phong trÀo ĐẤu tranh cỦa quÂn vÀ dÂn ta tẠi...

7
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 293 PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA QUÂN VÀ DÂN TA TẠI QUÂN CẢNG ĐÀ NNG (1954 - 1975) FIGHTING MOVEMENT OF THE VIETNAMESE AT DA NANG MILITARY PORT (1954 – 1975) TRẦN XUÂN HIỆP* ABSTRACT Danang has both a strategic position in socio-economic development and an important role as a maritime gateway of our country. Thus from the outset, U.S. imperialism had to build and develop here a strategic military port, known as the “heart of the tactics I... spiracles of Ailao”. In 21-year occupation, Da Nang military port under U.S. and forces henchman had caused Vietnam’s revolution many difficult losses. But this place had seen many powerful movements of our army and people, gradually frustrated military plot to use military port as a tool of war to invade Vietnam, contributing to the overall success of the resistance against U.S. imperialist aggression. Keyworks: port, people, success, against, aggression. Đà Nẵng vừa có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, lại vừa là cửa ngõ hàng hải quan trọng của nước ta. Chính vì thế ngay từ đầu, đế quốc Mỹ đã tiến hành xây dựng và phát triển ở đây một quân cảng mang tính chiến lược, được mệnh danh là “quả tim của vùng I chiến thuật…lỗ thở của Ailao”. Trong 21 năm chiếm đóng, quân cảng Đà Nẵng dưới thời Mỹ - ngụy đã gây cho cách mạng Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất. Nhưng chính nơi đây đã chứng kiến nhiều phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân ta, từng bước làm thất bại âm mưu sử dụng quân cảng như một công cụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ muốn đề cập đến quá trình xây dựng cũng như phong trào đấu tranh của quân dân ta tại quân cảng Đà Nẵng thời kỳ 1954 – 1975. 1. Mỹ - ngy t chc xây dng quân cng Đ Nẵng Vào cuối năm 1954 đầu 1955, Pháp bắt đầu chuyển giao quyền quản lý cho Mỹ, kế hoạch xây dựng quân cảng Đà Nẵng đã được chính quyền Mỹ - ngụy đặc biệt chú trọng. Nhận thấy rõ cảng Đà Nẵng có tầm chiến lược quan trọng, Mỹ nhanh chóng đưa quân đội, vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng, hàng hóa phục vụ chiến tranh và ra sức củng cố bộ máy quản lý và khai thác. Mỹ - ngụy nhận định “cảng Đà Nẵng * ThS, Trường Đại học Duy Tân

Upload: vandang

Post on 01-May-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

293

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA QUÂN VÀ DÂN TA TẠI QUÂN CẢNG ĐÀ NĂNG (1954 - 1975)FIGHTING MOVEMENT OF THE VIETNAMESE

AT DA NANG MILITARY PORT (1954 – 1975)

TRẦN XUÂN HIỆP*

ABSTRACT

Danang has both a strategic position in socio-economic development and an important role as a maritime gateway of our country. Thus from the outset, U.S. imperialism had to build and develop here a strategic military port, known as the “heart of the tactics I... spiracles of Ailao”. In 21-year occupation, Da Nang military port under U.S. and forces henchman had caused Vietnam’s revolution many difficult losses. But this place had seen many powerful movements of our army and people, gradually frustrated military plot to use military port as a tool of war to invade Vietnam, contributing to the overall success of the resistance against U.S. imperialist aggression.

Keyworks: port, people, success, against, aggression.

Đà Nẵng vừa có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, lại vừa là cửa ngõ hàng hải quan trọng của nước ta. Chính vì thế ngay từ đầu, đế quốc Mỹ đã tiến hành xây dựng và phát triển ở đây một quân cảng mang tính chiến lược, được mệnh danh là “quả tim của vùng I chiến thuật…lỗ thở của Ailao”. Trong 21 năm chiếm đóng, quân cảng Đà Nẵng dưới thời Mỹ - ngụy đã gây cho cách mạng Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất. Nhưng chính nơi đây đã chứng kiến nhiều phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân ta, từng bước làm thất bại âm mưu sử dụng quân cảng như một công cụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ muốn đề cập đến quá trình xây dựng cũng như phong trào đấu tranh của quân dân ta tại quân cảng Đà Nẵng thời kỳ 1954 – 1975.

1. Mỹ - nguy tô chưc xây dưng quân cang Đa Nẵng

Vào cuối năm 1954 đầu 1955, Pháp bắt đầu chuyển giao quyền quản lý cho Mỹ, kế hoạch xây dựng quân cảng Đà Nẵng đã được chính quyền Mỹ - ngụy đặc biệt chú trọng. Nhận thấy rõ cảng Đà Nẵng có tầm chiến lược quan trọng, Mỹ nhanh chóng đưa quân đội, vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng, hàng hóa phục vụ chiến tranh và ra sức củng cố bộ máy quản lý và khai thác. Mỹ - ngụy nhận định “cảng Đà Nẵng

* ThS, Trường Đại học Duy Tân

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

294

có thể nói là quả tim của vùng I chiến thuật… lỗ thở của Ailao”[9,54]. Để hoạt động thuận lợi, Mỹ - ngụy đã thiết lập Phòng thương mại vào ngày 6/8/1956 nhằm điều hành toàn bộ khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hàng hóa nội địa từ các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Lào muốn xuất ra bên ngoài đều phải qua cảng Đà Nẵng. Tuy nhiên, để hoạt động hải cảng có hiệu quả và chuyên trách hơn, Nha thương cảng (dưới sự quản lý của Phòng thương mại) được chính thức thành lập ngày 12/3/1962 trực tiếp điều phối mọi hoạt động của hải cảng. Năm 1965, mốc đánh dấu mở đầu việc quân Mỹ đổ bộ trực tiếp vào Đà Nẵng thì nhu cầu tiêu dùng và trang thiết bị chiến tranh cho quân đội Mỹ - ngụy tại Đà Nẵng ngày càng tăng. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn tổ chức lại Nha thương cảng đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ giao thông công chánh và được bổ sung một số nhiệm vụ quyền hạn mới. Đồng thời, thành lập thêm chi cảnh sát hải cảng do một trưởng ty điều khiển trực thuộc ty cảnh sát quốc gia nhằm tăng cường tuần tiễu, kiểm soát tất cả các vấn đề an ninh công cộng trong phạm vi thương cảng. Ngày 23/3/1967, theo sắc lệnh số 61-SL/QP của chính quyền Sài Gòn quyết định thành lập tại thị xã Đà Nẵng một quân cảng lấy tên chính thức“Quân cảng Đà Nẵng”.

Trong thời kỳ đầu, hải cảng Đà Nẵng đảm nhiệm song hành hai nhiệm vụ vừa là thương cảng vừa là quân cảng. Nhưng khu thương cảng chủ yếu thực hiện ở khu cảng sông Hàn, còn vũng Tiên Sa và Nam Thọ chúng dành riêng để xây dựng quân cảng, vì nơi đây có nhiều lợi thế cho việc xây dựng một quân cảng với đúng nghĩa của nó.

Từ năm 1965, quân cảng Đà Nẵng do Mỹ trực tiếp quản lý để phục vụ riêng cho các loại tàu quân sự, các chuyên gia người Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra một dự án xây dựng hải cảng sâu trong vũng Tiên Sa và hải cảng sâu Thống Nhất trong vũng Nam Thọ để các tàu có thể cập bến dễ dàng hơn so với bến sông Hàn. Vị trí vũng Nam Thọ ở phía Đông bán đảo Tiên Sa và cách thương cảng cũ 15km về phía Bắc. Trên cơ sở thăm dò địa chất và ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, thủy triều các chuyên gia đã đề ra một cách cụ thể các công trình xây dựng trên cảng sâu Nam Thọ: “thiết lập bến tàu dài tổng cộng 4.270m; phần sân liền trải đá và tráng nhựa với diện tích khoảng 500.000m2; diện tích làm kho vận chuyển khoảng 50.000m2; kho chứa hàng có diện tích khoảng 60m2, hàng rào an ninh dài 3000m và một hệ thống đường xe vận tải trong bến và nối ra với đường xã lộ lúc bấy giờ tổng cộng 10km gồm cả việc đặt hệ thống thoát nước; tái thiết lập đường hỏa xa nối liền Đà Nẵng với Nam Thọ và hệ thống đường xe lửa trong thương cảng với chiều dài 10km…” [2,146]. Việc xây dựng cơ sở và trang thiết bị được xây dựng theo từng giai đoạn với các mức độ khác nhau, dưới tác động của điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu của cuộc chiến. Tính “đến ngày 30/9/1972, quân đội Hoa Kỳ mới rút khỏi hải cảng sâu Thống Nhất và bàn giao lại hải cảng này cho nha thương cảng Đà Nẵng gồm có hai cầu tàu, 36 mẫu sân bãi, kho, đài quan sát, văn phòng, xưởng…” [6,9].

Hoạt động của quân cảng phần lớn tập trung vào công tác hậu cần, phục vụ chiến tranh, chi viện cho quân đội Mỹ và lực lượng tay sai tại miền Trung. “Trong năm 1966, Mỹ đã đưa tới Việt Nam 8.052.500 tấn vũ khí, thực phẩm, so với 3.269.800 tấn trong năm 1965, trong đó có 709.900 tấn bom” [5,234]. Hàng hóa nhập vào cảng Đà Nẵng rất phong phú và đa dạng mà phần lớn là quân trang quân dụng, từ những cái nhỏ nhất để trang bị đầy đủ cho mỗi một người lính bao gồm chăn, mùng, dày dép, đèn pin,

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

295

thuốc lá, quần áo, vũ khí, đạn dược, súng ống cho đến thuốc men, các loại thực phẩm đóng hộp.

Đặc biệt, Mỹ cho xây dựng thêm một “trạm ra đa đối hải nằm trên điểm cao 250m về phía Bắc bán đảo Sơn Trà, có diện tích 1500m2, chính giữa có tháp ra đa cao 30m và khu nhà có thiết bị rộng 375m2 chung quanh có 5 lớp rào …”[3,253], nhằm kiểm soát một vùng biển rộng lớn, cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và Hải Nam của Trung Quốc, cũng như ngăn chặn con đường Hồ Chí Minh trên biển của miền Bắc chi viện cho miền Nam.

Tính đến đầu những năm 70, trên quân cảng Tiên Sa đã xây dựng được “một đường lạch vào cảng sâu 12m và 2 cầu Finegrpie 185m, sâu 12m và 4 bến đậu cho tàu viễn dương có trọng tải lớn và một kho đang xây dựng sẽ được hoàn thành vào năm 1974”[8,13]. Ngoài ra Mỹ còn xây dựng một trạm ra đa đối không cao 30m, dài 25m, rộng 15m trên một trong những đỉnh cao nhất của bán đảo Sơn Trà. Hai trạm ra đa đối hải và đối không mà Mỹ - ngụy xây dựng trên bán đảo Tiên Sa được mệnh danh là “con mắt thần ở Đông Nam Á”, cả trên biển và trên không để kiểm soát mọi hoạt động của ta.

Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, Mỹ - ngụy cũng từng bước thiết lập cơ chế vận hành và bảo vệ quân cảng Đà Nẵng rất chặt chẽ. Chúng đã tập trung thành lập các hải đoàn và hải duyên vùng I chiến thuật để kiểm soát cảng Tiên Sa và cảng Đà Nẵng, tuần tra canh gác cửa biển và ven sông Hàn. Dọc bờ biển quận Sơn Trà đến chân núi Sơn Trà là khu huấn luyện người nhái và biệt kích đi đánh phá vùng ngoài giới tuyến 17. Trên khu vực hải phận của quân cảng Đà Nẵng, “trong khu vực neo đậu tàu, chủ yếu chúng dùng bo bo tuần tiễu trong khu vực neo, thỉnh thoảng chúng chạy ra vòng ngoài tuần tra, ban đêm có cả thuyền của dân chạy qua lại nên rất khó phân biệt được giữa thuyền dân và bo bo, có đêm chúng dùng máy bay C130 thả đèn sáng trong vịnh, ban ngày có HV và ro bay kiểm soát ven đảo nơi chúng nghi ngờ. Chúng có đội người nhái thỉng thoảng đi kiểm tra đáy tàu để xem ta có gài mìn không”[9,1]. Trong Vịnh Đà Nẵng thường xuyên chúng neo đậu từ 8 đến 14 chiếc tàu có trọng tải hàng vạn tấn trở lên, ngoài ra có các loại tàu nhỏ, ghe thuyền thường xuyên neo đậu trong vịnh khoảng từ 50 đến 60 chiếc. Tàu vận tải quân sự neo đậu trong khu vực khoảng 6km2, chiếc nọ cách chiếc kia từ 300 đến 500m, nhưng đậu không thành hàng lối nhất định. Ngoài ra, để kiểm soát một vùng biển rộng lớn, Mỹ - ngụy đã bố trí một lực lượng lớn bảo vệ và nhân viên kĩ thuật điều khiển các thiết bị đảm bảo cho ra đa hoạt động thường xuyên.

Có thể nói những trang thiết bị, công sự, tổ chức huấn luyện và hoạt động của Mỹ - ngụy tại quân cảng Đà Nẵng đã gây không ít khó khăn cho ta. Tuy nhiên, với tinh thần trung dũng, kiên cường, cuộc chiến của nhân dân ta tại cảng Đà Nẵng đã làm tổn thất không nhỏ cho kẻ địch, mà trước hết là sự đấu tranh anh dũng của công nhân, các lực lượng cách mạng tại đây.

2. Phong trao đâu tranh của công nhân va hoat động của lưc lượng vũ trang tai quân cang Đa Nẵng

* Phong trào đấu tranh của công nhân

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

296

Với nhịp độ xuất nhập cảng hàng hóa lên đến hàng trăm hàng nghìn tấn trung bình mỗi tháng, lực lượng công nhân cảng Đà Nẵng phải làm việc ngày đêm. Nhất là trong thời gian của cuộc chiến tranh, cường độ lao động của công nhân được đẩy lên ở mức cao hơn để đáp ứng những hoạt động trong thời chiến. Bến cảng luôn có khoảng 2.500 công nhân khuân vác làm việc 24/24 giờ để bốc dỡ hàng hóa.

Tuy nhiên, đời sống của công nhân thương cảng hết sức cực khổ, lao động vất vả và bị đối xử, với đồng lương rẻ mạt nên họ thường xuyên đấu tranh. Mỹ - ngụy vừa mới tiếp quản, ngày 1/8/1954, chúng đã thẳng tay đàn áp cuộc biểu tình của công nhân và nhân dân lao động Đà Nẵng do công nhân cảng dẫn đầu bao vây đồn Võ Tánh, đòi quyền dân sinh dân chủ, tự do, thống nhất đất nước. Trước phong trào đấu tranh của công nhân, một mặt Mỹ - ngụy tìm cách loại trừ những người lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ trong nghiệp đoàn công nhân khuân vác cảng Đà Nẵng, đưa tên Tư Nô, Dương Vị, Ngô Văn Em vào nắm các nghiệp đoàn để chúng dễ bề sai khiến. Mặt khác, chúng điều thêm lực lượng tới cảng để đàn áp, bắt bớ. Năm 1954, có 25 tên cảnh sát, sang năm 1962 tại cảng có 30 tên với 3 khẩu tiểu liên, chia làm 3 toán luân phiên nhau canh gác, và đến năm 1965, địch thiết lập một chi cảnh sát trực thuộc ty cảnh sát Gia Long để giữ gìn trật tự, khám phá những tổ ăn cắp hàng, nhưng thực chất là theo dõi áp chế công nhân, cầm nắm hồ sơ và tìm cách phân loại công nhân để ứng phó kịp thời. Khi tình hình trở nên căng thẳng do sự phối hợp chặt chẽ của công nhân cảng với lực lượng bên ngoài, chúng thành lập cục cảnh sát quốc gia với một mạng lưới tình báo dày đặc giăng bẫy khắp mọi nơi trên cảng. Lúc cần chúng còn điều động biệt đoàn 163/GC với nhiều phương tiện hiện đại như đèn pha, máy ra đa, máy truyền tin trợ giúp.

Mặc dù bị địch tìm mọi cách ngăn cản, nhưng cao trào chống Mỹ, lật ngụy vẫn diễn ra sôi động. Từ những tháng đầu năm 1960 đến đầu 1966, phong trào công nhân cảng Đà Nẵng kết hợp với quần chúng nhân dân xuống đường chống chế độ Mỹ, Thiệu, Kỳ nổ ra mạnh mẽ. “Ngày 25/3/1966, 1500 công nhân khuôn vác mít tinh tại cảng Đà Nẵng, lấy bến cảng làm nơi tập kết chỉnh đốn hàng ngũ để tiếp tục xuống đường cùng công nhân Đà Nẵng chiếm đài phát thanh…Tiếp đó, ngày 18/5 công nhân cảng cùng các lực lượng quần chúng nổi dậy phá kho súng của Mỹ - ngụy, thu 200 khẩu để trang bị cho mình, tiếp tục chiến đấu…”[4;56]. Trong những năm 1969-1974, hàng trăm cuộc đình công, lãn công của công nhân cảng phối hợp với công nhân hỏa xa, nhà đèn, nhà máy dệt Hòa Thọ lại nổ ra đòi quyền lợi kinh tế, dân sinh dân chủ, tiến tới đòi trừng trị bọn tham nhũng trong chính quyền Sài Gòn, đòi thi hành Hiệp định Pari. Bước sang năm 1975, trước những chuyển biến hết sức mau lẹ có lợi cho cách mạng, công nhân cảng đã tích cực tham gia đấu tranh giải phóng thành phố Đà Nẵng. Ngày 29/3/1975, cùng với quần chúng nhân dân và lực lực vũ trang thì công nhân cảng “từ Trung Lương, Hòa Xuân, Hòa Phát, Hòa Cường tràn vào thành phố chiếm lĩnh cảng… nhanh chóng chiếm kho hàng của Mỹ, chiếm trụ sở nghiệp đoàn thương cảng, đấu tranh giữ gìn hàng hóa, kho tàng, bến bãi, tàu bè, ngăn chặn âm mưu phá hoại của địch”[4,58].

* Hoạt động của các lực lượng vũ trang

Dưới sự chỉ đạo của thành ủy Đà Nẵng, các lực lượng vũ trang và nhân dân đã đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh chống Mỹ - ngụy. Ngày 26/3/1965, một tàu vận tải

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

297

lớn của Mỹ mang số hiệu USL T555 đã cập bến Đà Nẵng. Đội biệt động sông Đà đã tìm mọi cách tiếp cận và đánh phá con tàu này. Bác Huỳnh Đình Phú nguyên là thường vụ Đảng ủy sông Đà, bí thư chi bộ 220, người trực tiếp tham gia trong trận đánh con tàu này kể lại: “Tàu của Mỹ mang biển số hiệu USL T555 có bề dài 100m, ngang 30m, trọng tải hàng ngàn tấn chất đầy vũ khí và quân trang quân dụng cập bến Đà Nẵng vào trưa ngày 16/3/1965. Tổ biệt động sông Đà đã nghiên cứu các điều kiện và tiếp cận con tàu tìm phương án hành động. Đúng 6 giờ tối ngày 26/3, trên sông Hàn xuất hiện một đoàn thuyền gồm 7 chiếc lặng lẽ rời bến An Hải xuống trú tại bờ đá Đại Nghĩa. Đồng chí Huỳnh Đình Quế và Đặng Văn Bé đã dùng 30kg thuốc nổ TNT có cắp kíp nổ điện đánh ngay sau lái tàu. Rạng sáng ngày 27/3/1965 chiếc tàu bị nổ, số lính chết và bị thương khoảng 50 tên. Riêng buồng lái chiếc tàu vận tải USSL T555 bị hư hỏng nặng, hai dây cột lái tàu bị đứt khiến tàu bị mất phương hướng trôi ập vào cầu cảng. Xe cộ, hàng hóa, quân trang quân dụng bị đổ xuống sông khá nhiều”[12,4].

Trong những năm tiếp theo từ 1966 đến đầu những năm 70, hoạt động chống phá Mỹ - ngụy tại quân cảng Đà Nẵng được ta đẩy mạnh hơn. Ngày 6/4/1972, tổ trinh sát phát hiện 3 tàu quân sự vào neo đậu phía Bắc cảng Tiên Sa, đội trinh sát của ta đã tổ chức tiếp cận mục tiêu và đề ra phương án đánh địch. “Đúng 16 giờ ngày 8/4/1972, từ khu vực trú quân, đội hình chiến đấu của ta xuất kích. Sau 4 giờ bơi lặn các tổ đã bám sát vào mạn tàu và thao tác kỹ thuật cài buộc mìn vào đáy tàu, rồi nhanh chóng rút lui. Một giờ sau, các khối mìn lần lượt bùng nổ dữ dội, lửa từ tàu dầu bùng lên, còn thân các tàu dần dần chìm xuống. Nửa tiếng sau, hàng chục tàu cứu hộ và máy bay trực thăng đến khắc phục hậu quả. Kết quả đội 1 đặc công nước thuộc tiểu đoàn đặc công nước 471 đã đánh chìm một tàu vận tải dầu 15.000 tấn, 2 tàu vận tải hàng quân sự có trọng tải 10.000 tấn”[10,5]. Đầu tháng 9/1972, lực lượng của tiểu đoàn đặc công nước 471 đã giao nhiệm vụ cho đội 1 nghiên cứu đánh phá các mục tiêu quân sự trên bán đảo và tàu vận tải quân sự neo đậu trong vịnh và cảng Tiên Sa. Sau một thời gian nghiên cứu kĩ tình hình địch cũng như địa thế ở đây, đội 1 đặc công nước đã quyết định lên kế hoạch phá trạm ra đa đối hải của Mỹ - ngụy trên bán đảo Sơn Trà. “18 giờ ngày 15/9/1972, đồng chí Đặng Tiến Lợi, phân đội trưởng xuất kích, đến 20 giờ tổ 1 (tổ chủ công) đã vượt qua các lớp rào và bí mật luồn sâu vào khu trung tâm, đưa bộc phá 20kg (thuốc nổ C4) điểm hỏa bằng kíp nổ hẹn giờ vào áp sát trạm ăng ten ra đa. Các tổ khác cũng nhanh chóng áp sát mục tiêu đợi lệnh nổ súng. 21 giờ 30 phút quả bộc phá ở tháp ra đa bùng nổ, làm rung chuyển cả bán đảo Sơn Trà. Các tổ chiến đấu ở mục tiêu khác cũng đồng loạt tấn công bằng thủ pháo, lựu đạn, đài ra đa và các trang thiết bị bị phá hủy, bọn lính bảo vệ và nhân viên bị bất ngờ không kịp trở tay, trạm phát điện bị đánh hỏng, kho nhiên liệu bị bốc cháy rực sáng cả khu rừng” [3, 254].

Tiếp đó 24/10/1972, bộ phận trụ bám ở bán đảo Sơn Trà phát hiện 1 tàu vận tải quân sự có trọng tải 10.000 tấn vào neo đậu cách cảng Tiên Sa 1km về phía Bắc, lập tức phân đội sử dụng 1 tổ gồm 3 đồng chí, trang bị mìn nam châm để tiêu diệt tàu vận tải này. Khi tổ vượt ra khỏi con tàu 1km thì một tiếng nổ nơi tàu neo đậu bùng lên, tàu bốc cháy và từ từ chìm xuống vịnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

298

Kết luân

Có thể khẳng đinh, bộ đội đặc công nước cùng với các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng đã có nhiều chiến công lớn góp phần không nhỏ vào quá trình làm phá sản các chiến lược quân sự của Mỹ - ngụy. Cho đến ngày 29/3/1975, toàn thành phố được giải phóng, quân và dân ta đã nhanh chóng tràn vào cảng Đà Nẵng và tiếp quản, bảo vệ các cơ sở vật chất, hàng hóa, kho hàng, chống lại các hành động phá hoại của địch. Sau ngày giải phóng, cảng Tiên Sa do lực lượng hải quân (vùng III) của nước ta tiếp quản để bảo vệ sự bình yên cho vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

299

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục chính trị Hải quân (2004), Bốn mươi lăm năm hải quân Việt Nam anh hùng.

2. Đà Nẵng phát triển (1973), Tập san viết về sự phát triển kinh tế, văn hóa an ninh của Đà Nẵng trước năm 1973.

3. Quân khu V (2004), Lịch sử bộ đội đặc công thành phố Đà Nẵng 1952-1975, NXB Quân đội.

4. Thanh Quế, Bùi Xuân (1991), Truyền thống cảng Đà Nẵng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

5. Đoàn Thêm (1968), Việc từng ngày (chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, quốc tế). TL lưu trữ tại Thư viện KHTH Đà Nẵng.

6. Hồ sơ v/v: Cải thiện điều hành hải cảng Đà Nẵng năm 1965. TL lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia II, TP HCM.

7. Hồ sơ v/v: Kết toán tình hình tài chính của thương cảng Sài Gòn và Đà Nẵng tài khóa 1965-1973. TL lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia II, TP HCM.

8. Hồ sơ v/v phê chuẩn, ban hành ngân sách, kế toán tài chính của thương cảng Đà Nẵng tài khóa 1969-1970. TL lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II TP. HCM.

9. Hồ sơ KIII: Đà Nẵng trên đường xây dựng tập 1,2,3 do Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi thị trưởng Đà Nẵng khởi thảo. TL lưu tại Ban tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng.

10. Hồ sơ KIII: Tường thuật trận đánh đắm 3 tàu vận tải quân sự trên vịnh Đà Nẵng. TL lưu tại Ban tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng.

11. Sắc lệnh số 61-SL/QP (26/3/1967): Thiết lập ở Đà Nẵng một quân cảng lấy tên “Quân cảng Đà Nẵng”, CBVNCH, tr 1797. Thư viện KHTH, TP HCM.

12. Huỳnh Đình Phú , Đòn đánh phủ đầu trên sông Hàn năm 1965 (hồi ký)