nÓi chuyỆn tẠi lỚp chỈnh huẤn trung, cao cẤp xem tiẾp...

8
truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số Chu ru đang dần bị mất đi. Tiếng cồng chiêng, tiếng kèn bầu quen thuộc một thời, bây giờ ngày càng trở nên hiếm hoi, khó tìm. Sản xuất giỏi theo mô hình hợp tác ở Tây Hồ KINH TẾ Rau VietGAP thủy canh Kiêm Hùng TRANG 3 Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra dự án Khu quy hoạch dân cư - tái định cư 5B. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4811 - THỨ SÁU NGÀY 16/6/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 TRANG 2 TRANG 3 TRANG 5 Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có. NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5/1957. Chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp cơ sở để đáp ứng tốt nhu cầu của công việc. Ảnh: H.Y Ở xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, những nét văn hóa Đừng biến xe buýt thành... xe đò! TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Hiệu quả của CLB Phụ nữ phòng chống mại dâm TRANG 6 VĂN HÓA - XÃ HỘI Để trẻ vững bước vào đời TRANG 5 Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra một số công trình, dự án tại Đà Lạt TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” Đảng bộ Hòa Ninh, đơn vị tiêu biểu triển khai Chỉ thị số 10 - CT/TW Theo ghi nhận của Huyện ủy Di Linh, Đảng bộ xã Hòa Ninh là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc triển khai Chỉ thị số 10 - CT/ TW, ngày 30/3/2007, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Nhờ đó, các chi bộ đã phát huy và nâng cao vai trò lãnh đạo, góp phần tích cực cho Đảng bộ xã trong nhiều năm liền đạt “trong sạch, vững mạnh” (TSVM), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đào tạo nguồn cán bộ cơ sở “vừa hồng, vừa chuyên” Đà Loan nuối tiếc tiếng kèn bầu Sáng ngày 15/6, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã thực tế kiểm tra tiến độ triển khai một số công trình dự án trọng điểm và khảo sát một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án trồng rừng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Đà Lạt. Cùng đi có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt. Cụ thể, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn XEM TIẾP TRANG 2 công tác đã đến kiểm tra tiến độ triển khai dự án Khu quy hoạch dân cư - tái định cư 5B thuộc Phường 3, Phường 4, thành phố Đà Lạt và Khu quy hoạch tái định cư Phạm Hồng Thái Phường 10, Đà Lạt. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu quy hoạch dân cư - tái định cư 5B,...

Upload: others

Post on 18-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số Chu ru đang dần bị mất đi. Tiếng cồng chiêng, tiếng kèn bầu quen thuộc một thời, bây giờ ngày càng trở nên hiếm hoi, khó tìm.

Sản xuất giỏi theo mô hình hợp tác ở Tây Hồ

KINH TẾRau VietGAP thủy canh

Kiêm HùngTRANG 3

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra dự án Khu quy hoạch dân cư - tái định cư 5B.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4811 - THỨ SÁU NGÀY 16/6/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

TRANG 2

TRANG 3

TRANG 5

Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có.

NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC

TỔNG CỤC. THÁNG 5/1957.

Chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp cơ sở để đáp ứng tốt nhu cầu của công việc. Ảnh: H.Y

Ở xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, những nét văn hóa

Đừng biến xe buýt thành... xe đò!

TRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Hiệu quả của CLB Phụ nữ phòng chống mại dâm

TRANG 6

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐể trẻ vững bước vào đời

TRANG 5

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra một số công trình, dự án tại Đà Lạt

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Đảng bộ Hòa Ninh, đơn vị tiêu biểu triển khai Chỉ thị số 10 - CT/TW

Theo ghi nhận của Huyện ủy Di Linh, Đảng bộ xã Hòa Ninh là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc triển khai Chỉ thị số 10 - CT/TW, ngày 30/3/2007, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Nhờ đó, các chi bộ đã phát huy và nâng cao vai trò lãnh đạo, góp phần tích cực cho Đảng bộ xã trong nhiều năm liền đạt “trong sạch, vững mạnh” (TSVM), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đào tạo nguồn cán bộ cơ sở “vừa hồng, vừa chuyên”

Đà Loan nuối tiếc tiếng kèn bầu

Sáng ngày 15/6, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã thực tế kiểm tra tiến độ triển khai một số công trình dự án trọng điểm và khảo sát một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án trồng rừng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Đà Lạt. Cùng đi có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Lạt.

Cụ thể, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn

XEM TIẾP TRANG 2

công tác đã đến kiểm tra tiến độ triển khai dự án Khu quy hoạch dân cư - tái định cư 5B thuộc Phường 3, Phường 4, thành phố Đà Lạt và Khu quy hoạch tái định cư Phạm Hồng Thái Phường 10, Đà Lạt.

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu quy hoạch dân cư - tái định cư 5B,...

2 THỨ SÁU 16 - 6 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

BẢO LÂM: 412 đoàn viên được kết nạp vào Đảng

Huyện Đoàn Bảo Lâm cho biết: Trong 5 năm qua (2012 - 2017), các cấp Đoàn trong huyện đã giới thiệu cho Đảng 778 đoàn viên ưu tú đi học các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng để tạo nguồn phát triển đảng viên mới. Sau đó, được các tổ chức cơ sở đảng phân công đảng viên giúp đỡ, giới thiệu và đã kết nạp được 412 đoàn viên vào Đảng. Đây cũng là lực lượng nòng cốt được các tổ chức cơ sở đảng quy hoạch, đào tạo để tạo nguồn cán bộ trẻ bổ sung.

Trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, toàn huyện có 127 đại biểu trẻ, trong độ tuổi Đoàn (phần lớn là đảng viên) được bầu vào HĐND huyện, xã, thị trấn; trong đó, có 46 đại biểu là cán bộ Đoàn.

B.TRƯỞNG

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để bỏ phiếu giới thiệu, đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Đảng ủy Khối Doanh nghiệp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nghe tuyên truyền về Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Hội nghị do đồng chí Trần Tưởng - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp chủ trì.

Sau khi làm xong công tác giới thiệu quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, các đại biểu được nghe cán bộ Bảo hiểm Xã hội tỉnh tuyên truyền, phổ biến về Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

DUY NGUYỄN

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt năm 2017

Đảng bộ xã Hòa Ninh hiện có 21 chi bộ trực thuộc Đảng bộ; trong đó, có 16 chi bộ thôn, 4

chi bộ trường học và 1 chi bộ quân sự. Theo đánh giá của Đảng ủy xã, trước khi có Chỉ thị số 10 - CT/TW, Đảng bộ cũng đã tập trung lãnh đạo các chi bộ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy vậy, ý thức trách nhiệm của một số đảng viên và chi bộ về việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ còn có những hạn chế nhất định; từ đó, chưa thực sự nghiêm túc chấp hành quy chế và nền nếp sinh hoạt. Tỷ lệ chi bộ duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng chỉ đạt khoảng 80%. Nội dung sinh hoạt của một số chi bộ còn “nghèo nàn”; tính chiến đấu và tự phê bình, phê bình chưa cao; năng lực lãnh đạo bị hạn chế…

Tuy nhiên, từ khi có Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09 - HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy xã Hòa Ninh đã kịp thời phổ biến, quán triệt đến các chi bộ và toàn thể đảng viên; đồng thời, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế nói trên theo nội dung Chỉ thị số 10 và Hướng dẫn số 09. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư, Đảng ủy xã Hòa Ninh thường xuyên kiểm tra, giám sát và lãnh đạo các chi bộ thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình gắn với việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 - khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 - khóa XII và Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Hòa

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Đảng bộ Hòa Ninh, đơn vị tiêu biểu triển khai Chỉ thị số 10 - CT/TWTheo ghi nhận của Huyện ủy Di Linh, Đảng bộ xã Hòa Ninh là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc triển khai Chỉ thị số 10 - CT/TW, ngày 30/3/2007, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Nhờ đó, các chi bộ đã phát huy và nâng cao vai trò lãnh đạo, góp phần tích cực cho Đảng bộ xã trong nhiều năm liền đạt “trong sạch, vững mạnh” (TSVM), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ninh Đoàn Văn Khái, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các chi bộ trong xã đều có bước chuyển biến rõ nét. Nền nếp sinh hoạt chi bộ thực hiện nghiêm túc theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của các chi bộ. 100% chi bộ đều duy trì sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần. Nếu so sánh năm 2008 với năm 2016, thì tỷ lệ đảng viên các chi bộ thôn và chi bộ quân sự tham gia sinh hoạt định kỳ hàng tháng tăng từ 80 lên 95%; tỷ lệ đảng viên các chi bộ trường học tham gia sinh hoạt tăng từ 85 lên 98%. Tỷ lệ đảng viên tham gia phát biểu trong các buổi sinh hoạt chi bộ cũng tăng dần. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng chi bộ và sự chỉ đạo của cấp trên, trước khi sinh hoạt chi bộ, bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung kỹ càng hơn trước đây và có sự hội ý, trao đổi, thống nhất trong chi ủy. Mỗi lần sinh hoạt, chi bộ đều cử thư ký ghi chép đầy đủ;

người chủ trì cuộc họp đều có phát biểu kết luận và biểu quyết thông qua nội dung kết luận.

Trong sinh hoạt định kỳ, các chi bộ đều thông tin nhanh tình hình thời sự nổi bật ở địa phương, trong nước và quốc tế; phổ biến những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; đánh giá tình hình, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ; kiểm điểm, đánh giá sát thực tế nhiệm vụ của chi bộ về những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trong tháng trước và đề ra nhiệm vụ, biện pháp thực hiện tháng sau.

Trong mỗi lần sinh hoạt, các chi bộ còn xem xét, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ngoài việc duy trì nền nếp sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hàng năm,

Một góc xã nông thôn mới Hòa Ninh. Ảnh: X.Long

các chi bộ trong xã đều có các buổi sinh hoạt chuyên đề. Nội dung sinh hoạt chuyên đề tập trung vào việc bàn giải pháp xây dựng chi bộ TSVM; củng cố, xây dựng các đoàn thể vững mạnh; công tác tạo nguồn để phát triển đảng viên mới; vận động xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…

Nhờ triển khai tốt Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư, các chi bộ thôn, chi bộ trường học, chi bộ quân sự thuộc Đảng bộ xã Hòa Ninh đã nâng cao chất lượng sinh hoạt, chất lượng chi bộ và chất lượng đảng viên; xây dựng các chi bộ và Đảng bộ ngày càng TSVM.

Năm 2008, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 73,9%; năm 2016, tăng lên 85,3%. Tỷ lệ chi bộ đạt TSVM từ 66,7% (năm 2008) tăng lên 85,7% (năm 2016). Nhờ đó, Đảng bộ xã Hòa Ninh trong nhiều năm liền đạt TSVM.

“Đảng bộ xã Hòa Ninh TSVM là nhân tố quyết định cho việc lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kinh tế, xã hội của địa phương. Điều mà cả Đảng bộ và nhân dân trong xã vui mừng nhất là vào cuối năm 2016, xã Hòa Ninh đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận về “đích” xã nông thôn mới” - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Ninh Đoàn Văn Khái phấn khởi chia sẻ.

XUÂN LONG

... tại Phường 3 và Phường 4, Đà Lạt có diện tích quy hoạch là 156.180 m2 với các hạng mục công trình như mặt bằng xây dựng nhà liên kế, nhà biệt lập, khối nhà chung cư và các công trình công cộng, trường học, trạm y tế, trung tâm thương mại dịch vụ… Trong giai đoạn từ 2011-2016, đã thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đợt 1 - giai đoạn 1, với chi phí bồi thường đã phê duyệt là gần 42 tỷ đồng liên quan đến 37 hộ. Nhà thầu cũng đã nhận bàn giao mặt bằng để xây dựng kè, cống bản, cống thoát nước dọc và đào đắp nền đường. Hiện nay, công trình đang được tiếp tục triển khai thực hiện và giao mặt bằng cho các hộ dân tái định cư trong năm tới.

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra... TIẾP TRANG 1

Còn dự án Khu dân cư - tái định cư Phạm Hồng Thái, Phường 10, thành phố Đà Lạt đã được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định phê duyệt ngày 25/2/2009. Sau đó, đã được lập dự án đầu tư, thẩm định dự án và nhà đầu tư đã triển khai khởi công. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên dự án không tiếp tục triển khai theo tiến độ đề ra. Dự kiến mùa khô 2017, dự án này sẽ được tiếp tục khởi công triển khai các hạng mục đã đề ra.

Đến kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các công trình dự án này, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã tìm hiểu những khó khăn vướng mắc khi thực hiện dự án, các giải pháp khắc phục và triển khai thời gian tới. Đặc biệt, đồng chí đã chỉ đạo

cần đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn. Đối với Khu quy hoạch dân cư - tái định cư 5B và Phạm Hồng Thái, cần chú trọng xây dựng các công trình công cộng, có không gian cây xanh hợp lý và trồng cây phân tán trên các tuyến đường…

Dịp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác cũng đã đến khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phục vụ khách du lịch tại Khu Du lịch trang trại Rau & Hoa của Công ty TNHH Đà Lạt rau thủy canh ở làng hoa Vạn Thành, Phường 5, Đà Lạt; khảo sát mô hình trồng, quản lý, bảo vệ rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn Phường 5 và xã Tà Nung, Đà Lạt. DUY DANH

Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phục vụ du lịch tại Khu Du lịch trang trại Rau & Hoa.

Rau VietGAP ngắn ngày và dài ngàyTrên 0,2 ha nhà kính trồng đa canh các loại

rau ở khu vực Tây Hồ, Phường 11, Đà Lạt, hộ gia đình ông Nguyễn Đức Tin luân phiên thu nhập mỗi tuần. Ông Tin chia sẻ: “Đà Lạt tháng 6 thường mưa vào buổi chiều, năng suất rau ngoài trời giảm thấp hơn so với mùa khô. Rau nhà kính cũng ít nhiều chịu tác động vào mùa mưa do nhiệt độ xuống thấp, hộ gia đình chúng tôi chọn hình thức sản xuất cuốn chiếu cây rau ngắn ngày và dài ngày, nhờ vậy mùa nào cũng có sản phẩm thu hoạch…”.

Vừa trò chuyện, ông Tin bước đến bàn cân giữa vườn nhà kính đa canh của mình, đặt lên một túi rau thơm cao cấp, hiển thị trọng lượng 10 kg. Ông Tin cho biết, đây là sản phẩm rau ngò tây, một loại rau mùi cung cấp cho các nhà hàng hạng sao dành cho khách doanh nhân nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh. Giá bán trung bình hơn 5 tháng đầu năm 2017 là 15.000 đồng/kg, đặc biệt có những ngày cao điểm mùa mưa khan hiếm (thường từ tháng 6 đến tháng 11), giá lập đỉnh tăng đến 50.000 đồng/kg.

Tính chung trên 0,2 ha rau đa canh gần 10 loại rau nhà kính, mỗi tháng ông Tin thu “giáp vòng” khoảng 5 loại rau mùi ngắn ngày, sản lượng mỗi loại từ 60 - 100 kg. Riêng xà lách mỗi tháng thu hoạch từ 200 - 250 kg. Và với rau dài ngày như cà chua beef, ông Tin bố trí một phần diện tích nhà kính trồng và chăm sóc 300 cây, mỗi vụ khoảng 100 ngày, đạt sản lượng 4 - 5 kg/cây.

“Trồng từng loại rau dựa theo kế hoạch bàn bạc, thống nhất về kỹ thuật và đầu mối tiêu thụ chung trong THT, nên 7 tổ viên yên tâm đầu tư quanh năm. Đặc biệt với biện pháp đa canh trong nhà kính VietGAP, tạo ra sinh thái đối kháng, hạn chế đáng kể sâu bệnh phát sinh gây hại. Kết quả mấy năm gần đây, hộ gia đình chúng tôi thu lãi từ 700 - 800 triệu đồng/ha/năm”, ông Tin chia sẻ kinh nghiệm.

Nâng cấp lên hợp tác xã VietGAPTheo Phòng Kinh tế Đà Lạt, hộ gia đình ông

Nguyễn Đức Tin đa canh các loại rau tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 0,2 ha nhưng mỗi năm đạt tổng sản lượng 24 tấn/năm. Và hộ ông Tin

Sản xuất giỏi theo mô hình hợp tác ở Tây HồChung tay làm ăn theo mô hình tổ hợp tác (THT), 7 hộ nông dân sản xuất giỏi ở khu vực Tây Hồ, Phường 11, Đà Lạt đã tích cực trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng cao giá trị sản phẩm rau VietGAP trên thương trường.

là một trong 7 hộ gia đình thành viên THT Trần Dờ ở khu vực Tây Hồ, Phường 11, Đà Lạt được cấp chứng nhận sử dụng độc quyền nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” trên tổng diện tích 4,7 ha, sản phẩm gồm 7 loại rau bắp cải, xà lách, súp lơ xanh, cà chua, cần tây, ớt ngọt và rau mùi, mỗi năm đạt tổng sản lượng 611 tấn.

Trong đó 2 hộ gia đình sản xuất nhà kính chiếm nhiều diện tích nhất là Nguyễn Việt Anh Toàn (2 ha) và Nguyễn Đức Tuấn (1,5 ha); còn lại 5 hộ gia đình, mỗi hộ sản xuất từ 0,2 - 0,4 ha diện tích nhà kính.

Ông Trần Dờ, Tổ trưởng THT Trần Dờ cho biết thêm: “Liên tục nhiều năm liền, 7 hộ gia đình thành viên tổ hợp tác chúng tôi đều đạt danh hiệu sản xuất giỏi cấp thành phố Đà Lạt!”.

Có được phương thức sản xuất khả quan hôm nay, THT Trần Dờ đã thực hành một quá trình chuyển đổi tích cực. Đầu tiên cách đây 10 năm, từng hộ gia đình cùng tham gia vận động chuyển từ quy mô sản xuất phân tán, nhỏ lẻ sang quy mô sản xuất tập trung quản

lý dịch hại tổng hợp, tạo ra sản phẩm rau an toàn. Quy trình này đã chấm dứt việc sử dụng phân bón xác mắm khiến chất đất chai cứng và ảnh hưởng đến môi trường. Đến khâu thu hoạch và tiêu thụ, từng hộ thành viên giới thiệu các đầu mối thương lái uy tín để cả tổ cùng phân tích chọn lựa.

Xét thấy cần nâng cấp mô hình hợp tác sản xuất rau an toàn ngoài trời, vài năm sau đó, ngành nông nghiệp Đà Lạt triển khai các chương trình hỗ trợ vốn vay, tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên đề sản xuất rau VietGAP.., đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho 7 hộ gia đình thành viên mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà kính, thành lập mới THT Trần Dờ đến ngày hôm nay với nhiều kết quả khả quan nêu trên.

Ông Hoàng Bá Bình, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 11, Đà Lạt đánh giá THT Trần Dờ là một điển hình ở địa phương về sản xuất rau VietGAP tập trung gắn với thị trường tiêu thụ. Nếu được tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, công nghệ mới, xúc tiến thương mại…, THT Trần Dờ hoàn toàn vững tin để nâng cấp thành quy mô hoạt động Hợp tác xã Trần Dờ với nhiều triển vọng.

VĂN VIỆT

100% hộ thành viên THT Trần Dờ sản xuất các loại rau đạt chuẩn VietGAP. Ảnh: Văn Việt

Anh Nguyễn Thanh Hùng 54 tuổi cho hay: Trước năm 2016, anh đầu tư vốn làm nhà kính, nhà lưới để trồng các

loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP và các sản phẩm làm ra của gia đình được bán tại các siêu thị ở TP Hồ Chí Minh, mỗi năm cho thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng chưa hài lòng, cuối năm 2015, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng, cùng với số vốn mà anh tích lũy được từ trước đến nay, anh đã mạnh dạn đầu tư 10 tỷ đồng để lắp đặt nhà kính tự động, hệ thống tưới phun, hệ thống lọc nước, hệ thống bón phân theo công nghệ Hà Lan để sản xuất các loại rau ngắn ngày như xà lách mỡ, xà lách tím, cần tây, cải ngọt… theo phương pháp thủy canh trên diện tích hơn 1 ha đất nông nghiệp.

Nhờ có kinh nghiệm trong sản xuất, nắm vững được kỹ thuật trồng và chăm sóc, vì vậy vườn rau của gia đình anh lúc nào cũng phát triển tốt. Được biết, từ đầu năm 2016 đến

Rau VietGAP thủy canh Kiêm HùngĐầu tư hàng chục tỷ đồng để sản xuất rau VietGAP thủy canh, đem lại hiệu quả kinh tế cao và hướng tới xây dựng thương hiệu riêng. Đó là trang trại của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng, thôn Đồng Thạnh, xã Lạc Xuân, Đơn Dương.

nay, sản phẩm rau sạch của gia đình anh chủ yếu cung cấp cho công ty rau sạch SETIVIO với mức giá 25.000 đồng/kg, bình quân mỗi tháng gia đình anh thu nhập khoảng 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư và tiền công

lao động, gia đình anh lãi khoảng 55 triệu đồng. So với trồng rau trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP như trước đây, trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh cho ra sản phẩm chất lượng cao, tươi ngon và để được

lâu vì thu hoạch luôn cả bộ rễ, có thể canh tác nhiều vụ mỗi năm, đem lại quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng theo phương pháp truyền thống. “Nhờ áp dụng theo công nghệ Hà Lan, vườn rau của gia đình tôi không bao giờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu dùng các tấm bảng tẩm hóa chất treo trong các vườn rau để diệt côn trùng. Chính vì vậy, sản phẩm rau sạch của gia đình tôi đã trở thành thương hiệu và rất được thị trường TP Hồ Chí Minh ưa chuộng. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất rau sạch ngắn ngày theo phương pháp thủy canh và xây dựng thương hiệu rau Kiêm Hùng” - anh Hùng tâm sự.

Anh Hùng cho biết thêm, ngoài 1 ha rau thủy canh đang được canh tác tại xã Lạc Xuân, từ đầu năm 2017 đến nay, gia đình anh đang mở rộng diện tích sản xuất rau sạch tại xã Ka Đô và xã Quảng Lập nhằm tạo dựng vững chắc thương hiệu rau sạch Kiêm Hùng, cung cấp nguồn rau sạch cho thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Nam Á.

YẾN THY

Trang trại sản xuất rau theo phương pháp thủy canh của gia đình anh Hùng, mang lại thu nhập cao cho gia đình anh.Ảnh: Yến Thy

ĐÀ LẠT: Tăng gần 240 ha sản xuất công nghệ cao

Ước 6 tháng đầu năm 2017, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Lạt đạt gần 5.200 ha, tăng gần 240 ha so với

cuối năm 2016 và chiếm 49,5% tổng diện tích đất trồng trọt.

Trong đó bao gồm gần 1.600 ha hoa công nghệ cao, 850 ha rau VietGAP và GlobalGAP, 470 ha cà phê, 210 ha chè

chất lượng cao…Đồng thời đã có 60 - 112 đơn vị, cá

nhân trên địa bàn được cấp quyền sử dụng Chứng nhận 2 nhãn hiệu rau,

hoa Đà Lạt tương ứng diện tích 168 ha và 55 ha.

Lũy kế đến nay, diện tích sản xuất rau và hoa ở Đà Lạt được cấp nhãn hiệu độc quyền cho 100 - 284 đơn vị, cá nhân trên

diện tích lần lượt 738 ha và gần 162 ha. Cùng thời gian trên, Đà Lạt đã tổ

chức 45 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau VietGAP, hoa

công nghệ cao, phòng trừ các loại bệnh héo vàng trên cây hoa cúc, xà lách, bọ xít muỗi gây hại cà phê…, thu hút hơn

1.200 lượt nông dân tham gia.VŨ VĂN

LÂM HÀ: 8 xã đạt tiêu chí số 13 về xây dựng nông thôn mới

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Hà cho biết, để

hoàn thành tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, mỗi xã trong huyện cần có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động hiệu quả.

Đến nay, huyện có 8 xã đạt tiêu chí này với các mô hình bao gồm: dịch vụ tổng

hợp;, trồng chăm sóc cà phê; trồng dâu nuôi tằm, sản xuất mây tre đan… và dịch vụ nông nghiệp rau, hoa công nghệ cao. Huyện Lâm Hà cố gắng, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các loại

hình kinh tế hợp tác, đồng thời phấn đấu đến hết năm 2017 ít nhất mỗi xã trên địa bàn huyện có 1 HTX hoạt động theo mô

hình HTX kiểu mới; tối thiểu 12/14 xã đạt tiêu chí số 13.

HOÀNG YÊN

3 THỨ SÁU 16 - 6 - 2017KINH TẾ

4 THỨ SÁU 16 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bà Nguyễn Thúy Hằng - Phó Chánh Thanh tra, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Ngành chức năng đang mở nhiều đợt thanh kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực in ấn và phát hành trên toàn tỉnh.

Cụ thể, trong đợt kiểm tra vào đầu tháng 6/2017, ngành chức năng đã phát hiện và thu giữ trên 300 ấn phẩm vi phạm, lập biên bản và xử lý các tiệm sách, chủ cơ sở vi phạm.

Theo bà Nguyễn Thúy Hằng, tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh các hành vi vi phạm trong hoạt động truyền thông báo chí, xuất bản như: Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp dưới 50 bản.

DIỄM THƯƠNG

Triển khai Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kếtxây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”* Đà Lạt và Đức Trọng được chọnxây dựng mô hình điểm

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” là bước phát triển cao hơn của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do TW MTTQ Việt Nam phát động, nhằm không ngừng củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững.

5 nội dung của cuộc vận động phù hợp hơn với thực tiễn giai đoạn xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh hiện nay, cụ thể là: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng; đoàn kết nâng cao đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa, phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân tương ái; đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; đoàn kết chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.

Để thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chọn 2 đơn vị cấp huyện là Đà Lạt và Đức Trọng và 24 xã, phường xây dựng mô hình điểm của cuộc vận động.

QUỲNH UYỂN

Đào tạo nguồn cán bộ cơ sở“vừa hồng, vừa chuyên”

Để hướng đến trở thành thị xã, Huyện ủy Đức Trọng quyết liệt hơn trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Đến nay, tỷ lệ cán bộ ở các xã đã được chuẩn hóa ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu công việc được giao.

Những cách làm mớiToàn huyện hiện có 241 cán bộ,

công chức, viên chức. So với nhiều năm trước, đến nay đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã trên địa bàn huyện cơ bản đủ về số lượng, trình độ được nâng lên, nhất là đội ngũ công chức (100% đạt chuẩn về chuyên môn). Song trình độ các mặt của đội ngũ CBCC cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập và thấp so với yêu cầu thực tế. Năng lực thực tế của một bộ phận CBCC cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; một số còn lúng túng, cách làm việc còn thụ động.

Ông Phạm Thanh Quang, Bí thư Huyện ủy Đức Trọng cho biết, do đội ngũ CBCC cấp xã được hình thành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Sau khi ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt cho cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở. Với phương châm bóc gỡ dần dần để chuẩn hóa, thời gian qua để giải quyết tình trạng cán bộ “nợ” chuẩn, huyện phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở thêm (ngoài kế hoạch) các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, kinh phí mở lớp huyện hỗ trợ, người đi học phải tự túc kinh phí. Sau rà soát thì toàn bộ cán bộ còn “nợ” tiêu chuẩn đã đăng ký đi học, tự túc kinh phí. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, có tiêu chí về chuẩn hóa cán bộ nên cán bộ, công chức một số xã đã tự giác đi học để đạt chuẩn.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2011 đến nay, đã cử 88 đồng chí đi đào tạo trình độ chuyên môn; 467 đồng chí đi đào tạo lý luận chính trị; 222 đồng chí đi bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước. Đã phối hợp mở một số lớp như bồi dưỡng tin học, tiếng chu ru, K’Ho và các kiến thức khác cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố cũng đã

được quan tâm và chú trọng.Các cơ quan, đơn vị thường xuyên

động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tự học nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức. Trong 5 năm đã có 150 đồng chí tự học tập, nâng cao về trình độ chuyên môn.

Tích cực đào tạo,bồi dưỡngLà xã vùng sâu khó khăn, được

tách từ xã Tà Năng vào năm 2009, xã Đa Quyn lúc đó, nguồn các bộ vô cùng hạn chế, mọi thứ đều thiếu thốn, thế nhưng, bằng sự nỗ lực, vươn lên, trong 5 năm đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ, đến nay 5 chức danh chủ chốt xã đã đạt chuẩn trình độ đại học và trung cấp lý luận chính trị. Gần như trình bộ cán bộ công chức của xã đều đạt trình độ đại học trở lên. Ông Hồ Đăng Thành, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Trước đây, đội ngũ CBCC của xã trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn chưa đạt yêu cầu. Để khắc phục, xã đã tích cực cử CBCC tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh, huyện tổ chức. Đến nay, 100% CBCC của xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; đã có trên 50% số CBCC học

xong trung cấp LLCT. Trình độ đội ngũ CBCC được nâng lên, đã góp phần đắc lực trong việc phát triển KT-XH của địa phương”.

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã được huyện triển khai thực hiện có hệ thống. Ngay từ đầu các năm, Phòng Nội vụ chủ động rà soát tiêu chuẩn, chức danh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng…

Ông Phạm Quốc Việt, Phó Trưởng Phòng Nội vụ huyện cho biết.

Ông Phạm Thanh Quang, Bí thư Huyện ủy Đức Trọng cho biết, qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể trong huyện đã nâng cao nhận thức về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 05-NQ/HU đề ra, đã tạo bước chuyển biến trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước

đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện. Tuy nhiên, việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã hiện còn gặp khó khăn. Còn nhiều cán bộ cấp xã tuổi đời cao, ngại đi học; ở một số chức danh CB cấp xã chưa đạt chuẩn với lý do quy định tiêu chuẩn đầu vào đối với CB; nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của một số CBCC cấp xã trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn chưa đầy đủ, tham gia học tập chỉ cốt đủ điều kiện theo yêu cầu, do kế thừa đội ngũ cán bộ từ nhiều năm trước, một số CBCC độ tuổi cao, ngại không muốn đi học, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa...

Để tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã “vừa hồng, vừa chuyên”, có trình độ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ CNH-HĐH, trong thời gian tới, huyện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo hướng chuyên sâu gắn với quy hoạch, theo vị trí việc làm, theo chức danh... và kết hợp lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho từng vị trí công tác của CBCC theo hướng thiết thực, hiệu quả.

HOÀNG YÊN

Chuẩn hóacán bộ, công chứccấp cơ sởđể đáp ứng tốtnhu cầucủa công việc.Ảnh: H.Y

LÂM ĐỒNG: Chấn chỉnh trong lĩnh vực in ấn và phát hành

Ngày 15/6/2017, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Di Linh đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017 - 2022). Bí thư Tỉnh Đoàn Trần Thị Chúc Quỳnh cùng lãnh đạo của huyện và 219 đoàn viên ưu tú, đại diện cho tuổi trẻ trong toàn huyện đã về dự Đại hội.

Theo đánh giá của Đại hội, trong 5 năm qua, Huyện Đoàn Di Linh đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức cách mạng và pháp luật cho thế hệ trẻ; phong trào “Xung kích tình nguyện phát triển

kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền… Trong nhiệm kỳ vừa qua, 14 chỉ tiêu đã đề ra, các cấp Đoàn trong huyện đã phối hợp triển khai và phần lớn đều hoàn thành đạt và vượt mức, như: 100% cán bộ Đoàn, 90% đoàn viên tham gia phong trào “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”, “Tuổi trẻ Di Linh học tập và làm theo lời Bác”;

100% cơ sở Đoàn tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng; 100% tổ chức Đoàn xã, thị trấn có điểm trình diễn, xây dựng 1 - 2 tổ hợp tác, đội xung kích xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và duy trì mô hình “Thanh niên xung kích giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”; hàng năm, tuổi trẻ lên đường làm nghĩa vụ quân sự đạt 100% chỉ tiêu; vận động các nguồn tài trợ để xây dựng Quỹ học bổng “Thắp sáng ước mơ”; triển khai tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu

niên, nhi đồng… Tại Đại hội, lãnh đạo Huyện ủy và

Tỉnh Đoàn đã phát biểu ý kiến chỉ đạo; một số đoàn viên ưu tú, có cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả thiết thực trong các lĩnh vực, đã phát biểu tham luận. Sau khi thảo luận, trao đổi, Đại hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết và các chỉ tiêu cơ bản trong cả nhiệm kỳ. Đại hội đã bầu Ban chấp hành mới, gồm 31 thành viên và bầu 13 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2017 - 2022.

XUÂN LONG

Huyện Đoàn Di Linh Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2017 - 2022

5 THỨ SÁU 16 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đền Pô Dăm -trung tâm lễ hội một thờiĐền Pô Dăm thuộc thôn Ma Am,

xã Đà Loan là ngôi đền lớn nhất trong các xã vùng Loan. Đây là ngôi đền dành cho những người không theo đạo. Có từ cách đây 700 - 800 năm, ngôi đền thờ tất cả các vị thần. Trước đây, đền tổ chức lễ hội Bok Chu Bur mỗi năm một lần cho người dân 4 xã vùng Loan và cả các huyện Đơn Dương, Lâm Hà về tham dự, lễ hội kéo dài 2 ngày 1 đêm. Người Cơ ho, người Chu ru không có tết nên xem đây là ngày tết của mình. Lễ hội thường diễn ra vào cuối tháng 12 âm lịch, trước tết cổ truyền của người Kinh. Cả dân làng cùng góp gạo, góp heo chung sức tổ chức.

Ông Chru Yang Ya Thung (58 tuổi) - hơn 18 năm trông coi đền và chủ trì lễ hội Bok Chu Bur, kể lại truyền thuyết về vị thần Pô Dăm như sau: Cách đây hơn 800 năm, thần Pô Dăm đến vùng đất này để phát rẫy trồng cây, trồng lúa, chăn nuôi, hướng dẫn người dân Chu ru làm mương, đắp đập để làm nông nghiệp. Thần có khả năng nấu lá

lúa thành cơm, luộc đá suối thành khoai, nuôi dân làng qua cơn nghèo đói. Vậy nên khi ông biến mất trong ống tiêu cắm trên đống lúa, dân làng quyết định lập đền thờ như một cách để tưởng nhớ công ơn của thần. Trong đền có 3 tượng, gồm tượng thần, vợ thần và người tướng sĩ trung thành của thần.

Từ đó đến nay, mỗi năm một lần, người dân không theo đạo lại cùng về đây, tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao của thần, tổ chức thổi kèn, đánh trống, nhảy múa vào tháng 12 âm lịch... Trong dịp này, người chủ trì lễ hội thường kết hợp để nói về nguồn cội, về những phong tục văn hóa của dân tộc mình, đồng thời khuyên dạy những điều hay lẽ phải cho dân làng.

Ngôi đền linh thiêng nên người dân rất tôn trọng. Những ai phạm pháp thì không được vào đền. Người dân vẫn giữ phong tục đánh đồng la, cúng lúa, cúng đồng trong lễ hội. Năm 2007, đền được Sở Văn hóa, thể thao & Du lịch hỗ trợ kinh phí khôi phục lễ hội.

Chị Ma Nguyệt, 30 tuổi, người thôn Ma Am nên theo cha tham gia

lễ hội từ nhỏ, bồi hồi nhớ lại những ngày lễ hội đông vui trước đây mà không khỏi xót xa cho hiện tại. Chị vẫn nhớ nhiều năm về trước, cứ vào trước tết cổ truyền của người Kinh là ngôi làng của ông lại tưng bừng, rộn ràng, bởi lễ hội Bok Chu Bur thu hút hàng trăm người tham gia. Người dân đến cầu phúc, cũng là để tham gia lễ hội, kéo dài từ ngày này

sang ngày khác.Bây giờ, chị không khỏi buồn

lòng khi chỉ còn hơn 50 hộ tham gia lễ hội này, kể cả những người ở xã Tà Hine, lễ hội chỉ còn kéo dài một ngày một đêm.

Nguy cơ mai mộtKhông chỉ lễ hội Bok Chu Bur

ở đền Pô Dăm ngày càng ít người

tham dự, mà ngay cả những nét truyền thống của người Chu ru, người K’Ho ở Đà Loan bây giờ cũng dần mất đi. Điều này khiến người già và cả chính quyền địa phương không khỏi trăn trở. Người già không đủ sức truyền dạy, người trẻ không mặn mà học theo, công tác tuyên truyền của chính quyền cũng không đủ sức giữ lại những nét đẹp truyền thống nơi đây.

Đà Loan hiện có 22,3% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số gồm Cơ ho, Chu ru, Tày, Nùng, Thái, sinh sống tập trung tại 4 thôn Đà Thuận, Ma Am, Sóp và Đà Rgiềng. Toàn xã có 7 cơ sở tôn giáo gồm 1 nhà chùa, 1 nhà thờ và 5 điểm nhóm Tin lành. Người có đạo chiếm hơn 50% dân số, còn lại là lương giáo (không có đạo). Trong số hơn 250 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây có hơn 80% theo đạo Thiên chúa và Tin lành.

Ông Nguyễn Công Hiệp, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Đà Loan cho biết, hiện nay, ý thức bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của người dân đang bị phân hóa. 30 năm gắn bó với công tác tại địa phương nên ông Hiệp phần nào hiểu rõ những phong tục tập quán...

XEM TIẾP TRANG 7

Nỗ lực vươn lên Cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt

sáng với nụ cười tươi trên môi, mới gặp lần đầu không ai nghĩ rằng Nông Thị Dung - cô học sinh giỏi lớp 12 Trường THCS - THPT Đống Đa - Đà Lạt này trong đời đã từng đối diện với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và thương tâm đến như vậy.

Đó vào vào năm cuối lớp 9, cách đây 3 năm, cô học trò nhỏ người Phước Cát 1, Cát Tiên này đã chứng kiến cái chết của mẹ mình sau một thời gian dài mắc bệnh nan y, gia đình chạy chữa đến kiệt quệ. Họa vô đơn chí, chỉ khoảng 2 tháng sau đó, bố đau buồn quá cũng mất theo, để lại 3 chị em mồ côi trên cõi đời trong đó Dung là lớn nhất, 2 đứa em sau cũng là con gái.

Nhưng đau buồn không quật ngã được ý chí của cô học trò nhỏ này. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cả 3 chị em Dung được nhận vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tại Đà Lạt. Tại đây, Dung tiếp tục vào học lớp 10 Trường THCS - THPT Đống Đa, cả 2 em Dung cũng đều đi học các trường học tại Đà Lạt. Dung vừa là chị, là mẹ cho 2 em gái mình, ngày ngày đi học, thời gian rảnh phụ giúp công việc với các cô chú trong Trung tâm và chăm sóc em mình. Cô em gái út của Dung đang bị bệnh xương thủy tinh.

“Dạ, điều kiện ở Trung tâm còn hơn nhiều ở nhà hồi đó” - Dung cho biết. Ngày trước, mẹ bị bệnh nhà nghèo nên mấy chị em phải lội bộ đi học rất xa hằng ngày, nay lên đây Trung tâm

cấp mỗi người một xe đạp đi học. Dung đang ở chung với các cô gái khác trong đó có em mình trong một phòng lớn 6 người tại Trung tâm, kiểu như ký túc xá sinh viên, mỗi người một giường, có hộc riêng trong tủ sắt đựng áo quần phía trong, phòng có bàn học nhưng nếu cần thì có thể lên học tại Thư viện Trung tâm rất yên tĩnh. Cơm ngon, đổi bữa thường xuyên, thích ăn gì thì cứ nói lại, cô chú trong Trung tâm sẽ đổi. Áo quần đi học mỗi năm 2 bộ, sách vở bút mực Trung tâm mua đầy đủ. Mỗi năm 2 lần Trung tâm cấp tiền cho 3 chị em dắt nhau về thăm nhà dưới Cát Tiên, đó là dịp Tết được 1 tuần ở nhà và dịp hè được 2 tuần. Ngôi nhà nhỏ của Dung giờ bà nội già đang ở một mình.

Trong 3 năm học ở Trường THCS - THPT Đống Đa, Dung có 1 năm học

sinh khá, 2 năm học sinh giỏi, cả hai em gái Dung cũng học tốt. Ước mơ của cô gái 18 tuổi (Dung sinh năm 1999) này là vào được đại học “Cháu cũng thích nghề báo, thích đi đây đi đó cho biết nhưng vừa rồi đăng ký vào Đại học Đà Lạt với ngành Văn hóa học, chắc sau này nếu được cháu sẽ đi hoạt động xã hội” - Dung nói.

Học giỏi, chuyện vào đại học có lẽ không quá khó với cô học sinh giàu nghị lực này, nhưng một điều cảm động mà người viết muốn nói chính là tình cảm và sự lo lắng của Dung cho em mình: “Cháu học đại học ở đây để tiện chăm sóc cho em chứ không thể đi xa được, em cháu cần cháu”.

Để trẻ vững bước vào đời 48 trường hợp đang được nuôi

dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội

Lâm Đồng hiện nay mỗi trường hợp là một hoàn cảnh riêng, một cuộc đời riêng đầy thương cảm; có trẻ cha mẹ mất hết, có trẻ gia đình cực kỳ khó khăn; có trẻ bị tàn tật, có trẻ bị bỏ rơi... “Không phải là trẻ lang thang cơ nhỡ như trước đây, toàn bộ các cháu nuôi dưỡng gần đây đều có nguồn gốc rõ ràng, được địa phương xác nhận, đề xuất, hầu hết đều là người trong tỉnh” - ông Trần Quyết Thắng - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Lâm Đồng cho biết.

Tính từ khi thành lập năm 1994 đến nay, Trung tâm đã nhận nuôi dưỡng 539 cháu. Nhưng nếu như những năm trước đây, trẻ vào đây được Trung tâm cho ăn học đến hết lớp 12 rồi “hồi gia”, cho về nhà để các cháu ra đời thì từ năm 2011 đến nay đã có sự thay đổi.

“Anh coi, bây giờ học đại học ra cũng chưa chắc tìm được việc làm, vậy mà chúng ta nuôi các cháu cho ăn học đến năm 12 rồi, ra đời các cháu vẫn chưa biết làm gì, cháu nào muốn học thêm lên bậc đại học cũng khó vì nhiều cháu đâu có ai nuôi, giúp cho cháu học. Thôi thì chúng ta phải làm một bước tiếp.” - ông Thắng nói.

Đó là năm ông Thắng về Trung tâm nhận công tác, ông đã kiến nghị thay đổi chính sách áp dụng trước đó, bằng cách nếu các cháu học hết 12 muốn lên bậc đại học thì Trung tâm sẽ hỗ trợ tiếp tục học ở bậc đại học tại các trường ở Đà Lạt bằng cách ăn ở tại Trung tâm giống như lâu nay, tiền học phí đại học Trung tâm sẽ đóng cho trường cho đến khi

các cháu tốt nghiệp. Trong trường hợp nếu các cháu

không muốn hoặc không có khả năng tiếp tục ở bậc đại học thì Trung tâm sẽ hỗ trợ đào tạo nghề. “Nghề gì cũng được, tùy theo các cháu thích, có thể cho các cháu học ở Cao đẳng Nghề Đà Lạt với các nghề đang dạy tại trường, nếu các cháu muốn học các nghề ngoài xã hội như thợ may, thợ hàn, thợ sửa xe máy, nấu ăn… thì Trung tâm sẽ đi vận động các cơ sở này giúp các cháu học nghề, Trung tâm sẽ nuôi các cháu cho đến khi cháu xong nghề, ra đời tìm việc làm” - ông Thắng nói.

Tính từ năm 2011 đến nay, đã có 7 trường hợp tại Trung tâm vào tiếp đại học như thế, thêm 8 trường hợp học cao đẳng. Trong năm 2017 này sẽ có thêm 4 trường hợp nữa tốt nghiệp THPT, nhiều khả năng vào đại học vì đều là học sinh có năng lực trong đó có Nông Thị Dung.

Đã có nhiều trường hợp các cháu ở đây khi học xong đại học ra trường tìm được việc làm tốt trong xã hội, như trường hợp NHT, tốt nghiệp Đại học Đà Lạt hiện công tác trong ngành báo chí; như NTTH đang làm việc tại Bảo hiểm xã hội một tỉnh phía nam. Đó là các tấm gương có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích các em tại đây tiếp tục trên con đường học hành.

Riêng trong năm 2017 này, ông Thắng cho biết, trong trường hợp nếu các cháu chọn học đại học tại các trường tại TP Hồ Chí Minh thì Trung tâm bên cạnh hỗ trợ học phí, tiền ăn và áo quần như lâu nay sẽ kiến nghị tỉnh nếu được nên hỗ trợ cả tiền ở để tạo điều kiện cho các cháu trong thời gian học.

VIẾT TRỌNG

Để trẻ vững bước vào đời Thay vì chỉ nuôi và chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến hết lớp 12 rồi cho hồi gia, những năm gần đây, Trung tâm Bảo trợ xã hội Lâm Đồng đã tiếp tục nuôi các em đến bậc đại học hoặc cho học nghề để tạo cơ hội có công ăn việc làm khi các em vào đời.

Nông Thị Dung (giữa) cùng các bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học.Ảnh: VT

Đà Loan nuối tiếc tiếng kèn bầuỞ xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, những nét văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số Chu ru đang dần bị mất đi. Tiếng cồng chiêng, tiếng kèn bầu quen thuộc một thời, bây giờ ngày càng trở nên hiếm hoi, khó tìm.

Ông Ya Thung là một trong những người ít ỏi ở thôn Ma Am còn giữ chiếc kèn bầu.Ảnh: V.Q

6 THỨ SÁU 16 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Nâng cao ý thức của hội viên“Trên địa bàn thị trấn Liên

Nghĩa nói chung và Tổ 19 nói riêng có nhiều tụ điểm karaoke, cà phê sân vườn, quán nhậu; đồng thời, phòng chống mại dâm cũng là một chương trình được Đảng ủy thị trấn quan tâm giao cho phụ nữ thực hiện nhằm góp phần giảm thiểu tệ nạn mại dâm. Đó cũng là lý do CLB Phụ nữ phòng chống mại dâm được chọn làm điểm thành lập từ năm 2013” - bà Quang Thị Hồng Mai - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tổ 19, Chủ nhiệm CLB cho biết.

Từ lúc thành lập đến nay, CLB thường xuyên duy trì sinh hoạt ghép định kỳ vào ngày mùng 1 hàng tháng với chi hội phụ nữ của tổ. Các buổi sinh hoạt đã được các thành viên của CLB tổ chức với nhiều chủ đề khác nhau như: Tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, hái hoa dân chủ… xoay quanh các nội dung về xây dựng gia đình hạnh phúc; phát triển kinh tế gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan… Thông qua những buổi sinh hoạt như vậy, từng bước đã góp phần nâng cao nhận thức của chị em trong việc xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Tại các buổi sinh hoạt, chị em hội viên không chỉ được mở mang thêm kiến thức, mà đây cũng chính là cơ hội để mỗi thành viên có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Cũng chính từ những buổi gặp gỡ này, chị em đã trở nên tự tin, mạnh dạn hơn và mối quan hệ xóm làng nhờ thế cũng trở nên gắn kết.

Ngoài ra, hàng quý, CLB còn tổ chức giao lưu với Đội Công tác xã hội tình nguyên của thị trấn, nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa các

Hiệu quả của CLB Phụ nữ phòng chống mại dâmCLB Phụ nữ phòng chống mại dâm thuộc Chi hội phụ nữ Tổ 19, thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) không chỉ góp phần tích cực phòng chống mại dâm trên địa bàn mà còn giúp nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chung tay xây dựng thị trấn chuẩn về văn minh đô thị.

tệ nạn xã hội phù hợp với từng loại đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của chị em về công tác phòng, chống mại dâm; cũng như để mỗi người, mỗi gia đình có ý thức hơn trong việc giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh.

Song song với đó, CLB còn phối hợp với Đội Công tác xã hội tình nguyện tổ chức 14 buổi tuyên truyền về công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn, thu hút gần 500 lượt người tham gia; phát gần 2 ngàn tờ rơi cho người dân trên địa bàn và tại các cơ sở cà phê sân vườn, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn…

Chị Lò Thị Loan (thành viên CLB) nói: “Trước, tôi vốn nhút nhát lắm, nhưng từ khi tham gia sinh hoạt ở CLB, tham gia phát tờ rơi cùng với Đội Công tác xã hội tình nguyện, tôi đã thấy mình tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Cũng từ khi tham gia sinh hoạt CLB, tôi thấy mình mở mang được nhiều điều về xây dựng gia đình, chăm lo con cái và mỗi lần đến các buổi sinh hoạt, chị em chúng tôi lại có dịp giao lưu, chuyện trò”.

Thông qua nhiều mô hình tập hợp chị emVới đặc thù đa số chị em hội

viên phụ nữ trong tổ là dân tộc thiểu số người Nùng, Hoa, Thái, Tày nên để tạo được niềm tin và thu hút đông đảo chị em hội viên tham gia các buổi sinh hoạt hội, Ban cán sự Chi hội phụ nữ Tổ 19 đã tìm ra nhiều

loại hình hoạt động phù hợp với thực tế địa phương.

Ngoài CLB Phòng chống mại dâm hoạt động hiệu quả, Ban cán sự chi hội còn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và vận động chị em hội viên tích cực tham gia công tác hội, giúp chị em tiếp cận các phong trào thi đua của hội như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mnh”, Cuộc vận động “5 không, 3 sạch”…

Đồng thời, Ban cán sự chi hội cũng lấy nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường” làm nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động hội, từng bước giúp chị em trong tổ giảm nghèo. Hàng năm, chi hội vẫn duy trì thường xuyên tổ hùn vốn với số tiền đóng góp của chị em hội viên là trên 100 triệu đồng, để hỗ trợ cho chị em khó khăn vay phát triển kinh tế gia đình.

Với những việc đã làm được, 5 năm qua, Chi hội phụ nữ Tổ 19 luôn đạt chi hội phụ nữ xuất sắc, CLB Phụ nữ phòng chống mại dâm cũng được nhận giấy khen của Hội LHPN tỉnh. “Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả mà chi hội, cũng như CLB Phụ nữ phòng chống mại dâm đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn nhân rộng mô hình này ra các chi hội phụ nữ trong thị trấn, nhằm thu hút đông đảo chị em hội viên tham gia sinh hoạt hơn nữa” - bà Quang Thị Hồng Mai nói thêm.

THY VŨ

Bà Quang Thị Hồng Mai (bên phải) Chủ nhiệm CLB Phụ nữ phòng chống ma túy phát tờ rơi cho người dân thị trấn. Ảnh: Thy Vũ Đề xuất nạo vét

suối Cam Ly, Đà LạtCông ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà

Lạt vừa hoàn thành thẩm định và báo cáo đề xuất UBND thành phố Đà Lạt chấp thuận chủ trương đầu tư nạo vét, mở rộng dòng chảy đoạn suối từ ngã ba Phan Đình Phùng đến đập cao su Cam Ly.

Đây là công trình thủy lợi cấp 4, thuộc dự án nhóm C, tổng dự toán kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hơn 845 triệu đồng, thời gian thực hiện khoảng 1 năm.

Phạm vi nạo vét lòng suối Phan Đình Phùng - Cam Ly với trung bình chiều rộng 5 m, chiều sâu 1-1,5 m, phát quang cây bụi, cây tạp… hai bên bờ suối mái taluy toàn tuyến, mỗi bên rộng khoảng 1,1 m. Được biết, các phòng, ban chuyên môn đang phối hợp kiểm tra những đề xuất nói trên, nhằm làm căn cứ tham mưu UBND thành phố Đà Lạt xem xét quyết định.

MẠC KHẢI

BẢO LÂM: Vận động hiến 363 đơn vị máu

Nhân “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu” 14/6 và hưởng ứng Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè 2017, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Bảo Lâm vừa tổ chức đợt hiến máu nhân đạo tại xã Lộc An. Theo đó, trong đợt hiến máu này, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện đã vận động các tình nguyện viên trong xã hiến 40 đơn vị máu.

Ông Vương Văn Đường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Lâm cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Bảo Lâm đã tổ chức 3 đợt hiến máu tình nguyện, cung cấp cho Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng 363 đơn vị máu, đạt 72,6% kế hoạch năm.

XUÂN LONG

UBND TP Đà Lạt vừa ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt chính quyền đối với ông Lê Hoàng - Chánh Thanh tra TP Đà Lạt do xây dựng công trình sai bản vẽ thiết kế, sai phép.

Trước đó, vì lợi ích cá nhân, ông Lê Hoàng đã cố ý vi phạm trong việc trực tiếp ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng hội trường liên Tổ dân phố 13, 14 (tại Khu quy hoạch Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng, P2, TP Đà Lạt) kết hợp kinh doanh trái quy định của pháp luật (Báo Lâm Đồng đã phản ánh).

Cụ thể, ông Lê Hoàng đã tiến hành đầu tư, xây dựng công trình hội trường kết hợp kinh doanh sát ngay vách nhà hiện hữu của ông, gồm một trệt và một lầu,

với tổng diện tích sàn 110 m², với tổng kinh phí xây dựng hơn 600 triệu đồng, trong đó ngân sách đối ứng của thành phố 100 triệu đồng, phần còn lại do ông Lê Hoàng đầu tư và được sử dụng trong 10 năm. Trong quá trình xây dựng, ông Lê Hoàng tổ chức xây dựng công trình sai bản vẽ thiết kế, sai nội dung giấy phép xây dựng (tự ý dịch chuyển công trình ra phía đường, đồng thời mở rộng hơn 70 m2) đã được UBND thành phố Đà Lạt cấp và không đúng công năng sử dụng là hội trường.

Theo kết quả đánh giá phân loại công chức năm 2016 của UBND TP Đà Lạt vừa được công bố, Chánh Thanh tra TP Đà Lạt Lê Hoàng cũng bị phân loại công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

Xây dựng công trình sai phép, ông Lê Hoàng - Chánh Thanh tra TP Đà Lạt bị kỷ luật cảnh cáo

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Lạt cũng đã công bố quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Lê Hoàng - Chánh Thanh tra TP

Đà Lạt vì có sai phạm trong việc xây dựng công trình hội trường liên Tổ dân phố 13, 14 (P2, TP Đà Lạt).

THỤY TRANG

TP Đà Lạt buộc ông Lê Hoàng tháo dỡ toàn bộ công trình sai phép.

Thanh tra doanh nghiệp không quá 1 lần/năm

Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, tỉnh Lâm Đồng đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá 1 lần/năm.

Theo đó, nếu xảy ra trường hợp trùng lắp kế hoạch thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng trong tỉnh Lâm Đồng phải chủ động phối hợp, thống nhất phương án điều chỉnh 1 lần/năm, nhằm không cản trở các hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng trong tỉnh Lâm Đồng chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất doanh nghiệp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Người ra quyết định, trưởng đoàn và công chức thanh tra chuyên ngành phải chịu trách nhiệm về kết luận nguyên nhân, mức độ vi phạm và hình thức xử lý đối với doanh nghiệp.

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cần tăng cường theo dõi, kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo nội dụng, đối tượng, thời gian… theo thẩm quyền.

VŨ VĂN

7 THỨ SÁU 16 - 6 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, từ ngày 1/1/2018, cả nước ngừng sản xuất xăng khoáng RON 92, chỉ cho phép

sản xuất xăng sinh học E5 và xăng khoáng RON 95 nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh

năng lượng và bảo vệ môi trường, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Tuy

nhiên, tới thời điểm hiện tại, Lâm Đồng mới chỉ có 21 cây xăng có trụ bán xăng E5, đạt 8,3% trên tổng số 265 cây xăng

toàn tỉnh. Nhằm thực hiện Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học của Chính phủ, Sở

Công thương Lâm Đồng đã đề nghị các nhà phân phối xăng dầu có cây xăng trên

địa bàn thuộc thành phố Đà Lạt và dọc các quốc lộ trong tỉnh phải có trụ bán xăng E5, tiến tới 100% cây xăng trên địa bàn ngừng

bán xăng khoáng RON 92 theo lộ trình. Được biết, trên địa bàn Lâm Đồng có 23

nhà cung cấp xăng dầu, trong đó có 15 nhà phân phối chính cần gấp rút xây dựng trụ

bán xăng E5.D.Q

LÂM ĐỒNG: Mới có 21 cây xăng bán xăng E5

Theo đăng ký của Công ty Phương Trang tại Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Lâm Đồng, lộ trình xe

buýt chạy tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc bắt đầu từ bến xe buýt trên đường Mai Anh Đào (Phường 8, TP Đà Lạt) lúc 4 giờ 30 phút. Tiếp đến, xe chạy đón khách dọc theo một số tuyến đường nội đô Đà Lạt, rồi xuôi theo Quốc lộ 20, qua địa phận huyện Đức Trọng - huyện Di Linh - TP Bảo Lộc. Sau đó, xe lại xuất phát từ Bảo Lộc và ngược hướng theo Quốc lộ 20 trở lại Đà Lạt. Chuyến xe buýt chạy tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc cuối cùng trong ngày khởi hành lúc 18 giờ.

Cũng theo đăng ký của Công ty Phương Trang tại Sở Giao thông và Vận tải tỉnh Lâm Đồng, tần suất xe buýt chạy tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc và chiều ngược lại là 30 phút/chuyến. Thế nhưng, ông Trần Công Lĩnh (ngụ phường II, TP Bảo Lộc), người thường xuyên đi lại trên tuyến xe buýt này phản ánh: “Tại biển báo ở trạm dừng xe buýt có ghi tần suất hoạt động của xe buýt là 30 phút/chuyến. Song, có những hôm tôi đợi cả tiếng đồng hồ mà vẫn không thấy chiếc xe buýt nào xuất hiện”.

Ông Lĩnh cho rằng, chính sự bất tiện đó, ông phải chuyển sang di chuyển bằng phương tiện khác và đành chấp nhận giá cước vận chuyển cao hơn giá xe buýt. “Tôi chẳng còn cách nào khác. Công việc không cho phép tôi ngồi đợi xe buýt mãi được”, ông Lĩnh nói về việc ông thay đổi phương tiện di chuyển.

Chị Ka Phin (ngụ xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh) chia sẻ: “Do khó khăn về phương tiện đi lại, nên mỗi khi có công việc cần xuống Bảo Lộc, tôi đều chọn xe

buýt chạy tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc để đi lại. Tuy nhiên, điều phiền toái nhất của việc đi lại bằng xe buýt là thời gian đợi xe quá lâu”.

Theo chị Ka Phin, chỗ chị ở cách TP Bảo Lộc chỉ tầm 20 cây số. Chị chọn di chuyển bằng phương tiện xe buýt vì giá cước vận chuyển thấp, phù hợp với thu nhập của gia đình. Mặc dù vậy, chỉ những hôm không quá gấp về thời gian, chị mới đi bằng xe buýt xuống Bảo Lộc. Còn những hôm cần giải quyết công việc gấp, chị phải nhờ người nhà chở chị xuống Bảo Lộc bằng xe máy, vì “nếu đợi xe buýt, chắc chắn sẽ bị lỡ việc”.

Trong những lần di chuyển bằng xe buýt từ Đinh Trang Hòa xuống Bảo Lộc, chị Ka Phin nhận ra xe buýt chạy tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc đang bộc lộ nhiều bất cập. Một trong số đó là việc dừng - đỗ của xe buýt rất tùy tiện. “Cứ phát hiện người có nhu cầu đi xe buýt, bất kể là ở đâu, lập tức tài xế đều cho xe dừng lại để đón khách. Hay như ai đó trên xe buýt cần xuống, bất kể vị trí nào, tài xế cũng dừng xe để khách xuống. Như vậy, xe buýt có khác gì xe đò!”, chị Ka Phin nói.

Một thực tế khác, đó là trên tuyến xe buýt này, các biển báo trạm dừng xe buýt dọc Quốc lộ 20 đã bị “xóa” sạch, chỉ còn lại một vài trạm ở nội thị Bảo Lộc và nội thị Đà Lạt.

Bà Võ Thị Hương, cán bộ hưu trí Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong một

lần đến tham quan Đà Lạt đã lựa chọn xe buýt chạy tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc để di chuyển xuống thị trấn Di Linh (huyện Di Linh), thăm một bà con ở họ đằng ngoại nhà bà đang sinh sống ở đấy, chứng kiến sự tùy tiện trong việc dừng - đỗ của tài xế xe buýt, bà Hương bày tỏ: “Đi xe buýt không chỉ vì giá xe buýt rẻ hơn giá các phượng tiện vận tải khác, mà cái quan trọng nhất là làm thay đổi tính tùy tiện (vốn dĩ là thuộc tính của cư dân nông nghiệp) để tạo ra thói quen công nghiệp cho người dân. Thói quen công nghiệp thể hiện ở chỗ đúng giờ, đúng tuyến, đúng lộ trình”.

Theo bà Hương, ở nước ngoài, cứ đến trạm dừng xe buýt, dù có khách hay không có khách (lên xe hoặc xuống xe), tài xế đều mở cửa xe và đậu đúng thời gian quy định. Sau khi hết thời gian quy định, tài xế mới đóng cửa xe và cho xe chạy tiếp. “Ở nước ta, nhiều người sẽ cho rằng, cách làm của tài xế như vậy là quá máy móc, không có khách đứng đợi ở trạm dừng xe buýt thì cứ thế mà chạy, việc gì phải dừng xe lại, rồi còn mở cửa xe đúng thời gian quy định nữa cho mất thì giờ”.

Bà Hương cho rằng, sự “máy móc” trên là cần thiết: “Nếu còn 3 phút nữa mới có chuyến xe buýt, người ta có thể đi đâu đấy trong vòng 2 phút rồi quay lại thì vẫn kịp, không phải lỡ chuyến xe”, bà Hương lý giải, bởi theo bà, xã hội cần có những nguyên tắc, vì nói cho cùng nguyên tắc giúp ổn định xã hội, và nguyên tắc của xe buýt là tạo nên thói quen công nghiệp, nâng cao ý thức công cộng, tránh sự tùy tiện của người dân khi tham gia giao thông...

TRỊNH CHU

Đừng biến xe buýt thành... xe đò!Sau một vài lần tạm ngưng hoạt động, xe buýt chạy tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc và chiều ngược lại tiếp tục được Công ty Phương Trang, đơn vị vận hành xe buýt chạy tuyến nói trên, cho mở trở lại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, tuyến xe buýt này đang dần trở thành... tuyến xe đò!

ĐỨC TRỌNG: Thu ngân sách nhà nước đạt trên 333 tỷ đồng

UBND huyện Đức Trọng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ước đạt 333,5 tỷ đồng, bằng 54% so với dự toán giao và bằng 167% so với cùng kỳ. Trong đó, Thu ngân sách do huyện quản lý 168,5 tỷ đồng,

bằng 51% so với dự toán giao và bằng 134% so với cùng kỳ. Cụ thể, thu thuế và phí 105 tỷ đồng, bằng 51% dự toán giao;

thu cấp, thuê đất, bán nhà 52 tỷ đồng, bằng 50% dự toán; thu cấp quyền khai thác

khoáng sản 2 tỷ đồng, bằng 200% dự toán; thu biện pháp tài chính 9,5 tỷ đồng, bằng

50% so với dự toán giao và riêng thu ngân sách tỉnh quản lý đạt 165 tỷ đồng, bằng

57% so với dự toán giao. HOÀNG YÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH LÂM ĐỒNG

THÔNG BÁOVề việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Căn cứ Hợp đồng 194/HĐKT 2009 ngày 15/8/2009; PLHĐ 01/194/HĐKT 2009 ngày 21/8/2010 và PLHĐ 02/194 HĐKT ngày 10/9/2016.

- Căn cứ tình hình thanh toán lợi nhuận được chia theo các điều khoản hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh của Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam cho Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng.

Theo điều khoản của hợp đồng, lợi nhuận được chia là lợi nhuận trước thuế TNDN định kỳ hàng quý, Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam thanh toán cho Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng số tiền đã trừ thuế TNDN, Công ty chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu Quý Công ty cung cấp chứng từ chứng minh nghĩa vụ nộp thuế thay Công ty chúng tôi nhưng Quý Công ty không cung cấp được. Qua đó kết luận Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam gian lận trong thanh toán lợi nhuận được chia kể từ thời điểm bắt đầu hợp đồng cho đến hết quý I năm 2017 số tiền 1.289.719.162 đồng (chưa tính lãi trả chậm trong thời gian dài).

Căn cứ điều khoản chấm dứt hợp đồng, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên kia vi phạm hợp đồng và đã có yêu cầu khắc phục nhưng cố tình không khắc phục.

Từ ngày 15/1/2017 đến hết tháng 5/2017, Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng đã nhiều lần làm văn bản, hẹn nhau làm việc yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm hợp đồng, thanh lý hợp đồng cũ, ký kết lại hợp đồng mới với giá trị mới, điều khoản và phương thức thanh toán mới để tránh hiện tượng gian lận trong tương lai. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam không những không khắc phục hậu quả mà còn hù dọa đền bù hợp đồng với giá trị 5.000.000.000 VNĐ.

Bằng thông báo này, Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng trân trọng thông báo đến Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam; CBCNV Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam đang làm việc tại 18-20 Hòa Bình; các đơn vị, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang thuê mặt bằng từ Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam để kinh doanh tại 18-20 Hòa Bình rằng Hợp đồng hợp tác kinh doanh 194/HĐKT 2009 ngày 15/8/2009; PLHĐ 01/194/HĐKT 2009 ngày 21/8/2010 và PLHĐ 02/194 HĐKT ngày 10/9/2016 đã tự chấm dứt kể từ ngày 31/5/2017. Công ty chúng tôi sẽ tiến hành thu thập đầy đủ thiệt hại và khởi kiện Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam ra Tòa án nhân dân tại địa phương Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam trú đóng để thu hồi giá trị mà Quý Công ty đã thực hiện hành vi gian lận từ nhiều năm qua.

Công ty Cổ phần In và Phát hành sách Lâm Đồng yêu cầu Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam; CBCNV Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam đang làm việc tại 18-20 Hòa Bình; các đơn vị, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang thuê mặt bằng từ Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam để kinh doanh tại 18-20 Hòa Bình nhanh chóng di dời tài sản ra khỏi địa chỉ 18-20 Hòa Bình hạn chót đến ngày 17/6/2017 để Công ty chúng tôi tiến hành và triển khai phương án kinh doanh mới.

Đến ngày 17 tháng 6 năm 2017 tạm khóa cửa để chuẩn bị các thủ tục cải tạo mặt bằng cho phương án kinh doanh mới.Trân trọng!

GIÁM ĐỐCNGUYỄN HỮU THẠNH

... của người đồng bào nơi đây, cũng như nghiên cứu kỹ thêm để làm tốt công

tác tuyên truyền, vận động. Ông cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình

trạng này. Nhà nước chưa có chính sách hữu hiệu, công tác tuyên truyền chưa

phát huy được hiệu quả. Nhiều người dân lẫn lộn giữa phong tục truyền thống, tín

ngưỡng với mê tín dị đoan, bỏ những cái không nên bỏ”.

Ông Chru Yang Ya Thung đau đáu khi thấy nhiều truyền thống văn hóa đã dần bị

mất đi. Bây giờ, gia đình ông chỉ là một trong những ngôi nhà hiếm hoi còn giữ

lại chiếc kèn bầu. Ông bảo: “Để thổi được kèn thì người ta phải thật sự đam mê mới

học thổi được, mới truyền được cái hồn vào trong tiếng kèn. Đánh đồng la là hoạt

động giao lưu văn hóa, trước đây được đánh hàng ngày, khách vào nhà hoặc anh

em đến chơi thì mang ra đánh. Bây giờ người trẻ cũng không đánh được.Thổi kèn bầu cũng vậy. Ai học giỏi 3 tháng mới thổi

được, không giỏi thì cũng 6 tháng. Trước đây ai cũng biết làm kèn, nhà nào cũng có,

bây giờ thì không mấy nhà có nữa. Cồng chiêng, đồng la bị bán hết, không còn mấy

ai giữ trong nhà”.Buồn là vậy, nhưng chiều xuống, ngồi

nơi hiên nhà ngắm chiếc kèn bầu vốn quen thuộc, Ya Thung vẫn bảo sẽ cố giữ đến khi nào còn giữ được. Ông nói, nhưng cố nén

tiếng thở dài. VIỆT QUỲNH

Đà Loan... TIẾP TRANG 5

8 THỨ SÁU 16 - 6 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

* Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Hộ Phạm Thị Thụy được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ

số L 102892 ngày 10/11/1997 vào sổ theo dõi số 2107/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 14, tờ bản đồ số 25, xã Liên Đầm, diện tích 15.806 m2 (400 m2

ONT + 15.406 m2 CLN).- Năm 2008, hộ Phạm Thị Thụy chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn

Thanh Tùng thường trú tại thôn 5, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Phạm Thị Thụy đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Nguyễn Thanh Tùng.

Hiện nay, hộ Phạm Thị Thụy ở đâu liên hệ với UBND xã Liên Đầm hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Thanh Tùng theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜIBà Nguyễn Thị Bảy nhắn tìm chồng là ông Nguyễn Văn Ánh, sinh năm 1959,

địa chỉ nơi cư trú cuối cùng 637/42 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, bỏ nhà đi từ năm 1998, đến 23/12/2005 đã bị cắt hộ khẩu, đến nay không tin tức.

Nay ông Ánh ở đâu, về để giải quyết việc xin ly hôn của bà Nguyễn Thị Bảy. Nếu ông không về trong thời gian 4 tháng kể từ ngày đăng tin, bà Nguyễn Thị Bảy có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

* Xét đơn xin cấp GCNQSD đất sau chuyển nhượng của hộ ông, bà Trần Văn Thành ngày 9/6/2017.

Địa chỉ thường trú: thôn 1 - xã Lộc Châu - TP Bảo Lộc.Nay UBND xã Lộc Châu thông báo với nội dung sau:Hộ ông Lê Quang Định được cấp GCNQSD đất số N 536758, thửa 23, diện

tích 230 m2 đất ở, tờ bản đồ 27 (H 180 IIB), tại Quyết định số 201/QĐ-UB ngày 24/6/1999 của UBND TX Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc).

Đến ngày 25/8/2002, ông Lê Quang Định chuyển nhượng cho hộ ông Trần Văn Thành thửa 23, diện tích 230 m2 đất ở và ông Định đã bỏ đi khỏi địa phương từ năm 2002 đến nay (Giấy CNQSD đất thuộc danh sách sổ tồn tại bộ phận một cửa của UBND TP Bảo Lộc).

Địa chỉ thửa đất: thôn 1, xã Lộc Châu, TP Bảo LộcSau 30 ngày kể từ ngày 14/6/2017 đến ngày 14/7/2017 ra thông báo, nếu không

có ai tranh chấp, khiếu nại UBND xã Lộc Châu lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng hủy GCNQSD đất thửa 23, diện tích 230 m2, tên hộ ông Lê Quang Định và cấp lại GCN QSD đất cho ông, bà Trần Văn Thành mọi khiếu nại sau này UBND xã Lộc Châu không giải quyết.

Công ty Cổ phần đầu tư Việt Quốc có trụ sở tại địa chỉ: R15 Nguyễn Trung Trực, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vào ngày 7/5/2017, ông Trần Vinh là người đại diện theo pháp luật trước đây của công ty có cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767 của công ty đi từ nhà riêng của ông Vinh đến dự án của công ty tại xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trong quá trình di chuyển, do sơ ý nên ông Vinh đã đánh rơi và làm thất lạc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AW742767, do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 10/11/2008.

- Mô tả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thửa đất số 07, tờ bản đồ số ĐCCS2, diện tích 122,73 ha. Mục đích sử dụng: Đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quang để triển khai dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nông lâm kết hợp.

Vậy ai nhận được xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0918320272 gặp chị Thu. Công ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ!

THÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

THÔNG BÁO“V/v thay đổi Giấy phép hoạt động kinh doanh

Văn phòng Công chứng...”Căn cứ Quyết định số: 45/QĐ-UBND ngày 10 tháng 1 năm 2017 V/v cho

phép Văn phòng Công chứng (có tên gọi theo quyết định cho phép thành lập: Văn phòng Công chứng Lạc Dương) chuyển đổi thành Văn phòng Công chứng Đoàn Quang Lưu. Hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh;

Trụ sở số: 31 Phan Chu Trinh, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;

Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng số: 05/TP-ĐKHĐ ngày 24 tháng 04 năm 2017 Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cấp cho:

1- Ông Chu Văn Sửa; Chức vụ Trưởng Văn phòng công chứng Đoàn Quang Lưu;

2- Ông Đoàn Quang Lưu, Chức vụ - Công chứng viên hợp danh.Văn phòng công chứng Đoàn Quang Lưu xin chịu trách nhiệm pháp luật

về tính chính xác của nội dung thông báo này.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (Chi nhánh VCB Lâm Đồng) cần tuyển dụng lao động cụ thể như sau:

1. Chỉ tiêu tuyển dụng:Chuyên viên khách hàng : 1 cán bộChuyên viên Kế toán/Giao dịch viên: 2 cán bộ2. Đối tượng:Công dân có hộ khẩu thường trú và nơi ở ổn định tại thành phố Đà Lạt, huyện

Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương và Đơn Dương.3. Mô tả công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng: Ứng viên lựa chọn vị trí mong muốn trong mục 1 và truy cập địa chỉ: https://

tuyendung.vietcombank.com.vn/Views/NewsWork/co-hoi-nghe-nghiep.aspx để biết thông tin (yêu cầu tối thiểu đối với VCB Lâm Đồng là nhóm 3).

4. Thời gian, hình thức nhận hồ sơ:- Thời gian: Từ ngày 15/6/2017 đến hết ngày 15/7/2017.- Hình thức nhận hồ sơ: Trực tuyến tại địa chỉ: https://tuyendung.vietcombank.

com.vn/ 5. Hồ sơ đính kèm: (Sau khi tạo và nộp hồ sơ trực tuyến, thí sinh scan các giấy

tờ sau, nén vào 1 file *. rar để đính kèm).- Sơ yếu lý lịch tự thuật khai trong giai đoạn 06 tháng gần nhất có chứng nhận

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Bản sao các văn bằng và bảng điểm (không cần công chứng/chứng thực);- Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (không cần công chứng/chứng thực);- Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian 6 tháng gần nhất;- 2 ảnh 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ)(Ứng viên phải bổ sung đầy đủ hồ sơ bản giấy có công chứng/chứng thực khi VCB

yêu cầu hoặc khi có thông báo ứng viên được vào vòng Phỏng vấn)6. Lưu ýVietcombank chỉ nhận những hồ sơ đúng theo tiêu chuẩn tuyển dụng;Mỗi ứng viên tạo hồ sơ mới và chỉ nộp hồ sơ vào 1 vị trí tuyển dụng sau khi tạo

hồ sơ tương ứng với vị trí mong muốn. Trường hợp ứng viên vi phạm quy định này, Vietcombank sẽ tự động loại hồ sơ ứng viên khỏi đợt tuyển dụng;

Vietcombank được quyền lựa chọn hồ sơ để mời ứng viên nổi trội tham gia các vòng tuyển dụng;

Vietcombank chỉ thông báo lịch thi và kết quả đối với ứng viên đủ điều kiện tham dự (qua tin nhắn SMS và email);

Thời gian thi dự kiến: cuối tháng 7/2017;Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Hồ sơ.

Trường hợp Vietcombank phát hiện hồ sơ đăng ký của thí sinh không chính xác, trung thực, Vietcombank có quyền hủy kết quả của thí sinh.

Trân trọng thông báo!