nghiÊn cỨu, ĐÁnh giÁ biẾn ĐỘng sỬ dỤng ĐẤt trong bỐi...

192
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM VŨ CHUNG NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Địa lý tài nguyên và môi trường Mã số: 62 44 02 19 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Mai Trọng Thông 2. PGS.TS Đào Khang Hà Nội – 2017

Upload: others

Post on 26-Oct-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

PHẠM VŨ CHUNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Địa lý tài nguyên và môi trường

Mã số: 62 44 02 19

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS Mai Trọng Thông

2. PGS.TS Đào Khang

Hà Nội – 2017

Page 2: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án nghiên cứu này là của riêng tôi, được thực hiện tại

Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Những kết luận và

điểm mới của luận án là trung thực và không sao chép của ai.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Nghiên cứu sinh

Phạm Vũ Chung

Page 3: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án tại cơ sở đào tạo Học viện Khoa học và

Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu sinh

(NCS) xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới hai thầy hướng

dẫn, PGS.TS Mai Trọng Thông và PGS.TS Đào Khang đã tận tình chỉ bảo và giúp

NCS có được những kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận án.

NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo cơ sở đào tạo là Viện Địa lý,

Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

đã quan tâm, tạo điều kiện để NCS hoàn tất các chương trình học tập cũng như các

thủ tục trong quá trình thực hiện luận án. NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến

Trường Đại học Vinh, Khoa Địa lý-Quản lý Tài nguyên đã tạo thuận lợi cho NCS

trong suốt thời gian làm luận án.

NCS cũng xin gửi lời cám ơn đến Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh; UBND và phòng Nông nghiệp tại các huyện đã

cung cấp cho NCS các số liệu và thông tin phục vụ luận án.

Trong quá trình thực hiện luận án, NCS xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè,

đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho

luận án. Đặc biệt, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân suốt thời gian

qua đã luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để NCS có nhiều thời gian tập

trung hoàn thành luận án.

Nghiên cứu sinh

Phạm Vũ Chung

Page 4: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2

3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 2

5. Luận điểm nghiên cứu .............................................................................................. 3

6. Những điểm mới của luận án .................................................................................... 3

7. Nguồn tài liệu .......................................................................................................... 3

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 4

9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................. 4

Chương 1 ......................................................................................................................... 5

CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ

BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............... 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất .................................. 5

1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 5

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất ................................ 5

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu

đến sử dụng đất ........................................................................................................ 9

1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 13

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất .............................. 13

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu

đến sử dụng đất ...................................................................................................... 18

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Hà Tĩnh ................................................... 23

1.2. Cơ sở lý luận đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu .... 25

1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 25

1.2.1.1. Đất, sử dụng đất và biến động sử dụng đất .............................................. 25

1.2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu .................................... 30

1.2.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất .............................. 32

1.2.2.1. Tác động của khí hậu đến đặc tính của đất .............................................. 32

1.2.2.2. Tác động qua lại giữa biển đổi khí hậu và sử dụng đất ............................ 34

1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 36

1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu........................................................................ 36

1.3.1.1. Quan điểm nhiên cứu ............................................................................... 36

Page 5: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

iv

1.3.1.2. Cách tiếp cận ............................................................................................ 37

1.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 38

1.4. Quy trình các bước nghiên cứu ........................................................................... 42

Chương 2 ....................................................................................................................... 45

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HÀ TĨNH ........................................................................ 45

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Tĩnh ............................ 45

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 45

2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 45

2.1.1.2. Đặc điểm địa chất ..................................................................................... 45

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo ...................................................................... 48

2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................... 49

2.1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước ........................................................... 51

2.1.1.6. Đặc điểm địa chất thuỷ văn ...................................................................... 54

2.1.1.7. Đặc điểm thổ nhưỡng ............................................................................... 54

2.1.1.8. Đặc điểm sinh vật ..................................................................................... 57

2.1.1.9. Hiện trạng tai biến môi trường ................................................................. 58

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 60

2.1.2.1. Dân số và lao động ................................................................................... 60

2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ....................................................... 60

2.1.2.3. Thực trạng điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

trong giai đoạn 2005-2015 tại Hà Tĩnh ................................................................ 65

2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp .......... 70

2.1.3.1. Những lợi thế chủ yếu .............................................................................. 70

2.1.3.2. Hạn chế, thách thức .................................................................................. 71

2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ........................................................................ 73

2.2.1. Đất nông nghiệp ............................................................................................. 74

2.2.2. Đất phi nông nghiệp ....................................................................................... 76

2.2.3. Đất chưa sử dụng ........................................................................................... 77

2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015 .......... 78

2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp ............................................... 82

2.3.1.1. Biến động đất trồng lúa ........................................................................... 82

2.3.1.2. Biến động đất trồng cây hàng năm khác ................................................. 84

2.3.1.3. Biến động đất trồng cây lâu năm .............................................................. 85

Page 6: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

v

2.3.2. Biến động đất lâm nghiệp ............................................................................. 87

2.3.2.1. Biến động diện tích đất rừng sản xuất ...................................................... 87

2.3.2.2. Biến động đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ...................................... 89

2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản .................................................. 90

2.3.4. Biến động đất làm muối ................................................................................ 92

2.3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp khác ..................................................... 92

Chương 3 ....................................................................................................................... 94

BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH ................................................................ 94

3.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh ........................................................................ 94

3.1.1. Biến đổi khí hậu giai đoạn 1980-2015 ........................................................... 94

3.1.1.1. Nguồn số liệu............................................................................................ 94

3.1.1.2. Biến đổi của các đặc trưng khí hậu tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015 ..... 94

3.1.2. Khái quát về kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Hà Tĩnh 111

3.1.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Hà Tĩnh ...................... 111

3.1.2.2. Tính toán diện tích ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh theo kịch bản

nước biển dâng .................................................................................................... 111

3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015

trong bối cảnh biến đổi khí hậu ................................................................................ 113

3.2.1. Thực trạng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai

đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh ...................................... 113

3.2.1.1. Ảnh hưởng của lũ lụt, bão ...................................................................... 114

3.2.1.2. Ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán ................................................... 119

3.2.1.4. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn ............................................................... 123

3.2.1.5. Ảnh hưởng của rét đậm rét hại ............................................................... 124

3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu và biến động sử dụng đất

nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp phân tích

hồi quy logistic ....................................................................................................... 127

3.2.2.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu đầu vào .............................................................. 127

3.2.2.2. Kết quả tính toán theo mô hình hồi quy logistic .................................... 133

3.2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và thiên tai

đến biến động sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 ........................ 135

3.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh

biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh .............................................................................. 139

3.3.1. Những căn cứ để đề xuất các giải pháp ....................................................... 139

Page 7: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

vi

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh

biến đổi khí hậu ...................................................................................................... 140

3.3.2.1. Một số giải pháp chung ............................................................................. 140

3.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể góp phần sử dụng đất nông nghiệp hợp lý

thích ứng với biến đổi khí hậu ............................................................................... 142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ....... I

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. II

PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL-1

Page 8: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mô tả các tuyến điểm thực địa ..................................................................... 40

Bảng 1.2. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến ............................ 42

Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm .............................................. 50

Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm... ....................................................... 51

Bảng 2.3. Đặc điểm mạng lưới sông suối trong tỉnh Hà Tĩnh ..................................... 52

Bảng 2.4. Cơ cấu các nhóm đất (Soil group) tỉnh Hà Tĩnh .......................................... 55

Bảng 2.5. Thống kê diện tích các nhóm đất theo huyện .............................................. 55

Bảng 2.6. Quy hoạch các nhóm đất nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020 ................... 67

Bảng 2.7. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh ................................ 74

Bảng 2.8. Đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh .............. 76

Bảng 2.9. Đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 .............................. 77

Bảng 2.10. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 ..... 80

Bảng 2.11. Bảng chu chuyển các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015 .......... 81

Bảng 3.1. Vị trí các trạm tại tỉnh Hà Tĩnh .................................................................... 94

Bảng 3.2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm.. ............................................ 95

Bảng 3.3. Biến thiên của nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1,

nhiệt độ trung bình tháng 7 trong các giai đoạn ........................................................... 96

Bảng 3.4. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm .................................................. 97

Bảng 3.5. Biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong các giai đoạn...................... 98

Bảng 3.6. Tần suất bắt đầu mùa mưa ........................................................................... 99

Bảng 3.7. Tần suất cao điểm của mùa mưa ................................................................ 100

Bảng 3.8. Tần suất kết thúc mùa mưa ........................................................................ 100

Bảng 3.9. Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm .............. 101

Bảng 3.10. Sự biến đổi của số ngày nắng nóng qua các giai đoạn ............................ 102

Bảng 3.11. Độ lệch chuẩn của số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm ................ 103

Bảng 3.12. Sự biến đổi của số ngày mưa lớn qua các giai đoạn ................................ 104

Bảng 3.13. Đặc trưng mực nước lũ ở một số vị trí trên sông La ............................... 106

Bảng 3.14. Diện tích ngập lụt các huyện tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 ............................. 107

Bảng 3.15. Tần số bão trung bình tháng và năm ảnh hưởng trực tiếp đến

các đoạn bờ biển Bắc Trung bộ giai đoạn 1960-2015 ............................................... 108

Bảng 3.16. Số các cơn bão hoạt động trong năm vùng ven biển Bắc Trung Bộ

giai đoạn 1960-2015 ................................................................................................... 109

Page 9: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

viii

Bảng 3.17. Số lượng bão trong các thập niên ............................................................ 109

Bảng 3.18. Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng ở Hà Tĩnh

theo kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 - 1999 .......................... 111

Bảng 3.19. Diện tích ngập do nước biển dâng vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh .............. 112

Bảng 3.20. Mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 ...................... 116

Bảng 3.21. Tổng hợp các lưu vực sông có khả năng xảy ra lũ quét tại Hà Tĩnh ....... 118

Bảng 3.22. Mức độ khô hạn đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ....................................... 120

Bảng 3.23. Mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ..................................... 122

Bảng 3.24. Tóm tắt các tác động chính của BĐKH và nước biển dâng

đến một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................... 125

Bảng 3.25. Phân cấp và mã hóa các biến độc lập được lựa chọn

trong mô hình hồi quy ................................................................................................ 132

Bảng 3.26. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................... 134

Bảng 3.27. Giá trị các thông số của các biến ............................................................. 134

Bảng 3.28. Biến động sử dụng đất theo sự thay đổi của các biến độc lập ................. 136

Page 10: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ các tuyến, điểm khảo sát thực địa……………………………..........40

Hình 1.2. Sơ đồ nội dung và quy trình các bước thực ................................................. 43

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh ................................... 73

Hình 2.2. Biểu đồ biến động tăng, giảm các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

giai đoạn 2005 - 2015 ................................................................................................... 82

Hình 3.1. Biến trình nhiều năm của nhiệt độ không khí trung bình tháng 1

tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) ............................................................................... 95

Hình 3.3. Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày nắng nóng trung bình năm

tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) ............................................................................. 102

Hình 3.4. Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày mưa lớn trung bình năm

tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) ............................................................................. 104

Hình 3.5. Biểu đồ mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 ........... 116

Hình 3.6. Biểu đồ mức độ khô hạn các loại đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh ............... 120

Hình 3.7. Biểu đồ mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh .......................... 122

Hình 3.8. Sơ đồ chọn điểm mẫu cho mô hình hồi quy logistic .................................. 132

Page 11: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

x

DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh..................................................... 45

Bản đồ 2.2. Bản đồ mô hình số độ cao DEM tỉnh Hà Tĩnh................................ 48

Bản đồ 2.3. Bản đồ đất tỉnh Hà Tĩnh.................................................................. 56

Bản đồ 2.4. Bản đồ các hệ sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Hà Tĩnh... 57

Bản đồ 2.5. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2005.......................................

Bản đồ 2.6. Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2015.......................................

78

78

Bản đồ 2.7. Bản đồ Biến động đất trồng lúa tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015.........................................................................................

83

Bản đồ 2.8. Bản đồ biến động đất trồng cây hàng năm tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015.........................................................................................

84

Bản đồ 2.9. Bản đồ biến động đất trồng cây lâu năm tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015.........................................................................................

86

Bản đồ 2.10. Bản đồ biến động đất rừng sản xuất tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015.........................................................................................

87

Bản đồ 2.11. Bản đồ biến động đất rừng phòng hộ tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015.........................................................................................

89

Bản đồ 2.12. Bản đồ biến động đất rừng đặc dụng tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015.........................................................................................

89

Bản đồ 2.13. Bản đồ biến động đất nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015.........................................................................................

91

Bản đồ 3.1. Bản đồ dự báo ngập lụt do nước biển dâng năm 2020

tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................................

112

Bản đồ 3.2. Bản đồ dự báo ngập lụt do nước biển dâng năm 2100

tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................................

113

Bản đồ 3.3. Bản đồ mức độ ngập lụt đất theo các loại hình sử dụng tỉnh Hà

Tĩnh năm 2010....................................................................................................

115

Bản đồ 3.4. Bản đồ mức độ khô hạn đất theo các loại hình sử dụng tỉnh Hà

Tĩnh năm

2010............................................................................................................

119

Bản đồ 3.5. Bản đồ mức độ thoái hóa đất theo các loại hình sử dụng tỉnh Hà

Tĩnh năm 2010....................................................................................................

122

Bản đồ 3.6. Bản đồ các biến trong mô hình hồi quy Logistic đa biến................ 129

Page 12: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BĐSDĐ Biến động sử dụng đất

BTB Bắc Trung Bộ

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

CCN Cụm công nghiệp

DTTN Diện tích tự nhiên

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐB-TN Đông bắc – tây nam

ĐDSH Đa dạng sinh học

FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations

(Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc)

IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change

(Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu)

KCN Khu công nghiệp

KT-XH Kinh tế - xã hội

LUT Loại hình sử dụng đất

NCS Nghiên cứu sinh

NBD Nước biển dâng

NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

QHTTPTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

RNM Rừng ngập mặn

TBNN Trung bình nhiều năm

TB-ĐN Tây bắc – Đông nam

TN&MT Tài nguyên & Môi trường

UBND Ủy ban Nhân dân

UNEP United Nations Environment Programme (Chương trình

Môi trường Liên hiệp quốc)

UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên

hiệp quốc)

UNDP United Nations Development Programme (Chương trình

phát triển Liên hiệp quốc)

Viện

KHKTTV&BĐKH

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Biến đổi khí hậu

VQG Vườn quốc gia

WB World bank (Ngân hàng Thế giới)

WMO World Meteorological Organization (Tổ chức Khí tượng

Thế giới)

Page 13: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là thành phần quan trọng của thể tổng hợp địa lý tự nhiên, là tài nguyên

thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là tư liệu sản

xuất đặc biệt không thể thay thế đối với ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối

cảnh dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế đang vận động theo hướng công nghiệp

hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước đã làm gia tăng nhu cầu đất ở, đất

xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp… Đặc biệt, trong

những năm gần đây những biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu đang ngày càng

tác động xấu đến tài nguyên đất Việt Nam, khiến cho đất nông nghiệp ngày càng bị

thu hẹp.

Năm 2013, cả nước có trên 50% diện tích đất tự nhiên (trong đó có 3,2 triệu ha đất

đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị thoái hóa. Đặc biệt có 0,82 triệu ha đất phèn nông,

0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu thoái hóa, 0,5 triệu ha đất xói mòn

mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất mặn sú vẹt đước và mặn nhiều, 0,47 triệu ha đất lầy

úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng và vùng đồi núi [5].

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên

596.694,85 ha, địa hình tương đối đa dạng, phức tạp. Nằm trong khu vực nhiệt đới

gió mùa, khí hậu của Hà Tĩnh còn mang tính chất chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền

Nam. Mùa mưa kéo dài thường gây ra nhiều bão lụt, mùa khô cũng là mùa nắng gắt,

có gió tây khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng. Hà Tĩnh có nền

kinh tế đặc thù là nông nghiệp, với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa

dạng, song cũng gặp nhiều khó khăn như: địa hình nhỏ hẹp và chia cắt vụn, đất đai

cằn cỗi, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai (nắng nóng, bão, lũ

lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra. Thời gian gần đây, các huyện ven biển Hà Tĩnh

đã có hiện tượng nước biển dâng gây nhiễm mặn sâu vào nội đồng, hạn hán, lũ lụt gia

tăng gây thoái hóa đất. Biến đổi khí hậu làm gia tăng hoạt động hủy hoại đất đai như

xói mòn, rửa trôi, khô hạn, mặn hóa, ngập úng, lũ quét, sạt lở, đất bị ô nhiễm... càng

làm cho tình hình sử dụng đất biến đổi khó kiểm soát.

Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh

đang là vấn đề được chính quyền, các nhà khoa học và nhân dân quan tâm lo lắng.

Page 14: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

2

Xuất phát từ sự cần thiết phải đánh giá được biến động sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh

trong thời gian qua cũng như dự báo cho tương lai do những tác động của biến đổi khí

hậu và hoạt động kinh tế - xã hội, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh

Hà Tĩnh” làm luận án tiến sỹ Địa lý, chuyên ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trường.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại

tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015, bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm;

đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất

nông nghiệp khác.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu

Lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh phần đất liền theo đơn vị hành chính, không tính các đảo.

- Về nội dung và thời gian nghiên cứu

+ Nghiên cứu, phân tích chuỗi số liệu các yếu tố khí tượng, thủy văn giai đoạn 1980 -

2015.

+ Nghiên cứu, phân tích số liệu sử dụng đất và biến động sử dụng đất nông nghiệp

giai đoạn 2005 - 2015.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá được thực trạng, nguyên nhân gây biến động các loại hình sử

dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 tại tỉnh Hà Tĩnh.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh.

- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005 -

2015; xác định các nguyên nhân gây biến động trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi khí hậu giai đoạn 1980 - 2015 tại tỉnh Hà Tĩnh.

- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho mục đích nông

nghiệp tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được xác định.

Page 15: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

3

5. Luận điểm nghiên cứu

Luận điểm 1: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai

đoạn 2005-2015 đã có biến động rõ rệt do những thay đổi về chính sách, mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội và do ảnh hưởng của biến đổi về điều kiện tự nhiên.

Luận điểm 2: Sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và các hiện tượng thiên tai

trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động

các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh.

6. Những điểm mới của luận án

- Đã làm rõ xu thế và các biểu hiện của BĐKH tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn

1980-2015.

- Bằng mô hình hồi quy logistic đã đánh giá định lượng mối quan hệ giữa biến

động sử dụng đất nông nghiệp với các yếu tố khí hậu và thiên tai trong giai đoạn

2005-2015.

- Đã thành lập hệ thống bản đồ Biến động các loại hình sử dụng đất nông

nghiệp tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 bằng công nghệ GIS, từ đó xác định được thực

trạng biến động diện tích của từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn

2005-2015.

7. Nguồn tài liệu

- Số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ 1980-2015

do Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ và Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam cung cấp.

- Số liệu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 được

NCS thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh;

- Các tài liệu liên quan đến quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch ngành

trồng trọt, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh do Sở Tài

nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cung cấp;

- NCS đã khai thác thông tin tư liệu, số liệu từ các đề tài, dự án khác như:

+ Báo cáo đề tài: Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế - xã hội do

tác động của Biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh), mã

số: BĐKH-24 thuộc Chương trình KHCN-BĐKH 11/15 do Viện Địa lý thực hiện

(2013-2015).

Page 16: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

4

+ Báo cáo đề tài: Điều tra đánh giá hiện trạng nguyên nhân suy thoái tài nguyên

môi trường đất-nước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý

tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững do Viện Địa lý thực hiện năm

2010-2012.

+ Báo cáo đề tài: Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục

vụ sử dụng tài nguyên đất bền vững do Viện Địa lý thực hiện năm 2010 - 2012.

- Ngoài ra, NCS còn sử dụng kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài do các nhà

khoa học, các cơ quan khác nhau thực hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề

tài luận án.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những tác động dẫn đến biến động sử

dụng đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015, đặc biệt sự biến động sử

dụng đất có tính đến biến đổi khí hậu. Luận án góp phần bổ sung phương pháp luận

và phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực có sự đan

xen giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho địa phương về các

biểu hiện của biến động sử dụng đất do tác động của biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên

cứu, phục vụ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, bố trí sản xuất, cảnh báo thiên tai.

9. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bản đồ, phụ lục, luận án được cấu trúc thành

3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng

đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Chương 2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp

tại tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại

tỉnh Hà Tĩnh

Page 17: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

5

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ

BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất

1.1.1. Trên thế giới

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất

Những nghiên cứu về biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) ban đầu chỉ đơn giản là

phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn

thám và GIS. Cùng với việc xác định được BĐSDĐ, các nhà khoa học đã nhận ra

rằng, BĐSDĐ và lớp phủ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường. Vì

vậy, những nghiên cứu về BĐSDĐ về sau được chú ý phân tích những nguyên nhân,

động lực thúc đẩy và ảnh hưởng đến BĐSDĐ và môi trường sinh thái.

Dự án quốc tế về nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất (land cover change)

được thực hiện và điều hành bởi nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu như Đại

học Clark, Mỹ (1994-1996), Viện Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997-

1999) và Trường Đại học Công giáo Leuven, Bỉ (2000 - 2005). Mục tiêu của dự án là

tăng cường sự hiểu biết về những tác động của con người và động thái của biến động

đất đai đến những thay đổi về độ che phủ đất. Dự án cũng nghiên cứu phát triển các

mô hình toàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán BĐSDĐ và lớp phủ ở những khu vực

nhạy cảm (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hiền, nghiên cứu về tỉnh Quảng Ninh [17]).

Tại Trung Quốc, Yu et al., 2011 đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat xác

định được BĐSDĐ tại thành phố Daqing tỉnh Heilongjiang, từ năm 1997 đến 2007.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng

lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60%. Nguyên nhân dẫn đến

thay đổi sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính

sách kinh tế xã hội [88].

Đáng chú ý là công trình Phân tích sự thay đổi sử dụng đất trong đồng bằng

Delta của Trung Quốc bằng ảnh vệ tinh viễn thám, GIS và mô hình Markov của

Qihao Weng [78]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kể từ năm 1978, khi Trung Quốc bắt

đầu cải cách kinh tế và chính sách mở cửa đã dẫn đến việc thay đổi sử dụng đất nhanh

Page 18: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

6

chóng diễn ra ở nhiều khu vực ven biển của Trung Quốc như đồng bằng delta qua hai

thập kỷ do công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh. Các kết quả chỉ ra rằng đã có một sự

phát triển đô thị quá nhanh, không có quy hoạch dẫn đến một sự mất mát to lớn đối

với đất trồng trọt giữa năm 1989 và năm 1997, quá trình thay đổi sử dụng đất đã cho

thấy không có dấu hiệu của sự phát triển bền vững. Qua nghiên cứu cho thấy sự tích

hợp của ảnh vệ tinh viễn thám và GIS là một phương pháp hiệu quả để phân tích

hướng, tốc độ, và mô hình không gian của sự thay đổi sử dụng đất. Việc hội nhập sâu

hơn của hai công nghệ này với mô hình Markov là có lợi trong việc mô tả và phân

tích các quá trình thay đổi sử dụng đất.

Tại Ấn Độ, có thể kể đến công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng

trưởng dân số và BĐSDĐ của Mohanty [68]. Từ số liệu thống kê, tư liệu bản đồ và

viễn thám tác giả xác định được trong vòng 50 năm, từ 1950 đến 2000, mặc dù mức độ

tăng dân số đã chậm lại nhưng những tác động tiêu cực của nó đến sử dụng đất vẫn gia

tăng. Đất phi nông nghiệp tăng quá nhanh, các vùng hoang hóa bị mở rộng.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Suzanchi and Kaur tại khu vực thủ

đô của Ấn Độ [80], bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS, đã xác

định, đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm 1989 đến năm 1998 nhưng từ năm

1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7%. Đất xây dựng tăng chủ yếu là do gia tăng dân số đô

thị. Các tác giả cho rằng BĐSDĐ chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội và những

thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào chi phí lợi ích trong sản xuất

nông nghiệp.

Công trình “Đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất đối với khu vực đô thị

bằng hình ảnh vệ tinh đa thời gian và GIS: Nghiên cứu điển hình tại Zanjan, Iran” [69]

đã có kết quả phân loại độ che phủ đất cho 3 thời điểm khác nhau và dự báo tác động

của con người về biến đổi sử dụng đất đến năm 2020 tại khu vực Zanjan. Kết quả của

nghiên cứu này cho thấy: khoảng 44% tổng diện tích sử dụng đất bị thay đổi (đất nông

nghiệp, đất vườn cây ăn quả và đất trống) để định cư, xây dựng công nghiệp khu vực

và đường cao tốc. Mô hình cây trồng cũng thay đổi, chẳng hạn như đất vườn chuyển

sang đất nông nghiệp và ngược lại. Những thay đổi được đề cập đã xảy ra trong vòng

27 năm qua tại thành phố Zanjan và khu vực xung quanh.

Các tác giả B.McCusker và E.R.Carr [73] đã tổng kết 4 xu hướng nghiên cứu

Page 19: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

7

chính về biến đổi sử dụng đất:

i) Nguyên nhân của sự BĐSDĐ thường được cho là do kết hợp lại các động

lực được xác định một cách rộng rãi.

ii) Việc nghiên cứu về nguyên nhân của sự thay đổi hướng tới tiếp cận các

động lực biến đổi mang tính toàn cầu hoặc khu vực.

iii) BĐSDĐ thường được coi như là kết quả của các quá trình khác (chính trị,

kinh tế, môi trường), đóng vai trò như một điều kiện cho những quá trình ở quy mô

địa phương và toàn cầu, thay vì là một quá trình được thành lập bởi mối quan hệ

quyền lực địa phương, khu vực, và quốc gia.

iiii) Các tài liệu có xu hướng hướng tới nghiên cứu các hộ gia đình (sử dụng

phương pháp tiếp cận hệ thống – gợi nhắc phương pháp tiếp cận văn hóa sinh thái tới

tương tác con người - môi trường) và kết quả mô hình hóa.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy:

+ Xu hướng trong lý thuyết BĐSDĐ chỉ dừng lại ở xác định động lực và mô

hình hóa kết quả dựa trên những gì tìm được, mà ít đi sâu vào nguyên nhân tại sao

những động lực này làm BĐSDĐ.

+ Tuy lý thuyết BĐSDĐ theo hướng kết quả mô hình hóa phần nào đáp ứng

nhu cầu thực tế cho việc ra chính sách với các kịch bản biến đổi nhưng vẫn có sự hạn

chế bởi các mô hình này không thể nắm bắt được sự phức tạp của các động lực dẫn

đến những thay đổi về đối tượng quan sát.

Để giải thích được nguyên nhân cũng như đánh giá được ảnh hưởng của

BĐSDĐ nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa. Tuy nhiên, nhiều phân

tích không gian và mô hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại trong nghiên

cứu vì vậy đã thúc đẩy nhiều các nghiên cứu về vấn đề này (White and Engelen, 2000

[86]; Wu and Webster, 1998 [87]; Verburg and Veldkamp, 2001) [83], Irwin and

Geoghegan [64]; Mertens and Lambin (1997) [67].

Các nhà khoa học tự nhiên và địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mô

hình không gian tường minh (spatially explicit models) để nghiên cứu BĐSDĐ.

Mô hình không gian thay đổi sử dụng đất được chia làm 3 nhóm: Mô phỏng,

ước tính và tiếp cận hỗn hợp. Các mô hình mô phỏng được xây dựng dựa trên tiếp cận

của phương pháp tế bào tự động (Cellular Automata). Tế bào tự động là một mô hình

Page 20: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

8

toán học, trong đó hành vi của một hệ thống được tạo ra bởi một tập hợp các quy tắc

xác định hoặc xác suất để xác định trạng thái rời rạc của một tế bào dựa trên trạng

thái của các tế bào lân cận [64]. Một vài nghiên cứu ứng dụng mô hình này để phân

tích quá trình đô thị hóa như Wu and Webster [87]; Clarke et al. [59]... Tuy nhiên, mô

hình được giả định trên cảnh quan đơn giản với tương tác của các yếu tố không đồng

nhất khác như quy hoạch, trung tâm việc làm, các yếu tố môi trường. Mô hình chưa

phân tích được phản ứng của người sử dụng đất với những thay đổi trong chế độ

chính sách.

Các công trình nghiên cứu khác sử dụng mô hình thực nghiệm để đánh giá

BĐSDĐ bằng tư liệu viễn thám (Mertens and Lambin [67]; Andersen [58]; LaGro

and DeGloria [66]). Dữ liệu của mô hình là hình ảnh trên tư liệu viễn thám hoặc đo

được bằng GIS như khoảng cách hoặc dữ liệu đất, độ dốc, độ cao hoặc yếu tố kinh tế

xã hội như dân số, tổng sản phẩm quốc nội. Trong nhiều trường hợp mô hình ứng

dụng để xác định không gian thay đổi sử dụng đất khá tốt. Tuy vậy, mô hình này cũng

không thành công trong việc giải thích hành vi của con người dẫn đến BĐSDĐ.

Các biến của mô hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng trưởng kinh tế...),

bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn

hộ gia đình hay các nhà quản lý. Dữ liệu được đưa vào mô hình bằng kỹ thuật GIS và

các kỹ thuật máy tính khác.

Mô hình không gian sẽ xác định được quá trình BĐSDĐ, lớp phủ và tác động

của chúng có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả của BĐSDĐ trong

quá khứ. Vì vậy, mô hình là công cụ hữu ích cho người quản lý đất đai và hoạch định

chính sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử dụng đất trong tương lai. Mô hình

BĐSDĐ và lớp phủ phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, môi trường.

Sau đó, những thay đổi trong sử dụng đất được dùng để khám phá tác động của

chính sách và các yếu tố khác. Việc sử dụng công cụ phân tích kịch bản mô hình sẽ

đưa ra những hướng dẫn trong hoạch định chính sách và quản lý đất đai đối với các

quyết định của nhà quản lý. Phương pháp phân tích thống kê không gian cho phép

xác định mối tương quan giữa BĐSDĐ với các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế xã

hội. Tùy thuộc vào đối tượng địa lý và cơ sở dữ liệu mà ta có thể sử dụng các thuật

toán và phương pháp thống kê không gian khác nhau: định lượng (xác định tuyệt đối

Page 21: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

9

bằng các chỉ số) hay bán định lượng (xác định tương đối thông qua phân cấp theo thứ

bậc cao thấp). Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong các nghiên cứu về

BĐSDĐ trong thời gian gần đây như Wang et al. [85]; Qasim et al. [77]; Nguyen

[75]; Vu [84]...

Theo Muller and Munroe [72], ngoài việc sử dụng mô hình và các trường hợp

nghiên cứu để kiểm chứng sự thay đổi sử dụng đất thì phân tích thống kê là công cụ

mạnh do khả năng kiểm định giả thuyết, xếp hạng các yếu tố, kiểm tra tính nghiêm

ngặt của giả thuyết. Tuy nhiên quá trình xử lý đòi hỏi kết hợp dữ liệu không gian, thời

gian và cấp độ phân tích vì vậy nó vẫn còn những trở ngại và thách thức để đạt được

kết quả tốt nhất.

Qua các công trình phân tích cho thấy, BĐSDĐ trong những thập kỷ gần đây

do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi rõ vai trò tác động của BĐKH và thiên tai.

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất

Theo các chuyên gia của FAO-UNESCO, tài nguyên đất trên toàn thế giới

hàng năm có khoảng từ 5 đến 7 triệu ha bị mất khả năng sản xuất do bị thoái hóa. Với

tốc độ thoái hóa trên, sau những năm 2000 đã có xấp xỉ 1/3 diện tích đất canh tác trên

thế giới bị thoái hóa. Vùng nhiệt đới ẩm là vùng có nguy cơ BĐSDĐ mạnh nhất dưới

tác động của tự nhiên trong điều kiện mưa lớn theo mùa, cường độ phong hóa hóa học

cao và do canh tác thiếu khoa học (FAO- 1975). Bên cạnh đó, quá trình phát triển

kinh tế xã hội, đặc biệt quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng là nguyên nhân chính

gây BĐSDĐ [63].

Năm 1977 Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên về hoang mạc

hoá - sa mạc hoá (UNCOD). Hội nghị đã thông qua kế hoạch hành động chống sa

mạc hoá (PACD). Năm 1982 tổ chức FAO-UNEP của Liên Hợp Quốc đã xây dựng

dự án thành lập bản đồ hoang mạc thế giới tỷ lệ 1/25 triệu để làm sáng tỏ hiện trạng

sa mạc - hoang mạc hoá toàn cầu. Dự án đã thông qua phương pháp tạm thời đánh giá

và xây dựng bản đồ hoang mạc hoá thế giới nhằm thúc đẩy các biện pháp ngăn ngừa

và tăng cường về nhận thức nguy cơ này [62]. Năm 1991 theo đánh giá của UNEP

việc chống sa mạc hoá trên toàn thế giới vẫn đang báo động. Vì vậy, Hội nghị thượng

đỉnh của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển (UNCED), được tổ chức tại

Riode Janeiro (Braxin) năm 1992 đã đề ra một phương pháp tiếp cận mới mang tính

Page 22: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

10

tổng hợp đối với vấn đề này: đó là khuyến khích phát triển bền vững tại cộng đồng.

Trước đòi hỏi cấp bách đó, tháng 6 năm 1994 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thành

lập Uỷ ban đàm phán liên Chính phủ để soạn thảo Công ước chống sa mạc hoá. Công

ước được thông qua tại Paris vào ngày 17/6/1994, được ký ngày 14-15/10/1994 và có

hiệu lực từ ngày 26/12/1996. Mục tiêu của Công ước nhằm giảm thiểu những tác

động của sa mạc hoá thông qua hành động có hiệu quả ở các cấp, được hỗ trợ bởi

Hợp tác Quốc tế và các quan hệ đối tác, trong khuôn khổ tiếp cận tổng hợp, nhất quán

với Chương trình nghị sự 21, phát triển bền vững ở những vùng chịu tác động hoang

mạc hóa.

Năm 2005, một hội nghị lớn về đánh giá thoái hoá đất được tổ chức tại Rome

do FAO, UNEP, UNESCO, WMO và ISSS tổ chức [62]. Tại hội nghị, các chuyên gia

đưa ra phương pháp đánh giá đất dựa trên việc thu thập các dữ liệu đã có, các đặc

trưng của yếu tố môi trường tác động đến quá trình thoái hoá như: khí hậu, thảm thực

vật, đặc trưng đất đai, điều kiện hình thành, loại hình sử dụng, công tác quản lý đất.

Trong 4 năm tiếp theo FAO, UNESCO và UNEP đã xây dựng được các bản đồ thoái

hoá đất tiềm năng ở tỉ lệ 1: 1.000.000 cho khu vực Bắc Phi, Trung Cận Đông. Trên

các bản đồ thể hiện nguy cơ thoái hoá đất do xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Năm 1982, Hội khoa học đất thế giới đã tổ chức hội nghị về chất lượng môi

trường và bảo vệ tài nguyên đất ở New Dehli (Ấn Độ). Tại đây cũng đã đề cập nhiều

đến việc đánh giá thực trạng thoái hoá đất và những tác hại, rủi ro do thoái hoá đất

ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp.

Từ năm 1991 đến năm 1994 dưới sự chủ trì của P.Brabant, Viện ORSTOM

cùng phối hợp với Viện quốc gia Pháp thực hiện chương trình đánh giá đất ở Togo.

Sản phẩm của chương trình là một bản đồ thoái hoá đất nhân tác ở tỉ lệ 1:500.000

kèm theo bản thuyết minh chú giải [76].

Năm 1996, Cục Điều tra và quy hoạch sử dụng đất Ấn Độ tiến hành thành lập

bản đồ thoái hoá đất tỉ lệ 1: 440.000. Các nghiên cứu cho thấy, ở Ấn Độ có khoảng

50% diện tích (187 triệu ha) đất bị ảnh hưởng của quá trình thoái hoá do nhiều

nguyên nhân khác nhau [79].

Vào cuối năm 2000 Hội nghị Liên Hợp Quốc về hoang mạc hoá tại Bon (Đức)

đã nhấn mạnh việc thoả thuận của cộng đồng quốc tế về cam kết tài chính thực hiện

Page 23: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

11

Công ước chống sa mạc hoá thông qua Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD)

hay Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF). Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã lấy năm 2006

là năm Quốc tế về sa mạc và hoang mạc hoá. Hiện đã có 172 nước là các bên tham

gia ký “Công ước chống sa mạc hoá” trong đó có Việt Nam. Bản Công ước chống sa

mạc hoá đã thực sự trở thành một chiến lược toàn cầu nhằm kiểm soát quản lý, ngăn

ngừa hoang mạc hoá, phục hồi cải tạo sa mạc.

Các công trình nghiên cứu hoang mạc hoá thế giới đã có một định hướng

chung là xây dựng bản đồ kiểm kê hiện trạng, xác định nguyên nhân và đặc điểm, đề

xuất giải pháp quản lý và sử dụng phát triển bền vững. Quan niệm tiêu chí đánh giá

hoang mạc, sa mạc đã có những thay đổi đáng kể đi từ định tính đến định lượng, từ

nguyên nhân giải pháp đơn tính đến giải pháp tổng hợp địa kinh tế sinh thái.

Nghiên cứu về những tác động của nước biển dâng cũng có nhiều công trình

tiêu biểu, nổi bật trong số đó là các công trình:

- Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH - IPCC (2007) qua phân tích và phỏng

đoán các tác động của nước biển dâng (NBD) đã công nhận ba vùng châu thổ được

xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông

Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển

của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh giá: “Khi nước biển tăng lên 1 mét, Việt

Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng

nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội)” [65].

- Dasgupta và các cộng sự đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân

hàng Thế giới xuất bản) chia 84 nước đang phát triển ở ven biển thành 5 nhóm theo 5

văn phòng khu vực của WB gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước); Trung Đông và Bắc

Phi (13 nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13 nước); và Nam Á (4

nước). Với mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực NBD

cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị và

đất ngập nước. Cuối cùng, các tác động này được tính toán theo các kịch bản về mực

NBD cao từ 1-5m. Các nhà khoa học đã sử dụng các phần mềm GIS để chồng ghép 6

yếu tố quan trọng bị tác động của các vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5 kịch bản

NBD từ 1-5m [60].

- Theo các nghiên cứu của Titus [81], mực NBD bao gồm: dâng do thủy triều,

Page 24: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

12

bão và BĐKH. Sự dâng cao của mực nước biển dưới tác động của BĐKH sẽ gây ra

tác động ngập lụt vùng đất ngập nước và vùng đất thấp ven biển cụ thể:

Tác động rõ rệt nhất của mực NBD, đề cập đến cả việc chuyển đổi các vùng

đất cạn thành đất ngập nước và chuyển đổi các vùng đất ngập nước thành mặt nước.

Qua thời gian ngập lụt do NBD sẽ làm thay đổi vị trí đường bờ biển và làm ngập môi

trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng.

- Theo Titus và cộng sự, một trong những nguyên nhân làm gia tăng mức độ

ngập lụt vùng ven biển là các hoạt động nhân sinh, cụ thể như sau [82]:

+ Vùng đồng bằng châu thổ sông: Hầu hết những tác động mô tả ở trên sẽ hiện

diện trong vùng châu thổ sông. Bởi vì vùng đất ngập nước châu thổ và vùng đất thấp

được hình thành bởi sự lắng đọng phù sa sông, những vùng đất này thường có cao độ

vài mét so với mực nước biển và do đó dễ bị tổn thương do ngập lụt. Tuy nhiên, trong

điều kiện tự nhiên hoạt động bồi đắp của dòng sông vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ có

thể bắt kịp với tốc độ dâng cao của mực nước biển.

+ Các hoạt động của con người đã vô hiệu hóa khả năng bồi đắp phù sa tự

nhiên của dòng sông. Trong vài ngàn năm qua, Trung Quốc, Hà Lan, Miền Bắc Việt

Nam đã dựng đê biển và đê sông để ngăn lũ. Kết quả là, các cơn lũ hàng năm không

thể tràn bờ sông. Do không có phù sa bồi đắp hàng năm, dưới tác động của NBD

nhiều vùng đất thấp giáp biển không có đê bảo vệ đã bị ngập lụt.

+ Trong thế kỷ qua, để ngăn ngừa bồi đắp tuyến đường hàng hải, Mỹ đã đóng

một số chi lưu sông Mississippi, nắn dòng chảy thông qua một vài kênh chính. Gần

đây một số đoạn đê sông cũng đã được xây dựng. Không giống như các vùng đồng

bằng châu thổ Trung Quốc và Hà Lan, Miền Bắc Việt Nam, đồng bằng sông

Mississippi không được bao quanh bởi những con đê. Dưới tác động của NBD và sự

lắng đọng trầm tích, Bang Louisiana đang mất 100 dặm vuông đất mỗi năm. Tại Ai

Cập, đập Aswan ngăn nước sông Nile tràn bờ, hệ quả là vùng đồng bằng đang bắt đầu

bị xói mòn. Tương tự, một con đập lớn trên sông Niger đang làm cho vùng bờ biển

của Nigeria bị xói mòn 10-40 mét mỗi năm.

+ Khoảng 20% dân số Bangladesh sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hằng và

sông Brahmaputra có độ cao <1m trên mực nước biển, bên cạnh đó, gần 1/3 đất nước

thường xuyên bị lũ lụt hàng năm. Người dân ở khu vực nông thôn đã quen với lũ lụt

Page 25: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

13

và coi đó là nguồn cung cấp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp. Tuy nhiên, lũ lụt đã

và đang đe dọa các vùng đô thị, chính vì lẽ đó, chính phủ đang xem xét xây dựng đê

để ngăn chặn lũ lụt.

BĐKH là một trong các nguyên nhân căn bản dẫn đến thoái hóa, hoang mạc

hóa đất, tác động trực tiếp đến BĐSDĐ.

1.1.2. Tại Việt Nam

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất

Ở Việt Nam, việc lập Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện

trạng sử dụng đất theo kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể

thiếu trong công tác quản lí Nhà nước về đất đai nói chung và lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất ở các cấp nói riêng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu mang

tính lý luận về BĐSDĐ dưới tác động của tự nhiên cũng như hoạt động kinh tế xã hội,

từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả việc khai thác sử dụng đất

ở các địa phương vẫn còn hạn chế.

Các công trình nghiên cứu BĐSDĐ ở Việt Nam thường được công bố thành

hai hướng chính.

Thứ nhất, hướng nghiên cứu ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết

xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám và mô hình hóa quá trình BĐSDĐ.

Thứ hai, hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐSDĐ, lớp phủ với các yếu tố

tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách.

a) Đối với hướng thứ nhất, các nghiên cứu thường sử dụng kỹ thuật và dữ liệu

bản đồ, trong rất nhiều trường hợp dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu.

Đây là lĩnh vực mà các tác giả trong nước có nhiều nghiên cứu hơn cả, như các công

trình ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định BĐSDĐ hoặc

biến động lớp phủ do phát triển kinh tế-xã hội, quá trình đô thị hóa, phá rừng để mở

rộng sản xuất nông nghiệp...

Có thể kể đến công trình “Nghiên cứu sự thay đổi lớp phủ mặt đất trên phạm vi

toàn quốc từ năm 2001 - 2003 bằng tư liệu ảnh MODIS” của Nguyễn Đình Dương

[74]. Trong bài báo này, tác giả trình bày kết quả về lập bản đồ lớp phủ của Việt Nam

dựa trên phức hợp toàn cầu của Modis 500m 32 ngày do Đại học Maryland hỗ trợ.

Việc phân loại đất đai được tác giả thực hiện bằng thuật toán GASC để phân tích số

Page 26: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

14

liệu viễn thám đa cực. Đề án phân loại được giữ theo tiêu chuẩn IGBP. Trên cơ sở đó,

tác giả đã thành lập bản đồ lớp phủ cho Việt Nam các năm 2001, 2002 và 2003. Kết

quả phân loại đã được xác nhận bằng cơ sở dữ liệu ảnh mặt đất GPS. Báo cáo đã chỉ

ra tính hữu ích của việc sử dụng các dữ liệu viễn thám độ phân giải không gian và

thời gian cao để kiểm kê tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường ở phạm vi

toàn quốc, khu vực và toàn cầu. Mặc dù dữ liệu thời gian tương đối ngắn, nhưng bài

báo đã đề cập được một số xu hướng thay đổi độ che phủ đất phản ánh cả tác động

tích cực và tiêu cực của sự phát triển đến môi trường.

Vũ Anh Tuân [33] đã kết hợp phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý để

nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình

xói mòn lưu vực sông Trà Khúc. Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động hiện

trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình hóa xói

mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004).

Viện Công nghệ Vũ trụ (2014) với công trình nghiên cứu “Sử dụng ảnh viễn

thám đa thời gian SPOT5 đánh giá biến động sử dụng đất khu vực dự án hai tỉnh Bến

Tre và Trà Vinh”, Gland, Thụy Sĩ: IUCN. Nghiên cứu này được tài trợ bởi chương

trình Rừng ngập mặn cho Tương lai (MFF Mangroves For the Future) với mục đích

tăng cường khả năng phục hồi của rừng ngập mặn tại năm huyện ven biển của Bến

Tre và Trà Vinh. Đề tài đi sâu vào phân tích, đánh giá biến động lớp phủ rừng khu

vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long sử dụng ảnh vệ tinh SPOT5 đa thời gian từ

2005, 2009 đến 2012 tại Bến Tre, Trà Vinh, và đến năm 2013 ở tỉnh Cà Mau. Phương

pháp phân loại bán tự động ISODATA được áp dụng để phân loại toàn bộ ảnh vệ tinh

mỗi năm ở khu vực nghiên cứu thành 80 đến 100 lớp. Sau đó, những lớp này được

đánh giá trực quan và gộp nhóm lại thành các loại hình lớp phủ chính như đã xây

dựng. Phương pháp lọc ma trận cũng được sử dụng để làm mượt kết quả phân loại,

hạn chế hiện tượng răng cưa của dạng dữ liệu raster.

Sau khi phân loại, công tác đánh giá độ chính xác được thực hiện để đánh giá

chất lượng kết quả bằng cách đối sánh kết quả phân loại với thông tin điều tra thực

địa. Dữ liệu sử dụng để đánh giá là các điểm tham chiếu đã được điều tra, xây dựng

thông qua đợt khảo sát thực địa ở địa phương. Trong phạm vi của đề tài, việc đánh giá

độ chính xác tập trung vào các loại đất phổ biến cần quan tâm như đất nuôi trồng thủy

Page 27: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

15

sản, rừng ngập mặn, rừng thưa và đất trồng cây hàng năm. Kết quả phân loại của năm

2005 cũng được kiểm chứng bằng các thông tin thực địa. Một vài loại lớp phủ chưa rõ

ràng đã được cập nhật, phân loại lại để tương thích và đối chiếu với kết quả phân loại

thực trạng lớp phủ năm 2012.

Nguyễn Hải Hòa và nnk (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) với nghiên

cứu “Ứng dụng GIS và ảnh LandSat đa thời gian xây dựng bản đồ biến động diện tích

đất rừng tại xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng, vườn Quốc gia Xuân Sơn” [18].

Nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu về diện tích đất lâm nghiệp và bản đồ hiện

trạng rừng các năm 2001, 2008 và 2015; bản đồ biến động tài nguyên rừng và đất lâm

nghiệp giai đoạn từ năm 2001 - 2008 và 2008 - 2015 tại hai xã vùng đệm Xuân Đài và

Kim Thượng thuộc VQG Xuân Sơn qua việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat đa thời

gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân loại ảnh bằng chỉ số thực vật NDVI kết hợp

với phương pháp phân loại không kiểm định và điều tra thực địa cho độ tin cậy khá

cao, có thể sử dụng tổ hợp phương pháp này để xây dựng bản đồ đất lâm nghiệp trong

điều kiện thiếu dữ liệu kiểm chứng các năm ảnh quá khứ. Kết quả nghiên cứu biến

động cho thấy diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng mạnh sau khi VQG Xuân Sơn

thành lập, tăng 6801,5 ha trong giai đoạn 2001 - 2015, diện tích đất lâm nghiệp chưa

có rừng giảm mạnh 3067,6 ha, diện tích đất bởi các đối tượng khác cũng giảm

3733,9ha. Điều này cho thấy hoạt động quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm có hiệu

quả. Nguyên nhân gia tăng diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong giai đoạn 2001 -

2015 là do việc áp dụng hiệu quả chính sách lâm nghiệp và công tác quản lý và bảo

vệ rừng vùng đệm VQG Xuân Sơn.

Đề tài “Nghiên cứu biến động một số loại hình sử dụng đất vùng ven đô huyện

Từ Liêm thành phố Hà Nội trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS” của tác

giả Nguyễn Thị Thúy Hằng đã giải quyết những vấn đề như chiết xuất các thông tin

về biến động sử dụng đất từ dữ liệu viễn thám đa phổ và đa thời gian thông qua một

số phương pháp phân tích và xử lý ảnh số, tích hợp các kết quả phân tích dữ liệu viễn

thám với các dữ liệu khác để đánh giá mối tương quan giữa biến động sử dụng đất và

các hiện tượng kinh tế xã hội.

Nhóm tác giả Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa, Nguyễn Thị Thuý Hằng với

bài báo “Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai

Page 28: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

16

đoạn 1994 - 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp GIS” đã phân tích, đánh

giá biến động sử dụng đất khu vực Thanh Trì. Đây cũng là một trong những khu vực

có sự ảnh hưởng lớn do quá trình đô thị hóa [57].

Ngoài việc sử dụng các tư liệu viễn thám trong nghiên cứu biến động, Hoàng

Thị Thanh Hương trong đề tài “Nghiên cứu biến động sử dụng đất quận Long Biên,

thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hoá” đã kết hợp tư liệu viễn thám với khả

năng phân tích không gian của hệ thông tin địa lý. Đề tài thử nghiệm phương pháp

phân loại mới là phân loại theo đối tượng, phương pháp thực hiện trên tư liệu viễn

thám có độ phân giải cao (VHR). Đồng thời sử dụng phân tích không gian trong GIS

để đối sánh các kết quả phân loại với các dữ liệu kinh tế xã hội được mối tác động

qua lại giữa chúng. Kết quả cho thấy rằng, ảnh viễn thám với độ phân giải không gian

cao có thể đáp ứng được yêu cầu độ chính xác của các vùng đô thị có tính chất manh

mún như ở Việt Nam.

Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent-based)

nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến BĐSDĐ tại bản Bình Sơn, xã Tà Cạ,

huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An [1]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mô hình tác tố phù

hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến BĐSDĐ. Các thuật toán về sự

phản hồi chính sách của người dân trong mô hình dựa vào lợi ích mong đợi, trách

nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan triển khai chính sách. Mô hình

có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo BĐSDĐ.

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu dự báo

sử dụng mô hình hồi quy logistic. Các nghiên cứu này thường được áp dụng trong các

lĩnh vực: 1. Trong kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng

GDP, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của người dân bị

thu hồi đất ở các khu công nghiệp; 2. Trong Y học: những nghiên cứu tác động của

các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe, đến bệnh tật; 3. Trong giáo dục: Những hướng

nghiên cứu có thể sử dụng phân tích hồi quy bao gồm: 1/ Công tác dự báo trong giáo

dục – đào tạo, nhân lực; 2/ Những nghiên cứu tác động của các nhân tố trong các hiện

tượng giáo dục; 3/ Kiểm định những giả thuyết về các hiện tượng giáo dục...

Lựa chọn dạng hàm trong phân tích hồi quy là một vấn đề đến nay vẫn chưa có

một cơ sở lý thuyết hoàn toàn tin cậy. Trong thực tế, có thể ta không bao giờ biết mô

Page 29: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

17

hình đúng là như thế nào, mà chỉ hi vọng tìm được mô hình có thể biểu diễn thực tế

một cách gần đúng với dữ liệu có thể chấp nhận được.

Áp dụng lý thuyết phân tích hồi quy trong nghiên cứu biến động sử dụng đất,

biến động lớp phủ có thể kể đến: Nguyễn Thị Thu Hiền “Nghiên cứu biến động và đề

xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” đã sử

dụng dữ liệu viễn thám và công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến độ sử dụng đất

huyện Tiên Yên. Qua đó, sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến để phân tích mối

quan hệ tương quan giữa các yếu tố địa hình, độ dốc, khoảng cách, dân tộc đối với

BĐSDĐ huyện Tiên Yên [17]; Nguyễn Thị Thúy Hạnh “Nghiên cứu biến động lớp phủ

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình với sự trợ giúp của công nghệ

viễn thám và GIS” bằng công nghệ viễn thám, GIS và sử dụng mô hình Hồi quy

logistic bội, đã phát hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế xã

hội với biến động lớp phủ rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1994-2013...

b) Đối với hướng nghiên cứu thứ hai: Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên

cứu chuyên đề của chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM),

Castella và Đặng Đình Quang [8] cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ

thời điểm nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những BĐSDĐ trước đó và các

phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những biến động trong sử dụng đất

và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước.

Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương thức sử dụng

đất và ngược lại. Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ,

tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Dựa trên kết quả điều tra khảo sát ở

mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài

thôn bản tới BĐSDĐ, mối quan hệ thống kê giữa các biến số kinh tế xã hội và địa lý

được giải thích bằng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component

Analysis - PCA). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi

sử dụng đất là chính sách, khả năng tiếp cận, tăng dân số. Các nhân tố bên trong như

sức ép dân số, các chiến lược sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ

quyết định các động thái sử dụng đất trong tương lai.

Năm 2003, Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của Tổ chức

Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các

Page 30: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

18

yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội đến BĐSDĐ từ năm 1975

đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắk [70]. Kết quả nghiên cứu cho thấy

nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến

1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất

nông nghiệp. Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến 2000, sự đầu tư vào nguồn lao

động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trường và hệ thống

thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai

tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nương rẫy trước đây.

Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến BĐSDĐ

lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Vũ Kim Chi [9] đã sử dụng dữ

liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu

vực Suối Muội yếu tố ảnh hưởng đến BĐSDĐ là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến

quốc lộ 6, khoảng cách đến khu dân cư và dân tộc.

Công trình “Quản lý bền vững đất nông nghiệp hạn chế thoái hóa và phòng

chống sa mạc hóa” của Hội Khoa học Đất Việt Nam, đây là công trình được tích hợp

từ các bài viết về suy thoái đất, hoang mạc hóa và vấn đề sử dụng đất bền vững ở

nước ta [20]; Công trình “Quản lý sử dụng tài nguyên đất đai ứng phó với BĐKH”

của Nguyễn Đình Bồng [5] đã đề cập đến nguy cơ thoái hóa đất do BĐKH ở Việt

Nam và chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, một số giải pháp sử dụng

đất bền vững ứng phó với BĐKH.

Đề tài “Đánh giá sự thay đổi đặc tính đất và sử dụng đất của 03 huyện ven biển

tỉnh Sóc Trăng” của các Lê Quang Trí và nnk (2008) [35] đã phân vùng sinh thái làm

cơ sở đánh giá tình hình sử dụng đất và đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác

của 3 huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài đã phân tích

được cơ cấu sử dụng đất của địa phương thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ,

diện tích đất lúa giảm mạnh mà thay vào đó là mô hình nuôi tôm.. Những nguyên

nhân chính dẫn đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất: (i) Phù hợp với điều kiện tự nhiên

(đất, nước) (ii) Phù hợp với quy hoạch; (iii) Làm theo người khác; và (iv) Tận dụng

nguồn tài nguyên đất...

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực hiện

Page 31: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

19

chương trình nghiên cứu về BĐSDĐ dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và

BĐKH toàn cầu tại điểm nghiên cứu là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc

Việt Nam. Kết quả của đề tài xác định được biến động đất lúa và lượng phát thải khí

mê tan từ canh tác lúa khu vực đồng bằng sông Hồng. Ở khu vực Tây Bắc, chương

trình thực hiện nghiên cứu điểm ở Sa Pa đã xác định được BĐSDĐ giai đoạn 1993 -

2009 và mối quan hệ giữa BĐSDĐ với du lịch và các tai biến thiên nhiên ở Sa Pa [21].

Phạm Gia Tùng và nnk (2011) Trường Đại học Nông lâm Huế, với nghiên cứu

“Ứng dụng GIS và Viễn thám xây dựng bản đồ biến động quỹ đất lúa do tác động của

BĐKH giai đoạn 2000 – 2010: trường hợp nghiên cứu tại 3 xã thuộc huyện Phú

Vang, tỉnh Thừa thiên Huế” [34]. Nghiên cứu này được tiến hành tại các xã Phú An,

Phú Mỹ và thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng:

BĐKH đang diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế gây ảnh hưởng đến

nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống của con người. Đối với một nền kinh tế nông

nghiệp thì lúa gạo có vai trò quan trọng, tác động của BĐKH đã ảnh hưởng rất lớn

không chỉ về năng suất, giống cây trồng mà còn làm đất nông nghiệp bị mất ưu thế.

Bên cạnh đó, việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat và công nghệ GIS để xây dựng bản đồ

hiện trạng sử dụng đất và BĐSDĐ đã cho một kết quả tương đối khách quan, có thể

sử dụng như một công cụ để kiểm tra độ trung thực của các bản đồ hiện trạng sử dụng

đất. Theo nghiên cứu từ năm 2000 đến 2010 trong vòng ba xã có 57,6 ha lúa do bị

ảnh hưởng bởi BĐKH cần được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2050 và

2100, khi mực nước biển dâng kịch bản trung bình là 30 cm và 75 cm ở ba xã sẽ bị

mất lần lượt là 161,51 ha và 527,51 ha đất trồng lúa.

Cũng trong khuôn khổ Dự án P1-08-VIE có chuyên đề: “Nghiên cứu tác động

của BĐKH đến sinh thái nông nghiệp ở những vùng cảnh quan khác nhau tại khu vực

Trung Trung Bộ” [7], các tác giả thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Quảng

Nam tỉ lệ 1/100.000, là cơ sở khoa học để thành lập bản đồ các cảnh quan sinh thái

nông nghiệp vùng ven biển và xác định đặc điểm, tính chất tác động của BĐKH và

NBD đến các cảnh quan này. Đồng thời đã đề xuất các giải pháp thích ứng với

BĐKH trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam: Các giải pháp về cơ cấu lịch mùa vụ,

gieo trồng các giống lúa chịu hạn, chịu mặn. Đề xuất các giải pháp phòng chống,

giảm thiểu xâm nhập mặn do BĐKH và NBD ở các vùng duyên hải.

Page 32: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

20

Các tác giả thuộc Trung tâm kỹ thuật môi trường – CEE [36] thực hiện nghiên

cứu đánh giá tác động của BĐKH và NBD tới các vùng đất thấp và đất ngập nước.

Kết quả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp ứng phó như: Nâng cao năng lực quản lý

của các cơ quan nhà nước liên quan; Hoàn thiện hệ thống thủy lợi; Cải thiện giống

cây trồng vật nuôi; Quy hoạch dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống; Vệ sinh môi

trường sống; Nâng cao nhận thức cộng đồng.

Các tác giả thuộc Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học - Đại

học Huế [6] đã xây dựng mô hình DEM, các bản đồ ngập lụt và tính toán, dự báo diện

tích đất trồng lúa ở dải ven biển có nguy cơ bị ngập bởi mực NBD ứng với kịch bản

phát thải trung bình ở các mốc thời gian khác nhau. Những kết quả của nghiên cứu

này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho công tác quy hoạch SDĐ trồng lúa một cách

hợp lý hơn, đồng thời là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch ứng

phó với BĐKH.

Mai Thanh Sơn “Biến đổi khí hậu: tác động, khả năng ứng phó và một số vấn

đề chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía

bắc)[23], nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh... phân

tích tác động của BĐKH đến vấn đề sử dụng đất của đồng bào miền núi các tỉnh phía

Bắc, chỉ ra được những bất cập của chính sách hỗ trợ người dân trong việc thích ứng

và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu,

Lê Văn Thăng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá và

BĐKH đến đất trồng lúa ở một số tỉnh miền Trung” [28]. Đề tài đã sử dụng các

phương pháp truyền thống như kế thừa, phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu,

phương pháp thực địa, tham vấn chuyên gia... Kết quả nghiên cứu đã cho thấy BĐKH

đã và đang tác động lớn đến lĩnh vực nông nghiệp ở một số tỉnh miền Trung và thu

hẹp dần diện tích đất trồng lúa ở đây. Từ kết quả của quá trình nghiên cứu xây dựng

các bản đồ bị ngập cho ba tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương ứng với các

mức nước biển dâng cụ thể theo kịch bản phát thải trung bình (B2) đã dự báo, diện

tích đất trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu có nguy cơ bị giảm đi. Cụ thể là: i) khi nước

biển dâng 8cm, 18cm và 24cm vào các năm 2020, 2030, 2050, thì diện tích đất trồng

lúa của Nghệ An bị ngập lần lượt là 693,6ha; 882,4ha và 936,8ha; ii) khi nước biển

dâng 9 cm, 19 cm và 26 cm vào năm 2020, 2030 và 2050 thì diện tích đất trồng lúa

Page 33: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

21

của tỉnh Quảng Nam bị ngập lần lượt là 59,2ha; 112,7ha và 282,6ha; iii) khi NBD 9

cm, 13 cm và 26 cm vào năm 2020, 2030 và 2050 thì diện tích đất trồng lúa của tỉnh

Phú Yên sẽ bị ngập ngập lần lượt là 181,91ha; 224,16ha và 333,91ha.

Phạm Thị Minh Thư trong bài viết “Vấn đề quy hoạch sử dụng đất lồng

ghép”[30] đề cập vai trò của quy hoạch sử dụng đất cần phải được mở rộng hơn, bao

trùm cả các yếu tố môi trường, BĐKH, xã hội và kinh tế cũng như tạo điều kiện để

các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá

trình quy hoạch. Mối quan hệ giữa BĐKH và quy hoạch sử dụng đất là không thể

tách rời và có thể được thông qua hai vấn đề: 1. BĐKH sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử

dụng đất thông qua những hệ quả của nó, ví dụ như mực NBD, sa mạc hóa, thiếu

nguồn nước, lụt lội, bão, xâm nhập mặn,… vì vậy việc lồng ghép các yếu tố BĐKH

vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với các hoạt động của là cần thiết; 2. Quy

hoạch sử dụng đất có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của BĐKH bằng cách đưa ra

biện pháp để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất,

trồng và khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch,… Những tác động chung của

BĐKH đã được chấp nhận là có thể xảy ra và những vấn đề này nên được đưa ra

trong bản phân tích xu hướng trong tương lai khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Tại Hội thảo quốc tế của Viện nghiên cứu BĐKH trường đại học Cần Thơ phối

hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), trong tham luận “Giải pháp ứng phó

BĐKH từ bờ sông đến vùng ven biển trong sử dụng đất và nước ở đồng bằng sông Cửu

Long” (ngày 29-3) các nhà nghiên cứu đã nêu lên những mối lo ngại trong qúa trình

nghiên cứu môi trường nước, thời tiết, môi sinh, kiểm soát lũ, thoát nước, thủy lợi, dư

lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và những tác động đến sản xuất, sức khỏe và

nguồn nước sinh hoạt. Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng cũng đã làm thay đổi

độ che phủ mặt đất, góp phần không nhỏ vào BĐKH. Các đại biểu kiến nghị nhiều giải

pháp và sáng kiến giúp ĐBSCL đối phó với các tác động xấu do BĐKH như: dự đoán

lũ (sông) trong tương lai để phát triển chiến lược đối phó thích hợp với các kịch bản

BĐKH, quan trắc sụt lún đất để làm rõ ảnh hưởng của NBD; nghiên cứu thích nghi về

mặn cho thủy sản; xây dựng giải pháp xử lý nước thải tích hợp cho các khu công

nghiệp; thiết lập hệ thống thâm canh lúa...

Ngọc Lý trong công trình “Sử dụng đất bền vững để ứng phó với BĐKH” đã

Page 34: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

22

nhận định: sử dụng đất bền vững trước những tác động của BĐKH đang trở thành

chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Với bất kỳ quốc gia nào đất đều là tư liệu sản

xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, là cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc

dân. Những biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu đang ngày càng tác động xấu đến

tài nguyên đất ở Việt Nam. Tác giả dẫn chứng: Những kết quả nghiên cứu thu thập

được của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT - cho thấy: BĐKH sẽ khiến 45% diện

tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; 27% diện tích đất rừng ngập mặn và 20% diện tích

rừng đầm lầy bị ngập hoàn toàn; đất ở của 7,3% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng; 4,3%

diện tích đất giao thông hiện có bị ngập vĩnh viễn; ĐBSCL có 19 khu công nghiệp bị

ngập; vùng Đông Nam Bộ có 55 khu công nghiệp bị ngập hoặc có nguy cơ ngập cao.

Con người tác động vào đất đai qua các hình thức sử dụng khác nhau đã trực tiếp phát

thải khí nhà kính vào môi trường. Những tính toán sơ bộ cho thấy, suy thoái rừng,

chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã làm phát thải vào môi trường 19,38

triệu tấn CO2/năm; chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát thải 58 triệu tấn Cacbon/năm;

chăn nuôi và trồng lúa 3 triệu tấn/năm.

Đoàn Tuân, Phạm Nguyễn Kim Tuyến, Khoa Khoa học-Môi trường, Trường

Đại học Sài Gòn trong công trình “ Tác động của quá trình BĐKH đến các tỉnh ven

biển vùng đồng bằng sông Cửu Long” nhấn mạnh vấn đề BĐKH xảy ra do các quá

trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do tác động của con người

làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Đối với Vùng

đồng bằng sông Cửu Long, BĐKH sẽ làm tăng mức độ thiệt hại do tai biến thiên

nhiên và nước biển dâng xâm chiếm các vùng ven biển.

Trịnh Hoàn Bửu Quốc (Sở Tài nguyên- Môi trường An Giang) trong bài viết

“Tài nguyên đất và BĐKH” đã bàn về BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất,

đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng

cao, hạn hán, lũ lụt, gây nhiễm mặn đất, nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp và sự phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai. Vấn đề BĐKH và

NBD là một thực tế đã, đang và sẽ xảy ra theo chiều hướng bất lợi, ảnh hưởng rất lớn

đến ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Thực tế cho thấy, tỉnh An Giang

đang đối mặt với các vấn đề như: Thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn; lũ lớn, ngập úng

trong mùa mưa; bồi lắng, xói lở bờ sông; chất lượng đất, nước và môi trường sinh thái

Page 35: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

23

bị suy giảm gây ra tác động đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Trần Thị Giang Hương trong luận án tiến sỹ “Thực trạng quản lý sử dụng đất

tỉnh Nam Định trong điều kiện BĐKH”[21] đã xác định được một số ảnh hưởng

chính do BĐKH đến sử dụng đất tỉnh Nam Định, đó là yếu tố ngập và nhiễm mặn cần

thiết phải tính toán trong định hướng sử dụng đất. Qua đó đánh giá và lựa chọn được

các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo mức độ sử dụng

đất thích ứng với BĐKH. Xây dựng được cơ sở dữ liệu về khu vực đất có nguy cơ

ngập và mặn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất sử dụng đất có tính đến

tác động của BĐKH.

Về cơ bản, các công trình nói trên đã phân tích, xem xét mối quan hệ giữa

BĐKH, nước biển dâng với suy thoái tài nguyên nói chung trong đó có việc suy thoái

tài nguyên đất.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Hà Tĩnh

Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất còn rất hạn chế. Có thể kể

đến các Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

được tiến hành 5 năm một lần theo kỳ kế hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh. Một số

nghiên cứu về vùng Bắc Trung Bộ ít nhiều có liên quan như: Nguyễn Đình Kỳ

(2012), Điều tra đánh giá hiện trạng, nguyên nhân suy thoái tài nguyên môi trường

đất-nước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý tổng hợp

phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững[22]. Nội dung đề tài có đề cập đến vấn đề

suy thoái tài nguên đất tại tỉnh Hà Tĩnh;

Hoàng Lưu Thu Thủy và nnk (2015), Đánh giá mức độ tổn thương của hệ

thống kinh tế xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí

điểm cho tỉnh Hà Tĩnh)[29], thuộc Chương trình KH&CN phục vụ chương trình mục

tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. (Mã số: KHCN-BĐKH/11-15, 2015). Đề

tài đã nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương của một số lĩnh vực kinh tế xã hội,

trong đó có ngành nông nghiệp do tác động của BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh...

Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Mạnh Hà (2010), Nghiên cứu

địa lý phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục vụ sử dụng tài nguyên đất bền

vững[14]. Đề tài đã sử dụng phương pháp bản đồ và GIS để xây dựng được bản đồ

hiện trạng thoái hóa đất cho tỉnh Hà Tĩnh năm 2010;

Page 36: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

24

Những nghiên cứu khoa học có tính định lượng về BĐSDĐ, đặc biệt là

BĐSDĐ nông nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên tai, đặc biệt phân tích

được nguyên nhân gây BĐSDĐ có tính đến BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh là chưa thấy.

Từ việc phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề

BĐSDĐ của các nhà khoa học trên thế giới và tại Việt Nam, NCS đã rút ra một số

nhận xét sau:

1) Các yếu tố tự nhiên và KT-XH đã có tác động đến BĐSDĐ. Tuy nhiên, ở những

khu vực khác nhau thì nguyên nhân và mức độ tác động đến BĐSDĐ của các yếu tố

tự nhiên và KT-XH có thể khác nhau.

2) BĐSDĐ và BĐKH có mối quan hệ hai chiều. BĐKH là nguyên nhân trực tiếp hoặc

gián tiếp tác động làm BĐSDĐ. Ngược lại, BĐSDĐ làm thay đổi lớp phủ và bề mặt

cảnh quan có thể làm gia tăng mức độ BĐKH.

3) Ở Việt Nam, những nghiên cứu về BĐSDĐ trong thời gian qua tập trung chủ yếu

vào việc ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS để xác định BĐSDĐ theo thời gian và

không gian. Một số công trình nghiên cứu khi phân tích về BĐSDĐ tại một số địa

phương đã xác định các nguyên nhân gây BĐSDĐ tại các địa phương đó, như:

BĐSDĐ do thay đổi mục tiêu phát triển KT-XH, do thay đổi chính sách, do gia tăng

dân số... Các nghiên cứu về BĐSDĐ, BĐSDĐ nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH

chưa có nhiều, phần lớn tập trung vào phân tích, đánh giá ảnh hưởng của NBD, xâm

nhập mặn, thoái hóa và hoang mạc hóa đất đến biến động sử dụng đất.

4) Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như:

phương pháp xử lý tài liệu, số liệu; phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng

hợp; phương pháp điều tra khảo sát kết hợp tham vấn chuyên gia; phương pháp thực

địa. Một số nghiên cứu đã có sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại như

phương pháp Viễn thám và GIS, phương pháp mô hình toán kinh tế...

Từ những nhận xét nêu trên sau khi thực hiện tổng quan các công trình nghiên

cứu, NCS đã xác định hướng nghiên cứu của đề tài Luận án như sau: Trên cơ sở đánh

giá thực trạng BĐSDĐ nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh, đề

tài sẽ thực hiện việc xác định, phân tích nguyên nhân gây BĐSDĐ nông nghiệp trong

bối cảnh BĐKH. Kết quả đánh giá sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp sử dụng đất

bền vững trong bối cảnh BĐKH. Luận án sẽ kế thừa các phương pháp đã được sử

Page 37: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

25

dụng có hiệu quả và đã được thừa nhận phù hợp để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ

nghiên cứu của đề tài luận án.

1.2. Cơ sở lý luận đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu

1.2.1. Một số khái niệm

1.2.1.1. Đất, sử dụng đất và biến động sử dụng đất

a) Khái niệm về đất

Theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng, đối tượng nghiên cứu về đất đai là

đất tự nhiên, còn gọi là thổ nhưỡng (soil) là thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác

động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ (đá gốc, mẫu chất); khí hậu; địa hình; sinh vật

(chủ yếu là thực vật); thời gian và tác động của con người. Đây là định nghĩa của nhà

thổ nhưỡng học lỗi lạc người Nga V. V. Dokuchaev (1879) (dẫn theo Trần Kông Tấu

2009) [25].

V.R.Viliam (1863-1939) Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) cho rằng:

đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản

phẩm của cây trồng (dẫn theo Hội Khoa học đất Việt Nam 2000, Đất Việt Nam [19]).

Theo quan điểm kinh tế học, đối tượng nghiên cứu là đất đai (land). Hiến pháp

Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia,

nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc hội,

2014).

Theo FAO: “Đất đai (land) là một vùng đất xác định về mặt địa lý, là một

thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được

của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện

địa chất, thủy văn, thực vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng

mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của

con người hiện tại và trong tương lai”.

Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái

niệm pháp lý về bất động sản. Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên

trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vật chất

hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất đai cũng bao gồm

các khu vực có nước bao phủ (Tommy, 2011)[10].

Đất đai có vị trí cố định, tính chất hữu hạn về diện tích, tính năng bền lâu, chất

lượng khác nhau (Viện Nghiên cứu phổ biến trí thức Bách Khoa, 1998).

Page 38: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

26

Đặc tính tự nhiên của đất đai là sự cố định về vị trí, không thể di chuyển. Sự

hữu hạn về diện tích (số lượng), không thể tái sinh; sự không đồng nhất về chất lượng

và giá trị sử dụng; có thể sử dụng lâu dài mà không phải “khấu hao” (Đỗ Hậu và

Nguyễn Đình Bồng, 2012).

Đất đai với nghĩa tổng quát là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính của

nó được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định khả năng khai thác

được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một thực thể sống hình

thành trong thời gian dài, là một trong thành phần quan trọng làm nhiệm vụ nuôi sống

tất cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992).

Đất là một vật thể sống, một vật mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất,

con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất

“mang” trên mình nó (Lê Văn Khoa, 1993; Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).

Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh

thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh

hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [26].

Nói cách khác, đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và các thuộc tính

tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa

mạo, địa chất, thủy văn, động vật, thực vật và hoạt động sản xuất của con người.

Nông nghiệp sản xuất chủ yếu dựa trên đất đai và hầu hết sản phẩm nông nghiệp

đều hình thành từ đất đai nên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp .

b) Sử dụng đất

- Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa

con người với đất đai trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi

trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi

trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng

đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã

hội cao nhất. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu

cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai

trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất được thể

hiện ở các khía cạnh sau:

+ Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử

Page 39: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

27

dụng đất.

+ Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình

thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.

+ Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh

tế sử dụng đất.

+ Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một

cách kinh tế, tập trung, thâm canh [13].

Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998) [26], có nhiều kiểu sử dụng đất

bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử dụng

trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và theo các

chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công nghiệp...

Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng thay

đổi chức năng của đất và môi trường. Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa trên

những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững.

- Sử dụng đất nông nghiệp: Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm cả 3 lĩnh vực:

nông, lâm, ngư nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức

lao động, vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh

tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử

dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Vương

Quang Viễn, 1971).

- Loại hình sử dụng đất

Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng đất,

đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và coi

loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất.

Loại hình sử dụng đất (land use type – LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử

dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong

điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định [4].

Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo

vệ mỗi LUT phát triển bền vững.

Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến hiện nay, như:

+ Đất trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động, trồng 1

Page 40: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

28

vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm;

+ Đất trồng cây hàng năm: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu

nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;

+ Đất trồng cây lâu năm: thường phân bố ở những vùng đất gò đồi, núi thấp có

địa hình trung du, bán sơn địa... chủ yếu là đất feralit đồi núi...

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+- Đất ở;

+ Đất chuyên dùng phi nông nghiệp;

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng...

c) Biến động sử dụng đất

Theo Từ điển Khoa học trái đất: "Biến động sử dụng đất được biết như biến

động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất

xảy ra do tác động của con người” [61]. Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng

thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện

tượng phổ biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công

nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây

hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến

đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các

yếu tố hình thành khí hậu [71].

Muller [70] chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất là sự thay

đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ hai là

sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất.

Nghiên cứu biến động sử dụng đất là nghiên cứu, đánh giá được sự thay đổi về

loại hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh

tế - xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người. Sự biến động đất đai do con người sử

dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy

luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh sử dụng đất đai có tác động xấu đến

môi trường sinh thái. Như vậy, nghiên cứu biến động tình hình sử dụng đất là việc

theo dõi, giám sát và quản lý quá trình thay đổi của diện tích đất thông qua thông tin

thu thập được theo thời gian để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm, tính chất của

Page 41: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

29

thửa đất, tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi, từ đó có biện pháp sử dụng

đúng đắn với nguồn tài nguyên này.

- Những đặc trưng của biến động sử dụng đất

Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản như sau:

+ Quy mô biến động

Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung.

Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất.

Biến động về đặc điểm của những loại đất chính.

+ Mức độ biến động

Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại

hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.

Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm

và số phần trăm tăng giảm của từng loại hình sử dụng đất giữ cuối và đầu thời kỳ

đánh giá.

+ Xu hướng biến động

Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sử

dụng đất.

Xu hướng biến động theo hướng có lợi hay không có lợi cho việc sử dụng.

- Những nhân tố gây nên sự biến động tình hình sử dụng đất

Đất đai vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính lịch sử luôn tham gia vào các

mối quan hệ xã hội. Do vậy, quá trình sử dụng đất bao gồm phạm vi, cơ cấu và

phương thức sử dụng đất... luôn chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên, trình độ

phát triển kinh tế - xã hội. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bao gồm:

+ Các nhân tố tự nhiên:

Việc sử dụng đất đai luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như nhiệt

độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm không khí, địa hình, nguồn nước... Do vậy, khi sử

dụng đất ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự

nhiên, quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất.

Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử

dụng đất đai, sau đó đến điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các

nhân tố khác.

Page 42: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

30

+ Nhân tố kinh tế - xã hội

Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố như dân số, lao động; phương thức

canh tác; khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; năng lực quản lý, sử dụng

đất... Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với sử dụng

đất đai. Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu

kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, có những

vùng đất đai được khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao, nhưng cũng có những nơi đất đai

bị bỏ hoang hóa hoặc khai thác với hiệu quả kinh tế rất thấp...

+ Nhân tố không gian:

Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi vật chất đều cần đến đất đai

như điều kiện không gian (bao gồm cả vị trí và mặt bằng) để hoạt động. Đặc tính

cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho con

người. Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của

việc sử dụng đất.

- Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu biến động sử dụng đất

Nghiên cứu biến động tình hình sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử

dụng đất:

Việc nghiên cứu biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở khai thác tài

nguyên đất đai phục vụ các mục đích kinh tế - xã hội có hiệu quả và bảo vệ môi

trường sinh thái.

Mặt khác, khi nghiên cứu, đánh giá biến động tình hình sử dụng đất cho ta biết

được nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa

vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu,

từ đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những

điều kiện thuận lợi khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết được đất biến động

theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát

triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất

đai, bảo vệ môi trường sinh thái.

1.2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu

a) Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi của trạng thái khí hậu, có thể được nhận biết

qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì

Page 43: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

31

trong một thời gian đủ dài, điển hình là dạng thập kỉ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu

coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những

biến động của nó trong khoảng vài thập kỉ hoặc dài hơn, thì biến đổi khí hậu là sự biến

đổi từ trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu [3].

b) Nước biển dâng, là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó

không bao gồm: triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có

thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ

của đại dương và các yếu tố khác [56].

c) Ứng phó với biến đổi khí hậu, là các hoạt động của con người nhằm thích

ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu [56].

d) Thích ứng với biến đổi khí hậu, là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH,

thích ứng được áp dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tượng liên quan bị tác động của biến đổi

khí hậu. Mọi thực thể của hệ thống tự nhiên - xã hội đều có khả năng thích ứng BĐKH.

Một số khái niệm thích ứng với BĐKH điển hình có thể kể đến như sau:

- Thích ứng là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó

với những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận

dụng những lợi ích mang lại [65]. Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một

phương pháp giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững.

- Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh

hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và

biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [2].

Các khái niệm nêu trên đều cho thấy mục tiêu của thích ứng với biến đổi khí

hậu được đề cập đến 2 nội dung chính: 1) Nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ

khả năng dễ bị tổn thương do tác động BĐKH; 2) Tận dụng những lợi ích của môi

trường khí hậu để duy trì và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Mỗi lĩnh vực đều phải thích ứng theo mức độ tác động khác nhau và phù hợp

với các điều kiện mới của BĐKH. Hơn nữa, thích ứng trong từng lĩnh vực đồng thời

phải có sự thích ứng tổng hợp liên kết với các lĩnh vực khác trong hệ thống tự nhiên -

xã hội hay phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh BĐKH.

Ngoài ra, thích ứng còn yêu cầu đánh giá về các công nghệ và biện pháp khác

nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc

Page 44: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

32

hạn chế, tạo ra sự thích ứng nhanh với BĐKH; phục hồi có hiệu quả sau những tác

động, hay là bằng cách lợi dụng những tác dụng tích cực. Thích ứng với BĐKH có

thể được nâng cao bằng cách đầu tư vào thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như thay

đổi và BĐKH trong tương lai.

e) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Theo báo cáo đánh giá lần 4 của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007b),

lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đã gia tăng đáng kể từ thời kì tiền công nghiệp,

với mức tăng 70% từ năm 1970 đến 2004. Theo dự báo của IPCC, lượng phát thải khí

nhà kính toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỉ tới [65]. Do đó, việc

nghiên cứu về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng cho việc đề xuất

và thực thi các chính sách, chiến lược nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Một số

khái niệm về giảm nhẹ BĐKH được đưa ra như sau:

- Là sự can thiệp của con người nhằm giảm nguồn phát thải nhà kính và tăng

bể chứa nhà kính. Ví dụ việc sử dụng năng lượng hoá thạch một cách hiệu quả hơn cho

các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyển sang sử dụng các nguồn năng

lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió), mở rộng diện tích rừng và các bể

chứa khác nhằm giảm nhẹ CO2 trong khí quyển [65].

- Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính [2].

g) Kịch bản biến đổi khí hậu, là giả định cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự

tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà

kính, BĐKH và mực nước biển dâng [56].

1.2.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất

1.2.2.1. Tác động của khí hậu đến đặc tính của đất

Sự biến đổi các yếu tố khí hậu như mưa, gió, nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ (theo

ngày, đêm, theo mùa) có ảnh hưởng mạnh đến đất đai, cụ thể như sau:

a) Ảnh hưởng trực tiếp: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất được thể hiện ở

lượng nước mưa và nhiệt. Nước và nhiệt độ là tác nhân gây nên phong hóa hóa học,

lý học đá và khoáng. Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, do đó có ảnh hưởng đến

cường độ phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Nhiệt độ có tác dụng làm tăng khả

năng hòa tan, tăng quá trình chuyển hóa hóa học trong đất, tăng sự phân giải hộ chất

mùn. Lượng nước mưa nhiều hay ít quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, độ pH của đất,

thúc đẩy phong hóa hóa học. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa

Page 45: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

33

lớn, mức độ rửa trôi mạnh, do đó trong quá trình phong hóa kiềm và kiềm thổ rất dễ

bị rửa trôi.

Chế độ nước có ảnh hưởng không nhỏ đến đặc tính của đất. Vùng khô hạn thì

đất đai sẽ trơ sỏi đá, vùng ngập úng thì đất sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất đai sẽ

phèn hóa, vùng bị ảnh hưởng mặn thì đất sẽ bị nhiễm mặn,… Lưu lượng nước và tốc

độ dòng chảy sẽ gây xói mòn nơi này và bồi tích nơi khác, tạo nên những dạng đất

khác nhau.

b) Ảnh hưởng gián tiếp: Khí hậu có ảnh hưởng gián tiếp tới đất thông qua sinh

vật. Thường khí hậu nhiệt đới thực vật phát triển phong phú, cung cấp lượng chất hữu

cơ cho đất. Sinh vật và khí hậu gắn với nhau một cách chặt chẽ đến mức người ta

thường gọi chúng là điều kiện sinh khí hậu của đất [27].

c) Biểu hiện của các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến đặc tính của đất, gồm:

- Quá trình mặn hóa do tăng nhiệt độ và nước biển dâng: trái đất có xu hướng

nóng lên đã làm cho mực nước nước biển dâng dần, đẩy quá trình xâm nhập mặn tiến

sâu vào đất liền qua hệ thống sông ngòi, kênh, rạch đã làm nhiều vùng đất bị xâm lấn

và ngập mặn. Quá trình mặn hóa xảy ra có ảnh hưởng rất lớn đến đất đai và hệ sinh

vật sống trong môi trường đất, đặc biệt là phá vỡ sự cân bằng của Hệ sinh thái. Sự

phá vỡ tính cân bằng của Hệ sinh thái thường gây suy thoái và ô nhiễm môi trường

đất. Mặt khác, xâm nhập mặn đã làm nồng độ muối trong đất tăng lên gây hại sinh lý

cho thực vật, tiêu diệt vi sinh vật và động vật trong môi trường đất.

- Quá trình xói mòn rửa trôi theo nước do lượng mưa và cường độ mưa. Xói

mòn, rửa trôi đất là một quá trình xảy ra do tác động qua lại của các yếu tố thời tiết,

khí hậu, đất đai, cây trồng và tác động của con người, hậu quả là một khối lượng rất

lớn đất và các vật liệu bề mặt đất bị cuốn trôi theo chiều dốc. Lượng mưa ở Việt Nam

rất lớn, có nơi tới 3000 mm/năm. Lượng mưa càng lớn, cường độ mưa càng mạnh kết

hợp địa hình dốc sẽ làm gia tăng cường độ xói mòn đất đai.

- Hiện tượng ngập úng: tác động phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu và các

hiện tượng khí hậu quy mô lớn như LaNina, ElNino có khả năng gia tăng cường độ

hoạt động của một số hình thế thời tiết gây mưa, cường độ mưa có thể dẫn tới gia tăng

đỉnh lũ, cường độ lũ trên các hệ thống sông suối, gây nên hiện tượng ngập úng ở nhiều

vùng. Do mưa bão tập trung vào một mùa với cường độ cao, thời gian ngắn, nước từ

Page 46: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

34

vùng đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ thưa thớt chảy xuống các dòng sông, suối

làm nước sông, suối dâng cao không tiêu thoát kịp đã tràn vào đồng ruộng làm ngập

úng hàng triệu ha đất đai.

- Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa: do sự tác động đan xen của các

yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, ở Việt Nam quá trình thoái hóa đất và

hoang mạc hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Quá trình thoái hóa đất biểu hiện

qua các hiện tượng rửa trôi, xói mòn, xói lở do mưa; quá trình thổi mòn và khoét mòn

do gió trong điều kiện khô hạn và bán khô hạn; quá trình mặn hóa, xâm nhập mặn do

nước biển xâm nhập sâu vào nội địa; quá trình suy thoái chất hữu cơ, làm chặt và gia

tăng kết von đá ong trong đất do hạn hán và canh tác không hợp lý.

- Quá trình xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển: BĐKH đã gây nên các đợt mưa

lớn làm tăng cường quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt đất, đưa vật liệu thô lấp dần

lòng sông hoặc lắng đọng dưới đáy sông dẫn đến lòng sông bị nâng cao, làm thay đổi

quy luật lòng sông, gia tăng quá trình xâm thực, xói lở bờ sông. Việc phát triển các hồ

chứa nước trên các dòng sông cũng đang làm biến đổi chế độ dòng chảy mùa cạn và

mùa lũ đồng thời làm giảm nghiêm trọng lượng phù sa xuống đồng bằng châu thổ.

Tình trạng này không chỉ là tác nhân làm cho quá trình xói lở bờ biển trầm trọng thêm

mà còn làm suy thoái hệ sinh thái ven biển.

- Quá trình phong thành cát bay, cát chảy: BĐKH gây bão tố nhiều hơn, tần số

và tốc độ gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng với mưa lớn mài mòn các sườn

đất, bốc hơi tăng lên làm gia tăng quá trình hoang mạc đất; gia tăng quá trình cát bay,

cát chảy vào đất liền, ruộng đồng và khu vực dân cư ven biển [27].

1.2.2.2. Tác động qua lại giữa biển đổi khí hậu và sử dụng đất

a) Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất

Như đã phân tích, khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn

đến đất đai. BĐKH gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn… làm cho

lượng dinh dưỡng trong đất bị mất đi do đất bị rửa trôi, xói mòn, hoang hóa, thoái hóa

hữu cơ, khô hạn và sa mạc hóa. Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm tăng

hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển… Điều này đã khiến nhiều

vùng bị mất đất canh tác, đất ở và các loại đất khác.

Việt Nam là một quốc gia được xếp vào loại khan hiếm đất, bình quân đất đầu

Page 47: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

35

người xếp thứ 159 và chỉ bằng khoảng 1/6 bình quân của thế giới (Hội Bảo vệ Thiên

nhiên và Môi trường Việt Nam, 2004). Những thay đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ,

lượng mưa, hiện tượng khí hậu cực đoan,…) đã làm tăng diện tích đất bị xâm nhập mặn,

khô hạn, hoang mạc hóa, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở... Sự thay đổi của điều kiện

tự nhiên như khí hậu, đất đai cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những thay

đổi về mục đích sử dụng đất đai theo từng vùng lãnh thổ đặc trưng. Nguyên nhân của

những biến động sử dung đất nói trên không thể khẳng định hoàn toàn là do BĐKH

nhưng cũng không thể phủ nhận là không chịu ảnh hưởng của BĐKH.

Điều đáng nói là sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khô

hạn, bán khô hạn, kể cả một số vùng ẩm ướt không chỉ do khí hậu và BĐKH, mà còn

do sức ép của sự gia tăng dân số và hoạt động sống của con người. Diện tích đất liên

quan đến hoang mạc hóa phân bố trên khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Tây

Bắc và Duyên hải Miền Trung. Theo Nguyễn Đình Bồng (2013) có trên 50% diện

tích đất tự nhiên cả nước (3,2 triệu ha đất đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị thoái

hóa. Đặc biệt có 0,82 ha đất phèn nông, 0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám

bạc màu thoái hóa, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất mặn sú

vẹt đước và mặn nhiều, 0,47 triệu ha đất lầu úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng và vùng

đồi núi [5]. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất

của nước ta hiện nay.

b) Tác động của việc sử dụng đất đến biến đổi khí hậu

Theo Tổng cục Quản lý đất đai [27], lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất

và chuyển mục đích sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến sự

nóng lên toàn cầu ở Việt Nam. Trong đó chặt phá rừng và suy thoái rừng là nguyên

nhân chính. Rừng và cây xanh có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết hàm lượng

CO2. Hàng năm, trên trái đất nhờ quang hợp của thực vật đã tạo ra 150 tỷ tấn chất hữu

cơ, tiêu thụ 300 tỷ tấn CO2 và phát thải 200 tỷ tấn O2. Tình trạng phá rừng và khai thác

gỗ thiếu bền vững lại là nguyên nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn

cầu. Việc mất diện tích rừng, suy thoái rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm

nghiệp ở Việt Nam ước tính làm phát thải 19,38 triệu tấn CO2, chiếm gần 18,7% tổng

lượng khí phát thải của cả nước.

Sản xuất lúa gạo là nguồn chính của phát thải khí Mêtan. Mức độ khí Mêtan

Page 48: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

36

thải ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lúa nước thải ra Mêtan, trong lúc lúa nương

không thải ra Mêtan. Bón phân hữu cơ hoặc hóa học cũng ảnh hưởng lớn đến số

lượng mêtan thải ra, cũng như các cách thức mà trong đó dư lượng các thuốc bảo vệ

thực vật không được xử lý. Các giống lúa cũng ảnh hưởng đến sản xuất Mêtan [27].

Như vậy, BĐKH và sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau,

không chỉ sử dụng đất phụ thuộc vào khí hậu mà trái lại khí hậu cũng phụ thuộc lớn

vào sử dụng đất dưới hai góc độ thuận lợi và bất lợi [54].

1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu

1.3.1.1. Quan điểm nhiên cứu

a) Quan điểm tổng hợp

Trong một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội luôn có mối quan hệ mật

thiết với nhau, tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Nghiên cứu về tác động của

biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên đất nói chung và biến động sử dụng đất nói

riêng dựa trên quan điểm tổng hợp, trong đó cần xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa

một loạt các đặc trưng của biểu BĐKH như: tần suất, cường độ của các đợt bão, sự gia

tăng của triều cường dẫn đến sự gia tăng về quy mô và thời gian của các thiên tai như

lũ lụt, xâm nhập mặn,… với các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, từ đó xác

định những tác động xấu đến tài nguyên đất, làm thay đổi mục đích sử dụng đất theo

chiều hướng xấu (thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ,…). Từ kết quả đánh giá đó có thể

đề xuất được những giải pháp nhằm ứng phó với những biến đổi khí hậu (điều chỉnh

quy hoạch tổ chức sản xuất lãnh thổ nông - lâm - ngư nghiệp, thay đổi mùa vụ, các biện

pháp công trình,…) đảm bảo cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ổn định và phát

triển bền vững.

b) Quan điểm lãnh thổ

Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Chính vì

vậy, đối tượng nhiên cứu phải được gắn với không gian xung quanh nó đang tồn tại.

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến biến động sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh

phải được đặt trong bối cảnh chung của vùng Bắc Trung bộ và trong mối quan hệ với

các vùng khác trong phạm vi cả nước, trên khía cạnh xem xét mức độ ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu. Quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu đồng thời cũng đòi hỏi người

Page 49: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

37

nghiên cứu phải tìm ra sự khác biệt giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác, đó là việc

cần tìm ra những nét độc đáo, nét đặc trưng riêng biệt. Trên cơ sở đó sẽ tìm ra giải

pháp khắc phục những khó khăn và phát huy những những thế mạnh trong quá trình

phát triển, nhằm mang lợi thế so sánh của vùng.

c) Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hòa giữa

các mục tiêu tăng cường kinh tế với các mục tiêu giữ gìn sự ổn định của văn hóa, xã

hội và BVMT.

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng có tác động trực tiếp đến sự

phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi khu vực, mỗi địa phương. Vấn đề sử dụng đất hợp lý

theo quan điểm phát triển bền vững đang là một vấn đề cấp bách ở nước ta cũng như

nhiều quốc gia trên thế giới. Từ khái niệm PTBV nêu trên có thể thấy rằng: sử dụng

đất hợp lý chính là quá trình sử dụng đất đạt được hiệu quả kinh tế nhưng không gây

ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái đất.

d) Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Việc xem xét sự tác động của BĐKH đến BĐSDĐ trong mối quan hệ với thể

chế, chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội cần được thực hiện theo

các thời kỳ lịch sử/ phát triển nhất định của vùng nghiên cứu và cần được phân tích

đánh giá các tác động kể cả trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai.

1.3.1.2. Cách tiếp cận

BĐKH là một nguy cơ mang tính toàn cầu, có thể trở thành thảm họa cho nhân

loại do sự tác động của nó tới những yếu tố cơ bản của cuộc sống con người trên toàn

thế giới.

Hiện nay, có nhiều tổ chức, cơ quan quốc tế và trong nước đã đưa ra các cách

tiếp cận khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH. Chương trình môi trường của

Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra 5 cách tiếp cận; Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi

khí hậu (IPCC) đưa ra 3 cách tiếp cận (tiếp cận tác động, tiếp cận tương tác và tiếp

cận tổng hợp).

Kế thừa những quan điểm, cách tiếp cận nêu trên, NCS đã lựa chọn cách tiếp

cận, đánh giá tác động của BĐKH đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà

Tĩnh như sau:

Page 50: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

38

Sử dụng các tư liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2005-2015, các tư liệu về BĐKH, tình hình thiên tai

từ các nguồn chính thống khác nhau thực hiện đánh giá biến động và nguyên nhân gây

biến động sử dụng đất tại Hà Tĩnh trong bối cảnh BĐKH. Từ những kết quả đánh giá sẽ

đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng đất hợp lý

trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

1.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình

nghiên cứu. Trên cơ sở thu thập, xử lý các tư liệu cần thiết có liên quan đến nội dung

nghiên cứu của luận án. Việc phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin thu được

nhằm đưa ra các kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Thu thập

các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các yếu tố khí hậu, biến đổi khí

hậu, hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Tài

nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phòng tài nguyên và

Môi trường các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương

Khê tỉnh Hà Tĩnh; Trạm Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ; Cục Khí tượng Thủy văn

và Biến đổi khí hậu; Tổng cục Quản lý đất đai; Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam.

b) Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp

Trong quá trình thu thập, xử lí tài liệu rất cần thiết phải sử dụng phương pháp

phân tích, so sánh, tổng hợp. Đây là phương pháp có tính khoa học cao, đã được áp

dụng thiết thực vào quá trình nghiên cứu các vấn đề về địa lý tự nhiên và kinh tế- xã

hội của một địa phương cụ thể. Đối với đề tài luận án, nếu không sử dụng phương

pháp này thì sẽ không tìm thấy mối quan hệ cũng như sự khác biệt của các yếu tố tác

động đến tài nguyên đất, những nguyên nhân làm biến đổi mục đích sử dụng đất, bởi

thế không thể có được kết luận đúng bản chất vấn đề trong mối quan hệ tổng hợp.

c) Phương pháp chuyên gia

Lấy các ý kiến của chuyên gia thông qua các cuộc trao đổi với các nhà khoa học

có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam, các nhà quản lý ở các cấp, các ngành của địa phương lĩnh vực

Page 51: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

39

biến đổi khí hậu, vấn đề sử dụng đất, các nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi mục đích

sử dụng đất, đặc biệt là sự tác động của BĐKH đến biến động sử dụng đất nông nghiệp.

d) Phương pháp khảo sát thực địa

Là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lý. Ngoài các nguồn tư liệu

thu thập được, để thực hiện các nội dung của luận án, NCS đã sử dụng phương pháp

thực địa nhằm thu thập thông tin, chụp ảnh tư liệu, hoàn chỉnh tư liệu, số liệu, gặp gỡ,

trao đổi với cán bộ và người dân địa phương tại các điểm khảo sát tạo sự liên kết chặt

chẽ giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ đó rút ra những kết luận nghiên cứu. Phương

pháp thực địa được tiến hành làm nhiều đợt, chia thành nhiều tuyến nghiên cứu và lựa

chọn các điểm chìa khóa là những điểm có ảnh hưởng rõ nét của BĐKH đến tài

nguyên đất và sử dụng đất (Hình 1.1 và Bảng 1.1).

Từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đã giúp đề tài làm rõ hơn về các

đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất cũng như các ảnh hưởng

của hoạt động kinh tế - xã hội và BĐKH đã và đang ảnh hưởng đến biến động sử

dụng đất ở mỗi địa phương.

Page 52: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

Bảng 1.1. Mô tả các tuyến điểm thực địa

TT TUYẾN,

ĐIỂM

TỌA ĐỘ VỊ TRÍ MÔ TẢ ĐIỂM THỰC ĐỊA

Kinh độ Vĩ độ

I Tuyến TDII Từ huyện Nghi Xuân đến huyện Đức Thọ

1 Điểm TDI1 583138 2068104 xã Xuân Phổ, Nghi Xuân Đất cồn cát trắng được sử dụng trồng rừng phòng hộ.

2 Điểm TDI2 579698,4 2071494 xã Xuân Trường, Nghi Xuân

Đất phèn hoạt động sâu mặn ít trước đây sử dụng trồng lúa, nay chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản.

3 Điểm TDI3 576209,2 2061506 xã Xuân An, Nghi Xuân Đất cát biển được sử dụng trồng cây CN hàng năm (chủ yếu là trồng Lạc, Ngô...), chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng khô hạn.

4 Điểm TDI4 571992,4 2052394 xã Trung Lương, Hồng Lĩnh Đất phù sa glây được sử dụng trồng lúa, chịu ảnh hưởng của ngập lụt trong mùa mưa lũ.

5 Điểm TDI5 562715,5 2046490 xã Đức Long, Đức Thọ Đất phù sa glây được sử dụng trồng lúa, chịu ảnh hưởng của ngập lụt.

6 Điểm TDI6 563641,5 2049831 xã Liên Minh, Đức Thọ Đất phù sa được bồi sử dụng trồng cây hàng năm.

7 Điểm TDI7 566518,9 2053122 xã Đức Quang, Đức Thọ Đất cát biển vàm cao sử dụng trồng cây hàng năm, chịu tác động của hạn hán.

II Tuyến II Từ huyện Hương Sơn đến huyện Hương Khê

1 Điểm TDII1 529014 2037916,6 xã Sơn Kim, Hương Sơn Đất đỏ vàng trên đá sét được sử dụng trồng cây lâu năm, có dấu hiệu thoái hóa.

2 Điểm TDII2 544756,74 2048605,8 xã Sơn Giang, Hương Sơn Đất phù sa không được bồi sử dụng trồng cây hàng năm khác, có dấu hiệu thoái hóa.

3 Điểm TDII3 542931,11 2045510,1 xã Sơn Diệm, Hương Sơn Đất phù sa không được bồi sử dụng trồng lúa.

4 Điểm TDII4 557755,85 2036863,7 xã Đức Bồng, Vũ Quang Đất phù sa không được bồi sử dụng trồng cây hàng năm khác, có

Page 53: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

dấu hiệu thoái hóa.

5 Điểm TDII5 558459,94 2033661,8 xã Đức Hương, Vũ Quang Đất đỏ vàng trên đá sét trước đây sử dụng trồng cây ăn quả lâu năm, hiện tại đã được chuyển sang trồng rừng sản xuất.

6 Điểm TDII6 574198,15 2024485,6 xã Hà Linh, Hương Khê Đất vàng nhạt trên đá cát trước đây được sử dụng trồng cây hàng năm, hiện tại đã chuyển sang trồng cây lâu năm.

7 Điểm TDII7 575238 2007612,5 xã Hương Xuân, Hương Khê

Đất vàng nhạt trên đá cát sử dụng trồng cây hàng năm khác.

III Tuyến TDIII Từ huyện Lộc Hà đến huyện Kỳ Anh

1 Điểm TDIII1 594779,72 2041711,4 xã Thạch Bằng, Lộc Hà Đất cát biển được sử dụng trồng lúa bị nhiễm phèn, mặn.

2 Điểm TDIII2 593565,94 2036063,2 xã Hộ Độ, Lộc Hà Đất phèn hoạt động nông mặn ít trước đây được sử dụng trồng lúa, nay chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

3 Điểm TDIII3 599051,43 2034229,7 xã Thạch Đỉnh, Thạch Hà Đất cát biển sử dụng trồng cây hàng năm khác, bị khô hạn.

4 Điểm TDIII4 594652,72 2037553,5 xã Mai Phụ, Lộc Hà Đất cát biển sử dụng trồng cây hàng năm khác, bị khô hạn.

5 Điểm TDIII5 594988,22 2033876,9 xã Thạch Hạ, Thạch Hà Đất cát biển vàm cao sử dụng nuôi trồng thủy sản.

6 Điểm TDIII6 614448,88 2019667,6 xã Thiên Cầm, Cẩm Xuyên Đất cát biển sử dụng trồng lúa kém hiệu quả

7 Điểm TDIII7 608428,28 2025278,8 xã Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên Đất cát biển sử dụng trồng cây hàng năm khác, bị khô hạn

8 Điểm TDIII8 634461,35 1995913,3 xã Kỳ Hoa, Kỳ Anh Đất vàng nhạt trên đá cát trước đây sử dụng trồng lúa, nay đã chuyển sang trồng cây hàng năm khác

9 Điểm TDIII9 639249,88 2001521,9 xã Kỳ Hà, Kỳ Anh Đất phèn hoạt động nông mặn ít sử dụng trồng lúa

10 Điểm TDIII10 625158,58 1989214 xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh Đất đỏ vàng trên đá sét sử dụng trồng cây lâu năm, bị khô hạn.

Page 54: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

40

e) Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)

NCS đã ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các phép phân tích không gian

trong môi trường GIS và thể hiện kết quả nghiên cứu trên các bản đồ đánh giá hiện

trạng và biến động sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh.

Để phân tích định lượng và xác định sự biến đổi không gian của các loại hình sử

dụng đất theo thời gian do ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội và biến đổi

khí hậu, các phần mềm GIS và phần mềm thành lập, biên tập bản đồ chuyên dụng như

MapInfo, ArcGis đã được đề tài sử dụng.

Trong quá trình thực hiện đề tài, NCS đã sử dụng các bản đồ thành phần (bản đồ

hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ đất, các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thảm thực

vật...) để khai thác thông tin, xác định phạm vi, vạch tuyến khảo sát. Bên cạnh đó, cùng

với việc ứng dụng công nghệ GIS để phân tích không gian và phân tích biến động đa

thời gian - phân tích biến động sử dụng đất, tính toán xây dựng và biên tập các bản đồ

như: bản đồ Hiện trạng sử dụng đất, bản đồ biến động sử dụng đất qua các thời kỳ.

Ngoài ra, trong quá thực hiện đề tài NCS còn sử dụng ảnh viễn thám để so sánh,

tham chiếu và hiệu chỉnh nhằm chính xác hóa các đối tượng trên bản đồ Hiện trạng sử

dụng đất, bản đồ biến động sử dụng đất , bản đồ ngập lụt....

g) Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến

Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội đến biến động sử

dụng đất, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó các phương

pháp định lượng thường được sử dụng là phân tích tương quan, phân tích nhân tố,

phân tích phương sai và phân tích hồi quy.

Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic là một kỹ thuật thống kê sử

dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với

những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân

(hai biểu hiện 0 và 1) thì không thể phân tích với dạng hồi quy thông thường mà phải

sử dụng hồi quy Binary Logistic.

Phân tích hồi quy có ưu điểm là thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố bằng một

phương trình hồi quy (phương trình toán học), các hệ số hồi quy là một trong những

biểu hiện của mối liên hệ giữa các yếu tố nghiên cứu.

Tiến hành phân tích hồi quy logistic đa biến bằng phần mềm SPSS.20 để xác

Page 55: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

41

định mối tương quan giữa các yếu tố khí hậu đối với biến động sử dụng đất. Mô hình

hàm hồi quy logistic đa biến có dạng [31]:

(2.1)

Hoặc có thể viết dưới dạng:

(2.2)

Trong đó:

X1, X2, ...., Xn: Các biến độc lập trong mô hình hồi quy

B1, B2, ..., Bn: Hệ số của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hệ số B phản

ánh lượng biến thiên của Y khi một đơn vị X thay đổi.

B0: Hằng số

P(Y=1) = P0: là xác suất xảy ra biến động sử dụng đất.

P (Y=0) = 1 - P (Y=1): là xác suất không xảy ra biến động sử dụng đất.

Độ phù hợp tổng thể của mô hình được đánh giá dựa vào chỉ tiêu -2LL (-2log

likelihood). Giá trị -2LL càng nhỏ thể hiện độ phù hợp cao, cách tính ngược với R2.

Đại lượng Wald χ2 được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi

quy tổng thể và được tính theo công thức [31]:

(2.3)

Trong đó: B là hệ số của mô hình hồi quy;

s.e(B) là sai số chuẩn của hệ số hồi quy B.

Với độ tin cậy 95%, các biến độc lập được coi là có ý nghĩa và có tương quan

với biến động sử dụng đất khi giá trị P- value (Sig) <0,05 = 5%.

Hệ số xác định R2 (Coefficient of Determination): nói lên tính chặt chẽ của

mối tương quan giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập (biến giải thích X) hay không.

Giá trị R2 được định nghĩa như tỷ lệ (hoặc %) của sự biến động của biến phụ thuộc Y

được giải thích bởi các biến độc lập Xi. Giá trị R2 nằm trong khoảng 01; R2 càng

tiệm cận đến 1 sẽ giải thích được càng nhiều sự biến động của Y, mô hình càng đáng

tin cậy. Một nhược điểm của R2 là giá trị của nó tăng khi số biến X được đưa vào mô

hình tăng, bất chấp biến đưa vào không có ý nghĩa [12].

Page 56: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

42

Tiến hành xử lý thống kê với 5.000 điểm mẫu được xác định bằng công cụ

chọn mẫu trong ArcGIS. Mỗi điểm là một pixel số liệu. Trong đó biến phụ thuộc là

biến động sử dụng đất, nếu biến động xảy ra thì biến phụ thuộc có giá trị 1, nếu không

xảy biến động thì biến phụ thuộc có giá trị 0.

Trước khi đưa các biến vào mô hình hồi quy, các biến cần được kiểm tra hiện

tượng đa cộng tuyến. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có mối

tương quan hiện hữu với nhau trong mô hình. Đa cộng tuyến làm sai lệch hoặc đổi

dấu các hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy khiến cho các hệ số của mô hình

kém ý nghĩa hơn [15]. Để loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến cách đơn giản nhất là loại

bỏ biến có dấu hiệu cộng tuyến cao ra khỏi mô hình. Các thông tin về biến độc lập thể

hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.2. Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến

Tên biến Loại biến Đơn vị Nguồn

Nhiệt độ TB năm Định lượng 0C Bản đồ nhiệt độ

Lượng mưa TB năm Định lượng mm Bản đồ lượng mưa

Khô hạn Định lượng Cấp Bản đồ chỉ số khô hạn

Thoái hóa đất Định lượng Cấp Bản đồ thoái hóa tiềm năng

Ngập lụt Định lượng mét Bản đồ ngập lụt

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến có thể dùng hệ số phóng đại phương sai

(VIF - Variance Inflation Factor) để xác định dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Hệ số VIF được tính theo công thức:

(2.4)

Trong đó Rk2 là hệ số tương quan bội của biến thứ k trong mô hình

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến càng lớn chứng tỏ cộng tuyến

cao. Theo Gujarati and Porter (2008) nếu VIF của một biến vượt quá 10 thì biến đó

được coi là cộng tuyến cao, vì vậy cần phải loại ra khỏi mô hình.

1.4. Quy trình các bước nghiên cứu

Quy trình các bước nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất tại tỉnh Hà

Tĩnh được thể hiện ở hình 1.2.

Page 57: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

43

2. NGHIÊN CỨU LÃNH THỔ VÀ ĐÁNH GIÁ BĐSDĐ

Cơ sở thực tiễn

Xu thế BĐKH tại Hà Tĩnh

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP

LUẬN

Điều kiện TN, TNTN và MT Điều kiện KT-XH, chiến lược PT KT-XH

Thực trạng SDĐ nông nghiệp

Hiện trạng SDĐ nông nghiệp năm 2015 BĐSDĐ nông nghiệp giai đoạn 2005-2015

Nguồn số liệu Xu thế biến đổi của các đặc trưng KH và thiên tai giai đoạn 1980-2014 tại Hà Tĩnh

Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD tỉnh tại Hà Tĩnh thế kỷ 21

Mục tiêu, nhiệm vụ

và đối tượng

nghiên cứu

Phương pháp luận

và phương pháp

nghiên cứu

Cơ sở dữ liệu Đánh giá BĐSDĐ nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh BĐKH

Ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai đến BĐSDĐ Phân tích ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai

đến BĐSDĐ bằng PP hồi quy logistic

Ảnh

hưởng

của lũ

lụt, bão

Ảnh

hưởng

của nắng

nóng,

hạn hán

Gia

tăng

quá

trình

thoái

hóa đất

Ảnh

hưởng

của xâm

nhập

mặn

Ảnh

hưởng

của rét

đâm,

rét hại

Nhiệt

độ TB

năm

Lượng

mưa

TB

năm

Hạn

hán

lụt

Thoái

hóa

đất

3.KẾT QUẢ

Kết quả đánh

giá BĐSDĐ

tỉnh Hà Tĩnh

Một số giải

pháp sử dụng

đất hợp lý

trong xu thế

BĐKH

Hình 1.2. Sơ đồ nội dung và quy trình các bước thực hiện luận án

Page 58: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

44

Tiểu kết chương 1

1) Ở Việt Nam, những nghiên cứu về BĐSDĐ trong thời gian qua tập trung chủ yếu

vào việc ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS để xác định BĐSDĐ theo thời gian và

không gian. Một số công trình nghiên cứu khi phân tích về BĐSDĐ tại một số địa

phương đã xác định các nguyên nhân gây BĐSDĐ tại các địa phương đó, cụ thể:

BĐSDĐ do thay đổi mục tiêu phát triển KT-XH, do thay đổi về chính sách, do sự gia

tăng dân số... Các nghiên cứu về BĐSDĐ và BĐSDĐ nông nghiệp trong bối cảnh

BĐKH chưa có nhiều, phần lớn tập trung vào phân tích, đánh giá ảnh hưởng của

NBD, xâm nhập mặn, thoái hóa và hoang mạc hóa đất đến biến động sử dụng đất.

Từ những nhận xét nêu trên sau khi thực hiện tổng quan các công trình nghiên

cứu, NCS đã xác định hướng nghiên cứu của đề tài Luận án như sau: Trên cơ sở đánh

giá thực trạng BĐSDĐ nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh, đề

tài sẽ thực hiện việc xác định, phân tích nguyên nhân gây BĐSDĐ nông nghiệp trong

bối cảnh BĐKH và thiên tai ngày càng gia tăng. Kết quả đánh giá sẽ là căn cứ để đề

xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững trong bối cảnh BĐKH.

2) Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu BĐSDĐ là đánh giá thực trạng của sự chuyển

đổi các loại hình sử dụng đất với nhau và xác định các nguyên nhân gây biến động sử

dụng đất. Trong bối cảnh BĐKH đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì việc đánh

giá BĐSDĐ nông nghiệp cần được xem xét, phân tích về mối tương quan giữa

BĐSDĐ nông nghiệp với sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, các hiện tượng khí hậu

cực đoan nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến BĐSDĐ nông

nghiệp tại địa bàn nghiên cứu cụ thể.

3) Với các quan điểm nghiên cứu có tính chất địa lý học và với cách tiếp cận nghiên

cứu dựa trên cơ sở sử dụng các tư liệu, số liệu về thực trạng SDĐ nông nghiệp, các số

liệu về xu thế BĐKH trong quá khứ, các số liệu cụ thể về ảnh hưởng của BĐKH và

thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, NCS đã lựa

chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã

đặt ra của đề tài luận án.

Page 59: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

45

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý: 17o54’ - 18o38’ vĩ độ Bắc,

105o11’- 106o36’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh

Quảng Bình, phía tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào (với 145 km

biên giới quốc gia) và phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển hơn 137 km.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh là 5.966,94 km2, chiếm 1,81% diện tích cả nước.

Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước

bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Hà Tĩnh có điều kiện trở thành cầu nối của

hai miền Nam, Bắc và điểm nút giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông-Tây,

với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: đó là Quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ

Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc-Nam); Quốc lộ 8 và quốc lộ 12 (trục hành

lang Đông-Tây).

2.1.1.2. Đặc điểm địa chất

a) Các thành tạo trầm tích

Theo các tài liệu địa chất, trong phạm vi địa chính của tỉnh Hà Tĩnh có 18 phân

vị trầm tích, trầm tích biến chất, bao gồm:

- Hệ tầng Sông Cả (03-S1sc)): phân bố ở các vùng Rào Trâm, Rào Vàng, núi

Mốc Lếu....

- Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn): phân bố phân bố ở phía bắc Rào Vàng, Rào

Chan và phía bắc Đèo Ngang.

- Hệ tầng Rào Chan (D1rc): phân bố chủ yếu ở phía bắc huyện Hương Khê,

thung lũng sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi.

- Hệ tầng Bản Giàng (D2ebg): phân bố ở vùng Bản Giàng và đông nam núi

Cây Khế. Thành phần gồm cát kết thạch anh, đá phiến sét, cát bột kết chứa vôi.

- Hệ tầng Mục Bài (D2gmb): phân bố ở phía nam Chúc A (Mục Bài), Rào

Page 60: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

46

Quạt, xóm Miêu, Bái Đức.

- Hệ tầng Đông Thọ (D3frđt): lộ ra ở khu vực núi Con Nha – núi Cao và phía

tây núi Còn Soai.

- Hệ tầng La Khê (C1lk): lộ thành dải dọc theo sông Ngàn Sâu từ Vũ Quang

đến La Khê.

- Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs): lộ rải rác với diện tích hẹp dọc thung lũng sông

Ngàn Sâu từ Hương Khê đến Tân Ấp.

- Hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt): phân bố ở vùng núi Thiên Nhẫn, U Bò, núi Cúc

Tháo, Rú Động Chùa...

- Hệ tầng Đồng Đỏ (T3n-rđđ): phân bố thành dải ở phía bắc Hương Khê, từ

Xuân Linh đến Yên Sơn.

- Hệ tầng Mường Hinh (Jmh): diện lộ hẹp ở ven biển như núi Ông, núi Bàn

Độ, Mũi Ròn, hòn Sơn Dương.

- Hệ tầng Khe Bố (Nkb): chỉ lộ với diện rất nhỏ ở vùng Chợ Trúc (Hương

Châu, Hương Khê).

- Trầm tích sông – biển, hệ tầng Nghi Xuân (amqi-II nx): là tầng lót đáy đồng

bằng Hà Tĩnh, phủ trên bề mặt bào mòn các đá gốc có tuổi khác nhau.

- Hệ tầng Yên Mỹ (QIII ym): chúng lộ với diện hẹp ở rìa đồng bằng Hà Tĩnh,

chủ yếu bị phủ bởi trầm tích Holocen ở độ sâu từ 5-30m.

- Trầm tích Holocen hạ - trung (QIV1-2): phân bố rộng rãi ở trung tâm đồng

bằng Hà Tĩnh và dọc thung lũng lớn như Hương Sơn và Hương Khê, dưới dạng các

thềm sông bậc I. Chúng được thành tạo từ 4 loại nguồn gốc là trầm tích sông, biển –

đầm lầy, sông – biển và biển.

- Trầm tích Holocen thượng (QIV3): chiếm diện tích khá lớn trong vùng đồng

bằng và các thung lũng giữa núi của tỉnh. Đây là các thành tạo trầm tích trẻ nhất, có

nguồn gốc: trầm tích sông, sông – biển, biển –gió, và biển hiện đại. Chúng phân bố ở

phần thấp thuộc bãi bồi hiện đại của các sông lớn và dọc theo bờ biển hiện nay.

- Các thành tạo bazan (Q): phân bố với diện tích nhỏ ở phía tây tỉnh Hà Tĩnh,

dưới dạng kéo dài dọc theo đứt gãy phương đông bắc – tây nam.

- Hệ Đệ tứ không phân chia (Q): chiếm diện tích nhỏ, nhưng rất hay gặp dưới

dạng những thể tích tụ trầm tích nhỏ ở rìa chân sườn địa hình bóc mòn thuộc thung

Page 61: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

47

lũng vùng núi của tỉnh.

b) Các thành tạo magma

Các thành tạo magma xâm nhập chiếm diện tích khoảng 11.000km2, có thành

phần từ siêu mafic đến mafic và axit với tuổi thành tạo từ Paleozoi giữa đến Mezozoi

muộn. Chúng bao gồm 5 phức hệ và các đai mạch không xác định tuổi:

- Phức hệ Trường Sơn (aC1ts): phân bố dưới dạng các khối xâm nhập khá

đẳng thước, điển hình là khối Kim Cương.

- Phức hệ Sông Mã (T2-3sm): phân bố dưới dạng các thể xâm nhập nhỏ ở

vùng Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, La Khê.

- Phức hệ Núi Chúa (aT3nnc): phân bố với diện hẹp, điển hình là các khối

Yên Trù và Rú Gâm với diện tích mỗi khối từ 8-9km2.

- Phức hệ Phia Bioc (aT3npb): phân bố thành các khối khá đẳng thước (khối

núi Ông, Tuấn Thượng, Mỹ Sơn...).

- Phức hệ Bản Muồng (J-Kbm): chủ yếu là khối Ba Khe (đông nam núi

Ông), Ròn (Vũng Áng), Bàn Độ...Các khối xâm nhập này thường có kích thước nhỏ.

Thành phần thạch học gồm: granit porphyr, granophyr.

- Các đai mạch tuổi chưa xác định: trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh còn bắt gặp

một số đai mạch có thành phần peridotit, gabrodiabas phân bố chủ yếu dọc theo các

đứt gãy kiến tạo kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam (TB-ĐN).

c) Đặc điểm cấu trúc kiến tạo

- Các đới cấu trúc:

Lãnh thổ Hà Tĩnh nằm trong miền uốn nếp Paleozoi Trung – Việt – Lào,

thuộc hai đới cấu trúc Hoành Sơn và sông Cả mà ranh giới giữa hai đới là hệ thống

đứt gãy Rào Nạy.

+ Đới Hoành Sơn: chiếm phần diện tích phía đông bắc đứt gãy Rào Nạy, cấu

tạo bởi 4 tổ hợp thạch kiến tạo: Paleozoi hạ - trung, Mezozoi hạ, Mezozoi hạ - trung

và Kainozoi.

+ Đới Sông Cả: phân bố ở phía tây nam đứt gãy Rào Nạy, cấu tạo bởi 4 tổ hợp

thạch kiến tạo là: Paleozoi hạ - trung, Paleozoi trung, Paleozoi thượng và Kanozoi.

- Các đứt gãy kiến tạo:

Trong phạm vi tỉnh có hai hệ thống đứt gãy chính kéo dài theo hướng TB-ĐN

Page 62: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

48

và ĐB-TN. Trong đó hệ thống đứt gãy TB-ĐN phát triển mạnh mẽ hơn, là sản phẩm

của giai đoạn kiến tạo Mezozoi, còn hệ thống đứt gãy ĐB-TN là hệ thống đứt gãy trẻ

hơn, phát triển trong giai đoạn tân kiến tạo.

+ Hệ thống đứt gãy TB-ĐN: đóng vai trò chính là đứt gãy Rào Nậy và hệ

thống đứt gãy phân nhánh của nó (đứt gãy Hương Khê, Khe Nét, Rào Mắc...).

+ Hệ thống đứt gãy ĐB-TN: chủ yếu là các đứt gãy ngắn, phát triển không liên

tục, cắt qua hệ thống đứt gãy và cấu trúc phương TB-ĐN, tạo nên kiểu kiến trúc khối

tảng trong vùng nghiên cứu. Các thành tạo bazan phân bố dọc theo phương của các

đứt gãy này chính là bằng chứng giai đoạn hoạt động tân kiến tạo của chúng.

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, Hà Tĩnh có địa hình hẹp và dốc, nghiêng dần

từ Tây sang Đông với những nhánh núi đâm ngang ra biển và vùng đồi chuyển tiếp

xuống đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông suối nhỏ

của dãy Trường Sơn với mật độ sông suối vào khoảng 0,87-0,8 km/km2.

Từ tây sang đông là dãy Trường Sơn có độ cao trung bình lên đến khoảng

1500m, tiếp đến là vùng đồi chuyển tiếp có độ cao trung bình 200-400m và xuống thấp

hơn là vùng đồng bằng hẹp ven biển với độ cao trung bình 5m. Rìa ngoài phía biển của

vùng đồng bằng thường là các dải cát ven biển bị chia cắt mạnh bởi các cửa lạch.

Đặc điểm đồng bằng Hà Tĩnh là nhỏ hẹp, có tính chất “chân núi – ven biển” bị

chia cắt bởi các nhánh núi ăn sát ra biển. Đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, sông

ngắn dốc, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn 250 chiếm hơn 60% diện tích toàn tỉnh. Về cơ

bản, lãnh thổ Hà Tĩnh có thể phân chia thành 4 nhóm dạng địa hình, địa mạo chính sau:

- Nhóm dạng địa hình núi cao và trung bình: phân bố ở phía tây tỉnh, thuộc

sườn đông của dãy Trường Sơn, chiếm đến 45% diện tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh.

Cấu tạo địa chất khu vực gồm các đá trầm tích biến chất, magma xâm nhập, magma

phun trào. Quá trình ngoại sinh thống trị là trọng lực nhanh (đổ vỡ, sập lở), trọng lực

chậm, xói mòn bề mặt và rất phát triển xói mòn khe rãnh (mương xói dòng chảy tạm

thời). Đây là vùng có khả năng xuất hiện lũ quét, lũ ống, xói mòn, trượt lở.

- Nhóm dạng địa hình vùng đồi, trung du: phân bố ở phần chuyển tiếp giữa

vùng núi xuống vùng đồng bằng, có dạng kéo dài theo QL15 và đường Hồ Chí Minh,

thuộc địa phận: các xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã phía tây huyện Đức

Page 63: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

49

Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Nhóm dạng địa hình này

chiếm khoảng 25% DTTN của tỉnh Hà Tĩnh. Trong vùng này quan sát được sự xen kẽ

giữa các đồi cao, đồi thấp với những bề mặt trũng giữa núi tương đối bằng phẳng.

Thành phần cấu tạo nền địa chất của khu vực này là các đá trầm tích biến chất, đá

magma xâm nhập và đá phun trào bị phong hoá mạnh. Quá trình ngoại sinh thống trị

là trượt trọng lực chậm, rửa trôi bề mặt, xói mòn khe rãnh. Đôi chỗ phát triển quá

trình lũ, vùi lấp.

- Nhóm dạng địa hình vùng đồng bằng: phân bố ở 2 bên QL8A và QL1A bao

gồm các xã giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, TX Hồng Lĩnh, Thạch Hà,

TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Nhóm dạng địa hình này chiếm khoảng 17.3%

DTTN với những bề mặt tương đối bằng phẳng có nguồn gốc tích tụ sông, sông –

biển, đầm lầy và các sản phẩm phong hoá các đá trầm tích, xâm nhập và phun trào.

Trên bề mặt đồng bằng còn bị chia cắt khá mạnh bởi các sông hiện tại và lạch triều

cổ. Quá trình ngoại sinh thống trị là rửa trôi bề mặt, dưới bề mặt, đôi chỗ phát triển

quá trình tích tụ, vùi lấp và sạt lở đê điều.

- Nhóm dạng địa hình ven biển: nằm ở phía đông QL1A và chay dọc theo bờ

biển, chiếm khoảng 12,7% DTTN. Về địa giới hành chính nhóm dạng địa hình này

thuộc các xã phía đông của TX Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh, các huyện Cẩm Xuyên,

Thạch Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Lộc Hà, Can Lộc. Nhóm dạng địa hình này gồm các

kiểu bờ biển, dạng địa hình cồn cát, đụn cát và trũng giữa cồn. Quá trình ngoại sinh

thống trị là thổi mòn, xói rửa và rửa trôi bề mặt. Ngoài ra do tương tác của các dòng

hải lưu, sóng ven biển nên bờ biển sẽ chịu tác động xói lở, bào mòn và bồi tụ cục bộ.

2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu

Hà Tĩnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai

mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh ít mưa. Bức xạ tổng cộng

trung bình năm đạt 106 Kcal/cm2 với khoảng 1.592-1.750 giờ nắng.

a. Chế độ gió

Mùa đông trong khu vực thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc, mùa hè thịnh hành

gió Tây Nam. Trong các khu vực thung lũng sông hướng gió phụ thuộc vào điều kiện

địa hình có khi đối lập với hướng hoàn lưu chung. Tốc độ gió trung bình năm dao

động trong khoảng 1,4-2,4m/s. Vùng đồng bằng thường có tốc độ gió cao hơn so với

Page 64: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

50

vùng núi. Tốc độ gió mạnh nhất có thể gặp trong các cơn dông và bão lên đến 40m/s,

thậm chí 54m/s (Kỳ Anh).

b. Chế độ nhiệt

Ở vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24oC tương ứng

với tổng nhiệt năm 8.700oC. Biên độ nhiệt năm dao động trong khoảng 11,5-12oC

(bảng 2.1)

Ở các vùng thấp (độ cao <100m) mùa lạnh kéo dài 3 tháng, từ tháng 12 đến hết

tháng 2 năm sau, trong đó tháng 1 lạnh nhất với nhiệt độ trung bình xấp xỉ 18oC. Ở

vùng cao, do hiệu ứng giảm nhiệt của độ cao địa hình nên mùa lạnh có thể kéo dài

đến 5-6 tháng (vùng có độ cao >1000m).

Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)

TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TBNăm

1 Kim Cương 17,7 18,7 21,1 24,8 27,6 29,3 29,3 28,4 26,5 24,1 21,3 18,1 23,9

2 Hương Khê 17,9 19,1 21,5 25,3 27,8 29,4 29,4 28,2 26,3 24,1 21,5 18,4 24,1

3 Hà Tĩnh 17,8 18,7 20,9 24,7 28,0 30,0 29,9 29,0 27,1 24,7 22,0 18,7 24,3

4 Kỳ Anh 18,0 19,0 21,2 24,9 28,0 30,0 30,1 29,1 27,0 24,8 22,1 18,9 24,4

Nguồn: [15]

Trong những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động, nhiệt độ không khí xuống

thấp, có thể xuống dưới 6-7oC ở vùng đồng bằng và dưới 0oC ở vùng miền núi. Mùa

đông trong khu vực cũng là thời kỳ ẩm ướt với độ ẩm trung bình tháng >88%.

Mùa nóng ở vùng thấp kéo dài 5 tháng (tháng 5-9). Tháng 6 đến tháng 8 là

những tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm, nhiệt độ trung bình tháng đều trên 28oC.

Đây cũng là thời kỳ hoạt động mạnh của gió Tây khô nóng với nhiệt độ có thể lên đến

39-41oC và độ ẩm có thể xuống dưới 30%.

c. Chế độ mưa - ẩm

Hà Tĩnh là khu vực có lượng mưa lớn. Lượng mưa trung bình năm dao động

trong khoảng 2.300-3.200mm/năm, với 148-167 ngày mưa/năm. Lượng mưa có xu

hướng tăng dần từ Bắc vào Nam, lớn nhất là ở khu vực giáp với Đèo Ngang.

Mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hè, kéo dài 7-8 tháng, từ tháng 5 đến tháng

11 hoặc tháng 1 năm sau tuỳ vào từng vùng. Biến trình của lượng mưa năm trong khu

vực đã xuất hiện hai cực đại (một cực đại phụ vào tháng 5 và một cực đại chính vào

Page 65: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

51

tháng 10), với lượng mưa xấp xỉ 700-800mm, thậm chí có thể đạt trên 900mm.

Mùa ít mưa bắt đầu vào tháng 1, 2 và kết thúc vào tháng 4 với lượng mưa

trung bình vẫn đạt trên 40mm/tháng (bảng 2.2).

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm vào khoảng 85%. Độ ẩm không

khí trung bình tháng cao nhất vào thời kỳ giữa mùa đông (các tháng 1, 2, 3), đạt trên

90%; thấp nhất vào tháng có sự hoạt động mạnh của gió Tây khô nóng (6, 7), ở mức

71-78%.

Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)

TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 Kim Cương 49,2 50,2 62,2 100 212,4 120,1 171,7 251,6 383,8 518,2 156,4 70,8 2146,6

2 Hương Khê 42,5 50,3 62,2 94,9 225,4 166,3 160 276,8 475,2 651,9 198,3 72,3 2476,1

3 Hà Tĩnh 94,7 58,8 62,4 75,2 157,5 155 103 234,7 499,3 800,5 291,7 154,5 2687,3

4 Kỳ Anh 106,4 66,8 61,2 64,9 160,9 123,4 88 239,1 534,1 794,3 392,7 211,3 2843,1

Nguồn: [15]

d. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Đáng quan tâm nhất là 4 loại hình thế thời tiết: bão, áp thấp nhiệt đới; dông;

gió tây khô nóng và gió lạnh mùa đông.

- Bão, áp thấp nhiệt đới: trung bình mỗi năm có 2-3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt

đới đổ bộ trực tiếp vào khu vực gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt

của nhân dân.

- Dông: hàng năm trung bình có 54-77 ngày dông, chủ yếu xuất hiện ở vùng núi.

- Gió tây khô nóng: Số ngày khô nóng trung bình hàng năm là 39-58 ngày,

trong đó ở dải đồng bằng ven biển là 39 ngày còn ở thung lũng sông Cả lên đến 58

ngày. Những ngày khô nóng với nhiệt độ tối cao vượt qua 35oC và độ ẩm tương đối

xuống dưới 60%. Thời kỳ khô nóng hàng năm kéo dài 4, 5 tháng (tháng 4, 5-8), mỗi

tháng trung bình có trên 5 ngày khô nóng.

- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông (tháng 10 đến tháng 4

năm sau) với bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc.

2.1.1.5. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước

a) Mạng lưới sông suối

Mạng lưới sông suối trong tỉnh chủ yếu thuộc lưu vực sông Ngàn Sâu ở phần

Page 66: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

52

phía tây và các lưu vực nhỏ khác (sông Nghèn, Rác, Kinh) ở ven biển (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Đặc điểm mạng lưới sông suối trong tỉnh Hà Tĩnh

S T T Tên sông Đổ vào đâu

Khoảng cách tới cửa sông

(km)

Độ cao nguồn sông (m)

Chiều dài

sông (km)

Diện tích hứng nước (km2)

Độ cao bình

quân lưu vực (m)

Độ dốc bình quân lvực (%)

Chiều rộng bình quân lvực

(m)

Mật độ lưới sông

(km/km2)

Hệ số uốn khúc

1 Ngàn sâu Cả 33,5 1100 135 3210 362 28,2 46,6 0,87 2,2

Phụ lưu cấp 1

1.1 Rào Giang Ngàn Sâu 116 725 14,0 41,9 3,5 1,18

1.2 Ma Cho Ngàn Sâu 114,5 460 18,0 34,0 2,1 1,44

1.3 Rào Che Ngàn Sâu 113,5 600 21,0 59,2 3,7 1,34

1.4 Rào Bôi Ngàn Sâu 97,5 400 22,0 96,4 6,9 1,91

1.5 Rào Rồng Ngàn Sâu 90,5 150 10,0 16,2 2,0 1,52

1.6 Rào Trê Ngàn Sâu 73,0 375 29,0 115 137 10,4 6,4 1,28 2,40

1.7 Tiêm Ngàn Sâu 71,5 1100 39,0 213 300 22,6 8,2 0,97 1,86

1.8 Khe Coi Ngàn Sâu 65,0 300 11,0 38,6 4,5 1,55

1.9 Hói Lộ Ngàn Sâu 64,0 250 14,0 33,0 2,6 1,46

1.10 Rào Nộ Ngàn Sâu 50,5 700 28,0 206 293 23,4 8,6 0,86 1,40

1.11 Khe Dưa Ngàn Sâu 45,0 125 16,0 51,3 3,7 1,40

1.12 Ngàn Trươi Ngàn Sâu 38,0 1200 62,0 560 422 24,5 13,3 0,73 2,2

1.13 Hói Đang Ngàn Sâu 25,5 125 18,0 65,3 4,5 2,4

1.14 Hói Om Ngàn Sâu 21,0 125 27,7 27,7 2,0 1,33

1.15 Ngàn Phố Ngàn Sâu 13,0 700 70,0 1060 331 25,2 18,7 0,91 1,52

2 Nghèn Biển Đông 58,0 1220 75 5,1 26,0 0,83 2,03

3 Rác Biển Đông 36,0 354 15,1 1,08 1,56

4 Rinh Biển Đông 34,0 439 15,7 1,10 1,57

Nguồn: Viện Địa lý

- Lưu vực sông Ngàn Sâu (đoạn cuối sông gọi là sông La - phụ lưu cấp 1 lớn

nhất của hệ thống sông Cả) nằm ở phía tây tỉnh có dòng chính chạy theo hướng Đông

Nam – Tây Bắc, song song với đường bờ biển. Diện tích lưu vực 3.249km2 chiếm

53,7% DTTN toàn tỉnh. Sông Ngàn Sâu bắt nguồn từ độ cao 1.100m ở địa phận

huyện Hương Khê với chiều dài sông 135km, chiều dài lưu vực 69km và hệ số uốn

khúc 2,2. Nằm trong vùng núi nên độ cao trung bình lưu vực đạt 362m và độ dốc bình

quân cũng khá lớn, đạt 28,2%. Lưu vực sông Ngàn Sâu có mật độ lưới sông khá cao,

trung bình đạt 0,87km/km2 và mạng lưới sông có dạng nan quạt mở rộng với chiều

rộng lưu vực trung bình là 46,6km. Mạng lưới sông phát triển mạnh về phía bờ trái

với các phụ lưu lớn như sông Ngàn Trươi (560km2), sông Ngàn Phố (1.060km2)... với

Page 67: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

53

hệ số không đối xứng của sông đạt 0,59 và hệ số không cân bằng lưới sông đạt 2,9.

Mạng lưới sông phát triển bất đối xứng và chịu tác động trực tiếp các hoàn lưu đi từ

phía đông nên trên lưu vực sông Ngàn Sâu thường xuyên chịu tác động của các thiên

tai như lũ quét cho vùng núi và ngập lụt cho vùng đồng bằng vào mùa mưa.

- Các lưu vực sông nhỏ ven biển như sông Nghèn, sông Rác, sông Kinh có

hướng chảy chính là Tây - Đông ngả sang Tây Nam - Đông Bắc. Các sông suối

thường ngắn, dốc không có trung lưu, khả năng giữ nước trong lòng sông phần

thượng nguồn kém, đồng thời khả năng thoát nước ở hạ du cũng rất kém do bị chắn

bởi dãy cồn cát ven biển nên thường gây ra úng ngập thường xuyên mỗi khi có mưa

lũ. Mật độ sông suối trong vùng này đạt cao nhất so với toàn tỉnh, trên 1km/km2.

Có thể nói Hà Tĩnh là tỉnh có mạng lưới sông suối dày đặc nhất so với dải ven

biển Miền Trung. Hình thái các sông suối ở đây rất thuận lợi cho việc tập trung nguồn

nước nhưng khả năng giữ nước rất kém vì vậy các thiên tai liên quan đến dòng chảy

như lũ quét, ngập lụt, hạn hán... thường xuyên xảy ra.

b) Trữ lượng nước mặt

Hàng năm trong toàn tỉnh nhận được lượng mưa rất phong phú, dao động từ

2000mm đến trên 3200mm và có xu hướng tăng dần theo độ cao. Lượng mưa phong

phú đã tạo nên lớp dòng chảy mặt trung bình 1.380mm được đổ vào mạng lưới sông

suối trong tỉnh với tổng cộng hàng năm vào khoảng 8,35 tỉ m3. Trong đó, nước đổ

trực tiếp ra biển là 2,83 tỷ m3 và nước đổ vào sông Cả là 5,52 tỷ m3.

Mặc dù nguồn nước rất phong phú nhưng do chế độ phân mùa khí hậu rất lớn

cùng mạng lưới sông suối phát triển mạnh nên sự phân hóa dòng chảy trên sông suối

tỉnh Hà Tĩnh rất lớn và chia làm 2 mùa (mùa lũ và mùa kiệt) rõ rệt. Điều này đã gây

nên những khó khăn trong việc điều tiết nước cho sinh hoạt và sản xuất của tỉnh.

- Mùa lũ: gồm lũ chính vụ và lũ tiểu mãn.

+ Lũ chính vụ (kéo dài ba tháng từ tháng 9 đến tháng 11): có lượng dòng chảy

chiếm (60 - 70)% lượng dòng chảy năm, với moduyn trung bình dòng chảy mùa lũ

dao động từ 100-130 l/s.km2. Lũ trên lưu vực này thường rất ác liệt với modul đỉnh lũ

thường đạt tới (4-5) m3/s.km2. Tháng có dòng chảy lớn nhất thường xuất hiện vào

tháng 10 - thời kỳ dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực này, chiếm (20 - 25)% lượng

dòng chảy năm và modul dòng chảy trung bình tháng đạt tới 150-180 l/s.km2.

Page 68: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

54

+ Lũ tiểu mãn (tháng 5 hoặc tháng 6): Lũ tiểu mãn là do mưa tiểu mãn gây ra

và thường liên quan chặt chẽ đến hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và rãnh thấp phía

tây với lượng mưa đạt rất cao (trên 200mm), đặc biệt là trên các vùng núi. Lũ tiểu

mãn có khi rất lớn, có năm trở thành lũ lớn nhất trong năm (xác suất 10 - 30%).

Thông thường lũ tiểu mãn là lũ nhỏ, tần suất xuất hiện 1% lũ tiểu mãn lớn nhất tương

đương với tần suất xuất hiện 30 - 40% lũ chính vụ. Lũ tiểu mãn biến đổi qua các năm

mạnh, hệ số biến đổi (Cv) từ 0,51 - 0,6.

- Mùa kiệt: Các sông suối ở Hà Tĩnh có đặc điểm chung là lưu vực nhỏ, sông

ngắn, dốc đổ thẳng ra biển khả năng giữ nước trong lớp thổ nhưỡng cũng như trong

lòng sông đều rất nhỏ, vì vậy dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ. Hàng năm có 1 cực tiểu

xuất hiện vào tháng 5 hoặc 6 và có 2 chân thấp rơi vào tháng 3, 4 hoặc tháng 7, 8. Ba

tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 2-4, chiếm 5-10% lượng

dòng chảy năm và modul trung bình 10-20 l/s.km2. Lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất

chiếm 1-2% lượng dòng chảy năm, modul trung bình 8-15 l/s.km2, dòng chảy nhỏ

nhất trong thời kỳ quan trắc là 3,22 l/s.km2.

2.1.1.6. Đặc điểm địa chất thuỷ văn

a) Các tầng chứa nước

Dựa vào cấu trúc địa chất, thành phần thạch học, đặc điểm thuỷ lực, tính thấm

và chứa nước, các nguồn hình thành chất lượng và trữ lượng nước cho thấy trên phạm

vi tỉnh Hà Tĩnh có mặt nhiều đơn vị địa tầng địa chất thuỷ văn:

- Các tầng chứa nước trong trầm tích bở rời

- Các tầng chứa nước khe nứt

b) Trữ lượng nước dưới đất

Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất ở Hà Tĩnh là: 2.395.000 m3/ngày.

Nhìn chung trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm của tỉnh Hà Tĩnh hiện tại là

chưa lớn và nguồn nước này chưa được sử dụng nhiều cho mục đích sản xuất nông

nghiệp. Nếu được bố trí khai thác hợp lý nước ngầm sẽ là nguồn cung cấp quan trọng và

tương đối ổn định cho nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

2.1.1.7. Đặc điểm thổ nhưỡng

Hà Tĩnh có tổng diện tích 596.694,85 ha, phần lớn đất đai là đất đồi núi, đất cát

ven biển cằn, bạc màu với các nhóm đất chính:

Page 69: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

55

a) Phân loại đất tỉnh Hà Tĩnh

Bảng 2.4. Cơ cấu các nhóm đất (Soil group) tỉnh Hà Tĩnh

Ký hiệu

Tên đất Việt Nam Ký

hiệu Tên đất FAO D.Tích (ha)

Tỷ lệ (%)

C Cồn cát và đất cát biển AR Arenosols 36.237 6,07

M Đất mặn FLS Salic Fluvisols 5.593 0,94

S Đất phèn FLT Thionic Fluvisols 10.733 1,8

P Đất phù sa FL Fluvisols 94.934 15,9

GL đất glây GL Gleysols 13.446 2,25

L Đất có tầng sét loang lổ PT Plinthosols 2.775 0,47

X Đất xám AC Acrisols 361.980 60,66

ĐT đất đá tơi RG Regosols 4223 0,70

E Đất tầng mỏng LP Leptosols 29.393 4,9

Tổng diện tích đất 559.314 93,7

Sông suối, mặt nước 33.316 5,58

Núi đá 4.065 0,68

Diện tích tự nhiên 596.694,85 100,00

Nguồn: [32]

Từ bảng 2.4 cho thấy:

Tỉnh Hà Tĩnh có 9 nhóm đất chính (Soil group), trong đó: nhóm đất có diện

tích lớn nhất là đất Acrisols (đất xám) có tỷ trọng 60,66% diện tích tự nhiên; nhóm

đất phù sa (Fluvisols) 15,9% diện tích tự nhiên; nhóm đất cát (Arenosols) 6,07% diện

tích tự nhiên; nhóm đất tầng mỏng (Leptosols) 4,9% diện tích tự nhiên, nhóm đất glây

(Gleysols) 2,25% diện tích tự nhiên; còn lại các nhóm đất khác có diện tích không

đáng kể, phân bố rải rác trên toàn tỉnh[32].

b) Đặc điểm phân bố quỹ đất theo đơn vị hành chính

Bảng 2.5. Thống kê diện tích các nhóm đất theo huyện

Ký hiệu

Tên đất

Diện tích TP Hà

Tĩnh

TX Hồng Lĩnh

Hương Khê

Đức Thọ

Vũ Quang

Hương Sơn

Thạch Hà

Nghi Xuân

Can Lộc

Cẩm Xuyên

Kỳ Anh Ha (%)

C Cồn cát và đất cát biển

36.237 5,98 1495 11230 8760 1792 4290 8670

M Đất mặn 5.593 0,92 15 2140 1130 1502 310 496

S Đất phèn 10.733 1,77 530 2650 650 1695 1560 3648

P Đất phù sa 94.934 15,68 584 1951 19924 10149 6320 14890 11110 1090 9439 12620 6856

GL Đất glây 13.446 2,22 489 1388 2310 340 930 580 4083 1970 1356

Page 70: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

56

L Đất có tầng sét loang lổ

2.775 0,46 350 1345 1080

X Đất xám 361.980 59,77 478 101628 3960 53797 89168 4350 1999 8185 29075 69340

Đt Đất đá tơi 4.223 0,70 1252 2000 971

E Đất tầng mỏng 29.393 4,85 1196 2650 730 2150 3070 3958 3050 4027 1640 6922

Tổng diện tích đất 559.314 92,36 2624 5366 125590 17149 62607 108408 36018 18679 33039 52545 97288

Sông suối, mặt nước 33.316 6,97

Núi đá 4.065 0,67

Diện tích tự nhiên 596.694 100,00

Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp-Bộ NN&PTNT, năm 2005 [32]

Từ bảng 2.5 cho thấy:

- Nhóm đất cát có diện tích 36.237 ha chiếm 5,98% quỹ đất của tỉnh, phân bố ở

5 huyện ven biển Thạch Hà (11.230 ha), Nghi Xuân (8.760 ha), Can Lộc (1.792 ha),

Cẩm Xuyên (4.290 ha) và Kỳ Anh (8.670 ha).

- Nhóm đất mặn có diện tích 5.593 ha chiếm 0,92% quỹ đất của tỉnh, phân bố ở

5 huyện ven biển Thạch Hà (2.140 ha), Nghi Xuân (1.130 ha), Can Lộc (1.502 ha),

Cẩm Xuyên (310 ha) và Kỳ Anh (496 ha).

- Nhóm đất phèn có diện tích 10.733 ha chiếm 1,77% quỹ đất của tỉnh, phân bố

ở 5 huyện ven biển Thạch Hà (2.650 ha), Nghi Xuân (650 ha), Can Lộc (1.695 ha),

Cẩm Xuyên (1.560 ha) và Kỳ Anh (3.648 ha).

- Nhóm đất phù sa có diện tích 94.934ha chiếm 15,68% quỹ đất của tỉnh, phân

bố ở cả 11 huyện thị: thị xã Hà Tĩnh (584 ha), Hồng Lĩnh (1.951 ha), Đức Thọ

(10.149 ha), Vũ Quang (6.320 ha), Hương Sơn (14.890 ha), Hương Khê (19.924 ha),

Thạch Hà (11.110 ha), Nghi Xuân (1.090 ha), Can Lộc (9.439 ha), Cẩm Xuyên

(12.620 ha) và Kỳ Anh (6.856 ha).

- Nhóm đất glây có diện tích 13.446 ha chiếm 2,22% quỹ đất của tỉnh, phân bố

ở 9 huyện: Hồng Lĩnh (489 ha), Hương Khê (1.388 ha), Đức Thọ (2.310 ha), Vũ

Quang (340 ha), Hương Sơn (930 ha), Thạch Hà (580 ha), Can Lộc (4.083 ha), Cẩm

Xuyên (1.970 ha) và Kỳ Anh (1.356ha).

- Nhóm đất có tầng sét loang lổ có diện tích 2.775 ha chiếm 0,46% quỹ đất của

tỉnh, phân bố ở 3 huyện: Hương Sơn (350 ha), Can Lộc (1.345 ha) và Cẩm Xuyên

(1.080 ha).

- Nhóm đất xám diện tích 361.980 ha chiếm 59,77% quỹ đất của tỉnh, phân bố

ở 10 huyện thị: Hồng Lĩnh (4.78 ha), Hương Khê (10.1628 ha), Đức Thọ (3.960 ha),

Page 71: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

57

Vũ Quang (53.797 ha), Hương Sơn (89.168 ha), Thạch Hà (4.350 ha), Nghi Xuân

(1.999 ha), Can Lộc (8.185 ha), Cẩm Xuyên (2.075 ha), Kỳ Anh (69.340 ha).

- Nhóm đất đá tơi có diện tích 4.223 ha chiếm 0,70% quỹ đất của tỉnh, phân bố

ở 3 huyện thị: TX Hồng Lĩnh (1.252ha), Nghi Xuân (2.000 ha) và Can Lộc (971 ha).

- Nhóm đất tầng mỏng diện tích 29.393 ha chiếm 4,85% quỹ đất của tỉnh, phân

bố ở 10 huyện thị: Hồng Lĩnh (1.196 ha), Hương Khê (2.650 ha), Đức Thọ (730 ha),

Vũ Quang (2.150 ha), Hương Sơn (3.070 ha), Thạch Hà (3.958 ha), Nghi Xuân (3.050

ha), Can Lộc (4.027 ha), Cẩm Xuyên (1.640 ha), Kỳ Anh (6.922 ha) [32].

2.1.1.8. Đặc điểm sinh vật

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng tương đối nhiều

so với cả nước, với 74% số xã trong tỉnh đều có đất rừng. Tổng diện tích rừng và đất

lâm nghiệp Hà Tĩnh năm 2013 là 364.664 ha, trong đó diện tích đất có rừng là có

351.891 ha (gồm: rừng tự nhiên 220.568 ha, rừng trồng 75.140 ha) [41]. Phân theo

mục đích sử dụng có:

- Rừng sản xuất chiếm 46% tổng diện đất lâm nghiệp, chủ yếu là keo các loại

với diện tích rừng trồng trên 51.000 ha.

- Rừng phòng hộ chiếm 33% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Ngoài hai loại cây

lâm nghiệp thông, keo còn có các loại cây bản địa có tính năng phòng hộ bền vững

như Lim xanh, Cồng trắng, Rê hương, Dổi xanh… là nơi đóng vai trò quan trọng

trong bảo vệ môi trường và kiểm soát lũ lụt.

- Rừng đặc dụng chiếm 21% tổng diện tích rừng.

Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Trong

đó có nhiều loài gỗ quý như Lim xanh, Sến, Táu, Đinh, Gụ, Pơmu...

Rừng Hà Tĩnh cũng có nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê

sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác. Đặc biệt, Vườn quốc gia Vũ Quang có

khoảng 300 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm; nơi đây đã phát hiện được

2 loại thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị đa dạng sinh

học cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài

chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú,

Page 72: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

58

có nhiều loại thực động vật thủy sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu

vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...

Nhìn chung, Hà Tĩnh nhiều rừng, nhiều đất rừng, là một lợi thế lớn, tuy nhiên

chủ yếu đang được khai thác và sử dụng theo kiểu truyền thống - tự nhiên (khai thác

tự nhiên hoặc trồng rừng lâu thu hoạch, giá trị thấp) nên không đủ cho dân thoát

nghèo. Bên cạnh đó, việc khai thác rừng quá mức cho mục đích kinh tế và xây dựng

hạ tầng đã làm cho rừng bị suy thoái và thu hẹp diện tích, đặc biệt là đối với thảm

thực vật rừng tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng lũ lụt, xói lở,

xâm thực, hạn hán...

2.1.1.9. Hiện trạng tai biến môi trường

Tai biến môi trường ở Hà Tĩnh diễn ra khá thường xuyên và đa dạng. Một số

dạng tai biến điển hình đã và đang xảy ra trên địa bàn tỉnh gồm: trượt lở, lũ ống, lũ

quét, xói lở bờ sông và biển, động đất, rửa trôi xói mòn bề mặt và tích tụ lầy hoá.

a) Hoạt động kiến tạo và khả năng sinh chấn, sóng thần

Lãnh thổ Hà Tĩnh bị chi phối chính bởi đứt gãy Rào Nạy (đứt gãy quy mô khu

vực, xuyên vỏ trái đất) và thuộc đới sinh chấn khá mạnh trên lãnh thổ nước ta. Do

vậy, Hà Tĩnh có khả năng phải chịu những chấn động địa chấn với cấp động đất cực

đại Ms xấp xỉ 6,0 độ Richter gây chấn động cấp 8, có khả năng gây hư hại nặng nhà

cửa (Theo Nguyễn Đình Xuyên, 1990-1992).

Vùng ven biển Hà Tĩnh sẽ phải chịu nguy cơ nước dâng do sóng thần với nguồn

từ vành đai động đất Thái Bình Dương, có độ cao nước dâng 2m, vào sâu đất liền 3-

10km và thời gian truyền sóng từ nguồn tới bờ biển trong khoảng 2h15’ đến 6h15’. Tần

suất xuất hiện động đất có khả năng phát sinh sóng thần (động đất có M5, chấn tâm

nông (<35km), cơ chế chấn tiêu trượt chờm) là 10-12,5 năm.

b) Lũ quét

Là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở vùng núi của tỉnh, tuy phạm vi nhỏ

nhưng thường gây nên những thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản. Điển hình là

trận lũ quét lũ quét lịch sử (70 năm mới xảy ra) trên lưu vực sông Ngàn Phố (các

huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và thị trấn Hồng Lĩnh) vào tháng 9/2002

đã gây thiệt hại nặng nề với 77 người chết, hàng trăm người bị thương, 70.694 ngôi

nhà bị sập, cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng với tổng tài sản thiệt hại lên đến gần 700 tỉ

Page 73: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

59

đồng, lớn hơn cả thu nhập GDP năm 2002 của tỉnh.

c) Trượt lở

Hai nhóm trượt lở chính dưới sự kích hoạt của con người cần chú ý, gồm:

- Trượt lở do phát triển hệ thống giao thông: hoạt động cắt sườn dốc làm mất

cân bằng tĩnh trên sườn dốc là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trượt lở dẫn đến

làm hư hỏng và phá huỷ chính hệ thống giao thông, đặc biệt là ở vùng miền núi của

tỉnh. Điển hình là trong thời gian đầu tháng 10/2006, do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm

sạt lở nghiêm trọng đoạn đường từ cầu Nước Sốt đến cửa khẩu Cầu Treo, gây ách tắc

giao thông quốc tế trên QL8A tới 2 ngày.

- Trượt lở do khai thác khoáng sản: chủ yếu là do khai thác vật liệu xây dựng,

điển hình như vụ sạt điểm khai thác Rú Mốc chiều ngày 27/12/2007 làm 7 người chết,

1 người bị thương. Do đó, vấn đề quản lý khai thác và an toàn lao động cần được thực

hiện nghiêm túc để tránh tái diễn những tai nạn tương tự.

d) Xói lở bờ biển, bờ sông

Hệ thống đê biển của tỉnh thường xuyên bị sạt lở, đặc biệt là do tác động của sóng

bão. Điển hình là lần sạt do bão số 6, tháng 9/2006 đã làm sạt hơn 100m đê Hội Thống

(xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân) và 80m đê ở xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên.

Hệ thống bờ sông của tỉnh cũng bị sạt lở nghiêm trọng ở một số địa điểm ven

sông miền núi. Điển hình là đợt sạt lở tháng 9/2001 trên đoạn bờ dài khoảng 3km, tại

thôn Cảnh Hà xã Đức Quang, huyện Đức Thọ làm 385 trên tổng số 571 hộ của xã

phải di dời. Hiện tượng sạt lở bờ sông đã xảy ra nhiều năm dọc sông Ngàn Phố,

nhưng 3 năm trở lại đây có xu hướng gia tăng mạnh hơn đe doạ nghiêm trọng trên địa

bàn 14 xã, thị trấn với hàng ngàn hộ dân sống ven sông, như trường hợp xảy ra vào

đầu tháng 8/2007, sông Ngàn Sâu đổi dòng chảy thẳng vào xóm Tân Thanh xã Phúc

Trạch gây sạt lở nghiêm trọng, ước tính trên đoạn dài 400m, sâu 100m. Hiện tượng

sạt lở đã và đang là mối đe doạ đối với đất sản xuất, hệ thống giao thông và nơi cư

ngụ của nhân dân.

e) Bồi tụ, lấp luồng lạch

Giao thông thuỷ và hệ thống thuỷ lợi chịu ảnh hưởng rất lớn do quá trình bồi tụ,

lấp luồng lạch, thay đổi dòng chảy sông ngòi. Để duy trì hoạt động của hệ thống, hàng

năm Hà Tĩnh phải chi một khoản kinh phí và nhân lực không nhỏ.

Page 74: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

60

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

a) Dân số, dân cư

Năm 2015, dân số Hà Tĩnh có 1.261,228 nghìn người, trong đó dân số nông

thôn chiếm 1.033,271 nghìn người (chiếm khoảng 81,93%). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

9,75%o. Mật độ dân số trung bình là 211 người/km2 [11,52]. Dân cư phân bố không

đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía đông bắc tỉnh, còn dọc đường Hồ

Chí Minh mật độ dân cư thấp. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.719 người/km2,

trong khi huyện Vũ Quang chỉ có 46 người/km2, huyện Hương Khê 80 người/km2.

b) Lao động

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 745,270 nghìn

người, trong đó nông - lâm - ngư nghiệp chiếm gần 10,40%; công nghiệp - xây dựng

42,03%, còn lại 47,57% làm việc trong khu vực dịch vụ [52].

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp. Hiện nay, tỷ lệ lao động

chưa được đào tạo chính thống của Hà Tĩnh chiếm đến 80%. Tỷ lệ lao động qua đào

tạo dưới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so trung bình cả nước (25%) [11].

2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a) Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt khoảng 9,5%/năm, giai

đoạn 2011-2015 đạt 15,8%/năm. Năm 2015 tăng trưởng GDP đạt 17,5%, trong đó

công nghiệp, xây dựng tăng 19,6%; nông lâm thủy sản tăng 7,7%; thương mại-dịch

vụ tăng 19,7%; bình quân thu nhập đầu người đạt trên 38,9 triệu đồng. Kinh tế tiếp

tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ,

giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh năm 2015 ước đạt 91.191 tỷ đồng, tăng 6,9% so với

năm 2014, bằng 100% kế hoạch, trong đó nguồn vốn FDI dự kiến đạt 70.455 tỷ đồng

(tương đương 3,355 tỷ USD) [52,48].

b) Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng toàn ngành bình quân giai đoạn 2005-2015 ước đạt

5,1%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân ước đạt 4,9%/năm

(trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 5,86%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản

năm 2015 (theo giá so sánh) đạt 10.950 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2010, vượt

Page 75: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

61

4,2% so với kế hoạch năm 5 năm 2011-2015) [11, 50]

- Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 13.807.755 triệu đồng, trong đó

ngành trồng trọt đạt 6.472.372 triệu đồng (chiếm 46,78%). Giá trị sản xuất trong giai

đoạn liên tục tăng, chỉ số phát triển trung bình giai đoạn đạt khoảng 5,8%, riêng năm

2015 đạt 8,3%; trong đó, ngành trồng trọt có xu hướng giảm, chăn nuôi và dịch vụ

nông nghiệp có xu hướng tăng [11].

Đối với ngành trồng trọt, giá trị sản xuất cây hàng năm vẫn chiếm chủ yếu

trong cơ cấu ngành (80,20% năm 2015), tuy nhiên chỉ số phát triển tăng chậm, ước

đạt khoảng 2,3%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất cây hàng năm có xu hướng giảm,

cây lâu năm có xu hướng tăng tăng.

Thời gian qua tỉnh đã thực hiện mở rộng sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao

trên đất cát hoang hóa ven biển, bãi bồi ven sông, theo chuỗi liên kết với doanh

nghiệp. Tiếp tục mở rộng chuỗi liên kết sản xuất chè theo hướng VietGAP, đạt trên

980ha, sản phẩm chè Hà Tĩnh đã xuất khẩu vào một số thị trường có yêu cầu cao như

Anh, Pháp, Nhật Bản [53].

Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 48,2% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Giá

trị sản xuất ngành liên tục tăng trong giai đoạn, chỉ số phát triển trung bình đạt khoảng

10%/năm. Năm 2015 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 4.100.269 triệu đồng.

- Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn 2005-2015 có xu hướng tăng nhưng

không đều qua các năm, bình quân đạt khoảng 685 tỷ đồng/năm, đến năm 2015 đạt

1.306 tỷ đồng (năm 2005 là 241 tỷ đồng). Chuyển mạnh từ sản xuất lâm nghiệp

truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội, hình thành các vùng rừng trồng

nguyên liệu tập trung, thâm canh theo quy hoạch [11,52].

Trong những năm qua, các dự án trồng rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế

biến được thực hiện tốt, mỗi năm diện tích tăng thêm 10.000 ha, tăng độ che phủ mỗi

năm 1,2%-1,5%, góp phần đưa độ che phủ của rừng tăng từ 45% năm 2005 lên 52,9%

năm 2015. Tuy vậy, đóng góp của ngành vào tăng trưởng kinh tế còn thấp [41].

- Ngư nghiệp

Nuôi trồng thủy sản tăng chậm so với tiềm năng, trung bình 4%/năm trong

giai đoạn 2005-2010, tăng 8,6% trong giai đoạn 2010-2015, chủ yếu do tăng diện tích

Page 76: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

62

với hình thức sản xuất quảng canh. Giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng cả về giá trị tuyệt

đối và tỷ trọng: 470,3 tỷ đồng năm 2005 lên 2.102 tỷ đồng năm 2015, chủ yếu tăng

trong giai đoạn 2010-2015. Trong đó, tỷ trọng giá trị nuôi trồng chiếm 47,12% ngành

thủy sản [11].

Trong giai đoạn 2005-2015 diện tích nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ đều

tăng nhưng không đáng kể, đến năm 2015 toàn tỉnh có 3.958 ha diện tích chăn nuôi

thủy sản nước ngọt, 3.253 ha diện tích nuôi nước lợ, 415 ha diện tích nuôi nước mặn.

Triển khai các dự án thí điểm nuôi cá mú công nghệ cao, đạt kết quả bước đầu. Phát

triển thêm 55 tàu đánh bắt xa bờ, nâng tổng số lên 230 chiếc; tập trung thực hiện

chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/NĐ-CP của Chính phủ, phê duyệt

đóng mới 15 tàu vỏ thép, đã khởi công đóng mới 04 tàu.

- Diêm nghiệp

Diêm nghiệp Hà Tĩnh được tập trung sản xuất ở các huyện: Thạch Hà, Lộc Hà,

Cẩm Xuyên, Kỳ Anh với diện tích quy hoạch 330 ha, tuy nhiên hiện tại chỉ có hơn

100 ha đang sản xuất, sản lượng muối hàng năm đạt 19.500-22.000 tấn. Có 4.000 hộ

với hơn 8.000 lao động làm diêm nghiệp [52]. Tuy nhiên trước những thực tế khó

khăn của ngành diêm nghiệp, hiện nay chỉ có huyện Kỳ Anh ngành này còn đang

được duy trì.

c) Ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp - xây dựng Hà Tĩnh thời gian qua đã có những bước phát

triển đáng kể. Giá trị tăng trưởng đạt tương đối cao, 17,91% trong giai đoạn 2005-

2010 và 19% giai đoạn 2010-2015, đặc biệt năm 2014 và 2015 giá trị tăng trưởng rất

cao, đạt 33-34% so với năm trước. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây đã có

những chuyển biến tích cực: năm 2005 chiếm 26% cơ cấu GDP toàn tỉnh, đến năm

2015 đạt 59,54%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đã góp

phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh [11,52].

d) Ngành dịch vụ

- Dịch vụ và thương mại

Dịch vụ và thương mại duy trì tốc độ ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản

xuất và tiêu dùng trên địa bàn, tăng trưởng bình quân 10,84%/năm giai đoạn 2006 -

2010); thu hút 23% lượng lao động và đóng góp tới 1/3 tổng GDP (32% cơ cấu

kinh tế) của tỉnh.

Page 77: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

63

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ theo giá thực tế năm 2010 đạt

14.635.548 triệu đồng, tăng 27,57% so với năm 2009; trong đó thương mại chiếm tỷ

trọng lớn nhất, chiếm 87,99%; tiếp đến là khách sạn, nhà hàng chiếm 9,20% và ít nhất

là doanh thu du lịch, chiếm 0,01%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 62.478 USD, trong đó xuất khẩu trực

tiếp chiếm 93,40%; các mặt hàng xuất khẩu gồm có hàng công nghiệp nặng và

khoáng sản, hàng lâm sản, hàng nông sản, thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ

công nghiệp... Trị giá hàng nhập khẩu năm 2010 là 68.711 USD, nhóm hàng nhập

khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng (chiếm 79,36% trị giá hàng nhập khẩu), còn lại nhập

tư liệu sản xuất.

Các hoạt động dịch vụ khác như vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; hoạt

động bưu chính, viễn thông; tín dụng, ngân hàng... đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu

phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [53].

- Du lịch

Hà Tĩnh có một số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịc văn hóa

quan trọng. Tỉnh có các điểm du lịch nổi tiếng như hồ Kẻ Gỗ; suối nước nóng Sơn

Kim, các bãi biển Thiên Cầm, Đèo Ngang, Xuân Thành... và các di tích lịch sử, văn

hóa như Khu di tích Nguyễn Du, khu mộ Hà Huy Tập, chùa Hương... cùng các di sản

văn hóa khác như các lễ hội, dân ca/nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, du lịch Hà

Tĩnh phải đối mặt với ba thách thức chính: điều kiện thời tiết không thuận lợi, chưa

có các điểm du lịch mang tầm cỡ quốc tế, cơ sở hạ tầng còn yếu. Điều này đã dẫn đến

du lịch trên địa bàn tỉnh phần lớn chỉ thu hút khách nội tỉnh hoặc trong khu vực Bắc

Trung Bộ, du khách các khu vực khác trong cả nước và trên thế giới còn hạn chế.

Tổng lượng khách du lịch năm 2015 đạt khoảng 1,49 triệu lượt người, tăng

189,6 nghìn lượt người so với năm 2014 (trong đó khách quốc tế là 22.927 lượt

người, tăng 6.677 lượt người so với năm 2014, khách nội địa 1.466.934 lượt người,

tăng 182.925 lượt người so với năm 2014). Đến nay toàn tỉnh đã có 136 cơ sở lưu trú

(tăng 10 cơ sở so với năm 2014) với 3.387 phòng, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 7

khách sạn 3 sao, 20 khách sạn 2 sao, 39 khách sạn 1 sao và 69 cơ sở đạt tiêu chuẩn

kinh doanh lưu trú du lịch. Tuy vậy, du lịch Hà Tĩnh hiện tại chưa phải là ngành có

Page 78: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

64

đóng góp lớn cho nền kinh tế, chỉ chiếm 2% GDP, với mức năng suất lao động thấp

so với trung bình quốc gia [52,48].

- Một số ngành dịch vụ khác

Một số ngành dịch vụ khác như dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn

thông, tài chính, ngân hàng cũng được mở rộng, nâng cấp và phát triển mạnh mẽ, về

cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, tạo được nhiều công ăn việc làm cho

người lao động. Doanh thu do các loại hình dịch vụ này mang lại luôn tăng trong mấy

năm gần đây.

e) Giao thông vận tải

- Đường quốc lộ có 6 tuyến với tổng chiều dài 424km đã được nhựa hóa 100%.

- Đường tỉnh lộ: trong tổng số 12 tuyến với 378km, chỉ có 2 tuyến với 22km là

đủ tiêu chuẩn cấp hạng, còn lại chưa được nâng cấp. Tổng chiều dài đường nhựa

215,4km (chiếm 57%), đường cấp phối 56,9 km, còn lại đường đất 109,5 km.

- Hệ thống đường huyện và đường giao thông nông thôn chất lượng còn thấp.

Trong tổng số 7.240 km đã xây dựng chỉ có 2.122 km đường nhựa và bê tông với

chiều rộng mặt đường từ 2,5 m - 3,5 m (chiếm 29%); Làm mới và sửa chữa 470 cầu

với chiều dài 8.532 m.

- Hệ thống bến xe và điểm đỗ đã được quy hoạch nhưng chưa được đầu tư

nhiều cho nên cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém

- Cầu cảng: Hà Tĩnh có chiều dài bờ biển là 137 km với 4 cửa biển lớn (trong

đó 3 cửa biển thuận lợi cho vận tải thủy là Cửa Hội, Cửa Sót và Cửa Nhượng); 2 cảng

biển: Cảng Vũng Áng đã đi vào hoạt động với công suất bốc xếp, vận chuyển hơn

400 nghìn tấn/năm và đang được đầu tư mở rộng ở giai đoạn II cho tầu có trọng tải

45.000 tấn; cảng Xuân Hải cho tầu 2.000 tấn cập bến.

- Tổng chiều dài đường sông là 437 km, đã đưa vào quản lý 232,5 km. Các

tuyến sông này cho phép vận tải các loại tàu thuyền, xà lan với trọng tải 10-150 tấn.

- Đường sắt đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 70 km (qua Đức Thọ, Vũ Quang,

Hương Khê). Trên tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh có 11 ga, trong đó có hai ga hàng

hóa là Hương Phố và Phúc Trạch, góp phần trao đổi hàng hóa thuận lợi cho các điểm

dân cư lân cận [53].

Page 79: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

65

g) Y tế, giáo dục

- Y tế

Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe phát triển khá hoàn chỉnh, từ tỉnh xuống xã,

đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng

cường, năm 2005 bình quân 4,4 bác sỹ/1 vạn dân, năm 2015 đạt 7,15 bác sĩ/vạn dân.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi là 14%, giảm 0,5% so với cuối năm

2014. Cơ sở vật chất ngành y tế đang từng bước được củng cố. Năm 2015 toàn tỉnh

có 5.628 giường bệnh, trong đó số giường bệnh viện là 4.206 giường.

Tuy vậy, cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, thiếu bác sỹ giỏi, bác sỹ có trình độ cao

của một số chuyên khoa đầu ngành Các cơ sở khám chữa bệnh ở Hà Tĩnh đã được

nâng cấp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Giáo dục

Giáo dục - đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả. Giáo dục toàn diện và

mũi nhọn phát triển và đạt kết quả khá; phổ cập giáo dục các cấp học được quan tâm.

Các trường đạt chuẩn có 530 trường, chiếm 74,4%; Đại học Hà Tĩnh tiếp tục nâng

cao chất lượng đào tạo và tuyển sinh; hiện đang đào tạo cho 6.875 sinh viên, với 51

mã ngành, trong đó đang đào tạo và liên kết đào tạo cho gần 500 sinh viên cho Khu

kinh tế Vũng Áng và hơn 1.331 lưu học sinh Lào. Hợp tác quốc tế trong đào tạo và

nghiên cứu khoa học không ngừng được đẩy mạnh.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực,

trong năm 2015 đã đào tạo cho 21.750 lượt người và tuyển mới 16.650 người.

2.1.2.3. Thực trạng điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn

2005-2015 tại Hà Tĩnh

Trong giai đoạn 2005-2015, tỉnh Hà Tĩnh đã có những điều chỉnh các chính

sách phát triển kinh tế-xã hội cho phù hợp với đường lối phát triển chung của đất

nước, đó là: Đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nền kinh tế, tăng cường quá trình hội

nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Từ sự điều chỉnh các chính sách phát triển, nền

kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

ngành công nghiệp và xây dựng; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Do sự điều chỉnh các chính sách và các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, sự tác

động của quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua đã kéo

Page 80: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

66

theo sự thay đổi định hướng sử dụng đất, diện tích đất nông nghiệp Hà Tĩnh đã bị điều

chỉnh giảm mạnh, phục vụ cho các mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp.

a) Điều chỉnh mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp

- Thời gian qua Hà Tĩnh đã từng bước hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Các trọng

tâm phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh gồm: Xác định các sản phẩm cây trồng, vật

nuôi chủ lực cho toàn tỉnh và cho từng huyện; đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung ruộng

đất; đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp; cải thiện cơ sở hạ tầng

và thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Do vậy, việc sử dụng đất

nông nghiệp cũng sẽ chuyển đổi theo định hướng tập trung, chuyên môn hóa vùng.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục sản xuất nông nghiệp như:

Hệ thống thuỷ lợi, kho chứa, bến bãi, hệ thống giao thông nông thôn...; tập trung

ruộng đất hình thành các trang trại có quy mô phù hợp gắn với áp dụng công nghệ

cao, nông nghiệp hữu cơ và bảo đảm an toàn dịch bệnh; có cơ chế, chính sách khuyến

khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tương tự như các địa phương khác của Việt Nam, dự báo đến năm 2020 hoạt

động sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh sẽ phải chịu nhiều tác động mất đất sản xuất nông

nghiệp do quá trình biến đổi khí hậu, đô thị hóa; sự cạnh tranh từ việc hội nhập toàn

cầu cũng như yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường tiêu thụ. Xu hướng tất yếu

buộc Hà Tĩnh phải tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng vật nuôi hiệu quả thoát ra khỏi tình trạng sản xuất manh mún; thoả mãn nhu cầu

tiêu dùng hầu hết các loại nông sản, thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của người

dân trên địa bàn, đồng thời tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá khá lớn có khả năng

cạnh tranh thị trường phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Đến năm 2020, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tích cực, gia tăng tỷ lệ ngành chăn nuôi, khai thác

thủy sản trong cơ cấu chung; gia tăng tỷ lệ sản phẩm liên kết sản xuất, sản phẩm nông

nghiệp sạch, công nghệ cao; bảo đảm đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

và nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế, khả năng thích

ứng với biến đổi khí hậu của từng vùng, từng địa phương.

Theo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 diện tích

đất nông nghiệp Hà Tĩnh được quy hoạch là 481.156 ha, chiếm 80,23% diện tích đất tự

Page 81: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

67

nhiên, giảm 6.210ha so với năm 2013. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 19.887

ha, đất lâm nghiệp có rừng tăng 10.852 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 825 ha và đất

nông nghiệp khác tăng 2.058 ha (nhằm đẩy mạnh phát triển các mô hình trang trại chăn

nuôi, nuôi trồng thủy sản trên cát, chăn thả vườn, đồi).

Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 13.093 ha. Như vậy

đến năm 2020, toàn tỉnh có 76.345 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 69,26% diện tích

đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đất quy hoạch trồng lúa có 56.500 ha, chiếm 74,01%

diện tích đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây hàng năm còn lại là 19.846 ha, chiếm

25,99% đất cây hàng năm. Diện tích quy hoạch đất trồng cây lâu năm giảm 6.794 ha so

với năm 2013, chỉ còn 33.885 ha, chiếm 30,74% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện

tích đất rừng đặc dụng là 74.600 ha hầu như không có nhiều thay đổi so với năm 2013.

Đất có rừng trồng phòng hộ có 114.862 ha, tăng 1.562 ha so với năm 2013. Đến năm

2020, đất rừng sản xuất của tỉnh là 173.281 ha, chiếm 47,77% diện tích đất lâm nghiệp.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh là 5.486 ha, chiếm 1,14% diện tích đất nông

nghiệp toàn tỉnh. (Bảng 2.6)

Bảng 2.6. Quy hoạch các nhóm đất nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020

TT Mục đích sử dụng đất Quy hoạch

năm 2020 (ha)

Thực trạng

năm 2013

(ha)

Tăng (+)

Giảm (-)

(ha)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 104.892 130.117 -19.887

1.1 Đất trồng cây hằng năm 76.345 89.438 -13.093

- Đất trồng lúa 56.500 67.047 -10.547

- Đất trồng cây hằng năm khác 19.845 22.391 -2.546

1.2 Đất trồng cây lâu năm 33.885 40.679 -6.794

2 Đất lâm nghiệp có rừng 362.713 351.891 10.852

2.1 Đất rừng sản xuất 173.281 164.014 9.267

2.2 Đất rừng phòng hộ 114.862 113.300 1.562

2.3 Đất rừng đặc dụng 74.600 74.577 23

3 Đất làm muối 380 438 -58

4 Đất nuôi trồng thủy sản 5.486 4.661 825

5 Đất nông nghiệp khác 2.317 259 2.058

Đất nông nghiệp 481.156 478.604 -6.210

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020

Page 82: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

68

b) Điều chỉnh mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp

- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, kết hợp đồng bộ giữa phát triển công

nghiệp với kết cấu hạ tầng, từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp; phát

triển nhanh các dự án trong Khu Kinh tế Vũng Áng và hình thành một số khu kinh tế

động lực khác.

- Giai đoạn 2005–2015, tỉnh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Vũng

Áng; các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, hệ thống cấp

nước, cấp điện và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép;

phấn đấu đến năm 2015 đưa nhà máy thép của Tập đoàn Formosa vào hoạt động.

- Quy hoạch phát triển khu vực công nghiệp công nghệ cao:

Thời gian qua, việc lập quy hoạch chi tiết cũng như triển khai thực hiện các khu

chức năng trong Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quy

hoạch chi tiết các khu tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm được tập trung đẩy

mạnh, hầu hết các khu chức năng quan trọng đều đã được lập quy hoạch như: quy

hoạch chi tiết phát triển cảng Sơn Dương có không gian quy hoạch 3.584 ha, quy hoạch

chi tiết khu công nghiệp 116 ha, các khu đô thị trong Khu kinh tế Vũng Áng 3.983 ha;

quy hoạch khu đô thị, thương mại và dịch vụ Hà Tân 10,58 ha, Khu Đô thị Nam sông

Ngàn Phố 15 ha, Khu công nghiệp Đại Kim 27 ha thuộc Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

Cầu Treo. Các dự án quy hoạch đã và đang được triển khai, một số đã đi vào hoạt động.

- Quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề:

Khu công nghiệp Gia Lách, huyện Nghi Xuân (350 ha); khu công nghiệp Hạ

Vàng, huyện Can Lộc (300 ha) thuộc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt

Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt;

Khu công nghiệp I Vũng Áng: Đã có 13 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ

lấp đầy đạt khoảng 98%. Khu công nghiệp Hạ Vàng (Can Lộc) và Khu công nghiệp

Gia Lách (Nghi Xuân) đã bắt đầu thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ

tầng kỹ thuật và đã có 5 dự án được triển khai.

Cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề toàn tỉnh có 15 cụm, tổng diện tích quy

hoạch được duyệt là 460,43 ha. Các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được đầu

tư kết cấu hạ tầng và giao đất, cho thuê đất cho một số tổ chức, cá nhân thực hiện sản

xuất kinh doanh.

Page 83: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

69

c) Điều chỉnh mục tiêu phát triển thương mại, du lịch

Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được gắn với các quy

hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các khu chức năng trong khu kinh tế, quy hoạch

trung tâm cụm xã,... hoặc quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại riêng

theo từng lĩnh vực như kinh doanh xăng dầu, dịch vụ viễn thông.

Hà Tĩnh tuy chưa được duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nhưng các

khu vực có tiềm năng du lịch hầu hết đều đã có quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch

như: Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Cầm, có diện tích khoảng 1.550 ha; Khu sinh thái

biển Xuân Thành, Khu du lịch Quỳnh Viên - Thạch Hải, Khu sinh thái Nước Sốt - Sơn

Kim, Khu du lịch sinh thái Kỳ Ninh, Khu văn hóa - du lịch Nguyễn Du, Chùa Hương,

Ngã ba Đồng Lộc, Khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ... tổng diện tích các khu đã có quy

hoạch khoảng hơn 5.000 ha.

d) Điều chỉnh mục phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi

- Thời gian qua, Hà Tĩnh đã không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao

thông để bảo đảm kết nối giữa các vùng trong tỉnh, trong đó tập trung đầu tư nâng cấp,

mở rộng các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, 8A, 8B, 15A, 12A cùng với

đường Hồ Chí Minh đi qua, tạo kết nối vùng và hành lang kinh tế Đông Tây. Các dự

án đường tránh ngập lũ thành phố Hà Tĩnh – Kẻ Gỗ, đường ven biển Xuân Hội -

Thạch Khê - Vũng Áng (giai đoạn 1) được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

- Chương trình nâng cấp đê sông, đê biển, đê cửa sông tại khu dân cư, địa bàn

trọng điểm, xung yếu đã và đang được tỉnh quan tâm, tập trung đầu tư đem lại hiệu

quả trong bảo vệ, phòng tránh bão, lũ, ổn định phát triển sản xuất, dân sinh.

Toàn tỉnh hiện có 345 hồ chứa nước với trữ lượng 785,6 triệu m3, 5 đập dâng

lớn, 12 cống ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn và các hệ thống trạm bơm đảm bảo cung

cấp nước tưới cho hơn 90% diện tích lúa, một phần nuôi trồng thủy sản, cây trồng

cạn… Hệ thống thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang là dự án trọng điểm

với 08 huyện, thị xã được hưởng lợi và phục vụ nguồn nước cho dự án khai thác mỏ

sắt Thạch Khê.

g) Phát triển các khu đô thị

Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển lãnh thổ của tỉnh Hà Tĩnh đến

năm 2020 tầm nhìn 2050, tỉnh đã và đang phát triển một mạng lưới đô thị với thành

Page 84: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

70

phố Hà Tĩnh là trung tâm về hành chính - dịch vụ. Với việc tập trung vào phát triển

công nghiệp và dịch vụ, thị xã Hồng Lĩnh và thị trấn Kỳ Anh sẽ trở thành các trung tâm

đô thị tăng trưởng mạnh thứ hai. Các thị trấn khác cũng sẽ góp phần quan trọng trong

việc phát triển hệ thống đô thị: Hương Khê, Đức Thọ, Nghi Xuân, Tây Sơn và Phố

Châu của huyện Hương Sơn. Các thị trấn này hình thành một trục đô thị dọc quốc lộ 8

và đường Hồ Chí Minh, tạo nên sự phát triển đô thị cân bằng và đặc biệt góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại phía bắc và phía tây của tỉnh.

Trọng điểm đô thị hóa của Hà Tĩnh là việc hình thành đô thị - cảng biển - khu

kinh tế Vũng Áng. Đây sẽ là một đô thị lớn (rất lớn), có sức tăng trưởng nhanh và

định hướng hiện đại ngay từ đầu. Đô thị này sẽ là một trung tâm tăng trưởng dịch vụ

và tiêu dùng, sẽ tạo ra một sức thúc đẩy xoay chuyển cơ cấu cực lớn của tỉnh.

Với quá trình đô thị hóa này, đến năm 2020 ít nhất 16.206,3 ha đất nông nghiệp

sẽ bị chuyển đổi sang đất ở đô thị (582,87 ha), phục vụ phát triển các khu công

nghiệp (2.516,95 ha), các cơ sở kinh doanh (3.353,15 ha) và cho mục đích phát triển

cơ sở hạ tầng (9.759,33 ha) [43].

h) Phát triển khu dân cư nông thôn

Thời gian qua, hầu hết các xã đều đã có quy hoạch khu, điểm dân cư nông thôn,

khu trung tâm xã. Các quy hoạch đều được gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch

xây dựng nông thôn mới. Tổng diện tích quy hoạch khu, điểm dân cư nông thôn

khoảng 2.500 ha. Về quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang được tích cực triển khai,

đến tháng 10/2011 toàn tỉnh đã có 85 xã được duyệt [49,48,43].

2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội đối với phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp

2.1.3.1. Những lợi thế chủ yếu

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nguồn khoáng dồi dào, quy

mô lớn (vật liệu xây dựng, quặng sắt..) nên có điều kiện phát triển công nghiệp

khai thác và chế biến; có tiềm năng phát triển công nghiệp điện năng (thủy điện,

nhiệt điện). Phát triển kinh tế đã khai thác thế mạnh, hình thành khu kinh tế lớn

như khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, khai thác mỏ sắt

Thạch Khê... là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

Page 85: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

71

- Nông lâm nghiệp và thủy sản phát triển toàn diện; nông nghiệp đã phát

triển theo hướng sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao

như chè, cao su, cam, bưởi...; phát triển rừng, chế biến và khai thác lâm sản, khai

thác thủy sản là thế mạnh của tỉnh tạo sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu.

- Có bờ biển dài, cảng nước sâu, thuận lợi trong phát triển kinh tế biển (cảng

biển, đánh bắt thủy sản...); có nhiều thắng cảnh (núi, rừng, sông suối...) và hệ sinh

thái rừng phong phú, tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực vật quý

hiếm (vườn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ...) và nhiều di

tích lịch sử nổi tiếng (khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, cố Tổng bí thư Trần

Phú; Hà Huy Tập...). Vì vậy, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, du lịch mà còn có tính

giáo dục nhân văn sâu sắc.

- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng cho phát triển lâm nghiệp còn lớn, đất đai

đa dạng, thích hợp cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển.

- Lực lượng lao động dồi dào, số lao động được đào tạo chuyên môn ngày một

tăng; nhân dân trong tỉnh cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo; đội ngũ cán

bộ, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm thực tế nên thuận lợi cho việc tổ chức, ứng

dụng và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

- Tỉnh đã có sự đổi mới trong tư duy và cách tiếp cận phát triển sản xuất ở các

cấp, nhất là từ bộ máy quản lý nhà nước. Nhiều chính sách khuyến khích phát triển

sản xuất, chính sách thu hút doanh nghiệp và nông dân tham gia chuỗi sản xuất sản

phẩm nông sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được ban hành.

- Quy mô sản xuất từng bước chuyển dần từ quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang

sản xuất tập trung, quy mô lớn hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại,

mang lại thu nhập kinh tế cao cho nông hộ.

2.1.3.2. Hạn chế, thách thức

- Địa hình phức tạp, dốc từ tây sang đông, với nhiều đồi núi cao, sông ngắn và

dốc nên lãnh thổ bị chia cắt mạnh, đất đai manh mún không thuận lợi cho phát triển

nông nghiệp hàng hóa.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường gây ra các hiện tượng thiên

tai khó lường, nhất là nắng nóng, hạn hán, bão lũ... ảnh hưởng đến sản xuất và đời

sống của người dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi

Page 86: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

72

khí hậu, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất.

Dự báo trong thời gian tới biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng tần suất xuất hiện

nắng hạn, lũ lụt tại Hà Tĩnh, gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ biến

động bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng,

một số đối tượng dịch hại nguy hiểm xuất hiện; xâm nhập mặn làm giảm năng suất

cây trồng.

- Đất sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh là chủ yếu đất nghèo chất dinh dưỡng,

tầng canh tác mỏng, đất chua (độ PH phần lớn <5,5) có đến 2/3 thuộc loại trung bình

đến xấu, chỉ có khoảng 1/3 diện tích thuộc loại khá. Đất ở vùng ven biển phần lớn là

đất pha cát nhiễm mặn, đất ở vùng đồi núi chủ yếu là đất Feralit vàng nâu, vàng xám,

bị rửa trôi. Công tác cải tạo, bồi dục đất chưa được chú trọng, số lượng phân chuồng,

phân xanh bón cho các cây trồng có xu hướng giảm, tỷ lệ sử dụng phân hóa học tăng

làm ảnh hưởng đến thành phần cơ giới và độ phì của đất.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như giao thông tuy đã được đầu tư nhưng

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là giao thông

nông thôn ở các huyện miền núi còn nhiều khó khăn, đường vào các thôn, bản chủ

yếu là đường đất hoặc đường bê tông nhỏ, dốc gây khó khăn cho việc đi lại, trao đổi

hàng hóa của người dân.

- Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được việc tưới tiêu chủ động nên hầu hết

diện tích đất lúa trên địa bàn huyện chỉ canh tác một vụ.

- Sức cạnh tranh hàng hóa thấp, chất lượng hàng nông sản chưa cao, bên cạnh

đó thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, thu nhập bấp bênh.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao,

nền kinh tế của huyện chưa có những bước đột phá.

- Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp trong giai đoạn thấp hơn trung bình

nhiều năm; công tác chuyển đổi đất gắn với chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp

chậm; tỷ lệ giống mới có năng suất, chất lượng cao còn thấp; công tác đảm bảo giống

cây, giống con còn gặp nhiều khó khăn.

Trình độ nhận thức chưa cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng

cao, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản

xuất.

Page 87: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

73

2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 1 thành phố, 2 thị xã)

và 262 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 20 phường, 12 thị trấn và 230 xã).

Công tác kiểm kê đất đai của tỉnh dựa trên các nguồn tài liệu, số liệu đã được

xây dựng trong quá trình thực hiện công tác quản lí nhà nước về đất đai, bao gồm: Số

liệu thống kê đất đai hàng năm của 3 cấp xã, huyện, tỉnh. Nhìn chung, tài liệu, số liệu

kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn trước năm 2000, 2001 do nhiều yếu tố khách

quan và chủ quan nên còn sơ sài, thiếu đồng bộ, thậm chí từ năm 1995 trở về trước số

liệu thống kê đất đai của tỉnh đang được viết thủ công. Từ năm 2005 trở về sau này,

công tác thống kê đất đai đã được thực hiện tương đối đầy đủ, đồng bộ và đã được

xây dựng bản đồ số Hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh.

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh

Theo số liệu Báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của Sở Tài nguyên và

Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 596.694,85 ha, trong đó

có 575.741,36 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau chiếm hơn 96%

diện tích tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất phân bổ như sau [51]:

- Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp: 460.950,42 ha, chiếm 77,25% diện

tích tự nhiên.

- Đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: 114.790,93 ha, chiếm 19,24% diện

tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 20.953,49 ha, chiếm 3,51% diện tích tự nhiên (Bảng 2.7)

Page 88: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

74

Bảng 2.7. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh

TT Mục đích sử dụng Diện tích 2015

(ha) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 596.694,85 100

1 Nông nghiệp 460.950,42 77,25

1.1 Sản xuất nông nghiệp 123.396,73 20,68

1.1.1 Đất trồng lúa 85.276,51 14,29

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 22.713,17 3,81

1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 15.407,05 2,58

1.2 Lâm nghiệp 332.510,02 55,72

1.2.1 Đất rừng sản xuất 149.431,56 25,04

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 108.985,31 18,26

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 74.093,15 12,41

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 4.372,07 0,73

1.4 Đất làm muối 116,32 0,02

1.5 Đất nông nghiệp khác 555,28 0,09

2 Phi nông nghiệp 114.790,94 19,24

2.1 Đất ở 77.248,47 12,94

2.2 Đất chuyên dùng 8.308,05 1,39

2.3 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 29.234,42 4,89

3 Đất chưa sử dụng 20.953,49 3,51

Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 [51]

2.2.1. Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp có 460.950,42 ha, chiếm 77,25% tổng diện tích tự nhiên toàn

tỉnh. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp được trình bày trong bảng 2.7.

Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp có tỷ trọng lớn nhất,

chiếm 72,13% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Các huyện có diện tích đất sử dụng

cho mục đích lâm nghiệp chủ yếu như Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang,

Cẩm Xuyên, chiếm từ 52% đến 78% tổng diện tích đất tự nhiên của các huyện này.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 123.396,73 ha, chiếm 26,77% diện tích đất

nông nghiệp, chủ yếu tập trung ở các huyện trung du như Kỳ Anh, Hương Khê, Cẩm

Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ...

2.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 123.396,73 ha, chiếm 26,77% diện tích đất

nông nghiệp và 20,68% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

Page 89: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

75

- Đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác có 107.989,68 ha, tập trung chủ yếu ở

các huyện Kỳ Anh 18.908,62 ha (chiếm 17,53 diện tích đất trồng cây hàng năm toàn

tỉnh); Cẩm Xuyên 14.868,61 ha (chiếm 13,78%); Thạch Hà 13.974,43 ha (chiếm

12,95%); Can Lộc 10.534,91 ha (chiếm 10,57%); Đức Thọ 10.706,23 ha (chiếm

9,92%); Hương Sơn 9.318,83 ha (chiếm 8,64%); Hương Khê 8.562,86 ha (chiếm

7,93%);...

Đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác hiện nay có hệ số sử dụng thấp, nếu

được đầu tư thích đáng về thuỷ lợi và lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí

mùa vụ hợp lý thì có thể tăng diện tích gieo trồng thêm hàng chục ngàn ha, đây là

biện pháp ít tốn kém và có tính khả thi cao nhất để phát huy tiềm năng đất đai của

tỉnh.

+ Đất trồng lúa có 85.276,51 ha, chiếm 69,1% diện tích đất sản xuất nông

nghiệp của tỉnh; tập trung chủ yếu ở huyện Cẩm Xuyên 14,238,30 ha, Kỳ Anh

11.305,80 ha; Thạch Hà 12.765,80 ha; Can Lộc 10.534,91 ha; Đức Thọ 8.418,24 ha...

+ Đất trồng cây hàng năm khác có 22.713,17 ha, chiếm 18,4% diện tích đất sản

xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở huyện Kỳ Anh 7.602,81 ha; Hương Khê

2.361,68 ha; Hương Sơn 3.043,93 ha; Nghi Xuân 2.386,67 ha; Đức Thọ 2.287,99 ha...

- Đất trồng cây lâu năm có 15.407,05 ha, chiếm 12,48% diện tích đất sản xuất

nông nghiệp; tập trung chủ yếu ở huyện Hương Khê 10.108,79 ha; Kỳ Anh 2.891,22

ha; Vũ Quang 733,74 ha; Thạch Hà 530,34 ha...

2.2.1.2. Đất rừng sản xuất có 149.431,56 ha, chiếm 32,41% diện tích đất nông nghiệp

(25,04% tổng diện tích tự nhiên; tập trung chủ yếu ở các huyện Hương Sơn 45.343,68

ha; Hương Khê 39.364,67 ha; Kỳ Anh 29.905,70 ha; Vũ Quang 11.642,33 ha; Cẩm

Xuyên 7.978,02 ha...

2.2.1.3. Đất rừng phòng hộ có 108.985,31 ha, chiếm 23,64% diện tích đất nông

nghiệp (18,26% tổng diện tích tự nhiên); tập trung chủ yếu ở huyện Hương Sơn

30.775,51 ha; Hương Khê 31.185,04 ha; Cẩm Xuyên 13.934,79 ha; Kỳ Anh

17.267,84 ha...

2.2.1.4. Đất rừng đặc dụng có 74.093,15 ha, chiếm 16,07% diện tích đất nông nghiệp

(12,41% diện tích tự nhiên); tập trung ở các huyện: Vũ Quang 31.934,82 ha; Hương

Page 90: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

76

Khê 17.504,00 ha; Cẩm Xuyên 11.2 ha.

2.2.1.5. Đất nuôi trồng thuỷ sản có 4.372,07 ha, chiếm 0,94% diện tích đất nông

nghiệp, tập trung chủ yếu ở huyện Nghi Xuân 1.008,43 ha; Kỳ Anh 1.352,07 ha; Thạch

Hà 792,87 ha; TP Hà Tĩnh 406,48 ha, Cẩm Xuyên 326,22 ha, Lộc Hà 329,60 ha...

2.2.1.6. Đất làm muối có ở Kỳ Anh 116,32 ha, chiếm 0.03% diện tích đất nông

nghiệp.

2.2.1.7. Các loại đất nông nghiệp khác có 555,28 ha, chiếm 0,12% diện tích đất nông

nghiệp; chủ yếu ở huyện Hương Khê có 325,91 ha; Can Lộc 56,15 ha; Hương Sơn

81,20 ha ...[51]. (Bảng 2.8)

Bảng 2.8. Đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh (ha)

Tên huyện Đất Nông nghiệp

Đất trồng lúa

Đất trồng cây hàng

năm

Đất trồng cây lâu

năm

Đất rừng sản xuất

Đất rừng phòng hộ

Đất rừng đặc dụng

Đất nuôi trồng

thủy sản

Đất làm

muối

Đất nông

nghiệp khác

Can Lộc 30084,19 10534,91 867,11 228,49 3640,36 3161,45 114,82 56,15

Cẩm Xuyên 63827,55 14238,30 630,31 364,12 7978,02 13934,79 11214,17 326,22

Đức Thọ 20170,16 8418,24 2287,99 204,45 3415,95 133,82 35,72 10,26

Hương Khê 125566,64 6201,18 2361,68 10108,79 39364,67 31185,04 17504,00 325,91

Hương Sơn 109347,81 6274,91 3043,93 223,99 45434,68 30775,51 9293,44 81,20

Kỳ Anh 103642,53 11305,80 7602,81 2891,22 29905,70 17267,84 4146,72 1372,22 96,18 27,30

Lộc Hà 11629,93 4528,66 1017,88 0,01 682,34 1245,07 317,58 12,02

Nghi Xuân 22004,97 4360,07 2386,67 1438,31 3273,04 1008,43 35,98

Thạch Hà 35175,42 12765,80 1208,63 530,34 5221,12 2975,25 784,74 8,13 18,47

Vũ Quang 63572,42 1581,01 1202,98 733,74 11642,33 4465,99 31934,82

TP Hà Tĩnh 5629,88 2439,51 29,11 406,48

TX Hồng Lĩnh

6043,35 2487,64 74,04 121,92 708,10 567,54 5,87

Tổng 460590,42 85276,51 22713,17 15407,05 149431,56 108985,31 74093,15 4372,07 116,32 555,28

Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 [51]

2.2.2. Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp toàn tỉnh năm 2015 có 114.790,94 ha, chiếm 19,24% tổng

diện tích tự nhiên, tập trung nhiều nhất ở các huyện Kỳ Anh 21.915,20 ha, Hương

Khê 14.551,21 ha, Cẩm Xuyên 13.546,79 ha, Hương Sơn 13.363,47 ha, Thạch Hà

10.062,72 ha, Vũ Quang 10.316,13 ha, Can Lộc 11.128,87 ha. (Bảng 2.9)

2.2.2.1. Đất ở chiếm diện tích lớn nhất 77.248,46 ha, chiếm 67% diện tích đất phi

nông nghiệp. Đất ở phân bố không đều giữa các địa phương, giữa đồng bằng và thành

Page 91: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

77

thị, chiếm diện tích nhiều nhất tại các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm

Xuyên, Can Lộc...

Đối với đất ở : Hiện nay vẫn còn tình trạng xâm cư gây lãng phí đất, cần được

bố trí hợp lý hơn như việc xen ghép thêm dân cư vào các khu vực dân cư hiện có để

giảm bớt diện tích dân cư lấn chiếm sang đất sản xuất...

2.2.2.2. Đất chuyên dùng: có 8.308,05 ha chiếm 7,23% diện tích đất phi nông nghiệp,

trong đó chiếm nhiều nhất là đất có mục đích công cộng.

Đối với đất chuyên dùng: hiện nay một số loại hình như đất xây dựng, thuỷ lợi

hiệu quả sử dụng chưa cao, nếu được điều chỉnh, đầu tư hợp lý việc sử dụng đất sẽ

tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

Bảng 2.9. Đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015

tỉnh Hà Tĩnh (ha)

TT Tên huyện Đất phi nông nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất ở Đất sông suối và MNCD

1 Huyện Can Lộc 11128,87 653,42 8755,28 1720,17

2 Huyện Cẩm Xuyên 13546,79 524,74 8317,31 4704,74

3 Huyện Đức Thọ 5528,11 149,55 3949,56 1429,00

4 Huyện Hương Khê 14551,21 380,52 11949,99 2220,70

5 Huyện Hương Sơn 13363,47 413,25 10853,23 2097,00

6 Huyện Kỳ Anh 21915,20 3750,67 12428,96 5735,58

7 Huyện Lộc Hà 3231,77 216,58 2070,79 944,40

8 Huyện Nghi Xuân 7172,71 458,58 4968,38 1745,75

9 Huyện Thạch Hà 10062,72 1137,42 6836,32 2088,97

10 Huyện Vũ Quang 10316,13 93,22 4354,44 5868,47

11 Thành phố Hà Tĩnh 2754,69 279,97 1999,56 475,16

12 Thị xã Hồng Lĩnh 1359,73 250,15 905,09 204,49 Tổng 114.790,93 8.308,06 77.248,46 29.234,42

Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 [51]

2.2.2.3. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có 29.234,42 ha, chiếm 25,46% đất

phi nông nghiệp và 4,9% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Cẩm

Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang, Thạch Hà...

2.2.3. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng là 20.953,49 ha, chiếm 3,51% tổng diện tích đất tự

nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ

Quang, Cẩm Xuyên... Đất chưa sử dụng đang có xu hướng giảm theo thời gian do

được khai thác vào sử dụng, trong đó:

Page 92: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

78

Đất bằng chưa sử dụng: 10.959,46 ha, chiếm 52,30% diện tích đất chưa sử dụng

trên toàn tỉnh, phân bố phần lớn ở vùng đồng bằng ven sông ven biển là vùng có mật

độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng tương đối khá, nhưng do một số đặc điểm hạn chế như bị

nhiễm mặn, phèn, ngập lụt vào mùa mưa, phân bố không tập trung, diện tích manh

mún nên khả năng sử dụng bị hạn chế.

Đất đồi núi chưa sử dụng có 9.855,87 ha, chiếm 47,04% diện tích đất chưa sử

dụng, tập trung nhiều tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh, Vũ Quang...,

đây là một tiềm năng đáng kể của tỉnh để phát triển kinh tế trong những năm tới.

Trong loại đất này phần lớn là đất đỏ vàng trên đá phiến sét và có độ dốc lớn trên 25o

là chủ đạo, diện tích đất trống có độ dốc dưới 25o, có tầng dày trên 50 cm để phát

triển nông nghiệp và nông lâm kết hợp không đáng kể. Diện tích đồi núi chưa sử dụng

còn lại có độ dốc trên 25o, tầng dày mỏng chỉ thích hợp với phát triển lâm nghiệp

trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.

- Núi đá không có rừng cây: 138,16 ha, chiếm 0,66% diện tích đất chưa sử dụng,

chủ yếu ở huyện Cẩm Xuyên [51].

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện trực quan trên các bản đồ

Hiện trạng sử dụng đất các năm 2005 và 2015 (Bản đồ 2.5; 2.6).

2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015

Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh được xem xét phân tích cho giai

đoạn 2005 – 2015 trên cơ sở sử dụng số liệu từ Báo cáo kết quả kiểm kê tình hình sử

dụng đất các năm 2005, 2010 và 2015, cùng các bản đồ Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà

Tĩnh tỉ lệ 1:100.000 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh công bố.

Theo số liệu thống kê, đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh có 460.950,42 ha, chiếm

77,25% diện tích đất tự nhiên với các nhóm loại hình sử dụng đất chính là: đất sản

xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông

nghiệp khác. Như vậy, có trên ¾ diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh được sử dụng

cho các hoạt động của ngành nông nghiệp với hàng chục loại hình sử dụng đất khác

nhau. Từ thực tế này, kết hợp với tình hình số liệu thống kê còn hạn chế đối với các

nhóm loại hình khác như đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng..., vì vậy NCS chỉ lựa

chọn đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2015 đối với 5 nhóm đất nông

nghiệp, bao gồm:

Page 93: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

79

1) Đất sản xuất nông nghiệp có 3 loại hình sử dụng đất chính là đất trồng lúa, đất

trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

2) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.

3) Đất nuôi trồng thủy sản

4) Đất làm muối

5) Đất nông nghiệp khác

Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh năm 2015 là 460.590,42 ha, giảm 4.298,19

ha so với năm 2005 (trong đó: đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.660,96 ha; đất lâm

nghiệp giảm 4.918,04 ha; đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.453,06 ha, đất làm muối

giảm 316,66 ha; đất nông nghiệp khác tăng 286,54 ha).

Page 94: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

80

Bảng 2.10. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 tỉnh Hà Tĩnh

Đơn vị tính: ha

TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG MÃ DIỆN TÍCH BIẾN ĐỘNG TĂNG (+), GIẢM (-)

Năm 2005 Năm 2010 Năm2015 2005-2010 2010-2015 2005-2015

Tổng diện tích tự nhiên 596.694,85 596.694,85 596.694,85 0 0 0

1 Đất nông nghiệp NNP 465.248,61 470.993,10 460.950,42 5744,49 -10.042,68 -4.298,19

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 125.057,69 111.941,60 123.396,73 -13116,09 11.455,13 -1.660,96

1.1.1 Đất trồng lúa LUC 92.393,31 76.269,40 85.142,51 -16123,91 8.872,75 -7.251,16

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 26.010,39 25.317,90 22.713,17 -692,49 -2.604,73 -3.297,22

1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.653,99 10.354,30 15.407,05 3700,31 5.052,75 8.753,06

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 336.570,19 354.853,70 332.510,02 18283,51 -23.201,55 -4.918,04

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 85.991,53 159.119,00 149.431,56 73127,47 -10.977,44 62.150,03

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 179.037,94 121.489,00 108.985,31 -57548,94 -12.071,56 -69.620,50

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 71.540,72 74.245,70 74.093,15 2704,98 -152,55 2.552,42

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2.919,01 3.714,17 4.372,07 795,16 657,9 1.453,06

1.4 Đất làm muối LMU 432,98 473,06 116,32 40,08 -356,74 -316,66

1.5 Đất nông nghiệp khác NNK 268,74 10,57 555,28 -258,17 544,71 286,54

Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh [37,39,51]

Page 95: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

81

Bảng 2.11. Bảng chu chuyển các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 (Đơn vị: ha)

Loại đất Năm 2005 1 - LUC 2 - HNK 3 - CLN 4 - RSX 5 - RPH 6 - RDD 7 - NTS 8 - LMU 9 - NKH 10 - OTC 11 -

CDG

12 -

SMN 13 - CSD

Cộng

giảm

BĐ tăng,

giảm

1 - LUC 92.393,31 75.905,85 5.326,55 435,09 2,76 993,11 9,26 58,67 3.166,39 3.410,13 1.918,34 1.167,16 16.487,46 -7.251,16

2 - HNK 26.010,39 4.982,25 8.808,37 974,5 2.201,49 286,87 18,31 92,49 155,06 5.025,05 799,15 1.516,96 1.149,89 17.202,02 -3.297,21

3 - CLN 6.653,99 85,3 191,79 3.448,45 1.143,97 216,14 44,52 1.166,46 122,39 234,97 3.205,54 8.753,05

4 - RSX 85.991,53 52,14 2.009,01 3.673,31 49.921,36 16.877,22 1.734,06 7,18 105,85 4.941,82 876,26 2.124,61 3.668,71 36.070,17 62.150,03

5 - RPH 179.037,94 7,68 1.277,99 3.790,80 70.035,77 76.529,16 12.333,35 153,03 42,67 3.050,22 1.488,98 3.429,83 6.898,47 102.508,79 -

69.620,50

6 - RDD 71.540,72 152,59 3.313,17 5.379,54 59.670,35 87,22 2.765,66 172,19 11.870,37 2.552,42

7 - NTS 2.919,01 491,05 87,42 48,67 51,38 1.379,59 3,55 253,44 55,4 289,98 258,53 1.539,42 1.453,08

8 - LMU 432,98 0,02 3,95 4,44 2,34 37,91 103,5 36,59 12,84 5,7 225,69 329,48 -316,67

9 - NKH 268,74 64,78 44,52 113,1 0,62 45,72 268,74 286,54

10 - OTC 66.952,28 3.045,73 1.217,86 3.805,92 554,62 1,98 246,64 62,26 54.024,17 999,6 1.721,15 1.272,35 12.928,11 10.296,18

11 - CDG 3.682,72 626,04 221 176,84 508,33 134,57 95,41 625,4 794,38 59,53 441,23 2.888,35 4.625,33

12 - SMN 23.146,17 2017,8 785,34 90,1 1.081,36 976,81 40,95 1.201,35 13,37 2.188,38 231,17 13.911,48 608,07 9.234,70 6.088,25

13 - CSD 37.665,07 974,02 891,25 1.402,98 15.961,22 8408,8 286,38 165,38 72,88 2.683,32 640,15 1368,18 4.810,50 32.854,56 -

16.711,58

Cộng tăng 9.236,30 13.904,81 11.958,59 98.220,20 32.888,29 14.415,03 2.992,50 12,81 555,28 23.224,29 8.513,68 15.322,95 16.142,98 247.387,71

Năm 2015 596.694,85 85.142,15 22.713,17 15.407,05 149.431,56 108.985,31 74.093,15 4.372,07 116,32 555,28 77.248,47 8.308,05 29.234,42 20.953,49

(1 - Đất lúa, 2 - Cây hàng năm khác, 3 - Cây lâu năm, 4 - Rừng sản xuất, 5 - Rừng phòng hộ, 6 - Rừng đặc dụng, 7 - Nuôi trồng thủy sản,

8 - Đất muối, 9 - Đất nông nghiệp khác, 10 - Đất ở, 11 - Đất chuyên dùng, 12 - Sông suối và mặt nước chuyên dùng, 13 - Đất chưa sử dụng)

Page 96: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

82

Từ dữ liệu bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2015, bằng phương pháp

chồng xếp bản đồ trong phần mềm GIS, Ar GIS, NCS đã xây dựng bản đồ Biến động sử

dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2015 và lập bảng chu chuyển các loại hình sử dụng

đất (Bảng 2.10, 2.11; Hình 2.2).

Hình 2.2. Biểu đồ biến động tăng, giảm các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

giai đoạn 2005 - 2015

2.3.1. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 có diện tích 123.396,73 ha,

giảm 1.660,96 ha so với năm 2005. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm trên cả đất

lúa, đất trồng cây hàng năm khác và tăng trên diện tích đất trồng cây lâu năm. Đất sản

xuất nông nghiệp giảm do chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng, đất rừng sản xuất và đất

chưa sử dụng (bảng 2.11).

2.3.1.1. Biến động đất trồng lúa

a) Biến động diện tích

Năm 2015 diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh có 85.142,51 ha, tập trung chủ yếu ở

khu vực đồng bằng và vùng trung du tại các huyện Cẩm Xuyên (14.238,30 ha), Thạch

Hà (12.765,80), Kỳ Anh (11.305,80 ha), Can Lộc (10.534,91 ha), Đức Thọ (8.418,24

ha)... các đơn vị hành chính còn lại đều có diện tích đất trồng lúa, thấp nhất là huyện

miền núi Vũ Quang chỉ có 1.581,01 ha. Về tổng thể diện tích đất lúa giảm 7.251,16 ha

so với năm 2005, tình hình biến động tăng, giảm cụ thể như sau:

Page 97: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

83

- Diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn tăng 9.236,30 ha, do được chuyển từ

đất trồng cây hàng năm khác sang 4.982,25 ha; chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang

85,3 ha; từ đất rừng sang 59,82 ha; từ đất nuôi trồng thủy sản sang 491,05 ha; từ đất

chuyên dùng sang 626,04 ha; từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng sang

2.017,80 ha; từ đất làm muối sang 0,02 ha; từ đất bằng chưa sử dụng 974,02 ha.

- Diện tích đất lúa giảm 16.487,46 ha, do chuyển sang đất trồng cây hàng năm

khác 5.326,55 ha; chuyển sang đất trồng cây lâu năm 435,09 ha; chuyển sang đất

rừng sản xuất 2,76 ha; chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 993,11 ha; chuyển

3.166,39 ha sang đất ở; chuyển 3.410,13 ha sang đất chuyên dùng; chuyển 1.918,34

ha sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; và có 1.167,16 ha chuyển sang đất

hoang hóa (thuộc nhóm đất chưa sử dụng).

Để thể hiện sự biến động diện tích đất trồng lúa theo quy mô không gian trên

lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh, NCS đã thành lập bản đồ biến động đất trồng lúa tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2005 – 2015. Từ bản đồ này có thể xác định một cách trực quan vị trí, địa

điểm và diện tích đất trồng lúa được chuyển sang các mục đích sử dụng khác, cũng

như các loại hình sử dụng đất khác chuyển sang đất trồng lúa (Bản đồ 2.7).

b) Nguyên nhân gây biến động

- Từ loại hình sử dụng đất khác chuyển chuyển sang đất lúa một phần do được

cải tạo từ đất hoang hóa chưa sử dụng và ngọt hóa đất nhiễm phèn, nhiễm mặn vùng

cửa sông ven biển (như quá trình ngọt hóa sông Nghèn). Một phần diện tích được

chuyển qua trên đất cây hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt ngập úng.

Một số diện tích được chuyển qua từ đất công cộng trong quá trình chuyển đổi ruộng

đất nông nghiệp (đất giao thông nội đồng, đất thủy lợi).

- Đất lúa chuyển sang loại hình sử dụng đất khác chủ yếu do bị trưng dụng vào

đất ở, đất cho phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại; phát triển đồng bộ

kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể

thao...). Điều này đã phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Hà Tĩnh trong thời gian qua.

Một phần đất lúa do ảnh hưởng của hạn hán thường xuyên thiếu nước được

chuyển sang cây trồng hàng năm phù hợp hơn với điều kiện đất đai như khoai lang,

ngô, rau, đậu tương, lạc, vừng...; một số diện tích đất lúa tại các vùng ruộng cao do

Page 98: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

84

khô hạn được chuyển sang cây lâu năm; một số diện tích chuyển sang đất mặt nước

chuyên dùng, đất hoang hóa do thường chịu rủi ro thiên tai.

2.3.1.2. Biến động đất trồng cây hàng năm khác

a) Biến động diện tích

Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm năm 2015 là 22.713,17 ha, giảm 3.297,22

ha so với năm 2005, tình hình biến động tăng, giảm như sau:

- Diện tích đất cây hàng năm trong giai đoạn tăng 13.904,81 ha, trong đó có

5.326,55 ha được chuyển sang từ đất trồng lúa; có 191,79 ha chuyển sang từ đất trồng

cây lâu năm (chủ yếu chuyển từ đất trồng cây ăn quả có chất lượng thấp như cây cam,

quýt, bưởi...); từ đất rừng chuyển sang 3.287,00 ha (chủ yếu từ đất rừng sản xuất); từ

đất ở chuyển sang 3.045 ha; từ đất chuyên dùng chuyển sang 221,00 ha; từ đất sông

suối và mặt nước chuyên dùng chuyển sang 785,34 ha và từ đất chưa sử dụng sang

891,25 ha.

- Diện tích đất cây hàng năm giảm 17.202,03 ha, do chuyển qua đất trồng lúa

4.982,25 ha; do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 974,50 ha; sang đất rừng 2.506,67

ha, (trong đó chủ yếu chuyển sang đất rừng sản xuất); chuyển sang đất nuôi trồng

thủy sản 92,49 ha; chuyển sang đất nông nghiệp khác 155,06 ha; chuyển sang đất phi

nông nghiệp 7.341,17 ha (trong đó chủ yếu chuyển qua đất chuyên dùng và đất ở);

chuyển sang đất hoang hóa 1.149,89 ha.

Biến động diện tích đất trồng cây hàng năm được thể hiện trên bản đồ biến

động đất trồng cây hàng năm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 (Bản đồ 2.8)

b) Nguyên nhân gây biến động

- Loại hình sử dụng đất khác chuyển sang đất trồng cây hàng năm chủ yếu do

kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh, trong đó có một phần được chuyển

qua từ đất lúa vùng ruộng cao thiếu nước, năng suất thấp, chủ yếu được chuyển sang

trồng các loại rau, đậu, khoai lang... Loại đất này có mặt hầu hết tại các địa phương

của tỉnh Hà Tĩnh, hiện được trồng nhiều tại các vùng ven sông La, ven sông Ngàn

Sâu, Ngàn Phố.

Một phần diện tích đất trồng cây ăn quả xen canh trong vườn hộ hoặc đất rừng

sản xuất đã thu hoạch được chuyển đổi sang đất trồng cây hàng năm như sắn, vừng,

lạc... do hiệu quả kinh tế cao hơn.

Page 99: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

85

Một phần diện tích được chuyển sang từ đất ở nông thôn, do các địa phương

thực hiện việc rà soát, xác định lại diện tích đất ở, phần diện tích ngoài định mức đất

ở của các hộ được tính vào đất trồng cây hàng năm và lâu năm (đất vườn liền đất ở

theo Luật đất đai năm 2003).

Một số diện tích được cải tạo mở rộng từ đất hoang hóa vùng đồi núi hoặc từ

đất nhiễm mặn, nhiễm phèn và đất cát ven biển. Các loại đất này được cải tạo chủ yếu

nhằm mở rộng diện tích các loại rau, củ, quả trong vụ Đông và vụ Xuân như khoai

lang, ngô, cải, đậu đũa các loại, dưa chuột,... Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, trên địa

bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh rau, màu tập trung tại các huyện

Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ,... trong đó đáng chú ý là các dự án trồng

rau trên đất cát biển [40].

- Diện tích đất trồng cây hàng năm chuyển sang loại hình sử dụng đất khác

chủ yếu do chuyển qua đất phi nông nghiệp vì nhu cầu phát triển kinh tế xã hội như

trưng dụng vào đất ở; đất xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Thực tế cho thấy, trong những năm

qua đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác là hai loại đất bị trưng dụng nhiều nhất

cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp, đặc biệt là quá trình đô thị hóa vì phần

lớn loại đất này có địa hình bằng phẳng, vị trí thuận lợi...

Ngoài ra, còn có một số diện tích đất trồng cây hàng năm do thời gian gần đây

thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như lũ lụt, rét đậm rét hại, đi

kèm là dịch sâu bệnh làm giảm năng suất cây trồng phải chuyển qua trồng lúa.

Một số diện tích cây trồng hàng năm tại các vùng cao (chủ yếu cây công

nghiệp hàng năm) do khô hạn, đất bị thoái hóa phải chuyển qua đất trồng cây lâu năm

và đất rừng sản xuất.

2.3.1.3. Biến động đất trồng cây lâu năm

a) Biến động diện tích

Tổng diện tích đất trồng cây lâu năm 2015 của tỉnh là 15.407,10 ha, tăng 8.753,06

ha so với năm 2005 (chủ yếu tăng trong giai đoạn 2005 – 2010), trong đó:

- Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 11.958,59 ha do được chuyển qua từ đất

lúa 435,09 ha; chuyển qua từ đất trồng cây hàng năm 974,50 ha; từ đất rừng sang

7.616,70 ha; chuyển từ đất phi nông nghiệp sang 1.484,81 ha; chuyển từ đất chưa sử

Page 100: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

86

dụng sang 1.402,98 ha.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 3.205,54 ha, do chuyển sang đất rừng

1.360,11 ha (chủ yếu chuyển sang đất rừng sản xuất); chuyển sang đất phi nông

nghiệp 1.288,85 ha (trong đó, chuyển sang đất ở là 1.166,46 ha); chuyển sang đất

trồng cây hàng năm (ngô, lạc, sắn cao sản...) 277,09 ha...

Biến động diện tích đất trồng cây lâu năm được thể hiện trên Bản đồ biến động

đất trồng cây lâu năm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 (Bản đồ 2.9)

b) Nguyên nhân gây biến động

- Loại hình sử dụng đất khác chuyển sang đất trồng cây lâu năm chủ yếu do

đất rừng chuyển qua. Giai đoạn này tỉnh có chính sách giao đất giao rừng cho các hộ

gia đình và khuyến khích mô hình kinh tế trang trại, đảm bảo chuyển dịch mạnh cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm

của tỉnh tập trung vào một số nhóm cây trồng chính là nhóm cây công nghiệp dài

ngày (như cao su, chè...), tập trung chủ yếu tại Hương Khê, Kỳ Anh, Hương Sơn và

Vũ Quang; nhóm cây ăn quả có múi như bưởi Phúc Trạch, cam bù, cam chanh; nhóm

cây gỗ nguyên liệu như cây keo, cây dó trầm và phi lao [38].

Tiềm năng mở rộng đất trồng cây lâu năm của tỉnh là rất lớn từ những khả năng

chuyển đổi đất rừng những nơi có độ dốc thấp sang trồng cây ăn quả, trồng dạng tập

trung hoặc theo mô hình nông lâm kết hợp; ngoài ra có một số diện tích được chuyển

qua từ đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, từ đất vườn tạp trong khu dân cư và

khai thác từ đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất trồng cây lâu năm chuyển sang loại hình sử dụng đất khác do nhu cầu

đất ở ngày càng tăng, đặc biệt đất ở nông thôn, việc chuyển đổi một phần diện tích

đất cây lâu năm qua đất ở nông thôn cũng là một xu thế tất yếu khi nhu cầu đất ở ngày

càng tăng. Bên cạnh đó các dự án hồ, đập chứa nước trên địa bàn tỉnh cũng làm mất

đi một diện tích không nhỏ loại đất này.

Ngoài ra, có một số diện tích đất trồng cây lâu năm trên đất feralit và đất xám

bạc màu vùng gò đồi bị thoái hóa được chuyển sang đất rừng sản xuất (gồm các loại

cây như keo, dó trầm, xoan...) chủ yếu ở các huyện như Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ

Anh... Một phần diện tích đất cây lâu năm bị thoái hóa mạnh nhưng chưa có chủ

trương đầu tư, cải tạo để chuyển đổi mục đích nên bị người dân bỏ hoang...

Page 101: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

87

2.3.2. Biến động đất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất có rừng năm 2005 của tỉnh là 336.570,19 ha, trong đó có

85.991,53 ha đất rừng sản xuất; 179.037,94 ha đất rừng phòng hộ và 71.540,72 ha

rừng đặc dụng. Vào năm 2015 tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 332.510,02

ha, giảm 4.981,04 ha so với năm 2005; trong đó, đất rừng sản xuất và rừng đặc dụng

tăng, đất rừng phòng hộ giảm.

2.3.2.1. Biến động diện tích đất rừng sản xuất

a) Biến động diện tích

Đất rừng sản xuất toàn tỉnh năm 2015 có 149.431,56 ha, chiếm 44,94% tổng

diện tích rừng. So với năm 2005, diện tích đất rừng sản xuất tăng 62.150,03 ha, bình

quân tăng 6.354 ha/năm. Tình hình biến động tăng giảm như sau:

- Đất rừng sản xuất tăng trong giai đoạn là 98.220,20 ha, do được chuyển từ

đất rừng phòng hộ sang 70.035,77; chuyển từ đất rừng đặc dụng sang 3.313,17 ha; từ

đất phi nông nghiệp sang 5.395,61 ha; từ đất trồng cây hàng năm khác sang 2.201,49

ha; từ đất trồng cây lâu năm 1.143,97 ha, từ đất trồng lúa 2,76 ha và từ đất chưa sử

dụng sang 15.961,22 ha.

- Đất rừng sản xuất giảm trong kỳ là 36.070,17 ha. Đất rừng sản xuất giảm do

chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 2.009,01 ha; chuyển sang đất cây lâu năm

3.637,31 ha; chuyển sang đất rừng phòng hộ 16.877,22 ha; chuyển sang đất phi nông

nghiệp 7.942,69 ha (trong đó có 4.941,82 ha chuyển sang đất ở; 2.124,61 ha chuyển

sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; 876,26 ha chuyển sang đất chuyên

dùng); chuyển sang đất hoang hóa không được sử dụng 3.668,71 ha.

Biến động diện tích đất rừng sản xuất được thể hiện trên bản đồ biến động đất

rừng sản xuất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 (Bản đồ 2.10)

b) Nguyên nhân gây biến động

- Đất rừng sản xuất tăng do được chuyển qua từ đất rừng phòng hộ và rừng đặc

dụng, chủ yếu từ đất rừng tự nhiên nghèo kiệt. Những năm gần đây, do sức ép về nhu

cầu sử dụng đất ngày càng tăng nên nhân dân đã tự ý xâm hại, lấn chiếm rừng, đất

rừng để phát triển kinh tế. Chỉ riêng năm 2012 toàn tỉnh đã xảy ra 180 vụ xâm hại, lấn

chiếm rừng, đất rừng trái phép với diện tích 87 ha để trồng rừng, trồng cây nguyên

liệu làm thiệt hại đến tài nguyên rừng tự nhiên (chủ yếu tại huyện Kỳ Anh) [47].

Page 102: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

88

Một phần diện tích được chuyển sang từ đất sản xuất kinh doanh phi nông

nghiệp như đất khai thác khoáng sản hết hiệu lực cấp phép, đất từ các dự án treo...

được thu hồi chuyển sang trồng rừng phục hồi đất.

Từ đất lúa bị nhiễm mặn, thoái hóa do cát vùi tại vùng cửa sông ven biển được

chuyển sang trồng đất trồng các loại rừng tràm, rừng ngập mặn. Diện tích này tập

trung chủ yếu ở các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh...

Một phần diện tích được chuyển qua từ đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm

vùng ven biển bị thoái hóa, cát xâm lấn hoặc những vùng đồi núi có độ dốc lớn bị

thoái hóa do xói mòn, rửa trôi, chủ yếu được chuyển qua trồng keo, bạch đàn... tập

trung phần lớn ở các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và các huyện miền

núi như Hương Khê, Vũ Quang... Thời gian gần đây, nhiều chương trình, dự án trồng

rừng trên địa bàn tỉnh đã được triển khai trồng mới, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo

vệ rừng, đặc biệt là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và một số dự án trồng rừng kinh

tế như dự án trồng rừng nguyên liệu của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, dự án

trồng rừng nguyên liệu Hanviha…vv. Hàng năm trồng mới bình quân từ 7.000 –

8.000 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ hàng chục nghìn ha nhờ đó mà diện

tích rừng tăng nhanh, đặc biệt đã trồng thêm hơn 38.000 ha rừng sản xuất, đưa độ che

phủ rừng từ 47,7% năm 2006 lên 53,23% năm 2011, đã góp phần to lớn cho phòng

hộ, bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

- Đất rừng sản xuất giảm do chuyển đổi sang đất trồng cây hàng năm và cây

lâu năm theo các đề án phát triển đất nông nghiệp của tỉnh (trong đó có một phần diện

tích được chuyển qua trồng cao su tại Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh Can Lộc,

Thạch Hà giai đoạn 2005-2010); một phần đất rừng trồng được quy hoạch khoanh

nuôi để chuyển sang rừng phòng hộ tại các vị trí xung yếu ven biển hoặc rừng đầu

nguồn ở các vị trí thường xảy ra ra xói lở trong mùa mưa bão.

Do một phần diện tích được trưng dụng vào nhu cầu đất ở nông thôn, đất các

công trình hồ, đập chứa nước phục vụ thủy lợi, thủy điện, chuyển sang đất cho các

công trình xây dựng khu kinh tế (như KCN Đá Mồng, KCN Đại Kim, KCN Hà Tân

trong Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo; KCN Gia Lách; KCN Hạ Vàng; các KCN trong

khu kinh tế Vũng Áng)...

Page 103: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

89

2.3.2.2. Biến động đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng

a) Biến động diện tích

Vào năm 2015 rừng phòng hộ và rừng đặc dụng toàn tỉnh có 183.078,46 ha,

(chủ yếu là rừng tự nhiên). Trong đó, rừng giàu chiếm 9%, rừng trung bình chiếm

47,2%, còn lại là rừng nghèo và rừng nghèo kiệt.

So với năm 2005, diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của tỉnh năm

2015 giảm 67.068,08 ha.

Đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng giảm do có 1.277,99 ha đất rừng phòng

hộ chuyển qua đất trồng cây hàng năm khác, chủ yếu tại các huyện Kỳ Anh, Hương

Sơn, Thạch Hà, Cẩm Xuyên;

- Do chuyển qua đất trồng cây lâu năm 3.943,39 ha (chủ yếu Hương Khê, Kỳ

Anh, Vũ Quang, Thạch Hà); có 7,68 ha chuyển sang đất lúa (chủ yếu tại các huyện

Hương Sơn, Lộc Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên); do chuyển qua đất rừng sản xuất

73.348,94 ha; chuyển qua đất nuôi trồng thuỷ sản 153,03 ha; chuyển qua đất nông

nghiệp khác 42,67 ha;

- Do chuyển qua đất phi nông nghiệp 10.821,91 ha. Trong đó: chuyển sang đất

ở 3.137,44 ha; chuyển sang đất chuyên dùng 1.488,98 ha; chuyển sang đất sông suối

và mặt nước chuyên dùng 6.195,49 ha;

- Có 7.070,66 ha đất rừng phòng hộ và dặc dụng chuyển qua đất trống đồi trọc.

Biến động diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được thể hiện qua các

bản đồ biến động đất rừng phòng hộ và biến động đất rừng đặc dụng tỉnh Hà Tĩnh giai

đoạn 2005 – 2015 (Bản đồ 2.11; 2.12)

b) Nguyên nhân gây biến động

Trong thời gian qua, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên đã có một phần

diện tích rừng tự nhiên được chuyển đổi mục đích sang xây dựng các công trình thủy

điện, thủy lợi, quy hoạch các khu tái định cư, đường tuần tra biên giới… và chuyển

một số diện tích rừng nghèo được chuyển sang trồng cây cao su.

Việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện đã làm mất vĩnh viễn hàng trăm

héc ta rừng khiến nguy cơ lũ quét tăng lên rất cao. Các công trình thủy điện, thủy lợi

được xây dựng trong thời gian qua như thủy điện Hương Sơn, thủy lợi Ngàn Trươi -

Cẩm Trang, thủy điện Hố Hô (giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh), dự án hồ Rào Trổ

Page 104: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

90

ở huyện Hương Khê... đều thuộc vùng đệm vườn QG Vũ Quang. Những trận mưa lũ

xuất hiện thời gian gần đây với cường độ mạnh cùng với việc xả nước của các hồ, đập

đã phá hủy hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đô thị, đất đai, mùa màng và các điểm dân cư

nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, nạn khai thác gỗ và lâm sản trái phép thiếu kiểm soát cũng là nguyên

nhân làm cho hệ sinh thái rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất

lượng.

Đối với rừng ngập mặn: tổng diện tích rừng và đất chưa có rừng vùng ven biển

trên toàn tỉnh là 1.979,1 ha, trong đó rừng ngập mặn có 597,2 ha; rừng chắn gió, chắn

cát là 737,2 ha; đất chưa có rừng là 644,7 ha. Rừng ngập mặn của tỉnh có hầu hết các

huyện ven biển, tuy nhiên diện tích tập trung phần lớn ở các vùng cửa sông như Cửa

Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Tuy nhiên, gần đây dưới tác động của các hoạt

động kinh tế-xã hội, của xu thế BĐKH và các điều kiện thời tiết cực đoan, hệ sinh thái

rừng ngập mặn (RNM) ở Hà Tĩnh đang bị suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng.

Nhìn chung, rừng phòng hộ ven biển hiện nay chưa đáp ứng được tính năng

phòng hộ. Do đó, cần phải có chính sách ưu tiên phục hồi, mở rộng rừng chắn gió,

chắn cát cho rừng phòng hộ ven biển.

2.3.3. Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản

2.3.3.1. Biến động diện tích

Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2005 có 2.919,01 ha, đến

năm 2015 là 4.372,07 ha, tăng 1.453,08 ha.

Trong tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản hiện tại có 2.752,0 ha diện tích

nuôi mặn, lợ; 1.620,1 ha diện tích nuôi ngọt [24].

- Diện tích nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn tăng 2.992,50 ha, do được

chuyển qua từ đất sản xuất nông nghiệp 1.085,60 ha (trong đó có 993,11 ha từ đất lúa;

92,49 ha từ đất trồng cây hàng năm khác); do được chuyển sang từ đất rừng 160,21 ha

(trong đó có 152 ha rừng ngập mặn và phòng hộ vùng cửa sông ven biển; 37,91 ha từ

đất làm muối có năng suất thấp; 1.543,40 ha từ đất phi nông nghiệp và được khai thác

từ đất chưa sử dụng 165,38 ha).

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm trong kỳ là 1.539,42 ha. Trong đó,

giảm do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp 578,47 ha; do chuyển sang đất làm

Page 105: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

91

muối 3,55 ha; chuyển sang đất phi nông nghiệp 598,81 ha; chuyển sang trống hoang

hóa 258,53 ha.

Việc chuyển đổi từ các loại đất khác, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp sang

đất nuôi trồng thủy sản theo các mô hình, dự án nuôi trồng tập trung ở Hà Tĩnh tương

đối phát triển trong 5 năm trở lại đây.

Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 –

2015 được thể hiện cụ thể trên Bản đồ 2.13.

2.3.3.2. Nguyên nhân gây biến động

- Từ loại hình sử dụng đất khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản do một

phần đất trồng lúa tại những vùng ruộng trũng thường xuyên ngập lụt hoặc nhiễm

mặn năng suất thấp đã được người dân chuyển sang các mô hình nuôi trồng thuỷ sản

thâm canh.

Một phần đất muối thường xuyên chịu ảnh hưởng của ngập lụt, sản xuất muối

không ổn định được chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.

Ngoài ra, có một số diện tích đất chưa sử dụng thời gian qua đã được cải tạo,

đưa vào nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nhiều trang trại đã ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào việc nuôi trồng như: nuôi tôm trong ao đất lót bạt, nuôi theo quy trình an

toàn sinh học, nuôi cá mú bằng lồng trong các ao đầm trên cát ven biển… Hình thức

nuôi đa dạng hóa (tôm-cua, tôm-cá), nuôi sinh thái đạt hiệu quả bền vững và góp

phần cải thiện môi trường. Đa dạng hoá hình thức và đối tượng nuôi tạo nên sự thay

đổi trong cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng cho ngành thủy sản [24].

- Từ đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang loại hình sử dung đất khác chủ yếu

chuyển sang từ diện tích nuôi trồng nước ngọt, bình quân giảm 50,25 ha/năm (riêng

giai đoạn 2008 – 2013).

Một trong những nguyên nhân làm suy giảm diện tích nuôi trồng thủy sản nước

ngọt là do nước biển dâng khiến xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền làm thay đổi môi

trường sống của thủy sản (như thay đổi chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh), dẫn

đến thay đổi phân bố, cấu trúc và thành phần thủy sản. Nước biển dâng còn gây ra

hiện tượng ngập tại một số vùng ven biển. Hiện tượng ngập do nước biển dâng có thể

làm chết các thủy sản nước ngọt, nước lợ khi độ muối tăng lên quá cao, gây thiệt hại

cho ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Page 106: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

92

Ngoài ra, lũ lụt, giông, bão còn có thể tàn phá hệ thống đê bao của các ao nuôi,

lồng bè trên biển, đồng thời còn làm giảm độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa

sông, đầm, phá ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong. Đồng

thời, do diện tích rừng ngập mặn giảm cũng làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

2.3.4. Biến động đất làm muối

2.3.4.1. Biến động diện tích

Diện tích đất làm muối của tỉnh đến năm 2015 còn 116,32 ha, giảm 316,66 ha so

với năm 2005. Trong tổng số diện tích 116,32 ha đất làm muối của tỉnh hiện chỉ còn

khoảng một nửa số đó đang sản xuất. Một số xã như Thạch Bàn (huyện Thạch Hà), Hộ

Độ (huyện Lộc Hà)... thời gian qua có diện tích đồng muối bỏ hoang nhiều nhất.

Đất làm muối giảm do: chuyển sang đất phi nông nghiệp 55,12 ha (đất ở và đất

công cộng); do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 37,71 ha; bỏ hoang 225,69 ha.

2.3.4.2. Nguyên nhân gây biến động

Đất làm muối biến động giảm trong thời gian qua chủ yếu do chuyển sang đất

xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Ngoài ra, một

phần diện tích được chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, đất hoang hóa những vùng

thường xuyên chịu ngập lụt.

Nghề muối ở Miền Bắc nói chung, Hà Tĩnh nói riêng hết sức bấp bênh do

những biến động không thuận lợi. Từ năm 2009 giá muối rớt xuống rất thấp, diện tích

đồng muối liên tục suy giảm. Bên cạnh đó, khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng nhiều đến

nghề làm muối. Đặc biệt những năm gần đây tình hình thời tiết thay đổi thất thường,

nhiều mưa bão, lũ lụt đã gây khó khăn cho sản xuất muối của diêm dân cũng như việc

thu mua muối của Tổng công ty muối Việt Nam.

Thời gian gần đây số nơi đã mạnh dạn chuyển từ đất muối sang đất nuôi trồng

thủy sản (chủ yếu nuôi tôm). Trên thực tế, đến năm 2011 đã có 80 ha đất làm muối

kém hiệu quả ở xã Hộ Độ và Mai Phụ (Thạch Hà) đang trong lộ trình chuyển sang dự

án nuôi tôm, hiện nay mô hình này đang được nhân rộng nhiều nơi trên toàn tỉnh [44].

2.3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp khác

Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2005 có 268,733 ha; đến năm 2015 có

555,28 ha, tăng 286,54 ha so với năm 2005.

Đất nông nghiệp khác tăng trong giai đoạn do được chuyển từ đất sản xuất

Page 107: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

93

nông nghiệp sang 109,337 ha; chuyển từ đất ở sang 72,88 ha; từ đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng sang 72,26 ha và từ đất chưa sử dụng sang 27,15 ha.

Đất nông nghiệp khác của Hà Tĩnh chủ yếu được sử dụng vào phát triển các

trang trại chăn nuôi tập trung, một phần diện tích tăng trong thời gian qua do việc xác

định lại diện tích theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính tỉnh.

Tiểu kết chương 2

1) Trong giai đoạn 2005-2015, đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh đã có nhiều biến động. Sự

biến động này được thể hiện bằng kết quả biến động (tăng/giảm) diện tích các loại

hình sử dụng đất nông nghiệp như: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất

trồng cây lâu năm, đất rừng và đất nuôi trồng thủy sản.

2) Nguyên nhân chính gây biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà

Tĩnh trong giai đoạn 2005-2015 là do gia tăng dân số; do đã điều chỉnh các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội; do điều chỉnh các cơ chế, chính sách phát triển của nhà

nước cũng như của các địa phương tỉnh Hà Tĩnh và một phần do tác động trực tiếp và

gián tiếp của điều kiện tự nhiên.

Page 108: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

94

Chương 3

BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1. Biến đổi khí hậu giai đoạn 1980-2015

3.1.1.1. Nguồn số liệu

Để phân tích xu thế biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015,

NCS đã sử dụng số liệu các đặc trưng khí hậu và số liệu về hiện tượng khí hậu cực

đoan của 04 trạm khí tượng và 13 trạm đo mưa với độ dài chuỗi số liệu từ 1980-2015

(36 năm). Vị trí các trạm khí tượng được trình bày trong bảng 3.1.

Số liệu về nhiệt độ không khí, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan

giai đoạn 1980-2015 của 04 trạm khí tượng và 13 trạm đo mưa do Đài Khí tượng –

Thủy văn Bắc Trung Bộ và phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý cung cấp.

Bảng 3.1. Vị trí các trạm tại tỉnh Hà Tĩnh

TT Trạm khí

tượng Kinh độ Vĩ độ TT Trạm đo mưa Kinh độ Vĩ độ

1 Kim Cương 105°16’ 18°27’ 5 Bầu Nước 106°08 18°09

2 Hương Khê 105°42’ 18°11’ 6 Cẩm Nhượng 106°06 18°15

3 Hà Tĩnh 105°54’ 18°21’ 7 Cẩm Xuyên 106°01 18°14

4 Kỳ Anh 106°17’ 18°05’ 8 Chu Lễ 105°43 18°11

TT Trạm đo mưa Kinh độ Vĩ độ 9 Đại Lộc 105°47 18°27

1 Kim Cương 105°16’ 18°27’ 10 Hòa Duyệt 105°35 18°22

2 Hương Khê 105°42’ 18°11’ 11 Linh Cảm 105°33 18°32

3 Hà Tĩnh 105°54’ 18°21’ 12 Sơn Diệm 105°21 18°30

4 Kỳ Anh 106°17’ 18°05’ 13 Thạch Đồng 105°55 18°23

3.1.1.2. Biến đổi của các đặc trưng khí hậu tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015

a) Biến đổi của nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ không khí trung bình năm

Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm giai đoạn 1980-2015 tại tỉnh Hà

Tĩnh được trình bày trong bảng 3.2.

Page 109: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

95

Bảng 3.2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C)

TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 Kim Cương 17,7 18,7 21,1 24,8 27,6 29,3 29,3 28,4 26,5 24,1 21,3 18,1 23,9

2 Hương Khê 17,9 19,1 21,5 25,3 27,8 29,4 29,4 28,2 26,3 24,1 21,5 18,4 24,1

3 Hà Tĩnh 17,8 18,7 20,9 24,7 28,0 30,0 29,9 29,0 27,1 24,7 22,0 18,7 24,3

4 Kỳ Anh 18,0 19,0 21,2 24,9 28,0 30,0 30,1 29,1 27,0 24,8 22,1 18,9 24,4

Nguồn: [29,15]

- Nhiệt độ không khí trung bình tháng 1

Nhiệt độ không khí trung bình tháng 1 tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015 nhìn chung

có xu hướng giảm trên toàn tỉnh, trừ một số vùng núi như Hương Sơn, Vũ Quang.

Không khí lạnh có nhiều biểu hiện bất thường, mùa lạnh đến sớm hơn (cuối

tháng tháng 8 đã xuất hiện), số đợt nhiều hơn, cường độ không mạnh như nhiều năm

trước đây song lại có những năm xuất hiện rét đậm rét hại kéo dài mang tính lịch sử

như các năm 2009, 2010, 2011 (tháng 01/2009 tại Hương Khê, Hương Sơn nhiệt độ

không khí tối thấp trung bình tháng từ 13÷140C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đạt 70C).

Hình 3.1. Biến trình nhiều năm của nhiệt độ không khí trung bình tháng 1

tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015)

- Nhiệt độ không khí trung bình tháng 7

Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở Hà Tĩnh có xu thế tăng, là khu vực có nhiệt độ

cao trong vùng BTB và thường xuyên có gió Tây khô nóng hoạt động sẽ càng làm gia

tăng các hiện tượng cực đoan về nhiệt ở địa phương này.

Nhiệt độ trung bình tháng 6,7 thời gian gần đây hầu hết đều xấp xỉ trên dưới

Page 110: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

96

300C. Tháng 7/2006 nhiệt độ trung bình đạt 32,10C; tháng 5,6,7 năm 2010 số ngày có

nhiệt độ > 35oC đều vượt quá 15 ngày, riêng tháng 6 có đến 62-80 ngày, tất cả các địa

phương trên toàn tỉnh đều có nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối lên đến 41oC. So

với năm 2009 về trước số ngày nóng và tháng nóng năm 2010 đều tăng lên.

Hình 3.2. Biến trình nhiều năm của nhiệt độ không khí trung bình tháng 7

tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015)

- Biến đổi của nhiệt độ không khí theo thập niên trong giai đoạn 1980-2015

Bảng 3.3 trình bày kết quả biến thiên của nhiệt độ trong các thập niên so với

nhiệt độ trung bình nhiều năm giai đoạn 1980-2015.

Bảng 3.3. Biến thiên của nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1,

nhiệt độ trung bình tháng 7 trong các giai đoạn

Trạm Thập niên 1981-1990 Thập niên 1991-2000 Giai đoạn 2001-2015

Kim Cương 23,6 -0,35 -0,42 0,04 24,0 0,13 0,69 0,14 24,1 0,17 -0,21 -0,14

Hương Khê 23,9 -0,20 -0,30 -0,06 24,1 0,02 0,70 0,10 24,2 0,14 -0,30 -0,03

Hà Tĩnh 23,9 -0,33 -0,20 -0,09 24,2 -0,04 0,59 -0,12 24,6 0,28 -0,30 0,16

Kỳ Anh 24,2 -0,20 -0,17 0,12 24,5 0,03 0,56 -0,05 24,6 0,13 -0,30 -0,05

Nguồn: [29,15]

Số liệu bảng 3.3 cho thấy:

+ Thập niên 1981-1990:

Nhiệt độ trung bình năm có xu thế giảm so với trung bình thời kỳ 1980-2015 tại

hầu hết các trạm khí tượng nghiên cứu trong khoảng từ 0,20÷0,35 oC.

Nhiệt độ trung bình tháng 1 cũng có xu thế giảm so với TBNN ở hầu hết các

trạm khí tượng trong tỉnh với giá trị trong khoảng từ 0,17÷0,42oC.

NT NT IT VIIT NT NT IT VIIT NT NT IT VIIT

Page 111: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

97

Nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu thế tăng, giảm khác nhau giữa các trạm (Kỳ

Anh tăng, Hương Khê và Hà Tĩnh giảm).

+ Thập niên 1991-2000:

Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng so với TBNN ở hầu hết các trạm khí

tượng thuộc lãnh thổ nghiên cứu trong khoảng từ 0,02÷0,13ºC, trừ một số khu vực

đồng bằng ven biển.

Nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu thế tăng so với TBNN trên hầu hết các địa

phương với mức độ tương đối lớn 0,56÷0,7°C.

Nhiệt độ trung bình tháng 7 lại có xu thế tăng, giảm khác nhau giữa các địa

phương so với TBNN, nhưng mức độ giảm rõ rệt hơn mức độ tăng.

+ Giai đoạn 2001-2015:

Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn này có xu thế tăng so với TBNN trong

khoảng từ 0,13÷0,28ºC tại hầu hết các trạm BTB.

Nhiệt độ trung bình tháng 1 đều có xu thế giảm so với TBNN khoảng từ 0,30C

tại các trạm quan trắc.

Nhiệt độ trung bình tháng 7 tăng, giảm không đồng nhất trên toàn tỉnh.

Như vậy, xét trong khoảng thời gian từ 1980-2015, nhiệt độ trung bình năm ở

Hà Tĩnh có xu thế giảm vào thập niên đầu và tăng trong thời gian còn lại.

Xét về mức độ biến động (tăng, giảm) của nhiệt độ cho thấy sự biến động của

nhiệt độ trung bình tháng 1 lớn hơn so với nhiệt độ trung bình tháng 7.

b) Biến đổi của lượng mưa

- Biến đổi lượng mưa trung bình năm

Lượng mưa ở Hà Tĩnh khá lớn, trung bình năm từ 2000-3000mm, phân bố

không đều giữa các địa phương. Chế độ mưa diễn ra thất thường, có sự biến động lớn

cả không gian và thời gian xuất hiện.

Trong những tháng cao điểm của mùa mưa bão, lượng mưa thiếu hụt so với

trung bình nhiều năm rất nhiều, điển hình là các năm 1987, 1999, 2006, 2008, 2009

và 2014. Mùa mưa trong thập niên gần đây thường đến muộn và kết thúc sớm hơn

bình thường từ 15 ngày đến một tháng (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)

TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 Kim Cương 49,2 50,2 62,2 100 212,4 120,1 171,7 251,6 383,8 518,2 156,4 70,8 2146,6

Page 112: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

98

TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

2 Hương Khê 42,5 50,3 62,2 94,9 225,4 166,3 160 276,8 475,2 651,9 198,3 72,3 2476,1

3 Hà Tĩnh 94,7 58,8 62,4 75,2 157,5 155 103 234,7 499,3 800,5 291,7 154,5 2687,3

4 Kỳ Anh 106,4 66,8 61,2 64,9 160,9 123,4 88 239,1 534,1 794,3 392,7 211,3 2843,1

5 Bầu Nước 149,9 88,1 67,2 74,5 130,0 82,9 75,9 150,3 468,5 675,2 387,1 230,5 2580,1

6 Cẩm Nhượng 136,1 74,4 62,6 61,9 144,8 117,9 78,9 199,7 477,6 744,5 353,5 243,6 2695,3

7 Cẩm Xuyên 112,7 78,1 71,0 92,9 150,2 108,5 88,5 226,5 491,9 841,6 551,0 255,5 3068,5

8 Chu Lễ 42,8 42,9 56,1 101,2 205,2 131,7 123,2 271,9 445,0 634,8 206,0 75,9 2336,6

9 Đại Lộc 33.9 27.9 42.2 59.9 131.1 94.9 88.0 198.9 409.6 620.1 170.3 65.9 1942.7

10 Hòa Duyệt 56.8 50.5 60.4 86.6 201.6 129.5 137.0 266.2 411.9 644.4 191.8 87.4 2324.3

11 Linh Cảm 38.8 33.8 51.9 64.2 162.3 114.2 123.0 231.5 402.0 560.5 144.3 60.8 1987.2

12 Sơn Diệm 51.0 54.7 68.0 90.8 214.7 135.2 148.9 261.6 393.2 497.9 141.2 63.1 2120.3

13 Thạch Đồng 88.7 50.7 52.1 79.6 135.4 118.9 89.8 207.2 445.9 741.6 240.6 156.2 2406.7

Nguồn:[29,15]

- Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm theo thập niên

Bảng 3.5 trình bày các kết quả thống kê tổng lượng mưa theo các thập niên

( , , ) và độ lệch của các giá trị đó so

với trung bình nhiều năm (TBNN) của chuỗi 1980-2015 ( ).

Bảng 3.5. Biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong các giai đoạn

Nguồn: [29,15]

+ Thập niên 1981-1990:

Nhìn chung lượng mưa ở thập niên này có xu thế tăng so với TBNN của chuỗi

1980-2015 ( ).

+ Thập niên 1991-2000:

Ở thập niên này lượng mưa có xu thế tăng, giảm không đều giữa các địa

Trạm Thập niên 1981-1990

Thập niên 1991-2000

Giai đoạn 2001-2015

Kim Cương 2146,4 2391,5 245 1994,6 -151,9 2020,2 -126,2

Hương Khê 2477,5 2692,7 215,1 2218,3 -259,2 2519,8 42,3

Hà Tĩnh 2687,1 2938,8 251,8 2606,0 -81,1 2544,2 -142,8

Kỳ Anh 2822,0 3009,2 187,2 2890,0 68 2625,7 -196,3

Page 113: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

99

phương trong tỉnh. Ở Hương Khê, Hà Tĩnh mưa có xu thế giảm, riêng ở Kỳ Anh mưa

lại có xu thế tăng so với TBNN.

+ Giai đoạn 2001-2015:

Lượng mưa trong thập niên này cũng có sự tăng giảm đan xen giữa các địa

phương. Lượng mưa tăng ở Hương Khê nhưng lại giảm ở Hà Tĩnh và Kỳ Anh.

Tóm lại, xét sự thay đổi của lượng mưa trung bình qua các giai đoạn cho thấy:

lượng mưa ở thập niên đầu có xu thế tăng, ở thập niên thứ 2 lượng mưa có xu thế

giảm, ở cả 2 thập niên này lượng mưa có sự tăng, giảm xen kẽ giữa các địa phương

trong toàn tỉnh.

- Biến đổi về mùa mưa

Lượng mưa ở Hà Tĩnh phân bố không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm, khô hạn

nhất là tháng 1-2. Ngược lại mùa mưa (từ tháng 5-10) tập trung tới 80-85% lượng mưa

cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8-10 có 15-19 ngày mưa/tháng. Ngoài ra trong mùa

này thường có dông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt.

Mùa mưa biến đổi mạnh mẽ từ năm này qua năm khác về thời gian bắt đầu,

cao điểm cũng như về thời gian kết thúc. Nói chung, mùa mưa có thể dao động trong

phạm vi 3-4 tháng hoặc hơn nữa, tuỳ thuộc vào biến trình mưa của từng vùng [45].

Tháng bắt đầu, kết thúc và cao điểm của mùa mưa được xác định theo lượng mưa

trung bình, cũng là tháng có tần suất bắt đầu, kết thúc và cao điểm mùa mưa cao nhất.

+ Biến đổi thời điểm bắt đầu mùa mưa

Bảng 3.6. Tần suất bắt đầu mùa mưa

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Kim Cương 2,9 35,3 26,5 2,9 11,8 11,8 8,8

Hương Khê 5,9 23,5 38,2 8,8 11,8 8,8 2,9

Hà Tĩnh 2,9 11,8 26,5 5,9 11,8 20,6 17,6 2,9

Kỳ Anh 2,9 11,8 17,6 11,8 14,7 20,6 20,6

Nguồn: [29,15]

Bảng 3.6 trình bày kết quả thống kê tần suất bắt đầu của mùa mưa ở vùng

nghiên cứu. Mùa mưa ở Hà Tĩnh bắt đầu sớm nhất vào khoảng tháng 3, tháng 4.

Trong mùa mưa có một thời kỳ khi gió mùa Tây Nam phát triển mạnh, ổn định, hiệu

ứng “phơn” phát huy hết tác dụng, hậu quả là mùa mưa bị gián đoạn (thể hiện rõ nhất

Page 114: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

100

là ở vùng đồng bằng ven biển) vào khoảng tháng 6.

+ Biến đổi cao điểm của mùa mưa

Tháng có tần suất cao điểm của mùa mưa thường rơi vào tháng 9, 10.

Bảng 3.7. Tần suất cao điểm của mùa mưa

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Kim Cương 2,9 2,9 5,9 44,1 44,1

Hương Khê 2,9 5,9 23,5 64,7 2,9

Hà Tĩnh 2,9 0,0 5,9 35,3 50,0 5,9

Kỳ Anh 2,9 26,5 52,9 14,7 2,9

Nguồn: [29,15]

- Biến đổi thời điểm kết thúc mùa mưa

Tần suất kết thúc mùa mưa ở Hà Tĩnh rơi vào tháng 11 hoặc tháng 12.

Bảng 3.8. Tần suất kết thúc mùa mưa

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Kim Cương 2,9 5,9 38,2 44,1 8,8

Hương Khê 26,5 55,9 17,6

Hà Tĩnh 17,6 29,4 52,9

Kỳ Anh 8,8 17,6 73,5

Nguồn: [29,15]

c) Biến đổi các yếu tố khí hậu cực đoan và thiên tai

- Biến đổi số ngày nắng nóng

Số ngày nắng nóng tăng lên ở nhiều nơi trong các thập niên gần đây phù hợp

với xu thế tăng nhiệt độ. Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt

nhiều hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp hơn, số ngày nắng nóng gay gắt nhiều

hơn. Những đợt nắng nóng kéo dài nhất và số ngày nắng nóng nhiều nhất trong năm ở

các vùng hầu hết vào những năm có El Nino. Trái lại, những năm có số ngày nắng

nóng ít thường rơi vào những năm có La Nina hoặc không có hiện tượng ENSO. Năm

2007, nắng nóng xuất hiện ngay từ tháng 2; Tết Nguyên Đán (17/2/2007) nóng kỷ lục,

nhiều nơi có nhiệt độ trên 30oC; tháng 4/2007 đã xảy ra nhiều đợt nắng nóng diện

rộng, sớm hơn so với bình thường; năm 2008 trong mùa hè có đợt nắng nóng gay gắt

kéo dài gần 30 ngày với nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39-410C; năm 2009 có đến 50

ngày nắng nóng; năm 2010 xảy ra từ 55 đến 70 ngày trên toàn tỉnh; mùa hè năm 2010

nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối dao động từ 40-410C. Trong

Page 115: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

101

các tháng 6,7 năm 2010 tại Hương Khê số giờ nắng đo được 263-264 giờ/tháng. Cuối

tháng 11/2012 tại Hương Khê nhiệt độ vẫn đo được 35,10C; còn trong các tháng mùa

hè tại hầu hết các địa phương đều có nhiệt độ >390C. Tháng 5 năm 2014 hầu hết trên

toàn tỉnh gió khô nóng đều xảy ra từ 15-20 ngày, trong đó có 7-10 ngày khô nóng

cường độ mạnh, tại Kỳ Anh số giờ nắng lên đến 271 giờ. Chính điều này đã gây nên

hạn hán cho Hà Tĩnh trong thời gian này.

Gió Tây khô nóng ở Hà Tĩnh chủ yếu xảy ra trong các tháng 5, 6, 7 khi có hiệu

ứng phơn Tây Nam. Riêng trong tháng 6 tại các địa phương thường có trên 15 ngày

xuất hiện gió khô nóng.

Mùa gió tây khô nóng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến số front

lạnh tràn đến Hà Tĩnh ít đi, cường độ front lạnh giảm, nhiệt độ giảm ít hơn và mùa

front lạnh trở nên ngắn hơn [45,29].

Mức độ biến đổi của số ngày nắng nóng được đánh giá thông qua độ lệch

chuẩn và xu thế biến đổi của chúng trong giai đoạn 1980-2015.

Bảng 3.9. Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Kim Cương 0,0 1,1 2,7 3,3 6,0 5,7 6,1 5,1 2,5 0,4 0,4 0,0 17,6

Hương Khê 0,2 1,2 3,0 3,5 5,5 5,0 6,5 5,5 2,9 0,4 0,4 0,0 15,8

Hà Tĩnh 0,0 0,2 1,4 2,0 4,8 5,0 6,0 4,9 2,1 0,2 0,2 0,0 13,5

Kỳ Anh 0,0 0,6 1,7 2,3 5,1 5,5 6,5 4,7 1,7 0,2 0,0 0,0 14,4

Nguồn: [29,15]

Từ bảng 3.9 cho thấy độ lệch tiêu chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình

năm của các trạm phổ biến dao động trong khoảng 13÷17 ngày. Cao nhất ở Hương

Sơn, thấp nhất ở Hà Tĩnh.

Tháng có độ lệch tiêu chuẩn cao nhất là các tháng 6 và tháng 7, phổ biến dao

động trong khoảng 5÷6,5 ngày, đây cũng là thời gian có số ngày nắng nóng nhiều

nhất trong năm.

Xu thế biến đổi của số ngày nắng nóng được đánh giá thông qua sự biến đổi

của chúng qua các thập niên và xu thế cả giai đoạn 1980-2015.

+ Thập niên 1981-1990:

Số ngày nắng nóng trong thập niên có sự tăng giảm khác nhau so với TBNN

giữa các địa phương trong toàn tỉnh. Tăng ở Hương Khê, Kỳ Anh, giảm mạnh ở Hà

Page 116: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

102

Tĩnh (3,5 ngày).

+ Thập niên 1991- 2000:

Thập niên này số ngày nắng nóng trung bình giảm so với TBNN trên toàn tỉnh.

+ Giai đoạn 2001-2015:

Đây là giai đoạn có số ngày nắng nóng trung bình tăng so với TBNN ở hầu hết

các trạm, với mức độ tăng lớn nhất ở Hà Tĩnh (3,4 ngày), chỉ riêng Kỳ Anh có số

ngày nắng nóng trung bình giảm 0,1 ngày so với TBNN (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Sự biến đổi của số ngày nắng nóng qua các giai đoạn

Nguồn:[29,15]

Để đánh giá xu thế tuyến tính của số ngày nắng nóng thời kỳ 1980-2015 NCS

đã xây dựng các đường xu thế tuyến tính của số ngày nắng nóng trung bình năm ở

khu vực nghiên cứu (Hình 3.3).

Hình 3.3. Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày nắng nóng trung bình năm

tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015)

Xu thế tuyến tính của tổng số ngày nắng nóng năm giai đoạn 1980-2015 có xu

hướng tăng ở Hà Tĩnh. Tăng mạnh nhất ở khu vực đồng bằng ven biển phía bắc từ TP

Hà Tĩnh trở ra với mức độ tăng phổ biến 0,4-3,4 ngày/năm. Xu thế giảm chỉ có ở

Trạm

Thập niên 1981-1990

Thập niên 1991-2000

Giai đoạn 2001-2015

Kim Cương 55,3 53,3 -2,0 51,4 -3,9 58,3 3,0

Hương Khê 69,7 70,1 0,4 68,9 -0,8 71,2 1,5

Hà Tĩnh 47,5 44 -3,5 45,7 -1,8 50,9 3,4

Kỳ Anh 41,6 42,8 1,2 39,8 -1,8 41,5 -0,1

Page 117: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

103

vùng đồi núi Hương Khê, Hương Sơn.

- Biến đổi số ngày rét đậm rét hại

Cùng với xu thế tăng lên của nhiệt độ, số ngày rét đậm, rét hại giảm đi rõ rệt trong

thập niên 1991-2000, trong đó số ngày rét hại chỉ đạt dưới một nửa số trung bình của 4

thập niên (1961-2000). Tuy nhiên, vẫn xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại kéo dài với

cường độ mạnh, điển hình là đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày từ 14 tháng 1 đến 20

tháng 2/2008 có tính dị thường và cực đoan, đạt mức kỷ lục trong chuỗi số liệu quan trắc

nhiều năm, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh.

+ Số ngày rét đậm, rét hại giảm rõ rệt trong hai thập niên 1991-2010

+ Thời gian rét đậm, rét hại kéo dài cũng giảm trong ba thập niên 1981-2010

+ Năm 2008, đợt rét đậm, rét hại dị thường xảy ra vào cuối tháng 1, đầu tháng 2

+ Năm 2009, tháng 1 có 11 ngày nhiệt độ xuống 7,20C

+ Tháng 1 năm 2011 có đến 12 ngày nhiệt độ xấp xỉ 90C

+ Tháng 1 năm 2014 tại Hương Sơn có đến 23 ngày nhiệt độ 70C [45,15].

- Biến đổi số ngày mưa lớn

Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân BĐKH

và sự suy thoái của môi trường nên nhiều đợt thiên tai nghiêm trọng và đặc biệt

nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều nơi thuộc các tỉnh ven biển miền Trung trong đó có

Hà Tĩnh, làm chết hàng trăm người và gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.

Mức độ biến đổi của số ngày mưa lớn được đánh giá thông qua độ lệch chuẩn

và xu thế biến đổi của chúng trong giai đoạn 1980-2015.

Bảng 3.11. Độ lệch chuẩn của số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Kim Cương 0,0 0,2 0,0 0,5 0,9 0,9 0,9 1,2 1,8 2,6 0,9 0,3 3,3

Hương Khê 0,2 0,2 0,2 0,6 1,1 1,2 0,9 1,2 2,1 2,3 1,1 0,4 4,0

Hà Tĩnh 0,2 0,0 0,4 0,5 0,9 1,1 0,7 1,2 1,8 2,4 1,5 0,9 4,2

Kỳ Anh 0,2 0,3 0,2 0,4 0,8 1,0 0,7 0,9 2,1 3,0 2,2 1,0 4,3

Nguồn: [29,15]

Độ lệch chuẩn của tổng số ngày mưa lớn trung bình năm dao động trong

khoảng từ 3,3-4,3 ngày ở Hà Tĩnh.

Xét biến trình năm của độ lệch chuẩn cho thấy: độ lệch chuẩn rất nhỏ vào đầu

năm, tăng dần từ đầu mùa mưa, đạt cực đại vào tháng 10 là thời kỳ mưa nhiều nhất

sau đó giảm dần vào các tháng cuối năm.

Xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn được đánh giá thông qua sự biến đổi của

Page 118: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

104

chúng qua các thập niên và xu thế cả giai đoạn 1980-2015.

+ Thập niên 1981-1990:

Số ngày mưa lớn trung bình trong thập niên có sự tăng giảm khác nhau giữa

các địa phương trong toàn tỉnh. Hương Khê và Kỳ Anh số ngày mưa lớn tăng, Hà

Tĩnh giảm so với TBNN.

Bảng 3.12. Sự biến đổi của số ngày mưa lớn qua các giai đoạn

Nguồn: [29,15]

+ Thập niên 1991-2000:

Ở thập niên này số ngày mưa lớn trung bình giảm so với TBNN ở Hương Khê

và tăng ở Hà Tĩnh và Kỳ Anh.

+ Giai đoạn 2001-2015:

Đây là giai đoạn có số ngày mưa lớn trung bình có xu hướng giảm ở hầu hết các

địa phương so với TBNN, chỉ có Hương Khê có xu hướng tăng, còn các địa phương ven

biển đều có xu hướng giảm. Đặc biệt Kỳ Anh giảm đến 2,1 ngày so với TBNN .

Để đánh giá xu thế tuyến tính của số ngày mưa lớn thời kỳ 1980-2015, NCS đã

xây dựng đường xu thế tuyến tính của số ngày mưa lớn năm ở địa bàn nghiên cứu

(Hình 3.4).

Hình 3.4. Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày mưa lớn trung bình năm

tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015)

Trạm

Thập niên 1981-1990

Thập niên 1991-2000

Giai đoạn 2001-2015

Kim Cương 9,8 10,9 1,1 8,6 -1,2 9,5 -0,3 Hương Khê 11,8 12,8 1 10,8 -1 12 0,2

Hà Tĩnh 13,4 13,2 -0,2 13,8 0,4 12,9 -0,5 Kỳ Anh 14,1 15,2 1,1 15,3 1,2 12 -2,1

Page 119: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

105

Xu thế tuyến tính của tổng số ngày mưa lớn năm giai đoạn 1980-2015 giảm.

Mức độ giảm của số ngày mưa lớn mạnh nhất ở khu vực huyện Kỳ Anh, xấp xỉ 0,2

ngày/năm. Các khu vực còn lại giảm với mức độ nhỏ hơn rất nhiều (0,02-0,05

ngày/năm). Số ngày mưa lớn có xu thế gia tăng ở Hương Khê và các huyện miền núi

sẽ làm gia tăng thiên tai xảy ra ở đây.

- Lũ lụt

Hà Tĩnh là tỉnh có bề ngang hẹp, hầu hết diện tích nằm ở phần phía Đông dốc

đứng của dãy Trường Sơn và các dị thường địa hình gây bởi những nhánh núi đâm

ngang ra biển. Do ảnh hưởng của địa hình nên hầu hết các sông ở Hà Tĩnh đều ngắn

và dốc, kết hợp với điều kiện khí hậu tạo thành các “bẫy mưa” dẫn đến gia tăng tính

chất tai biến lũ, lũ bùn đá. Khu vực đồng bằng nhỏ hẹp, có độ dốc lòng dẫn nhỏ, dễ

dẫn đến phát sinh các loại tai biến ngập lụt, biến đổi lòng dẫn, dồn ứ chất thải...

Vào đầu mùa hạ có năm gió mùa Tây Nam hoạt động sớm hội tụ với gió tín

phong gây lên mưa lớn không kéo dài thường vào tháng 5, 6 gọi là mưa tiểu mãn gây

ra lũ tiểu mãn, có năm đạt lớn nhất năm.

Vào giữa mùa hạ do hoạt động mạnh của loại hình thể thời tiết gây mưa trên

một diện rộng (bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh,… và sự

kết hợp của một hay nhiều loại hình thế thời tiết), gây lũ lớn ở các lưu vực sông.

Lũ lụt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chịu sự chi phối trực tiếp của chế độ lũ trên

sông La, hợp lưu của sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố. Lũ trên sông La có 2 thời kỳ: lũ

tiểu mãn (tháng 5, 6) và lũ chính vụ (tháng 9, 10). Lũ tiểu mãn có năm xuất hiện, có

năm không. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê có tới 85% số năm có lũ tiểu mãn. Cá

biệt có năm lũ lớn nhất trong năm lại xảy ra vào tháng 5, 6 khi chịu ảnh hưởng của

bão sớm hoặc sự hội tụ của gió mùa Tây Nam và gió tín phong gây ra lũ lớn. Trường

hợp lũ tháng 5/1989 trên sông Ngàn Phố xảy ra trận lũ đặc biệt lớn với mực nước lũ

đạt 15,35m ngày 26/5/1989 và Qmax = 4.400m3/s chỉ thấp thua trận lũ lịch sử vào

tháng 9/2002 về mực nước là 0,47m. Trên 2 sông này lũ xảy ra trùng hợp nhau về cả

thời gian và mức độ lũ. Điều này cho thấy vùng mưa lũ sông La tương đối đồng nhất,

ít có sự lệch pha [45,29,15].

Theo số liệu thống kê 55 năm (1960 ÷ 2015) có 26 cơn lũ lớn, vượt báo động

III, trong đó có 10 trận lũ đặc biệt lớn và lũ quét xảy ra trên sông Ngàn Phố theo thứ

Page 120: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

106

tự từ lớn đến nhỏ: 2002; 2007, 2013, 2010, 1989; 1960, 1988; 1978; 1983; 1962. Trên

sông Ngàn Sâu: 1978, 2002, 1988, 2010, 1983, 1980, 1999.

Bảng 3.13. Đặc trưng mực nước lũ ở một số vị trí trên sông La (m)

Trạm 1960 1973 1978 1988 2002 2007 2010 2014

Hmax ngày Hmax ngày Hmax ngày Hmax ngày Hmax ngày Hmax ngày Hmax ngày Hmax ngày

Sơn Diệm

14.78 5/10 10.2 30/9 14.06 28/9 14.60 17/10 15.82 20/9 15,07 08/8 14,21 19/10 14,62 16/10

Hoà Duyệt

12.74 6/10 9.11 9/7 11.40 28/9 11.40 17/10 11.77 22/9 11,73 08/8 12,83 19/10 11,26 15/10

Linh Cảm

7.47 6/10 4.98 20/9 7.73 29/9 7.28 18/10 7.71 21/9 6,57 06/8 7,28 17/10 5,74 16/110

Nguồn: [15]

Mực nước cao nhất trên sông thường xuất hiện vào các tháng 8, 9, 10 hàng

năm. Thời gian có mực nước lũ cao nhất cũng là thời gian có lưu lượng lớn. Tại trạm

Diệm Sơn trên sông Ngàn Phố, mực nước lớn nhất quan trắc được vào ngày

20/9/2002: 15,82m, vượt báo động III là 3,32m, tương ứng với lưu lượng: 4480m3/s,

cao hơn mực nước lũ năm 1989 là 0,47m và mực nước lũ ở trận lũ tháng 9/1978 là

1,76m; tại trạm Hòa Duyệt trên sông Ngàn Sâu: 12,74m (5/10/1960), vượt báo động

III 2,74m, cao hơn mực nước lũ thực đo tháng 9/1978 là 1,34m và tháng 10/1988 là

1,70m, tương ứng với lưu lượng 3.880m3/s.

Trên sông Ngàn Phố với những trận lũ đặc biệt lớn, tốc độ dòng chảy lũ

thường vượt quá 2 m/s, tốc độ lớn nhất đo được là 2,38 m/s và xảy ra trong 2 ngày

liên tục. Với tốc độ đó đã cuốn theo rất nhiều bùn đất, cây cối, nhà cửa… Trận lũ

9/2002 sau khi lũ rút, lượng bùn cát tại trạm Diệm Sơn dày tới 0,6 ÷ 0,8 m, trên Quốc

lộ 8A có nhiều nơi dày tới 0,2 ÷ 0,5 m. Thời gian lũ lên rất nhanh, thường chỉ 6÷8 giờ

và bằng 0,22÷0,5 thời gian lũ xuống. Trên sông Ngàn Sâu có thời gian lũ lên thường

dài hơn lũ lên trên sông Ngàn Phố, thường chỉ 8 ÷ 12 giờ. Lũ lên nhanh nhưng lại

xuống rất chậm, có trận thời gian lũ xuống đến chân kéo dài tới 8 ÷ 10 ngày, cho nên

thời gian lũ và úng ngập khi có lũ lớn tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang thường

kéo dài nhiều ngày.

Lũ sông La tại Linh Cảm không những phụ thuộc vào lũ sông Ngàn Phố, Ngàn

Sâu mà còn phụ thuộc vào lũ sông Cả. Khi lũ sông La và sông Cả xảy ra đồng thời,

mặc dù lũ sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu chưa đạt tới trị số cực đại, song mực nước lũ của

sông La tại Linh Cảm cũng rất cao, đó là trường hợp lũ năm 1978, mực nước thực đo

Page 121: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

107

lớn nhất tại Linh Cảm là 7,95m, cao hơn mực nước lũ tháng 10/1960 là 0,13m. Năm

1983, mực nước lũ của hai sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu khá cao, chỉ thấp thua lũ tháng

10/1960 nhưng mực nước lũ ở sông Cả không lớn nên mực nước lũ tại Linh Cảm chỉ

đạt ở mức 6,61m. Lũ lớn sông Cả trùng hợp với lũ lớn sông La thì mực nước lũ không

những ở sông La lớn mà mực nước lũ ở hạ du cũng rất lớn [45,29].

Để tính toán diện tích ngập lụt cho tỉnh Hà Tĩnh, NCS đã sử dụng bản đồ Hiện

trạng ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 của đề tài: “Đánh giá mức độ tổn thương của

các hệ thống kinh tế xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ”

do Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện [29].

Từ bản đồ trên đã xác định được diện tích ngập lụt ứng với trận lũ lịch sử trên

địa bàn Hà Tĩnh vào năm 2010 là 387,78 km2. Các huyện Đức Thọ và Can Lộc là 2

huyện có diện tích ngập lớn nhất với trên 110 km2 mỗi huyện. Ngoài ra, những địa

phương có diện tích ngập lụt lớn phải kể đến là Huyện Thạch Hà, Hương Sơn. Chi

tiết diện tích ngập lụt của các huyện Bắc Trung Bộ, trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Diện tích ngập lụt các huyện tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

STT Tên huyện Diện tích

ngập (km2) Diện tích tự nhiên (km2)

Tỷ lệ diện tích ngập so với tự nhiên (%)

1 Huyện Can Lộc 110.54 373 29.64 2 Huyện Hương Sơn 34.51 1054 3.27 3 Thành phố Hà Tĩnh 0.98 31 3.16 4 Huyện Lộc Hà 40.1 118 33.98 5 Huyện Vũ Quang 2.51 638 0.39 6 Thị xã Hồng Lĩnh 20.61 58 35.53 7 Huyện Nghi Xuân 14.06 218 6.45 8 Huyện Thạch Hà 36.53 442 8.26 9 Huyện Đức Thọ 127.94 203 63.02

Toàn tỉnh 387,78 3135 183,7

e) Bão, áp thấp nhiệt đới

Hoạt động của bão trên Biển Đông có xu thế giảm trong 5 thập niên qua (1961

- 2010). Tuy nhiên, số cơn bão mạnh có chiều hướng gia tăng. Mùa hoạt động của

bão kéo dài hơn về cuối năm.

Hàng năm, bão, áp thấp nhiệt đới thường xuyên uy hiếp vùng cửa sông, ven

biển; lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở diễn ra ở các huyện miền núi; ngập lụt ngoài đê La

Giang và ngập úng vùng nội đồng Đức Thọ - Can Lộc, hạ du các hồ chứa lớn như Kẻ

Page 122: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

108

Gỗ, Sông Rác ... gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lâu dài đến đời

sống dân sinh - kinh tế.

Trong giai đoạn 1960-2015 có tất cả 83 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực

tiếp đến ven biển BTB, tính trung bình có 1,5 cơn bão/năm. Hoạt động của bão diễn

ra theo quy luật mùa. Mùa bão sớm nhất bắt đầu từ tháng V và kéo dài đến tháng XI.

Bão tập trung chủ yếu trong 2 tháng (tháng 9 và tháng 10), nhiều nhất vào tháng 9

(0,6 cơn/năm chiếm 37%), tháng 10 (0,4 cơn/năm, chiếm 28%). Tổng số cơn bão

trong hai tháng 9 và 10 chiếm tới hơn 65% tổng số cơn bão trong cả năm. Các tháng

đầu và cuối mùa bão (tháng 6, tháng 9) trung bình có 0,02-0,04 cơn/năm với chiếm

2,5-4%. Các tháng còn lại trong mùa bão, trung bình mỗi tháng có 0,2-0,6 cơn/năm,

chiếm 6-11%.

Bảng 3.15. Tần số bão trung bình tháng và năm ảnh hưởng trực tiếp đến các

đoạn bờ biển Bắc Trung bộ giai đoạn 1960-2015

Đoạn bờ biển

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng

Vùng Bắc Trung bộ

0 0 0 0 0.02 0.06 0.17 0.25 0.57 0.43 0.04 0 1.5

Hà Tĩnh 0 0 0 0 0 0.02 0.04 0.09 0.09 0.2 0 0 0.5

Nguồn:[45,29]

Đi từ bắc vào nam cũng có thể thấy có sự khác biệt về số lượng của các cơn

bão hoạt động trên các vùng ven biển của các tỉnh. Số lượng bão xuất hiện nhiều nhất

tại vùng ven biển Hà Tĩnh, trung bình 0,5 cơn/năm, rồi đến Quảng Bình, Quảng Trị

(0,3 cơn/năm), Thanh Hóa, Nghệ An (0,2 cơn/năm), ít nhất thuộc vùng ven biển Thừa

Thiên – Huế (0,1 cơn/năm).

Trong toàn vùng BTB, số lượng áp thấp nhiệt đới là 11 cơn (13%), bão thường

29 cơn (35%), bão mạnh 28 cơn (34%) và bão rất mạnh 15 cơn (18%). Xét về số

lượng bão theo các khu vực thì khu vực ven biển Hà Tĩnh là nơi có số lượng bão hoạt

động nhiều nhất 24 cơn (chiếm 29% tổng số bão hoạt động trong khu vực BTB). Khu

vực ven biển Hà Tĩnh không những có nhiều bão mà đây cũng là khu vực có số lượng

bão rất mạnh nhiều nhất trên toàn vùng BTB. Trong tổng số 15 cơn bão rất mạnh hoạt

động trong giai đoạn 1960-2015 thì Hà Tĩnh có 5 cơn, Quảng Bình 4 cơn, các khu

vực còn lại chỉ có 1-2 cơn (Bảng 3.16).

Page 123: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

109

Bảng 3.16. Số các cơn bão hoạt động trong năm vùng ven biển Bắc Trung Bộ

giai đoạn 1960-2015

Tháng ATNĐ Bão thường Bão mạnh Bão rất mạnh

Tổng 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

I 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 III 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 IV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 V 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 VI 0 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 3 VII 0 0 0 1 2 4 1 0 1 0 0 0 9 VIII 1 1 1 3 2 1 4 1 0 0 0 0 14 IX 0 1 9 5 10 5 0 1 0 0 0 0 31 X 0 6 8 0 2 1 4 2 0 0 0 0 23 XI 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 XII 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 2 9 20 9 17 11 10 4 1 0 0 0 83

Nguồn: [45,29]

Thời gian hoạt động của các loại bão trong năm cũng có sự khác nhau, nhưng

chủ yếu tập trung trong tháng 9 và tháng 10. Áp thấp nhiệt đới (cấp 6, cấp 7) chủ yếu

hoạt động trong tháng 10 (6 cơn/11 cơn ATNĐ). Bão thường (cấp 8, cấp 9) tập trung

tháng 9, 10 (chiếm 76%), các tháng còn lại (6-11 số lượng bão thường ít hẳn, chỉ

chiếm 24%). Bão mạnh (cấp 10, 11) xảy ra nhiều nhất trong tháng 9 (chiếm gần

54%), nhiều gấp 3-5 lần các tháng liền kề. Bão rất mạnh (từ cấp 12 trở lên) hoạt động

tập trung trong tháng 8 và tháng 10 cuối mùa bão, tổng số cơn bão rất mạnh trong hai

tháng này chiếm tới 85% số cơn bão rất mạnh trong năm.

Hoạt động của bão sẽ được xem xét chi tiết hơn trong 5 thập niên của giai đoạn

này (bảng 3.17).

Bảng 3.17. Số lượng bão trong các thập niên

Giai đoạn Các loại XTNĐ Năm nhiều bão nhất (số cơn)

Tổng ATNĐ cấp 6-7

Bão thường cấp 8-9

Bão mạnh cấp 10-11

Bão rất mạnh cấp ≥12

1961-1970 1 8 6 0 5 15 1971-1980 1 4 8 2 4 15 1981-1990 1 4 4 9 6 18 1991-2000 3 6 5 2 3 16 2001-2010 3 4 4 1 4 12

Nguồn: [45, 29]

Page 124: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

110

Trong 5 thập niên của giai đoạn nghiên cứu thì hai thập niên đầu (1961-1970,

1971-1980) có số cơn bão mạnh nhiều nhất, số cơn bão mạnh trong hai thập niên này

chiếm 52% tổng số cơn bão mạnh trong cả 5 thập niên. Thập niên 1981-1990 là thập

niên có số lượng bão nhiều nhất và đây cũng là thập niên có nhiều cơn bão rất mạnh

nhất (9 cơn), chiếm 64% tổng số cơn bão rất mạnh trong cả 5 thập niên. Hai thập niên

cuối (1991-2000, 2001-2010), tổng số cơn bão mạnh và rất mạnh giảm đi rõ rệt trong

hai thập niên này và đạt thấp nhất trong thập niên 2001-2010. Tuy nhiên số lượng áp

thấp nhiệt đới thì lại có chiều hướng tăng so với các thập niên trước.

- Xâm nhập mặn

Theo số liệu quan trắc, độ mặn nước biển ở Hà Tĩnh dao động khoảng từ 15‰

(tháng 9, tháng 10) đến 34‰ (tháng 12 và tháng 1).

Với bờ biển dài 137 km Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình xâm

nhập mặn, có nơi xâm nhập mặn vào đất liền theo cửa sông sâu tới 16 km, lạch triều

điển hình là ở huyện Thạch Hà. Mùa kiệt, lượng nước ở thượng lưu sông Cả và sông

La nhỏ nên xâm nhập mặn vào đến Trung Lương, Đức Xá. Độ mặn đo được vào

tháng 6/2010 ở mức 4,5 – 5,5‰, có khi lên đến 7 – 8‰ (tại cống Trung Lương, Hồng

Lĩnh). Đối với sông Nghèn, xâm nhập mặn xảy ra đến phía dưới cống Đồng Huề;

100% giếng khơi mới đào 2 năm gần đây ở Hộ Độ (Lộc Hà) đã bị nhiễm mặn không

sử dụng được. Việc lấy nước vào sông Nghèn mùa kiệt cũng hoàn toàn phụ thuộc vào

độ mặn ở sông Cả, sông La. Độ mặn tại Thạch Kênh trên sông Nghèn vào khoảng

14,8-17,9‰ (3-4/1999). Các sông ven biển phía nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ của triều

và mặn. Lượng nước ngọt ở thượng nguồn sông Trí, sông Quyền không nhiều và bị

chặn lại bởi các hồ đập, nên xâm nhập mặn có thể lên tới tận chân đập. Tại cầu sông

Trí, độ mặn trung bình (7/2001) đạt 7,6‰ (cách cửa sông 7km) và lớn nhất là 16,5‰.

Do đó vụ hè thu ở vùng ven biển Hà Tĩnh không có nước ngọt để tưới dẫn đến mất

mùa nặng. Quá trình mặn hoá phát sinh ra đất mặn với diện tích 5.593 ha phân bố ở

ven biển và theo các cửa sông của huyện Thạch Hà, huyện Nghi Xuân, huyện Can

Lộc, huyện Kỳ Anh ngoài ra còn gây mặn tới đất cát, đất phù sa vùng ven biển. Trong

xu hướng biển đổi khí hậu toàn cầu mực NBD quá trình xâm nhập mặn ở tỉnh Hà

Tĩnh ngày càng trở lên phức tạp và sâu sắc [45].

Page 125: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

111

3.1.2. Khái quát về kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Hà Tĩnh

3.1.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Hà Tĩnh

Sự biến đổi của các đặc trưng khí hậu, NBD trong thế kỷ 21 tại tỉnh Hà Tĩnh

được trích dẫn từ kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi

trường công bố vào năm 2012 [3].

Kịch bản biến đổi nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng dựa trên kết quả sử

dụng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa

thống kê. Kịch bản nước biển dâng của Hà Tĩnh được xây dựng dựa theo kịch bản phát

thải trung bình với giả thiết mức dâng của mực nước biển Hà Tĩnh bằng mức dâng của

mực nước biển trung bình toàn quốc.

Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng ở Hà Tĩnh theo kịch bản

phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 - 1999 được trình bày trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng ở Hà Tĩnh theo

kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 - 1999

Yếu tố Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (°C ) 0,6 0,8 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 2,7 2,9

Lượng mưa (%) 0,7 1,0 1,5 1,9 2,3 2,7 3,0 3,3 3,6

Nước biển dâng (cm) 12 17 23 30 37 46 54 64 75

3.1.2.2. Tính toán diện tích ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh theo kịch bản nước biển dâng

Đề tài: Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế xã hội do tác động của

biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh)[30] đã tính toán

diện tích ngập và thành lập bản đồ ngập do NBD tại các huyện/ thị ở Hà Tĩnh theo

kịch bản BĐKH, NBD năm 2012. Kết quả được trình bày trong bảng 3.19 và các bản

đồ 3.1, 3.2.

- Có 5 huyện ven biển chịu ảnh hưởng của NBD, gồm các huyện Kỳ Anh,

Thạch Hà, Lộc Hà, TP Hà Tĩnh và Nghi Xuân. Diện tích những vùng có nguy cơ

ngập lụt do NBD giai đoạn từ 2020 đến 2050 thay đổi không nhiều với tổng diện tích

có nguy cơ ngập lụt tăng từ 1261,12ha đến 1993,61ha, tập trung tại các huyện Thạch

Hà, Lộc Hà, và Nghi Xuân. Giai đoạn từ 2050 đến 2100 diện tích vùng có nguy cơ

ngập lụt tăng lên đáng kể, số huyện bị ảnh hưởng là 5 huyện. Trong đó, huyện Kỳ

Page 126: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

112

Anh có diện tích bị ảnh hưởng lớn nhất, tăng rõ rệt nhất, từ 14,7ha năm 2050 lên

5519,69 ha vào năm 2100.

- Thành phố Hà Tĩnh có nguy cơ ngập khoảng 300ha ven biển, có diện tích nhỏ

nhất trong các huyện thị, nhưng so với diện tích tự nhiên của thành phố thì đây là khu

vực chịu ảnh hưởng nặng nhất, với 9,71% diện tích.

Bảng 3.19. Diện tích ngập do nước biển dâng vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh

TT Huyện Diện tích ngập lụt vào các năm 2020 – 2050 – 2100 (ha) DTTN ha)

2020

% so với DTTN

2050 % so với DTTN

2100 % so với DTTN

1 Kỳ Anh 14.07 0.01 5519.69 5.24 105300

2 Thạch Hà 625.97 1.42 744.48 1.68 885.48 2.00 44200

3 Lộc Hà 244.78 2.07 408.45 3.45 494.51 4.18 11830

4 TP. Hà Tĩnh 300.88 9.71 3100

5 Nghi Xuân 390.37 1.79 826.61 3.79 1590.23 7.29 21800

Cả tỉnh 1261.12 0.21 1993.61 0.33 8790.79 1.45 605400

Bản đồ 3.1. Bản đồ Dự báo ngập lụt do nước biển dâng năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn :[29]

Page 127: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

113

Nguồn : [29]

Bản đồ 3.2. Bản đồ dự báo ngập lụt do nước biển dâng năm 2100 tỉnh Hà Tĩnh

3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015

trong bối cảnh biến đổi khí hậu

3.2.1. Thực trạng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai đến biến động sử

dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh

Theo dự báo của các nhà khoa học, những biến đổi bất thường của khí hậu tại

tỉnh Hà Tĩnh là một trong những nguy cơ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Đó

là: hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn; nước biển dâng cao sẽ khiến đất có nguy cơ nhiễm

mặn cục bộ; nước lũ sẽ cao hơn, việc tiêu thoát nước mùa lũ cũng khó khăn, diện tích

đất sẽ ngập trong thời gian dài, nhiều địa phương sẽ bị mất đất canh tác… Biến đổi

khí hậu tác động đến tài nguyên đất dưới dạng: xói mòn, rửa trôi, mặn hóa, khô hạn,

đất ngập úng, lũ quét, sạt lở, đất bị ô nhiễm và các hiện tượng thời tiết xấu.

Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm thay đổi cơ cấu

các loài thực vật và động vật ở một số vùng, dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.

Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên

Page 128: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

114

khô cằn, các quá trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra. Mưa axit rửa trôi hoàn toàn

chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất. Hiện tượng các hợp chất trong đất

phóng thích các ion có thể gây độc cho cây. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều lên,

mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển khác thường. Sau

bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống. Đất vốn đã bị thoái hóa do quá lạm

dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái

hóa đất trầm trọng hơn.

Ngoài ra, BĐKH cũng có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời

vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Biến đổi khí hậu ảnh

hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của nuôi trồng thủy sản.

Những hiện tượng của BĐKH nêu trên sẽ gây áp lực đến diện tích sản xuất

nông nghiệp của tỉnh một cách đáng kể, có thể sẽ bị thu hẹp diện tích trên diện rộng,

gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả cây trồng vật nuôi, đồng thời làm gia tăng

sức ép lên sự phát triển của các vùng lân cận.

3.2.1.1. Ảnh hưởng của lũ lụt, bão

Trong giai đoạn 2005 – 2015 BĐKH đã ảnh hưởng không nhỏ đến đất nông

nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh cả về diện tích, chất lượng đất canh tác cũng như năng suất

và sản lượng cây trồng, vật nuôi. Có nhiều biểu hiện tác động của BĐKH, trong đó lũ

lụt, bão đã gây ảnh hưởng rõ ràng nhất.

Đối với đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh có thể phân thành 2 vùng chịu ảnh

hưởng của lũ lụt, bão đó là: vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng phía Đông.

- Vùng đồng bằng duyên hải phía Đông gồm các huyện: Đức Thọ, Nghi Xuân,

TX Hồng Lĩnh, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, và các xã ven

biển huyện Kỳ Anh. Khu vực này chịu tác động của ngập úng do lũ lụt.

- Vùng đồi núi phía tây gồm các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang

và các xã miền núi huyện Kỳ Anh. Khu vực này thường chịu ảnh hưởng của lũ quét

gây sạt lở đất, nghẽn dòng, xói mòn, vùi lấp đất canh tác.

Đối với vùng đồng bằng duyên hải, lũ lụt tác động nhiều đến đất trồng lúa, đất

trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản. Lũ lụt gây ngập úng kéo dài, làm rửa

trôi, vùi lấp, thoái hoá, làm mất đất canh tác.

Page 129: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

115

Trong những năm gần đây, tần suất các trận lũ lụt tăng lên, xuất hiện bất

thường và thời gian ngập úng kéo dài hơn... đã gây ảnh hưởng nhiều hơn diện tích đất

nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và hoa màu tại các huyện thuộc vùng hạ lưu

sông Lam, sông Nghèn...

Chỉ riêng giai đoạn 2006 - 2010 lũ lụt, bão đã làm cuốn trôi, hư hại hàng nghìn

héc ta diện tích đất lúa, hoa màu; hàng nghìn héc ta diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất

trắng; hàng nghìn con gia súc - gia cầm bị lũ cuốn trôi; hạ tầng phục vụ sản xuất bị hư

hỏng nặng nề, tổng giá trị thiệt hại trên 8.104 tỷ đồng. Trận lũ năm 2010 đã làm ngập

úng trên diện rộng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Lũ

xảy ra trùng với thời điểm sản xuất vụ Đông làm trên 10.000 ha cây trồng vụ Đông mất

trắng hoặc vào mùa hè, gây ảnh hưởng lớn đến diện tích lúa mùa đang trổ bông, làm hư

hại nhiều diện tích đất trồng lúa, trồng cây hàng năm. Các trận lũ năm 2013, 2016 cũng

làm ngập úng, cuốn trôi, hư hại nhiều diện tích lúa Hè thu, hoa màu và diện tích đất

canh tác khác [45, 46].

Trong 10 năm (2005 đến 2015), tỉ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị mất

là khá lớn. Theo kết quả điều tra phỏng vấn, hầu hết các hộ dân cho rằng nguyên nhân

diện tích đất trồng lúa, đất hoa màu bị hư hại là do lũ lụt.

Một số diện tích đất lúa 2 vụ hoặc đất luân canh lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu -

Ngô/khoai vụ Đông tại các vùng ruộng trũng ven sông thường xuyên chịu ảnh hưởng

của lũ lụt nên vụ Hè Thu gần như không sản xuất được. Chính vì vậy, ở những địa

phương này thời gian qua đã có nhiều diện tích đất lúa được chuyển sang mô hình đất

cá – lúa hoặc chuyển hẳn sang đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, điển hình

là khu vực hạ lưu sông Lam gồm các xã: Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Hội, Xuân

Trường (Nghi Xuân); dọc sông Nghèn gồm: Kim Lộc, Thuần Thiện (Can Lộc);

Tượng Sơn, Thạch Kênh (Thạch Hà); Thạch Hưng, Thạch Hạ, Thạch Đồng (TP Hà

Tĩnh); Kỳ Thọ, Kỳ Hải (Kỳ Anh).

Từ dữ liệu bản đồ Hiện trạng ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 và bản đồ Hiện

trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 NCS đã thực hiện chồng xếp để thành lập

Bản đồ mức độ ngập lụt các loại hình sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh (Bản đồ 3.3), từ đó

Page 130: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

116

xác định được diện tích và mức độ ngập lụt đất nông nghiệp theo các loại hình sử

dụng tỉnh Hà Tĩnh năm 2010. Kết quả trình bày trong bảng 3.20.

Bảng 3.20. Mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Mức ngập: mét; Đơn vị tính: ha Loại hình sử dụng đất 0-1 m 1 – 2m 2-3m 3-4m Tổng

Đất trồng lúa 8.931,66 9.219,56 2.389,19 1.306,44 21.846,85

Đất trồng cây hàng năm 844,89 674,00 551,06 336,22 2.406,17

Đất rừng sản xuất 125,05 82,67 11,32 4,79 223,83

Đất rừng phòng hộ 158,33 3,20 161,53

Đất nuôi trồng thủy sản 580,95 228,40 15,72 12,63 837,70

Đất làm muối 156,65 0,03 156,68

Đất nông nghiệp khác 10,56 10,56

Tổng 10.808,09 10.207,86 2.967,29 1.660,08 25.643,32

Hình 3.5. Biểu đồ mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010

Theo số liệu tại bảng 3.20 và biểu đồ hình 3.5, có thể thấy diện tích đất nông

nghiệp bị ngập nhiều nhất là đất lúa, tiếp đến là đất trồng cây hàng năm. Tổng diện

tích đất lúa bị ngập lụt là 21.846,85 ha, trong đó có 12.915,19 ha ngập sâu trên 1m;

đất cây hàng năm có diện tích ngập là 2.406,17 ha. Điều này đã dẫn đến một số diện

tích đất lúa và cây hàng năm bị hư hỏng không thể canh tác được phải bỏ hoang hoặc

được chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Trong giai đoạn 2005 – 2015 toàn tỉnh có 1.167,16 ha đất lúa chuyển sang đất

hoang hóa không được sử dụng, trong đó một phần diện tích do thường xuyên chịu

Page 131: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

117

úng ngập, glây hóa chưa có kế hoạch cải tạo để chuyển đổi mục đích sử dụng. Loại

đất này tập trung ở các vùng ruộng trũng ven sông Lam, sông Nghèn thuộc các xã:

Đức Lạc, Đức Đồng, Đức Hòa, Đức Châu, Đức Tùng, Đức Quang, Liên Minh (huyện

Đức Thọ); Xuân Hồng, Xuân Lam (Nghi Xuân); Đức Thuận (TX Hồng Lĩnh); xã

Tiến Lộc, Vượng Lộc, Tùng Lộc Kim Lộc, Thuần Thiện (Can Lộc).

Đối với đất trồng cây hàng năm, tại những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng

của lũ lụt gây ngập úng được chuyển qua đất trồng lúa, điển hình ở một số địa

phương như xã Đức Thuận, Trung Lương (TX Hồng Lĩnh); xã Vượng Lộc, Tùng Lộc

(Can Lộc); Hương Giang, Gia Phố, Hà Linh (Hương Khê); Kỳ Ninh (Kỳ Anh)...

Mưa lớn và lũ lụt cũng làm giảm diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với

thủy sản nước lợ. Mưa lớn làm nồng độ muối tại những vùng nước nông giảm đi đột

ngột đã làm cho thủy sản nước lợ bị chết hàng loạt dẫn đến một số diện tích nuôi tôm,

cua bị bỏ hoang tại các xã Tùng Lộc, Ích Hậu (huyện Can Lộc), Thạch Kênh, Thạch

Sơn, Mai Phụ (Thạch Hà), Thạch Hạ, Thạch Môn (TP Hà Tĩnh); các xã Kỳ Ninh, Kỳ

Hà, Kỳ Hải, Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh). Lũ lụt và giông bão còn tàn phá hệ thống đê

bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, đồng thời còn làm giảm độ mặn các vực nước

gần bờ như các cửa sông, đầm, phá ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi nhuyễn

thể, tôm cá, rong. Trong thời gian gần đây ở khu vực đồng muối các huyện Thạch Hà,

Lộc Hà do lũ lụt đã đẩy nước ngọt về nhiều khiến cho nước mặn không thể theo kênh

dẫn lên đồng, bà con không đủ nước mặn để làm muối, dẫn đến nhiều cánh đồng

muối bị bỏ hoang.

Do tác động của BĐKH, các hiện tượng bão, lũ lụt ngày càng xuất hiện với tần

suất và cường độ mạnh hơn đã gây nhiều ảnh hưởng đến các hệ sinh thái đất ngập

nước, đặc biệt là các khu rừng ngập mặn trong các bãi bồi phù sa. Ảnh hưởng của mưa

lũ đến Hệ sinh thái rừng ngập mặn được quan sát thấy ở vùng ven biển Thành phố Hà

Tĩnh và huyện Kỳ Anh, những nơi này thường xảy ra mưa lớn bất thường, có ngày lên

tới 400- 500 mm đã làm cho đất ngập mặn bị lọc hết muối. Vì vậy, cây ngập mặn tại

những khu vực này bị ngừng sinh trưởng hoặc chết cây con. Một số nơi, mưa lớn đã

cuốn theo cát, sỏi, đá cuội ra các bãi lầy, lấp rễ hô hấp và phá huỷ cây con đang tái

sinh. Hiện tượng này đã được quan sát thấy ở vùng cửa sông Hộ Độ, huyện Lộc Hà, bởi

vậy, sự phân bố cây ngập mặn ở đây ngày càng thưa và không đồng đều.

Page 132: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

118

Những cơn bão lớn xuất hiện hàng năm với cường độ lớn đã làm vỡ đê biển,

phá huỷ các RNM tự nhiên hoặc rừng trồng để bảo vệ đê, phá huỷ môi trường sống

của nhiều loài tôm cá biển và chim nước. Nước biển dâng cao nhất trong những ngày

có mưa bão kết hợp triều cường, có khi lên tới 5- 8m gây xói lở bờ biển, kể cả những

vùng có các dải RNM phòng hộ [47]

Đối với vùng đồi núi phía tây thường xảy ra lũ quét gây sạt lở đất, xói mòn, rửa

trôi, bồi lấp làm biến đổi, mất đất sản xuất nông nghiệp. Lũ quét ảnh hưởng đến hầu

hết các loại đất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất cây lâu năm, đất lúa, kể

cả với đất lâm nghiệp.

Theo thống kê của Ban phòng chống bão lụt tỉnh, Hà Tĩnh có 3 khu vực có khả

năng xảy ra lũ quét (bảng 3.21).

Bảng 3.21. Tổng hợp các lưu vực sông có khả năng xảy ra lũ quét tại Hà Tĩnh

Stt Tên lưu vực

khảo sát Cấp lưu vực

sông Thuộc hệ thống

sông Diện tích lưu vực

(km2)

1 Sông Ngàn Sâu Cấp 2 Sông La 1.335

2 Sông Ngàn Phố Cấp 2 Sông Lam 1.105

3 Sông Ngàn Tươi Cấp 2 Sông Ngàn Sâu 592,7

(Nguồn: Dự án “Tổng quan di dân từ các vùng có nguy cơ sạt lở ven sông, ven biển và lũ

quét”- Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp)

Cùng với diện tích rừng đầu nguồn ngày càng giảm, thay vào đó là các công

trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng thêm trong thời gian gần đây như: hồ chứa

nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang (có dung tích toàn bộ 752 triệu m3); hồ Rào Trổ (dung

tích 162 triệu m3 cấp nước cho khu kinh tế Vũng Áng); đập thủy điện Hố Hô, thủy

điện Hương Sơn... đã làm gia tăng lũ quét và nguy cơ sạt lở đất. Trong điều kiện khí

hậu biến đổi ngày càng cực đoan, những trận mưa, lũ vượt công suất thiết kế xảy ra

ngày càng nhiều hơn, nguy cơ xảy ra sự cố vỡ hồ đập là rất lớn.

Lũ lụt, đặc biệt là lũ quét đã gây ra quá trình xói mòn bề mặt khá mạnh mẽ.

Xói mòn bề mặt thể hiện rõ nét ở nhiều nơi, đặc biệt là trên đất trồng cây hàng năm và

đất trồng cây lâu năm tại những vùng có địa hình dốc, điều này đã tạo nên những

vùng đất trống, đồi núi trọc, đất trơ sỏi đá. Hiện tượng xói mòn xẻ rãnh có thể quan

Page 133: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

119

sát thấy ở nhiều nơi như ở xã Sơn Hồng, Sơn Kim 2 (huyện Hương Sơn); Hương

Thọ, Đức Liên (Vũ Quang), Phương Mỹ, Hương Liên (Hương Khê). Tốc độ xói mòn

ở Hà Tĩnh được tính toán khoảng >20 tấn/ha/năm. Trọng điểm khu vực xói mòn là

vùng núi và vùng đồi thấp Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê với 113.055 ha.

Những loại đất này thường được chuyển qua trồng các loại rừng keo, tràm, bạch đàn

hoặc xấu hơn bị bỏ hoang hóa.

Lũ quét cũng gây sạt lở làm mất đất canh tác, đất rừng dọc các tuyến sông.

Theo thống kê toàn tỉnh có 21 khu vực có nguy cơ sạt lở với chiều dài ước tính

khoảng 27 km đã làm ảnh hưởng đến một số khu dân cư và đất sản xuất ven các hệ

thống sông. Tình hình sạt lở một số nơi diễn biến phức tạp như: Sạt lở bờ sông Lam

xã Đức Quang, Đức Tùng, Đức Châu; sạt lở bờ sông Ngàn Sâu xã Đức Hoà (huyện

Đức Thọ), tại xã Phúc Trạch, Hương Trạch (huyện Hương Khê); sạt lở bờ sông Ngàn

Phố xã Sơn Thịnh, Sơn Tân, Sơn Diệm (huyện Hương Sơn); sạt lở bờ sông Trí (huyện

Kỳ Anh)...[45].

3.2.1.2. Ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ có xu thế tăng cao kèm theo gió Lào

khô nóng hoạt động mạnh hơn và kéo dài (từ tháng 3-7), mưa ít đi, lượng bốc hơi lớn

hơn. Những nơi trước đây hạn hán chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng thì thời gian gần đây đã

tăng lên 4-5 tháng, thậm chí còn kéo dài 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8). Nắng nóng,

hạn hán làm đất đai khô cằn, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, mùa vụ

một cách nặng nề, thậm chí có thể làm mất hoàn toàn một số diện tích đất canh tác [45].

Hà Tĩnh mỗi năm có khoảng 50÷60 ngày khô nóng, một số nơi thời gian gần

đây thường có nắng nóng nghiêm trọng xảy ra như ở Hương Khê (nhiệt độ có ngày

lên tới 40 – 41°C) đã làm cho nhiệt độ mặt đất tăng lên khá cao, độ ẩm của đất có thể

giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng đất.

Từ dữ liệu bản đồ Chỉ số khô hạn tỉnh Hà Tĩnh [29] và bản đồ Hiện trạng sử

dụng đất Hà Tĩnh năm 2010, cùng tỉ lệ 1:100.000 NCS đã thành lập bản đồ Mức độ

khô hạn đất nông nghiệp theo các loại hình sử dụng (Bản đồ 3.4), từ đó đã xác định

diện tích các loại hình sử dụng đất theo mức độ khô hạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

(Bảng 3.22; Hình 3.6).

Page 134: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

120

Bảng 3.22. Mức độ khô hạn đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

(Đơn vị tính: ha)

Loại đất Hạn nhẹ Hạn trung bình Hạn nặng Tổng

Đất trồng lúa 5.089,15 47.339,21 23.770,60 76.198,96

Đất trồng cây hàng năm 4.928,22 16.966,85 3.193,85 25.088,91

Đất trồng cây lâu năm 3.890,48 6.279,92 179,42 10.349,81

Đất rừng sản xuất 83.625,18 69.711,69 5.577,17 158.914,04

Đất rừng phòng hộ 81.279,49 33.502,09 5.097,82 119.879,41

Đất rừng đặc dụng 68.569,17 5.165,41

73.734,59

Đất nuôi trồng thủy sản

2.013,14 1.619,18 3.632,32

Đất làm muối

190,98 249,25 440,23

Đất nông nghiệp khác

10,56

10,56

Theo đó, vùng khô hạn nặng phân bố dọc ven biển thuộc các huyện Nghi

Xuân, Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên; vùng khô hạn trung bình phân bố

hầu hết khu vực đồng bằng. Loại đất có diện tích cũng như mức độ khô hạn lớn nhất

là đất rừng sản xuất, đất lúa và đất rừng phòng hộ. Đáng quan tâm nhất là đất lúa,

trong số 76.198,96 ha đất lúa thuộc vùng khô hạn thì đã có 23.770,60 ha thuộc vùng

hạn nặng

Hình 3.6. Biểu đồ mức độ khô hạn các loại đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Theo Nguyễn Đình Kỳ, trong tổng số 513.475 ha đất được điều tra có 49.802

ha đất hạn nhẹ, 52.351 ha đất hạn ở mức trung bình. Diện tích đất bị khô hạn ở Hà

Tĩnh tập trung ở các nhóm đất chính: nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất phù sa; nhóm đất

mùn vàng đỏ trên núi; nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát; nhóm đất xám bạc màu; nhóm

đất xói mòn trơ sỏi đá [22].

Page 135: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

121

Hiện tượng thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng đã dẫn tới tình trạng hoang

mạc hóa, thực tế đã thấy tại một số nơi như Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Khê..

Nắng nóng gay gắt đã làm cho phần lớn nguồn nước trên các sông suối về mùa

khô bị cạn kiệt, thiếu nước trầm trọng, điều này càng khiến cho hoạt động cung cấp,

tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, vụ sản xuất

Hè Thu gặp điều kiện thời tiết nắng hạn và sự bùng phát của dịch, bệnh lùn sọc đen,

sâu cuốn lá nhỏ, đã làm giảm đáng kể năng suất lúa và cây trồng cạn [49]. Năm 2014

tình trạng mùa khô kéo dài đã ảnh hưởng tới 6-7 nghìn ha lúa và hơn 5 nghìn ha đậu,

lạc; nhiều diện tích gieo cấy không có nước nên cây trồng sinh trưởng, phát triển kém

có nơi mất trắng... đặc biệt tại các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê.

Nắng nóng, khô hạn cũng làm cho nhiều diện tích đất lúa tại các vùng ruộng

cao không chủ động được nguồn nước phải chuyển sang trồng cây hàng năm như rau,

đậu, khoai lang, xảy ra ở các địa phương như Thị trấn Xuân An, xã Cương Gián,

Xuân Viên, Xuân Thành, Xuân Liên, Xuân Mỹ, Xuân Giang (huyện Nghi Xuân);

Hồng Lộc, Bình Lộc, Thịnh Lộc, Mai Phụ, Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà); Đức Đồng,

Đức Lạc, Đức Hòa, Liên Minh, Đức Tùng (huyện Đức Thọ); Kỳ Hoa, Kỳ Tân, Kỳ

Tây, Kỳ Hưng, Kỳ Ninh(huyện Kỳ Anh); Sơn Sơn Lĩnh, Sơn Thịnh, Sơn Tiến, Sơn

Quang (huyện Hương Sơn); Cẩm Lạc, Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên). Một số diện

tích đất lúa vùng cao do khô hạn đã chuyển sang đất trồng cây lâu năm như các xã

Tùng Ảnh, Đức Dũng (Đức Thọ); Hương Xuân (Hương Khê); Kỳ Tây (Kỳ Anh),

Cẩm Quan, Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) Hương Thọ (Vũ Quang)...

Một số diện tích đất trồng cây hàng năm do thiếu nước nghiêm trọng, đất bị

khô hạn, thoái hóa, không canh tác được bị bỏ hoang tại một số xã như: Cương Gián,

Xuân Lĩnh (Nghi Xuân); Thạch Đỉnh, Bắc Sơn (huyện Thạch Hà); Kỳ Sơn, Kỳ Tây,

Kỳ Phong, Kỳ Tiến (Kỳ Anh); Hương Liên, Phương Mỹ (Hương Khê); Cẩm Dương

(Cẩm Xuyên); Đức Dũng (Đức Thọ); Sơn Kim, Sơn Hồng (Hương Sơn).

Hiện tượng khô hạn phát triển trên diện rộng và kéo dài cũng dẫn đến khả năng

thiếu nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và độ mặn tăng cao đối với thủy sản

nước lợ khiến một số diện tích nuôi trồng thủy sản vào mùa khô phải bỏ hoang, điển

hình ở một số địa phương như: xã Thạch Trị, Thạch Bàn, Thạch Văn (Thạch Hà); xã

Hộ Độ (Lộc Hà); xã Kỳ Hà (Kỳ Anh)...

Page 136: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

122

3.2.1.3. Gia tăng quá trình thoái hóa đất

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Kỳ và nnk

[14], trên địa bàn Hà Tĩnh quá trình thoái hóa, hoang mạc hóa đất đã diễn ra khá

mạnh mẽ do tác động của sự biến đổi của các yếu tố khí hậu, các hiện tượng khí hậu

cực đoan và thiên tai như nắng nóng, hạn hán, ngập lụt, xâm nhập măn…

Để xác định mức độ thoái hóa các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, NCS đã

thành lập bản đồ Hiện trạng thoái hóa đất theo các loại hình sử dụng năm 2010 tỉnh Hà

Tĩnh (Bản đồ 3.5) trên cơ sở chồng xếp bản đồ Hiện trạng thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh

năm 2010 của nhóm tác giả Nguyễn Đình Kỳ [22] và bản đồ Hiện trạng sử dụng đất Hà

Tĩnh năm 2010 cùng tỉ lệ 1:100.000. Kết quả tính toán diện tích các loại hình sử dụng

đất nông nghiệp theo mức độ thoái hóa được trình bày trong bảng 3.23, hình 3.7.

Bảng 3.23. Mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

(Đơn vị tính: ha) Loại hình sử dụng đất TH1 TH2 TH3 Tổng

Đất trồng lúa 48824,66 2409,90 24681,82 75916,38

Đất trồng cây hàng năm 10163,04 1416,07 13403,04 24982,15

Đất trồng cây lâu năm 2038,96 2846,78 5407,44 10293,18

Đất rừng sản xuất 44833,79 39331,56 73296,13 157461,48

Đất rừng phòng hộ 39968,01 22010,01 55185,34 117163,36

Đất rừng đặc dụng 33408,66 9762,63 30339,86 73511,15

Đất nuôi trồng thủy sản 723,35 360,41 2147,33 3231,09

Đất làm muối 8,49 0,28 361,01 369,78

Đất nông nghiệp khác 4,07 6,49 10,56

Tổng 179973 78137,64 204828,5 462939,1

( Ghi chú: TH1: Thoái hóa nhẹ; TH2: Thoái hóa trung bình; TH3: Thoái hóa mạnh)

Hình 3.7. Biểu đồ mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Page 137: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

123

Kết quả cho thấy, mức độ cũng như diện tích thoái hóa xảy ra nhiều nhất trên

đất rừng, đặc biệt trên đất rừng sản xuất và rừng nghèo kiệt, do đất rừng thường có

địa hình dốc, thổ nhưỡng thường là đất mùn hoặc đất đỏ vàng dễ bị xói mòn, rửa trôi

vào mùa mưa, khô hạn trầm trong mùa khô; tiếp đến là trên đất lúa, đất trồng cây

hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Kết quả này phù hợp với kết quả đã nghiên cứu

về hiện trạng khô hạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Quá trình thoái hóa ở vùng đồng bằng xảy ra điển hình nhất là trên đất cồn cát

trắng vàng vùng ven biển thuộc các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm

Xuyên, Kỳ Anh... do đất có thành phần cơ giới thô, cấu trúc rời rạc, nghèo dinh

dưỡng, tầng canh tác mỏng nên dễ bị tác động của gió biển, đất có phản ứng chua (độ

PH phần lớn <5,5), có đến 2/3 thuộc loại trung bình đến xấu, chỉ có khoảng 1/3 diện

tích thuộc loại khá. Đất ở những nơi không có thực vật che phủ phẫu diện đơn thuần

là cát, còn ở những nơi có thực vật che phủ cố định thì phẫu diện phân hoá rõ hơn.

Đất ở vùng ven biển phần lớn là đất pha cát nhiễm mặn, đất ở vùng đồi núi chủ yếu là

đất Feralit vàng nâu, vàng xám, bị rửa trôi [41].

3.2.1.4. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề mà ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đang

phải đối mặt trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính của xâm nhập mặn là: trước

những tác động của BĐKH tình trạng hạn hán kéo dài nên mực nước ở các sông xuống

thấp, tạo điều kiện cho sự xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền ảnh hưởng trực tiếp các

vùng sản xuất nông nghiệp, nhất là các khu vực canh tác lúa nước.

Trên một vài sông, lạch, xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền có nơi sâu tới trên

10km. Tại cống Trung Lương (Hồng Lĩnh) độ mặn đo được ở mức 4,5 – 5,5‰ (tháng

6/2010), có khi lên đến 7 – 8‰, trong khi độ mặn cho phép để lấy nước tưới phục vụ

sản xuất Hè Thu là dưới 1,2‰ [44].

Đất mặn ở Hà Tĩnh có diện tích 982 ha, chiếm 0,16% so với tổng diện tích tự nhiên

[14], phân bố theo các cửa sông, bãi bồi và còn gây mặn tới đất cát, đất phù sa vùng ven

biển các huyện Nghi Xuân, Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Cùng với quá trình nhiễm mặn là quá trình phèn hoá, xảy ra chủ yếu ở vùng

rừng ngập mặn, cửa sông, đồng bằng lạch triều và các vùng trũng đầm lầy biển cũ.

Đất phèn với diện tích 10.733ha, phân bố ở xã Cẩm Long, Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm

Xuyên); Kỳ Phú, Kỳ Ninh, Kỳ Long, Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh); Đại Nài (thị xã Hà

Page 138: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

124

Tĩnh), ngoài ra còn trên đất cát, đất phù sa có phủ lên xác động thực vật chứa phèn.

Quá trình mặn hóa, phèn hoá xảy ra trên đất canh tác kết hợp với tình trạng khô

nóng, hạn hán và mất mùa kéo dài đã làm hàng ngàn hecta đất lúa và đất màu phải bỏ

hoang. Điển hình tại khu vực sông Nghèn gồm các xã Yên Hồ (huyện Đức Thọ); Ích

Hậu, Tân Lộc, Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà); Thạch Hạ, Đại Nài (TP Hà Tĩnh); Cẩm

Phúc, Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên), xã Thạch Đài, Thạch Lưu (huyện Thạch Hà),

ngoài ra còn trên đất cát, đất phù sa có phủ lên xác động thực vật chứa phèn.

Một trong những nguyên nhân làm suy giảm diện tích nuôi trồng thủy sản

nước ngọt là do nước mặn xâm nhập sâu và đất liền, thu hẹp diện tích sinh sống của

một số loài thủy sản nước ngọt tại các vùng cửa sông. Xâm nhập mặn làm cho chế độ

thủy lý, thủy hóa và thủy sinh sẽ thay đổi, dẫn đến thay đổi phân bố, cấu trúc và thành

phần thủy sản. Ngoài ra, hiện tượng nước biển tiến sâu vào đất liền có thể làm chết

các thủy sản nước ngọt, nước lợ khi độ muối tăng lên quá cao, gây thiệt hại cho nghề

nuôi trồng thủy sản. Một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng của vấn đề

này là Thạch Trị, Thạch Bàn, Thạch Văn (huyện Thạch Hà), Hộ Độ (huyện Lộc Hà),

Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh).

3.2.1.5. Ảnh hưởng của rét đậm rét hại

Tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài với nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng lớn đến

năng suất và thời vụ gieo trồng, làm đảo lộn kế hoạch sử dụng đất của địa phương nhất

là các huyện miền núi, bán sơn địa như Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ.

Mặc dù thời gian gần đây cùng với xu thế tăng lên của nhiệt độ, số ngày rét

đậm, rét hại có giảm đi, song không khí lạnh lại có nhiều biểu hiện bất thường, đó là

xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài với cường độ mạnh dị thường, đạt mức kỷ

lục trong chuỗi số liệu quan trắc nhiều năm đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông

nghiệp ở Hà Tĩnh. Điển hình là các đợt rét đậm, rét hại kéo dài 11 ngày, nhiệt độ

xuống 7,20C tháng 01các năm 2008, 2009; tháng 01 năm 2011 có đến 12 ngày nhiệt

độ xấp xỉ 90C; tháng 1 năm 2014 tại Hương Sơn có đến 23 ngày nhiệt độ ở mức 70C.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản xuất lúa chịu ảnh hưởng nhiều nhất của điều

kiện thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại do gió mùa Đông Bắc gây ra trong vụ Xuân

và do bão lũ trong vụ Hè Thu và vụ Mùa. Do vậy, thời gian an toàn trong sản xuất ở

Hà Tĩnh ngắn, áp lực về mùa vụ cao. Nhìn chung, rét đậm rét hại và các hiện tượng

thời tiết cự đoan ảnh hưởng nhiều đến thời gian sản xuất và cơ cấu mùa vụ.

Page 139: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

125

- Năm 2007: Vụ Xuân ảnh hưởng 5 đợt không khí lạnh liên tục trong tháng 4

đến trung tuần tháng 5 làm lúa trổ hạt lép nhiều, năng suất thấp. Hậu quả là năng suất

lúa thấp nhất trong 5 năm, chỉ đạt 36,07 tạ/ha và sản lượng lúa đạt 36,4 vạn tấn (giảm

11 vạn tấn so với năm 2006). Cũng trong đợt lạnh lịch sử mùa đông năm 2007 đã gây

ra hiện tượng sương muối nhiều hơn và cũng chính là nhân tố hạn chế sự sinh trưởng

của một số cây trồng thể hiện rõ ở triệu chứng lá cây bị khô cháy, hiện tượng này còn

xảy ra với cả cây rừng ngập mặn.

- Năm 2008: Rét hại kéo dài 27 ngày với nền nhiệt độ dưới 13oC gần 9.500 ha

lúa bị chết rét phải gieo cấy lại.

- Năm 2011: Rét đậm rét hại kéo dài trong vụ Đông Xuân, trong đó có đến 36

ngày nền nhiệt độ dưới 15oC làm cho gần 10.000 ha lúa bị chết phải gieo cấy lại, dẫn

đến vụ Hè Thu chậm khoảng 20 ngày.

- Vụ Đông Xuân 2011 - 2012: 58 ngày nền nhiệt độ ở mức 11 - 22,6oC làm cho

gần 400 ha mạ và 9.000 ha lúa bị chết phải gieo cấy lại. Trong đó Trà xuân sớm gieo

thẳng giống IR1820 tỷ lệ bị chết rét cao. Khả năng lúa Đông Xuân trổ chậm so với

lịch thời vụ từ 10 -15 ngày, dẫn đến chậm thời vụ Hè Thu [51].

Đầu năm 2016 do đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã gây thiệt hại nặng cho nghề

nuôi trồng thuỷ sản, thiệt hại ước tính khoảng: 17 tỷ đồng. Riêng dự án nuôi cá mú

trong lồng trên cát thiệt hại ước tính: 9,3 tấn, giá trị thiệt hại gần 2 tỷ đồng.

Bảng 3.24. Tóm tắt các tác động chính của BĐKH và nước biển dâng

đến một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh

Đơn vị

hành chính Biểu hiện Tác động

Hương Sơn

- Tăng nền nhiệt độ và tần suất

gió Tây

- Gia tăng tần suất lũ quét

- Biến động bất thường mùa

mưa

- Thu hẹp diện tích, giảm dinh dưỡng đất

canh tác

- Giảm năng suất, gây chết cây trồng hàng

loạt

- Giảm khả năng giữ nước trong đất.

Đức Thọ

- Tăng cường độ nắng nóng,

hạn hán

- Gia tăng cường độ, tần suất

mưa lớn

- Gia tăng tình trạng lũ lụt

- Suy giảm nguồn nước mặt,

- Giảm sản lượng lương thực

- Tăng sâu bệnh

- Giảm sản lượng thủy sản

- Gia tăng tình trạng thiếu nước cho sản xuất

nông nghiệp

Page 140: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

126

nước ngầm

- Xâm nhập mặn vào sâu ở

sông Lam

Vũ Quang

- Gia tăng tần suất và cường độ

lũ lụt

- Gia tăng tình trạng hạn hán

- Gia tăng tình trạng xói mòn

đất

- Giảm sản lượng, năng suất cây trồng

- Gia tăng mức độ khô hạn đối với đất canh

tác, đặc biệt đất sản xuất nông nghiệp

- Hư hại mùa màng, mất đất sản xuất nông

nghiệp

Nghi Xuân

- Nước biển dâng, xâm nhập

mặn vào sâu trong sông Kèn.

- Gia tăng tình trạng sạt lở bờ

biển

- Gia tăng tình trạng ngập lụt ở

các xã ven biển

- Thu hẹp diện tích đất canh tác và nuôi

trồng thủy sản

- Giảm sản lượng cây trồng, thủy sản

- Mất đất sản xuất

Can Lộc

- Tăng cường độ và tần suất

mưa lớn

- Thay đổi cường độ và quy

luật bão, lũ

- Gia tăng tình trạng hạn hán

- Tăng tình trạng dịch bệnh, sâu bệnh

- Tăng diện tích đất canh tác bị ngập lụt

- Tăng thiệt hại công trình cấp thoát, trữ

nước

- Tăng diện tích đất khô hạn, thoái hóa

Hương Khê

- Gia tăng cường độ rét đậm,

rét hại

- Gia tăng tình trạng nắng nóng

nghiêm trọng, khô hạn

- Gia tăng lũ quét

- Mất mùa, thay đổi cơ cấu mùa vụ

- Tăng tình trạng phát sinh dịch bệnh.

- Gia tăng mức độ khô hán cho đất trồng trọt

- Xói mòn làm hư hại đất canh tác

Thạch Hà

- Nước biển dâng

- Xâm nhập mặn gia tăng

- Gia tăng tình trạng hạn hán

- Suy giảm nguồn nước ngầm

- Gia tăng tình trạng sạt lở bờ

biển

- Gia tăng diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm

mặn

- Hư hại mùa màng

- Tăng tình trạng thiếu nước cho sản xuất.

Cẩm Xuyên

- Gia tăng nhiệt độ, kéo dài

nắng nóng

- Tăng cường độ, tần suất bão

- Nước biển dâng, xâm nhập

mặn sâu hơn

- Giảm sản lượng hoa màu

- Tăng thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản

- Tăng tình trạng cạn kiệt nguồn nước

- Tăng tình trạng sạt lở

- Tăng dịch bệnh cây trồng, vật nuôi

Kỳ Anh

- Mưa, bão, lốc xoáy

- Tần suất xuất hiện lũ lụt ngày

càng tăng

- Gia tăng tình trạng nắng

nóng, rét hại, hạn hán

- Giảm sản lượng, năng suất lúa, hoa màu do

ngập úng

- Sâu bệnh bất thường do nắng nóng.

- Hư hại công trình thủy lợi, cầu cống.

- Ngập úng làm hư hại đất đai, mùa màng

Page 141: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

127

Lộc Hà

- Gia tăng cường độ, tần suất

bão lụt

- Tăng tình trạng xâm thực bờ

biển

- Gia tăng tình trạng hạn hán

nghiêm trọng

- Giảm năng suất, sản lượng lúa, hoa màu

- Giảm sản lượng thủy sản

- Tăng tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản

xuất

- Làm tăng diện tích đất hạn hán, bạc màu

Nguồn: [45]

3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu và biến động sử dụng đất

nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp phân tích

hồi quy logistic

NCS đã sử dụng phương pháp hồi quy logistic để phân tích ảnh hưởng của một

số các yếu tố khí hậu và thiên tai đến BĐSDĐ nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh.

3.2.2.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu đầu vào

a) Dữ liệu đầu vào

Phương trình hồi quy logistic thể hiện mối quan hệ hồi quy giữa biến phụ

thuộc và các biến độc lập. Biến phụ thuộc là BĐSDĐ nông nghiệp và các biến độc lập

được lựa chọn bao gồm: biến nhiệt độ trung bình năm; lượng mưa trung bình năm;

mức độ khô hạn; mức độ thoái hóa đất tiềm năng; mức độ ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh.

Đối với sử dụng đất thì những yếu tố trung bình năm của khí hậu như nhiệt độ

trung bình năm, lượng mưa trung bình năm là những yếu tố quan trọng để làm căn cứ

quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. Còn các yếu tố cực đoan như

nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp không phải là yếu tố xảy ra liên tục, nên nó chỉ ảnh

hưởng trực tiếp đến vụ mùa, năng suất, sản lượng của vụ mùa tại từng thời điểm chứ

nó không phải là yếu tố làm thay đổi sử dụng đất. Vì vậy, NCS đã lựa chọn các yếu tố

nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm làm các biến giải thích.

Ngoài các yếu tố nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm của khí

hậu thì các hiện tượng khô hạn, ngập lụt, thoái hóa đất là những hiện tượng gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất đai cũng như điều kiện canh tác nông nghiệp.

Bản đồ thoái hóa đất được thành lập trên cơ sở tổng hợp các thông tin từ khí

hậu thổ nhưỡng, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất, bản đồ tầng dày đất, bản đồ độ dốc,

bản đồ đất, độ phì hiện trạng và bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, biến thoái

hóa đất là một biến tổng hợp. Tuy nhiên, trước khi đưa biến này vào mô hình hồi quy

đã được kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và cho kết quả chấp nhận [22].

Page 142: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

128

Giá trị các biến được trích xuất từ các bản đồ do tác giả xây dựng hoặc được kế

thừa và biên tập lại, cụ thể:

- Biến nhiệt độ trung bình năm: Dựa trên nguồn số liệu thu thập từ trạm Khí

tượng - Thủy văn Bắc Trung Bộ, gồm số liệu nhiệt độ trung bình tháng và năm trong

vòng 35 năm (từ 1980 – 2014) của 4 trạm Hương Khê, Kim Cương, Hà Tĩnh và Kỳ

Anh, NCS đã sử dụng phương pháp nội suy trong GIS để thành lập bản đồ phân bố

nhiệt độ trung bình năm tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000. Theo đó, khoảng cách phân hóa

các đường đẳng nhiệt trên bản đồ cách nhau 2oC. Khoảng cách phân hóa nhiệt độ này

là phù hợp với xu thế gia tăng nhiệt độ toàn cầu nói chung và tại Hà Tĩnh nói riêng

trong thời gian qua. Nhiệt độ trung bình năm thay đổi 2oC cũng là khoảng biến thiên

nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái của đa số cây trồng.

- Biến lượng mưa trung bình năm: NCS đã sử dụng số liệu của 13 trạm đo mưa

trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Đài Khí tượng –Thủy văn Bắc Trung Bộ và phòng Địa lý

Khí hậu, Viện Địa lý cung cấp để thành lập bản đồ phân bố lượng mưa trung bình

năm tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 giai đoạn 1980 – 2014. Theo đó, khoảng cách phân

hóa các đường đẳng mưa được thể hiện trên bản đồ là 400mm.

- Biến khô hạn: kế thừa và biên tập bản đồ chỉ số khô hạn tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ

1/100.000 của đề tài KHCN-BĐKH/11-15, NCS cũng là thành viên tham gia đề tài.

Chỉ số khô hạn được đánh giá dựa trên số tháng có tần suất hạn 30% và được phân

cấp thành 3 mức độ khô hạn: hạn nhẹ, hạn trung bình, hạn nặng [29].

- Biến ngập lụt: kế thừa và biên tập bản đồ ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh thuộc đề tài

KHCN-BĐKH/11-15[29]. Bản đồ ngập lụt được xây dựng dựa trên bản đồ nền địa

hình tỷ lệ 1:100.000 với cơ sở dữ liệu đầu vào là trận lũ lịch sử trên sông Lam tháng

10 năm 2010. Mức độ ngập lụt được phân thành 4 cấp: 0-1m; 1-2m; 2-3m; >3-4m

- Biến thoái hóa đất: Kế thừa và biên tập bản đồ Hiện trạng thoái hóa đất tỉnh

Hà Tĩnh năm 2010 tỷ lệ 100.000 của nhóm tác giả Nguyễn Đình Kỳ (2012). Bản đồ

thoái hoá đất dựa trên cơ sở khả năng xảy ra thoái hoá và mức độ nguy hiểm của quá

trình thoái hoá đối với môi trường đất khi lớp thực bì bị phá huỷ. Trên cơ sở quan

niệm thoái hoá đất là quá trình giảm độ phì nhiêu của đất do cân bằng sinh thái bị phá

vỡ dẫn đến ngưỡng giới hạn sinh thái của một hay nhiều yếu tố độ phì của đất. Mức

độ thoái hóa đất được chia làm 3 cấp: thoái hóa nhẹ, thoái hóa trung bình, thoái hóa

mạnh [22].

Page 143: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

129

Bản đồ 3.6. Bản đồ các biến trong mô hình hồi quy Logistic

Người thành lập: Phạm Vũ Chung

Người thành lập: Phạm Vũ Chung

Page 144: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

130

Người biên tập: Phạm Vũ Chung Nguồn: [29]

Người biên tập: Phạm Vũ Chung Nguồn: [29]

Page 145: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

131

BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2005-2015

Người biên tập: Phạm Vũ Chung Nguồn: [22]

Người thành lập: Phạm Vũ Chung

Page 146: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

132

b) Thiết lập cơ sở dữ liệu đầu vào của mô hình hồi quy logistic

- Phân cấp và mã hóa dữ liệu

Do các biến độc lập đều có nhiều giá trị biến thiên nên các biến đã được phân

cấp thành các nhóm giá trị để việc phân tích các đại lượng được rõ ràng hơn. Giá trị

của các biến độc lập có thể được chia thành n cấp (1, 2, 3... n) tùy thuộc vào mức độ

biến thiên giá trị của các biến. Sau khi phân cấp giá trị của các biến đã thực hiện mã

hóa các cấp theo yêu cầu của mô hình hồi quy.

Đối với biến phụ thuộc được mã hóa thành giá trị nhị phân 0 và 1, trong đó giá

trị 1 tức là có xảy ra biến động và giá trị 0 là không xảy ra biến động.

Kết quả phân cấp giá trị và mã hóa các biến được thể hiện trong bảng 3.25.

Bảng 3.25. Phân cấp và mã hóa các biến độc lập được lựa chọn

trong mô hình hồi quy

Biến Cấp giá trị của các biến độc lập

1 2 3 4 5

Nhiệt độ TB năm (0C) < 18 18-20 20-22 22-24 > 24

Lương mưa TB năm (mm) < 2000 2000-2400 2400-2800 2800-3200 > 3200

Mức độ khô hạn (cấp độ) Nhẹ Trung bình Nặng

Mức độ ngập lụt (m) > 0-1 1-2 2-3 > 3

Thoái hóa đất (cấp độ) Nhẹ Trung bình Mạnh

- Chọn mẫu giá trị các biến

Hình 3.8. Sơ đồ chọn điểm mẫu cho mô hình hồi quy logistic

Page 147: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

133

Giá trị các biến được xác định theo các mẫu. Bằng công cụ lấy mẫu trong phần

mềm Arc GIS đã lựa chọn ngẫu nhiên 5.000 điểm mẫu, mỗi điểm tương ứng một

pixel số liệu. Trong các điểm mẫu có 2.744 điểm mẫu được lựa chọn trên các khoanh

vi đất có biến động từ: đất lúa chuyển sang đất cây hàng năm, đất lúa sang cây lâu

năm, lúa sang nuôi trồng thủy sản, lúa sang đất hoang hóa, đất cây hàng năm sang đất

lúa, cây hàng năm sang đất cây lâu năm, cây hàng năm sang đất rừng sản xuất, cây

hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản, cây hàng năm sang đất hoang hóa, đất cây lâu

năm sang rừng sản xuất, cây lâu năm sang đất hoang hóa, đất nuôi trồng thủy sản

sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng và 2.256 điểm mẫu được lựa chọn trên

các khoanh vi đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi

trồng thủy sản không biến động.

3.2.2.2. Kết quả tính toán theo mô hình hồi quy logistic

Các biến với các giá trị mã hóa sau khi chọn mẫu được đưa vào mô hình hồi

quy logistic để tính toán kết quả về mối liên hệ giữa các yếu tố khí hậu với biến động

sử dụng đất.

a) Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Trước khi đưa các biến vào mô hình hồi quy, các biến cần được kiểm tra hiện

tượng đa cộng tuyến. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có mối

tương quan hiện hữu với nhau trong mô hình. Đa cộng tuyến làm sai lệch hoặc đổi

dấu các hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy khiến cho các hệ số của mô hình

kém ý nghĩa hơn. Đồng thời đa cộng tuyến cung cấp cho mô hình những thông tin ảo

hoặc giống nhau và khó tách rời ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc

[31]. Để loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến cách đơn giản nhất là loại bỏ biến có dấu

hiệu cộng tuyến cao ra khỏi mô hình.

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến có thể dùng hệ số phóng đại phương sai

(VIF - Variance Inflation Factor) để xác định dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Hệ số VIF được tính theo công thức:

Trong đó Rk2 là hệ số tương quan bội của biến thứ k trong mô hình hồi quy.

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến càng lớn chứng tỏ cộng tuyến

Page 148: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

134

cao. Theo Gujarati and Porter (2008) nếu VIF của một biến vượt quá 10 thì biến đó

được coi là cộng tuyến cao, cần phải loại ra khỏi mô hình.

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến bằng phần mềm SPSS thể hiện ở bảng 3.26.

Bảng 3.26. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến

STT Tên biến Ký hiệu biến Hệ số phóng đại

phương sai (VIF)

1 Nhiệt độ TB năm NHIETDO 1.148

2 Lương mưa TB năm LUONGMUA 1.177

3 Mức độ khô hạn KHOHAN 1.145

4 Mức độ ngập lụt NGAPLUT 1.147

5 Hiện trạng thoái hóa đất THOAIHOA 1.053

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến trong bảng 3.26 đều nhỏ hơn 10

chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến mô hình. Vì vậy các biến

được chấp nhận để đưa vào mô hình hồi quy.

b) Kết quả chạy mô hình hồi quy để xác định thông số của các biến

Tiến hành hồi quy từng bước theo phương pháp Enter. Các biến được đưa vào

mô hình hồi quy sau đó được tuần tự loại trừ bằng tiêu chuẩn loại trừ POUT. Biến

được giữ lại trong mô hình khi giá trị F (giá trị tính toán trung gian trong mô hình)

không vượt quá giá trị POUT, được mặc định bằng 0,1. Mô hình sẽ dừng lại khi ước

lượng tham số nhỏ hơn 0,001. Kết quả chạy mô hình thể hiện ở Phụ lục VII.

Kết quả chạy mô hình cho thấy: Giá trị -2LL (-2 log likelihood) = 5428,391

không lớn, chứng tỏ mô hình tổng thể có độ phù hợp khá tốt.

Giá trị của các biến trong mô hình thể hiện ở bảng 3.27.

Bảng 3.27. Giá trị các thông số của các biến

Biến Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Wald Sig. Exp

(B) (S.E) (p-value) (B)

NHIETDO 0,195 0,050 15,361 0,000 1,216

LUONGMUA -0,204 0,031 43,122 0,000 0,815

KHOHAN 0,980 0,053 336,358 0,000 2,664

NGAPLUT 1,044 0,055 361,028 0,000 2,842

THOAIHOA 0,367 0,034 113,526 0,000 1,443

Constant (B0) -3,421 0,229 222,636 0,000 0,033

α=0,05; R2=0,338; -2LL=5428,391a

Page 149: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

135

Kết quả chạy mô hình hồi quy được thể hiện ở bảng 3.27 cho thấy:giá trị sig

của tất cả các biến đều <0,05, có nghĩa là tất cả các biến độc lập đều có ảnh hưởng

đến BĐSDĐ nông nghiệp giai đoạn 2005-2015.

Với hệ số B xác định được, phương trình hồi quy có dạng:

log (p1/p0) = -3,421 + 0,195.NHIETDO – 0,204.LUONGMUA +

0,980.KHOHAN + 0,367.THOAIHOA + 1,044.NGAPLUT

3.2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và thiên tai đến biến động sử

dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015

a) Kết quả tính toán từ mô hình hồi quy logistic

Kết quả tính toán hệ số hồi quy giữa các yếu tố khí hậu và thiên tai được lựa

chọn (biến độc lập) và biến động sử dụng đất (biến phụ thuộc) cho thấy mối quan hệ

giữa sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và hiện tượng thiên tai với biến động sử dụng

đất. Theo lý thuyết, hệ số hồi quy có dấu dương thể hiện quan hệ giữa biến độc lập

với biến phụ thuộc là mối quan hệ thuận và ngược lại có mối quan hệ nghịch nếu hệ

số hồi quy có dấu âm. Giá trị của hệ số hồi quy càng lớn thì mối quan hệ giữa biến

độc lập và biến phụ thuộc càng cao.

Hệ số hồi quy B của biến lượng mưa mang dấu âm, có nghĩa là lượng mưa có

quan hệ nghịch với BĐSDĐ nông nghiệp; hệ số hồi quy B của các biến: nhiệt độ, hạn

hán, ngập lụt, thoái hóa đất đều có dấu dương, thể hiện có quan hệ thuận với BĐSDĐ

nông nghiệp.

Từ kết quả tính toán hệ số hồi quy và trên cơ sở phân tích vai trò của hệ số hồi

quy trong mối quan hệ giữa sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và thiên tai với biến

động sử dụng đất, đã tính toán số lần biến động sử dụng đất theo sự thay đổi các cấp

của các yếu tố khí hậu và thiên tai bằng công thức:

Y = (1)

Trong đó: B0 –Hằng số = -3,421;

Bi- Hệ số hồi quy của các biến độc lập

Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3.28

Page 150: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

136

Bảng 3.28. Biến động sử dụng đất theo sự thay đổi của các biến độc lập

Biến độc lập Biến đổi các biến độc

lập (cấp)

Biến động sử

dụng đất (lần)

Mức độ ảnh

hưởng

Nhiệt độ trung bình năm 2 0C 1,22 Ít

Lượng mưa trung bình năm 400 mm 0,82 Ít nhất

Mức độ khô hạn Nhẹ/Trung bình/nặng 2,66 Nhiều

Mức độ ngập lụt 0-1/1-2/2-3/>3m 2,84 Nhiều nhất

Mức độ thoái hóa đất Nhẹ/Trung bình/mạnh 1,44 Trung bình

b) Phân tích kết quả tính toán

Từ kết quả tính toán tại bảng 3.28 cho thấy:

Số lần BĐSDĐ nông nghiệp phụ thuộc vào sự biến đổi các cấp của các yếu tố

khí hậu và hiện tượng thiên tai. Với giả thiết: một yếu tố khí hậu/thiên tai biến đổi

một cấp khi các yếu tố khác không thay đổi thì sử dụng đất sẽ biến động như sau:

- Khi nhiệt độ tăng lên một cấp thì xác suất xảy ra BĐSDĐ sẽ tăng lên 1,22 lần.

- Khi lượng mưa giảm một cấp xác suất xảy ra BĐSDĐ sẽ tăng lên 0,82 lần.

- Khi mức độ khô hạn tăng lên một mức xác suất xảy ra BĐSDĐ sẽ tăng 2,66 lần

- Khi mức độ ngập lụt tăng lên một mức xác suất xảy ra BĐSDĐ sẽ tăng lên 2,84 lần.

- Khi mức độ thoái hóa đất tăng lên một mức xác suất xảy ra BĐSDĐ tăng 1,44 lần.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và thiên tai đến BĐSDĐ nông

nghiệp thông qua kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3.29 có thể rút ra những

nhận xét sau đây:

Trong tất cả các yếu tố khí hậu và hiện tượng thiên tai thì:

- Yếu tố lượng mưa trung bình năm là yếu tố có ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông nghiệp ít

nhất, khi lượng mưa giảm đi một cấp thì xác suất BĐSDĐ chỉ tăng lên 0,82 lần.

- Yếu tố nhiệt độ trung bình năm có tác động ít đến BĐSDĐ nông nghiệp, khi nhiệt độ

trung bình năm tăng lên một cấp thì xác suất BĐSDĐ chỉ tăng lên 1,22 lần.

- Hiện tượng ngập lụt có ảnh hưởng nhiều nhất đến BĐSDĐ nông nghiệp, khi ngập lụt

tăng một cấp, xác suất BĐSDĐ sẽ tăng lên 2,84 lần.

- Mức độ khô hạn có ảnh hưởng nhiều đến BĐSDĐ nông nghiệp, khi mức độ khô hạn

tăng một cấp sẽ làm tăng BĐSDĐ lên 2,66 lần.

- Mức độ thoái hóa đất có ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông nghiệp ở mức trung bình, khi

mức độ thoái hóa đất tăng lên một cấp thì BĐSDĐ chỉ tăng lên 1,44 lần.

Page 151: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

137

c) Kiểm chứng kết quả tính toán

Để đánh giá mức độ phù hợp của kết quả tính toán theo mô hình logistic về

mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và hiện tượng thiên tai được lựa chọn đến

BĐSDĐ nông nghiệp, NCS đã thực hiện việc kiểm chứng các kết quả này với thực

tiễn về ảnh hưởng của BĐKH đến BĐSDĐ nông nghiệp đã diễn ra tại tỉnh Hà Tĩnh

trong giai đoạn 2005-2015. Kết quả kiểm chứng như sau:

- Ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm đến BĐSDĐ nông nghiệp:

Công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh trong nhiều năm qua

đã được tỉnh quan tâm xem xét đến điều kiện khí hậu (chủ yếu là nhiệt độ và lượng

mưa trung bình năm của địa phương). Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, sự biến

đổi của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn 1980-2015 ít

ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông nghiệp, nhất là đến việc bố trí các loại hình sử dụng đất

nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, sự biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm

đã có tác động đáng kể đến cơ cấu cây trồng và mùa vụ sản xuất.

Kết quả phân tích số liệu khí hậu Hà Tĩnh cho thấy: Trong giai đoạn 2001–

2015 nhiệt độ trung bình ở Hà Tĩnh chỉ tăng lên khoảng 0,2oC nên BĐSDĐ nông

nghiệp xảy ra chỉ khoảng 0,12 lần. Như vậy, ảnh hưởng của nhiệt độ đến BĐSDĐ

nông nghiệp là không đáng kể. Lượng mưa trung bình năm ở Hà Tĩnh thời gian qua

có xu thế giảm, một số năm có lượng mưa lớn bất thường là do xảy ra các trận mưa

lớn mang tính cực đoan trong một thời gian ngắn. Vì vậy, lượng mưa trung bình năm

nói chung ít ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông nghiệp mà chỉ ảnh hưởng đến thời vụ gieo

trồng và thu hoạch.

- Ảnh hưởng của khô hạn đến BĐSDĐ nông nghiệp:

Thời gian qua, dưới tác động của BĐKH, tình hình khô hạn ở tỉnh Hà Tĩnh đã

diễn ra khá mạnh. Hạn hán làm đất đai khô cằn, cây trồng thiếu nước nghiêm trọng,

dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị chết hoặc mất trắng. Thực tế này đã gặp tại một

số nơi thuộc các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Khê...

Theo bản đồ phân vùng mức độ khô hạn tỉnh Hà Tĩnh, thuộc vùng hạn nặng và

hạn trung bình bao gồm hầu hết các huyện vùng đồng bằng ven biển và trung du.

Điều đó cho thấy, loại đất chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hạn hán là đất sản xuất

nông nghiệp (đất lúa, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm).

Page 152: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

138

Hiện tượng khô hạn phát triển trên diện rộng và kéo dài cũng dẫn đến khả năng

thiếu nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và độ mặn tăng cao đối với thủy sản

nước lợ khiến một số diện tích vào mùa khô không nuôi trồng thủy sản phải bỏ

hoang, điển hình tại các địa phương như: xã Thạch Trị, Thạch Bàn, Thạch Văn

(Thạch Hà); xã Hộ Độ (Lộc Hà); xã Kỳ Hà (Kỳ Anh).

Mặt khác, BĐKH làm cho tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài, mực nước

ở các con sông xuống thấp đã tạo điều kiện cho xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền,

ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng đất sản xuất nông nghiệp, nhất là các khu vực canh

tác lúa nước.

Từ thực tiễn nêu trên có thể nhận xét rằng: hạn hán gây ra sự chuyển đổi đáng

kể các loại hình sử dụng đất như: đất trồng lúa chuyển sang cây hàng năm, đất cây

hàng năm chuyển sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất

rừng sản xuất... Tham chiếu với các kết quả tính toán theo mô hình logistic, khi mức

độ hạn hán thay đổi một cấp thì xác suất BĐSDĐ nông nghiệp sẽ tăng 2,66 lần. Như

vậy, hạn hán đã ảnh hưởng nhiều/lớn đến BĐSDĐ nông nghiệp.

- Ảnh hưởng của ngập lụt đến BĐSDĐ nông nghiệp:

Theo khảo sát, những năm gần đây lũ lụt thường xuyên xảy ra trên địa bàn Hà

Tĩnh mà trận lũ năm 2010 là một điển hình. Thực tế cho thấy: Những khu vực chịu

ảnh hưởng của trận lũ 2010 là nơi vẫn thường chịu ảnh hưởng lớn của lũ hàng năm.

Ngập lụt làm cho nhiều diện tích đất canh tác bị mất, dẫn đến đất nông nghiệp đã có

những biến động lớn trong thời gian qua. Tham chiếu với kết quả chạy mô hình

logistic cho thấy: Theo tính toán, khi ngập lụt thay đổi một cấp ngập thì xác suất biến

động sử dụng đất nông nghiệp sẽ tăng 2,84 lần. Như vậy, ngập lụt có ảnh hưởng

nhiều nhất đến BĐSDĐ so với các yếu tố khí hậu và thiên tai khác. Điều này phù hợp

với thực tiễn đã xảy ra về BĐSDĐ nông nghiệp trong thời gian qua tại tỉnh Hà Tĩnh.

- Ảnh hưởng của của thoái hóa đất đến BĐSDĐ nông nghiệp:

Theo kết quả của các công trình nghiên cứu về thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh, mức

độ cũng như diện tích thoái hóa xảy ra nhiều nhất trên đất rừng, đặc biệt trên đất rừng

sản xuất và rừng nghèo, bởi đất rừng thường có địa hình dốc, thổ nhưỡng thường là

đất mùn hoặc đất đỏ vàng dễ bị xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa. Ngoài ra, thoái hóa

đất cũng đã xảy ra trên một số diện tích đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm và đất

Page 153: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

139

trồng cây lâu năm. Tại vùng ven biển quá trình thoái hóa xảy ra chủ yếu trên đất cồn

cát trắng vàng vùng ven biển các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên,

Kỳ Anh... Tham chiếu với kết quả tính toán theo mô hình logistic cho thấy: mức độ

thoái hóa tăng lên một mức thì khả năng xảy ra BĐSDĐ tăng 1,44 lần. Như vậy, mức

độ thoái hóa đất gây ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông nghiệp ở mức độ trung bình và

phù hợp với thực tiễn đã xảy ra ở tỉnh Hà Tĩnh.

3.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh

biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh

3.3.1. Những căn cứ để đề xuất các giải pháp

Vấn đề sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH hiện nay là một

trong những vấn đề cấp bách, cần thiết và có tính thời sự cao đối với ngành nông

nghiệp trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Những giải pháp

sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH đòi hỏi phải có những căn cứ

khoa học và thực tiễn xác đáng, phù hợp, được xây dựng trên cơ sở kết quả của những

đánh giá về tác động của BĐKH, thiên tai đến sử dụng đất nông nghiệp và thực trạng

thay đổi sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.

Từ thực tế này, NCS đã xác định những căn cứ khoa học và thực tiễn để đề

xuất những giải pháp sử dụng đát nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh

Hà Tĩnh như sau:

a) Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ, nơi chịu ảnh hưởng

trực tiếp của thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra ngày càng rõ rệt.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định rõ các nguyên nhân gây BĐSDĐ nông

nghiệp ở tỉnh Hà tĩnh, đó là:

- Sự thay đổi về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trên cơ

sở xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Trong vài chục năm gần đây tại tỉnh Hà Tĩnh BĐKH thông qua sự biến đổi

của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng khí hậu cực đoan như

nắng nóng, mưa lớn, rét đậm, rét hại và sự gia tăng rõ rệt về cường độ, tần suất của

thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... Nước biển dâng đã dẫn đến tình trạng xâm nhập

mặn gia tăng mạnh vào các khu vực nội đồng. Những sự biến đổi này đã tác động rõ

Page 154: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

140

rệt đến vấn đề sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Đối với đất nông

nghiệp, tác động rõ rệt nhất của BĐKH là gây nên hiện tượng suy thoái, xói mòn, sa

mạc hóa đất, phèn hóa, mặn hóa... dẫn đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi

mùa vụ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực khác nhau, nhất là các vùng

ven biển.

b) Trong bối cảnh BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành nông

nghiệp nhất là đối với ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, tỉnh Hà Tĩnh trong thời

gian qua đã thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, tập

trung chủ yếu vào việc điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch các

loại cây trồng vật nuôi; xây dựng Đề án phát triển ngành trồng trọt; Đề án về cơ cấu

giống lúa và tổ chức sản xuất giống năng suất, chất lượng cao; Đề án bảo vệ phát triển

rừng bền vững. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi

khí hậu giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

c) Các giải pháp sử dụng đất hợp lý trong bối cảnh BĐKH về cơ bản không có

sự khác biệt lớn với những nguyên tắc của chính sách đất đai, cũng như các giải pháp

ứng phó chung đối với BĐKH. Xu thế chung của thế giới hiện nay là ứng phó ngày

càng chủ động hơn, quyết liệt hơn với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy,

việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý đất nông nghiệp của tỉnh cần

phải dựa vào các mục tiêu chủ đạo là chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

bằng các giải pháp tích cực nhất, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi

trường cho phép.

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh

biến đổi khí hậu

3.3.2.1. Một số giải pháp chung

Thực tế hiện nay, để ứng phó với BĐKH nhiều nước trên thế giới cũng như ở

Việt Nam đã sử dụng các giải pháp thích ứng với BĐKH, gồm hai xu hướng: giải

pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”.

- Các giải pháp bảo vệ cứng chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kỹ

thuật công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng như tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè

sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt...

- Các biện pháp bảo vệ mềm cần chú trọng các giải pháp thích ứng dựa vào hệ

Page 155: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

141

sinh thái như: tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu tư vào đất ngập nước, bổ

sung đất cho các bãi biển, cải tạo các cồn cát ven biển, trồng rừng ngập mặn...

Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sử dụng đất thường chú

trọng đến việc chuyển đổi phương thức canh tác, đến việc điều chỉnh các chính sách

quản lý, bao gồm: thực hiện việc quy hoạch phát triển đón đầu, điều chỉnh quy hoạch

sử dụng đất... Bên cạnh đó, cần có những giải pháp phù hợp để tăng cường năng lực

thích ứng nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương đến sinh kế của người dân trước tác

động của BĐKH và nước biển dâng với quan điểm sống chung với lũ lụt, hạn hán,

xâm nhập mặn và các thiên tai khác.

Một số giải pháp chung được đề xuất góp phần thực hiện việc sử dụng đất hợp

lý trong bối cảnh BĐKH ở tinh Hà Tĩnh:

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với điều

kiện của BĐKH và NBD, với đặc điểm sinh thái các địa phương; tận dụng các cơ hội

để phát triển nông nghiệp bền vững.

- Là tỉnh có ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, vì vậy

cần duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để bảo đảm an ninh

lương thực của địa phương.

- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên

nhiên, đảm bảo đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Đẩy nhanh tiến độ trồng

rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ven biển, bảo đảm khai thác hiệu

quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, xâm thực,

thoái hóa đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh

thái đất ngập nước.

- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công trình thủy lợi, hệ thống đê sông, đê

biển, bảo đảm chủ động ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, xâm

nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chú trọng phát triển

các công trình quy mô lớn, đa mục tiêu, khu chứa nước, vùng đệm, vành đai xanh.

- Khai thác hiệu quả và phát triển quỹ đất của tỉnh theo hướng khai hoang, mở rộng

diện tích đất những nơi có thể sử dụng để duy trì diện tích đất nông nghiệp; áp dụng

thành tựu khoa học, kỹ thuật trong việc sử dụng, cải tạo, bồi bổ, bảo vệ, làm tăng độ

phì của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư trên đất.

Page 156: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

142

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát triển, nâng cao và hoàn thiện một số giải pháp

thích ứng với thiên tai và BĐKH bản địa đã được người dân địa phương lựa chọn và

trải nghiệm qua nhiều năm.

3.3.2.2. Một số giải pháp cụ thể góp phần sử dụng đất nông nghiệp hợp lý thích ứng

với biến đổi khí hậu

Như đã phân tích ở trên, BĐKH và thiên tai đã và đang gây những ảnh hưởng

lớn đến sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh và đó là một trong những nguyên

nhân gây nên BĐSDĐ nông nghiệp trong thời gian qua. Kết quả tính toán theo mô

hình hồi quy logistic cho thấy: BĐSDĐ nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ

các hiện tượng thiên tai như ngập lụt, hạn hán, thoái hóa đất.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, NCS đề xuất một số giải pháp cụ thể

nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của các yêu tố khí hậu và hiện tượng thiên tai đến

sử dụng đất và BĐSDĐ nông nghiệp góp phần vào việc sử dụng đất nông nghiệp hợp

lý thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

a) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến BĐKH. Tích

hợp yếu tố BĐKH vào các chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch và kế hoạch sử

dụng đất: rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sử

dụng đất cho phù hợp với xu thế BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những

tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất.

- Khuyến khích các mô hình sử dụng đất lâm - nông kết hợp, phát triển rừng bền

vững; khuyến khích các giải pháp sử dụng rừng hỗn hợp, là những loại rừng có tính

thích ứng linh hoạt hơn với biến đổi khí hậu; triển khai trồng rừng phòng hộ ven biển

kết hợp nuôi trồng thủy sản tại các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm

Xuyên, Kỳ Anh, vùng cửa sông, cửa biển, vùng có nhu cầu phòng hộ cao chỉ tập

trung trồng rừng ngập mặn, rừng chắn sóng.

- Xây dựng mô hình sử dụng đất kiểu mới, không chỉ tập trung sử dụng đất nông

nghiệp mà còn liên kết tổ chức sử dụng đất theo hướng dịch vụ - hàng hóa: sử dụng

đất nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp với phát triển du lịch sinh thái: vùng ven biển

gồm các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Nghi Xuân; vùng đồi núi gồm các

huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn.

Page 157: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

143

- Cần thực hiện đánh giá đất đai theo mức độ thích nghi để làm tốt công tác quy

hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, tiết kiệm.

- Cần có những đánh giá sát thực mức độ ảnh hưởng, khả năng chịu ảnh hưởng, tình

hình sử dụng đất hiện tại, tính tuần hoàn của việc sử dụng đất. Đối với từng vùng cần

lưu ý các vấn đề sau:

+ Đối với các huyện ven biển: cần xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng đất thích ứng

với BĐKH một cách thiết thực. Giải pháp "sống chung" đã được người dân địa

phương lựa chọn và trải nghiệm qua nhiều năm cần được tiếp tục phát triển, nâng cao

và hoàn thiện theo hướng thích ứng tác động của mực nước biển dâng, xói lở bờ biển

trong tương lai. Để hạn chế tối đa những thiệt hại đối với kinh tế xã hội, giảm thiểu

những rủi ro cho con người, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, ngay từ bây giờ các huyện

ven biển cần được xem xét quy hoạch sử dụng đất một cách cẩn trọng có xét đến các

yếu tố BĐKH và nước biển dâng.

+ Các huyện vùng đồng bằng: Thích ứng xu thế gia tăng hạn hán và hoang mạc hóa là

định hướng ưu tiên nhằm giảm tính dễ bị tổn hại, phòng ngừa và hạn chế thoái hóa,

hoang mạc hóa, xâm nhập mặn, ngập lụt do tác động của BÐKH đối với vùng đất có

khô hạn và bán khô hạn.

+ Các huyện thuộc vùng đồi núi: Là vùng thường xuyên chịu tác động của những hiện

tượng thiên tai, như mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, khô nóng và hạn hán. Hiện tượng này

có xu hướng xảy ra mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của BĐKH.

Do vậy, giải pháp sử dụng đất của khu vực này cần chú trọng đẩy mạnh thâm canh ở

những nơi có khả năng tưới, tiêu; tăng cường nông lâm kết hợp, khai thác hợp lý nhất

nguồn tài nguyên đất theo hướng sản xuất hàng hóa; bảo vệ duy trì và phát triển thảm

thực vật ở khu vực đầu nguồn, khu vực núi cao, khu vực có tính phòng hộ, áp dụng

kỹ thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất.

- Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực cho các nhà quản lý, các nhà

hoạch định chính sách... về tác động của BĐKH đến tài nguyên đất để có cách ứng

phó với BĐKH trong công tác quản lý, sử dụng đất.

b) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng ngắn hạn:

+ Bảo vệ đất, duy trì và bảo vệ độ ẩm và độ phì của đất. Trên vùng đất dốc cần thực

Page 158: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

144

hiện các biện pháp như: trồng cây che phủ, trồng xen canh, làm ruộng bậc thang, thay

đổi lớp phủ thực vật phù hợp…

+ Chủ động cung cấp nước cho cây trồng tại những vùng đất khô hạn, thực hiện các

biện pháp tưới hiệu quả và tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt đặc biệt trên đất

dốc, đất cát...

+ Lựa chọn giống cây trồng thích nghi với điều kiện đất đai trong xu thế BĐKH

(chọn giống ngắn ngày, chín sớm, giống chống chịu các điều kiện bất lợi như: chịu

hạn, chịu mặn, chịu ngập úng, chịu sâu bệnh…).

+ Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng thích hợp với điều kiện thời tiết trong bối cảnh

BĐKH hiện nay.

+ Thay đổi các biện pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ,

cày bừa, phủ rơm rạ khi gặt xong, phòng trừ sâu bệnh, xen canh, luân canh…).

- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng dài hạn

+ Nghiên cứu lai tạo giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH, các giống có khả

năng chịu hạn, chịu mặn, úng ngập, sâu bệnh…

+ Thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả: Đối với

những vùng đất lúa thường xuyên bị ngập lụt, mất mùa không có biện pháp cải tạo

nên chuyển sang nuôi trồng thủy sản bền vững; Đối với những vùng đất lúa, đất màu

khô hạn cần đầu tư hệ thống kênh mương tưới tiêu, bồi dục cho đất, chọn giống cây

trồng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế chuyển mục đích sử dụng loại

đất này; Đối với đất lâm nghiệp, cần mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rừng chắn gió,

chắn cát ven biển, lấy từ diện tích đất hoang hóa, đát ngập úng, nhiễm mặn, đất cát

biển; mở rộng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất rừng sản xuất để bảo vệ

môi trường và đa dạng sinh học. Có chiến lược phục hóa đất để thay thế một số diện

tích đất rừng sản xuất sang trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế hơn; mở rộng diện tích

rừng sản xuất trên đất trống đồi núi trọc... Chuyển những diện tích đất phi nông

nghiệp bỏ hoang mục đích nông nghiệp tránh lãng phí tài nguyên đất...

+ Tổ chức sản xuất nông nghiệp trên các vùng đất hoang hóa, đặc biệt là vùng đất cát

ven biển; thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mòn, trượt lở đất. Cải

tiến kỹ thuật và các biện pháp canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

+ Xây dựng chương trình sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, vừa sử

Page 159: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

145

dụng tối đa quỹ đất, vừa tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo.

+ Áp dụng mô hình sử dụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát thải khí

nhà kính, (việc thâm canh lúa cải tiến và nông nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trò quan

trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, ô nhiễm môi trường).

c) Nâng cao khả năng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới khả năng cung

cấp nước cho đất nông nghiệp

- Xây dựng hồ, đập chứa tích trữ nước, kiểm soát lũ và điều hoà nước trong mùa khô.

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng và hệ thống tưới tiêu.

- Quản lý việc sử dụng tài nguyên nước khoa học và hiệu quả. Hoàn thiện hiệu suất sử

dụng nước, điều hoà dòng chảy mùa khô thông qua các hồ chứa.

- Ưu tiên đất thủy lợi để xây dựng các công trình chứa nước, dẫn nước, tiêu úng; đất

giao thông để xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lụt, bão; đất ở phục vụ cho việc tái

định cư, di dân.

- Bảo vệ, bảo tồn diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có, phát triển mức độ che phủ

rừng trên đất lâm nghiệp đã được quy hoạch nhằm thúc đẩy thực hiện các chương

trình bảo tồn và tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính. Bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển

rừng phòng hộ đầu nguồn ở các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ

Quang; rừng phòng hộ ven biển các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh Thạch Hà, Lộc Hà,

Nghi Xuân.

d) Hạn chế xâm nhập mặn, nhiễm mặn ở các vùng ven biển

- Nâng cấp các kênh xả lũ, hệ thống tưới tiêu, các trạm bơm phục vụ nông nghiệp.

Dịch chuyển hệ thống kênh dẫn nước ngọt về phía đầu nguồn để tráng nước bị nhiễm

mặn. Thực hiện việc tưới tiêu ngày một hiệu quả hơn.

- Rà soát, đánh giá công năng hệ thống hồ đập, điều chỉnh khả năng tích nước, kiểm

soát lũ, điều hòa nước trong mùa khô, mở rộng hệ thống tưới tiêu. Xây dựng đập và

hồ chứa nước, kiểm soát lũ lụt và điều tiết nước trong mùa khô.

3.3.3.3. Các giải pháp khác

- Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm thiểu và

thích ứng với sự BĐKH.

- Bảo tồn và giữ gìn các giống loài địa phương, thành lập ngân hàng giống ngũ cốc.

- Áp dụng công nghệ canh tác phù hợp với hoàn cảnh BĐKH.

Page 160: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

146

- Tăng cường truyền thông và nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng cao nhận

thức của người dân về ứng phó với BĐKH.

Tiểu kết chương 3

1) Trong giai đoạn 1980-2015, tại Hà Tĩnh các yếu tố khí hậu và các hiện tượng khí

hậu cực đoan có sự biến đổi khá rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tháng 7, tháng 1 đều có xu thế tăng, nhất là

trong giai đoạn 2010-2015. Tổng lượng mưa năm có xu thế giảm. Lượng mưa mùa khô

và mùa mưa có xu thế giảm, đặc biệt là mùa khô. Thời gian bắt đầu, kết thúc mùa mưa

cũng có những biến đổi thất thường. Số ngày nắng nóng tăng và các đợt nắng nóng kéo

dài hơn; các đợt rét đậm rét hại kéo dài nhiều ngày hơn và sâu hơn. Số ngày mưa lớn

giảm ở vùng đồng bằng và tăng ở vùng miền núi. Tần suất các đợt lũ tăng, đặc biệt các

đợt lũ lớn xuất hiện nhiều hơn.

2) Đánh giá tác động của BĐKH đến BĐSDĐ tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2005-

2015 bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến thông qua việc xác định hệ

số hồi quy giữa các biến độc lập, gồm: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình

năm, mức độ khô hạn, mức độ thoái hóa đất và mức độ ngập lụt với biến phụ thuộc là

BĐSDĐ. Kết quả chạy mô hình hồi quy logistic đa biến cho phép xác định được xu thế

quan hệ giữa các biến độc lập với biến BĐSDĐ, cụ thể:

Hệ số hồi quy B của các biến: nhiệt độ, hạn hán, ngập lụt, thoái hóa đất đều có

dấu dương, thể hiện có quan hệ thuận với BĐSDĐ, hệ số hồi quy B của biến lượng

mưa mang dấu âm, có nghĩa là lượng mưa có quan hệ nghịch với BĐSDĐ.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và thiên tai đến BĐSDĐ

cho thấy: Yếu tố lượng mưa trung bình năm là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến

BĐSDĐ; Yếu tố nhiệt độ trung bình năm ít tác động đến BĐSDĐ; Hiện tượng ngập

lụt có ảnh hưởng nhiều nhất đến BĐSDĐ; Mức độ khô hạn có ảnh hưởng nhiều đến

BĐSDĐ; Mức độ thoái hóa đất có ảnh hưởng đến BĐSDĐ ở mức trung bình.

3) Dựa vào kết quả đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu và thiên tai đến

BĐSDĐ đã đề xuất các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể nhằm sử dụng hợp lý

và hiệu quả đất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh.

Page 161: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1) Trong giai đoạn 1980-2015, tại Hà Tĩnh các yếu tố khí hậu và các hiện tượng khí

hậu cực đoan có sự biến đổi khá rõ rệt. Thể hiện qua xu thế gia tăng nhiệt độ trung

bình năm, nhiệt độ tháng 7 và tháng 1, nhất là trong giai đoạn 2010-2015. Tổng lượng

mưa năm có xu thế giảm, cả lượng mưa mùa khô và mùa mưa đều có xu thế giảm, đặc

biệt là mùa khô. Thời gian bắt đầu, kết thúc mùa mưa cũng có những biến đổi thất

thường. Số ngày nắng nóng tăng và các đợt nắng nóng kéo dài hơn; các đợt rét đậm rét

hại kéo dài nhiều ngày hơn và sâu hơn. Tần suất các đợt lũ tăng, đặc biệt các đợt lũ lớn

xuất hiện nhiều hơn.

2) Trong giai đoạn 2005-2015, đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh đã có nhiều biến động. Sự

biến động này được thể hiện bằng biến động tăng/ giảm diện tích các loại hình sử

dụng đất nông nghiệp như: đất trồng lúa giảm, đất trồng cây hàng năm khác giảm, đất

trồng cây lâu năm tăng, đất rừng sản xuất tăng, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng

giảm, đất nuôi trồng thủy sản tăng, đất muối giảm.

Nguyên nhân chính gây biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại

tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2005-2015 là do tỉnh đã có sự điều chỉnh các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển theo hướng công

nghiệp hóa và đô thị hóa theo xu hướng cả nước và do gia tăng dân số. Bên cạnh đó,

trong thời gian qua BĐKH đã gây nên tình trạng xâm nhập mặn tiến sâu hơn vào nội

đồng, diện tích đất bị khô hạn, hoang hóa có xu hướng mở rộng, hiện tượng ngập úng,

xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất… xảy ra thường xuyên và diễn biến phức tạp tại các vùng

khác nhau. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng tạo nên sự biến động các loại

hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh.

3) Đánh giá tác động của BĐKH đến BĐSDĐ nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai

đoạn 2005-2015 bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến thông qua việc

xác định hệ số hồi quy giữa các biến độc lập, gồm: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa

trung bình năm, mức độ khô hạn, mức độ thoái hóa đất và mức độ ngập lụt với biến

phụ thuộc là BĐSDĐ. Kết quả chạy mô hình hồi quy logistic đa biến cho phép xác định

được xu thế quan hệ giữa các biến độc lập với biến BĐSDĐ, cụ thể:

Page 162: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

148

Yếu tố lượng mưa trung bình năm là yếu tố có ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông

nghiệp ít nhất; Yếu tố nhiệt độ trung bình năm có tác động ít đến BĐSDĐ nông

nghiệp; Hiện tượng ngập lụt có ảnh hưởng nhiều nhất đến BĐSDĐ nôgn nghiệp; Mức

độ khô hạn có ảnh hưởng nhiều đến BĐSDĐ nông nghiệp; Mức độ thoái hóa đất có

ảnh hưởng đến BĐSDĐ nông nghiệp ở mức trung bình.

4) Dựa vào kết quả đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố khí hậu và thiên tai đến

BĐSDĐ nông nghiệp, Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng đất và quản lý sử dụng đất trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra ngày càng

mạnh mẽ và phức tạp tại tỉnh Hà Tĩnh.

5) Việc nghiên cứu, đánh giá BĐSDĐ trong bối cảnh BĐKH là một việc đòi hỏi phải

đầu tư nhiều thời gian. Kết quả của nghiên cứu của luận án mới chỉ là những nghiên

cứu, đánh giá ban đầu. Tuy nhiên, kết quả đạt được của luận án sẽ là cơ sở khoa học

và thực tiễn đáng tin cậy, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng

đất tại địa phương.

KIẾN NGHỊ

1) Đánh giá tác động của BĐKH đến BĐSDĐ nông nghiệp là một vấn đề phức tạp, có

tính liên ngành và đòi hỏi phải có một chuỗi số liệu điều tra, khảo sát song song giữa

sự biến động của các yếu tố khí hậu, thiên tai và số liệu năng suất, sản lượng các loại

cây trồng, số liệu về cơ cấu cây trồng, mùa vụ hàng năm tại các khu vực khác nhau

trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trước yêu cầu này, NCS kiến nghị các cấp quản lý của tỉnh

hàng năm nên tổ chức khảo sát, thu thập số liệu để xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy

đủ, đồng bộ phục vụ cho các nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến

sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.

2) Cần xây dựng các dự án đầu tư nhằm giảm nhẹ và thích ứng với những tác động

của BĐKH đến tài nguyên đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn

thương của các loại hình sử dụng đất, các vùng ven đất biển trong bối cảnh BĐKH.

Page 163: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

I

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ

1 Phạm Vũ Chung (2011), Điều kiện khí hậu sinh thái phục vụ phát triển cây công

nghiệp dài ngày ở Hà Tĩnh. Tạp chí Kinh tế Sinh thái, số 40/2011. Trang 94-103

2 Đào Khang, Phạm Vũ Chung (2014), Những biểu hiện ban đầu của biến đổi khí

hậu khu vực ven biển Nghệ An. Tạp chí Khoa học công nghệ Nghệ An số 6/2014.

3 Phạm Vũ Chung, Võ Trọng Hoàng (2016), Biến động đất trồng lúa tại tỉnh Hà

Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc năm

2016 (quyển 1). Hà Nội 12/2016

4 Đào Khang, Phạm Vũ Chung (2016), Hình thành kỹ năng học môn Quản lý sử

dụng đất theo cách tiếp cận thực tiễn địa phương cho sinh viên ngành quản lý đất

đai trường Đại học Vinh. Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, tập 45/2016

5 Phạm Vũ Chung (2017), Phân tích quan hệ giữa biến động sử dụng đất và biến

đổi của một số yếu tố khí hậu, thiên tai tại tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học

Trường ĐHSP Hà Nội, ISSN 2354-1059. Số 62, tháng 03/2017, Tr 191-198.

6 Phạm Vũ Chung (2017), Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tỉnh

Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, ISSN

1859-1388. Tập 126, Số 7A 2017, Tr 249-259.

Page 164: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

II

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ngô Thế Ân (2011), Mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng

đất bằng mô hình tác tố (AGENT-BASE), Hội thảo Khoa học: Quản lý tổng hợp

tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với

BĐKH (Triển khai Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ)

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng

cho Việt Nam.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 28 Quy định về thống kê, kiểm kê

đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

5. Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó

với BĐKH, NXB Chính trị Quốc gia.

6. Lê Quang Cảnh, Lê Văn Thăng, Nguyễn Huy Anh (2012), Ứng dụng GIS xây

dựng bản đồ bị tổn thương do nước biển dâng gây ra đối với diện tích đất trồng

lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Tập 74B, Số 5,

trang 17-24;

7. Nguyễn Trần Cầu và nnk (2011), Nghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh thái

nông nghiệp ở những vùng cảnh quan khác nhau tại khu vực Trung Trung Bộ, Dự

án P1-08-VIE, Viện Địa lý;

8. Castella, J.C. và Đặng Đình Quang (2002), Đổi mới ở vùng miền núi, Chuyển đổi

sử dụng đất và chiến lược sản xuất của nông dân tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam, NXB

Nông nghiệp.

9. Vũ Kim Chi (2009), Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội

đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, Thuận Châu, Sơn La, Báo cáo

khoa học, mã số QT - 08 - 37.

10. Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà, Hoàng Văn Mùa, Nguyễn Hữu Thành

và Nguyễn Xuân Thành (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp.

Page 165: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

III

11. Cục Thống Kê Hà Tĩnh (2016), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2015, Nhà xuất

bản Thống Kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2013), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB

Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Phạm Tiến Dũng (2009), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Mạnh Hà (2010), Nghiên cứu địa

lý phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục vụ sử dụng tài nguyên đất bền

vững, Tuyển tập các công trình Khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lý – Địa chính.

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 69-77

15. Đài KTTV Bắc Trung Bộ, Nguồn số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm trên khu

vực tỉnh Hà Tĩnh, Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Tĩnh.

16. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp và nnk (2005), Giáo trình đất và bảo vệ đất, NXB Hà

Nội.

17. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp

quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ

Quản lý đất đai, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

18. Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Thu Hiền, Lương Thị Thu Trang (2016), Ứng dụng

GIS và ảnh LandSat đa thời gian xây dựng bản đồ biến động diện tích đất rừng

tại xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng, vườn Quốc gia Xuân Sơn. Tạp chí

KHLN 3/2016 (4524 - 4537), Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373

19. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

20. Hội Khoa học đất Việt Nam (2012), Quản lý bền vững đất nông nghiệp hạn chế

thoái hóa và phòng chống sa mạc hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Trần Thị Giang Hương (2005), Thực trạng quản lý sử dụng đất tỉnh Nam Định

trong điều kiện BĐKH, Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp

Việt Nam.

22. Nguyễn Đình Kỳ (2012), Điều tra đánh giá hiện trạng nguyên nhân suy thoái tài

nguyên môi trường đất-nước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai

thác quản lý tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững, Viện Hàn lâm

KH&CN Việt Nam.

Page 166: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

IV

23. Mai Thanh Sơn và nnk (2011), Biến đổi khí hậu: tác động, khả năng ứng phó và

một số vấn đề chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số

vùng núi phía bắc), Hà Nội.

24. Sở NN&PTNT Hà Tĩnh (2016), Đề án nuôi trồng thủy sản năm 2016.

25. Trần Kông Tấu (2009), Tài nguyên đất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26. Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà

Nội.

27. Tổng cục Quản lý đất đai (2014), Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí

hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất

trên toàn lãnh thổ Việt Nam (giai đoạn I).

28. Lê Văn Thăng (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá và BĐKH đến đất

trồng lúa một số tỉnh miền Trung, Đề tài KH&CN cấp Bộ, Mã số: B2011-DHH-01.

29. Hoàng Lưu Thu Thủy và nnk (2015), Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống

kinh tế xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho

tỉnh Hà Tĩnh), Thuộc Chương trình KH&CN phục vụ chương trình mục tiêu quốc

gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Mã số: KHCN-BĐKH/11-15, 2015

30. Phạm Thị Minh Thư (2010), Vấn đề quy hoạch sử dụng đất lồng ghép, Tạp chí

Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường/ ISSN: 1859-3941.

31. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, Tập 2, NXB Hồng Đức.

32. Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (2005), Tài nguyên đất và bản đồ đất tỉnh Hà Tĩnh theo FAO/UNESCO.

33. Vũ Anh Tuân (2004), Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh

hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp

viễn thám và hệ thông tin địa lý, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

34. Phạm Gia Tùng, Huỳnh Văn Chương, Phạm Hữu Tỵ (2011), Ứng dụng GIS và

Viễn thám xây dựng bản đồ biến động quỹ đất lúa do tác động của BĐKH giai

đoạn 2000 – 2010: Trường hợp nghiên cứu trại 3 xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh

Thừa Thiên Huế, Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2011, Đại học Nông lâm Huế.

35. Lê Quang Trí và nnk (2008), Đánh giá sự thay đổi đặc tính đất và sử dụng đất

Page 167: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

V

của 3 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Khoa học tr. 59-68, Đại học Cần

Thơ.

36. Trung tâm kỹ thuật môi trường – CEE (2010), Đánh giá tác động của BĐKH và

nước biển dâng tới các vùng đất thấp và đất ngập nước tỉnh Sóc Trăng, Tuyển

tập Báo cáo Khoa học Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng.

37. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2005), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ

hiện trạng sử dụng đất năm 2005.

38. UBND tỉnh Hà Tĩnh - Sở NN&PTNT (2006), Quy hoạch phát triển các loại cây

trồng, vật nuôi chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2020.

39. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ

hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

40. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Đề án phát triển ngành Trồng trọt giai đoạn 2011 -

2015 và định hướng đến năm 2020.

41. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Đề án Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến 2020.

42. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Đề án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế

hoạch sử dụng đất 5 năm (2010-2015) của tỉnh Hà Tĩnh.

43. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp

Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

44. UBDN tỉnh Hà Tĩnh, Sở NN&PTNT (2011), Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 –

2015 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

45. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đoạn 2011-2015, định hướng đên năm 2020.

46. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Đề án cơ cấu bộ giống lúa và tổ chức sản xuất giống

năng suất, chất lượng cao đến năm 2016, định hướng đến năm 2020.

47. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến 2020.

48. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà

Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

49. UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở NN&PTNT (2013), Kế hoạch ngành Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn năm 2014.

Page 168: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

VI

50. UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở NN&PTNT (2014), Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-

2020 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

51. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2015), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ

hiện trạng sử dụng đất năm 2015.

52. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, phương

hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2016.

53. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2015), Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát

triển năm 2015; Nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh.

54. Nguyễn Văn Viết (2009), Tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

55. Nguyễn Kim Vinh (2010), Nghiên cứu đặc điểm biến động mực nước biển trong

điều kiện biến đổi khí hậu hiện đại. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10

(2010). Số 2. Tr 31 - 43

56. Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường (2012), Những kiến thức cơ

bản về Biến đổi Khí hậu, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà

Nội.

57. Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004), Đánh giá

biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 1994 – 2003

trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp với GIS, Tạp chí Khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội, XX, 4AP: 109-118

Tài liệu nước ngoài

58. Andersen, L.E. (1996), The causes of deforestation in the Brazilian Amazon, J.

Environment. Dev, 5: 309-328.

59. Clarke, K.C., Hoppen, S. and Gaydos, L. (1997), A self-modifying cellular

automaton model of historical urbanization in the San Francisco Bay area,

Environ. Plann, B 24: 247–261.

60. Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping

Yan (2007), The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A

ComparativeAnalysis, World Bank Policy Research, Working Paper 4136,

February 2007.

Page 169: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

VII

61. Ellis, E. (2010), Land use and land cover change, retrived 1 April 2013, from

http://www.eoearth.org/article/Land-use_and_land-cover_change.

62. FAO (2005b). World deforestation rates and forest cover statistics, 2000-

2005, retrieved 20 December 2012.

63. FAO (2012), Long-term scenarios of livestock-crop-land use interactions in

developing, retrieved 12 October 2013.

64. Irwin, E. and Geoghegan, J. (2001), Theory, data, methods: developing spatially

explicit economic models of land use change, Agriculture, Ecosystems and

Environment, 85:7–23.

65. IPCC (2007). Impacts, Adaptation and Vulnerability, Fourth Assessment

Report,Working Group II report, UNEP.

66. LaGro, J.A. and DeGloria, S.D. (1992), Land use dynamics within an urbanizing

non-metropolitan county in New York state (USA), Landscape Ecol, 7: 275-289.

67. Mertens, B. and Lambin, E. (1997), Spatial modelling of deforestation in

Southern Cameroon, Applied Geography, 17: 143-162.

68. Mohanty, S. (2007), Population Growth and Change in land use in India, IIPS

Mumbai, ENVIS Center, Vol 4.

69. Mohsen Ahadnejad Reveshty, The Assessment and Predicting of Land Use

Changes to Urban Area Using Multi-Temporal Satellite Imagery and GIS: A

Case Study on Zanjan, IRAN (1984-2011).

70. Muller, D. (2003), Land-use change in the Central Highlands of Vietnam,

Institute of Rural Development Georg-August-University of GottingenGermany.

71. Muller, D. (2004). From Agriculture expansion to intensification: Rural

development and determinants of land use change in the Central Highlands of

Vietnam, Deutsche Gesellschaft fur Press, Eschborn.

72. Muller, D. and Munroe, D. (2007), Issues in spatially explicit statistical land

use/cover change (LUCC) models: Examples from western Honduras and the

Central Highlands of Vietnam, Land use Policy, 24: 521-530.

73. McCuskerB.,CarrE.R(2006), The coproduction of livelihood sand landuse

change: Casestudies from South Africaand Ghana, Geoforum, 37,p.790-804;

74. Nguyen Dinh Duong. (2006), Study of land cover change in Vietnam for the

Page 170: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

VIII

period 2001-2003 using MODIS 32days composite, web www.geoinfo.com.vn

75. Nguyen, T.T.H. (2008), Driving forces of forest fover dynamics in the Ca River

Basin in Vietnam, Journal of Science and Development, 2008: 31-43.

76. P.BraBant (1996), Human-induced Land degradation status in Togo, ORSTOM,

Paris

77. Qasim, M., Hubacekb, K. and Termansen, M, (2013). Underlying and

proximate driving causes of land use change in district Swat, Pakistan, Land

Use Policy, 34 (2013): 146 – 157.

78. Qihao Weng (2001), Land use change analysis in the Zhujiang Delta of China

using satellite remote sensing, GIS and stochastic modelling. Department of

Geography, Geology, and Anthropology, Indiana State University, Terre Haute.

79. Shegal. J, Abrol I.J (1992), Soil degradation in India: Status and Impact

80. Suzanchi, K. and Kaur, R. (2011), Land use land cover change in National

Capital Region of India a remote sensing and GIS based two decadal spatial

temporal analyses, Procedia Social and Behavioral Sciences, 21: 212-221.

81. Titus, James G. (1984), Planning for Sea Level Rise before and after a coastal

disaster, Environmental Protection Agency.

82. Titus, J.G.. (1990), Greenhouse Effect, Sea Level Rise, and Landuse, Land use

policy,Vol 7, pp53-138.

83. Verburg, P. and Veldkamp, A. (2001), The role of spatially explicit models in

land-use change research: a case study for cropping patterns in China,

Agriculture, Ecosystems and Environment, 85: 177-190.

84. Vu, K.C. (2007), Land use change in the Suoi Muoi catchment, Vietnam:

disentangling the role of natural and cultural factors, PhD Thessic, KU Leuven,

Belgium.

85. Wang, J., Chen, Y., Shao, X., Zhang, Y. and Cao, Y. (2012), Land-use changes

and policy dimension driving forces in China: Present, trend and future, Land

Use Policy, 29 (2012): 737- 749.

86. White, R. and Engelen, G. (2000), High-resolution integratedmodelling of the

spatial dynamics of urban and regional systems, Computers Environmentand

Urban Systems, 24: 383-400.

Page 171: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

IX

87. Wu, F. and Webster, C.J. (1998), Simulation of land development through the

integration of cellular automata and multicriteria evaluation, Environ. Plann,

B25: 103-126.

88. Yu, W., Zang, S., Wu, C., Liu, W. and Na, X. (2011), Analyzing and modeling

land use land cover change (LUCC) in Daqing City, Heilongjiang Province,

China. Applied Geography 31: 600-608.

Page 172: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-1

PHỤ LỤC

Phụ lục I: Biến động sử dụng đất trồng lúa

PL I - Bảng 1. Đất lúa chuyển sang đất khác giai đoạn 2005-2015 (ha)

Loại đất phân bố theo

huyện

Đất trồng cây

hàng năm

Đất trồng

cây lâu năm

Đất rừng sản xuất

Đất rừng

phòng hộ

Đất rừng đặc

dụng

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất làm

muối

Đất nông

nghiệp khác

Đất ở Đất

chuyên dùng

Đất sông

suối và MN CD

Đất chưa

sử dụng

Tổng

Can Lộc 173,9 22,3 0,00 3,8 893,5 74,4 257,5 13,1 1438,5

Cẩm Xuyên 163,8 100,4 0,7 4,8 122,6 519,8 140 115,1 464,4 1631,6

Đức Thọ 849,9 67,9 6,7 10,3 86,1 64,8 170,8 11,2 1267,7

Hương Khê 479,8 173,8 0,6 19,9 313,5 7,6 111,3 17,6 1124,1

Hương Sơn 763,6 0,5 0,2 29,8 7,6 328,9 59,3 179,7 91,9 1461,5

Kỳ Anh 797,3 52,3 1,0 41,5 242,8 9,3 5,5 309,6 1928,5 330,2 342,7 4060,7

Lộc Hà 525,2 86,6 19,4 73 97,4 111,1 98,5 1011,2

Nghi Xuân 1020,2 0,3 10,7 375,9 27,5 73,3 73,6 187,3 3,8 1772,6

Thạch Hà 249,1 9,7 1,7 68,9 8,0 408,7 379,1 199,3 89,9 1414,4

Vũ Quang 270,7 8,1 22,7 7,8 64,1 1,2 77,0 32,1 483,7

TP. Hà Tĩnh 18,7 147,3 76,5 487,5 162,5 892,5

TX. HLĩnh 14,4 0,2 5,6 19,4 96,73 16,8 2,0 155,13

Đất lúa 5326,5 435,1 2,8 217,9 7,8 993,1 9,3 58,7 3166,4 3410,13 1918,3 1167,2 16467,4

0,00

1000,00

2000,00

3000,00

4000,00

5000,00

6000,00

Đất trồng lúa chuyển sang đất khác

PL I - Hình1. Đất trồng lúa biến động giảm

Page 173: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-2

PLI - Bảng 2. Đất khác chuyển sang đất lúa giai đoạn 2005-2015 (ha)

Loại đất phân bố

theo huyện

Can

Lộc

Cẩm

Xuyên

Đức

Thọ

Hương

Khê

Hương

Sơn Kỳ Anh Lộc Hà

Nghi

Xuân

Thạch

Quang

TP Hà

Tĩnh

TX

Hồng

Lĩnh

Đất lúa

Đất cây hàng năm 228,41 258,43 301,7 1098,67 478,79 1542,52 104,59 351,26 474,91 69,33

73,64 4982,25

Đất cây lâu năm

12,79 34,41 6,62 19,67

11,82

85,3

Đất rừng sản xuất 0,38

20,84 18,54 12,38

52,14

Đất rừng PH

1,43

2,11 0,73 0,9 2,51

7,68

Đất nuôi trồng TS 14,2 18,53

84,21 69,28 20,03 248,22

28,42 8,16 491,05

Đất làm muối

0,01

0,01

0,02

Đất chuyên dùng 39,33 13,36 0,01 42,99 3,73 115,02 46,08 3,21 355,24 5,63 1,35 0,08 626,04

Đất SS và MNCD 395,37 349,48 155,06 51,96 66,03 216,38 79,93 148,56 464,83 16,54 42,7 30,98 2017,8

Đất chưa sử dụng 175,9 60,06 7,35 49,74 23,81 205,87 31,73 67,68 116,71 183,61 17,92 33,65 974,02

Tổng 853,59 701,29 464,12 1276,99 625,31 2185,11 352,02 591,64 1674,25 275,11 90,39 146,51 9236,33

0,00

500,00

1.000,00

1.500,00

2.000,00

2.500,00

3.000,00

3.500,00

4.000,00

4.500,00

5.000,00

Đất khác chuyển sang đất lúa

Đất trồng lúa

PL I - Hình 2. Đất trồng lúa biến động tăng

Page 174: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-3

Phụ lục II: Biến động sử dụng đất trồng cây hàng năm

PL II - Bảng 1. Đất cây hàng năm chuyển sang đất khác giai đoạn 2005-2015 (ha)

Đất theo đơn vị hành

chính

Đất trồng lúa

Đất trồng

cây lâu năm

Đất rừng sản xuất

Đất rừng

phòng hộ

Đất rừng đặc

dụng

Đất nuôi trồng

thủy sản

Đất nông nghiệp khác Đất ở

Đất chuyên dùng

Đất sông suối và MNCD

Đất chưa sử dụng Tổng

Can Lộc 228,4 1,1 65,4 3,1 49,9 413,5 28,8 33,4 1,0 824,6

Cẩm Xuyên 258,4 13,8 69,7 21,0 2,9 358,8 44,8 51,1 45,7 866,2

Đức Thọ 301,7 52,1 50,6 11,7 0,0 251,5 25,2 63,0 30,8 786,6

Hương Khê 1098,7 437,7 344,3 28,1 5,5 46,7 937,4 352,3 62,0 3312,7

Hương Sơn 478,8 31,2 232,2 32,0 58,5 850,0 24,8 212,2 72,6 1992,3

Kỳ Anh 1542,5 410,1 1326,4 105,5 61,2 1533,5 575,7 239,1 707,9 6501,9

Lộc Hà 104,6 0,0 5,7 10,5 4,3 16,3 141,4

Nghi Xuân 351,3 17,0 13,8 26,0 191,4 29,2 76,6 90,6 795,9

Thạch Hà 474,9 6,0 38,3 62,4 2,4 109,8 34,7 10,8 105,7 845

Vũ Quang 69,3 22,8 57,6 3,7 12,9 333,0 30,1 477,3 14,7 1021,4

TX HLĩnh 73,6 0,1 35,6 1,8 1,1 2,6 114,8 Đất cây

hàng năm 4982,3 974,5 2201,5 286,9 18,3 92,5 155,1 5025,1 799,2 1517,0 1149,9 17202,3

PL II - Hình 1. Đất trồng cây hàng năm biến động giảm

Page 175: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-4

PL II - Bảng 2. Đất khác chuyển sang đất trồng cây hàng năm

giai đoạn 2005-2015 (ha)

Loại đất theo đv hành chính

Can Lộc

Cẩm Xuyên

Đức Thọ

Hương Khê

Hương Sơn

Kỳ Anh

Lộc Hà

Nghi Xuân

Thạch Hà

Vũ Quang

TP Hà Tĩnh

TX Hồng Lĩnh

Đất cây hàng năm

Đất chưa sử dụng 22,3 12,8 120,3 2,3 71,3 384,6 148,3 0,4 114,2 14,8

0,1 891,2

Đất SS và MNCD 30,9 14,9 293,6 69,0 83,0 142,5 5,5 65,3 51,0 29,2

0,4 785,3

Đất chuyên dùng 27,9 3,1

57,2 18,1 20,7 68,3 25,7

221,0

Đất ở 8,2 107,9 351,9 426,3 230,4 926,6 122,6 174,6 393,7 275,3 10,4 17,9 3045,7

Đất NN khác

64,8

64,8

Đất làm muối

4,0

4,0

Đất nuôi trồng TS

12,5 19,9

55,1

87,4

Đất rừng PH 35,6 108,5 8,3 14,8 290,1 541,1 39,8 26,4 169,1 44,1

0,0 1278,0

Đất rừng sản xuất 57,5 55,8 108,6 9,0 213,4 1493,3 8,0 43,1

20,3

2009,0

Đất cây lâu năm

0,1 3,1 178,2 10,5

191,8

Đất trồng lúa 173,9 163,8 849,9 479,8 763,6 797,3 525,2 1020,2 249,1 270,7 18,7 14,4 5326,6

Tổng 356,3 466,8 1732,7 1001,2 1654,9 4597,9 898,0 1350,7 1104,3 680,1 29,1 32,7 13904,8

0,00

1000,00

2000,00

3000,00

4000,00

5000,00

6000,00

Đất khác chuyển sang đât trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm

PL II - Hình 2. Đất trồng cây hàng năm biến động tăng

Page 176: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-5

Phụ lục III: Biến động sử dụng đất trồng cây lâu năm

PL III - Bảng 1. Đất cây lâu năm chuyển sang đất khác giai đoạn 2005-2015 (ha)

Theo huyện Đất

trồng lúa

Đất trồng cây

hàng năm

Đất rừng sản

xuất

Đất rừng

phòng hộ

Đất nông

nghiệp khác

Đất ở

Đất sông

suối và MNCD

Đất chưa

sử dụng

Tổng

Can Lộc 0,02 0,03 11,31 11,36

Hương Khê 12,79 0,07 434,69 65,80 43,55 580,05 18,07 47,07 1202,09

Hương Sơn 34,41 3,10 122,57 320,37 29,21 11,74 521,40

Kỳ Anh 6,62 178,16 515,35 150,30 0,97 225,08 72,47 125,84 1274,79

Lộc Hà 19,67 10,45 64,99 1,67 39,16 135,95

Thạch Hà 11,82 5,53 5,27 11,16 33,78

Vũ Quang 0,83 24,36 0,98 26,17

Đất cây lâu năm 85,30 191,79 1143,97 216,14 44,52 1166,46 122,39 234,97 3205,54

PL III - Hình 1. Đất trồng cây lâu năm biến động giảm

Page 177: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-6

PL III - Bảng 2. Đất khác chuyển sang đất trồng cây lâu năm

giai đoạn 2005-2015 (ha)

Đất trồng cây lâu năm theo huyện

Huyện Can Lộc

Huyện Cẩm

Xuyên

Huyện Đức Thọ

Huyện Hương

Khê

Huyện Hương

Sơn

Huyện Kỳ Anh

Huyện Thạch

Huyện Vũ

Quang

Thị xã Hồng Lĩnh

Đất trồng cây lâu

năm

Đất chưa sử dụng 0,52 61,51 0,17 1128,27

77,32 3,59 35,08 96,53 1402,98

Đất SS và MNCD 0,55 5,44 2,36 35,29 3,54 30,63 7,91 3,08 1,30 90,10

Đất chuyên dùng

36,34 16,68 59,18

26,42 38,22

176,84

Đất ở 18,83 69,87 28,83 837,88 5,79 192,25 42,76 8,41 13,25 1217,86

Đất NN khác

43,28

1,23

44,52

Đất rừng đặc dụng

152,53

0,06

152,59

Đất rừng PH 168,63 50,39 10,97 1899,87 28,09 708,95 280,83 632,23 10,84 3790,80

Đất rừng sản xuất 2,47 26,38 25,45 2644,48

809,20 141,35 23,97

3673,31

Đất cây hàng năm 1,05 13,75 52,06 437,68 31,15 410,06 5,98 22,76

974,50

Đất trồng lúa 22,30 100,42 67,92 173,82 0,53 52,25 9,69 8,14

435,09

Tổng 214,35 364,12 204,45 7259,76 69,08 2460,85 530,34 733,74 121,92 11958,60

PL III - Hình 2. Đất trồng cây lâu năm biến động tăng

Page 178: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-7

Phụ lục IV: Biến động sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

PL IV - Bảng 1. Đất nuôi trồng thủy sản chuyển qua đất khác (ha)

Đất nuôi trồng thủy sản theo

huyện Đất

trồng lúa

Đất trồng cây hàng

năm

Đất rừng

sản xuất

Đất rừng

phòng hộ

Đất làm muối Đất ở

Đất sông suối và MNCD

Đất chuyên dùng

Đất chưa sử dụng Tổng

Can Lộc 14,2 14,2

Cẩm Xuyên 18,5 6,4 31,0 0,5 56,4

Kỳ Anh 84,2 12,5 1,6 17,6 3,6 57,3 204,1 19,4 400,2

Lộc Hà 69,3 19,9 27,7 82,3 2,6 15,5 5,3 222,5

Nghi Xuân 20,0 4,2 4,9 30,0 23,4 5,9 0,3 88,7

Thạch Hà 248,2 55,1 42,9 1,2 68,6 13,9 20,2 233,1 683,2

Tp Hà Tĩnh 28,4 8,8 15,0 52,2

TX.Hồng Lĩnh 8,2 0,0 13,8 22,0

Đất NTS 491,1 87,4 48,7 51,4 3,6 253,4 290,0 55,4 258,5 1539,4

0,00

50,00

100,00

150,00

200,00

250,00

300,00

350,00

400,00

450,00

500,00

Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất khác

Đất trồng lúa

Đất trồng cây hàng năm

Đất rừng sản xuất

Đất rừng phòng hộ

Đất làm muối

Đất ở

Đất chuyên dùng

Đất sông suối và MNCD

Đất chưa sử dụng

PL IV - Hình 1. Đất nuôi trồng thủy sản biến động giảm

Page 179: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-8

PL IV - Bảng 2. Đất khác chuyển qua đất nuôi trồng thủy sản

Loại đất theo huyện Huyện

Can Lộc

Huyện Cẩm

Xuyên

Huyện Đức Thọ

Huyện Kỳ

Anh

Huyện Lộc Hà

Huyện Nghi Xuân

Huyện Thạch

Thành phố Hà

Tĩnh

Thị xã Hồng Lĩnh

Đất NTS

Đất chưa sử dụng 57,37 18,11

22,46 1,23 27,26 10,72 28,22

165,38

Đất SS và MNCD 52,45 33,83 24,35 339,05 88,79 199,49 321,04 142,04 0,31 1201,35

Đất chuyên dùng

38,24

2,69

38,13 16,34

95,41

Đất ở 0,16 33,80

119,90 19,15 41,25 28,96 3,44

246,64

Đất làm muối

9,47

28,44

37,91

Đất rừng phòng hộ

50,82

37,62

53,88 10,71

153,03

Đất rừng sản xuất

4,64 2,47

0,04 0,02

7,18

Đất cây hàng năm

2,93

61,24

25,96 2,35

92,49

Đất trồng lúa 3,83 122,62 6,73 242,83 19,44 375,92 68,89 147,28 5,56 993,11

Tổng 113,81 300,36 35,72 837,72 128,61 761,94 487,46 320,98 5,87 2992,48

PL V - Hình 2. Đất nuôi trồng thủy sản biến động tăng

Page 180: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-9

Phụ lục V. Mức độ khô hạn tài nguyên đất tỉnh Hà Tĩnh

PL V - Bảng 1. Loại đất phân theo mức độ hạn hán trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Loại đất theo mục đích sử dụng

1 - Hạn nhẹ 2 - Hạn Trung

bình 3 - Hạn nặng Tổng

Đất trồng lúa 5089,15 47339,21 23770,60 76198,96

Huyện Can Lộc 7747,07 4124,42 11871,49

Huyện Cẩm Xuyên 4080,10 8177,73 12257,83

Huyện Đức Thọ 6526,13 6526,13

Huyện Hương Khê 3939,71 204,07 4143,78

Huyện Hương Sơn 1090,11 6666,74 7756,84

Huyện Kỳ Anh 9,48 8279,19 3336,40 11625,07

Huyện Nghi Xuân 1277,72 4151,87 5429,59

Huyện Thạch Hà 6745,07 2935,91 9680,99

Huyện Vũ Quang 49,86 1869,59 1919,45

TP Hà Tĩnh 1765,41 1044,27 2809,67

Thị xã Hồng Lĩnh 2178,12 2178,12

Đất trồng cây hàng năm 4928,22 16966,85 3193,85 25088,91

Huyện Can Lộc 1017,89 417,19 1435,08

Huyện Cẩm Xuyên 54,90 548,17 327,91 930,98

Huyện Đức Thọ 1347,50 1347,50

Huyện Hương Khê 3475,42 242,99 3718,41

Huyện Hương Sơn 1135,00 2671,22 3806,22

Huyện Kỳ Anh 261,90 7909,70 367,73 8539,34

Huyện Nghi Xuân 570,30 1624,29 2194,60

Huyện Thạch Hà 304,33 332,71 637,04

Huyện Vũ Quang 1,00 2105,44 2106,44

TP Hà Tĩnh 124,02 124,02

Thị xã Hồng Lĩnh 249,30 249,30

Đất trồng cây lâu năm 3890,48 6279,92 179,42 10349,81

Huyện Can Lộc 383,15 130,74 513,89

Huyện Cẩm Xuyên 30,68 30,68

Huyện Đức Thọ 133,59 133,59

Huyện Hương Khê 3785,23 1586,15 5371,38

Huyện Hương Sơn 80,63 669,66 750,29

Huyện Kỳ Anh 2432,53 17,99 2450,53

Huyện Thạch Hà 7,46 158,24 165,70

Huyện Vũ Quang 17,16 916,61 933,77

Đất rừng sản xuất 83625,18 69711,69 5577,17 158914,04

Huyện Can Lộc 2207,71 520,01 2727,72

Huyện Cẩm Xuyên 3113,10 3531,45 1011,53 7656,08

Huyện Đức Thọ 3058,89 3058,89

Huyện Hương Khê 41992,49 3634,70 45627,19

Huyện Hương Sơn 29603,51 14273,26 43876,77

Huyện Kỳ Anh 5298,23 30237,49 1994,03 37529,75

Huyện Nghi Xuân 457,27 1038,66 1495,93

Page 181: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-10

Huyện Thạch Hà 2836,42 1646,86 1012,94 5496,22

Huyện Vũ Quang 781,43 10411,83 11193,26

Thị xã Hồng Lĩnh 252,22 252,22

Đất rừng phòng hộ 81279,49 33502,09 5097,82 119879,41

Huyện Can Lộc 4405,17 1256,25 5661,42

Huyện Cẩm Xuyên 11511,02 952,30 746,52 13209,85

Huyện Đức Thọ 136,93 136,93

Huyện Hương Khê 30622,22 23,60 30645,82

Huyện Hương Sơn 28698,69 4477,77 33176,46

Huyện Kỳ Anh 5503,07 10291,66 1179,94 16974,67

Huyện Nghi Xuân 3660,66 798,13 4458,80

Huyện Thạch Hà 2318,93 393,83 1020,66 3733,42

Huyện Vũ Quang 2625,57 7619,56 10245,13

TP Hà Tĩnh 11,25 96,31 107,56

Thị xã Hồng Lĩnh 1529,36 1529,36

Đất rừng đặc dụng 68569,17 5165,41 73734,59

Huyện Cẩm Xuyên 11333,65 1,67 11335,32

Huyện Hương Khê 17791,72 17791,72

Huyện Hương Sơn 7260,32 2044,06 9304,38

Huyện Kỳ Anh 3538,86 634,32 4173,18

Huyện Vũ Quang 28644,63 2485,36 31129,99

Đất nuôi trồng thủy sản 2013,14 1619,18 3632,32

Huyện Can Lộc 25,07 130,51 155,58

Huyện Cẩm Xuyên 227,43 227,43

Huyện Đức Thọ 135,41 135,41

Huyện Hương Sơn 10,15 10,15

Huyện Kỳ Anh 1390,30 1390,30

Huyện Nghi Xuân 35,92 348,29 384,21

Huyện Thạch Hà 244,73 789,17 1033,89

TP Hà Tĩnh 146,70 123,79 270,50

Thị xã Hồng Lĩnh 24,85 24,85

Đất làm muối 190,98 249,25 440,23

Huyện Cẩm Xuyên 12,42 12,42

Huyện Kỳ Anh 172,18 172,18

Huyện Thạch Hà 18,80 236,83 255,63

Đất nông nghiệp khác 10,56 10,56

Thị xã Hồng Lĩnh 10,56 10,56

Page 182: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-11

Phụ lục VI: Tiềm năng thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh

PL VI - Bảng 1. Tiềm năng thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh (Đv: ha)

LOẠI ĐẤT

THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TNT1 TNT2 TNT3 TỔNG

Đất trồng lúa 48824,66 2409,90 24681,82 75916,38

Huyện Đức Thọ 3219,23 26,02 3184,18 6429,43

Huyện Can Lộc 3027,48 253,44 5907,12 9188,03

Huyện Cẩm Xuyên 10082,02 136,60 1928,22 12146,85

Huyện Hương Khê 3593,11 53,79 429,07 4075,98

Huyện Hương Sơn 6989,30 244,86 811,06 8045,23

Huyện Kỳ Anh 7692,52 439,28 3406,51 11538,31

Huyện Lộc Hà 1232,66 39,93 2214,08 3486,67

Huyện Nghi Xuân 3491,03 5,38 1993,15 5489,55

Huyện Thạch Hà 6335,48 154,54 2063,62 8553,64

Huyện Vũ Quang 1654,34 48,80 209,07 1912,22

Thành phố Hà Tĩnh 915,63 995,65 873,93 2785,21

Thị xã Hồng Lĩnh 591,85 11,61 1661,80 2265,27

Đất trồng cây hàng năm 10163,04 1416,07 13403,04 24982,15

Huyện Đức Thọ 987,33 4,31 339,65 1331,30

Huyện Can Lộc 453,89 80,19 640,31 1174,39

Huyện Cẩm Xuyên 61,03 22,72 825,83 909,58

Huyện Hương Khê 2589,16 81,48 865,31 3535,94

Huyện Hương Sơn 2617,43 255,32 906,93 3779,68

Huyện Kỳ Anh 1037,39 807,98 6536,14 8381,51

Huyện Lộc Hà 38,95 0,14 274,22 313,31

Huyện Nghi Xuân 759,39 54,71 1777,11 2591,22

Huyện Thạch Hà 22,79 6,31 523,69 552,79

Huyện Vũ Quang 1462,91 101,05 476,46 2040,42

Thành phố Hà Tĩnh 0,09 123,77 123,86

Thị xã Hồng Lĩnh 132,77 1,76 113,62 248,16

Đất trồng cây lâu năm 2038,96 2846,78 5407,44 10293,18

Huyện Đức Thọ 61,03 72,19 0,11 133,32

Huyện Can Lộc 253,92 52,31 155,76 461,99

Huyện Cẩm Xuyên 0,00 0,02 30,66 30,68

Huyện Hương Khê 934,62 1162,31 3273,25 5370,18

Huyện Hương Sơn 476,67 72,40 194,86 743,93

Huyện Kỳ Anh 197,93 1429,67 794,41 2422,00

Huyện Lộc Hà 0,75 37,48 68,55 106,78

Huyện Thạch Hà 18,00 5,30 71,24 94,53

Huyện Vũ Quang 96,03 15,11 818,61 929,76

Đất rừng đặc dụng 33408,66 9762,63 30339,86 73511,14

Huyện Cẩm Xuyên 1823,11 2073,77 7111,29 11008,17

Huyện Hương Khê 7978,28 2334,69 7473,06 17786,03

Huyện Hương Sơn 4334,44 2189,68 2778,60 9302,73

Page 183: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-12

Huyện Kỳ Anh 669,29 328,02 3205,03 4202,33

Huyện Vũ Quang 18603,53 2836,47 9771,87 31211,87

Đất rừng phòng hộ 39968,01 22010,01 55185,34 117163,37

Huyện Đức Thọ 0,04 9,84 130,43 140,30

Huyện Can Lộc 2005,08 815,27 1411,70 4232,05

Huyện Cẩm Xuyên 2553,48 3580,12 4947,75 11081,35

Huyện Hương Khê 14111,01 4758,82 11737,24 30607,07

Huyện Hương Sơn 12026,25 6244,85 16047,24 34318,35

Huyện Kỳ Anh 3805,71 3505,82 9146,31 16457,84

Huyện Lộc Hà 554,51 135,03 690,16 1379,71

Huyện Nghi Xuân 1492,32 377,64 2298,47 4168,43

Huyện Thạch Hà 324,97 418,73 2235,38 2979,09

Huyện Vũ Quang 3077,23 1792,37 5395,03 10264,63

Thành phố Hà Tĩnh 0,02 3,07 3,09

Thị xã Hồng Lĩnh 17,43 371,50 1142,55 1531,48

Đất rừng sản xuất 44833,79 39331,56 73296,13 157461,48

Huyện Đức Thọ 506,86 656,40 1893,35 3056,60

Huyện Can Lộc 853,23 715,68 975,75 2544,66

Huyện Cẩm Xuyên 1092,59 2031,86 3340,19 6464,65

Huyện Hương Khê 12051,95 9568,45 23875,89 45496,29

Huyện Hương Sơn 17250,92 14794,55 12720,65 44766,11

Huyện Kỳ Anh 8388,07 8448,95 19967,78 36804,80

Huyện Lộc Hà 115,89 9,85 299,66 425,40

Huyện Nghi Xuân 657,05 137,18 682,45 1476,67

Huyện Thạch Hà 857,03 527,82 3595,28 4980,12

Huyện Vũ Quang 3038,88 2416,17 5738,18 11193,22

Thị xã Hồng Lĩnh 21,33 24,66 206,96 252,94

Đất nuôi trồng thủy sản 723,35 360,41 2147,33 3231,09

Huyện Đức Thọ 32,49 101,32 133,81

Huyện Can Lộc 23,32 28,87 52,20

Huyện Cẩm Xuyên 24,58 0,08 174,21 198,86

Huyện Hương Sơn 9,44 0,71 10,15

Huyện Kỳ Anh 239,98 259,13 785,32 1284,43

Huyện Lộc Hà 6,65 201,85 208,50

Huyện Nghi Xuân 65,04 331,51 396,55

Huyện Thạch Hà 345,17 17,94 316,73 679,84

Thành phố Hà Tĩnh 59,95 181,96 241,90

Thị xã Hồng Lĩnh 24,85 24,85

Đất làm muối 8,49 0,28 361,01 369,79

Huyện Cẩm Xuyên 0,28 11,47 11,75

Huyện Kỳ Anh 91,43 91,43

Huyện Lộc Hà 8,49 152,27 160,76

Huyện Thạch Hà 105,85 105,85

Đất nông nghiệp khác 4,07 6,49 10,56

Thị xã Hồng Lĩnh 4,07 6,49 10,56

Page 184: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-13

Phụ lục VII: Kết quả các bước chạy mô hình phân tích hồi quy đa biến Logistic

Regression

Notes

Output Created 04-Nov-2016 09:39:00

Comments

Input Active Dataset DataSet3

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in Working Data File 5000

Missing Value Handling Definition of Missing User-defined missing values are treated as

missing.

Cases Used Statistics are based on cases with no missing

values for any variable used.

Syntax REGRESSION

/MISSING LISTWISE

/STATISTICS COEFF OUTS BCOV R

ANOVA COLLIN TOL CHANGE

/CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10)

/NOORIGIN

/DEPENDENT biendong_ras

/METHOD=ENTER hanhan_ras ngaplut_ras

mua_ras nhietdo_ras1 thoaihoa_ras

/SAVE SEPRED DFBETA COVRATIO.

Resources Processor Time 00:00:00.125

Elapsed Time 00:00:00.048

Memory Required 2940 bytes

Additional Memory Required for

Residual Plots 0 bytes

Variables Created or Modified SEP_3 Standard Error of Predicted Value

COV_3 COVRATIO

DFB0_2 DFBETA for (Constant)

DFB1_2 DFBETA for hanhan_ras

DFB2_2 DFBETA for ngaplut_ras

DFB3_2 DFBETA for mua_ras

DFB4_2 DFBETA for nhietdo_ras1

DFB5_2 DFBETA for thoaihoa_ras

Page 185: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-14

[DataSet3]

Variables Entered/Removedb

Model Variables Entered Variables Removed Method

1 thoaihoa_ras,

nhietdo_ras1,

ngaplut_ras,

hanhan_ras, mua_rasa

. Enter

a. All requested variables entered.

b. Dependent Variable: biendong_ras

Model Summaryb

Model R R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

Change Statistics

R Square

Change F Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .506a .256 .255 .430 .256 343.076 5 4994 .000

a. Predictors: (Constant), thoaihoa_ras, nhietdo_ras1, ngaplut_ras, hanhan_ras, mua_ras

b. Dependent Variable: biendong_ras

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 316.542 5 63.308 343.076 .000a

Residual 921.551 4994 .185

Total 1238.093 4999

a. Predictors: (Constant), thoaihoa_ras, nhietdo_ras1, ngaplut_ras, hanhan_ras, mua_ras

b. Dependent Variable: biendong_ras

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig.

Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.209 .041 -5.077 .000

hanhan_ras .203 .010 .275 21.067 .000 .873 1.145

ngaplut_ras .179 .008 .281 21.466 .000 .872 1.147

mua_ras -.035 .006 -.082 -6.200 .000 .850 1.177

Page 186: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-15

nhietdo_ras1 .037 .009 .053 4.045 .000 .871 1.148

thoaihoa_ras .077 .006 .154 12.296 .000 .950 1.053

a. Dependent Variable: biendong_ras

Coefficient Correlationsa

Model thoaihoa_ras nhietdo_ras1 ngaplut_ras hanhan_ras mua_ras

1 Correlations thoaihoa_ras 1.000 .030 -.074 -.154 -.156

nhietdo_ras1 .030 1.000 .124 -.231 -.263

ngaplut_ras -.074 .124 1.000 -.226 .206

hanhan_ras -.154 -.231 -.226 1.000 .112

mua_ras -.156 -.263 .206 .112 1.000

Covariances thoaihoa_ras 3.931E-5 1.738E-6 -3.858E-6 -9.292E-6 -5.562E-6

nhietdo_ras1 1.738E-6 8.541E-5 9.545E-6 -2.062E-5 -1.385E-5

ngaplut_ras -3.858E-6 9.545E-6 6.975E-5 -1.819E-5 9.792E-6

hanhan_ras -9.292E-6 -2.062E-5 -1.819E-5 9.306E-5 6.171E-6

mua_ras -5.562E-6 -1.385E-5 9.792E-6 6.171E-6 3.252E-5

a. Dependent Variable: biendong_ras

Logistic Regression

Notes

Output Created 04-Nov-2016 09:52:01

Comments

Input Active Dataset DataSet3

Filter <none>

Weight <none>

Split File <none>

N of Rows in Working Data File 5000

Missing Value Handling Definition of Missing User-defined missing values are treated as

missing

Syntax LOGISTIC REGRESSION VARIABLES

biendong_ras

/METHOD=ENTER hanhan_ras ngaplut_ras

mua_ras nhietdo_ras1 thoaihoa_ras

/CRITERIA=PIN(0.05) POUT(0.10)

ITERATE(20) CUT(0.5).

Page 187: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-16

Resources Processor Time 00:00:00.062

Elapsed Time 00:00:00.031

[DataSet3]

Case Processing Summary

Unweighted Casesa N Percent

Selected Cases Included in Analysis 5000 100.0

Missing Cases 0 .0

Total 5000 100.0

Unselected Cases 0 .0

Total 5000 100.0

a. If weight is in effect, see classification table for the total number of cases.

Dependent Variable Encoding

Original

Value Internal Value

0 0

1 1

Block 1: Method = Enter

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig.

Step 1 Step 1455.376 5 .000

Block 1455.376 5 .000

Model 1455.376 5 .000

Model Summary

Step

-2 Log

likelihood

Cox & Snell R

Square

Nagelkerke R

Square

1 5428.391a .253 .338

a. Estimation terminated at iteration number 5 because parameter

estimates changed by less than .001.

Classification Tablea

Page 188: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-17

Observed

Predicted

biendong_ras

Percentage Correct 0 1

Step 1 biendong_ras 0 1623 633 71.9

1 665 2079 75.8

Overall Percentage 74.0

a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a hanhan_ras .980 .053 336.358 1 .000 2.664

ngaplut_ras 1.044 .055 361.028 1 .000 2.842

mua_ras -.204 .031 43.122 1 .000 .815

nhietdo_ras1 .195 .050 15.361 1 .000 1.216

thoaihoa_ras .367 .034 113.526 1 .000 1.443

Constant -3.421 .229 222.636 1 .000 .033

a. Variable(s) entered on step 1: hanhan_ras, ngaplut_ras, mua_ras, nhietdo_ras1, thoaihoa_ras.

Block 0: Beginning Block

Classification Tablea,b

Observed

Predicted

biendong_ras

Percentage Correct 0 1

Step 0 biendong_ras 0 0 2256 .0

1 0 2744 100.0

Overall Percentage 54.9

a. Constant is included in the model.

b. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 0 Constant .196 .028 47.477 1 .000 1.216

Variables not in the Equation

Score df Sig.

Page 189: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-18

Step 0 Variables hanhan_ras 728.587 1 .000

ngaplut_ras 685.811 1 .000

mua_ras 104.787 1 .000

nhietdo_ras1 9.645 1 .002

thoaihoa_ras 222.035 1 .000

Overall Statistics 1278.344 5 .000

Page 190: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-19

Phụ lục VII. Một số hình ảnh thực địa

Thực địa tại huyện Kỳ Anh cùng cán bộ Viện Địa lý

Thực địa tại Hương Khê cùng cán bộ Viện Địa lý

Đồng muối xã Kỳ Hà – huyện Kỳ Anh Đất màu chuyển sang đất nuôi tôm tại huyện Nghi Xuân

Page 191: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-20

Đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả bị bỏ hoang tại huyện Nghi Xuân

Đất cây hàng năm bị nhiễm mặn bỏ hoang tại xa Hộ Độ - Lộc Hà

Đất nhiễm phèn tại Thạch Văn – Thạch Hà Đất lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản do nhiễm mặn tại xã Thạch Văn,

huyệnThạch Hà

Page 192: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI …gust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25947.pdf · 2017. 10. 30. · đã quan tâm, tạo điều kiện

PL-21

Đất lúa thường xuyên ngập lụt chuyển sang đất NTS tại Thạch Hà

Đất lúa khô hạn chuyển sang đất trồng cây hàng năm tại Can Lộc

Đất lúa kém hiệu quả chuyển sang NTS tại Thạch Hà

Đất lúa chuyển sang đất màu tại cẩm Trung – Cẩm Xuyên