noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii lỜi cẢm tẠ w@x

66
i

Upload: others

Post on 25-Sep-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

i

Page 2: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

ii

LỜI CẢM TẠ

Ban Chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của Ban lãnh đạo và Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện về mọi mặt để đề tài được triển khai thuận lợi. Xin chân thành cảm ơn Ths.Đặng Huỳnh Khai, Ths.Nguyễn Văn Ngọc và Ths.Bùi Phương Mai- Sở Khoa học và Công nghệ đã nhiệt tình hướng dẫn cho Ban Chủ nhiệm về kiến thức chuyên môn, các thủ tục pháp lý cũng như chia sẻ tài liệu ngay giai đoạn đầu xây dựng đề cương đến khi hoàn chỉnh đề tài. Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, cán bộ công chức viên chức Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợ về công việc và thời gian trong quá trình thực hiện.

Page 3: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

iii

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

1. Đoàn Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường, Chủ nhiệm đề tài.

2. Đỗ Thị Hoa Nam, P.Chánh VP Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ nhiệm.

3. Kỷ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, thạc sỹ, thành viên.

4. Nguyễn Hồng Xuyến, Phòng Kế hoạch, Kỹ sư Môi trường, thư ký.

 

Page 4: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

iv

TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO

Để có định hướng cụ thể và khoa học cho sự lãnh đạo của Thành Ủy và

UBND TP.Cần Thơ trong giai đoạn sắp tới, cần phải đầu tư nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và tác động đến môi trường của thành phố trong thời gian qua, nhằm xây dựng căn cứ khoa học cho những quyết sách về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trên cơ sở đó, sẽ xây dựng các giải pháp KH&CN nhằm bảo vệ tài nguyên, hạn chế tác động môi trường (phát thải, sự cố, môi trường xã hội) do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính ổn định và độ bền vững của phát triển.

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài này.

Trung tâm đã thành lập Ban chủ nhiệm đề tài đến làm việc với các đơn vị ngành môi trường và chuyên gia; đồng thời thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu có liên quan về diễn biến tình hình tự nhiên, diễn biến phát triển kinh tế-xã hội và tác động của các yếu tố này đến môi trường tự nhiên.

Trên cơ sở các kết quả của các hoạt động trên Ban chủ nhiệm đã nhận định vấn đề môi trường cấp bách trong giai đoạn sắp tới về tổng thể cần phải xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường, xây dựng Định mức kinh tế kỹ thuật các ngành và phải đẩy mạnh truyền thông, giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường. Đối với từng thành phần môi trường, quan trọng trước mắt cần chú trọng là xử lý chất thải rắn, xử lý chất thải độc hại và xử lý các loại nước thải; vấn đề ô nhiễm nước ngầm và không khí cũng là vấn đề lớn nhưng sẽ giải quyết ở giai đoạn sau. Từ đó, Ban chủ nhiệm đề xuất nhiệm vụ KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 2011-2015.

Page 5: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

v

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................... ii DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN .............................................................. iii TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO ................................................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................................... v DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... vi BẢNG VIẾT TẮT ........................................................................................................... vii LỜI TỰA ......................................................................................................................... viii CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .............................................................................................. 1 I.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1 I.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 2 I.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2 CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KH&CN PHỤC VỤ BVMT GIAI ĐOẠN 2005-2007 .......................................................................................................................... 4 II.1 Các đề tài nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ ................................................... 5 II.2 Nghiên cứu và ứng dụng KH&CN cấp thành phố ...................................................... 6 II.3 Ứng dụng các thành tựu KH&CN tại các đơn vị và địa phương ................................ 7 II.4 Nghiên cứu ứng dụng KH&CN tại các đơn vị chuyên ngành môi trường .................. 8 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KH&CN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 ........................... 11 III.1 Định hướng xây dựng nhiệm vụ KH&CN ngành giai đoạn 2011-2015 .................. 11 III.1.1 Phân tích các yếu tố tự nhiên, KT-XH và môi trường .......................................... 11 III.1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2006-2020 ................................................... 15 III.1.3 Phân tích các mục tiêu Chiến lược BVMT Cần Thơ đến năm ............................. 17 III.2 Đánh giá chung và lựa chọn ưu tiên ........................................................................ 19 III.3 Đề xuất nhiệm vụ KH&CN phục vụ BVMT giai đoạn 2011-2015 ......................... 19 III.3.1 Vấn đề mang tính tổng thể .................................................................................... 19 III.3.2 Về quản lý và xử lý nước thải ............................................................................... 20 III.3.3 Về thu gom và xử lý chất thải rắn ......................................................................... 20 III.3.4 Vấn đề môi trường bức xúc khác .......................................................................... 20 III.4 Phiếu đề xuất nhiệm vụ và danh mục ...................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. a PHỤ LỤC ........................................................................................................................... b

Page 6: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1 Hiện trạng ứng dụng và đề xuất nghiên cứu KH&CN của các đơn vị .................... 9

Bảng 2 Tổng hợp diễn biến các yếu tố tự nhiên, KT-XH và môi trường .......................... 11

Bảng 3 Một số chỉ tiêu KT-XH của 5 thành phố trực thuộc Trung ương .......................... 12

Page 7: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

vii

BẢNG VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật BVTNMT Bảo vệ Tài nguyên Môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường COD Nhu cầu oxy hóa học CN-TTCN Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp CDM Cơ chế phát triển sạch ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm trong nước GTSX Trá trị sản xuất KCN Khu công nghiệp KH&CN Khoa học và Công nghệ KT-XH Kinh tế-Xã hội MT&TNTN Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên QCVN Quy chuẩn Việt Nam SHƯD Sinh học ứng dụng STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường SX Sản xuất TB Trung bình TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban Nhân dân

Page 8: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

viii

LỜI TỰA

Ngày 05 tháng 9 năm 2008 Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ra Quyết định số 2184/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp ngành thực hiện năm 2008 tại thành phố Cần Thơ, trong đó giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ thực hiện đề tài “Xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ công tác Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008-2010”, nay chuyển đổi thành giai đoạn 2011-2015 theo yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở quyết định số 2184/QĐ-UBND của UBND thành phố Cần Thơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có quyết định số 61/QĐ-STNMT ngày 07 tháng 10 năm 2008 giao cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện đề tài nói trên. Trung tâm đã thành lập Ban chủ nhiệm để tổ chức thực hiện đề tài.

Ban chủ nhiệm đã dự thảo đề cương đề tài, được hội đồng xét duyệt của Sở Khoa học công nghệ góp ý thông qua và sau đó đã tiến hành. Đến nay, sau khi thực hiện các nội dung chính của đề tài: quan hệ tham khảo ý kiến các chuyên gia ngành và phân tích các tài liệu đo đạc quan trắc về môi trường, các số liệu thống kê tình hình tự nhiên-kinh tế-xã hội của địa phương trong thời gian qua, Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất một số nhiệm vụ KH&CN phục vụ BVMT và xin ý kiến nội bộ ngành Tài nguyên Môi trường. Sau khi nhận các ý kiến, Ban chủ nhiệm đã hoàn thành báo cáo tổng kết đề tài. Nội dung của báo cáo gồm có 3 phần:

Chương I Tổng quan: Chương này trình bày sự cần thiết, mục tiêu, phương pháp thực hiện đề tài.

Chương II Nghiên cứu ứng dụng KH&CN phục vụ BVMT giai đoạn 2005-2007: Trình bày kết quả điều tra phỏng vấn về việc nghiên cứu và áp dụng các nghiên cứu KH&CN vào BVMT của cơ quan nhà nước chuyên ngành môi trường trong thành phố Cần Thơ và các Viện trường giai đoạn 2005-2007.

Chương III Đề xuất các nhiệm vụ KH&CN phục vụ công tác BVMT và Phát triển bền vững: Trình bày định hướng trong xây dựng các nhiệm vụ KH&CN phục vụ công tác BVMT và Phát triển bền vững và đề xuất nghiên cứu giai đoạn 2011-2015 dưới dạng Phiếu đề xuất đề tài KH &CN và danh mục tổng hợp.

Page 9: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

I.1 Đặt vấn đề Thành phố Cần Thơ chính thức được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004

trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ là thành phố loại II trực thuộc Trung ương.

Sau 5 năm trực thuộc Trung ương, Cần Thơ ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là từ khi Nghị quyết số 45-NQ/TW ban hành ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ những định hướng chiến lược và những giải pháp chủ yếu phát triển thành phố Cần Thơ, qua 3 năm triển khai thực hiện nghị quyết, thành phố Cần Thơ có những bước tăng trưởng đáng kể. Kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại ngày càng tăng cao, văn hóa, giáo dục đi vào nền nếp, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Thực hiện theo chủ trương của Trung ương qua các quyết định: Quyết định 21/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 02 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-2020, Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2015, Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Cần Thơ, Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương,…với nhiều chỉ tiêu phát triển và những thách thức mà thành phố Cần Thơ phải đạt được để tương xứng với tiềm năng, điều này cho thấy thành phố sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới và sẽ đi kèm với sự xuống cấp môi trường nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp quản lý phù hợp.

Chính vì thế, thành phố cần đầu tư nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xây dựng nhiệm vụ KH&CN phục vụ công tác Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015” để làm cơ sở khoa học cho lãnh đạo và cán bộ quản lý có những quyết sách đúng và sát hợp với thực tiễn của

Page 10: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

2

thành phố trong sự phát triển bền vững trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

I.2 Mục tiêu của đề tài - Nhằm xây dựng căn cứ khoa học cho những quyết sách về định hướng, quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững, - Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ nhằm bảo vệ tài nguyên, hạn

chế tác động môi trường (phát thải, sự cố, môi trường xã hội) trong quá trình phát triển của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Kết quả của đề tài cũng là dữ liệu cơ sở cho các nghiên cứu mở rộng sau này.

I.3 Phương pháp nghiên cứu Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên, Trung tâm đã thành lập Ban chủ nhiệm

đề tài thực hiện các nội dung những phương pháp cụ thể sau: - Tìm hiểu sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong các năm qua và

các khó khăn, trở ngại cần khắc phục dựa vào: + Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ thời

kỳ 2006- 2020, + Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 + Tham khảo các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi

trường và các đề tài dự án có liên quan trong các kỷ yếu…, mạng internet và các nghiên cứu khoa học qua các năm của các viện trường đại học tại thành phố Cần Thơ

+ Điều tra khảo sát, thu thập số liệu thứ cấp đánh giá hiện trạng nghiên cứu triển khai KH&CN giai đoạn 2005-2007 bằng cách phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường tại các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các phòng tài nguyên và Môi trường quận huyện trên địa bàn thành phố về tình hình ứng dụng KH&CN theo các phiếu: A1-TK0507, A2-TK0507, A4-TK0507, A9-TK 0507 và những khó khăn vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường để đề xuất nhu cầu, kiến nghị qua đăng ký đề tài dự án theo biểu mẫu: A1-1-PĐXNC, A1-2-PĐXĐT, A1-3-PĐXDASXT, A1-4-PĐXDAKHCN

+ Lập bảng thống kê các biểu điều tra và chọn ra các vấn đề cấp bách bức xúc.

Page 11: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

3

- So sánh kết quả của bảng thống kê với yêu cầu của địa phương và quy hoạch, chủ trương của Trung ương đề xuất nhu cầu KH&CN 2011-2015 và Xây dựng danh mục nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2011-2015.

- Thu thập ý kiến đóng góp thông qua các buổi làm việc tại đơn vị và hội thảo với các thành viên có liên quan và các chuyên gia am hiểu về môi trường bằng cách gởi Báo cáo và gợi ý định hướng đóng góp cho các nội dung.

- Ghi chép các ý kiến và hoàn chỉnh báo cáo tổng kết.

Page 12: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

4

CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KH&CN PHỤC VỤ BVMT GIAI GIAI ĐOẠN 2005-2007

Trong giai đoạn 2005-2007, thực hiện Luật BVMT năm 2005 và Nghị quyết 41/2004/NQ/TW của Bộ Chính trị về “BVMT trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, ngành Tài nguyên môi trường đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm BVMT xanh sạch đẹp đáp ứng tốt yêu cầu công tác BVMT trong thời kỳ mới. Ngày 01 tháng 7 năm 2005, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đã phê duyệt Kế hoạch số 24/KH-UB về việc thực hiện Nghị quyết 41/2004/NQ/TW của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Sở Tài nguyên Môi trường đã phối hợp cùng các Sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp tổ chức nhiều hoạt động và đã có nhiều nỗ lực trong công tác BVMT. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện xử lý kịp thời các điểm nóng môi trường nhất là tại các khu CN-TTCN, khu dân cư tập trung. Theo số liệu từ Báo cáo Hiện trạng Môi trường thành phố Cần Thơ, trong 3 năm 2005-2007, các cơ quan chức năng trong ngành đã thẩm định nội dung Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Cam kết BVMT, Báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy chứng nhận cho 1.478 cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn thành phố; thực hiện chương trình kiểm soát, tự kiểm soát cho 99 doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra 415 cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc các loại hình sản xuất kể cả cơ sở kinh doanh hóa chất độc hại và hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các quận huyện.

Ngoài ra, thời gian qua ngành còn có nhiều hoạt động mang tính chất tuyên truyền như phối hợp các ban ngành liên quan tổ chức hội thảo tập huấn triển khai nội dung các văn bản pháp luật của Chính phủ và các Bộ về lĩnh vực Môi trường; về công tác quản lý Nhà nước về BVMT; trang bị kiến thức quản lý và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh cho các cơ sở; phối hợp với các báo, đài thực hiện các chuyên mục, thông tin BVMT trên các phương tiện truyền thông; tham gia các dự án BVMT như dự án nâng cấp đô thị Việt Nam-Tiểu dự án Cần Thơ; dự án thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung.

Bên cạnh những giải pháp nhằm quản lý môi trường, bảo vệ tài nguyên hướng tới phát triển bền vững, trong lĩnh vực của ngành còn chú trọng đến việc nghiên cứu ứng dụng KH&CN. Đây là công cụ đắc lực bên cạnh những chính sách và quy chế. Khoa học và công nghệ tham gia vào BVMT tại thành phố Cần Thơ với rất nhiều lĩnh vực như: Điều tra cơ bản về môi trường và tài nguyên thiên

Page 13: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

5

nhiên, quan trắc môi trường và Nghiên cứu chuyên đề; nghiên cứu ứng dụng các giải pháp về công nghệ sản xuất, vật liệu thay thế tài nguyên, dễ phân hủy và không gây ô nhiễm môi trường sau khi sử dụng, sản xuất sạch, nghiên cứu công nghệ thân thiện với môi trường, nghiên cứu áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm, cải tạo môi trường; nghiên cứu triển khai các mô hình phát triển bền vững trong công nghiệp, giao thông, du lịch...; nghiên cứu dự báo tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, xu thế biến đổi chất lượng môi trường sinh thái, dự báo sự cố, tai biến môi trường,...; nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững, chiến lược, chính sách quản lý và BVMT.

Các đề tài - dự án và ứng dụng thành tựu KH&CN quan trọng và đã thực hiện, ghi nhận được trong lĩnh vực BVMT và phát triển bền vững trong thời gian qua bao gồm:

II.1 Các đề tài nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ - Ứng dụng thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý chất thải rắn. Giai

đoạn 1 của Msc. Nguyễn Hiếu Trung và cộng sự- Khoa Công nghệ trường Đại học Cần Thơ nhằm Phân tích, thiết kế hệ thống- cơ sở dữ liệu, đề tài thực hiện 1 năm, từ tháng 4 năm 2005 được nghiệm thu ngày 07 tháng 4 năm 2006 đã phân tích, thiết kế mô hình tổng thể và chi tiết hệ thống, các quy trình chức năng. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu không gian, điều tra thu thập bản đồ, các thông số liệu cần thiết.

- Nghiên cứu vật liệu hấp phụ lân trong nước thải của TS.Nguyễn Hữu Chiếm và Sử dụng vật liệu tự chế làm giá thể cho vi sinh vật để loại nitrát trong nước thải do Lê Anh Kha-Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ thực hiện thông qua những thí nghiệm khoa học loại bỏ các thành phần dinh dưỡng như đạm và lân trong nước thải, bước đầu xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về các yếu tố đó, hỗ trợ, làm tiền đề cho các phương pháp khác. Kết quả lựa chọn được các vật liệu với hiệu quả xử lý hơn 90%.

- Đề tài “Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn” được thực hiện trong 24 tháng từ tháng 6 năm 2003- tháng 6 năm 2005 đã nghiệm thu ngày 14 tháng 3 năm 2005 của tác giả Lê Anh Tuấn- Khoa Công nghệ- Đại học Cần Thơ với nội dung thực hiện là đánh giá hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh ở nông thôn Việt Nam, qua đó phân loại các kiểu nhà vệ sinh ở nông thôn làm cơ sở, tiến đến thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh, dự toán được giá thành xây dựng và khuyến cáo sử dụng.

Page 14: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

6

- Thiết kế chế tạo mô hình lò đốt rác y tế và bệnh phẩm cho bệnh viện cấp huyện, xã do Phan Thanh Lương- Đại học Cần Thơ bắt đầu tiến hành từ tháng 4 năm 2004-tháng 3 năm 2005 được nghiệm thu tháng 4 năm 2005. Qua quá trình thực hiện đã điều tra sơ bộ tình hình xử lý chất thải của các bệnh viện cấp huyện, xã, xác định thành phần rác thải y tế. Từ đó, nghiên cứu chế tạo mô hình lò đốt mẫu và đánh giá tính khả thi.

- Công trình nghiên cứu những công nghệ tiên tiến xử lý nước ngầm bị ô nhiễm sắt và mangan. Thiết kế chế tạo thiết bị; vận hành thử, kiểm tra hiệu quả hoạt động. Gia công thiết bị sử dụng nhựa làm giá bám để xử lý theo phương pháp sinh học của Nguyễn Võ Châu Ngân, Đại học Cần Thơ (tháng 4 năm 2004 – tháng 4 năm 2005) thông qua đề tài “Thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước ngầm ô nhiễm sắt và mangan” nghiệm thu năm 2006 đã chế tạo được một mô hình xử lý sắt và mangan trong nước ngầm gọn nhẹ với giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền hộ gia đình. Những hộ gia đình không có điều kiện đầu tư vào việc khoan giếng sâu để lấy nước, nguồn nước bị nhiễm sắt và mangan có thể sử dụng thiết bị này để tự xử lý nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

II.2 Nghiên cứu và ứng dụng KH&CN cấp thành phố - Đánh giá tác động do khai thác cát đến sự ổn định bờ sông Hậu và các

trọng điểm Thốt Nốt, Khu công nghiệp Trà Nóc, cồn Khương-Lê Xuân Thuyên, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL-Bộ KH&CN;

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý môi trường thành phố Cần Thơ- Trạm Quan trắc Môi trường kết hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhằm xây dựng công cụ quản lý môi trường thành phố Cần Thơ một cách khoa và bằng công nghệ tiên tiến; tích hợp toàn bộ dữ liệu môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về mặt môi trường; ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh già hiện trạng và dự báo môi trường của thành phố Cần Thơ;

- Quan trắc môi trường và báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Cần thơ hàng năm với mục tiêu: Thực hiện luật pháp và chính sách BVMT tại địa phương; thu thập, đo đạc các thông số chất lượng môi trường không khí, nước, đất, rác... làm cơ sở cho phát triển KT-XH địa phương và cả nước. Kết quả đã tổng hợp bộ số liệu nền về chất lượng môi trường hàng năm về không khí, nước, đất và rác, từ đó lập Báo cáo hiện trạng phản ảnh thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất hướng giải quyết.

Page 15: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

7

- Nghiên cứu thống kê các nguồn ô nhiễm chính ở các quận nội thành thành phố Cần Thơ (Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn), tính toán khả năng tự làm sạch, khả năng tiếp nhận chất thải của các sông, kênh trong khu vực, đề tài do PGS.TS. Lê Trình- Viện Môi trường và Phát triển bền vững làm chủ nhiệm, thực hiện từ năm 2004-2005 đã lập danh mục, phân loại các nguồn gây ô nhiễm (công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, giao thông thủy) chính ở 04 quận nội thành của thành phố Cần Thơ với vị trí, lưu lượng, tải lượng ô nhiễm tương đối chính xác phục vụ quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm; làm rõ khả năng tiếp nhận chất thải, khả năng tự làm sạch của các sông, kênh chính trong khu vực nội thành qua mô hình tính toán dự báo theo nhiều hướng phát triển khác nhau; qua đó đề xuất kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm bảo vệ nguồn nước ở nội thành có tính khoa học và khả thi.

II.3 Ứng dụng các thành tựu KH&CN tại các đơn vị và địa phương Theo thống kê trong các báo cáo Hiện trạng Môi trường các năm từ năm

2005 đến 2007, thành phố đã có nhiều hoạt động và ứng dụng KH&CN vào công tác BVMT, bao gồm:

- Các công ty chế biến đông lạnh thủy sản như Công ty CP Thủy sản MêKong, Công ty TNHH Thủy sản Panga Mekông, Công ty TNHH thủy sản Bình An, Nhà máy sữa Vinamilk,…Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của có công suất xử lý từ 500-1.500 m3/ngày.

- Ở khu vực đô thị: Công ty Công trình Đô thị áp dụng các chế phẩm sinh học để xử lý mùi

hôi tại các điểm tập kết rác, bãi rác. Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật được thực hiện ở khu vực nội ô

cải thiện chất lượng môi trường thông qua các dự án như Dự án nâng cấp đô thị, nạo vét hồ xáng thổi, 2006.

Công ty cấp thoát nước đang triển khai Dự án thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung, 2006.

Trang bị các xe chuyên dùng hút bùn cống ngầm ở các tuyến đường, nạo vét và khai thông các cống rãnh, 2006.

- Ở các khu vực nông thôn: phục hồi và nâng cao chất lượng nước khi thực hiện các công trình thủy lợi, các kênh lớn nhỏ, 2006.

- Lò đốt chất thải y tế Bệnh viện 121, 2006.

Page 16: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

8

- Năm 2007, Chi cục BVMT thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch hơn- chuyển giao công nghệ áp dụng Sản xuất sạch hơn tại công ty Cổ phần Thủy sản Mêkong, KCN Trà Nóc, thành phố Cần Thơ.

II.4 Nghiên cứu ứng dụng KH&CN tại các đơn vị chuyên ngành môi trường Bên cạnh đó, để thu thập số liệu thứ cấp đánh giá hiện trạng nghiên cứu triển

khai KH&CN vào BVMT giai đoạn 2005-2007 cụ thể và thực tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa, làm việc với cán bộ quản lý tại đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện. Thời gian làm việc từ ngày 04 tháng 11 đến ngày 07 tháng 11 năm 2008 và sau đó có báo cáo kết quả tổng hợp và xin ý kiến bổ sung, góp ý thêm của các đơn vị được khảo sát vào ngày 20 tháng 5 năm 2009, kết quả trình bày trong Bảng 1.

Kết quả đợt điều tra tổng hợp tình hình ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực BVMT nói trên cho thấy: giai đoạn 2005-2007 tình hình ứng dụng KH&CN tại các đơn vị chuyên ngành môi trường và các địa phương trong thành phố Cần Thơ không nhiều, đa phần các đơn vị chỉ chú trọng quản lý môi trường trên cơ sở thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên, một số ứng dụng khoa học đã được ghi nhận đã góp phần BVMT hiệu quả tại các quận huyện.

Tại Thốt Nốt, theo báo cáo của cán bộ chuyên môn, đã sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganisms) để xử lý mùi hôi phát sinh từ bãi rác, đây là loại chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc… sống cộng sinh trong cùng môi trường bổ sung vi sinh vật cho đất; cải thiện môi trường lý, hóa, sinh trong đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải;

Tại huyện Vĩnh Thạnh: việc xây dựng mô hình hố rác các hộ gia đình, hoàn thành và vận hành lò đốt rác thí điểm tại xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh năm 2007; thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân bằng các hình thức họp nhóm và đài phát thanh huyện.

Thực tế quá trình khảo sát thực địa các địa phương và các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các tài liệu nghiên cứu về những hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN vào BVMT và phát triển bền vững đã triển khai trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy, một số đơn vị rất

Page 17: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

9

quan tâm đến vấn đề, có những nơi lại không hiểu rõ hoặc không huy động được nguồn kinh phí.

Bảng 1 Hiện trạng ứng dụng và đề xuất nghiên cứu KH&CN của các đơn vị

TT Đơn vị Hiện trạng ứng dụng

KH&CN Đề xuất

I Đơn vị trực thuộc

1 Chi cục BVMT

Không Xử lý nước thải các lò giết mỗ tập trung tại các quận huyện bằng phương pháp sinh học

2 Phòng Thanh tra Sở

Không Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các cơ sở sản xuất

II Địa phương

1 Quận Ninh Kiều

Không Điều tra cụm cơ khí và hộ chăn nuôi heo trên địa bàn

2 Quận Bình Thủy

Không Đẩy mạnh ứng dụng các kết quả đạt được từ các nghiên cứu vào thực tế để BVMT

3 Quận Ô Môn

Không

Đánh giá ảnh hưởng chất thải đến môi trường và biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn từ nuôi cá trên địa bàn quận Ô Môn

4 Quận Cái Răng

Không Không ý kiến

5 Huyện Thốt Nốt

Sử dụng chế phẩm EM để xử lý mùi hôi tại bãi rác

-Đầu tư mở rộng bãi rác tập trung -Xử lý nước sông rạch bị ô nhiễm

6 Huyện Vĩnh Thạnh

Mô hình hố rác gia đình và lò đốt rác, thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức

Điều tra, khảo sát rác thải trong canh tác lúa

7 Huyện Cờ Đỏ

Không Xử lý khí thải và mùi hôi cho cơ sở chế biến phụ phẩm thủy sản và rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư vượt lũ

8 Huyện Phong Điền

Không Thu gom và xử lý rác thải hộ gia đình khu du lịch sinh thái

Page 18: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

10

Mặt khác, một khó khăn lớn tại các đơn vị là thiếu nguồn nhân lực, cụ thể là đội ngũ cán bộ KH&CN có chuyên môn cao qua bồi dưỡng bài bản, đa phần các cán bộ đều tự tìm tòi học hỏi. Vì vậy để đưa khoa học công nghệ vào lĩnh vực BVMT, các Sở ban ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ tạo nguồn nhân lực, và cần có nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể trong công tác BVMT thời gian tới.

Nhìn chung, khoa học công nghệ trong giai đoạn vừa qua đã có góp phần trong sự nghiệp BVMT, các các nghiên cứu có tính khả thi và ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân khách quan và chủ quan về chính sách, tài chính,…nên các đề tài và ứng dụng còn rời rạc, không đồng bộ và chưa có tính hệ thống nhằm chủ động giải quyết vấn đề phòng chống ô nhiễm, giảm thiểu và xử lý chất thải một cách có kế hoạch, bài bản, triệt để và trên quy mô trên toàn thành phố. Đa số các đề tài chỉ triển khai thí điểm chưa thực sự phát huy tác dụng BVMT của địa phương, nhất là thành phố Cần Thơ. Mặt khác, đối với các đề tài đã nghiên cứu trong quá khứ, các số liệu chỉ mang tính chất tham khảo không thể ứng dụng được vào tình hình hiện tại do sự biến động theo thời gian của nhiều yếu tố kinh tế xã hội. Nên rất cần thiết phải định hướng phát triển KH&CN ngành trong giai đoạn sắp tới để đề xuất nhu cầu nghiên cứu phù hợp với thực tiễn.

Page 19: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

11

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KH&CN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

III.1. Định hướng xây dựng nhiệm vụ KH&CN ngành giai đoạn 2011-2015 III.1.1 Phân tích các yếu tố tự nhiên, KT-XH và môi trường Qua phân tích số liệu về diễn biến các yếu tố tự nhiên, KT-XH và môi trường 10 năm từ 1999 đến 2008, có thể đưa ra những nhận định sau: a. Kinh tế và xã hội và hướng phát triển

Sau 10 năm, thành phố Cần Thơ đã có những bước phát triển KT-XH và chất lượng cuộc sống được nâng cao, có thể thấy qua các chỉ số phát triển KT-XH năm sau cao hơn năm trước, liên tục và ổn định.

- GDP bình quân đầu người của thành phố Cần Thơ vẫn tăng hơn 3 lần (theo giá cố định 1994).

- Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng hơn 5 lần (theo USD)

Bảng 2 Tổng hợp diễn biến các yếu tố tự nhiên, KT-XH và môi trường

Các yếu tố Đơn vị tính Tăng Giảm % so đầu kỳ Tự nhiên

Nhiệt độ trung bình (TB) oC 0,2 101Số giờ nắng trong năm TB giờ/năm 200 109Độ ẩm tương đối TB % 2 97Lượng mưa TB mm 200 88Mực nước cao nhất sông Hậu cm 30 113

Kinh tế-Xã hội Diện tích bình quân đầu người m2 438 73GDP bình quân đầu người triệu đồng 8 338Giá trị sản xuất TS bình quân triệu đồng 1,2 1135Giá trị xuất khẩu bình quân USD 593 513Giá trị bán lẻ bình quân triệu đồng 14,2 667

Ô nhiễm nước mặt COD trung bình kênh rạch mg/l 9 236Nitrit (NO2-N) mg/l 0,02 300Ammoni (NH4

+-N) mg/l 0,45 280Chất thải rắn

Lượng rác bình quân đầu người kg 0,27 160

(Nguồn: Báo cáo Diễn biến Chất lượng Môi trường 10 năm 1999-2008)

Page 20: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

12

- GDP tăng chủ yếu từ khu vực 1 và 2, nổi bật nhất là sản xuất và chế biến thủy sản với mức tăng hơn 11 lần (theo giá 1994), bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 lần (Bảng 2).

- Giá trị sản xuất lúa và chế biến thủy sản bình quân đầu người cao nhất so với giá trị của bình quân của ĐBSCL, cả nước và các thành phố trực thuộc Trung ương khác. Cho thấy thành phố Cần Thơ còn nặng về sản xuất và chế biến nông thủy sản và yếu về sản xuất hàng công nghệ cao cũng như dịch vụ (Bảng 3).

Bảng 3 Một số chỉ tiêu KT-XH của 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Thông số chính Cần Thơ Hồ Chí Minh Hà Nội Hải Phòng Đà NẵngMật độ dân (người/km2) 827 3.175 6.673 1.206 628 Bình quân GTSX (giá 1994) 9.961 16.868 6.955 9.731 9.360 Bình quân bán lẻ (1.000đồng) 13.819 25.249 15.736 9.471 18.385 Bình quân xuất khẩu (USD) 489 2752 834 664 583 Bình quân SX lúa (tấn) 0,976 0,018 0,030 0,252 0,056 Bình quân nuôi thủy sản (tấn) 0,130 0,006 0,007 0,022 0,001 Bình quân bắt Thủy sản (tấn) 0,005 0,003 0,001 0,020 0,050

(Nguồn: Báo cáo Diễn biến Chất lượng Môi trường 10 năm 1999-2008)

Điều đó cho thấy, sản xuất của Cần Thơ còn nặng về nông thủy sản.

b. Các yếu tố bất lợi Thành phố đang phải đối mặt với những điều kiện bất lợi diễn biến ngày

càng nghiêm trọng như: * Khí tượng thủy văn: - Nhiệt độ không khí tăng cao, trong 10 năm vừa qua nhiệt độ tăng 0,2oC

trong khi 30 năm vừa qua chỉ tăng 0,5oC. Số giờ nắng trong năm cũng tăng càng làm nhanh hơn mức gia tăng nhiệt độ không khí.

- Mực nước cao nhất trên sông Hậu tại Cần Thơ liên tục gia tăng, trong khi mực nước tại Tân Châu cùng với ẩm độ không khí và lượng mưa tại chổ liên tục giảm trong kỳ cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, mà cụ thể là mực nước biển dâng, đã và đang tác động mãnh liệt tới khí hậu, thủy văn và môi trường, sinh thái của thành phố Cần Thơ.

* Dân số: - Dân số gia tăng: Dân số tăng dẫn đến mật độ dân số tăng, tứ năm 1999-

2008, mật độ dân số từ 650 lên 850 người/km2, cao nhất ĐBSCL (430 người/km2);

Page 21: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

13

tăng 1,3 lần so với đầu kỳ; từ đó diện tích tự nhiên bình quân đầu người dân thành phố cũng giảm nhanh.

* Ô nhiễm nguồn nước mặt: Gây ô nhiễm nguồn nước có nhiều tác nhân, trong đó COD là thông số ô

nhiễm chính cho nguồn nước nhận nước thải sinh hoạt hay nước thải từ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như khu vực thành phố Cần Thơ.

- Ô nhiễm COD do sinh hoạt: Theo Tổ chức Y tế thế giới, bình quân thải ra môi trường 87 gram COD/người/ngày. Giả sử lượng COD này được pha loãng đều với nước mưa của năm và thành nước mưa bị ô nhiễm COD, thì ta có:

Năm 1999, mỗi người dân của thành phố Cần Thơ làm cho nước mưa chứa 12 mg/l COD,

Năm 2008, mỗi người dân của thành phố Cần Thơ làm cho nước mưa chứa 16 mg/l COD, nồng độ COD do sinh hoạt trong nước mưa dù ít như năm 1999 cũng đã vượt mức cho phép quy định tại cột A1 QCVN 08 : 2008/BTNMT, áp dụng cho nguồn nước dùng cho cấp nước sinh hoạt; hoặc nhiều như năm 2008 thì vượt mức cho phép của cột A2 quy chuẩn trên áp dụng cho nguồn nước dùng cho cấp nước sinh hoạt nhưng phải có biện pháp xử lý phù hợp hay chỉ dùng cho tưới tiêu, du lịch.

- Ô nhiễm COD do nước thay ao nuôi cá: hiện thành phố Cần Thơ có 12.216 ha ao cá. Với chiều sâu nước ao trung bình là 2 m thì lượng nước thay cho ao cá là hơn 70 triệu m3nước/ngày hay gần 27 tỷ m3/năm, và nồng độ COD trong nước thay ao cá bình quân đến 80 mg/l. Lượng nước thải này nếu được hoà loãng trong điều kiện tốt nhất, đều hoà nhất với lưu lượng sông Hậu thì vẫn cho ra chất lượng nước có hơn 10 mg/l COD gần như vượt mức cho phép quy định tại cột A1 QCVN 08: 2008/BTNMT.

- Ô nhiễm COD do nước thải công nghiệp chế biến: Theo số liệu tính toán sơ bộ thì các KCN-TTCN trên địa bàn thành phố thải ra khoảng 45.000 m3 nước thải chế biến thủy sản mỗi ngày, hàm lượng COD trung bình của nước thải là 1.500mg/l, nếu lượng COD này không được xử lý thì mỗi ngày nước sông rạch Cần Thơ phải tiếp nhận 67.500 tấn COD. Hiện nay các KCN-TTCN tại Cần Thơ chưa có công trình xử lý nước thải chung. Giả sử, trong tình hình tốt nhất, 2/3 lượng COD này được xử lý hoàn toàn, chỉ còn 1/3 chưa xử lý và lượng COD này được hoà loãng trong đều kiện đều hoà tốt nhất bởi lưu lượng sông Hậu, thì nồng độ COD khi hoà loãng cũng vượt mức 10 mg/l, vượt mức cho phép quy định tại cột A1 QCVN 08 : 2008/BTNMT.

Page 22: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

14

Như vậy, chỉ cần một trong các nguồn gây ô nhiễm nước mặt (sinh hoạt, nuôi cá và công nghiệp) trên là đã đủ khả năng làm cho chất lượng nước sông rạch không còn đạt chất lượng theo quy định, trong khi chúng ta có đủ cả 3 nguồn. Đó là lý do, dù lưu lượng sông Hậu rất lớn, dù cho nước đổ ô nhiễm ra biển liên tục hàng ngày với số lượng nhiều, mà hàm lượng COD trong nước mặt cứ gia tăng đều hàng năm.

* Chất thải rắn: Theo số liệu đo đạc năm 2008, lượng rác sinh hoạt của toàn thành phố

khoảng 843 tấn rác tươi/ngày, hay khoảng 310 ngàn tấn rác tươi/năm, chưa kể rác công nghiệp, rác y tế và rác độc hại. Nếu tính thành thể tích thì tương đương 1 triệu m3 rác tươi/năm, lượng rác này nếu đổ thành lớp nén chặt dày 0,5 m thì phải cần 500 ngàn m2, trong khi đó Cần Thơ hoàn toàn không có bãi chứa rác, hay nhà máy xử lý rác hợp quy định. Các trạm trung chuyển rác trong thành phố cũng chưa đủ và hợp chuẩn, nên “sự cố về rác” có khả năng xảy ra trong tương lai. Sử dụng bãi rác Tân Long thì chi phí vận chuyển sẽ tăng và khả năng gây ô nhiễm trên đường vận chuyển rất cao.

Tuy nhiên, lượng rác này có rất nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy (76%-83%) có thể chế biến thành biogas và phân bón hữu cơ. Biogas dùng chạy máy phát điện cung cấp cho nhu cầu của nhà máy và thành phố và có thể thu được tiền từ các tổ chức quốc tế theo cơ chế CDM.

Ngoài ra còn có nhiều chất nhựa tổng hợp (8,3%-13,3%), có thể tái chế thành nhiều vật dụng hữu ích như bao chứa rác, bao chứa cát, đất đắp bờ bao chống lũ,…

Xử lý được hai thành phần này thì lượng rác đổ vào bãi sẽ không nhiều, diện tích bãi chôn rác vệ sinh sẽ hợp lý hơn.

c. Nhận xét Qua các diễn biến môi trường từ các số liệu trên cho thấy ảnh hưởng môi

trường hiện nay có những tiêu cực sau: - Khai thác tài nguyên đã bắt đầu vượt ngưỡng thích nghi, suy kiệt tài nguyên đã xuất hiện như mất dưỡng chất trong đất, nước mặt bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học. - Đô thị hóa những năm gần đây có phát triển nhanh, nhưng hạ tầng kỹ thuật còn kém đã dẫn đến ô nhiễm môi trường tăng.

Page 23: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

15

- Phát triển công nghiệp khá nhanh nhưng lại có nhiều ngành nghề phát thải khá cao chưa được xử lý, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen kẽ khu dân cư đã gây nhiều mâu thuẫn trong cộng đồng. - Khai thác nước ngầm tràn lan phục vụ nước sạch nông thôn đang là hiểm họa cho sự suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm. - Hoạt động BVMT đã đạt nhiều hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên trong tình hình mới cần phải bổ sung thêm nhân sự, thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường.

d. Những hậu quả về ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ - Ô nhiễm nước mặt phần lớn ở các tuyến kênh rạch khu vực nội đồng. Tại

các khu công nghiệp, khu vực đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh. Các địa phương ven Sông Hậu, nhờ quá trình trình tự làm sạch tốt nên ít ô nhiễm hơn vùng sâu.

- Nước ngầm có nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt khai thác chưa hợp lý. Một số nơi có hiện tượng nước ngầm bị thông tầng nhiễm bẩn.

- Ô nhiễm chất thải rắn là vấn nạn đối với các đô thị lớn, thành phần rác có chiều hướng gia tăng rác thải độc hại (rác công nghiệp, rác y tế,...)

- Ô nhiễm bụi và tiếng ồn có chiều hướng tăng. Nhìn chung ô nhiễm không khí hiện tại chưa là vấn đề lớn nhưng phải có kế hoạch kiểm soát tốt trong thời gian tới.

- Sử dụng đất đai chưa theo chiều hướng bền vững. Khai thác đất cho nông nghiệp đã vượt ngưỡng thích nghi. Độc canh lúa trên một diện tích lớn là một trong những yếu tố nhạy cảm về sinh thái nông nghiệp, dễ bị dịch họa, ảnh hưởng đời sống nông dân.

- Khai thác tài nguyên cát trên sông Hậu chưa hợp lý sẽ là một trong những nguy cơ cao gây sự cố môi trường, nhất là sạt lở bờ sông.

- Tính đa dạng sinh học bị suy giảm mạnh. Một mặt do tiếp tục khai thác cạn kiệt tài nguyên, mặt khác do sử dụng thuốc BVTV gây mất cân bằng sinh thái.

III.1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2006-2020 Cần Thơ đã xây dựng một Kế hoạch Tổng thể cho phát triển kinh tế-xã hội

trong thời kỳ 2006-2020 theo quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Các chỉ tiêu vĩ mô cơ bản vào năm 2020 như sau:

Page 24: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

16

- Diện tích đất không tăng thêm, nhưng cơ cấu sử dụng đất thay đổi. Đất nông nghiệp còn 97 ngàn ha. Đất phi nông nghiệp tăng lên 36,25 ngàn ha và hơn 6,8 ngàn ha diện tích mặt nước.

- Dân số có sự biến động lớn. Đến cuối kỳ dân số trên địa bàn dự kiến lên 1,8 triệu người trong đó dân số tăng cơ học chiếm khoảng 25%. Dân cư trong nội thị dự kiến đạt 70%. Dân phi nông nghiệp là 1,355 triệu người. Kế hoạch tổng thể cũng đưa ra chỉ tiêu giảm số hộ nghèo xuống còn 4,5-5% tổng số dân vào năm 2010 và cơ bản xóa nghèo vào năm 2020.

- Thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 16%/năm giai đoạn 2006-2010; 17,1% giai đoạn 2011-2015 và 18% giai đoạn 2016-2020. GDP vào năm 2020 đạt 308 ngàn tỷ đồng trong đó khu vực I chiếm 11,524 ngàn tỷ đồng; khu vực II 165,683 ngàn tỷ đồng; khu vực III 130,793 ngàn tỷ đồng. GDP bình quân đầu người sẽ đạt 1.200 USD vào năm 2010; 2.318 USD trong năm 2015 và 4.611 trong năm 2020 tương đương 172,7 triệu đồng/năm.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 3.000 USD/ha năm 2010 và 6.200 USD/ha năm 2020. Quy hoạch đề ra mục tiêu vào năm 2020: về trồng trọt, một số mục tiêu chủ yếu. Còn 60.000 ha đất lúa và trồng 2-3 vụ lúa/năm, nên tổng diện tích canh tác lúa là khoảng 148.500 ha với năng suất bình quân 5,8 tấn/ha/vụ, sản lượng 858.000 tấn/năm. Cây ăn trái có diện tích 27.840 ha, bao gồm hơn 13,4 ngàn ha cây có múi chuyên canh 4,2 ngàn ha xoài, gần 3 ngàn ha nhãn và chôm chôm, hơn 7 ngàn ha cây đặc sản khác. Đối với thủy sản chuyên canh, diện tích tăng lên 1.460 ha gồm cá tra và cá đen với sản lượng 200 ngàn tấn/năm. Đối với thủy sản luân canh với lúa, diện tích đạt 14.180 ha với sản lượng 20 ngàn tấn/năm, trong đó có tôm càng xanh 5.400 tấn/năm. Ngoài ra còn có khoảng 600 nuôi trong mương vườn sản lượng 500 tấn và 200 bè cá sản lượng 10 ngàn tấn.

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) có tổng diện tích quy hoạch khoảng 8.000 ha. Đến năm 2020 giá trị sản xuất CN-TTCN dự kiến là 326.521 tỷ đồng. Trong đó công nghiệp chế biến chiếm hơn 94% giá trị, nhóm phân phối điện nước chiếm hơn 5%.

- Trong cùng kỳ, nhà ở tăng lên 368.197 căn, mỗi hộ dân đều có nhà ở. Dự kiến năm 2020 diện tích nhà tăng thêm trên 750 ngàn m2/năm.

Tổng vốn đầu tư thương mại, xuất khẩu thời kỳ 2006-2020 là hơn 99 ngàn tỷ đồng (tương đương 3.713 triệu USD). Doanh số mua khoảng 53 ngàn tỷ đồng và doanh số bán khoảng 59 ngàn tỷ đồng vào cuối kỳ. Cùng lúc đó, kim ngạch xuất

Page 25: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

17

khẩu trên địa bàn là 6.273 triệu USD với cơ cấu thủy sản chế biến chiếm 45%, hàng CN-TTCN chiếm 42%, nông sản chiếm 13%.

- Ngành Y tế có mục tiêu nâng số giường bệnh /10 ngàn dân là 29,2; số bác sĩ cho 10 ngàn dân là 12 người. Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Quy hoạch phát triển cũng có mức độ khác nhau theo không gian lãnh thổ. Vùng I hay vùng bị ảnh hưởng ngập lũ bao gồm các huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, một phần huyện Cờ Đỏ và Ô Môn diện tích hơn 94 ngàn ha chiếm 68% diện tích, sẽ có mức độ phát triển bình quân 12%/năm trong suốt kỳ quy hoạch. Còn vùng II vùng ảnh hưởng triều bao gồm các quận Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, huyện Phong Điền và một phần huyện Cờ Đỏ, một phần quận Ô Môn chiếm 44.590 ha chiếm 32% diện tích tự nhiên của Cần Thơ được quy hoạch có tốc độ phát triển cao hơn 19%/năm.

Với các chỉ tiêu cần đạt được trong Quy hoạch, trong những năm sắp tới các ngành phải đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, phát triển thành phố Cần Thơ theo cơ cấu công nghiệp-thương mại dịch vụ và nông nghiệp kỹ thuật cao. Điều này là một áp lực cho việc BVMT và phát triển bền vững. Chính vì thế, quy hoạch cũng đưa ra các quan điểm và định hướng chiến lược, trong đó về mặt môi trường phải “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”: phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Tăng cường quản lý, bảo vệ và cải tạo môi trường đồng thời với nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân.

III.1.3 Phân tích các mục tiêu Chiến lược BVMT Cần Thơ đến năm 2010 Theo báo cáo Chiến lược BVMT Cần Thơ đến năm 2010 do Sở Khoa học

Công nghệ và Môi trường Cần Thơ đã nêu rõ các mục tiêu như sau: * Giai đoạn 2001-2005: 1. Cải thiện chất lượng môi trường với các công tác ban đầu như sau:

Cơ bản hoàn thành việc thu gom, vận chuyển hàng ngày các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế và các chất thải độc hại ở các thành phố và khu vực dân cư đông đúc.

Thống kê và lên phương án xử lý các khu vực dân cư có môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất gây ra.

Page 26: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

18

Hoàn thành nghiên cứu và đề xuất biện pháp tối ưu và kế hoạch giải quyết ô nhiễm nước tại rạch Tham Tướng, rạch Cái Khế.

Trồng thêm cây xanh trên các tuyến đường chính, trong các khu phố, tăng cường số lượng và diện tích công viên trong thành phố Cần Thơ, khuyến khích phát triển các loại hình vườn cây sinh thái nhằm mục tiêu che phủ trên 10% diện tích.

2. Phòng chống suy thoái môi trường và tài nguyên qua các hành động: Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy và tăng cường phương tiện đo đạc, kiểm

nghiệm và vận chuyển quản lý môi trường, thi hành đồng bộ các hình thức BVMT do luật pháp quy định. Hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm suy thoái và sự cố môi trường bằng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng định kỳ thường xuyên trên các phương tiện thông tin.

Nghiên cứu và đưa vào áp dụng thử nghiệm công nghệ sản xuất sạch một số xí nghiệp (chế biến thủy sản, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng và lò mổ tập trung). Sau khi rút kinh nghiệm sẽ áp dụng đại trà.

Xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (sét, cát, bảo vệ đa dạng sinh học).

* Giai đoạn 2005-2010: thực hiện đồng thời hai nội dung giai đoạn 2001-2005 nhưng tập trung nhiều hơn vào công tác phòng chống các sự cố ô nhiễm môi trường. Công việc cải thiện chất lượng môi trường trở thành công việc thường xuyên đã cơ bản đi vào nề nếp.

Đối chiếu với các nghiên cứu và ứng dụng đã trình bày trong Chương II, mục tiêu chiến lược môi trường đến năm 2010, thấy rằng còn một số vấn đề tồn tại, như việc thu gom chất thải rắn có thực hiện nhưng chưa đồng bộ, các biện pháp xử lý chưa hiệu quả vì trên địa bàn vẫn chưa có bãi chôn lắp hợp vệ sinh; chưa có đề tài cụ thể về “Thống kê và lên phương án xử lý các khu vực dân cư có môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất gây ra”; về việc ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại các xí nghiệp chế biến thủy sản và lò mổ tập trung có nhưng chưa nhiều, thêm vào đó, sự ra đời của các cơ sở mới ngày càng tăng vì thế nên việc quản lý và xử lý môi trường không triệt để. Cùng với Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội trong tương lai phát triển Cần Thơ trở thành một thành phố công nghiệp-thương mại dịch vụ và nông nghiệp kỹ thuật cao, cần thiết phải tích cực xây dựng nhiệm vụ ngành môi trường theo hướng giải quyết triệt để các vấn đề còn hạn chế theo thứ tự các vấn đề ưu tiên.

Page 27: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

19

III.2. Đánh giá chung và lựa chọn ưu tiên Nhìn chung, các kết quả phân tích trên đây cho thấy những vấn đề cần quan

tâm: 1) Các nghiên cứu, ứng dụng về KH&CN trong lĩnh vực BVMT trong quá

khứ không mang tính chủ động, bài bản, toàn diện và triệt để giải quyết ô nhiễm trên các thành phần môi trường như: nước, không khí, rác,…

2) Các đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành môi trường chỉ tập trung thực hiện các quy định quản lý và nghiêng về xử lý vụ việc riêng lẻ hầu như rất ít nghiên cứu áp dụng KH&CN vào công tác BVMT. 3) Các thành phần môi trường của thành phố Cần Thơ đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong giai đoạn năm 2011 và hướng đến năm 2015 thời gian không còn nhiều. Nên cần chọn thành phần môi trường cần ưu tiên có biện pháp bước đầu, còn các thành phần còn lại có thể để giải quyết sau.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra môi trường nước mặt là thành phần ưu tiên cần được bảo vệ. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt như đã trình bày là do các nguồn nước thải sinh hoạt, nước ao cá và nước thải công nghiệp. Nhưng cần chú ý các loại rác đô thị không được quản lý xử lý tốt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt nhất là khu đô thị và khu vực chợ. Vì nước mưa, gió và thói quen sinh hoạt lạc hậu thường xuyên tạo điều kiện cho rác gây ô nhiễm nước mặt. Do vậy, quản lý và xử lý tốt các loại nước thải, rác thải sẽ góp phần chủ yếu bảo vệ được chất lượng môi trường nước mặt. Bên cạnh đó, qua điều tra khảo sát thực tế thì các vấn đề bức xúc cần được giải quyết ngay cũng được các đơn vị đề xuất như việc xen kẻ các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi trong khu dân cư. Song song với việc thực hiện các đề tài cấp bách, cũng cần thiết thực hiện các giải pháp mang tính tổng thể như xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật các ngành và phải đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trường để góp phần đưa ra các biện pháp quản lý một cách bao quát và hiệu quả góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.

III.3 Đề xuất nhiệm vụ KH&CN phục vụ BVMT giai đoạn 2011-2015 Các nhiệm vụ KH&CN phục vụ BVMT đề xuất thông qua các nhu cầu cấp

thiết như sau:

III.3.1 Vấn đề mang tính tổng thể Nhiệm vụ 1: Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường

Page 28: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

20

Nhiệm vụ 2: Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn Nhiệm vụ 3: Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật các ngành thủy sản và sản

xuất hàng tiêu dùng Nhiệm vụ 4: Truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trường

III.3.2 Về quản lý và xử lý nước thải Nhiệm vụ 5: Xây dựng dự án mạng lưới thu gom nước thải và trạm xử lý

trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nhiệm vụ 6: Ứng dụng mô hình lan truyền chất lượng nước để kiểm soát ô

nhiễm xả thải trên sông, kênh. Nhiệm vụ 6: Nghiên cứu thiết kế mô hình xử lý nước thải các lò giết mổ tập

trung bằng phương pháp sinh học. Nhiệm vụ 7: Triển khai mô hình xử lý nước thải ao nuôi cá tra, cá basa theo

phương pháp lọc sinh học công suất 200 m3/ngày đêm

III.3.3 Về thu gom và xử lý chất thải rắn Nhiệm vụ 8: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển, vận

chuyển và nhà máy xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn, chất thải độc hại trên toàn địa bàn Cần Thơ.

Nhiệm vụ 9: Điều tra, khảo sát rác thải trong canh tác nông nghiệp Nhiệm vụ 10: Nghiên cứu đề xuất mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại các

khu dân cư vượt lũ Nhiệm vụ 11: Thu gom và xử lý rác hộ gia đình khu du lịch sinh thái

III.3.4 Vấn đề môi trường bức xúc khác Nhiệm vụ 12: Khảo sát điều tra, đo đạc hiện trạng ô nhiễm tại các hộ sản

xuất tiểu thủ công nghiệp và hộ chăn nuôi xen kẻ khu dân cư. Cụ thể xin xem các phiếu đề xuất dưới đây.

III.4 Phiếu đề xuất nhiệm vụ và danh mục Phiếu đề xuất Đề tài số 1: Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường thành phố

Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2010

Phiếu đề xuất Đề tài số 2: Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại cơ sở chế biến cá tra, cá ba sa

Phiếu đề xuất Đề tài số 3: Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành chế biến thủy hải sản (cá tra, cá ba sa, tôm, mực,…)

Page 29: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

21

Phiếu đề xuất Đề tài số 4: Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, giầy da)

Phiếu đề xuất Đề tài số 5: Xây dựng dự án truyền thông, giáo dục bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Phiếu đề xuất Đề tài số 6: Xây dựng dự án mạng lưới thu gom nước thải và trạm xử lý trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Phiếu đề xuất Đề tài số 7: Ứng dụng mô hình lan truyền chất lượng nước để kiểm soát ô nhiễm xả thải trên sông, kênh.

Phiếu đề xuất Đề tài số 8: Nghiên cứu thiết kế mô hình xử lý nước thải các lò giết mổ tập trung bằng phương pháp sinh học

Phiếu đề xuất Đề tài số 9: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển và nhà máy xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn, chất thải độc hại trên toàn địa bàn Cần Thơ

Phiếu đề xuất Đề tài số 10: Điều tra, khảo sát rác thải trong canh tác nông nghiệp

Phiếu đề xuất Đề tài số 11: Xây dựng dự án xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư vượt lũ

Phiếu đề xuất Đề tài số 12: Thu gom và xử lý rác hộ gia đình khu du lịch sinh thái

Phiếu đề xuất Đề tài số 13: Khảo sát điều tra, đo đạc hiện trạng ô nhiễm tại các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hộ chăn nuôi xen kẻ khu dân cư

Phiếu đề xuất Dự án số 1: Triển khai mô hình xử lý nước thải ao nuôi cá tra, cá basa theo phương pháp lọc sinh học công suất 200 m3/ngày đêm

Page 30: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

22

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 1

1. Tên Đề tài: Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2010 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

Ngày 08 tháng 12 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 21/2007/QĐ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-2020 (sau đây xin gọi tắt là Quy hoạch tổng thể 2006-2020). Theo đó thành phố Cần Thơ sẽ là thành phố công nghiệp hiện đại và có vai trò động lực phát triển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như thế Cần Thơ sẽ phát triển về sản xuất và tiêu thụ một cách mạnh mẽ trong 10 năm tới, cũng đồng nghĩa các vấn đề về ô nhiễm và môi trường sẽ càng ngày nặng nề hơn nếu không có các biện pháp đáp ứng chủ động và hữu hiệu.

Trong Quy hoạch, kèm theo các ý đồ phát triển kinh tế xã hội, việc bảo vệ tài nguyên môi trường (BVTNMT) cũng được đề cập. Nhưng, tất cả mới chỉ là những mục tiêu; những ý tưởng gợi ý, còn công việc cụ thể đánh giá tác động đến môi trường của quy hoạch, các biện pháp bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu dựa trên nền của Quy hoạch tổng thể 2006-2020 thì hầu như chưa có. Do đó, nghiên cứu và xây dựng chiến lược BVTNMT đáp ứng với phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch nói trên là một công việc thật sự cần thực hiện để xác định những mục tiêu cụ thể và biện pháp cần có về nguồn nhân lực, tài chính, khoa học kỹ thuật và luật pháp phục vụ cho thực hiện quy hoạch nói trên và sự nghiệp phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ. 4. Giải trình về tính cấp thiết:

Theo số liệu của Trạm quan trắc môi trường trong giai đoạn 1998 đến 2007, chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ đang liên tục bị suy giảm, ngày càng ô nhiễm. Nước sông-rạch có nhiều chỉ tiêu chất lượng bị ô nhiễm kể cả một bộ phận của nước sông Hậu. Nước ngầm bị cạn kiệt và suy giảm do nhiễm vi sinh và chất hữu cơ vì hiện tượng thông tầng. Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm bụi và chì thêm vào đó là tiếng ồn tăng cao trên các trục giao thông đường bộ. Chất thải rắn của đô thị và công nghiệp ngày càng tăng về số lượng và tính nguy hại nhưng không được thu gom xử lý tốt. Tài nguyên cát, nước và đất đai chưa được sử dụng hợp lý. Đa dạng sinh học thường xuyên bị suy giảm,…

Page 31: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

23

Trước tình hình đó, việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-2020 đẩy nhanh đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên một cách trầm trọng hơn. Một điểm cần lưu ý là quy hoạch được ban hành từ cuối năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa có định hướng rõ ràng về công tác BVTNMT khi thực hiện các mục tiêu quy hoạch.

Chính vì thế, nghiên cứu đề ra Chiến lược bảo vệ môi trường và tài nguyên của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2020 hướng tới năm 2030 nhằm đáp ứng với việc thực hiện Quy hoạch tổng thể 2006-2020 và định hướng BVTNMT cho giai đoạn sau đó, hiện nay là rất cấp bách. 5. Tính mới của đề tài: Đề tài mới. 6. Định hướng mục tiêu:

Đề ra các biện pháp tổng hợp, thực tế, khả thi nhằm hạn chế gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường trên toàn thành phố Cần Thơ do thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-2020 và tương lai. 7. Nội dung:

- Biên hội diễn biến phát triển kinh tế-xã hội và hậu quả về mặt tài nguyên và môi trường của thành phố Cần Thơ trong 10 năm (2000-2010),

- Khảo sát hiện trạng cơ cấu tố chức, kế hoạch công tác thường xuyên và các công tác đột xuất và hiệu quả hoạt động trong quản lý tài nguyên và môi trường tại thành phố Cần Thơ đã và đang áp dụng trên địa bàn,

- Xác định những thách thức đối với tài nguyên và môi trường khi thực hiện Quy hoạch tổng thể 2006-2020 và định hướng BVMT cho giai đoạn sau đó,

- Đề xuất tính toán các biện pháp đáp ứng vấn đề cấp bách trước mắt và lâu dài bao gồm các lĩnh vực, tổ chức bộ máy, công nghệ, tài cính và luật pháp..

- Hội thảo lựa chọn các biện pháp khả thi cần thiết giải quyết vấn đề tài nguyên và môi trường trong tương lai,

- Báo cáo tổng kết và trình UBND thành phố ký quyết định ban hành thực hiện chiến lược được thông qua. 8. Phương pháp chính: a/ Áp dụng phương pháp khảo sát tại chổ, thu thập và thống kê: đối với các tài liệu, số liệu có sẳn về kinh tế xã hội, tổ chức bộ máy về quản lý môi trường, báo cáo thực hiện công tác quản lý môi trường.. toàn thành phố Cần Thơ giai đọan 2000-2009,

Page 32: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

24

b/ Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích-tổng hợp và lấy ý kiến chuyên viên của các nhà quản lý nhà nước về môi trường, các nhà khoa học chuyên ngành môi trường để xác định các thách thức về môi trường, các biện pháp đáp ứng, hội thảo khoa học góp ý chiến lược BVTNMT trong thực hiện Quy hoạch tổng thể 2006-2020 và định hướng BVTNMT cho giai đoạn sau đó, c/ Áp dụng trình tự dự thảo và phê duyệt văn bản quy phạm pháp luật: để xin UBND ban hành thực hiện chiến lược được thông qua. 9. Yêu cầu về sản phẩm: -Báo cáo có tính khoa học và thực tiển để khái quát được toàn bộ các vấn đề về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ và đề xuất các giải pháp cụ thế, khả thi cần áp dụng để giải quyết hiệu quả vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong tương lai. - Phải được UBND phê duyệt và ban hành. 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Sở Tài nguyên và Môi trường, và các Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan đơn vị tổ chức có liên quan trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 12. Thời gian thực hiện: 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ - Số 09, Cách mạng Tháng 8, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Điện thoại: 07103. 832751 - Fax: 07103. 826838 - Email: [email protected]

14. Thông tin khác (nếu có): Đơn vị phối hợp thực hiện Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường.

Số 02-Lý Thường Kiệt-Q.Ninh Kiều- thành phố Cần Thơ. Số điện thoại/fax: 0710.3810987

Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 33: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

25

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 2

1. Tên Đề tài: Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại cơ sở chế biến cá tra, cá ba sa 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài: Thực hiện tiếp nội dung phòng chống suy thoái môi trường và tài nguyên trong Chiến lược BVMT Cần Thơ đến năm 2010, trong đó có việc Nghiên cứu và đưa vào áp dụng thử nghiệm công nghệ sản xuất sạch một số xí nghiệp (chế biến thủy sản, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng và lò mổ tập trung) thời gian qua chưa được quan tâm rộng rãi. 4. Giải trình về tính cấp thiết:

Ngày 07 tháng 9 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt ‘‘Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020’’, có thể thấy sản xuất sạch hơn là một yêu cầu cấp bách trong quá trình hội nhập.

Mặt khác, theo thống kê của Sở Công thương thành phố Cần Thơ năm 2009, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có khoảng 8.000 cơ sở sản xuất, đa phần có quy mô vừa và nhỏ với công nghệ lạc hậu. Để phát triển theo hướng bền vững đối với số lượng các cơ sở như thế, nhất thiết phải quan tâm chặt chẽ đến vấn đề môi trường. Ứng dụng công nghệ sạch hơn là giải pháp hữu hiệu không những mang lại lợi ích cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất, tăng cơ hội xuất khẩu các sản phẩm mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. 5. Tính mới của đề tài: Không mới nhưng cần thiết phải thực hiện 6. Định hướng mục tiêu: - Xác định quy trình sử dụng công nghệ sản xuất sạch - Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, giảm nguồn phát thải 7. Nội dung: - Khảo sát hiện trạng công nghệ chế biến cá tra, cá basa - Xác định các quy trình sử dụng năng lượng, nguyên liệu chế biến thành phẩm - Xác định các chính sách BVMT phù hợp với ngành nghề 8. Phương pháp chính: - Thu thập số liệu thực tế tại cơ sở chế biến cá tra, cá basa - Đo đạc khảo sát thực tế các nguồn phát thải

Page 34: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

26

9. Yêu cầu về sản phẩm: - Quy trình công nghệ sản xuất sạch. - Quy định cụ thể giảm thiểu năng lượng, giảm thiểu phát thải trong công nghệ

sản xuất. - Áp dụng các chính sách BVMT 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Các cơ sở chế biến cá tra, cá basa 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 400.000.000 đồng (Bốn trăm triệu đồng) 12. Thời gian thực hiện: 2 năm 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố Cần Thơ - Số 45 Hùng Vương, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Điện thoại: 07103.764406 - Fax: 07103.764406

14. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 35: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

27

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 3

1. Tên Đề tài: Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành chế biến thủy hải sản (cá tra, cá ba sa, tôm, mực,…) 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

Định mức kinh tế kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường như đo đạc bản đồ, phân định địa giới hành chính, khí tượng thủy văn, địa chất, quan trắc môi trường,…Chưa có định mức kinh tế kỹ thuật ngành chế biến thủy hải sản. 4. Giải trình về tính cấp thiết:

Thủy sản là một trong 02 ngành mũi nhọn góp phần vào phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL nói chung và nói riêng ở thành phố Cần Thơ. Điều kiện tự nhiên và con người thuận lợi, việc đầu tư vào ngành này tại Cần Thơ đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Song, kinh doanh thủy sản cũng là một hoạt động gây ô nhiễm chính hiện nay. Vì thế, cần thiết phải có một định mức kinh tế-kỹ thuật giúp nhà đầu tư lựa chọn các giá trị thích hợp nhất để đảm bảo cân đối các yếu tố trong quá trình sản xuất, chủ động được lượng phát thải để có phương án xử lý phù hợp đảm bảo vấn đề môi trường. 5. Tính mới của đề tài: Hoàn toàn mới 6. Định hướng mục tiêu: - Xác định các định mức phát thải thủy sản (nguyên liệu qua chế biến phát sinh ra

lượng chất thải). - Làm cơ sở cho công tác quản lý môi trường. 7. Nội dung: - Khảo sát đo đạc các thông số phát sinh chất thải tại các nhà máy thủy sản - Xây dựng hệ số tương quan về phát sinh chất thải của ngành. 8. Phương pháp chính: - Thu thập số liệu về nguyên liệu đầu vào ngành chế biến thủy hải sản - Xác định quy trình chế biến thủy hải sản - Đo đạc số liệu đầu ra của các nguồn thải. 9. Yêu cầu về sản phẩm: Xác định hệ số tương quan phát sinh chất thải của ngành chế biến thủy sản. 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: các nhà máy chế biến thủy sản

Page 36: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

28

11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 350.000.000 (Ba trăm năm mươi triệu đồng) 12. Thời gian thực hiện: 2 năm 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Số 02 Lý thường Kiệt, thành phố. Cần Thơ - Điện thoại + Fax: 07103.810987

14. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 37: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

29

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 4

1. Tên Đề tài: Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, giầy da) 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài: Định mức kinh tế kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường như: quy hoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ, phân định địa giới hành chính, khí tượng thủy văn, địa chất, quan trắc môi trường,…Chưa có định mức kinh tế kỹ thuật ngành sản xuất hàng tiêu dùng. 4. Giải trình về tính cấp thiết:

Nền kinh tế phát triển dẫn đến chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao đi kèm với nhu cầu và hàng tiêu dùng không chỉ về số lượng và cả chất lượng. Trong đó phải kể đến những sản phẩm thông dụng nhất là hàng may mặc và giày da. Vì thế, việc đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng nhiều và đòi hỏi khả năng cạnh tranh của các cơ sở vừa phải tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao nhưng phải bảo đảm về yếu tố môi trường.

Để giúp các nhà đầu tư tính toán, lựa chọn các giá trị thích hợp nhất để đảm bảo cân đối các yếu tố trong quá trình sản xuất, chủ động được lượng phát thải để có phương án xử lý phù hợp đảm bảo vấn đề môi trường rất cần thiết phải có một định mức kinh tế-kỹ thuật. 5. Tính mới của đề tài: Hoàn toàn mới 6. Định hướng mục tiêu: - Xác định các định mức phát thải ngành sản xuất hàng tiêu dùng (nguyên liệu

vào sản xuất phát sinh ra lượng chất thải) - Làm cơ sở cho công tác quản lý môi trường 7. Nội dung: - Khảo sát đo đạc các thông số của chất thải phát sinh tại các cơ sở sản xuất hàng

tiêu dùng - Xây dựng hệ số tương quan về phát sinh chất thải của ngành. 8. Phương pháp chính: - Thu thập số liệu về nguyên liệu đầu vào ngành sản xuất hàng tiêu dùng - Xác định quy trình sản xuất hàng tiêu dùng - Đo đạc số liệu đầu ra của các nguồn thải.

Page 38: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

30

9. Yêu cầu về sản phẩm: Xác định hệ số tương quan phát sinh chất thải của ngành sản xuất hàng tiêu

dùng. 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 2.000.000.0000 (2 tỷ đồng) 12. Thời gian thực hiện: 3 năm 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Số 02 Lý thường Kiệt, thành phố. Cần Thơ - Điện thoại + Fax: 07103.810987

14. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 39: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

31

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 5

1. Tên Đề tài: Xây dựng dự án truyền thông, giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn thành phố Cần Thơ 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì yếu tố môi trường cũng được quan tâm ở mọi cấp, mọi nơi. Truyền thông, giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp ưu tiên hàng đầu trong hệ thống các biện pháp quản lý về BVMT, khi cộng đồng có nhận thức đầy đủ về bảo vệ môi trường mới có ý thức về vấn đề này trong hoạt động hàng ngày của mình, góp phần cùng các cơ quan chức năng giữ gìn môi trường sống nhất là trong thời điểm môi trường đang xuống cấp như hiện nay. 4. Giải trình về tính cấp thiết:

Hiện nay, ô nhiễm các thành phần môi trường đang diễn ra với mức dộ ngày càng trầm trọng tại thành phố Cần Thơ. Nhất thiết phải tiến hành truyền thông và lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường vào giáo dục. Để góp phần tăng hiệu quả trong truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trường, rất cần thiết phải có dự án truyền thông, giáo dục BVMT. 5. Tính mới của đề tài: 6. Định hướng mục tiêu: - Xây dựng các phương tiện truyền thông về BVMT - Xây dựng chương trình giáo dục về BVMT - Triển khai các chương trình hành động BVMT 7. Nội dung: - Thiết kế Quy hoạch dự án truyền thông, giáo dục về BVMT - Tuyên truyền giáo dục ý thức BVMT - Xây dựng các quy trình cụ thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Xác định Chính sách quản lý môi trường của đại phương 8. Phương pháp chính: 9. Yêu cầu về sản phẩm:

Chương trình truyền thông, giáo dục BVMT phục vụ công tác quản lý, bổ sung tài liệu cho các cơ sở giáo dục và cung cấp cho các cơ quan truyền thông. 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: toàn bộ thành phố Cần Thơ 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 500.000.000 (Năm trăm triệu đồng)

Page 40: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

32

12. Thời gian thực hiện: 3 năm 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Chi cục Môi trường thành phố Cần Thơ - Số 02 Lý thường Kiệt, thành phố Cần Thơ - Điện thoại + Fax: 07103.76406

14. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 41: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

33

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 6

1. Tên Đề tài: Xây dựng dự án mạng lưới thu gom nước thải và trạm xử lý trên địa bàn thành phố Cần Thơ

2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

- Các loại nước thải sinh hoạt, ao cá, chế biến thủy sản chưa được thu gom, chưa được xử lý đang gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước mặt.

- Cần Thơ chưa có hệ thống đường cống và trạm xử lý nước thải hiệu quả cho thu gom và xử lý nước thải.

- Luật BVMT quy định tất cả các loại nước thải phải được thu gom và xử lý đạt mức nhà nước quy định. 4. Giải trình về tính cấp thiết: Hiện nay các loại nước thải tại thành phố Cần Thơ chưa có hệ thống thu gom và chưa được xử lý đúng quy định BVMT. Nên việc thiết kế và cải tiến tổ chức vận hành mạng lưới thu gom và trạm xử lý nước thải trên toàn địa bàn thành phố Cần Thơ là công việc mang tính cấp thiết để các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể chủ động bảo vệ tốt nguồn nước mặt trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng. 5. Tính mới của đề tài: Chưa có thiết kế mạng lưới thu gom và xử lý cho các loại hình xử lý nước thải cho thành phố Cần Thơ 6. Định hướng mục tiêu:

- Thiết kế chi tiết mạng lưới thu gom nước mưa và thu gom nước thải và các trạm xử lý nước thải phân tán phù hợp theo từng địa bàn.

- Cải tiến hoạt động của tổ chức vận hành bằng việc đầu tư: Huấn luyện chuyên môn, nâng cao trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý hệ thống, trang thiết bị phù hợp tiên tiến, định hướng hoạt động để luôn cải tiến công nghệ.

- Xác định nguồn vốn cho vận hành hệ thống. Tính toán có cơ sở khoa học và thực tiển giá thành xử lý 1 m3 nước thải để đề xuất UBND thành phố phê duyệt áp dụng, tạo nguồn thu để trả các chi phí đầu tư cơ bản và vận hành hệ thống. 7. Nội dung:

- Khảo sát địa bàn, đo đạc tại hiện trường địa hình, cao độ,.. - Khảo sát lượng nước thải phát sinh trên từng địa bàn, đơn vị hành chính. - Thu thập các tài liệu số liệu có liên quan đến lượng nước thải phát sinh,

tổng hợp số liệu và dự báo lượng phát sinh trong tương lai, - Đề xuất và chọn lựa các giải pháp khả thi, - Lập dự án và thiết kế mạng lưới thu gom và xử lý theo giải pháp được

chọn,

Page 42: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

34

- Trình UBND thẩm định và phê duyệt thực hiện 8. Phương pháp chính:

- Thu thập tài liệu số liệu có sẳn tại các cơ quan chuyên môn, - Hội thảo để chọn lựa giải pháp, - Khảo sát thiết kế theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng và Bộ TN và

MT, - Sử dụng công nghệ thông tin để vẽ bản đồ, tính toán, thiết kế và mô hình

hóa các giải pháp, - Phác họa tổng thể và thực hiện từng phần theo các giai đoạn khác nhau

9. Yêu cầu về sản phẩm: - Thu gom và xử lý triệt để hầu hết các loại nước thải trên địa bàn Cần Thơ, - Phù hợp với Luật pháp hiện hành nhất là luật BVMT, - Trình độ kỹ thuật hiện đại, có khả năng cải tiến, nâng cấp. - Dễ vận hành, chi phí vận hành rẻ tiết kiệm, hiệu quả cao..

10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Toàn bộ thành phố Cần Thơ, 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 02 tỷ đồng 12. Thời gian thực hiện: 3 năm 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Số 02 Lý thường Kiệt, thành phố Cần Thơ - Điện thoại + Fax: 07103.810987

14. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 43: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

35

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 7

1. Tên Đề tài: Ứng dụng mô hình lan truyền chất lượng nước để kiểm soát ô nhiễm xả thải trên sông, kênh. 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

- Trong điều kiện phát triển hiện nay thành phố Cần Thơ đang có rất nhiều điểm xả thải từ các nhà máy xí nghiệp, xưởng…vì vậy chúng ta cần có công cụ để kiểm soát vấn đề trên.

- Ngoài ra mô hình cũng có thể dự báo để hỗ trợ các quyết định chiến lược để BVMT

4. Giải trình về tính cấp thiết: Hiện nay hầu hết chúng ta kiểm soát ô nhiễm bằng phương pháp đo trực tiếp, vấn đề sẽ tốn nhiều thời gian và nhân lực cho rất nhiều điểm đo và không mang tính dự báo để hỗ trợ quyết định. Ứng dụng mô hình sẽ giải quyết được vấn đề trên. 5. Tính mới của đề tài :

- Sử dụng các lý thuyết lan truyền trong mô hình toán dòng chảy. - Kết hợp với các phần mềm bản đồ thể hiện thông tin.

6. Định hướng mục tiêu: - Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Mang tính ứng dụng và phổ biến cao.

7. Nôi dung: - Điều tra, thu thập, đo đạc số liệu - Phân tích cơ sở dữ liệu môi trường cho số liệu đầu vào của mô hình - Chạy mô hình và đánh giá khả năng ô nhiễm môi trường cho khu vực

8. Phương pháp chính - Khảo sát và chọn điểm nghiên cứu - Thu thập và đo các số liệu cần thiết - Thiết lập mô hình tính toán - Chạy mô hình trên máy tính (sử dụng các công cụ của máy tính) - Chuẩn hóa lại mô hình.

8. Yêu cầu về sản phẩm: - Mô hình kiểm soát ô nhiễm xả thải trong điểm nghiên cứu - Mang tính dễ ứng dụng và phát triển thêm.

Page 44: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

36

9. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Tại một đoạn sông, kênh trong thành phố Cần Thơ. 10. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 350.000.000đ (Ba trăm năm chục triệu đồng). 11. Thời gian thực hiện: 12 tháng. 12. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email: .

- Đoàn Thanh Tâm – Trung tâm Quan Trắc Tài nguyên và Môi Trường – Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ

- ĐT: 0918158879 - Email: [email protected]

13. Thông tin khác (nếu có): Cán bộ cùng đề xuất - Nguyễn Đình Giang Nam – Khoa MT & TNTN – Trường Đại Học Cần

Thơ - Email: [email protected] - ĐT: 0918166670

Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất (Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

.

Page 45: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

37

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 8

1. Tên Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình xử lý nước thải các lò giết mổ tập trung bằng phương pháp sinh học. 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

- Hiện nay tại các quận huyện của thành phố Cần Thơ đều có các điểm, lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

- Nước thải từ các lò, điểm giết mổ này chỉ được lắng lọc sơ bộ hoặc thải trực tiếp ra sông rạch xung quanh. 4. Giải trình về tính cấp thiết:

- Ô nhiễm môi trường do nước thải từ các lò giết mổ gia súc đã và đang diễn ra, đặc biệt tại các lò giết mổ có công suất lớn nhưng môi trường tiếp nhận là các sông rạch nhỏ, không có khả năng tự làm sạch thì mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn, gây nhiều bức xúc bất bình cho cộng đồng dân cư sống xung quanh. Đây là vấn đề cấp bách cần thiết ưu tiên quan tâm giải quyết triệt để.

- Nước thải từ các lò giết mổ gia súc làm gia tăng dịch bệnh có trong nguồn nước mặt, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó nó làm mất cân bằng hệ sinh thái xung quanh và gia tăng chi phí xử lý nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt. 5. Tính mới của đề tài: Hoàn toàn mới 6. Định hướng mục tiêu:

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. - Chất lượng nước thải sau xử lý đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường quy định.

7. Nội dung: - Khảo sát hiện trạng ô nhiễm của hoạt động giết mỗ trên địa bàn - Phân tích các ưu khuyết điểm của các hệ thống xử lý đang áp dụng - Nghiên cứu thiết kế mô hình và thí nghiệm với các loại nước thải từ giết mổ

khác nhau để tìm ra hiệu quả xử lý tốt nhất. 8. Phương pháp chính:

- Điều tra, khảo sát, thu và phân tích mẫu nước thải - So sánh tính hiệu quả của phương pháp xử lý hiện tại ở các địa phương với

phương pháp xử lý theo đề tài nghiên cứu.

Page 46: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

38

- Chọn lựa các loại vi khuẩn thích hợp để xử lý các chất gây ô nhiễm trong nước thải giết mổ.

- Nghiên cứu xác định khoảng thời gian tối ưu để các loại vi khuẩn được chọn xử lý các chất ô nhiễm hiệu quả nhất.

- Thực hiện mô hình kết hợp xử lý cơ học, vi sinh, hóa học. - Đánh giá chất lượng nước thải trước và sau xử lý.

9. Yêu cầu về sản phẩm: - Thực trạng môi trường tại các lò, điểm giết mổ tập trung. - Mô hình xử lý nước thải giết mổ.

10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Áp dụng cho các lò, điểm giết mổ tập trung ở các địa phương của thành phố Cần Thơ. 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 350.000.000đ (Ba trăm năm chục triệu đồng). 12. Thời gian thực hiện: 12 tháng. 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email: Phạm Nam Huân-Phó CCT Chi cục BVMT. 14. Thông tin khác (nếu có) :

Tổ chức/cá nhân (Chuyên gia) đề xuất (Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 47: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

39

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 9

1. Tên Đề tài: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển và nhà máy xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn, chất thải độc hại trên toàn địa bàn Cần Thơ. 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

- Các loại rác đô thị chưa được thu gom, chưa được xử lý và đang gây ô nhiễm trầm trọng môi trường, nhất là các dòng sông rạch kế bên khu vực chợ.

- Cần Thơ chưa có hệ thống thu gom, trung chuyển và nhà máy xử lý tác chế rác thải hiệu quả, thậm chí chưa quy hoạch tốt hệ thống các bãi chôn rác hợp vệ sinh.

- Luật BVMT quy định tất cả các loại rác phải được thu gom và xử lý đạt yêu cầu nhà nước quy định. 4. Giải trình về tính cấp thiết: Hiện nay các loại rác tại thành phố Cần Thơ được thu gom theo phương pháp cũ, chưa có hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển hợp lý và chưa được xử lý, tái chế, tái sử dụng và chôn lấp đúng quy định BVMT, khả năng gây sự cố môi trường về rác, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng ra rất lớn. Nên việc quy hoạch, xây dựng và cải tiến tổ chức vận hành hệ thống thu gom quản lý và xử lý rác trên toàn địa bàn thành phố Cần Thơ là công việc mang tính cấp thiết để các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể chủ động BVMT trước nguy cơ ô nhiễm. 5. Tính mới của đề tài: chưa có thiết kế về thu gom, vân chuyển, xử lý, tái chế rác cho thành phố Cần Thơ 6. Định hướng mục tiêu:

- Thiết kế quy trình phân công địa bàn xác định trách nhiệm, kỹ thuật quản lý và thu gom rác cho từng địa bàn khu vực, ấp..

- Thiết kế hệ thống trạm trung chuyển rác phân tán phù hợp theo địa bàn xã, huyện và xác định lộ trình xe trung chuyển thu gom rác, thiết kế chi tiết trạm trung chuyển rác, máy nén rác.

- Cải tiến hoạt động của tổ chức vận hành bằng việc đầu tư: Huấn luyện chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, trang thiết bị ép rác, xe vận chuyển phù hợp theo quy hoạch, định hướng hoạt động để luôn cải tiến công nghệ.

Page 48: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

40

- Xác định nguồn vốn cho vận hành hệ thống. Tính toán có cơ sở khoa học và thực tiển giá thành xử lý 1 tấn rác để đề xuất UBND thành phố phê duyệt áp dụng, tạo nguồn thu để trả các chi phí đầu tư cơ bản và vận hành hệ thống. 7. Nội dung:

- Khảo sát địa bàn, đo đạc tại hiện trường địa hình, cao độ,.. - Khảo sát lượng rác phát sinh trên từng địa bàn, đơn vị hành chính. - Thu thập các tài liệu số liệu có liên quan đến lượng rác phát sinh, tổng hợp

số liệu và dự báo lượng rác phát sinh trong tương lai. - Đề xuất và chọn lựa các mô hình thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử

lý khả thi, - Lập dự án và thiết kế theo giải pháp được chọn, - Trình UBND thẩm định và phê duyệt thực hiện

8.Phương pháp chính: - Thu thập tài liệu số liệu có sẳn tại các cơ quan chuyên môn, - Hội thảo để chọn lựa mô hình khả thi, - Khảo sát thiết kế theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng và Bộ TN và

MT, - Sử dụng công nghệ thông tin để vẽ bản đồ, tính toán, thiết kế và mô hình

hóa các giải pháp, - Phác họa tổng thể và thực hiện từng phần theo các giai đoạn khác nhau để

sử dụng kinh phí hợp lý, 9. Yêu cầu về sản phẩm:

- Thu gom và xử lý triệt để hầu hết các loại rác và rác độc hại trên địa bàn Cần Thơ,

- Công nghệ sử dụng phù hợp với Luật pháp hiện hành nhất là luật BVMT, - Trình độ kỹ thuật hiện đại, có khả năng cải tiến, nâng cấp. - Dễ vận hành, chi phí vận hành rẻ tiết kiệm, hiệu quả cao..

10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Toàn bộ thành phố Cần Thơ, 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 02 tỷ đồng 12. Thời gian thực hiện: 3 năm 13.Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường- Số 02 Lý thường Kiệt, thành phố Cần Thơ- Điện thoại+Fax: 07103 810987 Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 49: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

41

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 10

1. Tên Đề tài: Điều tra, khảo sát rác thải trong canh tác nông nghiệp 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài: Hiện nay, lượng rác thải trong canh tác của các hộ dân đang bị bỏ ngõ, chưa có số liệu thống kê lượng rác thải này. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu lượng rác thải mà nông dân thải vào môi trường khi sản xuất một vụ mùa. 4. Giải trình về tính cấp thiết: Từ lâu chúng ta chỉ quan tâm rác thải phát sinh từ sinh hoạt, từ sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường thì nay chúng ta nên nhìn nhận rác thải phát sinh từ canh tác nông nghiệp như trồng lúa, màu, cây an quả,…của các hộ nông dân cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp. 5. Tính mới của đề tài: Cho đến thời điểm này, chưa có tổ chức hoặc cá nhân nghiên cứu về vấn đề này. 6. Định hướng mục tiêu: Đề tài phải thống kê được lượng rác thải mà nông dân thải bỏ khi canh tác nông nghiệp.Có bao hiêu rác được nhân dân thu gom, tái sử dụng và bao nhiêu rác thải còn tồn đọng ngoài đồng ruộng, vườn cây, rẫy rau màu. 7. Nội dung:

Nghiên cứu thực nghiệm trên hộ dân, mỗi hộ canh tác tối thiểu 1.000m2 đất lúa hoặc cây ăn quả, thời gian thực nghiệm 01 năm theo thời vụ. 8. Phương pháp chính: Thực nghiệm và thống kê 9. Yêu cầu về sản phẩm: Tính được khối lượng rác thải khi sản xuất 1 kg sản phẩm. 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: vùng canh tác nông nghiệp thành phố Cần Thơ 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng). 12. Thời gian thực hiện: 12 tháng. 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Vĩnh Thạnh. - ĐC: ấp Quy Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. - ĐT: 0710.3858973. Email: [email protected]

Tổ chức/cá nhân (Chuyên gia) đề xuất (Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 50: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

42

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 11

1. Tên Đề tài: Xây dựng dự án xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư vượt lũ 2. Thuộc Chương trình: Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài:

- Khu dân cư vượt lũ là một trong những tuyến dân cư vượt lũ quan trọng nhất về mặt kinh tế và xã hội của thành phố Cần Thơ. Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nên nhu cầu về việc trao đổi và mua bán là vấn đề thiết yếu hiện nay. Song song với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu về vệ sinh, môi trường xanh sạch đẹp là vấn đề môi trường đặt lên hàng đầu.

- Do việc quy định thiếu đồng bộ nên hiện tại các khu dân cư này vẫn chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác hoàn chỉnh. 4. Giải trình về tính cấp thiết: Hiện tại rác thải sinh hoạt tại khu dân cư vượt lũ chưa được xử lý và đổ bừa bãi tại các đường vào, bãi đất trống trong khu vượt lũ làm cho bộ mặt cảnh quan ngày càng xuống cấp và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy việc xử lý rác thải sinh hoạt tại khu dân cư vượt lũ là việc cấp thiết hiện nay. 5. Tính mới của đề tài: Hoàn toàn mới. 6. Định hướng mục tiêu: Góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân và cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. 7. Nội dung:

- Điều tra khảo sát hiện trạng ô nhiễm rác thải từ các khu dân cư vượt lũ. - Thực hiện phân loại rác tại nguồn. - Nghiên cứu mô hình xử lý bằng cách ủ compost với các mẻ xử lý rác thải sinh

hoạt một cách có hiệu quả. 8. Phương pháp chính:

- Điều tra khảo sát. - Xử lý hiệu quả rác thải sinh hoạt.

9. Yêu cầu về sản phẩm: Mô hình xử lý rác thải bảo đảm cảnh quan môi trường tại khu dân cư vượt lũ

xanh sạch đẹp và sức khỏe người dân 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Tại khu Dân cư vượt lũ ở huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ.

Page 51: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

43

11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng).

12. Thời gian thực hiện: 12 tháng 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email: - Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Cờ Đỏ. - ĐC: huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. - ĐT: 0710.3689139 – 0710.3689140. Email: [email protected] Tổ chức/cá nhân (Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 52: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

44

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 12

1. Tên Đề tài: Thu gom và xử lý rác hộ gia đình khu du lịch sinh thái 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài: Do đặc thù huyện Phong Điền các hộ gia đình xây dựng nhà dọc theo sông (theo các tuyến đường giao thông). Nên không thể bố trí hệ thống thu gom và xử lý rác hằng ngày như khu vực tập trung dân cư. Tìm cách xử lý rác cho mỗi gia đình mỗi ngày là cần thiết nhằm cải thiện thói quen vức rác bừa bãi của người dân. Vận động người dân tham gia BVMT và có trách nhiệm với chất thải của mình. 4. Giải trình về tính cấp thiết: Mỗi ngày, rác thải hộ gia đình nông thôn (05 người) trung bình từ 2,5 đến 3 kg rác thải sinh hoạt. Do thói quen, rác thải được người dân thải trực tiếp xuống sông, thải xung quanh nhà làm ô nhiễm môi trường, gây mất vẽ cảnh quan. Đặc biệt khi rác phân hủy gây mùi hôi, tạo môi trường thuận lợi cho mằm bệnh phát triển ảnh hưởng đến môi trường sống. Do đa số người dân chưa hiểu biết tác hại của rác thải sinh hoạt. Hơn nửa, người dân cũng chưa biết cách để xử lý rác thải hằng ngày của hộ gia đình và cũng chưa có ý định để xử lý. 5. Tính mới của đề tài:

• Người dân được vận động tham gia BVMT, xử lý rác hộ gia đình là trách nhiệm của hộ để bảo vệ môi trướngoongs cho chính mình và các thế hệ sau.

• Người dân được hướng dẫn cách thu gom, xử lý triệt để rác thải của hộ gia đình.

6. Định hướng mục tiêu: Đến năm 2020, 90%hộ gia đình (trừ khu vực có hệ thống thu gom) thực hiện việc thu gom và xử lý rác theo ứng dụng của đề tài. 7. Nội dung: Bố trí đề tài tại 01 ấp thuộc xã làm mô hình điểm. Trong quá trình thực hiện, kết hợp phát tài liệu tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết để thực hiện mô hình. Sau khi thực hiện 02 năm, nhân rộng mô hình ra toàn huyện.

Hỗ trợ 70% giá trị công trình xây dựng 02 loại bể: Bể ủ phân làm phân bón và 01 Hố đốt rác:

(1) XÂY BỂ XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ: Xây tường gạch trên nền đất, cao 0.8m, diện tích 2m x 5m = 10 m2, chia làm 02 ngăn:

- Khi có rác dễ phân hủy bỏ vào một ngăn, khi đầy trộn các vi sinh vật vào và ủ làm phân bón.

Page 53: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

45

- Khi một ngăn đầy, tiếp theo bỏ vào ngăn thứ 2. Sau khi rác ở ngăn thứ 1 mục lấy ra làm phân bón và chu trình tiếp tục. (2) XÂY BỂ ĐỐT RÁC: Xây bê tông cốt thép chịu nhiệt cao 1.0 m, diện tích

1,5 đến 2.0 m2.

Sơ đồ xử lý rác thải 8. Phương pháp chính:

- Chọn 01 ấp thực hiện cho khoảng 50 điểm ( bố trí nhiều hộ dùng chung cho một điểm)

- Cơ quan Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp chủ tịch UBND các xã hoặc thị trấn giám sát, triển khai thực hiện. Tổng kết đánh giá. 9. Yêu cầu về sản phẩm: Đến năm 2020:

- 100% hộ gia đình được vận động tham gia BVMT, xử lý rác hộ gia đình là trách nhiệm của hộ để BVMT sống cho chính mình và các thế hệ sau.

- 90% hộ gia đình thực hiện xử lý rác theo mô hình đã thực hiện. 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng:

Phù hợp với đề án xã hội hóa công tác BVMT của thành phố Cần Thơ đến năm 2020. 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 10.1. Kinh phí của đề tài thực hiện làm điểm (năm 2011-2012):

Khi có rác thải, các thành viên trong gia đình đến bỏ vào giỏ (bỏ

đúng giỏ đã phân loại)

Rác hữu cơ như: Vỏ các loại trái cây, rau, thức ăn thừ

Rác khó phân hủy như: Bọc nilong, miển à h ứ

Rác có thể tái chế, bán phế liệu như: Các loại giấy, sắt

Ủ làm phân bón. (1)

Hố đốt (xây tường gạch DT: 2

m2). (2)

Rác không thể đốt, hỗ trợ chuyển đến bãi rác Thành phố

Bán phế liệu hoặc

tái sử dụng (4)

Page 54: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

46

STT Danh mục Thành tiền (đồng)

1 Tuyên truyền, in tờ rơi 100.000.000

2

Hỗ trợ 70% các điểm thực hiện mô hình = 1.800.000 đồng/điểm x 50 điểm ( chọn 1 ấp theo tuyến có xe 04 bánh để thực hiện)

90.000.000

3

Thuê xe chở rác không thể xử lý từ các điểm thực hiện đến Bãi rác của thành phố: 04 đợt/năm x 2năm x 10.000.000 đồng/ đợt

80.000.000

4 Chi cộng tác viên, Ban quản lý 80.000.000

Tổng cộng 350.000.000

10.2. Sau khi thực hiện Đề tài:

Kinh phí sự nghiệp môi trường của địa phương sẽ hỗ trợ triễn khai thực hiện cho các địa phương khác của huyện. Dự kiến đến năm 2020 sẽ triễn khai thực hiện đến 90% hộ gia đình thực hiện xử lý rác theo mô hình. 12. Thời gian thực hiện: 2 năm 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phong Điền. Tổ chức/cá nhân (Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 55: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

47

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI SỐ 13

1. Tên Đề tài: Khảo sát điều tra, đo đạc hiện trạng ô nhiễm tại các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hộ chăn nuôi xen kẻ khu dân cư. 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Đề tài: Hiện nay hầu hết các trung tâm quận, huyện của thành phố Cần Thơ đều có các cơ sở cơ sản xuất, sửa chữa và chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu vực dân cư đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, các trường hợp kiếu nại về môi trường ngày càng tăng cũng như các việc thanh kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm cho thấy nhiều cơ sở không phù hợp hoạt động xen kẻ trong khu dân cư. 4. Giải trình về tính cấp thiết:

- Cơ sở Hàn, Gò, Sì cơ khí nằm xen kẽ trong khu vực dân cư gây ô nhiễm môi trường hư khói bụi, tiếng ồn và mùi.

- Các hộ chăn nuôi heo gây ô nhiễm như tiếng ồn, mất vệ sinh, hôi… 5. Tính mới của đề tài : Hiện nay chưa có số liệu điều tra và đo đạc thực tế 6. Định hướng mục tiêu: Xác định được số liệu ô nhiễm môi trường dựa trên cơ sở khoa học đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường không phù hợp hoạt động xen kẻ trong khu dân cư. 7. Nội dung: Điều tra, thống kê các cơ sở tiểu thủ công nghiệp thuộc ngành cơ khí (gò, hàn, sì) cùng với việc thống kê các tổ chức, hộ chăn nuôi heo gây ô nhiễm. 8. Phương pháp chính: Khảo sát điều tra, đo đạc và thu mẫu môi trường tại hiện trường. 9. Yêu cầu về sản phẩm: Xác định được cơ sở dữ liệu ô nhiễm môi trường đề xuất biện pháp khắc phục. 10. Khả năng và địa chỉ áp dụng: Áp dụng tại các trung tâm quận, huyện 11. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề tài: 300.000.000 (Ba trăm triệu đồng) 12. Thời gian thực hiện: 01 năm 13. Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Nguyễn Văn Bé- Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều. - Địa chỉ: Số 07, Lý tự Trọng, Q.Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Điện thoại: 0909786409/0710.3832710.

14. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 56: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

48

PHIẾU ĐỀ XUẤT DỰ ÁN SỐ 1

1. Tên Dự án SXTN: Triển khai mô hình xử lý nước thải ao nuôi cá tra, cá basa theo phương pháp lọc sinh học công suất 200 m3/ngày đêm 2. Thuộc chương trình (nếu có): Nhiệm vụ KH&CN thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 3. Lý do đề xuất Dự án

Ngành nghề nuôi thủy sản ở thành phố Cần Thơ hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ điển hình nhất ao nuôi cá tra và cá basa, lượng nước sử dụng cho ao nuôi rất lớn. Điều đáng quan tâm hiện nay là nước thải từ các ao nuôi chưa được xử đạt tiêu chuẩn môi trường. Mặc dù hàm lượng ô nhiễm không cao so tiêu chuẩn nhưng lượng nước sử dụng khá lớn cho thấy tải lượng ô nhiễm khá cao và đã làm ô nhiễm trên diện rộng. 4. Xuất xứ của Dự án

Nguồn hình thành (để lại nguồn phù hợp): kết quả đề tài được đăng trên báo của tổ chức The Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA). 5. Giải trình về tính cấp thiết

- Cá hộ nuôi trồng thủy sản chưa có giải pháp xử lý nước thải ao nuôi cá - Chất lượng nước mặt ngày càng ô nhiễm - Theo Economy and Environment Program for Southeast Asia có bài nghiên

cứu về hệ thống xử lý nước thải ao nuôi cá tra bằng phương pháp lọc nhỏ giọt có hiệu quả rất cao.

6. Mục tiêu: Áp dụng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt để xử lý nước thải trong nuôi

trồng thủy sản 7. Nội dung:

Triển khai mô hình xử lý theo phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt 8.Phương pháp chính:

- Khảo sát và chọn điểm nghiên cứu - Thiết kế quy trình xử lý theo phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt - Đào tạo nhân lực vận hành hệ thống

9. Yêu cầu về sản phẩm - Xây dựng quy trình xử lý nước thải cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản

hiệu quả với công suất 200m3/ngày đêm.

Page 57: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

49

10. Khả năng huy động các nguồn lực Nguồn nhân lực từ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, nguồn

kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học 11. Nhu cầu thị trường

Do nuôi thủy sản hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ kh ông ch ỉ ri êng ở C ần Thơ mà còn tại các tỉnh thành lân cận trong toàn vùng ĐBSCL nên nhu cầu thị trường ứng dụng kết quả dự án này là rất lớn. 12.Tên tổ chức/cá nhân đề xuất, địa chỉ, điện thoại, email:

- Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường - Địa chỉ: Số 02 Lý thường Kiệt, thành phố Cần Thơ - Điện thoại: 07103 810987 - Fax: 07103 810987

13. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân ( Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký-đóng dấu đối với tổ chức)

Page 58: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

50

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC, CẤP THÀNH PHỐ, CẤP NGÀNH/HUYỆN ĐƯA VÀO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2011 - 2015

Ngành Môi trường

TT Mã số, Tên

chương trình,đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì, phối hợp Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

được Thời gian Kinh phí

Ghi chú Bắt

đầu Kết thúc

Tổng số

2011- 2015

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 Xây dựng chiến

lược bảo vệ môi trường TP. Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ

- Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường thành phố Cần Thơ. - Định hướng phát triển; xây dựng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học. - Xây dựng các dự án bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học tại thành phố Cần Thơ.

Báo cáo chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

2011 2013 500 36 tháng

2 Ứng dụng mô hình lan truyền chất lượng nước để kiểm soát ô nhiễm xả thải trên sông, kênh.

Trung tâm Quan Trắc TN & MT + Khoa MT&TNTN – ĐHCT

Mục tiêu: -Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. -Mang tính ứng dụng và phổ biến cao. Nội dung: - Điều tra, thu thập, đo đạc số liệu - Phân tích cơ sở dữ liệu môi trường cho số liệu đầu vào của mô hình - Chạy mô hình và đánh giá khả năng ô nhiễm môi trường cho khu vực

- Mô hình kiểm soát ô nhiễm xả thải trong điểm nghiên cứu - Mang tính dễ ứng dụng và phát triển thêm.

2011 2011 350 12 tháng

3 Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành chế biến thủy hải sản (cá tra, basa, tôm, mực…)

Trung tâm Quan Trắc TN & MT

Mục tiêu: - Xác định các định mức phát thải thủy sản

(nguyên liệu qua chế biến phát sinh ra lượng chất thải.

- Làm cơ sở cho công tác quản lý môi trường.

Nội dung: - Khảo sát đo đạc các thông số phát sinh chất

thải tại các nhà máy thủy sản

Xác định hệ số tương quan phát sinh chất thải của ngành chế biến thủy sản.

2011 2012 350 24 tháng

Page 59: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

51

TT Mã số, Tên

chương trình,đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì, phối hợp Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

được Thời gian Kinh phí

Ghi chú Bắt

đầu Kết thúc

Tổng số

2011- 2015

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) - Xây dựng hệ số tương quan về phát sinh

chất thải của ngành. 4 Xây dựng định

mức kinh tế kỹ thuật ngành sản xuất hàng tiêu dung (may mặc, giầy da)

Trung tâm Quan Trắc TN & MT

Mục tiêu: - Xác định các định mức phát thải ngành sản

xuất hàng tiêu dùng (nguyên liệu vào sản xuất phát sinh ra lượng chất thải.

- Làm cơ sở cho công tác quản lý môi trường Nội dung: - Khảo sát đo đạc các thông số của chất thải

phát sinh tại các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng

- Xây dựng hệ số tương quan về phát sinh chất thải của ngành.

Xác định hệ số tương quan phát sinh chất thải của ngành sản xuất hàng tiêu dùng.

2013 2014 300 24 tháng

5 Xây dựng dự án mạng lưới thu gom nước thải và trạm xử lý trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Trung tâm Quan Trắc TN & MT

Mục tiêu: Thiết kế mạng lưới thu gom nước thải và hệ thống xử lý Nội dung: - Khảo sát đo đạc địa hình, cao trình, thu thập

và đo đạc lượng nước thải phát sinh trên từng đại bàn…

- Thiết kế mạng lưới thu gom nước thải và hệ thống xử lý theo giải pháp khả thi nhất.

- Thu gom và xử lý triệt để hầu hết các loại nước thải trên địa bàn Cần Thơ, - Phù hợp với Luật pháp hiện hành nhất là luật BVMT, - Trình độ kỹ thuật hiện đại, có khả năng cải tiến, nâng cấp. - Dễ vận hành, chi phí vận hành rẻ tiết kiệm, hiệu quả cao..

2012 2014 2.000 36 tháng

6 Nghiên cứu thiết Trung tâm Mục tiêu: - Thu gom và xử lý triệt 2013 2015 2.000 36

Page 60: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

52

TT Mã số, Tên

chương trình,đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì, phối hợp Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

được Thời gian Kinh phí

Ghi chú Bắt

đầu Kết thúc

Tổng số

2011- 2015

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) kế hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển và nhà máy xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn, chất thải độc hại trên toàn địa bàn Cần Thơ

Quan Trắc TN & MT

- Thiết kế quy trình phân công địa bàn xác định trách nhiệm, kỹ thuật quản lý và thu gom rác cho từng địa bàn - Thiết kế hệ thống trạm trung chuyển rác phân tán và xác định lộ trình xe trung chuyển thu gom rác, thiết kế chi tiết trạm trung chuyển rác, máy nén rác. - Huấn luyện chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, trang thiết bị ép rác, xe vận chuyển phù hợp theo định hướng hoạt động để luôn cải tiến công nghệ. Nội dung: - Khảo sát, đo đạc tại hiện trường lượng rác phát sinh trên từng địa bàn, đơn vị hành chính. - Thu thập các tài liệu số liệu có liên quan đến lượng rác phát sinh, tổng hợp số liệu và dự báo lượng rác phát sinh trong tương lai. - Đề xuất và chọn lựa ác mô hình thu gom, vận chuyển trung chuyển và xử lý khả thi.

để hầu hết các loại rác và rác độc hại trên địa bàn Cần Thơ, - Công nghệ sử dụng phù hợp với Luật pháp hiện hành nhất là luật BVMT, - Trình độ kỹ thuật hiện đại, có khả năng cải tiến, nâng cấp. - Dễ vận hành, chi phí vận hành rẻ tiết kiệm, hiệu quả cao..

tháng

7 Xây dựng dự án xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư vượt lũ

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cờ Đỏ

Mục tiêu: Xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân và cảnh quan và môi trường xanh sạch đẹp Nội dung: - Điều tra khảo sát hiện trạng ô nhiễm rác thải từ các khu dân cư vượt lũ. - Thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Biện pháp thu gom và mô hình xử lý rác thải sinh hoạt một cách có hiệu quả, bảo đảm cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp

2011 2011 300 12 tháng

Page 61: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

53

TT Mã số, Tên

chương trình,đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì, phối hợp Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

được Thời gian Kinh phí

Ghi chú Bắt

đầu Kết thúc

Tổng số

2011- 2015

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) - Nghiên cứu mô hình xử lý bằng cách ủ compost với các mẻ xử lý rác thải sinh hoạt một cách có hiệu quả.

8 Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại cơ sở chế biến các tra, cá ba sa.

Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.Cần Thơ

- Xác định quy trình sử dụng công nghệ sản xuất sạch,

- Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, giảm nguồn phát thải

- Quy trình công nghệ sản xuất sạch. - Quy định cụ thể giảm thiểu năng lượng, giảm thiểu phát thải trong công nghệ sản xuất.

2012 2013 400 24 tháng

9 Xây dựng dự án truyền thông, giáo dục bảo vệ môi trường trên địa bàn Tp. Cần Thơ

Chi cục Môi trường TP.Cần Thơ

- Xây dựng các phượng tiện truyền thông về môi trường

- Xây dựng chương trình giáo dục về môi trường

- Triển khai các chương trình hành động bảo vệ môi trường.

Chương trình truyền thông, giáo dục bảo vệ môi trường

2011 2013 500 36 tháng

10 Điều tra, khảo sát rác thải trong canh tác nông nghiệp

Phòng TN&MT huyện Vĩnh Thạnh

Mục tiêu: Thống kê lượng rác thải mà nông dân thải bỏ khi canh tác nông nghiệp, lượng rác được thu gom, tái sử dụng và lượng rác thải bỏ là bao nhiêu. Nội dung: Nghiên cứu thực nghiệm tại vùng canh tác nông nghiệp

Khối lượng rác thải khi sản xuất 1kg sản phẩm

2011 2011 100 12 tháng

11 Khảo sát điều tra hiện trạng ô nhiễm tại các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hộ chăn nuôi xen

PTNMT Quận Ninh Kiều

Mục tiêu: Xác định được số liệu ô nhiễm môi trường dựa trên cơ sở khoa học đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường không phù hợp hoạt động xen kẻ trong khu dân cư. Nội dung:

Có cơ sở dữ liệu ô nhiễm môi trường tại các cơ sỡ hoạt động xen kẻ trong dân cư để đề xuất biện pháp khắc phục.

2011 2012 300 24 tháng

Page 62: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

54

TT Mã số, Tên

chương trình,đề tài, dự án

Cơ quan chủ trì, phối hợp Mục tiêu và nội dung chính Dự kiến kết quả đạt

được Thời gian Kinh phí

Ghi chú Bắt

đầu Kết thúc

Tổng số

2011- 2015

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) kẻ khu dân cư.

Điều tra, thống kê và đo đạc các cơ sở tiểu thủ công nghiệp thuộc ngành cơ khí ( gò, hàn, sì) cùng với việc thống kê các tổ chức, hộ chăn nuôi heo gây ô nhiễm.

12 Nghiên cứu thiết kế mô hình xử lý nước thải các lò giết mỗ tập trung bằng phương pháp sinh học

Chi cục Môi trường TP.Cần Thơ

Mục tiêu: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các hoạt động giết mổ Nội dung: - Khảo sát hiện trạng ô nhiễm của hoạt động giết mỗ trên địa bàn - Phân tích các ưu khuyết điểm của các hệ thống xử lý đang áp dụng - Nghiên cứu thiết kế mô hình và thí nghiệm với các loại nước thải từ giết mổ khác nhau để tìm ra hiệu quả xử lý tốt nhất.

Mô hình xử lý nước thải 2012 2012 350 12 tháng

13 Nghiên cứu thiết kế mô hình thu gom và xử lý rác hộ gia đình khu du lịch sinh thái

Phòng TN&MT huyện Phong Điền

Mục tiêu: Mục tiêu đến năm 2020, hầu hết các hộ gia đình khu vực nghiên cứu có hệ thống thu gom thực hiện việc thu gom và xử lý rác. Nội dung: Nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình tại khu vực thí điểm

Đến năm 2010: - 100% hộ gia đình được vận động tham gia bảo vệ môi trường, xử lý rác hộ gia đình là trách nhiệm của hộ để bảo vệ môi trường sống cho chính mình và các thế hệ sau - 90% hộ gia đình thực hiện xử lý rác theo mô hình đã thực hiện

2012 2012 350 12 tháng

Page 63: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

55

DANH MỤC DỰ ÁN SẢN XUẤT- THỬ NGHIỆM/ DỰ ÁN KH&CN CẤP NHÀ NƯỚC, CẤP THÀNH PHỐ, CẤP NGÀNH/HUYỆN ĐƯA VÀO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2011 - 2015

Ngành Môi trường

TT Dự án Cơ quan chủ trì,

phối hợp

Nguồn gốc dự án

Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm tạo ra

Quy mô và địa chỉ áp dụng

Thời gian Kinh phí (triệu đồng) Dự kiến hiệu

quả đạt được Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

Từ SNKH

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

1

Triển khai mô hình xử lý nước thải ao nuôi cá tra, cá basa theo phương pháp lọc sinh học công suất 200 m3/ngày đêm

Trung tâm Quan Trắc TN & MT

Kết quả đề tài được đăng trên báo của tổ chức The Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).

Xây dựng quy trình xử lý nước thải cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản công suất 200 m3/ngày đêm

Áp dụng tại các khu vực nuôi cá tra

2011 2012 400 400 Quy trình xử lý nước thải cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Page 64: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

a

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Minh Tạo và Đặng Huỳnh Khai, Sở KHCN & MT, 1996. Quy hoạch môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường thành phố Cần Thơ thời kỳ 1996-2010.

2. Cục thống kê TP.Cần Thơ. Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ hàng năm. 3. Kỷ Quang Vinh, Sở KHCN & MT, 2001. Xây dựng luận cứ khoa học cho việc

giải quyết rác đô thị của thành phố Cần Thơ (cũ). 4. Lê Trình, 2005. Tính toán dự báo lan truyền ô nhiễm do nước thải trên mạng

kênh rạch TP.Cần Thơ. 5. Lê Anh Kha, 2007. Sử dụng vật liệu tự chế làm giá thể cho vi sinh vật để loại

nitrát trong nước thải. 6. Lê Anh Tuấn, 2005. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn. 7. Lê Xuân Thuyên, 2007. Đánh giá tác động do khai thác cát đến sự ổn định bờ

sông Hậu và các trọng điểm Thốt Nốt, Khu công nghiệp Trà Nóc, cồn Khương. 8. Lê Trình, 2005. Nghiên cứu thống kê các nguồn ô nhiễm chính ở các quận nội

thành TP. Cần Thơ. 9. Lê Quang Minh, Sở KHCN & MT, 2004. Nghiên cứu và triển khai áp dụng mô

hình năng suất xanh cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Môi trường. 10. Nguyễn Võ Châu Ngân, 2006. Thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước ngầm ô

nhiễm nhiễm sắt và Mangan. 11. Nguyễn Hiếu Trung và cộng sự, 2006. Ứng dụng thông tin địa lý (GIS) trong

công tác quản lý chất thải rắn (Giai đoạn 1). 12. Nguyễn Hữu Chiếm, 2007. Nghiên cứu vật liệu hấp phụ lân trong nước thải. 13. Phan Thanh Lương, 2005. Thiết kế chế tạo mô hình lò đốt rác y tế và bệnh

phẩm cho bệnh viện cấp huyện, xã. 14. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP.Cần Thơ, 2001. Báo cáo Chiến

lược BVMT tỉnh Cần Thơ đến năm 2010. 15. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường TP.Cần Thơ, 2005-2007. Báo

cáo hiện trạng môi trường TP.Cần Thơ. 16. Trung tâm Quan trắc TN&MT TP.Cần Thơ. Báo cáo diễn biến chất lượng môi

trường 10 năm (1999-2008). 17. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2007. Quy hoạch Tổng thể Phát triển

Kinh tế Xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-2020 18. Ủy ban Nhân dân quận Ninh Kiều, 2008. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

trong 3 năm 2005-2007.

Page 65: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

b

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU KH&CN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN

1. Đánh giá hiện trạng nghiên cứu triển khai KH&CN 2005-2007 kèm biểu mẫu:

A1-TK0507, A2-TK0507, A4-TK0507, A9-TK0507 2. Nhiệm vụ KH&CN ngành/huyện cần thực hiện trong giai đoạn 2008-2010 kèm

biểu mẫu: B1-KH0810, B2-KH0810, B3-KH0810, B6-KH0810, B8-KH0810, B9-KH0810.

3. Phiếu đăng ký theo biểu mẫu : a. Đề xuất nhu cầu: A1-1-PĐXNC. b. Phiếu đang ký: A1-2-PĐXĐT, A1-3-PĐXDASXT, A1-4-PĐDAKHCN.

Page 66: Noi dung de tai - sokhcn.cantho.gov.vn fileii LỜI CẢM TẠ W@X

c