o trƯỜng ĐẠ - cdsphue.edu.vn · ĐỘng cho trẺ mẦm non lÀm quen vỚi toÁn” theo...

661

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    2

    CHỊU TRÁCH NHIỆM:

    PGS.TS. Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

    BAN BIÊN TẬP:

    1. GS.TS. Đặng Văn Soa

    2. TS. Phạm Ngọc Sơn

    3. TS. Nguyễn Văn Bình

    4. ThS. Nguyễn Huyền Chang

    5. TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh

    6. PGS.TS. Vũ Công Hảo

    7. TS. Bùi Thị Thanh Hương

    8. TS. Bùi Ngọc Kính

    9. ThS. Trịnh Phan Thị Phong Lan

    10. ThS. Phạm Thị Phương Liên

    11. ThS. Hoàng Thị Mai

    12. ThS. Hoàng Thị Thu Phương

    13. TS. Đặng Ngọc Quang

    14. PGS.TS. Phạm Quốc Sử

    15. TS. Phan Thị Hồng The

    16. TS. Nguyễn Thị Yến Thoa

    Toàn văn kỷ yếu

    được đăng tải tại: www.daihocthudo.edu.vn/nckh-htqt

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    3

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    4

    MỤC LỤC

    1. BÁO CÁO ĐỀ DẪN

    GS. TS. Đặng Văn Soa .............................................................................................................................. 9

    2. MỘT SỐ HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GV TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

    PGS. TS. Nguyễn Mạnh An; TS. Ngô Chí Thành .................................................................................... 11

    3. NÂNG CAO TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG

    TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

    TS. Trần Vân Anh ..................................................................................................................................... 15

    4. DẠY HỌC HÁN NÔM TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT

    LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

    TS. Trịnh Ngọc Ánh .................................................................................................................................. 23

    5. ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC: NHU CẦU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

    TS. Nguyễn Văn Bao ............................................................................................................................... 36

    6. VAI TRÒ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG

    GS.TS. Đinh Quang Báo .......................................................................................................................... 42

    7. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ

    NỘI NHẰM ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC

    NGƯỜI HỌC

    ThS. Hà Thị Minh Chính ............................................................................................................................ 47

    8. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÃ

    HỘI HIỆN ĐẠI

    TS. Đoàn Thị Cúc, ThS. Hà Thị Nguyệt .................................................................................................... 54

    9. ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN TRONG HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT

    ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI TOÁN” THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC

    ThS. Đỗ Kim Dung .................................................................................................................................... 62

    10. NGHIÊN CỨU TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975 NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC

    CHO SINH VIÊN, ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MỸ THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM

    ThS. Trần Văn Đức ................................................................................................................................... 79

    11. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI TRONG ĐÀO TẠO

    GIÁO VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC

    ThS. Đỗ Xuân Đức; ThS. Vũ Thị Nự ......................................................................................................... 84

    12. SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH

    GIÁO DỤC TIỂU HỌC

    Th.S Trần Thị Hà Giang ............................................................................................................................ 96

    13. GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

    TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

    ThS. Nguyễn Xuân Giáp ....................................................................................................................... 107

    14. KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC – CƠ SỞ HÌNH THÀNH NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA NGƯỜI GIÁO

    VIÊN NGỮ VĂN

    ThS. Nguyễn Thị Thu Hà ......................................................................................................................... 119

    15. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GV TIẾNG ANH THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC

    Th.S. Lê Thị Lệ Hà, Th.S. Lưu Thanh Tú ................................................................................................... 128

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    5

    16. VAI TRÒ CỦA ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU TRONG ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

    GS.TSKH. Dương Ngọc Hải ................................................................................................................... 135

    17. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI

    NGŨ GIÁO VIÊN THPT HIỆN NAY

    PGS.TS. Dương Thu Hằng ...................................................................................................................... 154

    18. THUYẾT ĐA TRÍ THÔNG MINH VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC

    ThS. Nguyễn Thúy Hạnh ........................................................................................................................ 161

    19. ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ

    HÀ NỘI

    ThS. Lê Hồng Hạnh ................................................................................................................................ 170

    20. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI: MỘT GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG NHU

    CẦU XÃ HỘI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

    TS. Hà Mỹ Hạnh ..................................................................................................................................... 183

    21. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐI ̣A PHƯƠNG, NHI ̀N TỪ THỰC

    TIỄN TI ̉NH THÁI BI ̀NH

    ThS. Nguyễn Văn Hiển .......................................................................................................................... 192

    22. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐA ̀O TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯƠ ̀NG ĐẠI HỌC HỒNG

    ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    ThS. Nguyê ̃n Thị Hoa ............................................................................................................................. 196

    23. RÈN LUYỆN NĂNG LỰC DIỄN ĐẠT NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO GIÁO SINH

    ThS. Vũ Anh Hoa; ThS. Trịnh Công Sơn; ThS. Đậu Thị Thu Hiền ........................................................... 202

    24. PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

    TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    ThS. Vũ Thúy Hoàn ................................................................................................................................. 210

    25. PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM CHO SV NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    TS. Ngô Thị Kim Hoàn; ThS. Phạm Thị Quỳnh Anh ............................................................................... 218

    26. LÍ LUẬN VÀ THỰC HÀNH TRONG CÁC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN

    TS. Lê Văn Hồng .................................................................................................................................... 228

    27. CÁC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở ISRAEL VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

    ThS. Trần Thị Huệ; ThS. Ariel Cegla ....................................................................................................... 238

    28. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐỊA

    LÝ Ở TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI BẰNG PHÂN TÍCH SWOT – AHP

    TS. Bùi Thị Thanh Hương ........................................................................................................................ 248

    29. ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA

    PHƯƠNG

    TS. Lê Thị Thu Hương ................................................................................................................................ 263

    30. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP

    ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

    GS.TS. Đinh Xuân Khoa; PGS.TS. Phạm Minh Hùng ............................................................................ 271

    31. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO

    GIÁO VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÍ TRƯỜNG ĐHSP – ĐHTN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO

    DỤC PHỔ THÔNG SAU 2015

    TS. Cao Tiến Khoa ................................................................................................................................. 281

    32. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SV NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

    TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

    PGS.TS. Đô ̃ Thi ̣ Minh Liên; ThS. Đỗ Kim Dung ....................................................................................... 286

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    6

    33. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SONG NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG

    ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH HIỆN NAY

    ThS. Nguyễn Thị Ngọc Linh; ThS. Trần Thị Minh Huệ ............................................................................ 298

    34. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

    NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

    ThS. Nguyễn Văn Linh ........................................................................................................................... 307

    35. MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - TRƯỜNG

    ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

    TS. Trịnh Cam Ly ..................................................................................................................................... 315

    36. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SƯ PHẠM

    TS. Trần Chi Mai ..................................................................................................................................... 322

    37. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯƠNG TÁC

    TRONG DẠY HỌC

    ThS. Hoàng Thị Mai ................................................................................................................................ 329

    38. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

    TS. Nguyễn Thị Phương Mai .................................................................................................................. 337

    39. BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HỌC TẬP NHÓM TRÊN LỚP CHO GV TRUNG HỌC CƠ SỞ

    ThS. Lê Minh ........................................................................................................................................... 348

    40. YÊU CẦU NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG SONG NGỮ, QUỐC TẾ: GÓC NHÌN TỪ TRƯỜNG

    PHỔ THÔNG SONG NGỮ LIÊN CẤP WELLSPRING HÀ NỘI

    ThS. Lê Tuệ Minh .................................................................................................................................... 356

    41. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHỤC

    VỤ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI HIỆN NAY

    TS. Nguyễn Văn Minh ............................................................................................................................ 363

    42. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

    THANH HÓA

    TS. Hoàng Nam ..................................................................................................................................... 370

    43. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - MỘT NĂNG LỰC CĂN BẢN CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG GIAI

    ĐOẠN HIỆN NAY

    ThS. Nguyễn Thị Nga ............................................................................................................................. 381

    44. DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN

    PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

    GS.TS. Lê Phương Nga .......................................................................................................................... 387

    45. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

    ThS. Vũ Thúy Ngọc ................................................................................................................................ 398

    46. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRONG

    ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

    TS. Nguyễn Thị Thu Nga ........................................................................................................................ 405

    47. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU

    CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

    TS. Đặng Lan Phương ........................................................................................................................... 413

    48. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ HƯỚNG ĐI TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA

    PHƯƠNG

    TS. Chu Thị Phương ................................................................................................................................ 419

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    7

    49. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

    ThS. Trần Thụy Như Phượng .................................................................................................................. 424

    50. NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM GDTC TRƯỜNG ĐH

    THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI HIỆN NAY

    ThS. Nguyễn Đức Quang ..................................................................................................................... 431

    51. QUẢN LÍ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐHSP THEO HƯỚNG CHUYÊN NGHIỆP

    PGS.TS Phạm Hồng Quang .................................................................................................................. 438

    52. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC TRẠNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI

    PGS.TS Bùi Văn Quân ............................................................................................................................ 445

    53. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SP NGỮ VĂN (VĂN – GDCD)

    TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

    NGƯỜI HỌC

    ThS. Trịnh Thị Quỳnh ............................................................................................................................... 454

    54. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    TS. Phạm Ngọc Sơn, ThS. Nguyễn Thị Tuyết ........................................................................................ 461

    55. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN CỦA CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM ĐỊA PHƯƠNG Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY

    ThS. Nguyễn Phùng Tám....................................................................................................................... 467

    56. TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA SINH VIÊN ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    TS. Phạm Minh Tâm ............................................................................................................................... 475

    57. KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở ĐẠI HỌC SƯ

    PHẠM HÀ NỘI

    PGS.TS. Hoàng Quý Tỉnh ....................................................................................................................... 490

    58. ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHẤT LƯỢNG CAO THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

    ThS. Nguyễn Thị Tĩnh .............................................................................................................................. 497

    59. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA

    PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

    PGS.TS. Nguyễn Thị Toan; TS. Nguyễn Hồng Vân; PGS.TS. Trần Huy Hoàng .................................... 503

    60. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

    TS. Phan Thị Hồng The ........................................................................................................................... 512

    61. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH

    VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC

    TS. Dương Thị Thoan .............................................................................................................................. 520

    62. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM

    ThS. Nguyễn Thị Bích Thuận .................................................................................................................. 528

    63. VẬN DỤNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO

    VIÊN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

    ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy ................................................................................................................. 535

    64. PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

    ThS. Bùi Thị Thanh Thủy .......................................................................................................................... 544

    65. ĐỔI THAY VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN NGOẠI NGỮ: TỪ GÓC ĐỘ HỌC THUYẾT CALL

    ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy ................................................................................................................. 553

    66. MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHIÊM NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG

    ANH Ở VIỆT NAM

    ThS. Trần Thị Hiếu Thuỷ; ThS. Nguyễn Thị Kim Phượng ........................................................................ 558

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    8

    67. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT CỦA ĐHNN-ĐHQG: ĐƯA TIẾNG ANH HỌC

    THUẬT VÀO GIẢNG DẠY VÀ MỘT SỐ CHIA SẺ CỦA GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI MÔN HỌC MỚI NÀY

    ThS. Hoàng Hồng Trang ........................................................................................................................ 569

    68. ĐỔI MỚI DẠY HỌC NỘI DUNG LẬP TRÌNH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

    TẠO GIÁO VIÊN TIN HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG

    TS. Nguyễn Chí Trung ............................................................................................................................ 581

    69. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

    THỦ DẦU MỘT

    TS. Trần Văn Trung ................................................................................................................................. 596

    70. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MĨ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG, CÁC KHOA SƯ PHẠM

    NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

    TS. Nguyễn Thu Tuấn ............................................................................................................................. 610

    71. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN

    BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    PGS.TS. Trần Anh Tuấn .......................................................................................................................... 619

    72. CÔNG TÁC CHUẨN HÓA TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

    ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết; ThS. Nguyễn Thị Cẩm ............................................................................. 626

    73. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

    TS. Trần Đình Thám ................................................................................................................................ 634

    74. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC:

    BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP

    ThS. Đinh Thị Thảo .................................................................................................................................. 639

    75. XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ VỀ NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC CỦA TRƯỜNG

    ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

    TS. Trần Quốc Việt ................................................................................................................................. 646

    76. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

    HIỆN NAY

    Th.S Nông Tuấn Vinh……………………………………………………………………………………...…….651

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    9

    BÁO CÁO ĐỀ DẪN

    GS. TS. Đặng Văn Soa

    Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

    Hội thảo khoa học “Đào tạo giáo viên tại các trường đại học đa ngành đáp

    ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm các

    giải pháp khoa học khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi

    dưỡng của các trường đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

    Hội thảo là diễn đàn cho các cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa học, giảng

    viên trao đổi kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu về vấn đề tổ chức các chương trình đào

    tạo giáo viên trong các trường đại học địa phương.

    Hội thảo đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo,

    ban chỉ đạo Quốc gia đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, Sở

    Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, sự chỉ đạo của BGH

    trường ĐH Thủ đô Hà Nội và sự tham gia của các trường Đại học, Cao đẳng, các nhà

    trường Phổ thông cùng nhiều nhà khoa học trong cả nước.

    Ban biên tập đã nhận được hơn 70 bài tham luận của các tác giả trong và ngoài

    nhà trường. Nội dung các bài tham luận bám sát mục tiêu Hội thảo và phản ánh tương

    đối toàn diện về vấn đề đào tạo giáo viên tại các trường Đại học đa ngành đáp ứng yêu

    cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Có thể khái quát nội dung cơ bản được đề cập đến

    trong các bài tham luận theo những vấn đề sau:

    - Về nội dung “Yêu cầu đội ngũ giáo viên trong các trường phổ thông hiện

    nay” các bài viết tập trung làm sáng tỏ về chương trình giáo dục phổ thông mới với

    mục tiêu tạo cơ hội lựa chọn nội dung học tập nhiều hơn, biến quá trình dạy học thành

    quá trình tự học có hướng dẫn, tăng cường hoạt động xã hội của học sinh, xây dựng

    nội dung giáo dục phù hợp với các địa phương, đổi mới kiểm tra đánh giá trong

    trường phổ thông, … Để đáp ứng những mục tiêu này đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải

    không ngừng nâng cao năng lực để có thể ứng dụng linh hoạt vào nhiều chương trình

    phổ thông khác nhau với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú. Các bài viết còn đề

    cập đến những mô hình đào tạo giáo viên phổ thông ở nước ngoài và các đề xuất ứng

    dụng mô hình đó trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Điển hình là bài viết của các

    tác giả: ThS. Nguyễn Thị Hoan – Trường ĐH Hồng Đức; ThS. Trần Thị Huệ và

    ThS.Ariel Cegla – Trung tâm ĐT quốc tế A.Ofri, Israel; ThS. Nguyễn Thị Nga –

    Trường CĐSP Nghệ An; ThS. Bùi Thị Thanh Thủy – Trường CĐSP Nam Định,…

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    10

    - Về nội dung “Đề xuất các giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã

    hội”, các bài viết tập trung vào các vấn đề chính như xây dựng nội dung và chương

    trình bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu của chuẩn

    đầu ra đối với từng cấp học; trao đổi về các giải pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện các

    kỹ năng cần thiết cho giáo viên trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng. Đặc biệt một số

    bài viết đề cập sâu hơn về đổi mới kiểm tra đánh giá sinh viên trong quá trình đào tạo,

    phát huy tính tích cực chủ động, phát triển động cơ học tập rèn luyện của sinh viên.

    Trong đó có thể kể đến bài viết của các tác giả: GS.TS Lê Phương Nga – ĐH Sư phạm

    Hà Nội; PGS.TS Hoàng Quý Tỉnh – ĐH Sư phạm Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Thị Toan,

    TS Nguyễn Hồng Vân, PGS.TS Trần Huy Hoàng - Viện KHGD Việt Nam; TS.

    Dương Thị Thoan – ĐH Hồng Đức; TS. Nguyễn Thị Thu Nga – ĐH Thủ Đô Hà Nội..

    - Để thực hiện được các giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của xã

    hội, nội dung thứ ba trong hội thảo đề cập đến “Vai trò của các trường Đại học địa

    phương trong vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên”. Các bài viết thể hiện sự nhìn nhận

    toàn diện và hệ thống về mô hình đại học địa phương để cùng hợp tác, chia sẻ những

    kinh nghiệm trên cơ sở giải quyết những khó khăn vướng mắc trong tổ chức các hoạt

    động đào tạo của các trường Đại học địa phương theo hướng đa ngành. Ngoài ra các

    bài viết còn đề cập đến chiến lượng phát triển, nhu cầu, phương hướng và các giải

    pháp của các trường Đại học, Cao đẳng thuộc sự quản lý của địa phương. Điển hình là

    bài viết của các tác giả: GS.TS Đinh Quang Báo – ĐH Sư phạm Hà Nội, thường trực

    ban chỉ đạo Quốc gia đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”;

    GS.TS Dương Ngọc Hải – Viện hàn lâm KHCN Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Hiển –

    ĐH Thái Bình; TS. Hoàng Nam – ĐH Hồng Đức; PGS.TS Phạm Hồng Quang – ĐH

    Sư Phạm ĐH Thái Nguyên.

    Trong khuôn khổ của một cuốn Kỷ yếu khoa học, chúng tôi chỉ có thể đăng tải

    nội dung tóm tắt của các bài viết, toàn văn các báo cáo kính mời các nhà khoa học

    dowload tại địa chỉ www.daihocthu.edu.vn/NCKH-HTQT.

    Ban tổ chức hội thảo chúng tôi mong muốn sẽ nhận được các ý kiến đóng góp

    của quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các giảng viên về nội dung chính để hội thảo

    đạt được mục đích đề ra.

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    11

    MỘT SỐ HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

    TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

    PGS. TS Nguyễn Mạnh An, TS. Ngô Chí Thành

    Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa

    Tóm tắt: Đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường đại học địa phương là một

    trong những yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đề xuất một số hướng

    đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên tại các trường đại học địa

    phương. Trong đó tập trung vào phân tích đổi mới chương trình đào tạo; tăng cường

    phối hợp giữa đại học địa phương với các Sở Giáo dục và đào tạo và các trường phổ

    thông; đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

    giảng viên. Bài viết cũng đề xuất có chính sách thu hút để nâng cao được chất lượng đầu

    vào trong đào tạo giáo viên; cũng như tăng cường hợp tác giữa các trường đại học địa

    phương với nhau và với các trường đại học uy tín.

    Từ khóa: Đại học địa phương; Đổi mới chương trình;Đào tạo giáo viên;

    Abstract: Renovation of teacher training at local universities are urgently

    requyred in this period. This paper proposes several renewation ideas toward

    improving quality of training teachers at local universities. We analyses the necessary

    of curriculum renovation; Enhancing cooperation between local universities with

    Training and Education department of local province and with schools; Improving

    lecturer’s qualification; and renovation in the activity of science and technology; This

    paper also suggest having policies in order to attract quality of admission input, and

    enhancing cooperation between local universities with each others and with recornized

    universities.

    Key words: Local universities; curriculum renovation; traninig teachers;

    Các trường đại học địa phương (ĐHĐP) ra đời với sứ mệnh trọng tâm là đào

    tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển kinh

    tế - xã hội địa phương và đất nước. Nhìn lại chặng đường phát triển các trường đại học

    địa phương trong gần 2 thập kỷ qua, khởi đầu là sự ra đời của Trường Đại học Hồng

    Đức (Thanh Hóa) được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1997, đến nay Thủ tướng

    Chính phủ đã ký quyết định thành lập 23 trường ĐHĐP trên toàn quốc. Trong quá

    trình phát triển, các trường ĐHĐP đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ

    thống giáo dục đại học và đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ trong đào

    tạo nguồn nhân lực. Trong đó, có đào tạo số lượng lớn đội ngũ giáo viên hiện đang

    công tác giảng dạy, quản lý tại các ở các trường, các bậc học trên khắp các địa bàn.

    Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song trước yêu cầu của giai đoạn phát triển

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    12

    mới hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự tác động của

    toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, và áp lực cạnh tranh trong đào tạo, các

    trường ĐHĐP đang đứng trước những thách thức trong quá trình phát triển. Một trong

    những bài toán quan trọng đó là nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.

    Trong đó có nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường ĐHĐP đáp ứng yêu

    cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

    1. Xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo dựa trên năng lực chuẩn đầu ra.

    Một trong những nội dung cần được ưu tiên thực hiện để nâng cao chất lượng

    đào tạo đội ngũ giáo viên ở các trường ĐHĐP đó là tập trung xây dựng, đổi mới

    chương trình đào tạo, gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy và phương thức thi

    kiểm tra, đánh giá; Để đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội và đáp ứng được yêu cầu

    đổi mới giáo dục hiện nay, các chương trình đào tạo cần được xây dựng theo hướng có

    sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình đào tạo; Chương trình đào tạo xây

    dựng phải được dựa trên xác định chuẩn đầu ra phù hợp, thể hiện rõ được các kỹ năng,

    kiến thức cần đạt được sau khi đào tạo; Các chương trình đào tạo được đổi mới phải

    khắc phục được những hạn chế của chương trình đào tạo trước đây. Chẳng hạn, còn có

    sự mất cân đối trong thời lượng giữa học lý thuyết và thực hành, thời gian học thực hành

    còn khiêm tốn so với yêu cầu, thời lượng thực hành sư phạm còn ít. Bên cạnh đổi mới,

    điều chỉnh về mặt thời gian, các chương trình đào tạo còn cần được điều chỉnh, phân bổ

    hợp lý các lĩnh vực kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kiến thức giáo dục học

    theo hướng không chỉ tập trung đào tạo chuyên môn, mà còn tăng cường đào tạo các kỹ

    năng cần thiết đối với người giáo viên. Chương trình đào tạo phải được đổi mới để

    người học sau khi ra trường không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn có đủ các kỹ

    năng làm giáo viên khi công tác giảng dạy trong nhà trường.

    Hiện nay, trường Đại học Hồng Đức đang thực hiện 33 chương trình đào tạo đại

    học, 13 chương trình đào tạo Thạc sĩ, 2 chương trình đào tạo Tiến sĩ. Xác định đổi mới

    chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và phương thức thi kiểm tra

    đánh giá theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi

    mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo, là nhiệm vụ trọng tâm, Nhà trường hiện

    đang tích cực tập trung xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo. Các chương trình đào

    tạo tất cả các khối ngành đều đang được rà soát, xây dựng đáp ứng yêu cầu đổi mới

    cấp bách hiện nay. Các chương trình đào tạo của nhà trường đều đang được xây dựng

    theo hướng có sự tham gia của các bên liên quan trong đào tạo là doanh nghiệp, các

    đơn vị sử dụng lao động, các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh, các trường phổ thông, cựu

    sinh viên và cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường…Một số chương trình đào tạo

    được xây dựng, đổi mới dựa trên đầu tư nghiên cứu quy mô. Trong đó, chương trình

    đào tạo ngành Công nghệ thông tin và ngành Kỹ thuật công trình dựa trên năng lực

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    13

    chuẩn đẩu ra được xây dựng dựa trên nghiên cứu dựa trên kinh phí Khoa học và Công

    nghệ của tỉnh Thanh Hóa; Chương trình đào tạo khối ngành Nông lâm nghiệp của nhà

    trường cũng đang được nghiên cứu xây dựng theo hướng tích hợp nội dung và kỹ năng

    đáp ứng yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở hỗ trợ của dự án ACCCU, do

    chính phủ Hà Lan tài trợ. Các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên những

    nghiên cứu công phu, bài bản sẽ là cơ sở để mở rộng xây dựng, đổi mới các chương

    trình đào tạo trong toàn trường, trong đó có các chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên.

    2. Tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các trường ĐHĐP với các Sở

    Giáo dục và Đào tạo, và các trường phổ thông

    Đào tạo giáo viên là quá trình đào tạo liên tục, giáo viên sau khi được đào tạo

    tập trung ở các trường ĐHĐP còn tiếp tục được đào tạo lại, được bồi dưỡng với các

    chuyên đề đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, để việc đào tạo giáo viên ở các trường

    ĐHĐP ngày càng có chất lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường ĐHĐP

    với Sở GD&ĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa

    nhà trường với các đơn vị trên góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng

    đào tạo. Trên cơ sở đó, các trường ĐHĐP chủ động trong việc điều chỉnh, đổi mới kịp

    thời chương trình đào tạo, cũng như xây dựng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giảng viên,

    chuyên gia phục vụ cho công tác bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên một cách

    có chất lượng và hiệu quả.

    3. Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng vừa đẩy mạnh

    nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất và đời sống, vừa chú trọng các nghiên cứu đổi

    mới trong quản lý và đào tạo.

    Bên cạnh hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường

    ĐHĐP có nhiệm vụ quan trọng trong việc góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã

    hội của địa phương. Chính vì vậy, có thể nói trong thời gian qua, các đề tài nghiên cứu

    ở các trường địa phương chủ yếu vào tập trung nghiên cứu ứng dụng phục vụ đời sống

    và sản xuất. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đào tạo, hoạt động khoa học và công

    nghệ của các trường ĐHĐP cũng cần được đổi mới theo hướng vừa chú trọng nghiên

    cứu phục vụ ứng dụng sản xuất và đời sống, vừa đẩy mạnh nghiên cứu đáp ứng yêu

    cầu đổi mới quản lý và đào tạo. Các đề tài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu xây

    dựng đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, và đổi mới

    phương thức thi, kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đẩy mạnh các nghiên cứu phục vụ đổi

    mới chương trình đào tạo, công tác hội nghị, hội thảo khoa học cũng cần được tăng

    cường theo hướng phục vụ đổi mới đào tạo.

    4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

    Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

    đội ngũ giáo viên. Phần lớn đội ngũ cán bộ giảng viên ở các trường ĐHĐP là cán bộ

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    14

    giảng viên của các trường cao đẳng, trung cấp, phần còn lại là giảng viên trẻ mới tuyển

    dụng. Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

    dục hiện nay, các trường ĐHĐP cũng cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

    viên của các trường. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng

    viên phù hợp với chức danh và nhiệm vụ được phân công. Ưu tiên đặc biệt đối với

    những ngành đào tạo chưa có giảng viên trình độ tiến sỹ; xây dựng chính sách khuyến

    khích động viên để sớm có một tỷ lệ nhất định giảng viên được phong học hàm; tuyển

    dụng cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về

    trường; Tổ chức cam kết trách nhiệm giữa cán bộ, giảng viên với nhà trường về nghĩa

    vụ, quyền lợi, kịp thời tôn vinh những người có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ,

    ngoại ngữ, tin học và có đóng góp lớn đối với nhà trường.

    5. Kiến nghị

    Có cơ chế, chính sách để thu hút được đông đảo các học sinh giỏi vào học các

    ngành sư phạm tại các trường ĐHĐP. Thực tế cho thấy, đầu vào của thí sinh trúng

    tuyển vào học tập tại các trường ĐHĐP tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh

    hưởng đến chất lượng đầu ra, trong đó có đội ngũ giáo viên. Với chất lượng đầu vào

    thấp, cộng với sự hạn chế về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ giảng viên sẽ làm

    cho chất lượng đầu ra thấp. Chính vì vậy, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách để nâng

    cao được chất lượng đầu vào trong đào tạo đội ngũ giáo viên.

    Tăng cường hợp tác giữa các trường ĐHĐP với nhau, và hợp tác giữa các trường

    ĐHĐP với các trường ĐH có uy tín. Thông qua đó phát triển chương trình đào tạo, tăng

    cường chuyên gia trong đào tạo và hợp tác trong khoa học và công nghệ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về

    đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

    Nghị định số 73/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định tiêu chuẩn phân tầng,

    khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học

    Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc điều chỉnh

    Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 - 2020

    Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Điều lệ

    trường đại học.

    Arimoto, A. (1997), Market and higher education in Japan, Higher Education

    Policy, Vol.10, No 3-4;

    Huang Xiao (2008), The inovation of teachinh model in local universities based

    on practice. http://dept.wyu.edu.cn/gysj/artical.asp?id=292.

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    15

    NÂNG CAO TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM

    TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

    TS. Trần Vân Anh

    Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

    Tóm tắt: Hội nhập giáo dục và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông

    hiện nay đang đặt ra thách thức và cơ hội đối với giảng viên sư phạm các trường địa

    phương - những người thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trong một khu vực,

    hoặc một đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Trong khi, thời gian của một chương

    trình giáo dục phổ thông ngày càng rút ngắn, giảng viên sư phạm cần nâng cao tính

    chủ động của giảng viên sư phạm trong đào tạo sư phạm trước sự đổi mới chương

    trình giáo dục phổ thông. Trên cơ sở xác định thách thức và cơ hội của giảng viên các

    trường sư phạm địa phương, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao tính chủ động

    của giảng viên, như nâng cao năng lực thích ứng của giảng viên, xây dựng chương

    trình đào tạo ở trường sư phạm không phụ thuộc vào chương trình phổ thông cụ thể,

    tính bản sắc của trường sư phạm địa phương...

    Từ khóa: giảng viên sư phạm, sư phạm địa phương, tính chủ động của giảng

    viên sư phạm, bản sắc địa phương

    Abstract: Thesedays, intergrated and renewed education makes challenges and

    chances to pedagogical lectures. While the age of a curriculum is shorter, pedagogical

    lectures need be more active to adapt innovation of education. After determining

    challenges and chances to pedagogical lectures in locals, writer shown several

    solutions to enhance the the active of pedagogical teachers in locals inwhich has plan

    to train teachers independently from curruculum in school and has local identity.

    Key words: pedagogical lectures, the active of pedagogical teachers, in locals,

    local identit

    1. Dẫn nhập

    Giảng viên các trường sư phạm là nhân tố chủ đạo trong quá trình đào tạo giáo

    viên; giáo viên lại là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

    Như vậy, giảng viên có mối quan hệ mật thiết với chương trình giáo dục phổ thông

    thông qua giáo viên – sản phẩm đào tạo trực tiếp của giảng viên các trường sư phạm.

    Phải chăng logic thực tế hiện nay là: Chương trình phổ thông mới đòi hỏi giáo viên

    phải thay đổi, nên chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm phải chuyển

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    16

    đổi cho phù hợp, do đó, giảng viên các trường sư phạm địa phương cũng phải thay đổi

    để thích ứng chương trình phổ thông mới? Làm sao để giảng viên các trường sư phạm

    địa phương chủ động đào tạo giáo viên cho những chương trình phổ thông khác nhau?

    Tác giả bày tỏ quan điểm và đề xuất các giải pháp dưới góc nhìn của giảng viên một

    trường đào tạo giáo viên của Hà Nội.

    2. Nội dung

    2.1. Thách thức và cơ hội của giảng viên trường sư phạm địa phương hiện nay

    2.1.1. Thách thức

    Thách thức đối với giảng viên các trường sư phạm địa phương hiện nay là áp

    lực cạnh tranh và thể hiện năng lực với giảng viên các trường sư phạm trọng điểm

    quốc gia cũng như các trường sư phạm địa phương khác.

    Giảng viên các trường sư phạm địa phương không có được môi trường làm việc

    chuyên nghiệp và rộng mở như đồng nghiệp ở các trường đại học sư phạm cấp quốc

    gia. Các trường sư phạm địa phương đa số là cao đẳng sư phạm hoặc từ cao đẳng nâng

    cấp lên đại học. Trường cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên các cấp mầm non, tiểu

    học, trung học cơ sở; trường đại học mở rộng đào tạo giáo viên trung học phổ thông.

    Mô hình và phương thức đào tạo ở trường sư phạm địa phương không khác gì so với

    các trường sư phạm quốc gia trên cả nước, nhưng điều kiện ngân sách và môi trường

    làm việc chịu ảnh hưởng địa phương.

    Giảng viên các trường sư phạm địa phương tiếp cận và làm việc với đối tượng

    sinh viên có điểm đầu vào thấp hơn đầu vào sinh viên các trường sư phạm quốc gia.

    Để hướng tới đầu ra của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo, sự nỗ lực làm việc của

    giảng viên các trường sư phạm địa phương phải tăng hơn so với giảng viên các trường

    sư phạm quốc gia. Trong khi đó, môi trường làm việc (bao gồm cả điều kiện vật chất,

    phong cách làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp…) lại không rộng mở như ở các

    trường sư phạm quốc gia. Đây là thách thức rất lớn đối với mỗi giảng viên các trường

    sư phạm địa phương.

    Các trường sư phạm địa phương hầu hết có nòng cốt là cao đẳng sư phạm nâng

    cấp thành đại học, từ đào tạo đơn ngành sư phạm chuyển sang đa ngành. Đối với trường

    đại học địa phương, sư phạm chỉ là một ngành đào tạo chủ yếu và truyền thống; khi

    chuyển sang đào tạo đa ngành, có thể dẫn tới sự thu hẹp quy mổ và đầu tư cho đào tạo

    sư phạm, nhất là khi các ngành ngoài sư phạm có tiềm năng và thời cơ phát triển. Trong

    khi đó, các trường sư phạm quốc gia đào tạo chuyên sâu về sư phạm ở trình độ đại học

    và sau đại học. Giảng viên các trường sư phạm địa phương đứng trước thách thức dịch

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    17

    chuyển chuyên môn đào tạo theo hướng ngang; còn giảng viên các trường sư phạm

    quốc gia có điều kiện đi sâu và nâng cao theo hướng thẳng.

    Ngoài áp lực sân sau của các trường sư phạm quốc gia, giảng viên các trường

    sư phạm địa phương cũng cần nhìn nhận và cạnh tranh với năng lực của giảng viên

    trường sư phạm địa phương khác. Chất lượng giảng viên là điều kiện sống còn của nhà

    trường, góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu và bản sắc của một trường sư phạm

    trong đào tạo giáo viên cho địa phương. Thách thức này đồng thời là trách nhiệm mà

    mỗi giảng viên trường sư phạm địa phương phải ý thức được để nâng cao chất lượng

    đội ngũ giảng viên trường mình.

    2.1.2. Cơ hội của giảng viên các trường sư phạm địa phương

    Cùng với thách thức, giảng viên các trường sư phạm địa phương cũng đứng trước

    những cơ hội. Giảng viên các trường sư phạm địa phương có điều kiện học tập kinh

    nghiệm về đào tạo sư phạm từ các chuyên gia giáo dục, các nghiên cứu của các trường

    sư phạm trọng điểm quốc gia; cơ hội tiếp cận và nghiên cứu các mô hình và phương

    thức đào tạo giáo viên của nước ngoài. Trên cơ sở đó, giảng viên các trường sư phạm

    địa phương có cơ hội rút ngắn hơn quá trình học tập kinh nghiệm đào tạo.

    Đối với giảng viên các trường đại học đào tạo đa ngành, trong đó có sư phạm,

    giảng viên sư phạm ở các trường địa phương có cơ hội dịch chuyển, tiếp cận với các

    ngành đào tạo năng động ngoài sư phạm. Đây là cơ hội giúp cho các giảng viên phát

    huy được năng lực tiềm tàng của mình và vận dụng kiến thức liên ngành trong nghiên

    cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

    Trước yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện, các giảng viên sư phạm ở các trường

    địa phương có cơ hội đề xuất xây dựng và phát triển mô hình đào tạo, chương trình

    đào tạo sư phạm mang bản sắc địa phương mình. Tính bản sắc trong đào tạo sư phạm

    địa phương được thể hiện trong nét riêng trong chuẩn đầu ra, trong tiếp cận với định

    hướng giáo dục phát triển năng lực, trong đó có năng lực thích hợp với điều kiện kinh

    tế - xã hội địa phương. Tính bản sắc trong đào tạo sư phạm của các trường địa phương

    được thể hiện rõ nét trong chương trình đào tạo với những học phần mang dấu ấn địa

    phương mà ở nơi khác không có trong chương trình.

    Cơ hội luôn đi liền thách thức. Làm thế nào để giảng viên sư phạm ở các trường

    địa phương biến thách thức thành cơ hội? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ

    động, sáng tạo, và năng lực của mỗi giảng viên.

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    18

    2.2. Những giải pháp nâng cao tính chủ động của giảng viên các trường sư

    phạm địa phương

    2.2.1. Nâng cao năng lực thích ứng của giảng viên sư phạm

    Đặt vấn đề năng lực thích ứng với giảng viên sư phạm là điều cần thiết, bởi vì

    sự vận động của điều kiện kinh tế - xã hội buộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo phải nhanh

    chóng chuyển biến. Một mặt, giáo dục – đào tạo phải theo sát thực tiễn, mặt khác, giáo

    dục phải đi trước, có tính mở đường, chuẩn bị về tư tưởng, nhân lực cho những nhiệm

    vụ kinh tế - xã hội trong tương lai. Năng lực thích ứng của giảng viên các trường sư

    phạm được hiểu là khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn một cách chủ động, sáng

    tạo, linh hoạt để đào tạo ra những giáo viên đạt chuẩn đầu ra về kiến thức, năng lực

    giáo dục và phẩm chất nghề nghiệp. Năng lực này được thể hiện ở các mặt cụ thể như

    sau:

    - Tiếp cận với những thành tựu nghiên cứu mới về khoa học chuyên ngành và

    giáo dục học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng vì kiến thức là thành tố đầu

    tiên cho việc hình thành và phát triển năng lực của giảng viên, trong đó không thể xem

    nhẹ lĩnh vực kiến thức giáo dục học.

    - Vận dụng tích cực và hiệu quả những thành tựu nghiên cứu mới vào quá trình

    đào tạo sinh viên sư phạm. Nếu giảng viên không thực hành trong công việc chuyên

    môn, sự hiểu biết chỉ tạo ra tiềm năng, chưa trở thành năng lực. Vận dụng các thành

    tựu nghiên cứu vào công việc một cách tích cực, nhuần nhuyễn, đem lại hiệu quả là sự

    minh chứng cho năng lực của giảng viên.

    - Phân tích thực trạng và đoán định những xu thế phát triển của giáo dục Việt

    Nam là công việc đòi hỏi tư duy nhạy bén, khả năng quan sát, thu thập thông tin và

    tổng hợp vấn đề từ các dữ liệu thực tế. Trên cơ sở hiểu biết và sự suy luận, phán đoán,

    giảng viên phải phán đoán những xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam. Điều này là

    tiền đề cho việc lựa chọn hay áp dụng những kiến thức và phương pháp giảng dạy nào

    để phát triển năng lực thiết yếu cho sinh viên.

    - Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả công việc.

    Trong thời đại bùng nổ công nghệ - thông tin cùng với hội nhập quốc tế khu vực,

    ngoại ngữ và công nghệ thông tin chính là phương tiện hữu hiệu giúp giảng viên mở

    rộng tri thức và thích ứng nhanh với biến đổi trong nghề nghiệp.

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    19

    2.2.2. Giảng viên chủ động xây dựng và phát triển chương trình đào tạo giáo viên

    Cơ sở lý luận của đề xuất này dựa trên lý luận về xây dựng và phát triển chương

    trình giáo dục. Chương trình đào tạo ở trường sư phạm trang bị khối lượng kiến thức

    khoa học chuyên ngành và giáo dục học nền tảng; chú trọng phát triển năng lực tự học,

    tự nghiên cứu, đặc biệt năng lực phát triển chương trình, thích ứng với đổi mới. Sinh

    viên ngành sư phạm khi ra nghề có thể tiếp cận và thực hiện các chương trình giáo dục

    khác nhau dựa trên nền tảng các năng lực đã được đào tạo. Hiểu biết về chương trình

    và phát triển chương trình ở trường sư phạm cũng như chương trình phổ thông. Trên

    cơ sở hiểu biết đó, giảng viên xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo hướng

    hình thành và phát triển các năng lực thiết yếu cho nghề nghiệp dạy học.

    Tiếp cận xu hướng giáo dục hiện đại, kết hợp yêu cầu giáo dục trong nước và địa

    phương. Chương trình giáo dục được xác định có tính hiện đại, tính dân tộc, tính ổn định,

    chính vì thế, đáp ứng yêu cầu trước mắt cho một chương trình hiện hành là chưa đủ mà

    giảng viên cần nhận thấy xu thế giáo dục trong tương lai gần để công tác đào tạo giáo viên

    có tính dự báo và chuẩn bị điều kiện nhân lực cho đổi mới chương trình.

    Hiểu biết về nguyên tắc xây dựng chương trình, chương trình tiếp cận nội dung

    hay năng lực, mục tiêu của chương trình giáo dục một cách hệ thống, sâu sắc là nền tảng

    để giảng viên xây dựng chương trình đào tạo giáo viên một cách chủ động, linh hoạt.

    Trong đó, không chỉ giảng viên cần năng lực thích ứng, mà giáo viên được đào tạo từ các

    trường sư phạm cũng cần được trang bị kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức về phát

    triển chương trình phổ thông. Đây là chìa khóa để giải quyết vấn đề đào tạo giáo viên

    trong một giai đoạn và sự thay đổi chương trình phổ thông trong tương lai.

    Như vậy, ứng xử của giảng viên sư phạm trước đổi mới chương trình giáo dục

    phổ thông không phải là sự thay đổi thụ động của giảng viên trước sự đòi hỏi của

    chương trình phổ thông, mà là sự chủ động, năng động, sáng tạo của giảng viên, với tư

    cách những người đi trước, tạo ra xu thế đỏi mới giáo dục và đào tạo sinh viên có năng

    lực thích ứng với đổi mới.

    2.2.3. Giảng viên sư phạm ở trường địa phương xây dựng chương trình đào tạo giáo

    viên mang bản sắc địa phương và có tính độc lập tương đối với chương trình giáo dục

    phổ thông

    Cơ sở thực tiễn của quan điểm được xuất phát từ thực tiễn giáo dục Việt Nam

    và những kinh nghiệm giáo dục nước ngoài. Tuổi thọ chương trình và chu kì đổi mới

    chương trình ngày càng rút ngắn. Chương trình tiếp cận mục tiêu nội dung kiến thức

    vừa hàn lâm vừa thiếu tính ứng dụng thực tế dần được thay thế bằng chương trình tiếp

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    20

    cận năng lực, đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. Đổi mới

    giáo dục là một nhu cầu cấp bách và thiết yếu đối với Việt Nam để “nâng cao dân trí,

    đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong một môi trường cạnh tranh và hội nhập.

    Tuy vậy, mỗi khi đổi mới giáo dục, thường nảy sinh những ý kiến trái chiều. Nguyên

    nhân của những ý kiến trái chiều xuất phát từ quan điểm tiếp cận và nhận thức khác

    nhau, vị thế và quyền lợi khác nhau trong công cuộc đổi mới. Mỗi một cá nhân trong

    ngành giáo dục cần nhận thức về đổi mới nhu một nhu cầu nội tại và chủ động, tự

    thích ứng với điều kiện mới.

    Chương trình đào tạo ở trường sư phạm và chương trình giáo dục phổ thông có

    mối quan hệ độc lập tương đối với nhau. Tính độc lập thể hiện ở chỗ, không chương

    trình nào bị ràng buộc hay chi phối bởi chương trình kia. Tuy vậy, sự độc lập chỉ là

    tương đối, bởi cả hai chương trình được xây dựng trên nền tảng triết lý giáo dục Việt

    Nam, và thể hiện những giá trị cốt lõi của giáo dục Việt Nam trong một thời kì nhất

    định. Giảng viên các trường sư phạm và chương trình giáo dục phổ thông có hai mối

    liên hệ: Thứ nhất, giảng viên trực tiếp đóng góp, nhận xét cho việc xây dựng chương

    trình chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời cũng bám sát chương trình phổ thông

    để vận dụng thực tiễn vào đào tạo; Thứ hai, giảng viên liên hệ gián tiếp với chương

    trình phổ thông qua đào tạo giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

    Trong các mối liên hệ này, giảng viên đều có thể chủ động thích ứng với chương trình

    giáo dục phổ thông.

    Để nâng cao tính chủ động của giảng viên sư phạm với chương trình giáo dục

    phổ thông khác nhau, cần sự chủ động của giảng viên và cả chủ trương, chính sách từ

    bên trên. Tuy nhiên, yếu tố chủ động, tích cực của giảng viên là quan trọng nhất. Cụ

    thể:

    - Giảng viên sư phạm cần có năng lực xây dựng và phát triển chương trình

    trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trên cơ

    sở chương trình khung, giảng viên chính là người đề xuất những năng lực, môn học

    phù hợp đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên cho địa phương nói riêng; chương

    trình phải đảm bảo tính thống nhất với các chương trình đào tạo sư phạm khác vừa

    mang bản sắc độc đáo của địa phương.

    Xuất phát từ mối quan hệ giữa giảng viên các trường sư phạm với chương trình

    phổ thông, giải pháp nâng cao tính chủ động của giảng viên các trường sư phạm địa

    phương được thể hiện qua sơ đồ sau:

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    21

    Sơ đồ: Mối quan hệ giữa giảng viên các trường sư phạm địa phương và chương

    trình giáo dục phổ thông

    - Giảng viên cần nâng cao năng lực nghiên cứu, theo phương châm “người dạy

    học là người học suốt đời”. Cùng với sự chú trọng trong nghiên cứu khoa học chuyên

    ngành, giảng viên sư phạm còn là nhà nghiên cứu giáo dục học. Sự tích hợp lĩnh vực

    nghiên cứu khoa chuyên ngành và giáo dục học của giảng viên sư phạm trở thành đặc

    thù của giảng viên sư phạm, sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin là yêu cầu cần

    thiết trong nghiên cứu và giảng dạy.

    - Bên cạnh việc am hiểu giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn, để thích ứng với

    chương trình phổ thông, giảng viên sư phạm cần được trải nghiệm thực tiễn giáo dục

    phổ thông qua các hoạt động như tham gia bồi dưỡng giáo viên, giảng dạy phổ thông,

    dự giờ giáo viên…Điều kiện lý tưởng là hệ thống trường thực hành của trường sư phạm,

    nơi giảng viên trực tiếp dạy học với tư cách giáo viên phổ thông. Việc tham quan học

    tập các mô hình giáo dục trong nước, tham quan thực tế giáo dục nước ngoài cũng là

    điều kiện tốt và cần thiết cho giảng viên các trường địa phương.

    Để các trường sư phạm xây dựng chương trình đào tạo vừa thống nhất, vừa đa

    dạng, vừa giàu bản sắc địa phương, việc cần thiết là xác định triết lý giáo dục và giá trị

    cốt lõi của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn cụ thể. Dựa vào giá trị cốt lõi đó, các

    trường sư phạm sẽ chủ động xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nhằm tạo ra

    các giáo viên có các năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn và năng lực thích ứng với đổi

    Chương trình đào tạo

    sư phạm địa phương

    +Chương trình khung

    + Bản sắc địa phương

    Giảng viên

    Chương trình giáo

    dục phổ thông

    Giáo viên phổ thông

    Triết lý giáo dục Việt Nam

    Giá trị cốt lõi

    của giáo dục

    Việt Nam

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    22

    mới chương trình. Chương trình giáo dục phổ thông cũng dựa trên cơ sở giá trị cốt lõi

    và căn cứ vào thực tế để đổi mới có tính kế thừa và tiếp cận hiện đại. Giảng viên sư

    phạm phải qua được bồi dưỡng lớp lí luận giáo dục và có năng lực nghiệp vụ sư phạm;

    chỉ các trường sư phạm và khoa sư phạm đủ điều kiện mới được đào tạo giáo viên sẽ là

    điều kiện tốt cho giải pháp đã đề xuất.

    3. Kết luận

    Giáo dục là một thiết chế trong xã hội, vận động cùng xã hội, hơn nữa, giáo dục

    phải đi trước một bước để tạo ra những con người đáp ứng xã hội mới. Chính vì vậy,

    việc đổi mới giáo dục, cũng như đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một hiện

    tượng bình thường có tính quy luật. Đổi mới giáo dục và đào tạo là một quá trình diễn

    ra không ngừng, đưa nhận thức xã hội và trình độ lao động của đất nước đi lên. Các

    trường sư phạm địa phương đang đứng trước thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi phải

    nhanh chóng thích ứng với điều kiện mới. Để thích ứng với điều đó, mỗi giảng viên sư

    phạm nói chung và giảng viên sư phạm địa phương phải chủ động đổi mới, năng động

    sáng tạo, nâng cao năng lực của mình.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Bộ Giáo dục và đào tạo, 2015, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông.

    Phạm Minh Hạc, 2011,Triết lý giáo dục Thế giới và Việt Nam, NXB Giáo dục

    Việt Nam.

    Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015, Phát triển và quản lí chương trình giáo dục, Nhà

    xuất bản Đại học Sư phạm.

    Luật Giáo dục đại học, 2012, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

    Hà Nhật Thăng, Trần Hữu Hoan, 2013,Xu thế phát triển giáo dục, NXB Đại

    học Sư phạm.

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    23

    DẠY HỌC HÁN NÔM TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG

    GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

    TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

    TS. Trịnh Ngọc Ánh

    Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

    Tóm tắt: Khi văn hóa Việt Nam đang trong bước chuyển để hội nhập quốc tế

    thì tri thức Hán Nôm chính là chiếc cầu nối để chúng ta có thể nối liền văn hóa dân tộc

    giữa truyền thống và hiện đại. Vì vậy, dạy học Hán Nôm là vấn đề luôn cấp thiết, nhất

    là ở các cơ sở đào tạo giáo viên các cấp. Ở bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số

    ý kiến xoay quanh vấn đề dạy học Hán Nôm ở các trường Đại học địa phương nhằm

    góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường phổ thông hiện nay,

    gồm: môn học Hán Nôm trong chương trình đào tạo giáo viên các ngành khoa học xã

    hội tại các trường Đại học địa phương; dạy học Hán Nôm trong các trường Đại học địa

    phương góp phần nâng cao chất lượng bài dạy của giáo viên phổ thông (bài dạy tác

    phẩm văn học chữ Hán trong chương trình Ngữ văn phổ thông, bài dạy từ Hán Việt

    trong chương trình Ngữ văn phổ thông và bài dạy Lịch sử địa phương trong chương

    trình Lịch sử phổ thông).

    Từ khóa: dạy học Hán Nôm, chương trình đào tạo, đại học địa phương, giáo

    viên phổ thông, tác phẩm văn học chữ Hán, từ Hán Việt, lịch sử địa phương

    Abstract: When culture of Vietnam is integrating, Sino-Nom is the connection

    between traditional culture and modern one. For this reason, teaching Sino-Nom is

    very important nowadays, especially in training centers for teachers. In this report,

    there are opinions about teaching Sino-Nom in local universities improving highschool

    teachers’ qualities include Sino-Nom teachers’ training course in local universities,

    teaching Sino-Nom improving highschool teachers’ lectures’ quality (teaching Sino

    pieces of literature, Sino-Vietnamese words or local history in Literature and History

    lectures in highschool).

    Key words: teaching Sino-Nom, training courses, local universities, highschool

    teachers, Sino pieces of Literature, Sino-Vietnamese words, local history.

    1. Mở đầu

    Trường đại học địa phương (ĐHĐP) là tên gọi không chính thống, chưa có

    trong các văn bản pháp quy dùng để chỉ các trường đại học trực thuộc tỉnh, thành phố.

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    24

    Trường ĐHĐP là cơ sở đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa trình độ, bao gồm các khoa

    đào tạo, các trung tâm nghiên cứu, các trung tâm dịch vụ, các đơn vị có khả năng cấp

    các loại chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ, nghề nghiệp. Trường ĐHĐP là

    nơi cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội và phát

    triển kinh tế - xã hội của địa phương và các vùng phụ cận trên cơ sở tối ưu hóa điều

    kiện học tập cho người học. Với các nhiệm vụ cơ bản như đào tạo nhân lực có trình độ

    trung cấp, cao đẳng, đại học (một số trường đã và đang tiến tới đào tạo sau đại học),

    đào tạo chuyển tiếp liên thông giúp chuyển đổi ngành nghề, đào tạo liện tục theo

    hướng giáo dục thường xuyên, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ

    chức dịch vụ đào tạo và khoa học công nghệ, trường ĐHĐP là chỗ dựa quan trọng

    giúp địa phương thực hiện phát triển kinh tế - xã hội hòa nhập với cả nước trong sự

    nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    2. Nội dung

    Nhìn chung các trường ĐHĐP đều được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường

    Cao đẳng Sư phạm địa phương hoặc từ trường Cao đẳng Cộng đồng có sáp nhập thêm

    một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp khác thuộc sự quản lý của chính quyền địa

    phương. Cũng chính vì cơ chế thành lập như vậy nên hầu như các trường ĐHĐP đều

    có các khoa sư phạm. Trong thời điểm hiện tại, các khoa sư phạm vẫn đang là những

    đơn vị mũi nhọn của trường, là nơi đào tạo, cung cấp đội ngũ giáo viên các cấp, từ

    mầm non cho đến trung học phổ thông cho địa phương đó.

    2.1. Môn học Hán Nôm trong chương trình đào tạo giáo viên các ngành

    khoa học xã hội tại các trường ĐHĐP

    Trong chương trình đào tạo giáo viên THCS, THPT các ngành Xã hội, ở một số

    trường ĐHĐP, phân môn Hán Nôm đã có được một vị trí nhất định. Phân môn Hán

    Nôm chủ yếu được xếp vào khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên

    ngành. Ở một số trường ĐHĐP, phân môn này còn được bố trí một số tín chỉ trong

    khối kiến thức chuyên ngành nâng cao.

    Chương trình đào tạo SP Ngữ văn (cả hệ Cao đẳng và hệ Đại học) của Trường

    Đại học Sài Gòn đều dành 4 tín chỉ cho môn Hán Nôm. Chương trình đào tạo SP Ngữ

    văn (hệ Đại học) của Đại học Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) và Đại học Cần Thơ dành

    cho môn Hán Nôm 6 tín chỉ và thêm 2 tín chỉ tự chọn cho môn Từ Hán Việt với việc

    giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT. Chương trình đào tạo SP Ngữ văn của Đại học

    Đồng Nai dành cho môn Hán Nôm với số tín chỉ là 9 và cũng thêm 2 tín chỉ tự chọn

    cho môn Từ Hán Việt với việc giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT. Trong chương trình

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    25

    đào tạo liên thông từ Cao đằng lên Đại học ngành SP Ngữ văn, trường Đại học Đồng

    Nai cũng bố trí 3 tín chỉ cho môn Hán Nôm. Đáng tiếc là, ngành học cũng rất cần phải

    được học Hán Nôm là ngành SP Lịch sử, thì hầu như trong chương trình đào tạo của

    các trường ĐHĐP khác mà chúng tôi đã khảo sát đều không có môn Hán Nôm, chỉ có

    Đại học Cần thơ dành cho SP Lịch sử (hệ Đại học) 2 tín chỉ tự chọn học phần Hán

    Nôm căn bản.

    Với những lợi thế hơn hẳn các trường ĐHĐP khác, như nằm ngay giữa thủ đô

    của cả nước, nơi có cơ sở đào tạo chuyên ngành Hán Nôm lớn nhất nước là Khoa Văn

    học, trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi có Viện Nghiên cứu Hán

    Nôm, tổ chức thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cơ sở bảo quản, lưu trữ

    và nghiên cứu các di sản Hán Nôm (gồm các thư tịch và tư liệu viết bằng chữ Hán, chữ

    Nôm) lớn nhất nước, có giảng viên cơ hữu trình độ cao chuyên ngành Hán Nôm,

    trường Đại học Thủ đô Hà Nội lâu nay đã và đang dành cho môn Hán Nôm một vị thế

    quan trọng. Trước đây, môn Hán Nôm được bố trí 7 tín chỉ trong chương trình đào tạo

    SP Ngữ văn và SP Lịch sử (hệ Cao đẳng). Trong thời gian gần đây, do yêu cầu giảm

    tải chương trình đào tạo, nên số tín chỉ dành cho môn Hán Nôm rút xuống còn 5 tín chỉ

    (cả với ngành SP Ngữ văn và SP Lịch sử, hệ Cao đẳng) và 2 tín chỉ tự chọn dành cho

    môn học Dạy học từ ngữ Hán Việt ở trường THCS (dành cho SP Ngữ văn, hệ Cao

    đẳng). Trong chương trình đào tạo SP Ngữ văn và SP Lịch sử hệ Đại học mà trường

    Đại học Thủ đô Hà Nội vừa xây dựng và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt,

    môn Hán Nôm được bố trí 8 tín chỉ (với cả hai ngành). Ngoài ra, ngành SP Ngữ văn

    còn xây dựng thêm các chuyên đề gần với môn Hán Nôm trong khối kiến thức chuyên

    ngành tự chọn, như Văn bản Hán văn cổ điển Trung Hoa (3 tín chỉ), Thơ chữ Hán

    trong văn học trung đại Việt Nam (3 tín chỉ), Dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông

    (3 tín chỉ). Qua việc dành cho môn Hán Nôm thời lượng đáng kể trong chương trình

    đào tạo SP Ngữ văn và SP Lịch sử (hệ Cao đẳng và Đại học), có thể thấy, các thế hệ

    lãnh đạo của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã có một tầm nhìn chiến lược trong

    công tác đào tạo giáo viên phổ thông khối Xã hội.

    2.2. Dạy học Hán Nôm trong các trường ĐHĐP góp phần nâng cao chất

    lượng bài dạy của giáo viên phổ thông

    2.2.1. Nâng cao chất lượng các bài dạy tác phẩm văn học chữ Hán trong

    chương trình Ngữ văn ở phổ thông

    Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, có không ít những tác phẩm văn học

    Trung Quốc, tác phẩm văn học Việt Nam trung đại viết bằng chữ Hán và chắc chắn

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

    26

    không thể thiếu một số bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh. Việc có tri thức Hán Nôm

    góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng các bài dạy cụ thể đó, cũng như

    các bài dạy về các tác phẩm văn học Trung Quốc, văn học Việt Nam trung đại và thơ

    chữ Hán Hồ Chí Minh nói chung.

    Với các tác phẩm thơ chữ Hán, trình tự của phần Văn bản (trong SGK Ngữ văn

    THCS) là: Phiên âm, Dịch nghĩa (kèm theo phần chú giải từ ngữ), Dịch thơ và Chú

    thích. Căn cứ vào phần dịch nghĩa, chú thích và chú giải, giáo viên có thể cung cấp

    những kiến thức cơ bản về thể thơ, nội dung, ý nghĩa của bài thơ đó, nhưng bài giảng

    sẽ thú vị hơn nhiều nếu như giáo viên vận dụng những tri thức Hán Nôm vào bài dạy,

    từ đó khai thác triệt để ý nghĩa của một số từ ngữ được coi là “nhãn tự” của bài thơ.

    Chẳng hạn với bài Nam quốc sơn hà (SGK Ngữ văn 7), ngoài những từ ngữ mà

    SGK chú thích (nhằm gợi ý giáo viên nhấn mạnh) như: Nam đế (vua Nam), thiên thư

    (sách trời), giáo viên cần phải nhấn mạnh thêm các từ như quốc, cư… Về từ quốc, nếu

    chỉ giải thích như SGK thôi thì chưa đủ (SGK chú giải quốc: nước). Cần phải căn cứ

    vào ý nghĩa sâu xa của chữ quốc (國) thì mới có thể thấy hết cái hay, cái đẹp và ý đồ

    sử dụng chữ quốc (國) trong bài thơ này của tác giả. Chữ quốc (國) vốn là từ để dùng

    chỉ các vùng lãnh thổ mà vua thiên tử phân phong cho các vua chư hầu, thời Tây Chu

    gọi là chư hầu quốc. Cuối thời Xuân Thu, nhà Chu mất dần địa vị bá chủ trong thiên

    hạ, các nước chư hầu (quốc) đánh nhau tạo thành cục diện thất quốc tranh hùng (bảy

    nước lớn Tần, Nguỵ, Yên, Hàn, Tề , Sở, Triệu tranh nhau ngôi bá chủ thiên hạ, nắm

    quyền cai quản Trung Hoa đương thời). Sau đó, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt các nước

    khác, thống nhất thiên hạ, toàn bộ Trung Nguyên là một nước. Từ đó quốc là lớn nhất,

    cả Trung Hoa gọi là quốc – Trung Quốc. Ngược dòng lịch sử cho thấy, phong kiến

    phương Bắc chưa bao giờ công nhận nước ta với tư cách là một quốc, mặc dù đất nước

    ta đã dành quyền tự chủ từ năm 938, sau trận đánh Bạch Đằng chói ngời lịch sử của

    Ngô Vương. Khi Đinh Bộ Lĩnh sáng lập ra triều Đinh với đế hiệu là Đinh Tiên Hoàng,

    quốc hiệu là Đại Cồ Việt thì chúng vẫn xem nước ta như là một quận của chúng nên

    chỉ công nhận Đinh Bộ Lĩnh là Giao Chỉ quận vương. Như vậy Nam quốc trong bài

    thơ được dùng với mục đích tạo thế ngang hàng, đối sánh với Bắc quốc. Sẽ thú vị hơn

    nữa khi giáo viên biết phân tích ý nghĩa sâu xa của chữ quốc (國) bằng cách chiết tự

    nó. Ở vào giai đoạn Giáp cốt văn, chữ quốc chưa đầy đủ các bộ phận như bây giờ, mà

    được viết là 或 . (Chữ Quốc với tự dạng như vậy chúng ta vẫn bắt gặp trên những lá cờ

    trong phim cổ trang Trung Quốc về giai đoạn trước Tần Thủy Hoàng). Với tự dạng或

    thì chữ quốc biểu thị ý nghĩa: trong khoảng giới hạn không gian nhất định (二), có sự

  • HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

    27

    tồn tại, sinh sống của con người (口) và được bảo vệ bằng vũ khí, giáo mác (戈). Sau,

    chữ quốc có thêm bộ vi (囗) bao ở phía bên ngoài. Lúc này, chữ quốc mang đầy đủ ý

    nghĩa của nó: trong vùng không gian nhất định, có sự tồn tại của con người, được bảo

    vệ bởi vũ khí giáo mác và có sự toàn vẹn của lãnh thổ, biên giới. Chữ quốc (國) trong

    Nam quốc sơn hà được dùng với tự dạng đầy đủ và chắc chắn phải mang dụng ý: nước

    Nam là một quốc gia toàn vẹn về lãnh thổ.

    Hay nếu có tri th