ÑÒnh hÖÔÙng coÂng taÙc tuyeÂn giaÙo ĐẨy mẠnh...

32
ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 1 N gày 02/4/2013, hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 14 (Khoá XX) tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X) “về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Trên cơ sở đó, ngày 16/4/2013, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU “về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Đây là Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức và sinh hoạt Đảng hiện nay ở cơ sở, từ đó đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện ở cơ sở, thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (Khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Vì vậy, các quan điểm được nêu trong Nghị quyết đó là: Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức Đảng. Các cấp uỷ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, để mỗi tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Thường xuyên xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, lấy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở làm thước đo đánh giá kết quả về công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia xây dựng Đảng. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải chịu sự giám sát của nhân dân. Mục tiêu của nghị quyết đã chỉ rõ: Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư và cấp uỷ viên thực sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cánh mạng, có ý thức tổ chức kỷ ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỐT NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TU NGÀY 16/4/2013 CỦA TỈNH ỦY VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ CHẤT LƯỢNG đội ngũ cán bộ, đảng viên Trần Xuân Thọ UVBTV - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Nam Đồng chí Trần Xuân ọ- UVTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Huyện ủy Tiên Phước lần thứ 12 (khóa XV) ngày 3/4/2013. (Ảnh: anh Hậu)

Upload: others

Post on 11-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 1

Ngày 02/4/2013, hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 14 (Khoá XX) tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008

của Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X) “về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Trên cơ sở đó, ngày 16/4/2013, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU “về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

Đây là Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức và sinh hoạt Đảng hiện nay ở cơ sở, từ đó đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện ở cơ sở, thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng

(Khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Vì vậy, các quan điểm được nêu trong Nghị quyết đó là:

Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức Đảng. Các cấp uỷ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, để mỗi tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Thường xuyên xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, lấy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở làm thước đo đánh giá kết quả về công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia xây dựng Đảng. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải chịu sự giám sát của nhân dân.

Mục tiêu của nghị quyết đã chỉ rõ: Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư và cấp uỷ viên thực sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cánh mạng, có ý thức tổ chức kỷ

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỐT NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TU NGÀY 16/4/2013 CỦA TỈNH ỦY VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO,

SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ CHẤT LƯỢNG đội ngũ cán bộ, đảng viên

Trần Xuân ThọUVBTV - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Nam

Đồng chí Trần Xuân Thọ- UVTV, Trưởng Ban Tổ chứcTỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Huyện ủy Tiên Phước

lần thứ 12 (khóa XV) ngày 3/4/2013. (Ảnh: Thanh Hậu)

Page 2: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/20132

luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu mỗi năm có trên 75% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trừ 80% trở lên; phấn đấu đến năm 2020, 100% chi bộ thôn, khối phố, chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn có chi uỷ; 90% trở lên trưởng thôn, khối phố, thôn đội trưởng, công an viên là đảng viên; đội ngũ cán bộ thôn, khối phố nói chung phải là đảng viên.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

Một là, nắm vững và thực hiện tốt Điều lệ Đảng; các quy định, hướng dẫn của Trung ương: Các cấp uỷ, nhất là người đứng đầu cấp ủy phải có nhận thức sâu sắc về Điều lệ Đảng (Khoá XI); các quy định, hướng dẫn của Trung ương, đặc biệt là nắm vững các quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng để xác định nhiệm vụ chính trị và làm căn cứ để xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc, cụ thể hóa nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi loại hình tổ chức cơ sở đảng.

Hai là, tiếp tục kiện toàn mô hình của một số loại hình tổ chức Đảng: Ở những thôn, khối phố có đông đảng viên (trên 30 đảng viên), khó khăn về tổ chức sinh hoạt, công tác quản lý đảng viên, phân công công tác cho đảng viên thì đảng uỷ cơ sở xem xét, báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp, căn cứ vào tình hình thực tế có thể cho thành lập đảng bộ bộ phận, dưới đảng bộ bộ phận có các chi bộ trực thuộc. Việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn, do Ban thường vụ các huyện, thành uỷ xem xét quyết định (không nhất thiết cơ quan xã, phường, thị trấn nào cũng có chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn); về kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức đảng trong các doanh nghiệp theo hướng: Đối với các tổ chức đảng trong doanh nghiệp ở các khu công nghiệp và một số tổ chức đảng trong doanh nghiệp có vốn nhà nước giữ cổ phần chi phối, công ty TNHH một thành viên trực thuộc Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp. Đối với các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp còn lại chuyển giao về các huyện, thành uỷ quản lý.

Ba là, tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu: Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức trong cấp uỷ và đảng viên về ý nghĩa và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Các cấp

uỷ tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các chi bộ theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; giữ vững nền nếp sinh hoạt, tăng cường sinh hoạt chuyên đề.

Bốn là, thường xuyên kiện toàn, củng cố và xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh: Các xã, phường, thị trấn cần tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND, chất lượng đại biểu dân cử, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước. Làm tốt công tác dân vận của Đảng; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận và các đoàn thể theo tinh thần “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.

Năm là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, thường xuyên kiện toàn, củng cố đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ, đảng bộ thực hiện nhất thể hóa các chức danh: Thường xuyên rà soát quy hoạch cán bộ cơ sở gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên cơ sở, trước hết là bí thư cấp uỷ cơ sở và bí thư chi bộ. Đối với các tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện thống nhất chủ trương thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp làm bí thư cấp ủy. Trường hợp đặc biệt mới bố trí cấp phó làm bí thư. Đối với các doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước thực hiện chủ trương chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) đồng thời là bí thư cấp ủy. Đối với những công ty cổ phần, công ty TNHH có từ 50% vốn nhà nước trở xuống, cấp uỷ và lãnh đạo cấp trên của doanh nghiệp lựa chọn những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực và có đủ điều kiện đại diện phần vốn của Nhà nước để tham gia cấp uỷ và hội đồng quản trị của công ty. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện. Đối với các thôn, khối phố nếu có đủ điều kiện thì thực hiện chủ trương bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khối phố.

Sáu là, về nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các cấp uỷ cần làm tốt công

Page 3: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 3

tác chính trị tư tưởng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Mỗi đảng viên phải tự giác rèn luyện và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối, nghị quyết, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chú trọng kết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên. Thực hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Coi trọng chất lượng, chống khuynh hướng chạy theo số lượng đơn thuần.

Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm: Các huyện, thành ủy các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, căn cứ vào các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, nghị quyết của cấp ủy để cụ thể hoá thành các tiêu chí về xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh. Trên cơ sở quy định này, các chi bộ, đảng bộ xây dựng kế hoạch phấn đấu, đồng thời làm căn cứ để cuối năm nhận xét, đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng kiểm tra, thẩm định và quyết định việc đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên đúng thực chất, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích.

Tám là, tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. Cấp ủy cấp trên cơ sở cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với các tổ chức cơ sở đảng; phân công cấp ủy viên phụ trách cơ sở, bám sát cơ sở, tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ,…đặc biệt tập trung chỉ đạo củng cố các đảng bộ, chi bộ yếu kém. Thường trực, ban thường vụ cấp ủy từ tỉnh đến huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy có kế hoạch làm việc với cơ sở, đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân; nội dung thiết thực, tránh phô trương, hình thức. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước, giám sát, phản biện của Mặt trận và các đoàn thể. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Chín là, về chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở. Thống nhất chủ trương và đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết sử dụng ngân sách Nhà nước để phụ cấp cho chi ủy viên các chi bộ

thôn, khối phố trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn và trong các doanh nghiệp tư nhân. Tỉnh ủy chỉ đạo việc in, cấp sổ tay đảng viên cho đảng viên ở thôn, khối phố.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trên, trong Nghị quyết đã chỉ đạo tổ chức thực hiện như sau:

- Các huyện, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức quán triệt Nghị quyết và xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động cụ thể để thực hiện.

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Văn phòng Tỉnh uỷ; các Ban Đảng Tỉnh ủy và các cơ quan có liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Xây dựng đề án kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ chi ủy và cán bộ thôn, khối phố; đề án kiện toàn, sắp xếp mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ các loại hình chi bộ trực thuộc đảng ủy xã, phường, thị trấn; hướng dẫn nội dung sổ tay đảng viên và phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu phương án phân bổ kinh phí in ấn sổ tay đảng viên ở nông thôn.

- Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng, trình HĐND tỉnh chế độ phụ cấp cho chi ủy viên các chi bộ thôn, khối phố trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn và chi ủy viên thuộc các đảng ủy cơ sở trong các doanh nghiệp tư nhân.

- Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy có chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm về thực hiện Nghị quyết này.

- Các Ban Đảng của Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đảng đoàn Mặt trận, các đoàn thể, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xây dựng kế hoạch kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở, nhất là ở cơ sở xã, phường, thị trấn; kế hoạch phát triển đoàn thể ở các doanh nghiệp.

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các Ban Đảng Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

Page 4: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/20134

Giai cấp công nhân Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng được Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu (khóa X) của Đảng tiếp tục

khẳng định: giai cấp công nhân là “…giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…”. Do đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong tình hình hiện nay là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa là chiến lược lâu dài trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Tỉnh Quảng Nam, qua hơn 16 năm tái lập, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 6, khóa X, giai cấp công nhân, tỉnh Quảng Nam có những bước phát triển tích cực, mạnh mẽ, đang tăng nhanh về số lượng, ngày càng đa dạng về cơ cấu, đồng thời chất lượng đội ngũ được nâng lên, công nhân trí thức - là lực lượng sản xuất cơ bản, đang trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, vận hành, sử dụng các phương tiện sản xuất tiên tiến, năng động, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại, làm chủ máy móc thiết bị, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, phát huy được tinh thần lao động sáng tạo. Các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”, phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”... Việc làm và đời sống của giai cấp công nhân từng bước được cải thiện, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tư duy kinh tế, ý thức pháp luật từng bước được nâng lên. Qua đó tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn trong công nhân, viên chức, lao động về ý thức

trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tinh thần hăng say lao động, sáng tạo, vượt qua khó khăn để cùng với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam.

Tuy nhiên, hiện nay công nhân tỉnh Quảng Nam đang mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ thuật, tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn cao đang diễn ra ở tất cả các ngành, các thành phần kinh tế, giải quyết việc làm vẫn là một yêu cầu hết sức cần thiết. Quan hệ lao động trong một số doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chiều hướng phức tạp, bước đầu xảy ra tranh chấp lao động và một số vụ đình công không đúng pháp luật; sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội đang xảy ra.

Về đời sống của công nhân, lao động đang gặp nhiều khó khăn, bức xúc, tuy rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng số công nhân, lao động có trình độ lao động phổ thông tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ nhận được đồng lương khiêm tốn (nhất là công nhân ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản...). So với cường độ lao động, với giá cả hiện nay thì đời sống người công nhân, lao động trực tiếp sản xuất hết sức khó khăn.

Đời sống tinh thần trong các khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Bắc Chu Lai, Thuận Yên của tỉnh Quảng Nam và cụm công nghiệp Trường Xuân thành phố Tam Kỳ, Trảng Nhật của Điện Bàn, cụm công nghiệp Đại Hiệp, Đại Lộc… của tỉnh Quảng Nam phải tự lo thuê nhà ở trong các khu nhà trọ chật chội, thiếu thốn, không đủ tiện nghi sinh hoạt và điều kiện an sinh tối thiểu. Hầu hết các khu, cụm công nghiệp của tỉnh chưa xây dựng nhà ở, chưa có các thiết chế văn hoá và những điều kiện đảm bảo sinh hoạt văn hóa cho công nhân.

ĐẶnG VĂn ChƯƠnGTUV, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Page 5: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 5

Một bộ phận công nhân giác ngộ về giai cấp công nhân và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Các phong trào thi đua trong công nhân, lao động chưa được phát động thường xuyên, chưa thật sự trở thành động lực mạnh mẽ thu hút công nhân, viên chức, lao động tham gia. Vai trò của tổ chức Công đoàn ở một số nơi chưa phát huy tốt, chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động, nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước.

Có thể khẳng định, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, tổ chức Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp chăm lo xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và xây dựng tổ chức Công đoàn cùng các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh Quảng Nam vững mạnh.

Để khắc phục những nhược điểm trên, trong thời gian đến, cả hệ thông chính trị và tổ chức Công đoàn tỉnh Quảng Nam cần phát huy hơn nữa vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; chủ động tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện thỏa ước lao động tập thể; tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp trong tỉnh theo tinh thần Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chương trình thực hiện của Tỉnh ủy Quảng Nam...; hỗ trợ người lao động bị mất việc; hướng dẫn, kiểm tra việc ký hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; làm cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và lực lượng công nhân trẻ nhận thức đúng đắn về những cơ hội, khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay, nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Qua đó, nâng

cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác đối với công nhân. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực, hiểu biết chính sách, pháp luật và bản lĩnh cán bộ công đoàn, nhất là Chủ tịch công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, “Thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”…; theo đặc điểm của từng loại hình cơ sở, từng thành phần kinh tế để đề ra các nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức chỉ đạo thi đua cho cụ thể, phù hợp, chú trọng xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và tăng cường các yếu tố tạo động lực cho phong trào thi đua.

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn và đội ngũ cán bộ Công đoàn theo hướng lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động, đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Quảng Nam ngày càng vững mạnh.

Xây dựng giai cấp công nhân là vấn đề cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong xã hội. Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo, xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, cần phải có sự nhận thức cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh.

Lễ phát động thi đua chào mừng "Tháng công nhân" năm 2013 của công trường Thủy điện Sông Bung 2.

(Xem tiếp trang 27)

Page 6: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/20136

Y tế cơ sở là tuyến y tế gần nhất, trực tiếp nhất đảm bảo đưa các dịch vụ y tế cơ bản phục vụ cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban

đầu cho nhân dân; là nơi trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhận thức rõ điều đó, 10 năm qua, tại Quảng Nam các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã thường xuyên quan tâm, tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 06 - CT/TW, ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư (khóa IX) về “củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở” và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Các cơ quan, ban, ngành đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tham mưu củng cố, kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thu hút cán bộ, trong đó có cán bộ y tế cơ sở; phối hợp chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, vùng nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, phát triển bảo hiểm y tế. Thường xuyên quan tâm đổi mới phương thức hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, trong đó ưu tiên đầu tư nâng cấp cho y tế tuyến xã và các trung tâm y tế chuyên ngành, bệnh viện tuyến huyện, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền. Nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe tại công đồng dân cư, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia. Việc lồng ghép công tác chăm sóc sức khỏe với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được các cấp chú trọng. Đến nay, y tế tuyến xã được quản lý theo ngành dọc và có sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa các cấp và ngành trong việc chỉ đạo phát triển y tế xã. Y tế tuyến huyện, thành bộ máy đã được kiện toàn, sắp xếp lại theo

phương án mới đảm bảo y tế tuyến huyện, thành thực hiện 2 chức năng: chữa bệnh và phòng bệnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đựợc triển khai rộng khắp và đạt hiệu quả. Các chỉ số sức khỏe của người dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm, tuổi thọ trung bình người dân tăng lên. Công tác bồi dưỡng, đào tạo năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến được coi trọng. Từ 2001-2012, toàn tỉnh đã đưa đi đào tạo 357 bác sĩ, 76 dược sĩ đại học, 235 cử nhân phục vụ cho tuyến y tế huyện, thành, xã, phường, thị trấn, 301 bác sĩ chuyên khoa 1, 3 bác sĩ nội trú, 18 bác sĩ chuyên khoa 2 và 5 tiến sĩ. Tính đến tháng 12/2012, số lượng, chất lượng y tế tuyến huyện, thành tăng lên rõ, tổng số cán bộ y tế tuyến huyện, thành là 1.915 người, chiếm 38,74% cán bộ y tế toàn tỉnh; số cán bộ y tế xã, phường là 1.216 người, trung bình có 5 cán bộ/trạm, đạt 98,46% chỉ tiêu giao. Các chế độ, chính sách của cán bộ, nhân viên y tế được thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định. Tại các vùng Chính phủ không có qui định, thì UBND tỉnh đã có chế độ hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn, bản.

TIẾP TỤC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHỈ THỊ 06 - CT/TW, NGÀY 22/01/2002 CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA IX VỀ

CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ Trần VĂn Cận

Phó trưởng Ban trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Khám bệnh, phát thuốc tình nguyện cho đồng bào vùng caohuyện Tây Giang (ảnh: Thanh Hậu)

Page 7: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 7

10 năm qua, ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ương thông qua các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia về y tế, tỉnh, các huyện, thành, xã, phường, thị trấn đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư ngân sách để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị khá hiện đại cho y tế cơ sở, nhất là tuyến xã, phường, thị trấn với số tiền trên hàng trăm tỉ đồng, góp phần đảm bảo thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được tốt hơn. Hoạt động y tế ngoài công lập đã và đang dần khẳng định được vị trí của đơn vị, đã góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân và còn chia sẻ với nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Việc đầu tư cho y học cổ truyền được nhận thức và thực hiện tốt hơn, đặc biệt trong kết hợp khám, chữa bệnh giữa Đông, Tây y. Công tác khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế được thực hiện đúng qui định, đảm bảo công bằng xã hội, công khai, minh bạch. Đáng chú ý, 10 năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đều tổ chức xây dựng các đề án, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm và đã tổ chức triển khai có chất lượng và hiệu quả Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư. Y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia tăng đáng kể từ 14,97% năm 2005, tăng lên 47,6% năm 2007 và tăng lên 69,26% đầu năm 2012.

Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Đó là: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về vai trò, vị trí y tế cơ sở và tầm quan trọng của công tác củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Mô hình tổ chức tuyến huyện, thành, xã, phường, thị trấn một số nơi chưa hợp lý, vẫn còn chồng chéo. Hoạt dộng của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nhiều địa phương còn hình thức, kém hiệu quả. Đội ngũ y tế cơ sở tuy có tăng về số lượng nhưng còn yếu về chất lượng, nhất là ở cơ sở xã khu vực miền núi. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có số Bác sỹ còn thấp (khoảng 22%). Chính sách ưu đãi chưa đủ mạnh để thu hút cán bộ y tế về làm việc ở tuyến cơ sở. Chế độ, chính sách cán bộ y tế thôn, bản còn nhiều bất cập, chưa cụ thể, đồng bộ. Công tác phòng, chống bệnh chưa gắn kết chặt chẽ với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc quản lý và xử lý chất thải y tế chưa có giải pháp hữu hiệu, còn có những phiền hà trong cộng đồng dân cư. Trang thiết bị một số trạm kém chất lượng, thậm chí một số ít địa phương sử dụng kinh phí phân bổ chưa đúng mục đích.

Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm, yếu kém trên là sự quan tâm lãnh đạo và phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa được chặt chẽ, đồng bộ. Năng lực đội ngũ cán bộ y tế xã, phường, thị trấn còn hạn chế, trong đó có năng lực tham mưu. Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động y tế liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, còn giao khoáng cho trạm y tế. Công tác xã hội hóa hoạt động y tế thiếu đa dạng.

Để tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị, tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, ngày 01/04/2013, Ban Bí thư khóa XI đã có kết luận về 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Khóa IX về “củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”. Kết luận nêu rõ các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tập trung thực hiện 1 số nội dung:

Tiếp tục quán triệt và triển khai sâu, rộng Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, nhằm tăng cường nhận thức, xác định đầy đủ vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cộng đồng và mỗi người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cần khẳng định điều kiện cần thiết để phòng bệnh, khám, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, đó chính là công tác củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Các cấp, các ngành, từng địa phương cần gắn kết các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vào các kế noạch, chương trình, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm,… Rà soát, bổ sung, ban hành các chính sách phù hợp với tình hình và yêu cầu mới bảo đảm ổn định, phát huy hiệu quả nguồn lực, khuyến khích cán bộ y tế công tác tại tuyến cơ sở. Các cơ quan có chức năng, thẩm quyền cần ban hành những qui định hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, cơ chế quản lý y tế cơ sở. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, nghiên cứu tổ chức nhiều hình thức, nội dung phong phú nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là các thành phần kinh tế tham gia vào công tác nâng cao sức khỏe nhân dân. Tiếp tục củng

(Xem tiếp trang 27)

Page 8: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/20138

Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh” và 01 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (Nghị quyết số 12) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, từ triển khai nghiên cứu, quán triệt đến tổ chức kiểm điểm trong toàn Đảng, với phương thức tiến hành: từ trên xuống dưới, từ cao đến thấp; phương pháp: nhìn thẳng sự thật và nói rõ sự thật; phương châm: cầu thị, trung thực, có lý, có tình đã tạo nên sự quan tâm theo dõi và kỳ vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, bước đầu đạt được kết quả nhất định, tuy chỉ mới là đường nét phát họa của một quá trình đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Đảng và sự giám sát của quần chúng nhân dân; các bước, việc làm tiếp theo chắc chắn sẽ là những khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, kiên quyết và dũng cảm hơn thì mới đạt được những gì mà dân mong, Đảng muốn.

Để thực hiện được mục đích từ các chủ trương xây dựng Đảng trong tình hình mới, một trong những giải pháp cơ bản nhất là, tất cả cán bộ, đảng viên của Đảng mà trong đó đảng viên là cán bộ lãnh đạo ở các cấp phải toàn tâm, toàn ý, phải nêu gương học và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ về tự phê bình và phê bình. Nghị quyết số 12 chỉ rõ: “Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát” và đề ra nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên: “Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tiến hành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết, đề ra biện pháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống; Các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng,

đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các ban của Trung ương Đảng, Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy và cấp ủy các cấp nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế”; “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc làm theo gương Bác một cách thiết thực, hiệu quả”.

Khi nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như ta cần không khí, cũng như người có bệnh, nếu giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng”. Vì vậy, Người yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh và Đảng sẽ khỏe mạnh vô cùng”.

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, nhưng trong thời kỳ đổi mới của đất nước, bên cạnh thời cơ, thuận lợi còn nhiều khó khăn, thử thách phải vượt qua, nên sai lầm và khuyết điểm là điều không

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Về tự phê bình và phê bìnhLê Vũ DũnG

CVP Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 12/3/1955. Người nói về vấn đề mở rộng

tự phê bình và phê bình để giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng.- Ảnh: tư liệu.

Page 9: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 9

thể tránh khỏi của Đảng cầm quyền, Bác Hồ chỉ rõ: “Đảng ta không phải trên trời sa xuống”, nên Đảng có những sai lầm, khuyết điểm cũng là điều tất yếu không tránh khỏi và trong mỗi sai lầm, khuyết điểm thì có nhiều nguyên nhân. Theo Bác, “Vì chúng ta kém về trình độ lý luận và về mặt nắm tình hình thực tế. Vì trong Đảng ta chưa xây dựng hẳn hoi các chế độ công tác thích hợp. Vì dân chủ nội bộ chưa thật mở rộng. Vì tự phê bình và phê bình chưa được phát huy, nhất là phê bình từ dưới lên”.

Nói sai lầm, khuyết điểm là không tránh khỏi. Vậy thái độ của một chính Đảng cách mạng trước sai lầm của mình nên như thế nào? Người chỉ rõ: “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có những khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Không chỉ kêu gọi, nhắc nhở mọi người, mà bản thân Người luôn luôn gương mẫu nói đi đôi với làm và làm đến nơi, đến chốn, thể hiện tính tiền phong “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức. Người không ngần ngại trong việc góp ý cho mình: “Tôi làm điều xấu các đồng chí trông thấy, phải phê bình cho tôi sửa chữa ngay. Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy lại lấy cớ “nể cụ” không nói là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần mà không nói cho người ta sửa, tức là hại người”. Trên tinh thần đó, Người viết bài “Tự phê bình” đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 28/01/1946, Người nêu lên nhiều việc lớn chưa làm được như: Các nước chưa công nhận quyền độc lập của ta; kháng chiến ở Nam bộ chưa thắng lợi; tệ tham nhũng chưa quét sạch; chính trị chưa vào nền nếp... Từ đó, Người kết luận: “Những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng, những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi”.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ở một vài nơi thuộc Liên khu IV cũ, một số cán bộ địa phương đã lãnh, chỉ đạo thực hiện sai đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây ra oan ức cho nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi- thư cho đồng bào Liên khu IV, trong đó Người tự nhận lỗi về mình: “Tôi phải thật thà xin lỗi những đồng bào vì những cán bộ sai lầm mà bị oan ức. Tôi thực thà phê bình khuyết điểm của tôi - là giáo dục và lựa chọn cán bộ chưa được chu đáo”. Đây cũng là tấm gương sáng về tinh thần tự phê bình cho lãnh đạo các địa phương, các ngành, các cấp về trách nhiệm không thể thoái thác đối với những sai phạm của cán bộ dưới quyền mình.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) thảo luận về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Người đã tự phê bình và phê bình rất nghiêm túc là: “Đã quan liêu, không sát quần chúng, không sát thực tế, chỉ xem báo cáo, tin vào người báo cáo”. Về phương hướng sửa chữa, Người yêu cầu “Từ Trung ương đến chi bộ xã đều phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; đều phải chống các tệ sùng bái cá nhân và quan liêu, mệnh lệnh; đều phải thật thà tự phê bình và phê bình thẳng thắn; đều phải thực sự dân chủ”. Sau này Hồ Chủ tịch đã thay mặt Đảng, Chính phủ tự phê bình và nhận lỗi trước Quốc hội và đồng bào. Đó thực sự là tấm gương sáng về tự phê bình và phê bình để cán bộ, đảng viên noi theo. Theo Người: “Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc ngày càng tiến bộ chứ không phải ở chỗ giấu giếm và e sợ quần chúng phê bình”. Đối với đa số người dân, niềm tin vào Đảng lãnh đạo, vào chế độ thường được xây dựng trên niềm tin vào đạo đức của những người cầm quyền, những cán bộ có chức, có quyền như Bác Hồ đã nói: “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được, mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”.

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện... Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.

Thang thuốc đặc trị cho căn bệnh suy thoái đạo đức, lối sống lúc này chính là phải thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc làm theo tấm gương Bác Hồ một cách thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, qua loa, chiếu lệ. Quyết tâm thực hiện lời dạy của Người: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng”./.

Page 10: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201310

Trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy vị trí quan trọng của hướng chiến lược Tây Đông

Dương trải dài từ Tây Bắc Việt Nam qua Thượng Lào và Trung, Hạ Lào. Năm 1947, Người đã chỉ thị cho các đội vũ trang tuyên truyền phải kiên trì chiến đấu và gây cơ sở trong đồng bào các dân tộc Tây Bắc, phải "Đem được lá cờ đỏ sao vàng cắm trên đất Điện Biên Phủ". Nhãn quan chiến lược ấy thể hiện trong bức thư gởi các chiến sĩ bộ đội Tây Bắc đề ngày 1/2/1947 của Bộ Tổng chỉ huy: "Bảo vệ được lãnh thổ và nhân dân miền Tây tức là gián tiếp bảo vệ được hậu phương của chúng ta, góp một phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng... Nếu trong cuộc kháng Nhật, chúng ta đã thành công với khu Giải phóng Việt Bắc, thì trong cuộc kháng Pháp, chúng ta phải thành công với công cuộc Tây Tiến".

Mùa thu năm 1952, Người cùng Trung ương Đảng chủ trương chuyển hướng chiến lược lên vùng rừng núi Tây Bắc. Trong hội nghị phổ biến chiến dịch Thu Đông năm ấy, Người căn dặn cán bộ: "Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy đã cân nhắc kỹ chỗ dễ và chỗ khó của chiến trường mới đến và quyết tâm chiến dịch này phải đánh cho thắng lợi".

Tháng Giêng năm 1953, Bác lại định ra mười chính sách quân sự, chỉ đạo cuộc kháng chiến trong giai đoạn phản công và tiến công chiến lược: "Phương hướng chiến lược của ta là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng định và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do". Trên chiến trường chính

Tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954

“Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.” Phan Thanh hậu

TP Thông tin, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Tư tưởng quân sự là bộ phận quan trọng trong tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; trên nền tảng của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, trong phạm vi trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, tư tưởng chỉ đạo “Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của trận Điện Biên Phủ lịch sử ngày 7/5/1954.

Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. - Ảnh: tư liệu.

Page 11: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 11

Bắc Bộ, bộ đội chủ lực phải thực hiện: "Đánh ăn chắc, mở rộng vùng tự do". Trên các chiến trường sau lưng địch, phải mở rộng du kích chiến đấu để tiêu diệt và tiêu hao những bộ phận nhỏ của địch, để chống địch càn quét, bảo vệ tính mạng, tài sản cho dân, để phá hoại, kiềm chế địch, tuyên truyền và giáo dục quần chúng. Ngoài việc tăng cường bộ đội chủ lực và xây dựng bộ đội địa phương, cần phải "xây dựng những tổ chức dân quân du kích không thoát ly khỏi sản xuất". Về mặt chỉ đạo quân sự, phải phối hợp mặt trận trước mặt địch với mặt trận sau lưng địch một cách linh hoạt, phải "nhận rõ tính chất trường kỳ của cuộc kháng chiến". Phải có kế hoạch xây dựng và bổ sung bộ đội chủ lực, tăng cường trang bị, nhất là xây dựng pháo binh.

Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo ấy, bộ đội ta trên khắp chiến trường cả nước đã triển khai chuẩn bị cho kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954. Bộ đội chủ lực bổ sung quân số, vũ khí, huấn luyện đánh tập đoàn cứ điểm. Pháo binh được trang bị thêm nhiều súng nặng. Bộ đội địa phương và dân quân du kích phát triển mạnh. Các đợt chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự tiến hành hết sức khẩn trương, nhằm đối tượng chủ yếu là cán bộ cao cấp và trung cấp. Công tác tham mưu, công tác hậu cần đáp ứng yêu cầu đánh lớn. Tất cả đã sẵn sàng để thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cuộc họp Bộ Chính trị ở Tỉn Keo (Định Hóa, Tuyên Quang) đầu tháng 10/1953: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn. Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón trỏ về một hướng. Như một lời tiên tri, năm hướng của năm ngón tay Bác Hồ trùng hợp với 5

đòn chiến lược của quân ta. Còn hướng tiến công chiến lược chủ yếu vẫn là quyết tâm nhất quán mà Người đã khẳng định khi kết thúc cuộc họp: "Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hóa".

Ngày 1/1/1954 trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận (ngày 5/1/1954) chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Đại tướng: "Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh" và căn dặn: “Tổng Tư lệnh ra trận. Tướng quân tại ngoại, giao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với Cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau”.

Từ tư tưởng chỉ đạo đó, sau 11 ngày đêm suy tính, nhất là đêm 25/1/1954 - một đêm thức trắng (giờ nổ sung đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã định là 24 giờ ngày 26/1/1954, sau 2 lần trì hoản), với tất cả tài năng, kinh nghiệm và sự nhạy bén của một vị Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy phương án “Đánh nhanh, thắng nhanh” mà Đảng ủy mặt trận và Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã thống nhất là “quá mạo hiểm” và đã quyết định thay đổi phương án từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”; từ quyết định lịch sử này đã trực tiếp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng Điện Biên Phủ xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ đến quyết định vô cùng sáng suốt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang cái tâm, cái tầm của người chỉ đạo và người thực hiện sự chỉ đạo đó về chiến lược chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử như thấy âm vang Điện Biên còn vang vọng trong mỗi người Việt Nam chúng ta: Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ là một sự thật vĩ đại, chói lọi một niềm tin to lớn của cả một dân tộc vĩ đại. Nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói riêng trong hoàn cảnh mới, điều kiện lịch sử mới, tin tưởng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ giành được thắng lợi, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

-----------Bài viết tham khảo các tài liệu: “Tri thức quốc phòng toàn

dân- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003, trang 186”; “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội Nhân dân - Hà Nội 2001”; "50 năm chiến đấu-50 năm chiến thắng"- NXB Thông tấn xã Việt Nam ,1980; Tạp chí Xưa & nay số 210/IV-2004 và số 63 tháng 5/ 1999.

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp bàn về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: tư liệu.

Page 12: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201312

Công tác đào tạo, giáo dục lý luận chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng

của công tác xây dựng Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng… Thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện chương trình thí điểm đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị do Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thay cho chương trình sơ cấp do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) ban hành từ năm 2002.

Nội dung chương trình lớp Sơ cấp năm 2002 gồm 5 học phần: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh với tổng số 28 bài. So với chương trình Sơ cấp năm 2002 thì nội dung, chương trình lớp Sơ cấp thí điểm năm 2010 có sự đổi mới rõ rệt, nhất là bố cục, kết cấu theo hướng tích hợp, nội dung giảm tải còn 20 bài, với 3 môn học, gồm: Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hơn 2 năm qua, các Trung tâm trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam đã mở được 18 lớp, với 1.160 học viên tham gia dự học, góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình Sơ cấp thí điểm, nổi lên một số bất cập, tồn tại, hạn chế nhất định, cần phải được bổ sung, chỉnh lý, đó là: Nội dung các bài học còn nặng về lý luận, ít tính thực tiễn; nhiều khái niệm, thuật ngữ trừu tượng, nhất là nội dung môn học chủ nghĩa Mác - Lênin, do đó học viên tham gia học rất khó tiếp thu. Việc cập nhật, bổ sung, chuyển tải các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; những kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực lý luận

chính trị vào nội dung từng môn học chưa kịp thời…Công tác mở lớp Sơ cấp ở một số huyện, thành ủy trong những năm qua trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, số lượng học viên tham gia ít, có địa phương chưa mở được lớp Sơ cấp thí điểm theo kế hoạch được giao…

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới; nhằm giúp người học hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về lý luận, nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, sự vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, vận dụng những kiến thức được học vào thực tế công tác,

Nâng cao chất lượng đào tạo sơ cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Phan SƠnBan Tuyên giáo Tỉnh ủy

Quế Sơn khai giảng lớp Sơ cấp lý luận chính trị theo nội dung, chương trình mới năm 2013.- Ảnh: Thành Nhân.

Page 13: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 13

ngày 11/12/2012 Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW về hướng dẫn thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị.

Nội dung, chương trình, tài liệu Sơ cấp lý luận chính trị năm 2012 kế thừa những nội dung cơ bản, hợp lý của nội dung, chương trình Sơ cấp thí điểm; có sự đổi mới cơ bản về bố cục và kết cấu, theo lôgích chặt chẽ và giảm tải, gắn với yêu cầu thực tiễn đất nước, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay; cập nhật, bổ sung những kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực lý luận chính trị, những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Nội dung học tập của lớp Sơ cấp lý luận chính trị gồm 18 bài. Thời gian dành cho chương trình là 30 ngày, bao gồm cả thời gian dành cho lên lớp nghe giảng, thảo luận và nghiên cứu thực tiễn. Để triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Hướng dẫn 65-HD/BTGTW ngày 11/12/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh, trong năm 2013 và những năm tiếp theo, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm sau.

Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là các huyện, thành ủy tăng cường chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện trong công tác mở lớp Sơ cấp, nhất là hàng năm chỉ đạo phân bổ kinh phí để Trung tâm tiến hành mở lớp sơ cấp theo kế hoạch; xem việc tham gia học chương trình Sơ cấp lý luận chính

trị là tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng trực thuộc và đảng viên hàng năm nhằm khắc phục tình trạng đảng viên được cử dự học lớp sơ cấp nhưng không tham gia.

Hai là, để công tác mở lớp Sơ cấp ở các Trung tâm đạt kết quả về số lượng học viên tham gia dự học, cấp ủy các địa phương cơ quan, đơn vị không cử và trường Chính trị tỉnh không tiếp nhận học viên chưa có bằng Sơ cấp lý luận chính trị hoặc Giấy chứng nhận có trình độ tương đương Sơ cấp vào học chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Đây là nội dung vừa được Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo trong việc triển khai giới thiệu chương trình sơ cấp lý luận chính trị. Bởi thực tế trong những năm qua, một số cán bộ cơ sở được cấp ủy cử đi học lớp Sơ cấp nhưng không tham gia dự học; học viên chưa có Bằng Sơ cấp lý luận chính trị hoặc Giấy chứng nhận có trình độ tương đương Sơ cấp vẫn được tham gia dự học lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính do trường Chính trị tỉnh tổ chức.

Ba là, các Trung tâm chủ trì, chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy triển khai thực hiện chương trình Sơ cấp mới tại đơn vị, địa phương mình; hằng năm chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức huyện, thành ủy thông báo chiêu sinh, rà soát đối tượng, xây dựng kế hoạch mở lớp Sơ cấp trình cấp ủy thông qua.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các nội dung của Hướng dẫn 65-HD/BTGTW ngày 11/12/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương, nhất là việc tổ chức học, thi, kiểm tra, đánh giá và cấp

bằng Sơ cấp dưới chỉ đạo, thẩm định và giám sát của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; kết thúc khóa học báo cáo kết quả về Thường trực huyện, thành ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; người hoàn thành chương trình Sơ cấp được cấp Bằng Sơ cấp lý luận chính trị; chương trình Sơ cấp mới là căn cứ để Giám đốc Trung tâm cấp giấy chứng nhận tương đương trình độ Sơ cấp lý luận chính trị theo Quy định số 256-QĐ/TW, ngày 16/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xác định trình độ lý luận chính trị. Bằng sơ cấp lý luận chính trị hoặc chứng chỉ tương đương là căn cứ, điều kiện để các cấp ủy đảng cử cán bộ, đảng viên và trường Chính trị tỉnh nhận vào học lớp Trung cấp lý luận chính trị.

Với kết quả công tác giáo dục lý luận chính trị của các Trung tâm trong những năm qua nói chung, kết quả mở lớp Sơ cấp nói riêng, năm 2013 và những năm tiếp theo, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, làm tốt công tác tham mưu cấp ủy trong việc triển khai thực hiện tốt chương trình Sơ cấp lý luận chính trị, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, hội đoàn viên, tạo sự nhất trí cao trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội, thực hiện thắng lợi một trong 3 khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, đưa Quảng Nam thành tỉnh khá ở miền Trung vào năm 2015 và cơ bản thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020./.

Page 14: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201314

Bác đã đi xa và Người đã để lại cho dân tộc ta, Đảng ta hai di sản quí giá, đó là: Di sản

lí luận toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người và Di sản việc làm gần 200 câu chuyện do những người được làm việc, sinh hoạt bên Bác và đã từng gặp Bác…kể lại. Bác là người nêu ra những chuẩn mực đạo đức và chính Người thực hiện trước tiên và trở thành tấm gương sáng ngời cho mọi người noi theo. Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Bác.

Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh, là các mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức của Người. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động và luôn giáo dục cán bộ, đảng viên những nội dung đó. Do vậy, cần đẩy mạnh việc học tập và làm

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Kim huệBan Tuyên giáo Tỉnh ủy

Năm 2013, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tập trung vào học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với chủ đề xuyên suốt toàn khóa là: „Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”.

theo tác phong, phong cách Bác Hồ gắn với học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức của Bác.

Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh nhằm mục đích làm cho cán bộ, đảng viên và mỗi người dân không ngừng rèn luyện để hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng thời đại mới. Việc học tập và rèn luyện đó sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ và phát triển. Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với phong cách giản dị,

trí tuệ lỗi lạc, đạo đức cách mạng, đời tư trong sáng của Người. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng soi rọi vào tâm hồn mỗi con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Học tập và làm theo phong cách của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, luôn gắn

Page 15: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 15

bó mật thiết với nhân dân, luôn lấy lợi ích của nhân dân làm mục đích hoạt động của mình. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác là một tấm gương mẫu mực về gần dân, học dân, kính trọng, phục vụ nhân dân, Người nói: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Bác luôn căn dặn cán bộ, đảng viên: quần chúng nhân dân là người làm ra lịch sử, làm nên thành công của cách mạng, là người chủ đất nước; do đó, mỗi đảng viên, cán bộ ở bất cứ cương vị nào, làm công việc gì đều phải “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, Người cho rằng: “Cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc. Muốn làm được việc, thì phải được dân tin, dân phục, dân yêu”. Do vậy, trong mọi hoạt động của người cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào sức mạnh của dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, đi đúng đường lối quần chúng.

Về phong cách quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng. Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Phong cách quần chúng trong tư tưởng của Bác bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và được thể hiện bằng phong cách sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng và của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Yêu nước, thương dân, suốt đời vì dân, vì nước là suy nghĩ nhất quán, thường trực trong con người của Bác. Chính tư tưởng,

đạo đức nhân cách bên trong con người Bác đã thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài bằng phong cách quần chúng. Phong cách quần chúng của Bác, một lần nữa khẳng định tư tưởng, tấm gương đạo đức "Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân".

Về phong cách dân chủ, từ thực hành dân chủ cho nhân dân, đến thực hành dân chủ trong Đảng, trong cơ quan, tổ chức, phong cách dân chủ của Bác Hồ là sự thể hiện nhất quán của tư tưởng, đạo đức vì nước, vì dân. Bác là người đã hóa thân một cách toàn vẹn và trọn vẹn vào trong nhân dân. Bác là người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho dân. Trong chế độ mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm chủ thực sự cho dân, phải trao lại cho dân mọi quyền hành. Dân là chủ, nghĩa là trong xã hội Việt Nam, nhân dân là người chủ của nước, nước là nước của dân. Các cơ quan Đảng và Nhà nước là tổ chức được dân ủy thác làm công vụ cho dân. Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Theo Người, mọi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời tinh thần ấy cũng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động Bác. Bác chưa bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, mà luôn luôn tranh thủ bàn bạc với tập thể Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ,

Quốc hội, khi cần thiết, triệu tập cả Hội nghị Chính trị đặc biệt - một hình thức “Diên Hồng” của thời đại mới - để xin ý kiến các đại biểu quốc dân.

Về phong cách nêu gương, theo Bác Hồ, trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Cần nêu gương trên cả ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư). Triết lý sâu xa của Bác là cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí Minh, Người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớn cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo.

(Xem tiếp trang 20)

Page 16: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201316

Xác định, đây là Nghị quyết đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp

phát triển bền vững của đất nước nói chung và của Quảng Nam nói riêng trong giai đoạn mới; bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, 15 năm qua; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có những chuyển biến tích cực. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu

vào nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều giá trị mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng, phát huy tính dân chủ trong xã hội; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhiều phong trào văn hoá, văn nghệ ngày càng được mở rộng và từng bước đi vào thực chất trong đời sống xã hội. Các giá trị đạo đức được đề cao trong gia đình và cộng đồng. Các phong trào: “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”; “Đền ơn đáp nghĩa”; “Giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”

là những biểu hiện tốt đẹp của đạo đức và lối sống trong thời kỳ đổi mới đang bổ sung vào truyền thống đạo đức quê hương, làm phong phú thêm nội dung mới của tư tưởng nhân văn xã hội. Thế hệ trẻ hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp để phát triển quê hương. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương, tính năng động, sáng tạo trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng lên, nhất là ý chí vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật, tinh thần nhiệt tình hăng

Quảng Nam KẾT QUẢ 15 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 (KHÓA VIII)

VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘCLê Thị mai

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết đề ra 5 quan điểm cơ bản và 10 nhiệm vụ, 4 nhóm giải pháp lớn: “tập trung vào phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là: phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho nền văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư; vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao độ, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” .

Page 17: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 17

Vũ điệu tung- tung ya-yá của đồng bào dân tộc Cơ tu Tại Tuần văn hóa Quảng Nam hướng đến 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: tư liệu

hái trong lao động sản xuất, học tập đã trở thành nguồn nội lực to lớn góp phần quyết định hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh đã đề ra.

Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá (DSVH) của dân tộc đạt được nhiều tiến bộ. Nhiều DSVH vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hoá về bảo vệ và phát triển các DSVH được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có 02 di sản văn hóa thế giới, 55 di tích cấp quốc gia, 282 di tích cấp tỉnh, trên 300 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 120 lễ hội dân gian tiêu biểu và nhiều di sản phi vật thể khác có giá trị, như: hát tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo; những tri thức dân gian; làng nghề truyền thống... được nhân dân gìn giữ và phát huy. Việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được các cấp, các ngành và 18 huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt. Cùng với tổ chức công tác kiểm kê, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng vận động nhân dân bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đưa di sản văn hóa phi vật thể vào hoạt động trong Bảo tàng để giới thiệu cho khách tham quan đã được chú trọng. Một số địa phương đã xuất bản sách về bảo tồn di sản phi vật thể trên địa bàn.

Hoạt động văn hóa quần chúng có nhiều bước phát triển mới, đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được tổ chức ở nhiều vùng,

miền đã cuốn hút nhiều ngành, nhiều giới, tầng lớp nhân dân từ vùng xuôi đến vùng miền núi, từ thành phố đến nông thôn tham dự. Các hoạt động văn hóa đã hướng vào xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới hoàn thiện về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ… thông qua văn hóa để nâng cao tâm hồn, tính cách con người, để văn hóa trở thành công cụ “đào tạo con người mới, cán bộ mới”, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển mạnh mẽ, tính đến nay, toàn tỉnh có đến trên 81% hộ gia đình; trên 46% thôn, khối phố; gần 28% xã phường, thị trấn; gần 453 tộc, họ; 1.534 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa (trên 90%). Việc xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa đáp ứng nhu cầu của đại đa số cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đã

khơi dậy được truyền thống quê hương, gia đình, dòng họ. Qua phong trào, đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Tạo nên một diện mạo mới ở nông thôn, chất lượng cuộc sống của nhân dân nâng lên đáng kể, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, tệ nạn xã hội giảm dần, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hàng năm, các địa phương trong tỉnh tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa sôi nổi với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội, phát huy sức mạnh lòng yêu nước, yêu CNXH, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần trách nhiệm, tình cảm trong sáng, lành mạnh, đoàn kết các dân tộc, góp phần

Page 18: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201318

đấu tranh chống những quan điểm sai lệch, biểu hiện suy thoái đạo đức lối sống trong đời sống xã hội.

Công tác thông tin, tuyên truyền và hệ thống thông tin đại chúng có nhiều cải tiến cả về nội dung, hình thức, số lượng, chất lượng, thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Hệ thống thông tin ngành Văn hóa được đẩy mạnh và từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Trong 15 năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển văn học nghệ thuật. Năm 1997 Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh có 48 hội viên, với 3 chuyên ngành, đến nay hội có 170 hội viên (trong đó hội viên TW: 40) với 7 chuyên ngành gồm Hội viên Văn học: 55, Mỹ thuật: 29, Âm nhạc: 18, Nhiếp ảnh: 27, Sân khấu: 26, Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số: 7, Văn nghệ Dân gian: 9.

Bằng sự nỗ lực của hội viên, cộng với sự quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí nhà nước, đã có hàng ngàn tác phẩm VHNT viết về đất nước, quê hương (đất và người xứ Quảng), về chiến tranh cách mạng, về công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được xuất bản, phổ biến đến công chúng dưới nhiều hình thức, đã cổ vũ mạnh mẽ trong phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, chiến sĩ, nhân dân toàn tỉnh. Các hội viên đã chọn lọc và cho xuất bản, phát hành gần 300 đầu sách gồm các thể loại truyện, ký, tiểu thuyết, thơ, tùy bút, tiểu luận, tản văn, tạp văn, tuyển tập, vựng tập, sách

ảnh, sách nhạc... cùng gần 20 bộ CD, VCD ca nhạc với trên 8.000 đĩa phát hành. Tạp chí Văn hóa Quảng Nam đã tổ chức xuất bản được 98.000 bản báo, chuyển tải bản báo tới các xã phường, làng bản, phòng đọc sách báo làng, thư viện các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh; hệ thống thư viện đã bổ sung nhiều đấu sách mới phục vụ nhu cầu bạn đọc.

Từ 1998 đến 12/2012, “Tạp chí Đất Quảng” đã xuất bản được 105 số. Qua đó, giới thiệu được hơn 3.150 bài thơ, 630 truyện ngắn, 525 bài lý luận, phê bình, nghiên cứu; 420 tranh, ảnh nghệ thuật; 210 bài hát cùng hàng trăm bài viết khác. Có thể nói Tạp chí Đất Quảng đã hoàn thành tốt việc sử dụng, quảng bá các sáng tác VHNT của hội viên cũng như các cộng tác viên trong cả nước. Tạp chí đã được Hội Nhà báo Việt Nam và Bộ Văn hóa-Thông tin (trước đây) tặng Bằng khen. Năm 2011, được Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam bình chọn là 1 trong 6 tạp chí có chất lượng nội dung tốt nhất của khu vực phía Nam.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh không ngừng lớn mạnh. Quy mô giáo dục và mạng lưới trường lớp ngày càng mở rộng. Toàn tỉnh có 324/757 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 72 trường mầm non, 163 trường tiểu học, 88 trường THCS và 1 trường cấp THPT, đạt tỷ lệ gần 43%. Kết quả chất lượng trong 3 năm 2010-2012: tốt nghiệp THPT từ 95-99,1%; đỗ đại học, cao đẳng từ 41-53%, HSG cấp Quốc gia từ 16-22 giải. Quảng Nam luôn giữ vị thứ ở tốp 25 trong cả nước về tỷ lệ học sinh

tốt nghiệp THCS và THPT trong cả nước.

Nhiều năm qua, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách văn hóa đối với tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân và tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật. Đa số các chức sắc, tín đồ đều có lòng yêu nước, yêu quê hương, sống tốt đời đẹp đạo. Các lễ hội của tôn giáo đều tiến hành đúng nội dung hướng dẫn, không mê tín dị đoan. Chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp đều có sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân có đạo thuộc diện hộ nghèo. Qua đó, tạo thêm nguồn động viên khích lệ, giúp đồng bào có đạo yên tâm lao động sản xuất, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương.

Có được kết quả trên, là do việc tổ chức, triển khai và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả tinh thần nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) „về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, vì vậy 15 năm qua, nội dung Nghị quyết được xem như là một luồng gió mới thổi vào đời sống xã hội và làm bùng lên một gam màu sáng về văn hóa trên quê hương Đất Quảng. Có thể nói rằng, văn hóa Quảng Nam đã và đang giữ vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tin rằng trong sự nghiệp CNH- HĐH tỉnh nhà, Quảng Nam sẽ tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử không ngừng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

Page 19: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 19

Nghị quyết số 14-NQ/TU (Nghị quyết 14) ngày 04/6/2010 của Tỉnh ủy Quảng Nam về “Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng" đã khẳng định: "rừng có vai trò, vị trí to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam" và xác định "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội", qua 2 năm triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ gắn liền với nhóm giải pháp từ Nghị quyết 14, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần cơ bản vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy, hệ thống chính trị các cấp đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng gắn với tuyên truyền Luật Bảo vệ rừng và các chủ trương, chính sách phát triển rừng đến từng thôn, hộ gia đình và toàn xã hội, nhất là đối với nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng chú ý, việc thực hiện Nghị quyết 14 đã được cấp ủy địa phương gắn với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, với việc phân loại tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng chính quyền và các đoàn thể vững mạnh. Nhờ vậy, nhận thức bảo vệ rừng trong nhân dân ngày càng rõ nét; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, từng đảng viên đối với bảo vệ rừng được nâng lên một bước.

Công tác phối kết hợp giữa các lực lượng bảo vệ rừng và các địa phương được quan tâm; tình trạng khai thác, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép đã giảm hơn so với thời gian trước; công tác phát triển rừng đạt được nhiều kết quả nhất định, diện tích trồng rừng tập trung năm 2012 được trên 11.300 ha, đạt gần 103% so với năm trước. Tính đến cuối năm 2012, độ che phủ rừng của tỉnh đạt 48,6%, là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước, địa hình rộng khắp, kéo dài là thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển. Năm 2012, các lực lượng chức năng trên địa

bàn tỉnh mở nhiều đợt kiểm tra, truy quét để quản lý, bảo vệ rừng và đã phát hiện, xử lý 1.329 vụ phá rừng trái phép, tịch thu trên 1.300m3 gỗ tròn, 1.226m3 gỗ xẻ, 5 xe ô tô và nhiều phương tiện khác. So với năm 2011, số vụ vi phạm và khối lượng lâm sản tịch thu đều giảm...

Cũng chính nhờ thực hiện chủ trương bảo vệ rừng mà chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ phát triển rừng đã ra đời, góp phần quan trọng trong thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, xã hội hóa nghề rừng và huy động được các nguồn lực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Các Ban quản lý rừng được củng cố, kiện toàn có vai trò tích cực trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa nghề rừng. Các phong trào trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, trồng cây cao su... phát triển khắp các huyện miền núi đến đồng bằng, trung du của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hạn chế phong tục đốt nương làm rẫy của người dân địa phương, đồng thời đã đầu tư nhiều công trình, phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế , xã hội miền núi.

KẾT QUẢ 2 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 14-NQ/TU CỦA TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

PhẠm Thị ĐiỂmBan Tuyên giáo Tỉnh ủy

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2012 và sơ kết 2 năm triển khai

thực hiện Nghị quyết 14 do UBND tỉnh tổ chức vào ngày 09/4/2013 (Ảnh: Thùy Dung).

Page 20: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201320

Tuy nhiên, nhìn lại kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 14 cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh chưa toàn diện, chuyển biến chưa căn bản, thiếu tính vững chắc, vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, bất ổn cần được quan tâm; tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất với quy mô lớn vẫn đang còn diễn biến phức tạp; nạn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép vẫn diễn ra thường xuyên; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để; nhiều vụ vi phạm Luật Bảo vệ rừng chưa được giải quyết kiên quyết; diện tích rừng chưa có chủ quản lý còn lớn; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng triển khai chậm ảnh hưởng đến công tác giao đất, giao rừng và việc đầu tư phát triển, bảo vệ rừng của các dự án; nhu cầu cung ứng gỗ từ các nhà máy sản xuất hàng hóa ngày một lớn đang diễn biến mâu thuẫn với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng; thêm vào đó, cuộc sống của người dân miền núi còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng nên việc khai thác để có nguồn lợi từ rừng trong nhân dân thật sự khó kiểm soát.

Để rừng thực sự là chủ thể có "vai trò, vị trí to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của tỉnh

Quảng Nam" trong tiến trình đi lên tỉnh công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi hệ thống chính trị, ngành chức năng các cấp tiếp tục xác định "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thường xuyên" nhằm nâng cao trách nhiệm, sâu sát hơn nữa trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy cùng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Đồng thời, đồng hành với giải pháp vừa nêu, hệ thống chính trị các cấp, ngành chức năng cần xem công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc hoạch định, triển khai các chiến lược, dự án pháp triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và từng địa phương, nhất là các huyện miền núi. Có như vậy, rừng mới thực sự được xem là nguồn tài nguyên quý giá đối với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Và làm được như vậy, rừng mới có cơ hội trở thành "lá phổi xanh" cùng với nhân dân Quảng Nam ứng phó với thiên tai, bão lũ trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

Để tiếp tục hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, các tổ chức đảng cần quán triệt nội dung Kết luận số 78-KL/TU, ngày 16/4/2013 của Tỉnh ủy Quảng Nam. Trong đó, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy lãnh đạo tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh để góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, trở thành công việc thường xuyên của các chi bộ đảng, các tổ chức chính quyền, Mặt trận và đoàn thể nhân dân. Đây là một nội dung được gắn với công tác, quan hệ cụ thể, hàng ngày của cán bộ, đảng viên trên tinh thần "trọng dân,

gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân". Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tự liên hệ bản thân, đề ra phương hướng phấn đấu, làm theo; chú ý mối quan hệ với nhân dân ở địa phương, nơi công tác gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Quy định về những điều đảng viên không được làm và Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Tỉnh ủy cũng đã yêu cầu các chi bộ, tổ chức đảng phải tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân học tập gắn với thảo luận

liên hệ với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị và bản thân để đăng ký thực hiện theo tinh thần mỗi cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, thể hiện trong công việc hàng ngày của mình, nhằm tu dưỡng bản thân mình, góp phần làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phát huy mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và phát triển quê hương, đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế./.

(Tiếp theo trang 15)Học tập và làm theo...

Page 21: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 21

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, thế và lực trên chiến trường dần thay đổi có lợi cho ta. Trên cơ sở nắm chắc

và phân tích tình hình, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã tiếp tục chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy mùa hè 1968. Thực hiện chủ trương của Trung ương và Khu ủy, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Hè 1968, mật danh X1 nhằm “Làm tan rã một bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, phá hủy, làm tê liệt các căn cứ, kho tàng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chiến đấu Mỹ, cắt đứt giao thông, giải phóng một bộ phận nông thôn địch còn kiểm soát, làm chủ từng phần cơ sở nội thành”.

Tại Quảng Nam, để khai thông Quốc lộ 14, mở hành lang chiến lược từ Trường Sơn xuống đồng bằng ven biển, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 2 tấn công tiêu diệt chi khu quân sự - quận lỵ Khâm Đức.

Ta phối hợp tấn công cứ điểm Khâm Đức, đồng thời mở khu chiến Núi Ngang (Tiên Phước) nhằm kiềm chế sự chi viện của địch. Tại đây ta đã xây dựng cụm 9 chốt liên hoàn. Đúng 9 giờ ngày 5/5/1968 quân ta dùng cối 82 ly và ĐKZ 75 ly bắn trực tiếp vào Núi Ngang. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt 38 ngày đêm

Đối với mục tiêu chính tại Khâm Đức ta chia làm

2 bước: Bước 1, nổ súng tấn công cứ điểm Ngok TaVakvào đêm 9/5/1968. Đến 15 giờ, ngày 10/5/1968 ta làm chủ cứ điểm Ngok TaVak . Bước 2: Tổ chức tiêu diệt các chốt điểm ngoại vi, khống chế sân bay, cắt đứt sự chi viện bằng đường không, hình thành thế bao vây siết chặt vào đêm ngày 11 rạng sáng ngày 12/5/1968; các trận địa hỏa lực của ta liên tiếp nả vào khu trung tâm cứ điểm Khâm Đức. Đến 12 giờ ngày 12/5/1968, quân địch bỏ Khâm Đức di tản vội vã để thoát thân, đến chiều ngày 12/5/1968, ta đã làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn.

Sau hơn 45 năm nhìn lại, chiến thắng Khâm Đức – Ngok TaVak là sự kiện lịch sử to lớn, mốc son trong những trang sử vàng của quân và dân Khu 5 nói chung, Quảng Nam nói riêng. Qua thực tế lịch sử lúc bấy giờ và luận chứng khoa học về sự tác động của nó đối với chiến trường, sự thừa nhận của Mỹ, ngụy ta thấy nổi lên vai trò, ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, thắng lợi này giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn - một địa bàn trọng yếu, giữ vững vùng giải phóng, tạo điều kiện phát triển thế và lực cho chiến trường miền Tây Quảng Nam.

Thứ hai, giáng đòn chí mạng vào quân Mỹ, ngụy, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ nằm sâu trong vùng giải phóng; tiêu diệt tiền đồn quân sự vững chắc của địch; chúng mất trại thu thập tin tức tình báo hoạt động và cả kế hoạch xâm nhập vùng hậu cứ cách mạng của ta trên đường mòn Hồ Chí Minh

Thứ ba, mở rộng vùng hậu cứ cách mạng, khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam và Đông-Tây, mở thông "cánh cửa thép" của đường mòn Hồ Chí Minh nối với hậu phương lớn miền Bắc, với Tây Nguyên, Hạ Lào, tạo thế chủ động và lực để ta tiếp tục mở chiến dịch Thu năm 1968 (Kế hoạch X2) trên toàn chiến trường Khu 5.

Thứ tư, thắng lợi này đã gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế, nhất là bạn bè và nhân dân tiến bộ trên thế giới; làm lung lay ý chí hiếu chiến của kẻ thù.

NHÌN LẠI TẦM VÓC, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NHỮNG BÀI HỌC QUÝ CỦA CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC - NGOK TAVAK

hữu ThiênBan Tuyên giáo Tỉnh ủy

Tiền đồn Ngok TaVak bị quân ta tiêu diệt. -Ảnh:tư liệu.

Page 22: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201322

Ngược lại làm nức lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các dân tộc huyện Phước Sơn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh trên chiến trường Quảng Nam và Khu 5.

Tóm lại, đối với địch đã thất bại thảm hại, các hãng thông tấn phương Tây chua chát thừa nhận rằng: “... Trận chiến Khâm Đức – Ngok TaVak là một Lang Vây thứ hai kinh hoàng của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ và Lực lượng đặc biệt Việt Nam cộng hòa, làm tiêu tan sự huyền thoại và kiêu hãnh về một lực lượng tinh nhuệ được trang bị vũ khí hiện đại nhất...”. Đài VOA còn bình luận: “... Mất Khâm Đức là mất mục tiêu thu thập tin tức tình báo hoạt động của Quân giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh và cả kế hoạch xâm nhập vùng kiểm soát của đối phương (vùng hậu cứ cách mạng)”.

Chiến thắng Khâm Đức - NgokTaVak là một minh chứng sinh động về tài thao lược của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, của Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 trong việc nắm tình hình, phán đoán đúng âm mưu và ý đồ hành động của địch. Là nghệ thuật về chọn điểm, phối hợp chiến trường, vận dụng chiến thuật vào điều kiện chiến trường cụ thể, phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của cả tiền tuyến và hậu phương, bảo đảm cho chiến trường đánh thắng.

Để phát huy giá trị ý nghĩa của chiến thắng lịch sử này; trên cơ sở luận chứng khoa học lịch sử, đối với chiến thắng Khâm Đức – Ngok TaVak chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Bài học về nắm tình hình chiến trường, chỉ đạo sắc bén của Khu ủy và Bộ Tư lênh Quân khu 5 trong cụ thể hóa việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về quyết định mở chiến dịch Hè 1968 thông qua kế hoạch X1.

Bài học về chọn điểm trong mở chiến dịch, thực hiện mục tiêu, chủ trương: Mục tiêu chính là cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức, chọn tiền đồn Ngok TaVak làm trận đánh đột phá;

Bài học về sự phối hợp

chiến trường và lực lượng: Đó là việc phối hợp mở khu chiến Núi Ngang để kiềm chân địch, phát huy sức mạnh tiến công tổng hợp của ba thứ quân và sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba mũi giáp công: giữa bộ đội chủ lực Quân khu 5 và bộ đội, dân quân du kích địa phương (huyện Phước Sơn nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung) trong tấn công cứ điểm.

Bài học trong sử dụng chiến thuật “vây lấn” để đánh địch trong công sự; giữa tiến công với vây hãm, diệt địch ở vòng ngoài và bắn uy hiếp địch ở vòng trong; đánh chiếm các điểm cao để khống chế các vị trí quân địch chiếm giữ ở dưới thấp, kết hợp “đánh nhanh, tiêu diệt gọn”.

Bài học về sự đoàn kết giữa các dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn quân và toàn dân phục vụ cho cuộc chiến đấu, vì mục tiêu do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo là đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, thống nhất đất nước.

Những bài học lịch sử đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, để vận dụng và phát huy trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu, áp dụng trên một số khía cạnh sau:

Một là, đối với công tác lãnh chỉ đạo cần bám sát thực tiễn vùng, địa phương, cơ sở để nắm chắc tình hình nhằm áp dụng chủ trương cho phù hợp nhất là vùng căn cứ, miền núi khó khăn.

Hai là, chọn thời điểm áp dụng chủ trương để tạo động lực phát triển cho cả vùng, miền.

Ba là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; phát huy lợi thế, điều kiện tại chỗ của địa phương đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ cấp trên nhằm đảm bảo cho sự phát triển.

Đặc biệt, chiến thắng Ngok TaVak đã để lại dấu son trong tư liệu quý về đề tài chiến tranh và cách mạng cần được bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng tiến công để phục vụ cho

công cuộc CNH, HĐH phát triển quê hương./.

Hành lang chiến lược đường Hồ Chí Minh trên địa phận tỉnh Quảng Nam được khai thông.

-Ảnh: tư liệu.

Page 23: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 23

Qua hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Quảng Nam đã phấn đấu nỗ lực không ngừng và đạt những

kết quả khá toàn diện về các mặt. Công tác xây dựng Đảng bộ về chính trị, tư tưởng và tổ chức được tiến hành thường xuyên, tạo ra nhiều chuyển biến cơ bản. Vai trò lãnh đạo và tham gia lãnh đạo nhiệm vụ chính trị được khẳng định rõ hơn và có nhiều tiến bộ. Công tác lãnh đạo các đoàn thể chính trị và hoạt động xã hội ngày càng chuyển biến tốt. Đáng chú ý là việc xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, tuy còn mới mẻ và chỉ là bước đầu nhưng đã được Đảng ủy Khối, các cấp ủy cơ sở và lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm chú trọng.

Trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác này, Nghị quyết các nhiệm kỳ đại hội và nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ công tác hàng năm của Đảng bộ cũng như các đơn vị cơ sở đều đặt yêu cầu đúng mức về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện trong từng thời gian cụ thể. Một số đơn vị có nhiều cách làm bài bản, chặt chẽ và sáng tạo như: Công ty Điện lực Quảng Nam sớm có chủ trương, kế hoạch tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong đơn vị, tập trung vào hai lĩnh vực chính là xây dựng môi trường văn hóa và xây dựng văn hóa kinh doanh; các doanh nghiệp ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, viễn thông… ngoài việc thực hiện tốt các nội dung, chuẩn mực về văn hóa doanh nghiệp do ngành cấp trên hướng dẫn, còn căn cứ vào tính đặc thù của địa phương, đơn vị để bổ sung thêm những tiêu chí phù hợp, cần thiết. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh, Công ty cổ phần Bê tông Hòa Cầm, Công ty cổ phần Xây dựng giao thông… rất coi trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất, tạo dựng mối quan hệ thân ái, gắn kết, tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau

hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, các Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, Công ty cổ phần May Trường Giang, Công ty cổ phần Cấp thoát nước, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng Hội An, Công ty cổ phần Công trình giao thông vận tải, Công ty cổ phần Đất Quảng, Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu… thường xuyên làm tốt việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần thi đua rèn luyện tay nghề, lao động đạt năng suất và chất lượng cao đối với người lao động.

Đặc biệt, Công ty cổ phần Phước Kỳ Nam là một doanh nghiệp vốn tư nhân, nhờ tổ chức cơ sở đảng hoạt động tốt nên đã lãnh đạo xây dựng tốt mối quan hệ lao động hài hòa giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc rất quan tâm đến việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động trong đơn vị. Những việc làm thiết thực, cụ thể, những hành động giàu tính nhân văn và tình người của người đứng đầu doanh nghiệp được người lao động trân trọng như một nét đẹp riêng có của doanh nghiệp; từ đó càng thôi thúc người lao động dồn hết tâm trí, nỗ lực để nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà một đơn vị trước đó chỉ có vài trăm lao động, thiếu việc làm, thu nhập thấp và bấp bênh, doanh thu hàng năm chỉ đạt khoảng trên dưới chục tỉ đồng, đã đứng trước nguy cơ phá sản lại được hồi sinh chuyển mình một cách kỳ diệu và ngoạn mục: doanh thu hàng năm đạt mức tăng trưởng cao liên tục, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 15 triệu đô la Mỹ, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần hai nghìn lao động (và đang có kế hoạch tuyển thêm 600 người) với mức thu nhập bình quân trên 3,5 triệu đồng/ người/ tháng.

Vấn đề đặt ra ở đây là yếu tố gì đã tạo nên thành công và sự phát triển bền vững ở các doanh nghiệp trên và nhiều đơn vị khác ? Đương nhiên, phải kể đến vai trò lãnh đạo (hoặc tham gia lãnh đạo) của tổ chức

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở các đơn vị trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam

nGuyễn Đình KhâmĐảng ủy Khối Doanh nghiệp Quảng Nam

Page 24: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201324

Đảng trong doanh nghiệp, tầm nhìn và tính nhạy bén của chủ doanh nghiệp trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (kể cả về dài hạn, trung hạn và ngắn hạn); sự năng động, sáng tạo, tinh thần làm việc, phấn đấu cao của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức – lao động; sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ của các cấp, các ngành hữu quan… Có một yếu tố rất quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp phát triển đúng hướng, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và bảo đảm tính bền vững, đó là phải xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp một cách có kết quả. Nghĩa là, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp làm sợi dây kết nối người lao động thành một khối thống nhất, trên cơ sở niềm tự hào về công ty trong quá khứ, cộng với niềm tin vào tiền đồ và chiều hướng phát triển ở tương lai - mà quan trọng hơn cả là nó chi phối cái TÂM, cái TRÍ, cái CHÍ của người lao động - với phương châm: “Công ty là gia đình của ta”. Do đó họ luôn dồn hết tâm huyết, trí tuệ để chung tay xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển; còn trong lúc khó khăn hoặc ngay cả trên bờ vực phá sản thì họ vẫn cùng nhau đoàn kết, gắn bó tìm mọi cách đưa doanh nghiệp vượt qua và đứng dậy.

Trên thực tế cho thấy, việc xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp ở các đơn vị trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp trong thời gian qua tuy đạt kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, của chính người quản trị doanh nghiệp và sự mong đợi của người lao động. Một số doanh nghiệp, nhất là người đứng đầu chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng của nội dung công việc này nên chưa có sự đầu tư, tập trung đúng mức, thiếu chủ động trong việc xây dựng đề án, kế hoạch triển khai cụ thể mà nặng về hô hào, kêu gọi chung chung… Việc làm này ở không ít đơn vị còn mang tính tự phát, làm theo thói quen và kinh nghiệm, không có mục tiêu, chiến lược rõ ràng, đầy đủ. Do đó quá trình thực hiện, theo dõi đánh giá kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, không lượng định được tiêu chí gì đạt hay chưa đạt, đạt ở mức nào, cần bổ sung, điều chỉnh vấn đề gì… Yêu cầu tuân thủ và làm theo đúng những chuẩn mực, quy định được đề ra chưa trở thành nền nếp thường xuyên trong đơn vị, chưa thật sự cần thiết như cơm ăn, nước uống hàng ngày trong từng cán bộ, viên chức - lao động. Những biểu hiện vi phạm nội quy, quy chế cơ quan, thiếu tinh thần xây dựng, đùn đẩy trách nhiệm, bằng mặt không bằng lòng, ít chịu khó nghiên cứu, học tập… còn xảy ra. Hiện tượng độc đoán, mất dân chủ, coi thường quần chúng, quan liêu, thiếu tôn

trọng khách hàng… là những vấn đề còn dai dẳng chưa khắc phục được. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có nơi chưa gắn kết mật thiết với xây dựng văn hóa doanh nhân nên sẽ làm hạn chế những nỗ lực chung của tập thể, không những không có tác dụng thiết thực trong nội bộ mà còn làm méo mó hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các đơn vị trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn, theo chúng tôi cần quan tâm chú trọng thực hiện tốt các giải pháp sau:

Trước hết, các cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo các đoàn thể từng đơn vị doanh nghiệp cần nhận thức đúng mức về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từ đó nâng cao tính thống nhất trong việc đề ra chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng thông qua sự phối, kết hợp thường xuyên và nhuần nhuyễn. Cần chú trọng nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng, phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình triển khai thực hiện nội dung công việc này trong đơn vị. Quan tâm lãnh đạo và đặt ra yêu cầu cao đối với tổ chức đoàn và người lao động trong độ tuổi thanh niên, vì đây là đối tượng tiếp thu nhanh, nhạy bén và nhiệt tình ủng hộ các giá trị mới mẻ, đích thực.

Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp sẽ hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên phải biến công việc này trở thành một việc làm tự giác của người lãnh đạo và mọi thành viên khác trong đơn vị, trước hết đó phải là kết quả về nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo. Có như vậy mới tập trung đầu tư thời gian, suy nghĩ, công sức, nguồn lực cốt sao để văn hóa doanh nghiệp không chỉ là một nội dung, giải pháp mà phải được xem như một mục tiêu, chiến lược cụ thể cần thực hiện cùng với quá trình thực hiện, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh, đồng thời thật sự làm cho văn hóa doanh nghiệp trở thành một công cụ quản lý hiệu quả.

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp với việc triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhất là trong việc đề ra nội dung, phương hướng phấn đấu của doanh nghiệp cũng như các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về hành vi ứng xử, phẩm chất đạo đức, phong cách của từng cá nhân, trong đó

Page 25: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TÖ LIEÄU - THOÂNG TIN

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 25

hết sức đề cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu.

Một vấn đề không kém phần quan trọng, đó là song hành với văn hóa doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng văn hóa doanh nhân. Bởi lẻ không thể có văn hóa doanh nghiệp nếu doanh nhân - người chủ doanh nghiệp lại không chịu xây dựng văn hóa cho bản thân mình. Văn hóa doanh nhân chính là yếu tố hàng đầu tác động rất lớn và góp phần quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nhân có nhân cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh sẽ tạo nên một văn hóa doanh nghiệp phù hợp, được mọi thành viên trong đơn vị tôn vinh và làm theo. Ngược lại nếu người chủ doanh nghiệp có cách sống và lối hành xử không mẫu mực, thiếu văn hóa, cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và khó có thể xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp, chưa kể điều đó còn làm méo mó, xói mòn đi rất nhiều hình ảnh của doanh nghiệp dưới sự nhìn nhận của khách hàng và xã hội.

Mặt khác, để việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở các đơn vị trực thuộc đạt hiệu quả thiết thực, công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy Khối cũng phải bảo đảm những yêu cầu nhất định, không chỉ được xác định chung chung trong các nghị quyết, chương trình hành động mà quan trọng là phải cụ thể hóa bằng những việc làm cụ thể, sát đúng, phù hợp với đặc điểm tình hình của Đảng bộ nói chung, của từng loại hình doanh nghiệp nói riêng. Trên cơ sở xem văn hóa doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành doanh nghiệp, phải thật sự đặt đúng vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết của công việc này trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ, từ khâu đề ra chủ trương, nhiệm vụ công tác, đến việc xây dựng tiêu chí thi đua, kiểm tra đánh giá, phân loại tổ chức đảng định kỳ hàng năm. Có như vậy mới tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động từ Đảng ủy Khối đến các cấp ủy và lãnh đạo doanh nghiệp, làm cho việc xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trở thành một nhiệm vụ thường xuyên và nền nếp./.

Các dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng đều định cư lâu đời ở vùng đồi núi và thuộc nhóm khó khăn về kinh tế. Trong

hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, trẻ em người dân tộc phải lao động sớm là điều không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, do phải đối mặt với rào cản ngôn ngữ và những khó khăn khác trong việc tiếp cận với giáo dục nên tỷ lệ học sinh dân tộc bỏ học thường cao hơn học sinh người kinh, và đó cũng là thách thức của tình trạng lao động trẻ em ở các cộng đồng này.

Để ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở các cộng đồng dân tộc thiểu số cần thực hiện một số biện pháp:

- Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng, các bậc cha mẹ và trẻ em về những tác động tiêu cực của lao động trẻ em là biện pháp vừa trước mắt, vừa lâu dài để hạn chế và xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em ở các cộng đồng dân tộc thiểu số.

- Xây dựng và thực thi những chính sách, chương trình phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa ở các khu vực có cộng đồng thiểu số sinh sống để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con, từ đó giảm nguy cơ trẻ em phải lao động sớm và bỏ học.

- Các hoạt động can thiệp, đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục về lao động trẻ em ở các cộng đồng dân tộc thiểu số cần có sự đồng thuận và hợp tác của lãnh đạo cộng đồng và cần dựa trên các nguyên tắc:

+ Tôn trọng các phong tục, tập quán của cộng đồng.

+ Nội dung và phương pháp tiến hành cần linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu đặc thù của cộng đồng.

+ Miễn phí hoặc theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Triệt để sử dụng nguồn nhân lực của cộng đồng.+ Không chuyển đổi hoặc tách trẻ em ra khỏi cộng

đồng.Phòng VH-KG Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Quảng Nam tổng hợp

NGĂN NGỪA VÀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC

Page 26: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201326

Chị Đinh Thị Minh Hội là người gần gũi và dễ mến, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Khi gặp mới biết chị với vóc dáng nhỏ gọn,

bình dị nhưng tiềm ẩn bên trong là trái tim đầy nhiệt huyết, giàu tình cảm và nhân hậu. Nghe chị tâm sự, chúng tôi càng hiểu thêm về tấm lòng tận tụy của người cấp dưỡng.

10 năm công tác tại Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng Quảng Nam, chị Hội đã gắn bó với cái ăn, cái uống của các cụ, các mẹ, các anh chị là thương binh, bệnh binh nặng, người có công cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở nơi đây. Nhiệt tình, tâm huyết với công việc, chị luôn là tấm gương sáng điển hình trong phong trào thi đua của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh nhà.

Được biết, hoàn cảnh gia đình chị cũng không mấy thuận lợi. Cha mẹ, ông bà của chị già yếu, rất cần sự chăm sóc bởi bàn tay của người phụ nữ, nhưng chị không quản ngại, thức khuya dậy sớm thu xếp ổn thỏa việc nhà để đến Trung tâm cùng chị em trong Tổ cấp dưỡng chăm lo “việc nước”.

Cần mẫn, chăm chỉ, gần gũi, nhân ái, không nề hà bất cứ công việc gì được cơ quan giao đã trở thành đức tính mà chị Hội dành cho các cụ, các mẹ, các anh đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng và điều trị tại Trung tâm. Là Tổ trưởng cấp dưỡng, chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; từ việc điều hành, quản lý, thay đổi thực đơn đến việc chế biến các món ăn mới, đảm bảo vệ sinh thực phẩm đều do chị đảm đương, phụ trách.

Việc nấu nướng, chế biến các món ăn không quá khó nhưng cũng không hề đơn giản chút nào. Mỗi người một sở thích: chua, cay, mặn, nhạt... khác nhau, lại không thể nấu riêng cho từng người, nhưng cũng không thể để ai chê vì không hợp khẩu vị. Đó là cái khó mà không phải ai cũng dễ dàng giải được, nhưng chị Hội đã giải được bài toán ấy, bởi chị đã dùng cái tâm, tình thương và trách nhiệm để mang đến cho các cụ, các mẹ, các anh những niềm vui

trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Trong điều kiện Trung tâm còn nhiều khó khăn,

giá cả leo thang, nếu không nhiệt tình, tận tâm thì khó có thể lo đủ ba bữa cơm ngon cho các cụ, các mẹ, các anh. Thế nhưng, chị Hội cùng với chị em trong Tổ cấp dưỡng đã tìm ra cách làm đúng, hiệu quả bằng việc tăng gia sản xuất, nuôi thêm lợn, gà, trồng thêm bầu bí, rau xanh từ những khoảng đất trống của Trung tâm. Nhờ vậy, bữa ăn hàng ngày của các cụ, các mẹ, các anh được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, bản thân chị Hội đã xây dựng và thực hiện tốt mô hình “chế biến khéo, hình thức khéo” làm cho mỗi bữa ăn thêm phần hương vị từ thực phẩm. Các cụ, các mẹ, các anh vui và cảm động lắm!

Bên cạnh chăm lo cái ăn, cái uống, chị Hội còn là người bạn tâm tình, chia sẻ buồn vui với các cụ, các mẹ, các anh để họ có thêm động lực trong cuộc sống. Chị tâm sự: phục vụ các mẹ, bên cạnh việc ăn uống thì còn tình thương, tức là xem mình như người con của các mẹ, để có sự đồng cảm và phục vụ tốt hơn nữa. Cách nghĩ ấy, tấm lòng ấy thật đáng khâm phục.

Bên cạnh công việc điều dưỡng của mình, chị còn

Tấm lòng tận tụynGuyễn TrọnG Lĩnh

Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan

Chị Đinh Thị Minh Hội (trái) chuẩn bị bữa cơm cho người có công.- Ảnh: Trọng Lĩnh.

Page 27: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 27

dành thời gian tâm sự, thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn với các đối tượng. Những người được chăm sóc, điều dưỡng ở đây đều cho rằng chị Hội luôn nhiệt tình chăm sóc, thăm hỏi sức khỏe; nhờ đó mà chúng tôi có thêm nguồn động viên tinh thần, nghị lực để sống và chống chọi với bệnh tật. Anh Tôn Thất Hoàng, Bí thư Chi bộ Trung tâm cho biết: “Chị Hội không chỉ làm việc theo bổn phận, trách nhiệm mà còn bằng cả tấm lòng”. Ngoài việc chăm sóc, điều dưỡng thương bệnh binh, người có công, chị Hội còn có nhiều sáng kiến thiết thực trong sinh hoạt hàng ngày như: tiết kiệm điện, nước; bảo quản, sử dụng tài sản, trang thiết bị đồ dùng.

Với tình cảm, việc làm đầy lòng nhân ái, chị Hội luôn được tập thể cán bộ, nhân viên, các cụ, các mẹ, các anh đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm tin tưởng, yêu thương, quý mến, học tập và noi theo. Càng vui và tự hào hơn khi chị Hội được Chi bộ Trung tâm, Đảng ủy Sở Lao động - Thương binh & Xã hội và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam chọn, tuyên dương là điển hình về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng vẫn còn đó nỗi đau không thể nào lấp đầy. Những người mẹ, người vợ vĩnh viễn mất chồng, mất con; những anh thương binh đã “gửi” lại một phần thân thể ở chiến trường, vẫn còn đó những vết thương đau nhói mỗi khi trái gió trở trời… Những người tâm huyết, tận tụy, nhân ái như chị Hội là nguồn động viên, chia sẻ lớn lao, giúp họ xoa dịu nỗi đau chiến tranh, tiếp tục sống, chiến đấu, chiến thắng bệnh tật và hướng đến cuộc sống tươi sáng ngày mai...

cố và mở rộng mô hình quân – dân y kết hợp ở những nơi có điều kiện. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn về nâng cao sức khỏe, chú trọng y tế dự phòng, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Từng địa phương, các ngành liên quan có trách nhiệm triển khai có chất lượng, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, coi trọng việc đầu tư và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh y học cổ truyền, nhất là kết hợp Đông - Tây y, đồng thời, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở tuyến cơ sở. Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tạo nhận thức và có hành vi đúng về chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, chú trọng công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng dân cư và từng người dân. Kết luận của Ban Bí thư chỉ rõ, chính quyền từ Trung ương đến địa phương tiếp tục tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế cơ sở; tranh thủ huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển y tế cơ sở và chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Kết luận của Ban Bí thư yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo, sữa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về hoạt động y tế cơ sở.

Trên cơ sở kết luận của Ban Bí thư và từ thực tiễn công tác y tế cơ sở ở tỉnh ta, đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần có kế hoạch cụ thể, thiết thực tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các Chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và các chủ trương của từng địa phương vào hoạt động củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nhằm góp phần đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo bệ và nâng cao sức khỏe nhân dân./.

(Tiếp theo trang 7)

TIẾP TỤC CHỈ ĐẠO...

Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam là một tổ chức trực tiếp theo dõi, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, nhưng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị của tỉnh để cùng Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam xây dựng giai cấp công nhân Quảng Nam thật sự là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng quê hương Quảng Nam ngày càng giàu mạnh, theo tinh thần Nghị quyết 20 của Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam./.

(Tiếp theo trang 5)Đẩy mạnh...

Page 28: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201328

QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRẺ EM NHÌN TỪ MÔ HÌNH XÃ DUY PHƯỚC, HUYỆN DUY XUYÊN

Lê nhƯ Thủy

Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Nam trao Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện đề án quản lý, giáo dục

con em không phạm tội giai đoạn 2008-2012. Ảnh: Như Thủy.

Từ mô hình “4 quản”Là một trong những xã thuần

nông có dân số đông, tình hình an ninh nông thôn khá phức tạp. Toàn xã có trên 4.000 em (29,1% dân số) độ tuổi dưới 18, bình quân hằng năm xảy ra trên 30 vụ việc về an ninh trật tự; có từ 40 - 45 người vi phạm hành chính, hình sự, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ 75 - 80%. Hành vi vi phạm chủ yếu là trộm cắp tài sản công dân; lập băng nhóm dùng hung khí đánh nhau, cờ bạc; tụ tập đứng đường, ngồi cống trêu ghẹo xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác; tổ chức uống rượu bia và ngủ qua đêm ở các nơi công cộng...làm cho nhân dân bất bình, lo lắng.

Với quyết tâm ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, nhất là tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, Công an và Hội liên hiệp phụ nữ xã cam kết phối hợp thực hiện Đề án “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”. Một quy trình quản lý các cháu

thanh thiếu niên có hành vi làm trái pháp luật được ban chỉ đạo triển khai quyết liệt. Bắt đầu từ việc tổ chức hội nghị để quán triệt trong cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn; phổ biến nội dung công tác phòng, chống tội phạm đến các cơ quan, đơn vị, trường học, các tộc họ, tôn giáo và toàn dân tham gia. Kế đến là việc tổ chức khảo sát số trẻ em làm trái pháp

luật theo từng thôn xóm, từng lớp học để nắm chắc số em vi phạm, phân loại hành vi, độ tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình và đặc biệt xác định rõ điều kiện, nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của từng em để mở lớp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống và hướng dẫn cho các em tự làm tường thuật kiểm điểm, viết cam kết không tái

Xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên là một trong những đơn vị điển hình của tỉnh Quảng Nam tổ chức thực hiện khá hiệu quả Đề án quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội. Nhiều mô hình vận động, nhiều cách làm sáng tạo được ban chỉ đạo liên ngành Công an và Hội liên hiệp phụ nữ xã triển khai thực hiện, đã góp phần đáng kể vào việc giữ gìn bình yên thôn xóm.

Page 29: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

GÖÔNG NGÖÔØI TOÁT - VIEÄC TOÁT

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 29

phạm; đồng thời chọn người có uy tín bảo lãnh giúp đỡ các em bằng biện pháp “4 quản”: quản lý về thời gian, quản lý tiền bạc, quản lý hành vi và quản lý về mối liên hệ của các em. Đối với số em không đến trường, chưa có việc làm,các tổ chức xã hội và gia đình tạo điều kiện để các em được học nghề, có công việc phù hợp với khả năng của mình. Những biện pháp này được duy trì thực hiện thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, chi hội phụ nữ, công an viên... đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những vi phạm pháp luật của lứa tuổi vị thành niên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để liên ngành đánh giá mức độ tiến bộ của từng em khi thực hiện nhiệm vụ 4 quản.

Đi liền với công tác điều tra, khảo sát, nhận bảo lãnh, giúp đỡ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, Hội liên hiệp phụ nữ xã phối hợp với Công an xã xây dựng nhiều mô hình tuyên truyền và đã hoạt động có hiệu quả ở các chi, tổ, hội như : “ Phụ nữ không có chồng, con phạm tội và tệ nạn xã hội”; “Gia đình không có hội viên, chồng, con nghiện ma túy”; “Phụ nữ không có con hư hỏng”; “Phụ nữ với công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS”; “Phụ nữ với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Cạnh đó, Hội đã thành lập các câu lạc bộ “Phụ nữ đơn thân”, “Phụ nữ phát triển kinh tế”, “Phụ nữ với công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội” với trên 2000 hội viên phụ nữ tham gia. Thông qua việc sinh hoạt của các mô hình, các câu lạc bộ, các chị có thêm kiến thức về các chính sách pháp luật, các kỷ năng cần thiết trong nuôi dạy, quản lý, giáo dục con em trong gia đình; tuyên truyền vận động

người thân trong gia đình tự quản về an ninh trật tự, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư an toàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

Đến hiệu quả phong tràoSự phối hợp đồng bộ của liên

ngành Công an và Hội Liên hiệp phụ nữ xã Duy Phước trong việc triển khai thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi. Từ năm 2008 đến nay, đã có 152 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được cảm hóa, giáo dục, trong đó có 138 em được công nhận tiến bộ (90,7%). Phần lớn các em nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm của mình, biết chăm lo học tập, tuân thủ sự quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường; có 5 em trở lại trường lớp, 42 em có việc làm ổn định, 12 em đang học nghề, các em còn lại mỗi người chọn một công việc thích hợp, có ích cho xã hội. Ngoài ra, liên ngành Công an- Phụ nữ xã Duy Phước đã phối hợp giúp đỡ tạo việc làm cho 7 phạm nhân được tha tù; giáo dục tiến bộ 4 người có hành vi bạo hành trong gia đình, trong đó có gia đình anh Lê Văn Châu ở thôn Lang Châu Bắc, Lê Vĩnh Đạt ở thôn Hòa Bình tiến bộ rõ rệt, gia đình sống thuận hòa, nuôi dạy các con chăm ngoan.

Có thể khẳng định rằng bằng tình thương và trách nhiệm của mình, liên ngành Công an- Phụ nữ xã Duy Phước đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng phong trào, cụ thể hóa bằng các mô hình vận động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng

dân cư, được nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Nhiều năm liền xã Duy Phước được các cấp biểu dương, khen thưởng trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong tình hình mới. 95% hộ gia đình cam kết thực hiện mô hình an toàn, tự quản về an ninh trật tự. Các thành viên trong gia đình cam kết bảo ban nhau sống vì mọi người, sống có ích cho xã hội. Thành công bước đầu của các mô hình vận động do liên ngành Công an- Phụ nữ đảm trách đã tạo sân chơi bổ ích, giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ để tránh xa con đường phạm pháp, tu sửa lỗi lầm, trở thành người có ích cho xã hội. Sự vào cuộc của gia đình, mà cụ thể là ông bà, cha mẹ, người thân kiên trì thực hiện mô hình “4 quản” đã từng bước giúp đỡ các em tiến bộ sống hòa nhập cộng đồng. Lòng vị tha, sự tận tụy và tinh thần trách nhiệm của liên ngành Công an- Phụ nữ xã Duy Phước đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện tiêu chí về an ninh nông thôn trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới và là một trong những điển hình sẽ được nhân rộng trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến.

Page 30: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201330

QUẢNG NAM: KHAI TRƯƠNG CẶP CỬA KHẨU PHỤ TÂY GIANG - KÀ LỪM

Sáng 25/4/2013, tại cột mốc biên giới 692 (thôn Ch’nóc, xã Ch’ơm, huyện Tây Giang) đã diễn ra lễ khai trương cặp cửa khẩu phụ Tây Giang (tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) - Kà Lừm (tỉnh Sê Kông, Lào). Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Phước Thanh và Bí thư tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông - Khăm Phơi But Đa Viêng cùng đại biểu đại diện các Bộ, ngành Trung ương của hai nước, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Tổng lãnh sự hai nước Việt Nam, Lào, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Quảng nam và Sê Kông, lãnh đạo huyện Tây Giang, Kà Lừm và đông đảo đồng bào, nhân dân các cụm bản vùng biên đã đến dự buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh đánh giá cao quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Quảng Nam, Sê Kông nói riêng. Nhiều kết quả nổi bật trong việc hợp tác của hai địa phương trên nhiều lĩnh vực được nhấn mạnh, đặc biệt là công tác phối hợp đảm bảo an ninh biên giới, công tác cắm mốc, công tác phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, nhiều mô hình sản xuất, nhiều hoạt động xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư được triển khai và phát huy hiệu quả. Đặc biệt, trong năm Đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2012, nhiều hoạt động giao lưu sôi nổi, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai địa phương đã được tổ chức. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh nhận định: bên cạnh cửa khẩu chính Nam Giang - Đắc Tà Oọc, việc khai trương cặp cửa khẩu phụ Tây Giang, Kà Lừm sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại, tạo điều kiện cho việc đi lại giữa nhân dân hai tỉnh, mở rộng hợp tác kinh tế đối với tỉnh Sê Kông và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, đẩy mạnh sự phát triển của hai tỉnh.

Bí thư tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông Khăm - Phởi Bút Đa

Viêng đề cao sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường hợp tác của hai tỉnh thông qua những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời tái khẳng định việc khai trương cặp cửa khẩu phụ Tây Giang, Kà Lừm sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai tỉnh nói riêng, giữa Việt Nam và Lào nói chung trong tương lai.

Đình Hiệp

HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH QUẢNG NAM LẦN THỨ XII

Sáng ngày 24/4/2013, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XII để triển khai một số nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ. Đồng chí Bùi Phan Toản, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Ban Chấp hành đã bàn bạc, thảo luận và thông qua báo cáo kết quả công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2013; thực hiện quy trình bổ sung Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2010 - 2015 và báo cáo kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Khối nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo kết quả bỏ phiếu, các đồng chí: Lê Văn Dũng - TUV, Chánh văn phòng Tỉnh ủy; đồng chí Lê Muộn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; đồng chí Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Chi ủy viên, Phó Ban Tổ chức Đảng ủy Khối; đồng chí Nguyễn Đình Tiên, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Khối và đồng chí Bùi Xuân Sang, Bí thư Đoàn Khối được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Đây là hội nghị quan trọng nhằm bổ sung, kiện toàn đội ngũ cấp ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015; tạo tiền đề cho việc chuẩn bị nguồn nhân sự cấp ủy và các chức danh chủ chốt trong cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 ở Đảng bộ.

Trọng Lĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh phát biểu tại buổi lễ.

Quang cảnh Hội nghị Ảnh: Trọng Lĩnh.

Page 31: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/2013 31

PHÚ NINH: SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 (KHÓA X) VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG

Sáng ngày 17/4/2013, Huyện ủy Phú Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đồng chí Lê Lục - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đồng chí Huỳnh Kim Kính, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy dự và chỉ đạo Hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, từ năm 2008 đến nay, BTV Huyện ủy và cấp ủy cơ sở đã tiến hành 156 cuộc kiểm tra chuyên đề, 605 cuộc kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với tổ chức đảng và 126 đảng viên. Cùng với việc giám sát của cấp ủy đảng, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 140 đảng viên và 67 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm theo Điều 32, Điều lệ Đảng; trong đó, UBKT Huyện ủy đã kiểm tra 59 đảng viên và 27 tổ chức đảng. Qua kiểm tra đã kết luận có 125 đảng viên và 21 tổ chức đảng vi phạm, trong đó đã thi hành kỷ luật 84 đảng viên và 17 tổ chức đảng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Lục - Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đánh giá cao, ghi nhận và biểu dương các kết quả mà Đảng bộ huyện Phú Ninh đạt được trong thời gian qua. Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện cần tiếp tục phát huy, tập trung tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức, tạo sự chuyển biến sâu hơn về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Huỳnh Kim Kính- Phó Bí thư Thường trực huyện ủy chỉ đạo: Nội dung trọng tâm của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2013 sẽ tập trung vào việc tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với Chỉ thị 03 của

Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nông thôn mới; kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; kiểm tra công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; phòng chống tham nhũng, lãng phí… Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao...

Bích Uyên

THĂNG BÌNH: TỔ CHỨC HỘI NGHỊ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NĂM 2013

Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chương trình công tác năm 2013 của Huyện ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2010-2015; ngày 5/4/2013, Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình tổ chức Hội nghị hướng dẫn học tập chuyên đề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013 cho Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Thường trực HĐND huyện; Ủy viên UBKT Huyện ủy; Báo cáo viên Huyện ủy; Bí thư các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy; Trưởng các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể; Hiệu trưởng các trường THPT; Đồn Biên phòng 264; Thủ trưởng các cơ quan của tỉnh đóng trên địa bàn huyện; Lãnh đạo, chuyên viên các ban đảng và Văn phòng Huyện uỷ; đồng chí Bí thư, PBT Đảng uỷ các xã, thị trấn; Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố trực thuộc đảng bộ.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Lê Thị Phú Hương, Vụ Trưởng, thành viên Bộ phận chuyên trách Chỉ thị 03 Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng truyền đạt khái quát chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tâm

Quang cảnh Hội nghị. -Ảnh: Thị Ngân.

Page 32: ÑÒNH HÖÔÙNG COÂNG TAÙC TUYEÂN GIAÙO ĐẨY MẠNH …quangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2013628/bantin05.pdf · Bảy là, đổi mới nội dung, phương pháp đánh

TIN HOAÏT ÑOÄNG

Thoâng tin TUYEÂN GIAÙO Soá 5/201332

chủ nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Trên cơ sở đó, tập thể các cấp ủy xây dựng kế hoạch thực hiện làm theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Bác ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tự liên hệ, đề ra phương hướng khắc phục khuyết điểm, hạn chế của bản thân, đăng ký học tập và làm theo phong cách làm việc của Bác. Hàng tháng, chi bộ trong các cơ quan, đơn vị trao đổi, thảo luận sâu nội dung chuyên đề đã học, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; quy định những điều đảng viên không được làm; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Nguyễn Thị Ngân

ĐIỆN BÀN: HỘI CỰU CHIẾN BINH VÀ HUYỆN ĐOÀN TỔ CHỨC SINH HOẠT “TIẾP LỬA TRUYỀN THỐNG”

Thực hiện chương trình công tác phối hợp năm 2013 giữa Hội Cựu chiến binh và Huyện đoàn với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nếp sống văn hóa trong Đoàn viên thanh thiếu niên huyện Điện Bàn”; sáng ngày 25/5/2013, tại Trung tâm VH-TT huyện, Hội Cựu Chiến binh huyện phối hợp và Ban Thường vụ Huyện đoàn Điện Bàn phối hợp tổ chức chương trình sinh hoạt “Tiếp lửa truyền thống”.

Tham dự buổi sinh hoạt có đồng chí Trần Văn Chuẩn - Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ, đồng chí Ngô Văn Trịnh - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn và trên 500 cán bộ, hội viên CCB và cán bộ Đoàn - Hội huyện Điện Bàn.

Tại buổi sinh hoạt, chương trình đã ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013), xem phim tài liệu về chiến dịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là cuộc

Trong thời gian qua, Ban Biên tập Bản tin “Thông tin Tuyên giáo” đã nhận được nhiều tin, ảnh, bài... của nhiều tác giả, nhưng do số lượng trang in có hạn nên chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng và đăng tải vào các số sau.

Ban Biên tập Bản tin rất mong nhận được sự tham gia, cộng tác nhiệt tình của quý vị.

Kính chúc quý cộng tác viên hạnh phúc, thành đạt.Chân thành cảm ơn!

Quang cảnh buổi sinh hoạt (ảnh: Thanh Tâm)

ĐÍNH CHÍNHTrong Bản tin Tuyên giáo số 04-2013, từ dòng 23 đến 29 (khổ bên trái) từ trên xuống, trang 18 đã in “Chúng đã tốn hàng trăm tỷ đồng..... bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó”. Trong quá trình xử lý kỹ thuật vi tính có sai sót, nay xin đính chính lại: “Chúng đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam tới 676 tỷ đô la (so với 341 tỷ trong chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỷ trong chiến tranh Triều Tiên) và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỷ đô la. Chúng huy động lúc cao nhất 550 ngàn quân viễn chinh Mỹ, lôi kéo tới 5 nư ớc ở châu Á- Thái Bình Dư ơng tham chiến với số quân lúc cao nhất 70 ngàn ng-ười vào cuộc chiến; trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho hơn một triệu quân tay sai ở miền Nam. Chúng đã dội xuống hai miền đất nước ta hơn 7.888 ngàn tấn bom đạn, một khối l ượng bom đạn lớn hơn l ượng bom đạn mà chúng sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó”. Rất mong quý bạn đọc thông cảm. Bản tin rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!

gặp gỡ giữa thế hệ trẻ với các nhân chứng lịch sử tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nghe anh hùng LLVT Trương Văn Hòa kể về những chiến công và danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, qua đó nhắn nhủ các cán bộ hội cùng tiếp tục cống hiến sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các đoàn viên thanh niên ra sức học tập, công tác tốt để xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha ông; giao lưu với đồng chí Phan Văn Phờ - là Đảng viên trẻ tiêu biểu, đoàn viên ưu tú của huyện Điện Bàn...

Trong chương trình sinh hoạt, Ban Thường vụ Hội CCB huyện và BTV Huyện đoàn đã mời đồng chí Lê Tuấn Đông - Báo cáo viên Phòng tuyên huấn Quân khu V nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế, nhất là tình hình trên bán đảo Triều Tiên, biển Đông và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, qua đó củng cố niềm tin của tuổi trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Kết thúc buổi sinh hoạt, Ban Thường vụ Huyện đoàn và BTV Hội Cựu Chiến binh huyện Điện Bàn triển khai trong cán bộ, đoàn viên, hội viên cuộc thi tìm hiểu “50 năm quan hệ kết nghĩa Hoằng Hóa - Điện Bàn” nhân dịp kỷ niệm 50 năm hai huyện (Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thiết lập mối quan hệ kết nghĩa.

Thanh Tâm - Huyện đoàn Điện Bàn

HỘP THƯ