những năm trước đây, trường ệt ngữ uồn có soạn thảo bộ ... · vở, tranh...

92
1 Trường Việt NgVề Ngun 1A.v7.3 Li Ta Những năm trước đây, Trường Vit NgVề Nguồn có son tho bộ sách "Tiếng Vit Còn Người Vit Còn", tLớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong vic ging dy Vit ngcho các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình sdụng bộ sách này, chúng tôi nhn thy còn nhiu khiếm khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tp Trường Vit NgVề Nguồn cgng tu bli bộ sách "Tiếng Vit Còn, Người Vit Còn", với hy vng các Thy, Cô giáo có phương tiện hướng dn học sinh và ngược li các em cũng có phương tin ôn li những điều đã học trong lớp dễ dàng hơn. Các đoạn văn, hình vdùng làm tài liu ging dy trong bsách này, một phn do chúng tôi son tho, một phn khác chúng tôi trích tnhững tác phm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo - mà vì hoàn cnh, chúng tôi không thtrực tiếp xin phép các tác giđược. Chúng tôi xin quý vbổn phn bo tồn và phát huy tiếng Vit, đồng thời cũng vì lợi ích của các em học sinh, mà cho phép chúng tôi làm công vic này. Với thin tâm, thin chí, Ban Biên Tp chúng tôi đã nlực son tho bộ sách "Tiếng Vit Còn, Người Vit Còn" này nhưng chc chn không thnào tránh được những lỗi lm ca kthut n loát. Chúng tôi ước mong các bc trưởng thượng, các vchuyên son sách giáo khoa, những Nhà giáo lão thành và toàn thcác bc phhuynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn hảo hơn trong tương lai. Trân trọng, Ban Biên Tập Trường Vit NgVNguồn

Upload: nguyentuyen

Post on 29-Aug-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Lời Tựa

Những năm trước đây, Trường Việt Ngữ Về Nguồn có soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt Còn Người Việt Còn", từ Lớp Vỡ Lòng A cho đến Lớp 5B, để dùng trong việc giảng dạy Việt ngữ cho các em học sinh; tuy nhiên qua quá trình sử dụng bộ sách này, chúng tôi nhận thấy còn nhiều khiếm khuyết về hình thức cũng như nội dung. Bởi thế, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn cố gắng tu bổ lại bộ sách "Tiếng Việt Còn, Người Việt Còn", với hy vọng các Thầy, Cô giáo có phương tiện hướng dẫn học sinh và ngược lại các em cũng có phương tiện ôn lại những điều đã học trong lớp dễ dàng hơn.

Các đoạn văn, hình vẽ dùng làm tài liệu giảng dạy trong bộ sách này, một phần do chúng

tôi soạn thảo, một phần khác chúng tôi trích từ những tác phẩm của các Nhà giáo, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo - mà vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể trực tiếp xin phép các tác giả được. Chúng tôi xin quý vị vì bổn phận bảo tồn và phát huy tiếng Việt, đồng thời cũng vì lợi ích của các em học sinh, mà cho phép chúng tôi làm công việc này.

Với thiện tâm, thiện chí, Ban Biên Tập chúng tôi đã nỗ lực soạn thảo bộ sách "Tiếng Việt

Còn, Người Việt Còn" này nhưng chắc chắn không thể nào tránh được những lỗi lầm của kỹ thuật ấn loát. Chúng tôi ước mong các bậc trưởng thượng, các vị chuyên soạn sách giáo khoa, những Nhà giáo lão thành và toàn thể các bậc phụ huynh đóng góp ý kiến để bộ sách được hoàn hảo hơn trong tương lai.

Trân trọng, Ban Biên Tập Trường Việt Ngữ Về Nguồn

2 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Ve Nguon Vietnamese Language School

P. O. Box 360411, Milpitas, CA 95036 E-mail: [email protected] Telephone: (408) 504-1191 Website: vietnguvenguon.org

Nội Quy 1. Học sinh đến trường phải đồng phục áo trắng, quần dài. Đi học liên tục và đúng giờ. Nếu học sinh đi trễ quá 10 phút các em phải có phụ huynh trực tiếp dẫn tới lớp học và trình với Thầy, Cô phụ trách. Nếu không, sẽ không được phép vào lớp.

2. Mọi sự vắng mặt của học sinh đều phải được phụ huynh thông báo trước với Thầy, Cô phụ trách lớp bằng điện thoại, hoặc có giấy phép của phụ huynh trong buổi học kế tiếp. Học sinh nào vắng mặt liên tiếp 3 buổi học mà không có lý do chính đáng sẽ không được tiếp tục theo học khoá hiện tại.

3. Trong lớp, học sinh cần phải chú tâm nghe lời Thầy, Cô giảng bài; không được nói chuyện riêng hay đùa nghịch. Phải thương mến và giúp đỡ bạn bè. Học sinh phải tham dự đầy đủ các kỳ thi trong khoá học, phải làm đầy đủ bài tập trong lớp cũng như làm bài tập ở nhà.

4. Học sinh phải giữ gìn vệ sinh chung trong lớp học và trong phạm vi khuôn viên nhà trường. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Thầy, Cô phụ trách. Học sinh nào vi phạm kỷ luật, làm hư hại đến tài sản của nhà trường sẽ phải bồi thường theo đúng với vật giá hiện thời.

5. Học sinh tuyệt đối không được ăn, uống trong lớp học hoặc di chuyển các đồ vật như sách vở, tranh ảnh treo trên tường, cũng như các vật dụng khác.

6. Học sinh khi vắng mặt trong 5 buổi học, dù có lý do chính đáng cũng sẽ không được lên lớp trong khoá tới.

7. Học sinh phải tham dự và nghe theo sự hướng dẫn của các Thầy, Cô hoặc của Ban Điều Hành trường trong các buổi sinh hoạt. Tuyệt đối cấm mang theo các vật bén nhọn, chất nổ, các loại hoá chất, cũng như vũ khí.

8. Để tránh tình trạng mất mát, học sinh không được phép mang theo các đồ vật quý giá, các loại đồ chơi cá nhân vào trường trong giờ học cũng như giờ chơi. Nhà trường sẽ hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có vấn đề hư hỏng hoặc mất mát xẩy ra.

9. Trong giờ ra chơi học sinh chỉ được phép chơi trong khuôn viên của nhà trường đã ấn định và phải vào lớp đúng giờ khi nghe chuông báo hiệu vào lớp.

10. Học sinh nào vi phạm một trong 9 điều lệ khể trên (ngoại trừ Điều 6) sẽ do Thầy, Cô phụ trách lớp khuyến cáo. Nếu học sinh bị cảnh cáo 3 lần vì vi phạm kỷ luật mà còn tỏ ra thiếu lễ độ và tái phạm nữa, sẽ bị đưa lên Ban Điều Hành quyết định.

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ Về Nguồn

3 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Trường Việt Ngữ Về Nguồn Giáo Viên Chính:

Khóa: , N/k: 201

Lớp: Phòng: _

Giáo Viên Phụ:

Học sinh đi học đều đặn, đúng giờ, mặc áo mầu trắng và quần dài. Không nên nghỉ học quá 3 buổi. Phụ huynh liên lạc với giáo viên phụ trách lớp khi con

em nghỉ học để hướng dẫn các em hoàn tất những bài tập bị thiếu.

Phụ huynh giúp con em tiến bộ trong việc học tiếng Việt bằng cách duy trì nói tiếng Việt với con em ở nhà, và cho các em tập đọc bài học trước khi tới trường.

Đến trường học sinh cần phải có và mang theo: sách giáo khoa, quyển vở, giấy viết, bút

mực hoặc bút chì, cục gôm (đồ tẩy).

Hàng tuần có bài tập về nhà. Học sinh cần làm bài tập đầy đủ và đưa phụ huynh kiểm nhận. Bài tập trong lớp bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập

làm văn, văn phạm, chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Bài tập về nhà bao gồm: tập đọc, tập nói chuyện, tập bỏ dấu, điền vào chỗ trống, tập

làm văn, văn phạm và chính tả. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài.

Mỗi khóa học sẽ có 4 bài thi. Số điểm tối đa là 100% cho mỗi bài. Điểm trung bình cuối khóa để được lên lớp là 80%, gồm có: 40% điểm bài tập lớp, 10%

điểm bài tập nhà, và 50% điểm bài thi.

Học sinh xuất sắc mỗi tháng và cuối khóa cần có số điểm trung bình 85% trở lên. Phụ huynh đồng ý & Ký tên Ngày

Điện thoại liên lạc: Thầy / Cô: Đt.: Thầy / Cô: Đt.: Thầy / Cô: Đt.: Thầy / Cô: Đt.:

4 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

29 Chữ Cái Tiếng Việt

A Ă Â B C D (a) (á) (ớ) (bê) (xê) (dê)

Đ

E

Ê

G

H

I (đê) (e) (ê) (giê) (hát) (i)

K

L

M

N

O

Ô (ca) (en-lờ) (em-mờ) (en-nờ) (o) (ô)

Ơ

P

Q

R

S

T (ơ) (pê) (cu) (e-rờ) (ét-sì) (tê)

U Ư V X Y

(u) (ư) (vê) (ích-xì) (i-cờ-rét)

12 Nguyên Âm Đơn

A Ă Â E Ê I (a) (á) (ớ) (e) (ê) (i)

O

Ô

Ơ

U

Ư

Y (o) (ô) (ơ) (u) (ư) (i-cờ-rét)

5 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Cách Phát Âm Chữ Cái

A Ă Â B C D /a/ /á/ /ớ/ /bờ/ /cờ/ /dờ/

Đ

E

Ê

G

H

I /đờ/ /e/ /ê/ /gờ/ /hờ/ /i/

K

L

M

N

O

Ô /cờ/ /lờ/ /mờ/ /nờ/ /o/ /ô/

Ơ

P

Q

R

S

T /ơ/ /pờ/ /quờ/ /rờ/ /sờ/ /tờ/

U Ư V X Y

/u/ /ư/ /vờ/ /xờ/ /i/

Cách Phát Âm Phụ Âm Ghép

CH GH GI KH NG NGH /chờ/ /gờ/ /giờ/ /khờ/ /ngờ/ /ngờ/

NH PH QU TH TR /nhờ/ /phờ/ /quờ/ /thờ/ /trờ/

6 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Nguyên tắc đánh dấu tiếng Việt Nếu một chữ có phụ âm đơn hay phụ âm kép ghép với một nguyên âm, thì các dấu phải đánh vào nguyên âm đó: bé, tá, phò mã, khỉ, xạ thủ, v.v.

Nguyên âm "u" và "i" trong phụ âm kép "qu" và "gi" đã cùng với phụ âm "q" và "g" để biến thành phụ âm kép chứ không còn là một nguyên âm nữa. Chính vì thế mà hai phụ âm kép này ghép với 1 hay 2 nguyên âm thì các dấu phải đánh vào nguyên âm ở ngay sau phụ âm kép này: quí, quá, quà, quả, quạ, quắc, quế, quý, quỹ, quỳ, già, giá, giữa, giác, giải, giả, v.v.

Nếu trước 2 nguyên âm mà có phụ âm đơn hay kép và sau 2 nguyên âm này lại không có phụ âm nào thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ nhất như: chùa, chúa, thúy, thùy, thúi, lũy, gào, góa, bùa, của, bùi, chúa, khói, khảo, khóa, lìa, trào, tráo, khéo, khỏe, khóe, chúi, thủy, và trụy, v.v.

Trong một chữ có 2 hay 3 nguyên âm mà 1 nguyên âm đã có dấu sẵn như: ă, â, ê, ô, ơ, ư, v.v. thì các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng phải đánh vào nguyên âm đó: thuế, thuấn, thuyền, thuở, uyển chuyển, chữa, suyễn, diễm, truyện, diệu, v.v. Nếu 2 nguyên âm đều có dấu cả như "ư và ơ" thì các dấu phải đánh lên nguyên âm thứ hai: tướng lãnh, thường lệ, thưởng phạt, dưỡng khí, thượng lộ, v.v.

Nếu trong một chữ chỉ có 2 nguyên âm mà trước và sau 2 nguyên âm này đều có phụ âm đơn hay kép thì các dấu phải đánh vào nguyên âm thứ hai: đoán, khoáng, khoát, khoét, toàn, khoảng, loãng, loạng choạng, v.v.

Khi một chữ tận cùng bằng 3 nguyên âm, thì các dấu phải đánh lên nguyên âm ở giữa như: thoái thác, ngoéo cổ, cười, bải hoải, khúc khuỷu, choãi chân, hải ngoại, v.v.

7 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Dấu "Hỏi, Ngã"

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba quy luật căn bản: luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các quy luật ngoại lệ.

A. Luật bằng trắc

Quy luật bằng trắc phải được hiểu theo ba quy ước sau.

1. Luật lập láy: Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa; chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết; hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc: Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).

Thí dụ: Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi. Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi. Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi. Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi. Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...

3. Luật bằng: Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).

Thí dụ: Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã. Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã. Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã. Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. Chữ Hán Việt

Văn chương Việt Nam xử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được xử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được quy định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ: Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là Hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

8 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V. Bắc Mỹ, Mỹ Châu, Mỹ Quốc, Mỹ kim, thẩm mỹ, Mỹ Tho, mỹ thuật Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên. Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P. Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu. Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này: "Dân Là Vận Mệnh Nước" để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng quy luật Hán tự nói trên.

C. Các qui ước khác

1. Trạng từ (adverb): Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

Thí dụ: Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã. Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã. Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia: Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ: Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến... Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A-Phú-Hãn,... Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ: Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.

Thí dụ: Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi. Anh này trông thật khỏe mạnh. Chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại.

Phỏng theo Khải Chính Phạm Kim Thư

9 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Mức Độ Âm Giọng Của Các Dấu

Biểu đồ trên giải thích mức độ âm giọng của các dấu trong tiếng Việt:

(1) Dấu Sắc: mức độ giọng nói (pitch) nâng cao, lớn hơn (2) Dấu Ngã: mức độ giọng nói đều và bỗng vút cao lên (3) Không Dấu: mức độ giọng nói trung bình, không cao, không thấp (4) Dấu Huyền: mức độ giọng nói chìm xuống thấp nhẹ nhàng (5) Dấu Hỏi: mức độ giọng nói chìm xuống và rồi nâng cao lên (6) Dấu Nặng: mức độ giọng nói kéo xuống thật thấp và sâu

10 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

BÀI ÔN / BÀI KIỂ M ĐẦU KHÓA

Các em viết thành những chữ với các vần mà em nhớ, dùng những phụ âm và dấu đã học:

Dấu: sắc ( ' ), huyền ( ` ), hỏi ( ), ngã ( ~ ), nặng ( ), và không dấu ( ).

Phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x, y. (Không dùng: f, j, q, z ) ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr. (Phát âm ngoại lệ: gi, qu )

MẪU GIÁO B:

1. r 2. s 3. t 4. v 5. x 6. p, ph 7. q, qu 8. ch 9. gh 10. gi 11. kh 12. ng 13. ngh 14. nh 15. th 16. tr

11 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Việt Văn 1A

Bài 1 AM, ĂM, ÂM

Bài 2 EM, ÊM, IM

Tập nói chuyện - Tuổi Âm lịch

Bài 3 OM , ÔM, ƠM, UM

Tập nói chuyện - Thời tiết

Bài 4 AN, ĂN, ÂN

Bài 5 EN, ÊN, IN

Tập nói chuyện - Nhà cửa

Bài 6 ON, ÔN, ƠN, UN

Tập nói chuyện - Đồ đạc

Bài 7 AP, ĂP, ÂP

Bài 8 EP, ÊP, IP

Tập nói chuyện - Đồ đạc trong bếp

Bài 9 OP, ÔP, ƠP, UP

Tập nói chuyện - Trái cây 1

Bài 10 AC, ĂC, ÂC, EC

Tập nói chuyện - Trái cây 2

Bài 11 OC, ÔC, UC, ƯC

Tập nói chuyện - Rau, củ, quả 1

Bài 12 AT, ĂT, ÂT

Bài 13 ET, ÊT, IT

Tập nói chuyện - Rau, củ, quả 2

12 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 1 AM, ĂM, ÂM

am ám àm ảm ãm ạm

ăm ắm ằm ẳm ẵm ặm

âm ấm ầm ẩm ẫm ậm

Ráp vần đi làm số tám tấm thảm bị cảm

đi tắm ẵm em nằm ngủ cằm

đi chậm mâm cam ấm trà cấm

13 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

tấm thảm ấm trà số tám bị cảm

cằm ẵm bé nằm ngủ đi tắm

mâm cấm tấm nệm

14 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Mẹ cho chú Nam mâm cam.

2. Bố Lam chăm chỉ làm.

3. Bà ẵm bé nằm ngủ.

4. Chị Thắm pha ấm trà.

5. Cẩm bị cảm và bị ho.

6. Tâm có tám tấm thảm đỏ.

7. Thu rủ Tam đi tắm.

8. Thế và Lâm đi chậm quá.

15 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. am ám àm ảm ãm ạm

2. am ám àm ảm ãm ạm

3. ăm ắm ằm ẳm ẵm ặm

4. ăm ắm ằm ẳm ẵm ặm

5. âm ấm ầm ẩm ẫm ậm

6. âm ấm ầm ẩm ẫm ậm

7. sâm sấm mâm chậm

8. ấm ầm tấm nhẩm

9. tam tám làm thảm

10. chăm tắm nằm ẵm

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. tam 2. lam 3. cham 4. nam

5. tham 6. mam 7. am 8. am

9. am 10. am 11. nam 12. mam

16 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. đi làm a. vật phẳng, tròn, dùng để dọn thức ăn.

2. ầm ầm b. dùng để ngâm lá trà trong nước nóng.

3. ấm trà c. làm việc.

4. chăm chỉ d. tiếng ồn vang lớn.

5. mâm đ. cố gắng làm một việc gì tốt.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp.

ấm chăm chỉ nằm thăm số tám 1. Mẹ đem giỏ cam đi _______________ Bà.

2. Tâm _______________ ngủ li bì vì bị cảm.

3. Dì Kim pha _______________ trà cho Bà.

4. Bố nói _______________ là số hên.

5. Chị Trâm _______________ làm.

17 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 2 EM, ÊM, IM

em ém èm ẻm -- ẹm

êm ếm ềm -- -- ệm

im ím ìm ỉm ĩm ịm

Ráp vần cà-rem xem ti-vi em bé nem

êm tai ban đêm đếm số tấm nệm

cây kim con chim trái tim cái kìm

18 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

cà-rem xem ti-vi nem em bé

ban đêm tấm nệm kim

con chim trái tim kềm / kìm

19 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Em bé thèm cà-rem.

2. Tám xem ti-vi ban đêm.

3. Chú cho thím em nem.

4. Bà ru em thật êm tai.

5. Bé Lâm đếm số ở nhà.

6. Tấm nệm đó êm quá!

7. Thắm đi tìm cây kim.

8. Chim se-sẻ đem cỏ khô về làm tổ.

20 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. em ém èm ẻm ẹm

2. em ém èm ẻm ẹm

3. êm ẻm ếm ềm ệm

4. êm ẻm ếm ềm ệm

5. im ím ìm ỉm ịm

6. im ím ìm ỉm ịm

7. em ẻm ẹm ỉm ịm

8. im tím tìm thím

9. kim chim thêm chìm

10. tim kìm nhím bím

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. em 2. em 3. em 4. em

5. them 6. thim 7. im 8. im

9. mim 10. tim 11. kim 12. nem

21 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. tấm nệm a. em nhỏ.

2. chim én b. lúc trời tối.

3. ban đêm c. tấm lót lớn trên giường để nằm ngủ.

4. cái kìm d. loại chim nhỏ đuôi dài bay rất nhanh.

5. em bé đ. dụng cụ dùng để kẹp vật gì cho chặt mà vặn hoặc rút ra.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp.

cà-rem chim én nằm ngủ kim xem 1. Lan đi lấy _______________ để mẹ vá áo.

2. Tâm thích ăn _____________ vào mùa hè.

3. Dì Kim nói _______________ bay lượn vào mùa xuân.

4. Cả nhà _____________ ti-vi ở phòng khách.

5. Chị Trâm _______________ sớm để mai còn đi làm.

22 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện

Tuổi Âm Lịch hay Tuổi Ta Tuổi âm lịch (hay còn gọi là tuổi ta) được gọi theo 12 con giáp, tượng trưng bởi 12 con vật như sau Tý con chuột. Sửu con trâu Dần con cọp

Mẹo con mèo Thìn con rồng Tỵ con rắn

Ngọ con ngựa. Mùi con dê Thân con khỉ Dậu con gà. Tuất con chó Hợi con heo

23 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

12 Con Giáp

Tý con chuột Em có duyên và hấp dẫn. / You are charming and attractive. Mouse 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020 Sửu con trâu Em nhẫn nại và suy tư. / You are patient and thoughtful. Buffalo 1937, 1949, 1961, 1973, 1985, 1997, 2009, 2021 Dần con cọp Em can đảm và ân cần. / You are brave and caring. Tiger 1938, 1950, 1962, 1974, 1986, 1998, 2010, 2022 Mẹo con mèo Em nói chuyện lưu loát và học giỏi. / You are a smooth talker and good in school. Cat 1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011, 2023 Thìn con rồng Em lương thiện và hăng hái. / You are honest and energetic. Dragon 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012, 2024 Tỵ con rắn Em rất khôn ngoan nhưng ít nói. / You are very wise but quiet. Snake 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013, 2025 Ngọ con ngựa Em rộng rãi và được mọi người ưa thích. / You are generous and popular. Horse. 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014, 2026 Mùi con dê Em bình tĩnh và tốt bụng. / You are calm and kind. Goat 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003, 2015, 2027 Thân con khỉ Em ưa tìm tòi và thông minh. / You are curious and clever. Monkey 1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016, 2028 Dậu con gà Em khôn ngoan và hãnh diện. / You are wise and proud. Chicken 1945, 1957, 1969, 1981, 1993, 2005, 2017, 2029 Tuất con chó Em trung tín và thích mọi người. / You are loyal and you enjoy people. Dog 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018, 2030 Hợi con heo Em thông minh, lễ phép và can đảm. / You are smart, polite, and brave.

Pig 1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007, 2019, 2031

24 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 3 OM , ÔM , ƠM , UM

om óm òm ỏm õm ọm

ôm ốm ồm ổm ỗm ộm

ơm ớm ờm ởm ỡm ợm

um úm ùm ủm -- ụm

Ráp vần

lom khom om sòm khóm tre trái khóm

hôm qua chôm chôm đau ốm chồm hổm

tô cơm ngủ sớm trái thơm nấm rơm

cảm cúm chùm nho tôm hùm um tùm

25 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

lom khom lụm khụm khóm tre chồm hổm

tôm rim bị ốm chùm nho bơm xe

trái thơm trái khóm

Trái thơm to hơn khóm, có thể đến 3-4 kg/trái, các mắt thưa, giãn, lá không có gai. Trái khóm thường nhỏ dưới 1 ký, mắt nhỏ, dày hơn, lá rất nhiều gai. Trái dứa là cách gọi phổ biến của miền bắc hơn, chỉ về cả khóm và thơm.

26 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

chôm chôm tô cơm nấm rơm tôm hùm Tập đọc

1. Cô bé lom khom xem hồ cá.

2. Hôm qua đám trẻ la om sòm.

3. Thơm đi ngủ sớm vì bị ốm.

4. Em ăn cơm, tôm rim và nấm rơm.

5. Cụ già đi lụm khụm.

6. Chợ chồm hổm có bán chôm chôm.

7. Khóm tre ở nhà em quá um tùm.

8. Chùm nho tím khá nhỏ,

Chùm nho đỏ quá to.

27 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. om óm òm ỏm ọm

2. om óm òm ỏm ọm

3. ôm ốm ồm ổm ộm

4. ôm ốm ồm ổm ộm

5. ơm ớm ờm ởm ợm

6. ơm ớm ờm ởm ợm

7. um úm ùm ủm ụm

8. chòm chồm chờm chum ngủm

9. chòm chồm chờm chum ngủm

10. lõm lúm lờm chôm trộm

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. om 2. om 3. om 4. om

5. um 6. um 7. trom 8. som

9. tum 10. lum 11. tum 12. chom

28 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. khóm tre a. một loại bịnh làm mệt mỏi.

2. hôm qua b. vật dùng để nấu cơm.

3. cảm cúm c. ngày hôm trước.

4. om sòm d. tiếng la hét ồn ào.

5. nồi cơm đ. bụi cây cao, thân rỗng mọc ở vùng quê.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp. cảm cúm lom khom om sòm thơm tôm cá 1. Bà cho Mẹ quả _______________ to.

2. Dì Trâm la _______________ vì xe bị phá hư.

3. Hôm qua, chú Nam đem _______________ ra chợ bán.

4. Tú ho sù sụ vì bị _______________.

5. Hà _______________ nhổ cỏ ở sân nhà Bà.

Đọc Thêm Mẹ làm cơm Mùi thơm quá Em đơm cơm Mời ông bà Mời ba mẹ Ra xơi cơm.

29 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Thời tiết

mặt trời mặt trăng ngôi sao

nắng mây mưa cầu vồng

gió sương mù sấm sét tuyết

30 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

1. Em thường thấy mặt trời vào lúc nào?

- Em thường thấy mặt trời vào ban ngày.

2. Em thường thấy mặt trăng vào lúc nào?

- Em thường thấy mặt trăng vào ban đêm.

3. Em thường thấy ngôi sao vào lúc nào?

- Em thường thấy ngôi sao vào ban đêm.

4. Khi có nhiều mây đen có nghĩa là gì?

- Khi có nhiều mây đen có nghĩa là trời có thể mưa.

5. Em thường thấy gì khi trời mưa?

- Em thường thấy cầu vồng khi trời mưa.

6. Khi trời tuyết em thích làm gì?

- Khi trời tuyết em thích làm người tuyết.

7. Khi trời có gió em thích làm gì?

- Khi trời có gió em thích thả diều.

8. Khi trời có sấm sét em thích làm gì?

- Khi trời có sấm sét em thích xem ti-vi, đọc sách.

31 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 4 AN, ĂN, ÂN

an án àn ản ãn ạn

ăn ắn ằn ẳn ẵn ặn

ân ấn ần ẩn ẫn ận

Ráp vần bàn chân bạn bè bàn ghế sàn nhà

ăn mận xe lăn rắn nhỏ số chẵn

sân cỏ quả mận cần câu cân tấn

32 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

bàn ghế bạn bè sàn nhà số chẵn

bàn chân xe lăn rắn nhỏ cần câu

cân sân cỏ quả mận 1 tấn (2000 lbs.)

33 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Cần câu bán ở chợ.

2. Chú què cần xe lăn.

3. Bàn chân Lan bị bẩn.

4. Ân ăn năm quả mận.

5. Nhà em có số chẵn.

6. Bạn bè Lân ở gần bờ hồ.

7. Rắn nhỏ bò gần chân Vân.

8. 1 tấn đá nhỏ trên sân cỏ.

34 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. an án àn ản ãn ạn

2. an án àn ản ãn ạn

3. ăn ắn ằn ẳn ẵn ặn

4. ăn ắn ằn ẳn ẵn ặn

5. ân ấn ần ẩn ẫn ận

6. ân ấn ần ẩn ẫn ận

7. lán làn lan lân lấn lần

8. khảm khản khẩn khan nán nắn

9. quan quân hân han hằn hắn

10. tàn tận than tăn tân thân

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. an 2. an 3. an 4. an

5. dan 6. dan 7. man 8. man

9. tan 10. nhan 11. xan 12. xan

35 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. ban đêm a. cái mền đắp cho ấm.

2. chim én b. vật để câu cá.

3. cái chăn c. lúc trời tối.

4. cái bàn d. loại chim nhỏ đuôi dài bay rất nhanh.

5. cần câu đ. đồ dùng bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp:

cân đo chùm nhãn sân cỏ số chẵn thằn lằn

1. Số 2, 4, 6, 8, 10 là _______________.

2. Có _______________ ở trên trần nhà.

3. Cô y tá _______________ cho bé Hân.

4. Bọn trẻ lăn trên _______________.

5. Trâm để _______________ lên cân.

36 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 5 EN, ÊN, IN

en én èn ẻn ẽn ẹn

ên ến ền ển -- ện

in ín ìn ỉn -- ịn

Ráp vần

màu đen chim én cái kèn đèn

cây nến cái mền bỏ quên con nhện

chữ in số chín nhìn lên

37 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

màu đen đèn cái kèn chim én

nhện chữ in nhìn lên số chín

cái mền (chăn) cây nến (đèn cầy)

38 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Ban đêm có màu đen.

2. Ban đêm nhớ mở đèn lên.

3. Chim én ở trên bàn.

4. Nga nhìn lên trên bảng.

5. Ngân ghi chữ in vô vở.

6. Bé Tín đếm đến số chín.

7. Con nhện bò gần chân Thân.

8. Thu trùm mền nằm ngủ.

Đọc Thêm Em Lan xin mẹ

Đi đền thờ Tổ

Ở ven hồ sen

Quên đem đèn, nến.

39 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. en én èn ẻn ẽn ẹn

2. en én èn ẻn ẽn ẹn

3. ên ến ền ển ẽn ện

4. ên ến ền ển ẽn ện

5. in ín ìn ỉn ịn

6. in ín ìn ỉn ịn

7. nên nén ném nếm nền

8. quan quân quen quên quăn

9. sen săn sân sên sến

10. hên hen tăn tên hển

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. ben 2. ben 3. ben 4. ben

5. hen 6. hen 7. men 8. men

9. tin 10. nhin 11. xin 12. xin

40 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. ban đêm a. cái chăn (mền) đắp cho ấm.

2. chim én b. vật dùng thắp sáng.

3. cái mền c. lúc trời tối.

4. con nhện d. loại chim nhỏ đuôi dài bay rất nhanh.

5. cây nến đ. động vật có khả năng làm màng nhện để săn mồi.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp:

chữ in chim én cây nến số chín con nhện

1. Số 3, 5, 7 và _______________ là số lẻ.

2. Có _______________ ở trên trần nhà.

3. Trâm tập viết _______________ rất đẹp.

4. Ban đêm mẹ thắp _______________.

5. Bà nói _______________ tuy nhỏ nhưng bay rất nhanh.

41 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Nhà cửa

phòng khách phòng ngủ phòng tắm

phòng ăn nhà bếp nhà để xe

sân sau (hồ bơi) sân sau (trồng cà chua)

42 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

1. Em thường làm gì trong phòng khách?

- Em thường xem ti-vi trong phòng khách.

2. Em thường làm gì trong phòng ngủ?

- Em thường ngủ trong phòng ngủ.

3. Em thường làm gì trong phòng ăn?

- Em thường ăn các bữa ăn trong phòng ăn.

4. Em thường làm gì trong phòng tắm?

- Em thường chải tóc, đánh răng trong phòng tắm.

5. Em thường làm gì trong nhà bếp?

- Em thường xem cách mẹ em nấu thức ăn.

6. Nhà để xe dùng để làm gì?

- Ba em thường đậu xe ở nhà để xe.

7. Em thường làm gì ở sân sau nhà?

- Em thường bơi lội trong hồ bơi.

8. Em thường làm gì ở sân sau nhà?

- Em thường hái cà chua ở sân sau nhà.

43 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 6 ON, ÔN, ƠN, UN

on ón òn ỏn õn ọn

ôn ốn ồn ổn ỗn ộn

ơn ớn ờn ởn ỡn ợn

un ún ùn ủn ũn ụn

Ráp vần

bòn bon nón lá cây son tròn

ôn bài số bốn ồn ào môn học

con lợn lớn hơn thợ sơn hờn giận

run sợ dây thun ủn ỉn bún bò

sún răng con giun đi trốn mềm nhũn

44 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

gà con cái nón cây son con lợn thợ sơn

chùm bòn bon nón lá nhọn tròn

đờn/đàn hờn giận lớn hơn số bốn

45 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

bùn run sợ sún thun giãn

Tập đọc

1. Con lợn lăn vô bùn.

2. Số bốn là số chẵn.

3. Lợn con đi ủn ỉn.

4. Trên nón lá có chữ “Việt Nam”.

5. Bạn bè đã trốn và Nhân đi tìm.

6. Bà nội ăn bún mềm nhũn.

7. Hân run sợ khi xem phim ma.

8. Tâm hờn giận vì bị Trí bắn thun.

46 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. on ón òn ỏn õn ọn

2. ôn ốn ồn ổn ỗn ộn

3. ơn ớn ờn ởn ỡn ợn

4. un ún ùn ủn ũn ụn

5. mòn mồn mùn mơn

6. lún lấn lớn lén

7. rộn run sơn sún

8. chốn trớn tổn tủn

9. thân thon thôn thun

10. bồn bùn trơn chun

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. bon 2. bon 3. lon 4. non

5. nhon 6. nhon 7. don 8. don

9. nhun 10. nhun 11. hun 12. mun

47 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây. 1. dây thun a. vật đội trên đầu làm bằng lá để che nắng.

2. Sài-gòn b. có nhiều tiếng động lớn.

3. nón lá c. thủ đô miền Nam Việt Nam trước 1975.

4. ôn bài d. dây làm bằng cao-su, dùng để cột đồ.

5. ồn ào đ. học lại bài học trước khi thi.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống với các chữ thích hợp.

Sài-gòn lợn con nón lá son đỏ thợ sơn

1. Chú _______________ tô sơn tím lên trần nhà.

2. _______________ là một thành phố lớn.

3. Dì Tư đem _______________ từ Việt Nam về cho bạn.

4. Cô Ngân tô _______________ lên môi.

5. Tú cho _______________ ăn để nó to lớn hơn.

Đọc thêm Ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con

Ăn đã no tròn

Cả đàn đi ngủ.

48 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Đồ Đạc

cái ghế cái bàn cái giường cái gối

ti-vi tủ lạnh máy giặt máy rửa chén

máy hút bụi cái chổi cái hốt rác thùng rác

49 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

1. Em thường thấy đồ đạc gì trong phòng khách?

- Em thấy có bàn, ghế, ti-vi trong phòng khách.

2. Em thường thấy đồ đạc gì trong phòng ngủ?

- Em thấy có bàn, ghế, giường, gối, mền trong phòng ngủ.

3. Em thường thấy đồ đạc gì trong phòng ăn?

- Em thấy có bàn, ghế, trong phòng ăn.

4. Em thường thấy đồ đạc gì trong phòng tắm?

- Em thấy có bồn rửa mặt, cầu tiêu trong phòng tắm.

5. Em thường thấy đồ đạc gì trong nhà bếp?

- Em thấy có tủ lạnh, bếp lò, máy rửa chén trong nhà bếp.

6. Em thường thấy đồ đạc gì trong nhà để xe?

- Em thấy có máy giặt, máy sấy, máy hút bụi.

7. Em thường thấy đồ đạc gì ở sân sau nhà?

- Em thấy có cái chổi, cái hốt rác, thùng rác.

8. Em thường thấy đồ đạc gì ở sân sau nhà?

- Em thấy có bàn, ghế, cuốc, xẻng ở sân sau nhà.

50 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 7 AP, ĂP, ÂP

ap áp -- -- -- ạp

ăp ắp -- -- -- ặp

âp ấp -- -- -- ập

Ráp vần

xe đạp đáp số rạp hát chậm chạp

cặp da ăn bắp đắp chăn cái nắp

chậm chạp cá mập hấp tấp vấp ngã

51 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

xe đạp cá mập bắp tay

bò cạp đi chậm chạp đáp số cặp

quả bắp đắp chăn đi hấp tấp run lập cập

ẩn nấp vấp ngã cái nắp

52 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Tí đi xe đạp đến rạp hát.

2. Mỹ đắp chăn (mền) cho ấm áp.

3. Ngân thèm ăn bắp.

4. Bài tập này có đáp số.

5. Tâm đem cặp da về nhà.

6. Lập đi tìm chỗ ẩn nấp.

7. Bò cạp bò chậm chạp.

8. Quý đi hấp tấp nên vấp ngã.

53 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. bắp đắp cắp cạp

2. cạp cập cặp cắp

3. cập gấp sập tập

4. đạp đắp tập đập

5. nắp nấp nháp nhấp

6. nháp nhấp nhập sập

7. gáp gắp cập gấp

8. mập nhập sập tập

9. tháp thắp bắp thấp

10. sáp sắp xấp xếp

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. đap 2. đap 3. cap 4. cap

5. nap 6. nap 7. sap 8. sap

9. map 10. map 11. gap 12. gap

54 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây. 1. cá mập a. túi dùng để đựng sách vở, giấy bút.

2. cái nắp b. câu trả lời.

3. cặp c. vật dùng để đậy.

4. rạp hát d. cá lớn sống dưới đáy biển, dài 12 mét (39 ft).

5. đáp số đ. nơi chiếu phim. Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống với các chữ thích hợp.

cặp da rạp hát đáp số cái nắp xe đạp

1. Mẹ đậy _______________ lên nồi cá kho.

2. Chị Thu đi _______________ đến nhà chú Năm.

3. _______________ hôm nay chiếu phim rất hay.

4. Bé Chín đã đem _______________ về nhà.

5. Cô giáo cho _______________ của bài toán.

55 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 8 EP, ÊP, IP

ep ép -- -- -- ẹp

êp ếp -- -- -- ệp

ip íp -- -- -- ịp

Ráp vần

lễ phép ghi chép dọn dẹp cá chép

nhà bếp cơm nếp đèn xếp cái kẹp

cái nhíp dịp may dịp tốt kịp giờ

56 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

ghi chép dọn dẹp nhà bếp lễ phép

cơm nếp đèn xếp nhíp kẹp giấy

kẹp quần áo kẹp tóc cá chép (carp) Cá chép có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á. Loài cá này đã được đưa vào các môi trường

khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối

đa 37,3 kg (82,2 pounds) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm.

57 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Hải lễ phép chào chú thím.

2. Bà xếp dọn dẹp nhà bếp.

3. Tâm ăn cá chép quên chùi mép.

4. Bạn Thu ghi chép cẩn thận.

5. Bé Trâm cầm đèn xếp.

6. Mẹ nấu cơm nếp màu tím

7. Lan kẹp tóc đẹp đẽ.

8. Chú Tân đến kịp giờ xe đi.

58 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. xếp bép bếp bịp

2. kép cáp xép kẹp

3. chép dép lép mép

4. đạp dẹp đập đẹp

5. nắp nấp nép nếp

6. nháp nhấp nhép nhíp

7. gáp gắp gấp ghép

8. mép nhép kẹp kịp

9. tháp thắp thấp thép

10. sáp sắp xấp xếp

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. đep 2. dep 3. bep 4. bep

5. mep 6. nep 7. dip 8. dep

9. kip 10. nhip 11. kep 12. chep

59 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây. 1. lễ phép a. cơ hội tốt.

2. cái nhíp b. cá sống trên toàn thế giới, dài khoảng 1,2 mét (4 ft).

3. dịp may c. đồ dùng có hai phần kẹp khít lại để gắp vật nhỏ.

4. ghi chép d. biết cách thưa gửi, chào hỏi.

5. cá chép đ. viết xuống những điều cần nhớ. Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống với các chữ thích hợp.

cá chép dọn dẹp dịp tốt nhà bếp chép bài

1. Hôm qua, An giúp Mẹ _________________ nhà.

2. Chị Thu nấu ăn trong _________________.

3. Bà có 3 con _________________ to.

4. Quý đã _________________ vào vở.

5. Ba nói: “Đừng để lỡ _________________.

60 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Đồ đạc trong bếp

chảo nồi rổ máy xay

máy đánh trứng ấm trà lò nướng đồ mở hộp

con dao muỗng nĩa đĩa

tô và chén đũa tách ly

61 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

1. Em thường dùng chảo để làm gì?

- Em thường dùng chảo để chiên trứng và rang cơm.

2. Em thường dùng nồi để làm gì?

- Em thường dùng nồi để luộc trứng và nấu canh.

3. Em thường dùng rổ để làm gì?

- Em thường dùng rổ để rửa rau.

4. Em thường dùng máy xay để làm gì?

- Em thường dùng máy xay để xay nước trái cây.

5. Em thường dùng ấm trà để làm gì?

- Em thường dùng ấm trà để pha nước trà.

6. Em thường dùng đồ mở hộp để làm gì?

- Em thường dùng đồ mở hộp để mở các lon thức ăn.

7. Em thường dùng tách để làm gì?

- Em thường dùng tách để uống trà.

8. Em thường dùng ly để làm gì?

- Em thường dùng ly để uống nước hoặc uống sữa.

62 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 9 OP, ÔP, ƠP, UP

op óp -- -- -- ọp

ốp ốp -- -- -- ộp

ơp ớp -- -- -- ợp

up úp -- -- -- ụp

Ráp vần

con cọp cái bóp móp méo họp

lốp xe lộp cộp hộp thư nộp bài

chớp mắt lớp học sấm chớp khớp xương

túp lều giúp đỡ sụp đổ húp mì

63 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

con cọp cái bóp cái hộp lớp học

họp xe bị móp hộp thư

lốp xe khớp xương sấm chớp

túp lều giúp đỡ sụp đổ

64 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Con thỏ sợ con cọp.

2. Mỗi nhà có một hộp thư.

3. Lan chớp mắt khi sấm chớp.

4. Lốp xe bị xẹp, kêu lộp cộp.

5. Túp lều thấp bị sụp đổ.

6. Ân nộp bài thi thứ ba.

7. Tân húp mì sùm sụp.

8. Bà cụ nhóp nhép ăn cơm.

Đọc Thêm Nhà lá lụp xụp.

Mưa rơi lốp đốp.

Em lội bì bụp.

Bánh xe nổ lốp.

Có một tốp người

Phải bò lóp ngóp.

65 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. cọp cóp cúp xốp

2. tóp tốp tớp túp

3. thắp thụp thép thóp

4. sắm sấm sốp súp

5. nấp lớp nớp núp

6. nhắp nhấp nhóp nhớp

7. hợp chớp hộp nộp

8. lợp lốp lớp lúp

9. họp hộp hợp hụp

10. góp gộp giúp gập

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. cop 2. cop 3. lop 4. lop

5. chop 6. chop 7. lup 8. nup

9. khop 10. tup 11. nop 12. hup

66 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. hội họp a. phòng học của học sinh.

2. cái bóp b. tiếng guốc, tiếng gõ cửa.

3. lớp học c. vật dùng để đựng tiền hoặc giấy tờ.

4. lộp cộp d. họp chung lại nhiều người.

5. túp lều đ. nhà nhỏ rất sơ sài, thường chỉ có mái che.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp

bị móp giúp đỡ nộp tập sấm chớp sùm sụp

1. Bé Thi húp mì nghe _______________.

2. Hôm qua, Trâm _______________ Mẹ làm bếp.

3. Sỹ _______________ cho Cô giáo.

4. Tú đập phá làm hộp thư _______________.

5. Ngân núp vô mền khi nghe _______________.

67 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Trái cây 1

cam táo lê nho

chuối dưa hấu dâu bưởi

xoài dừa khế đu đủ

68 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 10 AC, ĂC, ÂC, EC

ac ác -- -- -- ạc

ăc ắc -- -- -- ặc

âc ấc -- -- -- ậc

ec éc -- -- -- --

Ráp vần

âm nhạc chú bác các em đi lạc

mặc áo thắc mắc tắc-xi chắc chắn

gió bấc giấc mơ nấc cụt bậc thang

éc éc thọc léc méc má

69 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

âm nhạc bỏ rác đi lạc

thắc mắc tắc-xi giấc mơ

quả gấc nấc cụt thọc léc

70 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Bác Tân mê âm nhạc.

2. Các em đi xe tắc-xi.

3. Tú thắc mắc vì giá mắc.

4. Mặc áo ấm khi có gió bấc.

5. Em bé sợ bị đi lạc.

6. Ngân mơ sẽ là một bác sĩ.

7. Tâm méc má vì bị Trâm thọc léc.

8. Hôm qua Tú có một giấc mơ đẹp.

71 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. bác bắc bấc bạc

2. đạc đắc đặc giặc

3. gác gắt gấc giấc

4. chắc hắc giấc nấc

5. lạc lác nhắc nhấc

6. mạc mắc mặc lắc

7. nhạc nhắc hắc đắc

8. rác bác rắc bắc

9. tắc xắc thắc mắc

10. éc méc vác néc

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. bac 2. bac 3. đac 4. đac

5. khac 6. khac 7. giac 8. giac

9. chac 10. thac 11. nac 12. tac

72 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây. 1. tíc tắc a. những gì ta thấy trong khi chúng ta ngủ.

2. thắc mắc b. khoác áo.

3. giấc mơ c. có thể tin là đúng như thế.

4. chắc chắn d. tiếng đồng hồ kêu.

5. mặc áo đ. không hiểu, cần được giải đáp.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp mặc áo thắc mắc tắc-xi giấc mơ tíc tắc 1. Xe Tú bị hư nên anh đi làm bằng _________________.

2. Bé Nhi_________________ em sẽ được quà gì.

3. Khi đi học thì em _________________màu trắng.

4. Cô Tư thấy cô đi Cần-Thơ trong _________________.

5. Đồng hồ kêu _________________.

73 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Trái cây 2

dừa chôm chôm vải

mận Việt Nam măng cụt nhãn

ổi mít sầu riêng

74 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 11 OC, ÔC, UC, ƯC

oc óc -- -- -- ọc

ôc ốc -- -- -- ộc

uc úc -- -- -- ục

ưc ức -- -- -- ực

Ráp vần

bắt cóc đầu óc khóc lóc chăm học

con ốc thợ mộc rắn độc hộc tủ

hoa cúc chúc tết củi mục ngủ gục

thức giấc nhức đầu lọ mực bực tức

75 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

óc con cóc tóc khóc lóc

chọc con ốc lên dốc hộc tủ

thợ mộc rắn độc chúc Tết thức giấc

hoa cúc lọ mực con mực bực tức

76 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Lộc bị bắt cóc nên Lộc khóc.

2. Tân học trên đại học.

3. Đức đọc bài “Hoa Cúc”.

4. Bác thợ mộc làm hộc tủ.

5. Bé chúc Tết hay, bà cho năm đô-la.

6. Tâm bực tức vì bị Trâm chọc.

7. Trúc thức giấc lúc tám giờ.

8. Phúc khó thở khi đi lên dốc.

Đọc Thêm Mai, Lan, Cúc và Trúc.

Ăn ngủ phải có giờ giấc.

Đừng vừa học vừa chơi.

Sẽ như cơn lốc, lật tốc mái nhà.

77 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. bóc bốc búc bức

2. cọc cộc cục cực

3. góc gốc cóc cốc

4. học hộc hục hốc

5. khóc khốc khúc khục

6. lọc lục lực lộc

7. mục mực mộc mốc

8. nhúc nhức nhọc nhục

9. sóc súc sốc sộc

10. thóc thúc thốc thức

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. boc 2. boc 3. doc 4. doc

5. coc 6. coc 7. loc 8. loc

9. chuc 10. thuc 11. muc 12. nuc

78 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây. 1. chăm học a. sức mạnh, sức khoẻ. 2. bắt cóc b. tức giận. 3. sức lực c. đau đầu. 4. bực tức d. để ý vào việc học. 5. nhức đầu đ. bắt người dấu đi để lấy tiền chuộc.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống trong các câu sau với chữ thích hợp

mái tóc khóc thợ mộc nhức đầu Thủ-Đức 1. Vì nghe nhạc lớn quá nên tôi bị .

2. Mẹ nói ăn nem rất ngon.

3. Lộc bị rắn cắn nên nó hu hu.

4. Ông dùng cái búa để đóng tủ.

5. Má Trâm cắt của Trâm ngắn đến vai.

79 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Rau, củ, quả 1

cà chua cà rốt dưa leo

bông cải sà-lách bắp (ngô)

bắp cải hành lá ngò

80 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 12 AT, ĂT, ÂT

at át -- -- -- ạt

ăt ắt -- -- -- ặt

ât ất -- -- -- ật

Ráp vần

chén bát ca hát cà-vạt quạt máy

con mắt bắt tay mặt trời máy giặt

tất cả chủ nhật mất ngủ gật đầu

81 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

chén bát ca hát quạt máy thắt cà-vạt

con mắt mặt trời máy giặt bắt tay

mặt giặt đồ mất ngủ chủ nhật

mật ong nhà chật

82 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Cô Thu chỉ hát nhạc Việt Nam.

2. Bác Tám thắt cà-vạt.

3. Bà quạt cho Bé ngủ mát.

4. Mỹ mất xe đạp ở chợ.

5. Bá thức giấc khi mặt trời mọc.

6. Chủ nhật mẹ giặt đồ.

7. Phát trả 5 đô-la cho lọ mật ong.

8. Nhà ở San Jose rất chật.

83 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. bát bắt bất bắc

2. cát cật cắt cất

3. hát hét hắt hạt

4. cát hát hắt khát

5. khát khác khắt khắc

6. nhật nhất nhạt nhặt

7. mạt mặt mắt mật

8. dạt giắt gạt nhạt

9. tật thật tạt thắt

10. vất vật vắt vặt

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. bat 2. bat 3. cat 4. cat

5. hat 6. hat 7. tat 8. tat

9. mat 10. mat 11. that 12. that

84 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. bắt tay a. máy làm cho sạch quần áo. 2. trật tự b. khó đi vào giấc ngủ. 3. máy giặt c. có thứ tự. 4. cà-vạt d. cầm tay nhau khi gặp. 5. mất ngủ đ. trang phục được thắt ở dưới cổ áo sơ mi.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống với các chữ thích hợp.

con mắt Ngày Tết giặt đồ ôm chặt trật tự

1. _______________, Ông Bà và Ba Mẹ cho em lì xì.

2. Cô giáo nói học trò giữ _______________ trong lớp.

3. Chủ Nhật, Tâm giúp Mẹ _______________ cho cả nhà.

4. Cô bé có hai _______________ to tròn và rất đẹp.

5. Bà Ngà _______________ cặp da vì sợ bị mất.

85 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài 13 ET , ÊT, IT

et ét -- -- -- ẹt

êt ết -- -- -- ẹt

it ít -- -- -- ịt

Ráp vần sấm sét quét nhà la hét bánh tét

mệt đừ sơn phết ngày Tết kết thúc

thịt vịt trái mít con vít bánh ít

86 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

sấm sét la hét quét nhà

ngày Tết bánh tét bánh ít trái mít

mệt đừ con vịt con vít sơn phết

87 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập đọc

1. Bố mất ngủ nên rất mệt.

2. Tất cả đám trẻ la hét om sòm.

3. Thịt vịt ăn ngon như thịt gà.

4. Em Nhật giúp Mẹ quét nhà.

5. Bác Ba thức giấc khi mặt trời mọc.

6. Ngày Tết cả nhà ăn bánh tét.

7. Nhà em có bánh ít và trái (quả) mít.

8. Bố cần gắn con vít và sơn phết tủ.

Đọc Thêm Khi nhà có giỗ

Mẹ làm gà vịt

Em giúp lặt rau

Chị giúp quét nhà

Để mẹ đỡ mệt

Mẹ vui như Tết.

88 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 1 Em hãy nghe thầy cô đọc và khoanh vào chữ nào đúng.

1. bét bẹt bất bết

2. chét chết chép chất

3. hát hét hắt hết

4. cát két kết khát

5. khát khét khất khít

6. nhật nhất nhét nhết

7. mẹt mệt mịt mật

8. dẹt giạt ghét nhét

9. tít thít tết thết

10. vít vịt vét vệt

Bài tập 2 Em hãy nghe thầy cô đọc và thêm dấu vào chữ.

1. bet 2. bet 3. det 4. det

5. het 6. het 7. tet 8. tet

9. mit 10. mit 11. thit 12. hit

89 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Bài tập 3 Em hãy chọn câu giải nghĩa thích hợp cho những chữ sau đây.

1. thịt kho a. bánh được làm từ bột nếp và bột đậu xanh. 2. bánh tét b. ngày đầu một năm. 3. bánh ít c. loại bánh người miền Nam ăn vào dịp Tết. 4. mệt đừ d. món ăn phổ biến, có thể giữ được lâu ngày. 5. ngày Tết đ. rất mệt, rất yếu sức.

Bài tập 4 Ðiền vào chỗ trống với các chữ thích hợp.

trái mít Ngày Tết sơn phết thịt kho quét nhà

1. _______________, Ông Bà và Ba Mẹ cho em lì xì.

2. Mẹ làm _______________ rất ngon.

3. Thọ _______________ nhà xe màu cam.

4. Tân giúp mẹ _______________ mỗi ngày.

5. Ở Mỹ _______________ này mua rất mắc tiền.

90 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Tập nói chuyện Rau, củ, quả 2

cà tím đậu Hòa lan khổ qua

khoai tây khoai lang bí

giá chanh ớt

91 Trường Việt Ngữ Về Nguồn 1A.v7.3

Nhạc sinh hoạt

A chào Ba, A chào Má - Ngô Mạnh Thu A chào Ba

A chào Má

A chào Ông Bà

Cả nhà cùng ca

O chùm nho

O cùng ngó

O kìa con bò

Thật bự thật to

Ô mì đầy tô

Ô mà ăn cố

Ô mệt thấy mồ

Liệu chừng ngồi bô

Ơ tay này dơ

Ơ này nên nhớ

Ơ đừng có lờ

Làm bộ ngẩn ngơ

E ngồi xe

E cùng em bé

E cầm ly chè

Ðể dành mời Me

Ê ngồi lê

Ê không ngồi trên ghế

Ê mặt như hề

Mọi người cười chê

I hòn bi

I nào mượn tí

I mà em lỳ

Bị rầy lạ chi

U đồng xu

U vườn thú

U đầy sương mù

Là ngày mùa thu

Ư nhà sư

Ư trồng cây sứ

Ư kìa ông từ

Ngồi chùi bộ lư

Trường Việt Ngữ Về Nguồn 92 1A.v7.3

Con Voi Trông kìa con voi, nó đứng rung rinh

Nghiêng mình trong nắng, bình minh đẹp tươi

Anh chàng voi ta, thích chí mê tơi

Liền mời anh khác, đàng xa lại chơi.

Cùng Quây Quần Cùng quây quần ta vui, vui, vui

Ta hát với nhau chơi, chơi, chơi

Rồi lên tiếng reo cười, cười, cười

Làm vui thú bao người, người, người.

Con Cua Ngày mai em đi câu cá, và mang rá theo bắt cua

Làm sao cho được kha khá, về cho má nấu canh chua.

Ô kìa con cua. Ô kìa con cua

Mình đừng la lớn nó chui xuống hang

Mình đừng la lớn nó chui xuống hang.

Nhà Của Ta Cái nhà là nhà của ta

Công khó ông cha lập ra

Cháu con phải gìn giữ lấy

Muôn năm với nước non nhà.

Vui Là Vui Vui là vui là vui chúng mình vui nhiều

Vui là vui là vui chúng mình vui quá

Vui là vui là vui chúng mình vui nhiều

Vui là vui là vui chúng mình quá vui.