¶nh h¦ëng c¹nh tranh chiÕn l¦îc mü - trung t¹i §¤ng nam...

202
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH NGUYN THHI YN ¶NH H¦ëNG C¹NH TRANH CHIÕN L¦îC Mü - TRUNG T¹I §¤NG NAM ¸ §ÕN §éC LËP D¢N TéC CñA C¸C N¦íC TRONG KHU VùC Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2015 LUN ÁN TIN SLCH SHÀ NI 2016

Upload: others

Post on 09-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

¶NH H¦ëNG C¹NH TRANH CHIÕN L¦îC Mü - TRUNG

T¹I §¤NG NAM ¸ §ÕN §éC LËP D¢N TéC CñA C¸C

N¦íC TRONG KHU VùC Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2015

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

¶NH H¦ëNG C¹NH TRANH CHIÕN L¦îC Mü - TRUNG

T¹I §¤NG NAM ¸ §ÕN §éC LËP D¢N TéC CñA C¸C

N¦íC TRONG KHU VùC Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2015

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LỊCH SỬ

C u n n n : Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân

quốc tế và giải phóng dân tộc

M số : 62 22 03 12

N ƣời ƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp

HÀ NỘI - 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

bản thân, được xuất phát từ yêu cầu trong công việc để

hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc

rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày

trong luận án được thu thập trong quá trình nghiên cứu

là trung thực, chưa từng được công bố trước đây.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hải Yến

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 01

NỘI DUNG 06

C ƣơn 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 06

1.1.Các công trình liên quan đến Đông Nam Á trong chiến lược của

Mỹ và Trung Quốc 06

1.2. Các công trình liên quan đến ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược

Mỹ - Trung tại Đông Nam Á tới các nước trong khu vực 9

1.3.Các công trình liên quan đến đối sách của các nước Đông Nam

Á trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung 19

C ƣơn 2 : NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH

CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001

ĐẾN NĂM 2015

24

2.1. Một số quan niệm về cạnh tranh chiến lược và độc lập dân tộc 24

2.2. Nhân tố quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 32

2.3. Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc 39

2.4. Diễn biến quan hệ Mỹ - Trung 45

C ƣơn 3 : THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƢỚC

ĐÔNG NAM Á TRONG CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ -

TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

51

3.1. Diễn biến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á 51

3.2. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á 69

3.3. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của Việt Nam 97

C ƣơn 4 : NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN

LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN

NĂM 2015 VÀ ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƢỚC KHU VỰC NHẰM

BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

109

4.1. Nhận xét về ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đối

với độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á 109

4.2. Đối sách của ASEAN và các nước Đông Nam Á trước ảnh

hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến độc lập dân tộc của

các nước trong khu vực

113

4.3. Kinh nghiệm về đối sách của các nước Đông Nam Á và đề xuất

đối sách với Việt Nam trước ảnh hưởng từ cạnh tranh chiến lược

Mỹ - Trung tại Đông Nam Á nhằm bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay

137

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHẦN PHỤ LỤC 183

CÁC TỪ VIẾT TẮT

ST

T

Chữ

viết tắt

N ĩa Tiếng Anh N ĩa Tiếng Việt

1. AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN

2. APEC Asia-Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á –

Thái Bình Dương

3. APSC ASEAN Political-Security

Community

Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN

4. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

5. ASC ASEAN Security Community Cộng đồng an ninh ASEAN

6. ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

7. ASCC ASEAN Socio-Cultural

Community

Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN

8. CA-

TBD

Asia Pacific Châu Á - Thái Bình Dương

9. COC Code of Conduct Bộ Quy tắc ứng xử của các bên về

Biển Đông

10. CAFTA China - ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do Trung

Quốc – ASEAN

11. DOC Declaration on Conduct of the

Parties in the South China Sea

Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở

Biển Đông

12. ĐNA South east asia Đông Nam Á

13. ĐLDT National independence Độc lập dân tộc

14. EAS East Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

15. EU European Union Liên minh châu Âu

16. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

17. FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

18. FTAAP Free Trade Area of the Asia –

Pacific

Khu vực Thương mại Tự do Châu Á -

Thái Bình Dương

19. QHQT International Relations Quan hệ quốc tế

20. RCEP Regional Comprehensive

Economic Partnership

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu

vực

21. TAC Treaty of Amity and Cooperation

in Southeast Asia

Hiệp ước thân thiện và Hợp tác Đông

Nam Á

22. TCH Globalization Toàn cầu hóa

23. TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược

xuyên Thái Bình Dương

24. TIFA Trade and Investment Framed

Agreement

Thương mại và Đầu tư ASEAN – Mỹ

25. ODA Official Development Assistant Nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài

26. UNCLOS

United Nations Convention on

Law of the Sea

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật

biển

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thế kỷ XXI, tình hình khu vực và thế giới có những thay đổi

to lớn và nhanh chóng. Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) trong đó có khu

vực Đông Nam Á (ĐNA) đang trở thành trung tâm phát triển năng động của thế

giới, là địa bàn cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, trong đó có Mỹ và

Trung Quốc. Sau gần bốn thập niên tiến hành cải cách, Trung Quốc nổi lên trở

thành một cường quốc ở khu vực đe dọa vị trí bá chủ thế giới của Mỹ. Sự kiện

11/9/2001 cùng với những mâu thuẫn, xung đột tại khu vực và hành động

ngang nhiên độc chiếm Biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc, Mỹ

nhận ra sự lơ là của mình ở CA-TBD đặc biệt là ở ĐNA. Do đó, Mỹ đã quyết

định thực hiện chiến lược “xoay trục” từ châu Âu - Đại Tây Dương sang CA-

TBD nhằm duy trì việc kiểm soát tốt hơn lợi ích của mình trước sự vươn lên

mạnh mẽ của Trung Quốc. Những thay đổi lớn này kéo theo các nước lớn, các

thực thể khác cũng thay đổi chính sách đối ngoại, can dự nhiều hơn vào ĐNA,

điều này tác động không nhỏ đến nhận thức và hành động chiến lược của các

nước trong khu vực xây dựng và bảo vệ đất nước.

ĐNA có vị trí quan trọng trong chiến lược của các cường quốc trên thế giới.

Khu vực này không chỉ là nơi có nền kinh tế năng động, phát triển với tốc độ cao

mà còn có các tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, có nguồn tài nguyên phong

phú, quý hiếm, và đặc biệt là nơi Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc xác lập quyền

lực đối với Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu thúc

đẩy các nước lớn, trong đó có Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng cạnh tranh

chiến lược nhằm mở rộng ảnh hưởng tại ĐNA hiện nay. Trong 15 năm qua, cạnh

tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung tại ĐNA khá phức tạp, tác động đa chiều đến

tương quan ảnh hưởng và trật tự quyền lực, đến các hình thức hợp lực lượng, đến an

ninh và phát triển nói chung, đến độc lập dân tộc (ĐLDT) của các quốc gia và sự

đoàn kết của ASEAN. Chính vì vậy, việc nhận diện, đánh giá tác động can dự các

2

nước lớn, nhất là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến an ninh và hợp tác khu vực,

của từng nước ASEAN trong đó có Việt Nam là nhu cầu của thực tiễn. Từ đó,

nghiên cứu này góp phần đề xuất đối sách cho Việt Nam xây dựng một chính sách

đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, ĐLDT

duy trì môi trường hòa bình để phát triển bền vững.

Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng cạnh tranh

chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc các nước trong

khu vực từ năm 2001 đến năm 2015” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lịch

sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.

2. Mục đíc v n iệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án phân tích và làm rõ ảnh

hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các

nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015, đồng thời đề xuất những đối

sách nhằm bảo vệ vững chắc ĐLDT và chủ quyền quốc gia của Việt Nam

trong bối cảnh gia tăng can dự của các nước lớn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, làm rõ khung khái niệm cơ bản và khung lý thuyết làm cơ sở

để triển khai và phân tích các nội dung trong luận án; làm nổi bật những nhân

tố ảnh hưởng đến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA hiện nay.

Thứ hai, làm rõ thực trạng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung tại ĐNA

từ năm 2001 đến năm 2015; phân tích ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ -

Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.

Thứ ba, rút ra những nhận xét, đối sách và kinh nghiệm trong việc bảo vệ

và củng cố ĐLDT của các nước ĐNA và đề xuất đối sách với Việt Nam trước

ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.

3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược của Mỹ -

Trung đến ĐLDT của các nước ĐNA.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Luận án sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của cạnh

tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA trên một số lĩnh vực chủ yếu như an

ninh, chủ quyền quốc gia, phát triển đất nước và khu vực, vị thế quốc tế và tập

hợp lực lượng của các nước ĐNA.

- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại các nước ĐNA, tập trung chủ yếu

vào các nước trong khối ASEAN.

- Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu những diễn biến diễn ra trong 15

năm đầu của thế kỷ XXI. Xuất phát từ ba lý do sau: Một là, vụ khủng bố

11/09/2001 ở Mỹ gây ra những ảnh hưởng phức tạp tới tình hình chính trị khu vực

và thế giới, tuy nhiên, nó lại là cơ hội giúp Mỹ tập hợp lực lượng, áp dụng lối ứng

xử của một siêu cường. ĐNA được Mỹ coi là “mặt trận thứ hai” chống khủng bố.

Hai là, trong giai đoạn này, Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng, cả Mỹ và Trung

Quốc đều thay đổi các chiến lược, chiến thuật trong chính sách đối ngoại nhằm lôi

kéo, tập hợp lực lượng và đẩy lùi ảnh hưởng của nước kia ra khỏi khu vực gây ra

những hệ lụy cho nền ĐLDT của các nước ĐNA. Ba là, sự ra đời của Cộng đồng

ASEAN vào cuối năm 2015 đã giúp các nước thành viên có điều kiện để củng cố

nền độc lập đất nước và dân tộc.

4. Cơ sở lý luận v p ƣơn p áp n i n cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Hệ thống các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận quan hệ quốc tế, lý thuyết chủ nghĩa hiện

thực để lý giải những ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA;

những quan điểm đường lối, chính sách đối ngoại, các chủ trương chính sách

trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam để đề

4

xuất những biện pháp bảo vệ ĐLDT ở khu vực trước ảnh hưởng cạnh tranh

chiến lược Mỹ - Trung.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử: luận án đặt trong tiến trình lịch sử cụ thể, không

gian, thời gian là bối cảnh chung của quan hệ Mỹ - Trung, tình hình thế giới,

khu vực từ năm 2001 đến năm 2015; theo giai đoạn phát triển nhất định; phù

hợp với logic lịch sử...

- Phương pháp phân tích địa- chính trị: luận án được xem xét trước hết

dưới góc độ cạnh tranh địa- chính trị, cạnh tranh quyền lực trong không gian

địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn của khu vực, từ đây thấy rõ lợi ích, mục tiêu

chính trị chiến lược của Mỹ - Trung tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực.

- Phương pháp lôgic, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: Các

nghiên cứu sẽ phải từ những thay đổi chính sách của Mỹ và Trung Quốc tại

ĐNA, diễn biến, sự kiện đã và đang xảy ra để phân tích được tầm ảnh hưởng

của cạnh tranh này đối với khu vực và từ đó rút ra được những kinh nghiệm,

những đối sách thích hợp cho các nước trong khu vực trong công cuộc xây

dựng và củng cố ĐLDT.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập và đánh

giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm văn kiện của Đảng các khóa

gần đây, nhất là khóa XI và XII, chủ trương chính sách của Nhà nước, các công

trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài.

Ngoài ra tác giả luận án còn sử dụng phương pháp sưu tầm tư liệu, hệ

thống, đính chính, phân loại, thống kê, phương pháp liên ngành lịch sử, quan hệ

quốc tế, chính trị quốc tế được sử dụng làm phương pháp bổ trợ.

5. Đón óp mới về khoa học của luận án

5.1. Làm rõ những ảnh hưởng của sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung ở ĐNA đến các khía cạnh của ĐLDT.

5

5.2. Làm rõ đối sách của các nước ĐNA (chủ yếu là các nước thuộc

ASEAN) đến đấu tranh duy trì và bảo vệ nền ĐLDT trước sự gia tăng can dự và

cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

5.3. Từ thực tiễn đấu tranh, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong

duy trì nền độc lập, phát triển và hội nhập quốc tế

6. Ý n ĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Về lý luận: Góp phần làm rõ thêm những nội dung về vấn đề mới

trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh địa chính trị và hội nhập quốc tế.

Xác định rõ và hệ thống hóa khái niệm cạnh tranh chiến lược, ĐLDT và

các khái niệm có liên quan, góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho chuyên ngành

Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân Quốc tế và giải phóng dân tộc.

6.2. Về thực tiễn: Nhận diện các khía cạnh tác động của cạnh tranh chiến

lược Mỹ - Trung và phản ứng của các nước trong khu vực, từ đó góp phần cung

cấp các cứ liệu khoa học cho hoạch định chính sách và giảng dạy về lịch sử

phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, về lịch sử thế

giới hiện đại và quan hệ chính trị quốc tế.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục chữ viết tắt, tài liệu

tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 13 tiết.

6

NỘI DUNG

C ƣơn 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT các

nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 là đề tài được giới nghiên cứu

trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài này không có

nhiều mà chủ yếu nghiên cứu về cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung ở Đông

Á, CA-TBD hoặc cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ở ĐNA. Vì vậy, cho

đến nay, đề tài của luận án ở trong cũng như ngoài nước chưa có công trình

nghiên cứu nào mang tính hệ thống, chuyên sâu, tổng hợp, phân tích và đánh giá

một cách toàn diện về ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung ở

ĐNA đối với ĐLDT của các nước ở khu vực trong 15 năm đầu của thế kỷ XXI.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án hiện nay chủ yếu tập trung

theo 3 hướng: thứ nhất, ĐNA trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc; thứ hai, ảnh

hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ -Trung tại ĐNA đến khu vực; thứ ba, đối sách của

các nước ĐNA trước ảnh hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG NAM Á TRONG

CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC

1.1.1. Các nghiên cứu tron nƣớc

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu như: sách “Những vấn đề chính

trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” của Trần Khánh (2006) [89] đã tập

trung xem xét ĐNA trong các vòng xoáy chiến lược tạo nên bởi xu thế toàn cầu hóa

và sự thay đổi địa chính trị khu vực; chuyển động phức tạp của ASEAN hiện nay; cơ

hội và thách thức đối với khu vực, từng quốc gia để từ đó cải cách và đẩy mạnh hội

nhập sâu rộng hơn tạo cho ĐNA hòa bình ổn định và năng động có tính cạnh tranh

cao. Những dữ liệu này giúp tác giả trong việc phân tích tình hình chính trị, kinh tế

của ĐNA hiện nay.

Cuốn sách “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hoạt động của

các bên liên quan”, của Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (2013) [155], đã

7

khẳng định tầm quan trọng địa chính trị của Biển Đông và chỉ ra những tính toán

phức tạp của các nước liên quan và ngoài khu vực. Theo các tác giả thì chính

những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chiến lược này đang tác động trực tiếp đến

những diễn biến hàng ngày trên Biển Đông và đặt ra nhu cầu bức thiết và quản lý

xung đột, hướng tới giải quyết tranh chấp cùng hợp tác và phát triển thịnh vượng.

Đây là cuốn sách để tác giả kế thừa để làm rõ vai trò địa chính trị của Biển Đông.

Sách “Tri thức Đông Nam Á” của Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (2008)

[144] và sách chuyên khảo “Địa chính trị thế giới” của Nguyễn Thị Quế và Ngô

Thúy Hiền (2014) [154] đã trình bày những kiến thức cơ bản về đặc điểm địa lý tự

nhiên, lịch sử và văn hóa và quá trình vận động địa - chính trị của ĐNA, qua đó

giúp tác giả luận án có cơ sở phân tích, giải thích các diễn biến chính trị trên nền

của các yếu tố địa lý, sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa yếu tố địa lý và chính trị

đối với sự phát triển quốc gia, khu vực.

Trên tạp chí khoa học cũng có hàng loạt nghiên cứu về ĐNA trong lợi ích

chiến lược của Mỹ và Trung Quốc như: bài “Châu Á – Thái Bình Dương trong

chiến lược của Mỹ và Trung Quốc” của Nguyễn Ngọc Ánh (2012) [7], bài “Châu

Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm quan hệ của các nước lớn” của Nguyễn Thành

Đồng (2014) [40], bài “Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung

Quốc” của Lê Minh Trang và Trần Khánh (2014) [200], bài “Nhân tố ASEAN

trong Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỷ XXI” của Lưu Việt Hà

(2014) [54] và bài “Vị thế của ASEAN trong cuộc cạnh tranh giành thị trường

châu Á của Trung Quốc và Mỹ” của Hồ Văn Chiểu (2015) [25]. Các công trình

nghiên cứu đều khẳng định: ĐNA có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến

lược của các nước lớn. ĐNA không chỉ có tuyến hàng hải và hàng không huyết

mạch của thế giới mà còn có nhiều tài nguyên phong phú và quý hiếm. Ngoài ra,

khu vực này đông dân cư, có chế độ chính trị hết sức đa dạng, là khu vực đa sắc

tộc và tôn giáo, có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao nhưng không đồng đều

chính những nhân tố này đã biến ĐNA trở thành tâm điểm trong cuộc “ganh đua”

giữa các nước lớn. Hiện nay, khi Trung Quốc đang nổi lên thách thức vị trí bá

8

quyền của Mỹ trong khu vực và thế giới, ĐNA bị rơi vào “vòng xoáy” cạnh tranh

chiến lược của Mỹ - Trung và các cường quốc khác. Các công trình khoa học này

đã giúp tác giả phân tích rõ nét hơn về các nhân tố tác động đến ảnh hưởng cạnh

tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA.

Đặc biệt có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông như

bài “Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông” của Phạm Thùy Trang (2009) [201], bài “An

ninh Biển Đông nhìn từ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa các nước liên quan” của Đỗ

Minh Cao (2010) [20], bài “Lợi ích của các cường quốc và thể chế khu vực trong

vấn đề an ninh Biển Đông” của Đỗ Minh Thái (2011) [167] và bài “Vì sao các nước

quan tâm hơn đến Biển Đông?” của Nguyễn Nhâm (2015) [140]. Các công trình

nghiên cứu này đã đã đưa ra những đánh giá về vai trò của Biển Đông không chỉ

liên quan đến lợi ích của các nước ASEAN và Trung Quốc, mà còn gắn liền với lợi

ích nhiều mặt của các cường quốc cũng như nhiều nước khác ngoài khu vực, đặc

biệt là Mỹ. Các tác giả đề cập đến lợi ích chiến lược đang thay đổi của Mỹ và Trung

Quốc ở ĐNA để từ đó góp phần giải thích tại sao hai cường quốc này ngày càng gia

tăng can dự nhiều hơn vào khu vực, cả về hợp tác và cạnh tranh.

1.1.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích sự biến đổi của tình

hình an ninh khu vực ĐNA như : “Ethnic Conflic in Southeast Asia” (Mâu thuẫn

dân tộc ở Đông Nam Á), Singapore (2005); “The New Global Polictics of the Asia

- Pacific” (Chính trị toàn cầu mới của Châu Á – Thái Bình Dương), của các tác

giả Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh) (2004)

[251], đã phân tích tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là điểm nóng Biển Đông,

Hồi giáo cực đoan và các nhóm nổi dậy địa phương do kinh tế còn yếu kém và

thiếu một mạng lưới an ninh khu vực. Đây là những tư liệu hữu ích cung cấp

thông tin bổ ích giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung tình hình khu

vực ĐNA hiện nay.

Bài “Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt” (Vietnam Basic

Situation and the China – Vietnam Relationship) của Cổ Tiểu Tùng (2009) [234],

9

giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng có hàng loạt bài viết như: “Bàn cờ ĐNA và nước

cờ đột phá Việt Nam” (The Southeart Asia Chessboard and the Ground – breaking

Movement of Vietnam), “Trung - Việt chung ý thức hệ và quan hệ thương mại sâu

sắc hơn” (Chinese – Vietnamese Joint Ideology and Deeper Trade Relation) và bài

“Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ” (China – Vietnam have

Resolved 2/3 of Territorial Disputes) [235]. Các tác giả đều nhận định ĐNA là

trọng điểm bố trí chiến lược của Trung Quốc cũng là nơi được các nước lớn bên

ngoài khu vực quan tâm “chăm sóc” vì lợi ích của chính họ khiến tình hình nơi này

thiếu ổn định. Tác giả cũng phân tích vai trò địa kinh tế và chính trị của Việt Nam

từ đó đề xuất Trung Quốc cần coi trọng ý nghĩa của ĐNA trong địa chính trị toàn

cầu. Việt Nam nên trở thành một trong những quốc gia trọng điểm được coi trọng

của Trung Quốc và hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam; nên là một trong những

trọng điểm để tăng cường ngoại giao xung quanh với ĐNA của Trung Quốc.

Nhìn chung, những công trình trên đã phân tích khá toàn diện toàn cảnh về

tình hình chính trị, an ninh, kinh tế tại khu vực và vai trò địa - chính trị của ĐNA

đối với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Đây là những nghiên cứu

quan trọng giúp tác giả khái quát bối cảnh quốc tế, khu vực CA-TBD và ĐNA hiện

nay, từ đó phân tích sâu sắc hơn lý do nào đã khiến Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh

chiến lược ở ĐNA tạo nên những ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của các quốc

gia trong khu vực. Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu khác với luận án nên các công

trình trên chưa thể hiện một cách đầy đủ bối cảnh quốc tế và khu vực, cũng như vai

trò địa chiến lược của ĐNA ảnh hưởng đến ĐLDT của các quốc gia ĐNA.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ẢNH HƢỞNG CẠNH

TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỚI CÁC

NƢỚC TRONG KHU VỰC

1.2.1. Các nghiên cứu tron nƣớc

Những công trình nghiên cứu có tính hệ thống, chuyên sâu mang tầm chiến

lược về cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA và Việt Nam phải kể đến đề tài

“Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập

niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam” của Nguyễn Hoàng Giáp (2010) [46],

10

đã tập trung phân tích những diễn biến chủ yếu của các cặp quan hệ cạnh tranh chiến

lược giữa một số nước lớn có vị trí, vai trò quan trọng ở ĐNA từ đó làm rõ quá trình

cạnh tranh chiến lược và ảnh hưởng của một số nước lớn trong khu vực cùng với

khuynh hướng biến đổi của quá trình đó trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đồng

thời chỉ ra tác động của nó đến an ninh và phát triển của Việt Nam hiện nay.

Công trình khoa học thứ hai là “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau chiến tranh lạnh” của Trần Khánh

(2014), Nxb Thế giới. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sự vận động, biến đổi của

hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA thời kỳ sau Chiến tranh

Lạnh, từ đó góp phần việc nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính

sách liên quan đến các vấn đề chính trị quốc tế. Đây là một đề tài nghiên cứu

mang tính khoa học và thực tiễn cao, chứa đựng nội dung rộng lớn và hết sức phức

tạp, đa diện của vấn đề hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung cả ở cấp độ

khu vực và toàn cầu thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.

Hai công trình trên là những nghiên cứu quan trọng giúp tác giả luận án phân

tích, định hướng đúng đắn, có những tài liệu sát thực để nghiên cứu đề tài của mình.

Đề cập đến mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, các

nghiên cứu trong nước có các sách tiêu biểu như: Sách tham khảo “Quan hệ Trung

- Mỹ có gì mới” của Nguyễn Văn Lập (2001) [104], sách “Quan hệ của Mỹ với các

nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” của Vũ Dương Huân (2003) [74],

đề “Quan hệ Trung - Mỹ giai đoạn 2006 - 2010: Triển vọng và tác động” của Bộ

Ngoại giao (2010) [19], tác giả Nguyễn Thái Yên Hương (2011) với cuốn sách

“Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng

quyền lực” [85], sách “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: thập nên đầu thế kỷ XXI” của

Lê Khương Thùy (2012) [186]. Các tác giả đều nêu rõ quan điểm về quan hệ

Trung - Mỹ sẽ phát triển theo hình sin: quan hệ phụ thuộc, đan xen lẫn nhau giữa

hợp tác - kiềm chế, phối hợp - cạnh tranh, bạn bè - đối thủ. Các nghiên cứu này đã

đề cập tới quan hệ Trung - Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu, lợi ích của hai nước ở

ĐNA và nhấn mạnh để bảo vệ lợi ích của mình Mỹ và Trung Quốc đều coi trọng

việc lôi kéo, tập hợp lực lượng trong khu vực, tăng cường ảnh hưởng tạo lợi thế

11

chiến lược nhằm chi phối khống chế các quan hệ quốc tế ở ĐNA, CA - TBD. Đây

là những tư liệu hữu ích để tác giả hiểu rõ hơn bản chất trong quan hệ Mỹ - Trung

trước những biến đổi chính trị của thế giới hiện nay.

Ngoài ra, còn có một số bài báo viết về vấn đề này như: Bài “Xu hướng và bản

chất của quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” của tác giả Trần Khánh

(2014) [96], nhận định rằng: trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, mối quan

hệ Mỹ - Trung tiếp tục thiếu ổn định và tính cạnh tranh ngày càng lớn trên tất cả các

mặt, trong đó tính chất tranh thủ, lợi dụng lẫn nhau giảm đi, tính kiềm chế, xung đột

lợi ích nhất là về kinh tế, an ninh quân sự và địa chính trị tăng lên chứa đựng nhiều

nguy cơ bất ổn không chỉ cho họ mà còn cho cả ĐNA và nhân loại.

Bài “Tìm hiểu về khuôn khổ “mối quan hệ nước lớn kiểu mới” Trung - Mỹ”

của Linh Tú và Dương Đăng (2014) [206], đã nêu lên quan điểm của hai nước

Trung Quốc và Mỹ về mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Tác giả nhận định mối

quan hệ hai bên sẽ vẫn dựa trên cơ sở duy trì hiện trạng để phát triển, nhưng tránh

xung đột, đối kháng và cạnh tranh trong hợp tác thì đó là những bước mở đầu cho

mối quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ trong tương lai.

Các công trình đề cập đến vấn đề chiến lược của Mỹ và Trung Quốc phải kể

đến sách tham khảo “Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ”

của Trần Bá Khoa (2000) [99], sách “Nhân tố địa – chính trị trong chiến lược toàn

cầu mới của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Văn Lan (2007)

[101], công trình “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến

tranh lạnh”, của các tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Thị Lệ

(2007) [49], sách “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam

trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du [160];

sách “Chính sách đối ngoại của các nước lớn” của Phạm Minh Sơn (2010) [161] đã

phân tích các giai đoạn chuyển biến và sự điều chỉnh chiến lược và quá trình triển

khai của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh trong đó có khu vực ĐNA và Việt

Nam. Đây là các tư liệu hữu ích giúp tác giả có nhận định đúng hướng trước những ý

đồ và mục tiêu chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA.

12

Các công trình nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung tại CA-TBD và ĐNA được đề cập khá nhiều ở các bài báo khoa học trong

nước tiêu biểu như: bài viết “Can dự và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông

Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh (2009) [92] đã nhấn mạnh,

sự gia tăng can dự của cả Mỹ và Trung Quốc đối với ĐNA đang tác động và làm

phân hóa quá trình tập hợp lực lượng và hình thành cục diện cân bằng mới trong trật

tự ĐNA và Đông Á cũng như ở CA-TBD.

Bài viết “Mỹ - Trung Quốc liệu có giải quyết được tình hình căng thẳng

trên Biển Đông” của tác giả Đỗ Trung (2010) [204], khẳng định những bất đồng

xung quanh vấn đề pháp lý về biển và mục tiêu, lợi ích khác nhau khiến cho hai

nước khó có thể giải quyết được tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Bài “Ảnh hưởng của cuộc ganh đua Mỹ - Trung đối với các nước Đông

Nam Á” của tác giả Huệ Anh (2013) [3], có những kết luận cuộc “ganh đua” giữa

hai cường quốc này sẽ tác động ảnh hưởng tới khu vực ĐNA, làm cho các nước

ASEAN khó xử, “lâm vào thế kẹt” trong quan hệ đối ngoại với hai nước. Tuy

nhiên, do tác giả nghiên cứu vấn đề này trên khía cạnh QHQT vì vậy đã không đi

sâu phân tích kỹ sự cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNA tác động thế nào tới an ninh

quốc gia, đến sự phát triển của đất nước và vị thế quốc tế của các nước ASEAN.

Tác giả Mai Hoài Anh (2013) với bài “Tác động cạnh tranh chiến lược

giữa các nước lớn ở Đông Nam Á với Việt Nam [4] đã phân tích rõ những tác động

tích cực như: tăng vai trò, vị thế chính trị; thuận lợi trong việc theo đuổi chiến

lược đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; xu hướng hợp tác

tăng lên; thuận lợi trong tiếp xúc giao lưu văn hóa... và tác động tiêu cực như: ảnh

hưởng đến an ninh, ĐLDT, ổn định và phát triển khu vực; thách thức cho phát

triển kinh tế... của Việt Nam trước cạnh tranh chiến lược các nước lớn.

Các tác giả Trần Khánh và Hồ Thị Ái Phương (2015) viết bài “Triển vọng

ASEAN và sự chi phối của các nước lớn – Những thách thức đối với Việt Nam”

[98] thì cho rằng tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đối với triển

vọng Cộng đồng ASEAN gồm: về mặt tích cực, tạo ra cú hích mới cho ASEAN;

thúc đẩy liên kết nội khối; làm tăng vị thế của ASEAN; về những thách thức, làm

13

cho các mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vục tăng nhanh, kéo theo nó là

làm chạy đua vũ trang; tác động đến Việt Nam, đã tạo ra cơ hội thuận lợi hơn cho

Việt Nam trong việc theo đuổi chính sách “đa cửa”, “đa đối tác”, “cân bằng chiến

lược”; tăng sức đề kháng dân tộc.

Đề cập đến ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại ĐNA có hàng loạt các bài viết

như bài viết “Mỹ trở lại Đông Nam Á có tác động thế nào đối với an ninh Biển

Đông” của tác giả Quang Huy (2011) [79] đã đưa ra đánh giá rằng việc Mỹ “quay

trở lại” ĐNA ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninh Biển Đông, thái độ của các

nước ĐNA về vấn đề Biển Đông sẽ chịu sự “cổ vũ” trực tiếp hơn, sự quan tâm chú

ý của các nước lớn ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ.

Bài “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và những tác động ảnh hưởng tới môi

trường hòa bình quốc tế” của Trịnh Thanh Liêm (2013) [107] thì cho rằng để thực

hiện ý đồ tiếp tục lãnh đạo thế giới trong bối cảnh điều kiện quốc tế có những sự

phát triển mới, Mỹ thực hiện điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu. Sự điều chỉnh

này của Mỹ không chỉ tác động đến cục diện khu vực CA-TBD mà cả toàn thế giới.

Tác giả Lê Khương Thùy (2014) với bài “Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối

với Trung Quốc và tác động đến ĐNA/ASEAN” [187], đã cho rằng chính sách Mỹ đối

với Trung Quốc đã làm tăng phức tạp về an ninh buộc các nước phải điều chỉnh chiến

lược bảo vệ tổ quốc và tăng cường quan hệ đa phương, liên kết các nước ĐNA.

Các bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc tới ĐNA

gồm: bài “Tham vọng biển của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ” của tác giả

Nguyễn Vĩnh Thuận (2012) [185], cho rằng tham vọng về biển cuả Trung Quốc

bằng hành động răn đe, gây sức ép với các nước láng giềng và chiếm lĩnh, quân sự

hóa các hòn đảo mà họ chiếm đóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh khu vực.

Tác giả Hoàng Đình Nhàn (2015) với bài “Sự phát triển của hải quân

Trung Quốc và những tác động đối với an ninh khu vực CA-TBD” [139] đã phân

tích sự phát triển của hải quân Trung Quốc và hành động cứng rắn ở Biển Đông đã

tác động trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.

Bài “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay” của Đinh

Công Tuấn (2015) [207] đã phân tích rằng sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của

14

Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến các nước trong khu vực về kinh tế, văn hóa,

xã hội, gây chia rẽ nội khối, nguy cơ chạy đua vũ trang và xung đột vũ trang.

Các bài báo đề cập đến việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm đối với

ĐNA như: bài “Bàn về sức mạnh của Trung Quốc” của tác giả Ngô Xuân Bình

(2008) [11], bài “Xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và chiến lược của Trung Quốc

với Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh và

Đàm Huy Hoàng (2014) [96], bài “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở

khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Thu Phương [148] và hai tác giả

Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thu Hiền (2014) có bài “Học viện Khổng Tử và

một số khuyến nghị đối với Việt Nam” [149] đã khái quát xu hướng gia tăng hợp

tác kinh tế và văn hóa của Trung Quốc với ĐNA thông qua việc lập các thể chế và

thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương giữa Trung Quốc với khu vực này,

đồng thời cũng cảnh báo cuộc “tấn công mê hoặc” của Trung Quốc đang làm

ĐNA đứng trước nhiều thách thức và rủi ro, nguy cơ xâm lăng văn hóa, xâm phạm

môi trường thể chế giáo dục bất chấp quy định pháp luật của nước sở tại.

Những bài viết trên là tài liệu quan trọng giúp tác giả phân tích ảnh hưởng về

lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA.

Đề cập tới vấn đề ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc

đối với từng nước trong khu vực có các bài nghiên cứu như: “Quan hệ Trung

Quốc - Thái Lan: thực trạng và xu hướng phát triển” của Nguyễn Văn Diện

(2013) [32] và bài “Thái Lan trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung

Quốc và Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh” của tác giả Nguyễn Quốc Toản và

Dương Văn Huy (2014) [198] cho rằng chiến lược cạnh trạnh giữa Mỹ và Trung

Quốc đã tác động đến Thái Lan về mọi mặt, việc khôn khéo trong ngoại giao của

Thái Lan khi vừa gia tăng đồng minh chính trị và quân sự với Mỹ vừa tăng cường

quan hệ về kinh tế với Trung Quốc đã thu được những thành công nhất định và là

bài học kinh nghiệm cho các quốc gia ASEAN trong việc ứng xử với các cường

quốc trong giai đoạn hiện nay.

Bài “Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ ở Campuchia” của tác giả Nguyễn

Thị Hằng (2014) [62] và bài “Sự tiến triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược

15

toàn diện Campuchia – Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Thành Văn (2014) [215]

đã phân tích lý do vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều sử dụng sức mạnh trên tất cả

các lĩnh vực để gia tăng ảnh hướng với Campuchia. Điều đó buộc Campuchia phải

khéo léo trong việc củng cố quan hệ với Trung Quốc và mở rộng quan hệ với Mỹ.

Bài “Vấn đề Biển Đông và những tác động của nó tới quan hệ thương mại

Việt - Trung và nền kinh tế Việt Nam”, của Lê Kim Thoa và Ngô Hoàng Long

(2014) [172], đã phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề Biển

Đông tác động đến quan hệ thương mại hai nước và từ đó đề xuất kiến nghị giải

quyết không để lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Bài “Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Mi-an-ma từ năm

2009 đến nay” của tác giả Nguyễn Thu Mỹ và Đàm Huy Hoàng (2016) [129] đã phân

tích ảnh hưởng cạnh tranh Mỹ - Trung tại Myanmar đã đem lại cho đất nước này

nhiều cơ hội trước hết là từng bước dỡ bỏ trừng phạt kinh tế với Mỹ và các nước

phương Tây, phục hồi quan hệ ngoại giao với các bên liên quan. Thứ hai là,

Myanmar không còn bị xem là “chư hầu” của Trung Quốc mà là quốc gia độc lập có

chủ quyền và đang nỗ lực vươn lên trên con đường dẫn tới dân chủ và phồn vinh.

Theo các tác giả cho rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã tạo cho các

quốc gia ĐNA có cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn vốn, nguồn đầu tư từ hai cường

quốc này. Tuy nhiên, ĐNA cũng đứng trước thách thức suy yếu liên kết nội khối

của ASEAN, tăng thêm cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, ảnh hưởng đến

ngoại giao song phương và đa phương... Các công trình nghiên cứu này đã giúp

tác giả có cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để nhìn nhận, đánh giá tác động của sự

gia tăng can dự cạnh tranh Mỹ - Trung đến các nước trong khu vực, nhất là đến

độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.

1.2.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung được nhiều tác giả thế giới quan tâm

nghiên cứu. Có thể nêu ra một số công trình có liên quan chủ yếu sau:

Hai tác giả Ikenberry.J và Mastanduno.M trong công trình “International

Relations Theory and the Asia Pacific” (Lý thuyết quan hệ quốc tế và khu vực

16

Châu Á – Thái Bình Dương) (Columbia University, New York, 2003) [243] cho

rằng tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông sẽ lôi cuốn sự quan tâm của các nước

lớn ngoài khu vực, nhất là Mỹ. Xu hướng chung là Mỹ sẽ ngày càng can dự sâu

hơn vào vấn đề tranh chấp Biển Đông nhằm đảm bảo lợi ích an ninh chủ yếu của

mình và điều đó đặt quan hệ Mỹ - Trung luôn đứng trước trạng thái vừa hợp tác,

vừa đấu tranh và kiềm chế lẫn nhau.

Công trình “America’s Role in Asia and the South China Sea” (Vai trò của

Mỹ ở Châu Á và Biển Đông) của Amitar Acharya (2004) [227] đã phân tích sự

điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với châu Á, trong đó có ĐNA. Công trình này

nêu bật những cố gắng của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, nhằm gia tăng vai trò

ở ĐNA, trong đó cùng với việc tăng cường sự hiện diện ở khu vực, Mỹ ngày càng

quan tâm đến tình hình an ninh Biển Đông trước việc Trung Quốc tăng cường các

hoạt động quân sự và khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Nhận định chung của hai công trình “China’s Rise and the Balance of

Influence in Asia” (Sự phát triển và cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu

Á) (2007) [267] và “Southeast Asia in the Sino – US Strategic Balance” (Đông

Nam Á trong cân bằng chiến lược Trung - Mỹ) (2009) [268] của các tác giả

William W.Keller và Thomas G.Rawski cho rằng quan hệ Mỹ - Trung tác động

đến phương thức tập hợp lực lượng không chỉ ở ĐNA mà cả ở khu vực CA - TBD,

điều này tạo ra những tình huống không dễ xử lý đối với các nước trong khu vực

và làm gia tăng tính phức tạp trong QHQT.

Sách tham khảo “Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc”

(Chinese Diplomatic Strategy and Policy) của tác giả Sở Thụ Long và Kim Uy (chủ

biên), (2008) [109], đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chiến lược và chính

sách ngoại giao của Trung Quốc đối với tất cả các khu vực trên thế giới, trong đó có

ĐNA. Cuốn sách được chia thành bốn phần, trong đó phần III, cung cấp cho bạn đọc

những thông tin về chiến lược và chính sách của Trung Quốc đối với Châu lục và và

một số nước lớn, đi sâu phân tích mối quan hệ và chính sách của Trung Quốc đối với

khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông…Cuốn

sách đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho tác giả luận án tham khảo khi đưa ra

17

những đề xuất đối sách trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến

ĐLDT của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong cuốn sách này có một số luận chứng

tác giả nêu trên quan điểm lập trường của mình và của Trung Quốc khác với Việt

Nam và không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Sách “Obama and China’s Rise in America’s Asian Atrategy” (Obama và sự

trỗi dậy của Trung Quốc trong chiến lược châu Á của Mỹ), của Jeffrey A.Bader

(2015) [87], đã phân tích chính sách đối ngoại của chính quyền Obama không những

phát triển quan hệ với Trung Quốc, mà còn duy trì quan hệ tốt đẹp với các đối tác -

đồng minh chủ chốt khác ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc; đồng thời tập trung

nhiều hơn vào Đông Nam Á - ASEAN. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ phân tích khía

cạnh một số nước ĐNA mong muốn sự hiện diện của Mỹ tại khu vực mà chưa đề cập

đến chiến lược này phục vụ chính bản thân nước Mỹ trước những nguy cơ tiềm tàng

của sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đe dọa vị trí số 1 của Mỹ trên trường quốc tế.

Trên báo và tạp chí quốc tế có rất nhiều bài viết về vấn đề này như: Tác giả

David Capie và Paul Evans trong bài “The Asia - Facific Securities Lexicon” (Từ

điển an ninh Châu Á – Thái Bình Dương), (2002) [238] và bài viết “Seeking

Security in Dragon’s shadow: China and Southeast Asia in the Emerging Asian

Order” (Tìm kiếm an ninh dưới bóng con rồng: Trung Quốc và Đông Nam Á

trong trật tự Châu Á mới nổi), của tác giả Amitar Acharya ( 2003) [226] chỉ ra

rằng, cạnh tranh giữa các nước lớn ở ĐNA, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc

đều có liên quan trực tiếp đến an ninh ở ĐNA, CA - TBD. Cuộc cạnh tranh này

càng cho thấy rõ vai trò của vấn đề an ninh hàng hải trên Biển Đông đối với các

nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tác giả Shi Yinhong có các bài viết như: bài “The United States and China

in East Asia: Dynamics of A Volatile”, (Mỹ và Trung Quốc ở Đông Á: Sự năng

động của một biến động bất ổn) [261] và bài “The Strategic Situation and

Prospects of China-U.S. Relations” (Tình hình chiến lược và tiềm năng của quan

hệ Trung - Mỹ) [262] đã khảo sát ở bề rộng và chiều sâu sự biến động của cạnh

tranh Mỹ - Trung ảnh hưởng ở ĐNA, và nhận định hiện nay ảnh hưởng ngoại giao

của Trung Quốc đã bị thu hẹp đáng kể, trong khi đó Mỹ đã giành được rất nhiều

lợi thế mới tại khu vực ĐNA.

18

Trong bài “The United States and China in Southeast Asia: Conflict or

Convergence” (Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á: Mâu thuẫn hay hội tụ), tác giả

Robert Sutter (2010) [259] đã phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau trong lợi ích của

Mỹ - Trung Quốc, đặc biệt là trong phát triển kinh tế; sự khác biệt trong lợi ích

giữa Trung Quốc và Mỹ đã tác động không nhỏ đến khu vực ĐNA.

Bài “China’s Rise and Capability of Territory Expansion in the Perspective

of International Relations” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc và khả năng bành trướng

lãnh thổ của nước này dưới góc độ lý thuyết quan hệ quốc tế) của M.Taylor Fravel

(2010) [249] nhận định rằng các hành vi gây hấn của Trung Quốc đã châm ngòi

cho quá trình hình thành các liên minh quốc tế với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.

Bài “The United States in Multilateral East Asia Dealing with the rise of

China” (Mỹ trong Đông Á đa phương đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc),

của tác giả Chika Yamamoto (2011) [232], thì cho rằng sức mạnh bá chủ và sức

mạnh đang lên sẽ luôn luôn đối đầu nhau gây ra ảnh hưởng rất lớn, đặt Trung

Quốc trong bối cảnh của một sự cạnh tranh bá chủ.

Bài “Island Building” Strategy and China’s Ambition of Regional

Hegemony” (Chiến lược “xây dựng đảo” và tham vọng bá quyền khu vực của

Trung Quốc), của Patrick M.Cronin (2015) [254] đã điểm lại các hành vi hung

hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc. Theo tác giả thì những hành động

này nhằm giảm ảnh hưởng của Mỹ và gia tăng sự thống trị của Trung Quốc đối

với khu vực CA- TBD.

Trong bài “Phân tích con đường xây dựng sức mạnh mềm văn hóa quốc gia

của Mỹ” (An Analysis of America’s Path of Building National Soft Cultural

Power), tác giả Lý Bách Linh (2015) [248] đã phân tích sức mạnh mềm văn hóa

đã trở thành nguyên nhân chủ yếu và nguồn tài nguyên quan trọng của Mỹ đối với

năng lực lãnh đạo, sức ảnh hưởng, sức hấp dẫn của sản xuất toàn cầu hóa.

Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc

luận giải các tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược Mỹ

- Trung đến ổn định và phát triển của ĐNA nói chung và độc lâọ chủ quyền của

các nước trong khu vực nói riêng.

19

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI SÁCH CỦA CÁC

NƢỚC ĐÔNG NAM Á TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN

LƢỢC MỸ - TRUNG

1.3.1. Các nghiên cứu tron nƣớc

Trước hết phải kể đến cuốn “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển

trong xu thế toàn cầu hóa” của tác giả Thái Văn Long (2006) [110], đã phân tích

rất chi tiết về những nội dung cơ bản về đấu tranh vì ĐLDT của các nước đang

phát triển hiện nay. Chương 4, tác giả đã phân tích nội dung Việt Nam đấu tranh

bảo vệ và củng cố ĐLDT trong TCH, qua đó tác giả đã phân tích đóng góp của

Việt Nam vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển hiện nay và nêu

một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh này.

Cùng đề cập vấn đề trên còn có cuốn sách “Chủ quyền quốc gia dân tộc

trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam” do tác giả Phan Văn Rân

và Nguyễn Hoàng Giáp (2010) đồng chủ biên [157]. Đây là công trình chuyên sâu

nghiên cứu về bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển. Các tác giả đã phân

tích đối sách của một số nước nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trước xu thế toàn

cầu hóa; tập trung làm rõ nội dung về chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong xu

thế toàn cầu hóa. Từ đó, các tác giả nêu lên một số khuyến nghị nhằm tăng cường

bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Hai công trình nghiên cứu trên giúp tác giả hiểu rõ những vấn đề lý luận và

thực tiễn về chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa. Các công trình

này là tài liệu quý giá gợi mở cho tác giả hướng tiếp cận về cách thức bảo vệ

ĐLDT của các quốc gia tại khu vực ĐNA.

Đề cập đến đối sách của các nước tại khu vực phải kể đến sách “Hợp tác

liên kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam” của các tác giả Nguyễn

Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát và Nguyễn Thị Quế (2006) [48] đã góp phần làm rõ

thêm những bước phát triển mới và triển vọng của quá trình phát triển hợp tác,

liên kết ASEAN sau Chiến tranh lạnh trong một số lĩnh vực chủ yếu, đồng thời

cũng nêu bật sự tham gia và đóng góp của Việt Nam đối với quá trình này. Cuốn

20

sách này giúp tác giả có thêm tư liệu để viết phần đối sách của ASEAN trước ảnh

hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA.

Sách “Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam” (1986-2012)”, tác giả

Phạm Quang Minh (2012) [123] đã phân tích quá trình chính sách đối ngoại đổi

mới của Việt Nam hình thành và phát triển, đồng thời đánh giá những thành tựu đạt

được và những hạn chế còn tồn tại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề

xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đối ngoại trong giai đoạn sau.

Sách “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới

(1986-2016)” [38] và cuốn “30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam” [82] là các

công trình tổng kết lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp đổi

mới toàn diện mà Đảng và toàn dân đang đẩy mạnh. Hai cuốn sách làm cơ sở cho tác

giả luận án xác định những giải pháp, đề xuất mới trong việc xây dựng và bảo vệ

ĐLDT cho Việt Nam trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.

Trên các tạp chí và báo có các viết tiêu biểu như: Tác giả Lương Văn Kế

(2014) với bài "Tính chất địa chính trị của liên kết song phương Việt Nam với các

nước láng giềng" [88] đã cho rằng tạo mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng

giềng là một trong các nguyên tắc lớn của truyền thống chính sách đối ngoại; tạo

dựng quan hệ đồng minh với láng giềng để cùng nhau phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Đề cập đến vấn đề đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt

Nam có hàng loạt bài viết như “Độc lập, tự chủ - định hướng và nguyên tắc bất biến

của đối ngoại Việt Nam”, tác giả Phạm Bình Minh (2014) [121], bài "Sự sáng tạo

trong đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kỳ đổi mới", tác giả Nguyễn Tất Giáp

(2015) [50], bài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực bảo vệ chủ

quyền, an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của tác giả Ngô

Xuân Lịch (2015) [106] và bài “Nhìn lại chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới của

Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á”, của Phạm Quang Minh (2016) [125]. Các

tác giả đã phân tích sự đổi mới tư duy của Đảng về đường lối đối ngoại, những sáng

tạo này đã góp phần kết hợp một cách hiệu quả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời

đại, đưa nước ta ngày càng chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và

thế giới vì mục tiêu phát triển. Các công trình trên là nguồn tư liệu quý giá để tác

21

giả nghiên cứu trong vấn đề đối sách của Việt Nam trong việc xây dựng và củng cố

ĐLDT trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.

Bài “Tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế ASEAN sau 2015 và một số vấn đề đặt

ra”, của Nguyễn Huy Hoàng và Ngô Thảo Quỳnh (2015) [70] và bài “Vấn đề Biển

Đông những tác động của nó tới quan hệ thương mại Việt – Trung và nền kinh tế

Việt Nam”, của Lê Minh Thoa, Ngô Hoàng Đại Long (2014) [172], đã đề xuất

ASEAN cần giải quyết tốt việc phát triển kinh tế hòa nhập với khu vực và quốc tế.

Đề tài cấp Bộ “Quan hệ với các nước láng giềng trong chính sách đối

ngoại của Việt Nam từ 1991 đến nay” (2010) [44] và đề tài cấp cơ sở “Sự phát

triển, hợp tác liên kết ASEAN và đóng góp của Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh

lạnh” (2008) [43] do Nguyễn Hoàng Giáp chủ nhiệm đã làm rõ những bước phát

triển hợp tác, liên kết ASEAN sau chiến tranh lạnh, đồng thời nêu bật những đóng

góp của Việt Nam đối với quá trình này. Nêu khuyến nghị nhằm tăng cường hơn

nữa hiệu quả sự hợp tác của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác, liên kết ASEAN

hiện nay cũng như trong những năm tới.

Các luận án tiến sỹ “Công cuộc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến năm 2010”

của tác giả Uông Minh Long (2012) [113], “Quá trình đấu tranh củng cố độc lập

dân tộc của liên bang Malaysia tư năm 1957 đến năm 1990” của Trịnh Thị Hoa

(2014) [65] và “Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013” của Sok Dareth (2015) [159], đã nghiên

cứu quá trình đấu tranh bảo vệ ĐLDT và đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút

ra một số kinh nghiệm trong sự nghiệp bảo vệ, củng cố ĐLDT của một số nước tại

khu vực ĐNA trong giai đoạn hiện nay. Các công trình này là nguồn tài liệu quí

giá giúp tác giả phân tích đối sách của các nước ở ĐNA bảo vệ và củng cố ĐLDT

trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung hiện nay.

Ngoài ra, các tài liệu Văn kiện Đại hội Đảng các khóa VIII, IX, X, XI, XI,

XII đã giúp tác giả luận án, nhận thức rõ hơn về đường lối đối ngoại của Đảng và

Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

22

1.3.2. Các n i n cứu nƣớc n o i

Các chuyên gia đầu ngành về ĐNA cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm

ứng phó với tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung hiện nay như: Takashi

Shiraishi với bài “China’s Rise and the Meaningful lesson to East Asia” (Sự trỗi

dậy của Trung Quốc và bài học ý nghĩa đối với Đông Á) [165] và “The Effect of

US - China’s Competition on Southeast Asian Countries” (Ảnh hưởng của cuộc

ganh đua Mỹ - Trung đối với các nước Đông Nam Á) [164] đã phân tích đối sách

của từng nước ASEAN và hầu hết các nước ASEAN đều lựa chọn phương án

cùng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc để phát triển đất nước để tránh bị lệ thuộc

vào bất kỳ cường quốc nào.

Bài “In Search of a Southeast Asian Response to China,s Bid for

Dominance” (Tìm kiếm phản ứng của Đông Nam Á trước tham vọng thống trị của

Trung Quốc), của tác giả Patrick Cronin (2015) [253] và bài “South China Sea

Crisis How should the US Respond” (Khủng hoảng Biển Đông Mỹ nên hành xử

như thế nào), của tác giả Richard Javad Heydarian (Philippines), (2015) [258], cho

rằng giải pháp là các nước ASEAN cần phải đoàn kết nhiều hơn nữa trước những

hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giáo sư Carlyle Thayer (2015) với bài “Not Falling to the “Orbit” to

Prevent from Dependence”(Không rơi vào “quỹ đạo” để tránh bị lệ thuộc) [21] thì

cho rằng Việt Nam cần tiếp tục kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại đa phương

hóa, đa dạng hóa.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số cơ quan nghiên cứu quốc tế trong nước

Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Đông

Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại

giao), Viện Quan hệ Quốc tế (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh),

Ngoài ra, người viết luận án còn nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trên các

trang mạng điện tử, của các hãng thông tấn, truyền thông có uy tín như: Thông tấn

xã Việt Nam, Vietnamnet, Vietnamplus, Nghiên cứu Biển Đông, Nghiên cứu

Quốc tế, website Tổng cục Thống kê, Foreign Affairs, National Interest,

Washington Post, New York Times, Reuters...

23

Đán iá c un về tình hình nghiên cứu tron v n o i nƣớc

Nhìn chung, các nghiên cứu về ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ -

Trung tại ĐNA trên thế giới là hết sức phong phú, đa dạng, tương đối có tính chất

chuyên sâu và hệ thống hơn so với nghiên cứu trong nước. Do xuất phát từ mục đích

nghiên cứu và yêu cầu cụ thể, lập trường tư tưởng, quan điểm của từng quốc gia khác

nhau nên các nhà nghiên cứu nước ngoài có những quan điểm, cách đánh giá khác

nhau. Các công trình trong nước cũng như ngoài nước thường đi theo hướng phân

tích ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung trên góc độ QHQT mà chưa có

công trình nào đi sâu nghiên cứu tác động của quá trình trên đến ĐLDT.

Những vấn đề c ƣa đƣợc giải quyết:

Thứ nhất, các tác giả chưa đề cập phân tích sâu vấn đề quyền tự quyết và

khả năng “đề kháng” của các nước ĐNA trước sự gia tăng can dự và cạnh tranh

chiến lược Mỹ - Trung. Thứ hai, các nghiên cứu đưa ra chưa phân tích sâu các

khía cạnh tác động, nhất là về kinh tế trước sự tấn công mê hoặc của Trung Quốc

và truyền bá giá trị văn hóa của cả Mỹ và Trung Quốc.

Tóm lại, do hướng nghiên cứu khác nhau nên các công trình trên chưa đề

cập một cách cụ thể và hệ thống sự ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung đến các mặt của ĐLDT.

Kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đi trước, luận án tập trung lý giải

và làm rõ các vấn đề chủ yếu sau: Một là, nhận diện các khía cạnh tác động của

cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, nhất là đến chủ quyền, an ninh quốc gia. Hai là,

đánh gia về nhận thức và hành động chiến lược của các nước ĐNA (chủ yếu là các

nước Việt Nam, Lào , Campuchia, Philipines, Malaysia) trước sự gia tăng cạnh

tranh chiến lược Mỹ - Trung. Ba là, từ kinh nghiệm thực tiễn, góp phần làm phong

phú thêm kiến thức về ĐLDT trong bối cảnh mới.

Đây cũng là những vấn đề cơ bản mà tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu trong

luận án này.

24

C ƣơn 2

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC

MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

2.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC VÀ

ĐỘC LẬP DÂN TỘC

2.1.1. Khái niệm cạnh tranh chiến lƣợc

Trong chính trị quốc tế, khái niệm cạnh tranh được hiểu là tranh đua chính

trị, là cạnh tranh cho quyền lực chính trị... Kết quả của kiểu cạnh tranh này thường

dẫn đến tình trạng căng thẳng trên toàn thế giới và đôi khi có thể biến thành một

cuộc chiến tranh [228].

Chiến lược theo nghĩa rộng là sự quan trọng có tính toàn cục, then chốt và

có giá trị tương đối lâu dài về mặt thời gian. Chiến lược là tổng thể các phương

châm, và mưu lược được hoạch định để xác định mục tiêu, sắp xếp, quy tụ lực

lượng và đề ra giải pháp nhằm đạt một mục đích nhất định bằng con đường có lợi

nhất, tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực, toàn xã hội hoặc toàn thế

giới trong một thời kỳ nhất định [211, tr.211].

Chiến lược đối ngoại của một nước lớn là đường lối chỉ đạo việc huy động

và phối hợp mọi nguồn lực quốc gia, mọi điều kiện khách quan bên trong và bên

ngoài để bảo vệ lợi ích quốc gia của nước lớn đó, chủ yếu là bảo đảm an ninh,

điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự phát triển, bảo đảm khẳng định và nâng cao địa

vị nước lớn của nước đó trên trường quốc tế [160, tr.26].

Từ những cách lý giải trên về thuật ngữ “cạnh tranh” và “chiến lược” cho

thấy khái niệm “cạnh tranh chiến lược” trong QHQT có đặc điểm sau: Một là,

hành động ganh đua, đấu tranh chống lại đối thủ để giành phần hơn về vị thế,

quyền lực hay ảnh hưởng, lợi ích cho mình. Hai là, tổng thể các phương châm,

mưu lược, sách lược được hoạch định trong một thời kỳ nhất định nhằm thực hiện

mục tiêu đã đề ra bằng con đường có lợi nhất. Ba là, mục tiêu mang tính toàn diện

trên phạm vi rộng, có tầm quan trọng đối với quốc gia.

25

Với ba đặc điểm này, có thể hiểu khái niệm “cạnh tranh chiến lược” trong

QHQT như sau: Cạnh tranh chiến lược là sự ganh đua, đấu tranh của một nước

hoặc liên minh các nước với đối thủ của mình về phương châm, phương cách,

chính sách và mưu lược được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định,

nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra để giành phần hơn, phần thắng về vị thế,

quyền lực, sự ảnh hưởng hay lợi ích trên toàn phương diện.

Cạnh tranh quyền lực trong QHQT được hiểu là hình thái đối kháng (trực

tiếp - gián tiếp) giữa hai (hoặc nhiều) chủ thể nhằm tranh giành ảnh hưởng đối với

phục tùng ý chí của mình [84].

Từ khái niệm về cạnh tranh chiến lược và cạnh tranh quyền lực nêu trên có

thể thấy chúng có cùng đặc điểm là tranh giành ảnh hưởng, vị thế đối với phục

tùng ý chí của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược là nói đến việc chủ thể triển

khai phương châm, phương cách, chính sách và mưu lược trước đối thủ để đạt

được mục đích của mình, còn cạnh tranh quyền lực là việc chủ thể tìm mọi cách

để tăng cường sức mạnh thay đổi cán cân quyền lực có lợi cho mình.

Quan hệ giữa các nước lớn là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển

thế giới; chi phối QHQT và quá trình hình thành, cơ chế vận hành của trật tự thế

giới. Lịch sử hơn 500 năm qua đã chứng minh sự cường thịnh của một quốc gia này

là nguyên nhân của mối quan tâm của một hay một số quốc gia khác và cuối cùng

dẫn đến chiến tranh hay cạnh tranh giữa các cường quốc với nhau. Cạnh tranh chiến

lược giữa các nước lớn hiện nay có những chuyển biến rất cơ bản. Trạng thái cạnh

tranh đan xen, phức tạp; giữa hợp tác và đấu tranh với nhau, giữa can dự và kiềm

chế lẫn nhau. Trong giai đoạn hiện nay, các cường quốc ngoài việc chi phối về

chính trị, còn có khả năng to lớn về kinh tế, tài chính, điều này đã làm tăng tính phụ

thuộc của các nước đang phát triển vào các nước lớn, kéo theo việc tập hợp lực

lượng của các cường quốc đang có những thay đổi hết sức phức tạp, gây ra những

biến chuyển địa chính trị, địa kinh tế và tác động trực tiếp đến lợi ích của các nước

khác. Sự dịch chuyển, cọ xát trong chiến lược giữa các nước lớn không chỉ ảnh

hưởng đến các cường quốc mà còn làm nóng lên hay dịu đi tại các điểm nóng tranh

26

chấp lãnh thổ, vị thế của các tổ chức quốc tế, khu vực và các nước vừa và nhỏ ngày

càng được nâng cao. Tuy nhiên, điều này còn tạo ra nhiều thách thức về ĐLDT đối

với các nước đang phát triển trong xử lý quan hệ với các nước lớn. Các nước chậm

phát triển hiện nay không có một sự độc lập thực sự về kinh tế vì còn phải nương

tựa quá nhiều vào nền kinh tế của các cường quốc kéo theo nó là nhân tố chính trị

và quân sự cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Tình trạng khủng hoảng chính trị, lệ thuộc

kinh tế của một số nước xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chính phủ

bế tắc và thất bại trong việc dung hòa quan hệ với các nước lớn dựa trên nền tảng

đảm bảo an ninh quốc gia, nền kinh tế, xã hội phát triển độc lập, tự chủ, nâng cao vị

thế tránh rơi vào chiến tranh hay bị lệ thuộc nước lớn.

Hiện nay sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ

và Trung Quốc vẫn là nhân tố tác động chi phối đời sống thế giới trên nhiều phương

diện. Trật tự khu vực phụ thuộc nhiều vào cách Mỹ và Trung Quốc triển khai sức

mạnh và ứng xử với lợi ích cốt lõi của nhau. Do đó, mối quan hệ Trung - Mỹ ổn định

và lành mạnh sẽ là nền tảng cho hòa bình và phát triển trong khu vực, và ngược lại

nếu mối quan hệ này xấu đi sẽ gây ra nhiều nguy hại cho thế giới. Các nước nhỏ nếu

không xử lý khôn khéo trong mối quan hệ với các cường quốc này sẽ có thể dẫn đến

đối đầu và thậm trí là chiến tranh khu vực đe dọa nền ĐLDT của mỗi quốc gia.

Tại ĐNA hiện nay tồn tại cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc,

Trung Quốc - Nhật Bản, Trung Quốc - Ấn Độ; Nhật Bản với Mỹ, Ấn Độ và Liên

minh Châu Âu (EU), Ấn Độ - Mỹ - Nga và EU, giữa Nga với Mỹ và Nhật Bản…

Các nước lớn đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ đều thực hiện

chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của mình, có những chính sách chi phối ảnh

hưởng đến khu vực với những mức độ khác nhau, đồng thời tìm cách thỏa hiệp, hợp

tác và cả kiềm chế các đối thủ khác trong cạnh tranh ảnh hưởng đối với khu vực,

xác lập vị trí của mình ở ĐNA theo hướng có lợi cho mình [47, tr.252].

2.1.2. Khái niệm Độc lập dân tộc

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, ĐLDT là có chủ quyền, không phụ thuộc vào

nước khác, dân tộc khác.

27

Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ĐLDT bao hàm trong đó cả nội

dung dân tộc và dân chủ. Trong tư tưởng của Người, một dân tộc độc lập thì phải có

quyền tự quyết định trên tất cả các mặt kinh tế chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn

lãnh thổ, mà trước hết và quan trọng nhất là quyền quyết định về chính trị; ĐLDT

phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; ĐLDT

bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động [117].

Nghiên cứu về ĐLDT, PGS.TS Thái Văn Long cho rằng: ĐLDT là cái đích

trực tiếp của công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, đô hộ và xâm lược từ

bên ngoài để khẳng định quyền làm chủ đất nước và quyền phát triển của dân tộc,

là sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, là sự độc lập và tự chủ trong mối

quan hệ với các quốc gia dân tộc khác với cộng đồng quốc tế, là ấm no, tự do,

hạnh phúc của nhân dân [110, tr.81].

Như vây, ĐLDT bao hàm quyền tối cao trong việc định đoạt các vấn đề

trong nước và quyền được bình đẳng trong QHQT, cũng như quyền tự quyết định

các vấn đề đối ngoại của quốc gia dân tộc [153, tr.117].

Trước thập niên 90 của thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo

vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang phát triển là một quá trình đấu tranh lâu

dài, gian khổ nhưng đã làm thay đổi một cách sâu sắc bức tranh toàn cảnh của thế

giới hiện đại, nhất là hệ thống tư bản chủ nghĩa. Việc giành được ĐLDT là một

thành tựu có tính chất lịch sử không chỉ của các nước thuộc địa, mà còn là của tất

cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm đảo

lộn cục diện thế giới và đời sống kinh tế quốc tế đặt vấn đề bảo vệ ĐLDT của các

nước đang phát triển trước những cơ hội, thời cơ mới và cả những thách thức

nghiêm trọng. Hiện nay, ĐLDT đang chịu những tác động không nhỏ trước sự

xâm hại của chủ nghĩa đế quốc và mặt trái của toàn cầu hóa (TCH). ĐNA hầu hết

đang là các nước đang phát triển, giành được độc lập về chính trị, nhưng về kinh

tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước phát triển.

Để giành vị thế có lợi, các quốc gia dân tộc đều điều chỉnh chính sách, tạo cơ

hội tận dụng, tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư và

28

những kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các nước

đang phát triển, do phải phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển về khoa học, công

nghệ, vốn đầu tư…, nên những nước này đang đứng trước nhiều thách thức lớn.

Trong bối cảnh đó, các nước vừa và nhỏ luôn nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực,

tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của các nước lớn.

Các nước lớn cậy thế ức hiếp nước nhỏ, áp đặt các luật lệ cùng giá trị văn

hóa thu vén lợi ích cho mình tạo nên sự bất bình đẳng. Thông qua chính sách đầu

tư, hỗ trợ, viện trợ về kinh tế các nước lớn thường ra giá, mặc cả các điều kiện về

chính trị, dùng kinh tế để đổi lấy chính trị tạo ra nguy cơ xâm phạm đến ĐLDT, chủ

quyền và an ninh quốc gia. Các nước lớn thường can thiệp vào nội bộ của các nước

khác đặc biệt là các nước đang phát triển, theo những phương cách thô bạo, cường

quyền. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chế chính trị và an ninh cho

các nước nhỏ khi tham gia, dẫn đến lệ thuộc vào các nước lớn trong tất cả các lĩnh

vực của quốc gia. Thậm chí, một số cường quốc sử dụng các thủ đoạn, cơ hội làm

gia tăng mâu thuẫn, trầm trọng thêm những khó khăn nhằm đẩy nhanh việc thay đổi

chế độ chính trị đối với những nước khác biệt về chế độ chính trị, hoặc thu hút các

nước đó vào khu vực ảnh hưởng của họ. Trong điều kiện đó, độc lập, chủ quyền và

an ninh quốc gia bị uy hiếp nghiêm trọng, thậm chí bị xâm phạm [209].

Hiện nay, trên thế giới, người ta thường nhấn mạnh đến 3 yếu tố: an ninh, phát

triển và vị thế quốc tế để nhìn nhận về ĐLDT của một quốc gia. Để bảo vệ và củng

cố ĐLDT, các nước ĐNA cần phải có những chính sách phát triển đất nước, lấy phát

triển kinh tế làm trọng tâm, giữ vững ổn định chính trị, tạo lập sự đoàn kết, đồng

thuận xã hội; mặt khác cần chú trọng xử lý các vấn đề đối ngoại để tận dụng cơ hội

phát triển và hạn chế những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng cạnh tranh chiến

lược Mỹ - Trung đem lại. Đoàn kết và cùng nhau phát triển bền vững, giữ vững ổn

định an ninh - chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,

tăng cường hội nhập quốc tế... là việc làm cấp bách và cần thiết hiện nay nhằm bảo

vệ và củng cố ĐLDT, ứng phó với các ảnh hưởng từ cạnh tranh Mỹ - Trung đem lại.

29

2.1.3. Quan điểm của chủ n ĩa Mác - Lênin về cạnh tranh chiến lƣợc

Học thuyết Mác - Lenin cho rằng quan hệ xã hội trong đó có QHQT suy

cho cùng do quan hệ vật chất quyết định. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

về cạnh tranh chủ yếu đề cập tới mâu thuẫn trong đấu tranh giai cấp và các chế độ

xã hội; giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng với kiến

trúc thượng tầng. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng lịch sử là lịch sử đấu tranh giai

cấp giữa giai cấp thống trị và bị trị.

Mác và Ăngghen lập luận rằng các dân tộc lớn và tiến bộ có vai

trò lịch sử trong việc hoàn thành cách mạng thế giới, trong khi liên kết

với nhiều dân tộc nhỏ khác và tạo điều kiện cho chủ nghĩa xã hội thành

công. Nhưng các ông cũng phản đối một số người theo quan điểm “dân

tộc phản động” và những phong trào dân tộc bị các cường quốc lợi dụng

nhằm chống lại cách mạng thế giới.

Sau này, Lênin phát triển chủ nghĩa Mác, và cho rằng, chính vì

sự phụ thuộc chặt chẽ của hệ thống kinh tế tư bản vào thị trường và

nguồn tài nguyên hải ngoại, nên xung đột quốc tế là căn bệnh cố hữu

trong thế giới của các nước tư bản. Chủ nghĩa đế quốc đã biến thế giới

thành hai mảng, một bên là các dân tộc bị áp bức và kia là đi áp bức.

Chính sự phát triển không đồng đều của các nước tư bản dẫn tới chiến

tranh đế quốc và phân chia thuộc địa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không

thể quan hệ sinh tồn với các nước tư bản chủ nghĩa.

Khi bàn về lợi ích dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, lợi

ích quốc gia là sự phổ cập hóa lợi ích giai cấp này đối với giai cấp khác

và đưa đến cộng đồng hóa trong toàn xã hội. Xã hội quốc tế là một hệ

thống thế giới, trong đó xung đột quốc tế, hợp tác quốc tế, cục diện thế

giới v.v. cơ bản được giải quyết bởi quan hệ giữa hai giai cấp với nhau.

Muốn loại bỏ chiến tranh xâm lược và thái độ cường quyền của các

nước lớn thì phải làm cách mạng vô sản, loại trừ các nước tư bản. Khi

lực lượng sản xuất và giao lưu quốc tế phát triển cao sẽ đưa thế giới đến

đại đồng [216, tr.100-102].

30

Theo các nhà tư tưởng Mác-xít, các nước tư bản sẽ rơi vào khủng hoảng, bất

lực trước tình trạng bạo lực tăng cao và suy yếu khi uy tín của chính quyền bị suy

giảm. Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh tế hùng mạnh, lãnh đạo các quốc gia

kém phát triển trong cuộc chiến với các nước phát triển - đứng đầu là Mỹ [10, tr.31].

2.1.4. Lý thuyết của Chủ n ĩa hiện thực về cạnh tranh giữa các nƣớc lớn

Nội dung chính của Chủ nghĩa hiện thực đó là: lợi ích là yếu tố căn bản

trong QHQT và được đảm bảo bằng quyền lực. QHQT được mô tả như một cuộc

cạnh tranh giành quyền lực giữa các nước theo đuổi lợi ích quốc gia, xung đột là

bản chất của QHQT.

Trong đời sống chính trị quốc tế, không phải tất cả các quốc gia đều bình

đẳng như nhau, mà các nước lớn thường nắm vai trò chi phối, định đoạt. Nước lớn

luôn có thiên hướng chi phối không gian chiến lược xung quanh họ, trong khi nước

nhỏ luôn tìm cách thích nghi và trong nhiều trường hợp phải chấp nhận, cam chịu

[193, tr.108]. Để tự cứu mình, các nước có thể sử dụng chính sách liên minh. Trong

các cuộc xung đột, các quốc gia có thể có lợi ích nhất định nhưng tất cả sẽ thay đổi

một khi tương quan so sánh lực lượng thay đổi và xung đột chấm dứt theo hướng có

lợi cho họ. Liên minh của các quốc gia không bền vững, hôm nay có thể là bạn bè

nhưng ngày mai có thể trở thành đối thủ, thậm chí là kẻ thù và ngược lại chỉ vì lợi

ích khác biệt. Những khác biệt về lợi ích chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột,

cạnh tranh giữa các nước nhất là các nước lớn.

Từ Chủ nghĩa hiện thực, các cường quốc cho rằng chỉ có con đường duy

nhất là trở thành nước mạnh nhất trong hệ thống quốc tế mới đảm bảo được sự tồn

vong của mình.

Các nước lớn đều nuôi tham vọng trở thành bá quyền khu vực và

quốc tế, dùng “khu vực sân sau” làm bàn đạp để tiến xa hơn. Khi giành

được vị trí bá quyền nước lớn tìm cách ngăn không cho các nước lớn

khác xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của mình. Nếu một nước có khả

năng làm bá quyền xuất hiện, mà các nước lớn trong khu vực không có

khả năng kiềm chế, nước bá quyền ngoài khu vực sẽ sử dụng các biện

pháp thích hợp để xử lý nước mới nổi lên đó [73, tr.63].

31

Hiện nay, Mỹ có địa vị bá quyền thống trị Tây bán cầu và có ảnh hưởng lớn

tới các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc nổi lên trở thành một

cường quốc đang thách thức vị thế bá quyền của Mỹ trên thế giới. Vì vậy, cạnh

tranh, xung đột giữa hai nước là điều khó tránh khỏi.

Các nước lớn do quyền lợi khác biệt nhau nên có nhiều mâu thuẫn, song xu

hướng chung là các nước này thường thỏa hiệp, phân chia lợi ích với nhau và điều

này làm phương hại đến lợi ích các nước vừa và nhỏ. Các nước lớn luôn tìm mọi

cách làm thay đổi cục diện thế giới đồng thời tác động, gây ảnh hưởng tới các

nước đang phát triển, các nước nhỏ hơn mình, hi sinh quyền lợi của các nước nhỏ

để thỏa mãn quyền lợi của các nước lớn. Trên thực tế khả năng giữ ĐLDT của các

nước nhỏ luôn lép vế về thế và lực so với các nước lớn [113, tr.32]. Lịch sử đã

chứng minh, một số các nước lớn đã bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan

đến vận mệnh các nước nhỏ mà không có sự tham gia của các nước này. Vì vậy,

các nước nhỏ phải tỉnh táo, cảnh giác để bảo vệ nền ĐLDT của đất nước mình.

Các nước vừa và nhỏ thường theo đuổi chính sách cân bằng trong quan hệ với các

nước lớn, tận dụng cơ hội, hạn chế tiêu cực do cạnh tranh của các nước lớn mang

lại để phát triển đất nước, bảo vệ ĐLDT.

Lý thuyết hiện thực đã đưa ra những lý giải về cạnh tranh, va chạm, xung

đột giữa các nước lớn, ảnh hưởng của nó đến ĐLDT của các nước nhỏ. Trong môi

trường cạnh tranh các nước lớn vẫn có thể tìm thấy cơ hội hợp tác nếu như có

điểm tương đồng về lợi ích và đạt được sự tin tưởng lẫn nhau [133, tr.14].

Như vậy, chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Mác - Lênin góp phần quan

trọng trong việc nhận diện các nguyên nhân đưa đến cạnh tranh quốc tế và tác

động đến độc lập chủ quyền của các nước đang phát triển cũng như công cuộc bảo

vệ ĐLDT của các nước này. Trong đó, Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng mâu

thuẫn và lợi ích giai cấp, sự khác nhau về ý thức hệ chính trị tư tưởng và tham

vọng đế quốc là một trong những nguyên nhân chính tạo ra cạnh tranh chiến lược

giữa các nước với nhau, nhất là các nước khác nhau về chế độ chính trị [94, tr.21]

gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ĐLDT, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các

32

nước nhỏ; Chủ nghĩa hiện thực thì cho rằng sự khác biệt về lợi ích là nguyên nhân

chính tạo ra sự cạnh tranh, xung đột của các nước lớn.

2.2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG

2.2.1. Những biến đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, QHQT có nhiều biến chuyển và phức tạp

hơn. Hệ thống quốc tế Yanta tan rã kéo theo quá trình tan rã của trật tự thế giới hai

cực Xô - Mỹ. Thế giới đang quá độ sang trật tự thế giới mới, trật tự đa cực. Hiện nay,

ngoài siêu cường Mỹ còn có các cường quốc như: Nga và Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn

Độ..., tổ chức của các khu vực, EU, nhóm BRICS... tác động tới tình hình chính trị

thế giới đương đại. Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, Mỹ phát động cuộc chiến

chống khủng bố, thực hiện 2 cuộc chiến tranh với Afghanistan và Iraq nhưng sa lầy

tại các cuộc chiến này. Cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9, cùng sự lớn

mạnh của Trung Quốc và những mâu thuẫn, bất đồng xung đột ở khu vực Đông Á và

ĐNA đã khiến Mỹ nhận ra đã bỏ trống quyền lực một thời gian dài ở CA-TBD đặc

biệt là ĐNA là nơi duy nhất để Trung Quốc dễ dàng biến thành “bàn đạp” mở rộng ra

thế giới. Mỹ buộc phải dần chuyển trọng tâm “chiến lược toàn cầu” của mình từ châu

Âu - Đại Tây Dương về khu vực này, đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chính sách an

ninh và đối ngoại, coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất và là chuẩn mực để đánh

giá quan hệ của Mỹ với các nước. Thách thức của Mỹ hiện nay không phải ở tầm

toàn cầu mà là một chuỗi các thách thức khu vực. Đó là sự cứng rắn của Nga và cuộc

khủng hoảng di cư ở châu Âu; là Trung Quốc mở rộng, cải tạo đảo đá ở Biển Đông;

là chủ trương tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân của Triều Tiên; là tình hình

bạo lực ở Trung Đông... Mỹ tuy vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng ở từng khu

vực, vị trí Mỹ chỉ đứng thứ hai, thứ ba. Vị thế lãnh đạo của Mỹ đang bị lung lay, trật

tự thế giới do Mỹ đề xuất và thực hiện đang bị thách thức.

Cục diện thế giới hiện nay với xu thế hòa bình hợp tác và phát triển tạo ra

môi trường quốc tế thuận lợi cho việc bảo vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang

phát triển. Xu thế này giúp các nước này tránh được phần nào sự lôi kéo, tranh

giành ảnh hưởng của các nước lớn; tự chủ hơn trong việc hoạch định đường lối,

33

chính sách; chủ động hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng hướng tới hòa bình, ổn

định và phát triển tạo thuận lợi trong đoàn kết nội bộ; tạo điều kiện cho việc giải

quyết các xung đột sắc tộc, dân tộc theo hướng hòa bình, hòa hợp dân tộc và hợp

tác, cùng các nước phát triển xây dựng những định chế quốc tế có lợi cho hòa

bình, hợp tác và phát triển chung trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, chiến tranh cục bộ, xung đột và chạy đua vũ trang, xung đột sắc

tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo,

tài nguyên và cạnh tranh kinh tế vẫn diễn ra gay gắt. Các vấn đề toàn cầu, an ninh

truyền thống và an ninh phi truyền thống diễn biến ngày càng phức tạp. Các nước

lớn vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh gay gắt, chi phối và làm phức tạp hơn

các QHQT [82, tr.14-15]. ĐLDT và chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới

nói chung, các nước đang phát triển nói riêng đang bị tham vọng của các cường

quốc đe dọa. Chính trị của các nước đang phát triển diễn ra hết sức phức tạp,

thường rơi vào thế bị động và chịu nhiều thua thiệt trong QHQT, ảnh hưởng đến

ĐLDT bởi tham vọng của các cường quốc đe dọa.

Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu đe dọa đến sự sống

và sự phát triển bền vững của nhân loại, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự

giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương. Những nỗ lực chung của cộng

đồng quốc tế nhiều năm qua đã đưa lại một số kết quả trong việc làm giảm thiểu

hiệu ứng nhà kính, xử lý nguồn nước và rác thải, chữa trị các bệnh lây nhiễm

HIV/AIDS, SARS, dịch cúm gia cầm... nhưng tính chất nghiêm trọng và phức tạp

của những vấn đề toàn cầu đang đòi hỏi các nước đóng góp tích cực hơn nữa trong

sự phối hợp, hợp tác hành động một cách hiệu quả, thiết thực để đối phó.

Toàn cầu hóa (TCH) đã giúp các nước đang phát triển có cơ hội để phát triển

kinh tế, xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia và đấu tranh giành vị thế

trong hệ thống phân công lao động quốc tế, từng bước vươn lên giành độc lập về

kinh tế, củng cố độc lập về chính trị [132, tr.78]. Tuy nhiên mặt trái của TCH là làm

thay đổi các thể chế và cơ chế chính trị quốc gia. TCH còn tấn công vào chủ

quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền thống dân tộc, đe dọa sự ổn

34

định về kinh tế và xã hội [158, tr.3]. Tính độc lập của mỗi quốc gia sẽ bị thách thức

bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, làm hạn chế thẩm quyền và

khả năng hành xử theo ý chí riêng của từng nước. Các nước không thể tự quyết

được cơ cấu sản xuất theo ý mình. Nền tài chính của nhiều nước dễ bị lũng đoạn,

sẽ dẫn đến sự đổ vỡ hoặc mất đi nhiều ngành sản xuất, sự phá sản của hàng loạt các

xí nghiệp yếu kém của các nước đang phát triển kéo theo nó nạn thất nghiệp và

hàng loạt các vấn đề tiêu cực xã hội nảy sinh khác [57].

Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh

mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm thay đổi cơ bản lực

lượng sản xuất , quan hệ xã hội và QHQT. Cuộc cách mạng này giúp các nước

nghèo, lạc hậu có những bước bứt phá, giảm tụt hậu so với các nước công nghiệp

tiên tiến. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này làm gia tăng nạn thất nghiệp, khoảng cách

giàu - nghèo, tụt hậu về mức sống và trình độ phát triển, tính phụ thuộc lẫn nhau và

sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia. Một số nước vươn lên sở hữu công nghệ hạt

nhân đã làm các nước lớn phải dè chừng trong chính sách cứng rắn của mình với

các nước khác. Khoa học - công nghệ ngày càng phụ thuộc vào nhân tố tri thức, do

đó nó tạo ra những biến đổi trong phương thức sản xuất, kinh doanh và các mối

quan hệ xã hội. Khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo sự bùng nổ thông tin. Truyền

thông là công cụ sắc bén cho việc nhận thức thế giới quan, vì vậy xu hướng chung

của các nước là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong hòa bình.

Có thể nói, xu thế lớn của thế giới hiện nay là hòa bình, hợp tác và phát

triển. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh, xung đột cục bộ cũng gia tăng, sự tồn tại

các điểm nóng và vấn đề an ninh đặc biệt là an ninh phi truyền thống nổi lên gây

ra nhiều tác động tiêu cực bắt buộc tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới đứng

trước những thách thức mới về bảo vệ và củng cố ĐLDT, vừa hội nhập quốc tế,

vừa giữ gìn được bản sắc mỗi quốc gia. Quan hệ giữa các nước lớn có xu thế vừa

hợp tác, vừa đấu tranh.

2.2.2. Tình hình khu vực châu Á - T ái Bìn Dƣơn

Hiện nay, CA - TBD đang diễn ra quá trình phát triển năng động. Kinh tế

khu vực liên tục tăng trưởng và có vị trí địa chính trị quan trọng đối với các cường

35

quốc trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, CA-TBD là khu vực có các nước phát triển

không đồng đều, tôn giáo , dân tộc đa dạng, do đó, tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, bùng

phát chiến tranh, ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và quốc tế. Nơi đây tập

trung các “điểm nóng”, cạnh tranh giữa các nước lớn gây nên nhiều biến động trong

khu vực, xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng mới cùng với trạng thái đan xen

lợi ích rất phức tạp. Tại khu vực có ba cường quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc

cùng với Ấn Độ, Nga, Australia, Hàn Quốc là những nước có nền kinh tế lớn... tạo

ra sự thay đổi về tập hợp lực lượng. Đặc trưng nổi bật trong các QHQT ở CA-TBD

hiện nay là: hợp tác, đàm phán, đấu tranh, thỏa hiệp; các nước đều ra sức lợi dụng

mâu thuẫn của Mỹ - Trung để tối ưu hóa lợi ích quốc gia của mình.

ĐNA đang trở thành một trong những khu vực nhận được nhiều sự quan

tâm của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ... Khu vực ĐNA gồm 11

nước (Bruney, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,

Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore).

Đặc tính nổi bật của Đông Nam Á: Thứ nhất, chế độ chính trị hết sức đa dạng:

Thái Lan, Brunei, Campuchia là nước theo chế độ quân chủ lập hiến; Indonesia,

Philippines, theo chế độ cộng hòa tổng thống; Việt Nam, Lào là nước xã hội chủ

nghĩa; Singapore là nước cộng hòa theo chế độ nghị viện; Myanmar đã tiến hành

những cải cách chính trị từ chế độ độc tài chuyên chế sang chế độ dân chủ, theo

hướng đa nguyên, đa đảng. Thứ hai, trình độ phát triển không đồng đều: Indonesia,

có quy mô kinh tế phát triển nhưng thách thức phải đối mặt về kinh tế cũng nhiều

nhất; Singapore có tình hình chính trị ổn định, là nước phát triển của khu vực;

Malaysia phát triển ngành chế tạo và dịch vụ; Thái Lan lấy du lịch làm thế mạnh;

Philippines kinh tế phát triển chậm, vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài khá

nghiêm trọng; Brunei có kết cấu kinh tế đơn nhất, nhưng là nước giầu trong khu vực

từ việc khai thác dầu khí; Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao; Lào,

Campuchia và Myanmar còn trong tình trạng kém phát triển. Thứ ba, đa dân tộc, đa

tôn giáo, có nền văn hóa “đoàn kết, thống nhất trong đa dạng”. ĐNA có khoảng 600

dân tộc và bộ tộc. Hầu hết các nước ĐNA đều có sự phân chia sắc tộc đáng kể. Các

dân tộc của các nước ĐNA lần lượt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ,

36

Hồi giáo, Cơ đốc giáo... Hiện nay, tại ĐNA, số người theo đạo Hồi chiếm 39%, đạo

Phật chiếm 24%, đạo Công giáo chiếm 21% và các tôn giáo và tín ngưỡng còn lại

chiếm 16% (xem phụ lục 1) [81, tr.116].Với những đặc tính trên, các nước ĐNA gặp

nhiều khó khăn trong công cuộc bảo vệ và củng cố ĐLDT của mình.

Quá trình đấu tranh bảo vệ và củng cố ĐLDT của khu vực ĐNA

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai và những năm sau đó, ĐNA là khu vực

xảy ra chiến tranh và có nhiều biến động nhất trên thế giới. Khi chiến tranh thế

giới thứ hai kết thúc, các nước thực dân phương Tây đã đàn áp phong trào giải

phóng dân tộc và tái chiếm lại các thuộc địa tại ĐNA. Các quốc gia ở ĐNA đã

vùng lên đấu tranh chống lại thực dân xâm lược giành lại nền độc lập. Riêng Thái

Lan đã giữ độc lập bằng con đường thỏa thuận với các nước ảnh hưởng, còn các

nước khác trong khu vực trải qua các cuộc đấu tranh vũ trang, chính trị và ngoại

giao mới giành được độc lập. Sau năm 1945, các nước ĐNA lần lượt giành được

ĐLDT: Indonesia, Việt Nam, Lào (1945), Philipines (1946), Miến Điện (hiện nay

là Myanmar, 1948), Campuchia (1953), Malaysia (1957), Brunei (1984).

Mặc dù đã tuyên bố độc lập song các nước ĐNA vẫn phải tiếp tục với các

cuộc kháng chiến gian khổ để củng cố và giữ vững ĐLDT của mình. Phong trào

đấu tranh, bảo vệ ĐLDT ở các nước ĐNA diễn ra sôi động dưới nhiều hình thức,

nội dung phong phú, đa dạng. Sau chiến tranh lạnh, các nước trong khu vực đã

tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng trên các diễn đàn quốc tế, đấu tranh mạnh

mẽ đòi các nước lớn điều chỉnh chính sách cụ thể, bình đẳng trong quan hệ kinh tế

quốc tế, tự do lựa chọn con đường phát triển riêng cho dân tộc mình, chống áp đặt

các điều kiện và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước trong khu

vực... Ngày 8/8/1967, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã

tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) để đoàn kết, hợp tác

chống tình trạng bạo động và bất ổn tại nước thành viên. Sau 4 lần mở rộng

(Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999)),

hiện nay ASEAN đã quy tụ được 10 quốc gia ĐNA (trừ Đông Timor). Năm 2015,

ASEAN đã thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính là Cộng đồng

Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC), và Cộng đồng Văn hóa -

37

Xã hội (ASCC). Mục đích chính của Cộng đồng ASEAN là đạt được mục tiêu

“vai trò trung tâm” nhằm phát triển kinh tế và quản lý các mối quan hệ giữa Hiệp

hội với các đối tác bên ngoài. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN liên kết chặt chẽ,

đoàn kết, thống nhất có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, là hoàn toàn phù hợp

với lợi ích cơ bản và lâu dài, tác động tích cực đến công cuộc bảo vệ và củng cố

ĐLDT, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia tại ĐNA.

ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng, chính vì vậy, ĐLDT của các nước ở khu

vực phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược và mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc. Các

nước khu vực đang phải đối mặt với những thách thức về vận mệnh dân tộc, ĐLDT,

bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Hiện nay, ASEAN được coi là tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất

trong các nước đang phát triển. Về chính trị, ASEAN đã xóa bỏ tình trạng hai thực

thể chính trị đối lập thời chiến tranh lạnh ở khu vực, đưa Hiệp hội trở thành một tổ

chức hợp tác khu vực toàn diện, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN năm

2015. Về đối ngoại, ASEAN đã tạo dựng được mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với

nhiều đối tác quan trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo

trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á-TBD. Từ một khu vực không

tên tuổi, nay ASEAN đã trở thành trung tâm thảo luận các vấn đề khu vực và quốc

tế có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cường quốc trên thế giới. Về An ninh - Quốc

phòng, ASEAN đã hợp tác chặt chẽ tạo cơ sở cho bảo đảm hòa bình, an ninh khu

vực. Về hợp tác an ninh - chính trị, ASEAN đã thành công trong việc tạo dựng một

cơ cấu quan hệ ổn định giữa các nước thành viên để xử lý và kiềm chế mâu thuẫn

một cách hòa bình. Về hợp tác và liên kết kinh tế, sức mạnh kinh tế của các nước

thành viên gia tăng. Với những thành tựu to lớn đạt được, ASEAN từ một “vùng

trũng” về kinh tế trở thành một khu vực được biết đến với các nền kinh tế phát triển

và năng động. Từ Hiệp hội của những nước nghèo và chậm phát triển, hiện nay,

ASEAN với dân số khoảng 640 triệu người, diện tích hơn 4,5 triệu km2, tổng GDP

khoảng 2.480 tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.530 tỷ USD, Cộng đồng

ASEAN là nền kinh tế thứ bảy thế giới, có vốn FDI đạt 136 tỷ USD... [130, tr.3].

38

Hiện nay, ASEAN đã trở thành khu vực có vị thế trên trường quốc tế, có

những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy sự hợp tác vì phát triển giữa các nước

trong khu vực và quốc tế. Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là bước đi đúng đắn

kịp thời, góp phần phá thế bao vây về chính trị, cô lập về kinh tế, củng cố môi

trường hoà bình và an ninh, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,

mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, nâng cao vai trò, vị thế của khu vực.

Tuy nhiên, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu vực chưa

cao; sự đa dạng về chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển giữa các nước

thành viên chưa đồng đều. Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ

giữa các nước thành viên với nhau thường nảy sinh những vấn đề phức tạp ảnh

hưởng không nhỏ đến việc duy trì đoàn kết, thống nhất và hợp tác trong ASEAN,

vai trò chủ đạo của Hiệp hội và uy tín của ASEAN.

Sau sự kiện 11/9/2001, một số quốc gia ở ĐNA xuất hiện tình trạng xung

đột về chính trị, chính quyền thay đổi hoặc đang đứng trước cải cách chính trị.

Chính trường Philippines, Indonesia liên tục biến động, thay đổi tổng thống,

khủng hoảng chính trị ở Campuchia, Myanmar, thế lực đạo Hồi phát triển nhanh

chóng và ảnh hưởng ngày càng tăng ở khu vực. Hoạt động khủng bố và ly khai do

một số tổ chức cực đoan Hồi giáo tiến hành đã gây ra mối đe dọa khá lớn đối với

sự ổn định xã hội và an ninh khu vực. Tại ĐNA xung đột lợi ích và cạnh tranh ảnh

hưởng giữa các quốc gia và đặc biệt là trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp. Thêm vào đó, ĐNA còn chứa đựng nhiều

nhân tố bất ổn như: tranh chấp biển đảo diễn ra gay gắt, xuất hiện các hình thức

tập hợp lực lượng mới cùng với trạng thái đan xen lợi ích rất phức tạp. Sự gia tăng

vấn đề an ninh phi truyền thống như: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố (xem

phụ lục 2), ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm

kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao. Ngoài ra, nạn cướp biển tại khu vực có

xu hướng gia tăng, theo báo cáo của Cục Hàng hải Quốc tế (IBM), tính riêng quí

1/2015 có 27 vụ cướp biển, chiếm 50% số vụ trên toàn cầu [140, tr.69]. ĐNA là

khu vực chịu hậu quả nặng nề từ những hiểm họa như động đất, sóng thần, ô

nhiễm môi trường và là một trong nhưng khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

39

của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Điều này cũng làm động lực thôi thúc các

thành viên ASEAN tăng cường hợp tác, gắn kết để phát triển, phồn thịnh.

2.3. ĐÔNG NAM Á TRONG LỢI ÍCH CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ

TRUNG QUỐC

2.3.1. Đôn Nam Á tron lợi íc c iến lƣợc của Mỹ

Mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ tại ĐNA là duy trì ảnh hưởng trong khu

vực; tạo sự ổn định và cân bằng lực lượng; ngăn chặn sự xuất hiện của một bá

quyền, có mưu đồ bá chủ ở khu vực; không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một

cường quốc hay một liên minh nào đó; ngăn cản hoặc chống lại các cuộc xâm lược

nhằm vào bạn bè và đồng minh của Mỹ; không để khu vực trở thành căn cứ địa

của các tổ chức khủng bố; duy trì sức mạnh kinh tế khu vực, bảo vệ các quyền lợi

mậu dịch và đầu tư của Mỹ ở khu vực; đảm bảo tự do lưu thông hàng hải và bảo

vệ các đường biển quốc tế đi qua Biển Đông; ngăn chặn sự đổ vỡ quốc gia và

xung đột nội bộ ở các nước ĐNA, truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân

quyền và tự do tín ngưỡng [46, tr.37].

Về địa chính trị, chiến lược, các chiến lược gia của Mỹ coi việc kiểm soát

đại dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là nhân tố chính trong việc kiểm soát

thế giới. Do đó, ĐNA được Mỹ đánh giá là khu vực năng động nhất, một trung tâm

chính của quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XXI và là trọng tâm trong chiến lược

“tái cân bằng” trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống B.Obama.

Việc Mỹ kiểm soát được các tuyến đường vận tải biển quan trọng nhất trên

thế giới nằm ở ĐNA giúp Mỹ triển khai lực lượng từ Tây Thái Bình Dương tới Ấn

Độ Dương và vùng Vịnh, gây áp lực cho các nước khác về quân sự và thương mại.

Với 16 tuyến đường hàng hải, 12 tuyến đường hàng không quốc tế từ Đông sang

Tây, từ Bắc xuống Nam, Biển Đông là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa châu Á,

có ý nghĩa chiến lược cả trong thời bình và thời chiến [140, tr.68].

Mỹ rất đề cao tầm quan trọng của ĐNA trong cạnh tranh địa - chính trị của

mình tại Đông Á nhất là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, là một địa bàn để

cô lập Trung Quốc, kiềm chế sự trỗi dậy cả về kinh tế và quân sự của nước này,

ngăn chặn ảnh hưởng, bảo vệ an ninh và quyền lợi của Mỹ trong khu vực.

40

Về chiến lược an ninh - quân sự, theo quan điểm của Mỹ, ai kiểm soát được

Biển Đông, người đó kiểm soát được các eo biển trọng yếu xung quanh, thậm chí

toàn bộ khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Do đó, Biển Đông là một mắt xích

trọng yếu trong hệ thống quân sự ven biển của Mỹ ở châu Á, là nơi hỗ trợ đắc lực

cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía Đông, đảm bảo

nguyên trạng cho Đài Loan cũng như củng cố quan hệ đồng minh chiến lược của

Mỹ ở khu vực. Mỹ muốn can dự nhiều hơn tại ĐNA để kiềm chế sự trỗi dậy về

quân sự nhất là hải quân của Trung Quốc. Trung Quốc được Mỹ đánh giá là mối

đe doạ chủ yếu, là quốc gia duy nhất có thể thách thức vị thế siêu cường của Mỹ

trong thế kỷ XXI. Khu vực ĐNA có tuyến hàng hải huyết mạch đặc biệt quan

trọng, có vị trí chiến lược trong phòng thủ quân sự của Mỹ, nối liền eo biển

Malacca, Alaska và miền bờ Tây của Mỹ, với các đồng minh chiến lược của Mỹ

(Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc). Nếu Trung Quốc kiểm soát khu vực Biển

Đông, lợi ích an ninh hàng hải và hoạt động bảo vệ các đồng minh của Mỹ tại khu

vực này bị đe dọa. Các trục đường đi qua ĐNA có quan hệ trực tiếp đến hoạt động

quân sự triển khai lực lượng trên hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ

Dương, điều động lực lượng triển khai nhanh của Mỹ tới ĐNA và Trung Cận

Đông. Nếu đường vận chuyển bị cắt đứt tác động lớn đến kinh tế Mỹ, hạm đội Mỹ

hoạt động trên Ấn Độ Dương bị cô lập. Do đó, giữ cho tuyến đường biển này

thông suốt là vấn đề sống còn đối với Mỹ và các nước đồng minh, cũng như duy

trì và thực hiện lợi ích an ninh, chính trị của Mỹ ở ĐNA và toàn cầu.

Sự gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực cùng một

loạt hành động như: sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền bạc thâu tóm các công ty hàng đầu thế

giới, kể cả các công ty của Mỹ, tăng cường đầu tư quốc phòng, ngăn cản hoạt động

thám hiểm đại dương, ngăn cản hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, phản đối đề xuất của

Mỹ về cắt giảm khí thải và kiên quyết không tăng giá đồng nội tệ của mình... là nguy

cơ đe dọa vị trí số 1 của Mỹ với thế giới. Do đó, Mỹ buộc phải điều chỉnh chiến lược,

“xoay trục” sang châu Á, duy trì sự hiện diện ở Biển Đông đã tạo niềm tin cho các

nước đồng minh, lấy lại hình ảnh và vị thế của mình đã mất tại khu vực.

41

Sau sự kiện 11/9/2001, ĐNA ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược

an ninh của Mỹ. Nước này tuyên bố coi ĐNA là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến

chống khủng bố toàn cầu sau Trung Đông. Châu Á hiện có các điểm nóng như Bắc

Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông... có nguy cơ xung đột quân sự qui mô lớn

ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược và lợi ích quốc gia của Mỹ tại ĐNA.

Về kinh tế - thương mại, hợp tác với các nước ĐNA đã đem lại lợi ích rất

lớn cho nền kinh tế Mỹ. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ năm và thị trường

xuất khẩu lớn thứ tư của Mỹ. Mỹ hiện đứng vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu

của ASEAN (sau Nhật Bản). Hiện nay, ĐNA xuất khẩu vào Mỹ khoảng 50 tỷ

USD và hàng hoá của Mỹ được nhập khẩu với giá trị gần 100 tỷ USD, các công ty

của Mỹ đã đầu tư gần 50 tỷ USD vào ĐNA. Năm 2014, Mỹ là thị trường xuất

khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 28,5 tỷ USD, trong khi đó Trung

Quốc đạt 15 tỷ USD [ 27, tr.53].

Khu vực Biển Đông cũng tập trung khối lượng tài sản lớn cùng nhiều lợi

ích kinh tế khác của Mỹ. Mỗi năm, một nửa lượng tàu thuyền thương mại trên thế

giới tương đương 1/3 lượng giao thông toàn cầu với giá trị thương mại khoảng 5,3

nghìn tỷ USD đi qua vùng biển này. Trong đó, Mỹ kiếm được 1,2 nghìn tỷ USD,

chiếm 22% giá trị thương mại song phương của thế giới đi qua khu vực Biển

Đông[155, tr.7]. Các công ty dầu lửa của Mỹ đã xâm nhập vào Biển Đông hơn

nửa thế kỷ qua và ngày càng quan tâm đến vùng biển này. ĐNA là một thị trường

đầu tư lớn, nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp chế tác, có nguồn nhân lực dồi dào,

sức lao động rẻ, mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư và có lợi cho người

tiêu dùng Mỹ với chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá rẻ. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế

Mỹ và các nước ĐNA có khả năng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, mang lại lợi ích cho

cả hai phía. Đây là một lợi thế của Mỹ trong cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc.

Về văn hóa – giáo dục, ĐNA cũng nằm trong chiến lược quảng bá giá trị của

Mỹ. Việc triển khai sức mạnh mềm văn hóa là yếu tố quan trọng của Mỹ làm tăng

năng lực lãnh đạo, sức ảnh hưởng và sức hấp dẫn của sản xuất toàn cầu hóa. Ngoài

việc quảng bá hình ảnh đẹp với nền giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới, những sản

phẩm văn hóa phim ảnh và việc tăng cường thúc đẩy dân chủ, nhân quyền của Mỹ ở

ĐNA sẽ giúp Mỹ tăng vai trò dính líu đến tình hình các nước trong khu vực.

42

Có thể nói, ĐNA giữ một vị trí quan trọng trong sự điều chỉnh chiến lược toàn

cầu của Mỹ, là địa bàn chiến lược thiết yếu để Mỹ tăng cường khả năng can dự và chống

khủng bố trong khu vực. Mỹ quay trở lại ĐNA để đảm bảo sự hiện diện của mình, kiềm

chế ảnh hưởng của Trung Quốc đồng thời duy trì vị trí bá quyền trên toàn thế giới.

2.3.2. Đôn Nam Á tron lợi íc c iến lƣợc của Trun Quốc

Về địa chính trị, chiến lược, mục tiêu chiến lược lâu dài của Trung Quốc là

từng bước nâng cao vị thế, ảnh hưởng ở khu vực và quốc tế, vươn lên thành cường

quốc cạnh tranh vai trò thống trị của Mỹ. Trung Quốc coi ĐNA là một mắt xích

quan trọng cho chiến lược tiến ra thế giới và xuống châu Đại Dương, nhằm đẩy lùi

an ninh và vai trò của Mỹ sang phía bên kia bờ Thái Bình Dương.

ĐNA là cửa ngõ duy nhất để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, phá vỡ sự,

bao vây, phong tỏa của Mỹ khi phía Bắc, Đông và Tây đã bị các cường quốc khu

vực án ngữ. Phía Đông của Trung Quốc là khối đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật -

Hàn vững chắc. Đài Loan được Mỹ, Nhật bảo trợ về an ninh - quốc phòng. Phía Tây

Nam giáp Ấn Độ và Myanmar là hai nước mà Mỹ tăng cường cải thiện, mở rộng

mối quan hệ. Phía Đông Nam nơi thuận lợi nhất cho Trung Quốc vươn ra biển do

các nước có chủ quyền ở Biển Đông đều là nước nhỏ với tiềm lực hải quân hạn chế.

Từ năm 1963, ông Chu Ân Lai đã nói: Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có

đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới

xuống Đông Nam châu Á [19, tr.19]. Còn Mao Trạch Đông đã khẳng định: Chúng

ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái

Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore … Một vùng như Đông Nam châu Á rất

giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự cần thiết phải chiếm lấy… Sau

khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của

chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô -

Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây [19, tr.19].

Biển Đông là trọng điểm trong chiến lược xây dựng Trung Quốc thành “cường

quốc biển”. Chiến lược vùng biển gần của Trung Quốc được chia làm 2 khu vực là

tuyến phòng thủ tuyệt đối (AD khu vực phủ định) và tuyến các khu vực đệm phía

trước (A2 chống tiếp cận). Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu về khả năng tác

43

chiến toàn diện và khả năng răn đe và phản công chiến lược, khả năng A2/AD, khả

năng tác chiến biển xa. Theo các chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Đông - Tây

(Mỹ) và Đại học Ai-chi (Nhật Bản) cho rằng quần đảo Trường Sa được xem như là

một căn cứ chiến lược để phòng thủ, ngăn chặn, kiểm soát tuyến đường biển và có

thể là căn cứ tấn công đất liền. Thêm vào đó, với chiến lược “xoay trục” quay trở lại

CA - TBD và sự can dự mạnh mẽ của Mỹ vào ĐNA làm cho Trung Quốc càng gia

tăng quyết tâm đưa ĐNA thành hướng ưu tiên chiến lược của mình.

Về an ninh – quân sự, khu vực ĐNA là khu đệm và lá chắn bên ngoài trực

tiếp bảo vệ an ninh quốc gia phía Đông Nam của Trung Quốc. Nếu chiếm được

Biển Đông cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc

sẽ tạo cho mình “đồn biên phòng trên biển”, “chiến hào phòng vệ”, vành đai bảo

vệ đất liền vững chắc, từ đó khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc, phá vỡ vòng

cung bao vây chiến lược của Mỹ, đồng thời loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu

vực. Ý đồ của Trung Quốc là muốn đặt Biển Đông trong vòng kiểm soát, ngăn

chặn sự can thiệp chi viện của Mỹ cho Đài Loan và Nhật Bản từ hướng Nam, dễ

dàng triển khai các hoạt động quân sự bao vây Đài Loan hoặc khi xảy ra xung đột

đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản.

Biển Đông còn là một trong những con đường để Trung Quốc tăng cường

cố kết dân tộc. Tại khu vực ĐNA, hiện có hàng chục triệu người Hoa sinh sống

(xem phụ lục 1) thông qua hoạt động giao thương qua Biển Đông, nhất là nếu

khống chế được Biển Đông thì cộng đồng người Hoa ở nước ngoài sẽ hướng về

Trung Quốc nhiều hơn, từ đó tăng cường sức hội tụ, cố kết dân tộc [220, tr.262].

Về kinh tế - thương mại, ĐNA là đối tác quan trọng để Trung Quốc phát triển

kinh tế; là nơi hấp dẫn để Trung Quốc thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây",

dự án “một trục hai cánh” nhằm mở rộng thị trường phát triển kinh tế, nhất là hệ

thống các trục giao thông cả đường bộ, đường thủy và đường sắt theo hướng Bắc

Nam, qua đó mở rộng ảnh hưởng đối với khu vực. ĐNA là thị trường dễ tính trong

việc tiêu thụ hàng hóa giá rẻ, là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu, lực lượng lao

động giá rẻ cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc. Hầu hết,

ĐNA có nhu cầu cao về nguồn vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, tạo cơ hội lớn cho

44

các nhà đầu tư Trung Quốc thâm nhập [47,tr.91]. Thông qua đầu tư và viện trợ các

nước ĐNA bị lệ thuộc vào Trung Quốc từ đó Trung Quốc đạt được các nhóm lợi

ích chính trị - an ninh trong quan hệ với các nước ĐNA, lẫn các đối tác, đối thủ

khác, nhất là Mỹ và Nhật Bản.

Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới với trữ

lượng ước tính khoảng 213 tỷ thùng dầu và 2000 tỷ m3 khí [140, tr.68], giá trị hơn

1000 tỷ USD [20, tr.60]. Chính vì vậy, Biển Đông còn được coi là “Vịnh Péc Xích

thứ hai” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho phát

triển của kinh tế Trung Quốc. Nhiều học giả Trung Quốc đã cho rằng Biển Đông là

“trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên

biển của Trung Quốc” [94, tr.60]. Trung Quốc đang thiếu năng lượng một cách

trầm trọng, đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về tiêu thụ và nhập dầu mỏ. Hiện nay, do

giá dầu giảm nên Trung Quốc mua dầu để tích trữ. Năm 2014, Trung Quốc nhập tới

5,69 triệu thùng/ngày, đến năm 2020, theo dự tính sẽ tăng lên khoảng 70% và đến

2035 là khoảng 75% với số 11,6 triệu thùng ngày [200, tr.6]. Tháng 12/2015, Trung

Quốc đã tiêu tốn cho việc nhập khẩu xăng dầu các loại lên tới 124.179.000 USD

[199]. Nếu Trung Quốc chiếm được Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam sẽ đủ

năng lượng dùng hàng trăm năm vì dưới đáy sâu của Biển Đông đang tồn tại “Băng

cháy”, một dạng năng lượng của tương lai mà hiện nay trình độ và công nghệ khai

thác ở đáy sâu đại dương của thế giới chưa có. Ngoài ra Biển Đông còn là con

đường ngắn nhất để Trung Quốc tiếp cận với thế giới Ả Rập và châu Phi nơi cung

cấp nguồn dầu mỏ lớn nhất cho đất nước. Có thể khẳng định rằng, Biển Đông còn

có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Biển Đông là đường hàng hải nhộn nhịp đứng thứ hai trên thế giới, có

khoảng từ 74.000 tàu, thuyền thương mại đi qua khu vực này mỗi năm. ĐNA còn là

cầu hàng không nối các chuyến bay từ Đông Bắc Á, Bắc Mỹ sang nhiều nước Tây

Nam Á, Trung Đông - Bắc Phi và Trung - Đông Âu. Vì vậy, ĐNA chính là điểm

tựa, là chỗ dựa quan trọng hàng đầu cho Trung Quốc vươn ra thế giới đồng thời

cũng là địa bàn quan trọng để Trung Quốc tập hợp lực lượng, xác lập vị thế của một

cường quốc thế giới và phát huy vai trò trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Từ năm

45

2014, Biển Đông còn là nơi xuất phát điểm để Trung Quốc thực hiện đại chiến lược

“một vành đai, một con đường”.

Ngoài ra, cộng đồng người Hoa đông đảo ở ĐNA cũng là một yếu tố mà

Trung Quốc có thể tận dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. ĐNA là khu

vực tập trung người Hoa kiều đông nhất khoảng 35 triệu người, chiếm 80% tổng số

người Hoa trên thế giới. Trên 80% người Hoa đã nhập quốc tịch nước sở tại và nắm

giữ các khu vực quan trọng của nền kinh tế như: tài chính, ngân hàng, chứng khoán,

thông tin…sở hữu số vốn lên tới 450 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng số vốn trong nền kinh

tế của các nước ĐNA [195].

Về văn hóa - giáo dục, các nước ĐNA có nhiều điểm tương đồng và chịu

ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc, có cùng mục tiêu chung là phát triển

kinh tế, chung quan điểm về các giá trị dân chủ, nhân quyền và một số vấn đề

quốc tế. Sự gần gũi về văn hóa là cơ sở vô cùng quan trọng để Trung Quốc truyền

bá rộng rãi các giá trị của mình, xoa dịu lo sợ về “thuyết mối đe dọa Trung Quốc”

đồng thời xây dựng và củng cố hơn nữa lòng tin của các nước trong khu vực về

hình ảnh một Trung Quốc “ôn hòa”, sẵn sàng gánh vác và chia sẻ lợi ích cũng như

trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực ĐNA trong lợi ích

chiến lược của Mỹ. Văn hóa tương đồng là công cụ để Trung Quốc tập hợp lực

lượng chống lại các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, đồng thời giúp

Trung Quốc dễ dàng hợp tác với các nước trong khu vực [54, tr.207].

Tóm lại, ĐNA có vị trí địa chiến lược rất quan trọng và luôn là nơi tranh

giành ảnh hưởng của các nước lớn. Thêm vào đó, ASEAN ngày càng lớn mạnh,

ĐNA phát triển mạnh mẽ càng làm khu vực này trở nên cần thiết hơn trong chiến

lược của các nước lớn, nhất là đối với Mỹ và Trung Quốc.

2.4. DIỄN BIẾN QUAN HỆ MỸ - TRUNG

Quan hệ giữa Mỹ - Trung là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất

trong quan hệ quốc tế đương đại, nó không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc tới hòa bình và ổn

định của mỗi quốc gia, khu vực mà còn tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị quốc

tế. Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), hai nước ở trong

trạng thái đối địch do mâu thuẫn về hệ tư tưởng (giữa CNXH và CNTB). Trung Quốc

46

coi Mỹ là kẻ thù về tư tưởng, là đế quốc xâm lược, còn Mỹ đã áp dụng chính sách cô

lập chính trị, phong tỏa kinh tế, bao vây an ninh và không thừa nhận nước CHND

Trung Hoa. Trung Quốc đã liên kết thành đồng minh với Liên Xô, đối kháng với Mỹ.

Trung Quốc duy trì chiến lược “nhất biên đảo”, coi Mỹ là kẻ thù không đội trời chung

và không tiến hành bất kỳ hình thức đối thoại hay hợp tác kinh tế nào với Mỹ [109,

tr.148]. Năm 1969, quan hệ Trung - Xô căng thẳng, Trung Quốc thay đổi chiến lược

đối ngoại, thực thi chính sách “phản đế (chống chủ nghĩa đế quốc), phản tu (chống chủ

nghĩa xét lại hiện đại của Liên Xô), cách mạng thế giới (cả thế giới cùng làm cách

mạng)” và “hai quả đấm” (cùng một lúc chống Mỹ và Liên Xô) [109, tr.156].

Trong thập niên 1970, Trung Quốc tung ra chiến lược “một đường thẳng”,

“một chiến tuyến” (các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu...

nằm trên cùng một vĩ độ đoàn kết với nhau và đoàn kết với các nước Á, Phi, Mỹ

Latinh, cùng nhau đối phó với Liên Xô) [109, tr.160]. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác

với bất kỳ quốc gia nào không phân biệt về hệ tư tưởng, hệ thống chính trị miễn sao

quan hệ đó có lợi cho Trung Quốc. Còn mục tiêu của Mỹ là muốn biến Trung Quốc

thành “một xã hội dân chủ theo định hướng kinh tế thị trường”, phù hợp với lợi ích

quốc gia của Mỹ. Nhưng sau đó, chính sách “ngoại giao bóng bàn” đã tạo cơ sở cho

Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (1979), tạo điều kiện xây dựng

quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài. Cuối những năm 70 thế kỷ XX, quan hệ Mỹ -

Trung lại căng thẳng do vấn đề Đài Loan. Mỹ là cung cấp vũ khí và trang bị phòng

ngự để Đài Loan có thể duy trì khả năng tự vệ đã khiến Trung Quốc có những điều

chỉnh lớn về chiến lược đối ngoại cải thiện mối quan hệ với Liên Xô.

Giữa những năm 1980, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh từ chiến lược

ngoại giao đối đầu sang “ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ” cùng với chủ trương

“kiên định mở cửa với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi” [109, tr.161].

Sau sự kiện Thiên An Môn tháng 6/1989, Mỹ thực hiện cấm vận Trung Quốc.

Trong suốt 3 năm (1989-1992) hai nước không có cuộc gặp cấp cao nào. Quan hệ

Mỹ - Trung dần dần lạnh đi vì nhiều lý do: vấn đề sở hữu trí tuệ, vấn đề Mỹ thâm

hụt trong quan hệ thương mại, vấn đề nhân quyền, vấn đề Đài Loan. Đến năm 1993,

quan hệ hai nước mới bình thường hóa trở lại. Mỹ đã điều chỉnh chính sách đối với

47

Trung Quốc từ “bao vây” sang “can dự có tính bao vây” rồi đến “can dự toàn diện”

hay “dính líu tích cực”. Cuối năm 1999 và những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng

với sự kiện máy bay NATO ném bom vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư, các

động thái của Mỹ như công kích Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng, vấn đề nhân

quyền, tự do tôn giáo, các vụ đụng độ ở Biển Đông... càng làm cho quan hệ hai

nước thêm căng thẳng. Chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc trong thời

gian này là tăng cường kiềm chế và bao vây.

Khi Tổng thống Mỹ George W.Bush nắm quyền (1/2001), Mỹ coi Trung

Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”. Nhưng sau sự kiện 11/9/2001, Trung Quốc

lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố khiến Mỹ điều chỉnh chính

sách đối với Trung Quốc thành quan hệ “hợp tác mang tính xây dựng”. Trong năm

2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất ý tưởng xây dựng mối quan hệ

nước lớn kiểu mới nhưng chưa nhận được sự hưởng ứng của Tổng thống B.Obama.

Quan hệ kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc là một hiện tượng mới trong QHQT,

diễn ra đồng thời hai quá trình: hợp tác và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Mỹ gặp nhiều vấn đề có nguy cơ đe

dọa an ninh quốc gia từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong nước, chính phủ Mỹ phải

đối mặt với những vấn đề như: nợ công tăng cao, việc chi tiêu ngân sách quốc

phòng khổng lồ nhưng không hiệu quả (sa lầy ở chiến tranh Trung Đông, không

ngăn chặn được khủng bố). Sự kiện 11/9/2001 đã giáng một đòn nặng nề vào chính

quyền Mỹ, làm thức tỉnh giấc mộng bá quyền của Mỹ. Dư luận quốc tế đang hoài

nghi về sức mạnh bá chủ của Mỹ rằng nước Mỹ không tự bảo vệ được mình thì làm

sao đủ mạnh để “che chở”, bảo vệ cho các quốc gia khác nằm trong tầm ảnh hưởng

của Mỹ. Ở ngoài nước, tư tưởng chống Mỹ tăng cao, nhất là trong thế giới Hồi giáo,

một số nước muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Liên minh EU phát triển và ngày

càng độc lập hơn với Mỹ. Ở Mỹ Latin phong trào cánh tả nổi lên cùng với việc xây

dựng mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, đã không còn là “sân sau” của Mỹ.

Vị thế của Mỹ tại các diễn đàn quốc tế ngày càng suy giảm, quyền lực của Mỹ bị co

cụm. Trong khi đó, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, nhất là về kinh tế, vị thế

ngày càng cao trên trường quốc tế, thách thức ngôi vị bá chủ của Mỹ trên thế giới.

48

Về kinh tế, Mỹ luôn dẫn đầu thế giới trong vòng 100 năm qua. Nhưng khi

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 xảy ra, thách thức về thị

trường, thâm hụt cán cân thương mại, hệ thống tài chính, đồng USD suy yếu đã

làm nền kinh tế Mỹ suy giảm tương đối. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc

vẫn vượt qua được khủng hoảng, và phát triển vượt bậc, mức tăng trưởng khoảng

9%, trở thành nước đứng đầu về tốc độ tăng trưởng của thế giới và là chủ nợ lớn

nhất của Mỹ. Năm 2008, Mỹ là con nợ nước ngoài lớn nhất thế giới với con số lên

đến 13000 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu đứng hàng

đầu thế giới, là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất. Với tiềm năng về kinh tế, Trung

Quốc có điều kiện triển khai sức mạnh mềm với chính sách ngoại giao tiền bạc

nhằm thực hiện ý đồ tăng cường sức ảnh hưởng ra thế giới, làm giảm sức mạnh,

quyền lực, ngôi vị bá chủ thế giới của Mỹ.

Về quân sự, Mỹ là quốc gia có sức mạnh quân sự đứng hàng đầu của thế

giới. Tuy nhiên, hiện nay, sức mạnh này có giới hạn và đang gặp nhiều thách thức

lớn. Sự dính líu, can thiệp quá nhiều vào các cuộc xung đột trên thế giới, mở thêm

nhiều căn cứ quân sự ở ĐNA và Trung Á làm cho lực lượng không tập trung, tốn

kém về tiền bạc, sự bế tắc trong cuộc chiến Iraq và đặc biệt nghiêm trọng là các

cuộc chiến này bị nhiều nước lên án và nước Mỹ là mục tiêu tấn công của các thế

lực thù địch và đối thủ cạnh tranh. Người dân Mỹ sống trong nỗi ám ảnh, lo sợ an

ninh bị đe dọa bởi khủng bố. Ngoài ra, quân đội Mỹ đang phải đối mặt với sự cắt

giảm ngân sách do nợ công tăng cao. Bên cạnh đó, tiềm lực quân sự của Trung

Quốc, Nga, Ấn Độ... đang phát triển mạnh mẽ các cuộc thử vũ khí hạt nhân và tên

lửa đạn đạo của Iran, Bắc Triều Tiên, Pakistan... đang thách thức quân đội Mỹ.

Trung Quốc tăng cường đầu tư quân đội nhất là lực lượng Hải quân và không quân

dần dần thu hẹp khoảng cách quân sự so với Mỹ (xem phụ lục 7, 8). Trong công

cuộc hiện đại hóa quốc phòng, 20 năm qua, Trung Quốc không ngừng tiến hành

hiện đại hóa quân đội, tiềm lực quân sự, quốc phòng gia tăng nhanh cả về chiều sâu

và rộng. Năm 2005, ngân sách quốc phòng Trung Quốc là 33 tỷ USD và nhảy vọt

lên 215 tỷ USD chỉ sau 10 năm [178, tr.9]. Từ một nước đứng thứ 7 (2007), Trung

Quốc vươn lên trở thành nước chi phí cho quân sự đứng thứ hai trên thế giới và

49

đứng đầu Châu Á (2012), gấp gần 3 lần chi phí quốc phòng của 10 nước ASEAN

[151, tr.116]. Trung Quốc cũng là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất

và đồng thời cũng là nước đứng thứ 4 cung cấp vũ khí cho thị trường thế giới.

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, Trung Quốc đã có những bước tiến mới

trong công nghệ, nhất là công nghệ quân sự tàu ngầm và vũ trụ đuổi kịp Mỹ trong

vấn đề công nghệ thông tin. Năm 2007, Trung Quốc đã thành công trong việc

phóng tên lửa có chức năng phá hủy tên lửa vũ trụ và phóng tàu thăm dò mặt trăng

khiến Mỹ và thế giới sửng sốt.

Đặc điểm quan hệ Mỹ - Trung Quốc là phức tạp, thiếu lòng tin lẫn nhau, đan

xen hai xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh; vừa kiềm chế, vừa đối thoại đã tác

động không nhỏ đến tình hình chính trị thế giới và khu vực ĐNA. Sự trỗi dậy mạnh

mẽ của Trung Quốc và sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong 15 năm đầu

của thế kỷ XXI đã làm thay đổi vị thế và mức độ ảnh hưởng của hai nước này trên

thế giới và khu vực ĐNA. Cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa Mỹ

và Trung Quốc ở khu vực ngày càng phức tạp, chứa đựng nguy cơ bùng nổ xung

đột lớn. Quan hệ Mỹ - Trung có những căng thẳng mới, nhưng vẫn giữ được mối

quan hệ ổn định tương đối, tránh đối đầu quân sự trực tiếp và duy trì quan hệ kinh

tế. Trung Quốc kiên trì chủ trương “đấu mà không vỡ” với Mỹ, dù căng thẳng đến

đâu thì vẫn tìm cách đối thoại và đấu tranh trên các diễn đàn ngoại giao. Trong khi

giải quyết các bất đồng và mâu thuẫn chính trị - an ninh, hai nước đều cố gắng

không làm tổn hại nghiêm trọng tới các mối quan hệ kinh tế song phương.

Tiểu kết c ƣơn 2

Cấu trúc đang chuyển biến của hệ thống quốc tế và sự khác biệt của thể chế

chính trị của Mỹ và Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

chiến lược giữa hai nước này diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt nhằm giành

quyền lực, ảnh hưởng. Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc và một số

nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc... đã tạo ra những tương quan lực lượng

với Mỹ. Ngoài ra, các nước đang phát triển nói chung và các nước trong khu vực

ĐNA nói riêng, với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng chống lại sự can thiệp và ảnh

hưởng của các nước lớn để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng của mình. Các

50

nước này đã và đang liên kết, hợp tác để trở thành chủ thể mạnh hơn, tạo ra “những

sân chơi”, “luật chơi” riêng nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong quá trình phát triển.

Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các

nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 chịu sự tác động nhiều mặt từ các

nhân tố trong và ngoài khu vực. Ảnh hưởng này được hình thành trên những nhân

tố quốc tế, khu vực, nội bộ mỗi nước, địa chiến lược ĐNA... Sự thay đổi nhanh

chóng của cục diện tình hình thế giới cùng với xu thế toàn cầu hóa đã buộc Mỹ và

Trung Quốc thay đổi lại cách nhìn nhận trong chiến lược ngoại giao của mình. Với

chiến lược “xoay trục” của Mỹ tại CA-TBD cùng chiến lược tăng cường ngoại giao

nước lớn, ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đã tạo ra những thuận lợi và những

thách thức không nhỏ đối với các quốc gia trong khu vực ĐNA.

Quan hệ Mỹ - Trung là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong

thế giới đương đại. Nó không chỉ có ảnh hưởng tới mỗi quốc gia mà còn tác động

mạnh mẽ tới đời sống chính trị quốc tế. Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và

sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ những năm gần đây đã làm thay đổi vai

trò, tương quan ảnh hưởng và quyền lực của các nước này trên thế giới. Quan hệ

giữa Mỹ và Trung Quốc không thay đổi về bản chất đó là vừa hợp tác, vừa đấu

tranh, vừa kìm chế, vừa đối thoại. Mối quan hệ phức tạp này cũng tạo cho ĐNA

nhiều tác động không nhỏ đến việc bảo vệ ĐLDT của mỗi nước trong khu vực.

CA-TBD trong đó có ĐNA nổi lên là một khu vực phát triển năng động, trở

thành động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. ĐNA có vị trí địa - chiến lược quan

trọng, ngày càng thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ

và Trung Quốc kéo theo nó là sự can thiệp của các nước lớn đến sự phát triển của các

nước quốc gia tại ĐNA. Trong các nhân tố tạo nên ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược

Mỹ - Trung thì nhân tố địa - chính trị của ĐNA là nhân tố quan trọng nhất. Nhân tố này

đã quyết định trong việc thay đổi chiến lược của Mỹ và Trung Quốc kéo theo những hệ

lụy liên quan đến ĐLDT của các nước trong khu vực. Các nhân tố này đã và đang tạo

nên những thời cơ, thuận lợi đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức to lớn cho các

nước trong khu vực ĐNA trong công cuộc bảo vệ và củng cố ĐLDT của mình.

51

C ƣơn 3

THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á

TRONG SỰ CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

3.1. DIỄN BIẾN CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI

ĐÔNG NAM Á

Sau sự kiện 11/9/2001, chính quyền Bush triển khai chiến lược “đánh đòn

phủ đầu” trong an ninh quốc phòng và thực thi chính sách “ngoại giao biến đổi”

trên cơ sở sức mạnh của Mỹ. Mỹ coi ĐNA là “mặt trận thứ hai” của cuộc chiến

chống khủng bố và đó là thách thức to lớn đối với “chiến lược toàn cầu” của mình.

Quá trình triển khai chiến lược của chính quyền Bush tại ĐNA tập trung vào

những trọng tâm cơ bản: chống khủng bố quốc tế; giải quyết những điểm nóng

còn tồn tại trong khu vực, điều chỉnh quan hệ với các đối tác lớn theo hướng hòa

dịu hơn. Từ năm 2001 đến 2009, Mỹ chú trọng quan hệ với các nước thành viên

cũ, ít coi trọng tới các nước thành viên mới của ASEAN và các diễn đàn của khu

vực. Cuộc chiến chống khủng bố là nội dung triển khai chính và chi phối những

động thái khác trong chiến lược của Mỹ trong giai đoạn này. Quan hệ chính trị và

ngoại giao giữa Mỹ và khu vực ĐNA chỉ được quan tâm theo khía cạnh tập hợp

lực lượng nhằm chống chủ nghĩa khủng bố.

Từ khi lên nắm quyền (2009), Tổng thống Mỹ Obama đã điều chỉnh và

triển khai chiến lược theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, thực dụng, coi trọng chủ

nghĩa đa phương, sức mạnh tập thể nhằm tạo ra một mô hình quan hệ đối tác mở

rộng đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Từ cuối năm 2011, Mỹ thực hiện chiến lược

“xoay trục” hướng về CA-TBD. Mục tiêu chiến lược này nhằm: 1) Ổn định khu

vực và cân bằng lực lượng với mục tiêu chiến lược là ngăn chặn sự xuất hiện của

một bá quyền, có mưu đồ bá chủ ở khu vực; 2) Không để bị loại ra khỏi khu vực

bởi một cường quốc hay một liên minh nào đó; 3) Ngăn cản hoặc chống lại các

cuộc xâm lược nhằm vào bạn bè và đồng minh của Mỹ; 4) Không để khu vực trở

thành căn cứ địa của các tổ chức khủng bố; 5) Duy trì sức mạnh kinh tế khu vực,

bảo vệ các quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Mỹ ở khu vực; 6) Đảm bảo tự do lưu

52

thông hàng hải và bảo vệ các đường biển quốc tế đi qua Biển Đông; 7) Ngăn chặn

sự đổ vỡ quốc gia và xung đột nội bộ ở các nước ĐNA, truyền bá dân chủ, chủ

nghĩa pháp quyền, nhân quyền và tự do tín ngưỡng [47, tr.90]. Mục tiêu này giúp

Mỹ củng cố vai trò lãnh đạo, kiềm chế các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc, tăng

cường lợi ích kinh tế, thúc đẩy mở rộng dân chủ và nhân quyền.

Về phía Trung Quốc, trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX,

Trung Quốc đã có chiến lược như: tranh thủ “khoảng trống quyền lực”, “giấu

mình chờ thời”, tận dụng cơ hội tập trung phát triển kinh tế, xây dựng các tiềm lực

và sức mạnh của quốc gia, mở rộng ảnh hưởng để trỗi dậy thách thức vị thế số 1

của Mỹ, biến ĐNA trở thành “sân sau”, mở rộng hướng Nam nhằm thực hiện các

mục tiêu chiến lược: 1) Duy trì môi trường an ninh và chính trị ổn định, đặc biệt ở

khu vực ngoại vi của Trung Quốc, nhân tố cho phép Trung Quốc tiếp tục đà phát

triển kinh tế; 2) Duy trì và mở rộng các tuyến giao thông thương mại qua khu vực

ĐNA; 3) Giành quyền tiếp cận với các nguồn tài nguyên năng lượng và tài nguyên

thô trong khu vực; 4) Phát triển quan hệ thương mại cho mục đích chính trị và

kinh tế; 5) Cô lập Đài Loan; 6) Giành ảnh hưởng trong khu vực nhằm đánh bại

mọi nỗ lực bao vây và kiềm chế chiến lược, đặc biệt là Mỹ [47, tr.124]. Mục tiêu

này của Trung Quốc là nhằm thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu châu Á;

làm xói mòn lòng tin của các nước trong khu vực vào uy tin và khả năng duy trì

sức mạnh của Mỹ; sử dụng sức mạnh kinh tế để kéo các nước khu vực lại gần hơn

với các ưu tiên chính sách địa chính trị của Trung Quốc; gia tăng khả năng quân

sự để tăng cường răn đe trước sự can thiệp quân sự của Mỹ ở khu vực; làm dấy lên

sự ngờ vực về mô hình kinh tế của Mỹ; đảm bảo các giá trị dân chủ của Mỹ không

làm suy giảm sự nắm quyền trong nước của Đảng Cộng sản; tránh một cuộc đối

đầu lớn với Mỹ trong thập kỷ tới.

Tại ĐNA, Trung Quốc triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện với mục

tiêu tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, từng bước nâng cao vai trò và ảnh

hưởng ở khu vực và trên trường quốc tế, vươn lên thành cường quốc toàn diện trên

thế giới. Trung Quốc tập trung vào thực hiện bốn chính sách lớn: Chiến lược ngoại

giao nước lớn, chiến lược ngoại giao với láng giềng, chiến lược năng lượng và

53

chiến lược biển. Tuy nhiên, sách lược của Trung Quốc lại khác so với những gì đã

tuyên bố. Môt mặt Trung Quốc thi hành chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác láng

giềng thân thiện với các nước ĐNA, mặt khác, tích cực mở rộng ảnh hưởng bằng

việc tăng cường sức mạnh kinh tế và phô trương quyền lực quân sự, lấn chiếm đất

đai, biển đảo bằng cách đe dọa và dùng vũ lực bất chấp luật pháp quốc tế.

3.1.1.Cạnh tranh trên lĩn vực chính trị - ngoại giao

Cả Mỹ và Trung Quốc đều triển khai chiến lược ngoại giao mềm mỏng với

các nước tại khu vực ĐNA. Hai nước tích cực tham gia các cơ chế hợp tác đa

phương và tăng cường quan hệ ngoại giao song phương để lôi kéo các nước ủng

hộ mục tiêu chiến lược của mình và kiềm chế ảnh hưởng nước kia ở ĐNA.

Trong cơ chế hợp tác đa phương, Trung Quốc xác định lấy ĐNA là mũi tấn

công chính thông qua việc tích cực xây dựng quan hệ hữu nghị, lấy nền tảng phát

triển kinh tế cùng có lợi với ASEAN, làm giảm và tiến tới xóa bỏ thuyết về “mối đe

dọa từ Trung Quốc”, từ đó xây dựng vai trò lãnh đạo khu vực của mình, vươn ra

toàn thế giới, kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực, ngăn chặn Mỹ liên minh quân

sự với các nước ĐNA bao vây Trung Quốc. Trung Quốc và ASEAN đã thiết lập

khuôn khổ “quan hệ đối tác láng giềng thân thiện, tin cậy lẫn nhau, hướng tới thế

kỷ XXI” (1997), thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược” (2003); xây dựng cơ chế

đối thoại và hiệp thương định kỳ nhiều cấp; hợp tác chặt chẽ trong các công việc

khu vực và quốc tế... Trung Quốc đã chủ động sáng lập và tích cực tham gia Tổ

chức hợp tác Thượng Hải, Diễn đàn Bát Ngao, cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3,

EAS, Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng..., tiến hành ký kết FTA với các

nước ASEAN, và đang tìm cách ký kết RCEP, ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng

ASEAN cũng như vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á. Trung Quốc

lợi dụng cơ chế quốc tế đa phương đưa các vấn đề như Mỹ đóng quân ở khu vực...

vào thảo luận với ý đồ phản đối Mỹ can thiệp vào nội bộ của các quốc gia tại ĐNA

Để đối phó với những chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, Mỹ đã tuyên

bố coi “Châu Á là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại Mỹ” [47, tr.102] và điều

chỉnh chính sách ngoại giao tại ĐNA. Nếu trước kia, Mỹ chủ yếu chú trọng tới

chính sách đơn phương biệt lập, thì nay chuyển sang cơ chế đối ngoại đa phương.

54

Thông qua việc tham gia và đóng vai trò tích cực vào các tổ chức, diễn đàn của

ASEAN, APEC, ARF, TAC, EAS, LMI... Mỹ thúc đẩy liên kết ASEAN theo hướng

thể chế hóa; xây dựng cơ chế nhân quyền và triển khai các cơ chế giải quyết tranh

chấp của ASEAN. Mỹ đã tăng cường can dự chính trị, tạo lòng tin với các quốc gia

nhằm duy trì vị thế và đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc tại ĐNA. Mỹ gia tăng các

cuộc gặp gỡ cấp nguyên thủ quốc gia, đối thoại 2+2, tham vấn chính trị, quân sự

thường niên với các đồng minh và đối tác quan trọng để tăng cường lôi kéo các

nước ĐNA về phía mình.

Để tăng cường sức mạnh của mình tại khu vực, Trung Quốc liên kết với Nga,

Trung Á và các nước ASEAN, tạo thế đối trọng để ổn định tình hình khu vực và

hạn chế tác động tiêu cực từ chính sách kiềm chế của Mỹ và các nước đồng minh,

thì Mỹ hợp tác với Nhật Bản, Ấn Độ… trong vấn đề can dự Biển Đông để cùng kiềm

chế Trung Quốc. Mỹ cho rằng, sự xuất hiện của các lực lượng ngoài khu vực giúp

làm giảm tình trạng mất cân bằng trong kết cấu an ninh khu vực. Ngoài ra, Mỹ đẩy

mạnh trao đổi và hợp tác với Trung Quốc, lôi kéo Trung Quốc tham gia có trách

nhiệm vào các cơ chế khu vực như APEC, ASEAN, ARF..., nhằm muốn: Trung

Quốc hành xử theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc của quốc tế và khu vực, giảm thiểu

hành động bất ổn định; có trách nhiệm hơn với công việc chung của khu vực và quốc

tế; bị ràng buộc trong hệ thống do Mỹ và phương Tây làm chủ đạo. Với chiến lược

ngoại giao rất linh hoạt, Mỹ đã ràng buộc Trung Quốc vào cơ chế đa phương và

không để vai trò và vị thế của Trung Quốc lấn át.

Về quan hệ song phương, Trung Quốc đã coi việc củng cố quan hệ với các

nước láng giềng khu vực là một ưu tiên quan trọng. Với chính sách “thân thiện

với láng giềng”, “tam lân” và phương châm “hợp tác cùng thắng”, “cùng phát

triển, cùng phồn vinh”, “gác tranh chấp, cùng khai thác” [109, tr.309], Trung

Quốc đã sử dụng biện pháp cạnh tranh theo hướng ra sức tập hợp lực lượng cho

mình, tăng cường, củng cố các mối quan hệ đối tác chiến lược sẵn có với các

nước ĐNA như: Campuchia, Myanmar, Việt Nam, Lào; lôi kéo các nước là đồng

minh của Mỹ như: Thái Lan, Philippines, Singapore [47,tr.105]. Trung Quốc đã

xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với hầu hết các nước ĐNA và nâng cấp lên

55

quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam (2008), Campuchia (2010),

Thái Lan (2012), Indonesia và Malaysia (2013)...

Trong khi đó, chiến lược của Mỹ là củng cố các quan hệ đồng minh truyền

thống, nâng cấp và mở rộng quan hệ với các đối tác. Quan hệ của Mỹ với từng

nước ĐNA theo hướng thúc đẩy can dự, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác

nhau. Mỹ đã từng bước nâng cấp và mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực,

tăng cường củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác với Indonesia, Việt Nam; lôi

kéo Myanmar thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Hiện nay, mức độ quan

hệ của Mỹ với các nước ĐNA có thể chia làm ba nhóm: đồng minh thân thiết

(Thái Lan và Philippines); đối tác chiến lược (Singapore); đối tác chiến lược tiềm

năng (Indonesia, Malaysia và Việt Nam) [47, tr.100]. Tăng cường hợp tác song

phương đã giúp Mỹ cạnh tranh và tạo vành đai chiến lược ngăn chặn sự mở rộng

ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Tại ĐNA, Mỹ luôn tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ đối với các

nước có chế độ chính trị đối lập đồng thời, ủng hộ và giúp đỡ các tổ chức phi

chính phủ, đội ngũ truyền thông, các lực lượng chống đối quấy rối, lật đổ những

chính phủ chống đối lại Mỹ. Thông qua chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “diễn

biến hòa bình” kết hợp với “bạo loạn lật đổ” khi có điều kiện nhằm chi phối và

đưa các nước ĐNA vào quỹ đạo của Mỹ, xa rời ảnh hưởng của Trung Quốc.

Còn Trung Quốc thực hiện chính sách “ngoại giao vạch đường đỏ”, phản

đối lại những nước có hành động đi ngược lại lợi ích của mình [94, tr.105], đồng

thời đe dọa trừng phạt các nước có thái độ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền

với Trung Quốc bất chấp đi trái ngược với quy định hàng hải quốc tế. Thậm chí,

Trung Quốc còn ngăn cản các tàu của Mỹ hoạt động ở Biển Đông, cảnh báo không

can dự vào các vấn đề khu vực, áp dụng biện pháp nhiều mũi tấn công để ngăn

chặn cuộc tiến công ngoại giao của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện cuộc

vận động, kêu gọi nhiều nước như: Nga, Campuchia, Lào và Brunei...ủng hộ chủ

trương không quốc tế hóa Biển Đông, không công nhận phán quyết của Toà án

Trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan).

56

3.1.2. Cạnh tranh trên lĩn vực an ninh - quốc phòng

Biển Đông đang trở thành nơi Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng quyết

liệt trên mặt trận an ninh - quốc phòng tại khu vực. Trung Quốc tham vọng độc chiếm

Biển Đông, với yêu sách “đường lưỡi bò”, tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”,

giải quyết song phương trong tranh chấp Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ coi Biển

Đông là nơi có “lợi ích quốc gia”, khẳng định bảo vệ lợi ích của Mỹ trong tự do hàng

hải và lợi ích của các công ty Mỹ đang làm ăn trên Biển Đông; khẳng định trung lập

trong tranh chấp và chủ trương giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông; yêu cầu các

bên liên quan tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS); ủng hộ

Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử của

các bên về Biển Đông (COC); không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của

Trung Quốc; phê phán Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông.

Về chiến lược, Trung Quốc là chuyển từ chính sách “giấu mình chờ thời”

sang tích cực tham gia công việc quốc tế, nhất là trong vấn đề an ninh khu vực; chủ

động trong việc tranh giành và mở rộng ảnh hưởng; gắn chính sách ngoại giao láng

giềng với “ngoại giao nước lớn”, “ngoại giao năng lượng”, “chiến lược biển”.

Trong chiến lược quân sự, Trung Quốc điều chỉnh mạnh phương châm tác

chiến quân sự từ “ứng phó với xung đột và chiến tranh cục bộ” sang “xây dựng

phòng thủ lãnh thổ”, ứng phó với chiến tranh cục bộ trong điều kiện kỹ thuật cao,

bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển; đẩy mạnh đầu tư cho quốc phòng, chuẩn

bị các phương án đối phó với các tranh chấp về biên giới lãnh thổ, biển đảo và các

sự kiện đột biến có thể xảy ra. Trung Quốc thay đổi chiến lược từ “phòng thủ bờ

biển” sang “bảo vệ các vùng biển mở”, tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là

hiện đại hóa lực lượng hải quân nhằm mục tiêu trở thành cường quốc biển, chuyển

trọng tâm quân sự quốc gia từ lực lượng mặt đất sang lực lượng hải quân.

Trung Quốc đặt nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng lực lượng hải quân, không

quân hùng mạnh, hiện đại để có khả năng triển khai ở ĐNA và eo biển Đài Loan.

Lực lượng không quân Trung Quốc sẽ mở rộng sứ mệnh từ “phòng thủ” sang

“phòng thủ và tấn công”; tiếp tục nhấn mạnh quyết tâm của nước này trong phát

triển sức mạnh hạt nhân tối thiểu cùng với lực lượng nhị pháo - đơn vị tên lửa

57

chiến lược. Hải quân Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược từ “phòng ngự bảo vệ

lãnh thổ, lãnh hải” sang “phòng ngự tích cực bảo vệ quyền lợi đại dương”. Trung

Quốc tiếp tục duy trì một số lượng đáng kể tên lửa, tàu ngầm tại eo biển Đài Loan

để phòng ngừa sự can thiệp của Mỹ, Nhật Bản và xu thế Đài Loan độc lập, cử tàu

tuần tra bảo vệ mỏ dầu Xuân Hiểu tại Đông Hải; xây dựng căn cứ tàu ngầm tại

đảo Hải Nam, tăng tần suất tập trận, cứu hộ, tuần tra ở Biển Đông, gián tiếp bảo vệ

cho tuyến đường vận chuyển hàng hóa và mỏ dầu qua eo biển Malacca.

Tính đến nay, Hải quân Trung Quốc có khoảng 235.000 quân, được biên

chế thành 3 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải với biên chế thành 8 lữ đoàn

tàu ngầm, 4 lữ đoàn tàu khu trục tên lửa, 3 lữ đoàn hộ vệ tàu tên lửa, 16 sư đoàn

không quân hải quân, 4 lữ đoàn hải quân đánh bộ [139, tr.16]; có khoảng 78 tàu

ngầm các loại, trong đó có một số tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Trong

hai năm 2013 và 2014, số lượng tàu chiến Trung Quốc hạ thủy nhiều hơn bất kỳ

nước nào. Ngoài ra, nước này có có đội tàu hải cảnh quy mô lớn nhất thế giới, với

số lượng nhiều hơn các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia,

Malaysia và Philippines cộng lại. Những trang bị này được cho là có thể phục vụ

mục đích tấn công chống lại các quốc gia trong khu vực và cả Mỹ [14]. Với việc

thay đổi chiến lược quân sự, Trung Quốc không chỉ nhằm đe dọa các nước ĐNA

và cảnh cáo những nước lớn trong đó có Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề Biển

Đông, mà còn muốn khẳng định Trung Quốc đã trở thành nước lớn, một cường

quốc biển, xây dựng thành công “giấc mộng Trung Hoa”.

Để đối phó với chiến lược của Trung Quốc, ngoài việc việc tập hợp lực

lượng chống lại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu thì Mỹ còn mở rộng ngoại giao an

ninh biển và chú trọng đến vấn đề tranh chấp chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển

Đông. Mỹ cùng các nước ĐNA tham gia khai thác dầu mỏ ở vùng biển mà Trung

Quốc đòi chủ quyền và cho rằng Trung Quốc không có đủ chứng cứ để đòi hỏi

chủ quyền ở Biển Đông, thực chất là công nhận và ủng hộ các nước ĐNA về lập

trường tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Mỹ tăng cường, mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực để duy trì bá

quyền, bảo vệ lợi ích của mình. Trong Chiến lược an ninh quốc gia (9/2002), Mỹ

58

khẳng định “Mỹ phải và sẽ duy trì khả năng đánh bại bất kỳ âm mưu nào của kẻ

thù - dù đó là một quốc gia hay là một thực thể phi quốc gia, nhằm áp đặt ý chí

của nó lên nước Mỹ và các đồng minh thân hữu” [173, tr.42]. Mỹ hiện có ít nhất 3

tuyến răn đe chiến lược: Tuyến thứ nhất nằm sát lãnh thổ Trung Quốc, dựa vào

các căn cứ cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan,

căn cứ hải quân Mỹ tại vịnh Subic của Philippines thành vòng kiềm chế Trung

Quốc, ngăn Trung Quốc trở thành cường quốc biển. Tuyến răn đe thứ 2 đặt tại

Guam và Hawaii và tuyến thứ 3 có căn cứ tại California và Alaska.

Bên cạnh đó, Mỹ đang thành lập một hệ thống nhằm làm gián đoạn việc

cung cấp các nguồn năng lượng cho kinh tế Trung Quốc bằng cách lập một nhóm

tầu chiến thường trực đặt tại Singapore cùng với lực lượng Mỹ tại Australia và 5

căn cứ quân sự tại Philippines, Mỹ có thể dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca. Hiện

nay, Mỹ đã triển khai 350.000 quân, 2000 máy bay và 180 tàu tới khu vực CA-TBD

[210, tr.17]. Mỹ chủ trương đưa 2.500 quân đồn trú ở Đác-uyn (Austraylia), điều

chuyển lực lượng hải quân từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, hỗ trợ hải

quân Philippines trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, thay thế số tàu

chiến cũ bằng những tàu chiến với công nghệ hiện đại nhất; tăng cường diễn tập

quân sự chung và các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ tới các nước trong khu vực.

Trong hợp tác an ninh - quân sự, Trung Quốc cũng tích cực tham dự đầy đủ

các cơ chế an ninh khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), đề xuất các ý

tưởng tăng cường quan hệ quân sự song phương và đa phương. Trung Quốc tăng

cường hợp tác an ninh, trong đó có an ninh phi truyền thống; chủ động tham gia các

cơ chế an ninh với các nước xung quanh, đẩy mạnh các cuộc tập trận chung, tăng

cường giao lưu quân sự với các nước, kể cả với đồng minh của Mỹ. Với các nước

vừa và nhỏ, Trung Quốc nhấn mạnh tới quan niệm mới về an ninh tổng hợp dựa

trên cơ sở lợi ích chung, các vấn đề an ninh phi truyền thống, đồng thời đẩy mạnh

viện trợ quân sự, bán vũ khí với giá ưu đãi và chuyển giao công nghệ sản xuất đạn

dược cho một số nước như: Thái Lan, Philippines, Indonesia, Myanmar,

Campuchia... để tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng quân sự với Mỹ. Hợp tác quân

59

sự giữa Trung Quốc và Thái Lan phát triển khá toàn diện. Thái Lan đã mua vũ khí,

trang thiết bị quân sự của Trung Quốc với “giá hữu nghị”, nhưng thực chất là hình

thức quà tặng. Quân đội Thái Lan tiếp nhận từ Trung Quốc 400 xe bọc thép, 50 xe

tăng và một số súng phòng không. Trung Quốc và Thái Lan tăng cường các cuộc

tập trận chung nhằm gia tăng hợp tác an ninh [198, tr.37]. Đối với Campuchia,

ngoài việc đầu tư các dự án nhiều triệu USD, Trung Quốc gần đây còn tăng cường

viện trợ quân sự với các thỏa thuận mua sắm vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào

tạo huấn luyện có giá trị lớn. Với hành động này các chuyên gia cho rằng Trung

Quốc đang tìm cách lôi kéo, tập hợp lực lượng về phía mình.

Đối phó lại với chiến lược ngoại giao quân sự của Trung Quốc, Mỹ đã tham

dự tích cực hơn vào các diễn đàn hợp tác an ninh đa phương nhằm thể hiện và giữ

vững vai trò chủ đạo của mình đối với các thể chế này. Đặc biệt, tại ARF, Mỹ tận

dụng vấn đề Biển Đông với ý đồ ngăn chặn bước tiến chiếm Biển Đông của Trung

Quốc, làm mâu thuẫn giữa Trung Quốc với ASEAN ngày càng lớn, phân hóa

ASEAN, tạo lòng tin, chỗ dựa an ninh, sức ảnh hưởng và duy trì được bá quyền của

mình tại khu vực.

Mỹ tăng cường hợp tác an ninh quân sự Philippines, thúc đẩy quan hệ quân

sự với Singapore. Mỹ cũng ký hàng loạt các thỏa thuận quốc phòng - an ninh với

các nước khu vực như: Bản ghi nhớ về chương trình huấn luyện quân sự đối với

nước thứ ba giữa Mỹ và Singapore; “Hiệp định Khung chiến lược về hợp tác an

ninh và quốc phòng” và thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ Hải quân

Changi; Thỏa thuận với Malaysia gia hạn “Hiệp ước cung cấp hậu cần và dịch vụ

qua eo biển Malacca”, “Hợp tác trao đổi thông tin tình báo” và thỏa thuận cho phép

quân đội Mỹ sử dụng căn cứ tàu ngầm Lumut; Tuyên bố tầm nhìn chung Đồng

minh quốc phòng Mỹ - Thái (2012); Thái Lan thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng các

căn cứ hải quân và không quân Sattahip, Phanga, Phuket. Philippines, Thái Lan

được hưởng quy chế “Đồng minh chiến lược ngoài NATO”.

Mỹ tăng cường hỗ trợ các nước trong khu vực trong việc tuần tra, hợp tác an

ninh hàng hải và trao đổi thông tin. Tại Philippines, Mỹ đã cung cấp hệ thống radar

60

bờ biển, giúp việc xây dựng năng lực duy trì hải quân cũng như cung cấp các tàu

tuần tra nâng cấp các hạm đội hải quân, thiết bị thông tin liên lạc và mua sắm máy

bay. Tại Indonesia, Mỹ giúp họ tăng cường năng lực tuần tra, khả năng phối hợp,

cảnh giới và trinh sát. Ngoài ra, Mỹ còn thúc đẩy các nước trong khu vực nhận thức

về lĩnh vực hàng hải. Hiện tại, Singapore là đối tác hàng đầu trong nỗ lực này và

chia sẻ thông tin hàng hải. Ngoài ra, Mỹ còn thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ pháp lý cho

Philippines và Việt Nam trong việc đòi lại chủ quyền ở Biển Đông.

Mỹ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao pháo hạm, tập trận chung

như “Hổ Mang vàng”, “Cá bay”... với nhiều nước trong khu vực, cải thiện quan hệ

và mở rộng hợp tác với những nước có vai trò đang nổi lên trong ASEAN như

Indonesia, Việt Nam. Thậm chí Mỹ còn thực hiện những động thái tích cực nhằm

“lôi kéo” Myanmar - nước từng bị Mỹ liệt vào "trục ma quỷ" và là đồng minh thân

cận của Trung Quốc, thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Mỹ tăng cường viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí cho Campuchia, Lào,

Myanmar, Philippines và Thái Lan; hợp tác đào tạo và tiến hành diễn tập quân sự

với Singapores và Thái Lan. Tại Indonesia, Mỹ cung cấp 24 máy bay chiến đấu F-

16C/D (2011), viện trợ quân sự 1,56 tỷ USD (2013) [175, tr.22]. Năm 2015, Mỹ

còn thiết lập “Sáng kiến An ninh Biển Đông Nam Á” và Quốc hội Mỹ phê chuẩn

425 triệu USD để hỗ trợ Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam

cho các nỗ lực xây dựng năng lực trên biển ở ĐNA. Tính đến tháng 10/2015,

chính phủ Mỹ đã dành khoảng 100 triệu USD cho Philippines, Malaysia,

Indonesia và Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị tuần

tra, cải thiện năng lực giám sát biển [6, tr.19]. Dự kiến năm 2017, ngân sách này

tăng lên 156 triệu USD[63, tr.21].

Cạnh tranh trên lĩnh vực công nghệ cao, an ninh mạng giữa Mỹ và Trung

Quốc cũng diễn ra gay gắt. Trong vấn đề tự do Internet, Mỹ phê phán Trung Quốc

kiểm duyệt nội dung trên mạng và chuyển yêu cầu kết nối vào những trang mạng

không có thật. Trung Quốc phản ứng bằng việc chỉ trích Mỹ kêu gọi tự do Internet

nhưng lại mở chiến dịch chống tiết lộ bí mật trên trang Wikileaks và 33% các vụ

61

tấn công mạng trên toàn cầu đến từ Mỹ [181, tr.59]. Trung Quốc cũng cáo buộc

Mỹ tấn công ngoại giao truyền thông xã hội đối với mình khi khuyến khích mọi

người trên khắp thế giới sử dụng truyền thông số... tổ chức xã hội và vận động

chính trị. Nguyên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, Jon Huntman khi tham gia ứng cử

Tổng thống năm 2012 đã nêu quan điểm: “Chúng ta nên kết hợp với thanh niên

Trung Quốc của thời đại internet để lật đổ nước này” [181, tr.60]. Trung Quốc

phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng Internet là cái cớ để can thiệp vào công việc

nội bộ của Trung Quốc. Vấn đề tự do ngôn luận nói chung và tự do Internet nói

riêng chắc chắn sẽ tiếp tục gây bất đồng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc, đặt hai

nước này ở thế đấu tranh không khoan nhượng.

Dù đã đạt được thỏa thuận song phương về chống tội phạm mạng, song

những căng thẳng xung quanh vấn đề an ninh mạng đã cho thấy mức độ thiếu lòng

tin giữa hai cường quốc. Mỹ từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đứng sau các vụ

tấn công mạng, làm rò rỉ thông tin của chính phủ Mỹ và đánh cắp bí mật của các

công ty thương mại nước này. An ninh mạng là thách thức thực sự nghiêm trọng

đối với Mỹ vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc, nhất là chính

phủ và quân đội nước này đã đánh cắp sở hữu trí tuệ của công ty Mỹ, gây ra thiệt

hại khổng lồ, ước tính lên tới 300 tỷ USD [76]. Mỹ có sức mạnh quân sự lớn hơn

ba nước Nga, Trung Quốc và Iran cộng lại, song khoảng cách đang thu hẹp trong

lĩnh vực chiến tranh mạng. Tin tặc đã tấn công vào hạ tầng cơ sở thiết yếu của Mỹ,

không chỉ đọc và ăn cắp mà còn có khả năng chọc thủng mạng lưới, thay đổi dữ

liệu trong đó có dữ liệu quân đội cần để phục vụ các chiến dịch then chốt. Bên

cạnh đó, giới chức cũng đang quan ngại những nhóm cực đoan và những kẻ khác

có thể bắt đầu coi không gian mạng là vũ khí và muốn "dùng nó làm phương tiện

làm tổn thương Mỹ và các nước khác [51].

Chiến lược an ninh - quốc phòng là một trong những chiến lược chủ lực và là

lợi thế của Mỹ để tăng cường được vị thế, thúc đẩy lợi ích chiến lược, tạo ra lòng tin

của các đồng minh, can thiệp sâu hơn đối với vấn đề Biển Đông để ngăn chặn hành

động độc chiếm Biển Đông, hạn chế khả năng sử dụng vũ lực của Trung Quốc.

62

3.1.3. Cạnh tranh tr n lĩn vực kinh tế - t ƣơn mại

Với phương châm “kinh tế ưu tiên, chính trị theo sát, lấy kinh tế lôi kéo

chính trị, thúc đẩy chính trị”, thông qua quan hệ kinh tế để tạo ra những đột phá mới

về chính trị, an ninh, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế quốc gia để tăng

cường quốc tế trong khu vực. Trung Quốc trở thành vai trò đầu tầu thúc đẩy kinh tế

khu vực phát triển, là nhân tố quan trọng giúp các nước ĐNA duy trì mức tăng

trưởng cao và sự ổn định về tài chính, tiền tệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế

giới có nhiều biến động. Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN

(CAFTA) là khu thương mại tự do lớn thứ ba thế giới, chỉ sau EU và Khu thương

mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Tổng lượng GDP của các nước thành viên đạt khoảng

6000 tỷ USD, tổng giá trị trao đổi thương mại khoảng 4500 tỷ USD [85, tr.262]

Trong hợp tác kinh tế - thương mại, Trung Quốc tạo dựng mối liên kết kinh tế

chặt chẽ thông qua thiết lập và mở rộng các khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy quan

hệ thương mại với ASEAN như Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN

(AACFT) (2010), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (2015), nâng

cấp Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) (8/2015). Ngoài ra,

Trung Quốc cũng đang xúc tiến xây dựng Khu vực Thương mại tự do CA-TBD

(FTAAP). Tính đến cuối năm 2014, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký hợp đồng

nhận thầu công trình tại các nước ASEAN trị giá hơn 180 tỷ USD [69, tr.21].

Trung Quốc đã thay đổi chính sách từ quan hệ thương mại thông thương

sang tăng cường hợp tác đầu tư xây dựng các dự án lớn, nhất là các dự án khai

thác năng lượng, tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác về khoa học kỹ

thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường, từng bước thúc đẩy xây dựng các khu vực

mậu dịch tự do với các khu vực FTA. Mục tiêu của Trung Quốc là tranh thủ tối đa

ưu thế của đối tác và nâng cao vị thế kinh tế thương mại của mình trong khu vực.

Trung Quốc đã có những quan hệ thương mại với ASEAN như khu vực thương

mại tự do CAFTA, Kế hoạch hợp tác kinh tế vành đai Vịnh Bắc Bộ mở rộng, hỗ

trợ 5 triệu USD cho chương trình Hợp tác phát triển tiểu vùng sông MeKong và

đường sắt xuyên Á... Năm 2014, Trung Quốc đã công bố quỹ 46 tỷ USD để thực

hiện đại dự án chiến lược “nhất đới, nhất lộ” (một vành đai, một con đường) và

63

con đường tơ lụa trên biển với 40 tỷ USD nhằm nắm quyền chủ động thương mại

toàn cầu để cạnh tranh viện trợ phát triển và đầu tư với Mỹ. Nắm bắt được nhu cầu

của các nước ASEAN, Trung Quốc đã tăng cường mở rộng đầu tư kết cấu hạ tầng

châu Á. Với thủ đoạn giá bỏ thầu rẻ rúm, điều kiện thầu dễ dãi, các dự án đầu tư

của Trung Quốc về xây dựng cơ bản hầu hết thắng thầu ở tất cả các nước trên thế

giới trong đó có khu vực ĐNA. Điều này cho thấy, Trung Quốc đang tìm mọi cách

để thao túng, chiếm lĩnh thị trường kinh tế - thương mại của ĐNA, từng bước đẩy

lùi chỗ đứng của Mỹ tại khu vực. Năm 2015, Trung Quốc đề xuất thành lập Ngân

hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm kết nối và hội nhập kinh tế ở khu

vực. Tuy nhiên, Mỹ lo ngại rằng AIIB sẽ phá hoại và làm lu mờ các thể chế viện

trợ quốc tế như: Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Trung Quốc tích cực đẩy mạnh chiến lược “ngoại giao tiền bạc” bằng các

hoạt động viện trợ kinh tế cho các quốc gia ở ĐNA, trở thành nhà đầu tư và viện

trợ phát triển số một của Campuchia, Lào và Myanmar với số vốn lên tới nhiều tỷ

USD. Năm 2012, tại Campuchia, vốn FDI từ Trung Quốc lên tới 9,6 tỷ USD, vốn

ODA là 2,1 tỷ USD. Trong 3 năm (2014-2016), Trung Quốc cho nước này vay

khoảng 926,3 triệu USD. Tại Lào, vốn FDI lên tới trên 4 tỷ USD, chiếm tới 40%

tổng FDI của Lào, vốn ODA tăng lên hàng tỷ USD. Trung Quốc đã nhất trí cấp

cho Lào 7 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt dài 420 km chạy dọc theo nước

Lào nối Vân Nam - Trung Quốc tới Vientiane. Tại Myanmar, vốn đầu tư trực tiếp

của Trung Quốc lên tới trên 14 tỷ USD [172, tr.64]. Tổng số viện trợ tại ĐNA của

Trung Quốc đã vượt xa cả Mỹ. Năm 2006, viện trợ của Trung Quốc cho

Phillipines đã gấp 4 lần của Mỹ, cho Lào cũng gấp 3 lần viện trợ của Mỹ.

Chiến lược này của Trung Quốc nhằm mục đích: Giảm thiểu những rủi ro

mà hành vi bá quyền của Mỹ gây ra thông qua việc can dự và điều chỉnh ưu thế

của Mỹ; đa dạng các lựa chọn chiến lược so với Mỹ và duy trì, mở rộng sự tự do

hành động của Trung Quốc; cũng như thách thức các ưu tiên của Mỹ thông qua

việc can dự và thuyết phục.

Mục tiêu chiến lược kinh tế của Mỹ ở ĐNA nhằm biến khu vực trở thành

thị trường tự do hóa kiểu phương Tây và tạo ra thị trường cho hàng hóa công nghệ

64

cao của Mỹ. Mỹ mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương, thông qua

việc nâng cao vai trò của APEC để thúc đẩy tự do buôn bán, đầu tư và hợp tác

phát triển, thúc đẩy đàm phán TPP... nhằm ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế của

Trung Quốc với khu vực.

Để cạnh tranh với Trung Quốc, chiếm lĩnh lại thị trường đã mất tại ĐNA,

Mỹ tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế và hợp tác khai thác dầu khí tại

khu vực, chủ động đưa ra các sáng kiến phát triển kinh tế khu vực ASEAN. Mỹ đề

ra Sáng kiến vì sự Năng động ASEAN (EAI) về kinh tế - thương mại và Kế hoạch

hợp tác (ACP) về hợp tác phát triển. Hai bên cũng đang xây dựng Chương trình hỗ

trợ và Đào tạo kỹ thuật ASEAN - Mỹ giai đoạn 2 (TATF) trị giá 20 triệu USD để

hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN; triển khai các hoạt động hợp tác Chương

trình Viễn cảnh phát triển ASEAN trị giá 150 triệu USD nhằm hỗ trợ các chương

trình khu vực và song phương của ASEAN cũng như hỗ trợ nỗ lực liên kết kinh tế

và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Mỹ đã ký kết và đưa ra một loạt các sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế

thương mại với ASEAN như: Sáng kiến Doanh nghiệp ASEAN (2002), Chương

trình hợp tác ASEAN (2004), Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác Mỹ -

ASEAN (2005), Khu vực Thương mại tự do CA-TBD (FTAAP) (2006), Quan hệ

đối tác tăng cường Mỹ - ASEAN (2007), Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ĐNA

(TAC) (2009), Hợp tác giữa sông Mississipi và sông Mekong (2009) Đặc biệt, cũng

trong năm này, Tổng thống B.Obama đã tham dự Hội nghị APEC và có cuộc gặp

gỡ đầu tiên với 10 nước ASEAN, tạo ra cơ chế “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -

ASEAN” hàng năm, đồng thời cam kết tham gia xây dựng Hiệp định Đối tác Kinh

tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong

(LMI) trong đó không có Trung Quốc tham gia, Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ -

ASEAN (2012), Cam kết mở rộng hợp tác kinh tế Mỹ - ASEAN (2012). Mỹ cam

kết sẽ tăng các khoản viện trợ phát triển cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chống thiên

tai, dịch bệnh và củng cố các doanh nghiệp cho nhiều nước ASEAN...

TPP là một trong những trọng tâm của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.

Nước này sử dụng TPP để hướng các dòng thương mại của châu Á vào Mỹ và

65

giành lại thị phần đã mất vào tay Trung Quốc. TPP đã giúp Mỹ củng cố các mối

liên kết với khu vực nhất là với Singapore, Việt Nam, Malaysia, Brunei có quyền

tiếp cận ưu đãi thị trường Mỹ. Mỹ đề cao nguồn gốc xuất xứ trong TPP mục đích

của Mỹ là cắt nguồn cung ứng nguyên liệu từ Trung Quốc vào các nước ASEAN

tham gia TPP. Mỹ đã dùng các nước ASEAN thành công cụ để kiềm chế Trung

Quốc [25, tr.23], làm yếu đi quan hệ đối tác đa phương giữa Trung Quốc với

ASEAN, đối trọng lại các cơ chế do Trung Quốc chủ đạo, dần khôi phục vị thế

trung tâm và uy tín của Mỹ ở châu Á.

Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ - ASEAN kém Trung Quốc -

ASEAN, nhưng Mỹ lại là đối tác thương mại hàng đầu về xuất khẩu của ASEAN.

Mỹ hiện đứng vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của ASEAN (sau Nhật Bản).

Mỹ kêu gọi các công ty của Mỹ tăng cường mở rộng đầu tư và kinh doanh vào

ĐNA, tạo điều kiện kết nối giữa các doanh nghiệp Mỹ và ASEAN, tiến hành các

cuộc đối thoại giữa Chính phủ - doanh nghiệp, doanh nghiệp - doanh nghiệp Mỹ -

ASEAN để thúc đẩy đầu tư thương mại. Mỹ tận dụng mọi ưu thế để giành lại thị

trường ASEAN, trước hết là quan hệ đồng minh truyền thống của Mỹ. Mỹ đầu tư

vào ĐNA nhiều hơn cả đầu tư vào Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại. Đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào ĐNA trong năm 2012 là 190 tỷ USD, so với

mức 51,4 tỷ USD và 28,4 tỷ USD lần lượt của Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2014,

Mỹ đầu tư vào 4 nước mà Mỹ đang đàm phán TPP là 175 tỷ USD, còn toàn khối

là 200 tỷ USD, năm 2015 là 226 tỷ USD [25, tr23]. Năm 2014, Mỹ là thị trường

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, trong

khi đó Trung Quốc đạt 15 tỷ USD [27, tr.53]. Tại Myanmar, Mỹ cũng đã dỡ bỏ

hầu hết các danh mục cấm vận trên lĩnh vực tài chính, đầu tư, thương mại, tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp Mỹ sang Myanmar khảo sát triển khai các dự án kinh

doanh, xuất khẩu hàng hóa.

Tất cả những động thái này của Mỹ đều nhằm cạnh tranh với các cơ chế hợp

tác kinh tế mà Trung Quốc đã đạt được với ASEAN và các nước thành viên. Kim

ngạch xuất khẩu của Mỹ vào khu vực ĐNA năm 2015 tăng gấp đôi so với năm

66

trước và mục tiêu giảm một nửa nhập khẩu của Mỹ từ khu vực vào năm 2020. Mỹ

trở thành đối tác quan trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư của ASEAN.

Cạnh tranh Mỹ - Trung còn thể hiện trong vấn đề nguồn nước sông

Mekong. Trung Quốc luôn chú trọng đầu tư vào các địa điểm trọng yếu của ĐNA

như: lên kế hoạch triển khai 15 công trình thủy điện trên thượng nguồn sông

Mekong thuộc địa phận của Trung Quốc và 11 đập thủy điện trên địa phận Lào,

Thái Lan, Campuchia. Để đối phó với Trung Quốc, năm 2009, Mỹ đã đưa ra Sáng

kiến hạ nguồn sông Mekong (LMI), đứng ra tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng giữa

Mỹ và 4 nước thuộc vùng này (Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan), cam kết

tăng cường hợp tác và hỗ trợ 4 nước này trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi

khí hậu, y tế... Mỹ đã chi hơn 187 triệu USD trong năm 2010 cho LMI [218].

Tóm lại, Trung Quốc đang chiếm ưu thế về thương mại khi giữ vị trí đối

tác thương mại lớn nhất, còn Mỹ lại chiếm tuyệt đối trong lĩnh vực đầu tư ở khu

vực. Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc giành giật thị trường ĐNA

cũng ngày càng trở nên quyết liệt. Nếu như, Trung Quốc hướng tới việc kết nối

các khu vực và các quốc gia trên thế giới về thương mại là tâm điểm, bằng cách

mở ra các tuyến đường thương mại lớn với việc xây dựng các con đường cao tốc

và các cảng biển, thì Mỹ lại hướng tới việc thiết lập các quy định và luật chơi để

tăng tính kết nối cao độ giữa các nền kinh tế với Mỹ.

3.1.4. Cạnh tranh trên các lĩn vực văn óa - giáo dục

Để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo thế giới với chất lượng cao, Mỹ không chỉ

dựa vào sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật , quân sự mà còn đề cao sức mạnh và

sự hấp dẫn của hệ thống giá trị của mình. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cho

rằng: Văn hóa có sức thâm nhập mạnh, có thể đạt được mục tiêu mà các biện pháp

chính trị và quân sự chưa chắc có thể đạt được [248, tr16]. Mỹ ủng hộ, nuôi dưỡng

các lực lượng chống đối lưu vong ở nước ngoài, sử dụng chúng trong việc chống

phá chế độ, tuyên truyền “thế giới tự do của Mỹ”, ca ngợi lối sống, văn hóa Mỹ,

ca ngợi chủ nghĩa tư bản, lôi kéo người dân tại khu vực ĐNA với tư tưởng sùng

bái phương Tây, sùng bái Mỹ.

67

Đối với Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào cho rằng vị trí văn hóa ngày càng

quan trọng trong sự cạnh tranh của sức mạnh quốc gia. Với mục đích tạo dựng

hình ảnh quốc gia, gây dựng một vị thế cường quốc thế giới vừa bền vững, vừa

thân thiện, “phát triển hòa bình”, đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các nước

khác, tôn vinh nền “văn minh Trung Hoa”, xóa nhòa “mối đe dọa từ Trung Quốc”

để che đậy những hành động cứng rắn, ngang ngược của mình.

Trong vấn đề giáo dục, để đối phó lại những động thái rất bài bản của Trung

Quốc, Mỹ đã phát huy những giá trị văn hóa và giáo dục tiên tiến, hiện đại nhất thế

giới. Thông qua các chương trình trao đổi và viện trợ với những hình thức đa dạng,

Mỹ đã triển khai tăng cường sức mạnh mềm trong khu vực một cách tương đối toàn

diện. Mỹ tập trung vào trao đổi hoặc chuyển nhượng ý tưởng như nghiên cứu học

thuật, tạo điều kiện để tìm hiểu về các giá trị và văn hóa Mỹ, đào tạo tiếng Anh; xây

dựng nhiều chương trình du học với những học bổng hấp dẫn cho khu vực ĐNA

trên những lĩnh vực chủ yếu như tự do báo chí, luật học, kinh tế... Những năm gần

đây, Mỹ trao hàng nghìn học bổng Fulbringht cho sinh viên, học giả và giáo viên ở

khu vực ĐNA. Việc giúp đỡ các nước khu vực ĐNA bồi dưỡng các nhân tài, đào

tạo các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi, nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học

- công nghệ, đã giúp chính phủ Mỹ nắm bắt nhu cầu của các nước, từ đó đẩy mạnh

sự hợp tác giúp đỡ nhằm chi phối hoạt động giáo dục - đào tạo của các quốc gia

trong khu vực với ý đồ tạo sự thiện cảm, gần gũi, thân thiện và mang ơn Mỹ. Từ đó,

Mỹ dễ bề thao túng chính trị và an ninh tại khu vực.

Còn Trung Quốc luôn coi giáo dục cũng là một ưu tiên quốc gia trong việc

triển khai phổ biến văn hóa Trung Hoa. Có ít nhất 420 trường đại học của Trung

Quốc tiếp nhận sinh viên từ 178 nước trên thế giới. Một trong những phương thức

tuyên truyền văn hóa của Trung Quốc là thành lập các Học viện Khổng tử trên khắp

thế giới, mà ĐNA là trọng điểm. Chức năng của Học viện này là đào tạo tiếng Hán,

tư vấn học sinh đến Trung Quốc du học, giới thiệu Trung Quốc đương đại và làm

quen với văn hóa Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được khoảng 300

Học viện Khổng Tử ở 84 quốc gia và có kế hoạch xây thêm hàng trăm Viện Khổng

Tử nữa nhằm truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc [116, tr.25]. Tính đến năm

68

2013, đã có 850.000 học viên ghi danh theo học tại các Học viện Khổng Tử. Trung

Quốc đã chi ra một khoản ngân sách lên tới 200 triệu USD để thúc đẩy việc học tiếng

Trung trên toàn thế giới trong đó 1/3 chi cho ĐNA [149, tr.34]. Tại ĐNA, Học viện

Khổng Tử trở thành một trong những công cụ đắc lực để Trung Quốc sử dụng nhằm

cạnh tranh với tiếng Anh và chính sách sử dụng, truyền bá tiếng Anh của Mỹ.

Ngoài ra, việc cấp thị thực cho lưu học sinh của Trung Quốc dễ hơn so với

chính sách thắt chặt cấp thị thực cho lưu học sinh của Mỹ. Chính sách này nhằm

thu hút, khuyến khích các nước du học tại Trung Quốc. Theo điều tra của trường

đại học Georgetown, số người có visa tới học ở Trung Quốc tăng gấp đôi so với

Mỹ. Trung Quốc cũng đưa ra rất nhiều loại hình học bổng dành cho sinh viên

nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, các sinh viên Trung

Quốc cũng đang chiếm một vị trí đáng kể trong các sinh viên nước ngoài ở các

trường đại học của các nước ASEAN. Trung Quốc muốn các trường Đại học của

mình trở thành đối thủ của các trường hàng đầu thế giới trong vòng 1 thập kỉ và đã

đầu tư hàng tỷ USD cho mục tiêu đó. Trung Quốc giành nhiều ưu ái trong giáo

dục cho Campuchia khi trao 500 xuất học bổng cho sinh viên Campuchia học tại

các trường đại học của Trung Quốc. Tại Campuchia có 57 trường học tiếng Trung

với hơn 40.000 sinh viên mặc dù có nơi không nhận được sự hỗ trợ từ Trung

Quốc. Tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Campuchia [240].

Trong vấn đề truyền thông, Chính phủ Mỹ đã coi việc duy trì địa vị dẫn đầu

trong truyền thông tin tức toàn cầu, đảm bảo quan niệm giá trị của Mỹ tiếp tục ảnh

hưởng tích cực đến văn hóa của các quốc gia khác là một trong những lợi ích quan

trọng của nước này. Mỹ coi trọng việc sử dụng công cụ truyền thông đại chúng như

truyền hình, điện ảnh, báo chí, truyền thanh để truyền tải giá trị văn hóa của họ ra

thế giới. Hãng CNN của Mỹ đã phủ sóng các chương trình truyền hình 137 quốc gia

và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. VOA là một trong những đài truyền thanh quốc

tế lớn nhất được phát thanh bằng 52 thứ tiếng nhằm tuyên truyền chính sách đối

ngoại, chế độ chính trị và giá trị quan của Mỹ, phục vụ chiến lược toàn cầu.

Để không thua kém Mỹ trong lĩnh vực này, Trung Quốc cũng tăng cường

tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nước, con

69

người, văn hóa Trung Hoa. Hiện nay Trung Quốc có tới 39 tập đoàn truyền thông

đại chúng. Tốc độ mở rộng phạm vi phủ sóng chương trình truyền thanh, truyền

hình trên toàn thế giới, các bộ phim truyền hình dã sử hoành tráng, dài tập luôn

được chiếu trong khung giờ vàng tại các nước ĐNA. Hiện nay, Đài phát thanh

Trung Quốc phát bằng 48 ngoại ngữ, lập trang web quốc tế trực tuyến với 43 loại

chữ viết; Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát 4 kênh quốc tế ở

137 quốc gia với thời lượng 24/24 giờ [116, tr.26]. Ngoài ra, Trung Quốc cũng

đang trở thành nhà cung cấp tin trên Internet cho bất kì ai quan tâm đến việc

nghiên cứu các tin tức chính thức và quan sát các vấn đề của Trung Quốc. Truyền

thông là một lĩnh vực mà Trung Quốc ngày càng coi trọng trong cuộc đua tranh

với Mỹ và có những bước phát triển tại khu vực ĐNA.

Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động đưa sản phẩm văn hóa tràn vào ĐNA.

Trung Quốc chủ động tổ chức liên hoan phim Trung Quốc để thông qua đó giới

thiệu những nét đặc sắc của văn hóa Trung Quốc; đẩy mạnh giao lưu văn hóa dân

gian gây thiện cảm với bạn bè quốc tế và khu vực, nhằm xóa tan mối đe dọa Trung

Quốc và giấc mộng Trung Hoa trong dư luận quốc tế và khu vực. Kết hợp với lợi

ích kinh tế, Trung Quốc đang biến văn hóa thành một thứ quyền lực mềm tạo dựng

hình ảnh Trung Quốc thân thiện, có trách nhiệm tại ĐNA và quốc tế.

Nhìn chung, trong lĩnh vực văn hóa, cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ

không thật sự khốc liệt và rộng mở như trong các lĩnh vực khác. Vị trí và vai trò

của hai nền văn hóa vốn có nhiều khác biệt lớn và bản thân Mỹ cũng không quá lo

ngại về sức mạnh mềm của quốc gia bị lung lay vì trong lĩnh vực này Mỹ vẫn là số

một của thế giới [190, tr.52].

3.2. ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƢỚC

ĐÔNG NAM Á

3.2.1. Ản ƣởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia

3.2.1.1. Ảnh hưởng tích cực: cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã giúp

ĐNA cân bằng quan hệ với nước lớn, hạn chế những bất đồng bùng nổ thành xung

đột vũ trang. Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tranh giành ảnh hưởng thông qua các nỗ

lực hợp tác riêng với từng nước trong khu vực và ASEAN, tạo cơ hội cho các

70

nước này tranh thủ, lôi kéo hai nước tham gia nỗ lực chung xử lý các vấn đề an

ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

Việc Mỹ tăng cường mối quan hệ quân sự và ngoại giao tại ĐNA giúp cho

các nước trong khu vực ngày càng quyết đoán, tự tin hơn, đồng thời buộc Trung

Quốc phải tính đến nhân tố Mỹ trong giải quyết các vấn đề khu vực. Sự hiện diện

của Mỹ tại khu vực đã kiềm chế không để các vấn đề bất đồng, tranh chấp bùng nổ

thành xung đột mà phần lớn đều được giải quyết bằng biện pháp thương lượng hòa

bình. Các sáng kiến về an ninh, cùng với sự trợ giúp, hợp tác trong quân sự và

tăng cường lực lượng, tàu chiến của Mỹ, Trung Quốc ở khu vực CA-TBD đã giúp

các nước ĐNA trấn áp, đẩy lùi được lực lượng phiến quân, ly khai trong nước,

giảm thiểu nạn cướp biển, bảo đảm an ninh hàng hải, góp phần xây dựng một môi

trường an ninh tương đối ổn định. Việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác, hỗ

trợ đã giúp các nước ĐNA phát triển kinh tế và quân sự làm tăng khả năng đảm

bảo chủ quyền quốc gia và ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống

ngày càng phức tạp, giảm thiểu mối đe dọa về an ninh biển, kiềm chế hành động

ngang tàn của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông. Việc chia sẻ thông tin

và những bài học trong hoạt động hàng hải của Mỹ đã giúp các nước ĐNA nâng

cao trình độ tác chiến, có kinh nghiệm trong xử lý vấn đề Biển Đông không gây ra

các cuộc chiến làm tổn hại đến an ninh quốc gia.

3.2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực:

Một là, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và chủ quyền biển đảo của các

quốc gia tại khu vực ĐNA. Với mưu đồ vươn lên trở thành cường quốc biển ngang

tầm với Mỹ, Trung Quốc đã triển khai “chiến lược biển”, xây dựng lực lượng hải

quân và không quân mở rộng xuống Biển Đông, ngang nhiên cải tạo, chiếm giữ trái

phép vùng biển và đảo với yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm hơn 80% diện tích tại

Biển Đông bất chấp cả luật pháp quốc tế hòng khẳng định sức mạnh trong khu vực.

Vấn đề Biển Đông nổi lên hiện nay là việc tranh chấp chủ quyền biển đảo:

Trước hết là việc Trung Quốc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp

đến là việc Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia tranh chấp quần đảo

Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam kiểm soát 21 đảo (9 đảo nổi và 12

đảo san hô chìm), Trung Quốc (7 bãi ngầm), Đài Loan (1 đảo Ba Bình),

71

Philippines (9 đảo), Malaysia (5 đảo chìm). Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ

quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa; Philippines và Malaysia đòi chủ quyền một

phần quần đảo Trường Sa. Tranh chấp Biển Đông còn mở rộng ra cả vùng biển

phía Nam quần đảo Trường Sa giữa 6 nước 7 bên gồm: Việt Nam, Trung Quốc,

Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei.

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian qua như:

Công bố đường lưỡi bò (2010), cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking 2 của Việt Nam

(2011), thành lập “thành phố Tam Sa” (tháng 6/2012); đơn phương ban hành lệnh

cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hàng năm; đưa ra “Biện pháp thực thi Luật Ngư

nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” (có hiệu lực từ

ngày 01/01/2014); thực hiện chiến lược chống can thiệp, đưa 4 tầu hải quân tới bãi

cạn James (Malaysia) tuyên bố chủ quyền (2013) để tập trận; hạ đặt trái phép giàn

khoan HD 981 (2014); đẩy nhanh tiến độ xây dựng và cải tạo trái phép 7 bãi cạn

thuộc quần đảo Trường Sa (xem phụ lục 3). Các “đảo nhân tạo” này đang trở thành

căn cứ quân sự lớn của Trung Quốc. Tại đây, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng

đường băng, đưa máy bay chiến đấu, pháo phòng không, tên lửa ra Biển Đông để

biến thành pháo đài tiền tiêu, những trạm gác kiểm soát vùng biển rộng lớn, đe dọa

tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền,

ĐLDT và an ninh của các quốc gia tại ĐNA.

Trước những diễn biến an ninh nghiêm trọng như hiện nay tại khu vực,

Singapore buộc phải cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ và không phận của mình đưa

các máy bay giám sát tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm giữ trái

phép; Philipines mở lại căn cứ quân sự ở Subic, cho phép Mỹ hoạt động tại 5 sân

bay quân sự, 3 căn cứ hải quân và một trại huấn luyện trong rừng. Nước này còn

yêu cầu Nhật Bản viện trợ tàu cỡ lớnđể tăng cường năng lực hải giám; Việt Nam

hợp đồng mua 6 tàu ngầm của Nga và tăng cường mua thêm máy bay, tàu biển

chiến đấu, tuần tra hàng hải và thiết bị bay không người lái

Để đối phó lại những hành động trên của Trung Quốc, Mỹ đã hỗ trợ, viện

trợ quân sự, cùng tuần tra trên Biển Đông với Philippines, ủng hộ để nước này

kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực (PCA). Ngoài ra, Mỹ còn đóng

72

căn cứ quân sự tại Philippines, đưa máy bay do thám, tàu chiến vào Biển Đông

ngăn chặn, thăm dò thái độ của Trung Quốc. Mỹ tăng cường hợp tác và ủng hộ cơ

chế đa phương, quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông của ASEAN nhằm tham

gia vào tình hình nội bộ của khu vực, làm tình hình an ninh Biển Đông ngày càng

trở nên căng thẳng hơn. Mỹ không công nhận quyền của bất kỳ bên nào đối với

các vùng biển đang tranh chấp với ý đồ sâu xa là bảo vệ quyền tự do hàng hải, bao

gồm cả việc qua lại tự do tại các vùng biển và điều này đã đẩy Mỹ phải đối đầu

không khoan nhượng với Trung Quốc.

Hai là, gây bất ổn về chính trị đối với các nước ASEAN. Về thủ đoạn gây ảnh

hưởng, can thiệp, Trung Quốc dựa vào lực lượng Hoa kiều có tiềm năng kinh tế ở địa

phương. Còn Mỹ thường cổ vũ cho lực lượng cải cách theo xu hướng phương Tây.

Cạnh tranh Mỹ - Trung về vấn đề ly khai, tôn giáo, sắc tộc cũng trở nên gay gắt khi

Mỹ bị Trung Quốc cáo buộc rằng luôn thực hiện chính sách can thiệp vào công việc

nội bộ, kích động chia rẽ, ly khai đe dọa an ninh khu vực. Để gây ảnh hưởng tới các

nước trong khu vực, Mỹ đã có nhượng bộ nhất định trong việc mở rộng ASEAN,

trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, tích cực tham gia các hoạt động nhiều bên do các

nước ASEAN khởi xướng nhằm tranh thủ tình cảm của các nước khu vực. Tuy nhiên,

Mỹ đã lôi kéo, ra sức áp đặt giá trị kiểu Mỹ, thúc đẩy 6 nước ASEAN cũ phát triển

theo hướng dân chủ, thúc đẩy “diễn biến hòa bình”. Mỹ lợi dụng vấn đề “dân tộc,

dân chủ, nhân quyền” để gây sức ép, tạo bất ổn, chuyển hóa thể chế chính trị ở Việt

Nam, Lào, Campuchia, Myanmar theo ý đồ của Mỹ; thúc đẩy ASEAN thực hiện cơ

chế về nhân quyền và phối hợp với Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

gây nên tình trạng bất ổn về chính trị, an ninh.

Tại Đông Timor, Mỹ và phương Tây đã xúi giúc Singapore và Philippines

phản đối gay gắt lực lượng dân quân Indonesia đàn áp phe ly khai ủng hộ đưa vấn

đề ra Liên Hợp Quốc và việc Đông Timor tách khỏi Indonesia. Nguyên nhân Mỹ

luôn hậu thuẫn các hoạt động trên là nhằm ý đồ gây bất ổn với các nước thuộc tầm

ảnh hưởng của Trung Quốc, chia rẽ các nước khu vực, tạo các lá bài mặc cả đối với

các nước này để đổi lại sự thẩm thấu về chính trị, kinh tế, qua đó cạnh tranh ảnh

hưởng với Trung Quốc [10, tr.108]. Thái Lan thường xuyên phải thay thủ tướng

73

bằng các cuộc đảo chính hoặc thông qua phong trào đấu tranh của quần chúng do

các đảng đối lập phát động và đứng sau luôn có Mỹ hoặc Trung Quốc chống lưng

hậu thuẫn. Tại Campuchia, Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Quốc

vương Sihanouk, Hoàng gia và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP). Trong khi đó,

Mỹ nuôi dưỡng lực lượng đối lập Sam Rainsy và phe thân phương Tây khác [10,

tr.83]. Mỹ kêu gọi Thủ tướng Hun Sen “chấm dứt quấy rối và dọa nạt phe đối lập”

để đảm bảo bầu cử tự do và công bằng. Còn Trung Quốc không đặt ra yêu cầu về

dân chủ, nhân quyền khi rót tiền, nhưng đã thông qua Campuchia để phá vỡ khối

đoàn kết ASEAN, chống lại các nỗ lực của khu vực đối phó với hành vi leo thang

bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, buộc Phnom Penh phải nói theo quan

điểm của họ, bất chấp phản đối từ các thành viên ASEAN. Tại Lào, Mỹ ra sức ủng

hộ, nuôi dưỡng các lực lượng chống đối lưu vong ở nước ngoài để chống phá Nhà

nước Lào, kích động gây các vụ bạo loạn chính trị, xuyên tạc tình đoàn kết hữu nghị

đặc biệt Việt - Lào. Tại Myanmar,khi chính quyền tỏ ra thân Trung Quốc thì Mỹ

ủng hộ phái “dân chủ” chống chính quyền Myanmar, ngăn cản ASEAN và ASEM

kết nạp Myanmar làm thành viên. Mỹ đã thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với

Myanmar khi chính quyền Rangun bắt bà Aung San Suu Kyi. Tại Philippines, chính

quyền Arroyo có một số động thái xích lại gần Bắc Kinh khiến phe đối lập phản đối

kịch liệt, mà đỉnh điểm là làn sóng phản đối dâng cao trong các năm 2007 - 2008.

Việc Mỹ ủng hộ và có những chính sách ưu ái cho chính quyền trong cuộc chiến tại

Afghanistan và Iraq đã kích động các lực lượng ly khai, Hồi giáo cực đoan tại Nam

Philippines hoạt động mạnh hơn, liều lĩnh hơn (nổ bom, bắt cóc ngay giữa thủ đô

Manila) [10, tr.84]. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gây tình trạng căng thẳng,

bất ổn, tác động đến môi trường an ninh trong khu vực, kích thích làn sóng dân tộc

chủ nghĩa trong nội bộ các nước, kích động các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền vốn

tồn tại từ lâu giữa các nước trong khu vực, làm cho các mâu thuẫn, xung đột địa

chính trị của khu vực tăng nhanh, làm tăng mối nghi kị, lo ngại về an ninh.

Để gây bất ổn chính trị trong khu vực, Trung Quốc không chỉ dùng kế

“giương Đông, kích Tây” mà còn sử dụng chính sách “chia ra để trị”, “bẻ từng

chiếc đũa trong một bó đũa”, cụ thể là: trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chỉ

74

muốn tiến hành thảo luận song phương; vừa lôi kéo, vừa chia rẽ các nước

ASEAN, dùng nước này ép nước kia; hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các nước

lớn như: Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ... tại ĐNA. Trung Quốc viện trợ kinh tế gây áp

lực cho Campuchia không đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo. Lần đầu tiên trong

lịch sử 45 năm, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (2012) không ra được tuyên bố

chung do Campuchia không nhất trí đã gây ra tiền lệ xấu về sau trong các hội nghị

khác, làm cho nội bộ ASEAN mất đoàn kết, chia rẽ sâu sắc. Dẫn đến, nhiều ý kiến

đề nghị tách Campuchia ra khỏi ASEAN hoặc thay đổi lại việc lấy biểu quyết

tuyệt đối sang biểu quyết đa số trong vấn đề ra các văn bản chung của khối.

Ba là, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ảnh hưởng đến việc tự chủ trong

việc ra quyết sách phát triển đất nước, gây bất ổn an ninh của các nước trong khu

vực. Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc lớn, có uy quyền, nên việc xử lý mối

quan hệ với hai nước này nếu không khôn khéo có thể gây mất ổn định chính trị,

làm nguy cơ bùng phát xung đột sắc tộc, ly khai. Các lãnh đạo của khu vực khi

đưa ra một quyết định, sách lược quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước,

khu vực đều phải tính đến nhân tố Mỹ và Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc gia

tăng ảnh hưởng đối với lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, thậm chí thực hiện

đầu cơ chính trị, nuôi dưỡng các thế lực chính trị có khả năng nắm quyền trong

tương lai [10, tr.83]. Mỹ và Trung Quốc luôn tìm cách tác động, tạo sức ép lên

lãnh đạo các nước trong việc ra quyết sách, góp phần tạo ra hai luồng tư tưởng đối

nghịch nhau “thân Mỹ” hay “thân Trung Quốc”, gây ra những mâu thuẫn nội bộ

trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, buộc các nước phải điều chỉnh

chiến lược để bảo vệ lợi ích, bảo vệ ĐLDT của mình. Thủ đoạn của Mỹ và Trung

Quốc là lợi dụng các điểm nóng, thậm chí “khuấy động” nhiều điểm nóng ở khu

vực để tạo cớ can thiệp, lôi kéo, gây sức ép với các nước có liên quan tăng cường

quan hệ với mình. Điều này khiến cho các nước trong khu vực dễ lâm vào thế khó

xử, nên lúng túng trong chính sách đối ngoại, vì thế rất có thể phạm phải những

sai lầm trong tính toán, sách lược, dẫn đến căng thẳng leo thang, xuất hiện nguy cơ

xung đột, làm ảnh hưởng không chỉ đến lợi ích quốc gia mà còn ảnh hưởng đến

chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ bị xâm hại.

75

Chính phủ Malaysia và Indonesia đã không thể bỏ qua những ý kiến chỉ

trích của phe đối lập khi xem xét các quyết định hợp tác phát triển hạ tầng hay

khai thác dầu khí với Mỹ hay Trung Quốc. Với việc Philippines giao dự án

Internet băng thông rộng NBN và hợp tác dầu khí với Trung Quốc khiến chính

trường Philippines chao đảo bởi sự phản ứng mạnh mẽ của phe đối lập [3, tr.45].

Tại Myanmar, dự án đập thủy điện Myitsone (Myanmar) trị giá 3,6 tỉ USD, với

90% sản lượng điện sẽ được tiêu thụ ở Trung Quốc và dự án khai thác mỏ đồng

Letpadaung do Trung Quốc đầu tư đã gặp phải phản ứng dữ dội từ người dân

Myanmar buộc chính phủ phải ra quyết định dừng lại. Hành động này được giới

quan sát cho rằng chính phủ Myanmar đang giữ khoảng cách với Trung Quốc và

xích lại gần Mỹ. Năm 2015, Mỹ yêu cầu Myanmar sửa đổi Hiến pháp năm 2008,

coi đó là điều kiện để Mỹ tháo dỡ nốt một số lệnh chừng phạt và xóa bỏ “danh

sách đen” đối với một số tướng lĩnh và doanh nghiệp. Tại Thái Lan, trong việc lật

đổ chính phủ Thaksin, Mỹ đã ngừng viện trợ quân sự 24 triệu USD để gây khó dễ

cho Thái Lan thì liền sau đó Trung Quốc quyết định cung cấp cho nước này số

tiền gấp đôi (49 triệu USD) [198, tr.37]. Các quốc gia phải đứng trước lựa chọn

“thân” Mỹ hay Trung Quốc đã đặt họ đứng trước nguy cơ đe dọa an ninh không

chỉ của các nước lớn mà còn nguy cơ phân hóa và xung đột nội bộ quốc gia giữa

hai luồng tư tưởng trên.

Bốn là, làm gia tăng sức mạnh quốc phòng, chạy đua vũ trang gây bất ổn

trong khu vực. Việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự nhất là Hải quân và sự hiện

diện thường xuyên của quân đội Mỹ tại khu vực đã tác động mạnh đến các mối

quan hệ quốc phòng ở ĐNA, làm xuất hiện những mối nghi ngờ, suy giảm lòng tin

giữa các nước gây ra tình trạng căng thẳng an ninh, cảm giác lo lắng, bất an ngày

càng lớn của các nước khu vực. Hệ quả của nó là các nước nghèo lại càng nghèo

hơn do phải cắt giảm chi tiêu cho kinh tế để dốc ngân sách phát triển quân đội,

mua vũ khí, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, gây ra sự gia tăng

chạy đua vũ trang trong khu vực, biến châu Á trở thành “rốn nhập khẩu vũ khí của

thế giới”. Các nước trong khu vực dự kiến chi 58 tỷ USD vào thiết bị quân sự mới

trong 5 năm tới, trong đó, việc mua thiết bị hải quân sẽ chiếm phần nhiều, các đơn

76

hàng vũ khí tới ĐNA đã tăng gấp đôi trong các năm 2005-2009 so với 2000-2004

[187, tr.16]. Singapore trở thành nước đầu tiên ở ĐNA lọt vào top 5 nước mua

sắm nhiều vũ khí trên thế giới. Tổng số tiền mua sắm vũ khí của của 10 nước

ASEAN là khoảng trên 36 tỷ USD [94, tr.64] (xem phụ lục 4).

Việc chạy đua vũ trang này gây lãng phí về tài chính và nguồn lực, gây khó

khăn cho công cuộc phát triển đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh,

khiến cho nguy cơ xung đột, chiến tranh cục bộ, chiến tranh quy mô lớn ở khu vực

ngày càng hiện hữu, làm bất ổn khu vực, trạng thái nghi kỵ, thiếu tin tưởng lẫn

nhau tăng lên ở khu vực. Với hành động ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc

đã gây ra hệ lụy các cường quốc khác sẽ gia tăng sự hiện hiện về quân sự ở khu

vực để thực hiện chiến lược kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc làm ảnh hưởng tới

môi trường an ninh khu vực.

Để bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia của mình, tránh lệ thuộc vào Trung

Quốc, một số nước ĐNA tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Philippines đã ký

“Thỏa thuận tăng cường hợp tác phòng thủ” với Mỹ (5/2014) nhằm nâng cao tiềm

lực quân sự, có thêm chỗ dựa từ Mỹ; Singapore nhất trí cho Mỹ triển khai tàu tuần

duyên đến nước này để “đối phó với các thách thức an ninh” đang nổi lên trong khu

vực. Năm 2011, Mỹ cam kết hỗ trợ 35,7 triệu USD để giúp hiện đại hóa quân đội

Indonesia và cam kết hỗ quân sự cho Malaysia. Thái Lan cân nhắc khả năng cho

phép quân đội Mỹ tái sử dụng sân bay quân sự U-Tapao làm “Trung tâm hỗ trợ

nhân đạo và cứu trợ thiên tai” và tiến hành các hoạt động quân sự ở khu vực, mua

thêm 3 máy bay trực thăng đa năng UH-60M Black Hawk của Mỹ để hiện đại hóa

quân đội. Ngoài ra, một số nước ĐNA còn phối hợp với Mỹ tổ chức hàng chục cuộc

diễn tập quân sự chung, làm nóng thêm tình hình an ninh khu vực [139, tr.15].

Năm là, làm bùng phát các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực.

Mối đe doạ an ninh hiện nay không chỉ có kẻ thù truyền thống mà còn có các tổ

chức phi chính phủ bạo lực, tập đoàn ma túy, các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn

truyền thông và các tổ chức phi chính phủ cấu kết với nhau phá hoại sự phát triển

kinh tế của đất nước… Cả Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực giải quyết, những thách

77

thức này không chỉ mang đến lợi ích trực tiếp cho hai nước mà qua đó với ý đồ tập

hợp lực lượng trong cuộc giành giật vai trò, quyền lực tại ĐNA.

Trong vấn đề công nghệ cao và an ninh mạng, các nước lớn như Mỹ và

Trung Quốc đang chạy đua chiếm ưu thế về không gian mạng. Đây là vấn đề lớn,

tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống của con người, trong đó, các nước kém

phát triển hay ít tiềm lực hơn như trường hợp các thành viên ASEAN sẽ chịu áp

lực lớn, thiệt hại về kinh tế, chính trị từ các cuộc tấn công mạng do các thế lực

khác nhau tạo ra [244, tr.23].

Cạnh tranh Mỹ - Trung về công nghệ thông tin, truyền thông, đã tạo nên loại

tội phạm mới rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới quốc phòng - an ninh quốc gia, đó

là: tội phạm an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao. Các đối tượng này tìm cách

đánh cắp các thông tin mật về an ninh quốc gia, về quân sự, quốc phòng, đối ngoại

của đất nước, gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế đối

với các quốc gia, khu vực. Thậm chí, tội phạm an ninh mạng có thể sử dụng những

loại vi-rút độc hại để phá hủy, làm tê liệt hệ thống máy tính, trung tâm chỉ huy, điều

hành, gây ảnh hưởng lớn đến công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong hệ

thống máy tính nối mạng ở các cơ quan, đơn vị trọng yếu. Đặc biệt, một số quốc gia

phát triển còn sử dụng lực lượng “tình báo mạng”, ngoài việc xâm nhập đánh cắp

thông tin còn có thể tiến hành tác chiến mạng, tác chiến điện tử khi cần thiết.

Trung Quốc tiếp tục đánh cắp trên không gian mạng các tài sản kinh tế và sở

hữu trí tuệ, các biện pháp tiền tệ và tiếp cận thị trường. Trong báo cáo định kỳ hàng

năm gửi Quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ lưu ý: “Quân đội Trung Quốc xác định

chiến tranh điện tử là một phương thức để giảm hoặc loại trừ các tiến bộ công nghệ

của Mỹ và xem nó như là một thành tố không tách rời trong chiến tranh”. Báo cáo

cho biết ý định của quân đội Trung Quốc là dùng các tần số phát thanh, radar,

quang tuyến, hồng ngoại, sóng ngắn để gây nhiễu hoặc phá các thiết bị điện tử của

kẻ thù [176, tr.15]. Giữa năm 2015, công ty bảo mật FireEye (Mỹ) phát hiện ra

nhóm tin tặc APT30, được cho là có sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc, đã âm

thầm phát tán phần mềm chứa mã độc để tiếp cận hàng loạt máy tính "chứa các

78

thông tin tình báo quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự" ở các nước châu Á,

trong đó đáng chú ý là Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc từ năm 2005 đến nay. Hãng

bảo mật Kaspersky (Nga) mới công bố hoạt động của nhóm gián điệp mạng Naikon

nhằm vào các tổ chức chính phủ cấp cao, quân sự và dân sự của các quốc gia xunh

quanh Biển Đông (Philippines, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanmar,

Singapore và Việt Nam) trong vòng 5 năm qua. Tháng 5/2014, nhà chức trách Mỹ

truy tố 5 quan chức quân đội Trung Quốc với cáo buộc tấn công mạng vào công ty

hạt nhân, kim loại và năng lượng để đánh cắp bí mật thương mại. Những thiệt hại

do tội phạm mạng gây ra cho nền kinh tế toàn cầu lên tới hơn 400 tỷ USD/năm [1].

Trong vấn đề an ninh văn hóa, văn hóa là một bộ phận của an ninh phi

truyền thống, được xem như “sức mạnh mềm” có vai trò quan trọng trong việc xây

dựng chiến lược phát triển bền vững, củng cố thể chế chính trị, bảo đảm lợi ích,

chủ quyền quốc gia khẳng định vị thế của đất nước. Văn hóa không chỉ là linh hồn

của một dân tộc, mà còn là nền tảng tinh thần để phát triển, là công cụ bảo vệ dân

tộc, quốc gia. Vì vậy, muốn giữ vững ĐLDT thì buộc phải giữ gìn độc lập về văn

hóa. Một dân tộc đánh mất văn hóa là sẽ mất tất cả. An ninh văn hóa đang bị ảnh

hưởng bởi quá trình “tiếp biến văn hóa”, “xâm lăng văn hóa”. Đối với các nước

lớn, họ thường áp đặt nền văn hóa của mình lên các nước nhỏ điều này ảnh hưởng

nghiêm trọng đến lợi ích văn hóa của khu vực, các nước nhỏ bị đồng hóa và xã hội

suy tàn, dân tộc không tồn tại, các thế lực thù địch dễ bề thôn tính, mất tự chủ

trong việc hoạch định chính sách phát triển đất nước. Khi biên giới văn hóa được

mở rộng thì biên giới địa lý cũng được mở rộng theo [131, tr.6].

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ luôn coi văn hóa là “vũ khí chiến

lược” quan trọng trong mưu đồ bá quyền thế giới. Mỹ không ngừng nâng cao vị trí

của văn hóa trong chiến lược đối ngoại. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã

tổng kết “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”, “một đôla

chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với năm đôla chi cho quốc phòng”. Cựu tổng

thống Mỹ R.Nixon cho rằng “mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất...; toàn bộ

vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi

đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng...” [8, tr.28].

79

Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung cùng với sự phát triển

của kinh tế, xã hội, mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa tư

tưởng, đã kéo theo lối sống sùng bái nước ngoài, văn hóa “lai căng”, coi thường

những giá trị văn hóa dân tộc làm xói mòn bản sắc dân tộc, đạo đức xã hội bị tha

hóa, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ chạy theo vật chất

được khích lệ, các sản phẩm “văn hóa” độc hại có cơ hội phát triển, nảy sinh tệ

nạn xã hội, đạo đức lối sống xuống cấp, mâu thuẫn gia đình diễn biến phức tạp,

những giá trị tinh thần, tình cảm cộng đồng không còn được coi trọng gây tác hại

nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

chủ quyền quốc gia, làm biển đổi bản chất con người và xã hội.

Mục tiêu cơ bản của Mỹ và Trung Quốc trong chiến lược văn hóa là giành

thị trường cho sản phẩm văn hóa và thiết lập quyền thống trị thông qua việc tác

động lên ý thức chính trị của các nước ĐNA làm các dân tộc tách khỏi truyền

thống văn hóa, đoàn kết của dân tộc bao đời nay, thay thế bằng những nhu cầu lợi

ích cá nhân, vị kỷ. Với những chính sách truyền thông khuếch trương, quảng bá

hàng hóa rầm rộ của hai nước này đã gieo vào tư tưởng người dân thích hàng

ngoại và rời xa hàng nội địa kết hợp với chiến lược an ninh mạng trong vấn đề

truyền thông đã làm cho các doanh nghiệp trong nước lao đao dẫn đến phá sản bán

lại công ty cho doanh nghiệp nước ngoài. Mỹ quảng bá tự do về lối sống tự do,

phóng khoáng, chủng tộc, giới tính và nhóm xã hội, nhưng lại bỏ qua sự bất bình

đẳng trong xã hội giữa người giầu và người nghèo do quan hệ kinh tế tư bản tạo ra

đã làm cho người dân có tư tưởng tách biệt cộng đồng, dân tộc truyền thống, cá

nhân hóa, rời bỏ quê hương, bản quán để sinh sống, lập nghiệp tại nước ngoài; tạo

lối sống gấp, lợi ích cá nhân, tham lam vô độ đã chà đạp lên quan hệ đạo đức,

quan hệ gia đình, làng xóm, giá trị nhân văn truyền thống, đánh mất danh dự nhân

phẩm của một bộ phận không nhỏ. Phim ảnh bạo lực, phim hành động đã ảnh

hưởng tới tầng lớp thanh thiếu niên với những hành động phi nhân tính, phản nhân

văn trái ngược với truyền thống đạo lý của các nước khu vực. Đối tượng tác động

của chính sách này chủ yếu là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước,

những người thiếu kiên định trong lập trường tư tưởng, dễ bị tác động bởi phương

80

tiện truyền thông. Sự can thiệp văn hóa, “xâm lăng” về ý thức hệ hay hệ tư tưởng

chính trị đã làm tăng nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc, phai nhạt lý tưởng,

niềm tin và ý thức chính trị, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của thanh thiếu

niên trước vận mệnh của dân tộc và đất nước.

Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng truyền thông công kích, đầu độc người dân mà

Mỹ cho là không có “dân chủ” và “nhân quyền” để gây bất ổn trong dư luận, gây

rối ren trật tự xã hội, là người dân chán ghét chế độ, gây ra các cuộc biểu tình,

kích động người dân bạo loạn lật đổ rồi lấy cớ đó để can thiệp nội bộ các nước.

Điển hình là Thái Lan, “...Washington có ý định can thiệp mạnh mẽ vào tình hình

chính trị của Thái Lan, không cho phép bất cứ thế lực nào làm tăng tình trạng rối

loạn chính trị nhằm ngăn chặn Mỹ tái khẳng định vai trò hàng đầu ở Bangkok, để

tăng cường ảnh hưởng của Mỹ hơn hẳn Trung Quốc, từ đó gây phức tạp cho tình

hình vốn bất ổn ở Thái Lan” [174, tr.11]. Với Lào, Mỹ ra sức ủng hộ, nuôi dưỡng

các lực lượng chống đối lưu vong ở nước ngoài. Những lực lượng lưu vong này về

nước tuyên truyền thế giới tự do Mỹ, ca ngợi lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ, ca ngợi

chủ nghĩa tư bản, kích động thiên hướng dân tộc hẹp hòi của các bộ tộc Lào, nói

xấu, vu khống Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, bôi nhọ Đảng Nhân

dân cách mạng Lào, tập hợp lực lượng gây ra các vụ bạo loạn lật đổ, lôi kéo được

người dân sùng bái phương Tây và Mỹ với âm mưu cướp chính quyền do Đảng

Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo.

Với thế mạnh có lịch sử văn hóa lâu đời, tương đồng, Trung Quốc từng bước

mở rộng ảnh hưởng của mình tạo điều kiện để văn hóa Trung Quốc tràn vào ĐNA

khiến cho một số người dân quen thuộc lịch sử Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi văn

hóa Trung Quốc, gây lối sống ảo cho tầng lớp thanh thiếu niên, du nhập những tư

tưởng tiêu cực về chế độ, nhà nước, tác động xấu đến truyền thống văn hóa của các

dân tộc, tới tâm trạng xã hội, khiến cho các thiết chế xã hội ở ĐNA bị phá vỡ, gây

ra những vấn đề nghiêm trọng đến chính trị, an ninh và xã hội.

Với Học viện Khổng tử, ngoài lợi ích giúp đỡ các nước ASEAN học tập, thì

có nhiều ý kiến cho rằng Học viện Khổng Tử đem đến nguy cơ xâm lược văn hóa

và tuyên truyền hệ tư tưởng. Giới truyền thông quốc tế quan ngại, Trung Quốc

81

muốn thông qua các chính sách về văn hóa tại ĐNA để bành trướng văn hóa của họ

đối với nước sở tại. Đặc biệt, một quan chức của Đại học Công nghiệp Osaka, Nhật

Bản cho rằng Học viện Khổng Tử tại Nhật Bản như cơ quan gián điệp văn hóa...

Việc Học viện Khổng Tử theo mô hình quản trị nhà nước kiểm soát là bằng chứng

rõ nhất cho thấy sự can thiệp sâu của bàn tay chính phủ Trung Quốc vào môi trường

thể chế giáo dục, thể chế chính trị tại các nước sở tại [149, tr.36]. Trần Dụng Lâm,

một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, thừa nhận: Đương cục Bắc Kinh giảng

dạy miễn phí tiếng Trung tại các viện Khổng Tử ở nước ngoài ... mục đích là để mở

rộng tầm ảnh hưởng, uy tín, sức hút của Bắc Kinh ở nước ngoài, qua đó tuyên

truyền, đạt được những ý đồ chính trị mà không cần áp dụng những sức mạnh quân

sự hay kinh tế [26]. Các nước ĐNA lo ngại rằng các cơ sở văn hóa và việc đầu tư,

viện trợ “khổng lồ” cho các trường học tại khu vực của Trung Quốc tác động vào

giới trí thức và quan chức, lôi kéo họ vào những ý đồ chính trị.

Ngoài ra, cộng đồng người Hoa luôn là vấn đề trong quan hệ đối nội và đối

ngoại của các nước ĐNA; đôi khi tác động tiêu cực tới nền kinh tế các nước và gây

mâu thuẫn với người dân sở tại. Việc người Hoa lợi dụng khủng hoảng tài chính -

tiền tệ ở khu vực để đầu cơ, nâng giá lương thực khiến cho nhiều người dân bản địa

nổi giận, gây bất ổn trong an ninh, chính trị. Năm 1997, tại Indonesia đã xảy ra các

cuộc biểu tình phản đối, đốt phá các nhà cửa của người Hoa bởi những thương gia

Hoa kiều nhân cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực, đầu cơ, nâng giá lương

thực khiến cho người dân nổi giận. Năm 2014, trước bối cảnh Trung Quốc đưa dàn

khoan HD 981 vào vùng biển của Việt Nam, một số phần tử quá khích do xúi dục đã

xông vào công ty Formosa tại khu công nghiệp Vũng Áng đập phá máy móc, đồ đạc,

đánh công nhân người Hoa gây ra bất ổn về an ninh, chính trị.

Bên cạnh đó, Trung Quốc rất coi trọng sử dụng đội ngũ người Hoa trên thế

giới làm “lực lượng tiên phong” trong việc truyền bá văn hóa Trung Quốc ra bên

ngoài. Chính sách hỗ trợ đặc biệt, khuyến khích người dân mở rộng quan hệ hôn

nhân với các nước xung quanh khu vực ĐNA ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh,

chính trị của các nước trong khu vực. Trung Quốc có chính sách hỗ trợ đặc biệt,

khuyến khích người dân mở rộng quan hệ hôn nhân với các nước quanh khu vực

82

ĐNA. Theo chính sách đặc biệt này, một người con trai Trung Quốc nếu lấy vợ Lào

sẽ được nhà nước hỗ trợ 20 ngàn USD để xây dựng cuộc sống gia đình tại Lào [66,

tr.52]. Các công ty Trung Quốc tại các nước ĐNA luôn sử dụng công nhân của

nước mình làm việc, kể cả công việc giản đơn đã tạo ra một lực lượng hùng hậu lao

động là người Trung Quốc tràn sang các nước ĐNA trở thành những “phố Tàu” ở

nước sở tại. Ảnh hưởng gia tăng của người Hoa trong khu vực sẽ gián tiếp khiến

ĐNA phải đối mặt với những nguy cơ bất ổn về an ninh, xã hội và nếu các nước

ĐNA không xử lý khéo có thể tạo ra xung đột, chiến tranh giữa hai nước.

Đánh giá được tầm quan trọng của giá trị tư tưởng cả Mỹ và Trung Quốc

không ngừng nỗ lực đầu tư vào văn hóa, giáo dục để tạo hình ảnh đẹp trong mắt

các nước ĐNA cũng như thế giới; để xóa nhòa những mưu toan đen tối về chính

trị. Việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bảo vệ và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình đã giúp các nước ASEAN có những đối

sách thích hợp để bảo vệ ĐLDT trước nguy cơ xâm lăng văn hóa.

Trong vấn đề an ninh môi trường, an ninh năng lượng và an ninh lương

thực, việc Trung Quốc gia tăng xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông

gây thiệt hại nghiêm trọng và không thể khắc phục đối với môi trường biển. Trong

đó, 80% diện tích rạn san hô đã bị tàn phá, toàn bộ hệ sinh thái đã bị triệt tiêu để

mở đường cho việc xây dựng các đảo mới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn

cá và an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, việc nạo hút cát dưới đáy biển để

xây đảo còn làm thay đổi cấu trúc địa chất tại các vùng biển của quần đảo Trường

Sa cũng như môi trường biển của nhiều nước trong khu vực như Malaysia,

Philippines, Indonesia và ngay cả Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản ồ

ạt, chuyển các nhà máy có nhiều chất thải độc hại như luyện thép, sản xuất nhựa,

dệt may, nhuộm in, thuộc da sang các nước ĐNA mà không chú trọng đến xử lý

rác thải ra môi trường đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sẵn có và ảnh hưởng nặng

nề đến an ninh năng lượng quốc gia và đe dọa môi trường sống, hủy hoại, tàn phá

cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân nước sở tại. Điển hình

83

là việc gần đây công ty Formosa xả thải làm chết hàng loạt cá ở vùng biển miền

Trung của Việt Nam làm kinh tế, ngành du lịch và đánh bắt hải sản khu vực này

giảm sút, đời sống của bà con ngư dân đã khốn khó nay càng điêu đứng thêm.

Trung Quốc cho xây dựng hàng loạt đập trên thượng nguồn sông Mekong

với công suất lớn do đó sự điều tiết nguồn nước của dòng sông này phụ thuộc rất

nhiều vào Trung Quốc, làm dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến

nguồn nước, đến những nước thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Việc này góp phần

làm tăng tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn, nước và đất nhiễm mặn do nước

biển dâng ngược trở lại làm cạn kiệt nguồn cá tự nhiên, cây cối và gia súc chết do

không đủ nước tác động mạnh mẽ đến an ninh nguồn nước ngọt và an ninh lương

thực, sinh ra những bệnh tật lây lan khó lường. Nếu các đập này bị vỡ thì có thể

san phẳng vùng đất hạ lưu sông Mekong. Điều này đã gây ảnh hưởng đến phát

triển nông, lâm, nghiệp và nghiêm trọng hơn là đến cuộc sống của người dân hạ

nguồn sông Mekong

Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong của Mỹ đã giúp các nước trong khu vực

có cơ hội tranh thủ, lôi kéo Mỹ và Trung Quốc tham gia nỗ lực cùng ASEAN giải

quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống trong khu vực. Mặt khác, tranh giành

ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc khiến cho quá trình tạo ra một cơ chế chung

với sự tham gia của cả Mỹ và Trung Quốc trở nên khó khăn. Do đó, nỗ lực chung

xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực không được tập trung cao

nhất mọi nguồn lực, sự hình thành cấu trúc an ninh chung cũng bị ảnh hưởng,

đồng thời tạo ra những chia rẽ nhất định trong khu vực [10, tr.107]

Vấn đề về khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao hay

khủng hoảng tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực là những lĩnh vực

quan trọng đang đe dọa trực tiếp tới mọi quốc gia, tác động của an ninh phi truyền

thống là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra bất ổn, rối loạn về an ninh

chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở các quốc gia, khu vực và thế giới.

Ảnh hưởng cạnh tranh Mỹ - Trung về vấn đề an ninh phi truyền thống

không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia mà nó còn gây tác động

84

tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của người dân. Dưới tác động của thế lực thù địch

kích động, bôi nhọ chế độ tạo nên tư tưởng chán ghét chính phủ, phản đối con

đường phát triển đất nước dẫn tới các cuộc biểu tình, thậm chí là xung đột vũ

trang, lật đổ chế độ. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống gây ra nhiều hậu quả

nghiêm trọng, làm giảm sự phát triển của đất nước, gây mất ổn định xã hội và tạo

nguy cơ xung đột, chiến tranh.

3.2.2. Ản ƣởn đến phát triển đất nƣớc và khu vực

3.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực

Thứ nhất, mở rộng quan hệ thương mại - đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn và

học hỏi khoa học công nghệ. Cả Trung Quốc và Mỹ là những nước hàng đầu thế

giới về kinh tế và khoa học công nghệ, tăng cường đầu tư, hỗ trợ vốn vào ASEAN

để thực hiện ý đồ lôi kéo các nước, nhất là các đồng minh ủng hộ và nâng tầm ảnh

hưởng của mình đối với khu vực. Điều này đã giúp ĐNA thu hút thêm các nhà đầu

tư nước ngoài, nhất là các nước lớn, tạo nên môi trường rộng mở trong lĩnh vực

kinh tế - thương mại. Việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác, đầu tư đã giúp

các nước trong khu vực có cơ hội tiếp cận với nhiều nguốn vốn và nguồn đầu tư,

học hỏi nhiều về kỹ thuật công nghệ cao của Mỹ, tạo cơ hội tốt cho các nước trong

khu vực ĐNA phát triển kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại, đầu tư

và viện trợ; tạo điều kiện cho các nước ĐNA có thể tranh thủ được vốn, khoa học

- công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng ở các nước khu vực.

Thứ hai, giúp các chính phủ có cách nhìn toàn diện, đổi mới, học hỏi nhiều

kinh nghiệm trong việc cải cách cơ cấu kinh tế, quản lý kinh tế và trong trong sản

xuất, kinh doanh. Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế tại khu vực, tạo cơ

hội cho các nước ASEAN được tiếp xúc và học hỏi với một nền kinh tế lớn nhất thế

giới, cải cách cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt liên quan đến các

vấn đề về thể chế trong đó có thể chế kinh tế thị trường, đổi mới mô hình tăng

trưởng, tạo môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch; quyền của

người lao động, quyền sở hữu trí tuệ, và phát triển bền vững. Đây là những lĩnh vực

mà một số nước trong khu vực vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Việc Mỹ và Trung

Quốc tăng cường đầu tư, hỗ trợ khu vực đã giúp ASEAN phát triển kinh tế, biến

85

khu vực này trở thành thị trường hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đồng

thời phối hợp chống nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực.

Để kêu gọi được các nhà đầu tư nước ngoài buộc các nhà lãnh đạo quốc gia phải cải

thiện môi trường hòa bình, an ninh được bảo đảm; môi trường đầu tư thông thoáng,

tránh sách nhiễu, gây cản trở khó khăn cho doanh nghiệp buộc phải cải cách thể chế

pháp lý, tạo thuận lợi cho trao đổi kinh tế... Các nước ĐNA đã có sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Học tập cải cách kinh tế,

các nước ĐNA có xu hướng chủ đạo chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế là: (i) so

với Đông Á mặc dù vai trò của Nhà nước có thể vẫn cao hơn, song chắc chắn dẽ

giảm dần (dù chậm), trở nên gián tiếp và mang nặng tính hướng dẫn hơn là bắt buộc

và can thiệp trực tiếp kiểu hành chính; (ii) Nền kinh tế sẽ được thị trường hóa hơn,

dân chủ hơn, các doanh nghiệp tư nhân sẽ được chú ý hơn và có vai trò ngày càng

bình đẳng hơn [202, tr.63].

Ngoài ra, việc đổi mới thể chế kinh tế buộc các nhà hoạch định chính sách

phải thúc đẩy hoàn thiện bộ máy Nhà nước tinh gọn, trong sạch vững mạnh, tăng

cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan

liêu, rà soát lại các văn bản pháp lý để hoàn thiện hệ thống luật đảm bảo tính đồng

bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch; cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các

nguồn vốn FDI, ODA...; cải tiến phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng

và có kế hoạch trả nợ đúng hạn, duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn.

Trong chiến lược phát triển kinh tế, nhờ mở rộng hợp tác với nước ngoài, các

nước trong khu vực đã xây dựng kế hoạch phát triển đất nước dài hạn dựa trên luật

pháp quốc tế mà không theo cảm hứng ngắn hạn, manh múm, nhỏ lẻ như trước.

Chất lượng sản phẩm được chú trọng, nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh

những chất độc hại tồn dư trong sản phẩm.

Thứ ba, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động đầu tư, tạo ra thị trường rộng lớn và

trở thành thị trường hấp dẫn của các nước lớn. Mỹ và Trung Quốc đều là những

cường quốc có ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới, nhờ vào quan hệ kinh tế với Mỹ và

Trung Quốc, một số nền kinh tế đã có được điều kiện thuận lợi để phát triển như

Singapore... Các nước trong khu vực có thể hợp tác với hai nước này, tạo ra một thị

86

trường rộng lớn, sức tiêu thụ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh về hàng hóa và chất

lượng sản phẩm. Việc ĐNA tham gia vào các hiệp định thương mại do Mỹ, Trung

Quốc là chủ đạo đã giúp các nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, đẩy

mạnh phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng việc làm và

tăng lương, đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế, tạo cơ hội để các nước

ĐNA tăng cường phát triển kinh tế, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu

hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa thủ tục hải quan, áp dụng

các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao hơn, thúc đẩy quá trình cải cách

doanh nghiệp nhà nước và mở cửa thị trường mua sắm công, mở ra cách tiếp cận tối

đa thị trường hấp dẫn của Mỹ và Trung Quốc. ĐNA ngày càng nhận được nhiều

tiền từ đầu tư, tiền viện trợ… của Mỹ và Trung Quốc, do đó cơ sở hạ tầng của các

nước được phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân cũng như các công trình dân

sinh khác. Các nguồn tiền này đóng góp không nhỏ đến việc phục hồi kinh tế và

thúc đẩy kinh tế ĐNA có những bước phát triển vượt bậc.

ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ, ngược lại các công

ty Mỹ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất ở khu vực này. Các

công ty Mỹ đầu tư vào ĐNA nhiều hơn so với vào Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn

Độ cộng lại. FDI của Mỹ vào ASEAN đạt 226 tỷ USD (năm 2014), đưa Mỹ vào

nhóm các nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN [142].

Quan hệ thương mại hai chiều ASEAN và Trung Quốc giai đoạn 2001-2015

liên tục tăng cả về giá trị lẫn tỉ trọng. Nếu như năm 2005, Trung Quốc chỉ là đối

tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN thì nay đã trở thành đối tác thương mại

lớn nhất của ASEAN. Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc - ASEAN

năm 2014, đạt 480 tỷ USD và Khu vực thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN

có tổng GDP là 13.000 tỷ USD [25, tr.19].

Trung Quốc chiếm ưu thế về thương mại khi đang giữ vị trí đối tác thương

mại lớn nhất với các nước ASEAN, trong khi đó Mỹ chỉ đứng thứ tư. Tuy nhiên Mỹ

lại chiếm ưu thế tuyệt đối về đầu tư, khi ASEAN là khu vực nhận được nhiều đầu tư

nhất của các tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ trên khắp thế giới, với tổng giá trị

khoảng 226 tỉ USD (năm 2015). So sánh về mức độ đầu tư có quy mô lớn, bài bản

87

và lâu dài tại các nước ASEAN, thì Trung Quốc không thể so sánh với Mỹ. Dù ở

thời điểm hiện tại ASEAN mới chỉ là đối tác thương mại lớn thứ tư với Mỹ, khi kim

ngạch mậu dịch hai chiều trong năm 2015 mới chỉ đạt khoảng 254 tỉ USD [36].

Thứ tư, tạo cơ hội cho Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nhà đầu tư

phương Tây chuyển hướng đầu tư sang ĐNA giúp kinh tế khu vực phát triển. Việc

Trung Quốc có những hành động ngang nhiên độc chiếm Biển Đông và biển Hoa

Đông bất chấp luật pháp quốc tế và phản đối của các nước đã làm uy tín, vị thế của

Trung Quốc giảm sút, làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư, đẩy Nhật Bản, Hàn

Quốc và các công ty của phương Tây tăng cường bắt tay hợp tác làm ăn với

ASEAN để chống lại một Trung Quốc bá quyền. Năm 2012, căng thẳng tranh chấp

đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông dâng cao khi các cuộc biểu tình chống

Nhật tại Trung Quốc diễn ra dữ dội. Một số người dân Trung Quốc đã hô hào mọi

người đập phá tất cả vật dụng, tài sản mang thương hiệu Nhật Bản, chính sự quá

khích này đã tàn phá cơ hội công ăn việc làm của người Nhật, phá hủy tài sản xuất

xứ từ Nhật Bản nhưng là mồ hôi công sức của chính người Trung Quốc làm ra.

Không chỉ Nhật Bản, các nhà đầu tư phương Tây và nhiều nước khác đã tháo

chạy khỏi Trung Quốc, chuyển hướng sang Việt Nam và các nước ĐNA. Hàng loạt

tập đoàn quốc tế như Samsung, Nokia, Nike, Tập đoàn Microsoft, Panasonic, LG,

Intel đã rời bỏ Trung Quốc và đầu tư hàng tỷ USD vào ĐNA, kỳ vọng đưa các nước

ĐNA thành “công xưởng thế giới mới”, thay thế cho Trung Quốc. Năm 2013, các

khoản đầu tư hợp tác của Nhật Bản trong khu vực đã cao gấp 3 lần so với ở Trung

Quốc [183]. Nhật Bản cam kết sẽ cung cấp một khoản viện trợ mới trị giá 750 tỉ

Yên (tức khoảng 6,1 tỉ USD) dưới dạng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho 5

nước ĐNA thuộc tiểu vùng sông Mekong. Sự chuyển hướng đầu tư của doanh

nghiệp Nhật Bản đã giúp các nước ĐNA lục địa giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Các nước ĐNA đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này mở rộng chính sách ưu

đãi, kêu gọi các nhà đầu tư vào nước mình. Philippines đã nhanh tay nhắm tới 15

doanh nghiệp lớn của Nhật Bản có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Nước này cam kết

có những ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc sang

Philippines. Tại Myanmar, Nhật Bản còn tuyên bố xóa nợ khoảng 190 tỷ Yên và cam

88

kết đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Đặc khu kinh tế Thilawa Yangon trị giá 12,6 tỷ

USD và cùng Thái Lan xây dựng Đặc khu kinh tế Dawei trị giá 11 tỷ USD [214].

Thứ năm tăng cường hội nhập làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nội dung, một yêu cầu đặc biệt

quan trọng của phát triển đất nước và bảo vệ ĐLDT trong thời đại ngày nay. Tính

dân tộc không chỉ là đặc trưng cơ bản của một nền văn hóa, mà nó còn là nội hàm

cốt lõi sức sống của nền văn hóa ấy. Giữ gìn tính dân tộc của văn hóa là điều kiện

cơ bản để phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời là động lực nội tại sự sinh tồn và

phát triển đất nước, dân tộc.

Các quốc gia dân tộc đều có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới, có

bản sắc văn hóa riêng. Một nền văn hóa đặc sắc lâu đời của Trung Quốc và nền văn

hóa hiện đại của Mỹ cùng với “quyền lực mềm” của mình đang trở thành công cụ

để hai cường quốc này tăng cường sự hiểu biết và kết nối giữa các quốc gia, dân

tộc, tăng cường và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước từ đó tranh thủ

sự ủng hộ, lôi kéo, tập hợp lực lượng về phía mình. Hội nhập thế giới, tăng cường

hợp tác giáo dục với các nước, đặc biệt là với các nước lớn đã giúp giáo dục phát

triển, dân trí được mở mang nhất là vấn đề ngoại ngữ và tiếp thu khoa học kỹ thuật

tiên tiến của Mỹ. Với chính sách tạo điều kiện, cấp học bổng, khuyến khích người

dân tại khu vực ĐNA đi du học, học nghề của Mỹ và Trung Quốc đã giúp các nước

này có được những chuyên gia đầu ngành có triển vọng, đội ngũ trí thức được tăng

lên, trình độ của người lao động có thêm nhiều kiến thức, học hỏi được nhiều kinh

nghiệm trong việc vận hành máy móc hiện đại, áp dụng được những khoa học, kỹ

thuật tiên tiến bậc nhất của thế giới, lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển khoa học

kỹ thuật được nâng cao, giúp các nước tại khu vực tiếp thu được những tinh hoa văn

hóa, văn minh của thế giới để đẩy mạnh cải cách chính trị trong nước theo hướng

ngày càng tiếp cận với những giá trị chung của nhân loại.

3.2.2.2. Tạo khó khăn:

Thứ nhất, lợi ích kinh tế của ASEAN ảnh hưởng do phải hình thành cộng

đồng sớm hơn dự kiến. Cộng đồng ASEAN dự kiến thành lập năm 2020 nhưng

89

trước cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, nhất là do ý đồ của Trung Quốc với

vấn đề Biển Đông đã buộc phải hình thành sớm trước 5 năm (năm 2015). Tuy

nhiên, do thời gian thành lập gấp rút nên cộng đồng ASEAN gặp không ít khó

khăn. Thứ nhất, thực lực ASEAN có hạn, quan hệ hợp tác với các nước lớn bên

ngoài nhiều hơn là trong khu vực. Từ 1991 đến nay, thương mại nội khối chỉ ở

mức khoảng 25%, cơ cấu ngành nghề sản xuất - kinh doanh tương đối giống nhau,

tính bổ sung ít, tính cạnh tranh nhiều, vì vậy xây dựng cộng đồng tập trung vào

bên trong, không mở ra bên ngoài, nên nguy cơ không thực chất là có. Thứ hai,

khu vực ĐNA gắn chặt với lợi ích nước lớn, trong quá trình xây dựng cộng đồng

nếu không xử lý khéo sẽ bị lái theo hướng các nước lớn mong muốn, do vậy ảnh

hưởng nhiều đến việc bảo vệ ĐLDT trong khu vực, lợi ích của ASEAN và người

dân bị ảnh hưởng, mà Biển Đông là ví dụ rất rõ [61]. Với việc khởi xướng Cộng

đồng vận mệnh, Cộng đồng lợi ích và Cộng đồng trách nhiệm của Trung Quốc với

ASEAN có thể sẽ làm cho AEC, APSC, ASCC của Cộng đồng ASEAN rơi vào

quỹ đạo do Trung Quốc chi phối.

Thứ hai, kinh tế yếu kém, lạm phát tăng cao do đầu tư nhiều vào quân sự.

Các nước ở ĐNA hầu hết là những nước vừa và nhỏ, có tiềm lực kinh tế thấp kém.

Mặc dù vậy, do đứng trước những ảnh hưởng tiêu cực của cạnh tranh chiến lược

Mỹ - Trung và vấn đề Biển Đông, một số quốc gia trong khu vực buộc phải cắt

giảm ngân sách đầu tư cho việc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước để dùng vào

việc mua sắm vũ khí và xây dựng lực lượng quân sự cùng với những cuộc tập trận

quy mô lớn nhằm bảo vệ và củng cố ĐLDT đã tạo nên sức mạnh quân sự hùng hậu.

Tuy nhiên, nó gây nên sự thâm hụt về ngân sách và cuộc sống hòa bình, ấm no,

hạnh phúc của nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình

Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 5/4/2016 cho biết, tổng chi tiêu ngân sách quốc

phòng thế giới năm 2015 chiếm 2,3% tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu

và chỉ cần 10% tổng chi tiêu quốc phòng thế giới là đủ gây quỹ cho những chương

trình của Liên Hiệp Quốc để từ nay đến năm 2030 có thể chấm dứt nghèo đói [33].

90

Năm 2016, 3 nước trong khu vực được xếp hạng đứng trong top 20 về lực

lượng vũ trang mạnh nhất thế giới: Indonesia xếp thứ hạng 14, Việt Nam xếp thứ

17 và top 20 là quân đội Thái Lan [77]. Kim ngạch mua sắm vũ khí của các nước

ĐNA trong năm 2015 đạt 35,5 tỷ USD, lần đầu vượt qua EU, năm 2016 sẽ vượt

quá con số 40 tỷ USD [136] (xem thêm phụ lục 4). Việc bỏ ra khoản tiền khổng lồ

để xây dựng quân đội hùng mạnh với các nước còn nghèo nàn, lạc hậu như ĐNA đã

làm ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước, an ninh kinh tế, ngân sách quốc gia...

Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock trên trang Economist.com), lúc

8h30 ngày 24/4/2016, tổng nợ công của Việt Nam là 94,854 tỷ USD, Indonesia-

308,680 tỷ USD, Campuchia-200,642 tỷ USD, Thái Lan-269,276 tỷ USD,

Philippines-164,459 tỷ USD [236] (xem thêm phụ lục 5). Nguyên nhân của việc nợ

công tăng cao có một phần không nhỏ trong việc đầu tư quá nhiều trong lĩnh vực an

ninh - quốc phòng đã làm cho kinh tế các nước chao đảo, thâm hụt ngân sách do sự

mất cân bằng giữa thu và chi của ngân sách quốc gia, lạm phát, thất nghiệp tăng

cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế và phát triển của đất nước.

Thứ ba, lệ thuộc kinh tế kéo theo lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc và Mỹ.

Sự gắn kết của Trung Quốc với ASEAN chặt chẽ đến mức nhiều nước trong khu

vực phải nhập siêu từ Trung Quốc tới hàng chục tỷ USD hàng năm. Thậm chí có

quốc gia đã phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc tới 90%. Ngoài

ra, xuất khẩu của Trung Quốc tới ASEAN năm 2014 đạt mức 272 tỷ USD, trong

khi đó nước này nhập khẩu từ ASEAN đạt 208 tỷ USD [69, tr.23]. Điều này đã

dẫn đến sự phát triển kinh tế của ASEAN lệ thuộc vào Trung Quốc.

Trung Quốc không ngần ngại mạnh tay chi trả cho các khoản đầu tư và viện

trợ lớn vào ĐNA; sử dụng các quan hệ kinh tế, cho vay vốn với lãi xuất thấp để tạo

sức ép kinh tế, chính trị và ngược lại, sử dụng mối quan hệ chính trị để gặt hái về

kinh tế. Trung Quốc luôn đề nghị các nước nhận viện trợ dành các dự án cho các

công ty của Trung Quốc. Những khoản cho vay ưu đãi, bằng mọi cách để thắng

thầu trong các dự án đầu tư tại các nước ASEAN, nhất là các nước thành viên kém

phát triển hơn như Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam nhằm thao túng, chiếm

91

lĩnh thị trường kinh tế, từng bước đẩy lùi các đối tác lớn khác ở khu vực, trước hết

là Mỹ và Nhật Bản [47, tr.112] đã tạo ra không ít phức tạp mới cho các nước này.

Nhiều nước ASEAN muốn gia tăng ảnh hưởng kinh tế, an ninh - quốc phòng từ Mỹ,

Nhật Bản và các nước phương Tây nhằm cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc.

Hiện nay, dự án đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tỏa khắp ở các nước tại

khu vực ĐNA, trong đó 3 nước đứng đầu là Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trung Quốc sử dụng “ngoại giao tiền bạc” để giành thiện cảm của các nước

ASEAN, đặc biệt với các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung

Quốc tăng cường kiểm soát, đòi thanh toán trực tiếp và đang từng bước quốc tế hóa

đồng Nhân dân tệ (NDT) tạo ra không ít phức tạp mới cho các nước khu vực.

Việc cả Mỹ và Trung Quốc rót vốn và đầu tư vào ĐNA đã làm tăng tính lệ

thuộc của các nước trong khu vực về kinh tế vào hai nước này, kéo theo nó là chính

trị bất ổn. Sự lệ thuộc gây ra những ảnh hưởng xấu, thậm chí khủng hoảng liên tiếp

cho nền kinh tế ASEAN nếu như kinh tế của 2 cường quốc này giảm sút.

Thứ tư, rơi vào bẫy thu nhập trung bình và ảnh hưởng nghiêm trọng đến

đời sống người dân. Trong lĩnh vực thương mại, các nước ĐNA chỉ đóng vai trò

là nơi cung cấp nguyên liệu thô, tài nguyên, năng lượng giá trị thấp cho Trung

Quốc nhưng lại nhập về thiết bị, máy móc, đồ gia dụng với giá trị cao gây nên hệ

quả không những làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường mà còn đẩy

các nước trong khu vực rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Hàng hóa Trung Quốc

với giá rẻ, chất lượng thấp, thậm chí còn gây độc hại sức khỏe đã tràn ngập thị

trường, tác động tiêu cực đến sản xuất nội địa, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống

của nhân dân và làm gia tăng nạn thất nghiệp ở nhiều nước; gây lo lắng bất bình

trong nhân dân, làm mất ổn định chính trị.

Trong hợp tác đầu tư, Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến bất động sản và

các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước ĐNA; đồng thời lợi dụng các dự án

để đưa hàng loạt lao động phổ thông, trình độ thấp tới làm việc tại các nước này.

Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc dành nhiều ưu đãi đặc biệt, rót tiền vào

các dự án hạ tầng cơ sở, đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, điều

92

này khiến cho các nước ĐNA lo lắng, bởi hệ lụy không chỉ là mất đất, cạn kiệt tài

nguyên, ô nhiễm môi trường, lợi ích của đất nước bị tổn hại, dân chúng mất việc

làm và cơ hội, mà còn gây ra nhiều yếu tố đe dọa an ninh quốc gia. Ngoài ra, việc

các công ty Mỹ và Trung Quốc ồ ạt đầu tư trọng dụng, thu hút nhân tài bằng việc

trả lương hậu hĩnh cùng với trợ cấp học bổng cho người tài đi du học đã làm nên

tình trạng chảy máu chất xám gây thiệt hại nặng nề trong việc phát triển đất nước

do mất đi nguồn nguyên khí của quốc gia.

Thứ năm, buộc các quốc gia ĐNA lựa chọn cơ chế và luật chơi trong hợp tác

kinh tế do Mỹ hoặc Trung Quốc làm chủ đạo. Hiện nay, ở Đông Á tồn tại nhiều hệp

định thương mại do Mỹ và Trung Quốc khởi xướng trong đó có TPP và RCEP. TPP

có 12 quốc gia thành viên bao gồm nhóm bốn nước ban đầu (Brunei, Singapore,

New Zealand, Chile) cùng với Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Australia, Nhật Bản,

Malaysia và Việt Nam; Hàn Quốc và Đài Loan đã chính thức công bố mong muốn

tham gia. RCEP tập hợp mười nước thành viên ASEAN, cộng với Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ. trong đó đáng chú ý là

TPP không bao gồm Trung Quốc, trong khi RCEP do ASEAN lãnh đạo với sự hỗ

trợ tích cực của Trung Quốc, không bao gồm Mỹ. Đây cũng là hai Hiệp định đối

trọng nhau trên bàn cờ địa chính trị. Sự hấp dẫn và lôi kéo của hai Hiệp định này đã

tác động khá mạnh mẽ đến bức tranh chính trị tại khu vực. Nó có thể là nguy cơ tiềm

ẩn gây phân hóa khu vực, chia rẽ sự đoàn kết của ASEAN, làm mờ nhạt các cơ chế

do ASEAN làm trung tâm như ASEAN+1, ASEAN+3… làm khó cho các nước trong

việc lựa chọn đối sách, thiếu tự chủ trong việc hoạch định chính sách phát triển của

quốc gia. Các nước nhỏ ở ĐNA có thể chọn cả hai TPP hay RCEP nhưng hai hiệp

định này có những quy định trái ngược nhau buộc các nước tham gia phải đối mặt với

sự lựa chọn TPP hay RCEP gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, phát triển của

đất nước. Theo đánh giá của các nhà kinh tế thì RCEP có tiêu chuẩn thấp hơn về các

vấn đề thực phẩm, an toàn, lao động và tiền tệ; không có các hạn chế đối với các tập

đoàn nhà nước của Trung Quốc và không bao gồm Mỹ [179, tr.17].

Thứ sáu, ảnh hưởng đến cạnh tranh thị trường tại khu vực. Nếu như các

mặt hàng xuất khẩu giữa Mỹ và các nước ĐNA khác nhau và bổ trợ được cho

93

nhau thì giữa Trung Quốc và ĐNA là giống nhau và cạnh tranh gay gắt tại thị

trường Mỹ. Nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang Trung Quốc do môi trường của nước

này ngày càng cải thiệu khi thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ lâu năm.

Điều này đã làm giảm sức hấp dẫn hàng hóa của ĐNA, nhất là trong việc xâm

nhập vào thị trường Trung Quốc. Nhiều nước ASEAN lo ngại rằng, hàng hóa rẻ,

đa dạng nhiều chủng loại của Trung Quốc đang bóp chết nhiều ngành công nghiệp

truyền thống, ASEAN có thể trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp

của Trung Quốc và là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho nước này. Điều

này có thể dẫn đến quan hệ phụ thuộc kiểu “thuộc địa và chính quốc” như dưới

thời thực dân và hệ quả trái chiều có thể diễn ra bằng sự hạn chế xâm nhập kinh tế

từ phía Trung Quốc [94, tr.101]. Bất cứ nước nào có cơ cấu sản xuất và xuất khẩu

giống như Trung Quốc cũng có thể mất thị trường vào tay Trung Quốc và tăng

trưởng của các nước sẽ giảm [252, tr.48].

3.2.3. Ản ƣởn đến vị thế quốc tế và tập hợp lực lƣợng ở khu vực

3.2.3.1. Ảnh hưởng thuận lợi:

Thứ nhất, tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị thế, uy tín, ảnh hưởng tại khu vực

và quốc tế. Việc Mỹ và Trung Quốc cùng ra sức nâng tầm ảnh hưởng của mình tại

ĐNA kéo theo nó là các nước lớn cũng tới khu vực này để tìm kiếm lợi ích cho

mình vì vậy ĐNA trở nên quan trọng hơn trong bàn cờ chiến lược giữa các nước

lớn, vị thế của ĐNA cũng ngày càng được đề cao, góp phần vào việc củng cố và

bảo vệ ĐLDT của các nước trong khu vực. ASEAN từ một hiệp hội nhỏ bé, không

có vị thế thì nay đã có tiếng nói trọng lượng, chủ động hơn trong bàn cờ địa chính

trị. Vì lợi ích của mình trong khu vực, Mỹ và Trung Quốc sẽ dễ dàng chấp nhận

các cơ chế hợp tác, đối thoại đa phương của ASEAN. Ủy viên Quốc vụ Trung

Quốc Đới Bỉnh Quốc đã phát biểu: “ASEAN đã trở nên ảnh hưởng nhiều hơn về

chính trị, cạnh tranh hơn về kinh tế” và đóng “vai trò quan trọng và duy nhất trong

việc bảo vệ và thúc đẩy sự ổn định khu vực, phát triển và hợp tác”... Trong khi đó,

Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố “trong quá trình phát triển của EAS, Mỹ tin

tưởng rằng ASEAN cần đóng vai trò trung tâm. Vai trò lãnh đạo của Hiệp hội là

cần thiết cho sự phát triển lớn hơn tại khu vực” và đánh giá “là đòn bẩy cho một

94

cấu trúc khu vực đang hình thành” [53, tr.56]. Qua đó, các nước ĐNA có điều kiện

thuận lợi tham gia vào quá trình hợp tác khu vực, bảo vệ nền ĐLDT trước cạnh

tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, đã tạo điều kiện cho các nước ĐNA

tranh thủ điều kiện cải thiện quan hệ với các nước lớn. Việc Mỹ công nhận

ASEAN, ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông không dùng bạo lực, tuân theo

luật pháp quốc tế, giải quyết đa phương đã đóng góp vai trò quan trọng phần nào

giúp nâng cao vai trò, uy tín ASEAN, từ đó góp phần vào hòa bình, an ninh, ổn

định ở khu vực.

Trước những thách thức mà cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gây ra,

ASEAN đã chủ động đề xuất sáng kiến, giải pháp, hợp tác để giải quyết, bảo vệ

toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và ĐLDT. Điều này đã tạo cho ASEAN

tính độc lập, tự chủ quyết định các vấn đề của Hiệp hội một cách quyết đoán hơn;

nêu cao tinh thần cảnh giác và ý thức sẵn sàng đối phó trước những ý đồ của Mỹ

và Trung Quốc.

Thứ hai, tạo cơ hội cho ASEAN trở thành trung tâm trong việc liên kết, hợp

tác và xu thế tập hợp lực lượng mới trong khu vực và quốc tế. Cạnh tranh giữa Mỹ

với Trung Quốc cùng sự tham gia của các cường quốc lớn tại khu vực đã nâng cao

vai trò chủ đạo của ASEAN trong các thể chế, hiệp định hợp tác tại khu vực với

các nước lớn. Việc Mỹ và một số nước lớn ủng hộ các nước ASEAN trong vấn đề

Biển Đông đã giúp cho ĐNA có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo cơ hội thúc

đẩy hợp tác, thắt chặt thêm các mối quan hệ đồng minh của Mỹ đã thiết lập trong

khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc..., cải thiện mối quan hệ với Mỹ .

Ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực buộc các nước

ĐNA phải đoàn kết, liên kết lại, hình thành xu thế tập hợp lực lượng mới ở khu vực.

Xu hướng hợp tác quốc phòng được cụ thể hóa, những biện pháp xây dựng lòng tin,

như: lập đường dây liên lạc, đường dây nóng, cam kết không sử dụng vũ lực giữa các

quốc gia ASEAN; mở rộng quan hệ với các nước lớn ngoài khu vực như: Hoa Kỳ,

Nga, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ... để bảo vệ ĐLDT, tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo

môi trường an ninh hòa bình, ổn định cho khu vực, tránh lệ thuộc quá nhiều vào

95

Trung Quốc. Chiến lược ngoại giao và quan điểm của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã

được nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và coi đó là hướng đi trong việc giải

quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông, phần nào giúp cho một số nước có chỗ dựa

để đoàn kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với Trung Quốc và có thể yêu cầu

Trung Quốc ngồi lại đàm phán, giải quyết đa phương trong vấn đề Biển Đông.

3.2.3.2.Ảnh hưởng nghịch:

Thứ nhất, gây chia rẽ nội bộ ASEAN, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông khiến

cho việc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp. Việc Mỹ và Trung Quốc đề ra những

sân chơi và luật chơi mới tại khu vực đã làm tăng nguy cơ cạnh tranh giữa các thể

chế hợp tác của khu vực. Trước kia, ĐNA tồn tại nhiều thể chế hợp tác chồng chéo

nhưng chưa mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh Mỹ - Trung tại

khu vực tăng lên có thể khiến các thể chế này được sử dụng để cạnh tranh ảnh

hưởng nhau. Thậm chí hoàn toàn có thể xuất hiện các thể chế mới để cô lập nhau

như: ASEAN+3, RCEP (không có Mỹ) và TPP (không có Trung Quốc). Điều này

khiến hợp tác khu vực ngày càng phức tạp, cạnh tranh thêm gay gắt, nhân tố chính

trị chi phối hợp tác kinh tế gây khó khăn cho các nước ĐNA trong việc cân bằng

quan hệ với các nước lớn với việc duy trì và củng cố, liên kết khu vực. Ngoài ra,

cùng với sự hiện diện của nước lớn, một vấn đề thường trực đặt ra là làm sao bảo

đảm vai trò chủ đạo của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình.

ASEAN luôn mong muốn thấy một mối quan hệ ổn định giữa Mỹ và Trung Quốc

và không muốn ảnh hưởng vượt trội của bất kỳ nước nào tại khu vực [246, tr.57].

Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ - Trung đã làm cho

các nước ĐNA bị cuốn theo tập hợp lực lượng của các nước lớn; nội bộ ASEAN

mất đoàn kết, phân hoá thiếu lòng tin lẫn nhau và khiến cho việc tập hợp lực

lượng trở nên phức tạp. Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế, tài chính để lôi kéo

Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào nhằm phân hóa, chia

rẽ ASEAN, ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông bằng nhiều hình thức như

viện trợ, hợp tác kinh tế…. Còn Mỹ lôi kéo những đồng minh trong khu vực Đông

Nam về phía mình đặc biệt là Philippines. Những hành động lôi kéo, tập hợp lực

96

lượng của Mỹ và Trung Quốc gây ra căng thẳng, xung đột lợi ích, tạo nên sự nghi

ngờ, chia rẽ, mất đoàn kết, cạnh tranh giữa các nước ĐNA để giành được sự ưu ái

của hai cường quốc này. Một số nước trong khu vực còn đặt lợi ích của quốc gia

cao hơn lợi ích chung ASEAN gây nhiều khó khăn cho các nước láng giềng và

Hiệp hội; ảnh hưởng đến sự phát triển chung của khu vực.

ASEAN nhiều lần không ra được tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông do

Campuchia không nhất trí; nhiều nước trong ASEAN sợ mất lòng Trung Quốc đã

và đang tránh né lên án Trung Quốc hay im lặng trước những hành động xâm phạm

chủ quyền và an ninh ở Biển Đông là biểu hiện cho nguy cơ mất đoàn kết trong khu

vực. Năm 2014, Philippines đề xuất cùng các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở

Biển Đông cùng ngồi thảo luận thì Brunei đã nói rằng họ không có lợi ích quốc gia

khi tham dự cuộc họp này. Đầu năm 2016, Trung Quốc thông báo đạt được “sự

đồng thuận 4 điểm” với Brunei, Lào và Campuchia về vấn đề Biển Đông, đây được

xem là công cụ nhằm gây chia rẽ ASEAN trong khi Lào và Campuchia lên tiếng

phủ nhận vấn đề này.

Theo giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận xét: các

nước ASEAN đang bị chia làm ba nhóm liên quan đến vấn đề Biển Đông. Nhóm

thứ nhất là các quốc gia cực lực phán đối những hành động của Trung Quốc ở

Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam; nhóm thứ hai gồm các nước có thái độ

trung lập như Singapore, Indonesia, tuy có những tuyên bố quan tâm đến tự do

hàng hải và là trung gian hòa giải. Còn Lào, Myanmar ít khi thể hiện quan điểm.

Nhóm thứ ba là Campuchia và Thái Lan có xu hướng xích gần Trung Quốc và ủng

hộ Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp Biển Đông [21].

Việc cả Mỹ và Trung Quốc gia tăng triển khai chiến lược trên lĩnh vực

chính trị, ngoại giao tại ĐNA tuy bằng những cách khác nhau nhưng đều cùng

chung một mục đích là gây ảnh hưởng tới các nước ĐNA, giữ vai trò chủ đạo của

mình ở khu vực và quốc tế, ngăn chặn đẩy lùi ảnh hưởng bất lợi do chiến lược của

nước kia đem lại. Điều này khiến các nước ĐNA gặp nhiều khó khăn trong công

cuộc bảo vệ nền ĐLDT của mình.

97

3.3. ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM

Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực. “Ai kiểm soát được

Việt Nam thì người đó sẽ kiểm soát được cả ĐNA” [219, tr.31]. Việt Nam chiếm

một vị trí khá đặc biệt trong tổng thể chính sách đối ngoại của cả Mỹ và Trung

Quốc. Với Việt Nam ngoài chịu những tác động trước cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung giống như các nước ĐNA thì do hoàn cảnh riêng biệt, Việt Nam còn chịu

một số ảnh hưởng khác.

3.3.1. Ản ƣởng tích cực

Thứ nhất, tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế chính trị trên

trường quốc tế và khu vực. Đây là nhận định được rất nhiều nhà khoa học nghiên

cứu về vấn đề này nêu ra (như [25], [47], [94]...).Sự gia tăng cạnh tranh giữa Mỹ và

Trung Quốc đang làm vị thế địa chiến lược Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng.

Hiện nay, Việt Nam đạt được vị thế quốc tế cao, là đối tác chiến lược của nhiều

nước, đầu tư nước ngoài và kim ngạch ngoại thương tăng trưởng năng động. Việt

Nam đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng tại các diễn đàn đa phương có tầm ảnh

hưởng lớn như ASEAN, Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM, hợp tác tiểu vùng

Mekong... Vị thế của đất nước được nâng lên với việc Việt Nam đăng cai thành

công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132, đóng góp tích cực cho

Liên Hợp Quốc trong việc xây dựng và thông qua Chương trình nghị sự 2030 về

phát triển bền vững, được các nước tin cậy bầu với số phiếu cao vào Hội đồng nhân

quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO

nhiệm kỳ 2013-2017, lần đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp

Quốc [122, tr.18].

Thứ hai, tạo thuận lợi cho Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn, tạo

điều kiện củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước. Vị thế của Việt Nam

hiện nay tạo cho Việt Nam có quyền lựa chọn sự hợp tác, liên kết với các nước để

cân bằng chiến lược trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc nói riêng, với các nước

lớn nói chung. Từ đó góp phần củng cố, bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia, phát

triển và hội nhập quốc tế. Việc Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh chiến lược nhằm kéo

Việt Nam về phía mình, tranh giành ảnh hưởng tại khu vực đã giúp Việt Nam cân

98

bằng trong quan hệ với nước lớn, có cơ hội tăng cường hợp tác quốc tế, có vai trò

trong các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ đã phải nhượng bộ Việt Nam trong các vấn đề:

thừa nhận thể chế chính trị của Việt Nam, tiếp đón trọng thể Tổng Bí thư Nguyễn

Phú Trọng với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia; giảm bớt những áp lực trong chính

sách về dân chủ, nhân quyền; dỡ bỏ hoàn toàn lệch cấm buôn bán vũ khí ở Việt Nam.

Mỹ còn tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam như tăng cường hợp tác, tạo nên môi

trường thuận lợi mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực, giúp Việt Nam điều chỉnh chính

sách trong mở rộng hội nhập quốc tế và duy trì bản sắc chính trị của mình.

Để đối trọng với Mỹ, Trung Quốc buộc phải đặt Việt Nam trở thành đối tác

chiến lược toàn diện quan trọng ở khu vực; tăng cường các liên kết chính trị với

Việt Nam và có những điều chỉnh phù hợp liên quan đến biên giới lãnh thổ, hải

đảo và một số vấn đề khu vực, quốc tế khi có sự xuất hiện của Mỹ tại khu vực.

Trung Quốc cũng muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Việt Nam để gia tăng nhanh

hơn ảnh hưởng với các nước ASEAN

Thứ ba, Việt Nam có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp

tác với các nước lớn khác. Việc Trung Quốc tăng cường quốc phòng và độc chiếm

Biển Đông đã tạo cho Việt Nam cơ hội cải thiện quan hệ với Mỹ, tạo điều kiện học

hỏi kinh nghiệm, nhất là trong hoạt động kinh tế và vấn đề xử lý tranh chấp trên

biển, an ninh hàng hải do Mỹ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Mỹ tuyên

bố sẵn sàng giúp nâng cấp quân cảng Cam Ranh và kêu gọi Việt Nam cho phép tàu

hải quân Mỹ tới đây, sẵn sàng đào tạo kỹ năng cho lực lượng bảo vệ bờ biển. Mỹ đã

dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương (2016); trợ giúp tàu tuần tra trên

biển trị giá 18 triệu USD và viện trợ khoảng 40 triệu USD để giúp Việt Nam tăng

cường khả năng tình báo, do thám biển [178, tr.10]. Mỹ cam kết giữ gìn ổn định

tình hình Biển Đông. Sự gia tăng can dự của Mỹ, cả về quân sự, ngoại giao và pháp

lý liên quan đến vùng Biển Đông sẽ góp phần hạn chế hành động leo thang của

Trung Quốc, không để Trung Quốc ngang nhiên độc chiếm Biển Đông.

Thứ tư, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và đối phó với các vấn đề an ninh phi

truyền thống. Trong vấn đề đối phó với vấn đề an ninh phi truyền thống, Mỹ có nhiều

99

kinh nghiệm, khả năng để đối phó với những thảm họa thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm

môi trường. Việt Nam và Mỹ cùng chung tay hợp tác trong chiến lược phát triển bền

vững, với những cam kết thực hiện Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu, chuyển đổi

Việt Nam thành một nền kinh tế có lượng khí thải thấp. Mỹ cũng cam kết hỗ trợ Việt

Nam trong việc phát triển năng lượng hạt nhân sạch bằng việc xây dựng thể chế, đào

tạo nhân lực, và hỗ trợ về mặt kĩ thuật. Từ năm 2011 đến nay, Mỹ đã đầu tư hơn 40

triệu USD giúp Việt Nam giảm bớt những tác động của biến đổi khí hậu, viện trợ

50.000 USD để khắc phục hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp 5 triệu

USD hỗ trợ chống nạn buôn bán động vật hoang dã. Mỹ đóng góp 92 triệu USD để

giải quyết các mối đe dọa do vũ khí chưa nổ, đầu tư 90 triệu USD để tẩy độc dioxin

tại Đà Nẵng và đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa [177, tr.4]. Điều này đang

tạo thêm nguồn lực, phương tiện, kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đối phó lại

với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên.

Thứ năm, làm tăng vị thế của Việt Nam trong việc hợp tác và liên kết kinh

tế cho khu vực và thế giới. Việt Nam đã và đang chiếm được cảm tình trong

ASEAN như một quốc gia có trách nhiệm, đáng tin cậy trong cộng đồng khu vực

và quốc tế. Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước

đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng hội nhập ở khu vực,

trong đó Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng. “Với mức phát triển nhanh nhất

Đông Á, sau Trung Quốc và ngày càng thu hút đầu tư từ quốc tế, Việt Nam đang

nổi lên như một cường quốc kinh tế khu vực” [245, tr.4].

Việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế

với Việt Nam không chỉ tạo cho kinh tế Việt Nam có thêm diện mạo mới, thu hút

các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy cải cách nền kinh tế, cân bằng được quan hệ

thương mại với các thị trường lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo cơ hội tranh thủ

được nguồn vốn, thị trường của hai cường quốc vào loại bậc nhất của thế giới. Mỹ

đã giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm thiểu mặt trái trong phát

triển thương mại với Trung Quốc, nhất là về giảm nhập siêu từ nước này.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, vốn FDI của Trung Quốc tại

Việt Nam chỉ chiếm 3,22% đứng hàng thứ 9 trong 10 quốc gia có FDI cao tại Việt

100

Nam. Đứng đầu vốn FDI là Nhật Bản chiến 35,03%, tiếp sau là Singapore chiếm

32,29%, Mỹ chiếm 4,57% [172, tr.68]. Việt Nam nằm trong top 2 nước (cùng với

Trung Quốc) dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực CA-TBD. Tăng

trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam đạt khoảng 7% - 8% liên tục trong 25 năm

qua, GDP năm 2013 là 171,4 tỷ USD [271], năm 2014, tăng 5,98% [27, tr.52].

Tính đến tháng 10/2014, đã có 1073 dự án FDI của Trung Quốc vào Việt

Nam với tổng số vốn đăng ký là 7,9 tỷ USD (đứng thứ chín trong số các quốc gia

và vùng lãnh thổ là chủ đầu tư vào Việt Nam) [156, tr.99]. Kim ngạch thương mại

song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2015 lên đến 60 tỷ USD và mục

tiêu đến năm 2017 đạt tới 100 tỷ USD. Năm 2014, Trung Quốc có 1082 dự án với

tổng số vốn đăng ký là 7,94 tỷ USD ở Việt Nam, còn Việt Nam có 13 dự án đang

đầu tư vào Trung Quốc với tổng số vốn đăng ký gần 16 triệu USD [102, tr.18].

Thành công về kinh tế và sự ổn định về chính trị của Việt Nam đã minh

chứng cho đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của

Đảng ta là đúng đắn, tạo nên một Việt Nam có môi trường hợp tác hòa bình và phát

triển, trở thành nơi đầu tư hấp dẫn của nhiều công ty lớn trên thế giới.

Thứ sáu,Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, giao lưu, hợp tác văn hóa, quảng bá

hình ảnh Việt Nam ra trường quốc tế.

Mỹ và Trung Quốc đã ký kết với Việt Nam nhiều văn bản trao đổi về giáo

dục - đào tạo, trao đổi các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật... Hiện

nay, Trung Quốc tăng cường đầu tư cho Học viện Khổng tử, còn Mỹ đã mở Đại

học Fullbright tại Việt Nam, giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội, thuận lợi trong

việc học tập và tiếp thu văn hóa tiến bộ của thế giới. Trong năm 2015, có khoảng

19.000 người Việt Nam đang học tập tại Mỹ, trên 80.000 người Việt Nam thăm

Mỹ và hàng nghìn người Mỹ đã đến Việt Nam [177, tr.3].

Việc Mỹ triển khai thực hiện chương trình đưa các lãnh đạo trẻ của Việt

Nam học tập ở Mỹ, như Fulbight, VEF, và YSEALI đã đóng góp nhiều nhân tài

cho đất nước. Hiện nay có trên 13.000 người Việt Nam là thành viên của Sáng

kiến các nhà lãnh đạo trẻ ĐNA (YSEALI) đứng thứ hai sau Indonesia, nhiều

101

người sau khi về nước đã giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt như: Phó Thủ tướng

kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Nguyễn

Thiện Nhân, và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát.

Hiện nay, Việt Nam có đến 13 nghìn thành viên của Chương trình Sáng kiến Lãnh

đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), chỉ đứng sau Indonesia [177, tr.4].

Việt Nam có cơ hội tiếp xúc và trao đổi văn hóa với các nước trong và

ngoài khu vực, tạo nên những hình ảnh tốt đẹp trong mắt của bạn bè quốc tế.

3.3.2. Ản ƣởng tiêu cực

Thứ nhất, tạo ra nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia.

Tham vọng Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA gây ra tình thế khó xử

cho Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn. Nếu không biết xử lý tốt

các mối quan hệ này, Việt Nam có thể bị kẹt ở giữa, có khi bị cả “hai

làn đạn” từ các đối thủ cạnh tranh hay trở thành “bia đỡ đạn” của đối

thủ kia. Đối với Việt Nam, thì sự cạnh tranh giành ưu thế địa - chính trị

giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ - Trung tại ĐNA không chỉ bị chi

phối bởi chủ nghĩa dân tộc và nước lớn, mà còn bị tác động bởi đấu

tranh ý thức hệ chính trị - tư tưởng giai cấp. Điều này lại càng làm tăng

sự phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ ứng xử của Việt Nam với

Trung Quốc và Mỹ. Đây là một thách thức nan giải đối với Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay [46, tr.292].

Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trong việc cân bằng quan hệ với nước lớn, đặc

biệt là với Mỹ và Trung Quốc. Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam luôn phải tính đến

nhân tố láng giềng Trung Quốc. Nếu tỏ thái độ quá thân thiết với Mỹ, Trung Quốc sẽ

có những hành động gây hấn khi nghĩ rằng chúng ta dựa vào nước lớn để chống lại

họ, gây tác động không nhỏ cho nền ĐLDT Việt Nam. Việt Nam sẽ bỏ lỡ nhiều cơ

hội phát triển đất nước, hợp tác với Mỹ và các nước lớn khác nếu coi quan hệ với

Trung Quốc là số 1 và duy nhất.

Thông qua các hình thức hợp tác, viện trợ, ý thức hệ chính trị tư tưởng các thế

lực thù địch vẫn không ngừng lôi kéo, kích động, chia rẽ nội bộ Việt Nam hòng làm

người dân mất niềm tin vào Đảng, Chính phủ từ đó khống chế được Việt Nam phục

vụ những mưu đồ và lợi ích đen tối của chúng.

102

Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện "Diễn biến hoà bình" kết hợp với bạo loạn lật đổ

để chống phá sự nghiệp đổi mới của Việt Nam. Mỹ tập trung mũi nhọn vào chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp,

pháp luật của Nhà nước để chia rẽ nội bộ Đảng và giữa Đảng với nhân dân; tiếp

tay cho các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị cùng những kẻ thoái hoá,

biến chất ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật trên những vấn đề nhạy cảm như dân

chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, kích động nhân dân gây mất ổn định chính trị -

xã hội, gây hoang mang, dao động, đánh mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,

vào chế độ, vào sự nghiệp đổi mới. Dưới sự tác động của Mỹ, Thái Lan,

Philippines đã dung túng cho các tổ chức phản động chống Việt Nam hoạt động.

Mỹ lợi dụng tổ chức phản động Khmer Campuchia Crom để kích động thù hằn

dân tộc, nêu yêu sách lãnh thổ, đồng thời kích động dân tộc Tây Nguyên chạy qua

Campuchia. Nếu có sự bắt tay thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong

vấn đề Biển Đông sẽ gây khó khăn phức tạp cho an ninh, chính trị của Việt Nam.

Việt Nam thiệt hại nhiều nhất trong khu vực do có chung biên giới với Trung

Quốc, không có đồng minh hay liên minh quân sự với bất kỳ với cường quốc nào,

không có hiệp ước để bảo vệ lãnh thổ như Phillipines, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Tuy nhiên, vì mục tiêu kiềm chế Trung Quốc trước mắt mà Mỹ sẽ nhẹ tay với Việt

Nam hơn trong vấn đề dân chủ, nhân quyền,ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông

bằng con đường đa phương, phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam.

Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang tiến hành “bao vây” Việt Nam

bằng cách nắm quyền chi phối các nước Lào và Campuchia thông qua viện trợ và

tăng cường đầu tư. Trung Quốc đã hứa viện trợ thường xuyên và cho Campuchia

vay tổng cộng ít nhất 500 triệu USD/năm [188]. Năm 2012, Trung Quốc đã cấp

cho Lào 7 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt dài 420 km chạy dọc theo nước

Lào nối Vân Nam - Trung Quốc [58]. Trên Biển Đông, Trung Quốc đang ngang

nhiên từng bước lấn chiếm biển và đảo của Việt Nam. Việt Nam sẽ bị bao vây

trong vòng tròn khép kín không lối thoát.

103

Thêm vào đó, Trung Quốc lôi kéo một số nước ủng hộ mình chống phán

quyết Trọng tài quốc tế vụ kiện Biển Đông trong đó có những bạn bè lâu năm

hoặc đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam như: Nga, Campuchia… Thủ

tướng Campuchia Hun Sen phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết Biển Đông của

Tòa Trọng tài Thường trực và cho rằng điều đó sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản

thân các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc. Việc Tổng

thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow hỗ trợ lập trường của Trung Quốc

trong vấn đề Biển Đông, chống lại Phán quyết Trọng tài hôm 12/7/2016 và phản

đối bất kỳ sự can thiệp nào của một bên thứ ba vào Biển Đông [189] là thông điệp

chủ yếu nhằm gửi tới Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố này đã đi ngược lại lợi ích hợp

pháp của Việt Nam và khu vực, gây ảnh hưởng trong tiến trình giải quyết vấn đề

Biển Đông; đến việc ra quyết sách trong hợp tác chiến lược về an ninh, chính trị

của Việt Nam với những nước nước có mối quan hệ thân tình lâu năm.

Ngoài ra, Trung Quốc còn mạnh tay đầu tư thuê đất tại các nơi trọng yếu,

chiến lược ở rừng đầu nguồn với thời hạn dài từ 50 đến 70 năm như ở Quảng

Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum..., hoặc gần khu quân sự như:

khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở đèo Hải Vân gần quân khu IV, V, xây nhà

cao tầng gần sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng)... Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng

đến thế trận khu vực phòng thủ, độ che phủ rừng ngày càng giảm sút, an ninh

nguồn nước và môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng, làm mất đi yếu tố địa hình

phục vụ cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng của Việt Nam. Quan hệ kinh tế ở biên

giới của Trung Quốc là sức mạnh mềm khiến cho vai trò của biên giới cứng mờ

nhạt, ý thức về quốc gia, quốc giới và chủ quyền quốc gia bị giảm sút, làm cho

tiềm lực, sức mạnh chính trị của nền quốc phòng toàn dân bị giảm sút theo.

Trung Quốc khai thác tài nguyên tại miền Trung và Tây Nguyên làm kiệt

quệ tài tài nguyên, khoáng sản, các nhà máy chủ yếu là ngành dệt may, nhuộm in,

thuộc da, luyện kim đã gây ra vấn nạn ô nhiễm nặng nề về môi trường, xã hội, an

ninh quốc phòng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là việc doanh nghiệp Trung

Quốc tại Việt Nam lấy lý do lao động nước sở tại không đủ thể lực và kỷ luật, kỹ

104

năng làm việc để tuyển lao động người Trung Quốc với quy mô cấp trung đoàn, sư

đoàn như biên chế trong tổ chức lực lượng quân đội [103, tr.14], họ ở lâu dài và

lấy vợ Việt Nam sẽ có thể dẫn đến việc đồng hóa dân tộc, gây nhiễu trật tự xã hội,

gây ra nhiều hệ lụy về việc làm, tình hình an ninh trật tự, quản lý người nước

ngoài nhập cư, tệ nạn xã hội...

Thứ hai, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước,những mặt hàng Việt

Nam xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc là các hàng hóa thô, sơ chế, có giá trị tăng

thấp. Trong khi đó, những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ hai nước này là các mặt

hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao. Thậm chí, những hàng hóa thô mới qua sơ

chế ở Việt Nam xuất đi nước ngoài được bán với giá rẻ, nhưng khi đã được qua chế

biến quay trở lại Việt Nam thì được bán với giá cao gấp nhiều lần, ví dụ như cà phê,

xăng dầu... Điều này cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam có xu hướng phụ

thuộc ngày càng nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ hai cường quốc này. Kinh tế Việt

Nam rất dễ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Trung Quốc đang là thách thức lớn đối với cạnh tranh sản xuất hàng xuất

hóa và chiếm lĩnh thị trường của Việt Nam. Các mặt hàng của Việt Nam và Trung

Quốc tương đồng nhau. Trong khi thị trường Việt Nam không quá lớn, còn các

doanh nhân Trung Quốc có kinh nghiệm thương trường dày dặn, các mặt hàng của

Trung Quốc rẻ hơn dễ dàng thâm nhập, nắm giữ và lũng đoạn thị trường. Hàng

loạt các công ty ở Việt Nam bị thâu tóm thành công ty Trung Quốc hoặc núp bóng

người Trung Quốc. Hàng chục dự án tại Việt Nam đều rơi vào tay các nhà thầu

Trung Quốc do bỏ thầu thấp. Tuy nhiên, sau đó các nhà thầu này luôn kéo dài thời

gian, không hoàn thành đúng tiến độ, làm đội giá, chất lượng kém. Ví dụ như:

công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Nhà máy Gang thép Thái

Nguyên, Nhà máy Đạm Ninh Bình... Nếu do tác động xấu về chính trị, các nhà

thầu Trung Quốc rút vốn về không thi công thì hàng chục dự án sẽ bị đình trệ, dẫn

đến chi phí công trình sẽ gia tăng. Trong thương mại và đầu tư FDI từ Trung Quốc

sút giảm, kéo theo nền kinh tế Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.

105

An ninh năng lượng là ngành trọng yếu của quốc gia. Theo thống kê sơ bộ,

các dự án thuộc các ngành điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất do nhà

thầu Trung Quốc đảm nhận trong đó có tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, 23/24

nhà máy xi măng, 15/20 dự án nhiệt điện, 2 dự án bauxite và 3 nhà máy sàng

tuyển than đều do Trung Quốc tổng thầu, trong khi nội địa hóa gần như bằng 0%.

[172, tr.68]. Công việc từ giản đơn đến phức tạp đều do Trung Quốc đảm nhận

làm mất cơ hội việc làm và ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thêm

vào đó, trang thiết bị kỹ thuật, nguyên vật liệu đều xuất xứ từ Trung Quốc gây khó

khăn trong việc thay thế nếu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng,

đối đầu. Luôn giành giật các dự án trọng điểm, có tính chiến lược quốc gia, mưu

đồ của Trung Quốc là thâu tóm quyền lợi, ép nền kinh tế các nước láng giềng phải

lệ thuộc vào Trung Quốc từ đó gây sức ép về chính trị.

Ngoài ra, tình trạng thương lái người Trung Quốc vào Việt Nam qua đường

du lịch hoặc hoạt động thương mại không thể kiểm soát đã len lỏi về các địa

phương thu gom, tận mua hàng hóa nông, thủy sản "dị biệt” làm náo loạn các vùng

quê, khiến người nông dân và lái thương Việt Nam điêu đứng. Thương lái Trung

Quốc với phương thức nâng và dìm giá đã tạo ra nguồn cung ảo, cầu ảo không có

giá trị khiến phá vỡ qui hoạch ngành, vùng, gây ra thị trường bị lũng đoạn, việc xuất

khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng.

Nông sản, thực phẩm, đồ gia dụng, dầu bẩn, thuốc chữa bệnh, đồ chơi, sữa trẻ

em kém chất lượng... của Trung Quốc tuồn sang Việt Nam có nhiều hàng nhiễm độc tố

đầu độc người dân Việt Nam. Hoạt động của thương lái Trung Quốc được đánh giá có

dấu hiệu lừa đảo, phá hoại nền kinh tế, tác động xấu đến tình hình kinh tế, quốc phòng

và an ninh trật tự ở nhiều địa phương. Các hoạt động này đều tiềm ẩn nguy cơ làm mất

cân bằng, gây thiệt hại đến nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

và tạo ảnh hưởng xấu đến các thương hiệu thương mại của Việt Nam.

Những hành động gây hấn, bắt bớ, đánh chìm tàu của Trung Quốc đối với

ngư dân Việt Nam, đem lại cảm giác sợ hãi bất an cho những người ra khơi xa làm

cho việc đánh bắt hải sản xa bờ của các doanh nghiệp và ngư dân ta đang trở nên

106

khó khăn hơn; làm cho ngư dân Việt Nam ngại ra biển xa, làm sản lượng đánh bắt

cá ngày càng giảm và thiệt hại này không chỉ là vật chất hay kinh tế, mà là sự sống

còn lâu dài của bà con ngư dân Việt Nam [47, tr.295], là việc bảo vệ chủ quyền

biển đảo của Tổ quốc.

Trung Quốc còn tìm mọi cách phản đối, ngăn chặn Việt Nam hợp tác với

các công ty nước ngoài khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, trong khi

họ lại sẵn sàng ký với kết các đối tác. Những biến động trên buộc Việt Nam phát

triển các công trình kinh tế biển phải kết hợp với kế hoạch phòng thủ, bảo vệ lãnh

hải. Đồng thời, làm tăng ngân sách quốc phòng vì phải chi phí mua sắm trang thiết

bị hiện đại hóa quân sự. Điều này gây tốn kém không nhỏ cho phát triển kinh tế

quốc dân [47, tr.296].

Tham gia TPP, RCEP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức

ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, thiếu

vốn, khả năng quản lý có nhiều bất cập. Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt nếu

không nhiều ngành sản xuất và dịch vụ sẽ gặp khó khăn dẫn tới phá sản. Hiệp định

TPP hướng tới các tiêu chuẩn cao, đặc biệt ở lĩnh vực thương mại hàng hoá và sở

hữu trí tuệ, công cụ điều hành trong nước giảm hiệu lực vì phụ thuộc nhiều các

quy tắc chung của thế giới, như chuẩn mực về pháp luật, TPP bắt buộc các nước

dù trình độ phát triển khác nhau, thể chế khác nhau, đều phải chấp nhận luật chung

một cách sòng phẳng. Để giảm thiểu tối đa những hạn chế tác động tiêu cực khi

tham gia TPP, các tổ chức và doanh nghiệp của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, nắm

chắc nội dung cơ bản của TPP nhằm tăng sức cạnh tranh trong xuất, nhập khẩu

hàng hóa với các nước. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí các lãnh đạo

còn chưa hiểu sâu về cuộc chơi hội nhập này. Nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa

có thể bị tổn thương lớn [24].

Trong quan hệ kinh tế, để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ có ưu ái hơn

với mặt hàng của Việt Nam điều này khiến cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ

giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên căng thẳng hơn. Thêm vào đó, sự xâm nhập

của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài làm thu hẹp khu vực kinh tế trong nước,

107

làm biến dạng cơ cấu theo thành phần, làm giảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước,

kinh tế nội địa. Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến các nhà thầu Việt Nam không thể cạnh

tranh nổi do hạn chế về năng lực cạnh tranh, về vốn, công nghệ và kinh nghiệm

quản lý... Tại Việt Nam, ngành hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may, da giày và thủy

sản xuất sang Mỹ là nhiều nhất. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung đầu

tư vào thị trường Việt Nam chủ yếu là ngành dệt may và bất động sản sẽ làm giảm

sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam do các doanh nghiệp của ta hầu hết

là nhỏ lẻ, sản xuất gia công và nguồn nguyên liệu nhập khẩu lệ thuộc rất nhiều vào

Trung Quốc. Việc gia nhập TPP do Mỹ khởi xướng nếu Việt Nam không cải thiện

chất lượng và nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, tạo thể chế

phù hợp sẽ bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh, dẫn tới các doanh nghiệp

Việt Nam bị phá sản. Trung Quốc nắm giữ được những khâu then chốt của nền kinh

tế Việt Nam sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường về kinh tế và bất ổn về chính trị và

quyền độc lập tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Tiểu kết c ƣơn 3

Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn có vị trí rất

quan trọng đối với khu vực ĐNA. Chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA đều

có chung mục tiêu là tạo ảnh hưởng tới khu vực, trở thành siêu cường lãnh đạo thế

giới do đó việc cạnh tranh lợi ích là không thể tránh khỏi. Để đạt được mục đích

này, Mỹ đã điều chỉnh lại chính sách an ninh, chính trị, triển khai chiến lược “xoay

trục” đối với khu vực CA-TBD trong đó có ĐNA nhằm phục vụ cho chiến lược

toàn cầu của mình. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay đối với khu vực này mang

tính mềm dẻo, ôn hòa dùng kinh tế để lôi kéo, mua chuộc chính trị, tập hợp lực

lượng về phía mình đối phó những thách thức mà Mỹ đang tạo ra tại khu vực. Tuy

nhiên, với ý đồ trở thành cường quốc biển, Trung Quốc không ngại ngần áp dụng

những biện pháp cứng rắn gây áp lực với nước lớn, hành xử kiểu nước lớn với láng

giềng nhỏ bé, đe dọa dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông. Chính những hành động

này đã gây ra nhiều ảnh hưởng phức tạp đối với khu vực, làm các nước ĐNA lo

ngại đến sự an nguy của quốc gia, đến chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

108

Với vị trí địa chiến lược, ĐNA đã trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng

chủ đạo của Mỹ và Trung Quốc... Những nỗ lực lôi kéo, tập hợp lực lượng của Mỹ

và Trung Quốc đã gây ra nhiều hệ lụy cho chính trị và an ninh ở khu vực: xung

đột trong khu vực giải quyết ngày càng khó hơn, các vấn đề an ninh có xu hướng

phức tạp hơn đặc biệt là vấn đề tranh chấp biển đảo và tăng cường vũ trang ở khu

vực. Nằm ở trung tâm khu vực ĐNA, Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng của

vòng xoáy cạnh tranh Mỹ - Trung. Nếu xảy ra việc Mỹ - Trung bắt tay phân chia

quyền lực thì người thiệt thòi nhất là Việt Nam.

Chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA đều có chung mục đích là muốn

làm bá chủ khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong quan hệ với các nước ĐNA, Mỹ

có thuận lợi hơn Trung Quốc vì có sẵn các đồng minh của mình trong khu vực trong

khi Trung Quốc rất ít. Tuy nhiên, Mỹ cũng gặp khó khăn trong việc cách xa về địa

lý, một khoảng thời gian lơ là khu vực này. Nhưng đổi lại Trung Quốc có thuận lợi

hơn do khoảng cách địa lý gần với khu vực, có nền văn hóa tương đồng với khu

vực, có chiến lược tăng cường quan hệ với ĐNA từ lâu. Do đó, Trung Quốc dường

như có ưu thế chính trị hơn Mỹ. Trung Quốc có ảnh hưởng tương đối lớn với

Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. Còn Mỹ có vai trò lớn đối với

Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Điều này cho thấy chiến

lược hàng đầu của Mỹ là bảo đảm tuyến hàng hải trọng yếu qua eo biển Malacca và

Biển Đông. Trung Quốc nhận thấy rằng mình bị mất cân bằng nghiêm trọng do

chiến lược “xoay trục” của Mỹ; có thể bị lôi cuốn vào xung đột với Mỹ về vấn đề

Đài Loan và va chạm với một số nước trong khu vực do tranh chấp tại Biển Đông

và Biển Hoa Đông. Trung Quốc đang tích cực thực hiện chính sách “ngoại giao

kinh tế” thậm chí chấp nhận chịu thiệt một phần lợi ích kinh tế trong quan hệ với

một số nước để hướng tới mục tiêu chính trị lâu dài. Tuy nhiên, những hành động

ngang ngược gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã đẩy các nước xa Trung

Quốc hơn và nhiều nước đã tìm tới Mỹ làm chỗ dựa cho mình.

109

C ƣơn 4

NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG

TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỐI SÁCH CỦA

CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC NHẰM BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

4.1. NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ -

TRUNG ĐỐI VỚI ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á

Thứ nhất, ĐNA đang là điểm xoáy chiến lược, nơi đan xen, giao thoa lợi ích

trước mắt cũng như lâu dài của các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc.

ĐNA là vành đai bảo vệ, là điểm tựa, chỗ dựa cho Trung Quốc vươn ra thế giới

đồng thời cũng là địa bàn quan trọng để Trung Quốc tập hợp lực lượng và phát huy

vai trò trong các vấn đề quốc tế, khu vực, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực và xác lập lại vị

thế quốc gia trung tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐNA, Trung Quốc đã

điều chỉnh chính sách theo hướng chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác

với các nước ĐNA. Với phương châm: “Cầu đồng, tồn dị”, “lấy kinh tế thúc đẩy

chính trị” và chính sách “Mục lân, an lân, phú lân” thông qua nhiều biện pháp tổng

hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng... Quan hệ Trung Quốc -

ASEAN đã bước sang giai đoạn mới, hợp tác toàn diện và thực chất hơn.

Chiến lược, mục tiêu đầu thế kỷ XXI của Trung Quốc đối với khu vực là

“kinh tế ưu tiên, chính trị theo sát, lấy kinh tế lôi kéo chính trị, thúc đẩy chính trị”,

lôi kéo các nước ĐNA về phía mình và gạt bỏ ảnh hưởng của các nước lớn khác

trong khu vực, nhất là Mỹ để từ đó xác lập vị trí lãnh đạo khu vực. Bên cạnh những

tác động tích cực mà ASEAN và Trung Quốc đạt được thì còn một số tồn tại, bất

đồng và những vấn đề chưa giải quyết được đặc biệt là vấn đề Biển Đông và vấn để

sử dụng hợp lý nguồn nước sông Mekong. Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân

sự nhất là Hải quân với những hành động ngang ngược làm cho vấn đề Biển Đông

ngày thêm phức tạp.

Còn với Mỹ, ĐNA là một bàn đạp để cô lập Trung Quốc, kiềm chế sự trỗi

dậy cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, ngăn chặn ảnh hưởng, bảo vệ an

ninh và quyền lợi của Mỹ trong khu vực. Vì vậy, Mỹ triển khai chiến lược “quay

110

trở lại châu Á” sau một thời gian lơ là. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với

ĐNA là ưu tiên việc nâng tầm quan hệ với các nước ở khu vực và phát triển quan

hệ Mỹ - ASEAN. Trong báo cáo “đánh giá quốc phòng bốn năm” năm 2010, Mỹ

đã phân chia ĐNA thành ba nhóm: nhóm các nước đồng minh chính thức gồm

Philippines, Thái Lan; nhóm đối tác chiến lược Singapore và nhóm đối tác chiến

lược trong tương lai gồm Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Mỹ thực hiện chính

sách “tăng cường” với liên minh, “làm sâu sắc” hơn mối quan hệ hợp tác với

nhóm thứ hai và “phát triển mối quan hệ chiến lược” mới với nhóm thứ ba. Mỹ

quay trở lại ĐNA để đảm bảo sự hiện diện của mình, kiềm chế sự ảnh hưởng của

Trung Quốc đồng thời duy trì vị trí bá quyền trên toàn thế giới.

Trong quan hệ với các nước ĐNA, Mỹ có lợi thế hơn cả do có đồng minh

lâu năm, có chiến lược, sách lược rõ ràng, phân chia các nước thành các nhóm

khác nhau. Ngoài việc tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, Mỹ còn chú trọng

đến chiến lược an ninh - quốc phòng, bằng việc tăng cường hiện diện ở khu vực và

hỗ trợ, viện trợ quân sự đặc biệt trong vấn đề an ninh hàng hải. Đây là chiến lược

chủ lực và là lợi thế của Mỹ để tăng cường được vị thế, tạo lòng tin cho các đồng

minh trong khu vực ĐNA. Việc Mỹ quay trở lại ĐNA trong bối cảnh Trung Quốc

ngang nhiên độc chiếm Biển Đông được nhiều nước trong khu vực chào đón.

Trong khi đó, Trung Quốc với lợi thế về vị trí địa lý, là nước láng giềng và có văn

hóa gần gũi với ĐNA nhưng không có đồng minh lâu năm. Do đó, Trung Quốc

không tiếc tiền của sử dụng các biện pháp kinh tế như: viện trợ, cho vay ưu đãi

với giá thấp, tăng cường đầu tư...với nhiều nước mặc dù Trung Quốc đang phải

đối mặt với một loạt vấn đề khó khăn trong nước như: tình trạng thất nghiệp, ô

nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng cao... Trung Quốc tích

cực thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế, thậm chí chấp nhận chịu thua thiệt

trước mắt trong kinh tế với một số nước để hướng tới mục tiêu chính trị lâu dài:

mua chuộc, lấy lòng các nước, chia rẽ các nước trong khu vực nhằm tập hợp lực

lượng, lôi kéo các nước về phía mình, gạt bỏ ảnh hưởng các nước lớn nhất là Mỹ

trong khu vực.

111

Thứ hai, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh

vực, gây ra nhiều hệ lụy cho an ninh và chính trị, đe dọa sự bất ổn, tác động

không nhỏ đến việc bảo vệ ĐLDT ở khu vực.

Về mặt tích cực, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đã giúp các nước

ASEAN nâng cao vị thế; tạo cơ hội liên kết, hợp tác của mình trong các vấn đề khu

vực và quốc tế; thúc đẩy liên kết nội khối, buộc ASEAN phải hoàn thành nhanh tiến

trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; tạo cơ hội tốt cho các nước trong khu vực ĐNA

phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho các nước ĐNA có thể tranh thủ được vốn, khoa

học - công nghệ tiên tiến của thế giới... vì cả hai đều muốn lôi kéo các nước ủng hộ

mình và nâng tầm ảnh hưởng của mình đối với khu vực. Hành động đe dọa và khiêu

khích của Trung Quốc trên Biển Đông vô hình chung đã thúc đẩy hình thành xu thế tập

hợp lực lượng mới ở khu vực, trước hết là trong quan hệ quốc phòng.

Về mặt tiêu cực, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ảnh hưởng nghiêm trọng đến

an ninh và chủ quyền biển đảo, gây bất ổn về chính trị các nước ASEAN; làm nội bộ

ASEAN mất đoàn kết, việc tập hợp lực lượng trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến kế

hoạch tiến tới cộng đồng ASEAN; tác động không nhỏ đến việc ra quyết định, chiến

lược, chính sách và ảnh hưởng đến chủ quyền, ĐLDT, đến an ninh quốc phòng của

từng quốc gia và khu vực; tăng tính lệ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc của các nước

trong khu vực, kéo theo nó là chính trị bất ổn và chạy đua vũ trang trong khu vực.

Thứ ba, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đang làm cho các

mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vực tăng nhanh, nhất là vấ đề Biển

Đông, biển Hoa Đông, hợp tác Tiểu vùng sông Mekong... hệ quả cả nó là làm tăng

nguy cơ chạy đua vũ trang, làm cho các vấn đề trở nên phức tạp hóa, quốc tế hóa.

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông và việc Mỹ

dùng mọi cách ngăn chặn bước đi ra biển của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực

đến quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, làm cho môi trường chính

trị bất ổn; tăng thêm điểm xung đột tại ĐNA và đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc

khiến cho kết cấu địa chính trị và trật tự ở khu vực Biển Đông có sự thay đổi theo

hướng bất lợi cho Trung Quốc.

112

Việc gia tăng can dự của Mỹ và Trung Quốc vào các vấn đề của ĐNA có

ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành động của ASEAN và các nước trong

khu vực. Mỹ và Trung Quốc biến ĐNA thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng có

tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực, đặt ra nhiều thách thức buộc các nước

ASEAN phải có những chính sách đối phó, tranh thủ sự căng thẳng trong quan hệ

Mỹ - Trung để đảm bảo lợi ích quốc gia cho mình. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh của

hai cường quốc trên trở nên căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc yêu cầu các nước

trong khu vực có lập trường rõ ràng đứng về phía nào sẽ đẩy các nước vào tình thế

khó xử, tiến thoái lưỡng nan.

Thứ tư, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA ảnh hưởng đến sự phát

triển, làm thay đổi tư duy, cách tiếp cận và hành động của các nước khu vực đối

với việc củng cố nền ĐLDT trong bối cảnh mới. Để bảo vệ và củng cố ĐLDT, các

nước ĐNA một mặt đều tập trung ưu tiên tăng cường phát triển nội lực, lấy phát

triển kinh tế làm trọng tâm, giữ vững ổn định chính trị, tạo lập sự đoàn kết, đồng

thuận xã hội; mặt khác rất chú trọng xử lý các vấn đề đối ngoại, trước hết là xử lý

mối quan hệ với các nước lớn, nhất là quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Các nước

trong khu vực hiểu rằng sức mạnh quốc gia trong tình hình hiện nay không chỉ có

sức mạnh chính trị, quân sự mà còn có sức mạnh kinh tế và an ninh phi truyền

thống là hai yếu tố quyết định ĐLDT và vị thế đất nước trong tình hình mới.

Thứ năm, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015, các nước ĐNA cũng

như ASEAN nói chung đều chú trọng nhân tố các nước lớn trong hoạch định và

triển khai chính sách đối ngoại. Hàng loạt mối quan hệ của các nước ĐNA với

nhiều nước lớn đều được củng cố, nâng cấp theo hướng xây dựng quan hệ hợp tác

đối tác chiến lược. Các nước khu vực ĐNA đều cân nhắc thận trọng, chú ý tính

nhạy cảm trong quan hệ với Mỹ cũng như với Trung Quốc, tránh bị rơi vào thế bị

“khó xử”, bị kẹt giữa hai nước lớn này. Mong muốn của ASEAN là đoàn kết cùng

nhau kiềm chế hoạt động của các nước lớn trong khu vực và dẫn dắt họ hướng tới

những lợi ích của các nước ĐNA và ASEAN. Các nước ĐNA sẽ không có nhiều

lợi ích nếu chỉ liên minh với Trung Quốc hoặc Mỹ. Đứng hẳn về một phía nào

trong hai siêu cường hiện nay đều đem lại sự rủi ro cho khu vực. Duy trì phương

113

cách ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN là cách tốt nhất để củng cố ĐLDT

của các quốc gia trong khu vực.

Thứ sáu, diễn biến của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung trong 15 năm đầu

thế kỷ XXI cho thấy cả hai nước lớn này đều tìm cách thâm nhập sâu, tăng cường

sự hiện diện về mọi mặt vào các nước ĐNA đã tạo ra những diễn biến chính trị

phức tạp và nhạy cảm ở một số nước khu vực (như: Thái Lan, Campuchia,

Myanmar) những năm vừa qua. Trên phương diện kinh tế, việc phát triển quan hệ

với Mỹ và Trung Quốc ngoài cơ hội có thể tập trung nguồn lực trong hợp tác với

hai nước này, thì nền kinh tế của nhiều nước ĐNA cũng luôn phải đối mặt với cả

những nguy cơ bị mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cán cân thương mại hoặc rơi

vào lệ thuộc nhất định nếu không có cách xử lý thỏa đáng. Nguồn vốn đầu tư của

Trung Quốc vào Lào, Campuchia, sự gia tăng đầu tư của Mỹ và phương Tây vào

Myanmar luôn đi kèm với những điều kiện ràng buộc, nhất là đối với việc khai

thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như một số tác động đến hoạch định

chính sách cả đối nội và đối ngoại.

Thứ bảy, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA ngày càng gia tăng thì sự

thâm nhập của hai nước này vào khu vực và mức độ ảnh hưởng đến ĐLDT của các

nước trong khu vực cũng càng lớn. Theo đó, sự độc lập, tự chủ trong hoạch định

đường lối, chính sách đối nội cũng như đối ngoại luôn đứng trước nhiều khó khăn,

thách thức đối với các nước có liên quan ở Biển Đông, sự gia tăng can dự, hiện diện

của Trung Quốc thực sự là nguy cơ lớn với sự toàn vẹn, chủ quyền biển đảo. Tranh

chấp trên Biển Đông đang và sẽ là vấn đề nóng bỏng, phức tạp đe dọa không chỉ

chủ quyền an ninh của nhiều nước ĐNA, mà còn cả với hòa bình, ổn định, phát

triển và hợp tác khu vực.

4.2. ĐỐI SÁCH CỦA ASEAN VÀ CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á

TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG ĐẾN

ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC

4.2.1. Đối sách của cộn đồng ASEAN

Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác, đoàn kết trong khu vực, phát triển, xây dựng Cộng

đồng ASESAN đi vào hoạt động thực chất hơn nhằm tăng cường sức mạnh khu vực.

114

Đối sách của ASEAN là đẩy mạnh hợp tác trong khu vực, triển khai hiệu quả

các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do hiện có với các đối tác cũng như đàm phán

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). ASEAN có nhiều sáng kiến

mới, gia tăng hiệu quả các cơ chế hợp tác nội khối, kết hợp hài hoà lợi ích quốc gia

và khu vực, thúc đẩy việc hình thành các cấu trúc khu vực dựa trên luật pháp quốc

tế, các văn kiện, công cụ và cơ chế hiện có của ASEAN như: Hiến chương ASEAN,

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở ĐNA (TAC), Hiệp ước khu vực ĐNA không có

vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

(DOC)… Cộng đồng ASEAN là nền tảng quan trọng tạo ra môi trường hòa bình và

ổn định cho phát triển ở khu vực ĐNA, từ đó tận dụng cơ hội để phát triển bền

vững, nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực CA-TBD.

Về vấn đề an ninh, ASEAN đã cùng nhau đối thoại, trao đổi kinh nghiệm,

chia sẻ quan điểm, xây dựng lòng tin, hợp tác thiết thực, giải quyết các vấn đề an

ninh. Hợp tác quốc phòng ASEAN đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn

định, hợp tác và phát triển khu vực. Quá trình hợp tác quốc phòng giữa các nước

ASEAN đã thiết thực hơn nhằm giải quyết các thách thức an ninh, đặc biệt là vấn đề

an ninh phi truyền thống. ASEAN đã tạo ra những cơ chế giải pháp hữu hiệu, có

khả năng ngăn ngừa xung đột, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng môi trường hòa

bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước thành viên để từ đó giúp họ thực hiện các

mục tiêu phát triển kinh tế trong nước, củng cố độc lập chủ quyền quốc gia và thúc

đẩy liên kết khu vực, trước hết là liên kết kinh tế. Các quốc gia ASEAN luôn đề cao

sự đoàn kết, kiềm chế những bất đồng, tôn trọng lẫn nhau và tinh thần trách nhiệm

tạo môi trường hòa bình, ổn định cùng nhau phát triển.

Mặc dù có nhiều thành quả trong quá trình hợp tác, liên kết nhưng hiện nay

ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đó, ASEAN cần phải đoàn kết,

hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia dân tộc.

Đưa Cộng đồng ASEAN hoạt động thực chất hơn dựa trên 3 trụ cột là APSC,

AEC và ASSC với chính sách đối ngoại rộng mở, tăng cường và làm sâu sắc hơn

những mối quan hệ giữa các nước trong khối và mọi thành viên đều liên kết chặt chẽ

115

và sống trong sự hòa hợp. Cộng đồng ASEAN giúp bảo đảm ổn định khu vực đồng

thời tăng khả năng ngăn ngừa và giải quyết những khủng hoảng trong tương lai.

Thứ hai, tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, nâng cao vị thế của

ASEAN.

ASEAN luôn tạo thế cân bằng giữa các nước lớn trong khu vực, đặc biệt là

Mỹ và Trung Quốc. ASEAN tích cực chủ động tăng cường quan hệ với các nước,

nhóm nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, EU, Hàn Quốc,

Australia… nhằm củng cố và bảo vệ ĐLDT; tận dụng tối đa cơ hội để phát triển

kinh tế và đảm bảo an ninh khu vực; thúc đẩy hội nhập khu vực và nâng cao vị thế

trên trường quốc tế.

ASEAN tăng cường trao đổi, hợp tác kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá

trình phát triển kinh tế của từng nước và khu vực. Sáng kiến hội nhập ASEAN

(AIA) đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên thông qua 134 dự

án, chương trình, thu hút 191 triệu USD đầu tư từ các nước ASEAN và 20 triệu

USD từ các đối tác hỗ trợ cho các nước mới gia nhập ASEAN; Kế hoạch hành động

2 (2009-2015) của IAI hướng tới những mục tiêu lớn về thị trường và sản xuất, sức

cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và kết nối với kinh tế thế giới. Sau 48 năm

thành lập vượt qua nhiều khó khăn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, ASEAN

đã trở thành một khu vực được biết đến với các nền kinh tế phát triển và năng động.

ASEAN đã lập nên ARF-1994 - một có sự tham gia của hầu hết cả các nước

lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản v.v. ASEAN. Đặc biệt từ năm

2010, ARF lần thứ 17 tổ chức tại Hà Nội đã mạnh dạn đưa các vấn đề nhạy cảm

như tranh chấp Biển Đông ra bàn luận và các hội nghị và đều được nhắc lại tại các

cuộc hội nghị sau. Hội nghị đã thông qua được nhiều văn kiện quan trọng như:

“Bản hướng dẫn DOC” (2011), “Tài liệu Quan điểm của ASEAN về các thành tố

cần có của COC” (2012), “Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông” (2012),

“Tuyên bố 10 năm DOC”(2013), “Tuyên bố của Bộ trưởng các nước ASEAN về

Biển Đông” (2014)...

116

ASEAN đã hợp tác chặt chẽ tạo cơ sở cho bảo đảm hòa bình, an ninh khu

vực ASEAN tiếp tục nỗ lực tạo dựng một cấu trúc an ninh mới ở khu vực lấy

ASEAN làm trung tâm. ASEAN chủ động lập EAS (2005). Năm 2010, tham gia

vào EAS ngoài 10 nước ASEAN còn có 8 đối tác bên ngoài là Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Mỹ, Nga; tạo ra cơ chế Hội nghị

Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thu hút được các nguồn lực bên

ngoài để phát triển, giúp ASEAN có chỗ dựa trong vấn đề an ninh trước các mối đe

dọa từ bên ngoài. ASEAN đã thành công trong kiểm soát ARF, lôi kéo các nước lớn

và duy trì sự quan tâm của họ đối với khu vực. Những tổ chức khác như ASEAN +

3, APEC, ASEM… đã giúp xây dựng những vòng tròn đồng tâm để củng cố hơn

nữa hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực [260].

Trong thời gian qua, ASEAN đã nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược từ 4 lên

6 nước bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và New Zealand.

Đây được đánh giá là thành tựu đối ngoại nổi bật của ASEAN, đánh dấu sự thành

công của ASEAN trong việc thu hút và gắn kết các đối tác vào hợp tác khu vực.

Thứ ba, tăng cường hợp tác, tích cực đưa ra các sáng kiến giải quyết tranh

chấp chủ quyền ở Biển Đông nhằm bảo đảm, ổn định cho khu vực. Trước những

thách thức về an ninh khu vực, ASEAN lựa chọn thúc đẩy các biện pháp hòa bình,

xây dựng lòng tin, tránh xung đột; duy trì hoà bình ổn định, an toàn, tự do hàng

hải và hàng không ở Biển Đông, sớm hoàn thành COC.

ASEAN không ngừng đưa ra các sáng kiến nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định

cho khu vực. ASEAN đã chủ động tích cực tham gia quản lý xung đột dựa trên

nguyên tắc không can thiệp được nhấn mạnh trong: Tuyên bố Bangkok (1967),

Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I (1976), Hiệp ước thân thiện và hợp tác( 1976), Những

quy tắc trong thủ tục của Hội đồng tối cao của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2001),

Tuyên bố hòa hợp Bali II (2003), kế hoạch hành động của Cộng đồng An ninh

ASEAN (2004), Hiến chương của ASEAN(2007) và Kế hoạch chi tiết của Cộng

đồng an ninh – chính trị ASEAN (2009). ASEAN đã ký kết các văn bản mang tính

chính trị - pháp lý nhằm thúc đẩy hợp tác, góp phần duy trì hòa bình và hóa giải xung

đột khu vực, mà điển hình là: Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA (TAC), Hiến

117

chương ASEAN, Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh

ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Tuyên bố Nhân quyền ASEN...

Trong khoảng 5 năm, từ 2007 đến 2011, Hiệp hội đã cho ra hơn 20 văn kiện

ở nhiều cấp độ khác nhau biểu thị sự cần thiết phải quản lý các tranh chấp ở Biển

Đông. Những văn kiện này bao gồm: các Tuyên bố Chủ tịch của hai Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc năm 2007 và của tất cả các Hội nghị của Diễn

đàn khu vực ASEAN (ARF) từ năm 2007 đến 2011. Các nhà lãnh đạo ASEAN

đang nỗ lực hết sức để có thể đưa ra một Bộ Quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc

ở Biển Đông (COC) [208].

Trước những hành động độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ASEAN đã

kiên trì đàm phán để đạt được DOC-2002. Nhờ có ASEAN với tư cách là phương

tiện tăng cường quan hệ giữa các quốc gia thành viên mà Hiệp hội mới đạt được

sự đồng thuận trong đàm phán với Trung Quốc. Vai trò của ASEAN là tăng cường

hợp tác, hình thành và thông qua các cơ chế, nguyên tắc trong quan hệ giữa các

quốc gia. Tạo được môi trường hòa bình và ổn định ở ĐNA, các nước thành viên

ASEAN cần phải đoàn kết với nhau để bảo vệ ĐLDT trước chiến lược của các

nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.

Thứ tư, tăng cường điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm đối phó với ảnh hưởng

của cạnh tranh Mỹ - Trung bảo vệ ĐLDT. Các nước ASEAN, nhất là Singapore và

Malaysia rất chú trọng phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao. Các nước

Thái Lan, Indonesia, Philippines ít nhiều đều có những điều chỉnh cơ cấu theo

hướng thích ứng với những thay đổi của môi trường cạnh tranh khốc liệt toàn cầu

đặc biệt là của Mỹ và Trung Quốc.

Chuyển biến trong thể chế kinh tế: về cơ bản “mô hình chính phủ chủ đạo”.

Tuy nhiên ASEAN có những thay đổi cơ bản theo hướng tự do hóa hơn nhằm bảo vệ

ĐLDT trước ảnh hưởng của cạnh tranh Mỹ - Trung đem lại. Trong lĩnh vực tài chính

tiền tệ, hầu hết các nước ASEAN đều xúc tiến các chương trình cải cách thị trường

vốn, thị trường tiền tệ theo hướng khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, đóng

cửa các tổ chức yếu kém và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính.

Chính phủ các nước ASEAN chú trọng đến việc lành mạnh hóa hệ thống tài chính,

118

cải thiện khả năng giám sát việc thực hiện các quy chế, nâng cao tính minh bạch,

công khai, gia tăng kiểm soát và quản lý sự ra vào của các nguồn vốn.

Các nước ASEAN đều có những điều chỉnh trong chiến lược phát triển kinh

tế để phù hợp với cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và diễn biến kinh tế thế giới;

tiếp tục duy trì chiến lược mở cửa, thúc đẩy xuất khẩu; chuyển hướng tăng cường

xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Ấn Độ để khắc phục sự lệ thuộc

vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, một số nước tăng cường phát triển kinh tế

trong nước, quan tâm đến phát triển khoa học - công nghệ nhằm khắc phục lệ

thuộc vào các nước lớn, nhất là của Mỹ và Trung Quốc.

Thứ năm, tăng cường quan hệ với Trung Quốc, xây dựng quan hệ đối tác chiến

lược. ASEAN và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ từ năm 1991, trở thành

Đối tác đối thoại đầy đủ của nhau vào năm 1996, đến năm 2003, nâng quan hệ lên

thành Đối tác chiến lược. Các nước ASEAN nhỏ bé có vị trí địa lý gần với cường

quốc Trung Quốc khổng lồ, điều này buộc các quốc gia trong khu vực không còn

lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm cách thích nghi, chung sống hòa bình với

Trung Quốc. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển nhanh, toàn diện có nhiều

cơ chế hợp tác hơn so với quan hệ của ASEAN với các đối tác đối thoại khác.

Về chính trị - an ninh, ASEAN đã tăng cường thắt chặt hợp tác với Trung

Quốc thông qua đối thoại và tham vấn với các cơ chế hợp tác như: Hội nghị cấp

cao ASEAN - Trung Quốc, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc, ARF,

ADMM+, EAS. Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc đã ký một số văn bản quan

trọng như: DOC (2002), Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN -

Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng (2003), Tuyên bố chung của Hội nghị cấp

cao kỷ niệm ASEAN - Trung Quốc năm 2006 và 2011, Tuyên bố chung nhân kỷ

niệm 10 năm thông qua DOC (2013). Hiện nay hai bên đã hoàn tất Kế hoạch Hành

động mới giai đoạn 2016 – 2020 và tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực

thương mại, đầu tư, tài chính, môi trường, y tế và giáo dục.

Về kinh tế - thương mại, ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc...

lập nên các cơ chế hợp tác đa phương mới tại Đông Á như ASEAN + 3, ASEAN

119

+1, thành lập ACFTA (2002), khởi động Hiệp định thương mại tự do (FTA -

2003) sáng kiến “Một trục hai cánh”... Đặc biệt, từ khi khởi động FTA (2003),

trao đổi thương mại của ASEAN với Trung Quốc đã tăng lên một các ấn tượng từ

54,8 tỷ USD năm 2002 lên 480,4 tỷ USD năm 2014 [63, tr.20]. Đẩy mạnh Hợp tác

tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) gồm 6 nước có chung sông Mekong là

Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam với sự tham gia của Ngân hàng

phát triển châu Á (ADB) trong tư cách là đối tác thúc đẩy, cố vấn và tài trợ. GMS

thực sự là chiếc cầu nối với hai nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á là Trung Quốc

và Ấn Độ, là diễn đàn hợp tác mang lại lợi ích không những cho các nước trong

khu vực mà còn cả các nước ở ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ.

Về quốc phòng - an ninh, ASEAN tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc,

hạn chế tác động mặt trái, sự lệ thuộc trong hợp tác với Trung Quốc. ASEAN và

Trung Quốc nhất trí lấy cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng

(ADMM+) là cơ sở quan trọng cho tăng cường hợp tác an ninh, quân sự giữa

ASEAN và các đối tác ở khu vực. Những nỗ lực mới của Trung Quốc khó có thể

lôi kéo các nước ASEAN về phía mình bởi những hành động độc chiếm của họ ở

Biển Đông, mà ngược lại càng đẩy các nước xích lại gần hơn với Mỹ.

Thứ sáu, tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ - trở thành đối tác chiến lược.

Quan hệ đối thoại ASEAN - Mỹ được thiết lập vào năm 1977 và trở thành đối tác

chiến lược tháng 11/2015. Mục đích của ASEAN là mở rộng thị trường, tăng thu

hút đầu tư từ các nước lớn khác vào khu vực, chống lại nạn buôn lậu hàng từ

Trung Quốc, tăng khả năng cạnh tranh; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa Trung

Quốc với các đối tác quan trọng hàng đầu của ASEAN như Mỹ, Nhật Bản, kích

thích kinh tế ĐNA phát triển.

Về chính trị - an ninh, ASEAN và Mỹ có Hội nghị Ngoại trưởng hàng năm

(PMC) và các cuộc họp Đối thoại cấp Thứ trưởng ngoại giao, ký Tuyên bố Tầm nhìn

về quan hệ đối tác tăng cường ASEAN - Mỹ (2005), kế hoạch hành động vì “Quan

hệ đối tác tăng cường” (2006), TAC (7/2009). Năm 2015, thông qua 3 cuộc đối thoại

cấp cao: Đối thoại cấp Thứ trưởng ASEAN - Mỹ, Hội nghị ASEAN - Mỹ, Hội nghị

cấp cao ASEAN - Mỹ. Năm 2016, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ đã cùng

120

nhau ký kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và chính trị

độc lập của tất cả các quốc; tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là

chính trị - an ninh. Quan hệ ASEAN - Mỹ đã giúp các nước ASEAN tránh được sự lệ

thuộc vào Trung Quốc. Chiến lược “xoay trục”, quay trở lại châu Á của Mỹ đã được

một số nước ASEAN chào đón.

Về kinh tế - thương mại, ASEAN tăng cường hợp tác đầu tư thương mại

với Mỹ. ASEAN và Mỹ ký Hiệp định khung về mậu dịch và đầu tư ASEAN - Mỹ

(2006). Một ủy ban chung đã được thiết lập để chỉ đạo việc thực hiện TIFA. Đầu

tư của Mỹ vào khu vực ASEAN đạt 54 tỷ USD giai đoạn 2010-2014, trong khi

thương mại hai chiều ASEAN - Mỹ đạt 212,4 tỷ USD chiếm 84% thương mại toàn

cầu của ASEAN trong năm 2014 [63, tr.21].

Về quốc phòng - an ninh, ASEAN đã cùng với Mỹ triển khai Sáng kiến An

ninh biển ĐNA. Tại Hội nghị ADMM+ lần 3 (11/2015), Mỹ tiếp tục khẳng định sẽ

tiếp tục triển khai hoạt động tuần tra tại Biển Đông, cam kết chi 259 triệu USD trong

2 năm, gồm 119 triệu USD (2015) và 140 triệu (2016) cho đồng minh và đối tác

ASEAN hiện đại hóa năng lực hàng hải, đối phó với những thách thức mới trong lĩnh

vực an ninh biển. Ngoài ra, Mỹ cùng với một số nước ASEAN tổ chức các cuộc diễn

tập phối hợp huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (SEACAT) [63, tr.21].

4.2.2. Đối sách của một số nƣớc Đôn Nam Á

Đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên và của Mỹ đang suy thoái, nhiều

nước trong khu vực ĐNA đang áp dụng các chiến lược nước đôi. Hầu hết các

nước đang tìm kiếm sự can dự lớn hơn với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách bảo

vệ mình trước sự hiếu chiến của Trung Quốc [25, tr.23].

4.2.2.1. Đối sách của Philippines

Trong khu vực ĐNA, Philippines là một trong những nước có lịch sử gắn bó

lâu dài và gần gũi nhất với Mỹ. Chính phủ Philippines xác định quan hệ quốc phòng

với Mỹ luôn ở vị trí quan trọng hàng đầu. Philippines là nước đầu tiên ở châu Á công

khai ủng hộ chiến dịch chống khủng bố quốc tế của Mỹ. Nước này đã đồng ý cho Mỹ

sử dụng không phận, hải phận và một số quân sự như căn cứ không quân tại đảo

Luzon, Palawan, Cebu, Mindanao và căn cứ bộ binh Fort Magsaysay làm nơi trung

121

chuyển, xuất phát, triển khai quân. Hiện nay, Mỹ là một trong hai nhà đầu tư nước

ngoài hàng đầu của Philippines. Trao đổi thương mại hai nước đạt 15 tỷ/năm. Với

Trung Quốc, Philippines có những hành động rất cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.

Nước này ban hành luật hàng hải và tuyên bố chủ quyền với 9 đảo chiếm đóng ở

Trường Sa, tăng cường tuần tra bảo vệ các đảo đã chiếm lĩnh, bắt giữ, xua đuổi các

ngư dân nhất là ngư dân Trung Quốc đánh cá ở vùng biển phụ cận đảo của

Philippines. Xây dựng đèn biển ở một số đảo, phá bỏ các bia chủ quyền của Trung

Quốc ở một số đảo để khẳng định chủ quyền của mình. Philippines chính thức gửi

Công hàm lên Liên hợp quốc, đệ đơn lên Tòa án quốc tế (PCA) năm 2013, phản đối

yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Năm 2015, Bộ trưởng Ngoại giao

Philippines kêu gọi các nước liên quan đoàn kết để cùng nhau giải quyết vấn đề Biển

Đông và gọi hành động của Trung Quốc là “một mối đe dọa chung”. Philippines

quyết tâm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình và nêu chủ trương

thiết lập khu vực tự do, hòa bình, hợp tác, khoanh vùng tranh chấp và tách bạch vùng

đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các khu vực tranh chấp. Ngày 20/4/2015, Mỹ

và Philippines tổ chức cuộc tập trận chung Balikatan (vai kề vai) lớn nhất trong vòng

15 năm qua. Philippines rất muốn mượn sức mạnh của Mỹ để “đe” Trung Quốc.

Tuy nhiên, giữa năm 2016, sau cuộc bầu cử, quan hệ Mỹ và Philippines có

chiều hướng đi xuống, tân Thổng thống Duterte cam kết theo đuổi chính sách đối

ngoại cân bằng hơn. Theo Tổng thống hợp tác một chiều với Mỹ có thể dẫn đến

những phản ứng tiêu cực đặc biệt là của Trung Quốc và lực lượng Hồi giáo cực

đoan ở miền Nam Philippines. Mặc dù có nhiều bất đồng trong tranh chấp Biển

Đông, nhưng do những lợi thế kinh tế của Trung Quốc, năm 2014 đầu tư của Trung

Quốc vào Philippines đã tăng gấp 6 lần so với năm 2013 [25, tr.21], Philippines

cũng thận trọng hơn trong kế hoạch thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ.

4.2.2.2. Đối sách của Myanmar

Myanmar là quốc gia đa sắc tộc với 135 dân tộc chính thức, đa văn hóa, đa

tôn giáo và đa đảng phái. Đây là nguyên nhân chính tiềm ẩn nguy cơ xung đột và

bất ổn kéo theo sự can dự của các nhóm vũ trang ly khai. Nội chiến có thể xảy ra

bất cứ lúc nào nếu như chính phủ không có chính sách mềm dẻo phù hợp, vì lợi

122

ích của các bên. Năm 2012 đã xảy ra xung đột đẫm máu giữa nhóm người theo

đạo Phật giáo và Hồi giáo. Tháng 8/2003, Chính phủ Myanmar đã công bố lộ trình

7 bước quá độ sang dân chủ trong đó có 6 bước đầu đều tập trung vào cải cách

chính trị và bước cuối mới là phát triển kinh tế. Nghĩa là, cải cách chính trị là yếu

tố quan trọng đầu tiên để bảo vệ ĐLDT, đổi mới, hội nhập kinh tế là cái đích cuối

cùng trong chính sách của Myanmar. Từ năm 2011, chế độ chính trị của Myanmar

chuyển từ quân sự sang dân sự. Đây là một bước ngoặt thay đổi mang tính lịch sử

của Myanmar, làm nên diện mạo mới của nước này trong mắt bạn bè quốc tế. Để

đảm bảo nền ĐLDT của đất nước, Tổng thống Thein Sein đã nêu tư tưởng đổi mới

của mình gồm: cải cách một nền dân chủ đích thực, hàn gắn vết thương quá khứ,

tái thiết nền kinh tế và thiết lập một nhà nước pháp quyền cũng như thực thị và tôn

trọng đa tôn giáo và bình quyền giữa các nhóm dân tộc, các tầng lớp trong xã hội.

Một nét đặc sắc trong chính sách đổi mới của Myanmar là biết cách tổng hòa

vai trò cá nhân, vai trò tập thể kết hợp với thời cơ chính trị thuận lợi. Việc đấu tranh

không ngừng nghỉ cho ĐLDT, dân chủ và nhân quyền của Myanmar có công không

nhỏ của bà Aung San Suu Kyi và ông Thein Sein trong việc lãnh đạo đất nước

chuyển từ chế độ độc tài sang dân chủ mà không xảy ra chiến tranh. Gạt bỏ lợi ích

cá nhân, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết đã đưa Myanmar đến gần

với thế giới hơn. Chính sách của Myanmar là hòa hợp dân tộc bằng việc sửa đổi các

quy định để các đảng phái khác được tham gia quản lý đất nước; chủ động đàm

phán ký kết với các phe, nhóm nổi dậy nhằm đem lại hòa bình, ổn định cho đất

nước, đời sống của nhân dân được cải thiện. Chính phủ Myanmar nỗ lực trong giải

quyết xung đột với các phe, nhóm vũ trang, các nhóm phiến quân nổi dậy, thúc đẩy

hòa hợp dân tộc, tôn giáo, thả các tù nhân chính trị, ủng hộ các đảng phái đối lập.

Đường lối đối ngoại của Myanmar là độc lập, không liên kết, quan hệ với

tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng trên

nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm

lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có

lơi; ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc, không biến nước mình thành căn cứ

quân sự của nước khác, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực. Chính

123

sách đối ngoại từ “quan hệ song phương” sang “hội nhập khu vực” và “quan hệ đa

phương”, đa dạng hóa QHQT; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và nỗ lực tạo

hình ảnh tích cực trong mắt bạn bè trên thế giới nhằm từng bước dỡ bỏ bao vây

cấm vận của Mỹ, EU và các tổ chức quốc tế khác. Chính sách đối ngoại của

Myanmar hướng tới việc bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh và phát triển kinh tế, đồng

thời cũng nhấn mạnh mục tiêu ổn định, công bằng vì sự bền vững của môi trường;

giá trị về tự do, tự chủ, truyền thống văn hóa và đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, trên

thực tế, quan hệ đối ngoại với nước lớn của Myanmar là những quan hệ ràng buộc,

trong đó có yêu sách về chính trị, dân chủ, nhân quyền, kinh tế, cơ hội đầu tư...

Nền kinh tế Myanmar dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên sẵn

có. Myanmar đã triển khai một số cải cách bước đầu về kinh tế, dành ưu tiên cho

phát triển kinh tế tư nhân. Từ lợi ích kinh tế mà Mỹ đem lại, nước này đã có những

điều chỉnh thái độ trong quan hệ với Trung Quốc và trở thành đối tác chiến lược

toàn diện của nhau năm 2011. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc là nhà đầu tư, đối

tác thương mại lớn nhất và viện trợ cho Myanmar trong nhiều năm qua. Trung

Quốc liên kết kinh tế và chính trị sâu sắc hơn với nhóm quân đội độc tài. Myanmar

đang phụ thuộc an ninh vào Trung Quốc, và cố gắng giảm bớt phụ thuộc này bằng

cách củng cố quan hệ với Ấn Độ. Kể từ khi ông Thein Sein trở thành Tổng thống

(2011) và bắt đầu công cuộc cải cách thì lợi ích chính trị, kinh tế của Trung Quốc

tại Myanmar đang bị đe dọa. Năm 2012, Trung Quốc đầu tư 400 triệu USD trong

khi đó năm 2010 là 8,2 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Myanmar

giảm 90%. Năm 2013, Trung Quốc đầu tư chỉ bằng 10% so với năm 2012. Từ đầu

năm 2014 không có thêm dự án đầu tư mới của Trung Quốc vào Myanmar [129,

tr.44]. Ngược lại, mối quan hệ Myanmar - Mỹ ngày càng mạnh lên. Myanmar đã

điều chỉnh chính sách ngoại giao, có một số cải cách về chính trị, pháp luật để Mỹ

xóa dần các biện pháp cấm vận đối với mình. Nước này đã tham gia cuộc diễn tập

quân sự hàng năm mang tên “Hổ Mang Vàng năm 2013”, do Mỹ và Thái Lan tổ

chức; cùng với Mỹ thông qua chương trình “Quan hệ đối tác Mỹ - Myanmar vì Dân

chủ, Hòa bình và Thịnh vượng” kéo dài 2 năm, trị giá 170 triệu USD. Kim ngạch

thương mại Mỹ - Myanmar trong 10 tháng đầu tiên tài khóa 2014 - 2015 đạt 205

124

triệu USD [221]. Sự hỗ trợ này sẽ giúp Myanmar thực hiện những bước tiến lớn

trong cải cách các qui định của pháp luật, thực hiện các dự án xã hội. Việc

Myanmar khước từ sức ép của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông với vai trò là

chủ tịch ASEAN đã cho thấy vị thế của nước này ngày càng cao trong quan hệ với

các nước lớn ngoài khu vực và dần xa rời lệ thuộc vào Trung Quốc.

Từ một quốc gia biệt lập, bị đánh giá là kém phát triển nhất thế giới nhưng chỉ

sau vài năm cải cách và đổi mới, Myanmar đã có vị thế trên trường quốc tế. Các nước

lớn đã dỡ bỏ lệnh cấm vận, xóa nợ và bắt đầu tiến hành đầu tư vào Myanmar.

4.2.2.3. Đối sách của Singapore

Singapore được coi là 1 trong 4 “con hổ châu Á”. Singapore đưa ra kế hoạch

xây dựng lại nước “Singapore mới” với kỳ vọng “ưu việt hóa ngành chế tạo và dịch

vụ” mà trọng tâm là phát triển các ngành kỹ thuật cao và dịch vụ tinh xảo làm động

lực cho tăng trưởng kinh tế như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Để phát

triển đất nước, Singapore đã kết hợp hài hòa chính sách đối nội, đối ngoại thành một

thể thống nhất trong quá trình bảo vệ và củng cố ĐLDT hiếm có trên thế giới.

Singapore luôn hoạch định chiến lược phát triển dựa trên có yếu tố bên ngoài, ngoại

trừ vấn đề nguồn nhân lực. Chính sách đối ngoại của Singapore là biết hòa quyện

chính sách đối nội và đối ngoại tạo thành một thể thống nhất. Càng có nhiều bạn bè

và ít kẻ thù càng tốt; Hợp tác và buôn bán với tất cả các quốc gia theo nguyên tắc

cùng có lợi, không phân biệt ý thức hệ và hệ thống chính trị - xã hội; cam kết duy trì

môi trường an ninh và hòa bình thế giới; hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN vì

hòa bình, ổn định tiến bộ và hội nhập; tham gia Phong trào Không liên kết, quan hệ

với tất cả các cường quốc, nhưng ưu tiên hàng đầu quan hệ với Mỹ; Bảo đảm quyền

thiêng liêng của mỗi quốc gia tự thành lập chính phủ của mình phù hợp với ý nguyện

của nhân dân và nguyên tắc bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia và toàn vẹn

lãnh thổ của quốc gia; Không cho phép nước ngoài sử dụng lãnh thổ Singapore để

xâm lược nước khác; An ninh quốc gia dựa trên nền quốc phòng mạnh; Phục vụ con

người là trên hết; Vận động mọi hậu thuẫn quốc tế vì sự nghiệp của Singapore và

tham gia mọi nỗ lực quốc tế vì sự nghiệp của bất cứ quốc gia nào đã ủng hộ

Singapore nếu không làm phương hại đến lợi ích của Singapore [152, tr.45].

125

Singapore luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, không nhượng bộ trước bất kỳ

mọi sức ép nào, kể cả là của Mỹ.

Về quốc phòng, Singapore với phương châm ngoại giao và phòng ngừa,

thực hiện quốc phòng tổng thể, hợp tác chiến lược với Mỹ. Singapore được xem là

một tiền đồn quan trọng cho sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á. Các

tàu sân bay và tàu chiến của Mỹ thường sử dụng cảng ở Singapore. Năm 2014,

Singapore đã đồng ý cho phép 4 chiếc tàu chiến đấu tuần duyên mới của Mỹ được

sử dụng các căn cứ của mình.

Song song với mối quan hệ thân thiết với Mỹ, Singapore cũng duy trì một

quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc. Singapore đã khéo léo cân bằng được mối

quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Trong vấn đề Biển Đông, nước này đã nêu bật

những mối đe dọa tiềm tàng đằng sau hành động độc chiếm của Trung Quốc.

Tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đã kêu gọi ASEAN và Trung

Quốc khẩn trương đàm phán COC.

4.2.2.4. Đối sách của Indonesia

Khẩu hiệu quốc gia là “Thống nhất trong đa dạng” thể hiện rõ sự đa dạng

hình thành nên Indonesia. Thực hiện bình đẳng hài hòa giữa các dân tộc; áp dụng

các chính sách, biện pháp thực thi nhằm thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các cư

dân gốc bản địa và người Hoa. Chính sách đối ngoại của Indonesia là đề cao học

thuyết tự cường quốc gia, tự cường khu vực và đa dạng hóa quan hệ quốc tế trong

hoàn cảnh mới; chủ trương đoàn kết khu vực, nhanh chóng mở rộng ASEAN, dựa

vào ASEAN để nâng cao địa vị quốc tế của mình. Tuy bất đồng với Mỹ xung

quanh vấn đề dân chủ, nhân quyền song Indonesia vẫn hợp tác với Mỹ và muốn

nước này duy trì sự hiện diện ở ĐNA nhằm tạo sự đối trọng, kiềm chế với Trung

Quốc. Indonesia ủng hộ sự tham gia tích cực của Nga vào các công việc trong khu

vực, phát triển hợp tác kinh tế, đồng thời cố gắng xử lý khôn khéo để không xảy ra

xung đột với Trung Quốc xung quanh đảo Natura và vấn đề người Hoa...

Indonesia liên kết lâu đời với Nhật Bản, Mỹ và chính thức duy trì chính sách ngoại

giao không liên kết. Năm 2011, đầu tư của Mỹ vào Indonesia đạt 2,5 tỷ USD, và

tăng gấp đôi trong năm 2013 [3, tr.46]. Chính sách an ninh của Indonesia được

126

xây dựng theo hệ thống an ninh khu vực do Mỹ đứng đầu và sự hiện diện quân sự

của Mỹ đang thực thi tại châu Á. Indonesia không đầu tư mạnh vào quốc phòng và

gần đây mới bắt tay vào xây dựng “khả năng phòng thủ tối thiểu”.

Indonesia luôn giữ thái độ trung lập và kiên trì vai trò trung gian trong những

căng thẳng của khu vực. Tuy nhiên, gần đây, khi Trung Quốc tranh chấp vùng

chồng lấn của Biển Đông với đặc khu kinh tế của đảo Natuna, Indonesia đã tỏ thái

độ cứng rắn như: đã gửi một bức thư tới Tổng thư ký Liên hợp quốc lên án yêu cầu

chủ quyền trên biển của Trung Quốc là sai luật quốc tế; bắt tay vào việc củng cố

quân sự, đặc biệt là khả năng phòng thủ tối thiểu đối với an ninh biển; đánh chìm 41

tàu cá của một số nước, trong đó 22 tàu của Trung Quốc. Tổng thống Indonesia

Joko đã thề sẽ bảo vệ từng tấc đất và tấc biển của mình tại Biển Đông; tuyên bố sẽ

xử lý cứng rắn với các tàu đánh cá nước ngoài có hoạt động bất hợp pháp và phát

động chiến dịch bảo vệ tài nguyên biển và ngành công nghiệp đánh bắt cá trong

nước, tăng cường năng lực hải quân. Indonesia sẵn sàng đóng vai trò trung gian

trong việc giải quyết tranh chấp.

Indonesia tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Tổng thống

Yudhoyono nói: Indonesia chào đón sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng họ mong

muốn Trung Quốc chơi theo đúng luật mà tất cả tuân theo, chứ không phải cái

cách mà Trung Quốc áp đặt các nước khác. Kim ngạch thương mại hai chiều 6

tháng đầu năm 2015 đạt 21,35 tỷ USD [127, tr.35].

4.2.2.5. Đối sách của Malaysia

Malaysia là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, lại phức hợp về ngôn ngữ, đặc biệt

là chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Hiện tại Malaysia tồn tại 3 tộc người chính

là Malay, Hoa và Ấn, trong đó “chính trị thuộc về người Malay, kinh tế thuộc về người

Hoa”. Để đối phó với những ảnh hưởng về ĐLDT mà cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung đem lại, chính phủ Malaysia đã đưa ra Chính sách phát triển Quốc gia (NDP) và

Kế hoạch triển vọng lần thứ hai (OPP2), đây là một cơ cấu chính sách rộng lớn, các

sách lược của NDP là quan tâm đến những đa dạng trong sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa

tôn giáo cũng như khu vực của những người dân Malaysia, coi trọng xây dựng thành

công khối đoàn kết và thống nhất quốc gia- dân tộc Malaysia, tăng trưởng kinh tế đi

127

đôi với công bằng xã hội và hài hòa dân tộc, giải quyết tương đối thành công vấn đề

mâu thuẫn giữa người bản địa và người nhập cư từ hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ

từ đó tạo lập một xã hội hài hòa, bao dung và năng động. Malaysia đã thực hiện chính

sách “thích nghi dân tộc có chỉ đạo”, nghĩa là thừa nhận sự đa dạng về văn hóa, tôn

giáo và tôn trọng bản sắc riêng của mỗi dân tộc; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo của người dân; đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo dân tộc không phân biệt là

người Melayu, người Hoa, người Ấn hay người sắc tộc khác và để tất cả thống nhất

trong đa dạng.

Về chính sách đối ngoại, Malaysia giành ưu tiên cho việc phát triển quan hệ

với các nước Đông Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN trở

thành những đối tác chủ chốt của Malaysia hiện nay. Với Mỹ, Trung Quốc và các

cường quốc khác, Malaysia luôn giữ vững và đề cao lập trường độc lập tự chủ, kiên

quyết phản đối chủ nghĩa áp đặt của Mỹ và phương Tây vào công việc của ĐNA.

Tuy nhiên, Malaysia vẫn tiếp tục duy trì quan hệ toàn diện với Mỹ và phương Tây,

thừa nhận vai trò của Mỹ trong việc duy trì ổn định nền an ninh khu vực.

Về kinh tế, Malaysia thực hiện Chính sách kinh tế mới (New Economic

Policy - NEP) phát triển dài hạn, có định hướng cụ thể. Theo đó, chính sách phát

triển nền kinh tế hướng ngoại, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu; thực hiện

xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ sự quá chênh lệch về thu nhập giữa các tộc người,

không phân biệt tôn giáo, dân tộc, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng

miền. Malaysia điều chỉnh chính sách theo hướng phát triển các ngành công nghệ

kỹ thuật cao, các ngành tạo ra giá trị gia tăng lớn ở trong nước, nâng cao tính cạnh

tranh bằng cách tăng năng xuất lao động và giảm chi phí. Đây là một chính sách

kkhông chỉ đem đến thành công về kinh tế mà còn cải thiện tình trạng đói nghèo

và giảm bớt những xung đột sắc tộc.

Về đối ngoại, trước những ảnh hưởng chiến lược của các nước lớn tại khu

vực, Malaysia đã lựa chọn con đường trung lập với các nước lớn, tránh bị lôi kéo

vào những dính líu quân sự phức tạp trong khu vực. Malaysia duy trì quan hệ cân

bằng với cả Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại

lớn nhất của Malaysia, nước này cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung

128

Quốc trong ASEAN, năm 2015, tổng kim ngạch thương mại Malaysia với Trung

Quốc đạt 230,89 tỷ Ringgit Malaysia [191]. Ngoài ra, Malaysia là nhà cung cấp

khí tự nhiên hóa lỏng lớn thứ ba cho Trung Quốc. Năm 2014 là “Năm hữu nghị

Malaysia - Trung Quốc”... Mặc dù, Thủ thướng Mohd Najib bin Abdul Razak có

quan hệ tốt với một số nhà lãnh đạo phương Tây nhưng Đảng cầm quyền BN tiếp

tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Trong khi đó liên minh đối

lập Pakatan Rakyat của đảng PKR và DAP do ông Anwar Ibrahim đứng đầu duy

trì các mối quan hệ với Mỹ, tham gia các chương trình Tài trợ Quốc gia vì dân chủ

(NED), một tổ chức được Mỹ sử dụng để gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và

nuôi dưỡng các lực lượng chính trị thân Mỹ. Tổng kim ngạch thương mại song

phương Mỹ và Malaysia, năm 2015, đạt 129 tỷ Ringgit Malaysia [191]. Về vấn đề

Biển Đông, Malaysia thể hiện thái độ mềm mỏng với Trung Quốc. Ngoại trưởng

Malaysia đã từ chối yêu cầu của Philippines kêu gọi ASEAN đưa ra một “tối hậu

thư” cho Trung Quốc, mà chỉ nhấn mạnh sẽ “đánh giá cao” nếu Trung Quốc dừng

việc cải tạo và đàm phán cùng các thành viên ASEAN để thảo luận các vấn đề liên

quan. Malaysia đang theo đuổi chính sách nhất quán và nghiêm túc về các vấn đề

chủ quyền và lựa chọn các phản ứng linh hoạt tùy theo mức độ các diễn biến trên

thực địa. Đây là một minh chứng cho đường lối trung lập, chính sách cân bằng

giữa các nước lớn mà quốc gia này theo đuổi.

4.2.2.6. Đối sách của Thái Lan

Thái Lan chủ động có những bước đi khôn khéo, linh hoạt nhằm cân bằng

lợi ích của mình trong quan hệ với các nước lớn. Quốc gia này đang thực hiện

chính sách “cân bằng” trong bối cảnh Mỹ - Trung cùng gia tăng cạnh tranh ảnh

hưởng chiến lược đối với khu vực. Mỹ và Thái Lan có mối quan hệ gần gũi trong

quân sự - an ninh. Mỹ đã viện trợ cho Thái Lan các thiết bị quân sự và xây dựng

các hạ tầng quân sự, cho binh sỹ nước này sang Mỹ học tập, tham gia các chương

trình đào tạo huấn luyện quân sự, cùng Thái Lan diễn tập quân sự chung tới 40

cuộc/năm. Trong hợp tác kinh tế, Mỹ trở thành đối tác thương mại đứng thứ 3 của

Thái Lan sau Trung Quốc và Nhật Bản. Sau khi Quân đội Thái Lan đảo chính lật

đổ chính phủ vào tháng 5/2014, quan hệ Mỹ - Thái Lan dần dần xấu đi. Thái Lan

129

thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc thông qua các chuyến thăm tới Trung Quốc của

các nguyên thủ Thái Lan, coi Trung Quốc là đối tác an ninh đáng tin cậy, đóng vai

trò sống còn đối với kinh tế Thái Lan. Về kinh tế, Trung Quốc hiện là đối tác

thương mại lớn nhất của Thái Lan, Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ hai

trong ASEAN của Trung Quốc. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều Thái

Lan - Trung Quốc đạt 64,7 tỷ USD, năm 2015 là 120 tỷ USD [3, tr.46].

Thái Lan mong muốn nắm giữ vai trò ngọn cờ tiên phong trong khu vực, trở

thành trung tâm của nhiều kế hoạch hợp tác khu vực và tiểu khu vực, muốn đóng góp

vai trò cầu nối giữa các nước ASEAN. Trong vấn đề Biển Đông, Thái Lan luôn bày

tỏ quan điểm đề nghị thành lập khu hợp tác kinh tế tiểu khu vực Biển Đông để đưa

biển tranh chấp thành “Hồ hợp tác” làm cho các nước cũng được lợi.

4.2.2.7. Đối sách của Campuchia

Campuchia tồn tại nhiều quan điểm về ĐLDT, trong đó, cố Quốc vương

Norodom Sihanouk có quan điểm ĐLDT là đảm bảo về một đất nước Campuchia

có chủ quyền đầy đủ và thực sự. Độc lập của Campuchia cần phải có giá trị mang

tính quốc tế và được các nước lớn trên thế giới công nhận.Nhà vua Norodom

Sihamoni thì cho rằng công cuộc bảo vệ ĐLDT là đoàn kết và thống nhất dân tộc.

Thủ tướng Hun Sen nêu quan điểm ĐLDT là bằng mọi cách giữ vững hòa bình, ổn

định chính trị, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong khi

đó Sam Raisy thì cho rằng một trong những yếu tố để giữ gìn độc lập và bảo vệ

ĐLDT của Campuchia là cũng cần tới sự giúp đỡ của một quốc gia khác [159,tr.23].

Hiện nay, Chính phủ Campuchia xây dựng và bảo vệ nền độc lập trên nguyên

tắc: Độc lập, thống nhất và bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến, bảo vệ nền chính trị đa

đảng; đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt về sách lược [159, tr.138].

Về chính sách đối ngoại, Campuchia đã lựa chọn “hoạt động đối ngoại phải

tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,

bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ

quốc tế không làm phương hại đến chủ quyền và bản sắc của dân tộc, biết kế thừa

và chọn lọc, mở cửa nhưng không đánh mất mình, độc lập nhưng không đóng cửa

biệt lập với hành trình phát triển của nhân loại” [233, tr.5]. Trọng tâm đối ngoại là

130

các mối quan hệ với các nước láng giềng và các nước khu vực ĐNA tạo môi

trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức mạnh tổng hợp

quốc gia và và vị thế của đất nước đã đem lại những thành công lớn trong sự

nghiệp cải cách, góp phần xây dựng vào bảo vệ vững chắc ĐLDT của đất nước.

Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, Campuchia xác định: Bảo vệ Tổ quốc

bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, trong đó, sức mạnh lực lượng vũ trang là

nòng cốt; phát huy nội lực là chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời

đại; kết hợp quân sự với kinh tế, chính trị với ngoại giao; ngăn ngừa không để xảy

ra chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chiến tranh và giành

thắng lợi [159, tr.122].

Về kinh tế, Campuchia lựa chọn xây dựng nền kinh tế thị trường tự do theo

hướng mở, cải cách và đổi mới phương thức quản lý và điều hành vĩ mô, trong đó

coi trọng công tác xây dựng thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

kinh tế của đất nước. Nhà nước chuyển chức năng từ chỉ đạo trực tiếp sang phục

vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tạo cơ hội tốt để thực hiện mục tiêu chiến lược

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia.

Campuchia và Trung Quốc có quan hệ ngoại giao hơn 56 năm và trở thành

“đối tác chiến lược toàn diện” năm 2010. Năm 2013 là “ Năm hữu nghị Trung

Quốc - Campuchia”. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất

của Campuchia. Năm 2012, thương mại song phương giữa hai nước đạt 2,5 tỷ

USD và hai nước tuyên bố sẽ tăng gấp đôi vào năm 2017 [162]. Trong giai đoạn

1994 – 2013, đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia đạt 10 tỷ USD... [180, tr.14].

Campuchia nhận được sự đầu tư và viện trợ của Trung Quốc đã góp phần làm kinh

tế tăng trưởng nhanh và ổn định, cơ sở hạ tầng xã hội được nâng cấp, xây mới, đời

sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tờ Cambodia Daily, ngày 10/11/2014

đưa tin, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Campuchia khoản viện trợ thường

xuyên và cho vay tổng cộng ít nhất 500 triệu USD/năm. Trung Quốc muốn lôi kéo

Campuchia vào quỹ đạo của mình, chi phối nhà cầm quyền và buộc họ phải lệ

thuộc vào Trung Quốc. Từ kinh tế, Campuchia đã chuyển sang hợp tác trong lĩnh

vực an ninh - quốc phòng với Trung Quốc. Campuchia ra sức ủng hộ mạnh mẽ

131

chính trị của Trung Quốc, ủng hộ chính sách “một Trung Quốc” và tham vọng độc

chiếm Biển Đông của nước này. Ngày 29.7.2013, Chủ tịch Đảng CNRP, ông Sam

Rainsy, nói rằng: “Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ

của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung

Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của

Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi” [257]. Còn Thủ tướng

Campuchia Hun Sen phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết Biển Đông của Tòa

Trọng tài Thường trực và cho rằng điều đó sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản thân

các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho

rằng Campuchia quá phụ thuộc vào Trung Quốc đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc

định hình chính sách đối ngoại của nước này cũng như các chương trình cải cách

hiện tại và tương lai, hệ thống chính trị và quan hệ đối ngoại. Để cân bằng quan hệ

với các cường quốc, Campuchia đã hợp tác với nhiều nước, trong đó, quan trọng

nhất là quan hệ với Mỹ, để không hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Mỹ là một

trong những nước viện trợ rất nhiều cho Campuchia. Trong những năm gần đây,

quan hệ Campuchia - Mỹ được cải thiện rõ rệt thông qua các chương trình hợp tác

và phát triển dưới hình thức huấn luyện chung chống khủng bố, diễn tập quân sự

chung qui mô nhỏ và viện trợ thông qua Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong.

4.2.2.8. Đối sách của Lào

Trong chiến lược xây dựng đất nước Lào luôn xác định: Về chính trị, đi

theo con đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà

nước vì dân, của dân và do dân. Về kinh tế, tập trung phát triển đất nước theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng thế mạnh, tiềm năng của mình để

giảm nghèo cho nhân dân, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát

triển vào năm 2020. Chính phủ Lào đã chuyển nền kinh tế tập trung sang kinh tế

hàng hóa, vận dụng cơ chế thị trường trên cơ sở tăng cường vai trò quản lý của

Nhà nước, khuyến khích công ty tư nhân, đồng thời thực hiện cải cách cơ cấu quy

mô lớn. Lào đẩy mạnh thực hiện chủ trương “thu hẹp khoảng cách và phát triển

theo hướng hội nhập ASEAN”. Về đối ngoại, Lào đổi mới hoạt động đối ngoại

theo phương châm “Vừa mở cửa tốt, vừa làm chủ tốt, vừa đảm bảo quốc phòng an

132

ninh, bảo vệ nội bộ tốt”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Nhân

dân Cách mạng Lào (3/2011) nhấn mạnh: “Thực hiện chính sách ngoại giao hòa

bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; phát triển quan hệ hợp tác quốc tế đa dạng, đa

phương, đa mức độ và đa hình thức trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và

cùng có lợi; gắn quan hệ chính trị, ngoại giao với quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế;

tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ đất nước” [241, tr.39].

Chính phủ Lào xác định chiến lược củng cố mối quan hệ với Trung Quốc là

một đối sách quan trọng cho quá trình bảo vệ ĐLDT của mình. Hiện nay, Trung

Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, đặc biệt là trong đầu tư về cơ sở hạ tầng và khai

thác khoáng sản. Việc Trung Quốc tranh thủ sự ủng hộ của Lào nằm trong kế hoạch

tạo dựng quyền lực mềm gây ảnh hưởng ở Tiểu vùng sông Mekong. Do đó Lào luôn

đề cao ý thức trong việc xây dựng và củng cố ĐLDT của mình với Trung Quốc.

Trong quan hệ với Mỹ, trên tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương

lai”, Lào luôn cố gắng mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo lợi ích dân tộc. Tuy nhiên,

Lào vẫn cảnh giác trước việc Mỹ lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân

quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Lào. Ảnh hưởng kinh tế của Mỹ đối

với Lào không lớn so với Trung Quốc do có những rào cản trong quá khứ. Tuy

nhiên, Lào vẫn xác định thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ là biện pháp hữu hiệu nhất

để hạn chế những nguy cơ gây mất độc lập, ngăn chặn khả năng cường quyền của

Mỹ và giúp Lào tạo được sự cân bằng trong chiến lược quan hệ với các nước lớn;

hạn chế khả năng can thiệp, chi phối từ bên ngoài vào Lào thông qua những dạng

thức khác nhau [113, tr.142].

Trong vấn đề Biển Đông, quan điểm Lào là kêu gọi các nước duy trì một nền

hòa bình, ổn định trong khu vực và trên Biển Đông, đề nghị các nước liên quan tôn

trọng và thực hiện nghiêm chỉnh Luật biển năm 1982. Đồng thời, luôn bày tỏ quan

điểm ủng hộ Việt Nam trên tinh thần tôn trọng Công ước quốc tế về vấn đề này.

4.2.2.9. Brunei

Brunei là nước nhỏ, tuyên bố độc lập muộn (1984) nhưng có nền kinh tế

khá thịnh vượng, dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu khí. Chính phủ Brunei thực hiện

133

chương trình phúc lợi xã hội rất tốt như không phải đóng thuế thu nhập; giáo dục,

chữa bệnh không mất tiền; cấp học bổng cho học sinh giỏi đi học nước ngoài; dân

được vay tiền với lãi xuất thấp... Về chính sách đối ngoại, Brunei xác định quan hệ

hữu nghị với tất cả các nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

khác; Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của nhau; Duy trì và thúc

đẩy hòa bình ổn định ở khu vực; Dùng giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp;

Hợp tác cùng có lợi. Năm 2008, Brunei đã đưa ra chiến lược thu hút 4,5 tỷ USD

của Mỹ để đa dạng hóa nền kinh tế trong việc phát triển các ngành chế tạo và hóa

dầu cùng với việc xây dựng một cảng container lớn [18]. Hiện nay, Mỹ và Brunei

có quan hệ song phương mạnh mẽ và có quan tâm chung trong việc hợp tác với

nhau để duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực CA-TBD. Với

Trung Quốc, Brunei là đối tác chiến lược. Trung Quốc là khách hàng quan trọng

trong việc khai thác, mua khí đốt và dầu hỏa của Brunei. Năm 2011, kim ngạch

thương mại song phương của hai nước này đạt 1,3 tỷ USD. Trong vấn đề Biển

Đông, Trung Quốc tuyên bố đã có được sự ủng hộ của Brunei trong vụ kiện Biển

Đông mặc dù nước này tuyên bố chủ quyền đối với một số hòn đảo.

4.2.2.10. Việt Nam

Ngay từ những năm 1976, khi ASEAN tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu

tiên đưa ra Tuyên bố Bali và ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) thì Việt

Nam cũng đã đưa ra chính sách 4 điểm trong đó nhấn mạnh nguyên tắc độc lập chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược, không can thiệp, thiết lập quan hệ hữu

nghị láng giềng, giải quyết hòa bình các tranh chấp và quan điểm của Đảng và Nhà

nước ta cũng nhấn mạnh “Không để lãnh thổ của mình cho bất cứ nước ngoài nào

sử dụng làm căn cứ xâm lược, không tham gia các liên minh quân sự, không dựa

vào nước này để chống lại nước kia” và phát triển hợp tác vì một nền “hòa bình và

trung lập thật sự ở ĐNA” [125, tr.11]

Trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới” tháng 7/2003, Đảng đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát

triển và giữ vững ĐLDT gồm: tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ

134

với nước láng giềng; thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn trên nguyên

tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan

xen lợi ích giữa các nước với Việt Nam; tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ

thuộc, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tăng cường đoàn kết; ra sức phát huy

điểm đồng thuận, thu hẹp bất đồng, tạo nên quan hệ tin cậy và ổn định hơn, mở

rộng sự hợp tác ở mọi cấp, mọi lĩnh vực, kể cả quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát

triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;

nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam

xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm

trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, ĐLDT, dân chủ và

tiến bộ xã hội trên thế giới.

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng Cộng

sản Việt Nam đã đề ra chủ trương:

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà

nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị,

trật tự, an toàn xã hội. Củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh. Xây

dựng nề quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây

dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng

bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực

lượng [39, tr.78-79].

Trước những tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và những diễn

biến mới của tình hình quốc tế và khu vực đòi hỏi Việt Nam phải có những sách

lược, chiến lược nhằm xây dựng và bảo vệ ĐLDT trong tình hình mới. Đảng và

Nhà nước Việt Nam đã kịp thời thay đổi tư duy đối ngoại, xây dựng đường lối đối

ngoại rộng mở, độc lập tự chủ với mục tiêu hàng đầu là tạo lập môi trường quốc tế

thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Việt Nam chủ trương hợp tác bình đẳng cùng

có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị khác nhau trên cơ sở

135

nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Quan hệ với các nước lớn là một trong những chủ

trương quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

Theo đó, Việt Nam đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa

phương hoá, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi

trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

[39, tr.79]. Việt Nam đã nâng cấp quan hệ của mình với Mỹ từ đối tác lên đối tác

toàn diện, thiết lập TPP với Mỹ và 8 quốc gia khác. Đối với Trung Quốc, Việt

Nam nâng cấp quan hệ thành “Quan hệ đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện”

(2008). Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định song phương với Mỹ,

gia nhập WTO, TPP, FTA…việc này đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến nền

kinh tế Việt Nam và giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam tiếp

tục củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào, quan hệ hữu nghị truyền

thống và hợp tác toàn diện với Campuchia, các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và

hợp tác với các nước XHCN và bạn bè truyền thống. Năm 2011 - 2015, Việt Nam

đã thiết lập thêm quan hệ đối tác chiến lược với 8 nước (Đức, Italia, Indonesia,

Thái Lan, Singapore, Pháp, Malaysia, Philippines)/15 nước đối tác chiến lược

được xây dựng từ năm 2001, nâng cấp lên đối tác toàn diện với Nga và đối tác

toàn diện sâu rộng với Nhật Bản, lập quan hệ đối tác toàn diện với 3 nước

(Ucraina, Mỹ và Đan Mạch)/10 nước đối tác toàn diện. Tính đến giữa năm 2015,

Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu

hút trên 250 tỷ USD đầu tư nước ngoài [122, tr.15].

Trong 4 tháng đầu năm 2016, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của

Việt Nam (chỉ đứng sau Trung Quốc) với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13,92 tỷ

USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 11,45 triệu

USD, nhập khẩu từ Hoa Kỳ 2,47 triệu USD [86].

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, năm 2014, Việt Nam đã trở

thành đối tác thương mại lớn thứ 2 (sau Malaysia) và là thị trường xuất khẩu lớn

nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, với kim ngạch thương mại hai

136

chiều đạt 83 tỷ USD, tăng 27% trong đó Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam

hơn 63 tỷ USD và nhập khẩu hơn 19 tỷ USD [222].

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam luôn xác định phải luôn

tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Tập

trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng

nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở huuwũ,

nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế

thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Đồng thời Nhà nước sử dụng thể chế,

các nguồn lực, công cụ điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại để phát

triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo an sinh xã

hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của

nhân dân, thu hẹp khoảng cách giầu – nghèo [39, tr.269]

Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam luôn kiên định lập trường “Hoàng Sa

và Trường Sa là của Việt Nam”; không chấp nhận có tranh chấp với Trung Quốc ở

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Việt Nam theo UNCLOS đã quy

định; kiên quyết đấu tranh bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Chủ

trương của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa

bình trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS,

DOC. Việt Nam đã sử dụng linh hoạt, triệt để các biện pháp chính trị - ngoại giao,

mọi kênh đối thoại, tiếp xúc ở các cấp độ song phương và đa phương, khu vực và

quốc tế, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đồng thời chủ

động tranh thủ mọi cơ hội để giảm căng thẳng, khôi phục lòng tin, thúc đẩy hợp

tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho

vấn đề Biển Đông. Đối sách giải quyết vấn đề Biển Đông của Việt Nam đã được

cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, tạo thêm sức mạnh trong đấu tranh bảo vệ

chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm

2020 đã xác định rõ: Xây dựng nước ta trở thành nước mạnh về biển, giàu lên từ

biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên

137

biển…, phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP và

55-56% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

4.3. KINH NGHIỆM VỀ ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á

VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI SÁCH VỚI VIỆT NAM TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CẠNH

TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á NHẰM BẢO VỆ

ĐỘC LẬP DÂN TỘC HIỆN NAY

4.3.1. Kinh nghiệm về đối sách của các nƣớc Đôn Nam Á

Một là, nhận thức đúng đắn về xu thế phát triển của thời đại; biểu hiện mới

của xây dựng và củng cố ĐLDT trong bối cảnh mới.

Để giữ vững được nền ĐLDT trong tình hình mới hiện nay cần nắm rõ xu

hướng phát triển chung của quốc tế, đặc điểm riêng và những nguy cơ mới nảy sinh

ảnh hưởng đến ĐLDT của mỗi nước, của khu vực từ đó xác định chiến lược, sách

lược ngắn hạn và dài hạn, hướng đi đúng đắn cho từng quốc gia; tạo ra mối quan hệ

ràng buộc lẫn nhau, không thể tách rời buộc các nước phải có trách nhiệm với nhau,

tránh được những ảnh hưởng đối địch, tránh bị loại khỏi guồng quay của quốc tế. Các

nước ĐNA đã nhận thức đúng đắn, có sự lựa chọn linh hoạt, hài hòa giữa lợi ích quốc

gia dân tộc với lợi ích kinh tế trước mắt tránh bị lệ thuộc về kinh tế dẫn đến lệ thuộc

về chính trị; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội

tốt cho đất nước phát triển và bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia.

Việc xác định tốt những cơ hội và thách thức do cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung tạo ra giúp các nước ĐNA tránh được nguy cơ mất độc lập, bị các nước lớn

chi phối hoặc gây sức ép về kinh tế dẫn đến lệ thuộc vào chính trị.

Hai là, ASEAN cần đoàn kết, chia sẻ cùng nhau hợp tác, giải quyết các công

việc có trách nhiệm trước những thách thức do cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

đem lại. ASEAN cần tự lực tự cường, phát huy vai trò trung tâm và tiếng nói

chung trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đoàn kết ASEAN vô cùng quan trọng, bởi chính

nó mới tạo ra được vai trò trung tâm của ASEAN. Trong lịch sử, duy nhất chỉ có

ASEAN duy trì được vai trò trung tâm trong các cơ chế của khu vực mà không có

một tổ chức khu vực nào trên thế giới có được. ASEAN là một tổ chức khu vực nhỏ

138

nhưng tất cả các nước lớn trên thế giới đều tham gia vào cơ chế của Hiệp hội. Điều

này chưa có tổ chức khu vực nào trên thế giới làm được. Trước bối cảnh gia tăng

cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, dẫn đến sự chia rẽ trong các nước khu vực,

ASEAN cần đoàn kết, xây dựng kế hoạch để Cộng đồng ASEAN hoạt động đạt hiệu

quả, đi vào hoạt động thực chất. ASEAN đóng vai trò là cầu nối giúp cho các nước

trong khu vực cùng hợp tác và hợp tác với các nước ngoài khu vực, xây dựng phát

triển quan hệ hữu nghị, thân thiện với các nước trong khu vực; đồng thuận và

không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước. Các nước ASEAN cần phải

xem xét lợi ích của cộng đồng trong mối quan hệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giải

quyết các vấn đề dựa trên việc hài hòa giữa lợi ích quốc gia với Hiệp hội, tránh

nghi kị, chia rẽ vì khác biệt lợi ích làm suy giảm lòng tin.

Ba là, xử lý các mối quan hệ quốc tế một cách mềm dẻo,linh hoạt; đặt lợi ích

quốc gia dân tộc lên trên hết nhằm bảo vệ thắng lợi nền ĐLDT trong tình hình mới.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA ảnh hưởng trực tiếp đến ĐLDT các

nước trong khu vực, hầu hết các quốc gia này đều lựa chọn con đường ngoại giao

hòa bình, không liên kết, đa phương hóa, đa dạng hóa, thiết lập quan hệ với cả Mỹ,

Trung Quốc và các nước trên thế giới. Ngoài ra, cần tăng cường đoàn kết nội bộ, đặt

lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Chính sách này đã

giúp cho các quốc gia trong khu vực tránh được những tác động tiêu cực đến ĐLDT

từ nhiều hướng đặc biệt là trong vấn đề dân tộc, chủng tộc, không bị cuốn vào vòng

xoáy của sự đối đầu giữa các nước lớn, bảo vệ được chủ quyền quốc gia dân tộc.

Quan hệ giữa các nước lớn hiện nay là hợp tác và cạnh tranh đan xen phức

tạp, các nước ĐNA cần có đối sách mềm dẻo, linh hoạt trong QHQT để giữ cân

bằng trong quan hệ với các nước lớn. Các nước ĐNA cần tận dụng tối đa các cơ

hội, hạn chế tiêu cực do cạnh tranh Mỹ - Trung đem lại để phát triển đất nước giữ

gìn ĐLDT, xử lý khôn khéo trong các mối quan hệ đối ngoại nhất là với Mỹ và

Trung Quốc, kiên quyết giữ vững lập trường chính trị, nhưng linh hoạt, mềm dẻo

trong xử lý vấn đề mâu thuẫn, xung đột lợi ích.. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào lợi

ích quốc gia phải luôn luôn được đặt hàng đầu trong chiến lược xây dựng đất

nước, không vì sức ép của các nước lớn mà đánh đổi quốc gia, dân tộc.

139

Các nước ĐNA phải thay đổi các chiến lược cho phù hợp với diễn biến của

tình hình quốc tế hiện nay, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác đối

ngoại với tình thần thêm bạn, bớt thù, đa phương hóa, đa dạng hóa trong QHQT.

Bốn là, thực sự coi phát triển kinh tế là nhân tố hàng đầu trong công cuộc

xây dựng và củng cố ĐLDT. Sức mạnh của mỗi quốc gia hiện nay không chỉ dựa

vào an ninh truyền thống mà còn phụ thuộc rất nhiều vào an ninh phi truyền thống,

trong đó, an ninh kinh tế là mũi nhọn, trọng tâm. Với xu thế hợp tác, hòa bình hiện

nay thì kinh tế là nhân tố quyết định, quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc

gia. Có khả năng độc lập, tự chủ về kinh tế, phát triển công nghiệp hóa - hiện đại

hóa thì mới nâng cao được vị thế, có tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia trên

trường quốc tế; mới đảm bảo được chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Những

nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển là những quốc gia dễ bị mất ĐLDT nhất

do bị lệ thuộc các nước lớn trong quá trình hội nhập. ĐNA là khu vực hầu hết là

các nước vừa và nhỏ, trải qua quá trình đấu tranh giành độc lập rất khắc nghiệt nên

nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu. Các nước ĐNA cần xây dựng phát triển đất nước

bằng nền kinh tế tự chủ, tránh lệ thuộc vào các nước lớn để quyết đoán hơn trong

các vấn đề, bảo vệ ĐLDT vững chắc hơn.

Năm là, xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh, hiện đại; Cạnh tranh

chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA hiện nay diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố

đan xen, thách thức khó lường. Do đó, việc bảo vệ ĐLDT, bảo vệ vững chắc độc

lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hải đảo, bảo vệ nhà nước, nhân dân và chế độ;

giữ môi trường hòa bình, ổn định chính trị để xây dựng và phát triển quốc gia cần

phải được chú trọng, đặc biệt là nâng cao khả năng chiến đấu trước mọi tình

huống có thể xảy ra; cần có nền quốc phòng vững mạnh, hiện đại; lực lượng quốc

phòng chính quy, tinh nhuệ, có tầm nhìn chiến lược, từng bước hiện đại hóa đáp

ứng với yêu cầu chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao, đặc biệt là lực lượng

hải quân và không quân phải được trang bị những vũ khí và phương tiện hiện đại

nhất đủ sức ngăn chặn mọi cuộc tiến công xâm lược từ bên ngoài. Ngoài ra, trong

quan hệ quốc phòng cần tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm

một cách thiết thực, có hiệu quả để giữ gìn hòa bình, ổn định cho khu vực.

140

4.3.2. Đề xuất đối sách của Việt Nam

4.3.2.1. Đối sách chung

Thứ nhất, lợi ích quốc gia, dân tộc phải luôn được đặt lên hàng đầu trong

các chính sách. Trong bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm, chịu mọi sức ép như thế nào

cũng không được đánh đổi lợi ích quốc gia, dân tộc lấy bất cứ thứ gì. Đây là một

nguyên tắc bất di bất dịch, chúng ta có thể thay đổi nhiệm vụ, phương thức thực

hiện chính sách, song mục tiêu đối ngoại đặt lợi ích quốc gia, dân tộc ở vị trí đầu

tiên là không thể thay đổi; phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong công tác đối

ngoại trên cơ sở tư tưởng: “dĩ bất biến, ứng vạn biến” và quốc gia không có đồng

minh và kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn [64, tr.187].

Trong quan hệ với Trung Quốc đem lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế

nhưng không vì thế Việt Nam phải lùi bước trong vấn đề chủ quyền biển, đảo ở

Biển Đông. Việc tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật với Mỹ tạo ra

những bước đột phá mới trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nhưng

Việt Nam vẫn phải luôn kiên định giữ vững quan điểm về chủ quyền và hệ tư

tưởng của mình.

Thứ hai, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Đảng trong

chính sách đối ngoại. Để bảo vệ nền độc lập, chính sách của Việt Nam có lúc phải

điều chỉnh nhưng tư tưởng xuyên suốt là không rơi vào quỹ đạo của nước nào để

tránh bị lệ thuộc, không liên minh với nước khác để tránh tạo ra kẻ thù. Việt Nam

cần chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế, đề xuất sáng kiến,

đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng thể chế và kiến trúc điều tiết quan hệ

quốc tế để giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền; khắc phục sự lệ thuộc,

chống sự áp đặt, lôi kéo, chi phối; nêu cao và phát huy tính chủ động trong việc

tham gia vào các công việc chung của cộng đồng khu vực và quốc tế; nâng cao vị

thế, hội nhập kinh tế thành công trên trường quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay,

Việt Nam cần lôi kéo cả Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia và ràng buộc vào các

cơ chế, quy tắc mà ASEAN đóng vai trò trung tâm. Việt Nam cần chú trọng thiết

lập và mở rộng, nâng cấp đối tác chiến lược, giữ trạng thái cân bằng trong quan hệ

141

giữa các cường quốc. Tăng cường mở rộng đối ngoại song phương và đa phương

sẽ giúp Việt Nam giảm sự ảnh hưởng lệ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc trên tất cả

các lĩnh vực đặc biệt là về chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn như: Mỹ luôn

gây sức ép về vấn đề dân chủ, nhân quyền, Trung Quốc là vấn đề Biển Đông.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với vấn đề này cần khôn khéo, mềm dẻo,

vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không đơn phương đối đầu trực diện, quốc tế hóa vấn

đề để thế giới lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Thứ ba, tăng cường phát triển đất nước về mọi mặt, kết hợp phát triển kinh tế

với bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia là yếu tố then chốt. Tạo sức mạnh khối đại

đoàn kết toàn dân, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm

lược, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Về lâu dài, phát triển kinh

tế, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an sinh xã hội là đối sách chiến lược, Việt

Nam cần xây dựng một nền kinh tế phát triển, tăng cường phát triển kinh tế biển

phải gắn chặt với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn

dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế; tăng cường quốc phòng vững

mạnh, hiện đại; lực lượng quốc phòng hùng mạnh, đặc biệt là lực lượng hải quân và

không quân phải được trang bị những vũ khí và phương tiện hiện đại nhất đủ sức

ngăn chặn mọi cuộc tiến công xâm lược từ bên ngoài, bảo vệ ngư trường để các ngư

dân yên tâm bám biển ngoài việc phát triển kinh tế biển thì mỗi ngư dân là một

chiến sỹ bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc; bảo

vệ các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam thăm dò và khai thác

dầu khí trong thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam; xây dựng nền văn hóa tiên

tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chỉ khi Việt Nam thực sự lớn mạnh, Trung Quốc và

Mỹ mới đối xử với Việt Nam một cách công bằng hơn. Việt Nam cần nâng cao sức

mạnh tổng hợp quốc gia trên mọi mặt để khẳng định vị thế của mình ở khu vực và

trên thế giới. Vì vậy Việt Nam cần phải triển khai thành công chính sách đa dạng

hóa, đa phương hóa; nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại; đưa các mối quan

hệ đi vào chiều sâu; củng cố quan hệ với các nước lớn, các trung tâm quyền lực, các

142

tổ chức đa phương khu vực có ảnh hưởng lớn. Hai là, để thế và lực mạnh, chúng ta

phải biết kết hợp thành công sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Độc lập,

tự chủ phải dựa trên sức mạnh nội lực và dựa vào hợp tác, hội nhập quốc tế.

Chủ động tích cực tham gia vào các thể chế kinh tế quốc tế không chỉ giúp

kinh tế trong nước phát triển mà còn giúp bảo vệ ĐLDT của Việt Nam. Nhờ tham

gia vào các thể chế kinh tế Việt Nam có thể sử dụng những pháp lý để đấu tranh

chống bị phân biệt đối xử, chèn ép trong thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi

ích của mình trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam còn tranh thủ

được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, có tiếng nói trong đàm phám đa phương, bình

đẳng trong luật pháp quốc tế và nâng cao vị thế và uy tìn của mình

Thứ tư, tăng cường đoàn kết, thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia

láng giềng. Việt Nam cần xây dựng môi trường xung quanh thân thiện hữu nghị,

hòa bình, hợp tác cùng nhau phát triển; tích cực tham gia và xây dựng cơ chế đa

phương, mở rộng đối ngoại kinh tế, thúc đẩy sự phồn vinh chung của quốc gia và

khu vực, tăng cường đối thoại an ninh với các quốc gia láng giềng, xây dựng cơ

chế an ninh tin cậy lẫn nhau; coi Cộng đồng ASEAN là trụ cột chính trong việc

xây dựng quan hệ ngoại giao với láng giềng.

Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước

láng giềng, đặc biệt là Lào và Campuchia; thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, đối

tác quan trọng. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây

dựng Cộng đồng vững mạnh. Mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan

hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân [39, tr.154].

Mở rộng hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia bằng cách hợp tác tiểu

vùng sông Mekong mở rộng (GMS), ưu tiên phát trển Hành lang kinh tế Đông Tây

(EWEC). Phải kiên định nguyên tắc vì độc lập chủ quyền, nhưng linh hoạt mềm

dẻo, điều chỉnh theo từng giai đoạn, đối tác và tình hình khu vực.

Thứ năm, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước về vấn

đề an ninh mạng, truyền thông, thông tin, nhất là thông tin đối ngoại, định hướng

dư luận hiểu đúng và trúng vấn đề, tránh bị kích động để các thế lực thù địch lợi

143

dụng, phương hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc, đảm bảo ĐLDT, an ninh và hoà

bình đất nước. Việt Nam cần chủ động trong công tác tuyên truyền đường lối,

chính sách, chủ trưởng của Đảng và Nhà nước ta đến từng người dân và bạn bè

quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại với nhiều thứ tiếng, làm chủ thông

tin và định hướng tốt thông tin. Thông tin chính thống phải phong phú, nhanh,

nhạy, chính xác đảm bảo phản ánh kịp thời diễn biến tình hình trong nước và quốc

tế; đảm bảo tính định hướng, tính dự báo. Trong xử lý khủng hoảng truyền thông,

cần phải đưa ra thông tin chính thức, nhất quán, kịp thời liên tục để tránh sự hoang

mang, kích động trong dân chúng trước những thông tin trái chiều, đặc biệt là

thông tin trên mạng xã hội.

Mặt trái của truyền thông là lợi dụng việc phát ngôn tự do các thế lực thù

địch tạo nên tình trạng rối nhiễu thông tin làm người tiếp nhận thông tin hoang

mang, hoài nghi con đường phát triển của đất nước và mục tiêu của cách mạng,

ảnh hưởng đến sự đoàn kết của xã hội, phá hoại nền tảng tư tưởng trong Đảng và

ngoài xã hội, làm lung lạc khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp xây dựng, phát

triển và bảo vệ Tổ quốc.

Để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của các thông tin trên các mạng xã hội,

trước hết cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt sâu sắc

đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đủ sức đề kháng và

miễn nhiễm với những loại thông tin không được kiểm chứng, thông tin xấu và

những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt nhằm thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình

của các thế lực thù địch ở trong nước và ngoài nước.

Trước những sự việc, hiện tượng phát sinh, thu hút sự quan tâm của xã hội

cần có thông tin chính xác để mọi người hiểu rõ sự thật, tránh những suy diễn, đồn

đoán không có căn cứ, thậm chí xuyên tạc, bóp méo, vu khống của các phần tử bất

mãn, cơ hội chính trị. Các cơ quan truyền thông đại chúng cần có những bài viết

nói rõ sự thật những hiện tượng phát sinh, vạch trần những quan điểm trái với

đường lối của Đảng, Nhà nước, giúp người dân suy nghĩ và hành động đúng, vì lợi

ích và sự hưng thịnh của đất nước, vì sự tiến bộ của xã hội [118].

144

Việt Nam cần có một chiến lược an ninh quốc gia trong lĩnh vực an ninh

mạng một cahcs chủ động, toàn diện, nghiêm ngặt, lâu dài; thiết lập chiến lược an

ninh thông tin quốc gia. Nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề an ninh mạng,

kiên định, giữ vững lập trường trước những thông tin xấu do thế lực thù địch xuyên

tạc hòng lật đổ chính quyền; lãnh đạo cấp cao cần tham gia mạng xã hội coi đây là

một trong các kênh thông tin nắm bắt dư luận xã hội và điều chỉnh chính sách, sách

lược cho hợp lý. Việc định hướng dư luận cần có cái nhìn sâu, bao quát để hiểu

đúng bản chất phức tạp của vấn đề sẽ giúp giữ gìn an ninh trật tự, chống lại “Diễn

biến hòa bình” của thế lực thù địch luôn rình mò chống phá đường lối của Đảng và

Nhà nước ta; các thông tin phải được đưa tin chính xác, đầy đủ, kịp thời nhất là về

những hành động phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông để nhân dân và cộng đồng

dư luận quốc tế biết và nhận thức đầy đủ vấn đề.

Ngoài ra, Việt Nam cần sử dụng các diễn đàn chính thức, thông qua các

chuyến thăm chính thức của cấp cap của lãnh đạo Đảng và Chính phủ để tuyên bố

rõ đường lối, quan điểm, chủ trương của mình trong các vấn đề Biển Đông, từ đó

tạo lòng tin và sự ủng hộ của các nước đối với Việt Nam trong vấn đề này.

Về văn hóa, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn

hóa nhân loại. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa

dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào

chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới,

làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt

qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc

phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa [39, tr.130].

Việt Nam cần tăng cường giao lưu văn hóa, tích cực quảng bá hình ảnh tốt đẹp của

mình ra toàn thế giới làm cho thế giới hiểu biết đúng về Việt Nam, có thiện cảm

và ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và củng cố ĐLDT; tiếp thu những tinh

hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú hơn, tiến bộ hơn nền văn hóa dân tộc,

đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân

tộc Việt Nam; tăng cường kết nối, hỗ trợ với đồng bào xa Tổ quốc tạo mọi điều

145

kiện thuận lợi để Việt kiều quay trở lại Việt Nam đầu tư và xây dựng quê hương

ngày càng tươi đẹp hơn thông qua đó củng cố lòng yêu nước, tự hào dân tộc của

những người Việt Nam ở nước ngoài. Trong những năm vừa qua, cộng đồng

người Việt Nam ở nước ngoài đã dóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển

đất nước. Về kinh tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã tăng cường đầu

tư, hợp tác kinh doanh và gửi tiền kiều hối về nước, phát triển kinh tế du lịch và

mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Trong lĩnh vực chính trị, họ chính là cầu nối để

Viẹt Nam mở rộng hơn với các nước sở tại, làm tăng thêm tình đoàn kết các dân

tộc trên thế giới. Về văn hóa, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã góp

phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt và quảng bá đất nước, con người, văn

hóa Việt Nam với bạn bè thế giới. Do đó Việt Nam cần có những chính sách phù

hợp đối với đồng bào xa Tổ quốc, đáp ứng tốt tình hình biến đổi của thế giới hiện

nay; cần tạo điều kiện để phát huy đội ngũ doanh nhân và thu hút đội ngũ trí thức

của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng tham gia vào công cuộc xây

dựng đất nước trong tình hình mới hiện nay.

Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng có những chính sách phù hợp tăng cường

chất lượng giáo dục, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, qua đó

nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và trách nhiệm của họ trong công

cuộc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và nền ĐLDT của nước nhà.

4.3.2.2 Đối sách cụ thể với Mỹ và Trung Quốc

- Đối sách với Mỹ

Mục tiêu tổng quát của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ là hướng tới xây

dựng đối tác chiến lược, nhất là về kinh tế, tôn trọng và ổn định về chính trị và

hợp tác về an ninh, hai bên đều cùng có lợi. Tăng cường quan hệ với Mỹ lên tầm

cao mới sẽ tạo ra nội lực kinh tế phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trong

khu vực và trên thế giới. Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh

vực khác nhau của Mỹ; Việt Nam cần tăng cường hợp tác với Mỹ trong các lĩnh

vực như kinh tế và thương mại, khuyến khích các công ty doanh nghiệp Mỹ đầu tư

tại Việt Nam nhất là về thăm dò và khai thác dầu khí. Cần tranh thủ vai trò và

146

tiếng nói của Mỹ trong các diễn đàn đa phương trong việc ủng hộ ASEAN về vấn

đề Biển Đông, nhằm đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Việt Nam cần kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với Mỹ về những

vấn đề như lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền để

công kích chế độ, tiến hành “diễn biến hoà bình” để tạo ra sự bất ổn trong xã hội

Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam.Tuy nhiên,

trong các vấn đề cụ thể, Việt Nam cần chủ động, khéo léo, linh hoạt, mềm mỏng

và kiên quyết; tránh để Mỹ lợi dụng làm quân tốt phục vụ mưu đồ chống phá nước

khác. Việt Nam cần chủ động và tăng cường trong đối ngoại quân sự để không bị

động trước các động thái của Mỹ.

Tuy nhiên, chúng ta luôn phải cảnh giác vì mục tiêu lâu dài của Mỹ là lật đổ

các nước xã hội chủ nghĩa, lật đổ lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phủ định hình

thái ý thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, duy trì thống nhất theo chủ nghĩa tư bản.

Đảng ta đã chủ trương “kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu

cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh

tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh của đấn nước, cảnh

giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “Diễn biến hòa

bình” đối với nước ta” [138, tr.7]. Cần cảnh giác với mối quan hệ giữa Mỹ và

Trung Quốc để tránh rơi vào tình huống xấu nhất là các nước lớn vì lợi ích của

mình mà thỏa hiệp xâm hại lợi ích của Việt Nam. Việt Nam cần có sự đoàn kết nội

bộ tốt, phát huy cao độ khối đại đoàn kết cộng đồng Việt Nam, tăng cường sức

mạnh tổng hợp quốc gia, tranh thủ tối đa sức mạnh quốc tế - thời đại, sự hỗ trợ của

các cơ quan công quyền quốc tế, dựa trên cơ sở công pháp quốc tế để bảo vệ vững

chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, không ngừng nâng cao vị thế ở khu vực

và trên thế giới. Việt Nam cần chủ động đối thoại, khuyến khích xu hướng mong

muốn duy trì, phát triển quan hệ với Việt Nam của Mỹ; tranh thủ rộng rãi chính

giới, doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội, hạn chế sự chống phá của giới cực đoan;

xác định khuôn khổ quan hệ ổn định với Mỹ.

147

- Đối sách với Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống.

Việt Nam ngày càng có vai trò lớn hơn trong khu vực ĐNA nói riêng và trên

trường quốc tế nói chung. Việt Nam luôn coi trọng, kiên trì quan hệ láng giềng

hữu nghị với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng

có lợi và cùng phát triển. Việc quan hệ tốt với Trung Quốc tạo môi trường an ninh

thuận lợi, tạo thế và lực trong quan hệ với các đối tác khác trong khu vực, cố gắng

không để quan hệ hai nước chuyển sang đối đầu hoặc căng thẳng kéo dài. Hiện

nay, vấn đề Biển Đông và các dự án công trình kém chất lượng, chậm tiến độ của

Trung Quốc ở Việt Nam gây ảnh hưởng đến tin cậy chính trị giữa hai nước. Do

đó, Việt Nam cần có những chính sách tổng thể chiến lược quan hệ với Trung

Quốc, tránh rơi vào thế bất lợi, bị động.

Việc ổn định và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc là một

trong những chủ trương đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong giai

đoạn hiện nay. Thời gian tới, Việt Nam cần chủ động duy trì quan hệ bình thường

trên mọi mặt với Trung Quốc, đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại hòa

bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982; Thỏa

thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và

Trung Quốc, các thỏa thuận có liên quan khác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; DOC;

COC. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần nhận thức đúng “vai trò và sĩ

diện của nước lớn” để có “sự nhường nhịn nhất định”. Khi nảy sinh các vấn đề phức

tạp, cần xử lý một cách mềm dẻo, linh hoạt nhưng có nguyên tắc, thông qua nhiều

kênh ngoại giao, đối thoại, tiếp xúc lãnh đạo cấp cao, ngoại giao nhân dân, v.v.

Về hợp tác kinh tế - thương mại, cần thúc đẩy trao đổi mậu dịch đi đôi với

giảm dần nhập siêu từ Trung Quốc; cần có biện pháp mới thu hút đầu tư từ các

nước khác vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh tại thị trường

Trung Quốc; xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, tìm ra các sản phẩm xuất khẩu

mới; Tăng thu hút đầu tư từ Trung Quốc, nhưng phải có chọn lọc để đảm bảo cả

lợi ích trước mắt lẫn lâu dài. Tránh đầu tư vào những lĩnh vực mang tính chất an

148

ninh quốc gia, an ninh năng lượng mang tính sống còn. Để giảm phụ thuộc vào

Trung Quốc, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thay đổi đối tác cũng như

thay đổi về cơ cấu sản xuất, ưu tiên các ngành ít phụ thuộc và củng cố, nâng cao

năng lực sản xuất trong nước thì nền kinh tế Việt Nam ít bị tác động tiêu cực hơn

và sớm làm chủ được tình hình.

Trong một số vấn đề nhạy cảm, Việt Nam không gây căng thẳng, làm phức

tạp hơn mối quan hệ và tránh đối đầu trực tiếp, cần đấu tranh một cách khôn khéo,

mềm dẻo với Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc phải được dựa trên những cơ

sở vững chắc và lập trường vững vàng, phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo

cấp cao hai nước. Việt Nam một mặt giữ vững lập trường kiên định bảo vệ độc

lập, chủ quyền quốc gia, mặt khác duy trì cục diện quan hệ hữu nghị, ổn định lâu

dài với Trung Quốc.

Trong giải quyết vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo Việt Nam cần hướng

đến các giải pháp “hai bên cùng thắng”, chuẩn bị các luận chứng, luận cứ, những

cơ sở pháp lý rõ ràng và vững vàng. Trong thời gian trước mắt, Việt Nam cùng

các nước ASEAN cần đẩy nhanh và đẩy mạnh quá trình đàm phán và phân định

biên giới trên biển với Trung Quốc nhằm tạo ra sự ổn định lâu dài về lãnh thổ. Về

vấn đề Biển Đông, cùng với ASEAN, Việt Nam cần kiên trì đàm phán đa phương

với Trung Quốc, phối hợp chặt chẽ với các vấn đề có liên quan trong khu vực; đề

cao cảnh giác, theo dõi sát những động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông,

nhất là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, để kịp thời ứng

phó. Khi nảy sinh vấn đề phức tạp, cần xử lý một cách kiên quyết nhưng linh hoạt,

mềm dẻo, nhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam cần kiên trì đấu tranh

tích cực và kiên quyết thông qua ngoại giao, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của cộng

đồng quốc tế. Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN để tạo

tiếng nói chung trong việc đấu tranh với Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu cao cấp Hoàng Dục Xuyên thuộc Quỹ Hòa bình quốc

tế Carnegie đánh giá kẻ thù lớn nhất, nguy hiểm nhất của Trung Quốc không phải

là Mỹ, Nga hay Nhật Bản mà là dư luận của toàn cầu [52] và xói mòn niềm tin của

149

thế giới. Ở Mỹ, đại đa số người dân đều lo lắng cho rằng sự trỗi dậy về kinh tế của

Trung Quốc đe dọa địa vị toàn cầu của Mỹ và Trung Quốc là nước không đáng

tin. Thế giới đang dần tỏ ra sợ các dự án của Trung Quốc do lo ngại về chất lượng

tiêu chuẩn và lòng tin bị giảm sút. Trong ba năm qua, hàng loạt vụ hủy hợp đồng

liên kết hoặc đầu tư xây dựng cơ bản giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Ví

dụ như: Mexico chấp nhận đền 1,3 tỷ USD cho Trung Quốc để hủy hợp đồng

(2014); Mỹ hủy hợp đồng 12 tỷ USD vì không tin tưởng chất lượng “Made in

China” (2015); Anh quyết định tạm ngừng phê chuẩn dự án xây dựng nhà máy

điện hạt nhân Hinkley Point do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia khi dự án có

nguồn đầu tư từ Trung Quốc (2016) [163].

Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc

và các nước liên quan ngày một căng thẳng, nhất là với Nhật Bản, Việt Nam,

Phillipines. Đầu năm 2016, ngành giáo dục Trung Quốc còn ngang nhiên công bố

một tấm bản đồ thế giới mới với tuyên bố chủ quyền của cái gọi là đường 251

đoạn bao trọn gần như toàn bộ Biển Thái Bình Dương bao gồm cả Hawaii và

Micronesia. Ngay cả các nước như Malaysia, Thái Lan và Indonesia trước đây có

cái nhìn tương đối tích cực về Trung Quốc, nay cũng thay đổi. Điều này khiến các

nước láng giềng của Trung Quốc hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò lớn hơn trong

khu vực, bao gồm việc mở rộng hiện diện quân sự. Do đó, Việt Nam cần tuyên

truyền mạnh mẽ cho thế giới hiểu rõ về vấn đề Biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ

đồng tình của thế giới, tạo nên dư luận buộc Trung Quốc phải nhìn nhận lại cách

hành xử của mình. Việt Nam cần căn cứ vào các cơ sở pháp lý quốc tế như

UNCLOS, DOC đồng thời chuẩn bị đầy đủ các tài liệu lịch sử và khoa học làm

minh chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa; tăng

cường tuyên truyền về chủ quyền biển đảo để nhân dân ý thức đầy đủ về vận

mệnh đất nước, về ĐLDT, toàn vẹn lãnh thổ về và thấy rõ ý đồ của Trung Quốc

hòng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Đồng thời có sự mềm dẻo trong lập

trường của mình, tránh để bị cô lập. Việt Nam cần thận trọng không để các quốc

gia khác lợi dụng vấn đề này để mặc cả với Trung Quốc nhằm phục vụ yêu cầu

150

riêng của họ vì các nước ASEAN cũng có lợi ích khác nhau trong vấn đề Biển

Đông. Việt Nam cần tập trung các nước trong khu vực có chung quan điểm như

Việt Nam, Philippines, Indonesia... tìm tiếng nói chung để cùng nhau đấu tranh

một cách mềm dẻo linh hoạt, cùng nhau đàm phán với Trung Quốc để giải quyết

tranh chấp ở Biển Đông, bảo vệ chủ quyền biển đảo, tạo môi trường hòa bình, ổn

định và phát triển trong khu vực; cần kiên trì với chính sách vừa hợp tác, vừa đấu

tranh không ngừng nghỉ, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân bám biển.

Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực

hiện kết quả quá trình phân giới và cắm mốc với Trung Quốc. Mục đích là để ổn

định đường biên giới, có cơ sở pháp lý rõ ràng, tránh những xung đột và tranh

chấp không cần thiết ở biên giới. Chúng ta cần kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,

giữ hòa hiếu, hữu nghị với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc.

Việt Nam cần tạo một thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với các nước

lớn trước hết là với Mỹ, Nhật, Nga... Tuy nhiên, Việt Nam cần có sách lược khéo

léo, mềm dẻo khi tăng cường quan hệ với các nước lớn khác, tránh để Trung Quốc

cho rằng Việt Nam dựa vào nước lớn khác để chống lại Trung Quốc

Tóm lại, Việt Nam cần giữ gìn quan hệ hữu nghị phát triển, quan hệ hữu nghị

toàn diện với Trung Quốc, nhưng cũng cần có thái độ kiên quyết, phản đối Trung

Quốc có những hành động vi phạm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Đồng

thời củng cố và tăng cường sức mạnh toàn diện, củng cố thế trận, kiên quyết bảo vệ

toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc. Việt Nam đoàn kết một lòng kiên

quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc; giữ vững

ổn định chính trị; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đồng thời giữ vững

môi trường hòa bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; kiên trì quan hệ hợp

tác hữu nghị với nhân dân toàn thế giới.

Như vậy, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA không chỉ có những tác

động tích cực mà còn có cả những tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, chính

trị, kinh tế, xã hội của khu vực ĐNA và Việt Nam. Các nước trong khu vực tiếp

tục chủ động tìm kiếm những đối sách thích hợp. Việc lựa chọn đường lối đối

151

ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa

quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình,

thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập,

chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp

phần tích cực vào cuộc đầu tranh vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội

trên thế giới là lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam chọn giải

pháp hòa bình nhưng không nhượng bộ một cách vô nguyên tắc về chủ quyền là

đối sách của Việt Nam đã lựa chọn.

Việt Nam cần khôn khéo hóa giải những mâu thuẫn, toan tính vụ lợi ích kỷ

của những nước lớn. Trung Quốc cho rằng Việt Nam lôi kéo Mỹ vào khu vực và

Biển Đông để chống lại Trung Quốc. Còn Mỹ cho rằng Việt Nam vẫn lệ thuộc vào

Trung Quốc nên không thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Do đó vấn đề chính là xóa bỏ

nghi ngờ, tạo lòng tin cho các bên. Việt Nam cần thể hiện thái độ trong việc giữ

vững độc lập, tự chủ, thể hiện rõ vai trò tích cực là thành viên của ASEAN. Phát

triển quan hệ với Mỹ và Trung Quốc một cách linh hoạt và cân bằng, quan hệ với

nước này nhưng không ảnh hưởng tiêu cực với nước kia và phù hợp với lợi ích và

phát triển của Việt Nam.

Tiểu kết c ƣơn 4

Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược của các nước lớn đặc biệt

là Mỹ và Trung Quốc. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đã tạo ra nhiều

ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Đặc biệt, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ -

Trung đang làm cho các mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vực ngày càng

gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xây dựng, bảo vệ độc lập và chủ

quyền biển đảo. ASEAN và các nước thành viên đang phải ứng phó trước ảnh

hưởng của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tạo ra. Trước những cơ hội và thách

thức đó, ASEAN đã đẩy mạnh việc hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa, đoàn kết

cùng nhau xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường sức mạnh

của khu vực. Để nâng cao vị thế của mình trong khu vực và quốc tế, ASEAN luôn

152

chú trọng giữ vai trò chủ đạo trong các cơ chế trong hợp tác ngoài khu vực; tăng

cường quan hệ với Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác.

Bối cảnh quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ASEAN

cần tiếp tục duy trì liên kết nội khối, giữ vững đoàn kết và thống nhất, khẳng định vị

thế của mình trong các cơ chế đa phương, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột ở

khu vực. Đối với các quốc gia tại khu vực ĐNA, tùy vào từng điều kiện cụ thể, hoàn

cảnh chính trị, kinh tế, xã hội mà có những đối sách khác nhau của mình trước ảnh

hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Hầu hết các nước đều chọn con đường hợp

tác, chính sách mềm dẻo với cả Mỹ lẫn Trung Quốc với phương châm hòa bình, hợp

tác hữu nghị và cùng nhau phát triển, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

của các quốc gia, không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước láng giềng.

Trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, Việt Nam thực hiện

nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa

phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt

Nam cần tranh thủ tận dụng thời cơ, đồng thời khắc phục và hạn chế đến mức thấp

nhất những bất đồng, khác biệt để xây dựng nên một Việt Nam giàu mạnh sánh

vai với các cường quốc thế giới.

153

KẾT LUẬN

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự suy giảm sức mạnh của Mỹ

trong thập niên đầu thế kỷ XXI đã và đang làm thay đổi vai trò, tương quan ảnh

hưởng và quyền lực của các nước này trên thế giới nói chung, ở ĐNA nói riêng.

Việc Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế

giới và đang trên đường vươn tới siêu cường, muốn sánh vai với Mỹ diễn ra vào

thời điểm cuối của thập niên đầu thế kỷ XXI là điểm nhấn mang tính bước ngoặt

của trật tự quyền lực tại ĐNA.

Quan hệ Trung - Mỹ từ năm 2001 đến nay có nhiều thay đổi và ngày càng

ảnh hưởng mạnh, khó lường đến chính trị, an ninh, kinh tế của khu vực ĐNA. Cả

Trung Quốc và Mỹ đều muốn khẳng định vị trí, vai trò của mình, thăm dò phản

ứng lẫn nhau dẫn đến nhiều bất ổn ở khu vực.

Hiện nay, Mỹ đang chiếm giữ vai trò nổi trội về tiềm lực quân sự và cơ chế

hợp tác an ninh quốc phòng, vẫn dẫn đầu thế giới về lĩnh vực tài chính, công nghệ

thông tin và các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sức mạnh mềm, nhất là về kinh tế

có phần suy giảm tương đối do cuộc chiến chống khủng bố và khủng hoảng tài

chính 2008 tác động. Còn Trung Quốc đang là một công xưởng sản xuất hàng tiêu

dùng giá rẻ của thế giới, gia tăng nhanh về ảnh hưởng trên các mặt, có phần nhỉnh

hơn về sức mạnh mềm so với Mỹ tại một số nơi nước trên thế giới, trong đó có một

số nước ở ĐNA. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc chưa thể vượt Mỹ về sức mạnh

tổng thể quốc gia trên quy mô toàn thế giới. Sự phát triển của Trung Quốc hiện

nay đang bộc lộ nhiều điểm yếu, trong đó có môi trường ô nhiễm và phân hoá giàu

nghèo ngày càng trầm trọng, thiếu hụt năng lượng đạt mức độ kỷ lục, xung đột sắc

tộc và ly khai dân tộc đang có chiều hướng gia tăng, nợ công tăng cao, uy tín suy

giảm... Trong khi đó, Mỹ vẫn đang có khả năng lôi kéo được nhiều nước ủng hộ

mình thông qua quan hệ đồng minh chiến lược và sức hấp dẫn về của khoa học,

công nghệ và tính đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên, tham vọng xác lập một thế giới

đơn cực do Mỹ lãnh đạo khó trở thành hiện thực bởi sự phát triển vượt trội của

Trung Quốc cùng chiến lược đối ngoại của các nước lớn. Xu hướng này buộc Mỹ

phải chuyển hướng chiến lược “xoay trục” hướng về CA-TBD nhằm “tái cân

154

bằng” lấy lại ảnh hưởng của Mỹ trước đây tại khu vực này nhằm đối trọng lại với

sự trỗi dậy thách thức vị trí siêu cường số 1của Mỹ từ phía các nước lớn khác,

trước hết là từ Trung Quốc. Điều này đã và đang tạo ra cú hích lớn, mở ra cục diện

ganh đua quyền lực mới, quyết liệt hơn giữa các nước lớn, trong đó cặp quan hệ

Mỹ - Trung đã và đang là tâm điểm chính của cuộc chơi.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều dốc tiền của, công sức dùng chiêu bài kinh tế

như đầu tư, hỗ trợ, viện trợ để đổi lấy chính trị, gây ảnh hưởng, lệ thuộc rồi từ đó

lôi kéo các nước ĐNA về phía mình, gây áp lực, kiềm chế với nước kia. Mỹ gia

tăng sự hiện diện quân sự quanh khu vực, còn Trung Quốc đầu tư mạnh phát triển

quốc phòng nhất là về hải quân, không quân. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã

tạo cho các nước ASEAN nhiều thuận lợi nhưng cũng kèm theo nó là thách thức

không hề nhỏ về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, văn hóa..., gây mất đoàn

kết, chia rẽ nội bộ ASEAN.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA sẽ còn tiếp tục diễn biến phức

tạp, thể hiện rõ đặc trưng của quan hệ hai nước là vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa đấu

tranh, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Mối quan hệ này nằm trong tổng thể chiến

lược đối ngoại của hai nước cả trên phạm vi khu vực cũng như quy mô toàn cầu.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn Việt Nam đứng về phía mình. Trung Quốc

muốn Việt Nam ổn định nhưng không đủ mạnh, không được là sân sau của ai và phải

phụ thuộc vào Trung Quốc. Mỹ muốn Việt Nam là liên minh để duy trì vai trò lãnh

đạo ở ĐNA và châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam,

đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia dân tộc [112,

tr.92]. Để thoát khỏi thế bị kẹt, Việt Nam cần có nghệ thuật ngoại giao, chủ động hơn

trong các liên minh. Việt Nam cần nhận định khách quan rằng cạnh tranh chiến lược

Mỹ - Trung tại ĐNA mang đến cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đồng thời mang lại

cơ hội và cũng gây ra nhiều thách thức cho khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, tránh cách nhìn phiến diện, một chiều chỉ thấy mặt tốt

mà không thấy mặt tiêu cực. Trên cơ sở đó, Việt Nam cần xác định tăng cường hợp

tác và tận dụng tất cả các cơ hội có được trong quan hệ với Trung Quốc, đồng thời

giảm thiểu những tác động tiêu cực trước cạnh tranh Mỹ - Trung.

155

Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển

Đông và chủ trương không giải quyết đa phương và không quốc tế hóa vấn đề Biển

Đông. Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực phát triển kinh tế và tăng cường sức

mạnh quân sự để thực hiện được ý đồ độc chiếm Biển Đông của mình. Còn Mỹ

tuyên bố có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông; khẳng định bảo vệ lợi ích của Mỹ trong

tự do hàng hải và lợi ích của các công ty Mỹ đang làm ăn trên Biển Đông; khẳng

định trung lập trong tranh chấp và chủ trương giải quyết đa phương vấn đề Biển

Đông; Mỹ ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ

sở luật pháp quốc tế, phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông, yêu cầu các bên liên

quan tôn trọng UCLOS; ủng hộ thực hiện DOC, tiến tới COC; không chấp nhận yêu

sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với khu vực ĐNA. Việt Nam là

một trong các nước liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Cạnh

tranh Trung - Mỹ về vấn đề Biển Đông đã đem đến cho Việt Nam cả cơ hội lẫn thách

thức phức tạp. Trong vấn đề xử lý vấn đề Biển Đông, Việt Nam luôn khẳng định việc

bảo vệ vững chắc độc lập, tự chủ, gắn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với giữ

vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Vận dụng sáng tạo bài học kết hợp

sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của

cộng đồng quốc tế.

Việt Nam đang chủ động và tích cực triển khai đường lối đối ngoại độc lập,

tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ vì lợi

ích quốc gia dân tộc. Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và

thềm lục địa theo luật pháp quốc tế; tăng cường thực hiện và bảo vệ hoạt động kinh

tế biển, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lý; bác bỏ

yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Duy trì nguyên trạng Biển Đông, không

để Trung Quốc chiếm đóng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là không để

Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế, bồi lấp các

đảo nhân tạo để xây dựng căn cứ quân sự ; bảo vệ quyền đánh bắt cá và hoạt động

đánh bắt cá chính đáng của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

156

Trên cơ sở UNCLOS, tinh thần DOC, tiến tới COC và quan hệ hữu nghị

hợp tác của Việt Nam với các nước liên quan, chúng ta cần chủ động tích cực

cùng các bên đàm phán tìm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên đều chấp nhận

được với các khu vực tranh chấp. Trong khi chưa đạt được giải pháp cơ bản, lâu

dài, có thể tiến hành hợp tác cùng phát triển ở một số khu vực thật sự có tranh

chấp theo UNCLOS. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, coi trọng quan

hệ hữu nghị hợp tác Việt - Trung và các nước có liên quan, phấn đấu không để xảy

ra xung đột quân sự ở Biển Đông; tránh để các vấn đề tranh chấp làm đổ vỡ quan

hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân,

các nước láng giềng, các nước ASEAN và các nước khác; kết hợp vận động song

phương với đa phương, kết hợp kênh chính thức và kênh học giả, kênh đối ngoại

nhân dân; tiếp tục đưa vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn đa phương, nhất là diễn

đàn ASEAN, ARF, EAS; tăng cường đoàn kết, đồng thuận trong ASEAN; sớm

giải quyết những bất đồng về lợi ích trên Biển Đông giữa Việt Nam và ASEAN

liên quan; thúc đẩy đối thoại, giải quyết tranh chấp và tăng cường hợp tác trong

các lĩnh vực biển với Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Campuchia, Thái

Lan; chuẩn bị điều kiện về pháp lý để khi cần thiết sẽ nêu vấn đề Biển Đông ra

Liên hợp quốc và các tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế. Mặt khác, cần luôn đề

cao cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề Biển Đông

để chống phá Việt Nam và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước.

Chỉ có một Việt Nam hùng cường, tự chủ, không dựa dẫm lệ thuộc vào bất

cứ cường quốc nào, đi lên bằng chính đôi chân, trí tuệ, lòng tự tôn dân tộc thì mới

nâng cao được vị thế của đất nước trong khu vực và quốc tế, được thế giới tôn

trọng vị nể và ngưỡng mộ và không bị nước lớn chèn ép, bắt nạt, gây hấn.

157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Hải Yến (thành viên) (2013), Cạnh tranh chiến lược ở

khu vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), “Quan hệ Trung - Mỹ và chính sách đối

ngoại của Việt Nam”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số tháng 5, tr.71 - 75.

3. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), “Lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung

Quốc ở Đông Nam Á”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 6,

tr.61 - 65.

4. Nguyễn Thị Hải Yến (2016), “Tác động của chính sách đối ngoại Mỹ

và Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Lý luận chính trị và

Truyền thông, số tháng 2, tr.43-46.

5. Nguyễn Thị Hải Yến và Đặng Công Thành (2013), “Đấu tranh bảo vệ

độc lập dân tộc ở Venezuela”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, tháng

12, tr.70 - 74.

158

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tron nƣớc

1. Châu An (2016), “Chiến tranh mạng được công khai hóa ở tầm quốc gia” Báo

điện tử Vnexpress, ngày 01/12/2015, http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-

song-so/bao-mat/chien-tranh-mang-duoc-cong-khai-hoa-o-tam-quoc-gia-

3320863.html.

2. Hoàng Anh (2004), “Đông Nam Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ”, Tạp chí

Nghiên cứu quốc tế, số 2/2004, tr.46.

3. Huệ Anh (2013), “Ảnh hưởng của cuộc ganh đua Mỹ - Trung đối với các nước

Đông Nam Á”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý 3/2013, tr.41-47.

4. Mai Hoài Anh (2013), “Tác động cạnh tranh chiến chiến lược giữa các nước lớn

ở Đông Nam Á với Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị số 4/2013,

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/618-tac-dong-cua-

canh-tranh-chien-luoc-giua-cac-nuoc-lon-o-dong-nam-a-voi-viet-nam.html.

5. Thùy Anh (2015), Campuchia “đi trên dây” giữa Trung Quốc và Mỹ, Tạp chí

điện tử Nghiên cứu Biển Đông, ngày 09.6.2015,

http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/4990-cambodia-di-tren-

day-giua-trung-quoc-va-my

6. Vân Anh (2015), “Nóng với Biển Đông”, Tạp chí Hồ sơ sự kiện, số 304, ngày

10/6/2015, tr.18-20.

7. . Nguyễn Ngọc Ánh (2012), “Châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược của

Mỹ và Trung Quốc”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quí 4/2012, tr.19-26.

8. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái,

thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

9. H.Bình (2015), Nhật viện trợ 6,1 tỷ USD cho năm nước Đông Nam Á, Báo điện

tử người Lao động, ngày 4/7/2015, http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nhat-

vien-tro-6-1-ti-usd-cho-5-nuoc-dong-nam-a-20150704145806913.htm.

159

10. Lê Hải Bình (2013), “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung Quốc đến an ninh Châu

Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh”, luận án Tiến sỹ, Học viện

Ngoại giao.

11. Ngô Xuân Bình (2008), “Bàn về sức mạnh của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Bắc Á, số 1/2008, tr.5-10.

12. Nguyễn Đức Bình (chủ biên), (2007), Những đặc điểm lớn của thế giới đương

đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Vương Quốc Bình (2005), “Nhân tố nước lớn trong ngoại giao Việt Nam”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2005, tr.5-10

14. Bizlive (2015), “Vì sao các nước Đông Nam Á đua nhau sắm tàu ngầm?”, Thứ

năm, 16/07/2015, http://nguyentandung.org/vi-sao-cac-nuoc-dong-nam-a-

dua-nhau-sam-tau-ngam.html.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo(1996), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin,

Hà Nội.

16. Bộ Ngoại giao (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm

qua, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tháng 10/1979.

17. Bộ Ngoại giao (1998), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ Ngoại giao (2007), những thông tin cơ bản về và quan hệ Việt Nam - Bru-nây

Đa-rút-xa-lam,

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819102445/ns07

0731141247

19. Bộ Ngoại giao (2010), “Quan hệ Trung - Mỹ giai đoạn 2006 - 2010: Triển vọng

và tác động”, đề tài trọng điểm cấp Bộ.

20. Đỗ Minh Cao (2010), “An ninh Biển Đông nhìn từ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa

các nước liên quan”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 3/2010, tr.60-64.

21. Carlyle Thayer (2015), “Không rơi vào “quỹ đạo” để tránh bị lệ thuộc” trên

website http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phan-tich/ khong-roi-vao-

quy-dao-de-tranh-bi-le-thuoc/360912.html, ngày 24/05/2015.

160

22. Nguyễn Hữu Cát (2003), “Ý đồ thiết lập trật tự thế giới mới của Mỹ sau sự kiện

11/9/2001”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 65/2003, tr.24-27.

23. Charles Krauthammer (2014), “Lại bàn về thời điểm của thế một cực”, Thông tin

tham khảo Quan hệ Quốc tế, tháng 11/2004, tr.34.

24. Bảo Châu (2015), “Tác động TPP đối với kinh tế Việt Nam”

http://nguyentandung.org/tac-dong-tpp-doi-voi-kinh-te-viet-nam.html, Thứ

sáu, 09/10/2015.

25. Hồ Văn Chiểu (2015), “Vị thế của ASEAN trong cuộc cạnh tranh giành thị

trường châu Á của Trung Quốc và Mỹ”, Thông tin Những vấn đề lý luận, số

9/2015, tr.10-23.

26. Tống Thành Công (2014), 10 năm Viện Khổng Tử - Nỗ lực xâm nhập văn hóa

toàn cầu, Cổng thông tin điện tử Trung Tâm nghiên cứu chiến lược và phát

triển quan hệ quốc tế, ngày 10/9/2014, http://cssd.vn/binh-luan-thoi-su/10-

nam-vien-khong-tu--no-luc-xam-nhap-van-hoa-toan-cau.htm.

27. Nguyễn Sinh Cúc (2015), "Tổng quan kinh tế - Xã hội năm 2014", Tạp chí Lý

luận chính trị, số 1/2015, tr.52-55.

28. Hồ An Cương (2003), Trung Quốc – những chiến lược lớn, Nxb Thông tấn, Hà

Nội

29. Nguyễn Anh Cường (2014), “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

quan hệ với Hoa Kỳ (1975-2013)”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1/2014,

tr.12-16.

30. Daniel W. Drezner (2008), “Trật tự thế giới mới” (The new world order), Foreign

Affairs, March/April 2007, được đăng trong Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số

TN 2008 – 31, Nxb Viện thông tin khoa học xã hội, tr.17-20.

31. Nguyễn Văn Diện (2012), “ASEAN 45 năm thành tựu và thách thức trong tiến

trình xây cộng đồng”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quí III/2012, tr.23-30.

32. Nguyễn Văn Diện (2013), “Quan hệ Trung Quốc - Thái Lan: thực trạng và xu

hướng phát triển”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quí I/2013, tr. 45-51.

33. Phúc Duy (2016), “Chỉ 10% ngân sách quốc phòng thế giới cũng đủ xóa nghèo

161

đói”, Báo điện tử Thanh niên, ra ngày 5/4/2016, http://thanhnien.vn/the-

gioi/chi-10-ngan-sach-quoc-phong-the-gioi-cung-du-xoa-ngheo-doi-

688723.html.

34. Hải Duyên (2015), “Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc gây nhiều tác động tiêu cực

ở Biển Đông”, Báo điện tử VnExpress, ngày 25/7/2015.

35. Quách Xuân Đà (2016), “Những thách thức an ninh phi truyền thống và biện

pháp phòng chống”, Tạp chí điện tử Quốc phòng toàn dân, ngày 22/3/2016,

http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/nhung-thach-thuc-tu-an-ninh-phi-

truyen-thong-va-bien-phap-phong-chong/8737.html 22/03/2016.

36. Nhàn Đàm (2016), “Ảnh hưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc tại ASEAN: Ai

hơn ai?”, Cổng thông tin Hội truyền thông số Việt Nam, ra ngày 19/2/2016

http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/chau-a-thai-binh-duong/anh-huong-kinh-te-

cua-my-va-trung-quoc-tai-asean-ai-hon-ai-40089.html.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực

tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ

XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

40. Nguyễn Thành Đồng (2014), “Châu Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm quan hệ

của các nước lớn”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng quí I/2014, tr.5-13.

41. E. Bazanov (2004), “Tính tất yếu của thế giới đa cực”, tài liệu phục vụ nghiên

cứu – tin nhanh, Viện thông tin KHXH – số 59/2004, tr.18.

42. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), “Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính

sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu quốc

tế, số 2/2005, tr.30-38.

43. Nguyễn Hoàng Giáp (2008), đề tài cấp cơ sở “Sự phát triển, hợp tác liên kết

ASEAN và đóng góp của Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Viện Quan

hệ Quốc tế, HVCTQGHCM.

162

44. Nguyễn Hoàng Giáp (2010), “Quan hệ với các nước láng giềng trong chính

sách đối ngoại của Việt Nam từ 1991 đến nay”, đề tài cấp Bộ Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh.

45. Nguyễn Hoàng Giáp (2011), “Trật tự quyền lực ở Đông Á thập niên đầu thế kỷ

XXI”, Thông tin Đối ngoại, số 7/2011, tr.18-21.

46. Nguyễn Hoàng Giáp (chủ nhiệm) (2011), Cạnh tranh chiến lược giữa các nước

lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động

đến Việt Nam, đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh.

47. Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) (2013), Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn

ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

48. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát và Nguyễn Thị Quế (2006), Hợp tác liên

kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

49. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Thị Lệ (2007), “Chiến lược an

ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh”, NXB Lý luận

– Chính trị, Hà Nội.

50. Nguyễn Tất Giáp (2015), "Sự sáng tạo trong đường lối đối ngoại của Đảng ta thời

kỳ đổi mới", tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2015, tr.24-27.

51. Trọng Giáp (2016), “Mỹ xác định Nga, Trung đe dọa lớn nhất đến an ninh

mạng”, Báo điện tử vnexpress ngày 6/4/2016, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-

gioi/my-xac-dinh-nga-trung-de-doa-lon-nhat-den-an-ninh-mang-

3382256.html.

52. Hoàng Hà (2016), “Lộ diện kẻ địch nguy hiểm nhất của Trung Quốc”, Báo điện

tử Tin tức, ngày 06/5/2016, http://baotintuc.vn/the-gioi/lo-dien-ke-dich-nguy-

hiem-nhat-cua-trung-quoc-20160506063943257.htm.

53. Lê Thu Hà (2014), “Cạnh tranh Mỹ - Trung tại Đông Nam Á từ năm 2008 đến

năm 2011”, Luận văn thạc sỹ Học viện Ngoại giao.

163

54. Lưu Việt Hà (2014), “Nhân tố ASEAN trong Chính sách đối ngoại của Trung

Quốc đầu thế kỷ XXI”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1/2014, tr.199-214

55. Phạm Hà (2012), “Quan hệ Trung - Mỹ 40 năm nhìn lại”, tạp chí Quan hệ Quốc

phòng, quí 4/2012, tr.71-77.

56. Phạm Hà (2015), “Tam giác quan hệ Mỹ - Nga – Trung thời kỳ sau chiến tranh

lạnh”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý IV/2015, tr.37-44.

57. Phan Thanh Hà, Đinh Thanh Tú (2010), “Tác động của toàn cầu hóa đến vấn đề

độc lập dân tộc của các nước đang phát triển”, Tạp chí điện tử Liên hiệp các

hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, ngày 04/8/2010,

http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Tac-

dong-cua-toan-cau-hoa-den-van-de-doc-lap-dan-toc-cua-cac-nuoc-dang-phat-

trien-34573.html.

58. Vũ Hà (2012), Trung Quốc giúp Lào xây đường sắt 7 tỷ USD, Báo điện tử

VNExpress, ngày 23/11/2012, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-

quoc-giup-lao-xay-duong-sat-7-ty-usd-2393140.html.

59. Đỗ Thanh Hải và Nguyễn Thùy Linh (2011), “Chính sách của Trung Quốc đối

với tranh chấp Biển Đông từ năm 2007 đến nay”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,

số 1/2011, tr.75-106

60. Đinh Thị Hồng Hạnh (2013), “Đông Nam Á trong chiến lược tái cân bằng của

Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ Học viện Ngoại

giao.

61. Mỹ Hằng (2015), “ASEAN sẽ có thế và lực mới trong cuộc chơi với các nước

lớn”, Báo điện tử Lao động, ra ngày 24/11/2015, http://laodong.com.vn/the-

gioi/asean-se-co-the-va-luc-moi-trong-cuoc-choi-voi-cac-nuoc-lon-

399811.bld.

62. Nguyễn Thị Hằng (2014), “Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ ở Campuchia”, tạp

chí Quan hệ Quốc phòng, quí I/2014, tr.49-55.

63. Nguyễn Thị Hằng, “Quan hệ ASEAN với các đối tác chiến lược vì hòa bình, ổn

định và phát triển khu vực”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý I/2016, tr.18-

164

25.

64. Trần Hiệp và Lê Thế Lâm (2008), Kỷ yếu đề tài cấp bộ “Chủ quyền quốc gia dân

tộc trong xu thế toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay”, Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh

65. Trịnh Thị Hoa (2014), “Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của liên bang

Malaysia tư năm 1957 đến năm 1990”, luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh.

66. Lê Thị Hòa (2014), “Quan hệ văn hóa, giáo dục - đào tạo hiện nay giữa Trung

Quốc và Lào”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2014, tr.49-53.

67. Phương Minh Hòa (2014), "Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng

biển đảo của Tổ quốc", tạp chí Lý luận chính trị, số 4/2014, tr.41.

68. Thế Hoà (2011), “Những mối đe doạ an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương hiện

tại và tương lai”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng Quí I /2011, tr.20-24.

69. Nguyễn Huy Hoàng (2016), “Tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh chiến lược

sau Đại hội XVIII đến kinh tế ASEAN”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số

4/2016, tr.18-30.

70. Nguyễn Huy Hoàng, Ngô Thảo Quỳnh (2015), “Tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế

ASEAN sau 2015 và một số vấn đề đặt ra”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 4/2015, tr.27.

71. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình cao cấp lý luận

chính trị, tập 13, Quan hệ quốc tế, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội

72. Học viện Quan hệ quốc tế (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

73. Học viện Quan hệ Quốc tế (2007), Lý luận Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

74. Vũ Dương Huân (2004), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á -

Thái Bình Dương”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

75. Vũ Dương Huân (2008) “Nhân tố làm thay đổi và xu thế phát triển cục diện thế

165

giới hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 tháng 12/2008, tr.82-88.

76. Nguyễn Hùng (2013), “Mỹ - Trung: An ninh mạng và quan hệ nước lớn kiểu

mới”, VOV online, ngày 09/06/2013 http://vov.vn/the-gioi/quan-sat/my-

trung-an-ninh-mang-va-quan-he-nuoc-lon-kieu-moi-265676.vov.

77. Việt Hùng (2016), “Top 20 quân đội mạnh nhất thế giới năm 2016”, Báo điện tử

Soha, ngày 5.4.1016, http://soha.vn/quan-su/top-20-quan-doi-manh-nhat-the-

gioi-nam-2016-20160405114440909.htm.

78. Phúc Huy (2016), Chỉ 10% ngân sách quốc phòng thế giới cũng đủ xóa nghèo

đói”, Báo điện tử Thanhnienonline, http://thanhnien.vn/the-gioi/chi-10-ngan-

sach-quoc-phong-the-gioi-cung-du-xoa-ngheo-doi-688723.html.

79. Quang Huy (2011), “Mỹ trở lại Đông Nam Á có tác động thế nào đối với an ninh

Biển Đông”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 13/2011, tr.38-45.

80. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013), “Quan hệ Mỹ - Trung và tác động đến một số

nước ASEAN”, Luận văn Thạc sỹ Học viện Ngoại giao.

81. Trần Thanh Huyền (2016), “Yếu tố tôn giáo: Chất xúc tác hay lực cản trong tiến

trình xây dựng cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN?”, tạp chí Nghiên cứu

Quốc tế, số 1/2016, tr.110-128.

82. Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền và Nguyễn Viết

Thông (đồng chủ biên), (2015), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

83. Hà Mỹ Hương (2003), “Cục diện quan hệ quốc tế giữa các nước lớn những năm

đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản, số 14/2003, tr.59-62

84. Hà Mỹ Hương (2012), “Quyền lực và cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc

tế - Một số vấn đề lý thuyết”, Hội thảo quan hệ quốc tế: “Trật tự thế giới từ năm

2001 đến năm 2012”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 7-12-

2012 , Tạp chí Cộng sản, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thong-tin-ly-

luan/2013/19728/Hoi-thao-quan-he-quoc-te-Trat-tu-the-gioi-tu-nam.aspx

85. Nguyễn Thái Yên Hương (2011), Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh

luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

166

86. Uyên Hương (2016), “Thắt chặt liên kết để tăng kim ngạch thương mại Việt Nam

- Hoa Kỳ”, Báo điện tử Đảng Cộng sản, ra ngày 06/06/2016

http://dangcongsan.vn/kinh-te/that-chat-lien-ket-de-tang-kim-ngach-thuong-

mai-viet-nam-hoa-ky-392082.html.

87. Jeffrey A.Bader (2015), Obama và sự trỗi dậy của Trung Quốc bên trong chiến

lược châu Á của Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

88. Lương Văn Kế (2014), "Tính chất địa chính trị của liên kết song phương Việt

Nam với các nước láng giềng",Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2014, tr.87-90.

89. Trần Khánh (2006), Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu

thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội.

90. Trần Khánh (2006), “Tác động của môi trường địa chính trị đang thay đổi đến

quan hệ ASEAN – Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á, số 1/2006, tr.12-21.

91. Trần Khánh (2008), “Can dự và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam

Á thập niên đầu thế kỷ XXI”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12/2008,

tr.11-19.

92. Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung – Nhật

(thập niên đầu thế kỷ XXI), tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2009,

tr.13-21.

93. Trần Khánh (2009), “Lợi ích chiến lược của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản ở

Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Cộng sản, số 9/2009,tr.12.

94. Trần Khánh (chủ biên) (2014), Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở

Đông Nam Á và tác động của chúng đối với khu vực và Việt Nam thời kỳ hậu

chiến tranh lạnh (giai đoạn từ 1991 đến 2011), Hà Nội, đề tài khoa học cấp

Bộ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.

95. Trần Khánh (2014), “Xu hướng tái cân bằng chiến lược về kinh tế và ngoại giao

của Mỹ ở Đông Nam Á từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI”, tạp chí Châu Mỹ

ngày nay, số 3/2014, tr.35.

96. Trần Khánh (2014), “Xu hướng và bản chất của quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau

167

Chiến tranh lạnh”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1/2014, tr.103-124.

97. Trần Khánh và Đàm Huy Hoàng (2014), “Xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và

chiến lược của Trung Quốc với Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ

XXI”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2014, tr.3-10.

98. Trần Khánh và Hồ Thị Ái Phương (2015), “Triển vọng ASEAN và sự chi phối

của các nước lớn – Những thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứ

Đông Nam Á, số 4/2015, tr.3-10.

99. Trần Bá Khoa (2000), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của

Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia.

100. Nguyễn Xuân Khu (2013), “Đánh giá chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á-

Thái Bình Dương của Mỹ từ đầu năm 2012 đến nay”, Tạp chí Quan hệ Quốc

phòng, quí II/2013, tr.23.

101. Nguyễn Văn Lan (2007), Nhân tố địa – chính trị trong chiến lược toàn cầu mới

của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

102. Nguyễn Văn Lan, Chúc Bá Tuyên (2015), “Quan hệ Việt – Trung 65 năm: thành

quả và triển vọng”, Tạp chí Quan hệ quốc phòng, quý 2/2015, tr.16-22.

103. Nguyễn Thường Lạng (2016), “Điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung Quốc

năm 2016 và tác động đến Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số

4/2016, tr.3-17.

104. Nguyễn Văn Lập (2001), Quan hệ Trung - Mỹ có gì mới, Thông tấn xã Việt Nam.

105. Nguyễn Văn Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11-9 (sự chuyển hướng đồng loạt

trong chính sách), Nxb Thông Tấn.

106. Ngô Xuân Lịch (2015), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực

bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế”,

tạp chí Cộng sản, số 868/2015, tr.12.

107. Trịnh Thanh Liêm (2013), “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và những tác động ảnh

hưởng tới môi trường hòa bình quốc tế”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quí

II/2013, tr.11-17.

108. Ngô Vĩnh Long (2007), “Đông Nam Á trong quan hệ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và

168

ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam”, Tạp chí Thời đại mới, số 8/2007, tr.24.

109. Sở Thụ Long và TS Kim Uy (chủ biên), (2008), Chiến lược và chính sách ngoại

giao của Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự Thật dịch năm 2013

110. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu

thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

111. Thái Văn Long (2009), An ninh chính trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ

sau chiến tranh lạnh đến nay và tác động của nó đối với Việt Nam, Đề tài cấp

cơ sở Viện Quan hệ Quốc tế, HVCTQGHCM.

112. Thái Văn Long (2014), ““Thế chân vạc” địa chiến lược Mỹ - Trung – Nga trong

thế kỷ XXI”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2014, tr.88-92.

113. Uông Minh Long (2012), “Công cuộc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến năm

2010”, luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

114. Nguyễn Đình Luân (2010), “Một số đặc điểm cạnh tranh quyền lực trong hai thập

niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3/2010, tr.145-175.

115. Nguyễn Đình Luân (2014), “Về “Chiến lược lớn” của Mỹ tới 2025-2030”, Tạp

chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3/2014, tr.73-102.

116. Bùi Xuân Mai (2014), “Sự trỗi dậy của Trung Quốc tác động đối với hòa bình

phát triển của khu vực và thế giới”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý

4/2014, tr.22-27.

117. Hồ Chí Minh trang thông tin điện tử (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, Cổng thông tin điện tử Hồ Chí Minh,

http://hochiminh.vn/news/Pages/news.aspx?ItemID=433&CateID=17.

118. Hồng Minh (2016), “Cảnh giáo và ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của thông tin

trên mạng xã hội”, Báo điện tử Bắc Ninh, ngày 13/1/2016,

http://baobacninh.com.vn/news_detail/90187/canh-giac-va-ngan-chan-anh-

huong-tieu-cuc-cua-thong-tin-tren-mang-xa-hoi.html.

119. Phạm Bình Minh (chủ biên), (năm 2010), “Cục diện thế giới đến 2020”, NXB

Chính trị Quốc gia.

169

120. Phạm Bình Minh (2011), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt nam đến năm

2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

121. Phạm Bình Minh (2014), “Độc lập, tự chủ - định hướng và nguyên tắc bất biến

của đối ngoại Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3/2014, tr.13-18.

122. Phạm Bình Minh (2016), “Thành tựu đối ngoại Việt Nam trong nhiệm kỳ Đại hội

XI của Đảng (2011-2015)”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1/2016, tr.12-19.

123. Phạm Quang Minh (2012), Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1886-

2012), Nxb Thế giới, Hà Nội.

124. Phạm Quang Minh (2014), “ASEAN và sự lựa chọn của Việt Nam trong giải

quyết xung đột ở Biển Đông”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2014,

tr.21.

125. Phạm Quang Minh (2016), “Nhìn lại chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới của

Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý

II/2016, tr.10-15.

126. Phạm Quang Minh và Phạm Hoàng Tú Linh (2015) “Chiến lược triển khai “sức

mạnh mềm”của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack

Obama”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/2015, tr.46-52.

127. Trần Thu Minh (2016), “Những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược Trung

Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số

2/2016, tr.29-38.

128. Nguyễn Thu Mỹ (2007), “Đông Nam Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau sự

kiện 11 tháng 9”, Tập chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6/2007, tr.15-19.

129. Nguyễn Thu Mỹ và Đàm Huy Hoàng (2016), “Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và

Trung Quốc tại Mi-an-ma từ năm 2009 đến nay”, tạp chí Quan hệ Quốc

phòng Quý I/2016, tr.39-45.

130. Thành Nam, Khôi Nguyên, Tiến Thắng, Lâm Phong và Hoa Nguyễn (2016),

“Mái nhà chung” Cộng đồng ASEAN”, Tạp chí Hồ sơ Sự kiện, số 321, ngày

25/2/2016, tr.4-14.

131. Thành Nam, Duy Anh, Công Minh, Khôi Nguyên và Tiến Thắng (2016), “An

170

ninh văn hóa”, Tạp chí Hồ sơ Sự kiện, số 322, ngày 10/3/2016, tr.4-14.

132. Nguyễn Phương Nga (2008), Tác động của toàn cầu hóa đến chủ quyền quốc gia

dân tộc trong giai đoạn hiện nay”, Kỷ yếu đề tài cấp bộ năm 2008, mã số B08-

20, Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và những vấn đề đặt

ra đối với Việt Nam, Phan Văn Rân (chủ nhiệm), HVCTQGHCM.

133. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), "Va chạm Mỹ - Trung trên Biển Đông và tác động

đối với khu vực", luận án Thạc sỹ, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

134. Anh Ngọc (2016), “Trung Quốc nói đạt thỏa thuận với ba nước Đông Nam Á về

Biển Đông”, Báo điện tử VnExpress, ngày 24/4/2016,

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-noi-dat-thoa-thuan-voi-ba-

nuoc-dong-nam-a-ve-bien-dong-3392291.html.

135. Chu Minh Ngọc (2013), “Cạnh tranh Trung Quốc – Mỹ ở khu vực Đông Nam Á

từ 2001 đến nay”, khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngoại giao.

136. Nguyễn Ngọc (2015), “Vì ai Đông Nam Á mua sắm hơn 40 tỷ USD vũ khí năm

2016”, Báo điện tử An ninh Thủ đô, ngày 03.11.2015,

http://anninhthudo.vn/quan-su/vi-ai-dong-nam-a-mua-sam-hon-40-ty-usd-vu-

khi-nam-2016/642271.antd.

137. Thủy Nguyên (2016), “Hành động hướng Đông” trong chủ trương tiếp cận

ASEAN của Ấn Độ”, Viện nghiên cứu chiến lược Ấn Độ và Tây Nam Á, ngày

19/4/2016,

http://viisas.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemNhan/View_detail.aspx?Ite

mID=379

138. Nhà xuất bản Thống kê (2003), Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,

Nxb Thống kê.

139. Hoàng Đình Nhàn (2015), “Sự phát triển của hải quân Trung Quốc và những tác

động đối với an ninh khu vực CA-TBD”, tạp chí Quan hệ quốc phòng, quí II

năm 2015, tr.76-81.

140. Nguyễn Nhâm, “Vì sao các nước quan tâm hơn đến Biển Đông?”, Tạp chí Hải

Quân, số 5/2015, tr.21-24.

171

141. Quốc Nhật, “Cảnh giác với thương lái Trung Quốc tận thu nông sản”, Báo điện

tử Hưng Yên, ngày 31.7.2014. http://baohungyen.vn/kinh-te/201407/canh-

giac-voi-thuong-lai-trung-quoc-tan-thu-nong-san-515543/.

142. An Nhiên (2016), Quan hệ Mỹ - ASEAN: hợp tác vì tương lai, Tạp chí điện tử

Cộng sản, ngày 11/3/2016, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-

luan/2016/37849/Quan-he-My-ASEAN-hop-tac-vi-tuong-lai.aspx

143. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), luận văn Thạc sỹ “Cạnh tranh Mỹ - Trung ở

khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama

(2009-2012)”, Học viện Ngoại giao.

144. Lương Ninh, Vũ Dương Ninh (2008), Tri thức Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc

gia, 2008, Hà Nội.

145. Paul Kennedy (1992), Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, Nxb Thông

tin lý luận, Hà Nội.

146. Chu Công Phùng (2016), “Chính phủ mới thành lập ở Mianmar thách thức và

triển vọng”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng quý II/2016, tr.24-30.

147. Nguyễn Thu Phương (chủ biên) (2013), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung

Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa

148. Nguyễn Thu Phương (2013), “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hoá ở khu

vực Đông Nam Á”, Viện Nghiên cứu Trung Quốc.

http://www.vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=178.

149. Nguyễn Thị Thu Phương và Nguyễn Thu Hiền (2015), “Học viện khổng tử và

một số khuyến nghị đối với Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số

7/2014, tr.34-36.

150. Pouxa Aphouloly (2014), “Cạnh tranh Mỹ - Trung tại Châu Á – Thái Bình

Dương từ 2009 đến nay”, luận văn Thạc sỹ, Học viện Ngoại giao.

151. Phan Duy Quang (2014), “Cuộc đối đầu Trung - Mỹ đằng sau căng thẳng Việt -

Trung ở Biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4/2014, tr.101-118.

152. Dương Văn Quảng (2007), “Về chính sách đối ngoại độc lập tự chủ và năng động

của Singapore”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 70, 3/2007, tr.42-52.

172

153. Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Hoàng Giáp (2012), Việt Nam gia nhập ASEAN từ

năm 1995 đến nay: thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

154. Nguyễn Thị Quế và Ngô Thúy Hiền (2014), Địa chính trị thế giới, Nxb Văn hóa

– Thông tin, Hà Nội.

155. Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (2013), Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích,

chính sách và hoạt động của các bên liên quan, Nxb Thế giới, Hà Nội.

156. Nguyễn Huy Quý (2015), “Sáu mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung

Quốc”, Tạp chí Cộng sản, số 867/2015, tr.98-101.

157. Phan Văn Rân và Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu

thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

158. Robert J.Samuelson, (2000), “Thanh gươm hai lưỡi của toàn cầu hóa”, Tạp chí

Thông tin Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 6/2000, tr.3-

5.

159. Sok Dareth (2015), “Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013”, luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh.

160. Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước

lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

161. Phạm Minh Sơn (2010), Chính sách đối ngoại của các nước lớn, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

162. Trường Sơn (2015), “Campuchia và Trung Quốc tăng cường hợp tác”, Báo điện

tử Nhân dân, ngày 16/10/2015, www.nhandan.com.vn/thegioi/tin-

tuc/item/27719302-campuchia-va-trung-quoc-tang-cuong-hop-tac.html

163. Phan Sương (2016), “Nhiều nước hủy hợp đồng với Trung Quốc: Thế giới đã sợ

“hàng Tàu”?”, Báo điện tử Soha, này 02/8/2016, soha.vn/nhieu-nuoc-huy-

hop-dong-voi-trung-quoc-the-gioi-da-so-hang-tau-20160802124038414.htm.

173

164. Tashi Shiraishi (2013), “Ảnh hưởng của cuộc ganh đua Mỹ - Trung đối với các

nước Đông Nam Á”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý 3/2013, tr.21.

165. Tashi Shiraishi (2014), "Sự trỗi dậy của Trung Quốc và bài học ý nghĩa đối với

Đông Á", Thông tin những vấn đề lý luận, số 6/2014, tr.41-47.

166. Như Tâm (2015), Mỹ nói trao 5 tàu tuần tra cho Việt Nam, Báo điện tử

VnExpress, ngày 6.2.1015, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-noi-trao-

5-tau-tuan-tra-cho-viet-nam-3144238.html

167. Đỗ Minh Thái (2011), “Lợi ích của các cường quốc và thể chế khu vực trong vấn

đề an ninh Biển Đông”, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý I, năm 2011,tr.46-

49

168. Trần Việt Thái (2014), “Đằng sau thông điệp rất cứng rắn của Mỹ với Trung

Quốc”, Vietnamnet.vn, ngày 12.7.2014

169. Nguyễn Đăng Thành (1998), đề tài cấp cơ sở “Chính sách của Trung Quốc với

ASEAN, đặc biệt là đối với Việt Nam hiện nay”, Viện Quan hệ Quốc tế,

HVCTQGHCM.

170. Nguyễn Viết Thảo (2014), "Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong

thế giới toàn cầu hóa", tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2014, tr.21-25.

171. Phạm Vũ Thắng (2015), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp biển, đảo ở Châu Á –

Thái Bình Dương và những đề xuất hợp tác của quốc tế giải quyết vấn đề này

ở Biển Đông”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý II/2015, tr.19-23.

172. Lê Kim Thoa, Ngô Hoàng Long (2014), “Vấn đề Biển Đông và những tác động

của nó tới quan hệ thương mại Việt - Trung và nền kinh tế Việt Nam”, tạp chí

Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2014, tr.64-68.

173. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Chiến lược an ninh quốc gia của Hợp chủng

quốc Hoa Kỳ”, Tài liệu tham khảo, tr.42.

174. Thông tấn xã Việt Nam (2011), “Tác động của sự cạnh tranh Mỹ - Trung đối với

tình hình Thái Lan sau bầu cử”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3.7.2011,

tr.11.

175. Thông tấn xã Việt Nam (2015), “Tiến tới cộng đồng ASEAN”, Tài liệu tham

174

khảo chuyên đề 12/2015, tr.22.

176. . Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Cuộc chạy đua vũ trang ngày một nóng tại châu

Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 117, ngày 15/5/2016, tr.15.

177. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Thông cáo báo chí của Nhà trắng về Quan hệ

Mỹ - Việt”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 127, ngày 25/5/2016, tr.3-4

178. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt: những vấn đề

và triển vọng”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 136, ngày 3/6/2016, tr.9-10.

179. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Trung Quốc nhìn nhận trật tự thế giới như thế

nào?”, Tài liệu Tham khảo đặc biệt số 141, ngày 8/6/2016, tr.17

180. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Rủi ro của Campuchia khi nhận viện trợ từ

Trung Quốc”, Tin Tham khảo thế giới, ngày 12/7/2016, tr.14

181. Thông tấn xã Việt Nam (2016), “Xu thế mới trong hợp tác, cạnh tranh kinh tế

thương mại Trung – Mỹ”, Các vấn đề Quốc tế, tháng 7/2016, tr.59.

182. Thông tin Khoa học Quân sự (2015), “Chiến lược “đảo hóa” Trung Quốc ở Biển

Đông và những hệ lụy”, tr.1-10.

183. Minh Thu (2013), Những rào cản ngăn Nhật Bản xoay trục hàng hải sang Đông

Nam Á, Cổng thông tin điện tử huyện Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng,

http://www.hoangsa.danang.gov.vn/index.php/2012-08-24-02-10-30/tu-li-u-l-

ch-s-phap-ly/777-nh-ng-rao-c-n-ngan-nh-t-b-n-xoay-tr-c-hang-h-i-sang-dong-

nam-a

184. Nguyễn Vĩnh Thuận (2012), “Quan hệ nước lớn và thực tiễn chính sách đối ngoại

của Trung Quốc”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quí III/2012, tr.38-45.

185. Nguyễn Vĩnh Thuận (2012), “Tham vọng biển của Trung Quốc và phản ứng của

Mỹ”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng quí II/2012, tr.19-25.

186. Lê Khương Thùy (chủ biên), (2012), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: thập nên đầu

thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội hoc.

187. Lê Khương Thùy (2014), “Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và

tác động đến ĐNA/ASEAN”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 9/2014, tr.16.

188. Hồng Thủy (2014), “Trung Quốc viện trợ 700 triệu USD/năm, Campuchia sẽ ủng

175

hộ “chủ quyền””, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 11/11/2014,

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-vien-tro-700-trieu-USDnam-

Campuchia-se-ung-ho-chu-quyen-post152128.gd

189. Hồng Thủy (2016), “Putin kêu gọi ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyyết

Tronngj tài vụ kiênj Biển Đông”, Báo điện tử Giáo dục, ngày 06/7/2016,

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Putin-keu-goi-ung-ho-Trung-Quoc-chong-Phan-

quyet-Trong-tai-vu-kien-Bien-Dong-post170642.gd.

190. Trần Thị Thủy (2014), “Bức tranh văn hóa Trung Quốc năm 2013 – định hướng

năm 2014”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2014, tr.45-52.

191. Thương vụ Việt nam tại Malaysia (2016), “Thương mại của Malaysia năm 2015”,

Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương Việt Nam, ngày 22/3/2016,

www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/6806/thuong-mai-cua-malaysia-nam-2015.aspx

192. Trần Nam Tiến (2010), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thực trạng và triển vọng,

NXB Thông tin và Truyền thông.

193. Lê Đình Tĩnh (2012), “Thử tiếp cận hệ thống đối với chính sách đối ngoại Mỹ

dưới chính quyền Obama”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3/2012, tr.107-

130.

194. Lê Đình Tĩnh, Bùi Quốc Khánh, “Đông Nam Á và chiến lược “Tái cân bằng” của

Mỹ”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3/2013, tr.132.

195. Kiều Tỉnh, "Người Hoa ở Đông Nam Á: Thế lực đáng gờm",

http://www.tamnhin.net/tieu-diem/11038/Nguoi-Hoa-o-Dong-Nam-A-The-

luc-dang-gom.html.

196. Tòa án nhân dân tối cao, ““Giận” Trung Quốc, Philippines mời Mỹ vào Biển

Đông”, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao,

http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/ttsktand/307888?p_page_i

d=1752609&pers_id=1751930&folder_id=&item_id=8205178&p_details=1

197. Lại Văn Toàn (chủ biên), (2002),Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh phân tích

và dự báo, Nxb Thông tin Khoa học xã hội.

198. Nguyễn Quốc Toản và Dương Văn Huy (2014), “Thái Lan trong chiến lược cạnh

176

tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh”, tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2014, tr.22-30.

199. Tổng cục thống kê (2015), “Một số mặt hàng nhập khẩu phân theo nước và vùng

lãnh thổ chủ yếu sơ bộ các tháng năm 2015” Cổng thông tin điện tử Tổng cục

Thống kê, www.gso.gov.vn của Tổng cục Thống kê.

200. Lê Minh Trang và Trần Khánh (2014), “Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược

của Mỹ và Trung Quốc”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 3/2014, tr.3-9.

201. Phạm Thùy Trang (2009), “Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông”, tạp chí Nghiên cứu

Quốc tế số 2, tháng 6/2009, tr.27-36.

202. Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Văn Dần, Lê Đăng Minh (2014), “Chuyển đỏi mô hình

phát triển kinh tế ở một số nước Đông Nam Á sau khủng hoảng kinh tế toàn

cầu: nguyên nhân và định hướng chủ yếu”, tạp chí Khoa học Đại học Văn

Hiến, số 5 tháng 11/2014, tr.63.

203. Trần Công Trục (2014), “Trung Quốc đã tính sai chiến lược”, Vietnamnet.vn,

ngày 15.6.2014, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/180938/trung-quoc-da-

tinh-sai-chien-luoc.html.

204. Đỗ Trung (2010), “Mỹ - Trung Quốc liệu có giải quyết được tình hình căng thẳng

trên Biển Đông”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, số 12/2010, tr.16-19.

205. Ngô Xuân Trường (2016), “Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển sau

2015”, tạp chí Quan hệ Quốc phòng, quý 1/2016, tr.11-17.

206. Linh Tú và Dương Đăng (2014), “Tìm hiểu về khuôn khổ “mối quan hệ nước lớn

kiểu mới” Trung - Mỹ”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1/2014, tr.125-144.

207. Đinh Công Tuấn (2015), “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện

nay”, Báo Văn hóa Nghệ An online, ngày 17/7/2015.

208. Hà Anh Tuấn (2011), “ASEAN và tranh chấp Biển Đông”, trang Nghiên cứu Biển

Đông, ngày 06.12.2011.http://nghiencuubiendong.vn/toa-dam-hoi-thao/hoi-

thao-quoc-te-ve-bien-dong-lan-3-ha-noi-112011/2234-ha-anh-tun-asean-va-

tranh-chp-bin-ong.

209. Đàm Trọng Tùng (2016), “Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với

177

độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia”, Tạp chí điện tử Lý luận Chính trị, ngày

14/3/2016 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1354-cac-

yeu-to-de-doa-an-ninh-phi-truyen-thong-doi-voi-doc-lap-dan-toc-chu-quyen-

quoc-gia.html.

210. . Cẩm Tuyến (2015), “Mỹ - Biến cam kết thành hành động”, Tạp chí Hồ sơ sự

kiện, số 304 ngày 10/6/2015, tr.17.

211. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam (2005) - Nxb Công an nhân dân.

212. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2004), Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân,

Hà Nội.

213. Us state department (2014), “Đẩy mạnh công tác Quốc phòng”, Tạp chí Hồ sơ

sự kiện, số 281, tr.7.

214. Đỗ Văn (2012), “Doanh nghiệp Nhật Bản chuyến hướng đầu tư sang Đông Nam

Á”, Tin Biển Đông , http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/nhat-ban-va-bien-

dong/doanh-nghiep-nhat-ban-chuyen-huong-dau-tu-sang-dong-nam-

a/1512.016.html.

215. Nguyễn Thành Văn (2014), “Sự tiến triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược

toàn diện Campuchia – Trung Quốc”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số

6/2014, tr.3-12.

216. Viện Quan hệ quốc tế, Học viện CT Quốc gia HCM (2008), Quan hệ Quốc tế

đương đại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.: Nxb. Chính tri-Quốc gia, Hà

Nội.

217. Viện Quan hệ Quốc tế, HVCTQGHCM (2012), Hội thảo khoa học “Trật tự thế

giới từ năm 2001 đến 2012”.

218. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2010), Mỹ sẽ giúp 4 nước hạ nguồn sông

Mekong chống biến đổi khí hậu, Cổng thông tin điện tử Viện Khoa học Thủ

lợi Việt Nam,

http://www.vawr.org.vn/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari

=824&lang=1&menu=tin-quoc-

te&mid=176&parentmid=131&pid=4&storeid=0&title=my-se-giup-4-nuoc-

178

ha-nguon-song-mekong-chong-bien-doi-khi-hau

219. Viện thông tin khoa học (2006), “Những vấn đề chính trị - xã hội”, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 46/2006, tr.31.

220. Viện 70, tổng cục II, Bộ Quốc phòng (2014), "Nghiên cứu cơ bản về chủ quyền,

an ninh biên giới trên đất liền, biển, đảo và vùng trời Việt Nam".

221. Vietnamplus (2016), “Myanmar đặt mục tiêu thu hút 140 tỷ USD vốn FDI đến

năm 2030”, báo điện tử Vietnam+, ngày 02/5/2016,

www.vietnamplus.vn/myanmar-dat-muc-tieu-thu-huat-140-ty-usd-von-fdi-

den-nam-2030/384115.vnp

222. VTV, “Triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc năm 2015”, trang điện

tử Đài Truyền hình Việt Nam, http://vtv.vn/thi-truong/trien-vong-hop-tac-

kinh-te-asean-trung-quoc-nam-2015-20150223012051853.htm

223. Hồ Vũ (2008), “Thử bàn về cục diện quốc tế hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu Quốc

tế, số 73, tháng 6/2008, tr.47-57.

224. Phi Yến (2015), “Top 5 quân đội mạnh nhất Đông Nam Á”, Báo điện tử Tri thức

trẻ Soha, http://soha.vn/quan-su/top-5-quan-doi-manh-nhat-dong-nam-a-

20150713230642783.htm, ngày 14/07/2015.

B. Tài liệu nƣớc ngoài

225. Acharya Amitav (2001), Constructing a Security Community in Southeast Asia:

ASEAN and the Problem of Regional Order, LondonRoudledge.

226. Amitar Acharya (2003), “Seeking Security in Dragon’s shadow: China and

Southeast Asia in the Emerging Asian Order”, Singapore: IDSS, 2003.

227. Amitar Acharya “America’s Role in Asia and the South China Sea”, The Asia

Foundation, CA.USA, 2004).

228. Almon Leroy Way, Political Competition, PS201H-1D1.

http://www.proconservative.net/CUNAPolSci201PartOneD.shtml

229. Aron, R. (1966), Peace and War: Atheory of International Relation, Garden City,

NY, Doubleday & Company.

179

230. Bành Tấn Lang (2008), Ngoại giao văn hóa – sức mạnh mềm Trung Quốc, Nxb

Giảng dạy Ngoại ngữ Bắc Kinh

231. Báo cáo về nền kinh tế Thế giới năm 2002 (2003), Nxb Trung Tín, Bắc Kinh,

Trung Quốc.

232. Chika Yamamoto (2011), “The United States in Multilateral East Asia Dealing

with the rise of China”, tạp chí Strategic Studies Quaterly, Winter 2011

233. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2008), Cương lĩnh chính trị của chính phủ

Hoàng gia Campuchia – nhiệm kỳ IV, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng,

Phnom Penh, Campuchia.

234. Cổ Tiểu Tùng (2009), Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, NXB

Thế giới Tri thức, Bắc Kinh 2009.

235. Cốc Nguyên Dương (2013),: “Bàn cờ ĐNA và nước cờ đột phá Việt Nam” ngày

11.11.2013; “Trung - Việt chung ý thức hệ và quan hệ thương mại sâu sắc

hơn”, ngày 26.11.2013; “Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ”,

Báo mạng Hoàn Cầu ( Trung Quốc),

http://military.people.com.cn/n/2013/111/c1011-23496884.html

236. Conomist.com (2016), Global debt clock (đồng hồ nợ toàn cầu) lúc 8h30 ngày

24/4/2016

237. Congressionnal Reseach Service, (2008), “China-Southeast Asia Relation:

Trends, Issues an Implications for the United States”, CRS Report for

Congress, Washington DC.

238. David Capie và Paul Evans (2002), “The Asia - Facific Securties Lexicon”

(Singapore: ISEAS, 2002).

239. Derek J.Mitchell (2008), “The United State and Southeast Asia Toward a

Strategy for enhance engagement”, A Conference Report of the CSIS

Southeast Asia Initiative, Washington DC.

240. Dustin Roasa (2012), “China’s soft power surge”, Foreign Policy.

http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/11/18/chinas-soft-power-surge

241. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

180

thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, Lào

242. (Hung Ming-Te) Tony Tai-Ting Liu (2012), Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược

Mỹ - Trung ở Đông Nam Á, Tạp chí Political Perspectives ra ngày

23/1/2012.

243. Ikenberry.J và Mastanduno.M (2003), “International Relations Theory and the

Asia Pacific” (Columbia University, New York).

244. James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2015), “Stuxnet and the Future of Cyber

War”, Survival: Global Politics and Strategy. Vol, 53, No. 1, tr.23.

245. Jane Perlez (2006), “Mỹ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam”,

The New York Times, June,19.2006, tr.4.

246. Jonhn Brandon (2013), “US-ASEAN relations mature, but pitfalls abound,”

Weeky Insight and Analysis, Asia Foundation, Washington DC, tr.57.

247. Joseph Nye (2004), “Soft Power: The Mean to Success in World Politics”, New

York, Public Affairs

248. Lý Bách Linh (2015), “Phân tích con đường xây dựng sức mạnh mềm văn hóa

quốc gia của Mỹ”, Nguyệt san Chủ nghĩa xã hội và Thế giới đương đại số

6/2015, tr.16.

249. M.Taylor Fravel (2010), “China’s Rise and Capability of Territory Expansion in

the Perspective of International Relations”, Viện Công nghệ Massachusetts,

Tạp chí International Studies Review số 12/2010

250. Michael G. Roskin – Lycoming College và Nicholas O. Berry, The new world of

international relations, Ursinus College.

251. Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh),(2005),

“Ethnic Conflic in Southeast Asia”, Singapore, “The New Global Polictics of

the Asia - Pacific” (2004), NXB Routledge Curzon (Anh).

252. Mohamed Aslam (2012), “The Impact of ASEAN – China Free Trade Area , on

ASEAN’s Manufacturing Industry”, International Journal of China Studies,

Vol.3, No.1, April 2012, tr.48

253. Patrick Cronin (2015), “In Search of a Southeast Asian Response to China,s Bid

181

for Dominance”, Tạp chí War on The Rocks, ngày 18/5/2015

254. Patrick M.Cronin (2015), “Island Building” Strategy and China’s Ambition of

Regional Hegemony”, Tạp chí War on The Rocks, ngày 20/5/2015.

255. Pollack, Jonathan D.(2007), “Asia eyes America – Regional Perpestives on

U.S.Asia – Pacific Strategy in the 21st

Century”, Naval War College Press,

Rhode Island

256. Ralf Emmers (2003), Cooperative Security and the Balance of Power in ASEAN

and the ARF, London: Roudledge Curzon.

257. Raisy (2013), “Tất cả đảo tranh chấp là của Trung Quốc”,

http.bbc.co.uk/vietnamese/worl/2013/08/130804_samraisy_interview_phoeni

x.shtml).

258. Richard Javad Heydarian (Philippines) (2015), “Khủng hoảng Biển Đông Mỹ nên

hành xử như thế nào?”, Tạp chí National Interest ngày 29/4/2015.

259. Robert Sutter (2010), “The United States and China in Southeast Asia: Conflict or

Convergence”, tạp chí Southeast Asian Affairs.

260. S.Pushpannathan, “ASEAN’s Strategy towards its dialougue Partners and

ASEAN Plus Three process”, Head of External relations, ASEAN

Secretariat.

261. Shi Yinhong (2007), “The United States and China in East Asia: Dynamics of A

Volatile Volatile”, China and World Affairs, No. 2, 2007

262. Shi Yinhong (2007), "The Strategic Situation and Prospects of China-U.S.

Relations," China and World Affairs, No. 2, 2007

263. Subhash Kapila (2001), Southeast Asia: Strategic power play and regional arms

buildup – Analysis, http://www.eurasiareview.com/24082011-south-east-

asia-trategic-power-play-and-regional-arms-buildup-analysis

264. Oxford, “khái niệm cạnh tranh” trên trang từ điển điện tử của Oxford

http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/compete?q=co

mpete.

265. Oxford, “khái niệm chiến lược” trên trang từ điển điện tử của Oxford

182

http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/strategy?q=stra

tegy.

266. Waltz, K. (1979), A Theory of International Politccs, Reading, MA, Addison-

Wesley 1979

267. William W.Keller và Thomas G.Rawski (2007), “China’s Rise and the Balance

of Influence in Asia”, (Pittsburgh University Express, 2007)

268. William W.Keller và Thomas G.Rawski (2009), “Southeast Asia in the Sino - US

Strategic Balance” (Sotheast Asian Affairs, Singapore ISEAS, 2009).

C.Tài liệu trên website

269. http://www.albionmonitor.com/0901a/copyringt/hillarysmartpowwer.html.

270. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, http://www.moit.gov.vn/

271. World Bank, http://www.worldbank.org/en/country/vietnam

183

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á

STT T n nƣớc Dân số (người)

Dân tộc

và bộ tộc

Số n ƣời

Hoa

(người)

Tôn giáo (chiếm %)

1. Indonesia 255.461.700 300 6.000.000

Đạo Hồi: 86,1

Đạo Tin lành: 5,7

Đạo Thiên chúa: 3

Đạo Hindu: 1,8

Các tôn giáo khác: 3,4

2. Philippines 103.775.002 90 1.100.000

Công giáo La Mã: 83

Tin lành: 9

Hồi giáo: 5

Phật giáo: 3

3. Việt Nam 92.571.000 54 900.185

Phật giáo: 7,93

Công giáo: 6,62

Các tôn giáo khác: 3,76

4. Thái Lan 67.400.746 30 9.450.000 Phật giáo: 95

Các tôn giáo khác: 5

5. Myanmar 60.000.503 135 1.100.000

Phật giáo: 89

Thiên chúa giáo: 4

Hồi giáo: 4

Các tôn giáo khác: 3

6. Malaysia 30.741.000 30 7.100.000

Hồi giáo: 61,3

Phật giáo:19,8

Ki-tô giáo: 9,2

Ấn Độ giáo: 6,3

Các tôn giáo khác: 2,7

7. Campuchia 15.458.332 Hơn 20 1.180.000 Phật giáo tiểu thừa: 95

Các tôn giáo khác: 7

8. Lào 7.019.651

3 hệ tộc

lớn và 68

dân tộc

50.000 Phật giáo: 60

Thờ vật tổ: 40

9. Singapore 5.469.700 Hơn 20 2.794.000

Phật giáo: 35

Kito giáo: 19

Hồi giáo: 14

Các tôn giáo khác: 18

10. Đông

Timor 1.201.127

2 chủng

tộc lớn và 4.000

Thiên chúa giáo: 98

Tin Lành: 1

184

hơn 10

dân tộc

Hồi giáo: 1

11. Brunei 415.717 Hơn 10 60.000

Hồi giáo: chiếm 63

Phật giáo:14

Công giáo:8

Các tôn giáo khác:15

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ: [88, tr.254-255]; [81, tr.116]

185

PHỤ LỤC 2

CÁC NƢỚC XẢY RA NHIỀU VỤ TẤN CÔNG KHỦNG BỐ NHẤT

TÍNH TỪ THÁNG 5/2013 ĐẾN NĂM 2014

STT T n nƣớc Số vụ N ƣời chết/vụ

1. Pa-ki-xtan 1404 1,32

2. I-rắc 1271 1,92

3. Áp-ga-ni-xtan 1023 2,57

4. Ấn Độ 557 0,41

5. Ni-giê-ri-a 546 2,54

6. Thái Lan 222 0,78

7. Philippines 141 0,77

8. Y-ê-men 203 1,8

9. Xô-ma-li 185 1,75

10. Xy-ri 133 4,94

Nguồn: [213, tr.7].

186

PHỤ LỤC 3

CHIẾN LƢỢC "ĐẢO HÓA" CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng và cải tạo 7

bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này đã chiếm đóng

gồm: đá Tư Nghĩa, , đá Gaven, đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu

Bi và đá Vành Khăn. Qua những tấm ảnh vệ tinh mới chụp của Bộ Quốc Phòng

Philippines,có thể thấy các bãi cạn này đã bị Trung Quốc cơi nới, mở rộng gấp

gần 20 lần so với diện tích ban đầu chỉ trong thời gian ngắn. Cụ thể :

1. Đá C ữ Thập: Đá chữ thập nằm ở phía Tây quần đảo Trường Sa của

Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988, trước năm 2014, trên đá Chữ

Thập chỉ có một trạm đồn trú của lính thủy đánh bộ Trung Quốc, cùng với một

số thiết bị rada giám sát, một nhà trồng rau, một sân bay trực thăng, một số bệ

súng và pháo cùng hệ thống súng phóng lựu chống biệt kích DP-65.

Trung Quốc đẩy mạh hoạt động cải tạo đảo tại đây từ tháng 8 năm 2014.

Ảnh vệ tinh tháng 6 năm 2015 cho thấy, phần diện tích được Trung Quốc cải

tạo trên đá Chữ Thập đã lên tới 2,79 km2, trở thành đảo nhân tạo lớn nhất

Trường Sa. Theo các nhà phân tích quốc tế, với kích thước hiện tại của đảo

nhân tạo này, Trung Quốc sẽ xây dựng ở đây một đường băng sân bay dài

khoảng 3.000 m, đủ khả năng phục vụ hầu hết các máy bay chiến đấu của Quân

đội Trung Quốc, hai bãi đỗ máy bay có diện tích 400mx200m cùng các công

trình phụ trợ, có thể chứa được khoảng 7 chiếc Su-27, 4 máy bay vận tải hạng

trung và một số trực thăng, các càu tàu lớn có thể neo đậu cùng lúc 2 tàu bay,

các cầu tàu nhỏ hơn trong vịnh kín sóng, có thể làm nơi trú bão, gió cho các

loại tàu thuyền. Nơi đây sẽ trở thành một căn cứ hải, lục, không quân hoàn

chỉnh của Trung Quốc

2. Đá Gạc Ma: Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị

Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Ban đầu các công trình xây

dựng của Trung Quốc tại Gạc Ma chỉ là vài kết cấu hình "bát giác" xây trên cọc

187

gỗ. Đến năm 1989, tại đây xuất hiện thêm hai tháp xi măng tròn, một ngôi nhà

hai tầng cũng bằng xi măng, một cột ăngten liên lạc vệ tinh cao 2,5m và liền kế

bên một cột ăngten cao 2,4m. Đến thời điểm đầu năm 2013, các công trình

nhân tạo trên đá Gạc Ma chỉ là một bãi nhỏ bằng bê tông được trang bị một số

phương tiện thông tin liên lạc UHF/VHF, trạm rada, súng phòng không cùng

với một bến tàu.

Từ cuối năm 2013, các hình ảnh vệ tinh đã cho thấy sự hiện diện của tàu

Tian Jing Hao tại khu vực đá Gạc Ma mở đầu cho các hoạt động biến đá Gạc

Ma này thành đảo nhân tạo. Đá Gạc Ma có diện tích xây dựng năm 2012,

khoảng 4.128m2, nay Trung Quốc đã xây dựng lên 10.9ha(109.000m

2), bao

gồm 6 công trình khác nhau với một khu vực cảng. Đảo này, sẽ sớm trở thành

khu căn cứ quân sự tổng hợp, có thể đón các tàu tải trọng lên tới trên 5.000 tấn,

có đường băng dài 1,6 km đủ cất và hạ cánh các loại máy bay chiến đấu có tầm

hoạt động hàng ngàn km.

3. Đá C âu Vi n: Đá Châu Viên nằm ở phía Tây quần đảo Trường Sa

của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Trước năm 2013, các

công trình nhân tạo được Trung Quốc xây dựng trên đá Châu Viên chỉ bao gồm

căn cứ và một hệ thống khí tài được gia cố có khản năng chịu được sức gió lên

đến 130km/giờ. Căn cứ này có thể sử dụng làm nơi neo đậu cho các tàu tuần tra

cỡ nhỏ của Trung Quốc.

Ngày 13.9.2014, truyền thông nhà nước của Trung Quốc công bố hình

ảnh chụp các công trình được xây dựng trên đá Châu Viên, tương tự như những

gì Trung Quốc đã xây duwgnj tại Gạc Ma. Diện tích phần cải tạo trên đá Châu

Viên được mở rộng tới 119.711m2, tính đến ngày 14.3.2015. Những công trình

xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, để chắn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa

nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự, ăng ten liên lạc vệ tinh, rada. Các hình ảnh vệ tinh

cho thấy, nhiều công trình vẫn đang tiếp tục được xây dựng.

188

4. Đá Ga Ven: Đá Ga Ven là một rạn san hô hình trái tim thuộc quần

đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân

đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003. Trung Quốc đã xây dựng tại phía Tây đá

Ga Ven một bãi lớn bằng bê tông, một bến tàu cùng với nhiều ụ súng, rada và

các thiết bị thông tin liên lạc khác.

Từ khoảng thời gian giữa tháng 4 và tháng 8 năm 2014, Trung Quốc đã

đào một kênh tại trung tâm của đá Ga Ven để lấy đất bồi thành một hòn đảo hình

chữ nhật với kích thước xấp xỉ 300mx250m. Phần mở rộng có diện tích

114.000m2, tính đến ngày 19.3.2015. Trên đá này, Trung Quốc xây dựng kênh

tiếp cận, bệ súng phòng không, thiết bị liên lạc, tháp phòng thủ, cơ sở quân sự,

bãi đáp trực thăng và đê chắn sóng.

5. Đá Tƣ N ĩa: Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ

năm 1988. Trước năm 2014, trên đá Tư Nghĩa chỉ có một công trình kiên cố

diện tích 380m2.

Hoạt động xây đảo này bắt đầu được phát hiện vào khoảng giữa tháng 8

năm 2014. Đá Tư Nghiaxcos diện tích xây dựng năm 2012 là 4.128m2, nay đã

được mở rộng là 62.710m2, tính đến ngày 18.2.2015. Các công trình được xây

dựng kiên cố, gồm : các công sự ven biển, 4 tháp phòng thủ, cầu cảng, cơ sở

quân sự đa cấp, trạm rada, bãi đáp trực thăng, hải đăng. Hiện các hoạt động xây

dựng của Trung Quốc trên đá Tư Nghĩa vẫn đang diễn ra.

6. Đá Subi: Đá Subi là một rạn san hô vòng thuộc quần đảo Trường Sa,

dài 6,5 km, rộng 3,7 km; Trung Quốc đã cho xây một bãi đáp trực thăng, một

đồn gác nhỏ làm bằng bê tông để quân đội luân phiên đóng quân, một ụ nổi nhỏ

đặt trên cửa biển ra vào để hướng dẫn tàu hải quân tiến vào vũng biển bên trong.

Đến tháng 5.2012, Trung Quốc đã cho xây thêm một rada hình vòm đặt trên đỉnh

của tòa nhà 4 tầng xây kiên cố tại đây.

Phần đất cải tạo trên đảo được mở rộng đáng kể từ tháng 7.2014. Tới ngày

17.4.2015, hoạt động bồi đắp ở đá Subi đã mở rộng lên tới 2,27 km2; truyền

189

thông Trung Quốc khẳng định kích thước kích thước của đá Subi đã tăng thêm

1,8 km2, gấp 2 lần đảo Ba Bình, là đảo tự nhiên lớn nhất của Trường Sa. Trung

Quốc hiện đã xây dựng trên đá Subi các công trình gồm có: kênh tiếp cận, cầu

cảng, các thiết bị thông tin liên lac, , rada, đê chắn sóng gia cố, bãi đáp trực

thăng, cơ sở quân sự và có khả năng Trung Quốc sẽ xây một đường băng dài

khoảng 3.300m, có thể tiếp nhận được hầu hết các loại máy bay chiến đấu của

lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc.

7. Đá V n K ăn: Đá Vành Khăn nằm ở phía Đông quần đảo Trường Sa,

bị Trung Quốc chiếm năm 1995. Cho tới cuối năm 2014, các công trình nhân tạo

duy nhất tại bãi đá này chỉ gồm một trạm gác, một đồn quân sự với các tầu chiến

và tầu tuần tra biển của Trung Quốc.

Ngày 5.02.2015, Trung Quốc bắt đầu cho tàu nạo vét. Chỉ sau vài tháng,

Trung Quốc đã biến đảo Vành Khăn từ một đảo chìm trở thành một đảo nhân

tạo có diện tích 2,42km2, tính đến ngày 13.4.2015.

Hiện này, Trung Quốc vẫn đang đẩy nhanh tốc độ mở rộng đảo nhân tạo

trên đá Vành Khăn, với sự hiện diện của tàu chiến đổ bộ, có khả năng chứa 500

- 800 quân tuần tra quanh đó. Đá Vành Khăn đang được Trung Quốc biến đổi

thành một căn cứ hải quân cơ động nhằm gây sức ép và buộc chính quyền

Philippines phải rút quân đổi của mình ra khỏi bãi Cỏ Mây.

Nguồn: [182, tr.1 - tr.9]

190

PHỤ LỤC 4:

THỰC LỰC QUÂN SỰ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TẠI ĐNA NĂM 2015

Ind

on

esia

Th

ái L

an

Việt N

am

Sin

ga

po

re

Ma

laysia

Xêp loại tại ĐNA 1 2 3 4 5

Xếp loại

trên thế giới 12 20 21 26 35

Ngân sách quốc phòng

(tỷ USD) 6,9 5,39 3,365 9,7 4,7

Tổng số quân thường

trực 476.000 306.000 412.000 71.000 110.000

Tổng số

quân dự bị 400.000 245.000

5.000.00

0 950.000 296.500

Xe tăng chiến đấu chủ

lực và xe tăng hạng nhẹ 468 722 1.470 212 74

Xe bọc thép và x chiến

đấu bộ binh 1.089 2.614 3.150 2.192 1.318

Pháo tự hành 37 26 524 48 0

Pháo xe kéo 80 695 2.200 262 184

Hệ thống pháo phản lực

phóng loạt 86 13 1.100 18 54

Máy bay tiêm kích 30 76 217 119

42

Máy bay cường kích 52 95 55

Máy bay vận tải 187 272 147 63 95

Máy bay huấn luyện 104 146 26 45 59

Trực thăng 148 244 140 71 79

Khinh hạm 6 12 7 6 2

191

Tàu hộ tống cỡ nhỏ 16 5 9 6 6

Tàu ngầm 2 0 3 6 2

Tàu tuần tra bờ biển 21 27 23 12 35

Tàu quét mìn 12 7 8 4 4

Nguồn: [224]

NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ THỰC LỰC

CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐNA

Năm

Sin

ga

po

re

Ind

on

esia

Th

ái L

an

Ma

laysia

Việt N

am

Bru

nei

Ca

mp

uch

ia

My

an

ma

r

Ph

ilipp

ines

2011 9,5 13,6 5,5 3 2,6 0,514 0,185 2,21 104,5 tỷ

pero

2015 9,7 7,57 5,39 4,74 3,365 2,24 2,18

(đơn vị tính tỷ USD)

Nguồn: [224]; [176, tr.8-9].

192

PHỤ LỤC 5

TÌNH TRẠNG NỢ CÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC ASEAN

VIỆ

T N

AM

IND

ON

ES

IA

CA

MP

UC

HIA

TH

ÁI L

AN

PH

ILIP

PIN

ES

Tổng nợ công

(tỷ USD) 94,854 308,680 200,642 269,276 164,459

Tỷ lệ nợ/GDP 45,6% 26% 30% 57% 45,8%

Bình quân nợ

/USD/người 1.039 1.220 4.049 3.854 1.519

Mức độ tăng

nợ/năm 9,3% 9,6% 7,9% 12,1% 8,4%

Nguồn: [236]

193

PHỤ LỤC 6

BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH SWOT VỀ ĐIỂM MẠNH, YẾU,

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

KINH TẾ ASEAN HẬU 2015

Điểm

mạ

nh

- Thị trường rộng lớn với gần 650 triệu dân

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng

- Cơ sở, mạng lưới sản xuất thống nhất

- Có vị trí địa chiến lược quan trọng, là nơi có tuyến đường hàng hải

trọng yếu của thế giới đi qua; có cảng biển buôn bán sầm uất.

- Có nền kinh tế phát triển năng động

- Có nguồn lao động dồi dào với mức lương thấp, đáp ứng tốt với công

nghệ cao.

- Chính sách tự do hóa không ngừng

Điểm

yếu

- Còn nhiều nước nghèo, nguồn vốn tích lũy hạn hẹp, tiềm lực kinh tế -

kỹ thật, khoa học- công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Có khoảng cách xa về thu nhập giữa các nước;

- Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình

- Quá trình cải cách còn chậm

- Già hóa dân số

- Quản trị kém

- Năng lực thể chế yếu kém

- Bất ổn chính trị ở Thái Lan va Myanmar

194

Cơ ộ

i

- Tăng cường hội nhập kinh tế khu vực;

- Tăng trưởng của ngành công nghiệp dịch vụ;

- Hợp tác trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe;

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng;

- Tầng lớp có thu nhập trung bình tăng;

- Tăng mối quan tâm của khu vực tư nhân.

Th

ách

thứ

c

- Căng thẳng ở Biển Đông;

- Suy giảm tăng trưởng ở Mỹ, EU và TQ

- Tính dễ bị tổn thương của thị trường tài chính;

- Cạnh tranh từ TQ trong lĩnh vực chế tạo và đầu tư;

- Một số cạnh tranh từ Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ;

- Biến đổi khí hậu và rủi ro môi trường;

- Khả năng xuất hiện các căn bệnh truyền nhiễm

Nguồn: [70, tr.12]

195

PHỤ LỤC 7

SO SÁNH CÁC KHẢ NĂNG QUÂN SỰ

CỦA HAI CƢỜNG QUỐC MỸ - TRUNG

STT Trung Quốc Mỹ

1 Nhân k ẩu 1,3 tỉ người 320 triệu

người

2 Không lực Máy bay quân sự 3.000 chiếc 14.000 chiếc

3

Hệ t ốn mặt đất

Xe tăng 9.150 chiếc 8.800 chiếc

Xe chiến đấu bọc

thép

5.000 chiếc 41.000 chiếc

4

Hải Quân

Tàu chiến đấu 673 chiếc 200 chiếc

Tàu sân bay 01 chiếc 20 chiếc

Tàu ngầm 67 chiếc 72 chiếc

5 Vũ khí ạt nhân Đầu đạn 250 chiếc 5.000 chiếc

6 Ngân sách quốc

phòng

131 tỉ USD 637 tỉ USD

Nguồn: Thái An (theo valuewalk), “Cuộc đấu sức mạnh quân sự Mỹ -

Trung”, ngay 7/6.2015, http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/241658/cuoc-dau-suc-

manh-quan-su-my-trung.html

196

PHỤ LỤC 8

BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUÂN SỰ CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC

TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2017

NĂM MỸ TRUNG

QUỐC

NĂM MỸ TRUNG

QUỐC

2001 398,6 14,5 2011 702,2 91,5

2002 442,6 17 2012 699,1 116,107

2003 505,3 2013 672,8 119

2004 2014 563,7 131,57

2005 572,4 33 2015 529,7 215

2006 35 2016

(dự kiến) 526,5

2007 600,1 45,5

2008 651,3 60 2017

(dự kiến)

527,0

2009 686,5 70,24

2010 705,3 86

Nguồn: tạp chí Ngân sách quốc phòng Mỹ, số tháng 3 năm 2012, (đơn vị tính tỷ USD).

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ngan-sach-quoc-phong-trung-quoc-se-

tang-7-6-3364830.html

http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/world/2013/03/130307_china_militar

y_budget.shtml

Tác giả luận án tự tổng hợp từ các số liệu do Mỹ và Trung Quốc công bố.