ph¸t triÓn bÒn v÷ng c¸c khu c¤ng nghiÖp tr£n §Þa bµn...

28
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN MẠNH CƯỜNG PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG C¸C KHU C¤NG NGHIÖP TR£N §ÞA BµN TØNH TH¸I NGUY£N Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHAN MẠNH CƯỜNG

PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG C¸C KHU C¤NG NGHIÖPTR£N §ÞA BµN TØNH TH¸I NGUY£N

Chuyên ngành : Quản lý kinh tếMã số : 62 34 01 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Công trình được hoàn thành tại:

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Châu

Phản biện 1: ………………………………………

Phản biện 2: ………………………………………

Phản biện 3: ………………………………………

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phan Mạnh Cường (2010). “Kinh nghiệm phát triển nhà Trung Quốc”,Tạp chí Khoa học, (367), tr.41-42.

2. Phan Mạnh Cường (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp cung ứngnguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Đề tàikhoa học cấp tỉnh, Thái Nguyên.

3. Phan Mạnh Cường (2013), “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đốivới các khu công nghiệp và khu kinh tế”, Báo Thái Nguyên, (3815-3824), tr.45.

4. Phan Mạnh Cường (2013), Quan điểm, thực trạng và giải pháp thuhút FDI vào phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàntỉnh Thái Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thái Nguyên.

5. Phan Mạnh Cường (2014), Đề án kiện toàn tổ chức Bộ máy BQL cácKCN Thái Nguyên, Quyết định số 328/2014/QĐ-UBND.

6. Phan Mạnh Cường (2014), Đề án thành lập Ban Quản lý các Dự án đầutư xây dựng hạ tầng KCN, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc BQLcác KCN Thái Nguyên, Quyết định số 1078/2014/QĐ-UBND.

7. Phan Mạnh Cường (2014), “Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tưvào các khu công nghiệp”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam,(160 +161), tr.35-36.

8. Phan Mạnh Cường (2014), “Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Mởhướng phát triển bền vững”, Báo Thái Nguyên, (4170-4176), tr.96.

9. Phan Mạnh Cường (2014), “Thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệpđộng lực tăng trưởng kinh tế ở Thái Nguyên”, Tạp chí Cộng sản,(90), tr.74-77.

10. Phan Mạnh Cường (2014), “Phát triển khu công nghiệp trên địa bàntỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (204), tr.68-73.

11. Phan Mạnh Cường (2015), "Giải pháp phát triển bền vững các Khucông nghiệp động lực đẩy mạnh CNH, HĐH", Báo Thái Nguyên,(4553), tr.40.

1MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiQuá trình xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (KCN, KKT,

KCX) là động lực quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) vàthu hút đầu tư nói chung đầu tư nước ngoài nói riêng. Nhiều quốc gia vùng lãnh thổtrên thế giới đã gặt hái được những thành công trong phát triển kinh tế nhờ phát triểncác KCN.

Nhờ các chính sách đổi mới thích hợp, các KCN ở Việt Nam đã phát triển nhanhchóng và từng bước khẳng định vị trí, vai trò của chúng trong sự nghiệp phát triển kinh tếquốc dân nói chung, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nói riêng. Tính đến 2014, cảnước đã có 289 KCN, KCX và KKT được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trongđó có 191 KCN đã đi vào hoạt động và 98 KCN đang trong giai đoạn bồi thường giải phóngmặt bằng xây dựng hạ tầng; tổng số dự án đã thu hút, bao gồm: 5.463 dự án đầu tư trong nướcvới tổng số vốn đăng ký 524.213 tỷ đồng và 5.075 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivới vốn đăng ký 75,87 tỷ USD. Tổng doanh thu xuất khẩu và doanh thu tiêu thụ nội địa quyđổi 90,76 tỷ USD, giá trị nhập khẩu 44,89 tỷ USD, giá trị xuất khẩu 50,32 tỷ USD, giải quyếtviệc làm cho trên 2 triệu người, nộp ngân sách 35.427 tỷ đồng.

Trong xu thế chung đó, là một tỉnh trung du, miền núi giáp với Thủ đô Hà Nội,Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các KCN. Nhằm phát huy thếmạnh này, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập một số KCN để thu hút đầu tư nói chung, vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng, coi đó là nguồn lực tốt để thực hiện thắnglợi mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trướcnăm 2020 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

Tính đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 06 KCN được quy hoạchchi tiết với quy mô diện tích đất tự nhiên 1.420ha. Các KCN của tỉnh đã thu hút được 118dự án đầu tư, trong đó: 47 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký 7 tỷ USD, 72 dự án đầu tưtrong nước với vốn đăng ký 8.700 tỷ đồng; đến nay đã có 60 dự án đi vào hoạt động vớimột số chỉ tiêu chính: vốn đầu tư đã giải ngân 3.6 tỷ USD và trên 4.000 tỷ đồng; doanh thuxuất khẩu năm 2014 đạt 10 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội địa đạt trên 6.000 tỷ đồng,giải quyết việc làm cho 30.000 lao động và đóng nộp ngân sách trên 300 tỷ đồng.

Là người đã theo dõi các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhiều năm, có sự amhiểu nhất định về lĩnh vực này, với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào sự nghiệpphát triển bền vững các KCN trên địa bàn, đưa Thái Nguyên sớm trở thành trung tâm côngnghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc bộ, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Pháttriển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" làm đối tượngnghiên cứu trong luận án.

2. Mục đích nghiên cứu luận án.Phát triển bền vững (PTBV) các KCN bao gồm nhiều nội dung phong phú, trong

khuôn khổ của luận án này, mục tiêu nghiên cứu chỉ giới hạn ở các khía cạnh sau:- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn PTBV các KCN tại một số

quốc gia, vùng lãnh thổ, các địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm cho PTBV cácKCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnhThái Nguyên trong giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí của PTBV các KCN về kinh tế,về xã hội và môi trường.

2- Đề xuất phương hướng, giải pháp PTBV các KCN với ba nội dung chính: PTBV các

KCN về kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu đề tài luận án là quá trình phát triển các KCN trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên theo quan điểm bền vững. Nội hàm của phát triển bền vững các KCNtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được xác định trên ba trụ cột chính: Bền vững về kinh tế;Bền vững về xã hội và Bền vững về môi trường.

3.2. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nội dung: KCN được xem xét như một chỉnh thể gồm vị trí, diện tích,

chức năng, vai trò trong phát triển kinh tế của tỉnh, các doanh nghiệp (DN) hoạt độngtrong KCN, người lao động làm việc trong KCN, BQL các KCN, hệ thống các chínhsách về quản lý các KCN, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài hàng rào các KCN, các nhà đầu tư thứ cấp cóhoạt động đầu tư trong KCN.

Phạm vi thời gian: khảo sát thực trạng quá trình xây dựng, hình thành và phát triểncác KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay.

Phạm vi về đánh giá tác động: giới hạn nghiên cứu sự tác động của phát triển bềnvững các KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án4.1. Cơ sở lý luậnQuá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên các luận điểm và phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến PTBV các KCN kếthợp với các tri thức hiện đại của khoa học quản lý và kinh tế học, có tính đến các điềukiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Phương pháp tiếp cậnPhương pháp tiếp cận theo chuyên ngành quản lý kinh tế, tức coi PTBV các KCN

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa là đối tượng tác động của các cơ quan quản lý kinhtế của Nhà nước và các chính sách phát triển KCN, quản lý của Nhà nước đối với cácKCN; PTBV các KCN Thái Nguyên vừa là kết quả của những tác động đó. Đồng thời,PTBV các KCN cũng là kết quả nỗ lực của các chủ thể trong KCN dưới sự quản lý củacác cơ quan nhà nước, nhà nước được hiểu chủ yếu là chính quyền địa phương tỉnhThái Nguyên và BQL các KCN, các Sở, Ngành và sự tham gia của các đối tượng cóliên quan là các DN KCN, nhân dân trong vùng dự án có KCN.

4.3. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là tổng kết hoạt

động thực tiễn thông qua kinh nghiệm cá nhân của nghiên cứu sinh, qua phân tích, tổnghợp và đánh giá các công trình nghiên cứu, tài liệu, tư liệu đã có kết hợp với phân tíchcác số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết thực tiễn của Bộ, Ngành Trung ương, UBNDtỉnh, BQL các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, báo cáo của các cơ quan ban ngànhthuộc tỉnh Thái Nguyên.

5. Những đóng góp khoa học của luận ánTổng quan, phân tích, đánh giá làm rõ thêm một số vấn đề về lý thuyết phân tích

PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh nội dung PTBV và tiêu chí đánhgiá PTBV.

3Đánh giá được thực trạng PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo các

tiêu chí và nội dung PTBV các KCN và chỉ rõ những yếu tố, nguyên nhân đã đạt vàchưa đạt trong phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu PTBV các KCN.

Luận án đã đề xuất được quan điểm, mục tiêu, phuơng hướng, các nhóm giải phápvà các đề xuất kiến nghị để tiếp tục PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyêntrong giai đoạn đến năm 2020.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1. Ý nghĩa lý luậnBổ sung thêm khung lý thuyết phân tích các KCN trên địa bàn Tỉnh theo quan

điểm PTBV, xây dựng khái niệm quản lý Nhà nước đối với KCN. Những lý luận đượclàm rõ, bổ sung thêm có thể sử dụng để nghiên cứu các KCN ở các tỉnh khác.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:Đề xuất các phương hướng, giải pháp sau có thể áp dụng ở tỉnh Thái Nguyên:- Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực cho các KCN, đồng thời có định hướng và

giải pháp gắn kết giữa cơ sở đào tạo với người sử dụng lao động.- Cơ chế cho phép BQL các KCN được phép vận động, sử dụng, khấu trừ kinh phí

ứng trước tiền thuê đất có hạ tầng nộp một lần 50 năm cho BQL các KCN để bồithường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ tại KCN đểthu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI.

- Tiêu chuẩn hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với KCN, nhất là vềtổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của BQL các KCN, có cơ chế phân công, phâncấp và phối hợp thống nhất từ cơ quan quản lý ở Trung ương đến các cơ quan quản lý ởđịa phương, nhất là giữa BQL các KCN với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnhvà các huyện, thành phố, thị xã có KCN.

7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Phần nội dung chính

của luận án được kết cấu thành 4 chương.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THÁI NGUYÊN

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁTTRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1.1. Các lý thuyết về phát triển công nghiệp1.1.1.1. Lý thuyết định vị công nghiệpLý thuyết định vị công nghiệp (lựa chọn vị trí phân bố CN) lý giải sự hình thành

các KCN dựa trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Lý thuyết này do nhà kinhtế Alfred Weber xây dựng với nội dung cơ bản là mô hình không gian về phân bố CNtrên cơ sở nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

1.1.1.2. Lý thuyết về phát triển công nghiệp theo lợi thếLý thuyết về cạnh tranh vùng hay quốc gia là một trong những lý thuyết quan

trọng được sử dụng làm luận cứ chứng minh sự hợp lý cho việc hình thành các KCNtập trung

1.1.1.3. Lý thuyết định vị trung tâm

4Lý thuyết Định vị trung tâm thừa nhận những ưu thế của tập trung hóa theo lãnh thổ

với các lợi ích ngoại ứng, tạo cho các DN sản xuất sự gắn kết phù hợp với quy mô thịtrường tương ứng với sự tập trung khiến các DN phân bổ gần nhau tại trung tâm thị trường.

1.1.1.4. Lý thuyết Cực phát triểnLý thuyết cực phát triển cho rằng, một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều

ở tất cả các khu vực trên lãnh thổ của nó theo cùng một không gian kinh tế, đồng đều ởtất cả các khu vực trên lãnh thổ theo cùng một thời gian, mà luôn có xu hướng pháttriển mạnh nhất ở một vài khu vực trong khi các vùng khác lại phát triển chậm hoặckém phát triển hơn.

1.1.2. Những nghiên cứu về điều kiện phát triển bền vững các khu công nghiệp1.1.2.1. Những nghiên cứu phát triển bền vững các khu công nghiệp về kinh tế,

xã hội và môi trườngĐến nay, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về các tác động hai chiều của

KCN kể cả trong nước và nước ngoài.Trong các công trình nghiên cứu các nhà khoa học cũng chỉ rõ tác động tiêu cực

của các KCN đến các vấn đề xã hội và môi trường như sau: Tăng nhanh số lượng cácchất thải ra môi trường, trong đó có nhiều chất thải gây hại cho sức khỏe và môi trườngnếu không được xử lý tốt; Các KCN cạnh tranh với ngành nông nghiệp trong lĩnh vựcđất đai khiến một bộ phận nông dân bị mất đất, không có việc làm, làm phát sinh cácvấn đề xã hội phức tạp ở nông thôn; Các KCN không đảm đương tốt các công trìnhdịch vụ xã hội như nhà ở, bệnh viện, trường học, khu giải trí khiến điều kiện sống củanhững người làm việc trong các KCN gặp khá nhiều khó khăn…

1.1.2.2. Những nghiên cứu về điều kiện, xu hướng và các yếu tố phát triển bềnvững khu công nghiệp

Một số công trình khoa học đã bàn luận về các điều kiện phát triển triển KCN một cáchbền vững như công trình nghiên cứu của World Bank (2005) - Finacing Information andcommunication infrastructure need in developing world Public and Private Role đã bàn luậnvề nhu cầu tài chính phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông gắn với vai trò của Chínhphủ và khu vực tư nhân trong các KCN.

Lý thuyết về cụm tương hỗ (Cluster) của Andy Field (2000), Mechael Porter (2008),Torget Reve (2009) ủng hộ sự phát triển theo hướng liên kết và một dạng KCN thân thiệnvới môi trường đang được nhiều người quan tâm là KCN sinh thái.

1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNGNGHIỆP Ở CÁC NƯỚC VÀ VIỆT NAM

Trên thế giới và Việt Nam đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháttriển bền vững các KCN.

Các nghiên cứu này đã phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triểnKCN ở Việt Nam thông qua vận dụng kinh nghiệm của các nước; Đánh giá phân tích đề xuấtthay đổi cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm cho PTBV các KCN trên phạm vi cả nước;Nghiên cứu đến vấn đề lựa chọn quy hoạch xây dựng KCN và lựa chọn địa điểm xây dựngKCN phù hợp với đặc thù ngành và phù hợp với đối tượng thu hút đầu tư theo cơ cấu ngànhvào KCN. Các tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp cụ thể như: Cần đánh giá đúng thựctrạng phát triển KCN Việt Nam; Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng các KCN ViệtNam, đặc biệt là vị trí đặt KCN; Coi trọng quy hoạch các khu chức năng, khu nhà ở, khu phụcvụ công cộng trong việc xây dựng và phát triển các KCN ở các địa phương.

1.3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

5Định hướng nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên”. Đề tài, luận án, nghiên cứu sinh dự định sẽ tập trung làm rõ những vấnđề sau đây:

- Xây dựng và bổ sung khung lý thuyết phân tích, đánh giá PTBV các KCN trênđịa bàn tỉnh.

- Đánh giá thực trạng PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo các tiêuchí PTBV về kinh tế, môi trường và xã hội.

- Đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp PTBV các KCNtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

2.1. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC TIÊU CHÍĐÁNH GIÁ

2.1.1. Khái quát về khu công nghiệp2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp và mô hình quản lý điều hành Khu công nghiệpa. Khái niệm Khu công nghiệpỞ Việt Nam, Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định

về KCN, KCX và KKT KCN được xác định là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiệncác dịch vụ cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN vàthực hiện các dịch vụ cho sản xuất CN, do Chính phủ thành lập hay cho phép thànhlập. Kế thừa nhân tố hợp lý trong các định nghĩa nêu trên, trong luận án này, KCNđược hiểu là một phần lãnh thổ của quốc gia được xác định ranh giới rõ ràng, đượcxây dựng hạ tầng thích hợp cho sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống bêntrong và được thành lập theo quy định pháp luật của từng nước.

b. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với Khu công nghiệpQua một số đặc điểm chủ yếu về mô hình quản lý các KCN ở trên thế giới và Việt

Nam. Trong luận án này, có thể hiểu rằng quản lý Nhà nước các KCN là hoạt độngchấp hành, điều hành hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển các KCN, hoạt độngđầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN của hệ thống cơ quan nhà nước đểxây dựng, phát triển bền vững các KCN theo định hướng và mục tiêu của Nhà nước.

2.1.1.2. Tác động của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội* Các tác động tích cực của khu công nghiệpKCN luôn có tác động tích cực nhiều mặt đến quá trình phát triển nền kinh tế

quốc dân nói chung, địa phương có KCN nói riêng như: a. KCN tạo động lực để thúcđẩy CNH, HĐH đất nước; b. KCN tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tích cực; c. KCN kích thích các loại hình dịch vụ sản xuất CN phát triển; d.KCN góp phần tạo việc làm mới, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực địaphương; đ. KCN thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh quá trìnhđô thị hóa; e. KCN có tác động thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

*Những tác động tiêu cực của khu công nghiệpNhững ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra là: a. Các tác động từ KCN đến cộng

động dân cư liền kề và nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc; b. Các tác động tiêu cực

6của KCN đến điều kiện và môi trường phát triển kinh tế - xã hội; c. Các tác động tiêucực về môi trường của KCN đến môi sinh, môi trường sống xung quanh KCN.

2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững các khu công nghiệp2.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vữngKế thừa hạt nhân hợp lý của các định nghĩa tăng trưởng, phát triển, phát triển kinh

tế, phát triển bền vững, có thể hiểu PTBV là phương thức phát triển giải quyết hài hòaba mục tiêu liên quan đến xã hội con người là tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dài hạnvà sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực có sẵn, giải quyết các vấn đề xã hội theohướng tiến bộ, công bằng, bảo vệ môi trường theo hướng duy trì sự đa dạng sinh tháivà giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

2.1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững các khu công nghiệpTrong luận án này, PTBV KCN là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế cao liên tục,

ổn định, dài hạn của bản thân KCN, các doanh nghiệp KCN sử dụng hợp lý và hiệu quảcác nguồn lực, đồng thời góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trườngtrong vùng lãnh thổ trong KCN và ngoài KCN. Nội hàm của khái niệm PTBV KCNbao hàm các nội dung sau:

Thứ nhất, phát triển bền vững về mặt kinh tếThứ hai, phát triển bền vững về mặt xã hộiThứ ba, phát triển bền vững về mặt bảo vệ môi trường2.1.3. Tiêu chí đo lường mức độ phát triển bền vững các khu công nghiệpCác tiêu chí đánh giá mức độ PTBV các KCN được phân làm ba nhóm nhóm:

đánh giá sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường và đánh giá ảnh hưởng lan tỏacủa KCN đối với địa phương nơi có KCN.

2.1.3.1. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tếTiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tế gồm 2 tiêu chí:* Tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tế nội tại KCN: Có thể sử dụng một

số tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về kinh tế nội tại KCN như : - Vị trí đặt khu côngnghiệp; - Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp; - Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệphoạt động trong KCN; Chỉ tiêu về doanh thu: Chỉ tiêu về xuất khẩu; Chỉ tiêu về thu hútvốn đầu tư; - Sự gia tăng ổn định về sản lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp KCN; - Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và các hoạt độngtriển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh trongKCN; - Tiêu chí phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư; - Hoạt động liênkết sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN

* Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa về mặt kinh tế của KCNTrong luận án này chỉ giới hạn tập trung vào một vài tiêu chí sau: - Đóng góp của

KCN vào tăng trưởng kinh tế địa phương; - Tác động của KCN đến kết cấu hạ tầng kỹthuật địa phương.

2.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội của các khu công nghiệpTiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội của các KCN Gồm 4 tiêu chí: * Tiêu

chí đo lường mức độ bền vững về xã hội trong KCN; * Các tiêu chí đo lường tác độnglan tỏa về mặt xã hội của KCN; * Tiêu chí tạo việc làm; * Tiêu chí đo lường mức độchuyển dịch cơ cấu lao động địa phương; * Tiêu chí đo lường mức cải thiện đời sốngngười dân địa phương

2.1.3.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về môi trường của các khu công nghiệp

7Mức độ bền vững về môi trường được đo lường bằng hai nhóm chỉ tiêu chính là

bảo vệ môi trường trong KCN và tác động của KCN tới môi trường bên ngoài KCN.2.2. NỘI DUNG, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU

CÔNG NGHIỆP2.2.1. Nội dung phát triển bền vững các khu công nghiệp2.2.1.1. Nội dung phát triển bền vững các khu công nghiệp về kinh tếNội dung phát triển bền vững các khu công nghiệp về kinh tế bao gồm: * Quy

hoạch phát triển các KCN một cách hợp lý; * Quản lý hoạt động xúc tiến và thu hút đầutư các dự án đầu tư có hiệu quả cao vào KCN; * Chính quyền địa phương và BQL cácKCN tạo điều kiện cho các nhà đầu tư làm ăn lâu dài trong KCN; * Chính quyền địaphương và BQL các KCN tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh tạo tác động lan tỏa tích cực của KCN; * Hoạt động khuyến khích, hỗ trợchuyển giao và đổi mới công nghệ của các DN KCN; * Khuyến khích DN KCN sản xuấthàng xuất khẩu

2.2.1.2. Nội dung phát triển bền vững các khu công nghiệp về xã hộiNội dung phát triển bền vững các khu công nghiệp về xã hội bao gồm: * Chính

quyền địa phương và BQL các KCN khuyến khích DN KCN sử dụng lao động địaphương; * Chính quyền địa phương và BQL các KCN bảo đảm hài hòa lợi ích giữangười lao động và người sử dụng lao động trong KCN; * Khuyến khích DN KCN đàotạo người lao động; * Khuyến khích DN KCN tham gia trách nhiệm xã hội; * Khuyếnkhích nhà đầu tư cung cấp dịch vụ xã hội cho công nhân.

2.2.1.3. Nội dung phát triển bền vững các khu công nghiệp về môi trườngNội dung phát triển bền vững các KCN về môi trường bao gồm: * Hoàn thiện xây

dựng khung khổ pháp lý bảo vệ môi trường; * Khuyến khích các KCN xây dựng cáckhu xử lý chất thải tập trung; * Kiểm tra, giám sát, hoạt động xử lý chất thải của DNKCN; * Những quy định về xử lý hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các khu công nghiệp2.2.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về nhà nướcNhóm các yếu tố thuộc về nhà nước phát triển bền vững các KCN chịu ảnh

hưởng của 3 nhân tố chính: * Quy hoạch phát triển các KCN; * Hệ thống pháp luật vềphát triển các KCN; * Bộ máy tổ chức quản lý các KCN

2.2.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc về chính quyền địa phươngNhóm các yếu tố thuộc về chính quyền địa phương chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố

chính: * Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên; * Quy hoạch pháttriển các KCN tỉnh Thái Nguyên; * Bộ máy tổ chức và năng lực của BQL các KCN tỉnh

2.2.2.3. Nhóm các yếu tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệpNhóm yếu tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệp chịu ảnh hưởng của 3

yếu tố chính: * Năng lực tài chính của các DN KCN; * Khoa học công nghệ và trìnhđộ quản lý của các DN KCN; * Chất lượng nguồn nhân lực của các DN KCN

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐQUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của nước ngoài2.3.1.1. Kinh nghiệm xây dựng phát triển các khu công nghiệp của Thái Lan

Kinh nghiệm thứ nhất đáng chú ý là, Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích pháttriển đa dạng các loại hình KCN.

8Kinh nghiệm thứ hai là, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng hệ thống chính sách ưu

đãi đầu tư vào KCN khá hiệu quả.Kinh nghiệm thứ ba là Chính phủ Thái Lan đã quan tâm đến khía cạnh PTBV các

KCN ngay từ khâu quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông, xử lý ô nhiễm, cung cấpdịch vụ xã hội cho người lao động trong các KCN

2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của Đài LoanNhững kinh nghiệm thành công trong phát triển KCN, KCX tại Đài Loan được

tổng kết như sau:Quy hoạch phát triển hợp lý các khu công nghiệp, khu chế xuất và các chính sách

ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp; Phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả các loạihình dịch vụ cung ứng cho khu công nghiệp, khu chế xuất; Thay đổi chức năng khucông nghiệp, khu chế xuất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thời gian.

2.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Hàn QuốcHàn Quốc phát triển mô hình khu kinh tế (KKT) tự do từ năm 2003 với việc hình

thành 3 khu là Incheon, Busan-Jinhae và Gwangyang. Sau 5 năm hoạt động thành công,Chính phủ Hàn Quốc quyết định thành lập thêm 3 KKT tự do mới là Yellow Sea,Saemangeum-Gunsan và Daegu-Gyeongbuk, được thể hiện qua các kinh nghiệm sau:Về định hướng chiến lược phát triển các KKT; Về chính sách xây dựng phát triển cácKKT; Về tổ chức bộ máy quản lý KKT; Về chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, KKT

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của một số địaphương trong nước

2.3.2.1.Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp tại Vĩnh PhúcSự thành công trong PTBV các KCN tỉnh Vĩnh Phúc được biết đến qua các kinh

nghiệm sau: Phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiếtkiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai. Sử dụng hiệu quả đất CN trong các KCN theohướng thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn, hàm lượng công nghệ cao, sử dụng khônggian nhiều tầng. Tập trung thu hút các dự án có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiếnhiện đại đầu tư vào KCN, bằng các chính sách cụ thể như hỗ trợ BTGPMB, miễn, giảmtiền thuê đất, hỗ trợ thủ tục đầu tư,…

2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của tỉnh Hưng YênQuá trình hình thành, xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng

Yên được biết đến qua một số kinh nghiệm sau: Xây dựng hạ tầng các KCN Đồngbộ; BQL các KCN Hưng Yên đã tập trung ưu tiên thu hút các dự án đầu tư lớn,hiệu quả vào KCN với việc vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp vận động xúc tiếnđầu tư vào KCN.

2.3.2.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của Hải PhòngThành phố Hải Phòng đã xác định lợi thế so sánh, xu hướng phát triển của hội

nhập và mở cửa, khẳng định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX vàKKT là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội, thực hiệnCNH, HĐH.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái NguyênTừ phân tích thành công và thất bại trong PTBV các KCN của các quốc gia và

địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho TháiNguyên như sau:

9Thứ nhất về phát triển kinh tế: Cần coi trọng quy hoạch phát triển dài hạn các

KCN để lựa chọn vị trí và kết nối các KCN theo vùng và đơn vị hành chính một cáchhợp lý, gắn phát triển KCN với quá trình đô thị hóa và chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của địa phương, quốc gia nhằm phát huy hiệu quả lâu dài của các KCN.

Thứ hai, về phát triển xã hội:Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ

trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN; Xây dựng, ban hành chínhsách đất đai và bồi thường giải phóng mặt bằng hợp lý nhằm tạo sự phát triển thuận lợicho các DN trong KCN cũng như người dân liên quan đến KCN; Rà soát, điều chỉnh, bổsung kịp thời các cơ chế, chính sách, đặc biệt là ưu đãi giành cho nhà đầu tư đầu tư tronglĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng các Khu tái đinh cư, Khu nhà ở cho công nhân làm việctrong các KCN.

Thứ ba, về phát triển môi trường- Tập trung, nghiên cứu xây dựng, ban hành Danh mục dự án đặc biệt ưu đãi đầu

tư và ưu đãi đầu tư để thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ tiên tiến, sản xuấtxanh thân thiện môi trường đầu tư vào KCN.

- Nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng các Khu xử lý chất thải công nghiệp tập trungtại các vị trí cách xa khu dân cư, đô thị, thuận lợi và bảo đảm trong quá trình thu gom, vậnchuyển và xử lý triệt để chất thải công nghiệp từ KCN.

Thứ tư, về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước KCN trên địa bànXây dựng bộ máy BQL các KCN đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ được giao Tăng

cường phân cấp, ủy quyền cho BQL các KCN, đồng thời, kiện toàn bộ máy tổ chức củaBQL các KCN tỉnh đảm bảo đủ năng lực tổ chức thực thi chức năng nhiệm vụ và quyềnhạn được giao theo cơ chế " một cửa, một dấu tại chỗ".

Chương 3THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNGNGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.1. Những thuận lợi3.1.1.1. Thuận lợi về môi trường đầu tư để phát triển bền vững khu công nghiệpMôi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 trở lại đây, thường

xuyên được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo chỉ đạo hệ thống chínhtrị vào cuộc quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cấptỉnh (PCI) để thu hút đầu tư vào tỉnh nói chung và các KCN nói riêng, từ năm 2013 đếnnay đã có 41 dự án FDI được cấp phép có tổng vốn đăng ký gần 7 tỷ USD Mỹ. VốnFDI đầu tư vào các KCN trong vài năm qua đã đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành điểmsáng về thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI, với sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt,sáng tạo trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Thái Nguyên đã và đang làđiểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn đầu tư xuyên quốc gia.

3.1.1.2. Thuận lợi về trình độ phát triển kinh tếTình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi

trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về

10năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoàiquốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần.

3.1.2. Những khó khăn3.1.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiênThái Nguyên là tỉnh có địa hình phức tạp, thung lũng xen với đồi đất và núi đá vôi

nên đường đi lại không được thuận tiện, bố trí các hệ thống hạ tầng cấp, thoát nướccũng khó khăn, chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng khá cao so với cáctỉnh lân cận.

3.1.2.2. Khó khăn về kết cấu hạ tầngKết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải

thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp. Kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, chấtlượng thấp.

Quy mô và chất lượng hạn chế của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bên ngoàicác KCN đã làm gia tăng chi phí sản xuất của các DN trong KCN và làm giảm mức độhấp dẫn đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh.

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.1. Thực trạng phát triển bền vững các Khu công nghiệp về kinh tế3.2.1.1. Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch các khu công nghiệpTheo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các

KCN Việt Nam ưu tiên thành lập giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020Thái Nguyên có 06 KCN với tổng diện tích 1.420ha, bao gồm KCN Sông Công II250ha; KCN Sông Công I 195ha; KCN Nam Phổ Yên 120ha; KCN Yên Bình 400ha;KCN Điềm Thụy 350ha và KCN Quyết Thắng 105ha.

Các KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã có sự gắn kết chặt chẽ vớiquy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh và kết cấu hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào. Hệ thốngcác hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong các KCN được quy hoạch hiện đại

3.2.1.2. Thực trạng công tác vận động, xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án đầutư vào Khu công nghiệp

Giai đoạn 2000-2012 do khó khăn về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giaothông đối ngoại của các KCN chậm được đầu tư dẫn đến kết quả hoạt động xúc tiến,vận động và tiếp nhận các dự án đầu tư vào KCN ở giai đoạn này chưa có hiệu quả.

Khắc phục những hạn chế ở giai đoạn 2000-2012, BQL các KCN Thái Nguyênđã chủ động tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành nhiềucơ chế chính sách liên quan đến vận động, xúc tiến và ưu đãi đầu tư vào KCN, đặcbiệt là cơ chế tập trung nguồn lực để ưu tiên cho công tác BTGPMB tạo quỹ đất sạchgắn với đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư theo hướng tạo quỹ đất sạch từ 30-50 ha thường xuyên để đón các nhà đầu tư. BQL các KCN đã đề xuất cơ chế vớiTỉnh ủy, HĐND và UBDN tỉnh và cơ chế này đã được Tỉnh chấp thuận về chủtrương cho phép BQL các KCN được vận động và sử dụng toàn bộ tiền ứng trướctiền thuê đất có hạ tầng 50 năm của DN thứ cấp đầu tư vào KCN để thực hiện côngtác BTGPMB và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ tại KCN Điềm Thụy phần diệntích 180ha.

113.2.1.3. Thực trạng công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư làm ăn lâu

dài trong Khu công nghiệp của Chính quyền địa phương và Ban quản lý các khucông nghiệp

UBND tỉnh và BQL các KCN Thái Nguyên hàng tháng định kỳ một lần đã tổ chứcđối thoại với cộng đồng các DN KCN, đặc biệt là các DN FDI trong KCN để trao đổi,thảo luận về các khó khăn phát sinh trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh củaDN, trên cơ sở đó có tổng hợp, phân tích, đánh giá và chỉ đạo xử lý ngay các vấn đềvướng mắc để tạo niềm tin và tạo thuận lợi cho các DN KCN yên tâm, tập trung nângcao chất lượng hoạt động đầu tư - sản xuất kinh doanh của DN KCN.

3.2.1.4. Thực trạng công tác hỗ trợ, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư pháttriển sản xuất kinh doanh tạo tác động lan tỏa tích cực trong khu công nghiệp của Chínhquyền địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp

Trong thời gian từ 2000-2012, các DN hoạt động trong KCN chủ yếu là DN nhỏvà vừa, công tác quản trị DN còn hạn chế nên việc tiếp nhận và tổ chức thực hiện chủtrương tạo liên kết tác động lan tỏa tích cực từ KCN tới vùng ngoài KCN dường nhưchưa được thực hiện tốt. Từ năm 2013 đến nay, do có nhiều DN FDI là những tập đoànhàng đầu thế giới có quy mô đầu tư lớn vào KCN đã và đang là hạt nhân thực hiện cácchính sách tác động lan tỏa tích cực đối với KCN như Samsung đã xây dựng nhữngcông trình phúc lợi hiện đại phục vụ chuyên gia, công nhân lao động làm trong khuônviên tổ hợp.

3.2.1.5. Thực trạng hoạt động khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao và đổi mớicông nghệ của các Doanh nghiệp các khu công nghiệp của Chính quyền địa phươngvà Ban quản lý các khu công nghiệp.

Năm 2012, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. TheoQuyết định này, các DN được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đạinhư: công nghệ nguồn, công nghệ tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất,năng lực cạnh tranh, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên,…

3.2.1.6. Thực trạng hoạt động khuyến khích Doanh nghiệp khu công nghiệp sảnxuất hàng xuất khẩu của Chính quyền địa phương và Ban quản lý các khu công nghiệp

Hiện nay, các KCN tỉnh đã thu hút đầu tư được 118 dự án, trong đó có 41 dự ánthực hiện sản xuất và gia công hàng xuất khẩu với quy mô lớn. Cụ thể là, trong năm2014, doanh số xuất khẩu của cả tỉnh đạt 9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ các DN KCNlà 8,8 tỷ USD, chiếm 97,77% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

3.2.1.7. Thực trạng hoạt động quản lý đầu tư, sản xuất kinh doanh và đánh giáhiệu quả các doanh nghiệp khu công nghiệp của Ban quản lý các khu công nghiệp

* Về quản lý hoạt động đầu tưDo đặc thù ở giai đoạn đầu từ năm 2000-2012 phát triển các KCN, các dự án thu

hút đầu tư vào các KCN chủ yếu là dự án có quy mô nhỏ. Giai đoạn 2013 trở lại đây,do có những đột phá về kết quả thu hút đầu tư với 41 dự án đầu tư FDI có quy mô vốnđầu tư đăng ký 7 tỷ USD chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu thuộc lĩnh vực điện, điện tử,có tốc độ giải ngân vốn đầu tư nhanh đến năm 2014 đạt 3,2 tỷ USD và năm 2015 sẽ đạtmức giải ngân 6,5 tỷ USD.

12* Về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh sau cấp phép và đánh giá hiệu quả

hoạt động của BQL các KCN đối với DN KCNTrong giai đoạn 2000-2012, hoạt động quản lý sau cấp giấy chứng nhận đầu tư của

BQL các KCN đối với các DN KCN còn rất hạn chế. Giai đoạn từ năm 2013 trở lại đâykết hợp với sự chủ động, năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức của BQLcác KCN, các lĩnh vực quản lý Nhà nước sau cấp phép của BQL các KCN được nângtầm phù hợp với xu thế hội nhập.

3.2.2. Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp về xã hội3.2.2.1. Thực trạng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ Doanh nghiệp khu công nghiệp

sử dụng lao động địa phương của Chính quyền địa phương và Ban quản lý các khucông nghiệp

Trong thời gian từ năm 2012 về trước, do suy thoái kinh tế nên nhu cầu sử dụnglao động của các DN cũng bị cắt giảm. Từ năm 2013 trở lại đây với việc Dự án Tổ hợpcông nghệ cao Samsung Thái Nguyên đầu tư vào KCN Yên Bình, kinh tế có dấu hiệuphục hồi thì nhu cầu sử dụng lao động tại các DN KCN đã tăng trở lại từ quy mô 6000lao động trong suốt các năm 2009-2012, đến nay đã tăng vọt lên quy mô 36.000 laođộng, gấp 6 lần và con số này sẽ tăng lên 100.000 lao động vào năm 2015 và 150.000lao động vào năm 2017.

3.2.2.2. Thực trạng hoạt động khuyến khích, hỗ trợ Doanh nghiệp khu côngnghiệp thực hiện quan hệ hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng laođộng trong khu công nghiệp

Trong giai đoạn 2000-2012 các DN đầu tư vào KCN chủ yếu là DN vừa và nhỏ vàchủ yếu là DN trong nước, năng lực tài chính, trình độ quản lý và ý thức chấp hành chếđộ chính sách đối đối với người lao động của một số DN KCN còn hạn chế dẫn đếnquan hệ lợi ích hài hòa giữa chủ DN và người lao động chưa được quan tâm. Thời giangần đây, với sự tham gia của các DN hàng đầu thế giới đầu tư vào KCN như Samsung,các DN đã xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa lợi ích giữa DN và người lao độngtốt hơn, thể hiện trên các khía cạnh như thu nhập của người lao động được nâng cao vàổn định, các công trình phúc lợi tập thể trong nội bộ DN được xây dựng, việc thực hiệncác chế độ chính sách khác đối với người lao động đều được DN chấp hành tốt.

3.2.2.3. Thực trạng hoạt động khuyến khích, hỗ trợ Doanh nghiệp khu côngnghiệp đào tạo người lao động

UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 quyđịnh về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, theođó mức hỗ trợ đào tạo nghề như sau: hỗ trợ 25% tiền học phí đối với DN đào tạo từ 50-150 người, hỗ trợ 40% đối với DN đào tạo lao động từ 151-300 người, hỗ trợ 50% tiềnhọc phí đối với DN đào tạo từ 300 người trên 300 người.

Ngoài ra, đối với dự án đặc thù thuộc Tổ hợp công nghệ cao Samsung TháiNguyên tại KCN Yên Bình, Tỉnh sẽ được hỗ trợ 500.000/người khi Samsung đào tạongười địa phương vào làm việc tại Tổ hợp theo thỏa thuận hợp tác phát triển dự án(PDA) đã ký giữa tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn Samsung.

3.2.2.4. Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cưThực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của tỉnh Thái

Nguyên được phản ánh qua các vấn đề như: Về cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng,

13hỗ trợ tái định cư và thu hồi đất; Công tác huy động vốn cho bồi thường giải phóng mặtbằng và tái định cư.

3.2.2.5. Thực trạng chính sách nhà đầu tư cung cấp dịch vụ xã hội cho công nhânThủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 188/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 về

phát triển nhà ở xã hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương có KCNđẩy mạnh việc khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư nhà ở chocông nhân KCN và tạo cơ sở cho việc định hướng quy hoạch phát triển KCN gắn liềnvới quy hoạch phát triển nhà ở cho người lao động KCN.

Tuy nhiên, cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực này chưathực sự hấp dẫn các nhà đầu tư vì đây là lĩnh vực đầu tư vốn lớn, thời gian hoàn vốnđầu tư dài, nên cần có thêm chính sách hỗ trợ đầu tư từ các địa phương có KCN.

3.2.3. Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp về môi trường3.2.3.1. Thực trạng xây dựng khung khổ pháp lý bảo vệ môi trườngKhung khổ pháp lý BVMT đối với KCN của nước ta còn nhiều bất cập. Các doanh

nghiệp KCN vẫn tìm mọi cách né tránh các quy định này. Các văn bản pháp lý tronglĩnh vực BVMT KCN còn khá chung chung nên khó tổ chức thực hiện.

3.2.3.2. Thực trạng công tác quản lý và khuyến khích các khu công nghiệp xâydựng các khu xử lý chất thải tập trung

Hiện nay, khi phê duyệt quy hoạch chi tiết các KCN trên địa bàn Tỉnh, mới đềcập đến khu xử lý nước thải tập trung chưa đề cập đến xử lý rác thải sinh hoạt và rácthải CN, khu xử lý chất thải rắn cũng chưa được quy hoạch thành khu vực xử lýriêng cho KCN.

3.2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động xử lý chất thải củaDoanh nghiệp khu công nghiệp

Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chấp hành pháp luật bảo vệ môi trườngcác KCN được tiến hành thường xuyên theo các hình thức: BQL các KCN trực tiếp tiếnhành kiểm tra từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và khi các nhà máy vào vậnhành sản xuất.

3.2.3.4. Thực trạng chế tài xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trườngĐến nay, có thể nói hệ thống chính sách pháp luật về BVMT đã được hoàn thiện,

bổ sung rất nhiều, trong đó có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định vềcác hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và mức xử phạt vi phạm hành chính đốivới từng loại hành vi vi phạm, thậm chí có những hành vi vi phạm vượt ngưỡng hànhchính có thể được coi là tội phạm môi trường và được xử theo pháp luật hình sự. Tuynhiên, thực trạng các chế tài này còn rất nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các DN KCNthiếu ý thức, luôn trốn tránh nghĩa vụ BVMT (điển hình là Nhà máy kẽm điện phân -KCN Sông Công I).

3.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆPTHÁI NGUYÊN

3.3.1 Thực trạng tổ chức bộ máy BQL các KCN trên địa bàn tỉnh Thái NguyênTừ chỗ chỉ có 02 phòng chuyên môn là Văn phòng và Phòng Nghiệp vụ vào thời

điểm bắt đầu thành lập năm 2000 Theo Quyết định số 130/2000/QĐ-TTg ngày20/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2004 BQL đã phát triển thành 3 phòng:Văn phòng, Phòng Quản lý Quy hoạch và Môi trường, Phòng Quản lý Đầu tư và Doanhnghiệp; năm 2010 phát triển thành 4 phòng: Văn phòng, Phòng Quản lý Đầu tư và

14Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Lao động, Phòng quản lý quy hoạch và môi trường; năm2014 BQL các KCN đã được UBND tỉnh chấp thuận, phê duyệt Đề án kiện toàn tổchức bộ máy với cơ cấu tổ chức là 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 02 đơn vị sựnghiệp trực thuộc

3.3.2. Thực trạng về trình độ và năng lực của Ban quản lý các Khu côngnghiệp Thái Nguyên

Giai đoạn 2000-2012, BQL các KCN Thái Nguyên có 15 biên chế hành chính,trong đó có 03 Lãnh đạo Ban, 06 lãnh đạo phòng và 06 chuyên viên; năng lực làm việcvà năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn còn hạn chế.

Giai đoạn từ 2013 đến nay ở giai đoạn này trình độ và năng lực quản lý của BQLđã được cải tiến rõ nét, tạo lập được niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước khiđầu tư vào các KCN, được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh giao nhiều nhiệm vụ quantrọng như: đàm phát ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển dự án với Tập đoàn Samsungvà các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khác khi đầu tư vào các KCN, được ủy quyềnlàm Tổ trưởng Tổ công tác hỗ trợ đặc biệt Dự án Tổ hợp Công nghệ cao Samsung TháiNguyên, Dự án KCN Điềm Thụy và nhiều dự án khác.

3.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊNĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.4.1. Đánh giá các khu công nghiệp theo tiêu chí đo lường mức độ phát triểnbền vững

3.4.1.1. Đánh giá mức độ phát triển bền vững các khu công nghiệp theo các tiêuchí bền vững về kinh tế

Đánh giá mức độ PTBV các KCN theo các tiêu chí bền vững về kinh tế bao gồm: *Đánh giá về vị trí quy hoạch xây dựng KCN; * Quy mô và tỷ lệ lấp đầy các KCN; * Đánhgiá về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Khu công nghiệp, Về thu hút vốn đầu tư / 1ha đất công nghiệp, Về doanh thu và doanh thu xuất khẩu về mức độ thỏa mãn nhu cầu củaDN KCN và hoạt động liên kết sản xuất kinh doanh của các DN KCN, về mức độ tăngtrưởng GTSX và đóng góp với ngân sách nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh củacác DN KCN. Về mức đóng góp nguồn thu ngân sách địa phương từ các KCN.

3.4.1.2. Đánh giá mức độ phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàntỉnh Thái nguyên theo tiêu chí xã hội.

Đánh giá mức độ phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tháinguyên theo tiêu chí xã hội bao gồm: * Đánh giá mức độ bền vững về xã hội trongKCN qua tiêu chí mối quan hệ hài hòa giữa chủ sử dụng lao động và người lao động vàtiêu chí thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động của giới chủ DN KCN; *Đánh giá phát triển bền vững các Khu công nghiệp về xã hội qua tiêu chí tạo việc làmvà thu nhập của người lao động trong DN KCN; * Đánh giá mức độ phát triển bềnvững các Khu công nghiệp qua tiêu chí mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động địaphương và mức độ cải thiện đời sống của cư dân địa phương có KCN.

3.4.1.3. Đánh giá mức độ phát triển bền vững về mặt môi trường của các khucông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá mức độ phát triển bền vững về mặt môi trường của các khu công nghiệptrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: * Đánh giá mức độ phát triển bền vững về môitrường qua tiêu chí môi trường bên trong KCN; * Đánh giá mức độ phát triển bềnvững các Khu công nghiệp với các tiêu chí tác động tới môi trường bên ngoài KCN.

153.4.2. Đánh giá chung thực trạng phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên3.4.2.1. Kết quả phát triển bền vững các Khu công nghiệp* Về kinh tế- Các KCN của tỉnh đã được hình thành, xây dựng và phát triển theo đúng quy

hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hệ thống kết cấu hạ tầng cácKCN của tỉnh ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại.

- Đóng góp lớn vào cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, nâng cao chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo động lực đột phá trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI với consố kỷ lục trong năm 2013,2014 thu hút được 41 dự án FDI với vốn đăng ký đạt 7 tỷUSD, với kết quả ấn tượng này đã đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng về thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài.

- Góp phần tổng hợp, phân tích, đánh giá được những bất cập về cơ chế chính sáchđối với phát triển các KCN, đặc biệt là hệ thống pháp luật về KCN, tạo tiền đề chonhững đề xuất, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thể chế hệ thống pháp luật đối với KCN.

* Về xã hội- Tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích các DN KCN đầu tư phát triển sản

xuất kinh doanh hiệu quả gắn chặt với trách nhiệm xã hội để đóng góp những tác độnglan tỏa cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho cộng đồng dân cư liền kề KCN, bằngchuyển đổi mô hình sản xuất.

- Huy động được nguồn lực tổng hợp tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn nhưđường, điện, trường, trạm bằng nguồn vốn xã hội hóa như tài trợ của các DN KCN.

* Về môi trường- Đã đầu tư xây dựng được những công trình bảo vệ môi trường chung ở một

số KCN mang tầm cỡ quốc tế, nâng cao ý thức của các DN KCN, người lao động,cộng đồng dân cư liền kề KCN tham gia tích cực vào thực hiện tốt pháp luật bảo vệmôi trường.

- Lựa chọn các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất thân thiệnvới môi trường vào KCN để làm hạt nhân tác động lan tỏa về sản xuất sạch, thân thiệnmôi trường trong KCN như Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên tạiKCN Yên Bình.

3.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong phát triển bền vững các khu công nghiệptỉnh Thái Nguyên

* Về kinh tế- Chất lượng quy hoạch một vài KCN còn hạn chế, việc đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hạ tầng giao thông đối ngoại của các KCN giai đoạn 2000 -2010 chậm được đầu tư nâng cấp; nguồn lực tập trung cho công tác BTGPMB và xâydựng kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các KCN giai đoạn 2000 - 2010 nhỏ giọt nên chưa tạora quỹ đất sạch gắn với kết cấu hạ tầng nên ảnh hưởng lớn đến công tác vận động, thuhút đầu tư vào các KCN.

16- Năng lực tài chính của một số chủ đầu tư hạ tầng KCN còn hạn chế dẫn đến tiến

độ triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng CÒN chậm.Các dự án thứ cấp thu hút đầu tư vào các KCN (giai đoạn 2000 - 2012) chủ yếu lànhững dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô đầu tư không lớn, công nghệtrung bình.

* Về xã hội- Do trình độ văn hóa cũng như trình độ của cộng đồng dân cư thuộc vùng dự án

các KCN còn hạn chế, nên chưa tiếp cận và làm quen được với tác phong sản xuất côngnghiệp hiện đại.

- Nhiều DN KCN chưa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong quá trình đầu tư sảnxuất - kinh doanh nên đã phát sinh những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa ngườisử dụng lao động và người lao động.

- Lực lượng lao động tại DN KCN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của KCN, chưathu hút được nhiều cán bộ quản lý giỏi, công nhân tay nghề cao nên nhiều những khâuthen chốt trong dây chuyền sản xuất hầu hết là lao động nước ngoài.

* Về môi trường- Đến nay, vẫn còn một vài KCN chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi

trường chung như, trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa, hệ thốngthoát nước thải, khu vực chung chuyển rác thải công nghiệp trước khi vận chuyển tớikhu vực xử lý tập trung, hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tự động.

- Ý thức chấp hành pháp luật môi trường của một số DN KCN thấp kém, nên cácDN chủ động tránh né sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng; hệ thống phápluật về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.

- BQL các KCN mặc dù là cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện công tác bảo vệmôi trường KCN, nhưng chưa được UBN tỉnh uỷ quyền thẩm định báo cáo đánh giá tácđộng môi trường nên hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về môi trường củaBQL các KCN chưa cao.

3.4.3.3. Nguyên nhân- Quy hoạch phát triển một vài KCN ở giai đoạn 2000-2012 chất lượng còn thấp,

cá biệt có KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng không có khả năng triểnkhai thực hiện như KCN Nam Phổ Yên gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống của bàcon nhân dân trong vùng quy hoạch.

- Hệ thống quy phạm pháp luật về phát triển KCN còn nhiều chồng chéo trùng lắp.- Do kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống đường giao thông liên kết giữa

các KCN chưa được đầu tư đồng bộ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đầu tư vàocác KCN.

- Các Bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc phân cấp, ủy quyền choBQL các KCN trong một số lĩnh vực chưa được thực hiện đầy đủ và nhất quán, phầnnào ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban và tâm lý của nhàđầu tư.

- Ở giai đoạn 2000-2012, chưa nghiên cứu, đề xuất được cơ chế cho phép BQL cácKCN được vận động và khai thác mọi nguồn lực ưu tiên tập trung cho công tácBTGPM, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư trong điều kiện khó khănkinh tế.

17- Sự phối kết hợp giữa BQL cac KCN với các Sở, Ngành và UBND các huyện có

KCN trong giải quyết và tham mưu các vấn đề về xây dựng và phát triển các KCNtrong một thời gian dài (giai đoạn 2000 - 2010) còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.

Chương 4QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁCKHU CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2015-2020

4.1.1. Những thuận lợiDự báo trong giai 2015-2020, kinh tế tri thức phát triển mạnh, xu thế hội nhập và

mở cửa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, các ngành, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiệnvới môi trường sẽ được quan tâm. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi saukhủng hoảng tài chính và suy thoái, là yếu tố thuận lợi để các KCN trên địa bàn tỉnhtiếp tục có điều kiện thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

4.1.2. Khó khănKinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường. Nguy cơ xảy ra bất ổn

chính trị, xung đột quân sự ở một số nước và những vấn đề hậu khủng hoảng và sự biếnđổi khí hậu có thể ảnh hưởng bất lợi đến tình hình phát triển các KCN trên phạm vi cảnước nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Trong khi đó, từ năm 2015 trở đi, các camkết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đến thời hạn thực thi trên nhiều lĩnh vực, tạora áp lực cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp trong tỉnh và trong KCN.

4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHUCÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI GIAN TỚI

4.2.1.Quan điểm phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnhThái Nguyên giai đoạn ( 2015-2020)

- PTBV các KCN phải dựa trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn phát triển cácKCN của thế giới đặc biệt là kinh nghiệm của các nước có điều kiện phát triển kinh tếtương đồng như Việt Nam.

- Mọi cơ chế, chính sách liên quan đến PTBV các KCN cần bảo đảm lợi ích lâudài cho đại diện của các bên liên quan như: chủ đầu tư hạ tầng KCN; doanh nghiệpthứ cấp, Nhà nước và nhân dân địa phương nơi có KCN.

- PTBV các KCN tỉnh Thái Nguyên phải theo đúng quy hoạch chung đã được phêduyệt, bảo đảm tính hiệu quả, tính liên kết giữa các KCN giữa các địa phương trongTỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- PTBV các KCN phải đi liền với bảo vệ môi trường sinh thái nơi có KCN; cải thiệnmôi trường xã hội cho địa phương nơi có KCN.

- PTBV các KCN phải gắn với các giải pháp về giải quyết việc làm và nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong vùng dự án có đất thu hồi để pháttriển KCN.

- PTBV các KCN phải có các giải pháp bảo đảm được chất lượng môi trường lâudài dựa trên các tiêu chí về bảo vệ môi trường KCN.

184.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

giai đoạn (2015 - 2020)4.2.2.1. Mục tiêu tổng quátChính quyền địa phương và BQL các KCN tiếp tục đổi mới, sáng tạo nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với KCN, phát huy dân chủ và sứcmạnh đại đoàn kết toàn hệ thống chính trị, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồnlực, tạo nền tảng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứXVIII "… sớm đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đạitrước năm 2020"

4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể- Giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN tăng bình quân 20%/năm so với bình

quân chung của tỉnh- Thu nhập bình quân của người lao động trong KCN dự kiến 9.500.000

đ/người/tháng vào năm 2020 .- Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 53 tỷ USD.- Thu ngân sách từ các KCN đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.- Tổng vốn đầu tư giải ngân trong các KCN 230 ngàn tỷ đồng.- Giải quyết việc làm trong các KCN đạt khoảng 15 vạn người.- Có 100% các doanh nghiệp trong KCN có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn

bảo vệ môi trương.- 100% KCN và các DN KCN có nhà máy xử lý, trạm xử lý nước thải nội bộ hoàn

thành đi vào vận hành.- Các công trình nhà ở cho công nhân ở mỗi KCN đáp ứng khoảng 50% yêu cầu

về nhà ở.4.2.3. Phương hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên- Làm tốt công tác quy hoạch ngành thu hút đầu tư vào KCN để có cơ sở lựa chọn

và thu hút đầu tư các dự án quy mô đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến thân thiệnmôi trường và hiệu quả vào KCN.

- Quy hoạch các KCN đi đôi với quy hoạch mạng lưới đô thị, dân cư liền kề, quyhoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học tại các KCN để nghiêncứu chế tạo sản phẩm mới.

- Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầngcác KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát các vị trí KCN mới có lợi thế so sánh để quy hoạchphát triển thành cụm các KCN có tính liên kinh tế cao trình bổ sung vào Danh mục cácKCN Việt Nam, đồng thời xem xét, đánh giá, đề xuất đưa ra khỏi danh mục nhữngKCN có tính khả thi thấp.

4.3. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊNĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

4.3.1. Nhóm giải pháp kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máyBan quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

4.3.1.1. Tập trung rà soát, kiện toàn, đánh giá và sắp xếp lại tổ chức bộ máycủa Ban quản lý các Khu công nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn được giao

19Để phát huy hiệu lực hiệu quả cơ chế "một cửa, một dấu tại chỗ" đối với BQL

các KCN trong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nướcĐể đề xuất Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung như: tăng cườnglực lượng cán bộ, công chức, viên chức; nâng cấp, đầu tư bổ sung trang thiết bị phục vụcho công vụ; kiện toàn tổ chức bộ máy các phòng, đơn vị trực thuộc của BQL cácKCN; hoàn thiện hệ thống các tổ chức chính trị, chính trị xã hội BQL các KCN như:Công đoàn các KCN, Đoàn Thanh niên các KCN, Hội cựu chiến binh các KCN, Hộiphụ nữ các KCN.

4.3.1.2. Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độvà năng lực tổ chức thực thi công vụ cho bộ máy tổ chức Ban quản lý các Khu côngnghiệp tỉnh

Ban quản lý các KCN cần phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất, cơ chế tập trung quantâm, khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức của BQL các KCN để nâng cao trình độ, năng lực cá nhân cũng như năng lựccủa tổ chức bộ máy BQL các KCN về mọi giác độ như: trình độ chuyên môn, trình độchính trị, trình độ luật pháp, quản lý hành chính; trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếpứng xử Quốc tế.

4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp về kinh tế4.3.2.1. Nâng cao tầm nhìn và chất lượng công tác quy hoạch phát triển các

Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh- Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có vị trí, địa điểm thuận lợi và phát huy

được lợi thế so sánh; quy hoạch phát triển KCN phải bảo đảm chất lượng quy hoạchgắn với mục tiêu PTBV các KCN về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Quy hoạch PTBV các KCN cần kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh, quy hoạch các khu đô thị - dịch vụ KCN, khu dân cư và khu nhà ởcho công nhân liền kề KCN mang tầm nhìn dài hạn.

4.3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư từ khâu vậnđộng, xúc tiến đầu tư, chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư trong các Khu côngnghiệp trên địa bàn tỉnh

Tiếp tục bám sát hệ thống pháp luật của Trung ương về quản lý hoạt động đầu tưtrong KCN và các Nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND về quản lý hoạtđộng đầu tư trong các KCN tỉnh, các văn bản về cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu vàoKCN, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, đánh giá, phân tích những thuận lợi, khó khăntrong thực tiễn quản lý Nhà nước hoạt động đầu tư để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phùhợp với yêu cầu thực tiễn.

4.3.2.3. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Khu công nghiệp,nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), xây dựng, củng cố và tạo lậpniềm tin cho các nhà đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tổ chức đối thoại định kỳ với các doanh nghiệp KCN mỗi tháng một lần để lắngnghe những khó khăn vướng mắc của các DN KCN liên quan đến hệ thống chính sách,pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp về lao động, môi trường, …tổng hợp, phân tích, đánhgiá, giải đáp và trả lời đối thoại; đề xuất kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền, tổnghợp những phát sinh từ thực tiễn mà hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đầutư sản xuất kinh trong KCN để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu củathực tiễn.

204.3.2.4. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia, đóng

góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững các khu công nghiệp, tạo tác động lantỏa tích cực từ Khu công nghiệp đến các địa phương trong tỉnh và trong vùng

BQL các KCN phải phối hợp với các cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học,các nhà khoa học và các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, phổ biến, vận động cácdoanh nghiệp Khu công nghiệp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối vớiPTBV các KCN

4.3.2.5. Xây dựng và ban hành cơ chế của địa phương để khuyến khích, hỗ trợcác doanh nghiệp KCN nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đầu tư đổimới công nghệ, để tạo sức cạnh tranh đối với các sản phẩm từ KCN

BQL các KCN Thái Nguyên căn cứ vào thực tiễn triển khai xây dựng, PTBV cácKCN và thu hút đầu tư vào KCN, xây dựng Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ cácnhóm ngành điện, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô và chế tạo máy định hướng đến năm2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

4.3.2.6. Xây dựng và ban hành cơ chế theo đặc thù của địa phương để hỗ trợ,khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN đầu tư sản xuấthàng hàng xuất khẩu

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu từ các KCN, BQL các KCN cần xây dựng và đềxuất " cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư gắn với đặc thù của địa phương như khuyếnkhích và hỗ trợ bằng ngân sách tỉnh cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng côngnghệ, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu, tiếp cận thị trường nguyên liệu đầu vào vàthị trường sản phẩm đầu ra; hỗ trợ lãi suất vay vốn,…" để trình UBND tỉnh xem xét,phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện

4.3.3. Nhóm giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp về xã hội4.3.3.1. Hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp

Khu công nghiệp tuyển dụng và sử dụng lao động tại các địa phương trong tỉnhĐể đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động tại các DN KCN kể cả về chất

lượng, số lượng. BQL các KCN đã chủ động chỉ đạo phòng chức năng quản lý Nhànước về lao động, Trung tâm Dạy nghề đơn vị sự nghiệp trực thuộc BQL các KCN chủđộng phối hợp với các địa phương trong tỉnh, các Trung tâm dạy nghề của các huyện,thành phố, thị xã trong tỉnh tập trung, tư vấn giới thiệu việc làm và cung ứng lao độngcho các DN KCN để đáp ứng yêu cầu ổn định sản xuất của DN KCN;

4.3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cácdoanh nghiệp KCN xây dựng và phát triển mối quan hệ lao động hài hòa giữa ngườisử dụng và người lao động

Chính quyền địa phương, BQL các KCN cần có trách nhiệm tuyên truyền, phổbiến, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động, người lao động thực hiện tốtmối quan hệ lao động hài hòa, ổn định cùng phấn đấu vì mục tiêu phát triển DN KCNvà mục tiêu phát triển toàn diện của người lao động trong DN KCN.

4.3.3.3. Hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệpKCN đào tạo người lao động; rà soát, điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung cơ chế hỗ trợđào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho nhân dân trong vùng dự án KCN

BQL các KCN cần phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ chếkhuyến khích, hỗ trợ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trong đó chú trọng đến hỗ

21trợ cho người lao động kết hợp với trách nhiệm xã hội của DN KCN hỗ trợ kinh phíđào tạo bằng nguồn kinh phí của DN cho người lao động khi tham gia các khóa đào tạonghề và đào tạo lại nghề.

4.3.3.4. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt chínhsách bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thu hồi đất các KCN, khu tái định cư và nhà ởcho công nhân; rà soát, phân tích, đánh giá và phát hiện những bất hợp lý để cóđiều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

BQL các KCN cần phối hợp với địa phương có KCN, chủ đầu tư xây dựng hạtầng tổ chức tuyên truyền như: chính sách pháp luật đất đai mới, chính sách bồi thường,hỗ trợ tái định cư, thu hồi đất , chính sách tạm cư; bên cạnh BQL các KCN cần phốihợp chặt chẽ với các địa phương, Hội đồng giá của tỉnh, xem xét, tổng hợp, phân tíchđánh giá những bất hợp lý về xác định giá đất chung thửa đất ở tại địa phương, để ràsoát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Đất đai.

4.3.3.5. Tập trung huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ứng trướctiền thuê đất có hạ tầng nộp một lần của nhà đầu tư thứ cấp vào KCN để bồi thườnggiải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng đồng bộ của KCN tạo động lực gia tăngthu hút đầu tư vào KCN

Để tập trung khai thác mọi nguồn lực ưu tiên cho công tác BTGPMB tạo quỹđất sạch có sẵn, thường xuyên gắn với kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư vàoKCN. BQL các KCN tiếp tục xây dựng, trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sửa đổi,bổ sung cơ chế:" cho phép các chủ đầu tư hạ tầng được vận động, sử dụng tiền ứngtrước tiền thuê đất nộp một lần của các nhà đầu tư thứ cấp để bồi thường giải phóngmặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư vàđược khấu trừ vào tiền thuê đất có hạ tầng 50 năm phải nộp, áp dụng thống nhất trênđịa bàn các KCN tỉnh".

4.3.3.6. Tập trung huy động mọi nguồn lực ưu tiên cho bồi thường và xâydựng hạ tầng đồng bộ các khu tái định cư và nhà ở cho công nhân KCN

Từ thực tiễn BQL các KCN phối hợp xây dựng cơ chế đặc thù của tỉnh để ưu tiênmọi nguồn lực tập trung cho công tác BTPGMB và xây dựng hạ tầng các khu tái địnhcư, nhà ở cho công nhân; khuyến khích, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh cho DNKCN, các chủ đầu tư hạ tầng, đầu tư nhà ở cho công nhân lao động của KCN.

4.3.4. Nhóm giải pháp phát triển bền vững các KCN về môi trường4.3.4.1. Rà soát, đánh giá và hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường của

địa phương đối với Khu công nghiệpBQL các KCN cần xây dựng Quy chế chế phối hợp với các cơ quan chức năng như:

Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh Sát môi trường, UBND huyện có KCN, để trìnhUBND tỉnh ban hành làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện theo hướng công việc nào doBQL các KCN chủ trì, công việc nào do các cơ quan khác chủ trì, cơ chế phối hợp liênngành trong xử lý các vấn đề sự cố môi trường, vi phạm pháp luật BVMT.

4.3.4.2. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư hạ tầngKCN và doanh nghiệp thứ cấp đầu tư xây dựng các công trình về bảo vệ môi trường

Để góp phần PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh về môi trường, BQL các KCN cầnphối hợp với cơ quan chức năng BVMT địa phương tiến hành khảo sát, xây dựng, đề xuấtUBND tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các công trình BVMT chung

22của các KCN, các công trình BVMT của các DN KCN bằng nguồn kinh phí địa phươngđể góp phần thúc đẩy PTBV các KCN.

4.3.4.3. Tăng cường tiết chế thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá thườngxuyên việc chấp hành pháp luật môi trường của chủ đầu tư hạ tầng và doanh nghiệpKCN; rà soát, kiến nghị điều chỉnh các chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạmpháp luật môi trường

BQL các KCN cần phối hợp với cơ quan chuyên môn BVMT của tỉnh để rà soátđánh giá, tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, các Bộ rà soát sửa đổi, bổsung các tiết chế thanh tra, kiểm tra môi trường KCN, tăng cường mức xử phạt phạt viphạm hành chính về môi trường, tăng cường phân cấp quyền hạn xử lý vi phạm hànhchính cho các cơ quan thực thi pháp luật môi trường tại các địa phương.

4.3.4.4. Tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuậnlợi để các doanh nghiệp KCN tích cực tham gia vào đầu tư sản xuất sạch, thân thiệnvới môi trường

BQL các KCN cần chủ động đề xuất UBND tỉnh tập trung vào các giải pháp cơ bảnnhư: tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho các DN KCN về sản xuấtsạch, thân thiện với môi trường trong các KCN; đẩy mạnh, nhân rộng các điển hình tiêntiến áp dụng công nghệ sản xuất sạch thân thiện môi trường trong các KCN.

4.3.4.5. Nghiên cứu, kiến nghị và đề xuất thành lập quỹ bảo vệ môi trường cáckhu công nghiệp, các Khu tái định cư, khu đô thị và khu nhà ở cho công nhân liềnkề các KCN

Để thực hiện tốt mục tiêu PTBV các KCN về môi trường, BQL các KCN cầnphối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh về BVMT cũng như chính quyền cấp huyệnđề xuất xây dựng, trình UBND tỉnh thành lập Quỹ bảo vệ môi trường các KCN củatỉnh, bằng các nguồn: một phần ngân sách tỉnh cấp, nguồn vận động các DN KCN, cácchủ đầu tư hạ tầng, các chủ đầu tư khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân,các nhà tài trợ tham gia đóng góp, để phục vụ cho các mục tiêu, nhiệm vụ: nghiên cứu,ứng dụng và hỗ trợ các DN KCN áp dụng mô hình sản xuất sạch thân thiện môi trường.

4.3.4.6. Rà soát, đánh giá, kiến nghị và đề xuất các khu quy hoạch mới hoặcđiều chỉnh các khu quy hoạch xử lý chất thải tập trung cho KCN, các khu đô thị,khu tái định cư và nhà ở cho công nhân liền kề KCN cho phù hợp với đặc tính vàchức năng của từng KCN

Để góp phần PTBV các KCN, BQL các KCN cần tập trung phối hợp với cơ quanchức năng như: Sở Xây dựng, Sơ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện tiếnhành rà soát, đánh giá, đề xuất khảo sát để quy hoạch các khu xử lý chất thải tập trungcho các KCN hoặc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch cũ để phù hợp với yêu cầu thựctiễn cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh.

4.4. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ,NGÀNH TRUNG ƯƠNG, TỈNH ỦY, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Để Thái Nguyên tiếp tục thực hiện quan điểm, mục tiêu và phương hướng vànhững nhóm giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh, tạo động lựcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm mới, tăng nguồnthu cho ngân sách địa phương, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường,sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị Quyết Đạihội tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên lần thứ XVIII đã đề ra "… phấn đấu đưa tỉnh Thái

23Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020", tác giả kiếnnghị tới các các cơ quan có thẩm quyền những vấn đề sau:

4.4.1. Kiến nghị với Quốc hộiĐể phát huy vị thế, vai trò của các KCN, KCX và KKT đối với nền kinh tế với

mức đóng góp GDP trên 30%, đồng thời để khắc phục những bất cập trong quá trìnhthực hiện về quản lý các KCN, KCX, KKT với các Luật chuyên ngành, tác giả kiếnnghị Quốc hội xem xét ban hành Luật Quản lý KCN, KCX và KKT.

4.4.2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủTrong khi chưa có Luật chuyên ngành điều chỉnh về KCN, KCX và KKT, để tạo

điều thuận lợi cho các BQL các KCN cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quyềnhạn của mình, tác giả kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung chuyển từ cơ chếvừa phân cấp, vừa ủy quyền như hiện nay, chuyển sang cơ chế phân cấp trực tiếp chocác BQL các KCN cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp;kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, quyếtnghị tổ chức bộ máy quản lý vĩ mô về KCN, KCX và KKT, hiện nay là Vụ quản lý cácKKT - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành Tổng cục quản lý các KCN, KKT trực thuộc BộKế hoạch và Đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô về KCN, KCX vàKKT và hợp tác quốc tế về xây dựng PTBV các KCN; còn tại các địa phương để phùhợp với chức năng quản lý hành chính Nhà nước đối với KCN đề nghị đổi tên thànhCục quản lý các KCN cấp tỉnh.

4.4.3. Kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương.Mặc dù Nghị định số 164/2013 của Chính phủ đã quy định rõ, sau 06 tháng kể từ

ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, yêu cầu các Bộ, Ngành theo lĩnh vực, hướng dẫnhoặc ủy quyền cho các BQL các KCN theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được ủyquyền của các Bộ, Ngành hoặc UBND cấp tỉnh. Nhưng đến nay chưa có Thông tưhướng dẫn về ủy quyền. Cho nên, tác giả kiến nghị các Bộ quản lý chuyên ngành sớmban hành các Thông tư hướng dẫn theo đúng quy định của Chính phủ.

4.4.4. Kiến nghị với Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnhVề chủ trương xây dựng và phát triển các KCN: Đến nay Tỉnh ủy, HĐND vẫn

chưa có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh, do đótác giả kiến nghị Tỉnh ủy và HĐND xem xét, ban hành Nghị quyết chuyên đề về PTBVcác KCN trên địa bàn tỉnh;

Về cơ chế ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác BTGPMB và xây dựng hạ tầngđồng bộ đối với các KCN sử vốn ngân sách để thu hút đầu tư, Tỉnh ủy, HĐND đã cóchủ trương cho phép BQL các KCN được phép vận động và sử dụng toàn bộ kinh phíứng trước tiền thuê đất có hạ tầng nộp một lần của các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN vàđược khấu trừ vào tiền thuê đất có hạ tầng 50 năm theo quy định của pháp luật choBQL các KCN.

4.4.5. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhKiến nghị UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ban hành các quyết định

quy phạm pháp luật và các quyết định cá biệt về PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh.Riêng về "cơ chế" cho BQL các KCN để BTGPMB và xây dựng hạ tầng đồng bộ

để thu hút đầu tư, đã được UBND tỉnh chấp thuận và dừng ở Văn bản chỉ đạo điều hànhcủa UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, do đó để bảo đảm tính bền vững về thể chế, tác

24giả kiến nghị với UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xây dựng và ban hànhthành Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh hoặc Quyết định cá biệt của Chủtịch UBND tỉnh.

KẾT LUẬN

Luận án, tác giả thể hiện được những kết quả nghiên cứu cốt lõi về PTBV vàKCN như hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển bền vữngKCN nói chung và các KCN tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đưa ra được khái niệm vềquản lý nhà nước đối với KCN, Khái niệm phát triển bền vững các KCN; Phân tíchđược vị trí, vai trò của KCN đến phát triển kinh tế - xã hội; Phân tích đánh giá thựctrạng PTBV các KCN trên cả ba nội dung PTBV các KCN về kinh tế, xã hộ và môitrường,...những yếu tố trên có ý nghĩa quan trọng tác động đến việc phát triển bền vữngKCN trước mắt cũng như về lâu dài.

Tác giả đã phân tích được tình hình tổng quan về hoạt động các KCN ở một sốquốc gia, vùng lãnh thổ, ở Việt Nam, một số địa phương lân cận và tỉnh Thái Nguyêntrong thời gian qua. Qua phân tích, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất quan điểm,mục tiêu, phương hướng cũng như các nhóm giải pháp tiếp tục kế thừa và PTBV cácKCN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bên cạnh, luận án cũng đặt ra đểhoàn thiện những vấn đề như: Cơ sở pháp lý, cơ chế quản lý, cơ chế quản lý hoạt độngđầu tư, đặc biệt là quản lý đầu tư FDI của cơ quan Nhà nước, về cải thiện và nâng caochất lượng cung cấp các dịch vụ cho thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng đồng bộ bêntrong KCN; Hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài KCN, khuyến khích, hỗ trợ đầu tưsản xuất sạch thân thiện môi trường trong KCN,… nhằm đáp ứng các yêu cầu trướcmắt cũng như về lâu dài về PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện đượcnhững giải pháp PTBV các KCN một cách đồng bộ,tác giả cũng đã đưa ra một số kiếnnghị khoa học với Trung ương, tỉnh Thái Nguyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chophát triển bền vững các KCN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Mặc dù,luận án đã trình bày được một số kế quả nghiên cứu cốt lõi, song luận án còn hạn chế làchưa trình bày được nội dung PTBV các KCN về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vềKCN, KKT một cách toàn diện (đặc biệt là tổ chức bộ máy quản lý ở Trung ương), luậnán mới chỉ đề cập đến khía cạnh nhỏ về tổ chức bộ máy BQL các KCN ở địa phương.Do đó, luận án cần tiếp tục nghiên cứu nội dung PTBV các KCN về hệ thống tổ chứcbộ máy quản lý nhà nước KCN, KKT từ Trung ương đến địa phương. Nội dung này rấtquan trọng, nó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn khi được nghiên cứu kết hợp với nội dungPTBV các KCN về kinh tế, xã hội và môi trường để khẳng định PTBV các KCN làđộng lực quan trọng, chủ yếu đẩy mạnh CNH, HĐH với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổnào trên thế giới có mô hình phát triển các KCN, KKT./.