phÒng thƯƠng mẠi vÀ cÔng nghiỆp viỆt...

17
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP *** Hà nội ngày 27 tháng 5 năm 2011 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11/ NQ-CP CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM A. GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát gia tăng, giá dầu thô, giá nguyên liệu cơ bản của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, trong nước thiên tai và thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống, một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng, mặt khác chúng ta phải nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ngăn chăn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian qua.Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập trung kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm và cấp bách. Chính vì thế, ngày 24/2/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Để đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của cộng đồng doanh nghiệp và những tác động của Nghị quyết tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau hơn một tháng Nghị quyết đi vào thực hiện, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành “Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của cộng đồng doanh nghiệp Việt nam”. Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 15/4/2011 đến 30/4/2011. Khảo sát được thực hiện trả lời trực tuyến qua trang Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam -VBiS (www.vbis.vn) hoặc nhận phiếu khảo sát thông qua các trụ sở và văn phòng của VCCI trên khắp cả nước. Tổng số doanh nghiệp trả lời khảo sát là 360 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 8,7%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 25,8%, doanh nghiệp vừa chiếm 36,8% và doanh nghiệp lớn chiếm 28,7%. Mặc dù còn nhiều hạn chế về độ lớn và cơ cấu phân bổ của mẫu khảo sát về mặt địa lý, ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động, chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng các câu trả lời rất tốt, thể hiện rõ sự hiểu biết thấu đáo vấn đề và ý thức thành

Upload: dobao

Post on 01-May-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

***

Hà nội ngày 27 tháng 5 năm 2011

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11/ NQ-CP CỦA

CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

A. GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát gia

tăng, giá dầu thô, giá nguyên liệu cơ bản của sản xuất, giá lương thực, thực

phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao, trong nước thiên tai và thời

tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống, một số mặt hàng là đầu vào

quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện theo cơ chế

giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng, mặt khác chúng ta phải nới lỏng

chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ngăn chăn suy giảm, duy trì tăng

trưởng trong thời gian qua.Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng

nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập trung kiềm chế lạm phát

và ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm và cấp bách. Chính

vì thế, ngày 24/2/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP/2011

nhằm thực hiện các mục tiêu trên.

Để đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của cộng đồng doanh nghiệp

và những tác động của Nghị quyết tới hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp sau hơn một tháng Nghị quyết đi vào thực hiện, Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành “Khảo sát tình

hình thực hiện Nghị quyết 11 của cộng đồng doanh nghiệp Việt nam”.

Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 15/4/2011 đến

30/4/2011. Khảo sát được thực hiện trả lời trực tuyến qua trang Khảo sát

động thái doanh nghiệp Việt Nam -VBiS (www.vbis.vn) hoặc nhận phiếu

khảo sát thông qua các trụ sở và văn phòng của VCCI trên khắp cả nước.

Tổng số doanh nghiệp trả lời khảo sát là 360 doanh nghiệp, trong đó doanh

nghiệp siêu nhỏ chiếm 8,7%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 25,8%, doanh nghiệp

vừa chiếm 36,8% và doanh nghiệp lớn chiếm 28,7%. Mặc dù còn nhiều hạn

chế về độ lớn và cơ cấu phân bổ của mẫu khảo sát về mặt địa lý, ngành nghề

kinh doanh và quy mô hoạt động, chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng các

câu trả lời rất tốt, thể hiện rõ sự hiểu biết thấu đáo vấn đề và ý thức thành

Page 2: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

tâm đóng góp của người trả lời, những người đang đảm nhiệm vị trí quản lý

của doanh nghiệp.

B. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

PHẦN I. CẢM NHÂN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Khi xét về cảm nhận chung của các doanh nghiệp về tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quý I/2011 so với quý IV/2010 kết quả

điều tra cho thấy có 48,5% doanh nghiệp cho rằng tình hình cơ bản ổn đinh,

và có 26.5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình có khá hơn và 25,1 % số

doanh nghiệp cho rằng xấu đi. Sư “ ổn định “ nêu trên trong cảm nhận của

đa số các doanh nghiệp là do phần lớn các yếu tố thành phần sau đều ổn

định: hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên, năng

suất lao động bình quân của một công nhân viên và sản phẩm tồn kho. Tuy

nhiên một số yếu tố khác có những biến đổi lớn như: Tổng doanh số tăng

lên do giá bán bình quân tăng lên nhưng lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm

lại giảm đi. Điều này có thể giải thích rằng giá bán bình quân một đơn vị sản

phẩm tăng lên nhưng đồng thời giá thành bình quân trên một đơn vị sản

phẩm cũng tăng lên và tốc độ tăng của giá thành cao hơn tốc độ tăng của giá

bán, dẫn đến lợi nhuận giảm. Hiện tượng giá thành sản phẩm tăng phổ biến

tại 62 % số doanh nghiệp được điều tra và hệ quả là có tới 44% số doanh

nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên dơn vị sản phẩm bị giảm (xem Hình 1).

Hình 1. Cảm nhận về các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất kinh

doanh

Page 3: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

Thực trạng trên cho thấy , quý 1 năm 2011 không phải là quý dễ dàng đối

với doanh nghiệp cho dù có cảm nhận “ ôn định hơn quý IV/2010 “ tổn tại

ở đa số doanh nghiệp. Chính sự ra đời của Nghị quyết 11/ NQ_ CP ngày

24/2/2011 đã tạo nên cái nhìn có chút chút lạc quan hơn đối với doanh

nghiệp. Hình 2 thông qua: Chỉ số động thái thực thấy “- CSĐT thực thấy

“và “ chỉ số động thái dự cảm – CS ĐT dự cảm ” cho thấy những nỗ lực của

các doanh nghiệp trong việc giảm giá thành , tăng năng suất lao động và

hiệu suất sử dụng máy móc. Kỳ vọng về việc cát giảm lỗ cũng được đưa ra

nhưng không dễ dàng . Cũng đã có những tín hiệu nhất định trong việc giảm

giá bán, tuy không nhiều nhưng cũng là đóng góp đáng kể trong điều kiện

lạm phát hiện nay.

.

Hình 2: Cảm nhận về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp quý I/2011 và dự cảm đối với quý 2/ 2011

Page 4: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

III. VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG SX-KD DOANH NGHIỆP

THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP

Theo kết quả của cuộc khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp trả lời khảo sát đều

biết đến và thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-CP. Tỷ lệ doanh nghiệp biết đến Nghị

quyết 11 chiếm 76,7%, trong khi số doanh nghiệp không nghe nói đến Nghị

quyết này chiếm 23.3%. Hầu hết các doanh nghiệp biết đến Nghị quyết 11/NQ-

CP thông qua truyền hình, báo chí hoặc tự tìm hiểu thông qua internet hoặc các

mối quan hệ cá nhân. Có thể nói các cơ quan truyền hình, truyền thanh và báo chí

đã làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-CP và các doanh

nghiệp cũng đã có ý thức và chủ động trong việc tự tìm hiểu về các chính sách và

quy định mới của nhà nước. Tuy nhiên, việc tồn tại một tỷ lệ khoảng 23% các

doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau chưa biết đến Nghị quyết 11/ NQ-CP cũng

cần phải lưu ý. Có thể là bộ phận doanh nghiệp này chưa chủ động và chưa dành

nhiều thời gian để tìm hiểu các văn bản, quy định mới của Chính phù và Nhà

nước.

Trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết 11/NĐ-

CP các doanh nghiệp có thể chọn các trọng tâm khác nhau tùy thuộc vào đặc

điểm của doanh nghiệp của mình. Tỷ lệ các doanh nghiệp hoàn toàn đồng ý và cơ

bản đồng ý được thể hiện qua Bảng 1.

Bảng 1. Trọng tâm của doanh nghiệp trong việc thực hiện

Nghị quyết 11/NĐ-CP.

Page 5: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

STT Nội dung trọng tâm Tỷ lệ

1 Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước

84.8%

2

Rà soát, sắp xếp, cắt giảm và loại bỏ những dự án

kém hiệu quả, đầu tư dàn trải

92%

3 Hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu 83%

4 Thực hiện chương trình tiết kiệm điện

92.6%

5 Thực hiện bình ổn giá

90%

6 Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp

86%

Có thể nhận thấy sự đồng tình khá cao của các doanh nghiệp đối với trọng

tâm “Rà soát, sắp xếp, cắt giảm và loại bỏ những dự án kém hiệu quả,

đầu tư dàn trải”. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện việc rà soát, sắp xếp, cắt

giảm và loại bỏ những dự án kém hiệu quả chiếm 64%. Tỷ lệ trung bình của

các khoản vốn của dự án bị cắt giảm trên tổng số vốn đầu tư dự kiến là

25,74%. Có doanh nghiệp cắt giảm những dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng

chưa cần thiết của doanh nghiệp, cũng có doanh nghiệp cắt giảm những dự

án mở rộng sản xuất. 80% doanh nghiệp cho rằng việc cắt giảm này không

hề ảnh hưởng đến các dự án cấp thiết của Nhà nước. Mặc dù vậy, các ý kiến

bình luận đưa ra cho thấy các doanh nghiệp không khỏi băn khoăn về việc

“cắt giảm các hạng mục đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa cần thiết’ nhất là đối

với các dự án có nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đó là: cơ quan nào đứng ra

đánh giá những dự án đó là kém hiệu quả và không cần thiết. Trên thực tế ,

đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước , công việc này được thực hiện thường

xuyên vì doanh nghiệp tự hạch toán nên phải điều chỉnh mục đích kinh

doanh và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả nên chủ động tính toán để đầu tư

được hợp lý. Nói môt cách khác việc rà soát, sắp xếp, cắt giảm và loại bỏ

những dự án kém hiệu quả là việc làm trong nhiều năm, nhiều thời kỳ chứ

không phải chỉ trong giai đoạn này.

Đối với trọng tâm “Hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu” các doanh

nghiệp cũng đã đặc biệt nhiệt tình hưởng ứng. Tỷ lệ nhập khẩu thông thường

trung bình của doanh nghiệp được khảo sát chiếm 34.93% tính trên tổng trị

giá hàng hóa mua vào của doanh nghiệp trong tháng, trong khi tỷ lệ này trên

Page 6: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

tinh thần thực hiện Nghị quyết 11 trung bình chiếm 26,35%. Như vậy, trên

tinh thần thực hiện Nghị quyết 11 là hạn chế xuất khẩu doanh nghiệp đã

giảm được 8.58% tỷ lệ nhập khẩu so với nhập khẩu thông thường. Biện pháp

mà doanh nghiệp áp dụng chủ yếu để hạn chế nhập khẩu là tìm nguyên liệu

sản phẩm có thể thay thế trên thị trường nội địa, 50,92 % doanh nghiệp chọn

biện pháp này, trong khi chỉ có 3,67% chọn giải pháp thu hẹp sản xuất. Điều

này cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững sản xuất. Đồng

thời với việc hạn chế nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không

ngừng đẩy mạnh xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu thông thường trung bình của

doanh nghiệp chiếm 51,97% tính trên tổng doanh thu bán ra trong tháng,

trong khi tỷ lệ xuất khẩu với tinh thần thực hiện Nghị quyết 11 này là 59,35

%, tăng 7.38% so với nhập khẩu thông thường. Các biện pháp chủ yếu mà

doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu là tìm kiếm thị trường xuất

khẩu mới, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và củng cố mối quan hệ

với khách hàng nước ngoài.

Hình 3: Các biện pháp doanh nghiệp lựa chọn để thúc đẩy xuất khẩu

1.3%

22.3%

17.5%

14.9%

21.1%

4.0%

18.9%

Tìm kiếm thị trường xuất khẩu

mới

Tìm kiếm khách hàng mới tại thị

trường xuất khẩu cũ

Phát triển sản phẩm xuất khẩu

mới

Nâng cao chất lượng sản phẩm

xuất khẩu

Giảm giá sản phẩm xuất khẩu

Củng cố mối quan hệ với khách

hàng nước ngoài

Khác

“Thực hiện chương trình tiết kiệm điện” là trọng tâm đươc hầu hết các

doanh nghiệp đòng tình ủng hộ. Việc tăng giá điện trong những tháng đầu

năm 2011 cùng với việc khủng hoảng điện Hạt nhân ở Nhật Bản và những

sự cố mất điện vào cùng kỳ năm trước (2010) chắc chắn đã tác động rất

mạnh mẽ đến ý thức tiết kiệm điện của doanh nghiệp. rất cao, chiếm

68,59%. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ tiết kiệm điện thông thường trung bình

của doanh nghiệp là 15,26% tính trên mức tiêu thụ điện năng trên một đơn vị

sản phẩm hiện tại. Với tinh thần thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-CP tỷ lệ tiết

Page 7: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

kiện là 18,78%. Điều này cho thấy tỷ lệ tiết kiệm điện của doanh nghiệp tăng

lên 3.52% trên mức tiêu thụ điện năng trên một đơn vị sản phẩm nhờ hưởng

ứng thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-CP của Chính phủ.

Theo Bảng 1 phần lớn các doanh nghiệp được hỏi hoàn toàn đồng ý coi

“thực hiện bình ổn giá” là trọng tâm của việc thực hiện Nghị quyết 11/ NQ-

CP. Mặc dù trọng tâm thực hiện bình ổn giá được các doanh nghiệp cũng

đặc biệt quan tâm . Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình

ổn giá chỉ chiếm 34% số doanh nghiệp được điều tra. Các doanh nghiệp

đăng ký tham gia bình ổn giá tại các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ mà công

ty phân phối. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký giảm giá là 2%, tỷ lệ doanh

nghiệp cam kết khộng tăng giá là 32%, tỷ lệ doanh nghiệp cam kết chỉ tăng

giá dưới 10% là 46% và tỷ lệ doanh nghiệp cam kết tăng giá trong khoảng

10% - 20% là 13%. Có thể thấy rằng không phải tất cả các doanh nghiệp đều

có thể đăng ký tham gia bình ổn giá. Những nguyên nhân chủ yếu là doanh

nghiệp cho rằng vấn đề này phụ thuộc vào doanh nghiệp cung cấp hoặc là

sản phẩm không nằm trong chương trình bình ổn hoặc là do giá nguyên vật

liệu đầu vào tăng cao nên các doanh nghiệp không thể không tăng giá đầu ra,

nhất khi giá điện và xăng dầu tăng cùng một lúc như hiện nay. Tuy nhiên

bằng trách nhiệm và ý thức, nhiều doanh nghiệp đã tham gia bình ổn giá

bằng cách phân nhỏ thành nhiều giai đoạn điều chỉnh, hoặc tăng giá trễ hơn

so với yếu tố đầu vào. Lợi thế về quy mô đã giúp cho các DN lớn dễ ràng

giảm giá hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ các doanh

nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp lớn tham gia chương trình bình ổn giá

nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 2. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá theo quy

mô doanh nghiệp

STT Quy mô doanh

nghiệp

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia chương

trình bình ổn giá

Có không Tổng số

1 Doanh nghiệp siêu

nhỏ (Số lao động

<10)

58% 42% 100%

2 Doanh nghiệp nhỏ

(10 > số lao động<

50)

73% 27% 100%

3 Doanh nghiệp vừa

(50<số lao động <

300)

70% 30% 100%

Page 8: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

4 Doanh nghiệp lớn (Số

lao động > 300)

66% 34% 100%

Đối với “trọng tâm tái cấu trúc”, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào

các biện pháp như: giảm giá thành, tăng năng suất, mở rộng thị trường, tăng

chất lượng và giá trị sản phẩm. Tuy nhiên mức độ thành công của các biện

pháp này cũng khác nhau. Đối với biện pháp giảm giá thành, nhìn chung

doanh nghiệp đã có tới 55,0 % doanh nghiệp hoàn toàn và cơ bản hài lòng

với những kết quả đạt được. Tuy nhiên, biện pháp này đã không mang lại kết

quả cao như biện pháp “Tăng năng suất lao động”. Tỷ lệ doanh nghiệp hài

lòng và cơ bản hài lòng với kết quả đạt được khi thực hiện biện pháp này là

80, 8% số doanh nghiệp. Điều này một lần nữa khẳng định việc tăng năng

suất lao động là một dư địa hết sức thuận lợi hiện nay cho sự phát triển của

doanh nghiệp. (xem Hình 4)

Hình 4: Mức dộ hài lòng với biện pháp tăng năng suất lao động

2.0%5.3%

11.9%

49.8%

31.0% Hoàn toàn không hài lòng

Cơ bản không hài lòng

Nửa hài lòng nửa không hài

lòng

Cơ bản hài lòng

Hoàn toàn hài lòng

Đối với trọng tâm mở rộng thị trường, có thể nói đây là trọng tâm mà doanh

nghiệp thực hiện thành công nhất trong 3 trọng tâm hàng đầu của quá trình

tái cấu trúc doanh nghiệp. Có tới 50,14% doanh nghiệp hoàn toàn hài lòng

với những kết quả đạt được và 31,89% doanh nghiệp cơ bản hài lòng.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ QUYẾT 11/ NQ-CP TỚI

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Comment [LVT1]: Chuyển sang dạng PIE

Page 9: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

Với những nỗ lực nêu trên có thể thấy các doanh nghiệp đang cũng đồng

hành với Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp do Chính Phủ đưa ra.

Những giải pháp này ở nhiều mức độ khác nhau đã tác động trực tiếp tới

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xem Biểu đồ 5 cho thấy ,

hai yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến tình hình sản xuất kinh doanh là

việc tăng giá điện và điều chỉnh giá xăng dầu. Mặc dù, việc điều chỉnh này

đã nằm trong lộ trình , song thời điểm thực hiện khá nhạy cảm và lại thực

hiện cùng một lúc nên nó rất có thể gây nên tác động tiêu cực . Có tới trên

64 % các doanh nghiệp trả lời việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu có

ảnh hưởng nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, và chỉ có 0,8% doanh nghiệp trả lời là không có

ảnh hưởng gì.

Việc hạn chế cho vay vốn đối với hoạt động phi sản xuất như: bất động sản,

chứng khoán, việc không ứng trước vốn ngân sách nhà nước năm 2012 cho

các dự án, và việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế

hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước được hầu hết các

doanh nghiệp đánh giá là hầu như không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ có khoảng 1,5% doanh nghiệp trả lời

những nội dung trên có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến tình hình sản

xuất kinh doanh của họ.

Hình 5 : Tác động nghiêm trọng của các biện pháp chính sách đối với

doanh nghiệp

Page 10: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

Hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn trả lời không rõ về tác động của

chính sách tài khóa thắt chặt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 được phần lớn các

doanh nghiệp đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể nhưng không nghiêm trọng

đến tình hình sản xuất kinh doanh của họ trong thời gian qua với khoảng

60,5% số ý kiến. Tuy nhiên, đáng lưu ý là chính sách điều hành lãi suất được

nhiều doanh nghiệp cho là có tác động không tốt hơn là có tác động tốt tới

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian hiện nay. Điều này

dẫn tới tình trạng có rất nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, hoặc

phải vay ngân hàng với lãi suất khá cao. Vẫn còn khoảng 17 % số doanh

nghiệp không vay được lãi suất ngân hàng theo giá niêm yết và trên 44% số

doanh nghiệp đang đi vay với với lãi suất trên 18%/ năm , trong khi khả

năng có thể cắn răng chịu đựng chỉ mức lãi xuất này chỉ có ở gần 20% số

doanh nghiệp. Có khoảng 5% số doanh nghiệp đang đi vay với lãi suất trên

21% trong khi đó 100% số doanh nghiệp đang khẳng định lãi xuất hợp lý ở

thời điểm hiện tại là dưới 17-18%. Một khi lãi suất huy động sàn do ngân

hàng nhà nước quy định chỉ có 14% thì với nhu cầu vốn như trên của doanh

nghiệp rõ ràng đang diễn ra tình trạng lách luật trong huy động vốn của các

ngân hàng mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu ( đã có ngân hàng

huy động vốn với mức 17, 5- 18%/ năm) . Hệ lụy tiếp theo là các ngân hàng

buộc phải cho vay với mức lãi suất cao hơn và khoản lãi suất tăng thêm này

được ngụy trang dưới hình thức “lệ phí”. Có tới khoảng 17% số doanh

Page 11: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

nghiệp khi vay vốn vẫn phải vay tiền của Ngân hàng với mức lãi suất cao

hơn mức niêm yết. Những doanh nghiệp này phải trả thêm mức phí trung

bình là 5,44%. Cùng với những thủ tục khó khăn, phức tạp trong quá trình đi

vay, tình trạng này có thể dẫn đến một hệ lụy là các doanh nghiệp phải huy

động vốn bên ngoài hệ thống các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn,

và các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục “ khát” vốn đầu vào.

Hình 6 . Thực tế và ý kiến của doanh nghiệp về mức lãi suất cho vay

ngắn hạn (VND)/ năm

Việc vay vốn đối với doanh nghiệp lớn đã khó, nhưng đối với các DNNVV

lại còn khó hơn. Nhìn chung các ngân hàng thương mại đều không mặn mà

cho các DNNVV do chi phí giao dịch cao, cộng với năng lực lập kế hoạch

kinh doanh hạn chế và thiếu tài sản thế chấp. Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho

DNNVV có thể giải quyết được phần nào vấn đề “ tài sản thế chấp” nhưng

quy chế này mới được thay đổi từ tháng 1/ 2011, do vậy chưa có thể đánh

giá được hết tác động tích cực của nó. Trong khi chỉ có 38,6% số DN lớn

phải đi vay với lãi xuất thực tế là trên 18% , thì có tới 46, 5% số DNNVV

phải đi vay mức này .Nếu như 42,6% DN lớn có thể chịu dựng được lãi xuất

15-16% thì khả năng chịu đựng này chỉ có ở 37% DNNVV.

Các biện pháp điều hành tỷ giá linh hoạt tỷ giá và thị trường ngoại hối phù

hợp với diễn biến của thị trường được đánh giá khá tích cực: Có tới 72%

doanh nghiệp nhận định rằng nhu cầu ngoại tệ của họ để nhập khẩu các mặt

hàng thiết yếu được đáp ứng đầy đủ, trong khi các doanh nghiệp còn lại chỉ

Page 12: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

đáp ứng được đáp ứng ở tỷ lệ trung bình 49% nhu cầu ngoại tệ của họ. Có

tới 70% doanh nghiệp được mua ngoại tệ theo đúng giá niêm yết của Ngân

hàng, trong khi số còn lại là phải mất thêm mức phí trung bình là 5,66%i.

Cần lưu ý rằng tạo thời điểm báo cáo này được công bố thì trường ngoại hối

của Việt Nam đã có rất nhiều chuyển biến tích cực . Tuy nhiên, các nhận

định trên sẽ giúp cho các nhà hoặc định chính sách có thêm kinh nghiệm

trong quá trình điều hành tỷ giá linh hoạt.

Việc xem xét miễn giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu

vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong

nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thủy sản, …tiếp tục thực

hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu trong

năm 2011 được các doanh nghiệp đánh giá là có tác động tích cực đối với

mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát, có tới 62,8% doanh

nghiệp trả lời có tác động tích cực trong khi vẫn còn 7,94% doanh nghiệp

cho rằng không hề có tác động gì. (Hình 7)

Hình 7: Ý kiến doanh nghiệp về tác động của các chính sách thuế đến

hoạt động xuất khẩu

7.9%

16.6%

21.3%41.5%

12.6%

Không hề có tác động gì

Hầu như không có tác

động

Hơi có tác động tích cực

Tác động tích cực

Tác động tích cực rất rõ

rệt

Hình 8 cho thấy các chính sách sau đây của Nghị quyết 11/ NQ-CP đã tác

động tới hoạt động của doanh nghiệp như sau:

Đa số các chính sách đều có tác dụng tốt đến hoạt động của các DNNVV,

nhất là chính sách giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cho DNNVV, chính sách

Page 13: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

thúc đẩy sx-kd và chính sách khuyến khích XK, hạn chế nhập khẩu. Riêng

chính sách điều chỉnh lãi suất đã có tác động không tốt đến hoạt động của

các DNNVV.

Hình 8: Tác động của các chính sách của Nghị quyết 11/ NQ-CP tới hoạt

động của doanh nghiệp

PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

11/ NQ-CP CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN

Nghị quyết 11/ NQ-CP đưa ra một loạt các giải pháp và được triển khai khá

quyết liệt. Các nội dung mà doanh nghiệp cho là đã được thực hiện tốt nhất

đó là việc điều hành linh hoạt tỷ giá và thị trường ngoại hối phù hợp với diễn

biến của thị trường và việc xem xét miễn giảm thuế nguyên liệu đầu vào

phục vụ xuất khẩu. Điều chỉnh giá xăng dầu và điều chỉnh giá điện là hai

nội dung mà các doanh nghiệp cho là được thực hiện chưa tốt

Page 14: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

Hình 9: Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá mức độ thực hiện tốt của các nội

dung của Nghị quyết 11/NQ-CP ( %)

Về đánh giá những nỗ lực của VCCI và các tổ chức khác trong việc hỗ trợ

doanh nghiệp triển khai thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ: Như Hình

10 cho thấy VCCI được nhiều doanh nghiệp đánh giá là đã có nhiều nỗ lực

và nỗ lực rất cao trong việc vận động doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 11

nhất, tỷ lệ này chiếm 77%, tiếp theo là các hiệp hội doanh nghiệp chiếm

52.7%, đứng thứ ba là các cơ quan chính quyền địa phương.

Hình 10: Nỗ lực của VCCI và các tổ chức khác trong việc hỗ trợ doanh

nghiệp thực hiện Nghị quyết 11

%

Page 15: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

77.0

52.7

37.5 34.4

44.4

30.1

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Ph

òn

g th

ươ

ng

mại v

à c

ôn

g

ng

hiệ

p V

iệt N

am

Các h

iệp

hộ

i do

an

h n

gh

iệp

Các c

ơ q

uan

ch

ính

qu

yền

địa

ph

ươ

ng

Các tổ

ch

ức x

úc tiế

n th

ươ

ng

mại, tru

ng

tâm

, kh

uy

ến

ng

kh

uy

ến

ng

Các n

gân

hàn

g th

ươ

ng

mại

Các tổ

ch

ức k

hác

C. CÁC KIẾN NGHỊ

1. Các kiến nghị của doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn

hiện tại của nền kinh tế vĩ mô và chính sách của nhà nước:

Kiến nghị về lãi suất:

Mức lãi suất hiện tại mà các ngân hàng đang cho vay là 16-17%, mức lãi

suất cao nhất mà hầu hết các doanh nghiệp có thể chịu đựng được cho các

khoản vay của mình là 13-14%. Mức lãi suất mà các doanh nghiệp cho là

hợp lý là từ dưới 11%. Các doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần có những

chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay được dễ dàng hơn. Bên

cạnh đó đa số các doanh nghiệp cho rằng nhà nước nên điều chỉnh linh hoạt

lãi suất theo diễn biến của thị trường hơn là để thị trường quyết định hoàn

toàn hoặc là nhà nước kiểm soát tuyệt đối.

Kiến nghị về tỷ giá:

Cũng giống như chính sách về tỷ giá, phần lớn các doanh nghiệp cho rằng

nhà nước nên điều chỉnh linh hoạt tỷ giá theo diễn biến của thị trường hơn là

để thị trường quyết định hoàn toàn, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng nhà nước

nên điều chỉnh linh hoạt tỷ giá theo diễn biến của thị trường chiếm 32.7%

khi chỉ có 3,8% doanh nghiệp cho rằng nhà nước không nên can thiệp chút

nào mà để thị trường hoàn toàn quyết định.

Hình 10: Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ can thiệp của Nhà nước

trong định mức tỷ giá

Page 16: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

3.8%11.3%

25.2%

32.7%

27.0%

Trị trường quyết định hoàn

toàn

Nhà nước để thị trường quyết

định trong khung mức hướng

dẫn

Dung hòa giữa Nhà nước và

thị trường

Nhà nước quy định linh hoạt

theo diễn biến của trị trường

Nhà nước quy định và kiểm

soát tuyệt đối

Kiến nghị về việc điều chỉnh tỷ giá điện và xăng dầu:

Những điều chỉnh liên tục và bất thương về giá điện và xăng dầu trong thời

gian qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp và có tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, doanh nghiệp mong muốn trong thời gian tới chính phủ cần

đưa ra một lộ trình hợp lý trong việc điều chỉnh để ổn định giá những mặt

hàng này và lộ trình này cần được thực hiện một cách chặt chẽ, minh bạch

và công khai.

Các kiến nghị khác:

Thực hiện Nghị quyết 11: các doanh nghiệp cho rằng cần tiếp tục thực hiện

Nghị quyết 11 trong thời gian tới và thực hiện quyết liệt hơn nữa để ổn định

kinh tế vĩ mô tăng niềm tin vào nền kinh tế cho doanh nghiệp, tiếp tục giảm

lượng cung tiền vào đầu tư bất đọng sản, tiếp tục ổn định giá cả

-Quản lý nhập siêu bà buôn lậu: tích cực quản lý nhập siêu và quản lý buôn

lậu

-Đầu tư công: hạn chế đầu tư công, đầu tư công có trọng điểm, tránh đầu tư

dàn trải, chậm tiến độ, thất thoát lớn, hiệu quả thấp

-Chống tham nhũng; chính phủ cần xử lý nghiêm và đẩy mạnh chống tham

nhũng để hạn chế đến mức thấp nhất quốc nạn tham nhũng và lãng phí.

- Cải cách hành chính: cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt xử lý

nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, gây khó dễ cho doanh nghiệp,

Page 17: PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMvbis.vn/wp-content/uploads/2015/03/Bao-cao-ve-tinh-hinh...nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của nước ta.Vì vậy tập

- Chính sách thuế: đánh thuế cao hơn đối với các mặt hàng nhập khẩu mà

trong nước đã sản xuất được: ví dụ cáp quang thành phẩm…

2. Kiến nghị của VCCI để thực hiện tốt hơn Nghị quyết 11

Như kết qủa khảo sát cho thấy, vẫn tồn tại khoảng 23,3% doanh nghiệp chưa

nghe nói đến Nghị quyết 11 do những doanh nghiệp này chưa có thói quen

chủ động tìm hiểu những văn bản, quy định mới của Chính phủ. Như vậy,

cần có một số tổ chức, cơ quan chính thức phát động, tuyên truyền phong

trào thực hiện Nghị quyết 11 tới cộng đồng doanh nghiệp. Riêng Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tới đây sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động

nhằm tuyên truyền rộng rãi và thực hiện tốt hơn Nghị quyết 11 của Chính

phủ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. VCCI sẽ gửi công văn tới các

doanh nghiệp cùng với Nghị quyết 11 tới các doanh nghiệp trên cả nước

hoặc tổ chức những buổi tọa đàm về Nghị quyêt 11 để Nghị quyết được

tuyên truyền sâu rộng hơn và thực hiện tốt hơn trong cộng đồng doanh

nghiệp. Đồng thời, các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan chính quyền địa

phương cũng cần có những chương trình tuyên truyền Nghị quyết 11 tới các

doanh nghiệp hội viên, tới các doanh nghiệp trên địa bàn để Nghị quyết

được phổ biến sâu rộng hơn trong cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát, hai nội dung của Nghị quyết 11 có liên

quan đến doanh nghiệp là : Nộp thuế đúng hạn, đầy đủ và nộp hết các

khoản thuế còn nợ đọng và tham gia chương trình bình ổn giá chưa được

thực hiện tốt. Vì vậy, các cơ quan liên quan như các cơ quan quản lý thuế

các cấp, cơ quan quản lý thị trường cần cho chương trình cụ thể để các nội

dung này được thực hiện tốt hơn.

i Thời điểm điều tra là 15/4/ 2011