nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

29
CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI BÁO CÁO CỦA NHÓM MÌNH

Upload: mai-thi-thanh-huyen

Post on 30-Jan-2016

225 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

thực phẩm chức năng

TRANSCRIPT

Page 1: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI BÁO CÁO CỦA NHÓM MÌNH

Page 2: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

ĐỀ TÀI:

MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ THỰC PHẦM CHỨC

NĂNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lâm Xuân ThanhNhóm sinh viên thực hiện: 1. Trần Thị Phương 201330472. Mạc Thị Lâm 201322023. Nguyễn Thu Hà 20131169

Page 3: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Page 4: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

TPCN dưới dạng viên nang và dưới dạng thực phẩm thông thường

Page 5: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng
Page 6: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng
Page 7: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

Thực phẩm chức năng hiện nay đang có mặt rộng khắp thị trường Việt Nam qua những quảng cáo được ví như thần dược, chữa được bách bệnh. Những người có tiền đổ xô mua TPCN để phòng cũng như chữa bệnh. Vậy thật ra TPCN là gì, nó có tác dụng thần kì như vậy hay không? Chúng ra sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

Page 8: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm thực phẩm chức năng (TPCN)2. Phân loại TPCN3. Phân biệt TPCN với thuốc chữa bệnh4. Tại sao TPCN không ngừng phát triển?5. Kết luận

Page 9: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

1. Khái niệm TPCN:- Do đặc tính không rõ ràng giữa thuốc và TPCN cũng như chưa có

nhiều chứng minh rõ rang về hiệu quả của nó nên hiện nay TPCN đang là một phạm trù còn gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học, cơ quan quản lý dược và thực phẩm.

- Hiện nay chưa có 1 định nghĩa chung nào được công nhận trên toàn thế giới mà mỗi quốc gia, tổ chức nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa khác nhau nhưng tương đồng nhau.

- Giới khoa học về thực phẩm và dinh dưỡng hiểu TPCN như 1 nhóm khái niệm hơn là 1 định nghĩa cụ thể.

Page 10: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

• Một số định nghĩa về TPCN trên thế giới

+ Theo người Nhật từ những năm 80, TPCN là những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khỏe cho người sử dụng

+ Theo ILSI, TPCN là thực phẩm có lợi cho 1 hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn so với giá trị dinh dưỡng nó đem lại.

+ Theo FDA, TPCN là loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản có ích cho sức khỏe, là thực phẩm mà nếu ăn nó thì sức khỏe sẽ tốt hơn khi không ăn nó.

+ Định nghĩa của Châu Âu:“TPCN là loại thực phẩm phải được chứng minh rõ ràng là có ảnh hưởng tốt đến một hoặc một số chức năng mục tiêu của cơ thể, lợi ích vượt trội so với hiệu quả dinh dưỡng thông thường, cải thiện tình trạng thoải mái hoặc làm giảm nguy cơ bệnh tật của cơ thể”

Page 11: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

+ Định nghĩa của Bộ Y Tế Việt Nam: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể Người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”

+ Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa: “TPCN là những thực phẩm chứa các chất có khả năng tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm bất cứ thực phẩm chế biến hoặc thành phần nào có thể cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dinh dưỡng cố hữu của thực phẩm”

+ Định nghĩa của giới chức y tế Hàn quốc:TPCN là các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác dưới dạng cô đặc, có tác dụng nuôi sống hoặc sinh học với mục đích phụ thêm cho thực phẩm tự nhiên”.

Page 12: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

Định nghĩa của tổ chức y tế thế giới:

TPCN là loại thực phẩm không chỉ cung cấp cho cơ thể con người những chất dinh dưỡng cơ bản, mà về một mặt nào đó, nó còn có thể phòng ngừa một só bệnh tật và giúp tăng cường sức khỏe.

*** TPCN bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học

Page 13: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

Tóm lại

• TPCN là thực phẩm.( không phải là thuốc)

• TPCN có tác dụng hỗ trợ 1 hay nhiều chức phận của cơ thể.

• TPCN phải không có tính độc hại.

Page 14: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

2. Phân loại TPCN

• Có nhiều cách phân loại TPCN: Theo PGS.Ts Trần Đáng Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện nay, ở Việt Nam, việc phân loại TPCN chủ yếu có 5 cách phân loại

a) Phân loại theo phương thức chế biến: Trong phương pháp phân loại này, TPCN được chia thành bốn loại nhỏ hơn là nhóm sản phẩm bổ sung vitamin, bổ sung khoáng chất, bổ sung hoạt chất sinh học và nhóm sản phẩm được bào chế từ thảo dược.

b) Phân loại theo dạng thực phẩm: Việc phân loại này được chia làm 2 dạng: thực phẩm – thuốc và thức ăn – thuốc.

- Dạng thực phẩm – thuốc có dạng viên (viên nén, viên nhộng, viên sủi, viên hoàn…), dạng nước, dạng bột, dạng trà, dạng rượu, dạng cao, dạng kẹo, dạng thực phẩm cho mục đích đặc biệt.

- Dạng thức ăn – thuốc gồm: cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ dưỡng, canh thuốc, nước uống thuốc…

Page 15: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

c) Phân loại theo chức năng tác dụng Cách phân loại này chia TPCN thành 26 dạng khác nhau. Đó là các nhóm sản phẩm hỗ trợ chống lão hóa; hỗ trợ tiêu hóa; hỗ trợ giảm huyết áp; hỗ trợ giảm đái tháo đường; tăng cường sinh lực; bổ sung chất xơ; phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não; hỗ trợ thần kinh; bổ dưỡng; tăng cường miễn dịch; giảm béo; bổ sung calci, ngăn ngừa loãng xương; phòng ngừa thoái hóa khớp; hỗ trợ làm đẹp;bổ mắt; giảm cholesterol; hỗ trợ điều trị ung thư; phòng chống bệnh Gout; giảm mệt mỏi, stress; hỗ trợ phòng và giải độc; hỗ trợ an thần, ngăn ngừa mất ngủ; hỗ trợ phòng ngừa bệnh răng miệng; hỗ trợ phòng ngừa bệnh nội tiết; hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy; hỗ trợ phòng chống bệnh tai, mũi, họng và hỗ trợ phòng chống bệnh về da.

Page 16: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

d) Phân loại theo phương thức quản lýPhần lớn các sản phẩm TPCN thuộc nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất không phải đăng ký chứng nhận mà chỉ cần có công bố của nhà sản xuất  về sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thực phẩm ban hành. Các nhóm sản phẩm TPCN khác phải được đăng ký và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chứng nhận và cấp phép lưu hành. Điều nay cũng tương tự như ở các nước trên thế giới, nếu TPCN thuộc loại phải đăng ký, chứng nhận thì đều do cơ quan quản lý thực phẩm ở Trung ương chịu trách nhiệm.Nhóm sản phẩm TPCN được sử dụng cho mục đích đặc biệt thì cần có chỉ định, giám sát của người có chuyên môn về y tế. Thuộc loại này thường là các thực phẩm cho ăn qua sonde cho các đối tượng đặc biệt nằm bệnh viện, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, nhai nuốt khó…

Page 17: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

e) Phân loại theo Nhật Bản Theo cách phân loại phổ biến tại Nhật Bản thì TPCN được chia là 2 nhóm: nhóm các sản phẩm công bố về sức khỏe và nhóm thực phẩm đặc biệt, bao gồm: Thực phẩm cho người ốm; Sữa bột trẻ em; Sữa bột cho phụ nữ có thai và cho con bú; Thực phẩm cho người gia nhai nuốt khó.- Ngoài ra người ta còn có thể phân loại TPCN theo các cách khác như phân loại theo nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phân loại theo mức độ tin cậy,...

Page 18: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

3. Phân biệt TPCN với thuốc chữa bệnh

Page 19: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

TPCN Thuốc

Giống nhau - Có hình dạng, quy cách đóng gói tương tự nhau ( viên nang, viên nhộng, chai, lọ…)- Có hàm lượng hoạt chất vượt trội

Khác nhau - Không được xem là thuốc, được quản lý như là thực phẩm

- Được quản lý bởi ngành dược

- Phải ghi nhãn là TPCN - Phải ghi nhãn là dược phẩm

- Có tác dụng phòng bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh. - Có tác dụng chữa, điều trị bệnh.

- Có nguồn gốc từ thực phẩm tự nhiên, hoặc là thực phẩm tự nhiên.

- Có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp.

- Không cần sử chỉ định của thầy thuốc. - phải theo sự chỉ định của thầy thuốc

- Có thể bán ở nhà thuốc và các nơi khác như siêu thị, cửa hàng chuyên biệt.

- Chỉ được bán tại các nhà thuốc.

- Có thể bán hàng theo hình thức đa cấp. - Cấm bán hàng theo hình thức đa cấp.

Page 20: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

Tóm lại

• TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

• TPCN có tác dụng phòng trừ và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

• TPCN được bán rộng rãi trên thị trường, dễ dàng mua bán vì không cần sự kê dơn của bác sĩ.

Page 21: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

4. Tại sao thực phẩm chức năng không ngừng phát triển?

• Hiện trạng về TPCN hiện nay ở Việt Nam:

- Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng (TPCN) để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp ngày càng tăng, với ước tính khoảng 6% dân số hiện đang dùng thường xuyên TPCN. Bắt nguồn từ nhu cầu này, thị trường TPCN không ngừng phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn chủng loại sản phẩm đang lưu hành trên thị trường

- Hội thảo: ‘Thực phẩm chức năng: vai trò trong dự phòng, thực trạng quản lí và định hướng trong thời gian tới’ do Bộ y tế tổ chức lần đầu tiên vào ngày 31/12/2013 đã công bố những số liệu cho thấy VN đã thực sự bước vào ‘thời’ của mặt hàng này với gần 1800 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với hơn 10,000 mặt hàng trong đó khoảng 40% là nhập khẩu và tới năm 2012, gần như cả ngành dược VN đã nhảy vào mặt hàng này.

Page 22: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

• Vì sao TPCN không ngừng phát triển.

1. Nhu cầu của người tiêu dùng:

- Từ xa xưa, con người đã quan tâm đến mối quan hệ giữa thức ăn và sức khỏe: Hypocrate (TCN) đã từng viết ‘‘Mong cho thức ăn của anh là thuốc và loại thuốc duy nhất của anh là thức ăn’’; đại danh y Việt Nam Tuệ Tĩnh cũng từng viết “ Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”.

Page 23: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

• Đời sống con người được nâng cao, kinh tế xã hội phát triển đi đôi với ô nhiễm môi trường và các bệnh xã hội làm cho nhu cầu phòng chống bệnh tật, làm đẹp không ngừng tăng

Page 24: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

- Nhiều trường hợp con người ở trong hoàn cảnh không thể sử dụng trực tiếp các loại thực phẩm thông thường như người ốm nặng, người già, trẻ nhỏ người trong tình trạng đặc biệt(ở ngoài vũ trụ,..),..

Page 25: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

• Vì sao TPCN không ngừng phát triển.

2. Từ phía nhà sản xuất:

• Các nhà sản xuất muốn mang lại 1 ý nghĩa lớn lao là việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Đối tượng của TPCN không chỉ là người ốm (tỷ lệ người ốm chỉ khoảng 10% dân số) mà chủ yếu cho người còn khoẻ để duy trì, tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Người ta chia sức khoẻ con người làm 3 loại:

– Loại I: Là những người thực sự khoẻ mạnh đáp ứng được định nghĩa của WHO về sức khoẻ.

– Loại II: Là những người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 10-15% dân số.

– Loại III: Là những người ở trạng thái giữa khoẻ và bệnh, chiếm tỷ lệ trên 75% dân số.

Đối tượng có ý nghĩa nhất của TPCN là những người ở trạng thái thứ III. Mục đích là không để 75% dân số đó chuyển sang trạng thái thứ II.

• Ngoài ra, sản xuất TPCN trên dây chuyền sản xuất các loại dược phẩm khác còn giúp các công ty dược nâng cao hiệu quả kinh tế đáng kể.

Page 26: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

• Vì sao TPCN không ngừng phát triển

2. Từ phía xã hội: - Muốn có các sản phẩm Thực phẩm chức năng cần có một chuỗi các cung đoạn như nuôi trồng, chế biến sản xuất và lưu thông phân phối. Quá trình đó đó tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục triệu người, có khi hàng trăm triệu người trên thế giới; góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều người.

Page 27: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

5.Kết luận

• TPCN có thể có nguồn gốc động vật hoặc thực vật và có khả năng nâng cao sức khỏe

• Tuy nhiên, TPCN không phải là thuốc chữa bách bệnh và thực ra thì cũng không có thực phẩm nào hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Nhìn chung thì ta cần phải phối hợp đồng thời nhiều loại thực phẩm, đặc biệt lưu ý tới những thực phẩm như rau, hoa quả có nhiều chất xơ, ít mỡ động vật. Cùng với chế độ ăn uống hợp lý, cần lưu ý tới lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, tăng cường hoạt động thể lực.

• Hiện nay, một số loại TPCN được quảng cáo một cách thái quá, được nói quá lên về khả năng chữa bệnh khiến cho nhiều người đã tốn rất nhiều tiền để mua lấy niềm hy vọng chữa khỏi một số bệnh nan y. Đó chỉ là những giọt nước làm tràn ly khiến người tiêu dùng hoang mang, tạo cái nhìn chưa đầy đủ với TPCN. Vì thế cần tăng cường quản lý về sản xuất và quảng cáo các sản phẩm TPCN, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho người tiêu dùng về giá trị thực tiễn và cách sử dụng TPCN để tăng nhận thức của người dân về TPCN, từ đó họ sẽ có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về dòng sản phẩm này.

Page 28: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học y Hà Nội, Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, 2004

2. GS.TS Trần Đáng, Bài giảng về Thực phẩm chức năng đại cương

3. Trang web hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam

4. Một số hình ảnh trên Internet

Page 29: nhóm thuy-t tŕnh th-c ph-m ch-c n-ng

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!!!