phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông gianh quảng bình

107
----------------------- Đinh Việt Hùng PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG GIANH QUNG BÌNH HÀ NI - 2011

Upload: lamthu

Post on 28-Jan-2017

238 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

-----------------------

Đinh Việt Hùng

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH

HÀ NỘI - 2011

-----------------------

Đinh Việt Hùng

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

LƯU VỰC SÔNG GIANH QUẢNG BÌNH

: Khoa học Môi trường

: 60 85 02

: TS. LẠI VĨNH CẨM

– 2011

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

BVTV Bảo vệ thực vật

ĐDSH Đa dạng sinh học

HST Hệ sinh thái

KTXH Kinh tế - xã hội

LVS Lưu vực sông

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTBV Phát triển bền vững

QHMT Quy hoạch môi trường

TN&MT Tài nguyên và môi trường

TNN Tài nguyên nước

UBND Uỷ ban nhân dân

VQG Vườn Quốc gia

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ............................................................................. 2

2.1. Mục tiêu: ....................................................................................................... 2

2.2. Nhiệm vụ: ..................................................................................................... 2

3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3

5. Các kết quả đạt được ........................................................................................... 3

6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ............................................ 4

1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường ............ 4

1.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 4

1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường ................................ 5

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường .............. 15

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam .. 15

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt

Nam .................................................................................................................... 18

1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực

sông ........................................................................................................................ 21

1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông................................................................ 21

1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu

vực sông ............................................................................................................. 24

1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh, Quảng

Bình ....................................................................................................................... 26

1.4.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 26

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 32

Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY

DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC

SÔNG GIANH ......................................................................................................... 35

2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh .................................... 35

2.1.1. Môi trường đất ......................................................................................... 35

2.1.2. Môi trường nước ...................................................................................... 39

2.1.3. Rừng và đa dạng sinh học ........................................................................ 41

2.2. Phân tích cấu trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường

lưu vực sông .......................................................................................................... 47

2.2.1. Tương tác đất - nước - rừng ................................................................... 47

2.2.2. Tương tác đất - rừng - thuỷ sản ............................................................. 47

2.2.3. Khai thác tài nguyên nước và những biến đổi trên lưu vực sông ........ 48

2.2.4. Quản lý lưu vực sông là xu thế tất yếu ................................................. 49

2.2.5. Những vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ đa dạng giữa điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội trong lưu vực sông ...................................................... 50

2.3. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông

Gianh ..................................................................................................................... 50

2.3.1. Hiện trạng nước lục địa .......................................................................... 50

2.3.2. Hiện trạng môi trường đất...................................................................... 61

2.3.3. Hiện trạng rừng....................................................................................... 65

2.3.4. Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp ....................................... 65

2.3.5. Hiện trạng môi trường nông thôn, nông nghiệp ................................... 65

2.3.6. Hiện trạng môi trường ven biển ............................................................ 66

2.3.7. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu

vực sông ............................................................................................................ 67

2.3.8. Các nội dung quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu

vực sông ............................................................................................................ 69

2.4. Thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh . 71

2.4.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng chức năng môi trường lưu vực

sông Gianh ......................................................................................................... 71

2.4.2. Các yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường ................... 75

2.4.3. Yếu tố địa hình ......................................................................................... 76

2.4.4. Yếu tố hiện trạng sử dụng đất .................................................................. 78

2.4.5. Yếu tố sinh khí hậu .................................................................................. 80

2.4.6. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường ................................................ 81

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG PHỤC

VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ ...................................................... 87

3.1. Lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức và xuất phát điểm của lưu vực sông

Gianh ..................................................................................................................... 87

3.1.1. Lợi thế ...................................................................................................... 87

3.1.2. Hạn chế .................................................................................................... 87

3.1.3. Cơ hội....................................................................................................... 88

3.1.4. Thách thức ............................................................................................... 88

3.2. Các giải pháp công trình ................................................................................. 89

3.3. Các giải pháp phi công trình ........................................................................... 90

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG, HÌNH CỦA LUẬN VĂN

STT Tên Trang

Hình 1.1 Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh

Quảng Bình

27

Bảng 2.1 Số liệu của các hệ sông và sông ở Quảng Bình 39

Bảng 2.2 Các hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 và các

công trình lớn

40

Bảng 2.3 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lưu vực sông Gianh 41

Bảng 2.4 Diện tích rừng trồng mới, khai thác, chuyển đổi

năm 2004

42

Bảng 2.5 Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004 43

Bảng 2.6 Các nhóm loài thực vật 44

Bảng 2.7 Thống kê lưu vực sông 51

Bảng 2.8 Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm 51

Bảng 2.9 Quy hoạch sử dụng nước hồ chứa theo lưu vực sông

đến 2020

52

Bảng 2.10 Chỉ số một số chỉ tiêu phân tích vượt ngưỡng 55

Bảng 2.11 Tình hình sử dụng đất năm 2009 62

Bảng 2.12 Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất công

nghiệp các huyện tại lưu vực sông đến năm 2015

68

Sơ đồ 2.1 Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường lưu vực

sông Gianh

82

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bảo vệ môi trường lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước

trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ

gần đây, nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình

trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực

sông. Mỗi lưu vực sông đều có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng

như tài nguyên nước. Do đó, cách thức tổ chức quản lý sẽ khác nhau, tùy thuộc vào

điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị mỗi

lưu vực sông.

Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất

theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay

quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng

có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi

trường. Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều

mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát triển

làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của môi

trường và môi trường bị suy thoái. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề

trên là chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường

trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên.

Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang gây ra nhiều tác động xấu

tới môi trường nói chung và môi trường nước các lưu vực sông nói riêng. Hiện

trạng môi trường nước của các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, ngày càng

xấu đi. Chất lượng nước sông đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn

sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh các nguồn

ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khác như

nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, khai thác tài nguyên dưới lòng sông, giao thông

vận tải thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản... cũng liên quan mật thiết đến việc khai thác sử

2

dụng nước và gây tác động xấu đến môi trường nước của hệ thống sông và sức khoẻ

người dân.

Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình và cũng đang

phải chịu tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tiễn

trên, tác giả thực hiện đề tài “Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

Quảng Bình” với mục đích nghiên cứu các yếu tố môi trường nhằm phân vùng chức

năng môi trường và đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển

bền vững lực vực sông Gianh, Quảng Bình.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục tiêu:

Xác lập cơ sở khoa học cho phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông

phục vụ công tác quản lý môi trường trong phát triển kinh tế xã hội của lưu vực

sông Gianh, Quảng Bình đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

2.2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Xác định các nguyên tắc, yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi

trường lưu vực sông.

- Xác định những nhân tố tác động tới môi trường lưu vực sông với những

mức độ tác động khác nhau.

- Thành lập lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển bễn

vững lãnh thổ.

3. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian nghiên cứu

Lưu vực sông Gianh, Quảng Bình (gồm các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, một

phần các huyện Quảng Trạch và Bố Trạch).

* Giới hạn về nội dung nghiên cứu

- Xác định ranh giới lưu vực sông Gianh, Quảng Bình làm cơ sở để giới hạn

không gian nghiên cứu.

3

- Dùng phương pháp Hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ phân vùng

chức năng môi trường lưu vực sông. Trong đó, lựa chọn ba nhân tố: địa hình, hiện

trạng sử dụng đất và sinh khí hậu làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng chức

năng môi trường lưu vực Gianh.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu, số liệu có liên quan,

phỏng vấn ngoài thực địa.

- Phương pháp tổng hợp phân tích các số liệu, tài liệu qua quá trình điều tra

khảo sát và thu thập.

- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu đánh giá tổng

hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Phương pháp kế thừa các nghiên cứu đã công bố.

5. Các kết quả đạt được

- Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Gianh.

- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới dân cư và suy

giảm các hệ sinh thái.

- Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh.

- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường lưu vực

sông Gianh.

6. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 93 trang, có 01 hình, 01 sơ đồ, 12 bảng số liệu và 04 bản đồ.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3

chương:

Chương 1. Tổng quan về phân vùng chức năng môi trường và sử dụng

hợp lý lãnh thổ

Chương 2. Phân tích đánh giá các yếu tố môi trường và xây dựng bản đồ

phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

Chương 3. Các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển

bền vững lãnh thổ

4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG

1.1. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng chức năng môi trường

1.1.1. Các khái niệm cơ bản

a, Môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con

người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và

sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,

nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái (HST) và các hình thái

vật chất khác. [13]

b, Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù

hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. [13]

c, Suy thoái môi trường

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần

môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. [13]

d, Sự cố môi trường

Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của

con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến

đổi môi trường nghiêm trọng. [13]

e, Tài nguyên nước

"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai

thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng

chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [14]

g, Lưu vực sông

Theo định nghĩa của luật Tài nguyên nước (TNN), lưu vực sông (LVS) là

vùng địa lý mà trong phạm vi đó, nước mặt nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông.

Theo một định nghĩa khoa học khác, LVS là phần lãnh thổ thu nhận các nguồn nước

5

mặt và nước ngầm cùng các chất rắn và chất hòa tan trong nước, và chuyển nước

cùng các chất này về cửa sông.

LVS là một bộ phận lãnh thổ có đường biên xác định trên mặt đất, đường biên

đó thường không trùng với ranh giới quốc gia và hành chính các địa phương. Ở

vùng trung du và đồng bằng, khi xác định ranh giới LVS cần xét ranh giới các hệ

thống thuỷ lợi có khi trải trên hai lưu vực, như vậy sẽ hình thành sự quản lý liên lưu

vực.

h, Quản lý tổng hợp lưu vực sông

Quản lý TNN và quản lý LVS thuộc một phạm trù TNN, có khác nhau về

phạm vi và mức độ. Quản lý TNN có phạm vi vĩ mô của quốc gia, còn quản lý LVS

chỉ có phạm vi không gian của từng LVS. Tuy nhiên quản lý tổng hợp LVS đề cập

trực tiếp hơn các quan hệ thượng lưu - hạ lưu, quan hệ của TNN với các tài nguyên

và môi trường liên quan và vai trò của cộng đồng trên LVS.

i, Phân vùng môi trường

Phân vùng môi trường là xác định các khu vực môi trường khác nhau xếp theo

cấp bậc đơn vị từ lớn đến nhỏ của hoàn cảnh môi trường phục vụ cho công tác quy

hoạch môi trường.

k, Quy hoạch môi trường

Quy hoạch môi trường (QHMT) là quá trình sử dụng một cách hệ thống các

kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường.

QHMT có thể được hiểu là quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn phương

án sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải thiện & phát triển một / những môi trường thành

phần hay những tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tối ưu năng

lực, chất lượng của nó để đạt được các mục tiêu môi trường xác định. [17]

1.1.2. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường

a, Chức năng của môi trường

Môi trường là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không

sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có hoạt động kinh tế - xã

hội (KTXH) của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới tự

6

nhiên. Môi trường có 5 chức năng cơ bản: 1) Môi trường là không gian sống của

con người và các loài sinh vật. 2) Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết

cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. 3) Môi trường là nơi chứa

đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất

của mình. 4) Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con

người và sinh vật trên Trái Đất. 5) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin

cho con người. [8]

Từ 5 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp nêu trên, bằng cách chi tiết hóa có

thể xác định những thuộc tính như là những chức năng thành phần ở cấp độ nhỏ

hơn. Năm chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong 5 chức năng

đó suy giảm thì ảnh hưởng trực tiếp đến 4 chức năng kia. Mỗi một khu vực lãnh thổ

(vùng, miền...), hoặc một đơn vị hành chính (thành phố, tỉnh, huyện, xã) đều có đủ 5

chức năng môi trường, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở

mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định.

Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết

để đảm bảo phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy phân vùng chức năng môi trường

của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử

dụng tài nguyên một cách hiệu quả.

Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng, mỗi kiểu vùng có những

đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại trong

không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng tài

nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong hoạt động

nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và đánh giá tính thích hợp của chúng

cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị, v.v...

b, Phân vùng chức năng môi trường

Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có

một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng

khác.

7

Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ

dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của

vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự

phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và

hoàn cảnh KTXH của vùng.

Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cấp (tỉnh thành, huyện, thị

v.v...) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,

môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phương đó thành

những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ảnh

thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của

lãnh thổ.

Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ

sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng QHMT và quản lý tài

nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách

có hiệu quả.

c, Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường

Phân vùng chức năng môi trường là bước chuẩn bị, bước đi đầu tiên, nhằm

tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều kiện tự nhiên, KTXH, môi

trường cho việc lập các quy hoạch phát triển.

Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường của một địa phương cụ thể (tỉnh

thành, kể cả huyện thị...) là:

- Làm sáng tỏ đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật

trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự hình

thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên, ví dụ vùng đất ngập nước

nội đồng, vùng đất ngập nước ven biển, vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm...

- Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động sống,

cũng như trong phát triển KTXH, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính

tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính nhân sinh,

8

ví dụ vùng đất trống đồi trọc do tàn phá rừng, vùng đô thị như là kết quả của phát

triển KTXH, vùng công nghiệp do quá trình công nghiệp hóa...

- Lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường để thể hiện kết quả phân vùng

một cách rõ ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệu tổng hợp phục vụ đắc

lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ theo định

hướng PTBV.

d, Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường

Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường là việc phân chia lãnh thổ

thành các vùng có điều kiện tự nhiên, KTXH khác nhau phục vụ việc xây dựng kế

hoạch, quy hoạch phát triển KTXH và phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo tồn,

khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo PTBV.

Để thực hiện phân vùng chức năng môi trường một cách khoa học, phù hợp

yêu cầu phát triển vững cần phải:

- Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phương pháp phân vùng nhằm phản

ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn các tiểu

vùng được phân chia.

- Xác lập các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng (và các phân vị

nhỏ hơn) phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu con

người và bảo tồn.

- Sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân vùng chính xác, khoa học, dễ

dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa

chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con

người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động

tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đưa ra một hệ thống cơ

cấu các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nếu cần thiết) để phục vụ quy

hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái, trong hệ thống đó

mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và lợi thế so sánh của mình để định

9

hướng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển KTXH và quy hoạch ngành,

bao gồm cả QHMT.

e, Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường

Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cụ thể có thể dựa vào các

cách tiếp cận khác nhau, vì vậy khi tiến hành phân vùng cần lựa chọn các tiếp cận

phù hợp. Dưới đây giới thiệu các cách tiếp cận thường sử dụng trong phân vùng

chức năng môi trường.

Cách tiếp cận hệ thống

Phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợp cho việc nghiên cứu phân vùng chức

năng môi trường, phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, trên cơ sở phân tích khả năng

cung cấp tài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, quan hệ liên vùng, liên

ngành của vùng lãnh thổ (hệ thống mở), để phân chia các khu chức năng cho mục

đích quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và

BVMT. Dưới góc độ phân vùng chức năng môi trường theo cách tiếp cận hệ thống

thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn

vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống.

Vì vậy, khi phân vùng chức năng môi trường, chúng ta phải xem vùng lãnh

thổ được nghiên cứu và các tiểu vùng ở cấp vị nhỏ hơn đều là những hệ thống mở

với các đặc trưng nêu trên.

Cách tiếp cận sinh thái

Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố vô

sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác động qua

lại và trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Con người là một

phần của HST, là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng của HST bằng cách điều

chỉnh các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường, thay đổi mối tương tác sinh học.

Có thể xem vùng lãnh thổ là một HST. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng là phân

tích, đánh giá hệ thống này cho mục đích quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng tài

nguyên, môi trường. Mục đích của việc phân vùng dựa trên HST là tìm cách tốt

nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng HST có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi

10

ích thu được từ tài nguyên của HST với việc duy trì khả năng của HST tiếp tục cung

cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài.

Hệ sinh thái là một hệ thống mở bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi

trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về

loài và các chu trình vật chất.

Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành HST nhân

tạo và HST tự nhiên như HST nông nghiệp, HST rừng, HST biển, HST ao hồ, HST

đồng cỏ tự nhiên, HST đô thị.... Đặc điểm của HST là một hệ thống mở có 3 dòng

(dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.

Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu

một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào

đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.

Phân vùng chức năng môi trường làm nhiệm vụ phục vụ công tác xây dựng

quy hoạch KTXH, quy hoạch môi trường. Vì vậy, khi xây dựng các quy hoạch này

đòi hỏi phải xem xét đến sự phân hóa môi trường do quá trình phát triển KTXH tạo

ra và vị thế, năng lực con người, truyền thống văn hóa của vùng.

g, Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường

Tôn trọng tính khách quan của vùng

Xuất phát từ quan niệm rằng, vùng là một thực thể khách quan, nó được hình

thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự

nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính

khách quan đó của vùng ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói

chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói

riêng. Nhưng nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại mang tính chủ

quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức, đặc biệt là khi con người ngày càng can

thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên. Mặc dù vậy, bản chất khách quan và cân bằng nội

tại của vùng vẫn không mất đi, do đó nó cần được tôn trọng trong nhận thức, cũng

như hành động khi tiến hành phân vùng chức năng môi trường.

11

Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng

Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự nhiên

và KTXH. Mỗi vùng được phân định theo sự đồng nhất về tất cả các tiêu chí phân

vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ là sự đồng nhất

tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính

chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng.

Ở mỗi cấp độ phân vùng yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho

việc phân vùng và sự đồng nhất của vùng trước hết phải thể hiện được theo yếu tố

đó. Đối với cấp vùng trong phân vùng chức năng môi trường ở các tỉnh ven biển

miền Trung, có thể dựa vào yếu tố mang tính trội là địa hình để phân vùng, ví dụ

vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng biển ven bờ và hải đảo; hoặc dựa vào các

quần cư để phân ra vùng đô thị, vùng nông thôn.

Đối với cấp tiểu vùng, đó có thể là chức năng đặc dụng của lớp phủ thực vật,

ví dụ chia ra: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng cảnh quan. Các tiểu vùng tuy có

những đặc điểm riêng, khác với tiểu vùng liền kề, nhưng cũng có một số tiểu vùng

giống nhau, có tính lặp lại trong không gian với các vị trí phân bố khác nhau, dựa

vào đó có thể phân ra các kiểu tiểu vùng. Như vậy, mỗi kiểu tiểu vùng gồm 2 hay

nhiều hơn số lượng tiểu vùng.

Phù hợp với chức năng môi trường

Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì

mỗi vùng là một HST lớn, mỗi tiểu vùng là một HST nhỏ hơn. Tính chức năng của

vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa các hợp phần trong mỗi

vùng, từ trung tâm đến ngoại vi. Mỗi HST đều có một vài chức năng chính riêng và

một số chức năng khác, ví dụ HST rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có

chức năng tạo cảnh quan; HST rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ,

bảo vệ bờ biển, vừa có chức năng cung cấp thức ăn, bãi đẻ, nơi cư trú cho nhiều

giống loài sinh vật, đồng thời cung cấp củi đun, dược liệu cho cư dân ven biển.

12

Vì vậy, khi tiến hành phân vùng chức năng cần hết sức tôn trọng tính toàn vẹn

của HST, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng

sinh thái và môi trường của vùng.

Phù hợp với yêu cầu quản lý

Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện thị)

nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở để

khoa học điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các HST và môi trường

tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề

quản lý. Ranh giới phân chia các vùng thường là ranh giới tự nhiên, đó có thể là một

đường bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò đồi, hoặc một đường đẳng độ

mặn 0,1% , 0,4%; một dòng sông hoặc một đường phân thủy... Tuy nhiên, trong

trường hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh

giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả thi trong việc quản lý tài nguyên và môi

trường theo đơn vị hành chính.

Tính khoa học trong phân vùng

Phân vùng chức năng môi trường các tỉnh thành phải dựa trên các cơ sở khoa

học sao cho, một mặt phản ảnh được thực tế khách quan của địa phương, mặt khác,

vừa mang tính lý thuyết, hệ thống, nhằm đúc rút được kinh nghiệm về phương pháp

luận và phương pháp kỹ thuật phân vùng chức năng môi trường khả dĩ có thể áp

dụng cho các tỉnh thành khác trong cùng nhóm. Để làm được điều đó cần tiến hành

điều tra, nghiên cứu kỹ đặc thù của địa phương và thu thập tài liệu, tư liệu về tất cả

các yếu tố tự nhiên, kinh tế -xã hội, tài nguyên & môi trường, sinh thái & đa dạng

sinh học (ĐDSH), căn cứ vào đó để lựa chọn trong hệ thống các tiêu chí phân vùng

những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương tỉnh thành.

h, Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường

Nhóm tiêu chí tự nhiên:

1) Nền địa chất. Các thông số đo: Diện phân bố các thành tạo địa chất, tính

bằng km2; Tuổi địa chất, tính bằng triệu năm; Loại đá chính (theo tên gọi).

13

2) Địa hình. Các thông số đo: Độ cao tuyệt đối so với mực nước biển, tính

bằng mét; Độ cao tương đối so với mực xâm thực địa phương, tính bằng mét; Độ

dốc sườn, tính bằng độ.

3) Khí hậu. Các thông số đo: Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ;

Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet; Tổng tích ôn, tính bằng độ.

4) Thổ nhưỡng. Các thông số đo: Loại đất (theo tên gọi); Thành phần hóa học,

tính theo % hợp phần; Diện phân bố và sử dụng đất, tính bằng ha.

5) Mạng thủy văn. Các thông số đo: Các sông chính (theo tên gọi); Diện tích

LVS, tính theo km2; Lưu lượng dòng chảy trung bình năm, tính bằng m3/s.

6) Thảm rừng. Các thông số đo: Loại thảm rừng (theo tên gọi thảm rừng tự

nhiên, rừng trồng, rừng ngập mặn...); Vị trí và diện tích phân bố (km2); Trữ lượng

rừng (giàu, nghèo, trung bình, m3 gỗ/ha.

7) Hệ sinh thái và ĐDSH. Các thông số đo: Kiểu HST (trên cạn, dưới nước);

Vị trí và diện tích phân bố (km2); Mức độ bảo tồn, bảo vệ.

8) Cấu trúc đới bờ và biển ven bờ. Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với phân

vùng chức năng môi trường của 28 tỉnh thành có biển của Việt Nam. Các thông số

đo bao gồm: Cấu trúc hình thái (đầm ven biển, cồn đụn cát, bãi biển, biển và đảo);

Các tài nguyên và nguồn lợi chủ yếu (trong các thủy vực, trong cồn cát, bãi biển,

trên hải đảo, trong biển); Các HST nhạy cảm (rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn

cửa sông).

Nhóm tiêu chí kinh tế - xã hội:

9) Quần cư (chủ yếu là đô thị). Các thông số đo: Giới hạn hành chính và diện

tích (km2); Dân số và mật độ dân số (người, người/ km2). Mức độ phát triển cơ sở

hạ tầng đô thị.

10) Khu vực cung cấp nguyên liệu. Các thông số đo: Loại hình nguyên liệu

cho công nghiệp (khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến nông lâm sản...);

Công suất trung bình năm; Sản lượng (nghìn tấn).

14

11) Khu công nghiệp, khu kinh tế. Các thông số đo: Vị trí và diện tích mặt

bằng (km2), Loại hình (theo tên gọi); Sản phẩm công nghiệp (loại hàng hóa, thị

trường tiêu thụ).

12) Hệ canh tác. Các thông số đo: Loại hình canh tác (tên gọi); Diện tích phân

bố (ha). Sản phẩm hàng hóa (tấn/năm).

13) Thủy vực tự nhiên và nhân tạo tiếp nhận nước thải: Các thông số đo: Loại

hình thủy vực (đầm hồ, sông suối, biển ven bờ...); Diện tích thủy vực, tính bằng

(km2); Sức chịu tải của thủy vực ( khả năng pha loãng, tự làm sạch).

Các tiêu chí này luôn luôn song hành tồn tại. Trong những tiêu chí trên được

phân ra tiêu chí chính, mang tính chủ đạo như nền địa chất, địa hình, mạng sông,

dân cư... và tiêu chí phụ, mang tính cục bộ, có ý nghĩa bổ trợ, như đất đai, thảm

thực vật, tài nguyên động vật... Dựa vào tiêu chí chính, mang tính trội để chia ra các

vùng quy mô lớn. Các tiêu chí phụ thường được sử dụng để tiếp tục chia nhỏ mỗi

vùng thành các tiểu vùng.

Mỗi vùng, tiểu vùng đã được phân ra trên cơ sở tổ hợp các tiêu chí, có sự đồng

nhất tương đối về tiêu chí chính và một số tiêu chí bổ trợ. Tùy thuộc hoàn cảnh của

mỗi địa phương tỉnh thành mà xác định tiêu chí chính.

Ví dụ, đối với tỉnh Quảng Bình, do sự phân hóa về địa hình quyết định sự

phân bố các hợp phần khác, nên nó được xác định là tiêu chí chính.

Đối với tỉnh miền núi Thái Nguyên, thì mạng sông là yếu tố trội, mang tính

quyết định và chi phối các hợp phần tự nhiên, cũng như nhân sinh, nên nó được xác

định là tiêu chí chính. Tương tự như vậy đối với một số tỉnh miền núi khác trong cả

nước.

Như vậy, hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường không phải là

một hệ thống sơ cứng, vai trò, ý nghĩa của từng tiêu chí trong hệ thống có thể thay

đổi tùy thuộc vào đối tượng phân vùng.

Về phương diện nào đó, việc phân chia các vùng và tiểu vùng chức năng môi

trường có thể hình dung như giải một bài toán có nhiều ẩn số. Mỗi vùng (hoặc tiểu

15

vùng) là một hàm đa biến, mỗi tiêu chí nêu trong hệ thống nêu trên là một biến. Nó

cũng tương tự như bài toán tính xói mòn trên lưu vực.

Quá trình xói mòn trên lưu vực chịu tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên (địa

hình, độ dốc sườn, chiều dài sườn, lượng mưa, thảm thực vật v.v...) và yếu tố nhân

tạo (hệ canh tác, cây trồng...), do đó, công việc đánh giá xói mòn theo định lượng

khá phức tạp. Tuy nhiên theo phương trình mất đất phổ dụng của Whischmeier -

Smith, là một hàm của nhiều biến: A= R.K.L.S.C.P thì có thể tính được lượng đất bị

xói mòn A cho từng LVS.

Như vậy, hàm đa biến trong bài toán phân vùng chức năng môi trường của

một vùng, miền nào đó về nguyên tắc cũng có thể tìm lời giải khi biết được sự phụ

thuộc của hàm vào các biến, đồng thời biết được tác động tương hỗ giữa các biến

trong sự hình thành chức năng môi trường của vùng.

i, Bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Bản đồ phân vùng chức năng môi trường thuộc loại bản đồ đánh giá tổng hợp,

thể hiện lãnh thổ thành các cấp vùng theo các chức năng môi trường tương ứng,

nhằm giúp cho việc tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên

nhiên một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả mà vẫn đảm bảo được chất lượng môi

trường theo hướng PTBV.

Bản đồ phân vùng chức năng môi trường được sử dụng như một tài liệu dẫn

xuất quan trọng để xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch BVMT cũng như cho

việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể và các chuyên ngành khác. Đồng thời

nó còn được sử dụng như một công cụ khung để giám sát các hoạt động liên quan

đến sử dụng không gian vùng trong phát triển kinh tế- xã hội.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng trên thế giới và Việt Nam

Vùng (zone) là một thực thể khách quan, đòi hỏi con người phải có nhận thức

đúng đắn và nhận biết rõ ràng về vùng, để vận dụng những đặc tính khách quan của

thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và điều tiết

sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. Trong thời đại hiện

16

nay con người tác động đến giới tự nhiên ngày càng mạnh hơn, sâu sắc hơn. Tuy

nhiên bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn tồn tại, đòi hỏi con

người khi tiến hành phân vùng phải tôn trọng điều đó trong nhận thức cũng như

hành động để bảo tồn và hướng đến PTBV. [19]

Vùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của lãnh thổ, có một sắc thái

đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối

chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn

lọc và với các không gian các cấp bên ngoài. [16]. Ví dụ:

Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan

hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng

Kinh tế trọng điểm).

Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối

với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng

sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối

ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.

Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí

hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…

Vùng đô thị là một trung tâm đông dân số bao gồm một đại đô thị và các vùng

phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này hay nói cách khác là vùng

gồm có hơn một thành phố trung tâm gần sát nhau và vùng nằm trong phạm vi ảnh

hưởng của các thành phố trung tâm này. Một hai nhiều thành phố lớn có thể phục

vụ như một trung tâm hay các trung tâm cho toàn vùng. Thông thường vùng đô thị

được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc quan trọng nhất trong vùng.

Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối

đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc

nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong

vùng. Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý,

phân vùng môi trường….

17

Các đặc tính của phân vùng đó là: Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); Tính

ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và Tính chủ quan trong phân

vùng: thể hiện mục đích của phân vùng.

Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng đất một cách

hợp lý; Trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất

lợi của sự phát triển đối với môi trường. Đặc trưng của phân vùng là chỉ rõ các vùng

có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại… Nhà địa lý học Mỹ

G. P. March (1801 – 1882) vào năm 1864 đã nghiên cứu kỹ về những thay đổi trong

tự nhiên do tác động của con người gây ra và đề xuất các nguyên lý bảo vệ thiên

nhiên.

Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô

thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các thành phố của

châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như phân

vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối

những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp

ứng nhu cầu phát triển.

Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng

môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn LVS Paraguay. Dựa trên các yếu tố địa chất,

hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, LVS được chia thành 34

đơn vị môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình cao và 10 đơn vị có

địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào các yếu tố KTXH như hiện trạng sử

dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ tầng và tổ chức trong vùng, LVS được chia

thành 33 đơn vị môi trường KTXH.

Như vậy, trên thế giới phân vùng môi trường được sử dụng như một công cụ

phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian lãnh

thổ. Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và KTXH tại

mỗi vùng.

Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV, mặc dù đất nước ta chưa rộng và hoàn chỉnh

như ngày nay, song đã có nhiều nhà bác học đề cập đến vấn đề phân chia đất nước

18

ra các vùng. Đáng kể nhất là nhà “bác học” Nguyễn Trãi, với tác phẩm “Dư địa chí”

mô tả các vùng, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã hội,

tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.

Sau này vào giữa thế kỷ XVIII, nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn cũng đã xây

dựng bản đồ Việt Nam, trên đó có sự phân chia các vùng. Đặc biệt là vùng Thuận

Hóa – Quảng Nam. Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến động về

tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ.

Sang đến thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên

cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) đã để công

nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Trong đó các vùng

được nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư. Song nói

chung các cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế còn mang tính

chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia quyền lực.

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng Nhà

nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng

trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên. Đó là cơ sở quan trọng phục vụ cho

công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, miền đất nước trong thời kỳ miền Bắc đi

lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan trọng làm cơ sở cho

các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các nhà khoa học Địa lý, với

quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác trên.

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường ở Việt

Nam

Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng

chức năng môi trường. Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã thực hiện phân

vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển KTXH và kiểm soát ô

nhiễm môi trường.

Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã được

thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát

triển KTXH Vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi

19

trường Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chương trình "Bảo vệ Môi

trường và phòng tránh thiên tai" (KC-08), “Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi

trường vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây

dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Quy hoạch

môi trường vùng Đông Nam Bộ”. Trong các nghiên cứu này đều có nội dung phân

vùng môi trường theo chức năng khác nhau làm cơ sở cho QHMT.

Một số địa phương đã xây dựng QHMT như Tỉnh Hà Tây (cũ) trong QHMT

và định hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trường: Vùng

bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), diện tích khoảng 13 nghìn ha,

chiếm 15,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân thành 5 tiểu vùng. Vùng sản xuất ven

sông Hồng với diện tích khoảng 49 nghìn ha, chiếm 22,36% diện tích đất tự nhiên

của tỉnh, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu

dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông). Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội,

diện tích khoảng 27 nghìn ha chiếm 12,44% diện tích đất tự nhiên và chia thành 4

tiểu vùng. Vùng sản xuất ven sông Đáy có diện tích gần 20 nghìn ha, diện tích cho

chuyên sản xuất chiếm khoảng 9 nghìn ha. Vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hưng Yên

với diện tích khoảng gần 7 nghìn ha, phân bố cho các hoạt động sản xuất, phát triển.

Vùng sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, diện tích khoảng 10 nghìn ha chia thành 2 tiểu

vùng. Vùng cao núi đá vôi giáp tỉnh Hoà Bình và Khu di tích chùa Hương diện tích

gần 31 nghìn ha và chia thành 6 tiểu vùng. Bắc Giang được phân thành 14 vùng

chức năng môi trường bao gồm: khu bảo tồn; khu phòng hộ; sản xuất lúa-màu; vùng

lúa-thuỷ sản; vùng xử lý nước thải tập trung; xử lý nước sinh hoạt; các hồ sinh học;

bãi chứa rác thải; các trạm quan trắc nước thải; các khu du lịch, lịch sử, văn hoá;

rừng; và các làng nghề.

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Đồng Nai đã và đang tiến hành phân

vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI).

Mục đích của việc nghiên cứu là phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng

nước và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch cho mục đích

khác nhau như sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi… của vùng nghiên cứu.

20

Ngày 11 tháng 12 năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số

65/2007/QĐ-UBND quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải, khí thải

công nghiệp trên địa bàn; Theo quyết định này, địa bàn môi trường được phân làm 2

vùng. Một là, vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước

thải công nghiệp, bao gồm 14 sông, suối và 12 hồ lớn, nhỏ. Những khu vực thuộc

vùng này được áp dụng những hệ số khác nhau về lưu lượng nguồn thải, dung tích

nguồn tiếp nhận và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm

trong nước thải công nghiệp. Vùng thứ hai là môi trường không khí để tiếp nhận các

nguồn khí thải công nghiệp, được chia thành 5 môi trường khu vực, tương ứng với 5

khu vực địa giới hành chính khác nhau. Vùng này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu

chuẩn, lưu lượng nguồn khí thải khác nhau và có những phương pháp tính nồng độ

tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được quy định.

Dự án “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi trường”

do Trung tâm Viễn thám thực hiện năm 2003 – 2004 nhằm nghiên cứu phương pháp

và quy trình thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường, xây dựng hệ phân loại nội dung

bản đồ nhạy cảm môi trường và đã thành lập bộ bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm

môi trường của TP. Hải Phòng ở tỷ lệ 1: 50 000.

Ngoài việc phân vùng chức năng môi trường như trên, các nhà khoa học còn

nghiên cứu phân vùng sinh thái. Đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng

đồng bằng sông Hồng” do GS. TS Cao Liêm, trường Đại học Nông nghiệp I chủ trì

(1990), Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới điều kiện sinh thái của vùng

đồng bằng sông Hồng như: khí hậu, nhiệt độ, thuỷ văn, lượng mưa, độ ẩm, địa chất,

địa hình, thổ nhưỡng và các yếu tố xã hội khác, đã đề xuất được tiêu chuẩn một số

đơn vị phân vùng sinh thái, xây dựng được một bản đồ phân vùng sinh thái vùng

đồng bằng sông Hồng tỉ lệ 1/250.000 kèm theo bản chú giải. Các tác giả đã phân ra

8 vùng và 13 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, mô tả đặc điểm, hướng sử dụng cho

từng vùng sinh thái chính ở đồng bằng sông Hồng là: bạc màu, chua mặn, trũng

úng.

21

Để bảo vệ và phục hồi vùng biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà,

Viện Hải dương học Nha trang đã triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu phân

vùng chức năng cho khu bảo tồn Rạn Trào - Vạn Ninh" từ tháng 11/2003 - 11/2004.

Cụ thể hơn, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 54 /2007/QĐ-

UBND ngày 13 tháng 9 năm 2007 quy định về phân vùng quản lý, bảo tồn rạn san

hô và các HST liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo

Sơn Trà. Trong đó có phân chia các vùng:

- Vùng khai thác hợp lý: Là vùng khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp

lý, đảm bảo PTBV kinh tế biển.

- Vùng phục hồi sinh thái: Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt

động nhằm duy trì chất lượng các HST, nguồn lợi sinh vật hiện có, đảm bảo khả

năng phục hồi HST, ĐDSH và nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Là vùng có rạn san hô và HST trong tình trạng

tốt, đa dạng sinh học cao, nguồn lợi sinh vật biển phong phú cần được quản lý chặt

chẽ nhằm duy trì tính tự nhiên của các HST.

Việc phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam còn mới mẻ, chưa có

phương pháp luận thống nhất cũng như chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của

chúng trong quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch ngành, trong đó có QHMT

nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

1.3. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực

sông

1.3.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông

Quản lý nguồn nước theo lưu vực là một cấp độ trong quản lý tổng hợp TNN.

Quản lý nước theo lưu vực nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ

sở hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên hình thành TNN trong một lưu vực

cụ thể.

Trong quản lý TNN theo lưu vực, đơn vị địa lý để thực hiện quản lý không

phải là địa giới hành chính mà là toàn bộ LVS. Thông qua hoạt động của bộ máy

22

quản lý lưu vực, tất cả các hoạt động sử dụng và bảo vệ tài nguyên được xem xét

một cách thống nhất và hợp lý.

Nhu cầu cấp nước của toàn lưu vực phải được tính trên cơ sở cân bằng với khả

năng tái tạo về lượng và chất cuả tài nguyên. Nếu giả định việc khai thác tài nguyên

không làm HST xấu hơn trạng thái tự nhiên vốn có của nó, thì lượng nước khai thác

trong mùa kiệt không được làm mức nước sông hạ xuống thấp hơn ngưỡng bảo đảm

an toàn sinh thái cho toàn hệ. Ngoài ra, nếu không tính tới các hệ quả sinh thái bất

thường khác, thì toàn bộ lượng nước đưa vào lưu vực bằng con đường nhân tạo và

lượng nước lũ mà các hồ chứa điều tiết được, sau khi đã trừ tổn thất, là phần mà loài

người có thể độc quyền tiêu thụ, bao gồm cả phần để cải thiện HST tự nhiên theo

nhu cầu của con người.

Trên thế giới, sau hội nghị Dublin và hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và

Phát triển họp tại Rio de Janero (Braxin, 1992), phần lớn các nước trên thế giới đều

thực hiện quản lý tổng hợp theo LVS. Lưu vực sông là đơn vị quản lý được chú

trọng và là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, sử dụng tài

nguyên - môi trường, điều phối giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử

dụng tài nguyên giữa các vùng, khai thác sử dụng tài nguyên giữa các khu vực

thượng, trung, hạ lưu. Việc sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất

và ảnh hưởng đến HST lưu vực nên quản lý nước theo LVS sẽ giúp cho việc sử

dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ

các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển KTXH của con người tới tài

nguyên và môi trường.

Chức năng và nhiệm vụ về quản lý tổng hợp LVS được quy định tùy theo hình

thức của mỗi kiểu tổ chức lưu vực. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ chung mà trong

quản lý LVS đều phải thực hiện, đó là:

- Lập quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước LVS và theo dõi

việc thực hiện quy hoạch.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan của các bộ, ngành và địa phương trong

việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá TNN của lưu vực sông.

23

- Phối hợp với các đơn vị hành chính các cấp để giải quyết tranh chấp về TNN

nảy sinh trên lưu vực. Ngoài ra, tùy theo hình thức, một số tổ chức LVS có thể tham

gia trực tiếp vào chức năng thiết kế, thi công và quản lý các công trình khai thác, sử

dụng TNN trên lưu vực.

Quy mô của việc quản lý LVS tuỳ thuộc vào các điều kiện tài nguyên, địa lý

và hành chính. Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cách tiếp cận thống nhất

và tổng hợp trong quản lý môi trường LVS, song cách hiểu và áp dụng tại mỗi nước

có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có một số điểm chung là:

- Nhằm mục đích hài hoà các mục tiêu của các cơ quan địa phương và trung

ương trong lưu vực, giúp họ có được chiến lược quản lý hợp lý.

- Quá trình ra quyết định thường cố gắng bao hàm đầy đủ các lĩnh vực liên

quan và sử dụng kỹ năng "tìm tiếng nói chung" để xây dựng được kế hoạch đáp ứng

yêu cầu của các bên liên quan.

- Sử dụng thông tin khoa học và logic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

HST thuỷ sinh, HST trên cạn, sức khoẻ con người, và các điều kiện kinh tế trong

lưu vực.

- Sử dụng các biện pháp tài chính phù hợp để chi phí được phân bổ cho các dự

án tương ứng với lợi ích thu được của chúng.

- Cố gắng tạo ra khung thoả thuận liên ngành nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ

được thực hiện dựa vào cách tiếp cận và mong muốn của các bên liên quan chứ

không phải dựa vào các luật lệ hay quy định.

- Xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu

quả của việc quản lý LVS.

Nhìn chung, cách tiếp cận quản lý môi trường LVS này bao gồm 3 nét chính.

Thứ nhất là sự phát hiện vấn đề, phát hiện các mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ

con người và HST trong lưu vực. Thứ hai là sự tham gia của các bên liên quan, đòi

hỏi mọi người phải có sự quan tâm thích đáng hoặc thích hợp nhất. Thứ ba là sự

phối hợp hành động, đó là các nỗ lực được thực hiện một cách tổng hợp và toàn

diện một khi các giải pháp đã được quyết định.

24

1.3.2. Tích hợp phân vùng chức năng môi trường trong quản lý tổng hợp lưu vực

sông

Mục tiêu: Tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước trong công tác quản

lý môi trường nước các LVS. Hướng tới nỗ lực, gắn kết sự phối hợp giữa các bộ

ngành làm giảm các nguồn gây ô nhiễm tới các nguồn nước. Vì chỉ có điều này mới

hi vọng đảm bảo cải thiện được môi trường nước tại các LVS.

Lợi ích của tích hợp phân vùng chức năng môi trường để quản lý LVS:

Do tính phức tạp của ô nhiễm môi trường LVS (các nguyên nhân gây ô nhiễm

phức tạp và khác nhau, ranh giới LVS không rõ ràng, tính đa dạng của các hệ sinh

thái LVS...), do vậy cần cân nhắc trước khi quyết định một vấn đề để tránh làm cho

nó trầm trọng hơn hoặc phát sinh các vấn đề mới khác. Đây chính là lý do cần áp

dụng phương pháp tổng hợp để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Các chương trình

quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem

lại nhiều lợi ích cho lưu vực như:

- Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển

KTXH, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được

khai thác sử dụng.

- Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao

gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí

hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là

các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ

phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.

- Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan

trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan

tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng đất ngập nước.

- Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh

cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh

hưởng đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng,

và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.

25

- Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây

ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ

khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi

trường với các hoạt động giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu.

- Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện-thuỷ lợi: Có thể thực hiện các

mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm

80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa

lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở

hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo

môi trường.

- Đa dạng sinh học: LVS, đặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú

cần thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung

cấp mối liên kết giữa HST thuỷ sinh với HST vùng cao. Quản lý LVS có thể là công

cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã, một nhân tố của sự

đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc

lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư

trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp. Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác:

cần có các hoạt động quản lý LVS để làm giảm các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn

loài cá cũng như các sinh vật thuỷ sinh khác.

- Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục

đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.

- Giải trí - du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí - du lịch có thể được

tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở

phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra

còn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các

hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá.

Vì vậy, để thực hiện mục tiêu BVMT và PTBV lưu vực sông, cần thiết phải

xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm thống nhất và phối hợp chặt chẽ việc quản lý quy

hoạch sử dụng TNN và BVMT trên tất cả các LVS ở nước ta.

26

Khó khăn: Thực tế vẫn có một số điều kiện khách quan, ràng buộc ảnh hưởng

đến quá trình thực hiện.

Ràng buộc lớn nhất hiện nay là tình hình thế giới đang rơi vào suy thoái kinh

tế, ảnh hưởng tới Việt Nam đã làm cho ngân sách của chính phủ hỗ trợ để thực hiện

các chương trình này khó khăn. Nguồn hỗ trợ từ nước ngoài cũng từ nguyên nhân

này có phần suy giảm.

Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn về mặt định chế, đó là làm sao tạo ra môi

trường hành lang pháp lý để các cơ quan phối hợp với nhau hết sức đồng lòng, thực

hiện cắt hết nguồn gây ô nhiễm. Để làm được điều này cần phải có một nhạc

trưởng, một tổng tư lệnh có năng lực, có tâm để làm sao đẩy nhanh được sự kết hợp

đó.

Mặt khác, lĩnh vực BVMT sông là một lĩnh vực nóng trong xã hội. Vì vậy, các

ban ngành chuyên môn cũng xác định rằng cố gắng làm sao đạt được kết quả trong

thời gian ngắn nhất. Còn thời gian xác định 20 năm nữa, hay 30 năm nữa cắt giảm

hết ô nhiễm tại các LVS là không tối ưu.

1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Gianh,

Quảng Bình

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý

Lưu vực sông Gianh nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ

17031’ đến 18

008’ vĩ độ Bắc, 105

036’ đến 106

032’ kinh độ Đông, tổng diện tích tự

nhiên 4.680 km2.

Phía Bắc giáp các xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Hà Tĩnh.

Phía Nam giáp các xã thuộc huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh.

Phía Đông giáp biển.

Phía Tây giáp nước bạn Lào.

27

Hình 1.1 Bản đồ Hành chính lưu vực sông Gianh Quảng Bình

LVS có gần 26 km bờ biển và gần 100 km đường biên giới Việt Lào; có trục

giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam đó là quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh

(nhánh phía Đông và phía Tây), đường sắt chạy dọc huyện; có cảng Gianh, các

danh thắng như vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận di sản

thiên nhiên thế giới; vùng gò đồi, núi đá vôi, rừng, biển… với nhiều tiềm năng du

lịch và nghỉ dưỡng.

Vị trí địa lý tạo cho LVS có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện

về KTXH, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, thực

hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

b, Địa hình

Lưu vực sông Gianh nằm trên giải đất hẹp và dốc, núi và gò đồi chiếm trên

80% diện tích tự nhiên. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh

và có thể chia thành các vùng như sau:

28

- Vùng địa hình núi đá vôi: phân bố ở huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá, các

xã Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch thuộc huyện Bố

Trạch và một số xã phía tây của huyện Quảng Trạch, chiếm hơn 1/3 diện tích tự

nhiên của lưu vực. Các khối núi đá vôi ở đây được hình thành vào thời kỳ Đềvon và

Cacbon-pecmi, thường bị chia cắt thành những giải liên tục hoặc độc lập, địa hình

lởm chởm, sườn thẳng đứng. Ở hầu hết khu vực núi đá vôi đều có dạng địa hình

caxtơ trên mặt và ngầm. Một số sông suối bị mất do chảy ngầm trong núi đá vôi

hàng mấy chục km, điển hình là động Phong Nha, đây là một trong những hang

động trong núi đá vôi dài nhất thế giới.

- Vùng núi đất thấp và trung bình: kiểu địa hình này chiếm gần 2/3 diện tích

của lưu vực, gồm những dãy núi liên tiếp độ cao các đỉnh núi trung bình 400 -

500m, có đỉnh cao tới 1.000m (Ba Rền 1.137m; UBò 1.009m), độ dốc chủ yếu là

trên 250, có nhiều nơi địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.

- Vùng gò đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, dọc đường Hồ

Chí Minh nhánh Đông gồm những đồi bát úp tạo nên một số thung lũng. Đây là

vùng có nhiều tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế hàng hoá, tạo nên khối lượng

lớn nông-lâm sản hàng hoá cho lưu vực.

- Vùng đồng bằng: là vùng đất hẹp chạy dọc quốc lộ 1A. Địa hình tương đối

bằng phẳng, hình thành bởi phù sa các con sông lớn. Đây là vùng sản xuất nông

nghiệp chính của lưu vực, hàng năm cung cấp lượng lương thực chủ yếu cho nhân

dân các huyện thuộc lưu vực sông Gianh. Dọc theo bờ biển có những cồn cát và dải

cát trắng vàng độ cao 2m đến 50m. Đặc điểm địa hình tạo ra các vùng sinh thái khác

nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể hình thành 7 tiểu vùng.

c, Khí hậu

Lưu vực sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí

hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới

điển hình ở phía Nam và có mùa đông tương đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình

quân hằng năm là 25 độ C, lượng mưa bình quân là 2.976mm, độ ẩm bình quân là

84,9%. Khí hậu toàn lưu vực chia làm hai mùa rõ rệt; Mùa mưa rét từ tháng 9 đến

29

tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến tháng 11 mưa bão; lượng mưa tập trung 70%

tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 đến

tháng 3 rét và mưa phùn, gió bấc nhiệt độ có lúc xuống tới 9 – 11 độ C; mùa khô từ

tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt gắn với gió Tây Nam (địa phương gọi là gió Lào) gây

khô nóng lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp

đồng ruộng và dân cư.

Điều kiện thời tiết bất lợi đối với lưu vực là gió Tây Nam khô nóng xuất hiện

khoảng 75 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7, tháng 8 kết hợp với

thiếu mưa gây hạn hán. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9, tháng 10, bão thường

đi kèm với mưa lớn. Do địa hình hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường

có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của,

ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm. Để hạn chế sự bất lợi

cần phải có các chương trình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên có căn cứ khoa

học, như trồng rừng đầu nguồn, thiết lập vành đai rừng phòng hộ ven sông, ven

biển, nghiên cứu cơ cấu mùa vụ cây trồng vật nuôi, tuyển chọn cơ cấu giống, chống

chịu để né tránh các điều kiện về khí hậu, thời tiết.

d, Tài nguyên nước

Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình, hệ thống

sông này chảy qua bốn huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình đó là: Minh Hoá,

Tuyên Hoá, Quảng Trạch và Bố Trạch với tổng chiều dài khoảng 158 km, chiều dài

lưu vực 121 km, chiều rộng lưu vực bình quân 38,8 km, mật độ lưới sông 1,54 với

tổng diện tích lưu vực 4.680 km2. Sông có 13 phụ lưu cấp 1; 20 phụ lưu cấp 2 và 10

phụ lưu cấp 3. Trong đó phụ lưu với quy mô lớn nhất là sông Rào Cái, và sông Son.

Hệ thống sông Gianh có vai trò rất quan trọng cung cấp nước mặt cho các huyện

phía Bắc của tỉnh Quảng Bình.

Hiện tại trên diện tích của lưu vực, với bàn tay của con người đã tạo ra được

56 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích 153,023 triệu m3.

Hàng năm hệ thống sông Gianh đã tạo ra nguồn nước đổ ra biển Đông, tháng

thấp nhất (tháng 4) 331 triệu m3, tháng cao nhất (tháng 9) 6.685 triệu m3.

30

Sự chênh lệch về nguồn nước giữa các tháng trong năm rất lớn, các tháng 9,

10 và 11 là những tháng thường gây nên lũ lụt; các tháng 3, 4 thường là mùa nước

kiệt gây ra nhiều bất lợi cho con người.

Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông chính của tỉnh Quảng Bình có tầm ảnh

hưởng lớn đối với cuộc sống của người dân các huyện: Tuyên Hoá, Minh Hóa,

Quảng Trạch và Bố Trạch. Đồng thời nó cũng đã tạo ra những danh lam thiên nhiên

đẹp, tiêu biểu là động Phong Nha, một di sản thiên nhiên của thế giới nên cần được

bảo vệ để không gây ô nhiễm nguồn nước và làm thay đổi lòng sông.

e, Tài nguyên đất

Đất đai ở lưu vực tương đối phong phú và đa dạng, đất đồi núi chiếm 85%, đất

đồng bằng chiếm 14,6%, đất cát nội địa chiếm 1,6% diện tích tự nhiên. Gồm 9

nhóm đất với 20 đơn vị đất.

g, Tài nguyên rừng

Lưu vực sông có trên 503.227 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng tự nhiên

450,656 ha, đất có rừng trồng 52.543 ha và đất ươm cây giống 28 ha.

Thảm thực vật rừng đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như

lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu... Động vật có nhiều loại thú quý hiếm như hổ,

báo, trĩ sao, gà lôi và các loại móng guốc khác.

Đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có hệ động thực

vật rất phong phú và đa dạng, là nơi giao thoa của hai luồng động thực vật từ Bắc

xuống và Nam lên. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản

thiên nhiên thế giới và có nhiều loại động, thực vật quý hiếm trong Sách Đỏ Việt

Nam.

Ngoài ra, HST rừng ngập mặn ven biển mặc dù đã bị khai thác để nuôi tôm

song những vùng còn lại vẫn còn những loại động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh

tế.

h, Tài nguyên biển

Về nguồn lợi biển, lưu vực nói riêng và tỉnh Quảng Bình có hầu hết các loài

hải sản có mặt ở Việt Nam (1.000 loài). Có những loài hải sản có giá trị kinh tế

31

cao như: Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang... Trong đó, mực ống, mực nang

có trữ lượng khá lớn và chất lượng cao. Theo số liệu điều tra năm 1996 của Bộ

Thuỷ sản, trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Quảng Bình trên 90.000

tấn/năm, khả năng khai thác ước tính 40.000 tấn/năm.

Ngoài ra, vùng nội địa có nhiều sông suối, ao hồ, đồng trũng, bãi bồi ven

sông có nhiều loại thuỷ sinh sinh sống. Hàng năm, nhân dân địa phương khai

thác hàng nghìn tấn thuỷ sản nước lợ và trên 1 nghìn tấn thuỷ sản nước ngọt.

Tuy nhiên, tài nguyên biển tại đây vẫn chưa được khai thác hiệu quả do ngư

cụ thô sơ, chưa có nhiều tàu lớn để đánh bắt xa bờ. Mặt khác, nguồn vốn của

nhân dân khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷ sản bị hạn chế.

h, Tài nguyên khoáng sản

Lưu vực sông Gianh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhưng

chưa được điều tra và khai thác nhiều.

Theo các số liệu điều tra khoáng sản Quảng Bình nằm rải rác các huyện

trong tỉnh từ vùng ven biển đến trung du miền núi:

- Nhóm kim loại: Có quặng Măngan ở Cái Đăng (Tuyên Hoá); Titan và

Ziricon ở trong dãi cát ven biển.

- Nhóm nguyên liệu hoá chất và phân bón: Có pyrit (Quảng Trạch);

photphorit (Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá và dọc sông Rào Nậy) với 23 điểm

khác nhau, trong đó 7 điểm có trữ lượng khá khoảng 123.000 tấn; cùng với than

bùn và đôlômit đang được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp

N.P.K.

- Nhóm nguyên vật liệu xây dựng: Có đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói

và đá granit. Đá vôi các loại có trữ lượng khoảng 5.400 triệu tấn phấn bố ở

Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch. Sét gạch ngói có trữ lượng hơn 7 triệu tấn

phân bố Đồng Lê (Tuyên Hoá).

- Nhóm nguyên vật liệu sản xuất thuỷ tinh: Có cát trắng, thạch anh ở phía

Bắc Ba Đồn (Quảng Trạch) trữ lượng khoảng 35 triệu tấn. Cát có độ tinh khiết

32

cao, hạt mịn, hàm lượng SiO2 đạt 98 - 99%. Các mỏ này lại nằm gần đường giao

thông nên dễ khai thác và vận chuyển.

- Nước khoáng và nước nóng: Trên phạm vi tỉnh Quảng Bình đã phát hiện

được 5 nguồn nước khoáng - nước nóng, trong đó có 4 nguồn đã được thống kê

trong "Danh bạ các nguồn nước khoáng - nước nóng Việt Nam":

+ Nguồn Thanh Lâm (Nô Bồ) thuộc thôn Nô Bồ, xã Ngư Hoá, huyện Tuyên

Hoá.

+ Nguồn Đông Nghèn thuộc thôn Đông Nghèn, xã Phúc Trạch, huyện Bố

Trạch.

+ Nguồn nước nóng khe nước Sốt, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch.

i, Tài nguyên nhân văn và du lịch

Với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc như Hội rằm

tháng 3 ở Minh Hoá, lễ hội này có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác

dụng giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, động viên lao động sản

xuất.

Toàn lưu vực có hàng trăm di tích lịch sử đã được kiểm kê và đánh giá là di

tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng, đặc biệt có VQG Phong Nha - Kẻ

Bàng.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a, Dân số, dân tộc và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số trung bình toàn lưu vực là 445.769

người trong đó dân số đô thị là 35.821 người (8,036%) với 10.533 hộ, dân số

nông thôn là 409.948 người với 89.539 hộ.

Tỷ lệ tăng dân số hàng năm có xu hướng giảm, năm 1995 là 2,42%; năm

2000 giảm xuống còn 1,47%; đến năm 2009 còn 1,21%.

Sự phân bố dân cư trên lãnh thổ không đều, phần lớn tập trung ở vùng đồng

bằng và ven biển. Mật độ dân số toàn lưu vực là 95,25 người/km2 cao nhất là thị

trấn Ba Đồn - 4.020 (huyện Quảng Trạch), thấp nhất là xã Thường Trạch - 3.1

(huyện Bố Trạch).

33

Tỷ lệ hộ đói ngèo giảm nhanh từ 24,5% năm 2000 xuống còn 12,12% năm

2009. Tuy nhiên mức thu nhập có sự chênh lệch giữa các vùng đô thị, đồng bằng

ven biển so với các vùng núi.

b, Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của toàn lưu vực bao gồm quốc lộ 1A

(23km), đường Hồ Chí Minh nhánh Đông (144 km), nhánh Tây (122 km), 290,5

km đường tỉnh lộ 2,2 B, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 20; 494,86 km đường huyện; 297,8 km

đường xã và gần 625 km đường thôn bản.

Trong những năm qua giao thông tại lưu vực có những bước chuyển biến

khá tích cực. Việc thành lập tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong

việc phát triển kinh tế vùng và quốc phòng an ninh.

Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, đến

nay đã có 100% xã, thị trấn có đường ôtô đến UBND. Tuy nhiên các tuyến

đường cấp huyện, xã phần lớn là đường cấp phối chất lượng thấp gây khó khăn đi

lại đặc biệt là mùa mưa.

c, Cung cấp điện nước sinh hoạt

Trong những năm qua công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và

phòng chống lụt bão đã được chú trọng đầu tư. Hệ thống tưới tiêu nhiều đập

dâng và hồ chứa nước thuộc các công trình thủy nông và các xã quản lý đảm bảo

tưới tiêu cho trên 12.000 ha vụ đông xuân và trên 10.000 ha vụ hè thu của toàn

lưu vực. Các hạng mục công trình tiếp tục được đầu tư, củng cố và nâng cấp bao

gồm: xây dựng củng cố hệ thống trạm bơm, nạo vét và kiên cố hóa kênh mương,

cứng hóa đường ven biển, nâng cấp các kênh, mương.

Tuy nhiên cho đến nay hệ thống thủy lợi chỉ đảm bảo được 60% công suất

thiết kế. Thực tế hệ thống tưới mới đáp ứng được 64% diện tích vụ đông xuân và

50% vụ hè thu của toàn lưu vực. Hệ thống kênh tưới tiêu đang bị xuống cấp do

sạt lở, bồi tụ, đòi hỏi phải được đầu tư lớn để nạo vét tu bổ mới đảm bảo tưới

tiêu tốt, phát huy công suất thiết kế của công trình.

Mạng cung cấp điện sinh hoạt cho vùng chưa được xây dựng hoàn chỉnh.

Nguồn điện lưới chỉ mới đến được các cơ quan chính quyền và trạm xá xã, chưa

có các mạng nhánh cấp đến bản và hộ dân. Hiện nay, tại các bản, một số hộ đang

sử dụng thủy điện nhỏ phục vụ sinh hoạt.

Trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, người dân

chủ yếu sử dụng nước tự nhiên, dẫn về từ các khe suối, chưa qua xử lý và nguồn

34

cấp không ổn định, dồi dào trong mùa mưa, thiếu trong mùa khô. Tại xã có hệ

thống mương thủy lợi, có thể cung cấp nước tưới cho một số diện tích lúa nước

rất nhỏ, nhưng hệ thống này chưa đảm bảo tưới nuớc quanh năm vì nó phụ thuộc

hoàn toàn vào nguồn nước tự nhiên từ các khe suối.

d, Các hoạt động kinh tế chủ yếu

Tại LVS, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu bao gồm trồng trọt,

chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, dê và gà vịt, cá..) trong đó, chăn nuôi là

hoạt động chính mang lại thu nhập cho người dân. Các hoạt động kinh tế khác

chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cây nông nghiệp quan trọng là ngô, lúa nương và

sắn. Các sản phẩm ngô, lúa phục vụ nhu cầu tại chỗ của các hộ gia đình là chính,

chỉ có trâu, bò, dê ngoài mục đích phục vụ nhu cầu địa phương còn được bán ra

các vùng lân cận.

Thu nhập từ lương thực có hạt ở mức bình quân 325 kg/người/năm. Thu

nhập bằng tiền bình quân là 2.200.000đ/người/năm.

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 3%, thấp nhất trong cơ

cấu kinh tế hộ gia đình. Một mặt là do phần lớn đất lâm nghiệp trong vùng được

quy hoạch cho mục đích phòng hộ, nên chúng chỉ có giá trị phòng hộ đầu nguồn,

giảm xói mòn, điều tiết nguồn nước, nhưng những giá trị đó lại chưa được đánh

giá đầy đủ. Mặt khác, nhiều khu vực đã được quy hoạch để sản xuất lâm nghiệp,

nhưng người dân địa phương lại chỉ canh tác nông nghiệp trên đất đó. Đây chính là

nguyên nhân chính làm tỷ trọng giữa sản xuất nông và lâm nghiệp có sự khác biệt

rõ rệt. Hiện nay, thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chỉ là khoản kinh phí khoán bảo

vệ rừng tự nhiên theo khuôn khổ chương trình 661.

Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ hầu như không

phát triển. Các hoạt động này chỉ phục vụ nhu cầu trong thôn bản là chính ví dụ sửa

chữa công cụ lao động nông nghiệp, sửa chữa xe máy, bán hàng tạp hóa. Mức độ

giao thương với các thị trường bên ngoài là rất thấp.

35

Chương 2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

LƯU VỰC SÔNG GIANH

2.1. Đặc điểm các yếu tố môi trường lưu vực sông Gianh

Đối với lưu vực sông, đất, nước, rừng… là một trong các yếu tố tự nhiên

của môi trường ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác

động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật và ĐDSH. Dưới

tác động của các quy luật địa lý tự nhiên (Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh,

Quy luật tuần hoàn vật chất và năng lượng, Quy luật về tính nhịp điệu và Quy

luật địa đới và phi địa đới), giữa các yếu tố tự nhiên của một đơn vị cảnh quan

nhất định luôn có mối quan hệ tương hỗ với vai trò chủ đạo. Ví dụ, yếu tố địa

hình là nhân tố nội lực của cảnh quan và chi phối mạnh mẽ các thành phần khác

của cảnh quan tự nhiên như thay đổi khí hậu khu vực (đặc điểm địa hình, cấu tạo

bền mặt của đất làm thay đổi hướng gió, nhiệt độ độ ẩm tạo thành các vi khí hậu

riêng cho mỗi khu vực), điều tiết dòng chảy của sông ngòi. Bề mặt địa hình cũng

là cơ sở phát sinh, phát triển của thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Đồng thời,

trong tác động qua lại giữa các thành phần của tổng thể tự nhiên, địa hình cũng

chịu ảnh hưởng của các thành phần khác của tự nhiên (quá trình ngoại sinh) như:

phong hoá, xói lở, trôi trượt bồi tụ do khí hậu, thuỷ văn, sinh vật...

Vì vậy, nội dung phân vùng chức năng môi trường LVS muốn đạt hiệu quả

cao thì cần phải tìm hiểu, phân tích và đánh giá đặc điểm các yếu tố môi trường

trên cũng như các mối quan hệ giữa chúng.

2.1.1. Môi trường đất

Lưu vực sông Gianh thuộc vùng đất duyên hải Bắc Trung Bộ, với tổng

diện tích đất tự nhiên là 4.680 km2. Khác hẳn với các tài nguyên khác, đất đai

là nguồn tài nguyên quý giá, không thể tái tạo được và có giới hạn về không

gian, là nơi để con người sinh sống và phát triển, là một trong bốn thành phần

cơ bản của môi trường.

36

LVS có 9 nhóm đất khác nhau với 20 đơn vị đất, thể hiện như sau:

Nhóm đất cát:

Nhóm đất cát có diện tích 7.449 ha, gồm 3 đơn vị đất:

- Cồn cát trắng vàng: Phân bố dọc theo bờ biển, thành phần cơ giới rất thô,

nghèo dinh dưỡng, chủ yếu trồng rừng phòng hộ.

- Đất cát biển trung tính ít chua: Phân bố ở địa hình thấp hơn và vào sâu

trong đất liền. Thành phần cơ giới của đất nhẹ, thường là cát pha. Loại đất này

đã được cải tạo trồng lúa ở những nơi thấp chủ động nước và trồng màu ở những

nơi cao.

- Đất cát biển chua có tầng hữu cơ: Phân bố một số xã ở huyện Quảng

Trạch. Đặc điểm của loại đất này là có tầng than bùn và hàm lượng hữu cơ rất

cao, được sử dụng làm phân hữu cơ vi sinh.

Nhóm đất mặn:

Có diện tích 1.085 ha, gồm 2 đơn vị đất:

- Đất mặn nhiều: Phân bố ở cửa Gianh, đất thường bị ngập bởi thuỷ triều,

hàm lượng Clo trong đất cao. Hiện nay, một phần đang được nuôi trồng thuỷ sản

hoặc làm muối.

- Đất mặn trung bình và ít: Phân bố theo các cửa sông nhưng ở vị trí xa

biển, phần lớn đã thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất có thành phần cơ giới

trung bình hoặc nhẹ, càng gần cửa sông càng nặng hơn. Hiện nay, đang trồng lúa

nhưng cần chủ động nước nếu không năng suất bị hạn chế.

Nhóm đất phù sa:

Có diện tích 6.958 ha, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven biển và ven

các sông suối khác trong LVS, gồm 3 đơn vị đất:

- Đất phù sa trung tính ít chua: Phân bố ở Quảng Trạch, Bố Trạch. Thành

phần cơ giới của đất khá tơi xốp, không chặt, rất thích hợp để phát triển cây

lương thực.

37

- Đất phù sa chua: Có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Hầu

hết diện tích đã được sử dụng trong nông nghiệp, nơi cao trồng cây cạn ngắn

ngày, nơi thấp trồng hai vụ lúa cho năng suất trung bình khá.

- Đất phù sa Gley: Phân bố ở địa hình thấp khá bằng phẳng, có thành phần

cơ giới nặng. Vì vậy được sử dụng trồng hai vụ lúa cho năng suất khá.

Nhóm đất Gley:

Có diện tích 864 ha, phân bố ở xã Phúc Trạch. Đất có thành phần cơ giới

trung bình nặng, có độ phì khá nhưng do địa hình thấp trũng khó thoát nước nên

đất chặt bí, chua nhiều, đất này chỉ nên trồng lúa. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất.

Nhóm đất mới biến đổi:

Có diện tích 3.108 ha, phân bố một số xã ở Minh Hoá, Quảng Trạch. Đất có

thành phần cơ giới trung bình nặng, thích hợp với lúa và các loại cây ngắn ngày.

Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất.

Nhóm đất có tầng loang lổ:

Có diện tích 597 ha, phân bố ở xã Hoá Phúc, Hoá Thanh. Đây là loại đất mà

trong phạm vi từ mặt đất xuống có tầng tích tụ sắt loang lổ, đất chua, hoạt tính

thấp, hình thành chủ yếu do hoạt động của con người khai hoang sản xuất nông

nghiệp, làm cho hình thái tự nhiên ban đầu của đất biến đổi đến mức có tầng

loang lổ, đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ làm, ở bậc thềm cao dễ

thoát nước. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất.

Nhóm đất xám:

Có diện tích 257.891 ha, phân bố khắp các nơi trong LVS. Nhóm đất này có

7 đơn vị đất:

- Đất xám lẫn đá: Phát triển chủ yếu trên đá granit ở địa hình dốc, thảm

thực vật che phủ thấp, trong phẫu diện đất có lẫn nhiều đá.

- Đất xám cơ giới nhẹ: Được hình thành trên đá cát, đá phiến sa. Một số

diện tích đất này được trồng sắn, trồng thông, còn lại là cây bụi, sim, mua. Đây

là đất nghèo dinh dưỡng, dễ bị khô hạn.

38

- Đất xám bạc màu: Là loại đất có chất dinh dưỡng thấp nhưng lại thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp vì phần lớn diện tích có địa hình bằng phẳng, thoáng

khí, thoát nước, dễ canh tác và thích hợp với nhiều cây trồng cạn ngắn ngày.

- Đất xám Feralit: Có phạm vi phân bố rộng, đặc điểm của đất rất đa dạng

phụ thuộc vào vị trí địa lý và mẫu chất hình thành đất. Trên đất này đang chú

trọng phát triển cao su, mía, dứa và cây ăn quả.

- Đất xám kết von: Đa số có tầng mỏng, có nhiều kết von, nghèo dinh

dưỡng, thực vật tự nhiên chủ yếu là sim, mua, cây lùm bụi. Vì vậy, cần trồng

những cây phát triển nhanh để che phủ đất và cải tạo đất như tràm hoa vàng, keo

tai tượng.

- Đất xám loang lổ: Có thành phần cơ giới nhẹ, nơi nào chủ động được

nước tưới tiêu nên trồng lúa, nơi nào không chủ động được nước thì trồng các

loại cây cạn ngắn ngày.

- Đất xám mùn trên núi: Phân bố ở vùng núi cao từ 900m trở lên, giáp với

biên giới Việt - Lào. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình thích hợp với các

loại cây dược liệu và cây rừng.

Nhóm đất đỏ:

Có diện tích 1.716 ha. Đặc điểm cơ bản của đất đỏ là có quá trình tích luỹ

sắt, nhôm tương đối nên đất có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng điển hình. Cấu trúc

của đất phát triển và có hạt kết bền vững. Đất thích hợp trồng các loại cây dài

ngày có gá trị kinh tế như: cao su, cà phê, cây ăn quả. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị

đất.

Nhóm đất tầng mỏng:

Có diện tích 18.274 ha, phân bố tập trung ở vùng gò đồi. Loại đất này có

tầng đất mỏng lẫn nhiều đá và kết von do xói mòn rửa trôi mạnh, nghèo chất

dinh dưỡng. Đây là một trong những loại đất xấu nhất, ít thích hợp với sản xuất

nông nghiệp, chỉ nên dành để phát triển lâm nghiệp, trồng những cây phát triển

nhanh, che phủ đất, cải tạo môi sinh. Nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất.

39

2.1.2. Môi trường nước

Bảng 2.1: Số liệu của các hệ sông và sông ở Quảng Bình

T

T Hệ sông và sông

Chiều dài

(km) Diện

tích lưu

vực

(km2)

Độ cao

b/q

lưu

vực

(m)

Phụ

lưu

cấp 1

Mật độ

sông suối

b/q

(km/km2)

Sông Lưu

vực

1 Hệ thống sông Gianh 158 121 4680 360 13 1,04

2 Hệ thống sông Kiến

Giang 96 59 2650 234 8 0,84

3 Sông Roòn 30 21 261 138 3 0,88

4 Sông Lý Hoà 22 16 177 130 3 0,7

5 Sông Dinh 37 25 212 203 0 0,93

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, 2009

Lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Gianh thuộc loại lớn so với các

sông ở nước ta, mô đun dòng chảy bình quân năm là 57 dm3/s/km2 tương đương 4

tỷ m3/năm. Tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ (tháng IX - XI) chiếm 60 - 80%

lượng dòng chảy cả năm. Mùa kiệt kéo dài 8 tháng nhưng có thể tăng đột biến vào

cuối tháng V đầu tháng VI do mưa lớn trong tiết tiểu mãn. Tuy nhiên, sông ngắn

và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong mùa mưa.

Hồ

Hệ thống hồ chứa nước ở LVS bao gồm các hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, địa

hình đồi núi ở Quảng Bình cho phép xây dựng nhiều hồ chứa nước phục vụ sản

xuất nông nghiệp và dân sinh.

40

Bảng 2.2: Các hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 và các công trình lớn

TT Tên hồ chứa,

công trình Địa điểm

Đặc trưng Nhiệm vụ tưới (ha)

F km2

W. 106

m3

Thiết kế Thực tế

1 Tiên Lang Quảng Trạch 36,7 16,6 1.240 600 - 800

2 Trung Thuần Quảng Trạch 9 40 200 120

3 Minh Cầm Tuyên Hoá 12 7 500 250

4 Đồng Ran Bố Trạch 7 5,3 250 150

5 Mù U Bố Trạch 4 2,7 180 120

6 Vực Sanh Bố Trạch 7 3,2 250 150

7 Vực Nồi Bố Trạch 13,6 11,2 600 340

8 Phú Vinh Đồng Hới 38 22 1.500 500

9 Khe Ngang Bố Trạch 4,6 1,7 100 68

10 Đầu Ngọn Bố Trạch 9,5 1,2 130 80

11 Đập Đá Mài Bố Trạch 141 1.600/600 500/400

12 Đập Ba Nương Minh Hoá 39 300 80

13 Trạm bơm Rào

Nan Quảng Trạch 780 1.600 1.000/1.200

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, 2009

Ngoài ra, còn có các hồ đập nhỏ do địa phương quản lý phục vụ sinh hoạt,

tưới tiêu trên địa bàn nhỏ. Tuy nhiên, các hồ này thường bị cạn vào mùa khô nên

hiệu quả sử dụng không cao.

Chất lượng nước mặt:

Chất lượng nước mặt trên địa bàn LVS trong những năm gần đây chưa có dấu

hiệu ô nhiễm đáng kể, tuy nhiên một số lúc, một số nơi đã có những dấu hiệu gia

tăng một số tác nhân ô nhiễm như dầu mỡ, hoá chất nông nghiệp nước thải sản xuất

(đặc biệt là nước mặt trên các đoạn sông đi qua khu dân cư, tập trung, khu vực đô

thị và khu vực có mật độ sản xuất công nghiệp lớn).

41

Khả năng biến đổi chất lượng nước mặt chủ yếu là nước sông, các nguyên

nhân chính là do canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và chất thải sinh hoạt;

chất thải công nghiệp... Các dấu hiệu ô nhiễm nhẹ được biểu hiện vào mùa hè khi

lượng nước đầu nguồn bổ cập bị giảm và đây cũng là giai đoạn chịu ảnh hưởng

mạnh của sản xuất công nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản quảng canh tại khu

vực đất ngập nước vùng hạ lưu ven sông.

Các hồ ở LVS ít có khả năng ô nhiểm do tác động của con người mà chủ yếu

do tác động của thiên nhiên, chất lượng nước suy giảm do cạn kiệt hoặc khai thác

nước quá mức, do rửa trôi đất, do thẩm thấu mặn.

2.1.3. Rừng và đa dạng sinh học

a, Diễn biến diện tích rừng:

Nhận thức được giá trị to lớn của rừng đối với việc phát triển KTXH của

tỉnh với môi trường sống như góp phần điều hoà khí hậu, giữ nước, hạn chế lũ

lụt, chống xói mòn đất, do vậy chính quyền và nhân dân trong LVS đã có

nhiều cố gắng bảo vệ và phát triển rừng. Sự nỗ lực của cộng đồng cũng như

những chủ trương, biện pháp của chính quyền đã mang lại nhiều thành quả

đáng khích lệ: rừng đầu nguồn được bảo vệ, rừng trồng không ngừng tăng cả

về diện tích và độ che phủ. Diễn biến diện tích rừng qua các năm gầy đây

được thống kê như sau:

Bảng 2.3: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp lưu vực sông Gianh

ĐVT: ha

Loại rừng Năm 1999 Năm 2004

Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

I. Đất có rừng 488.495,1 510.012,5 91.773,6 201.222,1 217.016,8

A. Rừng tự nhiên 449.360,5 448.843,3 91.714,8 182,925,8 174.202,8

1. Rừng gỗ 303.663,7 303.182,3 12.520,6 124.535,7 166.126,0

- Cấp trữ lượng I 2.005,9 2.012,9 2.005,9 7,0

- Cấp trữ lượng II 203,0 203,0 203,0

- Cấp trữ lượng III 70.260,3 69.326,9 11.895,3 37.363,9 20.067,7

42

- Cấp trữ lượng IV 99.700,4 99.506,0 493,9 51.003,9 48.008,2

- Cấp trữ lượng V 73.537,5 74.482,5 18.528,8 55.953,7

- Non có trữ lượng 37.050,0 36.957,2 42,0 9.051,8 27.863,4

- Non chưa tr.lượng 20.906,6 20.693,8 89,4 6.581,4 14.023,0

2. Rừng ngập mặn 47,5 47,5 4,1 43,4

- Đước 47,5 47,5 4,1 43,4

3. Rừng trên núi đá 145.649,3 145.613,6 79.194,2 58.386,0 8.033,4

B. Rừng trồng 39.134,6 61.169,2 58,8 18.296,3 42.814,1

1. Có trữ lượng 17.191,5 17.018,7 5.272,7 11.746,0

2. Chưa có tr.lượng 21.943,1 44.150,5 58,8 13.023,7 31.068,0

II. Đất không rừng

QH cho LN

180.304,8 158.623,8 244,9 75.752,9 82.626,0

1. Cỏ, lau lách 22.589,8 19.094,2 32,4 13.750,5 5.311,3

2. Cây bụi 62.195,8 46.491,7 43,3 7.928,1 38.520,3

3. Gỗ tái sinh nhiều 60.832,8 58.351,9 169,2 20.172,9 38.009,8

4. Núi đá không có

rừng

34.686,4 34.686,1 33.901,4 784,7

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình

Bảng 2.4: Diện tích rừng trồng mới, khai thác, chuyển đổi năm 2004

ĐVT: ha

Tên huyện Tổng cộng Trồng mới Khai thác Chuyển đổi

Minh Hoá 722,4 434,1 148,9 139,4

Tuyên Hoá 1.418,2 1.032,0 386,2

Quảng Trạch 5.850,9 5.747,9 103,0

Bố Trạch 54.707,1 3.969,7 666,2 50.071,2

Toàn tỉnh 75.607,1 22.321,4 1.155,9 52.129,8

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình

Ghi chú: + Chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng 50.071,2ha

+ Chuyển đổi từ đất quy hoạch cho lâm nghiệp 2.058,6ha

43

Bảng 2.5: Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004

ĐVT: ha

Tên huyện DT có rừng Rừng TN Rừng trồng Độ che phủ

rừng (%)

Minh Hoá 103.408,4 102.825,5 582,9 73,0

Tuyên Hoá 80.535,8 78.833,9 1.701,9 69,2

Quảng Trạch 24.679,8 12.386,5 12.293,3 30,9

Bố Trạch 156.500,1 144.051,4 12.448,7 71,8

Toàn tỉnh 510.012,5 448.843,3 61.169,1 64,22

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình

b, Diễn biến đa dạng sinh học

Đa dạng giống loài, những loài mới được phát hiện trong những năm gần

đây:

Bảo vệ ĐDSH được đặt ra với quan điểm bền vững. Nghĩa là bảo vệ được

những loài thực vật, động vật đã biết và đang tồn tại trong từng khu vực, khôi

phục số lượng của một số loài đã bị giảm trong thời gian qua trong các HST của

tỉnh là góp phần trong việc giữ gìn, bảo vệ sự ổn định và PTBV.

Căn cứ trên một loạt nhân tố và đặc tính cũng như giá trị của nó, Phong

Nha - Kẻ Bàng có đủ điều kiện để đại diện cho tất cả các hệ sinh thái Quảng

Bình và núi đá của Việt Nam. Với quy mô và diện tích rừng nguyên sinh khá lớn

(chiếm gần 90%), nhiều loài thú lớn được biết là các đối tượng bảo vệ cấp thiết

như: Hổ, Bò tót, Gấu và nhiều loại mới mang tính toàn cầu như Sao La, Mang

Lớn, Mang Trường Sơn...

Sự ĐDSH của khu Phong Nha - Kẻ Bàng được quyết định bởi sự đa dạng

về sinh cảnh: Rừng nguyên sinh núi đá vôi, núi đất, sinh cảnh trong các thung

lũng, sinh cảnh hang động mà các nơi khác không thể nào có được. Sự đa dạng

đó thể hiện ở khu hệ thực vật và động vật.

44

Khu hệ thực vật:

Hệ quả của các đặc điểm địa hình, khí hậu, đất, thuỷ văn đã hình thành nên

một khu hệ thực vật phong phú và độc đáo.

Bước đầu đã điều tra và thống kê được 138 họ, 401 chi và 640 loài thực vật

bậc cao có mạch (trong đó có 8 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam).

Một số họ tuy loài ít nhưng đã đóng vai trò quan trọng hoặc về tổ thành vùng,

hoặc về trữ lượng gỗ, hoặc về sinh khối, hoặc về giá trị kinh tế như: họ Dầu, họ

Thị, họ Cau Dừa, họ Bồ Hòn. Một số họ thân thảo hàng năm, lâu năm như: Thu

Hải Đường, họ Gai, chúng phân huỷ đá tạo các kẻ nứt, khi chết thân của chúng

tạo thành mùn tích luỹ qua hàng triệu năm đã tạo nên môi trường thích hợp cho

thảm thực vật phong phú như hiện nay.

Trong số 18 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam có 13 loài cây

thân gỗ, trong số 13 loài đó có 7 loài cây gỗ có giá trị như Pơ mu, Lát hoa,

Nghiến, Sơn tần, Hoàng đàn giả, Gụ và Chò nước. Có một loài cây gỗ cho lá

làm rau quý là Sắng, có một loài cây gỗ không quý chỉ làm nguyên liệu giấy là

Trầm hoặc Gió trầm nhưng cây này khi bị bệnh lại cho loài đặc sản quý là Trầm

hương, Trầm kỳ. Loài Song mật một cây cho nguyên liệu quý để làm hàng xuất

khẩu có nguy cơ bị khai thác lạm dụng nhưng cũng có thể gây trồng được.

Bảng 2.6: Các nhóm loài thực vật

Nhóm thực vật Họ Chi Loài

- Quyết thực vật

- Thực vật hạt trần

- Thực vật hạt kín

Chia ra:

+ Thực vật một lá mầm

+ Thực vật hai lá mầm

16

3

119

95

21

16

4

381

221

63

22

5

613

516

97

Cộng 138 401 640

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường khu BTTN Phong Nha, 2008

45

Ngoài các loài đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, trong tương lai sẽ có thêm

nhiều loài quý hiếm, sau khi điều tra, khảo sát, cân nhắc sẽ phải đề nghị bổ sung

thêm. Trước mắt Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ đề nghị bổ sung các loài: Mun sọc,

Sao mặt quỹ, Huỷnh, Dầu ke và Chò vảy.

Khu hệ động vật:

* Khu hệ thú:

Các loài thú phân bố không đồng đều trong toàn khu vực. Trên các dãy núi

đá chủ yếu phân bố các loài trong bộ Linh trưởng, Sơn dương và các loài cầy

trong bộ thú ăn thịt. Còn ở các khu vực núi đất như U Bò, Rào Thương, Cổ Khu

các loài thú trong bộ thú móng guốc ngón chẳn và bộ thú ăn thịt chiếm ưu thế

như Nai, Hổ, Gấu và các loài Cầy. Khu Hang Én là nơi tập trung các loài Khỉ

hầu.

Kết quả điều tra đã thống kê được 67 loài thú trong 15 họ và 11 bộ, trong

đó có 26 loài được mô tả trong Sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt là phát hiện mẫu vật

và dấu vết của hai loài thú mới mang ý nghĩa toàn cầu là Sao La và Mang Lớn.

Đã phát hiện thấy dấu vết của loài Sao La tại xã Hoá Sơn. Khảo sát trong năm

1996 đã phát hiện thấy 2 cặp sừng của Mang Lớn tại đội 1 - xã Sơn trạch và tại

một gia đình gần đường tàu. Xuất xứ của các cặp sừng này là từ thượng nguồn

sông Troóc và phía biên giới Việt - Lào. Cũng tại xã Tân Trạch lần đầu tiên phát

hiện hai bộ sừng loài thú mới và được công bố là loài Mang Trường Sơn (tháng

8/1997). Như vậy, tại đây ba loài thú mới đã được phát hiện. Số lượng các loài

thuộc họ trong bộ Linh trưởng là chiếm ưu thế hơn cả, khoảng 25% số loài trong

bộ Linh trường có ở nước ta

* Khu hệ bò sát, ếch nhái:

Trong 68 loài bò sát, ếch nhái phát hiện có khoảng 15% loài nằm trong

Sách Đỏ Việt Nam (48 loài bò sát, 20 loài ếch nhái).

* Khu hệ cá:

Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng núi đá vôi rộng lớn, có nhiều sông suối, địa

hình hiểm trở lại bị chia cắt mạnh nên khu hệ cá cũng rất phong phú, có mặt

46

nhiều loài cá thuộc vùng cao (cá Chờng rờng, cá Mại Khe), vừa có mặt nhiều

loại cá đồng bằng (cá Rô, cá Quả), vừa có cả nguồn gốc biển (cá Hanh, cá

Gai). Điều đó phản ánh rõ lịch sử hình thành vùng đất Quảng Bình từ dãy

Hoành Sơn với sự bồi tụ của phù sa biển lấp dần các vùng biển và được ngọt

hoá dần.

Có thể nói, Phong Nhà - Kẻ Bàng là một khu hệ cá đặc biệt nhiều biến dị

mới về cá thể, chủng quần, sự hình thành nhiều loài địa lý. Có nhiều nguyên

nhân dẫn đến kết quả đó. Song nguyên nhân rõ nét và bao trùm hơn cả là

những đoạn sông ngầm của núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng đã là những

chướng ngại thiên nhiên làm cách ly sự giao lưu mỗi vùng, để lại một dấu ấn

khác nhau trong lịch sử tiến hoá.

* Khu hệ chim:

Khu hệ chim được xếp vào hạng phong phú và có sự đa dạng cao về sinh

học: 15 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam, 6 loài được quy định tại Nghị định

18/NĐ-HĐBT trong đó có 16 loài thuộc nhóm Trĩ của họ Trĩ. Song số lượng

của chúng ngày càng bị giảm sút nhanh chóng và bắt đầu bị đe doạ nghiêm

trọng. Đặc biệt là loại Gà lôi lam mào đen, Gà lôi lam đuôi trắng, Công vừa ở

mức độ nguy cấp vừa bị đe doạ ở mức toàn cầu.

Tình hình Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng:

Tại kỳ họp thứ 27 của Uỷ ban Di sản thiên nhiên thế giới tại trụ sở của

UNESCO (Pari - Cộng hoà Pháp) từ 30/6 - 05/7/2003 với sự tham dự của hơn

160 quốc gia thành viên tham gia Công ước về Di sản Thế giới, VQG Phong

Nha - Kẻ Bàng đã được công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới. Ngày

15/02/2004, tỉnh Quảng bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng di sản do UNESCO

công nhận. UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định số 65/2003/QĐ-UB

ngày 28/11/2003 về việc "Tổ chức lại bộ máy Ban Quản lý VQG Phong Nha -

Kẻ Bàng" nhằm hoàn thiện cơ quan quản lý Di sản có hệ thống, khoa học và

hiệu quả.

47

2.2. Phân tích cấu trúc, chức năng và mối quan hệ giữa các yếu tố môi

trường lưu vực sông

2.2.1. Tương tác đất - nước - rừng

Trong tương tác đất - nước - rừng, nước là yếu tố cội nguồn, phát sinh và

đảm bảo sự sống, là cơ sở hình thành HST nhân văn, đồng thời cũng là động lực

của thiên tai. Trong khi TNN là tài nguyên luôn biến động thì các tài nguyên đất

và rừng lại tương đối tĩnh. Đất là môi trường quyết định điều kiện sinh tồn của

con người. Rừng là nguồn sinh thuỷ, đồng thời có tác dụng hạn chế lũ.

Trong những năm qua, đã có biến động lớn về sử dụng đất. Diện tích đất

trước đây chưa sử dụng và diện tích đồi núi trọc đã được khai thác ngày càng

tăng. Diện tích đất đang sử dụng đã biến đổi lớn, như việc đất lúa giảm, đất cây

ăn quả tăng, đất rừng tăng, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng, đất chuyên dùng cho

giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và đô thị tăng. Khi sự sử dụng đất biến đổi như

thế, sử dụng nước tất nhiên thay đổi, nhưng hiện nay chưa có tư liệu cập nhật tin

cậy. Thực tế thì hiện trạng sử dụng nước chỉ có khả năng được cập nhật tin cậy

theo hệ thống nước và tổng hợp ở cấp LVS.

Nhờ trồng rừng đã tăng được độ che phủ như nói trên, nhưng độ che phủ

rừng trên toàn lãnh thổ vẫn còn thấp, năm 2004 là 34,4%, độ che phủ rừng trên

phần đất dốc là 54%. Tác dụng của rừng đối với bảo vệ đất - nước và hạn chế lũ,

trước kia nói trên nguyên lý, nay đã được một số thực nghiệm chứng minh.

Sự xuất hiện các hồ chứa trên các LVS, một mặt nhấn chìm một số HST

thung lũng sông suối trên thượng lưu, một mặt tạo ra những HST hồ chứa.

Những nghiên cứu khác ở các vùng hồ chứa cho thấy hồ chứa có tác dụng gia

tăng độ ẩm, điều hoà tiểu khí hậu, khiến cho rừng tăng trưởng bền vững.

2.2.2. Tương tác đất - rừng - thuỷ sản

Việt Nam có 1,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ khí hậu nhiệt

đới, mưa nhiều mà phát triển hoạt động khai thác tài nguyên thuỷ sinh vật, là

một tài nguyên tái tạo nhưng không phải là vô tận và sẽ cạn kiệt nếu khai thác

48

không đi đôi với bảo vệ. Trong HST đa dạng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

gắn liền với khai thác đất - nước - rừng và BVMT sinh thái nói chung.

Trong kinh tế thị trường, thuỷ sản là nguồn thu đáng kể trên LVS. Địa bàn

chính về nghề thuỷ sản trên LVS là đồng bằng và ven biển. Đã có nhiều thực tế

về các hệ thống canh tác nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ ở đồng bằng

Cửu Long và ven biển miền Trung. Các dạng nuôi tôm được thực nghiệm giữa

quảng canh, bán thâm canh và thâm canh, luân canh lúa - tôm, xen canh lúa - cá,

hoặc nuôi tôm trên cát v.v... Tất cả đều liên quan đến sử dụng và bảo vệ đất -

nước - rừng trên cùng địa bàn, đặc biệt liên quan đến phục hồi rừng ngập mặn và

an toàn đê biển.

Nghề nuôi cá lồng bè trên sông khai thác được mặt mạnh của môi trường

nước chảy trên sông lớn, nhưng cũng là nguồn ô nhiễm chất lượng nước sông.

Hoạt động thuỷ sản cũng phát triển trên các hồ chứa, tuy nhiên để thành

một nghề thì phải đầu tư và có công nghệ mới. Còn hoạt động khai thác và nuôi

trồng thuỷ sản mà người dân kết hợp với nghề nông và nghề rừng chỉ có quy mô

nhỏ với tính chất tự cấp tự túc hoặc thị trường địa phương. Ở thượng lưu LVS,

hoạt động đánh bắt cá suối ở một số thung lũng là nguồn sinh sống của người

dân tộc vốn dựa vào HST sông suối mà tồn tại. Các dự án thuỷ lợi thuỷ điện một

khi tác động vào đó, cần có trách nhiệm tạo ra cơ hội cho họ chuyển đổi nguồn

sinh kế.

2.2.3. Khai thác tài nguyên nước và những biến đổi trên lưu vực sông

Trong quá trình phát triển quốc gia, các hoạt động khai thác sử dụng TNN

được tiến hành ngày một mạnh mẽ. Bắt đầu từ khai thác dòng sông tự nhiên bằng

đập dâng và hồ chứa nhỏ có dung tích cỡ từ triệu đến chục triệu m3 đã tiến lên

khai thác các dòng sông bằng hồ chứa lớn có dung tích cỡ tỷ và chục tỷ m3.

Thành tựu kinh tế về khai thác sử dụng nước rất lớn:

- Trên diện tích đất nông nghiệp 20.400 ha (2005), trong đó diện tích canh

tác cây hàng năm 16.000 ha, công trình thuỷ lợi đã tưới trực tiếp 4.400 ha, tạo

49

nguồn nước tưới cho 1.100 ha, tiêu úng cho 1.400 ha, ngăn mặn 900 ha và cải

tạo chua phèn 1.600 ha.

- Công trình cấp nước sinh hoạt cho đô thị đã đạt 67% số dân tại thị trấn Ba

Đồn và thị trấn Đồng Lê.

- Công trình cấp nước sinh hoạt cho nông thôn đạt 58% số dân nông thôn.

- Công trình thuỷ điện cung cấp 50% công suất và 38% sản lượng lưới điện

(2004).

Về khai thác TNN, có 11 hồ chứa lớn tổng dung tích 19 tỷ m3, những công

trình này đã điều chỉnh dòng chảy, thay đổi chế độ thuỷ văn dòng sông cũng như

tạo ra những điều kiện KTXH môi trường mới ở những LVS tương ứng. Cùng

với công trình thuỷ lợi nhỏ và các kết cấu hạ tầng khác cùng quá trình di cư và

đô thị hoá, diện mạo LVS đang ngày một biến đổi sâu sắc.

2.2.4. Quản lý lưu vực sông là xu thế tất yếu

Khi dân số còn thấp và yêu cầu sử dụng nước còn ít, TNN là dồi dào và

dòng sông tự hồi phục được sau các tác động của con người. Khi đó các lợi ích

được cân bằng. Cho tới thập niên 1980-1990, nền KTXH nước ta phát triển còn

thấp. Nhiệm vụ về Nước thời kỳ đó tập trung vào thuỷ lợi tưới tiêu và phòng

chống lũ lụt, còn cấp nước đô thị và thuỷ điện còn sơ khai. Vì chưa có mâu

thuẫn, nên chưa có nhu cầu quản lý TNN cũng như quản lý LVS.

Từ thập niên 1990, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng mạnh, yêu cầu sử dụng

nước trở nên đa dạng, tăng nhanh về số lượng và giảm nhanh về chất lượng

nước. Trên LVS xuất hiện cạnh tranh giữa sử dụng nước truyền thống là tưới lúa

với sử dụng nước mới như công nghiệp, đô thị, du lịch, thuỷ sản v.v.. khiến cho

hoặc phải phân phối lại bằng cách giảm nước tưới nông nghiệp hoặc phát triển

nguồn nước mới. Đặc biệt ô nhiễm nước tập trung do đô thị hoá và công nghiệp

hoá cũng như ô nhiễm nước phân tán từ nguồn nông nghiệp và nông thôn đều tác

động đến dân sinh xã hội vùng hạ lưu. Một số sông khó tự hồi phục và đứng

trước nguy cơ trở thành sông chết. Sự khai thác riêng rẽ từng ngành với quy mô

50

lớn và ồ ạt các dòng sông và LVS còn gây xói mòn, rửa trôi, sa bồi, thoái hoá,

biến đổi các HST bản địa, từ thung lũng xuống châu thổ và ven biển.

Đó là biểu hiện của TNN đang cạnh tranh và LVS đang suy thoái. Vì mục

tiêu PTBV, tất yếu cần thay đổi cách làm cục bộ tuỳ tiện lâu nay bằng quản lý

tổng hợp LVS với sự tham gia trực tiếp của người dân trên địa bàn.

2.2.5. Những vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ đa dạng giữa điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội trong lưu vực sông

Mặc dù những điều kiện tài nguyên quốc gia là tương đồng, mỗi LVS lại có

đặc điểm tự nhiên và kinh tế dân sinh riêng, đặt ra những nhiệm vụ khác nhau.

Lưu vực sông Gianh là trung du có các vấn đề: thuỷ điện; chuyển nước lưu

vực; khai thác và bảo vệ đất - nước - rừng lưu vực; lũ và lũ quét; bắt đầu tranh

chấp nước nông nghiệp và nước đô thị - công nghiệp

Sự đa dạng của từng LVS chứng tỏ mỗi LVS mang tính đặc thù, mỗi LVS

cần được quản lý một cách thích hợp.

2.3. Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lưu vực

sông Gianh

2.3.1. Hiện trạng nước lục địa

a, Nước mặt

Tài nguyên nước mặt

Sông suối ở Quảng Bình hầu hết bắt nguồn trên lãnh thổ của tỉnh rồi đổ trực

tiếp ra biển Đông. Do đặc điểm địa hình hẹp và dốc nên sông ở Quảng Bình

thường ngắn và dốc, mật độ sông suối khá cao (0,8 - 1,1km/km2). Lưu lượng

dòng chảy các sông tương đối lớn, mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm 57

l/s.km2 tương đương 4 tỉ m

3/năm. Tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ (tháng 9 đến

tháng 11) chiếm 60 - 80% tổng lưu lượng dòng chảy cả năm. Dòng chảy kiệt kéo

dài 8 tháng, nhưng trong thời kỳ này thường có mưa lũ tiểu mãn có thể tăng tổng

lượng dòng chảy.

51

Bảng 2.7. Thống kê lưu vực sông

TT Tên sông

Diện tích

lưu vực

(km2)

Chiều

dài

(km)

Độ cao

b/q lưu

vực (m)

Độ dài b/q

lưu vực

(km)

Mật độ

sông suối

b/q

(km/km2)

1 Sông Roòn 275 30 100 17,5 0,88

2 Sông Gianh 4462 158 360 121 1,04

3 Sông Lý Hoà 177 22 130 16,0 0,7

4 Sông Dinh 212 37 200 25,0 0,93

5 Sông Nhật Lệ 2652 128 234 59 0,84

Cộng 7778 375 0,8 1,1

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020

Lưu lượng dòng chảy theo mùa bình quân 21 năm (1961 - 1981) ở hai LVS

chính theo báo cáo “Đề tài thu thập tài liệu khí tượng thủy văn Quảng Bình từ

1956-2005” như sau:

Bảng 2.8. Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm

Lưu vực

sông

Gianh

Chỉ số đặc trưng Trạm Đồng Tâm - S. Gianh Trạm Tân Lâm - S. Gianh

Mùa lũ Mùa cạn Mùa lũ Mùa cạn

Q (m3/s )

W (106m

3 )

= Wmùa/Wnăm (%)

458,4

1.208

61,7

258,3

749,0

38,3

300,8

793,0

67,8

142,8

375,0

32,2

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quảng Bình

Trong đó:

+ Q (m3/s): Lưu lượng dòng chảy

+ Wn( 106m

3 ): Tổng lượng dòng chảy

+ α (%) - Hệ số dòng chảy

+ Lưu vực sông Gianh: Mùa lũ 4 tháng (Tháng VIII - tháng XI)

Mùa cạn 8 tháng (Tháng XII - tháng VII năm sau).

52

Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình, hệ thống

sông này chảy qua bốn huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình đó là: Minh Hoá,

Tuyên Hoá, Quảng Trạch và Bố Trạch với tổng chiều dài khoảng 158 km, chiều dài

lưu vực 121 km, chiều rộng lưu vực bình quân 38,8 km, mật độ lưới sông 1,54 với

tổng diện tích lưu vực 4.680 km2. Sông có 13 phụ lưu cấp 1; 20 phụ lưu cấp 2 và 10

phụ lưu cấp 3. Trong đó phụ lưu với quy mô lớn nhất là sông Rào Cái, và sông Son.

Hệ thống sông Gianh có vai trò rất quan trọng cung cấp nước mặt cho các huyện phía

Bắc của tỉnh Quảng Bình.

Hiện tại trên diện tích của lưu vực, với bàn tay của con người đã tạo ra được 56

hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích 153,023 triệu m3.

Hàng năm hệ thống sông Gianh đã tạo ra nguồn nước đổ ra biển Đông, tháng

thấp nhất (tháng 4) 331 triệu m3, tháng cao nhất (tháng 9) 6.685 triệu m3.

Sự chênh lệch về nguồn nước giữa các tháng trong năm rất lớn, các tháng 9, 10

và 11 là những tháng thường gây nên lũ lụt; các tháng 3, 4 thường là mùa nước kiệt

gây ra nhiều bất lợi cho con người.

Hệ thống sông Gianh là hệ thống sông chính của tỉnh Quảng Bình có tầm ảnh

hưởng lớn đối với cuộc sống của người dân các huyện: Tuyên Hoá, Minh Hóa,

Quảng Trạch và Bố Trạch. Đồng thời nó cũng đã tạo ra những danh lam thiên nhiên

đẹp, tiêu biểu là động Phong Nha, một di sản thiên nhiên của thế giới nên cần được

bảo vệ để không gây ô nhiễm nguồn nước và làm thay đổi lòng sông.

Bảng 2.9. Quy hoạch sử dụng nước hồ chứa theo lưu vực sông đến 2020

TT Lưu vực sông Số lượng hồ Tổng dung tích

hồ (triệu m3)

Tổng dung tích hữu

ích (triệu m3)

1 Sông Roòn 11 66,58 53,264

2 Sông Gianh 56 152,373 121,898

3 Sông Lý Hoà 11 15,734 12,587

4 Sông Dinh 6 39,04 31,224

5 Sông Nhật Lệ 43 255,066 204,053

Tổng cộng 127 528,793 423,026

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020

53

Số lượng Hồ lưu vực sông Gianh là 56, trong đó phân bố chủ yếu tại huyện Bố

Trạch và Quảng Trạch, nếu như chủ động được nguồn nước thì hệ thống này tương

đối phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống, tạo cảnh quan môi trường đẹp.

Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa

Trên địa bàn LVS, nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa chủ yếu từ các nguồn:

- Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường hòa vào LVS

làm ô nhiễm môi trường nước sông...

- Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý với thành phần chủ yếu là các yếu tố:

Các kim loại nặng như Al3+, Pb2+, As3+, Hg2+, Cu2+, hàm lượng BOD5, COD,

TSS, Coliform, Fecal...

- Sử dụng thuốc BVTV chưa đúng quy trình, khi mưa xuống thuốc BVTV còn

tồn dư sẽ cuốn theo dòng nước ra các kênh mương gây ô nhiễm môi trường nước

mặt.

- Khai thác khoáng sản tại một số mỏ chưa có công nghệ phù hợp, chưa có hệ

thống xử lý đã gây đục nước sông, suối gây ô nhiễm đến nguồn nước...

- Các hoạt động khai thác cát sạn lòng sông đã làm ảnh hưởng đến lưu lượng

dòng chảy và chất lượng nước mặt.

- Thực trạng khai thác và chế biến của ngành thủy sản trong những năm qua đã

làm tăng lượng chất thải và gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Hầu hết các cơ sở

chế biến thủy sản đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, các hộ đều xả chất thải trực

tiếp ra cống rãnh xung quanh chảy trực tiếp ra hệ thống mương thủy lợi chung và

thoát ra sông.

- Các bãi rác tạm chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rác hoặc tuy đã có

nhưng không đúng quy trình, xuống cấp cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nước

mặt lục địa.

- Nước thải từ các khu vực chợ, bệnh viện, trường học, nuôi cá trên lòng sông…

đều chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm cục bộ cho những điểm tiếp nhận nước

thải, gây nên mùi hôi thối, nơi phát sinh nguồn gây bệnh.

54

Ngoài ra, việc xây dựng các hồ nhân tạo trên các hệ thống sông tuy mang lại lợi

ích to lớn về tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt, điều hòa tiểu khí hậu... nhưng hệ thống hồ

nhân tạo cũng tạo nên những mặt trái như hạn chế lưu tốc dòng chảy sẽ dẫn đến bồi

lắng dòng và cửa sông, hạn chế khả năng điều tiết chất thải và khả năng tự làm sạch

của tự nhiên.

Diễn biến ô nhiễm

Để đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt lục địa, Trung tâm Quan trắc và Kỹ

thuật môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình (đơn vị được UBND

tỉnh Quảng Bình giao nhiệm vụ thực hiện chương trình quan trắc môi trường) thực

hiện chương trình quan trắc hàng năm theo mạng lưới quan trắc được UBND tỉnh phê

duyệt mới được 02 đợt quan trắc/năm nhưng mang tính thời điểm, chưa có trạm quan

trắc cố định; đợt một được tiến hành vào mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 6 hàng

năm) và đợt hai tiến hành vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm) nhằm

đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước mặt lục địa tại các LVS và

hồ phục vụ cho các mục đích quy hoạch, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Do

Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Bình đi vào hoạt động từ tháng

6 năm 2006, nên chương trình quan trắc môi trường chỉ được thực hiện từ mùa mưa

của năm 2006 trở đi; kết quả phân tích gồm 20 chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, chất rắn lơ

lửng, DO, muối, độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan, BOD5, COD, cyanua, sắt, đồng,

mangan, kẽm, cadimi, crom (VI), nitrat, nitrit, ammoniac và coliform.

Diễn biến ô nhiễm chất lượng nước sông

Để đánh giá diễn biến ô nhiễm chất lượng nước mặt của hệ thống sông Gianh,

theo mạng lưới quan trắc được UBND tỉnh phê duyệt, Trung tâm Quan trắc và Kỹ

thuật môi trường Quảng Bình đã tiến hành quan trắc tại 03 vị trí: M1: Cách cảng

Gianh 100m về phía hạ lưu; M2: Tại cầu Gianh lúc triều kiệt và M3: Tại thượng

nguồn - khu vực Nhà máy xi măng sông Gianh.

Kết quả quan trắc so sánh với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT -

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột B2) cho thấy, phần lớn

các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn cho phép.

55

Chỉ có một số chỉ tiêu phân tích vượt Quy chuẩn cho phép tuy nhiên, mức

vượt này được xem là không đáng kể, không mang tính chất liên tục, thường xuyên

qua các năm.

Bảng 2.10: Chỉ số một số chỉ tiêu phân tích vượt ngưỡng

TT Chỉ tiêu

So sánh với Quy chuẩn

cho phép

Số lần vượt Chi tiết

1 Chỉ tiêu COD (vị trí M1 - mùa mưa năm 2006) 1,09 lần 54,3

2 Chỉ tiêu cyanua (vị trí M1 - mùa mưa năm 2007) 1,05 lần 0,021

3 Chỉ tiêu cadimi (vị trí M3 - mùa mưa năm 2007) 2,7 lần 0,027

4 Chỉ tiêu coliform (vị trí M1 + M2 - mùa mưa

năm 2006) 2,4 lần 24.000

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Bình

Ngoài 03 vị trí quan trắc chất lượng nước sông Gianh như đã nêu, Trung tâm

Quan trắc và Kỹ thuật môi trường cũng đã tiến hành quan trắc thêm hai vị trí trên

sông Son, vị trí thứ nhất tại trung tâm bến thuyền động Phong Nha (M11), vị trí thứ

hai tại cửa hang động Phong Nha (M12). Sông Son là một nhánh nằm về phía

thượng nguồn của hệ thống sông Gianh, nơi diễn ra các hoạt động tham quan du

lịch động Phong Nha. Kết quả quan trắc tại hai vị trí này đều nằm trong giới hạn

chuẩn cho phép.

Nhìn chung, chất lượng nước sông Gianh không có sự thay đổi lớn giữa mùa

khô, mùa mưa và qua các năm; chưa có dấu hiệu của sự ô nhiễm do trên hệ thống

sông Gianh chưa chịu tác động bởi nước thải của các nhà máy sản xuất, chế biến

công nghiệp, chỉ chịu tác động do một số hoạt động khai thác khoáng sản, vận

chuyển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và hoạt động dân cư thuần túy.

b, Nước dưới đất

Tài nguyên nước dưới đất lưu vực sông

Tuy chưa được điều tra chi tiết nhưng nguồn nước dưới đất của LVS khá

phong phú, tuy nhiên phân bố không đều, mức độ nông, sâu thay đổi phụ thuộc vào

56

địa hình và lượng mưa trong năm. Vùng đồng bằng ven biển thường có mực nước

ngầm nông và dồi dào, đối với vùng trung du nước ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào

mùa khô.

Theo số liệu nghiên cứu của Viện Địa lý thuộc Viện khoa học Việt Nam về

nước dưới đất vùng cát ven biển lưu vực, nước dưới đất khu vực cát ven biển tàng

trữ trong thành tạo trầm tích Đệ tứ là chủ yếu, có thể phân tầng địa chất thủy văn

khu vực thành ba tầng chứa nước chính là:

- Tầng chứa nước lổ hổng trầm tích Holocen (hq): bao gồm các thành tạo địa

chất aQIV3, mvQIV

3, amQIV

2 phân bố thành dải song song với đường bờ biển ranh

giới LVS từ huyện Quảng Trạch đến huyện Bố Trạch. Tầng chứa nước qh được giới

hạn như sau: Phía Bắc giáp với Đèo Ngang, phía Tây được giới hạn bởi Quốc lộ

1A, phía Nam là sông Kiến Giang và phía Đông giáp biển Đông. Như vậy, toàn bọ

lưu vực nằm trọn trong giới hạn này.

Chiều dày trung bình khoảng 9,8m, trong đó phần phía Bắc có chiều dày trung

bình khoảng 11m, phần thuộc xã Quảng Phúc, xã Quảng Phú có chiều dày lớn hơn,

trung bình đạt 15m.

- Tầng chứa nước lổ hổng trầm tích Pleistocen (qp): bao gồm đất đá của trầm

tích Pleistocen (amQIII), phân bố thành dải kéo dài dọc đồng bằng ven biển Bắc

Quảng Bình. Phần lớn diện tích phân bố của tầng qp bị phủ bởi tầng sét cách nước

và tầng chứa nước qh, chúng chỉ lộ ra trên diện hẹp ven các đồi núi ở phía Tây khu

vực. Nước dưới đất trong tầng này phía giáp biển bị mặn hoàn toàn với độ tổng

khoáng hoá M = 1,0 - 2,5g/l.

Đối với các vùng khác, do chưa có số liệu điều tra chi tiết nên không thể tính

được trữ lượng nước dưới đất.

Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất

Hiện trạng môi trường nước dưới đất ở LVS đã có những vấn đề đáng quan

tâm, mà trước hết là hiện tượng nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Hầu hết các tầng chứa nước

trong các thành tạo Đệ tứ (nằm gần mặt đất) đều có biểu hiện của sự nhiễm bẩn bởi

sắt, mangan, hợp chất Nitơ (Nitrit - Nitrat), các hợp chất hữu cơ, vô cơ và các vi

57

sinh vật.... Các vùng ven biển nước dưới đất thường bị nhiễm mặn. Tuy nhiên để

xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự nhiễm bẩn của nước dưới đất là một việc

làm hết sức phức tạp, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Các yếu tố tự nhiên góp phần làm biến đổi chất lượng nước:

+ Hoạt động của thủy triều là nguyên nhân gây ra xâm nhập mặn cho nước

dưới đất.

+ Mưa bão gây ngập úng, gây ra hiện tượng xâm nhập các chất bẩn từ trên bề

mặt xuống nước dưới đất.

+ Bản thân đất đá chứa nước có chứa các hợp chất gây ô nhiễm cho nước dưới

đất (Mangan, sắt ...).

+ Các quá trình biển tiến, biển thoái tạo nên một số vùng nước có nguồn gốc

biển bị chôn vùi và quá trình rửa nhạt diễn ra chậm nên nước dưới đất vẫn bị mặn.

- Các yếu tố nhân tác:

+ Nước thải, rác thải công nghiệp: Nước thải và rác thải công nghiệp tập trung

chủ yếu ở khu vực thị trấn Ba Đồn, là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp,

chế biến hải sản, chế biến thực phẩm, các khu chế xuất với quy mô từ nhỏ đến vừa.

Các ngành sản xuất này đã và đang mang lại những nguồn lợi không nhỏ cho các

địa phương. Song bên cạnh đó chúng đã và đang thải ra môi trường tự nhiên hàng

loạt các loại rác thải rắn và lỏng, mà hầu hết các loại chất thải này hầu như chưa

được xử lý (hoặc chỉ xử lý sơ bộ), chúng đều được đổ trực tiếp ra các kênh dẫn, ao

hồ hoặc nền đất tự nhiên trong vùng.

+ Nước thải, rác thải sinh hoạt: là một trong những nguyên nhân quan trọng

gây suy giảm chất lượng nước dưới đất. Những vùng điển hình nước dưới đất bị ảnh

hưởng như: khu vực thi trấn Ba Đồn, các thị trấn là nơi có mật độ dân cư lớn. Nước

và rác thải do sinh hoạt của con người chảy tràn trên mặt đất hoặc xả theo mương

máng ra các dòng mặt của khu vực. Nước và rác thải của các khu vực dân cư, các khu

du lịch và dịch vụ, đặc biệt là chất thải của các bệnh viện, cơ sở y tế... bao gồm một

lượng lớn các chất hữu cơ, các loại cặn vô cơ và vô số các vi khuẩn gây bệnh. Các

58

loại chất độc hại này theo mương máng ra các dòng mặt rồi ngấm xuống tầng nước

dưới đất và làm biến đổi chất lượng nước dưới đất.

+ Do các sản phẩm dư thừa trong sản xuất nông nghiệp: Trong sản xuất nông

nghiệp người nông dân với nghề trồng lúa nước là chủ yếu, họ phải tưới và bón ruộng

bằng các loại phân hóa học, phân chuồng để tăng độ phì nhiêu của đất. Đồng thời để

đạt năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân đã sử dụng rộng rãi các

loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc BVTV, chính phần dư thừa của các loại phân và hóa

chất đó đã làm biến đổi chất lượng của nước dưới đất.

+ Do khai thác nước dưới đất không hợp lý: Việc phát triển các giếng khoan,

giếng khơi và đặc biệt là việc nuôi tôm trên cát thiếu quy hoạch đồng bộ dẫn việc

khai thác nước dưới đất một cách bất hợp lý. Ngoài các khu nuôi tôm trên cát của

các tổ chức được quy hoạch đồng bộ, có hệ thống xử lý nước thải, thì việc nuôi tôm

của các hộ gia đình, cá nhân phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, không có

hệ thống xử lý nước thải đã góp phần không nhỏ làm cho môi trường nước dưới đất

bị ô nhiễm và có hiện tượng xâm nhập mặn.

+ Do sự tồn lưu của các kho thuốc, hóa chất BVTV: Hiện trên địa bàn LVS

còn tồn đọng rất nhiều kho thuốc, hóa chất BVTV, nhiều kho thuốc đã bị chôn vùi

dưới đất. Sự thẩm thấu từ các kho thuốc, hóa chất BVTV này đã và đang gây ô

nhiễm nguồn nước dưới đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của

người dân trong khu vực.

Diễn biến ô nhiễm

Theo mạng lưới quan trắc môi trường được UBND tỉnh phê duyệt, Trung tâm

Quan trắc và Kỹ thuật môi trường đã tiến hành quan trắc chất lượng nước dưới đất:

huyện Quảng Trạch 02 điểm, huyện Bố Trạch 01 điểm, huyện Tuyên Hóa 01 điểm

và huyện Minh Hóa 01 điểm. Các chỉ tiêu phân tích gồm: pH, độ cứng, chất rắn

tổng số, asen, cadimi, crom (IV), đồng, kẽm, mangan, clorua, sắt, nitrit, nitrat,

amoniac, sufat, cyanua và coliform.

Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất so sánh với Quy chuẩn Việt Nam

QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy, đa số các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn Quy

59

chuẩn cho phép, riêng kết quả phân tích cyanua, mangan, coliform tại tất cả các vị

trí quan trắc đều vượt QCVN. Do đặc điểm của người dân vùng nông thôn thường

xây dựng các khu chăn nuôi gần các giếng nước nên nguồn nước dưới đất bị nhiễm

coliform.

Ngoài ra, tại huyện miền núi như Tuyên Hóa độ cứng trong nước cao hơn

Quy chuẩn cho phép từ 1,03 - 1,3 lần, do đặc điểm của các vùng này có cấu tạo

địa chất là vùng núi đá vôi.

c, Ảnh hưởng của ô nhiễm nước

Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp

* Ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất:

Việc sử dụng phân hóa học không cân đối, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã

làm cho nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm. Ngoài ra, ở khu vực nông thôn, các nguồn

phân người, rác, phân gia súc không được xử lý mà đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm

qua đất vào nước ngầm cũng làm cho chất lượng ngầm bị thay đổi. Khi nước ngầm

bị nhiễm bẩn, nó không có khả năng tự làm sạch như nguồn nước mặt có thể làm

được nếu nguồn không bị quá tải. Dòng chảy của nguồn nước ngầm rất chậm và

không phải là dòng chảy rối do đó các chất bẩn gây ô nhiễm không thể bị pha loãng

hay phân tán. Mặt khác số lượng vi sinh vật trong nước ngầm có khả năng chuyển

hoá các hợp chất dễ bị oxy hoá ít hơn trong nước mặt và phản ứng phân hủy cũng

diễn ra chậm hơn nên các chất gây ô nhiễm trong nước ngầm sẽ tồn tại lâu hơn.

* Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:

Theo các dòng chảy như các dòng sông, do có quá trình xáo trộn, pha loãng tốt

và quá trình phân hủy các chất ô nhiễm với sự tham gia tích cực của các sinh vật

hiếu khí thì hàm lượng chất bẩn cũng giảm đáng kể. Quá trình phục hồi tự nhiên

này sẽ rất hiệu quả nếu dòng chảy không bị quá tải các chất gây ô nhiễm hoặc dòng

chảy không bị cạn kiệt do hạn hán hoặc tưới tiêu.

Trong các ao hồ thì sự pha loãng thường có hiệu quả thấp hơn so với trong

sông vì trong hồ thường có dòng chảy tầng, ít bị xáo trộn theo phương đứng. Do đó

chất lượng nước ao hồ rất dễ bị suy thoái khi bị nhiễm bẩn bởi các chất dinh dưỡng

60

thực vật, dầu, phân vô cơ, các kim loại nặng như thủy ngân, asen, selen, chì.... Các

chất này đi vào chuỗi thức ăn trong HST thủy vực và gây ra những tác động nguy

hại tới hệ động vật và thực vật dưới nước.

Nước thải từ các Nhà máy (tinh bột sắn, bia, giấy, cao su...), các cơ sở sản xuất

kinh doanh, nước thải Bệnh viện (trước năm 2009)... chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi

trường mà xả trực tiếp ra sông, đồng ruộng là một trong những nguồn chính gây ô

nhiễm chất lượng nước mặt tại LVS. Bên cạnh đó, nước sông cũng đang bị ô nhiễm

do hoạt động khai thác khoáng sản.

* Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Các nguồn nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm. Ô nhiễm môi trường

nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người, là nguyên nhân gây các bệnh như

tiêu chảy (do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào...), lị trực trùng, tả, thương hàn,

viêm gan A, giun, sán. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt,

gây kém phát triển, tử vong, nhất là ở trẻ em.

Một khi lượng nước sử dụng tăng lên có nghĩa là lượng nước thải cũng tăng

lên và nếu như khả năng thấm của đất bị quá tải và không có hệ thống thu nước thải

sẽ là nơi chứa chất các mầm mống gây bệnh.

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tồn dư thuốc BVTV cũng đang ảnh hưởng

nghiêm trọng đến đời sống của người dân tại các vùng có kho thuốc như: thôn Vân

Nam, xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch... xung quanh khu vực này đã xuất hiện

nhiều bệnh như thần kinh, não, nổi mụn ngứa, ung thư...

* Ảnh hưởng tới sự biến đổi của của các hệ sinh thái

Nguồn nước ô nhiễm do các chất hữu cơ vi lượng (là các hoá chất hữu cơ bền

vững, tốc độ phân hũy trong nước rất chậm) từ hoạt động nông nghiệp như phun

thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm... làm cho hệ sinh vật đất bị tiêu diệt như các loài

giun, mối, các loại vi khuẩn, tảo... dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất, giảm độ

phì của đất.

Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến HST dưới nước. Với các nguồn

nước ô nhiễm, nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hoà tan quá thấp làm

61

cho các loài sinh vật nước không sống sót được, đặc biệt là sản lượng cá bị giảm rất

nhiều trong các hồ nuôi cá bị ô nhiễm.

Nguồn nước giàu các chất dinh dưỡng N, P gây nên hiện tượng phú dưỡng,

hay thủy triều đỏ, nở hoa nước, tức là nồng độ các chất dinh dưỡng tăng tới mức tạo

ra sự phát triển bùng nổ của các loài tảo, rong trong nguồn nước.

Quá trình phú dưỡng đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền thực phẩm của

HST nước. Trong nước, tảo sử dụng cacbon dioxit, nitơ, phospho và các chất dinh

dưỡng khác với lượng rất nhỏ để phát triển. Tảo lại là thức ăn của động vật phù du.

Một số loài cá lớn lại ăn cá nhỏ. Như vậy, năng suất dây chuyền thực phẩm phụ

thuộc vào lượng N và P. Khi nồng độ N, P cao, rong tảo phát triển mạnh tạo ra khối

lượng lớn đến mức các loài động vật phù du không thể tiêu thụ hết dẫn đến việc làm

đục nước. Đặc biệt trong nguồn nước tù (ao, đầm) có thể tạo ra nước chứa đầy tảo.

Việc phân hủy tảo sẽ tạo mùi và tạo ra các chất cặn lắng, gây giảm oxi hoà tan trong

nước, từ đó gây cản trở cho việc phát triển hầu hết các loài cá. Trong điều kiện đó,

chỉ có một số loài cá dữ mới có thể sống được.

* Ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn nước với mật độ rong tảo cao, chất lượng nước sẽ bị suy giảm, gây ảnh

hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt (lắng lọc nước rất khó khăn), ảnh hưởng mỹ

quan và tạo trở ngại cho hoạt động du lịch, thể thao dưới nước...

Ô nhiễm môi trường nước không chỉ tác động xấu đến môi trường sinh thái

của các con sông mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và sức

khoẻ cộng đồng.

2.3.2. Hiện trạng môi trường đất

Ngoài tác động trực tiếp của thiên nhiên là mưa với cường độ cao, thời gian

dài nên đã đẩy mạnh quá trình rửa trôi, xói mòn. Ngập úng, ngập lũ, mặn hoá,

phèn hoá là những hiện tượng phổ biến ở vùng đồng bằng gây thiệt hại to lớn;

một số vùng đồi núi gây khô hạn nghiêm trọng.

62

Nhiều hoạt động trực tiếp của con người góp phần làm thoái hoá đất: tình

trạng du canh, độc canh, phá rừng, canh tác không bảo vệ đất đã làm độ phì suy

giảm, các chất dinh dưỡng trong đất bị cây trồng hút không được trả lại.

Vùng ven biển và đồng bằng đất bị ô nhiễm do nước thải và các chất thải

công nghiệp, đô thị và do hoá chất BVTV. Sử dụng các loại phân khoáng sinh

lắng chua liên tục trong nhiều năm cũng làm cho đất bị thoái hoá và chai cứng.

Vùng cát ven biển do thiếu thảm thực vật hoặc các mô hình sinh thái nông,

lâm kết hợp nên hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đất canh tác, đất thổ cư

thường xuyên diễn ra, ảnh hưởng xấu và gây ra sa mạc hoá.

Về chống thoái hoá và phục hồi đất cần xuất phát từ quan điểm sử dụng đất lâu

dài, theo quy hoạch. Quản lý tốt các hệ thống phân bón tổng hợp trong nông

nghiệp để duy trì độ phì nhiêu của đất. Đảm bảo sử dụng tài nguyên rừng hợp lý

thoả mãn nhu cầu thương mại, chất đốt, xây dựng nhưng không làm thoái hoá đất

và mất nguồn nước.

Tình hình sử dụng đất:

Là khu vực có nhiều rừng, do đó đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tiếp đến là

đất đồi núi và đất bằng chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng

chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 2.11: Tình hình sử dụng đất năm 2009

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp:

- Đất trồng cây hàng năm

- Đất vườn tạp

- Đất trồng cây lâu năm

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

65.079

45.589

8.789

7.414

3.287

8,08

2 Đất lâm nghiệp:

- Đất có rừng tự nhiên

- Đất có rừng trồng

- Đất ươm cây giống

503.227

450.656

52.543

28

62,49

63

3 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1.767 0,22

4 Đất chuyên dùng:

- Đất xây dựng

- Đất giao thông

- Đất thuỷ lợi

- Các loại đất khác

23.980

1.672

7.019

8.783

6.416

2,97

5 Đất ở:

- Đất ở đô thị

- Đất ở nông thôn

4.292

432

3.860

0,53

6 Đất chưa sử dụng:

- Đất bằng chưa sử dụng

- Đất đồi núi chưa sử dụng

- Đất có mặt nước

- Đất chưa sử dụng khác

206.481

17.050

118.386

2.365

69.040

25,71

Cộng 804.826 100

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình, 2009

So sánh số liệu thống kê đất đai (Niên giám thông kê Quảng Bình, 2001,

2002) năm 2001 (Đất nông nghiệp là 50,423 ha; đất ở là 3,765 ha) và năm 2002

(52,764 ha và 3,972 ha) cho thấy diện tích đất nông nghiệp, đất ở ngày càng tăng do

nhu cầu sử dụng đất của người dân tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về đất ở. Diện tích

đất chưa sử dụng có xu hướng ngày càng giảm do diện tích đất chưa sử dụng được

quy hoạch cho mục đích sử dụng đất ở. Diện tích đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng

biến đổi không đáng kể.

Những biểu hiện quá trình thoái hoá đất:

Do xói mòn:

Lưu vực soonh hiện có 12.098 ha đất tầng mỏng, đây là nhóm đất có tầng

canh tác rất mỏng (<30 cm) do đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh nên đất chặt cứng

và nghèo dinh dưỡng. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề xói mòn đất là do quá

trình canh tác trên đất dốc không áp dụng các biện pháp chống xói mòn.

64

Do giảm độ phì:

Trong sản xuất trồng trọt tại LVS, phân hữu cơ là nguồn cung cấp dinh

dưỡng quan trọng cho cây trồng, đặc biệt là cung cấp lượng mùn là yếu tố dinh

dưỡng có tác dụng cải thiện lý tính trong đất. Tuy nhiên, cân đối giữa diện tích

gieo trồng các loại cây và lượng phân hữu cơ có được từ ngành chăn nuôi thì chỉ

đảm bảo được khoảng 50% nhu cầu.

Do cát di động:

Với 7.449 ha thuộc nhóm đất cát phân bố ven biển tại LVS thì đất cát biển

có địa hình bằng phẳng chỉ chiếm 25% diện tích, còn lại 75% diện tích đất cát có

địa hình gò đồi lượn sóng, nhiều nơi chưa có thảm thực vật. Do ảnh hưởng của

gió và dòng chảy nên cát rất dễ di động. Vùng bờ biển và cửa sông do ảnh hưởng

của sóng triều nhiều nơi cát bị xói lở nghiêm trọng. Hiện tượng cát di động lấn

đất sản xuất, đất thổ cư của nhân dân các xã ven quốc lộ 1A ảnh hưởng đến sản

xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Do nhiễm mặn:

Nguy cơ nhiễm mặn có thể xảy ra đối với các vùng đất ven sông chịu ảnh

hưởng của thuỷ triều do xâm nhập mặn vào mùa khô hoặc trong các cơn bão lớn.

Ô nhiễm do chất thải:

Đất ở LVS chưa xảy ra hiện tượng ô nhiễm do chất thải. Tuy nhiên, một số

vùng quanh nhà máy hoặc cơ sở sản xuất công nghiệp, khu dân cư thì ô nhiễm

đất xảy ra cục bộ do chất thải và nước thải.

Theo số liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp tiến hành năm 2000,

khoảng 71,3% hộ nông thôn có hố xí (khoảng 46% số hộ có hố xí hợp vệ sinh),

20% số chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Số còn lại chưa hợp vệ sinh, chất thải

được thải ra môi trường đất tiếp nhận.

Bên cạnh đó, việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chưa được tốt. Tình

trạng nông dân còn lạm dụng thuốc BVTV, vứt bỏ bao bì trên đồng sau khi sử

dụng thuốc, súc rửa phương tiện phun rãi thuốc không đúng nơi quy định vẫn

còn xảy ra.

65

2.3.3. Hiện trạng rừng

Những năm gần đây, diện tích rừng tại LVS ngày càng được tăng lên do

công tác trồng mới, chăm sóc, tu bổ và bảo vệ rừng đã được các cấp, các ngành

và nhân dân quan tâm đúng mực. Tuy nhiên, hiện tượng lâm sản khai thác trái

phép, đốt phá rừng dọn đất canh tác nương rẫy chưa được chấm dứt.

Trong công tác bảo vệ rừng còn nhiều bất cập: Lực lượng kiểm lâm quá

mỏng, phương tiện và công cụ chuyên dùng cho việc bảo vệ rừng còn thiếu, vừa

không đủ đáp ứng công năng. Nhận thức xã hội và ở các cộng đồng về bảo vệ và

sử dụng tài nguyên rừng một số nơi còn thấp...

Để bảo vệ tài nguyên rừng cần tiếp tục giao đất, giao rừng thực hiện chiến

lược "rừng có chủ và mục đích cụ thể", đẩy mạnh công tác xã hội hoá nghề rừng.

Có nhiều chính sách hợp lý nhằm tạo động lực trồng rừng, khôi phục vốn rừng.

Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm làm tổn hại đến tài nguyên rừng.

2.3.4. Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp

Quá trình đô thị hoá xảy ra tương đối nhanh ở vùng ven biển và các đô thị

tại LVS đã có những ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến

sự cân bằng sinh thái. Tài nguyên đất bị khai thác để xây dựng đô thị làm giảm

diện tích cây xanh và mặt nước. Cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, sản

xuất và dịch vụ ngày càng tăng làm suy thoái nguồn TNN. Nhiều nhà máy, xí

nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm xen lẫn trong khu dân cư còn chưa có hệ

thống xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu đã gây ô nhiễm môi trường không khí và

môi trường đất do bụi, tiếng ồn, chất thải rắn và thải lỏng. Bùng nổ giao thông cơ

giới cũng như gia tăng cơ học dân số từ nông thôn ra thành thị gây nên áp lực

đáng kể tới không gian đô thị...

2.3.5. Hiện trạng môi trường nông thôn, nông nghiệp

Môi trường nông thôn thực chất là các khía cạnh về sinh thái nông nghiệp

và phát triển nông thôn. Sinh thái nông nghiệp là các vấn đề điều kiện sinh thái

đồng ruộng, nguồn nước cấp, đa dạng nguồn gen trong nông nghiệp, điều kiện

canh tác, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Phát triển nông thôn là các vấn đề về

66

chất lượng cuộc sống, dân trí giáo dục, vệ sinh nông thôn, dịch bệnh, cơ sở hạ

tầng và các vần đề xã hội khác.

Môi trường nông nghiệp và nông thôn LVS nói chung đang bị ô nhiễm do

các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém. Hiện tượng thoái hoá, bạc màu

đất canh tác do sử dụng không hợp lý, độc canh, chưa có các loại cây trồng phù

hợp, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu lạm dụng đã ảnh hưởng đến HST và sức

khoẻ cộng đồng. Ở nông thôn, tỷ lệ dân được cấp nước sạch còn thấp, nguồn

nước chủ yếu là giếng khoan, giếng đào, ao hồ, sông suối. Tình trạng hiếm nước

ở các vùng cao vào mùa khô và bị nhiễm mặn ở ven biển là rất lớn.

Một số làng nghề đã hình thành, cũng cố để đi vào hoạt động. Nếu không có biện

pháp BVMT hữu hiệu thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng.

2.3.6. Hiện trạng môi trường ven biển

Đầu tư phát triển thuỷ sản là một trong những hướng phát triển kinh tế mũi

nhọn của tỉnh Quảng Bình. Ngành thuỷ sản đã có những bước tăng trưởng khá

trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến biến góp phần giải quyết việc làm cho

người lao động, đồng thời tăng thu ngân sách cho tỉnh. Vùng ven biển LVS có

trữ lượng hải sản tương đối dồi dào. Tuy nhiên, trong khai thác, đánh bắt và chế

biến vấn đề môi trường còn chưa được quan tâm đúng mức: việc dùng chất nổ,

mắt lưới không đúng kích cỡ, khai thác không đúng mùa vụ đã làm cho tài

nguyên biển suy giảm ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển các giống loài.

Việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm đã chặt phá làm thu hẹp diện tích

rừng ngập mặn hoặc diện tích rừng phòng hộ ven biển, chất thải do nuôi trồng

thuỷ hải sản chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra biển. Việc nuôi tôm đã xãy

ra tình trạng nhiễm mặn, ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh tại một số nơi. Đặc biệt là

chất thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản ven biển, hoạt động của các tàu thuyền

đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước biển ven bờ.

67

2.3.7. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu vực

sông

a, Dự báo nhu cầu sử dụng nước ăn uống - sinh hoạt

Dự báo nhu cầu sử dụng nước ăn uống - sinh hoạt khu vực đô thị

Cơ sở để tính toán dự báo nhu cầu sử dụng nước ăn uống - sinh hoạt khu

vực đô thị trong thời gian quy hoạch đến năm 2015 được dựa vào dự báo tăng

dân số và tiêu chuẩn sử dụng nước đến năm 2015. Theo báo cáo quy hoạch phát

triển KTXH tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 dân số khu vực đô thị là 254.630

người và tiêu chuẩn sử dụng nước là 200 lít/người. ngày.

Kết quả dự báo, đến năm 2015 tổng nhu cầu sử dụng nước ăn uống – sinh

hoạt khu vực đô thị là 50.926 m3/ngày; trong đó nước mặt 45.833 m

3/ngày và nước

dưới đất 5.093 m3/ngày; tăng 4,1 lần so với năm 2008

Dự báo nhu cầu sử dụng nước ăn uống- sinh hoạt khu vực nông thôn

Tốc độ tăng dân số khu vực nông thôn trong những năm gần đây cũng có

dấu hiệu giảm dần. Theo báo cáo quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Quảng Bình

đến năm 2015 dân số khu vực nông thôn là 670.370 người và tiêu chuẩn sử dụng

nước là 80 lit/người ngày.

Kết quả dự báo, đến năm 2015 tổng nhu cầu sử dụng nước ăn uống - sinh

hoạt khu vực nông thôn là 53.630 m3/ngày; trong đó nước mặt 21.452 m3/ngày

(chiếm 40%) và nước dưới đất 32.178 m3/ngày (chiếm 60%); tăng 1,22 lần so

với năm 2008.

b, Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất công nghiệp

Cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp được dựa trên

các chỉ tiêu dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp trong báo

cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh QB đến năm 2015. Cụ thể tốc độ tăng

trưởng lĩnh vực công nghiệp các giai đoạn: 2008-2010: 16,7%; 2011-2015: 17,6%.

Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp dự báo đạt: 513 159 376 USD

68

Việc dự báo khai thác sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp ở đây được căn

cứ trên giá trị sản xuất và tiêu chuẩn sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp đã

được quy định sử dụng để tính toán, theo đó khoảng 250 m3 nước /1.000USD

Trên cơ sở giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh dự báo năm 2015 là

513.159.376 USD, ước tính lượng nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp năm

2015 khoảng 241.183 m3/ngày.

Bảng 2.12. Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất công nghiệp

các huyện tại lưu vực sông đến năm 2015

TT Huyện, Thành

Phố

Giá trị sản xuất công

nghiệp (USD)

Tổng lượng nước tiêu thụ

(m3/ng)

2008 2015 2008 2015

1 Minh Hoá 595.625 1.824.531 326 1.000

2 Tuyên Hoá 54.278.750 166.267.801 29.742 51.106

3 Quảng Trạch 34.467.625 105.581.950 18.887 57.853

4 Bố Trạch 10.170.187 31.153.528 5.573 17.070

Tổng cộng 99.512.187 304.827.810 54.528 127.029

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020

Như vậy, có thể nói rằng nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp sẽ

tăng đáng kể trong thời gian tới. Cụ thể đến năm 2015 nhu cầu cấp nước phục vụ

công nghiệp là 127.029 m3/ngày, tăng 2,3 lần so với năm 2008.

c, Dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp được dựa trên

các chỉ tiêu dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp trong báo

cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Quảng Bình đến năm 2015.

Trên cơ sở tính toán, dự báo nhu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp năm

2015 là 636.716 m3/ngày, so với năm 2008 tăng 1,05 lần.

Nếu tính tổng cộng tất cả nguồn nước dự báo phục vụ sinh hoạt, sản xuất công

nghiệp, nông nghiệp và các mục đích khác toàn lưu vực thì đến năm 2015 nhu cầu

cấp nước là 784.219 m3/ngày, tăng 1,2 lần so với năm 2008.

69

2.3.8. Các nội dung quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước lưu

vực sông

a, Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước sinh hoạt đến năm

2015

Chỉ tiêu lượng nước tiêu thụ trên đầu người mỗi ngày:

Dự kiến đến năm 2015, lượng nước tiêu thụ trên đầu người khu vực đô thị là

200 lít/người.ngày; vùng nông thôn là 80 lít/người.ngày.

Các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt:

Nước sinh hoạt phải thoả mãn các chỉ tiêu chất lượng được quy định tại “Tiêu

chuẩn vệ sinh nước sạch” được ban hành theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT

ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chỉ tiêu chất lượng công trình cấp nước sinh hoạt:

- Công trình cấp nước sinh hoạt (hồ chứa, trạm bơm, giếng khoan bơm, bồn

chứa, nhà máy nước, hệ thống ống dẫn…) phải có tính bền vững, hoạt động lâu dài,

không làm biến đổi chất lượng nước đảm bảo vệ sinh và BVMT sinh thái.

- Các công trình cấp nước sinh hoạt phải do các đơn vị có chức năng, có năng

lực kỹ thuật công nghệ thiết kế, thi công xây lắp với quy trình giám sát, kiểm tra

chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế, được nghiệm thu đưa vào sử

dụng, bảo hành theo các quy định hiện hành.

- Các hồ chứa, các trạm bơm, giếng khoan, bồn chứa… phải có hành lang an

toàn vệ sinh, trong lưu vực hồ chứa không xây dựng các công trình có thể gây ô

nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo nguồn nước được bảo vệ, không bị ô nhiễm do

hoạt động của con người.

- Các công trình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán của dân cũng phải dần được tiêu

chuẩn hoá về kỹ thuật, về vệ sinh và môi trường để đạt các tiêu chuẩn cần thiết

(nhất là tiêu chuẩn về nguyên tố vi lượng, coliform).

Như đã nêu ở trên, trên địa bàn tỉnh, nguồn nước nhìn chung là phong phú, cả

ba nguồn nước: Nguồn nước mưa, nước mặt và tầng chứa nước ngầm có chất lượng

tốt song lại phân bố không đều theo không gian và thời gian, 70% lượng nước mưa

70

và nước mặt đều tập trung vào các tháng mùa mưa. Trong mùa mưa lũ thường ngập,

nước bị đục nên rất gây khó khăn cho việc cấp nước mặt. Nguồn nước ngầm ở tỉnh

Quảng Bình không lớn, các tầng chứa nước mặn, nhạt lại xen lẫn nhau rất phức tạp

nên khi khai thác cần phải tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật để tránh làm ô

nhiễm các tầng chứa nước có chất lượng tốt.

+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng TNN phục vụ sản xuất công nghiệp

đến năm 2015

Trên cơ sở dự báo giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2015, dự báo

lượng nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp năm 2015 là 241.183 m3/ngày; tăng

3,1 lần so với năm 2008.

b, Quy hoạch nước phục vụ khu công nghiệp xi măng

- Nhu cầu cấp nước cho các nhà máy xi măng (Sông Gianh, Trường Thịnh,

Văn Hóa, nhà máy xi măng Cosevco 1.1, nhà máy xi măng Cosevco 6.6) là 22.000

m3/ngày (khoảng 8 triệu m3 /năm).

- Nguồn cấp lấy từ sông Rào Trổ, sông Rào Nậy, sông Rào Nan, hồ Tiên

Lang, hồ Rào Đá. Qua khảo sát, nhu cầu cấp nước công nghiệp xi măng lấy từ các

nguồn này là đủ đáp ứng.

c, Quy hoạch lưu vực sông cho các hồ chứa thủy điện:

Trong quy hoạch thủy điện quy mô nhỏ từ 2 MW trở lên, trên địa bàn tỉnh có

19 đập thủy điện, tổng trữ lượng tiềm năng 9218 triệu m3/năm, Trong đó, sông

Nguồn Nậy 2555 triệu m3. Tổng công suất dự kiến 111,5 MW (riêng nhà máy thủy

điện La Trọng công suất 18 MW hiện đang được xây dựng).

+ Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng TNN phục vụ sản xuất nông nghiệp

đến năm 2015

Cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp được dựa trên

các chỉ tiêu dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp trong báo

cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2015.

Tuy nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng và phát triển mới về chất, nhưng tỷ

lệ tương đối trong cơ cấu GDP sẽ tiếp tục giảm xuống: 20% (2010), 16,5% (2015).

71

Trên cơ sở tính toán, dự báo nhu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2015

là 1.273.431 m3/ngày.

Để đáp ứng nhu cầu cấp nước lâu dài, tất cả 56 hồ trên địa bàn sẽ được đưa

vào quy hoạch khai thác, sử dụng phục vụ nông nghiệp. Các hồ lớn quy hoạch nâng

cấp bao gồm: Hồ Khe Đá, hồ Rào Nan, hồ Khe Am (Quảng Trạch); Hồ Nước Nóng

(Minh Hoá).

2.4. Thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

2.4.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng chức năng môi trường lưu vực

sông Gianh

a, Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường

Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những cơ

sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng QHMT và quản lý tài

nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn địa phương đó một cách

có hiệu quả.

Do vậy, trước khi các nhà khảo sát tiến hành thực địa nghiên cứu một lãnh thổ,

nhất thiết phải thu thập tài liệu, bản đồ đã được nghiên cứu về lãnh thổ đó và những

tài liệu có liên quan. Trên cơ sở tài liệu và bản đồ thu thập được, tiến hành lập sơ đồ

phân vùng để xác định kế hoạch nghiên cứu và đưa ra các lộ trình khảo sát phù hợp.

Trong quá trình khảo sát thực địa, sẽ kiểm tra lại sơ đồ vạch trước, điều chỉnh

và bổ sung thêm, làm cho các đơn vị phân vùng đã được vạch ra sát thực với thực

tế. Kết thúc các đợt khảo sát và nghiên cứu lãnh thổ, các đơn vị phân vùng chức

năng môi trường được hoàn chỉnh với bản thuyết minh, trong đó, đưa ra những đặc

điểm giống nhau và khác nhau của các đơn vị phân vùng chức năng môi trường theo

từng cấp bậc, từ lớn đến nhỏ.

Trên cơ sở mô tả những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các đơn vị

phân vùng chức năng môi trường, đặc biệt là quan hệ tương hỗ của các thành phần

tự nhiên - kinh tế, xã hội - môi trường của các phân hệ tự nhiên - sản xuất trong

từng đơn vị phân vùng chức năng môi trường, cũng như mối quan hệ giữa các đơn

vị phân vùng chức năng môi trường với nhau trong lãnh thổ và với các lãnh thổ kế

72

cận, để tìm ra những đặc điểm hiện trạng và xây dựng phương hướng khai thác và

sử dụng tài nguyên hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ứng với mỗi giai đoạn

phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là một công cụ hữu hiệu để thể hiện trên không gian (diện) các vấn đề

môi trường, cũng như thể hiện những vấn đề môi trường bất cập tại những địa điểm

nhất định (điểm) phục vụ cho công tác nghiên cứu môi trường, vì thế, phân vùng

chức năng môi trường là công việc không thể thiếu được trong công tác quy hoạch

môi trường.

Để đáp ứng những yêu cầu trên và những đòi hỏi của thực tiễn, phân vùng

chức năng môi trường được xây dựng trên các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc khách quan

+ Nguyên tắc phát sinh

+ Nguyên tắc tổng hợp

+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối

+ Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ (tính toàn vẹn không chia cắt)

Những nguyên tắc trên, thực chất không hoàn toàn cùng thứ bậc và không sử

dụng một cách đơn lẻ mà được sử dụng một cách tổng hợp trong từng vấn đề, từng

lãnh thổ môi trường.

Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc phân chia các đơn vị môi trường trên cơ

sở sự phân hoá có tính khách quan của các sự vật, hiện tượng, trong đó có cả sự

phân hoá của các đơn vị lãnh thổ môi trường, đây là nguyên tắc thể hiện quy luật

khách quan triết học của tự nhiên.

Nguyên tắc phát sinh yêu cầu khi được phân chia, các đơn vị lãnh thổ môi

trường phải có đặc tính giống nhau về những biểu hiện bên ngoài của các điều kiện

tự nhiên, các điều kiện KT-XH và các điều kiện liên quan đến các vần đề môi

trường (như hình thái của lãnh thổ; quá trình phát triển kinh tế, phát triển đô thị;

mặt bằng xã hội, … cho đến nguồn phát thải, không gian lan truyền ô nhiễm khí

thải, nước thải, chất thải rắn, v.v. ), đó là sự giống nhau về nguồn phát sinh và quá

trình phát triển của tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong

73

một đơn vị lãnh thổ môi trường. Nguyên tắc phát sinh phải được vận dụng cho tất

cả các cấp phân vị từ lớn đến nhỏ trong phân vùng chức năng môi trường, tạo nên

sự thống nhất chung của diễn trình phát triển và hình thành những đặc tính cơ bản,

quan trọng nhất của môi trường trong đơn vị lãnh thổ đó.

Nguyên tắc tổng hợp đòi hỏi trong khi thực hiện công tác phân vùng không chỉ

chú ý tới một vài thành phần tự nhiên, KT-XH hay môi trường, mà phải cân nhắc

tới tất cả các thành phần và các mối quan hệ tổng hoà của tất cả các yếu tố đó trong

một thể thống nhất, mà trong đó, các tác động của các yếu tố, các thành phần mang

tính nhân quả.

Nguyên tắc đồng nhất tương đối thể hiện trong công tác phân vùng ở chỗ, các

sự vật, các hiện tượng trong thiên nhiên không ngừng biến đổi theo thời gian và

theo không gian, vì thế, ranh giới các đơn vị lãnh thổ trong phân vùng mang tính

tương đối; các tiêu chí phân vùng cũng không thể áp dụng tuyệt đối cho tất cả các

lãnh thổ, các vấn đề được xem xét trong quá trình phân vùng chức năng môi trường.

Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ biểu hiện trong tính toàn vẹn của các đơn vị

phân vùng chức năng môi trường, đảm bảo cho việc vừa thể hiện tính khách quan,

vừa thể hiện tính thống nhất, nhưng cũng biểu hiện cả tính cá biệt của mỗi đơn vị

phân vùng môi trường. Không thể có một vùng lại nằm ở những nơi khác nhau,

những khoanh vi khác nhau mà cho dù có tính thống nhất, tính cá biệt, nhưng đều

nằm trong một lãnh thổ chung, đó là cái chung cho toàn bộ cái riêng thường được

xem xét trong phạm trù triết học.

b, Phương pháp sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường

Công việc phân vùng chức năng môi trường chỉ có thể đạt được kết quả khi có

được nguồn tài liệu phong phú từ các ngành hữu quan và từ các kết quả khảo sát

thực địa, đồng thời phải có những nguyên tắc, phương pháp thích hợp. Trong công

tác phân vùng hiện nay thường dùng các phương pháp sau:

+ Phương pháp chồng xếp các bản đồ phân vùng bộ phận, đây là phương

pháp đơn giản, sử dụng các bản đồ phân vùng bộ phận đã có hoặc tiến hành thành

lập các bản đồ phân vùng bộ phận, sau đó tiến hành chồng xếp chúng với nhau theo

74

thứ tự lần lượt hoặc chồng xếp thành các bản đồ tổng hợp theo vấn đề rồi lại chồng

xếp các bản đồ tổng hợp đó với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế rất ít có những sự

trùng lặp tuyệt đối, do đó, cần phải có sự điều chỉnh bằng các ranh giới trung gian.

+ Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần tự nhiên, KT-XH và môi

trường mà nội dung chủ yếu là xây dựng các bản đồ thành phần riêng biệt, trên cơ

sở các bản đồ bộ phận, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra nguyên nhân phân hóa

thành ra các đơn vị lãnh thổ môi trường.

Phân tích liên hợp các bản đồ thành phần tự nhiên chỉ cho kết quả tốt, khi đã

phát hiện được nguyên nhân chủ yếu và nhân tố chủ đạo của sự phân hóa ra các đơn

vị lãnh thổ môi trường (các vùng chức năng môi trường), đồng thời tìm được các

dấu hiệu chỉ thị, đặc trưng cho các thể tổng hợp và trên cơ sở các dấu hiệu đó có thể

vạch ra các vùng chức năng môi trường trên các bản đồ bộ phận được phân tích.

+ Phương pháp nhân tố chủ đạo hay còn được gọi là phương pháp nhân tố trội

mà theo đó, những đơn vị lãnh thổ môi trường được phân chia có thể theo một hoặc

một nhóm dấu hiệu chỉ thị đặc trưng, nổi trội, có tính chất chi phối phần chính hoặc

toàn bộ các quá trình liên quan đến chất lượng vùng chức năng môi trường.

Phương pháp nhân tố chủ đạo dựa trên có sở của tính không đồng nhất về giá

trị các nhân tố phân hóa tự nhiên, cho nên nhân tố chủ đạo phải hiểu là nhân tố có

tính quyết định sự phân hóa của thể tổng hợp địa lý tự nhiên, đồng thời có khả năng

tác động mạnh đến những nhân tố khác (nhân tố thứ yếu).

+ Phương pháp thực địa được tiến hành ở ngoài trời, nội dung của phương

pháp thực địa là phát hiện các nhân tố chủ đạo trong sự phân hóa ra các vùng chức

năng môi trường và phát hiện các dấu hiệu chỉ thị về phân bố của tác động ưu thế

của từng nhân tố chủ đạo để xác định ranh giới của các vùng môi trường đó.

Phương pháp thực địa được tiến hành theo tuyến, theo diện và tại các trạm cố

định hoặc lưu động.

+ Phương pháp GIS là phương pháp thường dùng hiện nay cho các nghiên

cứu xây dựng bản đồ phân vùng, theo phương pháp này, các thành phần và các yếu

tố tự nhiên, KT-XH và môi trường được xếp thành các lớp thông tin bằng các phần

75

mềm chuyên dụng, từ đó có thể tiến hành phân tích các lớp thông tin riêng rẽ, có thể

nghiên cứu sự đan xen, chồng chéo của các lớp thông tin để tìm ra các mối quan hệ

ràng buộc của các hợp phần tự nhiên, KT-XH và môi trường theo từng vùng lãnh

thổ. Phương pháp này hiện nay đang là phươg pháp ưu thế nhất trong số các phương

pháp phân vùng chức năng môi trường, đặc biệt là có thể cập nhật thông tin theo

thời gian và theo không gian cho các vùng chức năng môi trường, nhờ vậy có thể

nhanh chóng phát hiện các vấn đề môi trường nảy sinh trên địa bàn mỗi đơn vị phân

vùng lãnh thổ môi trường (vùng hay tiểu vùng môi trường).

2.4.2. Các yếu tố sử dụng trong phân vùng chức năng môi trường

Hệ thống đơn vị phân vùng môi trường trên LVS phù hợp với thực tiễn, theo

những yêu cầu chính là:

- Phản ánh được những đặc tính phân hóa không gian đối với các thành tố môi

trường tự nhiên, xã hội và nhân văn.

- Cấp phân chia lớn nhất phải thể hiện được sự phân hoá môi trường trên toàn

bộ lãnh thổ LVS và những cấp nhỏ hơn phân chia trong nội bộ đơn vị cấp lớn hơn,

mang những đặc trưng môi trường của đơn vị cấp cao hơn, những có những đặc

điểm riêng mà chỉ cấp đó có về mặt môi trường (theo tính chất trội của các yếu tố

chủ đạo).

+ Các đơn vị phân vùng môi trường được phân chia phải phục vụ đắc lực cho

công tác QHMT.

Do đó, hệ thống phân vị sử dụng trong luận văn nà gồm hai cấp: vùng và tiểu

vùng môi trường.

* Vùng chức năng môi trường là đơn vị đặc trưng của phân vùng môi trường

LVS. Các thành phần tự nhiên, KT-XH và hiện trạng môi trường trong vùng được

tương đối đồng nhất, bao gồm mối tương quan giữa môi trường tự nhiên và môi

trường xã hội, nhân văn và có thể thể hiện trên bản đồ cũng như trong thuyết minh

về đặc trưng của từng vùng.

Chỉ tiêu của cấp vùng gồm:

- Có cùng một kiểu địa hình;

76

- Có cùng một loại đất chính;

- Có cùng một kiểu khí hậu.

* Tiểu vùng chức năng môi trường là đơn vị phụ được phân chia trong mỗi

vùng môi trường, chỉ ra mối quan hệ nhân – quả của các yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng môi trường trong tiểu vùng.

Các vùng chức năng môi trường có thể phân chia thành các tiểu vùng chức

năng môi trường theo những nguyên tắc sau:

- Có sự xen kẽ một số yếu tố sinh thái khác ở mức độ nhỏ làm cho kém tính

đồng nhất của vùng nếu ta không tách riêng các tiểu vùng ra;

- Bị một vùng khác cắt ngang qua làm mất tính liên tục trong không gian và

trong thực tế đã chia vùng bị cắt thành hai vùng nhỏ.

2.4.3. Yếu tố địa hình

Các đặc điểm của yếu tố địa hình ấ

ở 1: 50.000.

Thủy hệ và các đối tượng có liên quan

- Đường bờ biển được thể hiện theo đúng các kiểu đường bờ với đặc điểm địa

mạo của chúng;

- , suối;

- , kênh mương;

- Các đầm phá, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo.

- Nguồn nước nóng có ý nghĩa định hướ ị kinh tế;

- Các đập hồ chứa nướ ế ;

Dân cư và đối tượng kinh tế - xã hội

- ị gồm thị trấn Ba Đồn, thị trấn Đồng Lê và thị

trấn Quy Đạt.

- , xóm.

- Ghi chú các điểm dân cư có trên bản đồ.

- Các đối tượng kinh tế - xã hộ : Các công trình công nghiệp (nhà máy

lớn, hầm mỏ, khu công nghiệp ở , đường dây điện cao thế, ruộng

77

muối và vùng nuôi trồng thủy sản, các di tích lịch sử- văn hóa lớn và có ý nghĩa, các

công trình công cộng.

Đường giao thông và các đối tượng có liên quan

- ờng sắt, các ga tàu;

- ờ ốc lộ, tỉnh lộ.

- Cầu, phà trên các trục đườ ;

- ;

Địa giới hành chính

- ịa giới hành chính cấp tỉnh;

- ạ giới hành chính cấp huyện.

Dáng đất và chất đất

- Hệ thố ờng bình độ (đường bình độ cái, đường bình độ cơ bản,

đường bình độ nửa khoảng cao đều, đường bình độ phụ, đường bình độ vẽ nháp),

ghi chú đường bình độ. Khoảng cao đều đường bình độ được quy định như sau:

+ Vùng đồng bằng, đồi: Đường bình độ cơ bản 20 m, bình độ cái 100 m;

+ Đồi, núi thấp, cao nguyên: Đường bình độ cơ bản 40 m, 100 m, bình độ cái

200 m, 500 m;

+ Núi trung bình, núi cao: Đường bình độ cơ bản 20 m, bình độ cái 100 m;

- ểm độ ố lượng điểm và ghi chú độ 10-15

điểm/1 dm2 ở vùng núi, 15-20 điểm/1 dm

2 ở vùng đồng bằng, vùng đồi.

- ịa danh dãy núi, núi;

- : Khe, rãnh, xói mòn, vách hẹp, sườn, vách dốc,

hang, động lớn, nổi tiếng, các hố, gò, đống, các bãi cát, bãi đá, đầm lầy.

78

2.4.4. Yếu tố hiện trạng sử dụng đất

Nội dung hiện trạng sử dụng đất đượ

.

ện trạng sử dụ

:

A. Nhóm đất nông nghiệp

1. Đất trồng cây hàng năm

- Đất trồng lúa

- Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi

- Đất trồng cây hàng năm khác

2. Đất trồng cây lâu năm

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

- Đất trồng cây ăn quả lâu năm

- Đất trồng cây lâu năm khác

3. Đất có rừng

- Đất rừng sản xuất

- Đất rừng phòng hộ

- Đất rừng đặc dụng

4. Đất nuôi trồng thủy sản

- Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn

- Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt

5. Đất làm muối

6. Đất nông nghiệp khác

79

B. Nhóm đất phi nông nghiệp

1. Đất ở

- Đất ở tại nông thôn

- Đất ở tại đô thị

2. Đất chuyên dùng

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

- Đất sử dụng vào mục đích an ninh- quốc phòng

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng.

3. Đất phi nông nghiệp khác

C. Nhóm đất chưa sử dụng

- Đất bằng chưa sử dụng

- Đất đồi núi chưa sử dụng

- Đất núi đá không có rừng cây

- Đất bãi ven biển chưa sử dụng .

D. Nội dung nền bản đồ

- ơ sở toán học

- Đường sắt, ga

- Đường ô tô, số đường

- Đường đất lớn

- Địa giới tỉnh

- Địa giới huyện

- Điểm dân cư đô thị

- Điểm dân cư nông thôn

- Hồ, ao

- Sông ngòi, kênh mương

80

2.4.5. Yếu tố sinh khí hậu

sinh khí hậ

ậu theo hiện trạ

sinh khí hậu:

- Nhiệt độ trung bình tháng, năm, tính bằng độ;

- Lượng mưa trung bình tháng, năm tính bằng milimet;

- Tổng tích ôn, tính bằng độ.

81

2.4.6. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Bản đồ phân vùng chức năng môi trường là bản đồ quan trọng nhất trong bộ

bản đồ LVS được thành lập khuôn khổ của Luận văn. Đây là kết quả ghi nhận các

nội dung nghiên cứu về mặt học thuật liên quan đến phân vùng chức năng môi

trường, đồng thời còn là một thể nghiệm ban đầu của việc thành lập loại bản đồ này

về phương pháp luận, nội dung và cách trình bày bản đồ.

Mục tiêu của việc thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường lưu vực

sông Gianh là xác lập cơ sở khoa học nhằm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch,

kế hoạch phát triển và quản lý lãnh thổ theo định hướng PTBV.

Nhiệm vụ quan trọng của phân vùng là phân chia toàn bộ lãnh thổ lưu vực

sông Gianh thành các vùng và tiểu vùng tương ứng, trong đó làm nổi bật các HST

đặc trưng, các khu vực tài nguyên, các vùng nhạy cảm về môi trường để từ đó xây

dựng kế hoạch BVMT. Phân vùng chức năng là chia lãnh thổ thành những đơn vị

địa lý tổng hợp (các vùng và tiểu vùng). Mỗi đơn vị cấp vùng có ranh giới khép kín,

có những đặc điểm riêng, có chức năng riêng, không giống với các vùng liền kề và

không lặp lại trong không gian; Đối với cấp tiểu vùng cũng có những đặc điểm trên,

nhưng có thể lặp lại trong không gian ở một nơi khác.

Đối với lưu vực sông Gianh, phân vùng dựa theo đặc điểm của các yếu tố tự

nhiên, kết hợp với những đặc trưng về kinh tế, xã hội, nhân văn. Mặt khác, hoạt

động sống của con người bao gồm cả nông nghiệp truyền thống và văn minh công

nghiệp đã làm biến đổi những HST vốn có, hoặc xuất hiện những HST mới như

HST đất trống - đồi trọc, HST đô thị.

Như vậy sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên, con người, theo không gian và

thời gian đã dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ lưu vực sông Gianh thành những đơn vị

tiểu vùng nhỏ hơn, gắn liền với những HST đặc trưng có những chức năng và sản

phẩm có giá trị kinh tế và môi trường khác nhau. Từ đó có được một bức tranh về

sự phân hóa lãnh thổ lưu vực sông Gianh mang tính quy luật, để định hướng khai

thác, sử dụng một cách hợp lý tài nguyên, đảm bảo hiệu quả KTXH, bảo vệ ĐDSH,

bền vững về sinh thái và môi trường. Việc phân vùng chức năng môi trường lưu vực

82

sông Gianh được tiến hành dựa vào các tiêu chí tự nhiên và các tiêu chí KTXH. Các

yếu tố này luôn luôn song hành tồn tại. Trong những yếu tố trên có thể phân ra yếu

tố chính mang tính chủ đạo như nền địa chất, địa hình, dân cư... và yếu tố phụ,

mang tính cục bộ, có ý nghĩa bổ trợ, như đất đai, thảm thực vật, tài nguyên động

vật... Dựa vào yếu tố chính, mang tính trội để chia ra các vùng quy mô lớn. Các yếu

tố phụ thường được sử dụng để tiếp tục chia nhỏ mỗi vùng thành các tiểu vùng.

Đối với lưu vực sông Gianh việc phân vùng chỉ dừng lại ở 2 cấp: cấp vùng và

cấp tiểu vùng theo sơ đồ nguyên tắc trên sơ đồ 2.1. Lưu vực sông Gianh vùng

tiểu vùng.

Ở mỗi cấp yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân

vùng. Đó có thể là yếu tố địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, v.v... đối với cấp vùng, ví

dụ miền núi thấp phía Tây tỉnh; Vùng đồng bằng phía Đông tỉnh... Đối với cấp tiểu

vùng có thể dựa vào yếu tố đất đai, LVS v.v... , để phân chia.

Sơ đồ 2.1: Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

Các tiểu vùng

Sinh thái

(đất và hiện trạng sử dụng đất, khí hậu, hoạt động của con người)

Lưu vực

sông Gianh

Địa hình

(Địa chất, vị trí Đia lý)

Vùng núi

thấp và cao Vùng đồi,

trung du

Vùng đồng

bằng

Vùng đô thị,

khu CN

Vùng bờ

ven biển

83

Kết quả phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh

Phân vùng chức năng môi trường theo các tiêu chí và nguyên tắc như đã trình

bày ở trên, toàn lưu vực sông Gianh đã được chia thành 5 vùng với 14 tiể

5 đã nêu ở trên

, ph

.

Dưới đây là mô tả các vùng chức năng môi trường của LVS:

Vùng A Vùng có chức năng môi trường chính là phòng hộ đầu nguồn sông

Nguồn Nậy, sông Rào Trổ, sông Nan và sông Son), tích nước cho các hồ thuỷ

điện/thuỷ lợi (Thuỷ điện Hố Hô tại thôn Tân Đức, xã Hương Hoá đã khởi công xây

dựng với tổng công suất 13MW, hoàn thành cuối năm 2005, đầu năm 2006 hoà lưới

điện quốc gia. Nhánh Rào Trổ có khả năng phát triển thuỷ điện với tổng công suất

25 MW); cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản (gỗ, giấy), khai

thác khoáng sản (đá, vàng); nơi cư trú của nhiều loài động/thực vật quý hiếm, bảo

tồn ĐDSH với Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Đây là vùng núi trung bình và núi thấp nằm ở phía Tây, Tây Nam và phía

Nam LVS, dạng địa hình núi thấp có độ cao từ 300 - 750 m và dạng địa hình núi

trung bình có độ cao trên 750 m, có tổng diện tích 3.436 ha. Địa hình núi thấp phân

bố dọc theo biên giới phía Tây lãnh thổ và bị chia thành 2 phần bởi khối núi đá vôi

Phong Nha - Kẻ Bàng tạo thành 2 tiểu vùng là tiểu vùng núi thấp Tây Bắc và tiểu

vùng núi thấp Tây Nam. Lớp thổ nhưỡng ở đây là các loại đất feralit. Địa hình nhìn

84

chung biến đổi đều đặn hơn tiểu vùng núi trung bình nhưng nhiều nơi vẫn vị chia

cắt mạnh, với nhiệt độ từ 22 - 23oC. Ngoài các khu rừng tự nhiên và rừng trông, owr

đây còn có một số diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn.

Dạng địa hình núi trung bình có độ cao tuyệt đối trên 750 m, phân thành 2 tiểu

vùng là tiểu vùng là tiểu vùng núi trung bình phía Tây Bắc và tiểu vùng núi trung

bình phía Tây Nam. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh, rất dốc, có nhiều đỉnh núi cao

trên 1.000 m, với nhiệt độ từ 21 - 22oC. Ở đây chủ yếu là đất xám feralit và đất xám

mùn trên núi. Thực vật chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với trữ lượng gỗ

tương đối lớn.

Ngoài ra, trên lãnh thổ còn có tiểu vùng đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng với địa

hình hiểm trở, thảm thực vật phong phú đa dạng nên hướng khai thác chủ yếu là

phục vụ cho phát triển du lịch và xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

Vùng A có 5 tiểu vùng là:

- Tiểu vùng AI là vùng núi trung bình và núi thấp đầu nguồn sông Rào Nậy;

- Tiểu vùng AII là vùng đồi thấp Rào Cái;

- Tiểu vùng AIII là vùng núi thấp đầu nguồn sông Rào Trổ;

- Tiểu vùng AIV là vùng núi thấp đầu nguồn sông Nan;

- Tiểu vùng AV là vùng núi thấp đầu nguồn sông Son và Vườn Quốc gia

Phong Kha - Kẻ Bàng.

Vùng B Vùng có chức năng môi trường chính là phục hồi HST rừng, chống

xói mòn, bảo vệ đất đai; trồng rừng/cây ăn quả dài ngày, cung cấp nguyên liệu chế

biến gỗ/giấy. Tổng diện tích là 761 ha. Có độ cao tuyệt đối từ 10 - 300 m và độ cao

tương đối từ 10 - 100 m. Vùng này có 2 dạng địa hình chính: dạng địa hình đồi núi

thấp từ 10 - 150 m chia cắt sâu dưới 50 m và dạng địa hình đồi cao từ 150 - 300 m

với độ chênh cao từ 50 - 100.

Dạng địa hình đồi thấp: Nhiệt độ từ 24 - 25oC, địa hình ít dốc, nhiều nơi khá

bằng phẳng. Trong địa hình này có các loại đất như: Đất xám feralit (Xf), đất mới

chưa biến đổi chua (CMc), đất phù sa chua (Pc)... Địa hình này có điều kiện thuận

lợi hơn hẳn các địa hình khác về nhiều mặt, nhất là giao thông, nguồn nước... nên

85

dân cư tập trung khá đông đúc và kinh tế khá phát triển. Tuy nhiên, cũng còn một số

nơi chưa khai thác hết quỹ đất.

Dạng địa hình đồi cao và núi thấp xen lẫn thung lũng: Địa hình này có hai

tiểu vùng, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và một số nơi ở phía Tây. Đặc điểm

thổ nhưỡng ở đây khá phong phú, bao gồm đất xám feralit, đất phù sa chua, đất phù

sa trung tính ít chua... Ở đây nhiệt độ khoảng 23 - 24oC độ ẩm tương đối cao so với

đồng bằng. Tuy nhiên, thảm thực vật tự nhiên ở vùng này chủ yếu là cây vụi và cỏ

tranh, lau lách. Một số nơi có thảm thực vật nhân tách: keo lá tràm, thông và cao su

với diện tích tự nhiên tương đối lớn.

Vùng B có 3 tiểu vùng là:

- Tiểu vùng BI là vùng đồi thấp và thung lũng Đồng Lê - Quy Đạt;

- Tiểu vùng BII là vùng núi thấp, xen lẫn đồi cao và thung lũng phía Tây sông

Nan;

- Tiểu vùng BIII là vùng đồi thấp phía Đông Bắc Rào Trổ.

Vùng C Vùng có chức năng môi trường chính là phát triển cây lương thực,

nhất là lúa; cung cấp lương thực/thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực; bảo tồn

ĐDSH đối với các HST nông nghiệp; có tiềm năng du lịch văn hóa- lịch sử, làng

nghề; tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số khu vực dân cư sống tập

trung (các tuyến đường giao thông, huyện lỵ, thị trấn, cụm công nghiệp, nhà máy,

làng nghề...).

Là vùng đồng bằng duyên hải có độ cao từ 15 m trở xuống với diện tích

khoảng 384 ha. Đây là các đồng bằng có nguồn gốc mài mòn, bồi tụ phân bố chủ

yếu ở các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch.

Vùng C có 2 tiểu vùng là:

- Tiểu vùng CI là vùng đồng bằng tích tụ hạ du Nguồn Nậy và Rào Trổ;

- Tiểu vùng CII là vùng đồng bằng đồi thấp và cao, tích tụ hạ du sông Nan và

sông Son.

Vùng D Vùng có chức năng môi trường chính là phòng chống thiên tai ven

biển do được che chắn bởi các cồn cát tự nhiên, rừng phòng hộ và hệ thống đê biển,

86

bảo vệ cho vùng đất bằng thấp phía nội đồng; nơi có các hoạt động nuôi trồng thủy

sản, làm muối, khai thác khoáng sản có giá trị (titan, cát trắng), du lịch nghỉ ngơi,

điều dưỡng; chứa thải từ các nơi khác đổ về tại các đầm phá và vùng hạ lưu các

sông lớn.

Đây là vùng đất ngập nước ven biển và dải cồn cát dọc bờ biển có diện tích

trên 54 ha. Nơi giáp ranh giữa đồng bằng và cồn cát còn có những dải đất trũng

ngập nước theo mùa và của sông là những HST thủy vực giàu nguồn lợi thuỷ sản.

Dải cồn cát này có độ cao thay đổi từ 2-3m đến 30-40m, nơi rộng nhất đạt 5 km, độ

dốc tương đối lớn, chịu tác động mạnh bởi quá trình hoạt động của gió và nước dẫn

đến hiện tượng cát bay, cát lấp vào đồng ruộng, đường giao thông gây khó khăn cho

sản xuất và đi lại. Đây cũng là vùng cần có đầu tư trồng rừng chắn cát và phát triển

mô hình kinh tế vùng cát vốn được coi là khắc nghiệt nhưng lại đầy tiềm năng kinh

tế của tỉnh.

Vùng D có 2 tiểu vùng là:

- Tiểu vùng DI là vùng đồng bằng trũng ven biển phía Bắc cửa Gianh;

- Tiểu vùng DII là vùng đồng bằng trũng ven biển ở phía Bắc và cao dần về

phía Nam cửa Gianh.

Vùng E Vùng có chức năng môi trường chính là đô thị trung tâm hành chính

- văn hóa của LVS, ở đây là Thị trấn Ba Đồn; tập trung dân cư đông đúc; hoạt động

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ; có tiềm

năng về du lịch, nghỉ dưỡng; nơi chứa thải lớn từ các hoạt động và sinh hoạt của

con người. Các khu công nghiệp, khu kinh tế là nơi sản xuất công nghiệp có quy mô

tập trung; nơi hình thành và chứa các nguồn thải công nghiệp (chất thải rắn, nước

thải, khí thải). Tổng diện tích là 38 ha.

Vùng E có 2 tiểu vùng là:

- Tiểu vùng EI là đô thị trung tâm - Thị trấn Ba Đồn;

- Tiểu vùng EII là khu vực ven Thị trấn Ba Đồn.

87

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG PHỤC

VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÃNH THỔ

3.1. Lợi thế, hạn chế, cơ hội, thách thức và xuất phát điểm của lưu vực sông

Gianh

3.1.1. Lợi thế

Lưu vực sông Gianh ở vào vị trí trung độ của cả nước, nơi giao thoa của đặc

thù lãnh thổ miền Bắc, miền Nam nên dễ hoà nhập, tiếp thu những tiến bộ kinh tế,

khoa học kỹ thuật. Nơi mà các tuyến đường giao thông quan trọng của Quốc gia

xuyên suốt chiều dài của lưu vực (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh,

đường sắt) là đầu mối giao thông của hai miền Nam – Bắc.

Có sông Gianh chảy từ Tây sang Đông và đổ ra biển, rất thuận lợi cho việc

vận chuyển, giao lưu hàng hoá giữa miền núi và đồng bằng. Có bờ biển dài 26 km

cùng với cảng Gianh với mực nước biển sâu đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu

để xây dựng cảng nước sâu có quy mô lớn trong tương lai.

Quỹ đất còn khá lớn, nhất là vùng gò đồi thuận lợi cho phát triển cây công

nghiệp dài ngày, ngắn ngày, trồng rừng nguyên liệu, vùng ven sông biển còn nhiều

đất để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Có nguồn lao động dồi dào, có nguồn lực con người thông minh, cần cù, giàu

lòng yêu nước, quyết tâm vượt mọi khó khăn. Mặt khác, có đội ngũ cán bộ khoa

học kỹ thuật có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến.

3.1.2. Hạn chế

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu vẫn

thường xuyên xảy ra như: bão lụt, gió Tây Nam khô nóng, cát bay cát chảy đã ảnh

hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống. Địa hình phức tạp, bị chia cắt, đất chống

đồi núi trọc nhiều. Địa hình có độ dốc lớn nên đất canh tác thường bị bào mòn và

rửa trôi.

Thu nhập bình quân đầu người đạt mức bình quân so với cả tỉnh thấp so với cả

nước, là một trong những lưu vực có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế vẫn còn thuần

88

nông, tỷ lệ sản xuất hàng hoá và tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, thu ngân sách

chỉ đạt 33% tổng chi.

Cơ sở vật chất hạ tầng cũng như hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém, lại

không đồng bộ. Dân số tăng nhanh, trẻ em suy dinh dưỡng còn chiếm tỷ lệ còn cao.

Số người chưa có việc làm còn nhiều; một bộ phận dân cư, đặc biệt là ở miền núi,

miền biển còn gặp nhiều khó khăn.

Tình trạng phân hoá giàu nghèo trong xã hội đang hình thành và phát triền.

Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư vùng nông thôn,

miền núi, vùng biển và vùng sâu vùng xa.

3.1.3. Cơ hội

Nước ta đã trở thành thành viên của WTO, theo đó tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế, môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế sẽ đem lại cho Quảng

Bình nói chung và lưu vực sông Gianh nói riêng, nhiều cơ hội phát triển KTXH

nhanh hơn, phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực – nguồn vốn,

công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường để phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá của lưu vực sông.

Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các tổ chức phi chính phủ

(NGO) hằng năm đã hỗ trợ cho các địa phương trên địa bàn LVS khoản kinh phí

khá lớn, đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác xóa đói giảm nghèo, nâng

cao năng lực cho người dân vùng khó khăn.

Cơ hội này sẽ tạo điều kiện cho LVS phát huy các lợi thế và khắc phục các

hạn chế trong phát triển 10 – 15 năm tới.

3.1.4. Thách thức

Những tác động của cơ chế thị trường thế giới ảnh hưởng lớn đến Việt Nam –

Quảng Bình nói chung và LVS nói riêng. Xu thế đó tạo cho lưu vực sông Gianh có

cơ hội thu hút đầu tư, song vẫn đặt ra với LVS là phải lựa chọn hướng đầu tư có lợi

so sánh trong thương mại liên vùng.

Thách thức trong cạnh tranh, do người dân mới làm quen với cơ chế thị

trường, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, sản phẩm chưa có thương hiệu.

89

Thách thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường gia tăng và khă năng bảo vệ môi

trường, thách thức trong phát triển kinh tế phải đảm bảo bền vững, công bằng xã

hội. Thách thức này đòi hỏi việc xác định phương hướng phát triển của LVS trong

tương lai cũng như việc đề ra những nhiệm vụ, những giải pháp đảm bảo cho các

định hướng phát triển phải dựa trên việc nắm bắt các cơ hội trên, khắc phục những

nguy cơ, những khó khăn tiền ẩn.

3.2. Các giải pháp công trình

- Xây dựng trạm quan trắc cảnh báo thiên tai. Với chức năng thi thập thông

tin, dự báo bão và các thiên tai khác để phát lại (tiếp sóng) cho các tàu thuyền hoạt

động trên biển của LVS.

- Xây dựng ở của sông Gianh âu thuyền để neo đậu tàu thuyền tránh bão.

- Đầu tư bê tông hóa hệ thống kè biển 2 cửa sông Gianh, đồng thời tổ chức

nạo vét lòng sông để tàu bè ra vào thuận lợi.

- Tiếp tục đầu tư các dự án trồng rừng trên cát ven biển và 2 bờ sông Gianh,

coi đây là biện pháp chủ động để ngăn chặn xói lở.

- Giải pháp xây dựng nhà ở của nhân dân theo phương hướng phòng chống

thiên tai:

+ Các vùng thấp lũ: xây dựng nhà kiên cố cao tầng hoặc ít nhất có một gia

kiên cố cao tầng, vận động tôn cao nền nhà, xóa bỏ nhà tạm, cho vay ưu đãi các hộ

nghèo để nâng cấp nhà đảm bảo phòng chống bão lũ.

+ Các vùng sạt lở đất, có lũ quyét, lũ ống: Phải nghiên cứu để quy hoạch bố trí

nhà ở theo phương châm phòng tránh, xây dựng khu tái định cư. Hình thành các khu

dân cư theo quy hoạch, được liên kết với nhau bằng hệ thống đường giao thông đảm

bảo tiêu chuẩn vừa thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vừa có thể ứng cứu hỗ trợ

nhau khi có thiên tai.

+ Tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng

các nguồn vốn trong và ngoài nước. Trước hết huy động mọi nguồn lực để đầu tư

hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương, triển khai xây dựng các công

trình thủy lợi mới để tạo thêm nguồn nước, khai thác tối đa công suất hiệu quả sử

90

dụng công trình hiện có, mặt khác tích cực đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực nông

lâm ngư.

- Giải pháp sử dụng hợp lý nguồn nước:

+ Nâng cấp về kỹ thuật công nghệ và công suất các cơ sở cấp nước đang hoạt

động, kiên quyết loại bỏ các bộ phận, dây chuyền công nghệ quá lạc hậu, ảnh hưởng

chất lượng nước và gây ô nhiểm môi trường nước.

+ Đối với vùng núi, trung du cần lựa chọn dây chuyền công nghệ đơn giản

nhất có thể với các loại vật liệu, vật tư sẵn có trong nước và địa phương để giảm chi

phí, nhằm giảm tối đa giá thành nước sinh hoạt, tạo điều kiện để người dân sử dụng.

+ Ở những vùng nguồn nước mặt dồi dào (suối, sông nhánh, hồ đập) ít bị ô

nhiễm nên ưu tiên chọn dây chuyền cấp nước tự chảy hoặc bơm dẫn nước mặt, vừa

an toàn, vừa giảm chi phí, chỉ những nơi nguồn nước mặt khan hiếm hoặc bị ô

nhiễm mới sử dụng các giếng khoan bơm nước dưới đất.

+ Cần hướng dẫn cho nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng dân cư phân

tán, mức sống còn thấp về kỹ thuật cấp nước tự chảy quy mô nhỏ (có thể kết hợp

thủy điện nhỏ), xây lắp giếng khoan bơm nông quy mô gia đình, đào giếng khơi hộ

gia đình, xây lắp bể lọc, tàng trữ nước mưa cũng như kỹ thuật làm trong nước, xử lý

nước đơn giản để người dân với kinh phí ít ỏi có nguồn nước sạch để dùng.

3.3. Các giải pháp phi công trình

- Trên cơ sở những định hướng tổng thể phát triển ngành nông - lâm nghiệp,

tiến hành rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu thị

trường trong nước và thế giới để bố trí điều chỉnh cơ cấu cây trồng và vật nuôi một

cách hợp lý trên từng địa bàn nhằm khai thác lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng

sinh thái, nâng cao khả năng của các loại nông sản hàng hóa.

- Nghiên cứu xây dựng đồng bộ hệ thống phòng chống dịch bệnh cho gia súc,

gia cầm, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống lúa chịu hạn,

lúa cạn, giống lúa thơm chất lượng cao để áp dụng vào sản xuất.

- Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý để tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu

được trên một đơn vị diện tích, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm.

91

Quy hoạch một số vùng lúa hàng hóa phẩm cấp, chất lượng cao, quy hoạch xây

dựng vùng chuyên canh rau đậu, tạo thành vành đai quanh thị trấn Ba Đồn và một

số xã, phát triển ngành trông cây cảnh phục vụ đô thị và du lịch.

- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng để người dân bảo vệ và

phát triển vốn rừng, đồng thời có chế độ chính sách hợp lý sở hữu sản phẩm từ rừng

để đảm bảo đời sống cho nông dân sống bằng nghề rừng.

- Huy động các nguồn vốn nhất là nguồn vốn trong dân, trong các doanh

nghiệp để đầu tư cho các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá,

đánh bắt. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, khuyến khích hình thức tổ hợp tác,

củng cổ hợp tác xã đánh bắt xa bờ, phát triển hình thức hợp tác xã nuôi trồng và

nghề cá trong nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư, tăng cường đào tạo tập

huấn và ứng dụng kỹ thuật mới, xây dựng mô hình trình diễn và ứng dụng nuôi sinh

học, nuôi sạch, nuôi tôm và thủy sản đặc sản xuất khẩu.

- Đẩy mạng hoạt động tư vấn, môi giới, dịch vụ khoa học công nghệ để phát

triển thị trường khoa học công nghệ. Sớm xây dựng cơ chế có hiệu quả gắn giữa

khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh xã hội hóa

hoạt động khoa học công nghệ theo hướng hỗ trợ hoạt động thị trường khoa học

công nghệ, khuyến khích, khen thưởng những nhà khoa học có đóng góp cho nền

kinh tế LVS phát triển. Xây dựng và đưa vào hoạt động quỹ khoa học công nghệ

cấp vùng

- Khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế trang trại, mô hình liên hộ nhằm

khai thác tiềm năng đất đai tại chỗ. Tăng cường công tác tuyên truyền để thay đổi

nhận thức về vấn đề học nghề, thông qua đó mà lựa chọn nghề cho phù hợp với khả

năng của lao động.

- Chú trọng xây dựng nông thôn, xóm làng, cụm dân cư vững mạnh, phát huy

vai trò của các trưởng thôn và công an viên, xã đội viên để triển khai, tổ chức có

hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KTXH và công tác an ninh, quôc phòng ở từng

thôn, từng cơ sở.

92

KẾT LUẬN

Phân vùng chức năng môi trường không phải là điều mới mẻ trên thế giới, tuy

nhiên đối với Việt Nam chưa có một phương pháp hoàn chỉnh về phân vùng chức

năng môi trường, đặc biệt trong phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông.

Mong rằng trong thời gian tới được nghiên cứu để phương pháp được hoàn thiện,

trở thành công cụ cho công tác phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo

định hướng PTBV.

Quản lý tổng hợp lưu vực sông ngày nay được coi là một phương pháp luận

đặc biệt, lấy lưu vực sông làm cơ sở và xem xét vùng này như một hệ thống thống

nhất, trong đó có những tác động qua lại giữa nước, đất đai và môi trường với mục

đích chung là bảo vệ toàn bộ năng suất của các nguồn tài nguyên trong lưu vực. Đây

được xem là những phần thiết yếu để quản lý tốt các nguồn nước. Công tác quản lý

tổng hợp lưu vực sông còn liên quan đến nhiều khía cạnh như quản lý đất đai, quản

lý đô thị, quản lý công nghiệp, quản lý xã hội...

Qua điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu liên quan, cho thấy rắng việc

phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông để phục vụ công tác quản lý môi

trường theo hướng PTBV là có hiệu quả và khả thi. Sau khi đánh giá phân ra các

vùng cho lưu vực sông Giang Quảng Bình thu được kết quả là lưu vực sông Gianh

bao gồm 5 vùng và 14 tiểu vùng.

Lưu vực sông Gianh có nguồn nước tự nhiên khan hiếm, nhưng mật độ dân số

tương đối thấp và nguồn nước không được phát triển nhiều, so vậy khả năng nguồn

nước trên đầu người vẫn đủ. Đến năm 2020, khai thác nước sẽ khiến lưu vực ở đoạn

cuối, mức thấp của phạm vi căng thẳng trung bình. Lưu vực này có nhiều loài quan

trọng, các khu bảo tồn lớn, và dòng chảy phần lớn không bị điều tiết nhiều bởi các

đập. Có hai di sản thế giới trên lưu vực này (Phong Nha và Kẻ Bảng). Nuôi trồng

thủy sản đã phát triển trên những dòng chảy tương đối tự nhiên này. Tuy nhiên, một

tỉ lệ lớn các hộ gia đình nông thôn được đánh giá là sống trong nghèo đói, và tỉ lệ

thất nghiệp cao. Vì vậy, việc xem xét các chức năng môi trường mà mỗi lãnh thổ

93

của LVS có thể đảm nhận và thực hiện trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và

phải quy hoạch chúng trong khuôn khổ phát triển kinh tế hợp lý.

Kiến nghị:

- Đô thị hóa là một vấn đề phức tạp, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của

đô thị, các chủ dự án phải có báo cáo ĐTM trước khi triển khai thực hiện dự

án.

- Chuyển đổi sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng

tại lưu vực sông Gianh cần phải được xem xét, cân nhắc kỹ càng đảm bảo

tính hợp lý về sử dụng cũng như khi tổ chức lãnh thổ và giảm thiểu những

xung đột trong khai thác tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường

theo quan điểm phát triển bền vững.

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh đến năm 2020 vẫn có thể nảy sinh các vấn đề môi trường tại lưu vực

sông Gianh, có vấn đề môi trường trở thành cấp bách như chất thải rắn, ô

nhiễm không khí do sản xuất xi măng, vấn đề biến đổi khí hậu… vì vậy các

cơ quan quản lý, các nhà đầu tư phải có các giải pháp giải quyết các vấn đề

môi trường nảy sinh. Mặt khác phải thực hiện việc gắn liền giữa quy hoạch

bảo vệ môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

nói chung và lưu vực sông Gianh nói riêng.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý theo chức

năng, bao gồm lực lượng cán bộ có trình độ quản lý, cơ sở vật chất, thiết bị

phục vụ cho công tác quản lý môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, Báo cáo hiện trạng môi trường

tỉnh Quảng Bình năm 2005, Đồng Hới.

2. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày2-

12/2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

3. Chiến lược Quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam

đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày

10- 7/1999, Bộ Xây dựng, Hà Nội.

4. Võ Chí Chung (2005), Hợp phần đất và rừng trên các lưu vực sông, Dự án

Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia của Việt

Nam - VIE/01/021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

5. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2009), Niên giám thống kê Quảng Bình năm

2009, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị

sự 21 của Việt Nam), ban hành theo Quyết định số 153/2004/ QĐ-TTg ngày

17- 8/2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

7. Lưu Đức Hải (2007), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2009), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu

môi trường và phát triển, NXB ĐHQG Hà Nội.

9. Bùi Đình Khoa (2005), Thực trạng cấp nước đô thị Việt Nam, Báo cáo Hội

nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2005 của Ban Quản lý quy hoạch lưu

vực sông Hồng - Thái Bình, Hà Nội.

10. Vũ Tự Lập (2005), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà

Nội.

11. Cao Liêm và nnk (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng

sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Luật Bảo vệ môi trường 2005, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, Khóa X, Kỳ họp thứ 10, Hà Nội.

13. Luật Tài nguyên nước 1998, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Khóa X, Kỳ họp thứ 3, Hà Nội.

14. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/12/2008 về Quản lý

lưu vực sông, Hà Nội.

15. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế giới, Hà

Nội.

16. Vũ Quyết Thắng (2007), Giáo trình Quy hoạch môi trường, NXB ĐHQG Hà

Nội.

17. Đặng Trung Thuận (2009), Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái

Nguyên, Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái

Nguyên.

18. Đặng Trung Thuận, Nguyễn Thế Tiến (2003), Phân vùng lãnh thổ phục vụ

quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Báo cáo Hội

thảo chương trình KC. 08, Đồ Sơn.

19. Đặng Trung Thuận, Đặng Trung Tú (2007), Phân vùng lãnh thổ huyện đảo

Phú Quốc, Kiên Giang.

20. Đặng Trung Thuận và nnk (2006), Phân vùng lãnh thổ tỉnh Ninh Bình, Dự án

quy hoạch môi trường tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.

21. Đặng Trung Thuận và nnk (2007), Phân vùng đới bờ tỉnh Quảng Nam, Dự

án quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.

22. Trần Thục và nnk (2008), Sổ tay phổ biến kiến thức Tài nguyên nước Việt

Nam, Ủy ban Quốc gia về Chương trình Thủy văn Quốc tế (VNC-IHP),

2008.

23. Tổng cục Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường các năm 2006, 2007,

2008, 2009, Hà Nội.

24. Tổng cục Thống kê (2008), Kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2007

ở Việt Nam, Hà Nội.

25. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008, NXB

Thống kê, Hà Nội.

26. UBND tỉnh Quảng Bình (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã

hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Đồng Hới.

27. UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

(2006 - 2010) của Quảng Bình, Đồng Hới.

28. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII (2005), Đẩy mạnh

CNH –HĐH, xây dựng tỉnh Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững, Đồng

Hới.

Tiếng Anh

29. ADB. Guidelines for Intergrated Regional Economic - Environmental

Development Planning, Environment Paper No 3. 1991.

30. Cathy McGregor and other (1999), Prince George Land and Resource

Management Plan, the University of British Columbia.

31. Greg Lindsey (1997), Environmental Planning, Lecture Notes, CRES -VNU.

32. Malone-Lee Lai Choo (1997), Environmental Planning, National University

of Singapore.

33. Carla W. Montgomery (2004), Environmental geology, Northern Illinois

University.

34. Susan Buckingham - Hafield & Bob Evans (Editorial Leader) (1996),

Environmental Planning and Sustainability, John Wiley & Sons, New York.