phÂn tÍch dao ĐỘng cỦa cƠ cẤu phẲng cÓ khÂu ĐÀn hỒi...

187
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Sỹ Nam PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG CỦA CƠ CẤU PHẲNG CÓ KHÂU ĐÀN HỒI SỬ DỤNG TỌA ĐỘ SUY RỘNG DƯ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT Hà Nội – 2018

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Sỹ Nam

PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG CỦA CƠ CẤU PHẲNG CÓ

KHÂU ĐÀN HỒI SỬ DỤNG TỌA ĐỘ SUY RỘNG DƯ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Nguyễn Sỹ Nam

PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG CỦA CƠ CẤU PHẲNG CÓ KHÂU

ĐÀN HỒI SỬ DỤNG TỌA ĐỘ SUY RỘNG DƯ

Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật

Mã số: 9 52 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ CƠ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS. TSKH Nguyễn Văn Khang

2. PGS. TS Lê Ngọc Chấn

Hà Nội – 2018

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gửi tới thầy GS. TSKH Nguyễn Văn

Khang và thầy PGS.TS Lê Ngọc Chấn đã tận tình hướng dẫn khoa học, động viên và

giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè đang

công tác tại Viện Cơ học, tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ Việt Nam, tại Bộ môn Cơ Ứng dụng – Đại học Bách khoa Hà Nội

và tại Bộ môn Cơ học Lý thuyết – Đại học Xây dựng đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động

viên tác giả trong quá trình làm luận án.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh tác giả trong

suốt thời gian làm luận án.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả trình

bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nguyễn Sỹ Nam

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 3

1.1. Cơ cấu có khâu đàn hồi ..................................................................................... 3

1.1.1. Khâu rắn và khâu đàn hồi trong một số cơ cấu máy và robot ....................... 3

1.1.2. Mô hình của các khâu đàn hồi trong cơ cấu ................................................. 5

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................................... 7

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 12

1.4. Xác định vấn đề nghiên cứu của luận án.......................................................... 12

CHƯƠNG 2. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ

NHIỀU VẬT ĐÀN HỒI ........................................................................................... 13

2.1. Rời rạc hóa khâu đàn hồi................................................................................. 13

2.1.1. Rời rạc hóa khâu đàn hồi bằng phương pháp Ritz – Galerkin.................... 13

2.1.2. Rời rạc hóa khâu đàn hồi bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) ........... 14

2.2. Thiết lập phương trình chuyển động của hệ nhiều vật có cấu trúc mạch

vòng bằng phương trình Lagrange dạng nhân tử .................................................... 17

2.3. Thiết lập hệ phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu bốn khâu bản lề

với thanh truyền đàn hồi......................................................................................... 18

2.3.1. Mô tả cơ cấu ............................................................................................. 18

2.3.2. Biểu thức động năng, thế năng và phương trình liên kết............................ 18

2.3.3. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi thanh truyền đàn hồi

được rời rạc hóa bằng phương pháp Ritz – Galerkin........................................... 20

2.3.3.1. Trường hợp cơ cấu rắn....................................................................... 29

2.3.3.2. Trường hợp thanh truyền chỉ chịu uốn (bỏ qua biến dạng dọc thanh)........ 29

2.3.3.3. Trường hợp thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc (bỏ qua biến dạng uốn) .... 30

2.3.4. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi thanh truyền đàn hồi

được rời rạc hóa bằng các phần tử hữu hạn......................................................... 31

2.3.4.1. Trường hợp thanh truyền chỉ chịu uốn (bỏ qua biến dạng dọc thanh) ..... 38

2.3.4.2 Trường hợp thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc (bỏ qua biến dạng uốn)... 39

2.4. Thiết lập phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu sáu khâu với hai

thanh truyền đàn hồi............................................................................................... 39

2.4.1. Mô tả cơ cấu ............................................................................................. 39

2.4.2. Biểu thức động năng, thế năng và phương trình liên kết............................ 40

2.4.3. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi hai thanh truyền đàn

hồi được rời rạc hóa bằng phương pháp Ritz – Galerkin ..................................... 43

2.4.3.1. Trường hợp các thanh truyền chỉ chịu uốn (bỏ qua biến dạng dọc thanh) .... 53

2.4.3.2. Trường hợp các thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc (bỏ qua biến

dạng uốn) ....................................................................................................... 55

2.4.4. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi hai thanh truyền

đàn hồi được rời rạc hóa bằng các phần tử hữu hạn .......................................... 56

Kết luận chương 2.................................................................................................. 61

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC HỌC THUẬN CƠ CẤU PHẲNG CÓ

KHÂU ĐÀN HỒI..................................................................................................... 62

3.1. Bài toán động lực học thuận của hệ nhiều vật đàn hồi có cấu trúc mạch vòng.... 62

3.2. Bài toán động lực học thuận có điều khiển hệ nhiều vật đàn hồi có cấu trúc

mạch vòng ............................................................................................................. 67

3.3. Động lực học thuận và khả năng điều khiển dao động cơ cấu bốn khâu có

khâu nối đàn hồi..................................................................................................... 69

3.3.1. Trường hợp phương trình vi phân chuyển động thiết lập bằng phương

pháp Ritz – Galerkin........................................................................................... 70

3.3.1.1. Động lực học thuận cơ cấu rắn........................................................... 70

3.3.1.2. Cơ cấu có thanh truyền chỉ chịu uốn .................................................. 72

3.3.1.3. Cơ cấu có thanh truyền đồng thời chịu uốn và kéo nén ...................... 77

3.3.2. Trường hợp phương trình vi phân chuyển động thiết lập bằng phương

pháp phần tử hữu hạn – FEM ............................................................................. 88

3.3.2.1. Động lực học thuận cơ cấu rắn........................................................... 88

3.3.2.2. Cơ cấu có thanh truyền chỉ chịu uốn .................................................. 88

3.3.2.3. Cơ cấu có thanh truyền đồng thời chịu uốn và kéo nén ...................... 92

3.4. Động lực học thuận và khả năng điều khiển dao động cơ cấu sáu khâu bản

lề có hai thanh truyền đàn hồi................................................................................. 95

3.4.1. Động lực học thuận cơ cấu rắn.................................................................. 96

3.4.2. Cơ cấu có hai thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc trục................................ 99

3.4.3. Cơ cấu có hai thanh truyền chỉ chịu uốn ................................................. 104

Kết luận chương 3................................................................................................ 107

CHƯƠNG 4. TUYẾN TÍNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG TUẦN

HOÀN CỦA CƠ CẤU PHẲNG CÓ KHÂU ĐÀN HỒI ......................................... 108

4.1. Một phương pháp mới tuyến tính hóa các phương trình chuyển động của

hệ nhiều vật có cấu trúc mạch vòng...................................................................... 108

4.2. Tìm điều kiện đầu nghiệm tuần hoàn của phương trình vi phân tuyến tính

hệ số tuần hoàn bằng phương pháp Newmark ...................................................... 114

4.2.1. Cơ sở của phương pháp .......................................................................... 114

4.2.2. Sử dụng phương pháp Newmark xác định điều kiện đầu dao động

tuần hoàn cho hệ tuyến tính hệ số tuần hoàn..................................................... 115

4.3. Phân tích dao động tuần hoàn cơ cấu bốn khâu có khâu nối đàn hồi .............. 118

4.3.1. Trường hợp cơ cấu có khâu nối đàn hồi chỉ chịu uốn .............................. 118

4.3.1.1. Sử dụng phương pháp tuyến tính hóa luận án đề xuất ...................... 118

4.3.1.2. Sử dụng phương pháp tách cấu trúc ................................................. 124

4.3.2. Trường hợp cơ cấu có khâu nối đàn hồi chỉ chịu kéo nén dọc ................. 129

4.4. Phân tích dao động tuần hoàn của cơ cấu sáu khâu với hai khâu nối đàn

hồi chịu kéo nén................................................................................................... 135

4.4.1. Trường hợp khâu dẫn quay á đều............................................................ 138

4.4.2 Trường hợp khâu dẫn quay đều................................................................ 143

Kết luận chương 4................................................................................................ 147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ................... 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 151

PHỤ LỤC A

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục ký hiệu

w(x,t) Chuyển vị uốn của thanh truyền tại vị trí x, ở thời điểm t

u(x,t) Chuyển vị dọc của thanh truyền tại vị trí x, ở thời điểm t

,i kX Y Các hàm dạng riêng biến dạng của thanh truyền đàn hồi

,i kq p Các tọa độ suy rộng của biến dạng đàn hồi.

Π Thế năng biến dạng đàn hồi

T Động năng của cơ cấu *kQ Lực suy rộng ứng với tọa độ suy rộng thứ k

Qk Lực suy rộng của các lực không có thế ứng với tọa độ suy rộng thứ k

s Véc tơ tọa độ suy rộng dư

q Véc tơ tọa độ suy rộng độc lập

qa Véc tơ tọa độ các khâu dẫn động (các tọa độ khớp chủ động)

qe Các tọa độ suy rộng của biến dạng đàn hồi

z Véc tơ tọa độ suy rộng phụ thuộc

f Véc tơ các điều kiện ràng buộc

n Tổng số tọa độ suy rộng dư

f Tổng số tọa độ suy rộng độc lập

r Tổng số tọa độ suy rộng phụ thuộc

ηj Các tọa độ suy rộng

λi Các nhân tử Lagrange

φi Góc định vị khâu thứ i

α, β Các hằng số ổn định hóa Baumgater

, Các hằng số của phương pháp Newmark

kP, kD Các hệ số khuếch đại của bộ điều khiển PD

IO Mômen quán tính lấy đối với trục qua O của khâu dẫn OA

IC Mômen quán tính lấy đối với trục qua C của khâu bị dẫn BC

Phân bố khối lượng trên một đơn vị chiều dài

E Môđun đàn hồi của vật liệu

I Mômen quán tính mặt cắt ngang

A Diện tích mặt cắt ngang

mi Khối lượng khâu thứ i

li Chiều dài khâu thứ i

Danh mục các chữ viết tắt

FEM Phương pháp phần tử hữu hạn

PD Bộ điều khiển tỉ lệ - vi phân (Propotional Derivative)

PI Bộ điều khiển tỉ lệ - tích phân (Propotional-Integral)

PID Bộ điều khiển tỉ lệ - tích phân – vi phân (Propotional-Integral–Derivative)

PZT Cảm ứng áp điện (PbZrxTi1-xO3)

LPM Phương pháp tham số tập trung (Lumped Parameter Method)

AMM Phương pháp các dạng riêng giả định (Assumed Modes Method)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thông số của cơ cấu bốn khâu ................................................................... 72

Bảng 3.2. Thông số cơ cấu 6 khâu bản lề ................................................................... 98

Bảng 4.1. Thông số cơ cấu bốn khâu [10,74] ........................................................... 127

Bảng 4.2. Kết quả tính toán số ................................................................................. 127

Bảng 4.3. Thông số cơ cấu bốn khâu [66] ................................................................ 133

Bảng 4.4. Thông số cơ cấu 6 khâu bản lề [66].......................................................... 141

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu máy bào ngang ........................................................................3

Hình 1.2. Sơ đồ động học cơ cấu 6 khâu ......................................................................3

Hình 1.3. Tay máy hai bậc tự do ..................................................................................4

Hình 1.4. Sơ đồ robot song song 6 bậc tự do có các chân là khâu đàn hồi ....................4

Hình 1.5. Robot song song 3 bậc tự do – có các chân là khâu đàn hồi..........................4

Hình 1.6 . Sơ đồ động học của hệ thống truyền động của máy ép kim loại...................5

Hình 1.7 . Cơ cấu cam cần đẩy ....................................................................................5

Hình 1.8. Khớp đàn hồi................................................................................................6

Hình 1.9. Mô hình của các khâu đàn hồi trong cơ cấu cam ..........................................6

Hình 2.1. Dầm hai đầu bản lề..................................................................................... 14

Hình 2.2. Dầm hai đầu bản lề chịu kéo ...................................................................... 14

Hình 2.3. Các bậc tự do của phần tử dầm................................................................... 15

Hình 2.4. Rời rạc hóa bằng nhiều phần tử .................................................................. 16

Hình 2.5. Sơ đồ cơ cấu bốn khâu bản lề ..................................................................... 18

Hình 2.6. Các bậc tự do của phần tử dầm................................................................... 31

Hình 2.7. Sơ đồ cơ cấu sáu khâu bản lề...................................................................... 40

Hình 2.8. Sơ đồ đặt hệ trục tương đối trên các khâu đàn hồi ...................................... 40

Hình 3.1. Sơ đồ điều khiển tăng cường dạng PD........................................................ 68

Hình 3.2. Xác định điều kiện đầu sơ bộ *20 , *

30 bằng vẽ hình .................................. 71

Hình 3.3. Góc khâu dẫn. ......... cơ cấu rắn, ________ cơ cấu đàn hồi ............................ 74

Hình 3.4. Góc khâu bị dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi ....................... 74

Hình 3.5. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2......................................... 74

Hình 3.6. Vận tốc góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi ............ 74

Hình 3.7. Vận tốc góc khâu bị dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi......... 74

Hình 3.8. Góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi.......................... 75

Hình 3.9. Góc khâu bị dẫn. …….. cơ cấu rắn, ________ cơ cấu đàn hồi ....................... 75

Hình 3.10. Vận tốc góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi.......... 75

Hình 3.11. Vận tốc góc khâu bị dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi........ 75

Hình 3.12. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2....................................... 75

Hình 3.13. Góc khâu dẫn khi điều khiển ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi ..... 76

Hình 3.14. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi ..... 76

Hình 3.15. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu

đàn hồi....................................................................................................................... 76

Hình 3.16. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ

cấu đàn hồi ................................................................................................................ 76

Hình 3.17. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2................ 77

Hình 3.18. Mômen điều khiển đặt vào khâu dẫn τC (Nm)........................................... 77

Hình 3.19. Góc khâu dẫn. …… cơ cấu rắn,_______ cơ cấu đàn hồi.............................. 78

Hình 3.20. Góc khâu bị dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi .................... 78

Hình 3.21. Vận tốc góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi............. 78

Hình 3.22. Vận tốc góc khâu bi dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi......... 78

Hình 3.23. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2....................................... 79

Hình 3.24. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi ............................................... 79

Hình 3.25. Góc khâu dẫn. …… cơ cấu rắn,_______ cơ cấu đàn hồi.............................. 79

Hình 3.26. Góc khâu bị dẫn. ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi ........................ 79

Hình 3.27. Vận tốc góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi............. 79

Hình 3.28. Vận tốc góc khâu bi dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi......... 79

Hình 3.29. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2....................................... 80

Hình 3.30. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi ............................................... 80

Hình 3.31. Góc khâu dẫn. …… cơ cấu rắn,_______ cơ cấu đàn hồi.............................. 80

Hình 3.32. Góc khâu bị dẫn. ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi ........................ 80

Hình 3.33. Vận tốc góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi............. 80

Hình 3.34. Vận tốc góc khâu bi dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi......... 80

Hình 3.35. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 ....................................... 81

Hình 3.36. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi ............................................... 81

Hình 3.37. Góc khâu dẫn khi điều khiển …... cơ cấu rắn; _______ cơ cấu đàn hồi ........ 82

Hình 3.38. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển . ……cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi ..... 82

Hình 3.39. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu

đàn hồi....................................................................................................................... 82

Hình 3.40. Vận tốc góc khâu bi dẫn khi điều khiển. ……. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu

đàn hồi....................................................................................................................... 82

Hình 3.41. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2................ 82

Hình 3.42. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển........................ 82

Hình 3.43. Mômen điều khiển đặt vào khâu dẫn τC (Nm)........................................... 83

Hình 3.44. Góc khâu dẫn....... cơ cấu rắn ______ cơ cấu đàn hồi ................................... 83

Hình 3.45. Góc khâu bị dẫn.….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi.............................. 83

Hình 3.46. Vận tốc góc khâu dẫn....... cơ cấu rắn ______ cơ cấu đàn hồi....................... 84

Hình 3.47. Vận tốc góc khâu bị dẫn.….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi.................. 84

Hình 3.48. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2....................................... 84

Hình 3.49. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi ............................................... 84

Hình 3.50. Góc khâu dẫn khi điều khiển.….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi ............ 84

Hình 3.51. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển.….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi ........ 85

Hình 3.52. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi.... 85

Hình 3.53. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi... 85

Hình 3.54. Góc khâu dẫn....... cơ cấu rắn ______ cơ cấu đàn hồi .................................. 86

Hình 3.55. Góc khâu bị dẫn.….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi.............................. 86

Hình 3.56. Vận tốc góc khâu dẫn....... cơ cấu rắn ______ cơ cấu đàn hồi....................... 86

Hình 3.57. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi ................ 86

Hình 3.58. Góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi. .......... 87

Hình 3.59. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi ....... 87

Hình 3.60. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi.... 87

Hình 3.61. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi.... 88

Hình 3.62. Góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi ...................... 89

Hình 3.63. Góc khâu bị dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi .................... 89

Hình 3.64. Vận tốc góc khâu dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi............. 90

Hình 3.65. Vận tốc góc khâu bi dẫn. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi......... 90

Hình 3.66. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 ....................................... 90

Hình 3.67. Góc khâu dẫn …... cơ cấu rắn; _______ cơ cấu đàn hồi ............................... 90

Hình 3.68. Góc khâu bị dẫn …….. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi ........................... 90

Hình 3.69. Vận tốc góc khâu dẫn . ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi ................ 91

Hình 3.70. Vận tốc góc khâu bi dẫn. ……. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi................ 91

Hình 3.71. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2................ 91

Hình 3.72. Góc khâu dẫn khi điều khiển. ……. cơ cấu rắn,_______ cơ cấu đàn hồi ..... 92

Hình 3.73. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. …… cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi ..... 92

Hình 3.74. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu

đàn hồi....................................................................................................................... 92

Hình 3.75. Vận tốc góc khâu bi dẫn khi điều khiển. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ

cấu đàn hồi ................................................................................................................ 92

Hình 3.76. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2................ 92

Hình 3.77. Mômen điều khiển đặt vào khâu dẫn τC (Nm)........................................... 92

Hình 3.78. Góc khâu dẫn. ……. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi ........................ 93

Hình 3.79. Góc khâu bị dẫn ……. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi ..................... 93

Hình 3.80. Vận tốc góc khâu dẫn. ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi ................. 93

Hình 3.81. Vận tốc góc khâu bi dẫn. ……. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi................ 93

Hình 3.82. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2....................................... 94

Hình 3.83. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi ............................................... 94

Hình 3.84. Góc khâu dẫn khi điều khiển …... cơ cấu rắn; _______ cơ cấu đàn hồi ........ 94

Hình 3.85. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển . ….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi..... 94

Hình 3.86. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. …. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi .... 94

Hình 3.87. Vận tốc góc khâu bi dẫn khi điều khiển..…. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi.. 94

Hình 3.88. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2................ 95

Hình 3.89. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển........................ 95

Hình 3.90. Góc khâu dẫn …... cơ cấu rắn; _______ cơ cấu đàn hồi .............................. 101

Hình 3.91. Góc khâu chấp hành. …….. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi............. 101

Hình 3.92. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền AB, τ0 = 1.5Nm............................. 102

Hình 3.93. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền CD, τ0 = 1.5Nm............................. 102

Hình 3.94. Góc khâu dẫn. ……. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi........................ 102

Hình 3.95. Góc khâu chấp hành. ……. cơ cấu rắn, _________ cơ cấu đàn hồi............ 102

Hình 3.96. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền AB, τ0 = 3 Nm............................... 102

Hình 3.97. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền CD, τ0 = 3 Nm............................... 102

Hình 3.98. Góc khâu dẫn khi điều khiển. ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi. .. 103

Hình 3.99. Góc khâu chấp hành khi điều khiển. …. cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi 103

Hình 3.100. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền AB khi có điều khiển, τ0 = 3 Nm. 103

Hình 3.101. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền CD khi điều khiển, τ0 = 3 Nm...... 103

Hình 3.102. Mômen điều khiển đặt vào khâu dẫn .................................................... 103

Hình 3.103. Góc khâu dẫn. ……. cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi......................... 105

Hình 3.104. Góc khâu chấp hành. ……. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi.............. 105

Hình 3.105. Chuyển vị uốn của thanh truyền AB tại điểm giữa thanh ...................... 106

Hình 3.106. Chuyển vị uốn của thanh truyền CD tại điểm giữa thanh ...................... 106

Hình 3.107. Góc khâu dẫn khi điều khiển. …… cơ cấu rắn, _______ cơ cấu đàn hồi . 106

Hình 3.108. Góc khâu chấp hành khi điều khiển. …… cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi .. 106

Hình 3.109. Chuyển vị uốn của thanh truyền AB tại điểm giữa thanh khi

điều khiển............................................................................................................... 106

Hình 3.110. Chuyển vị uốn của thanh truyền CD tại điểm giữa thanh khi

điều khiển .............................................................................................................. 106

Hình 3.111. Mômen tăng cường đặt vào khâu dẫn.................................................. 107

Hình 4.1. Sơ đồ khối thuật toán xác định các ma trận hệ số ..................................... 113

Hình 4.2. Xác định điều kiện đầu sơ bộ )0(*2R , )0(*

3R .......................................... 119

Hình 4.3. Sơ đồ cơ cấu bốn khâu bản lề ................................................................... 127

Hình 4.4. Chuyển vị uốn ngang tại điểm giữa thanh x = l2/2, n = 600 vòng/phút...... 128

Hình 4.5. Chuyển vị uốn ngang tại điểm giữa thanh x = l2/2, n = 900 vòng/phút...... 128

Hình 4.6. Chuyển vị uốn ngang tại điểm giữa thanh x = l2/2, n = 1200 vòng/phút .... 128

Hình 4.7. Sai lệch góc các khâu ε2, ε3, n =1200 vòng/phút ...................................... 129

Hình 4.8. Sai số của phương trình liên kết, n =1200 vòng/phút ............................... 129

Hình 4.9. Sơ đồ cơ cấu bốn khâu bản lề ................................................................... 133

Hình 4.10. Biến dạng dọc trục của thanh truyền AB ................................................ 134

Hình 4.11. Sai lệch góc của khâu bị dẫn BC, ε3 (rad) ............................................... 134

Hình 4.12. Sai lệch góc của khâu nối AB, ε2 (rad).................................................... 134

Hình 4.13. Quỹ đạo pha của sai lệch góc khâu bị dẫn .............................................. 134

Hình 4.14. Sơ đồ cơ cấu sáu khâu bản lề.................................................................. 135

Hình 4.15. Biến dạng dọc trục của thanh truyền AB trong 1 chu kỳ......................... 142

Hình 4.16. Biến dạng dọc trục của thanh truyền CD trong 1 chu kỳ......................... 142

Hình 4.17. Sai lệch góc của khâu dẫn O1A trong 1 chu kỳ ....................................... 142

Hình 4.18. Sai lệch góc của khâu bị dẫn O3D trong 1 chu kỳ ................................... 142

Hình 4.19. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh AB........................................ 143

Hình 4.20. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh CD........................................ 143

Hình 4.21. Quỹ đạo pha của sai lệch góc khâu dẫn O1A........................................... 143

Hình 4.22. Quỹ đạo pha của sai lệch góc khâu bị dẫn O3D....................................... 143

Hình 4.23. Biến dạng dọc trục của thanh truyền AB trong 1 chu kỳ, - - - - thực

nghiệm [66], __________ Tuyến tính hóa....................................................................... 146

Hình 4.24. Biến dạng dọc trục của thanh truyền CD trong 1 chu kỳ. - - - - Thực

nghiệm [66], __________ Tuyến tính hóa..................................................................... 146

Hình 4.25. Sai lệch góc của khâu bị dẫn O3D trong 1 chu kỳ, ε5[rad] ....................... 147

Hình 4.26. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh AB........................................ 147

Hình 4.27. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh CD........................................ 147

1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, tự động hoá là một trong những ngành kỹ thuật cao đang phát

triển mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Các dây chuyền sản xuất tự

động, các máy móc,… ngày càng được thiết kế theo hướng tối ưu hóa nhằm tạo nên

chất lượng sản phẩm tinh xảo, chính xác hơn, năng suất cao, giảm thiểu sức lao

động của con người.

Trong các thiết kế trước đây, các cơ cấu máy thường được thiết kế với kích

thước cồng kềnh, quán tính lớn để đảm bảo độ cứng vững, giảm thiểu rung động do

biến dạng của các khâu trong cơ cấu gây ra. Các thiết kế này đang cho thấy sự

không hiệu quả trong việc tiêu thụ năng lượng, tốc độ phản ứng chậm đối với các

hoạt tải do quán tính lớn, kích thước máy lớn. Các nghiên cứu về động lực học của

các cơ cấu máy này thường được đơn giản với giả thiết các khâu trong cơ cấu là các

vật rắn tuyệt đối (khâu rắn –Rigid body).

Với việc sử dụng các loại vật liệu nhẹ mới và nhu cầu cơ cấu làm việc ở tốc

độ cao, kích thước máy nhỏ gọn, quán tính nhỏ, tiêu thụ năng lượng ít, mà trong các

thiết kế hiện đại thường tạo ra các cơ cấu máy nhỏ gọn hơn, kích thước các khâu

thanh mảnh hơn. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến sự biến dạng đáng kể của các

khâu, đặc biệt là các khâu dài, khâu mảnh hoặc khi cơ cấu chuyển động nhanh. Sự

biến dạng này sẽ gây ra rung động khi cơ cấu làm việc, làm tăng đáng kể phản lực

khớp động. Những rung động này còn làm giảm độ chính xác đối với các cơ cấu

yêu cầu chính xác cao, làm chậm trễ các hoạt động nối tiếp nhau của cơ cấu do rung

động vẫn tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó giả thiết các khâu là

vật rắn là khó chấp nhận, mà phải xem các khâu như vật rắn biến dạng (vật đàn hồi

- Flexible body). Điều này đòi hỏi các phương pháp nghiên cứu động lực học chính

xác hơn, phản ánh đúng tính chất của vật liệu là tính đến ảnh hưởng của các thành

phần biến dạng trong các khâu của cơ cấu.

Mục đích nghiên cứu của luận án

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các ứng xử động lực học của cơ cấu phẳng

có một hoặc vài khâu đàn hồi như tính toán sự biến dạng đàn hồi của các khâu, đánh

giá sự ảnh hưởng của biến dạng tác động ngược trở lại đến chuyển động của cơ cấu

trong quá trình làm việc. Qua đó sẽ tìm cách điều khiển làm giảm thiểu tác động

tiêu cực do dao động của các khâu đàn hồi gây ra, đồng thời hạn chế các dao động

đàn hồi này.

Đối tượng nghiên cứu

Luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu các cơ cấu đàn hồi phẳng và thực hiện

tính toán mô phỏng số một số mô hình cơ cấu phẳng cụ thể như cơ cấu bốn khâu

2

bản lề, cơ cấu sáu khâu bản lề.

Các phương pháp nghiên cứu

Luận án sẽ sử dụng các phương pháp giải tích để xây dựng các phương trình

vi phân chuyển động cho các cơ cấu, tuyến tính hóa các phương trình vi phân

chuyển động, kết hợp với tính toán mô phỏng số trên các phần mềm như Matlab,

Maple để tính toán mô phỏng số các quá trình động lực học của cơ hệ.

Nội dung của luận án

Luận án nghiên cứu thực hiện các nội dung chính sau:

1) Nghiên cứu việc thiết lập phương trình chuyển động của một số cơ cấu có

khâu đàn hồi.

2) Phân tích động lực học thuận cơ cấu có khâu đàn hồi khi không có lực

điều khiển và khi có lực điều khiển bổ sung.

3) Tuyến tính hóa phương trình động lực học và phân tích dao động của cơ

cấu có khâu đàn hồi ở chế độ làm việc bình ổn.

Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương nội dung.

+ Chương 1: Giới thiệu tổng quan về cơ cấu máy và robot có khâu đàn hồi,

tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu

trong luận án này.

+ Chương 2: Trình bày việc thiết lập phương trình vi phân chuyển động cho

một số cơ cấu có một hoặc vài khâu đàn hồi bằng cách sử dụng kết hợp phương

pháp hệ quy chiếu động, phương trình Lagrange dạng nhân tử với khâu đàn hồi

được rời rạc hóa bằng phương pháp Ritz – Galerkin và phương pháp phần tử hữu

hạn FEM. Các phương trình chuyển động này là các phương trình vi phân phi

tuyến, cùng với các phương trình liên kết tạo thành hệ phương trình vi phân – đại

số.

+ Chương 3: Thực hiện tính toán mô phỏng số bài toán động lực học thuận

cơ cấu có khâu đàn hồi. Việc tính toán được thực hiện bằng phần mềm Matlab, sử

dụng một số thuật toán như Runge – Kutta bậc 4, Runge – Kutta – Nyström.

Chương này cũng nghiên cứu bài toán điều khiển cơ cấu có khâu đàn hồi bằng cách

bổ sung thêm lực điều khiển ở các khâu dẫn, nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến

dạng đàn hồi đến chuyển động của cơ cấu.

+ Chương 4: Đề xuất phương pháp tuyến tính hóa phương trình vi phân

chuyển động của hệ nhiều vật có cấu trúc mạch vòng, áp dụng cho trường hợp

thường gặp của các cơ cấu máy có khâu dẫn quay đều. Từ đó sử dụng phương pháp

Newmark để tính toán phân tích động lực học các cơ cấu có khâu đàn hồi ở độ

chuyển động bình ổn.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hệ nhiều vật có khâu đàn hồi đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

trong khoảng 30 năm trở lại đây. Hàng loạt các cuốn sách và bài báo về động lực

học và điều khiển hệ nhiều vật có khâu đàn hồi đã được xuất bản [17, 18, 26, 37, 40,

59, 92, 94, 96, 106, 109]. Trong các tài liệu [22, 35, 86] đã cho ta cái nhìn tổng quan

về tình hình nghiên cứu hệ nhiều vật có khâu đàn hồi.

1.1. Cơ cấu có khâu đàn hồi

1.1.1. Khâu rắn và khâu đàn hồi trong một số cơ cấu máy và robot

Tùy thuộc vào kích

thước, các đặc trưng chịu lực

cũng như yêu cầu kỹ thuật mà

từng khâu của cơ cấu có thể

được xem là khâu rắn tuyệt đối

hay khâu đàn hồi. Cũng theo đó

mà cơ cấu khảo sát có thể được

xem là không có hoặc có một,

hai hay nhiều khâu đàn hồi. Ví

dụ như trong Hình 1.1 là sơ đồ

cơ cấu của máy bào ngang đơn

giản, trong đó khâu dẫn 1 có

kích thước chiều rộng là đáng kể

so với chiều dài nên có thể coi như vật rắn, còn khâu 2 biến dạng là đáng kể, cần

khảo sát sự đàn hồi do khâu dài và chịu lực dẫn động lớn. Như vậy cơ cấu này được

xem xét có một khâu đàn hồi.

Trong Hình 1.2 là sơ đồ cơ cấu 6 khâu, khâu dẫn 1, tấm 3 và khâu bị dẫn 5

có thể xem là vật rắn, còn thanh truyền 2 và 4 thường dài và mảnh hơn nên có thể

1

2

3

0

O

A

B

C

φ

ω

K

D E

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu máy bào

O1

A

B

y0

x0 O2

C

D

O3

Hình 1.2. Sơ đồ động học cơ cấu 6 khâu

1

2 3

4

5

0

0

0

4

Hình 1.4. Sơ đồ robot song song 6 bậc tự do có các chân là khâu đàn hồi

xem là vật rắn đàn hồi. Như vậy cơ cấu này được xem xét có 2 khâu đàn hồi là phù

hợp.

Trong Hình 1.3 là tay máy hai

bậc tự do, trong tay máy thì độ chính

xác vị trí của điểm tác động cuối là

quan trọng, khi các khâu có kích thước

đáng kể thì sự biến dạng đàn hồi sẽ gây

ra các sai số đáng kể về vị trí, về

hướng…, khi đó việc xem xét một hoặc

một số khâu là khâu đàn hồi là hoàn

toàn hợp lý.

Còn trong Hình 1.4 và Hình

1.5 là sơ đồ của robot song song có

6 và 3 bậc tự do, trong đó các chân

của robot thường là thanh mảnh

nhưng yêu cầu chính xác rất cao, sự

đàn hồi của các chân robot sẽ gây ra

sai số vị trí, hướng tác động, … cho

bàn chấp hành, vì vậy việc xem xét

các chân robot như là khâu đàn hồi

cũng là cần thiết.

Trong Hình 1.6 là sơ đồ động

học của hệ thống truyền động của

máy ép kim loại và Hình 1.7 là sơ

đồ cơ cấu cam cần đẩy, đặc trưng của các cơ cấu này là chịu lực rất lớn, do đó mặc

dù độ cứng dọc trục và độ cứng xoắn là lớn nhưng một số khâu trong các cơ cấu

Hình 1.5. Robot song song 3 bậc tự do có các

chân là khâu đàn hồi

Hình 1.3. Tay máy hai bậc tự do

5

vẫn bị biến dạng đáng kể, làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu suất của

máy, khi đó việc xem xét các khâu là vật rắn đàn hồi là hoàn toàn hợp lý. Như vậy

trong các cơ cấu này các khâu là trục dẫn truyền mômen xoắn có thể xem là vật bị

biến dạng xoắn, các khâu là trục chịu nén coi như vật bị biến dạng nén.

1.1.2. Mô hình của các khâu đàn hồi trong cơ cấu

Có một số thiếu sót nếu như ảnh hưởng của biến dạng không được xem xét

trong các mô hình toán học, như đưa ra mômen dẫn động cơ cấu không chính xác

hoặc ảnh hưởng đến kết quả làm việc chính xác của khâu chấp hành. Các vị trí khâu

chấp hành, vận tốc hoặc gia tốc của nó thường có yêu cầu chính xác nên chịu ảnh

hưởng của các rung động đàn hồi. Vì vậy, để đạt được độ chính xác lớn hơn người

ta phải bắt đầu với xây dựng mô hình chính xác hơn cho cơ cấu.

Có một số phương án khác nhau để mô hình hóa các cơ cấu đã được các nhà

khoa học nghiên cứu. Các mô hình toán học này thường được bắt nguồn từ các

1

2

3

4

5

Hình 1.6. Sơ đồ động học của hệ thống

truyền động của máy ép kim loại:

1- hộp số đầu tiên, 2 - trục dẫn, 3- hộp số

thứ hai, 4- cơ cấu cam, 5 - cơ cấu chấp

Hình 1.7. Cơ cấu cam cần đẩy:

1- Trục dẫn động, 2 - Bánh cam

3 - Khâu bị dẫn, 4 - lò xo xoắn

5 - bạc dẫn hướng

6

nguyên lý năng lượng cho các khâu trong cơ

cấu. Những khâu rắn tích trữ động năng nhờ

quán tính của nó và tích trữ thế năng nhờ vị trí

của nó trong trường trọng lực, những khâu đàn

hồi sẽ tích trữ một phần năng lượng vào thế

năng biến dạng như thanh truyền đàn hồi, khớp

đàn hồi, trục dẫn đàn hồi.

Khớp đàn hồi thường được mô hình hóa

thành lò xo xoắn thuần túy như Hình 1.8, năng lượng tích lũy dạng thế năng đàn

hồi. Trong một số trường hợp được mô hình gồm phần tử đàn hồi là lò xo xoắn và

phần tử cản xoắn.

Trục dẫn đàn hồi

truyền mômen xoắn thường

tích lũy ít năng lượng dạng

động năng do mô men quán

tính khối của nó đối với trục

quay là nhỏ, năng lượng tập

trung chủ yếu dạng thế năng

đàn hồi, do đó ta có thể mô

hình nó như một lò xo xoắn

(có thể thêm phần tử cản).

Nếu kể đến động năng ta có

thể thêm vào thành phần quán

tính. Như vậy cơ cấu cam ở

Hình 1.7, trục dẫn 1 đã được

mô hình là khâu đàn hồi có

quán tính I0, có độ cứng xoắn

k1, cản xoắn c1 như trong

Hình 1.9.

Thanh truyền chịu xoắn tích lũy thế năng đàn hồi, tuy nhiên cũng có lượng

nhỏ động năng được tích lũy do mômen quán tính khối của nó đối với trục quay là

nhỏ. Do đó nó thường được mô hình là lò xo xoắn có khối lượng. Thanh truyền 2

trong sơ đồ Hình 1.6 có thể sử dụng mô hình này.

Thanh truyền chịu nén, do độ cứng chống nén là lớn nên biến dạng dọc

thường nhỏ, thế năng biến dạng thường nhỏ, khi đó ta mô hình nó là vật rắn. Tuy

nhiên trong một số trường hợp trục là dài khích thước bề rộng không lớn lắm, hoặc

trục chịu lực ép lớn thì biến dạng là đáng kể ta có thể mô hình như lò xo chịu nén có

j-1

j+1

I

O j

Hình 1.8 .Khớp đàn hồi

M(t)

F(t)

φ0 = Ωt φ1 = φ0 + q1

y1 = U(φ1)

I0 I1

U

k1

k2

k3

c1

c2

c3

m2

m3

y2 = y1+q2

y3 = y2+q3

Hình 1.9. Mô hình của các khâu đàn hồi

trong cơ cấu cam

7

khối lượng. Trong Hình 1.7, trục bị dẫn 3 của cơ cấu cam được mô hình là phần tử

đàn hồi và cản nén có khối lượng như Hình 1.9.

Thanh chịu uốn, ngoài năng lượng tích lũy ở dạng động năng chuyển động,

thì một phần năng lượng tích lũy dạng thế năng biến dạng cũng như động năng biến

dạng góc xoay, do đó mô hình phù hợp nhất là phân bố tự nhiên của nó. Người ta

cũng thường đưa vào mô hình chịu uốn sử dụng lý thuyết dầm Euler – Bernoulli,

trong đó đã bỏ qua biến dạng cắt và quán tính quay của nó. Người ta cũng sử dụng

mô hình dầm Timoshenko cho dầm chịu uốn, khi đó biến dạng cắt và quán tính

quay được kể đến. Từ mô hình dầm được lựa chọn thì các thanh truyền đàn hồi này

là các hệ liên tục đặc trưng bởi vô số bậc tự do và phương trình động lực học

thường có dạng vi phân phi tuyến hoặc phương trình đạo hàm riêng phi tuyến, lời

giải chính xác cho các phương trình đó là rất phức tạp trong thực tế và nó gây ra hạn

chế rất lớn trong phân tích hệ thống lẫn thiết kế bộ điều khiển. Phổ biến nhất là các

phương trình được rời rạc hóa thành một số mô hình hữu hạn bằng các phương pháp

như phương pháp các dạng riêng giả định (AMM - Assumed Modes Method),

phương pháp Ritz – Galerkin, phương pháp phần tử hữu hạn (FEM – Finite Element

Method) hoặc phương pháp tham số tập trung (LPM - Lumped Parameter

Method)…

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Động lực học hệ nhiều vật đàn hồi là lĩnh vực khoa học thu hút sự quan tâm

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, ở nhiều lĩnh vực khác nhau như

động lực học cơ cấu máy, robot, máy chính xác, hàng không vũ trụ, phương tiện

giao thông,… Chỉ xét trong lĩnh vực cơ cấu và robot, thì các nghiên cứu về lĩnh vực

này được thúc đẩy bởi các ứng dụng trong kỹ thuật và trong công nghiệp. Phương

pháp nghiên cứu về động lực học cơ cấu và robot có khâu đàn hồi chủ yếu được xây

dựng dựa trên các phương pháp luận của vật rắn tuyệt đối. Để nghiên cứu về vấn đề

này, các nhà khoa học thường bắt đầu bằng việc xây dựng các mô hình toán học, kết

quả là thu được các phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu. Các mô hình

toán học thu được sẽ phục vụ cho việc mô phỏng số khảo sát các đáp ứng của hệ,

thiết kế điều khiển và làm cơ sở cho bài toán thiết kế tối ưu của cơ cấu.

Các nghiên cứu về xây dựng mô hình toán học. Các nghiên cứu chủ yếu sử

dụng 3 phương pháp để xây dựng mô hình động lực học [86] là phương pháp hệ

quy chiếu động (The floating frame of reference formulation), lý thuyết tuyến tính

của động lực học đàn hồi (Linear theory of elastodynamics) và phương pháp phân

đoạn hữu hạn (Finite segment method):

a) Phương pháp hệ quy chiếu động (the floating frame of reference formulation):

Trong phương pháp này, dịch chuyển lớn của hệ cũng như biến dạng của các

8

vật đàn hồi được xác định thông qua hai bộ tọa độ, bộ thứ nhất là các tọa độ xác

định vị trí và hướng của hệ tọa độ tương đối gắn với mỗi vật đàn hồi, bộ thứ 2 là các

tọa độ đàn hồi xác định biến dạng tương đối của vật đàn hồi trong hệ tọa độ gắn với

vật. Với hai bộ tọa độ trên, sử dụng các phương pháp của động lực học vật rắn như

các nguyên lý công khả dĩ trong động lực học, phương trình Newton–Euler, các

phương trình Lagrange,… sẽ thu được các phương trình vi phân chuyển động của

các vật biến dạng chịu dịch chuyển lớn. Khi cho biến dạng bằng 0, phương pháp

này sẽ dẫn đến phương trình vi phân chuyển động của hệ các vật rắn.

Các tọa độ đàn hồi có thể được biểu diễn bằng cách sử dụng các phương

pháp như: phương pháp các mode thành phần (component modes), phương pháp

phần tử hữu hạn hoặc kỹ thuật nhận dạng bằng thực nghiệm (experimental

identification techniques). Một số nghiên cứu như Cannon và Schmitz [27],

Bayo [19], Chalhoub và Ulsoy [28,29], Chang và Gannon [30], Chapnik và cộng

sự [31], Chen và Meng [32], Chiang và cộng sự [33], Feliu và cộng sự [36],

Hastings và Book [43],…tập trung nghiên cứu bài toán động lực học cơ cấu và cánh

tay robot có khâu đàn hồi, các tác giả sử dụng phương trình Lagrange loại 2 và

phương pháp khai triển theo dạng riêng để lập các phương trình vi phân chuyển

động. Bricout và cộng sự [26] đã sử dụng FEM để nghiên cứu cơ cấu đàn hồi.

Cleghorn và cộng sự 1980 [34] sử dụng FEM nghiên cứu phân tích cơ cấu đàn hồi,

đồng thời phân tích sự ổn định trạng thái của chuyển vị và ứng suất của một số cơ

cấu.

Phương pháp hệ quy chiếu động được sử dụng rộng rãi, cho độ chính xác

cao. Tuy nhiên khi sử dụng thì một trong những vấn đề cần chú ý là việc lựa chọn

hệ tọa độ tương đối gắn với vật rắn biến dạng và mối quan hệ của nó với các điều

kiện biên để có được một cách biểu diễn biến dạng thống nhất và thuận tiện.

b) Phương pháp phân đoạn hữu hạn (finite segment method)

Trong phương pháp phân đoạn hữu hạn, vật rắn biến dạng được giả định bao

gồm các phân đoạn rắn liên kết với nhau bằng lò xo và/hoặc bộ giảm chấn. Tính đàn

hồi của hệ được biểu diễn bởi các hệ số cứng của lò xo, hệ số cứng này có thể được

xác định bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Kỹ thuật này có lợi thế là có thể sử

dụng các phương pháp luận của hệ nhiều vật rắn để xây dựng phương trình vi phân

chuyển động của các vật rắn biến dạng. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn phải được

giải quyết khi sử dụng phương pháp phân đoạn hữu hạn. Trong số những vấn đề này

là việc lựa chọn số lượng, kích cỡ và vị trí của các phân đoạn rắn cũng như sự biểu

diễn của quán tính liên kết giữa các phân đoạn này. Do đó phương pháp này có hạn

chế về sự chính xác và tính nhất quán.

Một số tác giả sử dụng phương pháp này như Sandor và Zhuang [82] đã sử

9

dụng phương pháp này, theo đó các tác giả chia mỗi dầm đàn hồi thành N hữu hạn

các khối lượng mj, cách nhau những khoảng xj và liên kết với nhau bằng phần tử

đàn hồi (phụ thuộc vào modun đàn hồi Young E và mômen quán tính mặt cắt I), từ

đó các tác giả xây dựng mô hình động lực học và đưa ra lời giải, Yang và Sadler

[105] đã phân tích cơ cấu bốn khâu, các kết quả tính toán bao gồm độ võng, ứng

suất và biến dạng liên quan đến các dao động uốn của ba thanh chuyển động. Một

số tác giả khác cũng sử dụng phương pháp này tính toán cho các cơ cấu tay máy đàn

hồi như Zhu và cộng sự [110] , Khalil và Gautier [48], Megahed và Hamza [56],…

c) Lý thuyết tuyến tính của động lực học đàn hồi (linear theory of elastodynamics)

Ý tưởng của phương pháp này là coi hệ đàn hồi là hệ các vật rắn, áp dụng

các phương pháp tính toán và các chương trình tính để giải ra lực quán tính và các

phản lực liên kết. Sau đó đưa lực quán tính và phản lực liên kết vào bài toán đàn hồi

tuyến tính để giải ra biến dạng của các vật đàn hồi thuộc hệ. Cuối cùng cộng dồn

biến dạng đàn hồi nhỏ trên chuyển động lớn của vật. Trong phương pháp này thì

chuyển động của vật rắn và biến dạng đàn hồi không được giải đồng thời. Phương

pháp này đã giả định rằng biến dạng đàn hồi ảnh hưởng không đáng kể đến chuyển

động của các vật rắn, và do đó các thành phần quán tính trong các phương trình

được giả định là độc lập với biến dạng đàn hồi. Phương pháp này nói chung có độ

chính xác không cao, đặc biệt là khi cơ cấu chuyển động nhanh và các khâu kích

thước nhỏ nhẹ.

Từ các phương pháp để thiết lập hệ phương trình vi phân chuyển động kể

trên thì phương pháp hệ quy chiếu động có nhiều ưu điểm hơn cả, do đó luận án

hướng tới sử dụng phương pháp này để thiết lập phương trình vi phân chuyển động

cho các cơ cấu. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây thường thiết lập phương trình vi

phân chuyển động này dạng ma trận không tường minh, do đó luận án sẽ hướng tới

việc thiết lập các phương trình dạng giải tích tường minh. Dạng giải tích tường

minh này có những ưu điểm riêng biệt, mang đến cái nhìn trực quan về các ảnh

hưởng của các tham số của cơ cấu, đồng thời có thể thu được các mô hình cho từng

trường hợp riêng của biến dạng (như mô hình cho cơ cấu rắn, mô hình cho cơ cấu

chỉ xét đến biến dạng uốn của các khâu,…) từ mô hình tổng quát.

Một số nghiên cứu về ổn định và điều khiển: Khi sự biến dạng của các khâu

đã được kết luận là ảnh hưởng đến chuyển động của hệ thì vấn đề tiếp theo được đặt

ra là nghiên cứu sự ổn định của hệ và điều khiển các hệ đó sao cho sự ảnh hưởng

của biến dạng lên cơ cấu là bé nhất hoặc làm triệt tiêu được dao động đàn hồi đó.

Trong vấn đề này các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các đối tượng là robot, tay

máy, mà các cơ cấu máy còn ít được quan tâm. Một số các nghiên cứu như về ổn

định: Masurekar và Gupta [55] đã trình bày các nghiên cứu lý thuyết được thực hiện

10

để phân tích sự ổn định, đưa ra các dải tốc độ trong đó đáp ứng là không giới hạn và

trình bày các nghiên cứu của các đáp ứng ở tốc độ khác nhau cho hệ thống không có

cản. Yang và Park [106] đã trình bày một phương pháp để phân tích sự ổn định của

cơ cấu đàn hồi vòng kín bằng cách sử dụng các tọa độ riêng (modal coordinates), lý

thuyết Floquet được sử dụng để kiểm tra sự ổn định của cơ hệ.

Về điều khiển các tay máy, robot có khâu đàn hồi có một số cách thức điều

khiển được sử dụng như điều khiển thích nghi, điều khiển tự điều chỉnh, điều khiển

trước tín hiệu và điều khiển điều chỉnh (PI, PD, PID) được dùng để điều khiển

chuyển động của tay máy, như Looke và cộng sự [51], Jnifene và Fahim [46]. Liu

và Yan [52], Sun và Mills [94], Sun và cộng sự [95] sử dụng bộ điều khiển PD và

màng cảm ứng áp điện PZT (PbZrxTi1-xO3) để điều khiển dao động đàn hồi của cơ

cấu tay máy.

Về điều khiển cơ cấu đàn hồi: Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về phân tích

động lực học cơ cấu đàn hồi, tuy nhiên các nghiên cứu về điều khiển vẫn còn ít

được quan tâm. Tác giả Sung và Chen [96] đã đề xuất một phương thức điều khiển

tối ưu để dập tắt rung động của cơ cấu bốn khâu bản lề với khâu bị dẫn (khâu chấp

hành) là khâu đàn hồi, họ sử dụng cảm biến áp điện gốm sứ (Piezoceramic) và một

bộ phát động đặt lên khâu đàn hồi để điều khiển. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của biến

dạng đàn hồi cũng như điều khiển chuyển động của cơ cấu đã không được xét đến

vì các tác giả đã sử dụng mô hình chỉ có một khớp nối. Beale và Lee [20] đã nghiên

cứu tính khả thi của việc áp dụng điều khiển mờ cho cơ cấu tay quay con trượt, một

động cơ cảm ứng áp điện được đặt trên khâu đàn hồi để thực hiện các yêu cầu điều

khiển. Liao và cộng sự [53] cũng đề xuất việc sử dụng các màng áp điện và thiết kế

một bộ điều khiển bền vững dựa trên mô hình không gian trạng thái tuyến tính của

cơ cấu. Ảnh hưởng các dao động tham số và sự không ổn định gây ra bởi hoạt động

điều khiển đã được nghiên cứu.

Hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến điều khiển rung động của các

cơ cấu đàn hồi là sử dụng một bộ phát động đặt trực tiếp trên khâu đàn hồi. Tác

động của lực điều khiển và mômen điều khiển lên chuyển động tổng thể của cơ cấu

không được xét đến. Ngoài ra, việc thực hiện các bộ điều khiển như vậy yêu cầu các

thiết kế rất phức tạp và tốn kém.

Trong nghiên cứu của Karkoub và Yigit [47], các tác giả thực hiện điều khiển

dao động cơ cấu có khâu đàn hồi thông qua chuyển động của khâu dẫn. Trong

nghiên cứu các tác giả đã tiến hành điều khiển cơ cấu bốn khâu bản lề với thanh

truyền đàn hồi chịu uốn. Một mômen điều khiển được đặt lên khâu dẫn để hạn chế

ảnh hưởng của biến dạng đàn hồi. Các tác giả đã sử dụng bộ điều khiển PD với yêu

cầu chỉ cần đo tọa độ góc và vận tốc góc của khâu dẫn, bộ điều khiển này có thể

11

thực hiện đồng thời điều khiển chuyển động của cơ cấu và điều khiển dao động của

khâu đàn hồi. Để kiểm chứng hiệu quả của bộ điều khiển, các tác giả đã mô phỏng

điều khiển cơ cấu ở vị trí cân bằng khi cho thanh truyền một biến dạng uốn ban đầu,

kết quả là biến dạng bị triệt tiêu, cơ cấu vẫn cân bằng. Với việc điều khiển rung

động thông qua khâu dẫn đã làm cho việc điều khiển trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Tuy nhiên cũng cần các nghiên cứu đầy đủ hơn về vấn đề này.

Một số nghiên cứu về tuyến tính hóa các phương trình chuyển động: Các

phương trình vi phân chuyển động của hệ nhiều vật đàn hồi thường là hệ phương

trình phi tuyến phức tạp, do ngoài các tọa độ suy rộng xác định vị trí các khâu, còn

có thêm tọa độ biến dạng làm tổng số tọa độ suy rộng tăng lên rất nhiều. Giải các

phương trình vi phân đó ta sẽ có được các ứng xử động lực học khi hệ chuyển động.

Tuy nhiên sẽ rất khó hoặc không thể tìm ra lời giải giải tích. Một cách hiệu quả để

giải quyết là sử dụng phương pháp số [5, 23], tuy nhiên cũng khá phức tạp và mất

nhiều thời gian cho các lời giải. Có rất nhiều các hệ kỹ thuật chủ yếu làm việc ở vị

trí cân bằng hoặc lân cận các chuyển động mong muốn (chuyển động cơ bản), …

tùy theo hệ cụ thể. Khi đó để đơn giản trong tính toán, các phương trình vi phân

chuyển động được đưa về dạng tuyến tính. Đối với các hệ nhiều vật có cấu trúc

dạng chuỗi, các phương trình chuyển động là hệ phương trình vi phân phi tuyến,

việc tuyến tính hóa được thực hiện bằng các khai triển Taylor quanh chuyển động

cơ bản. Đối với hệ có cấu trúc mạch vòng thì đây là vấn đề phức tạp. Sohoni và

Whitesell [91] đã sử dụng phương pháp nhiễu loạn số (Numerical perturbation

method) để tuyến tính hóa mô hình phi tuyến ràng buộc trong dạng Lagrange,

phương pháp này yêu cầu phải tính được ma trận Jacobi gây ra các sai số lặp và cần

thêm điều kiện hội tụ. Trong tài liệu [103] Wang đã sử dụng các phương trình Kane

để xây dựng các phương trình động lực học của chuyển động, sau đó các ma trận

khối lượng thu gọn và ma trận độ cứng thu gọn được tuyến tính hóa tại điểm điều

khiển chọn trước. Negrut và Ortiz [63] đã đưa ra phương pháp tuyến tính hóa hệ

phương trình vi phân - đại số của các hệ chịu ràng buộc quanh điểm điều khiển,

phương pháp này được sử dụng cho các hệ hỗn tạp (vật biến dạng, ma sát, các phần

tử điều khiển,...). Tuy linh hoạt nhưng phương pháp này rất khó áp dụng.

Các phương pháp tuyến tính hóa đã được nghiên cứu trước đây là khá khó

khăn khi áp dụng tính toán cho các cơ cấu có khâu đàn hồi. Do đó luận án cũng đặt

ra vấn đề là cần nghiên cứu đưa ra phương pháp tuyến tính hóa phương trình vi

phân chuyển động của cơ cấu có cấu trúc mạch vòng theo hướng đơn giản, thuận

tiện khi áp dụng tính toán số.

12

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở trong nước việc nghiên cứu động lực học của cơ cấu có khâu đàn hồi còn

rất ít các nghiên cứu.

Một số nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Văn Khang và các cộng sự [7,8,10,

73-77] về động lực học cơ cấu có khâu đàn hồi đã được thực hiện tại trường Đại học

Bách khoa Hà Nội. Tác giả Vũ Văn Khiêm [10] các đã nghiên cứu tính toán dao

động tuần hoàn của một số cơ cấu phẳng bằng phương pháp tách cấu trúc với các

thanh truyền được xem xét là đàn hồi. Ở đây chỉ xét biến dạng uốn của thanh

truyền, trong tài liệu này tác giả đã thiết lập phương trình vi phân dao động uốn của

từng thanh truyền trong chế độ làm việc bình ổn với giả thiết biến dạng không ảnh

hưởng đến chuyển động cơ bản của cơ cấu, sau đó tác giả dùng phương pháp phân

tích theo dạng riêng để đưa ra phương trình vi phân dạng ma trận, với các hệ số tuần

hoàn và cuối cùng tác giả giải phương trình bằng phương pháp Runge - Kutta bậc 4.

Khi sử dụng phương pháp tách cấu trúc thì mô hình động lực học đầy đủ cho cơ cấu

không được đưa ra. Trong trường hợp tổng quát thì không thể bỏ qua ảnh hưởng

của biến dạng đến chuyển động của cơ cấu. Còn trong [8] các tác giả thực hiện tính

toán dao động của cơ cấu cam có cần đàn hồi, cũng sử dụng phương pháp tách cấu

trúc, các tác giả đã mô hình trục dẫn động là lò xo xoắn, có cản và có khối lượng,

còn trục bị dẫn là lò xo nén có cản và có khối lượng.

1.4. Xác định vấn đề nghiên cứu của luận án

Qua tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cơ cấu

có khâu đàn hồi, còn một số nội dung cần nghiên cứu nhằm góp phần đầy đủ hơn về

lĩnh vực nghiên cứu này:

Vấn đề thứ nhất: Đề xuất áp dụng phương pháp tổng quát thiết lập phương

trình vi phân động lực học chuyển động cho cơ cấu phẳng, trong đó các khâu đàn

hồi được rời rạc hóa bằng một số phương pháp như phương pháp Ritz – Galerkin,

phương pháp phần tử hữu hạn (FEM).

Vấn đề thứ hai: Tính toán động lực học, tính toán biến dạng của các khâu

đàn hồi, đánh giá sự ảnh hưởng của khâu đàn hồi đến chuyển động của cơ cấu. Sử

dụng phương pháp điều khiển để hạn chế sự ảnh hưởng đó, đồng thời dập tắt các

dao động đàn hồi.

Vấn đề thứ ba: Các cơ cấu máy thường làm việc ở chế độ bình ổn, khi đó sự

biến dạng sẽ gây ra các dao động nhỏ quanh chuyển động bình ổn đó. Luận án sẽ

nghiên cứu, đưa ra phương pháp tuyến tính hóa phương trình vi phân chuyển động

của cơ cấu cơ quanh chuyển động bình ổn, áp dụng phương pháp Newmark để tính

toán dao động tuần hoàn ở chế độ bình ổn, từ đó phân tích động lực học trong một

số trường hợp.

13  

CHƯƠNG 2. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ

NHIỀU VẬT ĐÀN HỒI

Để thiết lập các phương trình vi phân chuyển động của hệ nhiều vật đàn hồi 

chúng ta có nhiều phương pháp như [5, 17, 23, 24, 37, 75, 76, 77, 78, 79]. Trong đó 

có phương pháp hệ quy chiếu động (Floating Frame of Reference Formulation) [78]. 

Đối với  hệ  nhiều vật đàn  hồi  với  các  biến  dạng đàn  hồi  nhỏ,  phương  pháp  này  có 

nhiều ưu điểm. Theo phương pháp này các tọa độ suy rộng xác định chuyển động của 

các khâu rắn là độc lập (đối với hệ nhiều vật có cấu trúc cây), và là tọa độ suy rộng 

dư (đối với hệ nhiều vật có cấu trúc mạch vòng). Sử dụng công thức rời rạc hóa các 

biến dạng đàn hồi người ta đưa vào các tọa độ suy rộng đàn hồi qe. Khi đó tập các tọa 

độ suy rộng xác định vị trí của hệ nhiều vật đàn hồi có cấu trúc mạch vòng là tập các 

tọa độ suy rộng dư. Cuối cùng luận án sẽ sử dụng phương trình Lagrange dạng nhân 

tử để xây dựng các phương trình vi phân chuyển động cho hệ nhiều vật loại này. Kết 

quả là nhận được một hệ phương trình vi phân – đại số với các tọa độ suy rộng là tọa 

độ các khâu và các tọa độ biến dạng. 

2.1. Rời rạc hóa khâu đàn hồi

Trong  một  cơ  cấu  thường  những  khâu  có  kích  thước  lớn,  cứng  vững  thì  sự 

biến dạng của nó ảnh hưởng đến chuyển động cơ bản của cơ cấu là không đáng kể, do 

đó các khâu đó sẽ được coi như là khâu rắn. Còn các khâu dài và độ mảnh cao thì sự 

biến dạng của nó sẽ có ảnh hưởng đáng kể, do đó nó được xem xét như những vật rắn 

biến dạng, ví dụ như các thanh truyền trong cơ cấu,... Trong cơ học môi trường liên 

tục, để xác định vị trí của các chất điểm của môi trường tại thời điểm t bất kỳ người ta 

thường sử dụng phương pháp Lagrange hoặc phương pháp Euler [1,13]. Trong luận 

án này sử dụng phương pháp Lagrange. Để xác định vị trí các điểm của khâu đàn hồi 

ta sử dụng các biến Lagrange. Các khâu đàn hồi này là các hệ liên tục đặc trưng bởi 

vô số bậc tự do. Do đó các khâu đàn hồi thường được rời rạc hóa thành hệ hữu hạn 

bậc tự do bằng các phương pháp như phương pháp Ritz – Galerkin hoặc phương pháp

phần tử hữu hạn (FEM – Finite Element Method).  

2.1.1. Rời rạc hóa khâu đàn hồi bằng phương pháp Ritz – Galerkin

Trong phương pháp này biến dạng  của khâu đàn hồi  thường được biểu diễn 

bởi một tổng hữu hạn của tích các dạng riêng theo không gian và thành phần biên độ 

theo thời gian. Đại lượng biến dạng y(x,t) sẽ được khai triển dưới dạng: 

1

( , ) ( ) ( )N

i ii

y x t X x q t

            (2.1) 

14  

Trong  đó:  ( )iX x   là  các  hàm  thỏa  mãn 

điều kiện biên của thanh truyền đàn hồi, 

là  xác  định  ứng  với  mỗi  thanh  truyền; 

( )iq t   là  các  tọa  độ  suy  rộng  phụ  thuộc 

vào  thời  gian  và  là  đại  lượng  chưa  xác 

định.  

  Trong trường hợp dầm hai đầu bản 

lề, chuyển vị uốn ngang tương đối w(x,t) 

trong  hệ  tọa  độ  Axy  gắn  với  thanh,  có 

trục  Ax  dọc  theo  AB  sẽ  được  biểu  diễn 

dưới dạng 

                1

( , ) ( ) ( )N

i ii

w x t X x q t

                (2.2) 

trong đó w(x,t) là chuyển vị uốn ngang của thanh tại vị trí x, ở thời điểm t.  

Theo phương pháp Ritz – Galerkin trong trường hợp dầm là hai đầu bản lề thì 

( )iX x  có dạng [4]:  

                 sini

iX x

L

             (2.3) 

  Tương tự xét thanh hai đầu bản lề, hệ 

trục  tọa  độ  gắn  với  thanh  như  Hình 2.2, 

chuyển vị dọc  trục của  thanh trong hệ  tọa 

độ tương đối được biểu diễn:  

 1

( , ) ( ) ( )N

i ii

u x t Y x q t

 

Với điều kiện biên tương đối:  

u(0,t) = 0; ( , )

0u l t

EAx

 

Ta tìm được hàm dạng [4]: 

2 1( ) sin

2i

i xY x

l

                  (2.4) 

2.1.2. Rời rạc hóa khâu đàn hồi bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM)

Trong phương pháp này khâu đàn hồi được chia thành một số hữu hạn các phần 

tử, sau đó tiến hành xây dựng các hàm dạng riêng cho mỗi phần tử dựa trên các điều 

kiện biên cho trước. Phần tử dầm thứ  i,  trong mặt phẳng sẽ có 3 bậc tự do mỗi đầu 

nút bao gồm chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và góc xoay. Việc lựa chọn số phần tử 

B  x 

y w 

M* 

Hình 2.1. Dầm hai đầu bản lề 

A  B 

x u(x,t)

A  B  x 

y x

u(x,t)

Hình 2.2. Dầm hai đầu bản lề chịu kéo  

15  phụ thuộc vào độ chính xác. Như vậy từ phần tử đàn hồi vô hạn bậc tự do trở thành 

hệ hữu hạn bậc tự do.

a) Trường hợp sử dụng một phần tử để rời rạc hóa.

Xét  khâu  AB với  giả  thiết 

thanh  thẳng,  đồng  chất,  thiết  diện 

không  đổi,  khâu  AB  được  coi  như 

dầm  Euler  –  Bernoulli.  Hệ  tọa  độ 

động Axy gắn với khâu AB, trục Ax 

dọc  theo  AB.  Trường  hợp  số  phần 

tử được chọn là 1 phần tử và các bậc 

tự do của phần tử này như Hình 2.3, 

bậc tự do của phần tử gồm q1, q2, q3 lần lượt là chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và 

góc xoay tại đầu A ; q4, q5, q6 là chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và góc xoay tại đầu 

B. 

+ Chuyển vị ngang của thanh có dạng [50]: 

  2 2 3 3 5 5 6 6( , ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) w x t X x q t X x q t X x q t X x q t     (2.5) 

Điều kiện biên của chuyển vị là: 

         2 3 5 6( ) (0, ), ( ) (0, ), ( ) ( , ), ( ) ( , ) q t w t q t w t q t w l t q t w l t     (2.6) 

Theo phương pháp phần tử hữu hạn, hàm dạng Xi(x) của phần  tử thanh chịu uốn  là 

nghiệm  của  phương  trình  vi  phân  đường  đàn  hồi  của  dầm  khi  không  có  tải  trọng 

ngoài: 

        4

40

wEI

x              (2.7) 

Trong đó E, I lần lượt là môđun đàn hồi, mômen quán tính mặt cắt ngang của dầm.  

Từ điều kiện biên (2.6), ta có các hàm dạng Hermite thỏa mãn: 

2 3 2 3

2 3 2

2 3 2 3

5 62 3 2

( ) 1 3 2 ; ( ) 2

( ) 3 2 ; ( )

x x x xX x X x x

L L L L

x x x xX x X x

L L L L

      (2.8) 

+ Chuyển vị dọc của thanh: Với q1, q4 lần lượt là chuyển vị tương đối của thanh tại 

hai đầu thanh. Khi đó u(x,t) là chuyển vị dọc của thanh tại vị trí x theo [50] có dạng: 

        1 1 4 4( , ) ( ) ( ) ( ) ( ) u x t X x q t X x q t         (2.9) 

hàm dạng Xi(x) của phần tử thanh chịu kéo nén là nghiệm của phương trình vi phân 

đường đàn hồi khi không có tải trọng ngoài: 2

20

uEA

x

                (2.10) 

A  x B 

L

q1 

q2 q3 

q4 

q5 q6 

Hình 2.3. Các bậc tự do của phần tử dầm  

16  Trong đó A là diện tích mặt cắt ngang của dầm. 

Điều kiện biên của chuyển vị: 

 

1 1 4

4 1 4

0,       0    1,   0 0

,          0,   1      

u t q X X

u L t q X L X L           (2.11) 

Từ điều kiện biên (2.11), ta có hàm dạng Hermite thỏa mãn: 

1 41 ; x x

X XL L

              (2.12) 

b) Trường hợp sử dụng nhiều phần tử để rời rạc hóa

Chia  khâu  đàn  hồi  AB  thành  N 

phần  tử đều nhau,  chiều dài mỗi phần 

tử là l=L/N.  Xét phần tử thứ  i, có nút 

đầu  là  i,  nút  cuối  là  (i+1). Tọa độ nút 

khi chưa biến dạng là: 

1

( 1)

, ( 1, 2,..., )i

i

x i l

x il i N

  

Khi  biến  dạng,  chuyển  vị  2  nút  của 

phần  tử  i là  1 2 3, ,i i iq q q   lần  lượt  là 

chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và góc 

xoay  tại  nút  đầu;  4 5 6, ,i i iq q q   lần  lượt 

là  chuyển vị  dọc,  chuyển  vị  ngang và 

góc  xoay  tại  nút  cuối.  Như  vậy  mỗi 

phần tử có 6 tọa độ suy rộng, tuy nhiên do tính liên tục mà 2 phần tử gần nhau sẽ có 

chung 3  tọa độ suy rộng. Như vậy  tổng số  tọa độ suy rộng xác định biến dạng của 

dầm AB khi chia dầm thành N phần tử là 3(N+1). 

  Xét điểm M* trên thanh AB có tọa độ x, M* thuộc phần tử i. Khi chưa biến dạng 

ta có:  

, (0 )ix x l                   (2.13) 

Khi có biến dạng, chuyển vị uốn và chuyển vị dọc của điểm M có dạng: 

2 2 3 3 5 5 6 6( , ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )i i i i i i i iw x t X q t X q t X q t X q t    (2.14) 

1 1 4 4( , ) ( ) ( ) ( ) ( )i i i iu x t X q t X q t               (2.15) 

Trong  đó  0 l .  Các  hàm  từ  1 ( )iX   đến  6 ( )iX   là  các  hàm  dạng  Hermite,  có 

dạng giống như trong công thức (2.8) và (2.12). 

Hình 2.4. Rời rạc hóa bằng nhiều phần tử 

x

 

xi xi+1 

 ξ u(x,t)

w(x,t) M* 

A  B 1  2  N i

1  2  3  i i+1  

N

N+1 

phần tử nút 

17  

2.2. Thiết lập phương trình chuyển động của hệ nhiều vật có cấu trúc mạch vòng

bằng phương trình Lagrange dạng nhân tử

Xét cơ hệ cấu trúc mạch vòng, phi hôlônôm xác định bởi m tọa độ suy rộng dư 

s1, s2,…, sm. Giả sử hệ chịu r liên kết hôlônôm, phương trình liên kết 

1 2( , ,..., , ) ( 1, 2,..., )j mf s s s t j r (2.16)

và g liên kết phi hôlônôm tuyến tính [5] 

01

0 ( 1, 2,..., )m

ik k ik

a s a i g

(2.17) 

Như thế tọa độ độc lập của hệ là n = m – r, còn bậc tự do của hệ là  

f = n – g = m –(r + g).

Ta có phương trình Lagrange dạng nhân tử viết cho hệ phi hôlônôm [5]: 

              *

1 1

( 1,2,..., )r s

ik i j jk

i jk k k

fd T TQ a k m

dt s s s

      (2.18)

Trong đó T là động năng của hệ,  *kQ là lực suy rộng ứng với tọa độ suy rộng qk.  

Như vậy ta có m phương trình vi phân (2.18), r phương trình liên kết hôlônôm 

và s phương trình liên kết phi hôlônôm với m ẩn tọa độ suy rộng dư qk, r ẩn nhân tử 

i   và  g  ẩn  nhân  tử j .  Trường  hợp  hệ  chịu  liên  kết  hôlônôm,  các  phương  trình 

Lagrange dạng nhân tử có dạng: 

1

( 1,2,..., )r

ik i

ik k k k

fd T TQ k m

dt s s s s

    (2.19) 

Trong đó  *k k

k

Q Qs

, với Π là thế năng của hệ,  kQ  là lực suy rộng của các lực 

không có thế. Trong trường hợp này ta có (m+r) phương trình vi phân - đại số để xác 

định m tọa độ suy rộng dư, r nhân tử Lagrange λi. 

Như vậy để thiết lập phương trình vi phân chuyển động của các hệ nhiều vật đàn 

hồi có cấu trúc mạch vòng như phương pháp đã nêu trên, ta thực hiện như sau: 

+ Lựa chọn các hệ tọa độ động gắn với các khâu đàn hồi để xác định vị trí của 

khâu khi hệ chuyển động. 

+ Rời rạc hóa các khâu đàn hồi, biểu diễn các thành phần dịch chuyển tương đối 

của biến dạng trong hệ tọa độ đã chọn theo các tọa độ suy rộng của biến dạng. 

+  Xác  định  biểu  thức  động  năng  T,  biểu  thức  thế  năng  Π,  phương  trình  liên 

kết,…Sau đó áp dụng phương  trình Lagrange dạng nhân  tử  (2.19) để xây dựng các 

phương trình vi phân chuyển động. 

Dưới đây là các thí dụ áp dụng vào thiết lập phương trình vi phân chuyển động 

cho hai cơ cấu là cơ câu bốn khâu bản lề phẳng và cơ cấu sáu khâu bản lề phẳng. 

18  

2.3. Thiết lập hệ phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu bốn khâu bản lề

với thanh truyền đàn hồi 

2.3.1. Mô tả cơ cấu

Cơ cấu bốn khâu bản  lề phẳng (Hình 2.5)  là cơ cấu gồm 4 khâu nối với nhau 

bằng các khớp quay. Khâu cố định (OC) gọi là giá, khâu có quy luật chuyển động biết 

trước được gọi  là khâu dẫn,  chẳng hạn chọn khâu OA  là khâu dẫn,  thì khâu BC  là 

khâu bị dẫn (còn gọi là khâu chấp hành), khâu AB khi đó gọi là thanh truyền (hoặc 

khâu nối). Trong cơ cấu bốn khâu, khâu dẫn thông thường có thể chuyển động toàn 

vòng do kích thước ngắn, khâu bị dẫn thường là chuyển động lắc.  

Trong cơ cấu này, thanh truyền AB thường dài và thanh mảnh hơn cả, do đó nó 

được coi  là khâu biến dạng, còn các khâu khâu dẫn OA và khâu bị dẫn OB thường 

ngắn và cứng vững hơn nên giả định coi như vật rắn tuyệt đối. Các kích thước khâu là 

OA có chiều dài l1, AB có chiều dài l2, BC có chiều dài l3, khâu nối đất OC là l0. Cơ 

cấu chuyển động nhờ mômen phát động τ tác dụng vào khâu dẫn.  

 

 

 

 

 

 

 

Giả thiết: AB  là  thanh  thẳng,  đồng  chất,  thiết  diện không  đổi,  trục  của  thanh 

trùng với trục trung hòa khi chưa biến dạng, cơ cấu nằm trong mặt phẳng ngang.  

2.3.2. Biểu thức động năng, thế năng và phương trình liên kết

a) Hệ tọa độ và phương trình liên kết

Cơ cấu bốn khâu bản lề phẳng như Hình 2.5. Chọn hệ trục cố định Ox0y0, với 

Ox0 theo phương OC, các véc tơ đơn vị của hệ trục là (0)1e

, (0)2e

. Hệ trục tọa độ động 

Axy, với Ax gắn với khâu đàn hồi AB, các véc tơ đơn vị của hệ trục này là  1 2,e e

Các góc φ1 là góc đầu vào, φ3 góc đầu ra, φ2 là góc của thanh đàn hồi nối điểm 

đầu A và điểm cuối B. Ta có công thức xoay trục viết dưới dạng ma trận: 

 (0)

1 2 2 1(0)

2 2 2 2

cos sin

sin cos

e e

e e

=>(0)1 2 2 1(0)

2 2 22

cos sin

sin cos

e e

ee

             (2.20) 

Xét điểm M* cách đầu A một đoạn x, sau khi biến dạng đến vị trí M, ta có: 

                               21 ),(),( etxwetxuxrr AM

          (2.21) 

φ1 

y0 

x0 

φ2 

φ3 C 

y w

x

Hình 2.5. Sơ đồ cơ cấu bốn khâu bản lề

M* 

)0(1e

 

)0(2e

 1e

 

2e

 

u

τ  

19  Từ sơ đồ hình vẽ cơ cấu ta thiết lập được quan hệ: 

0cossin),(cos),(cos 03322222111 lltlwtlullf     (2.22) 

0sincos),(sin),(sin 3322222112 ltlwtlullf       (2.23) 

Với điều kiện biên của uốn tại hai đầu bản lề:  20, , 0 w t w l t      (2.24) 

Điều kiện biên chuyển vị dọc tương đối:  20, 0; , Bu t u l t u                    (2.25)                        

Suy ra ta có phương trình liên kết: 

 

1 1 1 2 2 3 3 0

2 1 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0B

B

f l l u l l

f l l u l

     (2.26) 

Đặt       1 2

Tf ff                  (2.27) 

b) Động năng của hệ:

    T = TOA + TAB + TBC

TOA = 21

1

2

OI ; 23

1

2

BC CT I             (2.28) 

trong đó IO là mômen quán tính lấy đối với trục quay đi qua O của khâu dẫn OA, IC là 

mômen quán tính lấy đối với trục quay đi qua C của khâu bị dẫn BC.  

Động năng thanh đàn hồi AB: Xét một phân tố thanh dx quanh điểm M, vị trí 

điểm M xác định như (2.21), viết lại ta có: 

                              1 2 r r e eM A x u w                               (2.29) 

Từ công thức đổi trục (2.20) ta có tọa độ điểm M trong hệ Ox0y0: 

      1 1 2 2cos ( ) cos sin Mx l x u w  

      1 1 2 2sin ( ) sin cos My l x u w  

 Đạo hàm theo thời gian ta có: 

  1 1 1 2 2 2 2 2 2sin cos ( ) sin sin cosM

u wx l x u w

t t

 

  1 1 1 2 2 2 2 2 2cos sin cos cos sinM

u wy l x u w

t t

 

Vận tốc bình phương của điểm M: 

2 222 2 2 2 2 2 2

1 1 2 1 1 1 2

1 1 2 1 2 1 1 1 2 1 1 2 1 2

2 2

2 sin

2 cos 2 cos 2 sin

2 2

M M M

u w ur x y l w x u l

t t tw

l x u l l wt

u ww x u

t t

 

Động năng của thanh đàn hồi AB:   2

2

0

1

2

l

AB MT r dx            (2.30)   

20  trong đó μ là phân bố khối lượng trên một đơn vị chiều dài.  

Ta có động năng của hệ: 

2 2 222 2 2 2 2 2

1 3 1 1 2

0

1 1 1 2 1 1 2 1 2 1 1 1 2

1 1 2 1 2 2 2

1 1 1

2 2 2

2 sin 2 cos 2 cos

2 sin 2 2

l

O C

u wT I I l w x u

t t

u wl l x u l

t tu w

l w w x u dxt t

  (2.31) 

c) Thế năng biến dạng:

Theo  công  thức  (5.31a)  trong  tài  liệu  [79],  thế  năng  biến  dạng  của  dầm  Euler  – 

Bernoulli được tính theo công thức: 

     2

22 2

2

0

1

2

lu w

EA EI dxx x

         (2.32) 

Trong đó u là chuyển vị dọc trục, w là chuyển vị uốn ngang của trục trung hòa. Các 

hệ số: E  là mô đun đàn hồi của vật liệu, I  là mô men quán tính mặt cắt ngang, A  là 

diện tích mặt cắt ngang. 

Giả  thiết dầm đồng chất,  thiết diện không đổi,  trục  thanh  trùng với  trục  trung 

hòa, từ (2.32) ta có biểu thức thế năng đàn hồi: 

 2 2

22 2

2

0 0

1 1

2 2

l lu w

EA dx EI dxx x

          (2.33) 

2.3.3. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi thanh truyền đàn hồi

được rời rạc hóa bằng phương pháp Ritz – Galerkin

Giả thiết biến dạng là nhỏ, các chuyển vị uốn không ảnh hưởng đến chuyển vị 

dọc  và  ngược  lại.  Sử  dụng  phương  pháp  khai  triển  theo  các  dạng  riêng  Ritz  – 

Galerkin như (2.2) và (2.4), dao động uốn và dao động dọc có dạng: 

       1

1

( , ) ( ) ( )N

i ii

w x t X x q t

            (2.34) 

2

1

( , ) ( ) ( )N

k kk

u x t Y x p t

            (2.35) 

qi, pk là các tọa độ dạng riêng. N1, N2 là số các dạng riêng. 

Xi, Yk là các hàm thỏa mãn điều kiện biên của dầm hai đầu bản lề: 

       2

sini

iX x

l

              (2.36)      

2

2 1( ) sin

2k

k xY x

l

                      (2.37) 

21    Như vậy chuyển động thực của khâu nối đàn hồi AB bao gồm chuyển động lớn 

của tọa độ góc khâu và chuyển động bé của các biến dạng đàn hồi. Theo các công 

thức (2.20), (2.29) và (2.34), (2.35) Chuyển động của một điểm M bất kỳ trên thanh 

AB được xác theo tọa độ góc khâu  1 2, và các tọa độ đàn hồi qi, pk.  

Ta có các đạo hàm: 

1

1

( ) ( )N

i ii

wX x q t

t

;  

12

21

( ) ( )N

i ii

wX x q t

x

2

1

( ) ( )N

k kk

uY x p t

t

;  

2

1

( ) ( )N

k kk

uY x p t

x

 

1 12

1 1

N N

i j i ji j

w X X q q

;  2 2

2

1 1

N N

k l k lk l

u Y Y p p

 

Thay vào biểu thức động năng (2.31) ta có: 

2 22 2 1 1

2 22 2 2

22 2 2 21 21 3 1 2

1 1 1 10 0

3222

1 1 10 0

1 1

2 2 2 2 2

22 3 2

l lN N N N

O C k l k l i j i jk l i j

l lN N N

k k k l k l i jk k l

l lT I I Y Y dx p p X X dx q q

lxY dx p Y Y dx p p X X d

21 1

2 22 2

2 21

1 1 0

22

1 1 1 2 1 1 2 1 21 10 0

1 1 1 2 1 1 2 1 21 0 0

sin cos2

cos sin

lN N

i ji j

l lN N

k k k kk k

l lN

i i ii

x q q

ll Y dx p l Y dx p

l X dx q l X dx

1

2 2 21 2 1 1 2

1

2 21 1 1 1 10 0 0

N

ii

l l lN N N N N

i k i k i i i k k ii k i i k

q

X Y dx q p xX dx q X Y dx p q

Đặt:  

2

0

l

i iC X dx    2l

i i

0

D = xX dx    2

0

l

ij i jm X X dx         2

0

l

k kH Y dx                    

2

0

l

k kF xY dx    2

0

l

kl k lb Y Y dx        2

0

l

ik i kn X Y dx  

Suy ra: 

2 2 1 1

2 2 2 1 1 2

2 32 2 2 2 21 2 21 3 1 2 2

1 1 1 1

22 1 1 1 2

1 1 1 1 1 12

1 21 2

1 1

2 2 2 2 2 6

2 sin2 2

c2

N N N N

O C kl k l ij i jk l i j

N N N N N N

k k kl k l ij i j k kk k l i j k

l l lT I I b p p m q q

F p b p p m q q l H p

l l

2 1

1 1 2 1 1 2

1 2 1 1 2 1 2 1 1 1 21 1

1 1 2 1 2 2 2 21 1 1 1 1 1

os cos cos

sin

N N

k k i ik i

N N N N N N

i i ik i k i i ik k ii i k i i k

l H p l C q

l C q n q p D q n p q

 

                            (2.38) 

Biểu thức thế năng đàn hồi (2.33) có dạng:  

22  

2 22 2 1 1

1 1 1 10 0

1 1

2 2

l lN N N N

k l k l i j i jk l i j

EA p p Y Y dx EI q q X X dx

 

Đặt 2

0

l

ij i jk X X dx ; 2

0

l

kl k lg Y Y dx  ta được: 

2 2 1 1

1 1 1 1

1 1

2 2

N N N N

kl k l ij i jk l i j

EA g p p EI k q q

      (2.39) 

Gọi ηj là các tọa độ suy rộng trong đó bao gồm tọa độ các khâu rắn φ1, φ2, φ3 và tọa 

độ dạng riêng của khâu đàn hồi qi, pk:  

   21 2 3 1 2 1 1 2... ...

T

N Nq q q p p p η  

Phương trình Lagrange dạng nhân tử viết cho hệ hôlônôm 

2

1

kk j

kj j j j

fd T TQ

dt

,   j = 1, 2,…, N1 +N2 +3         (2.40) 

Với  λ1,  λ2 là các nhân tử Lagrange 

       Qj là lực suy rộng của các lực không có thế ứng với tọa độ suy rộng ηj.  

Tính các đạo hàm lần lượt cho từng tọa độ suy rộng rồi thay vào (2.40), với chú 

ý rằng ngoại lực hoạt động tác dụng vào hệ chỉ có mômen phát động τ tác dụng lên 

khâu dẫn, do đó lực suy rộng chỉ có duy nhất Q1= τ  ứng với tọa độ suy rộng φ1. 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ1 , ta có: 

2

2 1 1

22 1 2

1 2 1 2 1 2 1 1 211

1 2 1 2 1 1 2 1 2 1 21 1 1

cos( ) sin2

cos cos sin

N

O k kk

N N N

k k i i i ik i i

l lTI l l l H p

l H p l C q l C q

2 2 2

2

2 22 1 2 1 2

1 2 1 2 1 2 2 1 2 1 2

1

1 1 2 1 2 1 1 2 1 2 1 21 1 1

1 2 1 2 1 21

cos( ) ( )sin( )2 2

( )cos sin cos

( )sin

O

N N N

k k k k k kk k k

N

k kk

l l l ld TI l l

dt

l H p l H p l H p

l H p l

2 1

1 1 1

1

1 2 1 2 1 1 2 1 21 1

1 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 21 1 1

1 2 1 21

cos ( )sin

cos sin cos

sin

N N

k k i ik i

N N N

i i i i i ii i i

N

i ii

H p l C q

l C q l C q l C q

l C q

2 2

1 1

21 2

1 1 1 2 1 2 1 2 1 1 2 1 21 11

1 1 1 2 1 1 2 1 21 1

cos sin sin2

sin cos

N N

k k k kk k

N N

i i i ii i

l lTl H p l H p

l C q l C q

 

23  

1

0

;  1 2

1 2 1 1 1 1 1 2

1 1

sin cosf f

l l

 

1Q  

Thay các đạo hàm trên vào phương trình (2.40), rút gọn ta được phương trình: 

2

1 2 1

2

22 1 2

1 2 1 2 1 2 1 2 1 21

1 2 1 2 1 1 2 1 1 21 1 1

22 21 22 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2

1

cos( ) cos2

sin sin cos

sin 2 cos sin2

N

O k kk

N N N

i i k k i ii k i

N

k k kk

l lI l l l H p

l C q l H p l C q

l ll H p l H

2

1 1

1

22 1 2 1 2 1 2 1 1 1 1 1 2

1 1

2 sin cos sin cos

N

kk

N N

i i i ii i

p

l C q l C q l l

 (2.41) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ2 , ta có: 

1 1 2 2 2

2 1 1 2

1 2

3 22 1 2

2 2 2 1 1 21 1 1 1 12

1 1 1 2 1 1 1 21 1 1 1

1 1 1

2 cos3 2

cos sin

N N N N N

ij i j k k kl k li j k k l

N N N N

k k i i ik i kk i i k

N N N

i i iki i k

l l lTm q q F p b p p

l H p l C q n q p

D q n

1

k ip q

 

1 1 1 1 2 2 2

2 2 2

32

2 2 2 21 1 1 1 1 1 12

2 21 2 1 2

2 1 1 2 1 11 1 1

2 23

2 cos2 2

N N N N N N N

ij i j ij i j k k kl k li j i j k k l

N N N

k k kl k lk k l

ld Tm q q m q q F p b p p

dt

l l l lF p b p p

2 2 2

1 1

1 2

2 1 2

1 1 1 2 1 1 1 2 1 2 1 1 1 21 1 1

1 1 1 2 1 1 1 2 1 2 1 1 1 21 1 1

1 1

sin

cos sin cos

sin cos sin

N N N

k k k k k kk k kN N N

i i i i i ii i i

N N

ik i ki k

l H p l H p l H p

l C q l C q l C q

n q p

1 2 1 1 2 1 2

1 1 1 1 1 1 1

N N N N N N N

ik i k i i ik i k ik i ki k i i k i k

n q p Dq n q p n q p

 

2 2

1 1

21 2

1 1 1 2 1 2 1 2 1 1 2 1 21 12

1 1 1 2 1 1 2 1 21 1

cos sin sin2

sin cos

N N

k k k kk kN N

i i i ii i

l lTl H p l H p

l C q l C q

2

0

 ;  1 2

1 2 2 2 1 2 2 2

2 2

sin cosB B

f fl u l u

 

Từ (2.35) và (2.37) ta có:   

2

21

2 1( , ) sin

2

N

B kk

ku u l t p

          (2.42) 

20Q  

24  Thay các đạo hàm vào (2.40), rút gọn ta được phương trình: 

2 1

1 1 2 2 2 1 2 1

1 2

22

1 2 1 2 1 2 1 11 1

32

21 1 1 1 1 1 1 1

1 1

cos cos sin2

23

2

N N

k k i ik i

N N N N N N N N

ij i j k k kl k l ik i k i ii j k k l i k i

N N

ik i ki k

lH p C q l

lm q q F p b p p n q p D q

n q p

1 1 2 2 2

2 1

2 21 1 1 1 1

22 2 21 2

1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 21 1

2 2 1 2 2 2

2

sin sin cos2

sin . cos .

N N N N N

ij i j k k kl k li j k k l

N N

k k i ik i

B B

m q q F p b p p

l ll H p l C q

l u l u

 

                            (2.43) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ3: 

3

3

C

TI

 =>

3

3

C

d TI

dt

;   

3

0T

;    

3

0

 

1 21 2 3 3 1 3 3 2

3 3

sin cosf f

l l

30Q  

Thay vào (2.40) ta được phương trình thứ 3: 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l             (2.44) 

*) Phương trình viết cho các tọa độ suy rộng qi (i = 1,2,..., N1): 

1 2

1 1 1 2 2 21 1

cosN N

ij j i i ik kj ki

Tm q l C D n p

q

 

1

2 2

1 1 1 2 1 1 1 2 1 21

2 2 21 1

cos sinN

ij j i iji

N N

i ik k ik kk k

d Tm q l C l C

dt q

D n p n p

 

1 2

22 1 1 2 1 2 2

1 1

sinN N

ij j i ik kj ki

Tm q l C n p

q

 

1

N

ij jji

EI k qq

;   1 2

1 2 0i i

f f

q q

;   0

iqQ  

Thay vào phương trình (2.40), rút gọn ta được phương trình: 

2 1

2 1

1 1 1 2 21 1

2 21 1 1 2 2 2

1 1 1

cos

sin 2 0

N N

i i ik k ij jk j

N N N

i ik k ij j ij jk j j

l C D n p m q

l C n p m q EI k q

    (2.45) 

*) Phương trình viết cho các tọa độ suy rộng pk (k = 1,2,...N2): 

25  

2 1

1 1 1 2 21 1

sinN N

kl l k ik il ik

Tb p l H n q

p

 

sin cos2

1 1

N

kl l 1 1 1 2 k 1 1 1 2 1 2 kl=1k

N N

2 ik i 2 ik ii=1 i=1

d T= μ b p - μl φ φ - φ H - μl φ φ - φ φ - φ H

dt p

- μφ n q - μφ n q

2 1

22 1 1 2 1 2 2

1 1

cosN N

k kl l k ik il ik

TF b p l H n q

p

 

2

1

N

kl llk

EA g pp

 

1 21 2 1 2 2 2

1 2 2 2

1 2 2 2

cos sin

2 1 2 1sin cos sin sin

2 2

cos sin

B B

k k k k

k

f f u u

p p p p

k k

 

trong đó: 

   1 2 1, 1, 2,...2 1

sin1 2 , 1, 2,...2

k

khi k j jk

khi k j j

  

0kpQ  

Thay vào phương trình (2.40), rút gọn ta được phương trình viết cho pk: 

1 2

1 2 2

21 1 1 2 2 1 1 1 2

1 1

22 2 1 2 2 2

1 1 1

sin cos

2 cos sin 0

N N

k ik i kl l ki l

N N N

ik i k kl l kl l ki l l

l H n q b p l H

n q F b p EA g p

 (2.46) 

Ta có hệ N1 + N2 +3  phương trình vi phân chuyển động  (2.41), (2.43), (2.44), 

(2.45) và (2.46) đây là các phương trình vi phân phi tuyến. Cùng với hai phương trình 

liên kết (2.26) ta có N1+N2+5 phương trình với N1+N2+5 ẩn số là φ1, φ2, φ3, q1, q2,…, 

qN1, p1, p2,…, pN2 và λ1, λ2.  

Trường hợp sử dụng 3 dạng riêng đầu N1 = 3, N2 = 3, ta thu được hệ phương 

trình vi phân chuyển động như sau: 

+ Ta đi tính các hệ số:  

2

sini

i xX

l

, với i = 1, 2, 3 

2

2 1( ) sin

2k

k xY x

l

, với k = 1, 2, 3 

Tính các tích phân: 

26  

+ 2 2

20 0

sinl l

i i

i xC X dx dx

l

. Tính các tích phân ta được:  

21

2lC

;  2 0C ; 2

3

2

3

lC

 

+ 2 2

20 0

sinl l

i i

i xD xX dx x dx

l

. Tính các tích phân ta được:  

22

1

lD

22

22

lD

22

33

lD

 

+ 2 2

2 20 0

sin sinl l

ij i j

i x j xm X X dx dx

l l

. Tính các tích phân ta có: 

211 22 33 12 21 23 32 13 31; 0;

2

lm m m m m m m m m  

+ 2 2

2 2

2 2 2 20 0

sin sinl l

ij i j

i j i x j xk X X dx dx

l l l l

. Tính các tích phân ta được: 

 

4 4 4

11 22 33 12 21 23 32 13 313 3 32 2 2

8 81; ; ; 0;

2 2k k k k k k k k k

l l l

 

+ 2 2

2 20 0

2 1sin sin

2

l l

ik i k

i x k xn X Y dx dx

l l

. Tính các tích phân ta được: 

2 2 2 2 2 211 12 13 21 22 23

2 2 231 32 33

4 4 4 8 8 8; ; ; ; ; ;

3 5 21 15 7 9

12 4 12; ;

35 9 11

l l l l l ln n n n n n

l l ln n n

 

+ 2 2

20 0

2 1sin

2

l l

k k

k xH Y dx dx

l

. Tính các tích phân ta được:  

21

2lH

; 2

2

2

3

lH

; 2

3

2

5

lH

 

+ 2 2

20 0

2 1sin

2

l l

k k

k xF xY dx x dx

l

. Tính các tích phân ta được:  

22

1 2

4lF

22

2 2

4

9

lF

22

3 2

4

25

lF

 

+ 2 2

2 20 0

2 1 2 1sin sin

2 2

l l

kl k l

k x l xb Y Y dx dx

l l

. Tính các tích phân ta có: 

211 22 33 12 21 23 32 13 31; 0

2

lb b b b b b b b b  

27  

+ 2 2

2 2 2 20 0

2 1 2 1 2 1 2 1cos cos

2 2 2 2

l l

kl k l

k l k x l xg Y Y dx dx

l l l l

Tính các tích phân ta được: 

2 2 2

11 22 33 12 21 23 32 13 31

2 2 2

9 25; ; ; 0;

8 8 8g g g g g g g g g

l l l

Thay các hệ số vào phương trình (2.41) ta được: 

cos cos

sin sin cos

sin

22 31 2 1 2 2

O 1 2 1 2 1 2 2 1 2 1

3 3 31 2 1 2 2 1 22 1 2 1 1 2 1 1 2 1

221 2 1 22 1 2

pμl l 2μl l pI + μl l φ + φ φ - φ + φ φ -φ p + +

2 π 3 5

q p q2μl l 2μl l p 2μl l+ φ φ - φ q + - φ - φ p + + + φ -φ q +

π 3 π 3 5 π 3

μl l 4μl l+ φ φ -φ +

2 π

cos sin

sin cos sin cos

23 32 1 2 22 1 2 1 2 1 2 1

23 31 2 1 22 1 2 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 2

p pp 2μl l pφ φ - φ p + + + φ φ - φ p + +

3 5 π 3 5

q q4μl l 2μl l+ φ φ -φ q + - φ φ -φ q + =l φ λ - l φ λ +τ

π 3 π 3

                            (2.47) 

Thay các hệ số vào phương trình (2.43) với chú ý 

3

1 2 31

2 1( )sin

2B k

k

ku p t p p p

, ta được phương trình: 

3 32 2 1 21 2 1 2 1 1 2 1 1

3 22 2 2 2 2 232 2 2 2 21 2 3 1 1 2 3 22

21 1 1 2 1 3 2 1 2 2

2cos cos sin

4 3 5 3

8

3 2 9 25 2

4 4 4 8 8 8

3 5 21 15 7 9

p ql p l lp q

pl l l p lq q q p p p p

lq p q p q p q p q p q

2 3 3 1 3 2 3 3

232 2

1

21 1 1 2 1 3 2 1 2 2 2 3 3 1 3 2 3 3

22

2 2 1 1 2 2 3 3 2

12 4 12

35 9 11

2 3

4 4 4 8 8 8 12 4 12

3 5 21 15 7 9 35 9 11

8

p q p q p q p

ql qq

lq p q p q p q p q p q p q p q p q p

ll q q q q q q

321 2 2 2 1 1 2 2 3 3

22 2 23 31 2 1 2 2 1 21 1 2 1 1 2 1 1 1 2 1

2 1 2 3 2 1 2 1 2 3 2 2

9 25

2 2sin sin cos

2 3 5 3

sin cos

ppp l p p p p p p

p ql l l l p l lp q

l p p p l p p p

                            (2.48) 

Phương trình (2.44) viết lại: 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l                   (2.49) 

Thay các hệ số vào (2.45) ta được 3 phương trình của q1, q2, q3: 

28  

21 2 2 2 2

1 1 2 1 2 3 2 1

42 21 2 2 21 1 2 2 1 2 3 1 2 13

2

2 4 4 4cos

3 5 21 2

2 2 4 4 4sin 0

3 5 21 2 2

l l l l lp p p q

l l l l EIp p p q q

l

(2.50) 

22 2 2

1 2 3 2 2 1 2 3

422 2

2 2 2 232

28 8 8 8 8 8

2 15 7 9 15 7 9

80

2 2 2

l l lp p p p p p

l l EIq q q

l

   (2.51) 

21 2 2 2 2

1 1 2 1 2 3 2 3

42 21 2 2 2

1 1 2 2 1 2 3 3 2 332

2 12 4 12cos

3 3 35 9 11 2

2 2 12 4 12 81sin 0

3 35 9 11 2 2

l l l l lp p p q

l l l l EIp p p q q

l

 

                            (2.52) 

Thay các hệ số vào (2.46) ta được 3 phương trình của p1, p2, p3: 

21 2 2 2 1 21 1 2 1 2 3 2 1 1 1 2

2 222 2 2

1 2 3 2 1 2 1 1 2 2 222

2 24 8 12sin cos

3 15 35 2

2 44 8 12cos sin 0

3 15 35 2 8

l l l l l lq q q p

l l l EAq q q p p

l

(2.53) 

21 2 2 2 1 21 1 2 1 2 3 2 2 1 1 2

2 222 2 2

1 2 3 2 2 2 2 1 2 2 222

2 24 8 4sin cos

3 5 7 9 2 3

2 44 8 4 9cos sin 0

5 7 9 9 2 8

l l l l l lq q q p

l l l EAq q q p p

l

(2.54) 

21 2 2 2 1 21 1 2 1 2 3 2 3 1 1 2

2 222 2 2

1 2 3 2 3 2 3 1 2 2 222

2 24 8 12sin cos

5 21 9 11 2 5

2 44 8 12 25cos sin 0

21 9 11 25 2 8

l l l l l lq q q p

l l l EAq q q p p

l

                               (2.55) 

Phương trình liên kết:  

1 1 2 1 2 3 2 3 3 0

2 1 1 2 1 2 3 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l p p p l l

f l l p p p l

   (2.56) 

Với chú ý 2

2 1 2 31

2 1( , ) sin

2

N

B kk

ku u l t p p p p

     

Như vậy  ta có 9 phương  trình vi phân  từ  (2.47) đến (2.55) và 2 phương  trình 

liên kết là các phương trình đại số (2.56). Các ẩn là φ1, φ2, φ3, q1, q2, q3, p1, p2, p3, λ1, 

29  λ2. Đây  là hệ phương  trình  tổng quát, các  trường hợp riêng của hệ phương  trình vi 

phân chuyển động sẽ được suy ra từ hệ phương trình tổng quát như sau: 

2.3.3.1. Trường hợp cơ cấu rắn

Trường hợp  các  khâu  đều  rắn,  bỏ  đi  các  thành  phần biến  dạng  ở  các  phương 

trình từ (2.47) đến (2.49) ta có các phương trình viết cho cơ cấu rắn ứng với các tọa 

độ suy rộng φ1, φ2, φ3: 

2 2 2 21 2 1 1 2 2 1 2 1 2 2 1 2

1 1 1 1 1 2

1 1cos sin

2 2sin cos

OI l l l l l l

l l

        (2.57) 

3 2 2 22 2 1 2 1 1 2 1 2 1 1 2

2 1 2 2 2 2

1 1 1cos sin

3 2 2sin cos 0

l l l l l

l l

         (2.58) 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l                 (2.59) 

Bỏ đi thành phần biến dạng trong phương trình (2.56) thu được phương trình liên kết:  

 1 1 2 2 3 3 0

2 1 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l l l

f l l l

        (2.60) 

2.3.3.2. Trường hợp thanh truyền chỉ chịu uốn (bỏ qua biến dạng dọc thanh)

Trường hợp thanh truyền chỉ chịu uốn, bỏ qua ảnh hưởng của kéo nén dọc trục, 

tức là các pi = 0,  0,ip 0,ip  thay vào các phương trình từ (2.47) đến (2.52) nhận 

được: 

2

2 31 2 1 21 2 1 2 1 2 2 1 2 1

223 31 2 1 2 1 2

1 2 1 2 1 2 2 1 2 1

2 31 22 1 2 1 1

2cos( ) sin( )

2 3

2 4cos( ) sin( ) sin( )

3 2 3

2cos( ) sin

3

O

ql l l lI l l q

q ql l l l l lq q

ql lq l

1 1 1 1 2cosl

    (2.61) 

32 2 232 1 2 2 2

1 2 1 2 1 1 1 2 3 2

2 2232 2 1 2

1 2 2 1 1 2 2 3 3 1 1 2

2 31 21 1 2 1 2 2 1 2

2cos sin

4 3 3 2

sin2 3 2

2cos sin co

3

ql l l l lq q q q

ql q l lq l q q q q q q

ql lq l l

2 2s

(2.62)

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l                   (2.63) 

2 4

2 21 2 2 2 1 2 21 1 2 2 1 1 1 2 1 2 13

2

2 2cos sin 0

2 2 2

l l l l l l l EIq q q

l

  

                             (2.64) 

30  

2 422 2 2

2 2 2 2 232

80

2 2 2 2

l l l EIq q q

l

                    (2.65) 

2 4

2 21 2 2 2 1 2 21 1 2 2 3 1 1 2 3 2 33

2

2 2 81cos sin 0

3 3 2 3 2 2

l l l l l l l EIq q q

l

                            (2.66) 

Phương trình liên kết: 

1 1 2 2 3 3 0

2 1 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l l l

f l l l

(2.67)

Hệ  6  phương  trình  chuyển  động  từ  (2.61)  đến  (2.66),  là  các  phương  trình  vi 

phân phi tuyến. Cùng với hai phương trình liên kết (2.67) ta có 8 phương trình với 8 

ẩn số là:   ,   ,   ,   ,   ,   ,   ,  1 2 3 1 2 3 1 2φ φ φ q q q λ λ  

2.3.3.3. Trường hợp thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc (bỏ qua biến dạng uốn)

Trường hợp thanh truyền chị chịu kéo nén dọc, bỏ qua ảnh hưởng của uốn, tức 

qi = 0, 0,iq 0iq  (i = 1, 2, 3) thay vào các phương trình từ (2.47) đến (2.49) và 

(2.53) đến (2.55) thu được: 

22 31 2 1 2 2

1 2 1 2 1 2 2 1 2 1

223 31 2 2 1 2 1 2 2

1 2 1 2 1 2 2 1 2 1

2 31 2 22 1 2 1

2cos cos

2 3 5

2 4sin sin cos

3 5 2 3 5

2sin

3 5

O

pl l l l pI l l p

p pl l p l l l l pp p

pl l pp

1 1 1 1 1 2sin cosl l

                            (2.68) 

32 2 1 21 2 1 2 1 1

3 2 22 2 23 32 2 2 2 2 2

1 1 2 3 2 1 22 2

22 21 2 1 2

2 2 1 1 2 2 3 3 1 1 2 1

2cos cos

4 3 5

8 8

3 9 25 2 9 25

2sin sin

2

pl p l lp

p pl l p l l pp p p p p

l l l ll p p p p p p

321 2 1

2 1 2 3 2 1 2 1 2 3 2 2

3 5

sin cos

ppp

l p p p l p p p

 

                            (2.69) 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l                 (2.70) 

22 21 2 2 1 2 2 2

1 1 2 1 1 1 2 1 22

2

1 1 2 2 2

2

2 2 4sin cos

2 2

cos sin 08

l l l l l l lp p

EAp

l

       (2.71) 

31  

21 2 2 1 21 1 2 2 1 1 2

2 222 2

2 2 2 1 2 2 222

2 2sin cos

3 2 3

4 9cos sin 0

9 2 8

l l l l lp

l l EAp p

l

        (2.72) 

22 21 2 2 1 2 2 2

1 1 2 3 1 1 2 3 22

2

3 1 2 2 2

2

2 2 4sin cos

5 2 5 25 2

25cos sin 0

8

l l l l l l lp p

EAp

l

    (2.73) 

Phương trình liên kết: 

1 1 1 2 1 2 3 2 3 3 0

2 1 1 2 1 2 3 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l p p p l l

f l l p p p l

(2.74) 

Hệ 6 phương trình chuyển động từ (2.68) đến (2.73) là các phương trình vi phân phi 

tuyến. Cùng với hai phương trình liên kết (2.74) ta có 8 phương trình với 8 ẩn số là:

      φ1, φ2, φ3, p1, p2, p3, λ1, λ2 

2.3.4. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi thanh truyền đàn hồi

được rời rạc hóa bằng các phần tử hữu hạn

  Trong phần này, để thiết  lập phương trình vi phân chuyển động ta  rời rạc hóa 

thanh truyền đàn hồi AB bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Giả thiết chuyển vị của 

thanh là nhỏ, xem các chuyển vị dọc trục không ảnh hưởng đến các chuyển vị uốn (độ 

võng và góc xoay) và ngược lại. 

Sử dụng một phần tử để rời rạc thanh AB, ta có biểu thức xác định chuyển vị 

uốn và dọc trục theo các công thức (2.5) và (2.9) là: 

    2 2 3 3 5 5 6 6( , ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )w x t X x q t X x q t X x q t X x q t   (2.75) 

    1 1 4 4( , ) ( ) ( ) ( ) ( )u x t X x q t X x q t             (2.76) 

Với q1, q2, q3 lần lượt là chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và góc xoay tại đầu A ; q4,

q5, q6 là chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và góc xoay tại đầu B. 

 

 

 

 

 

  Với việc chọn tọa độ tương đối Axy như trên, thì điều kiện biên thanh hai đầu 

bản lề trong chuyển động tương đối sẽ là: q1 = 0, q2 = 0 và q5 = 0.  

Thay vào (2.75) và (2.76) ta có chuyển vị uốn tương đối và chuyển vị dọc trục 

tương đối theo sẽ là: 

3 3 6 6( , ) ( ) ( ) ( ) ( )w x t X x q t X x q t           (2.77) 

Hình 2.6. Các bậc tự do của phần tử dầm  

q1 

q2 q3 

q4 

q5 q6 

A  B  x 

32  

4 4( , ) ( ) ( )u x t X x q t                 (2.78) 

Trong đó X3, X4, X6 xác định theo công thức (2.8) và (2.12). 

Khi đó u(l2,t) = q4, phương trình liên kết thu được là: 

1 1 1 2 4 2 3 3 0

2 1 1 2 4 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l q l l

f l l q l

      (2.79) 

Thay (2.77) và (2.78) vào biểu thức động năng (2.31) ta có: 

2 2 2

2 2 2

2 222 2 2 2 2 2 2 21 2 2

1 3 1 4 4 3 3 6 6 4 4 4 4

0 0 0

22 2

3 3 6 6 1 1 1 2 4 4 1 1 2 1 2 4 4

0 0 0

1 1

1 12

2 2 2 2 2

sin cos2 2

cos

l l l

O C

l l l

l lT I I X q dx X q X q dx x xX q X q dx

lX q X q dx l X q dx l X q dx

l

2 2

2 2

1 2 3 3 6 6 1 1 2 1 2 3 3 6 6

0 0

2 3 3 6 6 4 4 2 4 4 3 3 6 6

0 0

sinl l

l l

X q X q dx l X q X q dx

X q X q X q dx x X q X q X q dx

                            (2.80) 

viết lại: 

2

2 2 2 2 2

2

22 2 2 2 21 21 3 1 4 4

0

2 32 2 2 2 2 22 23 3 3 6 3 6 6 6 4 4 4 4

0 0 0 0 0

23

0

1 1

2 2 2 2

2 22 3

2

l

O C

l l l l l

l

l lT I I X dx q

lX dx q X X dx q q X dx q xX dx q X dx q

X dx

2 2 2

2 2 2

22 2 2 1 23 3 6 3 6 6 6 1 1 1 2 4 4 1 2 1 2

0 0 0

1 1 2 1 2 4 4 1 1 1 2 3 3 6

0 0 0

sin cos2 2

cos cos

l l l

l l l

l lq X X dx q q X dx q l X dx q

l X dx q l X dx q X dx

2 2 2 2

2 2 2

6

1 1 2 1 2 3 3 6 6 2 4 3 3 4 4 6 6 4

0 0 0 0

2 3 3 6 6 4 3

0 0 0

sinl l l l

l l l

q

l X dx q X dx q X X dx q q X X dx q q

xX dx q xX dx q X X dx q

2

3 4 4 6 6 4

0

l

q X X dx q q

                            (2.81) 

Đặt:   2

0

l

i iC X dx , 2

0

l

i iD xX dx , 2

0

l

ij i jm X X dx          (2.82)

Thay (2.82) vào (2.81) ta có:     

33  

2 3 22 2 2 2 2 2 2 21 2 2 21 3 1 44 4 2 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4

22 2 1 2

33 3 36 3 6 66 6 1 1 1 2 4 4 1 2 1 2

1 1 2 1 2 4 4 1 1 1

1 12 2

2 2 2 2 6 2

sin cos2 2 2

cos cos

O C

l l lT I I m q m q m q q m q D q m q

l lm q m q q m q l C q

l C q l

2 3 3 6 6 1 1 2 1 2 3 3 6 6

2 43 3 4 46 6 4 2 3 3 6 6 43 3 4 46 6 4

sinC q C q l C q C q

m q q m q q D q D q m q q m q q

                            (2.83) 

Thay (2.77) và (2.78) vào biểu thức thế năng (2.33) thu được: 

2 2

2 2 2 2

22 24 4 3 3 6 6

0 0

2 2 2 2 2 24 4 3 3 3 6 3 6 6 6

0 0 0 0

1 1

2 2

1 1 1

2 2 2

l l

l l l l

EA X q dx EI X q X q dx

EA X dx q EI X dx q EI X X dx q q EI X dx q

 

                            (2.84) 

Đặt:  2

24 4

0

l

H EA X dx ; 2

0

l

ij i jk EI X X dx               (2.85) 

=>       2 2 24 4 33 3 36 3 6 66 6

1 1 1

2 2 2H q k q k q q k q         (2.86) 

Gọi η là véctơ tọa độ suy rộng trong đó bao gồm các tọa độ khâu rắn φ1, φ2, φ3 

và các tọa độ đàn hồi q3, q4 và q6:  1 2 3 3 4 6

Tq q q η  

Phương trình Lagrange dạng nhân tử viết cho hệ hôlônôm: 

2

1

kk j

kj j j j

fd T TQ

dt

,   j = 1,2,…6         (2.87) 

Với λ1, λ2 là các nhân tử Lagrange. 

Qj là lực suy rộng không có thế ứng với tọa độ suy rộng ηj.  

Tính các đạo hàm lần lượt cho từng tọa độ suy rộng rồi thay vào (2.87), với chú 

ý rằng ngoại lực hoạt động tác dụng vào hệ chỉ có momen phát động τ tác dụng lên 

khâu dẫn, do đó lực suy rộng chỉ có duy nhất Q = τ  ứng với tọa độ suy rộng φ1. 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ1 , ta có: 

21 2

1 1 1 2 4 4 1 2 1 2 1 1 2 1 2 4 4

1

1 1 1 2 3 3 6 6 1 1 2 1 2 3 3 6 6

cos sin sin2

sin cos

T l ll C q l C q

l C q C q l C q C q

 (2.88) 

22 1 2

1 2 1 2 1 2 1 1 2 4 4 1 2 1 2 4 4

1

1 1 2 3 3 6 6 1 2 1 2 3 3 6 6

cos( ) sin( ) cos( )2

cos( ) sin( )

O

l lTI l l l C q l C q

l C q C q l C q C q

 

34  

2 22 1 2 1 21 2 1 2 1 2 2 1 2 1 2 1 1 2 4 4

1

1 1 2 4 4 1 2 1 2 1 2 4 4 1 2 1 2 1 2 4 4

1 2 1 2 4 4

cos( ) ( )sin( ) sin( )2 2

cos( ) cos( ) sin( )

cos( )

O

l l l ld TI l l l C q

dt

l C q l C q l C q

l C q

1 1 2 3 3 6 6 1 1 2 3 3 6 6 1 2

1 2 1 2 3 3 6 6 1 2 1 2 3 3 6 6 1 2

1 2 1 2 3 3 6 6

cos( ) sin( )

sin( ) cos( )

sin( )

l C q C q l C q C q

l C q C q l C q C q

l C q C q

 

1

0

                         (2.89)

1 21 2 1 1 1 1 1 2

1 1

sin cosf f

l l

              (2.90) 

1Q                           (2.91) 

Thay các đạo hàm trên vào phương trình (2.87), rút gọn ta được phương trình: 

22 21 2 1 1 4 4 1 2 1 2 3 3 6 6 2 1 1 2 4 4

222

1 1 2 3 3 6 6 4 4 1 2 1 2 1 2 4 4 1 2

1 2 3 3 6 6 1

cos( ) sin( ) sin( )2

cos( ) sin( ) 2 cos( )2

2 sin(

O

lI l l l C q C q C q l C q

ll C q C q C q l l C q

l C q C q

22 1 2 3 3 6 6 1 2 1 1 1 1 1 2) cos( ) sin cosl C q C q l l

                            (2.92) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ2 : 

3 22 2 22 1 2

2 2 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4 1 1 2

2

1 1 1 2 4 4 1 1 1 2 3 3 6 6 43 3 4 46 6 4

3 3 6 6 43 3 4 46 6 4

2 2 cos( )3 2

cos( ) sin( )

T l l lm q m q q m q D q m q

l C q l C q C q m q q m q q

D q D q m q q m q q

 

32 2 22

2 2 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4

2

21 2

2 33 3 3 36 3 6 36 3 6 66 6 6 4 4 44 4 4 1 1 2

21 2

1 1 2 1 2 1 1 1 2 4 4 1 1

2 23

2 cos2

sin cos2

ld Tm q m q q m q D q m q

dt

l lm q q m q q m q q m q q D q m q q

l ll C q l

1 2 4 4 1 2

1 1 4 4 1 2 1 1 1 2 3 3 6 6 1 1 1 2 3 3 6 6 1 2

1 1 1 2 3 3 6 6 43 3 4 43 3 4 46 6 4 46 6 4

3 3 6 6 43 3 4 43 3 4 46

sin

cos sin cos

sin

C q

l C q l C q C q l C q C q

l C q C q m q q m q q m q q m q q

D q D q m q q m q q m

6 4 46 6 4q q m q q

21 2

1 1 1 2 4 4 1 2 1 2 1 1 2 1 2 4 4

2

1 1 1 2 3 3 6 6 1 1 2 1 2 3 3 6 6

cos sin sin2

sin cos

T l ll C q l C q

l C q C q l C q C q

 

 

2

0

35  

1 21 2 2 4 2 1 2 4 2 2

2 2

sin . cos .f f

l q l q

20Q  

Thay các đạo hàm vào (2.87), rút gọn thu được phương trình: 

22

1 1 1 2 3 3 6 6 1 2 4 4 1 2

32 2 22

2 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4 4 43 3 46 6 3 3 43 4

6 6 46 4 2 33 3 3 36 3 6 36 3 6 66 6 6 4 4

sin cos cos2

2 23

2

ll C q C q C q

lm q m q q m q D q m q q m q m q q D m q

q D m q m q q m q q m q q m q q D q

44 4 4

22 22

1 1 4 4 1 2 1 1 3 3 6 6 1 2

2 4 2 1 2 4 2 2

sin cos2

sin cos

m q q

ll C q l C q C q

l q l q

                            (2.93) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ3: 

3

3

C

TI

=> 

3

3

C

d TI

dt

;   

3

0T

;   

3

0

 

1 21 2 3 3 1 3 3 2

3 3

sin cosf f

l l

;  

30Q  

Thay vào (2.87) thu được phương trình thứ 3: 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l                 (2.94) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng q3: 

33 3 36 6 1 1 1 2 3 2 3 43 4

3

cosT

m q m q l C D m qq

 

33 3 36 6 1 1 1 2 3 1 1 1 2 1 2 3

3

2 3 43 4 43 2 4

cos sind T

m q m q l C l Cdt q

D m q m q

 

22 33 3 36 6 1 1 2 1 2 3 2 43 4

3

sinT

m q m q l C m qq

 

33 3 36 6

3

k q k qq

;  1 2

1 2

3 3

0f f

q q

30qQ  

Thay vào phương trình (2.87), rút gọn ta được phương trình: 

21 1 1 2 3 2 3 43 4 33 3 36 6 1 1 1 2 3

243 2 4 2 33 3 36 6 33 3 36 6

cos sin

2 0

l C D m q m q m q l C

m q m q m q k q k q

    

                            (2.95) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng q4: 

44 4 1 1 1 2 4 2 43 3 46 6

4

sinT

m q l C m q m qq

 

36  

44 4 1 1 1 2 4 1 1 1 2 1 2 4

4

2 43 3 46 6 2 43 3 46 6

sin cosd T

m q l C l Cdt q

m q m q m q m q

22 4 44 4 1 1 2 1 2 4 2 43 3 46 6

4

cosT

D m q l C m q m qq

 

4 4

4

H qq

;  1 2

1 2 1 2 2 2

4 4

cos sinf f

q q

;  0Q

4q    

Thay vào phương trình (2.87), rút gọn thu được phương trình viết cho q4: 

21 1 1 2 4 2 43 3 46 6 44 4 1 1 1 2 4

22 4 44 4 2 43 3 46 6 4 4 1 2 2 2

sin cos

2 cos sin

l C m q m q m q l C

D m q m q m q H q

  (2.96) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng q6: 

36 3 66 6 1 1 1 2 6 2 6 46 4

6

cosT

m q m q l C D m qq

 

36 3 66 6 1 1 1 2 6 1 1 1 2 1 2 6

6

2 6 46 4 2 46 4

cos sind T

m q m q l C l Cdt q

D m q m q

22 36 3 66 6 1 1 2 1 2 6 2 46 4

6

sinT

m q m q l C m qq

 

36 3 66 6

6

k q k qq

;  1 2

1 2

6 6

0f f

q q

60qQ    

Thay vào phương trình (2.87), rút gọn ta được phương trình viết cho q6: 

1 1 1 2 6 2 6 46 4 36 3 66 6

2 21 1 1 2 6 2 36 3 66 6 2 46 4 36 3 66 6

cos

sin 2

l C D m q m q m q

l C m q m q m q k q k q

 (2.97) 

Tính các hệ số: Với các hàm dạng theo (2.8) và (2.12): 2 3 2 3

3 62 22 2 2 2

x x x xX (x)= x - 2 + ; X (x)= - +

l l l l;  4

2

xX

l  

4

2

1X

l ; 3 2

2 2

4 6( )

xX x

l l ; 6 2

2 2

2 6( )

xX x

l l

Thay vào các tích phân: 

2

0

l

i iC X dx .  tính các tích phân ta được: 22

312

lC ;  2

42

lC ;

22

612

lC  

2

0

l

i iD xX dx . Tính các tích phân ta được: 32

330

lD ; 

22

43

lD ; 

32

620

lD  

37  

2

0

l

ij i jm X X dx . Tính các tích phân ta có: 

 32

33105

lm  ;  2

443

lm  ; 

32

66105

lm  ; 

22

4330

lm   ;  

22

4620

lm  ;  

32

36140

lm  

2

0

l

ij i jk EI X X dx . Tính các tích phân ta được:  33

2

4EIk

l  ;    36

2

2EIk

l  ;   66

2

4EIk

l

2

24 4

20

lEA

H EA X dxl

Thay các hệ số trên vào các phương trình từ (2.92) đến (2.97), rút gọn ta được 

các phương trình: 

22 2 2 1 2

1 2 1 1 2 4 1 2 3 6 1 2 2 1 2 4

221 2 1 2

1 2 3 6 2 4 2 1 2 1 2 2 4 1 2

2 221 2 1 2

2 3 6 1 2 2 3 6 1

cos sin sin2 12 2

cos sin cos12 2

sin cos6 12

O

l l l lI l l l l q q q q

l l l lq q l q l l q

l l l lq q q q

2 1 1 1 1 1 2sin cosl l

                            (2.98) 

1 21 2 1 2 3 6 1 2 4 2 1 2

3 3 3 3 2 2 22 2 2 3 62 2 2 2 2 2 2 2

2 3 3 6 6 4 4 4 3 2 4

2 3 32 2 2

6 2 4 2 3 3 3 6

sin / 6 cos cos2

23 105 70 105 3 3 10 3 2 30

220 105 140

l ll q q q l

q ql l l l l l l lq q q q q q q q l q

l l lq l q q q q q

3 3 22 2 2 2

3 6 6 6 4 4 4

22 21 2 1 2

1 2 4 1 2 1 3 6 1 2

2 4 2 1 2 4 2 2

140 105 3 3

sin cos2 12

sin cos

l l l lq q q q q q q

l l l ll q q q

l q l q

(2.99)

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l (2.100) 

2 2 3 31 2 2 2 2

1 1 2 2 2 4 3 6

2 2 32 2 3 61 2 2 2

1 1 2 2 4 2 3 6

2

cos12 30 105 140

2sin 2 0

12 15 35 3 4

l l l l ll q q q

q ql l l l EIq q q

l

(2.101) 

223 61 2 2 2 1 2

1 1 2 2 4 1 1 2

22 3 62 22 2 4 2 4 1 2 2 2

2

sin cos2 10 3 2 3 2

cos sin3 5 3 2

q ql l l l l lq

q ql l EAl q q

l

(2.102)

38  

2 2 3 31 2 2 2 2

1 1 2 2 4 2 3 6

2 3 22 2 3 61 2 2 21 1 2 2 2 4 3 6

2

cos12 20 140 105

2sin 2 0

12 35 4 3 10

l l l l ll q q q

q ql l l l EIq q q

l

(2.103)

Hệ  6  phương  trình  chuyển  động  từ  (2.98)  đến  (2.103)  là  các  phương  trình  vi 

phân phi tuyến. Cùng với hai phương trình liên kết (2.79) ta có 8 phương trình với 8 

ẩn số là:         1 2 3 24 6 13, , , , , , ,q q q  

Đây là hệ phương trình tổng quát, các trường hợp riêng của hệ phương trình vi 

phân chuyển động sẽ được suy ra từ hệ phương trình tổng quát như sau: 

2.3.4.1. Trường hợp thanh truyền chỉ chịu uốn (bỏ qua biến dạng dọc thanh)

Trường hợp thanh truyền chị chịu uốn, bỏ qua ảnh hưởng của kéo nén dọc trục, 

tức q4 = 0,  4 0,q 4 0,q  thay vào các phương trình từ (2.98) đến (2.101) và (2.103), 

thu được: 

22 1 2

1 2 1 1 2 3 6 1 2 2

2 2 221 2 1 2 1 2

1 2 3 6 2 1 2 2 3 6 1 2

221 22 3 6 1 2 1 1 1 1 1 2

1cos sin

2 6

cos sin sin12 2 6

cos sin cos12

O

l lI l l q q

l l l l l lq q q q

l lq q l l

  

                            (2.104) 

1 21 2 1 2 3 6 1 2 4 2 1 2

3 3 3 3 2 2 22 2 2 3 62 2 2 2 2 2 2 2

2 3 3 6 6 4 4 4 3 2 4

2 3 32 2 2 2

6 2 4 2 3 3 3 6

sin cos cos2

23 105 70 105 3 3 10 3 2 30

220 105 140

l ll q q q l

q ql l l l l l l lq q q q q q q q l q

l l l lq l q q q q q

3 3 22 2 2

3 6 6 6 4 4 4

22 21 2 1 21 2 4 1 2 1 3 6 1 2

2 4 2 1 2 4 2 2

140 105 3 3

sin cos2 12

sin cos

l l lq q q q q q q

l l l ll q q q

l q l q

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l                (2.106)

2 2 3 31 2 2 2 2

1 1 2 2 2 4 3 6

2 2 32 2 3 61 2 2 2

1 1 2 2 4 2 3 6

2

cos12 30 105 140

2sin 2 0

12 15 35 3 4

l l l l ll q q q

q ql l l l EIq q q

l

  (2.107) 

2 3 3 3 321 2 2 2 2 1 2

1 1 2 2 3 6 1 1 2

3 2 3 62 2 3 6

2

cos sin12 20 140 105 12

22 0

140 105

l l l l l l lq q

q q EIl q q

l

   (2.108) 

(2.105) 

39  Phương trình liên kết: 

   1 1 1 2 2 3 3 0

2 1 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l l l

f l l l

(2.109)

Hệ phương trình từ (2.104) đến (2.109) là hệ phương trình vi phân – đại số với các ẩn 

số là:     1 2 3 3 6, , , ,q q  và λ1, λ2. 

2.3.4.2. Trường hợp thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc (bỏ qua biến dạng uốn)

Trường hợp thanh truyền chị chịu kéo nén dọc, bỏ qua ảnh hưởng của uốn, tức 

q3 = 0,  3 0,q   3 0,q  q6 = 0,  6 0,q   6 0,q     thay vào các phương trình  từ (2.98) 

đến (2.100) và (2.102) ta có: 

2 1 2 1 21 2 1 2 4 1 2 2 1 2 4

21 2 1 22 4 2 1 2 2 4 1 2 1 1 1 1 1 2

cos sin2 2

2sin cos sin cos

2 2

O

l l l lI l l l q q

l l l ll q q l l

  (2.110) 

2 21 2 2 21 2 4 1 2 2 2 2 4 4 2 2 4 4

21 21 2 4 1 2 2 4 2 1 2 4 2 2

2cos 2

2 3 3

sin sin . cos .2

l l l ll q l l q q l q q

l ll q l q l q

    (2.111) 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l                (2.112) 

2 21 2 2 1 2 21 1 2 4 1 1 2 2 2 4

4 1 2 2 2

2

sin cos2 3 2 3

cos sin

l l l l l lq l q

EAq

l

    (2.113) 

Phương trình liên kết: 

1 1 1 2 4 2 3 3 0

2 1 1 2 4 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l q l l

f l l q l

      (2.114) 

Hệ phương trình từ (2.110) đến (2.114) là hệ phương trình vi phân – đại số với 

các ẩn số là :     φ1, φ2, φ3, q4, λ1, λ2. 

Trong phần phụ lục A, luận án thiết lập phương trình cho cơ cấu bốn khâu với 

khâu nối đàn hồi sử dụng 2 phần tử hữu hạn. Các phương trình thu được khi sử dụng 

2 phần tử là phức tạp hơn nhiều so với các phương trình khi sử dụng 1 phần tử do tọa 

độ suy rộng tăng lên. 

2.4. Thiết lập phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu sáu khâu với hai

thanh truyền đàn hồi

2.4.1. Mô tả cơ cấu

Cơ cấu sáu khâu bản lề phẳng có thể coi là tổ hợp của hai cơ cấu bốn khâu bản 

lề, một dạng của nó có sơ đồ như Hình 2.7, trong đó O1ABO2 là cơ cấu bốn khâu bản 

lề  thứ  nhất, O2CDO3  là  cơ  cấu  bốn  khâu  bản  lề  thứ  hai,  khâu  O2BC  là  khâu  trung 

40  gian. Trong cơ cấu này nếu O1A là khâu dẫn thì O3D là khâu chấp hành (khâu bị dẫn), 

khâu AB và khâu CD là hai thanh truyền. 

Trong cơ cấu sáu khâu bản  lề phẳng này, các  thanh  truyền AB và CD thường 

dài và thanh mảnh hơn cả, do đó ta coi là các khâu đàn hồi, còn các khâu khâu dẫn 

O1A, khâu lắc O2BC và khâu chấp hành O3D thường ngắn và cứng vững hơn nên giả 

định coi như vật rắn tuyệt đối. Như vậy khâu dẫn O1A là vật rắn có khối lượng m1, 

khối tâm C1, O1C1 = s1, góc AO1C1 = α1, chịu tác dụng của mômen dẫn động τ. Thanh 

truyền AB đàn hồi, có khối lượng m2. Cần lắc O2BC là vật rắn, khối lượng m3, khối 

tâm C3, O2C3 = s3, góc BO2C3 = α3, góc BO2C = β. Thanh truyền CD đàn hồi, có khối 

lượng m4. Cần lắc O3D là vật rắn, khối lượng m5, khối tâm C5, O3C5 = s5, góc DO3C5 

= α5. Kích thước O1A = l1, AB = l2, BO2 = l3, O2C =  *3l , CD = l4, O3D = l5, O1O2 = l0, 

O2O3 =  *0l .

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

 

  

Giả thiết: AB và CD là thanh thẳng, đồng chất,  thiết diện không đổi,  trục của 

thanh  trùng  với  trục  trung  hòa  khi  chưa  biến  dạng,  cơ  cấu  nằm  trong  mặt  phẳng 

ngang.  

2.4.2. Biểu thức động năng, thế năng và phương trình liên kết

a) Hệ tọa độ và phương trình liên kết 

  Chọn hệ trục tọa độ cố định O1x0y0, O1x0 phương ngang, O1y0 phương đứng, các 

véctơ đơn vị của hệ trục là )0(1e

,  )0(2e

; hệ tọa độ động thứ nhất Ax1y1 gắn vào thanh AB 

với Ax1 ≡ AB, các véctơ đơn vị của hệ trục là 11e

,  12e

; hệ tọa độ động thứ hai Cx2y2 

gắn vào CD với Cx2 ≡ CD, các véctơ đơn vị của hệ trục là 21e

,  22e

x1 

φ2

y1 w1 

x1 

M* 

11e

 

12e

 

u1 

φ4 

x2 

y2  w2 x2 

N* 

21e

 

22e

 

u2 

Hình 2.8. Sơ đồ đặt hệ trục tương đối trên các khâu đàn hồi 

O1 

φ1     θ1 

y0 

x0 

φ2 

φ3 

O2 

C1 

C3 

O3 *3   

φ4  φ5 

C5 

θ2 l0

l1

l2

l3 *3l

l4 l5

*0l

)0(1e

 

)0(2e

 

Hình 2.7. Sơ đồ cơ cấu sáu khâu bản lề 

τ 

41  

Các góc φ1, φ2, φ3, φ4, φ5  là các góc định vị của các khâu như hình vẽ. Ta có 

công thức xoay trục viết dưới dạng ma trận: 

 (0)

11 2 2 1

(0)12 2 2 2

cos sin

sin cos

e e

e e=>

(0)2 2 111

(0)2 2 122

cos sin

sin cos

ee

ee              (2.115) 

(0)21 4 4 1

(0)22 4 4 2

cos sin

sin cos

e e

e e=> 

(0)4 4 211

(0)4 4 222

cos sin

sin cos

ee

ee    (2.116) 

Gọi u1, w1 là chuyển vị dọc tương đối và chuyển vị uốn tương đối của điểm M 

trên thanh đàn hồi AB; u2, w2 là chuyển vị dọc tương đối và chuyển vị uốn tương đối 

của điểm N trên thanh đàn hồi CD.  

  Điều kiện biên:   

   + Của chuyển vị uốn tương đối tại hai đầu bản lề:  

                w1(0,t) = w1(l2,t) = 0, w2(0,t) = w2(l4,t) = 0  (2.117) 

  + Của chuyển vị dọc tương đối tại hai đầu bản lề:  

                u1(0,t) = 0, u1(l2,t) = u1B; u2(0,t) = 0, u2(l4,t) = u2D                  (2.118) 

Phương trình liên kết: 

f1 = l1cosφ1 + (l2 + u1B)cosφ2 – l3cosφ3 – l0cosθ1 = 0        (2.119) 

f2 = l1sinφ1 + (l2 + u1B)sinφ2 – l3sinφ3 – l0sinθ1 = 0  (2.120) 

f3 = *3l cos(φ3 – β) + (l4+u2D)cosφ4 – l5cosφ5 – *

0l cosθ2 = 0     (2.121) 

f4 = *3l sin(φ3 – β) + (l4+u2D)sinφ4 – l5sinφ5 – *

0l sinθ2 = 0     (2.122) 

với  *3 = φ3 – β 

b) Động năng của hệ:  

   1 2 3O A AB BO C CD DOT T T T T T             (2.123) 

+ Các vật rắn O1A, BO2C, DO3 quay quanh trục cố định có động năng: 

TOA = 1

21

1

2OI ;  

2 2

23

1

2BO C OT I ;  

3 3

25

1

2DO OT I         (2.124) 

Trong đó 1OI là mômen quán tính lấy đối với trục đi qua O1 của khâu dẫn O1A, 

2OI là 

mômen quán tính lấy đối trục qua đi O2 của khâu BO2C,3OI là mômen quán tính lấy 

đối với trục qua O3 của khâu DO3.  

+ Động năng thanh đàn hồi AB, xét một phân tố thanh dx1 quanh điểm M, vị trí điểm 

M xác định bằng công thức: 

1 1 1 11 1 1 12( , ) ( , )M Ar r x u x t e w x t e

        (2.125) 

Từ công thức đổi trục (2.115) ta có tọa độ điểm M trong hệ Ox0y0: 

   1 1 1 1 2 1 2

1 1 1 1 2 1 2

cos ( )cos sin

sin ( )sin cos

M

M

x l x u w

y l x u w

          (2.126) 

42  Đạo hàm theo thời gian ta có: 

  1 11 1 1 2 1 1 2 2 2 1 2 2sin cos ( ) sin sin cosM

u wx l x u w

t t

 

  1 11 1 1 2 1 1 2 2 2 1 2 2cos sin cos cos sinM

u wy l x u w

t t

 

Vận tốc bình phương của điểm M: 

2 222 2 2 2 2 2 21 1

1 1 1 1 1 2

1 11 1 1 2 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 2

1 11 1 1 2 1 2 1 2 1 1 2

2 sin 2 cos 2 cos

2 sin 2 2

M M M

u wr x y l w x u

t t

u wl l x u l

t t

u wl w w x u

t t

 (2.127) 

Động năng của khâu đàn hồi AB: 2

21 1

0

1

2

l

AB MT r dx           (2.128) 

Trong đó  1  là phân bố khối lượng trên một đơn vị chiều dài của thanh AB.  

+ Động năng thanh đàn hồi CD, xét một phân tố thanh dx2 quanh điểm N, vị trí điểm 

N xác định bằng công thức: 

   2 2 2 2 2 21 2 2 22( , ) ( , )N Or r O C x u x t e w x t e

           (2.129)            

Từ công thức đổi trục (2.116) ta có tọa độ điểm N trong hệ Ox0y0: 

    * *0 1 3 3 2 2 4 2 4cos cos ( ) cos sinNx l l x u w  

    * *0 1 3 3 2 2 4 2 4sin sin ( )sin cosNy l l x u w  

 Đạo hàm theo thời gian ta có: 

 

* * * 2 23 3 3 4 2 2 4 4 4 2 4 4

* * 2 23 3 30 4 2 2 4 4 4 2 4 4

sin cos ( ) sin sin cos

cos sin cos cos sin

N

N

u wx l x u w

t tu w

y l x u wt t

 

Vận tốc bình phương của điểm N: 

2 222 2 2 *2 *2 2 2 * * *2 2 2

3 3 2 2 2 4 3 3 3 4

* * * * * *23 2 2 3 4 3 4 3 3 3 4

* * * 2 23 2 3 4 3 4 2 4 2 2 4

2 sin

2 cos 2 cos

2 sin 2 2

N N N

u w ur x y l w x u l

t t tw

l x u lt

u wl w w x u

t t

                            (2.130) 

Động năng của khâu đàn hồi CD:   4

22 2

0

1

2

l

CD NT r dx           (2.131) 

43  

Trong đó  2  là phân bố khối lượng trên một đơn vị chiều dài của thanh CD.  

Ta có động năng của hệ: 

1 2 3

2

2 2 21 3 5

2 222 2 2 21 1 1

1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1 2

0

1 1 11 1 1 2 1 1 1 2 1 2 1 2 1 1

1 1 1

2 2 2

12 sin 2 cos

2

2 cos 2 sin 2 2

O O O

l

T I I I

u w ul w x u l l x u

t t t

w u wl l w w x u

t t t

4

2 1

2 22*2 *2 2 2 * * * * * *2 2 2

2 3 3 2 2 2 4 3 3 3 4 3 2 2 3 4 3 4

0

* * * * * *2 2 23 3 3 4 3 2 3 4 3 4 2 4 2 2 4 2

12 sin 2 cos

2

2 cos 2 sin 2 2

l

dx

u w ul w x u l l x u

t t t

w u wl l w w x u dx

t t t

                            (2.132) 

c) Thế năng biến dạng

Với giả thiết dầm đồng chất thiết diện không đổi, trục thanh trùng với trục trung 

hòa, theo công thức (2.33) ta có biểu thức thế năng đàn hồi của thanh AB và CD lần 

lượt là: 

 2 2

2 22

1 11 1 1 1 1 1 12

1 10 0

1 1

2 2

l l

u wE A dx E I dx

x x        (2.133) 

4 42 2

22 2

2 2 2 2 2 2 222 20 0

1 1

2 2

l l

u wE A dx E I dx

x x       (2.134) 

Thế năng biến dạng đàn hồi của hệ: 

2 2 4 42 2 2 2

2 21 1 2 2

1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 22 21 1 2 20 0 0 0

1 1 1 1

2 2 2 2

l l l l

u w u wE A dx E I dx E A dx E I dx

x x x x

                           (2.135) 

2.4.3. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi hai thanh truyền đàn hồi

được rời rạc hóa bằng phương pháp Ritz – Galerkin

  Giả thiết biến dạng là nhỏ, các chuyển vị uốn không ảnh hưởng đến chuyển vị 

dọc  và  ngược  lại.  Sử  dụng  phương  pháp  khai  triển  theo  các  dạng  riêng  (Ritz  – 

Galerkin), chuyển vị uốn và chuyển vị dọc của các thanh: 

AB: 1

(1) (1)1 1 1

1

( , ) ( ) ( )N

i ii

w x t X x q t

, 2

(1) (1)1 1 1

1

( , ) ( ) ( )N

k kk

u x t Y x p t

    (2.136)

CD: 3

(2) (2)2 2 2

1

( , ) ( ) ( )N

i ii

w x t X x q t

, 4

(2) (2)2 2 2

1

( , ) ( ) ( )N

k kk

u x t Y x p t

   (2.137) 

qi, pk là các tọa độ suy rộng. Xi, Yk là các hàm thỏa mãn điều kiện biên của dầm hai 

đầu bản lề, từ điều kiện biên (2.117) và (2.118) ta có: 

44  

      (1)1

2

sini

iX x

l

;  (2)

2

4

sini

iX x

l

         (2.138) 

(1) 1

2

2 1( ) sin

2k

xkY x

l

;  (2) 2

4

2 1( ) sin

2k

xkY x

l

    (2.139) 

Ta có các đạo hàm: 

1(1) (1)1

11

( ) ( )N

i ii

wX x q t

t

;   

12(1) (1)1

1211

( ) ( )N

i ii

wX x q t

x

2(1) (1)1

11

( ) ( )N

k kk

uY x p t

t

;  

2(1) (1)1

111

( ) ( )N

k kk

uY x p t

x

1 12 (1) (1) (1) (1)1

1 1

N N

i j i ji j

w X X q q

;   2 2

2 (1) (1) (1) (1)1

1 1

N N

k l k lk l

u Y Y p p

  

(tương tự với u2 và w2) 

Thay các biểu thức từ (2.136) đến (2.139) cùng với các đạo hàm vào biểu thức 

động năng (2.132). Chú ý đến đặt các tích phân: 

 2

(1) (1)1

0

l

i iC X dx ; 2

(1) (1)1 1

0

l

i iD x X dx ; 2

(1) (1) (1)1

0

l

ij i jm X X dx ; 4

(2) (2)2

0

l

i iC X dx 4

(2) (2)2 2

0

l

i iD x X dx  

4

(2) (2) (2)2

0

l

ij i jm X X dx ; 2

(1) (1)1

0

l

k kH Y dx ;2

(1) (1)1 1

0

l

k kF xY dx ;2

(1) (1) (1)1

0

l

kl k lb Y Y dx ;2

(1) (1) (1)1

0

l

ik i kn X Y dx  

4

(2) (2)2

0

l

k kH Y dx ;4

(2) (2)2 2

0

l

k kF x Y dx ; 4

(2) (2) (2)2

0

l

kl k lb Y Y dx ; 4

(2) (2) (2)2

0

l

ik i kn X Y dx  

thay vào (2.132) ta được động năng của hệ: 

2 2 1 1

1 2 3

2 2 2

22 2 2 2 (1) (1) (1) 2 (1) (1) (1)1 1 2 1 11 3 5 1 2

1 1 1 1

3(1) (1) (1) (1) (1) 2 (1) (1) (11 2 1

21 1 1

1 1 1

2 2 2 2 2 2

22 3 2

N N N N

O O O kl k l ij i jk l i j

N N N

k k kl k l ij i jk k l

l lT I I I b p p m q q

lF p b p p m q q

1 1 2

2 1

1 1 2

) (1) (1)1 1 1 1 2

1 1 1

2(1) (1) (1) (1)2

1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 21 1

(1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 2 1 2 1 2 1

1 1 1

sin

cos cos2

sin

N N N

k ki j k

N N

k k i ik i

N N N

i i ik i ki i k

l H p

ll H p l C q

l C q n q p

1 1 2

3 34 4

4 4 4

(1) (1) (1) (1) (1)2

1 1 1

*2*2 (2) (2) (2) 2 (2) (2) (2)2 3 4 2 23 4

1 1 1 1

3(2) (2) (2) (2) (2)2 4

1 1 1

2 2 2

22 3

N N N

i i ik k ii i k

N NN N

kl k l ij i jk l i j

N N N

k k kl k lk k l

D q n p q

l lb p p m q q

lF p b p p

3 3 4

34

3

2 (2) (2) (2) * * * (2) (2)24 2 3 3 3 4

1 1 1

2* * * (2) (2) * * * (2) (2)4

2 3 3 4 3 4 2 3 3 3 41 1

* * * (2) (2)2 3 3 4 3 4

1

sin2

cos cos2

sin

N N N

ij i j k ki j k

NN

k k i ik i

N

i ii

m q q l H p

ll H p l C q

l C q

3 3 34 4

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 4 2 4

1 1 1 1 1

N N NN N

ik i k i i ik k ii k i i k

n q p D q n p q

 

                            (2.140) 

45  Thay  các  biểu  thức  từ  (2.136)  và  (2.139)  cùng  với  các  đạo  hàm  vào biểu  thức  thế 

năng (2.135) ta có: 

2 22 2 1 1

4 43 34 4

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 1 1

1 1 1 10 0

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 2 2 2 2 2

1 1 1 10 0

1 1

2 2

1 1

2 2

l lN N N N

k l k l i j i jk l i j

l lN NN N

k l k l i j i jk l i j

E A p p Y Y dx E I q q X X dx

E A p p Y Y dx E I q q X X dx

 

Đặt: 

2

(1) (1) (1)1

0

l

ij i jk X X dx ; 2

(1) (1) (1)1

0

l

kl k lg Y Y dx ; 4

(2) (2) (2)2

0

l

ij i jk X X dx ; 4

(2) (2) (2)2

0

l

kl k lg Y Y dx  

ta được:  

2 2 1 1

3 34 4

(1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1

1 1 1 1

(2) (2) (2) (2) (2) (2)2 2 2 2

1 1 1 1

1 1

2 2

1 1

2 2

N N N N

k l kl i j ijk l i j

N NN N

k l kl i j ijk l i j

E A p p g E I q q k

E A p p g E I q q k

            (2.141) 

Gọi ηj là các tọa độ suy rộng trong đó bao gồm tọa độ các khâu rắn φ1, φ2, φ3, φ4, φ5 

và tọa độ dạng riêng của các khâu đàn hồi qi, pk:  

1 3 2 4

(1) (1) (1) (2) (2) (2) (1) (1) (1) (2) (2) (2)1 2 3 4 5 1 2 1 2 1 2 1 2... ... ... ...

T

N N N Nq q q q q q p p p p p p η  

Phương trình Lagrange dạng nhân tử viết cho hệ hôlônôm 

          4

1

kk j

kj j j j

fd T TQ

dt

,                 (2.142) 

Trong đó j = 1, 2, …, N1 +N2 + N3 + N4 +5, λi  là các nhân tử Lagrange, Qj là lực suy 

rộng không có thế ứng với tọa độ suy rộng ηj.  

Tính các đạo hàm lần lượt cho từng tọa độ suy rộng rồi thay vào (2.142) với chú 

ý rằng ngoại lực hoạt động tác dụng vào hệ chỉ có mômen phát động τ tác dụng lên 

khâu dẫn và bỏ qua trọng lượng các khâu, do đó lực suy rộng chỉ có duy nhất Q1 = τ  

ứng với tọa độ suy rộng φ1. 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ1: 

2 2

1

1 1

22 (1) (1) (1) (1)2

1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 2 1 21 11

(1) (1) (1) (1)1 1 1 2 1 1 2 1 2

1 1

sin cos2

cos sin

N N

O k k k kk k

N N

i i i ii i

lTI l l l H p l H p

l C q l C q

2 2

1 1

2(1) (1) (1) (1)2

1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 21 11

(1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 2

1 1

cos sin2

sin cos

N N

k k k kk k

N N

i i i ii i

lTl H p l H p

l C q l C q

 

46  

2

1

1 2 1

22 (1) (1)1 1 2

1 1 2 1 2 1 2 1 1 2 1 211

(1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 2 1 2 1 1 1 2 1 1 1 2

1 1 12

1 1 22 1 2

cos cos2

sin sin cos

s2

N

O k kk

N N N

i i k k i ii k i

l ld TI l l l H p

dt

l C q l H p l C q

l l

2 2

2 1

1

(1) (1) (1) (1)1 2 1 1 1 2 1 2 1 1 2 1 2

1 1

(1) (1) (1) (1)1 1 2 1 2 1 2 1 1 1 2 1 2

1 1

(1) (1)1 1 2 1 2 1 2 1 1 2

1

in cos cos

sin sin

cos

N N

k k k kk k

N N

k k i ik iN

i ii

l H p l H p

l H p l C q

l C q l

1

(1) (1)1 2

1

sinN

i ii

C q

1

0

;  31 2 4

1 2 3 4 1 1 1 1 2 1

1 1 1 1

sin cosff f f

l l

 ; 

1Q  

Thay các đạo hàm trên vào phương trình (2.142), rút gọn ta được phương trình: 

cos cos

sin sin cos

sin cos

2

1

1 2 1

2 N2 (1) (1)1 1 2

O 1 1 2 1 2 1 2 1 1 2 1 2 k kk=1

N N N(1) (1) (1) (1) (1) (1)

1 1 2 1 2 i i 1 1 1 2 k k 1 1 1 2 i ii=1 k=1 i=1

221 1 22 1 2 1 1 2 1

μ l lI + μ l l φ + φ φ φ +μ l φ φ φ H p

2

+μ l φ φ φ C q μ l φ φ H p + μ l φ φ C q

μ l l+ φ φ φ +2μ l φ φ

2

1 1

sin

sin cos sin cos

2 2

1 1

N N(1) (1) 2 (1) (1)

2 k k 1 1 2 1 2 k kk=1 k=1

N N(1) (1) 2 (1) (1)

1 1 2 1 2 i i 1 1 2 1 2 i i 1 1 1 2i=1 i=1

φ H p +μ l φ φ φ H p

+2μ l φ φ φ C q μ l φ φ φ C q =l φ λ l φ λ +τ

                                   (2.143) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ2, ta có: 

2 2

1 1

2(1) (1) (1) (1)2

1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 21 12

(1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 2

1 1

cos sin2

sin cos

N N

k k k kk k

N N

i i i ii i

lTl H p l H p

l C q l C q

 

2 1

1 1 1 1 2

2(1) (1) (1) (1)1 1 2

1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 21 12

3(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1 2

2 1 2 1 11 1 1 1 1

cos cos sin2

3

N N

k k i ik i

N N N N N

ij i j i i ik k ii j i i k

l ld Tl H p l C q

dt

lm q q D q n p q

1 1 2 2 2

2 2 2

1)

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 2 1 2

1 1 1 1 1

2(1) (1) (1) (1) (1) 1 1 2

1 2 1 1 2 1 2 1 1 1 1 21 1 1

2 2

2 sin cos2

N N N N N

ij i j k k kl k li j k k l

N N N

k k kl k lk k l

m q q F p b p p

l lF p b p p l

2

2 1

1 1 2 1 2

(1) (1)

1

(1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 2 1 2

1 1

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 1 1

1 1 1 1 1

sin cos

sin

N

k kk

N N

k k i ik i

N N N N N

i i ik i k ik i k iki i k i k

H p

l H p l C q

l C q n q p n q p n

1 2

(1) (1) (1)

1 1

N N

k ii k

p q

 

 

47  

1 1 2 2 2

2 1

3 2(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 2 1 1 2

2 1 2 1 2 1 1 21 1 1 1 12

(1) (1) (1) (1) (11 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1

1 1

2 cos3 2

cos sin

N N N N N

ij i j k k kl k li j k k l

N N

k k i i ikk i

l l lTm q q F p b p p

l H p l C q n

1 2

1 1 2

) (1) (1)

1 1

(1) (1) (1) (1) (1)1 1

1 1 1

N N

i ki k

N N N

i i ik k ii i k

q p

D q n p q

2

0

;  31 2 4

1 2 3 4 2 1 2 1 2 1 2 2

2 2 2 2

sin cosB B

ff f fl u l u

 

Từ (2.136) và (2.139) ta có: 

   2

(1)1 1 2

1

2 1( , ) sin

2

N

B kk

ku u l t p

                  (2.144) 

20Q  

Thay các đạo hàm vào (2.142), rút gọn ta được phương trình: 

2 1

1 1 2 2 2

2(1) (1) (1) (1)1 1 2

1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 21 1

3(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 2

2 1 2 1 2 11 1 1 1 1

cos cos sin2

23

N N

k k i ik i

N N N N N

ij i j k k kl k l ii j k k l

l ll H p l C q

lm q q F p b p p D

1

1 2 1 2 1 1

2 2 2

(1)

1

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 2

1 1 1 1 1 1

2(1) (1) (1) (1) (1) 21 1 2

1 2 1 1 2 1 11 1 1

2

2 sin2

N

ii

N N N N N N

ik k i ik i k ij i ji k i k i j

N N N

k k kl k lk k l

q

n p q n q p m q q

l lF p b p p l

2

1

2 (1) (1)1 1 2

1

2 (1) (1)1 1 1 1 2 2 1 2 1 2 1 2 2

1

sin

cos sin cos

N

k kk

N

i i B Bi

H p

l C q l u l u

     

                                    (2.145) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng *3 : 

với chú ý  *3 3 , suy ra  * *

3 3 3 3, , thay vì viết cho φ3 ta viết cho  *3 : 

4 4

3 3

2* * * (2) (2) * * * (2) (2)4

2 3 3 3 4 2 3 3 4 3 4*1 13

* * * (2) (2) * * * (2) (2)2 3 3 3 4 2 3 3 4 3 4

1 1

cos sin2

sin cos

N N

k k k kk k

N N

i i i ii i

ll H p l H p

l C q l C q

 

4 4

2

3 3

2* *2 * * * (2) (2) * * (2) (2)43 2 3 4 3 2 3 3 4 2 3 4 3 4*

1 13

* * (2) (2) * * (2) (2)2 3 3 4 2 3 4 3 4

1 1

sin cos2

cos sin

N N

O k k k kk k

N N

i i i ii i

lTI l l l H p l H p

l C q l C q

 

48  

4 4

2

4 4

*2 * * * * (2) (2) * * (2) (2)2 3 4 3 2 3 3 4 3 4 2 3 3 4*

1 13

2 2* * (2) (2) * * * (2) (2)4 4

2 3 4 3 4 2 3 4 3 4 3 41 1

cos sin

cos sin2 2

N N

O k k k kk k

N N

k k k kk k

d TI l l l H p l H p

dt

l ll H p l H p

3 34

3 3

* * (2) (2) * * (2) (2) * * * (2) (2)2 3 4 3 4 2 3 3 4 2 3 3 4 3 4

1 1 1

* * (2) (2) * * * (2) (2) *2 3 4 3 4 2 3 4 3 4 3 4 2 3 4

1 1

cos cos sin

sin cos

N NN

k k i i i ik i i

N N

i i i ii i

l H p l C q l C q

l C q l C q l

3

* (2) (2)3 4

1

sinN

i ii

C q

*3

0

;  *

3

0Q

 

* * * * * *1 2 3 41 2 3 4 3 1 3 3 2 3 3 3 3 3 4 3* * * *

3 3 3 3

sin cos sin cosf f f f

l l l l

 

Thay vào (2.142) ta được phương trình thứ 3: 

34

2

34 4

2*2 * * * (2) (2) * * (2) (2)4

2 3 4 3 2 3 4 3 4 2 3 4 3 41 1

* * (2) (2) * * (2) (2) * * (2) (2)2 3 3 4 2 3 3 4 2 3 4 3 4

1 1 1

cos sin2

sin cos 2 cos

NN

O k k i ik i

NN N

k k i i k kk i k

lI l l l H p l C q

l H p l C q l H p

34

3

2* 2 * (2) (2) * * (2) (2)4

2 3 4 3 4 2 3 4 3 41 1

* 2 * (2) (2) * * * * * *2 3 4 3 4 3 1 3 3 2 3 3 3 3 3 4 3

1

sin 2 sin2

cos sin cos sin cos

NN

k k i ik i

N

i ii

ll H p l C q

l C q l l l l

                                    (2.146) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng 4 : 

3 3 4 4 4

34

3(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)4

2 4 2 41 1 1 1 14

2* * * (2) (2) * * * (2) (2)4

2 3 3 3 4 2 3 3 3 41 1

(2) (2)2

23

cos sin2

N N N N N

ij i j k k kl k li j k k l

NN

k k i ik i

ik i

lTm q q F p b p p

ll H p l C q

n q p

3 3 34 4

(2) (2) (2) (2) (2) (2)2

1 1 1 1 1

N N NN N

k i i ik k ii k i i k

D q n p q

 

3 3 3 3 4 4 4

4 4

3(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)4

2 4 2 4 2 41 1 1 1 1 1 14

(2) (2) (2) (2) (2)2 4

1 1

2 23

2

N N N N N N N

ij i j ij i j k k kl k li j i j k k l

N N

k k kl k lk k l

ld Tm q q m q q F p b p p

dt

F p b p p

4 4

4 4

2* * * (2) (2)4

2 3 3 3 41 1

2* * * * (2) (2) * * * (2) (2)4

2 3 3 3 4 3 4 2 3 3 3 41 1

* * * (2) (2) * * *2 3 3 3 4 2 3 3 3 4 3

cos2

sin cos2

sin cos

N N

k kk

N N

k k k kk k

i i

ll H p

ll H p l H p

l C q l

3 3 3

3 3 3 34 4 4

* (2) (2) * * * (2) (2)4 2 3 3 3 4

1 1 1

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (22 2 2 2

1 1 1 1 1 1 1

sinN N N

i i i ii i i

N N N NN N N

ik i k ik i k i i ik k i ik ki k i k i i k

C q l C q

n q p n q p D q n p q n p

3 4

) (2)

1 1

N N

ii k

q

 

49  

4 4

3 3

2* * * (2) (2) * * * (2) (2)4

2 3 3 3 4 2 3 3 4 3 41 14

* * * (2) (2) * * * (2) (2)2 3 3 3 4 2 3 3 4 3 4

1 1

cos sin2

sin cos

N N

k k k kk k

N N

i i i ii i

lTl H p l H p

l C q l C q

 

4

0

;  31 2 4

1 2 3 4 4 2 3 4 4 2 4 4

4 4 4 4

sin cosD D

ff f fl u l u

 

trong đó: 4

(2)2 2 4

1

2 1( , ) sin

2

N

D kk

ku u l t p

            (2.147) 

40Q  

Thay các đạo hàm vào phương trình (2.142), rút gọn ta được phương trình: 

3 3 34

4 4 4

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2

1 1 1 1

3(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)4

2 21 1 1

cos sin

23

N N NN

k k i i ij i jk i i j

N N N

k k kl k l ik ik k l

ll H p l C q m q q

lF p b p p n q

3 3 34 4

3 3 4 4 4

(2) (2) (2) (2) (2) (2)2

1 1 1 1 1

2(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) * *2 4

2 4 2 4 2 3 31 1 1 1 1

2 2 sin2

N N NN N

k i i ik k ii k i i k

N N N N N

ij i j k k kl k li j k k l

p D q n p q

lm q q F p b p p l

4

3

(2) (2)

1

* *2 (2) (2)2 3 3 4 2 3 4 4 2 4 4

1

cos sin cos

N

k kk

N

i i D Di

H p

l C q l u l u

                            (2.148) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ5: 

3 5

5

O

TI

 => 

3 5

5

O

d TI

dt

5

0T

5

0

 

31 2 41 2 3 4 1 5 5 2 5 5

5 5 5 5

sin cosff f f

l l

5Q 0  

Thay vào (2.142), ta được phương trình thứ 5: 

3 5 5 5 1 5 5 2sin cos 0OI l l                    (2.149) 

*) Phương trình viết cho các tọa độ suy rộng  (1)iq  (i = 1, 2, ... N1): 

1 2

(1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 1 2 1 2(1)

1 1

cosN N

ij j i i ik kj ki

Tm q l C D n p

q

 

1

2 2

(1) (1) (1) (1)1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1 2(1)

1

(1) (1) (1) (1) (1)1 2 1 2

1 1

cos sinN

ij j i iji

N N

i ik k ik kk k

d Tm q l C l C

dt q

D n p n p

 

1 2

2 (1) (1) (1) (1) (1)1 2 1 1 1 2 1 2 1 2(1)

1 1

sinN N

ij j i ik kj ki

Tm q l C n p

q

 

50  

(1) (1)1 1(1)

1

N

ij jji

E I k qq

;  31 2 4

1 2 3 4(1) (1) (1) (1)0

i i i i

ff f f

q q q q

;  (1) 0

iqQ  

Thay vào phương trình (2.142), rút gọn ta được phương trình: 

2 1

1 2

(1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 2 1

1 1

2 (1) (1) 2 (1) (1) (1) (1) (1)1 2 1 1 1 1 2 1 2 1 1

1 1 1

cos

sin 2 0

N N

i i ik k ij jk j

N N N

ij j i ik k ij jj k j

l C D n p m q

m q l C n p E I k q

   (2.150) 

*) Phương trình viết cho các tọa độ suy rộng  (1)kp  (i = 1, 2, ... N2): 

2 2

(1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 1 2 1 2(1)

1 1

sinN N

kl l k ik il kk

Tb p l H n q

p

 

2

2 2

(1) (1) (1) (1)1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1 2(1)

1

(1) (1) (1) (1)1 2 1 2

1 1

sin cosN

kl l k klk

N N

ik i ik ik k

d Tb p l H l H

dt p

n q n q

2 1

(1) (1) (1) 2 (1) (1) (1)1 2 1 1 1 2 1 2 1 2(1)

1 1

cosN N

k kl l k ik il ik

TF b p l H n q

p

 

2(1) (1)

1 1(1)1

N

kl llk

E A g pp

 

31 2 4 1 11 2 3 4 1 2 2 2(1) (1) (1) (1) (1) (1)

1 2 2 2 1 2 2 2

cos sin

2 1 2 1sin cos sin sin cos sin

2 2

B B

k k k k k k

k

ff f f u u

p p p p p p

k k

 

trong đó:    1 2 1, 1, 2,...2 1

sin1 2 , 1, 2,...2

k

khi k j jk

khi k j j

 

(1) 0kP

Q  

Thay vào phương trình (2.142), rút gọn ta được phương trình: 

2 2

2 2 2

(1) (1) (1) (1) (1) 2 (1)1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 2

1 1

(1) (1) (1) (1) (1) 2 (1) (1)1 2 1 2 1 1 1 2 2 2

1 1 1

sin cos

2 cos sin 0

N N

k ik i kl l kk l

N N N

ik i k kl l kl l kk l l

l H n q b p l H

n q F b p E A g p

                            (2.151) 

*) Phương trình viết cho các tọa độ suy rộng  (2)iq  (i = 1, 2, ... N3): 

3 4

(2) (2) * * * (2) (2) (2) (2)2 2 3 3 3 4 2 4(2)

1 1

cosN N

ij j i i ik kj ki

Tm q l C D n p

q

 

51  

3

4 4

(2) (2) * * * (2) * * * * (1)2 2 3 3 3 4 2 3 3 3 4 3 4(2)

1

(2) (2) (2) (2) (2)2 4 2 4

1 1

cos sinN

ij j i iji

N N

i ik k ik kk k

d Tm q l C l C

dt q

D n p n p

 

3 4

2 (2) (2) * * * (2) (2) (2)2 4 2 3 3 4 3 4 2 4(1)

1 1

sinN N

ij j i ik kj ki

Tm q l C n p

q

 

3(2) (2)

2 2(2)1

N

ij jji

E I k qq

;  31 2 4

1 2 3 4(2) (2) (2) (2)0

i i i i

ff f f

q q q q

 

( 2) 0iq

Q  

Thay vào phương trình (2.142), rút gọn ta được phương trình: 

34

3 34

* * * (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 4 2 4 2

1 1

* *2 * (2) (2) (2) 2 (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 4 2 4 2 4 2 2

1 1 1

cos

sin 2 0

NN

i i ik k ij jk j

N NN

i ik k ij j ij jk j j

l C D n p m q

l C n p m q E I k q

 (2.152) 

*) Phương trình viết cho các tọa độ suy rộng  (2)kp  (i = 1,2,...N4): 

4 4

(2) (2) * * * (2) (2) (2)2 2 3 3 3 4 2 4(2)

1 1

sinN N

kl l k ik il kk

Tb p l H n q

p

 

4

4 4

(2) (2) * * * (2) * * * * (2)2 2 3 3 3 4 2 3 3 3 4 3 4(2)

1

(2) (2) (2) (2)2 4 2 4

1 1

sin cosN

kl l k klk

N N

ik i ik ik k

d Tb p l H l H

dt p

n q n q

4 1

(2) (2) (2) 2 * * * (2) (2) (2)2 4 2 3 3 4 3 4 2 4(2)

1 1

cosN N

k kl l k ik il ik

TF b p l H n q

p

 

4(2) (2)

1 1(2)1

N

kl llk

E A g pp

 

31 2 4 2 21 2 3 4 1 4 2 4(2) (2) (2) (2) (2) (2)

1 4 2 4 1 4 2 4

cos sin

2 1 2 1sin cos sin sin cos sin

2 2

D D

k k k k k k

k

ff f f u u

p p p p p p

k k

 

trong đó   1 2 1, 1, 2,...2 1

sin1 2 , 1, 2,...2

k

khi k j jk

khi k j j

 

( 2) 0kP

Q  

Thay vào phương trình (2.142), rút gọn ta được phương trình: 

52  

4 4

4 4 4

* * * (2) (2) (2) (2) (2) * *2 * (2)2 3 3 3 4 2 4 2 2 3 3 3 4

1 1

(2) (2) 2 (2) (2) (2) (2) (2)2 4 2 4 1 1 1 4 2 4

1 1 1

sin cos

2 cos sin

N N

k ik i kl l kk l

N N N

ik i k kl l kl l kk l l

l H n q b p l H

n q F b p E A g p

 

                          (2.153)     

Tính các tích phân ta được:

+) 2 2

(1) (1)1 1

20 0

= sinl l

i i

i xC X dx dx

l

4 4

(2) (2) 22 2

40 0

= sinl l

i i

i xC X dx dx

l

(1) 21

2lC

;  (1)

2 0C ; (1) 23

2

3

lC

;  (2) 4

1

2lC

;  (2)

2 0C ; (2) 43

2

3

lC

 

+) 2 2

(1) (1) 11 1 1 1

20

l l

i i

0

iπxD x X dx x sin dx

l

,

4 4

(2) (2) 22 1 2 2

40

l l

i i

0

iπxD x X dx x sin dx

l

2 2 2 2 2 21 1 1 2 2 22 2 2 4 4 4

1 2 3 1 2 32 3 2 3

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )l l l l l lD ; D ; D ; D ; D ; D

 

+)2 2

(1) (1) (1) 1 11 1

2 20 0

sin sinl l

ij i j

i x j xm X X dx dx

l l

,

4 4

(2) (2) (2) 2 22 2

4 40 0

sin sinl l

ij i j

i x j xm X X dx dx

l l

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)211 22 33 12 21 23 32 13 31; 0

2

lm m m m m m m m m  

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)411 22 33 12 21 23 32 13 31; 0

2

lm m m m m m m m m  

+) 2 2

2 2

(1) 1 11 1

2 2 2 2

sin sinl l

ij i j

0 0

iπx jπxiπ jπk = X X dx = dx

l l l l

,  

4 4

2 2

(2) 2 22 2

4 4 4 4

sin sinl l

ij i j

0 0

iπx jπxiπ jπk = X X dx = dx

l l l l

4 4 4(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)

11 22 33 12 21 23 32 13 313 3 32 2 2

8 81; ; ; 0

2 2k k k k k k k k k

l l l

 

4 4 4(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)

11 22 33 12 21 23 32 13 313 3 34 4 4

8 81; ; ; 0

2 2k k k k k k k k k

l l l

 

+)2 2

(1) 1 11 1

2 20 0

2 1sin sin

2

l l

ik i k

i x xkn X Y dx dx

l l

,

4 4

(2) 2 21 2

4 40 0

2 1sin sin

2

l l

ik i k

i x xkn X Y dx dx

l l

:

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)2 2 2 2 2 2 211 12 13 21 22 23 31

(1) (1) (2) (2) (2) (2)2 2 4 4 4 432 33 11 12 13 21

4 4 4 8 8 8 12; ; ; ; ; ;

3 5 21 15 7 9 35

4 12 4 4 4 8; ; ; ; ;

9 11 3 5 21 15

l l l l l l ln n n n n n n

l l l l l ln n n n n n

 

(2) (2) (2) (2) (2)4 4 4 4 422 23 31 32 33

8 8 12 4 12; ; ; ;

7 9 35 9 11

l l l l ln n n n n

 

53  

+) 2 2 4 4

(1) (2)1 21 1 2 2

2 4

2 1 2 1sin , sin

2 2

l l l l

k k k k

0 0 0 0

πx πxk - k -H = Y dx = dx H = Y dx = dx

l l

(1) 21

2lH

; (1) 2

2

2

3

lH

; (1) 2

3

2

5

lH

;  (2) 4

1

2lH

; (2) 4

2

2

3

lH

; (2) 4

3

2

5

lH

 

+) 2 2 4 4

(1) (2)1 21 1 1 1 2 2 2 2

2 4

2 1 2 1sin , sin

2 2

l l l l

k k k k

0 0 0 0

πx πxk - k -F = x Y dx = x dx F = x Y dx = x dx

l l

  2

(1) 21 2

4lF

2(1) 2

2 2

4

9

lF

2(1) 2

3 2

4

25

lF

;

2(2) 4

1 2

4lF

2(2) 4

2 2

4

9

lF

2(2) 4

3 2

4

25

lF

+) 2 2

(1) (1) (1) 1 11 1

2 20 0

2 1 2 1sin sin ,

2 2

l l

kl k l

x xk lb Y Y dx dx

l l

         

4 4

(2) (2) (2) 2 21 2

4 40 0

2 1 2 1sin sin :

2 2

l l

kl k l

x xk lb Y Y dx dx

l l

          

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)211 22 33 12 21 23 32 13 31; 0

2

lb b b b b b b b b  

               (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)4

11 22 33 12 21 23 32 13 31; 02

lb b b b b b b b b  

+) 2 2

(1) 1 11 1

2 2 2 20 0

2 1 2 1 2 1 2 1cos cos

2 2 2 2

l l

kl k l

k l x xk lg Y Y dx dx

l l l l

    4 4

(2) 2 22 2

4 4 4 40 0

2 1 2 1 2 1 2 1cos cos

2 2 2 2

l l

kl k l

k l x xk lg Y Y dx dx

l l l l

:

2 2 2(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)11 22 33 12 21 23 32 13 31

2 2 2

9 25; ; ; 0

8 8 8g g g g g g g g g

l l l

2 2 2(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)11 22 33 12 21 23 32 13 31

4 4 4

9 25; ; ; 0

8 8 8g g g g g g g g g

l l l

Ta  có  hệ  N1 + N2 +N3 + N4 +5  phương  trình  chuyển  động  (2.143),  (2.145), 

(2.146), từ (2.148) đến (2.153) đây là các phương trình vi phân phi tuyến. Cùng với 

bốn phương trình liên kết từ (2.119) đến (2.122) ta có N1 + N2 +N3 + N4 + 9 phương 

trình với N1 + N2 +N3 + N4 + 9 ẩn số là  

1 3 2 4

* (1) (1) (1) (2) (2) (2) (1) (1) (1) (2) (2) (2)1 2 3 4 5 1 2 1 2 1 2 1 2... ... ... ...

T

N N N Nφ q q q q q q p p p p p p η   và 

λ1, λ2, λ3, λ4. Đây là hệ phương trình tổng quát, các trường hợp riêng của hệ phương 

trình vi phân chuyển động sẽ được suy ra từ hệ phương trình tổng quát như sau: 

2.4.3.1. Trường hợp các thanh truyền chỉ chịu uốn (bỏ qua biến dạng dọc thanh)

Trong trường hợp các thanh truyền chỉ chịu uốn, bỏ qua ảnh hưởng của kéo nén 

dọc trục, tức là các pi = 0,  0,ip   0,ip  thay vào các phương trình (2.143), (2.145), 

54  (2.146), từ (2.148) đến (2.150) và (2.152), bỏ đi các phương trình của chuyển vị dọc 

là (2.151) và (2.153) ta được hệ phương trình viết cho cơ cấu chỉ chịu uốn: 

1

1

1 1

1

22 (1) (1)1 1 2

1 1 2 1 1 11

2(1) (1) (1) (1)1 1 2

1 1 11 1

(1) (1)1 1 1 1

1

cos sin2

cos sin 2 sin2

cos sin

N

O i ii

N N

i i i ii i

N

i ii

l lI l l φ l C q

l ll C q l C q

l C q l l

1 2cos

        (2.154) 

1 1 1

1 1 1

2 3(1) (1) (1) (1) (1)1 1 2 1 2

1 1 2 1 1 1 1 2 2 1 21 1 1

2(1) (1) (1) (1) (1) 21 1 2

1 1 2 1 1 21 1 1

2 (1)1 1 1 1 2

cos sin2 3

2 sin2

cos

N N N

i i ij i ji i j

N N N

i i ij i ji i j

i

l l ll C q m q q

l lD q m q q

l C q

1

(1)2 2 1 2 2 2

1

sin cosN

ii

l l

  

 (2.155) 

3

2

3 3

* 2*2 * * * * (2) (2)2 3 4

2 3 4 3 4 3 4 2 3 4 3 41

* 2* * (2) (2) 2 * * * (2) (2)2 3 4

2 3 3 4 4 3 4 2 3 4 3 41 1

* 2 * (2) (2)2 3 4 3 4

1

cos sin2

cos sin 2 sin2

cos

N

O i ii

N N

i i i ii i

N

i ii

l lI l l l C q

l ll C q l C q

l C q

3

* * * * * *3 1 3 3 2 3 3 3 3 3 4 3sin cos sin cosl l l l

                            (2.156) 

3 3 3

3 3 3

(2) (2) (2) (2) (2)2

1 1 1

* 23(2) (2) (2) (2) (2) *22 3 42 4

2 2 4 31 1 1

* *22 3 3

cos sin

2 sin3 2

cos

N N N

i i ij i ji i j

N N N

i i ij i ji i j

l ll C q m q q

l llD q m q q

l

3

(2) (2)4 3 4 4 4 4

1

sin cosN

i ii

C q l l

      (2.157) 

3 5 5 5 1 5 5 2sin cos 0OI l l                (2.158)

1 1(1) (1) (1) (1) 2 (1) (1)

1 1 1 1 2 1 2 1 1 21 1

2 (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 1

1

cos

sin 0

N N

i i ij j ij jj j

N

i ij jj

l C D m q m q

l C E I k q

      (2.159) 

3

3 3

(2) (2) (2) (2) * *2 (2)2 2 4 2 2 3 3

1

2 (2) (2) (2) (2)2 4 2 2

1 1

cos sin

0

N

i i ij j ij

N N

ij j ij jj j

l C D m q l C

m q E I k q

      (2.160) 

 

55  Phương trình liên kết: 

f1 = l1cosφ1 + l2cosφ2 – l3cosφ3 – l0cosθ1 = 0                      (2.161) 

f2 = l1sinφ1 + l2sinφ2 – l3sinφ3 – l0sinθ1 = 0 (2.162)                 

f3 = *3l cos(φ3 – β) + l4cosφ4 – l5cosφ5 –

*0l cosθ2 = 0       (2.163) 

f4 = *3l sin(φ3 – β) + l4sinφ4 – l5sinφ5 – *

0l sinθ2 = 0                     (2.164)  

2.4.3.2. Trường hợp các thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc (bỏ qua biến dạng uốn)

Trong  trường  hợp  thanh  truyền  chị  chịu  kéo  nén  dọc,  bỏ  qua  ảnh  hưởng  của 

uốn,  tức  các  qi =  0,  0,iq   0iq ,  thay  vào  các  phương  trình  (2.143),  (2.145), 

(2.146), từ (2.148), (2.149), (2.151) và (2.153), bỏ đi các phương trình của chuyển vị 

uốn  là  (2.150)  và  (2.152)  ta  được  hệ  phương  trình  viết  cho  cơ  cấu  với  các  thanh 

truyền chỉ chịu biến dạng dọc trục: 

2

1

2 2

2

22 (1) (1)1 1 2

1 1 2 2 1 11

2(1) (1) (1) (1)1 1 2

1 1 1 11 1

(1) (1)1 1 1 1 1

1

cos cos2

sin sin 2 cos2

sin sin

N

O k kk

N N

k k k kk k

N

k kk

l lI l l l H p

l ll H p l H p

l H p l l

1 1 2cos

                                                                                                                          

             (2.165) 

2

2 2 2 2 2 2

2 3(1) (1)1 1 2 1 2

1 1 2 1 1 1 1 2 21

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 2 1 2

1 1 1 1 1 1

221 1 21

cos cos2 3

2 2

sin2

N

k kk

N N N N N N

k k kl k l k k kl k lk k l k k l

l l ll H p

F p b p p F p b p p

l l

2

2 (1) (1)1 2 1 1 1 1 2 2 1 2 1 2 1 2 2

1

sin sin cosN

k k B Bk

l H p l u l u

 

                            (2.166) 

  

4 4

2

4 4

2*2 * * * (2) (2) * * (2) (2)4

2 3 4 3 2 3 4 3 4 2 3 3 41 1

2* * (2) (2) * 2 * (2) (2)4

2 3 4 3 4 2 3 4 3 41 1

*3 1 3 3 2

cos sin2

2 cos sin2

sin cos

N N

O k k k kk k

N N

k k k kk k

lI l l l H p l H p

ll H p l H p

l l

* * * * *3 3 3 3 3 4 3sin cosl l

(2.167) 

4 4 4 4

4 4 4

3(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)4

21 1 1 1

2(2) (2) (2) (2) (2) * *2 (2)4

2 4 2 3 31 1 1

cos 23

2 sin2

N N N N

k k k k kl k lk k k l

N N N

k k kl k l kk k l

l ll H p F p b p p

lF p b p p l H

4(2)

1

4 2 3 4 4 2 4 4sin cos

N

kk

D D

p

l u l u

   (2.168) 

56  

3 5 5 5 1 5 5 2sin cos 0OI l l               (2.169) 

2

2 2

(1) (1) (1) 2 (1)1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 2

1

(1) (1) (1) 2 (1) (1)1 2 1 1 1 2 2 2

1 1

sin cos

cos sin 0

N

k kl l kl

N N

k kl l kl l kl l

l H b p l H

F b p E A g p

     (2.170) 

4

4 4

(2) (2) (2) * *2 (2)2 2 2 3 3

1

(2) (2) (2) 2 (2) (2)2 4 2 2 1 4 2 4

1 1

sin cos

cos sin 0

N

k kl l kl

N N

k kl l kl l kl l

l H b p l H

F b p E A g p

  (2.171) 

 Phương trình liên kết: 

f1 = l1cosφ1 + (l2 + u1B)cosφ2 – l3cosφ3 – l0cosθ1 = 0                (2.172) 

f2 = l1sinφ1 + (l2 + u1B)sinφ2 – l3sinφ3 – l0sinθ1 = 0  (2.173) 

f3 = *3l cos(φ3 – β) + (l4+u2D)cosφ4 – l5cosφ5 – *

0l cosθ2 = 0  (2.174) 

f4 = *3l sin(φ3 – β) + (l4+u2D)sinφ4 – l5sinφ5 – *

0l sinθ2 = 0     (2.175) 

2.4.4. Phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu khi hai thanh truyền đàn hồi

được rời rạc hóa bằng các phần tử hữu hạn

  Trong phần này, để thiết  lập phương trình vi phân chuyển động ta  rời rạc hóa 

thanh truyền đàn hồi AB và CD bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Tương tự như cơ 

cấu bốn khâu, ở đây mỗi thanh đàn hồi sử dụng một phần tử. Với điều kiện biên dầm 

2 đầu bản lề, ta có biểu thức xác định chuyển vị uốn và dọc trục tương tự như công 

thức (2.77) và (2.78) là: 

  + Chuyển vị uốn và chuyển vị dọc của thanh truyền AB trong hệ tọa độ tương 

đối gắn với thanh: (1) (1) (1) (1)

1 1 3 1 3 6 1 6( , ) ( ) ( ) ( ) ( )w x t X x q t X x q t       (2.176) 

(1) (1)1 1 4 1 4( , ) ( ) ( )u x t X x q t             (2.177) 

+ Chuyển vị uốn và chuyển vị dọc của thanh truyền CD trong hệ tọa độ tương 

đối gắn với thanh: (2) (2) (2) (2)

2 2 3 2 3 6 2 6( , ) ( ) ( ) ( ) ( )w x t X x q t X x q t       (2.178) 

(2) (2)2 2 4 2 4( , ) ( ) ( )u x t X x q t             (2.179) 

Trong  đó  X3, X4,  X6  xác định như  công  thức  (2.8)  và  (2.12),  chỉ  số  bên  trên  là  (1) 

tương ứng với khâu nối AB, là (2) tương ứng với khâu nối CD.  

Từ (2.177) và (2.179) ta có: (1) (1) (1)

1 1 2 4 2 4 4( , ) ( ) ( )Bu u l t X l q t q         (2.180) 

        (2) (2) (2)2 2 4 4 4 4 4( , ) ( ) ( )Du u l t X l q t q        (2.181) 

57  Thay vào các phương trình liên kết từ (2.119) đến (2.122) ta được: 

f1 = l1cosφ1 + (l2 +(1)4q )cosφ2 – l3cosφ3 – l0cosθ1 = 0  (2.182) 

f2 = l1sinφ1 + (l2 + (1)4q )sinφ2 – l3sinφ3 – l0sinθ1 = 0  (2.183) 

f3 = *3l cos(φ3 – β) + (l4+

(2)4q )cosφ4 – l5cosφ5 – *

0l cosθ2 = 0    (2.184) 

f4 = *3l sin(φ3 – β) + (l4+

(2)4q )sinφ4 – l5sinφ5 – *

0l sinθ2 = 0    (2.185) 

Thay các biểu thức từ (2.176) đến (2.179) vào biểu thức động năng (2.132), rút gọn ta 

được: 

1 2 3

2 2 21 3 5

2 3 2 212 (1) 2 (1) (1)2 (1) (1) (1) (1) (1)2 (1) (1) (1) (1)21 1 2 1 1 2 2 1 2

1 44 4 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4

(1) (1)2 (1) (1) (1) (1) (1)2133 3 36 3 6 66 6

1 1 1

2 2 2

2 22 2 6 2

22

O O OT I I I

l l lm q m q m q q m q D q m q

m q m q q m q

2(1) (1) (1) (1)2

1 1 1 1 2 4 4 1 1 1 2 1 2 4 4

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 3 3 6 6 1 1 1 2 1 2 3 3 6 6

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1 2 43 3 4 46 6 4 1 2 3 3

sin cos2

cos sin

ll C q l C q

l C q C q l C q C q

m q q m q q D q

1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)6 6 43 3 4 46 6 4

*2 3 2 2* (2) (2)2 (2) (2)2 (2) (2) (2) (2) (2)2 (2) (2) (2) (2)22 3 4 2 2 4 4 2 43 44 4 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4

(2) (2)2 (2) (2)233 3 36 3

2 22 2 6 2

22

D q m q q m q q

l l lm q m q m q q m q D q m q

m q m q

2(2) (2) (2)2 * * (2) (2) * * (2) (2)26 66 6 2 3 3 4 4 2 3 3 4 4 4

* * (2) (2) (2) (2) * * (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 3 6 6 2 3 3 4 3 3 6 6

(2) (2) (2)2 4 43 3 4

sin cos2

cos sin

lq m q l C q l C q

l C q C q l C q C q

m q q

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)46 6 4 2 4 3 3 6 6 43 3 4 46 6 4m q q D q D q m q q m q q

                               (2.186) 

Trong đó:  

2

(1) (1)1

0

l

i iC X dx   2

(1) (1)1 1

0

l

i iD x X dx    2

(1) (1) (1)1

0

l

ij i jm X X dx  

4

(2) (2)2

0

l

i iC X dx    4

(2) (2)2 2

0

l

i iD x X dx    4

(2) (2) (2)2

0

l

ij i jm X X dx  

Thay các biểu thức từ (2.176) đến (2.179) vào biểu thức thế năng (2.135) ta được: 

(1) (1)2 (1) (1)2 (1) (1) (1) (1) (1)24 4 33 3 36 3 6 66 6

(2) (2)2 (2) (2)2 (2) (2) (2) (2) (2)24 4 33 3 36 3 6 66 6

1 1 1

2 2 21 1 1

2 2 2

H q k q k q q k q

H q k q k q q k q

    (2.187) 

Trong đó 2

(1) (1)24 1 1 4 1

0

l

H E A X dx ; 2

(1) (1) (1)1 1 1

0

l

ij i jk E I X X dx  

                 4

(2) (2)24 2 2 4 2

0

l

H E A X dx ; 4

(2) (2) (2)2 2 2

0

l

ij i jk E I X X dx  

58  

Gọi ηj là các tọa độ suy rộng trong đó bao gồm tọa độ các khâu rắn φ1, φ2, φ3, 

φ4, φ5 và tọa độ dạng riêng của các khâu đàn hồi  (1) (2)i jq , q :  

(1) (1) (1) (2) (2) (2)1 2 3 4 5 3 4 6 3 4 6

Tq q q q q q η  

Tính các đạo hàm lần lượt cho từng tọa độ suy rộng rồi thay vào phương trình 

Lagrange dạng nhân tử (2.142) với chú ý rằng ngoại lực hoạt động tác dụng vào hệ 

chỉ có momen τ  tác dụng  lên khâu dẫn, do đó  lực suy rộng chỉ có duy nhất Q1 = τ  

ứng với tọa độ suy rộng φ1. Ta thu được: 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ1: 

1

22 (1) (1) (1) (1) (1) (1)2

1 1 2 1 1 1 2 1 2 4 4 1 2 3 3 6 6

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 2 3 3 6 6 1 1 1 2 4 4 1 1 2 1 2 4 4

22 2

1 1 2 1 2

cos sin2

cos sin 2 cos

sin

O

lI l l l C q C q C q

l C q C q l C q l C q

ll

(1) (1) (1) (1) (1) (1)4 4 1 1 1 1 2 3 3 6 6

2 (1) (1) (1) (1)1 1 2 1 2 3 3 6 6 1 1 1 1 2 1

2 sin2

cos sin cos

C q l C q C q

l C q C q l l

                            (2.188) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ2: 

2(1) (1) (1) (1) (1) (1)2

1 1 1 1 2 4 4 1 2 3 3 6 6

3(1) (1)2 (1) (1) (1) (1) (1)2 (1) (1) (1) (1)22

1 2 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4

(1) (1) (1) (1) (1) (11 3 43 4 3 1 6 46

cos sin2

2 23

ll C q C q C q

lm q m q q m q D q m q

D m q q D m

) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)4 6 1 43 3 46 6 4

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 2 33 3 3 36 3 6 36 3 6 66 6 6 4 4 44 4 4

22 (1) (1)2

1 1 1 1 2 4 4 1 1 1

2

sin2

q q m q m q q

m q q m q q m q q m q q D q m q q

ll C q l

2 (1) (1) (1) (1)1 2 3 3 6 6

(1) (1)2 4 2 1 2 4 2 2

cos

sin cos

C q C q

l q l q

(2.189) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  *3 : với chú ý  *

3 3 ,  * *3 3 3 3, , 

thay vì viết cho φ3 ta viết cho  *3 : 

2

2*2 * * * (2) (2) * (2) (2) (2) (2)4

2 3 4 3 2 3 4 3 4 4 4 3 4 3 3 6 6

* * (2) (2) (2) (2) * * (2) (2) * * (2) (2)2 3 3 4 3 3 6 6 2 3 3 4 4 4 2 3 4 3 4 4 4

*2 3 4

cos sin2

cos sin 2 cos

O

lI l l l C q C q C q

l C q C q l C q l C q

l

22 * (2) (2) * * (2) (2) (2) (2)4

3 4 4 4 2 3 4 3 4 3 3 6 6

* 2 * (2) (2) (2) (2) * * * * * *2 3 4 3 4 3 3 6 6 3 1 3 3 2 3 3 3 3 4 3

sin 2 sin2

cos sin cos sin cos

lC q l C q C q

l C q C q l l l l

 

                                      (2.190) 

59  

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  4 : 

2* * * (2) (2) (2) (2) * (2) (2)4

2 3 3 3 4 3 3 6 6 3 4 4 4

3(2) (2)2 (2) (2) (2) (2) (2)2 (2) (2) (2) (2)24

2 4 33 3 36 3 6 66 6 4 4 44 4

(2) (2) (2) (2) (2)2 3 3 43 4 2 4

sin cos2

2 23

ll C q C q C q

lm q m q q m q D q m q

q D m q q

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)43 3 46 6 2 6 6 46 4

(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 4 33 3 3 36 3 6 36 3 6 66 6 6 4 4 44 4 4

2* *2 * (2) (2)4

2 3 3 3 4 4 4

2

sin2

m q m q q D m q

m q q m q q m q q m q q D q m q q

ll C q

* *2 * (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 4 3 3 6 6

(2) (2)4 4 3 4 4 4 4 4

cos

sin cos

l C q C q

l q l q

   

                            (2.191) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng φ5: 

3 5 5 5 3 5 5 4sin cos 0OI l l             (2.192) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  (1)3q : 

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 3 1 2 3 43 4 1 33 3 1 36 6

2 (1) (1) (1) 2 (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 3 1 43 2 4 1 2 33 3 36 6 33 3 36 6

cos

sin 2 0

l C D m q m q m q

l C m q m q m q k q k q

 (2.193) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  (1)4q   

1(1) (1) (1) (1) (1) (1) 2 (1)1 1 1 1 2 4 1 2 43 3 46 6 1 44 4 1 1 1 1 2 4

(1) (1) (1) (1) 2 (1) (1) (1) (1) (1)1 2 43 3 46 6 1 2 4 44 4 4 4 1 2 2 2

sin cos

2 cos sin

l C m q m q m q l C

m q m q D m q H q

                            (2.194) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  (1)6q : 

(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 6 1 36 3 66 6 1 2 6 46 4

2 (1) 2 (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 6 1 2 36 3 66 6 1 46 2 4 36 3 66 6

cos

sin 2 0

l C m q m q D m q

l C m q m q m q k q k q

                            (2.195) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  (2)3q : 

* * * (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 4 3 2 4 3 43 4 2 33 3 2 36 6

* *2 * (2) (2) (2) 2 (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 4 3 2 43 4 4 2 4 33 3 36 6 33 3 36 6

cos

sin 2 0

l C D m q m q m q

l C m q m q m q k q k q

 

        (2.196) 

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  (2)4q : 

* * * (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) * *2 * (2)2 3 3 3 4 4 2 4 43 3 46 6 2 44 4 2 3 3 3 4 4

(2) (2) (2) (2) 2 (2) (2) (2) (2) (2)2 4 43 3 46 6 2 4 4 44 4 4 4 3 4 4 4

sin cos

2 cos sin

l C m q m q m q l C

m q m q D m q H q

                            (2.197) 

60  

*) Phương trình viết cho tọa độ suy rộng  (2)6q : 

* * * (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 4 6 2 4 6 46 4 2 36 3 66 6

* *2 * (2) (2) (2) 2 (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)2 3 3 3 4 6 2 46 4 2 4 36 3 66 6 36 3 66 6

cos

sin 2 0

l C D m q m q m q

l C m q m q m q k q k q

                            (2.198)  Ta có hệ 11 phương trình chuyển động (2.188) đến (2.198), đây là các phương 

trình vi phân phi tuyến. Cùng với bốn phương trình liên kết (2.182) đến (2.185) ta có 

15 phương trình với 15 ẩn số. 

Tính các hệ số. Với các hàm dạng và đạo hàm của nó: 2 3 2 3

3 62 2( ) - 2 ; ( ) -

x x x xX x x X x

l l l l ;    1 41 ;

x xX X

l l

4

1X

l ; 3 2

4 6( )

xX x

l l ; 6 2

2 6( )

xX x

l l

Thay vào các tích phân: 

+ 2

(1) (1)

0

l

i iC X dx :12

22)1(

3

lC ;  (1) 2

42

lC ;

2(1) 26

12

lC ;  

2(2) 43

12

lC ;  (2) 4

42

lC ;

2(2) 46

12

lC  

+ 2

0

l

i iD xX dx :3

(1) 23

30

lD ;

2(1) 24

3

lD ;

3(1) 26

20

lD ;

3(2) 43

30

lD ;

2(2) 44

3

lD ;

3(2) 46

20

lD  

+ 2

0

l

ij i jm X X dx . Tính các tích phân ta có: 

 3

(1) 233

105

lm  ;  (1) 2

443

lm  ; 

3(1) 266

105

lm  ; 

2(1) 243

30

lm   ;  

2(1) 246

20

lm  ;  

3(1) 236

140

lm  

3(2) 433

105

lm  ;  (2) 4

443

lm  ; 

3(2) 466

105

lm  ; 

2(2) 443

30

lm   ;  

2(2) 446

20

lm  ;  

3(2) 436

140

lm  

+ 2

0

l

ij i jk EI X X dx . Tính các tích phân ta có:  

(1) 1 133

2

4E Ik

l ; (1) 1 1

36

2

2E Ik

l ; (1) 1 1

66

2

4E Ik

l ; (2) 2 2

33

4

4E Ik

l ;  (2) 2 2

36

4

2E Ik

l ;  (2) 2 2

66

4

4E Ik

l  

+ 2

(1) 2 1 14 1 1 4

20

lE A

H E A X dxl

; 4

(2) 2 2 24 2 2 4

40

lE A

H E A X dxl

Thay  các  hệ  số  vào  các  phương  trình  từ  (2.188)  đến  (2.198)  ta  sẽ  được  các  

phương trình tường minh. 

61  

Kết luận chương 2

  Trong chương 2, luận án đã thiết lập các phương trình chuyển động của một số 

cơ cấu phẳng có khâu đàn hồi, các kết quả chính của chương này là: 

1) Thiết lập dạng tường minh phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu bốn 

khâu có khâu nối đàn hồi và của cơ cấu sáu khâu có hai khâu nối đàn hồi. Các khâu 

đàn hồi xem là các thanh đồng chất, thiết diện không đổi, chịu uốn và kéo nén. Quy 

trình thành lập phương trình chuyển động có thể thực hiện bằng phần mềm MAPLE.  

2) Việc rời rạc hóa khâu đàn hồi để xác định vị trí của nó được thực hiện bằng 

phương pháp Ritz – Galerkin và phương pháp phần tử hữu hạn. Trong phương pháp 

phần tử hữu hạn, đối với thanh đàn hồi đồng chất,  thiết diện không đổi có  thể xem 

mỗi thanh là 1 phần tử, đối với thanh thiết thay đổi hoặc không đồng chất phải xem 

mỗi thanh gồm nhiều phần tử. Đối với thanh đồng chất, thiết diện không đổi có thể sử 

dụng 3 dạng riêng đầu khi áp dụng phương pháp Ritz – Galerkin. 

3) Phương pháp thiết lập phương trình chuyển động trình bày trong chương này 

có thể dùng để thiết  lập phương trình chuyển động cho các cơ cấu có khâu đàn hồi 

khác như cơ cấu máy bào, cơ cấu 8 khâu, v.v…1 

         

  62 

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC HỌC THUẬN CƠ CẤU PHẲNG CÓ

KHÂU ĐÀN HỒI

  Trong Chương 2, ta đã thiết lập được hệ phương trình vi phân – đại số xác định 

chuyển động của cơ cấu đàn hồi. Trong đó các tọa độ suy rộng gồm các tọa xác định 

chuyển động lớn của các khâu và các thành phần biến dạng của các khâu đàn hồi trong 

cơ cấu. Khi cho mômen dẫn động tác dụng vào các khâu dẫn, giải các phương trình vi 

phân chuyển động của cơ cấu đàn hồi sẽ xác định được chuyển động thực của nó bao 

gồm cả các biến dạng của các khâu đàn hồi. Bài  toán cho biết  lực dẫn động tìm các 

chuyển động của cơ cấu được gọi là bài toán động lực học thuận [5]. Vẫn với mômen 

dẫn  động  đó  tác  dụng  vào  khâu  dẫn  của  cơ  cấu  rắn,  giải  các  phương  trình  vi  phân 

chuyển động  của cơ cấu  rắn  ta xác định được chuyển động của cơ cấu khi xem các 

khâu là vật rắn. Trong luận án này ta gọi chuyển động này của cơ cấu là chuyển động 

cơ bản của nó. So sánh chuyển động thực của cơ cấu đàn hồi với chuyển động cơ bản 

của cơ cấu rắn ta đánh giá được ảnh hưởng của biến dạng đến chuyển động của cơ cấu.

    

3.1. Bài toán động lực học thuận của hệ nhiều vật đàn hồi có cấu trúc mạch vòng

a) Phương trình vi phân – đại số mô tả chuyển động hệ nhiều vật cấu trúc mạch vòng

  Xét hệ nhiều vật hôlônôm f bậc tự do có cấu trúc mạch vòng. Vị trí của hệ được 

xác định bởi n tọa độ suy rộng dư  

Tnsss ...21s .          (3.1) 

Trong các tọa độ suy rộng có r tọa độ suy rộng phụ thuộc  

        1 2 ...T

rz z zz            (3.2)  

và có f tọa độ suy rộng độc lập. 

           Đối với cơ cấu đàn hồi các tọa độ độc lập này gồm các tọa độ của các khâu dẫn 

động và các tọa độ đàn hồi 

a

e

qq

q

          (3.3) 

với  1 2 ...a a a

T

a nq q q q   là  các  tọa  độ  các  khâu  dẫn  động  (các  tọa  độ  khớp  chủ 

động),  1 2 ...e e e

T

e nq q q q   là các  tọa độ suy  rộng ứng với biến dạng đàn hồi. Như 

vậy đối với các cơ cấu có khâu đàn hồi, các tọa độ dư (3.1) có thể phân chia thành 3 

loại: 

a

e

qq

s qz

z

         (3.4) 

  63 

Như thế ta có hệ thức  ,a ef n n n f r .  

  Để đơn giản, ta xét hệ nhiều vật hôlônôm chịu liên kết giữ và dừng. Sử dụng 

phương trình Lagrange dạng nhân tử, các phương trình vi phân – đại số mô tả chuyển 

động của hệ có dạng [5]: 

                        λsΦτsgsssCssM )()()(),()( Tst       (3.5) 

                          0sf )(             (3.6) 

Trong đó  ( )M s là ma trận khối lượng suy rộng của hệ, ( )tτ là vectơ lực suy rộng ứng 

với  các  lực  hoạt  động không  thế,  λT

1 2 r= λ , λ ,..., λ   là  véctơ  các  nhân  tử  Lagrange, 

1 2 0T

rf , f ,..., f f  là các điều kiện ràng buộc, s

Φ  là ma trận Jacobi của f cỡ  r × n , 

( , )C s s là ma trận quán tính ly tâm và Coriolis,  ( )g s  là véc tơ lực suy rộng ứng với các 

lực hoạt động là lực thế. Thứ nguyên của các đại lượng này là: 

, ( ) , ( , ) , ( ) , ( ) , , ( ) ,n n n n n n n r T r n r

st s M s C s s g s τ f Φ s λ   

Khi đó véc tơ lực suy rộng ứng với các lực hoạt động không có thế có dạng:  

            

( )( )

( ) ( ) , ( )( )

( )

TTa

ae q

ez

tt

t t tt

t

ττ

τ τ ττ

τ

       (3.7) 

   1 2 1 2 1 2... , ... , ...a a a e e e z z z

T T T

a n e n z r τ τ τ    

Trong đó: 

                  aτ  là véc tơ các ngẫu lực (hoặc lực) dẫn động tại các khớp chủ động  

         zτ  là véc tơ các ngẫu lực (hoặc lực) tại các khớp bị động (khâu bị dẫn) 

         eτ  là véc tơ các ngoại lực tác dụng lên các tọa độ biến dạng đàn hồi. 

Khi ,e z τ 0 τ 0 . Ta có: 

     aτ

τ 0

0

,  aq

ττ

0

            (3.8) 

Để biến đổi các phương trình (3.5) và (3.6) một cách thuận tiện, ta đưa vào kí hiệu: 

               11 1( , , ) ( ) ( , , ) ( ), ( , , ) nxt t t tp s s τ C s s s g s p s s                              (3.9) 

Phương trình (3.5) bây giờ có dạng: 

                                   1= ( , , )Ts tM s s Φ s λ p s s                                              (3.10) 

Đạo hàm hai lần phương trình liên kết (3.6) ta thu được các phương trình 

                          ( ) ( )s

ff s s Φ s s 0

s     (3.11)   

                    0ssΦssΦsf )()()( ss           (3.12) 

  64 

Trong đó:  rxnsΦ  

     

1 1 1 1 1 11 1 1

1 2 1 21 2

1 2 1 2 1 2

... | ......

|

... ... | ...

f rn

s

r r r r r r r r r

n f r

f f f f f ff f f

q q q z z zs s s

f f f f f f f f f

s s s q q q z z z

Φ   (3.13) 

Từ (3.12) suy ra: 

                                 2( ) ( , )s ss s s p s s   (3.14) 

Các phương trình (3.10) và (3.14) có thể viết lại dưới dạng ma trận như sau: 

                                               1

2

Ts

s

=

psM ΦpλΦ 0

                                       (3.15) 

  Khi sử dụng các phương pháp số để giải hệ phương trình vi phân – đại số, sau 

mỗi  bước  tích  phân,  do  sai  số  tính  toán  mà  các  giá  trị  ,k ks s   không  còn  thỏa  mãn 

phương trình ràng buộc vị trí và vận tốc: 

( )i f s 0 ,  ( )i f s 0      (i = 1, 2,...)     (3.16) 

Theo phương pháp Baumgarte [5], thay vì giải phương trình  

               f 0   (3.17) 

ta sẽ tiến hành giải phương trình: 

                                    22 , 0, 0f f f 0                    (3.18)                          

Các số hạng  22 ,f f  đóng vai trò các số hạng điều khiển. Nhờ việc giải phương trình 

(3.18) thay cho giải phương trình (3.17) ta sẽ khử dần hoặc khử hoàn toàn được sai số 

tích lũy trong quá trình tích phân.  

Như vậy, hệ phương trình (3.15) có dạng: 

                1

2

Ts

s

=psM Φ

pλΦ 0

        (3.19) 

với   2 1

2 2( , ) ( ) 2 ( ) ( ), ( , ) rx

s s p s s Φ s s Φ s s f s p s s       (3.20) 

Khi ta chọn α, β là các hằng số dương thì từ hệ phương trình vi phân (3.20) suy ra:                          

            f → 0  khi t → ∞.  

Khi đó các điều kiện ràng buộc f = 0 sẽ được đảm bảo tốt hơn tại mỗi bước tính. Sự ổn 

định các nghiệm của hệ phương trình (3.20) tại mỗi bước tính được đảm bảo. Lúc đầu 

Baumgarte chọn α = 5 , β = 5 và thấy kết quả tính khá tốt. Theo kinh nghiệm thường 

chọn α, β từ 1 đến 20 hoặc  21= ,  =Δ Δt t

với Δt là bước tích phân. Phương pháp 

ổn định hóa Baumgarte nói chung đơn giản và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, tại các giá 

trị kì dị động học, phương pháp này mới không cho các kết quả mong muốn. 

  65 

b) Phương trình vi phân chuyển động trong tọa độ suy rộng có dư

  Để  khử các nhân  tử  Lagrange,  biến đổi  hệ  phương  trình  vi  phân đại  số  (3.5), 

(3.6) về hệ phương trình vi phân thường với số phương trình bằng số tọa độ suy rộng 

có dư của hệ ta nhắc lại nội dụng của định lý trực giao [5]. Theo định lý trực giao ta có 

hệ thức   

0RΦ s  hay  0ΦR Ts

T                                               (3.21) 

Trong đó  

           

1 1 1 1 1 1

1 2 1 2

1 2 1 2

... ...

( ) , ( )

... ...

f r

q z

r r r r r r

f r

f f f f f f

q q q z z z

f f f f f f

q q q z z z

Φ s Φ s           (3.22) 

             =>    , ,r f r rs q z q z

Φ Φ Φ Φ Φ     (3.23) 

                     

qz ΦΦ

EsR

1)(               (3.24) 

với E là ma trận đơn vị,  ,f f n f E R s .       

  Bây giờ ta trình bày việc biến đổi hệ phương trình vi phân đại số (3.5), (3.6) về 

hệ phương trình vi phân thường. Đạo hàm phương trình liên kết ta đã đưa hệ phương 

trình vi phân - đại số (3.5), (3.6) về hệ (3.19). Hệ phương trình này có thể viết lại dưới 

dạng như sau: 

                         1( ) ( ) ( , , )Ts tM s s Φ s λ p s s   (3.25) 

  ( ) ( , )s 2

Φ s s p s s   (3.26)  

          

Nhân bên trái hai vế phương trình (3.25) với ma trận RT và chú ý đến tính trực 

giao (3.21), hệ (3.25), (3.26) có dạng:  

                 ),,()( 1 tTT sspRssMR                (3.27) 

                                     2( ) ( , , )s tΦ s s p s s                   (3.28) 

  Hệ phương trình (3.27), (3.28) là hệ phương trình vi phân thường của các tọa độ 

suy rộng dư s. Như thế ta đã biến đổi hệ phương trình vi phân – đại số (3.5), (3.6) về 

hệ phương trình vi phân thường (3.27), (3.28). Các phương trình này tạo thành một hệ 

n phương trình vi phân thường. Chú ý rằng khi giải hệ phương trình này các điều kiện 

đầu của các tọa độ suy rộng phụ thuộc phải thỏa mãn các điều kiện liên kết. Việc tính 

toán nghiệm của hệ phương trình này được trình bày kỹ trong [5]. 

c) Phương trình vi phân chuyển động trong tọa độ độc lập

  Nhân hai vế phương trình (3.5) với ma trận  TR và chú ý đến tính chất (3.21) ta 

được:  

  66 

                       ( ) ( ), ( )T T ts sR M s s C s s s g s R τ

  (3.29) 

Từ phương trình liên kết (3.6) ta suy ra 

                         ( ) ( , ) , .q zf s f q z 0 Φ q Φ z 0   (3.30) 

Từ (3.30) khi ma trân  zΦ  không suy biến ta có 

                                       1

z qz Φ Φ q   (3.31) 

Mặt khác ta luôn có đồng nhất thức 

                                          fq E q               (3.32) 

với Ef là ma trận đơn vị,  f ff

E . 

Kết hợp (3.31), (3.32) ta có 

                               1( )

f

z q

Eqs q R s q

z Φ Φ

  (3.33) 

Đạo hàm biểu thức (3.33) theo thời gian t ta được 

                                    ( ) ( , )s R s q R s s q   (3.34) 

Thế (3.33) và (3.34) vào phương trình (3.29) ta có 

  ( ) ( , ) ( ) ( ), ( )T T ts s q s s q s q sR M s R R C s s R g s R τ

  (3.35) 

Do q là véc tơ tọa độ suy rộng đủ, sử dụng phương trình liên kết (3.6) ta có thể biểu 

diễn các tọa độ suy rộng phụ thuộc  z  theo q, nên ta có:  ( ), ( , )s s q s s q q . Từ (3.35) 

ta suy ra  

                  ( ) ( ) ( , ) ( )( ) ,T Tts s s q s s q s qR τ R M s R R C s s R g s      (3.36)

                    

Chú ý rằng  

  1

1( )

( )( ) ( ) ( ) ( )

( )

f q

q z q z

z q z

Tt

t t t tt

Es Φ Φ

Φ Φ

ττ R τ τ τ

τ

   (3.37) 

Khi  ( )z tτ 0 , từ (3.36) và (3.37) ta suy ra: 

  ( ) ( , ) ( )( ) ,qTt

s s q s s q s qτ R M s R R C s s R g s          (3.38) 

Trong đó  ( ), ( , )s s q s s q q . Nếu ta đưa vào các ký hiệu 

 

, , ,

T

T

T

s

s s s

s s

M q R M s R s

C q q R M R s s C s s R

g q R g

   (3.39)  

thì phương trình vi phân (3.38) có dạng 

                              ,q

q qM q C q q g q τ   (3.40)

 

Phương trình (3.40) là hệ phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu đàn hồi dạng 

  67 

tọa độ suy rộng độc lập.   

3.2. Bài toán động lực học thuận có điều khiển hệ nhiều vật đàn hồi có cấu trúc

mạch vòng

Phương trình chuyển động của cơ cấu phẳng có khâu đàn hồi khi sử dụng tọa 

độ đủ được xác định từ hệ phương trình vi phân (3.40). Từ (3.3), đưa thêm vào ký hiệu 

ta có: 

                  a

e

qq

q

, e

R

aR

n

qq

0

           (3.41) 

Trong đó  1 2 ...a a a

TR R R Ra nq q qq  là các tọa độ các khâu dẫn động (các tọa độ khớp chủ 

động) khi cơ cấu có các khâu đều là rắn, en

0 véc tơ không cỡ ne. Chuyển động của cơ 

cấu khi các khâu là vật rắn được gọi là chuyển động cơ bản (hay chuyển động mong 

muốn), còn chuyển động của cơ của với một số khâu đàn hồi gọi là chuyển động thực. 

Nếu ký hiệu độ chênh lệch giữa chuyển động thực và chuyển động cơ bản là q , ta có 

các hệ thức 

                              , ,R R Rq q q q q q q q q           (3.42) 

Để cho gọn sau đây ta ký hiệu 

               , , q x q x q x           (3.43) 

Tuyến  tính  hóa  phương  trình  (3.40)  quanh  chuyển động  cơ  bản bằng khai  triển 

Taylor và bỏ qua các số hạng phi tuyến ta được hệ phương trình vi phân tuyến tính sau [5] 

                                   * * * *t t t x x xM C K τ           (3.44) 

Theo  lý  thuyết phương  trình vi phân  sự ổn định của hệ phương  trình vi phân 

tuyến tính (3.44) được quyết định bởi sự ổn định của hệ phương trình vi phân tuyến 

tính thuần nhất tương ứng 

          * * *t t t x x xM C K 0           (3.45)  

Trong trường hợp dao động đàn hồi nhỏ, nếu ta thêm vào lực/ngẫu lực phụ dạng 

điều khiển PD thì phương trình (3.45) có dạng [58] 

                            * * *

0 0[ ] [ ]t t t x C x xM C K K 0       (3.46)

  

Trong đó ε là tham số bé hình thức. Phương trình vi phân (3.46) dễ dàng ổn định hơn 

phương trình vi phân (3.45) nếu các ma trận C0, K0 được chọn thích hợp.   

  Dựa vào phân  tích  trên và ý  tưởng của Karkoub và Yigit  [47] để điều khiển 

động  lực học  thuận cơ cấu có khâu đàn hồi  ta đưa  thêm vào các mômen điều khiển 

tăng cường đặt  ( ) ( )aC tτ  tại các khâu dẫn động. Khi đó có khả năng làm cho dao động 

đàn hồi của các khâu đàn hồi bé đi và ảnh hưởng của biến dạng đàn hồi được giảm 

thiểu. Mômen điều khiển tăng cường dạng PD được chọn có dạng: 

  68 

                         ( ) ( )aC P a D at τ K x K x (3.47)

Trong đó  ( ) ( )Ra a at t x q q  và  ( ) ( )R

a a at t x q q  là sai lệch về vị trí và sai lệch về vận 

tốc tọa độ các khâu dẫn động của cơ cấu có khâu đàn hồi so với cơ cấu rắn. 

Như vậy bài toán động lực học thuận và bài toán động lực học thuận có điều

khiển cơ cấu phẳng có khâu đàn hồi gồm các bước:

1) Bài toán động lực học thuận cơ cấu rắn: Cho biết mômen phát động  ( )Ra a tτ τ  tác 

dụng vào khâu dẫn, các khâu của cơ cấu được xem là khâu rắn. Từ phương trình động 

lực viết cho cơ cấu đàn hồi  trong hệ  tọa động suy rộng độc  lập  (3.40)  ta có phương 

trình động lực viết cơ cấu rắn ở dạng tọa độ độc lập như sau:   

         ,R R R R R R RR a a R a a a R a a q qM q C q q g q τ

    (3.48)

Giải bài toán động lực học thuận cơ cấu rắn này ta được  ( )Ra tq  (chuyển động của cơ 

cấu rắn). 

2) Bài toán động lực học thuận cơ cấu đàn hồi: Vẫn cho mômen phát động  ( )Ra a tτ τ  

tác dụng vào các khâu dẫn, cơ cấu có một số khâu đàn hồi, giải hệ phương  trình vi 

phân (3.40) ta được a

e

qq

q

 (chuyển động của cơ cấu đàn hồi và các biến dạng). Nói 

chung đối với cơ cấu đàn hồi thì  

        ( ),Ra a etq q q 0           (3.49) 

3) Bài toán động lực học thuận có điều khiển:  Cho  thêm  mômen  điều  khiển  tăng 

cường  ( ) ( )aC tτ  theo (3.47) tác dụng vào các khâu dẫn của cơ cấu có khâu đàn hồi. Khi 

đó nhờ mômen tăng cường mà có khả năng  làm cho dao động đàn hồi của các khâu 

đàn hồi bé đi và chuyển động thực của cơ cấu đàn hồi bám theo chuyển động cơ bản 

(mong muốn) của cơ cấu rắn. 

  Sơ đồ bài toán động lực học thuận có điều khiển cơ cấu phẳng có khâu đàn hồi: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3.1. Sơ đồ điều khiển tăng cường dạng PD  

 

Mô hình cơ cấu rắn  

PT (3.48)  Cơ cấu đàn hồi (hệ thực)  

PT (3.40) KD 

KP 

Raq  

Raq  

aq  

aq  

( )Ra tτ  

ax  

ax   ( )aCτ  + 

( )tτ   ( ), ( )t tq q  

Raq  

  69 

3.3. Động lực học thuận và khả năng điều khiển dao động cơ cấu bốn khâu có

khâu nối đàn hồi

  Trong phần này thực hiện các phân tích động lực học thuận và áp dụng luật điều 

khiển nói trên vào điều khiển dao động cơ cấu bốn khâu bản lề với thanh truyền đàn 

hồi  trong  hai  trường  hợp  là:  Trường  hợp  thứ nhất  là  cơ  cấu  có  các  phương  trình  vi 

phân chuyển động được thiết lập bằng cách sử dụng phương pháp Ritz – Galerkin để 

rời  rạc  thanh  truyền đàn hồi và  trường hợp  thứ hai  là cơ cấu có các phương trình vi 

phân chuyển động được thiết lập bằng cách sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để 

rời rạc thanh truyền đàn hồi. Mục đích là so sánh hai mô hình động lực học sử dụng 

hai phương pháp thiết lập phương trình vi phân chuyển động nói trên.  

  Các tính toán mô phỏng số được thực hiện với 3 bài toán như sau: 

Bài toán thứ nhất: Tính toán động lực học thuận cơ cấu rắn. Cho mômen  ( )t  tác dụng 

lên khâu dẫn OA của cơ cấu bốn khâu rắn, giải hệ phương trình chuyển động của cơ 

cấu rắn ta thu được chuyển động của cơ cấu rắn: 

                Ra

R R

qs

z, 

Ra

R R

qs

z

           (3.50) 

Với cơ cấu 4 khâu bản lề thì  1 2 3,TR R

a R R R q z  

Bài toán thứ hai: Tính toán động lực học thuận cơ cấu đàn hồi. Cũng cho mômen  ( )t  

này tác dụng lên khâu dẫn OA của cơ cấu bốn khâu đàn hồi, giải ra ta thu được chuyển 

động của cơ cấu đàn hồi và biến dạng của khâu đàn hồi: 

        ,a a

e e

q q

s q s q

z z

            (3.51) 

Với cơ cấu bốn khâu bản lề thì  1 2 3,T

a q z ,  eq  là các tọa độ của biến dạng 

đàn hồi.       

  So sánh chuyển động của cơ cấu đàn hồi (3.51) với chuyển động của cơ cấu rắn 

(3.50) ta sẽ đánh giá được ảnh hưởng của biến dạng gây ra sai lệch trong chuyển động 

của cơ cấu.  

Bài toán thứ ba: Tính toán động lực học thuận có điều khiển cơ cấu đàn hồi. Bổ sung 

thêm mômen điều khiển tăng cường  C  để điều khiển khâu dẫn của cơ cấu đàn hồi sao 

cho chuyển động  thực của nó bám theo chuyển động cơ bản của cơ cấu rắn và biến 

dạng được hạn chế. Theo (3.47) mômen điều khiển tăng cường dạng PD có dạng: 

1 1c P Dk x k x                 (3.52) 

Trong đó  1 1 1 1 1 1,R Rx x ; kP, kD là các hệ số khuếch đại của bộ điều khiển 

Khi đó tổng mômen tác dụng lên các khâu dẫn động sẽ là:  

  70 

          ( ) ( ) ( )q Ct t t            (3.53) 

  Sơ đồ điều khiển dao động của cơ cấu như Hình 3.1

3.3.1. Trường hợp phương trình vi phân chuyển động thiết lập bằng phương pháp

Ritz – Galerkin

Như ở Chương 2, đã có phương trình chuyển động của cơ cấu bốn khâu thiết lập 

bằng phương pháp Ritz – Galerkin. Trong phần này ta thực hiện tính toán số dựa trên 

các  phương  trình  đã  được  thiết  lập.  Việc  tính  toán  số  sẽ  được  tính  toán  trong  các 

trường hợp từ đơn giản đến phức tạp dần, gồm cơ cấu là rắn (để so sánh), cơ cấu có 

khâu nối được giả định là chỉ chịu biến dạng uốn (bỏ qua biến dạng dọc) và  trường 

hợp đầy đủ là cơ cấu có khâu nối chịu đồng thời cả biến dạng dọc và biến dạng uốn. 

3.3.1.1. Động lực học thuận cơ cấu rắn

Trong Chương 2 ta đã có các phương trình vi phân chuyển động cho cơ cấu rắn là 

từ phương trình (2.57) đến (2.59) và các phương trình liên kết (2.60), viết lại dưới dạng: 

           1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s          (3.54) 

          ( ) 0f s              (3.55) 

Trong đó  1 2 3

T s  là hệ tọa độ suy rộng dư,  1q  là các tọa độ suy rộng đủ, 

2 3

T z  là các tọa độ suy rộng phụ thuộc,  1 2

Tλ λλ  là các nhân tử Lagrange 

    1 1 2 2 3 3 0

1 1 2 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l l l l

l l l

f         (3.56) 

  1 1 2 2 3 3

1 1 2 2 3 3

sin    sin sin

cos cos coss

l l l

l l l

s                             (3.57) 

  1 1 1 2 2 2 3 3 3

1 1 1 2 2 2 3 3 3

cos cos cos

sin sin sins

l l l

l l l

Φ

                               (3.58) 

Ma trận M và p1 

2 21 2 1 2 1 2

2 31 2 1 2 2

1cos 0

21 1

cos 02 3

0 0

O

C

I μl l μl l φ φ

μl l φ φ μl

I

M ; 

2 21 2 2 1 2

2 21 1 2 1 1 2

1sin

21

sin2

0

l l

l l

p

 

2 2 21 1 1 2 2 2 3 3 3

2 2 21 1 1 2 2 2 3 3 3

cos cos cos

sin sin sins

l l l

l l l

2p - Φ s

 

22 2 2 s p p Φ s f   

*) Chọn điều kiện đầu cho cơ cấu: Theo tài liệu [5] thì các điều kiện đầu của tọa độ 

suy rộng độc lập phải được cho trước, còn các điều kiện đầu của tọa độ phụ thuộc phải 

  71 

xác định bằng phương trình liên kết. Để giải bài toán thuận thì ta phải xác định được 

điều  kiện  đầu  của  cơ  cấu.  Thông  số  ban  đầu  là  góc  khâu  dẫn  tại  thời  điểm  đầu 

1 0 10( )t  và vận tốc 

góc  khâu  dẫn  tại  thời 

điểm  đầu  1 0 10( )t . 

Từ  phương  trình  liên 

kết  (3.56)  ta  dùng 

phương  pháp  lặp 

Newton – Raphson để 

giải  ra  góc  của  các 

khâu tại thời điểm đầu 

20 ,  30 .  Chú  ý  rằng 

để  sử  dụng  được 

Newton  –  Raphson  ta 

phải  chọn  sơ  bộ  điều 

kiện đầu  20sb ,  30

sb  để khởi động vòng lặp, ở đây nghiệm sơ bộ được chọn bằng phép đo 

hình học của cơ cấu như Hình 3.2.  

Chọn góc ban đầu khâu dẫn φ10 = 90o,  điều kiện đầu  sơ bộ đo được ứng với 

kích thước các khâu như Bảng 3.1 là: 

           20 39sb o , 30 124sb o           (3.59) 

Từ đó ta giải ra ta được điều kiện đầu chính xác: 

  20 38,686 (0 6752 )o . rad , 30 123,553 (2.1564 )o rad     (3.60) 

Để giải được vận tốc đầu  20 30,  ta đạo hàm phương trình liên kết (3.56) theo t: 

1 1 1 2 2 2 3 3 3

1 1 1 2 2 2 3 3 3

sin sin sin 0

cos cos cos 0

l l l

l l l

 

=>  2 2 3 3 2 1 11

32 2 3 3 1 1

sin sin sin

cos cos cos

l l l

l l l

   

Đặt  2 2 3 3

2 2 3 3

sin sin

cos cos

l l

l l

A ;  1 1

1 1

sin

cos

l φ

l φb

 =>   121

3

φφ

φA b

   (3.61) 

Thay điều kiện đầu  10φ ,  10φ  và các điều kiện đầu vừa giải  20φ ,  30φ  vào (3.61) ta xác 

định được  20 30,φ φ . 

*) Tính toán mô phỏng số: Để mô phỏng, cho mômen τ(t)  tác dụng vào khâu dẫn có 

dạng:

           0 sin(2 / )( )

0m m

m

t T t Tt

t T

        (3.62) 

l1  l0 

l3 

l2 

90o 

39o 

124o 

Hình 3.2. Xác định điều kiện đầu sơ bộ  20sb ,  30

sb  bằng vẽ hình.

  72 

với τ0 là biên độ, Tm là chu kỳ của mômen phát động. 

  Tham số  của  cơ  cấu được  cho như Bảng 3.1. Kết quả mô phỏng  số được  thực 

hiện song song với trường hợp cơ cấu có khâu nối đàn hồi để so sánh như các hình vẽ 

bên dưới. 

Bảng 3.1. Thông số của cơ cấu bốn khâu

Tham số dùng trong mô phỏng  Kí hiệu  Giá trị (đv) 

Chiều dài của khâu nối đất   l0 0,4064 m 

Chiều dài của khâu đầu vào  l1 0,0635 m 

Chiều dài của thanh truyền đàn hồi  l2 0,3048 m 

Chiều dài của khâu đầu ra   l3 0,3048 m 

Mômen quán tính của khâu đầu vào  IO 7,46 x10-6 kgm2 

Mômen quán tính của khâu đầu ra  IC 2,002 x10-3 kgm2 

Phân bố khối lượng trên đơn vị dài   μ 0,2237 kg/m 

Mođun đàn hồi vật liệu làm thanh truyền  E 2,06 x1011 N/m2 

Mômen quán tính mặt cắt ngang của thanh truyền  I 5,34 x10-12 m

Diện tích mặt cắt ngang  A 8,19x 10-6 m2 

Khối lượng khâu đầu vào  m1 0,0142 kg 

Khối lượng thanh truyền  m2 0,0682 kg 

Khối lượng khâu đầu ra  m3 0,0682 kg 

3.3.1.2. Cơ cấu có thanh truyền chỉ chịu uốn

a) Bài toán động lực học thuận:

  Theo Chương 2,  ta có các phương  trình của cơ cấu khi  thanh  truyền chỉ  chịu 

uốn khi  sử dụng 3 dạng  riêng đầu q1, q2, q3  là  từ phương  trình  (2.61) đến  (2.66) và 

phương trình liên kết (2.67). Hệ phương trình đó viết lại dưới dạng: 

      1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s         (3.63) 

                     f(s) = 0            (3.64) 

Trong đó    1 2 3 1 2 3

Tφ φ φ q q qs  là hệ tọa độ suy rộng dư 

                   1 2

Tλ λλ là véc tơ nhân tử Lagrange,  1 1 2 3

Tφ q q qq là các tọa độ 

độc lập,  2 3

T z  là các tọa độ phụ thuộc. Các ma trận: 

  1 1 2 2 3 3 0

1 1 2 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l l l l

l l l

f         (3.65) 

  1 1 2 2 3 3

1 1 2 2 3 3

sin sin sin 0 0 0

cos cos cos 0 0 0s

l φ l φ l φ

l φ l φ l φ

s

    (3.66) 

  1 1 1 2 2 2 3 3 3

1 1 1 2 2 2 3 3 3

cos cos cos 0 0 0

sin sin sin 0 0 0s

l φ φ l φ φ l φ φ

l φ φ l φ φ l φ φΦ

 

  73 

2 2 23 31 2 1 21 2 2 1 2 2 1 2 1 2 1 2 1

2 2 2 31 21 2 1 1 2 2 2 1 1 2 2 3 3 1 1 2 1

21 211 1 2

4 21sin sin cos

2 3 3

21sin cos

2 30

2sin

q qμl l μl lτ μl l φ φ φ φ φ φ q φ φ φ q

π π

qμl lμl l φ φ φ μl φ q q q q q q φ φ φ q

π

μl l μφ φ φ

π

p

4222 1 13

24

222 2 23

24

2 21 2 21 1 2 2 3 33

2

2 2

8

2

2 81sin

3 2 2

l EIπφ q q

l

μl EIπφ q q

l

μl l μl EIπφ φ φ φ q q

π l

 

2 2 21 1 1 2 2 2 3 3 3

2 2 21 1 1 2 2 2 3 3 3

cos cos cos

sin sin sins

l φ φ l φ φ l φ φ

l φ φ l φ φ l φ φ2p - Φ s

 

22 2 2 sα βp p Φ s f  

*) Chọn điều kiện đầu cho cơ cấu:  Điều kiện đầu được chọn cũng tương tự như cơ 

cấu rắn là góc khâu dẫn φ10 = π/2, vận tốc góc khâu dẫn  10 0φ  (điều kiện đầu sơ bộ 

của  góc  các  khâu  còn  lại  20 39sb oφ ,  30 124sb oφ ),  biến  dạng  uốn  ban  đầu  được  chọn 

q1(0) = 0, q2(0) = 0, q3(0) = 0 và vận tốc của nó  1(0) 0,q 2 3(0) 0, (0) 0q q  

*) Tính toán mô phỏng số:

  Để  mô  phỏng  số,  chọn  mômen  phát  động  tác  dụng  lên  khâu  dẫn  giống  như 

trường hợp cơ cấu rắn như (3.62). Trường hợp thanh truyền chịu uốn tiến hành song 

song với trường hợp cơ cấu rắn. Thông số cơ cấu hoàn toàn tương tự như trường hợp 

cơ cấu rắn. Kết quả mô phỏng được thực hiện trong các trường hợp là: 

  1) Biên độ mômen phát động τ0 = 0.003 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

  2) Biên độ mômen phát động τ0 = 0.02 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

Kết quả trên các hình vẽ từ Hình 3.3 đến Hình 3.15  cho thấy: 

  + Khi biên độ mômen phát động  là nhỏ thì biến dạng uốn của  thanh truyền là 

không đáng kể, do đó ảnh hưởng của nó đến chuyển động của các khâu trong cơ cấu là 

bé (Hình 3.3 đến Hình 3.7) 

  + Khi tăng biên độ của mômen phát động thì biến dạng tăng là đáng kể, do đó 

các sai lệch về góc định vị, vận tốc góc các khâu tăng lên (Hình 3.8 đến Hình 3.12). 

Như vậy: Khi biến dạng đàn hồi là đáng kể  thì nó không chỉ ảnh hưởng đến chuyển 

động của khâu đàn hồi mà còn ảnh hưởng đến chuyển động của cả cơ cấu. Biến dạng 

này làm sai lệch chuyển động của các khâu trong cơ cấu.

  74 

Kết quả số phương pháp Ritz - Galerkin cho bài toán thanh đàn hồi chịu uốn:

1) Biên độ mômen khâu dẫn τ0 = 0.003 Nm, chu kỳ Tm = 1s

     

 

 

 

 

 

       

 

 

Hình 3.4. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.5. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.3. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.7. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.6. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  75 

2) Biên độ mômen khâu dẫn τ0 = 0.02, chu kỳ Tm = 1

Phi1

[ra

d]

    

 

 

    

 

 

Time[s]0 1 2 3 4 5

10-3

-2

-1

0

1

2

 

 

b) Bài toán động lực học thuận có điều khiển dao động:

  Bây giờ điều khiển dao động của cơ cấu bằng bộ điều khiển PD với mômen điều 

khiển  ( )C t  đặt bổ sung vào khâu dẫn như (3.52). Sơ đồ động lực học thuận có điều 

khiển như Hình 3.1. 

  Ta tiến hành điều khiển dao động trong trường hợp mômen phát động  ( )t  có 

Hình 3.12. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.9. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.8. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.11. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.10. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  76 

biên độ τ0 = 0.02 Nm, chu kỳ Tm = 1s tác dụng vào khâu dẫn (như Hình 3.8 đến Hình

3.12), các thông số cơ cấu như Bảng 3.1.  

Hệ số khuếch đại được chọn (bằng phương pháp thử): kP= 0.08, kD = 0.04. 

Kết quả của bài toán điều khiển được trình bày từ Hình 3.13 đến Hình 3.18. Từ 

Hình 3.13 đến Hình 3.16 cho thấy hiệu quả của bộ điều khiển PD tăng cường, bộ điều 

khiển có khả năng hạn chế dao động đàn hồi và điều khiển chuyển động. Sự sai lệch 

của cơ cấu đàn hồi do sự biến dạng gây ra là không đáng kể, chuyển động của cơ cấu 

đàn hồi bám theo cơ cấu rắn.  

Dao động uốn cũng được dập tắt như Hình 3.17. Biến dạng uốn gần như triệt 

tiêu sau khoảng thời gian 1s. Hình 3.18 là mômen điều khiển τC cần thiết để điều khiển 

cơ cấu.

 

    

 

 

      

 

 

 

 

   Hình 3.13. Góc khâu dẫn khi điều khiển.   …... cơ cấu rắn; _______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.14. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. khâu rắn; _____ khâu đàn hồi 

Hình 3.16 .Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển.….. cơ cấu rắn,  _____ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.15. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều  khiển. ...... cơ cấu rắn _____  cơ cấu đàn hồi 

  77 

   

 

 

3.3.1.3. Cơ cấu có thanh truyền đồng thời chịu uốn và kéo nén

  Trong Chương 2 ta có phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu sử dụng 3 

dạng riêng đầu là các phương trình từ (2.47) đến (2.55) cùng với hai phương trình liên 

kết (2.56) ta có 11 phương trình vi phân – đại số của chuyển động với 11 ẩn số là       φ1, φ2, φ3, q1, q2, q3, p1, p2, p3 và λ1, λ2

 

Trong đó qi và pi lần lượt là các tọa độ suy rộng của biến dạng uốn ngang và biến dạng 

dọc. Viết các phương trình lại dưới dạng: 

      1( ) ( ) ( , , )Ts tM s s Φ s λ p s s           (3.67) 

        f(s) = 0              (3.68) 

Trong đó  1 2 3 1 2 3 1 2 3

Tφ φ φ q q q p p ps  là hệ tọa độ suy rộng dư. 

1 2

Tλ λλ ,  1 1 2 3 1 2 3

T

φ q q q p p pq  là các tọa độ độc lập,  2 3

T

φ φz  là các 

tọa độ phụ thuộc. 

1 1 2 1 2 3 2 3 3 0

1 1 2 1 2 3 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l φ l p p p φ l φ l

l φ l p p p φ l φf

 

1 1 2 1 2 3 2 3 3 2 2 2

1 1 2 1 2 3 2 3 3 2 2 2

sin sin sin 0 0 0 cos cos cos

cos cos cos 0 0 0 sin sin sins

l l p p p l

l l p p p l

s

sΦp s2  -  

22 2 2 sα βp p Φ s f  

*) Chọn điều kiện đầu cho cơ cấu: Để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện đầu đến kết 

quả bài  toán động  lực học,  luận án  thực hiện  tính  toán với 3 điều kiện đầu về vị  trí 

khác nhau của cơ cấu: 

    + Điều kiện đầu 1:  Được chọn cũng tương tự như trên với góc khâu dẫn ban đầu 

φ10 = 90o, vận tốc góc ban đầu của khâu dẫn  10 0φ , biến dạng ban đầu được chọn 

Hình 3.17. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2. 

Hình 3.18. Mômen tăng cường đặt vào khâu dẫn τC (Nm) 

  78 

1(0) 0q ,  2 (0) 0q ,  3 (0) 0q ,  1(0) 0p ,  2 (0) 0p ,  3(0) 0p   và  vận  tốc  của  nó 

1(0) 0q ,  2 (0) 0q ,  3(0) 0q ,  1(0) 0p ,  2 (0) 0,p   3 (0) 0p . 

  + Điều kiện đầu 2: Góc khâu dẫn ban đầu: φ10 = 155o (điều kiện đầu sơ bộ của 

góc  các  khâu  còn  lại  20 37sb oφ ,  30 136sb oφ ),  vận  tốc  góc  ban  đầu  của  khâu  dẫn 

10 0φ . Biến dạng và vận tốc biến dạng tương tự như điều kiện đầu 1. 

  + Điều kiện đầu 3: Góc khâu dẫn ban đầu: φ10 = 28o (điều kiện đầu sơ bộ của 

góc  các  khâu  còn  lại  20 50sb oφ ,  30 120sb oφ ),  vận  tốc  góc  ban  đầu  của  khâu  dẫn 

10 0φ . Biến dạng và vận tốc biến dạng tương tự như điều kiện đầu 1.

*) Tính toán mô phỏng số: Để mô phỏng số, chọn mômen phát động tác dụng lên khâu 

dẫn giống như  trường hợp cơ cấu rắn như  (3.62). Thông số cơ cấu và mômen được 

chọn hoàn toàn tương tự như các trường hợp trên với biên độ mômen phát động τ0 = 

0.03 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

  Kết quả tính toán số: 

1) Kết quả tính toán với điều kiện đầu 1

 

 

      

 

Hình 3.20. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.19. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.22. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.21. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  79 

      

 

2) Kết quả tính toán với điều kiện đầu 2

    

 

Hình 3.28. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.27. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.26. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.25. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.23. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.24. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi 

  80 

    

 

 

3) Kết quả tính toán với điều kiện đầu 3

     

 

 

Om

eg

a3

[ra

d/s

]

   

 

 

Hình 3.29. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.30. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi  

Hình 3.34. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.33. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.32. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.31. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  81 

    

 

 

Nhận xét: Từ các kết quả mô phỏng số từ Hình 3.19 đến Hình 3.36 cho thấy:

       + Với  các  tham  số  tính  toán  thì  chuyển vị  uốn  tại  điểm giữa  thanh  là  lớn  hơn 

nhiều  so với  chuyển biến dạng dọc, như  trường hợp  điều kiện đầu 1  chuyển  vị uốn 

khoảng 5mm (Hình 3.23), chuyển vị dọc khoảng 0.03 mm (Hình 3.24). Điều này là do 

độ cứng uốn nhỏ hơn nhiều so với độ cứng nén và góc xoay của thanh truyền là lớn 

dẫn đến hiệu ứng uốn lớn hơn. 

  + Kết quả tính toán mô phỏng số với các vị  trí đầu khác nhau cho thấy chuyển 

động của cơ cấu và biến dạng của khâu đàn hồi phụ thuộc vào các điều kiện đầu. Đây 

chính là đặc tính của các hệ phi tuyến 

b) Bài toán động lực học thuận có điều khiển dao động:

  Điều khiển dao động của cơ cấu bằng bộ điều khiển PD với mômen điều khiển 

tăng cường  ( )C t  đặt bổ sung vào khâu dẫn như (3.52). Sơ đồ động lực học thuận có 

điều khiển như Hình 3.1. 

Thực hiện điều khiển dao động cho trường hợp mômen phát động  ( )t  có biên 

độ τ0 = 0.03 Nm, chu kỳ Tm = 1s tác dụng vào khâu dẫn và ứng với điều kiện đầu 1 

(như Hình 3.19 đến Hình 3.24), các thông số cơ cấu như Bảng 3.1.  

     Hệ số khuếch đại được chọn (bằng phương pháp thử): kP= 0.15, kD = 0.08.

Kết quả của bài toán điều khiển được trình bày từ Hình 3.37 đến Hình 3.42. Sự 

sai  lệch  chuyển động của  cơ  cấu đàn hồi do  sự biến dạng đã được hạn  chế,  chuyển 

động của cơ cấu đàn hồi bám theo cơ cấu rắn. Biến dạng uốn và dọc cũng được dập tắt 

như Hình 3.41 và Hình 3.42. Hình 3.43 là mômen điều khiển tăng cường τC. 

Như vậy,  trong  trường hợp  cơ cấu bốn  khâu bản  lề với  thanh  truyền đàn hồi 

được xem xét đầy đủ cả biến dạng uốn và biến dạng dọc trục thì bộ điều khiển PD tăng 

cường vẫn cho kết quả điều khiển như mong muốn.  

Hình 3.35. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.36. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi  

  82 

   

 

 

       

 

 

       

 

 

Hình 3.37. Góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

Hình 3.41. Độ võng tương đối của khâu 

đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2 

 

Hình 3.42. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển 

Hình 3.40. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

Hình 3.38. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

Hình 3.39. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

  83 

 

Để kiểm chứng thêm về hiệu quả của phương pháp điều khiển chuyển động và 

điều khiển dao động thông qua khâu dẫn, ta tăng ảnh hưởng của biến dạng trong hai 

trường  hợp:  Trường  hợp  1  tăng  vận  tốc  chuyển  động  của  khâu  dẫn  bằng  cách  tăng 

mômen phát động; Trường hợp  2  là  tăng biến dạng bằng cách giảm  kích  thước  của 

khâu đàn hồi để giảm độ cứng của nó. 

  Trường hợp 1. Mô phỏng thực hiện trong trường hợp cơ cấu bốn khâu có thanh 

truyền AB đồng thời chịu kéo nén. Thông số cơ cấu như Bảng 3.1. Mômen phát động 

được cho như công thức (3.62) với biên độ và chu kỳ tác dụng được chọn là τ0 = 0.08 

Nm, chu kỳ Tm = 2s. 

  Bài toán động lực học thuận: Kết quả bài toán thuận như các hình từ Hình 3.44 

đến Hình 3.49. Trong trường hợp này, vận tốc góc khâu dẫn đạt giá trị lớn nhất khoảng 

336rad/s (~3200 vòng/phút) trong thời gian 1s (Hình 3.46), biến dạng gây ra sai lệch 

rất lớn đến chuyển động của các khâu trong cơ cấu (Hình 3.44 đến Hình 3.47).  

 

Hình 3.43. Mômen điều khiển tăng cường τC [Nm]. 

Hình 3.45. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.44. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  84 

 

    

   

  Bài  toán động  lực học thuận có điều khiển: Mômen  tăng cường τC của bộ điều 

khiển PD được đặt vào khâu dẫn như các trường hợp trên. Hệ số khuếch đại tìm được: 

kP= 0.8, kD = 0.5. Kết quả mô phỏng bài toán điều khiển trên các hình từ Hình 3.50 

đến Hình 3.53 cho thấy bộ điều khiển làm cho các sai lệch trong chuyển động giảm đi 

rất nhiều. Tuy nhiên sai lệch vẫn còn đáng kể, do đó trong trường hợp này không thể 

triệt  tiêu hoàn toàn dao động đàn hồi phát sinh (thể hiện rõ ở khâu bị dẫn trên Hình

3.51 và Hình 3.53). 

.

Hình 3.48. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.49. Chuyển vị dọc tương đối     của khâu đàn hồi 

Hình 3.50. Góc khâu dẫn khi điều khiển.….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi. 

Hình 3.47. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.46. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  85 

 

 

 

Om

eg

a3 [

rad

/s]

Time [s]

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Om

eg

a1

[ra

d/s

]

-50

0

50

100

150

200

250

300

350

Hình 3.53. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.51. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

Hình 3.52. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi  

  86 

Trường hợp 2. Mô phỏng thực hiện trong trường hợp cơ cấu bốn khâu có thanh truyền 

AB đồng thời chịu kéo nén. Mômen phát động được cho như công thức (3.62) với biên 

độ và chu kỳ tác dụng được chọn là τ0 = 0.03 Nm, chu kỳ Tm = 1s và điều kiện đầu 1. 

Thông số cơ cấu như Bảng 3.1. Trong đó chỉ các thông số liên quan đến kích 

thước  mặt  cắt  ngang  của  khâu  đàn  hồi  AB  thay  đổi  (đường  kính  giảm  từ  3,2  mm 

xuống  1,6mm),  các  thông  số  đó  được  thay  đổi  như  sau:  I  =  0.2485x10-12  m4; 

A=1.76x10-6 m2; m2 = 0.01383 kg; µ = m2/l2;   

    Bài toán động lực học thuận: Kết quả bài toán thuận như các hình từ Hình 3.54 

đến Hình 3.57. Trong trường hợp này khâu đàn hồi là rất mảnh, biến dạng của nó gây 

ra sai lệch rất lớn đến chuyển động của các khâu trong cơ cấu. 

 

  

   

 

    Bài  toán động lực học thuận có điều khiển: Mômen điều khiển  tăng cường τC 

của bộ điều khiển PD được đặt vào khâu dẫn như các trường hợp trên. Hệ số khuếch 

đại tìm được: kP= 1.2, kD = 0.8. Kết quả mô phỏng bài toán điều khiển trên các hình từ 

Hình 3.58 đến Hình 3.61 cho  thấy bộ  điều khiển  làm cho các sai  lệch  trong  chuyển 

Hình 3.57. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.56. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.55. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.54. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  87 

động giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên sai lệch vẫn còn đáng kể, do đó trong trường hợp 

này không thể điều khiển quỹ đạo và vận tốc các khâu của cơ cấu đàn hồi (thể hiện rõ 

ở khâu bị dẫn trên Hình 3.59 và Hình 3.61) bám theo quỹ đạo cơ cấu rắn với sai số 

nhỏ. 

Hình 3.58. Góc khâu dẫn khi điều khiển.….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi. 

Hình 3.60. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi  

Hình 3.59. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

  88 

3.3.2. Trường hợp phương trình vi phân chuyển động thiết lập bằng phương pháp

phần tử hữu hạn – FEM

  Tương  tự  như  trong  trường  hợp  phương  trình  vi  phân  chuyển  động  thiết  lập  bằng 

phương pháp Ritz – Galerkin ở trên. Việc tính toán số sẽ được tính toán trong các trường 

hợp từ đơn giản đến phức tạp dần, gồm cơ cấu là rắn (để so sánh), cơ cấu có khâu nối 

được giả định là chỉ chịu biến dạng uốn (bỏ qua biến dạng dọc) và trường hợp đầy đủ 

là cơ cấu có khâu nối chịu đồng thời cả biến dạng dọc và biến dạng uốn.  

3.3.2.1. Động lực học thuận cơ cấu rắn

  Trong trường hợp này, việc mô phỏng số tương tự như mục 3.3.1.1 và cũng mô 

phỏng song song với trường hợp khâu bị biến dạng. 

3.3.2.2. Cơ cấu có thanh truyền chỉ chịu uốn

a) Bài toán động lực học thuận:

  Phương trình động lực học của cơ cấu chỉ chịu uốn theo công thức (2.104) đến 

(2.108), cùng với hai phương trình liên kết (2.109) viết lại ta có: 

      1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s             (3.69) 

        f(s) = 0              (3.70) 

Trong đó  1 2 3 3 6

Tq q s  là hệ tọa độ suy rộng dư,  1 3 6

Tq qq  là các tọa độ 

độc lập,  2 3

T z  là các tọa độ phụ thuộc,  1 2

Tλ λλ  là nhân tử Lagrange. 

Các ma trận: 

  1 1 2 2 3 3 0

1 1 2 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l l l l

l l l

f  

  1 1 2 2 3 3

1 1 2 2 3 3

sin sin sin 0 0

cos cos cos 0 0s

l l l

l l l

Hình 3.61. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

  89 

  2 2 3 31 1

2 2 3 31 1

sin sinsin 0 0;

cos coscos 0 0q z

l ll

l ll

Φ Φ  

       sΦp s2  

  22 2 2 s p p Φ s f  

*) Chọn điều kiện đầu: Điều kiện đầu được chọn cũng tương tự như mục 3.3.1.2 để so 

sánh,  biến  dạng  uốn  ban  đầu  được  chọn  q3(0)  =  0,  q6(0)  =  0  và  vận  tốc  của  nó 

3(0)=0q ,  6 (0) =0q .  

*) Tính toán mô phỏng số:

Mô phỏng số được thực hiện với mômen phát động được đặt vào khâu dẫn như 

(3.62) và thông số cơ cấu giống như các trường hợp trên. Để so sánh với phương pháp 

Ritz – Galerkin, tính toán được thực hiện trong các trường hợp tương tự là: 

  1) Biên độ mômen phát động τ0 = 0.003 Nm, chu kỳ Tm = 1s.  

  2) Biên độ mômen phát động τ0 = 0.02 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

  Trên các hình từ Hình 3.62 đến Hình 3.66 là kết quả mô phỏng cho trường hợp 

biên độ mômen phát động τ0 = 0.003 Nm, chu kỳ Tm = 1s. Còn trên các hình từ Hình

3.67 đến  Hình 3.71 là  kết  quả  mô  phỏng  số  trường  hợp  biên  độ  mômen  phát  động 

τ0=0.02 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

  So sánh các kết quả mô phỏng số trên các hình vẽ ta thấy các ứng xử động lực 

học trong trường hợp này và trường hợp cơ cấu có các phương trình vi phân chuyển 

động được thiết lập bằng cách sử dụng phương pháp Ritz – Galerkin là tương tự nhau, 

sự sai khác là không đáng kể. 

Kết quả số phương pháp FEM cho bài toán thanh đàn hồi chịu uốn:

1) Biên độ mômen phát động đặt vào khâu dẫn τ0 = 0.003 Nm, chu kỳ Tm = 1s

     

   

 

 

Hình 3.63. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.62. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  90 

      

 

 

 

 

2) Biên độ mômen khâu dẫn τ0 = 0.02Nm, Tm = 1s

     

 

 

 

Hình 3.66. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.65. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.64. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.68. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.67. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  91 

     

 

 

 

 

 

 

b) Bài toán động lực học thuận có điều khiển dao động:

  Điều khiển dao động của cơ cấu bằng bộ điều khiển PD với mômen điều khiển 

tăng cường  ( )C t  đặt bổ sung vào khâu dẫn. Bài toán điều khiển dao động được thực 

hiện  trong  trường  hợp mômen  dẫn động có  τ0 = 0.02Nm, Tm = 1s  (như  các hình  từ 

Hình 3.67 đến Hình 3.71). Hệ số khuếch đại được chọn: kp= 0.08, kD = 0.04. 

Kết quả của bài toán điều khiển như trên các hình từ Hình 3.72 đến Hình 3.77. 

Từ Hình 3.72 đến Hình 3.75 cho thấy hiệu quả của bộ điều khiển PD, chuyển động của 

cơ cấu đàn hồi bám theo cơ cấu rắn.  

Biến  dạng  uốn  cũng được  hạn  chế  như Hình 3.76. Hình 3.77 là  mômen  điều 

khiển τC cần thiết để điều khiển cơ cấu. 

 

Hình 3.71. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.70. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.69. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  92 

     

 

 

     

 

 

    

 

3.3.2.3. Cơ cấu có thanh truyền đồng thời chịu uốn và kéo nén

  Ta có phương trình từ (2.98) đến (2.103) viết cho cơ cấu đàn hồi bằng phương 

pháp  phần  tử  hữu  hạn  FEM  (sử  dụng  1  phần  tử)  theo  các  tọa  độ  suy  rộng 

, , , ,1 2 3 3 4 6φ , φ φ q q q , cùng với phương trình liên kết (2.79), viết lại dưới dạng: 

      1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s             (3.71) 

Hình 3.77. Mômen điều khiển tăng cường τC [Nm]. 

 

Hình 3.76. Độ võng tương đối của khâu 

đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2 

 

Hình 3.72. Góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

Hình 3.73. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

Hình 3.75. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi. 

 

Hình 3.74. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi. 

 

  93 

        f(s) = 0              (3.72) 

Trong đó  1 2 3 3 4 6

Tq q q s  là hệ tọa độ suy rộng dư,  1 3 4 6

Tq q qq  là các 

tọa độ độc lập,  2 3

T z  là các tọa độ phụ thuộc,  1 2

Tλ λλ  là nhân tử Lagrange. 

1 1 2 4 2 3 3 0

1 1 2 4 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l l q l l

l l q l

f  

1 1 2 4 2 3 3 2

1 1 2 4 2 3 3 2

sin sin sin 0 cos 0

cos cos cos 0 sin 0s

l l q l

l l q l

sΦp s2  =>  2

2 2 2 s p p Φ s f  

*) Chọn điều kiện đầu: Góc khâu dẫn ban đầu φ10 = 90o, vận tốc góc ban đầu của khâu 

dẫn  10 0  , biến dạng uốn ban đầu được chọn q3(0) = 0, q4(0) = 0, q6(0) = 0 và vận 

tốc của nó  3(0)=0q ,  4 (0)=0q , 6 (0)=0q .  

*) Tính toán mô phỏng số:

  Mô phỏng số được thực hiện với mômen phát động được đặt vào khâu dẫn giống 

như các trường hợp trên. Để so sánh với phương pháp Ritz – Galerkin, tính toán được 

thực hiện trong các trường hợp tương tự là biên độ mômen phát động τ0 = 0.03 Nm, chu 

kỳ Tm = 1s. Thông số cơ cấu như Bảng 3.1.

     

 

 

        Hình 3.81. Vận tốc góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.80. Vận tốc góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.79. Góc khâu bị dẫn. ….. cơ cấu rắn,  ______ cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.78. Góc khâu dẫn. ...... cơ cấu rắn ______  cơ cấu đàn hồi 

  94 

      

b) Bài toán động lực học thuận có điều khiển dao động:

Sử dụng bộ điều khiển PD như các trường hợp trên. Tiến hành điều khiển dao 

động trong trường hợp mômen phát động  ( )t có biên độ τ0 = 0.03 Nm, chu kỳ Tm = 1s 

tác dụng vào khâu dẫn (như Hình 3.78 đến Hình 3.83), các thông số cơ cấu như Bảng

3.1. Hệ số khuếch đại được chọn (bằng phương pháp thử): kp= 0.15, kd = 0.08. 

Kết quả điều khiển thể hiện trên các hình từ Hình 3.84 đến Hình 3.89 cho thấy 

hiệu quả của bộ điều khiển PD. 

   

 

 

     

Hình 3.82. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2 

Hình 3.83. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi 

Hình 3.84. Góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.87. Vận tốc góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

Hình 3.85. Góc khâu bị dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.86. Vận tốc góc khâu dẫn khi điều khiển. ….. cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

 

  95 

        

 

 

Nhận xét: Từ các  tính  toán mô phỏng số bài  toán động lực học thuận và điều 

khiển dao động cơ cấu bốn khâu bản lề ở mục này cho thấy hai mô hình động lực học 

thiết  lập bằng phương pháp Ritz – Galerkin sử dụng 3 khai  triển đầu  (mục 3.3.1) và 

phương pháp phần tử hữu hạn FEM sử dụng 1 phần tử (mục 3.3.2) cho kết quả là gần 

giống nhau. 

  Để đánh giá và so sánh ảnh hưởng của việc chọn lựa số phần tử trong phương 

pháp FEM, trong phần phụ lục A đã thực hiện tính toán động lực học thuận cho cơ cấu 

như trong mục này nhưng sử dụng 2 phần tử cho khâu nối đàn hồi. Kết quả cho thấy: 

  + Kết quả tính toán số cho 2 phần tử trên Hình A.1 đến Hình A.6 (phần phụ lục 

A) và kết quả tính toán số cho 1 phần tử (Hình 3.78 đến Hình 3.83) là gần giống nhau. 

  + Kết quả tính toán số cho 2 phần tử trên Hình A.1 đến Hình A.6 là tương đồng 

với kết quả  tính  toán bằng phương pháp Ritz – Galerkin  (sử dụng 3 dạng khai  triển 

đầu) như trên các hình từ Hình 3.19 đến Hình 2.24. Như vậy khi sử dụng mô hình 2 

phần tử thì kết quả đã tiệm cận với phương pháp Ritz – Galerkin (3 khai triển đầu).  

3.4. Động lực học thuận và khả năng điều khiển dao động cơ cấu sáu khâu bản lề

có hai thanh truyền đàn hồi

Như ở Chương 2, đã có phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu sáu khâu 

bản lề thiết lập bằng phương pháp Ritz – Galerkin. Trong phần này ta thực hiện tính 

toán số dựa trên các phương trình vi phân chuyển động đã được thiết lập đó. Việc tính 

toán  số  sẽ  được  thực hiện  trong  các  trường  hợp  là:  cơ  cấu  rắn,  cơ cấu  có hai  thanh 

truyền  chỉ  chịu  biến  dạng  dọc  trục  (bỏ  qua  biến  dạng  uốn)  và  cơ  cấu  có  hai  thanh 

truyền là chỉ chịu uốn (bỏ qua biến dạng dọc trục). 

  Điều khiển dao động cơ cấu được thực hiện với 3 bài toán như sau: 

Bài toán thứ nhất: Tính toán động lực học thuận cơ cấu rắn. Cho mômen  ( )t  tác dụng 

lên khâu dẫn O1A (Hình 2.7) của cơ cấu rắn, giải hệ phương trình chuyển động viết 

cho cơ cấu rắn ta thu được chuyển động của cơ cấu rắn: 

Hình 3.88. Độ võng tương đối của khâu 

đàn hồi khi điều khiển tại x = l2/2 

Hình 3.89. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi khi điều khiển 

  96 

                Ra

R R

qs

z, 

Ra

R R

qs

z

Với cơ cấu sáu khâu bản lề thì  1 2 3 4 5,TR R

a R R R R R q z  

Bài toán thứ hai: Tính toán động lực học cơ cấu đàn hồi. Cũng cho mômen  ( )t  này 

tác dụng lên khâu dẫn của cơ cấu sáu khâu đàn hồi, giải ra thu được chuyển động của 

cơ cấu đàn hồi và các biến dạng của các khâu đàn hồi: 

        ,a a

e e

q q

s q s q

z z

   

Với  1 2 3 4 5,T

aq z ,  eq  là các tọa độ của biến dạng đàn hồi.   

  So  sánh  chuyển động  của  cơ  cấu  đàn  hồi với  chuyển động  của  cơ  cấu  rắn  sẽ 

đánh giá được ảnh hưởng của biến dạng gây ra sai lệch trong chuyển động của cơ cấu.  

Bài toán thứ ba: Tính toán động lực học thuận có điều khiển. Bổ sung thêm mômen 

C  để điều khiển khâu dẫn của cơ cấu đàn hồi sao cho chuyển động thực của nó bám 

theo chuyển động cơ bản của cơ cấu rắn và biến dạng được hạn chế.   

Theo (3.47) mômen điều khiển tăng cường dạng PD cho cơ cấu: 

1 1c P Dk x k x                 (3.73) 

Trong đó  1 1 1 1 1 1,R Rx x   

Khi đó tổng mômen tác dụng lên các khâu dẫn động sẽ là:  

          ( ) ( ) ( )q Ct t t            (3.74) 

Sơ đồ điều khiển dao động của cơ cấu tương tự như Hình 3.1 ở trên. 

3.4.1. Động lực học thuận cơ cấu rắn

Từ  các  phương  trình  viết  cho  các  tọa  độ  góc  khâu  (2.143),  (2.145),  (2.146), 

(2.148) và (2.149)  trong Chương 2, bỏ đi các  thành phần biến dạng,  ta  thu được các 

phương trình viết cho cơ cấu rắn: 

1

2 22 21 1 2 1 1 2

1 1 2 1 2 1 2 2 1 2

1 1 1 1 1 2

cos sin2 2

sin cos

O

l l l lI l l

l l

      (3.75) 

2 3 2

21 1 2 1 2 1 1 21 1 2 2 1 1 2 2 2 1 2 2 2cos sin sin . cos .

2 3 2

l l l l ll l

    (3.76) 

2

* 2 2*2 * 2 *2 3 4 2 3 4

2 3 4 3 4 3 4 4 3 4

* * * * * *3 1 3 3 2 3 3 3 3 3 4 3

cos sin2 2

sin cos sin cos

O

l l l lI l l

l l l l

  (3.77)  

  97 

* 2 * 23

* 2 *2 3 4 2 3 42 43 3 4 4 3 3 4

4 3 4 4 4 4

cos sin2 3 2

sin cos

l l l ll

l l

         (3.78) 

trong đó  *3 3  

3 5 5 5 1 5 5 2sin cos 0OI l l   (3.79) 

Phương trình liên kết: 

f1 = l1cosφ1 + l2cosφ2 – l3cosφ3 – l0cosθ1 = 0  (3.80)   

f2 = l1sinφ1 + l2sinφ2 – l3sinφ3 – l0sinθ1 = 0  (3.81)              

f3 = *3l cos(φ3 – β) + l4cosφ4 – l5cosφ5 –

*0l cosθ2 = 0      (3.82)     

f4 = *3l sin(φ3 – β) + l4sinφ4 – l5sinφ5 – *

0l sinθ2 = 0  (3.83)     

Các phương trình vi phân từ (3.75) đến (3.79) và các phương trình liên kết từ (3.80) 

đến (3.83) viết dưới dạng: 

      1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s               (3.84) 

        f(s) = 0              (3.85) 

Trong đó    1 2 3 4 5

T s  là hệ tọa độ suy rộng dư,  1 2 3 4

Tλ λ λ λλ  

1 2 3 4

Tf f f ff   (3.86) 

1 1 2 2 3 3

1 1 2 2 3 3

4 4 5 5

4 4 5 5

sin sin sin 0 0

cos cos cos 0 0

0 0 sin sin sin

0 0 cos cos cos

s

l l l

l l l

l l l

l l l

s    (3.87) 

sΦp s2  

22 2α β sp p Φ s f   

*) Chọn điều kiện đầu cho cơ cấu:

+) Tọa độ góc các khâu tại thời điểm đầu:

Với φ1(0) là góc ban đầu của khâu dẫn (chọn φ1(0) = 0). Từ các phương trình 

liên kết, sử dụng phương pháp Newton – Raphson ta giải ra được các góc ban đầu: 

        2 3 4 50 , 0 , 0 , 0       (3.88) 

Với thông số như Bảng 3.2  và góc khâu dẫn ban đầu φ1(0) = 0, giải ra ta được: 

2 3 4 50 0.8523( ), 0 1.7952( ), 0 0.0280( ), 0 1.9754( ). rad rad rad rad  

+) Vận tốc góc các khâu trong chuyển động của cơ cấu rắn: 

Với  1 0  là vận tốc góc ban đầu của khâu dẫn (chọn  1 0  = 0). Để giải được 

vận tốc đầu  2 3 4 50 , 0 , 0 , 0  ta đạo hàm phương trình liên kết theo t: 

  98 

        

1 1 1 1 2 2 2 3 3 3

2 1 1 1 2 2 2 3 3 3

* *3 3 3 3 4 4 4 5 5 5

* *4 3 3 3 4 4 4 5 5 5

sin sin sin 0

cos cos cos 0

sin sin sin 0

cos cos cos 0

f l l l

f l l l

f l l l

f l l l

  (3.89) 

Viết lại ta được: 

2 2 3 3 2 1 1 1

2 2 3 3 3 1 1 1* *3 3 4 4 5 5 4

* *53 3 4 4 5 5

sin sin 0 0 sincos cos 0 0 cos

0 sin sin sin 0

00 cos cos cos

l l ll l l

l l l

l l l

   (3.90) 

Thay  1 1 2 3 4 50 , 0 , 0 , 0 , 0 , 0  vào ta tìm được   

2 3 4 50 , 0 , 0 , 0         (3.91)

*) Tính toán mô phỏng số:

Để mô phỏng một mômen được đặt vào khâu dẫn dưới dạng: 

0 sin(2 / )( )

0m m

m

t T t Tt

t T

            (3.92) 

với τ0 là biên độ, Tm là chu kỳ của mômen phát động.  

  Tham  số  của  cơ  cấu  được  cho  như  Bảng 3.2.  Kết  quả  mô  phỏng  số  được  mô 

phỏng  song  song  với  trường hợp  khâu  nối  đàn hồi  để  so  sánh  như  các  hình  vẽ bên 

dưới. 

Bảng 3.2. Thông số cơ cấu 6 khâu bản lề 

Thông số  Độ lớn [đv] 

Thông số  Độ lớn [đv] 

Chiều  dài  khâu  nối  đất O1O2, l0 

0.3 m  Khối  lượng  khâu  dẫn O1A, m1 

3.02 kg 

Chiều  dài  khâu  nối  đất 

O2O3, *0l  

0.3 m  Khối  lượng  thanh  truyền AB, m2 

0.165 kg 

Chiều dài khâu dẫn O1A, l1  0.055 m  Khối  lượng  khâu  lắc O2BC, m3 

1.84 kg 

Chiều  dài  thanh  truyền  AB, l2 

0.259 m  Khối  lượng  thanh  truyền CD, m4 

0.163 kg 

Chiều dài đoạn O2B, l3  0.2 m  Khối  lượng  khâu  bị  dẫn O3D, m5 

1.35 kg 

Chiều dài đoạn O2C,  *3l   0.2 m  Mômen  quán  tính  của 

khâu dẫn, JO1 

51x10-4 kgm2 

Chiều  dài  thanh  truyền  CD, l4 

0.258 m  Mômen  quán  tính  của O2BC, JO3 

183 x10-4 kgm2 

Chiều dài khâu bị dẫn O3D, l5 

0.22 m  Mômen  quán  tính  của O3D, JO5 

115 x10-4 kgm2 

Trọng  tâm  khâu  dẫn C1(ξ11,η11) 

(0.0235, 0) m 

Mô  đun  đàn  hồi  vật  liệu thép, E1 = E2 

2.1x1011 kgm-1s-2 

  99 

Trọng  tâm  thanh  truyền AB C2(ξ22,η22) 

(0.134,0) m 

Diện  tích  mặt  cắt  ngang thanh AB, A1 

81x10-6 m2 

Trọng  tâm  khâu  lắc C3(ξ33,η33) 

(0.115, 0.0265)m 

Diện  tích  mặt  cắt  ngang thanh CD, A2 

80.5 x10-6 m2 

Trọng  tâm  thanh  truyền CD C4(ξ44,η44) 

(0.132,0) m 

Mô men quán tính mặt cắt ngang thành AB, I1

5.22 x10-10 m4 

Trọng  tâm  khâu  bị  dẫn C5(ξ55,η55) 

(0.113,0) m 

Mô men quán tính mặt cắt ngang thành CD, I2 

5.15 x10-10 m4 

Góc khâu lắc β  0.3 rad  Góc khâu nối đất θ1 = θ2  0o 

3.4.2. Cơ cấu có hai thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc trục

a) Bài toán động lực học thuận: 

  Trong trường hợp các  thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc, từ các phương trình 

(2.165) đến (2.171) viết cho cơ cấu sáu khâu với hai thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc 

trục như ở Chương 2, viết  cho dạng  riêng đầu  tiên k = l = 1, phương  trình vi phân 

chuyển động thu được là: 

1

22 (1) (1)1 1 2

1 1 2 1 2 1 2 1 1 2 1 2 1 1

2(1) (1) 2 (1) (1)1 1 2

1 1 1 2 1 1 2 1 2 1 1 2 1 2 1 1

2 (1) (1)1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 2

cos cos .2

sin sin 2 cos2

sin sin cos

O

l lI l l l H p

l ll H p l H p

l H p l l

   (3.93) 

2 3(1) (1)1 1 2 1 2

1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 2

2(1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) (1) 21 1 2

1 2 1 1 11 1 1 2 1 1 11 1 1 1 2

2 (1) (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 1 2 1 2 1 2 1 2 2

cos cos2 3

2 2 sin2

sin sin . cos .

l l ll H p

l lp F b p p F b p

l H p l p l p

      (3.94) 

2

2*2 * * (2) (2) * * (2) (2)4

2 3 4 3 2 3 4 3 4 1 1 2 3 3 4 1 1

2* * (2) (2) * 2 * (2) (2)4

2 3 4 3 4 1 1 2 3 4 3 4 1 1

* * * * *3 1 3 3 2 3 3 3 3 3 4

cos sin2

2 cos sin2

sin cos sin co

O

lI l l l H p l H p

ll H p l H p

l l l l

*3s

  (3.95) 

3(2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)41 1 2 1 1 11 1 1

2(2) (2) (2) (2) (2) * 2 (2) (2)4

2 4 1 1 11 1 1 2 3 3 1 1

(2) (2)4 1 3 4 4 1 4 4

cos 23

2 sin2

sin cos

l ll H p H p b p p

lF p b p p l H p

l p l p

        (3.96) 

3O 5 5 5 1 5 5 2I φ +l sin φ λ l cos φ λ =0             (3.97) 

(1) (1) (1) 2 (1)1 1 1 1 2 1 1 11 1 1 1 1 2 1

(1) (1) (1) 2 (1) (1)1 1 11 1 2 1 1 11 1 2 2 2

sin cos

cos sin 0

l

l

l H b p l H

F b p E A g p

                        (3.98) 

  100 

(2) (2) (2) * 2 (2)2 3 1 2 11 1 2 3 3 1

(2) (2) (2) 2 (2) (2)2 1 11 1 4 2 2 11 1 1 4 2 4

sin cos

cos sin 0

l H b p l H

F b p E A g p

                   (3.99) 

Trong đó:     , ,  

(1) 21

2lH

;  (2) 4

1

2lH

2(1) 2

1 2

4lF

2(2) 4

1 2

4lF

(1) (2)2 411 11;

2 2

l lb b ;

2 2(1) (2)11 11

2 4

; ;8 8

g gl l

 

Phương trình liên kết: 

Với  (1)1 1 2 1( , )Bu u l t p ,  (2)

2 2 4 1( , )Du u l t p , ta có các phương trình: 

11 1 1 2 1 2 3 3 0 1

( )  cos     cos –   cos – cos  0   f l l p l l     (3.100) 

      12 1 1 2 1 2 3 0 1

)3

(sin sin – sin – sin 0f l l p l l    (3.101)               

      * * 1 *3 3 3 4 2 4 5 5 0 2

( )cos cos – cos – cos 0f l l p l l    (3.102)       

      * * 1 *4 3 3 4 2 4 5 5 0 2

( )sin sin – sin – sin 0f l l p l l      (3.103) 

  Ta có hệ 7 phương trình chuyển động từ (3.93) đến (3.99) đây là các phương 

trình vi phân phi tuyến. Cùng với 4 phương trình liên kết từ (3.100) đến (3.103) ta có 

11 phương trình với 11 ẩn số là: 

     (1) (2)

1 2 3 4 5 1 1, , , , , ,p p  và  λ1, λ2, λ3, λ4 

Hệ phương trình trên viết lại dưới dạng: 

             1( ) ( ) ( , , )Ts tM s s Φ s λ p s s           (3.104) 

                  f(s) = 0             (3.105) 

Trong đó  (1) (2)1 2 3 4 5 1 1

T

p p s  là hệ tọa độ suy rộng dư,  

(1) (2)1 1 1

T

p pq  là các tọa độ độc lập,  2 3 4 5

Tz  là các tọa độ phụ 

thuộc,  1 2 3 4

Tλ λ λ λλ  là các nhân tử Lagrange. 

1 2 3 4

Tf f f ff                 (3.106) 

(1)1 1 2 1 2 3 3 2

(1)1 1 2 1 2 3 3 2

(2)4 1 4 5 5 4

*

(2)4

*3 3

* *3 53 1 4 5 4

sin sin sin 0 0 cos 0

cos cos cos 0 0 sin 0

0 0 sin sin sin 0 cos

0 0 cos cos cos 0 sin

s

l l p l

l l p l

l l p l

l l p l

Φ  

(1) (1)1 1 1 4 2 2 4 2 2 3 3 3 2 2

(1) (1)1 1 1 4 2 2 4 2 2 3 3 3 2 2

* * (2) (2)3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 4 4

*3 3

cos sin cos cos 0 0 sin 0

sin cos sin sin 0 0 cos 0

0 0 cos sin cos cos 0 sin

0 0 si

s

l p l p l

l p l p l

l p l p l

l

Φ

* (2) (2)3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 4 4n cos sin sin 0 cosp l p l

2 s p Φ s  

  101 

22 2 2 sp p Φ s f  

*) Điều kiện đầu cho cơ cấu: Điều kiện đầu được chọn cũng tương tự như cơ cấu rắn 

là góc khâu dẫn  1(0) 0 , vận tốc góc khâu dẫn  1(0) 0 , biến dạng ban đầu được 

chọn  (1) (2)1 1(0) 0, (0) 0p p  và vận tốc của nó  (1) (2)

1 1(0) 0, (0) 0p p .  

*) Tính toán mô phỏng số:

Để  mô  phỏng  số,  một  mômen  phát  động  được  đặt  vào  khâu  dẫn  giống  như 

trường hợp cơ cấu rắn: 

0 sin(2 / )( )

0m m

m

t T t Tt

t T

            (3.107) 

với τ0 là biên độ, Tm là chu kỳ của mômen phát động. Trường hợp thanh truyền chịu 

này tiến hành song song với trường hợp cơ cấu rắn. Thông số cơ cấu và mômen được 

chọn hoàn toàn tương tự như trường hợp cơ cấu rắn. 

  Kết quả mô phỏng được thực hiện trong các trường hợp là: 

  1) Biên độ mômen phát động τ0 = 1.5 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

  2) Biên độ mômen phát động τ0 = 3 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

Kết quả tính toán mô phỏng trên các hình vẽ cho thấy: 

+ Khi mômen phát động là nhỏ thì biến dạng của thanh truyền là không đáng kể, do 

đó ảnh hưởng của nó đến chuyển động của các khâu trong cơ cấu  là bé (như các 

hình từ Hình 3.90 đến Hình 3.93). 

+ Khi tăng mômen phát động tăng lên thì biến dạng tăng là đáng kể, do đó các sai 

lệch về góc quay và vận tốc góc các khâu tăng lên rõ rệt (như các hình từ Hình 3.94 

đến Hình 3.97) 

1) Trường hợp biên độ mômen τ0 = 1.5 Nm, chu kỳ Tm = 1s

      

 

 

 

Hình 3.90. Góc khâu dẫn. …. cơ cấu rắn,  _____  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.91. Góc khâu chấp hành φ5 

….. cơ cấu rắn, ______  cơ cấu đàn hồi 

  102 

      

2) Trường hợp biên độ mômen τ0 = 3 Nm, chu kỳ Tm = 1s 

      

 

   

      

 

b) Bài toán động lực học thuận có điều khiển dao động: Tương  tự như các bài  toán 

điều  khiển  dao  động  của  cơ  cấu  bốn  khâu,  một  bộ  điều  khiển  PD  với  mômen  tăng 

cường cũng được thiết kế để điều khiển dao động cho cơ cấu sáu khâu với sơ đồ điều 

khiển như Hình 3.1. Hệ số khuếch đại tìm được: kp= 1.2, kD = 0.5.

Hình 3.92. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền AB, τ0 = 1.5Nm 

Hình 3.93. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền CD, τ0 = 1.5Nm 

Hình 3.96. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền AB, τ0 = 3 Nm 

Hình 3.97. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền CD, τ0 = 3 Nm 

Hình 3.94. Góc khâu dẫn. …. cơ cấu rắn,  _____  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.95. Góc khâu chấp hành φ5 

….. cơ cấu rắn, ______  cơ cấu đàn hồi 

  103 

Thực hiện điều khiển dao động trong trường hợp mômen phát động có biên độ 

τ0= 3Nm, chu kỳ Tm = 1s tác dụng vào khâu dẫn (như Hình 3.94 đến Hình 3.97), các 

thông số cơ cấu như Bảng 3.2.  

  Kết quả điều khiển là quỹ đạo cơ cấu đàn hồi bám theo quỹ đạo của cơ cấu rắn và 

dao động đàn hồi bị triệt tiêu như các hình từ Hình 3.98 đến Hình 3.101. Hình 3.102 là 

mômen điều khiển tăng cường tác dụng vào khâu dẫn. 

     

 

 

      

 

 

 

 

Hình 3.98. Góc khâu dẫn khi điều khiển. …… cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi. 

 

Hình 3.99. Góc khâu chấp hành khi điều khiển. .… cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.100. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền AB khi có điều khiển, τ0 = 3 Nm 

Hình 3.101. Chuyển vị dọc trục của thanh truyền CD khi điều khiển, τ0 = 3 

Nm 

Hình 3.102. Mômen điều khiển τC đặt vào khâu dẫn  

  104 

3.4.3. Cơ cấu có hai thanh truyền chỉ chịu uốn

a) Bài toán động lực học thuận

  Trong trường hợp này ta xét các  thanh truyền chỉ chịu chuyển vị uốn, bỏ qua 

chuyển vị dọc. Các phương  trình  trong  trường hợp này  là  từ  (2.154) đến  (2.160),  ta 

viết cho dạng riêng đầu tiên i = j = 1, hệ phương trình vi phân chuyển động là: 

1

22 (1) (1)1 1 2

1 1 2 1 2 1 1 2 1 1

2(1) (1) 2 (1) (1)1 1 2

1 1 1 1 2 1 1 1 1

2 (1) (1)1 1 2 1 1 1 1 1 1 2

cos sin2

cos sin 2 sin2

cos sin cos

O

l lI l l l C q

l ll C q l C q

l C q l l

  (3.108) 

2 3(1) (1) (1) (1) (1)1 1 2 1 2

1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 2 1 2 11 1 1

2(1) (1) (1) (1) (1) 21 1 2

1 1 1 1 2 11 1 1 1 1 2

2 (1) (1)1 1 1 1 2 1 1 2 2 1 2 2 2

cos sin2 3

2 sin2

cos sin cos

l l ll C q m q q

l lD q m q q

l C q l l

     (3.109) 

2

* 2*2 * * * * (2) (2)2 3 4

2 3 4 3 4 3 4 2 3 4 3 4 1 1

* 2* * (2) (2) 2 * * * (2) (2)2 3 4

2 3 3 4 1 1 4 3 4 2 3 4 3 4 1 1

* 2 * (2) (2) *2 3 4 3 4 1 1 3 1 3 3 2

cos sin2

cos sin 2 sin2

cos sin cos

O

l lI l l l C q

l ll C q l C q

l C q l l

* * * * *3 3 3 3 3 4 3sin cosl l

 

                      (3.110)

(2) (2) (2) (2) (2)1 1 2 11 1 1

* 23(2) (2) (2) (2) (2) *22 3 42 4

2 1 1 2 4 11 1 1 3

* *2 (2) (2)2 3 3 1 1 4 3 4 4 4 4

cos sin

2 sin3 2

cos sin cos

l ll C q m q q

l llD q m q q

l C q l l

    (3.111) 

3 5 5 5 1 5 5 2sin cos 0OI l l   (3.112) 

(1) (1) (1) (1) 2 (1) (1)1 1 1 1 2 1 1 1 2 1 11 1 1 2 11 1

2 (1) (1) (1)1 1 1 1 2 1 1 1 11 1

cos

sin 0

l C D m q m q

l C E I k q

       (3.113) 

* * (2) (2) (2) (2) * 2 * (2)2 3 3 3 4 1 2 1 4 2 11 1 2 3 3 3 4 1

2 (2) (2) (2) (2)2 4 11 1 2 2 11 1

cos sin

0

l C D m q l C

m q E I k q

      (3.114) 

Trong đó:   

(1) 21

2lC

;  (2) 4

1

2lC

2(1) 21

lD

;

2(2) 41

lD

;  (1) 2

112

lm ; 

(2) 411

2

lm  

4(1)

11 322

kl

;4

(2)11 3

42k

l

 

Phương trình liên kết:  

1 1 1 2 2 3 3 0 1  cos   cos –   cos – cos  0   f l l l l       (3.115) 

      2 1 1 2 2 3 3 0 1sin sin – sin – sin 0f l l l l    (3.116)               

  105 

      * * *3 3 3 4 4 5 5 0 2cos cos – cos – cos 0f l l l l    (3.117)       

           * * *4 3 3 4 4 5 5 0 2sin sin – sin – sin 0f l l l l   (3.118) 

Hệ phương trình  từ  (3.108) đến (3.114), và các phương  trình  liên kết  từ (3.115) đến 

(3.118) viết lại dưới dạng: 

                   1( ) ( ) ( , , )Ts tM s s Φ s λ p s s   (3.119) 

                              f(s) = 0    (3.120) 

1 2 3 4

Tf f f ff   (3.121) 

1 1 2 2 3 3

1 1 2 2 3 3* *3 3 4 4 5 5* *3 3 4 4 5 5

sin sin sin 0 0 0 0

cos cos cos 0 0 0 0

0 0 sin sin sin 0 0

0 0 cos cos cos 0 0

s

l l l

l l l

l l l

l l l

s  (3.122) 

*) Chọn điều kiện đầu: Điều kiện đầu được chọn cũng tương tự như cơ cấu rắn là góc 

khâu dẫn  1(0) 0 , vận tốc góc khâu dẫn  1(0) 0 , biến dạng uốn ban đầu được chọn  

(1) (2)1 1(0) 0, (0) 0 q q  và vận tốc của nó  (1) (2)

1 1(0) 0, (0) 0 q q . 

*) Tính toán mô phỏng số: Mô phỏng được  thực hiện đồng  thời với cơ cấu rắn như 

trường hợp trên, thông số như Bảng 3.2. Kết quả mô phỏng được thực hiện trong các 

trường hợp là biên độ mômen phát động τ0 = 3 Nm, chu kỳ Tm = 1s. 

  Kết quả tính toán cho thấy sai lệch góc của các khâu trong cơ cấu đàn hồi so với 

cơ cấu rắn là đáng kể, chuyển vị uốn lớn nhất của thanh truyền AB tại vị trí giữa thanh 

khoảng 1.4mm, còn của thanh truyền CD cũng ở vị trí giữa thanh là khoảng 1mm. 

 

     

 

 

Hình 3.103. Góc khâu dẫn. …… cơ cấu rắn, ______  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.104. Góc khâu chấp hành φ5.  …… cơ cấu rắn, _____ cơ cấu đàn hồi 

  106 

   

 

 

b) Bài toán điều khiển dao động: Tương tự như bài toán điều khiển cơ cấu sáu khâu 

với các thanh truyền chịu kéo nén dọc như trên. Bộ điều khiển PD tăng cường được sử 

dụng với các hệ số khuếch đại được chọn: kp= 5, kD = 3.5. 

   Kết quả điều khiển là quỹ đạo cơ cấu đàn hồi bám quỹ đạo của cơ cấu rắn và 

dao động đàn hồi  của  các  thanh  truyền bị  triệt  tiêu như các hình  từ Hình 3.107  đến 

Hình 3.110. Mômen tăng cường điều khiển dao động như trên Hình 3.111. 

      

 

 

       

 

Hình 3.105. Chuyển vị uốn của thanh truyền AB tại điểm giữa thanh 

Hình 3.106. Chuyển vị uốn của thanh truyền CD tại điểm giữa thanh 

Hình 3.107. Góc khâu dẫn khi điều khiển. …… cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi. 

 

Hình 3.108. Góc khâu chấp hành khi điều khiển. .… cơ cấu rắn, _____  cơ cấu đàn hồi 

Hình 3.109. Chuyển vị uốn của thanh truyền AB tại điểm giữa thanh khi điều khiển 

Hình 3.110. Chuyển vị uốn của thanh truyền CD tại điểm giữa thanh khi điều khiển 

  107 

 

Kết luận chương 3

  Trong chương 3, luận án đã thực hiện phân tích động lực học thuận và điều khiển dao 

động cơ cấu phẳng có khâu đàn hồi với kết quả chính gồm các điểm sau: 

  1) Áp dụng  lý  thuyết động  lực học hệ nhiều vật có cấu  trúc mạch vòng, biến đổi hệ 

phương  trình  vi  phân  đại  số  của  cơ  cấu  có  khâu  đàn  hồi  về  hệ  các  phương  trình  vi  phân 

thường. Trên cơ sở đó sử dụng lực/ngẫu lực điều khiển tăng cường cho các khâu dẫn [47], áp 

dụng để giảm dao động đàn hồi của các khâu đàn hồi, duy trì gần đúng chuyển động của các 

khâu dẫn. 

  2) Tính toán động lực học thuận và điều khiển dao động cơ cấu 4 khâu có khâu nối đàn 

hồi và cơ cấu 6 khâu có hai khâu nối đàn hồi. 

  3) Các kết quả mô phỏng số đã chỉ ra rằng bằng cách thêm các lực điều khiển phụ đặt 

vào các khâu dẫn ta có thể điều khiển dao động phát sinh do khâu nối đàn hồi trong trường 

hợp chuyển động khâu dẫn có vận  tốc đủ nhỏ. Mô phỏng số cũng chỉ  ra  rằng  trong những 

trường hợp chuyển động khâu dẫn có vận tốc không nhỏ, thì cách điều khiển này không thể 

triệt tiêu dao động phát sinh do khâu nối đàn hồi gây ra. Do đó trong những trường hợp như 

vậy cần có phương pháp điều khiển khác phù hợp hơn.  

  4) Qua các thí dụ mô phỏng cho thấy việc sử dụng phương pháp Ritz – Galerkin tương 

đương với sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn khi khâu đàn hồi  là dầm đồng chất,  thiết 

diện không đổi.    

Hình 3.111. Mômen tăng cường đặt vào khâu dẫn  

108  

 

CHƯƠNG 4. TUYẾN TÍNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG TUẦN HOÀN

CỦA CƠ CẤU PHẲNG CÓ KHÂU ĐÀN HỒI

  Khi cơ cấu chuyển động, do biến dạng của các khâu trong cơ cấu mà làm phát 

sinh các dao động đàn hồi, các dao động này là dao động phi tuyến phức tạp. Để đơn 

giản  trong nghiên cứu  trước  tiên  ta có  thể  thực hiện việc  tuyến  tính hóa các phương 

trình  chuyển động và nghiên  cứu dao động  tuyến  tính. Việc  làm này mặc dù không 

chính xác về mặt toán học, nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể chấp nhận được 

trong thực tế. 

  Trong các trạng thái chuyển động của cơ cấu, một trạng thái hay gặp là chế độ 

chuyển động bình ổn của cơ cấu, đó là chuyển động có chu kỳ của khâu dẫn với hệ số 

không đều δ nhỏ hơn giá trị không đều cho phép, mà trường hợp lý tưởng là khâu dẫn 

quay đều.  Ở chế độ bình ổn này sự biến dạng của khâu đàn hồi sẽ gây ra dao động nhỏ 

của các khâu quanh chuyển động bình ổn, các dao động lúc này là các dao động tuần 

hoàn. Để tính toán dao động tuần hoàn phức tạp này, các nhà chuyên môn có thể tuyến 

tính hóa phương trình vi phân phi tuyến.  

  Trong một số nghiên cứu, khi các phương trình chuyển động của cơ hệ  là các 

phương trình vi phân thường phi tuyến, việc tuyến tính tính hóa có thể thực hiện bằng 

khai triển Taylor quanh chuyển động cơ bản của cơ cấu rồi bỏ qua các vô cùng bé bậc 

cao [5]. Trong trường hợp phương trình chuyển động của các cơ cấu là phương trình vi 

phân- đại số phi tuyến, như trong trường hợp phương trình chuyển động thiết lập bằng 

phương trình Lagrange dạng nhân tử, việc tuyến tính hóa như trên là khá phức tạp [49, 

91, 98, 99, 103].  

Luận án này đã đề xuất một phương án tuyến tính hóa hệ phương trình chuyển 

động của các hệ nhiều vật có cấu trúc mạch vòng quanh chuyển động cơ bản của cơ 

cấu. Trong đó chuyển động cơ bản của cơ cấu là chuyển động của cơ cấu rắn có khâu 

dẫn quay đều. Ý tưởng của phương pháp này là đưa phương trình vi phân – đại số về 

phương  trình  vi  phân  thường  bằng  phương  pháp  khử  nhân  tử  Lagrange,  sau  đó  sẽ 

tuyến tính hóa phương trình vi phân thường bằng cách khai triển Taylor phương trình 

này quanh chuyển động cơ bản.

4.1. Một phương pháp mới tuyến tính hóa các phương trình chuyển động của hệ

nhiều vật có cấu trúc mạch vòng

  Từ hệ phương trình vi phân – đại số mô tả chuyển động của hệ nhiều vật có cấu 

trúc mạch vòng (3.5), (3.6), viết gọn lại có dạng: 

          1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s                (4.1) 

            f(s) = 0                  (4.2) 

109  

 

Trong đó:  1 2 ...T

ns s ss  là các tọa độ suy rộng dư,  1 2 ...T

fq q q q  là các tọa độ 

suy rộng đủ,  1 2 ...T

rz z zz  là các tọa độ suy rộng phụ thuộc. 

 

qs

z , n = f + r  (4.3) 

  1 2 ... rf f ff   là các điều kiện ràng buộc            (4.4) 

 1

1 1( , , ) ( ) ( , , ) ( ), ( , , ) nxt t t tp s s τ C s s s g s p s s           (4.5) 

  Theo các phương trình (3.27), (3.28), hệ phương trình vi phân đại – đại số (4.1), 

(4.2)  có  thể  biến  đổi  về  dạng  phương  trình  vi  phân  thường  không  chứa  nhân  tử 

Lagrange: 

          ),,()( 1 tTT sspRssMR                          (4.6) 

                        2( ) ( , , )s tΦ s s p s s                       (4.7) 

Trong đó:   

, , , ,r n r f r rs s q z s q z

fΦ Φ Φ Φ Φ Φ Φ

s    (4.8) 

    2 1

2 2( , , ) ( ) 2 ( ) ( ), ( , ) r

s st p s s Φ s s Φ s s f s p s s       (4.9) 

    1( )f

z q

ER s

Φ Φ,  , ( )f f n f

f E R s             (4.10) 

  Sau khi đưa hệ phương trình vi phân – đại số của hệ nhiều vật có cấu trúc mạch 

vòng về hệ phương  trình vi phân thường (4.6),  (4.7). Tiếp  theo sẽ tuyến  tính hóa hệ 

phương trình vi phân thường này quanh chuyển động cơ bản của hệ. 

  Gọi  )(tRs  là chuyển động cơ bản (chuyển động mong muốn) của hệ nhiều vật có 

cấu trúc mạch vòng. Ta đưa vào kí hiệu: 

                           xssxssxss RRR ,,               (4.11) 

Trong đó x là sai lệch của chuyển động thực so với chuyển động cơ bản. 

Để đơn giản trong biến đổi ta đưa vào các ký hiệu: 

                           ssMsRssf )()(),(1T                                                                  (4.12) 

     ),,(),,( 11 tt T sspRssk                        (4.13) 

                           ssΦssf )(),(2 s                 (4.14) 

                           ),,(),,( 22 tt sspssk    (4.15) 

Trong đó:  12

12

11

11 ,,, rrff kfkf  

Khai triển Taylor các hàm  ),(1 ssf ,  ),,(1 tssk ,  ),(2 ssf ,  ),,(2 tssk  quanh chuyển động cơ 

bản  RRR sss ,, , ta được:  

110  

 

1 11 1 1( , ) ( , ) ( , )R R R R

R R

f ff s s f s x s x f s s x x

s s

             (4.16) 

1 1

1 11

( , , ) ( , , )

( , , )

R R

R R

R R

t t

t

k s s k s x s x

k kk s s x x

s s

  (4.17) 

2 2

2 22

( , ) ( , )

( , )

R R

R R

R R

f s s f s x s x

f ff s s x x

s s

  (4.18) 

2 2

2 22

( , , ) ( , , )

( , , )

R R

R R

R R

t t

t

k s s k s x s x

k kk s s x x

s s

  (4.19) 

Thay các biểu thức từ (4.16) đến (4.19) vào phương trình (4.6) và (4.7), bỏ qua các số 

hạng phi tuyến, ta được: 

xs

kx

s

ksskx

s

fx

s

fssf

RR

RR

RR

RR t

11

111

1 ),,(),(

      (4.20) 

xs

kx

s

ksskx

s

fx

s

fssf

RR

RR

RR

RR t

22

222

2 ),,(),(

    (4.21) 

Từ đó suy ra: 

),(),,( 111111

RRRR

RRRR

t ssfsskxs

k

s

fx

s

kx

s

f

     (4.22) 

),(),,( 222222

RRRR

RRRR

t ssfsskxs

k

s

fx

s

kx

s

f

    (4.23) 

Các phương trình (4.22) và (4.23) có thể viết gộp lại thành một phương trình dạng ma 

trận như sau: 

),(),,(

),(),,(

22

11

22

11

2

1

2

1

RRRR

RRRR

RR

RR

R

R

R

R

t

t

ssfssk

ssfsskx

s

k

s

f

s

k

s

f

x

s

k

s

k

x

s

f

s

f

  (4.24) 

Trong đó: 

nr

R

nr

R

nf

R

nf

R

nrnfnrnf

s

k

s

f

s

k

s

f

s

k

s

k

s

f

s

f

2211

2121

,,,

;,;,

             (4.25) 

Ta đưa vào các ký hiệu: 

+ các số hạng phi tuyến 

+ các số hạng phi tuyến 

+ các số hạng phi tuyến 

+ các số hạng phi tuyến 

111  

 

RR

RRR

R

RR

R

RR ttt

s

k

s

f

s

k

s

f

K

s

k

s

k

C

s

f

s

f

M22

11

2

1

2

1

)(,)(,)(

        (4.26) 

),(),,(

),(),,()(

22

11

RRRR

RRRRR

t

tt

ssfssk

ssfsskh

                    (4.27) 

1( ) , ( ) , ( ) , ( )n n n n n n nR R R Rt t t t M C K h           (4.28) 

Hệ phương trình (4.24) viết lại dưới dạng: 

)()()()( tttt RRRR hxKxCxM              (4.29) 

Bây giờ ta tìm cách xác định các phần tử của ma trận MR, CR, KR và véc tơ hR. 

Từ (4.12) đến (4.15), ta có: 

                )()(1 sMsRs

f T

  (4.30)            

   )(),(2 sΦsss

fs

  (4.31) 

               s

pRss

s

k

11 ),,( Tt   (4.32) 

               s

p

s

k

22   (4.33) 

               

nT

Tn

TT

EssMsRs

s

sssMsREssMsR

sssMsR

ss

f

)()(

)()()()()()(1

   (4.34) 

nn EssΦss

ssΦEssΦ

sssΦ

ss

f

)()()()(2 (4.35) 

               ),,()( 11 tT sspsR

ss

k

  (4.36)                               

               ),,(22 tssp

ss

k

                      (4.37) 

Kí hiệu   là tích Kronecker [5], En là ma trận đơn vị cấp n. 

Trong công thức (4.34) và (4.36), các đạo hàm 

                    )()( sMsRs

T

,  ),,()( 1 tT sspsR

s

  (4.38) 

có thể xác định cụ thể hơn. Áp dụng định lý đạo hàm của tích hai ma trận theo biến 

véc tơ [5], ta có: 

    s

sMsREsM

s

sRsMsR

s

)()()(

)()()( T

n

TT       (4.39) 

112  

 

    s

sspsREssp

s

sRsspsR

s

),,()(),,(

)(),,()( 1

11

ttt T

n

TT

  (4.40) 

Từ (4.10) ta có: 

1 1 1( )TT

T T TqT Tf q z f z n q z

ΦR s0 Φ Φ 0 Φ E Φ Φ

s s s s(4.41) 

Do  ,1r

T

zTz EΦΦ  đạo hàm hai vế theo s ta có; 

0Φs

ΦEΦs

Φ

T

zTzn

T

z

Tz 11             (4.42) 

Suy ra: 

n

T

z

TzT

z

T

z EΦs

ΦΦΦ

s

111           (4.43) 

Thế (4.43) vào (4.41) ta được 

11 1

1 1

( )T TT

T Tq T T zf z n q z z n

T TTq T T z

f q z z n

Φ ΦR s0 Φ E Φ Φ Φ E

s s s

Φ Φ0 Φ Φ Φ E

s s

  (4.44) 

Như vậy, từ (4.26), (4.27) và các công thức biến đổi từ (4.30) đến (4.37) ta suy ra: 

)(

)()()(

Rs

RRT

R tsΦ

sMsRM                     (4.45) 

R

R

RT

R t

s

p

s

psR

C

2

1)(

)(                     (4.46) 

RnR

R

R

TnR

R

T

R

t

t

t

),,()(

),,()()()(

)(

2

1

ssps

EssΦs

sspsRs

EssMsRs

K

      (4.47) 

RRsRR

RRRT

RRRT

Rt

tt

ssΦssp

ssMsRsspsRh

)(),,(

)()(),,()()(

2

1           (4.48) 

          Phương pháp tuyến tính hóa này có thể áp dụng cho các hệ nhiều vật có cấu trúc 

mạch vòng với hệ phương trình chuyển động là phương trình vi phân – đại số. Theo 

phương pháp này, các chuyển động cơ bản phải được xác định. Trong bài toán cơ cấu 

đàn hồi, giải phương trình (4.29) ta sẽ thu được các nghiệm  , ,x x x  là các sai lệch của 

chuyển động thực của cơ cấu đàn hồi so với chuyển động cơ bản của cơ cấu rắn và các 

113  

 

+ Nhập các ma trận M, p1, f

+ Nhập , ,R R Rs s s   

+ Xác định ma trận: Φs , R,  sΦ , p2

+ Xác định các ma trận: f1, k1, f2 k2

 

+ Tính các đạo hàm: 

1

p

s, 2

p

s s

f

1 ,s

k

1 ,s

f

2 ,s

k

2  

 

Xác định các ma trận hệ số: MR, CR, KR, hR 

Hình 4.1. Sơ đồ khối thuật toán xác định các ma trận hệ 

thành  phần  biến  dạng  đàn  hồi. Khi đó  chuyển động  thực  sẽ  được xác định dựa  vào 

chuyển động cơ bản và sai lệch như công thức (4.11).  

  Trong trường hợp cơ cấu chuyển động bình ổn  thì các ma trận hệ số  từ (4.45) 

đến (4.48) là tuần hoàn, khi đó phương trình vi phân chuyển động (4.29) sẽ là phương 

trình vi phân tuyến tính hệ số tuần hoàn. Phương pháp giải rất hiệu quả cho trường hợp 

này là phương pháp tích phân Newmark để tìm nghiệm đầu của phương trình vi phân 

tuyến  tính hệ  số  tuần hoàn [72]. Sau khi có nghiệm đầu  thì các nghiệm  tiếp  theo  sẽ 

được xác định một cách đơn giản. 

*) Thuật toán xác định các ma trận hệ số của phương trình tuyến tính hóa:

  Các công thức xác định ma trận hệ số 

(4.26)  và  (4.27)  hoặc  từ  (4.45)  đến  (4.48) 

có  thể  biến  đổi  giải  tích  từ  hệ  (4.1),  (4.2) 

đưa ra được dạng tường minh trong những 

trường  hợp  đơn  giản.  Tuy  nhiên  trong 

trường hợp như với cơ cấu đàn hồi, khi số 

lượng các phương trình nhiều, các phương 

trình  khá  phức  tạp  thì  việc  đưa  ra  dạng 

tường minh của các ma trận hệ số đó là rất 

khó khăn. Để đơn giản và hạn chế sai sót ta 

có thể sử dụng phần mềm MAPLE để thực 

hiện  tính  toán  đạo  hàm các  ma  trận,  nhân 

các  ma  trận...,  cũng  như  xác  định  các  ma 

trận hệ số MR, CR, KR, hR. Sau đó các ma 

trận  sẽ  được  chuyển  sang  mã  Code  của 

phần  mềm  MATLAB  để  tính  toán  số.  Sơ 

đồ  khối  thuật  toán  chương  trình  MAPLE 

để  xác  định  các  ma  trận  hệ  số  cho  như 

Hình 4.1. 

Thuật toán:

Bước 1.  Nhập các ma trận và véc tơ hệ số M, p1, f của hệ phương trình (4.1), (4.2) với 

p1 như (4.5). Nhập các chuyển động cơ bản  , ,R R Rs s s . 

Bước 2.

+ Tính Φs , sΦ  theo (4.8); p2, R theo các công thức (4.9), (4.10).

      + Xác định các ma trận: f1, k1, f2, k2 theo các công thức từ (4.12) đến (4.15). 

Bước 3. Tính các đạo hàm:  

114  

 

         1

p

s,  2

p

s,

s

f

1 , s

k

1 , s

f

2 , s

k

2   

Bước 4. Xác định các ma trận hệ số: 

MR theo công thức (4.45) 

CR theo công thức (4.46)

KR theo công thức (4.26)

hR theo công thức (4.27) 

4.2. Tìm điều kiện đầu nghiệm tuần hoàn của phương trình vi phân tuyến tính hệ

số tuần hoàn bằng phương pháp Newmark

4.2.1. Cơ sở của phương pháp

  Nathan  Mortimore  Newmark  (1920  –  1981),  giáo  sư  kỹ  thuật  công  trình  tại 

trường  Đại  học  Illinois  (Hoa  Kỳ),  đã  đề  xuất  phương  pháp  mang  tên  ông  vào  năm 

1959 được sử dụng để giải hệ phương trình vi phân [64]. 

  Phương pháp Newmark là công thức tích phân một bước. Véc tơ trạng thái của hệ 

ở thời điểm tn+1 = tn + h được suy ra từ véc tơ trạng thái đã biết ở thời điểm tn, qua các 

khai triển Taylor của dịch chuyển và vận tốc: 

 2

( )( ) ( ) '( ) "( ) ... ( )2! !

ss

n n n n n s

h hf t h f t hf t f t f t R

s       (4.49) 

Trong đó Rs là số dư của khai triển bậc s: 

    ( 1)1( ).( )

!

n

n

t h

s ss n

t

R f t h ds

              (4.50) 

Từ (4.49) suy ra công thức xác định véc tơ dịch chuyển và vận tốc của hệ tại thời điểm 

tn+1 

  1 ( )n

n

t h

n n n

t

d

q q q                     (4.51) 

  1 1( ).( )n

n

t h

n n n n n

t

h t d

q q q q               (4.52) 

Sự gần đúng thể hiện ở đánh giá số hạng gia tốc trong biểu thức tích phân số trên. Biểu 

thức  ( )q  trong đoạn [tn, tn+1] là một hàm của  nq và  1nq  tại biên của đoạn đó: 

 

23 4

23 4 1

1 1

( )) ).( ) ) ...

2( )

) ).( ) ) ...2

( ) ( ) nn n

( ) ( ) nn n

t(τ (τ t (τ

t(τ (τ t (τ

q q q q

q q q q

         (4.53) 

Nhân phương trình thứ nhất của (4.53) với (1 -  ), phương trình thứ 2 với   rồi cộng 

lại, rút ra gọn ta có: 

115  

 

  3 2 41) (1 ) ( )( ) 0( )( ) ( )

n n n(τ τ t h h q q q q q         (4.54) 

Nhân  phương  trình  thứ  nhất  của  (4.53)  với  1 2 ,  phương  trình  thứ  2  với    rồi 

cộng lại, rút ra gọn ta có: 

  3 2 41) (1 2 ) 2 (t)( 2 ) 0( )( ) ( )

n n n(τ t h h q q q q q       (4.55) 

Thế (4.54) và (4.55) vào (4.51) và (4.52) ta được biểu thức cầu phương: 

 

1

1

1

2 21 1

( ) (1 )

1) ( ) ( )

2

n

n

n

n

t

n n n

t

t

n n n n

t

d h h

(t - τ d h h '

q q q r

q q q r

            (4.56) 

Trong đó: 

 

2 (3) 3 (4)

3 (3) 3 (4)1

1( ) 0

21

( ) 0 ,6

n

n n n

h h

h h t t

r q q

r' q q

          (4.57) 

Các hằng số  ,  là các tham số với sơ đồ cầu phương tương ứng, với mỗi cặp số này 

có  một phương  pháp  Newmark  tương  ứng.  Chọn  1 2 1 6/ , /   ta  được  phương 

pháp gia tốc thay đổi tuyến tính trên đoạn [ 1,i it t ], nếu chọn  1 2/ ,  1 4/  tương 

ứng với giả thiết gia tốc có giá trị trung bình trên đoạn  1,i it t . 

  Thay (4.56) vào (4.51) và (4.52) lấy xấp xỉ ta được công thức của phương pháp 

Newmark: 

  1 1(1 )n n n nh h q q q q                   (4.58) 

  2 21 1

1( )2

n n n n nh h h q q q q q               (4.59) 

4.2.2. Sử dụng phương pháp Newmark xác định điều kiện đầu dao động tuần hoàn

cho hệ tuyến tính hệ số tuần hoàn

  Sử dụng các công thức tích phân Newmark, GS. Nguyễn Văn Khang và cộng sự 

đã  đưa  ra  thuật  toán  tìm điều  kiện  đầu nghiệm  tuần  hoàn  của  phương  trình  vi  phân 

tuyến tính hệ số tuần hoàn [67,72]. 

Xét hệ phương trình vi phân tuyến tính hệ số tuần hoàn có dạng: 

( ) ( ) ( ) ( ),t t t t M q C q K q f            (4.60) 

Trong đó M(t), C(t), K(t) là các ma trận cấp  n n , f(t) là véctơ lực mở rộng. Các ma 

trận đó đều là hàm tuần hoàn với chu kỳ T: 

  M(t+T) = M(t),  C(t+T) = C(t), K(t+T) = K(t), f(t+T) = f(t).      

  Nghiện tuần hoàn của phương trình (4.60) có chu kỳ T  thỏa mãn điều kiện đầu 

116  

 

sau đây: 

(0) ( ), (0) ( ), (0) ( )T TT q q q q q q          (4.61) 

Chia đều đoạn [0, T] thành m khoảng bằng nhau, độ rộng mỗi bước là h = ti – ti-1 =

T/m, như vậy các điểm chia là t0 = 0 < t1 < t2 < … < tm= T. Đặt giá trị nghiệm tại thời 

điểm ti nào đó như sau:  ( ), ( ), ( )i i i i i it t t q q q q q q   

Theo  phương pháp  tích  phân  số  Newmark,  nghiệm  của phương  trình được  tính  gần 

đúng theo công thức:   

             2 2

1 1

1

2i i i i ih h h

q q q q q             (4.62) 

              1 11i i i ih h q q q q                (4.63) 

Từ phương trình (4.60) ta viết dưới dạng tính toán theo sơ đồ lặp tại  1it        

    1 1 1 1 1 1 1i i i i i i i M q C q K q f                 (4.64) 

Trong đó  1 1 1 1, ,i i i it t M M C C 1 1i it K K ,  1 1 .i it f f  

Thay phương trình (4.62) và (4.63) vào phương trình (4.64) và sắp xếp lại ta có: 

2 21 1 1 1 1 1 1

11

2i i i i i i i i i i i ih h h h h

M C K q f C q q K q q q      

    (4.65) 

Từ (4.62) và (4.63) dẫn đến công thức dự báo cho dịch chuyển và vận tốc tại thời điểm 

ti+1 theo các giá trị chuyển vị, vận tốc và gia tốc tại thời điểm trước ti 

 

* 21

*1

1

2

1

i i i i

i i i

h h

h

q q q q

q q q

  (4.66) 

Viết lại phương trình (4.66) dạng ma trận: 

                       *

1

*1

i

ii

ii

qq

D qq

q

   (4.67) 

trong đó 

2 0.5

1

h h

h

I I ID

0 I I   (4.68) 

Với I là ma trận đơn vị cấp  n n , 0 ma trận 0 cấp  n n . 

Phương trình (4.65) viết lại dưới dạng: 

            *

1 1 11 1 1 1 1 *

1

ii i i i i

i

qq S f S H

q

  (4.69) 

trong đó ma trận  1iS và  1iH  tuần hoàn chu kỳ T và được xác định:  

                       21 1 1 1i i i ih h S M C K   (4.70)  

117  

 

                            1 1 1i i i H K C   (4.71) 

Thay (4.67) vào phương trình (4.69) ta có biểu thức gia tốc  

                1 1

1 1 1 1 1

i

i i i i i i

i

q

q S f S H D qq

   (4.72) 

Theo (4.62), (4.63) và (4.66) thì chuyển vị, vận tốc và gia tốc tại thời điểm ti+1 là: 

                         

*11

*1 1

1 1

ii

i i

i i

qqq T q

q q

   (4.73) 

Trong đó ma trận T có dạng  

                         

2hh

I 0 IT 0 I I

0 0 I   (4.74) 

Thay (4.67) và (4.72) vào (4.73) để bỏ đi nghiệm dự báo ta sẽ được: 

1

1111 1

11 1

i i

i i

i ii i

i i

q q 0Dq T q T 0

S H Dq q S f

  (4.75) 

Phương trình này cho phép tính các giá trị tại các thời điểm dựa vào các giá trị tại thời 

điểm trước đó. Cũng chú ý rằng chỉ ma trận T và D là hai ma trận hằng. 

Đặt       ,i

i i

i

q

x q

q

   

11

1 1

,i

i i

DA T

S H D  

1

1

1 1

i

i i

0

b T 0

S f

    (4.76) 

Phương trình (4.76) viết lại dưới dạng: 

                       1 ( 1, 2,..., )i i i i i m x A x b    (4.77) 

Khai triển phương trình (4.77) ta có: 

           

1 1 0 1

2 2 1 0 2

................................

x A x c

x A A x c   

                     1

0m i mi m

x A x c   (4.78) 

Trong đó  0 1 1 0 1, , c 0 c A c b 2 2 1 2 c A c b ,...,  1m m m m c A c b   

Sử dụng tính chất tuần hoàn nghiệm (4.61) ta có: x0 = xm , thay vào (4.78) ta được: 

                               1

0i mi m

I A x c    (4.79) 

  Giải  phương  trình  (4.79)  ta  sẽ  thu được  nghiện  đầu  tuần hoàn x0  cho  phương 

118  

 

trình  (4.60).  Với  giá  trị  nghiệm  đầu  này  ta  sẽ  tính  được  nghiệm  của  phương  trình 

(4.60) tại các thời điểm tiếp theo nhờ (4.77). 

4.3. Phân tích dao động tuần hoàn cơ cấu bốn khâu có khâu nối đàn hồi

  Trong mục này sẽ tính toán dao động tuần hoàn của cơ cấu bốn khâu với khâu 

nối đàn hồi khi khâu dẫn quay đều trong các trường hợp: thanh truyền chỉ chịu uốn (bỏ 

qua  ảnh  hưởng  biến  dạng  dọc)  và  thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc  (bỏ  qua  ảnh 

hưởng của biến dạng uốn) bằng phương pháp tuyến tính hóa mà luận án đã đề xuất. 

Cũng trong mục này, hệ phương trình vi phân chuyển động được sử dụng tính toán dao 

động  là hệ phương  trình đã  thiết  lập ứng với  trường hợp khâu nối  được  rời  rạc hóa 

bằng phương pháp Ritz – Galerkin (tính toán là tương tự khi sử dụng hệ phương trình 

chuyển  động  được  thiết  lập  ứng  với  trường  hợp  khâu  nối  được  rời  rạc  hóa  bằng 

phương pháp phần tử hữu hạn) 

4.3.1. Trường hợp cơ cấu có khâu nối đàn hồi chỉ chịu uốn

  Để so sánh với kết quả  tính  toán  trước đó,  trong  trường hợp cơ cấu có  thanh 

truyền  chỉ  chịu  uốn  này  đã  thực  hiện  tính  toán  theo  2  phương  pháp:  phương  pháp 

tuyến tính hóa mà luận án đề xuất và phương pháp tách cấu trúc như tài liệu [10,74]. 

4.3.1.1. Sử dụng phương pháp tuyến tính hóa luận án đề xuất

  Trong phần này ta sẽ tuyến tính hóa phương trình chuyển động quanh chuyển 

động cơ bản bằng phương pháp đã được luận án đề xuất và phân tích dao động tuần 

hoàn của cơ cấu bốn khâu có thanh truyền chịu biến dạng uốn khi khâu dẫn quay đều. 

Để phân tích dao động tuần hoàn này ta thực hiện theo 4 bước sau:   

1) Xác định chuyển động cơ bản:

Cho biết chuyển động cơ bản là chuyển động của cơ cấu rắn với khâu dẫn quay đều:  

    1 1 (0) ,R Rt t 1 1, 0R R   (4.80) 

 Trong đó  1 (0)R  góc định vị khâu dẫn tại thời điểm ban đầu, ta chọn  1 (0) 0R . 

Tìm các chuyển động cơ bản còn lại:  2 3 2 3 2 3, , , , ,R R R R R R     

*) Xác định các góc định vị  2 3,R R : 

Từ phương trình liên kết viết cho cơ cấu gồm các khâu rắn: 

    1 1 1 2 2 3 3 0

2 1 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l l l

f l l l

     (4.81) 

Thay  1R t t  vào các phương trình liên kết ta được: 

     1 1 2 2 3 3 0

2 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

R R

R R

f l t l l l

f l t l l

    (4.82) 

Sử dụng phương pháp lặp Newton – Raphson ta giải ra được các chuyển động 

119  

 

l1 

l0 

l3 

l2 

O A 

54o  126o 

Hình 4.2. Xác định điều kiện đầu sơ bộ  2 (0)sbR ,  3 (0)sb

cơ  bản  2 3,R R .  Tuy  nhiên  để bắt  đầu  cho phương  pháp  lặp  thì  góc ban  đầu  sơ bộ 

2 (0)sbR ,  3 (0)sb

R  được chọn bằng phép đo hình học cơ cấu tại thời điểm đầu như Hình

4.2.  Với  thông  số  cơ  cấu  như  Bảng 4.1,  ta  xác  định  được  góc  sơ  bộ  ban  đầu 

2 (0) 54sb oR ,  3 (0) 126sb o

R . Như vậy góc định vị được xác định:  

                      RR 32 ,                   (4.83) 

*) Xác định các vận tốc góc 2 3,R R : 

Đạo hàm phương trình liên kết (4.82) theo t: 

         1 1 2 2 2 3 3 3

2 1 2 2 2 3 3 3

sin sin sin 0

cos cos cos 0R R R R

R R R R

f l t l l

f l t l l

          (4.84) 

=>  2 2 3 3 2 1

32 2 3 3 1

sin sin sin

cos cos cosR R R

RR R

l l l t

l l l t

   

Đặt  

RR

RR

ll

ll

3322

3322

coscos

sinsin

A ; 

1

1

sin

cos

l t

l t

b  

Ta được các thành phần vận tốc góc: 

12

3

R

R

A b

              (4.85) 

*) Xác định các gia tốc góc 2 3,R R : Đạo hàm tiếp phương trình (4.84) theo t: 

0cossincossincos 32333332

222222

21 RRRRRRRR lllltl  

0sincossincossin 32333332

222222

21 RRRRRRRR lllltl  

Viết lại ta có: 

RRRR

RRRR

R

R

RR

RR

lltl

lltl

ll

ll

32332

222

21

32332

222

21

3

2

3322

3322

sinsinsin

coscoscos

coscos

sinsin

 

120  

 

Đặt:                  2 2 2

1 2 2 2 3 3 3

2 2 21 2 2 2 3 3 3

cos cos cos

sin sin sinR R R R

R R R R

l t l l

l t l l

c

,  

ta có các gia tốc góc: 

12

3

R

R

A c

                (4.86) 

Như vậy ta có chuyển động cơ bản hoàn toàn được xác định. 

2) Chuyển động thực của cơ cấu với khâu nối đàn hồi:

Chuyển động thực của cơ cấu đàn hồi  là khâu dẫn quay đều, khâu nối đàn hồi, 

dẫn đến chuyển động của khâu nối và khâu bị dẫn sai lệch so với cơ cấu rắn.  

Khâu dẫn quay đều:   1 ,t   1 1, 0              (4.87) 

Ở  Chương 2  đã  thiết  lập  được  các  phương  trình  vi  phân  chuyển  động  bằng 

phương pháp Ritz – Galerkin viết cho cơ cấu bốn khâu với thanh truyền chịu uốn sử 

dụng 3 khai  triển đầu  là các phương  trình  từ  (2.61) đến  (2.66). Thay (4.87) vào các 

phương trình từ (2.62) đến (2.66), sắp xếp lại theo các tọa độ suy rộng q1, q2, q3 2 3,  

ta được các phương trình là: 

2 4

2 22 2 1 2 22 1 2 1 2 13

2

2sin 0

2 2 2

l l l l l EIq t q q

l

        (4.88) 

2 422 2 2

2 2 2 2 232

80

2 2 2 2

l l l EIq q q

l

              (4.89)

2 4

2 22 2 1 2 22 3 2 3 2 33

2

2 81sin 0

3 2 3 2 2

l l l l l EIq t q q

l

    (4.90)

3 22 2 2 32 2 2 21 2 3 2 1 2 2 1 1 2 2 3 3

22 2 31 2 1 2

2 2 1 1 2 2 2 2 2

3 2 2 3

2sin cos sin cos

2 3

ql l l qq q q q l q q q q q q

ql l l lt t q l l

 

                                (4.91) 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0 CI l l                  (4.92) 

Thay (4.87) vào phương  trình (2.61)  ta được phương  trình cho phép xác định 

mômen phát động τ để khâu dẫn quay đều khi biết các ẩn  1 2 3 2 3, , , ,q q q , 21, : 

23 31 2 1 2 1 2

2 2 2 2 1 2 1

22 23 31 2 1 2 1 22 2 2 2 1 2 2 1

1 1 1 1 1 2

2 2cos( ) sin( ) cos( )

2 3 3

4 2sin( ) sin( ) cos( )

2 3 3sin cos

q ql l l l l lt t q t q

q ql l l l l lt t q t q

l l

 (4.93) 

Từ (2.67) ta có phương trình liên kết: 

1 1 2 2 3 3 0

2 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l t l l l

f l t l l

      (4.94) 

121  

 

Như  vậy  ta  có  hệ  5  phương  trình  vi  phân  từ  (4.88)  đến  (4.92),  cùng  với  hai 

phương  trình  liên kết  (4.94)  tạo  thành 7 phương  trình vi  phân đại  số với 7 ẩn  số  là 

1 2 3 2 3, , , ,q q q , 21, . Hệ phương trình trên và các phương trình liên kết được viết 

lại dưới dạng: 

      ),,()()( 1 tTs sspλsΦssM               (4.95) 

f(s) = 0                  (4.96) 

Trong  đó:  1 2 3 2 3

Tq q q s ,  1 2 3q q qq   là    các  tọa  độ  suy  rộng  đủ, 

2 3

T z  là các tọa độ suy rộng thừa,  1 2

Tλ λλ  

1 2 2 3 3 0

1 2 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l t l l l

l t l l

f                  (4.97) 

2 2 3 3

2 2 3 3

0 0 0 sin sin( )

0 0 0 cos coss

l l

l l

fΦ s

s    (4.98) 

22 2

22 2

22 2

2 2 2 32 2 22 2 2 2 21 2 3

0 0 02

0 0 02 2

( )0 0 0

2 3

02 3 3 2

0 0 0 0 C

l l

l l

l l

l l l l lq q q

I

M s          (4.99) 

42 21 2 2

2 1 2 132

422

2 2 232

41 2 21 2 2

2 3 2 332

22 2 31 2 1 2

2 2 1 1 2 2 3 3 2 2 1

2sin

2 2

8

2 2

2 81sin

3 2 2

2sin cos

2 30

l l l EIt q q

l

l EIq q

l

l l l EIt q q

l

ql l l ll q q q q q q t t q

p

    (4.100) 

3) Tuyến tính hóa phương trình vi phân chuyển động, xác định các ma trận hệ số tuần

hoàn MR, CR, KR và hR.

  Thực  hiện  tuyến  tính  hóa  hệ  phương  trình  vi  phân  chuyển  động  (4.95),  (4.96) 

quanh chuyển động cơ bản sR đã xác định. Đưa vào kí hiệu các kí hiệu: 

122  

 

 

1 1

2 2

3 3

22 2 2 2

33 3 3 3

( ) 0( ) 0( ) ; 0 ;

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

R

RR

RR

q t q

q t q

q t q

t t t

t t t

s s x                      (4.101) 

Trong đó  2 3,R R  lần lượt là quỹ đạo của chuyển động cơ bản;  2 ,  3  là các sai lệch 

nhỏ quỹ đạo của cơ cấu đàn hồi so với cơ cấu rắn; q1, q2, q3 là các tọa độ dạng riêng 

của biến dạng của khâu nối đàn hồi. Như vậy ta có: 

                   xssxssxss RRR ,,     (4.102) 

Tuyến tính hóa hệ phương trình (4.95), (4.96) ta thu được phương trình tuyến tính hóa 

có dạng: 

                 )()()()( tttt RRRR hxKxCxM   (4.103) 

Trong đó  1 2 3 2 3 xT

q q q , các ma trận hệ số  RRRR hKCM ,,,  là các ma trận 

tuần hoàn với chu kỳ T = 2π/Ω.  

Chú ý rằng trường hợp thanh truyền chỉ chịu uốn, khâu dẫn quay đều này phương 

trình  liên  kết  của  cơ  cấu đàn  hồi  (4.94)  giống phương  trình  liên kết  của  cơ  cấu  rắn 

(4.82), do đó không có sai lệch góc các khâu của cơ cấu đàn hồi so với cơ cấu rắn (tức 

2 30, 0 ). Tuy nhiên vẫn có biến dạng uốn. Ở đây vẫn thực hiện tính toán với đầy 

đủ các ẩn chuyển động như (4.101). 

Xác định các ma trận hệ số của dao động tuần hoàn RRRR hKCM ,,, : 

Ta có các ma trận trong quá trình biến đổi giải tích: 

  2 2 3 3

2 2 3 3

sin sin0 0 0;

cos cos0 0 0q z

l ll l

Φ Φ     (4.104) 

 

-1 3 3 3 3z

2 2 2 22 3 2 3

1 cos sin

cos sinsin

l l

l ll l

Φ    (4.105)       

                     2 2 2 3 3 3

2 2 2 3 3 3

0 0 0 cos cos( , )

0 0 0 sin sins

l l

l l

Φ s s

   (4.106)

  -1z

1 0 00 1 00 0 1

-0 0 00 0 0

q

ER s

Φ Φ    (4.107) 

        22 2s

d

dt t

fp Φ s f f      (4.108) 

Từ phương trình (4.94) ta có:  

123  

 

    1

1

sin

cos

l t

l tt

f=>

tdt

d f2

12

1

cos

sin

l t

l t

      

thay vào ta có: 

2 , , tp s s =

2 2 22 2 2 3 3 3 2 2 2 3 3 3 1

21 1 2 2 3 3 0

2 2 22 2 2 3 3 3 2 2 2 3 3 3 1

21 1 2 2 3 3 0

cos cos 2 sin sin cos

2 sin cos cos cos

sin sin 2 cos cos cos

2 cos sin sin sin

l l l l l t

l t l t l l l

l l l l l t

l t l t l l l

           (4.109) 

22 2

22 2

22 2

0 0 02

( ) ( ) 0 0 02 2

0 0 02 3

T

l l

l l

l l

R s M s            (4.110) 

Tính các ma trận: f1, f2, k1, k2: 

1 ( ) ( )Tf R s M s s=2 2 2

2 2 2 2 2 21 2 2 2 3 2

2 2 2 2 3

T

l l l l l lq q q

  (4.111)  

2 sf Φ s=2 2 2 3 3 3

2 2 2 3 3 3

sin sin

cos cos

l l

l l

                  (4.112) 

),,()( 11 tT sspsRk =

2 41 2 2 22

1 2 132

422

2 2 232

42 21 2 2

2 3 2 332

2 sin

2 2

8

2 2

2 81sin

3 2 2

l l t l EIq q

l

l EIq q

l

l l l EIt q q

l

    (4.113) 

k2 = p2                              (4.114) 

Việc  xác  các  ma  trận  hệ  số  MR,  CR,  KR,  hR  được  thực  hiện  bằng  phần  mềm 

MAPLE với thuật toán như sơ đồ Hình 4.1, thông số đầu vào là các ma trận M, p1, f và 

các chuyển động cơ bản của cơ cấu rắn , ,R R Rs s s , việc làm này khá đơn giản và thuận 

tiện. Các ma trận trên sẽ được chuyển sang mã Code của phần mềm MATLAB để tính 

toán số, do đó ở đây không đưa ra dạng tường minh của các ma trận trên. Như vậy ta 

thu được hệ phương trình vi phân tuyến tính (4.103) trong đó các hệ số là các ma trận 

tuần hoàn.  

4) Tính toán dao động tuần hoàn bằng phương pháp Newmark:

Sử dụng phương pháp Newmark tìm nghiệm phương trình (4.103) này ta sẽ thu 

được các nghiệm là các sai lệch  xxx ,, . Thay vào (4.102) ta có chuyển động thực: 

124  

 

                    xssxssxss RRR ,,   (4.115) 

Trong đó  1 2 3 2 3

Tq q q x  

Để xác định chuyển vị uốn của thanh truyền tại vị trí bất kỳ, thay  1 2 3, ,q q q  ta 

có biểu thức chuyển vị uốn tại vị trí x bất kỳ: 

3

1 2 31 2 2 2 2

2 3( , ) sin ( ) sin sin sini

i

iw x t x q t x q x q x q

l l l l

 (4.116) 

Chuyển vị uốn tại vị trí giữa thanh x = l2/2: 

w(l2/2,t) = q1 – q3  (4.117) 

Mô phỏng số: Cho cơ cấu bốn khâu với thông số cơ cấu được cho như Bảng 4.1. Biết 

khâu  dẫn  quay  đều  với  các  vận  tốc  là  600  vòng/phút,  900  vòng/phút  và  1200 

vòng/phút. Phân tích dao động tuần hoàn của cơ cấu được thực hiện như 4 bước trên.  

Kết quả tính toán như Bảng 4.2. Kết quả tính toán biến dạng theo phương pháp 

này được so sánh với phương pháp tuyến tính hóa được sử dụng trong tài liệu [10, 74] 

như trong Bảng 4.2 và trên các Hình 4.4 đến Hình 4.6.

Trên Hình 4.7 là sai lệch góc của các khâu  2 3, , sai lệch này cỡ 10-17rad, là phù 

hợp cho trường hợp này (các sai lệch bằng 0). Hình 4.8 là sai số của phương trình liên 

kết, với sai số  2 21 2f f  cỡ 10-12 mm (f1, f2 là sai số của hai phương trình liên kết). 

4.3.1.2. Sử dụng phương pháp tách cấu trúc

Sử  dụng  phương  pháp  tách  cấu  trúc,  tác  giả  Vũ  Văn  Khiêm  [10]  đã  thu  được 

phương trình đạo hàm riêng xác định dao động uốn tương đối của thanh truyền đàn hồi 

chịu uốn. Khi khâu dẫn quay đều với vận tốc góc Ω, phương trình dao động uốn [10]: 

2

34 5 42

4 4 2 2 2

2 21 2 2 1 2 2 2

3 22 2

4 3 2 2 2 1 2 22 20 02

sin sin cos 2 .

1cot( ) ( ) cos sin

C

x

l

w w wEI EI I

x x t x t x t

w wc l w g l x w

t x

w wB I dx g l w x xdx

l x t t

2

2

2

3 2 1 20

2

22 2

3 2 2 1 2 2 2 1 2 202

2 21 2 1 2

1cot( ) cos

1cot( ) ( sin cos 2 . ) sin

cos ( sin

l

l

y

l

x

y

wc l x xdx

l t

w wg l x w c l w wdx

l t x

wc l x l w x

t

2

2 22cos ) 0

wg

t

                                (4.118) 

Trong đó  

125  

 

3 3 3 3 34

2 3 2

cos( )

sin( )CP d J

Bl

, với P3 = m3g, d3 = CC3 

E, I, A, cx, cy, ρ và αC là các hệ số được giả thiết không đổi, chúng lần lượt là môđun 

đàn hồi, mômen quán tính mặt cắt ngang, diện tích mặt cắt ngang, hệ số cản ngoài theo 

phương Ax, hệ số cản ngoài theo phương Ay, khối lượng riêng của và hệ số cản biến 

dạng của thanh truyền. 

ψ = φ1 – φ2 =Ωt – φ2

   Phương trình liên kết khi khâu dẫn quay đều: 

1 1 2 2 3 3 0

2 1 2 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l t l l l

f l t l l     (4.119) 

Các góc quay φ2, φ3 và vận tốc góc, gia tốc góc của nó được giải ra từ phương 

trình liên kết (4.119) và đạo hàm bậc nhất, bậc 2 theo thời gian bằng phương pháp lặp 

Newton – Raphson.  

Từ phương  trình  (4.118), để  tuyến  tính hóa phương  trình chuyển động  tác giả 

[10] đã bỏ qua các thành phần phi tuyến bậc cao của biến dạng uốn w, biến đổi tiếp 

tác giả đã thu được phương trình vi phân tuyến tính của dao động uốn với các hệ số 

tuần hoàn:

4 5 4 2 2

4 3 24 4 2 2 2

2

3 2 2 0 12

. .2

. .

C

y

w w w x wf f x f

x x t E x t x

cw w wf f x f w f f x

x EI t EI t

(4.120)

Trong đó: f0, f1, f2, f3, f4 là các hàm tuần hoàn chu kỳ 2π/Ω 

20 2 1 2

1cos ( sin cos )yf c l l g

EI ;  1 2 2

1yf c

EI  

22 3

2f

EI

;     2

3 2 1 1

1gsin cos sinxf l c l

EI  

224 1 2

4 3 2 2 2 1 1 2 2

22 22 2

2 1 1 2

2 24 2 2 2

3 2 2 0 1 2 3 2

cot( ) ( cos sin cos )2 3

gsin cos sin2

cot( ) . .2 3 2

y y

x

B l lf g l c l c

EI E EI EI

l ll c l

EI EI

B l l lf f l f f

EI E

Nghiệm của phương trình (4.120) được tìm theo dạng khai triển Ritz – Galerkin:  

1 2

( , ) ( ) sin( )N

ii

w x t q t i xl

            (4.121) 

trong đó qi(t) là các tọa độ suy rộng cần xác định. 

Thay (4.121) cùng với các đạo hàm của nó vào (4.120) sắp xếp lại theo dạng đa thức 

126  

 

bậc của x ta được phương trình: 

2 4 4 24 2

1 3 3 3 3 3

22 2

3 21 13 3 3 3

3

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) .( ) ( ) sin

( ) ( ) sin( ). . ( ) ( ) sin( ). .2

( ) ( ) co

f

f f

ny

i C i ii

n n

i ii i

i

ci q t i q t i f i f q t i x

E l EI l EI l l l

xi q t i x f x i q t i x fl l l l

i q tl

3 2 0 11 13 3 3

s( ). ( ) ( ) cos( ). .f fn n

ii i

i x f i q t i x f x f f xl l l

 

                                (4.122) 

Lần lượt nhân 2 vế của phương trình (4.122) với 2

sin( )j xl

 (j = 1, 2, ..., N), sau đó tích 

phân từ 0 đến l2 hai vế của phương trình đó theo dx, cuối cùng ta thu được hệ phương 

trình được viết dưới dạng ma trận:

      ( ) ( ) ( ) ( ) ( )t t t t t jMq Bq C q h             (4.123) 

Trong đó: 

1 2 1 2[ , ,..., ] ; [ , ,..., ]T TN Nq q q h h h jq h  

       

0 21

21

4 2, 2 1

2, 2

j

f lf khi j k

j jh

lf khi j k

j

 

M, B, C là các ma trận vuông cấp N có hệ số như sau: 

    2

2

( )ij ijm jE l EI

;   4

2

( )y

ij C ij

cb j

l EI

2 224 2 2

4 3 2

2 2 2

3 2

2

2

5( ) ( )

2 4 6

22 1

; 2

ij ij

ij

jj j f j f f khi i j

l l l

c f f khi i j kl

f khi i j i j k

với 1

0ij

khi i j

khi i j

;

2 2

1 1ij ij

i j i j

, khi i ≠ j 

Phương trình (4.123) là phương trình vi phân tuyến tính với các hệ số tuần hoàn, 

sử dụng  phương pháp Newmark để giải phương  trình  [74],  với  các  thông  số cơ  cấu 

được cho như Bảng 4.1. Tính toán được thực hiện ở các  tốc độ của khâu dẫn là 600 

vòng/phút, 900 vòng/phút và 1200 vòng/phút. Kết quả tính toán như Bảng 4.2 và các 

Hình 4.4 đến Hình 4.6. Kết quả tính toán được so sánh với phương pháp tuyến tính hóa 

127  

 

hệ phương trình vi phân – đại số mà luận án đề xuất. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông số Giá trị Thông số Giá trị

Chiều dài khâu nối đất, l0   1.0(m) Khối lượng riêng của khâu nối,   

7860 (kgm-3) 

 Chiều dài khâu dẫn OA, l1 0.05(m) Mômen quán  tính  mặt  cắt ngang khâu nối, I  

45x10-9 (m4) 

Chiều dài khâu nối AB, l2   0.8(m) Mômen  quán  tính  của khâu  BC  đối  với  trục  qua C, IC   

3.35 (kgm2) 

Chiều dài khâu nối BC, l3   0.8(m)  α 3                                                                       0 ( r a d ) Khối  lượng  khâu  nối  AB, m2 

3.77(kg) Vị  trí  khối  tâm  khâu  BC, d3 

0.4 (m) 

Khối lượng khâu bị dẫn BC, m3

15(kg) Hệ số cản ngoài theo phương x, cx  

0.001 (kg m-1s-1 ) 

Mô đun đàn hồi E  2.1x1011 (Nm-2) 

Hệ số cản ngoài theo phương y,  cy  

0.001 (kg m-1s-1 ) 

Diện tích mặt cắt ngang, A   6x10-4 (m2)  C 10-4 (s) 

Bảng 4.2. Kết quả tính toán số: 

Biên độ uốn w tại vị trí giữa thanh x = l2/2, [mm]. Vận tốc góc 

(vòng/phút)  Phương pháp cũ [10,74]  Phương pháp mới 

600  0.2605  0.2835 

900  0.6167  0.6242 

1200  1.1330  1.119 

  Kết luận: Từ kết quả tính toán số cho thấy biến dạng uốn của thanh truyền tăng 

khi  tốc độ  tăng  tốc độ  chuyển động. Kết quả  tính  biến dạng  cũng  cho  thấy  phương 

pháp mà luận án đã đề xuất cho kết quả sai khác là không đáng kể so với kết quả tính 

bằng phương pháp trước đó. Điều này góp phần khẳng định tính tín cậy của phương 

pháp tuyến tính hóa đã đề xuất. 

Bảng 4.1. Thông số cơ cấu bốn khâu [10,74]  

Hình 4.3. Sơ đồ cơ cấu bốn khâu bản lề 

φ1 

η 

ξ 

φ2 

φ3 

C1 

C3 α1  α3 

 

128  

 

0 2 4 6 8 10 12 14-0.4

-0.3

-0.2

-0.1

0

0.1

0.2

0.3

w [

mm

]

t [rad]  

 

0 2 4 6 8 10 12 14-0.6

-0.4

-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

w [

mm

]

t [rad]  

 

           

0 2 4 6 8 10 12 14-1.5

-1

-0.5

0

0.5

1

1.5

w [m

m]

t [rad]

 

 

Hình 4.4. Chuyển vị uốn ngang tại điểm giữa thanh x = l2/2, n = 600vòng/phút. _____ Phương pháp mới, …. Phương pháp [10, 74] 

Hình 4.6. Chuyển vị uốn ngang tại điểm giữa thanh x = l2/2, n = 1200 vòng/phút. 

____ Phương pháp mới, …. Phương pháp [10, 74]  

Hình 4.5. Chuyển vị uốn ngang tại điểm giữa thanh x = l2/2, n = 900 vòng/phút. _____ Phương pháp mới, …. Phương pháp [10, 74] 

129  

 

t [rad]0 2 4 6 8 10 12 14

10-17

0

0.5

1

1.5

2 3

 

 

4.3.2. Trường hợp cơ cấu có khâu nối đàn hồi chỉ chịu kéo nén dọc

  Trong  phần  này  ta  sẽ  tuyến  tính  hóa  phương  trình  chuyển  động  quanh  chuyển 

động cơ bản bằng phương pháp đã được luận án đề xuất và  tính toán dao động tuần 

hoàn của cơ cấu bốn khâu có thanh truyền chịu biến dạng dọc khi khâu dẫn quay đều. 

Để phân tích dao động tuần hoàn này ta thực hiện theo 4 bước sau:   

1) Xác định chuyển động cơ bản:

Cho biết chuyển động cơ bản là chuyển động của cơ cấu rắn với khâu dẫn quay đều: 

        1 1 (0) ,R Rt t 1 1, 0R R           (4.124) 

Trong đó  1 (0)R  góc khâu dẫn tại thời điểm ban đầu, ta chọn  1 (0) 0R . 

  Các chuyển động cơ bản  2 3,R R  xác định như công thức (4.83) (với thông số cơ 

cấu như Bảng 4.3 ta có các góc ban đầu sơ bộ  * *2 3(0) 47 , (0) 110o o

R R  

   Vận tốc  2 3,R R  và gia tốc  2 3,R R  lần lượt được xác định hoàn toàn tương tự 

như các công thức (4.85) và (4.86).  

2) Chuyển động thực của cơ cấu với khâu nối đàn hồi dọc:

Chuyển động thực của cơ cấu đàn hồi là khâu dẫn quay đều, do khâu nối đàn hồi, 

dẫn đến chuyển động của khâu nối và khâu bị dẫn sai lệch so với cơ cấu rắn. 

Do khâu dẫn quay đều nên ta có: 

Hình 4.8. Sai số của phương trình liên kết, n =1200 vòng/phút 

 

Hình 4.7. Sai lệch góc các khâu ε2, ε3. n =1200 vòng/phút  

 

130  

 

         1 ,t   1 1, 0                (4.125) 

Ở  Chương 2  đã  thiết  lập  được  các  phương  trình  vi  phân  chuyển  động  bằng 

phương pháp Ritz – Galerkin viết cho cơ cấu bốn khâu với thanh truyền chịu kéo nén 

dọc sử dụng 3 dạng riêng đầu là phương trình từ (2.68) đến (2.73), cùng với 2 phương 

trình liên kết (2.74). Thay (4.125) vào các phương trình trên và sắp xếp lại theo các tọa 

độ suy rộng  1 2 3, , ,p p p   2 3,  ta được các phương trình là: 

2 2

2 22 1 2 2 21 2 1 2 1 1 2 2 22

2

2 4cos cos sin 0

2 2 8

l l l l l EAp t p p

l

(4.126) 

2 2

2 22 1 2 2 22 2 2 2 2 1 2 2 22

2

2 4 9cos cos sin 0

2 3 9 2 8

l l l l l EAp t p p

l

                                (4.127)

2 2

2 22 1 2 2 23 2 3 2 3 1 2 2 22

2

2 4 25cos cos sin 0

2 5 25 2 8

l l l l l EAp t p p

l

  

                                (4.128)

3 2 22 2 23 32 2 2 2 2 2

1 1 2 3 2 1 22 2

22 2 31 2 1 2 2

2 2 1 1 2 2 3 3 2 2 1

2 1 2 3 2 1 2 1 2 3 2

8 8

3 9 25 2 9 25

2sin sin

2 3 5

sin . cos .

p pl l p l l pp p p p p

pl l l l pl p p p p p p t t p

l p p p l p p p

2

 

                                (4.129) 

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0.CI l l                  (4.130) 

Phương trình liên kết: 

1 1 2 1 2 3 2 3 3 0

2 1 2 1 2 3 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l t l p p p l l

f l t l p p p l

    (4.131) 

  Thay (4.125) vào phương trình (2.68) ta được phương trình cho phép xác định 

mômen  phát  động  τ  để  khâu  dẫn  quay  đều  khi  biết  các  ẩn  1 2 3, , ,q q q 2 3, , 

1 , 2 :

231 2 1 2 2

2 2 2 2 1

223 31 2 2 1 2 1 2 2

2 1 2 2 2 2 1

2 31 2 22 2 1

2cos( ) cos( )

2 3 5

2 4sin( ) sin( ) cos( )

3 5 2 3 5

2sin( )

3 5

pl l l l pt t p

p pl l p l l l l pt p t t p

pl l pt p

1 1 1 1 1 2sin cosl l

 

                                   (4.132) 

131  

 

Như vậy ta có hệ 5 phương trình vi phân từ (4.126) đến (4.130), cùng với hai 

phương trình liên kết (4.131) tạo thành 7 phương trình vi phân đại số với 7 ẩn số là p1, 

p2, p3, φ2, φ3, 21, . Hệ phương  trình  trên và các phương  trình  liên kết  viết  lại  dưới 

dạng: 

              1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s   (4.133) 

f(s) = 0                                                                   (4.134) 

Trong đó:   

1 2 3 2 3

Tp p ps ,  1 2 3

Tp p pq  là  các tọa độ suy rộng đủ,  2 3

T z  là 

các tọa độ suy rộng thừa,  1 2λT

λ λ  

1 2 1 2 3 2 3 3 0

1 2 1 2 3 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l t l q q q l l

l t l q q q l

f   (4.135) 

2 2 2 2 1 2 3 2 3 3

2 2 2 2 1 2 3 2 3 3

cos cos cos sin sin( )

sin sin sin cos coss

l q q q l

l q q q l

fΦ s

s(4.136) 

2 22 21 2 2 2

2 1 2 122

2 22 21 2 2 2

2 2 2 222

2 22 21 2 2 2

1 2 3 2 322

232 2

1 2 22

2 4cos

2 8

2 4 9cos

3 9 2 8

2 4 25cos

5 25 2 8

8

9 25

l l l l EAt p p

l

l l l l EAt p p

l

l l l l EAt p p

l

pl pp l

p

2 1 1 2 2 3 3

22 2 31 2 1 2 2

2 2 1

2sin sin

2 3 5

0

p p p p p p

pl l l l pt t p

 (4.137) 

2

2

2

3 22 2 232 2 2 2

1 1 2 32

0 0 0 02

0 0 0 02

0 0 0 02

80 0 0 0

3 9 25 2

0 0 0 0 C

l

l

l

pl l p lp p p p

I

M  (4.138) 

132  

 

3) Tuyến tính hóa phương trình vi phân chuyển động, xác định các ma trận hệ số tuần

hoàn MR, CR, KR và hR.

  Thực hiện tuyến tính hóa hệ phương trình vi phân chuyển động (4.133), (4.134) 

quanh chuyển động cơ bản đã xác định. Đưa vào kí hiệu các kí hiệu chuyển động thực 

s, chuyển động cơ bản sR và sai lệch x: 

 

1 1

2 2

3 3

22 2 2 2

33 3 3 3

( ) 0( ) 0( ) ; 0 ;

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

R

RR

RR

p t p

p t p

p t p

t t t

t t t

s s x                              (4.139) 

Trong đó  2 3,R R  lần lượt là quỹ đạo của chuyển động cơ bản;  2 ,  3  là các sai lệch 

nhỏ quỹ đạo của cơ cấu đàn hồi so với cơ cấu rắn; p1, p2, p3 là các tọa độ biến dạng dọc 

của khâu nối đàn hồi. Như vậy ta có: 

      xssxssxss RRR ,,                  (4.140) 

Tuyến tính hóa hệ phương trình (4.133), (4.134) ta thu được phương trình tuyến tính 

hóa có dạng: 

             )()()()( tttt RRRR hxKxCxM   (4.141) 

Trong đó  1 2 3 2 3 T

p p px , các ma trận hệ số  RRRR hKCM ,,,  là các ma trận 

tuần hoàn với chu kỳ T = 2π/Ω.  

Xác định các ma trận hệ số của dao động tuần hoàn RRRR hKCM ,,, : Việc xác 

định các ma trận trung gian và các ma trận hệ số MR, CR, KR, hR trong trường hợp này 

khá phức tạp nếu biến đổi giải tích, do đó để đơn giản và hạn chế sai sót trong biến đổi 

ta thực hiện bằng phần mềm MAPLE với thuật toán như sơ đồ Hình 4.1, thông số đầu 

vào  là  các  ma  trận  M,  p1, f,  sau  đó  thay  các  chuyển  động  cơ  bản  của  cơ  cấu  rắn

, ,R R Rs s s   vào  ta được các ma  trận hệ  số. Các ma  trận  trên  sẽ được  chuyển  sang mã 

Code của phần mềm MATLAB để tính toán số. 

4) Tính toán dao động tuần hoàn bằng phương pháp Newmark

Sử  dụng  phương  pháp  Newmark  tìm  nghiệm  tuần  hoàn  phương  trình  (4.141) 

này  ta sẽ  thu được các nghiệm sai  lệch  xxx ,, . Thay vào  (4.140)  ta có chuyển động 

thực: 

               xssxssxss RRR ,,             (4.142) 

Để xác định chuyển vị dọc trục của thanh truyền tại vị trí bất kỳ, thay  1 2 3, ,p p p  

ta có biểu thức chuyển vị dọc trục tại vị trí bất kỳ: 

3

1 2 31 2 2 2 2

2 1 3 5( , ) sin ( ) sin sin sin

2 2 2 2k

k

k x x x xu x t p t p p p

l l l l

  (4.143) 

133  

 

Chuyển vị dọc trục tại cuối thanh x = l2: 

          u(l2,t) = p1 – p2 +p3                (4.144) 

    Bây giờ ta thực hiện tính toán số với cơ cấu bốn khâu như Hình 4.9, các thông số 

cơ cấu được cho như Bảng 4.3. Kết quả mô phỏng được tính  toán trong  trường hợp 

khâu dẫn quay đều với vận tốc góc 210 vòng/phút.  

 

Bảng 4.3. Thông số cơ cấu bốn khâu [66]

Thông số  Độ lớn 

[đv] 

Thông số  Độ lớn 

[đv] 

Chiều dài OC, l0  0.3 m  Khối lượng khâu dẫn OA, m1  2,02 kg 

Chiều dài khâu dẫn OA, l1  0.055 m  Khối lượng thanh truyền AB, m2  1.65 kg 

Chiều dài thanh AB, l2  0.259 m  Khối lượng khâu lắc BC, m3  1.84 kg 

Chiều dài khâu BC, l3  0.2 m  Mômen quán tính của khâu dẫn, 

JC1 

51 

kgcm2 

Trọng tâm khâu dẫn 

C1(ξ11,η11) 

(0.0235, 

0) m 

Mômen quán tính của BC, JC3  183kgc

m2 

Trọng tâm thanh truyền AB 

C2(ξ22,η22) 

(0.134,0) 

Độ cứng dọc trục thanh AB, 

EA = c.l2 

c =69 

kg/cm 

Trọng tâm khâu bị dẫn 

C3(ξ33,η33) 

(0.115,0.

0265) m 

Góc nghiêng khâu nối đất OC, θ  0o 

  

Tính toán được thực hiện trong thời gian 1 chu kỳ, tức khâu dẫn quay được 360o.  

Đồ thị dao động biến dạng dọc của thanh truyền AB trong 1 chu kỳ như trên Hình 4.10 

với giá trị lớn nhất khoảng 3.8 mm. Biến dạng này đã gây ra dao động của các khâu 

quanh chuyển động cơ bản của nó. Trên Hình 4.11 là đồ thị sai lệch chuyển động góc 

khâu chấp hành BC của cơ cấu đàn hồi so với cơ cấu rắn  33 3R , giá trị lớn nhất 

khoảng 0.14 rad (cỡ 8o) và Hình 4.13 là quỹ đạo pha dao động tuần hoàn của sai lệch 

này. Hình 4.12 là đồ thị sai lệch góc khâu nối AB của cơ cấu đàn hồi so với cơ cấu rắn 

22 2R , sai lệch góc lớn nhất là 0.106 rad (cỡ 6o).  

Hình 4.9. Sơ đồ cơ cấu bốn khâu bản lề

φ1  θ 

y0 

x0 

φ2 

φ3 

C3 

l0

l1

l2

l3

ξ1 

ξ3 

ξ2 

η1 

η2 

η3 

C1 

C2 

134  

 

 

 

 

 

 

 

Hình 4.10. Biến dạng dọc trục của thanh truyền AB  

Hình 4.11. Sai lệch góc của khâu bị dẫn BC, ε3 (rad) 

Hình 4.13. Quỹ đạo pha của sai lệch góc khâu bị dẫn  

Hình 4.12. Sai lệch góc của khâu nối AB, ε2 (rad) 

135  

 

4.4. Phân tích dao động tuần hoàn của cơ cấu sáu khâu với hai khâu nối đàn hồi

chịu kéo nén

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong mục này, để đơn giản ta giả thiết các khâu nối chỉ chịu kéo nén dọc, bỏ 

qua ảnh hưởng của uốn.  

Ở Chương 2  ta đã có phương trình vi phân chuyển động của cơ cấu sáu khâu 

bản lề. Trong phần này sử dụng phương trình chuyển động của cơ cấu sáu khâu bản lề 

thiết lập bằng phương pháp Ritz – Galerkin. Xét các thanh truyền chỉ chịu kéo nén dọc 

(bỏ qua ảnh hưởng của biến dạng uốn), các phương  trình vi phân viết cho cơ cấu 6 

khâu  với  hai  thanh  truyền  chịu  kéo  nén  dọc  là  từ  (2.165)  đến  (2.171),  cùng  với  4 

phương trình liên kết từ (2.172) đến (2.175). Như vậy ta có 9 + N2 +N4 phương trình 

viết cho 9 + N2 +N4 ẩn:  

φ1, φ2, *3 , φ4, φ5, 

(1)kp ,  (2)

lp , λ1, λ2, λ3, λ4  (k = 1, 2,...,N2; l =1, 2,..., N4) 

Nếu  sử  dụng  1 dạng  riêng  đầu  tiên N2  = N4 = 1,  ta  được  các phương  trình  vi  phân 

chuyển  động  từ  (3.104)  đến  (3.110)  và  các  phương  trình  liên  kết  từ  (3.111)  đến 

(3.114). Sắp xếp lại các phương trình vi phân lần lượt theo tọa độ φ1,(1)1p ,  (2)

1p , φ2, *3 , 

φ4, φ5 và cùng với các phương trình liên kết ta có hệ phương trình viết dưới dạng: 

               1( ) ( ) ( , , )Ts t M s s Φ s λ p s s   (4.145) 

                        ( ) 0f s                       (4.146) 

Trong đó:  ( ) ( ) * T1 21 1 1 2 3 4 5p p s  là hệ tọa độ suy rộng dư, 

   (1) (2)1 1 1

T

p p q là các tọa độ suy rộng đủ,  *2 3 4 5

T

z   là các 

tọa độ suy rộng phụ thuộc,  1 2 3 4

Tλ λ λ λλ  véc tơ nhân tử Lagrange. 

O1 

φ1  θ1 

y0 

x0 

φ2 

φ3 

O2 

C1 

C3 

O3 φ3* 

φ4  φ5 C5 

θ2 

l0

l1

l2

l3 l3

*

l4 l5

l'0

Hình 4.14. Sơ đồ cơ cấu sáu khâu bản lề

ξ1 

ξ3 

ξ2 

ξ4 

ξ5 

η1 

η2 

η3 

η5 

η4 

C1 

C2 

C4 

β 

136  

 

 

11 1 2 1 2 3 3 0 1

11 1 2 1 2 3 3 0 1

* * 1 *3 3 4 2 4 5 5 0 2

* * 1 *3 3 4

( )

1( )

2

( )3

( )42 4 5 5 0 2

cos   cos –   cos – cos

sin   sin –   sin –   sin 

cos   cos –   cos –   cos

sin     sin –   sin –   sin

l l p l l

l l p l l

l l p l l

l l

f

f

fp l l

f

f

       (4.147) 

M = [mij] 

1

2 (1)1 1 2 1 1 211 1 1 2 12 1 2 14 1 2 2 1

13 15 16 17

1 221 12 22 23 24 25 26 27

**2 3 42 4

31 32 34 36 37 33 35 3 4

41 14 44

2 4; sin ; cos ;

20;

; ; 0;2

20; ; sin ;

2

;

O

l l l lm I l l m m l p

m m m m

lm m m m m m m m

l llm m m m m m m

m m m

2

3(1) (1)1 2 1 2 21 1 42 43 45 46 472

*251 52 54 57 53 35 55 2 3 4

2* * (2)4 4

56 2 3 3 4 1

2(2) (22 4 4 4

61 62 63 64 67 65 56 66 1 12

16; 0;

3 2

0; ; ;

2cos ;

2

160; ;

2 6

O

l l lp p m m m m m

m m m m m m m I l l

l lm l p

l l lm m m m m m m m p p

3

) (2)1

71 72 73 74 75 76 77

;

0; ;O

p

m m m m m m m I

 

22 (1) 2 (1)1 1 2 1 1 2 1 1 22 2 1 2 1

22 (1) 2 (1)1 1 2 1 2 2 1 11 1 2 1 2 12

2

* 2 2*2 * (2) 22 3 4 4 4 2 23 3 4 2 1 42

4

1

4 2sin cos sin

22 8

cos2 8

2 4cos

2 8

l l l l l lp p

l l l l E Ap p

l

l l l l E Ap

l

p

(2)1

(1)(1) (1) 22 2 1

1 2 2 1 1 1 1 2 1 1 22

*(2) * * 2 * (2)2 3 4 4

4 1 3 4 2 3 4 4 3 4 1

(2) (2) * *2 * (4 42 4 4 1 1 2 3 4 3 3 4 12

8 2sin

2

4 2cos sin

2

8 2sin

2

p

l l pl p p l l

l l lp l l p

l ll p p l l p

2)

0

 

137  

 

(1) *1 1 2 2 1 2 3 3

(1) *1 1 2 2 1 2 3 3

* * (2)4 3 3 4 1 4 5 5

* * (2)4 3 3 4 1 4 5 5

sin cos 0 sin sin 0 0

cos sin 0 cos cos 0 0

0 0 cos 0 sin sin sin

0 0 sin 0 cos cos cos

s

l l p l

l l p l

l l p l

l l p l

Φ

   Tọa độ s được mô tả theo quan hệ: 

 

1 1 1 11(1)1 1 1(2)1 2 2

2 2 2 2 2* * *

33 3 3 3

44 4 4 4

55 5 5 5

( ) ( ) ( )

( ) 0( ) 0

( ) ( ) ( ); ;

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

RR

R R R

R R

R R

R R

t t t

p t p p

p t p p

t t t

t t t

t t t

t t t

s s x

         (4.148) 

Trong  đó  *1 2 3 4 5, , , ,R R R R R   lần  lượt  là  quỹ  đạo  của  chuyển  động  cơ  bản  (là 

chuyển động của cơ cấu rắn mà ta mong muốn);  54321 ,,,,  là các sai lệch nhỏ 

quỹ đạo góc của cơ cấu đàn hồi so với cơ cấu rắn;  1 2,p p   là biến dạng dọc trục của 

khâu nối AB và CD. Như vậy ta có: 

        xssxssxss RRR ,,           (4.149) 

  Bây giờ ta xét hai trường hợp quay đều của khâu dẫn: 

  + Trường hợp 1. Tác dụng vào cơ cấu rắn một mômen phát động τR xác định làm 

cho khâu dẫn quay đều với vận tốc góc Ω. Cũng tác dụng mômen τR đó vào cơ cấu có 

khâu đàn hồi, do có một số khâu đàn hồi làm ảnh hưởng đến chuyển động nên khâu 

dẫn lúc này sẽ có sai lệch nhỏ so với trường hợp cơ cấu rắn, tức trong trường hợp này 

có: 

          1 1 10, 0, 0                (4.150) 

Ta gọi trường hợp khâu dẫn chịu tác động ngược trở lại này là khâu dẫn quay á đều.

+ Trường hợp 2: Tác dụng vào khâu dẫn của cơ cấu đàn hồi một mômen phát 

động τ nào đó để khâu dẫn luôn quay đều. Khi đó biến dạng đàn hồi ảnh hưởng đến 

các khâu còn lại, trong trường hợp này có: 

          1 1 10, 0, 0               (4.151) 

Ta gọi trường hợp này là khâu dẫn quay đều.

  Bây giờ ta sẽ tuyến tính hóa và tính toán dao động tuần hoàn của cơ cấu 6 khâu 

với hai thanh truyền chỉ chịu biến dạng dọc trong hai trường hợp là khâu dẫn quay á

đều và khâu dẫn quay đều.  

138  

 

4.4.1. Trường hợp khâu dẫn quay á đều

1) Xác định chuyển động cơ bản:

Cho biết chuyển động của cơ cấu rắn là khâu dẫn quay đều với vận tốc góc Ω: 

        1 1 1 1( ) (0) , ( ) , ( ) 0R R R Rt t t t         (4.152) 

trong đó  )0(1R là góc khâu dẫn tại thời điểm đầu, ta có thể chọn  0)0(1 R , Ω là vận 

tốc góc khâu dẫn. 

  Tìm các chuyển động cơ bản còn lại:  

        * * *2 3 4 5 2 3 4 5 2 3 4 5, , , , , , , , , , ,R R R R R R R R R R R R     

*) Xác định các góc quay  *2 3 4 5, , ,R R R R :

Thay  1R t  vào các phương trình liên kết (4.147) bỏ đi các thành phần biến 

dạng ta có: 

1 1 3*32 2 0 1  cos   cos –   cos –   cos  0f l t l l l                                    (4.153) 

2 1 3*32 2 0 1  sin   sin –   sin –   sin  0f l t l l l      (4.154) 

* *3 3 4

*3 4 5 5 0 2  cos     cos –   cos –   cos  0      f l l l l                   (4.155) 

* *4 3 4 4 5 5 0 2

*3  sin     sin –   sin –   sin  0f l l l l                    (4.156) 

Sử dụng phương pháp lặp Newton – Raphson giải ra được các chuyển động cơ bản: 

                     *2 3 4 5, , ,R R R R               (4.157) 

Tuy  nhiên  để  bắt  đầu  cho  phương pháp  lặp  thì  góc  ban  đầu  sơ bộ  2 (0)sbR ,  *

3 (0)sbR , 

4 (0)sbR ,  5 (0)sb

R  được chọn bằng phép đo hình học cơ cấu tại thời điểm đầu (có φ1R(0) 

= 0). Với thông số cơ cấu như Bảng 4.4, ta xác định được góc sơ bộ ban đầu: 

        *2 3 4 5(0) 47 , (0) 110 , (0) 15 , (0) 95sb o sb o sb o sb o

R R R R

*) Xác định các vận tốc góc *2 3 4 5, , ,R R R R : 

Đạo hàm phương trình liên kết từ (4.153) đến (4.156) theo t ta được: 

* *1 1 2 2 2 3 3 3

* *2 1 2 2 2 3 3 3

* * *3 3 3 3 4 4 4 5 5 5

* * *4 3 3 3 4 4 4 5 5 5

sin sin sin 0

cos cos cos 0

sin sin sin 0

cos cos cos 0

f l t l l

f l t l l

f l l l

f l l l

     (4.158) 

Viết lại ta được: 

2 2 3 3 2 1*

2 2 3 3 13* *3 3 4 4 5 5 4

* *53 3 4 4 5 5

sin sin 0 0 sincos cos 0 0 cos

0 sin sin sin 000 cos cos cos

R R R

R R R

R R R R

RR R R

l l l tl l l t

l l l

l l l

     (4.159) 

Với  *2 3 4 5, , ,R R R R đã biết ở (4.157), thay vào (4.159) thu được  

139  

 

*2 3 4 5, , ,R R R R              (4.160) 

*) Xác định các gia tốc góc *2 3 4 5, , ,R R R R : 

Đạo hàm tiếp phương trình (4.158) theo t: 

2 2 * * *2 *1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3

2 2 * * *2 *2 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3

* * * * *2 * 23 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4

cos sin cos sin cos 0

sin cos sin cos sin 0

sin cos sin

f l t l l l l

f l t l l l l

f l l l l

24 5 5 5 5 5 5

* * * * *2 * 2 24 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5

cos sin cos 0

cos sin cos sin cos sin 0

l l

f l l l l l l

Viết lại ta có: 

*2 2 3 3 2

**32 2 3 3

* *4

3 3 4 4 5 5* * 53 3 4 4 5 5

2 2 *2 *1 2 2 2 3 3 3

21

sin sin 0 0

cos cos 0 0

0 sin sin sin

0 cos cos cos

cos cos cos

sin

R R R

RR R

RR R R

RR R R

R R R R

l l

l l

l l l

l l l

l t l l

l

2 *2 *2 2 2 3 3 3

* *2 * 2 23 3 3 4 4 4 5 5 5* *2 * 2 23 3 3 4 4 4 5 5 5

sin sin

cos cos cos

sin sin sin

R R R R

R R R R R R

R R R R R R

t l l

l l l

l l l

    (4.161) 

Đặt: 

*2 2 3 3

*2 2 3 3

* *3 3 4 4 5 5

* *3 3 4 4 5 5

sin sin 0 0

cos cos 0 0

0 sin sin sin

0 cos cos cos

R R

R R

R R R

R R R

l l

l l

l l l

l l l

A

 

2 2 *2 *1 2 2 2 3 3 3

2 2 *2 *1 2 2 2 3 3 3

* *2 * 2 23 3 3 4 4 4 5 5 5

* *2 * 2 23 3 3 4 4 4 5 5 5

cos cos cos

sin sin sin

cos cos cos

sin sin sin

R R R R

R R R R

R R R R R R

R R R R R R

l t l l

l t l l

l l l

l l l

c

 

Từ các giá trị góc và vận tốc góc đã có ở (4.157) và (4.160) thay vào (4.161) ta có: 

* 12 3 4 5

T

R R R R A c             (4.162) 

Thay các chuyển động xác định được từ (4.152), (4.157), (4.160) và (4.162) vào 

các phương trình viết cho cơ cấu rắn từ (3.87) đến (3.90) ta giải ra được λ1R, λ2R, λ3R, 

λ4R. Thay các λ1R, λ2R, λ3R, λ4R vừa tìm được vào (3.86) ta giải ra được mômen cần thiết 

tác dụng vào khâu dẫn để cơ cấu rắn quay đều với vận tốc góc Ω là: 

2 2

21 1 2 1 1 22 2 2 2 1 1 1 2cos sin sin cos

2 2R R R R R R R

l l l lt t l t l t

 (4.163) 

140  

 

2) Chuyển động thực của cơ cấu sáu khâu với các khâu nối đàn hồi:

  Chuyển  động  thực  của  cơ  cấu  sáu  khâu  có  hai  khâu  nối  đàn  hồi  là  khâu  dẫn 

quay đều dưới tác dụng của mômen phát động τR như (4.163), do các thanh truyền là 

đàn hồi dẫn đến chuyển động của các khâu trong cơ cấu (bao gồm cả khâu dẫn) bị sai 

lệch so với các khâu trong cơ cấu rắn.  

  Phương  trình  xác  định  chuyển  động  thực  trong  trường  hợp  này  là  hệ  phương 

trình (4.145), (4.146). 

3) Tuyến tính hóa phương trình vi phân chuyển động, xác định các ma trận hệ số tuần

hoàn MR, CR, KR và hR.

  Thực hiện tuyến tính hóa hệ phương trình vi phân chuyển động (4.145), (4.146) 

quanh chuyển động cơ bản đã xác định. Với cách biểu diễn chuyển động thực như biểu 

thức (4.148) và  (4.149),  tuyến  tính hóa hệ phương  trình (4.145),  (4.146)  ta  thu được 

phương trình tuyến tính hóa có dạng: 

       )()()()( tttt RRRR hxKxCxM   (4.164) 

Trong đó  1 1 2 2 3 4 5

Tp p x , các ma trận hệ số  RRRR hKCM ,,,   là các 

ma trận tuần hoàn với chu kỳ T = 2π/Ω.  

Xác định các ma trận hệ số của dao động tuần hoàn RRRR hKCM ,,, : Việc xác định 

các ma trận trung gian và các ma trận hệ số MR, CR, KR, hR được thực hiện bằng phần 

mềm MAPLE với thuật toán như sơ đồ Hình 4.1, thông số đầu vào là các ma trận M, 

p1, f, sau đó thay các chuyển động cơ bản của cơ cấu rắn , ,R R Rs s s  vào ta được các ma 

trận hệ số. Các ma trận trên sẽ được chuyển sang mã Code của phần mềm MATLAB 

để tính toán số.  

4) Tính toán dao động tuần hoàn bằng phương pháp Newmark:

Sử dụng phương pháp Newmark tìm nghiệm phương trình (4.164) này ta sẽ thu 

được  các  nghiệm  sai  lệch  xxx ,, .  Thay  nghiệm  tìm  được  vào  (4.149)  ta  có  chuyển 

động thực: 

              xssxssxss RRR ,,           (4.165) 

Để xác định chuyển vị dọc trục của thanh truyền tại vị trí bất kỳ, thay  1 2,p p  vào 

biểu thức xác định chuyển vị dọc, ta có chuyển vị dọc trục tại vị trí bất kỳ: 

11 1 1

2

( , ) sin2

xu x t p

l;  2

2 2 2

4

( , ) sin2

xu x t p

l         (4.166) 

Chuyển vị dọc trục tại cuối các thanh: 

        1 2 1( , ) Bu l t p ;  2 4 2( , ) Du l t p              (4.167) 

Bây giờ ta thực hiện tính toán số với cơ cấu sáu khâu như Hình 4.14, các thông số 

cơ cấu được cho như Bảng 3.2 [66]. Kết quả mô phỏng được tính toán trong trường 

141  

 

hợp khâu dẫn quay đều với vận tốc góc 210 vòng/phút. Kết quả được tính toán trong 

thời gian 1 chu kỳ, tức khâu dẫn quay được 360o. 

Bảng 4.4. Thông số cơ cấu 6 khâu bản lề [66]. 

Thông số  Độ  lớn 

[đv] 

Thông số  Độ lớn  

  [đv] 

Chiều dài khâu nối O1O2, l0  0.3 m  Khối lượng khâu dẫn O1A, m1  3.02 kg 

Chiều dài khâu nối O2O3, *0l   0.3 m  Khối lượng thanh truyền AB, m2  1.65 kg 

Chiều dài khâu dẫn O1A, l1  0.055 m  Khối lượng khâu lắc O2BC, m3  1.84 kg 

Chiều  dài  thanh  truyền  AB, 

l2 

0.259 m  Khối lượng thanh truyền CD, m4  1.89 kg 

Chiều dài đoạn O2B, l3  0.2 m  Khối lượng khâu bị dẫn O3D, m5  1.35 kg 

Chiều dài đoạn O2C,  *3l   0.200 m  Mômen quán tính của khâu dẫn, 

JC1 

51 

kgcm2 

Chiều  dài  thanh  truyền  CD, 

l4 

0.258 m  Mômen quán tính của O2BC, JC3  183kgc

m2 

Chiều dài khâu bị dẫn O3D, 

l5 

0.22 m  Mômen quán tính của O3D, JC5  115kgc

m2 

Trọng  tâm  khâu  dẫn 

C1(ξ11,η11) 

(0.0235, 

0) m 

Độ cứng dọc trục thanh AB,  

        E2A2 = c2l2 

c2=69 

kg/cm 

Trọng  tâm  thanh  truyền AB 

C2(ξ22,η22) 

(0.134,0

) m 

Độ cứng dọc trục thanh CD,  

           E4A4 = c4l4 

c2=64 

kg/cm 

Trọng  tâm  khâu  lắc 

C3(ξ33,η33) 

(0.115,0.

0265) m 

Góc nghiêng khâu nối đất O1O2, 

θ1 

0o 

Trọng  tâm  thanh  truyền CD 

C4(ξ44,η44) 

(0.132,0

) m 

Góc nghiêng khâu nối đất O2O3, 

θ2 

0o 

Trọng  tâm  khâu  bị  dẫn 

C5(ξ55,η55) 

(0.113,0

) m 

Góc khâu lắc β  64o 

Hình 4.15 và Hình 4.16 lần lượt là đồ thị biến dạng dọc của thanh truyền AB và 

CD sử dụng phương pháp tuyến tính hóa. Biến dạng lớn nhất của thanh truyền AB xác 

định  bằng  phương  pháp  tuyến  tính  hóa  là  3.06  mm;  Biến  dạng  lớn  nhất  của  thanh 

truyền CD xác định bằng phương pháp tuyến tính hóa là 1.07mm.  

  Hình 4.17  là đồ thị sai  lệch góc khâu dẫn của cơ cấu đàn hồi so với cơ cấu rắn 

1 1 1R do biến dạng đàn hồi gây ra, sai lệch lớn nhất gây ra khoảng 0.055 rad (~ 

3.5o). Trên Hình 4.18 là đồ thị sai lệch góc khâu bị dẫn  5 5 5R , sai lệch lớn nhất 

khoảng 0.13 rad (~ 7.4o). 

  Các hình từ Hình 4.19 đến Hình 4.22 là quỹ đạo pha của các biến dạng dọc của 

thanh truyền và các sai lệch góc khâu dẫn và khâu bị dẫn. Các quỹ đạo pha của dao 

đồng tuần hoàn này là những đường cong khép kín.  

142  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 90 180 270 360

-0.15

-0.1

-0.05

0

0.05

0.1

5 [ra

d]

Goc quay khau dan [do] 

 

 

Hình 4.18. Sai lệch góc của khâu bị dẫn O3D trong 1 chu kỳ 

Hình 4.16. Biến dạng dọc trục của thanh truyền CD trong 1 chu kỳ                        

Hình 4.15. Biến dạng dọc trục của thanh truyền AB trong 1 chu kỳ                        

Hình 4.17. Sai lệch góc của khâu dẫn O1A trong 1 chu kỳ 

143  

 

    

 

 

    

 

 

4.4.2 Trường hợp khâu dẫn quay đều

1) Xác định chuyển động cơ bản:

Cho biết chuyển động của cơ cấu rắn là khâu dẫn quay đều với vận tốc góc Ω: 

          0)(,)(,)0()( 1111 tttt RRRR       (4.168) 

trong đó  )0(1R là góc khâu dẫn tại thời điểm đầu, chọn  0)0(1 R , Ω là vận tốc góc 

khâu dẫn. Các chuyển động cơ bản còn lại  

      * * *2 3 4 5 2 3 4 5 2 3 4 5, , , , , , , , , , ,R R R R R R R R R R R R     

được xác định hoàn toàn tương tự như (4.157), (4.159) và (4.162). 

2) Chuyển động thực của cơ cấu với các khâu nối đàn hồi:

Trong  trường  hợp  này  ta  xét  khâu  dẫn  luôn  quay  với  vận  tốc  không  đổi  nhờ 

mômen phát động τ nào đó: 

1φ (t)= t ,  1 1, 0 .           (4.169) 

Với  chuyển  động  của  khâu  dẫn  đã  biết  như  (4.169)  thay  vào  hệ  phương  trình 

(4.145), (4.146) ta có hệ phương trình vi phân chuyển động viết lần lượt cho các tọa độ 

Hình 4.19. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh AB  

Hình 4.20. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh CD  

Hình 4.21. Quỹ đạo pha của sai lệch góc khâu dẫn O1A 

Hình 4.22. Quỹ đạo pha của sai lệch góc khâu bị dẫn O3D 

144  

 

suy rộng  (1) (2) *1 1 2 3 4 5, , , , ,p p  và các phương trình liên kết có dạng:  

      ),,()()( 1 tTs sspλsΦssM               (4.170) 

          f(s) = 0                  (4.171) 

trong đó  (1) (2) *1 1 2 3 4 5

T

p p s ,  (1) (2)1 1

T

p p q  là  các tọa độ suy rộng đủ,  

*2 3 4 5

T

z  là các tọa độ suy rộng phụ thuộc,  1 2 3 4

Tλ λ λ λλ  

*3

(1) *1 3

*3

*3

(1)1 2 1 2 3 0 1

1 2 2 3 0 1

* (2) *3 4 1 4 5 5 0 2

* (2) *3 4 1 4 5 5 0 2

cos     cos –   cos –   cos  0

sin     sin –   sin –   sin  0

cos     cos –   cos –   cos  0

sin     sin –   sin –   sin  0  

l t l p l l

l t l l l

l l p l l

l l p l l

p

f     

     (4.172) 

(1) *2 2 1 2 3 3

(1) *2 2 1 2 3 3

* * (2)4 3 3 4 1 4 5 5

* * (2)4 3 3 4 1 4 5 5

cos 0 sin sin 0 0

sin 0 cos cos 0 0

0 cos 0 sin sin sin

0 sin 0 cos cos cos

s

l p l

l p l

l l p l

l l p l

s   

M = [mij] 

2

1 211 12 13 14 15 16

**2 3 42 4

21 23 25 26 22 24 3 4

3(1) (1)1 2 1 2 2

33 1 1 31 32 34 35 362

*2 * *41 43 46 42 24 44 2 3 4 45 2 3 3

; 0;2

20; ; sin ;

216

; 0;3 2

0; ; ; cosO

lm m m m m m

l llm m m m m m

l l lm p p m m m m m

m m m m m m I l l m l

3

2(2)4 4

4 1

2(2) (2) (2)2 4 4 4

51 52 53 56 54 45 55 1 1 12

61 62 63 64 65 66

2

2

160; ;

2 60; ;O

l lp

l l lm m m m m m m p p p

m m m m m m I

22 (1) 2 (1)1 1 2 1 2 2 1 1

2 1 2 122

* 2 2*2 * (2) 2 (2)2 3 4 4 4 2 23 3 4 2 1 4 12

42

(1) (1) 2 2 (1)2 1 1 2 1 1 21 2 2 1 1 2 12

1

2 8cos

2 8

2 4cos

2 8

8 2sin sin

2

l l l l E At p p

l

l l l l E Ap p

l

l l l l ll p p t p t

p

2

*(2) * * 2 * (2)2 3 4 4

4 1 3 4 2 3 4 4 3 4 1

(2) (2) * *2 * (2)4 42 4 4 1 1 2 3 4 3 3 4 12

4 2cos sin

28 2

sin2

0

l l lp l l p

l ll p p l l p

 

145  

 

  Như vậy ta có hệ 6 phương trình vi phân (4.170) cùng với 4 phương trình liên kết 

từ (4.171) tạo thành 10 phương trình vi phân đại số với 10 ẩn số là  (1) (2) *1 1 2 3, , , ,p p  

4 5, , 4321 ,,, .  

3) Tuyến tính hóa phương trình vi phân chuyển động, xác định các ma trận hệ số tuần

hoàn MR, CR, KR và hR.

  Thực hiện tuyến tính hóa hệ phương trình vi phân chuyển động (4.170), (4.171) 

quanh chuyển động cơ bản đã xác định. Sử dụng các kí hiệu: 

     

(1)1 1 1(2)

21 2

2 22 2 2** *

333 3 3

444 4 4

555 5 5

0

0

; ; ;RRR

RR

RR

RR

p p p

pp p

s s x              (4.173) 

Như vậy ta có: 

        xssxssxss RRR ,,           (4.174) 

  Tuyến tính hóa hệ phương trình (4.170), (4.171) ta thu được phương trình tuyến 

tính hóa có dạng: 

      )()()()( tttt RRRR hxKxCxM           (4.175) 

Trong  đó  1 2 2 3 4 5

Tp p x ,  các  ma  trận hệ  số  RRRR hKCM ,,,   là  các  ma 

trận tuần hoàn với chu kỳ T = 2π/Ω.  

Việc xác định các ma trận hệ số của dao động tuần hoàn  RRRR hKCM ,,,  được 

thực hiện bằng phần mềm MAPLE với thuật  toán như sơ đồ Hình 4.1,  thông số đầu 

vào là các ma trận M, p1, f và các chuyển động cơ bản của cơ cấu rắn , ,R R Rs s s . Các 

ma trận trên sẽ được chuyển sang mã Code của phần mềm MATLAB để tính toán số. 

4) Tính toán dao động tuần hoàn bằng phương pháp Newmark:

  Sử dụng phương pháp Newmark tìm nghiệm tuần hoàn phương trình (4.175) ta sẽ 

thu được xxx ,, . Ta sẽ tính được: 

xssxssxss RRR ,,            (4.176) 

Để xác định chuyển vị dọc trục của thanh truyền tại vị trí bất kỳ, thay  1 2,p p  vào biểu 

thức (2.136), (2.137) ta có: 

11 1 1

2

( , ) sin2

xu x t p

l;  2

2 2 2

4

( , ) sin2

xu x t p

l         (4.177) 

Chuyển vị dọc trục tại cuối các thanh: 

                 1 2 1( , ) Bu l t p ;  2 4 2( , ) Du l t p            (4.178) 

146  

 

Bây giờ ta thực hiện tính toán số với cơ cấu sáu khâu, các thông số cơ cấu được 

cho như Bảng 4.4. Kết quả mô phỏng được tính toán trong trường hợp khâu dẫn quay 

đều với vận tốc góc 210 vòng/phút. Kết quả được tính toán trong thời gian 1 chu kỳ, 

tức khâu dẫn quay được 360o. 

Hình 4.23 và Hình 4.24  lần  lượt  là đồ  thị đường cong biến dạng dọc của  thanh 

truyền AB và thanh truyền CD sử dụng phương pháp tuyến tính hóa đã đề xuất và kết 

quả đo thực nghiệm [66], trong đó đường liền là kết quả của phương pháp tính toán lý 

thuyết tuyến tính hóa, đường gạch đứt là kết quả thực nghiệm. Biến dạng lớn nhất của 

thanh truyền AB xác định bằng phương pháp tuyến tính hóa là 3.4 mm, còn bằng thực 

nghiệm  khoảng  3.7mm;  Biến  dạng  lớn  nhất  của  thanh  truyền  CD  xác  định  bằng 

phương pháp tuyến tính hóa là 1.2 mm, còn bằng thực nghiệm khoảng 1.4 mm. Trên 

các đường cong biến dạng dọc của lý thuyết và thực nghiệm có sai lệch (sai lệch lớn 

nhất của  thanh AB khoảng 0.3mm,  thanh CD khoảng 0.2 mm),  tuy nhiên hình dạng 

đường cong thực nghiệm và lý thuyết gần giống nhau. Điều này có thể chấp nhận được 

và có thể lý giải là do lý thuyết chưa xét được đầy đủ các yếu tố trong thực tế, thêm 

vào đó là ở đây ta đã tuyến tính hóa phương trình chuyển động tức là làm gần đúng nó. 

 Hình 4.25 là đồ thị sai lệch góc khâu bị dẫn O3D của cơ cấu đàn hồi so với cơ 

cấu rắn ( 5 5 5R ) do biến dạng đàn hồi gây ra, biên độ dao động khoảng 0.15 rad 

(~ 8.6o). Các hình từ Hình 4.26 đến Hình 4.28 là quỹ đạo pha dao động tuần hoàn của 

biến dạng dọc của các thanh truyền.  

 

 

 

 

Hình 4.23. Biến dạng dọc trục của thanh truyền AB trong 1 chu kỳ,                        - - - - Thực nghiệm [66], __________  Tuyến tính hóa 

Hình 4.24. Biến dạng dọc trục của thanh truyền CD trong 1 chu kỳ                        - - - - Thực nghiệm [66], __________  Tuyến tính hóa  

147  

 

0 90 180 270 360-0.2

-0.1

0

0.1

0.2

5 [r

ad]

Goc khau dan [do]   

 

-1 0 1 2 3 4

-100

0

100

200

du A

B/d

t [m

m/s

]

uAB

[mm]  

-1 -0.5 0 0.5 1 1.5-100

-50

0

50

100

du C

D/d

t [m

m/s

]

uCD

[mm] 

 

Kết luận chương 4

           Các kết quả chính đạt được trong chương này là: 

  1) Xây dựng một phương pháp mới tuyến tính hóa hệ phương trình vi phân – đại 

số mô  tả chuyển động của hệ nhiều vật có cấu  trúc mạch vòng và  có khâu đàn hồi. 

Chuyển động cơ bản được chọn là chuyển động của cơ cấu khi xem các khâu là rắn. 

Thuật toán tuyến tính hóa tổng quát và có sơ đồ tính toán khá đơn giản, rõ ràng, có khả 

năng áp dụng các phần mềm như MAPLE, MATLAB để tuyến tính hóa. 

  2) Áp dụng phương pháp Newmark tìm điều kiện đầu nghiệm tuần hoàn của hệ 

phương  trình vi  phân  tuyến  tính  hệ  số  tuần  hoàn. Áp  dụng  tính  toán dao động  tuần 

hoàn của cơ cấu bốn khâu và cơ cấu sáu khâu có các khâu nối đàn hồi. 

  3) Các kết quả tính toán theo phương pháp đề xuất trong luận án phù hợp với kết 

quả thực nghiệm và các kết quả tính theo phương pháp khác. 

   

Hình 4.25. Sai lệch góc của khâu bị dẫn O3D trong 1 chu kỳ, ε5[rad]. 

Hình 4.26. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh AB  

Hình 4.27. Quỹ đạo pha của biến dạng dọc của thanh CD  

148

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Các kết quả chính của luận án

Để tiết kiệm vật liệu, giảm quán tính cho máy và tăng tốc độ làm việc, các khâu

của cơ cấu máy có thể thiết kế thanh mảnh hơn, cơ cấu nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, dao

động thường xuất hiện khi cơ cấu chuyển động, đặc biệt ở tốc độ cao, khi tăng và giảm

tốc do độ cứng vững của các khâu thanh mảnh không đủ lớn. Việc nghiên cứu động lực

học cơ cấu có khâu đàn hồi nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của biến dạng đến

chuyển động của khâu bị dẫn hoặc chuyển động của cả hệ. Đồng thời khảo sát phương

pháp điều khiển nhằm giảm thiểu hưởng đó đến chuyển động của cơ cấu. Với mục đích

đó, luận án đã thực hiện các nghiên cứu về cơ cấu phẳng với những kết quả chính sau:

1) Áp dụng các phương pháp của động lực học hệ nhiều vật đàn hồi đã nêu ra một

quy trình thiết lập dạng tường minh các phương trình chuyển động của cơ cấu có khâu

đàn hồi. Để xác định chuyển động của khâu đàn hồi thì các khâu đó đã được rời rạc hóa

bằng phương pháp Ritz – Galerkin và phương pháp phần tử hữu hạn. Đối với phương

pháp Ritz – Galerkin, các hàm riêng phụ thuộc vào điều kiện biên của dầm, do đó các

khâu đàn hồi là thanh thẳng, thiết diện không đổi, có liên kết thường gặp trong cơ cấu

như hai đầu bản lề, một đầu ngàm một đầu tự do,… thì phương pháp này khá thuận tiện,

chính xác cao chỉ với sử dụng một số dạng riêng đầu. Phương pháp phần tử hữu hạn

cũng được sử dụng cho các trường hợp nêu trên, tuy nhiên số bậc tự do và dẫn đến số

phương trình của phương pháp này tăng nhanh khi ta tăng số phần tử, trong một số

trường hợp như khâu đàn hồi có thiết diện thay đổi, hoặc không đồng chất, … phương

pháp này sẽ phát huy được thế mạnh.

2) Đã tiến hành phân tích động lực học thuận các cơ cấu phẳng có khâu đàn hồi

khi có mômen phát động đặt vào khâu dẫn. Từ đó tính toán được biến dạng của các khâu

đàn hồi, đánh giá được ảnh hưởng của biến dạng đến chuyển động của các khâu trong cơ

cấu.

3) Để hạn chế ảnh hưởng của biến dạng và dập tắt dao động đàn hồi, phương án

điều khiển dao động thông qua mômen điều khiển bổ sung đặt vào khâu dẫn đã được áp

dụng. Kết quả mô phỏng điều khiển cho thấy bộ điều khiển thực hiện rất tốt các mục tiêu

điều khiển đề ra khi chuyển động của các khâu dẫn có vận tốc đủ nhỏ. Khi chuyển động

của các khâu dẫn có vận tốc lớn phương pháp điều khiển đề xuất không thích hợp, cần

phải nghiên cứu các phương pháp điều khiển khác.

4) Đã đề xuất phương pháp tuyến tính hóa phương trình vi phân – đại số của hệ

nhiều vật có cấu trúc mạch vòng quanh chuyển động cơ bản để giải hệ phương trình đó.

149

Phương pháp này có tính tổng quát, thuật toán tuyến tính hóa đơn giản, thuận tiện và có

thể tự động hoá nhờ phần mềm như MAPLE, MATLAB,… Luận án đã áp dụng phương

pháp này vào giải các bài toán dao động tuần hoàn của cơ cấu phẳng có khâu đàn hồi

làm việc ở chế độ bình ổn. Các áp dụng này khá thuận tiện và giảm đáng kể thời gian

tính toán. Mặc dù mới chỉ áp dụng phương pháp tuyến tính hóa này cho một số cơ cấu

đàn hồi để phân tích dao động ở chế độ bình ổn, nhưng phương pháp này cũng có thể áp

dụng cho các cơ cấu khác, ở chế độ làm việc khác hoặc hứa hẹn áp dụng cho các bài toán

khác, chẳng hạn như bài toán điều khiển dao động.

Một số vấn đề và hướng nghiên cứu tiếp

1) Xem xét đầy đủ hơn đến các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình động lực học của

hệ như các thành phần cản trong, cản ngoài, …

2) Nghiên cứu các hệ nhiều vật có khâu đàn hồi được dẫn động bằng động cơ

điện.

3) Áp dụng cho các đối tượng như robot có khâu đàn hồi, cơ cấu trong không

gian.

4) Áp dụng các phương pháp điều khiển hiện đại để điều khiển như điều khiển

trượt, điều khiển mạng Nơron, …

150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

1. Nguyen Van Khang, Nguyen Sy Nam, Nguyen Van Quyen (2018), Symbolic

linearization and vibration analysis of constrained multibody systems, Archive of

Applied Mechanics 88(8), pp. 1369 – 1384.

2. Nguyen Van Khang, Nguyen Phong Dien, Nguyen Sy Nam (2016), An efficient

numerical procedure for calculating periodic vibrationsof elastic mechanisms,

Vietnam Journal of Mechanics, VAST, Vol. 38, No. 1 (2016), pp. 15 – 25.

3. Nguyen Van Khang, Nguyen Sy Nam (2017), Dynamics and control of a four-bar

mechanism with relative longitudinal vibration of the coupler link, Journal of

Science & Technology (Technical Universities), 119, pp. 006-010.

4. Nguyen Van Khang, Nguyen Sy Nam, Nguyen Phong Dien (2017), Modelling and

model-based control of a four-bar mechanism with a flexible coupler link.

Proceedings of the 5th IFToMM International Symposium on Robotics and

Mechatronics (ISRM2017), Sydney (accepted).

5. Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Sỹ Nam (2015), Tính toán dao động đàn hồi của cơ

cấu sáu bằng phương pháp Newmark, Tuyển tập công trình hội nghị cơ học kỹ

thuật toàn quốc, NXB Đà Nẵng 2015, tr. 189 – 199.

6. Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Sỹ Nam (2017), Động lực học và điều khiển cơ cấu

bốn khâu bản lề với khâu nối đàn hồi, Tuyển tập công trình Hội nghị khoa học toàn

quốc lần thứ 2 về Cơ kỹ thuật và tự động hóa, Nhà xuất bản Bách Khoa - Hà Nội,

tr. 40 – 47.

7. Nguyen Sy Nam, Le Ngoc Phuong, Pham Hong Anh (2016), Dynamics and control

of a four-bar mechanism with relative transverse vibration of the coupler link,

Proceedings of the International Conference on Sustainable Development in Civil

Engineering 2016, Construction Publishing House, pp. 275 – 283.

8. Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Sỹ Nam (2018), Tính toán dao động tuần hoàn của cơ

cấu sáu khâu có hai khâu nối đàn hồi, Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ học toàn

quốc lần thứ X, Hà Nội, 8-9/12/2017, Tập 1. Động lực học và điều khiển, Cơ học

máy, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 403 – 412.

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đào Huy Bích, Nguyễn Đăng Bích (2003), Cơ học môi trường liên tục, NXB Đại

học quốc gia Hà Nội.

2. Đỗ Sanh (2010), Ổn định các hệ động lực và các áp dụng kỹ thuật, NXB Bách

khoa, Hà Nội.

3. Heimann B., Gerth W., Popp K. (2008), Cơ điện tử, NXB Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Khang (2005), Dao động kỹ thuật (in lần thứ 4), NXB Khoa học & kỹ

thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Khang (2017), Động lực học hệ nhiều vật (in lần thứ 2), NXB Khoa

học & kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Khang (2016), Dao động phi tuyến ứng dụng, NXB Bách khoa Hà

Nội.

7. Nguyễn Văn Khang, Vũ Văn Khiêm (1991), Tính toán bằng số dao động uốn tuần

hoàn của thanh truyền trong cơ cấu bốn khâu. Tạp chí Cơ học, Hà Nội, số 2, tr18 – 25.

8. Nguyễn Văn Khang, Vũ Văn Khiêm (1990). Về dao động của cơ cấu cam có cần

đàn hồi. Tạp chí Cơ học, Hà Nội, số 4, tr.22 – 31.

9. Nguyễn Thế Hoàn, Phạm Phụ (2007), Cơ sở phương trình vi phân và Lý thuyết ổn

định (in lần thứ 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Vũ Văn Khiêm (1996), Tính toán dao động tuần hoàn của cơ cấu có các khâu rắn

và khâu đàn hồi bằng phương pháp số. Luận án phó tiến sỹ khoa học kỹ thuật, Đại học

Bách khoa Hà Nội.

11. Đinh Văn Phong (2010), Mô phỏng số và điều khiển các hệ cơ học. NXB Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

12. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Hán Thành Trung (2003), Lý thuyết điều

khiển phi tuyến, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

13. Phan Nguyên Di (2002), Cơ học môi trường liên tục, NXB Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài

14. Ankarali A., Diken H. (1997), Vibration control of an elastic manipulator link,

Journal of Sound and Vibration 204, pp. 162–170.

152

15. Barbieri E., Ozguner U. (1988), Unconstrained mode expansion for a flexible

slewing link, ASME Journal of Dynamic Systems, Measurement, and Control 110, pp.

416–421.

16. Bahgat B.M., and Willmert K.D. (1976), Finite Element Vibrational Analysis of

Planar Mechanicsms. Mechanism and Machine Theory 11, pp. 47-71.

17. Bauchau O.A. (2011), Flexible Multibody Dynamics, Springer, Dordrecht.

18. Bayo E. (1986), Timoshenko versus Bernoulli beam theories for the control of

flexible robots, Proceeding of IASTED International Symposium on Applied Control

and Identification, pp. 178–182.

19. Bayo E. (1989), Timoshenko versus Bernoulli-Euler beam theories for inverse

dynamics of flexible robots, International Journal of Robotics and Automation 4(1), pp.

53–56.

20. Beale D.G. and Lee S.W. (1995), The applicability of fuzzy control for flexible

mechanisms, ASME Design Engineering Technical Conferences DE 84(1), pp. 203-

209.

21. Bellezza F., Lanari L., Ulivi G. (1990), Exact modeling of the flexible slewing

link, Proceedings of the IEEE International Conference on Robotics and Automation,

pp. 734–739.

22. Benosman M., Le Vey G. (2004), Control of flexible manipulators: A survey,

Robotica 22, pp. 533-545.

23. Blajer W., Schiehlen W., Schirm W. (1994), A projective criterion to the

coordinate partitioning method for multibody dynamics, Archive of Applied

Mechanics 64, pp. 86-98.

24. Bremer H. (2008), Elastic Multibody Dynamics/ A Direct Ritz Approach,

Springer, Berlin.

25. Bremer H., Pfeiffer F. (1992), Elastische Mehrkorpersysteme, B.G. Teubner,

Stuttgart.

26. Bricout J.N., Debus J.C., Micheau P. (1990), A finite element model for the

dynamics of flexible manipulator, Mechanism and Machine Theory 25 (1), pp.119–128

27. Cannon R.H., Schmitz E. (1984), Initial experiments on end-point control of a

flexible one-link robot, The International Journal of Robotics Research 3 (3), pp. 62–

75.

28. Chalhoub N.G., Ulsoy A.G. (1986), Dynamic simulation of a lead-screw driven

flexible robot arm and controller, ASME Journal of Dynamic Systems, Measurement,

and Control 108, pp. 119–126.

153

29. Chalhoub N.G., Ulsoy A.G. (1987), Control of a flexible robot arm: experimental

and theoretical results, ASME Journal of Dynamic Systems, Measurement, and

Control 109, pp. 299–309.

30. Chang L.W., Gannon K.P. (1990), A dynamic model on a single link flexible

manipulator, ASME Journal of Vibration and Acoustics 112, pp. 138–143.

31. Chapnik B.V., Heppler G.R., Aplevich J.D. (1991), Modelling impact on a one

link-flexible robotic arm, IEEE Transactions on Robotics and Automation 7(4), pp.

479–488.

32. Chen J.S., Meng C.H. (1990), Modeling and adaptive control of a flexible one-

link manipulator, Robotica 8, pp. 339–345.

33. Chiang W.W., Kraft R., Cannon R.H. (1991), Design and experimental

demonstration of rapid, precise end-point control of a wrist carried by a very flexible

manipulator, The International Journal of Robotics Research 10 (1), pp. 30–40.

34. Cleghorn W.L., Fenton R.G., Tabarrok B. (1980), Finite Element Analysis of

High – Speed Flexile Mechanisms. Mechanism and Machine Theory 16(4), pp. 407-

424.

35. Dwivedy S.K., Eberhard P. (2006), Dynamic analysis of flexible manipulators, a

literature review, Mechanism and Machine Theory 41, pp. 749–777.

36. Feliu V., Rattan K.S., Brown H.B. (1992), Modeling and control of single-link

flexible arms with lumped masses, ASME Journal of Dynamic Systems, Measurement,

and Control 114(3), pp. 59–69.

37. Gatti G., Mundo D. (2010) , On the direct control of follower vibrations in cam–

follower mechanisms, Mechanism and Machine Theory 45(1), pp. 23-35.

38. Ge X.S., Zhao W.J., Chen L.Q., Liu Y.Z. (2005), Symbolic Linearization of

Diferential/Algebraic Equations Based on Cartesian Coordinates, Technische

Mechanik, Band 25, Heft 3-4, pp. 230-240.

39. M. Geradin, A. Cardona (2001), Flexible Multibody Dynamics/ A Finite Element

Approach. John Wiley&Sohns, Chicester.

40. Gonzalez F., Masarati P., Cadrado J. (2016), On the linearization of multibody

dynamics formulations, Proceedings of the ASME IDETC/CIE , August 21-24, 2016,

Charlotte, North Carolina, Paper No. DETC2016-59227.

41. Gonzalez F., Masarati P., Cadrado J., Naya M.A. (2017), Asessment of

linearization approaches for multibody dynamics formulations. ASME Journal of

Computational and Nonlinear Dynamics 12, pp. 041009-1 - 041009-7.

154

42. Hastings G.G., Book W.J. (1986), Verification of a linear dynamic model for

flexible robotic manipulators, Proceedings of the IEEE International Conference on

Robotics and Automation, pp. 1024–1029.

43. Hastings G.G., Book W.J. (1987), A linear dynamic model for flexible robotic

manipulators, IEEE Control Systems Magazine, pp. 61– 64.

44. Hill, D. E. (2012), Dynamics and control of a rigid and flexible four bar coupler.

Journal of Vibration and Control 20(1), pp. 131-145.

45. Inman, D.J. (2001), Engineering Vibrations (2.Edition). Prentice Hall, Upper

Saddle River, New Jersey.

46. Jnifene A., Fahim A. (1997), A computed torque/time delay approach to the end-

point control of a one-link flexible manipulator, Dynamics and Control 7(2), pp. 171-

189.

47. Karkoub, M. and Yigit. A.S. (1999), Vibration control of a four-bar mechanism

with a flexible coupler, Journal of Sound and Vibration 222(2), pp. 171-189.

48. Khalil W., Gautier M. (2000), Modeling of mechanical systems with lumped

elasticity, Proceedings of the IEEE International Conference on Robotics and

Automation 4, pp. 3964–3969.

49. Lin T.C., Yae K.H. (1994), Recursive linearization of multibody danamics and

application to control design. Journal of Mechanical Design 116 , pp. 445-451.

50. Logan D.L (2007), A first course in the finite element method (Fourth Edition),

University of Wisconsin–Platteville, Thomson.

51. Looke T.D., Bayoumi M.M., Farooq M. (1991), Simulation of computed torque

controller for flexible manipulators, Proceedings of the 34th Midwest Symposium on

Circuits and Systems 1, pp. 505–508.

52. Liu L.Y., Yuan K. (2003), Noncollocated passivity-based PD control of a single-

link flexible manipulator, Robotica 21, pp. 117–135.

53. Liao W. H., Chou J. H. and Horng I. R. (1997), Robust vibration control of

flexible linkage mechanisms using piezoelectric films, Smart Materials and Structures

6, pp. 457-463.

54. Madenci, Erdogan and Ibrahim Guven. (2006), The finite element method and

applications in engineering using ANSYS. Springer: The University of Arizona.

55. Masurekar V., Gupta K.N. (1988), Stability analysis of four bar mechanism. Part

I With the assumption that damping is absent, Mechanism and Machine Theory 23(5),

pp.367-375.

155

56. Megahed S.M., Hamza K.T. (2004), Modeling and simulation of planar flexible

link manipulators with rigid tip connections to revolute joints, Robotica 22, pp. 285–

300.

57. Morris A.S., Madani A. (1996), Inclusion of shear deformation term to improve

accuracy in flexible link robot modeling, Mechatronics 6, pp. 631–647.

58. Murray R.M., Li Z., Sastry S.S. (1994), A mathematical Introduction to Robotic

Manipulation, CRC, Boca Raton.

59. Müller A., Hufnagel T. (2013), Model-based control of redundantly actuated

parallel manipulators in redundant coordinates, Robotics and Autonomous Systems

60, pp. 563-571.

60. Nagarajan S., Turcic D.A. (1990), Lagrangian formulation of the equations of

motion for the elastic mechanisms with mutual dependence between rigid body and

elastic motions, Part 1: Element level equations, and Part II: System equations, ASME

Journal of Dynamic Systems, Measurement, and Control 112 (2), pp. 203–214, and pp.

215–224.

61. Nath P.K. and Ghosh A. (1979), Kineto – Elastodynamic Analysis of Mechanisms

by Finite Element Method. Mechanism and Machine Theory 15. pp 179 - 197.

62. Nath P.K. and Ghosh A. (1979), Steady State Response of Mechanisms with

Elastic Links by Finite Element Method. Mechanism and Machine Theory 15, pp. 199-

211.

63. Negrut D., Ortiz J.L. (2006), A Practical Approach for the Linearization of the

Constrained Multibody Dynamics Equations, ASME Journal of Computational and

Nonlinear Dynamics.

64. Newmark N.M. (1959), A method of computation for structural dynamics. Journal

of the Engineering Mechanics Division 85(3), pp. 67–94.

65. Nguyen Quang Hoang, Nguyen Van Quyen (2014), Modeling and simulation of

translational single flexible Manipulator, Proc. of ICEMA3, pp. 42 – 48.

66. Nguyen Van Khang (1973), Ein Beitrag zur dynamischen Analyse ebener

Koppelgetriebe mit mehreren Freiheitsgraden mit Hilfe der numerischen Lösung der

Bewegungsdifferential-gleichungen. Diss. A, TH Karl-Marx-Stadt.

67. Nguyen Van Khang (1986), Dynamische Stabilität und periodische

Schwingungen in Mechanismen. Diss. B, TH Karl-Marx-Stadt.

68. Nguyen Nguyen Van Khang (1995), Anwendung der Substrukturtechnik bei der

dynamischen Analyse ebener Mechanismen mit elastischen Gliedern. ZAMM 75,

Supplement 1, S.119-120, Berlin.

156

69. Nguyen Van Khang, Vu Van Khiem (1996), Numerische Berechnung der

dynamischen Stabilitätsbedingungen und der periodischen Schwingungen in

Kurvengetrieben mit elastischer Stösselstange. Technische Mechanik 16, H.4, S.317-

325, Magdeburg.

70. Nguyen Van Khang, Vu Van Khiem (1997), Numerical evalution of periodic

transverse vibration of elastic connecting rods in a six-link mechanism. Vietnam

Journal of Mechanics 19, pp. 35-44.

71. Nguyen Van Khang, Nguyen Phong Dien, Hoang Manh Cuong (2009),

Linearization and parametric vibration analysis of some applied problems in

multibody systems, Springer, Multibody System Dynamics 22, pp. 163-180.

72. Nguyen Van Khang, Nguyen Phong Dien (2012), Parametric vibration analysis

of transmission mechanisms using numerical methods. In Advances in Vibration

Engineering and Structural Dynamics, edited by Francisco Beltran-Carbajal, Intech, pp.

301 – 331.

73. Nguyen Van Khang, Nguyen Phong Dien (2013), On the numerical calculation of

periodic vibrations of transmission systems. Proc. of the 15th Asia Pacific Vibration

Conference, 2-6 Juni, ICC Jeju, Korea, APVC2013, pp.1343-1552.

74. Nguyen Van Khang, Nguyen Phong Dien, Nguyen Sy Nam (2016), An efficient

numerical procedure for calculating periodic vibrations of elastic mechanisms.

Vietnam Journal of Mechanics 38, VAST, pp. 15-25.

75. Nguyen Sy Nam, Nguyen Van Khang (2016), Dynamics and control of a four-bar

mechanism with relative longitudinal vibration of the coupler link. Proceedings of the

4th International Conference on Engineering Mechanics and Automation (ICEMA 4)

Hanoi, August 25-26, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 122-129.

76. Nguyen Van Khang, Nguyen Sy Nam (2017), Dynamics and control of a four-bar

mechanism with relative longitudinal vibration of the coupler link, Journal of Science

& Technology Technical Universities 119, pp. 6-10.

77. Nguyen Van Khang, Nguyen Sy Nam, Nguyen Phong Dien (2017), Modelling

and mode-based control of a four-bar mechanism with a flexible coupler link.

Proceedings of the 5th IFToMM International Symposium on Robotics and

Mechatronics (ISRM2017), Sydney, Springer-Verlag (accepted).

78. Peterson D.L, Gede G., Hubbard M. (2015), Symbolic linearization of equations

of motion of constrained multibody systems, Multibody Syst Dyn 33, pp. 143-161.

79. Reddy J.N. (2002), Energy Principles and Variational Methods in Applied

Mechanics (2. Edition). John Wiley and Sons, New Jersey.

157

80. Rakhsha F., Goldenberg A.A. (1985), Dynamic modeling of a single link flexible

robot, Proceedings of the IEEE International Conference on Robotics and Automation

pp. 984–989.

81. Robinett, R.D. et al. (2002), Flexible Robot Dynamics and Controls, Kluwer

Academic/Plenum Publishers, New York.

82. Sandor G.N. and Zhuang X. (1985), A linearized lumped parameter approach to

vibration and stress analysis of elastic linkages. Mechanism and Machine Theory

20(5), pp. 427–437.

83. Schwertassek R., Wallrapp O. (1999), Dynamik flexibler Mehrkorpersysteme,

Vieweg, Braunschweig/Wiesbaden.

84. Shabana A. (2005), Dynamics of Multibody Systems (3.Edition), Cambridge

University Press, New York.

85. Shabana A.A. (2008), Computational Continuum Mechanics, Cambridge

University Press, New York.

86. Shabana A.A. (1997), Flexible multibody dynamics: Review of past and recent

developments, Multibody System Dynamics 1, pp. 189-222.

87. Sheng L., Li W., Wang Y., Fan M., Yang X. (2017), Dnanmic model and

vibration characteristics of planar 3-RRR parallel manipulator with flexible

intermadiate links considering exact boundary conditions. Hindawi Schock and

Vibration, Vol. 2017, Art. ID 1582547.

88. Simeon B. (2013), Computational Flexible Multibody Dynamics, Springer, Berlin.

89. Simo J.C., Vu-Quoc L. (1986), On the dynamics of flexible beams under large

overall motions – the plane case: Part 1, Journal of Applied Mechanics 53, pp. 849–

854.

90. Simo J.C., Vu-Quoc L. (1986), On the dynamics of flexible beams under large

overall motions – the plane case: Part II, Journal of Applied Mechanics 53, pp. 855–

863.

91. Sohoni V. N., Whitesell J. (1986), Automatic Linearization of Constrained

Dynamical Models. Transactions of the ASME Journal of Mechanisms, Transmissions,

and Automation in Design 108, pp. 300-304.

92. Soon L.T., Jaw J.Y. (1992), Shear deformation effect in design considerations of

flexible manipulators, Robotica 11(1), pp. 83–92.

93. Spector V.A., Flashner H. (1989), Flexible manipulator modeling for control

system development, AIAA Journal of Guidance, Control and Dynamics 12(6), pp.

943–945.

158

94. Sun Q., Mills J.K. (1998), Combined PD feedback and distributed piezoelectric-

polymer vibration control of a single-link flexible manipulator, Proceedings of the

IEEE/RSJ International Conference on Intelligent Robots and Systems 1, pp. 667–672.

95. Sun D., Mills J.K., Shan J., Tso S.K. (2004), A PZT actuator control of a single-

link flexible manipulator based on linear velocity feedback and actuator placement,

Mechatronics 14, pp. 381–401.

96. Sung C.K. and Chen Y.C. (1991), Vibration Control of the Elastodynamic

Response of High-Speed Flexible Linkage Mechanisms, Journal of Vibration and

Acoustics 113(1), pp. 14-21.

97. Tokhi M.O., Azad A.K.M. (Editors) (2008), Flexible Robot Manipulators,

Modelling, simulation and control. The Institution of Engineering and Technology,

London.

98. Trom J.D., Vanderploeg M.J., (1994), Automated linearization of nonlinear

coupled differential and algebraic equations, Journal of Mechanical Design 116, pp.

429 – 436.

99. Wallrapp O. (1990), Linearized flexible dynamic including geometric stiffening

effects, Mech. Struct. & Mach 19(3), pp. 385-409.

100. Wang D., Meng M., Liu Y. (1999), Influence of shear, rotary inertia on the

dynamic characteristics of flexible manipulators, in: IEEE Pacific Rim Conference on

Communications, Computers and Signal Processing, pp. 615–618.

101. Wang F.Y., Guan G.G. (1994), Influence of rotary inertia, shear deformation

and loading on vibration behaviours of flexible manipulators, Journal of Sound and

Vibration 171(4), pp. 433–452.

102. Wang, X., Mills, J.K. (2004), A FEM model for active vibration control of

flexible linkages. Proceedings of the 2004 IEEE International Conference on Robotics

and Automation, New Orleans, pp. 4308-4313.

103. Wang Y. (1993), Eficient linearization and modal analysis of constrained

multibody systems, Proceedings of the 11th International Modal Analysis Conference,

February 1-4, 1993, Hyatt Orlando, pp. 325-333.

104. Xianmin, Z., Changjian, S., Erdman, A.G. (2002), Active vibration controller

design and comparison study of flexible linkage mechanism systems. Mechanism and

Machine Theory 37, pp. 985-997.

105. Yang Z. and Sadler J.P. (2000), On issues of elastic-rigid coupling in finite

element modeling of high-speed machines, Mechanism and Machine Theory 35, pp.

71-82.

159

106. Yang K.H., Park Y.S. (1998), Dynamic stability analysis of a flexible four-bar

mechanism and its experimental investigation, Mechanism and Machine Theory 33(3),

April 1998, pp. 307–320.

107. Yao Y., Zhang C. and Yan H.S. (2000), Motion control of cam mechanisms,

Mechanism and Machine Theory 35(4), April 2000, pp. 593–607

108. Zhang X., Mills J.K., Cleghorn W.L. (2009), Coupling characteristics of rigid

body motion and elastic deformation of a 3-PRR parallel manipulator with flexible

links. Multibody Syst Dyn 21, pp. 167-192.

109. Zhang Q., Mills J.K., Cleghorn W.L., Jin J., Zhao Ch. (2015), Trajectory

tracking and vibration suppression of a 3-PRR parallel manipulator with flexible links.

Multibody Syst Dyn 33, pp. 27-60.

110. Zhu G., Ge S.S., Lee T.H. (1999), Simulation studies of tip tracking control of a

single-link flexible robot based on a lumped model, Robotica 17, pp. 71–78.

PL1

PHỤ LỤC A

TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC THUẬN CƠ CẤU 4 KHÂU CÓ KHÂU NỐI ĐÀN

HỒI KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FEM VỚI NHIỀU PHẦN TỬ

A.1. Lập phương trình vi phân chuyển động

Trong phần này, để thiết lập phương trình vi phân chuyển động ta rời rạc hóa

thanh truyền đàn hồi AB bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Giả thiết chuyển vị của

thanh là nhỏ, xem các chuyển vị dọc trục không ảnh hưởng đến các chuyển vị uốn (độ

võng và góc xoay) và ngược lại.

Sử dụng hai phần tử để rời rạc thanh AB, như vậy thanh AB gồm 2 phần tử dài

bằng nhau và 3 nút. Khi biến dạng, chuyển vị 2 nút của phần tử i là 1 2 3, ,i i iq q q lần

lượt là chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và góc xoay tại nút đầu; 4 5 6, ,i i iq q q lần lượt

là chuyển vị dọc, chuyển vị ngang và góc xoay tại nút cuối

Xét điểm M* trên thanh AB có tọa độ x, M* thuộc phần tử i. Khi chưa biến dạng ta có:

2( 1)2

i

lx i , 2, (0 / 2, 1,2)ix x l i (0.1)

Khi có biến dạng, chuyển vị uốn và chuyển vị dọc của điểm M* có dạng:

2 2 3 3 5 5 6 6( , ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )i i i i i i i iw x t X q t X q t X q t X q t (0.2)

1 1 4 4( , ) ( ) ( ) ( ) ( )i i i iu x t X q t X q t (0.3)

Các hàm từ 1 ( )iX đến 6 ( )iX là các hàm dạng Hermite, có dạng giống như trong

công thức (2.8) và (2.12) (trong chương 2): 2 3 2 3

2 2 3 3 2

2 3 2 3

5 5 6 62 3 2

( ) ( ) 1 3 2 ; ( ) ( ) 2

( ) ( ) 3 2 ; ( ) ( )

i i

i i

X X X Xl l l l

X X X Xl l l l

(0.4)

1 1 4 4( ) ( ) 1 ; ( ) ( )i iX X X Xl l

(với l=l2/2)

Với việc chọn tọa độ tương đối Axy dọc đường nối AB như trên, thì điều kiện

biên thanh hai đầu bản lề trong chuyển động tương đối sẽ là:

Hình A. Các bậc tự do của phần tử dầm

A B

y

x l=l2/2 l =l2/2

1 2 1 2 3

q41 q42

q52 q62

B

y

x

1 2

q11

q51 q31 q21 q61

q12

q22 q32

PL2

q11 = 0, q21 = 0, q52 = 0. (0.5)

Từ điều kiện liên tục của các phần tử thì:

q41 = q12, q51 = q22, q61 = q32. (0.6)

Như vậy với 2 phần tử ta có 6 tọa độ đàn hồi độc lập là:

q31, q41, q51, q61, q42, q62. (0.7)

Thay (0.5) đến (0.7) vào (0.2) và (0.3) thu được chuyển vị uốn và dọc của điểm

M* tại vị trí x như sau:

+ Khi 0 ≤ x ≤ l2/2, x = , 0 l với l = l2/2

3 31 5 51 6 61( , ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )w x t X q t X q t X q t (0.8)

4 41( , ) ( ) ( )u x t X q t (0.9)

+ Khi l2/2 ≤ x ≤ l2, x = l2/2 + , 0 l với l = l2/2

2 51 3 61 6 62( , ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )w x t X q t X q t X q t (0.10)

1 41 4 42( , ) ( ) ( ) ( ) ( )u x t X q t X q t (0.11)

Khi đó u(l2,t) = q42, phương trình liên kết thu được là:

1 1 1 2 42 2 3 3 0

2 1 1 2 42 2 3 3

cos cos cos 0

sin sin sin 0

f l l q l l

f l l q l

(0.12)

Thay các biểu thức (0.8) đến (0.11) vào biểu thức động năng (2.31), ta có:

Từ biểu thức (0.8) đến (0.11) vào (0.13) và chú ý đến cận tích phân như sau:

+ Khi 0 ≤ x ≤ l2/2 : đặt x = => 0 l (l = l2/2), dx=d (0.14)

+ Khi l2/2 ≤ x ≤ l2, x = l2/2 + => 0 l (l = l2/2), dx= d (0.15)

Rút gọn ta nhận được:

2 2 2/2222 2 2 2 21 2

1 3 1 2

0

1 1 1 2 1 1 2 1 2 1 1 1 2

1 1 2 1 2 2 2

2

1 1 1

2 2 2 2

2 sin 2 cos 2 cos

2 sin 2 2

1

2

l

O C

l l u wT I I w x u

t t

u wl l x u l

t tu w

l w w x u dxt t

u

t

2

2

222 2

2

/2

1 1 1 2 1 1 2 1 2 1 1 1 2

1 1 2 1 2 2 2

2 sin 2 cos 2 cos

2 sin 2 2

l

l

ww x u

t

u wl l x u l

t tu w

l w w x u dxt t

(0.13)

PL3

22 2 21 21 3 1

1 1

2 2 2O C

l lT I I

2 2 2 224 41 3 31 5 51 6 61 4 41 2 3 31 5 51 6 61

0

1 1 4 41 1 2 1 4 41 1 2 1 2

1 3 31 5 51 6 61 1 1 2 1 3 31 5 51 6 61 1 2 1 2

3 31 5 51

1

22 sin 2 cos2 cos 2 sin

2

l

X q X q X q X q X q X q X q X q

l X q l X ql X q X q X q l X q X q X q

X q X q X

6 61 4 41 2 4 41 3 31 5 51 6 61 22q X q X q X q X q X q d

2 2 2 21 41 4 42 2 51 3 61 6 62 1 41 4 42 2

02

2 51 3 61 6 62 1 1 1 41 4 42 1 2

1 1 41 4 42 1 2 1 2 1 2 51 3 61 6 62 1 1 2

1 2 51 3 61 6

1

2

2 sin2 cos 2 cos2

l

X q X q X q X q X q l X q X q

X q X q X q l X q X ql l X q X q l X q X q X ql X q X q X q

62 1 2 1 2 2 51 3 61 6 62 1 41 4 42 2

1 41 4 42 2 51 3 61 6 62 2

sin 2

2

X q X q X q X q X q

l X q X q X q X q X q d

Đặt: 0

l

i iC X d , 0

l

i iD X d , 0

l

ij i jm X X d

22 2 21 21 3 1

1 1

2 2 2O C

l lT I I

22 2 2 22

44 41 33 31 55 51 66 61 35 31 51 36 31 61 56 51 61

2 32 2 2 22

4 41 44 41 33 31 55 51 66 61 35 31 51 36 31 61 56 51 61

1 1 1 2 4 4

2 2 22 2

2 2 2 22 3 2

sin

m q m q m q m q m q q m q q m q q

lD q m q m q m q m q m q q m q q m q q

l C q

2

1 1 1 2 1 2 4 41

1 1 1 2 3 31 5 51 6 61 1 1 2 1 2 3 31 5 51 6 61

41 2 34 31 45 51 46 61 2 3 31 5 51 6 61 34 41 31 45 41 51 46 41 61

cos2

cos sin

ll C q

l C q C q C q l C q C q C q

q m q m q m q D q D q D q m q q m q q m q q

2 211 41 44 42 14 41 42

22 2 22

22 51 33 61 66 62 23 51 61 26 51 62 36 61 62

2 32 22

11 41 44 42 1 41 4 42 1 41 4 42 14 41 42

2 222 51 33 61 66

22

2 2 22

72 2 2 2 2

2 3

2

m q m q m q q

m q m q m q m q q m q q m q q

lm q m q lC q lC q D q D q m q q

m q m q m

262 23 51 61 26 51 62 36 61 62

2

1 1 1 2 1 41 4 42 1 1 2 1 2 1 41 4 42

1 1 1 2 2 51 3 61 6 62 1 1 2 1 2 2 51 3 61 6 62

41 2 12 51

2 2 2

3sin cos

2

cos sin

q m q q m q q m q q

ll C q C q l C q C q

l C q C q C q l C q C q C qq m q

13 61 16 62 42 2 42 51 43 61 46 62

2 2 51 3 61 6 62 2 2 51 3 61 6 62

2 12 41 51 13 41 61 16 41 62 2 42 42 51 43 42 61 46 42 62

m q m q q m q m q m ql C q C q C q D q D q D q

m q q m q q m q q m q q m q q m q q

(0.16)

PL4

Tương tự thay các biểu thức (0.8) đến (0.11) vào biểu thức thế năng (2.31) với chú ý

cận tích phân như (0.14), (0.15) ta có:

2

22 24 41 3 31 5 51 6 61

0 0

22

1 41 4 42 2 51 3 61 6 62

0 0

1 1

2 2

1 1( )

2 2

l l

ll

EA X q d EI X q X q X q d

EA X q t X q d EI X q X q X q d

Đặt: 0

l

ij i jH EA X X d ; 0

l

ij i jk EI X X dx

2 2 2 244 41 33 31 55 51 66 61 35 31 51 36 31 61 56 51 61

2 211 41 44 42 14 41 42

2 2 222 51 33 61 66 62 23 51 61 26 51 62 36 61 62

1 12 2 2

2 21

221

2 2 22

EAH q EI k q k q k q k q q k q q k q q

EA H q H q H q q

EI k q k q k q k q q k q q k q q

2 211 44 41 44 42 14 41 42

2 2 2 233 31 22 55 51 33 66 61 66 62 35 31 51 36 31 61

56 23 51 61 26 51 62 36 61 62

12

21

2 22

2 2 2

H H q H q H q q

k q k k q k k q k q k q q k q q

k k q q k q q k q q

Gọi η là véctơ tọa độ suy rộng trong đó bao gồm các tọa độ khâu rắn φ1, φ2, φ3

và các tọa độ đàn hồi q3, q4 và q6: 1 2 3 3 4 6

Tq q q η

Phương trình Lagrange dạng nhân tử viết cho hệ hôlônôm:

2

1

kk j

kj j j j

fd T TQ

dt

, j = 1,2,…6 (0.17)

Với λ1, λ2 là các nhân tử Lagrange.

+ Phương trình cho φ1:

21 2 1 1 1 2 4 1 41 4 42

12

1 2 1 2 4 1 41 4 42

1 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

1 2 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

sin

cos 2

cos

sin

O

TI l l l C C q C q

l l C C q C q

l C q C C q C C q C q

l C q C C q C C q C q

PL5

21 2 1 1 1 2 4 1 41 4 42

1

1 1 2 1 2 4 1 41 4 42

21 2 1 2 4 1 41 4 42

21 2 1 2 1 2 4 1 41 4 42

1 2 1 2 4 1 41

sin

cos

cos 2

sin 2

cos

O

d TI l l l C C q C q

dt

l C C q C q

l l C C q C q

l l C C q C q

l C C q

4 42

1 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

1 1 2 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

1 2 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

1 2 1 2 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61

cos

sin

sin

cos

C q

l C q C C q C C q C q

l C q C C q C C q C q

l C q C C q C C q C q

l C q C C q C C q C

6 62

1 2 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62sin

q

l C q C C q C C q C q

1

0

1 21 2 1 1 1 1 1 2

1 1

sin cosf f

l l

1Q

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho 1 :

2 21 2 1 1 2 1 2 4 1 41 4 42

1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

1 1 2 4 1 41 4 42 1 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

1 2 1 2 4 1 41 4

cos 2

sin

sin cos

2 cos

OI l l l l C C q C q

C q C C q C C q C q

l C C q C q l C q C C q C C q C q

l C C q C

2 242 1 2 1 2 4 1 41 4 42

1 2 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

21 2 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62 1 1 1 1 1 2

sin 2

2 sin

cos sin cos

q l l C C q C q

l C q C C q C C q C q

l C q C C q C C q C q l l

(0.18)

+ Phương trình cho φ2:

2

1 1 1 2 4 41 1 1 2 1 2 4 41

2

1 1 1 2 3 31 5 51 6 61 1 1 2 1 2 3 31 5 51 6 612

1 1 1 2 1 41 4 42 1 1 2 1 2 1 41 4 42

cos sin2

sin cos

3cos sin

2

T ll C q l C q

l C q C q C q l C q C q C q

ll C q C q l C q C q

l

1 1 1 2 2 51 3 61 6 62 1 1 2 1 2 2 51 3 61 6 62sin cosC q C q C q l C q C q C q

PL6

2 2 22 33 31 55 51 66 61 35 31 51 36 31 61 56 51 61

23 2

22 4 41 44 41 1 1 1 2 4 41

1 1 1 2 3 31 5 51 6 61

41 34 31 45 51 46 61 3 31 5

2 2 2

2 cos3 2

sin

Tm q m q m q m q q m q q m q q

l lD q m q l C q

l C q C q C qq m q m q m q D q D

51 6 61 34 41 31 45 41 51 46 41 612 2 2

2 22 51 33 61 66 62 23 51 61 26 51 62 36 61 62

32 2

2 11 41 44 42 1 41 4 42 1 41 4 42 14 41 42

2

1 1 1 2

2 2 2

72 2 2 2 2

3

3cos

2

q D q m q q m q q m q q

m q m q m q m q q m q q m q q

lm q m q lC q lC q D q D q m q q

ll

1 41 4 42

1 1 1 2 2 51 3 61 6 62

41 12 51 13 61 16 62 42 42 51 43 61 46 62

2 51 3 61 6 62 2 51 3 61 6 62

12 41 51 13 41 61 16 41 62 42 42 51 43 42

sin

C q C q

l C q C q C qq m q m q m q q m q m q m ql C q C q C q D q D q D q

m q q m q q m q q m q q m q

61 46 42 62q m q q

2 2 22 33 31 55 51 66 61 35 31 51 36 31 61 56 51 61

2

33 31 31 55 51 51 66 61 61 35 31 51 35 31 51 36 31 612

36 31 61 56 51 61 56 51 613

2

2 2 2

2

3

d Tm q m q m q m q q m q q m q q

dtm q q m q q m q q m q q m q q m q q

m q q m q q m q q

l

22

4 41 44 41 1 1 1 2 4 41

2

2 41 4 44 41 1 1 1 2 1 2 4 41 1 4 41 1 1 2

1 1 1 2 3 31 5 51 6 61 1 1 1 2 1 2 3 31 5 51 6 6

2 cos2

2 sin cos2

sin cos

lD q m q l C q

lq D m q l C q l C q

l C q C q C q l C q C q C q

1

1 1 1 2 3 31 5 51 6 61 41 34 31 45 51 46 61

3 31 5 51 6 61 34 41 31 45 41 51 46 41 61

41 34 31 45 51 46 61 34 41 31 45 41 51 46 41 61

2 22

sinl C q C q C q q m q m q m qD q D q D q m q q m q q m q q

q m q m q m q m q q m q q m q q

m q

2 2 251 33 61 66 62 23 51 61 26 51 62 36 61 62

22 51 51 33 61 61 66 62 62 23 51 61 23 51 61 26 51 622

26 51 62 36 61 62 36 61 623

2 22 11 41 44 42 1 41

2 2 2

2

72

3

m q m q m q q m q q m q q

m q q m q q m q q m q q m q q m q qm q q m q q m q q

lm q m q lC q

4 42 1 41 4 42 14 41 42

2 11 41 41 44 42 42 1 41 4 42 1 41 4 42 14 41 42 14 41 422 2

1 1 1 2 1 41 4 42 1 1 1 2 1 2 1 41 4 42

2 2 2 2

2

3 3cos sin

2 2

lC q D q D q m q q

m q q m q q lC q lC q D q D q m q q m q q

l ll C q C q l C q C q

1 1 1 2 1 41 4 42 1 1 1 2 2 51 3 61 6 62

1 1 1 2 2 51 3 61 6 62 1 1 1 2 1 2 2 51 3 61 6 62

41 12 51 13 61 16 62 42 42 51 43 61 46 62

41 12

cos sinsin cos

l C q C q l C q C q C ql C q C q C q l C q C q C qq m q m q m q q m q m q m qq m q

51 13 61 16 62 42 42 51 43 61 46 62

2 51 3 61 6 62 2 51 3 61 6 62

12 41 51 13 41 61 16 41 62 42 42 51 43 42 61 46 42 62

12 41 51 13 41 61 1

m q m q q m q m q m ql C q C q C q D q D q D q

m q q m q q m q q m q q m q q m q q

m q q m q q m

6 41 62 42 42 51 43 42 61 46 42 62q q m q q m q q m q q

1 21 2 2 4 2 1 2 4 2 2

2 2

sin . cos .f f

l q l q

;

20Q

2

0

PL7

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho 2 :

21 1 1 2 4 1 41 4 42 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61 6 62

2 2 2 22 33 31 55 22 51 66 33 61 35 31 51 36 31 61 56 23 51 61 66 62

3

26 51 62 36 61 62 4 1 1 41 44

cos 2 sin

2 2 2

82 2 2

3

l l C C q C q C q C C q C C q C q

m q m m q m m q m q q m q q m m q q m q

lm q q m q q D D lC q m

2 211 41 44 42 4 4 14 41 42

34 41 3 31 41 34 31 45 12 51 46 13 61 16 62

2 2 12 41 42 42 5 45 41 51 3 3 13 41 43 42 6 46 41 61

42 42 51 43 61 46 62 6

2m q m q lC D m q q

m q D q q m q m m q m m q m q

lC D m q m q D m q q lC D m q m q D m q qq m q m q m q lC

6 16 41 46 42 62

2 33 31 35 51 36 61 31 55 51 35 31 56 61 51 66 61 36 31 56 51 61

2 22 41 4 44 41 1 1 1 2 4 1 41 4 42

21 1 1 2 3 31 5 2 51 6 3 61

2

2 sin 2

cos

D m q m q q

m q m q m q q m q m q m q q m q m q m q q

q D m q l l C C q C q

l C q C C q C C q C

6 62

2 22 51 23 61 26 62 51 33 61 23 51 36 62 61 66 62 26 51 36 61 62

2 11 41 1 1 14 42 41 44 42 4 4 14 41 42

2 42 2 1 2 42 2 2

2

2

sin cos

q

m q m q m q q m q m q m q q m q m q m q q

m q lC D m q q m q lC D m q q

l q l q

(0.19)

+ Phương trình viết cho 3 :

3 3 3 1 3 3 2sin cos 0CI l l (0.20)

+ Phương trình viết cho q31:

22 33 31 35 51 36 61 1 3 1 2 1 2 34 41 2

31

33 31 35 51 36 61 1 3 1 1 2 2 3 34 41

31

sin

cos

Tm q m q m q l C m q

qT

m q m q m q l C D m qq

1 3 1 1 2 1 3 1 1 2 1 2

31

2 3 34 41 34 2 41 33 31 35 51 36 61

cos sind T

l C l Cdt q

D m q m q m q m q m q

33 31 35 51 36 61

31

k q k q k qq

;

1 21 2

31 31

0f f

q q

;

310qQ

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho q31:

1 3 1 1 2 2 3 34 41 33 31 35 51 36 61

2 21 3 1 1 2 34 2 41 2 33 31 35 51 36 61

33 31 35 51 36 61

cos

sin 2

0

l C D m q m q m q m q

l C m q m q m q m q

k q k q k q

(0.21)

+ Phương trình viết cho q41:

PL8

22 4 44 11 41 1 1 14 42 1 4 1 1 2 1 2

41

2 34 31 45 12 51 46 13 61 16 62

44 11 41 14 42 1 1 1 2 4 1

41

2 34 31 45 12 51 46 13 61 16

cos

sin

TD m m q lC D m q l C C

q

m q m m q m m q m qT

m m q m q l C Cq

m q m m q m m q m q

62

44 11 41 14 42 1 1 1 2 4 1

41

1 1 1 2 1 2 4 1

2 34 31 45 12 51 46 13 61 16 62

2 34 31 45 12 51 46 13 61 16 62

sin

cos

d Tm m q m q l C C

dt q

l C C

m q m m q m m q m q

m q m m q m m q m q

11 44 41 14 42

41

H H q H qq

;

1 21 2

41 41

0f f

q q

;

410qQ

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho q41:

1 1 1 2 4 1 2 34 31 45 12 51 46 13 61 16 62

244 11 41 14 42 1 1 1 2 4 1

2 34 31 45 12 51 46 13 61 16 62

22 4 44 11 41 1 1 14 42 11 44 41

sin

cos

2

l C C m q m m q m m q m q

m m q m q l C C

m q m m q m m q m q

D m m q lC D m q H H q

14 42 0H q

(0.22)

+ Phương trình viết cho q51:

22 55 22 51 35 31 56 23 61 26 62 1 5 2 1 2 1 2

51

45 12 41 2 42 42 2

55 22 51 35 31 56 23 61 26 62 1 5 2 1 1 2

51

2 5 45 41 2 2 2 2 2

sin

cos

Tm m q m q m m q m q l C C

q

m m q m qT

m m q m q m m q m q l C Cq

D m q lC D

12 41 2 42 42m q m q

55 22 51 35 31 56 23 61 26 62 1 5 2 1 1 2

51

1 5 2 1 1 2 1 2 2 5 45 41 45 41 2 2 2 2 2

2 12 41 2 42 42 12 2 41 2 42 4

cos

sin

d Tm m q m q m m q m q l C C

dt q

l C C D m q m q lC D

m q m q m q m q

2

22 55 51 35 31 56 23 61 26 62

51

k k q k q k k q k qq

;

1 21 2

51 51

0f f

q q

;

510qQ

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho q51:

PL9

1 5 2 1 1 2 2 2 2 12 41 42 42 5 45 41

55 22 51 35 31 56 23 61 26 62

21 5 2 1 1 2 45 12 2 41 2 42 42

22 55 22 51 35 31 56 23 61 26 62

22 4

cos

sin 2 2

l C C lC D m q m q D m q

m m q m q m m q m q

l C C m m q m q

m m q m q m m q m q

k k

4 51 35 31 56 23 61 26 62 0q k q k k q k q

(0.23)

+ Phương trình viết cho q61:

22 66 33 61 36 31 56 23 51 36 62

61

1 6 3 1 2 1 2 46 13 41 2 43 42 2sin

Tm m q m q m m q m q

q

l C C m m q m q

66 33 61 36 31 56 23 51 36 62 1 6 3 1 1 2

61

2 6 46 41 3 3 13 41 43 42

cosT

m m q m q m m q m q l C Cq

D m q lC D m q m q

66 33 61 36 31 56 23 51 36 62

61

1 6 3 1 1 2 1 6 3 1 1 2 1 2

2 6 46 41 3 3 13 41 43 42 2 46 41 13 41 43 42

cos sin

d Tm m q m q m m q m q

dt q

l C C l C C

D m q lC D m q m q m q m q m q

33 66 61 36 31 56 23 51 36 62

61

k k q k q k k q k qq

;

1 21 2

61 61

0f f

q q

;

610qQ

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho q61:

1 6 3 1 1 2 2 6 46 41 3 3 13 41 43 42

66 33 61 36 31 56 23 51 36 62

21 6 3 1 1 2 2 46 41 13 41 43 42

22 66 33 61 36 31 56 23 51 36 62

cos

sin 2

l C C D m q lC D m q m q

m m q m q m m q m q

l C C m q m q m q

m m q m q m m q m q

33 66 61 36 31 56 23 51 36 62 0k k q k q k k q k q

(0.24)

+ Phương trình viết cho q42:

22 44 42 4 4 14 41 1 4 1 2 1 2 2 42 51 43 61 46 62

42

44 42 14 41 1 4 1 1 2 2 42 51 43 61 46 62

42

cos

sin

Tm q lC D m q l C m q m q m q

qT

m q m q l C m q m q m qq

44 42 14 41 1 4 1 1 2 1 4 1 1 2 1 2

42

2 42 51 43 61 46 62 2 42 51 43 61 46 62

sin cosd T

m q m q l C l Cdt q

m q m q m q m q m q m q

44 42 14 41

42

H q H qq

;

PL10

1 21 2 1 2 2 2

42 42

cos sinf f

q q

;

420qQ

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho q42:

1 4 1 1 2 2 42 51 43 61 46 62 44 42 14 41

21 4 1 1 2 2 42 51 43 61 46 62

22 44 42 4 4 14 41 44 42 14 41 1 2 2 2

sin

cos 2

cos sin

l C m q m q m q m q m q

l C m q m q m q

m q lC D m q H q H q

(0.25)

+ Phương trình viết cho q62:

22 66 62 26 51 36 61 1 6 1 2 1 2 16 41 2 46 42 2

62

66 62 26 51 36 61 1 6 1 1 2 6 6 16 41 46 42 2

62

sin

cos

Tm q m q m q l C m q m q

qT

m q m q m q l C lC D m q m qq

66 62 26 51 36 61 1 6 1 1 2 1 6 1 1 2 1 2

62

6 6 16 41 46 42 2 16 41 46 42 2

cos sind T

m q m q m q l C l Cdt q

lC D m q m q m q m q

66 62 26 51 36 61

62

k q k q k qq

;

1 21 2

62 62

0f f

q q

;

620qQ

Thay vào (0.17) thu được phương trình viết cho q62:

1 6 1 1 2 6 6 16 41 46 42 2

266 62 26 51 36 61 1 6 1 1 2 2 16 41 46 42

22 66 62 26 51 36 61 66 62 26 51 36 61

cos

sin 2

0

l C lC D m q m q

m q m q m q l C m q m q

m q m q m q k q k q k q

(0.26)

Như vậy ta có 9 phương trình vi phân chuyển động và 2 phương trình liên kết. Với các

hệ số: 2 2

1 2 3 4 5 6; ; ; ; ;2 2 12 2 2 12

l l l l l lC C C C C C .

2 2 3 2 2 3

1 2 3 4 5 6

3 7; ; ; ; ;

6 20 30 3 20 20

l l l l l lD D D D D D .

3 3

11 22 33 44 55 66

13 13; ; ; ; ;

3 35 105 3 35 105

l l l l l lm m m m m m .

2 2 2

12 13 14 15 16 21 12 23 24

7 3 11 3; ; ; ; ; ; ;

20 20 6 20 30 210 20

l l l l l l lm m m m m m m m m

2 2 2 3

25 26 31 13 32 23 34 35 36

9 13 13; ; ; ; ; ;

70 420 30 420 140

l l l l lm m m m m m m m m

2 2

41 14 42 24 43 34 45 46 56

7 11; ; ; ; ;

20 20 210

l l lm m m m m m m m m

PL11

22 33 55 66 23 26 353 3 2 2 2

12 4 12 4 6 6 6; ; ; ; ; ;

EI EI EI EI EI EI EIk k k k k k k

l l l l l l l

36 56 11 44 142

2 6; ; ; ;

EI EI EA EA EAk k H H H

l l l l l

A.2. Bài toán phân tích động lực học thuận

Tương tự như mục 3.3.2.3 thực hiện tính toán động lực học thuận cho cơ cấu

bốn khâu với thanh truyền đàn hồi sử dụng phương pháp FEM với 1 phần tử. Phần này

thực hiện tính toán tương tự với thanh truyền đàn hồi sử dụng phương pháp FEM với

2 phần tử.

A.2.1. Động lực học thuận cơ cấu rắn

Trong trường hợp này, việc mô phỏng số tương tự như mục 3.3.1.1 và cũng

mô phỏng song song với trường hợp khâu bị biến dạng. Mômen τ(t) tác dụng vào khâu

dẫn:

0 sin(2 / )( )

0m m

m

t T t Tt

t T

(0.27)

A.2.2. Cơ cấu có thanh truyền đồng thời chịu uốn và kéo nén

a) Bài toán động lực học thuận

Phương trình động lực học của cơ cấu có thanh truyền đàn hồi từ (0.18) đến

(0.26) cùng với hai phương trình liên kết (0.12) viết lại ta có:

1( ) ( ) ( , , )T

s t M s s Φ s λ p s s (0.28)

f(s) = 0 (0.29)

Trong đó 1 2 3 31 41 51 61 42 62

Tq q q q q q s là hệ tọa độ suy rộng dư,

1 31 41 51 61 42 62

Tq q q q q qq là các tọa độ độc lập, 2 3

T z là các tọa độ phụ

thuộc, 1 2

Tλ λλ là nhân tử Lagrange.

Các ma trận:

1 1 2 42 2 3 3 0

1 1 2 42 2 3 3

cos cos cos

sin sin sin

l l q l l

l l q l

f

1 1 2 42 2 3 3 2

1 1 2 42 2 3 3 2

sin sin sin 0 0 0 0 cos 0

cos cos cos 0 0 0 0 sin 0s

l l q l

l l q l

s

1 1 1 2 42 2 2 42 2 3 3 3 2 2

1 1 1 2 42 2 2 42 2 3 3 3 2 2

cos cos sin cos 0 0 0 0 sin 0sin sin cos sin 0 0 0 0 cos 0s

l l q q ll l q q l

Φ

sΦp s2

22 2 2 s p p Φ s f

PL12

*) Điều kiện đầu:

Điều kiện đầu được chọn tương tự mục 3.3.2.3 để so sánh kết quả tính toán:

+ Góc khâu dẫn ban đầu: φ10 = 90o (điều kiện đầu sơ bộ của góc các khâu còn lại

20 39sb oφ , 30 124sb oφ )

+ Biến dạng ban đầu được chọn q31(0) = q41(0) = q51(0)= q61(0) = q42(0) = q62(0) = 0

và vận tốc của nó 31 41 51 61 42 620 0 0 0 0 0 0q q q q q q .

*) Tính toán mô phỏng số:

Mô phỏng số được thực hiện với mômen phát động được đặt vào khâu dẫn giống

như các trường hợp sử dụng 1 phần tử hữu hạn. Biên độ mômen phát động τ0=0.03

Nm, Tm = 1s. Thông số cơ cấu như Bảng 3.1.

ph

i1 [

rad

]

Time[s]0 1 2 3 4 52

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

Hình A.4. Vận tốc góc khâu bị dẫn.

….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi

Hình A.3. Vận tốc góc khâu dẫn.

...... cơ cấu rắn ______ cơ cấu đàn hồi

Hình A.2. Góc khâu bị dẫn.

….. cơ cấu rắn, ______ cơ cấu đàn hồi Hình A.1. Góc khâu dẫn.

...... cơ cấu rắn ______ cơ cấu đàn hồi

PL13

Hình A.5. Độ võng tương đối của khâu đàn hồi tại x = l2/2

Hình A.6. Chuyển vị dọc tương đối của khâu đàn hồi