p&i

7
GV. Trn ThNgc Duy TÀI LIU MÔN BO HIM TRONG KINH DOANH 1. Bo him trách nhim dân sca chtàu 1.1. Trách nhim dân sca chtàu trong quá trình kinh doanh, khai thác tàu: - Trách nhiệm đối với con người :chtàu phi có trách nhiệm đối vi squan, thy th, thuyn viên hay những người làm công hoc nhng công nhân khuân vác trên tàu hoặc người thba nào khác nếu tàu gây ra tai nn cho h. Chtàu schu trách nhiệm đối vi những thương tích, tai nạn, m đau, chết chóc đối vi những người này. - Trách nhim dân sca chtàu trong tai nan đâm va: Trong trường hợp đâm va giữa tàu vi tàu : bo him trách nhim dân ssbi thường cho chtàu tt cnhng khon mà bo hiểm thân tàu chưa bồi thường, cth+ ¼ trách nhiệm đâm va còn lại + Khon chênh lch do ¾ trách nhiệm đâm va lớn hơn ¾ số tin bo him thân tàu Trường hợp đâm va giữa tàu vi các vt thcđịnh: cu cảng, giàn khoan, đê, …: bo him trách nhim dân sca chtàu sbồi thường cho chtàu tt ccác khon tin mà chtàu phi chu trách nhim bồi thường. - Trách nhiệm đối vi tàu bđắm (tn tht toàn b): những nơi không cho phép để nguyên xác tàu bđắm thì chtàu phi thc hin các công vic sau : đánh du vtrí xác tàu, thắp sáng ban đêm, trục vt tàu, di chuyn xác tàu, phá hy xác tàu trong trường hp cn thiết để đảm bo an toàn cho các tàu khác. Toàn bcác chi phí này sđược bo him trách nhim dân schtàu bồi thường cho chtàu. - Trách nhim dân sđối vi ô nhiễm môi trườngdo du và hàng hóa chuyên chtrên tàu gây ra trong các vtai nn, tn tht của tàu như bị thng, mc cn,

Upload: quynhtrangpy

Post on 20-Jul-2015

1.377 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: P&i

GV. Trần Thị Ngọc Duy

TÀI LIỆU MÔN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH

1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu

1.1. Trách nhiệm dân sự của chủ tàu trong quá trình kinh doanh, khai

thác tàu:

- Trách nhiệm đối với con người :chủ tàu phải có trách nhiệm đối với sỹ

quan, thủy thủ, thuyền viên hay những người làm công hoặc những công

nhân khuân vác trên tàu hoặc người thứ ba nào khác nếu tàu gây ra tai nạn

cho họ. Chủ tàu sẽ chịu trách nhiệm đối với những thương tích, tai nạn, ốm

đau, chết chóc đối với những người này.

- Trách nhiệm dân sự của chủ tàu trong tai nan đâm va:

Trong trường hợp đâm va giữa tàu với tàu : bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi

thường cho chủ tàu tất cả những khoản mà bảo hiểm thân tàu chưa bồi thường, cụ

thể + ¼ trách nhiệm đâm va còn lại

+ Khoản chênh lệch do ¾ trách nhiệm đâm va lớn hơn ¾ số tiền

bảo hiểm thân tàu

Trường hợp đâm va giữa tàu với các vật thể cố định: cầu cảng, giàn khoan, đê,

kè…: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu sẽ bồi thường cho chủ tàu tất cả

các khoản tiền mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Trách nhiệm đối với tàu bị đắm (tổn thất toàn bộ): ở những nơi không cho

phép để nguyên xác tàu bị đắm thì chủ tàu phải thực hiện các công việc sau : đánh

dấu vị trí xác tàu, thắp sáng ban đêm, trục vớt tàu, di chuyển xác tàu, phá hủy xác

tàu trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn cho các tàu khác. Toàn bộ các

chi phí này sẽ được bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu bồi thường cho chủ tàu.

- Trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm môi trườngdo dầu và hàng hóa chuyên

chở trên tàu gây ra trong các vụ tai nạn, tổn thất của tàu như bị thủng, mắc cạn,

Page 2: P&i

GV. Trần Thị Ngọc Duy

chìm đắm, … :chủ tàu phải tiến hành các biện pháp ngăn cảng lây lan, dọn váng

dầu, tiền phạt ô nhiễm ,…

- Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở : bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ

tàu sẽ bồi thường cho trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hóa bị tổn thất trong

các trường hợp sau :

+ Do lỗi thương mại của chủ tàu (Hàng bị mất khi còn nằm trong sự bảo quản của

tàu, hàng bị giao thiếu số lượng, bao kiện (tàu chuyến), hàng bị hỏng do rò rỉ từ

hàng hóa khác, …)

+ Thiếu cần mẫn hợp lý để cung cấp một con tàu có đủ khả năng đi biển

1.2. Điều kiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

Do hầu hết các hội bảo hiểm P & I đều tham gia nhóm quốc tến nên các quy tắc

bảo hiểm của các nhóm đều gần giống nhau.

Đối với hội các chủ tàu miền Tây nước Anh (The west of Enland shipowners’

mutual Insurance Association): hội có 04 nhóm (class) bảo hiểm như sau:

Class 1: Protection and Indemnity and other risks

Class 2: Freight, Demurrage and Defense (tiền cước, tiền phạt và bảo vệ))

Class 3: Ship’ officers strikes

Class 4: Port are strikes

Các rủi ro được bảo hiểm theo các nhóm sẽ khác nhau. Khi tham gia bảo hiểm, các

chủ tàu sẽ được quyền lựa chọn nhóm nào tùy thích hoặc là tất cả.Trong 4 nhóm

rủi ro này, thì nhóm 1 là nhóm cơ bản, các chủ tàu khi tham gia đều phải mua.(Đọc

giáo trình để biết nhóm 1 này bảo hiểm cho chủ tàu trong trường hợp nào).

Trên thực tế, các chủ tàu VN thường chỉ mua bảo hiểm theo nhóm 1, trừ một số ít

các công ty lớn có thể mua thêm nhóm 2. Còn lại nhóm 3 và 4 hầu như không mua.

Ví dụ: Giả sử tàu A chỉ mua bảo hiểm theo nhóm 1

- Trách nhiệm dân sự của chủ tàu A đối với người thứ ba là 1 tr USD.

- Chi phí tố tụng ra tòa mà tàu A phải chịu là: 100.000 USD.

Page 3: P&i

GV. Trần Thị Ngọc Duy

Như vậy, nếu không mua bảo hiểm cho cả nhóm 2 nữa thì tàu A không được bồi

thường 100.000 USD.

1.3. Nguyên tắc hoạt động của Hội: nguyên tắc tương hỗ. Thể hiện:

- Hoạt động của hội không nhằm mục đích kiếm lời với các hội viên. Mọi

khoản chi của hội (bồi thường, trang trải hoạt động, .. ) đều dựa trên sự đóng

góp của các hội viên.

- Sự giúp đỡ của hội đối với các hội viên trong giải quyết các tranh chấp, kiện

tụng, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ.

1.4. Sự khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm của Hội và bảo hiểm trên thị

trường như sau:

Chủ tàu có thể mua bảo hiểm P&I của một công ty bảo hiểm hoặc trên thị trường

bảo hiểm nói chung. Tuy nhiên, có những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa bảo

hiểm của Hội và bảo hiểm trên thị trường như sau:

a. Bảo hiểm của Hội là loại bảo hiểm duy nhất trong đó Hội viên vừa là người

bảo hiểm vừa là người được bảo hiểm. Là người bảo hiểm khi hội viên đóng

góp cho Hội để bồi thường các khiếu nại của các hội viên khác và là người

được bảo hiểm khi được các hội viên khác đóng góp tiền bồi thường cho các

tổn thất của mình. Đó cũng chính là sự tương hỗ.

b. Phí bảo hiểm của công ty bảo hiểm là phí cố định còn phí bảo hiểm mà hội

viên đóng vào trong hội là phí thay đổi. Dựa trên thực tế là việc không thể

dự đoán chính xác được các tổn thất xảy ra trong năm kế tiếp là bao nhiêu

cũng như các khoản phải chi bồi thường của hội cho trách nhiệm dân sự của

hội viên trong nhiều vụ việc phải trải qua nhiều năm mới thực hiện (do phụ

thuộc vào kết quả phán quyết của tòa án), do đó, để đảm bảo được hoạt động

của hội trong năm tiếp theo, các hội viên phải đóng phí tạm tính (hay phí

đóng trước) vào đầu năm nghiệp vụ. Sau đó, sau khi đã có số liệu đầy đủ về

Page 4: P&i

GV. Trần Thị Ngọc Duy

những khoản chi của hội trong năm nghiệp vụ đó thì hội sẽ tiến hành phân

bổ khoản phí đóng góp thêm cho mỗi hội viên.

c. Các công ty bảo hiểm tìm kiếm lợi nhuận trong dịch vụ bảo hiểm, thu phí

bảo hiểm trên cơ sở bên cạnh việc có thể bồi thường, trang trải cho hoạt

động của công ty thì còn có lãi. Hội hoạt động không trên cơ sở kiếm lợi

nhuận từ việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hội viên, Hội thu phí bảo

hiểm của các hội viên trên cơ sở tương hỗ. Hội tổ chức hoạt động trên cơ sở

cân bằng thu chi của từng năm nghiệp vụ. Hội không bao giờ bị lỗ nhưng

cũng không bao giờ có lãi. Khoản thu chính của hội hằng năm là phí đóng

trước của hội viên và thu lãi đầu tư tiền nhàn rỗi của Hội dưới các hình thức

khác nhau. Trường hợp một năm nghiệp vụ nào đó hội không chi tiêu hết

các khoản thu được từ các nguồn trên thì số chênh lệch này không được coi

là lãi của hội mà được hội phân bổ trả lại cho các hội viên bằng cách giảm

phí đóng năm sau hoặc đưa vào quỹ dự trữ của hội.

d. Các nhà bảo hiểm trên thị trường hạn chế trách nhiệm của mình ở mức số

tiền nhận bảo hiểm (Giả sử người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm dưới

giá trị thì sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường trên cơ sở số tiền bảo hiểm).

Trong khi đó trách nhiệm của Hội đối với hội viên là không có giới hạn, loại

trừ trường hợp đối với trách nhiệm về ô nhiễm dầu. Đối với loại rủi ro này

hiện nay giới hạn trách nhiệm của Hội là 500 triệu USD.

e. Điểm khác nhau nữa giữa Hội và các công ty bảo hiểm là ở chỗ Hội không

chỉ nhận bảo hiểm mà còn phục vụ và giúp đỡ các chủ tàu.

(Đọc thêm: Một sự phục vụ khác không kém phần quan trọng đó là việc

cung cấp thông tin của Hội. Hội thường xuyên gửi cho các chủ tàu văn kiện

của các Công ước mới nhất,văn bản sửa đổi luật lệ của các nước liên quan

đến trách nhiệm của chủ tàu, mẫu hợp đồng và vận tải đơn và các tài liệu

tham khảo khác .... Trong đội ngũ cán bộ của Hội có những luật sư hàng hải

Page 5: P&i

GV. Trần Thị Ngọc Duy

danh tiếng thường thảo các hợp đồng hàng hải, đại diện cho quyền lợi của

chủ tàu trong các hội nghị quốc tế họp bàn và dự thảo luật hàng hải quốc tế

có ảnh hưởng đến trách nhiệm của chủ tàu, như Hamburg Rules. Hội cũng

tiến hành các khóa đào tạo cán bộ nghiệp vụ của các hội viên. Nhiều chủ tàu

đã cử cán bộ của mình tới thực tập tại trụ sở của Hội. Ngoài ra Hội còn tổ

chức các hội nghị chuyên đề bảo hiểm P&I ... để bồi dưỡng nâng cao trình

độ nghiệp vụ của các chủ tàu.

Hội có một mạng lưới đại diện ở hầu hết các cảng lớn trên thế giới. Đó là

những người tinh thông nghiệp vụ am hiểu luật lệ địa phưong, sẵn sàng

giúp đỡ chủ tàu trong các trường hợp xảy ra sự cố.

Đại diện của Hội được chia thành 2 loại: đại diện pháp lý và đại diện

thương mại. Đại diện pháp lý của Hội là các luật sư am hiểu luật hàng hải

tại nước sở tại, làm cố vấn về các vấn đề pháp lý hoặc được ủy quyền ra tòa

ở địa phương để bảo vệ quyền lợi của chủ tàu. Các đại diện thương mại của

Hội giúp đỡ các chủ tàu chỉ định giám định viên, điều tra viên, giám sát

việc giải quyết sự cố của các bên liên quan khác, thu xếp nằm viện cho

thuyền viên ốm đau và thu xếp hồi hương cho họ sau khi ra viện ...Tìm đọc

thêm trên Google, nên search bằng tiếng Anh sẽ có kết quả nhiều hơn)

1.5. Nhóm quốc tế của các hội P & I :

Vì những rủi ro thuộc trách nhiệm P&I ngày một gia tăng nên một số vụ tổn thất

lớn nảy sinh trong cùng một thời gian ngắn có thể làm tê liệt hoạt động của một

Hội riêng lẻ và dẫn đến việc Hội đó sẽ sụp đổ. Để ổn định hoạt động, một số hội

đã hợp nhau lại thành lập “Pool” -là hình thức góp qũy chung để bảo hiểm phần

tổn thất vượt quá khả năng tài chính của từng Hội. Như vậy chúng ta có thể gọi

“Pool” là Hội của các Hội bảo hiểm P&I.

1.6. Sự đóng góp tài chính của Hội vào Nhóm:

Page 6: P&i

GV. Trần Thị Ngọc Duy

Khi tham gia vào nhóm quốc tế mỗi hội viên giữ lại trách nhiệm đối với một vụ tổn

thất tùy vào khả năng tài chính của họ.Nếu tổn thất vượt quá mức giữ lại của hội

thì nhóm sẽ chịu trách nhiệm phần chênh lệch.Để được quyền lợi như trên, mỗi hội

phải đóng góp cho Nhóm một số tiền nhất định để hình thành quỹ của nhóm.

Mức giữ lại trên mỗi vụ tổn thất của hội do Nhóm quy định và mức này sẽ tăng dần

theo sự lớn mạnh tài chính của hội qua các năm. Trên cở sở mức giữ lại, nhóm xác

định được phạm vi trách nhiệm mà nhóm phải gánh chịu. Phần này, nhóm sẽ phân

bổ cho từng hội trong nhóm hay đây còn gọi là việc xác định sự đóng góp tài chính

của hội vào nhóm. Mức độ đóng góp tài chính này phụ thuộc vào tổng chi tiêu của

nhóm trong năm nghiệp vụ, độ lớn của đội tàu (GRT) của từng hội; loại tàu, tuổi

tàu, vùng hoạt động, …. Và đây cũng là cơ sở tính phí của hội đối với các chủ tàu

là hội viên. Thông thường cách xác định tỷ lệ đóng góp tài chính của từng hội vào

nhóm như sau:

Số phí thu được của hội A là 100 tr USD. Tổng số phí thu được của các hội trong

nhóm là 1 tỷ USD thì tỷ lệ đóng góp tài chính của hội A vào nhóm là:

100tr/1ty = 10%.

Ví dụ về bồi thường:

- Tổn thất phát sinh từ trách nhiệm dân sự của chủ tàuA là hội viên của Hội

ABC là: 1.665.000 USD.

- Mức giữ lại của hội ABC là 1.000.000 USD

- Tỷ lệ đóng góp tài chính của hội ABC vào nhóm là 10 %

Vậy số tiền nhóm bồi thường lại cho hội là:

1.665.000 – 1.000.000 – 665.000 * 10% = 598.500

2.5.Tái bảo hiểm của nhóm:

Vì nhóm quốc tế là “hội của hội” nên khả năng đảm bảo rủi ro của nhóm là rất

lớn.Tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra những vụ tổn thất lớn, đe dọa đến khả năng tài

Page 7: P&i

GV. Trần Thị Ngọc Duy

chính của nhóm. Vì vậy, để bảo vệ cho mình, nhóm quốc tế có thể thu xếp hợp

đồng tái bảo hiểm để bảo hiểm cho phần tổn thất vượt mức giữ lại của nhóm.

2.6. Một số lưu ý:

- Có những tổn thất không thuộc trách nhiệm của người chuyên chở thì cũng sẽ

không thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm P & I. Điều này có nghĩa là người

bảo hiểm trách nhiệm dân sự không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất thuộc

17 trường hợp miễn trách của chủ tàu được quy định trong Hague – Visby.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu sẽ không bồi thường cho chủ tàu trong

các trường hợp sau:

+ Khi giao hàng mà không xuất trình vận đơn gốc

+ Hàng đã bị hư hỏng trước khi xếp hàng lên tàu mà chủ tàu vẫn cấp vận đơn

sạch hay hàng bị giao thiếu mà vẫn không có phê chú xấu nào trên vận đơn,…

+ Tàu (tự ý không vì mục đích cứu nạn hay lánh nạn) đi chệch hướng mà

không báo cho người bảo hiểm biết

+ Những trường hợp thuộc lỗi cố ý của người được bảo hiểm

- Khi bồi thường, hội cũng áp dụng mức miễn thường (tùy từng vụ tổn thất, tùy

vào quy định cụ thể của Hội) chứ không phải lúc nào cũng bồi thường 100 %.