nhỮng di tích thỜi ĐẠi ĐỒ Đá Ở - tnu.edu.vn · pdf fileĐặc...

170
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở THÁI NGUYÊN Mã số: ĐH2014-TN04-11 Chủ nhiệm đề tài: Th.s Nguyễn Đức Thắng Thái Nguyên, 2017

Upload: trinhcong

Post on 04-Feb-2018

225 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở

THÁI NGUYÊN

Mã số: ĐH2014-TN04-11

Chủ nhiệm đề tài: Th.s Nguyễn Đức Thắng

Thái Nguyên, 2017

Page 2: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

Nguyễn Đức Thắng

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở

THÁI NGUYÊN

Mã số: ĐH2014-TN04-11

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)

Th.s Nguyễn Đức Thắng

Thái Nguyên, 2017

Page 3: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

i

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác Trách nhiệm

1 TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh Khoa Lịch sử -

Trƣờng ĐHSP –

ĐHTN

Tham gia thám sát và

điều tra khảo cổ học

2 Th.s. Hoàng Thị Trà Mi Khoa Lịch sử -

Trƣờng ĐHSP –

ĐHTN

- Thống kê, tập hợp

tài liệu nghiên cứu

3 TS. Nguyễn Hữu Quân

Phòng KH – CN-

HTQT, Trƣờng

ĐHSP – ĐHTN

- Thƣ ký đề tài

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU

Tên đơn vị

trong và ngoài nƣớc

Nội dung phối hợp

nghiên cứu

Họ và tên ngƣời đại

diện đơn vị

Khoa Lịch sử – Trƣờng ĐHSP -

ĐHTN

Nơi tác giả giảng

dạy nội dung

nghiên cứu trong

học phần Khảo cổ

học

PGS.TS Hà Thị Thu

Thủy

Page 4: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

ii

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................... i

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU ................................................................ i

MỤC LỤC ......................................................................................................... ii

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... v

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT ............ Error!

Bookmark not defined.

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TƢ LIỆU ............................................................ 5

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên .................................... 5

1.1.1. Vị trí địa lý, sự thay đổi địa danh trong lịch sử................................................. 5

1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 8

1.1.2.1. Lịch sử hoạt động kiến tạo địa chất khu vực ................................................. 8

1.1.2.2. Địa hình .......................................................................................................... 9

1.1.3. Khí hậu ............................................................................................................ 11

1.1.4. Thủy văn .......................................................................................................... 12

1.1.5. Thực vật - động vật ......................................................................................... 13

1.2. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên ..... 15

Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 19

CHƢƠNG 2. NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THÁI NGUYÊN .......... 34

2.1. Các di tích thuộc thời đại Đá cũ ............................................................... 34

2.1.1.Các di tích thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc ............................................................... 34

2.1.1.1. Mái đá Ngƣờm ............................................................................................. 34

2.1.1.2 Hang Miệng Hổ ............................................................................................. 47

2.1.2. Các di tích thuộc kỹ nghệ công cụ cuội ghè ( hạch cuội) ............................... 50

2.1.2.1. Hang Thắm Choong ..................................................................................... 50

2.1.2.2. Hang Nà Ngùn .............................................................................................. 52

2.1.2.3. Hang Thẩm Hấu ........................................................................................... 54

Page 5: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

iii

2.1.2.4. Di tích thềm sông cổ ở xã Thần Sa .............................................................. 55

2.2. Các di tích thuộc thời đại Đá mới ............................................................ 56

2.2.1. Các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới ....................................................................... 56

2.2.1.1. Hang Ốc ....................................................................................................... 56

2.2.1.2. Hang Kim Sơn .............................................................................................. 64

2.2.1.3. Địa điểm Khắc Kiệm (hang Thắm Phựt) ..................................................... 66

2.2.1.4. Địa điểm Nà Cà (Thắm Uông) ..................................................................... 69

2.2.1.5. Hang Con Hổ ................................................................................................ 72

2.2.1.6. Hang Thần .................................................................................................... 73

2.2.1.7. Hang Thủng .................................................................................................. 75

2.2.1.8. Hang Nghinh Tắc ......................................................................................... 76

2.2.1.9. Các hang khác .............................................................................................. 77

2.2.2. Các di tích thuộc hậu kỳ Đá mới ..................................................................... 78

2.2.2.1. Hang Suam Sơn ............................................................................................ 78

2.2.2.2. Hang Ông Trúc ............................................................................................. 78

2.2.2.3. Địa điểm xã Liên Minh, huyện Võ Nhai ...................................................... 79

Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 80

CHƢƠNG 3. NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN DI TÍCH VÀ DI VẬT,

NIÊN ĐẠI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI ĐẠI ĐÁ

THÁI NGUYÊN ................................................................................... 82

3.1. Đặc trƣng di tích ....................................................................................... 82

3.1.1. Đặc trƣng phân bố ........................................................................................... 82

3.1.2. Đặc trƣng nơi cƣ trú ........................................................................................ 82

3.1.3. Đặc trƣng tầng văn hóa ................................................................................... 85

3.1.4. Đặc trƣng di tích bếp ....................................................................................... 86

3.1.5. Đặc trƣng mộ và di cốt ngƣời ......................................................................... 90

3.1.5.1. Mộ táng ........................................................................................................ 90

3.1.5.2. Di cốt ngƣời.................................................................................................. 92

3.1.6. Đặc trƣng di tích động - thực vật .................................................................... 97

3.1.6.1. Đặc trƣng di cốt động vật ............................................................................. 97

3.1.6.2. Vỏ nhuyễn thể ............................................................................................ 101

Page 6: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

iv

3.1.6.3. Đặc trƣng di tích thực vật ........................................................................... 102

3.2. Đặc trƣng di vật ...................................................................................... 104

3.2.1. Đặc trƣng đồ đá ............................................................................................. 104

3.2.2. Đặc trƣng đồ gốm .......................................................................................... 110

3.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển ....................................................... 111

3.3.1. Niên đại tuyệt đối .......................................................................................... 111

3.3.2. Niên đại tƣơng đối ......................................................................................... 113

3.3.3. Các giai đoạn phát triển................................................................................. 113

Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 116

CHƢƠNG 4. MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG

CỦA CƢ DÂN THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN .............................. 118

4.1. Mối quan hệ của các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên trong bối cảnh rộng hơn 118

4.1.1. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ........................................... 118

4.1.1.1. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Việt Nam .................... 118

4.1.1.2. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Đông Nam Á và Nam

Trung Quốc .................................................................................................. 120

4.1.2. Mối quan hệ với văn hóa sơ kỳ Đá mới: Văn hóa Bắc Sơn .......................... 123

4.1.3. Mối quan hệ với các văn hóa hậu kỳ Đá mới ở miền núi phía Bắc Việt Nam

và khu vực liền kề ........................................................................................ 126

4.1.3.1. Với văn hoá Hà Giang ................................................................................ 126

4.1.3.2. Với văn hoá Hạ Long ................................................................................. 127

4.1.3.3. Với văn hoá xẻng đá ở Nam Trung Quốc .................................................. 129

4.2. Vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên .................. 130

4.2.1. Môi trƣờng sinh thái ...................................................................................... 130

4.2.2. Hoạt động kinh tế .......................................................................................... 131

4.2.3. Vài nét về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần ............................................ 133

Tiểu kết chƣơng 4 .......................................................................................... 136

KẾT LUẬN ................................................................................................... 138

DANH MỤC TÀI LIỆU DẪN VÀ THAM KHẢO ..................................... 141

Page 7: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

v

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Tiếng Việt

1 BT Bảo tàng

2 BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

3 BTLSQG Bảo tàng lịch sử Quốc gia

4 ĐNÁ Đông Nam Á

5 ĐHSP Đại học sƣ phạm

6 ĐHTH Đại học Tổng hợp

7 ĐHVH Đại học Văn hóa

8 GS Giáo sƣ

9 HS Hồ sơ Thƣ viện Viện Khảo cổ học

10 KCH Khảo cổ học

11 LA Đề tài

12 LV Luận văn

13 NCLS Nghiên cứu Lịch sử

14 NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học

15 Nxb Nhà xuất bản

16 PGS. TS Phó Giáo sƣ Tiến sĩ

17 PTS Phó Tiến sĩ

18 TBKH Thông báo khoa học

19 TL Tƣ liệu

20 Tr Trang

21 TS Tiến sĩ

22 Th.s Thạc sĩ

Page 8: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thống kê các di tích thời đại đồ Đá đã đƣợc phát hiện ở Thái Nguyên ...... 21

Bảng 2.1: Thống kê mảnh gốm ở Ngƣờm................................................................. 45

Bảng 2.2: Kích thƣớc công cụ mảnh tƣớc ở hang Miệng Hổ ................................... 48

Bảng 2.3: Các mẫu xác định niên đại C14 hang Ốc ................................................. 64

Bảng 2.4: Thống kê hiện vật hang Kim Sơn ............................................................. 66

Bảng 2.5: Thống kê hiện vật đá hang Khắc Kiệm .................................................... 69

Bảng 2.6: Thống kê loại hình di vật hang Nà Cà ...................................................... 71

Bảng 2.7: Thống kê hiện vật đá hang Nà Cà ............................................................ 71

Bảng 2.8 : Thống kê di tích, di vật địa điểm hang Con Hổ ...................................... 73

Bảng 2.9: Thống kê hiện vật hang Thần ................................................................... 74

Bảng 3.1: Thống kê diện tích, hƣớng, độ cao các hang động tiền sử ở Thái Nguyên ... 87

Bảng 3.2: Thống kê các địa điểm có di tích cổ nhân (mộ táng) ............................... 91

Bảng 3.3: Một số kích thƣớc đo xƣơng chi di cốt hang Con Hổ .............................. 94

Bảng 3.4: Kích thƣớc răng hàm trên bên phải sọ ngƣời Làng Trang (mm) ............. 96

Bảng 3.5: Thống kê các địa điểm có di tích cổ sinh ............................................... 100

Bảng 3.6: Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang Thần, hang Thủng,

hang Kim Sơn và hang Con Hổ ............................................................... 101

Bảng 3.7: Kết quả hiệu chỉnh tuổi Carbon phóng xạ tại hang Ốc .......................... 111

Bảng 3.8: Kết quả đo tuổi Carbon phóng xạ di tích hang Thần, hang Thủng và hang

Kim Sơn, tỉnh Thái Nguyên, năm 2014 ................................................... 112

Bảng 3.9: Kết quả hiệu chỉnh tuổi Carbon phóng xạ tại các di tích hang Thần, hang

Thủng và hang Kim Sơn, năm 2014 ........................................................ 112

Bảng 3.10: Các di tích thuộc các giai đoạn thời đại đồ Đá Thái Nguyên ............... 115

Bảng 4.1: So sánh kích thƣớc công cụ mảnh tƣớc ở một số địa điểm .................... 125

Page 9: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thống kê hiện vật đá ở các hố khai quật Ngƣờm (hố A,B,C) ................. 39

Biểu đồ 2: Thống kê hiện vật đá theo mặt cắt địa tầng Ngƣờm................................ 41

Biểu đồ 3: Phân loại công cụ hạch cuội ở Ngƣờm hố A ........................................... 41

Biểu đồ 4: Thống kê loại hình di vật hang Miệng Hổ............................................... 49

Biểu đồ 5: Thống kê số lƣợng di vật theo lớp ........................................................... 59

Biểu đồ 6: Thống kê loại hình di vật ......................................................................... 61

Biểu đồ 7: Phân loại loại hình - nguyên liệu - kỹ thuật hang Ốc .............................. 62

Biểu đồ 8: Thống kê hiện vật đá hang Khắc Kiệm ................................................... 69

Biểu đồ 9: Biểu đồ thống kê diện tích các hang ........................................................ 83

Biểu đồ 10: Biểu đồ thống kê độ cao các hang ......................................................... 84

Biểu đồ 11: Biểu đồ hƣớng các hang ........................................................................ 85

Biểu đồ 12: Biểu đồ độ dày địa tầng các di tích đã đƣợc khai quật, thám sát .......... 85

Page 10: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

viii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT

1. Thông tin chung:

Tên đề tài: Những di tích thuộc thời đại đồ đá ở Thái Nguyên .

Mã số: ĐH2014-TN04-11

Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Nguyễn Đức Thắng

Cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: 24 tháng

2. Mục tiêu:

Tập hợp, hệ thống hóa tƣ liệu và kết quả nghiên cứu các di tích thời đại đồ đá

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ trƣớc tới nay nhằm cung cấp cho các nhà nghiên

cứu thông tin đầy đủ, khách quan về thời đại Đá ở Thái Nguyên.

Trên cơ sở hệ thống hóa tƣ liệu về các di tích thời đại đồ đá, đề tài sẽ nghiên

cứu các giai đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên và những đóng góp của

các di tích thời đại Đá Thái Nguyên với văn hóa tiền sử Việt Nam.

Bƣớc đầu phác thảo quá trình phát triển văn hóa tiền sử ở Thái Nguyên, góp

thêm tƣ liệu và nhận thức vào việc biên soạn Lịch sử địa phƣơng và nội dung trƣng

bày tại Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên.

3. Tính mới và sáng tạo:

Đề tài đã hệ thống hóa đầy đủ các di tích và di vật thuộc 30 di tích khảo cổ học

ở Thái Nguyên.

Thông qua việc hệ thống hóa tƣ liệu điều tra, thám sát, khai quật và nghiên

cứu các di tích thuộc thời đại đá ở Thái Nguyên, đề tài đã cung cấp cho các nhà

nghiên cứu, cán bộ quản lý văn hóa và cán bộ giảng dạy khảo cổ học những thông

tin tƣ liệu đầy đủ, cập nhật về các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên từ hậu kỳ Đá

cũ, sơ kỳ Đá mới và hậu kỳ Đá mới, cũng nhƣ những vấn đề mới đã và đang đặt ra

cần đi sâu giải quyết trong tƣơng lai.

Đề tài đã xác định đƣợc đặc trƣng cơ bản, tính chất, niên đại và các giai đoạn

phát triển của các di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên; bƣớc đầu phác thảo về

cuộc sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên.

Page 11: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

ix

4. Kết quả nghiên cứu:

Đề tài là chuyên khảo đầu tiên về các di tích thời đại Đá Thái Nguyên. Đóng

góp trƣớc hết của đề tài là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích và phân loại đầy đủ các

di tích, di vật thời đại Đá trên đất Thái Nguyên.

Bƣớc đầu trình bày đƣợc những đặc trƣng cơ bản về di tích, di vật, niên đại,

các giai đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên; góp phần làm rõ quá trình

phát triển văn hóa thời tiền sử ở Thái Nguyên và mối quan hệ với các văn hóa tiền

sử trong khu vực.

5. Sản phẩm:

5.1. Sản phẩm khoa học:

1. Nguyễn Đức Thắng (2014a), “Kỹ nghệ Ngƣờm” trong nền khảo cổ học Thái

Nguyên và những vấn đề nghiên cứu đặt ra”, Tạp chí Khoa học và công nghệ,

Tập 118, số 04, tr.27 - 31.

2. Nguyễn Đức Thắng (2014b), Phát hiện di tích hang động thời tiền sử ở xã La

Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ

học, Nxb KHXH, Hà Nội , tr. 82 – 83.

3. Nguyễn Đức Thắng, Trình Năng Chung (2014), Đào thám sát hang Kim Sơn,

tỉnh Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội,

tr. 86 - 87.

4. Nguyễn Đức Thắng - Nguyễn Quang Miên (2014), Về các kết quả đo tuổi

Carbon phòng xạ năm 2014, tại Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo

cổ học, Nxb KHXH , Hà Nội, tr. 137 – 138.

5. Nguyễn Đức Thắng (2015a), “Di tích thời đồ đá ở Thái Nguyên sau 34 năm phát

hiện và nghiên cứu”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 01 - 2015, tr. 33 - 35. .

6. Nguyễn Đức Thắng (2015b), “Kỹ nghệ Ngƣờm - văn hóa Bắc Sơn những mối

quan hệ”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr. 3 - 18.

5.2. Sản phẩm đào tạo:

1. Mai Thị Thanh Phƣơng (2014), Tìm hiểu về Kỹ nghệ Ngườm, Đề tài NCKH

Sinh viên, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên.

Page 12: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

x

2. Phạm Công Thành (2014), Tìm hiểu công cụ lao động và vũ khí đồng Đông Sơn

được sưu tầm tại Thái Nguyên, Đề tài NCKH Sinh viên, Trƣờng Đại học Sƣ

phạm, Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

1. Nguyễn Đức Thắng (2010), Đề cương bài giảng Khảo cổ học, Nxb. Đại học

Thái Nguyên.

6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại

của kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp và đóng góp thêm tƣ liệu cho nội dung trƣng

bày của Bảo tàng tỉnh, biên soạn Lịch sử địa phƣơng, quy hoạch, bảo vệ, phát huy di

sản văn hóa tiền sử Thái Nguyên và phục vụ cho công tác giảng dạy, nơi tác giả đề tài

đang công tác.

Kết quả của đề tài còn có thể sử dụng trong việc đào tạo cử nhân, thạc sĩ tại

khoa Lịch sử - Đại học Sƣ Phạm - Đại học Thái Nguyên hoặc có thể ứng dụng trong

các trung tâm phân tích môi trƣờng.

Ngày 19 tháng 07 năm 2017

Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Nguyễn Đức Thắng

Page 13: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

xi

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

Project title : Stone Age site in Thai Nguyen

Code number : DH2014-TN04-11

Coordinator : Dr. Nguyen Duc Thang

Implementing institution : (TNU Thai Nguyen College of Education )

Duration : 24 months

2. Objectives:

Collecting and systematizing documents and research results of Stone Age

relics obtained up to now in Thai Nguyen province to provide researchers with full

and objective information about the Stone Age in Thai Nguyen.

Based on those data, the dissertation studies the development stages of the

Stone Age in Thai Nguyen and the contribution of the Stone Age relics to

Vietnamese prehistoric culture.

The dissertation initially outlines the development of prehistoric culture in

Thai Nguyen, providing more materials and awareness to the compilation of The

Local History Module and the display content at Thai Nguyen Museum.

3. Creativeness and innovativeness:

The dissertation systematizes all archaeological sites and artifacts from 30

places of the Stone Age in Thai Nguyen.

Through organizing systematically documents established by conducting

investigations, explorations, excavations and researches about relics of the Stone

Age in the region, the thesis also well provides researchers, cultural management

institutions, archaeological teachers information updated about relics of the Stone

Age in Thai Nguyen from late Paleolithic Age to early and late Neolithic Age, as

well as new issues that have been and are exposing which need to be solved in the

future.

The dissertation determines the basic characteristics, features, dates and

developing periods of the Stone Age in Thai Nguyen; initially drafts the settlement

and subsistence pattern of the prehistoric inhabitants other in the region.

Page 14: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

xii

4. Research results:

This is the first monograph about Stone Age vestiges in Thai Nguyen

province. The first contribution of the project is gathering, systematizing, analyzing

and classifying all kinds of Stone Age vestiges and relics in Thai Nguyen province.

The project initially presents the basic characteristics of vestiges, relics, ages,

development stages of the Stone Age; contributes to the development of prehistoric

culture in Thai Nguyen and its relationship with other prehistoric cultures in the

region.

5. Products:

5.1. Scientific results:

1. Nguyen Duc Thang (2014a), “Nguom industry in Thai Nguyen archaeological

history and the issues for research”, Journal of Science and Technology, Vol.

118, No. 04, pp. 27 - 31.

2. Nguyen Duc Thang (2014b), Discovery of prehistoric cave in La Hien

Commune, Vo Nhai District, Thai Nguyen Province, New Findings on

Archeology , pp. 82 - 83.

3. Nguyen Duc Thang, Trinh Nang Chung (2014), Digging Kim Son Cave for

investigation in Thai Nguyen province, New Findings on Archeology, pp. 86 -

87, Hanoi.

4. Nguyen Duc Thang, Nguyen Quang Mien (2014), The results of using

radioactive carbon to measure age in Thai Nguyen, New Findings on

Archeology, pp. 137 - 138, Hanoi.

5. Nguyen Duc Thang (2015a), “Stone Age relics in Thai Nguyen after 34 years

of discovery and research”, Journal of Arts and Culture, No. 01, pp. 33 - 35.

6. Nguyen Duc Thang (2015b), “Nguom technique - Bac Son culture and

relationships”, Archeology, No. 4, pp. 3 - 18.

5.2. Training results:

1. Mai Thi Thanh Phuong (2014), Investigation into Nguom industry, Subject

Research students, College of Education, Thai Nguyen University

Page 15: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

xiii

2. Pham Cong Thanh (2014), Studying Dong Son copper tools and weapons

collected in Thai Nguyen, Subject Research students , College of Education,

Thai Nguyen University.

5.3. Applied products:

1. Nguyen Duc Thang (2010), Syllabus of Archeology, Thai Nguyen

University publishing house .

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of

research results:

The research results will provide additional materials for the content displayed

in provincial museum; help compile materials for the Local history module; plan to

protect and promote Thai Nguyen’s cultural heritage; and support the teaching at

the university where the author is working.

The results of the project can also be used in training undergraduate and

graduate students of History Department- Thai Nguyen University of Education.

July 19th, 2017

Chair organization Project leader

(Signature & university stamp)

Nguyen Duc Thang

Page 16: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài đề tài

Thái Nguyên là một trong những mảnh đất rất giàu tiềm năng về khảo cổ học.

Ngay từ năm 1924, một số di tích hang động thuộc văn hóa Bắc Sơn đã đƣợc

M.Colani phát hiện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các di tích thời đại Đá trên địa

bàn Thái Nguyên khi đó chƣa nhiều.

Sau những phát hiện và nghiên cứu ở khu vực Thần Sa vào đầu những năm

1980, việc nghiên cứu khảo cổ học Thái Nguyên dƣờng nhƣ rơi vào tình trạng

ngƣng trệ do nhiều lý do khác nhau. Bắt đầu từ thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI,

công cuộc nghiên cứu khảo cổ học Thái Nguyên mới bắt đầu khởi động trở lại.

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện đƣợc 30 di tích khảo

cổ thuộc thời đại đồ Đá. Quá trình nghiên cứu các di tích đó từ trƣớc đến nay đã đạt

đƣợc một số thành tựu quan trọng. Một trong những thành tựu nổi bật của khảo cổ

học Thái Nguyên là phát hiện và xác lập một kỹ nghệ khảo cổ học mới - kỹ nghệ

Ngƣờm, có niên đại hậu kỳ Đá cũ. Thành tựu đó có ý nghĩa rất to lớn không những

đối với việc nhận thức về thời tiền sử Việt Nam mà với cả khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù kỹ nghệ Ngƣờm đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều, nhƣng vẫn còn rất nhiều

vấn đề cần làm sáng tỏ nhƣ về nguồn gốc và khuynh hƣớng phát triển, phạm vi

phân bố…

Dựa vào các tài liệu khảo cổ học thời đại Đá đã đƣợc phát hiện cho thấy, Thái

Nguyên là địa bàn cƣ trú của các cƣ dân từ thời đại Đá cũ đến thời Đá mới.

Đến nay, chúng ta chƣa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học mang tính

tổng quát, hệ thống hóa đầy đủ các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên. Hiện nay, đã

có một số tác giả công bố các công trình nghiên cứu, bài báo về những phát hiện và

nghiên cứu khảo cổ học Thái Nguyên. Tuy nhiên, những công bố đó còn tản mạn,

chƣa hệ thống hoá đƣợc toàn bộ các tƣ liệu mới đƣợc phát hiện. Trên cơ sở những

tƣ liệu đã đƣợc hệ thống hoá, cần phải nghiên cứu để tìm ra những đặc trƣng văn

hoá tiêu biểu của thời tiền sử ở Thái Nguyên.

Page 17: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

2

Các phát hiện khảo cổ học Thái Nguyên nằm rải rác ở nhiều nơi, diễn ra trong

thời gian dài, lại do nhiều cơ quan, nhiều cá nhân thực hiện, nên việc hệ thống hóa

các tƣ liệu là một yêu cầu bức thiết. Hơn nữa, nghiên cứu thời đại Đá ở Thái

Nguyên không thể chỉ tiến hành riêng rẽ mà phải đặt trong mối quan hệ khu vực,

trên một bình tuyến rộng hơn. Do đó, các vấn đề về những di tích thời đại đồ Đá ở

Thái Nguyên đã đến lúc đặt ra và cần nghiên cứu đồng bộ, có hệ thống, toàn diện.

Để góp phần tìm hiểu những đặc trƣng cơ bản của thời đại Đá ở Thái Nguyên,

xác định những đóng góp của chúng đối với văn hóa tiền sử Việt Nam, nghiên cứu

sinh mạnh dạn chọn đề tài “Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên” làm đề tài

đề tài tiến sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

1. Đề tài sẽ hệ thống hóa tất cả các di tích khảo cổ học thuộc thời đại đồ Đá đã

đƣợc điều tra, khai quật và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ trƣớc tới

nay. Trên cơ sở đó, rút ra những đặc trƣng cơ bản của thời đại Đá ở Thái Nguyên.

2. Đề tài tập trung nghiên cứu các giai đoạn phát triển của thời đại Đá Thái

Nguyên và những đóng góp của các di tích thời đại Đá Thái Nguyên với văn hóa

tiền sử Việt Nam.

3. Đề tài bƣớc đầu phác thảo quá trình phát triển văn hóa tiền sử ở Thái

Nguyên, góp thêm tƣ liệu và nhận thức vào việc biên soạn Lịch sử địa phƣơng và

nội dung trƣng bày tại Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên.

3. Đối tƣợng nghiên cứu và nội dung các vấn đề cần giải quyết

1. Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là các di chỉ khảo cổ học thuộc thời

đại Đá, các bộ sƣu tập thời đại Đá thu đƣợc do điều tra, thám sát hoặc khai quật trên

đất Thái Nguyên từ trƣớc đến nay, trong đó có các di tích quan trọng nhƣ Mái đá

Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Ốc, hang Con Hổ... Đề tài không chỉ quan tâm các

hồ sơ báo cáo khoa học của các di chỉ này mà còn đặc biệt chú ý đến các sƣu tập

công cụ của các di tích đó hiện đang lƣu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo

tàng Thái Nguyên...

Page 18: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

3

Tác giả đề tài cũng đặc biệt chú ý đến những di tích với những bộ sƣu tập do

chính tác giả điều tra phát hiện và tham gia đào thám sá tại các huyện Võ Nhai,

Đồng Hỷ, Phú Lƣơng của tỉnh Thái Nguyên.

Đề tài có tham khảo những tƣ liệu và bài viết về khảo cổ học Thái Nguyên từ

những năm 20. Đồng thời tác giả cũng chú ý nghiên cứu và tham khảo các bài viết

về các di chỉ thuộc thời đại đồ Đá có liên quan đến đề tài đề tài ở Việt Nam, Nam

Trung Quốc và Đông Nam Á.

2. Nội dung cơ bản mà đề tài đi sâu giải quyết là xác định những đặc trƣng cơ

bản của các di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên. Đề tài cũng bƣớc đầu giải

quyết mối quan hệ giữa kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và kỹ nghệ cuội nghè ở Thái

Nguyên, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên với các

văn hóa tiền sử khác trong khu vực.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp khảo cổ học truyền thống để phân loại và

miêu tả di vật, di tích; tập trung phân tích loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ.

Ngoài sử dụng những phƣơng pháp trên, đề tài đặc biệt chú ý đến phƣơng pháp

phân tích, so sánh và đối chiếu giữa các sƣu tập để tìm hiểu mối quan hệ giữa

chúng.

2. Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp nghiên cứu

khảo cổ học với nghiên cứu về môi trƣờng học, dân tộc học. Sử dụng kết quả

nghiên cứu của khoa học tự nhiên nhƣ: phân tích niên đại tuyệt đối, giám định di cốt

ngƣời và động vật... vận dụng các phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử trong nghiên cứu xã hội tiền sử.

5. Những kết quả và đóng góp của đề tài

1. Đề tài là công trình đầu tiên tập hợp tƣơng đối đầy đủ những tƣ liệu khảo cổ

thời đại đồ Đá đã đƣợc nghiên cứu từ trƣớc đến nay trên đất Thái Nguyên, từ những

sƣu tập nhỏ lẻ đến những cuộc khai quật quy mô lớn, từ những nghiên cứu trƣớc

đây của ngƣời Pháp cho đến những công trình nghiên cứu mới nhất. Đặc biệt tập

trung nghiên cứu các phát hiện khảo cổ mới từ năm 2011 tới nay, trong đó có những

Page 19: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

4

tƣ liệu do chính tác giả tham gia thám sát, sƣu tầm. Đó chính là những nguồn tƣ liệu

vật chất quý phục vụ việc nghiên cứu khảo cổ học tiền sử Thái Nguyên.

2. Đề tài bƣớc đầu trình bày đƣợc những đặc trƣng cơ bản về di tích, di vật,

tính chất, niên đại, các giai đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên: góp phần

làm rõ diện mạo văn hóa thời tiền sử ở Thái Nguyên nói riêng và khu vực trung du -

miền núi phía Bắc nói chung. Đề tài cũng gợi mở phƣơng hƣớng để tiếp tục nghiên

cứu khảo cổ học Thái Nguyên trong tƣơng lai.

3. Với một khối lƣợng tƣ liệu khá phong phú của đề tài, tác giả đề tài đã cung

cấp cơ sở khoa học để tham khảo cho việc xây dựng nội dung trƣng bày của Bảo

tàng tỉnh, biên soạn Lịch sử địa phƣơng, quy hoạch, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa

tiền sử Thái Nguyên và phục vụ cho công tác giảng dạy, nơi tác giả đề tài đang

công tác.

6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài chia thành 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan tƣ liệu

Chƣơng 2: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên

Chƣơng 3: Những đặc trƣng cơ bản di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn

phát triển thời đại Đá Thái Nguyên.

Chƣơng 4: Mối quan hệ văn hóa và vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại

Đá Thái Nguyên.

Ngoài ra, trong đề tài còn có: danh mục phụ lục minh họa, tài liệu tham khảo

(168 tài liệu tiếng Việt, 8 tài liệu tiếng Anh, Pháp, 4 tài liệu tiếng Trung Quốc) và

phụ lục minh họa.

Page 20: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

5

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TƢ LIỆU

1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

1.1.1. Vị trí địa lý, sự thay đổi địa danh trong lịch sử

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc,

diện tích tự nhiên 3541,67 km2; nằm trong hệ tọa độ địa lí từ 21

019’ đến 22

003 vĩ độ

Bắc và 105029’ đến 106

015’ kinh độ Đông, từ bắc đến nam dài 43 phút vĩ độ (80

km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km).

Điểm cực bắc ở vĩ độ 22003 thuộc xã Linh Thông, huyện Định Hóa.

Điểm cực nam ở vĩ độ 21019’ thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.

Điểm cực tây ở vĩ độ105029’ thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.

Điểm cực đông ở vĩ độ106015’ thuộc xã Phƣợng Giao, huyện Võ Nhai.

Thái Nguyên phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn,

Bắc Giang; phía nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên

Quang [82].

Thái Nguyên là miền đất giao nối giữa vùng núi rừng Việt Bắc với đồng bằng

châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô Thăng Long xƣa và Thủ đô Hà Nội

ngày nay. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã xác định vị trí chiến lƣợc của Thái

Nguyên trong sách Dư địa chí: "Đấy (Thái Nguyên) là nơi phên giậu thứ hai về

phương bắc vậy’’[157].

Ngày nay, Thái Nguyên đƣợc xác định là trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng

trung du và đông bắc Bắc Bộ. Tại đây có nhiều cơ sở kinh tế, văn hoá, giáo dục,

quốc phòng có tầm chiến lƣợc của đất nƣớc. Nằm kề phía bắc Thủ đô Hà Nội, Thái

Nguyên còn có lợi thế rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cả hiện tại và

trong tƣơng lai.

Thái Nguyên có hình dáng cân đối, đƣờng quốc lộ 3 và sông Cầu gần nhƣ trục

đối xứng chạy dọc suốt từ phía bắc xuống phía nam tỉnh. Lãnh thổ Thái Nguyên

không có chỗ nào quá co hẹp hoặc phình rộng.

Quốc lộ số 3 nối Thái Nguyên với Hà Nội, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng

và các tỉnh khác trong cả nƣớc, đồng thời chạy qua các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng để

Page 21: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

6

lên tới biên giới Việt - Trung. Ngoài ra, các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống

tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung

quanh.

Với vị trí chiến lƣợc, Thái Nguyên còn là một trung tâm kinh tế, văn hoá, đào

tạo của khu vực Việt Bắc. Cũng nhƣ các địa phƣơng khác trên đất nƣớc Việt Nam,

tỉnh Thái Nguyên cũng trải qua một quá trình phát triển lâu dài cùng lịch sử dân tộc.

Ngƣợc dòng lịch sử, trở lại thời các vua Hùng, đất nƣớc ta đƣợc chia làm 15 bộ.

Theo Nguyễn Trãi trong Dư địa chí, Thái Nguyên xƣa thuộc bộ Vũ Định: đông và

bắc giáp Cao Lạng, tây và nam giáp Kinh Bắc, có 2 phủ và 9 huyện, 2 châu và 366

làng xã [157].

Thời nhà Hán đô hộ, đất Thái Nguyên thuộc huyện Long Biên, sau là huyện

Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.

Dƣới thời thống trị của nhà Đƣờng (thế kỉ VIII đến thế kỉ IX) Thái Nguyên

nằm trong đất Châu Long, sau đó thuộc châu Vũ Nga.

Năm 1010, sau khi thành lập, nhà Lý đổi 10 đạo trong cả nƣớc thành 24 lộ,

Thái Nguyên là một châu thuộc Nhƣ Nguyệt Giang Lộ, sau lại thuộc phủ Phú

Lƣơng.

Sau khi nhà Trần lên thay, vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi châu Thái

Nguyên thành trấn Thái Nguyên. Dƣới thời thuộc Minh, vào năm 1407, trấn Thái

Nguyên đổi thành châu Thái Nguyên. Năm 1410, châu Thái Nguyên đƣợc nâng lên

thành phủ Thái Nguyên.

Đến triều đại nhà Lê, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) Lê Thái Tổ chia cả

nƣớc thành 5 đạo, phủ Thái Nguyên thuộc Bắc đạo. Năm Quang Thuận thứ 7

(1466), thời Lê Thánh Tông, Thái Nguyên đƣợc đặt là Thừa tuyên Thái Nguyên

gồm 3 phủ: Phú Bình, Thông Hóa, Cao Bằng. Năm 1490, thời Lê Thánh Tông, Thái

Nguyên đƣợc gọi là Thừa tuyên xứ với 3 phủ, 7 huyện, 6 châu. Đến thời Lê Trung

Hƣng (1533 - 1788), đổi thành trấn Thái Nguyên

Từ thời Tây Sơn cho đến thời Gia Long nhà Nguyễn, trấn Thái Nguyên thuộc

về Bắc thành, thủ phủ của trấn đặt ở xã Binh Kỳ, huyện Thiên Phúc (nay là Sóc

Sơn, Hà Nội).

Vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831), đất nƣớc ta đƣợc chia thành các tỉnh hạt,

và trấn Thái Nguyên đổi thành tỉnh Thái Nguyên từ đó.

Page 22: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

7

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì hình thể tỉnh Thái Nguyên lúc đó

nhƣ sau:

“Đông tây cách nhau 294 dặm, nam bắc cách nhau 241 dặm.

- Phía đông đến địa giới các huyện Yên Thế và Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 32

dặm.

- Phía tây đến địa giới các châu huyện Chiêm Hoá, Vĩnh Điện tỉnh Tuyên

Quang và địa giới huyện Sơn Dương tỉnh Sơn Tây 263 dặm.

- Phía nam đến địa giới huyện Yên Lãng tỉnh Sơn Tây và địa giới các huyện

Hiệp Hoà, Kim Anh, Thiên Phúc tỉnh Bắc Ninh 62 dặm.

- Phía bắc đến địa giới các huyện Văn Quan, Thất Khê tỉnh Lạng Sơn và địa

giới các huyện Thạch An, Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng 179 dặm.

- Phía đông nam đến địa giới tinh Bắc Ninh và tỉnh Sơn Tây 81 dặm.

- Phía tây nam đến địa giới tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Sơn Tây 118 dặm. '

- Phía đông bắc đến địa giới tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lạng Sơn 134 dặm.

- Phía tây bắc đến địa giới tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Cao Bằng 296 dặm.

- Từ tỉnh lỵ đi về phía nam đến Kinh thành 1.542 dặm”[66, tr.153].

Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), nhà Nguyễn tách Châu Định và ba huyện Văn

Lãng, Đại Từ, Phú Lƣơng khỏi phủ Phú Bình để đặt thêm phủ Tòng Hoá; phủ Phú

Bình còn năm huyện là Tƣ Nông, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Vũ Nhai, Bình Tuyền; phủ

Thông Hoá gồm có huyện Cảm Hoá và Châu Bạch Thông [108].

Theo sách Đồng Khánh dư địa chí, vào gần cuối thế kỷ XIX (1886 - 1888),

tỉnh Thái Nguyên gồm có ba phủ: Phú Bình, Tòng Hoá và Thông Hoá [108].

Năm 1892, thực dân Pháp thành lập tỉnh Thái Nguyên gồm ba phủ: Phú Bình,

Tòng Hoá, Thông Hoá.

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2

thành phố và 1 thị xã: thành phố Thái Nguyên; thành phố Sông Công và thị xã Phổ

Yên, 6 huyện phụ thuộc: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú

Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền

núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Theo tổng điều tra dân số toàn quốc, năm 2006 số dân cƣ ở Thái Nguyên là

1.127.170 ngƣời, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao,

Sán Dìu, Sán Chay, Hmông, Hoa [155]. Theo số liệu thống kê mới nhất của phòng

Page 23: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

8

Thống kê, đo đạc tỉnh Thái Nguyên, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2014 là

1.173.238 ngƣời.

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

1.1.2.1. Lịch sử hoạt động kiến tạo địa chất khu vực

Theo sách Địa chí Thái Nguyên, các tài liệu địa chất cho biết khu vực tây bắc

Định Hoá, các xã phía tây Phú Lƣơng, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất thuộc

chu kỳ tạo sơn Calêđôni, bắt đầu cách đây 480 triệu năm và đƣợc hình thành xong

trong đại Cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Ở dƣới sâu là các lớp đá có tuổi Nguyên

sinh và Thái cổ, có nhiều đá mácma axít và bazơ xâm nhập.

Phía trên là các lớp đá trầm tích có tuổi Cổ sinh, bề dày tổng cộng 2.500 đến

3000m, trầm tích dƣới Trung sinh thấy rất ít, thƣờng ở những khu vực trũng [155].

Vận động kiến tạo cách đây 25 triệu năm, ảnh hƣởng rõ rệt đến khu vực này,

làm cho khu vực đƣợc nâng cao 200m - 500m. Nham thạch chủ yếu là sa phiến

thạch và đá vôi bị biến chất ở mức độ thấp. Ở dƣới sâu, đá bị biến chất mạnh hơn,

thƣờng là: diệp thạch kết tinh, diệp thạch mi ca, đá hoa là kết quả của hoạt động mácma.

Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn, quá trình

sụt võng để tạo nên các trầm tích trẻ hơn trong suốt Trung sinh đến tận kỷ Crêta với

các trầm tích lục nguyên màu đỏ rất đặc trƣng.

Ở dƣới sâu, có đá tuổi Calêđôni (O23) với bề dày tới 2.500m lộ ra ở vùng Đình Cả.

Trầm tích sau Calêđôni có ba phức hệ:

- Phức hệ trầm tích bên dƣới gồm đá trầm tích hạt thô, cát kết và đá phiến tuổi

S2 lộ ra ở phía bắc thành phố Thái Nguyên, có bề dày khoảng 1.500m - 2.000m.

- Phía trên là trầm tích lục nguyên T1dày 500m - 1.000m.

- Trên cùng là trầm tích trẻ hơn tuổi T2- 3 là trầm tích C+ và C2 rất phổ biến

trên bề mặt địa hình.

Các khối mácma xâm nhập nằm rải rác khắp nơi:

- Khối ở tây bắc thành phố Thái Nguyên (núi Chúa, xã Phục Linh, huyện Đại

Từ) cách thành phố Thái Nguyên 15 km đƣợc cấu tạo bằng đá Gabrô hơi sẫm màu,

rộng tới 55 km2.

- Khối xâm nhập Khau Quế (núi Pút, phía đông bắc huyện Định Hoá) rộng tới

30km2, đá Gabrô có màu sẫm nhạt. Khối phun trào axít Tam Đảo, chạy dài 60km,

Page 24: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

9

rộng 15km, cấu tạo chủ yếu bằng dung nham riôlit, sƣờn dốc, nhiều nơi 25 - 300,

đứng sừng sững bên rìa đồng bằng Bắc Bộ [155].

Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt Trung sinh (bắt đầu

hình thành cách đây 240 triệu năm, kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài 173

triệu năm).

Sau khi đƣợc hình thành xong (cách đây 67 triệu năm) lãnh thổ Thái Nguyên tồn tại

dƣới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời gian đó địa hình đƣợc san bằng trở

thành bình nguyên. Đến tạo sơn Hymalaya cách đây 25 triệu năm, do vận động nâng lên

mãnh liệt, Thái Nguyên đƣợc nâng cao, tùy nơi có thể từ 200m đến 500m, làm cho địa

hình trẻ lại ở những miền đƣợc nâng cao, địa hình bị cắt xẻ. Các vật liệu trầm tích trẻ,

mềm bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ đƣợc cấu tạo bằng các nham thạch cổ hơn, cứng

hơn lại lộ ra, tái lập lại địa hình nhƣ lúc mới hình thành xong (cuối Trung sinh) [155].

1.1.2.2. Địa hình

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình so với mặt biển

khoảng 200m - 300m, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hƣớng bắc - nam,

thấp dần từ bắc xuống nam. Bao quanh phía tây nam và phía bắc là những dãy núi

Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất

1.591m, các dãy núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng tây bắc - đông nam. Dãy

Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Cạn chạy theo hƣớng đông bắc - tây nam đến Võ Nhai.

Dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng tây bắc - đông nam [155].

Trong phạm vi lãnh thổ Thái Nguyên có 4 nhóm hình thái địa hình chính, với

15 kiểu cảnh quan hình thái địa hình sau [155]:

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình đồng bằng : Nhóm này đƣợc tách ra bởi

mức độ phân cắt sâu của địa hình (độ cao tƣơng đối của địa hình) nhỏ hơn 15m/km2

gồm bốn kiểu:

+ Cảnh quan đồng bằng aluvi châu thổ

+ Cảnh quan đồng bằng đáy các trũng giữa núi

+ Cảnh quan đồng bằng đáy thung lũng và cánh đồng karst phân bố rải rác ở

huyện Võ Nhai

+ Cánh quan đồng bằng thung lũng sông, xen đồi thoải dạng bậc thềm cổ

Page 25: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

10

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình đồi: Nhóm cảnh quan hình thái địa hình

đồi đƣợc tách ra theo mức độ chia cắt sâu (độ cao tƣơng đối) từ 15m/km2 -

l00m/km2. Thuộc nhóm này gồm ba kiểu:

+ Cảnh quan đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, đỉnh bằng rộng: là di tích của

bề mặt san bằng cổ, phân cách nhau bởi các đáy thung lũng rộng. Phân bố ở các

huyện Phú Bình, Phổ Yên, đặc biệt là khoảng giữa sông Cầu và sông Công. Độ cao

tuyệt đối 50m - 70m.

+ Cảnh quan đồi cao, đỉnh bằng hẹp: là di tích của bề mặt san bằng cổ bị chia

cắt bởi hệ thống thung lũng hẹp. Phân bố ở phía tây bắc của tỉnh, kéo dài từ huyện

Đại Từ đến huyện Định Hoá và phía tây thành phố Thái Nguyên cùng một số nơi

khác. Độ cao phổ biến 100m - 125m.

+ Cảnh quan dãy đồi cao, sƣờn lồi - thẳng, đỉnh nhọn hẹp kéo dài dạng dãy:

phân bố ở phía bắc thành phố Thái Nguyên trong lƣu vực sông Cầu và các huyện Đồng

Hỷ, Phú Lƣơng đến Định Hoá. Độ cao phổ biến 100m - 125m, đôi nơi tới 150m.

- Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều đồi núi thấp, đặc biệt là những dãy

núi đá vôi, địa hình karst. Những dãy núi này có nhiều hang động, mái đá là “những

ngôi nhà” tự nhiên thiên nhiên ban tặng cho ngƣời nguyên thủy cƣ trú và sinh sống.

Theo phân loại núi theo độ cao tuyệt đối ở Thái Nguyên chủ yếu là núi thấp và

rất ít đỉnh đạt tới độ cao núi trung bình. Địa hình núi đƣợc phân biệt bởi độ chia cắt

sâu hơn 100m/km2. Trong nhóm này gồm bẩy kiểu sau:

+ Cảnh quan núi thấp cấu tạo bởi đá vôi bị kast hoá mạnh, sƣờn dốc đứng tới

vạt tích tụ coluvi ở chân sƣờn: phân bố ở phía đông đông bắc tỉnh, trong khu vực La

Hiên, Đình Cả.

+ Cảnh quan núi thấp cấu tạo bởi đá trầm tích xen lẫn đá vôi có sƣờn phức tạp,

dốc đến dốc trung bình: bề mặt đỉnh mềm mại ít lộ đá gốc, đất phủ dày 0,5m - 1m.

Kiểu này phân bố ở phần đông của tỉnh Thái Nguyên.

+ Cảnh quan núi thấp cấu tạo bởi đá vôi xen trầm tích biến chất, có sƣờn dốc

thẳng: bề mặt đỉnh mềm mại xen những đoạn lởm chởm không liên tục. Phân bố

hạn chế ở phía tây bắc tỉnh.

Page 26: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

11

+ Cảnh quan núi thấp, trung bình: cấu tạo bởi đá biến chất với sƣờn dài. lồi

lõm phức tạp, bề mặt đỉnh rộng và mềm mại, bị chia cắt yếu, phân bố rộng rãi ở

phía tây bắc tỉnh.

+ Cảnh quan núi thấp cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào với sƣờn thẳng, lồi, bề

mặt bị chia cắt lởm chởm: phân bố ở phía tây nam nằm trong dãy núi Tam Đảo là chính.

+ Cảnh quan núi thấp cấu tạo bởi đá bazơ và siêu bazơ, sƣờn dài dốc thẳng,

chia cắt ngang yếu, có tầng phong hoá dày màu đỏ: phân bố ở khu vực núi Chúa,

phía tây huyện Phú Lƣơng.

+ Cảnh quan núi thấp cấu tạo bởi đá xâm nhập axit sƣờn dài dốc, lồi, bề mặt

đỉnh rộng: phân bố rải rác thành các khối riêng biệt nhƣ các khối núi Pháo, núi Điệng…

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tác

Tác động nhân sinh lên địa hình có tính chất bề mặt, nhƣng tác động này tạo ra

một kiểu cảnh quan hình thái địa hình nhân tác khác ở Thái Nguyên.

Hồ chứa nƣớc nhân tạo: đó là hồ Núi Cốc và 153 hồ nhỏ khác. Đây là kiểu hình

thái địa hình mới phát sinh chuyển từ địa hình thung lũng sang hồ chứa nƣớc. Vì vậy,

chế độ động lực cũng chuyển từ xâm thực bóc mòn sang tạo hồ.

1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên đƣợc hình thành từ một nền nhiệt độ cao của đới chí

tuyến và sự thay thế của các hoàn lƣu lớn theo mùa, kết hợp với hoàn cảnh địa lý cụ

thể đã làm nên khí hậu nóng ẩm, mƣa mùa, có mùa đông lạnh và rất thất thƣờng

trong năm.

Nằm lệch về phía chí tuyến hơn xích đạo, ở Thái Nguyên hàng năm có hai lần

mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày 29/5 và ngày 16/7. Góc nhập xạ lớn, ngay cả trong

mùa đông. Tổng số giờ nắng đạt 4421 giờ/ năm, tổng lƣợng bức xạ mặt trời là 125,4

Kcal/ năm. Nhiệt độ trung bình dao động từ 21 - 230C. Thời gian chiếu sáng không

chênh lệch mấy giữa các mùa, dài nhất là vào tháng 6 và ngắn nhất vào tháng 12,

chênh nhau gần 3 giờ [155].

Hoàn lƣu gió mùa có ảnh hƣởng trực tiếp và rất mạnh đến khí hậu Thái

Nguyên. Vào mùa đông,Thái Nguyên chịu ảnh hƣởng của áp cao Xibia nên hƣớng

gió thịnh hành có thành phần bắc là chủ yếu: tây bắc, bắc, đông bắc, kèm theo khối

không khí lục địa lạnh, khô. Trung bình mỗi năm Thái Nguyên chịu ảnh hƣởng của 22

đợt gió mùa đông bắc, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. Gió mùa đông bắc tràn qua làm

Page 27: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

12

nhiệt độ giảm đột ngột, có giông đi kèm rất hại cho con ngƣời, vật nuôi và cây

trồng.

Vào mùa hạ, hƣớng gió thịnh hành có phần nam là chủ yếu, chiếm hơn 50%,

thành phần bắc chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Đầu mùa hạ, gió có nguồn gốc từ áp cao chí

tuyến vịnh Bengan mang theo khối khí nóng ẩm kết hợp với gió tây nam khi vƣợt

qua Trƣờng Sơn tạo thời tiết nóng khô. Tháng 8, do ảnh hƣởng của sự giao thoa hai

khối khí khác nhau nên thời tiết mƣa ngâu rất điển hình cho cả Thái Nguyên, hàng

năm Thái Nguyên cũng chịu ảnh hƣởng của bão nhiệt đới [155].

Lƣợng mƣa trung bình năm ở Thái Nguyên đạt khoảng 1.600mm - 1.900mm.

chế độ mƣa chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa nhiều và mùa mƣa ít. Mùa mƣa nhiều

trùng với mùa nóng, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa toàn năm; mùa mƣa ít trùng với

mùa lạnh, lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% - 15% lƣợng mƣa toàn năm.

Sự phân hóa mƣa trên lãnh thổ khá rõ: lƣợng mƣa ở phía đông Tam Đảo lớn

hơn lƣợng mƣa ở sƣờn phía tây, phía đông tỉnh ít mƣa hơn phía tây tỉnh. Ở phía bắc

tỉnh, sự giảm dần lƣợng mƣa từ tây sang đông một cách từ từ; ở phía nam tỉnh sự giảm

dần lƣợng mƣa từ tây bắc xuống đông nam diễn ra nhanh hơn. Với lƣợng mƣa phong

phú, Thái Nguyên là một tỉnh khá ẩm ƣớt, độ ẩm trung bình năm đạt khoảng 82% -

84% [155].

1.1.4. Thủy văn

Thái Nguyên có mạng lƣới sông ngòi khá dày. Đại bộ phận lãnh thổ thuộc hệ

thống sông Cầu, cứ 1km2 có 0,39km sông; sông Công: 1,2km sông/km

2; sông

Nghinh Tƣờng: 1,05km sông/km2.

Sông Cầu là dòng chảy lớn nhất trên lãnh thổ Thái Nguyên, phân chia lãnh thổ

thành hai khu vực có hƣớng dòng chảy khác nhau. Phía tây là các phụ lƣu thuộc

hữu ngạn sông Cầu gồm các sông Chợ Chu, sông Đu chảy theo hƣớng tây bắc -

đông nam. Phía tả ngạn có sông Nghinh Tƣờng, sông Huống Thƣợng có hƣớng

đông bắc - tây nam. Các phụ lƣu ở tả và hữu sông Cầu làm cho sông Cầu ở tỉnh

Thái Nguyên có hình dạng lông chim, khiến cho lũ ở sông Cầu không quá đột ngột.

Sông Cầu có lƣu lƣợng rất lớn, lƣu lƣợng trung bình hàng năm là 135m3/s.

Chế độ nƣớc sông Cầu phù hợp với chế độ mƣa. Mùa mƣa đồng thời là mùa lũ lớn

kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa lũ chiếm

75% lƣợng nƣớc, mùa cạn chỉ chiếm dƣới 25% lƣợng nƣớc cả năm.

Page 28: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

13

Ngoài dòng chảy chính là sông Cầu, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều sông ngòi,

hầu hết đều là phụ lƣu của sông Cầu. Ở hữu ngạn có các sông Chợ Chu, sông Đu,

sông Công, trong đó sông Công là phụ lƣu lớn nhất. Sông Công dài 96km, lƣu vực

rộng tới 951km2, độ dốc lòng sông 1,03%, hệ số uốn khúc lớn nhất so với các phụ

lƣu ở hữu ngạn. Phía tả ngạn có các sông Nghinh Tƣờng, sông Khe Mo - Huống

Thƣợng. Đây là hai dòng chảy chuyển gần nhƣ toàn bộ tổng lƣợng nƣớc của vùng phía

nam Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ đổ vào sông Cầu.

Thái Nguyên không có hồ tự nhiên lớn, nhƣng lại có rất nhiều hồ nhân tạo do

ngăn dòng chảy, lấy nƣớc làm thủy lợi. Lớn nhất là Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc có

diện tích mặt nƣớc là 25 km2, dung tích 175 triệu m

3 nƣớc. Hồ có vai trò quan trọng

trong việc điều tiết lũ ở sông Công và cung cấp nƣớc cho các vùng lân cận. Ngày

nay, hồ Núi Cốc là một địa điểm du lịch lớn nhất, thu hút khách tới tham quan đông

nhất của tỉnh Thái Nguyên.

Chính những hệ thống sông, hồ này cùng với những con suối nhỏ chằng chịt

trên địa bàn tỉnh đã cung cấp nƣớc góp phần hình thành các cánh rừng xanh tốt là

môi sinh lý tƣởng cho cuộc sống của ngƣời nguyên thủy. Mạng lƣới sông ngòi ở

Thái Nguyên đóng vai trò cực kì quan trọng đối với cuộc sống của ngƣời nguyên

thủy nơi đây. Các con sông là nơi cung cấp nguồn thức ăn từ các loại thủy sinh dễ

kiếm để con ngƣời tồn tại. Theo các nhà nghiên cứu thủa ban đầu đối với ngƣời

nguyên thủy, thức ăn từ các loài nhuyễn thế, ốc suối, cá nhỏ là thức ăn chủ đạo của

họ. Mặt khác, hệ thống sông ngòi còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp

nguồn nguyên liệu chính cho ngƣời nguyên thủy để chế tác công cụ đó là đá cuội.

Với nguồn nguyên liệu đá cuội sẵn có, dồi dào lại bền chắc hơn các công cụ bằng

tre, nứa, gỗ họ đã chế tạo ra các công cụ phục vụ cuộc sống hàng ngày bắt đầu từ

những công cụ vạn năng rồi đến những công cụ có tính chuyên môn hóa cao.

1.1.5. Thực vật - động vật

Phần lớn diện tích Thái Nguyên ở độ cao dƣới 600m nên rừng ở Thái Nguyên

là rừng chí tuyến chân núi. Về cơ bản có thể chia làm 3 kiểu địa hình:

- Rừng chân núi ƣa ẩm, ƣa nhiệt: Rừng rập rạp, có nhiều cây gỗ quý nhƣ chò

nâu, chò chỉ, chò xanh, táu mật, cây cao có thể tới 40m - 50m, đƣờng kính 1,2m -

1,5m. Kiểu rừng nguyên sinh này còn rất ít ở chân núi Tam Đảo, phần nhiều do khai

Page 29: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

14

thác quá mức đã trở thành rừng thứ sinh. Trong rừng thứ sinh có bồ đề, xoan đào.

Thoái hóa hơn nữa có rừng tre, nứa, vầu, chuối rừng, cỏ tranh, cây bụi. Động vật trong

rừng giống với Vân Nam, Trung Quốc…

- Rừng vùng núi thấp, hiện nay phần lớn là rừng thứ sinh phục hồi… trong

rừng ít gỗ quý, phần lớn là các cây dễ tính, mọc nhanh nhƣ sau sau, dẻ, thông mã vĩ.

…Thoái hóa hơn nữa có cây bụi nhƣ sim, mua, chổi xuể, guộc hoặc đồi trọc. Động

vật nghèo hơn động vật trong rừng chân núi ƣa ẩm, có ít thú quý. Loài đặc hữu có

hƣơu xạ, chó sói.

- Rừng trai, nghiến ở vùng núi đá vôi…Trong rừng nguyên sinh có nhiều gỗ

quý nhƣ trai, nghiến, lát… Động vật trong rừng có hƣơu xạ, khỉ, vƣợn, nai, hoẵng,

sơn dƣơng [155].

Từ xƣa rừng Thái Nguyên đã nổi tiếng về đặc sản cây thuốc và động vật hoang

dã. Sách Đại Nam nhất thống chí đã trích dẫn nhận xét của Lê Quý Đôn về các loại

lâm thổ sản của Thái Nguyên “…xứ Thái Nguyên có vàng, bạc, đồng thiếc, chì, sắt,

tre, gỗ, củi, than, công tư dùng đủ; lại có chè, sơn, vỏ gió, dâu, gai và tôm cá, mối

lợi dồi dào” [66, tr.161 - 162]. Cũng theo sách trên, Thái Nguyên có những loại lâm

sản là thức ăn tự nhiên mà ngƣời nguyên thủy có thể săn bắt, hái lƣợm đƣợc trong

tự nhiên nhƣ: củ mài, củ đậu, hƣơu, gấu, mật ong, gà rừng, trăn, rắn…

Theo thống kê của sách Địa chí Thái Nguyên cho biết, hiện nay Thái Nguyên

về thực vật có 21 họ, 32 chi và 53 loài gồm cả hạt kín và hạt trần. Động vật sách

trên cũng thống kê Thái Nguyên có khoảng 422 loài, 91 họ và 28 bộ của 4 lớp động

vật: chim, thú, bò sát, ếch nhái [155].

Nghiên cứu văn hóa thời đại Đá ở Thái Nguyên không thể không tìm hiểu một

số vấn đề về điều kiện tự nhiên khu vực này trong thời Cánh tân (Pleistocene) và

đầu Toàn tân (Early Holocene). Các nhà địa chất cho biết, bắt đầu từ thế Cánh tân,

địa hình, địa mạo của Thái Nguyên khá ổn định nhƣ ngày nay, các dòng sông, suối

vẫn ổn định hƣớng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam [155]. Toàn bộ khu vực bắc,

đông bắc Thái Nguyên nằm trọn vẹn trong vòng cung sơn khối Bắc Sơn đƣợc bắt

nguồn từ vùng đông nam Hà Giang, qua Nguyên Bình xuống Bắc Cạn, Thái

Nguyên, Lạng Sơn rồi ra vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng. Trong khu vực này,

chúng ta đã phát hiện trong một số hang động tiền sử một số lƣợng khá lớn xƣơng

răng động vật hoá thạch đƣợc giám định là thuộc thời Cánh tân. Đó là các hoá thạch

Page 30: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

15

nằm trong lớp trầm tích văn hóa trong các địa điểm hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai,

Kéo Lèng, Thẳm Thời, Lũng Cung v.v.. ở Lạng Sơn; Mái đá Ngƣờm, Mái đá Hạ

Sơn I ở Thái Nguyên v.v...Quần động vật ở các hang này về cơ bản thuộc quần

động vật Hoa Nam thời Cánh tân “Voi răng kiếm - gấu mèo - đười ươi”(Stegodon -

Ailuropoda - Pongo). Quần động vật hoá thạch giữa 2 giai đoạn sớm muộn này

không có sự thay đổi nhiều về giống loài, mà chỉ có thay đổi chút ít về kích thƣớc.

Đáng chú ý là, trong quần động vật hoá thạch này không có loài nào chỉ thị cho khí

hậu lạnh, do đó hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất là miền Bắc Việt Nam

không trải qua các kỳ băng hà và gián băng trong thời Cánh tân. Tuy không nằm

trong khu vực chịu ảnh hƣởng của băng hà, nhƣng những tài liệu trầm tích địa tầng

từ Mái đá Ngƣờm, đặc biệt sự có mặt của lớp dăm kết đá vôi vào khoảng 23.000

năm đƣợc coi nhƣ bằng chứng về một thời kỳ lạnh đột ngột mang tính toàn cầu

[122]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Sử, thì “ ...những tư liệu thu thập được

trong thập kỷ gần đây cho thấy, không chỉ ở giai đoạn Pleistocene mà ngay trong

giai đoạn Holocene, cổ khí hậu và môi trường Bắc Việt Nam có những thay đổi

đáng kể, với các pha nóng lạnh và mát xen kẽ nhau. Nhưng xu hướng chung là tiến

dần tới nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm” (118, tr. 316 - 317).

Trong nền cảnh sinh thái nhƣ vậy, với thảm thực vật rừng và hệ thống động vật

phong phú là những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, phục vụ đắc lực cho cuộc

sống hàng ngày của con ngƣời. Tất cả những thứ này đã đƣợc cƣ dân tiền sử ở Thái

Nguyên sớm thích nghi, khai thác.

1.2. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong số ít địa phƣơng có những phát hiện và nghiên cứu

khảo cổ vào loại sớm nhất khu vực miền núi nƣớc ta. Tuy vậy, do nhiều lý do khác

nhau mà công cuộc nghiên cứu khảo cổ học Thái Nguyên không phải là quá trình

liên tục mà có lúc bị gián đoạn khá dài.

Có thể chia quá trình nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá ở Thái Nguyên từ

trƣớc tới nay thành 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1924 - 1971

Đầu những năm 20, một số nhà địa chất và khảo cổ học ngƣời Pháp đã có

những cuộc khảo sát và khai quật khảo cổ học trong khu vực sơn khối đá vôi phía

Page 31: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

16

bắc thuộc vùng Bắc Sơn, Lạng Sơn, vùng Võ Nhai, Thái Nguyên. Chính trong

khoảng thời gian này, văn hoá Bắc Sơn đã đƣợc xác định. Năm 1925, H Mansuy và

M. Colani đã công bố công trình Đóng góp vào việc nghiên cứu tiền sử Đông D-

ương [172, 173] trong đó, có đề cập đến 4 di tích Bắc Sơn đƣợc phát hiện và nghiên

cứu trên đất Thái Nguyên. Đó là các di tích: Khắc Kiệm, Nghinh Tắc, Nà Cà, Ky

đều thuộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Ngoài ra, trong thời gian này hai nhà khảo

cổ H Mansuy và M. Colani còn nghiên cứu và công bố về hai địa điểm khác là Làng

Trang và Suam - Sơn. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lƣu trữ các hiện vật

của hai di tích trên có ghi tên địa danh thuộc về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Trong những năm 1967 - 1970, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng

lịch sử Quốc gia) đã trở lại khảo sát các di tích này và phát hiện thêm một số di vật

khảo cổ học. Kết quả khảo sát và nghiên cứu lại các di tích Bắc Sơn đƣợc trình bày

khá đầy đủ trong công trình Những hiện vật tàng trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt

Nam về văn hóa Bắc Sơn do Bảo tàng Lịch sử xuất bản năm 1969 (166).

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 1924 - 1971, đƣợc xem nhƣ giai đoạn đặt nền móng

cho công cuộc nghiên cứu văn hóa tiền sơ sử ở Thái Nguyên. Trong giai đoạn này,

Thái Nguyên đã đóng góp vào lịch sử nghiên cứu khảo cổ học tiền sử Việt Nam 4

địa điểm văn hoá Bắc Sơn rất nổi tiếng. Điều này khẳng định vùng đất này nằm

trong địa bàn phân bố của văn hóa Bắc Sơn. Những tƣ liệu này đã bƣớc đầu báo

hiệu về khả năng tiềm tàng những dấu tích của ngƣời tiền sử trên đất Thái Nguyên.

b. Giai đoạn 1972 - 2000

Đầu năm 1972, để chuẩn bị cho việc nghiên cứu sâu hơn về văn hoá Hoà

Bình, văn hoá Bắc Sơn cũng nhƣ tìm hiểu mối quan hệ giữa 2 nền văn hoá này,

Viện Khảo cổ học Việt Nam và Trƣờng Đại học sƣ phạm Việt Bắc đã tiến hành

điều tra một số hang vùng Thần Sa, Sảng Mộc, Thƣợng Nung và phát hiện hang

Miệng Hổ, hang Nà Khù. Cuộc khai quật hang Miệng Hổ đã gây sự chú ý lớn trong

giới khảo cổ bởi tính chất mới lạ của chúng so với văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc

Sơn [18, 19, 20].

Năm 1973, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Ty Văn hoá Thái Nguyên (nay là

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên) tiếp tục nghiên cứu khu vực Thần

Sa và những vùng phụ cận.

Page 32: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

17

Liên tiếp trong 3 năm liền 1980, 1981, 1982, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện

Khảo cổ học, Ty Văn hoá Thái Nguyên, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội đã có

nhiều đợt khảo sát, điều tra và khai quật khảo cổ tại khu vực Thần Sa. Một trong

những thành tựu lớn của các đợt khai quật này là đã phát hiện hơn 10 di tích khảo

cổ mới, trong đó nổi bật là di chỉ Mái đá Ngƣờm. Phần lớn kết quả của đợt nghiên

cứu này đã đƣợc trình bày trong cuốn sách Thần Sa, những di tích của con người

thời đại Đá do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia xuất bản năm 1981[167].

Một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến kỹ nghệ Ngƣờm cũng

đã đƣợc công bố trên ấn phẩm chuyên ngành trong thời gian này. Trong đó đáng

chú ý là những bài: “Lớp dăm đá vôi ở Ngườm với khí hậu cuối Pleistocene ở Đông

Nam Á”, “Kỹ nghệ Ngườm trong một phối cảnh rộng hơn”, “Ngườm, Lang

Longrien và Bạch Liên Động” của tác giả Hà Văn Tấn [122; 123; 124) “Mái đá

Ngườm và các giai đoạn phát triển từ Sơn Vi đến Hoà Bình” của Hoàng Xuân

Chinh [15], “Nghiên cứu vết xử dụng trên công cụ mảnh tước Mái đá Ngườm (Bắc

Thái)” của tác giả Nguyễn Khắc Sử [110], “Suy nghĩ về niên đại ở di chỉ Mái đá

Ngườm (Bắc Thái)” của Đặng Hữu Lƣu [89], “Những di tích cổ sinh vùng Thần Sa

(Bắc Thái)” của Lê Văn Thuế [145], “Diễn biến thành phần vỏ ốc ở Mái đá Ngườm

(Bắc Thái)” của Vũ Thế Long [87], “Khảo sát và thực nghiệm kỹ thuật chế tác đá

ở Ngườm” của các tác giả Đoàn Đức Thành và Trình Năng Chung [143], “Kỹ nghệ

Ngườm và văn hoá Bắc Sơn”, “Góp thêm vào việc nghiên cứu di chỉ Ngườm”của

tác giả Trình Năng Chung [29;31], “Góp bàn về mối quan hệ kỹ nghệ Ngườm và

văn hóa Sơn Vi” của tác giả Quang Văn Cậy và Trình Năng Chung [13]. Đặc biệt

trong đề tài PTS “Kỹ nghệ Ngườm và vị trí của nó trong thời đại Đá Việt Nam”của

nhà nghiên cứu Quang Văn Cậy [3] và trong tác phẩm “Khảo cổ học Việt Nam- tập

I Việt Nam - Thời đại Đá Việt Nam” [127] do giáo sƣ Hà Văn Tấn chủ biên đã bƣớc

đầu tổng kết các nghiên cứu về Ngƣờm.

Việc phát hiện ra Mái đá Ngƣờm, một di chỉ của con ngƣời thời đại Đá cũ có

niên đại trên 23.000 năm cách ngày nay, với đặc trƣng nổi bật là kỹ nghệ mảnh tƣớc

duy nhất tìm thấy ở Việt Nam đã đóng góp vào việc thay đổi nhận thức về văn hoá

tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Đồng thời các tác giả trên cũng khẳng định mối

liên hệ giữa kỹ nghệ Ngƣờm ở Việt Nam và các di tích khác ở Thái Lan và Nam

Trung Quốc.

Page 33: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

18

Trong giai đoạn này, một số phát hiện lẻ tẻ về những di vật rìu có vai, rìu bôn

có vai ở huyện Đại từ và Võ Nhai đã đƣợc công bố [27, 160].

Chúng ta có thể nói rằng đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với lịch

sử nghiên cứu khảo cổ học tại Thái Nguyên. Trong giai đoạn này đã có những phát

hiện mới mang tính chất “bản lề” khẳng định vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ

khảo cổ học Việt Nam. Việc phát hiện ra kỹ nghệ Ngƣờm đã đóng góp thêm vào

nhận thức về văn hóa tiền sử Việt Nam trong khu vực. Đồng thời cũng đặt ra một

loạt các vấn đề cần làm sáng tỏ nhƣ:

(1) Nguồn gốc của kỹ nghệ Ngƣờm, khuynh hƣớng phát triển ở giai đoạn tiếp nối.

(2) Mối quan hệ nội tại giữa kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và kỹ nghệ cuội ghè

ngay trên địa bàn Thái Nguyên và các vùng lân cận.

c. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Sau ba mƣơi năm sau phát hiện và khai quật khảo cổ học ở khu vực Thần Sa,

tháng 3 năm 2011, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên đã tiến hành đợt

điều tra trên 2 huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ.

Trong đợt này, đoàn đã khảo sát hơn 20 địa điểm, trong đó phúc tra lại gần 10

địa điểm thuộc khu vực Thần Sa và phát hiện mới hơn 10 địa điểm khác ở huyện Võ

Nhai và Đồng Hỷ.

Tại huyện Võ Nhai, các địa điểm đƣợc phúc tra và phát hiện mới là: Mái đá

Ngƣờm, Hạ Sơn II, Hạ Sơn I, hang Thắm Choong, hang Miệng Hổ, hang Nà Ngùn,

hang Nà Khù, hang Đán Mèo (xã Thần Sa); hang Phƣợng Hoàng (xã Phú Thƣợng);

hang Cá, hang Trâu, hang Nà Vật, hang Ốc (xã Bình Long). Trong số những hang

mới phát hiện nổi bật là hang Ốc, xã Bình Long - một địa điểm có diện phân bố của

di tích khá lớn và tầng văn hóa dày.

Tại huyện Đồng Hỷ, một số di tích mới đƣợc phát hiện và khảo sát sơ bộ

gồm: Hang Chùa, hang Dơi (xã Văn Lăng); hang Rắn I, hang Rắn II (xã Tân Long).

Tại các địa điểm này đã phát hiện một số di tích và di vật liên quan đến cƣ dân thời

đại Đá [40].

Từ năm 2012 đến nay, tác giả đề tài đã tiến hành điều tra, thám sát khảo cổ

học tại các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ, Yên Lạc, Động Đạt thuộc huyện Phú

Lƣơng, xã Yên Lãng thuộc huyện Đại Từ, các xã Linh Sơn, Tân Long, Văn Lăng,

Hóa Trung, Hòa Bình thuộc huyện Đồng Hỷ, thị trấn Chợ Chu và các xã Phƣợng

Page 34: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

19

Tiến, Quy Kỳ thuộc huyện Định Hóa, các xã Cúc Đƣờng, Thần Sa, Vũ Chấn, Bình

Long, Phƣơng Giao thuộc huyện Võ Nhai… Bên cạnh việc phúc tra các di tích cũ,

chúng tôi đã phát hiện một số di tích mới, gồm các hang Kim Sơn, hang Ông Trúc,

hang Con Hổ (Mái đá Con Hổ) thuộc huyện Võ Nhai; hang Sáng (hang Thắm),

hang Yên, hang Thủng, Bộc Cuối thuộc huyện Phú Lƣơng, hang Thần thuộc huyện

Đồng Hỷ…(Bảng 1). Dựa vào đặc trƣng công cụ, địa tầng hố thám sát, bƣớc đầu

chúng tôi xác định một số di tích thuộc về văn hóa Bắc Sơn, một số di tích thuộc về

thời kỳ hậu kỳ Đá mới và sơ kỳ Kim khí [131, 133, 135, 137, 138, 139, 141].

Tháng 3 năm 2015, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên khai quật địa

điểm hang Ốc thuộc xã Bình Long huyện Võ Nhai. Kết quả cuộc khai quật đã đƣợc

báo cáo bƣớc đầu [74].

Trong giai đoạn này, các kết quả của các đợt điều tra, thám sát đã bƣớc đầu

đƣợc công bố. Một số địa điểm đã đƣợc xác định tuổi bằng niên đại tuyệt đối [40,

44, 74, 130, 131, 132, 133, 140]

Nhìn chung, giai đoạn này việc nghiên cứu khảo cổ học ở Thái Nguyên đã đạt

đƣợc một số thành tựu mới. Việc phát hiện và nghiên cứu mới rất nhiều các di tích

thuộc thời đại Đá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra một số vấn đề cần giải

quyết nhƣ sau:

(1) Hệ thống hóa và bƣớc đầu làm rõ các đặc trƣng của các di tích Đá mới sơ

kỳ và Đá mới hậu kỳ trên đất Thái Nguyên.

(2) Tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa các di tích hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên với

các di tích đá mới ở Thái Nguyên.

(3) Bƣớc đầu làm sáng tỏ các giai đoạn phát triển văn hóa thời đại Đá ở Thái

Nguyên.

Tiểu kết chương 1

Phần chƣơng 1 đã trình bày lịch sử kiến tạo địa chất, địa hình, khí hậu, thủy

văn, thế giới động vật và thực vật. Từ những điều kiện tự nhiên nêu trên chúng ta

có thể rút ra một kết luận cơ bản: Thái Nguyên có đầy đủ những điều kiện tự

nhiên thuận lợi để ngƣời tiền sử tồn tại và phát triển. Nhiều di tích khảo cổ học

thời đại Đá đƣợc phát hiện ở Thái Nguyên trong thời gian qua đã chứng minh

điều đó.

Page 35: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

20

Quá trình nghiên cứu khảo cổ học ở Thái Nguyên diễn ra từ khá sớm với vai

trò của các nhà khảo cổ học ngƣời Pháp trong những năm 20 của thế kỉ XX. Tuy

nhiên, những thành tựu nghiên cứu quan trọng nhất đƣợc phát hiện trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên vào nhƣng năm 1972 - 1985. Sau một thời gian tƣơng đối dài bị gián

đoạn, từ năm 2011 đến nay, quá trình nghiên cứu đã đƣợc tiếp tục và thu đƣợc

nhiều thành tựu quan trọng.

Vào những năm 20 của thế kỉ XX, các học giả ngƣời Pháp là H. Mansuy và

M.Colani đã phát hiện và thu thập đƣợc một số di tích, di vật ở Khắc Kiệm, Nghinh Tắc,

Nà Cà, Ky trên đất Thái Nguyên. Đó là những bƣớc mở đầu cho công cuộc khám phá và

nghiên cứu văn hóa tiền sử Thái Nguyên.

Trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát

hiện đƣợc ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên những di tích khảo cổ

học có niên đại từ hậu kỳ Đá cũ đến sơ kỳ thời đại đồ Đá mới nhƣ: Miệng Hổ,

Ngƣờm, Nà Ngùn, Thắm Choong, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2... Trong đó, đặc biệt với

phát hiện di tích Ngƣờm đã cung cấp cho giới khảo cổ những nhận thức mới về con

đƣờng phát triển kỹ nghệ Ngƣờm - kỹ nghệ mảnh tƣớc ở hậu kỳ Đá cũ Việt Nam và

Đông Nam Á. Những phát hiện này còn góp phần khẳng định bƣớc phát triển văn hoá

của con ngƣời nguyên thuỷ trên mảnh đất Thái Nguyên nói riêng và nƣớc ta nói chung.

Tuy nhiên, xung quanh kỹ nghệ Ngƣờm còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, đặc biệt về

nguồn gốc và khuynh hƣớng phát triển của kỹ nghệ Ngƣờm. Chính vì vậy, chúng ta

cần phải hệ thống hóa các nguồn tƣ liệu và kết quả nghiên cứu về khảo cổ học Thái

Nguyên nói chung.

Quá trình nghiên cứu từ 2001 đến nay, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các tƣ

liệu đã đƣợc công bố, khảo sát, thám sát, khai quật các di tích mới chúng tôi đã thu

đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Các kết quả mới này giúp tác giả làm rõ đƣợc các

đặc trƣng cơ bản và các giai đoạn phát triển của thời đại Đá Thái Nguyên.

Page 36: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

21

Bảng 1: Thống kê các di tích thời đại đồ Đá đã được phát hiện ở Thái Nguyên

Số

thứ

tự

Địa điểm

Đơn vị, thời gian

phát hiện, khai

quật,

thám sát

Miêu tả di tích, di vật

Niên đại

tuyệt đối, tƣơng

đối

Tài liệu

công bố

1

Mái đá Ngƣờm,

thôn Trung Sơn,

xã Thần Sa, huyện

Võ Nhai,

21047’40’’N,

105052’40’’E.

Viện BLTS,

Trƣờng ĐHVH Hà

Nội, Ty Văn hóa

thông tin Bắc Thái

(1980,1981).

BTLSVN, Trƣờng

ĐHVH Hà Nội,

Trƣờng ĐHTH Hà

Nội, Viện Khảo cổ

học, Viện ĐNÁ

(1982).

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2011).

Di tích Mái đá Ngƣờm có 3 tầng văn hóa. Tầng 1

từ 1,10m - 1,45m cấu tạo từ đất sét màu vàng nhạt

và lớp mảnh đá vôi. Tầng 2 từ 0,6m - 1,10m cấu tạo

từ đất sét vôi tơi xốp, màu xám nhạt, chứa xƣơng

răng động vật chớm hóa thạch, trong đó có một

hàm pongo khá nguyên vẹn và khá nhiều di vật đá.

Tầng 3 dày trung bình là 0,6m cấu tạo bởi đất sét

vôi tơi xốp, màu xám sẫm

Qua hai lần khai quật vào các năm 1981 và 1982

đã thu đƣợc 24.635 di vật đá gồm: 618 công cụ

hạch cuội, 302 công cụ mảnh lớn, 10.146 công cụ

mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ, 13.494 mảnh tƣớc, 75

hạch đá.

- Niên đại tuyệt

đối tầng II là

23.000±200 năm

BP và

23.100±100 BP.

- Niên đại tuyệt

đối tầng III là

19.040±40 năm

BP và

18.600±200 năm

BP

[3],[40]

Page 37: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

22

2

Hang Miệng Hổ,

xóm Trung Sơn,

xã Thần Sa,

huyện Võ Nhai.

21047’50’’N

105052’31’’E.

Viện Khảo cổ học,

Viện BTLS Việt

Nam, Trƣờng

ĐHSP Việt Bắc,

Trƣờng ĐHVH Hà

Nội

(1972,1973,1980).

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2011).

Cấu tạo tầng văn hóa về cơ bản có:

- Lớp mặt: Lớp này dày từ 10cm - 15cm, đất có

màu nâu sẫm.

- Lớp tiếp theo là lớp đất màu vàng nhạt, hơi xám

có lẫn ít vỏ ốc ở phía trên, độ dày 30cm - 35cm.

- Sinh thổ là tầng đất có màu đỏ sẫm, cùng nhiều

tảng đá vôi lớn.

Qua ba lần khai quật đã thu đƣợc 460 di vật đá

gồm: 34 công cụ hạch cuội, 202 công cụ mảnh

tƣớc, 224 công cụ mảnh cuội

Hậu kỳ Đá cũ [18],[6],

[40]

3

Hang Thắm

Choong, xóm Hạ

Sơn Dao, xã Thần

Sa, huyện Võ

Nhai.

21046’50’’ N.

105052’30’’E.

Viện BTLS Việt

Nam, Trƣờng

ĐHVH Hà Nội,

Ty Văn hóa thông

tin Bắc Thái

(1980,1981).

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2011).

Hang Thắm Choong có một tầng văn hóa thuần

nhất, dày 0,7m. Đất trong tầng văn hóa có màu nâu

sẫm, khá xốp.

Cuộc khai quật năm 1981 thu đƣợc 100 hiện vật:

Công cụ chặt 24 chiếc, công cụ chặt khía 2 chiếc,

công cụ cắt nạo từ mảnh tƣớc 13 chiếc, mảnh tƣớc

và mảnh tách, đá nguyên liệu là 61.

Hậu kỳ Đá cũ [6],

[40]

Page 38: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

23

4

Hang Nà Ngùn,

xóm Hạ Trung

Sơn, xã Thần Sa,

huyện Võ Nhai.

210 48’15,8’’N,

105053’36,7”E.

Viện BTLS,

ĐHVH Hà Nội

(1980,1982).

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2011).

Tầng văn hóa ở đây rất mỏng, khoảng 0,2m -

0,3m, đất có màu nâu sẫm, chứa nhiều đá dăm to

nhỏ, một ít vỏ ốc núi, ốc suối cùng di vật khảo cổ.

Sƣu tầm hiện vật đào đƣợc vào năm 1980 là 102

hiện vật: Công cụ chặt 8 chiếc, công cụ nạo 8 chiếc,

mảnh tƣớc 12, 15 cuội nguyên liệu và 59 mảnh

tách.

Hậu kỳ Đá cũ [6],

[40]

5

Hang Nà Khù,

xóm Trung Sơn,

xã Thần Sa, huyện

Võ Nhai.

210 48’15,8’’ N,

105053’36,5” E.

Viện Khảo cổ học

(1972).

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2011).

Một hố thám sát nhỏ đƣợc đào tại đây nhƣng

không xác định đƣợc tầng văn hóa cũng nhƣ không

tìm thấy hiện vật nào.

Công cụ thu đƣợc trên bề mặt hang trong đợt thám

sát năm 1972 gồm: Công cụ chặt 10 chiếc, công cụ

dao nạo 5 chiếc, mũi nhọn 1 chiếc, mảnh tƣớc,

mảnh tách, cuội nguyên liệu là 87.

Hậu kỳ Đá cũ

[6],

[40]

6

Hang Thẩm

Hấu, bản Nghinh

Tắc, xã Sảng

Mộc, huyện Võ

Nhai. 210

53’27,5’’ N,

105057,47’47,9”E.

Viện khảo cổ học

(1972).

Tầng văn hóa ở đây mỏng gồm đất mặt và tầng

văn hóa thứ 2, lớp sinh thổ.

Cuộc khai quật năm 1972 thu đƣợc 14 hiện vật:

Công cụ chặt 7 chiếc, công cụ ghè đập 3 chiếc,

công cụ nạo cắt 2 chiếc, mảnh tƣớc 2.

Hậu kỳ Đá cũ

[18],[6]

Page 39: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

24

7

Di tích thềm

sông cổ Thần Sa,

xã Cúc Đƣờng,

huyện Võ Nhai.

Viện khảo cổ học

(1982).

Cuộc khảo sát năm 1982 thu đƣợc 18 hiện vật:

Công cụ rìa lƣỡi ngang 4 chiếc, công cụ có 2 rìa

lƣỡi đối diện 3 chiếc, công cụ không định hình 4

chiếc, công cụ mảnh đá 3 chiếc, phác vật có dấu

ghè đẽo 2 chiếc.

Hậu kỳ Đá cũ

[6],[25]

8

Hang Khắc

Kiệm, xóm

Xuyên Sơn, xã

Thần Sa, huyện

Võ Nhai.

M.Colani phát

hiện năm 1924 và

H.Mansuy công

bố năm 1925.

Viện Bảo tàng

Lịch sử Quốc gia

(1968).

ĐHSP Thái

Nguyên (2014).

Cấu tạo tầng văn hóa gồm có 4 lớp sâu 1,3m.

- Tầng I: ở dƣới cùng, sâu từ 130cm - 107cm, tƣơng

ứng với lớp đào 7 và 8. Đất tơi xốp, màu nâu hơi

sáng, không pha sét, nhƣng pha cát, có các đốm

trắng vôi nhỏ li ti và một số viên sét vôi bở màu

trắng.

- Tầng II: sâu từ 107cm - 55cm, tƣơng ứng với các

lớp đào 4, 5 và 6. Đất pha sét, màu nâu sẫm, chứa

các mảnh đá quartz, cát bột kết, sét kết (để lại các

vết lốm đốm trên vách) tập trung ở phía bên trên.

- Tầng III: sâu từ 55cm - 25cm, tƣơng ứng với lớp

đào 2 và 3. Trầm tích bở rời, tơi xốp, màu nâu sáng,

chứa rất nhiều các mảnh cục đá vôi, công cụ và vỏ ốc.

- Tầng IV (tầng trên cùng): từ bề mặt cho đến

25cm, tƣơng ứng với lớp đào 2, trầm tích màu nâu

sáng, chia thành 2 mức rõ ràng: mức dƣới từ 25cm-

Sơ kỳ Đá mới

Văn hoá

Bắc Sơn

[173]

Page 40: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

25

17cm có các hiện tƣợng lớp đất cháy đỏ, cứng dày

4cm ở trên cùng nằm chồng lên lớp tro xám dày

2cm, và bên dƣới lớp tro xám lại là lớp đất cháy

dày 2cm - 3cm; mức trên dày 17cm là lớp bề mặt

trên cùng, tƣơng ứng với lớp đào 1.

- Hiện nay, tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam còn lƣu

giữ 1 ghè thô, 1 rìu, 4 rìu mài lƣỡi kiểu Bắc Sơn 35

mảnh gốm, 1 vòng đá, 1 sọ ngƣời, 1 công cụ Hòa

Bình

9

Hang Nghinh

Tắc, bản Tắc, xã

Sảng Mộc, huyện

Võ Nhai.

21052’20’’N,

105057’46’’E.

Năm 1924 M.

Colani đã phát

hiện và khai quật

hang này.

Viện Khảo cổ năm

(1972 ).

Tầng văn hóa không dày, cấu tạo các lớp đất

đơn giản, từ trên xuống có các lớp:

- Lớp đất mùn, màu xám có nhiều vỏ ốc, dày

khoảng 0,15m - 0,20m. Đây là phần trên của lớp

văn hóa đã bị xáo trộn, trong có lẫn một số mảnh

sành sứ.

- Lớp đất màu nâu sẫm, có nhiều vỏ ốc, dày khoảng

0,30m. Trong lớp có lẫn nhiều vệt than tro và công

cụ đá.

- Lớp đất màu vàng xám có lẫn ít ốc, dày khoảng

0,10m- 0,15m, hiếm di vật đá.

- Lớp sinh thổ là lớp đất cát màu vàng mịn lẫn đá nhỏ

Sơ kỳ Đá mới

Văn hoá

Bắc Sơn

[166]

Page 41: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

26

Hiện tại, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn l-

ƣu giữ: 37 hiện vật gồm 11 công cụ chặt đập, 6

chiếc nạo, 1 công cụ hình đĩa, 2 công cụ hình hạnh

nhân và bầu dục, 1 phác vật rìu, 1 rìu dài ghè đẽo, 1

rìu ngắn, 2 rìu mài lƣỡi, 3 “Dấu Bắc Sơn”, 1 bàn

nghiền và 7 mảnh tƣớc và 1 chiếc sừng hƣơu

10

Hang Nà Cà,

thôn Nà Cà, xã

Vũ Chấn, huyện

Võ Nhai.

21048’28,7’’N

N,10602’10”E.

Năm 1926.M.

Colani đã cho

đào một hố khai

quật nhỏ.

Năm 1967, Bảo

tàng Lịch sử Quốc

gia đã tiến hành

đào 1 hố thám sát

3m2 .

ĐHSP Thái

Nguyên. (2014).

Tầng văn hóa của Nà Cà dày gần 1m, từ trên

xuống ta thấy có các lớp sau:

- Lớp đất mặt dày khoảng 8cm đến 13cm có màu

nâu nhạt trong có lẫn một ít vỏ nhuyễn thể và sỏi

- Lớp thứ hai là lớp đất màu xám trắng có độ dày từ

12cm đến 26cm, chứa đầy vỏ ốc và vỏ nhuyễn thể.

Hiện nay, trong kho bảo quản của Bảo tàng

Lịch sử Việt Nam còn lƣu giữ 167 hiện vât: 114

ghè đẽo, 17 rìu mài, 6 dấu Bắc Sơn, 7 thỏi đá mài, 4

đá lỗ vũm, 1 rìu tứ giác, 2 mảnh gốm, 7 mảnh

xƣơng động vật

Sơ kỳ Đá mới

Văn hoá

Bắc Sơn

[166]

11

Hang Ky, huyện

Võ Nhai.

Địa điểm Ky đƣợc

M. Colani nhắc

đến trong

cuốn“Thời đại Đá

ở tỉnh Hoà Bình”

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn lƣu

giữ 50 hiện vật: 2 ghè đẽo, 5 rìu mài, 22 dấu Bắc

Sơn, 6 cuội, 2 chày, 7 xƣơng, 6 vỏ ốc.

Sơ kỳ Đá mới

Văn hoá

Bắc Sơn

[166]

Page 42: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

27

12

Hang Ốc, xóm

Phố, xã Bình Long,

huyện Võ Nhai.

21038’35,4’’N

N,106010’52,4”E.

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2011).

Độ sâu không đều nhau. Chỗ sâu nhất 1,3m, chỗ

nông nhất dao động từ 0m đến 0,5m so với bề mặt.

Bề mặt đá nền lồi lõm, dốc từ trong ra ngoài cửa

hang. Có một tầng văn hóa duy nhất, cấu tạo đồng

nhất từ dƣới lên trên bao gồm vỏ nhuyễn thể ken

dày đặc, các di tích xƣơng răng động vật, mảnh sọ

ngƣời, di tích thực vật, di vật đá, các

viên/mảnh/tảng đá vôi.

Cuộc thám sát năm 2011 thu đƣợc 283 di vật đá:

Công cụ rìa ngang 10 chiếc, công cụ rìa xiên 2 chiếc,

công cụ mảnh cuội lớn 10 chiếc, 160 mảnh tƣớc, 37

cuội nguyên liệu, 1 bàn nghiên, 1 chày nghiên.

Cuộc khai quật năm 2015, thu đƣợc tổng số

khoảng trên 2500 hiện vật đá. Cho đến giờ, đã

chỉnh lý, đo đạc tỉ mỉ đƣợc 1519 di vật.

Niên đại C14

trƣớc công

nguyên hiện nay

có 6 niên đại

khác nhau:

5800±220BP,

5920±225BP,

5740±220BP,

5610±220BP,

5470±220BP,

5500±220BP.

[40]

13

Hang Cá, xóm

Phố, xã Bình

Long, huyện Võ

Nhai.

210 38’32,3’’ N,

106011’13,2” E.

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên. (2011).

Đợt khảo sát năm 2011 thu đƣợc 3 công cụ cuội

ghè thô sơ.

Sơ kỳ

Đá mới

[40]

Page 43: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

28

14

Hang Trâu, xóm

Phố, xã Bình

Long, huyện Võ

Nhai.

210 38’39’’ N,

1060 10’40,1” E

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên ( 2011 ).

Đợt khảo sát năm 2011 thu đƣợc 1 mảnh tƣớc và 6

vỏ ốc núi, 47 vỏ ốc suối.

Sơ kỳ

Đá mới

[40]

15

Hang Nà Vật,

xóm Long Thành,

xã Bình Long,

huyện Võ Nhai.

210 40’5,6’’ N,

1060 11’15,5” E.

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên ( 2011).

Đợt khảo sát năm 2011 thu đƣợc 407 di vật đá:10

công cụ chặt rìa ngang, 3 công cụ rìa lƣỡi xiên, 6

công cụ dạng bầu dục, 1 rìu ngắn, 150 mảnh tƣớc,

37 đá nguyên liệu, 200 đá có vết ghè.

Văn hoá

Bắc Sơn

[40]

16

Hang Thần, bản

Mong, xã Văn

Lăng, huyện

Đồng Hỷ.

21046’33,1’’N,

105048’33,8’’E.

ĐHSP Thái

Nguyên. (2013).

Đào thám sát năm 2013: Tầng văn hoá dày

khoảng 90cm, nằm phơi lộ ngay trên bề mặt hang.

Tầng văn hoá đƣợc đào theo 7 lớp, có độ kết cấu

khá mềm, đƣợc hình thành bởi đất sét trong hang có

màu nâu sẫm, xen lẫn vỏ nhuyễn thể sông, suối và

di vật khảo cổ.

Thu đƣợc 56 di vật đá: 3 công cụ rìa lƣỡi ngang, 1

chày nghiền, 51 mảnh tƣớc, 1 đá có vết ghè.

Sơ kỳ Đá mới

11.300 - 9.600

BP(2014.HT.M1)

[138]

Page 44: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

29

17

Hang Thủng,

thông Bài Kỵ, xã

Yên Trạch, huyện

Phú Lƣơng.

Nguyên.

21051’26,4’’N,

105041’51,6’’E.

ĐHSP Thái

Nguyên. (2013).

Đào thám sát năm 2013: Địa tầng hố đào dày hơn

50cm có thể phân thành các lớp từ trên xuống nhƣ sau:

- Lớp 1 (L1) trên mặt có màu xám nhạt, xốp dày từ

5cm - 10cm, có chứa nhiều mảnh gốm, mảnh vỏ ốc

suối chặt đuôi, vỏ trai.

- Lớp 2 (L2) đất màu xám nhạt, xen lẫn than tro dày

từ 5cm đến 7cm, chứa nhiều vỏ ốc suối, mảnh gốm,

có vết tích của bếp lửa.

- Lớp 3 (L3) đất màu xám tơi xốp xen lẫn đất màu

xám sẫm, dày không đều từ 15cm đến 20cm, xuất

hiện nhiều mảnh đá nhỏ. Từ trung tâm của hố, xuất

hiện một đám đất trầm tích vôi hóa khá cứng. Lớp

này chứa nhiều di vật khảo cổ nhƣ mảnh tƣớc, mảnh

rìu mài, vỏ ốc suối, mảnh xƣơng động vật nhỏ ...

- Lớp 4 (L4) đất màu nâu sẫm, khá cứng, dày

không đều từ 5cm - 10cm, chứa mảnh tƣớc, xƣơng

động vật, vỏ ốc suối.

- Lớp 5 (L5) đất cứng, mầu nâu sẫm, dày 5cm -

10cm, chứa nhiều đá vụn, công cụ cuội ghè, rìu

mài, mảnh tƣớc và vỏ ốc suối.

Cuộc thám sát năm 2013 thu đƣợc 25 di vật đá

gồm: 1 công cụ ghè hai lƣỡi đối diện, 2 mảnh rìu

mài, 2 cuội có vết ghè, 20 mảnh tƣớc.

Sơ kỳ Đá mới

8.300 - 6.800 BP

(2014.HTh.M3)

[133]

Page 45: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

30

18

Hang Phƣợng

Hoàng, thôn Mỏ

Gà, xã Phú

Thƣợng, huyện

Võ Nhai..

21046’49,9’’N

N,10607’01’’ E.

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên ( 2011).

Đợt khảo sát năm 2011 thu dƣợc 18 di vật đá

gồm: 1 công cụ rìa ngang, 1 công cụ rìa xiên, 1

công cụ dạng bầu dục, 1 công cụ mảnh,1 đá có vết

ghè, 13 đá nguyên liệu,

Văn hoá

Bắc Sơn

[40]

19

Hang Hạ Sơn I,

xóm Hạ Sơn Tày,

xã Thần Sa, huyện

Võ Nhai.

210 47’58,4’’ N,

105052’29,4” E.

Bảo tàng Lịch sử

Quốc gia (1981).

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên ( 2011).

Đợt khảo sát năm 1981 thu đƣợc 2 công cụ cuội

ghè.

Đợt khảo sát năm 2011 thu đƣợc 2 công cụ cuội

ghè và một ít di tích thực vật và vỏ nhuyễn thể.

Sơ kỳ Đá mới [6]

[40]

20

Hang Hạ Sơn II,

xóm Hạ Sơn Tày,

xã Thần Sa, huyện

Võ Nhai.

210 47’58,4’’ N,

105052’29,4” E.

Bảo tàng Lịch sử

Quốc gia (1981).

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2011).

Đợt khảo sát năm 2011 thu đƣợc: 2 công cụ chặt

rìa ngang, 1 công cụ mũi nhọn, 28 mảnh tƣớc

Sơ kỳ Đá mới [6]

[40]

Page 46: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

31

21

Hang Chùa,

xóm Vân Khánh,

xã Văn Lăng,

huyện Đồng Hỷ.

21048’37,9’’N

105049’53,4” E.

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên ( 2011).

Đợt khảo sát năm năm 2011 thu đƣợc: 1 công cụ

chặt rìa ngang, 1 công cụ hình bầu dục, 5 công cụ

mảnh, 10 mảnh tƣớc, 32 đá nguyên liệu, 27 đá có

vết ghè.

Sơ kỳ Đá mới [40]

22

Hang Đán Mèo,

xóm Trung Sơn,

xã Thần Sa, huyện

Võ Nhai.

210 48’2,0’’ N,

105053’41,9” E.

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên

Đợt khảo sát năm 2011 thu đƣợc: 3 công cụ chặt

rìa ngang, 4 đá nguyên liệu.

Sơ kỳ

Đá mới

[40]

23

Hang Con Hổ,

xóm Cây Thị, xã

La Hiên, huyện

Võ Nhai.

21043’54’’N,

105053’57,2’’E.

ĐHSP Thái

Nguyên. (2014).

Đợt đào thám năm 2014 cho thấy:

Địa tầng dày 55cm -100cm có cấu tạo nhƣ sau:

- Lớp trên: dày 40cm từ bề mặt trở xuống, tƣơng

ứng với lớp đào 1 và 2, có trầm tích tơi xốp, khô,

màu nâu sáng, ken dày vỏ ốc, di vật đá, mảnh và

cục đá vôi, ít xƣơng động vật.

- Lớp dƣới: dƣới 40cm đến đáy, tƣơng ứng với lớp

Sơ kỳ

Đá mới

[135]

Page 47: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

32

3 và 4, có ít hiện vật, nhƣng lại có di cốt ngƣời.

Thu đƣợc 112 di vật đá: 3 công cụ hạch, 25công cụ

mảnh, 28 mảnh tƣớc, 37 mảnh tách, 14 cuội nguyên

liệu, 3 dấu Bắc Sơn, 1 bàn mài, 1 chày nghiền.

24

Hang Khe Sui,

xóm Đèo Ngà, xã

Bình Long,

huyện Võ Nhai.

210 40’29’’N,

106010’40”E.

ĐHSP Thái

Nguyên. (2015).

Đợt khảo sát năm 2015 đã thu đƣợc: 3 công cụ

chặt bằng đá cuội ghè, 5 mảnh tƣớc, 1 bàn nghiền,

1 chầy nghiền

Sơ kỳ

Đá mới

[137]

25

Hang Sa Vạ,

xóm Đèo Ngà, xã

Bình Long, huyện

Võ Nhai.

210 39’58’’N,

1060 10’41”E.

ĐHSP Thái

Nguyên. (2015).

Thám sát

Đợt khảo sát năm 2015 đã thu đƣợc: 1 công cụ

chặt rìa lƣỡi ngang, 1 mảnh tƣớc

Sơ kỳ

Đá mới

[137]

26

Hang Kim Sơn,

xóm Kim Sơn, xã

Viện Khảo cổ học

và Đại học Sƣ

phạm Thái

Đợt đào thám năm 2014 cho thấy:

Địa tầng hố đào sâu 0,7m, độ dày của tầng văn còn

Sơ kỳ

Đá mới

[139]

Page 48: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

33

Thần Sa, huyện

Võ Nhai.

210 47’48,6’’ N,

105053’42,4” E.

Nguyên (2013,

2014).

lại dày 0,6m, chia làm 5 lớp đào. Dựa vào kết cấu

của đất và màu sắc có thể chia địa tầng thành 2

phân vị địa tầng, từ trên xuống gồm:

- Tầng I (gồm lớp đào 1- 2) đất bở rời, màu xám

nhạt chứa hiện vật khảo cổ và nhiều vỏ nhuyễn thể.

- Tầng II (gồm lớp3- 5) đất kết cấu cứng hơn, mầu

nâu sẫm chứa hiện vật khảo cổ và vỏ nhuyễn thể.

Thu đƣợc 246 di vật đá: 3 công cụ rìa lƣỡi ngang, 1

công cụ rìa lƣỡi dọc, 4 công cụ rìa lƣỡi xiên, 1 công

cụ hình móng ngựa, 3 công cụ hai rìa lƣỡi, 11 công

cụ mảnh tƣớc, 1 hạch đá, 136 mảnh tƣớc, 74 đá có

vết ghè, 12 cuội nguyên liệu.

12.200 - 10.700

Bp

( 2014. KS.M2).

27

Địa điểm Suam –

Sơn, xã Lịch Sơn,

huyện Võ Nhai.

H.Mansuy (1925).

Hiện vật lƣu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Việt Nam

gồm: 1 công cụ ghè đẽo thô sơ và 1 rìu mài lƣỡi.

Hậu kỳ Đá mới [166]

28

Hang Ông Trúc,

xóm Phố, xã La

Hiên, huyện Võ

Nhai,

20059’42,3’’N,

105052’16’’E.

ĐHSP Thái

Nguyên. (2014).

Đợt khảo sát năm 2014 thu đƣợc 7 di vật đá: 1

bôn tứ giác, 3 mảnh tƣớc, 3 hạch cuội.

Hậu kỳ Đá mới -

sơ kỳ Kim khí

[135]

Page 49: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

34

29

Hang Rắn, thôn

Đồng Thƣợng, xã

Tân Long, huyện

Đồng Hỷ có toạ

độ 210 45’42,6’’

N, 105054’25,6” E

.

Viện Khảo cổ học

và Bảo tàng Thái

Nguyên (2014).

Đợt khảo sát năm 2014 thu đƣợc 2 công cụ rìa

lƣỡi ngang, một ít xƣơng răng động vật, vỏ ốc suối,

ốc núi cùng một số hạt quả lai.

Sơ kỳ Đá mới [40]

30

Liên Minh,

xã Liên Minh,

huyện Võ Nhai.

Viện Khảo cổ học Phát hiện lẻ tẻ, ngẫu nhiên 2 rìu bôn mài nhẵn có

vai có nấc, kiểu rìu Hạ Long

Hậu kỳ Đá mới [160]

Page 50: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

34

CHƢƠNG 2

NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ Ở THÁI NGUYÊN

2.1. Các di tích thuộc thời đại Đá cũ

Cho đến nay, Thái Nguyên đã phát hiện đƣợc 7 di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ.

Đó là các di tích: Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Thắm Choong, hang Nà

Ngùn, hang Nà Khù, di tích thềm sông Thần Sa, Thẩm Hấu. Tất cả các di tích này

tập trung chủ yếu tại khu vực Thần Sa, huyện Võ Nhai.

Khi nghiên cứu về các di tích khảo cổ học thời đại Đá cũ Thái Nguyên, các

nhà khảo cổ học thƣờng chia chúng theo hai con đƣờng phát triển kỹ nghệ: Đó là kỹ

nghệ mảnh tƣớc mà kỹ nghệ Ngƣờm là đại diện và kỹ nghệ cuội nghè (còn gọi là

công cụ hạch cuội) lấy địa điểm Thẩm Choong làm tiêu biểu.

Để trình bày các di tích thời đại Đá cũ ở Thái Nguyên, chúng tôi chọn một số

địa điểm tiêu biểu hội đủ các tài liệu địa tầng, với những bộ sƣu tập đặc trƣng, tiêu

biểu đƣợc xác định niên đại làm đại diện cho các kỹ nghệ nhƣ địa điểm Ngƣờm,

Miệng Hổ, Thắm Choong, Nà Khù v.v… làm đại diện cho các dòng kỹ nghệ

2.1.1.Các di tích thuộc kỹ nghệ mảnh tước

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, tại Thái Nguyên có 2 di tích thuộc kỹ

nghệ mảnh tƣớc. Đó là Mái đá Ngƣờm (tầng I) và hang Miệng Hổ.

2.1.1.1. Mái đá Ngườm

Mái đá Ngƣờm nằm ở sƣờn phía bắc dãy núi cùng tên thuộc thôn Trung Sơn,

xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tọa độ 21o 47’40’’ vĩ Bắc và 105

o

52’40’’ kinh Đông, phía tả ngạn sông Thần Sa. Lối lên xuống mái đá khá thuận

tiện. Xuất phát từ thôn Trung Sơn, băng qua thung lũng, có một đƣờng nhỏ ven chân

núi và đi chừng 300m nữa thì tới Mái đá Ngƣờm.

Mái đá Ngƣờm có hình hàm ếch, rộng và thoáng, chiều ngang khoảng 60m,

cao chừng 30m, cửa hƣớng chính Bắc. Mặt bằng mái đá khá rộng vì không chỉ có

phần diện tích trong lòng mà còn có cả một phần thềm lớn hơn bên ngoài. Tổng

diện tích ƣớc chừng 700m2 - 800m

2. Nền mái đá cao hơn mặt sông Thần Sa (vào

Page 51: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

35

mùa khô) là 29m và cách sông Thần Sa là 50m. Mái đá Ngƣờm nằm trong thung

lũng Thần Sa, một dạng địa hình cảnh quan thung lũng điển hình của nam sơn khối

đá vôi Bắc Sơn.

Tháng 3 năm 1980, di chỉ Mái đá Ngƣờm chính thức đƣợc phát hiện. Những

thông tin đầu tiên về di chỉ này đƣợc thông báo kịp thời trong cuốn sách Thần Sa,

những di tích của con người thời đại Đá [167].

Một năm sau ngày phát hiện, tháng 3 năm 1981 di chỉ Mái đá Ngƣờm chính

thức đƣợc khai quật lần đầu tiên với diện tích 12m2 (đƣợc gọi là khối A1).

Tháng 2 và tháng 3 năm 1982, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ

học, Viện Đông Nam Á, Khoa Lịch Sử trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội và Khoa Bảo

tàng trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội đã tiến hành khai quật lần thứ hai di chỉ Mái đá

Ngƣờm. Tại đây, đã khai quật 3 hố với tổng diện tích 34m2.

Nhƣ vậy, không kể 1m2 thám sát năm 1980, tại Mái đá Ngƣờm đã khai quật

56m2 cả 2 lần đào. Các hố khai quật có ký hiệu: Hố A (A1 đào lần thứ nhất diện tích

12m2 và A2 đào lần thứ 2 diện tích 20m

2), hố B (12m

2) và hố C (12m

2). Hố A nằm sát

vách đá có chiều dài 8m theo hƣớng Đông - Tây, chiều rộng 4m theo hƣớng Bắc

Nam (hố A1 phía Đông, hố A2 ở phía Tây). Hố B tiếp giáp với A1 ở phía Đông, hố

C ở phía tây tiếp giáp với A2 (Ảnh 1 - 6).

a. Cấu tạo tầng văn hóa

Dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc các lớp đá, màu sắc và tổ hợp các di vật đi

kèm, tầng văn hóa của di chỉ Mái đá Ngƣờm đƣợc chia làm ba tầng văn hóa, thứ tự

từ dƣới lên nhƣ sau:

- Tầng văn hóa I (sớm nhất) nằm ở độ sâu 1,1m - 1,45m, cấu tạo từ đất sét

màu vàng nhạt và lớp mảnh đá vôi. Tổ hợp công cụ chủ yếu là những công cụ làm

từ những mảnh tƣớc cuội cùng một ít công cụ hạch cuội. Bên cạnh đó, còn tìm thấy

xƣơng răng động vật bán hóa thạch trong đó có 4 hàm dƣới đƣời ƣơi (Pongo). Ở

phần trên của tầng thứ nhất có một lớp dăm đá vôi dày trung bình 0,15m - 0,2m.

Lớp dăm đá vôi này thực chất nằm giữa tầng văn hóa thứ hai và thứ ba. Đây là lớp

dăm đá vôi có kích thƣớc tƣơng đối lớn, gần bằng nắm tay. Trên lớp này đƣợc phủ

38 tảng đá vôi có kích thƣớc lớn (phổ biến 0,30m - 0,45m, có tảng cỡ 1m x 0,70m x

Page 52: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

36

0,60m), phủ gần một nửa diện tích mặt bằng của hố A2. Trong lớp đá dăm này vẫn

tìm đƣợc công cụ mảnh tƣớc và nhiều mảnh đá cuội vỡ.

- Tầng văn hóa II (tầng giữa) nằm ở độ sâu 0,6m - 1,1m, cấu tạo từ đất sét vôi

tơi xốp, màu xám nhạt, chứa xƣơng răng động vật chớm hóa thạch, trong đó có một

hàm pongo khá nguyên vẹn và khá nhiều di vật đá.

- Tầng văn hóa III (tầng trên cùng) có độ dày trung bình 0,6m, cấu tạo bởi đất

sét vôi tơi xốp, màu xám sẫm. Di tích động vật trong tầng này chủ yếu là ốc suối,

một số ốc núi, một ít xƣơng răng động vật chƣa hóa thạch. Đặc biệt ở tầng văn hóa

này, phát hiện hai ngôi mộ với ba cá thể ngƣời, chôn theo tƣ thế nằm nghiêng. Di

vật đá thu đƣợc ở tầng này có số lƣợng lớn, trong đó công cụ hạch cuội phổ biến

hơn công cụ mảnh tƣớc (Sơ đồ 1).

Nhìn chung, có thể nói ba tầng văn hóa ở Ngƣờm đƣợc phát triển liên tục, không

có ngăn cách bởi tầng vô sinh, nhƣng tổ hợp di tích di vật của các tầng có những đặc

trƣng khác biệt thể hiện sự biến đổi rõ ràng trong tiến trình phát triển văn hóa.

Trong giai đoạn đầu nghiên cứu, khi chƣa có các mẫu xác định niên đại C14

,

tuổi tƣơng đối của các tầng văn hóa ở đây đƣợc các nhà nghiên cứu đã nhận định

tầng văn hóa sớm nhất thuộc hậu kì Pleistocene, tầng văn hóa giữa thuộc giai đoạn

chuyển tiếp cuối Pleistocen - đầu Holocene và tầng văn hóa muộn nhất thuộc

Holocene [3]. Những niên đại C14

đƣợc xác định sau đó sẽ đƣợc trình bày lồng ghép

ở các mục sau

b. Di tích

- Mộ táng

Trong tầng văn hóa thứ III, có độ dày trung bình 0,6m, có một ít xƣơng răng

động vật và nhiều di vật đá. Di vật đá với số lƣợng lớn, công cụ cuội ghè đẽo mang

đặc trƣng văn hóa Hòa Bình, công cụ mảnh tƣớc rất ít. Đặc biệt ở tầng văn hóa này

phát hiện hai ngôi mộ với ba cá thể ngƣời, chôn theo tƣ thế nằm nghiêng. Niên đại

C14

, mẫu ở độ sâu 0,6m là 19.040 ± 40 năm BP và 18.000 ± 200 năm BP.

Cả hai ngôi mộ đều nằm trong hố A2. Theo tác giả Nguyễn Lân Cƣờng thì cả

hai ngôi mộ này đều không có biên mộ và không có đá kè. Mộ 1 là táng đơn và mộ

2 là mộ song táng. Hai di cốt nằm co nghiêng, xƣơng đùi gập lại, di cốt còn lại nằm

Page 53: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

37

ngửa đùi cũng gập lại. Cả ba di cốt đều đã bị phân hủy xƣơng còn sót lại không

nhiều. Qua phân tích xác định đƣợc di cốt trong mộ 1 là một ngƣời trƣởng thành

khó phân biệt nam nữ. Di cốt mộ 2a là di cốt nữ tầm 35 - 40 tuổi, di cốt mộ 2b là

một bà cụ 75 - 80 tuổi cao khoảng 1,60m. Theo kết quả nghiên cứu của nhà nghiên

cứu Nguyễn Lân Cƣờng thì các di cốt trên thuộc văn hóa Hòa Bình và thuộc chủng

tộc Mêlanêdiêng [59].

- Di tích động vật

Khi đề cập đến di tích động vật ở Ngƣờm, để tránh trùng lặp, chúng tôi sẽ

trình ở chi tiết ở chƣơng 3. Ở đây, chúng tôi chỉ xin tóm lƣợc những nét cơ bản.

+ Di tích động vật thuộc tầng văn hóa I gồm: Xƣơng răng động vật bán hóa

thạch, đáng chú ý là sự có mặt của bốn hàm dƣới đƣời ƣơi (Pongo), lợn (Sus

scrofa), nai (Rusa sp), nhím (Hystrix sp)

+ Di tích động vật tầng II gồm: Xƣơng răng động vật chớm hóa thạch, gồm

đƣời ƣơi (Pongo), bò (Bos sp), lửng lợn (Arctonyx collaris), khỉ (Macaca sp)

+ Di tích động vật tầng III: Xƣơng răng động vật không nhiều và chớm hóa thạch.

- Di tích thực vật

Sau đợt khai quật năm 1982 ở khu vực Thần Sa, các nhà khảo cổ đã gửi nhiều

mẫu phân tích bào tử phấn hoa đến Viện các khoa học về trái đất. Chúng tôi sẽ đề

cập đến các tài liệu này ở chƣơng 3.

c. Di vật

Qua hai lần khai quật di chỉ Mái đá Ngƣờm đã thu đƣợc một khối lƣợng khổng

lồ các di vật. Trong đó chủ yếu là đồ đá, ngoài ra còn có di vật gốm và di vật xƣơng.

- Di vật đá

+ Nguyên liệu và chất liệu đá

Nguyên liệu đá dùng để chế tác công cụ đá ở Mái đá Ngƣờm là cuội sông,

cuội suối. Con sông Thần Sa (một nhánh của sông Cầu) chảy từ phía bắc qua phía

đông và phía nam chân núi Mèo. Đoạn sông này những mùa cạn nổi lên những bãi

đá cuội lớn. Đây chính là nguồn nguyên liệu vô tận để chế tác công cụ của cƣ dân

Ngƣờm cổ.

Page 54: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

38

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học tìm thấy khá nhiều đá nguyên

liệu chƣa có sự gia công, chế tác ở bề mặt Mái đá Ngƣờm. Tuy nhiên, không phải

hòn cuội nào ở bãi đá cuội cũng trở thành nguyên liệu để chế tác công cụ, chúng

đƣợc cƣ dân Ngƣờm cổ lựa chọn khá kỹ càng. Đại đa số những viên cuội có kích

thƣớc lớn, hình gần bầu dục, hơi dẹt đƣợc chọn để chế tác công cụ hạch cuội còn

những viên có kích thƣớc nhỏ, góc cạnh và những mặt phẳng nhỏ đƣợc dùng làm

hạch đá rồi từ đó tách ra những mảnh tƣớc làm công cụ.

Chất liệu đá: Sau khi lấy mẫu đá từ di chỉ Mái đá Ngƣờm, nhà địa chất học

Bùi Minh Tâm đã tiến hành phân tích thành phần thạch học. Kết quả phân tích cho

thấy ở Ngƣờm có những loại đá sau: đá tuf axít, đá biến chất, đá thủy tinh núi lửa,

đá quartz, quartzit, đá tuf ryolite... Đặc điểm chung của những loại đá này là chúng

đều có độ cứng cao (độ cứng dao động trong thang từ 6 đến 7 trên 10 theo bảng

Mutxơ [3].

Qua kết quả nghiên cứu nguồn nguyên liệu, các nhà khảo cổ học nhận thấy đá

tuf axít là loại đá đƣợc cƣ dân Ngƣờm cổ sử dụng chủ yếu để chế tác công cụ. Đá

tuf axít là tập hợp nguyên liệu với nền silic, xerixit, hydroxit sắt, trong đó nền silic

là chủ yếu. Chúng có cấu trúc hạt rất mịn, tuy giống với đá trầm tích silic sét biến

tính nhƣng chúng cứng hơn, rìa vỏ có cạnh sắc hơn và dẻo hơn, thích hợp cho việc

ghè đập và tu chỉnh mảnh tƣớc.

Tuf axit và đá thủy tinh núi lửa giữ vai trò chủ đạo trong lựa chọn nguyên liệu

để chế tác công cụ của cƣ dân Ngƣờm cổ còn đá quartz, quartzit thƣờng gặp trong

văn hóa Sơn Vi và tuf ryolite thƣờng thấy trong sƣu tập công cụ đá Hòa Bình và

Bắc Sơn.

+ Các loại hình di vật và sự diễn biến văn hóa

Trong đề tài PTS, tác giả Quang Văn Cậy đã công bố tƣ liệu hiện vật đá ở hố

A. Đây là hố có số lƣợng di vật phong phú nhất trong 3 hố khai quật ở Ngƣờm [3].

Trong đề tài này, chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả Trình Năng

Chung trong bài báo “Góp thêm vào việc nghiên cứu di chỉ Ngườm” trên tạp chí

Khảo cổ học số 4 năm 1998, trong đó tác giả đã công bố đầy đủ số liệu trong 3 hố

Page 55: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

39

khai quật A, B và C [31]. Chúng tôi xin lƣu ý rằng, con số thống kê giữa 2 tác giả

Quang Văn Cậy và Trình Năng Chung có sự khác nhau chút ít.

Tổng số hiện vật đá ở cả 3 hố là 24.635 tiêu bản (Biểu đồ 1). Trong đó hố A

có 21.687 tiêu bản, hố B có 1314 di vật, hố C có 1634 hiện vật đá. Ngoài ra còn có

hàng ngàn dăm tƣớc nhỏ dƣới 1cm.

Qua biểu đồ 1 cho thấy, trong số di vật đá ở Ngƣờm, mảnh tƣớc có số lƣợng

lớn nhất: 13.494 tiêu bản (chiếm 54,77%), tiếp đến là công cụ mảnh tƣớc 10.146

chế phẩm (chiếm 41,19%) gồm công cụ mũi nhọn với các tiểu loại hình nhƣ mũi

nhọn nửa vỏ trùng trục, mũi nhọn hình lá và mũi nhọn hình tam giác hay gần hình

tam giác. Công cụ hạch cuội (cuội ghè): 618 tiêu bản (2,50%). Công cụ mảnh đá

lớn: 302 (1,23%) di vật chiếm tỷ lệ thấp, bao gồm những công cụ không định hình,

có kích cỡ từ 4cm - 7cm và ít nhất là hạch đá: 75 hạch (0,30%) (Hình 1 - 17; Ảnh 8

- 13,17 - 28).

Biểu đồ 1: Thống kê hiện vật đá ở các hố khai quật Ngườm (hố A,B,C)

Nghiên cứu sự diễn biến của số di vật đá theo mặt cắt địa tầng ở Ngƣờm cho

thấy có sự suy giảm về số lƣợng di vật từ tầng dƣới lên tầng trên (Biểu đồ 2).

Không kể 1.591 hiện vật đá tìm thấy trên lớp mặt, tầng văn hóa I (tầng sớm) có số

lƣợng di vật lớn nhất, gồm 15.965 tiêu bản chiếm 64,80%, tầng văn hóa II có 5,419

Page 56: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

40

hiện vật, chiếm 22,00% và tầng văn hóa III có 1.660 tiêu bản, chiếm 6,73% tổng số

di vật đá.

Qua biểu đồ trên cho thấy có sự diễn biến ngƣợc chiều theo địa tầng giữa

công cụ hạch cuội và công cụ mảnh tƣớc.

Ở tầng thứ nhất (tầng sâu và sớm nhất) có niên đại khoảng 23.000 -30.000

năm trƣớc, công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ chiếm số lƣợng gần nhƣ tuyệt đối, công

cụ hạch cuội chỉ có một tỷ lệ nhỏ. Giai đoạn này kỹ nghệ công cụ mảnh ở Ngƣờm

thể hiện sắc thái đặc thù tiêu biểu nhất, chƣa có sự ảnh hƣởng đáng kể nào của kỹ

nghệ công cụ hạch cuội. Kỹ nghệ Ngƣờm chân chính chỉ biểu hiện thật rõ nét ở

Ngƣờm I.

Bƣớc sang tầng văn hóa II (tầng giữa) có niên đại khoảng 23.000 - 18.000 năm

trƣớc, trong khi công cụ mảnh tu chỉnh nhỏ giảm mạnh về số lƣợng công cụ hạch

cuội lại tăng lên đáng kể và mang một số yếu tố của truyền thống kỹ nghệ cuội ghè

gần với Sơn Vi - Hòa Bình. Đây có thể coi là một bƣớc suy thoái của kỹ nghệ công

cụ mảnh tƣớc Ngƣờm đồng thời là một bƣớc xâm nhập của kỹ nghệ công cụ hạch

cuội trong khu vực trong diễn trình Ngƣờm.

Tầng văn hóa III (tầng muộn nhất) có niên đại khoảng sau 18.000 năm trƣớc,

những công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ vẫn tồn tại nhƣng chúng không còn mang

đặc trƣng của kỹ nghệ Ngƣờm nữa, thay vào đó kỹ nghệ công cụ hạch cuội thể hiện

một sắc thái nổi trội hơn. Theo quan điểm của chúng tôi, sự tiến triển của kỹ nghệ

Ngƣờm là quá trình hòa nhập với kỹ nghệ công cụ hạch cuội trong khu vực.

Chúng ta cần lƣu ý rằng, kỹ nghệ Ngƣờm cũng nhƣ các kỹ nghệ mảnh tƣớc

khác trong khu vực, không bao giờ mảnh tƣớc là thành phần duy nhất, mà bên cạnh

chúng tồn tại cả công cụ hạch cuội. Ở Ngƣờm công cụ hạch cuội (cuội ghè) chỉ

chiếm 2,50% tổng số di vật đá.

Page 57: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

41

Biểu đồ 2: Thống kê hiện vật đá theo mặt cắt địa tầng Ngườm

Về loại hình công cụ hạch cuội: Chúng tôi đã tiến hành phân loại 461 công cụ

hạch cuội ở 3 tầng văn hóa (Biểu đồ 3). Kết quả cho thấy tầng trên cùng (tầng III)

chứa những công cụ mang đặc trƣng của văn hóa Hòa Bình với những công cụ kiểu

Sumatralith, rìu ngắn và rìu mài lƣỡi. Trong khi đó, những công cụ chặt thô

(chopper) với các loại hình rìu dọc, phần tƣ cuội và công cụ mũi nhọn gặp cả 3 tầng

văn hóa. Những chiếc chopper này không hẳn mang những nét đặc trƣng của công

cụ Sơn Vi hay công cụ Nậm Tun nhƣ một số ngƣời chủ trƣơng, nhƣng rõ ràng về

mặt kỹ thuật chế tác giữa chúng có nhiều điểm gần gũi.

Biểu đồ 3: Phân loại công cụ hạch cuội ở Ngườm hố A

Page 58: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

42

Về loại hình công cụ mảnh tƣớc: Một trong những đặc trƣng của công cụ

mảnh tƣớc Ngƣờm là tính phi định hình [29, tr.18; 123] . Do vậy, việc phân chia

loại hình công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm hết sức khó khăn. Đến nay mới chỉ tập trung

phân loại hố A, tầng I. Theo Quang Văn Cậy, hố A tầng I có 15.671 di vật đá, trong

đó có 6.257 mảnh tƣớc, 9054 công cụ mảnh, 360 công cụ hạch cuội. Về công cụ

mảnh, tác giả chia thành 2 loại theo chức năng: mũi nhọn và nạo, mỗi loại lại đƣợc

chia nhỏ thành các tiểu loại theo hình dáng hoặc kỹ thuật [3, tr. 40 - 44]. Kết quả

phân loại nhƣ sau:

- Công cụ mũi nhọn có 371 tiêu bản (4,10% công cụ mảnh), gồm 3 tiểu loại:

mũi nhọn hình nửa vỏ trùng trục, mũi nhọn hình lá, mũi nhọn hình tam giác. Trong

đó, hai loại đầu nhiều về số lƣợng và đặc trƣng cho công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm.

- Công cụ nạo có 8683 tiêu bản (95,90%) với 2 tiểu loại: làm từ phiến tƣớc và

làm từ mảnh tƣớc. Loại làm từ mảnh tƣớc có số lƣợng gần nhƣ tuyệt đối.

Trong sƣu tập Ngƣờm có 302 công cụ mảnh đá lớn, ít đƣợc các công bố nhắc

tới. Những công cụ này phân biệt rõ với công cụ hạch cuội và mảnh tƣớc nhỏ ở

Ngƣờm. Công cụ có kích thƣớc trung bình 6cm - 8cm, là những mảnh cuội bổ,

thƣờng mặt lƣng còn vỏ cuội, mặt bụng phẳng lồi, có vết ghè tạo một hay nhiều rìa

tác dụng, thích hợp cho chức năng chặt - nạo. Loại công cụ này nhiều ở tầng I và ít

ở tầng II và III.

Hạch đá có số lƣợng ít, hình dáng không ổn định, không rõ dấu vết chuẩn bị

diện ghè. Diện ghè thực hiện trên mặt cuội. Vắng mặt hạch đá dạng hình học.

Ngoài các loại hình công cụ mảnh tƣớc và công cụ hạch, ở Ngƣờm còn tồn

tại một số lƣợng nhất định loại hình công cụ mảnh đá lớn: 302 tiêu bản chiếm

1,23% tổng số di vật đá ở Ngƣờm. Đây là những công cụ có kích thƣớc lớn, trung

bình mỗi cạnh dao động từ 6cm - 8cm, cũng không ít mảnh có kích cỡ từ 8cm -

12cm. Chúng còn là những mảnh cuội bổ, hoặc là những mảnh đá cuội bị vỡ. Phần

lớn loại công cụ này có 1 mặt không còn vỏ cuội. Chúng đƣợc ghè đẽo ở phần rìa

mép để tạo một, hai hay nhiều rìa lƣỡi. Không ít công cụ loại này đƣợc gia công lần

hai bằng phƣơng pháp tu chỉnh giống với công cụ mảnh tƣớc. Có thể chúng đƣợc sử

dụng nhƣ những công cụ đa năng chặt, nạo, cắt v.v… Theo dõi sự phát triển của

Page 59: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

43

loại công cụ mảnh đá, chúng mạnh ở tầng sớm, suy giảm đột ngột ở tầng giữa và tầng

trên. Có thể nói công cụ mảnh đá lớn là một thành phần phụ, cấu thành của kỹ nghệ

Ngƣờm.

Đáng chú ý là số lƣợng hạch đá ở Ngƣờm tìm thấy rất ít: 75 tiêu bản, chiếm

0,03% tổng số di vật đá. Con số này dƣờng nhƣ không chỉnh hợp với số lƣợng mảnh

tƣớc đồ sộ ở Ngƣờm. Hạch đá ở Ngƣờm có hình dáng không quy chỉnh và hầu hết

không mang dấu vết của sự chuẩn bị diện ghè. Sự có mặt của hạch đá với tỷ lệ nhỏ ở

Ngƣờm đến nay vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Những chứng cớ để chứng minh cho việc

ở Ngƣờm bắt đầu phát triển kỹ thuật phiến tƣớc còn rất mờ nhạt. Chƣa tìm thấy hạch

đá hình mu rùa, hay hình đĩa hoặc hình nón cụt ở Mái đá Ngƣờm.

Trong sƣu tập Ngƣờm còn có 3 rìu đá mài toàn thân gồm 2 rìu tứ giác và 1

chiếc rìu có vai có nấc toàn thân đƣợc tìm thấy trên bề mặt. Các nhà khảo cổ học coi

chúng là các di vật thuộc hậu kỳ Đá mới [7, tr. 204; 36, tr. 80].

- Kỹ thuật chế tác đá:

Kỹ thuật chủ đạo trong chế tác công cụ ở đây là ghè đẽo và tu chỉnh. Chƣa

thấy xuất hiện kỹ thuật mài, cƣa, khoan.

Đặc trƣng của kỹ nghệ Ngƣờm là kỹ thuật tạo ra các công cụ mảnh tƣớc nhỏ.

Kỹ nghệ Ngƣờm là đặc thù riêng rất khác với kỹ nghệ công cụ hạch cuội nhƣ kỹ

nghệ Sơn Vi - Hòa Bình phổ biến ở nƣớc ta.

Để tránh trùng lặp, chúng tôi xin trình bày kỹ thuật chế tác đá ở Ngƣờm trong

chƣơng 3.

- Di vật xƣơng:

Theo tác giả Trình Năng Chung trong sƣu tập Ngƣờm, bên cạnh những công

cụ đƣợc làm từ chất liệu đá, ngƣời xƣa còn sử dụng chất liệu xƣơng để chế tác công

cụ lao động và dụng cụ sinh hoạt. Những công cụ xƣơng đều tìm thấy ở tầng văn

hóa II, nằm ở độ sâu từ 0,6m - 1,10m. Tầng này đƣợc xác định có niên đại C14 là

23.000 năm cách nay. Trong địa tầng tìm thấy nhiều công cụ đá, xƣơng răng động

vật chớm hóa thạch với những giống loài, trong đó có những loài thú có kích thƣớc

lớn nhƣ trâu, bò, lợn v.v… Điều này phản ánh trình độ săn bắt đƣơng thời khá phát

triển, đây cũng là điều kiện thuận lợi để chế tác công cụ xƣơng. Có 5 di vật xƣơng

Page 60: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

44

đƣợc tìm thấy ở độ sâu từ 0,70m - 0,90m. Đây là những công cụ xƣơng có niên đại

sớm nhất tìm thấy ở nƣớc ta. Bƣớc đầu phân loại có 1 công cụ hình rìu; 1 chiếc rìu

và 3 mũi nhọn. Đáng chú ý là công cụ hình rìu đƣợc làm từ một mảnh xƣơng ống to

dài, ngƣời xƣa đã gọt đẽo tạo một công cụ có phần đốc thon nhỏ, phần lƣỡi phình

to, thân công cụ mỏng dần từ đốc đến lƣỡi. Lƣỡi khá phẳng đƣợc mài nhẵn, phần

thân đôi chỗ có vết mài. Ở phần lƣỡi còn để lại nhiều vết xƣớc nhỏ chạy chéo dọc từ

lƣỡi đến đốc. Bốn công cụ còn lại đều đƣợc làm từ những đoạn xƣơng ống chẻ nhỏ.

Việc ghè đẽo công cụ xƣơng có thể đơn giản bằng cách dùng mảnh tƣớc có rìa lƣỡi

sắc đẽo gọt tạo mũi nhọn. Tất cả đều đƣợc mài phần thân.

Việc những di vật xƣơng tìm thấy ở tầng văn hóa có niên đại 23.000 năm cách

nay, chứng tỏ cƣ dân đƣơng thời đã biết đến kỹ thuật mài, nhƣng nó mới chỉ đƣợc

thể hiện trên vật liệu xƣơng, trong lúc công cụ đá trong tầng chƣa xuất hiện kỹ thuật

mài. Mặc dù chƣa tìm thấy dấu tích bàn mài trong tầng II Ngƣờm, nhƣng từ tài liệu

chiếc bàn mài tìm thấy ở Mái đá Điều (Thanh Hóa) trong lớp văn hóa có niên đại cổ

hơn 24.000 năm cách nay cũng khẳng định quy luật phát triển phổ biến của kỹ thuật

nguyên thủy: kỹ thuật mài đƣợc sử dụng trên vật liệu mềm nhƣ xƣơng, gỗ ra đời

sớm trƣớc khi mài trên vật liệu đá [31, tr.19 - 20].

- Di vật gốm:

Những di vật gốm ở Ngƣờm không tìm thấy trong tầng văn hóa, mà chỉ tìm

thấy ở lớp mặt có độ dày trung bình từ 10cm - 15cm. Lớp mặt đã bị xáo trộn dữ dội,

tìm thấy di vật đá ghè đẽo, mảnh tƣớc cùng mảnh lƣỡi dao sắt thời hiện đại [31,

tr.20 - 21].

Theo tác giả Trình Năng Chung, ở Ngƣờm có tất cả có 43 mảnh gốm, gồm 38

mảnh thân và 5 mảnh miệng. Có 29 mảnh có hoa văn, hầu hết là mảnh thân. Những

mảnh miệng không có hoa văn. Dựa vào đặc điểm kỹ thuật có thể chia gốm ở

Ngƣờm làm hai loại:

+ Gốm thô: 10 mảnh, đều là mảnh thân, nặn bằng tay, mặt trong của gốm còn

lƣu lại nhiều chỗ lồi lõm không đều. Thân gốm dày trung bình từ 0,8cm -1,00cm.

Xƣơng gốm có mầu xám hơi nâu, xám tro pha nhiều cát, đôi khi hạt sạn to. Hoa văn

trang trí là văn thừng thô và mịn.

Page 61: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

45

+ Gốm mịn: 33 mảnh, một số ít đƣợc nặn bằng tay, còn phần lớn đƣợc chế tác

trên bàn xoay (căn cứ vào vết xƣớc). Loại gốm này mỏng từ 0,4cm - 0,6cm, xƣơng

gốm mịn có màu nâu hoặc xám xẫm, khá cứng. Hoa văn trang trí chủ yếu là văn thừng

thô và mịn. Loại hoa văn khắc vạch kiểu “khuông nhạc” và văn chải ít (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Thống kê mảnh gốm ở Ngườm

Loại Thân Miệng

Tổng

số

Hoa văn

Kiểu miệng

Chất liệu

Văn

thừng

Văn

chải

Khắc

vạch

Loại miệng

đứng mép vê

tròn cong ra

ngoài

Loại miệng

hơi loe mép

vê tròn

Loại miệng

hơi cong vào

mép bằng

10 10

Gốm mịn 23 2 3 2 2 1 33

Tổng số 33 2 3 2 2 1 43

Tuy số lƣợng mảnh miệng gốm ít: 5 tiêu bản, nhƣng có thể chia làm 3 loại

(Bảng 2.1).

- Loại miệng đứng mép vê tròn cong ra ngoài : 2 mảnh.

- Loại miệng hơi loe mép vê tròn : 2 mảnh.

- Loại miệng hơi cong vào mép bằng : 1 mảnh.

Dựa vào độ khum cong của miệng gốm, có thể xác định đƣợc đƣờng kính của

miệng đồ gốm dao động từ 15cm - 20cm.

Do số lƣợng mảnh miệng gốm ít, nên việc so sánh chúng với gốm ở những khu

vực khác gặp nhiều khó khăn: Nhƣng căn cứ vào những đặc điểm kỹ thuật, vào hoa

văn trang trí, chúng tôi cho rằng đây là những mảnh gốm có niên đại hậu kỳ Đá mới

- sơ kỳ Kim khí, thƣờng hay gặp trong các hang động miền núi phía Bắc nƣớc ta.

Đây chắc hẳn là những tàn tích văn hóa của lớp cƣ dân muộn sau văn hóa Hòa Bình

ở Mái đá Ngƣờm.

- Niên đại kỹ nghệ Ngƣờm:

Ở thời kỳ đầu, có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại hang Miệng Hổ. Miệng

Hổ cổ hơn Hòa Bình, có thể là Hòa Bình sớm [19], Miệng Hổ khác Hòa Bình, cổ

hơn Hòa Bình, có thể thuộc trung kỳ Đá cũ Việt Nam [1]. Sau khi khai quật Ngƣờm

Page 62: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

46

(1981), những ngƣời khai quật cho rằng, Ngƣờm I tƣơng đƣơng Miệng Hổ, cổ hơn

văn hóa Sơn Vi, có thể thuộc trung kỳ Đá cũ [167].

Khi nghiên cứu về Ngƣờm, tác giả Hoàng Xuân Chinh cho rằng, 3 tầng văn

hóa Ngƣờm tiêu biểu cho 3 kỹ nghệ: tầng trên cùng - dạng địa phƣơng của văn hóa

Hòa Bình, tầng giữa - dạng địa phƣơng của nhóm Nậm Tun - Bản Phố, tầng dƣới

cùng tƣơng đƣơng với Miệng Hổ - thuộc văn hóa Miệng Hổ [15, tr. 16)

Trong tham luận tại Hội thảo về Ngƣờm năm 1984 và sau đó đăng trên tạp chí

Khảo cổ học, nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn cho rằng, kỹ nghệ Ngƣờm có niên đại

hậu kỳ Đá cũ [123, tr. 9). Ý kiến đó phù hợp với kết quả phân tích xƣơng răng động

vật, bào tử phấn hoa, diễn biến địa tầng và niên đại C14. Hiện nay, phần lớn các nhà

khảo cổ học Việt Nam ủng hộ ý kiến này, kể cả những ngƣời trƣớc đó chủ trƣơng

Ngƣờm thuộc trung kỳ Đá cũ [3]

Trong giai đoạn đầu nghiên cứu về Ngƣờm, một số nhà nghiên cứu dựa vào

đặc điểm trầm tích và loại hình di vật cho rằng, Ngƣờm I với Miệng Hổ cổ hơn văn

hóa Sơn Vi, có thể thuộc trung kỳ Đá cũ [167]. Sau đó, các phân tích niên đại Cácbon

phóng xạ C14 ở Ngƣờm có 4 kết quả nhƣ sau:

Tầng văn hóa II: 23.000 200 năm BP (Bln 2691/II) ( giáp tầng I)

23.000 100 năm BP (Bln 2691/II)

Tầng văn hóa III: 19.040 400 năm BP (Bln 2691/III)

18.600 200 năm BP (Bln 2691/IV).

Tầng văn hóa I (kỹ nghệ Ngƣờm) chƣa đƣợc xác định đƣợc niên đại tuyệt đối,

nhƣng có thể chắc chắn cổ hơn 23.000 năm. Giáo sƣ Hà Văn Tấn xếp kỹ nghệ

Ngƣờm có tuổi hậu kỳ Đá cũ, nhƣng sớm hơn văn hóa Sơn Vi [123]. Dựa vào kết quả

nghiên cứu, so sánh với các di tích thuộc kỹ nghệ mảnh nhƣ Lang Rongrien (Thái

Lan), Bạch Liên Động (Quảng Tây, Trung Quốc), tác giả Trình Năng Chung dự

đoán, kỹ nghệ Ngƣờm có tuổi khoảng 30.000 năm cách ngày nay [30].

Tầng văn hóa II, căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, địa tầng học, cổ sinh học và

niên đại tuyệt đối, chúng tôi xếp tầng II Ngƣờm cũng thuộc vào hậu kỳ Đá cũ.

Page 63: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

47

Tầng văn hóa III, theo ý kiến của chúng tôi xếp vào giai đoạn chuyển tiếp từ

hậu kỳ Đá cũ sang sơ kỳ Đá mới, với những đặc trƣng công cụ kiểu Hòa Bình - Bắc

Sơn nhƣng không đặc trƣng.

2.1.1.2 Hang Miệng Hổ

Hang Miệng Hổ hay còn có tên gọi khác là Phiêng Tung. Hang Miệng Hổ

nằm trên sƣờn đông nam núi Mèo thuộc xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ

Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Ảnh 31 - 36).

Núi Mèo nằm trong địa khối đá vôi Bắc Sơn, thuộc phía cực nam. Hang

Miệng Hổ nằm trên núi Mèo cách thung lũng dƣới chân núi khoảng 50m. Đƣờng

lên hang khá khó đi do cây cối um tùm và mặt đƣờng dốc đứng. Miệng của hang

giống miệng con hổ, đi vào bên trong hang khá rộng và thoáng đãng với hai tầng

rộng khoảng 10m, dài 20m, cao 7m, cửa hang quay về hƣớng đông nam. Nền hang

dốc thoải vào trong, trên có nhiều đá tảng lăn. Có con sông Thần Sa nƣớc chảy

quanh năm qua khu vực này, đoạn sông này về mùa cạn nổi lên những bãi đá cuội

lớn. Đây chính là nguồn nguyên liệu vô tận dùng để chế tác công cụ.

Di chỉ hang Miệng Hổ đƣợc khai quật lần đầu vào năm 1972 với diện tích

28m2

và đƣợc tiếp tục khai quật trong các năm 1973 và 1980 [127]. Năm 2011,

Viện Khảo cổ học có đến đây phúc tra lại địa điểm này [40]

a. Cấu tạo tầng văn hóa

Tổng hợp kết quả của ba đợt nghiên cứu (năm 1972, năm 1973, năm 1980),

các nhà nghiên cứu xác định địa tầng hố đào ở đây có các lớp đất cấu tạo nhƣ sau

(Sơ đồ 2, 3, 4, 5, 6):

- Lớp mặt: Lớp này dày từ 10cm - 15cm, đất có màu nâu sẫm. Trong lớp này

có chứa nhiều mảnh đá vôi nhỏ có chứa công cụ cuội lớn, cùng với mảnh sành, sứ,

đồng và vỏ ốc.

- Lớp tiếp theo là lớp đất màu vàng nhạt, hơi xám có lẫn ít vỏ ốc ở phía trên,

độ dày 30cm - 35cm. Đây là tầng văn hóa khảo cổ của hang Miệng Hổ.

- Sinh thổ là tầng đất có màu đỏ sẫm, cùng nhiều tảng đá vôi lớn.

Nhìn chung địa tầng hố khai quật hang Miệng Hổ có cấu tạo đơn giản, tầng

văn hóa mỏng, dày khoảng 20cm - 25cm.

Page 64: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

48

b. Di vật: Tổng số có 460 hiện vật (Hình 18 - 23;Ảnh 25 - 26).

Hiện vật thu đƣợc qua ba lần khai quật ở hang Miệng Hổ hầu hết là đồ đá, các

sƣu tập hiện vật đã đƣợc thống kê (Biểu đồ 4).

Về mặt loại hình, trong sƣu tập I thu đƣợc trong đợt khai quật năm 1972, có

công cụ cuội ghè (hạch cuội) có 13 chiếc, gồm các loại: công cụ chặt có rìa lƣỡi

ngắn, công cụ chặt có rìa lƣỡi dài, công cụ chặt không có hình dáng xác định.

Những công cụ này đƣợc tạo ra từ những hòn cuội khá dày rồi đƣợc ghè đẽo theo

các rìa cạnh, các vết ghè thƣờng không đều nhau, chồng lên nhau (Hình 18). Công

cụ mảnh tƣớc tu chỉnh có 66 chiếc, chúng có kích thƣớc nhỏ và vừa. Đó là những

mảnh tƣớc tách ra từ những viên cuội có chủ ý, sau đƣợc ghè đẽo liên tiếp, chồng

lên nhau. Những mảnh tƣớc này có thể đƣợc chế tác và tu chỉnh ở một rìa, hai rìa

hoặc ba rìa cạnh. Từ đó, tạo ra những rìa lƣỡi sắc bén hoặc có răng cƣa. Với công

cụ mũi nhọn, chúng có hình tam giác hoặc hình chiếc lá (Hình 17,23).

Chúng là những mảnh tƣớc hơi lớn đƣợc tách ra từ những viên cuội sau đó

đƣợc gia công từ hai bên rìa tạo thành những công cụ mũi nhọn. Từ bảng thống

kê hiện vật tại hang Miệng Hổ trong sách Thần sa, những di tích của con người thời

đai đồ đá, chúng ta có bảng sau:

Bảng 2.2: Kích thước công cụ mảnh tước ở hang Miệng Hổ

Lớn nhất Nhỏ nhất

Chiều dài (cm) 11,2 1,4

Chiều rộng (cm) 6,8 1,2

Chiều dày (cm) 3 0,4

Page 65: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

49

Biểu đồ 4: Thống kê loại hình di vật hang Miệng Hổ

Trong sƣu tập II thu đƣợc trong đợt khai quật năm 1973 có các công cụ hạch

cuội nhƣ công cụ hình núm cuội, công cụ ½ hòn cuội bổ dọc, công cụ ¼ hòn cuội và

hòn ghè. Công cụ mảnh cuội trong bộ sƣu tập này không chỉ là những mảnh cuội lớn

mà còn có những mảnh cuội khá nhỏ dƣới 3cm đều đƣợc gia công lần 2. Các công cụ

mảnh tƣớc trong bộ sƣu tập này có kích thƣớc rất nhỏ và mỏng, các vết ghè rõ ràng, tuy

nhiên không có sự gia công lần 2.

Trong sƣu tập III, thu đƣợc trong đợt khai quật năm 1980 có các công cụ hạch

cuội có kích thƣớc lớn, một đầu đƣợc ghè với những nhát ghè mạnh chính xác lệch

về một phía, phần còn lại của viên cuội đƣợc giữ nguyên. Công cụ mảnh cuội lớn có

số lƣợng khá nhiều, nhiều chiếc có hình dáng cân đối gần giống rìu tứ giác. Đặc biệt

trong sƣu tập này, những công cụ mảnh tƣớc nhỏ số lƣợng lớn.

Ở Miệng Hổ, công cụ mảnh tƣớc nhỏ có dấu tu chỉnh chiếm số lƣợng đông đảo

nhất (43,91%), tiếp sau là công cụ làm từ mảnh đá lớn, công cụ dạng hạch cuội có

tỷ lệ khá thấp. Kỹ thuật chủ đạo của việc chế tác công cụ của ngƣời Miệng Hổ là

ghè đẽo, với phƣơng pháp ghè đẽo trực tiếp - dùng đá ghè đá. Cƣ dân Miệng Hổ đã

sử dụng phổ biến kỹ thuật ghè nhẹ, chính xác để gia công lần thứ hai tạo thành rìa

trên những công cụ đá. Cũng không loại trừ khả năng cƣ dân ở đây sử dụng cả kỹ

thuật tu chỉnh gián tiếp - tu chỉnh ép để tạo nên những công cụ mảnh tƣớc nhỏ có

vết tu chỉnh. Điểm đáng chú ý trong kỹ thuật chế tác ở Miệng Hổ là việc sử dụng

phổ biến công cụ mảnh. Từ những mảnh cuội hay mảnh tƣớc nhỏ, bằng những nhát

ghè nhẹ, đều đặn chính xác chạy theo rìa cạnh, ngƣời Miệng Hổ đã tạo ra những

Page 66: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

50

loại hình công cụ cắt nạo mang sắc thái của kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc. Nhìn

chung, cả từ chất liệu, kích thƣớc, loại hình và kỹ thuật chế tác công cụ đá ở di tích

Miệng Hổ giống với lớp sớm của Mái đá Ngƣờm. Tuy nhiên, trong tầng văn hóa

hang Miệng Hổ chƣa thấy hóa thạch động vật nhƣ ở tầng thứ nhất Mái đá Ngƣờm.

Nhìn chung cho đến nay, giới nghiên cứu khảo cổ học nƣớc ta đều cho rằng, đồ đá ở

Miệng Hổ thuộc truyền thống kỹ nghệ Ngƣờm.

2.1.2. Các di tích thuộc kỹ nghệ công cụ cuội ghè ( hạch cuội)

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện biết

có 5 di tích thuộc kỹ nghệ công cụ cuội ghè có niên đại hậu kỳ Đá cũ, đó là hang

Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thầm Hấu và di tích thềm sông cổ Thần Sa.

Trong đề tài, chúng tôi cũng chọn trình bày những di tích tiêu biểu có các tài liệu

địa tầng, với những bộ sƣu tập đặc trƣng, nhƣ địa điểm Thắm Choong, Nà Ngùn,

Thẩm Hấu v.v…

2.1.2.1. Hang Thắm Choong

Hang đƣợc phát hiện từ năm 1980, năm 1981 các nhà khảo cổ đã tiến hành đào

1 hố thám sát nhỏ tại đây. Hang Thắm Choong thuộc xóm Hạ Sơn Dao, xã Thần Sa,

có toạ độ 210 47’50’’vĩ độ Bắc, 105

052’30” kinh độ Đông.

Thắm Choong theo tiếng địa phƣơng có nghĩa là hang Thông vì hang có hai

cửa ăn thông nhau ở hai sƣờn núi đối diện. Ngoài ra, hang còn có tên gọi là hang

Dơi. Hang nằm cao hơn chân núi khoảng 70m, đƣờng lên hang khá thuận lợi. Trƣớc

cửa hang chừng 100m có một dòng suối nhỏ chỉ có nƣớc vào mùa mƣa. Cửa chính

Thắm Choong hình vòm, cao khoảng 25m, rộng 37m nghoảnh về hƣớng đông.

Hang có 2 cửa thông nhau theo hƣớng đông - tây, với khoảng cách dài hơn 150m.

Bề mặt hang không bằng phẳng, thấp dần từ cửa vào trong và chỗ sâu nhất khoảng

6m. Dọc theo hai bên vách hang có nhiều ngách hang nhỏ, cụt. Trần hang cao,

nhiều nhũ phủ. Toàn bộ diện tích lòng hang phủ đầy phân dơi. Trƣớc đây, bà con

ngƣời Dao địa phƣơng thƣờng vào hang lấy phân dơi làm thuốc súng và phân bón.

Nền hang hiện nay không còn nguyên vẹn mà đã bị xáo trộn nhiều do hoạt động lấy

phân dơi. Nhìn chung, cảnh quan nơi đây rất phù hợp cho việc cƣ trú của ngƣời tiền

sử (Ảnh 38 - 42).

Page 67: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

51

Tại hang Thắm Choong, các nhà khảo cổ đã đào thám sát một hố, diện tích

1m2

. Tầng văn hóa thuần nhất, dày 0,7m. Đất trong tầng văn hóa có màu nâu sẫm,

khá xốp, lẫn nhiều vỏ ốc suối, ốc núi và đá dăm. Ở những độ sâu khác nhau lại thu

nhặt đƣợc nhiều di vật đá. Trên bề mặt hang đã phát hiện khá nhiều hiện vật giống

với các hiện vật trong tầng văn hóa nên các nhà nghiên cứu cho rằng các công cụ

trên lớp mặt của nền hang có chung những đặc tính nhƣ công cụ tìm thấy trong tầng

văn hóa [3].

Tổng số hiện vật thu đƣợc ở hố khai quật là 100 hiện vật với các loại hình khá

phong phú, bao gồm các loại công cụ chặt thô, nạo cắt, cắt khía, mảnh tƣớc, mảnh

vỡ và đá nguyên liệu hòn ghè (Ảnh 43 - 44).

- Công cụ chặt: có 24 chiếc đƣợc chế tác từ hòn cuội nguyên. Loại công cụ

này hình dáng không ổn định, thô sơ, kích thƣớc và độ nặng nhẹ cũng không giống

nhau. Tất cả đều là công cụ cầm tay. Điểm nổi bật của công cụ này là xu hƣớng tiết

kiệm ghè đẽo thể hiện rõ nét trên tất cả các công cụ. Căn cứ vào kỹ thuật chế tác và

vị trí rìa lƣỡi, các nhà nghiên cứu đã chia công cụ chặt thành những phụ loại:

+ Công cụ chặt có lƣỡi ở một đầu (15 di vật).

+ Công cụ chặt có rìa lƣỡi dọc (4 di vật).

+ Công cụ chặt ¼ viên cuội (3 di vật).

+ Công cụ chặt có hai rìa lƣỡi (2 chiếc).

- Công cụ cắt nạo từ mảnh đá lớn

Nạo có 13 chiếc, là loại công cụ thu đƣợc đáng kể trong hang Thắm Choong.

Chúng đƣợc chế tạo từ những mảnh đá lớn hay những mảnh cuội có kích thƣớc lớn,

hình dáng không ổn định (5cm - 7cm). Ở những công cụ này ít thấy dấu vết ghè đẽo

và tu chỉnh, kĩ thuật chế tác còn thô sơ, ít hoàn chỉnh. Với những mảnh tƣớc lớn có

hình tam giác hoặc bầu dục đƣợc ghè với những nhát ghè mạnh ở phần lƣng, rìa

lƣỡi mỏng, lợi dụng rìa sắc của mảnh vỡ sử dụng nhƣ công cụ, ít đƣợc gia công.

Không có công cụ mảnh tƣớc kiểu Ngƣờm. Không tìm thấy hạch đá dùng tách

mảnh tƣớc nhƣ ở Ngƣờm.

- Mảnh tước

Page 68: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

52

Số mảnh tƣớc thu đƣợc trong hang rất ít, chiếm số lƣợng không đáng kể so với

toàn bộ hiện vật phát hiện đƣợc. Mảnh tƣớc ở đây có kích thƣớc lớn, hình dáng không

ổn định, một vài chiếc có vết gia công lần thứ hai ở rìa cạnh nhƣng không nhiều.

- Đá nguyên liệu và những mảnh vỡ

Đây là những viên đá chƣa sử dụng đến, cụ thể là nằm trong số lƣợng đá làm

nguyên liệu chế tác công cụ. Chúng có kích thƣớc to nhỏ, hình dáng khác nhau. Bên

cạnh đó là những mảnh cuội bị vỡ, chƣa thấy sự gia công, có lẽ là những mảnh loại

bỏ trong quá trình chế tác. Các nhà khảo cổ đã phát hiện một hòn ghè trong hố đào,

với kích thƣớc vừa phải, cầm vừa tay, chiều dài khoảng 9cm.

Nhìn chung di vật đá trong hố đào thám sát ở hang Thắm Choong khá phong phú

với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, công cụ cuội ghè chiếm số lƣợng lớn. Ngƣợc

lại, mảnh tƣớc lại chiếm số lƣợng ít ỏi, không có công cụ mảnh tƣớc kiểu Ngƣờm

Ngoài công cụ đá, đã tìm thấy một số mảnh xƣơng, răng động vật nhỏ và vỏ

ốc núi [167].

Trong đợt phúc tra năm 2011, các nhà khảo cổ đã phát hiện đƣợc một sƣu tập

trên bề mặt bao gồm: 2 công cụ chặt rìa ngang, 4 đá nguyên liệu. Xét về loại hình và

kỹ thuật chế tác, các nhà khảo cổ cho rằng những công cụ đá ở đây với xu hƣớng

tiết kiệm ghè đẽo, vắng mặt kỹ thuật mài. Trong sƣu tập Thắm Choong, vắng mặt

các loại công cụ điển hình của văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Các loại hình

công cụ Thắm Choong mang sắc thái đá cũ, gần gũi với loại công cụ trong văn hóa

Sơn Vi, thuộc hậu kỳ Đá cũ [40].

Bộ sƣu tập Thắm Choong cũng không có công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhƣ của

kỹ nghệ Ngƣờm. Niên đại của Thắm Choong có thể thuộc vào giai đoạn hậu kỳ Đá

cũ, tƣơng đƣơng với tầng văn hóa II ở Ngƣờm và là đại diện cho các di tích thuộc

truyền thống công cụ hạch cuội ở khu vực Võ Nhai.

2.1.2.2. Hang Nà Ngùn

Hang Nà Ngùn thuộc xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, có toạ độ 210

48’15,8’’ vĩ

độ Bắc, 105053’36,7” kinh độ Đông, cách hang Miệng Hổ khoảng gần 1km về phía

đông bắc. Hang đƣợc phát hiện và đào khảo sát vào năm 1980 [167].

Page 69: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

53

Hang phân bố trên sƣờn đông nam một dãy núi đá vôi không cao lắm, đƣờng

lên hang khá dốc, khó leo trèo. Hang cao khoảng 80m so với mặt thung lũng trƣớc

mặt. Cửa hang quay về hƣớng đông, trƣớc cửa hang có bãi đất rộng và bằng phẳng.

Hang có 2 tầng: Tầng trên cao hơn tầng dƣới khoảng 8m, thụt vào trông giống nhƣ

một gác lửng. Để leo lên đƣợc tầng trên, cần phải men theo một lối nhỏ ở sát vách

bên phải nhìn từ ngoài vào. Tại tầng trên này, bề mặt hang khá bằng phẳng, diện

tích khoảng 20m2. Tại đây, vào năm 1982, các nhà khảo cổ đã đào một hố nhỏ khảo

sát. Tầng dƣới có rất nhiều tảng đá bị sập. Bề mặt tầng dƣới không bằng phẳng.

Diện tích lòng hang khoảng 80m2. Phần lớn diện tích hang nhận đƣợc ánh sáng tự

nhiên mặt trời (Ảnh 45 - 50).

Năm 1980, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đào một hố khai quật với diện tích

1m2 và thu thập đƣợc một số lƣợng công cụ đáng kể.

Tầng văn hóa ở đây rất mỏng, khoảng 0,2m - 0,3m, đất có màu nâu sẫm, chứa

nhiều đá dăm to nhỏ, một ít vỏ ốc núi, ốc suối cùng di vật khảo cổ.

Dƣới tầng văn hóa là một lớp đất xốp, màu trắng, hạt mịn, rất nhỏ kết hợp với

nhau. Bên dƣới lớp đất có màu đỏ nhƣ son. Ở hai tầng này, không thấy vết tích văn

hóa. Các nhà nghiên cứu tiếp tục đào thăm dò xuống tận nền đá đáy hang nhƣng

không thấy vết tích khảo cổ.

Sƣu tập di vật thu đƣợc có 102 di vật, bao gồm 90 công cụ đá và 12 mảnh

tƣớc, với các loại hình nhƣ sau (Ảnh 51 - 54):

- Công cụ chặt: Có 8 chiếc, kích thƣớc thô, to, nhát ghè ít và có hai phụ loại là công

cụ có rìa lƣỡi ở một đầu và công cụ đƣợc bổ dọc trƣớc khi ghè, tạo lƣỡi ở rìa ngang.

- Công cụ nạo: Có 8 chiếc, chúng đƣợc chế tác từ những hòn cuội dẹt hoặc

tƣơng đối dẹt với hình dáng không ổn định.

- Đá cuội nguyên và phế liệu: Có 15 hòn đá cuội và 59 mảnh vỡ của đá cuội [167].

Đợt phúc tra năm 2011, đoàn khảo sát đã phát hiện thêm một sƣu tập tại tầng

trên bao gồm: 1 công cụ chặt rìa ngang, 1 công cụ mảnh, 17 mảnh tƣớc, 1 xƣơng

động vật, 2 hạt quả lai và muỗm, 26 ốc núi, 270 ốc suối [40].

Có thể nhận thấy kỹ thuật ghè đẽo công cụ đá ở Nà Ngùn chủ đạo là ghè trực

tiếp, ít có sự gia công lần thứ hai. Trong sƣu tập Nà Ngùn, vắng mặt các loại công cụ

Page 70: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

54

điển hình của văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Các loại hình công cụ Nà Ngùn

mang sắc thái đá cũ, gần gũi với các loại công cụ trong văn hóa Sơn Vi, thuộc hậu kỳ

Đá cũ [40]. Giữa Nà Ngùn và Thắm Choong có nhiều điểm tƣơng đồng, chúng là

những đại diện tiêu biểu cho truyền thống công cụ hạch cuội trong khu vực.

2.1.2.3. Hang Thẩm Hấu

Di tích hang Thẩm Hấu đƣợc Viện khảo cổ phát hiện vào năm 1972 [18].

Hang Thẩm Hấu nằm trong dãy núi đá vôi thuộc bản nghinh Tắc, xã Sảng

Mộc, có toạ độ 210

48’11’’ vĩ độ Bắc, 105051’36,7” kinh độ Đông, cách hang

Nghinh Tắc chừng 150m và cao hơn mặt thung lũng khoảng 10m. Cửa hang quay

về hƣớng tây bắc, rộng khoảng 4m. Lòng hang mở rộng dần, chỗ rộng nhất khoảng

9m. Vào sâu khoảng 11m lòng hang thu hẹp dần và ăn sâu vào trong, trần hang thấp

có nhiều nhũ rủ, trên mặt hang có nhiều ốc suối và ốc núi (Sơ đồ 8,9).

Năm 1972, hang Thẩm Hấu đƣợc Viện khảo đã đào một hố thám sát với diện

tích 4m2 ở phía bên trái gần cửa hang [18].

Tầng văn hóa ở đây mỏng nhƣng vẫn có thể quan sát cấu tạo các lớp đất nhƣ sau:

- Lớp đất mặt: là lớp đất sét vôi cứng, dày 0,15m không chứa công cụ đá.

- Lớp thứ hai: là lớp đất mủn có lẫn vỏ ốc, dày 0,40m chứa các di tồn văn hóa.

- Lớp sinh thổ: là lớp đất sét mịn màu vàng lẫn đỏ không có vỏ ốc.

Sƣu tập hiện vật ở đây gồm 12 công cụ đá và 2 mảnh tƣớc (4 chiếc trong hố thám

sát, 8 nhặt trên mặt hang), gồm những loại sau:

- Công cụ chặt: 7 chiếc, gồm công cụ chặt thô và công cụ vừa chặt vừa nạo.

- Công cụ ghè đập: 3 chiếc

- Công cụ nạo,cắt: 2 chiếc, là những mảnh tƣớc cuội mỏng có vết tu chỉnh

thành lƣỡi sắc.

Công cụ đá ở đây chủ yếu là công cụ ghè đẽo dạng hạch cuội, công cụ mảnh

tƣớc ít. Vắng mặt các loại công cụ điển hình của văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn. Một số

công cụ chặt và nạo thô gần gũi với công cụ cùng loại ở Miệng Hổ và Nà Khù, nhƣng

vắng mặt công cụ mảnh. Niên đại của di tích này có lẽ sớm hơn văn hóa Hòa Bình -

Bắc Sơn điển hình và muộn hơn nhóm di tích Miệng Hổ - Nà Khù [18]. Khi so sánh

Thẩm Hấu với sƣu tập công cụ ở lớp văn hóa đá II ở Mái đá Ngƣờm, chúng tôi thấy

những điểm khá tƣơng đồng.

Page 71: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

55

2.1.2.4. Di tích thềm sông cổ ở xã Thần Sa

Trong thời gian khai quật địa điểm Mái đá Ngƣờm vào năm 1982, dƣới sự hƣớng

dẫn của giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khảo sát trên

thềm cổ sông Thần Sa trong khu vực xã Thần Sa [25, tr.18].

Những bậc thềm này hiện diện trên những doi đất cao sát núi, hay trên những

dải đồi gò thấp chạy bám theo triền sông. Tại thôn Trung Sơn, trên những quả đồi bị

sạt lở, hay trong những dải taluy do ngƣời dân xẻ đồi làm đƣờng, có thể quan sát

thấy những tầng cuội kết khá dày, có chỗ đến 0,50m. Trên bề mặt là lớp phù sa cổ,

đƣợc phủ kín bằng một lớp thực vật khá dày. Trong các tầng cuội kết, nhóm khảo sát

đã thu lƣợm đƣợc 18 di vật đá, chúng bao gồm các loại hình sau:

- Công cụ rìa lưỡi ngang: 4 chiếc, đều đƣợc chế tác từ hòn cuội nguyên.

- Công cụ có hai rìa lưỡi đối diện: 3 chiếc, đều làm từ hòn cuội nguyên. Ở hai

đầu đối diện của viên cuội, ngƣời xƣa tạo hai rìa lƣỡi trên hai bề mặt cuội khác

nhau, khiến công cụ có rìa lƣỡi so le nhau.

- Công cụ không định hình: 4 chiếc, phần lƣỡi đƣợc tạo tác khá thô sơ, không

theo vị trí nhất định nào của rìa viên cuội. Phần thân giữ nguyên dáng tự nhiên của

hòn cuội.

- Công cụ mảnh đá: 3 chiếc, đƣợc chế tác từ những mảnh cuội lớn, công cụ có

hình dáng không xác định. Trong số này có 1 chiếc rìa lƣỡi cong hình parabol, với

đốc cầm khá thẳng, có dáng hình gần gũi với loại rìu ngắn.

- Phác vật có dấu vết ghè đẽo: 2 chiếc, cả hai đều là những hòn cuội có dấu vết

ghè đẽo ở rìa cạnh, những nhát ghè chỉ làm tách ra hai hoặc ba mảnh tƣớc nhỏ, rời

rạc, chƣa đủ tạo ra một rìa lƣỡi. Chắc hẳn ngƣời xƣa đã bỏ dở việc gia công chúng

thành công cụ vì lý do nào đấy.

Do phát hiện đƣợc trong tình trạng không nằm trong tầng văn hóa, những

ngƣời sƣu tập đã so sánh bộ sƣu tập thềm sông này với những công cụ ở Thắm

Choong, Nà Ngùn, Ngƣờm và cho rằng chúng là sản phẩm của con ngƣời thời đại

Đá cũ [25].

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong bộ sƣu tập công cụ cuội ở thềm sông

Thần Sa không hàm chứa những công cụ mang đặc trƣng Hòa Bình - Bắc Sơn. Về

Page 72: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

56

kỹ thuật chế tác cũng nhƣ loại hình công cụ đều mang sắc thái đá cũ và tạm thời xếp

chúng vào giai đoạn Đá cũ hậu kỳ.

2.2. Các di tích thuộc thời đại Đá mới

2.2.1. Các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới

Cho đến nay, dựa vào các kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, ở

Thái Nguyên đã phát hiện đƣợc 20 di tích có chứa các di tích, di vật thuộc sơ kỳ Đá

mới gồm các hang động sau: Hang Ốc, Kim Sơn, Khắc Kiệm, Nà Cà, hang Con Hổ,

hang Thần, hang Thủng, Nghinh Tắc, Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá,

hang Trâu, Nà Vật, hang Phƣợng Hoàng, hang Chùa, Sa Vạ, Mái đá Ngƣờm tầng

III, Khe Sui.

Trong phần sau, chúng tôi xin chọn một số di tích điển hình để trình bày các

di tích thuộc giai đoạn này.

2.2.1.1. Hang Ốc

Trong thời gian tháng 3 năm 2011, đoàn khảo sát của Viện Khảo cổ học và

Bảo tàng Thái Nguyên phát hiện hang Ốc, cùng một số di chỉ hang động khác gần

kề nhƣ hang Cá, hang Trâu và hang Nà Vật, trong đó hang Ốc là lớn nhất và có

nhiều di vật nhất [40, tr. 71 - 72; 76, tr.68 - 69].

Hang Ốc nằm ở lƣng chừng núi đá vôi thuộc xóm Phố, xã Bình Long có toạ độ

21038’35,4’’ vĩ độ Bắc, 106

010’52,4” kinh độ Đông. Đƣờng lên hang khá thuận lợi.

Hang cao hơn thung lũng phía dƣới khoảng 15m. Cách cửa hang chừng 350m là con

đƣờng ô tô từ Thái Nguyên đi Hữu Lũng, Lạng Sơn. Trƣớc cửa hang là thung lũng

rộng, có sông Rong chảy qua cách hang khoảng 150m về phía tây. Lòng sông Rong

có rất nhiều cuội nguyên liệu, có kích thƣớc và chất liệu tƣơng đồng với các công

cụ cuội thấy trên hang.

Cửa hang hình vòm, cao 12m - 15m, rộng khoảng 18m, cửa quay hƣớng Bắc,

lệch Tây 100. Đây là hang có mặt nền khá rộng với chiều rộng trung bình 20 - 35m,

chiều sâu hơn 40m. Hiện tại, bề mặt hang khá bằng phẳng, diện tích khoảng gần

1000m2, lƣợng ánh sáng phân bố đều khắp nền hang. Trên bề mặt hang phủ đầy vỏ

ốc suối bị chặt đuôi. Đây cũng là lý do ngƣời dân địa phƣơng gọi tên hang theo đặc

điểm nhƣ vậy.(Ảnh 69 - 73).

Page 73: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

57

Đáng chú ý là ở khoảng giữa của hang chếch về bên tay phải nếu từ ngoài

nhìn vào có một mảng trầm tích mầu hồng dầy, cao khoảng 1,4m nằm đột khởi giữa

lòng hang. Trong lớp trầm tích này chứa rất nhiều hòn cuội cỡ 15 - 20cm chiều dài,

8 -12cm chiều rộng và dầy. Theo chúng tôi, tầng trầm tích này là dấu tích của một

đợt lũ tích rất lớn xảy ra trong quá khứ, khiến nƣớc sông Rong dâng cao, cuốn theo

những tảng cuội từ dƣới sông, tích tụ trong lòng hang tạo thành lớp trầm tích nhƣ

vậy. Về tuổi của lớp trầm tích này, theo chúng tôi có thể thuộc thế Pleistocene, cách

chúng ta hàng vạn năm về trƣớc.

Những dấu tích khảo cổ đƣợc hình thành về sau này. Có hiện tƣợng đáng lƣu

ý là, ngay trên bề mặt di chỉ đã xuất hiện nhiều dấu hiệu di chỉ bị đào phá nghiêm

trọng bởi các hố thăm dò vàng trƣớc đây. Điều này khiến cho một phần lớn lớp mặt

của di chỉ đã bị xâm hại. Di vật cùng vỏ ốc xuất lộ rất nhiều trên bề mặt hang và ở

sƣờn núi bên ngoài cửa hang. Ngay trên bề mặt, đoàn khảo sát đã phát hiện đƣợc

nhiều di vật của ngƣời tiền sử, đó là một số công cụ cuội ghè, bàn mài, bàn nghiền,

chầy nghiền. Dựa vào kết quả thám sát, bƣớc đầu các nhà khảo cổ học nhận xét đây

là di tích thuộc hệ thống văn hóa Bắc Sơn [40].

Tháng 3 năm 2015, Viện khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên tiến hành

khai quật di chỉ hang Ốc. Đến nay, quá trình chỉnh lý và nghiên cứu chuyên sâu về

di chỉ này về cơ bản đã đƣợc thực hiện. Phần viết này, chúng tôi dựa vào tài liệu

khai quật do tiến sĩ Nguyễn Trƣờng Đông (Viện Khảo cổ học) cung cấp, và những

quan sát của chúng tôi trên hiện trƣờng khai quật.

Tại hang Ốc, các nhà khảo cổ đã mở 1 hố khai quật ở vị trí lùi sâu vào bên

trong cửa hang, gần trung tâm cửa hang. Diện tích hố 8 x 5 = 40m2. Hố khai quật có

hƣớng bắc - nam. Cuộc khai quật kết thúc sau khi chạm đá nền (Sơ đồ 12,13). Kết

quả khai quật nhƣ sau:

a. Địa tầng

Điều đáng lƣu ý là, độ sâu của hố khai quật không đều nhau. Chỗ sâu nhất

1,3m, độ sâu này phân bố khoảng 1/3 diện tích hố. Phần còn lại, khoảng 2/3 diện

tích có độ sâu dao động từ 0, 5cm - 0,5m so với bề mặt. Bề mặt đá nền lồi lõm, dốc

từ trong ra ngoài cửa hang.

Page 74: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

58

Quan sát các lớp đào cho thấy, có một tầng văn hóa duy nhất, cấu tạo đồng

nhất từ dƣới lên trên bao gồm vỏ nhuyễn thể ken dày đặc, trong chứa các di vật đá,

di tích xƣơng răng động vật, di tích thực vật, cùng nhiều mảnh hoặc tảng đá vôi với

nhiều kích cỡ khác nhau. Các di tích, di vật phần lớn có màu xám trắng do sét vôi

bám vào. Trầm tích hang động ít, tơi xốp, bở rời, khô, lẫn các hạt sét vôi kết vón

kích thƣớc nhỏ. Do địa tầng đƣợc kết cấu bởi các vỏ nhuyễn thể vỏ ốc suối, ốc núi,

nên có hiện tƣợng bị xáo trộn tƣơng đối lớn (Ảnh 75). Có những mẩu dây điện lọt

sâu xuống tới 0,6m. Trong quá trình khai quật cũng diễn ra hiện tƣợng sụt lở các bờ

vách, rất khó giữ. Địa tầng không có lớp phân cách và qua chỉnh lý di vật cho thấy,

không có diễn biến sớm muộn về mặt văn hóa

b. Các di tích

Trong hố khai quật không có các vết tích nhƣ hố đất đen, bếp lửa, lò nung

hay mộ táng. Phát hiện 1 mảnh sọ ngƣời ở lớp 2 (sâu 40cm so với bề mặt) trong quá

trình chỉnh lý di cốt động vật, kích thƣớc 3,5x2,2(cm). Ngoài ra, không phát hiện

đƣợc gì thêm liên quan đến di cốt ngƣời.

Di tích động vật bao gồm xƣơng răng động vật và vỏ nhuyễn thể. Tổng số có

435 mảnh xƣơng răng, sừng động vật. Kết quả giám định thành phần giống loài cho

thấy bao gồm các loài nhƣ hƣơu, nai, hoẵng, tê giác, rùa, gấu, lợn và cá. Một số

xƣơng có vết cháy. Một số mảnh xƣơng đƣợc tu chỉnh ở một đầu để làm công cụ.

Vỏ nhuyễn thể ở hang Ốc tổng số là 15023 vỏ, bao gồm vỏ ốc suối, vỏ ốc núi và vỏ

trai. Trong đó, vỏ ốc suối chiếm đa số (95.3%), vỏ ốc núi chiếm tỷ lệ nhỏ (4.7%),

vỏ trai chỉ có một vài mảnh. Ốc suối là loại có gai, kích thƣớc lớn, tuyệt đại đa số bị

chặt đuôi. Di tích thực vật chỉ thu đƣợc một số mảnh vỏ quả lai.

c. Di vật đá

Tổng số di vật thu đƣợc qua đợt khai quật ƣớc lƣợng khoảng trên 2500 hiện

vật đá. Cho đến nay, các nhà khai quật đã chỉnh lý, đo đạc tỉ mỉ đƣợc 1519 di vật

(Biểu đồ 5).

Page 75: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

59

Biểu đồ 5: Thống kê số lượng di vật theo lớp

- Nguyên liệu

Hầu hết di vật đá ở hang Ốc đƣợc làm từ nguyên liệu cuội sông Rong trƣớc

mặt cửa hang, một số đƣợc chế tác từ đá vôi có sẵn ở trong hang. Điều tra dƣới suối

có thể dễ dàng tìm đƣợc các hòn cuội góc cạnh, các thỏi cuội có hình dáng và chất

liệu tƣơng tự nhƣ ở trên hang.

Về mặt hình dáng, nguyên liệu cuội dùng để chế tác di vật hang Ốc có nhiều

kiểu khác nhau, nhƣng nhìn chung có 3 hình dáng chính: góc cạnh, thỏi dài và dẹt.

Cuội góc cạnh chiếm tỷ lệ cao nhất (65.18%), tiếp đến là thỏi cuội (15.6%), và cuội

dẹt chiếm tỷ lệ thấp nhất (13.56%). Các loại cuội có hình dáng khác đều dựa trên sự

kết hợp của 3 kiểu chính nêu trên, có tỷ lệ rất nhỏ (trên dƣới 1%)

- Chất liệu

Theo sự nghiên cứu phân tích thạch học của TS. Nguyễn Trƣờng Đông các

di vật đá hang Ốc đƣợc làm từ các nhóm đá nhƣ: đá biến chất, đá trầm tích, đá phun

trào và xƣơng. Duy nhất có chiếc rìu mài lƣỡi đƣợc làm từ xƣơng. Đá phun trào

chiếm đa số (54.88%) chủ yếu đƣợc dùng làm công cụ, đá biến chất - trầm tích

chiếm tỷ lệ thấp hơn (45%), thƣờng đƣợc dùng làm công cụ chỉ có dấu vết sử dụng.

- Tình trạng di vật

Các di vật thu đƣợc phần lớn ở tình trạng nguyên vẹn (79%), số còn lại bị vỡ

theo các hình thức nhƣ: vỡ ngang, vỡ dọc, vỡ chéo, vỡ ngang dọc, vỡ theo thớ, vỡ

một đầu, vỡ hai đầu, vỡ một góc và vỡ một cạnh (21%). Trong đó, vỡ dọc và vỡ

Page 76: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

60

ngang chiếm tỷ lệ cao nhất (6.34% và 5.54%), các hình thức vỡ khác đều chiếm tỷ

lệ nhỏ.

- Loại hình

Các nhà khai quật chia sƣu tập hang Ốc thành một số nhóm lớn, bao gồm:

Nhóm công cụ kiểu Sơn Vi: gồm công cụ rìa ngang, công cụ rìa dọc, công cụ phần

tƣ cuội, công cụ hình móng ngựa, công cụ rìa ở hai đầu và công cụ hạch không định

hình. Nhóm công cụ kiểu Hòa Bình: gồm công cụ hình bầu dục, công cụ gần hình

đĩa, công cụ gần hình thang và rìu ngắn. Nhóm công cụ mảnh: gồm công cụ mảnh

và công cụ cuội bổ. Nhóm cuội/đá có vết ghè, chặt và bổ. Nhóm hạch, mảnh: gồm

hạch đá, mảnh tƣớc, mảnh cuội bổ và mảnh tách. Nhóm rìu mài: gồm rìu mài lƣỡi,

rìu mài toàn thân và phác vật rìu. Nhóm công cụ chỉ có dấu vết sử dụng: gồm các di

vật thực hiện chức năng nghiền, đập, mài và dấu Bắc Sơn (Biểu đồ 6) (Ảnh 76 - 93).

- Kỹ thuật

Dựa vào phƣơng pháp phân loại kỹ thuật học, các nhà khai quật đá chia di

vật đá ghè đẽo hang Ốc có 3 nhóm: hạch đá (306/1254 chiếc, 24.4%), công cụ mảnh

(735/1254 chiếc, 58.6%) và mảnh tƣớc (213/1254 chiếc, 17%). Với tỷ lệ phần trăm

75.5% mảnh và 24.4% hạch, có thể khẳng định đây là sƣu tập mảnh.

Theo TS. Nguyễn Trƣờng Đông, có ba kỹ thuật chế tác công cụ đá ở di chỉ:

ghè trên tay, bổ cuội và chặt bẻ. Trong mỗi kỹ thuật ghè, có các hình thức ghè khác

nhau và sự kết hợp giữa chúng. Điều này tạo nên sự đa dạng về kỹ thuật của các

công cụ hang Ốc. Điểm nổi bật nhất là: sự phổ biến của ghè đa hƣớng, có lẽ do liên

quan đến hình dáng góc cạnh của nguyên liệu cuội và mục đích ghè lấy mảnh [74].

Kết hợp loại hình - nguyên liệu - kỹ thuật cho thấy:

+ Nhóm công cụ kiểu Sơn Vi: tất cả các công cụ đều đƣợc chế tác từ hòn

cuội nguyên .

+ Nhóm công cụ kiểu Hòa Bình: phần lớn công cụ đƣợc ghè đẽo từ hòn cuội

nguyên, chỉ có 3 trƣờng hợp làm từ mảnh cuội bổ.

+ Nhóm rìu mài: tuyệt đại đa số rìu và phác vật rìu đƣợc ghè từ hòn cuội

nguyên, chỉ có 1 phác vật rìu duy nhất làm từ mảnh cuội bổ (Biểu đồ 7).

Page 77: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

61

Biểu đồ 6: Thống kê loại hình di vật

Page 78: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

62

Biểu đồ 7: Phân loại loại hình - nguyên liệu - kỹ thuật hang Ốc

Page 79: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

63

Khi nghiên cứu các đặc điểm kỹ thuật của các di vật hang Ốc, TS. Nguyễn

Trƣờng Đông có nhận xét sau: Đặc điểm rìa lƣỡi công cụ: Có 4 đặc điểm: mòn tù, sứt

mẻ, mòn tù & sứt mẻ và mòn lõm. Trong đó, rìa lƣỡi bị sứt mẻ thể hiện rõ nét nhất trên

công cụ mảnh và công cụ cuội bổ. Điều này cho thấy mảnh tƣớc đƣợc sử dụng trực

tiếp sau khi ghè ra, và ít đƣợc tu chỉnh.

Đặc điểm mảnh tƣớc: Mảnh tƣớc đầu tiên và mảnh tƣớc cuối cùng có tỷ lệ

tƣơng đƣơng nhau (25.45% và 25.97%). Mảnh tƣớc thứ có tỷ lệ lớn nhất, chiếm gần

một nửa tổng số mảnh tƣớc (48.6%). Thông thƣờng, mảnh tƣớc đầu tiên rất ít, nhƣng ở

đây lại chiếm hơn ¼ tổng số mảnh tƣớc. Điều này khẳng định tính chất ghè đa hƣớng

ở viên cuội góc cạnh để lấy mảnh của sƣu tập.

Đặc điểm vết mài trên dấu Bắc Sơn: Thống kê số lõm đôi trên dấu Bắc Sơn cho

thấy số lõm đôi lên tới 5 đôi. Trong đó, phần lớn là dấu Bắc Sơn có 1 lõm đôi (33

chiếc, 70.2%), tiếp đến là 2 lõm đôi (7 chiếc, 14.89%) và 3 lõm đôi (5 chiếc, 10.64%).

Số lƣợng 4 và 5 lõm đôi trên một dấu Bắc Sơn rất ít (1 chiếc, 2.13%). Ngoài ra, trên

dấu Bắc Sơn còn có các vết mài xƣớc và lõm đơn. Số lƣợng vết mài xƣớc lên tới 6

chiếc trên một dấu [74].

- Kích thước

Trong số các nhóm công cụ ghè đẽo, nhóm công cụ kiểu Sơn Vi có kích thƣớc

lớn nhất do đƣợc làm từ hạch cuội nguyên, tiếp đến là nhóm công cụ kiểu Hòa Bình và

cuối cùng là nhóm công cụ mảnh.

d. Các di vật khác

Bao gồm các mảnh gốm thô thời kỳ sơ sử, các mảnh sành sứ thời kỳ lịch sử và

các mảnh sắt thời kỳ hiện đại. Phát hiện 4 mảnh gốm thô thời đại Kim Khí, 93 mảnh

sành sứ thời kỳ lịch sử và 7 mảnh nồi kim loại. Các mảnh sành sứ và kim loại lọt khá

sâu xuống địa tầng.

e. Nhận xét

Hang Ốc là một trong những di chỉ cực kỳ quan trọng ở Thái Nguyên. Do vị trí

địa lý, hang Ốc nằm gọn trong sơn khối Bắc Sơn, do vậy nó có mối liên hệ chặt chẽ

với văn hóa Bắc Sơn.

Địa tầng hang Ốc có độ sâu không đều nhau, đáy là đá nền, có một tầng văn hóa

duy nhất, cấu tạo đồng nhất, chủ yếu là vỏ nhuyễn thể và các di tích di vật khác.

Page 80: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

64

Di tích hang Ốc có một số lƣợng rất lớn về vỏ nhuyễn thể, bao gồm vỏ ốc núi,

vỏ ốc suối, một số ít vỏ trai, xƣơng răng động vật của các loài ăn cỏ và ăn thịt, các loài

sống trên cạn và dƣới nƣớc.

Di cốt ngƣời có một mảnh sọ ngƣời trong địa tầng.

Di vật đá có số lƣợng lớn, gồm nhiều loại hình công cụ với các biến thể khác

nhau, mang các chức năng nhƣ chặt, nạo, đập, nghiền và mài. Tiêu biểu là công cụ

hạch không định hình, công cụ mảnh có các vết sứt mẻ do sử dụng, rìu mài lƣỡi, rìu

mài toàn thân và dấu Bắc Sơn. Kỹ thuật hạch cuội giảm, kỹ thuật mảnh phát triển bên

cạnh kỹ thuật mài.

Di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn, các niên đại C14 cho thấy di chỉ có niên đại

khoảng 6000 - 7000 năm cách ngày nay.

Bảng 2.3: Các mẫu xác định niên đại C14 hang Ốc

Stt Ký hiệu mẫu Số hiệu mẫu Niên đại BP Niên đại BC Độ chính xác

1 14HO.L4.KTB HNK-1121B 5800±220 5300-4100 95,4%

2 14HO.L4 HNK-1122 5920±225 5350-4300 95,4%

3 14HO.L4.KT HNK-1123 5740±220 5300-4000 95,4%

4 14HO.L5.KT HNK-1124 5610±220 4950-3950 95,4%

5 14HO.L5 HNK-1119 5470±220 4800-3750 95,4%

6 14HO.L5.KTB HNK-1124B 5500±220 4950-3950 95,4%

Đây là một trong những di chỉ cƣ trú quy mô của ngƣời tiền sử văn hóa Bắc

Sơn. Có thể tiến hành những nghiên cứu so sánh đồng đại với các di chỉ văn hóa Bắc

Sơn khác ở các tỉnh lân cận nhằm tìm ra sắc thái địa phƣơng nơi đây, cũng nhƣ nghiên

cứu so sánh lịch đại để tìm ra mối liên hệ giữa kỹ nghệ Ngƣờm và văn hóa Bắc Sơn

[40;74].

2.2.1.2. Hang Kim Sơn

Hang Kim Sơn có toạ độ 210

47’48,6’’ vĩ độ Bắc, 105053’42,4” kinh độ Đông,

thuộc xóm Kim Sơn, xã Thần Sa, cách Mái đá Ngƣờm khoảng 1km về đông. Hang

Kim Sơn đƣợc Viện Khảo cổ kết hợp với Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên phát hiện

năm 2013 (Ảnh 121 - 122).

Địa điểm này xuất lộ một cách ngẫu nhiên khi ngƣời dân mở đƣờng lớn cho ô tô

chạy từ trung tâm xã, qua di chỉ Mái đá Ngƣờm đến những thôn xã bên trong về hƣớng

Page 81: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

65

tây. Tầng văn hóa xuất lộ dày 1,3m chứa nhiều di vật khảo cổ cùng vỏ ốc, than tro.

Đoàn khảo sát thu lƣợm đƣợc một sƣu tập đầu tiên gồm: 3 công cụ chặt rìa ngang, 2

công cụ rìa dọc, 1 bàn mài lõm, 15 mảnh tƣớc, 4 đá nguyên liệu, 62 mảnh gốm có văn

khắc vạch, văn thừng mịn, văn sóng nƣớc.

Tháng 5 năm 2014, khi đoàn quay lại di chỉ hang để tiến hành đào thám sát, lòng

hang đã bị phá sâu, diện tích cần khảo sát bị co hẹp lại nhiều.

Hố thám sát rộng 2m2

(1 x 2m) theo chiều dài đông - tây, cách vách cùng của

hang khoảng 1,8m. Qua quan sát trên bề mặt cho thấy tầng văn hóa đã bị xâm hại,

khiến cho hiện vật khảo cổ xuất lộ ngay trên bề mặt (Ảnh 123 - 130).

Địa tầng hố đào sâu 0,7m, độ dày của tầng văn còn lại dày 0,6m, chia làm 5 lớp

đào. Dựa vào kết cấu của đất và màu sắc có thể chia địa tầng thành 2 phân vị địa tầng,

từ trên xuống gồm:

- Tầng I (gồm lớp đào 1- 2) đất bở rời, màu xám nhạt chứa hiện vật khảo cổ và

nhiều vỏ nhuyễn thể.

- Tầng II (gồm lớp 3- 5) đất kết cấu cứng hơn, mầu nâu sẫm chứa hiện vật khảo

cổ và vỏ nhuyễn thể (Sơ đồ 14,17).

Di vật đá phát hiện trong hố thám sát khá phong phú, bao gồm các công cụ rìa

lƣỡi ngang, lƣỡi dọc, rìa lƣỡi xiên, hình móng ngựa, hai rìa lƣỡi chủ yếu đƣợc chế tác

từ những hòn cuội nguyên, tƣơng tự nhƣ những công cụ cuội ở lớp văn hóa trên cùng

ở Ngƣờm (Bảng 2.4) (Ảnh 136 - 144).

Trong số di vật đá trên, chúng tôi muốn lƣu ý đến hạch đá phát hiện đƣợc ở lớp 1.

Chiếc hạch đá vốn là tảng đá cuội đá tuf axit, đá thủy tinh núi lửa, có hình góc cạnh,

có kích thƣớc lớn 17cm x 12cm x 11cm. Ở trên một rìa cạnh tồn tại ít nhất dấu vết của

7 - 8 mảnh tƣớc đƣợc tách ra. Đây là minh chứng, có một số lƣợng nhất định mảnh

tƣớc ở Kim Sơn đƣợc tách từ hạch đá. Đây cũng là kỹ thuật ngƣời cổ ở Mái đá Ngƣờm

hay sử dụng (Hình 30). Những công cụ mảnh tƣớc ở đây cũng đƣợc gia công trên rìa

mép của mảnh tƣớc tự nhiên (Ảnh 135).

Page 82: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

66

Bảng 2.4: Thống kê hiện vật hang Kim Sơn

TT Loại hình di tích, di vật L1 L 2 L 3 L 4 L 5 ∑

1 Công cụ rìa lƣỡi ngang 1 2 3

2 Công cụ rìa lƣỡi dọc 1 1

3 Công cụ rìa lƣỡi xiên 2 1 1 4

4 Công cụ hình móng ngựa 1 1

5 Công cụ hai rìa lƣỡi 3 3

6 Công cụ mảnh tƣớc 2 2 1 2 4 11

7 Hạch đá 1 1

8 Mảnh tƣớc 19 12 15 24 66 136

9 Đá có vết ghè 16 45 1 9 3 74

10 Cuội nguyên liệu 6 2 4 12

∑ 51

61 22 36 76 246

Một số mảnh gốm thô văn thừng tìm thấy ở các lớp 1, 2, 3. Vỏ ốc suối tìm thấy ở

tất cả các lớp, riêng lớp 5 tìm thấy cả vỏ ốc núi. Di cốt động vật có mặt ở các lớp 1, 2,

3, 4 nhƣng số lƣợng ít.

Một mẫu vỏ ốc ở lớp 4 ở Kim Sơn đƣợc niên đại C14 cho kết quả là 11.380 ±

275 BP (Mẫu 2014. KS.M2. HNK- 1047).

Qua so sánh với các di tích trong khu vực, đặc biệt là với Mái đá Ngƣờm, chúng

tôi cho rằng, địa điểm Kim Sơn tƣơng đƣơng với lớp văn hóa trên cùng (lớp văn hóa

III) ở Ngƣờm với những tính chất văn hóa tƣơng tự nhau. Chúng thể hiện sự bảo lƣu

kỹ nghệ Ngƣờm trong giai đoạn chuyển tiếp từ đá cũ sang đá mới. Sự có mặt của các

mảnh gốm thô, thân mỏng văn thừng, hoặc khắc vạch hình sóng nƣớc có lẽ là dấu tích

của lớp cƣ dân thời kỳ muộn hơn cƣ trú tại đây, vào khoảng cuối hậu kỳ Đá mới - sơ

kỳ Kim khí.

2.2.1.3. Địa điểm Khắc Kiệm (hang Thắm Phựt)

Hang Khắc Kiệm thuộc địa phận xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. Địa điểm này đƣợc

H.Mansuy công bố năm 1925, tuy nhiên các báo cáo còn sơ sài, chƣa có thông tin về

cấu tạo địa tầng văn hoá và di vật đƣợc phát hiện ở đây.

Page 83: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

67

Khắc Kiệm là một hang đá gồm hai phần: hang trong và hang ngoài, nối với nhau

bằng một dải hành lang dài song song với sƣờn núi. Hang cao hơn mặt ruộng khoảng

15m, cửa quay hƣớng tây nam, một con suối chạy qua trƣớc mặt hang cách hang

khoảng 300m. Cửa hang rộng 8m, quay hƣớng Tây, chếch Nam 15 độ. Hang có 2

khoang thông nhau, ngăn cách nhau bởi một vách nhũ đá. Khoang thứ nhất hơi dốc

vào bên trong, lòng khoang rộng khoảng 10m, sâu 20m, thoáng, sáng sủa, trần hang

cao trung bình 3,5m, lòng khoang rộng khoảng 25m2, nền tƣơng đối bằng phẳng, có

nhiều vỏ ốc bị chặt đuôi và một số di vật đá trên bề mặt. Khoang thứ hai ở bên trái cửa

hang, dốc từ ngoài vào trong, khoang rộng, sâu và tối, có nhiều vỏ ốc bị chặt đuôi ở

phần diện tích có ánh sáng bên ngoài dọi vào, nền hang chủ yếu là đá vôi, không có

khả năng khai quật. Nếu tính cả khoang 1 và khoang 2 gộp lại, hang rộng 35m và sâu

khoảng 25m.

Trong báo cáo của H.Mansuy cho biết, hang Khắc Kiệm khá lớn, nhƣng diện

tích hang có tầng văn hoá lại nhỏ. Trong đợt khảo sát đầu tiên, H. Mansuy chỉ tìm thấy

một số di vật ở hang bên ngoài, còn hang bên trong do tối tăm, ẩm thấp chƣa tìm thấy

di vật.

Di vật tìm thấy ở đây gồm: 1 công cụ ghè đẽo thô sơ; 1 chiếc rìu nhỏ có phần lƣỡi bị

vỡ; 1 chiếc rìu có vai thuộc hậu kỳ Đá mới và một số mảnh gốm [166].

Tại đây cũng tìm thấy 1 phần của một hộp sọ và chiếc xƣơng hàm ngƣời. Hiện nay,

tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam còn lƣu giữ 2 rìu mài lƣỡi kiểu Bắc Sơn và 1 dấu Bắc Sơn.

Di cốt ngƣời trong hang Khắc Kiệm đã đƣợc H.Mansuy nghiên cứu và công bố từ

năm 1925.

Năm 1967, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đến đây phúc tra lại, kết quả cho thấy

di tích đã bị xâm hại nghiêm trọng, di vật thu đƣợc nghèo nàn. Bảo tàng Lịch sử Việt

Nam đã tiến hành đào thám sát 1 hố rộng 2m2, tầng văn hoá khá mỏng. Trong hố thám sát

phát hiện đƣợc 1 mảnh vòng đá thuộc hậu kỳ Đá mới; 53 mảnh gốm thô thuộc hậu kỳ Đá

mới, trong đó có 37 mảnh có hoa văn; 1 công cụ ghè đẽo.

Theo những ngƣời khảo sát thì Khắc Kiệm là di chỉ thuộc văn hoá Bắc Sơn thuộc

sơ kỳ Đá mới và cả giai đoạn hậu kỳ Đá mới [166].

Năm 1972, Viện Khảo cổ học phúc tra lại hang này và phát hiện đƣợc 1 bàn mài,

1 rìu mài lƣỡi và một số mảnh gốm [18].

Page 84: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

68

Đầu năm 2014, chúng tôi kết hợp với chuyên gia của Viện Khảo cổ tiến hành

khảo sát lại hang Khắc Kiệm. Hang Khắc Kiệm nằm trong thung lũng hẹp, có một con

suối nhỏ chảy qua. Hố thám sát rộng 1m2 ở khoang thứ nhất, có vị trí ở ngay chính

giữa lòng hang. Địa tầng dày 130cm có cấu tạo nhƣ sau:

- Tầng I: ở dƣới cùng, sâu từ 130cm - 107cm, tƣơng ứng với lớp đào 7 và 8. Đất

tơi xốp, màu nâu hơi sáng, không pha sét, nhƣng pha cát, có các đốm trắng vôi nhỏ li ti

và một số viên sét vôi bở màu trắng. Có 1 tảng đá cát kết lớn chiếm tới một nửa diện

tích đáy hố, trên bề mặt tảng đá tìm thấy công cụ cuội ở độ sâu 107cm.

- Tầng II: sâu từ 107cm - 55cm, tƣơng ứng với các lớp đào 4, 5 và 6. Đất pha sét,

màu nâu sẫm, chứa các mảnh đá quartz, cát bột kết, sét kết (để lại các vết lốm đốm

trên vách) tập trung ở phía bên trên. Hiện tƣợng này giảm và biến mất ở phía bên dƣới.

Ngay trong tầng này, lƣợng sét cũng giảm từ trên xuống dƣới, tức là từ lớp 4 giảm dần

xuống lớp 6.

- Tầng III: sâu từ 55cm - 25cm, tƣơng ứng với lớp đào 2 và 3. Trầm tích bở rời, tơi

xốp, màu nâu sáng, chứa rất nhiều các mảnh cục đá vôi, công cụ và vỏ ốc.

- Tầng IV (tầng trên cùng): từ bề mặt cho đến 25cm, tƣơng ứng với lớp đào 2,

trầm tích màu nâu sáng, chia thành 2 mức rõ ràng: mức dƣới từ 25cm - 17cm có các

hiện tƣợng lớp đất cháy đỏ, cứng dày 4cm ở trên cùng nằm chồng lên lớp tro xám dày

2cm, và bên dƣới lớp tro xám lại là lớp đất cháy dày 2cm - 3cm; mức trên dày 17cm là

lớp bề mặt trên cùng, tƣơng ứng với lớp đào 1.

Tổng cộng số di vật đá đã thu đƣợc trong đợt thám sát này là 120 di vật đá. Trong

đó, có các công cụ đặc thù của văn hóa Bắc Sơn nhƣ công cụ hình hạnh nhân, hình chữ

nhật và một dấu Bắc Sơn bằng đá sa thạch. Mặc dù, vết mài hơi mờ nhƣng sự xuất

hiện đầu Bắc Sơn bằng đá sa thạch là một hiện tƣợng khá đặc biệt (Bảng 2.5) (Hình

37-39).

Page 85: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

69

Bảng 2.5: Thống kê hiện vật đá hang Khắc Kiệm

TT Loại hình di tích,

di vật

L1 L 2 L 3 L 4 L 5 L6 L7 L8 ∑

1 Thổ hoàng 01 01

2 Công cụ cuội ghè 02 01 01 01 05 05 15

3 Dấu Bắc Sơn 01 01

4 Mảnh vỡ 08 20 21 19 09 18 16 06 117

5 Công cụ mảnh tƣớc 02 01 01 02 03 03 12

6 Mảnh tƣớc 03 01 01 08 04 08 10 06 41

7 Cuội nguyên liệu 02 02 01 03 03 11

∑ 11 25 28 28 16 32 36 20 196

Biểu đồ 8: Thống kê hiện vật đá hang Khắc Kiệm

2.2.1.4. Địa điểm Nà Cà (Thắm Uông)

Địa điểm thuộc thôn Nà Cà, xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai. Đây là hang đá rất

rộng, có hình nhƣ mái nhà, nhân dân địa phƣơng gọi là hang Thẳm Uông. Hang cao hơn

mặt ruộng phía dƣới khoảng 3m, cửa hang quay chính đông. Trƣớc cửa hang khoảng 30m

có con suối nhỏ chảy qua. Hang Nà Cà có chiều dài ăn sâu vào lòng núi 23m, cao 4m

đến 22m, chỗ rộng nhất hơn 8m (Ảnh 145 - 147).

Hang đƣợc M.Colani phát hiện vào năm 1926 với một hố thám sát nhỏ đã thu

đƣợc khá nhiều hiện vật. Tuy nhiên, tƣ liệu không đƣợc công bố đầy đủ, Colani chỉ

Page 86: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

70

công bố đến những hiện vật có liên quan đến nghệ thuật nhƣ là những hòn đá có lỗ

vũm, hòn đá có nét vạch, 1 hòn cuội có nét khắc vạch phác họa một mặt ngƣời.

Hiện nay, trong kho bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn lƣu giữ một số di

vật ở Nà Cà gồm: 43 công cụ chặt đập; 9 công cụ nạo; 16 công cụ không xác định hình

dáng; 7 công cụ hình đĩa; 14 công cụ bình bầu dục và hình hạnh nhân; 6 phác vật rìu; 11

rìu ghè đẽo; 8 rìu ngắn; 17 rìu mài lƣỡi; 6 “Dấu Bắc Sơn”; 6 hòn đá mài; 1 mảnh đá có

dấu mài; 4 hòn đá có lỗ vũm; 1 mũi dùi đá; 5 mảnh tƣớc; 3 mảnh đá không có vết gia

công; 7 xƣơng răng thú; 2 mảnh gốm; 1 rìu mài tứ giác thuộc hậu kỳ Đá mới.

Năm 1967, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tiến hành đào 1 hố thám sát 3m2 tại Nà

Cà. Tầng văn hoá hang Nà Cà dày gần 1m chia làm 3 lớp. Số di vật tìm đƣợc gồm: 1

rìu đá; 1 hòn mài đá; 2 nạo đá ghè đẽo kiểu Hoà Bình; 5 công cụ chặt thô; 1 bàn kê

bằng tảng đá; 1 chày nghiền bằng đá cuội; 1 mũi dùi bằng đá; 1 chiếc rìu ngắn; 1 nạo

hình bán nguyệt; 1 hiện vật làm bằng sừng hƣơu nhỏ.

Ngoài số di vật tìm thấy trong hố đào, còn 46 hiện vật khác thu thập trên mặt

gồm: 23 công cụ chặt đập, 1 công cụ hình đĩa, 2 công cụ hình hạnh nhân, 2 nạo, 4 đá

mài, 5 rìu ngắn, 1 đá có dấu mài và 2 mảnh gốm.

Cuối tháng 10 năm 2014, tác giả đề tài và đoàn sinh viên khoa Lịch Sử trƣờng

ĐHSP Thái Nguyên đào thêm một hố thám sát nhỏ để tìm hiểu thêm về di tích này

(Ảnh 148 - 155).

Tầng văn hóa của Nà Cà dày gần 1m, từ trên xuống ta thấy có các lớp sau:

- Lớp đất mặt dày khoảng 8cm đến 13cm có màu nâu nhạt trong có lẫn một ít vỏ

nhuyễn thể và sỏi

- Lớp thứ hai là lớp đất màu xám trắng có độ dày từ 12cm đến 26cm, chứa vỏ

nhuyễn thể và công cụ đá.

- Lớp thứ ba là lớp đất mầu sẫm, khá dày (45cm - 50cm), đặc biệt trong này bắt

gặp nhiều những hòn đá cuội với kích thƣớc to nhỏ khác nhau.

- Cuối cùng là lớp sinh thổ màu vàng nhạt.

Page 87: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

71

Bảng 2.6: Thống kê loại hình di vật hang Nà Cà

Loại hình hiện vật Số lƣợng Tỷ lệ %

Công cụ chặt đập 59 36,87

Công cụ hình đĩa 7 4,37

Công cụ hình bầu dục 20 12,5

Rìu mài Bắc Sơn 17 10,62

Dấu Bắc Sơn 6 3,75

Rìu tứ diện 9 5,62

Công cụ mảnh tƣớc 11 6,87

Phác vật rìu 11 6,87

Đá có dấu mài 7 4,37

Đá có lỗ vũm 4 2,5

Bàn mài 6 3,75

Mảnh tƣớc 3 1,87

Tổng số (%) 160 100%

[166]

Qua bảng thống kê trên có thể thấy công cụ chặt đập chiếm số lƣợng nhiều hơn

cả với 43 di vật; rìu mài lƣỡi số lƣợng nhiều thứ hai với 17 di vật; công cụ mảnh tƣớc

có 2 di vật (Ảnh 156 - 164). Theo nhận định chung của các nhà nghiên cứu, đây là địa

điểm thuộc văn hoá Bắc Sơn [166].

Từ thống kê di vật trên, chúng tôi có nhận xét nhƣ sau: Ở di chỉ Nà Cà chỉ thấy 2

công cụ mảnh tƣớc.

Trong đợt đào thám sát cuối năm 2014 với diện tích khai quật hố là 1m2, Kết quả

là thu đƣợc một số hiện vật trong lòng hố và một số trên bề mặt hang.

Bảng 2.7: Thống kê hiện vật đá hang Nà Cà

TT Loại hình di tích, di

vật LM L1 L 2 L 3 ∑

1 Công cụ cuội ghè 03 04 07

2 Rìu mài lƣỡi 01 01

3 Mảnh vỡ 03 03

4 Công cụ mảnh tƣớc 10 01 11

5 Mảnh tƣớc 10 02 01 01 14

6 Cuội nguyên liệu 01 06 05 07 19

∑ 28 13 06 08 55

Page 88: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

72

2.2.1.5. Hang Con Hổ

Hang Con Hổ ở xóm Cây Thị, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, có tọa độ:

21043’54” vĩ Bắc, 105

053’57.2” kinh Đông. Hang đƣợc các cán bộ Đại học Sƣ phạm

Thái nguyên phát hiện vào tháng 4 năm 2014.

Hang Con Hổ nằm ở phần đầu dãy núi đá vôi Con Hổ, quay chính hƣớng Tây

Nam, nhìn ra thung lũng rộng, đối diện là núi Nghè nơi có hang Nghè, hiện là nơi thờ

cúng của ngƣời dân địa phƣơng. Trƣớc mặt mái đá có con suối nhỏ chảy qua. Hang ở

vị trí cao hơn mặt ruộng khoảng 0,5m, hang dài 25m, cao 15 - 20m, rộng 6,5m, là nơi

lý tƣởng cho con ngƣời thời kỳ tiền sử cƣ trú và sinh sống.

Bề mặt hang khá bằng phẳng, xuất lộ một số vỏ ốc suối bị chặt đuôi, 02 công cụ

hạch cuội có vết ghè đẽo và 01 chầy nghiền.

Dƣới sự trợ giúp của TS. Nguyễn Trƣờng Đông (Viện Khảo cổ học), chúng tôi

tiến hành đào thám sát một hố 1m2 ngay gần cửa hang. Kết quả thu đƣợc một số lƣợng

di tích và di vật lớn có giá trị trong địa tầng khảo cổ học nhƣ sau:

Địa tầng: Địa tầng chỗ sâu nhất là 100cm và nông nhất là 55cm, theo chiều dốc

từ bên trong chân núi ra. Đáy hố đào là đá nền hang. Địa tầng có 2 lớp phân biệt nhau

bởi thành phần cấu tạo:

- Lớp trên: dày 40cm từ bề mặt trở xuống, tƣơng ứng với lớp đào 1 và 2, có

trầm tích tơi xốp, khô, màu nâu sáng, ken dày vỏ ốc, di vật đá, mảnh và cục đá vôi, ít

xƣơng động vật.

- Lớp dƣới: dƣới 40cm đến đáy, tƣơng ứng với lớp 3 và 4, có ít hiện vật, nhƣng

lại có di cốt ngƣời (Sơ đồ 18 - 22).

Di tích: Bao gồm vỏ ốc và xƣơng. Thu đƣợc vô số vỏ ốc suối và ốc núi, tuyệt đại

đa số bị chặt đuôi. Hai lớp trên cùng có một số mảnh xƣơng động vật, nhƣng hai lớp

dƣới lại có di cốt ngƣời và một mảnh hàm xƣơng lợn. Tổng số có 31 mảnh xƣơng, gồm

27 mảnh xƣơng ngƣời. Trong đó, có 2 đoạn xƣơng ống ngƣời có vết cắt phẳng và nhẵn.

Di vật đá: Tổng số có 116 di vật đá, bao gồm 3 công cụ hạch cuội, 25 công cụ

mảnh, 28 mảnh tƣớc, 37 mảnh tách, 14 cuội nguyên liệu, 3 dấu Bắc Sơn, 4 thổ hoàng,

1 bàn mài và 1 chày (Bảng 2.8). Bộ sƣu tập thể hiện những đặc trƣng văn hóa Bắc Sơn

nhƣ tính không định hình trong công cụ cuội ghè, dấu “Bắc Sơn” (Hình 25-28). Ngoài ra,

đã phát hiện đƣợc 25 công cụ mảnh tƣớc, chúng đƣợc ghè tu chỉnh nhỏ trên rìa mép mảnh

Page 89: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

73

tƣớc. Về hình dáng, những công cụ mảnh này chúng hoàn toàn không giống những công

cụ mảnh tƣớc ở Ngƣờm tầng I, nhƣng ý tƣởng sử dụng kỹ thuật tu chỉnh khá gần gũi

nhau. Đấy là những đặc trƣng thƣờng thấy trong các sƣu tập văn hóa Bắc Sơn.

Di vật gốm: Tổng số có 32 mảnh. Trong đó đáng chú ý có 1 mảnh miệng gốm tiền

sử, gốm cứng, kiểu miệng đứng, không hoa văn. Còn lại là các mảnh gốm sành, sứ.

Di vật thủy tinh: Tổng số 2 mảnh. Đây là các mảnh vỡ hiện đại lọt từ trên xuống.

Bảng 2.8 : Thống kê di tích, di vật địa điểm hang Con Hổ

Tên hiện vật Lớp mặt Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3-4 Tổng

Đá

Công cụ hạch 1 1 1 3

116

Công cụ mảnh 21 2 2 25

Mảnh tƣớc 1 5 12 10 28

Mảnh tách 26 8 3 37

Cuội nguyên liệu 4 10 14

Dấu Bắc Sơn 1 2 3

Thổ hoàng 3 1 4

Bàn mài 1 1

Chày 1 1

Gốm

Gốm tiền sử 1 1

32 Gốm sành 18 7 1 26

Gốm men 3 2 5

Thủy tinh 2 2 2

Xƣơng 1 2 28 31 31

Tổng 3 86 45 47 181

Căn cứ vào kết cấu địa tầng, vào di vật khảo cổ, bƣớc đầu các nhà khảo cổ nhận

xét đây là một di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Bắc Sơn, có niên đại từ 6.000 - 7.000

năm cách ngày nay [135].

2.2.1.6. Hang Thần

Hang Thần thuộc bản Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, có toạ độ 21046’

33,1’’ vĩ độ Bắc, 105048’33,8” kinh độ Đông.

Hang phân bố ở chân phía đông bắc một quả núi lớn, ở độ cao hơn 0,5m so với

chân núi. Cửa hang có hình vòm nhỏ mở về phía đông bắc, trông ra một thung lũng

lớn. Đƣờng vào hang rất thuận tiện. Bề mặt hang khá bằng phẳng rộng 15m2, đƣợc

Page 90: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

74

chia làm hai ngách, trần hang hình vòm ít nhũ rủ. Phần lớn diện tích lòng hang nhận

đƣợc ánh sáng tự nhiên, thuận lợi cho con ngƣời cƣ trú. Cách hang chừng 100m về phía

đông bắc có dòng suối chảy qua (Ảnh 171 - 174).

Năm 2013, Viện Khảo cổ học và Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên tiến hành đào

khảo sát di tích này. Tại khu vực gần cửa hang, đoàn khảo sát đã tiến hành đào thám

sát một hố rộng 4m2. Kết quả khảo sát bƣớc đầu cho thấy, dấu tích của ngƣời nguyên

thuỷ tìm thấy chủ yếu ở khu vực cửa hang.

Tầng văn hoá dày khoảng 90cm, nằm phơi lộ ngay trên bề mặt hang. Tầng văn

hoá đƣợc đào theo 7 lớp, có độ kết cấu khá mềm, đƣợc hình thành bởi đất sét trong

hang có màu nâu sẫm, xen lẫn vỏ nhuyễn thể sông, suối và di vật khảo cổ. Qua mặt cắt

địa tầng cho thấy di tích có 1 tầng văn hoá thuần nhất. Trong tầng văn hoá tìm thấy

xƣơng răng động vật và vỏ nhuyễn thể sông suối nhƣ ốc, trai (Ảnh 175 - 186).

Di vật thu đƣợc trong hố thám sát bao gồm một số công cụ đá, mảnh tuớc và môt

số mảnh gốm và sành sứ, đƣợc phân loại nhƣ bảng sau:

Bảng 2.9: Thống kê hiện vật hang Thần

Lớp

Loại hình L1 L2 L3 L4 L5 L6 L7 Tổng số

Công cụ rìa lƣỡi

ngang

1 1 1 3

Chày nghiền 1 1

Mảnh tƣớc 7 1 4 9 4 26 51

Đá có vết ghè 1 1

Mảnh gốm tiền sử 2 2 1 5

Mảnh sành sứ 4 1 5

Tổng số 13 2 4 10 3 5 29 66

Về đồ đá, ở đây đều là những công cụ ghè thô, không có sự khác biệt về kỹ thuật

chế tác cũng nhƣ loại hình công cụ giữa các lớp, không có di vật mang đặc trƣng đồ đá

cũ (Hình 34,35). Đồ gốm hang Thần là gốm thô, dày, hoa văn thừng thô và đều tìm

thấy ở các lớp. Số lƣợng mảnh tƣớc khá nhiều, chứng tỏ công cụ đá đƣợc chế tác và tu

chỉnh ngay tại di chỉ cƣ trú (Ảnh 187 - 194).

Page 91: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

75

Một mẫu vỏ ốc ở lớp 4 ở hang Thần Sơn đƣợc niên đại C14 cho kết quả là 10.640

± 260 BP (Mẫu 2014. HT.M1. HNK - 1046).

Dựa vào nghiên cứu tổng thể các di vật, vào kết cấu trầm tích địa tầng văn hoá,

và niên đại tuyệt đối, bƣớc đầu chúng tôi cho rằng hang Thần là một di tích cƣ trú của

cƣ dân sơ kỳ Đá mới .

2.2.1.7. Hang Thủng

Hang Thủng, thuộc địa phận thôn Bài Kỵ, xã Yên Trạch, huyện Phú Lƣơng.

Hang đƣợc cán bộ Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên phát hiện vào tháng 12 năm 2011.

Hang nằm trên độ cao hơn 50m của núi Thủng - một núi đá vôi lớn nằm ở trung

tâm xã Yên Trạch. Hang Thủng có tọa độ 210 51’26,4’’vĩ Bắc, và 105

0 41’51,6” kinh

Đông. Hang có hai tầng, không thông nhau, hang trên có hƣớng tây chếch bắc, nền

hang khá bằng phẳng, diện tích mặt hang khoảng 20m2, phần lớn diện tích lòng hang

nhận đƣợc ánh sáng tự nhiên. Vết tích khảo cổ học đƣợc tìm thấy ở tầng hang trên này.

Năm 2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam và trƣờng ĐHSP Thái Nguyên đã tiến

hành đào thám sát 1 hố 2m2 tại khu vực gần cửa hang.

Quan sát vách đào phía Nam cho thấy địa tầng hố đào dày hơn 50cm có thể phân

thành các lớp từ trên xuống nhƣ sau:

- Lớp 1: Trên mặt có màu xám nhạt, xốp dày từ 5cm - 10cm, có chứa nhiều mảnh

gốm, mảnh vỏ ốc suối chặt đuôi, vỏ trai.

- Lớp 2: Đất màu xám nhạt, xen lẫn than tro dày từ 5cm đến 7cm, chứa nhiều vỏ

ốc suối, mảnh gốm, có vết tích của bếp lửa.

- Lớp 3: Đất màu xám tơi xốp xen lẫn đất màu xám sẫm, dày không đều từ 15cm

đến 20cm, xuất hiện nhiều mảnh đá nhỏ. Từ trung tâm của hố, xuất hiện một đám đất

trầm tích vôi hóa khá cứng. Lớp này chứa nhiều di vật khảo cổ nhƣ mảnh tƣớc, mảnh

rìu mài, vỏ ốc suối, mảnh xƣơng động vật nhỏ ...

- Lớp 4: Đất màu nâu sẫm, khá cứng, dày không đều từ 5cm - 10cm, chứa mảnh

tƣớc, xƣơng động vật, vỏ ốc suối.

- Lớp 5: Đất cứng, mầu nâu sẫm, dày 5cm - 10cm, chứa nhiều đá vụn, công cụ

cuội ghè, rìu mài, mảnh tƣớc và vỏ ốc suối.

Cuộc đào khảo sát đã phát hiện 46 di vật bao gồm: 1 công cụ cuội ghè hai rìa

lƣỡi đối diện, 2 mảnh rìu mài, 20 mảnh tƣớc, 21 mảnh gốm, 2 hòn cuội có vết ghè

Page 92: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

76

cùng nhiều vỏ ốc, vỏ trai và xƣơng động vật gẫy vỡ. Đáng chú ý là trong số mảnh gốm

nói trên, có 4 mảnh có hoa văn khắc vạch có dấu chấm dải xen kẽ ở giữa mang phong

cách gốm Phùng Nguyên tìm thấy ở L1 và L2. Mảnh tƣớc hang Thủng có kích thƣớc

tƣơng đối nhỏ và có mảnh tƣớc xuất hiện vết tu chỉnh rất rõ (Ảnh 223 – 224) (Hình 36).

Hiện có một niên đại C14 cho địa điểm này là 8.530 ± 265 BP (mẫu 2014.

Hth.M3, HNK. 1048).

Căn cứ vào kết cấu trầm tích và hiện vật trong các lớp, chúng tôi thấy tầng văn

hóa có 2 lớp kế tục nhau: Lớp văn hóa dƣới gồm L4 và L5 chứa công cụ ghè đẽo và

rìu mài lƣỡi, niên đại đoán định thuộc sơ kỳ Đá mới; lớp văn hóa trên cùng từ L1 đến

L3 chứa gốm, về niên đại có thể thuộc thời đại hậu kỳ Đá mới. Về cơ bản, hang Thủng

là một di tích cƣ trú của của cƣ dân thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá mới.

2.2.1.8. Hang Nghinh Tắc

Địa điểm này thuộc địa phận Bản Tắc, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai. Năm 1924,

M. Colani đã phát hiện và khai quật hang này, nhƣng tác giả chỉ đề cập đến một vài

hiện vật mang tính chất nghệ thuật. Đó là mảnh đất sét cứng trên bề mặt có những

vạch khắc song song.

Hang Nghinh Tắc cao khoảng 30m so với mặt ruộng, cửa quay về phía tây - tây

bắc, nhìn ra một cánh đồng rộng, bằng phẳng, chạy dài theo một con suối lớn cách

hang gần 70m. Nền hang rộng và sáng sủa.

Năm 1966 - 1967, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đến phúc tra lại địa điểm này và

có tiến hành đào thám sát 2 hố nhỏ, phát hiện đƣợc một số di vật đá và xƣơng sừng.

Năm 1972, Viện Khảo cổ học đến đây đào 4 hố thám sát với diện tích 20m2. Tầng

văn hóa không dày, cấu tạo các lớp đất đơn giản, từ trên xuống có các lớp:

- Lớp đất mùn, màu xám có nhiều vỏ ốc, dày khoảng 0,15m - 0,20m. Đây là phần

trên của lớp văn hóa đã bị xáo trộn, trong có lẫn một số mảnh sành sứ.

- Lớp đất màu nâu sẫm, có nhiều vỏ ốc, dày khoảng 0,30m. Trong lớp có lẫn

nhiều vệt than tro và công cụ đá.

- Lớp đất màu vàng xám có lẫn ít ốc, dày khoảng 0,10m - 0,15m, hiếm di vật đá.

- Lớp sinh thổ là lớp đất cát màu vàng mịn lẫn đá nhỏ.

Page 93: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

77

Hiện vật phát hiện đƣợc gồm một chiếc rìu mài toàn thân thuộc hậu kỳ Đá mới,

21 di vật khác nhƣ công cụ chặt thô, công cụ hình đĩa, công cụ hình hạnh nhân, rìu mài

lƣỡi, dấu Bắc Sơn...[18, tr. 54 - 55].

Hiện tại, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lƣu giữ 37 hiện vật gồm 11 công cụ chặt

đập, 6 chiếc nạo, 1 công cụ hình đĩa, 2 công cụ hình hạnh nhân và bầu dục, 1 phác vật

rìu, 1 rìu dài ghè đẽo, 1 rìu ngắn, 2 rìu mài lƣỡi, 3 “Dấu Bắc Sơn” (Hình 24), 1 bàn

nghiền và 7 mảnh tƣớc và 1 chiếc sừng hƣơu [166].

Đây là địa điểm thuộc văn hoá Bắc Sơn và có lớp văn hóa hậu kỳ Đá mới ở bên trên.

2.2.1.9. Các hang khác

Ngoài 8 hang đã trình bày ở trên, còn 13 địa điểm khác có chứa di vật thuộc giai

đoạn sơ kỳ Đá mới. Đó là các hang: Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang

Trâu, Nà Vật, hang Phƣợng Hoàng, hang Chùa, Sa Vạ, Mái đá Ngƣờm tầng III, Khe

Sui, hang Rắn. Trong số các di tích trên, chỉ có hang Ky là đƣợc ngƣời Pháp phát hiện

từ thập kỷ thứ 20 của thế kỷ trƣớc. Số còn lại do các nhà khảo cổ học Việt Nam phát

hiện (Xem bảng 1, Ảnh 55 - 68; 97 - 120; 171- 194; 195 - 204).

Tình trạng chung ở các hang này phần lớn mới khảo sát trên bề mặt. Riêng

Ngƣờm tầng III đã đƣợc trình bầy ở phần trƣớc, chúng tôi không nhắc lại nữa.

Ở địa điểm hang Ky, cho đến nay chƣa có tài liệu công bố chi tiết về địa điểm

này. Hiện nay, trong kho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn giữ lại 50 hiện vật mang ký

hiệu hang Ky. Hiện vật đá gồm: 1 chiếc rìu ngắn ghè đẽo ở lƣỡi và xung quanh rìa,

mảnh đá mỏng, xung quanh đƣợc ghè đẽo, 5 rìu mài lƣỡi, vết mài lan lên trên bề mặt,

22 dấu “Bắc Sơn”, 2 chày nghiền, 1 mảnh đá không có vết gia công, 5 hòn cuội hoặc

tròn, hoặc hình quả trứng có vết lỗ chỗ. Ngoài ra còn một số hiện vật khác nhƣ 1 công

cụ xƣơng làm bằng một mảnh xƣơng ống đẽo vát ở một đầu cùng một số xƣơng răng

động vật và vỏ nhuyễn thể [166, tr. 91 - 92].

Tại Hạ Sơn I, mặc dù có đào thám sát một hố nhỏ nhƣng có hiện tƣợng xáo trộn

mạnh. Những di vật đá ở đây chủ yếu là mảnh tƣớc (289 mảnh/373 hiện vật), trong đó

có 4 mảnh đƣợc ghè gia công nhỏ để làm công cụ. Các công cụ hạch cuội không thể

hiện kỹ thuật và loại hình thuộc thời đại Đá cũ mà gần với công cụ Hòa Bình - Bắc

Sơn thể hiện qua chiếc rìu ngắn và công cụ gần hình đĩa nhƣng không thật điển hình.

Page 94: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

78

Bƣớc đầu các nhà khảo cổ xếp địa điểm này vào sơ kỳ Đá mới, tƣơng đƣơng với văn

hóa Hòa Bình [6, tr. 143- 155].

Tại các hang Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng,

hang Chùa, Sa Vạ, Khe Sui, hang Rắn các nhà khảo cổ mới chỉ khảo sát trên bề mặt và

hiện vật thu đƣợc ít. Về các di vật, các công cụ đá ở đây không mang đặc trƣng của đồ

đá cũ, mà gần gũi với công cụ Hòa Bình - Bắc Sơn. Có địa điểm nhƣ hang Nà Vật,

hang Đán Mèo, hang Chùa, hang Phƣợng Hoàng tìm thấy rìu mài hạn chế phần lƣỡi

kiểu (rìu Bắc Sơn). Bƣớc đầu các nhà khảo cổ xếp chúng vào hệ thống văn hóa Bắc

Sơn [40].

2.2.2. Các di tích thuộc hậu kỳ Đá mới

Cho đến nay, những di tích thuần túy thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới phát hiện

đƣợc chƣa nhiều, mới chỉ có 3 di tích gồm hang Suam Sơn, hang Ông Trúc và địa

điểm Liên Minh (phát hiện ngoài trời).

2.2.2.1. Hang Suam Sơn

Địa điểm khảo cổ học Suam Sơn nằm trong một mái đá nhỏ của một dải núi đá

vôi dài ở về phía Tây thuộc xã Lịch Sơn, thuộc huyện Võ Nhai. Địa điểm này do

M.Colani phát hiện và nghiên cứu. Tài liệu thu thập đƣợc do H.Mansuy công bố vào

năm 1925 [173]. Hang này nằm về phía nam tây - nam và gần với các địa điểm Khắc

Kiệm và San Xá.

Tầng văn hóa khảo cổ ở đây rất mỏng, dày không quá 0,50m và hiện vật rất nghèo

nàn. Số hiện vật đá đã đƣợc công bố gồm có một số hòn đá cuội, trong số đó có một hòn

có vết ghè đẽo qua loa; một chiếc rìu bằng đá xanh dài 148mm, rộng 79mm và dày

36mm. Chiếc rìu này gần hình thang và có độ mài lan rộng lên cả hai mặt rìu và những

cạnh rìu. Tác giả H.Mansuy xếp chiếc rìu này vào hậu kỳ thời đại đồ Đá mới. [173].

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bộ sƣu tập tại kho Bảo tàng lịch sử Quốc gia và

nhận thấy, ngoài di vật đá nói trên còn có 2 mảnh gốm thô văn thừng đập. Do vậy, có

thể xếp địa điểm này thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới.

2.2.2.2. Hang Ông Trúc

Hang Ông Trúc thuộc xóm Phố, xã La Hiên, huyện Võ Nhai. Hang có tọa độ

20059’42,3’’ vĩ Bắc, 105

052’16,0’’ kinh Đông. Hang này đƣợc các cán bộ trƣờng Đại

học sƣ phạm Thái Nguyên phát hiện vào tháng 4 năm 2014.

Page 95: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

79

Hang Ông Trúc nằm lƣng chừng núi không tên trên địa bàn xóm Phố, hang này

đã từng đƣợc cƣ dân địa phƣơng sử dụng làm nơi tránh máy bay Mĩ ném bom thời

kháng chiến chống Mĩ. Cửa hang quay hƣớng nam lệch về đông khoảng 400. Hang cao

hơn mặt thung lũng khoảng 40m - 45m. Đƣờng lên hang thoai thoải dốc, nhiều đá cục,

càng lên cao càng có nhiều bậc đá giật cấp, gồ ghề, có đoạn dựng đứng cao gần 10m.

Cửa hang rộng, thoáng và rất tròn. Trần hang cao khoảng 50m - 60m. Nền hang dốc

vào trong, hẹp bề ngang nhƣng kéo dài hơn 100m. Ở giữa hang có 1 hố tròn hình lòng

chảo, đƣờng kính khoảng 15m. Phía trƣớc hang là suối Đãng, bắt nguồn từ xã Cúc

Đƣờng chảy xuống.

Khảo sát trong hang phát hiện đƣợc nhiều vỏ ốc, các công cụ đá, gồm 2 công

cụ hạch cuội, 1 bôn đá tứ giác mài nhẵn, 3 công cụ mảnh và một mảnh xƣơng động

vật. Bƣớc đầu, các nhà khảo sát xếp di tích này thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới [135].

2.2.2.3. Địa điểm xã Liên Minh, huyện Võ Nhai

Tại đây, trong quá trình khai phá đồi gò để sản xuất canh tác, nhân dân ở xóm Na

Kén, xã Liên Minh đã phát hiện đƣợc 2 chiếc bôn đá có vai mài nhẵn nằm gần nhau và

ở độ sâu khoảng 10cm - 15cm so với bề mặt. Một trong hai chiếc bôn đá nói trên đƣợc

nhà nghiên cứu Bùi Vinh nghiên cứu và xếp vào văn hóa Hà Giang [160]. Theo ngƣời

dân địa phƣơng cho biết, ngoài 2 chiếc bôn tìm thấy, họ còn tìm thấy 2 bàn mài to

bằng đá cuội cũng trên cùng quả đồi. Đƣợc sự giúp đỡ của bà con địa phƣơng, chúng

tôi đã đến đây khảo sát, kết quả là không thấy có dấu vết của tầng văn hóa, hay bất cứ

di vật nào khác. Mặc dù vậy, để tiện cho việc nghiên cứu về sau này, chúng tôi đƣa ra

giả thuyết công tác, đây là một di tích ngoài trời có niên đại khoảng hậu kỳ Đá mới.

+ Trong các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới ở Thái Nguyên, đã phát hiện nhiều

trƣờng hợp các lớp trên mặt của di chỉ có chứa những di vật thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá

mới - sơ kỳ Kim khí nhƣ rìu mài nhẵn có vai, rìu tứ giác, gốm thô. Đó là trƣờng hợp

của Mái đá Ngƣờm (lớp mặt), các hang Kim Sơn, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà,

hang Thần, hang Thủng. Ngoài ra, cũng phải kể đến những phát hiện lẻ tẻ những chiếc

rìu bôn có vai có nấc phát hiện ở xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ [161]và xã Kha Sơn,

huyện Phú Bình [130].

Mặc dù thiếu vắng những cứ liệu về tầng văn hóa, nhƣng sự hiện diện của những

di vật đó cho thấy có một giai đoạn hậu kỳ Đá mới tồn tại khá phổ biến ở Thái Nguyên.

Page 96: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

80

Tiểu kết chương 2

Trong số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên hiện biết, có 7 di tích

thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, 20 di tích thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá mới và 3 di tích có

chứa di vật của giai đoạn hậu kỳ Đá mới. Trong số này, mới chỉ có ba di tích là Mái đá

Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Ốc đƣợc khai quật có quy mô. Những di tích nhƣ các

hang Thắm Choong, Nà Ngùn, Thẩm Hấu, Nghinh Tắc, Kim Sơn, Khắc Kiệm, Con

Hổ, Nà Cà, hang Thần, hang Thủng đƣợc đào thám sát ở các mức độ khác nhau.

Những địa điểm khác nhƣ các hang Nà Vật, Phƣợng Hoàng, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán

Mèo, Sa Vạ, Suam Sơn, Ông Trúc, hang Cá, hang Trâu, hang Chùa, Khe Sui, hang

Rắn, thềm cổ sông Thần Sa, Liên Minh mới khảo sát trên bề mặt.

Những di tích hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên thuộc về hai truyền thống chế tác

công cụ khác nhau:Truyền thống kỹ nghệ mảnh mà đại diện là Ngƣờm I và truyền

thống kỹ nghệ cuội ghè mà nhóm Thắm Choong - Nà Ngùn là tiêu biểu.

Việc phân tích tài liệu khảo cổ học, đặc biệt là tài liệu Mái đá Ngƣờm cho thấy,

đặc trƣng nổi bật của loại hình và kỹ thuật đã thành tạo một kỹ nghệ đặc sắc: kỹ nghệ

Ngƣờm. Đặc trƣng của kỹ nghệ này chính là những công cụ mảnh nhỏ đƣợc tu chỉnh

với các loại công cụ phổ biến nhƣ công cụ cắt, khía, nạo, dùi…Kỹ thuật tách mảnh

tƣớc trên những hạch cuội tự nhiên, ít thấy các dạng hạch đá đƣợc chuẩn bị. Mảnh

tƣớc chủ yếu là mảnh hiếm phiến tƣớc, có chăng chỉ là mảnh dạng phiến; rất hiếm

hạch và phiến tƣớc kiểu Levallois. Kỹ thuật tu chỉnh mảnh tƣớc bao gồm cả dạng ghè

nhẹ trực tiếp và tu chỉnh ép trực tiếp.

Kỹ nghệ Ngƣờm là đặc thù chuyên biệt rất khác với kỹ nghệ công cụ hạch cuội

nhƣ kỹ nghệ Sơn Vi - Hòa Bình phổ biến ở nƣớc ta.

Sau khi kết thúc Ngƣờm I, vào khoảng ranh giới 23.000 năm, bộ mặt văn hóa

khu vực Thần Sa có bƣớc biến đổi. Khuynh hƣớng kỹ nghệ công cụ cuội ghè và công

cụ mảnh lớn thay thế cho kỹ nghệ mảnh nhỏ. Đây là lúc xuất hiện nhóm di tích Thắm

Choong - Nà Ngùn thuộc về truyền thống công cụ cuội ghè (hạch cuội) có niên đại

muộn hơn kỹ nghệ Ngƣờm và có tác động vào truyền thống kỹ nghệ Ngƣờm (Ngƣờm

II). Những đặc trƣng điển hình của văn hóa Sơn Vi hầu nhƣ rất mờ nhạt ở thung lũng

Thần Sa, mà thay vào đó là những kỹ nghệ cuội ghè với những loại hình công cụ

không định hình.

Page 97: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

81

Vào giai đoạn sơ kỳ Đá mới, địa bàn Thái Nguyên là nơi cƣ trú của cƣ dân văn

hóa Bắc Sơn (20 di tích). Những tài liệu khảo cổ từ các hang: Hang Ốc, hang Kim

Sơn, hang Khắc Kiệm, hang Con Hổ, hang Nghinh Tắc, hang Nà Cà, hang Thủng,

hang Thần cho thấy diện mạo văn hóa Bắc Sơn khá phổ biến ở khu vực này. Về mặt

đặc trƣng kỹ thuật, sự kết hợp giữa hai truyền thống mảnh tƣớc lớn và cuội ghè đã góp

phần thành tạo diện mạo văn hóa Bắc Sơn ở khu vực sơn khối đá vôi Thái Nguyên.

Ở vào giai đoạn hậu kỳ Đá mới, mặc dù mới chỉ phát hiện đƣợc 3 di chỉ, những

trong nhiều di chỉ hang động tiền sử Thái Nguyên đã phát hiện nhiều trƣờng hợp các

lớp trên mặt của các di chỉ này có chứa những di vật thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới -

sơ kỳ Kim khí. Mặc dù những tƣ liệu khảo cổ của giai đoạn này còn ít, những chúng ta

vẫn có thể nói về sự hiện diện của các cƣ dân cổ Thái Nguyên, tạo thành dòng chảy

truyền thống văn hóa liên tục trong thời đại Đá ở Thái Nguyên.

Page 98: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

82

CHƢƠNG 3

NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN DI TÍCH VÀ DI VẬT, NIÊN ĐẠI VÀ CÁC

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc trƣng di tích

3.1.1. Đặc trưng phân bố

Qua quá trình nghiên cứu và quan sát sự phân bố của các di tích khảo cổ trên

bản đồ Thái Nguyên, chúng tôi thấy hầu hết các di tích đều tập trung ở vùng đông bắc

thuộc huyện Võ Nhai. Đây là vùng đất cổ và hình thành sớm ở Thái Nguyên vào thời

trung sinh đến tận kỷ Crêta với các dãy núi đá vôi cổ thuộc dãy núi Thƣợng Nung rộng

lớn, hùng vĩ nhất Thái Nguyên. Đây vốn là phần kéo dài của dãy Ngân Sơn.

Tổng cộng có 23/30 di tích tập trung trên địa bàn huyện Võ Nhai thuộc đủ các

thời kỳ đá cũ và đá mới, chứng tỏ quá trình sinh sống và phát triển liên tục của cƣ dân

cổ tại đây.

Nếu các di tích thuộc văn hóa Ngƣờm và hậu kỳ Đá cũ với tổng số là 7 di tích

chỉ tập trung trên địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai thì các di tích thuộc sơ kỳ và hậu

kỳ Đá mới đã phân bố rộng trên địa bàn 3 huyện: Võ Nhai, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ,

trong đó riêng huyện Võ Nhai đã có 16 di tích. Điều này cho thấy, con ngƣời thời Đá

mới vẫn sinh sống chủ yếu trên địa bàn vùng địa bàn gốc của cƣ dân Ngƣờm cổ là Thần

Sa, và từ đây lan tỏa rộng khắp vùng sơn khối đá vôi thuộc 3 huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng

và Đồng Hỷ. Các di tích Đá mới vẫn phân bố tập trung trong các sơn khối đá vôi thuộc

dãy Thƣợng Nung kéo dài và có xu hƣớng tỏa đi bốn hƣớng: phía bắc đến Vũ Chấn, Sảng

Mộc, phía nam đến La Hiên, Cúc Đƣờng, phía đông đến Bình Long, (Võ Nhai), phía tây

đến Văn Lăng (Đồng Hỷ), Yên Trạch (Phú Lƣơng) ...

Hầu hết các di tích này đều là nơi cƣ trú mới và không có sự cƣ trú kế thừa giữa

văn hóa đá cũ và đá mới (trừ Ngƣờm III). Có thể do sự dồi dào về hệ thống hang động

và thung lũng tạo điều kiện cho con ngƣời có thể tách ra chuyển cƣ sang những vùng

thung lũng rộng lớn, nhiều sông suối hơn.

3.1.2. Đặc trưng nơi cư trú

Phần lớn nơi cƣ trú của cƣ dân Thái Nguyên cổ là hang động và mái đá. Tỉ lệ

các di tích thuộc hang động và mái đá là 94% với 28/30 di tích, có một di tích Đá cũ ở

Page 99: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

83

thềm sông chiếm 3%, một di tích hậu kỳ Đá mới ở ngoài trời chiếm 3%. Theo kết quả

nghiên cứu, vết tích cƣ trú của cƣ dân Thái Nguyên cổ có ở cả trong lòng hang, cửa

hang thậm chí ngoài cửa hang. Mặc dù vậy, lòng hang vẫn là nơi cƣ trú chính của cƣ

dân cổ tại đây

Qua nghiên cứu, chúng ta có thể thấy các di tích hang động, mái đá ở Thái

Nguyên có diện tích trung bình, hoặc khá nhỏ. Theo thống kê cho thấy, các hang có

diện tích lớn hơn 500m2 - 600m

2 là 5 di tích chiếm 20%

, số lƣợng các hang động mái

đá có diện tích trên 150m2 là 3 di tích chiếm 12%, chỉ có 1 di tích có diện tích 100m

2

chiếm 4%, số còn lại chỉ khoảng trên dƣới 30m2

là 16 di tích chiếm 64% (Biểu đồ 9).

Mặt khác diện tích các di tích hang động thuộc thời đại Đá cũ và đá mới cũng có sự

thay đổi theo hƣớng giảm dần. Cƣ dân thời đá mới thƣờng cƣ trú trong các hang động,

mái đá nhỏ bé hơn thời đá cũ. Có lẽ do thời kỳ đá mới đã có một sự tăng nhanh về dân

số, buộc cộng đồng cƣ dân thời cổ tại đây phải chia ra thành các nhóm nhỏ để phù hợp

với nguồn thức ăn kiếm đƣợc hàng ngày từ tự nhiên. Một nguyên nhân khác có thể do

thay đổi kết cấu gia đình, từ gia đình lớn sang gia đình nhỏ.

0

5

10

15

20

>500m2 >150m2 ≥100m2 ≥30m2

20%12%

4%

64%

Biểu đồ 9: Biểu đồ thống kê diện tích các hang

Các hang động, mái đá ở Thái Nguyên phân bố ở mọi độ cao khác nhau. Qua

thống kê cho thấy, những hang có độ cao trung bình từ 50m trở xuống là 21 di tích

chiếm số lƣợng 84%, từ 100m trở xuống là 3 di tích chiếm 12%, số hang cao hơn

100m là 1 di tích chiếm 4%. Cá biệt có di tích nhƣ hang Phƣợng Hoàng cao tới 195m

so với mặt thung lũng bên dƣới. Qua thực tế khảo sát các hang tiền sử ở Thái Nguyên

Page 100: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

84

cho thấy, việc leo lên các hang này khá thuận tiện, không vất vả và nguy hiểm cho con

ngƣời cƣ trú trong hang.

52%

32%

12

4%

0

2

4

6

8

10

12

14

1-24m 25-50m 51-100m >100m

Biểu đồ 10: Biểu đồ thống kê độ cao các hang

Hƣớng của hang mà cƣ dân Thái Nguyên cổ chọn làm nơi cƣ trú thƣờng là theo

hƣớng tây bắc hoặc đông nam chiếm tới hơn 80% hƣớng hang cƣ trú còn lại họ thƣờng

chọn hƣớng tây hoặc hƣớng đông làm nơi cƣ trú (Bảng 14, Biểu đồ 11). Có sự xuất hiện

xu hƣớng chọn hƣớng hang này có lẽ do ảnh hƣởng của địa hình vì chúng ta đều biết

rằng các dãy núi lớn trên địa bàn tỉnh là Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều chạy theo

hƣớng tây bắc - đông nam. Với thời tiết thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa theo các nhà

nghiên cứu thì hai hƣớng này tận dụng đƣợc tối đa nhiệt độ và ánh sáng. Mặt khác, phần

lớn các dòng sông suối nơi đây chảy theo hƣớng tây bắc - đông nam, phần lớn hang

động có cửa quay về hƣớng dòng chảy đều đƣợc sử dụng làm nơi cƣ trú. Các di tích

thuộc thời đại Đá mới ở Thái Nguyên đều theo hai hƣớng tây bắc - đông nam hoàn toàn

phù hợp với các thống kê về hƣớng hang trên nghiên cứu về văn hóa hang động tiền sử

Việt Nam.

Page 101: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

85

Biểu đồ 11: Biểu đồ hướng các hang

3.1.3. Đặc trưng tầng văn hóa

Tầng văn hóa các di tích thời đại đồ Đá ở Thái Nguyên thƣờng không dày lắm,

kết cấu bở rời và thƣờng bị xáo trộn lớn. Theo thống kê 13 di tích đã đƣợc khai quật và

đào thám sát thì tầng văn hóa dày trung bình từ 40cm - 50cm. Di tích có tầng văn hóa

dầy nhất là Ngƣờm (1,45m), Khắc Kiệm (1,3m) còn lại chỉ dao động từ 50cm - 70cm,

có di tích chỉ là lớp đất mỏng dày từ 15cm - 20cm. Chỉ số cụ thể nhƣ sau: số di tích có

địa tầng dày dƣới 50cm là 2 di tích chiếm 15,38%, số di tích dày từ 50cm đến dƣới

100cm là 5 di tích chiếm 38,46%, số di tích dày từ 1,0m - 1,45m là 6 di tích chiếm

46,15% (Biểu đồ 12).

15,38

38,46

46,15

0

10

20

30

40

50

2 hang 5 hang 6 hang Tổng 13

<50cm

Biểu đồ 12: Biểu đồ độ dày địa tầng các di tích đã được khai quật, thám sát

Page 102: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

86

Vết tích trong các tầng văn hóa thƣờng là đất sét vôi xen lẫn vỏ nhuyễn thể

nƣớc ngọt, xƣơng cốt động vật, than tro và di vật khảo cổ. Trong các di tích thời đại đồ

Đá ở Thái Nguyên số lƣợng vỏ ốc suối chiếm tuyệt đại đa số, vỏ ốc núi ít hơn. Một số

di tích có sự xuất hiện của vỏ trai, trùng trục, hến sông (Ngƣờm, Kim Sơn). Điều đáng

chú ý là trong các di tích đồ đá cả thời đá cũ và đá mới, thành phần nhuyễn thể nƣớc

ngọt là tƣơng đối tƣơng đồng. Điều khác biệt là trong các di tích thuộc thời đại Đá cũ

thì vỏ ốc thƣờng bở rời dù số lƣợng nhiều nhƣng lẫn với tro bếp nên không kết thành

tầng. Trong các di tích thuộc thời đại Đá mới vỏ ốc thƣờng kết thành tầng, thành vỉa

tập trung ở phía cửa hang (hang Ốc), dƣới đáy các hang thƣờng có một lớp vỏ ốc bị

nát vụn chứng tỏ sự khai thác và ăn ốc lâu dài của cƣ dân nơi đây. Với các hang gần

sông suối, sự đa dạng về vỏ nhuyễn thể nƣớc ngọt thƣờng nhiều hơn các hang ở xa

sông, suối. Đặc trƣng về kích thƣớc của các vỏ trai, ốc trong các di tích thuộc thời đại

đồ Đá ở Thái Nguyên thƣờng lớn hơn rất nhiều so với loài cùng loại hiện nay ở địa

phƣơng. Điều này rất phù hợp với nhận xét của các tác giả Vũ Thế Long và Ngô Thế

Phong khi nghiên cứu về các thành phần vỏ nhuyễn thể ở Ngƣờm [87].

3.1.4. Đặc trưng di tích bếp

Dấu tích bếp trong các di tích đồ đá ở Thái Nguyên thƣờng là các tầng tro bếp

mầu nâu đen ở các tầng văn hóa. Bếp thƣờng không tạo thành đống tro lớn mà tập

trung ở hƣớng giữa hang. Trong khu vực bếp thƣờng có vỏ ốc, mảnh tƣớc, xƣơng động

vật. Trong bếp thƣờng có những mảnh xƣơng và các tảng đá có vết bị đốt cháy. Có lẽ

cƣ dân thời đó đã kê đá làm bếp và nƣớng thịt, xƣơng động vật. Cá biệt tầng văn hóa 1

của hang Khắc Kiệm có hiện tƣợng khá đặc biệt từ bề mặt cho đến 25cm, tƣơng ứng

với lớp đào 2, trầm tích màu nâu sáng, chia thành 2 mức rõ ràng: mức dƣới từ 25cm -

17cm có các hiện tƣợng lớp đất cháy đỏ, cứng dày 4cm ở trên cùng nằm chồng lên lớp

tro xám dày 2cm, và bên dƣới lớp tro xám lại là lớp đất cháy dày 2cm - 3cm; mức trên

dày 17cm là lớp bề mặt trên cùng, tƣơng ứng với lớp đào 1. Nhƣ vậy, diện tích bếp ở

đây khá lớn và vết tích sử dụng lâu dài.

Page 103: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

87

Bảng 3.1: Thống kê diện tích, hướng, độ cao các hang động tiền sử ở Thái Nguyên

Số

thứ

tự

Tên địa điểm Vị trí Diện tích

lòng hang

Hƣớng

cửa hang

Độ cao của

hang

so với chân núi

1 Mái đá

Ngƣờm

Thôn Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên.21047’40’’N,105

052’40’’E

700m2 - 800m

2

Bắc 29m

2 Hang

Miệng Hổ

Xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 21047’50’’N, 105

052’31’’E

200m2

Đông

Nam

50m

3 Hang

Thắm Choong

Xóm Hạ Sơn Dao, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên.21046’50’’ N.105

052’30’’E

5550m2

Đông 70m

4 Hang

Nà Ngùn

Xóm Hạ Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên.210

48’15,8’’N, 105053’36,7”E

20m2

Đông 80m

5 Hang

Nà Khù

Xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 210

48’15,8’’ N, 105053’36,5” E

10m2

Đông

Bắc

7m

6 Hang

Thẩm Hấu

Bản nghinh Tắc, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên. 99m

2

Tây

Bắc 10m

8 Hang

Nghinh Tắc

Bản Tắc, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 25m

2

Tây

Bắc

30m

Page 104: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

88

9 Hang

Nà Cà

Thôn Nà Cà, xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 184m

2

Đông 3m

10 Hang Ốc Xóm Phố, xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 21038’35,4’’ N,106

010’52,4”E

1000m2

Bắc 15m

11 Hang Cá Xóm Phố, xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 210

38’32,3’’ N, 106011’13,2” E

100m2

Bắc 15m

12 Hang Trâu Xóm Phố, xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 210

38’39’’ N, 1060

10’40,1” E 50m

2

Tây

Bắc

25m.

13 Hang

Nà Vật

Xóm Long Thành, xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên.210

40’5,6’’ N, 1060

11’15,5” E 25m

2

Tây

Nam 2m

14 Hang

Thần

Bản Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên. 21046’33,1’’N,105

048’33,8’’E

15m2

Đông

Bắc 0,5m

15 Hang

Thủng

Thông Bài Kỵ, xã Yên Trạch, huyện Phú Lƣơng, tỉnh

Thái Nguyên.21051’26,4’’N, 105

041’51,6’’E

20m2

Tây

Bắc 50m

16 Hang

Phƣợng Hoàng

Thôn Mỏ Gà, xã Phú Thƣợng, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên. 21046’49,9’’ N,106

07’01’’ E

1000m2

Đông

Nam 195m

17 Hang

Hạ Sơn I

Xóm Hạ Sơn Tày, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 210 47’58,4’’ N, 105

052’29,4” E

30m2

Tây

Nam 0,5m - 0,8m

18 Hang

Hạ Sơn II

Xóm Hạ Sơn Tày, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên . 210

47’58,4’’ N, 105052’29,4” E

30m2

Tây

Nam 0,5m

19 Hang Chùa xóm Vân Khánh, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh 40m2 Đông 80m

Page 105: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

89

Thái Nguyên. 210

48’37,9’’ N 105049’53,4” E Bắc

20 Hang

Đán Mèo

Xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 210

48’2,0’’ N, 105053’41,9” E

40m2 Đông 40m

21 Mái đá

Con Hổ

Xóm Cây Thị, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên. 21043’54’’N, 105

053’57,2’’E

160 m2

Tây

Nam 0,5 m

22 Hang

Khe Sui

Xóm Đèo Ngà, xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên. 210

40’29’’N, 106010’40”E

1000m2

Đông

Nam 0,5m

23 Hang

Sa Vạ

Xóm Đèo Ngà, xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên.210

39’58’’N, 1060

10’41”E 50m

2

Tây

Bắc 1m

24 Hang

Kim Sơn

Xóm Kim Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên.210

47’48,6’’ N, 105053’42,4” E

25m2 Tây 3m

25 Hang

Ông Trúc

Xóm Phố, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, huyện Võ Nhai,

tỉnh Thái Nguyên.

20059’42,3’’N,105

052’16’’E

15m2

Đông

Nam 40m- 45m

- Các di tích Thềm sông cổ Thần Sa, Bản Ngoại là những di tích ngoài trời không có diện tích, hƣớng và độ cao.

- Các hang Ky, Suan - Sơn không có ghi chép về diện tích, hƣớng và độ cao, hang Đán Mèo không có diện tích lòng hang.

Page 106: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

90

3.1.5. Đặc trưng mộ và di cốt người

3.1.5.1. Mộ táng

Trong tổng số 30 di tích ở Thái Nguyên có 3 di tích đã phát hiện đƣợc mộ táng

là di tích Mái đá Ngƣờm, hang Con Hổ và hang Khắc Kiệm (Bảng 3.2).

- Mộ táng Mái đá Ngườm: Nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cƣờng nghiên cứu

các mộ và di cốt ngƣời ở đây và công bố trong bài “Về ba bộ xương người ở di chỉ Mái

đá Ngườm (Bắc Thái)” trên NPHMKCH năm 1982 [61].

Trong hố A2 các nhà nghiên cứu đã thu đƣợc ba bộ xƣơng ngƣời nằm ở lớp trên

cùng có chứa các di vật đặc trƣng của văn hóa Hòa Bình. Các mộ táng đều nằm trên

một bình diện ở độ sâu 0,60m.

Mộ 1: đầu quay về hƣớng nam chếch đông 21030’10’’. Không tìm thấy biên mộ

và không có đá kè. Ngƣời chết đƣợc chôn theo tƣ thế nằm co nghiêng. Chân gấp hẳn lại,

tay co, bàn tay đặt sát cạnh cổ. Một đốt sống cá nằm giữa phần đốt sống ngực và bụng.

Mộ 2a và 2b. Có khả năng là một ngôi mộ song táng vì xung quanh mộ có đá

kè, lại nằm trên cùng một bình diện. Ở giữa đƣờng phân giới hai bộ xƣơng có một hòn

đá to nhƣng quan sát kĩ thấy hòn đá này nằm thấp hơn hẳn những hòn đá khác. Vả lại

xƣơng quay của tay phải nằm đè phía trên hòn đá này. Bởi vậy, khó thừa nhận đây là

hòn đá kè giữa hai ngôi mộ. Nhƣng các nhà nghiên cứu cũng không khẳng định chắc

chắn vì lẽ hƣớng của hai ngôi mộ này không trùng nhau. Mộ 2a: đầu quay về hƣớng

tây chếch bắc 70015’. Ngƣời chết đƣợc chôn nằm nghiêng, tay trái duỗi. Xƣơng bàn

tay gần sát xƣơng bàn chân. Mặc dù toàn bộ chi dƣới bị mất nhƣng có thể khẳng định

rằng đùi chắc chắn phải gập lại. Xen lẫn trong ngôi mộ, còn có 65 mảnh tƣớc và mảnh

cuội kèm theo. Mộ 2b: đầu quay về hƣớng tây chếch nam 10045’. Ngƣời chết đƣợc

chôn theo tƣ thế nằm ngửa, đùi gập lại, hai tay song song với cột sống. Một hòn đá to

đè lên xƣơng đùi và xƣơng chày khiến đầu gối đổ về hƣớng nam. Trong mộ cũng có

nhiều mảnh tƣớc.

- Mộ táng hang Con Hổ: Tại hang Con Hổ có địa tầng dày 55cm - 100cm và chia

làm hai lớp. Lớp trên tƣơng đƣơng với lớp đào 1 và 2, lớp dƣới tƣơng đƣơng lớp đào 3

và 4 đã phát hiện di cốt ngƣời ở cả lớp trên và lớp dƣới trong đó tập trung ở lớp 3 với

độ sâu hơn 40cm. Tổng cộng đã phát hiện đƣợc 27 mảnh xƣơng ngƣời có 2 đoạn

xƣơng ống có vết cắt phẳng và nhẵn. Từ kết quả nghiên cứu thực tế ta thấy đƣợc mộ

Page 107: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

91

táng trong di chỉ này không có biên mộ, ngƣời chết đƣợc chôn theo tƣ thế nằm ngửa,

chân duỗi thẳng.

Bảng 3.2: Thống kê các địa điểm có di tích cổ nhân (mộ táng)

TT

Tên địa

điểm

(nguồn

dẫn)

Di tích cổ nhân

1

Mái đá

Ngƣờm

[61]

Trong hố A2 các nhà nghiên cứu đã thu đƣợc ba bộ xƣơng

ngƣời trong 2 ngôi mộ, nằm ở lớp trên cùng có chứa các di vật đặc

trƣng của văn hóa Hòa Bình (tầng III). Các di cốt đều đƣợc chôn

theo tƣ thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, chân tay gập lại.

Về nhân chủng học: các di cốt trong các mộ 2a và 2b của di chỉ

Ngƣờm có những đặc điểm chủng tộc gần gũi với chủng Mê - la - nê

- diêng Ôxtralôit.

2

Hang Con

Hổ

[135]

Lớp đào 3 và 4 đã phát hiện di cốt ngƣời ở cả lớp trên và lớp

dƣới trong đó tập trung ở lớp 3 với độ sâu hơn 40cm. Tổng cộng

riêng lớp 3 đã phát hiện đƣợc 27 mảnh xƣơng ngƣời có 2 đoạn

xƣơng ống có vết cắt phẳng và nhẵn. Từ kết quả nghiên cứu thực

tế, ta thấy đƣợc mộ táng trong di chỉ này không có biên mộ, ngƣời

chết đƣợc chôn theo tƣ thế nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Dựa vào

đƣờng bám cơ của xƣơng đùi khỏe, xƣơng chày, có thể kết luận

đây là di cốt nam ở tuổi trƣởng thành.

3

Hang Khắc

Kiệm

[166]

Mộ táng trong di chỉ hang Khắc Kiệm đƣợc nhà khảo cổ học

ngƣời Pháp H.Mansuy phát hiện và công bố năm 1925. Hiện nay,

di cốt bán hóa thạch gồm 1 hộp sọ không hoàn chỉnh đƣợc phát

hiện tại đấy đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Theo

H.Mansuy, sọ Khắc Kiệm mang đặc trƣng nhân chủng Proto -

Mélanésien hoặc Mélanésien.

- Mộ táng hang Khắc Kiệm: Mộ táng đƣợc nhà khảo cổ học ngƣời Pháp

H.Mansuy phát hiện và công bố năm 1925. Trong báo cáo về địa điểm này, H. Mansuy

chƣa cho ta biết về hiện trạng mộ táng ở đây, chỉ biết rằng di cốt sọ đƣợc tìm thấy gần

trên bề mặt. Ngoài di cốt sọ ra chƣa tìm thấy xƣơng khác kèm theo, do vậy ta không

Page 108: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

92

thể biết táng thức của ngôi mộ này.

Hiện nay, di cốt hộp sọ đang đƣợc lƣu giữ tại bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tóm lại, những di tích mộ táng tìm thấy ở Thái Nguyên thuộc về giai đoạn sơ kỳ

Đá mới. Chƣa tìm thấy di tích mộ táng thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá cũ. Các di tích mộ

táng này thƣờng không có biên mộ. Các di cốt đều đƣợc chôn theo tƣ thế nằm nghiêng

hoặc nằm ngửa, chân tay gập lại, có chôn theo đồ tùy táng.

3.1.5.2. Di cốt người

- Di cốt người ở Mái đá Ngườm

Nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cƣờng đã giám định xƣơng cốt ở Ngƣờm nhƣ sau:

Mộ 1: Xƣơng bị vỡ nát hầu hết, không thấy một mảnh sọ nào, nhƣng còn giữ lại

đƣợc ba răng bên trái hàm dƣới: I2, C, P1. Cả ba răng đều mòn chạm đến phần đen -

tin. Xƣơng chi chỉ còn lại 18 xƣơng đốt bàn, đốt ngón nguyên vẹn và hai xƣơng ống

chân mất đầu xƣơng.

Mộ 2a: Xƣơng sọ còn giữa lại đƣợc ½ xƣơng chán bên trái. Phần gốc mũi còn

thấy rõ đƣợc điểm nasion. Đƣờng khớp vành chƣa gắn liền. Hai mảnh xƣơng đỉnh trái,

phải chỉ còn giữ lại đƣợc một phần sát đƣờng khớp dọc. Xƣơng thái dƣơng và xƣơng

chẩm chỉ còn lại những mảnh nhỏ. Hàm trên còn giữ lại một mảnh hàm với các răng:

Bên trái: I1, P1, M1, M2, M3, bên phải: I2, C, P1, P2, M1, M2, M3. Hàm dƣới: còn lại

nửa hàm bên phải trên đó có dính các răng: C, P1, P2, M1, M2, M3. Đoạn hàm bên

trái của cùng cá thể này chỉ còn lại hai răng M2 và M1. Xƣơng chi trên gồm có: một

xƣơng trụ bên trái gần nguyên vẹn, xƣơng cánh tay bên trái mất đầu trên, một nửa

xƣơng đòn bên phải và xƣơng quay trái chỉ còn lại thân xƣơng. Xƣơng chi dƣới chỉ

còn lại một đoạn ngắn của đầu trên xƣơng đùi và hai xƣơng sên, gót gần nhƣ nguyên

vẹn. Ngoài ra, còn có 13 đốt bàn và đốt ngón nguyên vẹn.

Mộ 2b: Xƣơng sọ gồm có xƣơng đỉnh và xƣơng thái dƣơng trái đƣợc nối với

một phần của xƣơng chẩm và xƣơng trán, xƣơng trán còn lại đƣợc một phần của ổ

mắt. Đƣờng khớp thái dƣơng đỉnh đã liền ở mặt trong. Đƣờng khớp đỉnh - chẩm ở mắt

trong liền gần hết. Đƣờng khớp trán - đỉnh và đƣờng khớp bƣớm - đỉnh đã gắn liền

hoàn toàn cả ở mặt trong lẫn mặt ngoài sọ. Gờ trên hốc mắt tròn tày, ụ chẩm khá lớn.

Hai mảnh xƣơng đỉnh khác ở vùng bregma đƣợc gắn liền với nhau vì mặt trong của

đƣờng khớp dọc đã dính lại. Không còn lại một chiếc răng nào.

Page 109: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

93

Xƣơng chi trên: Các xƣơng cánh tay, xƣơng trụ, xƣơng quay bên phải còn lại

gần nhƣ nguyên vẹn. Hai xƣơng đòn phía đầu ngoài bị đập vỡ. Xƣơng cánh tay trái

mất đầu trên. Xƣơng trụ trái mất một đoạn ở gần thân xƣơng. Còn xƣơng quay chỉ còn

lại hai đoạn không nguyên vẹn. Xƣơng chi dƣới chỉ còn lại hai xƣơng sên và xƣơng

mác bên trái là còn nguyên vẹn. Xƣơng chậu hông phải thiếu mất một phần của cánh

chậu và ngành dƣới của xƣơng mu. Đùi trái mất đầu dƣới của xƣơng và một phần của

lối cầu. Xƣơng chày trái, phải đều chỉ bị vỡ ở hai đầu trên. Ngoài ra, các nhà nghiên

cứu còn thu đƣợc 23 đốt bàn và đốt ngón.

+ Về giới tính và độ tuổi:

Mộ 1: Di cốt của một ngƣời trƣởng thành, không thể xác định là nam hay nữ vì

xƣơng mủn nát.

Mộ 2a: Dựa vào độ mòn của răng và sự gắn liền của đầu khớp xƣơng chi các

nhà nghiên cứu nhận thấy di cốt này tầm 35 - 40 tuổi. Mỏm chũm bé, thân xƣơng hàm

dƣới thấp nên có thể đây là di cốt của một phụ nữ.

Mộ 2b: Dựa vào chậu hông và phần xƣơng sọ còn lại có nhiều khả năng là di

cốt của một cụ già trạc 75 - 80 tuổi, cao khoảng 1,60m.

+ Về phương thước mai táng: theo các nhà nghiên cứu di cốt trong cả ba ngôi

mộ đều có phần xƣơng chân bị co gập lại theo tƣ thế bó ngối nằm co.

+ Về chủng tộc: các di cốt trong các mộ 2a và 2b của di chỉ Ngƣờm có những đặc

điểm chủng tộc gần gũi với chủng Mêlanêdiêng Ôxtralôit.

- Di cốt người hang Khắc Kiệm:

Di cốt ngƣời trong hang Khắc Kiệm đã đƣợc H.Mansuy nghiên cứu và công bố

từ năm 1925. Chiếc sọ Khắc Kiệm chỉ còn lại xƣơng chẩm gần nguyên vẹn, xƣơng

đỉnh bên trái đã bị vỡ ở phía sau, một phần nhỏ của xƣơng đỉnh phải, xƣơng thái

xƣơng bên trái và nửa bên trái phía sau xƣơng trán. Theo H.Mansuy, vì phần trƣớc của

xƣơng trán đã bị hủy mất, nên không tính đƣợc chỉ số đầu, nhƣng nhìn từ trên xuống

cũng thấy nó có hình bầu dục và vùng thái dƣơng bị hẹp xuống, thấy những bƣớu đỉnh

chỉ hơi nhô lên một chút ít và gần nhƣ lần với bề mặt của xƣơng đỉnh. Nhìn từ phía

sau, thấy đƣợc bề ngang của phần trên vòm sọ bị thu hẹp lại và đƣờng kính ngang

không lớn hơn đƣờng kính ngang ở nền sọ, thấy đuôi bƣớu đỉnh rất thấp, những thành

sọ thẳng đứng và sọ có hình thuyền rõ rệt. Theo ông, sọ Khắc Kiệm hết sức dài, hình

Page 110: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

94

bầu dục, thành thẳng đứng, trán hẹp, nên nó không khác gì sọ những ngƣời da đen

Mélanésien đầu dài và giống với sọ của ngƣời Pa-pua hiện đại, có thể coi chúng là

những sọ Proto - Mélanésien [173].

- Di cốt người hang Con Hổ:

Thạc sĩ Trần Thị Minh, cán bộ Viện Khảo cổ học đã phân tích di cốt ngƣời ở

hang Con Hổ nhƣ sau:

Di cốt ngƣời trong di tích hang Con Hổ chủ yếu đƣợc phát hiện ở lớp 2 và lớp 3

của di tích. Trong đó tập trung nhiều nhất ở lớp 3. Mặc dù chƣa phát hiện đƣợc hết

toàn bộ di cốt trong di tích do hạn chế bởi hố đào thám sát nhƣng dựa vào vị trí phát

hiện di cốt có thể bƣớc đầu khẳng định ngƣời chết đƣợc chôn theo tƣ thế nằm ngửa,

chân duỗi thẳng. Kết quả phân tích cụ thể nhƣ sau:

+ Lớp 2: Ụ gót của xƣơng gót trái, 1mảnh xƣơng chày, mảnh xƣơng mác, đầu

xa của đốt ngón. Xƣơng chắc nhƣng không đo đạc, gắn chắp đƣợc. Đây là xƣơng của

ngƣời trƣởng thành nhƣng khó xác định về giới tính.

+ Lớp 3: Di cốt chỉ còn chi dƣới bên phải bao gồm1 phần thân xƣơng đùi, chỏm

đùi, đầu xa xƣơng chày, đầu xa xƣơng mác, xƣơng gót, xƣơng sên, xƣơng thuyền

nguyên vẹn và 1 số xƣơng đốt bàn chân: đốt bàn I và đốt bàn V bên phải, đốt ngón gần

I bên phải, đầu xa của các đốt II, III, IV. Xƣơng tốt, có lớp trầm tích mỏng bám ngoài.

Dựa vào đƣờng bám cơ của xƣơng đùi khỏe, xƣơng chày, có thể kết luận đây là di cốt

nam ở tuổi trƣởng thành.

Bảng 3.3: Một số kích thước đo xương chi di cốt hang Con Hổ

Xƣơng sên Phải (mm)

1. 1. Chiều dài xƣơng sên 56.4

2. 2. Chiều rộng 42.87

3. Chiều cao 29.93

4. Chiều dài của ròng rọc 36.23

5. Chiều rộng của ròng rọc 32.72

6. Chiều dài của chỏm 28.75

7. Chiều rộng của chỏm 23.42

8. Chiều dài của diện khớp với xƣơng gót 38.05

9. Chiều rộng của diện khớp với xƣơng gót 23.94

Page 111: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

95

Xƣơng gót Phải (mm)

1. Chiều dài lớn nhất của xƣơng gót 77.84

2. Chiều rộng giữa 50.77

3. Chiều rộng nhỏ nhất của thân 30.21

7. Chiều cao của ụ gót 48.88

8. Chiều rộng của ụ gót 32.53

9. Chiều dài của diện khớp với xƣơng sên 33.30

10. Chiều rộng của diện khớp với xƣơng sên 22.29

Đốt bàn chân phải (mm) I V

2. Dài lớn nhất 62.73 72.45

1b. Dài sinh lý 59.38 68.70

3. Rộng giữa thân 14.47 9.58

4. Cao giữa thân 13.15 12

Đốt ngón chân gần bên phải (mm) I

1. Dài đốt 29.84

2a. Rộng lớn nhất dầu gần 20.10

3a. Cao lớn nhất đầu gần 14.38

2b. Rộng lớn nhất đầu xa 17.25

3b. Cao lớn nhất đầu xa 8.44

Các nghiên cứu về cổ nhân ở hang Con Hổ chƣa cho ta biết đƣợc đặc trƣng chủng tộc.

- Di cốt người địa điểm Làng Trang: Trƣớc đây, địa điểm Làng Trang thuộc

huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Từ năm 1972, địa điểm này thuộc về địa phận tỉnh Lạng

Sơn. Di cốt Làng Trang hiện đang lƣu giữ tại kho BTLSQG. Xuất phát từ quan điểm

Page 112: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

96

di tích này cũng nằm trong phạm vi phân bố của các di tích thời đại Đá Thái Nguyên

trƣớc đây, do vậy đây cũng là tài liệu quan trọng giúp chúng ta tham khảo.

Tài liệu di cốt ngƣời địa điểm Làng Trang đƣợc nhà nhân chủng học - Thạc sĩ

Trần Thị Minh (Viện Khảo cổ học) phân tích và cho kết quả nhƣ sau:

Hộp sọ bị vỡ chỉ còn:

Xƣơng trán gần nguyên vẹn, một phần xƣơng đỉnh bên phải và phần trái của

xƣơng thái dƣơng bên phải bị vỡ. Mỏm chũm bị vỡ còn một nửa theo mặt cắt dọc với

chiều cao là 18.46 mm. Các xƣơng tƣơng đối chắc.

Xƣơng trán, xƣơng hàm trên và xƣơng hàm dƣới bị bẹp vỡ gắn liền thành khối,

đƣợc bao phủ bởi lớp trầm tích nâu đỏ ken dầy vỏ nhuyễn thể chủ yếu là ốc suối.

Hàm trên: Nửa hàm trên bên phải còn các răng: P1, P2, M1, M2, M3. Nửa hàm

trên bên trái: I1, I2, C, P2, M1, M2. Tuy nhiên do bị nhũ phủ, nên chỉ có thể đo đạc

đƣợc răng M2, M3 bên phải.

Bảng 3.4: Kích thước răng hàm trên bên phải sọ người Làng Trang (mm)

Hàm trên bên phải Đƣờng kính gần - xa

(G - X)

Đƣờng kính ngoài - trong

(N - T)

M2 9.85 11.5

M3 5.63 6.66

Hàm dƣới:

Nửa hàm dƣới bên trái bị trầm tích bao phủ kín.

Nửa hàm bên phải đã bị mất phần mỏm vẹt, không bị bao phủ bởi trầm tích

và chỉ còn răng nanh C với các kích thƣớc đƣờng kính thân răng : Đƣờng kính ngoài -

trong (N - T)= 6.5 mm , đƣờng kính gần - xa (G - X) = 7.02 mm

Dựa theo công thức răng nanh dƣới đây:

X = - 0.003 – 0.83 X1 + 1.83 X2 ,

Trong đó X1= đƣờng kính N - T, X2 = đƣờng kính G – X

X > 6.29 → nam, X < 6.29 → nữ

= -0.003 – 0.83x 6.5 + 1.83x 7.02

= 7.45 > 6.29 → di cốt nam

Page 113: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

97

Dựa vào răng M3 hàm trên đã mọc và công thức tính răng nanh hàm dƣới có thể

kết luận rằng đây là di cốt nam, ở tuổi trƣởng thành. Các nghiên cứu về cổ nhân ở

Làng Trang chƣa cho ta biết đƣợc đặc trƣng chủng tộc.

Tóm lại, những di cốt tìm thấy ở Thái Nguyên thuộc về giai đoạn sơ kỳ Đá mới

với những đặc trƣng nhân chủng Proto - Mélanésien hoặc Mélanésien (Ngƣờm,

Nghinh Tắc). Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp với những nghiên cứu về chủ nhân

văn hóa Bắc Sơn do các nhà nghiên cứu trƣớc đây công bố.

3.1.6. Đặc trưng di tích động - thực vật

3.1.6.1. Đặc trưng di cốt động vật

Điều kiện tự nhiên khu vực Thái Nguyên giai đoạn cuối Pleistocene - đầu

Holocene đƣợc phục dựng chủ yếu qua đặc điểm trầm tích, di tồn động thực vật trong

địa tầng một số di tích thuộc thung lũng Thần Sa, huyện Võ Nhai. Các di tích cổ sinh

đã đƣợc nghiên cứu gồm: Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, Mái đá Hạ Sơn I, Mái đá

Ranh và Mái đá Nà Mạ (Bảng 16).

Theo tác giả Lê Văn Thuế, chúng ta có tƣ liệu cụ thể của các di tích cổ sinh trên

nhƣ sau [145]:

Tại Mái đá Ngườm: Di cốt động vật tìm thấy trong các tầng văn hóa với nhiều

xƣơng, răng. Xƣơng răng động vật đa số bị vỡ nát, rất ít răng so với xƣơng chi. Ở đây

còn có các công cụ xƣơng. Địa tầng Mái đá Ngƣờm chia làm ba lớp: xám sẫm, xám

nhạt và lớp vàng. Tầng xám sẫm bị xáo trộn nhiều. Trong khai quật, quần thể động vật

chủ yếu tìm thấy trong hai lớp xám nhạt và lớp vàng gồm:

+ Di tích động vật tầng I gồm:

Lớp ốc (Gastropoda): ốc suối và ốc núi.

Lớp cá (Pisces): xƣơng đốt sống và xƣơng hàm cá nƣớc ngọt.

Lớp bò sát (Reptilia).

Bộ rùa (Testudinata): mai rùa.

Lớp có vú (Mammalia).

Bộ guốc chẵn (Artiodactyla).

Họ lợn (Suidae), lợn rừng (Sus scrofa).

Họ bò (Bovidae), bò rừng (Bos sp).

Bộ gậm nhấm (Rodentia).

Họ nhím (Hystricidae), nhím (Hystrix sp)

Page 114: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

98

Bộ ăn thịt (Carnivora).

Họ lửng (Mustelidae), lửng lợn (Arctonyx collaris – F.cuvier, 1825).

Bộ linh trƣởng (Primates).

Họ khỉ (Cereopithecidae).

Khỉ (Macaca assamensis).

Họ đƣời ƣơi (Pongidae): Pongo sp. [145]

+ Di tích động vật tầng II gồm: Xƣơng răng động vật chớm hóa thạch, gồm

Pongo, bò (Bos sp), lửng lợn (Arctonyx collaris), khỉ (Macaca sp)

+ Di tích động vật tầng III gồm: Xƣơng răng động vật không nhiều và chớm hóa thạch.

Di cốt động vật tìm đƣợc ở Ngƣờm nhìn chung đã hóa thạch hoặc ở tình trạng

bán hóa thạch, chúng gồm những loài tiêu biểu nhƣ: Lợn rừng (Sus scrofa), hƣơu nai

(Rusa Sp), Khỉ (Macaca sp), Gấu (Ursus sp), Lửng lợn (Arctonyx collaris), nhím

(Hystrix sp)… và đặc biệt là Đƣời ƣơi (Pongo) - một trong ba đại diện (Pongo -

Ailuropoda - Stegodon) tiêu biểu cho quần động vật cuối Pleistocene ở Bắc Việt Nam

và Nam Trung Quốc. Sự có mặt phổ biến của đƣời ƣơi, chứng tỏ xung quanh khu vực

thung lũng Thần Sa thời đó là những cánh rừng rậm rạp với các loài cây thân gỗ lớn.

Tại hang Miệng Hổ: có nhiều trầm tích loại cát pha sét, màu đỏ và có độ carbonat

hóa rất cao. Trong trầm tích tại đây có tìm thấy răng nanh vỡ, có lẽ là nanh khỉ. Ngoài

ra, còn có xƣơng vỡ đã hóa thạch. Qua màu đỏ của trầm tích độ hóa thạch của xƣơng

răng và vị trí của mái đá so với mặt thung lũng, trầm tích hang Miệng Hổ có khả năng

ở vào giai đoạn trung kỳ Pleistocen.

Tại Mái đá Hạ Sơn I: Trầm tích bị rửa trôi gần hết chỉ còn một chút bám trên

vách hang và đƣợc nhũ bao phủ. Trầm tích cát pha sét vàng bị carbonat hóa rất mạnh

nên rất cứng. Xƣơng răng thú hóa thạch tìm đƣợc ở đây gồm những loại sau:

Lợn rừng (Sus scrofa)

Hƣơu nai (Rusa Sp)

Khỉ (Macaca sp)

Gấu (Ursus sp)

Trầm tích ở mái đá Hạ Sơn I tƣơng đƣơng với trầm tích hậu kỳ Pleistocen ở Việt Nam.

Tại Mái đá Nà Mạ: trên vách đá là có trầm tích khẽ nứt màu vàng đã bị carbonat

hóa. Độ cứng của trầm tích kẽ nứt ở đây kém độ cứng của trầm tích ở Hạ Sơn I. Trong

Page 115: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

99

trầm tích kẽ nứt, tìm thấy răng lợn rừng và răng khỉ đã hóa thạch. Rất có thể trầm tích

này tƣơng đƣơng với phần trên của hậu kì Pleistocene.

- Giai đoạn sơ kỳ và hậu kỳ Đá mới:

Giai đoạn này có thể nằm trong khung niên đại sau 18.000 năm đến trên khoảng

6.000 năm cách nay. Có thể thấy, đây là một giai đoạn khá dài, trong đó còn có thể

phân chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn: (1) từ sau khoảng 18.000 năm đến khoảng

11.000 năm và (2) từ sau khoảng 11.000 năm đến khoảng 6.000 năm. Các di tích hiện

biết về giai đoạn này bao gồm: Ngƣờm III (tầng văn hóa muộn nhất ở Ngƣờm), Kim

Sơn, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Ốc,

Hang Cá, Hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng, Hang Con Hổ, hang Chùa.

Điều kiện khí hậu trong giai đoạn này đã có những biến đổi rõ rệt theo chiều

hƣớng ấm và ẩm ƣớt hơn, biểu hiện qua sự gia tăng của các loài nhuyễn thể mà chủ

yếu là các loài ốc núi và ốc suối, vốn là những loài động vật chỉ thị cho chế độ khí hậu

nóng ẩm. Các loài động vật khác cũng biểu hiện sự gần gũi với quần động vật hiện đại

và không còn sự hiện diện của loài Pongo nhƣ trong giai đoạn trƣớc đó ở tầng văn hóa

I ở Ngƣờm (Bảng 3.5).

Trong số các di tích kể trên chúng tôi đặc biệt chú ý các di tích cổ sinh là hang

Con Hổ (huyện Võ Nhai) và hang Bộc Cuối (huyện Phú Lƣơng)

Tại hang Con Hổ: Trong trầm tích mầu vàng bám vách hang, chúng ta có thể dễ

dàng quan sát đƣợc xƣơng và răng của các động vật hiện đại nhƣ răng voi Châu Á,

răng tê giác, răng lợn rừng và ½ chiếc răng ngƣời bị vỡ.

Tại hang Bộc Cuối: (huyện Phú Lƣơng) thuần túy là một di tích cổ sinh. Trong

hang ốc núi và ốc suối ken dày thành từng mảng, bám chắc trong các ngách hang.

Trầm tích ở đây có màu vàng nhạt tƣơng đối cứng nhƣng không cứng bằng hang Con

Hổ. Có nhiều tảng trầm tích vàng có lẫn xƣơng hƣơu nai bị vỡ rơi ra khỏi vách hang.

Page 116: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

100

Bảng 3.5: Thống kê các địa điểm có di tích cổ sinh

TT

Tên địa

điểm ( vị

trí tọa độ

nếu có)

Di tích cổ sinh

Nguồn dẫn

1 Mái đá

Ngƣờm

Họ khỉ Cereopithecidae

Khỉ Macaca assamensis

Khỉ Macaca speciosa

Họ đƣời ƣơi (Pongidae): Pongo sp

Đƣời ƣơi Pongo pygmaeus

Họ lợn Suidae

Lợn rừng Sus scrofa

Họ hƣơu nai Cervidae

Nai Rusa sp

Họ bò Bovidae

Bò rừng Bos sp

Họ chồn Mustelidae

Lửng lợn Arctonyx collaris

Di tích động vật trong lớp đất vàng:

Họ khỉ Cereopithecidae

Khỉ Macaca nemestrina

Khỉ Macaca sp

Họ đƣời ƣơi Pongo sp

Họ lợn Suidae

Lợn rừng Sus scrofa

Họ hƣơu nai Cervidae

Nai Rusa sp

Họ nhím Hystricidae

Nhím Hystrix sp

Lớp ốc Gastropoda: ốc suối và ốc núi.

Lớp cá Pisces: xƣơng đốt sống và xƣơng

hàm cá nƣớc ngọt.

Bộ rùa Testudinata: mai rùa.

[145],[120]

2 Mái đá

Hạ Sơn I

Lợn rừng (Sus scrofa)

Hƣơu nai (Rusa Sp)

Khỉ (Macaca sp)

Gấu (Ursus sp)

[145]

3 Hang

Con Hổ

Trong trầm tích chúng ta có thể dễ dàng

quan sát đƣợc xƣơng và răng của các động

(Theo nghiên cứu

của Th.s. Nguyễn

Page 117: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

101

vật hiện đại nhƣ răng voi Châu Á, răng tê

giác, răng lợn rừng và ½ chiếc răng ngƣời bị

vỡ.

Anh Tuấn, Viện

Khảo cổ học). Tƣ

liệu cá nhân

4 Hang

Bộc Cuối

(Phú

Lƣơng)

Có nhiều tảng trầm tích vàng có lẫn xƣơng

hƣơu nai bị vỡ rơi ra khỏi vách hang.

(Theo nghiên cứu

của Th.s. Nguyễn

Anh Tuấn, Viện

Khảo cổ học) . Tƣ

liệu cá nhân

3.1.6.2. Vỏ nhuyễn thể

Các tài liệu về vỏ nhuyễn thể tại các di tích thuộc thời đại đồ Đá ở Thái Nguyên

không có nhiều và đƣợc công bố rải rác chủ yếu đƣợc nói đến trong phần địa tầng các di

chỉ đã đƣợc công bố. Chúng tôi sử dụng tƣ liệu thành phần vỏ ốc trong các di tích trực tiếp

đào thám sát do Th.s. Nguyễn Anh Tuấn, Viện Khảo cổ học giám định để nghiên cứu, tìm

hiểu về diễn biến vỏ ốc cũng nhƣ thành phần nhuyễn thể ở Thái Nguyên (Bảng 3.6) Mục

đích là phần nào tìm hiểu về môi trƣờng, điều kiện sống của con ngƣời Thái Nguyên trong

thời kỳ Đá mới.

Bảng 3.6: Thống kê số lượng và chủng loại vỏ ốc ở các hang Thần, hang Thủng,

hang Kim Sơn và hang Con Hổ

STT Phân loại Tên latin Hang

Thủng

Kim

Sơn

Hang

Thần

Mái đá

Con Hổ

1 Ốc suối trơn Antimelania costula 139 3285 463

2 Ốc suối nhăn Melanoides

tubeculatus 225 47 1066

3 Ốc núi Cyclophorus sp. 8 43 45

4 Ốc núi (camdia) Camaena

vayssierei 7

5 Ốc cạn 1 7

6 Ôc cạn 2 Pterocylos berthae 1 29

7 Ốc đá Angulyagra

polyzonata 24 4

8 Ốc vặn Sinotaia

aeruginosa 202 5 2

Page 118: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

102

9 Hến sông Conbicula fluminea 5

10 Trùng trục ngắn Oxynaia micheloti 3 1 4

11 Ốc lá Tropidauhenia sp. 1

12 Ốc sên Archatina fulica

Bowdich 1

13 Ốc nhồi Pila polita 2

14 Ốc Lợn 51

Một đặc điểm về các loại nhuyễn thể trong các di tích khảo cổ học thời đại đồ

Đá ở Thái Nguyên là cƣ dân ở đây khai thác và ăn các loại nhuyễn thể tƣơng đối đa

dạng. Tổng cộng có tới 14 loài đã đƣợc thống kê. Các loại vỏ nhuyễn thể đƣợc tìm

thấy ở mọi loại độ sâu theo xu hƣớng: ốc núi nhiều ở các lớp trên, ốc suối, trai nhiều ở

các lớp dƣới. Vỏ hến chỉ gặp ở hang Thần nơi gần suối nhất. Các loài ốc sên, ốc lá và

ốc nhồi là những loài chỉ đƣợc khai thác với số lƣợng ít. Các loài đƣợc sử dụng làm

thức ăn phổ biến là ốc suối trơn, ốc suối nhăn, ốc cạn và ốc núi. Ngoài ra, ốc đá và ốc

vặn cũng đƣợc khai thác ít nhiều. Điều này cho thấy, do ảnh hƣởng của môi trƣờng lúc

đó đã bƣớc sang thời kỳ Holocene, thời tiết ấm lên, mƣa nhiều và các loài ốc suối sinh

sôi, phát triển mạnh trở thành nguồn thức ăn chính của ngƣời nguyên thủy.

3.1.6.3. Đặc trưng di tích thực vật

Phần trình bày này dựa trên kết quả nghiên cứu một số mẫu bào tử phấn hoa

đƣợc lấy từ khu vực Thần Sa.

- Giai đoạn Ngườm tầng I ( Ngườm I )

Theo những tài liệu và kết quả nghiên cứu ở Mái đá Ngƣờm cho thấy, khoảng

30.000 - 23.000 năm trƣớc, ở khu vực này khí hậu trở nên khô lạnh. Theo giáo sƣ Hà

Văn Tấn, những dấu vết của đợt khô lạnh này cũng đã đƣợc thấy từ nhiều nƣớc ở

Đông Nam Á [122]. Thảm thực vật giai đoạn này qua phân tích bào tử phấn hoa có

một số loài cũng đại diện cho những thực vật ƣa lạnh hay ôn hòa mát mẻ nhƣ Carya

(Juglandae), Carpinus (Betulaceae) ở lớp dƣới cùng Mái đá Ngƣờm [122].

- Giai đoạn sau Ngườm I

Theo kết quả phân tích bào tử phấn hoa của 4 mẫu đất đá ở Hạ Sơn (hai mẫu

với ký hiệu HS II A, HS II B), ở Miệng Hổ (một mẫu ký hiệu MH) và ở Nà Khù (một

Page 119: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

103

mẫu ký hiệu NK II) của các tác giả Nguyễn Định Lý và Đinh Văn Thuận cho thấy

[6;tr.167 - 168]:

- Phổ phấn hoa bào tử thu ở mẫu HS II A gồm các chi sau: Polypodium, Pteris,

Cyathea, Sphagnum. Phấn hoa của thực vật hạt trên cũng chiếm một con số giống nhƣ

bào tử của thực vật dƣơng xỉ là 9 hạt, trong đó chủ yếu là các chi Ginkgo, Taxodium,

Sequoia và Taxaceae gen. Phấn hoa của thực vật hạt kín chiếm ƣu thế với 20 hạt, trong

đó chiếm chủ yếu là các họ và các chi: Lithoiagus, Querces, Magnolia, Corylus,

Bentula, Gramineae, Araceae.

Phổ phấn hoa gặp thu ở mẫu HS II B các chi: Polypodium, Gleichenia,

Sphagnum. Phấn hoa của thực vật hạt trần chiếm tỷ lệ đáng kể gần áp đảo với 17 hạt.

Phấn hoa chủ yếu là của các chi: Taxodium, Sequoia, Cupresacaae gen…

Phấn hoa của thực vật hạt kín chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp với 4 hạt. Trong đó

chủ yếu của các họ: Gramineae, Araceae và Ericaceae.

Phổ phấn hoa gặp đƣợc thu đƣợc ở mẫu Miệng Hổ, gồm phấn hoa của thực vật

hạt trần với 5 hạt, chủ yếu là: Taxodium, Taxus Cupre saceae. Phấn hoa của thực vật

hạt kín gồm 2 hạt của Gramineae và Elaeo carpus.

Phổ biến hoa bào tử thu ở mẫu NK II,chủ yếu là Folipodium, Cheilanthes.

Phấn hoa của thực vật hạt trên chiếm 7 hạt chủ yếu của các chi: Pinus,

Taxodium, Sequoia, Cuprasaceae gen…Phấn hoa của thực vật hạt kín chiếm 21 hạt

chủ yếu của các chi và họ sau: Magnolia, Quarcus, Corylus, Myrica, Ericaceae,

Araceae

Các tác giả Nguyễn Định Lý, Đinh Văn Thuận cho rằng, phổ phấn hoa bào tử ở

mẫu Nà Khù và Hạ Sơn có những nét giống nhau, đặc biệt với Hạ Sơn II A. Và tuổi

tuổi xác định của các phổ phấn hoa bào tử Hạ Sơn II A, B và Nà Khù đƣợc xếp vào

Pleistocene – Holocene [6, tr. 167 - 168]. Rõ ràng là với tƣ liệu trên cho thấy sau giai

đoạn Ngƣờm I, phổ biến những loài ƣa chế độ nhiệt ẩm nhƣ Gramineae và Elaeo

carpus. Riêng tài liệu mẫu ở Miệng Hổ do quá nghèo về số lƣợng và giống loài nên

không đƣợc phân tích về niên đại.

Page 120: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

104

3.2. Đặc trƣng di vật

3.2.1. Đặc trưng đồ đá

Đặc trƣng đồ đá đƣợc trình bày dựa trên kết quả phân tích về nguyên liệu và

chất liệu đá, kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ đã phát hiện đƣợc trong các di tích

thời đại Đá ở Thái Nguyên.

- Về nguyên liệu và chất liệu

Cƣ dân Thái Nguyên thời xƣa khai thác nguồn nguyên liệu đá cuội tại chỗ trên

các bãi cuội ven sông Thần Sa, sông Cầu, sông Nghinh Tƣờng và các con suối nhỏ phụ

lƣu của nó nhƣ suối Nà Cóoc, suối Cáo, suối Đãng. Qua phân tích thạch học cho thấy,

cƣ dân Thần Sa cổ thƣờng dùng các loại đá tuf axit; tuf axit có các mạch siliccắt qua;

đá phiến thạch anh; quartz, tuf bột kết; tuf Ryolit; thủy tinh núi lửa, Ngoài ra còn có đá

phiến thạch anh - xerixit nhiễm quặng, ryolit - porfia ở dạng thủy tinh có thành phần

axit. Trong đó, đáng chú ý loại đá thủy tinh núi lửa, chúng có cấu trúc hạt mịn, cứng,

dẻo, khi vỡ có rìa cạnh sắc, thích hợp cho việc ghè đập và tu chỉnh mảnh tƣớc. Đây là

loại đá nguyên liệu thƣờng đƣợc chủ nhân của kỹ nghệ Ngƣờm, Miệng Hổ sử dụng

trong việc chế tác công cụ. Các loại đá quartzit; quartz và đá tuf Ryolit thƣờng gặp

trong các loại hình cuội ghè dạng đá cũ ở Thắm Choong, Nà Khù hoặc trong các sƣu

tập Hòa Bình - Bắc Sơn ở Võ Nhai [5, tr. 75].

Trong đợt khảo sát nguồn nguyên liệu đá cuội xung quanh thung lũng Thần Sa

vào đầu năm 2011, đoàn khảo sát viện Khảo cổ học và Bảo tàng Thái Nguyên đã tiến

hành lựa chọn những viên cuội chất liệu đá tuf axit hoặc đá thủy tinh núi lửa trong bãi

cuội lớn tại sông Thần Sa chảy qua trƣớc cửa hang Miệng Hổ. Kết quả cho thấy có 55

viên đá tuf axit, đá thủy tinh núi lửa 35/1000 viên cuội. Các viên cuội này thƣờng có

mầu tím, mầu đỏ tía, hoặc vàng tím xen kẽ. Trong khi đó các loại đá quartzit; quartz;

đá tuf Ryolit; đá phiến thạch anh; tuf bột kết, đá granite có tỷ lệ lần lƣợt là 195/ 1000;

175/1000; 172/1000; 145/1000 và 127/1000, 95/1000, số còn lại là những loại đá chƣa

xác định đƣợc. Tại một bãi cuội khác tại suối Nà Cóoc (một nhánh của sông Thần Sa)

chảy qua di chỉ Nà Cóoc, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn, cách Mái đá Ngƣờm

khoảng 30km về phía tây bắc, loại nguyên liệu đá tuf axit, đá thủy tinh núi lửa tỷ lệ này

là 8/1000 viên cuội [40]. Điều này rất phù hợp với ý kiến của tác giả Chử Văn Tần khi

Page 121: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

105

ông cho rằng, nguồn nguyên liệu đá ở Thần Sa đã quyết định tới diện mạo công cụ và có

ảnh hƣởng lớn đến kỹ thuật chế tác công cụ mảnh ở Ngƣờm, Miệng Hổ [120, tr.57].

Về kích thƣớc và hình dáng nguyên liệu, ngƣời Thái Nguyên xƣa thƣờng sử

dụng những hòn cuội tƣơng ứng với kích thƣớc loại hình công cụ. Đa số những công

cụ rìa dọc hay rìa ngang thƣờng làm từ những viên cuội kích thƣớc lớn, hình gần bàu

dục hơi dẹt. Phần lớn những những viên cuội kích thƣớc nhỏ có góc cạnh và những

mặt phẳng nhỏ dùng làm hạch đá, từ đó tách ra những mảnh tƣớc làm công cụ. Một số

hạch đá loại này, sau khi đã tách mảnh tƣớc tu chỉnh thêm rìa lƣỡi làm công cụ chặt,

chặt nạo thô [142; 143].

- Kỹ thuật chế tác:

Khi bàn đến đặc trƣng kỹ thuật chế tác công cụ đá trong thời đại Đá Thái

Nguyên, ta cần phải tách bạch làm rõ kỹ thuật - kỹ nghệ Ngƣờm và kỹ thuật công cụ

hạch cuội (cuội ghè) ở đây.

+ Kỹ thuật chế tác công cụ mảnh (kỹ nghệ Ngƣờm): Tiêu biểu là các di tích Mái

đá Ngƣờm (tầng I) và Miệng Hổ. Tại đây hoàn toàn vắng mặt các kỹ thuật mài, khoan,

cƣa, chỉ có kỹ thuật ghè đẽo, chặt bẻ, bổ cuội và tu chỉnh.

Đặc trƣng của kỹ nghệ này chính là kỹ nghệ công cụ mảnh nhỏ đƣợc tu chỉnh

với các loại công cụ phổ biến nhƣ công cụ cắt, khía, nạo, dùi…Kỹ thuật tách mảnh

tƣớc trên những hạch cuội tự nhiên, ít thấy các dạng hạch đá đƣợc chuẩn bị. Mảnh

tƣớc chủ yếu là mảnh có kích thƣớc chiều dài bằng chiều rộng hoặc dài hơn chút ít.

Hiếm phiến tƣớc, có chăng chỉ là mảnh dạng phiến. Rất hiếm hạch và phiến tƣớc kiểu

Levallois. Kỹ thuật tu chỉnh mảnh tƣớc bao gồm cả dạng ghè nhẹ trực tiếp và tu chỉnh

ép trực tiếp [143, tr.21]. Các vết tu chỉnh ở rìa mép mảnh tƣớc đều đặn, liên tiếp, lõm

sâu 2 - 3mm hình lòng máng. Thông thƣờng các lực ghè tu chỉnh đƣợc thực hiện từ

mặt lƣng sang mặt bụng mảnh tƣớc, rất ít có trƣờng hợp ngƣợc lại. Cũng có trƣờng

hợp vết tu chỉnh tiến hành cả hai mặt trên một công cụ.

Cũng xin lƣu ý rằng, kỹ nghệ Ngƣờm cũng nhƣ các kỹ nghệ mảnh tƣớc khác

trong khu vực, không bao giờ kỹ thuật chế tác công cụ mảnh tƣớc là thành phần duy

nhất, mà bên cạnh chúng tồn tại cả kỹ thuật chế tác công cụ hạch cuội.

Kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp đƣợc áp dụng để chế tác công cụ hạch cuội, chủ yếu

là ghè trên một mặt cuội, hạn chế phần rìa lƣỡi, ít ghè lan rộng lên thân cuội.

Page 122: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

106

Kỹ thuật bổ cuội, chặt bẻ cũng xuất hiện trong kỹ nghệ Ngƣờm, nhƣng chiếm tỷ

lệ thấp.

Kỹ nghệ Ngƣờm với những đặc thù nhƣ trên hoàn toàn khác với kỹ nghệ công

cụ cuội ghè nhƣ kỹ nghệ Sơn Vi - Hòa Bình phổ biến ở nƣớc ta. Kỹ nghệ Ngƣờm chân

chính cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định từ khoảng 30.000 - 23.000 năm

cách nay.

+ Kỹ thuật chế tác công cụ cuội ghè: Kỹ thuật chế tác công cụ cuội ghè là kỹ

thuật chủ đạo, phát triển khá phổ biến trong thời đại Đá ở Thái Nguyên, đƣợc nhận

biết từ nhóm di tích hậu kỳ Đá cũ Thắm Choong - Nà Ngùn đến các giai đoạn sơ và

hậu kỳ Đá mới ở Thái Nguyên.

Ở giai đoạn hậu kỳ Đá cũ (Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu, di tích

thềm sông Thần Sa), kỹ thuật ghè đặc trƣng nhất là ghè một mặt, ghè theo một hƣớng,

ghè trên một rìa cạnh của hòn cuội và giữ lại tối đa vỏ cuội tự nhiên. Kỹ thuật tu chỉnh

hãn hữu và vắng mặt kỹ thuật mài. Bên cạnh kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp, hƣớng tâm còn

tồn tại kỹ thuật bổ cuội và kỹ thuật chặt bẻ. Hiện tƣợng này có thể quan sát thấy trong

sƣu tập Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù. Số lƣợng những công cụ mang dấu ấn của

các kỹ thuật này không nhiều nhƣng khá đặc trƣng.

Thông thƣờng trong nhóm sƣu tập cuội ghè hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên, số

lƣợng mảnh tƣớc nhiều hơn công cụ ghè. Nhìn chung, mảnh tƣớc trong nhóm này có

hình dáng không ổn định, kích thƣớc trung bình từ 2 - 6 cm, khá dày. Phần lớn mảnh

tƣớc trong nhóm này có diện ghè phẳng còn vỏ cuội tự nhiên. Loại mảnh tƣớc có diện

ghè đƣợc chuẩn bị chu đáo trên hạch với những nhát ghè nhỏ dƣờng nhƣ vắng mặt.

Cũng có một số mảnh tƣớc diện ghè không còn vỏ cuội nhƣng cũng không thấy có vết

ghè nhỏ biểu thị kỹ thuật tu chỉnh diện ghè trƣớc khi tách mảnh. Kết quả quan sát các

mảnh tƣớc trong nhóm công cụ cuội ghè đá cũ Thái Nguyên cho thấy, những mảnh

tƣớc này là sản phẩm ghè đẽo tạo rìa lƣỡi của công cụ cuội, không phải là kết quả tách

mảnh từ những hạch đá. Sự có mặt phổ biến của mảnh tƣớc không định hình, sự tồn tại

ít ỏi công cụ mảnh tƣớc cùng sự phổ biến của công cụ cuội là cơ sở quan trọng để cho

rằng, kỹ nghệ công cụ cuội ghè đá cũ Thái Nguyên phát triển theo phong cách đồ đá

lớn, không thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc giống nhƣ kỹ nghệ Ngƣờm.

Page 123: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

107

Quan sát sƣu tập Ngƣờm II và Ngƣờm III cho thấy, kỹ nghệ cuội ghè có ảnh

hƣởng mạnh đến truyền thống của kỹ thuật chế tác công cụ mảnh ở Ngƣờm. Bằng

chứng là những chế phẩm của kỹ thuật cuội ghè tăng đột biến từ Ngƣờm I đến Ngƣờm

II, để rồi chiếm ƣu thế ở Ngƣờm III. Sự ảnh hƣởng theo chiều ngƣợc lại từ kỹ thuật

chế tác công cụ mảnh sang truyền thống kỹ thuật chế tác hạch cuội dƣờng nhƣ rất hạn

chế, có chăng chỉ là những tàn dƣ, dấu ấn mờ nhạt ở những di tích sơ kỳ Đá mới nhƣ

Kim Sơn, Nghinh Tắc, Nà Cà, hang Thủng.

Bƣớc sang thời kỳ đá mới, trên nền tảng kỹ thuật ghè đẽo truyền thống có từ hậu

kỳ Đá cũ, kỹ thuật bổ cuội phát triển mạnh tạo thành những công cụ mảnh cuội bổ lớn

thƣờng thấy trong sƣu tập Khắc Kiệm, Nghinh Tắc, hang Thần, hang Thủng. Kỹ thuật

chặt bẻ cũng phổ biến hơn so với giai đoạn đá cũ hậu kỳ, tạo thành những công cụ gần

rìu ngắn ở các sƣu tập hang Chùa, hang Khắc Kiệm.

Khi nghiên cứu kỹ thuật ghè đẽo tạo công cụ trong văn hóa Bắc Sơn, tác giả Hà

Hữu Nga cho rằng kỹ thuật ghè hai mặt chiếm ƣu thế trong các sƣu tập văn hóa Bắc

Sơn (47,85%) [103, tr.65]. Nghiên cứu các sƣu tập thuộc văn hóa Bắc Sơn trên đất

Thái Nguyên nhƣ hang Con Hổ, Nà Cà, hang Thần cho thấy tỷ lệ kỹ thuật này chiếm

khoảng trên dƣới 10%. Điều này cho thấy nét riêng của các di tích Bắc Sơn trên đất

Thái Nguyên, nơi mà nguồn cuội granite không phổ biến nhƣ trong sơn khối Bắc Sơn.

Trong các sƣu tập sơ kỳ Đá mới ở Thái Nguyên, số lƣợng mảnh tƣớc nhiều hơn

công cụ ghè. Cũng nhƣ nhóm mảnh tƣớc nằm trong truyền thống cuội hậu kỳ Đá cũ,

hầu hết mảnh tƣớc sơ kỳ Đá mới nơi đây có hình dáng không ổn định. Phần lớn mảnh

tƣớc trong nhóm này có diện ghè phẳng còn vỏ cuội tự nhiên. Loại mảnh tƣớc có diện

ghè đƣợc chuẩn bị chu đáo trên hạch với những nhát ghè nhỏ dƣờng nhƣ vắng mặt.

Kết quả nghiên cứu các mảnh tƣớc trong nhóm sƣu tập đá mới ở Thái Nguyên cho

thấy, những mảnh tƣớc này là sản phẩm ghè đẽo tạo rìa lƣỡi của công cụ cuội, không

phải là kết quả tách mảnh từ những hạch đá. Sự có mặt phổ biến của công cụ cuội ghè

với nhiều mảnh tƣớc không định hình, cùng sự tồn tại ít ỏi công cụ mảnh tƣớc là căn

cứ, cơ sở quan trọng để cho rằng, kỹ nghệ công cụ cuội ghè đá mới ở Thái Nguyên

phát triển theo khuynh hƣớng đồ đá lớn, tiếp tục truyền thống cuội ghè của nhóm

Thắm Choong - Nà Ngùn trƣớc đó.

Page 124: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

108

Điều đáng lƣu ý là, ở giai đoạn sơ kỳ Đá mới, tỷ lệ kỹ thuật chế tác công cụ

bằng mảnh tƣớc, đặc biệt bằng mảnh cuội bổ có tăng lên so với giai đoạn hậu kỳ Đá cũ

trong truyền thống cuội ghè Thái Nguyên. Trong các sƣu tập đá cũ ở Thắm Choong,

Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu tỷ lệ trung bình kỹ thuật chế tác công cụ mảnh tƣớc

chiếm trên dƣới 5%. Trong các sƣu tập đá mới ở hang Ốc, hang Con Hổ, Nà Cà, Khắc

Kiệm tỷ lệ này lần lƣợt là 58,6%; 21,55%; 6,87% và 6,52%).

- Về loại hình công cụ

Để làm rõ đặc trƣng loại hình của các sƣu tập đồ đá Thái Nguyên, chúng tôi

thấy cần phải phân biệt rạch ròi loại hình công cụ trong kỹ nghệ Ngƣờm (Ngƣờm I) và

kỹ nghệ hạch cuội từ đá cũ hậu kỳ đến giai đoạn đá mới.

+ Loại hình công cụ trong kỹ nghệ Ngƣờm:

Trong tổng số hiện vật đá ở cả 3 hố A, B, C ở di chỉ Mái đá Ngƣờm là 24.635 di vật

đá (Biểu đồ 1), chỉ có 2,50% công cụ hạch cuội, trong khi đó công cụ mảnh tƣớc là 1,23%

là công cụ mảnh đá lớn (cuội bổ), mảnh tƣớc là 54,77%, hạch đá là 0,3% [31, tr. 16].

Dựa vào số thống kê trên, có thể chia di vật đá ở Ngƣờm thành 3 nhóm sau:

Nhóm công cụ mảnh tước với 2 phụ loại:

(1) Công cụ mũi nhọn chiếm 5,50%, tuy số lƣợng ít, nhƣng khá ổn định trong

một số loại hình nhƣ mũi nhọn nửa vỏ trùng trục, mũi nhọn hình lá và mũi nhọn hình

tam giác hay gần hình tam giác. Trong số này, loại mũi nhọn hình nửa vỏ trùng trục và

hình lá có số lƣợng lớn nhất và loại tiêu biểu cho nhóm mũi nhọn.

(2) Công cụ dạng nạo chiếm 94,50%, gồm công cụ mảnh và công cụ phiến tƣớc,

trong đó, công cụ phiến tƣớc chiếm tỷ lệ nhỏ. Công cụ dạng nạo đƣợc phân chia thành

các công cụ tu chỉnh ở 1 rìa, 2 rìa, 3 rìa và rìa xung quanh.

Nhóm công cụ cuội ghè (gồm công cụ hạch cuội và cuội bổ):

Đặc trƣng nổi bật của nhóm này là tính phi định hình. Dựa vào tiêu chí vị trí rìa

lƣỡi, số lƣợng rìa lƣỡi, hình dáng rìa lƣỡi kết hợp với chức năng giả định của công cụ,

có thể chia nhóm này thành những loại sau: loại từ cuội nguyên gồm công cụ rìa lƣỡi

ngang; rìa lƣỡi dọc; rìa xiên; mũi nhọn; công cụ 2 rìa, 3 rìa. Loại từ cuội bổ gồm công

cụ gần bầu dục; gần rìu ngắn, công cụ dạng nạo.

Nhóm hạch đá:

Page 125: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

109

Chiếm số lƣợng ít nhất, chỉ 0,30%. Đặc điểm chung là hạch đá có hình dáng

không ổn định, không rõ dấu vết chuẩn bị diện ghè. Diện ghè thực hiện trên mặt cuội,

hoặc lợi dụng mặt phẳng của nhát ghè trƣớc đó làm diện ghè. Vắng mặt hạch đá dạng

hình học.

+ Loại hình công cụ trong kỹ nghệ cuội ghè:

Loại hình công cụ đá trong kỹ nghệ cuội nghè ở Thái Nguyên có thể chia theo

giai đoạn thời gian.

Giai đoạn hậu kỳ Đá cũ: tiêu biểu là nhóm Thắm Choong - Nà Ngùn. Ở đây

hoàn toàn vắng mặt công cụ kiểu Hòa Bình hay Bắc Sơn và vắng mặt công cụ mảnh

tƣớc kiểu đặc trƣng cho kỹ nghệ Ngƣờm. Chúng thƣờng đƣợc chia làm ba nhóm:

Nhóm công cụ cuội nguyên, công cụ chỉ có dấu vết sử dụng mà không có dấu

vết gia công ghè đẽo nhƣ chầy, bàn nghiền, hòn nghè.

Nhóm công cụ cuội ghè đẽo, còn đƣợc gọi là nhóm công cụ hạch cuội.

Nhìn chung, những công cụ cuội ghè đẽo trong nhóm này không có sự ổn định trong

loại hình. Có thể liệt kê dƣới đây một số loại hình sau: công cụ rìa lƣỡi ngang, thân

ngắn hình núm cuội; công cụ lƣỡi hẹp, thân dài; công cụ lƣỡi dọc thân dài; công cụ

lƣỡi dọc thân dài; công cụ lƣỡi xiên; công cụ 2 rìa liền kề; công cụ 2 rìa lƣỡi đối diện;

công cụ 3 rìa liền kề.

Nhóm công cụ mảnh, chủ yếu từ mảnh cuội bổ nhƣng số lƣợng rất ít và đƣợc

gọi theo chức năng giả định nhƣ nạo, dao, cuốc.

Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh lại là tính phi định hình là đặc trƣng nổi

bật trong các sƣu tập truyền thống cuội ghè giai đoạn Đá cũ hậu kỳ ở Thái Nguyên.

Giai đoạn Đá mới: Trên nền tảng kế thừa những loại hình di vật có từ thời đá

cũ, bƣớc sang thời kỳ đá mới đã xuất hiện thêm nhiều loại hình mới với sự phổ biến

của kỹ thuật bổ cuội và đặc biệt là kỹ thuật mài mang tính Cách mạng kỹ thuật này đã

đƣa đến cho các bộ sƣu tập đá mới Thái Nguyên thêm sắc thái mới. Đó là những chiếc

rìu mài hạn chế rìa lƣỡi (rìu Bắc Sơn), là dấu “Bắc Sơn”. Ngay từ giai đoạn sơ kỳ Đá

mới, ngoài nhóm công cụ cuội nguyên, nhóm công cụ ghè đẽo, nhóm công cụ mảnh đã

xuất hiện thêm nhóm công cụ mài phổ biến với những chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi

kiểu “Bắc Sơn”, và dấu “Bắc Sơn”.

Page 126: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

110

3.2.2. Đặc trưng đồ gốm

Di vật gốm trong các di tích thuộc thời đại đồ Đá ở Thái Nguyên thƣờng đƣợc phát

hiện trên bề mặt di tích hoặc trong trong lớp đào đầu tiên. Số lƣợng cũng không nhiều,

hiếm có di tích nào phát hiện đƣợc hơn 50 di vật gốm. Về cơ bản, chúng ta có thể dựa vào

di vật gốm ở di chỉ Ngƣờm và Khắc Kiệm để phần nào đƣa ra những cái nhìn đầu tiên về

đặc trƣng gốm cổ Thái Nguyên.

Tại di chỉ Ngƣờm, các di vật gốm trong di chỉ Ngƣờm không đƣợc tìm thấy

trong các tầng văn hóa, mà chỉ tìm thấy ở lớp mặt có độ dày trung bình từ 0,20cm -

0,25cm. Lớp mặt đã bị xáo trộn dữ dội, tìm thấy di vật đá ghè đẽo, mảnh tƣớc cùng

mảnh lƣỡi dao sắt hiện đại. Tổng cộng có 43 mảnh gốm gồm 38 mảnh thân và 5 mảnh

miệng. Có 29 mảnh có hoa văn, hầu hết là mảnh thân. Những mảnh miệng không có

hoa văn. Dựa vào đặc điểm kỹ thuật có thể chia gốm ở Ngƣờm làm hai loại:

Gốm thô: 10 mảnh, đều là mảnh thân, nặn bằng tay, mặt trong của gốm còn lƣu

lại nhiều chỗ lồi lõm không đều. Thân gốm dày trung bình từ 0,8cm - 1,00cm. Xƣơng

gốm có mầu xám hơi nâu, xám tro pha nhiều cát, đôi khi hạt sạn to. Hoa văn trang trí

là văn thừng thô và mịn.

Gốm mịn: 33 mảnh, một số ít đƣợc nặn bằng tay, còn phần lớn đƣợc chế tác

trên bàn xoay (căn cứ vào vết xƣớc). Loại gốm này mỏng từ 0,4cm - 0,6cm, xƣơng

gốm mịn có màu nâu hoặc xám xẫm, khá cứng. Hoa văn trang trí chủ yếu là văn thừng

thô và mịn. Loại hoa văn khắc vạch kiểu “khuông nhạc” và văn chải ít. Tuy số lƣợng

mảng miệng gốm ít: 5 tiêu bản, nhƣng có thể chi làm 3 loại là loại miệng đứng mép vê

tròn cong ra ngoài (2 mảnh), loại miệng hơi loe mép vê tròn (2 mảnh), loại miệng hơi

cong vào mép bằng (1 mảnh). Dựa vào độ khum cong của miệng gốm có thể xác định

đƣợc miệng gốm dao động từ 15cm - 20cm.

Do số lƣợng của mảnh miệng gốm ít nên việc so sánh chúng với gốm ở những

khu vực khác gặp nhiều khó khăn. Các nhà nghiên cứu đã dựa vào những đặc điểm kỹ

thuật, hoa văn trang trí kết luận những mảnh gốm này có niên đại hậu kỳ Đá mới - sơ

kỳ Kim khí thƣờng hay gặp ở các hang động miền núi phía Bắc nƣớc ta. Đây chắc

chắn là những tàn tích văn hóa của lớp cƣ dân muộn sau văn hóa Hòa Bình ở Mái đá

Ngƣờm [31; tr.21].

Page 127: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

111

Bộ sƣu tập gốm thuộc hang Khắc Kiệm hiện lƣu trữ tại kho của bảo tàng Lịch

sử quốc gia gồm 53 mảnh gốm trong đó có 16 mảnh không hoa văn, 21 mảnh văn

thừng, 13 mảnh sóng nƣớc, 1 mảnh khắc hình vòng cung và 2 mảnh khắc hình chữ chi

[166; tr.50].

3.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển

3.3.1. Niên đại tuyệt đối

Hiện nay, trong tổng số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên đã có 5 di

tích với 13 mẫu đã đƣợc xác định niên đại C14. Đó là Mái đá Ngƣờm (4 mẫu), hang

Ốc (6 mẫu), hang Kim Sơn, hang Thủng và hang Thần 1 mỗi di chỉ 1 mẫu.

- Tại di chỉ Ngƣờm, có 4 niên đại Cácbon phóng xạ C14 đƣợc xác định niên đại ở

Bec linh (nƣớc Cộng hòa dân chủ Đức cũ) :

Tầng văn hóa II: 23.000 200 năm BP (Bln 2691/II) ( giáp tầng I)

23.000 100 năm BP (Bln 2691/II)

Tầng văn hóa III: 19.040 400 năm BP (Bln 2691/III)

18.600 200 năm BP (Bln 2691/IV).

Tầng văn hóa II, căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, địa tầng học, cổ sinh học và

niên đại tuyệt đối, chúng tôi xếp tầng II Ngƣờm cũng thuộc vào hậu kỳ Đá cũ.

Tầng văn hóa III, theo ý kiến của chúng tôi xếp vào giai đoạn chuyển tiếp từ

hậu kỳ Đá cũ sang sơ kỳ Đá mới, với những loại hình công cụ Hòa Bình - Bắc Sơn

nhƣng không đặc trƣng.

- Tại hang Ốc, đã có 6 mẫu xác định niên đại ( Bảng 3.7):

Bảng 3.7: Kết quả hiệu chỉnh tuổi Carbon phóng xạ tại hang Ốc

Stt Ký hiệu mẫu Số hiệu mẫu Niên đại BP Niên đại BC Độ chính xác

1 14HO.L4.KTB HNK-1121B 5800±220 5300-4100 95,4%

2 14HO.L4 HNK-1122 5920±225 5350-4300 95,4%

3 14HO.L4.KT HNK-1123 5740±220 5300-4000 95,4%

4 14HO.L5.KT HNK-1124 5610±220 4950-3950 95,4%

5 14HO.L5 HNK-1119 5470±220 4800-3750 95,4%

6 14HO.L5.KTB HNK-1124B 5500±220 4950-3950 95,4%

- Tại các hang Kim Sơn, hang Thủng và hang Thần, các mẫu xác định tuổi C14

đƣợc xác định tuổi tại Phòng giám định niên đại Viện Khảo cổ học Việt Nam. Theo

tác giả Nguyễn Quang Miên, sau khi làm sạch các tạp chất trong mẫu bằng kỹ thuật bào

Page 128: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

112

mòn bằng axit clohydric, lƣợng carbon trong mẫu đã đƣợc tổng hợp thành benzene (C6H6)

trên hệ tổng hợp TASK BENZEN SYNTHERSIZER theo quy trình kỹ thuật của phòng

thí nghiệm Viện Khảo cổ học. Hoạt độ carbon phóng xạ (14

C) còn dƣ trong mẫu đƣợc đo

trên hệ đo nhấp nháy lỏng Tricarb 2770TR/SL.

Tuổi carbon phóng xạ của mẫu đƣợc tính theo công thức:

t = 8033.ln[13.554/(14

C/(1-2(+25)/1000)]

Các kết quả xác định tuổi thể hiện trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả đo tuổi Carbon phóng xạ di tích hang Thần,

hang Thủng và hang Kim Sơn, tỉnh Thái Nguyên, năm 2014

Số hiệu sƣu tầm

Số hiệu

phòng thí

nghiệm

Hoạt độ 14

C

(dpm/g)

Chỉ số 13

C

(%o)

Kết quả

(năm BP)

2014.HT.M1 HNK – 1046 3,425 3,18% 0,0 10 640 ± 260

2014.KS.M2 HNK – 1047 3,124 3,35% 0,0 11 380 ± 275

2014.HTh.M3 HNK – 1048 4,454 3,25% 0,0 8 530 ± 265

*) Kết quả tính theo tiêu chuẩn truyền thống và chƣa hiệu chỉnh

Áp dụng chƣơng trình hiệu chỉnh quốc tế về niên đại carbon phóng xạ (Oxcal

version 3.5), thực hiện chuyển các số liệu đo tuổi C14 trên sang niên đại tính theo

công lịch cho các kết quả đƣợc chỉ trong Bảng 16.

Bảng 3.9: Kết quả hiệu chỉnh tuổi Carbon phóng xạ tại các di tích

hang Thần, hang Thủng và hang Kim Sơn, năm 2014

Số hiệu mẫu Phòng thí

nghiệm Với độ tin cậy 68,2% Với độ tin cậy 95,4%

2014.HT.M1 HNK – 1046 11 050 BC -10 150 BC 11 300 BC - 9 600 BC

2014.KS.M2 HNK – 1047 11 850 BC - 11 050 BC 12 200 BC-10 700 BC

2014.HTh.M3 HNK – 1048 8 000 BC-7 150 BC 8 300 BC- 6 800 BC

Từ những kết quả niên đại hiệu chỉnh trên, kết hợp với những di vật tìm thấy

trong các hố đào thám sát, chúng tôi thấy rằng bƣớc đầu có thể đánh giá chung về niên

đại tuyệt đối cho các di chỉ khảo cổ hang Ốc, hang Kim Sơn, hang Thần, hang Thủng

có khung niên đại khoảng sơ kỳ thời đại Đá mới. Các di tích này cũng thuộc về hệ

Page 129: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

113

thống các di tích văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn trong hang động ở miền núi phía Bắc

Việt Nam.

3.3.2. Niên đại tương đối

Trong phần lớn các di tích thuộc thời đại Đá ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học

thƣờng dùng phƣơng pháp so sánh loại hình học để xác định niên đại tƣơng đối. Sử

dụng phƣơng pháp so sánh loại hình của di chỉ này với di chỉ khác hoặc nền văn hóa

khác đã đƣợc xác định niên đại chính xác để từ đó rút ra kết luận về tuổi niên đại của

khu vực mình đang đề cập. Ở Thái Nguyên trong tổng số 30 di tích đã đƣợc phát hiện

khai quật và thám sát thì có 25 di tích đƣợc xác định tuổi bằng phƣơng pháp so sánh

loại hình công cụ và dựa vào kết cấu tầng văn hóa. Đó là các di tích Miệng Hổ, Thắm

Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu, di tích thềm sông cổ Thần Sa, Nghinh Tắc,

Khắc Kiệm, Nà Cà, Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật,

hang Phƣợng Hoàng, hang Con Hổ, hang Chùa, hang Ông Trúc, hang Khe Sui.

3.3.3. Các giai đoạn phát triển

Cơ sở để phân chia các giai đoạn phát triển trong thời đại Đá ở Thái Nguyên,

tác giả đề tài chủ yếu dựa vào mấy tiêu chí sau:

a. Dựa vào tài liệu địa tầng văn hóa

b. Dựa vào tài liệu cổ sinh

c. Dựa vào tài liệu niên đại tuyệt đối và tƣơng đối của các di tích

d. Dựa vào chính những đặc trƣng của bộ sƣu tập hiện vật, chủ yếu là đồ đá.

Đáng chú ý là, không phải toàn bộ những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên có

đầy đủ cả bốn tiêu chí trên, bởi có những di tích thiếu tài liệu địa tầng hoặc thiếu tài

liệu cổ sinh đi kèm. Do vậy, đối với những di tích này, tác giả đề tài dựa chủ yếu vào

những đặc trƣng của bộ di vật hoặc những niên đại tƣơng đối mà các tác giả trƣớc đây

đã xác định. Bƣớc đầu, có thể chia các di tích đồ đá ở Thái Nguyên theo hai thời kì là

hậu kỳ Đá cũ và thời kỳ Đá mới. Trong đó, thời kỳ Đá mới có thể chia làm hai giai

đoạn là sơ kỳ Đá mới và hậu kỳ Đá mới. Nhƣ vậy, chúng ta có ba giai đoạn nhƣ sau:

- Giai đoạn 1: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ: với hai kỹ nghệ là kỹ nghệ công

cụ mảnh gồm Ngƣờm I, II, Miệng Hổ và kỹ nghệ cuội ghè (hạch cuội) gồm các di tích

Thắm Choong, Nà Ngùn, Thẩm Hấu, Nà Khù và di tích thềm sông cổ Thần Sa.

Đặc trƣng cơ bản của giai đoạn này lấy địa điểm Ngƣờm làm tiêu biểu. Tầng văn

hóa đƣợc hình thành vào giai đoạn cuối hậu kỳ Cánh Tân, xƣơng cốt động vật hoặc bán

hóa thạch hoặc chớm hóa thạch, trong quần động vật có chứa loài đã tuyệt diệt nhƣ loài

Page 130: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

114

pogo sp. Về các bộ sƣu tập hiện vật đá mang đặc trƣng loại hình và kỹ thuật chế tác thời

đá cũ. Trong đó kỹ nghệ mảnh tƣớc kiểu Ngƣờm tìm thấy ở hai địa điểm: Mái đá Ngƣờm

và hang Miệng Hổ. Kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất

định, từ 30.000 - 23.000 năm cách nay.

Việc xác định niên đại cho các di tích Thắm Choong, Nà Ngùn, Thẩm Hấu, Nà

Khù và di tích thềm sông cổ Thần Sa hoàn toàn dựa vào những đặc trƣng của bộ di vật

đá và những niên đại tƣơng đối mà các tác giả trƣớc đây đã xác định. Ở các sƣu tập

trên, loại hình công cụ rất thô sơ, phần lớn là không định hình, vắng mặt những công cụ

điển hình của văn hóa Hòa bình và văn hóa Bắc Sơn. Một số công cụ gần gũi với công cụ

Sơn Vi nhƣ loại công cụ lƣỡi hẹp thân dài, hoặc công cụ rìa lƣỡi dọc. Kỹ thuật ghè đẽo

thô sơ đóng vai trò chủ đạo, vắng mặt kỹ thuật mài. Kỹ nghệ công cụ cuội ghè hậu kỳ Đá

cũ Thái Nguyên mang phong cách đồ đá lớn, không thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc kiểu

Ngƣờm. Qua khảo sát địa tầng văn hóa Ngƣờm, cho thấy có thể kỹ nghệ cuội ghè hậu kỳ

Đá cũ ở Thái Nguyên ra đời muộn hơn so với kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm.

- Giai đoạn 2: Các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới: Có 20 địa điểm (trừ địa điểm

Ngƣờm III), gồm các hang động sau:

Hang Ốc, hang Con Hổ, hang Thần, hang Thủng, Kim Sơn, Nghinh Tắc, Khắc

Kiệm, Nà Cà, Ky, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo, hang Cá, hang Trâu, Nà Vật, hang

Phƣợng Hoàng, hang Chùa, Sa Vạ, Khe Sui, hang Rắn.

Đặc trƣng cơ bản của giai đoạn này lấy địa điểm hang Ốc làm tiêu biẻu. Tầng

văn hóa đƣợc hình thành vào thời kỳ Toàn Tân, các di tích động vật thuộc các giống

loài hiện đại. Về các bộ sƣu tập hiện vật đá, trên cơ sở kế thừa những loại hình di vật có

từ thời đá cũ, bƣớc sang thời kỳ đá mới đã xuất hiện thêm nhiều loại hình mới với sự

phổ biến của kỹ thuật bổ cuội và đặc biệt là kỹ thuật mài đã đƣa đến cho các bộ sƣu

tập đá mới Thái Nguyên thêm sắc thái mới. Đó là những chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi

(rìu Bắc Sơn), là dấu “Bắc Sơn”. Ngoài nhóm công cụ cuội nguyên, nhóm công cụ ghè

đẽo, nhóm công cụ mảnh đã xuất hiện thêm nhóm công cụ mài phổ biến với những

chiếc rìu mài hạn chế rìa lƣỡi kiểu “Bắc Sơn” và dấu “Bắc Sơn”. Tại các di chỉ hang

Ốc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Con Hổ, Nghinh Tắc, Hang Ky, Hang Thủng chứa đựng nhiều

công cụ cuội ghè mang đặc trƣng công cụ Hòa Bình - Bắc Sơn nhƣ công cụ hình đĩa,

công cụ hình bầu dục,công cụ rìu ngắn và đặc biệt là loại rìu mài hạn chế phần lƣỡi và

dấu “Bắc Sơn”. Tại các di chỉ hang Thần, Kim Sơn, Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán Mèo,

Hang Cá, Hang Trâu, Nà Vật, Phƣợng Hoàng, Hang Chùa, Sa Vạ, Khe Sui, Hang Rắn

mặc dù chƣa tìm thấy rìu mài lƣỡi và dấu “Bắc Sơn”, nhƣng bộ sƣu tập hiện vật đá của

Page 131: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

115

chúng hàm chứa những loại hình công cụ hình đĩa, công cụ hình bầu dục, công cụ rìu

ngắn gần gũi với các sƣu tập sơ kỳ Đá mới nói trên.

Căn cứ vào các niên đại C14 của các hang Kim Sơn, hang Thần, hang Thủng

giai đoạn sơ kỳ Đá mới Thái Nguyên có niên đại khoảng từ 11.000 năm đến 6.000

năm cách nay.

- Giai đoạn 3: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá mới: Có 3 địa điểm, gồm hang

Ông Trúc, Suam Sơn, Liên Minh. Ngoài ra, ở lớp mặt các địa điểm hang động nhƣ

Mái đá Ngƣờm, Nghinh Tắc, Nà Khù, Nà Cà, Nà Vật cũng tìm thấy di vật thuộc hậu

kỳ Đá mới nhƣ rìu mài nhẵn và những mảnh gốm thô.

Đặc trƣng cơ bản của giai đoạn này lấy địa điểm hang Suam Sơn và hang Ông

Trúc làm tiêu biẻu. Tầng văn hóa thƣờng mỏng, hiện vật nghèo nàn. Đáng chú ý là

trong sƣu tập có rìu tứ giác mài nhẵn và đồ gốm.

Qua so sánh với các sƣu tập văn hóa hậu kỳ đá mới khác nhƣ văn hóa Hà

Giang, văn hóa Hạ Long, niên đại ƣớc đoán cho giai đoạn này ở Thái Nguyên vào

khoảng 4.500 - 4.000 năm cách ngày nay.

Trong các nhóm di tích trên, một số địa điểm đã đƣợc khai quật hoặc đào thám

sát nhƣ Mái đá Ngƣờm, hang Miệng Hổ, hang Khắc Kiệm, Na Cà đều đã đƣợc chúng

tôi đào thám sát, nghiên cứu lại. Có những di tích mới khai quật hoặc đào thám sát nhƣ

các di tích hang Ốc, hang Kim Sơn, hang Con Hổ, hang Thần, hang Thủng…. Trong

số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên hiện biết, có 7 di tích thuộc giai đoạn

hậu kỳ Đá cũ, 20 di tích thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá mới và 3 di tích thuộc giai đoạn hậu

kỳ Đá mới. Ngoài ra, có 5 di tích ở các thời đại sớm hơn nhƣng trên bề mặt có chứa di

vật thuộc hậu kỳ Đá mới (Bảng 3.10).

Bảng 3.10: Các di tích thuộc các giai đoạn thời đại đồ Đá Thái Nguyên

TT

Hậu kỳ Đá cũ Sơ kỳ Đá mới Hậu kỳ Đá mới

Truyền

thống kỹ

nghệ công

cụ mảnh

Truyền thống

công cụ hạch

cuội (cuội ghè)

Truyền thống kỹ nghệ

Hòa Bình - Bắc Sơn

Page 132: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

116

Dan

h s

ách

các

di

tích

Ngƣờm I,

II.

Miệng Hổ

Thắm Choong,

Nà Ngùn, Nà

Khù, Thẩm

Hấu, Di tích

thềm sông

Thần Sa

Ngƣờm III, Nghinh Tắc,

Khắc Kiệm, Nà Cà, Ky,

Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, Đán

Mèo, Kim Sơn, hang Ốc,

hang Cá, hang Trâu, Nà

Vật, Phƣợng Hoàng,

Hang Con Hổ, hang

Chùa, hang Thần, hang

Thủng, hang Khe Sui,

hang Sa Vạ

Hang Ông Trúc,

Hang Suam Sơn,

Liên Minh

Ngoài ra, ở lớp mặt các

địa điểm nhƣ Mái đá

Ngƣờm, Nghinh Tắc,

Nà Khù, Nà Cà, Nà

Vật cũng tìm thấy di

vật thuộc hậu kỳ Đá

mới nhƣ rìu mài nhẵn

và gốm.

Tiểu kết chương 3

Chƣơng này phân tích một số đặc trƣng cơ bản về di tích và di vật, niên đại và các

giai đoạn phát triển của thời đại đồ Đá Thái Nguyên.

- Về di tích, nêu lên một số đặc điểm phân bố di tích, đặc điểm nơi cƣ trú, kết cấu

tầng văn hóa, di tích bếp, mộ táng và di cốt ngƣời, thành phần động vật, thực vật. Qua đó

cho thấy, các cƣ dân cổ Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu trong các hang động. Nơi cƣ trú gần

sông suối. Nhìn chung tầng văn hóa không dầy lắm, các di tích bếp khá ít. Có 3 địa điểm có

di tích mộ táng, việc phân tích mặt nhân học cho thấy chủ nhân ngôi mộ là những chủng tộc

thƣờng thấy trong văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.

Về di vật, đề tài cũng tập trung phân tích trên các khía cạnh: Kỹ thuật chế tác công

cụ và loại hình công cụ ở cả 2 truyền thống kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và kỹ nghệ cuội

nghè Thắm Choong - Nà Ngùn.

Đề tài cũng chỉ ra những đặc trƣng văn hóa Bắc Sơn trong các sƣu tập đồ đá ở các di

tích sơ kỳ Đá mới.

- Hiện nay, trong tổng số 30 di tích thuộc thời đại Đá ở Thái Nguyên đã có 5 di

tích với 13 mẫu đã đƣợc xác định niên đại C14. Đó là Mái đá Ngƣờm (4 mẫu), hang

Ốc (6 mẫu), hang Kim Sơn, hang Thủng và hang Thần 1 mỗi di chỉ 1 mẫu.

Page 133: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

117

Căn cứ vào tài liệu địa tầng văn hóa, tài liệu cổ sinh, tài liệu niên đại tuyệt đối và

tƣơng đối của các di tích và vào chính những đặc trƣng của bộ sƣu tập hiện vật, chủ

yếu là đồ đá, chúng tôi cho rằng, có thể chia các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên thành

ba nhóm di tích tƣơng đƣơng ba giai đoạn khác nhau:

Nhóm 1: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ với hai kỹ nghệ là kỹ nghệ công cụ mảnh

Ngƣờm và kỹ nghệ cuội ghè kiểu Thắm Choong - Nà Ngùn.

Nhóm 2: Các di tích thuộc sơ kỳ Đá mới:

Nhóm 3: Các di tích thuộc hậu kỳ Đá mới.

Mỗi nhóm di tích trên đều có những đặc trƣng cơ bản riêng dựa trên các cứ liệu

khảo cổ học đã phân tích trong đề tài.

Khi nghiên cứu khuynh hƣớng phát triển văn hóa của các di tích thời đại Đá Thái

Nguyên, theo chúng tôi, sự tiến triển của kỹ nghệ Ngƣờm là quá trình hòa nhập với kỹ

nghệ công cụ hạch cuội truyền thống trong khu vực. Đây không phải là dòng chảy đơn

tuyến, mà là phức hợp những tác động, những ảnh hƣởng qua lại chằng chéo, bổ sung

lẫn nhau giữa truyền thống công cụ mảnh Ngƣờm và truyền thống công cụ cuội ghè

góp phần hình thành nên văn hóa Bắc Sơn ở sơn khối đá vôi Võ Nhai - Bắc Sơn.

Page 134: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

118

CHƢƠNG 4

MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG CỦA CƢ DÂN

THỜI ĐẠI ĐÁ THÁI NGUYÊN

Trong chƣơng này, tác giả đề tài muốn tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa các

di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên trong bối cảnh không gian văn hóa tiền sử rộng lớn

hơn. Đồng thời, tác giả đề tài cũng cố gắng phác thảo, phục dựng một số nét cơ bản về

đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên.

4.1. Mối quan hệ của các di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên trong bối cảnh rộng hơn

Với nhận thức văn hóa tiền sử Thái Nguyên là một bộ phận hữu cơ trong nền

văn hóa tiền sử chung ở Việt Nam và khu vực liền kề, với những tƣ liệu hiện có, tác

giả đề tài đã cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa các di tích thời đại Đá Thái Nguyên

trong bối cảnh rộng hơn, gồm một số văn hóa tiền sử miền núi phía Bắc Việt Nam và

liên hệ với một số nền văn hóa đồ đá ở Đông Nam Á, Nam Trung Quốc. .

4.1.1. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ

4.1.1.1. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Việt Nam

Cho đến nay, ở Thái Nguyên có 7 di tích thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, trong

đó có 2 di tích thuộc truyền thống kỹ nghệ mảnh (Ngƣờm, Miệng Hổ) và 5 di tích

thuộc kỹ nghệ cuội ghè (hạch cuội) (Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu,

thềm cổ sông Thần Sa). Vấn đề đặt ra là, mối quan hệ giữa chúng diễn ra nhƣ thế nào?.

Đây là vấn đề khá hóc búa. Để lý giải điều này có rất nhiều việc phải làm. Trong

chƣơng 2, khi bàn về các di tích thuộc kỹ nghệ cuội ghè nhƣ Thắm Choong, Nà Ngùn,

Nà Khù, Thẩm Hấu, thềm cổ sông Thần Sa, chúng tôi xếp chúng tuy cùng thuộc giai

đoạn hậu kỳ Đá cũ, nhƣng các di tích trên muộn hơn, chỉ tƣơng đƣơng với giai đoạn II

của Ngƣờm.

Trong một số công bố đầu tiên, có ý kiến cho rằng những chế phẩm đá thuộc tầng

văn hóa thứ II ở Mái đá Ngƣờm mang tính chất văn hóa Sơn Vi. Mô hình tiến triển các

giai đoạn phát triển văn hóa ở di chỉ Mái đá Ngƣờm đƣợc phác họa ở đây là: Thần Sa -

Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn [15].

Sau đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng, các công cụ kiểu văn hóa Sơn Vi có mặt

ở cả 3 tầng văn hóa và không tập trung ở bất kỳ tầng văn hóa nào. Những công cụ kiểu

Page 135: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

119

Sơn Vi ở Ngƣờm nhƣ công cụ rìa lƣỡi dọc, công cụ phần tƣ cuội và công cụ mũi nhọn

không thật điển hình nhƣ những công cụ cùng loại ở vùng Phú Thọ, Yên Bái, Bắc

Giang. Sự khác biệt giữa kỹ nghệ Ngƣờm và Sơn Vi còn thể hiện ở những điểm cơ bản

là: kỹ nghệ Ngƣờm phát triển kỹ thuật gia công tu chỉnh công cụ mảnh tƣớc, công cụ

cuội ghè chiếm tỷ lệ thấp, còn Sơn Vi không phát triển kỹ thuật gia công công cụ

mảnh tƣớc và công cụ mảnh tƣớc hoàn toàn hiếm hoi. Sau đợt khai quật lần hai ở Mái

đá Ngƣờm năm 1982, hai nhà nghiên cứu Quang Văn Cậy và Trình Năng Chung đã

đƣa ra nhận định: “…chưa có đủ cơ sở để xếp Ngườm II vào phạm trù văn hóa Sơn Vi.

Kỹ nghệ Ngườm hoàn toàn phân biệt với kỹ nghệ Sơn Vi và giữa chúng không có mối

quan hệ nguồn gốc. Có thể nói, kỹ nghệ Ngườm có tính chất khác Sơn Vi và sớm hơn

Sơn Vi, nhưng nó vẫn thuộc phạm trù hậu kỳ thời đại Đá cũ” [13; tr.125].

Nhƣ vậy, quan điểm phổ biến hiện nay về Sơn Vi và Ngƣờm là hai kỹ nghệ

không có quan hệ nguồn gốc mà chỉ có những tƣơng tác ảnh hƣởng lẫn nhau, chúng có

thể có một thời kỳ nào đó cùng tồn tại song song.

Kỹ nghệ công cụ hạch cuội hậu kỳ Đá cũ ở Thái Nguyên hiện biết là một nhóm

các di tích Thắm Choong, Nà Ngùn, Nà Khù, Thẩm Hấu, di tích thềm sông cổ Thần Sa

(nay gọi là nhóm Thắm Choong). Đồ đá của các di tích này có những đặc điểm riêng

khác Ngƣờm, đó là những chế phẩm công cụ hạch cuội và công cụ mảnh tƣớc lớn tu

chỉnh thô. Về cơ bản, kỹ thuật chế tác công cụ cuội ghè ở nhóm này mang sắc thái đá

cũ, nhƣng về loại hình, công cụ không mang những đặc trƣng của bộ công cụ Sơn Vi

thƣờng thấy ở vùng trung du, miền núi Bắc Bộ nhƣ những công cụ chặt đập thô rìa

lƣỡi ngang, rìa lƣỡi dọc, công cụ hình ¼ viên cuội, nạo thô hình móng ngựa, công cụ

mảnh cuội lớn…Trong loại hình công cụ hạch cuội ở Thái Nguyên có những đặc điểm

riêng. Một mặt, một số loại hình công cụ hạch cuội ở khu vực Thái Nguyên không quy

chuẩn nhƣ những công cụ trong các địa điểm Sơn Vi, mặt khác trong các sƣu tập di vật

đá cũ ở khu vực này các công cụ mảnh tƣớc lớn cũng phổ biến hơn và thỉnh thoảng

xuất hiện những hạch đá và công cụ mảnh tu chỉnh giống kỹ nghệ Ngƣờm. Điều đó thể

hiện tính đặc thù của truyền thống kỹ nghệ công cụ hạch cuội ở Thái Nguyên cũng nhƣ

tính độc lập tƣơng đối của hai kỹ nghệ trong khu vực. Giữa kỹ nghệ hạch cuội kiểu

Thắm Choong và kỹ nghệ Ngƣờm có tƣơng tác, ảnh hƣởng lẫn nhau.

Page 136: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

120

Trƣớc đây có ý kiến cho rằng nguồn nguyên liệu địa phƣơng đã quyết định tới

diện mạo công cụ và có ảnh hƣởng lớn đến kỹ thuật chế tác công cụ mảnh ở Ngƣờm,

Miệng Hổ [120]. Vấn đề nảy sinh là, cùng trong môi trƣờng cảnh quan thung lũng

Thần Sa với những dòng sông, con suối cùng bãi cuội nguyên liệu ấy, tại sao nhóm cƣ

dân Thắm Choong lại tạo ra bộ công cụ lao động có diện mạo khác với bộ công cụ

mảnh Ngƣờm - Miệng Hổ. Khảo sát thành phần thạch học của nhóm Thắm Choong

cho thấy cũng có gần đầy đủ các thành phần chất liệu đá giống nhƣ ở Ngƣờm. Điều

này cho thấy, nguyên liệu không phải là yếu tố quyết định làm nên diện mạo kỹ nghệ,

mà chính truyền thống kỹ thuật của chủ nhân các nhóm có khác nhau. Có thể họ không

cùng chủng tộc ngƣời, và không cùng chung văn hóa kỹ thuật.

4.1.1.2. Mối quan hệ với các di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc

Trong khi chúng ta dễ dàng liên hệ truyền thống công cụ hạch cuội hậu kỳ Đá cũ

ở khu vực Võ Nhai, Thái Nguyên với truyền thống kỹ nghệ Sơn Vi ở Bắc Việt Nam

thì ngƣợc lại, rất khó khăn trong việc truy tìm những di tích có kỹ nghệ đá tƣơng đồng

có tuổi cổ hơn hoặc cùng bình tuyến với Ngƣờm Việt Nam. Tuy nhiên, trên một không

gian rộng hơn, giáo sƣ Hà Văn Tấn đã là ngƣời đầu tiên đƣa ra ý kiến về mối quan hệ

giữa kỹ nghệ Ngƣờm với kỹ nghệ đá ở di chỉ Bạch Liên Động (Quảng Tây, Trung

Quốc) và di chỉ Lang Rongrien (Nam Thái Lan).

Trƣớc hết, chúng ta cần so sánh những thành tựu của quá trình nghiên cứu kỹ

nghệ Ngƣờm với thành quả nghiên cứu các di tích đồ đá ở Đông Nam Á và Nam

Trung Quốc - những vùng gần gũi về vị trí địa lý để lý giải câu hỏi: Có hay không một

kỹ nghệ mảnh bên cạnh kỹ nghệ hạch cuội ở Đông Nam Á lục địa?. Ngƣời đầu tiên

nghiên cứu vấn đề này là Giáo sƣ Hà Văn Tấn. Ông đã tập trung nghiên cứu hai di tích

tiêu biểu ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc là Lang Rongrien (Thái Lan) và Bạch

Liên Động (Trung Quốc).

Mái đá Lang Rongrien ở tỉnh Krabi, miền Nam Thái Lan. Di tích đã đƣợc khai

quật 3 lần vào các năm 1983, 1985 và 1990. Mái đá có địa tầng dày 3m, gồm 10 lớp và

đƣợc chia thành 4 tầng văn hóa. Tầng 4 (gồm các lớp 8 - 10), niên đại Pleistocene

muộn, không có vỏ nhuyễn thể, có tổ hợp công cụ khác với 3 tầng văn hóa ở trên, quá

nửa số di vật trong tầng 4 là công cụ mảnh tƣớc, có mặt cả phiến tƣớc nhỏ và dài, hai

cạnh gần song song; dao khác tu chỉnh ở đầu, mảnh tƣớc tu chỉnh ở rìa. Có 3 niên đại

Page 137: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

121

C14

lớp 8 là 27.000 ± 32.000 năm BP; lớp 9 là 37.000 năm BP; lớp 10 chƣa có niên đại

tuyệt đối, song cổ hơn 37.000 năm BP [124].

Bạch Liên Động thuộc huyện Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hang

đƣợc khai quật nhiều lần vào các năm 1973, 1981 và 1982. Địa tầng hang dày trên 2m.

Mặt cắt địa tầng phía đông có 8 lớp, còn phía tây có 10 lớp. Lớp 7 phần đông và lớp 2

phần tây là ranh giới trầm tích giữa Pleistocene ở dƣới và Holocene ở trên. Bạch Liên

Động đƣợc chia thành 5 tầng văn hóa, 2 tầng phía dƣới có công cụ mảnh tƣớc. Đó là

tầng 5, gồm lớp 7 và 5 thuộc mặt cắt phía tây, có hóa thạch động vật đã tuyệt chủng,

không có vỏ ốc, niên đại C14

là 28.000 ± 2000 năm Bp. Tầng 4 (gồm lớp 4 phía tây)

chứa ít ốc, có công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh, có mũi tên khá hoàn chỉnh. Niên đại C14

19.910 ± 180 năm BP và 21.575 ± 150 năm BP [173].

Giáo sƣ Hà Văn Tấn trong bài viết Ngƣờm, Lang Rongrien và Bạch Liên Động

đăng trong "Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1990" đã viết: “...càng ngày

càng có thêm tài liệu để chúng ta thấy rằng kỹ nghệ Ngườm không phải là một kỹ nghệ

đơn độc, có tính địa phương. Việc phát hiện kỹ nghệ mảnh ở Lang Rongrien và Bạch

Liên Động đã cho biết rằng kỹ nghệ mảnh tước với công cụ nhỏ có niên đại cuối

Pleistocene đã tồn tại trước kỹ nghệ hạch cuội kiểu Sơn Vi - Hòa Bình trên một vùng

rộng lớn ở lục địa Đông Nam Á. Vấn đề là ở chỗ giải thích sự chuyển biến từ kỹ nghệ

mảnh sang kỹ nghệ hạch cuội như thế nào...” [124; tr.48].

Nhận định của Giáo sƣ Hà Văn Tấn đã chỉ ra mối liên hệ văn hóa và kỹ nghệ

giữa kỹ nghệ Ngƣờm (Việt Nam) với kỹ nghệ Lang Rongrien (Thái Lan) và Bạch Liên

Động (Nam Trung Quốc). Những cứ liệu tìm thấy ở Ngƣờm, ở Lang Rongrien và

Bạch Liên Động góp phần chứng minh sự tồn tại của một kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc

ở Đông Nam Á lục địa, tồn tại trong khoảng từ hậu kỳ Pleistocene đến đầu Holocene,

phát triển song song với kỹ nghệ mảnh ở Đông Nam Á hải đảo.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể khẳng định có một kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc ở Đông

Nam Á lục địa và Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự xuất hiện của kỹ

nghệ Ngƣờm là kết quả của sự tiến hóa tự thân, gắn liền với sự chuyển biến sinh thái

trong khu vực hay là ảnh hƣởng của một nền văn hóa khác từ bên ngoài? Đây là vấn

đề quan trọng, liên quan đến nguồn gốc của kỹ nghệ Ngƣờm.

Page 138: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

122

Việc tìm hiểu về nguồn gốc của kỹ nghệ Ngƣờm đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm và đại diện tiêu biểu là tác giả Nguyễn Gia Đối. Khi nghiên cứu về kỹ nghệ

chế tác công cụ từ mảnh tƣớc và sự tƣơng đồng về niên đại, khí hậu ông đã đƣa ra

nhận định: Kỹ nghệ Ngƣờm đƣợc đƣa từ Nam Trung Quốc xuống Bắc Việt Nam. Theo

ông nhận định: “Về mặt kĩ thuật đá, Ngườm tương đồng với một số di tích ở Quảng

Tây như Bạch Liên Động và Lý Ngư Chùy, nó thuộc dòng kỹ nghệ công cụ mảnh hay

còn gọi là truyền thống “công cụ nhỏ” (small tools) có nguồn gốc từ Trung kỳ

Pleistocene ở địa điểm 1, Chu Khẩu Điếm và một số địa điểm có tuổi muộn hơn phân

bố ở Hoa Bắc và Hoa Trung”[70; tr.103]. Có thể vào giai đoạn cuối Pleistocene đến

đầu Holocene, khí hậu ở Nam Trung Quốc có sự biến đổi chuyển từ khí hậu lạnh đột

ngột ở Việt Nam và một số khu vực Đông Nam Á cũng nhƣ Nam Trung Quốc. Những

vật chứng cụ thể là lớp dăm đá vôi, bên dƣới và trong lớp dăm đá đó là công cụ đƣợc

tu chỉnh từ mảnh tƣớc mà ngƣời ta gọi là kỹ nghệ Ngƣờm. Có thể do khí hậu lạnh hơn

ngƣời nguyên thủy từ Nam Trung Quốc đã di chuyển xuống Bắc Việt Nam và chọn

thung lũng Thần Sa - nơi có những điều kiện môi trƣờng tƣơng đồng Nam Trung Quốc

là nơi cƣ trú. Quan điểm này đã gợi mở về nguồn gốc của Ngƣờm. Trong điều kiện tƣ

liệu hiện nay, tác giả đề tài đồng tình với quan điểm này.

Một giả thiết khác về nguồn gốc của Ngƣờm do tác giả Nguyễn Khắc Sử nhận

định. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Giáo sƣ Hà Văn Tấn, ông đƣa ra nhận định có

thể cƣ dân Ngƣờm từ khu vực hải đảo di cƣ vào địa bàn này sinh sống khi hải đảo và

lục địa Đông Nam Á còn gắn liền với nhau [119].

Các di tích đặc trƣng cho kỹ nghệ mảnh tƣớc ở Đông Nam Á hải đảo có thể kể

đến là Patjitan, Sangiran, Tjiabenjè, Tabon, Niah, Leang Burung 2 và các di tích nằm

rải rác ở phía đông quần đảo Indonesia và phía nam quẩn đảo Philipines. Kỹ nghệ

mảnh tƣớc ở Đông Nam Á hải đảo còn tồn tại và bảo lƣu trong các di tích thuộc hậu

kỳ Đá mới. Tuy nhiên, khi đi sâu nghiên cứu, tác giả Trình Năng Chung cho rằng: các

kỹ thuật chế tác các công cụ cuội trong các di tích trên gần gũi với các công cụ cuội

của văn hóa Sơn Vi và văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam. Chính vì vậy, nguồn gốc

Ngƣờm đến từ Đông Nam Á hải đảo vẫn cần phải có thêm nhiều bằng chứng khảo cổ

học [39].

Page 139: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

123

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, vào giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, bức tranh tiền sử khu

vực Võ Nhai nói riêng và Thái Nguyên nói chung rất đặc sắc và sống động. Khu vực

này có lẽ đã diễn ra các tƣơng tác, tiếp xúc văn hóa giữa các nhóm cƣ dân bản địa

mang truyền thống kỹ nghệ công cụ hạch cuội và nhóm cƣ dân có thể có nguồn gốc xa

hơn. Quá trình tƣơng tác này kết thúc bằng sự hòa nhập của kỹ nghệ công cụ mảnh vào

truyền thống công cụ hạch cuội và ít nhiều còn để lại dấu ấn trong kỹ thuật chế tác đá

của văn hóa Bắc Sơn sau đó.

4.1.2. Mối quan hệ với văn hóa sơ kỳ Đá mới: Văn hóa Bắc Sơn

Văn hóa Bắc Sơn là một khái niệm văn hóa khảo cổ, để chỉ sự tồn tại của hơn 50 địa

điểm hang động, mái đá phân bố chủ yếu ở sơn khối đá vôi Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, với

đặc trƣng cơ bản là sự hiện diện của rìu mài lƣỡi, bàn mài có rãnh đôi, công cụ cuội ghè đẽo

không định hình, tồn tại trong thời gian từ 11.000 năm đến 7.000 năm BP [103].

Trong các di tích Đá mới sớm ở Thái Nguyên đã biết, chúng ta thấy các địa điểm

nhƣ hang Ốc, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm, Nà Cà, Kỵ, hang Con Hổ là những di tích

mang đặc trƣng văn hóa Bắc Sơn. Sƣu tập di vật đá của các di tích này ngoài những

loại hình hiện vật tiêu biểu của văn hóa này nhƣ rìu mài lƣỡi, rìu mài lan thân, “dấu

Bắc Sơn”, còn có những công cụ ghè đẽo mang dấu ấn kỹ thuật chế tác và loại hình

của văn hóa Bắc Sơn hơn là Hòa Bình. Ví nhƣ, ở đây thƣờng ít thấy những công cụ

hình đĩa; những công cụ hình bầu dục hay hình rìu dài thƣờng đƣợc làm bằng những

mảnh cuội bổ; công cụ mảnh tƣớc thƣờng có tỷ lệ khá cao.

Theo giáo sƣ Hà Văn Tấn, trong lớp trên cùng thuộc tầng văn hóa thứ III của Mái

đá Ngƣờm, ngoài một số công cụ chặt thô hình núm cuội, mũi nhọn không qua tu

chỉnh còn có khá nhiều công cụ chặt hình hạnh nhân, rìu ngắn, rìu dài, rìu mài lƣỡi, là

những hiện vật thƣờng gặp trong văn hóa Hòa Bình hay văn hóa Bắc Sơn. Tuy nhiên,

bộ công cụ ở đây vắng mặt công cụ hình đĩa, vốn là công cụ phổ biến trong các di tích

Hòa Bình. Cùng với công cụ trong lớp văn hóa trên cùng này còn phát hiện đƣợc hai ngôi

mộ đƣợc chôn theo tƣ thế ngồi, nằm co khá giống với mộ văn hóa Hòa Bình và văn hóa

Bắc Sơn.

Trong các sƣu tập đồ đá ở các di tích nhƣ hang Ốc, Nà Cà, Nghinh Tắc, hang Con

Hổ, Khắc Kiệm, Kim Sơn, Ky có chứa những đặc trƣng nổi bật của văn hóa Bắc Sơn.

Còn những sƣu tập ở các hang khác nhƣ hang Thần, hang Thủng, hang Đán Mèo, hang

Page 140: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

124

Chùa nhìn chung diện mạo của chúng cũng có những nét gần gũi Bắc Sơn với sự phổ

biến của những công cụ không định hình và công cụ mảnh tƣớc lớn chiếm tỷ lệ cao.

Trên cơ sở so sánh đặc trƣng di tích, di vật của nhóm các di tích sơ kỳ Đá mới ở

Thái Nguyên với văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, chúng tôi cho rằng, trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên sự hiện diện của văn hóa Hòa Bình rất mờ nhạt, mà khu vực này là địa

bàn phân bố của văn hóa Bắc Sơn và dạng Bắc Sơn. Các di tích văn hóa Bắc Sơn ở

Thái Nguyên mặc dù nằm ngoài sơn khối đá vôi Bắc Sơn và thuộc khu vực rìa phía tây

nam của sơn khối này nhƣng vẫn mang những nét khá đặc trƣng của văn hóa Bắc Sơn.

Từ đây, một số nhóm cƣ dân văn hóa này còn tiếp tục lan tỏa về phía bắc đến khu vực

tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng và Hà Giang.

Một điểm đáng quan tâm nghiên cứu đối với các di tích sơ kỳ Đá mới ở Thái

Nguyên là những dấu ấn của truyền thống công cụ mảnh tƣớc nhỏ tu chỉnh ở Ngƣờm -

Miệng Hổ vẫn còn ảnh hƣởng và bảo lƣu trong di tồn văn hóa của nhóm di tích này.

Ngay tại tầng văn hóa III của Mái đá Ngƣờm chúng ta đã thấy xuất hiện rìu mài lƣỡi

kiểu Bắc Sơn. Trong địa tầng hang Kim Sơn, Nghinh Tắc, Nà Cà, hang Thủng cũng đã

phát hiện những hạch đá và mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ kiểu kỹ nghệ Ngƣờm và đây có

thể đƣợc coi nhƣ một bằng chứng khá thuyết phục về sự tiếp nối truyền thống kỹ nghệ

Ngƣờm trong văn hóa Bắc Sơn. Những ảnh hƣởng của kỹ nghệ Ngƣờm đối với văn

hóa Bắc Sơn còn thể hiện trên một số khía cạnh khác về kỹ thuật chế tác và loại hình

công cụ.

Cƣ dân văn hóa Bắc Sơn thƣờng dùng mảnh cuội lớn (kích thƣớc 5cm -15cm) để

chế tạo công cụ. Mảnh tƣớc ở đây thƣờng phổ biến đƣợc tách ra bằng kỹ thuật bổ cuội.

Ngƣời ta không chỉ bổ đôi mà còn bổ ba, bổ tƣ hòn cuội. Trong kỹ nghệ Ngƣờm, kỹ thuật

bổ cuội và công cụ mảnh cuội lớn đã xuất hiện, mặc dù chƣa nhiều nhƣng có lẽ là tiền đề

cho xu hƣớng này phát triển mạnh trong văn hóa Bắc Sơn sau đó.

Hà Hữu Nga đã đo đạc thống kê kích thƣớc 119 công cụ mảnh tƣớc trong văn

hóa Bắc Sơn với các số liệu nhƣ sau: Dƣới 5cm có 56 tiêu bản, chiếm 47,0%; từ 5cm

đến 7cm có 53 tiêu bản, chiếm 44,5%; trên 7cm có 10 tiêu bản, chiếm 8,40%; không

có tiêu bản nào có kích thƣớc dƣới 3 cm [103].

So sánh kích thƣớc công cụ mảnh tƣớc Nà Cà với các chỉ số trên, chúng ta thấy

công cụ mảnh tƣớc Nà Cà nhỏ hơn ở các di chỉ Bắc Sơn điển hình khác. Đặc biệt,

Page 141: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

125

trong số di vật thu đƣợc ở hố khai quật tại hang Nà Cà, chúng tôi tìm thấy hai mảnh

tƣớc có kích thƣớc, hình dáng hết sức gần gũi với công cụ mảnh tƣớc Ngƣờm (Ảnh

166 - 169). Đặc biệt là mảnh tƣớc có ký hiệu là 14.TU.L1.11 (Ảnh 166) có dấu tu

chỉnh nhỏ giống nhƣ mảnh tƣớc Ngƣờm. Hai công cụ mảnh tƣớc này có các số đo về

chiều dài, chiều rộng, trọng lƣợng lần lƣợt là: 10cm, 4cm, 2.3cm, 0.3gr và 10cm,

3.2cm, 2.9cm, 0.5gr. Qua so sánh bộ sƣu tập công cụ mảnh tƣớc ở Nà Cà với công cụ

mảnh tƣớc Mái đá Ngƣờm, chúng tôi nhận định, công cụ mảnh tƣớc Nà Cà và công cụ

Mảnh tƣớc Ngƣờm có mối quan hệ gần gũi. Đó có lẽ là kết quả của sự kế thừa từ

truyền thống công cụ mảnh tƣớc nhỏ ở Ngƣờm trong văn hóa Bắc Sơn khởi nguồn

ngay tại khu vực Võ Nhai, Thái Nguyên và từ đó lan rộng ra các khu vực xung quanh.

Bảng 4.1: So sánh kích thước công cụ mảnh tước ở một số địa điểm

Địa điểm có công cụ mảnh

tƣớc Đơn vị đo lƣờng Lớn nhất Nhỏ nhất

Hang Khắc Kiệm

Chiều dài (cm) 9,3 1,2

Chiều rộng (cm) 7,9 1,3

Chiều dày (cm) 2,9 0,2

Trọng lƣợng (gr) 440 10

Mái đá Ngƣờm

Chiều dài (cm) 7.6 2.4

Chiều rộng (cm) 6.5 2.2

Chiều dày (cm) 2.5 0.2

Trọng lƣợng (gr) 70 10

Hang Nà Cà

Chiều dài (cm) 9.4 4.0

Chiều rộng (cm) 7.3 2.3

Chiều dày (cm) 2 0.3

Trọng lƣợng (gr) 280 30

Hang Con Hổ

Chiều dài (cm) 5,4 1,3

Chiều rộng (cm) 5,8 1,7

Chiều dày (cm) 1,5 0,2

Trọng lƣợng (gr) 50 10

Qua việc phân tích các bảng thống kê mảnh tƣớc của hai di tích văn hóa Bắc Sơn

điển hình khác ở Thái Nguyên là Khắc Kiệm và hang Con Hổ, chúng ta thấy nét tƣơng

đồng giữa các di tích văn hóa Bắc Sơn ở Thái Nguyên và Ngƣờm. Các chỉ số trọng

lƣợng, độ dài, rộng, dày của mảnh tƣớc Khắc Kiệm đều lớn hơn mảnh tƣớc Ngƣờm

nhƣng độ chênh lệch là không nhiều. Các chỉ số đó vẫn nhỏ hơn chỉ số của mảnh tƣớc

Bắc Sơn. Các chỉ số mảnh tƣớc của hang Con Hổ đều nhỏ hơn và gần gũi với các chỉ

Page 142: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

126

số mảnh tƣớc Ngƣờm (Bảng 4.1).

Mối quan hệ về nguồn gốc giữa kỹ nghệ Ngƣờm và văn hóa Bắc Sơn còn đƣợc tìm

thấy trong một số địa điểm khác ngoài địa bàn Thái Nguyên. Đó là những công cụ mảnh

tƣớc tu chỉnh hiện diện ở lớp dƣới hang Dơi thuộc huyện Bắc Sơn và hang Lạng Nắc,

huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), những công cụ mảnh tƣớc tu chỉnh nhỏ ở lớp dƣới hang Nà

Coóc thuộc huyện Chợ Mới (Bắc Cạn).

Trên cơ sở những tƣ liệu nêu trên, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, Ngƣờm là

một trong những nguồn gốc hợp thành của văn hóa Bắc Sơn, bên cạnh kỹ nghệ công cụ

hạch cuội khác thuộc hậu kỳ Đá cũ. Ngƣờm từ một kỹ nghệ mang tính đặc thù đã dần hội

nhập vào kỹ nghệ công cụ hạch cuội trong văn hóa Bắc Sơn [103].

4.1.3. Mối quan hệ với các văn hóa hậu kỳ Đá mới ở miền núi phía Bắc Việt Nam

và khu vực liền kề

So với các giai đoạn tiền sử trƣớc đó, cƣ dân hậu kỳ Đá mới đã cƣ trú rất rộng

trên đất nƣớc ta, từ rừng núi, trung du đến vùng đồng bằng ven biển và hải đảo.

Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã xác lập đƣợc 4 khu vực văn hoá chủ yếu

trong giai đoạn hậu kỳ Đá mới miền núi phía Bắc. Đó là khu vực Tây Bắc với nhóm di

tích Bản Mòn - Thọc Kim, khu vực Việt Bắc với văn hoá Hà Giang, ở cực Đông Bắc

với văn hoá Mai Pha và vùng ven biển Đông Bắc với văn hoá Hạ Long. Với tƣ liệu

hiện có, chúng ta thấy nổi lên 2 mối quan hệ giữa cƣ dân cổ Thái Nguyên với cƣ dân

văn hoá Hà Giang và văn hoá Hạ Long. Ngoài ra, còn có những bằng chứng về mối

quan hệ cƣ dân đƣơng thời Thái Nguyên với cƣ dân cổ ở Nam Trung Quốc. Đối với

văn hóa Mai Pha và nhóm di tích Bản Mòn - Thọc Kim, hiện trong các di tích thời đại

Đá ở Thái Nguyên chƣa có tài liệu so sánh.

4.1.3.1. Với văn hoá Hà Giang

Năm 1989, sau một thời gian dài khám phá, giới khảo cổ học nƣớc nhà nhận

diện một văn hoá mới trên vùng núi cực Bắc nƣớc ta. Đó là văn hoá Hà Giang [127].

Hầu hết các di tích thuộc văn hoá này phân bố dọc sông Chảy, sông Gâm mà trục

trung tâm là Sông Lô. Phần lớn là những di chỉ thềm sông, rất ít di chỉ hang động. Đặc

trƣng tổ hợp di vật văn hoá Hà Giang thể hiện qua đồ đá và đồ gốm. Về đồ đá, những

chiếc rìu, bôn có vai có nấc chạy ngang vai, khác hẳn với bôn có vai có nấc trong văn

hoá Hạ Long, lại đi kèm với sự phong phú của tổ hợp rìu - cuốc - bôn, trong đó loại

Page 143: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

127

hình rìu, bôn có vai đóng vai trò nổi trội là nét đặc trƣng của đồ đá Hà Giang. Đó là

chƣa kể đến những yếu tố riêng của văn hoá này đã đƣợc bộc lộ qua các loại hình: bàn

đập vỏ cây, mũi giáo đá hình lá v.v... Đồ gốm văn hoá Hà Giang thuộc loại thô dầy,

pha cát, bên ngoài đƣợc phủ lớp áo mỏng thổ hoàng, một số ít gốm có trang trí hoa văn

in chấm dải giữa hai đƣờng khắc vạch mang phong cách gốm Phùng Nguyên [127].

Mối quan hệ giữa văn hoá Thái Nguyên với văn hoá Hà Giang đƣợc thể hiện

qua các phát hiện lẻ tẻ ở các huyện Đại Từ và Phú Bình.

Ngay sau khi văn hoá Hà Giang đƣợc xác lập, các nhà khảo cổ nhận thấy rằng

những đặc trƣng nổi bật của những chiếc rìu bôn có vai ở xã Bản Ngoại (huyện Đại

Từ) hoàn toàn giống với rìu, bôn có vai đặc trƣng văn hoá Hà Giang. Theo nhà nghiên

cứu Bùi Vinh thì những chiếc rìu bôn này đều có đặc điểm chuôi thấp, vai ngang tạo

thành góc vai vuông với chuôi. Nấc nổi lên thành một đƣờng gờ thẳng chạy từ vai này

sang vai kia. Nhƣ chúng ta đều biết, bôn có vai có nấc với những đặc điểm kể trên đƣợc

coi nhƣ một loại hình đặc biệt điển hình cho Văn hóa Hà Giang. Những chiếc bôn nhƣ

trên cũng tìm thấy ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai [160]. Chúng ta có thể bổ sung thêm

vào khảo cổ học tiền sử Thái Nguyên những rìu có vai có nấc kiểu Hà Giang phát hiện

mới đây ở xã Kha Sơn, huyện Phú Bình [130].

Từ những tƣ liệu trên, điều hiển nhiên có thể nhận thấy Thái Nguyên cũng đƣợc

xem nhƣ địa bàn phân bố của văn hoá Hà Giang [163]. Bƣớc đầu có thể xác nhận mối

quan hệ chặt chẽ giữa cƣ dân văn hoá Thái Nguyên với cƣ dân văn hoá Hà Giang.

4.1.3.2. Với văn hoá Hạ Long

Văn hoá Hạ Long đƣợc phát hiện từ năm 1937 và đƣợc nghiên cứu khá kỹ

lƣỡng. Văn hoá Hạ Long phân bố chủ yếu trên các cồn cát, các eo đất trên các đảo

hoặc trong một số hang đá dọc duyên hải miền đông bắc.

Chủ nhân văn hoá Hạ Long với bộ công cụ lao động bằng đá chủ yếu là rìu, bôn

có vai có nấc với đặc điểm gờ nấc ở ngay đƣờng cong do mặt phẳng mài vát của lƣỡi

tạo nên. Nghề thủ công làm gốm rất phát triển, gốm xốp trở thành đặc trƣng của chất

liệu gốm Hạ Long. Kỹ thuật tạo hoa văn gốm rất phát triển, đặc biệt kỹ thuật trang trí

hoa văn đắp thêm, văn khắc vạch kết hợp trổ lỗ. Văn hoá Hạ Long có niên đại từ 4.500

- 3.500 năm cách ngày nay.

Page 144: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

128

Trong phƣơng thức kiếm sống, khai thác biển là thế mạnh trong nền kinh tế hỗn

hợp của cƣ dân Hạ Long, bên cạnh phƣơng thức săn bắt, hái lƣợm, thủ công chế tác đá

và gốm, trao đổi và buôn bán. Cƣ dân văn hoá Hạ Long có quan hệ mở rộng tới các cƣ

dân đƣơng thời ở Bắc Việt Nam và xa hơn tới khu vực Đông Nam Á và Nam Trung

Quốc [39].

Cho đến nay, trong các văn hoá hậu kỳ Đá mới ở Việt Nam, chỉ có 2 văn hoá:

văn hoá Hạ Long và văn hoá Hà Giang sở hữu (chế tạo) những chiếc rìu, bôn có vai,

có nấc đặc trƣng.

Tuy nhiên nếu phân tích chi tiết về kỹ thuật sẽ nhận thấy có sự khác nhau ở

hình dáng và vị trí tạo nấc trên rìu, bôn ở hai nơi. Mặc dù vậy, sự gắn kết giữa hai nền

văn hoá này là điều có thể khẳng định đƣợc.

Trƣớc đây, khi khảo sát những chiếc rìu, bôn có vai trong văn hóa tiền sử Việt

Nam, các nhà khảo cổ đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa hai khu vực miền núi phía

Bắc và Hạ Long [127]. Có hiện tƣợng đáng chú ý là sự có mặt của những chiếc rìu,

bôn Hạ Long có mặt trên đất Thái Nguyên. Giữa tháng 8 năm 2007, nguyên chủ tịch

nƣớc Trần Đức Lƣơng có gửi cho Viện Khảo cổ học một hiện vật bằng đá. Đó là chiếc

rìu có vai có nấc tìm thấy ở di chỉ Mái đá Ngƣờm nhân dịp ông đi thăm và làm việc tại

tỉnh Thái Nguyên vào tháng 10 năm 2006.

Theo ông Trần Đức Lƣơng cho biết, chiếc rìu này do ông Đồng Văn Lan, một

trong những dân công ngƣời địa phƣơng tham gia cuộc khai quật năm 1981 tại Mái đá

Ngƣờm, nhặt đƣợc trong khi sàng đất đợt khai quật năm 1982. Theo ông Đồng Văn

Lan cho biết, chiếc rìu có vai kép có nấc đƣợc tìm thấy lớp mặt có độ dày trung bình từ

0,20m - 0,25 m cùng với những mảnh gốm và 2 chiếc rìu tứ giác mài nhẵn toàn thân.

Chiếc rìu đƣợc làm từ đá cát kết màu vàng, rìu đƣợc mài nhẵn toàn thân. Nhìn

nghiêng công cụ có rìa lƣỡi khá cân xứng so với trục công cụ. Tiết diện ngang chuôi

hình oval, tiết diện ngang thân hình thấu kính lồi. Một bề mặt công cụ đƣợc mài nhẵn,

phần lƣỡi vuốt cong. Mặt kia, nếu nhìn chính diện sẽ thấy một nấc đƣợc tạo nổi nên rõ

rệt ở vị trí vai lớn của di vật. Để tạo đƣợc chế phẩm này, ngoài kỹ thuật mài chắc

ngƣời xƣa cũng đã sử dụng kỹ thuật cƣa. Những đặc điểm ngoại hình và kỹ thuật chế

tác cho thấy chế phẩm này mang đặc trƣng điển hình của rìu - bôn có vai có nấc thuộc

văn hoá Hạ Long. Điều đáng nói là sự có mặt của nó trên địa bàn Thái Nguyên, cho

Page 145: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

129

thấy mối quan khá rộng của văn hoá Hạ Long với các văn hoá cùng thời nằm sâu trong

đất liền [36].

Từ những bằng chứng trên cho thấy, giữa cƣ dân hậu kỳ Đá mới Thái Nguyên và

cƣ dân văn hoá Hạ Long có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ít nhất là có sự giao lƣu,

trao đổi văn hoá vật chất.

4.1.3.3. Với văn hoá xẻng đá ở Nam Trung Quốc

Ngoài những mối quan hệ với các cƣ dân các vùng liền kề, chúng ta còn có

những bằng chứng về sự giao lƣu của cƣ dân Thái Nguyên cổ với cƣ dân cổ ở vùng

Nam Trung Quốc. Đó là sự hiện diện của những chiếc xẻng đá ở Thái Nguyên.

Xẻng đá là một loại di vật khá đặc biệt thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ

Kim khí ở vùng núi phía bắc nƣớc ta, đặc biệt ở các tỉnh có đƣờng biên giới với tỉnh

Quảng Tây, Trung Quốc. Cho đến nay, tại Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện

đƣợc 3 chiếc xẻng đá lớn [132].

Hiện tại, tài liệu khảo cổ học Việt Nam đã ghi nhận đƣợc 50 trƣờng hợp tìm

thấy loại di vật xẻng đá tìm thấy ở 9 tỉnh vùng núi phía bắc và khu vực duyên hải đông

Bắc Việt Nam (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc

Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dƣơng).

Điều đáng ghi nhận là địa bàn phát hiện những chiếc xẻng đá này nằm trong

khu vực phân bố của văn hoá Hạ Long, văn hoá Mai Pha, văn hoá Hà Giang và cũng là

địa bàn sinh tồn chủ yếu của các nhóm cƣ dân Tày - Nùng cổ.

Kết quả nghiên cứu di vật cho thấy, những chiếc xẻng đá lớn ở Việt Nam về

kiểu dáng, chất liệu đá, kích thƣớc và kỹ thuật chế tác hoàn toàn giống với những xẻng

đá lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc.

Ở vùng phía nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào giai đoạn hậu kỳ Đá mới,

hình thành một khu vực phân bố hàng loạt di tích khảo cổ mà đặc trƣng văn hoá nổi

bật là những chiếc xẻng đá lớn. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc định danh cho chúng

là những di chỉ xẻng đá lớn hoặc “ Văn hoá xẻng đá lớn”.

Căn cứ vào một số niên đại C14

và các tài liệu liên quan, các nhà khảo cổ Trung

Quốc cho rằng, niên đại của những di chỉ xẻng đá khu vực nam Trung Quốc chủ yếu

thuộc di tồn văn hoá hậu kỳ Đá mới có niên đại khoảng 5.000 năm cách nay và tồn tại

dai dẳng sang đến giai đoạn Tây Hán muộn (thế kỷ 2 sau Công nguyên).

Do những chiếc xẻng đá lớn tìm thấy ở Việt Nam rất giống với những xẻng đá lớn

ở Quảng Tây, Trung Quốc, cho nên một trong những vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu là nguồn gốc, xuất xứ của những chiếc xẻng đá này.

Page 146: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

130

Dựa vào các công trình nghiên cứu cho biết đến nay, trong các công xƣởng chế

tác đá hậu kỳ Đá mới và sơ kỳ Kim khí ở Việt Nam chƣa tìm thấy những phác vật

hoặc chế phẩm có kiểu dáng nhƣ vậy. Do vậy, chúng tôi cho rằng, những chiếc xẻng

đá tìm thấy ở Thái Nguyên là sản phẩm của sự giao lƣu trao đổi giữa các nhóm cƣ dân

hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí Thái Nguyên với với các cộng đồng cƣ dân cổ vùng

Nam Quảng Tây.

4.2. Vài nét về đời sống của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên

Việc dựng lại bức tranh về cuộc sống của con ngƣời thời đại nguyên thủy là

một việc làm vô cùng khó khăn và phức tạp. Một phần do hạn chế về tình hình tƣ liệu,

phần khác do tình hình phát hiện và nghiên cứu đời sống của cƣ dân thời nguyên thủy

trên đất nƣớc ta cũng chƣa làm đƣợc bao nhiêu, cho nên việc tái hiện đời sống vật chất

và tinh thần, những hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của ngƣời nguyên thuỷ trên đất

Thái Nguyên lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Tuy vậy, dựa vào những tƣ liệu khảo

cổ học hiện có, tác giả đề tài cố gắng phác thảo một số nét cơ bản nhất về đời sống

của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên.

4.2.1. Môi trường sinh thái

Dựa vào những tài liệu địa tầng và cổ sinh từ các di tích đồ đá, chúng tôi cố gắng

phác thảo diện mạo môi trƣờng sinh thái của cƣ dân tiền sử Thái Nguyên từ thời đại

Đá cũ sang thời đại Đá mới.

Ở vào giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, tƣơng đƣơng với cuối thời kỳ Cánh Tân (Late

Pleistocene), các kết quả nghiên cứu cổ khí hậu từ địa tầng Mái đá Ngƣờm cho chúng

ta biết phần nào diện mạo sinh thái mà các cƣ dân Mái đá Ngƣờm, Miệng Hổ, Thẩm

Choong, Nà Khù.., sinh sống. Tác giả Hà Văn Tấn dựa vào kết quả nghiên cứu lớp

dăm đá vôi, thành phần động vật, bào tử phấn hóa, ông cho rằng cƣ dân Ngƣờm cổ

sống trong thời kỳ khô lạnh, mà dấu vết đợt khô lạnh từ 30.000 - 23.000 năm trƣớc đã

thấy ở nhiều nƣớc Đông Nam Á [122]. Tài liệu cổ sinh ở Ngƣờm nhìn chung đã hóa

thạch hoặc ở tình trạng bán hóa thạch, chúng gồm những loài tiêu biểu nhƣ: Lợn rừng

(Sus scrofa), hƣơu nai (Rusa Sp), Khỉ (Macaca sp), Gấu (Ursus sp), Lửng lợn

(Arctonyx collaris), nhím (Hystrix sp)… và đặc biệt là Đƣời ƣơi (Pongo) - một trong

ba đại diện (Pongo - Ailuropoda - Stegodon) tiêu biểu cho quần động vật cuối

Pleistocene ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Sự có mặt phổ biến của đƣời ƣơi,

Page 147: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

131

chứng tỏ xung quanh khu vực thung lũng Thần Sa thời đó là những cánh rừng rậm rạp

với các loài cây thân gỗ lớn.

Bƣớc sang thời đại Đá mới, về cơ bản cƣ dân Thái Nguyên sống trong môi

trƣờng sinh thái giai đoạn Toàn Tân (Holocene). Căn cứ vào các tài liệu địa tầng, vào

tài liệu cổ sinh ở các địa điểm Ngƣờm (tầng văn hóa III ở Ngƣờm), Kim Sơn, Hang

Ốc, Nghinh Tắc, Khắc Kiệm v.v.., cho thấy điều kiện khí hậu trong giai đoạn Đá mới

đã có những biến đổi rõ rệt theo chiều hƣớng ấm và ẩm ƣớt hơn, biểu hiện qua sự gia

tăng của các loài nhuyễn thể mà chủ yếu là các loài ốc núi và ốc suối, vốn là những

loài động vật chỉ thị cho chế độ khí hậu nóng ẩm. Các loài động vật khác cũng biểu

hiện sự gần gũi với quần động vật hiện đại và không còn sự hiện diện của loài Pongo

nhƣ trong giai đoạn trƣớc đó ở tầng văn hóa I ở Ngƣờm.

4.2.2. Hoạt động kinh tế

Cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu trong các hang động và mái

đá. Những địa bàn hoạt động tìm kiếm thức ăn của họ chính là các thung lũng, những

vạt rừng, các dòng sông suối không xa nơi ở.

Hệ sinh thái tự nhiên ở Thái Nguyên có nhiều điều kiện tốt để các loài động vật

và thực vật phát triển. Đó cũng là môi trƣờng rất tốt để con ngƣời - dù còn ở trình độ

nguyên thuỷ, vẫn sinh sôi phát triển. Ngƣời nguyên thuỷ ở Mái đá Ngƣờm, hang

Miệng Hổ, hang Thắm Choong, hang Nà Ngùn, hang Kim Sơn, hang Ốc v.v..., sống

thành từng bầy mà chúng ta thƣờng gọi là bầy ngƣời nguyên thuỷ. Họ sống lang thang

nay đây mai đó, dựa vào các nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên. Cuộc đời của họ gắn

chặt với cuộc sống của rừng núi.

Trên nền tảng của môi trƣờng thung lũng sông, lại liền kề với một vùng rừng

núi rộng lớn, con ngƣời thời đại Đá ở Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc triển

khai một số hoạt động kinh tế với mục đích là tìm kiếm thức ăn. Phƣơng thức hoạt

động cơ bản là săn bắt và hái lƣợm.

Trong điều kiện công cụ lao động, phƣơng thức kiếm sống còn thô sơ, chính

việc săn bắt những con mãnh thú hung dữ đòi hỏi con ngƣời phải tổ chức săn bắt tập

thể, phải mƣu trí dũng cảm. Họ biết tổ chức mai phục, khéo léo lợi dụng nhƣợc điểm

của từng loài thú, khéo léo lợi dụng địa hình săn bắt (những khúc sông, suối nơi đàn

thú hay uống nƣớc, những vực sâu…). Trong một số di tích Đá cũ nhƣ Mái đá Ngƣờm,

Page 148: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

132

Miệng Hổ và một số di tích Đá mới nhƣ hang Ốc, hang Con Hổ, hang Bộc Cuối đã tìm

đƣợc nhiều xƣơng cốt của nhiều loài thú rừng, phản ánh đối tƣợng săn bắt của con

ngƣời thời đại Đá nói chung ở đây. Trong số đó nhiều nhất là các loại thú nhỏ nhƣ khỉ,

dúi, nhím, chuột, gà. Họ còn săn bắt cả những con thú lớn nhƣ hƣơu, nai, lợn rừng,

thậm chí cả những con thú có thân hình đồ sộ nhƣ voi mà hoá thạch của chúng tìm

thấy trong thung lung Thần Sa là những minh chứng xác thực.

Bên cạnh hoạt động săn bắt thì hái lƣợm là một hoạt động tìm kiếm thức ăn

thƣờng xuyên của cƣ dân nguyên thủy Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho biết vùng

sơn khối đá vôi ở khu vực dọc các sông Thần Sa, sông Rong, sông Nghinh Tƣờng vào

giai đoạn cuối Cánh tân - đầu Toàn Tân cho thấy, đã tồn tại hệ thực vật ƣa nƣớc, đặc

trƣng cho các loài cây của rừng nhiệt đới ẩm, có cấu trúc nhiều tầng [155]. Ở Thái

Nguyên không có nhiều đầm hồ lớn do quá trình đổi dòng của những con sông để lại,

mà thay vào đó là một hệ thống sông ngòi khá dày đặc với nguồn nƣớc phong phú, dồi

dào; một vùng rừng núi rộng lớn, trên đó nguồn động thực vật khá đa dạng là nguồn

thức ăn dồi dào cho con ngƣời. Nhiều loại cây, củ, quả, hạt có thể sử dụng làm thức

ăn, ngoài ra những nguồn thực phẩm từ mật ong, măng tre nứa cũng rất dồi dào.

Do đặc thù cảnh quan môi trƣờng nơi đây có nhiều sông suối nên hoạt động thu

lƣợm nhuyễn thể khá phổ biến. Nhìn chung tầng văn hóa trong các di tích Ngƣờm, Nà

Khù, Kim Sơn, Hang Ốc v.v.. ken đặc vỏ ốc, đặc biệt là ốc suối (loài Melania), số ít là

loại ốc núi (loài Cyclophorus).

Dựa theo tài liệu khảo cổ thu đƣợc từ các di tích Ngƣờm, Nà Khù, Kim Sơn,

Hang Ốc v.v.., cho thấy ở giai đoạn hậu kỳ Đá cũ, hoạt động thu lƣợm nhuyễn thể của

cƣ dân Thái Nguyên chƣa phát triển mạnh. Bƣớc sang giai đoạn Đá mới, hoạt động thu

lƣợm các loài thủy sinh trong đó có ốc, trai, hến phát triển mạnh. Hoạt động kinh tế

này có lẽ liên quan tới sự biến đổi điều kiện khí hậu ở vào giai đoạn đầu thế Toàn Tân

theo chiều hƣớng ấm hơn, nhiều mƣa hơn. Các dòng sông, dòng suối phát triển mạnh,

tạo thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy sinh cá, tôm, cua, ốc. Trong các di chỉ

Kim Sơn, Hang Ốc, hang Con Hổ, hang Khắc Kiệm v.v.., ngoài những di tích vỏ ốc

suối, còn tìm thấy nhiều vỏ trai, vỏ hến, trùng trục, càng cua, xƣơng cá v.v…

Đến nay, chƣa có bằng chứng đích thực của hoạt động chăn nuôi và trồng trọt

trong thời đại Đá ở Thái Nguyên. Trƣớc đây đã có giả thiết cho rằng nông nghiệp đã

Page 149: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

133

nảy sinh trong văn hóa Bắc Sơn, nhƣng còn ở trạng thái manh nha là dựa vào sự có

mặt của bàn nghiền, chày nghiền, đồ gốm và đặc biệt là sự xuất hiện sớm và phổ biến

của chiếc rìu mài lƣỡi. Giả thiết đó đƣợc xây dựng trên những dữ kiện rộng lớn hơn

qua phân tích cảnh quan môi trƣờng, tổ hợp công cụ, đồ gốm và đặc biệt là mối liên hệ

giữa Bắc Sơn với các di tích văn hóa Hòa Bình có vết tích cây trồng ở Đài Loan và

Thái Lan [121].

Một số nhà nghiên cứu, trong đó có tác giả Hà Hữu Nga đã từng nhấn mạnh sự

có mặt của loại hình cuốc, mà trƣớc đây thƣờng đƣợc xếp vào nhóm rìu mài lƣỡi, đã

thực sự có mặt trong văn hóa Bắc Sơn. So với rìu mài lƣỡi chúng chiếm từ 7 – 30%.

Cuốc xuất hiện từ văn hóa Hòa Bình và phổ biến trong văn hóa Bắc Sơn với sự ổn

định về hình dáng và kỹ thuật chế tác, có chức năng đào xới đất. Tác giả Hà Hữu Nga

còn cho rằng, sự có mặt của rìu và cuốc trong văn hóa Bắc Sơn đã xác nhận định

hƣớng kinh tế trồng trọt đa canh trong các khu vực thung lũng. Trong giai đoạn này,

hệ thống đất trồng vƣờn - nƣơng - ruộng đã hình thành với sản phẩm là quả, củ, hạt,

trong đó khoai sọ và cây cho củ có lẽ đƣợc ngƣời Bắc Sơn định hƣớng thành cây

lƣơng thực chính [103, tr.121]. Tác giả của đề tài hoàn toàn đồng ý với các quan điểm

trên và cho rằng nó thích ứng với tài liệu khảo cổ học Thái Nguyên.

Từ những dẫn liệu và phân tích trên, chúng tôi cho rằng săn bắt, hái lƣợm là

những hoạt động kinh tế chủ yếu của ngƣời thời đại Đá Thái Nguyên. Nhƣng bắt đầu

từ giai đoạn sơ kỳ Đá mới, trong hoạt động kinh tế của những cƣ dân Bắc Sơn trên đất

Thái Nguyên có thể đã xuất hiện hoạt động chăn nuôi và trồng trọt sơ khai gắn liền với

một số tiến bộ kỹ thuật nhất định, trong đó có sự phổ biến của kỹ thuật mài và chế tác

rìu mài lƣỡi.

4.2.3. Vài nét về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần

Nghiên cứu về tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của cƣ dân thời đại Đá Việt

Nam với tƣ liệu còn hạn chế là một việc làm hết sức khó khăn. Nghiên cứu nó trên một

địa bàn hẹp lại còn có nhiều khó khăn hơn. Để phác thảo đôi nét về tổ chức xã hội và

đời sống tinh thần của cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên, tác giả đề tài căn cứ vào

những cứ liệu vật chất đã thu nhập đƣợc, vừa phải dựa vào thành tựu nghiên cứu của

giới khảo cổ học đã nghiên cứu về giai đoạn này, từ một bình diện rộng hơn.

Page 150: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

134

Tổ chức xã hội của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên dựa trên nền tảng kinh tế

săn bắt, hái lƣợm là chính và sang thời đại Đá mới bƣớc đầu đã biết tới nền kinh tế sản

xuất sơ khai. Cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu trong các hang động, trong

mỗi hang có thể có nhiều bếp lửa kích thƣớc nhỏ. Đặc điểm đó chỉ ra rằng mỗi hang

động là một đơn vị cƣ trú của một cộng đồng nhỏ. Sự tƣơng đồng về tổ hợp di vật, đặc

biệt là truyền thống khai thác nhuyễn thể đã gợi ý rằng, các cộng đồng nhỏ của từng

hang có mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ cộng đồng lớn của cƣ dân đƣơng thời.

Khi nghiên cứu về đời sống của con ngƣời thời đại Đá Việt Nam, nhiều nhà

nghiên cứu cho rằng, ở thời đại này vai trò của tập thể và cá nhân đều có vị trí rất quan

trọng. Trong điều kiện trình độ xã hội còn thấp, lại luôn phải đối mặt với sự khắc

nghiệt của tự nhiên con ngƣời trƣớc hết phải dựa vào sức mạnh của tập thể. Tổ chức

lao động tập thể trong trong lao động kiếm sống hằng ngày đƣợc xem là phƣơng thức

lao động cơ bản của ngƣời thời đại Đá.

Những công trình nghiên cứu khoa học cho biết đã có sự phân công lao động tự

nhiên theo giới tính và theo lứa tuổi trong cƣ dân thời tiền sử: Nam giới đảm trách các

cuộc săn bắt, ngƣời già yếu, phụ nữ và trẻ em đảm đƣơng việc kiếm ăn bằng hái lƣợm

củ, quả cây hoặc mò cua, ốc, bắt cá… Rõ ràng là đối với nam giới, công việc săn bắt

của họ đòi hỏi cƣờng độ lao động rất nặng nề về thể lực, cơ bắp nhƣng thành quả lao

động của họ lại thấp và bấp bênh bởi săn bắt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là

công cụ săn bắt. Trong điều kiện kỹ thuật còn thô sơ, tuy thú rừng nhiều nhƣng phải

huy động rất nhiều thành viên trong cộng đồng nên hiệu quả kinh tế không cao. Trong

khi đó việc hái lƣợm các loài thảo mộc và đánh bắt các loài thuỷ sinh tƣơng đối nhẹ

nhàng, dễ kiếm và hầu nhƣ luôn có sẵn trong tự nhiên, không đòi hỏi những công cụ

phức tạp, không đòi hỏi phải đông nhân lực mà hiệu quả kinh tế cao hơn, chắc chắn

hơn và ổn định hơn.

Sống ở miền rừng nhiệt đới đầy những hiểm hoạ, trắc trở, sinh mạng của con

ngƣời thật mỏng manh. Nhƣng ƣu thế của ngƣời tiền sử là ở chỗ họ không xuất hiện

riêng lẻ mà theo tập thể, đƣợc củng cố trong hoạt động lao động săn bắt, hái lƣợm.

Trong cuộc vật lộn với thiên nhiên để mƣu sinh, tập đoàn ngƣời ngày càng đƣợc củng

cố chặt chẽ. Họ sống chung với nhau trong những căn lều hay trong hang động, cùng

lao động chung để tìm kiếm thức ăn. Trong cuộc sống sinh hoạt tập thể, dần dần trong

Page 151: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

135

cộng đồng ngƣời tiền sử ở Thái Nguyên hình thành những tình cảm, trách nhiệm gắn

bó giữa các thành viên trong cộng đồng. Sản phẩm thu đƣợc trong lao động chƣa phải

đã nhiều và có dƣ thừa, chỉ có thể đạt mức tối thiểu cho duy trì cuộc sống. Việc phân

phối sản phẩm mang tính chất bình quân, mọi thành viên trong cộng đồng đều đựơc

hƣởng chung thành quả lao động đã đạt đƣợc.

Cƣ dân thời đại Đá ở Thái Nguyên đã có một khối lƣợng tri thức đáng kể về thế

giới xung quanh. Họ hiểu biết sâu sắc môi trƣờng tự nhiên. Điều đó không chỉ giúp

cho họ có sự lựa chọn tốt nguyên liệu chế tác công cụ, chọn nơi cƣ trú thích hợp để

định cƣ lâu dài mà còn có thể triển khai có hiệu quả hoạt động săn bắt, hái lƣợm cũng

nhƣ trồng trọt. Nhƣ chúng ta đã biết, trong sơn khối đá vôi Thần Sa, Bắc Sơn có rất

nhiều hang động và mái đá, song ngƣời thời đại Đá ở Thái Nguyên chỉ tụ cƣ ở một vài

hang trong từng khu vực. Có hang tầng văn hóa dày, chứng tỏ sự định cƣ lâu dài, có

hang tầng văn hóa mỏng, hiện vật nghèo nàn – đó chỉ là nơi cƣ trú phụ và ngắn ngày.

Tình hình đó gợi ra cho ta thấy cƣ dân thời tiền sử Thái Nguyên đã có kinh nghiệm và

tri thức khá sâu trong việc chọn lựa nơi ở sao cho thoáng mát vào mùa hè và ấm áp về

mùa đông, vừa gần nguồn nguyên liệu lại vừa gần nguồn nƣớc và thuận lợi cho các

hoạt động kiếm sống.

Cho đến nay những hiểu biết của chúng ta về văn hoá tinh thần, văn hóa phi vật

thể của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên cũng còn rất hạn chế. Dựa vào những tài liệu

khảo cổ học hiện có thể suy đoán rằng, bƣớc sang thời đại Đá mới, cƣ dân tiền sử Thái

Nguyên đã có ý thức tìm cách giải thích những hiện tƣợng bí ẩn của thiên nhiên. Chủ

nhân văn hoá Bắc Sơn ở mái đá Ngƣờm (tầng III), hang Khắc Kiệm,hang Con Hổ đã

có những khái niệm về thế giới bên kia, về cuộc sống và cái chết. Trong bối cảnh đó,

những lễ nghi tín ngƣỡng sơ khai đã ra đời, thể hiện rõ trong việc chôn cất ngƣời chết.

Những chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở Thái Nguyên không muốn xa rời những ngƣời

thân của mình, vì vậy họ thƣờng chôn ngƣời chết trong nơi cƣ trú. Họ chôn theo ngƣời

chết những công cụ. Có một hiện tƣợng lý thú là, thi hài ngƣời chết thƣờng đƣợc bôi

thổ hoàng trƣớc khi đem chôn. Trong di chỉ hang Con Hổ các nhà khảo cổ đã phát hiện

nhiều hòn thổ hoàng hoặc chày nghiền còn mang dấu vết nghiền thổ hoàng. Thổ hoàng

là một loại khoáng chất có mầu đỏ sẫm. Theo một số nhà nghiên cứu, ngƣời nguyên

thuỷ thƣờng quan niệm mầu đỏ biểu hiện cho sự sống vĩnh hằng, cho sự may mắn. Họ

Page 152: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

136

thƣờng nghiền thổ hoàng bôi lên cơ thể với ý niệm làm đẹp cho chính bản thân. Trong

rất nhiều trƣờng hợp, họ còn bôi lên cơ thể ngƣời chết để cho linh hồn ngƣời chết đƣợc

vĩnh hằng.

Tại các di chỉ hang Nà Cà và hang Ky đã tìm thấy một số hòn cuội có khắc mặt

ngƣời trên bề mặt đá cuội. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu đó là những tác

phẩm nghệ thuật tạo hình của ngƣời tiền sử

Một số cục đất nung có những vết khắc tìm thấy ở hang Nghinh Tắc, có chiếc

có quy luật, có chiếc không theo một trật tự nhất định. Những hình khắc hình học đều

có tính ƣớc lệ cao. Chắc chắn có một mối liên hệ gần gũi giữa tƣ duy ƣớc lệ trên các

hình khắc với những hiện tƣợng đời thƣờng nào đó.

Dẫu tƣ liệu về đời sống tinh thần của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên còn ít ỏi,

những phác họa về chúng vừa nêu ra còn mang nặng tính suy đoán, nhƣng không thể

không thừa nhận một thực tế là cƣ dân tiền sử Thái Nguyên đã có một thế giới tinh

thần và thế giới ấy cũng đã phát triển phong phú, phức tạp và đa dạng.

Tiểu kết chương 4

Trong chƣơng này, tác giả đề tài đã tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa các di

tích thời đại Đá Thái Nguyên với các văn hóa tiền sử trong khu vực và bƣớc đầu phác

họa vài nét về đời sống của con ngƣời thời đại Đá ở Thái Nguyên..

- Trƣớc hết, chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ giữa các di tích thuộc thời đại Đá cũ

Thái Nguyên với các văn hóa cùng thời trong khu vực. Theo đó, mối quan hệ Đá cũ

Thái Nguyên với văn hóa Sơn Vi qua địa tầng Mái đá Ngƣờm đƣợc làm sáng tỏ. Kỹ

nghệ Ngƣờm và văn hóa Sơn Vi không có chung nguồn góc, về bản chất kỹ nghệ là

khác nhau. Nhóm kỹ nghệ Thắm Choong-Nà Ngùn có tuổi muộn hơn kỹ nghệ Ngƣờm,

nhƣng có tác động mạnh vào giai đoạn Ngƣờm II, làm biến đổi diện mạo văn hóa

trong khu vực.

Kỹ nghệ Ngƣờm có quan hệ chặt chẽ với các kỹ nghệ mảnh Bạch Liên Động

(Nam Trung Quốc) và kỹ nghệ Leang Rongrien (Thái Lan). Việc tìm nguồn gốc của

kỹ nghệ Ngƣờm đã có những luận giả bƣớc đầu có thể chấp nhận đƣợc.

Khi so sánh các di tích sơ kỳ Đá mới ở Thái Nguyên với các di tích Bắc Sơn ở

Lạng Sơn cho thấy, Thái Nguyên là một trong địa bàn phân bố chủ yếu của văn hóa

Bắc Sơn.

Page 153: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

137

Với tƣ liệu hiện có, chúng ta thấy nổi lên mối quan hệ giữa cƣ dân cổ Thái

Nguyên với cƣ dân văn hóa Hà Giang thông qua loại hình di vật rìu bôn Hà Giang có

mặt ở Thái Nguyên. Mối quan hệ với cƣ dân văn hóa Hạ Long thông qua những chiếc

rìu Hạ Long tìm thấy ở di chỉ Ngƣờm.

Ngoài ra, còn có những bằng chứng về mối quan hệ cƣ dân đƣơng thời Thái

Nguyên với cƣ dân cổ ở Nam Trung Quốc thể hiện qua những chiếc xẻng đá có mặt ở

Thái Nguyên.

- Tổ chức xã hội của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên dựa trên nền tảng kinh tế

săn bắt, hái lƣợm là chính và sang thời đại Đá mới bƣớc đầu đã biết tới nền kinh tế sản

xuất sơ khai. Cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên cƣ trú chủ yếu trong các hang động,

trong mỗi hang có thể có nhiều bếp lửa kích thƣớc khác nhau. Đặc điểm đó chỉ ra rằng

mỗi hang động là một đơn vị cƣ trú của một cộng đồng nhỏ. Các cộng đồng nhỏ của

từng hang có mối liên hệ chặt chẽ với toàn bộ cộng đồng lớn của cƣ dân đƣơng thời.

Tổ chức lao động tập thể trong trong lao động kiếm sống hằng ngày đƣợc xem

là phƣơng thức lao động cơ bản của ngƣời thời đại Đá. Đã có sự phân công lao động tự

nhiên theo giới tính và theo lứa tuổi trong cƣ dân thời đại Đá.

Cho đến nay những hiểu biết của chúng ta về văn hoá tinh thần, văn hóa phi vật

thể của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên cũng còn rất hạn chế. Dựa vào những tài liệu

khảo cổ học hiện có thể suy đoán rằng, bƣớc sang thời đại Đá mới, cƣ dân tiền sử Thái

Nguyên đã có ý thức tìm cách giải thích những hiện tƣợng bí ẩn của thiên nhiên. Chủ

nhân văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn ở Thái Nguyên đã có những khái niệm về thế giới

bên kia, về cuộc sống và cái chết. Tại các di chỉ hang Nà Cà và hang Ky đã tìm thấy

một số hòn cuội có khắc mặt ngƣời trên bề mặt đá cuội. Theo nhận xét của nhiều nhà

nghiên cứu đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình của ngƣời tiền sử

Dẫu tƣ liệu về đời sống tinh thần của cƣ dân thời đại Đá Thái Nguyên còn ít ỏi,

những phác họa về chúng vừa nêu ra còn mang nặng tính suy đoán, nhƣng không thể

không thừa nhận một thực tế là cƣ dân tiền sử Thái Nguyên đã có một thế giới tinh

thần và thế giới ấy cũng đã phát triển phong phú, phức tạp và đa dạng.

Page 154: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

138

KẾT LUẬN

1. Vùng đất Thái Nguyên có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời và liên tục.

Quá trình phát triển của nó luôn luôn gắn với quá trình phát triển của các khu vực văn

hoá lâu đời khác trên mọi miền đất Việt Nam. Với 30 di tích thuộc thời đại đồ Đá đƣợc

phát hiện và nghiên cứu, đến nay chúng ta đã nhận thức đƣợc Thái Nguyên là vùng đất

sinh tồn và phát triển của con ngƣời từ rất sớm. Dấu tích xa xƣa nhất của con ngƣời

trên đất Thái Nguyên đƣợc biết đến là những di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Mái đá

Ngƣờm, hang Miệng Hổ v.v.., cùng với quần thể cổ sinh thời hậu kỳ Cánh Tân có niên

đại ít nhất cách ngày nay khoảng 30.000 năm. Điều này cho thấy, Thái Nguyên nằm

trong khu vực sinh tụ của con ngƣời thời nguyên thủy.

2. Các di tích và di vật khảo cổ học thời đại Đá Thái Nguyên có vị trí quan trọng

trong việc nghiên cứu văn hóa thời tiền sử khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Các

nghiên cứu trên đã góp phần phác dựng bức tranh tiền sử khu vực tiền sử Bắc Việt

Nam nói riêng và tiền sử Việt Nam nói chung. Thái Nguyên là một vùng đệm, vùng

chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, việc nghiên cứu dấu tích của con ngƣời thời

tiền sử nơi đây thể hiện quá trình phát triển lâu dài, bản địa của con ngƣời tiền sử Việt

Nam. Quá trình phát triển liên tục của các di tích đá cũ qua các giai đoạn từ đá cũ sang

đá mới trên địa bàn Thái Nguyên cũng khẳng định sự sinh sôi, phát triển liên tục của

ngƣời tiền sử trên địa bàn và tính bản địa của các nền văn hóa tiền sử Thái Nguyên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không ở đâu trên đất nƣớc ta, diện mạo văn hóa

thời đại Đá Đá cũ lại đa dạng và đặc biệt nhƣ ở Thái Nguyên. Đó chính là sự xuất hiện

của các di tích thuộc kỹ nghệ mảnh tƣớc Ngƣờm và các di tích thuộc truyền thống kỹ

nghệ cuội ghè. Về kỹ nghệ Ngƣờm, trƣớc hết có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn

Pleistocence muộn, khoảng từ 30.000 năm đến 23.000 năm cách ngày nay, ở Việt Nam

đã tồn tại một kỹ nghệ công cụ mảnh tƣớc - kỹ nghệ Ngƣờm. Phát hiện này đã cung

cấp cho giới khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á những nhận thức mang tính đột

phá về văn hoá giai đoạn hậu kỳ Đá cũ ở khu vực. Đây là một trong những đóng góp

quan trọng của văn hóa tiền sử Thái Nguyên vào kho tàng văn hóa chung của Việt

Nam và khu vực Đông Nam Á thời tiền sử.

Page 155: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

139

3. Bƣớc sang thời đại Đá mới, ở Thái Nguyên số lƣợng các di tích tăng thêm và

phân bố trên diện rộng hơn so với các di tích thời đại Đá cũ. Diện mạo văn hóa lúc này

có những thay đổi so với giai đoạn đá cũ. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ từ những khía

cạnh văn hóa truyền thống kỹ nghệ đá, đã cho thấy những mối liên hệ mang tính cội

nguồn từ thời Đá cũ hậu kỳ. Sự hiện diện của văn hóa Bắc Sơn trên đất Thái Nguyên

nhƣ là một kết quả tất yếu của sự kết hợp lâu dài, đa tuyến, chồng chéo giữa hai truyền

thống kỹ nghệ mảnh và kỹ ghệ cuội ghè ngay trên chính quê hƣơng của kỹ ghệ Ngƣờm.

Với sự phát hiện của 20 di tích sơ kỳ Đá mới, phần lớn thuộc hệ thống văn hoá Bắc Sơn

là một đóng góp to lớn trong việc nhận thức tiền sử Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam

nói chung. Tại đây đã hình thành một loại hình văn hoá Bắc Sơn thuộc sơn khối Thần Sa

- Thƣợng Nung, với những sắc thái riêng, tạo nên diện mạo, bản sắc vùng, phản ánh tính

đa dạng trong thống nhất của nền văn hoá Bắc Sơn nổi tiếng.

4. Bƣớc sang giai đoạn hậu kỳ Đá mới, những dấu tích của cƣ dân tiền sử Thái

Nguyên phát hiện tuy chƣa nhiều, song qua các tài liệu khảo cổ cho thấy, đến giai

đoạn này kỹ nghệ chế tác đá, gốm đã phát triển đến đỉnh cao và nơi đây chính là vùng

chứa đựng sự giao thoa của nhiều văn hoá thời này: Văn hoá Hà Giang ở phía bắc, văn

hoá Hạ Long ở vùng biển đông bắc, và xa hơn nữa là vùng Nam Trung Quốc.

Tóm lại, bằng những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học trong gần một thế kỷ

qua ở Thái Nguyên, bức tranh thời tiền sử nơi đây đã dần đƣợc nhận diện với những

giá trị văn hoá cơ bản: Thái Nguyên là một vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời, có sự phát

triển văn hoá liên tục, có mối quan hệ rộng mở với khu vực xung quanh, tiếp thu tinh

hoa văn hoá bên ngoài làm giàu thêm bản sắc văn hoá Thái Nguyên, đồng thời đã đóng

góp vào văn hoá tiền sử Việt Nam và khu vực.

5. Tiềm năng về di sản văn hóa tiền sử ở Thái Nguyên là rất to lớn, rất cần đƣợc

đầu tƣ, phát hiện và nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị. Có một thời, công cuộc

điều tra, nghiên cứu các di tích khảo cổ ở Thái Nguyên hầu nhƣ ít đƣợc chú ý. Trong

thập kỷ gần đây, công việc khảo cứu khảo cổ học Thái Nguyên mới đƣợc đẩy mạnh và

có những thành tự đáng kể.

Những gì chúng ta đã biết đƣợc về quá khứ của tổ tiên thực ra còn hết sức khiêm

nhƣờng so với tiềm năng khảo cổ hiện còn tồn tại trong lòng đất nơi đây, mà chúng ta

chƣa có điều kiện khảo sát, nghiên cứu. Còn nhiều điều bí ẩn của quá khứ cần đƣợc

Page 156: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

140

giải đáp. Rất nhiều những di vật khảo cổ đƣợc ngƣời dân phát hiện trong quá trình sản

xuất và xây dựng. Điều đáng lo ngại là nhiều di vật quý đã và đang trở thành hàng hoá

do nạn buôn bán đồ cổ trái phép, điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc nghiên

cứu, nhận diện những đặc trƣng văn hoá của thời tiền - sơ sử nơi đây. Tình trạng đó

đặt ra cho địa phƣơng nhiệm vụ khẩn trƣơng xây dựng chƣơng trình khảo sát, phát

hiện, sƣu tầm và nghiên cứu sâu về giai đoạn lịch sử rất quan trọng này.

Những thành tựu nghiên cứu về thời tiền sử Thái Nguyên thật to lớn, song cũng

chỉ là kết quả ban đầu, còn nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc làm sáng tỏ trong tƣơng lai.

Chúng ta cần tiếp tục công tác điều tra cơ bản, tìm kiếm những di tích tiền sơ sử, bổ

sung và làm phong phú thêm những tài liệu của những giai đoạn tiền - sơ sử còn chƣa

đầy đủ hoặc thiếu nhƣ văn hoá Sơn Vi, văn hóa trung kỳ Đá mới, văn hoá tiền Đông

Sơn, văn hóa Đông Sơn… Cần có những kế hoạch bảo tồn những di chỉ quan trọng đã

đƣợc khai quật hoặc đào thám sát khoa học nhƣ di tích Mái đá Ngƣờm, hang Ốc, hang

Khắc Kiệm …Từng bƣớc xây dựng hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích cấp tỉnh hoặc

Quốc gia để có điều kiện bảo tồn và phát huy giá trị. Tăng cƣờng công tác tuyên

truyền, giáo dục Luật Di sản Văn hoá đến với quảng đại quần chúng nhân dân, huy

động nhân dân bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá. Đối với cụm di tích Mái

đá Ngƣờm - Miệng Hổ đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích Khảo cổ học cấp Quốc

gia từ năm 1982 cũng không ngừng tăng cƣờng công tác bảo tồn và phát huy giá trị

lịch sử văn hóa của Di sản quý giá này.

Hiện nay, việc phát triển kinh tế Du lịch đang đƣợc đẩy mạnh ở Thái Nguyên.

Trong việc khai thác du lịch phục vụ bảo tồn bền vững ở Thái Nguyên, chúng ta cần

tạo sự liên kết giữa việc tham quan khu ATK Định Hóa với di tích Mái đá Ngƣờm và

các di tích khảo cổ đồ đá khác tạo thành tour du lịch liên hoàn. Cũng cần có sự kết hợp

hài hòa giữa lợi ích kinh tế và việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử của

các Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Page 157: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Boriskovsky P.I (1977), “Một số vấn đề về thời đại Đá Việt Nam”, Tạp chí Khảo

cổ học, số 1.

2. Trịnh Căn và Quang Văn Cậy (1986), Về hai chiếc Rìu tay bằng đá cuội ở Mái đá

Ngườm (Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học , Viện Khảo cổ học, tr.

58.

3. Quang Văn Cậy (1994), Kỹ nghệ Ngườm và vị trí của nó trong thời đại Đá Việt

Nam, Luận án PTS Lịch sử, Tƣ liệu thƣ Viện KCH.

4. Quang Văn Cậy (1995), “ Những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học trong

thung lũng Thần Sa và vấn đề kỹ nghệ Ngƣờm”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 3 -

17.

5. Quang Văn Cậy (1998), Vị trí của kỹ nghệ Ngườm trong thời đại Đá Việt Nam,

Thông báo khoa học, Viên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tr. 89 - 104.

6. Quang Văn Cậy, Trình Năng Chung, Ngô Thế Phong, Bùi Văn Tiến, (1981), Thần

Sa những di tích của con người thời đại đồ Đá, Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam,

Ty văn hóa và thông tin Bắc Thái.

7. Quang Văn Cậy, Trịnh Căn (1981), Khai quật Mái đá Ngườm (Bắc Thái), Những

phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 13.

8. Quang Văn Cậy, Bùi Văn Lợi, Trịnh Căn (1983), Điều tra Khảo cổ học ở Thượng

Nung (Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà

Nội, tr. 16.

9. Quang Văn Cậy, Trịnh Căn, Hoàng Ngọc Đăng (1984), Những phát hiện mới về

thời kỳ đồ đá ở Văn Lãng, Võ Nhai (Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ

học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 21.

10. Quang Văn Cậy, Hoàng Đăng (1986), Khảo sát một số hang và mái đá xã Bình

Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện

Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 63.

11. Quang Văn Cậy, Trịnh Căn, Bùi Văn Lợi (1986), Hang Nà Coóc huyện Phú Lương

(Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 64.

Page 158: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

142

12. Quang Văn Cậy, Trình Năng Chung (1998), Công cụ xương ở di chỉ Ngườm (Thái

Nguyên), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 156.

13. Quang Văn Cậy và Trình Năng Chung (1998), Góp bàn về mối quan hệ kỹ nghệ

Ngườm và văn hóa Sơn Vi, Tìm hiểu văn hóa Sơn Vi, Sở Văn hóa - Thông tin và

thể thao tỉnh Phú Thọ.

14. Trƣơng Hoàng Châu (1974), “ Phải chăng di tích Miệng Hổ (Bắc Thái) thuộc

thời đại Đá giữa?”, Tạp chí Khảo cổ học, số 16, tr. 45 – 48

15. Hoàng Xuân Chinh (1984), “Mái đá Ngƣờm và các giai đoạn phát triển từ Miệng

Hổ đến Hoà Bình”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr.15 - 19.

16. Hoàng Xuân Chinh (1992), “Bƣớc chuyển biến từ Pleistocene sang Holocene ở

Việt Nam: Vấn đề và triển vọng”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 8 - 12.

17. Hoàng Xuân Chinh (1994), Ranh giới giữa Pleistocene - Holocene, Kỷ yếu Hội

thảo khoa học Môi trƣờng, văn hóa và con ngƣời trong bƣớc chuyển Pleistocene

- Holocene ở Việt Nam, tr. 8 - 11.

18. Hoàng Xuân Chinh, Vũ Thế Long (1972), Điều tra cổ sinh Đệ tứ ở Cao Bằng, Lạng

Sơn và Bắc Thái, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội,

tr. 30.

19. Hoàng Xuân Chinh, Trần Ngọc (1972), Báo cáo điều tra khai quật ở Võ Nhai,

Bắc Thái (Tháng 1,2 năm 1972), Tƣ liệu Thƣ viện Viện Khảo cổ học, HS 76.

20. Hoàng Xuân Chinh, Trần Ngọc (1972), Điều tra và đào khảo cổ ở Võ Nhai (Bắc

Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học , Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 45.

21. Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Xuân Diệu, Chử Văn Tần (1974), “Sau khi khai

quật các hang Thẩm Hoi (Nghệ An) và Miệng Hổ (Bắc Thái) - Những dạng sớm

của văn hoá Hoà Bình”, Tạp chí Khảo cổ học, số 15, tr. 1 - 6.

22. Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Lân Cƣờng (1978), “Mƣời năm nghiên cứu khảo cổ

học thời đại Đá cũ ở Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr. 12 - 14

23. Nguyễn Tiến Chính (1982), Khai quật lần 2 di chỉ Mái đá Ngườm (Bắc Thái),

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 30.

24. Trình Năng Chung (1981), Thực nghiêm chế tác công cụ mảnh tước từ đá cuội,

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 38.

Page 159: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

143

25. Trình Năng Chung (1983), Về các hiện vật tìm thấy trên các thềm sông ở Thần Sa,

(Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr.

18.

26. Trình Năng Chung (1987), Về những công cụ kiểu Hoà Bình ở Nà Coóc (Bắc

Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 26.

27. Trình Năng Chung (1987), Điều tra Khảo cổ học ở huyện Đại Từ (Bắc Thái),

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 262.

28. Trình Năng Chung (1990), Về những mảnh tước có dấu vết tu chỉnh ở hang Bó

Lấm (Lạng Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà

Nội, tr. 53.

29. Trình Năng Chung (1991), “Kỹ nghệ Ngƣờm và văn hoá Bắc Sơn”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 2, Hà Nội, tr. 16 - 21.

30. Trình Năng Chung (1996), Các di tích hậu kỳ Đá cũ và sơ kỳ Đá mới ở Quảng

Tây Trung Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam, Luận án PTS Khảo cổ

học, Tƣ liệu Viện Khảo cổ học. Hà Nội.

31. Trình Năng Chung (1998a), “Góp thêm vào việc nghiên cứu di chỉ Ngƣờm”, Tạp

chí Khảo cổ học, số 4, tr. 15 - 22.

32. Trình Năng Chung (1998b), Kỹ nghệ Ngườm (chương III) - trong Khảo cổ học

Việt Nam, tập 1 - Thời đại đồ Đá, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 70 - 85.

33. Trình Năng Chung (2004), “Vài nét về khảo cổ học tiền sử Bắc Cạn”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 6, tr. 3 - 12.

34. Trình Năng Chung (2004), Mối quan hệ văn hóa tiền sử giữa Bắc Việt Nam và

Nam Trung Quốc, Một thê kỷ Khảo cổ học Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, Hà

Nội, tr. 83 - 103.

35. Trình Năng Chung (2006), “Khảo cổ học khu vực vƣờn quốc gia Ba Bể”, Tạp

chí Khảo cổ học, số 5, tr. 10 - 19.

36. Trình Năng Chung (2007), Về chiếc rìu có vai, có nấc mới phát hiện ở Mái đá

Ngườm, Những phát hiện mới về Khảo cổ học , Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 80.

37. Trình Năng Chung (2008), Các di tích hậu kỳ Đá cũ và sơ kỳ Đá mới ở Quảng

Tây Trung Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.

Page 160: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

144

38. Trình Năng Chung (2009a), Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang, Nxb KHXH, Hà

Nội, tr. 265.

39. Trình Năng Chung (2009b), Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt

Nam và Nam Trung Quốc, Nxb KHXH, Hà Nội - 2009.

40. Trình Năng Chung (2011), Báo cáo điều tra, thám sát khảo cổ học huyện Võ

Nhai và Đồng Hỷ năm 2011, Tƣ liệu Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thái Nguyên.

41. Trình Năng Chung (2012), Cao Bằng thời tiền sử và sơ sử, Nxb KHXH, Hà Nội - 2012.

42. Trình Năng Chung, Bùi Vinh và Phạm Thị Ninh (1989), Về bộ sưu tập mảnh

tước ở Lạng Nắc (Lạng Sơn) năm 1976, Những phát hiện mới về Khảo cổ học,

Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 42.

43. Trình Năng Chung, Bùi Đức Toàn, Nguyễn Văn Thức, Bàn Thị Hà (2011), Phát

hiện răng voi hóa thạch ở Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học ,

Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 55 - 56.

44. Trình Năng Chung, Phạm Thanh Sơn, Bùi Huy Toàn (2011), Một địa điểm văn

hóa Bắc Sơn mới phát hiện ở Võ Nhai, Thái Nguyên, Những phát hiện mới về

Khảo cổ học, Nxb KHXH , Hà Nội, tr. 71 - 72.

45. Trình Năng Chung, Phạm Thanh Sơn, Quan Văn Dũng, Nguyễn Công Tiến, Lê

Văn Xuyến (2009), Kết quả khai quật hang Thẩm Vài, Tuyên Quang 2009,

Những phát hiện mới về Khảo cổ học , Nxb KHXH , Hà Nội.

46. Trình Năng Chung, Hoàng Văn Tạ, Hoàng Văn Hạnh (2012), Di tích hang Thẩm Nà

Mò, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, Những phát hiện mới về Khảo cổ học , Nxb

KHXH , Hà Nội.

47. Trình Năng Chung, Nguyễn Trƣờng Đông (2012), Báo cáo khai quật hang

Ngườm Vài, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, Tƣ liệu Viện Khảo cổ học.

48. Trình Năng Chung, Nguyễn Trƣờng Đông (2014), Báo cáo khai quật hang Thẩm

Nà Mò, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn,Tƣ liệu Viện Khảo cổ học.

49. Đinh Hồng Cƣơng (2001), Phát hiện thêm một địa điểm khảo cổ học tại Hang

Gió (Lạng Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà

Nội, tr. 111.

Page 161: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

145

50. Nguyễn Cƣờng (1996), Văn hóa Mai Pha (Lạng Sơn) trong Hậu kỳ Đá mới - Sơ

kỳ Kim khí miền núi phía Bắc, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo

cổ học, Hà Nội, tr. 162.

51. Nguyễn Cƣờng (1997), “Về sƣu tập hiện vật Mai Pha ở Bảo tàng lịch sử Việt

Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr. 11 - 16

52. Nguyễn Cƣờng (1999), “Những nghiên cứu bƣớc đầu về các địa điểm văn hóa

Mai Pha - Lạng Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 18 - 30.

53. Nguyễn Cƣờng, Vũ Thế Long (1996), Kết quả điều tra khảo cổ cổ sinh ở Lạng

Sơn, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 57.

54. Nguyễn Cƣờng, Hà Hữu Nga, Bùi Vinh (1996), Khai quật di chỉ Mai Pha (Lạng

Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 154

55. Nguyễn Cƣờng, Lý Hải An, Vƣơng Đắc Huy (1999), Di chỉ mái đá Thẩm Thời

(Lạng Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 84.

56. Nguyễn Cƣờng, Đinh Hồng Cƣơng (2000), Phát hiện địa điểm Nà Hai (Chi

Lăng, Lạng Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr.

85.

57. Nguyễn Lân Cƣờng (1971), “Sau khi khai quật Hang Hùm, Thẩm Khuyên, Kéo

Lèng”, Tạp chí Khảo cổ học, số 11 - 12, tr. 7 - 11.

58. Nguyễn Lân Cƣờng (1985), Di cốt người ở Hang Dơi (Lạng Sơn), Những phát

hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 46.

59. Nguyễn Lân Cƣờng (1999), Di cốt người ở di chỉ Mai Pha (Lạng Sơn), Những

phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 54.

60. Nguyễn Lân Cƣờng (2007), “Một phát hiện độc đáo về cổ nhân học tại hang Phia

Vài (Tuyên Quang)”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr. 3 - 11

61. Nguyễn Lân Cƣờng, Nguyễn Thị Kim Thủy, Võ Hƣng (1982), Về 3 bộ xương

người ở di chỉ Mái đá Ngườm (Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học,

Viện Khảo cổ học, tr. 34.

62. Nguyễn Văn Cƣờng (2001), Văn hóa Mai Pha ở Lạng Sơn, Luận án TS Khoa

học Lịch sử, Tƣ liệu Viện Khảo cổ học.

Page 162: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

146

63. Sầm Cảnh Dũng, Chu Quế Ngân, Nguyễn Gia Quyền (2010), Những chiếc xẻng

Đá mới phát hiện ở Lạng Sơn, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH

, Hà Nội.

64. Nguyễn Địch Dỹ (1979), Ranh giới giữa Pleistocene và Holocene, Những phát

hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 36.

65. Nguyễn Địch Dỹ, Đỗ Văn Tự, Đinh Văn Thuận (1981), Nhìn lại, suy nghĩ và đề

nghị về việc nghiên cứu Holocene ở Việt Nam, Những phát hiện mới về Khảo cổ

học, Viện Khảo cổ học, tr. 28.

66. Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn(1992), Nxb. Thuận Hóa, Huế.

67. Trần Đạt, Đinh Văn Thuận (1985), Phân tích bào tử phần hóa ở Hang Dơi (Lạng

Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 50.

68. Trần Đạt, Trịnh Long (1985), Kết quả phần tích thạch học ở Hang Dơi (Lạng

Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, tr. 52.

69. Nguyễn Gia Đối (2007), “Các hệ thống lý thuyết khảo cổ học đƣơng đại”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 3, tr. 90 - 93.

70. Nguyễn Gia Đối (2009), Khảo cổ học sinh thái và giả thuyết 3 điểm về tiền sử Việt

Nam, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH , Hà Nội, tr. 101 - 103.

71. Nguyễn Gia Đối, Bùi Vinh (1988), “Hang Dơi, suy nghĩ thêm về văn hóa Bắc

Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1- 2. Hà Nội, tr. 12 - 19.

72. Nguyễn Gia Đối và nnk (2005), Khai quật di chỉ hang Phia Vài (Tuyên Quang),

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, tr. 44 - 45.

73. Nguyễn Trƣờng Đông (2009), “Mảnh tƣớc và cách xác định kích thƣớc công cụ

đá”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, Hà Nội, tr. 98 - 101.

74. Nguyễn Trƣờng Đông, Bùi Huy Toàn (2015), Khai quật hang Ốc (Thái Nguyên),

Hội nghị Thông báo Khảo cổ học 2015.

75. Nguyễn Đức Giảng (1982), Đào thám sát Mái đá Hạ Sơn II (lần thứ 2), Những

phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 41.

76. Bàn Thị Hà (2011), Phát hiện một số di tích khảo cổ học tại tỉnh Thái Nguyên

năm 2011, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 68 - 69.

77. Nguyễn Văn Hảo (1979), “Thời đại Đá mới vùng Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 1, tr. 29 - 36.

Page 163: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

147

78. Lôi Thị Huệ (2011), Hang Phượng Hoàng (Thái Nguyên) di chỉ cư trú của người tiền

sử, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH , Hà Nội, tr. 60 - 61.

79. Nguyễn Mai Hƣơng (2008), “Thực vật thời đại Đá mới ở miền bắc Việt Nam: những

dấu vết của nông nghiệp sơ khai”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 15 - 24.

80. Triệu Đình Huyên (1988), Phát hiện hàm răng động vật lớn ở Bắc Thái, Những

phát hiện mới về Khảo cổ học , Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 12.

81. Hán Văn Khẩn (chủ biên) (2006), Cơ sở Khảo cổ học, Nxb. Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

82. Trịnh Trúc Lâm (chủ biên) (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào

tạo, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trƣơng Thái Nguyên.

83. Bùi Văn Lợi (1986), Mái đá Ngườm qua mùa điền dã, Những phát hiện mới về

Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 56.

84. Vũ Thế Long (1984), “Mối quan hệ giữa quần động vật hang động Hòa Bình - Bắc

Sơn và quần động vật hóa thạch hậu kỳ Cánh tân ở Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ

học, số 1 - 2, tr. 120.

85. Vũ Thế Long (1986), Phát hiện cổ sinh ở Phú Lương và Võ Nhai (Bắc Thái),

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 55.

86. Vũ Thế Long (1995), Khảo cổ học động vật giai đoạn cuối Pleistocene đầu

Holocene ở Bắc Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Lịch sử, Hà Nội.

87. Vũ Thế Long, Ngô Thế Phong (1986), Diễn biến thành phần vỏ ốc ở Mái đá

Ngườm (Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà

Nội, tr. 60.

88. Vũ Thế Long (1992), “Một số vấn đề trong nghiên cứu quần động vật giai đoạn

chuyển tiếp Pleistocene - Holocene ở Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr.

13 - 17.

89. Đặng Hữu Lƣu (1982), Suy nghĩ về niên đại ở di chỉ Mái đá Ngườm (Bắc Thái),

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, tr. 32 - 34.

90. Nguyễn Quang Miên (2007), “Niên đại C14

hang Phia Vài và giai đoạn Hòa Bình

sớm vùng Hà Giang - Tuyên Quang”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 82 - 88

Page 164: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

148

91. Nguyễn Quang Miên (2011), Các phương pháp khoa học tự nhiên trong nghiên

cứu khảo cổ học, Đề cƣơng bài giảng, Khoa Khảo cổ học, Học viện Khoa học xã

hội, Hà Nội.

92. Hà Hữu Nga (1984), “Môi trƣờng và truyền thống Hòa Bình - Bắc Sơn trong

những văn hóa Đá mới Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr. 16 - 26.

93. Hà Hữu Nga (1988), “Môi trƣờng Bắc Sơn và các công cụ ghè đẽo không định

hình”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1 - 2, tr. 20 - 26.

94. Hà Hữu Nga (1988), “Kỹ thuật bổ cuội Bắc Sơn, một quy trình kép”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 3, tr. 22 - 28.

95. Hà Hữu Nga (1989a), “Các mối tƣơng quan ngoại hình và kỹ thuật trong nhóm

công cụ ghè đẽo Hòa Bình - Bắc Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 41 - 48.

96. Hà Hữu Nga (1989b), Công cụ mảnh tước Bắc Sơn và những gợi ý của nó,

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, tr. 52 - 53.

97. Hà Hữu Nga (1990), “Con ngƣời và môi trƣờng trong thời đại Đá ở Việt Nam”,

Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr. 15 - 19.

98. Hà Hữu Nga (1991a), “Toàn cảnh văn hóa Bắc Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2,

tr. 22 - 34.

99. Hà Hữu Nga (1991b), “Gốm trong di chỉ văn hóa Bắc Sơn”, Tạp chí Khảo cổ

học, số 3, tr. 1 - 4.

100. Hà Hữu Nga (1991c), Mối quan hệ Ngườm - Bắc Sơn. Trong đề tài cấp Bộ « Môi

trƣờng Văn hóa và Con ngƣời trong bƣớc chuyển từ Pleistocene - Holocene ở

Việt Nam », Tƣ liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 150 - 160.

101. Hà Hữu Nga (1992), “Bƣớc chuyển tiếp môi trƣờng Pleistocene - Holocene và

quá trình chiếm lĩnh đồng bằng Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 43 -

46.

102. Hà Hữu Nga (1998), “Nghiên cứu thời đại Đá một quá trình đã qua và chặng

đƣờng phía trƣớc”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr. 30 - 35.

103. Hà Hữu Nga (2001), Văn hóa Bắc Sơn, Nxb KHXH , Hà Nội.

104. Hà Hữu Nga (2002), “Hậu kỳ Đá mới miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 3, tr. 3 - 11.

Page 165: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

149

105. Hà Hữu Nga, Trần Đạt (1983), “Một phác thảo về môi trƣờng sống của ngƣời

Bắc Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr. 7 - 20.

106. Hà Hữu Nga, Nguyễn Cƣờng, Lý Hải An (1996), Thám sát hang Lạng Nắc, Tƣ

liệu Viện Khảo cổ học.

107. Chu Quế Ngân (2009), Những di vật văn hóa Mai Pha phát hiện tại Bình Phúc

và Yên Phúc (Lạng Sơn), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH , Hà

Nội.

108. Nhóm biên tập bản điện tử Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên (2005), Đồng

Khánh dư địa chí, Nxb Thuận Hóa, Huế.

109. Nguyễn Văn Quang (2004), Tiền sử và Sơ sử Yên Bái, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.

60.

110. Nguyễn Khắc Sử (1984), Nghiên cứu vết xử dụng trên công cụ mảnh tước Mái đá

Ngườm (Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà

Nội, tr. 15.

111. Nguyễn Khắc Sử (1987), “Kỹ nghệ công cụ cuội Việt Nam và vị trí của nó trong

thời đại Đông Nam Á”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 9 - 1.

112. Nguyễn Khắc Sử (1992), “Tìm hiểu loại hình địa phƣơng của văn hóa Hòa

Bình”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 13- 17.

113. Nguyễn Khắc Sử (1998), Đặc điểm phân bố văn hóa Sơn Vi, Tìm hiểu văn hóa

Sơn Vi, Sở Văn hóa - Thể thao Phú Thọ, tr. 35 - 46.

114. Nguyễn Khắc Sử (2004), Khảo cổ học thời đại Đá, Việt Nam: một trăm năm -

nửa triệu năm. Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam. Tập I, Nxb KHXH, Hà Nội,

tr. 26 - 44.

115. Nguyễn Khắc Sử (2006), “Khảo cổ học Tiền sử hang động Việt Nam: nhận thức

và định hƣớng”, Tạp chí Khảo cổ học, số 5, tr. 20 - 29.

116. Nguyễn Khắc Sử (2008), “40 năm nghiên cứu thời đại Đá”, Tạp chí Khảo cổ học,

số 5, tr. 24 - 30.

117. Nguyễn Khắc Sử (2010), “Truyền thống và đổi mới trong văn hóa Tiền sử Việt

Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 3 - 12.

118. Nguyễn Khắc Sử (2013), Khảo cổ học thời đại Đá cũ Bắc Việt Nam, Nxb KHXH

năm 2013, Hà Nội.

Page 166: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

150

119. Nguyễn Khắc Sử, Vũ Thế Long (2004), Môi trường và văn hóa cuối Pleistocene

đầu Holocene ở Bắc Việt Nam, Nxb KHXH năm 2004, Hà Nội.

120. Chử Văn Tần (1998), Văn hóa Sơn Vi trong thời gian: Thành tạo, phát triển và

chuyển hóa. Tìm hiểu văn hóa Sơn Vi, Sở Văn hóa - Thông tin và thể thao tỉnh

Phú Thọ, tr. 54 - 63.

121. Hà Văn Tấn (1969), Văn hóa Bắc Sơn với một truyền thống, một bình tuyến,

Những hiện vật tàng trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hóa Bắc

Sơn, Hà Nội, tr. 198 - 2007.

122. Hà Văn Tấn (1984), Lớp dăm đá vôi ở Ngườm với khí hậu cuối Pleistocene ở

Đông Nam Á, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, tr. 18 - 20.

123. Hà Văn Tấn (1986), “Kỹ nghệ Ngƣờm trong 1 phối cảnh rộng hơn”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 3, tr. 3 - 10.

124. Hà Văn Tấn (1990), Ngườm, Lang Longrien và Bạch Liên Động, Những phát

hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 45 - 48.

125. Hà Văn Tấn (1992), “Sự chuyển biến từ Pleistocene đến Holocene ở Đông Nam

Á: Môi trƣờng và văn hóa”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 3 - 7.

126. Hà Văn Tấn (1994), Cần nghiên cứu sâu hơn những biến đổi khí hậu trong thế

Holocene. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Môi trƣờng, văn hóa và con ngƣời trong

bƣớc chuyển Pleistocene - Holocene ở Việt Nam, Ha Nội, tr. 4 - 6.

127. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1998), Khảo cổ học Việt Nam. Tập I, Nxb KHXH , Hà Nội.

128. Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung (1999), Văn hóa Sơn Vi, Nxb

KHXH, Hà Nội.

129. Nguyễn Đức Thắng (2010), Đề cương bài giảng Khảo cổ học, Nxb. Đại học

Thái Nguyên.

130. Nguyễn Đức Thắng (2011), Về bộ sưu tập rìu, bôn mới phát hiện ở Thái Nguyên,

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 70.

131. Nguyễn Đức Thắng (2012a), Phát hiện di tích hang động tiền sử ở huyện Phú

Lương, Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà

Nội, tr. 70 - 71.

132. Nguyễn Đức Thắng (2012b), Chiếc xẻng đá lớn ở Thái Nguyên, Những phát hiện

mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 133.

Page 167: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

151

133. Nguyễn Đức Thắng (2013), Di tích hang Thủng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên,

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 95 - 96.

134. Nguyễn Đức Thắng (2014a), ““Kỹ nghệ Ngƣờm” trong nền khảo cổ học Thái

Nguyên và những vấn đề nghiên cứu đặt ra”, Tạp chí Khoa học và công nghệ,

118 (04), tr. 27 - 31.

135. Nguyễn Đức Thắng (2014b), Phát hiện di tích hang động thời tiền sử ở xã La

Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học,

Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 82 – 83.

136. Nguyễn Đức Thắng (2015a), “Di tích thời đồ đá ở Thái Nguyên sau 34 năm phát hiện

và nghiên cứu”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 01 - 2015, tr. 33 - 35.

137. Nguyễn Đức Thắng (2015b), Phát hiện mới hai hang động Tiền Sử ở Thái Nguyên, Hội

nghị Thông báo Khảo cổ học 2015.

138. Nguyễn Đức Thắng, Trình Năng Chung (2013), Báo cáo điều tra khảo cổ học ở

huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Tƣ liệu

trƣờng ĐHSP Thái Nguyên.

139. Nguyễn Đức Thắng, Trình Năng Chung (2014), Đào thám sát hang Kim Sơn,

tỉnh Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.

86 - 87.

140. Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Quang Miên (2014), Về các kết quả đo tuổi Carbon

phòng xạ năm 2014, tại Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Hà

Nội, tr. 137 - 138.

141. Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trƣờng Đông (2014), Báo cáo điều tra khảo cổ học xã

La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Tƣ liệu trƣờng ĐHSP Thái Nguyên.

142. Đoàn Đức Thành (1984), Thực nghiệm kỹ thuật tu chỉnh mảnh tước trong Mái đá

Ngườm, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, tr. 17 - 18.

143. Đoàn Đức Thành, Trình Năng Chung (1990), “Khảo sát và thực nghiệm sơ bộ kỹ

thuật chế tác đá ở Ngƣờm”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, tr. 13- 22.

144. Phạm Đình Thọ (1997), “Đặc điểm trầm tích Holocene vùng núi phía tây Lạng Sơn

và ý nghĩa khảo cổ của nó”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 3 - 10.

145. Lê Văn Thuế (1982), Những di tích cổ sinh vùng Thần Sa (Bắc Thái), Những

phát hiện mới về Khảo cổ học, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 38- 39

Page 168: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

152

146. Lê Văn Thuế (1983a), “Răng Pongo ở Mái đá Ngƣờm (Bắc Thái)”, Tạp chí Khảo

cổ học, số 4, Hà Nội, tr. 12 - 17.

147. Lê Văn Thuế (1983b), Nghiên cứu về răng Pongo ở Mái đá Ngườm (Bắc Thái),

Những phát hiện mới về Khảo cổ học,Viện Khảo cổ học, Hà Nội, tr. 19.

148. Nguyễn Kim Thủy, Nguyễn Thị Mai Hƣơng, Nguyễn Anh Tuấn, Quan Văn

Dũng, Nguyễn Thành Lê (2009), Khai quật di chỉ cổ sinh hang Đá Đen huyện

Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang năm 2009, Những phát hiện mới về Khảo cổ học,

Nxb KHXH , Hà Nội.

149. Thƣ viện - tƣ liệu, Viện Khảo cổ học, Mái đá Ngườm, Ký hiệu A203.

150. Thƣ viện - tƣ liệu, Viện Khảo cổ học, Mái đá Ngườm (Di cốt người và động vật),

Ký hiệu A348.

151. Tạ Hữu Nhã, Hàm răng Pong - Go - Mái đá Ngườm, Thƣ viện - tƣ liệu, Viện

Khảo cổ học, Ký hiệu A348.

152. Thƣ viện - tƣ liệu, Viện Khảo cổ học, Điều tra hang Thẩm Hấu, Ký hiệu A480.

153. Thƣ viện - tƣ liệu, Viện Khảo cổ học, Điều tra hang Rang 1-2, Ký hiệu A480.

154. Thƣ viện - tƣ liệu, Viện Khảo cổ học, Điều tra hang Nghinh Tắc, Ký hiệu A480.

155. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa

chí Thái Nguyên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

156. Bùi Huy Toàn, Nguyễn Văn Thức, Bàn Thị Hà, Ngô Trung Kiên, Lôi Thị Huệ,

Vũ Tiến Hiếu (2011), Điều tra Khảo cổ học huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên năm 2011,

Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 66 - 68.

157. Nguyễn Trãi: Toàn tập (in lần thứ 2)(1976), Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam,

Nxb KHXH , Hà Nội.

158. Nguyễn Đức Tùng (1982), Phổ bào tử phấn hoa có tuổi Plee- it- xto- xen thượng

(Q3) ở Mái đá Ngườm (Bắc Thái), Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Hà

Nội, tr. 40.

159. Bùi Vinh (1971), Báo cáo thám sát Hang Lạng Nắc, Tƣ liệu Viện Khảo cổ học,

Hà Nội.

160. Bùi Vinh (1999), Thêm một bôn đá có vai, có nấc văn hoá Hà Giang phát hiện

trên vùng đất Thái Nguyên, Những phát hiện mới về Khảo cổ học, Nxb KHXH , Hà

Nội, tr. 89.

Page 169: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

153

161. Bùi Vinh (1995), “Bƣớc đầu xác định địa vực phân bố và đặc trƣng đồ đá văn

hóa Hà Giang”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr. 33 - 44.

162. Bùi Vinh (1999), “Hà Giang - Mai Pha - Bản Mòn và sự phân lập các văn hóa ở

vùng núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí”, Tạp chí

Khảo cổ học, số 1, tr. 31 - 44.

163. Bùi Vinh, Trình Năng Chung, Triệu Đình Huyên (1991), Bôn có vai - có nấc tại

Bắc Thái, Những phát hiện mới về Khảo cổ học , Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 27.

164. Bùi Vinh, Nguyễn Cƣờng (1997), “Văn hóa Mai Pha sau khai quật 1996 ở Lạng

Sơn”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 40 - 54.

165. Viện Bảo tàng Lịch sử (1967), Những hiện vật tàng tàng trữ tại Viện Bảo tàng

Lịch sử Việt Nam về văn hoá Hòa Bình, Hà Nội.

166. Phạm Văn Kỉnh - Lƣu Trần Tiêu (1969), Những hiện vật tàng tàng trữ tại Viện

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hoá Bắc Sơn. Viện Bảo tàng Lịch sử, Hà Nội.

167. Viện Bảo tàng Lịch sử (1981). Thần Sa - Những di tích của con người thời đại đồ

Đá, Hà Nội. 1981.

168. Viện Khảo cổ học (1989), Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam, Hà Nội, 1989.

Tài liệu tiếng Anh

169. Anderson D. (1990), Lang Rongrien Rockshelter: A pleistocene, Early Holocene

Archaeological Site from Krabi, Southwestern Thailand, The University

Museum, University of Pennsylvania, Philadenphia.

170. Bellwood P. (1984), “Archaeological Research in the Madai - Baturang Region

Sabah”, In Indo - Pacific Prehistory assciation Bullentin, 5:pp. 38 - 58.

171. Glover I. C (1981), “Leang Burung 2: An upper Palaeolithic Rockshelter in

South Sulawesi, Indonesia”, Modern Quaternary research in Southeast Asia, 6:

pp. 1-38.

172. Heekeren H. R. (1972), The stone Age of Indonesia. 2nd

edition, The Hugue.

173. Ha Van Tan (1985), “The late pleistocene climate in southeast asia : New data

from viet nam, Modern Quaternary Research in Southeast Asia, Vol.9,1985, pp.

81 - 86.

174. Ha Van Tan (1997), “The Hoabinh ixian and before”, Indo - Pacific Prehistory

Association Bulletin 16, (Chiang Mai Parers, Vol 3)

Page 170: NHỮNG DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Ở - tnu.edu.vn · PDF fileĐặc trƣng di tích động - thực ... Thống kê số lƣợng và chủng loại vỏ ốc ở các hang

154

Tài liệu tiếng Pháp

175. Mansuy H (1924), Contribution a l’etude de la prehistoire de l’Indochine IV -

stations prehistoiques dans les cavernes du massif calcaire de Bac- son (Tonkin),

MSGI.Vol.XI.fase.2.Ha Noi.

176. Mansuy H (1925). Contribution a l’etude de la prehistoire de l’Indochine V -

Nouvelles decouvertes dans les cavernes du massif calcaire de Bac- son (Tonkin),

MSGI.Vol.XII. fase.1. Hanoi.