ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/sundries/tai lieu cao hoc/kinh te...

128
Khoa Kinh Tế - QTKD Kinh Tế Vĩ Tác gi: Nguyn Tri Khiêm Biên mc: sdms Gii thiu TRƯỜNG ĐẠI HC AN GIANG Khoa Kinh Tế Qun TrKinh Doanh BMôn Kinh Tế Tng Hp KINH TVĨ TS. Nguyn Tri Khiêm Phùng Ngc Triu Long Xuyên - 2006 Li nói đầu Tài liu ging dy môn hc Kinh tế vĩ được biên son phc vvic ging dy cho sinh viên đại hc thuc các chuyên ngành kinh tế. Mc tiêu ca tài liu là cung cp cho sinh viên nhng kiến

Upload: trinhtram

Post on 05-Feb-2018

215 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Khoa Kinh Tế - QTKD

Kinh Tế Vĩ Mô

Tác giả: Nguyễn Tri Khiêm

Biên mục: sdms

Giới thiệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh

Bộ Môn Kinh Tế Tổng Hợp

KINH TẾ VĨ MÔ

TS. Nguyễn Tri Khiêm

Phùng Ngọc Triều

Long Xuyên - 2006

Lời nói đầu

Tài liệu giảng dạy môn học Kinh tế vĩ mô được biên soạn phục vụ việc giảng dạy cho sinh viên đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế. Mục tiêu của tài liệu là cung cấp cho sinh viên những kiến

Page 2: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, làm cơ sở cho sinh viên hiểu các nguyên lý và các mô hình kinh tế vĩ mô và có thể lý giải được một số vấn đề kinh tế trong thực tế.

Kết cấu nội dung tài liệu bao gồm 7 chương được sắp xếp theo trình tự như sau:

Chương 1 tổng quan về kinh tế vĩ mô: chương này giới thiệu cho sinh viên những vấn đề mà kinh tế vĩ mô quan tâm, các chính sách, cũng như các công cụ chủ yếu để phân tích vĩ mô – mô hình tổng cung và tổng cầu.

Chương 2 đo lường sản lượng và giá cả: phân tích sự luân chuyển của hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế, giới thiệu định nghĩa và cách tính tổng sản phẩm quốc nội.

Chương 3 tổng cầu và xác định sản lượng quốc gia: phân tích các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế từ tổng cầu trong ngắn hạn và chính sách công cộng có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm sút và thất nghiệp tăng cao.

Chương 4 tiền tệ và chính sách tiền tệ: chương này tập trung vào các vấn đề liên quan đến tiền: tiền, các hình thái của tiền, hệ thống ngân hàng tạo tiền như thế nào và cách thức ngân hàng trung ương kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế.

Chương 5: Năng suất, tiền lương, nhân dụng và thất nghiệp. Đây là chương tập trung vào thị trường lao động, tìm hiểu thất nghiệp, các nguyên nhân gây ra thất nghiệp và cách tính thất nghiệp.

Chương 6 lạm phát: nội dung chương giới thiệu khái niệm, cách thức đo lường lạm phát, các nguyên nhân gây ra lạm phát và tác hại của nó. ở cuối chương bàn về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.

Chương 7 lý thuyết kinh tế vĩ mô về nền kinh tế mở: chương này tập trung vào những khái niệm cơ bản liên quan đến tỷ giá hối đoái, phân tích cung cầu về vốn vay và thị trường ngoại tệ. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các chính sách và sự kiện đến nền kinh tế mở.

Tài liệu này được biên soạn dựa trên các tài liệu, giáo trình, sách kinh tế vĩ mô của các trường đại học trong nước và các sách dịch. Nội dung cơ bản của tài liệu được biên soạn chủ yếu dựa vào các tài liệu:

(1) Sách “ Nguyên lý kinh tế học tập 2” của giáo sư N. Gregory Mankiw ( giáo sư kinh tế học trường đại học tổng hợp Harvard). Sách này được dịch sang tiếng việt bởi khoa kinh tế học trường đại học quốc dân Hà Nội, nhà xuất bản thống kê, 2003.

(2) Giáo trình “kinh tế vĩ mô đại cương và nâng cao” tái bản lần hai của tập thể tác giả Trần văn Hùng, Nguyễn Trí Hùng, Trương Quang Hùng, Nguyễn Thanh Triều, Châu Văn Thành ( trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh). Nhà xuất bản giáo dục, 1999.

(3) Sách “ kinh tế học” tái bản lần 1 của tác giả Paul A Samuelson và Wiliam D. Nordhaus. Nhà xuất bản thống kê, 2002.

(4) Các thông tin thực tế cùng kinh nghiệm tích lũy từ đọc các sách, báo khác của tác giả và những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn kinh tế tổng hợp cũng như trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường đại học An Giang.

Đây là tài liệu được biên soạn lần đầu của nhóm tác giả thuộc bộ môn kinh tế tổng hợp, khoa kinh tế - QTKD do đó sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả để chúng tôi hoàn thiện tài liệu giảng dạy này hơn.

Nhóm tác giả bộ môn kinh tế tổng hợp

Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh

Page 3: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Đại học An Giangc

Chữ viết tắt

AD : Aggregate Demand (Tổng cầu)

AS : Aggregate Supply (Tổng cung)

GDP : Gross Domestic Products ( Tổng sản phẩm quốc nội)

GNP : Gross National Product ( Tổng sản phẩm quốc dân)

CPI : Consumer Price Index ( Chỉ số giá hàng tiêu dùng )

C : Consumtion ( tiêu dùng của hộ gia đình)

S : Saving ( tiết kiệm)

I : Investment (đầu tư)

G : Government expenditure ( chi tiêu chính phủ )

X : Exports ( xuất khẩu)

M : Imports ( nhập khẩu)

MPC : Marginal Propensity to Consume ( khuynh hướng tiêu dùng biên)

MPS : Marginal Propensity to Save ( Khuynh hướng tiết kiệm biên)

NX : Net Exports (Xuất khẩu ròng)

Tr : Transfer payment ( chi chuyển nhượng của chính phủ )

De : Depreciation ( khấu hao)

Tx : Taxes ( thuế)

NFI : Net Foreign Investment (đầu tư nước ngoài ròng)

NNP : Net National Products

PI : Personal Income

P : Price in general ( mức giá chung)

i : Interest ( tiền lãi)

g : Economic growth rate (Tốc độ tăng trưởng)

Yp : Potentiel Output ( Sản lượng tiềm năng)

IS : Investment/Saving equilibrum (Cân bằng đầu tư và tiết kiệm)

LM : Liquidity preference/Money supply equilibrum (Cân bằng cung tiền và nhu cầu giữ tiền)

Chương 1. Tổng quan về Kinh Tế Vĩ Mô

Kinh tế học hiện đại được phân thành hai nhánh – kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Cả hai phân môn đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nội dung kinh tế để đưa ra những giải pháp hợp lý ở hai cấp độ. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị

Page 4: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

sản xuất hay người tiêu dùng trong khi kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề này ở cấp độ tổng thể - ở cấp quốc gia hay quốc tế. Môn học này nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, mô hình tổng cung và tổng cầu.

I.Kinh tế học vĩ mô là gì

Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Những lựa chọn của cá nhân và xã hội được biểu hiện bằng những hiện tượng và các hoạt động dưới hai góc độ: góc độ bộ phận, kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và sự tương tác giữa chúng trên các thị trường từng ngành hàng. Ở góc độ toàn bộ nền kinh tế gọi là kinh tế vĩ mô.Trong kinh tế vĩ mô chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề: (1) tìm hiểu sự tương tác giữa các bộ phận trong nền kinh tế tức là nghiên cứu về hoạt động của tổng thể nền kinh tế và (2) chính phủ sẽ tham gia cải thiện thành tựu chung của nền kinh tế như thế nào?

Hành vi của một nền kinh tế được nghiên cứu dưới bốn phạm vi cơ bản: sản lượng và tăng trưởng kinh tế; việc làm và thất nghiệp; sự biến động của mặt bằng giá cả; và thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích điều gì qui định các biến số đó, tại sao chúng lại biến động theo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.

Tạo sao cần phải học kinh tế vĩ mô?

Tầm quan trọng và sự quan tâm đến kinh tế vĩ mô đã tăng rất nhanh trong vòng 30 năm qua xuất phát từ lý do thực tế cũng như lý thuyết. Trên lãnh vực thực nghiệm, các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển đều phải đối phó với các vấn đề kinh tế vĩ mô: trì trệ hay chậm phát triển, thất nghiệp, lạm phát, cán cân thương mãi thâm hụt, thất thóat vốn, gia tăng nợ quốc gia. Để có thể tìm câu trả lời cho các vấn đề trên, cần phải hiểu nguyên lý họat động của nền kinh tế. Nghĩa là chúng ta cần phải tìm lời giải cho các câu hỏi lý thuyết như:

- Điều gì xác định mức độ của họat động kinh tế và nhân dụng trong một nước?

- Mức thu nhập quốc dân cân bằng được xác định như thế nào?

- Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của sản lượng quốc gia?

- Mức giá cả chung của một nước được xác định như thế nào?

- Điều gì gây ra lạm phát và thất nghiệp?

- Điều gì ảnh hưởng đến mức độ mua bán ngoại thương và cán cân thương mại?

- Nhân tố nào ảnh hưởng đến thâm hụt ngoại thương và mất cân bằng trong cán cân thương mại của một nước.

- Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

Đây là những câu hỏi mà kinh tế vĩ mô tìm cách trả lời.

Nền tảng của kinh tế học vĩ mô hiện đại, như là một ngành khoa học kinh tế riêng biệt, được xây dựng bởi nhà kinh tế người Anh, John Maynard Keynes (1883-1946) trong cuốn sách nổi tiếng The General Theory of Employment, Interest and Money (Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ) xuất bản năm 1936.

1.1. Các mục tiêu của Kinh tế vĩ mô.

Page 5: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

1.1.1. Sản lượng cao và tăng trưởng nhanh.

Nhìn chung các nhà kinh tế đánh giá hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách nhìn vào một vài biến số trọng yếu, trong đó biến số quan trọng nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP là thước đo theo giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một nước trong một năm. Có hai cách tính toán GDP: GDP danh nghĩa được xác định theo giá hiện hành và GDP thực tế được xác định theo giá cố định hay giá gốc.

Ví dụ: Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất Lúa và Cà phê thì:

GDPdanh nghĩa = (giá Lúa x lượng Lúa) + (giá Cà phê x lượng Cà phê)

GDP tính theo cách này không phản ánh chính xác mức độ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Vì nếu giá cả tăng gấp đôi nhưng lượng hàng sản xuất ra như cũ, GDP lúc này cũng tăng gấp đôi. Điều này sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn khi kết luận rằng nền kinh tế có khả năng thỏa mãn nhu cầu gấp đôi.

Trong ví dụ nền kinh tế sản xuất Lúa và Cà phê. Năm gốc là năm 1995 và năm hiện hành là năm 2000. Tính GDP thực tế của năm 2000.

GDPthực = (giá Lúa 1995 x lượng Lúa 2000) + (giá Cà phê 1995 x lượng Cà phê 2000)

Vì giá không thay đổi nên GDP biến động từ năm này sang năm khác chỉ do sự thay đổi của lượng hàng. Nên khi muốn biết GDP của một quốc gia tăng hoặc giảm qua thời gian, người ta so sánh GDP thực giữa các năm.

GDP thực theo xu hướng và những dao động của GDP thực: GDP thực theo xu hướng là xu hướng hoặc khuynh hướng tăng của GDP thực qua thời gian. Những dao động của GDP thực là sự chênh lệch của GDP thực so với xu hướng của nó. Xu hướng tăng của GDP thực qua thời gian bắt nguồn từ những lý do như: sự gia tăng dân số làm gia tăng nguồn nhân lực, sự gia tăng cơ sở vật chất do quá trình tích luỹ vốn, tiến bộ kỹ thuật.

Sự biến động của GDP thực tế là một thước đo hiện có tốt nhất về qui mô và tăng trưởng của mức sản lượng bởi vì GDP thực tế không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, nó được xem như mạch đập được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốc dân. Khi các nhà kinh tế nói về tăng trưởng của nền kinh tế, họ phản ánh tốc độ tăng trưởng bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính:

Mặc dù tốc độ tăng trưởng thường mang giá trị dương trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế GDP có thể giảm trong một số trường hợp. Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kỳ kinh doanh. Hiểu biết về chu kỳ kinh doanh là một mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô. Tại sao các chu kỳ kinh doanh lại xuất hiện? các lực lượng kinh tế nào lại gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào dẫn đến khôi phục kinh tế? Liệu các chính sách của chính phủ có thể sử dụng để làm dịu hay triệt tiêu

Page 6: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây là vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất đã được giải đáp một phần bởi kinh tế vĩ mô hiện đại.

Hình 1.1: GDP thực (theo giá cố định 1994) của kinh tế Việt nam giai đoạn 1986-2004.

1.1.2.Việc làm nhiều và thất nghiệp ít.

Mục tiêu quan trọng tiếp theo của kinh tế vĩ mô là việc làm nhiều đồng nghĩa với thất nghiệp thấp. Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động.

Biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kỳ kinh doanh. Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại.

1.1.3. Lạm phát.

Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế quan tâm đó là lạm phát. Lạm phát là tình trạng mức giá trung bình (mức giá chung) của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng Tỷ lệ lạm phát (%). Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá cả (thường là chỉ số CPI). Chỉ số giá cả là tỷ lệ so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng hoá trong một năm hoặc một thời kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng hoá đó vào năm gốc hoặc thời kỳ gốc.

Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá. Giá trị của tiền tệ giảm dần như theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mất giá nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp thì

Page 7: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

tiền mất giá chậm hơn). Lạm phát có tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ bị giảm giá so với đồng tiền nước khác.

1.1.4. Cán cân thương mại.

Vấn đề quan trọng thứ tư mà kinh tế vĩ mô xem xét là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán cân thương mại là gì và điều gì qui định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền nước ngoài, hoặc giảm tài sản quốc tế. Ngược lại, khi một nước có xuất khẩu ròng, thì nước đó sẽ tích tụ tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu của chúng ta về mất cân bằng thương mại liên quan chặt với dòng chu chuyển vốn quốc tế.

1.2. Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô.

Chính phủ có những công cụ nhất định có thể tác động đến kinh tế vĩ mô. Công cụ chính sách là một biến số kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ có thể tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tức là, bằng cách thay đổi chính sách tiền tệ, tài khoá,và các chính sách khác, chính phủ có thể lái nền kinh tế đến một tình trạng tốt hơn về sản lượng, ổn định giá cả và việc làm. Các chính sách chủ yếu:

- Chính sách tài khóa: quyết định điều chỉnh thuế và chi tiêu chính phủ nhằm đạt mức sản lượng, việc làm và giá cả mong muốn.

- Chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ làm thay đổi mức cung tiền và lãi suất, thông qua các công cụ như: lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Nhằm hướng mức sản lượng quốc gia, việc làm và giá cả đạt mức mong muốn.

- Chính sách thu nhập: các chính sách nhằm kiểm soát giá và tiền lương trong nền kinh tế.

- Chính sách ngoại thương: gồm các chính sách nhằm cân bằng cán cân thương mại để góp phần cân bằng cán cân thanh toán. Chính sách ngoại thương sử dụng các công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến quan hệ thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu.

II.Tổng cầu, tổng cung và cân bằng kinh tế vĩ mô

2.1.Tổng cầu.

2.1.1. Khái niệm.

Tổng cầu (AD aggregate demand) là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân kinh tế có khả năng và sẵn sàng mua trong một thời kỳ nhất định.

Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ: tiêu dùng của hộ gia đình (C: Consumption), đầu tư của các doanh nghiệp (I: Investment), mua hàng hoá chính phủ (G: Government expenditures), và xuất khẩu ròng (NX: Net Export) là chênh lệch giữa xuất khẩu ( EX: export) và nhập khẩu ( IM: import).

AD = C + I + G + NX

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu.

- Mức giá trung bình của hàng hoá và dịch vụ (P)

- Thu nhập của các chủ thể kinh tế (NI).

- Chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ (Tax).

Page 8: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Khối lượng tiền tệ cung ứng (Ms), lãi suất (r)…

2.1.3. Đường biểu diễn tổng cầu.

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi ngược chiều với giá cả trung bình. Đường AD là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá chung .

AD = F(P)

Tính chất của đường tổng cầu.

Đường tổng cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng âm đến tổng cầu. Độ dốc âm của tổng cầu được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

• Mức giá và tiêu dùng - hiệu ứng của cải: ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá là làm tăng giá trị thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ. Nếu như người ta giữ một khối lượng tiền nhất định, khi mức giá chung giảm, họ sẽ có thể mua được nhiều sản phẩm hơn trước. • Mức giá và đầu tư - Hiệu ứng lãi suất: khi giá cả giảm, các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để mua hàng hoá và dịch vụ mà họ muốn. Do đó họ sẽ giữ ít tiền hơn và cho vay nhiều hơn. Điều này làm giảm lãi suất và có tác động khuyến khích các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư nhiều hơn vào máy móc, thiết bị. • Mức giá và xuất khẩu ròng- Hiệu ứng thay thế quốc tế: trong nền kinh tế mở, sự giảm giá của hàng trong nước làm cho hàng nội trở nên rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Hình 1.2 Đường biểu diễn tổng cầu AD

Cả ba hiệu ứng này hàm ý rằng, với mọi yếu tố khác giữ nguyên, có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hoá dịch vụ được yêu cầu. Nói cách khác đường tổng cầu có độ dốc âm.

Những thay đổi của tổng cầu.

Chúng ta vừa thấy GDP thực yêu cầu nghịch biến với mức giá. Những tác động của GDP thực yêu cầu được biểu thị bởi một chuyển động dọc theo đường tổng cầu, không tạo ra một thay đổi nào đối với đường tổng cầu trên đồ thị và biểu tổng cầu. Nhưng trong thực tế biểu tổng cầu và đường cầu không phải là cố định. Có nhiều yếu tố tác động làm thay đổi tổng cầu:

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng. Bất cứ một sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Một trong những chính sách có ảnh hưởng đến tiêu dùng là mức thuế. Khi chính phủ cắt giảm thuế, mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Khi chính phủ tăng thuế mọi người tiêu dùng ít hơn, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.

Page 9: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư. Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Nếu các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư lạc quan trong tương lai họ sẽ tăng đầu tư làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nhưng khi các doanh nghiệp thấy bi quan thì đầu tư sẽ giảm lúc này tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái.

- Chính sách thuế cũng có ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua đầu tư. Nếu chính phủ giảm thuế khi các doanh nghiệp chi tiêu đầu tư thì sẽ làm tăng lượng cầu về hàng đầu tư của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá. Do đó, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. Việc hủy bỏ chính sách giảm thuế đầu tư làm giảm đầu tư và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.

Chính sách khác có thể ảnh hưởng đến tổng cầu là cung ứng tiền tệ. Sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ sẽ làm cho lãi suất giảm trong ngắn hạn. Chi phí đi vay cho đầu tư giảm đi khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Khi cung ứng tiền tệ giảm, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu đầu tư giảm xuống và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu chính phủ. Một trong những cách trực tiếp mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu là thông qua chi tiêu chính phủ. Chính phủ cắt giảm chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Ngược lại chính phủ tăng chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng. Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Khi xuất khẩu ròng tăng do bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái giảm làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Một biến cố làm giảm xuất khẩu ròng như suy thoái ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

Hình 1.3 Sự di chuyển, dịch chuyển của tổng cầu

2.2. Tổng cung.

2.2.1. Khái niệm.

Tổng cung trong nền kinh tế là tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường trong một thời kỳ nhất định.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung.

- Các nguồn lực: Lao động; Tài nguyên thiên nhiên; Tư bản (máy móc, thiết bị và các công trình kiến trúc phục vụ cho quá trình sản xuất); và Công nghệ. Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm sản

Page 10: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

lượng tiềm năng để phản ánh mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ.

- Mức giá chung.

- Chi phí sản xuất: Phụ thuộc vào giá các yếu tố đầu vào như tiền lương, giá nguyên liệu nhập khẩu…

2.2.3. Đường tổng cung.

Đường tổng cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cung và mức giá của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực và giá cả các yếu tố đầu vào cho trước.

Hàm của đường tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá chung và đường tổng cung.

AS = f ( P )

2.2.3.1. Đường tổng cung dài hạn (LAS).

Theo các nhà kinh tế cổ điển, giá cả các yếu tố sản xuất là linh hoạt cho nên thị trường sẽ tự điều chỉnh để sử dụng hết các yếu tố sản xuất. Do đó, sản lượng không phụ thuộc vào tổng cầu mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng tư bản, lao động và công nghệ hiện có (tổng cung). Nền kinh tế luôn cân bằng tại mức sản lượng toàn dụng các nguồn lực. Tổng cầu thay đổi chỉ làm thay đổi giá cả chứ không ảnh hưởng tới sản lượng quốc gia.

Đường tổng cung của phái cổ điển là một đường thẳng đứng ứng với một mức sản lượng toàn dụng các nguồn lực gọi là sản lượng tiềm năng (Yp: Potential output).

Hình 1.4 Đường tổng cung dài hạn

Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà quốc gia đạt được trong tình trạng nền kinh tế toàn dụng các nguồn lực (tồn tại một mức thất nghiệp gọi là thất nghiệp tự nhiên). Đường tổng cung thẳng đứng cho thấy sản lượng không phụ thuộc vào mức giá.

Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn

Bất kỳ yếu tố nào trong nền kinh tế làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Các yếu tố làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên là:

- Lao động: Một nền kinh tế có sự gia tăng làn sóng nhập cư từ nước ngoài, do đó có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu nhiều công nhân rời bỏ nến kinh tế để ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Ngoài ra thất nghiệp tự nhiên cũng ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng và sản lượng giảm làm cho tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái, và ngược lại.

Page 11: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Tư bản: sự gia tăng khối lượng tư bản làm tăng năng suất, do đó làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Ngược lại , sự suy giảm trong khối lượng tư bản làm giảm năng suất, giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.

- Tài nguyên thiên nhiên: Nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó như đất đai, khoáng sản thời tiết…việc khám phá ra một mỏ khoáng sản có thể làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Sự thay đổi thời tiết có thể làm cho hoạt động canh tác khó khăn hơn và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.

- Tri thức công nghệ: Có lẽ lý do quan trọng nhất để hiện nay chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức công nghệ. Việc phát minh ra máy tính đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ với lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên như cũ kết quả là điều này làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.

2.2.3.2. Đường tổng cung ngắn hạn (SAS)

Trong ngắn hạn đường tổng cung có hướng dốc lên. Nghĩa là trong vòng một hay hai năm, sự gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế và sự giảm sút mức giá có xu hướng làm giảm lượng cung về hàng hoá.

Đường tổng cung ngắn hạn là một đường đi lên, song tương đối thoải ở mức sản lượng thấp, và rất dốc khi sản lượng vượt quá mức tiềm năng. Điều này đã đưa đến câu hỏi tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên?

Hình 1.5 Đường tổng cung ngắn hạn

Khi mức giá vượt quá mức dự kiến, sản lượng sẽ vượt quá mức tự nhiên và khi mức giá thấp hơn mức dự kiến, sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên của nó. Trong ngắn hạn một sự giảm giá từ P1 xuống P2 làm tổng cung giảm từ Y1 xuống Y2. Mối quan hệ này có thể do nhận thức sai lầm, tiền lương cứng nhắc, hay giá cả cứng nhắc. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, do đó mối quan hệ thuận này chỉ có tính tạm thời.

Lý thuyết nhận thức sai lầm: theo lý thuyết này, sự thay đổi trong mức giá chung có thể tạm thời làm cho các nhà cung cấp nhận thức sai lầm về tình hình diễn ra các thị trường cá biệt mà họ bán sản phẩm của mình. Do nhận thức sai lầm của mình trong ngắn hạn, các nhà cung cấp phản ứng lại những thay đổi trong mức giá bằng cách cắt giảm sản lượng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá giảm hay họ sẽ tăng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá tăng, phản ứng này dẫn đến đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn.

Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: cách lý giải thứ hai cho đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Lý thuyết này cho rằng đường tổng cung ngắn hạn dốc lên vì tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Sự điều chỉnh chậm

Page 12: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

chạp của tiền lương là do ràng buộc của các hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp, do các quy phạm xã hội hay do cảm nhận về sự công bằng. Tất cả những nguyên nhân này ảnh hưởng đến quy định tiền lương và chỉ thay đổi chậm chạp theo thời gian.

Do tiền lương không thay đổi ngay theo sự thay đổi của giá, nên mức giá thấp hơn làm cho việc làm và sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ.Trái lại, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, làm cho chi phí thuê lao động trở nên rẻ hơn. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động, lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn.

Lý thuyết giá cả cứng nhắc: Lý thuyết này nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh đáp lại các điều kiện kinh tế thay đổi. Sự thay đổi chậm chạp trong giá cả một phần là do chi phí để điều chỉnh giá cả, gọi là chi phí thực đơn (những chi phí này bao gồm chi phí in và phân phối các catalô và thời gian để thay đổi các nhãn giá…) Vì lý do này giá cả và tiền lương có thể cứng nhắc trong ngắn hạn.

Do không phải tất cả các loại giá cả đều điều chỉnh ngay lập tức khi điều kiện kinh tế thay đổi, nên sự giảm sút bất ngờ trong mức giá có thể làm cho một số doanh nghiệp có giá bán cao hơn mức mong muốn và điều này làm giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất.

Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường tổng cung dốc lên trong khi tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh.

Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn.

Sự di chuyển dọc đường tổng cung phản ánh sự thay đổi của tổng mức cung do sự thay đổi của mức giá chung.

Sự dịch chuyển của đường tổng cung phản ánh sự thay đổi tổng mức cung do sự thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào hay là sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các trường hợp sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung:

- Sự dịch chuyển phát sinh từ lao động: Sự gia tăng của lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng ) làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tư bản: sự tăng khối lượng lao động hiện có hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên: sự gia tăng tài nguyên thiên nhiên có làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên hiện có làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ công nghệ: tiến bộ trong tri thức công nghệ làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Sự giảm sút của công nghệ (do quy định của chính phủ) làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ mức giá dự kiến: sự giảm sút của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Sự gia tăng của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái.

2.3. Cân bằng kinh tế vĩ mô

Cân bằng kinh tế vĩ mô là trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá được xác định tại giao điểm của các đường tổng cung và tổng cầu. Tại đó, chúng ta xác định được mức sản lượng và

Page 13: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

giá cả cân bằng hay tổng khối lượng hàng hoá yêu cầu bằng tổng khối lượng hàng hoá được cung ứng.

Hình 1.6 Cân bằng tổng cung, tổng cầu

- Nếu mức giá cao hơn P* thì tổng cung lớn hơn tổng cầu, thặng dư cung. Các xí nghiệp sẽ giảm giá bán cho đến khi thị trường hấp thu hết lượng cung thặng dư.

- Nếu mức giá thấp hơn P* thì tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, thặng dư cầu. Các xí nghiệp sẽ tăng giá bán cho đến khi thị trường cân bằng lượng cung và cầu.

Ba trường hợp cân bằng kinh tế vĩ mô:

Cân bằng khiếm dụng: GDP thực nhỏ hơn GDP tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch suy thoái. Cân bằng toàn dụng: GDP thực bằng GDP tiềm năng nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Cân bằng trên toàn dụng: GDP thực lớn hơn GDP tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch lạm phát.

Sự thay đổi của trạng thái cân bằng.

Cú sốc cầu: Khi đường tổng cung có độ đốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và giá cả. Điều này thường được coi là tốn kém và không mong muốn.Vì chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn định nền kinh tế.

Các cú sốc cung: các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc bất lợi (thời tiết xấu, OPEC tăng giá dầu thế giới…). Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi.

Chương 2. Đo lường sản lượng và giá cả

Page 14: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu các tổng lượng kinh tế vĩ mô quan trọng như tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm quốc dân, sản phẩm quốc dân ròng, thu nhập quốc dân và thu nhập khả dụng. Những tổng lượng này và những tổng lượng có liên quan khác được trình bày trong chương này tạo thành xương sống của hệ thống hạch toán thu nhập quốc dân (viết tắt là SNA) được tất cả các nước có nền kinh tế định hướng theo thị trường vận dụng.

I.Luồng thu chuyển thu nhập và chi tiêu

Luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu (còn gọi là chu chuyển kinh tế) là một công cụ phân tích cho phép tìm ra các phương pháp đo lường tổng chi tiêu, tổng thu nhập và giá trị sản lượng (hoặc GDP).

1.1. Luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu trong mô hình 2 khu vực Gia đình – xí nghiệp.

Sơ đồ 2.1: chu chuyển kinh tế

• Khu vực hộ gia đình: • Cung ứng yếu tố sản xuất cho xí nghiệp (vốn đất đai nhà cửa lao động…), nhận được thu nhập do các xí nghiệp phân phối dưới hình thức tiền lương, tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận. • Sử dụng phần lớn thu nhập vào việc chi tiêu mua sắm sản phẩm và dịch vụ do xí nghiệp cung cấp. • Tiết kiệm phần thu nhập còn lại. • Khu vực xí nghiệp: • Sử dụng các yếu tố sản xuất do hộ gia đình cung cấp để tiến hành hoạt động sản xuất và trả tiền lương, tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận cho hộ gia đình. • Nhận thu nhập từ bán sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ và bán sản phẩm đầu tư cho các xí nghiệp trong cùng ngành sản xuất. • Vay vốn để tài trợ cho đầu tư xí nghiệp.

Page 15: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Sơ đồ 2.2: hạch toán thu nhập và chi tiêu

Y: Tổng thu nhập quốc dân

C: Chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình

I: Chi tiêu đầu tư của Xí nghiệp (Tồn kho và tiền mua sản phẩm đầu tư)

Trong mô hình này, giữa hai khu vực có sự luân chuyển các luồng hiện vật và tiền tệ:

• Luồng hiện vật chảy từ khu vực xí nghiệp đến hộ gia đình. • Luồng tiền: • Luồng tiền chảy từ khu vực xí nghiệp đến khu vực gia đình là các khoản thu nhập (lương, lãi, thuê, lợi nhuận). • Luồng tiền chảy từ khu vực hộ gia đình đến khu vực xí nghiệp là các khoản chi tiêu. Trong một nền kinh tế, nếu là một chi tiêu để mua sản phẩm cuối cùng, nội địa thì chi tiêu của người này chính là thu nhập của người khác; hay nói cách khác chi tiêu và thu nhập là hai mặt của một giao dịch. Do đó, tổng thu nhập bằng tổng chi tiêu (Y = C + I). Mặt khác giá trị sản lượng là giá trị của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do khu vực xí nghiệp sản xuất ra, đó chính là tổng giá bán sản phẩm và dịch vụ. Mà tổng giá bán sản phẩm và dịch vụ chính là tổng chi tiêu. Như vậy tổng chi tiêu ngang bằng với giá trị sản lượng.

Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu = Giá trị sản lượng

Đầu tư và tiết kiệm:

• Đầu tư (I) là phần xí nghiệp mua máy móc thiết bị mới cho sản xuất và hàng tồn kho. Trong nền kinh tế giản đơn thì tổng sản lượng (Y) sẽ là:

Y = C + I (I)

Tiết kiệm (S): là một phần của thu nhập nhưng không để mua hàng hoá. Tổng thu nhập (Y) của nền kinh tế lúc này:

Y = C + S (II)

Từ (I) và (II) Suy ra đồng nhất thức I = S.

1.2. Luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu mô hình 3 khu vực.

Các khu vực trong mô hình này bao gồm: Khu vực hộ gia đình, khu vực doanh nghiệp, khu vực chính phủ.

Khu vực hộ gia đình:

Page 16: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Nguồn thu cũng từ việc cung cấp yếu tố sản xuất cho khu vực xí nghiệp, doanh nghiệp nhưng lúc này các hộ gia đình có thêm nguồn thu đó là các khoản chi chuyển nhượng của chính phủ (Tr) cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó các hộ gia đình phải đóng thuế (Td) cho chính phủ. Do đó, thu nhập khả dụng (Yd) của hộ gia đình lúc này là:

Yd = Y – Td +Tr

- Chi tiêu của hộ gia đình là những chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ và tiết kiệm:

Yd = C + S

Khu vực doanh nghiệp:

- Thu nhập của khu vực doanh nghiệp từ bán hàng hoá và dịch vụ cho khu vực hộ gia đình, khu vực chính phủ.

- Chi tiêu của khu vực doanh nghiệp bao gồm các khoản: thuế gián thu, chi khấu hao, chi trả lương công nhân viên, chi trả tiền thuê, chi trả lãi vay và lợi nhuận.

Khu vực chính phủ:

- Thu nhập của chính phủ là thuế (Tx). Thuế bao gồm thuế trực thu (Td: thuế đánh trên thu nhập dân cư và cả thu nhập không thường xuyên), thuế gián thu (Ti: đánh trên giá trị hàng hoá của doanh nghiệp như thuế VAT, thuế nhập khẩu…)

- Chi tiêu của chính phủ bao gồm chi mua hành hoá và dịch vụ (G: chi cho các hoạt động quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế…) và chi chuyển nhượng (Tr: chi trợ cấp người già, người hưởng chế độ chính sách, học bổng học sinh nghèo…).

- Thuế ròng (TN) chảy từ khu vực gia đình sang khu vực chính phủ là chênh lệch giữa tiền thuế và khu vực gia đình nộp cho khu vực chính phủ và tiền chi chuyển nhượng (chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp mà khu vực chính phủ cho khu vực gia đình được hưởng không đòi hỏi phải có một lượng hàng hoá hoặc dịch vụ để trao đổi).

TN = Tx - Tr

- Chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ (G), chảy từ khu vực chính phủ sang khu vực xí nghiệp, là khoản tiền mà chính phủ phải trả để được sử dụng các sản phẩm và dịch vụ do khu vực xí nghiệp sản xuất. Đây là tổng cộng các chi tiêu ngân sách của chính phủ (trung ương và địa phương) trong một thời kỳ . Thặng dư hay thâm hụt ngân sách của chính phủ tuỳ thuộc vào sự so sánh giữa G và TN. Nếu G > TN thì ngân sách thâm hụt, nếu G < TN thì ngân sách thặng dư. Trong trường hợp thâm hụt, ngân sách có thể tài trợ bằng các khoản vay trên thị trường tài chính.

Page 17: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Sơ đồ 2.3: hạch toán thu nhập và chi tiêu mô hình 3 khu vực

1.3. Luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu mô hình 4 khu vực.

Đối với một nền kinh tế mở cửa thì không thể không kể đến hành vi kinh tế của khu vực nước ngoài. Khu vực nước ngoài mua sản phẩm và dịch vụ do các xí nghiệp trong nước sản xuất. Bán sản phẩm và dịch vụ cho các xí nghiệp trong nước. Thông qua thị trường tài chính cho các xí nghiệp và các hộ gia đình trong nước vay tiền.

Sơ đồ 2.4: hạch toán thu nhập và chi tiêu mô hình 4 khu vực

Xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu: Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu có luồng tiền chảy từ khu vực nước ngoài vào khu vực xí nghiệp (Cán cân thương mại thặng dư). Nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu có luồng tiền chảy từ khu vực xí nghiệp ra nước ngoài (Cán cân thương mại bị thâm hụt).

Tổng thu nhập luôn luôn ngang bằng với tổng chi tiêu

Page 18: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Xét khu vực xí nghiệp có 4 luồng tiền chảy vào khu vực này: C, I, G và NX. Đó là tổng giá trị kết quả sản xuất của khu vực xí nghiệp và cũng là tổng chi tiêu về sản phẩm và dịch vụ cuối cùng nội địa.

Tổng giá trị kết quả sản xuất của khu vực xí nghiệp, sau khi trích khấu hao, phải được dùng để chi phí cho các yếu tố sản xuất đã sử dụng để chuyển thành tổng thu nhập của khu vực gia đình. Do đó, tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất (Y) phải ngang bằng với luồng tổng chi tiêu (C, I, G, NX) của nền kinh tế.

Y = C + I + G + NX

Giá trị sản lượng (GDP) cũng luôn ngang bằng với tổng chi tiêu và tổng thu nhập.

Trong mô hình này, tổng chi tiêu chỉ bao gồm các chi tiêu để mua sản phẩm cuối cùng, nội địa. Tuy nhiên, vì có chính phủ nên thành phần của tổng thu nhập, ngoài việc bao gồm cả khấu hao giống như ở mô hình trước, còn phải cộng thêm thuế gián thu. Nếu khu vực xí nghiệp có nhận trợ cấp hay trợ giá của chính phủ thì phải trừ phần trợ cấp đó ra khỏi thu nhập.

Khu vực hộ gia đình:

Có một luồng tiền chảy vào khu vực hộ gia đình đó là thu nhập (Y), có 3 luồng tiền chảy ra khỏi khu vực gia đình là: tiêu dùng (C), tiết kiệm (S) và thuế ròng (TN).

Thu nhập khả dụng (YD) của khu vực hộ gia đình là chênh lệch giữa thu nhập (Y) và thuế ròng (TN)

YD = Y - TN

Tiết kiệm (S) là chênh lệch giữa thu nhập khả dụng và chi tiêu tiêu dùng (C)

S = YD – C

hoặc S = Y – TN – C

Từ định nghĩa trên của tiết kiệm ta suy ra: Y = C + S + TN

Đẳng thức xuất khẩu ròng và đầu tư nước ngoài ròng.

Thuật ngữ đầu tư nước ngoài ròng ám chỉ lượng tài sản nước ngoài do các nhà đầu tư trong nước mua của nước ngoài trừ đi lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua (NFI).

Xuất khẩu ròng phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Đầu tư nước ngoài ròng phản ánh sự chênh lệch giữa lượng tài sản nước ngoài do cư dân trong nước mua với lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua.

Nếu tính trên bình diện cả nền kinh tế thì đầu tư nước ngoài ròng luôn luôn bằng xuất khẩu ròng: NFI = NX

Sự bằng nhau giữa đầu tư nước ngoài ròng xuất phát từ một thực tế là mọi giao dịch quốc tế đều là sự trao đổi. Khi nước bán hàng chuyển giao hàng hoá và dịch vụ cho nước mua, nước mua từ bỏ một tài sản nào đó để có được hàng hoá hoặc dịch vụ này. Giá trị của tài sản đó bằng giá trị của hàng hoá và dịch vụ mà một nước bán ra (NX) phải bằng giá trị ròng của tài sản thu được (NFI). Luồng chu chuyển của hàng hoá và dịch vụ và luồng chu chuyển vốn quốc tế chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

Để xem tại sao đồng nhất thức kế toán này lại đúng, chúng ta hãy xét một ví dụ. Chúng ta hãy giả định rằng Boeing, một nhà sản xuất máy bay Mỹ, bán một số phi cơ cho một hãng hàng không của Nhật. Trong giao dịch này, công ty Mỹ giao máy bay cho công ty Nhật và công ty Nhật trả đồng yên cho công ty Mỹ. Cần chú ý rằng, hai giao dịch này xảy ra đồng thời. Nước Mỹ đã bán

Page 19: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

cho Nhật một phần sản lượng của nó (máy bay) và điều này làm cho xuất khẩu ròng của Mỹ tăng lên. Ngoài ra, nước Mỹ thu về một số tài sản (đồng yên) và điều này làm tăng đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ.

Mặc dù có nhiều khả năng Boeing không giữ đồng yên thu được từ hoạt động bán hàng này, nhưng bất kỳ giao dịch tiếp nào cũng vẫn bảo đảm sự bằng nhau giữa xuất khẩu ròng và đầu tư ròng. Ví dụ, Boeing bán đồng yên cho một quỹ hỗ tương để lấy đô la vì quỹ này đang cần đồng yên để mua cổ phiếu của công ty Sony, một công ty sản xuất đồ điện tử gia dụng của Nhật. Trong trường hợp này, xuất khẩu ròng về máy bay của Boeing đúng bằng đầu tư ròng vào cổ phiếu của công ty Sony mà quỹ hỗ tương đã thực hiện. Do vậy, NX và NFI tăng một lượng như nhau.

Boeing cũng có thể làm theo cách khác. Nó đổi đồng yên để lấy đô la của một công ty Mỹ khác đang muốn mua máy tính do công ty máy tính Toshiba của Nhật sản xuất. Trong trường hợp này, nhập khẩu máy tính của Mỹ bù trừ cho xuất khẩu máy bay của Mỹ. Tác động đồng thời của việc bán hàng do Boeing và Toshiba thực hiện không làm thay đổi xuất khẩu ròng và đầu tư ròng của Mỹ. Nói cách khác, NX và NFI vẫn nguyên như trước khi các giao dịch xảy ra.

Sự bằng nhau giữa đầu tư nước ngoài ròng và xuất khẩu ròng xuất phát từ một thực tế là mọi giao dịch quốc tế đều là sự trao đổi. Khi nước bán hàng chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho nước mua, nước mua từ bỏ một tài sản nào đó để có được hàng hóa hoặc dịch vụ này. Giá trị của tài sản đó bằng giá trị của hàng hóa và dịch vụ bán ra. Nếu chúng ta cộng mọi thứ lại với nhau, giá trị ròng của hàng hóa dịch vụ mà một nước bán ra (NX) phải bằng giá trị ròng của tài sản thu được (NFI). Luồng chu chuyển của hàng hóa dịch vụ và luồng chu chuyển vốn quốc tế chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ giữa chúng với luồng chu chuyển quốc tế

Tổng sản phẩm trong nước (Y) của nền kinh tế bao gồm bốn thành tố: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX). Chúng được biểu thị:

Y = C + I + G + NX

Tiết kiệm quốc gia là phần thu nhập của quốc gia còn lại sau khi đã chi tiêu cho tiêu dùng của tư nhân và chính phủ. Tiết kiệm quốc gia S = Y - C – G, Viết lại phương trình trên:

Y - C- G = I + NX

S = I + NX

Do xuất khẩu ròng NX bằng đầu tư nước ngoài ròng, nên phương trình trên có thể viết thành:

S = I + NFI

Tiết kiệm = Đầu tư trong nước + Đầu tư nước ngoài ròng

Phương trình này cho thấy tiết kiệm quốc gia phải bằng đầu tư trong nước cộng với đầu tư nước ngoài ròng. Nói cách khác, khi công dân một nước tiết kiệm 1 đô la từ thu nhập cho tương lai, thì họ có thể dùng 1 đô la đó cho việc mua tài sản trong nước hay tài sản nước ngoài.

Khi bàn về vai trò của hệ thống tài chính chúng ta đã xem xét đồng nhất thức này trong trường hợp đặc biệt của nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế đóng, đầu tư nước ngoài ròng bằng không (NFI=0) và do vậy đầu tư bằng tiết kiệm. Ngược lại, nền kinh tế mở có thể dùng tiết kiệm vào hai việc: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Cũng như trước, hệ thống tài chính đứng giữa hai vế của đồng nhất thức này. Ví dụ, gia đình ông Tiến quyết định tiết kiệm một phần thu nhập để lo lúc về già. Quyết định này đóng góp vào tiết kiệm quốc gia, tức vế trái của phương trình. Nếu gia đình ông Tiến gửi tiết kiệm của họ vào một quỹ hỗ tương và nếu quỹ này mua cổ phiếu của công ty AGIFISH, công ty đó có thể dùng tiền để

Page 20: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

xây dựng nhà máy ở An Giang. Ngoài ra, quỹ này có thể dùng một phần tiết kiệm đó để mua cổ phiếu của Cty Toyota và công ty này dùng vốn đó để xây dựng nhà máy ở Osaka. Những giao dịch này được ghi ở vế phải của phương trình. Đứng trên quan điểm hạch toán của Việt nam, chi tiêu của AGIFISH được ghi là đầu tư trong nước, việc mua cổ phiếu của Toyota của một công dân Việt nam là đầu tư nước ngoài ròng. Như vậy, tất cả các khoản tiết kiệm của Việt nam đều được ghi là đầu tư trong nền kinh tế Việt nam và đầu tư nước ngoài ròng của Việt nam.

1.4. Các tài khoản thu nhập và chi tiêu.

Từ sơ đồ diễn tả luồng luân chuyển thu nhập và chi tiêu chúng ta có thể thiết lập hai tài khoản thu nhập và chi tiêu.

Tài khoản thu nhập và chi tiêu của khu vực gia đình

Thu nhập Chi tiêu

- Thu nhập từ việc bán hoặc cho thuê yếu tố sản xuất (Y)

- Tiền mua sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng (C) - Tiền thuế trừ tiền trợ cấp của chính phủ (TN)

- Tiết kiệm (S)

Tổng cộng: Y Y

Tài khoản thu nhập và chi tiêu của khu vực xí nghiệp

Thu nhập Chi tiêu

- Tiền bán sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng (C) - Tiền bán sản phẩm đầu tư (I)

- Tiền bán s. phẩm và dịch vụ cho chính phủ (G)

- Tiền bán s. phẩm và d. vụ cho nước ngoài trừ tiền mua s. phẩm và d. vụ của nước ngoài NX

- Tiền chi cho các yếu tố sản xuất (Y)

Tổng cộng: Y Y

1.5. Các luồng bơm vào và các luồng rò rỉ

Các luồng thu nhập chảy từ khu vực xí nghiệp sang khu vực gia đình và các luồng chi tiêu tiêu dùng chảy từ khu vực gia đình sang khu vực xí nghiệp hình thành một luồng luân chuyển thu nhập và chi tiêu gọi là chu chuyển kinh tế.

- Các luồng “bơm vào”chu chuyển kinh tế là các yếu tố như: đầu tư, mua sản phẩm và dịch vụ của chính phủ và xuất khẩu.

- Các luồng rò rỉ ra khỏi chu chuyển kinh tế là thuế ròng, tiết kiệm và nhập khẩu.

Y = C + I + G + NX (1)

Xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM).

Page 21: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

NX = EX – IM

(1) được viết lại: Y = C + I + G + EX – IM (2)

Từ tài khoản thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình, ta có:

Y = C + S + TN (3)

T ừ (2) v à (3)

C + I + G + EX – IM = C + S + TN

I + G + EX – IM = S + TN

I + G + EX = S + TN + IM (4)

T ừ (4) cho ta thấy các luồng bơm vào chu chuyển kinh tế ngang bằng các luồng rò rỉ ra khỏi chu chuyển kinh tế.

II.Tổng sản lượng trong nước (GDP)

Khi phải đánh giá một người có hoạt động kinh tế tốt không, có thể trước tiên bạn nhìn vào thu nhập của anh ta. Một người có thu nhập cao thường được hưởng thụ mức sống cao- nhà ở sang trọng, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, …Tương tự như vậy khi đánh giá nền kinh tế của một quốc gia có hoạt động tốt không, người ta sẽ nhìn vào tổng thu nhập mà mọi người trong nền kinh tế kiếm được. Đó chính là nhiệm vụ của tổng sản phẩm trong nước GDP.

2.1. Định nghĩa.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ.

“GDP LÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG…”

Có lẽ bạn đã từng nghe câu châm ngôn “Bạn không thể cộng cam với chuối” nhưng GDP lại làm đúng như vậy. GDP cộng rất nhiều sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế. Để làm được điều này, nó phải sử dụng giá thị trường. Do giá thị trường biểu thị số tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả cho các hàng hóa khác nhau, nên nó phản ánh giá trị của những hàng hóa này. Nếu giá trị của một quả cam bằng năm lần giá của một quả chuối, thì một quả cam đóng góp vào GDP gấp năm lần giá trị của một quả chuối.

“CỦA TẤT CẢ…”

GDP cố gắng biểu thị một cách đầy đủ. Nó bao gồm tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường. GDP tính toán giá trị thị trường không chỉ của cam và chuối, mà còn của bưởi, nho, sách, phim ảnh, dịch vụ cắt tóc, chăm sóc y tế, và v.v…

GDP còn bao gồm cả giá trị thị trường của dịch vụ nhà ở do khối lượng nhà ở hiện có của nền kinh tế cung cấp. Đối với những căn nhà cho thuê, chúng ta dễ dàng tính được giá trị này- tiền thuê nhà đúng bằng chi tiêu của người thuê nhà và thu nhập của chủ nhà. Tuy nhiên, có nhiều người sống trong chính căn nhà của họ và do vậy không phải trả tiền thuê nhà. Chính phủ hạch toán những ngôi nhà do chủ sở hữu sử dụng vào GDP bằng cách ước tính giá trị cho thuê của chúng. Nghĩa là, GDP được tính dựa trên giả định cho rằng người chủ sở hữu trả tiền thuê nhà cho chính họ, do vậy tiền thuê nhà nằm trong cả chi tiêu và thu nhập của anh ta.

Tuy nhiên, có một số sản phẩm mà GDP bỏ sót do việc tính toán chúng quá khó khăn. GDP không tính những sản phẩm được sản xuất và bán ra trong nền kinh tế ngầm. Ví dụ như dược phẩm bất hợp pháp. Nó cũng không tính được những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trong

Page 22: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

gia đình do vậy không bao giờ được đưa ra thị trường. Những loại rau quả mua tại các cửa hàng tạp phẩm là một phần của GDP, song rau quả trồng trong vườn của bạn lại không nằm trong đó.

Những thiếu sót này của GDP đôi khi có thể dẫn đến những kết quả kỳ quặc. Ví dụ, khi Lan trả tiền thuê Dũng chăm sóc vườn cho cô ta, giao dịch này là một phần của GDP. Nếu Lan cưới Dũng, thì tình hình sẽ thay đổi. Mặc dù Dũng vẫn tiếp tục chăm sóc vườn cho Lan, nhưng giá trị của hoạt động này giờ đây đã bị đưa ra khỏi GDP, bởi vì dịch vụ của Dũng không còn được bán trên thị trường nữa. Do vậy, khi Lan và Dũng cưới nhau, GDP giảm!.

“HÀNG HÓA CUỐI CÙNG…”

Nếu Công ty Bãi Bằng sản xuất giấy, sau đó giấy được Công ty Thiết bị trường học sử dụng để làm thiếp chúc mừng, thì giấy được gọi là hàng hóa trung gian, còn thiếp chúc mừng được gọi là hàng hóa cuối cùng. GDP chỉ bao gồm giá trị thị trường của những hàng hóa cuối cùng. Việc cộng giá trị thị trường của giấy với giá trị thị trường của thiếp sẽ dẫn tới sự tính trùng lặp. Nghĩa là, giá trị của giấy được tính hai lần.

Trường hợp ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc trên nảy sinh khi hàng hóa trung gian được sản xuất và, thay vì được sử dụng, nó được đưa vào hàng tồn kho của doanh nghiệp để sử dụng hoặc bán trong tương lai. Trong trường hợp đó, hàng hóa trung gian được tạm thời coi là “cuối cùng” và giá trị của nó dưới dạng đầu tư vào hàng tồn kho được tính vào GDP. Sau đó, khi mức tồn kho hàng hóa trung gian này được sử dụng hoặc bán, thì đầu tư vào hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ là âm, và GDP trong thời kỳ sau phải giảm một lượng tương ứng.

“HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ…”

GDP bao gồm cả những hàng hóa hữu hình (thực phẩm, quần áo, xe hơi…) và những dịch vụ vô hình (cắt tóc, làm móng tay, khám bệnh). Khi bạn mua một dĩa CD được thực hiện bởi một nhóm nhạc mà bạn yêu thích, thì điều này có nghĩa là bạn mua một hàng hóa và giá mua nằm trong GDP. Khi bạn trả tiền để nghe một buổi hòa nhạc cũng của nhóm nhạc đó, thì có nghĩa là bạn mua một dịch vụ và giá vé cũng nằm trong GDP.

“ĐƯỢC SẢN XUẤT RA…”

GDP bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại. Nó không bao gồm những giao dịch liên quan đến hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ. Khi công ty Toyota sản xuất và bán chiếc xe hơi mới, thì giá trị của chiếc xe hơi đó được tính vào GDP. Khi người nào đó bán chiếc xe hơi đã qua sử dụng cho người khác, thì giá trị của chiếc xe hơi đã qua sử dụng đó không nằm trong GDP.

“TRONG PHẠM VI MỘT NƯỚC…”

GDP tính toán giá trị sản xuất trong phạm vi địa lý của một nước. Khi một công dân Hà lan làm việc tạm thời ở Việt nam, thì giá trị sản xuất của anh ta là bộ phận cấu thành GDP của Việt nam. Khi một công dân Việt nam sở hữu nhà máy ở Lào, thì giá trị sản xuất tại nhà máy của anh ta sẽ không nằm trong GDP của Việt nam (nó là một phần trong GDP của Lào). Do vậy, các sản phẩm được đưa vào GDP của một quốc gia khi chúng được sản xuất ra trên lãnh thổ quốc gia đó, bất kể nhà sản xuất có quốc tịch nước nào.

“TRONG MỘT THỜI KỲ NHẤT ĐỊNH”

GDP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể. Khoảng thời gian này thường là một năm hoặc một quý (3 tháng). GDP phản ánh lượng thu nhập và chi tiêu trong thời kỳ đó.

Khi chính phủ thông báo GDP cho một quý, thì nó thường biểu thị GDP dưới dạng “hàng năm”. Điều này hàm ý con số GDP hàng quý được thông báo bằng tổng thu nhập hoặc chi tiêu trong

Page 23: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

quý nhân với 4. Chính phủ sử dụng quy ước này để đảm bảo rằng con số GDP hàng quý và hàng năm có thể so sánh với nhau một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi chính phủ thông báo GDP hàng quý, thì số liệu này đã được điều chỉnh bằng một thủ thuật thống kê gọi là điều chỉnh thời vụ. Những số liệu chưa được điều chỉnh cho thấy một cách rõ ràng rằng nền kinh tế sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn trong một số thời điểm so với một số thời điểm khác trong năm. (Như bạn có thể dự đoán, mùa mua sắm vào dịp lễ Giáng sinh vào tháng 12 là thời kỳ cao điểm). Khi theo dõi diễn biến của nền kinh tế, các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách thường muốn bỏ qua những biến động thời vụ lặp lại thường xuyên này. Do vậy, các nhà thống kê của chính phủ điều chỉnh số liệu quý để loại trừ chu kỳ thời vụ. Số liệu GDP được thông báo trong các bản in luôn được điều chỉnh để loại trừ tính thời vụ.

Bây giờ hãy nhắc lại định nghĩa về GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định.

Cần thấy rõ rằng GDP là một chỉ tiêu phức tạp về giá trị của hoạt động kinh tế, mỗi một cụm từ trong định nghĩa này có rất nhiều ý nghĩa.

2.2. Các phương pháp tính GDP

2.2.1. Phương pháp tính theo chi tiêu.

Phương pháp này người ta tính bằng cách cộng các chi tiêu lại:

GDP = Y = C + I + G + NX

Trong đó:

- Chi tiêu tiêu dùng (C): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ do các xí nghiệp sản xuất ra và bán cho các hộ gia đình.

- Chi tiêu đầu tư (I) : Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trong kỳ. Vốn đầu tư phát triển xã hội bao gồm:

• Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm vốn xây lắp, vốn mua sắm thiết bị, vốn xây dựng cơ bản khác, vật nuôi để kéo cày, làm giống… • Vốn tăng tài sản lưu động trong kỳ như tăng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ về nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá trong lưu thông, sản phẩm sản xuất trong hộ gia đình nông nghiệp, phi nông nghiệp, kho dự trữ nhà nước. - Chi tiêu của chính phủ về những sản phẩm và dịch vụ (G) bao gồm các chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương. Đây là các chi phí cho giáo dục quốc phòng, hành chánh, y tế, toà án, chi phí để duy trì trật tự công cộng, công trình công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng…

- Xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế. Đây là một chi tiêu phản ánh mối quan hệ kinh tế đối với nước ngoài của mốt quốc gia.

GDP tính theo phương pháp chi tiêu là GDP tính theo giá thị trường vì chi tiêu được thanh toán theo giá thị trường.

2.2.2. Phương pháp tính theo thu nhập.

Theo phương pháp này nếu trong nền kinh tế giản đơn thì GDP được tính bằng cách cộng tất cả các thu nhập mà khu vực xí nghiệp phân phối cho các hộ gia đình dưới hình thức tiền lương , tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận.

GDP = Y = Tiền lương + tiền lãi + tiền thuê + lợi nhuận.

Page 24: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Việc tính GDP theo thu nhập còn gọi là GDP tính theo giá yếu tố vì những khoản này các xí nghiệp chi trả cho việc sử dụng nguồn lực phục vụ cho sản xuất. Nếu nền kinh tế không có chính phủ thì việc tính GDP theo giá thị trường hoặc theo giá yếu tố sẽ cho cùng một kết quả. Nhưng khi có chính phủ thì cần có những điều chỉnh để GDP tính theo thu nhập giống với GDP tính theo giá thị trường.

Điều chỉnh thứ nhất là cộng thuế gián thu vào thu nhập. Chính phủ nhận được thu nhập từ thuế gián thu, tức các khoản thuế đánh vào dịch vụ và hàng hoá bán trên thị trường, trong đó trợ cấp của chính phủ cho sản xuất được coi là một khoản thuế gián thu âm.

Điều chỉnh thứ hai là cộng khoản khấu hao vào cùng với các khoản thu nhập. Bởi vì, khi tính GDP theo giá thị trường thì khấu hao đã được tính ở chi tiêu đầu tư, còn tính GDP theo thu nhập thì không bao gồm khấu hao. Do đó, công thức tính GDP khi có chính phủ:

GDP = Tổng thu nhập = Lương + Lãi + Tiền thuê + Lợi nhuận + Thuế gián thu + khấu hao .

2.2.3. Phương pháp tính theo giá trị gia tăng.

Phương pháp tính theo giá trị gia tăng là tổng cộng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời kỳ.

Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

- Giá trị tăng thêm của toàn bộ ngành kinh tế được xác định cho cả nước và cho từng vùng lãnh thổ và bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thành phần kinh tế.

- Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế bao gồm:

• Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công (kể cả bằng tiền hay bằng hiện vật và các khoản trả có tính chất lương), trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nộp công đoàn cấp trên, thu nhập khác ngoài lương, tiền công. • Thuế sản xuất bao gồm: Thuế hàng hoá (không bao gồm thuế nhập khẩu) thuế sản xuất và chi phí khác. Thuế sản xuất không bao gồm thuế trực thu như thuế thu nhập, thuế lợi tức doanh nghiệp… • Khấu hao tài sản cố định. • Giá trị thặng dư • Thu nhập hỗn hợp - Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là chênh lệch giữa giá trị sản lượng của xí nghiệp và giá trị các yếu tố vật chất mà xí nghiệp mua của các xí nghiệp khác.

Bảng 2.1 GDP và các thành tố của nó - Thành tố tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam 1995, 1999 và 2004 theo giá so sánh 1994 và 2004 theo giá thực tế (tỉ đồng).

1995 1999 2004 (giá 1994)

2004 (giá thực tế)

Tổng sản phẩm trong nước, Y 195.567 256.272 362.093 713.071

Page 25: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Tích luỹ tài sản, I 53.249 75.830 128.916 253.686

Tài sản cố định 49.715 71.294 121.312 237.868

Thay đổi tồn kho 3.534 4.536 7.604 15.818

Tiêu dùng cuối cùng 158.892 194.350 260.940 511.221

Chính phủ, G 15.976 17.374 23.678 45.715

Cá nhân, C 142.916 176.976 237.262 465.506

Xuất khẩu ròng, NX -17.877 -13.157 -30.123 -54.000

Sai số 1.303 -751 2.360 2.164

Nguồn: Niên giám thống kê. Tổng Cục Thống Kê. 2005.

Bảng 2.2 GDP và các thành tố của nó - Thành tố GDP của Việt Nam 2004 theo giá thực tế.

Tổng số (tỉ đồng)

Bình quân đầu người (ngàn đồng)

Bình quân đầu người (USD)

Tỉ lệ % trong tổng số

Tổng sản phẩm trong nước, Y 713.071 8.692 560 100

Tích luỹ tài sản, I 253.686 3.092 199 35,6

Chính phủ, G 45.715 557 36 6,4

Cá nhân, C 465.506 5.674 366 65,3

Xuất khẩu ròng, NX -54.000 -658 -42 -7,6

Nguồn: Niên giám thống kê. Tổng Cục Thống Kê. 2005.

2.3. GDP có đo lường hết các hoạt động của nền kinh tế không?

Page 26: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Trong nền kinh tế có một số loại hoạt động mà kết quả không được tính trong GDP. Những hoạt động đó là:

- Những hoạt động phạm pháp, như buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng quốc cấm…, đây là những hoạt động, trong thực tế đem lại những doanh thu rất lớn cho những người tổ chức, nhưng kết quả không được tính trong GDP vì đây là những hoạt động tội phạm.

- Những hoạt động không đăng ký, không khai báo nhằm mục đích trốn thuế. Các nhà kinh tế gọi đó là những hoạt động kinh tế ngầm.

- Những hoạt động phi thương mại: Đây là những công việc có ích, hợp pháp nhưng vì tự làm nên không có giá cả và không được khai báo, hạch toán vào GDP. Thí dụ rõ nhất về những hoạt động này là công việc của các bà nội trợ: làm bếp, dọn dẹp nhà của, giặt quần áo, nuôi dạy con cái. v. v. .

Việc tính toán và đo lường GDP tuỳ theo mục đích tính mà nó có những thiếu sót nhất định. Nếu tính GDP để xác định nền kinh tế đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế, thì những thiếu sót không đặt ra vấn đề gì quan trọng. Nhưng khi tính GDP để so sánh mức sống giữa các nước, thì đối với các nước đang phát triển thì những hoạt động “kinh tế ngầm”, các hoạt động phi thương mại cũng như những hoạt động không khai báo thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các nước công nghiệp hoá. Do đó, nếu để so sánh mức sống dân cư của hai nhóm nước này mà chỉ dựa vào sự so sánh GDP của hai nhóm nước sẽ không phản ánh đúng thực chất.

Nếu tính GDP để so sánh mức sống của dân cư trong nước giữa các thời kỳ khác nhau, thì những thiếu sót khi tính GDP cũng đặt ra vấn đề lớn đó nếu mức sống tuỳ thuộc vào giá trị sản lượng thì đồng thời cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giáo dục, y tế, an ninh, điều kiện nhà ở . v. v. . Như vậy để đánh giá mức sống thì phải sử dụng một tập hợp các chỉ tiêu gồm nhiều yếu tố hơn là chỉ căn cứ vào GDP. Hiện nay chỉ tiêu đo lường mức sống của dân cư được thế giới chú ý đến là chỉ tiêu HDI (chỉ số phát triển con người).

3. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THU NHẬP KHÁC. Những chỉ tiêu này khác với GDP ở chỗ chúng lọai bỏ hoặc tính thêm những khoản mục thu nhập nào đó. Sau đây là mô tả tóm tắt về những chỉ tiêu thu nhập này, được sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

• Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà công dân của một quốc gia tạo ra. Nó khác với GDP ở chỗ nó cộng thêm các khoản thu nhập màa dân cư trong nước tạo ra ở nước ngòai và trừ đi các khỏan thu nhập mà người nước ngòai tạo ra ở trong nước. Đối với hầu hết các nước, công dân trong nước tạo ra hầu hết giá trị sản xuất trong nước, nên GDP và GNP có giá trị gần bằng nhau. • Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là tổng thu nhập của công dân một nước (GNP) trừ đi khấu hao. Khấu hao là các khoản hao mòn trang thiết bị và nhà xưởng của nền kinh tế. • Thu nhập quốc dân (NI): là tổng thu nhập mà công dân một nước tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nó khác với sản phẩm quốc dân ròng ở chỗ không bao gồm các khoản thuế gián thu (ví dụ thuế doanh thu), nhưng bao gồm cả những khoản trợ cấp kinh doanh. NNP và thu nhập quốc dân còn khác nhau ở khoản sai số thống kê phát sinh từ việc thu thập và xử lý số liệu. • Thu nhập cá nhân (PI): là thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp cá thể nhận được. Không giống như thu nhập quốc dân, nó không bao gồm lợi nhuận để lại công ty, tức khỏan thu nhập các công ty tạo ra nhưng không trả cho chủ sở hữu. Nó cũng không bao gồm các khoản thuế thu nhập công ty và đóng góp bảo hiểm xã hội (chủ yếu là các loạoi thuế bảo hiểm xã hội). Ngòai ra thu nhập cá nhân còn bao gồm cá khỏan thu nhập từ lãi suất mà các hộ gia đình nhận được từ các khoản cho chính phủ vay và thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ các chương trình Phúc lợi và bảo hiểm xã hội.

Page 27: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

• Thu nhập khả dụng (Yd) là thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp cá thể còn lại sau khi hòan thành nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ. Nó bằng thu nhập cá nhân trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản thanh toán ngoài thuế khác (ví dụ lệ phí giao thông). Mặc dù các chỉ tiêu thu nhập có thể khác nhau về chi tiết, nhưng chúng hầu như luôn kể cho chúng ta cùng một câu chuyện về các điều kiện kinh tế. Khi GDP tăng trưởng nhanh, thì các chỉ tiêu thu nhập khác cũng tăng nhanh. Và khi GDP giảm, thì các chỉ tiêu thu nhập khác cũng giảm theo. Đối với việc theo dõi những biến động của tòan nền kinh tế, thì việc chúng ta sử dụng chỉ tiêu nào không có ý nghĩa quan trọng.

4. CHỈ SỐ GIÁ Chỉ số giá của một năm hay một thời kỳ là tỉ lệ so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng trong năm đó hoặc thời kỳ đó với số tiền phải trả để mua cùng một giỏ hàng trong năm gốc hoặc thời kỳ gốc, rồi nhân tỉ lệ đó với 100.

Có hai loại chỉ số giá thường dùng: chỉ số giá hàng tiêu dùng và chỉ số giảm phát (GDP)

4.1. Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá hàng tiêu dùng được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của giá sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, các gia đình phải chi tiêu nhiều tiền hơn trước để duy trì mức sống như cũ.

Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả tình huống có sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát là % thay đổi của mức giá so với thời kỳ trước.

Chỉ số giá hàng tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của những sản phẩm và dịch vụ mà một gia đình (ở các thành phố) thường tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê, từ 1-5-2006 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ được tính theo phương pháp mới. Theo đó, danh mục hàng hóa dịch vụ tiêu dùng đại diện chung cho hàng hóa tiêu dùng của cả nước được nâng từ 397 mặt hàng lên 494 mặt hàng.

Trừ một số mặt hàng phải thống nhất điều tra trên phạm vi cả nước, nhiều mặt hàng dành cho từng địa phương lựa chọn cụ thể phù hợp với thị trường tiêu dùng tại địa phương. Quyền số tính CPI cũng được thay đổi cho phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của nhân dân. Ví dụ, tỉ trọng nhóm lương thực - thực phẩm giảm từ 47,9% trong tổng chi tiêu cho đời sống hằng ngày của người dân trong giai đoạn 2000-2005 xuống còn 42,8% giai đoạn 2006-2010. Việc áp dụng phương pháp mới tính CPI là phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của người dân đã thay đổi do tình hình kinh tế phát triển trong những năm qua và thu nhập được tăng lên, nhằm phản ánh xu hướng biến động giá cả trong giai đoạn 2006-2010

Chỉ số giá tiêu dùng sẽ do cơ quan thống kê quốc gia tính qua các bước:

(1) Xác định giỏ hàng: qui định số lượng chủng loại mặt hàng và khối lượng của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng dùng để tính chỉ số giá.

(2) Xác định giá của mỗi hàng hoá trong mỗi năm.

(3) Tính chi phí giỏ hàng (chỉ có giá trong mỗi năm thay đổi, số lượng mỗi hàng hoá trong giỏ hàng không đổi).

(4) Chọn năm gốc và tính chỉ số giá tiêu dùng.

Page 28: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

VD. Tính chỉ số giá hàng tiêu dùng theo số liệu sau

Năm gốc Năm hiện hành Mặt hàng Khối

lượng Giá Chi tiêu Giá Chi tiêu

40. 000 66. 000

140. 000

60. 000 75. 000

150. 000

Gạo Hớt tóc

Vé xe buýt

5 kg 6 lần

200 vé

8. 000 11. 000

700 246. 000

12. 000 12. 500

750 285. 000

Chỉ số giá hàng tiêu dùng của năm hiện hành là 115, 8 có nghĩa là một cách trung bình giá cả hàng hoá tăng tiêu dùng năm hiện hành tăng lên 15, 8, hoặc cao gấp 1, 158 lần so với năm gốc.

Từ CPI ta tính được tỷ lệ lạm phát

Những vấn đề phát sinh trong việc đo lường giá sinh hoạt

Mục đích của chỉ số giá là phản ánh những thay đổi trong giá sinh hoạt. Nói cách khác chỉ số giá tiêu dùng cố gắng phản ánh mức thu nhập cần tăng thêm nhằm giữ cho mức sống không thay đổi. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về giá sinh hoạt, có ba vấn đề phát sinh đối với chỉ số này và đã được mọi người công nhận, nhưng rất khó khắc phục.

Page 29: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Độ lệch thay thế. Khi giá cả thay đổi từ năm này qua năm khác, thì không phải mọi giá cả đều thay đổi theo cùng một tỷ lệ: Một số giá cả tăng nhanh hơn những loại khác. Người tiêu dùng phản ứng lại những thay đổi khác nhau này bằng cách mua ít hàng hoá có giá tăng mạnh và mua nhiều hàng hoá có giá tăng chậm hơn hoặc thậm chí giảm . Vì thế, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá sinhhoạt cao hơn rất nhiều so với mức thực tế mà người tiêu dùng gánh chịu.

Sự xuất hiện của những hàng hoá mới. Khi hàng hoá mới xuất hiện người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn. Điều này làm cho mỗi đồng tiền trở nên có giá trị hơn, do vậy người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống cũ. Song do chỉ số giá tiêu dùng dựa trên giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định, nên nó không phản ánh sự thay đổi này trong sức mua của đồng tiền.

Sự thay đổi không lượng hoá được của chất lượng. Nếu chất lượng của một hàng hoá nào đó giảm từ năm này sang năm tiếp theo, thì giá trị của tiền sẽ giảm, thậm chí ngay khi giá cả của hàng hoá không đổi. Tương tự như vậy nếu chất lượng hàng hoá tăng từ năm này qua năm khác, thì giá trị của tiền sẽ tăng.

4.2. Chỉ số giảm phát GDP

Chỉ số giảm phát GDP (còn gọi là chỉ số khử lạm phát) đo lường mức trung bình của giá cả tất cả các sản phẩm và dịch vụ tạo thành GDP.

GDP danh nghĩa được tính bằng cách lấy sản lượng của năm hiện hành nhân với giá của năm hiện hành. Còn GDP thực được tính bằng cách lấy sản lượng của năm hiện hành nhân với giá của năm gốc.

CÂU HỎI ÔN:

1. Hãy cho biết thành phần của tổng chi tiêu.

2. Hãy cho biết thành phần của tổng thu nhập.

3. Tại sao tổng thu nhập ngang bằng tổng chi tiêu?

4. Tại sao giá trị sản lượng ngang bằng tổng thu nhập?

5. Chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ khác với chi chuyển nhượng của chính phủ ra sao?

6. Các luồng “bơm vào” chu chuyển kinh tế là những luồng nào?

7. Các luồng “rò rỉ” ra khỏi chu chuyển kinh tế là những luồng nào?

8. Hãy trình bày ba phương pháp tính GDP.

9. Có sự khác biệt nào giữa những chi tiêu dành cho sản phẩm cuối cùng và các chi tiêu dành cho sản phẩm trung gian không?

10. Có những hoạt động nào trong nền kinh tế mà kết quả không được tính vào GDP không?

11. Để đo lường mức giá và lạm phát người ta sử dụng hai loại chỉ số giá nào? Cách tính của hai loại chỉ số giá đó như thế nào?

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Giả sử mọi người chỉ tiêu dùng ba loại hàng hóa như trình bày trong bảng sau:

Page 30: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Bóng tennít

Vợt tennít

Mũ chơi tennít

Giá năm 2001 Lượng năm

2001

Giá năm 2002

Lượng năm 2002

2 đô la 100

2 đô la

100

40 đô la 10

60 đô la

10

1 đô la 200

2 đô la

200

a. Giá của từng mặt hàng đã thay đổi bao nhiêu phần trăm? Mức giá chung thay đổi bao nhiêu phần trăm?

b. Vợt tennít trở nên đắt hay rẻ tương đối so với mũ chơi tennít? Phúc lợi của một số người có thay đổi so với phúc lợi của những người khác hay không? Hãy giải thích?

2. Giả sử dân cư ở Vegopia chi tiêu toàn bộ thu nhập của họ để mua súp lơ, cải xanh, và cà rốt. Trong năm 2001 họ mua 100 chiếc xúp lơ với tổng số tiền là 200 đô la, 50 chiếc bắp cải xanh trị giá 75 đô la và 500 củ cà rốt trị giá 50 đô la. Trong năm 2002 họ mua 75 chiếc xúp lơ trị giá 225 đô la, 80 chiếc bắp cải xanh trị giá 120 đô la và 500 củ cà rốt trị giá 100 đô la. Nếu năm gốc là năm 2001 thì CPI trong cả hai năm là bao nhiêu?

3. Từ 1947 đến 1997, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 637%. Hãy sử dụng số liệu này để điều chỉnh từng loại giá cả sau trong năm 1947 để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Mặt hàng nào rẻ hơn trong năm 1997 so với năm 1947 sau khi đã loại trừ lạm phát? Mặt hàng nào đắt hơn?

Mặt hàng Giá

1947 (đô la)

Giá 1997

(đô la)

Học phí Đại học Một thùng xăng

Một cuộc gọi 3 phút từ LA đến Washington

Chi phí nằm viện một ngày tại phòng cấp cứu

Bánh bánh mì của McDonald

130 0,23

2,50

35

0,15

2470 1,22

0,45

2300

0,59

4. Bắt đầu từ năm 1994, các đạo luật về môi trường quy định xăng phải chứa một chất phụ gia mới để giảm ô nhiễm. Điều này làm tăng chi phí của xăng. Cục thống kê cho rằng sự gia tăng chi phí này phản ánh tiến bộ trong chất lượng.

a. Với quyết định đó, thì sự tăng giá xăng có tăng CPI hay không?

Page 31: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

b. Lập luận nào ủng hộ quyết định của Cục thống kê? Lập luận nào ủng hộ quyết định khác?

5. Vấn đề nào phát sinh trong quá trình tính toán CPI có thể được minh họa bởi các tình huống sau đây? Hãy giải thích.

a. Việc phát minh ra chiếc Sony Walkman.

b. Sự xuất hiện của sản phẩm túi khí an toàn trong xe hơi.

c. Mức tiêu dùng máy tính cá nhân tăng do giá giảm.

d. Có nhiều muỗng xúc nho khô hơn trong mỗi gói nho khô.

e. Việc tăng cường sử dụng xe hơi

6. Tờ thời báo New York có giá khoảng 0,15 đô la vào năm 1970 và 0,75 đô la vào năm 1999. Mức lương trung bình trong sản xuất là 3,35 đô la/ giờ trong năm 1970 và 13,84 đô la trong năm 1999.

a. Giá của tờ báo này đã tăng bao nhiêu phần trăm?

b. Tiền lương đã tăng bao nhiêu phần trăm?

c. Trong mỗi năm, một người công nhân phải làm bao nhiêu phút để kiếm đủ tiền mua một tờ báo?

d. Sức mua của công nhân tính bằng số tờ báo tăng hay giảm?

7. Chương này giải thích rằng trợ cấp an sinh xã hội tăng hàng năm tỷ lệ thuận với sự gia tăng của CPI, mặt dù hầu hết các nhà kinh tế đều tin rằng CPI ước tính qúa cao mức lạm phát thực tế.

a. Nếu người già tiêu dùng giỏ hàng hóa thị trường như những người khác, thì hàng năm chương trình an sinh xã hội có đem lại cho người gì sự cải thiện mức sống không? Hãy giải thích.

b. Trong thực thế, người già chi tiêu nhiều cho chăm sóc sức khỏe hơn so với những người trẻ tuổi và chi phí chăm sóc sức khỏe đã tăng nhanh hơn mức lạm phát chung. Bạn sẽ làm gì để biết người giá có thật sự khá lên từ năm này sang năm khác không?

8. Bạn có nghĩ rằng giỏ hàng hóa và dịch vụ mà bạn mua khác với giỏ hàng mà hộ gia đình điển hình ở Mỹ mua không? Bạn nghĩ rằng mình phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao hơn hay thấp hơn với mức lạm phát tính bằng tính bằng CPI? Tại sao?

9. Cho đến tận năm 1985, thuế thu nhập đã không được trượt giá. Khi lạm phát đẩy thu nhập danh nghĩa lên cao vào những năm 1970, bạn nghĩ điều gì đã xảy ra với mức thu thuế thực tế?

10. Khi quyết định dành bao nhiêu tiền trong thu nhập để tiết kiệm phòng khi về hưu, người công nhân cân nhắc lãi suất thực tế hay lãi suất danh nghĩa mà khỏan tiền tiết kiệm của họ mang lại? Hãy giải thích.

11. Giả sử một người đi vay và một người cho vay nhất trí với nhau về lãi suất danh nghĩa phải trả cho số tiền vay. Sau đó lạm phát bất ngờ tăng cao hơn mức mà cả hai người dự kiến.

a. Mức lãi suất thực tế của khoản vay này cao hơn hay thấp hơn so với dự kiến?

b. Người cho vay được lợi hay bị thiệt do mức lạm phát cao không dự kiến trước này? Người đi vay được lợi hay bị thiệt?

c. Lạm phát trong những năm 1970 cao hơn rất nhiều so với hầu hết dự kiến của mọi người vào đầu thập kỷ. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới những người chủ nhà khi họ vay tiền dưới dạng

Page 32: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

cầm cố vớ lãi suất cố định trong những năm 1960? Điều này ảnh hưởng như thế nào tới các ngân hàng cho vay tiền?

Chương 3. Tổng cầu và xác định sản lượng Quốc Gia

Chương này tập trung nghiên cứu mặt cầu của nền kinh tế: các thành phần của tổng cầu, các nhân tố qui định sự biến động của tổng cầu. và vai trò của tổng cầu trong việc xác định mức sản lượng trong nền kinh tế. Phần cuối của chương giới thiệu chính sách tài khoá nhằm ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn.

Hoạt động kinh tế biến động từ năm này sang năm khác. Trong hầu hết các năm, sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Do đó, có sự tăng lên của lực lượng lao động tư bản và tiến bộ công nghệ, nền kinh tế ngày càng có thể sản xuất nhiều hơn. Sự tăng trưởng này ngày càng cho phép mọi người hưởng thụ mức sống cao hơn.

Tuy nhiên trong một số năm, sự tăng trưởng bình thường này không xảy ra. Các doanh nghiệp không bán được hết hàng hóa và dịch vụ và quyết định cắt giảm sản xuất. Nhiều công nhân bị sa thải, thất nghiệp bị tăng cao và các nhà máy thì bị bỏ không. Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ ít hơn, GDP thực tế và các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm đi. Những thời kỳ thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái nếu tình trạng không nghiêm trọng, và được gọi là khủng hoảng nếu nó gọi là trầm trọng.

Điều gì đã gây ra biến động của hoạt động kinh tế trong ngắn hạn? Các chính sách công cộng có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm sút và thất nghiệp tăng cao? Khi suy giảm hoặc suy thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để giảm bớt độ dài và mức độ trầm trọng của chúng? Đây là câu hỏi mà chúng ta cần xem xét trong chương này và hai chương tiếp theo.

Các biến số mà chúng ta nghiên cứu trong các chương tiếp theo phần lớn là các biến cố mà chúng ta đã biết. Đó là GDP, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mức giá. Các công cụ và chính sách của chính phủ như chi tiêu, cung ứng và tiền tệ cũng quen thuộc với chúng ta. Cái khác trong các chương tiếp theo là ở khoảng thời gian phân tích. Trọng tâm của chương vừa rồi là nền kinh tế trong dài hạn. Giờ đây, chúng ta quan tâm đến những biến động ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn của nền kinh tế.

Mặc dù còn có sự tranh luận giữa các nhà kinh tế vế phương pháp phân tích các biến động ngắn hạn, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều sử dụng mô hình tổng cung và tổng cầu. Học cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các chính sách là nhiệm vụ chủ yếu sắp tới của chúng ta. Trong chương này, chúng ta bàn đến hai mảng then yếu của mô hình của tổng cung và tổng cầu. Sau khi có cái nhìn tổng quan vế mô hình trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong hai chương tiếp theo.

Ba bằng chứng về biến động kinh tế

Những biến động ngắn hạn trong hoạt động kinh tế diễn ra ở các nước và mọi thời đại trong suốt chiều dài lịch sử. Để có điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu những biến động từ năm này sang năm khác, chúng ta hãy trình bày một vài tính chất quan trọng nhất của chúng.

Bằng chứng 1: Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo

Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Như thuật ngữ này cho thấy, biến động kinh tế gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh, khi GDP tăng trưởng nhanh, hoạt động kinh doanh phát đạt. Các doanh nghiệp thấy có rất nhiều khách hàng và lợi

Page 33: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

nhuận ngày càng tăng. Ngược lại, khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hoạt động kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp bán được ít hàng hơn và kiếm được ít lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, thuật ngữ chu kỳ kinh doanh có thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý rằng biến động kinh tế tuân theo một quy luật mang tính định kỳ và có thể dự báo trước. Trên thực tế, chu kỳ kinh doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự báo với độ chính xác cao.

Bằng chứng 2: Hầu hết các đại lượng kinh tế vĩ mô biến động cùng nhau

GDP thực tế được dùng để theo dõi những thay đổi trong ngắn hạn của nền kinh tế vì nó là đại lượng toàn diện nhất về hoạt động kinh tế. GDP thực tế phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Nó cũng phản ánh tổng thu nhập (đã trừ lạm phát) của mọi người trong nền kinh tế.

Nhưng thực ra khi theo dõi biến động kinh tế ngắn hạn lại khác, việc sử dụng đại lượng nào để phản ánh hoạt động kinh tế mà chúng ta theo dõi không quan trọng. Phần lớn các biến cố kinh tế vĩ mô phản ánh dạng nào đó của thu nhập, chi tiêu hay sản xuất, biến động cùng với nhau. Khi GDP giảm trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm xuống. Do suy thoái là một hiện tượng xảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều nguồn số liệu vĩ mô khác nhau.

Mặc dù các biến số kinh tế biến động cùng với nhau, song chúng biến động với quy mô khác nhau. Cụ thể, đầu tư biến động rất mạnh trong thời kỳ kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ là một phần nhỏ trong GDP, nhưng sự suy giảm trong đầu tư đóng góp lớn vào mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác, khi tình hình kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ giảm sút chi tiêu để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới.

Bằng chứng 3: Khi sản lượng giảm, thất nghiệp sẽ tăng

Những thay đổi trong sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế gắn chặt với những thay đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách khác, khi GDP thực tế giảm, thất nghiệp sẽ tăng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: khi các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hóa và dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng.

I.Các thành tố của tổng cầu

1.1. Tiêu dùng và tiết kiệm.

1.1.1. Khái niệm.

Toàn bộ thu nhập của khu vực hộ gia đình do cung cấp các yếu tố sản xuất được dành phần lớn để chi mua hàng hoá và dịch vụ cho đời sống, phần còn lại để dành tiết kiệm.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình.

Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân, đó là thu nhập khả dụng cá nhân, thu nhập dự đoán và lãi suất.

Thu nhập khả dụng cá nhân là tổng số thu nhập mà một cá nhân hoặc một hộ gia đình có thể sử dụng cho tiêu dùng và cho tiết kiệm.Thu nhập khả dụng của hộ gia đình được xác định bằng tổng số thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ lợi tức cho vay, cổ tức, tiền cho thuê các yếu tố sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền trợ cấp (trợ cấp nghỉ hưu, thất nghiệp, khó khăn, học bổng .v.v..) sau đó trừ đi khoản thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Thu nhập khả dụng được sử dụng vào hai mục đích: tiêu dùng và tiết kiệm.

Page 34: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Khi sử dụng lương thực thực phẩm, quần áo hoặc đi xem phim chúng ta đã tiêu dùng sản phẩm của nền kinh tế.Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi trừ đi tiêu dùng. Do đó, thu nhập khả dụng Yd tăng thì tiêu dùng (C) tăng và tiết kiệm (S) tăng. Ngoài ra, khi thu nhập dự đoán tăng thì chi tiêu cũng tăng.

Trong khi đó, lãi suất lại có xu hướng biến động ngược chiều với tiêu dùng. Lãi suất cao thì chi tiêu tiêu dùng giảm.Bởi vì, lãi suất cao sẽ không khuyến khích chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình đặc biệt là các khoản chi tiêu trả góp, trái lại nó khuyến khích tiết kiệm. Ngược lại, với mức lãi suất thấp hơn thì các hộ gia đình có khuynh hướng chi tiêu nhiều hơn.

1.1.3. Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm cá nhân.

· Hàm tiêu dùng.

Mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng gọi là hàm tiêu dùng cá nhân: C = f(Yd).

Các hộ gia đình luôn luôn chi tiêu tiêu dùng ở bất kỳ mức thu nhập nào, một đại lượng mà chúng ta gọi là tiêu dùng tự định ( ), đây là một đại lượng độc lập với thu nhập.

Ví dụ = 250

Người ta có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập khả dụng của họ tăng. Lượng tăng của chi tiêu tiêu dùng khi có thêm 1 đồng trong thu nhập khả dụng được gọi là khuynh hướng tiêu dùng biên.

Ví dụ: người ta sẽ tiêu dùng thêm 75 xu khi thu nhập khả dụng của họ tăng thêm 1 đồng. Vì thế khi có thêm Yd thu nhập thì họ sẽ tiêu dùng thêm 0.75Yd .

Hàm tiêu dùng biểu thị tổng số của tất cả các khoản tiêu dùng ở mọi mức thu nhập khả dụng. C = 250 + 0.75Yd

Dạng tuyến tính tổng quát là

C = C0 + MPC.Yd

Trong đó : C0 (hay ): tiêu dùng tự định

Yd : thu nhập khả dụng (Yd = Y – T + TR)

MPC (hay Cm): khuynh hướng tiêu dùng biên

Thu nhập khả dụng

Tiêu dùng ứng dụ (MPC.Yd)

Tiêu dùng tự định (C)

Tổng tiêu dùng C0+MPC.Yd

Tiết kiệm ứng dụ MPS.Yd

Tổng mức tiết kiệm S0 + MPC.Yd

0 1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

0 750

1.500

2.250

3.000

3.750

250 250

250

250

250

250

250 1.000

1.750

2.500

3.250

4.000

0 250

500

750

1.000

1.250

-250 0

250

500

750

1.000

MPC = 0.75

Page 35: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

MPS = 1- MPC = 1 - 0.75 = 0.25

· Hàm tiết kiệm.

Mối quan hệ giữa tiết kiệm và thu nhập khả dụng cá nhân được gọi là hàm số tiết kiệm cá nhân S = f (Yd)

S = -C0 + MPS.Yd

Trong đó: MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên

Hình 3.1: Khuynh hướng tiêu dùng biên và khuynh hướng tiết kiệm biên.

Khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC) và khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS)

VD Tính khuynh hướng tiết kiệm trung bình và tiêu dùng trung bình cho bảng số liệu trên.

Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) và khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS)

- Khuynh hướng tiêu dùng biên là phần của đồng thu nhập khả dụng tăng thêm được sử dụng để chi tiêu tiêu dùng.

- Khuynh hướng tiết kiệm biên là phần của thu nhập khả dụng tăng thêm được tiết kiệm

Page 36: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Mối quan hệ giữa khuynh hướng tiêu dùng trung bình và khuynh hướng tiêu dùng biên

Thu nhập khả dụng

Tổng tiêu dùng C0+ MPC Yd

K. hướng tiêu dùng TB APC

K.hướng tiêu dùng biên MPC

0 1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

250 1.000

1.750

2.500

3.250

4.000

- 1

0.875

0.833

0.812

0.8

- 0.75

0.75

0.75

0.75

0.75

- Khuynh hướng tiêu dùng biên nhỏ hơn khuynh hướng tiêu dùng trung bình.

- Khi thu nhập khả dụng tăng, khuynh hướng tiêu dùng trung bình giảm.

Khuynh hướng tiêu dùng biên và độ dốc của đường biểu diễn hàm số tiêu dùng

- Khuynh hướng tiêu dùng biên bằng độ dốc đường biểu diễn hàm số tiêu dùng

- khuynh hướng tiết kiệm biên bằng độ dốc đường biểu diễn hàm số tiết kiệm

1.1.4.Từ hàm số tiêu dùng cá nhân đến hàm số tổng tiêu dùng.

Hàm số tổng tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa chi tiêu tiêu dùng thực và thu nhập khả dụng thực của toàn bộ nền kinh tế trong một khoản thời gian.

Trong thực tế người ta thường biểu thị mối quan hệ giữa tổng chi tiêu tiêu dùng và GDP thực (thay vì thu nhập khả dụng thực) trong hàm số tổng tiêu dùng theo chuỗi thời gian.Vì vậy hàm tổng tiêu dùng trở nên ít dốc hơn.

Page 37: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Yd = GDP thực - TN

TN = Tổng thuế + BHXH – TR

Khi GDP thực tăng thì TN cũng tăng

Giả sử thuế ròng tăng 12,5% số gia tăng của GDP thực ở mỗi năm thì chỉ có 87.5% của số tăng GDP là thu nhập khả dụng.

Hàm tiêu dùng theo GDP thực là:

C = 0,8(Y – TN) + 550 = 0,8 [Y – (0,125Y + 500)] + 550 = 0,7Y + 150

1.2. Đầu tư

1.2.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư.

Đầu tư là một đề tài quan trọng trong kinh tế vĩ mô vì:

- Mặc dù tiêu dùng là phần lớn nhất của tổng cầu, nhưng hầu hết những thay đổi về giá trị GDP là do những thay đổi về đầu tư trong chu kỳ kinh doanh.

- Đầu tư được định nghĩa là sự sản xuất ra vốn vật chất nên những thay đổi nguồn vốn là một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và hướng đi tương lai cho nền kinh tế.

Bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến đầu tư

• Lãi suất Mức đầu tư là hàm số của lãi suất I = I (i). Trên thực tế có nhiều mức lãi suất khác nhau. Chẳng hạn như lãi suất phải trả đối với các tài khoản ngân hàng, lãi suất phải trả đối với các trái phiếu công ty cũng như lãi suất trên trái phiếu chính phủ. Sự khác nhau của các mức lãi suất có thể do bởi nhiều yếu tố như thời hạn cho vay hay mượn, qui mô giao dịch và có lẽ quan trọng hơn hết là mức độ xảy ra rủi ro.

Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta sẽ giả định rằng chỉ có lãi suất r là yếu tố chính quyết định mức đầu tư.

Khi đầu tư nguồn vốn có thể được tài trợ từ quĩ riêng hoặc vay mượn . Bất luận dự án đầu tư được tài trợ bằng phương thức nào, mức lãi suất cũng là một phần chi phí cơ hội của dự án đó. Tiền trả lãi cho khoản tiền vay là chi phí trực tiếp.Tiền lãi mà một doanh nghiệp bị mất khi sử dụng lợi nhuận không phân phối để tài trợ cho dự án riêng của mình thay vì dùng để cho vay được gọi là chi phí cơ hội. Mức lãi suất càng thấp thì chi phí cơ hội của dự án càng thấp, càng có nhiều dự án đầu tư mang lại lợi nhuận và vì vậy mức đầu tư sẽ gia tăng.

Trong các mô hình lý thuyết hàm đầu tư theo lãi suất thường được biểu diễn dưới dạng tuyến tính sau:

Page 38: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

VD: Chi phí lắp đặt máy mới 1.000 triệu đồng, thời gian sử dụng 3 năm. Sau 3 năm giá trị của máy là 0.

Trường hợp 1

Năm Đầu tư ban đầu

Doanh thu ròng dự đoán

Lãi vốn vay trả hàng năm (lãi suất 10%)

vốn vay được trả hằng năm

tiền vay còn lại sau mỗi năm

1.000 700

270

90

0 1

2

3

1.000

- 400

500

200

100

70

27

300

430

173

-90

Doanh thu ròng = doanh số bán – chi phí sx

Trường hợp II

Năm Đầu tư ban đầu

Doanh thu ròng dự đoán

Lãi vốn vay trả hàng năm (lãi suất 5%)

vốn vay được trả hằng năm

tiền vay còn lại sau mỗi năm

1.000 650

182.5

0

0 1

2

3

1.000

- 400

500

200

50

32.5

9.125

350

467.5

182.5

8.485

Qua ví dụ trên chúng ta rút ra được kết luận: khi lãi suất cao thì đầu tư thấp, khi lãi suất thấp thì đầu tư cao

• Lạm phát dự đoán Các yếu tố khác không đổi, quyết định đầu tư phụ thuộc vào mức lạm phát dự đoán. Lạm phát dự đoán cao thì đầu tư tăng vì nó mang lại doanh thu ròng nhiều hơn.

VD: công ty điện tử vay 1.000 triệu đồng

Page 39: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Lạm phát cao thì giá TV tăng dẫn đến doanh số bán tăng (dĩ nhiên lương và các chi phí khác cũng tăng).

- Tuy nhiên doanh số bán cùng với chi phí gia tăng qua các năm như vậy thì doanh thu ròng qua các năm cũng tăng cùng với mức lạm phát.

Tác động kết hợp lãi suất và lạm phát. Nếu lãi suất 10%,lạm phát dự đoán hàng năm 5% thì doanh thu ròng dự tính tăng 5% /năm . Điều này cho phép công ty có khả năng trả nhiều hơn khoản nợ vay và giảm bớt tiền lãi phải trả.

Vậy khi mức lãi suất thực thấp thì mức đầu tư cao.

• Lợi nhuận dự đoán Lợi nhuận dự đoán của máy móc thiết bị càng cao số lượng đầu tư vào chúng càng nhiều.

• Khấu hao. Khấu hao càng nhiều qui mô đầu tư càng lớn.

1.2.2. Hàm cầu đầu tư.

Hàm số cầu đầu tư biểu thị mối quan hệ giữa mức đầu tư (I) và mức lãi suất thực (r) với giả thiết là tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư là không đổi.

Hình 3.2: Đường cầu đầu tư

Cần phân biệt giữa sự di chuyển dọc theo đường thẳng biểu thị hàm đầu tư và sự dịch chuyển của đường thẳng này. Khi lãi suất giảm thì đầu tư tăng, do đó thay đổi của lãi suất sẽ dẫn đến sự di chuyển dọc theo đường thẳng biểu thị hàm cầu đầu tư.

Hình 3.3: Những thay đổi của cầu đầu tư và đường cầu đầu tư.

Những yếu tố sau làm cho hàm cầu đầu tư dịch chuyển:

Page 40: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

• Thuế: Sự thay đổi về thuế hay thuế suất sẽ có tác động đến chi phí hay lợi nhuận của dự án. Thông thường các doanh nghiệp có thể được giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư. Điều này sẽ làm giảm chi phí thực của dự án và tăng giá trị hiệu suất đầu tư biên ứng với mỗi mức lãi suất. Kết quả là hàm đầu tư sẽ dịch chuyển sang phải. • Những kỳ vọng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận.. Sự dao dộng trong lợi nhuận dự đoán của các doanh nhiệp là nguồn gốc chính của những dao động trong cầu đầu tư. Khi kỳ vọng về lợi nhuận là lạc quan thì đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển về phía bên phải. Khi lợi nhuận dự đoán bi quan thì đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển sang trái. • Đường biểu diễn hàm số đầu tư cũng dịch chuyển khi có sự thay đổi trong lượng đầu tư được thực hiện để thay thế cho cơ sở vật chất bị hao mòn hoặc lạc hậu về mặt kỷ thuật, ảnh hưởng này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang phải của đường cầu đầu tư. 1.3. Chi tiêu chính phủ (G)

Chi tiêu chính phủ là các khoản chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ do khu vực chính phủ thực hiện.

Chi tiêu chính phủ có thể phân ra làm hai loại.

- Triệt để: những khoản chi tiêu có thể tận dụng được các nguồn lực, ví dụ xây một tòa nhà thị chính.

- Không triệt để: những khoản chi tiêu không tận dụng được các nguồn lực nhưng chuyển các nguồn vốn từ nơi này đến nơi khác (ví dụ các khoản chi cho thất nghiệp hay chi cho phúc lợi).

Những khoản chi tiêu không toàn diện được xem như những khoản chi chuyển nhượng (Tr) hay lợi ích và không được tính trong chi tiêu chính phủ vì chúng đã được tính trong các khoản chi tiêu tiêu dùng. Điều này giúp tránh được việc tính hai lần.

1.4. Xuất khẩu ròng.

Xuất khẩu chịu sự tác động bởi 5 nhân tố chính là GDP của nước ngoài, mức độ chuyên môn hoá sản xuất toàn cầu, giá tương đối của hàng hoá được sản xuất trong nước và hàng hoá tương tự ở nước ngoài, tỉ giá hối đoái, và chính sách của chính phủ.

- GDP thực của các nước khác trên thế giới càng cao thì cầu hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nước càng lớn.

- Mức độ chuyên môn hoá sản xuất trong nền kinh tế toàn cầu càng cao, qui mô xuất khẩu của từng nước càng lớn với giả thiết là các nhân tố khác không đổi.

- Nếu giá của một hàng hoá sản xuất ở một nước càng thấp tương đối so với giá của hàng hoá đó ở nước ngoài thì sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Kết quả tương tự cũng xảy ra khi đồng tiền một nước có giá trị so với đồng tiền của các nước khác trên thế giới.

Nhập khẩu phụ thuộc vào 4 nhân tố: GDP thực trong nước, mức độ chuyên môn hoá sản xuất toàn cầu, giá tương đối của hàng hoá ở nước ngoài và hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước, tỉ giá hối đoái.

- Giả sử những nhân tố khác không đổi, GDP thực trong nước càng cao thì lượng nhập khẩu càng lớn. Điều này có thể giải thích là khi GDP thực tăng thì thu nhập khả dụng cũng tăng. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn kể cả hàng hoá nhập khẩu.

- Mức độ chuyên môn hoá sản xuất của từng nước càng cao thì nhập khẩu của từng nước càng tăng.

- Giá hàng hoá được sản xuất ra ở một nước cao tương đối so với giá hàng hoá tương tự được sản xuất ra ở các nước khác và giá trị của đồng tiền một nước càng cao, nhập khẩu của nước đó sẽ tăng.

Page 41: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Chính sách của một chính phủ như hàng rào thuế quan, bảo hộ sản xuất cúng có ảnh hưởng đến nhập khẩu và xuất khẩu.

Hàm xuất khẩu ròng

Hàm xuất khẩu ròng biểu thị mối quan hệ giữa xuất khẩu ròng và GDP thực với giả thiết rằng GDP thực của các nước khác, giá cả và tỉ giá hối đoái cố định.

Hàm xuất khẩu ròng dưới dạng tổng quát

NX = X – MPM.Y

Trong đó: NX : xuất nhập khẩu ròng

X : xuất khẩu

MPM : khuynh hướng nhập khẩu biên

II.Tổng cầu và sản lượng cân bằng

Mô hình tổng cầu được trình bày từ giản đơn đến phức tạp để xem xét nền kinh tế thực tế hơn.

2.1. Nền kinh tế đơn giản có hai khu vực.

2.1.1. Sản lượng cân bằng.

Thị trường hàng hoá đạt cân bằng ngắn hạn khi tổng cầu của nền kinh tế bằng sản lượng thực tế, tức là :

Y = AD = C + I

Hình 3.4: sản lượng cân bằng

Page 42: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Một cách tiếp cận khác, và cũng có thể coi là hệ quả rút ra từ định nghĩa trên: khi thị trường hàng hoá trong nền kinh tế giản đơn cân bằng, đầu tư dự kiến (I) bằng tiết kiệm dự kiến (S):

I = S

2.1.2. Số nhân chi tiêu.

Số nhân chi tiêu phản ánh sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi chi tiêu tự định thay đổi một đơn vị. Giá trị của số nhân lớn hơn 1, bởi vì khi có sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng tự định (C0) hay gia tăng chi tiêu đầu tư ( I ) sẽ làm Y tăng. Sự gia tăng của sản lượng sẽ làm tăng tiêu dùng và dẫn đến sự gia tăng kéo theo của thu nhập. Thu nhập tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng kéo theo của tiêu dùng và cứ tiếp diễn như thế mãi. Kết quả là mức thu nhập cân bằng tăng nhiều hơn so với sự gia tăng ban đầu của chi tiêu.

Mô hình xác định giá trị số nhân chi tiêu:

2.2. Mô hình nền kinh tế đóng có chính phủ.

Trong mô hình này cần phân biệt hai trường hợp khi thuế độc lập với thu nhập và khi thuế tỉ lệ với thu nhập.

2.2.1. Khi thuế độc lập với thu nhập (T = T0)

Nền kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi.

Y = AD = C + I + G

Thuế độc lập với thu nhập:

T = Tx – TR = T0

Tổng tiêu dùng hộ gia đình:

C = C0 + MPC.Yd

Thu nhập khả dụng của hộ gia đình:

Yd = Y – T0

Đầu tư:

I = I0

Chi tiêu chính phủ:

G = G0

Mô hình tổng cầu:

AD = C0 + MPC (Y – T0) + I0 + G0

Sản lượng cân bằng:

AD = Y = C0 + I0 + G0 + MPC. Y – MPC. T0

Page 43: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Số nhân chi tiêu: Từ phương trình cân bằng ta nhận thấy, khi chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì sản lượng cân bằng Y0 sẽ thay đổi. Cụ thể là khi chi tiêu hộ gia đình, đầu tư, chi tiêu chính phủ tăng tương ứng các đại lượng thì tổng cầu sẽ gia tăng một lượng là:

Số nhân Thuế: nếu giá trị của thuế thay đổi từ thời điểm 0 đến thời điểm 1 thì giá trị thuế mới sẽ là (T0+ T) . Với các giá trị khác không đổi, giá trị sản lượng cân bằng tại thời điểm 1 sẽ là

Đây là số nhân đối với thuế không phụ thuộc và thu nhập. Số nhân này nhỏ hơn và ngược dấu với chi tiêu chính phủ.

2.2.2. Khi thuế tỉ lệ với thu nhập (T = t.Y) hay (T = T0 + t.Y).

Page 44: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Xét mô hình tổng cầu với hàm thuế T = t.Y

Nền kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi: Y = AD = C + I + G

Chi chuyển nhượng: TR = 0

Tổng tiêu dùng hộ gia đình: C = C0 + MPC.Yd

Thu nhập khả dụng của hộ gia đình: Yd = Y – tY

Đầu tư : I = I0

Chi tiêu chính phủ : G = G0

AD = C0 + MPC (Y – t.Y) + I0 + G0

=> AD = C0 + I0 + G0 + MPC (1- t).Y

Sản lượng cân bằng:

Số nhân chi tiêu: Với mô hình thuế tỉ lệ với thu nhập, mỗi thay đổi của chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu của chính phủ, ứng với C, I, G thì Tổng cầu thay đổi: AD = ( C + I + G)

Trong mô hình này giá trị của số nhân chi tiêu giảm xuống so với hai mô hình trước. lý do là một phần của thu nhập tăng thêm được rò rĩ khỏi dòng chu chuyển dưới hình thức thuế.

2.3. Nền kinh tế mở.

Nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao thương với các nước khác, mô hình tổng cầu bao gồm chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ , xuất khẩu và nhập khẩu.

AD = C + I + G + X – M

Chi tiêu tiêu dùng C = C0 + MPC.Yd

Đầu tư: I = I0 Chi tiêu chính phủ: G = G0

Xuất khẩu ròng: NX = X – MPM.Y

Thuế: T = tY Chi chuyển nhượng TR = 0

Page 45: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Sản lượng cân bằng:

Y0 = AD = C0 + MPC (Y – tY ) + I0 + G0 + X - MPM.Y

Số nhân: Theo phương trình sản lượng cân bằng trên, khi một trong các yếu tố C0, I0, G0, X0 thay đổi một lượng ứng với C, I, G, X. Sản lượng cân bằng sẽ tăng một lượng ứng với số nhân chi tiêu:

Một lần nữa giá trị của số nhân chi tiêu tiếp tục giảm xuống khi tính đến thương mại quốc tế. Nguyên nhân là một phần chi tiêu trong nước tăng lên được đáp ứng bằng hàng nhập khẩu.

3. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VỚI MÔ HÌNH TỔNG CẦU Chính sách tài khoá sử dụng hai công cụ là chi tiêu chính phủ và thuế nhằm ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn.

Khi nền kinh tế phải đối phó với suy thoái do tổng cầu quá thấp (Y< Yp), công ăn việc làm ít chính phủ có thể kích thích tổng cầu thông qua chính sách tài khoá mở rộng bằng cách giảm thuế hay tăng chi tiêu của chính phủ hay vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế để gia tăng tổng cầu AD, từ đó làm sản lượng tăng theo.

Hình 3.5: Chính sách tài khoá mở rộng

Ngược lại, Khi nền kinh tế có sản lượng cao (Y>Yp). Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách tăng thuế hay giảm chi tiêu hoặc cả hai nhằm hạn chế tổng cầu để chống lạm phát.

Trong các nền kinh tế hiện đại đều có những cơ chế làm giảm bớt sự biến động của nền kinh tế trước các cú sốc được gọi là các nhân tố tự ổn định. Thuế thu nhập luỹ tiến và trợ cấp thất nghiệp là những nhân tố tự ổn định quan trọng nhất.

Chính sách tài khoá mà chính phủ chủ động sử dụng để ổn định nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách chính phủ. Khi Chính sách tài khoá mở rộng làm tăng thâm hụt ngân sách chính

Page 46: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

phủ. Ngược lại, chính sách tài khoá thắt chặt làm giảm thâm hụt ngân sách chính phủ. Điều này không có nghĩa là chính phủ phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách tài khoá chủ động. Sự vận động theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường cũng không ảnh hưởng đến trạng thái của cán cân ngân sách. Với những mức thuế suất và chi tiêu nhất định của Chính phủ, ngân sách sẽ bị thâm hụt lớn hơn trong suy thoái khi thu nhập thấp so với trong thời kỳ phồn thịnh khi thu nhập cao. Có ba loại cán cân ngân sách cần phân biệt:

Hình 3.6: chính sách tài khoá thu hẹp

- Cán cân ngân sách thực tế phản ánh chênh lệch giữa tổng thu nhập từ thuế và mức chi tiêu chính phủ. Ngân sách thặng dư khi T - TR >G, ngân sách thâm hụt khi T- TR <G, ngân sách cân bằng khi T - TR = G.

- Cán cân ngân sách cơ cấu phản ánh mức độ sử dụng chính sách tài khoá mở rộng của chính phủ. Nó chính là cán cân ngân sách với giả thiết sản lượng ở mức tiềm năng.

- Cán cân ngân sách chu kỳ phản ánh sự biến động theo chu kỳ của ngân sách chính phủ. Nó được tính bằng chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu.

Khi ngân sách thâm hụt chính phủ có thể sử dụng các biện pháp tài trợ sau:

- Vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.

- Vay nước ngoài.

- Bán tài sản.

- Phát hành trái phiếu.

Mỗi biện pháp tài trợ đều có tác động phụ đến nền kinh tế. Do vậy mặc dù ngân sách không nhất thiết phải cân bằng hàng năm, song ngân sách cũng không nên thâm hụt quá lớn và kéo dài.

Chương 4. Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Chương này giới thiệu thị trường tiền tệ và các chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương sử dụng để can thiệp vào thị trường tiền tệ. Phần cuối chương giới thiệu mối tương tác giữa thị trường hàng hoá và tiền thông qua mô hình IS – LM, cùng với các chính sách mà chính phủ sử dụng để tác động đến thị trường hàng hoá và tiền tệ.

I.Thị trường tiền tệ

Page 47: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

1.1.Tiền tệ.

1.1.1.Tiền tệ là gì?

Tiền là mọi thứ được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện mua hàng hoá và dịch vụ. Tiền có ba chức năng cơ bản:

- Phương tiện trao đổi: là một thứ mà người mua trao cho người bán khi mua hàng hóa và dịch vụ. Sở dĩ tiền có thể đảm nhận chức năng quan trọng này vì nó được chấp nhận rộng rãi như là phương tiện trao đổi.

- Đơn vị kế toán hay đơn vị tiền tệ kế toán: toàn bộ giá cả đều được qui về một đơn vị là đồng Đô la, đồng Yen hay đồng Việt Nam …Điều này làm cho việc so sánh các giá trị tương đối trở nên dễ dàng hơn. Chức năng đơn vị hạch toán của tiền chỉ ra rằng sự tiện lợi có một phương tiện được chấp nhận rộng rãi để định giá và ghi sổ sách.

- Phương tiện bảo tồn giá trị: tiền là một hình thức để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai. Với chức năng này dân cư có thể lựa chọn giữ một số của cải trực tiếp bằng tiền. Tuy nhiên, trong điều kiện có lạm phát giá trị của tiền giảm theo thời gian. Điều này làm cho tiền trở thành một phương tiện bảo tồn không hiệu quả.

Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ khả năng thanh toán để chỉ mức độ dễ dàng đổi một tài sản thành phương tiện trao đổi của nền kinh tế. Vì tiền là phương tiện trao đổi của nền kinh tế, nên nó là tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất, các tài sản khác nhau có khả năng thanh khoản rất khác nhau. Phần lớn cổ phiếu, trái phiếu có thể bán dễ dàng với chi phí thấp và vì vậy chúng là những loại tài sản có khả năng thanh khoản tương đối cao.

1.1.2. Các loại tiền.

Quá trình phát triển của tiền trải qua các hình thái sau:

Tiền bằng hàng hoá: khi tồn tại dưới hình thức hàng hoá có giá trị cố hữu, tiền được gọi là tiền hàng hoá. Thuật ngữ giá trị cố hữu hàm ý hàng hoá đó có giá trị ngay cả khi nó không được sử dụng làm tiền. Một ví dụ về tiền hàng hoá điển hình nhất là vàng. Vàng có giá trị cố hữu bởi vì nó được sử dụng trong công nghiệp và chế tác đồ trang sức.

Khi tiền không có giá trị cố hữu, nó được gọi là tiền pháp định. Đây là loại tiền được lưu hành do luật lệ của chính phủ qui định. Giá trị ghi trên đồng tiền qui ước thường lớn hơn rất nhiều so với giá trị vật dùng làm tiền. Tiền qui ước cũng bao gồm hai dạng tiền kim loại và tiền giấy.

Tiền kim loại: thời kỳ đầu thường dùng các kim loại quí như bạc, vàng. Về sau dùng các hợp kim rẽ tiền hơn. Tiền kim loại ngày nay thường có giá trị nhỏ và các chi tiêu thông qua phương tiện bán hàng tự động.

Tiền giấy: tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán ( loại tiền có thể đem đổi được bạc hoặc vàng với một lượng giá trị tương đương.) và tiền giấy bất khả hoán (lọai tiền bắt buộc lưu hành theo luật định, không thể mang chúng đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Ngày nay các quốc gia đều dùng loại tiền giấy bất khả hoán).

Tiền ngân hàng: là lượng tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc. Đây là số tiền ghi nợ của ngân hàng đối với người mở tài khoản séc tại ngân hàng. Séc là một kiểu giấy nợ có thể thanh toán theo yêu cầu của người chủ gửi tiền. Nó cho phép tiến hành thanh toán mà không dùng tiền mặt.

1.1.3. Khối lượng tiền tệ.

Việc định nghĩa tiền là một phương tiện trao đổi mới chỉ đưa ra một cách khái quát về tiền, nó chưa cho chúng ta biết rõ trong nền kinh tế hiện nay khối lượng của nó nhiều hay ít. Vì vậy người

Page 48: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

ta phải định nghĩa tiền bằng việc đưa ra các phép đo về khối tiền trong lưu thông. Có 3 thước đo khối tiền trong nền kinh tế được ký hiệu lần lượct là M1, M2, M3.

Khối tiền giao dịch M1: phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thanh toán và chi trả về hàng hoá và dịch vụ bao gồm:Tiền mặt trong lưu thông đó chính là bộ phận tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng, Tiền gửi có thể phát hành séc tại các ngân hàng.

Khối tiền mở rộng M2: Khối tiền M2 sẽ bằng khối tiền M1 cộng với tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính trung gian.

Khối tiền tài sản M3: bằng khối tiền M2 cộng với trái khoán như hối phiếu, tín phiếu kho bạc.

Khối tiền M2 và M3 không được sử dụng như một công cụ trao đổi, nhưng chúng có tính thanh khoản cao.Tài sản tiền gửi có thể phát hành séc là tiền nhưng những tờ séc không phải là tiền (do khi những tờ séc phát hành thì khối tiền không đổi ). Các thẻ tín dụng cũng không phải là tiền.

1.2. Cung tiền.

Cung tiền (Ms) là tổng khối lượng tiền hiện có trong nền kinh tế, đó cũng chính là M1.

Ms = Cp + D

Trong đó Cp : tiền mặt ngoài ngân hàng.

D: tiền gửi không kỳ hạn.

Cơ sở tiền tệ (H): là tổng của tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (R).

H = Cp + R

Trong các nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền tệ, đó là do quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại.

1.2.1. Ngân hàng thương mại và cung tiền.

· Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại đóng vai trò của một trung gian tài chính trong nền kinh tế. Chức năng cơ bản của chúng là nhận tiền gửi và cho vay lại. Ngoài ra, nó còn có chức năng cơ bản quan trọng khác trong nền kinh tế là cho phép các cá nhân và tổ chức sử dụng tài khoản séc như là một phương tiện thanh toán.Trên cơ sở thực hiện các chức năng này, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cung tiền của nền kinh tế. Quy mô và hình thức hoạt động của ngân hàng thương mại được thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của chúng.

Bảng tổng kết tài sản là danh mục ghi rõ các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. Tài sản có là tất cả các tài sản mà ngân hàng sở hữu. Tài sản nợ là tất cả những thứ mà ngân hàng nợ các hộ gia đình và doanh nghiệp khác.

Tài sản có Tài sản nợ

- Tài sản dự trữ. - Tài sản thanh khoản.

- Tiền gửi có thể phát hành séc.

Page 49: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Đầu tư chứng khoán.

- Tài sản có khác.

Tổng cộng:

- Tiền gửi tiết kiệm.

- Tiền gửi có kỳ hạn.

- Tài sản nợ khác.

Tổng cộng:

Thu nhập của ngân hàng thương mại phần lớn là từ các khoản cho vay, tiền lãi đầu tư chứng khoán và các tài sản thanh khoản ngoài này lớn hơn tiền lãi phải trả cho tiền gửi và các khoản nợ khác thì ngân hàng thu được lợi nhuận. Bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng khác cũng nhận tiền gửi và tạo thành một phần đáng kể của khối tiền tệ.

Cung tiền được tạo thành chủ yếu từ các khoản mục khác nhau của tài sản nợ của ngân hàng thương mại.

· Vấn đề tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại.

Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi phải để lại dự trữ một tỷ lệ phần trăm tiền mặt, nhằm bảo đảm khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Một tỷ lệ phần trăm tiền dự trữ gửi vào tài khoản dự trữ tại ngân hàng trung ương gọi là dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định khác nhau theo từng loại tiền gửi và từng loại ngân hàng, còn một phần dự trữ để tại ngân hàng gọi là dự trữ thừa. Tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng là tổng của dự trữ bắt buộc và dự trữ thừa.

Giả sử trong nền kinh tế chỉ có một ngân hàng, ngân hàng A có tổng số tiền gửi là 100 triệu đồng, tỷ lệ dự trữ thực tế là 10%. Nghĩa là, ngân hàng này giữ lại 10% tiền gửi đưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại. Tài khoản của ngân hàng được biểu hiện:

Các khoản nợ của ngân hàng A là 100 triệu, việc cho vay không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Trước khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ bằng 100 triệu đồng dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng. Nhưng khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ tăng lên. Người gửi tiền vẫn có 100 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn, nhưng giờ đây người vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 triệu đồng tiền mặt. Cung ứng tiền tệ ( bằng tổng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn) bằng 190 triệu đồng. Như vậy sau khi giữ phần tiền dự trữ, ngân hàng cho vay phần tiền gửi còn lại và chính phần cho vay này sẽ làm tăng cung tiền trong nền kinh tế.

Việc tạo ra cung tiền không ngừng lại ở đó. Trong thực tế không chỉ có một ngân hàng ví dụ ngân hàng B và những người vay tiền ở ngân hàng A sang gửi tiền ở ngân hàng B. Sau khi đã giữ lại phần dự trữ10% thì ngân hàng B lại cho vay hết số tiền gửi còn lại.

Page 50: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Ngân hàng B tạo ra lượng tiền là 81 triệu đồng. Nếu 81 triệu đồng này được gửi vào ngân hàng C và ngân hàng này cũng có tỷ lệ dự trư là 10%, nó sẽ giữ lại 8,1 triệu đồng dưới dạng dự trữ và cho vay 72,9 triệu đồng.

Nếu chúng ta tiếp tục quá trình tương tự cho nhiều ngân hàng và giả định rằng tất cả các khoản nợ vay đều được gửi lại trong hệ thống ngân hàng thì tổng thay đổi trong lượng tiền gửi là:

D = R + R(1-rd) + R(1-rd)(1-rd) + … + R(1-rd)Q

Ta có thể chứng minh được:

Như vậy lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng lên bằng với lượng thay đổi dự trữ nhân với số nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Số nghịch đảo của dự trữ bắt buộc là số nhân tiền gửi đơn giản (1/r). Tuy nhiên mô hình này không bàn đến việc giữ tiền của công chúng do đó các nhà kinh tế phải xem xét cơ số tiền.

Để đo lường mức độ khuếch đại của cung tiền so với cơ sở tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng độ khuếch đại của cung tiền so với cơ số tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ số nhân tiền tệ.

Trong đó:

- cp: là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi ( cp = Cp/D)

- ra: là tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại(ra = R/D).

Vậy số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi.

1.2.2. Ngân hàng trung ương và cung tiền.

Ngân hàng trung ương (NHTƯ) là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Đây là tổ chức duy nhất được phát hành tiền trong nền kinh tế, thông qua các công cụ như

Page 51: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở. Nó có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia.

Nghiệp vụ thị trường mở: NHTƯ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ, NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường. Lượng tiền mà NHTƯ bỏ ra để mua trái phiếu làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Một phần trong số tiền NHTƯ bỏ ra này đuợc giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào ngân hàng. Lượng cung tiền tăng lên đúng bằng lượng tiền gửi vào ngân hàng và lượng tiền gửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền nhiều hơn theo số nhân.

Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, NHTƯ bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Công chúng trả cho trái phiếu chính phủ bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra khi dân chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự suy giảm dự trữ này ngân hàng giảm cho vay và quá trình tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách mà ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên nhất vì đây là công cụ dễ thực hiện và NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền trên qui mô nhỏ hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp và các qui định về ngân hàng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTƯ cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ so với tiền gửi. sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng dự trữ nhiều hơn do đó cho vay ít hơn từ số tiền mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền. NHTƯ ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà NHTƯ áp dụng khi các ngân hàng thương mại vay tiền. Các ngân hàng thương mại vay tiền của NHTƯ khi đã cho vay quá nhiều hoặc vì có nhiều khoản tiền được rút ra. NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của NHTƯ để bù đắp dự trữ. Do đó, khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của NHTƯ, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng. Công cụ này được NHTƯ dùng không chỉ để kiểm soát cung tiền, mà còn nhằm giúp đỡ các ngân hàng khi họ rơi vào tình thế khó khăn.

1.3. Cầu tiền.

Cầu tiền tệ là lượng tiền mà người ta muốn nắm giữ. Với một lượng tài sản có giới hạn, có sự đánh đổi giữa việc giữ tiền mặt và các tài sản khác trong tổng số của cải. Các chức năng của tiền là hết sức quan trọng đối với con người, vì vậy các cá nhân sẵn sàng chịu một khoản chi phí để giữ tiền mặt hoặc các tài khoản séc ít lợi nhuận. Khoản chi phí đó chính là lãi suất mà người giữ tiền phải hy sinh thay vì giữ những tài sản tài chính khác hay đầu tư.

Nhìn chung các tài sản tài chính có hai chức năng chính là phương tiện trao đổi và phương tiện cất giữ của cải. Do vậy, nhu cầu tiền tệ trong một nền kinh tế bao gồm tiền để trao đổi và tiền để cất giữ . Trong đó cầu tiền để trao đổi là một hàm theo thu nhập và cầu tiền để dự trữ là một hàm theo lãi suất. Từ phân tích trên hàm cầu tiền được viết như sau:

Md = P* f(Y,i)

Cầu tiền thực tế phụ thuộc dương vào thu nhập vì thu nhập càng cao thì dân chúng càng thực hiện nhiều giao dịch và họ sẽ cần nhiều tiền hơn với tư cách là trao đổi. Cầu tiền phụ thuộc âm

Page 52: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

vào lãi suất bởi vì lãi suất danh nghĩa càng cao hàm ý rằng chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng cao.

Với giả thiết là thu nhập được cho trước, hàm cầu tiền thực được thể hiện dưới dạng đồ thị sau:

Với mức thu nhập cho trước, lãi suất càng cao thì cầu tiền càng thấp. Với mức cầu tiền cho trước, lãi suất càng cao thì cầu tiền càng cao.

1.4. Cân bằng trên thị trường tiền tệ.

Thị trường tiền tệ cân bằng khi cầu tiền bằng cung tiền. Điểm cân bằng thỏa mãn phương trình:

Ms = Md = P . f( Y, i ) hay Ms /P = Md / P= f( Y, i )

Điều này có thể biểu diễn trên đồ thị như sau

Đường cung tiền là đường thẳng đứng hàm ý rằng cung tiền được qui định bởi chính sách tiền tệ không phụ thuộc vào lãi suất. Mức lãi suất tại giao điểm đường cung và đường cầu là mức lãi suất cân bằng.

Page 53: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của việc mong muốn giữ tiền của công chúng (được biểu hiện bằng đường cầu tiền) và chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương. Tác động qua lại của chúng quyết định lãi suất thị trường ( i ). Một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn làm dịch chuyển đường cung sang trái, làm tăng lãi suất thị trường. Ngược lại, nếu NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm đường cung tiền tệ dịch chuyển sang phải. Việc tăng sản lượng quốc gia hay mức giá cả dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất. Ngược lại, đường cầu tiền dịch chuyển sang trái làm giảm lãi suất.

II.Mô hình IS-LM

Khi chính phủ hoặc NHTƯ tác động những biện pháp làm thay đổi tổng cầu thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi (thị trường hàng hoá thay đổi). Sản lượng thay đổi sẽ làm cho cầu tiền tệ thay đổi, điều này làm cho lãi suất thay đổi (thị trường tiền tệ thay đổi).

Đến lượt nó, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cầu hàng hoá (tiêu thụ, đầu tư) làm cho tổng cầu thay đổi và sản lượng lại thay đổi. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi đạt sự cân bằng đồng thời cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ. Các thị trường này có sự tương tác lẫn nhau do

Page 54: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

đó chúng ta không thể phân tích riêng rẽ từng thị trường, sự thay đổi của mỗi thị trường đều ảnh hưởng tới thị trường kia.

Để nghiên cứu trạng thái cân bằng đồng thời giữa hai thị trường người ta dùng mô hình IS – LM.

2.1. Đường IS.

Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ cân bằng.

2.1.1. Sự hình thành đường IS.

Đầu tư là một hàm theo lãi suất, khi lãi suất thay đổi sẽ làm thay đổi nhu cầu đầu tư, làm dịch chuyển đường tổng cầu và do đó sản lượng cân bằng quốc gia sẽ thay đổi theo.

Lúc ban đầu với lãi suất i1 ứng với mức đầu tư là I1 thì tổng cầu là:

AD1 = C + I1 + G + X – M.

Sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá lúc này là Y1.

Khi lãi suất tăng đến i2 đầu tư sẽ giảm xuống ở mức I2 do đó tổng cầu sẽ là:

AD2 = C + I2 + G + X- M

Sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá lúc này là Y2.

Với các tổ hợp lãi suất và sản lượng cân bằng khác nhau trên thị trường hàng hoá cho phép chúng ta vẽ đường IS.

Đường IS là đường dốc xuống về phía bên phải do lãi suất có ảnh hưởng âm đến đầu tư và sau đó là sản lượng. Cụ thể là khi lãi suất giảm thì sản lượng tăng, khi lãi suất tăng thì sản lượng giảm.

2.1.2. Phương trình đường IS.

Page 55: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Đường IS phản ánh quan hệ giữa sản lượng (Y) với lãi suất ( i ) trong điều kiện thị trường hàng hoá cân bằng. Nó có dạng hàm số : Y = f ( i ).

Mọi điểm nằm trên đường IS luôn thoả điều kiện tổng cung bằng tổng cầu : AS = AD

Y = AD

<=> Y = C + I + G + X –M

Trong đó:

Hệ số gốc của đường IS là k.Iim.Trong đó k>0, Iim<0 nên đường IS có độ dốc luôn luôn âm, hay sản lượng cân bằng có quan hệ nghịch biến với lãi suất. Đường IS càng thoải thì đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất và số nhân chi tiêu càng lớn. Ngược lại, đường IS dốc khi đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất và số nhân chi tiêu nhỏ. Trong trường hợp cực đoan khi đầu tư không nhạy cảm với lãi suất, đường IS trở thành thẳng đứng.

2.1.3. Sự chuyển động dọc đường IS và sự dịch chuyển đường IS.

Khi lãi suất thay đổi, làm tổng cầu (AD) thay đổi dẫn đến sản lượng thay đổi tạo sự chuyển động dọc theo đường IS.

Page 56: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Khi lãi suất tăng từ i1 đến i2 làm cho đầu tư giảm dẫn đến tổng cầu giảm từ AD1 đến AD2, sản lượng cân bằng giảm từ Y1 đến Y2. Tất cả những tác động trên tạo sự di chuyển dọc đường IS từ điểm A( Y1,, i1 ) đến điểm B (Y2, i2 ) trên Hình 4.6.

Khi do các nhân tố khác lãi suất tác động làm thay đổi tổng cầu AD dẫn đến sản lượng cân bằng thay đổi, đường IS sẽ dịch chuyển.

Page 57: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Giả sử lúc ban đầu chúng ta có đường tổng cầu là AD1, sản lượng cân bằng ở mức Y1 với lãi suất cân bằng là i1.

Khi có sự gia tăng của các yếu tố C, I, G… làm tổng cầu tăng từ AD1 đến AD2, tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng từ Y1 đến Y2, với mức lãi suất không đổi, đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2 trên Hình 4.7.

2.2. Đường LM.

2.2.1. Phương trình đường LM.

Đường LM mô tả những tổ hợp giữa thu nhập (Y) và lãi suất ( i) đảm bảo cho sự cân bằng trên thị trường tiền tệ ứng với một mức cung tiền thực tế xác định.

Thị trường tiền tệ cân bằng:

Cung tiền thực : MS = M / P

Cầu tiền : đồng biến với thu nhập và nghịch biến với lãi suất. Hàm cầu tiền đối với tiền thực có dạng: MD = kY – hi.

Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền bằng cầu tiền

M / P = kY – hi.

Trong đó: Giá trị k là độ nhạy cảm của số dư tiền thực đối với thu nhập.

Giá trị h là độ nhạy cảm của cầu tiền thực đối với lãi suất.

Đây chính là phương trình đường LM.

2.2.2. Sự hình thành đường LM.

Giả sử mức cung tiền thực tế xác định và các yếu tố khác không thay đổi, chỉ có sản lượng thay đổi, tác động làm lãi suất thay đổi sao cho thị trường tiền tệ cân bằng. Ở mức sản lượng Y1, thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i1, cho chúng ta xác định được tổ hợp cân bằng của sản lượng và lãi suất (Y1, i1 ).

Với mức sản lượng là Y2, thị trường tiền tệ cân bằng ở lãi suất cân bằng i2, cho chúng ta xác định tổ hợp cân bằng sản luợng và lãi suất (Y2 , i2). Nối hai điểm cân bằng lãi suất và sản lượng trên ta có đường LM trên Hình 4.8.

Page 58: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Đường LM dốc lên thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và sản lượng.

Độ dốc của đường LM

Từ phương trình đường LM chúng ta có thể viết lại

i = (k/h)Y - (1/k)(M/P)

Độ dốc của đường LM chính là k/h. Giá trị h càngnhỏ thì đường LM càng dốc. Giá trị nhỏ của h cho biết rằng độc co giãn cầu tiền tệ theo lãi suất thấp và do đó ta có đường LM dốc tương ứng. Giá trị k càng lớn thì đường LM càng dốc.Trong trường hợp cầu tiền không nhạy cảm với lãi suất thì đường LM trở nên thẳng đứng; còn khi cầu tiền cực kỳ nhạy cảm với lãi suất hoặc không nhạy cảm với thu nhập thì đường LM trở thành nằm ngang.

2.2.3. Sự chuyển động dọc theo đường LM và Sự dịch chuyển đường LM.

Khi cung tiền tệ không đổi sản lượng thay đổi làm cầu về tiền thay đổi, cầu về tiền thay đổi dẫn đến lãi suất thay đổi ,tạo sự chuyển động dọc theo đường LM.

Giả sử lúc ban đầu chúng ta có đường cầu tiền tệ là DM1, cung tiền tệ là SM, thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i1. Sản lượng ban đầu là Y1 và chúng ta đã dựng được đường LM.

Khi có tác động làm tăng sản lượng từ Y1 đến Y2 dẫn đến cầu tiền tăng, đường cầu tiền tệ dịch chuyển về phía phải từ MD1 đến MD2 tạo một cân bằng mới trên thị trường tiền tệ tại (i2, M*) với i2 > i1. Lãi suất tăng tạo sự chuyển động dọc đường LM từ điểm A đến điểm B.

Khi sản lượng không đổi, lượng cung tiền tệ thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường LM.

Giả sử ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E1( M1, i1 ) với cầu tiền tệ là DM, cung tiền tệ là S1M

và đường LM1 ứng với sản lượng Y1. Khi cung tiền tệ tăng, sản lượng không đổi do đó cầu tiền tệ cũng không đổi, lãi suất sẽ giảm từ i1 đến i2, thị trường tiền tệ lúc này cân bằng tại E2(i2, M2), đường LM sẽ dịch chuyển sang phải (Hình 4.10)

Vậy , khi cung tiền thực tăng đường LM sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại.

Page 59: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

2.3. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ.

Cuối cùng, chúng ta có thể đưa các đường IS và LM vào cùng một hệ trục toạ độ và tìm một kết hợp( i0, Y0) phù hợp với sự cân bằng trên cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ. Vì các điểm nằm trên đường IS phù hợp với sự cân bằng trên thị trường hàng hoá, các điểm nằm trên đường LM phù hợp với sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, điểm tại đó hai đường cắt nhau sẽ cho một tổ hợp của lãi suất và GDP thực mà cả hai thị trường đều cân bằng.

Hình 4.11. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ

Chúng ta cùng quan sát một ví dụ cụ thể: Một nền kinh tế có các thông số sau:

Thị trường hàng hoá:

C = 100 + 0.75 (Y –T)

I = 200 – 2000 i

G = 100

Page 60: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

T = 0.2Y

Thị trường tiền tệ:

MS = 200

MD = 100 + 0.5Y -2500 i

Từ những thông số trên chúng ta có thể viết phương trình đường IS0 lúc này là:

Y = 750-5000 i

Phương trình đường LM0 là:

Y = 200 + 5000 i

Cân bằng đồng thời ở cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ:

IS0 = LM0

750 – 5000 I = 200 + 5000 i

550 = 10.000 i

i = 0.055 hay i = 5,5 %

=> Y = 475

Vậy chúng ta xác định được mức sản lượng và lãi suất cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường là: Y = 475 và i = 5,5%. Biểu diễn bằng đồ thị:

Hình 4.12 Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ

Đồ thị mô hình IS - LM trên cho chúng ta thấy nền kinh tế chỉ đạt cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ tại điểm A(475; 5,5).Nền kinh tế nằm ở những điểm ngoài điểm A thì không có sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ. Xét điểm B (350,8), Tại B thị trường hàng hoá cân bằng nhưng thị trường tiền tệ thì không cân bằng. Với mức lãi suất 8% thì thị trường tiền tệ chỉ cân bằng tại C(600,8). Tương tự, tại mức lãi suất 3% thì thị trường hàng hoá cân bằng tại D(600,3), thị trường tiền tệ cân bằng tại E (350,3).

2.4. Chính sách tài khoá và tiền tệ với mô hình IS-LM.

Page 61: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

2.4.1. Chính sách tài khoá (chính sách tài chính).

Chính sách tài khoá liên quan đến quyết định của chính phủ về chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Trong dài hạn, chính sách tài khoá ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, chính sách tài khoá ảnh hưởng chủ yếu đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ.

* Chính sách tài khoá mở rộng:

Chính sách tài khoá mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế có mức sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng

Khi chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế nhằm kích thích tổng cầu , tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng làm cho đường IS dịch chuyển sang phải. Lúc này sản lượng cân bằng tăng do đó làm tăng cầu tiền để phục vụ mục đích giao dịch. Sự gia tăng cầu tiền này đẩy lãi suất tăng lên và làm giảm đầu tư. Sự lấn át đầu tư như vậy triệt tiêu một phần ảnh hưởng của chính sách mở rộng tài khoá đối với tổng cầu.

Minh hoạ chính sách tài khoá mở rộng bằng đồ thị :

Giả sử nền kinh tế lúc ban đầu cân bằng tại điểm A(Y0, i0 ) với đường IS0 và đường LM0, Khi chính phủ gia tăng chi tiêu một lượng là DG làm tổng cầu tăng, với mức lãi suất chưa kịp thay đổi, đường IS dịch chuyển đến mức sản lượng Y1’. Như khi sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá tăng đến Y1’ thì cầu tiền tệ bắt đầu tăng để phục vụ mục tiêu giao dịch và mức lãi suất tăng lên. Do đó, sau khi tăng chi tiêu chính phủ thay vì nền kinh tế đạt mức sản lượng tại Y1’ với mức lãi suất là i0 thì lại cân bằng tại C(Y1, i1) do ảnh hưởng của hiệu ứng lấn át đầu tư. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ mới tại C(Y1, i1) với sản lượng và lãi suất cân bằng đều cao hơn điểm cân bằng ban đầu A.

* Chính sách tài khoá thu hẹp:

Chính sách tài khoá thu hẹp được chính phủ áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng.

Page 62: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Khi chính phủ giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, tổng cầu giảm làm cho sản lượng cân bằng giảm, điều này dẫn đến cầu tiền tệ cũng giảm. Khi cầu tiền giảm lãi suất sẽ giảm, lãi suất giảm khuyến khích đầu tư tư nhân và nhờ đó tổng cầu tăng trở lại.

Khi chính phủ giảm chi tiêu, sản lượng cân bằng giảm từ Y0 xuống Y1’ lãi suất chưa thay đổi, thị trường hàng hoá cân bằng tại B(Yi’, i0). Nhưng khi sản lượng giảm thì cầu tiền tệ phục vụ cho giao dịch giảm, điều này làm cho lãi suất giảm, đến lược nó lãi suất giảm khuyến khích đầu tư và làm tăng tổng cầu trở lại. Lúc này thị trường hàng hoá và tiền tệ tái lập cân bằng tại C (Y1, i1 ).

2.4.2. Chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng.

Xét chính sách tiền tệ mở rộng, khi chính phủ tăng cung tiền làm dịchchuyển đường LM sang phải. Cung tiền tăng làm lãi suất giảm để đưa cầu tiền phù hợp cới cung tiền mới cao hơn. Giảm lãi suất có tác dụng kích thích đầu tư, cuối cùng làm tăng sản lượng. Vậy kết quả cuối cùng của tăng cung tiền là lãi súât thấp hơn và sản lượng cao hơn

Page 63: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng, chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ làm giảm sản lượng và lãi suất cân bằng trên thị trường.

BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Đặc tính nào của tài sản giúp nó trở thành phương tiện trao đổi? Phương tiện cất giữ giá trị?

2. Những tình huống sau ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tiền tệ của nền kinh tế:

a. Hiện tại dân cư tên đảo Yap đang sử dụng bánh xe đá làm tiền. Giả sử bây giờ họ phất hiện cách dễ dàng để làm bánh xe đá. Việc này ảnh hưởng như thế nào đến tính hữu ích của bánh xe đá với tư cách làm tiền? Hãy giải thích.

b. Giả sử một số người Mỹ phát hiện ra cách dễ dàng để làm rải tờ 100 đô la. Việc này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống tiền tệ của Mỹ? Hãy giải thích.

3. Giả sử bác của bạn trả cho ngân hàng quốc gia thứ mười bằng cách phát hành một tờ sec 100 đô la vào tài khoản sec ở ngân hàng quốc gia thứ ba. Hãy sử dụng tài khoản chữ T để chỉ ra ảnh hưởng của giao dịch này đến bác của bạn và ngân hàng quốc gia thứ ba. Của cải mà bác bạn nắm giữ có thay đổi không? Hãy giải thích.

4. Ngân hàng BSB nhận được 250 triệu đô la tiền gửi và có lượng dự trữ bằng 10%

a. Hãy lập tài khỏan chữ T của ngân hàng BSB

b. Bây giờ giả sử ngân hàng lớn nhất của ngân hàng rút 10 triệu đô la tiền mặt. Hãy lập tài khoản chữ T mới nếu BSB quyết định duy trì tỷ lệ dự trữ như cũ bằng cách cắt giảm lượng tiền đã cho vay.

c. Hãy giải thích ảnh hưởng của hoạt động mà BSB đã thực hiện đối với các ngân hàng khác?

d. Tại sao BSB khó có thể thực hiện được hoạt động được mô tả trong câu b? Hãy nêu ra cách khác cho phép BSB trở lại tỷ lệ dự trữ ban đầu.

5. Bạn có 100 đô la để dưới gối, nhưng bây giờ bạn quyết định gửi nó vào ngân hàng. Nếu 100 đô la này được giữ lại trong hệ thống ngân hàng dưới dạng dự trữ và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ bằng 10% so với tiền gửi, thì tổng khối lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng thêm bao nhiêu? Cung ứng tiền tệ tăng bao nhiêu?

6. Ngân Hàng Trung Ương mua 10 tỷ đô la trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, thì mức cung ứng tiền tệ lớn nhất có thề tạo ra trong nền kinh tế là bao nhiêu? Hãy giải thích. Mức tăng nhỏ nhất có thể tạo ra là bao nhiêu? Hãy giải thích.

7. Giả sử tài khỏan chữ T của ngân hàng thứ nhất như sau:

Tài sản Các khoản nợ

Dự trữ 100.000 đô la Cho vay 400.000 đô la

Tiền gửi 500.000 đô la

Page 64: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

a.Nếu NHTƯ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%, thì dự trữ dôi ra của ngân hàng quốc gia thứ nhất là bao nhiêu?

b.Giả sử tất cả cá ngân hàng khác có dự trữ đúng bằng tỷ lệ dự trữ bắt buôc. Nếu ngân hàng quốc gia thứ nhất cũng quyết định gửi mức dự trữ bằng đúng mức yêu cầu của NHTƯ, thì cung ứng tiền tệ có thê tăng thêm bao nhiêu?

8. Giả sử rằng dự trử bắt buộc đối với tiền gửi viết sec là 10% và các ngân hàng không có dự trữ dôi ra.

a. Nếu NHTƯ bán 1 triệu đô la trái phiếu chính phủ, tìh điều này có ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?

b. Giả sử NHTƯ giảm dự trữ bắt buộc xuống còn 5% nhưng các ngân hàng lại quyết định giử lại thêm 5 tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao các ngân hàng lại làm như vậy? Số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế như thế nào khi xảy ra những hoạt động trên?

10. Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 10.000 tỷ đồng và dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt.

a. Hãy tính số nhân tiền và cung ứng tiền tệ?

b. Nếu NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20%, thì dự trữ và cung ứng tiền tệ thay đổi như thế nào?

11. Nền kinh tế Elmendyn có 2000 tờ 1 đô la

a. Nếu mọi người giữ tòan bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không ký hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

c. Nếu mọi người giữ lượng tiền mặt và tiền gửi khong ký hạn bằng nhau, trong khi các ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

e. Nếu mọi người giữ khối lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bnằg nhau trong khi các ngân hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?

Chương 5. Năng suất, tiền lương, nhân dụng và thất nghiệp

Chương này tập trung nghiên cứu thị trường lao động, năng suất lao động và một vấn đề cơ bản mà kinh tế vĩ mô rất quan tâm đó là thất nghiệp. Chúng ta sẽ tìm hiểu định nghĩa thất nghiệp, các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp và tại sao nền kinh tế luôn luôn phải chịu một số thất nghiệp và những cách mà các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng để giúp đỡ người thất nghiệp.

I.Năng suất

Thuật ngữ năng suất phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ mà một công nhân sản xuất ra trong mỗi giờ lao động.

1.1. Vai trò của năng suất

Năng suất đóng vai trò then chốt trong việc định ra mức sống của một nước. Như chúng ta đã biết tổng sản phẩm trong nước phản ánh đồng thời hai thứ: (1) tổng thu nhập của tất cả các thành

Page 65: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

viên trong nền kinh tế và (2) tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Nói đơn giản, thu nhập của nền kinh tế cũng chính là sản lượng của nền kinh tế. Đất nước chỉ có thể hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn khi có sản xuất được lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn. Người Mỹ sống sung túc hơn người Nigêria vì công nhân Mỹ có năng suất cao hơn công nhân Nigêria. Người Nhật hưởng sự gia tăng mức sống nhanh hơn người Achentina vì năng suất của công nhân Nhật tăng nhanh hơn năng suất của công nhân Achentina. Như vậy mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của nước đó.

Do vậy, để hiểu được sự khác biệt to lớn trong mức sống của người dân giữa các nước hay giữa những thời kỳ khác nhau, chúng ta buộc phải nhìn vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Nhưng xem xét mối quan hệ giữa mức sống và năng suất mới chỉ là bước khởi đầu. Điều này tất yếu dẫn chúng ta đến câu hỏi: vì sao một số nền kinh tế lại có khả năng sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ giỏi hơn rất nhiều so với các nền kinh tế khác?

1.2. Yếu tố quyết định năng suất

Các nhân tố như tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ tồn tại và quyết định năng suất của các nền kinh tế.

Tư bản hiện vật : Công nhân làm việc với năng suất cao hơn nếu họ có nhiều công cụ lao động hơn. Khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ được gọi là tư bản hiện vật. Ví dụ, một người nông dân làm việc trên đồng, anh ta cần có cuốc, xẻng, máy cày, máy gặt…Việc có nhiều máy móc và công cụ hơn cho phép người nông dân tiết kiệm được công lao động hơn và năng suất lao động cũng cao hơn.

Một đặc tính quan trọng của tư bản hiện vật là nhân tố sản xuất được sản xuất ra. Nghĩa là tư bản hiện vật biểu thị yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà trước đó đã từng là sản lượng của quá trình sản xuất khác.

Vậy tư bản hiện vật là nhân tố sản xuất được dùng để sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ, trong đó có bản thân tư bản hiện vật.

Vốn nhân lực: là thuật ngữ được dùng để chỉ kiến thức và kỹ năng mà người công nhân thu được thông qua giáo dục đào tạo và tích lũy kinh nghiệm. Vốn nhân lực được tích luỹ từ thời đi học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học và các chương trình đào tạo nghề nghiệp dành cho lực lượng lao động.

Cũng giống tư bản hiện vật, vốn nhân lực làm tăng năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của đất nước. Vốn nhân lực cũng là nhân tố được quá trình sản xuất tạo ra.Việc sản xuất vốn nhân lực đòi hỏi các yếu tố đầu vào dưới dạng giáo viên ,thư viện, và thời gian nghiên cứu. Có thể coi sinh viên như những “ công nhân” có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất vốn nhân lực nhằm phục vụ cho sản xuất trong tương lai.

Tài nguyên thiên nhiên: là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại, như đất đai, sông ngòi và khoáng sản. Có hai loại tài nguyên thiên nhiên, loại tái tạo được và loại không tái tạo được ví dụ: rừng cây là loại tái tạo được còn dầu mỏ là loại không thể tái tạo được.

Sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra một số khác biệt về mức sống trên thế giới. Sự thành công có ý nghĩa lịch sử của Mỹ một phần bắt nguồn từ cung đất đai mênh mông, thích hợp cho nghành nông nghiệp. Ngày nay, một số nước ở vùng Trung Đông như Co- oet và Ả rập Xê –út rất giàu chỉ vì họ vô tình sống trên những giếng dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng, nhưng đó không nhất thiết phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ.Ví dụ, Nhật là nước thuộc loại giàu có trên thế giới mặc dù không có mấy tài nguyên thiên nhiên. Thương mại quốc tế là nguyên nhân thành công của Nhật. Nhật xuất khẩu hàng công nghiệp sang các nước có tài nguyên .

Page 66: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Tri thức công nghệ: là những hiểu biết về cách thức tốt nhất để sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Tri thức công nghệ khác với vốn nhân lực. Tri thức công nghệ phản ánh kiến thức của xã hội trong việc nhận thức thế giới vận hành ra sao.Vốn nhân lực liên quan đến các nguồn lực được sử dụng để truyền sự hiểu biết này vào lực lượng lao động.

1.3. Hàm sản xuất.

Hàm sản xuất cho biết các nhân tố sản xuất quyết định mức sản lượng được sản xuất ra như thế nào.

Y = Af ( L, K, H, N )

Trong đó:Y biểu thị sản lượng, L biểu thị lượng lao động, K là khối lượng tư bản hiện vật, H là khối lượng vốn nhân lực, N là khối lượng tài nguyên thiên nhiên. f( ) là một hàm biểu thị cách kết hợp các đầu vào để sản xuất ra sản lượng. A là biến số phản ánh trình độ công nghệ sản xuất hiện có. Khi công nghệ phát triển, A sẽ tăng và nền kinh tế sản xuất nhiều sản lượng hơn từ bất cứ kết hợp đầu vào nào.

Hàm sản xuất có hai đặc tính quan trọng. Thứ nhất, nó phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào được sử dụng. Thứ hai, sản phẩm biên của mỗi yếu tố đầu vào sẽ có xu hướng giảm dần khi chúng ta sử dụng ngày càng nhiều yếu tố đó trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Lượng tư bản trong nền kinh tế được hình thành bởi hoạt động đầu tư trong quá khứ, và trong ngắn hạn nó được coi là không đổi. Trình độ công nghệ và tài nguyên cũng được giả định là cho trước . Với giả thiết đơn giản hoá này chúng ta sẽ nghiên cứu hàm sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và lượng lao động được sử dụng:

Y = f (L)

Hình 5.1 Đường biểu diễn hàm sản xuất

Tại các mức lao động khác nhau các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra các mức sản lượng khác nhau. Hàm sản xuất có độ dốc dương và độ dốc này có xu hướng ngày càng giảm dần - phản ánh qui luật năng suất biên giảm dần của yếu tố lao động. Đây chính là hai đặc điểm của hàm sản xuất mà chúng ta đã bàn ở trên.

Lượng lao động mà các doanh nghiệp sử dụng cho quá trình sản xuất sẽ được xác định bởi cung và cầu trên thị trường lao động.

II.Thị trường lao động

Page 67: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Trên thị trường lao động, các hộ gia đình cung ứng sức lao động và các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lao động. Do vậy người lao động đóng vai trò là người bán, còn doanh nghiệp đóng vai trò là người mua. Cả doanh nghiệp và người lao động đều quan tâm đến vấn đề tiền lương thực tế chứ không phải tiền lương danh nghĩa. Tiền lương danh nghĩa (Wn) là số tiền mà người lao động nhận được sau một đơn vị thời gian nhất định. Tiền lương thực tế (Wr) phản ánh số đơn vị hàng hoá và dịch vụ mà tiền lương danh nghĩa có thể mua được và nó được tính bằng tiền lương danh nghĩa chi cho mức giá (Wr = Wn/P).

2.1. Cầu lao động.

Cầu lao động là số đơn vị lao động mà các doanh nghiệp có khả năng thuê và sẵn sàng thuê tại một mức tiền lương thực tế nhất định.

Đường cầu lao động phản ánh số đơn vị lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê tại các mức tiền lương khác nhau.

Hình 5.2 : đường cầu lao động

Khi tiến hành thuê lao động các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa chi phí thuê lao động, tức là tiền lương thực tế, và lợi ích mà những người lao động đó đem lại cho doanh nghiệp. tức là sản phẩm cận biên của lao động. Một doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sẽ thuê lao động cho tới khi sản phẩm cận biên của lao động đúng bằng tiền lương thực tế:

Wr = MPL

Đường sản phẩm biên lao động là một đường đi xuống phản ánh qui luật năng suất biên lao động giảm dần. Đường MPL chính là đường cầu lao động, các doanh nghiệp sẽ thuê ngày càng nhiều lao động khi tiền lương thực tế ngày càng giảm.

2.2.Cung lao động.

Cung lao động là số người sẵn sàng chấp nhận công việc tại một mức tiền lương thực tế nhất định.

Đường cung lao động phản ánh mối quan hệ giữa số người sẵn sàng chấp nhận công việc với các mức tiền lương thực tế khác nhau. Khi tiền lương càng lớn thì càng có nhiều người sẵn sàng chấp nhận công việc do vậy đường cung lao động SL sẽ là đường đi lên.

Page 68: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 5.3 : đường cung lao động

Thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng khi cầu lao động bằng đúng mức cung lao động, tức là khi đường DL cắt đường SL. Khi đó nền kinh tế không có thất nghiệp không tự nguyện và nó đạt mức sản lượng tiềm năng. Trạng thái này còn được gọi là trạng thái toàn dụng nhân công.

Hình 5.4 : Cân bằng cung cầu lao động

III.Thất nghiệp 3.1Thất nghiệp và đo lường thất nghiệp

Thất nghiệp được định nghĩa là tổng số người trong lực lượng lao động không có việc làm. Trong đó, lực lượng lao động bao gồm những người trên 15 tuổi, có khả năng lao động và mong muốn lao động. Những người trong lực lượng lao động tìm được việc làm được gọi là những người có việc làm:

Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp/ Lực Lượng lao động) x100

Qui mô thất nghiệp của nền kinh tế luôn có sự biến động theo thời gian, tại một thời điểm nào đó luôn có những người gia nhập đội quân thất nghiệp nhưng đồng thời cũng có những người tìm được việc làm và do vậy thoát khỏi đội quân thất nghiệp.

3.2Phân loại thất nghiệp

Để phân loại thất nghiệp người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau ví dụ như phân loại theo độ tuổi, giới tính, khu vực….Tuy nhiên cách phân loại thường được sử dụng nhất trong kinh tế vĩ mô là phân loại theo nguồn gốc (nguyên nhân) và theo tính chất ( tự nguyện và không tự nguyện) của thất nghiệp:

Page 69: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp được chia thành những loại sau:

- Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có thời gian tìm kiếm việc làm. Tìm kiếm việc làm là quá trình tạo ra sự trùng khớp giữa công nhân và việc làm thích hợp. Người lao động nghỉ việc nhanh chóng tìm được việc làm mới và thích hợp hoàn toàn với nó. Nhưng trong thực tế, người lao động khác nhau về sở thích và kỹ năng, việc làm khác nhau ở nhiều thuộc tính và thông tin về người cần việc và chỗ làm việc còn trống làm cho sự gặp gỡ giữa nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế bị chậm trễ. Do đó, thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp cố hữu trong mọi nền kinh tế, nó không thể tránh khỏi đơn giản vì nền kinh tế luôn luôn thay đổi để giảm loại thất nghiệp này cần có những thông tin đầy đủ hơn về thị trường lao động.

- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. hay nói cách khác là lượng cung lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao động vượt cầu lao động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu.

Hình 5.5 : Thất nghiệp do tiền lương ở trên mức cân bằng

Trên thị trường lao động, tiền lương làm cho cung và cầu về lao động bằng nhau tại Wr0. Tại mức lương cân bằng đó, cả lượng cung và lượng cầu về lao động đều bằng L0. ngược lại, nếu tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng, có thể do luật tiền lương tối thiểu, lượng cung về lao động tăng lên LS và lượng cầu về lao động giảm xuống LD mức thặng dư về lao động LS - LD chính là số người thất nghiệp.

Chúng ta cần lưu ý thất nghiệp tạm thời nảy sinh từ tiền lương cao hơn mức cân bằng khác với thất nghiệp tạm thời nảy sinh từ quá trình tìm kiếm việc làm. Nhu cầu tìm việc làm không phải là do thất bại của tiền lương trong việc làm cân bằng cung cầu về lao động gây ra. Khi sự tìm việc là lý do giải thích cho thất nghiệp, công nhân đang tìm việc làm thích hợp nhất với sở thích và kỹ năng của họ. Ngược lại, khi tiền lương cao hơn mức cân bằng, lượng cung về lao động vượt lượng cầu về lao động và công nhân bị thất nghiệp vì họ đang chờ việc làm mới.

- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp. Để giảm loại thất nghiệp này chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.

Phân loại theo tính chất thất nghiệp được chia thành những loại sau:

- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.Thất nghiệp tự nguyện diễn ra trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo có tiền lương linh hoạt, khi những người đủ tiêu chuẩn quyết định chọn

Page 70: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

không đi làm tại mức lương hiện tại. Thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục không hiệu quả của thị trường cạnh tranh.

- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù người lao động sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng.

3.3Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Nền kinh tế ở mức thất nghiệp tự nhiên tức là có công ăn việc làm đầy đủ và mức sản lượng cân bằng.

Hình 5.6 : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Chúng ta cần phân biệt cung lao động ( SL ) phản ánh số người chấp nhận việc làm với lực lượng lao động (LF) phản ánh số người mong muốn làm việc. Khoảng cách theo chiều ngang giữa LF và SL chính là số người trong lực lượng lao động không sẵn sàng chấp nhận công việc với mỗi mức tiền lương tương ứng, đây chính là số người thất nghiệp tự nguyện.

Giao điểm giữa đường cung và đường cầu xác định trạng thái cân bằng của thị trường lao động. Đây chính là trạng thái toàn dụng nhân công. Ngay cả khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng nền kinh tế vẫn tồn tại thất nghiệp (từ điểm A đến điểm B). Thất nghiệp tại trạng thái cân bằng này chính là thất nghiệp tự nhiên. Như vậy chúng ta có thể kết luận được là thất nghiệp tự nhiên luôn là thất nghiệp tự nguyện. Tuy nhiên thất nghiệp tự nguyện chỉ là thất nghiệp tự nhiên khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng.

Page 71: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 5.7. Tỷ lệ thất nghiệp từ năm 1969 tại Mỹ. Biểu đồ sử dụng số liệu hàng năm về tỷ lệ thất nghiệp để chỉ ra tỷ lệ lực lượng lao động không có việc làm.

Hình 5.8. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ từ 1950. Hình này chỉ ra phần trăm nam và nữ là người lớn nằm trong lực lượng lao động. Nó cho thấy trong nhiều thập kỷ qua, phụ nữ gia nhập lực lượng lao động, còn nam giới rời bỏ nó như thế nào.

Tỷ lệ thất nghiệp có phản ánh cái mà chúng ta muốn tìm không?

Việc tính toán tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế dường như rất dễ dàng. Thực tế không phải như vậy. Trong khi dễ dàng phân biệt người đi làm cả ngày và người hoàn toàn không đi làm, thì người ta lại rất khó phân biệt giữa người thất nghiệp và người không nằm trong lực lượng lao động.

Trên thực tế, sự gia nhập và rời bỏ lực lượng lao động là chuyện rất bình thường. Hơn một phần ba số người thất nghiệp là những người mới gia nhập lực lượng lao động. Những người mới gia nhập bao gồm các công nhân trẻ tuổi đang tìm việc làm đầu tiên, chẳng hạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Họ cũng bao gồm khá nhiều công nhân lớn tuổi trước đây đã rời bỏ lực lượng lao động, nhưng nay quay lại tìm việc làm. Hơn nữa, không phải mọi người thất nghiệp tìm việc cuối cùng đều tìm được việc làm. Gần một nửa số người thất nghiệp tìm được việc làm và rời bỏ lực lượng lao động.

Vì mọi người gia nhập và rời bỏ lực lượng lao động thường xuyên như vậy, nên rất khó giải thích con số thống kê thất nghiệp. Một mặt, một số người được coi là thất nghiêp, nhưng trong thực tế không nỗ lực tìm việc làm. Họ có thể tự gọi mình là người thất nghiệp vì họ muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp của chính phủ hoặc đang thật sự làm việc và được tả lương “chui”. Có lẽ sẽ thực tế hơn nếu đưa những người này ra khỏi lực lượng lao động hoặc trong một số trường hợp coi họ là có việc làm. Mặt khác, một số người được coi là nằm ngoài lực lượng lao động, nhưng trong thực tế lại muốn có việc làm. Những người này có thể đã nỗ lực tìm kiếm việc làm, nhưng nản lòng sau nhiều lần thất bại. Họ được gọi là những công nhân thất vọng và không được đưa vào con số thống kê thất nghiệp, cho dù họ thật sự là người không có việc làm. Theo hầu hết các con số ước tính, nếu cộng số công nhân này vào con số thất nghiệp, nó sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp thực tế tăng khoảng 0,5 %. Không dễ dàng để làm cho tỷ lệ thất nghiệp được cơ quan thống kê công bố trở thành tỷ số đáng tin cậy hơn về tình hình thị trường lao động. Xét cho cùng, cách tốt nhất là coi tỷ lệ thất nghiệp được công bố là chỉ tiêu hữu ích, nhưng chưa hoàn hảo về tình trạng không có việc làm.

Người thất nghiệp không có việc làm trong bao lâu?

Khi đánh giá tính chất nghiêm trọng của vấn đề thất nghiệp, chúng ta cần xét xem thất nghiệp nhìn chung có tính chất ngắn hạn hay dài hạn. Nếu thất nghiệp có tính chất ngắn hạn, chúng ta có

Page 72: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

thể kết luận rằng nó không phải vấn đền lớn. Công nhân có thể cần một vài tuần để chuyển từ việc này tới nơi làm việc khác, thích hợp hơn với sở thích và năng lực của họ. Nhưng nếu thất nghiệp có tính chất dài hạn, chúng ta phải kết luận rằng nó là một vấn đề nghiêm trọng. Công nhân thất nghiệp trong nhiều tháng phải chịu đựng sức ép về kinh tế và tâm lý nhiều hơn.

Vì thời gian thất nghiệp có thể ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về mức độ nghiêm trọng của thất nghiệp, nên các nhà kinh tế dành nhiều công sức để nghiên cứu số liệu về độ dài của các phiên thất nghiệp. Trong các công trình này, họ đã phát hiện ra một thực tế quan trọng, rõ ràng, nhưng có vẽ mâu thuẫn: Hầu hết các phiên thất nghiệp đều ngắn và hầu hết số người thất nghiệp quan sát được tại bất cứ thời điểm nào cũng dài.

Để hiểu tại sao nhận định này lại đúng, chúng ta cần xem xét một ví dụ. Giả sử tuần nào bạn cũng đến cơ quan phụ trách vấn đề thất nghiệp của chính phủ trong suốt một năm để điều tra số người thất nghiệp. Mỗi tuần bạn thấy có 4 công nhân thất nghiệp. Ba trong số những công nhân này vẫn là những người cũ trong cả năm, còn người thứ tư thay đổi hằng tuần. Nếu dựa vào kinh nghiệm này, bạn sẽ nhận định rằng thất nghiệp nhìn chung có tính chất ngắn hạn hay dài hạn?

Một vài phép tính đơn giản giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Trong ví dụ trên, bạn có một tổng 55 người thất nghiệp, 52 người thất nghiệp một tuần, và ba người còn lại thất nghiệp cả năm: Tức 52/55 người thất nghiệp trong một tuần. Như vậy, hầu hết số phiên (tức lượt người) thất nghiệp là ngắn. Bây giờ chúng ta hãy xét tổng thời gian thất nghiệp. Ba người thất nghiệp một năm (52 tuần) tạo ra 156 tuần thất nghiệp. Cùng với 52 người thất nghiệp một tuần, chúng ta có 208 tuần thất nghiệp. Trong ví dụ này, 156/208 hay 75% số tuần thất nghiệp là do những người thất nghiệp cả năm gây ra. Như vậy, hầu hết số người thất nghiệp quan sát được tại bất cứ thời điểm nào đều có tính chất dài hạn.

Kết luận rõ ràng này hàm ý rằng các nhà kinh tế và hoạch định chính sách phải thận trọng khi diễn giải số liệu thất nghiệp và thiết kế chính sách trợ giúp cho người thất nghiệp. Hầu hết những người trở thành thất nghiệp sớm tìm được việc làm. Chính vì vậy, vấn đề thất nghiệp của nền kinh tế gắn với một số tương đối ít công nhân không có việc làm trong thời gian dài

Vì sao luôn luôn có một số người thất nghiệp?

Chúng ta đã thảo luận cách thức mà chính phủ sử dụng để tính toán thất nghiệp, các vấn đề nảy sinh trong việc lý giải các số liệu thống kê thất nghiệp và phát hiện của các nhà kinh tế kinh doanh về độ dài của thất nghiệp. Bây giờ bạn đã hiểu rõ thất nghiệp là gì.

Tuy nhiên, phần trình bày này không cho biết vì sao nền kinh tế lại có thất nghiệp. Trong hầu hết các thị trường của nền kinh tế, giá cả điều chỉnh để đưa cung và cầu đến trạng thái cân bằng. Trong thị trường lao động lý tưởng, tiền lương điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về lao động. Sự điều chỉnh như vậy của tiền lương bảo đảm rằng mọi công nhân đều có việc làm.

Tất nhiên, thực tế không giống trạng thái lý tưởng này, Luôn luôn có một số công nhân không có việc làm ngay cả khi nền kinh tế vĩ mô vận hành tốt. Nói cách khác, tỷ lệ thất nghiệp chưa bao giờ giảm xuống số 0; thay vào đó, nó biến động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Để hiểu được tỷ lệ tự nhiên này, bây giờ chúng ta xem xét các nguyên nhân giải thích vì sao thị trường lao động lệch khỏi trạng thái toàn dụng lý tưởng.

Khi xem xét vấn đề một cách khái quát, chúng ta nhận thấy có bốn cách lý giải thất nghiệp trong dài hạn. Cách lý giải đầu tiên là công nhân cần có thời gian để tìm được việc làm phù hợp nhất đối với họ. Dạng thất nghiệp phát sinh từ quá trình làm cho công nhân và việc làm gặp nhau đôi khi được gọi là thất nghiệp tạm thời và nó thường được coi là cách lý giải đúng các phiên thất nghiệp ngắn.

Page 73: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Ba cách lý giải tiếp theo về thất nghiệp chỉ ra rằng số việc làm hiện có trong một số thị trường lao động có thể không đủ để tạo cho mỗi người có một việc làm. Điều này xảy ra khi lượng cung vượt lượng cầu về lao động. Dạng thất nghiệp này đôi khi được gọi là thất nghiệp cơ cấu, và nó thường được coi là cách giải thích đúng cho các phiên thất nghiệp dài. Như chúng ta sẽ thấy, dạng thất nghiệp này xảy ra khi vì một vài nguyên nhân nào đó, tiền lương cao hơn mức có thể làm cho cung và cầu cân bằng. Chúng ta sẽ xem xét ba nguyên nhân có thể làm cho tiền lương cao hơn mức cân bằng: luật tiền lương tối thiểu, công đoàn và tiền lương hiệu quả.

Tìm kiếm việc làm

Một nguyên nhân lý giải vì sao nền kinh tế luôn phải chịu một số thất nghiệp và việc tìm kiếm việc làm. Tìm kiếm việc làm là quá trình tạo ra sự trùng khớp giữa công nhân và việc làm thích hợp. Nếu tất cả công nhân và tất cả việc làm đều như nhau, sau cho tất cả các công nhân đều thích hợp như nhau đối với tất cả việc làm, thì việc tìm kiếm việc làm sẽ không thành vấn đề. Công nhân nghỉ việc nhanh chóng tìm được việc làm mới và thích hợp hoàn toàn với nó. Nhưng trong thực tế, công nhân khác nhau về sở thích và kỹ năng, việc làm khác nhau ở nhiều thuộc tính và thông tin về người cần việc và chỗ làm việc còn trống làm cho sự gặp gỡ giữa nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế bị chậm trễ.

Vì sao một số thất nghiệp tạm thời là không tránh khỏi?

Thất nghiệp tạm thời là kết quả của sự thay đổi trong nhu cầu lao động giữa các doanh nghiệp khác nhau. Khi người tiêu dùng quyết định rằng họ thích máy tính Compaq hơn Dell, Compaq tăng số việc làm và Dell sa thải bớt công nhân. Công nhân cũ của Dell bây giờ phải tìm việc làm mới và Compaq phải quyết định những công nhân mới được thế cho các việc làm khác nhau đã mở rộng. Kết quả của sự chuyển đổi này là một thời kỳ thất nghiệp.

Tương tự như vậy, vì các vùng khác nhau của đất nước sản xuất những hàng hóa khác nhau, thất nghiệp có thể tăng ở vùng này trong khi giảm ở vùng khác. Ví dụ, chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi giá dầu thế giới giảm. Các công ty sản xuất dầu ở Texas phản ứng với giá thấp hơn bằng cách cắt giảm sản xuất và việc làm. Cùng lúc đó, xăng rẻ hơn kích thích nhu cầu sử dụng ô tô, làm cho các công ty chế tạo ô tô ở Michigan tăng sản lượng và việc làm. Những thay đổi trong cơ cấu nhu cầu giữa các ngành và vùng được gọi là sự dịch chuyển khu vực. Bởi vì công nhân cần có thời gian tìm kiếm việc làm trong các khu vực mới, sự dịch chuyển khu vực tạm thời gây ra thất nghiệp.

Thất nghiệp tạm thời không thể tránh khỏi đơn giản là vì nền kinh tế luôn luôn thay đổi. Một thế kỷ trước, bốn ngành công nghiệp có số việc làm lớn nhất nước Mỹ là hàng bông, len, trang phục nam và đồ gỗ. Ngày nay, bốn ngành công nghiệp lớn nhất là ô tô, máy bay, viễn thông và thiết bị điện. Vì sự dịch chuyển này xảy ra, nên việc làm đã được tạo ra trong một số doanh nghiệp và bị hủy bỏ trong một số doanh nghiệp khác. Kết quả cuối cùng của quá trình này là năng suất cao hơn và mức sống cao hơn. Nhưng trong quá trình dịch chuyển, công nhân trong các ngành suy giảm trở nên thất nghiệp và phải tìm kiếm việc làm mới.

Số liệu chỉ ra rằng hàng năm ít nhất 10% việc làm trong ngành chế biến Mỹ bị hủy bỏ. Ngoài ra, bình quân mỗi tháng có trên 3% công nhân bỏ việc, đôi khi là do họ nhận ra rằng việc làm không phù hợp với sở thích và kỹ năng của họ. Nhiều người trong số họ, đặc biệt thanh niên, tìm được việc làm mới với mức lương cao hơn. Sự chuyển đổi của lực lượng lao động là bình thường trong nền kinh tế thị trường năng động và thực hiện tốt chức năng của nó, nhưng một mức thất nghiệp tạm thời nào đó phải tồn tại.

3.4Chính sách công cộng và tìm kiếm việc làm

Page 74: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Ngay cả khi một số thất nghiệp tạm thời là không thể trách khỏi, chúng ta vẫn không biết số lượng chính xác là bao nhiêu. Thông tin về việc làm mới và số công nhân hiện có được truyền đi càng nhanh chóng, thì nền kinh tế càng làm cho công nhân và doanh nghiệp gặp nhau nhanh chóng hơn. Ví dụ, Internet có thể tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc và làm giảm thất nghiệp tạm thời. Ngoài ra, chính sách công cộng có thể đóng một vai trò. Nếu chính sách có thể làm giảm thời gian người công nhân thất nghiệp cần có để tìm được việc làm mới, thì nó có thể cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.

Các chương trình của chính phủ tìm cách tạo thuận lợi việc tìm kiếm việc làm theo nhiều cách. Một cách là thông qua các văn phòng giới thiệu việc làm của chính phủ: chúng cung cấp thông tin về những việc làm còn trống. Cách khác là thông qua chương trình đào tạo của chính phủ nhằm mục đích làm cho quá trình chuyển đổi của công nhân từ ngành công nghiệp suy giảm sang ngành tăng trưởng trở nên dễ dàng hơn và giúp đỡ các nhóm dân cư bị thiệt thòi thoát khỏi cảnh đói nghèo. Những người bênh vực các chương trình như vậy tin rằng chúng làm cho nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn thông qua việc giữ cho lực lượng lao động có việc làm đầy đủ hơn và rằng chúng làm giảm tình trạng bất công bằng gắn với nền kinh tế thị trường thường xuyên thay đổi.

Những người phê phán các chương trình này đặt câu hỏi là không biết chính phủ có nên can thiệp vào quá trình tìm kiếm việc làm không. Họ lập luận rằng tốt nhất hãy để cho thị trường tư nhân làm cho công nhân và việc làm gặp nhau. Trong thực tế, hầu hết quá trình tìm kiếm việc làm trong nền kinh tế của chúng ta xảy ra mà không cần tới sự can thiệp của chính phủ. Đăng quảng cáo trên báo, bản tin về việc làm, cơ quan giới thiệu việc làm ở các trường đại học, công ty tuyển mộ nhân viên cao cấp và tin nhắn miệng, tất cả đều góp phần truyền bá thông tin về việc làm còn trống và người tìm việc. Tương tự, nhiều loại hình đào tạo công nhân được cá nhân tiến hành thông qua trường lớp hoặc đào tạo nghề ở ngay nơi làm việc. Những người phê phán này khẳng định rằng chính phủ không làm tốt hơn - thậm chí còn kém hơn – trong việc phổ biến thông tin thích hợp cho những công nhân thích hợp và quyết định loại hình đào tạo công nhân có giá trị nhất. Họ quả quyết rằng các quyết định như vậy tốt nhất nên để bản thân công nhân và người thuê lao động đưa ra.

3.5Bảo hiểm thất nghiệp

Một chương trình của chính phủ làm tăng lượng thất nghiệp tạm thời, mặc dù không phải mục tiêu của nó, là bảo hiểm thất nghiệp. Chương trình này được thiết kế để trợ giúp công nhân, nhằm bảo vệ họ một phần khi bị mất việc. Người thất nghiệp là những bỏ việc, bị sa thải hoặc vừa mới gia nhập lực lượng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp được trả cho người thất nghiệp bị mất việc vì người thuê họ không cần đến chuyên môn của họ nữa. Mặc dù các điều kiện của chương trình thay đổi theo thời gian, người công nhân Mỹ điển hình có bảo hiểm thất nghiệp nhận 50% tiền lương trước đó của anh ta trong 26 tuần.

Trong khi bảo hiểm thất nghiệp giảm bớt khó khăn của người bị thất nghiệp, nó cũng làm tăng lượng thất nghiệp. Cách lý giải này dựa trên một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học trong Chương 1: Mọi người phản ứng với các kích thích. Bởi vì trợ cấp thất nghiệp sẽ chấm dứt khi công nhân nhận được việc làm mới, nên người thất nghiệp dành ít nỗ lực để tìm kiếm việc là và muốn tránh các việc làm kém hấp dẫn. Ngoài ra, vì bảo hiểm thất nghiệp làm cho người thất nghiệp ít khó khăn hơn, nên công nhân ít có nguyện vọng tìm kiếm sự bảo đảm việc làm khi họ thương lượng với giới chủ về điều kiện lao động.

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế lao động đã tập trung xem xét ảnh hưởng của bảo hiểm thất nghiệp. Một công trình nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm tại bang Illinois vào năm 1985. Khi công nhân thất nghiệp đến nhận trợ cấp thất nghiệp, bang này đã chọn ngẫu nhiên

Page 75: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

một số người và hứa thưởng cho mỗi người 500 đô la nếu họ tìm được việc làm mới trong 11 tuần. Sau đó nhóm này được đem so sánh với nhóm không được khuyến khích. Phiên thất nghiệp bình quân của nhóm được thưởng ngắn hơn 7% so với phiên thất nghiệp hình quân của nhóm đối chứng. Thực nghiệm này chỉ ra rằng việc thiết lập hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đã ảnh hưởng đến nổ lực tìm việc của người thất nghiệp.

Một số công trình nghiên cứu đã xem xét nỗ lực tìm việc thông qua việc theo dõi một nhóm công nhân theo thời gian. Trợ cấp thất nghiệp không phải kéo dài mãi, mà thường chấm dứt sau sáu tháng hoặc một năm. Các công trình nghiên cứu phát hiện ra rằng khi tăng lên đáng kể. Như vậy, việc nhận trợ cấp thất nghiệp đã làm giảm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp.

Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp làm giảm nỗ lực tìm việc và tăng thất nghiệp, chúng ta không được kết luận rằng đó là chính sách tồi. Chương trình đã đạt được mục tiêu trước hết của nó là làm giảm bớt biến động bất thường của thu nhập mà công nhân phải đối mặt. Ngoài ra, khi công nhân từ chối việc làm không hấp dẫn hiện có, họ có cơ hội làm được việc làm phù hợp hơn với sở thích và kỹ năng của mình. Một số nhà kinh tế nhất trí rằng thất nghiệp cải thiện khả năng của nền kinh tế trong việc tạo điều kiện cho công nhân nhận được việc làm thích hợp nhất.

Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm thất nghiệp chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu không hoàn hảo về phúc lợi kinh tế chung của một nước. Hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng việc hủy bỏ bảo hiểm thất nghiệp làm giảm thất nghiệp trong nền kinh tế. Nhưng chính các nhà kinh tế lại bất đồng về việc chính sách này làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế.

3.6Luật tiền lương tối thiểu

Sau khi đã xem xét thất nghiệp tạm thời xảy ra như thế nào trong quá trình làm cho công nhân và việc làm gặp nhau, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem thất nghiệp cơ cấu phát sinh như thế nào khi việc làm không đủ cho công nhân.

Để hiểu được thất nghiệp cơ cấu, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét lại việc thất nghiệp nảy sinh như thế nào từ các đạo luật về tiền lương tối thiểu. Mặc dù tiền lương tối thiểu không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra thất nghiệp trong nền kinh tế, nhưng nó có ảnh hưởng quan trọng đến một số nhóm người có tỷ lệ thất nghiệp đặt biệt cao. Hơn nữa, việc phân tích tiền lương tối thiểu là xuất phát điểm tự nhiên, bởi vì như chúng ta sẽ thấy, nó có thể được sử dụng để tìm hiểu một số nguyên nhân khác gây ra thất nghiệp cơ cấu.

Hình 5.9 mô tả lại vấn đề kinh tế cơ bản của tiền lương tối thiểu. Khi luật tiền lương tối thiểu buộc tiền lương mắc ở trên mức cân bằng cung cầu, nó làm tăng lượng cung và giảm lượng cầu về lao động so với mức cân bằng. Do vậy, chúng ta có sự dư cung về lao động vì số công nhân muốn có việc làm nhiều hơn số việc làm, nên một số công nhân bị thất nghiệp.

Trong thực tế, điều quan trọng là phải hiểu tại sao luật tiền lương tối thiểu không phải là lương cao hơn mức tối thiểu mà luật pháp quy định. Luật tiền lương tối thiểu hầu như chỉ áp dụng cho các đối tượng là thành viên ít kinh nghiệm và kỹ năng nhất trong lực lượng lao động, chẳng hạn thanh niên. Luật tiền lương tối thiểu chỉ lý giải được tình trạng thất nghiệp của những người này.

Page 76: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 5.9. Thất nghiệp do tiền lương bị mắc ở trên mức cân bằng. Trên thị trường lao động, tiền lương làm cho cung và cầu về lao động bằng nhau là WE. Tại mức lương cân bằng đó, cả lượng cung và lượng cầu đều bằng LE. Ngược lại, nếu tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng, có thể do luật tiền lương tối thiểu, lượng cung về lao động tăng lên LS và lượng cầu về lao động giảm xuống LD. Mức thặng dư về lao động LS - LD chính là số người thất nghiệp.

Mặc dù hình 5.9 được vẽ để chỉ ra ảnh hưởng của luật tiền lương tối thiểu, nhưng nó cũng minh họa cho một bài học khái quát hơn: Nếu tiền lương bị mắc ở trên mức cân bằng bởi bất kỳ lý do nào, hậu quả vẫn là có thất nghiệp. Luật tiền lương tối thiểu chỉ là một nguyên nhân lý giải vì sao tiền lương có thể “quá cao”. Trong hai phần còn lại của chương này, chúng ta sẽ xem xét hai nguyên nhân khác lý giải vì sao tiền lương lại có thể duy trì ở trên mức cân bằng – đó là công đoàn và tiền lương hiệu quả.

Song tại điểm này, chúng ta cần dừng lại và lưu ý rằng theo một ý nghĩa quan trọng, thất nghiệp cơ cấu nảy sinh từ tiền lương cao hơn mức cân bằng khác với thất nghiệp tạm thời nảy sinh tứ quá trình tìm kiếm việc làm. Nhu cầu tìm việc làm không phải là do tìm việc là lý do giải thích cho thất nghiệp, công nhân đang tìm việc làm thích hợp nhất với sở thích và kỹ năng của họ. Ngược lại khi tiền lương cao hơn mức cân bằng, lượng cung về lao động vượt lượng cầu về lao động và công nhân bị thất nghiệp vì họ đang chờ việc làm mới.

3.7Công đoàn và thương lượng tập thể

Công đoàn là một hiệp hội công nhân thương lượng với chủ về tiền lương và điều kiện lao động. Mặc dù hiện nay chỉ có 16% công nhân tham gia công đoàn, nhưng trước đây công đoàn đã đóng vai trò lớn hơn nhiều trong thị trường lao động ở Mỹ. Khi công đoàn ở vào giai đoạn cực thịnh trong những năm 1940 và 1950, khoảng một phần ba lực lượng lao động Mỹ gia nhập công đoàn. Hơn thế nữa, các công đoàn tiếp tục đóng vai trò lớn ở nhiều nước Châu Âu. Ví dụ ở Thụy Điển và Đan Mạch, hơn ba phần tư công nhân là thành viên của các công đoàn.

3.7.1. Kinh tế học về công đoàn.

Công đoàn là một dạng các-ten. Giống như bất cứ các-ten nào, công đoàn là một nhóm người bán cùng nhau hành động với hy vọng áp đặt sức mạnh liên kết thị trường của họ. Hầu hết công nhân trong nền kinh tế Mỹ đều thảo luận về tiền lương, trợ cấp và các điều kiện làm việc với giới chủ với tư cách cá nhân. Ngược lại, công nhân trong tổ chức công đoàn làm điều đó với tư cách một nhóm người. Quá trình công đoàn và doanh nghiệp thỏa thuận về các điều kiện lao động được gọi là thương lượng tập thể.

Page 77: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Khi thương lượng với doanh nghiệp, công đoàn đòi tiền lương cao hơn và điều kiện lao động tốt hơn so với mức mà doanh nghiệp muốn khi không có công đoàn. Nếu công đoàn và doanh nghiệp không nhất trí với nhau, công đoàn có thể tổ chức rút lao động khỏi doanh nghiệp, gọi là đình công. Bởi đình công làm giảm sản xuất, lượng hàng hóa tiêu thụ và lợi nhuận, nên doanh nghiệp đứng trước sự đe dọa đình công thường đồng ý trả lương cao hơn mức bình thường. Các nhà kinh tế nghiên cứu ảnh hưởng của công đoàn nhận thấy rằng công nhân tham gia công đoàn được trả tiền lương cao hơn từ 10 đến 20% so với công nhân không thuộc công đoàn.

Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên trên mức cân bằng, nó làm tăng cung và giảm cầu về lao động, dẫn tới thất nghiệp. Những công nhân tiếp tục có việc làm được lợi, nhưng những người trước kia có việc làm nay trở nên thất nghiệp bị thiệt. Dĩ nhiên, người ta thường nghĩ rằng công đoàn gây ra mâu thuẫn giữa các nhóm công nhân khác nhau - giữa người trong cuộc được lợi từ tiền lương công đoàn mang lại.

Người ngoài cuộc có thể phản ứng lại tình trạng của họ theo một trong hai cách. Một số người chấp nhận thất nghiệp, đợi cơ hội trở thành người trong cuộc và kiếm được tiền lương cao do có sự có thể thiệp của công đoàn. Những người khác nhận việc làm ở doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn. Như vậy, khi công đoàn làm tăng tiền lương ở một bộ phận của nền kinh tế, cung về lao động tăng ở bộ phận khác. Sự gia tăng cung về lao động này đến lượt nó làm giảm tiền lương trong các ngành không có tổ chức công đoàn. Nói cách khác, công nhân trong công đoàn gặt hái ích lợi của thương lượng tập thể, trong khi công nhân ngoài công đoàn chịu một phần thua thiệt.

Vai trò của công đoàn trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào đạo luật điều chính tổ chức công đoàn và quá trình thương lượng tập thể. Thông thường, thỏa thuận công khai giữa các thành viên của các-ten bị coi là bất hợp pháp. Nếu các doanh nghiệp bán sản phẩm bình thường thỏa thuận đặt giá cao cho sản phẩm đó, thì thỏa thuận như vậy bị coi là “mưu toan hạn chế thương mại”. Chính phủ sẽ truy tố các doanh nghiệp này trước tòa dân sự và hình sự vì họ vi phạm các đạo luật chống độc quyền. Ngược lại, công đoàn không cần chấp hành các đạo luật này. Những người soạn thảo luật chống độc quyền tin rằng công nhân cần có sức mạnh thị trường lớn hơn khi họ thương lượng với giới chủ. Nhiều đạo luật đã được đưa ra để khuyến khích thành lập công đoàn. Cụ thể, đạo luật Wagner 1935 ngăn cản giới chủ gây rối khi công nhân tiến hành tổ chức công đoàn và yêu cầu giới chủ thương lượng với công đoàn một cách trung thực. Văn phòng quan hệ lao động quốc gia (NLRB) là cơ quan chính phủ thực thi quyền tham gia công đoàn của công nhân.

Việc luật pháp ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của công đoàn là chủ đề lâu dài của các cuộc tranh luận chính trị. Đôi khi các nhà làm luật ở cấp bang đưa ra luật về quyền lao động, cho phép công nhân trong doanh nghiệp có tổ chức công đoàn có quyền quyết định có gia nhập công đoàn hay không. Khi không có những đạo luật như vậy, trong khi thương lượng tập thể công đoàn có thể đòi hỏi rằng doanh nghiệp chỉ được tuyển công nhân là thành viên công đoàn. Trong những năm gần đây, các nhà làm luật ở bang Washington đã tranh luận về một dự luật cấm danh nghiệp thuê công nhân thay thế lâu dài cho công nhân tham gia đình công. Đạo luật này làm cho đình công trở nên tốn kém hơn đối với các doanh nghiệp, do đó làm tăng sức mạnh thị trường của công đoàn. Các quyết định chính sách như vậy và tương tự góp phần quyết định tương lai của phong trào công đoàn.

3.7.2. Công đoàn có lợi hay có hại đối với nền kinh tế?

Nhìn chung, các nhà kinh tế không nhất trí về việc công đoàn có lợi hay có hại đối với nền kinh tế. Chúng ta hãy xem xét cả hai phương diện của cuộc tranh luận.

Những người phê phán công đoàn lập luận rằng công đoàn chỉ là một dạng các-ten. Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên trên mức vốn có của thị trường cạnh tranh, nó làm giảm lượng cầu

Page 78: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

về lao động, dẫn tới việc một số công nhân bị thất nghiệp và làm giảm tiền lương ở bộ phận còn lại của nền kinh tế. Theo lập luận của những người phê phán, sự phân bổ lao động nảy sinh từ đó vừa không hiệu quả, vừa không công bằng. Nó không hiệu quả bởi tiền lương công đoàn cao làm giảm việc làm ở các doanh nghiệp có công đoàn xuống thấp hơn mức cạnh tranh hiệu quả. Nó không công bằng bởi một số công nhân được lợi nhờ sự mất mát của người khác.

Những người bênh vực công đoàn khẳng định rằng công đoàn là đối trọng cần thiết để chống lại sức mạnh thị trường của doanh nghiệp thuê công nhân. Trường hợp cực đoan của sức mạnh thị trường là “thành phố công ty”, nơi một công ty duy nhất thuê hầu hết lao động trên một vùng lãnh thổ. Trong thành phố công ty, nếu công nhân không chấp nhận tiền lương và điều kiện lao động do doanh nghiệp đưa ra, họ chỉ còn cách chuyển đi nơi khác hoặc không làm việc nữa. Do đó nếu không có công đoàn, doanh nghiệp sẽ sử dụng sức mạnh thị trường để trả lương thấp hơn và cung cấp điều kiện lao động kém hơn so với trường hợp nó phải cạnh tranh với danh nghiệp khác để thuê cùng số công nhân này. Như vậy, công đoàn có thể cân bằng sức mạnh thị trường của doanh nghiệp và bảo vệ công nhân trước sự đối xử tồi tệ của chủ doanh nghiệp.

Những người bênh vực công đoàn cũng quả quyết rằng công đoàn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho doanh nghiệp phản ứng một cách có hiệu quả đối với mối quan tâm của công nhân. Mỗi khi công nhân nhận việc làm, thì ngoài tiền lương, công nhân và doanh nghiệp phải thỏa thuận về nhiều đặc tính của công việc làm như: giờ làm việc, lao động ngoài giờ, nghỉ phép, nghỉ ốm, trợ cấp y tế, đề bạt, an toàn lao động và v.v…Thông qua việc trình bày quan điểm của công nhân về những vấn đề đó, công đoàn giúp cho doanh nghiệp xác định một kết hợp thỏa đáng các đặc tính của việc làm. Ngay cả khi có ảnh hưởng tiêu cực trong việc đẩy tiền lương lên cao hơn mức cân bằng và gây ra thất nghiệp, công đoàn cũng có lợi cho doanh nghiệp trong việc duy trì một biên chế lao động đòan kết và có năng suất cao.

Cuối cùng, không có sự nhất trí giữa các nhà kinh tế về việc công đoàn là có lợi hay có hại cho nền kinh tế. Giống như nhiều thể chế khác, ảnh hưởng của công đoàn có lẽ có lợi trong một số tình huống và có hại trong một số tình huống khác.

3.8Lý thuyết tiền lương hiệu quả

Nguyên nhân thứ tư lý giải vì sao nền kinh tế luôn luôn phải chịu một số thất nghiệp – ngoài việc tìm việc, luật tiền lương tối thiểu và công đoàn - được lý thuyết tiền lương hiệu quả đưa ra. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu tiền lương cao hơn mức cân bằng. Do đó, doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận nếu giữ tiền lương ở mức cao ngay cả khi có tình trạng dư cung về lao động.

Theo một cách nào đó, thất nghiệp nảy sinh từ tiền lương hiệu quả tương tự như thất nghiệp nảy sinh từ luật tiền lương tối thiểu và công đoàn. Trong cả ba trường hợp, thất nghiệp là kết quả của việc tiền lương cao hơn mức làm cân bằng cung cầu về lao động. Nhưng cũng có sự khác biệt quan trọng. Luật tiền lương tối thiểu và công đoàn ngăn cản các doanh nghiệp hạ thấp tiền lương khi có tình trạng dư cung về lao động. Lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng ràng buộc như thế đối với doanh nghiệp là không cần thiết trong nhiều trường hợp, bởi vì doanh nghiệp có thể có lợi hơn nếu giữ tiền lương cao trên mức cân bằng.

Vì sao doanh nghiệp muốn giữ tiền lương ở mức cao? Theo một cách nào đó, quyết định này có vẻ ngu ngốc, vì tiền lương là một bộ phận lớn trong chi phí của doanh nghiệp. Thông thường, chúng ta nghĩ rằng doanh nghiệp tối đa lợi nhuận muốn giữ cho chi phí, trong đó có tiền lương, ở mức thấp đến mức cho phép. Lý lẽ của lý thuyết tiền lương hiệu quả là việc trả lương cao có lợi hơn vì điều này làm tăng hiệu quả của công nhân trong doanh nghiệp.

3.8.1. Sức khỏe công nhân.

Page 79: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Dạng đầu tiên và đơn giản nhất của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối quan hệ giữa tiền lương và sức khỏe của công nhân. Công nhân được thù lao tốt hơn ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng hơn và công nhân ăn đầy đủ hơn sẽ khỏe hơn và năng suất lao động của họ cao hơn. Doanh nghiệp nhận thấy họ được lợi nhuận nhiều hơn là có công nhân yếu, năng suất kém.

Dạng này là lý thuyết tiền lương hiệu quả không thích hợp với doanh nghiệp ở các nước giàu, chẳng hạn Mỹ. Ở những nước này tiền lương cân bằng đối với hầu hết công nhân khá cao, trên mức cần thiết cho bữa ăn đủ dinh dưỡng. Các doanh nghiệp không cho rằng việc trả tiền lương ở mức cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.

Tuy nhiên, lý thuyết tiền lương hiệu quả này đúng với các doanh nghiệp ở các nước kém phát triển, nơi dinh dưỡng không đầy đủ là vấn đề thường thấy hơn. Ví dụ, thất nghiệp thường cao ở các đô thị của nhiều nước Châu Phi nghèo, ở những nước này, các doanh nghiệp thật sự sợ rằng biện pháp cắt giảm tiền lương tác động tiêu cực tới sức khỏe và năng suất công nhân. Nói cách khác, việc quan tâm đến dinh dưỡng có thể là lý do giải thích vì sao doanh nghiệp không cắt giảm tiền lương khi có tình trạng dư cung về lao động.

3.8.2. Tốc độ thay thế công nhân.

Dạng thứ hai của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiền lương và tốc độ thay thế công nhân. Công nhân thôi việc vì nhiều nguyên nhân – có việc làm ở doanh nghiệp khác, chuyển tới vùng khác, rời bỏ lực lượng lao động, và v.v…Tần suất bỏ việc của họ phụ thuộc vào tất cả các kích thích mà họ đối mặt, trong đó có ích lợi của việc ở lại. Nếu doanh nghiệp trả tiền lương cho công nhân của mình cao hơn, số công nhân bỏ việc sẽ ít đi. Như vậy, doanh nghiệp có thể giảm bớt tốc độ thay thế công nhân bằng cách trả lương cao cho họ.

Tại sao doanh nghiệp quan tâm tới tốc độ thay thế công nhân? Lý do là doanh nghiệp phải chịu chi phí cho việc thuê và đào tạo công nhân mới. Hơn nữa, ngay cả sau khi đào tạo họ, công nhân mới cũng không là người có năng suất cao và giàu kinh nghiệm. Do đó, doanh nghiệp có tốc độ thay thế công nhân cao hơn có chi phí sản xuất cao hơn. Khi nhận thấy điều này, nó biết có thể thu được lợi nhuận cao hơn khi trả lương cao hơn mức cân bằng để giảm bớt tốc độ thay thế công nhân.

3.8.3. Nỗ lực của công nhân

Dạng thứ ba của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiền lương và nỗ lực của công nhân. Trong nhiều việc làm, công nhân có quyền tự do nhất định trong việc quyết định làm việc chăm chỉ đến mức nào. Nếu doanh nghiệp giám sát nỗ lực của công nhân, thì những công nhân thiếu trách nhiệm có thể bị phát hiện và sa thải. Mặc dù cách làm này không tốn kém nhưng không hoàn chỉnh. Doanh nghiệp có thể xử lý vấn đề này bằng cách trả tiền lương cao hơn mức cân bằng. Tiền lương cao hơn tạo cho công nhân có lợi hơn nếu giữ được việc làm và do đó họ có động cơ làm việc với nỗ lực cao hơn.

Dạng đặc biệt của lý thuyết tiền lương hiệu quả này giống như quan điểm “đội quân thất nghiệp hậu bị” của những người mác xít cũ. Mác cho rằng giới chủ được lợi từ thất nghiệp bởi vì sự đe dọa thất nghiệp góp phần nâng cao kỹ luật công nhân đang làm việc. Trong phương án nổ lực công nhân của lý thuyết tiền lương hiệu quả, thất nghiệp đóng vai trò tương tự. Nếu tiền lương ở mức cân bằng cung cầu, công nhân ít có lý do để làm việc chăm chỉ, bởi vì nếu bị xa thải, họ sẽ nhanh chóng tìm được làm mới với cùng mức lương. Do đó, doanh nghiệp tăng lương lên cao hơn mức cân bằng để gây ra thất nghiệp và tạo ra động cơ cho công nhân không lơ là trách nhiệm của mình.

3.8.4. Chất lượng công nhân.

Page 80: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Dạng thứ tư và cuối cùng của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiền lương và chất lượng công nhân. Khi thuê công nhân mới, doanh nghiệp có thể không đánh giá đúng chất lượng công nhân bằng cách trả lương cao.

Để xem nguyên lý này hoạt động như thế nào, chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản. Công ty cấp nước sở hữu một giếng nước và cần một công nhân bơm nước từ giếng lên. Hai công nhân, Bill và Ted quan tâm tới việc này. Bill là công nhân lành nghề và muốn làm việc với mức lương 10 đô la một giờ. Nếu tiền lương thấp hơn mức này, anh ta có thể thành lập một doanh nghiệp cắt cỏ. Ted hoàn toàn không có năng lực, muốn làm bất cứ việc nào có mức lương trên 2 đô la một giờ. Thấp hơn mức này, anh ta thà đi tắm biển còn hơn. Các nhà kinh tế nói rằng mức lương bảo lưu của Bill - mức thấp nhất mà anh ta chấp nhận – là 10 đô la và mức bảo lưu của Ted là 2 đô la.

Công ty đặc ra mức lương nào? Nếu quan tâm tới việc tối thiểu quá chi phí lao động, nó sẽ đặt mức lương 2 đô la. Tại mức lương này, số công nhân cung ứng (một người) bằng lượng cầu. Ted nhận việc, còn Bill không đến xin việc. Nhưng giả sử công ty biết chỉ có một trong hai người xin việc là công nhân lành nghề, nhưng không biết đó là Bill hay Ted. Nếu công ty nhận công nhân kém năng lực, anh ta sẽ làm hỏng giếng nước và gây tổn thất lớn cho công ty. Trong trường hợp này, công ty có một chiến lược tốt hơn việc trả tiền lương cân bằng 2 đô la và thuê Ted. Nó có thể đưa ra mức lương 10 đô la một giờ, và cả Bill và Ted đều đến xin việc. Bằng cách chọn ngẫu nhiên giữa hai người xin việc này và từ chối người còn lại, công ty có cơ hội 50-50 cho việc thuê được người thạo việc. Ngược lại, nếu đưa ra bất kỳ mức lương nào thấp hơn, chắc chắn nó chỉ thuê được công nhân kém năng lực.

Câu chuyện trên minh họa một hiện tượng phổ biến. Khi các doanh nghiệp đối mặt với dư cung, nó dường như có lợi nếu cắt giảm tiền lương mà họ sẵn sàng trả. Nhưng khi cắt giảm tiền lương, họ gây ra những thay đổi bất lợi trong cơ cấu công nhân. Trong tình huống như vậy, công ty có hai công nhân xin việc làm. Nhưng nếu công ty phản ứng với tình trạng dư cung về lao động này bằng cách cắt giảm tiền lương, người công nhân thạo việc (người có cơ hội khác tốt hơn) sẽ không đến xin việc. Như vậy, công ty trả lương cao hơn mức cân bằng cung cầu sẽ được.

IV.Phần đọc thêm: Kinh tế học về thông tin bất đối xứng

Trong nhiều tình huống của cuộc sống, thông tin có tính chất không đối xứng. Trong một giao dịch giữa hai người, người này biết nhiều hơn người khác về tình hình đang diễn ra. Khà năng này làm phức tạp thêm các vấn đề mà lý thuyết kinh tế quan tâm. Một số vấn đề đã được làm sáng tỏ trong mô tả của chúng ta về lý thuyết tiền lương hiệu quả. Tuy nhiên, các vấn đề nằm ngoài phạm vi nghiên cứu về thất nhiệp.

Phương án chất lượng công nhân của lý thuyết tiền lương hiệu quả minh họa một nguyên tắc chung được gọi là lựa chọn tiêu cực. Lựa chọn tiêu cực nảy sinh khi một người hiểu biết về đặc tính của hàng hóa nhiều hơn người khác và kết quả là người không có thông tin có nguy cơ phải mua hàng hóa chất lượng thấp. Trong trường hợp chất lượng công nhân, công nhân có thông tin về năng lực của bản thân mình tốt hơn doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp cắt giảm tiền lương mà nó trả, sự lựa chọn của công nhân thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp.

+ Lựa chọn tiêu cực nảy sinh trong nhiều tình huống khác. Sau dây là hai ví dụ sau: Người bán ô tô nắm được khuyết tật của xe, trong khi người mua thường không biết. Vì chủ của những chiếc xe kém chất lượng có nhều khả năng bán được xe hơi chủ các xe tốt, nên người mua có nhiều khả năng mua được xe chất lượng kém, gọi “chanh”. Vì vậy, nhiều người tránh mua xe trong chợ xe cũ.

+ Người mua bảo hiểm sức khỏe biết rõ về các vấn đề sức khỏe của bản thân hơn công ty bảo hiểm. Vì người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn muốn mua bảo hiểm sức khỏe hơn

Page 81: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

người khác, nên giá của bảo hiểm sức khỏe phản ánh chi phí của người bệnh tật, chứ không phải người bình thường. Vì vậy, người có các vấn đề sức khỏe bình thường không mặn mà với giá mua bảo hiểm sức khỏe cao.

Trong cả hai trường hợp, thị trường sản phẩm – xe cũ hoặc bảo hiểm sức khỏe – không vận hành tốt do vấn đề lựa chọn tiêu cực gây ra.

Tương tự, phương án lý thuyết tiền lượng hiệu quả minh họa một hiện tượng phổ biến được gọi là rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi một người, được gọi đại lý, đại diện cho người khác, gọi là chủ, thực thi một nhiệm vụ nào đó. Vì người chủ không thể giám sát hoàn toàn hành vi của đại lý, nên đại lý có khuynh hướng nỗ lực ít hơn mức mà người chủ mong muốn. Thuật ngữ rủi ro đạo đức được dùng để chỉ những rủi ro do hành vi không trung thực hoặc không thích hợp của đại lý gây ra. Trong tình huống như vậy, người chủ áp dụng biện pháp khác nhau để khích lệ đại lý hành động có trách nhiệm hơn.

Trong mối quan hệ việc làm, doanh nghiệp là chủ và công nhân là đại lý. Vấn đề rủi ro đạo đức làm cho những công nhân được giám sát không hoàn hảo trốn tránh trách nhiệm. Theo lý thuyết tiền lương hiệu quả về nỗ lực của công nhân, người chủ có thể khích lệ đại lý nâng cao trách nhiệm bằng cách trả lương cao hơn mức cân bằng, vì khi đó đại lý có thể mất nhiều hơn nếu vô trách nhiệm. bằng cách này, tiền lương cao làm giảm vấn đề rủi ro trong đạo đức. Rủi ro về đạo đức nảy sinh trong nhiều tyình huống khác nhau. Sau đây là một số thí dụ:

+ Người chủ ngôi nhà có bảo hiểm hỏa hoạn mua ít phương tiện chữa cháy. Lý do là chủ nhà phải chịu chi phí cho phương tiện chữa cháy trong khi doanh nghiệp bảo hiểm được lợi.

+ Người trông trẻ cho phép trẻ con xem ti vi nhiều hơn cha mẹ của chúng muốn. Lý do là hoạt động giáo dục nhiều hơn đòi hỏi nhiều sức lực hơn, mặc dù hoạt động giáo dục làm lợi cho bọn trẻ.

+ Một gia đình sống ở gần sông có nguy cơ bị ngập lụ cao. Lý do tiếp tục sống ở đó là họ hưởng thụ cảnh đẹp thiên nhiên trong khi chính phủ chịu một phần kinh phí khi trợ cấp cho người phải chịu thiên tai sau lũ lụt.

Bạn có biết ai là người chủ ai là đại lý trong mỗi trường hợp này không? Theo bạn trong mỗi tình huống, người chủ có thể giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức như thế nào?

Nghiên cứu tình huống: Henry Ford và tiền lương hào phóng 5 đô la một ngày.

Henry Ford là người có tầm nhình công nghiệp. với tư cách là người sáng lập công ty Ford Motor, ông có trọng trách áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại. Khác với việc chế tạo ô tô của một số nhỏ các đội thợ bậc cao lành nghề, Ford chế tạo ô tô trên dây chuyền lắp ráp bằng những công nhân không được đào tạo, nhưng được dạy thuần thục các thao tác đơn giản lặp đi lặp lại. Sản lượng của quá trình lắp ráp này là Model T Ford - một trong những kiểu ô tô nổi tiếng nhất trước đây.

Vào năm 1914, Ford đề ra một biện pháp cải cách khác: ngày làm việc 5 đô la. Ngày nay đó hẳn không phải là nhiều, nhưng khi đó 5 đô la cao hơn hai lần mức lương phổ biến, nó cũng quá cao so với mức lương cân bằng cung cầu. Khi mức lương mới 5 đô la một ngày được loan báo, mọi người xếp hàng ròng rắn bên ngoài các nhà máy của Ford để xin vào làm việc. Số công nhân muốn làm việc với mức lương này vượt xa số công nhân mà Ford cần.

Chính sách tiền lương cao của Ford gây ra nhiều ảnh hưởng đã được lý thuyết tiền lương hiệu quả dự báo trước. Tốc độ thay thế công nhân giảm, số người bị bỏ việc cũng giảm và năng suất tăng. Công nhân làm việc có hiệu quả đến mức chi phí sản xuất của Ford giảm xuống thấp hơn ngay cả khi tiền lương cao hơn mức cân bằng làm lợi cho công ty. Chính Henry Ford gọi mức lương 5 đô la một ngày là “cuộc vận động cắt giảm chi phí tuyệt vời nhất mà chúng tôi đã thực hiện”.

Page 82: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Nhưng ghi chép lịch sử của giai thoại này cũng phù hợp với lý thuyết tiền lương hiệu quả. Một nhà sử học của công ty Ford Motor thời kỳ đầu đã viết: “Ford và các trợ thủ của ông thoải mái tuyên bố trên nhiều phương tiện rằng chính sách tiền lương cao mở ra một hướng đi tốt cho kinh doanh. Khi nói như vậy, họ muốn khẳng định rằng nó đã cải thiện kỹ luật của công nhân, đem lại niềm tin mạnh mẽ hơn vào công ty và nâng cao hiệu quả cá nhân”.

Vì sao Ford sử dụng tiền lương hiệu quả này? Vì sao các doanh nghiệp khác không sẵn sàng tận dụng ưu điểm cảu chiến lược kinh doanh dường như có lợi đó? Theo một số nhà phân tích, các quyết định của Ford gắn chặt với việc sử dụng dây chuyền lắp ráp. Công nhân được tổ chức trong dây chuyền lắp ráp có tính phụ thuộc lẫn nhau rất cao. Nếu một công nhân vắng mặt hoặc làm việc chậm, những công nhân khác ít có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình hơn. Như vậy, trong khi dây chuyền lắp ráp làm cho sản xuất có hiệu quả hơn, nó cũng làm tăng tầm quan trọng của vấn đề tốc độ thay thế công nhân thấp, chất lượng công nhân cao và nỗ lực công nhân cao. Kết quả là, việc trả lương hiệu quả là chiến lược tốt hơn với công ty Ford Motor, nhưng không phải đối vói các công ty khác vào thời điểm đó.

V.Tóm tắt

Trong chương này chúng ta đã bàn về cách tính toán thất nghiệp và các nguyên nhân lý giải vì sao nền kinh tế luôn luôn phải chịu một số thất nghiệp. Chúng ta đã thấy tìm kiếm việc làm, luật tiền lương tối thiểu, công đoàn và tiền lương hiệu quả đều góp phần lý giải vì sao một số công nhân không có việc làm. Cách nào trong bốn cách lý giải tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế? Thật không may, không có cách dễ dàng để trả lời. Các nhà kinh tế có quan điểm khác nhau trong việc coi cách lý giải thất nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất.

Các phân tích trong chương này đem lại một bài học quan trọng: Mặc dù nền kinh tế luôn luôn có một số thất nghiệp, nhưng tỷ lệ tự nhiên không thể loại trừ được. Nhiều sự kiện và chính sách có thể làm thay đổi quá trình tìm kiếm việc làm, khi Quốc hội điều chỉnh tiền lương tối thiểu, công nhân thành lập, gia nhập và rời bỏ công đoàn, cũng như khi doanh nghiệp thay đổi niềm tin vào tiền lương hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ thay đổi. Thất nghiệp không phải là vấn đề đơn giản có thể xử lý bằng các giải pháp đơn giản. Nhưng việc chúng ta chọn cách thức tổ chức xuất hiện nào tác động sâu sắc tới mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

§ Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm những người muốn làm việc, nhưng không có việc làm. Văn phòng thống kê lao động tính toán các chỉ tiêu thống kê hàng tháng dựa trên cuộc điều tra hàng nghìn hộ gia đình.

§ Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu không hoàn thiện về tình trạng không có việc làm. Một số người tự coi mình là thất nghiệp có thể thật sự không muốn làm việc, còn một số người muốn làm việc phải rời khỏi lực lượng lao động sau khi không tìm được việc làm.

§ Một nguyên nhân của thất nghiệp là thời gian cần thiết để công nhân tìm được việc làm thích hợp với sở thích và kỹ năng của họ. Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách của chính phủ có tác dụng ổn định thu nhập cho công nhân, lại làm tăng lượng thất nghiệp tạm thời.

§ Nguyên nhân thứ hai lý giải vì sao nền kinh tế của chúng ta luôn có một số thất nghiệp là luật tiền lương tối thiểu. Thông qua việc làm tăng tiền lương của công nhân không có tay nghề và kinh nghiệm lên cao hơn mức cân bằng, luật tiền lương tối thiểu làm tăng lượng cầu về lao động và làm giảm lượng cung. Mức dư cung phát sinh từ nó biểu thị thất nghiệp.

§ Nguyên nhân thứ ba gây ra thất nghiệp là sức mạnh thị trường của công đoàn. Khi công đoàn đẩy tiền lương các ngành có công đoàn cao hơn mức cân bằng, họ tạo ra tình trạng dư cung về lao động.

Page 83: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

§ Nguyên nhân thứ tư của thất nghiệp được lý thuyết tiền lương hiệu quả nêu ra. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp hiểu rằng họ được lợi trong việc trả lương cao hơn mức cân bằng. Tiền lương cao hơn có thể cải thiện sức khỏe công nhân, giảm tốc độ thay thế công nhân, nâng cao nỗ lực công nhân và chất lượng của họ.

VI.Bài tập vận dụng

1. Văn phòng thống kê lao động báo rằng tháng 10/1998, trong số dân số là người lớn ở Mỹ thì 138.547.000 có việc làm, 6.021.000 thất nghiệp và 67.723.000 không nằm trong lực lượng lao động là bao nhiêu? Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?

2. Như đã chỉ ra trên hình 26.3, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nói cung của nam giới giảm vào giữa những năm 1970 và 1990. Tuy nhiên, xu hướng suy giảm này phản ánh tình hình khác nhau của các nhóm độ tuổi khác nhau như bảng sau:

Toàn bộ nam giới

Nam giới 16-24 Nam giới 25-54 Nam giới từ

trên 55 1970 80% 69% 98% 56% 1990 76% 72% 93% 40%

Nhóm nào chịu sự suy giảm nhiều nhất? Với thông tin này, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nói chung của nam giới trong thời kỳ này?

3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới tăng dột biến vào giữa những năm 1970 và 1990 như đã chỉ ra trong hình 26.3. Song giống như với nam giới, có tình hình khác nhau giữa các nhóm tuổi như chỉ ra trong bảng sau:

Toàn bộ nứ giới Nữ 25-54 Nữ 25-34 Nữ 35-44 Nữ 45-54

1970 43% 50% 45% 50% 54% 1990 58 74 74 77 71

Tại sao bạn nghĩ rằng phụ nữ trẻ có mức tăng lớn hơn trong lực lượng lao động so với phụ nữ lớn tuổi?

4. Trong thời kỳ giaữ 1997 và 1998, tổng số việc làm ở Mỹ tăng khoảng 2,1 triệu công nhân, nhưng số công nhân thất nghiệp chỉ giảm 0,5 triệu người. Các con số này liên quan chặt chẽ với nhau như thế nào? Vì sao người ta có thể dự kiến sự giảm súc số người được coi là thất nghiệp nhỏ hơn mức tăng của số người có việc làm?

5. Các công nhân sau có nhiều khả năng phải chịu dài hạn hay ngắn hạn? Hãy giải thích

a. Công nhân xây dựng mất việc do thời tiết xấu.

b. Công nhân cơ khí mất việc ở một nhà máy trong một vùng bị cô lập.

c. Công nhân lái xe chở khách mất việc do sự cạnh tranh của đường sắt.

d. Dầu bếp tạm tuyển mất việc khi một nhà hàng mới mở trong khu phố.

e. Thợ hàn giỏi nhưng học toán quá ít bị mất việc khi công ty lắp đặt máy hàn tự động.

6. Hãy sử dụng đồ thị mô tả trường lao động để chỉ ra ảnh hưởng của việc tăng tiền lương tối thiểu lên trên tiền lương trả cho công nhân, lượng cung, lượng cầu, về công nhân và số người thất nghiệp.

7. Bạn có nghĩ rằng doanh nghiệp trong các thành phố nhỏ có nhiều sức mạnh thị trường trong việc thuê lao động không? Bạn có nghĩ rằng ngày nay nói chung doanh nghiệp có nhiều sức

Page 84: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

mạnh thị trường hơn trong việc thuê lao động so với 50 năm trước không? Theo bạn, sự thay đổi theo thời gian này ảnh hưởng tới vai trò của công đoàn trong nền kinh tế như thế nào? Hãy giải thích.

8. Hãy xem xét một nền kinh tế với hai thị trường lao động, cả hai đều chưa có tổ chức công đoàn. Bây giờ giả sử một công đoàn được thành lập trong một thị trường.

a. Hãy chỉ ra ảnh hưởng của công đoàn trong thị trường có công đoàn. Hiểu theo nghĩa nào thì lượng lao động có việc làm trong thị trường này không phải ở mức có hiệu quả?

b. Hãy chỉ ra ảnh hường của thị trường không có công đoàn. Điều gì xảy ra với mức lương cân bằng trong thị trường này?

9. Người ta có thể chứng minh rằng nhu cầu về lao động của một ngành trở lên co giãn hơn khi nhu cầu về sản phẩm của nó trở nên co giãn hơn. Hãy xem xét hàm ý thực tế này đối với công nghiệp ô tô của Mỹ và công đoàn của công nhân ngành ô tô.

a. Điều gì xảy ra đối với độ co giãn của nhu cầu về ô tô Mỹ khi Nhật phát triển mạnh ngành công nghiệp ô tô? Điều gì xảy ra đối với nhu cầu về công nhân ô tô của Mỹ. Hãy giải thích

b. Như chương này đã giải thích, công đoàn nói chung phải đối mặt với sự đánh đổi trong việc quyết định đòi tăng lương bao nhiêu, bởi vì mức tăng cao có lợi cho công nhân vẫn giữ được việc làm, nhưng cũng dẫn tới sự thiệt thòi nhiều hơn của người thất nghiệp. Việc tăng nhập khẩu ô tô từ Nhật ảnh hưởng như thế nào tới sự đánh dổi tiền lương - việc làm mà công đoàn ngành ô tô phải đối mặt?

c. Theo bạn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô Nhật làm tăng hay giảm khoảng cách giữa tiền lương cạnh tranh và tiền lương được công đoàn ngành ô tô lực chọn? Hãy giải thích.

10. Một số công nhân trong nền kinh tế được trả lương sản phẩm và một số khác được trả lương theo thời gian. Cách trả lương nào đòi hỏi đốc công phải giám sát nhiều hơn. Trong trường hợp nào công ty có động cơ trả lương cao hơn mức cân bằng (như trong phương án nỗ lực công nhân của lý thuyết tiền lương hiệu quả)? Theo bạn, yếu tố nào quyết định loại hình tiền lương mà doanh ngiệp lựa chọn?

11. Các tình huống sau đây liên quan đến rủi ro đạo đức. Trong mỗi trường hợp, hãy phân biệt người chủ và đại lý, hãy giải thích tại sao có vấn đề thông tin bất đối xứng. hành động được mô tả làm giảm vấn đề rủi ro đạo đức như thế nào?

a. Chủ đất đòi tiền dặt cọc

b. Doanh nghiệp trả lương cho ban giám đốc bằng cách họ cho mua cổ phiếu của công ty với mức giá nhất định trong tương lai.

c. Các công ty bảo hiểm ô tô sẵn sàng chiết khấu cho những khách hàng lắp dặt thiết bị chống trộm trên xe của họ.

12. Giả sử Công ty Bảo hiểm Y tế và Nhân thọ tính phí bảo hiểm 5.000 đô la hàng năm cho mỗi gia đình tham gia bảo hiểm. Chủ tịch công ty đề nghị rằng công ty nên tăng phí bảo hiểm lên 6.000 đô la để tăng lợi nhuận. Nếu công ty làm theo khuyến nghị đó, vấn đề kinh tế nào sẽ nảy sinh? Tính bình quân, khách hàng của nó trở nên mạnh khỏe hay ốm yếu hơn? Lợi nhuận của công ty có nhất thiết tăng lên hay không?

13. Giả sử Quốc hội thông qua một đạo luật buộc người chủ phải chịu trách nhiệm với công nhân về một số vấn đề (chẳng hạn chăm sóc ý tế). Yêu cầu đó làm tăng chi phí cho một công nhân thêm 4 đô la một giờ:

Page 85: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

a. Yêu cầu mà người chủ phải chấp hành tác động đến nhu cầu lao động như thế nào? (Khi trả lời câu hỏi này và các câu hỏi tiếp theo, hãy định lượng khi điều kiện cho phép).

b. Nếu người lao động gán giá trị cho ích lợi này đúng bằng chi phí của nó, yêu cầu mà người chủ phải chấp hành ảnh hưởng như thế nào đến cung về lao động?

c. Nếu tiền lương thay đổi tự do làm cân bằng cung cầu, đạo luật này ảnh hưởng tới tiền lương và mức thất nghiệp như thế nào? Người lao động được lợi hay bị thiệt?

d. Nếu luật tiền lương tối thiểu ngăn cản tiền lương làm cân bằng cung cầu, yêu cầu mà người chủ phải chấp hành ảnh hưởng tới tiền lương, mức thất nhiệp và việc làm như thế nào? Người chủ được lợi hay bị thiệt? Người lao động được lợi hay bị thiệt?

e. Bây giờ giả sử người lao động không quan tâm tới lợi ích được hưởng. Giả định khác đi này làm thay đổi câu trả lời cho các câu (b) và (d) như thế nào?

Chương 6. Lạm phát

I.Khái niệm, đo lường và phân loại lạm phát

1.1. Khái Niệm.

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung và được tính:

1.2. Đo lường lạm phát.

Mức giá chung của nền kinh tế có thể được nhìn nhận theo hai cách. Chúng ta coi mức giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá tăng mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa và dịcu vụ mà họ mua. Chúng ta cũng có thể coi mức giá cũng là giá trị của tiền. Sự gia tăng mức giá có nghĩa là giá trị của tiền giảm bởi vì mỗi đồng tiền bỏ ra lúc này mua được ít hàng hóa hơn trước.

Mức giá chung được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số điều chỉnh GDP.

1.3. Phân loại lạm phát.

Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

- Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số . Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm. Mọi người sẳn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa.

- Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định ( do vốn chạy ra nước ngoài).

Page 86: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Siêu lạm phát : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức 1923 với tỷ lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với 50.000%/năm).

Lạm phát do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Phân loại theo nguyên nhân của lạm phát chúng ta có các loại sau:

- Lạm phát do cầu kéo: Là loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng lên, đặc biệt khi sản lượng đã đạt đến mức sản lượng tiềm năng điều này được thể hiện bởi sự dịch chuyển sang phải của tổng cầu (trong mô hình AD- AS). Để khắc phục, chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, tăng thuế hoặc giảm cung tiền.

Hình 6.1 : lạm phát do cầu kéo

Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn, tại đó đường LAS cắt đường SAS và AD0 ở mức giá P0. Sự gia tăng tổng cầu từ AD0 đến AD1 làm mức giá tăng từ P0 lên P1 và GDP thực tăng từ Yp đến Y1.

- Lạm phát do chi phí đẩy: là loại lạm phát xảy ra do cú sốc cung bất lợi, ví dụ do giá cả các yếu tố đầu vào tăng. Trong nền kinh tế, giá cả sẽ tăng đồng thời thất nghiệp cao do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.. Do vậy nó còn được gọi là lạm phát đình trệ.

Hình 6.2: Lạm phát do chi phí đẩy

Page 87: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

- Lạm phát dự kiến hay còn gọi là lạm phát ì: Là loại lạm phát xảy ra do mọi người đã dự tính trước. khi đó, giá cả trong nền kinh tế tăng theo quán tính. Trong trường hợp này cả đường AS và AD đều dịch chuyển dần lên phía trên với cùng một tốc độ, giá cả sẽ tăng nhưng sản lượng và việclàm không đổi.

Hình 6.3: Lạm phát dự kiến.

II.Lạm phát và tiền tệ

Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát về cơ bản là hiện tựong tiền tệ, chúng ta bắt đầu nghiên cứu lạm phát bằng cách phát triển lý thuyết số lượng tiền tệ. Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế đều dựa vào nó để lý giải các yếu tố quyết định mức giá và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn.

2.1. Mức giá và giá trị của tiền.

Lạm phát là hiện tượng của toàn bộ nền kinh tế, trước hết là nó có quan hệ đến giá trị của phương tiện trao đổi trong nền kinh tế.

Giả sử P là mức giá chung. Khi đó P cho biết số tiền cần thiết để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Hay nói cách khác lượng hàng hoá và dịch vụ chúng ta có thể mua môt đồng là 1/P. Điều này hàm ý P là giá cả dịch vụ tính bằng đơn vị tiền tệ, còn 1/P là giá cả của tiền được tính bằng số đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, khi mức giá chung tăng lên thì giá trị của tiền sẽ giảm xuống.

Xét nhu cầu về tiền, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ, nhưng một trong những biến quan trọng là mức giá bình quân trong nền kinh tế. Mọi người nắm giữ tiền vì tiền là phương tiện trao đổi. Không giống như các tài sản khác, chẳng hạn trái phiếu và cổ phiếu, mọi người có thể sử dụng trực tiếp tiền để mua hàng hoá và dịch vụ. Việc mọi người quyết định giữ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào giá hàng hoá và dịch vụ mà họ cần mua. Giá cả càng cao, họ càng cần nhiều tiền cho mỗi giao dịch và mọi người quyết định nắm giữ càng nhiều tiền trong ví và tài khoản séc.Vậy là mức giá cao hơn (giá trị của tiền thấp hơn), làm tăng lượng cầu tiền.

Nếu mức giá cao hơn mức cân bằng (Mức giá mà tại đó cung tiền tệ bằng cầu tiền tệ), mọi người muốn nắm giữ nhiều tiền hơn khối lượng tiền mà Ngân hàng Trung Ương tạo ra, do đó mức giá phải giảm để cân bằng cung và cầu tiền. Nếu mức giá thấp hơn mức giá cân bằng, mọi người sẽ muốn giữ tiền ít hơn lượng tiền Ngân hàng Trung ương tạo ra và do đó giá cả phải tăng lên để cân bằng cung cầu. Tại mức giá cân bằng, lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ bằng lượng tiền mà Ngân hàng Trung ương cung ứng.

2.2. Tác động của việc bơm thêm tiền.

Page 88: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Bây giờ chúng ta xem xét ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Giả sử lúc ban đầu nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng và sau đó Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ từ công chúng thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Hình 6.4 Sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ

Việc bơm thêm tiền vào làm đường cung tiền dịch chuyển từ MS1 đến MS2 và trạng thái cân bằng chuyển từ A sang B. Kết quả là giá trị của tiền giảm từ 1/P1 đến 1/P2 và mức giá cân bằng tăng từ P1 lên P2 . Nói cách khác sự gia tăng cung ứng tiền làm cho lượng tiền trong nền kinh tế nhiều hơn và mức giá sẽ tăng và điều này làm cho mỗi đồng tiền có giá trị thấp hơn trước.

Nhưng nền kinh tế chuyển từ điểm cân bằng cũ A sang điểm cân bằng mới B như thế nào? Việc trả lời thấu đáo cho câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải hiểu được những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế. Ảnh hưởng ngay lập tức của việc bơm thêm tiền là tạo ra mức dư cung về tiền. Trước khi tiền được bơm vào, nền kinh tế nằm trong trạng thái cân bằng tại điểm A trong hình 6.4. Tại mức giá hiện hành, mọi người có lượng tiền đúng bằng số tiền mà họ muốn. Nhưng sau khi bơm thêm tiền (ví dụ cho máy bay trực thăng thả số tiền mới xuống và mọi người nhặt chúng), mỗi người có một lượng tiền lớn hơn số tiền mà họ muốn. Tại mức giá hiện hành, lượng cung tiền giờ đây vượt quá lượng cầu.

Mọi người tìm cách thoát khỏi lượng cung tiền dôi ra bằng nhiều cách khác nhau. Họ có thể mua hàng hóa và dịch vụ hoặc cho vay bằng cách mua trái phiếu hoặc gửi vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Các khoản cho vay cuối cùng sẽ cho phép những người khác mua hàng hóa và dịch vụ. Dù bằng cách nào đi nữa, thì việc bơm thêm tiền cũng làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ.

Tuy nhiên, năng lực cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế không thay đổi. Như chúng ta đã thấy, mức sản xuất của nền kinh tế phụ thuộc vào lao động, tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kiến thức công nghệ. Không có yếu tố nào trong những yếu tố trên thay đổi khi cung ứng tiền tệ tăng.

Do vậy, việc nhu cầu lớn hơn về hàng hóa và dịch vụ làm cho giá của chúng tăng. Sự gia tăng trong mức giá đến lượt nó lại làm tăng lượng cầu về tiền vì mọi người phải dùng nhiều tiền hơn cho mỗi giao dịch. Có thể nền kinh tế sẽ đạt tới điểm cân bằng mới (điểm B trong hình 6.4) mà tại đó lượng cầu về tiền lại bằng lượng cung về tiền. Theo cách này, mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về tiền.

2.3.Tốc độ lưu thông và phương trình số lượng tiền tệ.

Page 89: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Tốc độ lưu thông tiền tệ cho ta biết một đồng tiền được sử dụng bao nhiêu lần một năm. Để tính tốc độ lưu thông tiền tệ, chúng ta lấy giá trị danh nghĩa của sản lượng (GDP danh nghĩa) chia cho lượng tiền. Nếu P là mức giá (Chỉ số điều chỉnh GDP), Y là sản lượng (GDP thực tế), và M là lượng tiền, thì tốc độ lưu thông tiền tệ bằng:

V = ( P x Y ) / M

Phương trình này có thể viết lại

M . V = P . Y

Phương trình này cho thấy lượng tiền (M) nhân với tốc độ lưu thông tiền tệ (V) bằng giá hàng hoá (P) nhân với sản lượng (Y). Nó được gọi là phương trình số lượng, bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa số lượng tiền (M) và giá trị sản lượng danh nghĩa (P.Y). Phương trình số lượng cho thấy sự gia tăng số lượng tiền trong nền kinh tế phải biểu hiện một trong ba biến số khác: mức giá phải tăng, sản lượng phải tăng, hoặc tốc độ lưu thông tiền tệ phải giảm. Do đó, trong nhiều trường hợp tốc độ lưu thông tiền tuơng đối ổn định.

Bây giờ chúng ta có thể lý giải mức giá cân bằng và tỷ lệ lạm phát.

1. Tốc độ lưu thông tiền tệ tương đối ổn định.

2. Vì tốc độ lưu thông tiền tệ tương đối ổn định, nên khi Ngân Hàng trung ương thay đổi khối lượng tiền tệ ( M), nó gây ra sự thay đổi tương ứng trong giá trị sản lượng danh nghĩa (P.Y).

3. Những thay đổi trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa, nhưng không ảnh hưởng tới các biến thực tế, khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ, giá cả sẽ tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và tất cả các giá trị khác tính bằng tiền cũng tăng. Các biến thực tế như sản lượng, việc làm, tiền lương thực tế không đổi. Do đó tiền được gọi là có tính trung lập.

4. Sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế (Y) được xác định bởi các nhân tố sản xuất (lao động, tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên) và trình độ công nghệ hiện tại. Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi khối lượng tiền tệ (M) và gây ra những thay đổi tương ứng trong giá trị sản lượng danh nghĩa ( P.Y ), thì sự thay đổi này phản ánh lại trong sự thay đổi của mức giá (P).

5. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền một cách nhanh chóng thì lạm phát cao.

Năm bước này là bản chất của lý thuyết số lượng tiền tệ.

Hiệu ứng FISHER

Ngoài tiền tệ và lạm phát ra thì lãi suất là một biến quan trọng mà các nhà kinh tế quan tâm vì nó gắn nền kinh tế hiện tại và tương lai với nhau thông qua ảnh hưởng của nó đối với tiết kiệm và đầu tư.

Chúng ta cần phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà ngân hàng thông báo cho khách hàng. Còn lãi suất thực tế là lãi suất sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của lạm phát.

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.

Hay chúng ta có thể viết lại:

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát.

Mỗi thành tố trong vế phải của phương trình trên chịu tác động của các lực lượng kinh tế khác nhau. Lãi suất thực tế được quyết định bởi cung và cầu vốn vay. Theo lý thuết số lượng tiền tệ thì tốc độ cung ứng tiền tăng quyết định tỷ lệ lạm phát.

Page 90: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Trong dài hạn, khi tiền có tính trung lập, sự thay đổi của cung ứng tiền không có ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo tỷ lệ một - một với sự thay đổi của lạm phát. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền tệ, thì cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng. Sự điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo lạm phát được gọi là hiệu ứng FISHER. Theo tên của nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu vấn đề này.

III.Tác hại của lạm phát

- Chi phí mòn giày: vì lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế của số tiền mà chúng ta nắm giữ nên để tránh sự mất giá của đồng tiền mọi người sẽ giữ ít tiền trong ví của mình hơn và một trong những cách để thực hiện điều đó là đến ngân hàng thường xuyên hơn, tức là giữ tài sản dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Chi phí bỏ ra để giảm lượng tiền nắm giữ được gọi là chi phí mòn giày của lạm phát. Vì chúng ta phải đến ngân hàng thường xuyên hơn nên giày của chúng ta mòn nhanh hơn, bên cạnh đó chúng ta phải mất đi thời gian và sự tiện lợi để nắm giữ ít tiền hơn – cái mà chúng ta không phải trả khi không có lạm phát.

Chi phí mòn giày tương đối nhỏ đối với các quốc gia có lạm phát vừa phải. Chi phí mòn giày rất lớn đối với các quốc gia siêu lạm phát.

- Chi phí thực đơn: hầu hết các doanh nghiệp không thay đổi giá hằng ngày, mà thường thông báo giá và giữ ổn định trong khoảng thời gian vài tuần, vài tháng, năm. Các doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi giá cả bởi vì họ phải chịu chi phí cho việc thay đổi giá. Chi phí cho việc thay đổi giá gọi là chi phí thực đơn, một thuật ngữ rút ra từ chi phí in thực đơn mới của các nhà hàng. Chi phí thực đơn bao gồm chi phí quyết định giá mới, chi phí in bảng giá và catalô mới, chi phí gửi bảng giá và catalô mới cho đối tác và khách hàng, chi phí quảng cáo giá mới và thậm chí cả chi phí giải thích cho khách hàng tại sao có sự thay đổi giá.

Lạm phát làm tăng chi phí thực đơn mà doanh nghiệp phải chịu. Khi lạm phát cao, chi phí doanh nghiệp tăng rất nhanh do sự thay đổi giá nhiều lần trong kỳ.

- Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực: các nền kinh tế thị trường thường dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực. Người tiêu dùng quyết định mua một thứ hàng hoá bằng cách so sánh chất lượng và giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Thông qua những quyết định này, họ quyết định phân bổ các nhân tố sản xuất khan hiếm cho các ngành và doanh nghiệp. Khi lạm phát càng cao thì sự thay đổi tự động trong giá tương đối càng lớn, các quyết định của khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.

- Những biến dạng của Thuế do lạm phát gây ra: các nhà lập pháp thường không tính đến lạm phát khi soạn thảo các luật thuế. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu các luật thuế và kết luận rằng lạm phát có xu hướng làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản thu nhập kiếm được từ tiết kiệm.

Thuế thu nhập đánh vào lãi suất danh nghĩa thu được từ những khoản tiết kiệm, mặc dù một phần lãi suất danh nghĩa chỉ đơn thuần bù lạm phát. Để xem xét tác động của lạm phát, chúng ta chú ý đến ví dụ bằng số sau:

Nền kinh tế 1 (giá ổn định)

Nền kinh tế 2 (lạm phát)

Page 91: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Lãi suất thực tế Tỷ lệ lạm phát

Lãi suất danh nghĩa (Lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát)

Lãi suất giảm do thuế suất 25% (0.25 x lãi suất danh nghĩa)

Lãi suất danh nghĩa sau thuế (0.75x lãi suất danh nghĩa)

Lãi suất thực tế sau thuế (lãi suất d.nghĩa sau thuế x tỷ lệ lạm phát)

4% 0

4

1

3

3

4% 8

12

3

9

1

Khi lạm phát bằng 0, mức thuế 25% đánh vào thu nhập từ lãi suất làm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 3 phần trăm. Khi lạm phát bằng 8, mức thuế như vậy làm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 1 phần trăm.

Những tác động của lạm phát làm thay đổi thuế, nên lạm phát càng cao thì càng có xu hướng làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người. Mà tiết kiệm trong nền kinh tế chính là nguồn của đầu tư và đầu tư chính là bộ phận tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn. Vì vậy, khi lạm phát làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản tiết kiệm, nó có xu hướng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

- Nhầm lẫn và bất tiện: các nhà kế toán phản ánh sai các khoản thu nhập của doanh nghiệp khi giá cả tăng thường xuyên. Vì lạm phát làm cho đồng tiền có giá trị thực tế không giống nhau vào các thời điểm khác nhau, nên việc tính toán lợi nhuận của công ty - phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí - sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, trong chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và do vậy cản trở thị trường tài chính trong việc phân bổ các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các loại đầu tư khác nhau.

- Tác hại đặc biệt của lạm phát không dự kiến: tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện. Lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải giữa các thành viên trong xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ. Sự phân phối này xảy ra vì trong nền kinh tế có rất nhiều khoản vay được tính bằng đơn vị tính toán là tiền. Khi giá cả thay đổi không đoán trước được nó sẽ phân phối lại của cải giữa người đi vay và người cho vay. Nếu lạm phát có thể dự đoán trước được thì người đi vay và người cho vay đã tính đến lạm phát khi đưa ra lãi suất danh nghĩa.

IV.Sự đánh đổi ngắn hạn giữa tiền tệ và lạm phát

Hai chỉ báo về tình hình kinh tế được theo dõi chặt chẽ là lạm phát và thất nghiệp. Khi hàng tháng Cục thống kê công bố số liệu về những biến số này, các nhà hoạch định chính sách sốt ruột chờ đón bản tin thời sự. Một số nhà bình luận đã ghép tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp lại với nhau để tạo ra chỉ số khốn cùng với mục đích phản ánh sự lành mạnh của nền kinh tế.

Hai đại lượng phản ánh tình hình kinh tế này gắn bó với nhau như thế nào? Chúng ta đã bàn về các yếu tố dài hạn quyết định lạm phát và thất nghiệp. Chúng ta đã thấy tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào nhiều thuộc tính của thị trường lao động: chẳng hạn luật tiền lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của công đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả và hiệu quả của việc tìm việc làm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền, do Ngân hàng Trung ương kiểm soát. Do đó trong dài hạn, lạm phát và thất nghiệp không có quan hệ nhiều với nhau.

Trong ngắn hạn, chính điều ngược lại mới đúng. Một trong mười nguyên lý của nền kinh tế học là: xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ mở rộng tổng cầu và chuyển nền kinh tế lên phía trên đường tổng cung ngắn

Page 92: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

hạn, họ có thể tạm thời cắt giảm thất nghiệp, nhưng cái giá phải trả là lạm phát cao hơn. Nếu các nhà hoạch định chính sách hạn chế tổng cầu và chuyển nền kinh tế xuống phía dưới đường tổng cung ngắn hạn, họ có thể cắt giảm lạm phát, nhưng phải trả giá là thất nghiệp tạm thời cao hơn.

Trong phần này, chúng ta xem xét sự đánh đổi này một cách chi tiết. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là chủ đề thu hút sự chú ý của một số nhà kinh tế quan trọng nhất trong nữa cuối thế kỷ 20. Cách tốt nhất để hiểu mối quan hệ này là xem xét sự tiến triển của tư tưởng về nó theo thời gian. Như chúng ta sẽ thấy, lịch sử của tư tưởng về lạm phát và thất nghiệp từ năm 1950 gắn bó chặt chẽ với lịch sử của nền kinh tế. Hai lịch sử này cho thấy vì sao đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại trong ngắn hạn, vì sao nó không tồn tại trong dài hạn và nó làm nảy sinh những vấn đề gì cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế.

4.1Đường Phillips

Mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp thường được gọi là đường Phillips. Chúng ta bắt đầu câu chuyện bằng việc phát hiện ra đường Phillips.

4.1.1. Nguồn gốc của đường Phillips.

Vào năm 1958, A.W. Phillips cho đăng một bài báo trong tờ tạp chí Kinh tế học của Anh. Bài báo này đã làm cho ông trở nên nổi tiếng. Nó mang tiêu đề “mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957”. Trong bài báo đó, Phillips chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Nghĩa là, Phillips đã chỉ ra rằng những năm có thất nghiệp thấp thường có lạm phát cao hơn, còn những năm có thất nghiệp cao thường có lạm phát thấp (Phillips phân tích lạm phát của tiền lương danh nghĩa, chứ không phải lạm phát giá cả, nhưng đối với mục đích của chúng ta, sự phân biệt đó không quan trọng. Hai chỉ tiêu về lạm phát này thường thay đổi cùng chiều với nhau). Phillips đã kết luận rằng hai biến kinh tế vĩ mô quan trọng – lạm phát và thất nghiệp - kết nối với nhau theo cách mà trước đây mà các nhà kinh tế chưa phát hiện ra.

Mặc dù phát hiện của Phillips dựa vào số liệu của nước Anh, nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác. Hai năm sau khi Phillips xuất bản cuốn sách của mình, các nhà kinh tế Paul Samuelson và Robert Solow đã xuất bản một bài báo trong tờ Tạp chí kinh tế Mỹ dưới tiêu đề “các phân tích về chính sách chống lạm phát”, trong đó họ đã nghĩ ra mối tương quan nghịch tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ. Họ lập luận rằng mối quan hệ tương quan này nảy sinh là vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Samuelson và Solow đã gọi mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips. Hình 6.5 nêu ra một ví dụ về đường Phillips giống như đường được Samuelson và Solow tìm ra.

Page 93: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 6.5 Đường Phillips. Đường Phillips minh họa cho mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp. Tại điểm A, lạm phát và thất nghiệp cao. Tại điểm B, lạm phát cao trong khi thất nghiệp thấp.

Như tên bài báo của họ cho thấy, Samuelson và Solow quan tâm đến đường Phillips vì họ tin rằng nó đem lại những bài học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt, họ gợi ý rằng đường Phillips cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về các kết cục kinh tế có thể xảy ra. Bằng thay đổi chính sách tiền tệ và tài khoản để tác động vào tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một điểm bất kỳ trên đường này. Điểm A có thất nghiệp cao và lạm phát thấp. Điểm B có thất nghiệp thấp và lạm phát cao. Các nhà hoạch dịnh chính sách có thể muốn thấy cả thất nghiệp và lạm phát đều thấp, nhưng số liệu lịch sử được tóm tắt bằng đường Phillips chỉ ra rằng một kết hợp như vậy không thể xảy ra. Theo Samuelson và Solow, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, đường Phillips minh hoạ cho sự đánh đổi đó.

4.1.2. Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips.

Mô hình tổng cầu và tổng cung đem lại một cách giải thích dễ dàng về các kết cục có thể xảy ra mà đường Phillips mô tả. Đường Phillips chỉ ra các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp nảy sinh trong ngắn hạn khi sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. Như chúng ta biết, sự gia tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ dẫn đến sản lượng và mức giá cao hơn trong ngắn hạn. Sản lượng nhiều hơn hàm ý việc làm nhiều hơn và như vậy tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, cho dù mức giá năm trước là bao nhiêu, thì mức giá trong năm hiện tại càng cao cũng làm cho tỷ lệ lạm phát càng cao. Như vậy, sự dịch chuyển của đường tổng cầu đẩy lạm phát và thất nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn - tức mối quan hệ được minh hoạ bằng đường Phillips.

Để hiểu rõ hơn tại sao lại như vậy, chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Để giữ cho con số đơn giản, chúng ta hãy hình dung ra rằng mức giá (ví dụ tính bằng chỉ số tiêu dùng) bằng 100 trong năm 2000. Hình 6.6 chỉ ra mức sản lượng có khả năng xảy ra trong năm 2001. Phần (a) nêu ra hai kết cục được xác định bằng mô hình tổng cầu và tổng cung. Phần (b) vẫn minh hoạ cho hai kết cục đó, nhưng bằng đường Phillips.

Trong phần (a), chúng ta có thể thấy các hàm đối với sản lượng và mức giá trong năm 2001. Nếu tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tương đối thấp, nền kinh tế đi đến kết cục A. Nó tạo ra sản lượng 7500 và mức giá là 102. Ngược lại nếu tổng cầu tương đối cao nền kinh tế đi đến kết cục B. Sản

Page 94: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

lượng là 8000 và mức giá bằng 106. Như vậy, mức tổng cầu cao hơn chuyển nền kinh tế đến điểm cân bằng có sản lượng và mức giá cao hơn.

(a) Mô hình tổng cầu và tổng cung.

Hình 6.6. Đường Phillips có quan hệ với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào.

Trong phần (b), chúng ta có thể thấy những kết cục này có hàm ý gì đối với thất nghiệp và lạm phát. Bởi vì doanh nghiệp cần nhiều công nhân hơn khi tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, nên thất nghiệp thấp hơn ở kết cục B so với kết cục A. Trong ví dụ này, khi sản lượng tăng từ 7500 lên 8000, thất nghiệp giảm từ 7% xuống 4%. Hơn nữa, do mức giá cao hơn ở kết cục B so với kết cục A, nên tỷ lệ lạm phát (phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước) cũng cao hơn. Cụ thể, do mức giá là 100 trong năm 2000, kết cục A có tỷ lệ lạm phát 2% và kết cục B có tỷ lệ lạm phát 6%. Như vậy, chúng ta có thể so sánh hai kết cục có thể xảy ra của nền kinh tế cả về sản lượng và mức giá (khi dùng mô hình tổng cầu và tổng cung) hoặc về thất nghiệp và lạm phát (khi sử dụng đường Phillips).

Như chúng ta đã thấy trong chương trước, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu. Do đó, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips. Chính sách tăng cung tiền, tăng chi tiêu chính phủ, cắt giảm thuế làm mở rộng tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển đến các điểm trên đường Phillips có thất nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn. Chính sách cắt giảm cung tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, hoặc tăng thuế làm thu hẹp tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển tới điểm trên đường Phillips có thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn. Dựa trên nhận thức này, đường Phillips đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp.

Page 95: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

4.2Sự dịch chuyển của đường Phillips

Đường Phillips dường như đã đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về các kết cục có thể xảy ra đối với lạm phát và thất nghiệp. Nhưng thực đơn này có vững chắc theo thời gian không? Đường Phillips có phải là mối quan hệ mà các nhà hoạch định chính sách tin cậy được không? Các nhà kinh tế đặt ra những câu hỏi này vào cuối những năm 1960, ngay sau khi Samuelson và Solow đưa đường Phillips vào cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô.

4.2.1. Đường Phillips dài hạn.

Vào năm 1968, nhà kinh tế học Milton Friedmen lập luận rằng một việc mà chính sách tiền tệ không thể làm được, trừ trong thời gian ngắn, là chọn một kết hợp lạm phát và thất nghiệp trên đường Phillips. Cũng vào khoảng thời gian này, một nền kinh tế đánh đổi dài giữa lạm phát và thất nghiệp.

Friedman và Phelps đưa ra các kết luận của họ dựa trên các nguyên lý cổ điển của kinh tế họ vĩ mô. Hãy nhớ lại rằng lý thuyết cổ điển nhấn mạnh rằng sự gia tăng cung tiền là yếu tố trước hết quyết định lạm phát. Nhưng lý thuyết cổ điển cũng tuyên bố rằng sự gia tăng cung tiền không có tác động thực tế - nó chỉ làm thay đổi giá cả và thu nhập danh nghĩa với tỷ lệ tương ứng. Cụ thể, sự gia tăng cung tiền không ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế, chẳng hạn sức mạnh thị trường của công đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả, hoặc quá trình tìm kiếm việc làm. Friedman và Phelps kết luận rằng không có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn.

Cơ quan hữu trách về tiền tệ kiểm soát các đại lượng danh nghĩa - trực tiếp là khối lượng các khoản nợ của bản thân nó (tiền mặt cộng với dự trữ của ngân hàng). Về nguyên tắc, nó có thể sử dụng quyền kiểm soát này để cố định một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ hối đoái, mức giá, thu nhập quốc dân danh nghĩa, khối lượng tiền tệ theo một định nghĩa nào đó - hoặc cố định sự thay đổi của một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ lạm phát hay giảm phát, tỷ lệ tăng trưởng hoặc suy giảm của thu nhập quốc dân danh nghĩa, tỷ lệ tăng của khối lượng tiền tệ. Nó không thể sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với các đại lượng danh nghĩa để cố định các đại lượng thực tế - như lãi suất thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập quốc dân thực tế khối lượng tiền tệ thực tế, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng của khối lượng tiền tệ thực tế.

Các quan điểm này có những hàm ý quan trọng đối với đường Phillips. Cụ thể, chúng hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với đường Phillips dài hạn thẳng đứng như trong hình 6.7. Nếu NHTƯ tăng cung tiền chậm chạp, tỷ lệ lạm phát sẽ thấp và nền kinh tế tự tìm đến điểm A. Nếu NHTƯ tăng cung tiền nhanh chóng, tỷ lệ lạm phát cao và nền kinh tế tự tìm đến điểm B. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ thất nghiệp có khuynh hướng tìm đến mức bình thường của nó được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đường Phillips dài hạn thẳng đứng minh hoạ cho kết luận rằng thất nghiệp không phụ thuộc vào tỷ lệ tăng tiền và lạm phát trong dài hạn.

Về thực chất, đường Phillips dài hạn thẳng đứng là một cách biểu thị quan điểm cổ điển về tính trung lập của tiền (cung tiền chỉ làm thay đổi các biến danh nghĩa không làm thay đổi các biến thực, như bạn đã được biểu thị bằng đường tổng cung dài hạn thẳng đứng). Đường Phillips dài hạn thẳng đứng và đường tổng cung dài hạn thẳng đứng là hai mặt của cùng một vấn đề. Trong phần (a) của hình 6.8 sự gia tăng cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, từ AD1 đến AD2. Kết quả của sự dịch chuyển này là trạng thái cân bằng dài hạn chuyển từ điểm A đến điểm B. Mức giá tăng từ P1 đến P2, nhưng vì đường tổng cung thẳng đứng, nên sản lượng vẫn ở mức như cũ. Trong phần (b) hình 6.8, sự gia tăng nhanh hơn trong cung tiền làm tăng tỷ lệ lạm phát bằng cách chuyển nền kinh tế từ điểm A đến điểm B. Nhưng vì đường Phillips thẳng đứng, nên tỷ lệ thất nghiệp tại hai điểm này bằng nhau. Như vậy, cả đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và đường Phillips dài hạn thẳng đứng đều hàm ý rằng chính sách tiền tệ tác động tới các

Page 96: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

biến thực tế (sản lượng và thất nghiệp). Cho dù NHTƯ theo đuổi chính sách tiền tệ nào, thì sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn vẫn ở mức tự nhiên của chúng.

Hình 6.7. Đường Phillips dài hạn. Theo Friedman và Phelps, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Sự gia tăng cung tiền quyết định tỷ lệ lạm phát. Cho dù lạm phát là bao nhiêu, thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn bị hút về tỷ lệ tự nhiên của nó. Kết quả là đường Phillips dài hạn thẳng đứng.

Khái niệm tự nhiên hàm ý gì khi được dùng để chỉ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? Friedman và Phelps sử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế có xu hướng bị hút tới trong dài hạn. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không nhất thiết phải là tỷ lệ thất nghiệp mà xã hội mong muốn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không phải không thay đổi theo thời gian. Ví dụ, giả sử rằng một công đoàn mới thành lập sử dụng sức mạnh thị trường của công nhân bị dôi ra, do đó tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn. Thất nghiệp này là “tự nhiên” không phải nó tốt, mà bởi vì nó nằm ngoài ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Sự gia tăng cung tiền nhanh hơn không làm giảm được sức mạnh thị trường của công đoàn hoặc tỷ lệ thất nghiệp mà chỉ dẫn đến lạm phát cao hơn.

Mặc dù chính sách tiền tệ không thể tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, song chính sách khác lại có thể làm điều đó. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra chính sách cải thiện hoạt động của thị trường lao động. Như chúng ta đã biết các chính sách khác nhau đối với thị trường: luật tiền lương tối thiểu, luật thương lượng tập thể, bảo hiểm thất nghiệp và chương trình đào tạo làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái. Ngoài ra, vì thất nghiệp thấp hơn hàm ý có nhiều công nhân hơn đang sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, nên lượng cung về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn ở bất kỳ mức giá đã cho nào và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Nền kinh tế khi đó được hưởng mức thất nghiệp thấp hơn và sản lượng cao hơn, cho dù tỷ lệ tăng tiền và lạm phát là bao nhiêu.

Page 97: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 6.8. Đường Phillips dài hạn gắn với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào. Phần (a) chỉ ra mô hình tổng cầu và tổng cung vời đường tổng cung thẳng đứng. Khi chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch đường tổng cầu sang phải từ AD1 tới AD2 , trạng thái cân bằng chuyển từ điểm A tới điểm B. Mức giá tăng từ P1 lên P2 , trong khi sản lượng vẫn như cũ. Phần (b) vẽ đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chính sách tiền tệ mở rộng chuyển nền kinh tế từ mức lạm phát thấp (điểm A) tới mức lạm phát cao hơn (điểm B), nhưng không làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp.

4.2.2. Kỳ vọng và đường Phillips ngắn hạn.

Ban đầu, việc phủ nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp của Friedman và Phelps dường như không có sức thuyết phục. Lập luận của họ dựa trên yêu cầu biện minh cho lý thuyết. Ngược lại, mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp do Phillips, Samuelson và Solow nêu ra dựa trên số liệu thực nghiệm. Tại sao người ta phải tin rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với đường Phillips thẳng đứng, trong khi nền kinh tế chứng tỏ rằng nó tuân theo đường Phillips dốc xuống? Những phát hiện của Phillips, Samuelson và Solow có đưa chúng ta tới chỗ bác bỏ kết luận cổ điển về tính trung lập của tiền không?

Friedman và Phelps ý thức rõ về những vần đề này và họ đã đưa ra một cách để dung hoà lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển với phát hiện của đường Phillips dốc xuống được thiết lập từ số liệu của Anh và Mỹ. Họ quả quyết rằng mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp đùng trong ngắn hạn, nhưng các nhà hoạch định chính sách không thể sử dụng nó trong dài hạn. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách có thể theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng để đạt được mức thất nghiệp thấp hơn trong một thời gian, nhưng cuối cùng thất nghiệp sẽ trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó và chính sách tiền tệ mở rộng hơn chỉ dẫn tới lạm phát cao hơn.

Friedman và Phelps giải thích sự khác nhau giữa đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn. Như bạn đã biết, đường tổng cung dốc lên hàm ý sự gia mức giá làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Ngược lại, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng hàm ý mức giá không ảnh hưởng tới lượng cung trong dài hạn. Ba lý thuyết để lý giải độ dốc dương của đường tổng cung ngắn hạn: nhận thức sai lầm về giá tương đối, tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc. Do nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh theo thời gian để đáp lại sự thay đổi trong điều kiện kinh tế, nên mối quan hệ thuận giữa mức giá và lượng cung đúng trong ngắn hạn, nhưng không đúng trong dài hạn. Friedman và Phelps áp dụng chính lô gích này vào đường Phillips. Cũng như đường tổng cung dốc lên chỉ đúng trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp cũng chỉ đúng trong ngắn hạn. Và vì đường tổng cung dài hạn thẳng đứng, nên đường Phillips dài hạn cũng thẳng đứng.

Để giúp cho việc giải thích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, Friedman và Phelps đưa một biến mới vào phân tích: lạm phát dự kiến. Lạm phát dự kiến phản

Page 98: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

ánh quy mô thay đổi của mức giá chung mà mọi người dự kiến. Mức giá dự kiến tác động tới nhận thức của mọi người về giá tương đối, tiền lương và giá cả mà họ quy định. Kết quả là, lạm phát dự kiến là một yếu tố quyết định vị trí của đường tổng cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn, NHTƯ có thể coi lạm phát dự kiến (và cả đường tổng cung ngắn hạn) là cho trước. Khi cung ứng tiền tệ thay đổi, đường tổng cung ngắn hạn, những thay đổi về tiền tệ dẫn đến các biến động không dự kiến trong sản lượng, giá cả, thất nghiệp và lạm phát. Bằng cách này, Friedman và Phelps đã giải thích được đường Phillips mà Phillips, Samuelson và Solow nêu ra.

Song khả năng của NHTƯ trong việc tạo ra lạm phát không dự kiến bằng cách tăng cung tiền chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Trong dài hạn, mọi người dự kiến mức lạm phát mà NHTƯ quyết định tạo ra. Do nhận thức, tiền lương và giá cuối cùng sẽ điều chỉnh để đáp lại tỷ lệ lạm phát, nên đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Trong trường hợp này, sự thay đổi của tổng cầu, chẳng hạn do sự thay đổi của cung tiền, không ảnh hưởng tới sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó trong dài hạn.

Phân tích của Friedman và Phelps có thể tổng kết bằng phương trình dưới đây.

Tỷ lệ thất nghiệp = tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a (lạm phát thực tế - lạm phát dự kiến)

Phương trình này gắn tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp ngắn hạn, lạm phát thực tế với lạm phát dự kiến. Trong ngắn hạn, lạm phát dự kiến không thay đổi. Vì vậy, lạm phát thực tế cao hơn gắn với thất nghiệp thấp hơn. (Mức độ phản ứng của thất nghiệp đối với lạm phát không dự kiến là do a quyết định và độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn quyết định độ lớn của a). Tuy nhiên trong dài hạn, mọi người bắt đầu dự kiến NHTƯ sẽ tạo ra mức lạm phát nào. Bởi vậy, lạm phát thực tế bằng lạm phát dự kiến và thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên của nó.

Hình 6.9. Lạm phát dự kiến làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn như thế nào. Tỷ lệ lạm phát dự kiến càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp càng cao. Tại điểm A, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều thấp, còn thất nghiệp ở mức tự nhiên. Nếu Fed theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B trong ngắn hạn. Tại điểm B, lạm phát dự kiến vẫn thấp, nhưng lạm phát thực tế đã cao và thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó. Trong dài hạn, lạm phát dự kiến tăng lên và nền kinh tế chuyển tới điểm C. Tại điểm C, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều cao trong khi thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó.

Phương trình này hàm ý không có đường Phillips ngắn hạn ổn định. Mỗi đường Phillips nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn là rất nguy hiểm. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy hình dung ra rằng nền kinh tế đang nằm ở mức thất nghiệp tự nhiên của nó với lạm phát thấp và lạm phát dự kiến thấp, như được minh hoạ bằng điểm A trong hình 6.9. Bây giờ

giả sử các nhà hoạch định chính sách tìm cách đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá để mở rộng tổng cầu. Trong ngắn hạn, khi lạm phát dự kiến cố định, nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Thất nghiệp giảm xuống thấp hơn tỷ lệ tự

Page 99: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

nhiên của nó và lạm phát tăng lên cao hơn lạm phát dự kiến. Theo thời gian, mọi người đã quen với tỷ lệ lạm phát cao hơn này và họ tăng kỳ vọng của mình về lạm phát. Khi lạm phát dự kiến tăng lên, doanh nghiệp và công nhân bắt đầu tính đến mức lạm phát cao hơn khi quy định tiền lương và giá cả. Khi đó, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải như được chỉ ra trong hình 6.9. Cuối cùng, nền kinh tế dừng lại ở điểm C với mức lạm phát cao hơn so với điểm A, nhưng có mức thất nghiệp như cũ.

Bởi vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, nhưng chỉ là sự đánh đổi tạm thời. Nếu các nhà hoạch định chính sách sử dụng sự đánh đổi này, họ sẽ đánh mất nó.

4.2.3. Thực nghiệm tự nhiên cho giả thiết tỷ lệ tự nhiên

Friedman và Phelps đã đưa ra một dự báo vào năm 1968: nếu các nhà hoạch định chính sách cố nắm lấy lợi thế của đường Phillips bằng việc chọn mức lạm phát cao để cắt giảm thất nghiệp, họ sẽ chỉ tạm thời thành công trong việc cắt giảm thất nghiệp. Quan điểm này - tức quan điểm cho rằng thất nghiệp cuối cùng sẽ chỉ trở lại thất nghiệp tự nhiên của nó cho dù tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu- được gọi là giả thiết tỷ lệ tự nhiên.

Hình 6.10 Đường Phillips trong những năm 1960. Hình này sử dụng số liệu hàng năm từ 1961 đến 1968 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP) để chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp.

Tuy nhiên, trước khi bàn về kết quả của phép kiểm định này, chúng ta hãy xem xét số liệu mà Friedman và Phelps có khi họ đưa ra dự báo của mình vào năm 1968. Hình 6.10 ghi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ 1961 – 1968. Các số liệu này chỉ ra đường Phillips. Vì lạm phát tăng qua tám năm này, nên thất nghiệp giảm. Số liệu kinh tế từ thời kỳ này phù hợp với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.

Thành công bề ngoài của đường Phillips trong những năm 1960 làm cho dự báo của Friedman và Phels trở nên đúng hơn. Vào năm 1958, Phillips đã nêu ra mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Năm 1960, Samuelson và Solow đã chỉ ra rằng điều này đúng với số liệu của Mỹ. Số liệu của một thập kỷ nữa khẳng định mối quan hệ đó. Đối với một số nhà kinh tế trong thời kỳ này,

Page 100: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

dường như là lố bịch nếu quả quyết rằng đường Phillips sụp đổ mỗi khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách sử dụng nó.

Hình 6.11. Sự sụp đổ của đường Phillips. Hình này biểu thị số liệu hàng năm từ 1961 tới 1973 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Hãy chú ý rằng đường Phillips của những năm 1960 đã sụp đổ vào đầu những năm 1970.

Nhưng trong thực tế, đây chính là điều đã xảy ra. Vào cuối những năm 1960, chính phủ Mỹ theo đuổi chính sách mở rộng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Một phần sự mở rộng này là nhờ chính sách tài khoá: Chi tiêu của chính phủ tăng khi cuộc chiến ở Việt nam nóng lên. Một phần là nhờ chính sách tiền tệ: Vì Fed (NHTƯ Mỹ) tìm cách làm giảm lãi suất khi đứng trước chính sách tài khoá mở rộng, cung tiền (tính bằng M2) đã tăng khoảng 13% mỗi năm trong thời kỳ từ 1970 đến 1972 so với 7% năm trong đầu những năm 1960. Kết quả là, lạm phát ở mức cao (từ 5 đến 6% vào đầu những năm 1970 so với từ 1 đến 2 % năm vào đầu những năm 1960). Nhưng như Friedman và Phelps đã dự báo, thất nghiệp không còn ở mức thấp nữa.

Hình 6.11 biểu thị lịch sử của lạm phát và thất nghiệp từ 1961 đến 1973. Nó chỉ ra rằng mối quan hệ nghịch giản đơn giữa hai biến bắt đầu bị phá vỡ vào năm 1970. Cụ thể, vì lạm phát vẫn giữ ở mức cao vào đầu những năm 1970, kỳ vọng của mọi người về lạm phát đã bắt kịp với thực tế và tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 5 đến 6%, mức phổ biến vào đầu những năm 1960. Hãy chú ý rằng lịch sử được minh hoạ trên hình 6.11 rất giống với lý thuyết về sự dịch chuyển của đường Phillips ngắn hạn được chỉ ra trong hình 6.9. Vào năm 1973, các nhà hoạch định chính sách đã hiểu rằng Friedman và Phelps có lý: không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.

4.3Sự dịch chuyển của đường Phillips: vai trò của các cú sốc cung

Vào năm 1968, Friedman và Phelps đã nhận định rằng những thay đổi trong lạm phát dự kiến làm dịch chuyển đường Phillips và kinh nghiệm thu nhập được vào đầu những năm 1979 đã thuyết phục hầu hết các nhà kinh tế tin rằng Friedman và Phelps có lý. Song trong vòng vài năm, các nhà kinh tế đã tập trung sự chú ý vào một nguồn khác làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn: các cú sốc đối với tổng cung.

Page 101: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Trong thời kỳ này, sự dịch chuyển được chú ý không xuất phát từ các giáo sư kinh tế Mỹ, mà từ các nước Ảrập. Vào năm 1974, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu áp đặt sức mạnh thị trường với tư cách một các ten trên thị trường dầu mỏ thế giới nhằm làm tăng lợi nhuận của các nước thành viên. Các nước OPEC, chẳng hạn Saudi Arabia, Kuwait và Iraq, đã cắt giảm cung này làm cho giá dầu tăng gấp đôi.

Sự tăng mạnh mẽ trong giá dầu thế giới là một ví dụ về cú sốc cung. Cú sốc cung là sự kiện tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và qua đó vào giá cả của họ; nó làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Ví dụ, khi giá dầu làm tăng chi phí sản xuất xăng, dầu đốt, lốp ô tô và nhiều sản phẩm khác, nó làm giảm lượng cung về hàng hóa và dịch vụ ở bất cứ giá cho trước nào. Như phần (a) của hình 6.12 chỉ ra, sự giảm sút của cung được biểu thị bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung từ AS1 tới AS2. Mức giá tăng từ P1 lên P2 và sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2. Kết hợp tăng giá và giảm sản lượng đôi khi được gọi là lạm phát kèm suy thoái.

Sự dịch chuyển này của đường tổng cung gắn với sự dịch chuyển tương tự của đường Phillips ngắn hạn được vẽ trong phần (b). Vì các doanh nghiệp cần ít công nhân hơn để sản xuất ra mức sản lượng thấp hơn, nên việc làm giảm và thất nghiệp tăng. Do mức giá cao hơn, tỷ lệ lạm phát - tức phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước – cũng cao hơn. Như vậy, sự dịch chuyển của tổng cung dẫn tới thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp chuyển sang phải, từ PC1 sang PC2.

Do phải đương đầu với cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa chống lạm phát và chống thất nghiệp. Nếu thu hẹp tổng cầu để chống lạm phát, họ sẽ làm tăng thất nghiệp thêm nữa. Nếu mở rộng tổng cầu để chống thất nghiệp, họ sẽ làm tăng lạm phát lên cao hơn nữa. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sự đánh đổi ít mong muốn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp so với trước khi có sự dịch chuyển của đường tổng cung. Họ phải sống chung với tỷ lệ lạm phát cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ thất nghiệp nào hoặc với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào hoặc một kết hợp nào đó của mức thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn.

Một câu hỏi quan trọng là sự dịch chuyển bất lợi của đường Phillips chỉ có tính tạm thời hay lâu dài. Câu trả lời phụ thuộc vào việc mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họ về lạm phát như thế nào. Nếu mọi người coi sự gia tăng lạm phát do cú sốc cung gây ra là sự lệch lạc tạm thời, lạm phát dự kiến sẽ không thay đổi và đường Phillips sớm trở lại vị trí cũ. Nhưng nếu mọi người tin rằng cú sốc dẫn tới một thời kỳ mới có lạm phát cao hơn, thì lạm phát dự kiến sẽ tăng lên và đường Phillips vẫn nằm ở vị trí mới, kém mong muốn hơn.

Page 102: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 6.12. Cú sốc bất lợi đối với tổng cung. Phần (a) vẽ mô hình tổng cầu và tổng cung. Khi đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS1 tới AS2, điểm cân bằng chuyển từ điểm A tới điểm B. Sản lượng giảm từ Y1 tới Y2 và mức giá tăng từ P1 lên P2. Phần (b) chỉ ra đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Sự dịch chuyển bất lợi của đường tổng cung chuyển nền kinh tế từ điểm có thất nghiệp thấp và lạm phát thấp (điểm A) tới điểm có thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn (điểm B). Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải từ PC1 tới PC2. Bây giờ, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi tồi tệ hơn giữa lạm phát và thất nghiệp.

Trong những năm 1970, lạm phát dự kiến ở Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ. Sự gia tăng lạm phát dự kiến này có liên quan đến quyết định của Fed về việc thích ứng với cú sốc cung bằng cách làm tăng cung tiền với tỷ lệ cao hơn. Như chúng ta đã thấy, các nhà hoạch định chính sách được coi là đã thích ứng với cú sốc cung bất lợi khi họ phản ứng bằng cách tăng tổng cầu. Do quyết định chính sách này, tình trạng suy thoái do cú sốc cung gây ra nhỏ hơn so với bình thường, nhưng nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với sự đánh đổi không mong muốn giữa lạm phát và thất nghiệp trong nhiều năm. Tình hình càng tồi tệ hơn khi vào năm 1979, OPEC một lần nữa áp đặt sức mạnh thị trường của mình bằng cách làm tăng giá dầu hơn gấp đôi. Hình 6.13 chỉ ra tình hình lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ này.

Vào năm 1980, sau hai cú sốc cung do OPEC gây ra, nền kinh tế Mỹ có tỷ lệ lạm phát hơn 9% và tỷ lệ thất nghiệp khoảng 7%. Kết hợp lạm phát và thất nghiệp này hoàn toàn xa lạ với sự đánh đổi có thể đạt được vào những năm 1960. (Trong những năm 1960, đường Phillips hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp 7% sẽ đi kèm với tỷ lệ lạm phát chỉ bằng 1%. Mức lạm phát trên 9% là điều không ai nghĩ tới). Với chỉ số khốn cùng trong năm 1980 gần ở mức cao lịch sử, hầu như mọi người đều bất mãn với kết quả hoạt động của nền kinh tế. Phần lớn do sự bất mãn này mà Tổng thống Jimmy Carter đã thất bại trong việc tái đắc cử vào tháng 11 năm 1980 và bị thay thế bằng Ronald Reagan.

Hình 6.13. Các cú sốc cung trong những năm 1970. Hình này cho biết số liệu hàng năm từ 1972 đến 1981 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Trong thời kỳ 1973 – 1975 và 1978 – 1981, sự gia tăng giá dầu trên thế giới dẫn đến lạm phát cao hơn và thất nghiệp cao hơn.

Page 103: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

4.4. Cái giá của chính sách cắt giảm lạm phát

Vào tháng 10 năm 1979, khi OPEC tạo ra cú sốc cung bất lợi đối với nền kinh tế thế giới lần thứ hai trong một thập kỷ, chủ tịch của Fed Paul Volcker quyết định rằng đã đến lúc phải hành động. Volcker được tổng thống Carter bổ nhiệm vào chức chủ tịch mới chỉ hai tháng trước và ông bước vào nhiệm sở với ý thức rằng lạm phát đã đạt đến mức không thể chấp nhận được. Với tư cách người giám hộ hệ thống tiền tệ quốc gia, ông cảm thấy không có cách nào khác là theo đuổi chính sách cắt giảm lạm phát - tức là giảm tỷ lệ lạm phát. Volcker không nghi ngờ rằng Fed có thể cắt giảm lạm phát nhờ khả năng của nó trong việc kiểm soát cung tiền. Nhưng cái giá phải trả trong ngắn hạn để cắt giảm lạm phát là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này ít chắc chắn hơn nhiều.

4.4.1. Tỷ lệ hy sinh

Để cắt giảm tỷ lệ lạm phát, Fed phải theo đuổi chính sách tiền tệ thu hẹp. Hình 6.14 chỉ ra một vài ảnh hưởng của một quyết định như vậy. Khi Fed làm giảm tốc độ tăng cung tiền, nó làm thu hẹp tổng cầu. Sự giảm sút tổng cầu đến lượt nó làm giảm lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất và sự thu hẹp sản xuất dẫn đến việc làm thấp hơn. Nền kinh tế bắt đầu ở điểm A trong hình 6.14 và di chuyển dọc theo dài hạn Phillips ngắn hạn tới điểm B với lạm phát thấp hơn thất nghiệp cao hơn. Theo thời gian, khi mọi người hiểu rằng giá tăng với tốc độ chậm hơn, lạm phát dự kiến giảm xuống và bởi vậy đường Phillips ngắn hạn dịch xuống dưới. Nền kinh tế chuyển từ điểm B tới điểm C. Lạm phát thấp hơn và thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó.

Hình 6.14. Chính sách tiền tệ để cắt giảm lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn. Khi Fed theo đuổi chính sách tiền tệ thu hẹp để cắt giảm lạm phát, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường Phillips ngắn hạn từ điểm A tới điểm B. Theo thời gian, lạm phát dự kiến giảm xuống và đường Phillips ngắn hạn dịch xuống dưới. Khi đó nền kinh tế đạt tới điểm C, thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó.

Như vậy, nếu một nước muốn cắt giảm lạm phát, nó phải chịu đựng một thời kỳ thất nghiệp cao và sản lượng thấp. Trong hình 6.14, tổn thất này được biểu thị bằng sự di chuyển của nền kinh tế qua điểm B trong khi nó di chuyển từ điểm A tới điểm C. Quy mô tổn thất phụ thuộc vào độ dốc của đường Phillips và việc kỳ vọng về lạm phát điều chỉnh nhanh đến mức nào khi đáp lại chính sách tiền tệ mới.

Nhiều công trình nghiên cứu đã xem xét số liệu về lạm phát và thất nghiệp để ước lượng tổn thất của chính sách cắt giảm lạm phát. Phát hiện của các công trình nghiên cứu này thường được tóm

Page 104: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

tắt bằng một đại lượng thống kê gọi là tỷ lệ hy sinh. Tỷ lệ hy sinh là số phần trăm sản lượng hàng năm bị mất đi khi cắt giảm lạm phát 1%. Con số ước lượng, điển hình của tỷ lệ hy sinh là 5%. Nghĩa là, đối với mỗi phần trăm lạm phát được cắt giảm, người ta phải hy sinh 5% sản lượng hàng năm trong thời kỳ quá độ.

Con số ước lượng như vậy chắc chắn đã làm cho Paul Volcker cảm thấy lo lắng khi đứng trước nhiệm vụ cắt giảm lạm phát. Lạm phát đang leo thang ở mức gấn 10% mỗi năm. Để đạt được mức lạm phát vừa phải, chẳng hạn 4% năm, ông phải cắt giảm lạm phát 6%. Nếu mỗi phần trăm gây tổn thất 5% sản lượng hàng năm của nền kinh tế, thì việc cắt giảm lạm phát 6% đòi hỏi phải hy sinh 30% sản lượng hàng năm.

Theo các nghiên cứu về đường Phillips và tổn thất của việc cắt giảm lạm phát, mức hy sinh này có thể trả bằng nhiều cách. Việc cắt giảm ngay lập tức lạm phát sẽ làm sản lượng sụt giảm 30% trong một năm duy nhất, nhưng kết cục đó nhất định quá khắc nghiệt, ngay cả đối với một người quyết tâm chống lạm phát như Paul Volcker. Người ta cho rằng có lẽ sẽ tốt hơn nếu cắt giảm lạm phát trong nhiều năm. Chẳng hạn, nếu quá trình cắt giảm lạm phát diễn ra trong 5 năm, thì sản lượng trung bình chỉ thấp hơn xu thế 6%, cho dù tính chung cho cả thời kỳ người ta vẫn phải hy sinh 30%. Cách tiếp cận còn từ từ hơn là cắt giảm lạm phát một cách chậm chạp trong một thời kỳ. Khi đó sản lượng sẽ ở dưới mức xu thế 3% mỗi năm. Tuy nhiên, cho dù chọn con đường nào, thì đường như việc giảm lạm phát cũng không phải dễ dàng.

4.4.2. Kỳ vọng hợp lý và khả năng cắt giảm lạm phát không đau đớn.

Đúng vào lúc Paul Volcker đang cân nhắc xem việc cắt giảm lạm phát gây ra tổn thất lớn đến mức nào, một nhóm các giáo sư kinh tế đã dẫn đầu cuộc cách mạng tri thức có thể thách thức triết lý truyền thống về tỷ lệ sinh. Nhóm này bao gồm các nhà kinh tế hàng đầu như Robert Lucas, Thomas Sargent và Robert Baro. Cuộc cách mạng của họ dựa trên phương pháp tiếp cận với lý thuyết và chính sách kinh tế có tên là kỳ vọng hợp lý (rational expectation). Theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý, khi dự báo về tương lai, mọi người sử dụng tối ưu tất cả những thông tin họ có, bao gồm cả thông tin về các chính sách của chính phủ.

Cách tiếp cận mới này có hàm ý sâu sắc cho nhiều lĩnh vực kinh tế vĩ mô, nhưng không hàm ý nào quan trọng hơn việc vận dụng nó vào sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Như Friedman và Phelps lần đầu tiên đã nhấn mạnh, lạm phát dự kiến là biến số quan trọng để giải thích vì sao có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, nhưng không phải trong dài hạn. Sự đánh đổi ngắn hạn biến mất nhanh đến mức nào còn tuỳ thuộc vào tốc độ điều chỉnh kỳ vọng. Những người đứng đầu trường phái kỳ vọng hợp lý căn cứ vào phân tích của Friedman và Phelps để lập luận rằng khi chính sách kinh tế thay đổi, mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họ về lạm phát một cách tương ứng. Các công trình nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp tìm cách ước lượng tỷ lệ hy sinh đã thất bại trong việc tính đến tác động trực tiếp của chế độ chính sách đối với kỳ vọng. Vì vậy, theo các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý, các con số ước lượng về tỷ lệ hy sinh không phải là sự định hướng đáng tin cậy đối với chính sách.

Trong một bài báo đăng năm 1981 có tiêu đề “Chấm dứt bốn cuộc lạm phát lớn”, Thomas Sargent đã mô tả quan điểm mới này như sau:

Quan điểm “kỳ vọng hợp lý” phủ nhận rằng có bất kỳ xung lực cố hữu nào tác động tới quá trình lạm phát hiện tại. Quan điểm này cho rằng doanh nghiệp và công nhân giờ đây đã đi đến dự kiến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai và họ thương lượng về lạm phát dưới ánh sáng của những kỳ vọng đó. Song rõ ràng rằng mọi người dự kiến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai đúng là vì chính sách tiền tệ và tài khoá hiện hành và hành động của chính phủ đảm bảo chắc chắn cho các kỳ vọng đó…Một hàm ý của quan điểm này là có thể dừng lạm phát nhanh chóng hơn nhiều so với điều mà những người bênh vực quan điểm “xung lực” đã chỉ ra, rằng các con số ước lượng về độ dài thời gian và tổn thất của việc dừng lạm phát tính bằng sản lượng phải bỏ qua là sai lầm…Điều

Page 105: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

này không hàm ý rằng người ta có thể dễ dàng làm triệt tiêu lạm phát. Ngược lại, nó đòi hỏi sự thay đổi trong chế độ chính sách…Việc thay đổi như vậy tốn kém bao nhiêu nếu tính bằng sản lượng phải bỏ qua và khoảng thời gian cần thiết để nó phát huy tác dụng một phần còn tuỳ thuộc vào chỗ cam kết của chính phủ mạnh mẽ và rõ ràng đến mức nào.

Theo Sargent, tỷ lệ hy sinh có thể nhỏ hơn nhiều so với hàm ý của các con số ước lượng trước đó. Dĩ nhiên trong trường hợp cực đoan nhất, nó có thể bằng không. Nếu chính phủ đưa ra cam kết đáng tin cậy là sẽ thực hiện chính sách lạm phát thấp, mọi người sẽ hành động hợp lý đến mức đủ để hạ thấp kỳ vọng của họ về lạm phát ngay lập tức. Đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch xuống dưới và nền kinh tế nhanh chóng đạt tới mức lạm phát thấp mà không gây ra tổn thất dưới dạng thất nghiệp tạm thời cao và sản lượng tạm thời thấp.

4.4.3. Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker

Như chúng ta đã thấy, khi Paul Volcker đứng trước triển vọng cắt giảm lạm phát từ mức đỉnh bằng khoảng 10%, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra hai dự đoán trái ngược nhau. Một nhóm các nhà kinh tế nêu ra ước lượng tỷ lệ hy sinh và kết luận rằng chính sách cắt giảm lạm phát sẽ gây ra tổn thất lớn tính bằng sản lượng mất đi và thất nghiệp cao. Nhóm khác đưa ra lý thuyết kỳ vọng hợp lý và kết luận rằng chính sách cắt giảm lạm phát gây ra tổn thất ít hơn nhiều, thậm chí không gây ra tổn thất nào. Ai có lý?

Hình 6.15 biểu thị lạm phát và thất nghiệp từ 1979 đến 1987. Như bạn thấy, Volcker đã thành công trong việc cắt giảm lạm phát. Lạm phát giảm từ 10% vào năm 1981 và 1982 xuống chỉ còn khoảng 4% trong năm 1983 và 1984. Công lao trong việc cắt giảm này hoàn toàn thuộc về chính sách tiền tệ. Chính sách tài khoá trong thời kỳ này đã hành động theo hướng ngược lại: Sự gia tăng thâm hụt ngân sách trong thời kỳ chính quyền Reagan làm mở rộng tổng cầu và có khuynh hướng làm tăng lạm phát. Sự sụt giảm của lạm phát từ 1981 và đến 1984 là công của các chính sách chống lạm phát cứng rắn do chủ tịch của Fed Paul Volcker thực hiện.

Hình 6.15 chỉ ra rằng chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker đã phải trả giá bằng tỷ lệ thất nghiệp cao. Năm 1982 và 1983, tỷ lệ thất nghiệp bằng khoảng 10% - gần 2 lần tỷ lệ thất nghiệp khi Paul Volcker được bổ nhiệm làm chủ tịch Fed. Đồng thời, mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ tính bằng GDP thực tế thấp hơn nhiều so với mức xu thế của nó. Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker tạo ra thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ kể từ cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930.

Page 106: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 6.15 Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker. Hình này ghi số liệu hàng năm từ 1979 tới 1987 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Chính sách cắt giảm lạm phát trong thời kỳ này phải trả giá bằng mức thất nghiệp rất cao trong năm 1982 và 1983.

Kinh nghiệm này có phủ nhận khả năng cắt giảm lạm phát không đau đớn như các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý quả quyết không? Một số nhà kinh tế cho rằng câu trả lời cho câu hỏi này là nghìn lần có. Để trải qua bước quá độ từ mức lạm phát cao (điểm A trong cả hai hình vẽ) tới mức lạm phát thấp (điểm C), nền kinh tế phải chịu đựng một thời kỳ đau đớn với tỷ lệ thất nghiệp cao (điểm B).

Nhưng có hai lý do làm cho chúng ta không bác bỏ kết luận của các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý nhanh chóng như vậy. Thứ nhất, mặc dù chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker phải trả cái giá bằng mức thất nghiệp tạm thời cao, nhưng tổn thất không lớn như nhiều nhà kinh tế dự báo. Hầu hết các con số ước lượng về tỷ lệ hy sinh dựa trên chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker đều nhỏ hơn kết quả ước lượng từ số liệu trước đó. Có lẽ trong một chừng mức nhất định, quan điểm cứng rắn của Volcker về lạm phát đã tác động trực tiếp tới kỳ vọng, như các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý quả quyết.

Thứ hai, và quan trọng hơn, là mặc dù Volcker đã tuyên bố rằng mục tiêu của chính sách tiền tệ là cắt giảm lạm phát, nhưng phần lớn công chúng đã không tin lời ông. Bởi vì ít người nghĩ rằng Volcker có thể cắt giảm lạm phát nhanh chóng như vậy, nên lạm phát dự kiến không giảm và đường Phillips ngắn hạn không dịch xuống nhanh chóng đến mức cần thiết. Một số bằng chứng cho giả thuyết này có nguồn gốc ở dự báo được các công ty dự báo thương mại thực hiện. Các dự báo về lạm phát của họ giảm xuống chậm hơn mức lạm phát thực tế vào những năm 1980. Như vậy, chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker không nhất thiết phủ định quan điểm kỳ vọng hợp lý cho rằng chính sách cắt giảm lạm phát đáng tin cậy có thể không gây ra tổn thất gì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nhà hoạch định chính sách không thể giả định rằng mọi người tin họ ngay sau khi họ công bố chính sách cắt giảm lạm phát.

V.Thời đại của Greenspan

Từ sau thời kỳ lạm phát do OPEC gây ra vào những năm 1970 và chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker vào những năm 1980, nền kinh tế Mỹ trải qua thời kỳ lạm phát và thất nghiệp biến động ở mức vừa phải. Hình 6.16 chỉ ra lạm phát và thất nghiệp từ 1984 đến 1999. Thời kỳ này được gọi là thời đại Greenspan, sau khi Greenspan được bổ nhiệm làm chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang vào năm 1987 thay cho Paul Volcker.

Thời đại mới bắt đầu bằng một cú sốc cung thuận lợi. Vào năm 1986, các nước thành viên OPEC bắt đầu tranh cãi về hạn ngạch sản xuất và hiệp định dài hạn về hạn chế cung bị đổ vở. Giá dầu mỏ giảm khoảng một nửa. Như hình 6.16 cho thấy, cú sốc cung thuận lợi này làm cho cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.

Từ đó, Fed đã cẩn thận tránh lập lại những sai lầm trong chính sách của những năm 1960, khi tình trạng dư cầu đẩy thất nghiệp xuống dưới tỷ lệ tự nhiên và làm tăng lạm phát. Khi thất nghiệp giảm xuống và lạm phát tăng lên vào năm 1989 và 1990, Fed đã tăng lãi suất và thu hẹp tổng cầu, gây ra một cuộc suy thoái nhỏ vào năm 1991. Thất nghiệp khi đó tăng lên mức cao hơn các con số ước lượng về tỷ lệ tự nhiên và lạm phát một lần nữa lại giảm xuống.

Page 107: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 6.16. Thời đại Greesnpan. Hình này ghi số liệu hàng năm từ 1984 đến 1999 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Trong phần lớn thời kỳ này, Alan Greesnpan là chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang. Quy mô biến động của thất nghiệp và lạm phát tương đối nhỏ.

Những năm còn lại của thập kỷ 1990 đã chứng kiến một thời kỳ phồn vinh kinh tế, lạm phát giảm xuống đều đận gần tới không vào cuối thập kỷ. Thất nghiệp cũng giảm xuống đôi chút, làm cho nhiều nhà quan sát tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đã giảm xuống. Một phần công lao đối với thành tựu kinh tế tốt đẹp này thuộc về Alan Greenspan và cộng sự của ông ở Quỹ dự trữ Liên bang, bởi vì lạm phát thấp chỉ có thể đạt được bằng chính sách tiền tệ thận trọng. Nhưng như nghiên cứu tình huống dưới đây cho thấy, may mắn đến dưới dạng các cú sốc cung thuận lợi cũng là một phần của câu chuyện.

Tương lai sẽ như thế nào? Các nhà kinh tế học vĩ mô phải chịu tiếng xấu vì những dự báo của họ, nhưng một số bài học trong quá khứ là rõ ràng. Trước hết, khi Fed còn thận trọng trong kiểm soát cung tiền, qua đó ổn định tổng cầu, thì không có lý do gì để cho phép lạm phát nóng một cách không cần thiết, như đã xảy ra vào những năm 1960. Thứ hai, khả năng nền kinh tế phải chịu cú sốc cung bất lợi như đã xảy ra vào những năm 1970 luôn luôn tồn tại. Nếu điều không may đó xảy ra, các nhà hoạch định chính sách sẽ có ít lựa chọn để đương đầu với sự đánh đổi kém mong muốn nhất giữa lạm phát và thất nghiệp.

Như vậy mục này đã trình bày tư tưởng của các nhà kinh tế về việc lạm phát và thất nghiệp tiến triển như thế nào qua thời gian. Chúng ta đã bàn về tư tưởng của nhiều nhà kinh tế hàng đầu của thế kỷ 20: từ đường Phillips, Samuelson và Solow đến giả thuyết tỷ lệ tự nhiên của Friedman và Phelps cũng như lý thuyết kỳ vọng hợp lý của Lucas, Sargent và Barro. Bốn người trong nhóm này đã nhận giải Nobel vì công trình nghiên cứu kinh tế của họ và có nhiều khả năng số còn lại sẽ nhận được danh hiệu đó trong những năm tới.

Mặc dù sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đã tạo ra nhiều đảo lộn về tri thức trong 40 năm qua, nhưng một số nguyên tắc đã hình thành mà ngày nay chúng ta đều nhất trí. Sau đây là giải thích của Milton Friedman vào năm 1958 vế mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Luôn luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài. Sự đánh đổi tạm thời không phát sinh từ lạm phát nói chung, mà từ lạm phát không dự kiến, tức từ tỷ lệ lạm phát ngày càng gia tăng. Niềm tin phổ biến rằng có sự đánh đổi lâu dài chỉ là sự lẩn lộn mang tính học đường giữa cái “cao” và cái “đang tăng”, điều mà chúng ta ai cũng biết dưới dạng đơn giản hơn. Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng có thể làm giảm thất nghiệp, song tỷ lệ lạm phát cao thì không. Nhưng bạn có thể hỏi “tạm thời” là bao lâu?....Mankiw trả lời rằng “tôi có thể liều lĩnh dự báo với tư cách người suy đoán cá nhân dựa vào một số bằng chứng lịch sử, rằng các tác động ban đầu của tỷ lệ lạm phát cao hơn và không dự kiến có thể kéo dài từ hai đến năm năm”.

Page 108: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Ngày nay sau hơn 30 năm, tuyên bố này vẫn còn là cách trình bày ngắn gọn quan điểm của hầu hết các nhà kinh tế vĩ mô.

· Đường Phillips mô tả mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Bằng cách mở rộng tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một điểm trên đường Phillips có lạm phát cao hơn và thất nghiệp thấp hơn. Bằng cách thu hẹp tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một điểm trên đường Phillips có lạm phát thấp hơn và thất nghiệp cao hơn.

· Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp mô tả bằng đường Phillips chỉ đúng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, lạm phát dự kiến điều chỉnh đối với những thay đổi trong lạm phát thực tế đường Phillips dịch chuyển. Kết quả là, đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

· Đường Phillips ngắn hạn còn dịch chuyển khi có các cú sốc tác động tới tổng cung. Các cú sốc cung bất lợi, chẳng hạn giá dầu thế giới tăng vọt trong năm 1970 đem lại cho các nhà hoạch định chính sách sự đánh đổi kém mong muốn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp. Nghĩa là sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn tại mọi tỷ lệ thất nghiệp cho trước hoặc tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tại mọi tỷ lệ lạm phát ỳ cho trước.

· Khi Fed hạn chế mức tăng cung tiền để cắt giảm lạm phát, nó di chuyển nền kinh tế dọc đường Phillips ngắn hạn, dẫn thất nghiệp tạm thời cao. Cái giá của việc cắt giảm lạm phát phụ thuộc vào chổ kỳ vọng về lạm phát giảm xuống nhanh chóng đến mức nào. Một số nhà kinh tế lập luận rằng cam kết cắt giảm lạm phát được mọi người tin tưởng có thể làm giảm tổn thất do chính sách cắt giảm lạm phát gây ra, bởi vì quá trình điều chỉnh kỳ vọng diễn ra nhanh chóng hơn.

VI.Bài tập và vận dụng

1. Giả sử tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 6%. Trên cùng một hệ trục toạ độ, hãy vẽ hai đường Phillips có thể dùng để mô tả bốn tình huống dưới đây. Đặt tên cho những điểm chỉ ra vị trí của nền kinh tế trong mỗi trường hợp:

a. Lạm phát thực tế 5% và lạm phát dự kiến 3%.

b. Lạm phát thực tế 3% và lạm phát dự kiến 5%.

c. Lạm phát thực tế 5% và lạm phát dự kiến 5%.

d. Lạm phát thực tế 3% và lạm phát dự kiến 3%.

2. Hãy minh hoạ các tác động của các diễn biến sau trên dài hạn Phillips ngắn hạn và dài hạn. Hãy nêu ra các lý do kinh tế làm cơ sở cho câu trả lời của bạn.

a. Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

b. Sự sụt giảm của giá dầu nhập khẩu.

c. Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ.

d. Sự giảm sút của lạm phát dự kiến.

3. Giả sử sự giảm sút trong chi tiêu của người tiêu dùng gây ra suy thoái

a. Hãy minh hoạ cho những thay đổi trong nền kinh tế bằng cách sử dụng cả đường tổng cung/tổng cầu và đường Phillips. Điều gì xảy ra đối với lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn?

b. Bây giờ giả sử rằng theo thời gian, lạm phát dự kiến thay đổi. Điều gì xảy ra đối với vị trí của đường Phillips ngắn hạn? Sau khi suy thoái qua đi, nền kinh tế đối mặt với kết hợp lạm phát – thất nghiệp thuận lợi hơn hay bất lợi hơn?

Page 109: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

4. Giả sử Fed tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 6% trong khi mà tỷ lệ lạm phát thực tế là 5,5%. Nếu Fed ra quyết định chính sách dựa trên niềm tin của mình, thì điều gì sẽ xảy ra.

5. Giá đầu tư giảm mạnh năm 1996 và vào năm 1998 đã giảm mạnh hơn một lần nữa.

a. Hãy chỉ ra tác động của sự thay đổi trên cả đường tổng cung/tổng cầu và đường Phillips. Điều gì sẽ xảy ra đối với lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.

b. Tác động của sự kiện này có hàm ý rằng không có đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp không? Vì sao không?

6. Giả sử Quỹ dự trữ Liên bang tuyên bố nó sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ thu hẹp để cắt giảm tỷ lệ lạm phát. Các điều kiện sau sẽ làm cho suy thoái nghiêm trọng hơn hay bớt nghiêm trọng hơn? Hãy giải thích?

a. Hợp đồng tiền lương có thời hạn ngắn.

b. Có ít niềm tin vào quyết tâm cắt giảm lạm phát của Fed.

c. Kỳ vọng về lạm phát điều chỉnh nhanh chóng đối với lạm phát thực tế.

7. Một số nhà kinh tế tin rằng đường Phillips tương đối dốc và dịch chuyển nhanh chóng để phản ứng lại những thay đổi trong nền kinh tế. So với các nhà kinh tế có quan điểm đối lập, họ có thích chính sách thu hẹp để cắt giảm lạm phát hơn không?

8. Hãy hình dung ra nền kinh tế mà trong đó tất cả các loại tiền lương đều quy định theo hợp đồng 3 năm. Trong nền kinh tế đó, Fed tuyên bố sẽ thay đổi ngay lập tức chính sách tiền tệ để cắt giảm lạm phát. Mọi người trong nền kinh tế tin vào tuyên bố của Fed. Cắt giảm lạm phát này có ít tốn kém không? Vì sao có và vì sao không? Fed phải làm gì để giảm tổn thất của việc cắt giảm lạm phát?

9. Giả sử mọi người ghét lạm phát, vì sao các nhà lãnh đạo đắc cử không phải lúc nào cũng ủng hộ cắt giảm lạm phát? Các nhà kinh tế tin rằng các nước có thể giảm tổn thất của việc cắt giảm lạm phát bằng cách để cho ngân hàng trung ương của họ đề ra các quyết định chính sách tiền tệ mà không có sự can thiệp của các nhà chính trị. Tại sao lại có thể như vậy.

Giả sử các nhà hoạch định chính sách của Fed chấp nhận lý thuyết về đường Phillips ngắn hạn cũng như giả thuyết tỷ lệ tự nhiên và muốn giữ cho thất nghiệp ở gần tỷ lệ tự nhiên của nó. Thật không may, vì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có thể thay đổi theo thời gian, nên họ tin chắc về giá trị của tỷ lệ tự nhiên. Theo bạn, họ nên chú ý đến biến số kinh tế vĩ mô nào khi thực thi chính sách tiền tệ?

Chương 7. Lý thuyết Kinh Tế Vĩ Mô về nền kinh tế mở

Để hiểu được những yếu tố nào quyết định cán cân thương mại của một quốc gia và các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến nó như thế nào, chúng ta cần một lý thuyết kinh tế vĩ mô về nền kinh tế mở. Trong chương trước đã giới thiệu một số biến số kinh tế vĩ mô cơ bản dùng để miêu tả mối quan hệ của một nền kinh tế với các nước khác như xuất khẩu ròng, đầu tư nước ngoài ròng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế. Chương này sẽ phát triển một mô hình cho biết những lực lượng quyết định các biến số này và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Để phát triển mô hình phát triển vĩ mô như vậy về nền kinh tế mở, chúng ta căn cứ vào phân tích trước đây theo hai hướng quan trọng. Thứ nhất, GDP của nền kinh tế trong mô hình này được coi là cho trước. Chúng ta giả định rằng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế hiện có dùng để chuyển các yếu tố đầu vào này thành sản phẩm. Thứ hai, giá cả của nền kinh tế trong mô hình cũng được giả định là cố định. Chúng ta giả định rằng, giá cả điều chỉnh làm cân bằng cung và

Page 110: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

cầu về tiền. Nói cách khác, chương này coi những bài học rút ra trong chương trước về quá trình xác định sản lượng và mức giá của nền kinh tế là điểm xuất phát.

Mục tiêu của mô hình trong chương này là làm sáng tỏ những lực lượng quyết định cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Về một nghĩa nào đó, thì đây là một mô hình đơn giản: nó chỉ vận dụng các công cụ cung cầu vào nền kinh tế mở. Song mô hình này cũng phức tạp hơn mô hình khác mà chúng ta nghiên cứu vì nó xem xét cùng một lúc hai thị trường có quan hệ với nhau, đó là thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ. Sau khi đã thiết lập mô hình cho nền kinh tế mở, chúng ta sẽ sử dụng nó để kiểm tra xem các biến cố và chính sách ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái như thế nào. Sau đó, chúng ta có thể xác định những chính sách của chính phủ có khả năng nhất trong việc đảo ngược tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.

I.Những khái niệm cơ bản

1.1. Giá cả cho giao dịch quốc tế: tỉ giá hối đoái thực tế và danh nghĩa.

Cho đến nay chúng ta đã thảo luận về luồng chu chuyển hàng hóa và vốn giữa các quốc gia. Bên cạnh các biến lượng này, các nhà kinh tế vĩ mô còn nghiên cứu các biến số phản ánh giá cả của giao dịch quốc tế. Cũng giống như trên bất cứ thị trường nào, giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp người mua và bán: giá quốc tế phối hợp quyết định của người tiêu dùng và sản xuất khi họ tương tác với nhau trên thị trường thế giới. Ở đây, chúng ta bàn hai loại giá cả quan trọng nhất là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế.

Tỉ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà tại đó một người đổi đồng tiền của một quốc gia này lấy một đồng tiền quốc gia khác. Ví dụ khi đến ngân hàng, bạn thấy người ta niêm yết 80 yên/đô la. Nếu đưa cho ngân hàng một đô la, họ sẽ đưa lại cho bạn 80 yên Nhật; và nếu bạn đưa cho ngân hàng 80 yên, họ sẽ đưa lại bạn 1 đô la. Trong thực tế, ngân hàng niêm yết giá bán và mua yên khác nhau. Mức chênh lệch này là một trong những nguồn tạo ra lợi nhuận của ngân hàng cho việc cung ứng dịch vụ này. Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta bỏ qua chênh lệch này.

Tỷ giá hối đoái có thể được biểu diễn dưới hai dạng. Nếu tỷ giá hối đoái là 80 yên một đô la thì nó cũng là 1/80 (=0.0125) đô la một yên.

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho một đô la có thể đổi được nhiều ngoại tệ hơn, chúng ta nói đó là sự lên giá của đồng đô la. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho một đô la mua được ít ngoại tệ hơn, ta nói đó là sự xuống giá của đồng đô la.

Có thể có lúc nào đó bạn thấy các phương tiện truyền thông nói rằng đồng đô la mạnh hay yếu. Các thuật ngữ này thường được dùng để chỉ sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Khi một đồng tiền lên giá, người ta nói đồng tiền đó mạnh lên vì nó có thể mua được nhiều ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi một đồng tiền xuống giá, người ta nói nó yếu đi.

Đối với bất kỳ nước nào, chúng ta cũng thấy có nhiều tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đồng đô la Mỹ có thể dùng để mua đồng Việt nam, yên Nhật, bảng Anh, Peso Mêhicô,v.v…Khi nghiên cứu những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ số được tính bằng số bình quân của nhiều tỷ giá hối đoái. Cũng như chỉ số giá bán lẻ chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế thành một đại lượng duy nhất để phản ánh mức giá, chỉ số tỷ giá hối đoái chuyển các tỷ giá hối đoái khác nhau thành một đại lượng duy nhất để phản ánh giá trị quốc tế của đồng tiền. Cho nên, khi các nhà kinh tế nói đồng đô la lên giá hay xuống giá, họ thường ám chỉ một chỉ số tỷ giá hối đoái tính đến nhiều tỷ giá hối đoái cá biệt.

Tỉ giá hối đoái thực tế

Page 111: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các nước này lấy hàng hóa và dịch vụ của nước khác. Ví dụ khi mua hàng, bạn thấy két bia Đức có giá gấp đôi két bia Mỹ. Chúng ta có thể nói rằng tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 két bia Đức bằng 1 két bia Mỹ. Hãy chú ý rằng tương tự như tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta biểu hiện tỷ giá hối đoái thực tế bằng số đơn vị hàng hóa nước ngoài trên một đơn vị hàng hóa trong nước.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế có quan hệ mật thiết với nhau. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy xét ví dụ sau. Giả sử một giạ lúa của Mỹ bán được 100 đô la, và một giạ lúa của Nhật bán được 16.000 yên. Tỷ giá hối đoái thực tế giữa lúa của Mỹ và lúa của Nhật là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này trước tiên ta sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa để chuyển các loại giá về cùng một đồng tiền. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 80 yên một đô la và giá lúa của Mỹ là 100 đô la một giạ, thì giá lúa của Mỹ sẽ là 8.000 yên một giạ lúa. Lúa của Mỹ rẻ bằng một nửa lúa của Nhật. Tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 giạ lúa của Nhật trên một giạ lúa của Mỹ.

Chúng ta có thể tóm tắt cách tính tỷ giá hối đoái thực tế này bằng công thức sau:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá trong nước Tỷ giá hối đoái thực tế =

Giá nước ngoài

Sử dụng số liệu trong ví dụ ta có:

(80 yên một đô la) x (100 đô la giạ lúa của Mỹ) Tỷ giá hối đoái thực tế =

16.000 yên giạ lúa của Nhật

8.000 yên giạ lúa củaMỹ =

16.000 yên giạ lúa của Nhật

= 1/2 giạ lúa của Nhật trên một giạ lúa của Mỹ

Như vậy tỷ giá hối đoái thực tế phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và hàng hóa của hai nước tính bằng đồng tiền trong nước của họ.

Tại sao tỷ giá hối đoái thực tế lại quan trọng? Có thể bạn cũng đoán ra, tỷ giá hối đoái thực tế là yếu tố then chốt quyết định việc nước sẽ xuất và nhập khẩu bao nhiêu. Ví dụ, khi công ty Chú Ben quyết định mua lúa của Mỹ hay của Nhật để dự trữ, nó quan tâm đến việc lúa của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá hối đoái thực tế đưa ra câu trả lời cho mối quan tâm này. Ví dụ khác là bạn phải quyết định xem sẽ đi nghĩ mát ở đâu, ở Phuket thuộc Thailand hay ở Bali thuộc Indonesia. Bạn hỏi giá khách sạn ở Phuket (tính baht) và giá khách sạn ở Bali (tính bằng rupi) và tỷ giá baht và rupi. Nếu muốn quyết định đi nghĩ mát ở đâu bằng cách so sánh chi phí, thì như vậy bạn đang ra quyết định dựa vào tỷ giá hối đoái thực tế.

Khi nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể, kinh tế vĩ mô quan tâm đến mức giá cả chung, chứ không phải đơn giá của các hàng hóa cá biệt. Nghĩa là, để tính tỷ giá hối đoái thực tế, người ta sử dụng chỉ số giá, chẳng hạn chỉ số giá tiêu dùng, một chỉ số cho biết giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Bằng cách sử dụng một chỉ số giá cho giỏ hàng hóa Mỹ (P) và một chỉ số giá cho giỏ hàng nước ngoài (P*), và tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng đô la và đồng tiền nước ngoài (e), chúng ta có thể tính tỷ giá hối đoái thực tế chung giữa Mỹ và các nước khác như sau:

Page 112: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Tỷ giá hối đoái thực tế = (e x P) / P*

Tỷ giá hối đoái thực tế này cho biết giá một giỏ hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước so với một hàng hóa và dịch vụ ở nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái thực tế của một nước là nhân tố chủ chốt quyết định xuất khẩu ròng của nó về hàng hóa và dịch vụ. Sự xuống giá (giảm) trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ hàm ý hàng hóa của Mỹ trở nên rẻ hơn so với hàng ngoại. Sự thay đổi này khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài mua nhiều hàng của Mỹ hơn và mua ít hàng ngoại hơn. Kết quả là, xuất khẩu của Mỹ tăng. Trái lại, sự lên giá (tăng) trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ có nghĩa là hàng hóa Mỹ trở nên đắt hơn so với hàng ngoại và xuất khẩu ròng của Mỹ giảm.

1.2. Lý thuyết đầu tiên về xác định tỉ giá hối đoái: sự ngang bằng sức mua

Tỷ giá hối đoái thay đổi đáng kể theo thời gian. Trong năm 1970, một đô la có thể mua được 3,65 mác Đức hoặc 627 lia Ý. Trong năm 1998, một đô la Mỹ mua được 1,76 mác Đức hoặc 1737 lia Ý. Nói cách khác, trong giai đoạn này giá trị của đô la giảm hơn một nửa so với đồng mác và tăng gấp đôi so với đồng lia.

Nguyên nhân nào gây ra những sự thay đổi lớn và ngược chiều này? Các nhà kinh tế đã phát triển rất nhiều mô hình để lý giải quá trình hình thành tỷ giá hối đoái và mỗi lý thuyết chỉ tập trung vào một số lực lượng nhất định. Ở đây, chúng ta xem xét mô hình đơn giản nhất để lý giải tỷ giá hối đoái được gọi là lý thuyết ngang bằng sức mua. Lý thuyết này quả quyết rằng một đơn vị của một đồng tiền nhất định cần có khả năng mua một lượng hàng hóa như nhau ở tất cả các nước. Các nhà kinh tế tin rằng lý thuyết ngang bằng sức mua cho biết quá trình xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn. Bây giờ chúng ta hãy xem xét lý thuyết xác định tỷ giá hối đoái dài hạn này dựa vào căn cứ nào, cũng như những hàm ý và hạn chế của nó.

1.2.1. Logíc cơ bản của lý thuyết ngang bằng sức mua

Lý thuyết ngang bằng sức mua dựa trên một nguyên lý gọi là quy luật một giá. Nguyên lý này cho rằng hàng hóa phải được bán với mức giá như nhau ở mọi nơi. Nếu không, sẽ có những cơ hội kiếm lợi nhuận chưa được khai thác. Ví dụ, giả sử giá cá tra ở An giang thấp hơn ở Tp. HCM. Một người có thể mua cá tra ở An giang với giá 40 ngàn đồng một kg và bán lại ở Tp. HCM với giá 50 ngàn đồng một kg, qua đó kiếm được lợi nhuận là 10 ngàn một kg từ sự chênh lệch giá. Quá trình tận dụng sự chêch lệch ở các thị trường khác nhau gọi là hành vi đảo hối (hay arbit). Trong ví dụ của chúng ta, do mọi người tận dụng cơ hội đảo hối, nên họ làm tăng cầu về cá ở An giang và tăng cung về cá ở Tp. HCM. Giá cá tăng ở An giang để đáp lại sự gia tăng của cầu và giảm ở Tp. HCM để đáp lại sự gia tăng của cung. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi giá trên hai thị trường bằng nhau.

Bây giờ chúng ta hãy xét xem lý thuyết ngang bằng sức mua được vận dụng như thế nào vào thị trường quốc tế. Nếu một đô la (hay bất cứ đồng tiền nào khác) có thể mua được nhiều cà phê ở Việt nam hơn ở Mỹ, các nhà buôn quốc tế có thể kiếm lời bằng cách mua cà phê ở Việt nam và bán ở lại ở Mỹ. Việc xuất khẩu cà phê từ VN sang Mỹ sẽ làm giá cà phê ở VN tăng trong khi giá cà phê ở Mỹ giảm. Cuối cùng, quy luật một giá cho rằng một đô la có thể mua được một lượng cà phê như nhau ở tất cả các nước.

Lôgíc này dẫn chúng ta đến quy luật một giá. Theo lý thuyết này, một đồng tiền phải có sức mua như nhau ở tất cả các nước. Nghĩa là, 1 đô la Mỹ có thể mua được một lượng hàng hóa như nhau ở Mỹ và Nhật và một yên có thể mua được một lượng hàng hóa như nhau ở Nhật và ở Mỹ. Quả thật tên của lý thuyết này nói rõ nội dung của nó. Ngang bằng nghĩa là bằng nhau và sức mua nói lên giá trị của tiền. Lý thuyết ngang bằng sức mua nói rằng một đơn vị tiền tệ phải có giá trị thực tế như nhau ở mọi quốc gia.

Page 113: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

1.2.2. Ý nghĩa của lý thuyết ngang bằng sức mua

Lý thuyết ngang bằng sức mua cho biết điều gì về tỷ giá hối đoái? Nó cho chúng ta biết rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền của hai nước phụ thuộc vào mức giá cả ở các nước đó. Nếu một đô la mua được lượng hàng hóa như nhau ở Mỹ (giá tính bằng đô la) và ở Nhật (giá tính bằng đồng yên) thì số yên trên một đô la phải phản ánh giá hàng hóa ở Mỹ và Nhật. Ví dụ, một cân cà phê có giá 500 yên ở Nhật và 5 đô la ở Mỹ thì tỷ giá hối đoái phải bằng 100 yên trên một đô la (500 yên/5 đô la = 100 yên/1 đô la). Nếu không như vậy, sức mua của đô la sẽ không giống nhau ở hai nước.

Để hiểu rõ hơn cơ cấu này hoạt động như thế nào, chúng ta hãy sử dụng một số công thức toán. Giả sử P là giá của một giỏ hàng hóa ở Mỹ tính bằng đô la, và P* là giá một giỏ hàng hóa ở Nhật tính bằng yên, và e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số yên mà một đô la có thể mua được). Bây giờ chúng ta sẽ xem 1 đô la có thể mua được bao nhiêu hàng hóa trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, do giá cả là P, nên sức mua của 1 đô la là I/P. ở nước ngoài, 1 đô la có thể đổi ra e đơn vị ngoại tệ và có sức mua bằng e/P*. Để cho sức mua của một đô la ngang nhau ở cả hai nước, chúng ta có:

1/P = e/P*

Biến đổi phương trình trên, chúng ta được:

1= eP/P*

Hãy chú ý rằng vế trái của phương trình là một hằng số, còn vế phải là tỷ giá hối đoái thực tế. Như vậy, nếu sức mua của đồng đô la như nhau ở trong nước và nước ngoài, thì tỷ giá hối đoái thực tế - hay giá tương đối hàng hóa trong nước và nước ngoài – không thể thay đổi.

Để xem xem hàm ý phân tích này đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta có thể viết lại phương trình trên để biểu diễn tỷ giá hối đoái danh nghĩa như sau:

e = P*/P

Như vậy, tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng tỷ lệ giữa giá ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ và giá ở trong nước tính bằng nội tệ. Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai nước phải phản ánh sự khác nhau về giá cả ở hai nước.

Hàm ý then chốt của lý thuyết này là tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ thay đổi nếu giá cả thay đổi. Như chúng ta đã biết trong chương trước, mức giá cả của bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về tiền. Do tỷ giá hối đoái danh nghĩa phụ thuộc vào mức giá cả, nó cũng phụ thuộc vào cung và cầu về tiền ở mỗi nước. Khi ngân hàng trung ương của một nước tăng cung ứng tiền tệ và làm cho giá cả tăng, đồng tiền của nước đó sẽ xuống giá so với các đồng tiền khác trên thế giới. Nói cách khác, khi ngân hàng trung ương in lượng tiền lớn, đồng tiền của nó sẽ mất giá cả khi tính bằng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể mua và tính bằng lượng các đồng tiền của nước khác mà nó có thể mua.

Bây giờ, chúng ta có thể trả lời câu hỏi đặt ra ở phần này: tại sao đô la Mỹ mất giá so với mác Đức và tăng giá so với lia Ý? Câu trả lời là Đức theo đuổi chính sách tiền tệ chặt hơn, còn Ý theo đuổi chính sách tiền tệ lỏng hơn với Mỹ. Từ năm 1970 đến năm 1998, lạm phát ở Mỹ là 5,3% một năm. Ngược lại, lạm phát ở Đức là 3,5% và ở Ý là 9,6%. Như vậy, do giá cả ở Mỹ tăng nhanh hơn ở Đức, nên đô la giảm giá so với mác. Tương tự như vậy, do giá cả ở Mỹ giảm so với Ý, nên giá trị đô la tăng với lia.

1.2.3. Những hạn chế của lý thuyết ngang bằng sức mua

Lý thuyết ngang bằng sức mua là mô hình đơn giản nhất cho biết tỷ giá hối đoái danh nghĩa danh nghĩa được xác định như thế nào. Lý thuyết này có thể giải thích tốt hiện tượng kinh tế. Đặc biệt,

Page 114: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

nó giải thích các xu hướng dài hạn như sự xuống giá của đô la so với mác Đức và sự lên giá của đô la so với đồng lia. Đồng thời, nó có thể lý giải những thay đổi lớn trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa xảy ra khi có siêu lạm phát.

Tuy nhiên, lý thuyết ngang bằng sức mua không hoàn toàn chính xác. Nghĩa là, tỷ giá hối đoái luôn thay đổi để đảm bảo rằng 1 đô la luôn có giá trị thực tế như nhau ở tất cả các nước. Có hai lý do khiến cho lý thuyết ngang bằng sức mua không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế.

Lý do thứ nhất là có rất nhiều mặt hàng khó đem ra trao đổi. Hãy tưởng tượng ra rằng giá cắt tóc ở Pari cao hơn ở New York. Một số người có thể tránh cắt tóc ở Pari và một số thợ cạo có thể chuyển từ Mỹ đến Pari. Nhưng những hành vi arbit đó quá yếu để có thể xóa đi sự chênh lệch giá. Khi đó mức sai lệch so với sự ngang bằng sức mua có thể kéo dài và một đô la (hay 1 franc) có thể vẫn tiếp tục mua được ít dịch vụ cắt tóc ở Pari hơn so với New York.

Lý do thứ hai làm cho lý thuyết ngang bằng sức mua không luôn đúng là ngay cả hàng hóa trao đổi được không phải lúc nào cũng thay thế cho nhau khi chúng được sản xuất ở các nước khác nhau. Ví dụ, một số người tiêu dùng thích bia Đức hơn bia Mỹ. Ngoài ra, sở thích của người tiêu dùng còn thay đổi theo thời gian. Nếu đột nhiên bia Đức đột nhiên được ưa chuộng hơn, sự gia tăng nhu cầu sẽ làm tăng giá bia Đức. Kết quả là, một đô la hay mác Đức có thể mua được nhiều bia hơn ở Mỹ so với ở Đức. Bất chấp sự chênh lệch giá này trên hai thị trường, cơ hội arbit có thể vẫn không tồn tại vì người tiêu dùng không coi hai loại bia này tương đương nhau.

Như vậy, vì một số hàng hóa không trao đổi được và một số hàng hóa trao đổi được không thay thế hoàn hảo cho nhau, nên lý thuyết ngang bằng sức mua không phải lý thuyết hoàn hảo để lý giải tỷ giá hối đoái. Vì lý do này mà tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, lý thuyết ngang bằng sức mua là bước đi đầu tiên để tìm hiểu tỷ giá hối đoái. Nguyên lý cơ bản: khi tỷ giá hối đoái thực tế chệch so với dự đoán của lý thuyết ngang bằng sức mua, công chúng có động cơ mạnh hơn để vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Dù các lực lượng đằng sau lý thuyết ngang bằng sức mua không cố định tỷ giá thực tế, chúng cho chúng ta một lý do để hy vọng rằng những thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực tế là nhỏ và có thính chất tạm thời. Kết quả là, những sự thay đổi kéo dài và lớn trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ánh những thay đổi của mức giá trong nước và quốc tế.

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: chế độ bản vị hamburger Khi các nhà kinh tế vận dụng lý thuyết ngang bằng sức mua để lý giải tỷ giá hối đoái, họ cần số liệu về giá của một giỏ hàng hóa ở các nước khác nhau. Một phân tích kiểu như vậy đã được tờ Nhà kinh tế, một tờ tạp chí quốc tế, thực hiện. Thỉnh thoảng tờ tạp chí này thu thập số liệu về một giỏ hàng hóa bao gồm “hai miếng bít tết, nước sốt đặc biệt, rau diếp, phó mát, dưa chua, bánh mì nhân vừng”. Nó được gọi là “Big Mac” và được bán trong các quầy hàng của McDonald trên khắp thế giới.

Khi có số liệu về giá của Big Mac tính bằng đồng của hai nước, chúng ta có thể tính được tỷ giá hối đoái mà lý thuyết ngang bằng sức mua dự báo. Tỷ giá hối đoái dự báo là mức làm cho giá của Big Mac như nau ở hai nước. Ví dụ như nếu giá của Big Mac là 2 đô la ở Mỹ và 200 yên ở Nhật, lý thuyết ngang bằng sức mua dự báo tỷ giá là 100 yên trên một đô la.

Lý thuyết ngang bằng sức mua đúng đến mức nào khi vận dụng vào giá của Big Mac? Sau đây là một vài ví dụ tờ Nhà kinh tế số ra ngày 3 tháng 4 năm 1999, khi gia 1của Big Mac ở Mỹ là 2,43 đô la.

Page 115: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Nước Giá của chiếc Big Mac Tỷ giá hối đoái dự báo Tỷ giá hối đoái thực tế Ý 4500 lia 1852 lia/đô la 1799 lia/đô la

Nhật 294 yên 121 yên/đô la 120 yên/đô la Nga 33.5 rúp 13,8 rúp/đô la 24,7 rúp/đô la Đức 4,95 mác 204 mác/đô la 1,82 mác/đô la

Braxin 2,95 rian 1,21 rian/đô la 1,73 rian/đô la Anh 1,9 bảng 0,78 bảng/đô la 0,62 bảng/đô la

Bạn có thể thấy rằng tỷ giá hối đoái dự báo và tỷ giá hối đoái thực tế không hoàn toàn bằng nhau. Xét cho cùng, hoạt động ác-bít quốc tế đối với BigMac không dễ dàng. Song hai tỷ giá hối đoái luôn luôn nằm trong một khoảng nhất định. Sự ngang bằng sức mua không phải không phải là một lý thuyết chính xác về tỷ giá hối đoái, nhưng nó thường cho ta một con số ước tính gần đúng khá hợp lý.

II.Cung, cầu về vốn vay và thị trường ngoại tệ

Để hiểu được các lực lượng hoạt động trong một nền kinh tế mở, chúng ta tập trung vào cung và cầu trên hai thị trường. Thứ nhất là thị trường vốn vay, nới phối hợp tiết kiệm và đầu tư cả kinh tế (bao gồm cả đầu tư nước ngoài ròng của nó). Thứ hai là thị trường ngoại tệ, nơi mọi người gặp gỡ để đổi nội tệ lấy đồng tiền của các nước khác. Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận về cung và cầu trên từng thị trường. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ gắn các thị trường này lại với nhau để lý giải trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế mở.

2.1. Thị trường vốn vay

Khi phân tích hệ thống tài chính trong nền kinh tế đóng, chúng ta đưa ra giả định rằng hệ thống tài chính chỉ bao gồm một thị trường được gọi là thị trường vốn vay. Tất cả những người tiết kiệm và đi vay đều đến thị trường này. Trong một thị trường như vậy, chỉ có một lãi suất tồn tại. Nó vừa là thu nhập từ tiết kiệm, vừa là chi phí đi vay.

Để hiểu được thị trường vốn vay trong nền kinh tế mở, điểm xuất phát sẽ là đồng nhất thức đã thảo luận trong chương trước:

S = I + NFI

Tiết kiệm = Đầu tư trong nước + Đầu tư ngoài ròng

Bất cứ khi nào một quốc gia tiết kiệm một đô la từ thu nhập của nó, thì nó có thể dùng đồng đô la đó để mua hàng đầu tư trong nước hoặc mua tài sản ở nước ngoài. Hai vế của đồng nhất thức trên đại diện hai phía của thị trường vốn vay. Cung về vốn vay bắt nguồn từ tiết kiệm quốc gia (S). Cầu về vốn vay bắt nguồn từ đầu tư trong nước (I) và đầu tư ngoài ròng (NFI). Cần chú ý rằng việc mua tài sản làm tăng cầu về vốn, bất kể tài sản đó có nguồn gốc trong nước hay nước ngoài. Do đầu tư nước ngoài ròng có thể âm hay dương, nó sẽ làm tăng hoặc giảm cầu về vốn vay và phát sinh từ đầu tư trong nước.

Như chúng ta đã biết trong phần thảo luận trước đây về thị trường vốn vay, lượng cung và lượng cầu về vốn vay phụ thuộc vào lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế cao hơn khuyến khích tiết kiệm và bởi vậy làm tăng lượng cung về vốn vay. Nhưng lãi suất thực tế cao hơn cũng làm tăng chi phí đi vay để tài trợ cho các dự án đầu tư: Do đó nó cản trở đầu tư và làm giảm lượng cầu về vốn vay.

Page 116: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Bên cạnh ảnh hưởng đối với tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nước, lãi suất thực tế trong nước còn tác động tới đầu tư nước ngoài ròng. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy xem xét hai quỹ hỗ tương, một ở Mỹ và một ở Đức. Hai quỹ này đang cân nhắc việc mua hoặc trái phiếu chính phủ Mỹ hoặc trái phiếu chính phủ Đức. Quyết định của các quỹ tương hỗ này một phần dựa trên việc so sánh lãi suất ở Mỹ và Đức. Khi lãi suất thực tế ở Mỹ tăng lên, trái phiếu chính phủ Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với cả hai quỹ này. Do đó, việc tăng lãi suất thực tế ở Mỹ sẽ làm giảm nhu cầu mua tài sản nước ngoài của người Mỹ và khuyến khích người nước ngoài mua tài sản Mỹ. Do cả hai lý do này, lãi suất thực tế cao hơn sẽ làm giảm đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ.

Chúng ta biểu diễn thị trường về vốn vay trên đồ thị cung cầu quen thuộc trong hình 7.1 Giống như trong phân tích trước của chúng ta về hệ thống tài chính, đường cung dốc lên vì lãi suất cao hơn làm tăng lượng cung vốn vay và đường cầu dốc xuống vì lãi suất cao hơn làm giảm lượng cầu về vốn vay. Cầu của thị trường vốn vay giờ đây biểu thị hành vi của cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ròng. Nghĩa là nền kinh tế mở, cầu về vốn vay không chỉ phát sinh từ những người muốn vay tiền để mua hàng đầu tư trong nước, mà còn từ những người muốn vay tiền để mua tài sản nước ngoài.

Lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về vốn vay. Nếu lãi suất nằm dưới lãi suất cân bằng, lượng cung về vốn vay. Lượng thiếu hụt vốn vay sẽ đẩy lãi suất lên. Ngược lại, nếu lãi suất nằm trên mức cân bằng, lượng cung về vốn vay sẽ lớn hơn lượng cầu về vốn vay. Kết quả là, lượng dư cung về vốn vay sẽ gây áp lực đẩy lãi suất xuống. Tại mức lãi suất cân bằng, lượng cung về vốn vay sẽ đúng bằng lượng cầu về vốn vay. Nghĩa là, tại mức lãi suất cân bằng, lượng vốn mà công chúng muốn tiết kiệm đúng bằng lượng đầu tư trong nước cộng với đầu tư nước ngoài ròng mong muốn.

Hình 7.1. Thị trường vốn vay.

2.2. Thị trường ngoại tệ.

Thị trường thứ hai trong mô hình kinh tế mở của chúng ta là thị trường ngoại tệ. Những người tham gia thị trường này trao đổi giữa đồng đô la và các ngoại tệ. Để biểu thị ngoại tệ, chúng ta bắt đầu với một đồng nhất thức khác từ chương trước:

NFI = NX

Đầu tư nước ngoài ròng = Xuất khẩu ròng

Đồng nhất thức này cho biết rằng sự chênh lệch giữa lượng mua và bán tài sản nước ngoài ròng (NFI) bằng sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (NX). Ví dụ như khi xuất khẩu ròng của Mỹ là dương, người nước ngoài đang mua nhiều hàng hoá và dịch vụ Mỹ hơn là người Mỹ mua hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Trong trường hợp đó, người Mỹ dùng những đồng tiền dư thừa sau khi mua hàng hoá và dịch vụ nước ngoài như thế nào? Chắc chắn họ phải

Page 117: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

nắm giữ thêm tài sản nước ngoài. Tác động dương lên đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ. Ngược lại, nếu xuất khẩu ròng của Mỹ là âm, người Mỹ đang chi tiêu nhiều cho nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ hơn là nguồn thu từ xuất khẩu. Khoảng thâm hụt thương mại này phải được tài trợ bởi việc bán các tài sản nước ngoài do người Mỹ nắm giữ và dẫn đến đầu tư nước ngoài ròng giảm đi.

Mô hình kinh tế mở của chúng ta giả định rằng hai vế của đồng nhất thức này đại diện cho hai phía của thị trường ngoại tệ. Đầu tư nước ngoài ròng đại diện cho lượng cung đô la bán ra để tài trợ việc mua tài sản nước ngoài. Ví dụ như khi một quỹ tương hỗ Mỹ muốn mua một trái phiếu chính phủ Nhật, nó cần phải đổi đô la sang yên trên thị trường ngoại tệ và là tăng cung đô la. Xuất khẩu ròng đại diện cho lượng cầu về đô la dùng cho mục đích nhập khẩu ròng của nước ngoài. Ví dụ như khi một hãng hàng không Nhật Bản cần mua một chiếc máy bay Boeing, nó cần phải đổi yên sang đô la và làm tăng cầu về đô la trên thị trường ngoại tệ.

Giá cả nào sẽ cân bằng cung và cầu trên thị trường ngoại tệ? Câu trả lời là tỷ giá hối đoái thực tế. Như đã biết, tỷ giá hối đoái là giá cả tương đối giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài và do đó nó là yếu tố quyết định chủ chốt của xuất khẩu ròng. Khi tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ tăng lên, hàng hoá Mỹ trở nên đắt đỏ hơn hàng hoá nước ngoài. Điều này làm cho hàng hoá Mỹ kém hấp dẫn cả ở trong nước và ở nước ngoài. Kết quả là xuất khẩu của Mỹ giảm trong khi nhập khẩu vào Mỹ tăng lên .Vì cả hai điều này, xuất khẩu ròng giảm đi. Như vậy khi đồng tiền lên giá thực tế , lượng cầu về đô la trên thị trường ngoại tệ giảm đi.

Hình 7.2. Thị truờng ngoại tệ..

Hình 7.2. cho thấy đường cung và cầu trên thị trường ngoại tệ. Đường cầu dốc xuống với lý do mà chúng ta đã thảo luận là: một tỷ giá hối đoái thực tế cao hơn sẽ làm cho hàng hoá Mỹ đắt đỏ hơn và điều này làm giảm lượng cầu về đô la. Đường cung đô la thẳng đứng vì lượng cung về đô la xuất phát từ đầu tư nước ngoài ròng không phụ thuộc tỷ giá hối đoái thực tế. Lưu ý rằng như đã thảo luận trước, đầu tư nước ngoài ròng phụ thuộc vào lãi suất thực tế. Khi nghiên cứu về thị trường ngoại tệ, chúng ta coi lãi suất thực tế và đầu tư nước ngoài ròng là cho trước.

Tỷ giá hối đoái thực tế điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về ngoại tệ giống như trên các thị trường hàng hoá khác. Nếu tỷ giá hối đoái nằm dưới mức cân bằng, lượng cung về đô la sẽ nhỏ hơn lượng cầu về đô la. Lượng thiếu hụt đô la trên thị trường sẽ đẩy giá đô la lên. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thực tế nằm trên mức cân bằng, lượng cung về đô la sẽ lớn hơn lượng cầu về đô la. Dư cung về đô la sẽ làm giảm giá của nó. Tại mức tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng, cầu về đô la của người nhập khẩu hàng hoá Mỹ sẽ đúng bằng lượng cung đô la của người Mỹ xuất phát từ đầu tư nước ngoài ròng.

Một điểm cần chú ý ở đây là sự phân chia các giao dịch thành cung và cầu trong mô hình này có một chút nhân đạo. Trong mô hình của chúng ta xuất khẩu ròng tạo ra cầu về đô la và đầu tư

Page 118: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

nước ngoài ròng tạo ra cung về đô la. Do vậy, khi một người sống ở Mỹ nhập khẩu một chiếc xe Nhật, mô hình của chúng ta ghi nhận giao dịch đó làm giảm cầu về đô la (vì xuất khẩu ròng giảm đi), chứ không phải là làm cho lượng cung đô la tăng lên. Tương tự như vậy, khi một công nhân Nhật nhận mua một trái khoán chính phủ Mỹ, mô hình của chúng ta ghi nhận giao dịch đó làm giảm lượng cung đô la vì nó làm giảm đầu tư nước ngoài ròng chứ không phải làm cho lượng cầu về đô la tăng lên. Cách sử dụng ngôn ngữ này lúc đầu có vẻ không tự nhiên, nhưng nó sẽ rất hữu dụng trong các phân tích hiệu ứng của các chính sách.

2.3. Trạng thái cân bằng trong nền kinh tế mở.

Cho đến đây, chúng ta đã thảo luận về cung và cầu trên hai thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mối liên hệ giữa hai thị trường này.

2.3.1. Đầu tư nước ngoài ròng: mối quan hệ giữa 2 thị trường

Chúng ta đã thảo luận xem nền kinh tế đã phối hợp bốn biến số kinh tế vĩ mô quan trọng như thế nào: Tiết kiệm quốc gia (S), đầu tư trong nước (I), đầu tư nước ngoài ròng (NFI), và xuất khẩu ròng (NX). Những đồng nhất thức quan trọng cần nhớ là:

S = I + NFI Và NFI = NX

Trên thị trường vốn vay, cung xuất phát từ tiết kiệm quốc gia, cầu xuất phát từ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ròng, lãi suất thực tế sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Trên thị trường ngoại tệ, cung bắt nguồn từ đầu tư nước ngoài ròng, cầu xuất phát từ xuất khẩu ròng, và tỷ giá hối đoái thực tế điều chỉnh để cân bằng cung và cầu.

Đầu tư nước ngoài ròng là biến số liên hệ hai thị trường này với nhau. Trên thị trường vốn vay, đầu tư nước ngoài ròng là một trong những nguồn tạo ra cầu. Một người muốn mua tài sản nước ngoài thì phải đi vay trên thị trường vốn. Trên thị trường ngoại tệ, đầu tư nước ngoài ròng lại là nguồn cung. Một người muốn mua tài sản của nước khác thì phải bán đô la đi để đổi lấy tiền của nước đó. Biến số cơ bản quyết định đến đầu tư nước ngoài ròng, như chúng ta đã xem xét là lãi suất thực tế. Khi lãi suất ở Mỹ cao, việc nắm giữ một tài sản Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn và đầu tư nước ngoài của Mỹ thấp. Hình 7.3 chỉ rõ mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư nước ngoài. Đường đầu tư nước ngoài ròng là cầu nối giữa thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ.

Hình 7.3. Đầu tư nước ngoài ròng phụ thuộc vào lãi suất như thế nào. Do một lãi suất trong nước cao hơn làm tài sản trong nước hấp dẫn hơn, nó làm giảm đầu tư nước ngoài ròng. Chú ý vị trí của số 0 trên trục hoành: đầu tư nước ngoài ròng có thể âm hay dương.

2.3.2. Cân bằng đồng thời trên cả 2 thị trường

Page 119: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Giờ đây chúng ta đã có thể gắn tất cả các khối của mô hình với nhau trong hình 7.4. Hình này cho biết thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ đã cùng quyết định các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong một nền kinh tế mở như thế nào.

Phần (a) biểu thị thị trường vốn vay (lấy từ hình 7.1). Như đã đề cập trước đây, tiết kiệm quốc gia là nguồn cung về vốn vay. đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tạo ra cầu về vốn vay. Lãi suất về vốn vay (r1) sẽ đưa lượng cung và cầu về vốn vay cân bằng với nhau.

Phần (b) cho thấy đầu tư nước ngoài ròng (lấy từ hình 7.3). Nó cho thấy bằng cách nào mà lãi suất trong phần (a) quyết định đầu tư nước ngoài ròng. Lãi suất trong nước cao hơn sẽ làm cho tài sản trong nước trở nên hấp dẫn hơn và điều này làm giảm đầu tư nước ngoài ròng. Do đó, đường đầu tư nước ngoài ròng trong phần (b) dốc lên trên.

Hình 7.4. Cân bằng thực trong một nền kinh tế mở. Trong phần (a) ,cung và cầu về vốn vay quyết định lãi suất thực tế. Trong phần (b), lãi suất quyết định đầu tư nước ngoài ròng, là nguồn cung đô la trên thị trường ngoại tệ. Trong phần (c), cung và cầu đô la trên thị trường ngoại hối quyết định tỷ giá hối đoái thực tế.

Phần (c) của hình vẽ biểu thị thị trường ngoại tệ (lấy từ hình 7.2), vì đầu tư nước ngoài ròng phải được chi trả bằng ngoại tệ, lượng đầu tư nước ngoài ròng trong phần (b) quyết định cung về đô la trên thị trường ngoại tệ. Do tỷ giá hối đoái thực tế không ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài ròng, đường cung thẳng đứng. Cầu về đô la xuất phát từ xuất khẩu ròng. Vì sự giảm giá của đồng nội tệ sẽ làm tăng xuất khẩu ròng, đường cầu trên thị trường ngoại tệ dốc xuống. Tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng sẽ điều chỉnh để cung và cầu đô la trên thị trường ngoại tệ bằng nhau.

Hai thị trường được mô tả trong hình 7.4 quyết định hai loại giá tương đối: lãi suất thực tế và tỷ giá hối đoái thực tế. Lãi suất thực tế được quyết định trong phần (a) là giá của hàng hoá và dịch vụ hiện tại so với giá của hàng hoá và dịch vụ trong tương lai. Tỷ giá hối đoái thực tế được xác định trong phần (c) là giá cả hàng hoá dịch vụ trong nước so với hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài . Cả hai loại giá tương đối này điều chỉnh đồng thời để tạo ra cân bằng trên cả hai thị trường. Bằng cách đó, chúng sẽ xác định tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu ròng. Ngay sau đây, chúng ta sẽ dùng mô hình này để xem xét sự thay đổi trong các biến số khi một chính sách hay một sự kiện nào đó làm dịch chuyển các bộ phận cấu thành mô hình.

Page 120: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

III.Các chính sách và sự kiện ảnh hưởng đến một nền kinh tế mở như thế nào

Sau khi xây dựng mô hình cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô chủ chốt được xác định như thế nào trong nền kinh tế mở, chúng ta xem xét thay đổi trong chính sách và các sự kiện có ảnh hưởng đến cân bằng của nền kinh tế như thế nào. Trong quá trình phân tích, điều cần nhớ là mô hình của chúng ta chỉ bao gồm cung và cầu trên thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ. Khi sử dụng mô hình để phân tích bất cứ biến cố nào, chúng ta có thể áp dụng ba bước. Thứ nhất, xác định biến cố đó ảnh hưởng đến đường cung hay đường cầu. Thứ hai, các đường này sẽ dịch chuyển theo chiều hướng nào. Thứ ba, chúng ta sử dụng mô hình cung cầu để xem những dịch chuyển này ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng của nền kinh tế.

3.1. Thâm hụt ngân sách chính phủ

Khi lần đầu tiên chúng ta thảo luận về cung và cầu về vốn vay ở đầu cuốn sách, chúng ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách, một trạng thái trong đó chi tiêu chính phủ lớn hơn nguồn thu chính phủ. Do thâm hụt ngân sách chính là khoản tiết kiệm âm của chính phủ, nó làm giảm tiết kiệm quốc gia (tổng của tiết kiệm chính phủ và tư nhân). Do đó, thâm hụt ngân sách chính phủ làm giảm cung về vốn vay, khiến lãi suất tăng, và do đó làm đầu tư giảm xuống.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách trong một nền kinh tế mở. Trước hết, đường nào trong mô hình của chúng ta dịch chuyển? Giống như trong một nền kinh tế đóng, tác động ban đầu của thâm hụt ngân sách là đến tiết kiệm quốc gia và do đó là đến đường cung về vốn vay. Thứ hai, đường này dịch chuyển theo hướng nào? Lại giống như trong trường hợp nền kinh tế đóng, thâm hụt ngân sách chính là tiết kiệm chính phủ âm. Điều này làm giảm tiết kiệm quốc gia và làm dịch chuyển đường cung về vốn vay sang bên trái. Điều này được biểu hiện bởi sự dịch chuyển từ S1 đến S2 trong phần (a) hình 7.5.

Hình 7.5. Các hiệu ứng của thâm hụt ngân sách chính phủ. Khi chính phủ có thâm hụt, cung về vốn vay bị giảm từ S1 xuống S2 trong phần (a). Lãi suất tăng từ r1 đến r2 điểm cân bằng cung và cầu về vốn vay. Trong phần (b), lãi suất cao hơn làm giảm đầu tư nước ngoài ròng. Đầu tư nước ngoài giảm đi, đến lượt nó sẽ làm giảm cung đô la trên thị trường ngoại tệ từ s1 xuống s2 trong

Page 121: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

phần (c). Sự giảm đi trong cung đô la làm cho tỷ giá hối đoái thực tế tăng từ E1 lên E2. Sự tăng lên trong tỷ giá hối đoái đẩy cán cân thương mại về phía thâm hụt.

Bước thứ ba và cũng là cuối cùng so sánh các điểm cân bằng cũ và mới. Phần (a) biểu thị ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ lên thị trường vốn vay. Với lượng vốn ít hơn để đáp ứng nhu cầu vay trên các thị trường tài chính, lãi suất tăng từ r1 lên r2 để cân bằng cung và cầu. Đối diện với mức lãi suất cao hơn, người đi vay sẽ vay ít hơn. Điều này được thể hiện bằng sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trên đường cầu về vốn vay. Cụ thể hơn các hãng và gia đình sẽ mua ít hàng tư bản hơn. Giống như trong một nền kinh tế đóng, thâm hụt ngân sách chính phủ làm giảm đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mở, cung về vốn vay giảm còn có những ảnh hưởng khác, Phần (b) cho thấy lãi suất tăng từ r1 đến r2 làm giảm đầu tư nước ngoài ròng. [Sự suy giảm trong đầu tư nước ngoài ròng này đóng góp một phần vào sự suy giảm trong lượng cầu về vốn vay biểu hiện bằng sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trong phần (a)]. Do tiết kiệm trong nước giờ đây có lợi hơn, đầu tư ra nước ngoài trở nên ít hấp dẫn hơn và công chúng ít mua tài sản nước ngoài hơn. Lãi suất cao hơn trên các tài sản Mỹ cũng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, khi thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất, hành vi của các nhà đầu tư Mỹ và nước ngoài làm cho đầu tư nước ngoài ròng giảm đi.

Phần (c) cho biết thâm hụt ngân sách ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngoại tệ. Do đầu tư nước ngoài giảm xuống, công chúng cần ít ngoại tệ để mua các tài sản nước ngoài. Điều này làm cho đường cung đô la dịch chuyển sang trái từ S1 đến S2 .Sự sụt giảm trong cung đô la làm tăng tỷ giá hối đoái từ E1 đến E2 . Điều này có nghĩa là đô la tăng giá so với các ngoại tệ khác. Đến lượt đó, việc tăng giá này làm cho hàng hoá Mỹ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hoá nước khác. Do công chúng trong nước và nước ngoài đều giảm mua hàng hoá Mỹ đã trở nên đắt đỏ, xuất khẩu của Mỹ giảm và nhập khẩu vào Mỹ tăng. Cả hai điều này làm cho xuất khẩu ròng của Mỹ giảm. Do đó trong một nền kinh tế mở, thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất thực tế, làm giảm đầu tư nước ngoài, làm nội tệ tăng giá và đẩy cán cân thương mại về phía thâm hụt.

Một ví dụ quan trọng của bài học này là những gì xảy ra ở nước Mỹ trong thập kỷ 80. Không bao lâu sau khi Reagan được bầu làm tổng thống trong năm 1980, chính sách tài khoá liên bang có những thay đổi đáng kể. Tổng thống và quốc hội đã thông qua nhiều đợt cắt giảm thuế nhưng lại không làm giảm chi tiêu chính phủ một lượng tương ứng. Kết quả là một lượng thâm hụt ngân sách lớn. Mô hình của một nền kinh tế mở của chúng ta cho thấy, chính sách như vậy sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại như chúng ta thấy trong chương trước. Trong giai đoạn này, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại gắn với nhau chặt chẽ cả về lý thuyết và thực tiễn đến mức chúng được coi là thâm hụt kép. Tuy nhiên chúng ta không nên coi hai đứa trẻ sinh đôi là hoàn toàn giống nhau vì còn nhiều yếu tố khác ngoài chính sách tài khoá có thể ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại.

3.2. Chính sách thương mại

Chính sách thương mại là chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Một chính sách thương mại phổ biến là thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu. Một hình thức khác là hạn ngạch nhập khẩu, một sự hạn chế của một mặt hàng sản xuất tại nước ngoài được bán trong nước. Chính sách thương mại hiện rất phổ biến khắp toàn thế giới mặt dù đôi khi chúng được che đậy. Ví dụ như chính phủ Mỹ thường gây sức ép lên các nhà sản xuất ôtô Nhật đã giảm lượng xe Nhật bán vào Mỹ. Những hạn chế như vậy được gọi là “sự hạn chế xuất khẩu tự nguyện”. Thực chất kiểu hạn chế này không mang tính tự nguyện mà là một dạng của hạn ngạch nhập khẩu.

Page 122: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Hình 7.6. Các hiệu ứng của hạn ngạch nhập khẩu. Khi chính phủ Mỹ đưa ra hạn ngạch nhập khẩu đối với ôtô Nhật, không có gì xảy ra trên thị trường vốn vay trong phần (a) hay đầu tư nước ngoài ròng trong phần (b). Hiệu ứng duy nhất là làm tăng xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) tại mỗi mức tỷ giá hối đoái. Kết quả là, cầu về đô la trên thị trường ngoại tệ tăng lên từ D1 đến D2 như trong phần (c). Sự tăng lên về cầu đô la làm cho giá trị đô la tăng từ E1 lên E2 . Sự tăng giá trong đô la có xu hướng làm giảm xuất khẩu ròng, triệt tiêu hiệu ứng trực tiếp của hạn ngạch nhập khẩu lên cán cân thương mại.

Chúng ta hãy xem xét tác động kinh tế vĩ mô của chính sách thương mại. Giả sử rằng ngành sản xuất ôtô Mỹ, ngành đang chịu sức ép cạnh tranh từ các nhà sản xuất ôtô Nhật, thuyết phục được chính phủ qui định hạn ngạch nhập khẩu ôtô từ Nhật. Để đạt được điều này, những người vận động hành lang cho ngành sản xuất ôtô Mỹ đã lập luận rằng hạn ngạch sẽ góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. Họ có đúng không? Mô hình của chúng ta trả lời câu hỏi này trong hình 7.6

Bước đầu tiên trong việc phân tích chính sách thương mại là việc xem xét đường nào dịch chuyển. Ảnh hưởng đầu tiên của việc hạn chế thương mại là lên nhập khẩu. Do xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, chính sách này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng. Và do xuất khẩu ròng là nguồn cầu về đô la trên thị trường ngoại tệ, chính sách thương mại gây ảnh hưởng lên đường cầu trên thị trường này.

Bước thứ hai là xác định xem đường cầu này dịch chuyển theo hướng nào. Do hạn ngạch hạn chế lượng nhập khẩu xe hơi vào Mỹ, nó làm giảm nhập khẩu ở mức tỷ giá hối đoái thực tế. Xuất khẩu ròng, bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, sẽ tăng lên tại mức tỷ giá hối đoái thực tế. Do người nước ngoài cần đô la để nhập khẩu ròng từ Mỹ, lượng cầu về đô la tăng lên trên thị trường ngoại tệ. Sự tăng trong cầu đô la được diễn tả bằng sự dịch chuyển từ D1 đến D2 trong phần (c) của hình 7.6.

Bước thứ ba là so sánh điểm cân bằng cũ với điểm cân bằng mới. Như trong phần (c), sự tăng lên trong cầu về đô la làm cho tỉ giá hối đoái thực tế tăng lên từ E1 lên E2. Do chưa có gì xảy ra trên thị trường vốn vay trong phần (a), không có sự thay đổi nào trong lãi suất thực tế. Do không có sự thay đổi trong lãi suất thực tế, đầu tư nước ngoài ròng cũng không thay đổi như trong phần (b), Và do không có sự thay đổi nào trong đầu tư nước ngoài ròng, xuất khẩu ròng cũng sẽ không thay đổi mặc dù hạn ngạch nhập khẩu đã làm giảm lượng nhập khẩu.

Page 123: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Lý do tại sao nhà xuất khẩu ròng có thể không thay đổi trong khi nhập khẩu giảm là sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực tế. Khi đồng đô la lên giá trên thị trường ngoại tệ: hàng hóa trong nước tăng so với hàng hóa nước ngoài. Sự tăng giá nội tệ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Những thay đổi này gây tác động ngược lại với sự tăng lên của xuất khẩu ròng gây ra trực tiếp bởi hạn ngạch nhập khẩu. Cuối cùng, hạn ngạch nhập khẩu làm giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu ròng, bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu, sẽ không thay đổi.

Chúng ta đã đi đến kết luận đáng ngạc nhiên: chính sách thương mại không gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Điều đó có nghĩa là, các chính sách ảnh hưởng đến xuất và nhập khẩu một cách trực tiếp không làm thay đổi xuất khẩu ròng. Kết luận này sẽ trở nên ít gây ngạc nhiên nếu chúng ta xem lại đồng nhất thức sau:

NX = NFI = S – I

Đồng nhất thức cho thấy, xuất khẩu ròng bằng đầu tư nước ngoài ròng và bằng tiết kiệm quốc gia trừ đi đầu tư trong nước. Chính sách thương mại không ảnh hưởng đến cán cân thương mại vì nó không làm thay đổi tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nước. Với các mức tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nước xác định trước, thời gian hối đoái thực tế điều chỉnh để giữ cán cân thương mại không đổi, không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ chính sách thương mại nào đang được thực thi.

Mặc dù chính sách thương mại không làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại tổng thể, chính sách thương mại này có ảnh hưởng đến từng hãng, ngành và quốc gia cụ thể. Khi chính phủ Mỹ đặt ra một hạn ngạch nhập khẩu lên xe ô tô nhập từ Nhật, General Motors sẽ chịu ít cạnh tranh và xe ra nhiều hơn. Cùng lúc đó, do đồng đô la lên giá, Boeing, một nhà sản xuất máy bay Mỹ thấy cạnh tranh khó hơn với với Airbus, một hãng sản xuất máy bay ở châu Âu. Xuất khẩu máy bay Mỹ sẽ giảm trong khi nhập khẩu máy bay tăng. Trong trường hợp này, hạn ngạch về ô tô nhập khẩu từ Nhật sẽ làm xuất khẩu ô tô ròng tăng lên và làm xuất khẩu máy bay ròng giảm đi. Hơn nữa, nó sẽ làm xuất khẩu ròng sang Nhật tăng lên và sang châu Âu giảm đi. Tuy nhiên, cán cân thương mại tổng thể của Mỹ sẽ không thay đổi.

Do vậy, ảnh hưởng của chính sách thương mại mang tính vi mô hơn là tính vĩ mô. Mặc dù những người ủng hộ cho chính sách thương mại nhiều khi sai lầm mà cho rằng, những chính sách thương mại có thể thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia, họ thường xuyên bị thúc đẩy nhiều hơn bởi mối quan tâm đến các hãng và ngành cụ thể. Ví dụ như chẳng ai ngạc nhiên khi ông giám đốc điều hành General Motors ủng hộ việc đặt ra hạn ngạch nhập khẩu lên xe hơi Nhật. Các nhà kinh tế lại thường xuyên phản đối các chính sách thương mại đó. Thương mại tự do sẽ cho phép các quốc gia chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà họ có lợi thế nhất. Điều này làm cho nhân dân các nước đều có lợi. Hạn chế thương mại sẽ ảnh hưởng đến lợi ích này và làm giảm phúc lợi tổng thể.

3.3. Những bất ổn chính trị và tình trạng thất thoát vốn

Trong năm 1994, tình trạng bất ổn chính trị tại Mêhicô trong đó có vụ ám sát một nhà lãnh đạo cao cấp làm cho các thị trường tài chính chao đảo. Công chúng đánh giá mức độ ổn định của Mêhicô thấp hơn nhiều so với trước. Họ quyết định rút một số tài sản ra khỏi Mêhicô để gửi sang Mỹ và các “thiên đường” an toàn khác. Sự di chuyển ồ ạt và bất chợt như vậy của vốn ra khỏi một quốc gia gọi là sự thất thoát vốn. Để xem xét ảnh hưởng của thất thoát vốn đến nền kinh tế Mêhicô, chúng ta lại đi theo ba bước để phân tích sự thay đổi trong trạng thái cân bằng. Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta áp dụng mô hình của nền kinh tế mở của Mêhicô chứ không phải là Mỹ.

Hãy xét xem đường nào trong mô hình chịu ảnh hưởng của thất thoát vốn. Các nhà đầu tư trên khắp thế giới quan sát các vấn đề của Mêhicô và quyết định bán một số tài sản Mêhicô và sử dụng số tiền bán được để mua tài sản Mỹ. Động thái này làm tăng đầu tư nước ngoài ròng của

Page 124: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Mêhicô và do đó ảnh hưởng cả hai thị trường trong mô hình. Rõ ràng nhất là sự ảnh hưởng đến đường đầu tư nước ngoài ròng và điều này ảnh hưởng đến cung về đồng pê sô trên thị trường ngoại tệ. Thêm vào đó, do cầu về vốn vay xuất phát từ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ròng, thất thoát vốn ảnh hưởng đến đường cầu trên thị trường vốn vay.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét những đường này dịch chuyển theo hướng nào. Khi đầu tư nước ngoài ròng tăng lên, cầu về vốn vay tăng lên rất nhiều. Như vậy, đường cầu về vốn vay dịch chuyển từ D1 đến D2 trong phần (a) của hình 7.7. Thêm vào đó, vì đầu tư nước ngoài ròng tăng lên ở mỗi mức lãi suất, đường đầu tư nước ngoài ròng dịch chuyển sang phải từ NFI1 đến NFI2, như trong phần (b).

Hình 7.7. Các hiệu ứng của thất thoát vốn. Nếu công chúng cho rằng Mêhicô là một nơi không an toàn để gửi tiết kiệm, họ sẽ chuyển tiết kiệm sang các thiên đường khác như nước Mỹ, khiến cho đầu tư nước ngoài ròng của Mêhicô tăng lên. Kết quả là, cầu về vốn vay ở Mêhicô tăng từ D1 lên D2, như trong phần (a), và điều này đẩy lãi suất thực tế của Mêhicô tăng từ r1 lên r2. Do đầu tư nước ngoài ròng cao hơn bất kỳ lúc nào, trên thị trường ngoại tệ, cung pê sô tăng từ S1 lên S2, như trong phần (c). Sự tăng lên trong cung pê sô này khiến cho pê sô mất giá từ E1 xuống E2, khiến cho pê sô trở nên ít giá trị hơn so với các đồng tiền khác.

Để thấy được ảnh hưởng của thất thoất vốn đến nền kinh tế, chúng ta so sánh trạng thái cân bằng cũ và mới. Phần (a) trong hình 7.7 cho thấy lượng cầu về vốn vay tăng lên làm lãi suất ở Mêhicô tăng từ r1 lên r2. Phần (b) cho thấy đầu tư nước ngoài ròng của Mêhicô tăng lên. Mặc dù sự tăng lên trong lãi suất làm cho tài sản Mêhicô trở nên hấp dẫn hơn, điều này chỉ bù đắp được một phần ảnh hưởng của thất thoát vốn đến đầu tư nước ngoài ròng của Mêhicô. Phần (c) cho thấy sự tăng lên trong đầu tư nước ngoài ròng làm cho cung về pê sô trên thị trường ngoại tệ tăng từ S1 lên S2. Như vậy khi công chúng cố gắng thoát khỏi các tài sản Mêhicô, có một lượng cung đồng pê sô rất lớn để đổi ra đồng đô la. Sự tăng lên trong lượng cầu làm cho đồng pê sô mất giá từ E1 xuống E2. Như vậy, thất thoát vốn ở Mêhicô làm cho lãi suất tăng lên và làm cho đồng pê sô của Mêhicô mất giá trên thị trường ngoại tệ. Đây chính là những gì quan sát thấy trong năm 1994. Từ tháng 11 năm 1994 đến tháng 3 năm 1995, lãi suất của trái phiếu ngắn hạn của chính phủ Mêhicô đã tăng từ 14 đến 70 phần trăm và đồng pê sô mất giá từ 29 đến 15 xu Mỹ một pê sô.

Page 125: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

Mặc dù ảnh hưởng nhiều nhất đến nền kinh tế trong nước, thất thoát vốn còn ảnh hưởng đến các nước khác. Khi vốn chảy khỏi Mêhicô sang Mỹ, thất thoát vốn có những tác động ngược lại đến nền kinh tế Mỹ so với những điều xảy ra ở Mêhicô. Cụ thể hơn, sự tăng lên trong đầu tư nước ngoài ròng của Mêhicô xảy ra đồng thời với sự suy giảm trong đầu tư nước ngoài ròng ở Mỹ. Trong khi đồng pê sô giảm giá trị và lãi suất ở Mêhicô tăng lên, đồng đô la lên giá và lãi suất Mỹ giảm đi. Tuy nhiên, do quy mô của nền kinh tế Mỹ lớn hơn hẳn của Mêhicô, tác động này đến nền kinh tế Mỹ không lớn.

Các sự kiện mà chúng ta quan sát được ở Mêhicô có thể xảy ra với bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới. Và thực tế, điều đó đã xảy ra thường xuyên. Vào năm 1997, cả thế giới biết rằng hệ thống ngân hàng của một số nền kinh tế châu Á trong đó có Thái Lan, Hàn Quốc và Inđônesia ở trạng thái phá sản hoặc gần như phá sản. Điều này đã kích thích vốn chạy khỏi những quốc gia này. Trong năm 1998, chính phủ Nga không trả được nợ của mình và làm cho các nhà đầu tư quốc tế bỏ chạy với bất cứ đồng tiền nào mà họ có. Trong bất cứ trường hợp nào, kết quả đều rất giống những gì mà mô hình của chúng ta dự đoán: lãi suất tăng và tỷ giá giảm xuống.

Thất thoát vốn có thể xảy ra ở Mỹ được không? Dù nước Mỹ luôn được coi là một điểm đầu tư an toàn, những diễn biến chính trị đã có lúc tạo ra những đợt thất thoát vốn nhỏ. Ví dụ, vào ngày 22 tháng 9 năm 1995, tờ Thời báo New York thông báo rằng trong ngày hôm trước, chủ tịch hạ viện Newt Gingrich đã đe doạ sẽ đưa nước Mỹ đến tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử đất nước để buộc chính phủ Clinton phải cân bằng ngân sách theo cách hiểu của những người Cộng hoà. Thậm chí ngay khi phần lớn công chúng không tin vào khả năng vỡ nợ này, tác động của tuyên bố này phần nào cũng giống như những gì đã xảy ra ở Mêhicô trong năm 1994. Chỉ trong ngày hôm đó, lãi suất trái phiếu 30 năm của chính phủ Mỹ tăng từ 6,46% lên 6,55%, và tỷ giá giảm xuống từ 102,7 đến 99,0 Yên một đô la. Như vậy một nền kinh tế vững vàng như của nước Mỹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thất thoát vốn.

IV.Kết luận

Kinh tế quốc tế ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng. Ngày càng nhiều công dân Mỹ mua hàng hóa sản xuất tại nước ngoài và sản xuất để xuất khẩu. Thông qua các quỹ tương hỗ, họ có thể gửi tiết kiệm hoặc đi vay trên các thị trường tài chính thế giới. Do đó, việc phân tích một cách đầy đủ về nền kinh tế một nước đòi hỏi phải hiểu xem nền kinh tế nước đó tương tác với các nền kinh tế khác như thế nào.

Mặc dù kinh tế học quốc tế rất có giá trị, chúng ta không nên quá thổi phồng tầm quan trọng của nó. Các nhà làm chính sách và các nhà bình luận thường nhanh chống đổ lỗi cho người nước ngoài những vấn đề mà người Mỹ đang gặp phải. Ngược lại, các nhà kinh tế lại cho rằng những vấn đề này xuất phát từ trong nước. Ví dụ như các chính trị gia thường đề cập đến cạnh tranh từ bên ngoài như một mối đe dọa đến mức sống Mỹ. Các nhà kinh tế học lại hay phàn nàn về mức tiết kiệm quốc gia thấp. Tiết kiệm quốc gia thấp sẽ làm hạn chế sự tăng trưởng tư bản, năng suất và mức sống, mà không phụ thuộc vào nền kinh tế là mở hay đóng. Người nước ngoài là một mục tiêu tấn công tiện lợi cho việc trốn tránh trách nhiệm mà không phương hại đến một khối cử tri nào. Do đó, bất cứ khi nào nghe các thảo luận về tài chính và thương mại quốc tế, điều quan trọng là phải phân biệt được lý thuyết và thực tế. Các công cụ mà các bạn học được trong chương này hy vọng sẽ giúp được việc đó.

V.Câu hỏi ôn tập

1. Hãy mô tả cung và cầu trên thị trường vốn vay và thị trường ngoại tệ. Các nhà thị trường này liên hệ với nhau như thế nào?

Page 126: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

2. Tại sao thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại thỉnh thoảng được gọi là thâm hụt kép?

3. Giả sử rằng một nghiệp đoàn của công nhân dệt khuyến khích mọi người chỉ mua hàng may mặc do Mỹ sản xuất. Chính sách này ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế? tác động đến ngành dệt là gì? Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ôtô là gì?

4. Thất thoát vốn là gì? Khi một nước có thất thoát vốn, lãi suất và tỷ giá hối đoái của nó bị ảnh hưởng ra sao?

BÀI TẬP VÀ VẬN DỤNG 1. Nhật Bản luôn có thặng dư thương mại. Bạn có nghĩ rằng điều này liên quan nhiều nhất đến cầu cao của người nước ngoài đối với hàng hóa Nhật, cầu thấp của người Nhật đối với hàng hóa nước ngoài, một tỷ lệ tiết kiệm ở Nhật cao so với đầu tư, hay là các rào cản mang tính cơ cấu đối với nhập khẩu vào Nhật Bản? hãy giải thích câu trả lời của bạn.

2. Một bài trong thời báo New York (14/4/1995) viết về sự giảm gía của đống đô la cho rằng “tổng thống đã thất cương quyết cho thấy rằng nước Mỹ vẫn đang vững vàng trong việc giảm thâm hụt, điều này làm cho đồng đô la trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư”. Thực ra, việc giảm thâm hụt có làm tăng giá trị của đồng đô la hay không? Hãy giải thích.

3. Giả sử rằng Quốc hội thông qua một luật về tín dụng đầu tư nhằm trợ cấp cho đầu tư trong nước. Chính sách này ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước, lãi suất, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại như thế nào?

4. Trong bài chúng ta đã thấy rằng sự tăng lên trong thâm hụt thương mại trong những năm 1980 phần lớn gây ra bởi sự tăng lên trong thâm hụt ngân sách. Mặc khác, các báo cỏn cho rằng thâm hụt thương mại tăng lên là do sự giảm súc chất lượng hàng Mỹ so với hàng ngoại.

a. Giả sử rằng chất lượng của sản phẩm Mỹ giảm một cách tương đối trong thập kỷ 1980. Điều này ảnh hường như thế nào đến xuất khẩu ròng tại mỗi mức tỷ giá hối đoái?

b. Hãy sử dụng đồ thị ba phần để thấy được ảnh hưởng của sự dịch chuyển này trong xuất khẩu ròng lên tỷ giá hối đoái thực tế và cán cân thương mại.

c. Điều mà các báo đưa ra có nhất quán với mô hình đưa ra trong chương này hay không? Giảm chất lượng hàng hóa có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta hay không? (Gợi ý: Khi chúng ta bán hàng hóa cho người nước ngoài, đổi lại chúng ta nhận được gì?)

5. Một nhà kinh tế khi thảo luận về chính sách thương mại đã viết: “Một trong những lợi ích của nước Mỹ khi dỡ bỏ các hạn chế thương mại [là] làm lợi cho các ngành công nghiệp Mỹ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu . Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ dễ dàng bán hàng hóa ra nước ngoài hơn- ngay cả khi các nước không theo gương của chúng ta và không giảm bớt các rào cản thương mại”. Hãy giải thích bằng lời tại sao các ngành công nghiệp xuất khẩu lại có lợi tù việc giảm các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu vào nước Mỹ.

6. Giả sử rằng người Pháp đột nhiên thích rượu California. Hãy trả lời câu hoi sau bằng lời và sử dụng đồ thị.

a. Điều gì sẽ xảy ra đối với cầu đô la trên thị trường ngoại tệ?

b. Điều gì sẽ xảy ra đối với giá trị của đô la trên thị trường ngoại tệ?

c. Điều gì sẽ xảy ra đối với khối lượng thương mại?

7. Một thượng nghị sĩ thông báo sự ủng hộ của bà ta đối với chủ nghĩa bảo hộ: “Thâm hụt thương mại của nước Mỹ phải được giảm bớt, nhưng hạn ngạch nhập khẩu chỉ làm phiền các bạn hàng của chúng ta. Nếu thay vào đó chúng ta trợ cấp xuất khẩu, chúng ta có thể giảm bớt thâm hụt

Page 127: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

bnằgg việc âng cao khả năng cạnh tranh”. Hãy sử dụng một đồ thị ba phần để chỉ ra tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với xuất khẩu ròng và tỷ giá hối đoái thực tế. Bạn có đồng ý với bà thượng nghị sĩ đó không?

8. Giả sử rằng lãi suất thực tế tăng lên trên khắp châu Âu. Hãy giải thích điều này sẽ ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ ra sao. Sau đó hãy giải thích nó ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng như thế nào, sử dụng công thức có trong chương và đồ thị. Điều gì sẽ xảy ra với lãi suất thực tế và tỷ giá hối đoái thực tế?

9. Giả sử rằng người Mỹ quyết định tiết kiệm nhiều hơn.

a. Nếu độ co giãn của đầu tư nước ngoài ròng với lãi suất thực tế ở Mỹ là rất cao, hì sự tăng lên trong tiết kiệm tư nhân này có ảnh hưởng lớn hay nhỏ lên đầu tư trong nước của Mỹ.

b. Nếu độ co giãn của xuất khẩu với tỷ giá hối đoái thực tế ở Mỹ là rất thấp, thì sự tăng lên trong tiết kiệm tư nhân này có ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ.

10. Trong một thập kỷ vừa qua, một số tiết kiệm của Nhật đã sử dụng để tài trợ cho đầu tư ở Mỹ. Tức là đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ sang Nhật âm.

a. Nếu như người Nhật quyết định không mau tài sản của Mỹ nửa, điều gì sẽ xảy ra trên thị trường vốn vay của Mỹ? Đặc biệt, điều gi sẽ xảy ra đối với lãi suất, tiết kiệm và đầu tư nước ngoài của Mỹ?

b. Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường ngoại tệ? Đặc biệt, điều gì sẽ xảy ra đối với gía trị của đồng đô la và cán cân thương mại?

11. Trong năm 1998, Chính phủ Nga không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn, làm cho các nhà đầu tư thế giới trở nên ưa thích trái khoán Chính phủ Mỹ hơn, món đầu tư đựơc coi là an toàn hơn. Theo bạn “sự thất thoát vốn đến nơi an toàn này” có tác động đến nền kinh tế Mỹ như thế nào? Hãy nhớ là có tác động lên tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước, đ6àu tư nước ngoài ròng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và cán cân thương mại.

12. Giả sử rằng các quỹ hỗ tương Mỹ đột nhiên đầu tư vào Canada.

a. Điều gì sẽ xảy ra đối với đầu tư nước ngoài ròng, tiết kiệm, và đầu tư trong nước của Canada?

b. Ảnh hưởng lâu dài đến lượng tư bản của Canada là gì?

c. Sự thay đổi này trong lượng tư bản có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường alo động của Canada? Đầu tư của Mỹ váo Canada làm cho công nhân Canada giàu hơn hay nghèo đi?

d. Bạn nghĩ rằng điều này làm cho công nhân Mỹ giàu hơn hay nghèo đi? Bạn có thể tìm lý giải thích tại sao ảnh hưởng đến công dân Mỹ nói chung lại có thể khác với ảnh hưởng đến công dân Mỹ?

Sách tham khảo

1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (1995), Kinh tế học, Hà Nội, nhà xuất bản giáo dục.

2. N.Gregory Mankiw(2003), Nguyên lý kinh tế học tập 2, Khoa kinh tế trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, nhà xuất bản thống kê.

3. N. Gregory Mankiw (1997), Kinh tế vĩ mô, trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, nhà xuất bản thống kê.

4. Paul A.Samuelson, Wiliam D.Nordhalls (2002), Kinh tế học tập 2, nhà xuất bản thống kê.

Page 128: ớ ệ ƯỜ ĐẠ Ọ - tranquangtri.comtranquangtri.com/jackal/Sundries/Tai lieu cao hoc/kinh te vi mo.pdf · thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh

5. Trần Văn Hùng, Nguyễn Trí Hùng, Trương Quang Hùng, Nguyễn Thanh Triều, Châu văn Thành (1999), Kinh tế vĩ mô đại cương và nâng cao,Tp.Hồ Chí Minh, nhà xuất bản giáo dục.