nÂng cao nh n th c b o v ng trong h ng cẤp trung hỌc …

18
NÂNG CAO NHN THC BO VMÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG CP TRUNG HỌC CƠ SỞ Đồng Nai, năm 2013 M M Ô Ô I I T T R R Ư Ư N N G G K K H H Ô Ô N N G G K K H H Í Í

Upload: others

Post on 18-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG HỌC ĐƯỜNG

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đồng Nai, năm 2013

MMÔÔII TTRRƯƯỜỜNNGG

KKHHÔÔNNGG KKHHÍÍ

Page 2: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 1

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao bọc quanh

trái đất có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ bề

mặt trái đất.

Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không

thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái

đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng

không thể nhịn thở trong 5 phút.

I.1 Không khí xung quanh (hay không khí ngoài trời)

Không khí xung quanh là không khí ngoài trời mà con

người, thực vật, động vật hoặc vật liệu có thể tiếp xúc với nó.

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Thành phần và chất lượng không khí xung quanh bị ảnh

hưởng trực tiếp bởi các hoạt động hằng ngày của con người.

Ngược lại, chất lượng môi trường không khí xung quanh có

ảnh hưởng trực tiếp trên cả sức khỏe con người và các hệ sinh

thái của trái đất.

I.2 Không khí trong nhà

Không khí trong nhà là nguồn không khí ở bên trong 1

không gian khép kín (ví dụ văn phòng, lớp học, siêu thị, bệnh

viện, nhà ở …) và được con người hít thở trong thời gian ít

nhất 1 giờ. (Nguồn: National Health and Medical Research

Council (NHMRC) – Australia)

Chất lượng không khí trong nhà có thể định nghĩa là toàn

bộ các thuộc tính của không khí có thể ảnh hưởng đến sức

khỏe và sự thoải mái của con người.

Page 3: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 2

II. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

II.1 Định nghĩa

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của

không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí

không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi

khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

(Nguồn: Bách khoa toàn thư)

II.2 Chất gây ô nhiễm không khí:

Các chất ô nhiễm không khí có thể được phân làm 2 loại: sơ

cấp và thứ cấp

a) Chất gây ô nhiễm sơ cấp:

Chủ yếu phát sinh trực tiếp từ một quá trình, chẳng hạn như

tro từ một vụ phun trào núi lửa, khí thải từ các động cơ hay từ

các nhà máy,….

Chất ô nhiễm sơ cấp phát sinh do tự nhiên và hoạt động của

con người như: mùi từ rác thải, nước thải và một số chất gây ô

nhiễm phóng xạ.

b) Chất gây ô nhiễm thứ cấp:

Chất gây ô nhiễm thứ cấp không phát sinh ra trực tiếp,

chúng hình thành trong không khí khi các chất gây ô nhiễm sơ

cấp phản ứng hoặc tương tác trong không khí;

Chất gây ô nhiễm thứ cấp phát sinh do tự nhiên và hoạt

động của con người như: bụi từ chất ô nhiễm sơ cấp, tầng

ôzôn,…

Page 4: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 3

Hình 1. Các chất gây ô nhiễm không khí

(Nguồn: http://nptel.iitm.ac.in/courses/Webcourse-contents/IIT-Delhi)

III. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

III.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí xung quanh

Ô nhiễm không khí thường do các nguyên nhân sau:

III.1.1 Dựa vào nguồn gốc phát sinh (do tự nhiên hay nhân tạo)

a) Nguồn tự nhiên

Do hoạt động của núi lửa Do cháy rừng

Page 5: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 4

Do bão cát Do đại dương (quá trình bốc

hơi nước biển kéo theo muối)

Do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên

b) Nguồn nhân tạo

Nguồn cố định:

Các nguồn phát sinh từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt

dầu, đốt củi, trấu…; hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt

động nông nghiệp (sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu,…)

Do các quá trình cháy Hoạt động công nghiệp Hoạt động nông nghiệp

Page 6: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 5

Nguồn di động:

Khí thải từ các quá trình giao thông như khí thải từ xe cộ, máy

bay, tàu hỏa,…

III.1.2 Dựa vào tính chất hoạt động

Do núi lửa phun, cháy

rừng, phân hủy các

chất hữu cơ,….

Quá trình đốt các nhiên

liệu hóa thạch: than,

dầu, khí đốt,…

Thuốc trừ sâu,

phế phẩm chăn

nuôi, sự phân

hủy rác,…. Quá trình đốt nhiên liệu

động cơ, bụi đất đá …

Hoạt động đun

nấu, sử dụng

nhiên liệu sinh

khối,…

Tự nhiên Công

nghiệp

Nông

nghiệp

Giao

thông

Sinh hoạt

Page 7: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 6

III.1.3 Dựa vào đặc tính khu vực:

Vùng đô thị

Vùng nông thôn

do giao thông

do đun nấu

Khí thải từ nhà máy

(luyện kim, sản xuất

hóa chất, đốt nhiên

liệu,...) trong các KCN do bãi rác...

do bãi rác...

do đun nấu

do đun nấu

do phun xịt thuốc trừ sâu

do đốt nương rẫy do chất thải chăn nuôi

do hoạt động công nghiệp

Page 8: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 7

III.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà:

Khói thuốc lá, vi khuẩn, phương tiện, bếp lò, sản phẩm tẩy rửa,

sơn, sản phẩm điện tử và sản phẩm nhựa mới, nội thất…

Hình 2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

( Nguồn: http://home.howstuffworks.com)

Page 9: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 8

IV. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC

KHỎE CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

IV.1 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hơn 2 triệu người trên

thế giới chết hằng năm vì ô nhiễm không khí ngoài trời và

trong nhà. Mức ô nhiễm không khí hiện tại trung bình đã gấp

15 lần so với mức đề xuất của WHO

Gây: chảy nước mắt, đau

họng, khàn tiếng, ho, buồn

nôn, khó thở, chóng mặt,

đau đầu, tức ngực, nôn ói,

mất sức… nghiêm trọng

hơn có thể phát sinh phù

phổi, khí amoniac làm suy

giảm sức đề kháng cơ thể.

Gây: bệnh đường hô hấp

mạn tính, hội chứng thai

nghén, giảm thể chất trẻ

sơ sinh, viêm họng, hư da

và đường tiêu hóa, thậm

chí gây hại tới hệ thần

kinh, hệ miễn dịch, gan,

ung thư xoang mũi, …

Gây: kích thích đường hô hấp, viêm

da do dị ứng…, cũng có thể dẫn đến

thiếu máu, quái thai bẩm sinh, rối

loạn chức năng hệ thần kinh trung

ương và chậm phát triển cơ thể. Đây

cũng là chất gây ung thư mạnh.

Tác động từ

các chất gây ô

nhiễm không

khí trong nhà

đến sức khỏe

Khí amoniac

(NH3)

Khí formandehyt

(HCHO)

Khí benzen (C6H6)

Page 10: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 9

Gây co thắt khí quản, mề đay,

bệnh đường ruột và viêm

thành mạch

Gây dị ứng phế quản, về lâu

dài mắc bệnh đường hô hấp

cơ thể nhanh chóng bất ổn sau

khi hít vào, thậm chí gây tử vong gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến sức khỏe khi tiếp xúc

chất khí gây dị ứng phế

quản tạm thời và lâu dài

- Gây đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau

khớp, hoa mắt, tê liệt nhẹ.

- Ở nồng độ cao tạo ra vị chua trong

miệng, cảm giác nhói ở mũi, cổ họng.

- Gây rối loạn về giác quan và sự vận

động, rối loạn về thần kinh

Tác động từ các chất

gây ô nhiễm không khí

xung quanh

Khí sunfuarơ - SO2: SO2 là

loại khí không màu, sau khi

tan trong nước hình thành

axit sunfuaric (H2SO4), theo

mưa trở về mặt đất.

Khí nitơ dioxit - NO2 : là một

chất oxi hóa mạnh, sản sinh

thông qua tự nhiên (vi khuẩn,

hoạt động núi lửa, sấm sét) và từ

việc đốt cháy nhiên liệu (nhà

máy điện, xe ôtô…)

Khí cacbon oxit - CO: là một loại

khí không màu không mùi, xuất

hiện trong khói khi đốt cháy nhiên

liệu ( từ xe ôtô, máy dùng dầu

diesel, bếp nấu, lồng đèn), than và

củi, lò gas nấu ăn, lò sưởi.

Sương mù axit: chủ yếu gồm

các chất hóa học như axit

sunfuaric (H2SO4), axit

clohidric (HCl) và axit

flohidric (HF) thể hiện bằng

sương mù, hơi nước, khói

Khí cacbonic - CO2: là một

khí không màu, thoát ra từ

núi lửa,các hợp chất hữu cơ

cháy và hoạt động hô

hấp của các sinh vật sống;

gây hiệu ứng nhà kính,biến

đổi khí hậu, tàn phá mùa

màng, tan chảy băng

Khí ôzôn - O3: O3 là chất oxi

hóa mạnh, hiện diện trong không

khí có chứa hợp chất

hidrocacbon, O3 còn được xem là

chất ô nhiễm quang học.

Page 11: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 10

IV.2 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với môi trường:

IV.2.1 Đối với động thực vật

- Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật;

nhiệt độ, SO2, NO2, flo, chì… làm hư hại hệ thống thoát nước,

giảm khả năng kháng bệnh; ngăn cản sự quang hợp và tăng

trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và

rụng lá sớm, phá hủy tầng ôzôn, gây ra mưa axít.

- Đối với động vật, chúng bị nhiễm độc do hít thở trực tiếp và

thông qua chuỗi thức ăn.

IV.2.2 Đối với tài sản:

- Tác hại của ô nhiễm không khí làm han gỉ kim loại; ăn mòn

bêtông, kim loại; mài mòn, phân huỷ chất sơn trên bề mặt sản

phẩm; làm mất màu, hư hại tranh; làm giảm độ bền và mất

màu sợi vải; làm giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da,…

IV.2.3 Ô nhiễm không khí làm phú dưỡng nguồn nước và đất

- Các oxít nitơ (NO, N2O, NO2…) xuất hiện trong khí quyển sẽ

chuyển hóa thành các nitrat, axít rồi theo nước mưa xuống đất.

- Các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt là nguồn cung cấp

photpho chính cho nước thải. Photpho là 1 trong những nguồn

dinh dưỡng cung cấp cho các thực vật dưới nước, gây ô nhiễm

và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ làm

rong tảo phát triển.

Hai chất nitơ và photpho thường là nguyên nhân chính trong

việc gây ra hiện tượng phú dưỡng làm bùng nổ sự phát triển thực

vật, sinh ra 1 lượng sinh khối lớn. Khi chúng chết đi thì tích tụ lại

ở đáy hồ, phân hủy từng phần tiếp tục giải phóng các chất dinh

dưỡng như CO2, photpho, nitơ, canxi.

Page 12: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 11

Hình 3 Ảnh hưởng ô nhiễm không khí và các đối tượng chịu tác động (Nguồn:http://maria79.tumblr.com/)

Page 13: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 12

V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

V.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà ở để

bảo vệ sức khỏe

- Tạo bầu không khí trong lành và thông thoáng:

Dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Tận dụng khí trời;

Chọn vị trí xây dựng nhà cho tốt ( trên cao,

nhà ở xa đường,…);

Trang bị bộ lọc không khí có chất lượng tốt

- Thiết kế trong nhà

Chỉ chiếu sáng nơi cần sử dụng; trang bị máy tạo khí ôzôn;

Đừng hút thuốc trong nhà;

Đồ nội thất mới hoặc vật dụng các căn

phòng mới sửa chữa, sơn phết lại nên

phơi ở ngoài trời vài ngày rồi mới đưa

vào dùng;

Sản phẩm điện tử và sản phẩm nhựa mới: bật thông gió cho

đến khi mất mùi;

Làm vệ sinh, bảo dưỡng, kiểm tra thiết

bị định kỳ;

Không nên nuôi động vật trong phòng ở

Trồng nhiều cây xanh trong nhà

Page 14: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 13

V.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí bên ngoài bảo

vệ sức khỏe

V.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí khu đô thị:

V.2.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí vùng nông thôn

Tăng cường phương tiện

giao thông công cộng

Sử dụng phương tiện

ít gây khí thải

Sử dụng năng

lượng tái tạo

Sử dụng xe phun nước

tưới cây, rửa đường

Nâng cấp đường xá Trồng cây xanh

Áp dụng công nghệ tiên

tiến, công nghệ sạch

Hạn chế sử dụng hóa

chất, thuốc trừ sâu

Thu gom bao bì chứa

thuốc bảo vệ thực vật,…

Page 15: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 14

V.2.3 Bảo vệ sức khỏe phòng tránh ô nhiễm không khí xung

quanh

- Trang bị nón, kính mát, áo

chống nắng tay dài và

khẩu trang

- Đối với công nhân, người lao động: để bảo vệ sức khỏe nên mặc đồ

bảo hộ lao động, sử dụng khẩu trang chuyên dụng, khám sức khỏe

định kỳ, tuân thủ nội quy an toàn hóa chất,…..

Mô hình chăn nuôi khép kín Mở lớp tập huấn,

tuyên truyền cộng đồng

Page 16: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 15

- Khi sống ở khu vực có mật độ xe cao, sống gần khu công

nghiệp,…

Sử dụng cửa sổ lá Không nên mở cửa sổ thường xuyên

Trồng cây quanh nhà Sử dụng hệ thống phun sương

Page 17: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 16

VI. CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ (AQI)

Chỉ số chất lượng không khí trong nhà, gọi tắt là AQI, là một

chỉ số quan trọng cho biết tình trạng không khí trong ngôi nhà của

mình hiện nay.

- Theo Phương pháp tính AQI do Tổng cục Môi trường Việt

Nam ban hành ( ngày 01/07/2011)

+ AQI sẽ được tính cho từng chất theo 2 loại là AQI theo giờ

và AQI theo ngày. So sánh AQI max của tất cả các thông số tại

trạm đo, giá trị AQI nào lớn nhất sẽ là chỉ số chất lượng không

khí của trạm trong ngày.

+ Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng

bảng xác định giá trị AQI tương ứng với các mức cảnh báo chất

lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người

để so sánh, đánh giá.

Khoảng giá

trị AQI Chất lượng

không khí Ảnh hưởng sức khỏe Màu

0 – 50 Tốt Không ảnh hưởng đến sức khỏe Xanh

51 – 100 Trung bình Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở

bên ngoài Vàng

101 – 200 Kém Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở

bên ngoài Da cam

201 – 300 Xấu Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những

người khác hạn chế ở bên ngoài Đỏ

Trên 300 Nguy hại Mọi người nên ở trong nhà Nâu

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường –Tổng cục Môi trường, Hà Nội, 2011)

Page 18: NÂNG CAO NH N TH C B O V NG TRONG H NG CẤP TRUNG HỌC …

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 17

MỤC LỤC

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ........... 1

I.1 Không khí xung quanh (hay không khí ngoài trời) .................. 1

I.2 Không khí trong nhà ................................................................. 1

II.Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ................................................................. 2

II.1 Định nghĩa ................................................................................ 2

II.2 Chất gây ô nhiễm không khí: ................................................... 2

III.NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ...................................... 3

III.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí xung quanh ............................. 3

III.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà: ................................ 7

IV.TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ......................... 8

IV.1 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ ..................... 8

IV.2 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với môi trường: .............. 10

V.BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ............... 12

V.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà ở để bảo

vệ sức khỏe ....................................................................................... 12

V.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí bên ngoài bảo vệ sức

khỏe ................................................................................................ 13

VI. CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ (AQI) 16