noi dung on tap mon duong loi dcs sv dh duoc ha noi khoa 63 ( moi )

5
Nội dung ôn thi 1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc( giai đoạn 1921 đến 1930) 2. ý nghĩa của việc thành lập Đảng CSVN 3. Nội dung Luận cương tháng 2 và luận cương tháng 10 4. Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng trong cách mạng tháng Tám 5. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 6. Quá trình hình thành đường lối, nội dung đường lối kháng chiến chống TDP của Đảng 7. Chủ trương ký kết hiệp định Giơnevơ của Đảng và chính phủ VN để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương 8. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống TDP 9. Tất cả các chủ đề đã thảo luận( CNH, HĐH; Kinh tế thị trường; Hệ thống chính trị; VH và các vấn đề xã hội; Đường lối đối ngoại) 9. Điều kiện hình thành ĐL xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới. 10. Mục tiêu, quan điểm, chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới. 11.Đường lối xây dựng nền văn hóa trong thời kỳ đổi mới. 12.Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Upload: ngan-nguyen

Post on 07-May-2015

2.300 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: noi dung on tap mon duong loi DCS sv dh DUOC Ha Noi khoa 63 ( moi )

Nội dung ôn thi

1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc( giai đoạn 1921 đến 1930)2. ý nghĩa của việc thành lập Đảng CSVN3. Nội dung Luận cương tháng 2 và luận cương tháng 104. Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng trong cách mạng tháng Tám5. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng tháng Tám năm

19456. Quá trình hình thành đường lối, nội dung đường lối kháng chiến chống TDP của Đảng7. Chủ trương ký kết hiệp định Giơnevơ của Đảng và chính phủ VN để kết thúc chiến tranh ở Đông

Dương8. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống TDP9. Tất cả các chủ đề đã thảo luận( CNH, HĐH; Kinh tế thị trường; Hệ thống chính trị; VH và các vấn đề xã hội; Đường lối đối ngoại)

9. Điều kiện hình thành ĐL xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới.

10. Mục tiêu, quan điểm, chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới.

11.Đường lối xây dựng nền văn hóa trong thời kỳ đổi mới.

12.Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới.

13.Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới từ đại hội 6 đến đại hội 8.

14.------------------------nt--------------------------------------------------------------9 đến nay .

Chủ đề 9 : các bạn thảo luận thống nhất vs nhau về tên chủ đề giữa tên gọi ở trên vs chủ đề “ Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới .“

Page 2: noi dung on tap mon duong loi DCS sv dh DUOC Ha Noi khoa 63 ( moi )

Ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ - Con đường đấu tranh cam goNgày cập nhật: 21-07-2010

Cách nay 56 năm, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-

vơ, nhân dân ta đã phải trải qua quá trình đấu tranh đầy cam go trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. * Tìm giải pháp thương lượng Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, vào tháng 9 năm 1945, lợi dụng sự có mặt của quân Đồng minh trên đất nước ta và được sự tiếp tay của quân Anh, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam bộ và cả nước nhằm thực hiện mưu đồ chiếm toàn bộ Đông Dương trong thời gian ngắn. Hành động ngang ngược đó của quân Pháp đã buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên kháng chiến chống lại chúng. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, nhân dân ta đã phá tan nhiều cuộc càn quét quy mô lớn của địch và giành nhiều chiến công vang dội ở Việt Bắc (1947), Biên giới (1950); các trận thắng lớn liên tiếp trong các chiến dịch Trung du, Đường số 18, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc vào những năm 1951-1952, chiến cuộc Đông xuân 1953-1954. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã làm thất bại nhiều kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Trong thời gian chiến tranh, Chính phủ Pháp đã cử 13 chính khách và danh tướng sang Đông Dương cùng hàng vạn quân lính; viện trợ của Mỹ cho Pháp tiến hành cuộc chiến tranh đã lên tới 73% chi phí cho cuộc chiến tranh, nhưng vẫn không giành thắng lợi. Trong khi đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã bùng lên mạnh mẽ. Chính giới Pháp phân hóa sâu sắc. Phái chủ hòa đã mạnh lên. Từ mùa hè năm 1953, Chính phủ Pháp thực sự dồn tâm sức tìm cách đưa nước Pháp thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 10 năm 1953, thủ tướng Pháp đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội, Pháp sẵn sàng chấp nhận giải pháp ngoại giao. Trong bài trả lời phỏng vấn báo Thụy Điển Expressen ngày 26 tháng 11 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lập trường và chủ trương của ta về đàm phán như sau: “Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam... Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp”. Sau chiến tranh Triều Tiên (1953), tuy có khác nhau về quan điểm, nhưng nhìn chung xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn ngày càng rõ rệt. Các quốc gia đều mưu tính lợi ích riêng của mình trong vấn đề sắp xếp lại thế giới, trong đó có việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Trong xu thế đó, cuối cùng hội nghị Tứ cường (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp) ở Berlin (Đức) đã thông qua thông cáo ngày 18 tháng 2 năm 1954, triệu tập hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ vào ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn giải pháp chính trị cho vấn đề Triều Tiên và bàn việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Hội nghị Giơ-ne-vơ đã hình thành như vậy. * Cuộc đàm phán cam go Ngày 27 tháng 4 năm 1954, Ngoại trưởng Pháp Bi-đôn (được Mỹ và Anh ủy quyền) và Ngoại trưởng Liên Xô Mô-lô-tôp mới thỏa thuận về thành phần tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Sau một thời gian thảo luận về vấn đề Triều Tiên, cuộc hội đàm đi vào bế tắc. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta giành thắng lợi to lớn ở trận Điện Biên Phủ. Vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương đã chính thức khai mạc. Tham dự hội nghị có 9 đoàn đại biểu, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành phần dự hội nghị gồm 9 bên chia thành 2 phe rõ rệt: Phe ta có 3 đoàn (Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), phe địch có 6 đoàn (Mỹ, Anh, Pháp, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia Việt Nam). Việc chính quyền Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) được mời làm thành viên chính thức có nghĩa là 3 bên này mặc nhiên giành được thế hợp pháp. Trong khi đó, lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia không được mời tham dự hội nghị. Trong đoàn Việt Nam đi Giơ-ne-vơ có Nouhak (đại diện Pha-thet Lào), Keo Ma Ny (đại diện Khmer It-sa-rắc) mang hộ chiếu Việt Nam. Việt Nam có quân tình nguyện chiến đấu ở Lào và Campuchia, nên Việt Nam không chỉ đối đầu với Mỹ, Anh và Pháp mà còn phải ứng phó với “ba quốc gia liên kết”, nghĩa là một chọi sáu, trong khi chỉ có hai đồng minh là Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, hai nước có những lợi ích riêng của nước lớn và có những tính toán mà ta chưa hiểu hết được. Cho nên, việc ta ứng xử với hai bạn đồng minh cũng không phải là dễ dàng. Cách nhìn nhận, đánh giá cuộc kháng chiến của bạn Lào và Campuchia và việc quân

3 giờ 50 phút ngày 21-7-1954, Thiếu tướng Henri Delteil (Pháp) và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tạ Quang Bửu (ảnh phải) ký vào bản Hiệp định đình chiến về Đông Dương. Ảnh tư liệ

Page 3: noi dung on tap mon duong loi DCS sv dh DUOC Ha Noi khoa 63 ( moi )

tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên hai nước này, quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc cũng khác với ta nhiều. Đây là khó khăn lớn cho đoàn Việt Nam đàm phán tại Giơ-ne-vơ. Chính phủ Pháp khi đi vào Hội nghị Giơ-ne-vơ là đại diện cho phe chủ chiến và phụ thuộc vào Mỹ. Do thất bại ở chiến trường, nội bộ chia rẽ, nên đoàn Pháp đến dự hội nghị với tư thế không cao. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thế của Pháp càng suy yếu hơn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quốc tế lâu đời, Pháp đã vận dụng nhiều thủ đoạn ngoại giao để tạo thế có lợi. Pháp lấy Mỹ để đe dọa, dùng Anh để thăm dò, phân hóa đối phương. Những đe dọa của Pháp, của Mỹ có ảnh hưởng đến thái độ của Liên Xô và Trung Quốc. Đặc biệt, ngày 12 tháng 6 năm 1954, Chính phủ Laniel chủ chiến bị Quốc hội Pháp đánh đổ, đến ngày 19 tháng 6 năm 1954, Chính phủ Mendès France chủ hòa lên cầm quyền. Ngay ngày hôm sau, Thủ tướng Mendès France đã hứa trước Quốc hội trong vòng một tháng (tính đến ngày 20 tháng 7 năm 1954) sẽ giải quyết xong vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây là một thủ đoạn thâm hiểm để đe dọa và ép đối phương. Từ đây, Liên Xô, Trung Quốc thường ép Việt Nam giải quyết nhanh để chính quyền chủ hòa Pháp khỏi bị lật đổ. Pháp thừa biết Liên Xô và Trung Quốc có vai trò lớn trong chiến tranh và trong giải pháp hòa bình ở Đông Dương nên tìm cách lôi kéo Liên Xô và Trung Quốc, tiến hành nói chuyện với Liên Xô và đàm phán thực sự với Trung Quốc, gạt và cô lập Việt Nam. Pháp còn dùng thủ đoạn là dùng “ba nước liên kết” để ngáng đường, để gây sức ép trên một số vấn đề, như dùng Bảo Đại trong vấn đề phân vùng, dùng chính quyền Vương quốc Campuchia ngăn cản việc định khu tập kết cho lực lượng kháng chiến Khmer. Pháp tuy trong thế thua nhưng luôn tìm cách tỏ thế mạnh, đàm phán trên thế mạnh, luôn giữ lập trường cứng rắn không khoan nhượng. Đoàn Việt Nam đến dự hội nghị trên tư thế người chiến thắng với mục tiêu giành độc lập, hòa bình cho Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngày 10 tháng 5 năm 1954, Trưởng đoàn Việt Nam đã đưa ra đề nghị 8 điểm thể hiện lập trường có nguyên tắc, đồng thời tỏ rõ thiện chí của nhân dân và Chính phủ Việt Nam, đã có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954 là giai đoạn cuối của cuộc đàm phán. Hội nghị làm việc rất khẩn trương và tập trung giải quyết những vấn đề then chốt. Về vấn đề đình chiến ở Lào và Campuchia, đoàn Việt Nam đã đấu tranh quyết liệt nhưng chỉ giành được khu tập kết cho lực lượng Pha-thét Lào ở hai tỉnh, mà không đạt được việc điều chỉnh vùng đóng quân cho lực lượng It-sa-rắc. Về giới tuyến phân vùng, đoàn Việt Nam đề nghị vĩ tuyến 16, nghĩa là Việt Nam làm chủ Đường 9 từ Savanakhet đi Quảng Trị, là con đường duy nhất cho Lào đi ra biển. Trong khi đó, phía Pháp đề nghị lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới giữa hai vùng tập kết, vì đó là con đường lịch sử phân chia Bắc - Nam thời Trịnh - Nguyễn. Hơn nữa, đó là con đường ngắn nhất. Ta đề nghị thời gian tổ chức tổng tuyển cử là 6 tháng. Trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai muốn lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới và thời hạn tổng tuyển cử là 2 năm. Đến cuộc họp cuối ngày 20 tháng 7 năm 1954, sau thời gian đấu tranh giằng co, cuối cùng đoàn Việt Nam mới chấp nhận lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời và thời hạn 2 năm sau sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Trải qua 75 ngày thương lượng, có 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn rất căng thẳng; hai đồng chủ tịch Mô-lô-tôp - Ngoại trưởng Liên Xô, Ê-đen - Ngoại trưởng Anh, thay phiên nhau làm chủ tọa hội nghị; Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký kết vào ngày 21 tháng 7 năm 1954. Để làm như Mendès France đã giữ đúng lời hứa trước Quốc hội Pháp, các văn bản đều ghi ngày 20 tháng 7 năm 1954. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương là một diễn đàn quốc tế đa phương, các nước lớn vừa là đạo diễn vừa là diễn viên chính. Việt Nam tham gia một diễn đàn đa phương do các nước lớn chi phối nên gặp một số khó khăn trong việc phát huy thắng lợi trên chiến trường, nhất là sau khi ta đã giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ. Nếu chúng ta phát huy được thắng lợi trên chiến trường thì chắc chắn sẽ giành được nhiều lợi ích hơn tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Hai mươi năm sau (tháng 4 năm 1974), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với U.Bóc sét: “Chúng tôi lẽ ra đã có thể giành hơn nhiều, nhiều lắm... nếu lúc đó chúng tôi cứ tiếp tục chiến tranh thì có lẽ chúng tôi đã thắng và được tất cả”.

Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bước vào bàn hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Trong phiên họp toàn thể lần thứ 2 (10-5-1954), ông Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam trình bày lập trường Tám điểm với nội dung chủ yếu là: đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi

Page 4: noi dung on tap mon duong loi DCS sv dh DUOC Ha Noi khoa 63 ( moi )

với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương.