệt, bao gồm cả tính chất nhanh hỏng của một số hàng

nông sản.

Ủy ban về các biện

pháp vệ sinh và kiểm

dịch thực vật Hiệp

định thương mại tự

do Bắc Mỹ

(NAFTA)

Ủy ban này thúc đẩy:

A, tăng cường an toàn thực phẩm, cải thiện các điều kiện vệ sinh và kiểm

dịch thực vật trong các vùng lãnh thổ của các bên.

B, các hoạt động của các bên theo điều khoản 713 và 714

C, hợp tác chuyên môn giữa các bên, bao gồm cả hợp tác trong phát

triển, ứng dụng và thực hiện các biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch thực vật

D, tư vấn các vấn đề cụ thể liên quan đến biện pháp vệ sinh hoặc kiểm

dịch thực vật

Đa phương

Ủy ban nông nghiệp

của Tổ chức thương

mại thế giới (WTO)

Ủy ban này giám sát việc thực thi các cam kết các lịch trình trong nước.

Quá trình xem xét dựa trên thông báo của các thành viên, chi tiết sẽ được

Ủy ban quyết định. Ủy ban nhận thông báo chi tiết về các biện pháp hỗ trợ

mới mà tình trạng thể loại màu xanh lá cây đang được tuyên bố, và bất kỳ

Page 111: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

104

sửa đổi nào đối với một chương trình màu xanh lá cây.

Các điều khoản giải quyết tranh chấp WTO áp dụng cho các tranh chấp

phát sinh từ Hiệp định nông nghiệp.

Ủy ban Vệ sinh và

kiểm dịch thực vật

(SPS) của WTO

Ủy ban SPS:

•Hoạt động theo Hiệp định SPS của WTO.

•Cung cấp một diễn đàn thường xuyên cho các tham vấn trong WTO về tất

cả các vấn đề SPS.

•Tạo điều kiện cho việc tăng cường an toàn thực phẩm và điều kiện vệ sinh

quốc tế, thúc đẩy sự hài hoà và thích ứng của biện pháp SPS, và thúc đẩy

hợp tác kỹ thuật và tư vấn, bao gồm tham vấn về các tranh chấp liên quan

đến các biện pháp SPS (Điều 12).

Các quy định của GATT 1994 Điều XXII và XXIII được chi tiết hóa trong

Quy định WTO về giải quyết tranh chấp áp dụng cho việc tham vấn và giải

quyết tranh chấp. Trong một tranh chấp theo Hiệp định SPS, một ủy ban

tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia được lựa chọn bởi bảng tham khảo ý

kiến với các bên tham gia về tranh chấp này (Điều 11)

Ủy ban các hàng rào

kỹ thuật đối với

thương mại (TBT)

của WTO

Các hoạt động trong Hiệp định WTO TBT

Tồn tại trong khuôn khổ WTO như một diễn đàn cho việc tham vấn về tất

cả các rào cản kỹ thuật đối với các vấn đề thương mại.

Cung cấp cơ hội dể thảo luận bất cứ vấn đề nào liên quan đến hoạt động

của Hiệp định (Điều 13)

Bất kỳ bất đồng nào liên quan đến hoạt động của Hiệp định thực hiện trong

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và theo các điều khoản của GATT

1994 Điều XXII và XXIII được soạn thảo bởi Bản ghi nhớ về các nguyên

tắc và thủ thục giải quyết tranh chấp. Một hội đồng giải quyết tranh chấp có

thể hoặc chủ động hoặc theo yêu cầu của một bên tranh chấp, thành lập và

nhận lời khuyên từ các chuyên gia kỹ thuật (Điều 14 và Phụ lục 2)

Nhóm “Quad” Các thành viên Nhóm “Quad” bao gồm nhóm các nước phát triển trong

WTO: Canada, Mỹ, EU, Nhật Bản

Diễn đàn Quad – là một cuộc họp không chính thức theo quý của Bộ trưởng

thương mại liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, và Mỹ

Nhóm Quint Thành viên của Nhóm Quint gồm: Australia, Canada, Mỹ, Nhật Bản

Quốc gia

1. Canada

Bộ ngoại giao và

thương mại quốc tế

Canada

Bộ Ngoại giao và thương mại quốc tế Canada thương lượng và quản lý các

hiệp định và quy tắc thương mại của Canada.

Tòa án thương mại

quốc tế Canada

(CITT)

CTII tiến hành điều tra về:

- xem hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc trợ cấp có đang gây ra thiệt

hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không

- Khiếu nại của các nhà cung cấp tiềm năng liên quan đến việc mua

sắm của chính phủ liên bang được quy định trong NAFTA, Hiệp

định về thương mại nội bộ và Hiệp định của Tổ chức thương mại

thế giới về mua sắm chính phủ.

Hải quan Canada và

cơ quan thu thuế

Canada (CCRA)

CCRA khuyến khích tuân thủ luật và các quy định về thuế, thương mại và

biên giới của Canada.

Nhánh quản lý hải quan và thương mại chịu trách nhiệm về các dịch vụ

biên giới bao gồm thúc đẩy, kiểm tra, tạm giam, và các hoạt động thực thi

tại tất cả các cảnh nhập cảnh; điều hành chính sách thương mại bao gồm

thỏa thuận về chính sách thương mại đa phương và khu vực, các công cụ

chính sách thương mại khác, và các chương trình giảm thuế.

Nông nghiệp và

Nông phẩm Canada

(AAFC)

(AAFC) là bộ nông nghiệp Canada, có chức năng giám sát bốn cơ quan và

hai tập đoàn: Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada, Hội đồng ngũ cốc

Canada, Ủy ban các sản phẩm nông sản quốc gia, Tạp chí Tòa án, Ủy ban

sữa Canada, Farm Credit Canada.

Hội đồng ngũ cốc Đây là một tổ chức liên bang Canada chịu trách nhiệm việc quy định các

Page 112: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

105

Canada tiêu chuẩn về chất lượng ngũ cốc Canada.

Cơ quan kiểm tra

thực phẩm Canada

(CFIA)

Việc tành lập CFIA vào tháng 4 năm 1997 đem việc kiểm tra và các dịch

vụ liên quan trước đây được cung cấp thông qua các hoạt động của bốn cơ

quan chính phủ liên bang: Nông nghiệp và Nông phẩm Canada, Thủy sản

và Đại dương Canada, Y tế Canada, và Công nghiệp Canada. CFIA củng cố

việc cung cấp tất cả các chương trình kiểm tra y tế liên bang về thực phẩm,

động vật và cây trồng

Ủy ban các sản

phẩm nông sản quốc

gia (NFPC)

NFPC đánh giá các hoạt động của : các cơ quan quốc gia điều hành hệ

thống tiếp thị về các sản phẩm gia cầm và trứng; các cơ quan xúc tiến

nghiên cứu.

Hội đồng sữa quốc

gia (CDC)

CDC là một tập đoàn đóng vai trò trung tâm trong ngành công nghiệp sữa

của Canada.

Mỹ

Đại diện thương mại

Mỹ (USTR)

USTR triển khai và thực hiện các chính sách thương mại của Mỹ

Ủy ban thương mại

quốc tế Mỹ (USITC)

USITC xác định xem ngành công nghiệp của Mỹ có bị tổn thương bởi việc

bán phá giá hoặc trợ cấp sau một quyết định của các Bộ thương mại về việc

liệu các khoản trợ cấp bị cáo buộc bán phá giá hoặc thực sự xảy ra không,

nếu có thì ở cấp độ nào.

USITC làm cho các quyết định trong điều tra liên quan đến hoạt động

không lành mạnh trong thương mại nhập khẩu. Nếu họ tìm ra được một

hành vi vi phạm pháp luật thì có thể yêu cầu loại trừ sản phẩm nhập khẩu từ

Mỹ

Bộ nông nghiệp Mỹ

(USDA)

USDA giám sát nhiều cơ quan bao gồm Cơ quan dịch vụ nông sản, Dịch vụ

nông nghiệp nước ngoài, Cơ quan quản lý rủi ro, và Dịch vụ kiểm tra an

toàn thực phẩm.

Dịch vụ nông nghiệp

nước ngoài (FAS)

FAS chịu trách nhiệm cơ bản đối với các hoạt động ở nước ngoài của

USDA – phát triển thị trường, các hiệp định và thỏa thuận thương mại quốc

tế , thu thập và phân tích các số liệu và thông tin thị trường. FAS cũng quản

lý đảm bảo tín dụng xuất khẩu và các chương trình hỗ trợ thực phẩm của

USDA.

Dịch vụ kiểm tra an

toàn thực phẩm

(FSIS)

FSIS:

- kiểm tra tất cả các sản phẩm thịt, gia cầm, trứng bán ở thị trường trong

nước và tái kiểm tra các sản phẩm nhập khẩu, xác nhận rằng các mặt hàng

này đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ

- đặt yêu cầu đối với các mặt hàng thịt và giết mổ gia cầm, hoạt động chế

biến, chẳng hạn như vệ sinh nhà máy và xử lý nhiệt.

- xét nghiệm vi sinh, hóa chất, và các loại ô nhiễm và tiến hành điều tra

dịch tễ học phối hợp với Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC)

- tiến hành các hoạt động thực thi để giải quyết các tình huống có các sản

phẩm không an toàn, không lành mạnh, hoặc không dán nhãn rõ ràng được

sản xuất hoặc bán trên thị trường.

- duy trì một hệ thống toàn diện về kiểm tra và kiểm soát nhập khẩu

- đánh giá thường niên hệ thống kiểm tra ở tất cả các nước đủ điều kiện để

xuất khẩu thịt và gia cầm sang Mỹ

Nguồn: [119]

Giải quyết tranh chấp là một mục tiêu lâu dài của Canada trong thương

mại quốc tế. Là một cường quốc vừa quan hệ với một cường quốc lớn hơn

như Mỹ, chính phủ Canada đã đẩy mạnh các quy tắc thương mại minh bạch

nằm trong lợi ích quốc gia của Canada cũng như trong lợi ích của hệ thống

thương mại rộng lớn hơn. Quan ngại của Canada đối với các quy tắc thương

mại và cơ chế giải quyết tranh chấp tăng nhanh sau khi kết thúc vòng đàm

Page 113: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

106

phán Tokyo năm 1979, khi mà Mỹ dần tăng cường các thủ tục không công

bằng về phòng vệ thương mại đặc biệt là đối xử với các thuế chống phá giá và

thuế đối kháng. Cả khu vực tư nhân và chính phủ ở Canada đều quan ngại các

hành động phòng vệ thương mại chống lại các sản phẩm như gỗ, cá và thịt lợn

làm đe dọa đến quan hệ thương mại hiện thời của Canada đối với Mỹ, và lo

ngại này nhanh chóng chuyển thành một quan ngại lớn về “an ninh tiếp cận”

đối với thị trường Mỹ. Cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và có tính ràng

buộc được xem như các biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết an ninh tiếp

cận, vì thế giải quyết tranh chấp trở thành một điều kiện thiết yếu về chính trị

đối với Canada trong các cuộc đàm phán Hiệp định FTA với Mỹ, và sau đó là

NAFTA.

Khi tranh chấp, bất đồng thương mại giữa Canada - Mỹ không thể giải

quyết được trong khuôn khổ thể chế song phương hay qua NAFTA, thì có thể

được chuyển đến WTO ví dụ, đáp lại những yêu cầu của WTO đặt ra cho Mỹ,

hai nước đàm phán một hiệp định về tạp chí giúp cho ngành công nghiệp xuất

bản của Mỹ dễ dàng tiếp cận với thị trường Canada, và Canada đã sửa đổi luật

về bằng phát minh sáng chế nhằm tăng cường việc bảo vệ bằng sáng chế tới

20 năm. Canada phản đối luật phòng vệ thương mại của Mỹ trong các cơ chế

giải quyết tranh chấp tại NAFTA và WTO. Trong số đó, có các hành động

của chính phủ Mỹ liên quan đến cấm nhập khẩu gỗ xẻ mềm từ Canada hay

việc Mỹ cấm nhập khẩu bò từ Canada vì cho rằng bệnh bò điên có xuất xứ từ

nước này. Hai nước cũng thực hiện một thoả thuận toàn diện về gỗ xẻ mềm

vào cuối năm 2006. Mỹ đang thúc ép Canada tăng cường các luật và việc thực

thi luật về sở hữu trí tuệ.

Canada và Mỹ đã giải quyết một tranh chấp WTO về các sản phẩm bơ

sữa trong năm 2003. Hai nước cũng đã giải quyết được các vấn đề quan trọng

liên quan đến ngành công nghiệp cá. Canada và Mỹ đã ký một Hiệp định về

cá hồi vào năm 1999 và ký Hiệp định về cá hồi trên sông Yukon vào năm

2001, thực hiện một hệ thống quản lý tài nguyên hiệu quả và công bằng ở dọc

bờ biển phía Tây.

Hiện nay, cả Canada và Mỹ đều đã cố gắng đạt được thỏa thuận về việc

phân chia các tài nguyên tại ranh giới đường bờ biển. Cả hai nước cũng có

Page 114: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

107

một hiệp ước về quản lý đầu mối cá ngừ ở Thái Bình Dương, và hợp tác chặt

chẽ hơn trong vấn đề trao đổi thủy sản giữa hai nước và quốc tế.

Trong trường hợp về bệnh bò điên ở Mỹ bị cho là có nguồn gốc từ

Canada khiến việc nhập khẩu thịt bò của các nước từ cả Mỹ và Canada đều bị

tác động xấu. Năm 2004, chính phủ Canada và Mỹ đã thông báo về việc chú

trọng vào loại bỏ bệnh bò điên, và loại bỏ mối nguy hại tại các khu chăn nuôi.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 2004, cơ quan kiểm tra thực phẩm của Canada đã

đưa ra điều chỉnh mới và có hiệu lực từ năm 2005. Chính phủ Mỹ cũng thực

thi các tiêu chuẩn mới đó một cách triệt để để loại bỏ bệnh dịch này.

Theo các quy định của NAFTA, Canada và Mỹ cùng tiến hành chiến

dịch hạn chế bệnh bò điên. Từ năm 2003, Canada và Mỹ đã tăng cường hệ

thống đo lường để giới hạn sự lan rộng của dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe con

người. Các tiêu chuẩn đo lường do các nhóm chuyên gia quốc tế đã nghiên

cứu và đưa ra bao gồm việc loại bỏ thịt bò ra khỏi các chuỗi cửa hàng ăn, tăng

cường quản lý, đặc biệt là việc dán nhãn xuất xứ.

Trong trường hợp gỗ xẻ mềm:

Sau nhiều tranh cãi về gỗ xẻ mềm, hai nước đã đi đến một thỏa thuận

vào tháng 4 năm 2006. Theo các điều khoản sơ bộ, Mỹ sẽ nâng trách nhiệm

đưa ra giá gỗ nằm ở mức giá cả thông thường. Nếu giá thấp hơn giá thông

thường sẽ áp dụng chế độ cấp hạn ngạch, hoặc thuế xuất khẩu hỗn hợp cho gỗ

của Canada. Theo một phần của thỏa thuận, hơn 5 tỷ USD thuế đối kháng mà

Mỹ đã thu có thể sẽ phải hoàn lại cho Canada. Hiệp định về gỗ xẻ mềm 2006

ra đời trong việc giải quyết các tranh chấp về hàng hóa tại Hiệp hội trọng tài

quốc tế London (London Court of International Arbitration). Vào tháng 4 năm

2007, Mỹ yêu cầu hội ý với Canada về nhiều điều khoản trong Hiệp định này

vì Mỹ cho rằng Canada không điều chỉnh mức độ xuất khẩu của mình theo

đúng mức tiêu thụ của thị trường Mỹ. Nếu Canada thực hiện các điều trên thì

các nhà sản xuất ở Bristist Colombia và Alberta được hoàn thuế xuất khẩu.

Ngoài ra, các tranh chấp về vấn đề chống bán phá giá, chống trợ cấp nông

nghiệp hay thuế đối kháng thường được Mỹ và Canada đem phân xử tại Ủy

ban thương mại của WTO.

Page 115: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

108

Trong tranh chấp về gỗ xẻ mềm, Canada đã theo đuổi cả quy định của

NAFTA và WTO để chính thức phản đối quyết định áp đặt thuế chống bán

phá giá và thuế đối kháng của Mỹ vào xuất khẩu gỗ xẻ mềm của Canada.

Về vấn đề “Mua hàng Mỹ” do Chính phủ Mỹ đưa ra dự tính thực hiện

trong vòng 25 năm đã bị báo chí Canada phản đối, nhưng khi đó Canada chưa

có phương án ứng phó. Do đó phương án được đề xuất là “Mua hàng

Canada” nhanh chóng được đưa ra, với chính sách ưu tiên là hàng năm bỏ ra

1 tỷ USD để mua hàng hóa trong nước. Theo thời báo Tài chính Anh, hội

đồng Thành phố Ontario của Canada đã thông qua hiệp định “Không mua

hàng Mỹ”, một quyết định để loại trừ sản phẩm sản xuất từ Mỹ trong các dự

án của họ.

Lợi thế về chi phí của Canada trên nước Mỹ đang bị xói mòn do đồng

USD tăng giá và biên giới thắt chặt, trong khi đó các đối tác thương mại khác

của Mỹ thì đang tăng cường xâm nhập vào thị trường Mỹ, và quan điểm về

chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên ở nước Mỹ, ví dụ như vấn đề “mua hàng Mỹ”.

Tất cả các sự việc này càng nhấn mạnh Canada cần tăng cường vị trí cạnh

tranh của mình trên nước Mỹ, bắt đầu bằng việc cải thiện vấn đề biên giới.

Đến nay, nói chung các thủ tục giải quyết tranh chấp của FTA và

NAFTA được đánh giá là hoạt động hiệu quả. Ở cấp độ chính trị, nhận định

của quan chức chính phủ từ hai nước về cơ chế giải quyết tranh chấp của hiệp

định này nói chung khá tích cực, mặc dù cũng có một số chỉ trích từ phía

Quốc hội Mỹ. Cơ chế giải quyết tranh chấp có thể được chia làm 3 mục: 1 là

một cơ chế giải quyết tranh chấp chung được quy định trong chương 18 ở

FTA (ở NAFTA là chương 20), 2 là các điều khoản trong các lĩnh vực cụ thể

để phân xử và giải quyết tranh chấp, đặc biệt là liên quan đến các biện pháp tự

vệ, và 3 là cơ chế giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá và thuế đối

kháng được quy định trong chương 19 của cả FTA và NAFTA.

Tuy các tranh chấp, bất đồng thương mại giữa hai nước được giải quyết

nhưng chưa thực sự thỏa đáng và để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế

Canada. Ví dụ như, trong bất đồng về gỗ xẻ mềm, hai nước đã thống nhất

được một hiệp định vào năm 2006, thế nhưng thang đối chiếu thuế (khi giá gỗ

giảm, thuế tăng) đã để lại cho ngành công nghiệp gỗ xẻ của Canada (đặc biệt

Page 116: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

109

là ở miền Tây) điêu đứng khi ngành xây dựng nhà ở của Mỹ giảm nhẹ sau đó,

khiến giá gỗ xẻ giảm. Tương tự, đối với bất đồng về bệnh bò điên, hai nước

đã có được giải pháp giải quyết hai năm sau đó, thế nhưng thị trường thịt bò

và gia súc của Canada sẽ không bao giờ phục hồi hoàn toàn [27: tr.25].

Một vấn đề mà Canada vẫn chưa giải quyết được là làm thế nào để dàn

xếp các tranh chấp thương mại và đối phó với các hoạt động phòng vệ thương

mại có tính chất trả đũa của Mỹ. Mặc dù một số người lưu ý rằng có rất ít

tranh chấp bất đồng trong quan hệ thương mại do hệ thống các cơ chế giải

quyết tranh chấp hiện vận hành tốt, thế nhưng đa số lại cho rằng Canada cần

phải có các biện pháp hiệu quả hơn để giải quyết các tranh chấp đó. Nhiều

người khác lại cho rằng Canada và Mỹ cần một cơ chế giải quyết tranh chấp

cố định, dài hạn hơn, chẳng hạn như một tòa án tranh chấp thương mại [56].

Tuy nhiên quan điểm dễ chấp nhận nhất là giải quyết tranh chấp thông qua

các quy định chung của Tổ chức thương mại thế giới. Một cách khác để đối

phó với các trở ngại từ phòng vệ thương mại là phải thay thế các luật về

chống bán phá giá với các luật (chính sách) cạnh tranh chung. Việc bán phá

giá hàng hóa khi đó sẽ được giải quyết thông qua các điều khoản định giá để

bán phá giá.

Hơn thế nữa, hệ thống giải quyết tranh chấp mà Canada có được thông

qua NAFTA phần nào chỉ dựa trên quy tắc. Một số quy tắc còn để nhường

chỗ cho can thiệp về chính trị và kết quả là Canada và cả Mexico vẫn dễ bị

tổn thương với các tác động bất lợi từ sức mạnh và các quyết định của

Mỹ.Trong khi hệ thống điều hành quan hệ song phương là một hệ thống giải

quyết tranh chấp dựa trên quy tắc, nhưng không phải tạo ra hay áp dụng luật

mới mà lại dựa trên một tập hợp đủ các luật đặt và định quyền hạn nhiệm vụ:

luật về chống phá giá và đối kháng riêng của ba nước thành viên NAFTA.

Mặc dù các quy tắc này đều có xu hướng hoạt động trong mọi thời điểm,

nhưng các tranh chấp có tính chất chính trị hóa cao liên quan đến các lợi ích

kinh tế lớn (ví dụ tranh chấp về gỗ xẻ mềm và thép) tiếp tục cho thấy những

hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong chương 19 và

tính nhạy cảm không thể tránh được về các áp lực chính trị. Hơn 80% các

tranh chấp trong NAFTA liên quan đến chống bán phá giá và thuế đối kháng.

Page 117: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

110

Hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp trong Chương 20 NAFTA:

Các thủ tục trong chương này không thể hiện là một cơ chế giải quyết tranh

chấp hiệu quả và chỉ được sử dụng 3 lần kể từ khi NAFTA bắt đầu có hiệu lực

[146: tr.27]. Nhiều bằng chứng cho thấy chương 20 chỉ có ích trong ít trường

hợp khi các xung đột đó không thể được thực hiện trong WTO vì chỉ liên

quan đến các quyền và nghĩa vụ của NAFTA. Đặc biệt, hạn chế lớn của

chương 20 là cơ chế giải quyết tranh chấp không kết nối các bên vào tranh

chấp cụ thể. Các cơ chế giải quyết tranh chấp có thể có một vai trò quan trọng

trong việc ngăn ngừa các xung đột mới, chứ khi bất đồng đã xảy ra thì các cơ

chế này phải được xem xét trước khi có thể đem thi hành.

Mục đích chính của chương 11 (30) là thúc đẩy dòng đầu tư giữa các

nước thành viên thông qua việc thiết lập các quy tắc nhằm bảo vệ các nhà đầu

tư khỏi các biện pháp có tính phân biệt đối xử (ví dụ các biện pháp phân biệt

đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài) và các biện pháp bóp

méo thị trường từ chính phủ nước chủ nhà. Yếu tố gây tranh cãi nhất của

chương 11 là quá trình giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước.

Page 118: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

111

TIỂU KẾT

Qua nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ từ năm

2001 đến nay, có thế rút ra một số nhận xét sau:

Nhìn chung, tăng trưởng thương mại song phương Canada - Mỹ trong

thập kỷ qua cho thấy tốc độ tăng đạt được trong những năm 1990 đang chậm

lại. Trong khi đó, thương mại năng lượng tiếp tục tăng. Thương mại trong

hàng chế tạo, bao gồm cả vận tải, hóa chất, và thiết bị đã giảm từ năm 2005;

chỉ có 4 trong số 21 ngành chế tạo ở Canada có mức tăng nhẹ [28]. Có vẻ các

doanh nghiệp Canada đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, ví dụ như

trong khu vực ngân hàng, nhưng một vài xu hướng hiện nay không khẳng

định chắc chắn triển vọng tốt đẹp cho tăng giao dịch thương mại Canada -

Mỹ. Một trong những thách thức lớn nhất đối với tương lai xuất khẩu của

Canada sang Mỹ là giá CAD tương đối cao. Vì khi CAD cao sẽ khiến nhu cầu

về hàng hóa Canada ở Mỹ giảm do cạnh tranh về giá so với hàng hóa cùng

loại của các quốc gia khác xuất khẩu tới Mỹ.

Nhìn vào số liệu quan hệ thương mại giữa hai nước trong thập kỷ qua,

Canada luôn có thặng dư về thương mại hàng hóa nhưng lại thâm hụt về

thương mại dịch vụ với nước Mỹ. Canada là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho

hầu hết các bang của Mỹ, tất cả các bang đều có lợi từ quan hệ thương mại

với Canada.

Cả giá trị xuất và nhập khẩu của Canada tới Mỹ từ đầu thế kỷ XXI đến

nay đều tăng so với những năm 1990, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì có sự suy

giảm rõ rệt (xem bảng 3.1 và hình 3.1). Có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy

nhiên, một lý do quan trọng là cả Canada và Mỹ đều đa dạng hóa các đối tác

thương mại của mình, do cạnh tranh từ các nước như Trung Quốc, Mexico và

Đông Nam Á. Sự cạnh tranh gia tăng từ các đối tác này đặc biệt xảy ra trong

các lĩnh vực viễn thông và thiết bị máy tính, các loại phương tiện và đồ trang

sức.

Về tranh chấp bất đồng, nhìn chung so với tổng kim ngạch thương mại

song phương thì tỷ lệ tranh chấp thương mại Canada - Mỹ chỉ ở mức tương

Page 119: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

112

đối thấp (khoảng 2%). Tuy nhiên, do quy mô của quan hệ thương mại rất lớn

nên các tranh chấp đó cũng tác động đáng kể đến hai nước. Đến nay, một số

tranh chấp đã được giải quyết xong, có những tranh chấp đã được giải quyết

một phần, nhưng vẫn còn một số bất đồng còn chưa giải quyết được và tác

động nghiêm trọng đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Đa số các tranh

chấp giữa hai nước được giải quyết theo quy định của NAFTA và WTO; tuy

nhiên, bản thân NAFTA và WTO vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được,

từ nguồn gốc xuất xứ đến cơ chế phòng vệ thương mại và các hạn chế về thu

mua chính phủ [105].

Page 120: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

113

CHƯƠNG 4

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA-MỸ

VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

4.1. Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ

4.1.1. Thuận lợi

Trải qua gần một thế kỷ, quan hệ Canada - Mỹ là mối quan hệ rất đặc

biệt trên thế giới mà ít có mối quan hệ song phương nào có được như vậy.

Hiện nay, hai quốc gia vẫn có mối quan hệ phát triển toàn diện. Chính quan

hệ phát triển toàn diện đó đã tạo nên sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa

Canada và Mỹ và sự đan xen lợi ích này là một nhân tố quan trọng đảm bảo

cho Canada không bị trả đũa khi có bất đồng về chính trị với nước Mỹ.

Trong thời gian tới, triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ vẫn

tiếp tục thuận lợi, chủ yếu do cả hai bên vẫn rất cần đến nhau cho sự phát

triển của mình:

Hai quốc gia có nhiều ràng buộc về lợi ích quan trọng, sức khỏe của

nền kinh tế Mỹ có tác động mạnh đến phát triển kinh tế Canada và ngược lại.

Canada là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho Mỹ. Canada cũng là nhà

cung cấp Urani cho công nghiệp năng lượng hạt nhân của Mỹ và Canada còn

là nguồn cung cấp khí tự nhiên và điện không thể thiếu đối với an ninh năng

lượng của Mỹ. Bên cạnh đó, hai nền kinh tế có sự giao thoa mạnh mẽ nên

hàng loạt các doanh nghiệp hai nước đã mở các dây chuyền sản xuất xuyên

biên giới. Canada còn là thị trường rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề

việc làm cho tất cả các bang của Mỹ. Đây được coi là lợi thế của Canada đối

với Mỹ, và đó cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ song

phương.

Đặc điểm quan hệ thương mại kết hợp cả tính bổ sung và thương mại

nội ngành đã tạo nên tính cần thiết phải duy trì quan hệ...Và điều này chính là

điểm thuận để hai bên tiếp tục hợp tác, khai thác lợi thế so sánh của nhau

thông qua quan hệ thương mại.

Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao: có nhiều yếu tố góp phần vào sự

phát triển đặc biệt của quan hệ Canada - Mỹ, trong đó quan hệ chính trị ngoại

Page 121: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

114

giao thân cận và phát triển đã tạo ra những mối quan hệ sâu rộng và không thể

thay đổi được giữa Canada và Mỹ. Quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước

dưới thời Thủ tướng Harper được đánh giá là có chiều hướng đi xuống, tuy

nhiên tình trạng này đã được cải thiện dưới thời Thủ tướng mới của Canada.

Ngay sau nhậm chức tháng 11/2015, Thủ tướng Trudeau đã đưa mục tiêu

củng cố quan hệ với Mỹ là ưu tiên hàng đầu, trong bài phát biểu về chính sách

đối ngoại đầu tiên của mình, ông đã khẳng định sẽ xây dựng lại lòng tin lẫn

nhau về chính trị và hợp tác trong mối quan hệ Canada - Mỹ. Thời điểm hiện

nay được coi là “tuần trăng mật” mới trong quan hệ Canada - Mỹ. Chuyến

thăm chính thức đến Mỹ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau theo lời mời

của Tổng thống Obama từ ngày 9-11/3/2016 diễn ra trong bối cảnh quan hệ

giữa hai nước đang bước vào thời kỳ phát triển tốt đẹp sau nhiều năm lạnh

nhạt dưới thời chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Harper. Chuyến thăm này mở

ra cơ hội phát triển quan hệ thương mại tốt đẹp giữa hai nước khi đã tuyên bố

giải quyết vấn đề tranh chấp thương mại lâu đời nhất và nan giải nhất giữa hai

nước, đó là vấn đề gỗ xẻ mềm. Hai nhà lãnh đạo cho rằng điều cốt lõi là cả

Mỹ và Canada cùng nhau hiểu được điều gì có lợi cho cả hai nền kinh tế và

thương mại vẫn là mối quan hệ quan trọng nhất của mỗi nước, do đó trọng

tâm của các cuộc hội đàm của chuyến thăm này là vấn đề thương mại, khẳng

định quyết tâm thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp định TPP mà Mỹ và Canada đã

cùng 10 nước châu Á-Thái Bình Dương đã ký ngày 5/10/2015 tại Mỹ. Đúng

như Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh: Hai nước đã thảo luận về cách

thức thúc đẩy hiệp định TPP trong thời gian tới. Hai nước đã tái khẳng định

quyết tâm triển khai một thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân

Mỹ và Canada đi lại, giao thương và đầu tư bằng việc nới lỏng các thủ tục hải

quan và nhập cư.

Trên lĩnh vực an ninh, xã hội: hai nước vẫn cần nhau để bảo vệ an ninh

quốc gia và an ninh khu vực. Trên lĩnh vực xã hội, hai nước có mối liên hệ rất

gần gũi mà không phải quốc gia nào cũng có được. Canada được xem như

“mặt tiền” của Mỹ. An ninh quốc gia của Mỹ phụ thuộc nhiều vào việc kiểm

soát đường biển và đường hàng không của Canada, vì hành lang phía Bắc

Page 122: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

115

ngày càng trở thành tuyến đường hàng hải nhộn nhịp và quan trọng đối với sự

phát triển của Mỹ.

Về mặt nhận thức của công chúng hai nước: Một cơ sở, tiền đề tạo nên

thuận lợi thúc đẩy quan hệ Canada - Mỹ nói chung và quan hệ kinh tế thương

mại giữa hai nước phát triển là do thái độ công chúng Canada hướng tới một

quan hệ gần gũi hơn với Mỹ; và ngược lại người Mỹ luôn có đánh giá rất cao

về người dân Canada, thường chiếm hơn 90%. Các bất đồng về chính sách

giữa hai nước trong vấn đề quốc phòng và đối ngoại hay về các vấn đề biên

giới và thương mại không làm thay đổi thực tế này. Người dân Canada đánh

giá cao quan hệ với Mỹ, chủ yếu do các lợi ích kinh tế mang lại. Các giá trị

liên quan đến mối quan hệ kinh tế này dường như vẫn còn ổn định đáng kể

trong những năm gần đây mặc cho những thăng trầm của quan hệ Canada -

Mỹ. Theo khảo sát năm 1990 thì có đến 71% người dân được hỏi cho rằng

Canada nên có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Mỹ, con số này đã tăng lên

79% trong một cuộc khảo sát năm 2000 [113].

Hơn nữa, cả người dân Canada và Mỹ đều ủng hộ chính sách hợp tác

kinh tế. Trong một cuộc khảo sát gần đây về quan điểm của người Canada và

Mỹ đối với tự do thương mại và NAFTA cho thấy dữ liệu đáng ngạc nhiên về

ủng hộ hội nhập thương mại [26]. Đáp lại tuyên bố “Thương mại giữa Mỹ,

Canada và Mexico sẽ tự do hơn”, 80% dân số Canada đã ủng hộ và con số

này ở Mỹ là 74% [30]. Ngay cả về vấn đề an ninh biên giới, người dân ở cả

hai nước đều ủng hộ hợp tác và hội nhập hơn đề nghị chính sách của chính

phủ họ. Ở Mỹ, 41% ủng hộ vành đai an ninh chung trong khi chỉ có 20% phản

đối; ở Canada, 43% ủng hộ trong khi 30% phản đối. Vì thế, cả hai chính phủ

sẽ cần phải nỗ lực để hướng tới hợp tác song phương sâu rộng hơn nhằm

giảm thiểu các rào cản thương mại.

Cả hai nước đều cam kết “giữ cho các dòng chảy thương mại qua biên

giới, trong khi duy trì một mức độ cao về an ninh”, can thiệp về mặt chính trị

cần được hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại [26: tr.2].

Nhìn chung, phương pháp tiếp cận của Canada để giải quyết quan hệ kinh tế

thương mại với Mỹ dựa trên các nguyên tắc sau: Tránh những ý tưởng lớn;

Tiến hành các nỗ lực thực dụng từng bước để làm mới mối quan hệ; Mở rộng

Page 123: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

116

trên các phương pháp tiếp cận thành công, ví dụ như Tuyên bố về Biên giới

thông minh; Khuyến khích hợp tác an ninh; Cùng hợp tác để hướng tới một

thuế quan chung; Xác định lợi ích chung trong các cuộc đàm phán thương

mại quốc tế và xây dựng mối quan hệ trong tất cả các cấp [26: tr.2].

Sự mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại Canada - Mỹ sẽ chịu tác

động mạnh bởi triển vọng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Canada và

kinh tế Mỹ. Kinh tế Canada tăng trưởng mạnh sẽ khiến cho nhu cầu tiêu thụ

hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tăng và từ đó tạo cơ hội phát triển quan hệ thương

mại lớn hơn giữa Canada và Mỹ và ngược lại. Triển vọng phát triển mạnh của

Canada thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ dành thêm nguồn lực vào sản xuất và

phân phối hàng hóa và dịch vụ Mỹ ở Canada.

Khi xem xét quan hệ kinh tế thương mại Canada - Mỹ, các doanh

nghiệp Canada không thể bỏ qua một thực tế là giao dịch thương mại Bắc -

Nam dễ dàng và thuận lợi hơn so với Đông - Tây do điều kiện địa lý, địa hình,

cơ sở hạ tầng và các rào cản thương mại giữa các tỉnh với nhau. Chính vì

thuận lợi đó, trong thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp Canada vẫn tiếp

tục chú ý xúc tiến, đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.

Trong thập kỷ qua, quan hệ thương mại và đầu tư Canada - Mỹ có vai

trò rất quan trọng đối với cả hai nước. Những tác động tích cực từ quan hệ

thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn vừa qua cũng sẽ là nền tảng tạo điều

kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển trong

thời gian tới. Một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp sẽ giúp củng cố tính cạnh tranh

của các nhà xuất khẩu, tạo ra và duy trì việc làm ở cả hai nước. Ví dụ, chỉ

riêng trong năm 2013, hơn 8 triệu việc làm của Mỹ phụ thuộc vào giao dịch

thương mại với Canada. Con số đó chiếm 4,4% tổng số công ăn việc làm của

Mỹ. Tất cả các bang đều có tác động tích cực về việc làm từ trao đổi thương

mại với Canada.

Quan hệ Canada - Mỹ rất cần thiết cho sự thịnh vượng và an ninh của

hai nước vì các lý do sau:

- Canada là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và ngược lại

Page 124: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

117

- Canada là nước cung cấp năng lượng lớn nhất cho Mỹ, và vì thế, góp

phần đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong

bối cảnh thế giới ngày càng cạn kiệt các nguồn năng lượng.

- Trên thực tế, các lợi ích về thương mại và an ninh của hai nước có thể

bổ sung cho nhau.

- Quan hệ giữa người dân hai nước với nhau đã hình thành nên quan hệ

Canada - Mỹ.

- Canada là đối tác an ninh tin cậy nhất của Mỹ, do lợi ích phát triển và

do hai nước có đường biên giới phi quân sự dài nhất và an toàn nhất thế giới.

Cụ thể, đối với Canada, bước sang thế kỷ XXI, trong chính sách phát

triển của mình, Canada xác định quan hệ thương mại tốt đẹp với Mỹ là yếu tố

then chốt. Điều này không chỉ giúp Canada phát triển kinh tế, tận dụng tốt

hơn các cơ hội hấp dẫn qua biên giới mà còn cải thiện vị thế của mình trên

trường quốc tế. Trên thực tế, mối quan hệ Canada - Mỹ đã phục vụ rất tốt cho

Canada. Năm 1962, John F. Kennedy đã nắm bắt được bản chất của mối quan

hệ này, ông nói với các nghị sĩ Canada rằng điều kiện địa lý đã làm cho chúng

tôi trở thành hàng xóm của nhau, lịch sử đã khiến hai nước trở thành những

người bạn của nhau, nhu cầu về an ninh đã biến hai nước trở thành đồng minh

của nhau, trong khi đó kinh tế đã tạo ra một quan hệ đối tác đặc biệt giữa hai

nước, khiến cho Canada phát huy hết được lợi thế của mình.

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với

Canada. Xét trên cơ sở lợi ích, cả Canada và Mỹ đều có sự ràng buộc và có

những lợi ích tương đồng. Các cơ hội, lợi ích cơ bản là: Mỹ là thị trường giàu

nhất thế giới và rất đa dạng, quan hệ thương mại với Mỹ giúp Canada có mức

tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn thông qua chuyên môn hóa kinh tế, chuyên

môn hóa xuất khẩu, phát triển các sản phẩm mới, đầu tư nước ngoài, và tăng

tính cạnh tranh. Việc tiếp cận với một thị trường lớn hơn khiến sản xuất hiệu

quả hơn và tăng trưởng nhanh hơn, thị trường lớn thúc đẩy đổi mới trong các

ngành công nghiệp của Canada, hơn nữa, thành công ở Mỹ cũng là một bàn

đạp để Canada thâm nhập các thị trường khác…

Quan hệ thương mại tốt đẹp với Mỹ sẽ giúp Canada triển khai, bổ sung

công nghệ mới và các sáng kiến đa dạng hóa và ngược lại. Người tiêu dùng ở

Page 125: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

118

Canada cũng có lợi do giá cả thấp hơn và các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng đa

dạng hơn.

Canada phụ thuộc vào Mỹ để tăng trưởng kinh tế [111]. Đối với

Canada, quan hệ kinh tế với Mỹ có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế do

khoảng 80% xuất khẩu của Canada là tới Mỹ và hơn 50% nguồn FDI vào

Canada là từ nước Mỹ. Mỹ thường là nước đầu tiên các doanh nghiệp Canada

nghĩ đến khi muốn xuất khẩu sản phẩm của họ, đây là một lựa chọn đúng đắn

do sự gần gũi về địa lý, tương đồng về văn hóa, đều là các thị trường tự do,

mức sống so sánh, và văn hóa kinh doanh cũng như các hoạt động kinh doanh

tương đồng; ngoài ra, do có NAFTA nên hầu hết các rào cản thương mại giữa

Canada và Mỹ đều đã được gỡ bỏ [34].

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ, các

doanh nghiệp Canada luôn phải tìm cách tiếp cận với các thị trường rộng lớn

hơn, và Mỹ là quan trọng nhất vì đây là thị trường lớn nhất, giàu có nhất,

năng động nhất và công nghệ hiện đại nhất. Với đặc điểm này, Canada sẽ có

các lợi ích quan trọng trong mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Mỹ, nắm bắt các

cơ hội từ nước Mỹ sẽ là công cụ quan trọng phát triển kinh tế Canada. Thị

trường Mỹ luôn có vai trò quan trọng đối với Canada, Mỹ là đối tác thương

mại lớn nhất và Mỹ cũng cung cấp nhiều vốn đầu tư và công nghệ hiện đại

cho Canada thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quá trình đầu tư lẫn nhau

vừa đảm bảo tính hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp vừa giúp các doanh

nghiệp của Canada duy trì khả năng cạnh tranh với những đối thủ từ các nền

kinh tế lớn khác.

Ngày 22 tháng 6 năm 2010, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, Bộ

trưởng thương mại Canada Peter Van Loan đã phát biểu với Phòng thương

mại Mỹ tại Canada rằng “Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất với

Canada, đem lại nhiều việc làm và sự thịnh vượng cho cả hai nước, chưa kể

đến hàng triệu việc làm trên nước Mỹ phụ thuộc vào giao dịch thương mại

với Canada” [143]. Theo số liệu năm 2007, quan hệ này mang lại khoảng 3

triệu việc làm cho Canada [59]. Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn

cầu, con số này đã suy giảm còn 2,4 triệu người trong năm 2014 [161].

Page 126: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

119

Đối với Mỹ, nhìn chung, tổng kim ngạch thương mại Canada - Mỹ có

đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Ví dụ, trong năm 2008,

trong khi tổng thương mại của Mỹ với tất cả các nước chiếm khoảng 30%

GDP Mỹ, thì đóng góp của Canada đã chiếm hơn 15% con số đó, tức là hơn

một nửa.

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ mang lại hàng triệu USD cho sản

lượng của Mỹ, đem đến hàng triệu việc làm cho Mỹ. Sản lượng và số việc

làm này không thể có nếu hai nước không giao dịch thương mại với nhau. Vì

thế nhiều nhà kinh tế Mỹ đặt ra câu hỏi: Nếu không giao dịch thương mại với

Canada thì nước Mỹ sẽ sản xuất cái gì, họ sẽ nhập khẩu từ nước nào và xuất

khẩu tới đâu?

Tác động của quan hệ thương mại Canada - Mỹ đến sản lượng cấp

bang và quốc gia Mỹ tiếp tục có ý nghĩa quan trọng. Một minh chứng rõ ràng

nhất cho nhận định này là sản lượng quốc gia năm 2008 của Mỹ liên quan đến

thương mại với Canada lên đến hơn 470 tỷ USD (xem phụ lục 3), chiếm hơn

3% tổng GDP của Mỹ [98]. Và như trên đã đề cập, tất cả các bang đều có lợi

từ quan hệ thương mại với Canada, cụ thể trong năm 2008, quan hệ thương

mại này mang lại nhiều lợi ích nhất cho bang California với sản lượng trị giá

là 62 tỷ USD và ít nhất là bang Vermont với con số tương ứng 871 triệu USD

[98]. Nhìn chung, khoảng 3% đến 4% tổng thu nhập quốc dân của bang phụ

thuộc vào giao dịch thương mại với Canada.

Vì Canada là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho các bang của Mỹ, cho

nên biên giới giữa Mỹ và Canada trở nên cực kì quan trọng đối với cuộc sống

và là sinh kế của hàng triệu người dân Mỹ.

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ tạo ra hàng triệu việc làm cho Mỹ

mỗi năm. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình trạng khủng hoảng kinh tế

hiện nay. Trong năm 2001, chỉ riêng giao dịch thương mại giữa hai nước đã

mang lại 5,2 triệu việc làm cho nước Mỹ. Năm 2005, con số này đã lên tới 7,1

triệu việc làm (tính cả thương mại hàng hóa và dịch vụ) [98]. Trong năm

2013, hơn 8 triệu việc làm của Mỹ phụ thuộc vào giao dịch thương mại với

Canada [161]. Con số đó chiếm 4,4% tổng số công ăn việc làm của Mỹ - hay

nói cách khác 1 trong 23 việc làm của người Mỹ phụ thuộc vào thương mại tự

Page 127: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

120

do với Canada. Điều đặc biệt ở đây là hầu hết các việc làm này đều nằm trong

khu vực dịch vụ (hơn 7,2 triệu việc làm), trong khi đó chỉ có hơn một nửa

triệu việc làm trong khu vực chế tạo. Tất cả các bang đều có tác động tích cực

về việc làm từ trao đổi thương mại với Canada, trong đó bang California có

được lợi nhiều nhất với 931,890 việc làm (số liệu của năm 2008).

Có nhiều lý do giải thích tại sao quan hệ thương mại giữa hai nước

mang lại nhiều sản lượng và việc làm trong lĩnh vực dịch vụ cho Mỹ đến vậy,

nhưng chủ yếu là do 4 nguyên nhân sau:

Thứ nhất, giao dịch thương mại với Canada gồm có cả thương mại dịch

vụ, tính đến cả các liên kết trực tiếp giữa xuất khẩu tới Canada và sản lượng

dịch vụ ở nước Mỹ, trong khi đó thương mại hàng hóa với Canada lớn hơn

nhiều so với thương mại dịch vụ, vì thế trọng tâm lợi ích của Mỹ trong khu

vực dịch vụ là điều đáng chú ý.

Thứ hai, ngành sản xuất ở Mỹ trên thực tế cần nhiều dịch vụ. Vì thế,

việc tăng hoạt động sản xuất từ xuất khẩu tới Canada có liên quan nhiều đến

nhu cầu về các dịch vụ trực tiếp.

Thứ ba, nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa trên lĩnh vực dịch vụ, ví dụ, chỉ

tính riêng năm 2008, dịch vụ (bao gồm cả xây dựng) chiếm tới 80% GDP của

nước Mỹ. Vì thế một sự gia tăng trong hoạt động kinh tế có được qua giao

dịch thương mại với Canada có nghĩa là sự gia tăng nói chung trong hoạt

động kinh tế, đặc biệt là trong khu vực dịch vụ do Mỹ có thặng dư về thương

mại trong lĩnh vực này với Canada.

Thứ tư, mối liên kết giữa thu nhập và cầu về dịch vụ, vì thu nhập cao

hơn sẽ dẫn đến tăng cầu với các dịch vụ tiêu dùng.

Khi nước Mỹ trở nên phụ thuộc hơn vào thương mại và các điều kiện

tài chính và kinh tế vĩ mô của các nước khác, Canada ngày càng trở thành một

đối tác kinh tế và chiến lược quan trọng. Đến năm 2004, thị phần xuất khẩu

trong GDP của Mỹ tăng gấp đôi so với năm 1960, trong khi đó đóng góp của

nhập khẩu trong GDP tăng gấp 3 lần. Phần lớn sự gia tăng đó là nằm trong

quan hệ với Canada. Cơ cấu kinh tế, mô hình thương mại, và triển vọng tăng

trưởng của Canada ngày càng có vai trò quan trọng đối với tổng thể triển

Page 128: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

121

vọng thương mại Mỹ, đặc biệt là về xuất khẩu đối với nhiều ngành của Mỹ -

các ngành phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tới Canada.

Khi kim ngạch thương mại Mỹ - Canada tăng 1% sẽ làm tăng 0,057%

việc làm cho Mỹ và tăng 0,043% sản lượng Mỹ. Tương tự, nếu giảm 1%

trong giao dịch thương mại Canada - Mỹ thì sẽ làm giảm 0,057% việc làm và

0,043% sản lượng của Mỹ. Một sự thay đổi về chi phí thương mại có thể tác

động nhiều đến quan hệ Canada - Mỹ. Chẳng hạn như, mức tăng 10% chi phí

thương mại sẽ làm cắt giảm khoảng 1,47% số việc làm và 1,1% sản lượng ở

Mỹ [98].

Tất cả các con số trên tiếp tục khẳng định hai nền kinh tế có tính hội

nhập cao và mối quan hệ thương mại là nền tảng cho sự thịnh vượng chung

của hai nước. Quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ tiếp tục mang lại lợi

ích thực tế cho cả hai nước.

Quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được thúc đẩy vì Canada

là một ưu tiên lớn trong chính sách ngoại thương của Mỹ và ngược lại. Chứng

minh cho nhận định này là hàng loạt các tác động tích cực của quan hệ

thương mại này đến kinh tế hai nước như đã đề cập ở phần trên.

Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Canada đã đẩy mạnh đa dạng

hóa các đối tác thương mại để bù đắp cho phần suy giảm trong quan hệ

thương mại với Mỹ. Mặc dù đạt được một số thành quả, ví dụ như xuất khẩu

của Canada sang Trung Quốc trong 5 năm (2008-2012) đã tăng gấp đôi,

nhưng mức tăng từ 2,17% lên đến 4,26% [30] vẫn là con số rất nhỏ so với tỷ

trọng quan hệ thương mại với Mỹ. Trong cùng giai đoạn này, tỷ trọng thương

mại với Mỹ giảm 3% nhưng vẫn còn là con số rất cao, chiếm tới 74,54% [30:

tr.30] tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada. Ngoài ra, xuất khẩu của Canada

sang các đối tác lớn khác như Anh và Hàn Quốc có tăng nhưng xuất khẩu

sang Nhật Bản và Mexico về cơ bản bị đình trệ. Khi xem xét tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu bình quân trong 5 năm từ 2008 đến 2012, có thể thấy tỷ lệ

tăng rất mạnh trong quan hệ thương mại với Trung Quốc (15,5%) và tốc độ

tăng mạnh mẽ của Anh và Hàn Quốc (8,9% và 6,9%). Tuy nhiên, mức gia

tăng 15% của 4% kim ngạch xuất khẩu tới Trung Quốc có tác động rất nhỏ

đến tổng kim ngạch thương mại của Canada. Như thế, với kết quả đa dạng

Page 129: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

122

hóa thương mại của Canada còn rất khiêm tốn như trên thì Canada còn phải

mất nhiều thời gian hơn để thực hiện mục tiêu này, trong khi một thay đổi nhỏ

trong quan hệ thương mại với Mỹ có thể có tác động nhanh và lớn. Vì vậy,

trong tương lai, bên cạnh đa dạng hóa các đối tác thương mại, Canada vẫn sẽ

đẩy mạnh chính sách tăng cường quan hệ thương mại với Mỹ.

Canada sẽ vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của nước Mỹ

trong thời gian tới. Các điều kiện kinh tế, triển vọng tăng trưởng của Canada

và tính cạnh tranh của đồng đôla Canada tác động mạnh đến xuất khẩu của

Mỹ đến Canada.

Tất cả các yếu tố trên tiếp tục khẳng định hai nền kinh tế có tính hội

nhập cao và mối quan hệ thương mại là nền tảng cho sự thịnh vượng chung

của hai nước. Quan hệ kinh tế thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn tới

vẫn tiếp tục phát triển trong bối cảnh gia tăng hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế, việc quản lý quan hệ giữa hai nước cũng cần để ý đến cả hai cấp độ

này:

- Ở cấp độ khu vực, hội nhập kinh tế có thể sẽ tiếp tục bằng việc kết

nạp thêm các thành viên khác vào NAFTA, và khả năng thành lập FTAA. Các

nước NAFTA, đặc biệt là Mỹ sẽ chi phối khu vực tự do thương mại đó.

- Ở cấp độ quốc tế, WTO sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ kinh

tế thương mại Canada - Mỹ. Trong tương lai gần, khi kết thúc đàm phán hiệp

định TPP thì đây cũng sẽ là một cơ chế có tác động sâu rộng đến quan hệ

thương mại giữa hai nước.

4.1.2. Khó khăn

Ngoài những thuận lợi trên, quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong

một vài năm tới đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Về phía Canada, các vấn đề quan hệ song phương với Mỹ được đặc

trưng bởi một tinh thần dân tộc, đặc biệt là xung quanh các vấn đề về chủ

quyền. Một thực tế luôn đặt ra đối với các quan chức Canada là mối quan tâm

của công chúng nước này về việc sợ đánh mất chủ quyền khi hợp tác với

chính phủ Mỹ. Vì thế, làm thế nào để duy trì sự lựa chọn chính sách và một

tiếng nói độc lập trong các vấn đề thế giới khi ở bên cạnh một siêu cường là

một tranh luận lớn trong lịch sử Canada. Về vấn đề này, một cựu đại sứ Mỹ

Page 130: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

123

tại Mỹ, ông Derek Burney đã từng nhận định rằng trong việc quản lý các mối

quan hệ Canada - Mỹ, Thủ tướng Canada sẽ luôn có thách thức là làm thế nào

để cân bằng lý tưởng giữa một mặt là mức độ tự tin và Washington cam kết

đủ để đảm bảo lợi ích của chúng tôi về mặt kinh tế, an ninh và các lĩnh vực

khác, mặt khác vẫn đảm bảo một vai trò trên chính trường thế giới và làm nổi

bật bản sắc của Canada.

Do Canada phụ thuộc vào kinh tế Mỹ nói chung, giao dịch thương mại

với Mỹ nói riêng, cho nên nền kinh tế Canada dễ bị tổn thương với các chu kỳ

kinh doanh kém của Mỹ, đặc biệt là các cuộc suy thoái của Mỹ. Canada có lợi

khi nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh và như vậy tất nhiên khi kinh tế Mỹ suy

thoái, Canada chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2000, xuất khẩu của

Canada tới Mỹ chiếm khoảng từ 27% đến 33% GDP danh nghĩa của Canada.

Sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng của Mỹ, cùng với một đồng CAD tăng

giá sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Canada [118: tr.23].

Với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, nền kinh tế

Canada và Mỹ trong những năm tới vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn, vì thế

quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự

phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 vẫn

chậm, tính không chắc chắn lâu dài trong chính trị ngân sách Mỹ và vấn đề

giải quyết nợ công vẫn còn, tính bất ổn của chính sách tiếp tục đặt ra rào cản

đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ nói chung và quan hệ thương mại với Canada

nói riêng.

Trong khi tiếp cận với thị trường Mỹ, đầu tư và công nghệ đã đem lại

nhiều lợi ích cho người Canada, tuy nhiên hậu quả từ các tranh chấp về

thương mại và sự chênh lệch dân số giữa hai nước đã tạo ra nhiều vấn đề

nghiêm trọng đối với Canada, bao gồm cả mức độ phụ thuộc cao và việc dễ bị

tổn thương từ các chính sách của Mỹ. Gần đây các nhóm lợi ích của Mỹ đã

giành được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ trong việc mở rộng thị trường

Canada cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ (ví dụ như ngân hàng,

các dịch vụ dữ kiện), trong việc phản đối các chính sách của Canada nhằm

phát triển ngành công nghiệp của Canada và làm hạn chế tác động của các

biện pháp của Canada đối với việc kiểm soát đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Page 131: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

124

Các doanh nghiệp Canada luôn tìm cách để tận dụng cơ hội tại thị

trường Mỹ, quan tâm an ninh kinh tế hàng đầu của Canada trong thập kỷ tới

vẫn là tiếp cận không trở ngại với thị trường Mỹ đối với xuất khẩu và nhập

khẩu của Canada, các doanh nghiệp Canada vẫn tìm thấy nhiều cơ hội trên

nước Mỹ, thế nhưng các rào cản cũng tiếp tục gia tăng. Thất bại trong việc

theo đuổi hội nhập thương mại sâu rộng hơn nữa giữa Canada và Mỹ trong

các lĩnh vực như vấn đề hài hòa quy định, thuế quan chung với các sản phẩm

chế tạo, tự do thương mại trong hàng hóa nông sản, và một hiệp định toàn

diện về môi trường và năng lượng trong 20 năm sau khi thực hiện NAFTA đã

khiến cho tương lai quan hệ kinh tế thương mại của Canada với Mỹ bị đánh

giá thấp. Để vượt qua các trở ngại này, Canada phải tiến gần hơn với chính

thể và thị trường Mỹ.

Mặc dù có vị trí đặc biệt trong tiếp cận thị trường Mỹ thông qua FTA,

song Canada vẫn dễ tổn thương do thực tế của một nền kinh tế tầm trung nằm

cạnh một siêu cường kinh tế lớn nhất. Mặc dù đã có FTA, nhưng Canada vẫn

sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, điều này có thể sẽ làm tăng

các bất đồng về thương mại giữa hai nước. Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá

trình thực thi NAFTA cũng là nhân tố cản trở quan hệ thương mại Canada -

Mỹ, đến nay có nhiều dấu hiệu rạn nứt trong NAFTA, nguyên nhân một phần

là do các chính sách có xu hướng bảo hộ thương mại của Mỹ mà điển hình là

chính sách “Mua hàng Mỹ”.

Trong thập kỷ qua, xuất khẩu hàng hóa của Canada tới Mỹ đã suy giảm

tương đối. Giai đoạn sau 2007 cho thấy Canada đang mất dần tính cạnh tranh

về thương mại trong quan hệ với Mỹ. Xu hướng tiêu cực trong cạnh tranh

thương mại dịch vụ thậm chí còn lớn hơn thương mại hàng hóa. Tính cạnh

tranh yếu đi của Canada đối với Mỹ xảy ra vào thời điểm khi mà quan hệ

chính trị cấp cao bị suy giảm dưới thời Thủ tướng Harper. Lĩnh vực chính

trong quan hệ thương mại giữa hai nước cho thấy sự tăng trưởng trong thập

kỷ qua, đó là các sản phẩm dầu thô, cũng là mặt hàng đang đối mặt với các

trở ngại do can thiệp chính trị từ các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Bảy năm

trì hoãn, chậm trễ trong việc cấp giấy phép cho KKL vượt qua biên giới

Canada - Mỹ là không có tiền lệ trong quan hệ giữa hai nước.

Page 132: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

125

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong vài năm gần đây đã vấp phải

mâu thuẫn vì những bất đồng về dự án ống dẫn dầu Keystone XL. Đây được

đánh giá là bất đồng có tác động rất nghiêm trọng và khó giải quyết. Dự án

Keystone XL do tập đoàn TransCanada Corp của Canada và tập đoàn

ConocoPhillips của Mỹ đề xuất năm 2008 với vốn đầu tư 8 tỷ USD. Dự án

này sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho Canada nhưng đã bị trì hoãn do

tranh cãi trong nội bộ Mỹ và sự phản đối của Tổng thống Obama. Dự án này

đã trở thành vấn đề chính trị gây bức xúc tại Mỹ trong suốt thời gian qua,

nhiều tổ chức môi trường Mỹ cũng phản đối dự án xây dựng tuyến đường ống

dẫn dầu này với lý do phá hủy môi trường, nhất là các mạch nước

ngầm. Ngày 11/2/2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định cuối cùng cho

phép xây dựng đường ống KXL gây tranh cãi. Tuy nhiên, quyết định này tiếp

tục không nhận được sự chấp thuận của Tổng thống Barack Obama, ông đã

chính thức phủ quyết dự luật này ngày 24/2/2015. Sự trì hoãn KXL và sự sụp

đổ của giá dầu đã tác động trực tiếp đến kim ngạch thương mại giữa hai nước

trong năm 2015 vừa qua.

Đồng thời, quy định về bắt buộc dán nhãn nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

của Mỹ (Mỹ áp dụng COOL từ năm 2008 và tiến hành sửa đổi năm 2013 theo

hướng quy định các sản phẩm thịt bò và thịt lợn đóng gói tiêu thụ trên thị

trường Mỹ phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ từ con giống, nơi chăn nuôi đến nơi

chế biến) đã làm tổn hại nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng thịt bò và thịt lợn

vốn đã hội nhập sâu rộng giữa hai nước. Chính sách “Mua hàng Mỹ” trong

khu vực mua sắm công vẫn còn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với quan hệ

song phương. Trong khi các rào cản thương mại của Mỹ đã tăng lên thì

Canada đã gỡ bỏ được một số rào cản, ví dụ như quyền sở hữu trí tuệ đã được

tăng cường, và quy định về Wheat Board của Canada đã được hủy bỏ.

Mặc dù có tuyên bố, cam kết về giải quyết tranh chấp tranh lĩnh vực gỗ

xẻ mềm, thương mại trong lĩnh vực này vẫn tiềm ẩn tranh chấp lớn giữa hai

nước. Năm 2013, Canada xuất khẩu 7,4 tỷ USD gỗ xẻ mềm, con số cao nhất

kể từ năm 2006 [66]. Mỹ là điểm đến cho phần lớn số lượng xuất khẩu đó, và

trong hàng thập kỷ qua các nhà xuất khẩu gỗ xẻ mềm của Mỹ luôn yêu cầu

chính phủ áp thuế vào mặt hàng gỗ xẻ mềm của Canada. Sau nhiều thập kỷ

Page 133: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

126

tranh chấp, vào năm 2006 Canada và Mỹ đã đạt được một thỏa thuận 9 năm.

Theo thỏa thuận này thì Mỹ đồng ý hoàn lại 5 tỷ USD thuế đã thu từ các công

ty gỗ xẻ mềm Canada, và một thỏa thuận ngừng tranh chấp. Tuy nhiên, Hiệp

định này hết hạn vào ngày 12 tháng 10 năm 2015, và có những dấu hiệu cho

thấy tranh chấp thương mại có tính lịch sử này có thể bùng phát trở lại. Lĩnh

vực bất động sản của Mỹ đang nóng lên, khi xây dựng phát triển thì nhu cầu

về gỗ của Canada sẽ tăng lên, điều này chắc chắn sẽ gặp khải sự phản kháng

của các nhà sản xuất gỗ xẻ của Mỹ vì từ lâu họ đã cho rằng ngành công

nghiệp gỗ xẻ của Canada được trợ cấp không công bằng.

Giá gỗ có vai trò rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp thương mại,

thỏa thuận thương mại như đã đề cập ở chương 3 là một thỏa thuận quản lý áp

đặt thuế với các nhà sản xuất gỗ Canada nếu như giá thấp hơn 355 USD cho

mỗi nghìn feet tấm. Thỏa thuận này nìn chung đã mang lại sự hài lòng cho đa

số các nhà sản xuất gỗ xẻ Canada, tuy nhiên một số nhà sản xuất gỗ ở Quebec

cho rằng tỉnh này nên được miễn trừ khỏi thỏa thuận này vì nó đã làm thay

đổi cách thu phí tuổi cây. Các quan chức Canada muốn hai nước ký một bản

sao của các thỏa thuận hiện tại kéo dài cho đến năm 2022, hay năm 2024 [66].

Suy thoái kinh tế Mỹ đã buộc các nhà sản xuất Canada đa dạng hóa và tìm

kiếm các thị trường mới. Trong nhiều năm qua, nhà sản xuất gỗ lớn nhất

Canada (BC) đã chú trọng đến thị trường Trung Quốc, nếu như năm 2005, BC

xuất khẩu khoảng 120 triệu feet tấm gỗ cho Trung Quốc, thì đến năm 2013

con số này đã tăng lên 3,35 tỷ feet tấm gỗ [66]. Tuy nhiên, tiếp cận thị trường

Mỹ vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất cho các nhà xuất khẩu gỗ của Canada.

Bên cạnh điều kiện về thị trường, thì sự khác nhau cơ bản giữa các ngành

công nghiệp ở hai nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh

chấp, những sự khác biệt giữa cách tính tuổi cây ở Canada và ở Mỹ là nguyên

nhân cơ bản của các cuộc tranh luận xẻ gỗ mềm. Tại Canada, lệ phí tuổi cây

được dựa trên số lượng cây được thu hoạch, và thường được trả cho chính

quyền cấp tỉnh kể từ khi họ sở hữu phần lớn đất đai trong khu vực tương ứng

của họ. Ngược lại, Mỹ xác định phí tuổi cây thông qua đấu giá trên thị trường

mở bởi các doanh nghiệp tư nhân, lệ phí tuổi cây nộp cho chủ đất tư nhân.

Các nhà sản xuất Mỹ cho rằng các tỉnh bang của Canada đã thu phí quá ít tuổi

Page 134: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

127

cây, vì thế trợ cấp ngành công nghiệp này, còn nhà sản xuất Canada cho rằng

phí áp vào tuổi cây là dựa trên cơ sở thị trường.

Thực tiễn sự phát triển kinh tế giữa hai nước cũng cho thấy có những

điểm khác nhau về đầu tư phát triển kinh tế, trong đó có khác biệt về chi phí

cho hoạt động R&D: chi phí Canada thấp hơn Mỹ xét cả về con số tuyệt đối

lẫn tỷ lệ đầu tư so với GDP, điều này đang tạo ra những khoảng cách ngày

càng lớn về trình độ công nghệ và trình độ nhân lực giữa hai nước.

Sự tăng tốc của quá trình toàn cầu hoá, đa phương hóa các quan hệ kinh

tế quốc tế. Đối với Canada và Mỹ, quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, điều

này dẫn tới tỷ trọng quan hệ thương mại giữa hai nước suy giảm do chia sẻ lợi

ích với các nước khác.

Hơn nữa, một trong những khó khăn lớn mà Canada phải đối mặt trong

quan hệ thương mại với Mỹ là chính sách của Mỹ không chắc chắn. Sự phục

hồi kinh tế của Mỹ đến nay còn khiêm tốn và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế

vẫn còn dưới mức trung bình của giai đoạn hậu suy thoái sau Thế chiến II

[30: tr.27]. Sự phục hồi chưa hoàn toàn này gây khó khăn cho các thương

nhân Canada do năng suất lao động ở Canada đang bị tụt hậu trong khi đồng

CAD vẫn cao. Hơn nữa, nhiều rào cản về quy định do Mỹ áp đặt đối với tự do

thương mại cũng đang tác động mạnh đến triển vọng thương mại về các mặt

hàng dầu thô, thịt đỏ và mua sắm công. Các trở ngại này đã làm giảm tiếp cận

thị trường và năng lực cạnh tranh của Canada đối với thị trường Mỹ.

Chi tiêu công cao và các chương trình kích thích tiền tệ đã không mang

lại tỷ lệ tăng trưởng GDP cao cho nước Mỹ. Trong khi tăng trưởng kinh tế

khiêm tốn, mức nợ công lại rất cao. Theo báo cáo công khai của Văn phòng

Ngân sách Quốc hội Mỹ, đến năm 2013 Mỹ đang có mức nợ công chiếm tới

73% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1946 [30: tr.27]. Khoảng cách ngày càng

lớn giữa chi tiêu và thu nhập của chính phủ liên bang chỉ mới được giới hạn

bởi chính sách cô lập ngân sách Mỹ từ tháng 1 năm 2013, tuy nhiên chính

sách này chỉ là tạm thời, giải pháp chính thức về chi tiêu công và thuế vẫn

chưa rõ ràng đã gây ra sự bế tắc trong hoạch định chính sách của tổng thống -

quốc hội. Mức nợ cao, kết hợp với sự bế tắc về cắt giảm ngân sách và thuế đã

gây ra tính không chắc chắn trong chính sách của Mỹ trong 5 năm qua. Tính

Page 135: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

128

không chắc chắn của chính sách này tiếp tục trầm trọng hơn bởi hoạt động

không hiệu quả của các chương trình an sinh xã hội như Medicare, Medicaid.

Ngoài các nhân tố tác động từ bên trong có thể gây khó khăn cho quan

hệ thương mại Canada - Mỹ trong thời gian tới như trên đã đề cập, quan hệ

này còn có thể gặp khó khăn do các nhân tố tác động bên ngoài [14]:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những tác

động chưa từng có đối với nền kinh tế thế giới nói chung và với nền kinh tế

Mỹ, nơi khởi đầu cuộc khủng hoảng nói riêng. Thương mại và đầu tư quốc tế

giảm sút mạnh tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế các bên liên quan và

dẫn tới sự suy giảm trong quan hệ kinh tế giữa các nước. Giải pháp được các

nước đồng loạt sử dụng nhằm nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng là thực thi chính sách kích cầu nội địa, các chính sách này có tác

động trực tiếp đến thương mại quốc tế, trong đó có quan hệ Canada - Mỹ.

Thứ hai, sự vươn lên của các quốc gia mới nổi có thể làm tỷ trọng

thương mại và đầu tư giữa hai nước tiếp tục suy giảm. Chẳng hạn như, Trung

Quốc hiện đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và đang tiếp tục khẳng

định vị thế của họ bằng sự mở rộng thương mại và tăng cường đầu tư quốc tế.

Chính sách của Trung Quốc là đầu tư ra nước ngoài đi kèm xuất khẩu lao

động rõ ràng tạo ra mối đe doạ không chỉ về quyền sở hữu tài sản mà còn

tước đoạt cơ hội việc làm của công nhân bản địa.

Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mexico đã khiến

nước này ngày càng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh

nghiệp Canada trong việc giành thị phần ở Mỹ. Mexico cũng đang trở thành

một thị trường xuất khẩu hấp dẫn của Mỹ do dân số đông, tốc độ phát triển

kinh tế nhanh hơn và do vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng.

4.1.3. Định hướng chính sách thúc đẩy thương mại Canada - Mỹ

Khi xem xét chính sách phát triển quan hệ thương mại Canada - Mỹ

trong tương lai, không thể tách rời thực tế và xu hướng chính trị, các vấn đề

nổi lên là:

- Chương trình nghị sự về biên giới có vai trò quan trọng trong bất cứ

thảo luận nào về trọng tâm của hội nhập kinh tế. Kể từ sự kiện 11/9, việc tổ

chức biên giới đã chuyển từ trạng thái không được chú ý nhiều đã trở thành

Page 136: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

129

biểu tượng của chủ quyền và an ninh. Đối với người dân Canada và sự phụ

thuộc kinh tế của họ vào nước Mỹ, biên giới không chỉ là một biểu tượng -

mà đó là phần kết nối quan trọng của mối quan hệ này. Biên giới trở thành

một vấn đề chiến lược vì nếu như biên giới không được kiểm soát hiệu quả và

an toàn, thì triển vọng kinh tế của Canada sẽ không sáng sủa [39], [43]. Vì

thế, việc quản lý các rủi ro ở biên giới, cải thiện cơ sở hạ tầng và từng bước

vận hành tốt hơn là rất cần thiết.

- Cải thiện các cơ chế về biện pháp phòng vệ thương mại và giải quyết

tranh chấp cũng sẽ có khả năng gây bất đồng về chính trị. Trong nhiều cuộc

đàm phán thương mại, Mỹ đã đối mặt với yêu cầu cải cách hệ thống phòng vệ

thương mại của mình. Cả Canada và Mỹ cần xem xét khả năng cải thiện hệ

thống giải quyết tranh chấp hiện tại, khả năng hình thành các thể chế chung

mới và đảm bảo các hệ thống giải quyết tranh chấp vận hành như mục tiêu

ban đầu đặt ra.

- Các nền kinh tế hội nhập hơn có thể có nghĩa là cạnh tranh khốc liệt

hơn đối với việc xác định vị trí các khoản đầu tư và công ăn việc làm và lợi

ích kinh tế ở cả hai nước. Trong hoàn cảnh đó, các áp lực về chủ nghĩa bảo hộ

thường xuất hiện. Một thách thức lớn là làm thế nào để tối thiểu hóa các hành

động chủ nghĩa bảo hộ.

- Chương 16 của NAFTA về kiểm soát việc di chuyển dân cư qua biên

giới, cũng là một vấn đề cần giải quyết. Các nền kinh tế có mức độ hội nhập

cao thì có xu hướng ngày càng tăng khu vực dịch vụ, điều đó đòi hỏi người

dân có thể đi qua biên giới một cách dễ dàng như hàng hóa.

- Thực tế về hội nhập kinh tế có ý nghĩa lan sang cả các vấn đề khác

ngoài chính trị vì tính chất liên kết của nó. Đó là các vấn đề xã hội, y tế, năng

lượng, dược phẩm, thuế, thương mại, an ninh, văn hóa, quốc phòng, hay

chính sách ngoại giao, quan hệ gần gũi hơn về kinh tế chắc chắn có tác động

thêm đối với các lĩnh vực chính sách khác. Khi hội nhập kinh tế tăng, thì việc

cân bằng tất cả các lĩnh vực khác nhau này không dễ dàng chút nào.

- Cuối cùng, tương lai kinh tế của Canada và quan hệ đối tác với Mỹ

đặt ra vấn đề: làm thế nào để Canada duy trì tính cạnh tranh và thu hút đầu tư.

Trong khi Canada có lợi từ sự gần gũi về địa lý đối với nước Mỹ, nhưng

Page 137: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

130

Canada cũng dễ dàng bị so sánh với nước Mỹ. Trong các phân tích về năng

suất, tính cạnh tranh, môi trường về thuế và quy định, Canada luôn không có

được so sánh thuận lợi.

Để có được đầy đủ lợi ích từ hội nhập kinh tế thương mại sâu rộng qua

biên giới đòi hỏi cả Canada và Mỹ phải đồng thời giải quyết ba thách thức cơ

bản: giảm thiểu tác động của biên giới (quản lý biên giới); thúc đẩy và hướng

tới hợp tác quản lý; và xây dựng năng lực thể chế cần thiết để giải quyết tốt

hai thách thức trên. Việc giải quyết cả ba thách thức này đều gặp nhiều khó

khăn và cần sự giải quyết phối hợp đồng thời cả ba thách thức đó.

Để quan hệ thương mại trong thời gian tới tiếp tục có những kết quả tốt

đẹp, cả hai nước Canada và Mỹ cần có các chính sách sau:

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hội nhập Bắc Mỹ. Xu thế hội nhập ngày

càng sâu rộng vào nền kinh tế của nhau khiến những đòi hỏi về khung pháp lý

thích ứng với phạm vi hội nhập ngày càng cấp thiết. Những yêu cầu mới

không chỉ bao hàm là các cam kết về mở rộng thị trường và thúc đẩy tự do

hoá đầu tư, mà còn yêu cầu về cải cách thể chế, luật lệ để cho tiêu chuẩn phát

triển của các bên xích lại gần nhau hơn [37].

- Thực thi nghiêm chỉnh các cam kết tự do hoá thương mại và đầu tư.

Thực tế cho thấy những cuộc trả đũa thương mại mạnh lên trong quan hệ giữa

hai nước do chính sách bảo hộ sản xuất thông qua kế hoạch “Buy America”

của Mỹ. Nguyên tắc đối xử quốc gia dường như đã bị vi phạm trong trường

hợp này, và điều này có tác động không nhỏ đến quan hệ thương mại đầu tư

giữa hai quốc gia.

- Canada và Mỹ nên chú trọng đến bốn vấn đề chủ chốt: thương mại,

hợp tác quản lý, an ninh năng lượng và môi trường, và vấn đề an ninh biên

giới. Các tiến bộ đáng chú ý trong các lĩnh vực này sẽ có tác động thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng giữa hai nước trong giai đoạn tới [46].

Về định hướng lựa chọn chính sách: Trong thập kỷ qua, nhiều nhóm

chuyên gia cố vấn, giới tư vấn chính sách, học giả, các nhóm doanh nghiệp và

giới hoạch định chính sách đưa ra nhiều đề xuất nhằm đáp ứng mục tiêu lâu

dài của người dân Canada, đó là đảm bảo quan hệ kinh tế tốt đẹp hơn với Mỹ.

Đặc biệt, vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 và các hậu quả

Page 138: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

131

của nó đã dẫn đến rất nhiều tranh luận ở Canada về mối quan hệ của nước này

với Mỹ, gồm cả tính khả thi hay mong muốn thúc đẩy quá trình hội nhập Bắc

Mỹ. Quy mô hội nhập giữa hai nước được tạo nên nhờ có đường biên giới

chung rộng lớn, trong khi các quan tâm của Mỹ về biên giới Mỹ - Canada tập

trung chủ yếu vào vấn đề an ninh biên giới và nhập cư, thì phạm vi tranh luận

ở Canada rộng lớn hơn nhiều, bao gồm các vấn đề về chủ quyền, tính khả thi

và mong muốn hội nhập hơn về kinh tế với Mỹ [88: tr.21]. Các vấn đề liên

quan đến quan hệ với Mỹ luôn có vai trò quan trọng trong các thảo luận về

chính sách của Canada.

Việc tăng cường hợp tác với Mỹ xung quanh vấn đề biên giới và nhập

cư cũng đã gây ra nhiều tranh luận đối với người dân Canada. Các vấn đề này

liên quan đến quan điểm về hài hòa quy định giữa Canada và Mỹ. Một phần

dư luận Canada lo sợ rằng do chênh lệnh quá lớn về dân số và quyền lực kinh

tế giữa hai nước thì sự cân đối, hài hòa của các qui định về hải quan và nhập

cư chắc chắn dẫn đến việc chấp nhận các tiêu chuẩn, trong đó có chính sách

của Mỹ. Hơn nữa, theo quan điểm này, nếu như Canada chống lại sự hài hòa

đó thì sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế của họ với Mỹ. Tuy nhiên, các

quan điểm khác cho rằng qui định về biên giới của Canada và Mỹ giống nhau

nhiều hơn là khác biệt và có thể đây là vấn đề hoà hợp nhất giữa hai nước. Vì

thế, phạm vi hợp tác trong các lĩnh vực nhất định về quản lý biên giới có thể

được thông qua do cùng thừa nhận các quy định của nhau.

Một số khác ở Canada nhận thấy bài học từ sự kiện 11/9 là tăng hợp tác

với nước Mỹ vừa cần thiết, vừa không thể tránh được do thực tế của dòng

chảy thương mại của Canada và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế.

Nhưng họ cũng tin rằng sự hội nhập như vậy cần phải được quản lý tốt hơn để

Canada đảm bảo được lợi ích và giữ vững được chủ quyền của mình.

Tranh luận về cách quản lý tốt nhất hội nhập kinh tế giữa Canada và

Mỹ chủ yếu tập trung vào các vấn đề cách thức: chính phủ Canada có nên đề

xuất một sắp xếp mới hay theo đuổi sự thay đổi lớn hơn? Cách thức có ý

nghĩa quan trọng vì nó quyết định mục tiêu có thể thực hiện được. Nếu

Canada quyết định duy trì và tăng cường quan hệ kinh tế của họ với nước Mỹ,

thì kế hoạch nào là có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này, trong khi vẫn

Page 139: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

132

cho phép Canada duy trì được sự kiểm soát trong nhiều khu vực chính sách

quan trọng?

Mặc dù các đề xuất nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Canada

- Mỹ có nhiều điểm khác nhau, nhưng đa số nhất trí cần phải có một chiến

lược rõ ràng, chặt chẽ và các yếu tố quan trọng của chiến lược đó. Một vài lựa

chọn về hội nhập kinh tế được đưa ra đã làm dấy lên sự chú ý vào chính sách

của Canada, từ sự hài hòa lớn hơn về quy định đến những lựa chọn dài hạn về

vành đai an ninh, một liên minh thuế quan, một thị trường chung, hay một

liên minh tiền tệ. Những quan điểm này không hề mới và vẫn tiếp tục được

thảo luận cùng với việc tăng cường Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ.

- Làm thế nào để bảo vệ biên giới tự nhiên trong khi vẫn thúc đẩy giao

dịch thương mại

Tiếp cận tự nhiên của Canada đối với thị trường Mỹ đã tạm thời bị gián

đoạn sau sự kiện 11/9, điều này đã dẫn đến một quan ngại lớn là làm thế nào

để bảo vệ được biên giới mà không ảnh hưởng đến các giao dịch thương mại

qua biên giới. Dobson (2002) cho rằng cần phải xây dựng dựa trên một

chương trình nghị sự về biên giới thông minh, bao gồm cả tăng cường an ninh

và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng hàng hóa, con người, vốn và công

nghệ có mức độ rủi ro thấp. Dobson cũng cho rằng hai nước cần đi đến thỏa

thuận về các quy định chung để giải quyết việc nhập cư và hàng hóa từ một

nước thứ ba. Quan điểm này được nhiều người ủng hộ, vì nó làm tăng đầu tư

vào cơ sở hạ tầng và chú ý nhiều hơn đến an ninh.

Một trong những đề xuất giải pháp để bảo vệ biên giới tự nhiên trong

khi vẫn thúc đẩy thương mại là sáng kiến về vành đai an ninh: Nhiều lãnh đạo

doanh nghiệp và những người ủng hộ chính sách của Canada và Mỹ đã nhận

thấy một biện pháp là phải tạo ra một vành đai an toàn cho Bắc Mỹ. Đề xuất

này đáp lại những nghi ngại từ Mỹ về khả năng bị khủng bố từ việc chuyển

các chức năng an ninh từ biên giới đến điểm tiếp xúc đầu tiên của người hay

hàng hóa vào Bắc Mỹ. Các container hàng hóa tại cảng Halifax của Canada

chuyển đến Mỹ sẽ bị kiểm duyệt tại Halifax, chứ không phải tại biên giới

nước Mỹ, vì thế tránh bị ùn tắc hàng hóa tại biên giới. Việc kiểm tra người

nhập cảnh được tiến hành tại điểm xuất phát chứ không phải tại biên giới. Tuy

Page 140: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

133

nhiên kiểm duyệt lần cuối tại biên giới cũng cần phải có sự hài hòa về tiêu

chuẩn hay chấp nhận tiêu chuẩn của mỗi bên, chia sẻ thông tin và tin vào các

quy định kiểm tra của nhau. Tất cả các công tác kiểm tra đó sẽ đảm bảo

không có đe dọa khủng bố đối với vành đai an ninh Bắc Mỹ.

- Liên minh thuế quan (Hài hòa các loại thuế quan bên ngoài như một

biện pháp xóa bỏ quy tắc nguồn gốc xuất xứ)

Một biện pháp được đề cập trong phạm vi chính sách liên quan đến

tăng cường liên kết kinh tế của Bắc Mỹ là thành lập một liên minh thuế quan.

Các thành viên trong liên minh thuế quan này thường xóa bỏ các loại thuế

quan cho nhau, và dựng lên hàng rào chống lại các nước khác trên thế giới.

Theo quy định của FTA, và sau đó là NAFTA, hai nước đã xóa bỏ hầu hết các

loại thuế tại biên giới Canada - Mỹ, nên các đề xuất để cải thiện tiếp cận thị

trường tập trung vào việc xóa bỏ các trở ngại từ hàng rào phi thuế quan. Các

trở ngại này chủ yếu là từ yêu cầu về quy tắc về nguồn gốc xuất xứ. Như một

biện pháp để cải thiện tiếp cận thị trường, và là một phần của một sự kiểm

nghiệm về các rào cản tồn tại ở biên giới giữa hai nước, Dobson cho rằng

Canada nên tính toán đến một liên minh hải quan đơn giản, liên minh này sẽ

xóa bỏ được các yêu cầu nguồn gốc xuất xứ tại biên giới thông qua việc thiết

lập một loạt các loại thuế quan chung đối với nước thứ ba.

Tuy nhiên, nhiều người phản đối đề xuất này và cho rằng nên tiếp tục

sử dụng khuôn khổ hiện có mà không theo đuổi bất cứ loại liên minh thuế

quan nào và nhiều người đề nghị nghiên cứu tính khả thi của một liên minh.

Một liên minh thuế quan không bao hàm sự hòa hợp hoặc thừa nhận chung về

các quy định của mỗi quốc gia, vì vậy quy định riêng của mỗi quốc gia vẫn

rất quan trọng. Đa số những người đề xuất đều không sử dụng cụm từ “liên

minh thuế quan”, mà họ cho rằng hai nước nên xóa bỏ các quy tắc về nguồn

gốc xuất xứ và thiết lập một loạt các loại thuế quan chung đối với ít nhất là

vài ngành, xem xét lại quy tắc về nguồn gốc xuất xứ nói chung, hay xóa bỏ

các quy tắc đó khi tỷ lệ thuế quan bên ngoài của Canada và Mỹ gần bằng

nhau [56].

Page 141: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

134

- Thị trường chung hay liên minh kinh tế

Liên kết kinh tế sâu rộng hơn trong khu vực Bắc Mỹ có thể hiểu là hình

thành một thị trường chung hay liên minh kinh tế. Một thị trường chung sẽ

làm tăng việc di chuyển tự do về lao động và vốn; bởi vậy, cần phải hài hòa

hay cùng thừa nhận các qui định về nhập cư và đầu tư. Một biện pháp quan

trọng cần được xem xét là cho phép có sự tiếp cận lớn hơn đối với các cơ hội

thu mua chính phủ và các thị trường dịch vụ mở hơn nữa. Cùng với một chính

sách thuế nhất quán và tự do thương mại về hàng hoá và dịch vụ, thì một thị

trường chung cần dòng lao động và vốn tự do. Về điểm này thì sự hài hòa về

các vấn đề đầu tư và nhập cư là vô cùng cần thiết. Mặc dù một số ít người cho

rằng tính lưu động về lao động không phải là một ưu tiên, nhưng chắc chắn

việc xóa bỏ các trở ngại với di chuyển lao động sẽ có lợi cho cả hai nước.

Một dạng liên minh kinh tế như Liên minh châu Âu cũng cần các tiêu

chuẩn được hài hòa và thừa nhận chung. Mặc dù Mỹ và Canada là hai đất

nước phát triển với nhiều tiêu chuẩn giống nhau, nhưng hình thức hội nhập

này vẫn cần được đưa ra và đi đến thống nhất một cách kỹ lưỡng.

- Hài hòa, hay thừa nhận các tiêu chuẩn của nhau: Để giảm hơn nữa

các rào cản đối với tiếp cận thị trường Mỹ, nhiều nhà kinh tế cho rằng Canada

và Mỹ phải cùng chấp nhận các chuẩn chung, điều này bao hàm việc Canada

và Mỹ xóa bỏ các chuẩn riêng và hướng tới một chuẩn mới, hay Canada sẽ

hài hòa các tiêu chuẩn của mình với mô hình Mỹ. Sự thừa nhận lẫn nhau có

nghĩa là hàng hóa sẽ được kiểm tra, xem xét kỹ và chứng thực chỉ một lần

trong toàn bộ thị trường Canada và Mỹ. Nhiều người đề xuất việc hài hòa các

tiêu chuẩn và quy định, tuy nhiên nhiều người lại đề xuất kết hợp cả hai, có

nghĩa Canada và Mỹ nên đồng thời vừa thừa nhận vừa hài hòa các quy định

của nhau. Và nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ giải quyết được nhiều

tranh chấp, bất đồng và thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước phát triển hơn.

- Giải quyết các tranh chấp

Điều đặc biệt đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ là các

tranh chấp thương mại giữa hai nước chủ yếu là trong các lĩnh vực về tài

nguyên thiên nhiên: như năng lượng, gỗ xẻ mềm… Vì thế có nhiều ý kiến về

việc có nên tìm một giải pháp đặc biệt về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên

Page 142: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

135

[56]? Dobson đề xuất một “khu vực tài nguyên thiên nhiên an toàn” nhằm

giảm các tranh chấp thương mại, đầu tiên là trong lĩnh vực cung cấp năng

lượng, và cùng thừa nhận các cơ chế điều chỉnh của nhau bao gồm cả năng

lượng và các sản phẩm từ rừng. Một số người khác cũng ủng hộ quan điểm

này và kêu gọi hợp tác lớn hơn về năng lượng, bao gồm cả việc xem xét điều

chỉnh môi trường với trao đổi thương mại về dầu, khí gas và điện nhằm xóa

bỏ các cản trở đối với an ninh năng lượng Bắc Mỹ…

- Liên minh tiền tệ

Một thảo luận khác được nhắc đến nhiều trong giới chính sách của

Canada là đề xuất một liên minh tiền tệ với nước Mỹ nhằm giảm chi phí giao

dịch qua biên giới. Đề xuất về liên minh tiền tệ này được thảo luận dưới nhiều

hình thức: Đồng đô la của Canada có thể kết nối giá trị với đô la Mỹ; Canada

có thể chấp nhận đồng đô la Mỹ; hoặc sẽ có đồng tiền chung của riêng khu

vực Bắc Mỹ thay thế cho đô la Mỹ và đô la Canada và có thể cả đồng peso

của Mexico. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lại nhận xét đề xuất này không có

triển vọng thành công vì liên minh đó dù có nằm trong lợi ích của Canada

nhưng lại không thuộc quan tâm của Mỹ [56: tr.13].

Những người ủng hộ liên minh tiền tệ cho rằng liên minh này sẽ buộc

Canada có những điều chỉnh cần thiết về cơ cấu, và việc này khiến Canada có

tính cạnh tranh hơn với nước Mỹ. Bằng việc kết nối giá trị hay chấp nhận

ngay lập tức đồng USD, Canada có thể thực hiện cam kết đáng tin cậy để

hướng tới chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ. Khi đó, Canada có thể có lợi từ

chính sách của Mỹ. Hơn nữa, tiết kiệm chi phí giao dịch thương mại có ý

nghĩa quan trọng đối với tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước. Còn

những người phải đối liên minh tiền tệ thì cho rằng liên minh đó sẽ dẫn đến

việc Canada có thể sẽ đánh mất chủ quyền về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên,

tất cả các đề xuất về liên minh tiền tệ trên đều khó có thể thực hiện. Một giải

pháp được cho là dễ thực hiện hơn nhằm giảm chi phí giao dịch thương mại

giữa hai nước chính là tăng cường hợp tác tài chính và thường xuyên tổ chức

hội nghị các quan chức ngân hàng trung ương giữa hai nước.

Nhìn chung, do tầm quan trọng của quan hệ thương mại song phương,

cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vì

Page 143: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

136

vậy hai bên đều có những định hướng chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa giao

dịch thương mại. Tuy nhiên, một giải pháp tối ưu và khả thi nhất hiện nay là

hai nước nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định TPP đã ký kết. Canada và Mỹ có

chung mục đích nhanh chóng đạt được một hiệp định chất lượng cao dựa trên

những cam kết của NAFTA. TPP sẽ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, mang lại

nhiều việc làm cũng như góp phần thúc đẩy đà tăng cường hội nhập giữa hai

nước. Theo phát biểu của Bộ trưởng Thương mại quốc tế Canada, ông Ed

Fast, làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Canada trong khu vực châu Á-Thái

Bình Dương là một phần quan trọng của Kế hoạch hành động kinh tế của

Canada để tạo ra công ăn việc làm, tăng trưởng và thịnh vượng. Canada có

một tiếng nói mạnh mẽ trong quá trình đàm phán TPP, và Canada mong muốn

được hợp tác hiệu quả với tất cả các thành viên TPP để thúc đẩy lợi ích của

Canada và đạt được mục tiêu chung. Canada, Mỹ và Mexico cùng gia nhập

TPP sẽ tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư và các chuỗi cung ứng giữa

châu Mỹ và châu Á, tạo ra những cơ hội mới cho xuất khẩu của Canada [41].

4.2. Hàm ý đối với Việt Nam

4.2.1. Khái quát quan hệ Việt Nam với Canada và Mỹ

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ có tác động tích cực không chỉ đối

với hai nước, mà còn có tác động quan trọng đến sự tăng trưởng chung của

nền kinh tế khu vực Bắc Mỹ và kinh tế toàn cầu. Quan hệ giữa hai nước trong

lĩnh vực thương mại đầu tư đã thúc đẩy sự lưu thông của các luồng vốn, đặc

biệt hợp tác song phương về mặt tài chính giữa Canada và Mỹ trong cuộc

khủng hoảng vừa qua, đã cho thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong

vấn đề tài chính đối với sự thịnh vượng và phát triển của nền kinh tế hai nước

và thế giới.

Trong thập kỷ qua, quan hệ giữa Việt Nam với Canada và Mỹ đều có

những bước tiến vượt bậc, phát triển toàn diện hơn [22], [25]. Việt Nam có vị

trí địa chiến lược quan trọng và có vai trò ngày càng quan trọng trong

ASEAN, nên đều nằm trong tầm quan tâm của cả Canada và Mỹ. Canada và

Mỹ là thành viên của hầu hết các tổ chức, cũng như các khối liên kết kinh tế

khu vực và quốc tế, như WTO, IMF, WB, OECD, NAFTA, G8, APEC... Việt

Page 144: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

137

Nam có thể thông qua quan hệ hợp tác kinh tế với Canada và Mỹ để tiếp cận

sâu hơn với các khối kinh tế lớn này.

Đối với Canada, đây là một trong những quốc gia phát triển mạnh nhất

thế giới [11], [15], [20], quan hệ Việt Nam - Canada liên tục được củng cố và

phát triển. Quan hệ giữa hai nước phát triển toàn diện trong tất cả các lĩnh

vực: ngoại giao, kinh tế thương mại, đầu tư, hợp tác giáo dục đào tạo và

nghiên cứu, hỗ trợ phát triển, quan hệ văn hoá… Với Canada, Việt Nam là

đối tác tiềm năng và là nhân tố rất quan trọng trong chính sách đối với khu

vực châu Á của nước này; hơn nữa Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, là

thị trường tiềm năng, điểm đến hấp dẫn về thương mại, đầu tư, khoa học công

nghệ, năng lượng và du lịch đối với Canada. Đối với Việt Nam, Canada là đối

tác lớn của Việt Nam, phát triển quan hệ đối tác toàn diện với Canada trở

thành ưu tiên quan trọng hàng đầu. Về kinh tế, Canada đang trở thành thị

trường lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, nguồn FDI, tín dụng lớn và nguồn tài

trợ quan trọng mà Việt Nam có thể tranh thủ để hội nhập nhanh chóng vào

nền kinh tế toàn cầu. Canada có sự ủng hộ sâu rộng và mạnh mẽ đối với Việt

Nam trong lĩnh vực thương mại đa phương nói chung và gia nhập WTO nói

riêng, thực tế Canada là một trong những nước thành viên WTO đầu tiên ủng

hộ và giúp đỡ thiết thực nhất cho việc gia nhập tổ chức này của Việt Nam

những năm trước đây. Canada cũng là một trong những nước viện trợ phát

triển lớn nhất cho Việt Nam.

Đối với Mỹ, trong thập kỷ qua, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã phát

triển nhanh chóng và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quan hệ

kinh tế: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch

thương mại hai chiều tăng từ gần 1,4 tỉ USD trong năm 2001, lên đến 45 tỉ

USD trong năm 2015 (theo số liệu của Bộ thương mại Mỹ tháng 3/2016).

Tháng 7 năm 2013 hai bên đã chính thức thiết lập quan hệ đối tác toàn diện,

sự kiện này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ lên

tầm cao mới, hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ Việt -

Mỹ trong thời gian tới chắc chắn vẫn sẽ phát triển toàn diện hơn, bởi vì: Với

Việt Nam, quan hệ với Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế

và tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế; còn đối với Mỹ,

Page 145: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

138

phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam cũng có ý nghĩa ngày càng quan

trọng, với một vị thế ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế, Việt Nam xứng

đáng có một vị trí cao hơn trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, đặc biệt là ở

khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, quan hệ tốt hơn với Việt Nam sẽ

có lợi cho Mỹ trong việc duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực này.

Như vậy, cả Canada và Mỹ đều có vai trò rất quan trọng đối với sự phát

triển của Việt Nam. Phát triển quan hệ toàn diện với Canada và Mỹ, cùng với

sự ủng hộ và giúp đỡ của hai nước này sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế

thế giới. Một mối quan hệ tốt đẹp giữa Canada và Mỹ chắc chắn sẽ có những

tác động tích cực đến Việt Nam.

4.2.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong

hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, có thể rút ra một số hàm ý đối với Việt Nam

như sau:

- Thứ nhất, với các điều kiện quốc tế, khu vực và điều kiện phát triển

của Việt Nam, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chính sách cải cách

bên trong về kinh tế, chính trị, theo định hướng mà Đảng và Nhà nước đã

định ra. Đồng thời, hoàn thiện hơn nữa chính sách đối ngoại đa phương hóa,

đa dạng hóa quan hệ với tất cả các nước nhằm nâng cao trình độ và chất

lượng phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam, rút ngắn khoảng cách với

các nước trên thế giới, đặc biệt tăng cường hơn nữa các mối quan hệ chính trị,

kinh tế cùng có lợi với Canada và Mỹ, vì cả hai nước đều có vai trò quan trọng

đối với phát triển kinh tế của Việt Nam.

Về kinh tế thương mại, thúc đẩy quan hệ với hai nước theo hướng chú

trọng học hỏi kinh nghiệm quản lý hiệu quả và công nghệ cao, đẩy mạnh quan

hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ với cả Canada và Mỹ, vì đây là hai thị

trường rất lớn với sức tiêu thụ cao cũng như có tiềm lực kinh tế mạnh. Đặc

biệt hai nước đều có nhu cầu cao đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam, chẳng

hạn như hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm thủy, hải sản.

Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cũng cần có những chính sách đặc

biệt để tranh thủ thu hút các nguồn lực đầu tư dồi dào của cả hai nền kinh tế

Page 146: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

139

này cho phát triển đất nước. Vì như trên đã đề cập, cả Canada và Mỹ đều là

hai nền kinh tế phát triển, có trình độ khoa học công nghệ và quản lý kinh tế

tiên tiến, cho nên nếu thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp, cũng

như hỗ trợ tài chính của hai nước này, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp thu được

nhiều công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, chứ không phải miễn cưỡng chấp

nhận công nghệ cũ, gây ô nhiễm môi trường như khi tiếp nhận đầu tư của một

số nước đang phát triển thời gian qua.

Hơn thế nữa, Canada và Mỹ đều là các nước có viện trợ, hỗ trợ phát

triển chính thức hàng đầu cho Việt Nam, vì thế Việt Nam cần thúc đẩy quan

hệ với cả hai nước để ngày càng có nhiều các khoản viện trợ quý giá này.

Triển vọng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Canada, Việt Nam -

Hoa Kỳ nói riêng, các mối quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung

tùy thuộc rất nhiều vào công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, quảng bá hình

ảnh và thông tin cập nhật giữa các nước. Đối với Việt Nam, để có thể đứng

vững và mở rộng thị phần trên thị trường Canada và Mỹ, vấn đề quan trọng là

cần nâng cao tính cạnh tranh và đa dạng hóa các chủng loại hàng xuất khẩu,

chú trọng vào các mặt hàng cao cấp, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Đồng

thời tăng cường tính chuyên nghiệp của các hoạt động xúc tiến thương mại và

đầu tư, thiết lập mạng lưới quan hệ hữu hiệu, nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi

thông tin thương mại nhanh và chính xác cho các doanh nghiệp.

Nhằm tiếp tục phát triển các mối quan hệ thương mại quốc tế và các

mối quan hệ với Canada, Mỹ cũng như với các nước láng giềng nhiều tiềm

năng của Việt Nam là Trung Quốc nói riêng, Việt Nam cần thực thi một số

biện pháp như: Tiếp tục cải cách kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, cơ

sở hạ tầng kinh tế, minh bạch hoá chính sách; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc

tế, tạo sức thu hút lớn hơn từ hiệu ứng lan tỏa thị trường trong các liên kết

kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hội nhập, tích cực cùng với

Mỹ và nhiều nước thành viên tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế

chiến lược xuyên Thái Bình Dương, FTA với EU, FTA với các nước trong

Liên minh thuế quan; tích cực thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về tự

do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt là các hiệp định khu vực.

Page 147: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

140

- Thứ hai, Canada và Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại lớn bậc nhất

thế giới. Canada đã khai thác được nguồn lực vật chất hùng hậu của Mỹ để

phục vụ cho những mục tiêu chiến lược của mình, đặc biệt là mục tiêu phát

triển kinh tế. Các bài học của Canada trong ứng xử quan hệ với Mỹ có ý

nghĩa thực tiễn rất lớn đối với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với

các nước vừa và nhỏ trong việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Áp dụng bài

học này trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam cần luôn tích cực và tranh thủ mọi

cơ hội để thúc đẩy quan hệ với các nước khác, trong khi đó vẫn phải “đấu

tranh” để cạnh tranh, chống lại các áp đặt và bảo hộ thương mại của các nước

trong quan hệ thương mại.

Những bài học kinh nghiệm của Canada trong xử lý quan hệ thương mại

với Mỹ cũng chính là bài học mà Việt Nam cần tham khảo để mở rộng quan

hệ kinh tế với Canada, Mỹ và nhiều nước khác, trong đó có quan hệ đối với

Trung Quốc. Tuy nhiên, do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị

cụ thể quy định, nên Việt Nam khó có thể áp dụng hoàn toàn các bài học như

các bài học kinh nghiệm của Canada trong xử lý quan hệ với Mỹ, nhất là vì cả

Mỹ và Canada đều là hai nước luôn có tinh thần tuân thủ nghiêm túc luật

pháp, và Canada đã là một nước có nền kinh tế phát triển rất cao. Mối quan hệ

Việt Nam - Trung Quốc có những đặc điểm riêng về nhiều mặt khác mối quan

hệ Canada - Mỹ, nhưng ở một chừng mực nào đó chúng ta vẫn có thể vận

dụng tốt luật pháp quốc tế và nhanh chóng cùng Trung Quốc thiết lập cơ sở

pháp lý cho quan hệ kinh tế giữa hai nước (có thể học tập và mời chuyên gia

luật pháp Canada và Mỹ trợ giúp). Trong quan hệ Canada - Mỹ, Canada đã áp

dụng rất tốt và hiệu quả biện pháp vận động hàng lang (lobby), các lãnh sự

quán Canada trực tiếp vận động hành lang chính quyền các bang, các thủ phủ,

nhóm lợi ích, phương tiện truyền thông, mở rộng và áp dụng ràng buộc về

luật pháp giữa hai nước, cũng như những ràng buộc thông qua các FTA, trước

đây là FTA song phương Canada - Mỹ, và hiện nay là NAFTA, cũng như

trong hiệp định TPP sắp tới.

- Thứ ba, về vấn đề tranh chấp và giải quyết thương mại: Việt Nam cần

học tập bài học kinh nghiệm của quan hệ kinh tế thương mại Canada - Mỹ,

trong đó, hai nước có mối quan hệ thương mại thành công nhất thế giới với tỷ

Page 148: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

141

lệ tranh chấp thương mại rất thấp. Sở dĩ như vậy là do Canada và Mỹ đã có hệ

thống luật pháp hoàn thiện liên tục để đáp ứng thực tiễn quan hệ kinh tế

thương mại phát triển nhanh chóng của hai nước. Canada luôn xác định cơ

chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, có tính ràng buộc là giải pháp tối ưu trong

giải quyết an ninh tiếp cận, vì thế giải quyết tranh chấp trở thành một điều

kiện tiên quyết đối với Canada trong các cuộc đàm phán Hiệp định FTA.

Trong các tranh chấp thương mại với Mỹ, Canada đã vận dụng triệt để các

quy định song phương, quy định của NAFTA, WTO, hoặc trong các trường

hợp cụ thể có thể ký kết các hiệp định chung, ví dụ như trong trường hợp

tranh chấp nông nghiệp, gỗ xẻ mềm…

Dựa trên kinh nghiệm này, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện

hệ thống chính sách, hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu, cơ

chế quản lý ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhất quán với

điều kiện phát triển của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán hiệp định

thương mại song phương với các nước đối tác, Việt Nam cũng nên chú trọng

đến đàm phán các giải pháp giải quyết tranh chấp chặt chẽ, hoặc ký kết các

hiệp định trong từng lĩnh vực cụ thể trong trường hợp cần thiết.

Trong mối quan hệ thương mại với Mỹ nói riêng và các nước lớn nói

chung, Việt Nam phải đương đầu với nhiều tranh chấp thương mại. Cùng với

việc mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức

thương mại thế giới, với một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, các loại hàng

hóa của Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các thị trường trên thế giới, đem lại

giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, cùng với những thành công đó, Việt Nam cũng

phải đối mặt với những biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng ở nhiều

nước, gây thiệt hại lớn và lâu dài đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong thực tế

hoạt động ngoại thương, chắc chắn việc bị kiện bán phá giá, hay trợ cấp sẽ

còn diễn tiến phức tạp.

Trước thực trạng đó, Nhà nước, các địa phương, Hiệp hội ngành hàng

và nhất là bản thân các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động đối phó để mở

rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.

Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài đối với Việt Nam là cần học tập kinh

nghiệm từ quan hệ thương mại Canada - Mỹ để xây dựng và hoàn thiện pháp

Page 149: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

142

luật về phòng vệ thương mại nói chung và pháp luật về chống bán phá giá nói

riêng để vừa đảm bảo ngăn chặn và xử lý các hành vi bán phá giá của hàng

nhập khẩu nước ngoài nhằm bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời đấu tranh

chống lại sự lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất

khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần tìm kiếm các biện pháp tăng cường sức cạnh tranh

của các doanh nghiệp xuất khẩu để ngăn chặn và hạn chế những biện pháp

phòng hộ thương mại nhằm đối xử phân biệt, hoặc hạn chế hàng xuất khẩu từ

Việt Nam, hạn chế được sự bất lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi bị

các nước nhập khẩu xem xét vấn đề có áp dụng các biện pháp phòng hộ

thương mại hay không. Đặc biệt, trong các thỏa thuận thương mại quốc tế,

Việt Nam cũng cần có những thỏa thuận thích đáng về các vấn đề tự vệ

thương mại, trợ cấp chính phủ và bán phá giá, trên cơ sở các chuẩn mực

thương mại quốc tế, tránh tình trạng để bên ký kết nước ngoài tự do đơn

phương áp dụng pháp luật của họ.

- Thứ tư, nền kinh tế Canada không chỉ phụ thuộc mạnh mẽ vào Mỹ về

khai thác mỏ hoặc xuất khẩu dầu, mà còn phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu,

vốn hay thậm chí là công nghệ. Nhưng Canada không “đánh mất chính mình”

do hai nguyên nhân khác nhau [159]: Thứ nhất, không giống như nhiều quốc

gia sản xuất tài nguyên thiên nhiên khác, Canada đã quản lý mối quan hệ với

nước Mỹ vì lợi ích tốt nhất của mình; thứ hai, Canada luôn nỗ lực tận dụng

các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển một nền kinh tế

hiện đại và mang lại mức sống cao cho người dân. Đúng theo nhận định của

Pierre Elliott Trudeau: “Canada sống tốt với người hàng xóm Mỹ và phát

triển một mối quan hệ đặc biệt với họ trong khi vẫn phát huy các giá trị, lợi

ích và sự độc lập tự chủ của mình” [35]. Về hai mặt thống nhất và mâu thuẫn

trong mối quan hệ Canada - Mỹ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada

Allan Gotlied cũng đã nhận xét “mối quan tâm quốc gia bao trùm là làm sao

hạn chế được quyền lực của Mỹ đối với vận mệnh quốc gia trong khi tranh

thủ tối đa lợi thế từ sự gần gũi của chúng ta với Mỹ” [31], nhằm phục vụ “ba

mục tiêu lớn xuyên suốt là kiểm soát đối với lãnh thổ và tài nguyên, đoàn kết

dân tộc, và đường tiếp cận kinh tế chắc chắn hơn đến các thị trường nước

Page 150: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

143

ngoài, đặc biệt là Mỹ” [33]. Đây là một bài học quý báu, từ kinh nghiệm này

của Canada, Việt Nam cũng cần xây dựng khuôn khổ quan hệ hòa bình, hợp

tác, ổn định với các nước láng giềng nói chung, với Trung Quốc nói riêng; tạo

ra lợi ích đan xen để phát huy lợi thế của Việt Nam và tranh thủ tối đa lợi thế

từ sự gần gũi với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

- Thứ năm, vận dụng tốt chủ nghĩa đa phương, cụ thể trong lĩnh vực

thương mại thì đó là NAFTA, WTO như một đối trọng với Mỹ là yếu tố quan

trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Canada. Ví dụ điển hình như

trong trường hợp bất đồng Canada - Mỹ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, về

sở hữu trí tuệ và gỗ xẻ mềm, Canada đã vận dụng triệt để các quy định của

WTO để giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực này. Áp dụng với Việt Nam,

Việt Nam cũng là một thành viên tích cực của WTO cũng như các liên kết

kinh tế chính trị trong ASEAN, vì vậy cần hiểu rõ, vận dụng tốt các cơ chế,

luật thương mại trong các hiệp định này để giải quyết hiệu quả các tranh chấp,

bất đồng trong quan hệ thương mại với các nước láng giềng nói riêng, trong

các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung.

- Thứ sáu, về việc tham gia đàm phán, ký kết và phê chuẩn TPP:

Việc gia nhập TPP mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Việt Nam. Lợi

ích ở thị trường các nước đối tác TPP mà Việt Nam có thể tận dụng từ TPP

thể hiện ở hai hình thức chủ yếu: Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng

hóa) và lợi ích tiếp cận thị trường. Việt Nam sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận sản

phẩm chất lượng tốt, thu hút công nghệ nguồn từ Mỹ, Canada và các nước

phát triển trong tổ chức này với giá rẻ thay vì phải nhập khẩu công nghệ lạc

hậu từ các nước láng giềng. Hơn nữa, việc tham gia TPP cũng sẽ giúp Việt

Nam giảm được sự lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc như hiện

nay.

Chính vì các tác động tích cực trên, để thu được lợi ích kinh tế từ việc

tham gia hiệp ước thương mại và đầu tư này, Việt Nam cần phải mở cửa các

thị trường hàng hoá, dịch vụ và đáp ứng những tiêu chuẩn cao trong một loạt

lĩnh vực, bao gồm việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sự minh bạch và công

khai trong thông lệ mua sắm của chính phủ, việc thắt chặt ưu đãi dành cho các

doanh nghiệp nhà nước, tự do hoá thông tin, các biện pháp bảo hộ lao động

Page 151: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

144

hữu hiệu dành cho công nhân. Việt Nam cần tranh thủ sự hỗ trợ tích cực từ

phía Canada và Mỹ để giải quyết một loạt vấn đề thương mại và đầu tư mới

nằm trong nghị trình đàm phán của TPP và nhằm giữ đà cho những cải cách

thị trường, hiện đại hoá và hội nhập của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng

có thể đặt vấn đề với Mỹ về việc công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt

Nam, đây là một điều rất khó đạt được nếu Việt Nam đàm phán song phương

với Mỹ, đây là một trong các bài toán hóc búa mà theo quan điểm của nhiều

nhà kinh tế chỉ ở một diễn đàn đa phương như đàm phán TPP mới có thể có

kết quả.

- Thứ bảy, kinh nghiệm từ việc Canada quá phụ thuộc vào thị trường

Mỹ, nền kinh tế nước này rất dễ bị tổn thương với các bất ổn kinh tế từ nước

Mỹ, Việt Nam cần xác định không quá phụ thuộc vào một thị trường nào đó.

Để làm được điều đó, một mặt Việt Nam tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu các mặt

hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao tại các thị trường truyền

thống, mặt khác luôn mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đặc biệt,

việc đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định thương mại tự do không chỉ mở ra cơ

hội phát triển mà còn là thời cơ để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng

quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

TIỂU KẾT

Quan hệ thương mại Canada - Mỹ từ nay đến 2020 và đến giai đoạn

2030 có nhiều triển vọng tiếp tục phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn sẽ có

những khó khăn gây thách thức đến quan hệ thương mại song phương.

Vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ đã có tác

động lớn đến nền kinh tế Canada do kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh

tế Mỹ cả về thể chế theo định hướng thị trường lẫn mô hình sản xuất. Trong

thời gian tới, khi mà kinh tế Mỹ chưa thực sự khởi sắc thì chắc chắn kinh tế

Canada, đặc biệt là lĩnh vực thương mại sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực. Hơn

thế nữa, do lực lượng so sánh giữa hai nước quá chênh lệch nên đây cũng là

điều bất lợi đối với Canada trong quan hệ thương mại với Mỹ. Bằng chứng rõ

ràng nhất cho nhận định này là tất cả các bất đồng, tranh chấp thương mại

giữa hai nước đều bắt nguồn từ phía Mỹ.

Page 152: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

145

Nhiều tranh chấp thương mại giữa hai nước đã được giải quyết triệt để

trong những năm gần đây, ví dụ như trong mặt hàng nông sản: cà chua, thịt

lợn, các sản phẩm từ sữa, lúa mì; thép; và giải quyết được một phần tranh cãi

về điều khoản mua hàng Mỹ, gỗ xẻ mềm…tuy nhiên, vẫn có những bất đồng

lớn tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ, trong đó vấn đề chính nổi

lên hiện nay là việc trì hoãn xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL. Do

cơ chế giải quyết tranh chấp Canada - Mỹ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vì

vậy hai bên đều có những đề xuất, định hướng chính sách nhằm thúc đẩy hơn

nữa giao dịch thương mại, trong đó việc hai nước cùng tham gia đàm phán,ký

kết hiệp định TPP được coi là một giải pháp tối ưu nhất.

Qua nghiên cứu quan hệ thương mại Canada, luận án đã rút ra một số

hàm ý chính sách cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói

chung, phát triển quan hệ với Canada, Mỹ và các nước láng giềng nói riêng.

Trong đó, lưu ý là Canada và Mỹ không có chính sách khung lớn cho quan hệ

thương mại giữa hai nước mà chỉ có những chính sách riêng đối với từng lĩnh

vực cụ thể, điều này ngược với xu thế quan hệ thương mại chung: là đi từ

những hiệp định Khung đến những chính sách cụ thể. Việt Nam có thể học

cách tiến hành mối quan hệ này giữa Canada và Mỹ để áp dụng trong quan hệ

thương mại với Trung Quốc.

Thời gian tới, Việt Nam nên chú trọng đến việc nghiên cứu các nước

trong khu vực châu Mỹ, nghiên cứu về Canada và Mỹ để rút ra kinh nghiệm

phát triển của các nước đó. Hơn nữa, nghiên cứu ấy giúp chúng ta hiểu rõ

được văn hóa kinh doanh của những nước đó, giúp Việt Nam có những

phương cách tốt hơn để phát triển quan hệ kinh tế với họ.

Page 153: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

146

KẾT LUẬN

Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, có thể thấy vấn đề toàn cầu hóa, khu vực

hóa vẫn luôn tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Sự tăng tốc

của quá trình toàn cầu hoá đặt các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hai nước

trước nhiều sự lựa chọn. Xu thế đa dạng hóa đối tác thương mại được các

nước thực thi khá rõ trong thời gian qua, đây là một tất yếu khi quá trình toàn

cầu hoá gia tăng tác động. Chính vì thế, sự điều chỉnh trong chính sách

thương mại đã diễn ra ở cả Canada và Mỹ. Điều này dẫn tới thực tế là tỷ trọng

quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên suy giảm do chia sẻ lợi ích với các

nước, các khu vực khác. Sự kiện 11/9/2001 cũng như cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu 2008 là các nhân tố mới tác động mạnh đến quan hệ thương

mại giữa hai nước trong giai đoạn 2001 đến nay. Các sự kiện này cho thấy gia

tăng hợp tác với Mỹ vừa cần thiết, vừa không thể tránh được, do thực tế dòng

chảy thương mại của Canada và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế.

NAFTA có tác động mạnh đến quan hệ Canada - Mỹ. Hội nhập Bắc

Mỹ đã diễn ra khá thuận lợi với việc các nước thành viên thực thi nghiêm túc

các nội dung và lộ trình của NAFTA. Tuy nhiên sau hơn 20 năm thực hiện,

ngày càng có nhiều ý kiến phàn nàn về rạn nứt của NAFTA, do sự gia tăng

của xu hướng bảo hộ mậu dịch, sự chật hẹp của các điều khoản NAFTA hiện

tại. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mexico đã khiến

nước này ngày càng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh

nghiệp Canada trong việc giành thị phần ở Mỹ, Mexico cũng đang trở thành

một thị trường xuất khẩu hấp dẫn của Mỹ do dân số đông, kinh tế phát triển

nhanh hơn và do vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng. Đó là một trong những

yếu tố khách quan quan trọng mà chính quyền Canada phải tính đến khi quan

hệ thương mại Canada - Mỹ vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát

triển của nước này.

Quy mô hội nhập giữa hai nước được thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh

vực quan hệ kinh tế thương mại. Canada là điểm đến lý tưởng đối với xuất

khẩu và đầu tư của các công ty Mỹ, ngược lại Mỹ cũng chính là thị trường

hoàn hảo đối với các nhà xuất khẩu Canada. Mỹ là đối tác thương mại lớn

Page 154: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

147

nhất của Canada và sức khỏe của nền kinh tế Mỹ có tác động lớn đến nền

kinh tế và thị trường của Canada. Nền kinh tế Canada và Mỹ có mức độ hội

nhập cao, có tính bổ sung trong các ngành nghề sản xuất. Theo Bộ Công

nghiệp Canada thì thương mại Canada - Mỹ có mức độ hội nhập tương đối

cao, với nhiều sản phẩm phải qua lại biên giới của nhau đến 8 lần trước khi

được hoàn thiện.

Có thể khẳng định đây là một trong các quan hệ kinh tế thương mại lớn

nhất, thành công nhất thế giới, bởi quy mô trao đổi thương mại rất lớn, nhưng

chỉ xảy ra rất ít các tranh chấp. Điều này cũng thể hiện đặc thù trong quan hệ

thương mại giữa hai nước, đó là thương mại vừa có tính bổ sung, vừa phát

triển thương mại nội ngành và do cơ chế chia sẻ lợi ích, nên ít có tranh chấp,

bất đồng. Hơn nữa, các bất đồng đó không tác động nhiều đến quan hệ giữa

hai nước. Sở dĩ có được điều này là do hai nước có sự tương đồng về thể chế

(cả thể chế chính thức và phi chính thức). Trong quan hệ kinh tế quốc tế, quan

hệ với Mỹ được đặt lên vị trí hàng đầu và quan trọng nhất đối với Canada. Do

đặc điểm liền kề, hai nước có quan hệ mật thiết ở tất cả các lĩnh vực, Canada

đã tranh thủ được lợi thế không chỉ về kinh tế mà còn để bảo vệ chính trị.

Về cơ chế hội nhập (hợp tác thương mại) giữa Canada và Mỹ: Hội

nhập Canada - Mỹ thiếu một cơ sở hạ tầng về thể chế để quản lý quan hệ

phức tạp và đa dạng này. Hội nhập Canada - Mỹ chủ yếu được định hướng

bởi các lực lượng thị trường, đó là: sự gần gũi về địa lý, lựa chọn của người

tiêu dùng, ưu đãi đầu tư, và hành vi doanh nghiệp chứ không phải do tác động

từ chính phủ [106: tr.13]. Chính sách của Chính phủ chủ yếu liên quan đến

các nỗ lực giải quyết những vấn đề phát sinh từ hội nhập theo định hướng thị

trường. Không giống với Liên minh châu Âu - liên minh này hướng tới hội

nhập thông qua việc thiết lập nên các thể chế siêu quốc gia với các mục tiêu

và ưu tiên hội nhập rõ ràng - quan hệ Canada - Mỹ tương đối kém chính thức

và tuyệt đối [38]. Thương mại được quản lý dưới FTA và NAFTA, WTO và

hàng loạt các thỏa thuận kinh doanh song phương khác với các lĩnh vực cùng

quan tâm.

Một yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến thành công trong quan hệ

thương mại Canada - Mỹ là hai nước cùng xác định mục tiêu của mối quan hệ

Page 155: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

148

này là nhằm tăng cường tính cạnh tranh của hai nước nói riêng và của khu

vực Bắc Mỹ nói chung trong nền kinh tế toàn cầu. Mục tiêu này đặc biệt được

xác định trong sáng kiến An ninh và thịnh vượng châu Mỹ. Một điểm đặc biệt

phải kể đến trong quan hệ này là Canada và Mỹ không cạnh tranh với nhau

quá gay gắt vì hai nước cùng hợp tác để Bắc Mỹ có tính cạnh tranh hơn trên

thế giới [154: tr.2].

Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh

chấp, từ các hạn chế đó, nhiều nhà kinh tế chỉ ra rằng, Canada và Mỹ sẽ đạt

được thành công lớn nhất về quan hệ thương mại khi hai nước có được sự hài

hòa và cùng thừa nhận các tiêu chuẩn về quy định và giảm, hay xóa bỏ các

rào cản thuế quan còn tồn tại. Việc hai nước cùng tham gia đàm phán, ký kết

hiệp định TPP (5/10/2015) và thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp định này là một

trong những giải pháp tối ưu để giải quyết các hạn chế trên. Hơn nữa, điểm

tích cực của quan hệ Canada - Mỹ là luôn vượt lên trên tính tiêu cực và giúp

hai quốc gia đoàn kết để vượt qua. Đây là điểm sáng giúp cho quan hệ thương

mại Canada - Mỹ có triển vọng phát triển tốt đẹp.

So với thập kỷ trước đó (những năm 1990), tuy tỷ trọng trong tổng kim

ngạch thương mại Canada - Mỹ suy giảm, nhưng nhìn chung trong thập kỷ

qua kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều không ngừng tăng nhanh, đóng góp

lớn vào phát triển kinh tế hai nước, Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng

hàng đầu của Canada. Đây vẫn là mối quan hệ thương mại luôn có tính không

đối xứng [123: tr.8], đặc biệt thể hiện ở tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu

của Canada từ Mỹ luôn ở mức rất cao; trong khi đó tỷ trọng kim ngạch xuất

nhập khẩu của Mỹ từ Canada thấp hơn nhiều. Các đặc điểm về kim ngạch, cơ

cấu xuất khẩu không có nhiều thay đổi so với thập kỷ trước, thay đổi nổi bật

nhất về cơ cấu giao dịch là năng lượng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong

giao dịch thương mại giữa hai nước.

Quan hệ thương mại song phương giữa Canada và Mỹ trong giai đoạn

tới vẫn tiếp tục phát triển dựa trên cả lịch sử quan hệ lâu dài giữa hai nước,

địa lý có chung đường biên giới, quan hệ chính trị tốt đẹp… là những yếu tố

thuận lợi cho giao thương kinh tế hai nước phát triển mạnh mẽ. Tổng thống

Barack Obama từng nhận định rằng không có hai quốc gia nào gắn bó với

Page 156: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

149

nhau chặt chẽ hơn, hoặc có sự đan xen sâu sắc về kinh tế, văn hóa hơn là Mỹ

và Canada. Trong chuyến thăm chính thức Mỹ vào tháng 3/2016, Tân Thủ

tướng Canada Justin Trudeau cũng khẳng định hai nước vẫn hợp nhất là đồng

minh và đối tác, trong cùng một mục đích chung, không có mối quan hệ nào

trên thế giới như mối quan hệ giữa Canada và Mỹ.

Quan hệ thương mại này có vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng

của cả hai nước. Sự mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại Canada - Mỹ sẽ

chịu tác động mạnh bởi triển vọng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế

Canada và kinh tế Mỹ. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang phát triển

mạnh mẽ, trong gian đoạn tới quan hệ thương mại Canada - Mỹ có cơ hội

bùng nổ hơn nữa, và vẫn là mối quan hệ thương mại bền vững, phát triển nhất

thế giới.

Hai nền kinh tế hội nhập của Canada và Mỹ buộc hai nước phải đảm

bảo các biện pháp an ninh biên giới không trở thành một trở ngại đối với hàng

triệu lượt người và hàng tỷ đôla giá trị trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai

bên. Vì thế, biện pháp quan trọng để tăng cường hội nhập kinh tế thương mại

giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, trước hết bắt

đầu từ cấp độ an ninh: “Canada có mối quan hệ thương mại song phương lớn

nhất và quan trọng nhất thế giới, và họ cần phải phấn đấu tạo điều kiện cho

dòng chảy chính đáng của hàng hóa và người, và an ninh là điều cần thiết để

duy trì và thúc đẩy quan hệ song phương” [160]. Canada không thể đòi hỏi

một vị trí đặc quyền về thương mại với nước Mỹ, mà không cùng hợp tác giải

quyết các thách thức an ninh chung. Ngược lại, Mỹ không thể đối xử với

Canada như tất cả các nước khác, nếu như hai nước láng giềng này hội nhập

hoàn toàn trong một khuôn khổ an ninh và quốc phòng Bắc Mỹ. Một khi

Canada và Mỹ có được một đánh giá chung về mối đe dọa, họ có thể chú

trọng vào các chính sách chung để quản lý lãnh thổ của cả hai nước. Khi hai

nước có cơ chế an ninh thích hợp, giảm được chi phí và thời gian giao dịch

qua biên giới, thì trao đổi thương mại giữa hai nước có thể hưng thịnh hơn

nhiều, làm gia tăng du lịch, và đảm bảo được thịnh vượng trong tương lai.

Page 157: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thị Thu (2010), “Tiến trình liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ”,

Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 9.

2. Lê Thị Thu (2012a), “Kinh tế Canada năm 2011 và triển vọng”, Tạp

chí châu Mỹ ngày nay, số 2.

3. Lê Thị Thu (2012b), “Một số nhân tố tác động đến quan hệ thương

mại Canada-Mỹ trong thập kỷ qua”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3.

4. Lê Thị Thu (2012c), “Thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ

trong thập kỷ qua”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10.

5. Lê Thị Thu (2013), “Kinh tế Canada sau khủng hoảng tài chính toàn

cầu”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6.

Page 158: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Albert Legault (2008), “Canada: Người khổng lồ bằng giấy về năng

lượng”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 3/2008, trang 50-54.

2. Bộ Ngoại giao (2006), Quan hệ Canada - Mỹ: Những bài học kinh

nghiệm, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.

3. Christina Sevilla (Phó trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ phụ trách

quan hệ công chúng và hợp tác liên chính phủ) (2007): “Tại sao cần

phải tự do hoá thương mại?” Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa

Kỳ, tháng 1/2007

4. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (đồng chủ biên) (2012), Giáo

trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (1998), Giáo

trình Kinh tế Quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.

6. Tô Xuân Dân (1995), Giáo trình kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản

Giáo dục.

7. Diane Brady (2004), “Làm thế nào để biến Canada trở thành một nước

hùng mạnh”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 3/2004, trang 47 - 49.

8. Nguyễn Văn Hòe, Nguyễn Văn Tuấn (đồng chủ biên) (2007), Giáo

trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà

Nội.

9. John H. Jackson (2001), Hệ thống thương mại thế giới - Luật và chính

sách về các quan hệ kinh tế quốc tế, Dịch giả: Phạm Viêm Phương,

Huỳnh Văn Thanh, Nhà xuất bản Thanh Niên.

10. Cù Chí Lợi (chủ biên) (2012), Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia

của các ngành công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Mạnh (2008), “Canada: Một nền kinh tế thịnh vượng và

phát triển”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 6, trang 20 - 26.

12. Nguyễn Tuấn Minh (2013), “Quan hệ kinh tế xuyên biên giới Mỹ -

Canada”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11, trang 12-20.

13. Bùi Thành Nam (2014), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại

Canada - Thực trạng và vấn đề”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 8, trang

9-17.

Page 159: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

152

14. Bùi Thành Nam (2015), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Canada tại

Mỹ: Tác động và xu hướng”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3, trang 3-

11.

15. Trịnh Trọng Nghĩa (2005), “Canada - Bước vào kỷ nguyên mới”, Tạp

chí châu Mỹ ngày nay, Số 2, trang 3 -12.

16. Nhập siêu từ Trung Quốc gần 29 tỷ USD trong năm 2014 (2014),

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2014-12-29

17. Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld (1996): Kinh tế học quốc tế - Lý

thuyết và chính sách, tập I - bản dịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. “Quan hệ Mỹ - Canada xung quanh vấn đề biên giới” (2009), Tài liệu

tham khảo đặc biệt ngày 20/01, trang 11 - 14.

19. Quyền lực kinh tế Mỹ đang suy giảm, (theo BBC), 5/10/2009.

http://en.infotv.vn/quoc-te/37984-quyen-luc-kinh-te-my-dang-suy-giam

20. Nguyễn Thiết Sơn (2002), “Canada - nền kinh tế phát triển cao của thế

kỷ XXI”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 7, trang 3 - 6.

21. Nguyễn Thiết Sơn (2003) (chủ biên), Các công ty xuyên quốc gia: Khái

niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

22. Nguyễn Thiết Sơn (2008), “Quan hệ Việt Nam - Canada phát triển

vững chắc trong thế kỷ mới”, T/c châu Mỹ ngày nay, Số 6/2008, trang 3

- 10.

23. Nguyễn Xuân Trung (2004), “Một số tác động của NAFTA đến kinh tế

Canada”, T/c châu Mỹ ngày nay, Số 7, trang 14 - 22.

24. Nguyễn Khánh Vân (2008), “Quan hệ năng lượng Canada - Mỹ”, T/c

châu Mỹ ngày nay, Số 7, trang 50 - 54.

25. Trần Thị Vinh (2008), “Quan hệ Việt Nam - Canada (1954 - 2008)

Lịch sử và triển vọng”, http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn

II. Tài liệu tiếng Anh

26. Alan S. Alexandroff and Don Guy (2003), What Canadians have to say

about relations with the United States, C.D. Howe Institute

Backgrounder, No 73, July.

27. Alexander Moens (2010), Skating on the thin ice: American-Canada

relations in 2010 and 2011, Fraser Institute, April 2010.

Page 160: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

153

28. Alexander Moens (2010), U.S.Canada relations in 2010, Canada’s top

economic interest is still unimpeded access to the US market, Fraser

Forum March 10, 2010.

29. Alexander Moens and Nachum Gaber (2012), Measuring the Costs of

the Canada - US Border, Studies in Canada - US relations, Fraser

Institute, August, Canada.

30. Alexander Moens and Alex Bartos (2014), Canada’s catch-22: The

State of Canada - US Relations in 2014, Fraser Institute, January,

Canada.

31. Allan Gotlied, The United States in Canadian Foreign Policy,

www.dfait-maeci.gc.ca/department

32. Allan Gotlied (2003), “A grand bargain with the US”, National Post,

March 5.

33. Allan Gotlied (2005) “Romanticism and realism in Canada’s Foreign

Policy”, Policy Options, 2/2005, tr 18.

34. Allison Carie (2011), Exporting to Canada - Opportunities and

Challenges, Western Washington University,

http://waexports.com/images/uploads/Exporting_to_Canada_Opportuni

ties_and_Challenges.pdf

35. Arthur E. Blanchettle (2000), Canada Foreign Policy 1945-2000:

Major Documents and Speeches, The Golden Dog Press.

36. Bernard Party (2002), Partners in North America advancing Canada’s

Relations with the United States and Mexico, Report of the Standing

Committee on Foreign Affairs and International Trade.

37. Blank, Stephen (2013), Getting to North American Governance:

Practice, Pratice, Practice, Ottawa: Center for Governance,

Conference Summary Report, No.1.

38. Blayne Haggart (2001), “Canada and the United States: Trade,

Invetsment, Integration and The Future”, Economics Division 2, April,

Canada.

39. Burt, Michael (2009), "Tighter Border Security and Its Effect on

Canadian Exports", Canadian Public Policy, XXXV (2), pp. 149-169.

40. “Canada: Trade Regulations” (2008), The Economist Intelligence Unit,

September 23rd 2008.

Page 161: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

154

41. Canada joins Trans-Pacific Partnership Round (2012),

http://www.international.gc.ca/media_commerce/comm/news-

communiques/2012/12/03a.aspx?lang=eng&view=d

42. Canada's State of Trade: Trade and Investment Update 2010 (2013)

http://www.international.gc.ca/economist-

economiste/performance/state-

point/state_2010_point/2010_6.aspx?lang=eng.

43. Canadian International Council (2009), Toward a Frontier, Improving

the US-Canadian Border, Brooking Metropolitan Policy Program,

Canada.

44. Canadian interational merchandise trade: Annual review (2012),

Statistic Canada, April 4, 2012, http://www.statcan.gc.ca/daily-

quotidien/120404/dq120404a-eng.htm

45. Canadian Policy Research Institute (2008), The Emergency of Cross-

Border Regions Between Canada and the United States: Reaping the

promise and public value of cross-border regional relationships - Final

Report, Ottawa: Industry Canada, November.

46. Carl Ek and Ian F. Fergusson (2009), Canada - U.S. Relations,

Congressional Research Service, May 12.

47. Christopher Sands (2006), New Challenges and Opportunities for

Canada - U.S. Relations, Preparing for 2009, Remarks prepared for the

Canada - U.S. Fullbright Killam Fellowship Conference, Ottawa,

Ontario, September 15.

48. Cliff Sosnow (2005), Observations on Canada - U.S. Trade Relations

in 2005.

49. Collin May (2008), “Banking on America: Canada’s trade with the

United States”, Canada’s journal of ideas, Volumn 2 issue 1 July,

Canada.

50. Committee on International Relations (2006), U.S. - Canada relations,

May 25.

51. Craig Stewart (2006), Trade, “Deep Integration” and ICTs in Canada -

U.S. Relations, Concordia University, October.

52. Csaba Hajdu (2010), The US-Canada softwood lumber dipute: A brief

history, Fraser Forum 03/2010, www.fraseramerica.org.

Page 162: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

155

53. CTPL, Canada - US relations in the Obama age,

http://www.ctpl.ca/publications/speeches-presentations/canada-

%E2%80%93-us-relations-obama-age

54. D. H. Burney (2005), Canada - U.S. Relations: Are we getting it right?,

The Ranchmen’s Club, Calgary, November 17.

55. D. H. Burney (2009), Canada - US Relations in the Obama Age,

Carleton University Alumni Association, National Capital Chapter

Leadership Luncheon Rideau Club, April 3.

56. Danielle Goldfarb (2003), Beyond Labels: Comparing Proposal For

Closer Canada - U.S. Economic Relations, C.D. Howe Institute

Backgrounder, October.

57. Daniel Drache (2008), Canada-US. Relations and the Impermeable

Border Post 9/11: The Co-Management of North America, Confines

4/7 enero-mayo.

58. David A. Deese (2014), Handbook of the International Political

Economy of Trade, Edward Elgar Publishing, Inc, Massachusetts USA.

59. David M. Dyment (2008), “Canada - US Relations - Lessons from Life

with Uncle”, Canadian Institute of International Affairs Occasional

Papers, Volume 2 Number 1.

60. Department of State (2014), 2014 Investment Climate Statement,

http://www.state.gov/documents/organization/226813.pdf

61. Derek H. Burney (2004), Canada - US Relations: The risk of

complacency, the need for engagement, Options Politiques, Décembre

2003 - Janvier 2004.

62. Derrick Penner (2009), Improving Canada - U.S Trade Relations: A

two - pronged effort, Vancouver Sun June 16.

63. Dominick Salvatore (1990): International Economics, 3rd Edition.

Macmillan Publishing Company.

64. Donald R. Davis (1995), “Intra-industry trade: A Heckscher-Ohlin-

Ricardo approach”, Journal of International Economics 39, (1995)

201-226.

65. Doran, Charles, F. (1984), Forgotten Partnership: U.S. - Canada

Relations Today, Johns Hopkins University Press, 294 pages

Page 163: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

156

66. Drew Hasselback (2014), The granddaddy of all Canadian-U.S. trade

disputes is about to rear its ugly head again,

http://business.financialpost.com/news/economy, October 31.

67. Dwayne Lovegrove (2010), “Sutherland in the 21st century: Invariants

in Canada’s Policy Agenda since 9/11”, Canada Military Journal, Vol

10, No 3, Summer.

68. Edelgard Mahant and Graeme S.Mount (2000), Invisible and Inaudible

in Washington: American Policies toward Canada, Michigan State

University Press, U.S, February 29.

69. Embassy of the United States, Ottawa, Canada (2013), Special 301

Report (Intellectual Property Rights),

http://canada.usembassy.gov/key-reports/special-301-report-

intellectual-property-rights/2013-special-301-report-canada-

chapter.html

70. Ernie Regehr (2004), BMD, NORAD, and Canada-US Security

Relations, March 2004.

71. Érick Duchesne (2007), “Lumbering on: the state of the Canada-

U.S.Trade relationship”, American Review of Canadian Studies,

Volumn 7, Issue 1 March, American.

72. Falvey, R. (1981), “Commercial Policy and Intra-Industry trade”,

Journal of international economics, Vol 11, p 495 -511.

73. Foreign Affairs and International Trade Canada (FAIT) (2009),

Canada’s State of Trade: Trade and Investment Update 2009,

Government of Canada, Ottawa.

74. Frank Quinn (2007), Water Diversion, export and Canada - U.S

Relations:A Brief History, Munk Centre for International Studies,

August.

75. G. Cornelis van Kooten (2001), Economics Analysis of the Canadian-

United States Softwood Lumber Dispute: Playing the Quote Game,

Department of Economics, University of Victoria, Canada.

76. Geoffrey Hale (2006), "Sharing a Continent: Security, Insecurity, and

the Politics of Intermesticity", Canadian Foreign Policy 12:3, p. 31-43

77. Geoffrey Hale (2008), “Canadian Federalism and North American

Integration: Managing Multi-Level Games” (paper presented to

Page 164: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

157

conference on The State in Transition: Challenges for Canadian

Federalism, University of Ottawa, October 23-25).

78. Germán H. González (2014), “Productivity gap and Asymmetric trade

relations: The Canada - United States of America Integration Process”,

Economía No 73, 2014, p31-46.

79. “Globalization and a unipolar world: Canada and U.S relations at the

beginning of the 21st century” (2003), Canadian - American Public

Policy, 1 September.

80. Goldfarb, Danielle and Doris Chu (2008), Stuck in Neutral: Canada's

Engagement in Regional and Global Supply Chains, Ottawa: The

Conference Board of Canada.

81. Greenaway, D. (1987), “The New Theories of Intra -Industry trade”,

Bulletin of Economic Research, 39 (2), p95-120

82. Green, K.P., and D.Furchgott-Roth (2013), “Intermodal Safety in

the transport of oil”, Studies in Energy Transportation, Fraser Institute.

83. Hampson Fen Osler and Maureen Appel Molot (2000) "Does the 49th

Parallel Matter any More?", in Hampson and Molot (eds.), Canada

Among Nations 2000: Vanishing Borders, (Don Mills: Oxford

University Press, 2000), p. 3

84. Henry J.Hyde (chairman) (2006), U.S - Canada Relations, Committee

on international Relations, Washington, DC, May 25.

85. Heynen, Jeff and John Higginbotham (2004), Advancing Canadian

Interests in the United States, Canada School of Public Service,

Canada.

86. Hussain, Y (2013), “Investments in Western Canada Oil Rail Terminals

Top USD 1B: report”, Financial Post,

http://business.financialpost.com/2013/08/29/investments-in-western-

canada-oil-rail-terminals-top-usd1b-report/?__lsa=44dc-f68e

87. Ian Austen (2009), “To the North, Grumbling Over Trade”, New York

Times, August 8, page B3.

88. Ian F. Fergusson (2010), United States - Canada Trade and

Economic Relationship: Prospects and Challenges, Congressional

Research Service, May 2010.

Page 165: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

158

89. Industry Canada (1999), Canada’s growing economic relations with

the United States, Part 1 - What are the key dimensions? September 10.

90. Industry Canada (2013), International Trade Utilities (NAICS 22)

http://www.ic.gc.ca/cis-sic/cis-sic.nsf/IDE/cis-sic22inte.html

91. International Monetary Fund [IMF] (2008), World Economic Outlook

Database April 2008.

http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2008/01/weodata/index.aspx

92. International trade and its benefits to Canada (2012), Canada’s state

trade of trade: trade and investment 2012,

http://www.international.gc.ca/economist-

economiste/performance/state-point/state_2012_point

93. International Trade Canadian Economy (NAICS 11-91)

http://www.ic.gc.ca/eic/site/cis-sic.nsf/eng/h_00029.html

94. James R.Markusen, James R. Melvin et all (1995), International Trade

- Theory and Evidence, McGraw-Hill International Editions.

95. Jessica Zuckerman, Bryan Riley, David Inserra (2013), Beyond the

Border: U.S. and Canada Expand Partnership in Trade and Security

The Heritage Foundation, No 2808, June 17.

96. Krauss, Cliford (2009), “Canada Seeks Redress on Food-Labeling

Law”, New York Times, October 12.

97. Kristjansson, K.A., Michael Bomba and Anne Goodchild (2010),

“Intra-Industry Trade Analysis of U.S.State- Canadian Province Pairs”,

Transportation Research Record, No.2162, p73-80.

98. Laura M.Baughman and Joseph Francois (2010), U.S.-Canada Trade

and U.S.State-Level production and Employment: 2008, Ottawa:

Department of Foreign Affairs and International Trade.

99. Laura Payton (2012), Softwood lumber agreement with U.S. extended

CBC News, http://www.cbc.ca/news/politics/softwood-lumber-

agreement-with-u-s-extended-1.1129487.

100. Lewis, J. (2013), “Keystone XL ‘No Longer a Necessity’ for

Canadian Producers”, Analyst, Financial Post, September 9.

101. M.Angeles Villarreal and Ian Fergusson F. (2014), NAFTA at 20:

Overview and Trade effects, CRS Report, April 28.

Page 166: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

159

102. M.Angeles Villarreal and Ian Fergusson F. (2015), The North

American Free Trade Agreement (NAFTA), Congressional Research

Service, April 16.

103. Martin Alexander Andresen (2000), Canada, The United States

and NAFTA: The effects on trade patterns, Simon Fraser University.

104. Mexico GDP per capita PPP 1990-2015 (2015),

http://www.tradingeconomics.com/mexico/gdp-per-capita-ppp

105. Michael Hart (1991), “A North American Free Trade Agreement:

The elements involved”, The World Economy, 14(1), 87-102, March.

106. Michael Hart (2006), Steer or Drift? Taking Charge of Canada -

US Regulatory Convergence, C.D Howe Institute Commentary, March.

107. Micheal Lawrence Carpentier (2007), Canada and 9/11: Border

Security in a new era, University of Saskatchewan Saskatoon Canada.

108. MinKyoung Kim, Guedae Cho and Won W. Koo (2003), The

causes of Intra-industry trade between the U.S. and Canada: Time -

series Approach with a gravity model, North Dakota State University,

Canada.

109. Moén&Leon (2012), Mandatory Country of Origin Labeling:

The case for a harmonized Canada - US Beef and Pork Regulatory

Regime, Fraser Forum (July/August), Fraser Institute.

110. Molot, Maureen Appel (2003), “The Trade-Security Nexus: The

New Reality in Canada - U.S. Economic Integration”, American

Review of Canadian Studies, No.1, Spring 2003.

111. NAFTA and Markets: US Economic Impacts on Canadian

Equities

(2010)http://www.mscibarra.com/research/articles/2010/RB%20Canadi

an%20Equities.pdf

112. Natural Resources Canada (NRC) (2010), Forest Mills Closures

Government of Canada, http://canadaforests.nrcan.gc.ca.

113. Neil Nevitte (2003), North American Integration: Evidence from

the World Values Survey 1990-2000, Ottawa: Policy research Initiative.

114. News Staff (2008), US. Presidential hopeful John MsCain:

Canada has role in US.election, http://www.citynews.ca/2008/06/20/u-

s-presidential-hopeful-john-mccain-canada-has-role-in-u-s-election/

Page 167: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

160

115. Office of Management and Budget (2009), Updated

Implementing Guidance fof the American Recovery and Reinvestment

Act of 2009, April 3, 2009.

116. Orrick White (2000), Canada-US Security Issues, A Review of

the Policy Consultation Proceedings, 16 June 2000.

117. Parminder Parmar (2009), Will the global crisis save or kill

NAFTA? January 4, http://www.ctvnews.ca/will-the-global-economic-

crisis-save-or-kill-nafta-1.354472

118. Paul Sundell and Mathew Shane (2006), Canada: A

Macroeconomic Study of the United States’ Most Important Trade

Partner, United States Department of Agriculture, September.

119. Richard Barichello, Timothy Josling and Daniel A. Sumner

(2004), Agricultural Trade Relations between Canada and the United

States, January, Working Paper Number: 2004-03, Food and Resource

Economics, University of British Columbia Vancouver, Canada.

120. Richard Blackell (2014), Keystone delay has wider implications

for Canada-U.S. trade http://www.theglobeandmail.com/report-on-

business/industry-news/energy-and-resources/keystone-delay-has-

wider-implications-for-canada-us-trade-girling-says

121. Richard Dion (2000), “Trends in Canada’s Merchandise Trade”,

Bank of Canada Review, Winter 1999-2000, pp. 29-41.

http://www.bankofcanada.ca/en/review/2000/r001c-e.pdf

122. Richard Harris and Nicolas Schmitt (2014), NAFTA and the

Evolving Structure of Canadian Patterns of Trade and Specialization,

Department of Economics, Simon Fraser University.

123. Robert J.Keyes (Senior Vice President, Canadian Chamber of

Commerce), Issues in Canada - US Bilateral Economic Integration,

p8,www.globalcentres.org/can-us/economic

124. Ross W.Gorte and Jeanne J. Grimmett (2006), Softwood Lumber

Import from Canada: Issues and Events, CRS Report RL33752.

125. Shaked, A. and J.Suttan (1984), Natural Oligopolies and

International Trade, Henry Kiekowski, Offord, p34-50.

Page 168: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

161

126. Statement by Canada and Mexico on U.S. Country of Origin

Labelling (2015) www.international.gc.ca/media/comm/news-

communiques/2015/06/04c.aspx?lang=eng

127. Statistics Canada (2010), Consolidated federal, provincial,

territorial and local government revenue and expenditures

http://www40.statcan.gc.ca/l01/cst01/govt01a-eng.htm.

128. Statistics Canada (2013), Merchandise Imports and Exports,

Customs and Balance of Payments Basis, CANSIM Tabble 228-0058.

129. Stephen Blank, It is Time for Canada to Think Carefully about

North America, Embassy, September 7, 2005.

130. Stephen Harper's foreign policy, http://www. Jameslaxer.com

131. Steven Globerman and Paul Storer (2006), The impacts of 9/11

on Canada - U.S.Trade, Border policy research Institute, Western

Washington University.

132. Steven Globerman (2009), The Effects of 9/11 on Canadian -

U.S. Trade An Update through 2008, Metropolitan Policy Program,

July.

133. Steven Globerman and Paul Storer (2009), "Border Security and

Canadian Exports to the United States: Evidence and Policy

Implications", Canadian Public Policy, XXXV (2), pp. 172-186

134. Steven Globerman and Paul Storer (2011), "Regional and

Temporal Variations in Transportation Costs for U.S. Imports from

Canada", The Journal of Regional Analysis & Policy, 41(1).

135. Steven Globerman and Paul Storer (2011), Border thickening

and changes in Canada - US. Trade in intermediate versus final goods,

Bellingham: Western Washington University.

136. Steven Globerman and Paul Storer (2013), Changes in Canada -

US. Trade in intermediate versus final goods: Identification and

Assessment, Western Wahington University.

137. Steven Globerman (2013), The Nature of Aggregate and

Regional Canada- U.S. Trade (1990-2011), Border Policy Research

Institutes, Research Report No.19, Washington.

138. Tarek M. Harchaoui and Faouzi Tarkhani (2008), Whatever

Happened To Canada - U.S. Economic Growth and Productivity

Page 169: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

162

Performance In the Information Age?, Economic Analysis Research

Paper Series, Statistics Canada - Catalogue No. 11F0027 No. 025.

139. The Canadian Chamber of Commerce, U.S. Chamber of

Commerce (2009), Finding the Balance: Shared border of the Future,

https://www.uschamber.com/sites/default/files/legacy.

140. The Canadian Chamber of Commerce (2010), Strengthening our

ties: four steps toward a more successful Canada -U.S.Partnership,

The Voice of Canadian Business.

141. The Canadian Press (2013), Canada threatens to impose tariffs

on U.S. foods, furniture in meat-labeling dispute,

http://business.financialpost.com/2013/06/07/canada-threatens-to-

impose-tariffs-on-u-s-foods-furniture-in-meat-labelling-dispute/

142. The Conference Board of Canada (2010), Re-Energizing

Canada’s International Trade, Strategies for Post-Recession Success,

Report February 2010.

143. The Council of State Governments (2010), U.S.-Canada Border

Update, June 2010, http://www.csgeast.org/newsletter/Jun.pdf

144. The Economist Intelligence Unit (2008), Canada: Trade

Regulations, September 23rd.

145. The Government of Canada (2009), “Canada and the United

States: No two nations closer”, www.canadainternational.gc.ca.

146. The Senate (2003), Uncertain access: The consequences of U.S.

secutity and trade actions for Canadian trade policy, Report of the

standing senate committee on Foreign Affairs, June, US.

147. Top Trading Partners - December 2014,

http://www.census.gov/foreign-trade/statistics/highlights/top.

148. Trilateral Border Issues Symposium (2013), North American

Center for transborder studies, Arizona State University, Canada.

149. U.S. Bureau of Economic Analysis (2008), Survey of Current

Business, October 2008; Statistics Canada, Balance of International

Payments - Fourth Quarter 2008, Table 18.

150. U.S. Relations with Canada (2014), Bureau of Western

Hemisphere Affairs, September 10 2014,

http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2089.htm

Page 170: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

163

151. U.S. Trade in goods with Canada,

http://www.census.gov/foreign-trade/balance/c1220.html

152. Vieira, Paul (2009), “Meat Label ‘Will Kill’ Production, Farmers

Say”, National Post, US, April 9.

153. Wendy Dobson and Diana Kuzmanovic (2010), “Differentiating

Canada: The Future of the Canada - US Relationship”, SPP Research

Papers, University of Calgary, Volumn 3, issue 7, November.

154. Winnipeg, Manitoba (2004), Canada - U.S. Relations: Shared

Borders And Shared Values, Luncheon Address to the Winnipeg

Chamber of Commerce, October 21.

155. World Bank (2013), Merchandise trade (%GDP),

http://data.worldbank.org/indicator

156. World Trade Organization (2015), Trade Policy Review, Report

by Canada, Canada, 27 April.

III. Tài liệu tiếng Pháp

157. Affaires estrangères et Commercial international Canada (2013),

Exporter aux Estats-Unis: Guide pour les enterprises canadiennes

editon 2012-2013, Service des délégués commerciaux, Mars 2013.

158. Bureau de l’économiste en chef, (2015), Reprise des échanges

entre le Canada et les États-Unis, Affaires étrangères, Commerce et

Développement Canada, March 3,

http://www.deleguescommerciaux.gc.ca/fra/canadexport

159. Cahier de Recherche-CEIM (2012), Les relations commerciales

entre le Canada et les Estats-Unis à L’heure de trois ‘D’, Université du

Quesbec à Montréal, September.

160. Groupe interparlementaire Canada - Estats-Units (2013),

Rapport de la délégation parlementaire canadienne concernant sa

participation à la Conférence de I’Alliance commerciable de la

frontière canado-américaine, Ottawa, Ontario, Canada.

161. Le Canada et les Estats-Unis planifient I’avenir de leurs

relations commercuales (2014),

http://www.international.gc.ca/media/comm/news-

communiques/2014/10/08a.aspx?lang=fra

Page 171: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

164

162. Le Canada et les Estats-Unis: Un Partage d’intéreetss et de

preoccupations (2009), Bibliothèque du Parlement, Janvier.

163. Le ministère des Affaires étrangères et Commerce international

Canada, Les relations canado-américaines énergétiques,

http://geo.international.gc.ca/can-am/main/right_nav/oil-fr.asp)

164. Nicolas Martin-Lalande (2009), Obama veut relancer la relation

de travail canadienne , Analyse strategique, 4/2009.

165. Thomas d’Aquino (2009), Renforcer le partenariat Canada -

Etats-Unis, Chambre des communes Ottawa 25/2/2009.

Page 172: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

165

PHỤ LỤC 1

Tóm tắt các vụ tranh chấp thương mại Canada - Mỹ (2013)

Tranh chấp Tác động và chi phí Triển vọng giải quyết

Đường ống Keystone XL Rất nghiêm trọng Khó giải quyết

Đề xuất năm 2008 về xây

dựng đường ống dẫn dầu

dài 1897 km trải dài từ

Alberta tới Nebraska

Áp lực giảm giá đầu tư

Mất tiền lương: việc trì

hoãn từ tháng 1 năm 2012

đã tiêu tốn của Mỹ 4,7 triệu

USD mỗi ngày tiền lương

mất đi (Consumer Energy

Alliance, 2013)

giảm giá dầu thô do thiếu

cơ sở hạ tầng

Thay thế tốn kém: đường

sắt đã nỏi lên như một cách

vận chuyển thay thế nhưng

chi phí vận chuyển có thể

cao gấp 3 lần so với đường

ống

Giấy phép hoãn hai lần

Nghị quyết không rõ ràng

Tăng nguy cơ tiếp tục hoãn

quyết định qua năm 2016

Quy định bắt buộc dán

nhãn xuất xứ quốc gia

(MCOOL)

Nghiêm trọng Khó giải quyết

Luật Quốc hội năm 2008

đưa ra quy định bắt buộc

dán nhãn đối với các sản

phẩm gia súc chế biến và

đóng gói và ghi nhãn đặt

hàng để có nhãn thực phẩm

chỉ ra nguồn gốc của sản

phẩm

Gây tốn kém mỗi năm 1 tỷ

USD đối mặt hàng thịt bò

và thịt lợn Canada.

Phá vỡ chuỗi cung ứng vốn

đã hội nhập cao trong lĩnh

vực này

MCOOL không mang lại

lợi ích gì về an toàn thực

phẩm

Mỹ đã bất chấp cả khiếu nại

và phần cơ bản của

Hiệp định về Gỗ xẻ mềm

(SLA)

Năm 2011, các công ty gỗ

xẻ mềm Mỹ đã kiện các đối

tác Canada ra Cơ quan

trọng tài quốc tế tại London,

cáo buộc các công ty Mỹ đã

vi phạm SLA (Bộ Ngoại

giao, Thương mại và Phát

triển Canada, 2012a)

Vừa phải

Nếu bị kết luận là vi phạm,

ngành công nghiệp của

Canada phải đối mặt với

khoàn phạt 38 triệu USD

(The Canadian Press, 2012)

Tốt

Năm 2012 Cơ quan trọng

tài quốc tế London đưa ra

phán quyết ủng hộ cho phía

Canada (Bộ Ngoại giao,

Thương mại và Phát triển

Canada, 2012a)

SLA hết hiệu lực vào năm

2013 nhưng Canada và Mỹ

quyết định kéo dài đến 2015

(CBC News, 2012)

Điều khoản Mua hàng Mỹ

Chương trình Phục hồi kinh

tế và tái đầu tư của Mỹ

2009

Nghiêm trọng

Việc ngăn chặn các sản

phẩm của Canada và hợp

tác sản xuất với Canada

trong các hoạt động mua

sắm phục vụ các công trình

công của Mỹ

Giải quyết từng phần

nhưng rủi ro cao bởi điều

khoản Mua hàng Mỹ

Hiệp định Mua sắm giữa

Canada và Mỹ năm 2010

trong đó cho phép việc mua

các hàng hóa Canada cho 7

dự án hạ tầng có giá trị hơn

7,777 triệu USD

Page 173: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

166

Canada cần tìm kiếm một

hiệp định toàn diện nhằm

tránh chủ nghĩa bảo hộ của

Mỹ trong tương lai đối với

tất cả các tỉnh, phù hợp với

các quy định của WTO

Hội đồng Lúa mỳ Canada

(CWB)

Hội đồng marketing ngành

lúa mỳ Canada; độc quyền

bán chấm dứt năm 2011

Các hành động thường

xuyên của Mỹ nhằm chống

lại CWB trước đây nay đã

chấm dứt do thị trường lúa

mỳ tại Canada đã chuyển

hoàn toàn sang cơ chế thị

trường.

Đã giải quyết xong

Quyền sở hữu trí tuệ

Canada nằm trong danh

sách cần đặc biệt ưu tiên

theo dõi 301 của Cơ quan

đại diện thương mại Mỹ

(USTR) từ năm 1995

Khả năng chi phí ở mức vừa

phải

Tiếp tục đe dọa đến hành

động thương mại và pháp lý

của Mỹ

Đã được giải quyết từng

phần

Việc tuân thủ của Canada

bao gồm;

Tăng cường bảo vệ dữ liệu

Tham gia vào Hiệp định

Thương mại chống hàng giả

(ACTA) vào năm 2013

Ban hành đạo luật chống

hàng giả (2013)

Khởi động quá trình tăng

cường Đạo luật Tác quyền

và thực thiện các điều ước

của Tổ chức Sở hữu trí tuệ

thế giới

Canada đã được công nhận

là được loại khỏi Danh sách

cần đặc biệt ưu tiên theo dõi

301.

Các loại thuốc theo đơn

Mỹ khiếu nại chống lại

Canada:

Áp mức giá trần làm chuyển

gánh nặng chi phí cho hoạt

động nghiên cứu và triển

khai cho các công ty Mỹ.

Bảo hộ kém quyền sở hữu

trí tuệ đối với bên bán thứ

ba

Quy trình phê duyệt thuốc

theo đơn chậm làm giảm

khả năng thâm nhập thị

trường

Có khả năng ảnh hưởng

nghiêm trọng đến hoạt

động thương mại

Các công ty lâu năm của

Mỹ bị mất doanh thu và gây

rủi ro cho hoạt động thương

mại

Tiến triển gián tiếp

Tại Hiệp định CETA năm

2013 với Liên minh Châu

Âu, Canada đồng ý bảo vệ

toàn diện bằng sáng chế đối

với các loại thuốc mới trong

thời gian 2 năm.

Quy tắc 2 năm có thể trở

thành giải pháp chung giữa

Mỹ và Canada trong tương

lai.

Nguồn: [30]

Page 174: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

PHỤ LỤC 2

Thương mại hàng hóa ròng Canada - Mỹ (hàng tháng)

Đơn vị (Đô la Canada)

Nguồn: Statistics Canada (2013)

PHỤ LỤC 3: Sản lượng quốc gia Mỹ liên quan đến giao dịch

thương mại với Canada, 2008 (đơn vị: tỷ USD)

Tổng 470,3 USD

Các khu vực chính (nông nghiệp,lâm nghiệp, cá, khai

mỏ)

3,1

Hóa dầu và gas 1,2

Xây dựng 13,1

Chế tạo 27,6

Các sản phẩm từ dầu mỏ và than đá 1,8

Dịch vụ 426,5

Vận tải 13,4

Những ngành phục vụ công cộng 11,4

Thương mại bán sỉ và bán lẻ 54,8

Tài chính và bảo hiểm 40,7

Thông tin 20,2

Chuyên môn và kỹ thuật 35,6

Quản trị 23,1

Cho thuê, thuê và bất động sản 68,2

Tiện nghi và lương thực 18,5

Các dịch vụ công và tiêu dùng khác 140,6

Nguồn: [98]

Page 175: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN … filetrong hai thẬp niÊn ĐẦu thẾ kỶ xxi luẬn Án tiẾn sĨ kinh tẾ quỐc tẾ hÀ nỘi - 2016

PHỤ LỤC 4: Nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Mỹ từ Canada

(đơn vị: nghìn thùng)

Năm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

1993 24,124 21,896 23,885 23,485 27,100 27,337 30,725 29,934 30,702 31,923 27,498 29,895

1994 28,054 27,819 30,605 27,901 28,045 29,202 30,813 32,828 30,936 30,434 29,644 32,674

1995 31,328 27,006 27,636 29,971 36,162 35,078 31,866 32,789 28,760 32,781 32,060 34,081

1996 34,641 29,763 31,032 30,895 32,744 32,743 33,883 32,316 30,002 32,842 34,515 38,195

1997 36,029 32,343 35,912 31,891 37,296 35,530 37,243 39,513 37,509 36,433 36,379 41,318

1998 41,425 38,237 35,106 37,234 40,354 42,126 42,299 38,691 36,810 37,263 35,970 36,713

1999 37,070 30,278 32,736 31,714 34,237 34,758 41,975 39,149 32,007 38,089 37,918 40,031

2000 57,927 55,230 51,848 52,510 59,123 54,892 55,014 55,478 53,677 53,209 52,067 60,376

2001 59,983 52,274 60,065 55,546 55,182 56,994 52,387 53,405 50,564 53,766 56,957 60,251

2002 58,920 53,112 57,151 60,958 61,052 57,408 58,942 62,609 56,479 65,413 62,495 64,795

2003 70,440 55,908 58,740 53,372 62,463 58,684 66,066 66,082 62,462 67,535 65,575 69,027

2004 68,323 61,902 65,665 61,789 64,708 67,214 67,503 62,358 64,230 68,972 63,235 66,699

2005 69,297 59,199 63,159 62,175 68,689 65,121 64,492 64,637 66,447 65,380 69,156 78,467

2006 73,948 65,456 70,935 68,749 73,134 69,075 68,337 76,123 70,213 67,465 79,108 76,296

2007 78,398 70,922 73,063 74,942 77,494 72,291 73,971 78,336 75,604 75,285 72,124 73,546

2008 82,260 73,364 79,463 77,470 73,378 72,886 74,933 69,648 71,984 80,135 76,027 80,715

2009 79,026 70,808 75,818 68,602 68,662 76,134 82,576 78,201 70,737 73,363 76,962 84,025

2010 80,479 69,750 77,662 74,172 78,371 81,514 79,013 77,148 74,367 72,764 75,377 84,811

2011 90,552 82,104 84,446 80,790 77,652 75,451 81,171 81,295 85,077 82,810 83,919 90,741

2012 93,980 88,647 91,538 89,595 91,934 92,090 90,548 91,570 82,773 81,892 86,101 97,744

2013 107,143 96,793 94,148 96,243 88,464 86,540 93,428 95,556 92,574 99,743 93,898 102,172

2014 105,769 89,968 99,219 94,199 101,549 97,732 101,948 106,396 106,288 106,301 103,978 123,112

2015 123,203 110,221 119,741 114,867 110,282 108,534 109,126 121,522 113,672 105,437 108,258 125,290

Nguồn: U.S. Energy Information Administration.