những trắc nghiệm tâm lý - tập 1 -...

187
NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ TẬP I TRẮC NGHIỆM VỀ TRÍ TUỆ (In lần thứ 3) NGÔ CÔNG HOÀN (Chủ biên) LỜI GIỚI THIỆU Trong tay bạn đọc là cuốn sách giới thiệu những trắc nghiệm tâm lý do tập thể tác giả (PGS. TS. Ngô Công Hoàn, TS. Nguyễn Thị Kim Quý, TS. Nguyễn Thị Thanh Bình – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) sưu tầm và biên soạn. Nếu nghiên cứu kỹ và nắm được nội dung cơ bản của tập tài liệu này, chắc chắn chúng ta sẽ có được những công cụ rất cần thiết cho công tác nghiên cứu về con người với nhiều biểu hiện tâm lý phức tạp của họ. Trắc nghiệm tâm lý được hiểu là phép thử hoặc phép đo các hiện tượng tâm lý ở con người, cũng có thể hiểu đó là những bài tập ngắn hạn mà thông qua kết quả giải chúng, một số đặc điểm hay phẩm chất tâm lý của con người tham gia trắc nghiệm sẽ được bộc lộ và nhờ đó, người sử dụng công cụ này sẽ đo, đếm được những hiện tượng mà chúng ta

Upload: phamdiep

Post on 31-Jan-2018

246 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP INHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ

TẬP ITRẮC NGHIỆM VỀ TRÍ TUỆ

(In lần thứ 3)

NGÔ CÔNG HOÀN (Chủ biên)

LỜI GIỚI THIỆU

Trong tay bạn đọc là cuốn sách giới thiệu những trắc nghiệm tâm lý do

tập thể tác giả (PGS. TS. Ngô Công Hoàn, TS. Nguyễn Thị Kim Quý, TS.

Nguyễn Thị Thanh Bình – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) sưu tầm và biên

soạn. Nếu nghiên cứu kỹ và nắm được nội dung cơ bản của tập tài liệu này,

chắc chắn chúng ta sẽ có được những công cụ rất cần thiết cho công tác

nghiên cứu về con người với nhiều biểu hiện tâm lý phức tạp của họ.

Trắc nghiệm tâm lý được hiểu là phép thử hoặc phép đo các hiện

tượng tâm lý ở con người, cũng có thể hiểu đó là những bài tập ngắn hạn mà

thông qua kết quả giải chúng, một số đặc điểm hay phẩm chất tâm lý của con

người tham gia trắc nghiệm sẽ được bộc lộ và nhờ đó, người sử dụng công

cụ này sẽ đo, đếm được những hiện tượng mà chúng ta không thể nhìn thấy,

cũng không thể sờ mó trực tiếp như đối với một số đối tượng, sự vật khác.

Trắc nghiệm là thuật ngữ được dịch từ chữ TEST của Anh. Đối với

nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học, y học, sinh lý học… thuật ngữ đó không

có gì là mới lạ. Song, việc dùng các bộ trắc nghiệm như thế nào lại là vấn đề

khác. Trên thế giới, hiện có khoảng trên 2000 bộ trắc nghiệm được dùng

trong các phòng thí nghiệm tâm lý học, trong các phòng tuyển dụng lao động

cũng như trong các bệnh viện, các phòng khám bệnh… Nhưng được sử dụng

nhiều vẫn là những trắc nghiệm tâm lý dùng để đo năng lực tư duy, trí tưởng

Page 2: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

tượng, óc quan sát, độ tập trung và phân phối chú ý. Gần đây, nhiều bộ trắc

nghiệm mới ra đời, phạm vi đo đạc tâm lý của chúng ngày càng được mở

rộng dần.

Trắc nghiệm không phải là phương pháp dùng để đo mọi hiện tượng

tâm lý. Có rất nhiều hiện tượng tâm lý phải thông qua các thực nghiệm tự

nhiên hoặc thực nghiêm sư phạm mới thể hiện ra những dấu hiệu mà người

nghiên cứu cần tìm hiểu. Trong nhiều trường hợp khác, người ta lại phải dùng

các phương pháp khác nữa để nghiên cứu tâm lý như phương pháp điều tra,

phương pháp đàm thoại, phương pháp quan sát… Song, thường thì nhà

nghiên cứu vẫn rất chú ý sử dụng trắc nghiệm, bởi trắc nghiệm trong những

điều kiện ấy lại là một công cụ giúp cho chúng ta có những đánh giá, nhận xét

xác đáng hơn đôi với hiện tượng đang được tìm hiểu.

Để sử dụng được trắc nghiệm, nhất thiết phải có sự huấn luyện về kỹ

thuật đo đạc và phải hiểu được những điểm cơ bản trong lý thuyết tâm lý học,

giáo dục học. Do vậy, cuốn sách trở nên thân thiết với bất cứ ai muốn sử

dụng trắc nghiệm trong công việc nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chúng ta

thừa biết được rằng, đối tượng chủ yếu mà người biên soạn tài liệu này

hướng vào là những sinh viên các trường đại học khoa học xã hội và nhân

văn, trước hết là trường Sư phạm. Tập thể tác giả đã cố gắng chọn lựa một

số trắc nghiệm để giới thiệu và huấn luyện. Đối với những cán bộ đang muốn

dùng trắc nghiệm làm công cụ nghiên cứu thì chắc chắn việc tham khảo tài

liệu này cũng rất bổ ích.

Công lao của tập thể tác giả là ở chỗ, cùng với việc chọn lọc một số

trắc nghiêm còn phải “Việt Nam hoá” chúng, xác định được những chỉ số cụ

thể nói lên trình độ phát triển ở con người Việt Nam. Chúng tôi muốn nhấn

mạnh điều này để lưu ý bạn đọc rằng, nếu các bạn đọc sách báo nước ngoài,

thấy có giới thiệu trắc nghiệm thì đừng vội mang ra đo ở người Việt Nam.

Phải qua một thời gian đo đạc cụ thể ở người Việt, bộ trắc nghiệm sẽ được

người sử dụng cho biết mức độ thích nghi của nó đối với ngời Việt chúng ta.

Page 3: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Giới thiệu cuốn sách này, chúng tôi mong mỗi bạn đọc sẽ tìm thấy ở

đây những kiến thức mới về tâm lý học và có trong tay mình những phép đo

đạc cụ thể. Tiếp thu được nội dung cuốn sách này, chắc các bạn sẽ có khả

năng tiếp thu những trắc nghiệm tâm lý khác, sử dụng chúng, hoàn chỉnh

chúng, từ đó làm phong phú thêm phương pháp trắc nghiệm ở nước ta.

GS. Phạm Tất Dong

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu thế phát triển của đất nước, giao lưu các nền văn hoá trở

thành xu thế phát triển chung của xã hội. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hoá đất nước, nhu cầu tiếp thu tri thức của nhân loại, những thành

tựu khoa học của các nước trên thế giới trở thành nhu cầu cấp thiết của nhân

dân ta nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phấn đấu

cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Tập trắc nghiệm tâm lý mà chúng tôi sưu tầm, biên soạn có chọn lọc

trong hàng trăm trắc nghiệm tâm lý đã và đang du nhập vào nước ta bằng

nhiều con đường khác nhau. Những trắc nghiệm tâm lý trong tập sách nhỏ

này đã được thử nghiệm trên học sinh Việt Nam, đã được nghiên cứu, xem

xét nghiêm túc qua các cuộc hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu

của sinh viên khoa Tâm lí – Giáo dục, Giáo dục học mầm non Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội; khoa Tâm lí học – Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội… Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em

(N – T)… Một số trắc nghiệm tâm lý đã được sử dụng để phân loại học sinh ở

các trường phổ thông trung học cơ sở, phổ thông trung học Hà Nội, Huế và

một số tỉnh trong cả nước; xác định các mức độ phát triển các chức năng tâm

lý ở học sinh các cấp, phát hiện các chức năng tâm lý của nghề Sư phạm;

tuyển sinh vào trường đại học…

Page 4: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Tập trắc nghiệm tâm lý nhằm phục vụ cho sinh viên, học viên cao học,

nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy, những nhà nghiên cứu và những ai quan

tâm đến vấn đề đánh giá khách quan đời sống tâm lí tinh thần của con người.

Để sử dụng các trắc nghiệm tâm lý thành công chúng tôi mong đọc giả

lưu ý:

1– Đây là những “phép thử” đòi hỏi người sử dụng am hiểu các tri thức

và kỹ thuật sử dụng trắc nghiệm.

2– Có những trắc nghiệm, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần trên một nghiệm

thể (đối tượng thử) sẽ xảy ra hiện tượng “thích ứng trắc nghiệm”, do đó kết

quả sẽ không khách quan như ta mong muốn (không khoa học).

3– Khi tiến hành trắc nghiệm, đòi hỏi nghiệm thể một sự trung thực,

thẳng thắn với chính mình (thực ra tự dối mình chẳng để làm gì?), chỉ với điều

kiện này, thì kết quả trắc nghiệm mới có kết quả tin cậy, khách quan.

4– Khi thực hiện trắc nghiệm, bạn hãy phản ánh đúng tâm trạng, trí tuệ,

tình cảm của nghiệm thể tại thời điểm đó.

5– Phần lớn những trắc nghiệm đều quy định rõ thời gian thực hiện, tuy

nhiên để kết quả tin cậy, khách quan đòi hỏi nghiệm thể phản ứng, trả lời

càng nhanh, càng tốt.

6– Không nên nhận thức rằng, các bài trắc nghiệm này sẽ chứng tỏ

tuyệt đối là nghiệm thể sẽ “giỏi”, “khá”, “kém”… về một khía cạnh riêng biệt

nào đó trong hoạt động, nhân cách của họ. Mặc dù mỗi trắc nghiệm đều phản

ánh một phần sự thật về đời sống tâm lý của nghiệm thể qua hành động và

sản phẩm của nó.

Những trắc nghiệm được chia làm hai tập:

Tập 1: Những trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ.

Tập 2: Những trắc nghiệm tâm lý về các đặc điểm nhân cách.

Hai tập trắc nghiệm này đã được lưu hành nội bộ từ năm 1991, đã

được sự góp ý của nhiều đồng nghiệp trong cả nước. Mặc dù vậy, vẫn không

Page 5: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

sao tránh khỏi những thiếu sót về câu và nghĩa Việt Nam. Chúng tôi mong

được sự góp ý của độc giả, để có thể có được những bộ sưu tập trắc nghiệm

tâm lý tốt hơn.

T.M. CÁC TÁC GIẢPGS. TS Ngô Công Hoàn

TN 1. TEST DENVERI. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Test Denver là “công trình nghiên cứu của các tác giả: William K.

Pranken Burg, Josiahb Dodds và Anma W. Fandal thuộc Trường Đại học của

Trung tâm Y học Colorado (Mỹ).

Test nhằm đánh giá sự phát triển của của trẻ em. Đây là một phương

pháp nhằm sớm đánh giá trình độ phát triển và phát hiện sớm các trạng thái

chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Test chủ yếu vận dụng các tiêu chuẩn phát triển

bình thường ở trẻ nhỏ, sắp xếp các tiêu chuẩn đó vào một hệ thống chung để

tiến hành nhận định, đánh giá và tiện làm lại nhiều lần trên cùng một đối

tượng.

II. DỤNG CỤ

Bộ dụng cụ bao gồm:

1. Một túm len màu đỏ.

2. Một số hạt lạc.

3. Lúc lắc có cán

4. 8 khối kosh (khối vuông có cạnh 2.5 cm với 4 màu khác nhau: đỏ,

vàng, xanh, trắng). Mỗi màu sơn cho hai khối.

5. Một lọ thuỷ tinh nhỏ, có đường kính miệng 1,5 cm.

6. Một quả chuông nhỏ.

7. Một quả bóng bông.

Page 6: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

8. Một bút chì.

9. Mẫu phiếu kiểm tra trên đó có ghi sẵn biểu đồ các items theo lứa

tuổi.

III. NỘI DUNG

Test Denver gồm 105 items. Nội dung các items được sắp xếp trên

phiếu kiểm tra theo 4 khu vực:

1. Cá nhân – xã hội.

2. Vận động tinh tế – thích ứng.

3. Ngôn ngữ.

4. Vận động thô sơ.

Test Denver dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ tính theo tháng, từ

1 đến 24 tháng và tính theo năm từ 2,5 năm đến 6 năm.

IV. CÁCH TIẾN HÀNH

Trước khi tiến hành cần tạo được sự an tâm thoải mái cho các cháu,

cũng như sự bình tĩnh tin cậy của cha mẹ các cháu thì việc tiến hành Test

mới thu được kết quả tốt.

1. Bước 1

Tính tuổi của trẻ bằng cách lấy ngày, tháng, năm lúc kiểm tra trừ đi

ngày, tháng, năm sinh của trẻ.

Trong trường hợp ngày, tháng kiểm tra nhỏ hơn ngày, tháng sinh ta đổi

1 năm ra tháng, 1 tháng ra ngày.

Thí dụ:

Năm Tháng Ngày

Ngày kiểm tra 1995 7 20

Ngày sinh 1992 12 13

Ta quy đổi thành 1994 19 20

Page 7: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1992 12 13

2 7 7

Như vậy tuổi của trẻ là 2 tuổi 7 tháng 7 ngày.

Năm Tháng Ngày

Ngày kiểm tra 1995 7 20

Ngày sinh 1993 9 25

Ta quy đổi thành 1994 19 50

1993 9 25

1 10 25

Như vậy tuổi của trẻ là 1 tuổi 10 tháng 25 ngày.

2. Bước 2: Kẻ đường tuổi

Căn cứ vào tuổi tính được ta kẻ một đường thẳng qua tất cả 4 khu vực

tương ứng 3 tháng tuổi đã in sẵn phía trên và phía dưới phiếu kiểm tra.

Đường kẻ này cần phải chính xác vì việc giải thích kết quả của test phụ thuộc

vào đường tuổi, do đó phải ghi rõ ngày sinh của trẻ vào phiếu kiểm tra.

3. Bước 3: Tiến hành các items theo thứ tự đã in sẵn trong phiếu kiểm

tra. Bắt đầu từ khu vực cá nhân – xã hội, đến vận động tinh tế – thích ứng,

tiếp đến ngôn ngữ và sau cùng là vận động thô sơ.

Cần chú ý:

– Số lượng items cần kiểm tra thay đổi theo lứa tuổi của trẻ được kiểm

tra của trẻ. Việc xác định số lượng items cần kiểm tra dựa trên nguyên tắc

mọi items có đường tuổi đi qua đều phải được thực hiện.

Quy trình tiến hành kiểm tra: Tiến hành kiểm tra các items dưới độ

tuổi của trẻ gồm các ô items nằm phía bên trái của đường tuổi, rồi đến các

Page 8: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

items khác trong cùng khu vực đúng với độ tuổi và cả các items khác cao hơn

độ tuổi nằm phía bên phải đường tuổi. Việc kiểm tra được tiến hành cho tới

khi trong khu vực đang kiểm tra đã có 3 items trẻ không làm được.

Chú ý đối với mỗi items trẻ không làm được, ta có thể cho phép trẻ

thử làm lại không qua 3 lần.

4. Bước 4: Đánh giá chậm phát triển

– Nếu items nào trẻ làm sai hoặc không làm được ở vị trí bên trái

đường tuổi, thì đó là một biểu hiện chậm phát triển. Trên phiếu kiểm tra ta sẽ

đánh dấu bằng cách kẻ chì màu vào phía đầu phải của ô ghi items đó.

– Trường hợp items làm sai hoặc không làm được có đường tuổi đi

ngang qua hoặc ô items nằm ở phía bên phải của đường tuổi thì đều không

được coi là chậm phát triển.

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Kết quả của test được nhận định theo các tiêu chuẩn sau:

1. Không bình thường thể hiện trong hai trường hợp sau:

1.1. Ở hai khu vực trong đó mỗi khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm

phát triển.

1.2. Ở một khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển và ở một khu

vực khác có một biểu hiện chậm phát triển.

2. Khả nghi thể hiện trong hai trường hợp sau:

2.1. Ở một khu vực có ít nhất 2 biểu hiện chậm phát triển.

2.2. Tại một hoặc nhiều khu vực mỗi nơi có một biểu hiện chậm phát

triển.

3. Bình thường trong trường sau:

Việc thực hiện test không thấy có biểu hiện gì khả nghi hoặc không

bình thường.

VI. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TIẾN HÀNH TEST

Page 9: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1. Nghiệm viên cần ghi ngày kiểm tra và các nhận xét khác vào mặt sau

phiếu kiểm tra về:

– Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển của trẻ.

– Qua hệ mẹ con.

– Biểu hiện chung về tính tình cũng như phản ứng của trẻ trong lúc tiến

hành các items.

2. Muốn kiểm tra tại trên cùng một phiếu kiểm tra thì dùng một bút màu

khác để ghi kết quả lần kiểm tra thứ hai, kẻ lại đường tuổi và viết ngày, tháng

kiểm tra lần sau vào đầu trên của đường tuổi.

3. Gặp trường hợp khả nghi hoặc không bình thường, thì nên kiểm tra

lại sau 2– 3 tuần để khẳng định.

4. Có thể sử dụng test Denver để theo dõi diễn biến bệnh tật của trẻ

cũng như đánh giá kết quả sau mỗi đợt điều trị bệnh.

VII. CHỈ DẪN CÁCH TIẾN HÀNH CÁC ITEMS

A. Khu vực cá nhân – xã hội

1. Nhìn mặt: Đặt trẻ nằm ngửa, nghiệm viên hướng mặt tại gần mặt trẻ

với khoảng cách 30 cm. Nếu trẻ nhìn đáp lại là đạt.

2. Cười đáp: Quan sát trẻ trong lúc kiểm tra xem trẻ có mỉm cười với

cha mẹ hoặc nghiệm viên không.

3. Mỉm cười hồn nhiên.

4. Tự ăn bánh: Hỏi cha mẹ.

5. Giữ đồ chơi: Đưa cho trẻ một đồ chơi. Trong lúc trẻ đang chơi ta lấy

lại đồ chơi. Nếu trẻ biết giữ lại đồ chơi đó là đạt.

6. Chơi ú oà: Quan sát trẻ có tìm kiếm nghiệm viên khi chơi ú oà không.

7. Vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay: Trẻ vươn tay hoặc vươn thân thể về

phía đồ chơi là đạt.

Page 10: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

8. Bẽn lẽn trước người lạ qua nhận xét của nghiệm viên khi tiếp xúc với

trẻ.

9. Vẫy tay (hoặc chào tạm biệt).

10. Chơi bóng: Nghiệm viên lăn bóng về phía trẻ, ra hiệu cho trẻ ném

bóng lại hoặc đá lại. Nếu trẻ cầm bóng đưa cho nghiệm viên là sai.

11. Biểu lộ ý muốn: Khi trẻ muốn xin đồ chơi bằng cách chìa tay xin

hoặc lôi kéo áo cha mẹ.

12. Cầm cốc để uống nước.

13. Biết cởi áo, tháo dép.

14. Hỏi cha mẹ xem trẻ có bắt chước một số công việc trong gia đình

không.

15. Dùng thìa xúc để rơi vãi ít: Bằng cách hỏi cha mẹ trẻ.

16. Giúp việc vặt đơn giản: Bằng cách hỏi cha mẹ xem trẻ có biết xếp

dọn đồ chơi không.

17. Mặc quần áo: Hỏi cha mẹ xem trẻ có biết tự mặc quần áo của mình

không hoặc tự đi giầy dép không (không nhất thiết phải đúng chân).

18. Rửa và lau tay: Hỏi cha mẹ xem trẻ có rửa tay và lau tay không.

19. Chơi với bạn: Hỏi cha mẹ xem trẻ có chơi trò chơi với các trẻ khác

không.

20. Tách trẻ xa mẹ: Tiến hành items này khi sắp kết thúc làm test, bằng

cách để trẻ ở lại cùng nghiệm viên.

21. Cài khuy áo không cần đúng vị trí của khuy áo.

22. Biết mặc quần áo và cài khuy đúng vị trí, có sự giúp đỡ của cha mẹ.

23. Tự mặc đúng quần, áo không cần phải giúp đỡ.

B. Khu vực vận động tinh tế – thích ứng

Page 11: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1. Nhìn theo sự di chuyển của vật tới đường giữa: Đặt trẻ nằm ngửa,

đầu trẻ có thể hơi nghiêng về một bên. Nghiệm viên giơ túm len đỏ cách phía

trước mặt trẻ khoảng 30 cm, lay động túm len cho trẻ chú ý rồi di chuyển từ từ

túm len vượt đường giữa sang một phía. Theo dõi sự di chuyển của mắt và

đầu của trẻ.

2. Quan sát cử động đều của tay, chân.

3. Nhìn quá đường giữa: Cách làm như items 1, nhưng túm len vượt

qua đường giữa nhiều hơn.

4. Nhìn theo 180o: cách làm như items 1 và 3 nhưng túm len di chuyển

vượt qua đường giữa 180o. Quan sát trẻ có quay cả đầu và mắt từ phía bên

này sang hẳn phía bên kia hay không.

5. Chắp hai tay: Chắp hai tay cùng một lúc ở vị trí đường giữa cơ thể.

6. Nắm quả lắc: Đặt quả lắc chạm vào đầu các ngón tay trẻ. Quan sát

trẻ có giơ tay nắm quả lắc không.

7. Nhìn hạt lạc: Để rơi một số hạt lạc xuống bàn trong tầm với của trẻ ở

trước mặt trẻ. Quan sát trẻ có nhìn hạt lạc không.

8. Với lấy đồ chơi: Đặt một đồ chơi trong tầm với của trẻ. Quan sát trẻ

với lấy đồ chơi. Chỉ cần trẻ đưa tay với lấy đồ chơi là đạt

9. Ngồi nhìn túm len: Giơ túm len để cho trẻ chú ý tới. Trong lúc trẻ

đang nhìn túm len, buông rơi túm len. Quan sát trẻ có đưa mắt nhìn túm len

rơi không.

10. Ngồi nhìn hai khối: Đặt hai khối gỗ lên bàn trước mặt trẻ, bảo trẻ tự

cầm lấy hai khối gỗ đó.

11. Cào lấy hạt lạc: Để rơi hạt lạc trước mặt trẻ ở cự ly trong tầm với

của trẻ. Quan sát trẻ nhặt hạt lạc.

12. Chuyển một khối gỗ từ tay này sang tay kia: Đưa cho trẻ một khối

gỗ cầm ở tay. Đưa tiếp một khối gỗ nữa vào bàn tay có cầm khối gỗ. Quan

Page 12: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

sát trẻ có chuyển khối gỗ đang cầm sang tay khác, rồi dùng tay đó nhận khối

gỗ thứ hai.

13. Hai tay đập hai khối gỗ vào nhau: Làm mẫu cho trẻ, sau đó đưa hai

khối gỗ vào hai tay trẻ. Quan sát trẻ có đập hai khối gỗ vào nhau không.

14. Kẹp ngón tay cái và ngón tay khác: Để rơi hạt lạc trước mặt trẻ.

Quan sát trẻ khi nhặt hạt lạc có dùng ngón tay cái với một ngón tay khác

không.

15. Kẹp bằng đầu ngón tay: Quan sát trẻ có dùng ngón tay cái và ngón

tay trỏ nhặt hạt lạc không.

16. Vẽ nguệch ngoạc: Đặt bút chì vào tay trẻ xem trẻ vạch 2 3 nét

nguệch ngoạc lên tờ giấy.

17. Tháp hai tầng: Làm mẫu xếp khối nọ lên khối kia. Quan sát trẻ xếp

chồng hai khối.

18. Tháp 4 tầng: Làm mẫu trước cho trẻ xem. Động viên trẻ xếp chồng

4 khối lên nhau bằng cách đưa từng khối gỗ vào tay kẻ.

19. Tháp 8 tầng: Cách làm tương tự như items 18.

20. Bắt chước kẻ dọc: Vẽ trước một đường kẻ thẳng dọc từ trên xuống

làm mẫu. Bảo trẻ vẽ giống như đường kẻ đó. Đường kẻ dài 2 cm và không

nghiêng quá 30o là đạt.

21. Dốc hạt ra khỏi lọ tự phát: Đưa cho trẻ một lọ nhỏ có đựng hạt lạc

bảo trẻ dốc hạt lạc ra khỏi lọ.

22. Dốc hạt lạc ra khỏi lọ được làm mẫu: Nếu trẻ tự phát dốc hạt lạc ra

khỏi lọ là đạt. Khi trẻ không làm được, làm mẫu 2– 3 lần cho trẻ xem. Sau đó

bảo trẻ tự làm theo.

23. Bắt chước xếp cầu: Làm mẫu bằng cách lấy 2 khối gỗ đặt cách

nhau một khoảng nhỏ rồi đặt một khối gỗ lên trên hai khối gỗ đó. Đưa cho trẻ

3 khối gỗ yêu cầu trẻ xếp theo hình mẫu.

Page 13: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

24. Chỉ đường kẻ dài hơn: Cho trẻ xem hình 2 đường kẻ song song

trong phiếu kiểm tra. Hỏi trẻ đường nào dài hơn.

25. Vẽ vòng tròn theo mẫu trong phiếu kiểm tra.

26. Vẽ hình vuông theo mẫu trong phiếu kiểm tra. Nếu trẻ không vẽ

được thì cho trẻ nhìn mẫu cách vẽ hình vuông bằng cách kẻ hai đường song

song đối diện trước rồi vẽ tiếp hai cạnh song song nối với 2 cạnh kia. Sau đó

yêu cầu trẻ tự vẽ.

27. Vẽ hình chữ nhật: Cho trẻ xem mẫu trong phiếu kiểm tra, yêu cầu

trẻ vẽ. Trẻ chỉ cần vẽ 2 đường thẳng cắt nhau ở bất cứ vị trí nào cũng được.

28. Vẽ hình người: Yêu cầu trẻ vẽ một hình người. Trẻ vẽ được 3 bộ

phận là đạt.

29. Vẽ hình vuông theo mẫu trong phiếu kiểm tra.

30. Vẽ hình người có 6 bộ phận.

C. Ngôn ngữ

1. Phản ứng nghe chuông: Đặt chuông ở vị trí phía sau tai để trẻ không

nhìn thấy. Quan sát các động tác của trẻ khi nghe chuông, trẻ có bất cứ cử

động nào phản ứng khi nghe chuông là đạt.

2. Phát âm: Quan sát trong quá trình làm test trẻ có phát ra âm nào

khác tiếng la khóc không.

3. Cười thành tiếng.

4. Kêu la thành tiếng to không.

5. Hướng về tiếng nói: thì thào gọi tên trẻ phía sau tai trẻ với khoảng

cách 20 cm. Quan sát trẻ có hướng về tiếng gọi không.

6. Ba ba hoặc ma ma không đặc hiệu: Quan sát trẻ có phát âm ba ba,

ma ma trong quá trình làm test không.

7. Bắt chước âm nói: Trẻ có bắt chước các âm thanh do cha mẹ,

nghiệm viên nói không. Có thể căn cứ vào nhận xét của cha mẹ.

Page 14: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

8. Gọi được bố, hoặc mẹ hoặc bà.

9. Nói được 3 từ đơn ngoài bố, mẹ, bà.

10. Nói được câu có 2 từ.

11. Chỉ được một bộ phận của cơ thể bản thân.

12. Gọi được tên hình trong tranh của phiếu kiểm tra.

13. Đi đúng hướng: Đưa cho trẻ một khối gỗ rồi bảo trẻ lần lượt như

sau:

– Đưa cho mẹ cháu!

– Đặt lên bàn!

– Để xuống đất!

Trẻ đi đúng hai hướng là đạt.

14. Dùng từ ở số nhiều: Đặt 3 khối gỗ, 3 cái chén, 3 bút chì.

Hỏi trẻ “Những cái gì đấy”, ghi đúng khi trẻ dùng từ phản ánh số nhiều:

các, những, ba…

15. Nói được tên và họ của mình.

16. Hiểu được rét, mệt, đói vôi những câu hỏi sau:

– Khi mệt thì cháu làm gì?

– Khi đói thì cháu làm gì?

Khi rét thì cháu làm gì?

17. Hiểu giới từ: Đưa cho trẻ 1 khối gỗ yêu cầu trẻ để khối gỗ lên trên

bàn, dưới gầm bàn, để phía trước ghế mẹ, để phía sau mẹ ngồi. Trẻ theo

đúng 3 hướng là đạt.

18. Nhận biết màu sắc: Đặt 4 khối gỗ có 4 màu khác nhau: đỏ, vàng,

xanh, trắng trên bàn. Yêu cầu trẻ chỉ khối màu đỏ, màu xanh… Trẻ chỉ đúng 3

màu là đạt.

19. Hiểu được đối lập, tương tự:

Page 15: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Lửa thì nóng, nước thì … (lạnh, buốt).

Mẹ là phụ nữ, bố là … (đàn ông).

Con ngựa thì to, con chuột thì … (nhỏ, bé).

20. Định nghĩa từ: Hỏi trẻ có hiểu các từ sau: Quả bóng là gì?; Cái bàn

là gì?; Cái nhà là gì?; Quả chuối là gì?; Cái trần nhà là gì?; Hàng rào là gì?;

Vỉa hè (bờ ruộng) là gì?

Trẻ định nghĩa được 6 từ trong số 9 từ theo cách nói lên tác dụng, kích

thước, nguyên liệu, phân loại.

21. Biết cấu tạo của đồ vật: Cái thìa làm bằng gì?; đôi dép làm bằng gì?

D. Vận động thô sơ

1. Ngẩng đầu: Đặt trẻ nằm sấp trên bàn, nếu trẻ ngẩng đầu lên trong

chốc lát không tỳ cắm xuống bàn, không cần phải nghiêng người.

2. Nâng đầu lên 45o: Đặt trẻ nằm sấp trên bàn xem trẻ có nâng cao đầu

đạt tới mức tạo được một góc chừng 45o giữa mặt trẻ và mặt bàn.

3. Nâng đầu lên 90o: cách làm như items 2. Quan sát trẻ nâng đầu và

ngực một góc 90o giữa mặt trẻ và mặt bàn.

4. Chống tay ưỡn ngực.

5. Ngồi, giữ vững đầu, không bị lắc lư.

6. Lẫy.

7. Kéo ngồi lên: Đặt trẻ nằm ngửa, cầm 2 tay của trẻ nhẹ nhàng kéo trẻ

sang tư thế ngồi. Nếu đầu trẻ không bị ngả ra phía sau lúc kéo trẻ.

8. Chững được.

9. Ngồi không cần đỡ trong thời gian 5 giây.

10. Đứng vịn trong thời gian 5 giây

1.1 Vịn đứng dậy.

12. Tự ngồi lên một mình.

Page 16: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

13. Đi vịn vào đồ đạc. Có thể hỏi qua bố mẹ.

14. Đứng một giây lát trong thời gian 2 giây.

15. Đứng vững một mình trong 10 giây.

16. Cúi người xuống rồi đứng thẳng lại, trong lúc trẻ đứng ta đặt một đồ

chơi nhỏ trên sàn trước mặt và ngay dưới chân trẻ. Yêu cầu trẻ nhặt đồ chơi

đó lên.

17. Đi vững.

18. Đi giật lùi: Tối thiểu đi được 2 bước.

19. Bước lên bậc: Trẻ có thể vịn vào tường nhưng không níu vào một

người khác.

20. Đá bóng về phía trước: Đặt bóng cách chân trẻ 15cm bảo trẻ đá

quả bóng về phía trước mặt.

21. Ném bóng cao tay: Bảo trẻ đưa cao tay ném quả bóng về phía

nghiệm viên. Có thể hướng dẫn cách ném bóng cho trẻ trước khi trẻ tiến

hành.

22. Đúng một chân trong 1 giây: Bảo trẻ đứng co một chân và không

vịn vào đâu cả trong 1 giây. Đạt 2 lần qua 3 lần thử là được

23. Nhảy tại chỗ: Bảo trẻ nhảy co cả 2 chân lên đồng thời.

24. Đạp xe ba bánh. Tối thiểu trẻ đạp được 3 cm. Khi không có xe có

thể hỏi bố mẹ.

25. Nhảy xa bằng cách co cả hai chân: Đặt tờ phiếu kiểm tra xuống

sàn, nghiệm viên làm mẫu cho trẻ cách nhảy qua tờ phiếu kiểm tra.

26. Đứng một chân trong 5 giây. Yêu cầu trẻ phải đạt 2 lần trong 3 lần

thử.

27. Đứng một chân trong 10 giây.

28. Nhảy lò cò một chân: nhảy được 2 lần là đạt.

29. Đi nối gót: Yêu cầu trẻ phải đạt 2 trong 3 lần thử.

Page 17: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

30. Bắt bóng nảy: Đứng cách trẻ im ném bóng về phía trẻ bằng cách

cho bóng nảy ở giữa nghiệm viên và trẻ sao cho bóng nảy ngay tầm giữa cổ

và thân của trẻ. Yêu cầu trẻ phải bắt được bóng 2 lần qua 3 lần thử là đạt.

31. Đi nối gót giật lùi: Yêu cầu trẻ đi đúng 2 lần qua 3 lần thử là đạt.

TN 2. TRẮC NGHIỆM VẼ HÌNH LẬP PHƯƠNG XẾP THEO HÌNH BẬC THANGI. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trắc nghiệm do giáo sư Andre Rey thuộc Trường Đại học Geneve

(Thụy Sĩ) xây dựng năm 1947. Trong trắc nghiệm này sự phát triển trí tuệ

được thể hiện ở các khả năng tổng hợp của tri giác và tư duy, khả năng tập

trung của thị giác phối hợp với một số kỹ năng hành động nhất định; khả năng

phát hiện được sự phụ thuộc của hình dáng vật thể vào vị trí quan sát và thể

hiện nó bằng hình vẽ. Trắc nghiệm dùng cho trẻ từ 4 đến 12 tuổi Andne Rey

xây dựng trắc nghiệm này dựa trên cơ sở: tranh vẽ của trẻ phản ảnh kinh

nghiệm phong phú của riêng trẻ trong quá trình trẻ tiếp xúc với thế giới xung

quanh và nhận biết nó. Tranh vẽ của trẻ có tính hiện thực của trí tuệ. Chính vì

đặc điểm độc đáo này mà nhìn vào tranh của trẻ ta có thể nhận biết được sự

phát triển tâm lý, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ của trẻ.

II. DỤNG CỤ

1. 6 khối lập phương, mỗi cạnh 10 cm.

2. Giấy trắng không có hàng kẻ.

3. Bút chì.

III. NỘI DUNG

Vẽ hình lập phương xếp theo hình bậc thang nhìn theo hai hướng:

Hình bậc thang nhìn nghiêng.

Hình bậc thang nhìn thẳng.

Page 18: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

IV. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Vẽ hình bậc thang nhìn nghiêng.

a. Đặt trước mặt trẻ 6 hình nghiêng xếp theo bậc thang nhìn nghiêng

(xem hình mẫu dưới đây):

Nghiệm viên nói: “Các em hãy nhìn vào khối hình trước mặt và vẽ cho

thật đúng. Thời gian vẽ là 3 phút.

b. Xoay cầu thang một góc 90o để nhìn thẳng phía mặt cầu thang: khi

bắt đầu xoay cầu thang nghiệm viên nói: “Các em hãy trông cô xoay cầu

thang”. Khi xoay xong, nghiệm viên nói tiếp: Các em đã trông thấy cô vừa

xoay cầu thang. Bây giờ các em “Hãy vẽ hình cầu thang này”. Thời gian vẽ là

3 phút.

– Cách xoay cầu thang như hình bên.

V. CÁCH XỬ LÝ

Xử lý bằng cách chấm điểm từng bức vẽ của trẻ theo bảng điểm chuẩn

của trắc nghiệm rồi nhận xét đánh giá.

BẢNG ĐIỂM CHUẨN CHO TRẮC NGHIỆM

Vẽ 6 hộp lập phương xếp theo hình bậc thang

A. Thang nhìn nghiêng

1.Vẽ bôi bác + nguệch ngoạc, 1 diện lờ mờ, vẽ những gạch,

vòng tròn, hình vuông to.0 điểm

2.

Diện tích đa giác, diện tích nọ tách khỏi diện tích kia, không

tập trung vào để thể hiện bậc thang, số lượng diện tích trên

dưới 6 cái.

1/2 điểm

2’.Những diện tích gắn lại với nhau thành một đống không có

hình thù rõ ràng.1 điểm

3. Giống như ở số 2 nhưng số lượng diện tích = 6. 2 điểm

3’. Giống như ở số 2’ nhưng số lượng diện tích = 6. 2 điểm

Page 19: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

4.

Những diện tích hoàn toàn tách rời nhưng xếp khá gần nhau

để hình thành một công trình xây dựng thể hiện bậc thang, số

lượng diện tích trên dưới 6 cái.

3 điểm

5.Như 4 nhưng số diện tích = 6. 3, 5

điểm

5’.Vẽ 3 chồng lần lượt 1, 2, 3 diện tích tách nhau. 3, 5

điểm

6.

Những diện tích vẽ đa số là dính liền với nhau nhưng cũng

còn có những khoảng cách lớn hoặc bé giữa những diện tích

ấy, số lượng diện tích trên dưới 6.

4 điểm

7. Cũng như 6 nhưng số lượng diện tích = 6. 4,5 điểm

7’.6 diện tích vẽ dính liền nhau làm thành một bậc thang nhưng

vẽ trèo lên nhau hoặc tràn ra ngoài.4,5 điểm

8.

6 diện tích dính liền nhau xếp hình cầu thang không có vẽ trèo

lên nhau hoặc tràn ra ngoài nhưng còn xộc xệch hoặc quá to,

quá nhỏ.

5 điểm

8’. Chỉ vẽ chu vi cầu thang nhưng các bậc không đều nhau. 5 điểm

9. Như 8 nhưng hình vẽ gần gần vuông và gần bằng nhau. 5,5 điểm

9’ Như 8 nhưng các bậc đều nhau. 5,5 điểm

9’’. Như 7 hoặc 8 nhưng đã có xuất hiện nhìn 3 chiều (xa gần). 5,5 điểm

10. Như 9 có thể hiện nhìn theo luật xa gần (3 chiều). 6 điểm

A. Thang nhìn thẳng

1.

Vẽ lằng nhằng, diện tích vẽ không rõ ràng gạch gạch, những

diện tích vẽ xếp lung tung, kiểu vẽ của 2, 2’, 3, 3’ của thang

nhìn nghiêng.

0 điểm

2. Vẽ thang nhìn nghiêng. 1 điểm

Page 20: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

3. Vẽ hình tháp những diện tích. 1,5 điểm

3’. Vẽ cột diện tích, mà số lượng diện tích lớn hơn hoặc bằng 4. 1,5 điểm

4. Cột 3 diện tích tách rời nhau. 2 điểm

5.Cột 3 diện tích dính liền nhau nhưng trèo lên nhau và tràn ra

ngoài.2,5 điểm

6. Cột 3 diện tích được chia ra bởi những băng hẹp. 3 điểm

7.Cột 3 diện tích gần bằng nhau, dính liền nhau, không trèo lên

nhau và cũng không tràn ra ngoài.

3, 5

điểm

8. Cột 3 diện tích có thể vụng về thể hiện luật xa gần. 4 điểm

9. Bậc thang vẽ thể hiện luật xa gần 3/ 4 nhưng rất vụng về. 4,5 điểm

10. Như 9 nhưng không sai. 5 điểm

TN 3. TRẮC NGHIỆM “TRÍ TUỆ ĐA DẠNG” (CỦA GILLE)I. MỤC ĐÍCH

Trắc nghiệm “Trí tuệ đa dạng” do Gille (Pháp) đề xuất gồm 62 trang vẽ

với các chủ đề khác nhau. Trắc nghiệm dành cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi có đi

học hoặc chưa đến trường lần nào. Trắc nghiệm nhằm đánh giá trình độ trí

lực và kiến thức, đồng thời tìm hiểu các thao tác so sánh, phân loại, nhận

thức về số lượng, trọng lượng, kích thước, không gian, thời gian, khả năng tri

giác các vật, khả năng suy luận lôgíc, khả năng khái quát hoá trực quan.

Quy trình trắc nghiệm đơn giản, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao,

có thể sử dụng cho từng nhóm từ 10 đến 15 em. Trắc nghiệm thường được

dùng trong trường học.

II. CÁC CÁCH TIẾN HÀNH

1. Yêu cầu đối với nghiệm viên

Page 21: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1. Phát tờ rơi

2. Hướng dẫn trẻ ghi đầy đủ những mục yêu cầu trên trang đầu. Nếu

trẻ biết chữ hoặc không nhớ các điều trên thì giáo viên cần bổ sung cho đầy

đủ sau khi làm xong trắc nghiệm.

3. Các lời hướng dẫn cần được nói rõ ràng, tự nhiên; tránh kiểu đọc

thuộc lòng; không được nhấn mạnh điểm nào. Không nói thêm ý nào ngoài

bản dẫn.

4. Tuyệt đối không gợi ý, sửa chữa hộ trẻ.

5. Khi tất cả làm xong, sẽ chuyển sang hình tiếp theo cho đến hết. Trẻ

không được phép bỏ dở.

2. Lời hướng dẫn

Hình 1. Trên tấm ván có mấy cái đinh. Em hãy đánh dấu (+) vào thân

cái đinh nào mà theo em là có thể đóng xuống tấm ván nhanh nhất. Em hãy

gạch rõ ràng. Tránh xoá, bôi bẩn.

Hình 2. Trên hình có 1 lọ mực, 1 cái ca, 1 cái thước và 1 chiếc lá. Em

hãy đánh dấu (+) vào vật mà theo em là nhẹ nhất. (Hướng dẫn viên kiểm tra

xem các cháu có hiểu cách làm không. Nếu trẻ chưa hiểu, cần nhắc lại lời

hướng dẫn).

Hình 3. Trên hình vẽ có 1 chiếc ô tô. Em hãy đánh dấu (+) vào người

đàn ông ở ngoài xe ô tô; đánh dấu (–) vào con chó ở sau xe.

Hình 4. Trên hình vẽ mấy cái chai. Em hãy gạch 1 gạch nhỏ (–) vào cái

chai có thân to nhất và gạch 1 dấu (+) vào chai có thân cao nhất.

Hình 5. Hình này có 1 cái ghế tựa, 1 cái chổi, 1 cái ghế băng dài và 1

cái bàn. Em hãy đánh dấu (+) vào thân các thứ dùng để ngồi.

Hình 6. Hình này có 1 cái kim khâu, 1 cái bàn là, 1 cái bàn chải, 1 cái

keo và 1 cuộn chỉ. Em hãy đánh dấu (+) vào các vật dùng khi may vá.

Hình 7. Hình này có 1 cái thìa, 1 chiếc giầy, 1 bút chì, 1 đôi đũa, 1 đèn

bàn. Hãy đánh dấu (+) vào các đồ dùng để ăn.

Page 22: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Hình ví dụ: Chúng ta xem hình này: có con mắt, 1 bàn chân, cái tai và

cái mũi. Có một cái không cùng loại với những cái khác. Đó là cái gì? Đó là

bàn chân vì những cái khác đều ở trên mặt. Hãy đánh dấu (+) vào bàn chân

vì nó không cùng loại với những cái khác (Nhắc lại lần thứ hai nếu trẻ không

hiểu).

Hình 8, hình 9, hình 10: Hãy xem trong 3 hình này, mỗi hình đều có một

vật không cùng loại với 3 vật còn lại. Đánh dấu (+) vào mỗi vật đó.

Hình ví dụ: Hãy nhìn vào hình này: có 1 quả cam, có 1 cái mô 1 quả

chuối, 1 cái cân. Có hai thứ cùng loại với nhau, đó là quả cam và quả chuối.

Hãy đánh dấu (+) vào 2 thứ đi với nhau. Ta sẽ đánh dấu vào quả cam và quả

chuối vì cùng là quả (Nhắc lại lần thứ hai nếu thấy trẻ chưa hiểu)

Hình 11. Hình này có 1 cái cưa, 1 ấm nước, 1 cái kìm và 1 quả bóng.

Hãy đánh dấu (+) vào 2 vật cùng loại với nhau.

Hình 12. Hình này có bông hoa, 1 chiếc bít tất, 1 cái xe đẩy, 1 cái mũ.

Hãy đánh dấu (+) vào 2 vật cùng loại với nhau.

Hình 13, 14, 15, 16, 17: Hãy nhìn hàng dưới. Mỗi ô đều có 2 hình vẽ.

Có khi 2 hình đó giống nhau, có khi khác nhau. Hãy đánh dấu (+) vào những

ô có 2 hình khác nhau. Khi làm xong thì lật sang trang bên.

Hình 18. Trong hình có 1 cái bàn và những con gấu. Đánh dấu (+) vào

thân con gấu ở trước bàn, đánh dấu (–) vào thân con gấu ở trên bàn.

Hình 19. Hình tiếp theo có mấy cái nhà và mấy bạn gái. Hãy đánh dấu

(–) vào bạn gái ở tầng dưới. Đánh dấu (+) vào cửa sổ chính giữa tầng cao

nhất.

Hình 20. Trong hình vẽ có một đứa bé đang chạy. Một chiếc ôtô cũng

đang chạy nhanh, một người đang phóng xe đạp. Hãy đánh dấu (+) vào cách

di chuyển nào nhanh nhất.

Hình 21. Trên hình có vẽ mấy quả bóng. Hãy đánh dấu (–) vào quả

bóng ở xa cái bút chì nhất.

Page 23: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Hình ví dụ: Hình đầu tiên có 1 cái thùng tưới cây. Người ta quên vẽ

quai thùng tưới. Em hãy vẽ nó đi.

Hình 22, 23, 24, 25: Hãy nhìn tất cả những hình ở hàng này. Hình 22 vẽ

đầu người đàn bà, hình 23 vẽ cái đồng hồ, hình 24 vẽ cái kéo và hình sau

cùng vẽ nét trang trí. Em hãy vẽ thêm cái gì thiếu trong mỗi hình đó, hãy vẽ đi.

Hình 26. Hãy nhìn cái tủ có ngăn và các lọ mứt sắp xép trên các ngăn.

Hãy đánh dấu (–) vào lọ mứt phía trái ngăn dưới cùng. Hãy đánh dấu (+) vào

lọ mứt ở ngăn trên cùng bên phải.

Hình 27. Hình bên cạnh có vẽ các đường. Em hãy đánh dấu (+) vào

những đường nào dài nhất.

Hình 28. Hình này vẽ những cuộn dây gai. Hãy đánh dấu (+) vào thân

cuộn dây gai nào có dây dài nhất.

Hình 29. Hình này vẽ mấy con mèo và mấy con chuột. Hãy đánh đấu

(+) vào tất cả những con vật nào vắt đuôi sang bên phải của nó.

Hình 30. Trong hình vẽ có một người đàn bà đang giặt, một người đang

là quần áo. Người ta đã cắt mất một mẩu của hình, chỗ có hình vuông trắng.

Em hãy tìm mẫu đó trong các hình nhỏ xung quanh. Hãy đánh dấu (+) vào

trong ô vuông có thể dùng để điền chúng vào chỗ trắng trong hình vẽ.

Hình 31. Hình vẽ 2 em nhỏ đang ngồi học có một ô vuông bị cắt mất.

Hãy tìm các ô vuông xung quanh hình lớn và đánh dấu (+) vào ô nào em thấy

có thể điền đúng vào ô bị cắt.

Hình 32. Hình này có vẽ một cái sân ở làng quê. Người ta đã cắt mất

một ô vuông trong hình. Hãy tìm ô vuông đó trong các hình nhỏ xung quanh.

Đánh dấu (+) vào ô xung quanh.

Hình 33. Trong hình có vẽ 1 quả đậu, 1 con chim, 1 củ xu hào, 1 quả

cam, 1 củ cà rốt. Hãy đánh dấu (+) vào thân tất cả những thứ thuộc loại rau.

Hình 34. Trong hình vẽ có 1 cái búa, 1 cái ô, quả đu đủ, cái cưa, cái

bát, cái kéo. Hãy đánh dấu (+) vào thân những dụng cụ làm việc.

Page 24: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Hình 35. Trong hình có cái xoong, cái bàn chải, cái bình, cái ô và cái

đồng hồ. Hãy đánh dấu (+) vào thân những vật để đựng nước. Khi làm xong

hãy lật sang trang sau.

Hình ví dụ: Trong hình có cái ấm đang rót nước lên một cái chén đặt

úp. Điều đó rất sai. Hãy đánh dấu (+) thẳng vào chỗ chi tiết vô lý đó, tức là

vào đáy chén. Các em thấy đấy, chúng ta không đánh dấu lên hình vẽ mà chỉ

đánh dấu vào chỗ sai là đáy chén.

Hình 36, 37, 38, 39: Các em hãy nhìn tất cả các hình vẽ. Có quả đu đủ

chiếc găng tay, cái nhà, cái xe đẩy. Trong mỗi hình đều có một chi tiết vô lý.

Hãy đánh dấu (+) vào tất cả các chi tiết vô lý đó

Hình 40. Em thấy có những quả mận với 2 cái đĩa. Em hãy chia số mận

vào 2 đĩa làm sao cho một đĩa có nhiều hơn đĩa kia 2 quả (có thể vẽ những

khoanh tròn thay cho quả mận).

Hình 41 (hình ví dụ): Trên hình có vẽ một con chuột và 2 hạt thóc. Một

con chuột ăn hết 2 hạt thóc. Phải bao nhiêu con chuột mới ăn hết chỗ hạt thóc

đó? Hãy vẽ số chuột (bằng các hình tròn cũng được).

Hình 42. Hình vẽ bên cạnh có mấy con chuột. Phải có bao nhiêu hạt

thóc mới đủ cho chúng ăn? Hãy vẽ số hạt thóc đó (có thể vẽ một hình tròn

hoặc một dấu (+) thay cho một hạt thóc).

Hình 43. Có 3 cái đĩa và những quả cam. Ngày tết, bé được tặng cam.

Bao nhiêu tuổi thì được bấy nhiêu quả cam. Một tuổi thì được 1 quả cam trên

đĩa. Hai tuổi thì được 2 quả cam. Ba tuổi thì được 3 quả… Các em hãy đánh

dấu (+) vào chiếc đĩa của em bé ít tuổi nhất.

Hình ví dụ: Hình này có một đĩa cam. Một đứa trẻ được mừng tuổi. Nó

4 tuổi nên có 4 quả cam trên đĩa.

Hình 44. Hãy vẽ số cam trên đĩa mừng tuổi của em bé đó vào năm

ngoái (vẽ bằng các vòng tròn).

Hình 45. Vẽ số cam mừng tuổi của em bé đó sang năm.

Page 25: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Hình ví dụ: Một em bé có thói quen ăn mỗi ngày một cái bánh. Trong

hình có vẽ số bánh của bé sáng hôm nay (lúc chưa ăn).

Hình 46. Hãy vẽ vào ô tiếp theo số bánh của em, sáng ngày hôm qua.

Hình 47. Hãy vẽ trong ô tiếp theo số bánh của em sẽ còn vào sáng

ngày mai.

Hình 48. Hãy nhìn hình bên, có vài cái cốc và vài cái đĩa. Hãy vẽ số đĩa

cho bằng số cốc.

(Nghỉ 5 phút)

Ví dụ: Các em hãy nhìn 3 chậu cây. Chúng ta hãy sắp xếp lại bắt đầu

từ khi cây mới trồng đến khi cây già nhất. Hãy đánh 1 dấu (+) vào cây mới

trồng. Ghi 2 dấu (+) vào cây vừa mới lớn. Ghi 3 dấu (+) vào cây già nhất.

Hình 49. Các em hãy sắp xếp lại các hình, từ em nhỏ tuổi nhất tiếp đó

đến người lớn tuổi hơn rồi lớn tuổi hơn nữa, cuối cùng là người già nhất. Các

em đánh số 1, 2, 3, 4, 5 vào những hình đó (số 5 là người già nhất). Vẽ bằng

số khoanh tròn cũng được.

Hình 50. Đây vẽ các giai đoạn phát triển của một cái cây. Hãy sắp xếp

lại thứ tự như chúng ta vừa làm ở trên.

Hình 51. Người ta đang đào một cái hầm. Các em hãy sắp xếp lại cho

đúng thứ tự từ lúc mới đào đến lúc đào xong. Các em cũng làm giống như

vừa làm ở trên. Khi làm xong giở sang trang sau.

Hình ví dụ: Hãy nhìn hàng trên cùng các em thấy có một hàng gồm

những ô. Trong mỗi ô có chữ thập và vòng tròn. Người hoạ sĩ đang vẽ giở

những hình trang trí đó (theo thứ tự nhất định nhưng vẽ chưa xong. Tôi vẽ

tiếp cho các em xem (giáo viên vẽ).

Hình 52, 53, 54: Các em hãy xem 3 hàng dưới, người ta vẽ chưa xong.

Em hãy vẽ tiếp theo đúng thứ tự riêng của mỗi hàng.

Hình 55, 56: Có 2 cái cân. Hãy xem vật nào nặng hơn trên mỗi cân.

Hãy đánh dấu (+) vào vật nặng hơn đó.

Page 26: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Hình ví dụ: Em hãy nhìn hình đầu tiên trong dãy hình sau: ta thấy có

một hình giống hình chữ H và một hình giống chữ H nằm ngang. Vậy ở hàng

dưới tôi phải vẽ hình chữ nhật nằm ngang ở đây (giáo viên vẽ lên bảng đen)

vì hình này là chữ nhật đặt đứng. Hãy vẽ vào tờ giấy của mình như tôi vừa

vẽ.

Hình 57, 58, 59, 60: Các em hãy nhìn các hình tiếp theo. Các em hãy

vẽ các hình vào các chỗ còn bỏ trống theo quy tắc giống như vừa được giải

thích ở trên.

Hình ví dụ: Hình dưới có 1 bao diêm và cạnh đó là mấy que diêm, que

diêm xa chút nữa là một cái ví và cạnh đấy có mấy điếu thuốc, mấy đồng tiền,

cái đồng hồ và cái kẻo. Tôi tự bảo: Bên cạnh bao diêm là các que diêm. Vậy

hãy đánh dấu (+) vào mấy đồng tiền vì chúng bao giờ cũng đi với cái ví. Bây

giờ hãy xem hàng dưới.

Hình 61. Hàng này có cây dừa và quả dừa. Cách đó một chút có 1 cái

cây, 1 cái giỏ, 1 con chim, 1 tổ chim và 1 quả. Hãy ghi dấu (+) trên thứ nào

luôn đi với cây.

Hình 62. Hàng này có bàn chân và chiếc giầy. Bàn chân đi với giầy.

Cách đó một chút là cái đầu của bạn trai, 1 điếu thuốc lá, 1 cái kính, 1 cái mũ

và 1 cái áo. Hãy ghi dấu (+) vào thứ nào thường đi với đầu bạn trai.

III. CÁCH CHẤM ĐIỂM

Hình 1, 2, 3, 4:

– Mỗi trả lời đúng: 1 điểm.

– Tối đa của hình 1, hình 2 là 1 điểm.

– Tối đa của hình 3, hình 4 là 2 điểm. Nếu trả lời đúng mà điền ký

hiệu không đúng thì vẫn là 2 điểm.

Hình 3: Một người và một con chó cần phải được ghi ký hiệu (ký

hiệu – hoặc +). Nếu 2 người và 1 con chó đúng được ghi ký hiệu: 1

Page 27: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

điểm; nếu 2 con chó và một người đúng được ghi ký hiệu: 1 điểm (vì

trong 2 giải đáp có giải đáp đúng).

Hình 5, 6, 7:

– Mỗi trả lời đúng: 2 điểm.

– Nếu tất cả đều có ghi ký hiệu: 0 điểm.

Nếu có 1 sai lầm (dù đã sửa chữa) trừ 2 điểm.

Tối đa của hình 5, hình 7: 4 điểm; tối đa của hình 6: 6 điểm.

Hình 8, 9, 10:

– Trả lời đúng: 2 điểm.

– Nếu gạch 2: 0 điểm.

Hình 11, 12:

– Trả lời đúng: 2 điểm (chỉ 2 món đồ).

Nếu trả lời 1: 0 điểm.

Hình 14, 16:

– Mỗi trả lời đúng (2 hình giống nhau): 1 điểm.

Hình 13, 15, 17:

– Mỗi trả lời đúng (2 hình không giống nhau): 2 điểm.

Nếu từ hình 13 đến hình 17 đều có ghi ký hiệu: 0 điểm. Nhưng

nếu chỉ có một hình ghi ký hiệu, thì cũng phải tính điểm cho các hình

đúng.

– Nếu tất cả đều không có ký hiệu: 0 điểm.

Hình 18, 19, 20:

– Mỗi trả lời đúng: 2 điểm.

Hình 21, 22, 23:

– Tối đa của hình 18, hình 19: 4 điểm.

Page 28: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– Tối đa của hình 20, 21, 22, 23: 2 điểm.

– Hình 18, hình 19: Nếu 3 thứ được ký hiệu mà trong đó 2 đúng

thì tính 2 điểm vì có 1 giải đáp sai.

– Hình 22, hình 23: Nếu chi tiết được thêm đã đúng rồi mà đương

sự còn thêm vào một chi tiết nữa như thêm thân mình, hay sợi dây

chuyền, đồng hồ: 0 điểm.

Hình 24:

– Trả lời đúng: 1 điểm.

Hình 25:

– Trả lời đúng: 4 điểm.

Hình đúng: chỉ thêm 1 gạch nhỏ; nếu thêm chi tiết thì 0 điểm.

Hình 26:

– Mỗi trả lời đúng: 2 điểm; tối đa: 4 điểm. Cách chấm điểm giống

như hình 18, hình 19.

Hình 27, 28:

Mỗi trả lời đúng 3 điểm.

Hình 29:

Mỗi trả lời đúng 2 điểm. Tối đa 6 điểm.

Nếu có 1 trả lời sai: trừ 2 điểm; nếu tất cả đều có ghi ký hiệu: 0

điểm, nhưng không cho điểm âm.

Hình 30, 31, 32:

– Mỗi trả lời đúng: 3 điểm, nếu đương sự vẽ đúng thay cho ghi ký

hiệu thì coi là giải pháp đúng.

Hình 33, 34, 35:

– Mỗi trả lời đúng: 2 điểm.

Tối đa hình 33, hình 34: 6 điểm. Tối đa hình 35: 4 điểm.

Page 29: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– Trừ 2 điểm mỗi giải đáp sai; 0 điểm, nếu tất cả đều có ghi ký

hiệu, nhưng không cho điểm âm.

Hình 36, 37, 38, 39:

– Mỗi trả lời đúng: 4 điểm, đúng: chỉ 1 chi tiết được ghi ký hiệu.

Hình 37, hoặc một ngón tay, hoặc tất cả ngón tay (trừ một ngón

tay) được ghi ký hiệu.

– Nếu chỉ một ngón cái hoặc tất cả bàn tay đều có ký hiệu là sai:

0 điểm.

– Hình 38 chỉ có 2 giải pháp đúng: ký hiệu ở đường đi hoặc ở

cửa; nếu học sinh vẽ lại cho đúng, coi là giải pháp đúng.

Hình 40:

– Mỗi trả lời đúng: 3 điểm. Tối đa: 6 điểm.

Hình 41, 42:

– Mỗi trả lời đúng: 4 điểm, nếu không viết số mà học sinh vẽ

đúng số chuột và số hạt lúa thì coi là đúng.

Hình 43:

–Trả lời đúng: 1 điểm.

Hình 44, 45:

– Mỗi trả lời đúng: 4 điểm.

Hình 46, 47:

– Mỗi trả lời đúng; 4 điểm.

Hình 48:

– Trả lời đúng: 3 điểm.

Hình 49, 50, 51:

– Cả hàng được sắp xếp đúng: 4 điểm; nếu có 1 lỗi: 2 điểm; nếu

hơn 1 lỗi: 0 điểm.

Page 30: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– Hình 49, nếu thí sinh cho tuổi và sắp xếp đúng thì kể là đúng

(tuổi phải phù hợp với gương mặt).

Hình 52, 53, 54:

– Mỗi trả lời đúng: 4 điểm.

Hình 55, 56:

– Mỗi trả lời đúng: 3 điểm.

Hình 57, 58, 59, 60:

– Mỗi trả lời đúng: 4 điểm.

Hình 57: Giải pháp đúng phải đạt 2 tiêu chuẩn:

a) Hình vẽ phải bằng gấp đôi hình mẫu.

b) Hình tam giác được vẽ phải cùng hướng với hình tam giác

mẫu, nghĩa là 2 đường đáy tam giác song song.

– Hình 58, 59, 60: giải pháp đúng là khi hình thiếu được vẽ mà

thôi; nếu có gì thêm: 0 điểm.

Hình 61, 62:

– Mỗi trả lời đúng: 4 điểm; nếu có 2 món đồ được ghi ký hiệu là:

0 điểm.

Tổng số chung: 204 điểm.

Tổng số điểm trang 1: 38 điểm.

Tổng số điểm trang 2: 62 điểm

Tổng số điểm trang 3: 62 điểm

Tổng số điểm trang 4: 42 điểm

Tổng cộng: 204 điểm

Page 31: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

TN 4. CÁC TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ CỦA WECHSLERI. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

D. Wechsler – Giáo sư lâm sàng Mỹ đã xây dựng các trắc nghiệm để

đánh giá trí tuệ tổng quát. Do đó trong trắc nghiệm trí tuệ gồm cả phần lời và

phần việc. Có 3 trắc nghiệm khác nhau:

– Wisc (Wechsler inteuigence scale for children) dùng cho trẻ em từ 6

đến 12 tuổi.

– Wais (Wechsler Sdult intelligence scale) dùng cho lớp người từ 10

đến 60 tuổi.

– Wppis (Wechsler presschool primary inteuigence scale) dùng cho trẻ

từ 4 đến 6 tuổi.

Các trắc nghiệm của Wechsler được xây dựng trên cơ sở quan điểm

mới về trí khôn:

1. Trí khôn là một tổng thể của nhiều đơn vị chức năng trí tuệ, song

không phải đơn thuần là tổng số các khả năng, mà là kết quả của sự phối hợp

các khả năng đó.

2. Các chức năng này khác nhau và có thể đo được. Do đó có thể đo

được trí khôn bằng cách đo các đơn vị chức năng này hoặc đo sự phối hợp

của chúng.

3. Trí khôn của cá nhân phụ thuộc vào các điều kiện văn hoá xã hội,

nơi cá nhân đó sinh ra và lớn lên. Do đó chỉ số khôn của cá nhân chỉ có ý

nghĩa nếu được so sánh với các cá nhân khác. Do đó cách tính IQ của

Wechsler dựa vào giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của điểm trí khôn của

nhóm xã hội (thường được phân loại theo tuổi đời) mà cá nhân nằm trong đó.

Sau đó người ta quy điểm trung bình (x) thành 100 IQ và độ lệch có giá trị

bằng 15 IQ. Những trường hợp nằm ngoài giá trị +25 IQ và –25 IQ cần đặc

biệt chú ý. Như vậy, với mọi nhóm xã hội khác nhau (xét trên quan điểm hình

thành trí khôn như tuổi, trình độ đào tạo, dân tộc, giới tính) sẽ có những bảng

Page 32: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

điểm chuẩn khác nhau để suy sang điểm IQ. Cách tính IQ mới đã khắc phục

được các nhược điểm so với cách tính IQ cũ như:

a) Loại trừ được khái niệm tuổi khôn (mental age) hết sức mơ hồ.

b) Loại trừ được sự phụ thuộc của trí khôn, do công thức toán học đem

lại, khỏi khái niệm tuổi đời mà vẫn phản ánh được sự phụ thuộc bản chất

giữa hai yếu tố.

c) Tính được IQ của người lớn so với nhóm tuổi của họ.

d) Thực tế cho thấy người chậm không chiếm tỷ lệ gần 2% so với toàn

bộ loài người. Điều này phù hợp với cách tính IQ mới.

e) Khả năng chuẩn đoán của trắc nghiệm được nâng cao (độ ứng

nghiệm – Validity tốt hơn).

TN 5. TRẮC NGHIỆM WISCI. DỤNG CỤ

1. 10 khối kohs

2. 20 tranh vẽ người hoặc vật chất có thiếu một bộ phận

3. 12 bộ tranh vẽ theo chủ đề thuộc phần sắp xếp tranh.

4. 10 mẫu ghép hình khối kohs.

5. Hình cậu bé, con ngựa, mặt trời, ôtô.

6. Bản ký hiệu

7. Mẫu phiếu ghi kết quả

8. Bút

9. Phấn, bảng.

II. CÁCH TIẾN HÀNH VÀ CHẤM ĐIỂM

Phần làm quen

1) Tên cháu là gì?

Page 33: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

2) Cháu sinh năm nào? Cháu bao nhiêu tuổi?

3) Nhà cháu ở đâu? (số nhà, tên phố)

4) Bố cháu tên là gì?

5) Bố cháu làm nghề gì?

6) Mẹ cháu tên là gì?

7) Mẹ cháu làm nghề gì?

8) Nhà cháu có bao nhiêu người? Là những ai?

A. PHẦN KIẾN THỨC CHUNG

1. Chú ý

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.

– Ngừng hỏi sau 5 câu không trả lời được.

Chấp nhận những câu hỏi hợp lý, phù hợp với kiến thức chung hiện

nay.

2. Câu hỏi và đáp án

Câu hỏi

Câu hỏi Đáp án

1) Cháu có mấy tai? Hai

2) Ngón tay này là ngón gì? (giơ ngón cái) Ngón cái

3) Hai tay của cháu có mấy ngón? Mười

4) Con chó có mấy chân? Bốn

5) Ta phải mua rau ở đâu? Chợ, cửa hàng rau

6) Một tuần có mấy ngày? Bảy

7) Ta thường uống sữa tươi của con gì? Bò (bê, trâu)

8) Ta phải làm gì nếu muốn nước sôi lên? Đun, nấu

9) Cháu hãy kể tên các mùa? Xuân, hạ, thu, đông

Page 34: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

10) Một tá là bao nhiêu? 12

11) Ngày 2 – 9 là ngày gì? Quốc khánh

12) Thủ đô của Trung Quốc là gì? Bắc Kinh

13) Nhiệm vụ của dạ dày là gì? Tiêu hóa thức ăn

14) Mặt trời lặn ở phương nào? Phương tây

15) Một tạ là bao nhiêu cân? 100 cân

16) Đá cẩm thạch màu gì? Trắng, đen

17) Cu Ba ở đâu? Châu Mỹ

18) Ai viết truyện Kiều? Nguyễn Du

19) Hải Phòng cách Hà Nội bao nhiêu km? 100 109 km

20) Chiều cao trung bình của đàn ông Việt Nam

là bao nhiêu?

157 159 cm

21) Thư bảo đảm là gì? Thư cần trao tận tay người

nhận

22) Ai tìm ra châu Mỹ? Cristof Cô-Lông

23) Mã Viện là gì? Tướng Tàu xâm lược

nước ta, thời Hai Bà Trưng

24) Trận Đống Đa diễn ra năm nào? 1789 Kỷ Dậu

25) Có bao nhiêu dân tộc sống trên đất nước

Việt Nam

54

26) Tại sao dầu nổi trên nước? Nhẹ hơn nước

27) Ampe kế gì? (amperemetre) Dụng cụ đo nhiệt

28) Polietilen làm từ nguyên liệu gì? Dầu mỏ, than

29) Chữ Phạn là gì? Chữ cổ Ấn Độ

Page 35: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

30) Khối ASEAN là gì? Hiệp hội các nước Đông

Nam Á

B. KINH NGHIỆM SỐNG

1 Chú ý

– Về nguyên tắc, chấp nhận các giải đáp đúng về bản chất và hợp lý,

không cần phải đúng y như đáp án mẫu.

– Nếu trẻ trả lời không rõ, có thể nói: “Cháu có thể trả lời rõ hơn được

không?”

– Sẽ ngừng hỏi nếu trẻ liên tiếp không trả lời được 3 câu.

2. Phần câu hỏi và chấm điểm

1) Cháu sẽ làm gì nếu chẳng may bị đứt tay?

Chấm điểm

– 2 điểm: Rửa sạch, rửa xà phòng, bôi thuốc đỏ, quấn băng, dịt thuốc

(lá, lào, thuốc sát trùng v.v…).

1 điểm: Nói với mẹ, với người lớn, với cô giáo.

– 0 điểm: Sợ, khóc, chạy về nhà.

2) Cháu sẽ làm gì, nếu cháu làm mất của bạn quả bóng?

Chấm điểm:

2 điểm: Cháu trả đền bạn ấy quả khác, mua đền, xin tiền bố mẹ.

– 1 điểm: Cháu đi tìm, cháu xin bố mẹ cháu.

0 điểm: Mặc kệ, xin lỗi…

3) Cháu sẽ làm gì, nếu thấy gói tiền ai đó đánh rơi giữa đường?

Chấm điểm:

2 điểm: Nộp công an, để trả lại người mất.

– 1 điểm: Mang về nhà đưa bố mẹ, gọi người lớn.

Page 36: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– 0 điểm: Không phải của cháu.

4) Cháu sẽ làm gì, nếu mẹ cháu nhờ mua chè ở hàng nước, nhưng ở

đó lại hết chè?

Chấm điểm:

– 2 điểm: Đi mua ở hàng khác.

– 1 điểm: Về nhà hỏi mẹ.

0 điểm: Đi về nhà.

5) Tại sao cần phải có công an (nhiệm vụ của công an là gì?)

Chấm điểm:

– 2 điểm: Bảo vệ an toàn trật tự cho nhân dân.

– 1 điểm: Điều khiển giao thông, bắt giữ tội phạm, kẻ cướp (một trong

hai ý).

– 0 điểm: Bắt kẻ trộm, đuổi người bán hàng rong ngồi ở vỉa hè.

6) Tại sao cần ưu tiên thương binh?

Chấm điểm:

– 2 điểm: Bộ đội bị thương vì Tổ quốc, nên cần ưu tiên.

1 điểm: Vì họ yếu đuối, tàn tật, vì họ đã chiến đấu chống kẻ thù (vì họ

bị thương).

0 điểm: Vì họ không xếp hàng được, vì họ đã đánh trận chiến đấu.

7) Cháu sẽ làm gì, nếu có bạn khác bé hơn cháu nhiều xông đến và

gây sự đánh nhau với cháu?

Chấm điểm:

2 điểm: Khuyên bạn không nên đánh nhau, hỏi tại sao và khuyên bảo.

1 điểm: Mách cô, mách bố mẹ bạn đó.

0 điểm: Chạy đi chỗ khác, đánh lại, mách bố mẹ cháu, sẽ nhường.

Page 37: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

8) Tại sao lại nhốt kẻ cắp vào tù?

Chấm điểm:

2 điểm: Để trừng phạt và để giáo dục (đủ cả 2 ý).

– 1 điểm: Để chúng không tiếp tục ăn cắp.

– 0 điểm: Vì chúng ăn cắp của người ta.

9) Tại sao lại xây nhà bằng gạch?

Chấm điểm:

Bền, chắc, cách nhiệt, cách âm, kín hơi, an toàn hơn.

– 2 điểm: ít nhất nêu được 2 ý.

1 điểm: Nêu một ý trong số đó.

– 0 điểm: Xây nhanh hơn, gạch không vỡ.

10) Tại sao cần giữ lời hứa?

Chấm điểm:

– 2 điểm: Ai không giữ lời hứa sẽ không thể tin được, không thể làm

việc cùng, không thể sống cùng, sẽ mất sự tôn trọng.

1 điểm: Chỉ nói 1 ý (mất sự tôn trọng hoặc lòng tin) là đoàn viên, đội

viên.

– 0 điểm: Đây là đạo đức, để bạn khỏi cười, vì đã hứa.

11) Tại sao nên gửi tiền vào quỹ tiết kiệm?

Chấm điểm:

– 2 điểm: Để tập trung vốn cho Nhà nước, được bảo đảm và được trả

lãi.

– 1 điểm: Được lãi.

– 0 điểm: Để khỏi mất cắp.

12) Tại sao người ta thường dệt vải bằng sợi?

Page 38: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Chấm điểm: Bền, ấm, dễ dệt, nhuộm, giặt, thấm mồ hôi.

2 điểm: ít nhất nêu 2 ý.

– 1 điểm: Chỉ nêu 1 ý.

– 0 điểm: Nó mịn màng (không nói tiếp), chóng khô, có quần áo mặc.

13) Tại sao cần dán tem vào thư?

Chấm điểm:

– 2 điểm: Vì chuyển thư phải mất tiền.

– 1 điểm: Để giúp đỡ bưu điện trả tiền người đưa thư.

– 0 điểm: Để biết nơi gửi, sẽ không chuyển thư nếu không có tem.

14) Tại sao người đi làm Nhà nước cần nộp hồ sơ lý lịch?

Chấm điểm: Để đảm bảo nhận được người tốt, làm được việc, đúng

ngành nghề, tránh người xấu.

2 điểm: Nêu đủ 2 ý.

– 1 điểm: Chỉ nêu 1 ý.

– 0 điểm: Vì mọi người cần đi làm, để họ biết tên, nhà cửa, vì nếu

không sẽ không cho làm việc.

15) Tại sao cần phải có đại biểu Quốc hội?

Chấm điểm: Vì cần cử ra các đại biểu để bầu Chính phủ, đóng góp ý

kiến về lập pháp và hoạt động của Chính phủ.

– 2 điểm: Nêu được 2 ý.

– 1 điểm: Nêu được 1 ý.

– 0 điểm: Vì cần có.

C. TÍNH TOÁN

1. Chú ý

Page 39: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Từ bài 1 đến bài 12 đọc cho học sinh làm tính nhẩm, từ bài 13 đến bài

16 cho học sinh đọc và làm nhẩm.

Cần làm xong trong thời gian hạn định.

Nếu cháu hỏi lại, ta đọc lại, hoặc để cháu tự đọc lại.

Không cho tiếp tục nếu 3 bài liên tiếp không giải được.

– Với trẻ lên 8 tuổi, trí tuệ bình thường ta bắt đầu từ bài 4 và cộng thêm

3 điểm vào tổng số.

Chấm điểm:

Giải 1 bài được 1 điểm.

– Riêng bài 2 và bài 3, nếu sửa được lỗi trong thời gian quy định, được

0,5 điểm.

– Điểm tối đa: 16 (nếu có điểm lẻ thập phân, ta tăng lên tròn số).

a. Dành cho trẻ dưới 8 tuổi – trí tuệ bình thường, hoặc trên 8 tuổi chậm khôn

(thiểu năng)

Bài tậpThời gian

Đáp án

1) Đưa ra 9 khối hộp và nói: “Cháu hãy đếm các khối hộp này

bằng ngón tay cháu”?45 giây 9

2) Đưa ra 9 khối vuông và nói: “Cháu hãy bớt đi, sao cho

trước mặt cháu chỉ còn 4 khối”

Nếu cháu nhầm mà vẫn còn thời gian thì nói: “Cháu hãy đếm

xem còn bao nhiêu khối trước mặt cháu”. Nếu chữa được thì

được 0,5 điểm.

45 giây 4

3) Lại đưa ra 9 khối và nói: “Bây giờ cháu hãy lấy bớt khối đi,

sao cho chỉ còn 7 hộp” – 7 khối45 giây 7

b. Dành cho trẻ trên 8 tuổi trí tuệ bình thường

4) Nếu ta bổ đôi táo ra, sẽ có máy phần. 30 giây 2

Page 40: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

5) Bạn Phong có 8 cái kẹo mẹ cho, bố lại cho thêm 6 cái nữa.

Vậy Phong được mấy cái?30 giây 14

6) Bạn Tuấn có 4 quả táo, bắt được trong vườn 2 quả nữa.

Vậy bạn Tuấn có mấy quả?30 giây 6

7) Một gói kẹo giá 7 đồng, vậy 3 gói giá mấy đồng 30 giây 21

8) Người bán báo có 12 tờ báo, đã bán được 5 tờ. Hỏi còn

mấy tờ?30 giây 7

9) Một ô tô chở 25 bu gà, đến chỗ đầu tiên chuyển xuống 11

bu gà. Vậy còn bao nhiêu bu gà trên ô tô?30 giây 14

10) Bốn anh em có 72 đồng, chia đều nhau. Vậy mỗi người có

mấy đồng?30 giây 18

11) Một cô bé thêu khăn tay được 36 đồng, mỗi khăn thêu

được trả 4 đồng. Vậy phải thêu bao nhiêu khăn để được 36

đồng?

30 giây 9

12) Cháu mua 3 tá đinh gim, giá mỗi tá là 3 đồng, cháu đưa

20 đồng. Vậy cháu nhận trả lại mấy đồng?30 giây 11

(Từ bài tập 13 đến 15 sẽ được viết ra giấy)

Lời hướng dẫn:

Cháu hãy đọc to các bài tập này, giải trong đầu và khi giải xong hãy nói kết

quả

13) 3 quả táo giá 5 đồng. Vậy 24 quả táo giá mấy đồng 60 giây 40

14) Số nào mà 2/3 của nó là 36 60 giây 54

15) Đi xe trong 1/2 Km đầu tiên phải trả 2 đồng, các Km tiếp

theo phải trả cho 1/4 Km là 5 hào. Vậy phải trả bao nhiêu tiền

cho 2km?

120

giây5

16) Hai bạn A và B chơi bài. Mỗi người có 27 đồng xèng. Mỗi 120 8

Page 41: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

lần bị thua phải đưa cho người thắng 1/3 tổng số xèng mà

người thua có. Bạn A được 3 ván đầu tiên. Vậy bạn B còn bao

nhiêu xèng trong ván thứ 4?

giây

D. KHÁI NIỆM CHUNG

2. Phần dành cho trẻ dưới 8 tuổi, hoặc chậm khôn

Nếu cô nói như thế này, thì cháu phải nói tiếp như thế nào?

1) Con trai lớn lên thành đàn ông, còn con gái…

2) Ném thì ta dùng tay, còn đạp thì…

3) Cả sách tấn báo ta dùng để…

4) Cả dao và mảnh trai đều…

Đáp án

1) Phụ nữ, đàn bà, cô gái.

2) Chân.

3) Đọc.

4) Sắc có thể làm đứt tay.

Nếu trẻ giải được 2 trong 4 câu, thì làm tiếp bài dưới. Mỗi câu giải đúng

được 1điểm.

2. Phần dành cho trẻ tên 8 tuổi, trí khôn bình thường

a. Lời hướng dẫn:

Cô sẽ đọc cho cháu nghe 2 việc, hoặc đồ vật nào đó, cháu hãy nói xem

cái gì là giống nhau, là chung giữa chúng. Ví dụ: cam và bưởi có cái gì chung

giữa chúng nào?

Cái chung giữa chúng là cả hai đều là quả, ăn được, đều hình tròn, có

cùi, hạt, đều có vị ngọt, vị chua. Song cái chung nhất là cả hai đều là quả (cho

1 điểm). Còn bây giờ mèo và chuột thì cái gì chung giữa chúng nào? Cái

Page 42: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

chung của chúng là cả hai đều là động vật, con vật có 4 chân (cho 1 điểm và

từ đây không giải thích tiếp) chuyển sang câu 7.

b. Chú ý

Những câu trả lời mang tính chất khái quát được 2 điểm. Nếu mô tả

hình dạng, công dụng, cấu tạo, nguồn gốc, được 1 điểm.

5) Cam – Bưởi

– 2 điểm: Là quả

1 điểm: ăn được, tròn, có hạt, củi, chua.

– 0 điểm: Tươi, ngon, mát, làm xi– rô.

6) Mèo – Chuột.

– 2 điểm: Động vật con vật, con thú, sinh vật sống.

– 1 điểm: Có 4 chân, có lông, thịt, xương, đuôi.

– 0 điểm: Cùng biết chạy, cùng màu, mèo bắt chuột.

7) Sáo – Đàn bầu.

2 điểm: Nhạc cụ, đều có thể dùng chơi nhạc.

– 1 điểm: Đều phát ra âm, ra nhạc.

0 điểm: Có âm kêu giống nhau, làm bằng tre.

8) Rượu – Bia

2 điểm: Chất lỏng có men (2 ý) đồ uống, có thể gây say.

– 1 điểm: Chất lỏng, đồ uống giải khát, có thể gây say (1 ý).

– 0 điểm: Đều đựng trong chai, có bọt, trẻ con không được uống.

9) Kéo – Soong nhôm:

2 điểm: Các câu trả lời cả hai đều là kim loại.

– 1 điểm: Là những thứ chế từ quặng, dụng cụ gia đình.

– 0 điểm: Có ích, có thể mua được, đều sáng.

Page 43: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

10) Than – Giấy.

– 2 điểm: Cháy được, đều chứa Cácbon, là vật chất cháy.

– 1 điểm: Đều từ gỗ mà ra, giấy đốt đi cũng ra than.

0 điểm: Đều là vật có trọng lượng, do người tạo ra.

11) Lít – Kilôgam

2 điểm: Những câu trả lời về đơn vị đo lường.

1 điểm: Số lượng, cả hai đều có thể chia nhỏ.

– 0 điểm: Để đong; để lỏng, đong bằng lít, chất rắn cân bằng kim,

đều do người làm ra.

12) Muối – Nước.

2 điểm: Các câu trả lời được cả hai đều là hợp chất hoá học và

cần thiết cho cuộc sống (2 ý).

– 1 điểm: Cần dùng để nấu, vật chất tự nhiên, người ta sử dụng

trong công nghiệp và đời sống.

– 0 điểm: ở biển có muối và nước, muối chảy ra nước, trong

nước có muối, đều có ích, muối làm từ nước mặn.

13) Núi – Sông.

– 2 điểm: Các câu trả lời thể hiện cả hai đều là hiện tượng hay sự

vật địa lý, cấu tạo bề mặt trái đất, yếu tố vẽ bản đồ.

1 điểm: Cả hai đều là phong cảnh, là thiên nhiên.

– 0 điểm: Đều có nước, bùn, sông bắt nguồn từ núi.

14) Tự do – Công lý:

– 2 điểm: Các câu trả lời thể hiện các khái niệm tư tưởng, xã hội

hoặc các khái niệm trừu tượng.

– 1 điểm: Thuộc Hiến pháp, quyền công dân, cả hai đều có trong

XHXHCN.

Page 44: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– 0 điểm: Cả hai đều có nghĩa là hoà bình, đều gắn với pháp luật

15) Bắt đầu – Kết thúc:

– 2 điểm: Các câu trả lời thể hiện hai điểm cuối của một chuỗi,

hoặc hai điểm đầu mút, trước đó và sau đó không có gì.

1 điểm: Thể hiện vị trí, sự hết của một cái gì về thời gian của sự

việc.

– 0 điểm: Hai hiện tượng trái ngược nhau, hay có trong cuộc

sống như trong phim, giờ học bắt đầu và kết thúc.

16) Số 49 – Số 121:

– 2 điểm: Là bình phương của các số nguyên tố, căn bậc hai của

chúng đều là số lẻ.

– 1 điểm: Số lẻ.

– 0 điểm: Số.

Nếu ở bài số 6 trẻ đã được 2 điểm, thì ta coi như trẻ giải được 4 bài

trước và khi chấm điểm sẽ được cộng thêm 4 điểm. Nếu chỉ đạt 2 điểm trở

xuống thì cuối cùng sẽ cho trẻ làm bài 4 trước (bài 1, 2, 3, 4 dành cho trẻ

dưới 8 tuổi).

Sẽ ngừng làm, nếu trẻ không giải được 3 bài liên tiếp.

– Điểm tối đa: 28 điểm.

E. NHẮC LẠI CHUỖI SỐ

1. Nhắc lại chuỗi số xuôi

Hướng dẫn: “Bây giờ cô sẽ đọc cho cháu nghe các con số. Cháu chú ý

khi nào cô dừng lại thì cháu phải nhắc lại đúng thứ tự các số như cô đã đọc

nhé”.

Tốc độ đọc: 1 giây 1 số.

I II

Page 45: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

(3) 3 8 6

(4) 3 4 1 7

(5) 8 4 2 3 9

(6) 3 8 9 1 7 4

(7) 5 1 7 4 2 3 8

(8) 1 6 4 5 9 7 6 8

(9) 5 3 8 7 1 2 4 6 9

6 1 2

6 1 5 8

5 2 1 8 6

7 9 6 4 8 3

9 8 5 2 1 6 3

2 9 7 6 3 1 5 4

4 2 6 9 1 7 8 3 5

– Nếu nhắc đúng thì tiếp tục theo thứ tự ở chuỗi I.

– Nếu nhắc không đúng thì dùng số cùng vị trí ở chuỗi II.

– Sẽ ngừng nếu không nhắc lại được, hoặc bỏ sót ở chuỗi II.

– Xử lý: Dãy có bao nhiêu số sẽ được từng ấy điểm.

2. Nhắc lại chuỗi số ngược

“Bây giờ cô đọc cháu nghe các số khác. Cô ngừng đọc thì các cháu

nhắc lại các số, nhưng theo thứ tự ngược lại với các số mà các cháu nghe

được.

Ví dụ: Cô nói: 9 – 2 – 7 cháu phải nhắc lại như thế nào? Nếu học sinh

trả lời đúng thì bắt đầu đọc số.

– Nếu không trả lời được hoặc sai thì ta nói: 7 – 2 – 9 và đọc tiếp 5 – 6

– 3. Nếu sai thì đọc chuỗi II.

– Nếu trẻ không trả lời được bằng 3 số thì quay lại hàng 2 số và nếu

vẫn không trả lời được thì ngừng làm tiếp.

– Sẽ ngừng ở hàng nào trẻ không nhắc lại hoặc nhắc sai.

Xử lý cho điểm bằng các số trong chuỗi.

Điểm tối đa: 8 điểm

Page 46: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

I

(2) 2 5

(3) 5 7 4

(4) 7 2 9 6

(5) 4 1 3 5 7

(6) 1 6 5 2 9 8

(7) 8 5 9 6 3 4 2

(8) 6 9 1 7 3 2 5 8

II

6 5

2 5 9

8 4 9 3

9 7 8 5 2

3 6 7 1 9 4

4 5 7 9 2 8 1

3 1 7 9 5 4 8

G. BÀI KIỂM TRA VỐN TỪ

1. Lời hướng dẫn

Chắc là cháu biết và hiểu được nhiều từ, cô muốn xem cháu hiểu như

thế nào? Ví dụ: Cô nói “Con chó” cháu thử nói xem “con chó” là con gì nào?

Trẻ trả lời đúng hay sai ta cũng nói: con chó là động vật, con vật nuôi trong

nhà, dùng để giữ nhà, đi săn hoặc làm cảnh, chó có 4 chân, có 2 tai, có lông,

có đuôi. Ví dụ: chó săn, chó béc dê, chó phốc, chó Nhật, chó vàng, chó vện

(cho 2 điểm).

Hỏi danh từ 2 “Áo mưa là gì?” Nếu trả lời không đúng ta giải thích: “áo

mưa là áo may bằng ấy – lông, vải nhựa hoặc vải trắng cao su, dùng để đi

mưa cho khỏi ướt”(cho 1 điểm).

Kể từ danh từ thứ 3 trở đi không giải thích nữa.

2. Chú ý: Nếu sau 5 từ học sinh không trả lời được thì dừng lại.

Những câu trả lời có tính khái quát được hai điểm.

Nếu câu trả lời có tính chất mô tả công dụng, chất liệu, nguồn gốc,

cấu tạo… được 1 điểm.

Nếu nêu được một trong những ý sau đây, sẽ được 2 điểm:

Page 47: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1. Nói đúng từ khái quát.

2. Giải thích đúng mà không sử dụng bản thân từ đang cần giải

thích.

3. Nêu được vài đặc điểm quan trọng, cơ bản.

4. Nêu được khái niệm tương tự gần nhất.

5. Nêu được ít nhất 2 ví dụ cụ thể rõ ràng.

– Nếu nêu được một trong những ý sau đây, sẽ được 1 điểm:

1. Từ đồng nghĩa, không chính xác lắm.

2. Giải thích đúng, song có dùng từ cần giải thích.

3. Nêu các đặc điểm đúng, song không cơ bản.

4. Dùng các khái niệm rộng hơn, song không hoàn toàn chính

xác.

5. Nêu 1 ví dụ cụ thể.

Nếu chỉ nêu 1 trong những ý sau đây, sẽ không được điểm:

1. Câu trả lời không phù hợp.

2. Không hoàn toàn sai, nhưng nội dung rất nghèo nàn.

3. Khái quát quá xa xôi.

4. Dùng những từ khó hiểu, ngoài lề.

3. Phần vốn từ và chấm điểm

2) Áo mưa: áo dài làm bằng vải nhựa, dùng để đi dưới trời mưa cho

khỏi ướt.

2 điểm: áo làm bằng vải nhựa hoặc uy – lon hoặc vải tráng cao

su dùng để đi mưa.

1 điểm: Làm bằng ấy – lon, đi trời mưa cho khỏi ướt (một trong

hai ý trên).

– 0 điểm: áo để mặc; dùng khi mưa; bán ở cửa hàng.

Page 48: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

3) Hàng xóm: Người láng giềng ở cùng một xóm

2 điểm: Người ở cạnh nhà, hoặc nói tên 2 người hàng xóm.

– 1 điểm: Nói tên 1 người hàng xóm.

– 0 điểm: người quen.

4) Cơm: Gạo nấu chín.

– 2 điểm: Là gạo cho nước vào nấu chín thành cơm để ăn.

1 điểm: Nói được 1 ý (cơm được nấu từ gạo).

– 0 điểm: Cơm để ăn.

5) Vòng hoa: Hoa tết hình vòng tròn hoặc bầu dục viếng người chết,

hay mừng người chiến thắng.

– 2 điểm: Ta tết hoa thành vòng tròn, viếng người chết, đưa ma,

hoặc tặng người chiến thắng, tặng cô dâu (2 ý).

– 1 điểm: Dùng để đưa đám, vòng hoa cô dâu (1 ý).

– 0 điểm: Vòng tròn, bán trong hiệu, cửa hàng hoa.

6) Cái hộp: Đồ dùng bằng gỗ, bằng kim loại, bằng giấy, bằng nhựa

dùng để đựng, có nắp.

– 2 điểm: Cái để đựng, có nắp đậy, bằng gỗ, giấy bằng nhựa (2

ý)

– 1 điểm: 1 ý.

– 0 điểm: Hộp hình vuông; hộp gỗ; hộp giấy.

7) Thanh kiếm: Là vũ khí thô sơ dùng để đâm, chém, có cán ngắn và

lưỡi dài sắc nhọn, làm bằng kim loại.

– 2 điểm: Là vũ khí và 1 trong các ý trên.

– 1 điểm: Nói 1 ý.

– 0 điểm: Để đánh nhau.

8) Cái ô: Đồ dùng có khung kim loại, lợp vải để che nắng, che mưa.

Page 49: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– 2 điểm: Nói 2 ý công dụng, cấu tạo.

– 1 điểm: Nói 1 ý.

– 0 điểm: có thể gập nhỏ, xòe rộng.

9) Người ốm: Người bị rối loạn chức năng sống, bị bệnh, cảm thấy đau

và các triệu chứng khác.

– 2 điểm: Người bị ốm, thấy đau, không khỏe, hoặc kể tên 2

bệnh.

1 điểm: Kể tên 1 bệnh không nguy hiểm như sốt nóng, trẻ ốm.

0 điểm: người khó chịu.

10) Con nòng nọc: ếch nhái lúc còn non, có đuôi, sống dưới nước, hình

hơi giống cá.

– 2 điểm: ếch nhái còn non, có đuôi, sống dưới nước.

– 1 điểm: 1 ý.

– 0 điểm: con cá; con bọ.

10) Thành phố: Địa hạt hành chính lớn, có phố xá đông dân cư.

2 điểm: Có phố xá đông người, đông xe cộ (dân cư, phố xá

hành chính).

– 1 điểm: Nói tên (thành phố hoặc 1 ý trên) giao thông lớn, nhiều

cửa hàng.

0 điểm: Có nhiều người, có nhiều cửa hàng.

12) Một đồng.

– 2 điểm: Là tiền mua bán, đơn vị tiền tệ.

– 1 điểm: Đồng tiền giấy.

– 0 điểm: Cháu có 5 đồng.

13) Phút: Đơn vị thời gian 1/60 của giờ, hoặc là 60 giây, 1/60 của độ,

đơn vị góc.

Page 50: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– 2 điểm: Nói được 2 ý trên, đơn vị đo thời gian, đo góc.

– 1 điểm: Ra chơi 5 phút (hoặc 1 ý).

– 0 điểm: Phút đồng hồ.

14) Chạy: Bước những bước dài, nhanh, gót không bám đất (cả hai

bàn chân có lúc rời mặt đất).

2 điểm: Nói được 2 ví dụ về chạy: chạy, ù té chạy.

1 điểm: Chúng tôi thường chạy trong trường, khi vội tôi chạy,

nếu chỉ nêu được 1 ví dụ.

0 điểm: Tôi chạy nhanh.

15) Bức ảnh: Hình (người, vật, phong cảnh) thu được bằng dụng cụ

quang học in trên giấy ảnh.

2 điểm: Cảnh (người, vật, phong cảnh) trên giấy ảnh để làm kỷ

niệm.

– 1 điểm: Nói 1 trong 2 ý trên, để làm kỷ niệm.

– 0 điểm: Thợ ảnh chụp

16) Cái cửa: Chỗ mở ở một nơi nào đó để thông với bên ngoài, có thể

có cái chắn để đóng, mở khi cần thiết.

– 2 điểm: Nói được là khoảng trống mở ở một chỗ nào đó và có

cái chắn (cánh).

– 1 điểm: 1 ý.

0 điểm: Cái cửa ra vào.

17) Gió: Chuyển động của luồng không khí theo một hướng, do sự

chênh lệch áp suất không khí.

2 điểm: Luồng không khí mạnh chuyển động hoặc 2 tên gió.

– 1 điểm: Gió mùa, gió bão.

0 điểm: Đứng gió cho mát.

Page 51: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

18) Đầu gối: Khớp của chi dưới nối cẳng chân với đùi.

2 điểm: Khớp nối giữa cẳng chân với đùi.

– 1 điểm: Khớp hoặc chỉ vị trí.

– 0 điểm: Để gập chân; để đi.

19) Tia chớp: Vật sáng nhanh loé trên trời, do phóng tia lửa điện giữa

hai đám mây tích điện trái dấu.

– 2 điểm: Vật sáng nhanh loé trên trời, sinh ra khi trời mưa, là tia

lửa điện.

1 điểm: Nói 1 ý, khi mưa thì có chớp.

0 điểm: ở trên trời.

20) Con lừa: Động vật có vú, bộ ngựa, tai dài, nhỏ hơn ngựa, dùng để

chở hàng hay để cưỡi.

– 2 điểm: Động vật có vú giống ngựa, tai dài và 1 công dụng.

1 điểm: Nói 1 ý trên.

– 0 điểm: Có 4 chân, con vật chậm chạp, giống con ngựa.

21) Tên lửa: Thứ vũ khí phóng đi bằng sức phản lực.

– 2 điểm: Là vũ khí phóng lên cao bằng sức phản lực hoặc tên

của một loại tên lửa.

– 1 điểm: Nói tên một thứ hoặc một tên lửa.

0 điểm: Tên lửa là vũ trụ.

22) Cái bắt tay: Nắm tay người khác để chào, tỏ tình thân mật, thống

nhất hoặc đồng ý.

– 2 điểm: Nói được 2 ý trên.

– 1 điểm: Nói được 1 ý.

0 điểm: Là bắt tay, khách đến là bắt tay.

23) Thông tin cho nhiều người biết cùng 1 lúc.

Page 52: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– 2 điểm: Báo tin cho nhiều người biết.

– 1 điểm: Thông báo trên đài, trên bảng.

– 0 điểm: Viết thông báo.

24) Xiếc: Nghệ thuật leo, nhảy, nhào lộn lạ thường hoặc rùng rợn của

người và vật

2 điểm: Môn nghệ thật của người và vật, diễn trong các nhà tròn.

– 1 điểm: Xiếc ở nhà tròn, đoàn xiếc trung ương.

0 điểm: Em đã đi xem xiếc, rất thích.

25) Bộ não: Cơ quan thần kinh trung ương cao nhất nằm trong hộp sọ,

điều khiển toàn bộ các hoạt động sống của cơ thể.

2 điểm: Cơ quan thần kinh trong hộp sọ và điều khiển các hoạt

động sống của cơ thể.

– 1 điểm: Nói 1 ý trên.

– 0 điểm: ở trên đầu.

26) Rạp xi– nê: Rạp chiếu phim, toà nhà nơi mọi người đến xem phim.

– 2 điểm: Rạp chiếu bóng hoặc nói tên 2 rạp phim.

– 1 điểm: Nơi chiếu phim hoặc nói tên 1 rạp.

0 điểm: Đến xem phim.

27) Kính hiển vi: Dụng cụ quang học gồm 1 hệ thống thấu kính để nhìn

những vật rất nhỏ.

– 2 điểm: Dụng cụ quang học, xem những vật nhỏ (nói 2 ý).

– 1 điểm: Để soi vi trùng, các mẫu tế bào.

– 0 điểm: Để nhìn xa.

28) Cải cách: Đổi mới cho tiến bộ hơn hay hợp quy luật hơn.

– 2 điểm: Đổi mới, sửa đổi, cải tiến cho tiến bộ hơn.

Page 53: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– 1 điểm: Đổi mới, cải tiến (một trong hai ý).

– 0 điểm: Cải cách giáo dục.

29) Chuyện ngụ ngôn: Loại chuyện mượn sinh hoạt của súc vật, ngụ ý

răn đời.

– 2 điểm: Chuyện về các con vật, dạy đạo đức, luân lý hoặc nói

tên vài truyện ngụ ngôn.

– 1 điểm: 1 ý trên, 1 câu chuyện.

– 0 điểm: Chuyện hay.

30) Khối lượng: Một đặc trưng cơ bản của vật thể, thể hiện mức quán

tính của nó hoặc mức hấp dẫn giữa các vật.

2 điểm: Khối lượng thể hiện quán tính của vật, là vật có trọng lượng.

1 điểm: Mọi vật đều có khối lượng.

– 0 điểm: Chỉ vật nặng nhẹ.

31) Vô trùng: Không có vi trùng.

– 2 điểm: Rất sạch sẽ, đã tẩy trùng không còn vi trùng.

1 điểm: Dụng cụ y tế vô trùng, sạch sẽ ở bệnh viện.

– 0 điểm: Sạch sẽ.

32) Uy tín: Tín nhiệm của mọi người do tài năng hoặc đạo đức.

2 điểm: Sự kính phục, trọng vọng do tài năng hoặc đạo đức.

– 1 điểm: Một người được nhiều người kính trọng nghe lời.

0 điểm: ở vị trí cao trong xã hội.

33) Độ ẩm: lượng hơi nước, tính bằng gam chứa trong 1m3 không khí.

2 điểm: 2 ý: Lượng hơi nước chứa trong 1 khối lượng không

khí.

– 1 điểm: Đại lượng vật lý, do lượng hơi nước (l ý).

Page 54: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

0 điểm: Nhà ẩm, quần áo ướt.

34) Tuỳ bút: Bài viết dạng ký, ghi lại cảm nghĩ tuỳ hứng của người viết

trước sự việc.

2 điểm: Ký viết theo cảm hứng, cảm xúc của tác giả.

– 1 điểm: Một loại ký, một thể loại văn.

0 điểm: Một bài viết của tác giả.

35) Trừu tượng: Không thể nhận biết trực tiếp bằng giác quan mà phải

suy nghĩ, thường không cụ thể, khó hiểu.

– 2 điểm: Không cụ thể, khó hiểu.

1 điểm: Khó hiểu (1 ý).

0 điểm: không rõ ràng, mơ hồ.

36) Am– pe– kế. Dụng cụ đo cường độ dòng điện.

2 điểm: Đo cường độ dòng điện

1 điểm: Dụng cụ đo điện.

– 0 điểm: Máy đo.

37) Al– pha: Chữ cái Hy Lạp thường dùng để ký hiệu tia phóng xạ (tia

al– pha) hay các góc, hay biểu thị tính chất cơ sở của vật hoặc việc.

2 điểm: Chữ cái Hy Lạp, dùng để ký hiệu.

– 1 điểm: Ký hiệu góc, tia.

– 0 điểm: Chỉ góc .

38) Thần kinh thực vật: Hệ thần kinh điều khiển cơ quan nội tạng

(thường là 1 cách tự động).

– 2 điểm: Nói được ý trên.

– 1 điểm: Là một hệ thần kinh.

– 0 điểm: một bộ phận của hệ thần kinh.

Page 55: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

39) Kháng thể: Chất do cơ thể sống sinh ra, chống lại vật lạ xâm nhập

vào cơ thể.

2 điểm: 2 ý trên, tiêm chủng sinh ra kháng thể.

– 1 điểm: 1 ý.

0 điểm: Dùng để bảo vệ cơ thể.

40) Tháp ngà: Thể hiện thái độ xa lánh xã hội, tách rời thực tế.

– 2 điểm: Thể hiện sự xa lánh xã hội.

– 1 điểm: Hình tượng văn học, hay gặp trong các sách.

0 điểm: Tháp cao đẹp như ngà voi.

H. KÝ HIỆU

1. Dùng cho trẻ dưới 8 tuổi, hoặc trên 8 tuổi song chậm phát triển

Lời hướng dẫn: ở đây có các hình khác nhau. Trong mỗi hình có một

loại dấu (chỉ vào các hình). Cháu hãy xem và vẽ các dấu này vào các hình

như thế ở phía dưới đây. Cháu hãy cố gắng làm thật nhanh. Bắt đầu tính thời

gian từ khi trẻ làm xong mấy hình thử đầu tiên. Mỗi dấu điền đúng được 1

điểm. Thời gian là 120 giây.

2. Dùng cho trẻ trên 8 tuổi, trí tuệ bình thường

Lời hướng dẫn: (Chỉ vào bài) “Ở đây có các con số từ 1 đến 10 nằm

trong khung. Dưới các con số là các ký hiệu. Mỗi số có một ký hiệu riêng.

Nhiệm vụ của cháu là hãy điền những ký hiệu này vào dưới các con số ở

dưới đây. Cháu hãy cố gắng làm nhanh nhất mà cháu có thể làm được”. Bắt

đầu tính thời gian sau khi trẻ thử, nếu trẻ không hiểu, có thể hướng dẫn tỉ mỉ,

cụ thể hơn. Mỗi ký hiệu điền đúng được 1 điểm. Thời gian làm: 120 giây.

I. BỔ SUNG TRANH

1. Lời hướng dẫn

Cháu xem một số tranh người hoặc vật, song mỗi tranh đều thiếu một

cái gì đó. Cháu phải nói được là thiếu cái gì. Đưa tranh cái lược cho trẻ xem.

Page 56: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Nếu trẻ trả lời sai ta nói: ở đây đang thiếu răng lược (cho 1 điểm). Ở tranh thứ

2 ta cũng có thể nói giúp Nếu trẻ trả lời sai: cái bàn này thiếu một cái chân.

Từ tranh thứ ba trở đi chỉ được hỏi: Trên tranh này thiếu cái gì?

2. Chú ý

Mỗi tranh chỉ được xem 15 giây, không tính điểm những câu trả lời

sau 15 giây.

Nếu trẻ nói thiếu một cái gì đó, nhưng không quan trọng thì ta nói:

Đúng rồi, nhưng cháu hãy xem còn thiếu một cái gì khác quan trọng, chủ yếu

hơn.

– Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.

– Điểm tối đa: 20 điểm

Tranh Bộ phận thiếu Thời gian

1) Cái lược Răng lược 15 giây

2) Cái bàn – 1 chân 15 giây

3) Cái nón – Quai nón 15 giây

4) Em bé Miệng 15 giây

5) Con chó Tai 15 giây

6) Con mèo Ria 15 giây

7) Quân bài 9 cơ 1 ký hiệu cơ 15 giây

8) Cái kéo Đinh ốc 15 giây

9) Cái áo khoác Khuyết áo 15 giây

10) Con cá Vây lưng 15 giây

11) Cái ô Khung ô 15 giây

12) Cái cửa 1 bản lề 15 giây

13) Bàn tay Móng tay 15 giây

14) Đinh vít Rãnh xẻ để vặn 15 giây

Page 57: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

15) Nhiệt kế Cột thủy ngân 20 giây

16) Con ve sầu Râu 20 giây

17) Gà trống Cái cựa 20 giây

18) Khuôn mặt Lông mày 20 giây

19) Con bò sữa Yếm cổ 20 giây

20) Cây Bóng cây 20 giây

K. SẮP XẾP TRANH

Cho xem chuỗi tranh. Trẻ cần sắp xếp 3 – 4 – 5 tranh của một bộ, để

tạo thành một câu chuyện hợp lý. Trên góc mỗi tranh có các con số, theo thứ

tự sắp xếp từ trái sang phải trước mặt trẻ.

1. Trẻ dưới 8 tuổi hoặc thiểu năng

a) Con chó: (Bị cắt làm 3)

Sắp xếp tranh lên bàn theo thứ tự ghi đằng sau mỗi tranh và nói: Đây là

một con chó, song bị cắt ra. Chúng ta hãy thử sắp xếp lại để có thể nhận ra

con chó. Người hướng dẫn làm trước và nói: “Đầu nó ở phía trước, sau đó

đến thân và cuối cùng là đuôi”. Dừng một chút để trẻ xem kỹ, sau đó sắp xếp

lại theo thứ tự ban đầu. “Bây gờ cháu hãy sắp tranh để thành con chó đi!”.

Thời gian: 75 giây

Đáp án: 1 3 2

– Chấm điểm: Một lần sắp song: 2 điểm. Hai lần: 1 điểm

b) Mẹ và con:

“Bây giờ cô cho cháu xem tranh khác, cũng bị cắt rời, cháu hãy tự sắp

xếp tranh một mình” (cô lần lượt xếp 1, 2, 3 từ trái sang phải theo cô).

Nếu trẻ không sắp được thì ta nói “không được” và sắp lại cho trẻ và

chuyển sang chuỗi tranh C.

Page 58: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Thời gian: 75 giây

Chấm điểm: 1, 3, 2: 2 điểm 3, 2, 1: 1 điểm

c) Tàu hoả: (4 tranh)

Đặt tranh ra bàn theo thứ tự ghi đằng sau. “Hãy xếp bộ tranh này”.

Đưa 1, 2, 3, 4

– Thời gian: 60 giây

– Chấm điểm: Nếu 2, 4, 1, 3: 2 điểm. Nếu giữa chúng (2 4 và 1 3) có

khoảng trống: 1 điểm.

Nếu ba bài này chỉ được 1 – 2 điểm sẽ đưa bài “cân”.

d) Cân:

“Bài này khó hơn một chút, cháu cần sắp xếp các tranh sao cho thành

một câu chuyện”. Đưa các tấm tranh theo thứ tự ghi góc mỗi hình.

Thời gian: 45 giây.

Chấm điểm: 2 điểm.

– Bài NÉM chỉ cho làm, nếu bài “CÂN” không giải được. Nếu trẻ giải

được 3 bài thì ta chuyển sang “CHÁY” và từ đây, chúng ta luôn bắt đầu bằng

câu: “Hãy sắp xếp các tấm tranh sao cho luôn thành một câu chuyện”.

Nếu trẻ không giải được bài “CÂN” thì cho xem bài “NÉM” sau đó

chuyển sang bài “CHÁY”. Sẽ ngừng làm nếu trẻ không giải được liên tiếp 2

bài.

2. Trẻ trên 8 tuổi, trí tuệ phát triển bình thường

Trước hết cho xem bộ tranh “NÉM” (song không tính điểm bài này)

“Những tranh này cho biết một câu chuyện về cậu bé ném đá song các

tranh hiện đang lộn xộn. Hãy xem cô sắp xếp lại như thế nào để sau đó cháu

làm lại” (cô sắp xếp tranh, đợi vài phút để cháu xem kỹ).

Page 59: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Sau đó bắt đầu bộ 1 – 7, đều được đưa theo thứ tự ghi sau mỗi tấm

tranh. Nếu xếp các tranh đúng thứ tự, sẽ tạo thành một từ có nghĩa. Đo thời

gian làm các bài tập bắt đầu tính từ sau khi đặt tấm tranh cuối cùng xuống.

Trước khi đưa bộ 1 – 7 ra, ta nói: “Ở đây có nhiều bộ tranh như vậy, cô

muốn cháu sẽ sắp xếp lại, vì chúng luôn luôn lộn xộn, cháu sắp xếp chúng

thành những câu chuyện. Khi nào sắp xếp xong thì cháu nói là “xong” nhé”.

Khi đưa mỗi bộ ra, ta hướng dẫn “hãy sắp xếp sao cho thành một câu

chuyện”. Có thể xảy ra.trường hợp trẻ sắp xếp ngược thứ tự các tranh từ trái

sang phải, khi đó hỏi “câu chuyện bắt đầu từ đâu?” Nếu thứ tự câu chuyện

hợp lý, ta chấm điểm đúng. Nếu bắt đầu từ bộ “NÉM” và trẻ không giải được

“CHÁY” và “TRỘM” thì quay lại chuỗi A – D. Chấm điểm và ngừng làm. Sẽ

ngừng làm nếu trẻ không giải được liên tiếp 2 bài (điểm 0).

Chấm điểm: Nếu bắt đầu từ bộ “NÉM” và nếu ở bộ “CHÁY”, “TRỘM” trẻ

được 1 – 2 điểm thì coi như trẻ giải được bộ A – D và tính 8 điểm. Do đó với

trẻ trên 8 tuổi luôn cộng thêm 8 điểm vào số điểm trẻ đạt được. Chấm điểm

luôn căn cứ theo thời gian giải bài. Nếu giải đúng các bài với thời gian tối đa,

thì mỗi bài được 4 điểm cộng với 8 điểm của bộ A D sẽ được 36 điểm. Nếu

giải đúng với thời gian ngắn nhất sẽ được 49 điểm và cộng 8 điểm bộ A – D

sẽ được 57 điểm.

Bộ 1 7Chấm điểm theo thời gian làm bài

7 6 5 4

1- CHÁY 1 5” 6 10” 11 15” 16 45”

2- TRỘM 1 5” 6 10” 11 15” 16 45”

3- NHÀ NÔNG 1 5” 6 10” 11 15” 16 45”

4- ĐI CHỢ VỀ 1 10” 11 15” 16 20” 21 60”

5- TRỄ GIỜ 1 10” 11 15” 16 20” 21 60”

6- TRỒNG CÂY 1 15” 16 20” 21 30” 31 75”

7- MƯA 1 15” 16 20” 21 30” 31 75”

Page 60: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

L. GHÉP HÌNH KHỐI

1. Trẻ dưới 8 tuổi hoặc trên 8 tuổi song thiểu năng

Mẫu A: Cô lấy 4 khối vuông và nói: “Cháu xem, các mặt của hình khối

gỗ vuông có các màu sắc khác nhau. Bây giờ cô sẽ ghép hình nào đó. Cháu

xem này”. Trước mặt trẻ, cô ghép thong thả các khối vuông theo mẫu A. Sau

đó đưa cho trẻ 4 khối vuông khác và nói: “Cháu hãy ghép như cô làm đây”.

Nếu trẻ chưa biết làm cô nói: “Cô cho cháu xem lần nữa” và ghép lại hình A

bằng các khối vuông của cháu, sau đó xoá hình và nói: “Cháu hãy thử làm lại

và chú ý sao cho hình của cháu giống như của cô”. Hình mẫu A cô đã ghép

luôn ở trước mặt trẻ suất thời gian ghép hình.

Thời gian tối đa để ghép mẫu A, B, C là 45 giây cho mỗi hình (có ghi ở

góc trái mỗi hình). Chỉ cho điểm nếu trẻ ghép được trong thời gian cho phép.

Nếu trẻ vượt quá thời gian, ta chuyển sang hình tiếp theo. Bắt đầu tính thời

gian, sau khi hướng dẫn xong.

Chấm điểm: Trong lần thử đầu tiên làm đúng được 2 điểm, 2 lần thử

trong thời gian cho phép 1 điểm. Quá thời gian 0 điểm.

Mẫu B: Ghép hình B sau tấm che, không cho trẻ nhìn thấy, cho xem

hình B và nói: “Cháu hãy thử ghép 1 hình xem sao”. Nếu trẻ không làm được,

cô nói: “Cháu chú ý xem cô làm thế nào và ghép lại cho cháu xem. Trong khi

đó, hình mẫu B cô ghép lúc trước vẫn nằm nguyên trước trẻ. Sau đó xoá hình

mẫu B rồi nói: “Cháu hãy thử làm lại”. Nếu không làm được trong 45 giây thì

ngừng làm.

Chấm điểm: Lần đầu làm đúng được 2 điểm. Làm lần thứ 2 được 1

điểm.

Mẫu C: Cho xem hình mẫu trên giấy và để trước mặt trẻ, sau đó nói:

“Bây giờ chúng ta ghép các khối gỗ thành hình mà cháu thấy trên mẫu đây.

Trước tiên cô làm, cháu chú ý nhé”, cô thong thả ghép hình, sau đó nói:

Page 61: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

“Cháu thấy rồi nhé, cô đã ghép thành đúng hình như mẫu nhé”. Cô xoá hình

vừa ghép và nói: “Cháu hãy xem kỹ mẫu và ghép một hình đúng như mẫu đi”

Nếu trẻ không làm được, cô ghép lại mẫu và nói: “Cháu chú ý xem kỹ và thử

ghép 1 lần nữa”. Nếu trẻ không làm được thì dừng.

Chấm điểm: Ghép trúng trong lần đầu tiên 2 điểm. Lần thứ hai 1 điểm.

2. Trẻ trên 8 tuổi, trí tuệ phát triển bình thường

a – Bắt đầu mẫu C: Mặt của các khối gỗ vuông này được sơn các mầu

khác nhau. Ta có thể ghép thành các hình giống như hình mẫu trên giấy.

Cháu hãy xem đây. Sau đó thong thả ghép hình C và nói: “Bây giờ cháu hãy

thử ghép hình xem. Khi nào xong thì cháu nói cho cô biết”. Xoá hình C.

Nếu trẻ không làm được thì ta làm lại cho trẻ xem và nói lại và hướng

dẫn như ở hình C. Nếu trẻ vẫn không làm được thì quay trở lại hình A và B rồi

dừng làm Test.

Chấm điểm: Trong lần đầu tiên làm đúng: 2 điểm. Lần thứ hai: 1 điểm.

Nếu trẻ làm được hình C thì chuyển sang mẫu 1, mẫu A và B coi như giải

được và tính thêm 4 điểm.

b – Chuỗi mẫu 1 – 7: Cho trẻ xem mẫu 1 và nói: “Cháu hãy thử ghép

hình này” và đưa ra 4 khối vuông. Nếu quá thời gian quy định thì xoá hình trẻ

đang ghép (thời gian có ghi trên góc trái dưới của mẫu) và đưa mẫu tiếp theo

và nói: “Bây giờ cháu ghép hình này”. Khi trẻ làm đến hình mẫu 5, ta đưa

thêm 5 khối gỗ vuông nữa và nói: “Cần 9 khối gỗ để ghép hình này”.

Sẽ dừng Test, nếu trẻ liên tiếp không ghép được 2 hình.

Chấm điểm: Chú ý ghi thời gian ghép hình. Nếu trẻ sử dụng hết thời

gian cho phép thì mỗi một hình được 4 điểm. Nếu đúng sẽ là 6 + 28 = 34

điểm. Nếu trẻ làm xong trước thời gian quy định, sẽ chấm điểm theo bảng

dưới (sẽ được chấm điểm). Điểm cao nhất có thể đạt được ở chuỗi 1 – 7 là

49 điểm và thêm chuỗi A – C là 55 điểm.

Mẫu Chấm điểm theo thời gian

Page 62: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

7 6 5 4

I 1 0” 11 15” 16 20” 21 75”

II 1 10” 11 15” 16 21” 21 75”

III 1 15” 16 20” 21 25” 26 75”

IV 1 10” 11 15” 16 20” 21 75”

V 1 35” 36 45” 46 65” 66 150”

VI 1 55” 56 65” 66 80” 81 150”

VII 1 55” 56 65” 66 90” 91 150”

M. GHÉP HÌNH

Nhiệm vụ của trẻ cần ghép các hình cắt rời thành một hình hoàn chỉnh.

Phần này gồm 4 bài tập. Người hướng dẫn cắn nắm vững cách làm, để có

thể đánh giá kết quả sau khi trẻ ghép xong mỗi hình.

Đánh giá kết quả theo thời gian: Nếu trẻ ghép xong trước thời gian quy

định, sẽ được thêm điểm. Chú ý chỉ cho điểm khi kết quả tốt, không có sai

sót. Nếu trẻ vượt quá thời gian quy định, ta sẽ chờ trẻ ghép xong hình. Cần

biết rõ khi hết thời gian trẻ làm được đến đâu để chấm điểm.

Thứ tự các bài tập: Cậu bé, con ngựa, mắt, ô tô.

Điểm tối đa: 34 điểm.

Bài tập 1: Cậu bé

Cô lần lượt xếp các mảnh ghép theo thứ tự từ trái sang phải so với trẻ

(số thứ tự ở góc trái mỗi mảnh). Riêng mảnh 2 quay ngược so với các mảnh

1 và 3

1 2 3

4 5

“Từ các mảnh này có thể ghép được một cậu bé. Cháu hãy làm xem”.

Nếu trẻ lật xấp một mảnh nào đó, cô im lặng lật trở lại.

Page 63: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Thời gian toi đa cho phép: 120 giây.

Chấm điểm:

Nếu giải đúng : 4 điểm

Nếu đổi 2 chân, còn cái khác đúng : 3 điểm

Nếu lộn ngược các chân, còn cái khác đúng : 3 điểm

Nếu đặt nhầm chân lên chỗ khác (lên tay) : 2 điểm

Không ghép được chân : 2 điểm

Chỉ ghép được mình : 1 điểm

Bài tập 2: Con ngựa

Cô lần lượt xếp các mảnh trước mặt cháu theo thứ tự từ trái sang phải

so với cháu (số ở mặt sau mỗi mảnh) mảnh 1 xoay ngang, mảnh 4 và 5 thẳng

đứng.

“Đây là một con ngựa bị cắt rời. Cháu hãy ghép lại thật nhanh mà cháu

có thể làm được”.

1 3 4 5

2 6

Thời gian tối đa cho phép: 180 giây.

Chấm điểm

– Nếu giải đúng : 6 điểm hoặc hơn

Phần thân giữa (l) ghép ngược, còn các phần khác đúng : 5đ

Phần thân giữa bỏ, còn các phần khác đúng : 4đ

Lẫn lộn các chân hoặc 1 móng ngựa sai hướng : 4đ

Phần thân giữa (1) đảo ngược, lẫn lộn các chân : 3đ

Hai thân giữa (1) và (4) lẫn lộn : 2đ

Phần thân giữa (1) bỏ, các chân lẫn lộn : 2đ

Page 64: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Hai phần liền nhau được ghép đúng vị trí, ví dụ: 3 với 6, 1 với 4 : 1đ

Bài tập 3: Mặt

Lần lượt xếp các mảnh theo thứ từ từ trái sang phải so với trẻ (mảnh 5

đưa ngược).

1 2 4 5

5 6 7

8

“Cháu hãy ghép thật nhanh, ở mức độ cao nhất” (không nói đây là cái

mặt).

Thời gian tối đa cho phép: 180 giây (ghi thời gian).

Chấm điểm:

– Nếu ghép đúng : 6 điểm hoặc hơn

Ghép được 2 phần vào nhau (kể cả khi không ghép vào với toàn thể):

½ điểm

Ghép ngược mắt vào chỗ của nó, các phần khác đúng : 5 điểm

Bỏ phần tóc (3 và 5), các phần khác đúng : 5 điểm

Bỏ mũi (6), các phần khác đúng : 4 điểm

Bỏ mồm và cằm (4 và 2), các phần khác đúng : 4 điểm

Bảng điểm thô bài ghép hình

HìnhChấm điểm theo thời gian bài tập

9 8 7 6 5 4

Cậu bé 120” 1 10 11 15 16 20 21 120

Con ngựa

180”

1 15 16 20 16 20 16 20

Page 65: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Mặt 180” 1 35 36 45 46 70 71 180

Xe ôtô 1 25 16 20 16 20 46 180

Bỏ mắt (8) và tóc (5) : 3 điểm

Ghép phần tóc (3 và 5) vào mắt (8) : 1 điểm

Ghép cằm (2) vào mặt (8), các phần khác bỏ : 1 điểm

Bài tập 4: Ôtô

Lần lượt xếp các mảnh theo thứ tự từ trái sang phải (so với cô) Mảnh 4

và 5 ngược.

1 2 3

4 5 6 7

“Cháu hãy ghép lại thật nhanh, ở mức độ cao nhất” (không nói là sẽ

thành cái ôtô).

Thời gian tối đa cho phép: 180 giây (có ghi thời gian).

Chấm điểm

Nếu ghép đúng : 6 điểm hoặc hơn

– Nếu ghép ngược cánh cửa (4), các phần khác đúng : 5 điểm

– Bộ phận 4 và 5, các phần khác đúng : 4 điểm

Bộ phận 7, phần 4 xếp ngược, các phần khác đúng : 3 điểm

– Bộ phận 4, 5, 7 ghép các phần còn lại thành đúng ô tô : 3 điểm

– Đảo phần 4, 5 với 6, các phần khác đúng : 3 điểm

Ghép đúng 2– 2 phần vào nhau : 1 điểm

Ví dụ:

– 2, 6, 4 và 5 ghép đúng : 3 điểm

– 1 3 và 7 ghép đúng : 2 điểm

– 1 và 3 hoặc 2 và 6 ghép đúng : 1 điểm

Page 66: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Tổng cộng và tỷ số trí lực

Quá trình đánh giá có 3 giai đoạn:

1. Cộng điểm thô.

2. Trên cơ sở điểm thô, xác định điểm chuẩn.

3. Xác định điểm trí lực.

1. Cộng điểm thô:

a. Chấm điểm các bài tập thành phần theo hướng dẫn.

b. Cộng các điểm thành phần theo từng bài tập (subunit).

c. Ghi điểm thô vào ô điểm () ở cuối mỗi bài tập.

2. Xác định điểm chuẩn:

Xem bảng chuẩn, xác định tiêu chuẩn trên cơ sở điểm thô, vị trí trí lực

phụ thuộc vào tuổi nên cần tìm bảng chuẩn theo tuổi của trẻ.

Cách xác định tuổi Ngày Tháng Năm

– Làm test 1 5 1987

– Ngày sinh 28 7 1975

Tuổi 3 9 1

Như vậy: Tuổi của trẻ là 11 tuổi, 9 tháng (không tính ngày, nếu quá 15

ngày ta cộng thêm 1 vào số tháng).

– Ghi điểm chuẩn của từng bài tập vào cột điểm chuẩn.

Cộng thêm các điểm chuẩn của phần ngôn ngữ và thực hành. Sau đó

cộng điểm chuẩn các phần với nhau (như vậy sẽ có 3 điểm chuẩn).

3. Xác định tỷ số trí lực:

Dọc từ bảng IQ điểm trí lực căn cứ vào điểm các điểm chuẩn (ngôn

ngữ, thực hành và tổng cộng).

Page 67: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

MẪU TỜ GHI KẾT QUẢ

THANG TRÍ TUỆ TRẺ EM WECHLER

Họ và tên: ………….…………. Giới:… …….………….…….…..

Trường, lớp: ………….………….………….…….………….…….

Tên bố mẹ: ……………….………….…….………….…….……….

Nghề nghiệp bố mẹ: ………….………….…….………….…….….

Địa chỉ:………… …….………….…….………….…….…………...

Kết quả

Lời nói Điểm thô Điểm chuẩn

1. Thông tin

2. Hiểu biết

3. Số học

4. Nhắc số

5. Tương tự

6. Vốn từ

Ngày kiểm tra:

Ngày sinh:

Tuổi:

Người kiểm tra:

Điểm chuẩn IQ

Lời nói

Việc làm

Page 68: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Điểm chung

Điểm

Việc làm Điểm thô Điểm chuẩn

1. Bổ sung tranh

2. Ghép tranh

3. Xếp khối

4. Ghép hình

5. Ghi ký hiệu

Thông tin Điểm thô Thông tin Điểm thô

1 Tai 16. Cẩm thạch

2. Ngón cái 17. Cu Ba

3. Bàn tay 18. Kiều

4. Chân chó 19. Hải Phòng

5. Mua rau 20. Chiều cao

6. Tuần lễ 21. Thư

7. Sữa 22. Châu Mỹ

8. Nước sôi 23. Mã Viện

9. Bốn mùa 24. Đống Đa

10. Một tá 25. Dân tộc

11. 2-9 26. Dầu

12. Trung Quốc 27. Áp kế

13. Dạ dày 28. Polietilen

Page 69: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

14. Phía tây 29. Chữ Phạn

15. Một tạ 30. Khối ASEAN

HIỂU BIẾT Điểm thô TƯƠNG TỰ Điểm thô

1. Đứt tay 1. Con trai gái

2. Mất bóng 2. Ném – đạp

3. Đánh rơi 3. Sách báo

4. Mua chè 4. Dao – mảnh

chai

5. Công an 5. Cam – bưởi

6. Thương binh 6. Mèo – chuột

7. Gây sự 7. Sáo – đàn bầu

8. Kẻ cắp 8. Rượu – bia

9. Gạch 9. Kéo – nồi

nhôm

10. Lời hứa 10. Than – giấy

11. Tiết kiệm 11. Lít – kilô

12. Bông 12. Muối – nước

13. Tem 13. Núi sông

14. Hồ sơ 14. Tự do – công

15. Quốc hội 15. Đầu kết

16. 49 – 121

SỐ HỌC NHẮC SỐ

Page 70: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Thời gianTrả

lời

Điểm

thôNhắc số xuôi Nhắc số ngược

1 45” 3.8.6 2.5

2 45” 6.1.2 6.3

3 45” 3.4.1.7 5.7.4

4 30” 6.1.5.8 2.5.9

5 30” 8.4.2.3.9 7.2.9.6

6 30” 5.2.1.8.6 8.4.9.3

7 30” 3.8.9.1.7.4 4.1.3.5.7

8 30” 7.9.6.4.8.3 9.7.8.5.2

9– 30” 5.1.7.4.3.2.8 1.6.5.2.9.8

10 30” 9.8.5.2.1.6.3 3.6.7.4.9.4

11– 30” 1.6.4.5.9.7.6.3 8.5.9.2.3.4.2

12– 30” 2.9.7.6.3.1.5.4 4.5.7.9.2.8.1

13– 30” 5.3.8.7.1.2.4.6.9 6.9.1.6.3.2.5.8

14 60” 4.2.6.9.1.7.8.3.5 3.1.7.9.5.4.8.2

15– 20”

16–

120”

BẢNG BỔ SUNG TRANH

Tranh Thời gian Trả lời Điểm thô

1. Cái lược 15”

Page 71: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

2. Cái bàn 15”

3. Cái nón 15”

4. Em bé 15”

5. Con chó 15”

6. Con mèo 15”

7. 9 cơ 15”

8. Cái kẻo 15”

9. Áo khoác 15”

10. Con cá 15”

11. Cái ô 15”

12. Cái cửa 15”

13. Bàn tay 15”

14. Đinh vít 15”

15. Nhiệt kế 15”

16. Con ong 20”

17. Gà trống 20”

18. Khuôn mặt 20”

19. Bò sữa 20”

20. Cây 20”

GHÉP TRANH

Chủ đề Thời gian Kết quả Điểm thô

1. Con chó 75”

2. Mẹ con 75”

Page 72: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

3. Rau hoả 60”

4. Cân 45”

Ví dụ: NÉM

Thời gian Kết quả Điểm thô

1. Chạy 45”

2. Vụ trộm 45”

3. Nông dân 45”

4. Chợ về 45”

5. Ngủ muộn 75”

6. Trồng cây 75”

7. Mưa 75”

XẾP KHỐI

Mẫu Thời gian Kết quả Điểm thô

A. 45”

B. 45”

C. 45”

1. 75”

2. 75”

3. 75”

4. 75”

5. 150”

Page 73: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

6. 150”

7. 150”

GHÉP HÌNH

Mẫu Thời gian Kết quả Điểm thô

1. Đứa bé 120”

2. Con ngựa 180”

3. Cái mặt 180”

4. Ôtô 180”

6. VỐN TỪ Điểm thô

1. Con chó

2. Áo mưa

3. Hàng xóm

4. Cơm

5. Vòng hoa

6. Cái hộp

7. Thanh kiếm

8. Cái ô

9. Người ốm

10. Con nòng nọc

1 1 Thành phố

12. Đồng xu

Page 74: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

13. Phút

14. Chạy

15. Bức ảnh

16. Cái cửa

17. Gió

18. Đầu gối

19. Tia chớp

20. Con lừa

21. Tên lửa

22. Bắt tay

23. Thông báo

24. Xiếc

25. Bộ não

26. Rạp xi – nê

27. Kính hiển vi

28. Cải cách

29. Ngụ ngôn

30. Khối lượng

31. Vô trùng

32. Uy tín

33. Độ ẩm

34. Tuỳ bút

35. Trừu tượng

36. Am–pe –kế

Page 75: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

37. Al– pha

38. Thần kinh

39. Kháng thể

40. Tháp ngà

TN 6. TRẮC NGHIỆM WAISI. DỤNG CỤ

1– 15 khối kohs.

2– 21 tranh vẽ người hoặc vật có thiếu một bộ phận.

3– 8 bộ tranh ghép theo chủ đề thuộc phần ghép tranh.

4– 10 mẫu ghép hình khối kohs.

5– Hình em bé, mặt nằm nghiêng, bàn tay, con voi.

6– Bản ký hiệu.

7– Mẫu phiếu ghi kết quả.

8– Bút.

II. CÁCH TIẾN HÀNH VÀ CHẤM ĐIỂM

1. Thông tin

Hướng dẫn: Bắt đầu với đề mục 5 với mọi đối tượng, nếu cả 2 mục 5

và 6 đều làm sai thì đưa ra đề mục 1 đến 4. Nếu đối tượng làm hỏng từ mục 2

đến 4 thì ngừng test, nhưng nếu đúng một trong số đó thì tiếp tục với mục 7.

Không được giải thích rõ hay nói lệch câu hỏi, ngừng test sau 5 thất bại

liên tiếp.

Điểm tối đa: 29

Hỏi Đáp

1. Các màu của lá cờ Việt Nam? Đỏ, vàng

Page 76: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

2. Quả bóng hình gì? Tròn

3. Có bao nhiêu tháng trong 1 năm? 12

4. Nhiệt kế là gì? Dụng cụ đo nhiệt

5. Cao su lấy từ đâu ra? Cây cao su, chất tổng hợp

6. Kể tên các vị Chủ tịch nước Việt Nam từ

1945?

Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng,

Trường Chinh, Võ Chí Công, Lê

Đức Anh.

7. Nguyễn Du là người rất nổi tiếng, ông ta

làm gì?

Nhà thơ.

8. Có bao nhiêu tuần lễ trong 1 năm? 52

9. Từ Hà Nội đi Maxkva theo hướng nào? Tây, Tây Bắc.

10 Nước Ấn Độ ở đâu? Châu Á, Nam Á.

11 Chiều cao trung bình của phụ nữ Việt

Nam?

1,5– 1,6 m.

12. Thủ đô nước Ý là gì? Rome

13. Tại sao quần áo màu sẫm mặc ấm hơn

màu sáng?

Màu sẫm hút nhiệt, màu sáng

toả nhiệt

14. Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ? 7/5/1954

15. Ai viết Hamlet? Shakespeare

16. Đền Ăngco là gì? Danh lam thắng cảnh

Campuchia

17. Từ Bankok về Hà Nội là bao nhiêu km? Khoảng 2000 km

18. Nước Ai Cập ở đâu? Châu Phi

19.Tại sao men làm cho bột nở ra? Men sản xuất dioxyt cacbon

sinh hơi và làm bột nở

20. Diện tích nước Việt Nam? 332.000 km2

Page 77: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

21. Quốc hội Việt Nam có bao nhiêu đại

biểu?

Khoảng 400 người

22. Chủ đề chính của học thuyết Darwin? Sự tiến hoá của sinh vật

23. Nước sôi ở nhiệt độ nào? 100oC, 212 F

24. Ai viết “Chiến tranh và hoà bình” Liev Tonstoi Tanatei

25. Các loại mạch máu trong cơ thể con

người?

Động mạch, tĩnh mạch, mao

mạch

26. Coran là gì? Kinh thánh đạo hồi

27. Ai viết “Tam quốc”? La Quán Trung

28. Dân tộc học là gì? Khoa học nghiên cứu các dân

tộc

29. Thuyết luân hồi là gì? Thuyết đạo phật, chết chuyển

sang kiếp khác

2. Hiểu biết

Bắt đầu với đề mục 3 với mọi đối tượng. Nếu một trong các đề mục 3,

4, 5 làm sai thì bắt đầu từ đề mục 1 và 2 rồi tiếp theo. Có thể nhắc lại câu hỏi

nhưng không sửa. Có thể bảo đối tượng giải thích. Nếu sau 10 – 15 giây

chưa trả lời thì lặp lại câu hỏi. Ngừng test nếu 4 câu hỏi liên tiếp bị sai. Mục 1

và 2 thì cho 2 hoặc 0, từ mục 3 đến 14 thì cho 2 điểm, 1 điểm hoặc 0 điểm.

Nếu bắt đầu từ mục 3 thì cho 4 điểm. Điểm tối đa là 28 điểm. Điểm 2, 1, 0 tuỳ

theo mức độ khái quát và chất lượng câu trả lời.

Câu hỏi Trả lời

1. Tại sao phải giặt

quần áo?

Để cho sạch: 2 điểm

Không nói đến ý sạch: 0 điểm

2. Tại sao xe lửa phải

có đầu máy?

Động lực chuyển động xe lửa: 2 điểm

Không nói ý trên: 0 điểm

Page 78: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

3. Bạn phải làm gì nếu

giữa đường nhặt được

phong bì dán kín có

dán tem và ghi địa chỉ?

Thừa nhận phải đưa đến bưu điện: 2 điểm

Chuyển cho công an trả người viết tự chuyển: 1

điểm

Không bao hàm ý phải làm gì, mở ra xem: 0 điểm

4. Tại sao không nên

kết bạn với người xấu?

Bị ảnh hưởng của người xấu làm cho trở nên xấu: 2

điểm

Bị mang tiếng, để giữ danh dự (nói đến kết quả xấu

nhưng không khái quát): 1 điểm

Không tốt: 0 điểm

5. Bạn phải làm gì trong

rạp hát, chiếu bóng nếu

bạn là người đầu tiên

phát hiện có đám cháy?

Báo cho nhà chức trách, cho nhân viên xếp chỗ

ngồi: 2 điểm

Kéo chuông báo động, cố dập tắt lửa: 1 điểm

Hành động làm náo động, bỏ chạy: 0 điểm

6. Tại sao ta phải đóng

thuế

Để ủng hộ Chính phủ duy trì sự quản lý của Nhà

nước: 2 điểm

Để trả tiền cho cảnh sát, đường xá, trường học: 1

điểm

7. Giải thích câu tục

ngữ: “Hãy uốn sắt khi

còn nóng”

Khái quát, trừu tượng: Khi có cơ hội tốt hãy khai

thác nó, hãy hành động khi thời cơ chín muồi: 2

điểm

Một thí dụ đặc biệt có liên quan nhưng không khái

quát: 1 điểm

8. Tại sao luật lao động

cho trẻ là cần thiết?

Nói được 2 trong các lý do sau: để bảo vệ sức khoẻ

trẻ em, để giáo dục, tránh bệnh tật trẻ em: 2 điểm

Nói được 1 ý trên: 1 điểm

Nói mơ hồ để bảo vệ nhưng không giải thích: 0

Page 79: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

điểm

9. Ban ngày bị lạc vào

rừng, bạn làm cách nào

để ra?

Dùng một hiện tượng tự nhiên để tìm đường ra:

hướng mặt trời, suối rêu: 2 điểm

Nói lên một cách may rủi để thoát (mặt trời, rêu,

nhưng không giải thích, lối đi, leo lên cây để tìm

mốc): 1 điểm

Nêu các hiện tượng vô nghĩa hoặc dựa vào dân, tìm

công an, lân la tìm con đường mà chính mình đi

vào, tìm người bảo vệ rừng: 0 điểm

10 Tại sao người bẩm

sinh ra điếc thường bị

câm?

Người ta phải nghe âm thanh, lời nói mới có thể nói

lại, lặp lại. Nghe người nói rồi mới bắt chước nói lại

được: 2 điểm

Nói và nghe có liên quan (nhưng không giải thích tại

sao): 1 điểm

Không thấy mối liên quan giữa nghe và học nói, tai

và họng liền nhau: 0 điểm

11 Tại sao đất ở thành

phố đắt hơn ở nông

thôn?

Nói lên nhu cầu nhiều, cung cấp có hạn: 2 điểm

Nói khó khăn của cung, không nói đến nhu cầu. Nói

thuận lợi của thành phố, nhà hát, điện nước, đi lại: 1

điểm

Không hiểu quy luật kinh tế. 0 điểm

12. Tại sao nam nữ khi

lấy nhau phải đăng ký

kết hôn?

Để hợp thức hoá hình thức kiểm soát xã hội: 2 điểm

Đề phòng lấy vợ lẽ: 1 điểm

13. Châm ngôn: “Thùng

rỗng tiếng to” có ý

nghĩa gì?

Người nông cạn, ít hiểu biết hay nói nhiều, không

sâu sắc: 2 điểm

Không hiểu nghĩa bóng hay nghĩa đen, thùng rỗng

Page 80: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

gõ vào kêu to: 1 điểm

14. Câu: “Một con chim

én không làm nên mùa

xuân” có ý nghĩa gì?

Khái quát, trừu tượng không thể dự đoán từ một

kinh nghiệm riêng, không thể khái quát từ một kinh

nghiệm riêng lẻ: 2 điểm

Lấy một thí dụ không tương đương với sự khái quát

(thí dụ: 1 phần không làm được toàn thể): 1 điểm

3. Toán học

Hướng dẫn: Không nói là phải làm toán tránh cho đối tượng có thái độ

âm tính, ảnh hưởng đến kết quả. Chỉ nói: nào ta hãy thử một chút. Bắt đầu từ

mục 3 cho mọi đối tượng, nếu mục 3, làm sai thì cho mục 1, 2; nếu hỏng cả 2

thì dừng test. Nếu mục 1 và 2 mà làm được thì tiến hành sang mục 5, có thể

nhắc lại câu hỏi. Từ mục 2 đến mục 14 có điểm cho thêm của các câu trả lời

nhanh. Tính thời gian sau khi đọc hết lần đầu tiên câu hỏi (các câu nhắc lại thì

không kể). Ngừng test nếu 4 lần sai liên tiếp Điểm tối đa là 18 điểm.

Nội dung Thời gian Trả lời

1. Dùng các khối lập phương, xếp 7 khối với

màu đỏ lên trên thành hai nhóm 3 và 4 khối,

rồi hỏi có bao nhiêu khối tất cả (xáo trộn tất

cả các khối trước khi tiến hành)?

15 giây 7

2. Bạn có 3 quyển vở, cho đi 1 còn lại bao

nhiêu?15 giây 2

3. 4 đồng với 5 đồng là bao nhiêu? 15 giây 9

4. Nếu mua một tem thư 600đ, đưa cho

người bán tem 1000đ, lấy lại bao nhiêu?15 giây 400đ

5. Một người bán thu của 6 khách hàng mỗi

người 2500đ, thu tất cả được bao nhiêu?30 giây 15.000đ

6. Trong 2m rưỡi có bao nhiêu centimet? 30 giây 250

Page 81: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

7. Với 3.600đ bạn mua được mấy quả táo,

nếu mỗi quả táo giá 600đ?30 giây 6

8. Phải mất bao nhiêu giờ để bạn đi được 24

km với tốc độ mỗi giờ 3 km?30 giây 8

9. Nếu một người mua 7 con tem, giá mỗi

con tem 200đ mà đưa cho người bán hàng tờ

5.000đ, thì người ấy lấy lại bao nhiêu?

30 giây 3.600đ

10. Một người có 1.800đ, tiêu hết 750 đồng,

còn lại bao nhiêu?30 giây 1.050đ

11. Giá tiền của 2 hộp là 3.100đ, giá tiền của

1 tá hộp là bao nhiêu?

30 giây

18.600đ (cho

thêm 1 điểm nếu

nói đúng trong

thời gian 1-10

giây)

12. Một người mua một cái bàn cũ với giá

tiền bằng 2/3 giá tiền bàn mới, hết 400đ, hỏi

bàn mới giá bao nhiêu? 60 giây

600đ

(cho thêm 1 điểm

nếu nói đúng

trong thời gian 1-

10 giây)

13. Một người thợ, tiền công 6.000đ phải rút

ra để nộp thuế 15%, vậy còn lại bao nhiêu?

60 giây

5.100đ

(cho thêm 1 điểm

nếu nói đúng

trong thời gian 1-

10 giây)

14. 8 người hoàn thành một công việc trong 6

ngày, cần bao nhiêu người để hoàn thành

xong công việc đó trong nửa ngày?

120 giây 96

(cho thêm 1 điểm

nếu nói đúng

trong thời gian 1-

Page 82: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

20 giây)

4. Tương tự

Hướng dẫn: Bắt đầu nói quả cam và quả chuối giống nhau ở chỗ nào.

Nếu trả lời đều là quả, đều là thức ăn thì nói “tốt” và chuyển sang mục 2, nếu

đối tượng nói sai, nói là không giống nhau thì cho 0 điểm và hướng dẫn:

chúng giống nhau ở chỗ đều là quả đều có vỏ, đều ăn được… rồi tiếp tục

sang mục 2.

Giờ hãy nói: áo khoác và áo ngoài giống nhau ở chỗ nào, và không

giúp gì thêm nữa, rồi tiếp tục đưa các đề mục ra theo cách này. Ngừng test

nếu sau 4 thất bại liên tiếp.

Cho điểm: 2, 1, 0. Điểm tối đa 26 điểm.

Tiêu chuẩn cho điểm: 2 điểm nói lên sự phân loại chung thích hợp cho

cặp khái niệm; 1 điểm nói lên tính chất đặc hiệu giống nhau cho cả 2 khái

niệm; 0 điểm nói lên tính chất riêng của từng khái niệm, khái quát không thích

hợp, hay nói đến sự khác biệt.

1Quả cam – quả

chuối

2 đ

1 đ

đều là quả.

thức ăn ăn được, chứa vitamin.

2 Áo khoác– áo dài

cả 2 đều là quần áo.

đều bằng vải.

áo khoác ấm hơn áo dài, áo khoác mặc

ngoài, áo dài có khuy.

3 Rìu – cưa

dụng cụ, phương tiện cắt.

đều do thợ mộc dùng, là đồ ngữ kim.

làm bằng kim khí, người ta sợ chúng.

4 Cáo – sư tử 2đ

động vật, động vật có vú.

có 4 chân, có da, có đuôi.

Page 83: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

0đ giống nhau sư tử gầm, cáo sủa, nguy hiểm.

5 Bắc – Tây

đều là phương hướng, đều là 2 điểm của la

bàn.

cả 2 nói lên bạn có thể đi đâu (vị trí trên bản

đồ)

không nói được sự giống nhau.

6 Mắt – tai

là cơ quan giác quan, cơ quan nhận kích

thích.

là cơ quan, là những bộ phận của cơ thể,

bạn biết được nhờ chúng.

7 Không khí – nước

cần thiết cho sự sống, cho hoạt động của

cơ thể, không thể sống khi thiếu chúng.

đều là những chất có oxy giúp chúng ta

sống, là phương tiện giao thông, bạn cần

cả 2, đều là chất lỏng.

khắp nơi trên trái đất, sản phẩm của thiên

nhiên, không khí chứa nước.

8 Bàn – ghế tựa

đều là đồ đạc trong nhà, đồ gỗ.

đồ vật nội trợ, tìm thấy trong nhà bếp, quán

ăn.

bàn ghế ngồi khi ăn, ghế tựa để ngồi lên, có

4 chân.

9 Quả trứng – hạt

giống

khởi đầu cuộc sống, các chất thuộc phôi,

mầm sự sống.

các vật đều xuất phát từ đó sinh ra, phương

tiện sinh sản, đều có vỏ.

đều lớn lên, thức ăn ăn được

Page 84: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

10 Bài thơ – bức tượng

công trình nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật,

sự thể hiện tình cảm bằng nghệ thuật.

do người sáng tạo, tượng trưng, để ghi

nhớ, để bán, vật vô tri vô giác, người ta

thích chúng

11 Gỗ – rượu:

chất hữu cơ, đều chứa hydro và cacbon.

chảy, dùng như chất đốt.

sản phẩm của cây có ích.

12 Thưởng – phạt:

phương tiện tác động lên hành vi đạo đức,

phương pháp gây động cơ phương tiện tạo

kỷ luật

để rèn luyện con người, thể hiện thái độ.

làm tội cho một người.

13 Con ruồi – cái cây:

đều là sinh vật, có đời sông.

thở, lớn lên, cần thức ăn, do tạo hoá sinh

ra, cần mặt trời để sống.

ruồi có cánh, cây có lá, ruồi bé, cây to có

ích cho con người.

5. Nhớ dãy số

– Nhớ xuôi nhớ ngược làm riêng, nhắc lại các con số với tốc độ 1 giây/

1 số, không theo nhóm, hạ giọng ở cuối hàng.

Số của dãy chỉ số lượng các con số trong dãy.

Nhớ xuôi:

Hướng dẫn: hai bộ (bộ 1 và bộ 2)

Page 85: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Ở từng dãy, bắt đầu bằng bộ 1, nếu sai thì sang bộ 2, nếu tốt thì sang

dãy tiếp theo. Ngừng test nếu cả 2 bộ 1 và 2 đều bị sai.

Cho điểm: điểm đạt được là số lượng các con số ở dãy dài nhất được

nhớ đúng ở 2 bộ 1 và 2, điểm tối đa là 9.

Nhớ ngược:

Hướng dẫn: Tôi sắp đọc một số chữ số, nhưng lần này khi tôi ngừng

đọc, bạn hãy đọc ngược lại. Nếu đối tượng không trả lời đúng thì hãy nhắc

lại: bạn hãy nhớ phải nói ngược. Nếu đối tượng nói đúng hãy tiếp tục, ngừng

test nếu đối tượng nhắc sai 2 bộ của cùng một dãy.

Cho điểm: điểm cho là số lượng các con số ở dãy dài nhất được nhắc

ngược đúng ở bộ 1 hoặc bộ 2, điểm tối đa là 8.

5– Dãy số xuôi đ' Dãy số ngược đ'

5–8–2 3 2–4 2

6–9–4 3 5–8 2

6–4–3–9 4 8–2–9 3

7–2–8–6 4 4–1–5 3

4–2–7–3–1 5 3–2–7–9 4

7–5–8–3–6 5 4–9–6–8 4

6–1–9–4–7–3 6 15–2–8–6 5

3–9–2–4–8–7 6 6–1–8–4–3 5

5–9–1–7–4–2–8 7 5–3–9–4–1–8 6

4–1–7–9–3–8–6 7 7–2–4–8–5–6 6

5–8–1–9–2–6–4–7 8 8–1–2–9–3–6–5 7

3–8–2–9–5–1–7–4 8 4–7–3–9–1–2–8 7

2–7–5–8–6–2–5–8–1 9 9–4–3–7–6–2–5–8 8

7–1–3–9–4–2–5–6–8 9 7–2–8–1–9–6–5–3 8

Page 86: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Cộng

6. Vốn từ

Nguyên lý cho điểm: Mọi nghĩa của từ đều chấp nhận được, không kể

đến lời văn chau chuốt. Tuy nhiên, nội dung nghèo nàn được đánh giá thấp,

sự hiểu biết mơ hồ không được đánh giá cao. Trả lời từ 1 đến 3 cho 2 hoặc 0

điểm; các từ khác cho 2, 1, 0 điểm.

2đ: Trả lời nói lên: đồng nghĩa tốt

công dụng chính

một hay nhiều nét chủ yếu hay quyết định

sự phân loại chung.

nhiều nét đúng không quyết định nhưng gặp lại

chứng tỏ hiểu được từ.

đối với động từ thì lấy ví dụ có tác động hoặc quan

hệ nhân quả.

1đ: Câu trả lời: không sai nhưng nội dung nghèo nàn.

– một đồng nghĩa mơ hồ và không chính xác.

– công dụng phụ không kỹ lưỡng, tinh vi.

– nêu những nét đúng nhưng không quyết định, không

phân biệt.

– nêu thí dụ sử dụng từ nhưng không chau chuốt.

định nghĩa đúng nhưng không thật hoàn chỉnh (danh

từ thay cho động từ).

0đ: Câu trả lời: – rõ ràng là sai.

dông dài, khi hỏi lại chứng tỏ không hiểu.

Page 87: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– câu trả lời nội dung nghèo nàn, rất mơ hồ ngay sau

khi đã hỏi lại.

Vốn từ: Theo:”Từ điển tiếng Việt” (Nhà XBKHKT 1967)

1. Giường:

Đồ bằng gỗ, tre (sắt) dùng để nằm, ngồi.

2. Con tàu:

– Thuyền to chạy bằng máy: tên chung chỉ các phương tiện vận tải

chạy bằng máy: tàu hoả, tàu điện…

3. Đồng, nói được 2 trong các nghĩa sau đây:

– Kim loại màu đỏ đã giát mỏng và kéo thành sợi, dẫn điện và dẫn nhiệt

tốt;

– Một phần mười của lạng ta (3,75g);

– Khoảng đất rộng không có nhà cửa, dùng để cày cấy, trồng trọt;

Người mà thần kinh hoặc hồn người chết nhập vào và nói chuyện về

quá khứ, tương lai…(theo mê tín);

– Từ đặt trước tên đơn vị tiền tệ, tiền nói chung, đơn vị tiền Việt Nam;

– Giống nhau (đồng màu), cùng với nhau (đồng lòng).

4. Mùa đông:

Mùa giá rét nhất trong năm, vào khoảng cuối năm này sang đầu năm

khác.

5. Sửa chữa:

– Sửa cho hết hỏng, làm cho tốt lại và dùng lại được.

6. Điểm tâm:

– Ăn lót dạ buổi sáng.

7. Vải:

Đồ dệt bằng sợi bông, thường dùng để may quần áo.

Page 88: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Loại cây to thuộc họ bồ hòn, quả có vỏ mỏng màu đỏ nâu, mặt ngoài

sần xúi, củi có màu trắng, nhiều nước, ăn được.

8. Lát cắt:

Miếng mỏng do dao cắt ra.

9. Ghép lại:

Ráp mảnh nọ với giản kia, vật nọ với vật kia để cho liền mảnh nhau.

– Xếp cho thành đôi, thành bộ: ghép lại cho đủ bộ.

10. Giấu giếm:

Cất kín, giữ kín.

11. Vĩ đại: Lớn lao.

12. Thúc giục:

– Nhắc nhở luôn để làm nhanh một việc gì đó.

13. Câu:

Tập hợp nhiều từ diễn chọn một ý.

– Ngựa con (tuyết in sắc ngựa câu tròn) (K)

– Bắt cá bằng mồi mắc vào lưỡi câu thả xuống nước, nhử người bằng

danh lợi.

– Bắn rón, bắn vòng vào (câu đại bác)

14. Điều chỉnh:

Sửa đổi, sắp xếp lại cho đúng: sửa đổi chính sách.

15. Bắt đầu:

Làm phần thứ nhất của một việc.

– Thời điểm, vị trí xuất phát: cuộc hẹn bắt đầu từ 8 giờ, quốc lộ 4 bắt

đầu từ Móng Cái.

16. Cân nhắc:

Page 89: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– So sánh cẩn thận để phân biệt hơn kém: so sánh lợi hại.

17. Hang:

Chỗ sâu đào dưới mặt đất, có tự nhiên trong núi.

18. Chỉ định:

– Cấp trên hoặc tập thể cử ra một hay nhiều người làm một việc nhất

định.

– Nói rõ ý nghĩa của một trong các từ.

19. Nội trợ:

– Người phụ nữ chuyên làm việc trong gia đình, công việc trong nhà.

20. Tiêu thụ:

Sử dụng sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ điện.

Hàng hoá bán đi được: vải nội tiêu thụ nhanh.

21. Kết thúc:

– Đến đoạn chót, đến chỗ chấm dứt.

22. Che lấp:

– Làm cho kín, khuất, không trông thấy, không thông đường, bưng bít

không cho người khác thấy, che lấp khuyết điểm, tội lỗi.

23. Hối hận:

– Đau sót vì đã làm nhiều điều tội lỗi và muốn sửa đổi, sửa chữa.

24. Miếu thờ:

– Nơi thờ thần.

25. Miễn cưỡng:

– Gượng gạo làm cái gì mà mình không thích.

26. Thiên tai:

– Tai hoạ do thiên nhiên gây ra: hạn hán, lụt.

Page 90: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

27. Ngoan cường:

– Bền bỉ và kiên quyết.

28. Vô song:

Chỉ có một không có hai.

29. Yên lặng:

Im lặng, không động đậy, không có tiếng động.

30. Toà nhà:

– Nhà cửa lớn.

31. Thương cảm:

Đau xót vì cảm động.

32. Hữu hình:

Có hình thể rõ ràng.

33. Chu vi:

– Độ dài của đường bao quanh một hình.

34. Táo bạo:

Hành động một cách liều lĩnh.

35. Điềm gở:

– Dấu hiệu báo trước điều dữ, không lành, rủi ro.

36. Đả kích:

– Biểu thị những ý kiến, bài viết hoặc tranh vẽ với thái độ chỉ chích gay

gắt, khuyếch đại những điểm coi là xấu (báo chí, tranh đả kích)

37. Cản trở: Ngăn lại làm cho khó tiến hành.

38. Dị ứng:

– Trạng thái cảm ứng đặc biệt với một số tác nhân gây bệnh.

Page 91: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

39. Xiên: Thọc sâu bằng một mũi nhọn, xuyên qua xiên thịt nướng chả,

nghiêng chếch.

40. Nhại: Bắt chước giọng nói, thể văn của người khác có ý trêu trọc,

diễu cợt

7. Ghi ký hiệu

Thời gian làm 90 giây.

Điểm: 1 điểm, điểm tối đa: 90.

Dưới mỗi con số đều có một ký hiệu, bạn hãy nhìn kỹ để nhớ ký hiệu

của mỗi con số. Ở phía dưới có những hàng chữ số, dưới mỗi số có ô để

trống, chưa ghi ký hiệu, bạn hãy nhìn phía trên để đối chiếu ghi cho đúng ký

hiệu của mỗi con số có ô để trống bên dưới. Ghi lần lượt hết ô này sang ô

khác, hết dòng này sang dòng khác, ghi đúng và nhanh không cần dò đi dò lại

cho đến khi tôi bảo dừng lại mới thôi.

Để cho đối tượng ghi 6 ô không tính giờ để nắm được phương pháp, từ

ô thứ 7 bắt đầu tính giờ cho đến hết 90 giây thì ngừng test, đếm số ô ghi đúng

vào mục cộng ở phía trên:

7- Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Cộng - ] 0 ^ X =

2 1 3 7 2 4 8 2 1 3 2 1 4 2 3 5 2 3 1 4 5 6 3 1 4

1 5 4 2 7 6 3 5 7 2 8 5 4 6 3 7 2 8 1 9 5 8 4 7 3

6 2 5 1 9 2 8 3 7 4 6 5 9 4 8 3 7 2 6 1 5 4 6 3 7

9 2 8 1 7 9 4 6 8 5 9 7 1 8 5 2 9 4 8 6 3 7 9 8 6

Page 92: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

8. Nét thiếu

Hướng dẫn: Tôi sẽ đưa bạn xem một số hình vẽ trong đó vẽ thiếu một

bộ phận, bạn hãy nhìn kỹ và nói cái gì còn thiếu trong hình vẽ.

Có thể hướng dẫn hình l: cánh cửa thiếu tay cầm hoặc lỗ khoá để cho

chìa khoá vào; có thể hướng dẫn sang hình 2: con lợn thấu đuôi, rồi không

giúp đỡ gì thêm nữa để đối tượng tự làm.

Thời gian: 20 giây cho mỗi hình, mỗi hình 1 điểm, điểm tối đa 21 điểm.

Hình Bộ phận thiếu

1. Cánh cửa Tay cầm, lỗ khoá

2. Con lợn Đuôi

3. Con gái Mũi

4. Xe bò Càng xe

5. Con bài Một hình rô

6. Bình tưới cây Nước chảy

7. Người đeo kính Cầu nối 2 mắt kính

8. Violon Khoá lên dây

9. Xuồng Cọc chèo

10. Nhiệt kế Bầu rượu để ở dưới

11. Cờ Việt Nam Một cánh sao

12. Người và chó Vết chân chó

13. Bản đồ Việt Nam Mũi Cà Mau

14. Tàu thuỷ Ống khói

15. Con cua Hai càng

Page 93: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

16. Cô gái soi gương Hình cánh tay giơ lên

17. Em bé Ngón tay

18. Con ngựa Bàn đạp

19. Người đàn ông Lông mày

20. Cái ô Giọng

21. Mặt trời, nhà, cây Bóng cây

Có thể đối tượng nói không chính xác từ nhưng chỉ đúng nét thiếu là

được.

9. Xếp khối

Hướng dẫn: Tất cả các đối tượng đều bắt đầu từ mẫu 1:

Giới thiệu khối có 2 màu đỏ và trắng, nói: bạn hãy xếp cho giống mẫu

này; nếu đối tượng làm đúng thì sang mẫu 2; nếu đối tượng làm sai thì lấy 4

khối trước làm lại để chứng minh rồi bảo đối tượng làm lại (chú ý bảo đối

tượng nhìn từ trên xuống mà xếp cho đúng với hình đưa ra); nếu đối tượng

làm đúng thì chuyển sang mẫu 3; đến mẫu 7 thì đưa thêm 5 khối nữa là chín

khối; mẫu 10 không cho phép quay hình đưa ra.

Cho điểm: Mẫu 1, 2 nếu làm đúng ngay từ đầu thì cho 4 điểm (60 giây);

từ mẫu 7 đến mẫu 10 cho 4 điểm (120 giây), cho thêm điểm theo hướng dẫn

ghi ở bảng dưới: Điểm tối đa 48.

Cho điểm các mẫu từ 7 đến 10

Mẫu 4 điểm 5 điểm 6 điểm

7 41 – 120 giây 31 – 40 giây 1 – 30 giây

8 71 – 120 giây 46 – 70 giây 1 45 giây

9 81 – 120 giây 61 – 80 giây 1 – 60 giây

10 81 – 120 giây 61 – 80 giây 1 – 60 giây

Page 94: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

10. Ghép tranh

Hướng dẫn:

Với mọi đối tượng đưa 3 tranh của mục 1 và nói: Đây là bức tranh nói

lên câu chuyện chim làm tổ, nuôi con, nhưng các bức tranh lộn xộn, bạn hãy

xếp đúng thứ tự câu chuyện từ trái sang phải. Nếu đối tượng xếp đúng thứ tự

câu chuyện thì cho 4 điểm rồi sang mục 2. Nếu đối tượng xếp sai thì sửa

chữa lại và giải thích: đầu tiên tranh l: chim đang làm tổ, tiếp theo tranh 2:

chim đã đẻ trứng; cuối cùng là chim mẹ đang mớm mồi cho chim con. Xếp

song rồi lại trộn lẫn các bức tranh đó, rồi bảo đối tượng xếp lại cho đúng thứ

tự. Nếu đối tượng xếp đúng trong vòng 60 giây thì cho 2 điểm, nếu xếp sai thì

cho 0 điểm, rồi chuyển sang mục 2. Đưa ra bộ 2 rồi nói: Nào, hãy thử bộ này

và xếp đúng thứ tự. Nếu đối tượng xếp đúng theo thời gian quy định 60 giây

thì cho 4 điểm rồi qua mục tiếp sau. Nếu đối tượng xếp sai thì nhà nghiên cứu

vừa xếp vừa nói: các bức tranh này nói về chuyện xây nhà: tranh đầu tiên: bắt

đầu xây nhà; tranh thứ hai: đang lợp mái; tranh cuối cùng: đang quét vôi. Xáo

trộn các bức tranh và nói: Bạn hãy xếp lại cho đúng thứ tự. Nếu đối tượng

xếp đúng thì cho 2 điểm và sang mục tiếp theo, không phải giải thích gì thêm

nữa. Nếu thất bại ở cả 2 bộ 1 và 2 thì ngừng test.

Cho điểm:

Bộ 1 và 2 cho 4 điểm nếu làm đúng lần một, cho 2 điểm nếu làm đúng

lần thứ hai. Từ bộ 3 đến 8 cho 4 điểm nếu làm đúng và cho thêm điểm nếu

làm nhanh.

Bảng cho điểm:

Bộ Thời gian

2đ 4đ 5đ 6đ

1. Làm tổ: lần 1

lần 2

60 giây

1– 60

1– 60

2. Làm nhà: lần 1 60 giây 1– 60

Page 95: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

lần 2 1 – 60

3. Cướp đường 60 giây 1 – 60

4. Nhập ngũ 60 giây 1 – 60

5. Tán tỉnh 60 giây 1 – 60

6. Nữ công nhân 60 giây Cách

khác

1 – 60

7. Câu cá 120 giây 41 –

120

26 – 40 1 – 25

8. Đi taxi 120 giây 26 –

120

16 – 25 1 – 15

11. Chắp hình

Hướng dẫn: Đưa ra thứ tự các hình: em bé, mặt nằm nghiêng, bàn tay,

con voi.

Thứ tự các mẫu đưa ra theo bảng, không để đối tượng nhìn thấy các

mẫu. Khi đưa ra mục 1 nói: Đây là một hình bị cắt rời ra, phải xếp lại để thành

một hình hoàn chỉnh, hãy xếp càng nhanh càng tốt. Các mục tiếp theo cũng

như vậy. Thời gian: em bé và mặt hình nghiêng: 120 giây, bàn tay và con voi:

180 giây.

Cho điểm: 1 điểm cho một mảnh hình xếp đúng. Điểm xếp đúng cho

các hình trong thời gian quy định (không kể điểm cho thêm).

Em bé: 5 điểm

Mặt nghiêng: 9 điểm

Bàn tay: 7 điểm

Con voi: 8 điểm

III. CÁCH TÍNH CHỈ SỐ IQ

Page 96: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

D. Wechsler biểu thị IQ bằng các đơn vị của độ lệch chuẩn, điều đó có

nghĩa là: kết quả trắc nghiệm của một người nào đó nằm trong mối quan hệ

đối với sự phân phối trung bình các kết quả đối với tuổi đó. Như vậy, trong

trắc nghiệm VAIS ta tính điểm số chuẩn, tức là phải tính số trung bình cộng và

độ lệch của phân bố điểm số, rồi suy ra điểm số tiêu chuẩn tương ứng. Điểm

số tiêu chuẩn sẽ biểu thị IQ.

D. Wechsler đã chọn một nhóm chuẩn gồm 1000 người tiêu biểu cho

mọi thành phần và lập các phân bố điểm số theo trắc nghiệm của ông.

Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1. Trung bình cộng và độ lệch chuẩn của các điểm số về phần lời,

việc, tổng cộng các hạng tuổi trong nhóm chuẩn WAIS

Hạng tuổi

Số người

Phần lồi Phần việc Tổng cộng

M SD M SD M SD

16 – 17 200 51,59 13,85 48,78 11,25 103,37 23,61

18 – 19 200 57,31 14,88 49,43 11,83 106,74 25,16

20 – 24 200 59,47 15,21 50,64 11,97 110,10 25,69

25 – 34 300 60,82 14,60 49,54 11,75 110,35 24,81

35 – 41 300 60,24 14,85 46,06 11,33 106,30 24,77

45 – 54 200 58,03 16,23 41,05 11,27 99,07 26,19

55 64 200 55,79 16,37 37,11 10,75 92,90 25,77

Khi có điểm tổng cộng, ông mới tính điểm số trung bình cộng (M) và độ

lệch chuẩn (SD) cho mỗi hạng tuổi.

Wechsler ấn định rằng, số trung bình của các điểm số sẽ đều tương

đương với trị số IQ = 100, ông cũng ấn định một đơn vị độ lệch chuẩn (l SD)

trong điểm số bằng 15 điểm IQ. Như vậy tức là: điểm số điển hình (trung bình

cộng có một trị số IQ điển hình C = 100). Mỗi sai biệt bằng 1 SD trong điểm số

là 15 điểm IQ. Vậy là, một người có điểm số thấp hơn trung bình là 1 SD thì

Page 97: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

sẽ có trị số IQ là 85; một người có điểm số cao hơn trung bình ISD thì sẽ có

trị số IQ là 115.

Thí dụ: điểm số trung bình của hạng tuổi 18 – 19 là 106,74 và độ lệch

chuẩn là 25,16 (xem bảng l). Nếu bạn 19 tuổi và thu được một số điểm

khoảng 107 trong trắc nghiệm WAIS, IQ của bạn sẽ là 100. Nếu điểm của bạn

là 132, IQ của bạn là 115.

Như vậy cứ mỗi điểm nguyên liệu sẽ có một trị số IQ tương đương. Sự

phân bố của các trị số IQ trực tiếp liên hệ với đường cong lý tưởng. Căn cứ

vào đường cong ấy ta có thể biết ngay được tỷ lệ phần trăm người có IQ cao

hơn, hoặc thấp hơn, hoặc ở khoảng giữa bất kỳ trị số IQ nào.

TN 7. TRẮC NGHIỆM HìNH PHỨC HỢP REYI. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sao chép một hình vẽ và vẽ lại bằng trí nhớ kích thích được hoạt động

trí tuệ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó mà nhà tâm lý học André Rey

đã xây dựng một trắc nghiệm trí tuệ thông qua hoạt động sao chép và vẽ lại

bằng trí nhớ một hình học phức hợp. Tác giả sử dụng hình học để tránh ảnh

hưởng của năng khiếu vẽ (nếu đối tượng có) trên kết quả của trắc nghiệm, vì

mục tiêu của trắc nghiệm là đo lường trí tuệ.

Điểm đặc biệt của trắc nghiệm trí tuệ này là có thể áp dụng trên trẻ em

câm điếc.

Mẫu hình kích thích hoạt động trí tuệ có những thuộc tính sau đây:

1– Không có ý nghĩa gì rõ rệt.

2– Dễ vẽ.

3– Cấu trúc chung ít nhiều phức tạp để kích thích hoạt động phân tích

và tổng hợp của tri giác đối tượng trắc nghiệm.

Chép lại hình vẽ thể hiện phần nào hoạt động tri giác của đối tượng. Vẽ

lại bằng trí nhớ có thể cho ta thấy được những đặc điểm của trí nhớ thị giác

Page 98: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

của đối tượng. Do đó ta có thể sắp xếp đối tượng vào một loại tri giác nhất

định nào.

Do yêu cầu của một số trường hợp giám định tâm lý mà trắc nghiệm

được xây dựng. Nếu một đối tượng có nghi vấn khuyết kém trí nhớ thì không

phải chỉ nhận xét những khó khăn của đối tượng để sao lại mẫu bằng trí nhớ

là đủ, mà còn phải chắc chắn rằng đối tượng đã tri giác một cách bình thường

những gì phải ghi và giữ lại. Và chỉ khi phải nhớ lại thì mới có khó khăn.

Trong thực tiễn các chuẩn đoán tâm lý và tâm thần, sự thiếu khả năng

phân tích và tổng hợp các chi tiết trong mẫu của đối tượng thường được quy

là sự khuyết kém của trí nhớ. Giống như ta đề nghị đối tượng nghiên cứu các

hình vẽ, hoặc lắng nghe một loạt từ (các kích thích) mà ta có sẵn ý định rằng

các kích thích ấy rất sáng tỏ và rõ ràng đối với đối tượng cũng như đối với ta

(quan sát viên hoặc trắc nghiệm viên) và sau đó, nếu sự vẽ lại bằng trí nhớ

của đối tượng có trình độ thấp thì ta dễ dàng cho đó là sự khuyết kém của trí

nhớ. Nguyên nhân thật sự ở đây chính là do khả năng phân tích và tổng hợp

của tri giác của đối tượng khuyết kém chứ không phải trí nhớ kém.

Khả năng phân tích và tổng hợp tri giác khuyết kém có thể vì thiếu kiến

thức và phương pháp. Thiếu kiến thức và phương pháp có thể vì hai lý do:

Một là, thiếu trình độ học vấn; hai là, trí tuệ khuyết kém. Cho nên khi ta chắc

chắn rằng đối tượng bình thường về mặt học vấn, nghề nghiệp, văn hoá và

xã hội, thì sự khuyết kém hiện tại trong khả năng phân tích và tổng hợp của tri

giác là một sự thoái triển tâm lý hay tâm thần. Trường hợp mà khả năng phân

tích và tổng hợp của tri giác còn bình thường mà hình vẽ bằng trí nhớ khuyết

kém thì nguyên nhân chính mới thật là trí nhớ.

Những nhận xét trên đây cho ta thấy được tác dụng của trắc nghiệm

hình phức hợp REY. Nhưng nên xác định rằng, tri giác được nghiên cứu

trong trắc nghiệm REY là tri giác thị giác chủ đạo trong quá trình sao chép

một mẫu và tri giác được nghiên cứu này tập trung vào tri giác thị giác mà

thôi.

Trắc nghiệm hình phức hợp REY có hai hình thức:

Page 99: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1– Hình thức A dành cho trẻ 4 tuổi đến người lớn.

2– Hình thức B dành cho trẻ em từ 4 đến 8 tuổi hoặc cho người lớn tâm

thần nặng.

II. DỤNG CỤ

Hình A vẽ trên bìa cứng.

– Vài tờ giấy trắng không gạch cỡ 21cm x 14cm.

– 6 bút chì màu.

– 1 đồng hồ bấm giây.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

A. CÁCH HƯỚNG DẪN VẼ HÌNH A

1. Cách hướng dẫn hình sao chép

– Trao cho đối tượng một tờ giấy trắng và một cây bút chì màu.

Để trước mặt đối tượng hình A theo chiều ngang, nghĩa là hình thoi

nhỏ sau cùng ở phía bên phải, góc nhọn hướng vào phía dưới.

– Nói: “Đây là một hình vẽ, em hãy chép nó lại trên tờ giấy này. Em chú

ý chép đúng theo kích thước và đừng quên gì cả (đối vơi trẻ nhỏ thì nói: “Em

chú ý vẽ lại to bằng hình này, và đừng quên gì cả”). Em không cần phải vội

vàng. Em hãy bắt đầu với cây bút này”.

– Khi đối tượng bắt đầu nhìn để vẽ thì bấm đồng hồ bấm giây.

– Một lúc sau, trao cho đối tượng cây bút chì màu khác để đối tượng

tiếp tục vẽ.

– Thay đổi bút chì màu để có thể theo dõi cách thức tiến hành vẽ của

đối tượng. Nếu đối tượng bắt đầu hình chữ nhật to và tiếp tục với các làn

chéo thì có thể cho đối tượng sử dụng một cây bút chì màu. Đổi bút chì màu

khi đối tượng vẽ các hình trong và ngoài vườn trên vừa mới vẽ. Nếu đối

tượng bắt đầu bằng một chi tiết, thì đổi bút chì màu khi đối tượng vẽ qua chi

tiết khác. Nếu đối tượng bắt đầu bằng vòng ngoài của hình vẽ, thì đổi bút chì

Page 100: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

màu khi đối tượng đã vẽ xong vòng ngoài đó. Mục đích của sự thay đổi chì

màu là để cho ta có thể biết được các giai đoạn trong quá trình sao chép hình

vẽ của đối tượng. Vì nó biểu hiện trình độ phát triển trí tuệ của đối tượng.

– Trẻ em bình thường: Chú ý ngay đối sườn trung tâm, nghĩa là hình

chữ nhật to với các làn chéo và làn phân giác (gissectrice). Chung quanh

sườn ấy trẻ sẽ vẽ các chi tiết trong và chi tiết ngoài. Thứ tự các chi tiết ấy

không hệ trọng gì mấy.

Trẻ em kém trí tuệ hoặc còn bé: Bắt đầu một chi tiết, kế đó một chi tiết

khác, từng phần một. Cách vẽ này tuy nhiên không hiệu quả, vì không thể vẽ

đúng kích thước và tỷ lệ được cho nên càng tiếp tục thì các chi tiết càng bị

bóp méo.

Khi đối tượng bảo rằng đã xong thì cất hình A vào. Ngừng 3 phút trước

khi tiến hành hình vẽ bằng trí nhớ.

2. Cách hướng dẫn hình vẽ bằng trí nhớ

– Trao cho đối tượng một tờ giấy trắng khác và nói: “Bây giờ em hãy vẽ

lại hình em đã vẽ hồi nãy”.

– Cách thức thay đổi bút chì màu giống như hình chép.

– Sao chép hình hay vẽ lại hình bằng trí nhớ đều không có thời gian

hạn định. Nhưng nên ghi thời gian vẽ của đối tượng. Sau cùng nếu hình vẽ

sao chép đối tượng lộn xộn không có một tổ chức nào, thì có thể hỏi đối

tượng xem có cách nào để sao chép lại tốt không: “Nên bắt đầu bằng cách

nào đấy để có thể vẽ các chi tiết đúng chỗ của nó”.

3. Chấm điểm và định chuẩn

3.1. Chấm điểm và định chuẩn hình sao chép

3.1.1. Phân loại cách tiến hành sao chép

Trắc nghiệm hình vẽ phức hợp REY được nhà tâm lý học P.A.

Osterrieth nghiên cứu và định chuẩn. Ông sắp xếp 7 cách tiến hành hình sao

Page 101: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

chép, từ trình độ cao đến trình độ thấp, thành 7 loại có điểm số La mã từ I đến

VII:

I- Xây dưng sườn: Đối tượng bắt đầu vẽ hình chữ nhật chính giữa làm

cho nó thành một cái sườn, từ đó đối tượng vẽ các hình khác, toàn bộ hình vẽ

được tiến hành trên cơ sở hình chữ nhật to chính giữa.

II– Các chi tiết nằm trong hình sườn: Đối tượng vẽ một chi tiết giáp liền

với sườn, ví dụ như chữ thập ở phía trên, bên trái, hoặc vẽ hình chữ nhật to

rồi vẽ kế tiếp hình vuông phía dưới mé trái. Kế đó tiếp tục vẽ xong hình chữ

nhật lớn dùng nó làm sườn như ở I. Có thể xếp vào loại II này một cách vẽ

khác (có thể gặp nhưng rất hiếm) là đối tượng bắt đầu vẽ 2 làn chéo của hình

chữ nhật trước khi vẽ hình chữ nhật và dùng hình chữ nhật làm sườn.

III– Vòng bao quanh chung cả lành: Đối tượng bắt đầu vẽ toàn bộ vòng

bao quanh hình vẽ, không quan tâm đến hình chữ nhật to chính giữa. Nó

giống như một loại bao bì mà trong đó đối tượng sẽ vẽ các chi tiết khác.

IV– Các chi tiết được vẽ kế tiếp nhau: Các chi tiết được đối tượng vẽ kế

tiếp nhau từ gần đến xa. Không có chi tiết nào trọng tâm chủ đạo sự liên hệ

với các chi tiết khác. Toàn bộ hình được vẽ có thể tạm nhận ra được. Hoặc

hình vẽ chung đôi khi cũng thành công.

V Các chi tiết vẽ trên đường mập mờ, không rõ rệt: Đối tượng vẽ một

cách không có cấu trúc. Khó nhìn ra hình mẫu. Có thể nhận ra một vài chi tiết,

nhưng nói đúng hơn, khó nhận ra ý định của đối tượng.

VI– Vẽ theo một hình tượng quen thuộc: “ Đối tượng thu hình vẽ lại

thành một hình tượng quen thuộc, đôi khi có chút ít dáng dấp hình mẫu

chung, hoặc một vài chi tiết của hình mẫu. Đối tượng có thể vẽ thành cái nhà,

chiếc tàu, con cá, hình người,…

VII Vẽ ngoằn ngoèo: Đối tượng chỉ vẽ ngoằn ngoèo. Không thể nhận

ra được một chi tiết nào của hình mẫu, hoặc dáng dấp của hình mẫu.

Bảng 2. Tỷ lệ % các kiểu sao chép theo lứa tuổi (thống kê của Pháp)

Page 102: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

TuổiKiểu sao chép

I II I + II III IV V VI VII

4 tuổi 10 - 10 10 20 50 10 -

5 - 5 - 5 30 50 10 5 -

6 - 4 9 13 31 50 4 - -

7 - 5 10 15 15 65 5 - -

8 - 10 10 20 10 70 - - -

9 - 5 20 25 20 55 - - -

10 - - 20 20 35 45 - - -

11 - 20 30 50 5 45 - - -

12 - - 42 42 4 52 - - -

13 - 30 25 55 10 35 - - -

14 - 22 36 58 - 40 - - -

15 - 25 30 55 15 30 - - -

Người

lớn

55 26 81 1 15 - - -

Bản thống kê được tiến hành trên nhóm mẫu gồm 295 đối tượng, mỗi

lứa tuổi là 20 người. Lứa 4 tuổi gồm trẻ em từ 4 tuổi đến 4 tuổi 11 tháng. Lứa

5 tuổi gồm trẻ em từ 5 tuổi đến 5 tuổi 11 tháng.

Các số liệu trên cho ta thấy sự phát triển theo lứa tuổi: từ kiểu V, đặc

biệt của lứa 4 tuổi đến kiểu I, đặc biệt của người lớn, trải qua giai đoạn trung

gian thật dài của kiểu IV. Từ những dữ liệu này P.A.Osterrieth sắp xếp những

loại sao chép bắt đầu từ những phản ứng thấp nhất đến những phản ứng

phát triển nhất.

1– Kiểu VI: Vẽ hình theo một hình tượng mà mình quen thuộc, thường

gặp ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi, nhưng phải nói rất hiếm và bình thường đến 6 tuổi

Page 103: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

thì hết. Trong trường hợp này thì phần đông trẻ bắt đầu vẽ hình tròn mà trẻ

xem như gương mặt, kế đó trẻ tiếp tục vẽ thành hình người, không kể gì đến

phần khác của hình mẫu.

2– Kiểu V: Trên một nền chi chít các làn vẽ, có thể nhận ra được một

số chi tiết của hình mẫu. Cách vẽ này thường gặp ở trẻ 4 tuổi (50%). Tuy

nhiên cách vẽ đó sẽ biến mất nhanh chóng và ở lứa 8 tuổi thì không còn nữa.

3– Kiểu III: Vòng chung quanh được vẽ trước, kế đó các chi tiết. Cách

vẽ này không đặc biệt cho lứa tuổi nào cả và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Có lẽ

thường gặp nhất ở lứa 10 tuổi mà tỷ lệ vẽ kiểu này cao nhất 35%. Kiểu vẽ này

bắt đầu giảm xuống từ 6 tuổi và ở người lớn thì rất hiếm.

4– Kiểu IV: cách vẽ chi tiết này kế tiếp chi tiết kia không lấy làn vẽ nào

làm điểm xuất phát, tổng cộng là một hình vẽ khó hiểu. Cách vẽ này thường

gặp ở lứa từ 5 đén 10 tuổi. Tỷ lệ thường tăng bắt đầu từ 4 đến 7 tuổi và đến 8

tuổi thì tỷ lệ cao nhất 70%, kế đó giảm liên tục đến tuổi thanh niên thiếu niên

thì tỷ lệ thấp nhất.

5– Kiểu II: ưu tiên vẽ các chi tiết bên trong sườn. Cách vẽ này không

đặc biệt cho lứa tuổi nào và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Xuất hiện ở lứa 6 tuổi

tiến triển liên tục đến lứa 12 tuổi mà tỷ lệ lên cao đến 42% và từ đó bắt đầu

giảm xuống dần dần cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên.

6– Kiểu I: Đối tượng bắt đầu vẽ hình chữ nhật to chính giữa để làm

thành các sườn: Đó là phản ứng đặc biệt của người lớn và 56% người lớn vẽ

theo kiểu này. Kiểu vẽ ưu tiên nhất của người trưởng thành. Tuy nhiên có thể

gặp ở lứa 4 tuổi và tỷ lệ kiểu vẽ này ngày càng tăng theo lứa tuổi.

Hai kiểu vẽ I và II khác nhau về một điểm: những người vẽ kiểu II bắt

đầu từ một chi tiết dính liền với hình chữ nhật to chính giữa và như cách vẽ

của kiểu vẽ I sử dụng nó làm sườn cho hình vẽ. Cho nên kiểu vẽ I và kiểu vẽ

II rất giống nhau.

Vì kiểu I và II cùng khác với các kiểu vẽ khác trên một điểm là lấy hình

chữ nhật chính giữa làm trọng tâm nên có thể xem cả hai đều là kiểu vẽ thộc

Page 104: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

trình độ cao. Hơn nữa cả 2 kiểu I và II đều là kiểu vẽ đặc biệt của người lớn –

người trưởng thành.

Vì thế ta nói:

7– Kiểu I/II: Lấy hình chữ nhật chính giữa làm sườn của hình vẽ. Kiểu

này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ngày càng tăng dần dần đến lứa 10 tuổi. Và trở

thành kiểu vẽ ưu tiên của lứa 13 tuổi, ở lứa 11 – 12 tuổi đồng tỷ lệ với kiểu IV,

kế đó tiếp tục tăng tỷ lệ và đến tuổi trưởng thành thì 81% vẽ theo kiểu đó.

Quá trình sao chép hình mẫu có 3 giai đoạn chính theo lứa tuổi. Mỗi

giai đoạn có một kiểu sao chép ưu tiên (nghĩa là 50% trẻ em vẽ theo kiểu đó)

và một hay vài kiểu sao chép phụ.

Giai đoạn I: Kiểu V. Ưu tiên của lứa 4 tuổi và kiểu IV phụ.

Giai đoạn II: Kiểu IV. Ưu tiên của lứa từ 5 đến 11/12 tuổi với:

a) Kiểu III phụ từ 5 đến 7 tuổi.

b) Kiểu I/II phụ từ 7 đến 11/12 tuổi.

Giai đoạn III: Kiểu I/II ưu tiên 11/12 đến tuổi trưởng thành với IV là kiểu

phụ.

Bảng 3. Phân hạng các kiểu sao chép

Tuổi Phân hạng

10 25 50 75 100

4 tuổi VII VI V III II

5 / 6 VI, I III IV II

7 / 10 VI, V III IV II

11 / 12 III IV IV / II II

13 / 15 III IV II I

Người lớn III / II II I I

3.1.2. Cách chấm điểm hình sao chép

Page 105: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Ông P.A. Osterrieth phân chia hình mẫu thành 18 nhân tố được xem

như 18 đơn vị (trong hình sao chép cũng như hình vẽ bằng trí nhớ).

Hình I: Chia hình A thành 18 đơn vị.

1. Thánh giá phía bên trái của hình chữ nhật.

2. Hình chữ nhật to, sườn của hình.

3. Chữ thập hợp thành bởi 2 làn chéo của hình chữ nhật 2.

4. Trung tuyến ngang của hình chữ nhật 2.

5. Trung tuyến dọc của hình chữ nhật 2.

6. Hình chữ nhật ở bên trong của hình chữ nhật to có một cạnh dính

liền với một cạnh hình chữ nhật to ở giữa 2 làn chéo phía trái của hình chữ

nhật to và nằm trên trung tuyến 4 thông qua 2 làn chéo của chính nó.

7. Đoạn đường nhỏ nằm trên chiều ngang của đơn vị 6.

8. 4 làn song song nằm trong hình tam giác của hình chữ nhật 2 và

phần nửa của làn chép trên phía trái của hình chữ nhật 2.

9. Hình tam giác có một góc vuông hợp bởi phần nửa cạnh trên của

hình chữ nhật 2 và làn nối tiếp lên trên trung tuyến 5 và đoạn đường nối liền

đỉnh của làn nối tiếp ấy với góc trên phía mặt của hình chữ nhật 2.

10. Làn thẳng góc của cạnh trên của hình chữ nhật 2, phía dưới đơn vị

9.

11. Hình tròn có 3 điểm đen ở trong nằm trong phần trên phía mặt của

hình chữ nhật 2.

12. 5 làn song song thẳng góc với làn chéo phía dưới bên ngoài và bên

mặt của hình chữ nhật 2.

13. Hai cạnh bằng nhau của hình tam giác phía bên ngoài và bên mặt

của hình chữ nhật 2.

14. Hình thoi trên đỉnh hình tam giác 13.

Page 106: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

15. Đoạn đường thẳng trong hình tam giác 13, song song với cạnh mặt

của hình chữ nhật 2.

16. Đường thẳng nối tiếp trung tuyến ngang 4, làm thành chiều cao của

hình tam giác 13.

17. Chữ thập phía dưới, luôn cả cái cán của nó.

18. Hình vuông phía dưới bên trái của hình chữ nhật 2 nối tiếp cạnh trái

của hình chữ nhật 2, luôn cả làn chéo của hình vuông.

Osterrieth cho mỗi đơn vị có một giá trị bằng nhau dù là đơn vị giản đơn

hay đơn vị phức hợp. Nhưng vì mỗi đơn vị có thế được đối tượng vẽ đúng

hoặc lệch lạc, đúng vị trí hoặc sai vị trí, nên ông có đề nghị chấm điểm như

sau:

– Đơn vị vẽ đúng: Đúng vị trí 2 điểm, sai vị trí 1 điểm.

– Đơn vị sẽ thiếu, lệch lạc nhưng nhận ra được đúng vị trí: 1 điểm; sai

vị trí: 1/2 điểm.

– Đơn vị không nhận ra được, hoặc thiếu: 0 điểm.

– Số điểm chung: Tổng số điểm cộng lại.

Cách chấm điểm này có thể đánh giá sự phong phú và chính xác của

một hình sao chép.

Một biến cố hữu ích là thời gian sao chép. Luôn luôn cần biết thời gian

thực hiện nhanh hay chậm của một sao chép đầy đủ và đúng đắn hay một

sao chép lệch lạc và thiếu thơn. Phải bấm đồng hồ bấm giây khi đối tượng bắt

đầu vẽ và ghi thời gian khi xong. Chỉ tính phút không tính giây. Ví dụ 2’15”,

2’35”, 2’50” đều là 3’. Cho nên khi trên bản kết quả ghi là 3’, thì nên nghĩ là

giữa 2’, 3’.

3.2. Chấm điểm và sự định chuẩn của hình vẽ bằng trí nhớ

Sự đánh giá kết quả hình vẽ bằng trí nhớ cũng sử dụng các biến số

giống như sự đánh giá kết qua hình vẽ bằng sao chép, nghĩa là kiểu vẽ, sự

chính xác, số lượng các đơn vị và chi tiết, thời gian vẽ.

Page 107: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Bảng 4. Thời gian sao chép của từng lứa tuổi (bằng phút)

TuổiPhân hạng

10 25 50 75 100

4 tuổi 15 10 8 7 4

5 - 12 10 8 7 3

6- 15 11 9 7 6

7 - 18 11 9 7 5

8 - 11 10 7 6 5

9 - 8 7 6 5 4

10 - 10 9 8 4 3

11 - 6 5 4 3 2

12 - 8 5 4 3 3

13 - 5 5 4 3 2

14 - 5 5 4 4 1

15 - 6 4 4 3 2

Người lớn 6 5 4 3 2

Bảng 5. Kiểu vẽ theo trí nhớ của từng lứa tuổi

TuổiPhân loại

10 25 50 75 100

4 tuổi VII VI III, V II II

5 / 6 tuổi VI V III IV II

7 – 10 tuổi V III IV II I

11 – 12 tuổi V, III IV II I I

13, người lớn III, IV II I I I

Page 108: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Khi so sánh kiểu sao chép và kiểu vẽ theo trí nhớ ở từng lứa tuổi, thì có

những nhận xét sau đây:

Bắt đầu từ 6 tuổi, gần 50% trẻ giữ một kiểu vẽ.

– Tỷ lệ ấy nói chung tăng theo tuổi (trừ một ít biến đổi không đáng kể).

– Với người lớn, tỷ lệ ấy là 73% (tính ổn định của kiểu vẽ). Người lớn

có kiểu vẽ cao nhất. Và kiểu vẽ của người lớn có xu hướng ổn định, khi sao

chép cũng như khi vẽ lại bằng trí nhớ.

– Có những thoái triển được nhận xét ở trẻ 7 tuổi: không có mẫu trước

mắt để kích thích một kiểu vẽ nào, thì trẻ nhỏ càng thêm có xu hướng vẽ một

cách phi lý và thêm vào đó một số tưởng tượng của mình.

– Thời gian vẽ bằng trí nhớ không có tác dụng thực tiễn: có những

người tỷ mỉ, kéo dài sự cố gắng của mình quá đáng, có người nhận định một

cách quá nhanh chóng rằng mình chỉ nhớ được đến thế thôi. Ta nhận xét

rằng, từ 4 đến 15 tuổi, trung vị của phân bố biến đổi từ 6 phút đến 3 phút và ở

người lớn trung vị phân bố là 4 phút.

4. Sự nhận định hình vẽ

4.1. Hình vẽ bằng sao chép

4.1.1. Kiểu vẽ kém

1. Thời gian sao chép thường rất dài: Đối tượng có thể kém trí tuệ, vẽ

khó, tri giác thị giác kém, có cái nhìn chung mập mờ không phân tích

(suncrétiame), khó khăn phân tích không gian bằng thị giác. Ở trẻ nhỏ, những

khó khăn trên là bình thường.

Cho nên khi nhận định, phải nghiên cứu môi trường văn hóa, xã hội,

quá trình đi học, sự quan tâm chú ý của nhà trường và gia đình đối với sinh

hoạt của trẻ.

2. Thời gian sao chép quá đỗi ngắn: Khả năng phân tích còn tệ hơn

trường hợp trên, vì đối tượng chỉ chép lại một nhân tố duy nhất nào đó để vẽ

hoặc đối tượng chỉ vẽ ngoằn ngoèo.

Page 109: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

3. Trường hợp kiểu vẽ kém so với lứa tuổi của đối tượng nhưng hình

sao chép chính xác và phong phú.

a) Nếu thời gian vẽ lâu, rất lâu: Đối tượng thận trọng, chăm chỉ nhưng

khó khăn phân tích một cách nhanh lẹ và hợp lý các cấu trúc không gian.

b) Nếu thời gian vẽ rất mau lẹ mà nét vẽ lại thoải mái và rõ ràng: những

người có năng khiếu về vẽ, đôi khi vẽ một cách xem như không hợp lý lắm

nhưng họ vẽ vững vàng từ chi tiết này đến chi tiết nọ. Họ có một cách đặc biệt

của họ để phân tích tri giác. Nói chung họ vẽ theo trí nhớ cũng rất đúng.

4.1.2. Kiểu vẽ loại cao

1. Trường hợp hình vẽ chính xác và phong phú: thời gian bình thường,

đôi khi hơi dài: đối tượng chăm chỉ, chính xác và cấu trúc lại các dữ kiện thị

giác – không gian một cách hợp lý.

2. Hình sao chép không chính xác, có chỗ quên, thời gian thường ngắn,

đối tượng có xu hướng vẽ đủ, không xem việc đang làm là nghiêm túc, đôi khi

nét vẽ vụng về, mặc dù trình độ tri giác chung của đối tượng khá cao.

4.2. Hình vẽ bằng trí tuệ

4.2.1. Kiểu vẽ bình thường hoặc thuộc trình độ cao, nhưng hình vẽ lại

thiếu rất nhiều: trường hợp này không phải do tri giác và tổ chức các dữ kiện

tri giác kém, mà do sự nghèo nàn của trí nhớ thị giác. Tuy nhiên, ta phải đặt

một số nghi vấn: có thể vì do sự tỉ mỉ, thận trọng quá đáng mà đối tượng bị

hạn chế, có thể vì đối tượng giả vờ một khuyết kém trí nhớ vì một lý do gì.

4.2.2. Trình độ kiểu vẽ thấp và hình vẽ cũng rất nghèo nàn.

Trong trường hợp này ta không thể chờ đợi ở khả năng trí nhớ hơn khả

năng tri giác. Trình độ khuyết kém của hình vẽ bằng trí nhớ ở đây xác định

trình độ thấp kém của thị giác không gian của đối tượng. Khi đối chiếu với

hình vẽ bằng sao chép dù có kém đi nữa, mà hình vẽ bằng trí nhớ lại nghèo

nàn hơn quá nhiều, thì có thể nói đó là trường hợp mất trí nhớ. Đôi khi có

trường hợp mà kiểu vẽ bằng trí nhớ lại cao hơn kiểu vẽ bằng sao chép: có thể

Page 110: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

nói là do sự chậm chạp của đối tượng trong khả năng định hướng trước một

vấn đề thị giác không gian phức tạp.

4.3. Trắc nghiệm hình phức REY có thể cung cấp một số nhận xét có giá trị dấu hiệu triệu chứng

4.3.1. Trường hợp đối tượng thay đổi vị trí của mẫu

Hình A được trình bày cho đối tượng theo chiều ngang hình thoi sau

cùng ở phía mặt; mũi nhọn chĩa xuống dưới. Trước khi bắt đầu, một số đối

tượng đổi vị trí hình mẫu bằng cách dựng đứng nó lên, hình thoi phía trên,

mũi nhọn bên phải. Ở vị trí đó, hình mẫu có dáng dấp một cái nhà nhỏ. Theo

lời hướng dẫn, trắc nghiệm viên phải để lại hình mẫu lại theo vị trí quy định.

Các trẻ nhỏ thường hay thay đổi vị trí. Nhưng nếu là trường hợp thanh thiếu

niên hay người lớn thì thường thường đó là những trường hợp kém trí tuệ:

mặc dù trắc nghiệm viên đã sửa chữa, nhưng có những đối tượng vẫn tiếp

tục dựng đứng hình mẫu để sao chép và xem như hình một cái nhà có cờ

trên nóc cao và khi vẽ bằng trí nhớ thì đối tượng vẽ hẳn một cái nhà. Trong

một số nhóm người da đen mà các đặc điểm dân tộc và văn hoá không được

nhà nghiên cứu nói rõ, kết quả sao chép hình thường là một cái chòi có lá cờ

trên nóc, vì là hình tượng quen thuộc của các đối tượng ấy. Còn ở xã hội

công nghiệp phát triển, thì có thể xem sự dựng đứng hình mẫu, hoặc hình sao

chép, hoặc cả hai đều là dấu hiệu của tính chất còn ấu trĩ của đối tượng.

4.3.2. Khi đối tượng 12 tuổi, thì các kiểu vẽ V, VI, VII có thể xem như

dấu hiệu thiểu năng (kém phát triển)

4.3.3. Ở những đối tượng rồi loạn tâm thần, trí tuệ thoái triển, thường có

những nét vẽ thêm và có những nét chồng chất. Ví dụ một vài nhân tố được

nhân lên, hoặc xu hướng không để trống các bề mặt (dấu hiệu chiếm bề mặt)

hoặc vẽ đậm và tô rõ các làn bằng cách tô đi tô lại nhiều lần mỗi lần vẽ. Cho

nên hình vẽ trở thành nặng nề, chất chứa, đầy kín. Dấu hiệu chất chứa và nét

vẽ tô đi tô lại nhiều lần thường càng rõ rệt hơn ở hình vẽ bằng trí nhớ và có

khi chỉ xuất hiện lúc vẽ bằng trí nhớ.

Page 111: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

4.3.4. Có trẻ vẽ thật to, có trẻ vẽ thật bé. Các trường hợp này có liên

quan đến các mặt tâm lý khác cần nghiên cứu.

B. CÁCH HƯỚNG DẪN VẼ HÌNH B

Hình B dành cho trẻ từ 4 đến 8 tuổi. Hình A vẫn áp dụng cho trẻ 4 tuổi,

nhưng hình B là một phương tiện đơn giản, nhanh chóng hơn và có thể đáp

ứng được một số tiêu chuẩn để đánh giá (óc tổng quát, óc thực tế, khả năng

phân tích các mối liên hệ v,v…). Tuy nhiên khi đối chiếu 2 trắc nghiệm ta nhận

thấy 2 trắc nghiệm ấy không thể thay thế cho nhau được. Với hình vẽ B, thì

bắt đầu từ 7 tuổi trở lên không có tiến triển gì bao nhiêu. Cho nên tác giả chỉ

định chuẩn từ 4 đến 8 tuổi. Hình B có thể áp dụng cho người lớn có nghi vấn

thoái triển trí tuệ, các trường hợp tâm thần.

1. Cách hướng dẫn

Để trước mặt trẻ hình B, hình vuông ở dưới, mé bên phải. Đề nghị trẻ

vẽ lại. Ghi thời gian, khi trẻ vẽ xong cất hình mẫu và nghỉ 3 phút. Sau 3 phút

đề nghị trẻ vẽ lại trên một tờ giấy khác.

2. Cách chấm điểm và đánh giá

Tất nhiên phải chấm riêng kết quả sao chép và kết quả vẽ lại bằng trí

nhớ.

Các tiêu chuẩn:

2.1. Các nhân tố

Mỗi nhân tố 1 điểm.

Các nhân tố ấy là: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật,

2 chấm tròn trong hình tròn, chữ thập, hình cung trong hình chữ nhật, các làn

(đường) trong hình cung (ít lắm là 2 làn trở lên), làn chép, dấu = (bằng nhau).

Số điểm:

0,5 điểm: nếu nhân tố có thể nhận ra được là đúng.

– 0,5 điểm: nếu chữ thập được vẽ có bề mặt.

Page 112: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

0,5 điểm: 2 chấm tròn trong hình tròn được vẽ như vòng tròn.

Phải có sự khác biệt rõ rệt giữa hình chữ nhật và hình vuông thì mới

có thể xem mỗi cái là một nhân tố.

– Có thể nhận ra được, nghĩa là: a) đối với hình tròn thì phải có đường

cong bao trùm một bề mặt, còn đối với hình khác thì phải có góc; b) vị trí mỗi

hình đều phải giống như trong hình mẫu để có thể nhận được. Nếu đối tượng

vẽ một số hình học kề nhau, không một trật tự gì nên không thể nhận ra được

thì 0 điểm. Nhưng nếu có mối liên hệ về vị trí và bề mặt của 3 hình (chữ nhật,

hình vuông, hình tam giác) tuy mơ hồ mà có thể nhận ra được thì cho là

đúng.

Nhưng nếu hình chữ nhật, hình vuông và hình tam giác vẽ rõ ràng,

nhưng vị trí không đúng; mỗi nhân tố đều được 1 điểm.

2.2. Tỷ lệ giữa 4 bề mặt chính

– Hình tròn và hình tam giác bằng nhau: lđiểm.

– Hình tròn, hình vuông và hình tam giác bằng nhau: 1điểm

Chiều cao của hình vuông và chiều cao của hình chủ nhật bằng nhau:

1 điểm.

Bằng nhau: Nghĩa là có thể xê xích nhau 4 ly. Nếu thiếu hình tam giác

hoặc hình tròn mà 4 hình kia được vẽ theo tỷ lệ đúng thì được 0,5 điểm.

Tổng cộng tối đa: 4 điểm.

2.3. Mối liên hệ đúng đắn giữa 4 hình cơ bản

Hình tam giác và hình tròn hoặc không rõ ràng mà vẫn nhận ra được,

chèn nhau: 2 điểm.

– Hình tam giác và hình chữ nhật không rõ ràng mà vẫn nhận ra được,

chèn nhau: 2 điểm.

Hình tròn và hình chữ nhật hoặc không rõ ràng mà vẫn nhận ra được,

chèn nhau: 2 điểm.

Page 113: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– Hình vuông và hình chữ nhật không rõ ràng mà vẫn nhận ra được: 2

điểm.

Nếu 2 hình kề nhau hoặc chèn nhau quá đáng: 1 điểm.

Tổng cộng tối đa: 8 điểm.

2.4. Vị trí của các nhân tố thứ yếu

Chấm tròn trong hình tròn đúng vị trí bên phải của hình tròn: 1 điểm.

(nhưng nếu chấm này nằm trên chấm kia hoặc quá xa nhau thì: 0,5

điểm).

Chữ thập bên trái trong hình tam giác đúng vị trí: 1 điểm.

– Hình cung chính giữa mé dưới hình chữ nhật đúng vị trí: 1 điểm.

Nếu không ở chính giữa thì 0,5 điểm.

– Nếu 4 lần đọc trong hình cung đủ số, nghĩa là đúng 4: 1 điểm.

– Dấu = phải ở đúng trong hình vuông và hình chữ nhật: 1 điểm.

Nếu dấu = cắt cạnh hình vuông thì: 0,5 điểm.

Chấm tròn trong hình vuông đúng vị trí, nghĩa là ở góc vuông phía bên

phải: 1 điểm.

– Nếu chấm tròn ấy to hơn một cách rõ rệt 2 chấm tròn trong hình tròn:

1 điểm.

Tổng cộng tối đa: 8 điểm.

Tổng cộng chung của hình vẽ tối đa: 31 điểm.

Dưới đây là các bảng số liệu kết quả của sự định chuẩn với 50 đối

tượng ở mỗi lứa tuổi (Pháp).

Bảng 6. Hình chép: số điểm

TuổiPhân hạng

10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Page 114: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

4

tuổi

0 0 0 0 0 1 6,5 16 19 26,5

5 – 6,5 13,5 16 18,5 21 22 23,5 24 25,5 30

6 – 19,5 22 23,5 25 26 26,5 27 28 29 31

7 – 23 24,5 25,5 26,5 26,5 27 27,5 28 29 30,5

8 – 22,5 24 25 26 27 27,5 28,5 29 29,5 31

Bảng 7. Hình chép: thời gian (bằng phút)

TuổiPhân hạng

10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

4

tuổi

9 7 4 4 4 3 2 1 1 1

5 – 7 4 3 2 2 2 2 1 1 1

6 – 4 3 3 2 22 2 2 1 1 1

7 – 4 2 2 2 1 1 1 1 1 1

8 – 4 2 2 2 2 2 2 1 1 1

Bảng 8. Hình vẽ bằng trí nhớ: số điểm

TuổiPhân hạng

10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

4

tuổi

0 0 0 0 0 1 3,5 9,5 12 16,5

5 – 1,5 4,5 8 10,5 12,5 15,5 16,5 17 20,5 24,5

6 – 6,5 9 12,5 14 16,5 17 18,5 21 23 28

7 – 12 14 14,5 18 20,5 21,5 22,5 24 15 18,5

Page 115: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

8 – 10 12 17,5 18,5 21,5 23 23 25 26 27,5

Chú thích về sự đúng chuẩn:

Các bảng số liệu trên đây là kết quả của sự định chuẩn trên nhóm mẫu

trẻ em đô thị đã đi đến trường bắt đầu từ 4– 5 tuổi (ở Pháp).

Cho nên khi sử dụng trắc nghiệm này nên định chuẩn lại để tránh

những nhận định có thể bị sai lầm.

TN 8. TRẮC NGHIỆM KHUÔN HìNH TIẾP DIỄN CHUẨN (TEST RAVEN)

I. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn do J.C. Raven (Anh) xây dựng.

Trắc nghiệm này lần đầu tiên được ông mô tả vào năm 1936 (L.S.Penrose, J.

C. Raven. 1936). Trắc nghiệm này thuộc loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ, nó

được dùng để đo các năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất. Những năng

lực đó là: năng lực hệ thống hoá, năng lực tư duy logic và năng lực vạch ra

những mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật và hiện tượng. Trắc nghiệm cho

phép san bằng trong một mức độ nào đó ảnh hưởng của trình độ học vấn và

kinh nghiệm sống của người được nghiên cứu. Trắc nghiệm khuôn hình tiếp

diễn chuẩn của Raven được xây dựng trên cơ sở 2 lý thuyết:

Thuyết tri giác hình thể của tâm lý học Gestal. Theo thuyết này (mà

Raven sử dụng), thì mỗi bài tập có thể được xem như là một chỉnh thể nhất

định, bao gồm một loạt các thành phần có liên hệ qua lại với nhau. Khi tri giác

bài tập sẽ diễn ra một sự đánh giá toàn bộ đối với bài tập, rồi sau đó nảy sinh

sự tri giác có tính chất phân tích. Cuối cùng các yếu tố được tách ra lại được

đưa vào một hình ảnh hoàn chỉnh, điều này góp phần phát hiện những tri tiết

còn thiếu của hình vẽ.

Page 116: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Thuyết “Tân phát sinh” của Spearman. Thuyết bao gồm các quy luật

tân phát sinh. Quy luật thứ nhất được thể hiện trong cái gọi là sự nắm bắt

toàn bộ, hoàn chỉnh khuôn hình. Quy luật thứ hai là vạch ra những mối liên hệ

giữa các thành phần. Quy luật thứ ba là trên cơ sở của nguyên tắc về mối liên

hệ giữa các thành phần và các toàn thể đã được xác lập, sẽ diễn ra sự phục

hồi thành phần còn thiếu của khuôn hình.

II. DỤNG CỤ

1. Quyển trắc nghiệm gồm 60 bài tập.

2. Tờ ghi.

3. Bảng khoá chấm điểm.

4. Bút.

III. NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Trắc nghiệm gồm 60 bài tập, chia làm 5 loạt (A, B, C, D, E), mỗi loạt

gồm 15 bài tập. Mỗi loạt đều được bắt đầu từ bài tập dễ và được kết thúc

bằng bài tập phức tạp nhất. Các bài tập từ loạt này đến loạt kia cũng phức tạp

dần dần như vậy.

Năm loạt bài tập trung trắc nghiệm được cấu tạo theo những nguyên

tắc sau:

– Loạt A: Tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc.

– Loạt B: Sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình.

– Loạt C: Tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc.

Loạt D: Sự thay đổi logic vị trí của các hình.

– Loạt E: Phân tích cấu trúc các bộ phận trắc nghiệm dùng cho trẻ em

từ 8 tuổi trở lên và người lớn. Có thể sử dụng trắc nghiệm này cho cá nhân

hoặc nhóm.

Thời gian tiến hành trắc nghiệm là 60 phút.

Page 117: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

IV. CÁCH TIẾN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM “KHUÔN HÌNH TIẾP DIỄN CHUẨN”

1. Cách tiến hành trắc nghiệm

Nghiệm viên phát tờ ghi và yêu cầu nghiệm thể tự ghi những phần tìm

hiểu về cá nhân trên tờ ghi. Sau khi đã làm xong sẽ phát quyển trắc nghiệm.

Nghiệm viên nói: Hãy mở trang đầu tiên. Đây là một hình mẫu. Đây là

loạt A và bạn sẽ có cột A trên tờ ghi của bạn. Trên trang A1 có một hình với

một mẩu bị cắt, bạn hãy chọn một trong 6 mẩu phía dưới sao cho mẩu hoàn

toàn phù hợp với hình mẫu”. Nếu cần nghiệm viên giải thích thêm: “Mẩu số 4

là phù hợp. Hãy viết số 4 cạnh số 1 trong cột A trên tờ ghi của bạn”.

Nghiệm viên tiếp tục: “Trên tất cả các trang trong quyển trắc nghiệm

đều có một hình với một mẩu bị cắt. Ở mỗi trang bạn cần xác định trong số

những hình mẩu có sẵn ở cuối trang cái nào là phù hợp với hình trên. Bạn ghi

kết quả vào tờ ghi của bạn. Hãy tiếp tục làm các hình khác cho đến hết

quyển. Thời gian tiến hành các trắc nghiệm là 60 phút”.

2. Cách đánh giá kết quả trắc nghiệm

2.1. Cách cho điểm

Mỗi bài tập làm đúng được 1 điểm.

2.2. Đánh giá sự ổn định về hoạt động của một cá nhân

Có thể đánh giá sự ổn định về hoạt động của một cá nhân bằng cách

lấy điểm từng bộ bài tập (gồm 5 bộ A, B, C, D và E) của cá nhân đó trừ đi

điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ của một tổng điểm tương đương với

tổng kiểm của cá nhân đó. Điểm trung bình kỳ vọng này được giới thiệu trong

bảng 1 và 2. Hiệu số của tổng điểm tương đương với điểm tổng của cá nhân

có thể thể hiện bằng dãy số như sau:

Sai số. “0, –1, +2, –2, +1”

Nếu điểm của một cá nhân trong một bộ sai lệch nhiều hơn 2 điểm thì

điểm tổng sẽ không được coi là có giá trị thực với tư cách là một ước lượng

Page 118: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

ổn định cho khả năng trí tuệ chung của người đó. Tuy nhiên về đại thể được

coi là có giá trị tương đối ngay cả khi sai số lớn hơn 2 điểm.

Trong một số trường hợp, người ta có thể ngẫu nhiên chọn được đáp

án đúng. Khi cá nhân làm test, số các trường hợp ngẫu nhiên sẽ chiếm một tỷ

lệ trong số các trường hợp thất bại. Người đạt điểm số thấp sẽ có tỷ lệ các

trường hợp làm đúng do ngẫu nhiên lớn hơn. Do đó các điểm tổng thấp

thường ít ổn định và ít tin cậy hơn điểm cao.

Biện pháp hợp lý để lý giải ý nghĩa điểm tổng của một cá nhân là xem

xét nó trong khuôn khổ tẩn suất xuất hiện một điểm số tương đương của

quần thể người có độ tuổi như người đó. Biện pháp này cho biết khả năng trí

tuệ của một cá nhân trong tương quan với những người cùng tuổi khác, và

cho biết tần suất mong đợi mà một người có thể đạt được như những người

có khả năng trí tuệ tương tự. Điều này có ưu điểm là không đặt ra một tiền

định cho rằng sự phát triển trí tuệ thời nhỏ nhất thiết phải là như nhau (đồng

nhất–uniform) hoặc vào lúc trưởng thành nó nhất thiết phải phân bố một cách

cân đối (symmetrically) trong quần thể lớn.

Về mục đích thực tiễn, điều này thích hợp để thiết lập những tỷ lệ phần

trăm cố định của quần thể và dễ nhóm những người có điểm như họ vào các

tỷ lệ đó. Bằng cách này có thể phân loại mọi người như sau:

2.3. Mức độ

– Số 1 hoặc loại có trí tuệ cao hơn nếu điểm tổng của một cá nhân nằm

trong khoảng 95 % và trên 95% số người cùng tuổi họ.

Số 2 hoặc rõ ràng trên mức trung bình về khả năng trí tuệ nếu điểm

tổng của một người nằm trong khoảng từ 75% đến hơn 75%.

Số 3: “Trí tuệ trung bình” nếu điểm tổng của người đó nằm giữa

khoảng 25% đến 75%.

3+, nếu điểm của người đó nằm trên 50%.

3–, nếu điểm nhỏ hơn 50%.

Page 119: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

– Số 4: “Rõ ràng dưới mức trung bình về khả năng trí tuệ” nếu điểm

của một người nằm dưới 25%.

4–, nếu điểm của cá nhân nằm ở khoảng 10% và dưới 10%.

– Số 5: “Thiểu năng trí tuệ” nếu điểm của cá nhân đó nằm ở khoảng 5%

và dưới 5% cùng nhóm tuổi.

Những tỷ lệ phần trăm cần thiết cho trường hợp test cá nhân và nhóm

nằm trong khoảng từ 6 đến 65% tuổi được trình bày trong bảng 3, 4 và 5.

Trong trường hợp làm test cá nhân dường như thể hiện những yếu tố cảm

xúc (emotional) mà chúng ít có hiệu lực khi cá nhân được làm việc hoàn toàn

tự do theo tốc độ riêng của mình. Trường hợp làm test nhóm dường như cho

thấy một mẫu đáng tin cậy hơn về sản phẩm của cá nhân – phản ánh khả

năng trí tuệ trong thời gian làm test. Những người khoảng hơn 30 tuổi có thể

đạt được tới mức 1, 2, 3 hoặc 4, song hiện nay các số liệu chưa đủ để phân

loại những người đạt mức 4 và 5.

Sự ổn định của một ước lượng (theo sai số – ND). Điểm tổng đạt được,

thời gian cần thiết và mức độ trí tuệ được trình bày tóm tắt như sau:

Điểm:….46

Mức độ:…3+

Sai số. 0, +1, –2, +2, –1

Thời gian:………38 phút.

Vì những lý do đã trình bày ở trên, trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn

không phân biệt rõ ràng, rành mạch trẻ em hoặc người lớn ở khoảng mức độ

trí tuệ rất cao (superior). Nó không thể được sử dụng một cách hữu hiệu trong

khoảng thời gian hạn chế hoặc dưới 45 phút. Những điểm này dường như là

điểm tới hạn (criticism) của thang đo. Không nên rút ngắn hoặc kéo do thời

gian làm test, cũng không phân chia nó ra mà để làm liên tục, không thể sắp

xếp lại, xáo trộn bài tập mà không hạn chế tính hiệu quả của thang đo như

một tổng thể.

Page 120: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Bảng 9. Khóa điểm

Bộ

A B C D E

1 4 2 8 3 7

2 5 6 2 4 6

3 1 1 3 3 8

4 2 2 8 7 2

5 6 1 7 8 1

6 3 3 4 6 5

7 6 5 5 5 1

8 2 6 1 4 6

9 1 4 7 1 3

10 3 3 6 2 2

11 4 4 1 5 4

12 5 5 2 6 5

Cấu trúc bảng điểm chuẩn

Bảng 10. Test cá nhân

Điểm

kỳ

vọng

trong

từng

bộ

Điểm tổng

10 15 20 25 30 35 40 45 50 55

A 6 8 9 10 10 10 10 11 12 12

B 2 4 6 7 8 8 9 10 11 11

C 1 2 3 4 6 7 8 10 11 11

D 1 1 2 3 4 7 9 9 10 11

E 0 0 0 1 2 3 4 5 7 10

Page 121: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Bảng 11. Test nhóm

Tota

l

A B C D E Total A B C D E Total A B C D E

15 8 4 2 1 0 30 10 7 6 5 2 45 12 1

0

9 9 5

16 8 4 3 1 0 31 10 7 7 5 2 46 12 1

0

10 9 5

17 8 5 3 1 0 32 10 8 7 5 2 47 12 1

2

12 9 6

18 8 5 3 2 0 33 11 8 7 5 2 48 12 1

1

10 9 6

19 8 6 3 8 0 34 11 8 7 6 2 49 12 1

1

10 10 6

20 8 6 3 2 1 35 11 8 7 7 2 50 12 1

1

10 10 7

21 8 6 4 2 1 36 11 8 8 7 2 51 12 1

1

11 10 7

22 9 6 4 2 1 37 11 9 8 7 2 52 12 1

1

11 10 8

23 9 7 8 2 1 38 11 9 8 8 2 53 12 1

1

11 11 8

24 9 7 4 3 1 39 11 9 8 8 3 54 12 1

2

12 11 9

25 1

0

7 4 3 1 40 11 10 8 8 3 55 12 1

2

12 11 9

26 1 7 5 3 1 41 11 10 9 8 3 56 12 1 12 11 9

Page 122: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

0 2

27 1

0

7 5 4 1 42 11 10 9 9 3 57 12 1

2

12 11 10

28 1

0

7 6 4 1 43 12 10 9 9 3 58 12 1

2

12 12 10

29 1

0

7 6 5 1 44 12 10 9 9 4 59 12 1

2

12 12 11

Chuẩn

Bảng 12. Test cá nhân

Điểm

%

Tuổi đời theo năm

6 6

½

7 7

½

8 8

½

9 9

½

10 10

½

11 11

½

12 12

½

13 13

½

95 19 22 25 28 33 3

7

39 40 42 44 47 50 52 53 54 54

90 17 20 22 24 28 3

3

35 36 37 41 44 48 49 49 50 50

75 15 17 19 21 23 2

6

29 31 33 35 38 42 43 46 46 46

50 13 14 16 17 19 2

1

22 24 26 29 31 35 37 38 40 41

25 - - 13 14 14 1

6

17 18 20 23 26 28 30 31 32 33

10 - - - - - 1

3

13 14 14 15 20 21 23 24 25 26

5 - - - - - - - - 13 14 16 18 19 20 21 22

Page 123: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Bảng 13. Test nhóm (trẻ em)

Các điểm phần trăm được tính toán từ điểm thô của 1407 trẻ em

%Tuổi đời theo năm

8 8.5 9 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 13 13.5 14

95 38 39 41 43 45 38 50 51 51 52 52 53 53

90 34 36 38 41 43 45 48 49 49 50 50 51 52

75 24 29 32 34 37 39 41 43 45 46 47 48 48

50 18 21 24 28 30 33 35 37 39 41 43 44 44

25 - 14 16 18 20 23 26 29 32 34 35 37 39

10 - - - 13 13 15 16 18 22 25 27 28 28

5 - - - - - 13 14 15 16 17 19 21 23

Bảng 14. Test nhóm (người lớn)

Các điểm phần trăm được tính toán từ điểm thô của 3665 quân nhân và

2192 công dân.

%Tuổi đời theo năm

20 25 30 35 40 45 50 55 60 65

95 55 55 54 53 52 50 48 46 44 42

90 54 54 53 51 49 47 45 43 41 39

75 49 49 47 45 43 41 39 37 35 33

50 44 44 42 40 38 35 33 30 27 24

25 37 37 34 30 27 24 21 18 15 13

10 28 28 25 - - - - - - -

5 23 23 19 - - - - - - -

Page 124: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

TN 9. TRẮC NGHIỆM NĂNG LỰC TRí TUỆI. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRẮC NGHIỆM

Trắc nghiệm năng lực trí tuệ do William Bernard và Jules Leopoid xây

dựng. Trắc nghiệm nhằm mục đích đo lường năng lực trí tuệ của con người,

xem con người đó có khả năng để học tập không. Các tác giả xây dựng trắc

nghiệm này dựa trên quan niệm coi trí thông minh là năng lực học tập. Thực

tế nhiều công trình nghiên cứu trắc nghiệm trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng:

có mối liên hệ giữa trí thông minh và sự học tập. Các tác giả còn cho rằng

mức am hiểu về từ ngữ phát triển song song với trí tuệ một cách mật thiết. Vì

vậy trong trắc nghiệm này bao gồm nhiều câu hỏi về từ ngữ.

Thông qua kiểm nghiệm đánh giá tính khả thi của trắc nghiệm, các tác

giả đã khẳng định các câu hỏi trong trắc nghiệm được lựa chọn kỹ càng đảm

bảo tính giá trị và độ tin cậy. Đồng thời trong mọi trường hợp kết quả trắc

nghiệm này phù hợp với kết quả của trắc nghiệm Stanford– Binet, trắc

nghiệm của Wechsler.

Trắc nghiệm dành cho đối tượng từ 15 tuổi trở lên.

Thời gian tiến hành là 45 phút.

II. DỤNG CỤ

1. Bài trắc nghiệm gồm 90 bài tập.

2. Bút.

III. CÁCH TIẾN HÀNH VÀ CHẤM ĐIỂM

1. Lời hướng dẫn

Trong bài trắc nghiệm này bạn hãy cố sức làm thật nhanh: Không nên

dừng quá lâu ở một bài tập nào. Hãy bỏ cách những câu khó rồi trở lại làm

tiếp nếu còn thời gian.

Page 125: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Trong mỗi bài tập bạn hãy lựa chọn câu trả lời đúng để ghi vào phần ().

TRẮC NGHIỆM NĂNG LỰC TRÍ TUỆ(của William Bernard và Lules Leopold)

1) Kèn với chơi cũng như sách với ………

1. Nghịch,

2. Đọc,

3. Âm nhạc,

4. Tiếng,

5. Giải trí…

2) Xe hơi có bánh cũng như ngựa có ………

1. Chân,

2. Đuôi,

3. Phi,

4. Tầu,

5. Lái

3) Trong cấp số sau, số kế tiếp là số nào?

3, 9, 15, 21

4) Bò với chuồng cũng như người với ………

1. Cũi,

2. Sữa,

3. Nhà,

4. Trại,

5. Quán

5) Số nào là số thứ 7 tính từ số đứng ngay trước số 6?

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 1 4, 15, 16

Page 126: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

6) Những tiếng sau đây có thể sắp xếp thành một câu. Nếu câu ấy

đúng viết chữ Đ, nếu sai thì viết chữ S.

Cháy không củi được khô

7) Những tiếng sau đây có thể sắp xếp thành một câu. Nếu câu ấy

đúng viết chữ Đ, nếu sai thì viết chữ S.

Trên nổi thuyền bao giờ không nước

8) Trong dãy số sau, số kế tiếp là số nào?

1, 3, 5, 7 ………

9) Những tiếng sau đây có thể sắp xếp thành một câu. Nếu câu ấy

đúng viết chữ Đ, nếu sai thì viết chữ S.

Vợt bằng chơi bóng bàn

10) Cẩu thả nghĩa là ………

1. Không cẩn thận,

2. Thận trọng,

3. Tầm thường,

4. Láo

11) Mít có 10.000đ, nếu bớt đi 3.000đ thì chỉ bằng nửa của xoài. Xoài

nhiều hơn mít bao nhiêu tiền?

a. 1.000đ,

b. 4.000đ,

c. 2.000đ,

d. 13.000đ

12) Nàng với chàng cũng như cái với….()

1. Con,

2. Ông,

Page 127: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

3. Đực,

4. Mẹ.

13) Vật nào không ăn nhập trong nhóm này? ()

1. Máy thu thanh,

2. Bình điện,

3. Ấm nước,

4. Điện thoại

14) Vật nào không ăn nhập trong nhóm này? ()

1. Gươm,

2. Kiếm,

3. Dao,

4. Súng,

5. Mã tấu

15) Chỉ riêng loài chim mới có lông vũ, vì thế câu nào đúng với câu trên

trong các câu sau: ()

1. Chim lột da về mùa xuân

2. Tất cả các lông vũ đều nhẹ nhàng

3. Loài rắn không có lông vũ

16) Chữ nào không ăn nhập trong nhóm này? ()

1. Kiến trúc sư,

2. Thợ nề,

3. Thợ mộc,

4. Bác sỹ

17) Trong dãy số này, số kế tiếp là số nào? ()

90, 85, 75, 60, 40…

Page 128: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

18) Trong dãy số này, số kế tiếp là số nào? ()

22, 33, 44, 55, 66…

19) Nhà thảo mộc học so với nhà xã hội học cũng như cây cối so với ()

1. Phụ nữ,

2. Vấn đề,

3. Xã hội,

4. Xã hội học.

20) Nếu một người hoang mang tức là người ấy….()

1. Không biết,

2. Tiêu sài,

3. Xúc động,

4. Ngơ ngác.

21) Sợi với vải cũng như dây kẽm với…. ()

1. Cứng,

2. Hàng rào,

3. Dây neo,

4. Lưới sắt,

5. Kim khí.

22) Vệ sinh giúp cho….()

1. Nước uống,

2. Sức khoẻ,

3. Bảo hiểm,

4. Cạnh góc.

23) Trong các chữ cái Việt này chữ kế tiếp là chữ gì? ()

Page 129: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

K, M, O, Q, S…

24) Trong loạt số này, số nào không ăn nhập? ()

1, 19, 8, 5, 145, 127.

25) Trong tiếng Việt phụ âm kép có chứa dài nhất mấy phụ âm? ()

a. 2,

b. 3,

c. 1

26) Chữ nào không ăn nhập trong loạt chữ này? ()

Z, Y, X, Q, W, V…

28) Những tiếng sau đây có thể sắp thành một câu. Nếu câu ấy đúng

thì viết (Đ). Nếu sai thì viết (S).

Phá hoại ném bom thành phố không thể được và nhân mạng

29) Trong loạt số này, số kế tiếp là số nào? ()

13, 12, 15, 10, 8,……

30) Nếu A cộng B là những chữ thì bạn hãy viết C, trừ khi 5 cộng… 5

thành 10 thì trong trường hợp đó bạn đừng viết thêm gì khác hơn là D…

31) Những tiếng sau đây có thể sắp xếp thành một câu. Nếu câu ấy

đúng thì viết Đ, Nếu câu ấy viết sai thì viết S.

Răng phải không giả thật là răng.

34) Số nào sai trong loạt số sau đây

2, 6, 17, 54, 162

35) Trong hàng chữ cái Việt này, chữ kế tiếp là chữ gì?

A, C, D, Đ, E, G, H, I…..

37) Trong loạt số này, số kế tiếp là số nào? ()

21, 20, 18, 15, 11……

Page 130: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

38) Nam so với Tây Bắc cũng như Tây so với…. ()

1. Bắc,

2. Tây Nam,

3. Đông Bắc,

4. Đông Nam.

39) Trong dãy số này, số nào không ăn nhập? ()

2, 4, 100, 38, 20, 7….

40) Trong nhóm này, tiếng nào không ăn nhập? ()

1. Buồn rầu,

2. U sầu,

3. Sầu não,

4. Tang chế.

41) Trong loạt chữ này, chữ kế tiếp là chữ gì? ()

A, C, B, D, E, Đ, G, I, H

42) 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.

Viết số nào đứng trước 12 cũng như K đứng trước E.

43) Nếu mọi người đều mặc áo, thì những người mập mạp mạc

1. Áo rộng,

2. Áo chật,

3. Áo,

4. Áo sọc.

44) Trong dãy số sau, số kế tiếp là số nào? ()

18, 24, 21, 27, 24, 30…

45) Quân Đức quốc xã vơ vét các thành phố bằng cách. ()

Page 131: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1. Bắn phá,

2. Thiêu đốt,

3. Huỷ hoại,

4. Cướp bóc,

5. Triệt hạ

46) Trong dãy số này, số kế tiếp là số nào? ()

66, 63, 57, 45…..

48) Trong loạt số này, có kế tiếp là số nào? ()

2, 9, 6, 7, 18, 5

49) Mặt phẳng so với hình khối cũng như đường so với? ()

1. Hình vuông,

2. Vòng tròn,

3. Góc,

4. Chữ nhật,

5. Mặt phẳng.

50) Một chiếc xe đạp với tốc độ bằng nửa chiếc xe hơi có tốc độ 40

tranh. Vậy chiếc xe đạp đạp được bao nhiêu tìm trong 3 phút…

51) Một chiếc thuyền bao gì cũng có… ()

1. Mái chèo,

2. Buồm,

3. Nước,

4. Sơn,

5. Chiều dài.

52) Trong loạt số này, số kế tiếp là số nào? ()

65, 68, 72, 77, 83…

Page 132: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

53) Trong hàng chữ này, có bao nhiêu chữ đứng sát các nguyên âm

không kể K và R?…

P, A, U, L, E, G, K, A, T, L, O, I, R, Q, O, X

54) Trong dãy số này, số kế tiếp là số nào? ()

2, A, 9, B, 6, C, 13, D….

55) Trong hàng chữ này có bao nhiêu chữ đứng sau K nhưng vừa

đứng trước R và đứng sau T?

A A B K M X I T T V C R R P L…

56) 20 người có thể đào được 40 hố trong 60 ngày. Vậy 10 người có

thể đào được 20 hố trong bao nhiêu ngày?…

57) Trong hàng này có mấy chữ đứng ngay trước một số lẻ và ngay

sau một số lớn hơn 6?…

Z, 1, 9, A, 4, B, 3, 14, 19, C, 8, 9, E, 5, D, 12, E, 17

58) Giả sử Bình dẫn đầu, Thanh đứng hàng thứ 5 và An đứng chính

giữa. Nếu Minh đứng trước Thanh và Long đứng ngay sau An thì em nào

đứng ở hàng thứ nhì?

59) Dưới đây có một loạt số này theo thứ tự ngược với loạt số kia,

ngoại trừ 1 số, số nào? ()

1, 2, 3, 1, 3, 2,…

60) Lời văn khúc chiết là lời văn… ()

1. Rắc rối,

2. Éo le,

3. Rõ ràng, gẫy gọn,

4. Nhát gừng,

5. Nóng bỏng.

Page 133: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

61) Trong những chữ sau đây, chữ nào sát nghĩa nhất với chữ: “Mở

mang”. ()

1. Khai trương,

2. Giải phóng,

3. Phân tán,

4. Phát triển,

5. Kéo dài.

62) Trong nhóm này có số nào lạc loài? ()

1. Những,

2. Các,

3. Mọi,

4. Đó,

5. Mỗi

63) Một sinh viên là một…()

1. Thanh niên,

2. Cán bộ,

3. Học sinh,

4. Học viên,

5. Người học nghề.

64) Tím so với Thẫm cũng như tiến so với… ()

1. Thoái,

2. Lùi,

3. Tấn,

4. Thiến,

5. Tiền.

Page 134: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

65) Ngoan cố phản nghĩa với…()

1. Ngoan ngoãn,

2. Hư hỏng,

3. Phục thiện,

4. Bướng bỉnh

66) Một nửa số tiền lương của thầy giáo, thêm 10.000 đ nữa là tiền dạy

thêm. Nếu lương của thầy giáo là 300.000 đ thì tiền dạy thêm là bao nhiêu? ()

67) Phì nhiêu nghĩa là gì? ()

1. Béo mập,

2. Sung túc,

3. Phân bón,

4. Phì nhiêu,

5. Giàu có.

68) Một xe lửa chạy chậm quá 3 phút và mỗi phút hụt hết 3 giây. Muốn

chạy chậm đi một giờ thì phải chạy thêm bao nhiêu phút nữa?

69) Chữ nào tương tự với bất đắc chí? ()

1. Bất đắc dĩ,

2. Bất mãn,

3. Bất hoà,

4. Bất tài,

5. Bất lực.

70) “Các thiếu nữ bao giờ cũng có… ()

1. Người yêu,

2. Quần áo diện,

3. Nụ cười,

Page 135: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

4. Tóc,

5. Mắt mũi.

71) Một xe lửa tốc độ 30 Km/h chạy ở phía trước một xe lửa tốc độ 50

Km/h. Hai xe cách nhau bao nhiêu cây số nếu xe sau mất 15 phút để đuổi kịp

xe trước? ()

72) Phấn khởi cùng nghĩa với…()

1. Tô điểm,

2. Nổi loạn,

3. Chiến đấu,

4. Nức lòng,

5. Giận dữ.

73) Một xe lửa chạy một nửa đường với tốc độ 30 Km/h và nửa sau với

tốc độ 60 Km/h. Nếu cả quãng đường dài là 20 Km thì hết bao nhiêu phút? ()

74) Viết câu trả lời A B D so với C B A cũng như Q R T so với…… ()

75) Nếu 2 là A, 6 là Có 8 là D, 12 là F thì đánh chữ BEADEF bằng số

như thế nào? ()

76) Khi anh nuôi xào đậu, cứ 1 cô ve lại kèm 2 đâu Hà Lan. Nếu nồi

xào chứa tất cả 300 cái đậu cả 2 loại thì trong đó chứa bao nhiêu đậu Hà

Lan? ()

77) Không có con chó nào biết hát, nhưng một vài con chó biết nói

chuyện nếu thế tức là: ()

1. Một vài con chó có thể hát được.

2. Tất cả mọi con chó đều không hát được.

3. Tất cả mọi con chó đều không nói chuyện được.

78) Không có người nào xấu, nhưng có một vài người không tốt do đó:

()

Page 136: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1. Hết thảy mọi người không tốt

2. Không có người nào là không tốt.

3. Hết thảy mọi người đều không xấu.

79) Sông lớn và sông nhỏ có chiều dài cộng với nhau là 850 km, sông

nhỏ ngắn hơn sông lớn 250 km. Vậy sông lớn dài bao nhiêu km? ().

80) Nam và Anh đi mua sách giáo khoa và vở viết nhân dịp đầu năm

học. Nam mua lần thứ nhất 68.000 đ và lần thứ hai hết nhiều hơn lần thứ nhất

5.000 đ. Thế mà Anh mua lần thứ hai hơn Nam là 4.000 đ. Vậy lần thứ hai

Anh mua hết bao nhiêu tiền? ()

81) Hàng hoá bao giờ cũng có…()

1. Nhãn hiệu,

2. Giá cả,

3. Thuế má,

4. Trọng lượng,

5. Khách hàng.

82) Trong dãy số này, số kế tiếp là số nào?

9, 7, 8, 6, 7, 5,… ()

83) Một nải chuối thứ nhất có nhiều quả hơn nải chuối thứ nhì một phần

ba. Nải chuối thứ nhì ít hơn nải chuối thứ nhất là 3 quả. Vậy nải thứ nhất có

mấy quả? ()

85) Loài chim chỉ biết bay và nhảy, nhưng loài sâu chỉ có thể bò được.

Vậy: ()

1. Chim ăn thịt.

2. Chim không bò.

3. Chim cũng bò.

86) Cái hộp bao giờ cũng có: ()

Page 137: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

1. Góc cạnh,

2. Hình thù,

3. Gỗ,

4. Dây

87) Số nào là số nhiều hơn 10 cũng như ít hơn một nửa của số 30 cũng

kém hơn 10? ()

88) Anh Duẩn lĩnh tiền thừa công lao động gấp đôi phần của từng

người trong ba người cùng tổ sản xuất, 3 người này lĩnh phần bằng nhau.

Vậy anh Duẩn là phân số nào của số tiền công lao động? ()

89) Chim so với cá cũng như máy bay so với…()

1. Thuyền,

2. Cá mập,

3. Xuồng,

4. Tàu,

5. Tàu ngầm.

90) Những chữ này có thể sắp xếp thành một câu, nếu câu ấy đúng thì

viết Đ, nếu sai thì viết chữ S… ()

Đông đảo dĩ nhiên một người quần chúng hơn.

2. Cách chấm điểm và tính IQ

Mỗi một bài tập làm đúng được 1 điểm. Tính tổng số điểm đạt được,

sau đó tra bảng xếp hạng trí tuệ niên kỷ tương đương với số điểm trắc

nghiệm. Chia trí tuệ niên kỷ với tuổi thực tính ra tháng. Chú ý chỉ lấy kết quả

tới 2 hàng thập phân. Nhân kết quả đó với 100 Đây chính là chỉ số IQ.

Bảng xếp hạng trí tuệ niên kỷ

(Tính bằng tháng)

Page 138: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Số

điểm

Trí tuệ

niên kỷ

Số

điểm

Trí tuệ

niên kỷ

Số

điểm

Trí tuệ

niên kỷ

Số

điểm

Trí tuệ

niên kỷ

2 94 24 140 46 187 68 233

3 96 25 143 47 189 69 235

4 98 26 145 48 191 70 237

5 100 27 147 49 193 71 240

6 103 28 149 50 195 72 242

7 105 29 151 51 197 73 244

8 107 30 153 52 199 74 246

9 109 31 155 53 202 75 248

10 111 32 157 54 204 76 250

11 113 33 159 55 206 77 252

12 115 34 162 56 208 78 254

13 117 35 164 57 210 79 256

14 119 36 166 58 212 80 259

15 122 37 168 59 214 81 261

16 124 38 170 60 216 82 263

17 126 39 172 61 218 83 265

18 128 40 174 62 221 84 265

19 130 41 176 63 223 85 269

20 132 42 178 64 225 86 271

21 134 43 181 65 227 87 273

22 136 44 183 66 229 88 275

23 138 45 185 67 231 89271 278

Xuất sắc (l phần 100 cao nhất) trên 140

Page 139: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Ưu tú (3 phần 100 kế tiếp) 131 – 140 IQ của bạn

Giỏi (26 phần 1000 kế tiếp) 111 – 130

Thường (42 phần 1000 kếtiếp) 91 – 110 IQ Trung bình: 101

Chậm (24 phần 1000 kế tiếp) 71 – 90

Kém (4 phần 1000 thấp nhất) dưới 71

MỤC LỤCLời giới thiệu

Lời nói đầu

TN1. Test Denver

TN2. Trắc nghiệm vẽ hình lập phương xếp theo hình bậc thang

TN3. Trắc nghiệm “Trí tuệ đa dạng” (của Gille)

TN4. Các trắc nghiệm trí tuệ của Wechsler

TN5. Trắc nghiệm Wisc

TN 6. Trắc nghiệm Wais

TN 7. Trắc nghiệm hình phức hợp Rey

TN 8. Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn (test Raven)

TN 9. Trắc nghiệm năng lực trí tuệ

---//---

NHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝTẬP I - TRẮC NGHIỆM VỀ TRÍ TUỆ

(In lần thứ 3)

NGÔ CÔNG HOÀN (Chủ biên)

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH – NGUYỄN THỊ KIM QUÝ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Page 140: Những Trắc Nghiệm Tâm Lý - Tập 1 - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/33.NhungTracNghiemTamLy-Tap...  · Web viewNHỮNG TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ – TẬP I. NHỮNG

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO

Tổng biên tập LÊ A

Người nhận xét:

GS. PHẠM TẤT DONG - PGS. BÙI VĂN HUỆ - PTS. TRẦN THỊ MINH ĐỨC

Biên tập: LÊ NGUYÊN CẨN

Kĩ thuật vi tính: NGUYỄN MINH NGỌC

Trình bày bìa: PHẠM VIỆT QUANG

Mã số: 01.01.542/681 – ĐH 2007

In 1000 cuốn, khổ 14.5 x 20.5cm tại Công ty Cổ phần KOV. Đăng kí KHXB số:

30–2007/CXB/542–120/ĐHSP ngày 4/1/07. In xong và nộp lưu chiểu tháng 5

năm 2007.