ĐÁnh giÁ minh bẠch tÀi khÓa cỦa viỆt nam · 2. báo cáo đánh giá chính sách này...

144
ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM: Phân tích và Phản hồi của các Bên liên quan về Thông tin Ngân sách Nhà nước được Công khai Ban Quản lý Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo Khu vực Đông Á Thái Bình Dương NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Upload: others

Post on 20-Jul-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM:Phân tích và Phản hồi của các Bên liên quan về Thông tin Ngân sách Nhà nước được Công khai

Ban Quản lý Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo Khu vực Đông Á Thái Bình Dương

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

wb350881
Typewritten Text
wb350881
Typewritten Text
88273
Page 2: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM:Phân tích và Phản hồi của các Bên liên quan về Thông tin Ngân sách Nhà nước được Công khai

Page 3: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM2

AL Luật Kế ToánBPBT Thông Lệ Tốt Nhất về Minh Bạch Tài KhóaCAO Kế Toán ĐồCFAA Đánh Giá Trách Nhiệm Giải Trình Tài

Chính Quốc GiaCIT Thuế Thu Nhập Doanh NghiệpCSO Tổ Chức Xã Hội Dân SựDMEFD Cục Quản Lý Nợ và Tài Chính Đối NgoạiDMFAS Hệ Thống Quản Lý Nợ và Phân Tích Tài ChínhDSA Phân Tích Bền Vững NợEC Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội FBC Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách Quốc HộiFOR Báo Cáo Hoạt Động Tài KhóaFTC Quy Tắc Minh Bạch Tài KhóaGFSM Sổ Tay Thống Kê Tài Chính Quốc GiaGIFMIS Hệ Thống Quản Lý Tài Chính Quốc GiaGIFT Sáng Kiến Toàn Cầu Về Minh Bạch Tài KhóaHIPC Quốc Gia Nghèo Có Tỷ Lệ Nợ CaoIMF Quỹ Tiền Tệ Quốc TếIPSAS Chuẩn Mực Kế Toán Công Quốc TếMOF Bộ Tài ChínhMPI Bộ Kế Hoạch Đầu Tư

MTEF Khung Chi Tiêu Trung HạnMTFF Khung Tài Khóa Trung HạnNGO Tổ Chức Phi Chính PhủOBI Chỉ Số Ngân Sách MởODA Hỗ Trợ Phát Triển Chính ThứcPAPI Chỉ Số Hiệu Quả Hành Chính CôngPCI Chỉ Số Cạnh Tranh Cấp TỉnhPDM Luật Quản Lý Nợ CôngPEFA Chi Tiêu Công và Trách Nhiệm Giải

Trình Tài ChínhPFF Quỹ Tài Chính CôngPFM Quản Lý Tài Chính CôngPIT Thuế Thu Nhập Cá NhânROSC Báo Cáo Quan Sát về Chuẩn Mực và

Quy TắcSAI Cơ Quan Kiểm Toán Tối CaoSAL Luật Kiểm ToánSAV Kiểm Toán Nhà Nước Việt NamSBL Luật Ngân SáchSEDP Kế Hoạch Phát Triển Xã HộiSOE Doanh Nghiệp Nhà NướcTABMIS Hệ Thống Thông Tin Kho Bạc và

Quản Lý Ngân SáchTIN Mã Số ThuếTSA Tài Khoản Duy NhấtVAT Thuế Giá Trị Gia TăngVCCI Văn Phòng Thương Mại và Công

Nghiệp Việt Nam

Từ Viết Tắt

Page 4: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

3ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Mục lục

TÓM LƯỢC TỔNG QUAN 5

GIỚI THIỆU: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 11

(a) Bối cảnh và động cơ 11 (b) Nội dung và phương pháp luận 13

CÔNG KHAI VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN TÀI KHÓA TẠI VIỆT NAM 17

(a) Thông tin tài khóa được công khai nhiều hơn ra công chúng 17 (b) Có sự quan tâm mạnh mẽ đối với thông tin tài khóa trong số các cơ quan liên quan chính 18 (c) Phạm vi cải thiện nội dung các văn bản Ngân sách chính thức 18 (d) Minh bạch tài khóa, lòng tin của thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô 21 (e) Báo cáo Cập nhật Tình hình Ngân sách Giữa Năm để truyền đạt những diễn biến và thay đổi về chính sách 21 (f) Công bố Dự toán Ngân sách chưa phê duyệt nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng ngân sách 22 (g) Những thách thức về minh bạch ngân sách ở cấp địa phương 23 (h) Minh bạch ngân sách và kết quả phát triển ở các cấp địa phương 25 (i) Vai trò của các Tổ chức Xã hội Dân sự và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc thúc đẩy minh bạch Ngân sách 26

PHẠM VI, MỨC ĐỘ TOÀN DIỆN VÀ CÁCH TRÌNH BÀY CÁC VẤN ĐỀ TÀI KHÓA CHÍNH 29

(a) Thông tin chi tiết về các hoạt động ngân sách 29 (b) Phân tách chi tiết theo nội dung kinh tế để đạt minh bạch cao hơn 30 (c) Cách thực hiện chuyển nguồn có thể làm hạn chế minh bạch tài khóa 32 ( d) Sử dụng thông tin hiện có để tiếp tục tăng cường các tài liệu bổ trợ 33

TẦM NHÌN VƯỢT NGOÀI CÁC HOẠT ĐỘNG NGÂN SÁCH CỐT LÕI 37

(a) Các Quỹ ngoài ngân sách 37 (b) Chi đầu tư ngoài ngân sách 39 (c) Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 40

CẢI CÁCH VỀ MINH BẠCH TÀI KHÓA: CÁC VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHUYẾN NGHỊ 41

(a) Khuôn khổ pháp quy về quản lý tài khóa 42 (b) Minh bạch và độ tin cậy của chính sách tài khóa tổng thể 48 (c) Minh bạch trong quản lý và báo cáo chi tiêu 55 (d) Minh bạch cấp độ ngành và địa phương, cung cấp dịch vụ công, và trách nhiệm giải trình 59 (e) Minh bạch về quản lý thu 60 (f) Minh bạch về quản lý viện trợ 62 (g) Giám sát ngân sách và trách nhiệm giải trình 63

Page 5: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM4

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Phụ lục A: Các phương pháp tiếp cận khác nhau trong đánh giá Minh bạch Tài khóa 79Phụ lục B: Tổng quan về Khảo sát Minh bạch Ngân sách 87Phụ lục C: Thực hành tốt về Công bố Báo cáo Ngân sách 91Phụ lục D: Tóm tắt các Bảng Ngân sách 95Phụ lục E: Danh sách các Quỹ Tài chính Công 97Phụ lục F: Xem xét các quy định về minh bạch tài chính trong Luật Ngân sách Nhà nước (2002) 99Phụ lục G: Yêu cầu pháp lý về việc Công bố Thông tin tài chính 119

Báo cáo này do Habib Rab (Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam) và Bill Allan (chuyên gia tư vấn của WB và cựu chuyên gia IMF) thực hiện dưới sự chỉ đạo chung của Sudhir Shetty (Giám đốc Lĩnh vực Khối Quản lý Kinh tế và Giảm nghèo (PREM), Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB), Victoria Kwakwa (Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam), và Deepak Mishra (Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam). Thông tin đầu vào được cung cấp bởi Tony Olliffe (đối chiếu Kế toán đồ với các nội dung GFSM 2001) và TS. Lê Quang Thuận (rà soát các quy định pháp lý về công khai Ngân sách). Vũ Hoàng Quyên (Chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam) đóng góp các nội dung kỹ thuật về Quản lý Tài chính Công. Nguyễn Phương Anh (Cán bộ Phân tích Nghiên cứu của WB) hỗ trợ về nghiên cứu. Nguyễn Lan Phương (Trợ lý chương trình của WB) và Vũ Thị Anh Linh (Trợ lý chương trình của WB) hỗ trợ về hành chính. Khảo sát về Minh bạch Ngân sách do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện. Báo cáo đánh giá chính sách này là một sản phẩm của Đánh giá Tài chính Công theo Chương trình của WB tại Việt Nam (PPFR, tài khóa 12-15). Nhóm PPRF gồm Phạm Minh Đức (Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam), Đoàn Hồng Quang (Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam). Chúng tôi cảm kích ghi nhận sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc qua Quan hệ Đối tác Chiến lược AusAID - WB tại Việt Nam (ABP) và sự hỗ trợ của UK DFID thông qua Chương trình Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh.

Báo cáo đánh giá chính sách này được rà soát bởi các đồng sự gồm Mark Ahern (Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại In-đô-nê-xi-a) và Vivek Srivastava (Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, Nhóm Khu vực Công của Khối Quản lý Kinh tế và Giảm nghèo) và nhận được các góp ý của Leah April (Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Cam-pu-chia), Robert Gilfoyle (Phụ trách Khối Quản lý Tài chính của WB tại Việt Nam), Thornton Matheson (Chuyên gia kinh tế cao cấp của IMF), Holger Van Eden và Yang Hyun-Jin (Vụ Tài chính công của IMF). Nhóm nghiên cứu rất hân hạnh nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ và những nhận xét của ông Võ Thành Hưng (Phó Vụ trưởng) và bà Trần Kim Hiền (Trưởng phòng), Vụ Ngân sách Nhà nước thuộc Bộ Tài chính Việt Nam.

Báo cáo này đã được trình bày ở nhiều hội thảo với sự tham dự của đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính, Đối tác Phát triển và các bên liên quan vào năm 2013. Báo cáo đã được cập nhật dựa trên ý kiến đóng góp và được tái bản vào tháng 5, 2014. Mọi sai sót đều thuộc về các tác giả.

Page 6: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

5ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

A. Bối cảnh và phương pháp luận

1. Việt Nam đã tiến xa trong việc cải thiện về minh bạch tài khóa. Những thành tựu này được tận dụng sẽ giúp tăng cường quản lý kinh tế vĩ mô, cải thiện quan niệm của thị trường về rủi ro, và nâng cao trách nhiệm giải trình trong cung cấp các dịch vụ công. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong đối thoại chính sách của Chính phủ với các Đối tác Phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hỗ trợ ngân sách hiện nay. Những đánh giá bên ngoài về Quản lý Tài chính Công (PFM) và minh bạch tài khóa tại Việt Nam đã ghi nhận những tiến bộ quan trọng qua việc nhấn mạnh về phạm vi cải thiện đáng kể.

2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính Công (PFM), bao gồm cả Đánh giá Trách nhiệm Giải trình Tài chính và Chi tiêu Công (PEFA) của Chính phủ, chỉ ra các biện pháp ít tốn kém nhằm cải thiện về minh bạch tài khóa. Báo cáo này được viết dựa trên các phương pháp đánh giá chẩn đoán nhằm thực hiện tổng hợp kỹ thuật dựa trên những thông tin tài khóa đã được công khai ra công chúng (Phần B), và phạm vi, mức độ toàn diện và cách trình bày các báo cáo tài khóa (Phần C và D).

3. Phần tổng hợp kỹ thuật được bổ sung bằng khảo sát các bên liên quan đến minh bạch ngân sách tại Việt Nam, các bằng chứng có sẵn trên toàn quốc về tác động của minh bạch tài khóa. Với sự kết hợp các nội dung trên, Báo cáo đánh giá chính sách này nhấn mạnh về cách thức Chính phủ có thể nâng cao minh bạch tài khóa qua chương trình cải cách Quản lý Tài chính Công (PFM) hiện hành (Phần D). Các khuyến nghị được tóm lược tại bảng A dưới đây, và được tổng hợp trong phần kết luận (Phần F).

B. Công khai và tiếp cận thông tin tài khóa tại Việt Nam

4. Thông tin tài khóa tại Việt Nam được tăng cường công khai trong những năm gần đây phù hợp với sự quan tâm và nhu cầu mạnh mẽ của các bên liên quan. Bộ Tài chính được ghi nhận với những tiến bộ đạt được trong việc truyền đạt thông tin tài khóa, nhưng cuộc khảo sát về minh bạch ngân sách cũng chỉ ra rằng còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện các văn bản ngân sách chính thức.

ÓM LƯỢC TỔNG QUAN:

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAMT

Page 7: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM6

5. Mặc dù thông tin đại chúng là kênh chủ yếu để truyền đạt thông tin tài khóa ra thị trường, bản thân giới truyền thông đại chúng cũng gặp khó khăn trong việc diễn giải các báo cáo ngân sách chính. Các tổ chức xã hội dân sự (CSO) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết về ngân sách và minh bạch, đặc biệt ở cấp địa phương. Tuy nhiên, việc tiếp cận và nhận biết về các vấn đề ngân sách vẫn còn yếu, một phần vì nếu chỉ công khai thông tin tài chính thì không đem lại thông tin có ý nghĩa đối với các công dân bình thường.

6. Báo cáo đánh giá chính sách cũng khuyến nghị một số cách thức để giải quyết các vấn đề trên, đồng thời cải thiện về công khai và khả năng tiếp cận thông tin tài khóa, bao gồm: công bố Đánh giá Tình hình Thực hiện Ngân sách Giữa Năm; công bố các Dự toán Ngân sách chưa phê duyệt, vào thời điểm trình lên Quốc hội; và xây dựng các báo cáo (ví dụ Ngân sách Công dân) thân thiện với người sử dụng để truyền đạt thông tin về ưu tiên ngân sách và kết quả, bao gồm cả kết quả thực hiện các dịch vụ sự nghiệp.

C. Phạm vi, tính toàn diện và cách trình bày các vấn đề tài khóa cốt lõi

7. Các báo cáo ngân sách Nhà nước và báo cáo tài chính tại Việt Nam cung cấp các thông tin chi tiết trong phạm vi các vấn đề tài khóa cốt lõi (ví dụ như không bao gồm các hoạt động được coi là đầu tư ngoài ngân sách). Bên cạnh những kết quả đó, phản hồi từ các bên liên quan cho thấy còn rất nhiều điểm phải cải thiện về mặt phạm vi, tính toàn diện và cách trình bày.

8. Một đánh giá về các báo cáo ngân sách cho thấy phản hồi này có thể được giải thích bởi một số lý do. Thứ nhất, các báo cáo ngân sách hiện chưa có thông tin về chi tiêu chi tiết theo nội dung kinh tế (v.d. lương và tiền công, hàng hóa và dịch vụ, trợ cấp) theo đơn vị hành chính hoặc các đơn vị chức năng của chính phủ. Việc công khai chi tiết theo nội dung kinh tế sẽ đem lại nhiều thông tin và phân tích hơn đối với ngân sách). Thứ hai, thông tin về vốn đầu tư trong các văn bản ngân sách hiện còn hạn chế. Chỉ trừ một số ngoại lệ, còn thông tin về vốn đầu tư theo lĩnh vực hoặc theo đầu đơn vị hiện chưa có. Thông tin này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo riêng cho Quốc hội. Do vậy, khó có thể lấy được từ tài liệu ngân sách thông tin về tổng chi tiêu cho một ngành bất kỳ hoặc đơn vị chức năng của chính phủ. Cuối cùng, Việt Nam có một hệ thống phức tạp các thông lệ thu chi chuyển nguồn, gây tác động tiêu cực đến độ tin cậy và minh bạch của ngân sách.

9. Những cải thiện về mục lục ngân sách, cách thức báo cáo và trình bày theo hướng phân tích có thể được giải quyết khá dễ dàng tại Việt Nam vì thông tin thực ra đã có sẵn đối với chính phủ. Phần C đưa ra một số phương thức nhằm sử dụng những thông tin đã công khai nhằm tăng cường nội dung phân tích và cách trình bày về hiệu quả hoạt động tài khóa, cân đối ngân sách, và nợ của Chính phủ. Các bên liên quan cũng đã chỉ ra nhu cầu bổ sung thông tin trong các tài liệu ngân sách đối với tất cả những nội dung trên. Chính phủ cũng đang tiến hành công việc nhằm đảm bảo sự nhất quán trong cách phân loại thông tin giữa Kế hoạch Ngân sách và Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhằm giám sát tốt hơn hiệu quả thực hiện ngân sách. Các khuyến nghị chi tiết hơn về tăng cường mục lục ngân sách được trình bày tại Phần E.

D. Tầm nhìn vượt ngoài các hoạt động ngân sách cốt lõi

10. Có nhiều hoạt động hiện đang nằm ngoài phạm vi các vấn đề tài khóa cốt lõi - bao gồm các quỹ ngoài ngân sách, chi đầu tư ngoài ngân sách, và Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) - nhưng lại có những tác động tài khóa quan trọng. Mặc dù tất cả các hoạt động trên đều có các quy định chi tiết về báo cáo tách biệt khỏi các báo cáo ngân sách, nhưng hiện chưa có phân tích tổng hợp về tác động của chúng đối với

Page 8: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

7ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

tài chính của Chính phủ. Việc chưa đưa những hoạt động đó vào phân tích Ngân sách tổng thể có thể gây méo mó đến các quyết định chính sách tài khóa và gây hạn chế về khả năng tiếp cận của công chúng đến phạm vi đầy đủ về thâm hụt tài khóa, gánh nặng thuế, hoặc việc phân bổ nguồn lực chiến lược liên ngành và nội ngành. Nhiều hoạt động nêu trên có thể và cần được lồng ghép đầy đủ vào Ngân sách; mặc dù trên nhiều góc độ, việc này đòi hỏi phải có thời gian và phải tăng cường năng lực, tuy nhiên, cần phải hành động càng sớm càng tốt để làm cho Ngân sách và thông tin tài khóa công khai trở nên toàn diện hơn.

11. Trước mắt và trong ngắn hạn, Báo cáo đánh giá chính sách này khuyến nghị phải đưa báo cáo về các hoạt động ngoài ngân sách vào các báo cáo ngân sách cốt lõi. Điều này cho phép các bên liên quan cũng nắm bắt được quy mô tương đối của các hoạt động đó. Tiếp theo, Báo cáo đánh giá chính sách khuyến nghị cần rà soát các chuẩn mực và quy định báo cáo hiện hành đối với các hoạt động ngoài ngân sách, để cập nhật cho phù hợp với các yêu cầu báo cáo ngân sách, bao gồm cả đảm bảo sự thống nhất với cách phân loại trong chuẩn GFSM 2001.

E. Cải cách về minh bạch tài khóa: Vấn đề và định hướng khuyến nghị

12. Phần cuối của Báo cáo đánh giá chính sách xem xét các nội dung chung của chương trình cải cách Quản lý Tài chính Công (PFM) của chính phủ và khuyến nghị các biện pháp cụ thể (xem các Bảng A và B) để nâng cao minh bạch bằng cách giải quyết các vấn đề được nêu tại các Phần B-D của Báo cáo. Bẩy khuyến nghị đầu tiên chủ yếu liên quan đến đề xuất sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước (Luật NSNN). Dự kiến, các khuyến nghị này sẽ được hoàn thiện thêm bằng cách tham vấn tích cực với các nhóm liên quan chính.

13. Một nội dung chủ chốt quan trọng liên quan đến các biện pháp trên là việc Chính phủ hiện đang xem xét sửa đổi Luật NSNN. Đối với Luật NSNN, Báo cáo này khuyến nghị: (i) áp dụng định nghĩa theo chuẩn GFSM 2001 về cân đối tài khóa tổng thể; (ii) làm rõ mối quan hệ giữa các cơ quan hành pháp và cơ quan giám sát của Chính phủ ở tất cả các cấp (đặc biệt tập trung vào mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội); (iii) tăng cường phạm vi báo cáo và trách nhiệm giải trình chi tiêu ngân sách Nhà nước (đặc biệt liên quan đến các Quỹ tài chính công, báo cáo của địa phương, sử dụng phí và lệ phí); và (iv) tăng cường chất lượng và độ kịp thời trong việc công khai ra công chúng, trong đó chú trọng hơn vào việc báo cáo theo các chương trình cung cấp dịch vụ công.

14. Các khuyến nghị khác không hoàn toàn phụ thuộc vào cải cách pháp lý, nhưng việc làm rõ các khía cạnh trên trong Luật NSNN sẽ tạo cơ sở vững chắc hơn cho việc triển khai. Những nội dung chính cần được cải cách và nhận được sự ủng hộ chung của các bên liên quan gồm: (i) thiết lập dự báo thu sát thực tế và rà soát chính sách về chuyển nguồn số vượt thu; (ii) thực hiện dự báo ngân sách trung hạn làm cơ sở để điều chỉnh tài khóa ổn định và thiết lập các mức trần ngân sách nhất quán; (iii) lập báo cáo hoạt động tài khóa trực tiếp từ hệ thống nhằm theo dõi thâm hụt tài khóa theo định nghĩa tại GFSM 2001; (iv) lập phân tích rủi ro tài khóa, và đưa đánh giá rủi ro tài khóa vào trình bày ngân sách và đánh giá ngân sách; (v) lồng ghép các báo cáo và đánh giá về miễn giảm thuế trong trình bày ngân sách và quy trình chính sách; (vi) đưa tài khoản nhà tài trợ vào quản lý qua kho bạc, trên hệ thống kế toán, và báo cáo qua TABMIS nhằm cải thiện công tác đối chiếu tài khóa và quản lý viện trợ; (vii) tăng cường các chức năng giám sát của Kiểm toán Nhà nước ở tất cả các cấp của Chính phủ; và (viii) cho phép tham gia chặt chẽ với các Tổ chức xã hội dân sự (CSO) và thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh truyền thông và nâng cao năng lực giám sát ngân sách.

Page 9: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM8

1 Thời gian để triển khai hành động cải cách: Trước mắt: 6-12 tháng; trong trung hạn: 1-3 năm; trong dài hạn: trên 3 năm. Tuy nhiên, chính sách và việc khởi xướng đánh giá, lập kế hoạch hành động trong hầu hết các trường hợp cần được thông qua trong trước mắt.

Vấn đề Khuyến nghị Khung thời gian1 Khuôn khổ pháp quy về quản lý tài khóa1. Không công khai các dự toán 1.1. ngân sách chưa phê duyệt làmhạn chế sự tham gia của công dân.

Bổ sung điều khoản về công bố dự toán ngân •sách chưa phê duyệt vào thời điểm trình lên Quốc hội khi sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước (2002).

Trước mắt

Định nghĩa về cân đối tài khóa 1.2. trong Luật NSNN không thống nhất với các chuẩn mực quốc tế

Bổ sung một điều khoản yêu cầu áp dụng •chuẩn GFS làm điểm tham chiếu chính trong phân tích ngân sách.

Trước mắt

Phạm vi báo cáo và trách 1.3. nhiệm giải trình chi tiêu ngân sách Nhà nước có thể được làm rõ hơn trong Luật NSNN

Các yếu tố chính cần đưa vào Luật NSNN •bao gồm: báo cáo tổng hợp bao gồm các quỹ ngoài ngân sách; báo cáo của địa phương đảm bảo trách nhiệm giải trình cao hơn; sử dụng phí và lệ phí; thông lệ về chuyển nguồn.

Trước mắt, thay đổi Luật NSNN; trong trung hạn về báo cáo (xem 2.2)

Khuôn khổ pháp lý hiện tại 1.4. chưa đề cập đầy đủ việc công khai các rủi ro tài khóa.

Đưa báo cáo rủi ro tổng hợp vào trình bày •ngân sách nhằm cải thiện minh bạch.

Trước mắt thay đổi Luật NSNN; trong trung hạn phải triển khai (xem 2.3 dưới đây)

Báo cáo hiện nay chưa thể hiện 1.5. bức tranh đầy đủ về chính sách tài khóa hoặc đảm bảo trách nhiệm giải trình.

Rà soát các điều khoản về báo cáo trong Luật •NSNN, Nghị định 60 (2003), Quyếtđịnh 192 và các Thông tư bổ trợ nhằm: tăng cường tính thống nhất và tổng hợp trong báo cáo về các quỹ trong và ngoài ngân sách; đơn giản hóa báo cáo; và báo cáo cả về thực thi sự nghiệp.

Như tại 1.3 và1.4 ở trên.

Khuôn khổ pháp quy hiện tại 1.6. còn chưa rõ ràng về vai trò và trách nhiệm giám sát.

Rà soát các điều khoản về báo cáo trong Luật •NSNN, Nghị định 60 (2003), Quyếtđịnh 192 và các Thông tư bổ trợ nhằm: tăng cường tính thống nhất và tổng hợp trong báo cáo về các quỹ trong và ngoài ngân sách; đơn giản hóa báo cáo; và báo cáo cả về thực thi sự nghiệp.

Trong trung hạn

Phân cấp đã tạo ra sự thiếu rõ 1.7. ràng về thẩm quyền giữa các Ủy ban Nhân dân và các Bộ chủ quản.

Rà soát lại vai trò liên quan của các cấp •chính quyền khác nhau và chiến lược tổng thể về phân cấp trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế. Có thể cân nhắc ban hành riêng Luật về phân cấp.

Trong trung hạn

Bảng A: khuyến nghị nhằm tăng cường minh bạch tài khóa tại việt nam

Page 10: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

9ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Vấn đề Khuyến nghị Khung thời gian1 Độ tin cậy và minh bạch của chính sách tài khóa tổng thể2. Mục lục Ngân sách và các báo 2.1. cáo ngân sách không hỗ trợ phân tích một cách có ý nghĩa.

Đối chiếu dữ liệu về kết quả tài chính trong •Kế toán đồ với các nội dung trong GFSM 2001 để tạo báo cáo hàng quý về hoạt động tài khóa (FOR) theo cách trình bày phân tích chính xác hơn.

Trước mắt

Cách trình bày và nội dung 2.2. phân tích của các tài liệu ngân sách có thể được tăng cường.

Sử dụng thông tin hiện có nhằm tăng cường •nội dung phân tích về hiệu quả hoạt động tài khóa, cân đối ngân sách và nợ của Chính phủ. Làm rõ nếu đó là dữ liệu ban đầu và có thể thay đổi do các thông lệ về chuyển nguồn.

Trước mắt

Việc liên tục dự toán thấp số 2.3. thu và chi làm suy giảm độ tin cậy và minh bạch của ngân sách.

Đưa ra các kịch bản khác nhau về dự báo thu •từ dầu thô và áp dụng cơ chế rà soát để giải quyết những biến động lớn do các cú sốc về giá và cú sốc khác gây ra.

Loại bỏ thông lệ chuyển nguồn số vượt thu •sang năm tiếp theo cũng như các thông lệ về chuyển nguồn khác.

Thực hiện dự báo trung hạn với những giả •định được trình bày rõ ràng trong Kế hoạch Tài khóa Trung hạn (MTFF).

Trong trung hạn

Việc loại bỏ các Quỹ tài chính 2.4. công ra khỏi Ngân sách tổng hợp gây méo mó trong đánh giá tình hình tài khóa và kinh tế vĩ mô tổng thể.

Trước mắt cần lồng ghép các báo cáo tổng •hợp về các Quỹ tài chính công vào các tài liệu ngân sách.

Rà soát lại các chuẩn mực và yêu cầu báo •cáo từ các Quỹ tài chính công tại Quyết định 192 và cập nhật cho phù hợp với các yêu cầu về báo cáo ngân sách (phù hợp với phân loại của chuẩn GFSM 2001).

Trước mắt

Trong trung hạn

Thiếu phân tích tổng hợp về tác 2.5. động của các DNNN đối với Ngân sách Nhà nước.

Xây dựng khuôn khổ vạch ra mối liên hệ •giữa Ngân sách và DNNN, và xây dựng một bộ chỉ số đánh giá rủi ro.

Trong trung hạn

Minh bạch trong quản lý và báo cáo chi tiêu3. Các thông lệ về chuyển nguồn 3.1. gây cản trở dự toán phân bổ ngân sách đáng tin cậy.

Rà soát và áp dụng kinh nghiệm quốc tế và •những hướng dẫn về thông lệ tốt đối với chuyển nguồn, bao gồm cả hạn chế đối với một số loại hình chi tiêu và nhu cầu phân bổ rõ ràng số chi từ nguồn kết chuyển.

Trước mắt

Nội dung các báo cáo ngân 3.2. sách khó diễn giải và truyền đạt, đặc biệt ở cấp địa phương.

Rà soát các yêu cầu về công khai theo Quyết •định 192 và Pháp lệnh về Dân chủ ở Cơ sở, đồng thời xây dựng các biểu mẫu thân thiện cho các báo cáo về ngân sách và thực thi sự nghiệp ở cấp địa phương.

Cho phép tham gia chặt chẽ hơn với các Tổ •chức xã hội dân sự và truyền thông đại chúng để cải thiện về truyền thông và xây dựng năng lực giám sát ngân sách.

Trong trung hạn

Trước mắt

Page 11: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM10

Vấn đề Khuyến nghị Khung thời gian1 Thiếu nhất quán trong cách 3.3. phân loại thông tin giữa Kế hoạch Ngân sách và Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách làmhạn chế trong đánh giá hiệu quả thực hiện ngân sách

Rà soát lại cách phân loại thông tin trong Kế •hoạch Ngân sách và trong Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách để có sự nhất quán hơn giữa hai văn bản về nội dung và lĩnh vực chi tiêu

Trong trung hạn

Phạm vi và mức độ toàn diện 3.4. của của các báo cáo tình hình thực hiện ngân sách trong năm có thể được tăng cường.

Công bố các báo cáo Cập nhật Tình hình •Thực hiện Ngân sách Giữa năm trong đó truyềnđạt rõ ràng về những thay đổi trong chính sách tài khóa, những điều chỉnh ngân sách và những diễn biến bên ngoài.

Trước mắt

Minh bạch bị hạn chế do chi 3.5. thường xuyên khôngđược phân tách theo nội dung kinh tế .

Đưa ra các bảng trình bày chi tiêu theo các •nội dung kinh tế lớn theo đơn vị nhằm thể hiện phần chi lương và các nội dung kinh tế khác của chi tiêu.

Trong trung hạn

Thông tin về vốn đầu tư quá 3.6. tổng hợp và hạn chế về phạm vi ngân sách.

Trình bày vốn đầu tưtheo các nội dung lĩnh •vực và/hoặc theo đơn vị, bao gồm cả ở cấp địa phương. Điều này sẽ giúp đem lại bức tranh đầy đủ hơn về vốn phân bổ giữa các ngành.

Trước mắt

Thiếu thông tin về chi đầu tư 3.7. ngoài ngân sách gây phức tạp trong đánh giá về mức độ và nội dung phân bổ vốn đầu tư.

Trình bày chi tiết chi đầu tư ngoài ngân sách •trong văn bản ngân sách (số liệu tổng thể đã được đưa vào) gồm nguồn vốn và số phân bổ theo ngành và lĩnh vực chức năng.

Trình bày chi đầu tư ngoài ngân sách trong •tính toán thâm hụt (nghĩa là phát sinh nghĩa vụ nợ ròng).

Trước mắt

Trong trung hạn

Minh bạch trong quản lý thu4. Minh bạch về miễn giảm thuế 4.1. là một nội dung quan trọng của phần tổng quan chính sách tài khóa trong trình bày ngân sách.

Chính phủ đã báo cáo về miễn giảm thuế, kể •cả những lần miễn giảm thuếgần đây nhất được áp dụng từ giữa năm. Cân nhắc việc đưa ra báo cáo về miễn giảm thuế trong văn bản Ngân sách Nhà nước.

Trước mắt

Một số nội dung chi không 4.2. được trình bày với đầy đủ chi tiết phục vụ báo cáo và phân tích chính sách.

Cung cấp nhiều chi tiết hơn cho một số nội •dung như thu từ xuất nhập khẩu, hiện đang được trình bày gộp gồm thuế quan nhập khẩu, thuế quan xuất khẩu và thuế hàng hóa nhập khẩu.

Trước mắt

Minh bạch trong quản lý viện trợ5. Tài khoản của nhà tài trợ chưa 5.1. được lồng vào hệ thống kế toán và báo cáo kho bạc, dẫn đến khác biệt về số liệu thống kê trong quyết toán tài khóa.

Từng bước đưa tài khoản nhà tài trợ vào •quản lý qua kho bạc, trong hệ thống kế toán và báo cáo, qua TABMIS nhằm cải thiện công tác quản lý viện trợ và đối chiếu tài khóa tổng thể. Bắt đầu từ các dự án đầu tư của Ngân hàng Thế giới (TABMIS đã được bắt đầu)

Trong trung hạn

Trách nhiệm giải trình và báo cáo ngân sách 6. Trách nhiệm và vai trò giám 6.1. sát cần được rà soát toàn diện nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình

Gắn với việc rà soát quy định pháp lý ở trên, •thực hiện đánh giá sâu về các chức năng giám sát ở tất cả các cấp của Chính phủ.

Trong trung đến dài hạn

Page 12: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

11ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(a) Bối cảnh và động cơ

1. Việt Nam đã tiến được một bước dài trong việc cải thiện minh bạch về chính sách tài khóa và Ngân sách Nhà nước kể từ cuối thập kỷ chín mươi, là thời điểm các văn bản ngân sách vẫn được coi là bí mật Nhà nước. Với những thành tựu về cải cách quản lý tài khóa, hiện nay nhiều dữ liệu Ngân sách đã được công khai ra công chúng. Đồng thời, công tác quản lý tài khóa của Việt Nam trong giai đoạn này trở nên phức tạp hơn, một phần do phân cấp; do chuyển đổi sang cơ chế thị trường, và do các nguồn tài chính mới cho ngân sách. Chính phủ hiện đang tăng cường năng lực thể chế và triển khai các hệ thống nhằm cải thiện về thu thập và phân tích dữ liệu, đồng thời cho phép phổ biến các chính sách ngân sách một cách chính xác và kịp thời hơn. Việc cải thiện và duy trì các chuẩn mực về minh bạch ngân sách là ưu tiên cao trong chương trình cải cách Quản lý Tài chính Công (PFM) của Chính phủ.2 Báo cáo đánh giá chính sách này xem xét những tiến bộ đạt được đến nay và đề xuất những biện pháp có thể đẩy mạnh hơn nữa minh bạch tài khóa.

2. Hiện đang có nhận định chung rằng minh bạch tổng thể trong chính sách công là một nội dung ưu tiên trong cải cách điều hành tại Việt Nam. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 (VDR 2010) với tiêu đề Thể chế Hiện đại cho thấy mức độ tuân thủ đối với các quy định về minh bạch trong các văn bản khác nhau3 còn thấp. Một số nghiên cứu cũng cho thấy điều đó sẽ khiến cho công cuộc phát triển tại Việt Nam phải trả giá.4 Báo cáo Phát triển VDR 2012 –Kinh tế Thị trường khi Việt Nam Trở thành Quốc gia có Thu nhập Trung bình - lập luận rằng lợi ích biên đạt được đối với nền kinh tế Việt Nam qua việc nâng cao minh bạch là vô cùng lớn. Nó có thể giảm thiểu sự thiếu hiệu quả của thị trường, giúp giảm bất ổn kinh tế vĩ mô, và nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc công khai dữ liệu kinh tế một cách kịp thời và đáng tin cậy, cải thiện về truyền thông những thay đổi chính sách ra thị trường, có thể giúp giảm những bất ổn và nghi ngại trên thị trường tại Việt Nam.5

2 Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Ngành Tài chính đến năm 2020 (ngày 18/04/2012) – Phần II, đoạn 2 (c) và (d); 3 (d); 5 (b); 7 (b)

3 Ví dụ, đề nghị xem “Báo cáo Khảo sát về Công khai Thông tin các Quy định về Quản lý Đất đai,” (Tháng 11/2010), 2010), WB, DFID và DEPOCEN

4 Báo cáo Phát triển Việt Nam (2012) – Kinh tế Thị trường khi Việt Nam trở thành Quốc gia có Thu nhập Trung bình5 Ngân hàng Thế giới hiện có Dự án Minh bạch Việt nam (VTP) nhằm tận dụng những sản phẩn đã thực hiện về minh bạch trong quản lý

đất đai để đo lường minh bạch trong thực tế, theo dõi những thay đổi theo thời gian, giới thiệu những thông lệ tốt lại cho các địa phương, và xem xét nguyên nhân gây yếu kém về minh bạch, cũng nhưng lợi ích của minh bạch. Hoạt động này cũng sẽ được nhân rộng và mở ra cho cả các ngành khác.

IỚI THIỆU:

BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬNG

Page 13: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM12

6 Tham khảo, ví dụ các bài sau: M. Lipsky, “Cải thiện Điều hành qua Minh bạch Ngân sách” (22/02/2012); I. Lienert, “New Zealand Luật hóa một Quy tắc Chi tiêu,” (14/05/2012); M. Barnhart, “Minh bạch Chìa khóa Giải quyết Khủng hoảng Ngân sách Nhà nước,” (12/03/ 2012)

7 Tham khảo ví dụ: (i) Ủy ban Lựa chọn Phát triển Quốc tế của Hạ Nghị viện Anh, “Báo cáo Nghị sỹ về công tác hiệu quả tại các nước bất ổn và bị tác động bởi xung đột,” (05/01/2012) http://www.parliament.uk/business/committees/committees-a-z/commons-select/in-ternational-development-committee/news/conflict-substantive/; (ii) Bài phát biểu của R. Zoellick tại Viện Peterson, “Chúng ta sẽ không cho vay trực tiếp để tài trợ cho ngân sách tại các quốc gia không công khai ngân sách của họ, hoặc trong các trường hợp ngoại lệ, ít nhất cũng phải cam kết công khai ngân sách của họ trong vòng mười hai tháng,” (06/04/2011) http://www.piie.com/publications/papers/paper.cfm?ResearchID=1802

8 GIFT được chủ trì bởi Văn phòng Tổng Kế toán Bra-xin, Bộ Ngân sách và Quản lý của Phi-lip-pin, Ngân hàng Thế giới, IMF, và Dự án Ngân sách Quốc tế. Đề nghị tham khảo Phụ lục A và www.fiscaltransparency.netđể tìm hiểu thêm chi tiết.

9 Tóm lại, những khuyến nghị chính trong CFAA gồm: (i) tiếp tục tăng cường xây dựng pháp luật về công khai tài chính; (ii) nâng tầm nội dung báo cáo tài chính và loại hình báo cáo cần công khai; (iii) tìm kiếm nhiều phương thức hơn và cải thiện mức độ kịp thời trong công khai; (iv) đẩy mạnh nhận biết và tham gia vào quy trình ngân sách và giám sát hiệu quả hoạt động tài chính; (v) thiết lập cơ chế phản hồi và trách nhiệm giải trình của chính phủ về minh bạch tài khóa.

3. Minh bạch tài khóa có thể đem lại tác động quan trọng cụ thể tại Việt Nam, trong điều kiện khu vực công đóng vai trò tương đối lớn trong nền kinh tế. Hiện đang có bằng chứng ngày càng nhiều qua những nghiên cứu giữa các quốcgia, như được thảo luận dưới đây trong Báo cáo, về những lợi ích quan trọng đạt được qua minh bạch tài khóa về mặt ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện về cung cấp dịch vụ công. Đây là hai mục tiêu có ưu tiên cao tại Việt nam trong bối cảnh những diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây, quan điểm của thị trường về rủi ro, và quá trình phân cấp nhanh chóng thẩm quyền Quản lý Tài chính Công (PFM).

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh hơn công tác giám sát chi tiêu công tại các quốc gia phát triển và đang phát triển.6 Các vấn đề về minh bạch tài khóa đã nhận được sự quan tâm đặc biệt tại các quốc gia đang tiếp nhận hỗ trợ ngân sách, bao gồm cả Việt Nam, vì loại hình tài trợ này phụ thuộc vào các hệ thống và quy trình thực hiện riêng của quốc gia đó.7 Về mặt này, có hai sáng kiến quan trọng mới được khởi xướng gần đây. Sáng kiến Toàn cầu về Minh bạch Tài khóa (GIFT) 8

là một mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự, chính phủ và quốc tế đứng ra xác định quy chuẩn toàn cầu về minh bạch tài khóa trong số các hoạt động khác. Sáng kiến thứ hai, tập hợp được trên một trăm Tổ chức xã hội dân sự (CSO) từ trên năm mươi tám quốc gia, là một phong trào về Công khai Ngân sách. Các Tổ chức xã hội dân sự (CSO) tham gia đã ký kết Tuyên bố về Minh bạch Ngân sách, Trách nhiệm Giải trình và sự Tham gia nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của công chúng đối với các chính sách về thu và chi của Chính phủ.

5. Những đánh giá bên ngoài về cải cách Quản lý Tài chính Công (PFM) và minh bạch tài khóa tại Việt Nam đã ghi nhận những tiến bộ quan trọng qua việc nhấn mạnh phạm vi cải thiện đáng kể. Những đánh giá bên ngoài đã chỉ rõ những thay đổi qua Đánh giá Trách nhiệm Giải trình Tài chính Quốc gia (CFAA) năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính. Sau những bước tiến quan trọng về minh bạch tài khóa đến năm 2007, tiến bộ về minh bạch liên quan đến những khuyến nghị tại CFAA đã không còn theo kịp với môi trường quản lý tài khóa ngày càng phức tạp hơn.9 Báo cáo CFAA đang được cập nhật tại các phần qua hoạt động tự đánh giá Trách nhiệm Giải trình Tài chính và Chi tiêu Công (PEFA) hiện đang diễn ra. Chỉ số Ngân sách Mở (OBI) cũng đã thực hiện đánh giá trong các năm 2006, 2008, 2010 và 2012. Điểm số của Việt Nam qua mỗi đánh giá còn thấp, mặc dù đã thể hiện những cải thiện nhỏ.

Page 14: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

13ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(b) Nội dung và phương pháp luận

6. Báo cáo đánh giá chính sách này lập luận rằng minh bạch tài khóa của Việt Nam có thể được cải thiện hơn nữa với chi phí thấp nhưng đem lại những lợi ích tiềm tàng to lớn. Báo cáo xem xét rộng hơn các mốc chuẩn tại CFAA/PEFA/OBI, trước hết qua Phần B về công khai và sự quan tâm đến thông tin tài khóa qua một khảo sát được tiến hành vào tháng 3/2012 nhằm tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan về minh bạch tài khóa tại Việt Nam.10 Các nội dung này đưa ra khuyến nghị về ưu tiên trong các tài liệu công bố của Việt Nam nhằm giải quyết trực tiếp quan ngại từ góc độ OBI và các bên liên quan khác. Phần B cũng rà soát lại các nghiên cứu sẵn có về tác động của việc nâng cao minh bạch tài khóa nhằm minh họa mối liên hệ với quản lý kinh tế vĩ mô và kết quả phát triển ở địa phương và vạch ra những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam.

7. Sau khi xem xét việc công khai các báo cáo tài khóa, Phần C của Báo cáo đề cập đến vấn đề phạm vi, mức độ toàn diện và cách trình bày các hoạt động ngân sách cốt lõi trong các báo cáo đó. Phần này nêu ra các vấn đề ưu tiên dựa trên phản hồi của các bên liên quan về chất lượng và mức độ hữu ích của các báo cáo tài khóa được công khai ra công chúng. Qua đó, Báo cáo khuyến nghị cách thức tăng cường phân loại ngân sách và cách trình bày nhằm cải thiện trình bày theo hướng phân tích và giải quyết những quan ngại cụ thể của các bên liên quan mà ít tốn kém. Tiếp theo, Phần D đề cập đến các vấn đề hiện chưa được nằm trong các hoạt động ngân sách cốt lõi của Việt Nam – bao gồm các quỹ ngoài ngân sách, chi đầu tư ngoài ngân sách, và Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) – nhưng lại có những tác động tài khóa quan trọng. Phân tích về những hoạt động này cần được lồng ghép vào quy trình ngân sách nhằm đem lại bức tranh tổng hợp và đáng tin cậy về tác động chính sách tài khóa của Chính phủ nhằm phục vụ công tác quản lý nội bộ cũng như trách nhiệm giải trình bên ngoài. Phần này khuyến nghị về một số bước đi trước mắt và vạch ra một số vấn đề dài hạn hơn để thảo luận và thực hiện riêng.

8. Phần cuối cùng đề cập đến những ưu tiên khuyến nghị liên quan đến công tác rà soát văn bản pháp quy và chiến lược cải cách Quản lý Tài chính Công hiện nay. Phần này đưa ra những khuyến nghị cụ thể về những cải cách liên quan đến minh bạch, trong đó ưu tiên về: (i) khuôn khổ pháp lý và khuyến nghị cho việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước sắp tới; (ii) độ tin cậy và minh bạch của chính sách tài khóa tổng thể; độ minh bạch trong báo cáo và quản lý chi tiêu. Các nội dung khác được đề cập bao gồm minh bạch trong quản lý thu, minh bạch trong quản lý viện trợ, trách nhiệm giải trình và giám sát ngân sách.

9. Một số phương pháp đánh giá chẩn đoán được áp dụng nhằm đánh giá về minh bạch tài khóa và so sánh tiến độ cải cách Quản lý Tài chính Công (PFM) nhằm giúp xác định các ưu tiên. Bốn công cụ đánh giá chẩn đoán chính về Quản lý Tài chính Công (PFM) có mối liên hệ chặt chẽ, như được tổng hợp tại Hộp 1 dưới đây (và được thảo luận thêm tại Phụ lục A). Bên cạnh khảo sát tính Minh bạch Tài khóa thực hiện tháng 4, 2012, một số kết quả khảo sát được lựa chọn từ Chỉ số Cạnh tranh cấp Tỉnh và Chỉ số Hành chính Công và Điều hành cấp Tỉnh cũng được sử dụng làm tư liệu cho các thảo luận ở đây.

10 Đề nghị tham khảo Phụ lục B để có thêm chi tiết. Cuộc khảo sát này được quản lý bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Page 15: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM14

Quy tắc các Thông lệ Tốt về Minh bạch Tài khóa của IMF (FTC): Quy tắc Minh bạch Tài khóa (FTC) được khởi xướng vào năm 1998, và được cập nhật vào năm 2001 và năm 2007. Bộ quy tắc này vạch ra các chuẩn mực thông lệ tốt về minh bạch tài khóa theo 45 nội dung của hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) của quốc gia, được nhóm theo bốn trụ cột: (i) vai trò và trách nhiệm rõ ràng về Quản lý Tài chính Công (PFM); (ii) quy trình ngân sách mở; (iii) công khai thông tin tài khóa; và (iv) đảm bảo liêm chính bao gồm vấn đề chất lượng dữ liệu và giám sát bên ngoài. IMF phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong nước đánh giá về hiệu quả thực hiện các khía cạnh đó qua Báo cáo Quan sát về Chuẩn mực và Quy tắc (ROSC), trong đó có đưa ra khuyến nghị về cải cách Quản lý Tài chính Công (PFM) nhằm cải thiện về minh bạch tài khóa.

Đánh giá Trách nhiệm Giải trình và Chi tiêu Công (PEFA): PEFA được khởi xướng năm 2005. Đây là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) của quốc gia sử dụng các mốc chuẩn chấm điểm theo 31 chỉ số, được gộp theo sáu nội dung đánh giá như sau: (i) độ tin cậy về ngân sách; (ii) Mức độ toàn diện và minh bạch; (iii) Ngân sách lập trên cơ sở chính sách; (iv) Thực hiện ngân sách; (v) Kế toán, ghi sổ và báo cáo; và (vi) Kiểm tra và kiểm toán bên ngoài. Minh bạch, nằm trong nội dung đánh giá (ii), xem xét về nội dung và cách công khai ngân sách. Các đánh giá PEFA, khác với ROSC ở chỗ không đưa các khuyến nghị cải cách. Những vấn đề đó được xử lý riêng qua một kế hoạch hành động Quản lý Tài chính Công diễn ra sau đó.

Thông lệ Tốt nhất về Minh bạch Tài khóa của OECD (BPBT): BPBT được ban hành năm 2002, bao gồm các nội dung tương tự như Quy tắc Minh bạch Tài khóa (FTC), nhưng có mục tiêu đề cao các chuẩn mực theo thông lệ tốt nhất hiện hành dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia thành viên. Những thông lệ tốt này được nhóm theo ba trụ cột: (i) bảy báo cáo ngân sách chính cần được lập; (ii) các nội dung công khai cụ thể trong các báo cáo đó; và (iii) các thông lệ nhằm đảm bảo chất lượng và mức độ liêm chính trong các báo cáo. BPBT chỉ tập trung vào các thông lệ thuộc ngân sách, chứ không bao trùm các hoạt động ngoài ngân sách hoặc bán tài khóa. BPBT không quảng bá chuẩn mực hoặc báo cáo việc các quốc gia có thực hiện theo các thông lệ xác định hay không. Nhưng OECD có thực hiện khảo sát định kỳ các thông lệ về minh bạch tại các quốc gia lựa chọn.

Chỉ số Ngân sách Mở IBP (OBI): OBI được khởi xướng năm 2006, tập trung chủ yếu vào các khía cạnh cải thiện công khai và sự tham gia của công chúng trong minh bạch tài khóa. Điểm số của OBI dựa trên đánh giá theo 92 câu hỏi bao gồm các nội dung: (i) sự tồn tại tám văn bản ngân sách chính và mức độ toàn diện của dữ liệu; và (ii) sự tham gia của công chúng và các thể chế về trách nhiệm giải trình. Phương pháp luận ở đây đơn giản hơn các cách tiếp cận khác, do chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan trực tiếp đến công chúng, có tính độc lập, và không lệ thuộc vào các dữ liệu đầu vào từ phía Chính phủ.

Hộp 1: Đánh giá Chẩn đoán về Quản lý Tài chính Công (PFM): Cách tiếp cận khác nhau, Mục tiêu giống nhau

Page 16: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

15ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Hình thành mối liên hệ: Như được minh họa trong sơ đồ dưới đây, các cách tiếp cận này đều có sự liên hệ tới các trụ cột về minh bạch tài khóa được xác định tại Bộ quy tắc Minh bạch Tài khóa (FTC) và về phần mình đều có sự liên hệ với các mục tiêu chính của các bên liên quan.

Cơ sở của việc quản lý nội bộ nhằm đạt được các mục tiêu của Quốc hội và Bộ Tài chính phụ thuộc vào một khuôn khổ pháp lý vững chắc, nhằm tạo nền tảng để có thể xây dựng các quy trình và hệ thống mở. Việc công khai và trách nhiệm giải trình cho Quốc hội, công chúng, giới truyền thông và các thị trường quốc tế phụ thuộc vào hiệu quả của các quy trình ngân sách và sự tồn tại của các cơ chế giám sát độc lập. Mỗi cách tiếp cận được tổng hợp trên đều nhấn mạnh vào các khía cạnh khác nhau của cải cách minh bạch tài khóa và Chính phủ có thể áp dụng những khía cạnh đó nhằm xác định ưu tiên cải cách với nhãn quan bao trùm toàn bộ các mục tiêu của các bên liên quan. Đối với mỗi quốc gia, nhịp độ cải cách sẽ phụ thuộc vào một loạt các vấn đề, bao gồm những ưu tiên trong nước, tính khả thi về kỹ thuật, cam kết chính trị và năng lực thể chế.

Quản lý nội bộ

Công khai ra Công Chúng và Trách nhiệm Giải trình

Khuôn khổ pháp lý: Bộ quy tắc về Minh bạch Tài

khóa (FTC)

Chất lượng và độ liêm chính: (i) FTC Part IV; (ii) IBPBT Part 3; (iii) OBI

Section 3; (iv) PEFA C (iv)

Các Quy trình và Hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM):

(i) FTC Phần II; (ii) OBI Phần 3; (iii) PEFA

Công khai: (i) FTC PhầnIII; (ii) PEFA B; (iii) OBI Phần1,

2; (iv) IBPBT Phần 1, 2.

Minh bạch Tài khóa

Page 17: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM16

Page 18: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

17ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(a) Thông tin tài khóa được công khai nhiều hơn ra công chúng

10. Việt Nam đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc công khai thông tin ngân sách ra công chúng. Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996 đã tạo động lực cho điều này. Lần đầu tiên vào thời điểm đó, Ngân sách Nhà nước năm 1999 được công khai tại Việt Nam. Mặc dù không có nhiều chi tiết, chỉ có dự toán thu và chi được trình bày ở mức rất tổng hợp và không dựa trên các chuẩn mực quốc tế, nhưng đây được coi là một điểm mốc lớn. Trước đó, Chính phủ chỉ trình bày bản tổng hợp ngân sách trình lên Quốc hội, thể hiện tổng số chi, được phân loại thành chi cho lĩnh vực “sản xuất” và “xã hội”.11

11. Ngày nay, Việt Nam đã công bố một bộ văn bản và báo cáo ngân sách tương đối chuẩn mực. FTC, PEFA, BPBT và OBI khuyến nghị cần công bố tám và sáu báo cáo liên quan đến ngân sách tại các khâu khác nhau trong quy trình ngân sách.12 Việt Nam, trong mười năm qua, đã cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi của mình theo khía cạnh này và đã công bố được ít nhất bốn báo cáo, bao gồm Ngân sách được phê duyệt, báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách hàng quý, báo cáo tài chính cuối năm, và báo cáo kiểm toán bên ngoài. Mặc dù thông tin trong các tài liệu đó chưa đạt được theo chuẩn mực quốc tế được trình bày tại Phần D, nhưng hiện ngày càng có nhiều dữ liệu.

12. Những thông tin bổ sung được công bố riêng đem lại những thông tin tài khóa quan trọng, chưa được thể hiện đầy đủ trong các báo cáo Ngân sách. Bộ Tài chính đã công bố Bản tin Nợ hai lần mỗi năm, bao gồm nợ nước ngoài và nợ do Chính phủ bảo lãnh, và sắp tới sẽ bao gồm cả nợ trong nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) công bố bản tin đấu thầu hàng ngày, trong đó báo cáo về các gói thầu được trao trị giá trên 2 tỷ VND. Thông tin về các hoạt động ngoài ngân sách đã được công khai, mặc dù chưa được tổng hợp và các văn bản ngân sách, và tác động của chúng đến ngân sách chưa được phân tích.

11 Báo cáo Chung của IMF-Ngân hàng Thế giới, “Việt Nam: Hướng tới Minh bạch Tài khóa,” tháng 6/199912 Đề nghị tham khảo thêm chi tiết tại Phụ lục C

ÔNG KHAI VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN TÀI

KHÓA TẠI VIỆT NAMC

Page 19: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM18

(b) Có sự quan tâm mạnh mẽ đối với thông tin tài khóa trong số các cơ quan liên quan chính

13. Một cuộc khảo sát các cơ quan liên quan được tiến hành nhằm xác định dữ liệu ban đầu về quan điểm của các bên đối với các nội dung về minh bạch tài khóa tại Việt Nam. Cuộc khảo sát này nhằm vào các nhóm đối tượng được cho rằng có một số nhận biết, hiểu biết hoặc có quan tâm đến các vấn đề tài khóa, bao gồm: các quan chức Chính phủ ở trung ương và địa phương; các tổ chức chịu trách nhiệm về giám sát ngân sách (v.d. Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước); các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO); khu vực tư nhân; các viện nghiên cứu và các nhóm tham mưu chính sách; giới truyền thông; và các Đối tác Phát triển. Cuộc khảo sát được tiến hành dưới sự quản lý của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt nam (VCCI) qua bảng câu hỏi trực tuyến và gửi thư. Trên năm trăm đối tượng liên quan đã trả lời trong khoảng thời gian bốn tuần. Các câu hỏi bao gồm các nội dung như sau: (i) nhận biết chung và nhu cầu về thông tin ngân sách; (ii) mức độ dễ dàng tiếp cận thông tin; và (iii) quan điểm về các vấn đề ưu tiên cần cải thiện.

14. Cuộc khảo sát cho thấy tăng cường công khai song hành với sự quan tâm ngày càng tăng đến các vấn đề tài khóa của các bên liên quan tại Việt Nam. Điều này phần nào phản ánh đối tượng các bên được khảo sát như đã nêu trên. Trên chín mươi phần trăm đối tượng khảo sát cho rằng họ được tiếp cận thông tin liên quan đến ngân sách thường xuyên hoặc định kỳ (Biểu đồ 1). Trên bảy mươi phần trăm đối tượng khảo sát đồng ý trong năm năm qua thông tin ngân sách được công khai đã tăng lên đáng kể, và trên một nửa đối tượng trả lời rằng họ hiểu biết nhiều hơn về các vấn đề chính sách tài khóa.

(c) Phạm vi cải thiện nội dung các văn bản Ngân sách chính thức

15. Tuy nhiên đối với những đối tượng khảo sát, các văn bản Ngân sách chính thức lại không phải là nguồn thông tin chính về các vấn đề tài khóa (Biểu đồ 2). Báo cáo hàng quý về tình hình thức hiện ngân sách và các văn bản Ngân sách Nhà nước hàng năm là hai nguồn chính thức. Nhưng về tổng thể, dưới một phần năm người được khảo sát cho biết họ tiếp cận thông tin Ngân sách qua các văn bản chính thức, điều này phản ánh nhận thức tương đối thấp, và có khả năng liên quan đến cách thức trình bày thông

Biểu đồ 1: Mức độ thường xuyên tiếp cận thông tin liên quan đến Ngân sách

(% người trả lời)

Biểu đồ 2: Nguồn thông tin liên quan đến Ngân sách (% trả lời)

Rất ít 7.30%Khác 6%

Đôi khi 31.44%

Thường xuyên

61.26%

Thông tin báo chí về Ngân sách

28%

Văn bản ngân sách Nhà nước

hàng năm 17%

Văn bản ngân sách của tỉnh và địa

phương15%

Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách

20%

Quyết toán được

QH phê duyệt 14%

Nguồn: Khảo sát Minh bạch Ngân sách (2012)

Page 20: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

19ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

16. Các phương tiện thông tin đại chúng là nguồn thông tin lớn nhất đối với các đối tượng khảo sát (Biểu đồ 3). Một đánh giá về thông tin truyền thông đại chúng tại trên ba trăm sản phẩm báo chí cho thấy có gần 650 báo cáo về các vấn đề tài khóa năm 2011, và gần 130 báo cáo trong quý Một năm 2012. Các chủ đề phổ biến nhất trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến các vấn đề tài khóa tổng thể, tiếp theo là quản lý thu và phân bổ ngân sách (Biểu đồ 4). Đó cũng là ba chủ đề phổ biến nhất liên quan đến ngân sách được nhấn mạnh trong cuộc khảo sát các bên liên quan (Biểu đồ 5). Các vấn đề kinh tế vĩ mô được coi là những quan ngại hàng đầu từ phía khu vực tư nhân tại Việt Nam. Khả năng tiếp cận định kỳ và ổn định về thông tin ngân sách được coi là quan trọng đối với giới truyền thông.13 Thông tin thiếu hoặc nghèo nàn có thể kích động đầu cơ hoặc gây méo mó cho những lựa chọn trên thị trường. Còn minh bạch ở mức cao hơn cho phép thị trường điều chỉnh theo những lựa chọn chính sách đã được nhận biết.

13 Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012: “Kinh tế Thị trường cho một Việt Nam Thu nhập Trung bình,” Chương 4

tin, nhất là đối với trường hợp các văn bản ngân sách của địa phương, như được phân tích sâu hơn dưới đây. Chính phủ đã có nỗ lực phổ biến về chính sách tài khóa theo các cách thức thân thiện hơn qua các trang web của mình, và đây là một nguồn thông tin quan trọng như được phản ánh tại Biểu đồ 3 dưới đây.

Đối tác phát triển

Truyền thôngđại chúng

khácDoanh nghiệp

Báo cáo và trình bày ra quốc hội

Biểu đồ 3: Người dân tiếp cận thông tin về ngân sách ở đâu

Các trang web của chính phủ

Chính phủ0

20

40

60

80

100

Cơ quan giám sát

Tổ chức xã hội dân sự

Báo cáo từ phía chính phủBáo chí/truyền thông Báo cáo và tài liệu nghiên cứu khác

Nguồn: Khảo sát Minh bạch Ngân sách (2012)

Page 21: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM20

17. Giới báo chí đánh giá cao Bộ Tài chính về mặt truyền thông và công bố thông tin14 nhưng họ vẫn thấy cần phải tiếp tục cải thiện trong hầu hết các nội dung công khai (Biểu đồ 6). Thông tin về kết quả là nội dung cần phải cải thiện hàng đầu. Tiếp theo là nhu cầu công khai nhiều hơn về các ưu tiên chính sách tài khóa, nợ và bảo lãnh, mối quan hệ của ngân sách với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và tất cả các vấn đề đó đều có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề kinh tế vĩ mô. Đối với truyền thông đại chúng ở địa phương, 88% đối tượng trả lời cho rằng các văn bản ngân sách còn thiếu thông tin về DNNN. Do đó, mặc dù lượng thông tin công khai, bao gồm cả thông tin về DNNN, đang ngày càng tăng lên, nhưng vẫn cần phải cải thiện về nội dung phân tích, cách trình bày và phổ biến, như được phân tich sâu hơn dưới đây và tại Phần C.

Nguồn: Khảo sát Minh bạch Ngân sách (2012)

14 Công bố báo chí trên trang web của Bộ Tài chính sau hội nghị về “Truyền thông và Cung cấp Thông tin cho Báo chí” được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Biểu đồ 4: Chi tiết thông tin báo chí về vấn đề tài khóa

Biểu đồ 5: Những chủ đề phổ biến nhất liên quan đến ngân sách

Giám sát 7%

Viện trợ 3%

Cung cấp dịch vụ

công 6%

Quản lý Thu25%

Phân bổ Ngân sách

23%

Tài khóaTổng thể

33%

Ngân sách liên quan đến DNNN

15%

Nợ công và

bảo lãnh 12%

Thâm hụt ngân sách12%

Thu của CP

16%

Chi tiêu của CP18%

Kinh tế vĩ mô23%

Khác 4%Khuôn khổ pháp

lý 3%

Biểu đồ 6: Những nội dung ưu tiên cải thiện về công khai (truyền thông quốc gia)7

90

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

80.00

90.00

100.00

80 79 79 77 73 73 71

3 3 3 3 7

12

Thôn

g tin

về

kêt

quả

Ưu

tiên

chín

h sá

ch v

ề tà

i khò

a

Nợ

và b

ảo lã

nh

của

chín

h ph

Thôn

g tin

về

DN

NN

Thực

hiệ

n D

NN

N

Thâm

hụt

ng

ân sá

ch

Ưu

tiên

chi p

chìn

h ph

Thu

của

chìn

h ph

không đồng ý hoặc rất không đồng ý Đồng ý hoặc rất đồng ý

Nguồn: Khảo sát Minh bạch Ngân sách (2012)

3

Page 22: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

21ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(d) Minh bạch tài khóa, lòng tin của thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô

18. Minh bạch tài khóa là chìa khóa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Khả năng tiếp cận tức thì đến thông tin về các hoạt động tài khóa đáng tin cậy, toàn diện, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh quốc tế”15 sẽ thúc đẩy kỷ luật tài khóa. Chẳng hạn, Hameed (2005),16 kết luận rằng các quốc gia minh bạch hơn theo các chỉ số về minh bạch tài khóa dựa trên Báo cáo Quan sát về Chuẩn mực và Quy tắc Tài khóa (ROSC) được công bố, là những nước có được vị thế tài khóa mạnh hơn theo các chỉ tiêu về cân đối cơ bản (nghĩa là cân đối tổng thể trừ đi chi trả lãi vay). Kết luận này cũng vẫn đúng sau khi kiểm soát các biến số khác cũng có tác động đến kỷ luật tài khóa (v.d. mức độ phát triển, độ mở về thương mại, quy mô dân số, dân số có độ tuổi trên 65, và dân số trong độ tuổi làm việc).

19. Tăng minh bạch tài khóa sẽ làm giảm phạm vi kế toán sáng tạo và ‘thâm hụt ẩn’.17 Nếu thiếu minh bạch, Chính phủ có thể vận dụng những điều chỉnh tài khóa (hoặc tương tự tài khóa, bằng cách thực hiện các nghiệp vụ tài khóa qua doanh nghiệp nhà nước hoặc các hoạt động ngoài ngân sách khác) để đạt được các mục tiêu thâm hụt trong ngắn hạn, nhưng điều đó không làm giảm chi phí tài khóa trong trung và dài hạn. Ví dụ, thiếu minh bạch về nghĩa vụ nợ dự phòng tại khu vực tài chính có thể dẫn đến những cú sốc bất ngờ khi những nghĩa vụ nợ này trở thành hiện thực, và gây suy giảm giá trị ròng của Chính phủ. Tương tự, số tiền thu được qua cổ phần hóa có thể dẫn đến giảm thâm hụt trong ngắn hạn, nhưng tác động của nó đến giá trị ròng của Chính phủ phụ thuộc vào tác động của việc bán tài sản của Chính phủ trong dài hạn.

20. Các vấn đề trên có liên quan trực tiếp đến Việt Nam xét trên các diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây. Tổ chức “Standard và Poor’s” đã hạ điểm Việt Nam xuống BB- vào tháng 12/2010 do lo ngại về minh bạch tài chính, chủ yếu liên quan đến Vinashin và lòng tin về số liệu nợ của Chính phủ. Ngay cả khi Chính phủ Việt Nam không chịu trách nhiệm rõ ràng về nợ của các DNNN, nhưng kinh nghiệm ở những nước khác, bao gồm cả kinh nghiệm cứu trợ khu vực tài chính gần đây tại Mỹ và châu Âu, cho thấy sự can thiệp của khu vực công đôi khi không thể tránh khỏi để tránh những cú sốc cho toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù hạng mức tín nhiệm cho Việt Nam đã được cải thiện tương đương với mức ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng điểm số định mức tín nhiệm gần đây nhất của Tổ chức “Fitch” tiếp tục nêu bật hiệu quả thực thi kém về minh bạch, cụ thể liên quan đến sức khỏe của các DNNN.18

(e) Báo cáo Cập nhật Tình hình Ngân sách Giữa Năm để truyền đạt những diễn biến và thay đổi về chính sách

21. Các bên liên quan đánh giá cao việc Bộ Tài chính công bố báo cáo tình hình thực hiện ngân sách giữa năm, qua đó phạm vi và mức độ toàn diện có thể được cải thiện. Hiện tại, báo cáo tình hình ngân sách giữa năm bị hạn chế bởi quy trình tổng hợp dữ liệu từ địa phương kéo dài. Các báo cáo này cung cấp dữ liệu cấp Nhà nước, chi tiết theo lĩnh vực về chi thường xuyên, tổng hợp về chi đầu tư, và chi tiết về số thu thực hiện theo sắc thuế và đối tượng nộp. Tuy nhiên, hiện chưa có chi tiết sâu hơn theo đơn vị, hoặc cấp chính quyền. Điều này có thể được giải quyết khi Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc được vận hành trực tuyến đầy đủ.

15 Kopits, G. and Craig, J. “Minh bạch trong Hoạt động của Chính phủ,” Tài liệu nghiên cứu phụ trợ của IMF, số 158 (1998)16 Hameed, F. (2005), Minh bạch Tài khóa và Kết quả Kinh tế, Tài liệu Nghiên cứu của IMF, WP05/22517 Easterly, W. “Khi Điều chỉnh Tài khóa là Ảo tưởng,” Tài liệu Nghiên cứu Chính sách 2109, Ngân hàng Thế giới (Tháng 5/1999)18 Định mức tín nhiệm của Fitch: Toàn văn Báo cáo định mức tín nhiệm cho Việt Nam (2012)

Page 23: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM22

19 Chỉ số Ngân sách Mở 2012, Việt Nam (Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế)20 W. Krafchik, “Xã hội Dân sự liệu có thể tạo giá trị gia tăng trong việc ra quyết định về ngân sách? Một mô tả về công tác ngân sách của

xã hội dân sự,” Dự án Ngân sách Quốc tế (2004)

22. Việc công bố báo cáo Đánh giá Tình hình Ngân sách Giữa năm có thể giúp cung cấp những thông tin quan trọng cho thị trường mà ít tốn kém. Trong những năm gần đây các diễn biến kinh tế trong nước và bên ngoài dẫn đến những thay đổi đáng kể trong các kế hoạch ngân sách, do thường xuyên phải đối phó với những diễn biến kinh tế vĩ mô. Trong năm 2011, giá dầu thô được dự báo là 77 USD một thùng trong ngân sách năm 2011 đến giữa năm đã được thấy là dự báo bảo thủ. Giá bình quân thực tế gần sát 102 USD một thùng, dẫn đến số thu tổng thể cao hơn 13% so với kế hoạch. Điều này, cộng với những điều chỉnh chi tiêu đầu tư vào giữa năm, dẫn đến điều chỉnh tài khóa từ mức thâm hụt dự kiến là 5,3% GDP trong Ngân sách được phê duyệt xuống mức ước tính là 2,7% GDP. Tương tự tại năm 2012, các khoản miễn giảm thuế mới đã được thông qua tại Nghị quyết 12, năm tháng sau khi bắt đầu năm tài khóa. Một số kết quả này thực tế đã được Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội. Việc báo cáo hệ thống về những thay đổi chính sách như trên có thể đem lại tác động tích cực đối với thị trường cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.

(f) Công bố Dự toán Ngân sách chưa phê duyệt nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng ngân sách

23. Việt Nam có thể đạt được những kết quả quan trọng về minh bạch qua việc công bố các Dự toán Ngân sách vào thời điểm trình lên Quốc hội. Hiện nay, Ngân sách Nhà nước chỉ được công bố sau khi được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, việc công bố Dự toán Ngân sách trình Quốc hội có thể đem lại những lợi ích quan trọng, đặc biệt do mức độ quan tâm như đã nêu trên. Trong cuộc Khảo sát Chỉ số Ngân sách Mở (OBI) năm 2012, Việt Nam đạt điểm 19 trên 100.19 Đây là một sự tiến bộ từ năm 2010, khi Việt nam đạt điểm 14 trên 100. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng ở hạng mục cuối (ít hoặc không có thông tin), xếp hạng 76 trên 100 quốc gia được khảo sát. Mặc dù Việt Nam đã đáp ứng được một số yêu cầu công khai của OBI về nội dung các báo cáo ngân sách, nhưng các yêu cầu này lại được đánh giá trên bản Dự toán Ngân sách Nhà nước trình ra Quốc hội, chứ không phải Dự toán Ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt. Do vậy Việt Nam đạt điểm thấp nhất tại 55 trong số 92 câu hỏi được sử dụng trong khảo sát Chỉ số Ngân sách Mở (OBI).

24. Công khai Dự toán ngân sách trình Quốc hội là nội dung chính và là yêu cầu chuẩn mực của minh bạch Ngân sách, qua đó có thể đem lại những tác động tích cực đến chất lượng ngân sách. Đây là cơ hội đáng kể duy nhất để công dân có thể tác động đến các kế hoạch của Chính phủ trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực công. Các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) có thể tham gia và đóng góp tối thiểu theo những cách thức sau:20 (i) lập các bảng tổng hợp và hướng dẫn dễ hiểu và dễ tiếp cận đối với Ngân sách; (ii) đào tạo về Ngân sách cho cơ quan lập pháp, giới truyền thông và các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) khác; phân tích độc lập Dự toán Ngân sách trình Quốc hội. Điều này có thể giúp tăng cường thảo luận sâu về Ngân sách qua những thông tin và phân tích mới, tập trung nhiều hơn vào các ưu tiên của công chúng, và đẩy mạnh trách nhiệm giải trình. Kết quả dĩ nhiên còn phụ thuộc vào cơ quan có thẩm quyền lập pháp đối với ngân sách cũng như năng lực của các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO). Tuy nhiên, quy trình mở hơn là bước đi đầu tiên - sau đó ngân sách sẽ dần được cải thiện. Việc tạo điều kiện tham gia của các cơ quan ngoài Nhà nước tưởng như tạo ra gánh nặng, nhưng lợi ích tiềm năng trong trung và dài hạn sẽ cao hơn so với chi phí.

Page 24: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

23ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(g) Những thách thức về minh bạch ngân sách ở cấp địa phương

25. Bên cạnh những thành tựu nói trên, việc tiếp cận và nhận biết về các vấn đề ngân sách ở cấp địa phương còn yếu. Kết quả Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy, các bên liên quan tại khu vực tư nhân cho rằng khó khăn trong việc tiếp cận Ngân sách Tỉnh (Biểu đồ 7) mặc dù họ cho rằng thông tin về thay đổi trong các quy định về thuế đã minh bạch (Biểu đồ 8).21 Ý thứ hai có thể liên quan đến những nỗ lực của Tổng cục Thuế trong việc tăng cường tham vấn với khu vực tư nhân, qua các khảo sát các cơ quan liên quan.22

26. Có các điều khoản pháp lý chi tiết về công khai ở tất cả các cấp chính quyền, nhưng hiệu quả thực thi có sự khác nhau do khác biệt về năng lực. Các cơ quan quản lý ngành ở mỗi cấp chính quyền phải gửi báo cáo tài chính thường xuyên cho cơ quan Kho bạc địa phương. Sở Tài chính và cơ quan Kho bạc cấp tỉnh chịu trách nhiệm công bố thông tin đó. Khảo sát về Chỉ số Hiệu quả Hành chính Công và Điều hành cấp tỉnh (PAPI) năm 2011 cho thấy mức độ minh bạch của Ngân sách Xã còn thấp. Biểu đồ 9 cho thấy điểm số bình quân về minh bạch đối với Ngân sách Xã là 1.79 so với điểm tối đa là 3.33

27. Các kết quả trên dĩ nhiên không nhất thiết phản ánh vấn đề thiếu công khai từ phía chính quyền cấp xã. Các yêu cầu về công khai chủ yếu được hướng dẫn một phần tại Quyết định 192 và tại Pháp lệnh về Dân chủ ở Cơ sở (GDO). Mặc dù có sự khác biệt về tuân thủ theo các yêu cầu này giữa các cấp chính quyền địa phương, mức độ tuân thủ bình quân được báo cáo là cao. Như được phân tích tại Phần C, các tỉnh có công khai các bảng biểu Ngân sách chi tiết trong tài liệu về ngân sách và báo cáo tài chính.

Nguồn: Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (www.pcivietnam.org)

21 www.pcivietnam.org22 Đề nghị tham khảo tài liệu Ngân hàng Thế giới “Cải cách Thuế Tại Việt Nam: Hướng tới một Hệ thống Công bằng và Hiệu quả Hơn,”Tháng

9/2011, Chương 3, Phần 9

Page 25: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM24

28. Kết quả PAPI do vậy ít liên quan đến lượng thông tin công khai mà liên quan nhiều hơn đến cách thức trình bày và truyền đạt thông tin. Kết quả PAPI dựa trên thực tế là chỉ 30 phần trăm đối tượng khảo sát trả lời là có nhận biết về Ngân sách xã, cho dù công khai ra sao. Trong số những người có nhận biết, chỉ 38% có đọc tài liệu, và trong số những người có đọc tài liệu, khoảng hai phần ba cho rằng tài liệu thể hiện chính xác. Điều này cho thấy chỉ có 8 trong số 100 người trả lời được biết, được đọc, và tin tưởng vào Ngân sách xã.

29. Để giải quyết những thách thức trên, cần phải có một số thay đổi trong các yêu cầu về công khai. Trừ khi các báo cáo được công bố theo Quyết định 192 và Pháp lệnh về Dân chủ ở Cơ sở (GDO) được tổng hợp và trình bày theo cách dễ hiểu với người đọc, nếu không các cơ quan liên quan vẫn tiếp tục thấy khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin liên quan đến ngân sách mà họ quan tâm nhất. Việc công khai nhiều thông tin tài chính một cách manh mún làm giảm tính minh bạch. Hơn nữa, mặc dù công khai dữ liệu tài chính là một bước tiến quan trọng ban đầu, nhưng bản thân việc công khai và thông tin đó chưa thể được coi là hữu ích, nhất là ở cấp xã. Tác động đối với các cơ quan liên quan như vậy là hạn chế vì thông tin còn khó hiểu.

30. Thông tin tài chính được bổ sung bằng thông tin về tình hình cung cấp dịch vụ công sẽ nâng cao tính minh bạch. Đây là một nội dung cải thiện quan trọng được đề cao trong cuộc khảo sát các cơ quan liên quan và là công cụ chính để đẩy mạnh trách nhiệm giải trình, đặc biệt trong hệ thống nơi mà các đơn vị sử dụng ngân sách được trao quyền tự chủ ở mức độ rất cao về phân bổ nguồn lực. Điều này có thể đòi hỏi phải thay đổi chính quy trình Ngân sách, ví dụ qua việc áp dụng các thỏa ước về cung cấp dịch vụ công. Nhưng trước hết, việc rà soát lại các yêu cầu báo cáo theo Quyếtđịnh 192 và Pháp lệnh Dân chủ ở Cơ sở (GDO) cũng rất cần thiết.

31. Với biểu mẫu báo cáo rõ ràng hơn, minh bạch sẽ được cải thiện hơn nữa qua việc triển khai rộng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Quy trình lập ngân sách lồng ghép tại Việt Nam cho thấy những khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo từ các đơn vị chi tiêu cấp địa phương. Với hệ thống hiện tại, các đơn vị sử dụng ngân sách phải báo cáo chi tiết chi tiêu cho các cơ quan Kho bạc ở cấp của họ. Tại đó, thông tin sẽ được tổng hợp và báo cáo lên ngân sách cấp trên. Điều này gây ra độ trễ khá dài trong việc tổng hợp báo cáo chi tiêu chi tiết. Tuy nhiên, TABMIS sẽ tạo ra một nền tảng chung giữa các cấp chính quyền để quản lý và báo cáo về tài chính công. Mặc dù cần phải có thời gian để hệ thống mới vận hành ổn định, nhưng hệ thống sẽ cho phép báo cáo tài chính kịp thời hơn và chính xác hơn.

Nguồn: Chỉ số Hành chính Công và Điều hành cấp tỉnh (www.papi.vn)

Page 26: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

25ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(h) Minh bạch ngân sách và kết quả phát triển ở các cấp địa phương

32. Đây cũng là thách thức phổ biến tại các nước khác, đặc biệt các nước đã phân cấp về lập kế hoạch và thực hiện ngân sách. Sáng kiến Minh bạch Ngân sách do Ngân hàng Thế giới (WB) khởi xướng gần đây đã hỗ trợ cho việc thí điểm các phương pháp về công khai, đơn giản hóa, và phân tích về ngân sách ở các cấp khác nhau.23 Những hoạt động thí điểm tại Nê-pan và Ca-mơ-run cho thấy biểu mẫu được đơn giản hóa đã tạo ra những thông tin quan trọng cho chính quyền cấp trên, và quy trình thu thập dữ liệu cũng giúp tăng cường năng lực của cấp địa phương trong việc giám sát tốt hơn công tác thực hiện ngân sách ở cấp địa phương.

33. Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng về mối quan hệ giữa minh bạch ngân sách và các kết quả phát triển ở cấp địa phương. Fukuda-Parr et al (2011)24 đã phát hiện thấy minh bạch ngân sách, được lượng hóa qua OBI, có mối quan hệ chặt chẽ đến nhiều kết quả về y tế, sau khi đã kiểm soát dữ liệu vè thu nhập đầu người. Tuy nhiên, họ thấy rằng các chỉ số phụcủa OBI về sự tham gia vào quy trình ngân sách là những chỉ báo tốt hơn đối với kết quả so với chỉ số OBI tổng thể.

34. Điều này hoàn toàn phù hợp với luận điểm là chỉ công khai thông tin tài chính là chưa đủ đạt kết quả, đặc biệt ở cấp địa phương. Trong trường hợp Việt Nam, Biểu đồ 10a chỉ ra mối liên hệ hết sức hạn chế giữa chỉ số PAPI về minh bạch ngân sách cấp xã và tình hình thực thi dịch vụ công (mặc dù trong thực tế, mối liên hệ này có thể mạnh hơn vì chúng ta chưa kiểm soát được các biến số đặc thù theo xã). Mối liên hệ thể hiện mạnh mẽ hơn khi ta so sánh điểm số về sự tham gia cấp địa phương (bao gồm cả đóng góp cho những dự án công) và tình hình thực thi sự nghiệp công (Biểu đồ 10b). Việc công khai dữ liệu ngân sách cần được bổ sung bằng việc giám sát chặt chẽ và báo cáo về tình hình cung cấp dịch vụ công, cũng như các thể chế thúc đẩy sự tham gia của công dân.

23 D. Patel, “Khi Công khai Ngân sách chưa phải là đủ,” (May 2012) tại blogs.worldbank.org24 Fukuda-Parr, S, Guyer, P, Lawson-Remer, T, “Liệu Minh bạch Ngân sách có dẫn đến Kết quả Phát triển Con người và Cam kết về Quyền

Kinh tế và Xã hội Mạnh mẽ hơn?” Tài liệu nghiên cứu của IBP, 12/2011

Nguồn: Chỉ số Hành chính Công và Điều hành cấp Tỉnh (www.papi.vn)

Page 27: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM26

(i) Vai trò của các Tổ chức Xã hội Dân sự và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc thúc đẩy minh bạch Ngân sách

35. Các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội dân sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy minh bạch Ngân sách. Các cơ quan liên quan nhận định rằng vai trò của các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) thậm chí còn quan trọng hơn ở cấp Huyện và Xã, so với ở cấp Tỉnh và Trung ương trong việc tăng cường hiểu biết tốt hơn về Ngân sách (Biểu đồ 11). Trên năm mươi phần trăm số người được khảo sát trả lời là đồng ý hoặc rất đồng ý rằng các phương tiện thông tin đại chúng và các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) đóng vai trò tích cực trong việc xem xét Ngân sách, và điều này đã được cải thiện đáng kể trong 5 năm qua (Biểu đồ 12). Đồng thời, trên tám mươi phần trăm số người được khảo sát cho rằng họ có thể còn làm tốt hơn nữa.

Nguồn: Khảo sát Minh bạch Ngân sách (2012)

36. Có nhiều Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) tại Việt Nam tham gia nâng cao nhận thức về các vấn đề ngân sách ở cấp địa phương. Một số trong đó cho rằng mặc dù Pháp lệnh Dân chủ ở Cơ sở (GDO) đã giúp đảm bảo thông tin ngân sách được công khai nhiều hơn ở địa phương, nhưng người dân chưa có khả năng hiểu hoặc sử dụng hiệu quả những thông tin đó. Một tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế đang có chương trình nâng cao dân trí về kinh tế và phân tích ngân sách; các cán bộ cho rằng chương trình này đã giúp cộng đồng tham gia vào các vấn đề ngân sách và cung cấp dịch vụ công, nhưng ở thời điểm soạn thảo tài liệu này, chưa có nhiều thông tin chi tiết về tác động của chương trình đó. Các Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) đang tập hợp thành một mạng lưới các tổ chức làm việc về các các vấn đề ngân sách tại mười sáu tỉnh. Hộp 2 dưới đây tổng hợp các ví dụ được tập hợp bởi tổ chức Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) về cách thức các Tổ chức xã hội dân sự (CSO) giúp tăng cường minh bạch ngân sách và cải thiện kết quả phát triển ở những nơi khác nhau trên thế giới.

37. Đại diện giới truyền thông cho rằng, cho dù có nhiều thông tin hơn được công khai, nhiều người không có khả năng chuyên môn để hiểu được những dữ liệu đó. Điều này lại càng củng cố nhu cầu phải cải thiện về cách thức trình bày và nội dung của các báo cáo Ngân sách, nhất là khi các phương tiện thông tin đại chúng được coi là kênh chủ yếu để người dân tiếp cận thông tin liên quan đến ngân sách. Ngoài ra, các chương trình phát triển năng lực cho phóng viên (và các Tổ chức Xã hội Dân sự) tại các quốc gia khác cũng đã rất thành công trong việc giúp họ chiết xuất thông tin tài khóa thành chủ đề dễ hiểu hơn và phù hợp hơn với công chúng nói chung.

Biểu đồ 11: Các Tổ chức Xã hội Dân sự có giúp các bên liên quan hiểu hơn

về thông tin ngân sách (% tổng trả lời)

Biểu đồ 12: Vai trò của Tổ chức Xã hội Dân sự về Vấn đề Ngân sách (% tổng trả lời)

29.51

36.46

0.00

10.00

20.00

40.00

60.00

80.00

100.00

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

80.00

90.00

25.33

40.00 16.34

57.05

16.20

6.19

80.5752.0760.00

50.67

100

Không đồng ý hoặc rất không đồng ý

Đồng ý hoặc rất đồng ý Không đồng ý hoặc rất không đồng ý

Đồng ý hoặc rất đồng ý

TWVai trò tích cực Cần cải thiệnCó cải thiện trong 5

năm qua?Tỉnh Huyện Xã

Page 28: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

27ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

25 Những ví dụ này được lấy từ báo cáo ngắn Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế tại trang web của IBP: (i) “Ngân sách mở tại Mê-hi-cô giúp mở ra các phương án chăm sóc cho các bà mẹ mới”; (ii) Quỹ xây dựng trường học đem lại bài học về huy động cộng đồng tại Uganda; (iii) Kiểm định xã hội tại Kenya: Minh bạch Ngân sách và Trách nhiệm Giải trình.”

Kiểm định Xã hội tại Kenya: Năm 2005, Tổ chức Xã hội Dân sự Người Hồi vì Nhân Quyền (MUHURI) khởi xướng tiến hành kiểm định xã hội về các dự án trong Quỹ Phát triển Khu vực Cử tri (CDF), nơi phân bổ 1 triệu $ mỗi năm cho mỗi chính khách để đầu tư công tại khu vực cử tri của họ. Mặc dù Quỹ CDF được coi là hiệu quả hơn các kênh truyền thống, nhưng nó vẫn tệ hại do điều hành kém và thiếu trách nhiệm giải trình. Một số ít nghị sỹ đã cho phép MUHURI tiến hành kiểm định xã hội khi được bầu lại, trong khi những người khác không thực hiện điều đó, mặc dầu MUHURI đã phát hiện ra rất nhiều vấn đề, như dự án không hoàn tất, người lao động không nhận được lương và sử dụng vốn sai mục đích. Nhiều Quỹ CDF đã được thực hiện kiểm định xã hội được coi là quỹ được quản lý tốt nhất theo các kiểm định viên độc lập. Cho dù như vậy, khả năng tiếp cận đến MUHURI vẫn còn hạn chế.

Giám sát Cộng đồng Quỹ Xây dựng Trường học tại Uganda: Năm 2002, Tổ chức Xã hội Dân sự Mạng lưới Nợ Uganda đã khởi xướng một mạng lưới các nhóm giám sát cộng đồng nhằm giám sát chi tiêu qua Trợ cấp Cơ sở Trường học của Chính phủ. Chương trình trợ cấp này phân bổ cho mỗi huyện khoảng 600.000 $ để xây dựng trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu nhập học đang tăng nhanh chóng. Các cộng đồng đã giám sát dự án và tổ chức điều trần công khai để nêu ra các vấn đề về tiến độ và chất lượng của các công trình công cộng. Mặc dù các quan chức địa phương ban đầu không muốn tham gia, nhưng công việc của cộng đồng đã dẫn tới việc công khai thông tin tài chính trên các bảng tin công cộng, giảm tỷ lệ nghỉ của giáo viên và cải thiện chất lượng xây dựng trường học. Những điều này thậm chí còn tác động đến chính sách mua sắm đầu thầu của quốc gia và các biện pháp khác nhằm cải thiện việc cung cấp dịch vụ công.

Phân tích ngân sách dẫn đến phân bổ cao hơn cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ: Tổ chức xã hội dân sự tại Mê-hi-cô, Fundar, đã sử dụng thông tin ngân sách lần đầu tiên được công bố năm 2002 để nhấn mạnh việc thiếu vốn cho các cơ sở chăm sóc sản khoa cấp cứu. Điều này gây ra tỷ lệ tử vong bà mẹ cao ở Mê-hi-cô, với tác động lớn hơn ở các hộ gia đình nghèo. Phân tích của Fundar được sử dụng làm cơ sở để thảo luận giữa các Tổ chức Xã hội Dân sự và các nhà hoạch định chính sách cao cấp, qua đó trong năm 2003, một khoản tăng ngân sách 50 triệu $ đã được phân bổ cho một chương trình quốc gia được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề tử vong bà mẹ. Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Fundar tiếp tục giám sát việc sử dụng công quỹ đó nhằm đẩy mạnh dân chủ.

Hộp 2: Minh bạch Ngân sách và Sự Tham gia cấp Địa phương25

Page 29: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM28

Page 30: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

29ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(a) Thông tin chi tiết về các hoạt động ngân sách

38. Ngân sách Nhà nước và Báo cáo Tài chính thường niên tại Việt Nam đã cung cấp thông tin tương đối chi tiết về phân bổ ngân sách và chi tiêu. Thu và chi của chính quyền trung ương và địa phương (Tỉnh, Huyện và Xã) được tổng hợp vào Dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm. Thông tin được phân tách theo cấp ngân sách xuống tới cấp huyện, được tóm lược như sau:26

• Đối với chính quyền trung ương và cấp tỉnh, phân loại theo nội dung kinh tế của chi tiêu trong các bảng tổng hợp được phân tách theo chi đầu tư và thường xuyên.27 Trong đó, chi thường xuyên được bóc tách theo lĩnh vực,28 phù hợp với Mục lục chuẩn về các lĩnh vực của Chính phủ.

• Chi tiết bóc tách theo đơn vị hành chínhcủa Chính quyền Trung ương cung cấp thông tin về tổng số giao dự toán thường xuyên và đầu tư,29 còn những chi tiết bóc tách theo đơn vị hành chính (hoặc chi tiêu của từng dự án) cho ngân sách đầu tư chưa có đối với tất cả các tỉnh.30

• Tài liệu Ngân sách có một bảng tổng hợp về các kế hoạch chi tiêu giữa các tỉnh (tổng chi, thu, và trợ cấp chuyển giao giữa các cấp chính quyền).31

• Ở cấp huyện, tài liệu Ngân sách Nhà nước trình bày dự toán thu, chi ngân sách, và các số trợ cấp chuyển giao của tỉnh tách ra cho từng huyện, nhưng không chi tiết theo các nội dung kinh tế, lĩnh vực và hành chính.32

26 Đề nghị tham khảo tổng hợp các bảng biểu ngân sách tại Phụ lục D27 Bảng 1, 2, 4 của toàn Chính phủ, và các bảng 10 và 13 của Ngân sách Tỉnh, trong Tài liệu Ngân sách năm 201128 Bảng 6 của toàn Chính phủ, và bảng 14 của Ngân sách Tỉnh trong Tài liệu Ngân sách năm 201129 Bảng 9 trong Tài liệu Ngân sách năm 201130 Bảng 15 cho mỗi tỉnh trong trong Tài liệu Ngân sách năm 2011, trình bày chi tiết theo lĩnh vực đối với chi thường xuyên và chi đầu tư cho

từng đơn vị hành chính tại Tỉnh liên quan. Bảng 16 trình bày chi tiết cho từng dự án.Nhưng không phải tình nào cũng có Bảng 16 hoặc phân tách ngân sách chi đầu tư tại Bảng 15.

31 Bảng 9 trong Tài liệu Ngân sách năm 201132 Bảng 18 trong Tài liệu Ngân sách năm 2011

HẠM VI, MỨC ĐỘ TOÀN DIỆN VÀ CÁCH

TRÌNH BÀY CÁC VẤN ĐỀ TÀI KHÓA CHÍNHP

Page 31: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM30

39. Phạm vi và mức độ toàn diện về thông tin thu của Chính phủ được coi là tốt. Tài liệu ngân sách trình bày tổng hợp thu của toàn Chính phủ, bóc tách theo mười bốn nguồn thu khác nhau, bao gồm thu từ thuế, ngoài thuế, và thu từ viện trợ nước ngoài.33 Đối với một số nội dung thu, ví dụ như thu từ xuất nhập khẩu là số thu gộp của thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu, việc phân tách chi tiết hơn sẽ giúp làm rõ chính sách và hỗ trợ đối chiếu với các nội dung liên quan tại GFS. Thông tin chi tiết về các nguồn thu theo cơ sở thuế cụ thể như thu từ hàng hóa, thuế tài nguyên, thuế môi trường cũng hỗ trợ việc dự báo và phân tích chính sách. Việc công khai chi tiết hơn về số thu từ dầu, khí và khai khoáng là cần thiết, nhưng việc phân tích cụ thể về minh bạch trong nguồn thu nằm ngoài phạm vi của Báo cáo đánh giá chính sách này. Các Bảng ngân sách tỉnh cũng bóc tách chi tiết số thu tại địa bàn mỗi tỉnh.34 Có năm mươi trong số sáu mươi ba tỉnh giữ lại toàn bộ số thu thu được trên địa bàn. Tài liệu ngân sách có trình bày chi tiết về điều hòa ngân sách giữa các cấp chính quyền, bao gồm cả bổ sung có mục tiêu và bổ sung cân đối.

(b) Phân tách chi tiết theo nội dung kinh tế để đạt minh bạch cao hơn

40. Bên cạnh những thành tựu trên, vẫn cần phải tiếp tục tăng cường về phạm vi, mức độ toàn diện và cách trình bày ngân sách. Một nửa những người trả lời khảo sát cảm thấy phạm vi các ưu tiên chính sách tài khóa trong các văn bản Ngân sách đã được cải thiện, nhưng ở các nội dung khác, chưa đến một nửa tổng số người trả lời đồng ý rằng phạm vi đã tốt hơn (Biểu đồ 13). Trong một số nội dung như nợ, doanh nghiệp nhà nước, báo cáo theo kết quả, một phần năm số người trả lời không đồng ý là đã có cải thiện về phạm vi trong năm năm qua.

33 Bảng 3 trong Tài liệu Ngân sách năm 201134 Bảng 12 trong Tài liệu Ngân sách năm 2011

Biểu đồ 13: Bình quân nhận định về các nội dung đã được cải thiện nhiều trong năm năm qua

Ưu tiên chính sách

tài khóa

0.00

20.00

10.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

11

13 13 13 1823

32

21

30

3945 45 43 51

Ưu tiên chi tiêu

chính phủ

Thu của CP

Không đồng ý hoặc rất không đồng ý Đồng ý hoặc rất đồng ý

Thâm hụt ngân sách

Nợ và bảo lãnhcủa chính phủ

Thông tin vềDNNN

Thông tin về kết quả

Nguồn: Khảo sát Minh bạch Ngân sách (2012)

Page 32: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

31ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

42. Một số phản hồi về phạm vi, mức độ toàn diện và cách trình bày có thể liên quan đến vấn đề thiếu phân tách chi tiết theo nội dung kinh tế đối với chi thường xuyên. Mặc dù có thể có thông tin trên hệ thống thông tin quản lý tài chính của chính phủ, nhưng các báo cáo Ngân sách lại không trình bày thông tin về lương và phụ cấp, mua sắm hàng hóa và dịch vụ, hoặc trợ cấp chuyển giao cho công dân. Việc công khai chi tiêu theo các nội dung kinh tế chính đối với các đơn vị lớn sẽ làm cho ngân sách có nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, việc gắn kết chi tiêu với đầu ra và kết quả đòi hỏi phải thực hiện phân loại ngân sách theo chương trình.

43. Phân loại chi tiết theo nội dung kinh tế là yêu cầu tối thiểu để kiểm soát tài khóa và phân tích ngân sách, trong khi đó đây là vấn đề tương đối dễ xử lý tại Việt Nam. Thứ nhất, Kế toán đồ hiện nay hiện đang được sử dụng để đối chiếu chi tiêu theo đối tượng hành chính theo các nội dung kinh tế của GFS. Điều này có vai trò quan trọng trong việc phân tích kinh tế chung đối với các quyết định ngân sách, chẳng hạn xem nguồn chi lương có bền vững hay không, hoặc nếu chính sách của Chính phủ thay đổi thì ảnh hưởng gì đến chi tiêu không được chủ động. Nó cũng cho phép phân tích sâu hơn mối liên hệ giữa chính sách của Chính phủ với các ưu tiên ngân sách. Chẳng hạn, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế có thể là vấn đề về số lượng cán bộ y tế (lương và phụ cấp), hay cung ứng dược (hàng hóa và dịch vụ), hoặc đảm bảo

41. Cách trình bày ngân sách cũng là một vấn đề - không chỉ ở cấp địa phương như đã phân tích ở trên, mà còn trong cả các báo cáo Ngân sách Nhà nước. Biểu đồ 14 dưới đây cho thấy chưa đến một nửa số người trả lời khảo sát đồng ý rằng cách trình bày và nội dung ngân sách đã rõ ràng và dễ hiểu. Ngoài nội dung về thu của Chính phủ, ít nhất một phần năm số người trả lời cho thấy có nhu cầu cần cải thiện về nội dung và cách trình bày ở toàn bộ các nội dung còn lại. Báo cáo về kết quả và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là hai nội dung nhận được nhiều quan ngại nhất. Nội dung về DNNN sẽ được phân tích sâu hơn dưới đây.

không đồng ý hoặc rất không đồng ý

Thông tin về kết quả

Nợ và bảo lãnh của CP

Thông tin về DNNN

30 3025

392831

Biểu đồ 14: Trình bày và nội dung Ngân sách đã rõ ràng và dễ hiểu?

Thu của CP Ưu tiên chi tiêucủa CP

Ưu tiên chínhsách tài khóa

Đồng ý hoặc rất đồng ý

Thực hiện NSNN

Thâm hụtngân sách

15

70.00

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00

45 45 44 42

32

22

2021 21

Nguồn: Khảo sát Minh bạch Ngân sách (2012)

Page 33: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM32

35 Chi tiết thêm về Quyết định 192 (2004) về báo cáo đầu tư được cụ thể tại Thông tư 10 và 19/2005/TT-BTC (2005), được trình bày tại Phần D dưới đây liên quan đến khuôn khổ pháp lý và pháp quy

36 Bảng 4 của Ngân sách 201137 Lienert I. và Ljungman G., “Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật Quản lý Tài chính Công (PFM): Kết chuyển thẩm quyền sử dụng ngân sách,”

IMF (Tháng 1/2009)

về cơ sở y tế (đầu tư). Phân loại theo nội dung kinh tế sẽ cho phép xem xét phân bổ theo cách đó một cách rõ ràng.

44. Một điểm yếu nữa về phạm vi và mức độ toàn diện là cách trình bày phần ngân sách đầu tư trong

văn bản Ngân sách. Quyết định 192 (2004) và các Thông tư hướng dẫn ban hành năm 2005 yêu cầu phải công khai thông tin về các dự án đầu tư sử dụng Ngân sách Nhà nước, các Quỹ Đầu tư ngoài ngân sách và đóng góp của cộng đồng ở cấp Xã.35 Những thông tin này được các đơn vị hành chính chịu trách nhiệm cho mỗi dự án công khai ngoài ngân sách. Thông tin này cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo lên Quốc hội. Tuy nhiên, thông tin về đầu tư trong văn bản Ngân sách Nhà nước lại rất hạn chế. Khác với chi thường xuyên, chi đầu tư không có thông tin chi tiết theo lĩnh vực chức năng của Chính phủ. Duy nhất chỉ có ngoại lệ là ngành giáo dục, trong đó có một bảng phân bổ vốn đầu tư trong ngành.36 Mặc dù có một bảng tổng hợp vốn đầu tư cho các đơn vị hành chính ở Chính phủ Trung ương, nhưng ngân sách chi đầu tư không được trình bày thống nhất trong các bảng của Chính quyền cấp tỉnh. Do vậy, khó có thể tìm ra trong văn bản ngân sách tổng chi tiêu tại một ngành bất kỳ hoặc đơn vị chức năng của chính phủ.

(c) Cách thực hiện chuyển nguồn có thể làm hạn chế minh bạch tài khóa

45. Việt Nam có một hệ thống phức tạp những thông lệ về chuyển nguồn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy và tính minh bạch của Ngân sách. Ở đây, có ba nội dung tổng quát. Thứ nhất, một phần số vượt thu, không được chi tiêu hết trong năm tài khóa, được chuyển nguồn sang năm tiếp theo để chi đầu tư hoặc cải cách lương (Điều 63 của Luật Ngân sách Nhà nước). Mức độ kết chuyển số thu được Quốc hội thông qua, nhưng không ở dạng phân bổ chi tiết. Thứ hai, các đơn vị hành chính được tự chủ chi số tiết kiệm được bất kỳ theo cơ chế khoán chi trong năm tiếp theo. Mặc dù số này theo báo cáo là không lớn, nhưng lại không được phân bổ vào Ngân sách mới. Cuối cùng, các công trình đầu tư chưa kết thúc cũng có thể được kết chuyển nhưng số chi đó lại được tính cho năm phân bổ chứ không phải cho năm thực tế chi tiêu. Đối với phần chi chuyển nguồn, không có phân tách chi tiết theo nội dung kinh tế hay lĩnh vực. Điều này cho thấy tình hình thực hiện ngân sách có thể được báo cáo chưa đầy đủ.

46. Mặc dù việc áp dụng các thông lệ chuyển nguồn không phải là không phổ biến tại các quốc gia khác, nhưng Việt Nam cần có các tham số rõ ràng hơn nhằm đảm bảo minh bạch (tham khảo thêm về nội dung này tại mục 68). Vấn đề thứ nhất cần cân nhắc là chuyển nguồn liệu có nên hạn chế chỉ cho các dự án đầu tư, thay vì mở rộng cho mọi loại hình chi tiêu như hiện nay, hay không. Có thể có những lý do thực tiễn về chậm trễ trong triển khai các dự án đầu tư, qua đó đòi hỏi kỷ luật cao hơn trong chi tiêu. Thứ hai, chi từ nguồn ‘kết chuyển’ cần được phân bổ rõ ràng trong Ngân sách mới. Tuy nhiên hiện nay, số chi tiêu chuyển nguồn không được phân loại theo nội dung kinh tế hay lĩnh vực. Điều này làm tăng thêm trở ngại trong việc có được bức tranh đầy đủ hoặc chính xác về phân bổ ngân sách giữa các ngành và trong nội ngành và các lĩnh vực chức năng của chính phủ. Chi tiêu đương nhiên phải được hạch toán và báo cáo, nhưng thiếu thông tin về phân bổ cũng gây hạn chế về minh bạch Ngân sách.

Page 34: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

33ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

47. Điều này lại càng phức tạp hơn do thiếu sự nhất quán về cách phân loại thông tin giữa Kế hoạch Ngân sách và Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách. Quyết định 33/2008 đã quy định về Kế toán đồ sử dụng thống nhất trong toàn Chính phủ. Cách phân loại thông tin trong Kế hoạch Ngân sách và Báo cáo tình hình thực hiện đã có sự nhất quán với Kế toán đồ thống nhất. Nhưng cách phân loại thông tin trong Kế hoạch Ngân sách chưa hoàn toàn nhất quán với cách phân loại thông tin trong các báo cáo tình hình thực hiện ngân sách. Điều này là do cấp độ chi tiết khác nhau của thông tin, gây khó khăn trong việc so sánh giữa hai loại văn bản đó cũng như trong giám sát hiệu quả hoạt động trong thực hiện ngân sách. Bộ Tài chính đang xem xét vấn đề này để nâng cao sự nhất quán về cách phân loại thông tin giữa Kế hoạch Ngân sách và Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách.

(d) Sử dụng thông tin hiện có để tiếp tục tăng cường các tài liệu bổ trợ

48. Các tài liệu bổ trợ trong Ngân sách Nhà nước năm 2012 đã cung cấp nhiều thông tin hơn so với trước đây về tình hình thực hiện Ngân sách của năm trước đó và các ưu tiên chính sách cho năm tiếp theo. Phần 1 trong Ngân sách Nhà nước năm 2012 là phần tổng quan rất tốt về tình hình thực hiện Ngân sách năm 2011, bao gồm cả thảo luận về: những diễn biến kinh tế vĩ mô, hiệu quả thực hiện thu, thực hiện các kế hoạch chi tiêu, thay đổi về chính sách và các sự kiện ngoài dự kiến. Phần 2, tương ứng với bản báo cáo trước ngân sách tại các nước khác, thảo luận về: các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, các mục tiêu chính sách lớn, dự toán thu và các kế hoạch chi tiêu, một bản tóm lược về các chính sách mới và các giả định về nguồn. Bản báo cáo này hướng dẫn rõ ràng về các ưu tiên của Chính phủ, và trình bày một cách nhất quán về cách thức thực hiện các ưu tiên đó.

49. Chính phủ có thể dựa trên những thông tin hiện có để tiếp tục tăng cường minh bạch trong các tài liệu bổ trợ mà không cần nhiều nỗ lực. Dựa trên đánh giá về Ngân sách 2012, và những thông tin hiện đã công khai, sau đây là một số ví dụ về những thông tin có thể bố sung một cách dễ dàng:

i. Hiệu quả hoạt động tài khóa: Sẽ rất hữu ích nếu Phần 1 được bổ sung thêm thông tin về kết quả thực hiện ngân sách trong hai đến ba năm trước. Các bảng biểu ngân sách hiện nay không cung cấp số liệu lịch sử, ngay cả khi số liệu đó đã công khai ra công chúng. Lý do có thể vì những thông lệ chuyển nguồn phức tạp, gây ảnh hưởng đến độ chính xác của các số ước thực hiện (xem Phần C (c) ở trên). Một lý do khác là vì phải sau độ trễ khá dài mới có được thông tin quyết toán ngân sách.

Tuy nhiên, các tài liệu ngân sách có thể làm rõ tình trạng ước thực hiện. Ngay cả khi đó chỉ là số ước tính, thông tin này cũng giúp người ta hình dung được hiệu quả thực hiện ngân sách (bao gồm cả mức độ chuyển nguồn). Nó giúp ta đánh giá được dự toán hiện hành, mức độ hiệu quả thực hiện Ngân sách theo những mục tiêu chính sách, và lý do khác biệt.

Ví dụ, thông tin tại biểu đồ 15a và 15b được lấy từ quyết toán năm 2009, ước thực hiện lần hai năm 2010 và ước thực hiện lần đầu năm 2011. Các biểu đồ thể hiện xu hướng hiệu quả thực hiện thu kể từ năm 2007, tổng chi đầu tư và thường xuyên trong ba năm qua.

Page 35: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM34

Biểu đồ giúp ta nắm bắt nhanh về các nguồn thu chính, mức giảm của các loại thuế thương mại tương ứng với GDP (vì lý do kết hợp giữa tự do hóa thuế quan và suy giảm nhập khẩu), và diễn biến của loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân đang tăng lên (v.d. do áp dụng chính sách mới năm 2007, quản lý tốt hơn, và điều chỉnh lương công chức).

Tương tự, về mặt chi tiêu, biểu đồ 15b ở trên cho thấy mặc dù chi đầu tư tăng lên do các chính sách kích thích tài chính, tỷ lệ giữa chi đầu tư và thường xuyên đã giảm xuống trong kỳ. Điều này liên quan đến tăng chi tiêu an sinh xã hội nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu, hoặc chính sách của Chính phủ nhằm tăng tỷ lệ chi tiêu chung các ngành xã hội không liên quan đến đầu tư.

Tương tự với thông tin về hiệu quả thực hiện trong quá khứ, các văn bản ngân sách cũng chưa có thông tin dự báo tài khóa sau năm ngân sách. Vấn đề dự báo ngân sách nói chung sẽ được phân tích sâu hơn tại Phần E. Đây là những nội dung quan trọng nhằm đánh giá về tính bền vững của các chính sách hiện hành, khả năng đảm bảo cho các chính sách tương lai trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015, qua đó, nâng cao tính minh bạch về hiệu quả thực hiện các cam kết trung hạn, giúp giải thích về những điều chỉnh chi tiêu lớn có thể diễn ra do những thay đổi về chính sách hoặc do các yếu tố ngoại sinh.

ii. Cân đối ngân sách: Một trong những ưu tiên của Việt Nam là đưa cách trình bày và phân tích về cân đối Ngân sách tổng thể sát hơn với các chuẩn mực quốc tế, như được phân tích sâu hơn tại Phần E. Độ chính xác của bức tranh tài khóa cũng bị ảnh hưởng do cách thức thực hiện chuyển nguồn. Hiện nay các văn bản Ngân sách đã trình bày được ước tính cân đối tổng thể theo định nghĩa trong nước, là chênh lệch giữa số thu và số chi, bao gồm cả chi trả nợ. Các văn bản Ngân sách cũng đã trình bày ước tính quy mô thâm hụt ngân sách cũng như tổng hợp về các nguồn bù đắp.

Cân đối tổng thể sử dụng rộng rãi là điểm tham chiếu để phân tích chính sách tài khóa, nhưng Việt Nam có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu khác một cách rõ ràng. Ví dụ, cân đối cơ bản, là cân đối tổng thể (cần loại bỏ chi trả nợ) trừ đi số chi trả lãi, là một chỉ số tốt về nỗ lực tài khóa về mặt

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

2009 2010 2011 2012

Ngân sách

Thựchiện

Ngân sách

Thựchiện

Ngân sách

Ngân sách

Thựchiện

Chi đầu tư Chi thường xuyên

1

2

3

4

5

6

7

8

910

Thuế thunhập doanh nghiệp

Thuế thunhập cánhân

Thuế giá trị gia tăng

2007 2008 2009 2010 2011

Thuế tài nguyên

Thuế xuất nhập khẩu

Biểu đồ 15a: Các loại thuế chính (% GDP) Biểu đồ 15b: Chi đầu tư và thường xuyên (% GDP)

Page 36: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

35ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

cắt giảm chi tiêu hay tăng cường hành thu, do đã bỏ qua số chi trả lãi suất nằm ngoài khả năng chủ động. Bên cạnh số cân đối cơ bản, các văn bản Ngân sách cũng có thể cân nhắc đưa ra cân đối thường xuyên, là thu trừ đi chi thường xuyên (nghĩa là cân đối hoạt động gộp theo GFS theo hệ thống kế toán trên cơ sở tiền mặt), cũng là chỉ số tốt về mức độ bền vững đối với các hoạt động của Chính phủ. Tại Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước (khoản 2, điều 8) quy định về nguyên tắc Chính phủ cần hạn chế chỉ sử dụng vay nợ cho chi đầu tư, không dùng cho tiêu dùng.

Biểu đồ 16b thể hiện xu hướng của cân đối cơ bản và cân đối thường xuyên. Nó cho thấy Chính phủ đang đảm bảo được thặng dư thường xuyên - toàn bộ chi thường xuyên được đảm bảo bằng thu nội địa, mặc dù xu hướng đang đi xuống do chi thường xuyên đang tăng lên. Ngân sách đang phải chịu thâm hụt cơ bản, với mức thâm hụt tăng lên nhanh chóng vào năm 2009, và giảm xuống sau đó. Mức chi trả lãi vay của Việt Nam tương đối nhỏ (7% trong số chi thường xuyên) - nhưng dù sao, thâm hụt cơ bản đã giảm khoảng hai điểm phần trăm so với GDP trong giai đoạn 2010 và 2011, thể hiện nỗ lực quản lý tài khóa.

iii. Nợ của Chính phủ: Khảo sát về Minh bạch Ngân sách cho thấy các cơ quan liên quan đang quan ngại về việc các văn kiện Ngân sách còn thiếu thông tin về nợ của Chính phủ (Biểu đồ 6, 13 và 14 ở trên). Chính phủ, qua Quyết định của Thủ tướng, đã đặt ra các ngưỡng an toàn nợ như sau(*):(i) nợ công duy trì dưới 65% vào năm 2020 so với GDP; tỷ lệ trả nợ công so với thu duy trì dưới 30%; và (iii) tỷ lệ trả nợ nước ngoài của chính phủ so với kim ngạch xuất khẩu dưới 25%. Các chỉ tiêu an toàn khác bao gồm hạn chế chỉ sử dụng vay nợ cho chi đầu tư như đã nêu trên, và hạn chế vay nợ của cấp tỉnh ở mức 30% ngân sách chi đầu tư của tỉnh (khoản 3, Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước).

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

-5.00.0

5.0

10.0

-10.0

(9.0)

(7.0)

(5.0)

(3.0)

(1.0)

1.0

3.0

5.0

7.0

9.0

11.0

15.0

20.0

25.0

30.0

40.0

35.0

2009 2010 2011 20122004 2005 2006 2007

Thu Chi tiêu Ước tính của WB Tổng thuế Cơ bản Thường xuyên

Biểu đồ 16a: Tổng thu và chi (% GDP) Biểu đồ 16b: Cân đối tổng thể, cơ bản và thường xuyên (% GDP)

2008 2009 2010 2011 2012

Ngân sáchNgân sách

Thựchiện

Ngân sách

Thựchiện

Ngân sách

Thựchiện

Ngân sách

ƯớcThựchiện

(*) Quyết định của Thủ Tướng số 958/QD-TTg về “ Phê duyệt Chiến lược Nợ Công và Nợ nước ngoài của Quốc gia trong giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn đến 2030.

Page 37: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM36

Bên cạnh những định nghĩa và nội dung làm rõ rất hữu ích về các thuật ngữ kỹ thuật sử dụng trong Bản tin Nợ, rất nhiều người còn hiểu không đúng về các vấn đề nợ công của Việt Nam. Cụ thể, có sự lẫn lộn trong cách diễn giải các chỉ số ngưỡng an toàn. Sẽ hữu ích hơn nếu ta có thể làm rõ các ngưỡng đó tạo ra mốc chuẩn để giám sát về thanh khoản và nguy cơ đối với các vấn đề trả nợ trong ngắn hạn như thế nào.

50. Các vấn đề trên có thể được giải quyết với phí tổn tương đối ít mà đáp ứng được trực tiếp các vấn đề quan trọng đối với các bên liên quan. Hai vấn đề nhỏ khác là, thứ nhất Chính phủ đã áp dụng các ‘quy tắc tài khóa’ hợp lý như các ngưỡng nợ, và các chính sách khác (v.d. Ngân sách năm 2012 yêu cầu hạn chế chi tiêu được phép chủ động từ nguồn vượt thu và chi trả sớm các khoản nợ ngắn hạn). Các quy tắc đó và mức độ đóng góp của chúng đối với các mục tiêu chính sách tài khóa phải được bàn đến trong phần tổng hợp của báo cáo trước ngân sách. Thứ hai là tác động của các chính sách mới, mặc dù báo cáo trước ngân sách đã vạch ra chi tiết về các mục tiêu chính sách của các ngành khác nhau, nhưng tác động tài khóa của các nội dung gây ảnh hưởng lớn đến chi tiêu (v.d. cải cách lương, trong đó tăng mức lương cơ bản lên đến gần ba lần so với dự báo lạm phát), và các chính sách mới (v.d. Thuế Bảo vệ Môi trường, và Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) cần được nhấn mạnh hơn.

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

1015

20

253035

4045

50

2009Nợ nước ngoài/GDP Trả nợ/Thu Dư nợ nước ngoài(triệu $) Trả nợ gốc

(Nợ nước ngoài triệu $)Trả lãi (Nợ nước triệu $)Trả nợ nước ngoài/Xuất khẩu

2010 2011 2012 2006

0 0

200 5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

400

600

800

1000

1200

2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 17a: Các ngưỡng nợ (% GDP) Biểu đồ 17b: Dư nợ và trả nợ

Ta có thể dễ dàng báo cáo về hiệu quả thực hiện theo các ngưỡng an toàn dựa trên những thông tin đã công bố (Biểu đồ 17a). Thông tin về trả nợ trên số thu đã công bố tại văn bản Ngân sách. Tỷ lệ trả nợ nước ngoài của khu vực công so với GDP và tỷ lệ trả nợ nước ngoài của khu vực công so với xuất khẩu có thể lấy từ Bản tin Nợ phát hành hai lần mỗi năm. Bản tin nợ đưa ra dữ liệu về số trả nợ và dư nợ nước ngoài danh nghĩa (Biểu đồ 17b), đã tăng trên gấp đôi theo giá hiện hành từ năm 2006 đến năm 2010 do tăng vay nợ trong giai đoạn khủng hoảng.

Page 38: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

37ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(a) Các Quỹ ngoài ngân sách

51. Các hoạt động ngoài ngân sách tại Việt Nam phải theo các yêu cầu báo cáo chi tiết,38 mặc dù phạm vi thể hiện chúng trong các văn bản Ngân sách rất hạn chế. Hầu hết các hoạt động ngoài ngân sách diễn ra qua ba phương thức chính: các Quỹ Tài chính Công; Quỹ đầu tư Cơ sở Hạ tầng; và thu ngoài ngân sách. Các quỹ ngoài ngân sách không phải không phổ biến và có thể được biện minh trong các trường hợp cụ thể. Vấn đề chính là phải có biện minh rõ ràng để đi đến lựa chọn triển khai bên ngoài Ngân sách; phải có các cơ chế báo cáo tài chính và điều hành chi tiết; cũng như phải báo cáo ở mức độ phù hợp trong các văn kiện Ngân sách.39

52. Việt Nam có khoảng hai mươi Quỹ Tài chính Công (PFF), tập trung chủ yếu vào các vấn đề lĩnh vực xã hội.40 Hai Quỹ chiếm khoảng 95% tổng chi tiêu qua các quỹ ngoài ngân sách (PFF) là: (i) Quỹ bảo hiểm xã hội nhằm cung cấp lương hưu cho công chức nghỉ hưu trước 1995; và (ii) Quỹ bảo hiểm y tế. Ngoài ra cũng có quỹ tài chính công đối với số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các quỹ khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư. Các Quỹ Tài chính Công, bình quân chiếm 14% chi tiêu chung của Chính phủ (Bảng 1). Một nghiên cứu trước đó của IMF cho biết các quỹ tài chính công có thể chiếm trên 40% chi tiêu của chính phủ trung ương tại các quốc gia phát triển và đang phát triển, và hai phần ba trong số đó là các quỹ an sinh xã hội.41 Các Quỹ Tài chính Công (PFF) tại Việt Nam có nguồn thu riêng, qua các khoản thu dành riêng (v.d. phí sử dụng đất được đưa vào Quỹ Phát triển Nhà Đất), bán tài sản, hoặc đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện. Một số Quỹ Tài chính Công (PFF) được nhận hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước và được quản lý bởi các bộ chủ quản.

38 Quyết định 192 và các Thông tư hướng dẫn ban hành năm 2005, được phân tích sâu hơn tại Phần D.39 Tham khảo R. Allen và D. Radev, “Quản lý và Kiểm soát các Quỹ Ngoài Ngân sách,” Tài liệu nghiên cứu của IMF (12/2006) và Quan hệ

Đối tác Ngân sách Quốc tế, “Hướng dẫn về Minh bạch trong Tài chính Công - Tầm nhìn vượt ngoài Ngân sách cốt lõi: Các Quỹ Ngoài Ngân sách,” (2011)

40 Danh mục đầy đủ tại Phụ lục E41 R. Allen và D. Radev, “Quản lý và Kiểm soát các Quỹ Ngoài Ngân sách,” Tài liệu nghiên cứu của IMF (12/2006), Bảng 1

ẦM NHÌN VƯỢT NGOÀI CÁC HOẠT ĐỘNG

NGÂN SÁCH CỐT LÕIT

Page 39: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM38

42 Báo cáo đánh giá này không xem xét chi tiết mẫu báo cáo tài chính cho các Quỹ Tài chính Công, nhưng việc này có thể dễ dàng thực hiện sau khi ban hành tài liệu này.

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

2007 2008 2009 2010

Quỹ Tài chính Công (PFFs) 41.905 55.265 70.361 83.125Quỹ Bảo hiểm Xã hội 33.781 44.871 54.880 64.044

Nguồn tự thu 14.465 21.360 28.419 35.162Hỗ trợ của NSNN 19.316 23.511 26.461 28.882

Quỹ Bảo hiểm Y tế 8.124 10.394 15.481 19.081Tổng Chi Ngân sách 336.312 411.836 508.029 607.380Quỹ Tài chính Công (% Chi Ngân sách) 12,46 13,42 13,85 13,69

53. Các Quỹ Tài chính Công (PFF) tại Việt Nam được nhận định là có một số đặc điểm của thông lệ tốt về quản lý quỹ ngoài ngân sách, mặc dù đây không phải là nhận định khi nhìn vào hiệu quả hoạt động của từng Quỹ Tài chính Công (PFF). Cần phải có một đánh giá chi tiết hơn về mức độ cơ chế điều hành góp phần tăng cường kỷ luật, phân bổ nguồn lực chiến lược và hiệu quả chi tiêu. Nhưng các đặc điểm tích cực bao gồm yêu cầu phải được Quốc hội phê duyệt trước khi thành lập quỹ ngoài ngân sách bất kỳ, yêu cầu về báo cáo tài chính và công khai. Về mặt này, Quyết định 192 yêu cầu phải công khai kế hoạch tài chính năm, hiệu quả hoạt động của quỹ, và Quyết toán phải được Quốc hội phê duyệt.

54. Phạm vi tổng hợp thông tin tài chính từ các Quỹ Tài chính Công (PFF) vào các văn kiện ngân sách giúp tăng cường đáng kể về minh bạch. Hiện tại, khó có thể đưa các Quỹ Tài chính Công (PFF) vào phân tích tổng thể về ngân sách, vì thông tin đang bị phân tán. Nếu bỏ qua 14% chi tiêu công ra khỏi phân tích, đánh giá về tình hình tài khóa và kinh tế vĩ mô tổng thể sẽ bị méo mó (v.d. về quy mô của Chính phủ, thâm hụt tài khóa, gánh nặng thuế), cũng như về phân bổ nguồn lực chiến lược liên ngành và nội ngành (v.d. chi tiêu đảm bảo an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng). Trong điều kiện các Quỹ có báo cáo tốt, có một cách tương đối dễ dàng để giải quyết vấn đề này là đưa các báo cáo tài chính đó về sát hơn với GFS 2001 và lập các bảng tổng hợp để tổng hợp vào Ngân sách Nhà nước.42

Bảng 1: Chi tiêu tại các Quỹ Tài chính Công lớn (Tỷ VND)

Page 40: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

39ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

(b) Chi đầu tư ngoài ngân sách

55. Mặc dù cũng có những điều khoản chi tiết về báo cáo chi đầu tư ngoài ngân sách, nhưng thiếu chi tiết tại các văn bản ngân sách cũng làm giảm minh bạch. Có hai kênh chi đầu tư ngoài ngân sách chính. Thứ nhất là các Quỹ của chính phủ phát hành trái phiếu cho các dự án đầu tư trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế. Các bảng biểu ngân sách ở cả cấp Trung ương và địa phương đều có dữ liệu tổng hợp về nội dung chi này,44 và quyết toán chi tiết được trình lên Quốc hội vào cuối năm tài khóa. Thứ hai là các dự án đầu tư sử dụng vốn từ ‘nguồn thu ngoài ngân sách’ (v.d. thu từ sổ số kiến thiết, đóng góp của cộng đồng cấp xã), được báo cáo tổng hợp trong Văn kiện Ngân sách.45

56. Những hoạt động ngoài ngân sách trên khiến cho việc có được bức tranh tổng hợp về chi đầu tư như đã phân tích ở trên trở nên khó khăn hơn. Thông tin về đầu tư ngoài ngân sách không được trình bày chi tiết trong các báo cáo công khai, và cũng gây trở ngại trong việc có được bức tranh chính xác về kế

43 Hai ví dụ trên được lấy từ Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế, “Hướng dẫn về Minh bạch trong Tài chính Công - Tầm nhìn vượt ngoài Ngân sách cốt lõi: Các Quỹ Ngoài Ngân sách,” (2011), trang 6-7

44 Trong tài liệu Ngân sách năm 2011, một số thông tin có thể lấy từ Bảng tổng hợp 4 của trung ương và các bảng tổng hợp 10 và 13 của cấp tỉnh.

45 Bảng 5 trong tài liệu Ngân sách 2011.

Tại Nam Phi, văn bản Ngân sách và tài liệu bổ trợ trình bày thông tin rộng rãi về các quỹ ngoài ngân sách, bao gồm cả phần viết và các số liệu ước tính định lượng. Phần lớn các quỹ ngoài ngân sách là các quỹ an sinh xã hội, như Quỹ Tai nạn Đường bộ, Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp, và Quỹ Đền bù. Tiền trong các hoạt động này không được đưa vào ngân sách, nhưng thông tin về các khoản thu chi của chúng được đưa vào tài liệu kèm theo, Đánh giá Ngân sách. Cơ quan Tổng Kiểm toán của Nam Phi công bố báo cáo kiểm toán của tất cả các quỹ ngoài ngân sách. Các báo cáo này bao trùm toàn bộ các khoản sử dụng Quỹ Thu, gồm cả thu cho Quỹ ngoài ngân sách.

Tại Ấn Độ, Thông tin nhấn mạnh về các quỹ ngoài ngân sách lớn được trình bày cùng với ngân sách năm, mặc dù một số chi tiết được loại ra. Bên cạnh đó, Tổng Kế toán và Kiểm toán ban hành các báo cáo kiểm toán đối với toàn bộ các quỹ ngoài ngân sách, ngoại trừ liên quan đến các khoản chi phải bảo mật. Các báo cáo này nhìn chung không được công bố ra công chúng. Tuy nhiên, với việc thông qua Luật về Quyền Thông tin, thậm chí có thể yêu cầu cung cấp thông tin này. Các quỹ ngoài ngân sách bao gồm Quỹ Tiết kiệm Nhỏ Quốc gia; Quỹ Phát triển Ngành Thép; là một chương trình vay theo ngành hoạt động theo các nguyên tắc thương mại; và Quỹ Cứu trợ của Thủ tướng, nhằm tài trợ cứu trợ từ đóng góp của công.

Hộp 3: Các ví dụ về thông lệ tốt trong giải trình của các Quỹ ngoài ngân sách43

Page 41: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM40

hoạch chi tiêu tổng hợp theo ngành. Chi đầu tư ngoài ngân sách được ước tính giảm từ 5,3% GDP năm 2009 xuống 3,4% GDP năm 2010 và 2,5% GDP năm 2011 - mặc dù những con số này còn khá cao và có thể tăng tiếp sau khi quyết toán. Việc công khai thông tin về các dự án lớn, cho dù có sử dụng nguồn trong hay ngoài ngân sách, sẽ là đóng góp quan trọng nhằm cải thiện minh bạch.

(c) Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

57. Mức độ minh bạch của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và mối quan hệ của chúng với Ngân sách Nhà nước nhận được nhiều quan tâm gần đây. Tác động của DNNN đến ngân sách có thể là: (i) đóng góp trực tiếp của ngân sách vào các DNNN, v.d. trợ cấp, yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ; (ii) đóng góp trực tiếp của các DNNN vào ngân sách, v.d. nộp thuế, cổ tức; và (iii) các hoạt động bán tài khóa, v.d. trợ cấp lãi suất vay cho DNNN, mua sắm từ DNNN ở mức giá trên giá trị trường -- tất cả những điều này đều có thể tạo ra những nghĩa vụ nợ dự phòng tiềm ẩn, làm phát sinh bất cân đối tài khóa trong tương lai. Tài liệu Ngân sách có trình bày chi tiết đóng góp từ thuế của khu vực DNNN cho Ngân sách. Nhưng như đã nêu trong phản hồi qua Khảo sát về Minh bạch Tài khóa, phạm vi của các vấn đề này chưa đủ rõ ràng hoặc toàn diện. Đây là một nội dung rất cần phải hoàn thiện. Ngay cả tại các quốc gia như Nam Phi, nước đã thực hiện rất tốt việc đáp ứng các chuẩn mực của OBI về công khai các khoản chuyển giao cho DNNN, cũng có rất ít thông tin chi tiết về cách thức sử dụng các khoản chuyển giao đó.46

58. Chính phủ đã nhận biết rằng các quy định hiện tại chưa đủ cơ sở để giám sát rủi ro DNNN và đã ưu tiên cải cách trong lĩnh vực này. Bộ Tài chính đã bắt đầu công bố báo cáo tài chính được kiểm toán của DNNN trên trang web của mình. Cũng như các lĩnh vực hoạt động ngoài ngân sách cốt lõi khác như được bàn ở trên, có các điều khoản luật và quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho DNNN,47 nhưng hiện chưa có phân tích tổng hợp về những tác động đến ngân sách.

46 Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế và Viện Nghiên cứu An ninh (N. Overy), “Cánh tả trong bóng tối: Tìm kiếm thông tin về Chuyển giao Tài chính Công cho công ty điện lực Eskom và các doanh nghiệp nhà nước khác,” (2011)

47 Quyết định 192 (2004), Thông tư 29/2005/TT-BTC về minh bạch tài khóa đối với DNNN, Quyết định 224/2006/QD-TTg về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN, Quyết định 169/2007/QD-TTg về giám sát và đánh giá tài chính và hoạt động doanh nghiệp.

Page 42: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

41ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

59. Mức độ minh bạch tài khóa chịu sự tác động của chất lượng thể chế tổng thể tại một quốc gia. Andreula et al (2009)48 đã nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch tài khóa và các chỉ số về điều hành của Kaufmann và đồng sự nhằm đánh giá giả định về chất lượng thể chế.49 Kết quả cho thấy thể chế mạnh hơn tạo điều kiện để có minh bạch tài khóa cao hơn sau khi các biến số khác đã được kiểm soát. Mối liên hệ giữa thể chế mạnh và minh bạch ngân sách có thể được minh họa qua một tập hợp nhỏ hơn các chỉ số về hiệu quả hoạt động Quản lý Tài chính Công (PFM) qua phân tích so sánh các đánh giá PEFA. Biểu đồ 18a và 18b cho thấy các nước thực hiện tốt các thông lệ về (i) kế toán, ghi chép và báo cáo; và (ii) kiểm tra và kiểm toán bên ngoài, có ngân sách toàn diện và minh bạch hơn. Kết quả tốt về mức độ toàn diện và minh bạch ngược lại có liên quan đến kết quả tốt về lập ngân sách trên cơ sở chính sách và độ tin cậy của ngân sách (Biểu đồ 19a và 19b).

48 Andreula, N., Chong, A, và Guillen, J. (2009).Chất lượng Thể chế và Minh bạch Tài khóa.IADB49 Kaufmann, D, A. Kraay, và P. Zoido-Lobaton, “Điều hành là quan trọng IV: Các chỉ số về điều hành giai đoạn 1996 – 2004,” Tài liệu nghiên

cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới 3630 (2005)

Nguồn: Chuyển đổi từ dữ liệu sẵn có tại www.pefa.org

ẢI CÁCH VỀ MINH BẠCH TÀI KHÓA:

CÁC VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHUYẾN NGHỊC

Page 43: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM42

50 Các tiểu phần 2, 3, 5, và 7 đánh giá về tác động của các văn bản luật này đối với vấn đề minh bạch.

60. Những cải cách theo hướng nâng cao minh bạch tài khóa Tại Việt Nam hiện đang được thực hiện trên cơ sở phân tích liên tục mọi khía cạnh của hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM). Đánh giá PEFA hiện đang được thực hiện và kết luận từ đánh giá này sẽ là cơ sở quan trọng để xác định các bước tiếp theo trong chiến lược cải cách. Trên cơ sở một nghiên cứu phân tích gần đây được thực hiện phối hợp giữa Ngân hàng Thế giới và Bộ Tài chính cùng với một số cơ quan khác của Chính phủ, phần này của Báo cáo đánh giá phân tích tình hình áp dụng các nguyên tắc về minh bạch tài khóa trong cải cách. Trước hết, chúng tôi trình bày một đánh giá về khuôn khổ pháp quy về quản lý tài khóa hiện hành tương ứng theo các nguyên tắc tại Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC), sau đó chúng tôi đánh giá các bước đi tiếp theo nhằm đảm bảo cải thiện về minh bạch nhằm đáp ứng của nhu cầu quản lý nội bộ cũng như trách nhiệm giải trình thông tin với công chúng.

(a) Khuôn khổ pháp quy về quản lý tài khóa

61. Chính phủ Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc hình thành một khuôn khổ pháp lý tổng thể về quản lý tài khóa và kiểm soát tài chính. Luật Ngân sách Nhà nước (Luật NSNN) năm 2002, có hiệu lực từ năm 2004 đã tạo cơ sở chính về điều hành Quản lý Tài chính Công. Các văn bản pháp luật khác về tài chính và tài khóa bao gồm: Luật Quản lý Nợ công (2009), Luật Kế toán (2003), và Luật Kiểm toán Nhà nước (2005).50 Những Luật này được bổ trợ bằng các quy định hướng dẫn thực hiện qua hình thức Nghị định, Quyết định và Thông tư cấp bộ.

62. Như trình bày tại Phụ lục F, các luật và quy định này đã đáp ứng được nhiều yêu cầu cơ bản về minh bạch tài khóa được đề ra trong các quy tắc quốc tế. Ở mức độ tổng quan, khuôn khổ pháp lý này, cụ thể là Luật NSNN, đã đề cập đến cả bốn trụ cột của Quy tắc về minh bạch tài khóa (FTC). Tuy nhiên, phụ lục cũng chỉ ra những nội dung có khả năng tăng cường về khuôn khổ cũng như nhu cầu cần phải triển khai những văn bản pháp luật này một cách hiệu quả hơn ở tất cả các cấp nhằm đạt được các mục tiêu về minh bạch của Chính phủ. Trên cơ sở Phụ lục này, các biện pháp tiềm năng có thể tăng cường khuôn khổ pháp quy về quản lý tài khóa được trình bày dưới đây. Một số vấn đề có thể được cải thiện nhanh chóng và sẽ

Nguồn: Chuyển đổi từ dữ liệu sẵn có tại www.pefa.org

Page 44: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

43ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

tác động đáng kể đến những đánh giá từ bên ngoài; một số vấn đề khác đòi hỏi phải cải cách về thể chế và nâng cao năng lực hơn nữa, nhưng việc khởi xướng được thực hiện coi là cần thiết để đạt được các mục tiêu dài hạn của Chính phủ về Quản lý Tài chính Công (PFM) minh bạch và hiệu quả.

Áp dụng định nghĩa về cân đối [ngân sách] của GFSM2001 trong Luật NSNN

63. Bội chi ngân sách và nguồn bù đắp được định nghĩa trong Luật NSNN về mặt hành chính là chênh lệch giữa thu và chi, bao gồm cả chi trả nợ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phải là chỉ tiêu tốt về tác động chính sách tài khóa của ngân sách. Định nghĩa về bội chi và bù đắp bội chi theo chuẩn quốc tế GFSM2001 được Chính phủ Việt Nam hiểu rất rõ, nhưng Luật NSNN không quy định phải sử dụng định nghĩa quốc tế trong trình bày ngân sách. Việc bổ sung một điều khoản đơn giản trong Luật NSNN quy định rằng chuẩn mực GFS được [quốc tế] công nhận sẽ được áp dụng là điểm tham chiếu chính để phân tích tác động tài khóa của ngân sách (theo FTC 3.2.3), sẽ giúp vượt qua được sự thiếu nhất quán hiện nay trong cách trình bày và diễn giải. Bổ sung như thế sẽ không loại trừ định nghĩa hiện nay của Luật NSNN vì các mục tiêu hành chính và kế toán chung.

64. Công việc cần bắt đầu trước mắt có thể là lập các báo cáo tài khóa về tình hình thực hiện ngân sách theo cách phân loại của GFSM 2001. Như được phân tích sâu hơn dưới đây, hầu hết công việc phân tích để lập ra các báo cáo đó đã được thực hiện; và có thể được lồng ghép vào hệ thống kế toán và báo cáo TABMIS. Những cải cách này có thể cải thiện về minh bạch tài khóa qua việc đảm bảo thông tin tài khóa được trình bày hiệu quả hơn nhằm tăng cường phân tích chính sách và trách nhiệm giải trình, đồng thời khi đã có đầy đủ những báo cáo phân tích đó, công tác kiểm soát và quản lý chính sách tài khóa của Chính phủ sẽ được tăng cường.

Làm rõ mối quan hệ giữa các cơ quan hành pháp và cơ quan giám sát của chính phủ ở tất cả các cấp

65. Khuôn khổ pháp quy có thể được tăng cường nhằm xác định vai trò của các cơ quan giám sát trong quan hệ với các cơ quan hành pháp khác nhau của Chính phủ một cách rõ ràng hơn. Cần phải định nghĩa thêm về vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) ở hai góc độ: (1) Luật NSNN và Luật KTNN đều chủ yếu nhấn mạnh vai trò của KTNN trong việc kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách; nhưng chưa quan tâm nhiều đến việc giám sát về ngân sách trước khi trình ra Quốc hội; và (i) vai trò hiện còn hạn chế của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đối với Ủy ban Tài chính và Ngân sách (UNTCNS) của Quốc hội và khả năng tiếp cận hạn chế của Ủy ban tới từng cơ quan chủ quản của Chính phủ trong việc chất vấn và theo dõi thực hiện khuyến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Việc sửa đổi Luật NSNN và Luật KTNN cần phải tham chiếu rõ ràng về vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) ở cả hai góc độ trên. Tuy nhiên, việc tăng cường ở mỗi góc độ đều đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ đối với chương trình nâng cao năng lực ở cả Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Tài chính Ngân sách. Phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đối với tình hình thực hiện ngân sách địa phương dường như còn yếu.

66. Thiếu chức năng kiểm toán nội bộ tại các cơ quan hành pháp, và chưa có định nghĩa rõ ràng về kiểm toán nội bộ tại Luật NSNN là một khâu còn yếu về trách nhiệm giải trình giữa cơ quan hành pháp và cơ quan giám sát của Chính phủ. Tuy nhiên, những nỗ lực hiện nay nhằm thiết lập kiểm toán nội bộ tại một số Bộ lựa chọn, cho phép Chính phủ tăng cường về mặt này của Luật NSNN, và khởi động một chương trình trong toàn chính phủ nhằm xây dựng năng lực về kiểm toán nội bộ đáp ứng thông lệ được chấp nhận chung về mặt này.

Page 45: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM44

Tăng cường phạm vi báo cáo và trách nhiệm giải trình chi tiêu Ngân sách Nhà nước

67. Điều 4(1) và 7(1) của Luật NSNN quy định rõ Ngân sách Nhà nước bao gồm mọi cấp chính quyền và mọi nguồn tiền của Nhà nước; về nguyên tắc, phạm vi này bao gồm toàn bộ Chính phủ, là phạm vi lý tưởng để quản lý kinh tế vĩ mô theo tinh thần của Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC). Tuy nhiên trong thực tế, Phần C và D cho thấy phạm vi thực sự còn xa mới đầy đủ và báo cáo về tình hình thực hiện chi tiêu chưa được tổng hợp một cách đầy đủ hoặc chưa thể hiện hệ rõ ràng đến thẩm quyền sử dụng dự toán cho năm ngân sách mà khoản chi đó phát sinh.

68. Nhiều vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết khi triển khai TABMIS, nhưng sẽ là hữu ích nếu làm rõ hơn các điều khoản cụ thể tại Luật NSNN. Hơn nữa, một số thay đổi về thông lệ hành chính là cần thiết nhằm đảm bảo TABMIS thực hiện được các chức năng về minh bạch và Quản lý Tài chính Công của nó một cách đầy đủ. Các yếu tố chính cần cân nhắc được trình bày dưới đây như sau:

• “Quỹ ngân sách Nhà nước” (Điều 7.1), chính xác là bao gồm cả tiền vay và cũng có thể bao gồm cả tiền viện trợ không hoàn lại nhằm đảm bảo toàn bộ tiền vốn tài trợ được đưa vào các báo cáo tài chính của Chính phủ (tham khảo thêm phần thảo luận về minh bạch quản lý viện trợ tại mục E (f) dưới đây);

• Các hoạt động của toàn Chính phủ cũng được tiến hành qua các Quỹ Tài chính Công ngoài ngân sách (Phần C (a) và Phụ lục E) được thành lập qua văn bản pháp luật riêng nhằm hỗ trợ các mục tiêu cụ thể (như an sinh xã hội). Các Quỹ này báo cáo hàng năm cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và được kiểm toán theo quy định pháp luật, đồng thời được công khai theo các quy đinh của Chính phủ. Như đã nêu trên, hiện chưa trình bày tổng quan, tổng hợp với ngân sách; nhưng Chính phủ đã đề xuất xây dựng các quy định phù hợp nhằm đảm bảo báo cáo tổng hợp phục vụ các mục đích quản lý chính sách tài khóa.

• Mặc dù việc tuân thủ các yêu cầu báo cáo từ các đơn vị được phân cấp được coi là tốt, chất lượng báo cáo còn nhiều khác biệt và khó có thể thực thi hiệu lực để có báo cáo kịp thời và toàn diện. Ngoài ra còn có vấn đề là loại thông tin và phân tích nào sẽ đảm bảo trách nhiệm giải trình tốt hơn;

• Một số loại phí và lệ phí của các đơn vị quản lý ngành được chi tiêu trực tiếp mà không được ghi chép tại Kho bạc Nhà nước một cách kịp thời và đáng tin cậy (v.d. viện phí và học phí). Thông lệ tốt nhất về mặt này trên quan điểm thống kê và minh bạch tài khóa là phải ghi chép tổng hợp toàn bộ số thu nhận được (để có bức tranh tốt hơn về tổng thu và chi của Chính phủ). Ghi chép tổng hợp không loại trừ khả năng cho phép chi tiêu trực tiếp từ các nguồn thu ngoài thuế cụ thể theo Luật NSNN hoặc luật khác.

• Điều 63 của Luật NSNN quy định kết dư ngân sách được trích chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, chuyển vào ngân sách năm sau, hoặc vào thu ngân sách năm sau. Tuy nhiên, Luật chưa làm rõ phần chi tiêu trong năm có được quyết toán theo dự toán cuối cùng giao cho năm đó hay không, hoặc số thu kết chuyển sang năm tiếp theo có được phân bổ trong năm tiếp theo hay không. Lý tưởng nhất là luật phải quy định rõ toàn bộ số thực chi (séc phát hành trong năm tài khóa đó) phải được quyết toán theo phân bổ ngân sách cho năm đó, kết thúc vào thời điểm cuối năm. Phân bổ mới sẽ được thể hiện trong dự toán của năm tiếp theo (thẩm quyền chi tiêu - từ nguồn dự trữ hoặc theo cơ quan hành pháp). Số vượt thu kết dư chỉ đơn thuần làm tăng số dư tài khoản ngân hàng chứ không tăng thu năm sau. Số vượt thu so với dự toán không tạo ra thẩm quyền chi tiêu; toàn bộ chi tiêu cần phải thực hiện theo thẩm quyền của văn bản dự toán năm được giao hoặc văn bản pháp lý khác.

Page 46: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

45ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

69. Nhiều vấn đề nêu trên có thể được giải quyết thông qua một số sửa đổi tại Luật NSNN và các quy định, bao gồm mở rộng phạm vi quỹ ngân sách Nhà nước bao trùm mọi quỹ chung của Chính phủ (nghĩa là, tài khoản kho bạc duy nhất), và lồng ghép những thay đổi về quy trình trên trong thiết kế và triển khai TABMIS, nếu chưa thực hiện. Cần phải có nỗ lực đáng kể về xây dựng năng lực và quản lý sự thay đổi để đưa những thay đổi bổ trợ về thông lệ hành chính vào thực hiện.

Làm rõ việc quản lý các chương trình cung cấp dịch vụ công

70. Việc phân cấp thẩm quyền tài khóa cho các tỉnh và các cộng đồng dân cư theo Luật NSNN dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền giữa Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và các bộ quản lý ngành. Một số yếu tố góp phần gây chồng chéo giữa các cấp chính phủ và yếu kém về hiệu quả chi tiêu ngành:

• Thu ngân sách ở các cấp địa phương có xu hướng được ước tính thấp nhằm nhận thêm hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, và với động cơ nữa là chính quyền địa phương có thể giữ lại một phần số vượt thu để chi tiêu cho các ưu tiên của địa phương trong năm;

• Hội đồng Nhân dân chịu trách nhiệm ban hành thẩm quyền ngân sách địa phương cho cấp của mình, nhưng Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền theo Luật NSNN, yêu cầu ngân sách phải được điều chỉnh cho phù hợp với các quyết định của Quốc hội (cụ thể nhằm tuân thủ với các mục tiêu tối thiểu trong toàn quốc về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, và bảo vệ môi trường); và

• Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia cho các ngành chính (như giáo dục và y tế) được lập ngân sách riêng bởi các cơ quan quản lý ngành liên quan, trong khi việc tổng hợp vào các mục tiêu tổng thể hiện chưa được cụ thể hóa trong các báo cáo ngành tại địa phương, hoặc không được tổng hợp đầy đủ; hơn nữa, một số chương trình lại được hỗ trợ bởi vốn viện trợ.

71. Một số vấn đề trên có thể được giải quyết qua cải thiện về phân loại giao dịch và cải thiên phạm vi báo cáo khi TABMIS được triển khai đầy đủ. Tuy nhiên, trong điều kiện yếu kém về năng lực quản lý tài chính ở các cấp địa phương, vấn đề về vai trò tương quan giữa các cấp chính quyền khác nhau và chiến lược phân cấp tổng thể cần được nghiên cứu thêm qua học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Việc xây dựng một luật riêng về phân cấp, tách biệt, nhưng bổ sung cho Luật NSNN, có thể là cách thức phù hợp để giải quyết tất cả những yếu tố phức tạp trên.

Yêu cầu công khai đầy đủ những rủi ro tài khóa liên quan đến DNNN

72. Độ mở trong hoạt động ngân sách đòi hỏi phải công khai về những rủi ro có thể phát sinh qua những hoạt động của Chính phủ nằm ngoài phạm vi chung của Chính phủ trong các báo cáo ngân sách. Khuôn khổ pháp lý và thông lệ hành chính hiện nay chưa giải quyết được vấn đề này một cách thấu đáo. Nếu có điều khoản trong Luật NSNN nhằm đưa báo cáo rủi ro tổng hợp vào trình bày ngân sách, đó sẽ là nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện về minh bạch trong chính sách tài khóa liên quan đến những rủi ro đó. Những chi tiết cụ thể hơn về những khả năng biện pháp nhằm nắm bắt những rủi ro đó được bàn thêm tại tiểu phần E (b) dưới đây.

Page 47: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM46

Tăng cường chất lượng và độ kịp thời khi công bố ra công chúng

73. Một trong những điểm mạnh của Luật NSNN và các luật tài khóa khác, như thể hiện tại Phụ lục F, là các yêu cầu về công khai tương đối tổng thể so với các yêu cầu tại Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) và được xác định rõ ràng trong Luật NSNN và các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, mặc dù những đối tượng khảo sát đã ghi nhận rõ ràng về những cải thiện đáng kể trong năm năm qua, nhưng họ vẫn chỉ ra hai nội dung cần ưu tiên cải thiện là “cải thiện về công khai thông tin đối với các dịch vụ công đã được thực hiện” và “giải thích tốt hơn về các ưu tiên tài khóa trong ngân sách” (Phần C).

74. Để giải quyết điều đó, khuyến nghị đưa ra là cần rà soát lại các yêu cầu về minh bạch trong các văn bản pháp lý liên quan. Những điều khoản hiện tại trong Luật NSNN, Nghị định 60 (2003), Quyết định 192 (2004), và các văn bản hướng dẫn rất chi tiết nhưng cũng rất phân tán. Điều đó được thể hiện qua Sơ đồ 20 dưới đây và tại Phụ lục G, trong đó tổng hợp những điều khoản tại nhiều văn bản pháp lý khác nhau về: những loại báo cáo cần được công bố, đơn vị chịu trách nhiệm, yêu cầu nội dung báo cáo, tần suất và thời gian báo cáo, phương thức tiếp cận, và các chế tài xử phạt bất kỳ nếu vi phạm. Tuy nhiên, nếu không được tổng hợp, khó ai có thể có được bức tranh đầy đủ về chính sách tài khóa, và cơ chế báo cáo hiện nay chưa hẳn đã đảm bảo được trách nhiệm giải trình. Do đó, chúng tôi khuyến nghị rà soát các vấn đề sau:

• Nhất quán về chuẩn mực báo cáo giữa các đơn vị ngân sách và ngoài ngân sách (nghĩa là các Quỹ Tài chính Công (PFF), cơ sở hạ tầng sử dụng vốn trái phiếu ngoài ngân sách, DNNN, các quỹ có đóng góp của cộng đồng), và dần dần chuyển sang áp dụng GFSM 2001;

• Tổng hợp các báo cáo tài chính trong ngân sách và ngoài ngân sách;

• Đơn giản hóa các yêu cầu báo cáo và cải thiện về cách trình bày theo hướng phân tích cho báo cáo tài chính ở tất cả các đơn vị;

• Phạm vi báo cáo về cung cấp dịch vụ công, và công bố tài liệu Điều chỉnh Ngân sách Giữa năm và Báo cáo Ngân sách cho Công dân.

75 Cuối cùng, các điều khoản tại Luật NSNN nhằm xác định những văn bản ngân sách trình lên Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân là tài liệu công khai đồng thời đảm bảo công bố nhanh chóng những tài liệu đó sẽ đẩy mạnh đáng kể về minh bạch tài khóa tại Việt Nam — đồng thời cũng cải thiện được quan điểm của công chúng và quốc tế qua việc nâng cao điểm số về nội dung này trong các đánh giá OBI và PEFA. Như đã bàn tại Phần C, công chúng chỉ được tiếp cận thông tin về ngân sách và quyết toán sau khi được Quốc hội phê duyệt, và với quyết toán thì phải sau độ trễ thời gian đáng kể. Trong khi đó, tại những nền kinh tế phát triển nói chung, công chúng được tiếp cận các tài liêu ngân sách và quyết toán ngay vào thời điểm những tài liệu đó được trình lên cơ quan lập pháp.

Page 48: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

47ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Page 49: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM48

(b) Minh bạch và độ tin cậy của chính sách tài khóa tổng thể

Cải thiện về phân tích và báo cáo chính sách tài khóa

76. Một đợt kiểm tra về dữ liệu sẵn có và các phương pháp phân tích khác nhau trong những năm gần đây cho thấy có hai điểm yếu về cách trình bày chính sách tài khóa hiện tại và về độ tin cậy của ngân sách tổng thể: (1) Định nghĩa về cân đối ngân sách của Chính phủ Việt Nam có sự khác biệt đáng kể với định nghĩa của IMF, thể hiện mức thâm hụt luôn thấp hơn; và (2) thực thu và thực chi có sự chênh lệch cao hơn đáng kể so với các dự toán gốc. Các yếu tố trên cần được xử lý ở cấp độ tác nghiệp để các văn bản ngân sách có được sự tin cậy đầy đủ, phản ánh đúng các dự kiến chính sách tài khóa của Chính phủ.

77. Hầu hết những nhầm lẫn trong cách trình bày ngân sách của chính sách tài khóa phát sinh từ việc sử dụng định nghĩa hành chính tại Luật NSNN trong phân tích chính sách tài khóa. Thâm hụt theo Luật NSNN đơn thuần chỉ là cân đối giữa số thu và chi, tại một năm bất kỳ bao gồm cả vay nợ. Như đã khuyến nghị ở phần trên, cần phải có một điều khoản mới trong Luật NSNN nhằm quy định rằng định nghĩa nhất quán với GFSM2001 sẽ được sử dụng trong phân tích chính sách tài khóa. Vì mục tiêu này, phần chi trả nợ gốc sẽ được xử lý là giảm công nợ, chứ không phải là chi tiêu.

Dư nợ theo các tài liệu kinh tế học được tính như sau:(1) Nợ (T+1) = Nợ (T)+Thâm hụt (T)

Trong đó, theo GFSM 2001:(2) Thâm hụt (T) = Thu – (Chi tiêu gồm chi trả lãi) = Nhu cầu Vay nợ ròng Trong khi đó, theo định nghĩa hiện nay về thâm hụt tài khóa:(3) Thâm hụt (T) = Thu – (Chi tiêu + chi trả lãi + trả nợ gốc đến ) = Tổng nhu cầu vay nợ gộp

Theo định nghĩa của Chính phủ Việt Nam, chi phí trả phần nợ gốc đến hạn cao hơn dẫn đến thâm hụt cao hơn, nếu các yếu tố khác không thay đổi. Điều này dẫn đến mức dư nợ cao hơn (1) khiến cho một số học giả kết luận sai là nợ của Việt Nam sẽ tăng đến 70-80% GDP. Tuy nhiên, các giao dịch nợ (số vay về và trả nợ gốc) là các khoản mục nguồn tài chính (hoặc dưới dòng) chứ không phải là một phần thu và chi. Do đó trong báo cáo bảng cân đối, thâm hụt là số vay về trừ đi số trả nợ. Đây chính là số vay ròng chứ không phải tổng vay nợ gộp theo như theo định nghĩa hiện tại.

Hộp 4: Định nghĩa hiện tại về cân đối tài khóa dẫn đến các kết luận gây hiểu nhầm về diễn biến nợ

Page 50: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

49ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

78. Chưa đến một phần ba số người trả lời Khảo sát về Minh bạch Ngân sách cho rằng cách trình bày thâm hụt là rõ ràng và dễ hiểu (Biểu đồ 14 ở trên). Vấn đề này không được nhấn mạnh là một trong những nội dung hàng đầu cần cải thiện về công khai, do thông tin đã được công bố và trình bày trong Ngân sách. Nhưng như được minh họa tại Biểu đồ 21 dưới đây, hiện nay có nhiều cách tính khác nhau do các tổ chức khác nhau áp dụng các chuẩn mực phân loại khác nhau, và do cách thức xử lý các nội dung ngoài ngân sách: (i) Cách tính của Chính phủ Việt Nam dựa trên cân đối giữa số thu và chi, và loại trừ các nội dung ngoài ngân sách, và đưa vào thu và chi chuyển nguồn; (ii) cách tính của Chính phủ Việt Nam loại trừ chi trả nợ gốc ra khỏi chi tiêu; (iii) cách tính của IMF dựa trên chuẩn mực GFSM 2001; và (iv) cách tính của Ngân hàng sử dụng chuẩn mực GFSM 2001, nhưng dựa trên những thông tin đã công khai.

79. Vì lý do này và nhiều lý do khác, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam áp dụng định nghĩa về cân đối tài khóa nhất quán với GFSM2001 trong toàn bộ các tài liệu phân tích chính sách tài khóa. Hộp 5 tổng hợp lại các bước chính cần thực hiện để áp dụng chính sách đó và hướng tới triển khai hệ thống báo cáo tài khóa và phân loại tuân thủ theo GFSM2001, áp dụng cho các giao dịch của chính phủ nói chung, bao gồm cả các quỹ ngoài ngân sách. Kể cả như vậy, các thông lệ chuyển nguồn như đã bàn ở phần C (c) ở trên cũng vẫn gây khó khăn trong việc ước tính cân đối tài khóa tổng thể vì phần thu và chi chuyển nguồn không được ghi chép theo các nội dung ngân sách vào năm thực chi và thực thu. Thu và chi có khi bị kết chuyển lên tới hai năm, nhưng lại được hạch toán vào năm dự toán được giao. Như đã nêu trên, vấn đề này cần được ưu tiên giải quyết. Tuy nhiên, điều đó không phải là lý do để không hướng tới áp dụng cách tính cân đối tài khóa theo chuẩn GFSM 2001, trong đó thu và chi phải được hạch toán vào năm thực thu và thực chi.

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

2006

Ngân sách Thực hiện Ngân sách Thực hiện Ngân sách Ngân sáchThực hiện

Ước tính của CP Ước tính của CP (GFS) Ước tín của IMF Ước tinh của WB

2010 2011 2012

0.0

-2.0

-1.0

-3.0

-4.0

-5.0

-6.0

-7.0

-8.0

Biểu đồ 21: Cân đối ngân sách (% GDP)

Page 51: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM50

80. Việc triển khai hệ thống lập báo cáo hoạt động tài khóa (FOR) sẽ phụ thuộc vào việc triển khai TABMIS. Điều quan trọng là chức năng lập báo cáo hoạt động tài khóa (FOR) phải được thiết kế là một phần trong triển khai TABMIS với ưu tiên cao là có phạm vi bao trùm đầy đủ các giao dịch của Chính phủ và có đối chiếu đầy đủ giữa tài khoản tài khóa của Kho bạc với các tài khoản tài chính và ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả tài khoản của nhà tài trợ.

Tăng cường dự báo

81. Điểm yếu thứ hai liên quan đến độ tin cậy của ngân sách, là việc liên tục dự toán thấp thu và chi. Huy động thu và chi tiêu, bình quân, cao hơn số dự toán khoảng 15-18% trong giai đoạn 2009 đến 2011 (Biểu đồ 22a và 22b: dựa trên ngân sách, ước thực hiện lần một và ước thực hiện lần hai cho năm 2010 và 2011, quyết toán năm 2009). Khác biệt về số thực hiện tăng lên vào thời điểm lập quyết toán51 xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có biến động giá dầu thô gây ảnh hưởng tới số thu từ thuế và quyền khai thác dầu thô; biến động giá cả do các cú sốc về thương mại gây ảnh hưởng đến thu từ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, dự báo thu được tổng hợp dựa trên các dự báo từ 63 tỉnh thành lập nên. Các tỉnh được phép giữ lại số vượt thu ở một số nội dung để chi tiêu theo quyết định của chính quyền tỉnh. Chẳng hạn, số vượt thu từ tiền sử dụng đất có thể được chuyển vào Quỹ Phát triển Nhà đất để tăng chi về cơ sở hạ tầng theo quyết định ngay trong tài khóa đó. Chính điều này đã khuyến khích các tỉnh ước tính thấp số thu cho năm tới. Mặc dù việc dự báo theo hướng bảo thủ là quan trọng để tránh thổi phồng kế hoạch chi tiêu khiến cho không thể đảm bảo nguồn một cách bền vững, nhưng điều quan trọng là phải có sự minh bạch hơn trong dự báo để tăng cường độ tin cậy của ngân sách.

51 Đề nghị tham khảo IMF 2010 Điều IV, Phụ lục 3, Hình 1

Áp dụng định nghĩa thống kê về thâm hụt: Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (3.2.3) quy định, các chỉ số chuẩn về tình hình tài khóa của Chính phủ là cân đối tổng thể và nợ gộp. Trong phạm vi có thể, toàn bộ các cấp của Chính phủ (nghĩa là chính phủ nói chung) cần được đưa vào tính toán cân đối và nợ. Chuẩn mực này dựa trên định nghĩa của Cẩm nang Thống kê Tài chính Chính phủ (GFSM) 2001 về cân đối hoặc thâm hụt/thặng dư. Mặc dù dữ liệu tính toán các chỉ số này lấy từ ngân sách và quyết toán của Chính phủ, định nghĩa thống kê này có tầm quan trọng đặc biệt. Trả nợ, thường nằm trong các khoản chi trả vì mục đích kế toán, được thể hiện dưới dòng ở nội dung giảm nợ; cân đối tổng thể theo định nghĩa GFSM, do vậy tương ứng với thay đổi về mức nợ ròng của Chính phủ tại một năm bất kỳ. Việt Nam, cùng nhiều nước khác, thường áp dụng cách trình bày mang tính hành chính/ kế toán về tổng các khoản chi trả. Còn trong trường hợp Việt Nam, định nghĩa này được thể hiện trong Luật Ngân sách Nhà nước là “thâm hụt”, nhưng nó không phản ánh chính xác về thâm hụt theo các mục tiêu chính sách tài khóa. Do vậy, các tài liệu chính sách tài khóa trình lên Quốc hội và ra công chúng cùng với Ngân sách Nhà nước chỉ nên sử dụng định nghĩa theo GFSM trong phân tích về tác động của ngân sách với nền kinh tế.

Hộp 5: Báo cáo Minh bạch về Cân đối Tài khóa (Thâm hụt/ Thặng dư)

Page 52: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

51ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

82. Qua cân nhắc về vấn đề liên tục ước tính thấp số thu từ dầu thô, chúng tôi khuyến nghị đưa ra dự báo theo các kịch bản khác nhau. Thu từ dầu thô chiếm khoảng 12% tổng thu. Với các kịch bản khác nhau kết hợp với cơ chế đánh giá mạnh nhằm điều chỉnh cho những biến động lớn về giá cả, ta sẽ có được cơ chế minh bạch và đáng tin cậy hơn để giải quyết các vấn đề này. Năm 2011, Ngân sách đặt ra giả định là 77$ một thùng, trong khi giá bình quân thực tế là 102$ một thùng. Năm 2012, Ngân sách đặt ra giả định là 85$ một thùng, và lại một lần nữa giả định này được thấy là khá bảo thủ.52

83. Bên cạnh dự báo về thu từ dầu thô, các nguồn thu khác cũng bị ước tính thấp trong ngân sách. Luật Ngân sách Nhà nước cho phép Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh xác định mục tiêu thu cao hơn số được Quốc hội phê duyệt. Như đã thảo luận ở trên, Điều 63 Luật NSNN cho phép số vượt thu được chuyển nguồn cho các mục đích khác, qua đó tạo động cơ ước tính thấp số thu.

84. Về chi tiêu, thông lệ hiện nay đơn thuần được coi là chính sách tài khóa bảo thủ, nhưng tạo ra bức tranh chưa chính xác về dự kiến chi tiêu thực tế của Chính phủ. Chi thường xuyên cao hơn so với ngân sách bình quân đến 5% trong ba năm qua, và còn chi đầu tư cao hơn đến 35%. Chi đầu tư ngoài ngân sách (bình quân chiếm 3,7% GDP giai đoạn từ 2009 đến 2011) bình quân cao hơn 32% so với kế hoạch. Trên cơ sở đó, số thu Ngân sách Nhà nước có thể trên 4,3% GDP còn chi tiêu cao hơn 4,1%. Những số liệu trên chưa tính đến chi tiêu từ nguồn kết chuyển từ năm trước sang.

52 Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), chẳng hạn gân đây đã phải điều chỉnh là ước tính về giá bình quân dầu thô nhập khẩu tới khoảng 115$ một thùng năm 2012. Tăng trưởng toàn cầu về nhu cầu năng lượng dự kiến ở mức trung bình, nhưng nguồn cung có thể bị ảnh hưởng do va chạm tại Trung Đông và sản lượng tại Nga, Mê-hi-cô và Biển Bắc dự báo sẽ giảm. Ngay cả khi giá dầu trung bình là 100$ một thùng năm 2012, thì con số này cũng cao hơn dự báo thu riêng từ dầu thô của Việt Nam là 18%.

30.0

25.0

20.0

15.0

10.0

5.0

0.0

30.0

35.0

40.0

25.0

20.0

15.0

10.0

5.00.0

20092009

20102010

20112011

20122012

Dự toán Dự toán Dự báoDự toán Dự báo

Dự toán Ước lần 2Dự toán Ước lần 2 Dự toán Ước lần 1

Ước lần 1Dự toán Quyết toán

Dự toán Quyết toán

Thuế Thường xuyên Đầu tư trong NS Đầu tư ngoài NSNgoài thuế

Biểu đồ 18a: So sánh dự toán và thực thu 2009-2012 (% GDP)

Biểu đồ 18b: So sánh dự toán và thực chi 2009-2012 (% GDP)

Page 53: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM52

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

85. Những thông lệ về minh bạch được khuyến khích trong cẩm nang minh bạch tài khóa (FTC 2.1.2) và khuôn khổ PEFA đòi hỏi phải thiết lập một khuôn khổ trung hạn qua đó dự toán thu và chi cho mỗi năm (cụ thể cho năm ngân sách đầy đủ) phải dựa trên những giả định được đưa ra rõ ràng và công khai để bên ngoài có thể kiểm tra. Để dự toán được sát thực tế, cần phải dựa trên cơ sở vững chắc những giả định có thể kiểm định, để làm cơ sở vững chắc cho các chính sách tài khóa hiệu quả và được công chúng ủng hộ. Chính phủ Việt Nam đã cam kết lập ngân sách theo một khuôn khổ trung hạn, và bản thân điều này lại phụ thuộc vào những dự báo sát thực tế nhằm khuyến khích đưa ra những kế hoạch ngành ổn định và có khả năng thực hiện.

Công khai và quản lý rủi ro tài khóa

86. Ngoài những yếu tố trên, độ tin cậy của ngân sách còn phụ thuộc vào việc thiết lập lòng tin của công chúng và thị trường tài chính là những rủi ro ngoài Ngân sách Nhà nước đang được quản lý đầy đủ. Như đã nêu trên, thiếu bức tranh tổng hợp về bảng cân đối của toàn chính phủ làm suy giảm minh bạch. Các thông lệ lập ngân sách lành mạnh đòi hỏi phải bao trùm toàn bộ các giao dịch của chính phủ là yêu cầu cốt lõi của một hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều yếu tố có thể làm thay đổi đáng kể các dự toán ngân sách gốc, và trong những hoàn cảnh không thuận lợi, có thể làmthay đổi lớn đến cân đối tài khóa. Các nhà phân tích tài chính bên trong và bên ngoài, và công chúng nói chung cần được nhận biết về những rủi ro đó cũng như năng lực của Chính phủ nhằm xử lý những thay đổi bất lợi bên trong và bên ngoài. Do vậy, các chuẩn mực quốc tế rất coi trọng nhu cầu của các quốc gia thị trường mới nổi nhằm tăng cường năng lực trong việc đánh giá và quản lý rủi ro tài khóa; hàng loạt các quốc gia thị trường mới nổi cũng như các nền kinh tế phát triển đang tiến hành các biện pháp nhằm xử lý rủi ro tài khóa hiệu quả hơn qua tăng cường năng lực quản lý rủi ro và chính thức lồng ghép đánh giá rủi ro vào trong quy trình ngân sách.

2011 2012

Dự toán

Ước

thực hiện 1 Dự toán Dự báoThu 26,2 26,7 25,2 29,5

Thuế 23,1 23,2 22,9 25,9Ngoài thuế 3,0 3,5 2,2 3,6

Chi 31,4 30,6 30,4 34,5Thường xuyên 22,2 21,2 22,1 23,2Đầu tư trong NS 6,7 6,9 6,1 8,4Đầu tư ngoài NS 2,5 2,5 2,2 2,9

Cân đối ngân sách -5,3 -3,9 -5,3 -5,0

Bảng 2: Ngân sách Nhà nước (% GDP)

Page 54: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

53ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

53 Tham khảo cụ thể FTC 3.1.3 và Hộp 21 Báo cáo về Rủi ro Tài khóa.54 IMF (2008), “Rủi ro Tài khóa —Nguồn, Công khai, và Quản lý,” Vụ Các Vấn đề Tài khóa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 05/2008. (tham khảo tại

http://www.imf.org/external/np/pp/eng/2008/052108.pdf ).

87. Xác định và công khai toàn bộ các rủi ro tài khóamột cách hiệu quả theo các quy định trong Quy tắc Minh bạch Tài khóa (FTC)53 và mới được hoàn thiện gần đây qua một tài liệu của IMF năm 200854 là vấn đề thiết yếu nhưng thường bị bỏ qua trong quản lý tài khóa minh bạch. Hoạt động của các DNNN và nguồn trả nợ cho DNNN từ các ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng quốc doanh) là một nguồn rủi ro đáng kể tại Việt Nam, cũng như tại nhiều nước khác. Mặc dù công tác báo cáo và phân tích tại từng DNNN đang được cải thiện, như được nêu tại Phần D (c), nhưng hiện chưa có phân tích tổng hợp về những rủi ro tài khóa tổng thể phát sinh từ khu vực DNNN. Bên cạnh đó, hiện còn có những rủi ro liên quan đến dự báo thu và nghĩa vụ nợ dự phòng. Các cấp địa phương đến nay đã chứng tỏ không phải là nguồn rủi ro lớn - vì tổng vay nợ của họ còn tương đối nhỏ, và bị hạn chế ở mức 30% ngân sách đầu tư của cấp tỉnh.

88. Tài liệu của IMF nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phân công trách nhiệm rõ ràng trong khu vực công về đánh giá và báo cáo về rủi ro tài khóa, trong đó, cơ quan chính sách tài khóa phải được tiếp cận toàn bộ những dữ liệu liên quan, và Chính phủ phải công khai đầy đủ dữ liệu về rủi ro tài khóa, đồng thời phải có những biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu và quản lý rủi ro tài khóa. Để đáp ứng các yêu cầu đó tại các nền kinh tế thị trường mới nổi, đòi hỏi phải có thay đổi lớn về thể chế và nâng cao năng lực; và như vậy là cần phải có đầu vào nguồn lực đáng kể cũng như cam kết chính trị mạnh mẽ trong dài hạn. Hộp 6 dưới đây, trích từ tài liệu năm 2008 của IMF và các nguồn khác, tổng hợp lại những nỗ lực đang được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu đó tại một số quốc gia.

Page 55: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM54

55 Tham khảo www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2006/cr06330.pdf và www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2010/cr10342.pdf .56 Tham khảo http://finance.gov.pk/survey_0809.html

Chính phủ cần giao trách nhiệm rõ ràng về phân tích và hoạch định chính sách trong quản lý rủi ro; thường là cho một cơ quan duy nhất của Chính phủ. Tài liệu 2008 của IMF lưu ý rằng, mặc dù các đơn vị thể chế đặc biệt thường được thiết lập để quản lý những rủi ro tài khóa cụ thể, nhưng chỉ có ít quốc gia đã rà soát và thiết lập ra các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý hầu hết hoặc toàn bộ các loại hình rủi ro tài khóa. Chẳng hạn tại Nam Phi, một đơn vị quản lý rủi ro được thành lập để phân tích hầu hết các rủi ro tài khóa (trong đó có một bộ phận riêng chịu trách nhiệm về những rủi ro trong quản lý nợ). Còn các quốc gia phát triển có các cơ chế trách nhiệm giải trình mạnh và thể chế hiện đại thường giao trách nhiệm về các loại hình rủi ro cụ thể cho các bộ chủ quản -- hoặc đôi khi cho Cơ quan Kiểm toán Tối cao (SAI) -- thay vì cho các cơ quan tổng hợp.

Indonesia gần đây đã tiến hành một số biện pháp nhằm tăng cường năng lực giải quyết rủi ro tài khóa bằng cách lập ra Văn phòng Chính sách Tài khóa (FPO) có nhiệm vụ phân tích và quản lý rủi ro tài khóa (mặc dù những rủi ro trong quản lý nợ được quản lý riêng). Chính phủ của họ đã tìm cách đánh giá độc lập hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) của mình thông qua việc tham gia vào quy trình lập Báo cáo Quan sát về Chuẩn mực và Quy tắc Tài khóa (ROSC) của IMF, và ban hành báo cáo lần đầu năm 2006, ban hành bản cập nhật năm 2010.55 Một đánh giá PEFA cũng được tiến hành dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới và báo cáo được ban hành tháng 10/2007. Những đánh giá trên đã giúp tổng hợp được kế hoạch cải cách của quốc gia dẫn tới những cải cách hiện hành về những thông lệ quản lý rủi ro. Như được ghi nhận tại bản cập nhật Báo cáo ROSC năm 2010, Indonesia đã tạo dựng được cơ sở vững chắc hơn để chính phủ trung ương thiết lập ra Văn phòng Chính sách Tài khóa (FPO) “được vận hành đầy đủ” có nhiệm vụ dự báo và phân tích tài khóa - vĩ mô nhằm định hướng cho chính sách tài khóa. Từ năm 2008, Văn phòng FPO đã lập ra báo cáo rủi ro tài khóa, được đưa vào các văn bản ngân sách hàng năm.

Pakistan cũng đã tiến hành một số biện pháp nhằm cải thiện về công khai rủi ro tài khóa. Kể từ năm 2007-8, Khảo sát Kinh tế kèm theo ngân sách năm đã đưa ra những phụ lục trình bày tổng quan về các nghĩa vụ nợ dự phòng và miễn giảm thuế.56 Mặc dù những tài liệu này trình bày những nội dung quan trọng nhất về rủi ro tài khóa và đáp ứng được khuyến nghị đưa ra trong đánh giá của Báo cáo Quan sát về Chuẩn mực và Quy tắc Tài khóa (ROSC), nhưng các báo cáo này chưa được lồng ghép đầy đủ vào những thảo luận về chính sách tài khóa trong quy trình ngân sách năm.

Việc công khai dữ liệu về rủi ro tài khóa tại các nền kinh tế mới nổi, mặc dù là cần thiết, nhưng đòi hỏi phải nâng cao năng lực thể chế một cách đáng kể để có thể phân tích rủi ro tài khóa tổng thể và để thiết kế ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và quản lý những rủi ro đó trong trung và dài hạn. Tập trung hóa những trách nhiệm đó phần nào được coi là cần thiết; vì năng lực và động cơ của các bộ chủ quản trong việc quản lý rủi ro tài khóa được coi là khá hạn chế ở các nền kinh tế chưa phát triển.

Hộp 6: Những thay đổi về thể chế nhằm quản lý rủi ro tại một số quốc gia

Page 56: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

55ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Bền vững tài khóa và quản lý nợ

89. Độ tin cậy đối với chính sách tài khóa cũng cần được xem xét và công bố với tầm nhìn dài hạn liên quan đến khả năng bền vững của chính sách tài khóa. Như đã nêu tại Cẩm nang Minh bạch Tài khóa, “các chính sách tài khóa được coi là không bền vững nếu chính sách hiện tại có thể dẫn tới tăng nợ lên đến mức không bền vững.” Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) (2.1.4) khuyến nghị các tài liệu ngân sách cần bao gồm một bản đánh giá về bền vững tài khóa. Đánh giá Bền vững Nợ (DSA) của Việt Nam đang được thực hiện định kỳ với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và IMF.57 Sau này, khi năng lực của Bộ Tài chính được nâng cao, Đánh giá Bền vững Nợ (DSA) có thể được thực hiện và công khai như một phần của quy trình ngân sách.

90. Công tác quản lý và minh bạch hóa nợ của Chính phủ - bao gồm cả nợ được Chính phủ bảo lãnh - đã được tăng cường qua việc ban hành Luật Quản lý Nợ Công (Luật QLNC) năm 2009. Thẩm quyền vay nợ được giao cho Bộ Tài chính một cách rõ ràng và Chiến lược Nợ Công hiện đang được xây dựng. Chính phủ đang tìm cách cải thiện phạm vi và mức độ toàn diện trong báo cáo về nợ. Kênh báo cáo chính là Bản tin Thống kê Nợ Công , được công bố sáu tháng một lần. Luật QLNC quy định bản tin này phải trình bày cả số thực vay và trả nợ cũng như dự báo hàng năm về dòng vốn vay và trả nợ cho Chính phủ trung ương, bao gồm cả bảo lãnh, nợ của địa phương, vay lại, tổng nợ nước ngoài của khu vực công và tư nhân. Dữ liệu về nợ trong nước và bảo lãnh vay chỉ được báo cáo về tổng mức. Hệ thống DMFAS hiện đang được triển khai cho nợ trong nước dự kiến sẽ cho phép công khai thông tin toàn diện về nợ trong nước và chi tiết về nợ trong nước được bảo lãnh ra công chúng trong năm nay.

(c) Minh bạch trong quản lý và báo cáo chi tiêu

91. Minh bạch trong quản lý chi tiêu bao hàm các quy trình mở và phối hợp trong lập kế hoạch, lập ngân sách, giao thẩm quyền ngân sách, thực hiện ngân sách, và kiểm soát tài chính. Các quy trình công khai là cơ sở để báo cáo hiệu quả, cung cấp báo cáo tài chính một cách kịp thời, đáng tin cậy và phù hợp cho Kiểm toán Nhà nước, Quốc hội và công chúng. Luật Ngân sách Nhà nước cùng với Luật Kế toán, Luật Kiểm toán Nhà nước đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản vững chắc cho các quy trình đó. Trong đó có cả những điều khoản về vai trò và trách nhiệm.

57 Tham khảo “Phân tích Chung của IMF/Ngân hàng Thế giới về Bền vững Nợ năm 2010”, trong đó ghi nhận “Việt Nam vẫn ở mức rủi ro thấp về khủng hoảng nợ, mặc dù các chỉ số về nợ đã xấu đi do tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu và rủi ro kinh tế vĩ mô tăng lên kể từ cuối năm 2008” http://www.imf.org/external/pubs/ft/dsa/pdf/dsacr10281.pdf

Page 57: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM56

Cải thiện lập báo cáo hoạt động tài khóa theo hướng phân tích bằng cách chuyển sang áp dụng GFSM 2001

92. Kế toán đồ (COA) đã sửa đổi và áp dụng cho TABMIS đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách và triển khai chính sách tài khóa tổng thể đáng tin cậy và phù hợp. Phân loại chi tiêu và thu trong Kế toán đồ nhìn chung phù hợp với chuẩn mực GFSM 1986 về nội dung kinh tế và lĩnh vực. Về nguyên tắc, điều này tạo cơ sở cho việc báo cáo về thâm hụt tổng thể và nguồn bù đắp nhất quán đầy đủ với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, như được phân tích tại Phần D (b) và E(b) ở trên, cách trình bày báo cáo tài khóa theo hướng phân tích có thể cải thiện đáng kể qua việc tính toán thâm hụt theo các chuẩn mực quốc tế, và cung cấp thêm chi tiết theo nội dung kinh tế của chi tiêu.

93. Vì các lý do trên, chúng tôi thẳng thắn khuyến nghị các báo cáo tài khóa của Việt Nam chuyển sang áp dụng cách phân loại của GFSM 2001. GFSM 2001 đưa ra rất nhiều thay đổi hướng tới cơ sở kế toán dồn tích sau này - nhưng vẫn có thể áp dụng cho các chính phủ hiện đang tiếp tục vận hành trên cơ sở kế toán tiền mặt (và được áp dụng bởi rất nhiều quốc gia tuân thủ theo báo cáo thống kê GFSM 2001). GFSM 2001 vận hành theo khuôn khổ bảng cân đối và cho phép nhấn mạnh nhiều hơn đến phân tích về thay đổi trong tài sản và công nợ của Chính phủ, thường được sử dụng làm công cụ cho chính sách tài khóa. Số cho vay trừ đi trả nợ (các khoản cho vay theo chính sách công và cung cấp vốn sở hữu cho các doanh nghiệp công) được coi là có đóng góp vào thâm hụt/ thặng dư theo GFSM 1986, nhưng theo GFSM 2001, đó được coi là những giao dịch tài chính. Đầu tư và bán tài sản phi tài chính được coi là thu và chi trong GFSM 1986, nhưng được xác định riêng là hình thành tài sản phi tài chính ròng nhưng vẫn được đưa vào tính toán thâm hụt/ thặng dư ngân sách như tại GFSM 1986. Như đã phân tích ở trên, cách trình bày này đem lại bức tranh đầy đủ hơn về tình hình tài khóa của Chính phủ chứ không chỉ nhìn vào các lưu chuyển thu và chi.

Page 58: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

57ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Sơ đồ dưới đây tóm lược về mối quan hệ giữa các hệ thống phân loại GFSM 1986 và GFSM 2001.58 Một số cân nhắc cho Việt Nam (dựa trên bảng tổng hợp trong Quyết toán năm 2009):

• Thu: Số thu cần bao gồm cả vượt thu nếu có, và phải được phản ánh là giảm thâm hụt. Thu của chính phủ cần được ghi nhận trong năm phát sinh thu. Số vượt thu thông thường không được phản ánh vào ngân sách năm sau ở dạngchuyển nguồn thu.

• Chi: Nội dung này loại trừ trả nợ gốc đến hạn, vì đó là nội dung về nguồn tài chính dưới dòng được tính toán trong phần tổng vay nợ ròng. Toàn bộ các giao dịch nợ cần đưa vào phần đó đó chứ không phải phần thu và chi.

• Tăng tài sản phi tài chính ròng: Nội dung này bao gồm toàn bộ chi đầu tư, bao gồm cả những gì hiện được chi tiêu ngoài ngân sách. Thu từ đầu tư, hiện được trình bày trong tổng thu, phải là một phần hình thành tài sản phi tài chính ròng vì nó bao gồm cả bán tài sản cố định.

• Tăng tài sản tài chính ròng: Phần này bao gồm cả số cho vay (lại) trừ đi số hoàn trả.

• Phát sinh nghĩa vụ nợ ròng: Phần này phải bao gồm toàn bộ số vay nợ của Chính phủ trừ đi số trả nợ, bao gồm cả cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn trái phiếu ngoài ngân sách.

Tổng thu và viện trợ không hoàn lại

GFSM 1986 GFSM 2001

Loại trừ bán tài sản cố định đầu tư, cổ phiếu, đất đai và tài sản hữu hình

Bán tài sản cố định đầu tư, cổ phiếu, đất đai và tài sản hữu hình

Tăng tài sản cố định đầu tư, mua cổ phiếu, đất đai và tài sản hữu hình

Tổng thay đổi về tiền mặt, tiền gửi, và chứng khoán nắm giữ vì mục đích thanh khoản

Tổng vay nợ ròng

Chi thường xuyên cộng chuyển giao vốn

Thu

Chi

Tăng tài sản phi tài chính ròng

Tăng tài sản tài chính ròng

Phát sinh nghĩa vụ nợ ròng

Tổng chi tiêu

Cho vay trừ đi hoàn trả

Nguồn vốn

Hộp 7: Tổng quan chung về mối quan hệ giữa phân loại theo GFSM 1986 và GFSM 2001

58 IMF, “ Sổ tay Thống kê Tài chính Chính phủ 2001 Tài liệu đính kèm - Phân loại Dữ liệu GFSM 1986 cho khung GFSM 2001”, Wickens, T.M. (2002)

Page 59: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM58

94. Phân tích về mục lục ngân sách của Việt Nam cho thấy, chỉ cần rất ít thay đổi trong Kế toán đồ của Chính phủ là có thể trình bày ngân sách tuân thủ theo GFSM 2001.59 Một việc khác đã được thực hiện là đối chiếu so sánh sơ bộ giữa Kế toán đồ hiện tại với các nội dung trong GFSM 2001. Điều này khuyến khích việc khớp nối dữ liệu đầu ra tài chính trong lập báo cáo về hoạt động tài khóa (FOR) hàng quý, và các báo cáo chi tiết liên quan nhằm thể hiện tác động tài khóa của ngân sách theo phương pháp GFSM, và cho phép theo dõi kịp thời trong năm tình hình triển khai chính sách tài khóa. Khi TABMIS được triển khai xong, việc lập báo cáo về hoạt động tài khóa (FOR) sẽ trở nên khả thi và qua đó công tác quản lý chính sách tài khóa và minh bạch được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, ngay từ bây giờ cần phải hết sức quan tâm đến việc: (i) lồng ghép chức năng lập báo cáo hoạt động tài khóa (FOR) trong lịch triển khai TABMIS; và (ii) đảm bảo tất cả các giao dịch, gồm cả các giao dịch nguồn vốn, được khớp nối theo GFSM 2001 và được báo cáo qua TABMIS.

95. Một tiến trình theo các hướng trên đã được triển khai thành công tại Pakistan, và nỗ lực tương tự cũng đang được thực hiện tại Ghana. Cả hai nỗ lực trên đều liên quan đến việc triển khai Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính Chính phủ Tích hợp (GIFMIS), tương tự như TABMIS của Việt Nam. Trong trường hợp Pakistan, việc đối chiếu và khớp nối cơ bản được hoàn tất vào cuối năm 2009. Rất nhiều khác biệt giữa số liệu tính toán thâm hụt từ các tài khoản thu và chi và nguồn vốn được chứng kiến diễn ra trong một thời gian - chủ yếu do các giao dịch về nợ và chuyển giao có ảnh hưởng trực tiếp đến số dư ngân quỹ, nhưng không được ghi chép kịp thời trong các tài khoản tài khóa. Mặc dù một số khác biệt vẫn đang diễn ra, nhưng những khác biệt lớn đã được chỉnh sửa và khác biệt thống kê đã được kiểm soát ở mức độ có thể chấp nhận. Ngoài ra, một thành tựu nữa là một số dự án của Ngân hàng Thế giới đã được lồng ghép để quản lý trực tiếp tại hệ thống kế toán trong nước.

Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc Tích hợp

96. Phối hợp tốt hơn giữa các khâu lập kế hoạch, lập ngân sách, và kế toán là cần thiết để đáp ứng các chuẩn mực báo cáo đề xuất theo FTC và PEFA. Hiện đang có một số tiến bộ về mặt này. Chương trình TABMIS hiện đang được triển khai dự kiến sẽ tạo ra nền tảng để có sự gắn kết giữa lập ngân sách và kế toán ở tất cả các cấp của Chính phủ. Tác động trực tiếp nhất sau khi TABMIS được triển khai rộng ở tất cả các tỉnh vào cuối năm 2012 là cải thiện đáng kể về độ kịp thời, độ tin cậy và phù hợp của các báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách và báo cáo tài chính thường niên. Cả FTC và PEFA đều nhấn mạnh đến nhu cầu hệ thống kế toán phải theo dõi được thu, cam kết chi, các khoản thanh toán, nợ đọng thanh toán, công nợ và tài sản.

97. Lương và tiền công chiếm khoảng một nửa tổng chi tiêu ngân sách. Lương chủ yếu được trả thẳng vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, các khoản chi trả lại được thực hiện ở từng đơn vị và các cơ quan kho bạc trên cả nước, trọng phạm vi phân bổ tổng thể do Bộ Tài chính kiểm soát. Hiện nay hệ thống trả lương tin học hóa tập trung chưa được thiết lập; và cũng chưa có kết nối tự động giữa cơ sở dữ liệu nhân sự và bảng lương. Hệ thống này hiện nay được nhận định là ẩn chứa những rủi ro lớn. Nhóm khảo sát sẽ tìm hiểu xem đã có đề xuất nào về tin học hóa quản lý nhân sự/ lương hay chưa.

98 TABMIS cũng sẽ tạo nền tảng để gắn kết công tác lập kế hoạch và lập ngân sách, nhưng điều này có thể phải triển khai trong dài hạn. Cả FTC và PEFA đều khuyến khích áp dụng các quy trình lập ngân

59 Mặc dù vậy, hoàn thiện Kế toán đồ cũng là việc nên cân nhắc song song với những cải cách hiện hành, cụ thể liên quan đến gắn kết ngân sách đầu tư và thường xuyên, và lập báo cáo tài chính đáng tin cậy theo ngành.

Page 60: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

59ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

sách trung hạn. Bộ Tài chính hiện đang thí điểm một khuôn khổ tài khóa trung hạn (MTFF) và các khuôn khổ chi tiêu trung hạn theo ngành (MTEF), Tuy nhiên, sự phối hợp hiệu quả về mặt hành chính trong các hoạt động lập kế hoạch và lập ngân sách giữa Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT là điều kiện để có thể sử dụng hiệu quả các khuôn khổ trung hạn đề xuất và để ứng dụng được TABMIS trong lập ngân sách trung hạn. Việc triển khai MTEF cũng đòi hỏi phải cải thiện đáng kể về công tác phối hợp trong lập kế hoạch và lập ngân sách ngành giữa trung ương và địa phương (vấn đề này được phân tích sâu hơn tại tiểu phần E (d)dưới đây).

99. Hệ thống quản lý ngân quỹ là một nội dung quan trọng trong quản lý và kiểm soát tài chính, nhằm đảm bảo cấp phát vốn kịp thời cho các bộ chi tiêu và quản lý hiệu quả vay nợ trong nước. Phạm vi đầy đủ của ngân sách và quyết toán cho các hoạt động của chính phủ nói chung và kiểm soát đầy đủ được toàn bộ các tài khoản ngân hàng của Chính phủ là điều kiện ban đầu để quản lý ngân quỹ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, những nội dung trên còn nhiều bất cập. Như đã nêu ở phần E, một tỷ lệ lớn thu và chi, bao gồm cả vốn viện trợ, hiện còn nằm ngoài ngân sách và các giao dịch đó chưa được lồng vào các báo cáo tình hình thực hiện ngân sách của Kho bạc Nhà nước. Hiện có đề xuất tổng hợp toàn bộ các tài khoản của Chính phủ vào một Tài khoản Kho bạc Duy nhất (TSA), nhưng việc này chưa được thực hiện.

100. Tài khoản Kho bạc Duy nhất (TSA) được thiết lập và phạm vi toàn diện của ngân sách và quyết toán bản thân chúng là những cải thiện lớn về minh bạch tài khóa. Đó sẽ là cơ sở vững chắc để cải thiện về quản lý nợ và ngân quỹ, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống trong nước cho ODA (xem phần 6 dưới đây). Hệ thống TABMIS sẽ hỗ trợ triển khai các mục tiêu này.

(d) Minh bạch cấp độ ngành và địa phương, cung cấp dịch vụ công, và trách nhiệm giải trình

101. Các bên liên quan ghi nhận rằng minh bạch, công tác quản lý và trách nhiệm giải trình cấp độ ngành và địa phương, cụ thể ở các địa phương cấp dưới cần được tăng cường. Điều này phần nào do hạn chế về năng lực, nhưng cũng do quá trình phân cấp thẩm quyền chi tiêu diễn ra quá nhanh. Việc cung cấp các dịch vụ công trực tiếp cho nhân dân chủ yếu là trách nhiệm của địa phương, nhưng các chính sách về dịch vụ công, như giáo dục và y tế lại được hoạch định bởi các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương. Minh bạch ở tất cả các cấp của Chính phủ do vậy có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đạt được các mục tiêu trong Chiến lược Phát triển Quốc gia.

102. Trên một số góc độ, phân bổ ngân sách ở địa phương tương đối minh bạch. Cơ sở để phân bổ nguồn lực qua phân chia nguồn thu từ thuế và hỗ trợ cho địa phương được coi là rõ ràng. Các khoản hỗ trợ chi đầu tư cho địa phương được phân bổ qua tham chiếu với định mức chi tiêu được xác định cho “thời kỳ ổn định” từ 3-5 năm. Định mức chủ yếu phản ánh quy mô dân số, có điều chỉnh để phản ánh nhu cầu của các địa phương còn khó khăn. Nguồn thu phân chia từ thuế cũng được xác định theo thời kỳ ổn định. Các địa phương được quyền chủ động trong phân bổ cho các lĩnh vực, mặc dù trung ương có quy định về mức phân bổ tối thiểu cho các ngành từ trung ương (tối thiểu 20% tổng chi tiêu cho giáo dục; 2% cho khoa học và 1% cho môi trường). Khi TABMIS được triển khai rộng ở phạm vi đầy đủ hơn, hệ thống sẽ đảm bảo tổng hợp được về phân bổ chi tiêu theo lĩnh vực ở tất cả các cấp chính phủ để phục vụ báo cáo tình hình thực hiện ngân sách cho toàn chính phủ, hàng quý và hàng năm.

103. Những đặc điểm trên cho thấy, Việt Nam được đánh giá là đạt điểm cao về minh bạch trong quan hệ giữa các cấp chính quyền. Tuy nhiên, một số yếu tố như đã nêu trên cũng góp phần làm giảm minh bạch tài khóa ở cấp độ ngành và địa phương, đồng thời làm giảm hiệu quả trách nhiệm giải trình và kiểm soát chính sách. Các vấn đề chính là: (i) phân tán về lập và phân bổ ngân sách cho chi thường xuyên, đầu tư và các chương trình mục tiêu; (ii) thiếu và phân tán về dữ liệu chi tiêu và ngân sách đầu tư; (iii) ước tính thấp số thu; và (iv) các thông lệ về chuyển nguồn.

Page 61: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM60

104. Về tổng thể, những yếu tố trên làm giảm hiệu quảgiám sát và kiểm soát trên toàn quốc về chính sách ngành và kiểm soát chi tiêu ở cấp tỉnh và dưới tỉnh. TABMIS, bên cạnh việc loại bỏ cơ chế chuyển nguồn và cải thiện về quản lý thu, sẽ cải thiện công tác kiểm soát tài chính và báo cáo về thực hiện chi tiêu theo ngành. Nhưng do chưa có những điều kiện đó, việc hoạch định và đánh giá tình hình thức hiện các chính sách ngành trên toàn quốc còn gặp khó khăn.

(e) Minh bạch về quản lý thu

105. Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) nhấn mạnh việc xác định rõ ràng về nghĩa vụ phải nộp và các cơ chế khiếu nại trong các văn bản pháp luật về thuế (1.2.2), cũng như hạch toán số thu từ tất cả các nguồn chính (3.1.4) là các nội dung chính về minh bạch trong quản lý thu. Một nội dung quan ngại nữa trong Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) là mức độ miễn giảm thuế ở các hình thức khác nhau (được gọi chung là chi tiêu thuế vì đó là số thu bị bỏ qua tương đương với chi tiêu, và các biện pháp đó thường được sử dụng thay vì chi tiêu ngân sách trực tiếp) được thể hiện trong ngân sách năm. FTC 3.1.3 khuyến khích những báo cáo đó, bao gồm cả báo cáo về miễn giảm thuế, phải được đưa vào các văn bản ngân sách. PEFA PI-13 đã vạch ra các mốc chuẩn về nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế cũng như sự tồn tại và hiệu quả của cơ chế khiếu nại. Hiện chưa có mốc chuẩn được đặt ra về minh bạch trong miễn giảm thuế.

106. Việt Nam có một hệ thống phát triển tốt và rõ ràng về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), thuế thu nhập cá nhân (PIT), và thuế giá trị gia tăng (VAT). Tổng số thu từ thuế (gồm cả đóng góp bảo hiểm xã hội) vượt trên 25% GDP, một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực. Những nội dung chính trong luật được coi là khá rõ ràng, nhưng còn nhiều chỗ chưa rõ gây ra những cách diễn giải khác nhau và cách xử lý chủ quan của một số quan chức. Các cuộc khảo sát người nộp thuế gần đây cho thấy, người nộp thuế cảm thấy khó hiểu một số nội dung chính trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) và chưa đến 40% số người được khảo sát cho rằng hệ thống hoàn thuế VAT là dễ hiểu. Định nghĩa thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) cũng khác so với định nghĩa thông thường của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) về lợi nhuận; và cũng ẩn chưa rất nhiều ưu đãi cho các ngành hoặc địa bàn cụ thể làm thay đổi thuế suất thực so với các thuế suất công bố. Thuế VAT cũng có một danh sách dài các mặt hàng không chịu thuế.

107. Tuân thủ thuế được coi là gánh nặng đối với người nộp thuế là doanh nghiệp (Khảo sát Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2012), và họ phải mất đến 900 giờ mỗi năm để làm thủ tục - mặc dù hầu hết thời gian là dành cho các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội. Quy trình khiếu nại hiện đã có, nhưng hoạt động của bộ phận giải quyết khiếu nại của người nộp thuế cần được tăng cường. Mặc dù vẫn có khả năng được khiếu nại ra tòa, nhưng ít người làm việc đó. Người nộp thuế có mã số thuế (TIN) riêng sử dụng cho mọi loại thuế và đăng ký kinh doanh. Mã số này không được kết nối với các cơ sở dữ liệu khác, như dữ liệu về bảo hiểm xã hội, một phần là do hạn chế về công nghệ thông tin.

108. Nợ đọng thuế được coi là không có vấn đề, một phần vì cơ quan thuế có thẩm quyền đóng băng tài khoản ngân hàng hoặc rút giấy phép kinh doanh trong trường hợp không nộp. Thuế được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc vào ngày thu, ngoại trừ tại những nơi vùng sâu vùng xa không được tiếp cận trực tiếp với ngân hàng. Số thu từ mỗi người nộp thuế thường xuyên được đối chiếu với sổ sách kho bạc tại TABMIS.

Page 62: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

61ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

109. Chiến lược Cải cách Thuế nhấn mạnh vào tuyên truyền cho người nộp thuế và rà soát lại cách tiếp cận về miễn giảm thuế. Chiến lược Cải cách Thuế được Thủ tướng Chính phủ ban hành, và được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) qua Dự án Hiện đại hóa Quản lý Thuế, nhằm giải quyết vấn đề chung là nâng cao hiệu quả và sự minh bạch của hệ thống thuế, tập trung vào hiện đại hóa nghiệp vụ và phát triển về công nghệ thông tin. Trong dự án, một phần trọng tâm là thông tin tuyên truyền cho người nộp thuế và điều này đã đem lại kết quả như minh họa tại Biểu đồ 23 dưới đây, và Biểu đồ 8 ở trên, cho thấy hầu hết những người được phỏng vấn ở khu vực tư nhân cho rằng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về các quy định thuế. Điều này khác với những phản hồi về Ngân sách cấp tỉnh (Biểu đồ 7), là cái mà mọi người thấy khó tiếp cận.

110. Minh bạch về thu nhìn chung được coi là thỏa đáng, nhưng các vấn đề về minh bạch thu theo từng lĩnh vực cụ thể cần được nghiên cứu thêm. Khảo sát về Minh bạch Ngân sách không ghi nhận quan ngại nào lớn từ các bên liên quan về minh bạch về thu. Biểu đồ 13 và 14 cho thấy các cơ quan liên quan cho rằng cách trình bày các vấn đề về thu trong các báo cáo ngân sách là rõ ràng, và không coi đó là nội dung cần cải thiện. Đánh giá về các văn bản ngân sách như trình bày tại Phần B và C cho thấy phạm vi và mức độ toàn diện của thông tin về thu nội địa tương đối tốt. Tuy nhiên, cần có thêm nỗ lực trong việc bóc tách chi tiết thu từ tài nguyên và xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, báo cáo năm 2011 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy có những thách thức về điều hành và minh bạch trong các lĩnh vực dầu khí và khai khoáng. Nghiên cứu chi tiết về chủ đề này nằm ngoài phạm vi của Báo cáo đánh giá chính sách này.

Một số nội dung thu cần bổ sung thêm chi tiết như thu từ xuất nhập khẩu, là số tổng hợp của thu từ thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu, để giúp làm rõ chính sách cũng như hỗ trợ đối chiếu với các nội dung liên quan trong GFS. Thông tin chi tiết về thu nên được bóc tách thêm theo cơ sở thu cụ thể về thuế hàng hóa, thuế tài nguyên, thuế dầu khí và khai khoáng, tuy nhiên phân tích cụ thể về minh bạch nguồn thu nằm ngoài phạm vi của Báo cáo đánh giá chính sách này.

111. Chính phủ có thể cân nhắc báo cáo về miễn giảm thuế trong trình bày về ngân sách. Phần 1 của Ngân sách Nhà nước năm 2012 không nói đến thời gian ưu đãi về thuế (giảm thuế suất, hoãn thu) dành cho trên ba trăm ngàn doanh nghiệp vào năm 2011 để giúp các doanh nghiệp đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với khu vực tư nhân trong nước. Miễn giảm thuế có thời hạn đã dẫn đến mức giảm số thu ước tính là 4.200 tỷ VND (0,62% tổng thu). Các biện pháp miễn giảm thuế tiếp theo lại được áp dụng trong quý hai năm 2012 theo Nghị quyết 12, bao gồm hoãn nộp thuế VAT, giảm nghĩa vụ nộp tiền

Nguồn: Tự ước tính dựa trên dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Tài chính

Page 63: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM62

thuê đất, gia hạn thực hiện các nghĩa vụ về thuế sử dụng đất. Mặc dù các biện pháp này được đưa ra vào giữa kỳ Ngân sách, và quyết định được công khai, nhưng không phải trong bối cảnh thảo luận về chính sách tài khóa tổng thể. Thông lệ tốt theo Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) đòi hỏi phải báo cáo về miễn giảm thuế như một phần của ngân sách, “chỉ ra mục tiêu chính sách công cho từng khoản, thời gian và đối tượng hưởng lợi dự kiến”. Bất cứ khi nào có thể, tác động của miễn giảm cần được lượng hóa, và điều này đã được thực hiện trong trường hợp Nghị quyết 13.

112. Các quy định về quy tắc về quản lý nguồn thu từ cổ phần hóa DNNN đã được cập nhật tại Nghị định 59, ban hành tháng 07/2011.60 Số thu này trước hết được sử dụng để chi trả cho các chi phí liên quan đến tiến trình cổ phần hóa, bao gồm đền bù cho việc sắp xếp lại lao động. Có hai Quỹ riêng được thành lập theo Nghị định 59. Một Quỹ nắm giữ số thu từ cổ phần hóa của các Tập đoàn Kinh tế và Tổng Công ty, một Quỹ quản lý thu từ cổ phần hóa từ các Doanh nghiệp Nhà nước còn lại. Các nguồn lực này có thể được sử dụng để trang trải chi phí cổ phần hóa không thể trang trải qua việc bán một doanh nghiệp cụ thể, các chi phí tái cơ cấu DNNN khác, hoặc có các dự án cụ thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính theo dõi việc quản lý các Quỹ đó, và Doanh nghiệp Nhà nước cần báo cáo lên Bộ Tài chính trong vòng bốn mươi lăm ngày sau Năm tài chính về việc sử dụng nguồn lực từ các Quỹ đó.

(f) Minh bạch về quản lý viện trợ

113. Quản lý viện trợ và hài hòa về thủ tục quản lý nguồn vốn viện trợ qua các hệ thống trong nước là những mục tiêu chính của Chính phủ Việt Nam.61 Hài hòa về thủ tục bản thân nó không phải là cứu cánh. Việc không lồng ghép được vốn viện trợ vào hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) trong nước là một yếu kém quan trọng trong báo cáo tài khóa tổng thể. Viện trợ không phải là một bộ phận không quan trọng về tài chính công của Chính phủ Việt Nam và các dự án sử dụng nguồn viện trợ cần được lồng ghép đầy đủ vào hệ thống kế toán và báo cáo của chính phủ để cho phép báo cáo tài chính và tài khóa một cách kịp thời, đáng tin cậy và toàn diện. Các khoản chi trả cho bên thứ ba62 cũng phải được lồng ghép vào hệ thống để đảm bảo tính toàn diện của báo cáo - và để tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS).

114. Hài hòa về thủ tục hiện tại ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện qua sử dụng nhiều hơn hỗ trợ trực tiếp ngân sách, qua đó, vốn viện trợ được cấp thẳng vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước và chi tiêu được thực hiện trực tiếp qua các thủ tục thông thường của Chính phủ. Tuy nhiên, các dự án vẫn tiếp tục được quản lý qua các Ban QLDA theo nhà tài trợ, các khoản giải ngân và thanh toán được ghi chép bởi các nhà tài trợ và được đưa vào Hệ thống Phân tích Tài chính và Quản lý Nợ (DMFAS) được vận hành bởi Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại (DMEFD) tại Bộ Tài chính. Những ghi chép tại DMFAS được định kỳ đưa vào tài khoản Kho bạc. Tuy nhiên, vì thông báo giải ngân của nhà tài trợ phải mất 3 tháng mới đến được Bộ Tài chính nên có độ trễ thời gian khá dài trước khi có thể đối chiếu.

60 Đề nghị tham khảo Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% thành công ty cổ phần (Điều 42 và 43).61 Liên quan tới Tuyên bố Paris về Hiệu quả Viện trợ năm 2005 và được Chính phủ thông qua tại Tuyên bố Hà Nội năm 2005.62 Nghĩa là, các khoản thanh toán được thực hiện trực tiếp từ tài khoản của nhà tài trợ cho nhà cung cấp mà không đi qua hệ thống kế toán,

nhưng phát sinh tăng tài sản, và công nợ nếu đó là vốn vay.

Page 64: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

63ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

115. Tình trạng này, không nghi ngờ gì, đã góp phần tạo ra khác biệt về thống kê giữa tài khoản tài khóa và tài khoản tiền tệ. Tuy nhiên, việc tin học hóa công tác lập ngân sách và báo cáo đã tạo điều kiện để ghi chép theo thời gian thực các giao dịch sử dụng vốn trong nước và nước ngoài, đồng thời tạo được báo cáo có thể đáp ứng được các chuẩn mực báo cáo trong nước và của nhà tài trợ. Tại một số quốc gia,63 các Ban QLDA được kết nối vào hệ thống và có thể nhập liệu trực tiếp các giao dịch của họ theo thời gian thực - bao gồm cả giao dịch của bên thứ ba, cũng được quyết định bởi các giám đốc dự án. Dự án duy nhất đã được quản lý qua TABMIS là một dự án trong ngành giáo dục của Ngân hàng Thế giới (WB). Khi TABMIS được triển khai rộng, nó có thể nhân rộng cách xử lý này đối với các dự án sử dụng vốn viện trợ và qua đó đẩy mạnh hài hòa thủ tục cho nguồn vốn nước ngoài qua các hệ thống trong nước. Đồng thời, nó cũng cải thiện về phạm vi ngân sách và đối chiếu giữa tài khoản tài khóa và tài khoản tiền tệ.

(g) Giám sát ngân sách và trách nhiệm giải trình

116. Các cơ chế bên trong và bên ngoài nhằm giám sát hoạt động tài chính và tài khóa của các cơ quan hành pháp của chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống Quản lý Tài chính Công minh bạch và có trách nhiệm giải trình một cách bền vững. Những cơ chế này thường yếu kém tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi và các biện pháp tăng cường giám sát được coi là chỉ báo về cam kết cải cách dài hạn. Thông lệ tốt trong lĩnh vực này là chủ đề trọng tâm của trụ cột thứ tư trong Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC): Đảm bảo sự liêm chính. Nhiều chỉ tiêu PEFA cũng hữu ích trong việc giám sát tiến độ hướng tới giám sát hiệu quả. Còn OBI thì nhấn mạnh vào vai trò của Cơ quan Kiểm toán Tối cao (SAI) trong việc xem xét các báo cáo tài chính cuối năm.

117. Giám sát hiệu quả đòi hỏi phải có chuỗi trách nhiệm giải trình rõ ràng từ các cơ quan hành pháp đến các cơ quan giám sát nội bộ, và đến các cơ quan giám sát bên ngoài (cơ bản là Cơ quan Kiểm toán Tối cao (SAI) - trong trường hợp của Việt Nam là Kiểm toán Nhà nước), đến cơ quan lập pháp (Quốc hội), và cuối cùng là đến người dân. Một số yếu kém trong chuỗi trách nhiệm giải trình đã được ghi nhận ở các phần trên và được thảo luận thêm ở đây. Các biện pháp nhằm tăng cường chuỗi trách nhiệm giải trình là một nội dung quan trọng để cải thiện về minh bạch tài khóa và Quản lý Tài chính Công hiệu quả trong dài hạn tại Việt Nam.

118. Cơ quan hành pháp: trách nhiệm cơ bản của cơ quan hành pháp về minh bạch là thiết lập các biện pháp kiểm soát nội bộ và thông lệ quản lý và lập kế hoạch nội bộ một cách hiệu quả. Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) 4.1 nhấn mạnh về nhu cầu dữ liệu tài khóa phải đáp ứng các chuẩn mực được chấp nhận về chất lượng dữ liệu, đặc biệt liên quan tới các chuẩn mực kế toán và thống kê (IPSAS và GFS), phải được đối chiếu với dữ liệu tiền tệ và các dữ liệu kết nối khác. Hiện đang có nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện về công tác báo cáo, đối chiếu và chất lượng dữ liệu qua triển khai TABMIS. Việc đảm bảo phạm vi đầy đủ của toàn chính phủ (theo định nghĩa thống nhất với chuẩn mực GFS) là hướng đi để đạt được dữ liệu chất lượng cao và đảm bảo các cơ quan liên quan của Chính phủ phải được giám sát. Việc lồng ghép ODA vào chuỗi giám sát (tham khảo F (f) ở trên) là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

63 Cụ thể tại Mỹ La-tinh, nơi một số quốc gia yêu cầu tất cả các nhà tài trợ sử dụng hệ thống trong nước cho các dự án, nhưng thông lệ này cũng đã được khởi xướng tại Pakistan và đang được đề xuất cho Ghana đối với các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB)

Page 65: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM64

119. Giám sát nội bộ - kiểm toán nội bộ: Sự cầnthiết phải thiết lập kiểm toán nội bộ hiệu quả được nhấn mạnh trong Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC 4.2.5). Tuy nhiên, chức năng kiểm toán nội bộ chỉ mới được thành lập tại Việt Nam và quan hệ giữa kiểm toán nội bộ, thanh tra và kiểm toán bên ngoài cần được tiếp tục làm rõ và hướng dẫn thêm. Báo cáo CFAA 2007 đã khuyến nghị mạnh mẽ về việc thiết lập kiểm toán nội bộ, và chức năng này đã được thí điểm tại một số bộ. Dự kiến, sẽ có quyết định được đưa ra đòi hỏi tất cả các bộ và địa phương phải có kiểm toán nội bộ.

120. Kiểm toán nội bộ cơ bản là một chức năng quản lý hành pháp được thiết kế để các thủ trưởng cơ quan chủ quản nắm bắt được về sự vận hành của các biện pháp kiểm soát nội bộ độc lập so với những người phải thực hiện các biện pháp kiểm soát đó. Kiểm toán nội bộ không nên tham gia trực tiếp vào quy trình kiểm soát và thường báo cáo lên thủ trưởng đơn vị, là người có thể tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo các biện pháp kiểm soát nội bộ đang được vận hành hiệu quả. Thường thì các kết luận kiểm toán nội bộ được công khai với kiểm toán bên ngoài, nhưng bản thân nó là môt phần trong bộ máy của cơ quan hành pháp. Vì vậy, tăng cường về kiểm toán nội bộ cơ bản là nhằm thiết lập năng lực quản lý nội bộ tốt hơn tại các cơ quan hành pháp ở tất cả các cấp của Chính phủ.

121. Mặt khác, Thanh tra Nhà nước thiên về kiểm tra bên ngoài các hoạt động của cơ quan hành pháp và thường có mối quan hệ chặt chẽ với kiểm toán bên ngoài - mặc dù Thanh tra báo cáo cho các cơ quan tổng hợp như Bộ Tài chính và văn phòng Thủ tướng chứ không phải cho Quốc hội. Lựa chọn giữa thanh tra và chức năng kiểm toán nội bộ thực chất là cân nhắc về mức độ khả thi trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách tăng cường năng lực ở cấp cơ quan chủ quản hoặc sự cần thiết của việc tiếp tục chỉ đạo tập trung. Tuy nhiên, vấn đề tăng cường chức năng thanh tra cũng cần được xem xét trong bối cảnh tăng cường về giám sát bên ngoài - qua tăng cường thanh tra hoặc nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước.

122. Thiết lập kiểm toán nội bộ đòi hỏi phải có đánh giá chi tiết và cam kết dài hạn. Điều quan trọng là phải nhìn nhận tiến độ triển khai kiểm toán nội bộ về mặt (i) phạm vi và chất lượng của chức năng kiểm toán nội bộ, (ii) tần suất và mức độ lưu hành báo cáo, và (ii) quản lý việc thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, như đã nêu trên, thành công về mặt này phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng năng lực quản lý nội bộ tại các cơ quan hành pháp trong toàn Chính phủ.

123. Giám sát nội bộ - mua sắm đấu thầu: Mua sắm đấu thầu được coi là một lĩnh vực rủi ro cao ở mọi tổ chức, và giám sát bên trong cũng như bên ngoài hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các hoạt động mua sắm đấu thầu của chính phủ được minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả. Nhìn chung các cơ quan cho rằng Việt Nam đã đạt được nhiều tiến triển về xây dựng pháp luật về mua sắm đấu thầu, nhưng cũng có rất nhiều báo cáo về những sai phạm trong thực hiện cũng như nhu cầu cần hợp tác nhiều hơn giữa Chính phủ, DNNN và khu vực tư nhân.

124. Giám sát bên ngoài—kiểm toán: Kiểm toán bên ngoài là chỗ dựa quan trọng về giám sát bên ngoài đối với một hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) nhấn mạnh đến sự cần thiết cần phải giám sát về tài chính công và chính sách một cách kịp thời bởi cơ quan kiểm toán quốc gia (hoặc cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) độc lập với cơ quan hành pháp (4.3.1), và báo báo cáo lên cơ quan lập pháp và công chúng. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã thực hiện các nhiệm vụ trên theo thẩm quyền của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005 nhưng thiếu nguồn lực để thực thi đầy đủ các chức năng của mình.

Page 66: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

65ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

125. Kiểm toán Nhà nước báo cáo về quyết toán của Chính phủ và báo cáo tài chính tổng hợp trong vòng 18 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Độ trễ khá dài trong trình tự quyết toán chủ yếu là do quyết toán được chuyển cho Kiểm toán Nhà nước trong 14 tháng sau khi kết thúc năm. TABMIS sẽ cho phép rút ngắn đáng kể khoảng thời gian này. Kiểm toán Nhà nước cũng lập các báo cáo kiểm toán riêng và gửi cho bên được kiểm toán trong vòng 45 ngày sau khi hoàn tất nhiệm vụ và cho Quốc hội trong vòng hai tháng sau khi hoàn tất kiểm toán. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước còn thực hiện các báo cáo đặc biệt về các vấn đề đặc biệt; và những báo cáo này cũng có thể công khai ra công chúng.

126. Kiểm toán Nhà nước đang phải đối mặt với những hạn chế về năng lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặc dù các ước tính có khác nhau, nhưng kiểm toán đã được thực hiện tại 50-60% các cơ quan trung ương (chiếm khoảng 70% tổng chi tiêu) và trên 35% tại các địa phương. Kiểm toán có đại diện ở địa phương tại 13 văn phòng khu vực, mỗi văn phòng phụ trách một số tỉnh. Cơ quan này cũng thực hiện kiểm toán hiệu quả hoạt động, nhưng chủ yếu tập trung vào kiểm toán tài chính và tuân thủ. Mặc dù TABMIS đang được triển khai mạnh mẽ, nhưng Kiểm toán Nhà nước chỉ sử dụng rất hạn chế các kỹ thuật kiểm toán được hỗ trợ tin học (CAATS) và rất ít cán bộ được đào tạo về kiểm toán hệ thống.

127. Một nội dung quan trọng cần xem xét thêm trong hệ thống kiểm toán bên ngoài của Việt Nam là trách nhiệm giải trình giữa Quốc hội và các cơ quan quản lý ngành của Chính phủ còn thiếu sự rõ ràng. Năng lực của Kiểm toán Nhà nước trong việc thiết lập trách nhiệm giải trình giữa Hội đồng Nhân dân và các sở ban ngành địa phương ở cấp tỉnh và các cấp dưới tỉnh có thể còn bị hạn chế hơn. Hệ thống kiểm toán bên ngoài hiện nay ở cấp quốc gia trước hết phụ thuộc vào năng lực phân tích của Kiểm toán Nhà nước và năng lực của Bộ Tài chính trong việc đảm bảo các khuyến nghị của kiểm toán được thực hiện; có những chỉ báo cho thấy sự cải thiện ở hai mặt trên. Việc tăng cường vai trò và năng lực của Kiểm toán Nhà nước có thể tạo thêm động cơ cho các cơ quanhành pháp trong việc thực hiện các khuyến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

128. Giám sát bên ngoài—Quốc hội. Quy tắc về Minh bạch Tài khóa (FTC) đòi hỏi vai trò của cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp phải rõ ràng. Giả định chung được đưa ra là cơ quan lập pháp sẽ giám sát các hoạt động tài chính của cơ quan hành pháp - và, như được nêu tại Cẩm nang về Minh bạch Tài khóa, “phải có một ủy ban chủ động của cơ quan lập pháp [giám sát] việc thực hiện chính sách tài khóa và [hỗ trợ] sự tham gia của xã hội dân sự trong quá trình quyết định ngân sách.” Một cân nhắc quan trọng nhằm tăng cường giám sát của Quốc hội là vấn đề cho phép Ủy ban Tài chính và Ngân sách được tiếp cận trực tiếp với từng bộ chủ quản của Chính phủ Việt Nam nhằm chất vấn và theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Hiện nay, Ủy ban này có thông tin qua các báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, nhưng nó đóng vai trò giám sát trực tiếp ở mức hạn chế; những vấn đề này do Kiểm toán Nhà nước đảm nhiệm và Bộ Tài chính đóng vai trò chính trong việc theo dõi thực hiện. Năng lực của Ủy ban Tài chính và Ngân sách chắc chắn cần phải tăng cường, nhưng cần có sự thay đổi đáng kể về quy trình để công tác giám sát của Quốc hội trở nên có hiệu quả.

129. Giám sát bên ngoài—xã hội dân sự và truyền thông đại chúng: Một số nhóm xã hội dân sự hiện đang tích cực tham gia đánh giá về ngân sách và quy trình Quản lý Tài chính Công (PFM) tại Việt Nam trong đó có sự tập trung vào nâng cao dân trí về các vấn đề kinh tế và ngân sách ở cấp địa phương. Như đã thảo luận tại Phần B (f) và C (b), việc các nhóm độc lập thực hiện giám sát bên ngoài về ngân sách có thể đóng vai trò hết sức giá trị trong việc xác định các nội dung vấn đề và chất vấn về các giả định và chính sách. Tại các nền kinh tế phát triển, các trường đại học và giới truyền thông là nơi thực hiện vai

Page 67: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM66

trò đó; và đây đang là thời cơ để khuyến khích thêm các hoạt động như vậy tại Việt Nam. Việc đào tạo cho cán bộ giới truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự sẽ giúp nâng cao hiểu biết giữa Chính phủ và xã hội dân sự. Việc xây dựng pháp luật về tự do thông tin cũng có thể được cân nhắc. Những loại hình sáng kiến trên của Chính phủ Việt Nam bản thân nó sẽ góp phần nâng cao minh bạch khi năng lực của xã hội dân sự và giới truyền thông về phân tích và bình luận các vấn đề tài khóa được nâng cao, sự minh bạch và hiệu quả tổng thể của hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) sẽ tiếp tục được tăng cường.

130. Giám sát bên ngoài—các đối tác phát triển: Các đối tác phát triển một mặt là một phần của Quản lý Tài chính Công (PFM) theo nghĩa quản lý vốn viện trợ là một bộ phận của Quản lý Tài chính Công. Mặc khác, họ cũng đem lại các kỹ năng giám sát Tài chính Công, và một tỷ lệ lớn hỗ trợ của nhà tài trợ có mục đích dành cho việc giám sát và cải thiện các thông lệ về Quản lý Tài chính Công. Giám sát độc lập bên ngoài đối với hệ thống Quản lý Tài chính Công (qua các hình thức khác nhau về đánh giá chẩn đoán với sự hỗ trợ bên ngoài) sẽ đem lại quan điểm khách quan cần thiết và kiến thức kinh nghiệm tại các nước khác để có thể áp dụng nhằm tăng cường hệ thống Quản lý Tài chính Công của Chính phủ Việt Nam.

Page 68: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

67ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

131. Báo cáo đánh giá chính sách này cho rằng minh bạch tài khóa tại Việt Nam có thể được đẩy mạnh hơn nữa nhằm đem lại những lợi ích tiềm năng to lớn mà ít tốn kém. Việc công khai và khả năng tiếp cận thông tin tài khóa có thể được cải thiện trên cơ sở nền tảng thông tin, quy trình và hệ thống hiện có. Điều này có thể đem lại những lợi ích quan trọng về thể chế, về kết quả sự nghiệp công và kinh tế vĩ mô. Các ưu tiên được xác định trên cơ sở đánh giá về các thông lệ minh bạch cũng như kết quả khảo sát các cơ quan liên bao bao gồm: (i) công bố các tài liệu trước khi trình Dự toán Ngân sách lên Quốc hội; (ii) cải thiện về cách trình bày theo hướng phân tích trong các tài liệu Ngân sách, qua áp dụng cách phân loại theo GFSM 2001, bao gồm cả cập nhật về phương pháp tính toán cân đối tài khóa tổng thể; (iii) tổng hợp các hoạt động ngoài ngân sách vào các báo cáo Ngân sách; (iv) đơn giản hóa các biểu mẫu báo cáo, đặc biệt cho cấp địa phương.

132. Báo cáo ghi nhận có những thách thức quan trọng trong việc thu thập dữ liệu một cách chính xác, kịp thời và đáng tin cậy. Đó là thời gian và công sức cần thiết để tổng hợp được thông tin tài khóa ở tất cả các cấp của Chính phủ, và điều này có thể được giải quyết qua TABMIS. Đó còn là một hệ thống phức tạp về các thông lệ chuyển nguồn. Tuy nhiên, Tài liệu cũng đề xuất một số bước đi có thể tiến hành với nhận biết đầy đủ về những thách thức đó, để không làm trầm trọng thêm các vấn đề về minh bạch. Việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước và triển khai rộng rãi TABMIS là những động cơ quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh nghị trình này.

133. Những nội dung ưu tiên cải cách khuyến nghị được tổng hợp trong bảng dưới đây. Bản tổng hợp các khuyến nghị được trình bày ở phần Tóm lược Tổng quan được trình bày lại ở đây, cùng với những nhận xét về tầm quan trọng tương đối của vấn đề cũng như mối liên hệ giữa các hành động cải cách. Mặc dù danh mục khuyến nghị khá dài, nhưng bảy khuyến nghị đầu tiên liên quan đến những thay đổi về khuôn khổ pháp quy, và nhiều khuyến nghị khác liên quan đến những hành động cần triển khai ngay sau khi có những thay đổi pháp quy như đề xuất. Sáu nội dung hành động nhìn chung tương ứng với chương trình cải cách Quản lý Tài chính Công của Chính phủ. Các khuyến nghị này có thể được tiếp tục hoàn thiện và đánh giá qua thảo luận liên tục với các bên liên quan.

K ẾT LUẬN

Page 69: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM68

Bảng B Khuyến nghị nhằm tăng cường minh bạch tài khóa

Bảng dưới đây tổng hợp lại các khuyến nghị để cải thiện theo toàn bộ các nội dung của Báo cáo. Các khuyến nghị được nhóm theo các nội dung nhìn chung tương ứng với Chiến lược Cải cách Quản lý Tài chính Công (PFM) của Chính phủ. Khung thời gian triển khai cũng được đưa vào khuyến nghị.

64 Thời gian để triển khai hành động cải cách: Trước mắt: 6-12 tháng; trong trung hạn: 1-3 năm; trong dài hạn: trên 3 năm. Tuy nhiên, chính sách và việc khởi xướng đánh giá, lập kế hoạch hành động trong hầu hết các trường hợp cần được thông qua trong thời gian trước mắt.

Vấn đềĐoạn/ Mục

Khuyến nghị

Khung thời gian hành

động 64 Nhận xét1.Khuôn khổ pháp quy về quản lý tài khóa

1.1 Không công khai các dự toán ngân sách chưa phê duyệt làm hạn chế sự tham gia của công dân.

23-24; 75 • Bổ sung điều khoản về công bố dự toán ngân sách chưa phê duyệt vào thời điểm trình lên Quốc hội khi sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước (2002).

Trước mắt Một hành động chi phí thấp/ lợi ích cao nhằm ngay lập tức cải thiện tình hình minh bạch của Chính phủ. Có thể được lồng ghép vào quá trình sửa đổi Luật NSNN hiện nay.

1.2. Định nghĩa về cân đối tài khóa trong Luật NSNN không thống nhất với các chuẩn mực quốc tế

62-63; 77-79

• Bổ sung một điều khoản yêu cầu áp dụng chuẩn GFS làm điểm tham chiếu chính trong phân tích ngân sách.

Trước mắt Như trên.

1.3. Phạm vi báo cáo và trách nhiệm giải trình chi tiêu ngân sách Nhà nước có thể được làm rõ hơn trong Luật NSNN

67-69 • Các yếu tố chính cần đưa vào Luật NSNN bao gồm: báo cáo tổng hợp bao gồm các quỹ ngoài ngân sách; báo cáo của địa phương đảm bảo trách nhiệm giải trình cao hơn; sử dụng phí và lệ phí; thông lệ về chuyển nguồn.

Trước mắt, thay đổi Luật NSNN; trong trung hạn về báo cáo (xem 2.2)

Tăng cường cơ sở pháp lý cho việc báo cáo tài khóa toàn diện tại Luật NSNN là cần thiết để đạt được báo cáo toàn diện hơn như được bàn tại 2.3 và 2.4 dưới đây.

1.4. Khuôn khổ pháp lý hiện tại chưa đề cập đầy đủ đến việc công khai các rủi ro tài khóa.

72; 86-88 • Đưa báo cáo rủi ro tổng hợp vào trình bày ngân sách nhằm cải thiện minh bạch.

Trước mắt thay đổi Luật NSNN; trong trung hạn phải triển khai (xem 2.3 dưới đây)

Tương tự như 1.3 ở trên. Việc triển khai hiệu quả báo cáo công khai và phân tích rủi ro đòi hỏi nỗ lực từ trung đến dài hạn.

Page 70: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

69ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Vấn đềĐoạn/ Mục

Khuyến nghị

Khung thời gian hành

động 65 Nhận xét

1.Khuôn khổ pháp quy về quản lý tài khóa

1.5. Báo cáo hiện nay chưa thể hiện bức tranh đầy đủ về chính sách tài khóa hoặc đảm bảo trách nhiệm giải trình.

51-58;67-69;

• Rà soát các điều khoản về báo cáo trong Luật NSNN, Nghị định 60 (2003), Quyết định 192 và các Thông tư bổ trợ nhằm: đẩy mạnh tính thống nhất và tổng hợp trong báo cáo về các quỹ trong và ngoài ngân sách; đơn giản hóa báo cáo; và báo cáo cả về thực thi dịch vụ công.

Như tại 1.3 1.4 ở trên.

Tình trạng các quỹ ngoài ngân sách về mặt quan hệ của chúng đối với toàn Chính phủ (theo hướng dẫn GFSM 2001) cần được rà soát để xác định cách xử lý báo cáo phù hợp cho mỗi quỹ.

1.6. Khuôn khổ pháp quy hiện tại còn chưa rõ ràng về vai trò và trách nhiệm giám sát.

65-66 • Tăng cường các điều khoản về Kiểm toán Nhà nước giám sát các dự toán ngân sách chưa phê duyệt, sự phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, và phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đối với thực hiện ngân sách ở địa phương.

Trong trung hạn

Đòi hỏi rà soát đầy đủ về cơ chế giám sát, quan hệ giữa KTNN và tất cả các cấp chính quyền cũng như nâng cao năng lực cho KTNN và UBTCNS của Quốc Hội. Giám sát hiệu quả và độc lập là tiêu chuẩn của một hệ thống Quản lý Tài chính Công (PFM) minh bạch.

1.7. Phân cấp đã tạo ra sự thiếu rõ ràng về thẩm quyền giữa các Ủy ban Nhân dân và các Bộ chủ quản.

70-71 • Rà soát lại vai trò liên quan của các cấp chính quyền khác nhau và chiến lược tổng thể về phân cấp trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế. Có thể cân nhắc ban hành riêng Luật về phân cấp.

Trong trung hạn

Các vấn đề lớn và phức tạp cần được xử lý. Khuyến nghị đưa ra là thành lập một cơ quan cấp cao của Chính phủ để triển khai việc này và để điều phối các nghiên cứu kỹ thuật cần thiết.

2. Độ tin cậy và minh bạch của chính sách tài khóa tổng thể2.1. Mục lục Ngân

sách và các báo cáo ngân sách không hỗ trợ phân tích một cách có ý nghĩa.

43-45 • Đối chiếu dữ liệu về kết quả tài chính trong Kế toán đồ với các nội dung trong GFSM 2001 để cho phép tạo báo cáo hàng quý về hoạt động tài khóa (FOR) theo cách trình bày phân tích chính xác hơn.

Trước mắt Việc đối chiếu cơ bản đã được thực hiện và công việc tạo lập báo cáo hoạt động tài khóa (FOR) qua TABMIS cần được khởi xướng sớm. Các báo cáo này phải thể hiện trọng tâm phân tích rõ ràng nhằm theo dõi việc triển khai chính sách tài khóa, và hơn nữa sẽ giúp theo dõi tiến độ qua thiết lập báo cáo tài khóa tổng thể bằng cách theo dõi và cuối cùng loại bỏ khác biệt về số liệu thống kê tài khóa (khác biệt giữa ước tính của Kho bạc về thâm hụt và ước tính từ dữ liệu tài chính). Báo cáo hoạt động tài khóa

Page 71: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM70

Vấn đềĐoạn/ Mục

Khuyến nghị

Khung thời gian hành

động 65 Nhận xét 2. Độ tin cậy và minh bạch của chính sách tài khóa tổng thể

(FOR) sẽ là báo cáo chính trình bày tổng quan rõ ràng về việc triển khai chính sách tài khóa.

2.2. Cách trình bày và nội dung phân tích của các tài liệu ngân sách có thể được tăng cường.

48-50 • Sử dụng thông tin hiện có nhằm tăng cường nội dung phân tích về hiệu quả hoạt động tài khóa, cân đối ngân sách và nợ của Chính phủ. Làm rõ nếu đó là dữ liệu ban đầu và có thể thay đổi do các thông lệ về chuyển nguồn.

Trước mắt Làm rõ trong trường hợp dữ liệu còn sơ bộ và có thể thay đổi do các thông lệ về chuyển nguồn.

2.3. Việc liên tục dự toán thấp số thu và chi làm suy giảm độ tin cậy và minh bạch của ngân sách.

81-85 • Đưa ra các kịch bản khác nhau về dự báo thu từ dầu thô và áp dụng cơ chế rà soát để giải quyết những biến động lớn do các cú sốc về giá và cú sốc khác gây ra.

• Loại bỏ thông lệ chuyển nguồn số vượt thu sang năm tiếp theo cũng như các thông lệ về chuyển nguồn khác.

• Thực hiện dự báo trung hạn với những giả định được trình bày rõ ràng trong Kế hoạch Tài khóa Trung hạn (MTFF).

Trong trung hạn

Ước tính sát thực tế số thu làm cơ sở cho chính sách tài khóa nhằm nâng cao độ tin cậy của ngân sách, và ngăn ngừa việc đặt ra các mục tiêu chiến lược và phương án chi tiêu thiếu minh bạch và có khả năng thiếu hiệu quả.

2.4. Việc loại bỏ các Quỹ tài chính công ra khỏi Ngân sách tổng hợp gây méo mó trong đánh giá tình hình tài khóa và kinh tế vĩ mô tổng thể.

51-54 • Trước mắt cần lồng ghép các báo cáo tổng hợp về các Quỹ tài chính công vào các tài liệu ngân sách.

• Rà soát lại các chuẩn mực và yêu cầu báo cáo từ các Qũy tài chính công tại Quyết định 192 và cập nhật cho phù hợp với các yêu cầu về báo cáo ngân sách (phù hợp với phân loại của chuẩn GFSM 2001).

Trước mắt Trong trung hạn

Lồng ghép các Quỹ tài chính công vào ngân sách và quyết toán là phù hợp với các chuẩn mực theo thông lệ tốt, nhưng sẽ đòi hỏi nỗ lực kỹ thuật đáng kể cũng như cam kết chính trị mạnh mẽ để thực hiện.

2.5. Thiếu phân tích tổng hợp về tác động của các DNNN đối với Ngân sách Nhà nước.

57-58 • Xây dựng khuôn khổ vạch ra mối liên hệ giữa Ngân sách và DNNN, và xây dựng một bộ chỉ số đánh giá rủi ro.

Trong trung hạn

Cần một nỗ lực xây dựng năng lực mạnh mẽ để cải thiện giám sát từng DNNN và đánh giá rủi ro tài khóa tổng thể phát sinh từ các DNNN (trong báo cáo rủi ro tài khóa tổng thể kèm theo văn bản ngân sách).

Page 72: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

71ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Vấn đềĐoạn/ Mục

Khuyến nghị

Khung thời gian hành

động 65 Nhận xét

3. Minh bạch trong quản lý và báo cáo chi tiêu

3.1. Các thông lệ về chuyển nguồn gây cản trở dự toán phân bổ ngân sách đáng tin cậy.

45-47 • Rà soát và áp dụng kinh nghiệm quốc tế và những hướng dẫn về thông lệ tốt đối với chuyển nguồn, bao gồm cả hạn chế đối với một số loại hình chi tiêu và nhu cầu phân bổ rõ ràng số chi chuyển nguồn.

Trước mắt Việc rà soát các thông lệ về chuyển nguồn sẽ đem lại tác động có giá trị cả về minh bạch và quản lý. Thu và chi tốt nhất nên được quyết toán vào năm giao dịch được công nhận (trên cơ sở tiền mặt hoặc dồn tích).

3.2. Nội dung các báo cáo ngân sách khó diễn giải và truyền đạt, đặc biệt ở cấp địa phương

25-31 • Rà soát các yêu cầu về công khai theo Quyết định 192 và Pháp lệnh về Dân chủ ở Cơ sở, đồng thời xây dựng các biểu mẫu thân thiện cho các báo cáo về ngân sách và cung cấp dịch vụ công ở cấp địa phương.

• Cho phép tham gia chặt chẽ hơn với các Tổ chức xã hội dân sự và truyền thông đại chúng để cải thiện về truyền thông và xây dựng năng lực giám sát ngân sách.

Trước mắt Việc nâng cao năng lực và cải cách hành chính gắn với việc sửa đổi Luật NSNN và cải cách pháp lý.

Sự liên hệ gần gũi hơn với các Tổ chức xã hội dân sự (CSO) sẽ giúp cả hai xác định yêu cầu của người sử dụng và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như sự hỗ trợ của họ đối với các chính sách ngân sách.

3.3. Thiếu nhất quán trong cách phân loại thông tin giữa Kế hoạch Ngân sách và Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách gây hạn chế trong đánh giá hiệu quả thực hiện ngân sách

47 • Rà soát lại cách phân loại thông tin trong Kế hoạch Ngân sách và trong Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách để có sự nhất quán hơn giữa hai văn bản về nội dung và lĩnh vực chi tiêu

Trong trung hạn

Kế toán đồ thống nhất đã giúp gắn kết cách phân loại thông tin trong Kế hoạch Ngân sách và trong báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách với Kế toán đồ. Nhưng cách phân loại thông tin giữa Kế hoạch Ngân sách và Báo cáo tình hình thực hiện Ngân sách chưa nhất quán một cách đầy đủ.

3.4. Phạm vi và mức độ toàn diện của của các báo cáo tình hình thực hiện ngân sách trong năm có thể được tăng cường.

21-22 • Công bố các báo cáo Cập nhật Tình hình Thực hiện Ngân sách Giữa năm trong đó truyền đạt rõ ràng về những thay đổi trong chính sách tài khóa, những điều chỉnh ngân sách và những diễn biến bên ngoài.

Trước mắt Sau khi TABMIS được vận hành đầy đủ, nó có thể tạo ra báo cáo trong năm và cập nhật kịp thời theo quý và nửa năm, với mục tiêu thiết lập cơ chế báo cáo tháng quy củ và toàn diện. Mục tiêu lập Báo cáo Tình hình Ngân sách giữa năm đáng tin cậy thể hiện một bước tiến đáng kể về minh bạch tài khóa và Quản lý Tài chính Công hiệu quả.

Page 73: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM72

Vấn đềĐoạn/ Mục

Khuyến nghị

Khung thời gian hành

động 65 Nhận xét3. Minh bạch trong quản lý và báo cáo chi tiêu

3.5. Minh bạch bị hạn chế do chi thường xuyên không được phân tách theo nội dung kinh tế .

42-43 • Đưa ra các bảng trình bày chi tiêu theo các nội dung kinh tế lớn theo đơn vị nhằm thể hiện phần chi lương và các nội dung kinh tế khác của chi tiêu.

Trong trung hạn

Hành động trong các vấn đề 3.3-4 có liên quan phần nào đến việc rà soát Mục lục Ngân sách và báo cáo để đảm bảo các báo cáo Ngân sách và Kho bạc tuân thủ theo thông lệ phân tích tốt.

3.6. Thông tin về vốn đầu tư quá tổng hợp và hạn chế về phạm vi ngân sách.

44 • Trình bày vốn đầu tư theo các nội dung lĩnh vực và/hoặc theo đơn vị, bao gồm cả ở cấp địa phương. Điều này sẽ giúp đem lại bức tranh đầy đủ hơn về vốn phân bổ giữa các ngành.

Trước mắt

3.7. Thiếu thông tin về chi đầu tư ngoài ngân sách gây phức tạp trong đánh giá về mức độ và nội dung phân bổ vốn đầu tư.

55-56 • Trình bày chi tiết chi đầu tư ngoài ngân sách trong văn bản ngân sách (số liệu tổng thể đã được đưa vào) gồm nguồn vốn và số phân bổ theo ngành và lĩnh vực chức năng.

• Trình bày chi đầu tư ngoài ngân sách trong tính toán thâm hụt (nghĩa là phát sinh nghĩa vụ nợ ròng).

Trong trung hạn

Phần đánh giá rà soát này nên được phối hợp chặt chẽ với mục 3.3 và 3.4 và với báo cáo tài khóa (FORs)

4. Minh bạch trong quản lý thu

4.1. Minh bạch về miễn giảm thuế là một nội dung quan trọng của phần tổng quan chính sách tài khóa trong trình bày ngân sách.

112 • Chính phủ đã báo cáo về miễn giảm thuế, kể cả những lần miễn giảm thuế gần đây nhất được áp dụng từ giữa năm. Cân nhắc việc đưa ra báo cáo về miễn giảm thuế trong văn bản Ngân sách Nhà nước.

Trước mắt Nội dung này đã được khởi động và do đó tương đối dễ dàng, việc công bố dữ liệu mạnh mẽ hơn trong văn bản và các thảo luận về ngân sách sẽ đem lại giá trị cao.

4.2. Một số nội dung chi không được trình bày với đầy đủ chi tiết phục vụ báo cáo và phân tích chính sách.

111 • Cung cấp nhiều chi tiết hơn cho một số nội dung như thu từ xuất nhập khẩu, hiện đang được trình bày gộp gồm thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu.

Trước mắt Thông tin chi tiết về thu theo từng sắc thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế môi trường cũng sẽ bổ trợ cho phân tích chính sách và dự báo.

5. Minh bạch trong quản lý viện trợ

5.1. Tài khoản của nhà tài trợ chưa được lồng vào hệ thống kế toán và báo cáo kho bạc, dẫn đến khác biệt về số liệu thống kê trong quyết toán tài khóa.

113-115 • Từng bước đưa tài khoản nhà tài trợ vào quản lý qua kho bạc, trong hệ thống kế toán và báo cáo, qua TABMIS nhằm cải thiện công tác quản lý viện trợ và đối chiếu tài khóa tổng thể. Bắt đầu từ các dự án đầu tư của Ngân hàng Thế giới (TABMIS đã được bắt đầu)

Trong trung hạn

Việc triển khai khuyến nghị này sẽ bổ trợ cho công tác đối chiếu và báo cáo tài khóa tổng thể, và sẽ là bước tiến lớn của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết theo Tuyên bố Paris và tiếp theo là Diễn đàn Cấp cao về Hiệu quả Viện trợ.

Page 74: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

73ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Vấn đềĐoạn/ Mục

Khuyến nghị

Khung thời gian hành

động 65 Nhận xét6. Trách nhiệm giải trình và báo cáo ngân sách

6.1. Trách nhiệm và vai trò giám sát cần được rà soát toàn diện nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình

116-130 • Gắn với việc sửa đổi quy định pháp lý ở trên, thực hiện đánh giá sâu về các chức năng giám sát ở tất cả các cấp của Chính phủ.

Trong trung đến dài hạn

Việc tăng cường các cơ chế giám sát trong nước hết sức quan trọng nhằm đạt được minh bạch tài khóa và Quản lý Tài chính Công bền vững. Hiện có các vấn đề lớn về năng lực cần được giải quyết và tác giả thẳng thắn khuyến nghị cần thực hiện đánh giá sâu với sự hỗ trợ của quốc tế càng sớm càng tốt. Việc triển khai, dĩ nhiên, phải mất vài năm.

Page 75: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM74

Page 76: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

75ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Allan, W., F.Sarraf, M. Petrie, K.Matin, N. Van Minh, R.Bird, J.Xavier (1999). Việt Nam: Hướng tới Minh bạch Tài khóa. Báo cáo chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế-Ngân hàng Thế giới.

Allen, R. và Radev, D. (2006). Quản lý và Kiểm soát các Quỹ Ngoài Ngân sách. Tài liệu nghiên cứu của IMF

Andreula, N., Chong, A, và Guillen, J. (2009).Chất lượng Thể chế và Minh bạch Tài khóa. Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.

Arbatli, E và Escolano, J, “Minh bạch Tài khóa, Hiệu quả Hoạt động Tài khóa, và Định mức Tín nhiệm,” Tài liệu nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế 12/156

Barnhart, M. (12/3/2012). Minh bạch Chìa khóa để Xử lý Khủng hoảng Ngân sách Nhà nước.

Cebotari, A. và đồng sự (2009).Rủi ro Tài khóa – Nguồn, Công khai và Quản lý. Quỹ Tiền tệ Quốc tế: Vụ Tài chính công.

Cebotari, A., và đồng sự (2009) Rủi ro Tài khóa: Nguồn, Công khai và Quản lý, (IMF: Washington DC).

Easterly, W. (1999). Khi Điều Chỉnh Tài khóa là Ảo vọng. Tài liệu Nghiên cứu Chính sách 2109, Ngân hàng Thế giới.

Fukuda -Parr, S. và Guyer, P. và Lawson-Remer, T. (2011). Minh bạch Ngân sách liệu có dẫn đến các kết quả về phát triển con người và cam kết về các quyền kinh tế và xã hội mạnh mẽ hơn? Tài liệu nghiên cứu của IBP.

Fukuda-Parr, S., Guyer P., và Lawson-Remer, T. (2011). Minh bạch Ngân sách liệu có dẫn đến các kết quả về phát triển con người và cam kết về các quyền kinh tế và xã hộimạnh mẽ hơn? Tài liệu nghiên cứu của Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế.

Hameed, F. (2005). Minh bạch Tài khóa và Kết quả Kinh tế.Tài liệu nghiên cứu của IMF, WP05/225.

ÀI LIỆU THAM KHẢOT

Page 77: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM76

Hameed, F. (2011).Nghiên cứu sâu về minh bạch tài khóa, sự tham gia và trách nhiệm giải trình. Minh bạch Ngân sách và Thị trường Tài chính.Tài liệu nghiên cứu của IBP.

Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế(2008). Kiểm định Xã hội tại Kenya: Minh bạch Ngân sách và Trách nhiệm Giải trình. Ngân sách Mở tại Mê-hi-cô giúp mở ra các phương án chăm sóc cho các bà mẹ mới. Quỹ xây dựng trường học đem lại bài học về huy động cộng đồng tại Uganda. Chỉ số Ngân sách Mở 2008.

Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế (2010). Chỉ số Ngân sách Mở 2010 của Việt Nam. http://www.open-budgetindex.org.

Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế (2011). Hướng dẫn về Minh bạch trong Tài chính Công - Tầm nhìn vượt qua ngân sách cốt lõi: Các quỹ ngoài ngân sách.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Khuôn khổ bền vững nợ. Trích lục 5/2012, từ http://www.imf.org/external/pubs/ft/dsa/pdf/dsacr10281.pdf

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2012).Điều IV

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2001). Tài chính Chính phủ: Cẩm nang Thống kê. Washington DC.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2007). Cẩm nang về Minh bạch Tài khóa. Washington DC: IMF, Vụ Tài chính công.

Jacobs, D. , Helis, J., và Bouley, D. (2009). Phân loại Ngân sách. Quỹ Tiền tệ Quốc tế: Vụ Các Vấn đề Tài khóa.

Jarmuzek et al. (2006). Minh bạch tài khóa tại các nền kinh tế chuyển đổi. Vác-xa-va: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội.

Kaufmann, D., Kraay, A. và Zoido-Lobaton P. (2005). Điều hành là quan trọng IV: Các chỉ số về điều hành giai đoạn 1996 – 2004. Tài liệu Nghiên cứu Chính sách của Ngân hàng Thế giới 3630.

Kharas, H. và Mishra, D. (1998). Chính sách Tài khóa, Thâm hụt ẩn, và Khủng hoảng tiền tệ.

Kopits, G. và Craig, J. (1998). Minh bạch trong hoạt động của Chính phủ.Tài liệu nghiên cứu IMF, số 158.

Krafchik W. (2004). Xã hội dân sự liệu có thể tạo giá trị gia tăng trong việc ra quyết định về ngân sách? Mô tả công tác về ngân sách của xã hội dân sự. Dự án Ngân sách Quốc tế.

Lienert, I. (14/5/ 2012), New Zealand xây dựng luật về quy tắc chi tiêu.

Lienert I. và Ljungman G., “Tài liệu Hướng dẫn Kỹ thuật Quản lý Tài chính Công: Kết chuyển Thẩm quyền sử dụng Ngân sách,” IMF (1/2009)

Lipsky, M. (22/2/2012). Cải thiện về Điều hành qua Minh bạch về Ngân sách.

Overy, N. (2011). Cánh tả trong bóng tối: Tìm kiếm thông tin về chuyển giao tài chính công cho công ty điện lực Eskom và các doanh nghiệp nhà nước khác. Quan hệ Đối tác Ngân sách Quốc tế và Viện Nghiên cứu An ninh.

Page 78: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

77ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Patel, D. “Khi công khai ngân sách là chưa đủ,” (5/2012) tại blogs.worldbank.org

Petrie, M. (2003), Thúc đẩy Minh bạch Tài khóa: Vai trò bổ trợ của IMF, Thị trường Tài chính và Xã hội dân sự. Tài liệu nghiên cứu của IMF, WP03/109.

Primo-Braga C. và Vincelette G. (2011), Nợ của Nhà nước và Khủng hoảng Tài chính. Ấn bản của Ngân hàng Thế giới tại Wahington DC.

UNDP, Chỉ số Hành chính Công và Điều hành cấp Tỉnh (www.papi.vn)

Shukla G. và Pham D. (2011). Cải cách Thuế tại Việt Nam: hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn.Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Chương 3, Phần 9.

CHXHCN Việt Nam (2005).Việt Nam Quản lý Chi tiêu Công nhằm Giảm nghèo và Tăng trưởng. Đánh giá Chi tiêu Công và Tín dụng Tổng hợp. Báo cáo chung của CHXHCN Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

CHXHCN Việt Nam (2004).Quyết định 192 (2004), Thông tư 29/2005/TT-BTC về minh bạch tài khóa DNNN, Quyết định 224/2006/QĐ-TTg về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN, Quyết định 169/2007/QĐ-TTg về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính và hoạt động doanh nghiệp.

Hạ Nghị viện Anh, Ủy ban Lựa chọn Phát triển Quốc tế, “Báo cáo Nghị sỹ về hoạt động hiệu quả tại các nhà nước bất ổn và chịu ảnh hưởng của xung đột,” Trích lục 5/2012 tại http://www.parliament.uk/busi-ness/committees/committees-a-z/commons-select/international-development-committee/news/conflict-substantive.

USAID và VCCI (2011).Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam 2011. Lượng hóa về điều hành kinh tế vì sự phát triển doanh nghiệp. Tài liệu chính sách #16 của USAID/VNCI.

Đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính quốc gia Việt Nam (2008).

Báo cáo Phát triển của Việt Nam (2012), “Nền kinh tế Thị trường cho một Việt Nam Thu nhập Trung bình.”

Bộ Tài chính Việt Nam. Truyền thông và thông tin cho báo chí. Hội nghị báo chí.Trích lục 5/2012, tại http://www.mof.gov.vn.

Zoellick, R. (April 6, 2011), Bài phát biểu tại Viện Peterson http://www.piie.com/publications/papers/paper.cfm?ResearchID=1802

Page 79: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM78

Page 80: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

79ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

1. Minh bạch tài khóa được định nghĩa bởi Kopitsvà Craig (1998) là “sự cởi mở (của chính phủ) đối với công chúng nói chung về cơ cấu và các chức năng của chính phủ, mục đích của các chính sách tài khóa, tài khoản công, và các dự báo” được coi như một yếu tố thiết yếu của quản trị công và quản lý kinh tế. Điều lệ của IMF về Thực hành tốt minh bạch tài khóa (sau đây gọi tắt là FTC) biên soạn và xuất bản năm 1998 được coi như một tài liệu hướng dẫn thực hành các hoạt động tài khóa nhằm củng cố hệ thống quản lý tài chính công trong nước(PFM) và tình hình tài chính quốc tế. Điều lệ này là một phần của Sáng kiến Tiêu chuẩn và Điều lệ quốc tế65 được xây dựng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990. Cẩm nang minh bạch tài khóa cũng được xuất bản trong năm này. Cả FTC và Cẩm nang được sửa đổi vào năm 2007.

2. Các tiêu chuẩn thực hành tốt theo FTC bao gồm tất cả các quy trình quản lý tài khóa và tài chính được phân chia theo bốn khu vực: sự rõ ràng về vai trò và trách nhiệm quản lý tài chính công trong chính phủ; quy trình ngân sách mở; mức độ sẵn có của thông tin và cuối cùng, sự đảm bảo của tính toàn vẹn, bao trùm các vấn đề về chất lượng dữ liệu cũng như sự tồn tại và chất lượng của công tác giám sát độc lập đối với thông tin quản lý tài chính công. FTC là một hướng dẫn chung cho tất cả các quốc gia nhằm thực hiện hệ thống và quy trình quản lý tài chính công mở; đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước kinh tế thị trường đang phát triển mới nổi, giúp họ có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động được khuyến khích.

Thực hiện FTC

3. IMF thúc đẩy việc thực hiện FTC đặc biệt tại các nền kinh tế thị trường mới nổi đang phát triển thông qua các nhóm hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu. Các nhóm này chuẩn bị Báo cáo về Tuân thủ các Tiêu chuẩn và Điều lệ (ROSCs) trong minh bạch tài khóa trên cơ sở tham vấn các cơ quan quốc gia có thẩm quyền. Quá trình này là tự nguyện và ROSCs sẽ chỉ được công bố khi nhận được sự đồng ý từ các nhà chức trách quốc gia. Theo dự đoán, thị trường sẽ phản ứng tích cực trước những bước cải thiện được ghi nhận trong minh bạch tài khóa thông qua việc giảm chi phí vay quốc gia và sự khởi xướng của quá trình tự duy trì.66

65 Mười hai lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng Thế giới và IMF cũng như đối với tình hình tài chính quốc tế đã được xác nhận bởi IMF, Ngân hàng Thế giới và các cơ quan xây dựng tiêu chuẩn khác bao gồm cả Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng và Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (xem linkhttp://www.imf.org/external/standards/index.htm)

66 Tham khảo Petrie (2003)

PHỤ LỤC A:

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHÁC NHAU TRONG ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH

TÀI KHÓA

Page 81: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM80

4. Trong khi logic của FTC và những vấn đề bao gồm trong FTC về thực tiễn quản lý tài chính công đã được chấp nhận rộng rãi, công tác thực hiện đã cho thấy sự phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn so với dự kiến ban đầu. Như những điểm thảo luận dưới đây, bằng chứng rú tra từ những ROSCs đã hoàn thành cho thấy thị trường phản ứng tích cực nhằm cải thiện minh bạch tài khóa, nhưng nhiều yếu tố khác cũng quan trọng không kém. Ngoài ra, những phản ứng từ hầu hết các nước đã không đủ để thực hiện chuyển đổi nhanh chóng hệ thống quản lý tài chính công của họ. Các nước và các đối tác phát triển đã nhận ra rằng khắc phục nhiều khó khăn trong nước là một quá trình lâu dài. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật (như Cẩm nang Thống kê Tài chính Chính phủ năm 2001 (GFSM 2001) dùng cho báo cáo thống kê tài chính, và các Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế (IPSAS) chỉ ra các quốc gia nên hướng tới một tiêu chuẩn hợp lý trong thực hành minh bạch tài chính) yêu cầu đầu tư đầu vào tương đối lớn dành cho hệ thống máy tính và đào tạo kỹ thuật. Hơn nữa,việc thay đổi thói quen lâu đời gắn liền với hệ thống luật pháp cần nhiều thời gian và cam kết chắc chắn của chính quyền quốc gia và của các đối tác phát triển cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.

5. Ngay sau khi FTC được ban hành, các cơ quan quốc tế khác và các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) xây dựng các phương pháp tiếp cận thể hiện những nguyên tắc của FTC nhằm giúp đánh giá những tiến triển trong việc tăng cường hệ thống quản lý tài chính công quốc gia. Tuy nhìn chung phù hợp với các nguyên tắc và phạm vi của FTC, các phương pháp chỉ ra một số trọng tâm và khung hoạt động khác được áp dụng để đáp ứng các mục tiêu thuộc phạm vi rộng hơn.

6. Đối với những nước có nền kinh tế thị trường đang phát triển mới nổi, thành tựu phát triển quan trọng nhất là (1) việc xây dựng Khung Chi tiêu công và Trách nhiệm Giải trình Tài chính (Khung PEFA) vận hành bởi Ban Thư ký PEFA, có trụ sở tại Ngân hàng Thế giới, hoạt động theo sự lãnh đạo của Ngân hàng và các tổ chức đối tác phát triển quốc tế khác67 , và (2) sự tham gia ngày một tích cực của các tổ chức xã hội dân sự (CSO) trong phân tích ngân sách và thúc đẩy ngân sách mở. Liên quan đến mục (2) này, Chỉ số Ngân sách Mở (OBI) được xây dựng bởi Dự án Ngân sách Quốc tế (nay là Đối tác Ngân sách Quốc tế) (IBP) được hình thành năm 1997 thuộc Trung tâm Ngân sách và các Ưu tiên Chính sách có trụ sở tại Washington DC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từng phương pháp sẽ được thảo luận trong các phần dưới đây.

7. Đối với các nền kinh tế phát triển, OECD cũng được cử ra để xây dựng một khung sửa đổi và phương pháp tiếp cận theo điều lệ FTC - mặc dù các nước OECD đều đã là các nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và, về nguyên tắc, đã đăng ký vận hành theo FTC.68 Những Thực hành Tốt nhất của OECD trong Minh bạch Ngân sách bao gồm các vấn đề tương tự trong FTC nhưng nhằm mục đích chỉ ra các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất hiện nay dựa trên kinh nghiệm rút ra từ các nước thành viên. Các thực hành này của OECD được chia làm 3 khu vực chính: 1. Các báo cáo ngân sách chính cần được hoàn thành; 2. Công bố những thông tin cụ thể để sử dụng trong các báo cáo và 3. Các biện pháp thực hành đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn của báo cáo. Những Thực hành Tốt nhất này tập trung vào những hoạt động bao gồm trong ngân sách, nó không đề cập đến các hoạt động ngoài ngân sách hoặc hoạt động bán tài chính.

67 Chương trình PEFA được xây dựng tháng 12 năm 2001 là một quan hệ đối tác tài trợ đa phương giữa Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Ban Thư ký Nhà nước Thụy Sĩ cho các Vấn đề Kinh tế, Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Ngoại giao Hoàng gia Na Uy và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Chương trình khung này được xây dựng bởi các đối tác PEFA phối hợp với khối OECD / DAC. Ban Chỉ đạo Chương trình gồm đại diện của các đối tác PEFA là những người trực tiếp quản lý chương trình. Ban Thư ký Chương trình có trụ sở tại Hội sở của Ngân hàng Thế giới đóng vai trò trực tiếp thực hiện các hoạt động của PEFA.

68 Báo cáo tài chính ROSCs đã được hoàn thành ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, bao gồm Canada, Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp, Ý, Hy Lạp, và Bồ Đào Nha.

Page 82: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

81ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Khối các nước OECD không ủng hộ việc đề ra các tiêu chuẩn và không trực tiếp báo cáo về mức độ thực hiện của các nước thành viên đối với các thực hành đã được xác định. Tuy nhiên, tổ chức này thực hiện các cuộc điều tra định kỳ về thực hành ngân sách tại các nước thành viên, kết hợp với Ngân hàng Thế giới và các cơ quan quốc tế khác (Sáng kiến Phối hợp Cải cách Ngân sách châu Phi (CABRI) và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ), công bố dữ liệu về các nước OECD và một số quốc gia châu Á, châu Phi, và châu Mỹ Latin trên trang web của OECD69 . OECD cũng có thể thoả thuận với từng quốc gia để xem xét thực hành ngân sách của các nước này.70

Khung PEFA

8. Khung PEFA theo định nghĩa trong dự thảo được xây dựng vào Tháng Sáu năm 2005 (với một số chỉnh sửa nhỏ) đã trở thành một định dạng tiêu chuẩn dùng trong đánh giá được Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển khác chấp nhận như một hướng dẫn trong chiến lược viện trợ của họ cho các đối tác là các quốc gia đang phát triển. PEFA được xây dựng dựa trên những nỗ lực trước đây của Ngân hàng Thế giới nhằm nâng cao đánh giá hiệu quả của các dự án xây dựng thể chế quản lý tài chính công và đánh giá rủi ro tài chính phát sinh từ những dự án này và các khoản vay phát triển nói chung. CFAAs, cùng với các chỉ số cơ bản được xây dựng dành cho sáng kiến xóa nợ cho các nước nghèo nợ cao (HIPC), và FTC là những tài liệu tham khảo kỹ thuật chính trong quá trình xây dựng Khung PEFA. CFAAs nhằm tăng cường hệ thống quốc gia và cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại sự lạm dụng các quỹ Ngân hàng. CFAAs hiện phần lớn đã được thay thế bởi các đánh giá PEFA.

9. Khung PEFA khác với các báo cáo ROSCs ở một vài điểm. Khung này bao gồm một số yếu tố minh bạch, cung cấp các chuẩn đánh giá hiệu quả khá rõ ràng, và bao gồm các thông tin chuyên ngành tương tự như FTC71 ; tuy nhiên mục tiêu chính của nó là cung cấp đánh giá xếp hạng theo thứ tự dựa trên chứng cứ về hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính công của một quốc gia theo 31 chỉ số đánh giá (3 trong số đó liên quan đến hoạt động tài trợ). Hệ thống chỉ số của 28 quốc gia được nhóm lại theo bộ chỉ số gồm 6 mức (cao / mức chủ đạo) có liên quan đến một lĩnh vực rộng của hệ thống quản lý tài chính công, đó là: độ tin cậy của ngân sách, tính toàn diện và minh bạch, xây dựng ngân sách dựa trên chính sách, khả năng dự đoán và kiểm soát trong việc thực hiện ngân sách; ghi chép kế toán và báo cáo, giám sát và kiểm toán từ bên ngoài. Phương pháp đánh giá này cung cấp một cách thức đo lường mức độ hiệu quả của hệ thống dựa trên các tiêu chuẩn đã được xác định rõ. Một điểm quan trọng của phương pháp này là nó chỉ nhằm mục đích cung cấp cái nhìn khách quan về hệ thống quản lý tài chính công chứ không cung cấp công thức dành cho cải cách. Việc đo lường đánh giá tình trạng hiện tại của một lĩnh vực quản lý tài chính công không có ý nghĩa nhiều lắm đối với tầm quan trọng của lĩnh vực đó và tương tự như thế có rất ít ý nghĩa đối với các biện pháp khắc phục chi tiết. Phân tích chi tiết về rủi ro cũng như về quá trình xây dựng một chiến lược cải cách quản lý tài chính công được nhìn nhận một cách đúng đắn rằng nó độc lập

69 Dữ liệu mới nhất hiện có đến 2007/8 tại http://www.oecd.org/document/61/0,3746,en_2649_34119_2494461_1_1_1_1,00.html70 Ví dụ tham khảo Blöndal, J. (2010), Công tác ngân sách tại Philippines, Báo cáo OECD về công tác ngân sách, 2010/271 Hệ thống chỉ số của 28 quốc gia chia thành 1 đến 4 nhóm lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có thể được đánh giá từ A (cao) đến D (thấp) dựa theo các

dữ liệu mô tả hoặc định lượng đã được xác định rõ ràng. Đối với các xếp hạng đa chiều, một điểm chỉ số chung được tính bằng một trong hai phương pháp xác định rõ ràng: PP1 kết nối-yếu nhất, trong đó các lĩnh vực được cho là phụ thuộc lẫn nhau và điểm số thấp cho một lĩnh vực sẽ giới hạn số điểm tổng thể (ví dụ, D + ) và PP2, Điểm số trung bình hiệu chuẩn được sử dụng nếu các lĩnh vực được cho là độc lập hơn.

Page 83: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM82

với công tác đánh giá. Ngược lại, các Báo cáo tài chính ROSCs như ban đầu được IMF áp dụng không mang tính định lượng72 . Chúng được thiết kế chủ yếu để mô tả những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quốc gia dựa trên từng yếu tố trong điều lệ, và trong phần “bình luận”, xác định những điểm yếu cần được giải quyết để tăng cường tính minh bạch tài chính và đề xuất các lĩnh vực ưu tiên cần được cải thiện.

10. Mỗi phương pháp có những điểm yếu và điểm mạnh riêng. Các báo cáo ROSCs không đủ để đề cập đến các hạn chế về năng lực quốc gia hoặc không đề ra khung thời gian thực tế để giải quyết những yếu kém, việc tham khảo ý kiến của các bên liên quan khác bị hạn chế, kết quả của các báo cáo ROSC không được phổ biến rộng rãi, và những hoạt động theo đề xuất của IMF đã phần lớn được giao lại cho các cơ quan quốc gia và trông chờ vào hỗ trợ từ các đối tác phát triển khác. Tuy nhiên, phạm vi rộng trong bảo đảm chất lượng của ROSCs tạo điều kiện đáng kể cho một đánh giá toàn diện về những điểm yếu trong minh bạch và mối liên hệ giữa các yếu tố của hệ thống quản lý tài chính công.

11. Phương pháp tiếp cận đánh giá định lượng của PEFA đã có sức hấp dẫn đáng kể đối với các cơ quan cung cấp viện trợ (và có thể là cả đối với các nhà phân tích tài chính) và đã trở thành các định dạng chuẩn được chấp nhận rộng rãi nhất dùng trong đánh giá của Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển khác, cung cấp hướng dẫn xây dựng các chiến lược viện trợ cho các đối tác phát triển quốc gia. Tuy nhiên, các chỉ số đánh giá định lượng (PI) có thể bị hiểu sai là đại diện cho các kết quả quản lý tài chính công. Ví dụ, kết quả của sự cải thiện trong tín nhiệm ngân sách được đo bởi các chỉ số đánh giá PEFA 1-4 dựa trên việc so sánh các dữ liệu ngân sách ban đầu với kết quả thực tế (PI 1-3) và dữ liệu về chứng khoán và theo dõi phần thanh toán còn thiếu. Bên cạnh sự khác nhau trong cách lý giải dẫn đến sự khác nhau trong quá trình thực hiện ngân sách, nếu ngân sách không mang tính toàn diện, tức là không bao gồm tất cả các dữ liệu cấp trung ương và các cấp chung khác có liên quan, và không được trình bày hợp lý xét theo khái niệm phân tích, ngân sách này được cho là không đáng tin cậy mặc dù nó được cho điểm PEFA cao. Các vấn đề về tính toàn diện và tính hợp lý trong phân tích được đề cập đến trong các chỉ số đánh giá khác (ví dụ chỉ số số 6, 7, và 10), nhưng trong trường hợp của chỉ số 6 và 10, các tiêu chí chuẩn được thiết lập ở mức khiêm tốn và điểm ‘A’ có thể đạt được quá dễ dàng, điều này ít tạo động lực cho các nước cải thiện các lĩnh vực mà những lĩnh vực này cũng là chỉ số chính minh bạch.

12. Khung PEFA yêu cầu một báo cáo bao gồm đánh giá tóm tắt về hiệu quả và tác động của các điểm yếu cũng như mô tả chi tiết bằng chứng có liên quan đến từng chỉ số hiệu quả và các thành phần đi kèm. Khung này cũng yêu cầu phải có thông tin khái quát tình hình kinh tế của đất nước, kết quả thực hiện ngân sách, khung pháp lý và thể chế, những cải cách hiện tại và cải cách trong thời gian gần nhất, các yếu tố thể chế quan trọng. Về nguyên tắc, báo cáo này đặt chỉ số đánh giá hiệu quả trong bối cảnh cải cách quản lý tài chính quốc gia và cung cấp cơ sở cho các cơ quan quốc gia trong quá trình thực hiện tăng cường những nỗ lực cải cách. Tuy nhiên, báo cáo này không được phép bao gồm các kiến nghị cải cách, không đưa ra phán quyết về sự đầy đủ của chương trình cải cách của chính phủ.

13. Sự tách biệt của đánh giá thực tế ra khỏi quá trình xây dựng các ưu tiên cải cách là nhằm khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền quốc gia tìm kiếm các đánh giá khách quan và tập trung càng nhiều càng tốt vào biên soạn và thảo luận về các bằng chứng thực tế. Xét trong một phạm vi nhất định, mục tiêu này đã phần nào đạt được. Tuy nhiên trong thực tế, đối thoại giữa đại diện có thấm quyền của quốc gia và các đối tác

72 Chỉ số định lượng có thể và thực sự đã bắt nguồn từ những bản báo cáo ROSC (xem thảo luận về lợi ích của minh bạch phía dưới), và trong nhiều năm, Oxford Analytica đã áp dụng Điều lệ FTC và Điều lệ Chính sách Tài chính Tiền tệ để xây dựng được các chỉ số định lượng về minh bạch tài chính và tiền tệ nhằm giúp hướng dẫn quỹ hưu trí ở California, Calpers, đầu tư tại các thị trường mới nổi. Kể từ năm 2007, báo cáo tài chính ROSCs đã bao gồm một bảng tóm tắt cung cấp mức đánh giá 4 cấp độ (quan sát thấy / phần lớn quan sát thấy / phần lớn không quan sát thấy / không quan sát thấy) về hiệu quả thực hiện quốc gia dựa trên từng yếu tố trong số 45 yếu tố của Điều lệ.

Page 84: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

83ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

phát triển có xu hướng tập trung vào các điểm của chỉ số đánh giá hiệu quả PI, trong đó phía cơ quan quốc gia muốn bảo vệ các bằng chứng để đề xuất điểm số thấp. Từng điểm trong chỉ số đánh giá cũng có xu hướng được nhấn mạnh quá mức, và thường được cho là ‘kết quả’ của công tác giám sát và đánh giá dự án của các đối tác phát triển, chứ không phải chỉ đơn giản là chỉ số được sử dụng trong đánh giá kết quả quy mô lớn hơn. Các chỉ số đánh giá hiệu quả PI hiện cũng có xu hướng được đưa ra ngoài bối cảnh quốc gia và được sử dụng trong các so sánh xuyên quốc gia. Giá trị của những so sánh này vẫn chưa được khẳng định; chỉ số đánh giá hiệu quả PI phục vụ cho một mục đích hữu ích là nhằm theo dõi nội bộ về sự tiến bộ của các khía cạnh cụ thể trong cải cách quản lý tài chính công cho từng nước và như là một phần của một chiến lược cải cách quốc gia toàn diện về quản lý tài chính công.

14. Cả FTC và PEFA đều có tầm quan trọng cơ bản đối với các nước có nhu cầu thực hiện cải cách quản lý tài chính công, và nếu được sử dụng đúng cách chúng có tác dụng bổ sung lẫn nhau73 . Tuy nhiên, IMF và Ngân hàng Thế giới, cũng như các nước thực hiện cơ chế báo cáo ROSCs hoặc PEFAs hiện đang quan tâm tới nhu cầu ngày tăng về nguồn lực thông qua việc thực hiện cả hai cơ chế báo cáo tài chính ROSCs và đánh giá PEFA. Hầu hết các đánh giá bên ngoài hiện đang thực hiện là PEFA thay vì ROSC, và nhiều nước (như Việt Nam) lần đầu tiên thực hiện tự đánh giá, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ một đối tác phát triển. Việt Nam hiện đang thực hiện tham chiếu đến điều lệ FTC, điều này có thể mở rộng phân tích có sẵn từ PEFA và giúp phát triển chiến lược cải cách quản lý tài chính công do quốc gia thực hiện.

Các tổ chức xã hội dân sự và minh bạch tài khóa

15. Các tổ chức xã hội dân sự như Minh bạch Quốc tế TI và Đối tác Ngân sách Quốc tế IBP từ đầu những năm 1990 đã chủ trương hướng tới minh bạch hơn thông qua phát triển chính phủ các nước. Tuy nhiên, Điều lệ FTC được xây dựng đã cung cấp một phương tiện phân tích hữu ích và mạnh mẽ hơn để xác định bản chất của thông tin tài chính chính phủ nên cung cấp và người dân nên mong đợi. Đặc biệt, IBP đã biết đến công việc của IMF làm về minh bạch tài chính từ giai đoạn đầu và đã hỗ trợ rộng rãi trong quá trình hoàn thành Điều lệ FTC và Cẩm nang74 . IBP sử dụng các yếu tố có trong Điều lệ của IMF trong việc hình thành phát triển khung, tuy nhiên cách tiếp cận của tổ chức này khác đáng kể với FTC ở chỗ nó tập trung hầu hết vào sự công bố thông tin tốt hơn và sự tham gia nhiều hơn của công chúng. Hiện tại Bộ câu hỏi khảo sát về Ngân sách mở được sử dụng hai năm một lần do tổ chức này xây dựng được sử dụng bởi các nhóm xã hội dân sự địa phương có liên quan để đánh giá sự cởi mở của ngân sách và thu thập các điểm chỉ số ngân sách mở OBI cho từng nước. Cùng với việc nhấn mạnh tổng thể vào sự tham gia của công chúng, Khảo sát Ngân sách Mở OBS năm 2010 bao gồm một bộ các câu hỏi mở rộng về việc cơ quan lập pháp có cung cấp cơ hội cho sự hiện diện và tham gia của công chúng không. Xếp hạng OBI dựa trên đánh giá từ 92 câu hỏi bao gồm: 1. sự sẵn có của tám loại tài liệu ngân sách quan trọng và tính toàn diện của dữ liệu; 2. sự tham gia của người dân và các tổ chức thể chế về trách nhiệm giải trình - tập trung vào cơ quan lập pháp và tổ chức kiểm toán tối cao. Chỉ số Ngân sách Mở OBI năm 2010 dựa trên kết quả khảo sát đã được tính toán ở 94 quốc gia. Trong năm 2010, điểm số OBI của Việt Nam chỉ đạt 14 trên tổng 100, cao hơn 3 điểm so với năm 2006 và 10 điểm so với năm 2008, nhưng thấp hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực.

73 Các khung này đang được rà soát lại theo các rà soát về sự tương đồng và khác biệt giữa nhau 74 Tham khảo Petrie (2003)

Page 85: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM84

16. Phương pháp chỉ số OBI tập trung vào các vấn đề liên quan trực tiếp đến công chúng nói chung, nó mang tính độc lập, và không dựa trên các yếu tố đầu vào được cung cấp chính thức. Nhưng vì nó dựa trên các nguồn lực tương đối hạn chế và các kết quả xếp hạng là tương đối hạn chế về mặt tổng quan (chỉ lấy ý kiến của hai chuyên gia phản biện trong nước), giá trị của kết quả thu được còn là câu hỏi để ngỏ. Tuy vây, chính phủ có thể giúp sửa các lỗi liên quan đến dữ liệu thực tế và cung cấp thông tin còn thiếu.75

Tương tự như vậy, các câu hỏi OBI đã hướng tới những tiết lộ ngân sách quan trọng thường được xem là cơ bản trong minh bạch tài chính. Điểm yếu trong các lĩnh vực này là cả hai đều dễ dàng được nhận thấy và, về nguyên tắc, tương đối dễ dàng khắc phục một khi nó thu hút được sự chú ý của các cơ quan có thẩm quyền.

17. Sự cởi mở trong đánh giá độc lập của quá trình, trong thực hiện, và trong công bố thông tin được hỗ trợ hoàn toàn bởi Điều lệ FTC, đặc biệt là trong lĩnh vực tập trung thứ tư: đảm bảo tính toàn vẹn. Từ quan điểm này, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy minh bạch tài chính cần được khuyến khích bởi tất cả các chính phủ. Ở khía cạnh khác, các tổ chức xã hội dân sự cũng cần kiên trì trước một số ý kiến tranh luận về các kết quả xếp hạng do các tổ chức xã hội dân sự dẫn đầu.

18. Nói rộng hơn, các bên liên quan chính cần phải xây dựng một phương pháp tiếp cận hài hòa hơn để đánh giá tình trạng của hệ thống quản lý tài chính quốc gia và tăng cường minh bạch tài chính. Ở cấp quốc tế, các tổ chức Bretton Woods, các đối tác phát triển khác, và các tổ chức xã hội dân sự đang tìm kiếm phương pháp hài hòa hóa các khuôn khổ đánh giá và phương pháp tiếp cận khác nhau để cải thiện quản lý tài chính được mô tả ở trên. Sáng kiến Toàn cầu về Minh bạch Tài chính (GIFT) trình bày dưới đây là một nỗ lực quan trọng gần đây để cải thiện hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cũng quan trọng không kém, các quốc gia cần phải xem xét cách tốt nhất để áp dụng các công cụ có sẵn phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình. Công việc đang được tiến hành ở Việt Nam là nhằm mục đích trực tiếp cải thiện đối thoại của các bên liên quan về các vấn đề minh bạch tài chính và sẽ bổ sung cho các nỗ lực cấp quốc tế.

Sáng kiến Toàn cầu về Minh bạch Tài chính

19. Sáng kiến GIFT được bắt nguồn từ tháng 7 năm 2011 là một trong ba chương trình trọng điểm để thúc đẩy tiến bộ trong minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ. Hai sáng kiến khác là Sáng kiến Viện trợ Minh bạch Quốc tế (IATI) gắn liền với Diễn đàn Cấp cao lần Thứ 4 về Hiệu quả Viện trợ được tổ chức tại Busan vào cuối năm 2011; và Quan hệ Đối tác Chính phủ Mở (OGP) khởi xướng bởi Mỹ và Brazil trong Tháng 7 năm 2011. Minh bạch trong viện trợ và minh bạch trong ngân sách được xem là có mối liên kết mật thiết: minh bạch ngân sách đầy đủ ở các nước đang phát triển đòi hỏi phải minh bạch trong viện trợ; củng cố và sử dụng các hệ thống quản lý tài chính công quốc gia đã được coi như một thành phần thiết yếu trong mục tiêu của Tuyên bố Paris năm 2005 về tăng cường hiệu quả viện trợ 76

20. GIFT là một mạng lưới bao gồm các cơ quan quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy “sự tiến bộ không ngừng trong minh bạch tài chính, sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình của các nước trên toàn thế giới.” 77 Các tổ chức thành viên chính bao gồm: Văn phòng Tổng Kiểm soát của Brazil, Vụ Ngân sách của Philippines, Ngân hàng Thế giới, IMF, và IBP. Một loạt các cơ quan quốc tế, cơ quan chính phủ, và các tổ

75 Trong trường hợp của Việt Nam, một cuộc khảo sát OBI “không chính thức” năm 2010 được tiến hành dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra điểm đánh giá cao hơn so với điểm OBI chính thức công bố. [chi tiết?] Khảo sát OBS mang tính xuyên quốc gia được thực hiện hai năm một lần cho phép so sánh sự tiến bộ của ngày càng nhiều nước, nhưng cũng chính vì lý do này, điểm quan trọng được đặt ra là công tác kiểm soát chất lượng của các kết quả khảo sát cần được tăng cường.

76 Tham khảo http://www.cso-effectiveness.org/IMG/pdf/bb_transparency_final.pdf để biết được sự kiên kết giữa những sáng kiến này

77 Tham khảo http://fiscaltransparency.net/

Page 86: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

85ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

chức xã hội dân sự cũng tham gia như là thành viên của mạng lưới, được phát triển thông qua bốn nhóm công tác trong các lĩnh vực sau: Gắn kết Ưu đãi; Thúc đẩy Định mức Toàn cầu (AGN); Hỗ trợ Kỹ thuật và Xây dựng Năng lực; Khai thác Công nghệ mới.

21. Các công việc liên quan đến tiêu chuẩn toàn cầu của nhóm làm việc AGN nhằm mục đích thống nhất và mở rộng các tiêu chuẩn theo FTC, PEFA, OBI, IPSASB, INTOSAI và OECD (với đại diện của các cơ quan có liên quan như nhóm thành viên). Nhóm AGN hiện đang xây dựng các nguyên tắc về mức độ minh bạch, sự tham gia và trách nhiệm giải trình cao xếp trên tất cả các công cụ quy phạm pháp luật hiện hành. Các mục tiêu bao gồm:

• Thống nhất kiến trúc hiện tại và cải thiện sự liên kết của các bộ công cụ hiện tại.

• Đánh dấu những khu vực có lỗ hổng đáng kể trong các bộ công cụ hiện tại, những khu vực này có thể bao gồm:

a. Các cơ quan lập pháp cần phải được tổ chức và phân bổ nguồn lực như thế nào, và các chức năng chính và các hoạt động mà họ cần thực hiện là gì trong việc tổ chức điều hành và đảm nhiệm việc quản lý các hoạt động tài chính và các nguồn lực công.

b. Cơ chế tham gia trực tiếp từ bên ngoài của xã hội dân sự trong việc quản lý các nguồn lực công.

c. Minh bạch trong việc cung cấp các dịch vụ công và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu chính sách và xã hội khác.

d. Mối liên hệ giữa chính sách tài chính và các vấn đề môi trường.

22. Bản thân những nguyên tắc sau khi hoàn thiện sẽ được sử dụng nhằm mục đích cung cấp cơ sở thống nhất để xây dựng Bộ tiêu chuẩn chi tiết hơn (mức độ thứ hai của kiến trúc quy phạm pháp luật) và bộ Đánh giá (cấp độ thứ ba của kiến trúc). Mục đích là GIFT sẽ tiếp tục hoạt động ở cấp độ thứ hai và thứ ba, và nó cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các sáng kiến cấp quốc gia có nhiều bên liên quan nhằm thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở cấp quốc gia.

23. Những nỗ lực để cải thiện tính minh bạch và quản lý tài chính công ở cấp quốc gia tất yếu cần phải được tiếp tục, sử dụng những tiêu chuẩn hiện có được chấp nhận rộng rãi và các công cụ đánh giá. Những nỗ lực này cần phải được hài hòa hóa càng nhiều càng tốt với các chương trình toàn cầu. Các công việc về phát triển ở mỗi cấp có thể hỗ trợ lẫn nhau. Một mặt, thảo luận của các bên liên quan về tăng cường quản lý tài chính công và các ưu tiên minh bạch được thực hiện tại Việt Nam có thể trực tiếp thông báo trong các hội thảo của GIFT về những ưu đãi, sử dụng các công nghệ mới, và nhu cầu xây dựng năng lực, cũng như đưa ra một quan điểm riêng của từng nước về các tiêu chuẩn thích hợp. Mặt khác, việc tinh giản các hướng dẫn quy phạm pháp luật trên tất cả các khía cạnh của cải cách quản lý tài chính công sẽ rất hữu ích ở cấp quốc gia.

Page 87: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM86

Page 88: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

87ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã hỗ trợ để thực hiện một cuộc khảo sát ngắn gọn về những quan điểm của các bên liên quan về tình trạng hiện tại của minh bạch ngân sách tại Việt Nam và các hành động ưu tiên mà có thể giúp cải thiện hơn nữa sự sẵn có, tính kịp thời và chất lượng của thông tin ngân sách. Mục tiêu của cuộc khảo sát là để giúp đánh giá:

(i) Nhận thức chung và nhu cầu về thông tin ngân sách giữa các bên liên quan chính;

(ii) Mức độ sẵn có của thông tin ngân sách một cách dễ tiếp cận và hữu ích cho các bên liên quan;

(iii) Các khu vực ưu tiên để cải thiện tính minh bạch ngân sách dựa vào nhu cầu của các bên liên quan.

2. Phiếu điều tra được chia thành bốn phần, và nhằm mục đích xem xét các vấn đề sau đây

(i) Phần A: Thông tin chi tiết về người trả lời. Cuộc khảo sát không yêu cầu biết tên người trả lời nhưng người trả lời nên cung cấp thông tin cơ bản của họ phục vụ cho việc phân tích do nhóm các bên liên quan thực hiện.

(ii) Phần B: Nhận thức và nhu cầu về thông tin ngân sách. Phần này sẽ giúp đánh giá mức độ hiểu biết và quan tâm của các bên liên quan về thông tin ngân sách.

(iii) Phần C: Tiếp cận thông tin. Phần này sẽ giúp hướng dẫn cách để dễ dàng truy cập thông tin ngân sách, bao gồm cả phương thức công bố, tính kịp thời, tính dự đoán và sự trình bày của thông tin. Nó cũng sẽ xem xét cách thức nhằm dễ dàng trao đổi quan điểm về ngân sách.

(iv) Phần D: Các bên liên quan nhìn nhận về tăng cường minh bạch ngân sách, cụ thể là: sự trình bày và nội dung của các tài liệu ngân sách, thực hiện ngân sách và giám sát ngân sách.

3. Cuộc điều tra hướng tới những đối tượng được cho là có hiểu biết hoặc có quan tâm đến các vấn đề tài chính, bao gồm:

(i) Quan chức chính phủ ở cấp quốc gia và địa phương, những người có liên quan trong việc chuẩn bị hoặc thực hiện ngân sách;

78 Dựa vào Báo cáo của VCCI gửi Ngân hàng Thế giới về Khảo sát Minh bạch Ngân sách

PHỤ LỤC B:

TỔNG QUAN VỀ KHẢO SÁT MINH BẠCH NGÂN SÁCH 78

Page 89: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM88

(ii) Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã cung cấp giám cái nhìn tổng quan về các kế hoạch và thực hiện ngân sách;

(iii) Các tổ chức Xã hội Dân sự giám sát công tác thực hiện ngân sách và cung cấp dịch vụ công;

(iv) Các công ty tư nhân, các ngân hàng và các cơ quan xếp hạng theo dõi sự phát triển tài chính vĩ mô để thông báo các hoạt động của họ;

(v) Các viện nghiên cứu và đội ngũ tri thức thực hiện các nghiên cứu và phân tích về các vấn đề cung cấp dịch vụ tài chính;

(vi) Những cơ quan thông tin báo cáo về phát triển ngân sách;

(vii) Những Đối tác Phát triển phân tích ngân sách quốc gia và phát triển tài chính thông báo các chương trình viện trợ của họ.

4. Danh sách được lấy từ:

(i) Các cá nhân từ cơ quan cấp nhà nước và cấp tỉnh thu thập từ danh sách có sẵn trong cơ sở dữ liệu của VCCI.

(ii) Các cá nhân đến từ các doanh nghiệp có trong cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế.

(iii) Các cá nhân đến từ các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đại diện của các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội dân sự, và các chuyên gia tài chính có trong cơ sở dữ liệu của VCCI và WB.

5. Câu hỏi khảo sát được gửi cho các cá nhân thông qua cả bản in và e-mail. Những cá nhân được hỏi có thể gửi câu trả lời qua thư chuyển phát, qua fax, qua e-mail hoặc điền câu trả lời trực tuyến tại website www.khaosat.com.vn và www.surveyonline.com.vn. Gần 1.600 câu hỏi đã được gửi ra bắt đầu từ ngày 07 tháng Ba năm 2012. Những người có trách nhiệm trong Ban Tổ chức gọi điện cho những nhà nghiên cứu, những người được gửi phiếu điều tra để kiểm tra xem câu hỏi đã được gửi đến họ chưa và để trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến cuộc điều tra. Trong trường hợp họ không nhận được các câu hỏi, đại diện Ban Tổ chức sẽ tiến hành các cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

6. Từ 7 đến 28 tháng Ba năm 2012, tổng cộng 513 câu trả lời đã được gửi đến. Gần 60% thông qua e-mail, 25% thông qua bản cứng (bản in) (bao gồm cả phỏng vấn qua điện thoại) và phần còn lại thông qua trang web.

7. Nhóm nghiên cứu của VCCI đã thành lập phần mềm nhập dữ liệu cho các câu trả lời qua email và qua thư (bản cứng). Các dữ liệu nhập vào và các dữ liệu có sẵn trên trang web sau đó được chuyển đổi sang tập tin Microsoft Excel và phân tích bằng phần mềm STATA. Tất cả các kết quả thu được từ việc lấy mẫu, từ nhập dữ liệu đến kết quả thu được xuất vào file Excel và kết quả cuối cùng sau khi phân tích STATA đã được chia sẻ với Ngân hàng Thế giới để nhận được sự hỗ trợ trong việc chiết xuất các thông tin cần thiết. Tất cả các dữ liệu đã được gửi đến Ngân hàng Thế giới.

8. Câu trả lời từ các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước chiếm số lượng lớn nhất. Tiếp theo đó là các cơ quan truyền thông, cơ quan giám sát (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan nhà nước, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam), các tổ chức phát triển, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế và những đối tượng khác (các chuyên gia độc lập và người làm việc tự do) (Xem Biểu đồ 1)

Page 90: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

89ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

9. Phần lớn những người tham gia trả lời câu hỏi ở độ tuổi 30 đến 49 (chiếm 50,68% trên tổng số người được hỏi). Phần lớn những người này có trình độ thấp nhất là đại học.

10. Một số bài học rút ra là: phiếu điều tra khảo sát có thể được thiết kế đơn giản hơn và đây là một lĩnh vực kỹ thuật còn xa lạ với hầu hết mọi người. Cuộc khảo sát được tiến hành trong một thời gian ngắn, cho phép ít thời gian để thực hiện các công việc liên quan tiếp sau. Tuy nhiên, nhìn chung sự quan tâm dành cho cuộc khảo sát là tương đối mạnh mẽ và các câu trả lời là khá hợp tác. Tỷ lệ trả lời cao hơn so với dự kiến ban đầu.

Page 91: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM90

Page 92: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

91ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Các

bướ

c tr

ong

quy

trìn

h ng

ân

sách

OE

CD

Cẩm

nan

g Đ

iều

lệ M

inh

bạch

Chỉ

số N

gân

sách

Mở

PEFA

Việ

t Nam

Chu

ẩn b

ị ngâ

n sá

ch

• B

áo c

áo ti

ền n

gân

sách

cho

bi

ết c

ác m

ục ti

êu lâ

u dà

i của

C

hính

phủ

về

kinh

tế v

à dự

đị

nh tr

ong

hai n

ăm tà

i chí

nh

sau,

làm

nổi

bật

tổng

mức

do

anh

thu,

chi

tiêu

, thâ

m h

ụt

hay

dư th

ừa n

gân

sách

, chi

tiê

u, v

à cá

c kh

oản

nợ.

• B

áo c

áo n

ày n

ên đ

ược

công

bố

khô

ng m

uộn

hơn

một

th

áng

trước

khi

dự to

án

ngân

sách

.

• B

ản tr

ình

bày

ngân

sách

ng n

ăm b

ao g

ồm c

ác d

ự bá

o ch

i tiế

t về

các

khoả

n th

u, c

hi p

hí, c

ân đ

ối v

à cá

c kh

oản

vay;

các

biệ

n ph

áp

tài c

hính

đề

xuất

; và

các

tài

khoả

n ph

ân b

ổ.

• B

áo c

áo ti

ền n

gân

sách

cu

ng c

ấp lư

ợng

thôn

g tin

đán

g kể

về

quan

đi

ểm c

ủa c

hính

phủ

về

chín

h sá

ch tà

i khó

a có

liê

n qu

an đ

ến n

ền k

inh

tế tr

ên q

uy m

ô rộ

ng h

ơn

và c

ác ư

u tiê

n ng

ân sá

ch

sẽ đ

ược

định

hìn

h tro

ng

nhữn

g nă

m tớ

i.

• Đ

ề xu

ất T

ổng

Ngâ

n sá

ch

nên

cung

cấp

một

giả

i th

ích

đầy

đủ v

ề th

uế,

vốn

vay,

các

kế h

oạch

ch

i tiê

u để

côn

g dâ

n bi

ết

tiền

của

họ đ

ược

thu

chi n

hư th

ế nà

o.

• Đề

xuất

Tổn

g N

gân

sách

n đư

ợc c

ông

bố ít

nhấ

t ba

thán

g trư

ớc k

hi b

ắt đ

ầu

năm

ngâ

n sá

ch.

• T

ài li

ệu n

gân

sách

ng n

ăm n

ên th

ể hi

ện

một

bức

tran

h ho

àn

chỉn

h về

dự

báo

tài

chín

h củ

a ch

ính

phủ

trung

ươn

g, đ

ề ng

hị

ngân

sách

thu

chi

của

nhữn

g nă

m tr

ước.

i liệ

u nà

y cầ

n đư

ợc

công

bố

khi n

ó đư

ợc

nộp

cho

cơ q

uan

lập

pháp

• N

gân

sách

Nhà

nướ

c hà

ng

năm

các

tài l

iệu

đi k

èm

cần

được

côn

g bố

tron

g vò

ng

30 n

gày

kể từ

ngà

y Q

uốc

hội

phê

duyệ

t.

Thự

c hi

ện N

gân

sách

Báo

cáo

hàn

g th

áng

cho

thấy

tiến

độ

trong

việ

c th

ực

hiện

ngâ

n sá

ch b

ao g

ồm c

ả th

ông

tin v

ề số

• B

áo c

áo n

gân

sách

tron

g nă

m c

ho th

ấy tì

nh h

ình

sử

dụng

tài c

hính

đối

với

các

i kho

ản v

à

• B

áo c

áo tr

ong

năm

cu

ng c

ấp c

ái n

hìn

chi t

iết

về v

iệc

thực

hiệ

n ng

ân

sách

tron

g nă

m.

• B

áo c

áo T

hực

hiện

N

gân

sách

tron

g nă

m

thườ

ng x

uyên

• B

áo c

áo tổ

ng h

ợp th

ực h

iện

ngân

sách

đượ

c ho

àn th

ành

theo

từng

quý

.

PHỤ

LỤ

C C

:

TH

ỰC

NH

TỐ

T V

Ề C

ÔN

G B

Ố B

ÁO

O N

N S

ÁC

H

Page 93: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM92

Các

bướ

c tr

ong

quy

trìn

h ng

ân

sách

OE

CD

Cẩm

nan

g Đ

iều

lệ M

inh

bạch

Chỉ

số N

gân

sách

Mở

PEFA

Việ

t Nam

Thự

c hi

ện N

gân

sách

tiề

n th

u ch

i từn

g th

áng,

từ

ng n

ăm tí

nh đ

ến th

ời

điểm

hiệ

n tạ

i. C

ác b

áo c

áo

phải

đượ

c cô

ng b

ố tro

ng

vòng

bốn

tuần

kể

từ c

uối

thán

g.

• B

áo c

áo g

iữa

năm

cun

g cấ

p m

ột d

ự bá

o cậ

p nh

ật

về k

ết q

uả n

gân

sách

cho

m h

iện

tại v

à ha

i năm

tài

chín

h tiế

p th

eo. B

áo c

áo

cần

được

côn

g bố

tron

g vò

ng sá

u tu

ần tí

nh từ

thời

đi

ểm k

ết th

úc g

iữa

năm

.

các

kho

ản n

ợ tro

ng c

ũng

như

ngoà

i ngâ

n sá

ch.

C

ác b

áo c

áo c

hỉ ra

nh

ững

phươ

ng p

háp

đo

lườn

g cá

c kh

oản

thu,

chi

các

sai l

ệch

lớn

so v

ới

kỳ v

ọng

ban

đầu.

The

o ch

uẩn

thực

hàn

h tố

t nh

ất, c

ác tà

i liệ

u nà

y cầ

n đư

ợc c

ông

bố tr

ên c

ơ sở

ng th

áng.

Các

tài l

iệu

được

côn

g bố

ít n

hất

trong

vòn

g m

ột th

áng

kể

từ c

uối t

hời k

ỳ bá

o cá

o.

• B

áo c

áo Đ

ánh

giá

Giữ

a kỳ

đán

h gi

á hi

ệu q

uả

hoạt

độn

g tà

i chí

nh c

ủa

chín

h ph

ủ đố

i chi

ếu v

ới

chiế

n lư

ợc đ

ề ra

tron

g bả

n N

gân

sách

đã

Ban

nh. N

ó cũ

ng c

ho th

ấy

ngân

sách

liệu

cần

điều

chỉ

nh k

hông

, các

bi

ện p

háp

khắc

phụ

c tro

ng v

iệc

phân

bổ

các

nguồ

n lự

c gi

ữa c

ác B

ộ,

ngàn

h. Đ

ánh

giá

Giữ

a nă

m c

ần c

hỉ ra

liệu

chi

ến

lược

tài c

hính

tổng

hợp

còn

phù

hợp

tron

g bố

i cả

nh m

ôi tr

ường

kin

h tế

hi

ện tạ

i hay

khô

ng. T

ài

liệu

này

cần

được

côn

g bố

ít n

hất s

áu tu

ần từ

ng

ày k

ết th

úc c

ủa th

ời

kỳ b

áo c

áo.

đượ

c cậ

p nh

ật c

ho c

ông

chún

g th

ông

qua

các

phươ

ng ti

ện th

ích

hợp

trong

vòn

g m

ột th

áng

kể

từ k

hi c

húng

đượ

c ho

àn

thàn

h.

Page 94: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

93ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Các

bướ

c tr

ong

quy

trìn

h ng

ân

sách

OE

CD

Cẩm

nan

g Đ

iều

lệ M

inh

bạch

Chỉ

số N

gân

sách

Mở

PEFA

Việ

t Nam

Thự

c hi

ện N

gân

sách

tiề

n th

u ch

i từn

g th

áng,

từ

ng n

ăm tí

nh đ

ến th

ời

điểm

hiệ

n tạ

i. C

ác b

áo c

áo

phải

đượ

c cô

ng b

ố tro

ng

vòng

bốn

tuần

kể

từ c

uối

thán

g.

• B

áo c

áo g

iữa

năm

cun

g cấ

p m

ột d

ự bá

o cậ

p nh

ật

về k

ết q

uả n

gân

sách

cho

m h

iện

tại v

à ha

i năm

tài

chín

h tiế

p th

eo. B

áo c

áo

cần

được

côn

g bố

tron

g vò

ng sá

u tu

ần tí

nh từ

thời

đi

ểm k

ết th

úc g

iữa

năm

.

các

kho

ản n

ợ tro

ng c

ũng

như

ngoà

i ngâ

n sá

ch.

C

ác b

áo c

áo c

hỉ ra

nh

ững

phươ

ng p

háp

đo

lườn

g cá

c kh

oản

thu,

chi

các

sai l

ệch

lớn

so v

ới

kỳ v

ọng

ban

đầu.

The

o ch

uẩn

thực

hàn

h tố

t nh

ất, c

ác tà

i liệ

u nà

y cầ

n đư

ợc c

ông

bố tr

ên c

ơ sở

ng th

áng.

Các

tài l

iệu

được

côn

g bố

ít n

hất

trong

vòn

g m

ột th

áng

kể

từ c

uối t

hời k

ỳ bá

o cá

o.

• B

áo c

áo Đ

ánh

giá

Giữ

a kỳ

đán

h gi

á hi

ệu q

uả

hoạt

độn

g tà

i chí

nh c

ủa

chín

h ph

ủ đố

i chi

ếu v

ới

chiế

n lư

ợc đ

ề ra

tron

g bả

n N

gân

sách

đã

Ban

nh. N

ó cũ

ng c

ho th

ấy

ngân

sách

liệu

cần

điều

chỉ

nh k

hông

, các

bi

ện p

háp

khắc

phụ

c tro

ng v

iệc

phân

bổ

các

nguồ

n lự

c gi

ữa c

ác B

ộ,

ngàn

h. Đ

ánh

giá

Giữ

a nă

m c

ần c

hỉ ra

liệu

chi

ến

lược

tài c

hính

tổng

hợp

còn

phù

hợp

tron

g bố

i cả

nh m

ôi tr

ường

kin

h tế

hi

ện tạ

i hay

khô

ng. T

ài

liệu

này

cần

được

côn

g bố

ít n

hất s

áu tu

ần từ

ng

ày k

ết th

úc c

ủa th

ời

kỳ b

áo c

áo.

đượ

c cậ

p nh

ật c

ho c

ông

chún

g th

ông

qua

các

phươ

ng ti

ện th

ích

hợp

trong

vòn

g m

ột th

áng

kể

từ k

hi c

húng

đượ

c ho

àn

thàn

h.

Các

bướ

c tr

ong

quy

trìn

h ng

ân

sách

OE

CD

Cẩm

nan

g Đ

iều

lệ M

inh

bạch

Chỉ

số N

gân

sách

Mở

PEFA

Việ

t Nam

Ngâ

n sá

ch c

uối k

ỳ•

Báo

cáo

cuố

i năm

cho

thấy

ph

ù hợ

p củ

a th

ực tế

thu

chi

so v

ới sự

phê

duy

ệt c

ủa

Quố

c hộ

i về

doan

h th

u và

ch

i phí

. Báo

cáo

phả

i bao

gồ

m sự

so sá

nh g

iữa

các

mục

tiêu

tron

g ho

ạt đ

ộng

kết q

uả th

ực tế

đạt

đượ

c trê

n do

anh

thu

và c

hi p

hí c

ũng

như

các

dữ li

ệu h

iệu

suất

ph

i tài

chí

nh.

• B

áo c

áo p

hải đ

ược

kiểm

to

án b

ởi T

ổ ch

ức K

iểm

toán

Tố

i cao

sẽ đ

ược

công

bố

trong

thời

hạn

sáu

thán

g kể

từ

cuố

i năm

tài c

hính

.

• Th

ông

tin n

gân

sách

cuố

i kỳ

đảm

bảo

sự đ

ều đ

ặn v

à tín

h to

àn v

ẹn tr

ong

phân

bổ

. Nó

cũng

cần

đượ

c ki

ểm

tra v

à trì

nh b

ày v

ới c

ơ qu

an

lập

pháp

vào

cuố

i năm

. Bản

o cá

o cầ

n đư

ợc c

ông

bố

trong

thời

hạn

ít n

hất m

ột

năm

kể

từ th

ời đ

iểm

kết

th

úc c

ủa k

ỳ bá

o cá

o.

• B

áo c

áo c

uối n

ăm tr

ình

bày

các

thảo

luận

của

ch

ính

phủ

về v

iệc

thực

hi

ện n

gân

sách

so v

ới

kế h

oạch

ngâ

n sá

ch b

an

đầu.

Báo

cáo

này

cho

ph

ép c

hính

phủ

điể

m lạ

i vi

ệc th

ực h

iện

ngân

sách

củ

a nă

m tr

ước,

cả

trên

phươ

ng d

iện

kinh

tế v

ĩ m

ô và

chư

ơng

trình

cụ

thể

ngàn

h. T

ài li

ệu n

ày

cần

được

côn

g bố

tron

g vò

ng ít

nhấ

t sáu

thán

g tín

h từ

cuố

i kỳ

báo

cáo.

• B

áo c

áo k

iểm

toán

phả

i cu

ng c

ấp c

ho n

gười

dân

th

ông

tin n

gân

sách

độc

lậ

p và

kiểm

chứ

ng,

xem

liệu

chí

nh p

hủ th

u th

uế v

à ch

i tiê

u cô

ng

quỹ

trong

năm

trướ

c có

ch

ính

xác

khôn

g, v

à liệ

u ch

ính

phủ

có tu

ân th

ủ lu

ật v

à cá

c qu

y đị

nh v

ề qu

ản lý

tài c

hính

tron

g nă

m n

gân

sách

.

• B

ảng

kê tà

i chí

nh c

uối

năm

đượ

c cô

ng b

ố ch

o ng

ười d

ân th

ông

qua

các

phươ

ng ti

ện p

hợp

trong

vòn

g sá

u th

áng

kể từ

khi

côn

g tá

c ki

ểm to

án h

oàn

thàn

h.

• N

gân

sách

cuố

i kỳ

được

ch

uẩn

bị tr

ong

vòng

mườ

i bố

n th

áng

cuối

năm

tài c

hính

, và

các

báo

cáo

tài c

hính

đã

kiểm

toán

sẽ đ

ược

công

bố

trong

vòn

g 18

thán

g sa

u kh

i nă

m tà

i chí

nh k

ết th

úc.

Page 95: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM94

Các

bướ

c tr

ong

quy

trìn

h ng

ân

sách

OE

CD

Cẩm

nan

g Đ

iều

lệ M

inh

bạch

Chỉ

số N

gân

sách

Mở

PEFA

Việ

t Nam

Các

báo

cáo

khá

c•

Báo

cáo

trướ

c bầ

u cử

đượ

c ho

àn th

ành

ngay

trướ

c m

ột

cuộc

bầu

cử

và n

ên b

ao g

ồm

các

thôn

g tin

tươn

g tự

như

tro

ng b

áo c

áo g

iữa

năm

. C

ác b

áo c

áo p

hải đ

ược

công

bố

khô

ng m

uộn

hơn

hai

tuần

trướ

c kh

i bầu

cử.

• B

áo c

áo d

ài h

ạn đ

ánh

giá

tính

bền

vững

lâu

dài c

ủa

các

chín

h sá

ch h

iện

hành

củ

a C

hính

phủ

. Các

báo

cáo

th

ể hi

ện b

ất k

ỳ th

ay đ

ổi lớ

n nà

o tro

ng c

ác c

hươn

g trì

nh

thu,

chi

như

lão

hóa

dân

số

và c

ác c

hươn

g trì

nh p

hát

triển

tiềm

năn

g kh

ác.

• T

ài li

ệu h

ỗ tr

ợ ng

ân sá

ch

cung

cấp

chi

tiết

về

các

quỹ

vượt

ngâ

n sá

ch, đ

ơn v

ị sự

nghi

ệp, h

oạt đ

ộng

bán

tài

chín

h và

rủi r

o tà

i chí

nh.

• C

ác b

áo c

áo c

hung

nêu

tình

hình

tài c

hính

hiệu

qu

ả tro

ng h

oạt đ

ộng

ngân

ch c

ủa c

hính

phủ

.

• B

áo c

áo G

FSM

200

1 cu

ng

cấp

thôn

g tin

phâ

n tíc

h về

i chí

nh c

ủa c

hính

phủ

theo

đị

nh d

ạng

GFS

M 2

001.

• N

gân

sách

Côn

g dâ

n là

bả

n ng

ân sá

ch đ

ã đư

ợc

đơn

giản

hóa

khôn

g m

ang

tính

kỹ th

uật.

phục

vụ

cho

việc

thể

chế

hoá

các

cam

kết

của

ch

ính

phủ

để tr

ình

bày

các

chín

h sá

ch th

eo c

ách

dễ h

iểu

và d

ễ tiế

p cậ

n đố

i với

côn

g ch

úng.

Tài

liệ

u nà

y nê

n đư

ợc c

ông

bố c

ùng

một

lúc

với đ

ề xu

ất n

gân

sách

tổng

thể.

• B

ản N

gân

sách

Ban

hàn

h cu

ng c

ấp c

ho c

ông

chún

g nh

ững

thôn

g tin

về

hoạ

t độn

g tà

i chí

nh

trong

quá

khứ

, hiệ

n tạ

i, tư

ơng

lai v

à dự

kiế

n rủ

i ro

tài c

hính

lớn.

bao

gồm

sự so

sánh

giữ

a nh

ững

gì đ

ược

đề x

uất

bởi b

an đ

iều

hành

nhữn

g gì

đượ

c ba

n hà

nh

thàn

h lu

ật. T

ài li

ệu n

ày

cần

được

côn

g bố

nga

y sa

u kh

i nó

được

quan

lậ

p ph

áp p

hê d

uyệt

khôn

g m

uộn

hơn

ba

thán

g sa

u kh

i đượ

c ph

ê du

yệt.

• N

hững

hợp

đồn

g ch

ỉ đị

nh c

ó gi

á trị

tươn

g đư

ơng

100.

000

đô-la

M

ỹ đư

ợc c

ông

bố ít

nh

ất m

ỗi Q

uý m

ột

lần

thôn

g qu

a nh

ững

phươ

ng ti

ện p

hù h

ợp.

• N

hững

ngu

ồn lự

c có

sẵ

n dà

nh c

ho c

ác đ

ơn

vị d

ịch

vụ c

ơ bả

n đư

ợc

công

bố

ít nh

ất m

ỗi

năm

một

lần,

hoặ

c cô

ng

bố th

eo y

êu c

ầu, đ

ối v

ới

các

đơn

vị d

ịch

vụ c

ơ bả

n th

uộc

phạm

vi q

uốc

gia

trong

ít n

hất h

ai lĩ

nh

vực.

• N

goài

các

báo

cáo

tài c

hính

bản

, Việ

t Nam

cũn

g cô

ng

bố: (

i) B

ản ti

n N

ợ ha

i lần

một

m (B

ộ Tà

i chí

nh);

(ii) C

ông

báo

Mua

sắm

hàn

g ng

ày (B

ộ K

ế ho

ạch

và Đ

ầu tư

). N

goài

ra

, thô

ng ti

n về

doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớc đ

ược

công

bố

trên

trang

web

của

Bộ

Tài c

hính

, và

các

yêu

cầu

báo

cáo

riêng

biệ

t dàn

h ch

o cá

c qu

ỹ nằ

m n

goài

ngâ

n sá

ch, v

à ng

uồn

vốn

đầu

tư n

goài

ngâ

n sá

ch.

Page 96: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

95ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Bảng Nội dungCấp Trung ương

1 Tóm tắt Ngân sách Nhà nước (tổng doanh thu, tổng chi ngân sách, cán cân tổng thể và tài trợ) 2 Tóm tắt thông tin ngân sách nhà nước theo cấp Trung Ương và cấp tỉnh3 Chi tiết doanh thu chung của Chính phủ 4 Tóm tắt chi phí vốn và chi phí phát sinh thường xuyên (bao gồm cả giáo dục) và chi tiêu tổng hợp ngoài ngân

sách5 Tóm tắt các hạng mục doanh thu ngoài ngân sách (chi phí và sổ xố) và phát hành trái phiếu ngoài ngân sách6 Chi tiết loại chi phí vốn cấp Trung Ương (hạn chế chia nhỏ) và loại chi tiêu thường xuyên (theo chức năng của

Chính phủ)7 Chi tiết chi tiêu phát sinh thường xuyên ở cấp Trung Ương và chi phí vốn chia theo các đơn vị hành chính. Chi

phí vốn được chia ra theo vốn trong và ngoài nước.8 Chi phí cấp Trung Ương theo đơn vị hành chính được chia theo loại chức năng.9 Công tác doanh thu, tổng chi tiêu, và phân bổ tài chính liên chính phủ chia nhỏ theo mỗi tỉnh.

Cấp địa phương 10 Tóm tắt ngân sách địa phương (tổng doanh thu, tổng chi ngân sách, cán cân tổng thể và tài trợ)11 Tóm tắt chi tiết về mức ngân sách cấp tỉnh, huyện (tổng hợp cả xã)12 Chi tiết doanh thu chính quyền địa phương13 Tóm tắt các chi thường xuyên địa phương và chi phí vốn14 Phân chia theo chức năng về chi phí phát sinh thường xuyên bởi chính quyền tỉnh, tổng chi phí vốn chính quyền

tỉnh và tổng hợp chi tiêu ngoài ngân sách15 Chính quyền cấp tỉnh chia theo đơn vị hành chính chia nhỏ theo loại chức năng16 Danh sách các dự án đầu tư bao gồm các thông tin về vị trí, kế hoạch chi tiêu, tiến trình thực hiện cho đến thời

điểm hiện tại17 Chi tiết ngân sách các chương trình mục tiêu quốc gia18 Công tác doanh thu, tổng chi tiêu, và phân bổ tài chính theo quận huyện19 Phần doanh thu được giữ lại ở cấp quận huyện dành cho các chi tiêu phát sinh ở cấp quận huyện20 Phần doanh thu được giữ lại ở cấp xã của từng huyện dành cho các chi tiêu phát sinh ở cấp xã

PHỤ LỤC D:

TÓM TẮT CÁC BẢNG NGÂN SÁCH

Page 97: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM96

Page 98: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

97ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Cấp

Tru

ng ư

ơng

Cấp

địa

phư

ơng

1Q

uỹ B

ảo h

iểm

hội

1Q

uỹ L

òng

biết

ơn

cho

các

hành

độn

g vì

quố

c gi

a 2

Quỹ

Bảo

hiể

m Y

tế2

Quỹ

Chă

m só

c Sứ

c kh

ỏe c

ho N

gười

ngh

èo3

Quỹ

Bảo

hiể

m T

hất n

ghiệ

p3

Quỹ

Phá

t triể

n N

hà ở

Địa

phư

ơng

4Q

uỹ T

ái c

ơ cấ

u và

cổ

phần

hoá

Doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớc4

Quỹ

Phò

ng tr

ánh

và K

iểm

soát

Lụt

Bão

5

Quỹ

Phá

t triể

n K

hoa

học

& C

ông

nghệ

5Q

uỹ tr

ật tự

an

ninh

hội

6Q

uỹ B

ảo v

ệ M

ôi tr

ường

6Q

uỹ Đ

ầu tư

Phá

t triể

n Đ

ịa p

hươn

g7

Quỹ

quố

c gi

a G

iải q

uyết

Việ

c là

m

7Q

uỹ B

ảo lã

nh c

ác D

oanh

ngh

iệp

vừa

và n

hỏ

8Q

uỹ D

ịch

vụ V

iễn

thôn

g C

ông

cộng

8Q

uỹ H

ỗ trợ

Nôn

g dâ

n Đ

ịa p

hươn

g 9

Quỹ

Vì s

ự A

n to

àn c

ủa T

rẻ e

m (Q

uỹ B

ảo v

ệ Tr

ẻ em

) 10

Quỹ

Hỗ

trợ P

háp

lý11

Quỹ

Hỗ

trợ N

ạn n

hân

Chấ

t độc

Da

cam

12Q

uỹ P

hòng

chố

ng v

à K

iểm

soát

Lạm

dụn

g M

a tú

y 13

Quỹ

Huy

độn

g và

Hỗ

trợ n

guồn

lực

Việ

t Nam

ở n

ước

ngoà

i14

Quỹ

Tín

dụn

g Đ

ào tạ

o15

Quỹ

Hỗ

trợ N

gười

nhi

ễm H

IV16

Quỹ

Hỗ

trợ N

ông

dân

thuộ

c H

ội N

ông

dân

Việ

t Nam

17Q

uỹ H

ỗ trợ

Phá

t triể

n H

ợp tá

c xã

PHỤ

LỤ

C E

:

DA

NH

CH

C Q

UỸ

I CH

ÍNH

NG

Page 99: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM98

Page 100: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

99ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

1. Luật Ngân sách Nhà nước (SBL) năm 2002 là bộ luật chính quản lý tài chính công ở Việt Nam. Như thể hiện trong Bảng 1 dưới đây, SBL hỗ trợ các nguyên tắc cơ bản về minh bạch như là một phần trọng tâm của quản lý tài chính công. Nó cung cấp hướng dẫn về việc công bố đầy đủ các thông tin tài khoản và ngân sách của các cấp chính quyền, xác định quá trình chuẩn bị và thực hiện ngân sách, vai trò của Quốc hội, của các cơ quan nhà nước cấp trung ương, các cơ quan trong lĩnh vực thu và chi công. Các luật tài chính và các luật khác, trong đó có Luật Quản lý nợ công (PDM) (2009), Luật kế toán (AL) (2003), và Luật Kiểm toán Nhà nước (SAL) (2005) cũng ủng hộ những nguyên tắc và thực hành minh bạch tài chính quan trọng. Những mối liên kết quan trọng giữa các luật tài chính và các tiêu chuẩn thực hành minh bạch được thảo luận dưới đây theo bốn khu vực chính của Điều lệ FTC.

Sự rõ ràng trong vai trò và trách nhiệm

2. Theo SBL, Quốc hội là cơ quan có quyền ra quyết định chính trong việc quản lý tài chính công, tuy nhiên, như quy định tại SBL điều 16-29, việc thực hiện quyền này được giao cho nhiều cơ quan của nhà nước và các cấp chính quyền thấp hơn. Bộ Tài chính (Điều 21) đóng vai trò điều hành quan trọng trong việc phối hợp hành động của các cơ quan khác nhau và các cấp chính quyền phù hợp với quyết định của Quốc hội. Cấu trúc của Chính phủ, bao gồm cả quản lý tài chính, được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ (2001) và chức năng, nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chính phủ và các địa phương được quy định cụ thể trong các nghị định của Chính phủ (ví dụ Nghị định 118/2008/NĐ-CP đối với Bộ Tài chính và Nghị định 116/2008/ND đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Như được trình bày rõ hơn tại Bảng 2, quyền lực, nhiệm vụ và trách nhiệm tài chính của mỗi cơ quan của chính phủ được quy định trong các quyết định quy phạm pháp luật, các thông tư đối với các quy trình ngân sách chính. Tất cả các chính sách về thu, chi và quản lý tài chính công nói chung được công bố công khai dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật.

3. Vì thế, khung pháp lý cho quản lý tài chính công được cho là khá toàn diện. Tuy nhiên, cũng chính vì trách nhiệm ngân sách được phân cấp rộng rãi, sự phức tạp nảy sinh, và trách nhiệm của các cấp chính quyền khác nhau trong việc thiết lập các mục tiêu chính sách và thực hiện các chính sách thường không rõ ràng. Những vấn đề phát sinh đặc biệt trong việc thực hiện các chính sách ở các Bộ cung cấp dịch vụ công quan trọng, nơi mà dịch vụ công được cung cấp bởi cả các sở của tỉnh và các bộ ngành trung ương thông qua các Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể được tham gia trong việc cung cấp các cơ sở vật chất y tế hoặc giáo dục.

4. Minh bạch trong các trường hợp đó đòi hỏi đầu tiên là một định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm, thứ hai là thông tin đáng tin cậy được cung cấp về tổng chi phí nhằm giải thích và giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến cả hai mục tiêu chính sách quốc gia và địa phương. Chính vì thế, càng cần phải làm rõ hơn nữa vai trò của các cơ quan trung ương và địa phương trong Luật Ngân sách Nhà nước đặc biệt là trong

PHỤ LỤC F:

XEM XÉT CÁC QUY ĐỊNH VỀ MINH BẠCH TÀI CHÍNH TRONG LUẬT NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC (2002)

Page 101: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM100

việc thực hiện chương trình theo chiều dọc liên quan đến nhiều cấp độ chính quyền. Sự cần thiết phải làm rõ hơn nữa về vai trò tài chính của doanh nghiệp nhà nước cũng được đưa ra, và chủ đề này sẽ được thảo luận thêm dưới đây trong nội dung rủi ro tài chính.

5. Vai trò giám sát của các cơ quan hành pháp khác nhau của chính phủ cũng phải được xác định rõ ràng để đảm bảo trách nhiệm tổng thể của những cơ quan với vai trò là cánh tay điều hành của chính phủ. Về khía cạnh này, vai trò của Kiểm toán Nhà nước (SAV) được nhấn mạnh trong việc rà soát công tác thực hiện ngân sách. Công việc giám sát ngân sách nhận được ít sự chú ý trước khi ngân sách được trình lên Quốc hội. Xét trên lĩnh vực thực hiện ngân sách, một số khía cạnh của chuỗi trách nhiệm giữa các cơ quan điều hành và giám sát của chính phủ còn tương đối yếu, bao gồm cả sự thiếu hụt một chức năng kiểm toán nội bộ thật sự mạnh trong các cơ quan hành pháp, sự yếu kém trong định nghĩa về vai trò của Kiểm toán Nhà nước phân biệt với Ủy ban Tài chính và Ngân sách (CFBA) của Quốc hội và câu hỏi về sự tiếp cận của Uỷ ban này đến các cơ quan của Chính phủ trong việc đặt câu hỏi và hành động theo khuyến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Chúng tôi sẽ thảo luận thêm về những vấn đề này trong phần dưới đây có tham chiếu đến khu vực chính thứ 4 trong Điều lệ FTC về Bảo đảm Liêm chính, nhưng một số khía cạnh có thể cần phải được giải quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước SBL và Luật Kiểm toán Nhà nước SAL xác định vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Quy trình Ngân sách Mở

6. Luật Ngân sách Nhà nước thiết lập một số nguyên tắc rõ ràng về cách mà ngân sách được chuẩn bị và thực hiện. Nó định nghĩa ngân sách nhà nước bao gồm cả ngân sách nhà nước trung ương và ngân sách các cấp địa phương (Điều 4) và tất cả các khoản tiền của nhà nước bao gồm tiền vay (điều 8). Luật Ngân sách Nhà nước cũng yêu cầu rằng các giả định kinh tế cơ bản đi kèm dự toán ngân sách và chính sách tài chính phải được công bố cùng với ngân sách (điều 37). Những quy định này tạo điều kiện đáng kể hướng tới việc thiết lập cơ sở cho một khuôn khổ chính sách tài chính bao gồm tất cả các hoạt động tài chính nhà nước, theo chủ trương của mục 2.1.2 trong Điều lệ FTC.

7. Lịch chuẩn bị Ngân sách được quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước. Các bước cơ bản bao gồm: (i) Đề xuất về các ưu tiên ngân sách do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội ngày trước ngày 1/5, (ii) Các ưu tiên chính sách và hướng dẫn do Thủ tướng Chính phủ ban hành tới các Bộ, ngành, các cơ quan cấp địa phương và các đơn vị chi tiêu khác trước ngày 31/5, (iii) Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư ngân sách về các chi thường xuyên và chi tiêu vốn tương ứng trước ngày 10/6, (iv) Đề xuất Ngân sách được trình lên Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào giữa tháng 7, (v) Ngân sách được đàm phán vào tháng 8, trình Chính phủ vào tháng 9, (vi) các đề xuất ngân sách được trình lên Quốc hội trước ngày 1/10 để các Uỷ ban thường vụ có liên quan xem xét, các Ủy ban này sẽ lần lượt gửi các khuyến nghị của họ vào giữa tháng 10 (vii ) phân bổ ngân sách đến tỉnh cần được thoả thuận trước ngày 20/11 để những khoản ngân sách này có thể được phân bổ cho các huyện và xã theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, (viii) Bộ Tài chính nhận được thông báo phân bổ chi tiết trước ngày 31/12.

8. Có nhiều sự chậm trễ trong các bước khác nhau, điều này gây ảnh hưởng đến cả quá trình lập ngân sách tổng thể khá phức tạp tại tất cả các cơ quan chức năng địa phương. Do đó, một số đơn vị cho rằng lịch trình của công tác ngân sách là quá chặt.

9. Ngoài ra, một số yếu tố thực tế dưới đây đã ngăn cản việc thực hiện đầy đủ Luật Ngân sách:

Page 102: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

101ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

a. Sự phân cấp trách nhiệm tài chính đến cấp địa phương đã không đi kèm với thực thi nghiêm yêu cầu báo cáo các giao dịch với chính quyền trung ương một cách kịp thời;

b. Nhiều loại phí và lệ phí của các cơ quan quản lý ngành sau khi thu đã được chi tiêu trực tiếp mà không báo cáo với Kho bạc Nhà nước một cách kịp thời và đáng tin cậy;

c. Các hoạt động được tài trợ bởi các nguồn vốn tài trợ chưa được tổng hợp một cách kịp thời trong tài khoản của Kho bạc Nhà nước;

d. Thâm hụt ngân sách và hoạt đông tài chính liên quan đến thâm hụt ngân sách được định nghĩa trong Luật Ngân sách Nhà nước trong điều khoản về hành chính như sự khác biệt giữa doanh thu và các khoản thanh toán, bao gồm cả các khoản thanh toán nợ. Định nghĩa thâm hụt ngân sách và tài chính trong tiêu chuẩn quốc tế GFSM2001 được hiểu rõ trong Chính phủ Việt Nam, nhưng Luật Ngân sách Nhà nước không cho phép trình bày thâm hụt ngân sách theo định nghĩa quốc tế như một phần của trình bày ngân sách.

e. Rủi ro từ các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng được nhận rõ. Công tác báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã được cải thiện đáng kể, nhưng cả các cơ quan báo chí tài chính quốc tế và các nhà quan sát trong nước đang bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng tiềm ẩn của những khoản vay của doanh nghiệp nhà nước và điểm yếu trong hoạt động của những doanh nghiệp này. Kể từ năm 2009 hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã được tổng kết và công bố hàng năm, nhưng một phân tích về những rủi ro hệ lụy ảnh hưởng đến vị trí tài chính như là một phần của công tác xây dựng chính sách tài chính vẫn chưa được thực hiện. Thậm chí chưa có một báo cáo hay trình bày nào được xây dựng về những rủi ro này như là một phần của công tác báo cáo ngân sách.

10. Nhiều vấn đề trong số những vấn đề này được chứng minh là đang biến chuyển, vì chúng phát sinh chủ yếu từ sự thiếu năng lực ở các cấp chính quyền thấp hơn và trong các Bộ, ngành. Việc thực hiện theo TABMIS sẽ khắc phục nhiều vấn đề liên quan đến công tác báo cáo kịp thời và đáng tin cậy, nhưng câu hỏi về năng lực hạn chế vẫn còn đó, và Kho bạc Nhà nước cần thúc đẩy mạnh việc tất cả các cấp chính quyền sử dụng các chức năng của TABMIS.

11. Một nỗ lực lớn trong xem xét các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và giải thích tất cả các rủi ro tiềm tàng từ khu vực này đang được tiến hành và cũng sẽ cần đến nỗ lực cải cách bền vững của Bộ Tài chính. Một điều khoản trong Luật Ngân sách Nhà nước bao gồm một phân tích trong trình bày ngân sách sẽ tăng cường đáng kể những nỗ lực này và gửi một tín hiệu mạnh mẽ về ý định chính sách của Chính phủ Việt Nam.

12. Theo phân tích kinh tế vĩ mô, việc sử dụng định nghĩa của IMF về thâm hụt trong phân tích chính sách được Bộ Tài chính hiểu rất rõ. Tuy nhiên sẽ đạt được minh bạch hơn nữa nếu khái niệm này được trình bày rõ ràng hơn như một phần của công việc trình bày ngân sách hàng năm, trong theo dõi việc thực hiện chính sách tài khóa, và trong văn bản cập nhật thường xuyên cho công chúng và cộng đồng quốc tế. Một bổ sung đơn giản cho Điều 37 sẽ rất hữu ích trong việc đảm bảo sự trình bày rõ ràng hơn về chính sách tài chính và xem xét ngân sách hàng năm tính tại thời điểm trình bày. Việc sửa đổi đó trong Luật Ngân sách Nhà nước cũng tiếp tục nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện minh bạch tài chính.

13. Nhìn chung, quá trình chuẩn bị và trình bày ngân sách với Quốc hội và quá trình thực hiện ngân sách, kế toán và báo cáo ngân sách tiếp theo cũng được xác định rõ trong Luât Ngân sách Nhà nước và trong những điều luật tài chính khác (xem thêm phần thảo luận được công bố dưới đây). Khi TABMIS được đưa ra, có khả năng sẽ có những phạm vi kỹ thuật cần phải được xem xét lại. Đây được xem như kết quả của

Page 103: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM102

việc nâng cao hiệu quả thông qua tin học hóa. Độ tin cậy và tính kịp thời cũng sẽ được cải thiện rất đáng kể. Một số thời hạn hiện hành cho các báo cáo cần phải được sửa đổi tương đối lớn khi TABMIS được đưa vào sử dụng

14. Đặc biệt, dự kiến sẽ có những cải thiện đáng kể khi báo cáo tài chính đã kiểm toán (AFS) được nộp cho Ngân sách Nhà nước. Hiện tại, các báo cáo này được trình Quốc hội trong vòng mười tám tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Việc sử dụng TABMIS dự kiến sẽ giảm đáng kể khoảng thời gian này (chỉ số đánh giá hiệu quả PEFA -25 cung cấp một đánh giá điểm A cho việc nộp AFS để kiểm toán trong vòng 6 tháng, và chỉ số đánh giá hiệu quả PEFA-26 cho điểm A cho việc kiểm toán hoàn thành trong vòng 4 tháng sau khi nhận được AFS từ Kho bạc). Dự kiến sẽ có những cải thiện tương tự về tính kịp thời cũng như về độ tin cậy cho các báo cáo trong năm. Có thể đặt mục tiêu hoàn thành báo cáo thực hiện ngân sách hàng tháng thay vì hàng quý như hiện nay. Những thay đổi về mặt quy định trong các khía cạnh liên quan này tất nhiên sẽ phụ thuộc vào việc đưa TABMIS vào thực hiện. Những vấn đề này cần được ưu tiên cao vì tác động của chúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và minh bạch tài chính. Những thành tựu này sẽ lần lượt được phản ánh trong những điểm PEFA cao hơn.

15. Như đã nói ở trên, một điểm yếu quan trọng còn tồn tại trong định nghĩa các quá trình chuẩn bị và thực hiện ngân sách là sự thiếu hụt của kiểm toán nội bộ trong chính phủ. Việc thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ đã được nhiều đại biểu đề nghị trong CFAA 2007 và đang được thí điểm tại một số Bộ. Một đánh giá về sự tiến bộ của các Bộ tham gia thí điểm sẽ cung cấp cơ sở cho việc xây dựng một chính sách rõ ràng về thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ, và, như một hệ quả tất yếu, vai trò tương lai của Thanh tra Bộ Tài chính. Việc xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ như trách nhiệm chính của các cơ quan điều hành chính phủ là một thực hành tốt mang tính quốc tế. Một khi quyết định được đưa ra trên các hướng chính sách, Luật Ngân sách Nhà nước có thể được củng cố bằng cách giao trách nhiệm kiểm toán nội bộ cho các cơ quan điều hành. Cần phải có một chương trình xây dựng năng lực mạnh mẽ và lâu dài để đảm bảo rằng các cơ quan này có thể thực hiện kiểm soát nội bộ và có thể thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận này đóng vai trò bảo đảm trách nhiệm điều hành và là liên kết đầu tiên trong chuỗi sự giám sát bên ngoài.

Sự sẵn có của thông tin

16. Luật Ngân sách Nhà nước nhấn mạnh rõ đến sự cần thiết phải công bố thông tin ngân sách cho công chúng, đặc biệt là tại Điều 13, và trong hệ thống điều luật cụ thể như được thảo luận thêm dưới đây. Tương tự như vậy, Luật Kế toán (Điều 7 và Điều 32) cung cấp các chi tiết rõ ràng về yêu cầu công bố thông tin cho báo cáo tài chính hàng năm AFS và các báo cáo thực hiện ngân sách trong năm. Kết quả là, việc công bố thông tin ngân sách và báo cáo ngân sách đã được cải thiện rất nhiều kể từ 2004, khi Luật Ngân sách Nhà nước có hiệu lực: thông tin Ngân sách Nhà nước được đăng trên trang web của Bộ Tài chính sau khi được Quốc hội phê duyệt và trước khi bắt đầu của năm tài chính; báo cáo thực hiện ngân sách quý cũng được đăng trên trang web của Bộ Tài chính trong vòng 2 tuần sau khi kết thúc quý, báo cáo về việc thực hiện ngân sách hàng năm được công bố một lần trong năm tài chính (vào tháng 11), và sau đó năm tháng sau khi kết thúc năm tài chính, và như đã nói trên, các báo cáo AFS được kiểm toán sẽ được trình Quốc hội mười tám tháng sau khi kết thúc năm tài chính.

17. Như đã trình bày ở trên, hiệu quả trong tiết lộ thông tin có thể sẽ được cải thiện sâu sắc hơn khi TABMIS được đưa vào hoạt động đầy đủ. Tuy nhiên, phần lớn Luật Ngân sách Nhà nước và các luật về tài chính khác tập trung vào quá trình cung cấp thông tin ngân sách và báo cáo ngân sách cho Quốc hội. Sự cần thiết phải rõ ràng hơn nữa trong những quá trình này và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đã được thảo luận ở trên. Tương tự như vậy, câu hỏi về công bố thông tin cho công chúng cần phải được xem xét kỹ càng hơn nữa trong việc xác định chính xác bản chất của thông tin có thể được công bố hiệu quả nhất và thời gian khác biệt so với việc công bố chính thức.

Page 104: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

103ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

18. Điểm đầu tiên cần nhắc đến là, việc công bố thông tin đến công chúng và đến các thị trường tài chính nên nhằm mục đích mở rộng hiểu biết của công chúng và của thị trường về mục đích của chính sách tài khóa và do đó cụ thể hóa về tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình cho các cơ quan điều hành của chính phủ. Những dữ liệu dù được công bố kịp thời hoặc rộng rãi nhưng cũng không thể truyền tải một cách hoàn toàn rõ ràng về ý định chính sách của Chính phủ Việt Nam hay sự thành công trong việc thực hiện chính sách. Các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như định nghĩa của GFSM về thâm hụt hoặc về phân nhóm chức năng, được thiết kế cụ thể để đảm bảo sự phù hợp về mặt chính sách trước hết của những tác động ngân sách đến các khoản nợ công và sự bền vững lâu dài, sau đó là của những định nghĩa được công nhận rộng rãi về chức năng của chính phủ. Nhiều nỗ lực phải được thực hiện hơn nữa tại Việt Nam để đảm bảo rằng việc công bố dữ liệu ngân sách có liên quan cụ thể và rõ ràng đến các chính sách của chính phủ. Về mặt này, cần phải có một bảng dữ liệu hiển thị thâm hụt ngân sách quy định trong GFSM 2001 của IMF như là một phần không thể thiếu của bản công bố ngân sách hàng năm. Mục tiêu này có thể đạt được mà không phải thay đổi Luật Ngân sách Nhà nước, nhưng một điều khoản cụ thể trong luật sẽ đảm bảo rằng nó sẽ được thực hiện và sẽ phát một tín hiệu mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế.

19. Điều tương tự có thể được thực hiện đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Việc công bố báo cáo của từng doanh nghiệp nhà nước và một bản tóm tắt hoạt động của tất cả doanh nghiệp nhà nước là bước khởi đầu tương đối tốt. Nhưng điều quan trọng là những dữ liệu này được phân tích sâu hơn trong bối cảnh ngân sách hàng năm để đánh giá các tác động tiềm ẩn của sự thất bại của một hoặc nhiều doanh nghiệp nhà nước đến vị thế tài chính của Chính phủ. Điều lệ FTC (3.1.3) cho thấy bản báo cáo trình bày về tất cả các rủi ro tài chính cần được công bố như là một phần của tài liệu ngân sách, và các tài liệu ngân sách phải báo cáo “... tình hình tài chính của các tập đoàn nhà nước” (3.1.6).

20. Chất lượng thông tin công bố là rất quan trọng và không thể dễ dàng đánh giá bằng các chỉ số định lượng. Ví dụ, Việt Nam có thể được đánh giá là đạt tiêu chuẩn công bố thông tin tương đối cao xét theo chỉ số đánh giá hiệu quả PEFA PI-6 và 10 – hai chỉ số trực tiếp liên quan đến các tiêu chuẩn về công bố thông tin. Tuy nhiên, những chỉ số đánh giá này của PEFA được cho là tương đối chung chung và điểm số thường không phản ánh những tiêu chuẩn công bố thông tin quan trọng cần được đề cập đến. Ví dụ chỉ số đánh giá hiệu quả PI-6 (ii và iii) liên quan đến thâm hụt ngân sách và hoạt động tài chính không yêu cầu thông tin chi tiết về mức độ rõ ràng của thâm hụt và hoạt động tài chính trong giải thích vị thế chính sách tài khóa của chính phủ. Tương tự như vậy, trong khi thông tin về tài sản tài chính, thông tin về tình hình ngân sách của năm trước và năm hiện tại được trình bày theo yêu cầu của chỉ số đánh giá PI 6 (v, vi, và vii), chất lượng của những dữ liệu này được cho là không thỏa đáng ở Việt Nam. Những vấn đề phát sinh trong việc đánh giá PEFA xảy ra ở nhiều quốc gia. Việc tuân thủ những chỉ số PEFA, thậm chí với cả những vấn đề đề cập bên trên, chắc chắn sẽ phản ánh một động thái mạnh mẽ hướng tới minh bạch. Nhưng những điểm B+ và điểm A thường xuyên được sử dụng trong các chỉ số đánh giá PEFA PI-6 và 10 tạo một ấn tượng sai lầm về những việc cần phải làm để cung cấp đầy đủ dữ liệu và thông tin phân tích, tạo điều kiện cho các nhà phân tích tài chính và công chúng đánh giá chính sách tài chính của chính phủ. Điều lệ FTC đề cập đến rất nhiều vấn đề về các yếu tố định lượng trong công bố thông tin. Những yếu tố này là rất cần thiết trong thực hiện minh bạch tài khóa một cách hiệu quả.

21. Đối với câu hỏi về thời gian công bố thông tin cho công chúng, một số động thái kiểm tra lại những hoạt động hiện tại được thực hiện. Đã thành quy luật tại Việt Nam, công chúng có thể tiếp cận với những báo cáo và thông tin ngân sách chỉ sau khi có phê duyệt của Quốc hội, và thường là sau một khoảng thời gian chờ đợi đáng kể. Tuy nhiên, tại các nền kinh tế tiên tiến nói chung, công chúng có quyền tiếp cận thông tin về ngân sách và các báo cáo ngay sau khi chúng được trình các cơ quan lập pháp. Quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước nhằm xác định những tài liệu ngân sách trình cho Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân

Page 105: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM104

dân là những tài liệu công khai và nhằm đảm bảo tính kịp thời trong công bố sẽ giúp nâng cao nhận thức về minh bạch tài chính trong Việt Nam và cũng sẽ cải thiện điểm số trong thang điểm của chỉ số đánh giá Ngân sách Mở OBI và đánh giá PEFA.

Đảm bảo tính tin cậy 22. Bảo đảm tính tin cậy thông qua hoạt động giám sát hiệu quả của những cơ quan đóng vai trò cánh tay điều

hành của chính phủ là rất quan trọng đối với cải cách quản lý tài chính công bền vững. Tuy nhiên, hình thành được sự bảo đảm ấy là một trong những lĩnh vực thách thức nhất của một chương trình cải cách. Giám sát hiệu quả đòi hỏi một chuỗi tương đối rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan điều hành, các cơ quan giám sát nội bộ, các cơ quan giám sát bên ngoài (Kiểm toán Nhà nước), của Quốc hội, và cuối cùng là của người dân. Một trong những vấn đề khó khăn là bảo đảm tính độc lập và năng lực của các cơ quan giám sát bên ngoài. Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kiểm toán Nhà nước đều khẳng định hoạt động của Kiểm toán Nhà nước là độc lập (Điều 66 Luật Ngân sách Nhà nước và Điều 13 Luật Kiểm toán Nhà nước). Tổng Kiểm toán được Quốc hội bổ nhiệm theo đề xuất của Thủ tướng Chính phủ, với nhiệm kỳ bảy năm và giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ (Điều 17). Điều này giống với một số (nhưng không phải tất cả) các nguyên tắc của Tuyên bố Mexico về sự hoạt động độc lập của Tổ chức Kiểm toán Nhà nước (ISSAI 10) (http://www.issai.org/media(626,1033)/ISSAI_10_E.pdf ).

23. Tuy nhiên việc bảo đảm khả năng và năng lực của Kiểm toán Nhà nước để thực hiện các chức năng này một cách hiệu quả và độc lập là tương đối khó khăn. Do thực tế là các nguồn lực để thực hiện chức năng giám sát phụ thuộc vào ngân sách được phân bổ từ ngân sách chung. Đây là trường hợp thường thấy ở nhiều nước, và không có biện pháp khắc phục đơn giản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực của Kiểm toán Nhà nước trong giám sát tất cả các cấp quản lý tài chính công bị hạn chế. Công tác kiểm toán hàng năm được thực hiện tại 50-60% trong tổng số các cơ quan cấp Trung ương và địa phương. Có 13 cơ quan đại diện của Kiểm toán Nhà nước có mặt ở cấp tỉnh, mỗi cơ quan phụ trách một số tỉnh. Nó thực hiện một số hoạt động kiểm toán hiệu quả hoạt động, nhưng tập trung chủ yếu vào kiểm toán tài chính và kiểm toán định kỳ. Mặc dù TABMIS đang được triển khai khá tốt, Kiểm toán Nhà nước chưa sử dụng nhiều các kỹ thuật kiểm toán có sự trợ giúp của máy tính (CAATs) và chỉ một số ít nhân viên được đào tạo trong hệ thống kiểm toán.

24. Nhu cầu cần thiết nhất hiện tại là có một chương trình tăng cường năng lực và khả năng của Kiểm toán Nhà nước. Tăng cường năng lực kiểm toán ở cấp địa phương cần được chú ý đặc biệt vì nhiều vấn đề về kiểm soát và minh bạch phát sinh từ sự thiếu năng lực hành chính ở cấp này. Hệ thống hiện tại của kiểm toán bên ngoài thuộc cấp quốc gia phụ thuộc đầu tiên vào năng lực phân tích của Kiểm toán Nhà nước và năng lực của Bộ Tài chính để đảm bảo rằng các hành động khuyến nghị kiểm toán được thực hiện. Có dấu hiệu cho thấy cả hai nhóm năng lực này đang được cải thiện. Tuy nhiên, các hoạt động của Kiểm toán Nhà nước sẽ cần phải được tăng cường rất đáng kể ở cấp địa phương để giúp đảm bảo rằng Hội đồng Nhân dân thực hiện vai trò giám sát của mình một cách hiệu quả.

Page 106: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

105ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

79 Hướng dẫn rất chung về mối quan hệ của Kiểm toán Nhà nước với Ủy ban Kinh tế và Ngân sách (E&BC) được đưa ra trong Điều 15 của Luật Ngân sách Nhà nước:

5. Phối hợp với Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội và Chính phủ trong việc cân nhắc và xem xét các báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương pháp phân bổ ngân sách trung ương, cách thức điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương pháp bố trí kinh phí cho các dự án quan trọng quốc gia và các chương trình do Quốc hội quyết định, và quyết toán ngân sách nhà nước;

6. Làm việc với Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, (có thể được yêu cầu), trong giám sát việc thực hiện các luật và nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của các Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, và trong sự giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và các chính sách tài chính.

25. Xét về Luật Kiểm toán Nhà nước và khung pháp lý cho giám sát, vai trò của Kiểm toán Nhà nước và vai trò của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách (E&BC) của Quốc hội phải được xác định rõ ràng và được củng cố.79 E&BC nên được tạo điều kiện tiếp cận nhiều và trực tiếp hơn nữa đến từng cơ quan Chính phủ trong việc đặt câu hỏi và thực hiện những kiến nghị do Kiểm toán Nhà nước đưa ra, phù hợp với thực tiễn ở nhiều nước khác. Hiện tại, tuy Ủy ban này cũng nhận được các báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nhưng nó đóng vai trò mờ nhạt trong giám sát trực tiếp, thay vào đó các vai trò này được Kiểm toán Nhà nước thực hiện và Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động tiếp theo sau khuyến nghị. Cách thực hiện này không thành công trong việc thiết lập một nguyên tắc rõ ràng về giám sát độc lập bên ngoài, còn quá phụ thuộc vào những hành động tự khắc phục phần lớn do Bộ Tài chính – một trong những cơ quan điều hành – thực hiện. Cần củng cố thêm tính độc lập bằng cách tiến hành công tác báo cáo và tiếp cận kịp thời hơn đến những báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.

Page 107: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM106

Page 108: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

107ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

80

Bao

gồm

Luậ

t Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước (

2002

), Lu

ật K

ế toá

n (2

003)

, Luậ

t Kiể

m to

án N

hà n

ước (

2005

), Lu

ật Q

uản

lý N

ợ cô

ng (2

009)

Bản

g 1.

Quy

địn

h về

Min

h bạ

ch tr

ong

Luậ

t Quả

n lý

Tài

chí

nh c

ủa V

iệt N

am80

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)Sự

ràng

tron

g qu

yền

và tr

ách

nhiệ

m

• N

guyê

n tắ

c ch

ung

về m

inh

bạch

• S

ự rõ

ràn

g tr

ong

thẩm

quy

ền

của

Quố

c hộ

i và

các

cơ q

uan

chín

h ph

Điề

u 3:

N

gân

sách

nhà

nướ

c đư

ợc đ

ặt d

ưới s

ự qu

ản lý

thốn

g nh

ất

trên

nguy

ên t

ắc t

ập t

rung

dân

chủ

, min

h bạ

ch, p

hân

công

trá

ch n

hiệm

gắn

với

chu

yển

nhượ

ng q

uyền

lực.

Quố

c hộ

i quy

ết đ

ịnh

dự th

ảo n

gân

sách

nhà

nướ

c, p

hân

bổ

ngân

sách

nhà

nướ

c cấp

trun

g ươ

ng v

à phê

chuẩ

n cá

c báo

cáo

ngân

sách

nhà

nướ

c.

(Mức

độ

khác

nha

u củ

a cá

c cơ

qua

n đư

ợc tr

ình

bày

chi t

iết

dưới

các

điề

u tro

ng L

uật N

gân

sách

dướ

i đây

:

15 Q

uốc

hội;

16 Ủ

y ba

n Th

ường

trực

Quố

c hộ

i; 17

Ủy

ban

Kin

h tế

Ngâ

n sá

ch; 1

8 H

ội đ

ồng

Dân

tộc

và c

ác U

ỷ ba

n kh

ác; 1

9 C

hủ tị

ch n

ước;

20

Chí

nh p

hủ; 2

1 Lã

nh đ

ạo B

ộ Tà

i ch

ính;

22

Bộ K

ế ho

ạch

và Đ

ầu tư

; 23

Ngâ

n hà

ng N

hà n

ước;

24

bộ

ngàn

h; 2

5 H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n; 2

6 U

ỷ ba

n nh

ân d

ân,

27 Đ

ơn v

ị soạ

n th

ảo n

gân

sách

, 28

Ngư

ời n

ộp th

uế v

à đố

i tư

ợng

hưởn

g lợ

i từ

các

kho

ản c

hi n

gân

sách

.); 2

9 Tr

ách

nhiệ

m c

ủa B

ộ tr

ưởng

, Thủ

trưở

ng c

ơ qu

an.

Đ

iều

6

(…

) 5. C

ác th

ông

tin v

à dữ

liệu

kế

toán

phả

i đượ

c ph

ản á

nh

liên

tục

từ k

hi b

ắt đ

ầu đ

ến k

hi k

ết th

úc c

ác h

oạt đ

ộng

kinh

tế

tài c

hính

, từ

khi t

hành

lập

đến

lúc

chấm

dứt

hoạ

t độn

g củ

a đơ

n vị

kế

toán

, số

liệu

kế to

án c

ủa g

iai đ

oạn

này

phải

đả

m b

ảo tí

nh li

ên tụ

c từ

nhữ

ng g

iai đ

oạn

trước

.

L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c

Tr

ong

khi v

ai tr

ò gi

ám s

át v

à tín

h độ

c lậ

p củ

a K

iểm

toán

N

hà n

ước

được

nhấ

n m

ạnh

(xem

bên

dướ

i), k

hông

phần

o nó

i về

sự g

iám

sát m

inh

bạch

tài c

hính

của

chí

nh K

iếm

to

án N

hà n

ước.

Điề

u 3

nhấn

mạn

h “.

.. tiế

t kiệ

m, đ

ấu tr

anh

chốn

g th

am n

hũng

, thấ

t tho

át, l

ãng

phí,

phát

hiệ

n và

ngă

n ch

ặn b

ất k

ỳ hà

nh v

i vi p

hạm

phá

p lu

ật, n

âng

cao

hiệu

quả

tro

ng v

iệc

sử d

ụng

ngân

, tiề

n và

tài s

ản n

hà n

ước,

“.

Sự sẵ

n có

của

thôn

g tin

đối

với

côn

g ch

úng

• Cô

ng b

ố th

ông

tin n

gân

sách

đến

ng ch

úng

được

thực

hiệ

n bở

i tất

cả

các

cấp

của

quan

chí

nh p

hủ

và tấ

t cả

các

đơn

vị tổ

chứ

c, c

ông

bố th

ông

tin v

à dữ

liệu

kế

toán

;

Đ

iều

13:

S

oạn

thảo

, quy

ết to

án v

à ki

ểm to

án q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch

nhà

nước

ngân

sác

h củ

a cá

c cấ

p, c

ác đ

ơn v

ị dự

toán

ng

ân sá

ch, c

ác tổ

chứ

c hỗ

trợ

bởi n

gân

sách

nhà

nướ

c ph

ải

được

côn

g bố

côn

g kh

ai.

Đ

iều

7

4. T

hông

tin

và d

ữ liệ

u tro

ng b

áo c

áo tà

i chí

nh h

àng

năm

củ

a cá

c đơ

n vị

kế

toán

phả

i đượ

c cô

ng b

ố cô

ng k

hai t

heo

quy

định

tại Đ

iều

32 c

ủa L

uật n

ày.

(x

em Đ

iều

32 b

ên d

ưới)

Page 109: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM108

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)Sự

sẵn

có c

ủa th

ông

tin đ

ối v

ới c

ông

chún

g

2. T

hủ t

ục v

à qu

y trì

nh t

hu,

nộp,

miễ

n, g

iảm

hoàn

trả

số

thu,

chu

yển

khoả

n và

than

h to

án n

gân

sách

phả

i đượ

c ni

êm y

ết rõ

ràng

tại n

ơi g

iao

dịch

đượ

c th

ực h

iện.

3. C

hính

phủ

quy

địn

h vi

ệc c

ông

bố n

gân

sách

chi

tiết

.

(Yêu

cầu

chi

tiết

về

các

tài l

iệu

và c

ác th

ông

tin tạ

i mỗi

cấp

ch

ính

quyề

n đư

ợc q

uy đ

ịnh

tại

Quy

ết đ

ịnh

192/

2004

/QD

-TT

g-B

ảng

xx)

Quá

trìn

h ng

ân

sách

mở

a) M

ột k

hung

kin

h tế

vĩ m

ô to

àn d

iện

• T

ính

toàn

diệ

n củ

a ph

ạm v

i ngâ

n sá

chĐ

iều

4

1. N

gân

sách

nhà

nướ

c ba

o gồ

m n

gân

sách

trun

g ươ

ng v

à ng

ân s

ách

địa

phươ

ng. N

gân

sách

địa

phư

ơng

bao

gồm

ng

ân s

ách

của

chín

h qu

yền

địa

phươ

ng c

ác c

ấp b

ao g

ồm

Hội

đồn

g N

hân

dân

và U

ỷ ba

n N

hân

dân

Khô

ng c

ó th

ông

tin

• T

ính

toàn

diệ

n củ

a ph

ạm v

i ngâ

n sá

chĐ

iều

7

1. Q

uỹ N

gân

sách

Nhà

nướ

c ba

o gồ

m tấ

t cả

các

khoả

n tiề

n củ

a N

hà n

ước,

bao

gồm

cả

tiền

vay

được

nhậ

p và

o cá

c tà

i kh

oản

của

ngân

sách

Nhà

nướ

c cá

c cấ

p.

Khô

ng c

ó th

ông

tin

• Đ

ịnh

nghĩ

a th

âm h

ụt n

gân

sách

(Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

trong

Luậ

t N

gân

sách

Nhà

nướ

c ch

ỉ đề

cập

đến

một

địn

h ng

hĩa

hành

chí

nh v

ề sự

cân

bằ

ng g

iữa

thu

và c

hi (

Luật

Ngâ

n sá

ch x

ác đ

ịnh

trả

nợ n

hư m

ột k

hoản

ch

i); đ

ịnh

nghĩ

a G

FS là

tiêu

chu

ẩn

quốc

tế đ

ược

chấp

nhậ

n tro

ng đ

ịnh

nghĩ

a th

âm h

ụt n

gân

sách

, và

Luật

N

gân

sách

Nhà

nướ

c sẽ

đượ

c tă

ng

cườn

g đá

ng k

ể nế

u có

tham

chi

ếu rõ

ng đ

ến đ

ịnh

nghĩ

a ấy

)

Điề

u 8

1. N

gân

sách

nhà

nướ

c đượ

c cân

đối

phù

hợp

với

các n

guyê

n tắ

c tổ

ng số

thu

từ th

uế, p

hí v

à lệ

phí

phả

i lớn

hơn

tổng

số

chi t

hườn

g xu

yên

và tí

ch lũ

y dầ

n để

chi

tiêu

vào

đầu

phát

triể

n, tr

ong

trườn

g hợ

p ch

i tiê

u vư

ợt m

ức, l

ượng

vượ

t m

ức p

hải n

hỏ h

ơn số

chi

đầu

tư p

hát t

riển

và sa

u cù

ng, s

ự câ

n bằ

ng g

iữa

thu

và c

hi n

gân

sách

phả

i đạt

đượ

c.

(Tha

m k

hảo

Điề

u 4

Ngh

ị địn

h 60

/200

3/N

D-C

P).

Khô

ng c

ó th

ông

tin

Page 110: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

109ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)•

Địn

h ng

hĩa

thâm

hụt

ngâ

n sá

ch

(Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

trong

Luậ

t N

gân

sách

Nhà

nướ

c ch

ỉ đề

cập

đến

một

địn

h ng

hĩa

hành

chí

nh v

ề sự

cân

bằ

ng g

iữa

thu

và c

hi (

Luật

Ngâ

n sá

ch x

ác đ

ịnh

trả

nợ n

hư m

ột k

hoản

ch

i); đ

ịnh

nghĩ

a G

FS là

tiêu

chu

ẩn

quốc

tế đ

ược

chấp

nhậ

n tro

ng đ

ịnh

nghĩ

a th

âm h

ụt n

gân

sách

, và

Luật

N

gân

sách

Nhà

nướ

c sẽ

đượ

c tă

ng

cườn

g đá

ng k

ể nế

u có

tham

chi

ếu rõ

ng đ

ến đ

ịnh

nghĩ

a ấy

)

Điề

u 8

1. N

gân

sách

nhà

nướ

c đượ

c cân

đối

phù

hợp

với

các n

guyê

n tắ

c tổ

ng số

thu

từ th

uế, p

hí v

à lệ

phí

phả

i lớn

hơn

tổng

số

chi t

hườn

g xu

yên

và tí

ch lũ

y dầ

n để

chi

tiêu

vào

đầu

phát

triể

n, tr

ong

trườn

g hợ

p ch

i tiê

u vư

ợt m

ức, l

ượng

vượ

t m

ức p

hải n

hỏ h

ơn số

chi

đầu

tư p

hát t

riển

và sa

u cù

ng, s

ự câ

n bằ

ng g

iữa

thu

và c

hi n

gân

sách

phả

i đạt

đượ

c.

(Tha

m k

hảo

Điề

u 4

Ngh

ị địn

h 60

/200

3/N

D-C

P).

Khô

ng c

ó th

ông

tin

• N

hững

rủi

ro

tài

chín

h có

thể

ph

át s

inh

từ h

oạt đ

ộng

của

doan

h ng

hiệp

nhà

nướ

c và

chí

nh q

uyền

đị

a ph

ương

.

(Lư

u ý:

Cả

Luật

Ngâ

n sá

ch N

nước

Luật

Kiể

m to

án N

hà n

ước

tập

trun

g và

o vi

ệc s

ử dụ

ng t

rực

tiếp

ngân

sác

h nh

à nư

ớc c

ủa d

oanh

ng

hiệp

nhà

nướ

c -

khôn

g ph

ải c

ác

rủi r

o có

thể

phát

sin

h từ

các

kho

ản

lỗ g

ây r

a bở

i cá

c ho

ạt đ

ộng

của

doan

h ng

hiệp

nhà

nướ

c Lu

ật Q

uản

lý N

ợ C

ông

đề c

ập đ

ến n

hững

rủi

ro

đó, n

hưng

chỉ

tron

g ph

ạm v

i có

bảo

lãnh

của

Chí

nh p

hủ).

Điề

u 31

Các

nhi

ệm v

ụ ch

i của

ngâ

n sá

ch tr

ung

ương

(ba

o gồ

m ..

.) b.

Đầu

tư v

à hỗ

trợ

vốn

cho

doan

h ng

hiệp

nhà

nướ

c, c

ác tổ

ch

ức k

inh

tế n

hà n

ước

và c

ác tổ

chứ

c tà

i chí

nh n

hà n

ước,

góp

vố

n cổ

phầ

n và

vốn

chủ

sở

hữu

vào

các

công

ty li

ên d

oanh

doa

nh n

ghiệ

p th

uộc

lĩnh

vực

đòi h

ỏi p

hải c

ó sự

tham

gia

củ

a N

hà n

ước;

Luậ

t Kế

toán

Khô

ng c

ó th

ông

tin

Điề

u 14

Luậ

t Kiể

m to

án N

hà n

ước

Kiể

m to

án N

hà n

ước

có n

hiệm

vụ

kiểm

toán

các

báo

cáo

tài

chín

h, s

ự tu

ân th

ủ ph

áp lu

ật v

à hi

ệu q

uả h

oạt đ

ộng

của

mỗi

qua

n, tổ

chứ

c qu

ản lý

sử d

ụng

ngân

sách

nhà

nướ

c, c

ác

quỹ

và tà

i sản

.

Luậ

t Quả

n L

ý N

ợ C

ông

Điề

u 2

(...)

2. N

ợ cô

ng th

eo q

uy đ

ịnh

của

Luật

này

bao

gồm

: Các

kh

oản

nợ C

hính

phủ

/ b

/ Các

kho

ản n

ợ do

Chí

nh p

hủ b

ảo

lãnh

; c /

Các

kho

ản n

ợ củ

a ch

ính

quyề

n đị

a ph

ương

.C

hươn

g IV

, Đ

iều

31-3

7 đề

cập

đến

quả

n lý

bảo

lãn

h củ

a C

hính

phủ

trách

nhi

ệm c

ủa c

ác d

oanh

ngh

iệp

được

bảo

nh, C

hươn

g V,

Điề

u 38

-42

đề

cập

đến

quản

lý n

ợ củ

a ch

ính

quyề

n đị

a ph

ương

.

Page 111: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM110

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)•

Min

h bạ

ch

áp

dụng

ch

o cá

c kh

oản

đóng

góp

tự

nguy

ện c

ho

các

công

trìn

h và

các

hoạ

t độn

g củ

a ch

ính

quyề

n đị

a ph

ương

Điề

u 35

Ngo

ài c

ác k

hoản

thu

phân

cấp

quy

địn

h tạ

i Điề

u 34

của

Luậ

t nà

y, c

hính

quy

ền c

ác x

ã, th

ị trấ

n, th

ành

phố

thuộ

c tỉn

h đư

ợc

quyề

n hu

y độ

ng sự

đón

g gó

p từ

các

tổ c

hức,

nhân

để

đầu

tư x

ây d

ựng

cơ sở

hạ

tầng

của

các

xã,

thị t

rấn,

thị t

ứ, v

à th

ành

phố

trên

địa

bàn

tỉnh

trên

cơ s

ở tự

ngu

yện.

Việ

c hu

y độ

ng,

quản

lý, v

à sử

dụng

các k

hoản

đón

g gó

p đó

sẽ đ

ược t

hực h

iện

một

các

h m

inh

bạch

, chị

u sự

kiể

m tr

a, k

iểm

soát

để

đảm

bảo

rằ

ng c

húng

sẽ

được

sử

dụng

đún

g m

ục đ

ích

và p

hù h

ợp v

ới

các

chế

độ h

iện

hành

theo

quy

địn

h củ

a ph

áp lu

ật.

• T

ính

min

h bạ

ch c

ủa c

ác g

iả

định

ngâ

n sá

chĐ

iều

37

1. N

gân

sách

nhà

nướ

c hà

ng n

ăm p

hải đ

ược

soạn

thảo

trên

sở c

ác n

hiệm

vụ

phát

triể

n ki

nh tế

- xã

hội

đảm

bảo

an

nin

h qu

ốc g

ia, q

uốc

phòn

g.

2. C

ác k

hoản

thu

tro

ng d

ự to

án n

gân

sách

phả

i đư

ợc x

ác

định

trên

sở tă

ng tr

ưởng

kin

h tế

, tiê

u ch

uẩn

và c

ác q

uy

định

liên

quan

của

phá

p lu

ật v

ề th

u ng

ân sá

ch.

3.

Các

kho

ản c

hi tr

ong

dự to

án n

gân

sách

phả

i đượ

c xá

c đị

nh tr

ên c

ơ sở

các

mục

tiêu

phá

t triể

n ki

nh tế

- x

ã hộ

i và

bảo

đảm

an

ninh

, quố

c ph

òng.

Đối

với

việ

c ch

i đầu

phá

t triể

n, v

iệc

soạn

thảo

phả

i căn

cứ

vào

quy

hoạc

h,

chươ

ng tr

ình

và d

ự án

đầu

tư đ

ã đư

ợc c

ơ qu

an c

ó th

ẩm

quyề

n qu

yết đ

ịnh,

với

các

ưu

tiên

được

dàn

h ch

o vi

ệc

đảm

bảo

đủ

vốn

cho

việc

thực

hiệ

n cá

c ch

ương

trìn

h, c

ác

dự á

n. Đ

ối v

ới c

ác k

hoản

chi

thườ

ng x

uyên

, việ

c so

ạn

thảo

phả

i đượ

c dự

a trê

n cá

c ng

uồn

thu

từ th

uế, p

hí, l

ệ ph

í và

tuân

theo

các

chế

độ,

địn

h m

ức, m

ức đ

ộ th

eo q

uy đ

ịnh

của c

ơ qu

an n

hà n

ước c

ó th

ẩm q

uyền

. Về v

iệc t

rả n

ợ, v

iệc

soạn

thảo

phả

i căn

cứ

vào

nghĩ

a vụ

than

h to

án c

ông

nợ

của

năm

soạn

thảo

.

4. C

ác q

uyết

địn

h về

chí

nh s

ách,

chế

độ,

nhi

ệm v

ụ qu

an

trọng

, phê

duy

ệt c

hươn

g trì

nh v

à cá

c dự

án

được

tài t

rợ

bởi n

gân

sách

nhà

nướ

c ph

ải p

hù h

ợp v

ới k

hả n

ăng

ngân

ch h

àng

năm

một

kế

hoạc

h tà

i chí

nh n

ăm n

ăm.

Khô

ng c

ó th

ông

tin

Page 112: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

111ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)5.

Việ

c so

ạn th

ảo n

gân

sách

nhà

nướ

c ph

ải đ

ược

thực

hiệ

n và

dựa

trên

các

báo

cáo

tóm

tắt t

hu th

ập từ

các

quan

, đơ

n vị

sử

dụng

ngâ

n sá

ch p

hù h

ợp v

ới lị

ch tr

ình

và h

ình

thức

quy

địn

h.

Quá

trìn

h N

gân

sách

Mở:

b) C

ác q

uy tr

ình

chuẩ

n bị

ngâ

n sá

ch

rõ r

àng

• Đ

ịnh

nghĩ

a củ

a qu

á tr

ình

chuẩ

n bị

ngâ

n sá

ch (

quá

trình

chỉ

chị

u sự

giá

m s

át b

ên n

goài

của

Kiể

m

toán

Nhà

nướ

c (Đ

iều

66 d

ưới

đây)

.

• Va

i trò

của

Kiể

m to

án N

hà n

ước

trong

việ

c xe

m x

ét d

ự to

án n

gân

sách

(Hoạ

t độn

g ch

ủ đạ

o củ

a K

iểm

toán

N

hà n

ước

có li

ên q

uan

đến

thực

hiệ

n ng

ân sá

ch -

xem

dướ

i đây

)

Chư

ơng

IV m

ô tả

trác

h nh

iệm

quá

trình

chu

ẩn b

ị ngâ

n sá

ch. Đ

iều

38-4

1 cu

ng c

ấp th

ong

tin c

hi ti

ết c

ủa q

uá tr

ình

chuẩ

n bị

ngâ

n sá

ch n

hà n

ước

và n

gân

sách

địa

phư

ơng.

(Thô

ng ti

n ch

i tiế

t của

quá

trìn

h nà

y đư

ợc đ

ưa ra

tron

g cá

c qu

y đị

nh p

háp

luật

cụ

thể:

đặc

biệ

t

(N

ghị đ

ịnh

60/2

003/

-CP

Chư

ơng

III,

đặt r

a m

ột lị

ch

trình

iều

32)

bao

gồm

một

yêu

cầu

đế

Bộ

Tài c

hính

ban

nh m

ột th

ông

tư h

ướng

dẫn

tất c

ả cá

c ho

ạt đ

ộng

chi t

iêu

trước

ngà

y 10

thán

g 6

mỗi

năm

)

Luậ

t K

iểm

toán

Nhà

nướ

c Đ

iều

9

(...)

2. B

áo c

áo k

iểm

toán

của

Kiể

m to

án N

hà n

ước

là m

ột

trong

nhữ

ng c

ăn c

ứ m

à:

a) Q

uốc

hội s

ử dụ

ng tr

ong

quá

trìn

h xe

m x

ét, q

uyết

địn

h dự

to

án n

gân

sách

nhà

nướ

c, v

à để

xác

địn

h cá

c ph

ương

phá

p ph

ân b

ổ ng

ân sá

ch tr

ung

ương

, và

quyế

t địn

h cá

c dự

án

quan

trọ

ng q

uốc

gia

và c

ác c

ông

trình

đầu

tư b

ằng

các

nguồ

n lự

c ng

ân sá

ch n

hà n

ước

• T

ài l

iệu

hóa

và c

ông

bố t

hông

tin

yêu

cầu

trìn

h ng

ân s

ách

(Luậ

t N

gân

sách

Nhà

nướ

c) v

à cá

c bá

o cá

o tà

i chí

nh h

àng

năm

(Luậ

t Kế

toán

) cho

Quố

c hộ

i.

Điề

u 42

Bản

thảo

Ngâ

n sá

ch n

hà n

ước

và p

hươn

g án

phâ

n bổ

ngâ

n sá

ch tr

ung

ương

do

Chí

nh p

hủ tr

ình

Quố

c hộ

i phả

i gửi

kèm

th

eo c

ác tà

i liệ

u sa

u đâ

y:

1. B

áo cá

o th

ực h

iện

ngân

sách

nhà

nướ

c tro

ng n

ăm tr

ước đ

ó,

căn

cứ đ

ể xâ

y dự

ng d

ự th

ảo n

gân

sách

nhà

nướ

c và

phâ

n bổ

ngâ

n sá

ch tr

ung

ương

, nội

dun

g cơ

bản

các

giải

phá

p nh

ằm th

ực h

iện

dự th

ảo n

gân

sách

nhà

nướ

c;

2. N

hiệm

vụ

chi c

ủa n

gân

sách

nhà

nướ

c, tr

ong

đó c

ác m

ục

tiêu,

chư

ơng

trình

qua

n trọ

ng c

ủa n

ền k

inh

tế q

uốc

gia

các

chín

h sá

ch lớ

n củ

a Đ

ảng

và N

hà n

ước

liên

quan

đến

ng

ân sá

ch N

hà n

ước

được

quy

địn

h cụ

thể;

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 32

1. N

ội d

ung

dàn

h để

côn

g bố

tron

g bá

o cá

o tà

i chí

nh c

ủa c

ác

đơn

vị k

ế to

án b

ao g

ồm:

Hoạ

t độn

g th

u, c

hi n

gân

sách

nhà

nướ

c, c

ác c

ơ qu

an h

ành

chín

h, đ

ơn v

ị sự

nghi

ệp v

à cá

c tổ

chứ

c tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch

nhà n

ước c

ũng

như

các đ

ơn v

ị sự

nghi

ệp v

à các

tổ ch

ức k

hông

sử

dụn

g ng

ân sá

ch n

hà n

ước

bao

gồm

:a/

Báo

cáo

thu

chi n

gân

sách

Nhà

nướ

c hà

ng n

ăm, d

ành

cho

các đ

ơn v

ị kế t

oán

tham

gia

vào

các h

oạt đ

ộng

thu

và ch

i ngâ

n sá

ch n

hà n

ước,

b/ B

áo c

áo n

gân

sách

nhà

nướ

c và

các

kho

ản

thu

chi t

ài c

hính

hàn

g nă

m, d

ành

cho

các

cơ q

uan

hành

chí

nh,

đơn

vị sự

ngh

iệp

và c

ác tổ

chứ

c tà

i

Page 113: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM112

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)3.

Các

nhi

ệm v

ụ th

u ng

ân s

ách

nhà

nước

, kè

m t

heo

các

giải

phá

p nh

ằm h

uy đ

ộng

nguồ

n th

u ch

o N

gân

sách

Nhà

ớc;

4. B

ội c

hi n

gân

sách

nhà

nướ

c và

các

ngu

ồn b

ù đắ

p; tỷ

lệ b

ội

chi s

o vớ

i GD

P;

5. B

áo c

áo v

ề cá

c kh

oản

nợ c

ủa N

hà n

ước,

tro

ng đ

ó cá

c kh

oản

nợ đ

ến h

ạn, q

uá h

ạn, s

ố lã

i phả

i tha

nh to

án tr

ong

năm

, các

kho

ản n

ợ ph

át si

nh từ

các

kho

ản v

ay b

ắt b

uộc

để

bù đ

ắp c

ho b

ội c

hi n

gân

sách

nhà

nướ

c, k

hả n

ăng

hoàn

trả

nợ tr

ong

năm

số ti

ền n

ợ và

o cu

ối n

ăm đ

ược

quy

định

cụ

thể;

6. C

hính

sách

và c

ác b

iện

pháp

cụ th

ể nhằ

m ổ

n đị

nh tà

i chí

nh

và N

gân

sách

Nhà

nướ

c;

7. D

anh

sách

, tốc

độ

thực

hiệ

n, v

à đầ

u tư

ước

tính

của

năm

kế

hoạ

ch c

ủa d

ự án

công

trìn

h đầ

u tư

xây

dựn

g cơ

bản

qu

an tr

ọng

quốc

gia

, đượ

c tà

i trợ

từ n

guồn

ngâ

n sá

ch n

nước

theo

quy

ết đ

ịnh

của

Quố

c hộ

i

8. Ư

ớc tí

nh c

hi ti

êu c

ủa c

ác B

ộ, c

ơ qu

an n

gang

Bộ,

quan

th

uộc

Chí

nh p

hủ, c

ơ qu

an k

hác

cấp

Trun

g ươ

ng, đ

ược

phân

loại

theo

các

lĩnh

vực

chi

tiêu

, nhi

ệm v

ụ th

u, c

hi,

tỷ l

ệ do

anh

thu

đối

với

các

khoả

n th

u đư

ợc p

hân

chia

, và

doa

nh th

u bổ

sun

g từ

ngâ

n sá

ch T

rung

ươn

g ch

o ng

ân

sách

của

các

tỉnh

thàn

h ph

ố trự

c th

uộc

Trun

g ươ

ng;

9. C

ác tà

i liệ

u kh

ác đ

ể gi

ải th

ích

các

khoả

n th

u và

chi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

dự k

iến,

kế h

oạch

phâ

n bổ

ngâ

n sá

ch

Trun

g ươ

ng.

(Quy

ết đ

ịnh

192/

2004

/QD

-TTg

địn

h ng

hĩa

chi t

iết)

trợ b

ởi n

gân

sách

Nhà

nướ

c; c

/ Báo

cáo

các

kho

ản th

u, c

hi

tài c

hính

hàn

g nă

m, d

ành

cho

các

đơn

vị s

ự ng

hiệp

các

tổ

chức

khô

ng s

ử dụ

ng n

gân

sách

Nhà

nướ

c; d

/ Các

mục

tiêu

hu

y độ

ng v

à sử

dụn

g cá

c kh

oản

đóng

góp

, đơn

vịđ

óng

góp,

m

ức h

uy đ

ộng,

kết

quả

sử d

ụng

và q

uyết

toán

thu,

chi

số ti

ền

đóng

góp

, dàn

h ch

o cá

c đơ

n vị

kế

toán

sử

dụng

số

tiền

đóng

p củ

a dâ

n.

2.

Các

nội

dun

g cô

ng k

hai b

áo c

áo tà

i chí

nh c

ủa c

ác đ

ơn v

ị kế

toán

tham

gia

vào

các

hoạ

t độn

g ki

nh d

oanh

bao

gồm

:a /

Tìn

h hì

nh tà

i sản

, nợ

phải

trả v

à vốn

chủ

sở h

ữu; b

/ Kết

quả

ki

nh d

oanh

; c/ C

ác k

hoản

giả

m tr

ừ và

việ

c sử

dụn

g, c

ác q

uỹ

khác

nha

u; d

/ Thu

nhậ

p củ

a ng

ười l

ao đ

ộng

3. K

hi c

ông

bố b

áo c

áo tà

i chí

nh đ

ã đư

ợc k

iểm

toán

của

các

đơ

n vị

kế

toán

phả

i kèm

theo

kết

luận

của

tổ c

hức

kiểm

toán

.

Page 114: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

113ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)•

Đưa

ra

thời

hạn

trìn

h dự

toán

ng

ân sá

ch c

ho Q

uốc

hội h

oặc

Hội

đồ

ng n

hân

dân

Điề

u 43

Bản

thảo

Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

và k

ế ho

ạch

phân

bổ

ngân

ch T

rung

ươn

g ch

o nă

m s

au p

hải đ

ược

gửi đ

ến đ

ại b

iểu

Quố

c hộ

i chậ

m n

hất l

à m

ười n

gày

trước

khi

kha

i mạc

kỳ

họp

cuối

năm

của

Quố

c hộ

i. (…

)

Điề

u 45

1. Q

uốc

hội q

uyết

địn

h dự

thảo

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

và p

hân

bổ n

gân

sách

Tru

ng ư

ơng

cho

năm

sau

trư

ớc n

gày

15

thán

g 11

của

năm

trướ

c. 2.

Dựa

trên

ngh

ị quy

ết c

ủa Q

uốc

hội v

ề dự

thảo

Ngâ

n sá

ch

Nhà

nướ

c (..

.) U

ỷ ba

n N

hân

dân

các

cấp

có tr

ách

nhiệ

m

chuẩ

n bị

dự

thảo

ngâ

n sá

ch đ

ịa p

hươn

g, k

ế ho

ạch

phân

bổ

của

ngâ

n sá

ch đ

ịa p

hươn

g để

trìn

h H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n đồ

ng c

ấp v

à bá

o cá

o cơ

qua

n qu

ản lý

Nhà

nướ

c cấ

p trê

n và

các

quan

tài c

hính

.

3.

Hội

đồn

g N

hân

dân

cấp

tỉnh

quyế

t địn

h dự

toán

ngâ

n sá

ch

địa

phươ

ng v

à ph

ân b

ổ ng

ân sá

ch tỉ

nh c

ho n

ăm sa

u trư

ớc

ngày

10

thán

g 12

của n

ăm h

iện

tại.

Hội

đồn

g N

hân

dân

cấp

dưới

quy

ết đ

ịnh

dự to

án n

gân

sách

địa

phư

ơng

và p

hân

bổ

ngân

sác

h cấ

p m

ình

phụ

trách

chậ

m n

hất m

ười n

gày

sau

khi H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n cấ

p trê

n trự

c tiế

p qu

yết đ

ịnh

dự

toán

ngâ

n sá

ch đ

ịa p

hươn

g và

phâ

n bổ

ngâ

n sá

ch.

(Tiể

u m

ục 4

5 đư

ợc á

p dụ

ng k

hi c

hưa

có p

hân

bổ n

gân

sách

cấp

cao

hơn

)

Page 115: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM114

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)Q

uy tr

ình

Ngâ

n sá

ch m

ở:

c) Q

uy tr

ình

rõ r

àng

tron

g vi

ệc th

ực h

iện

ngân

sách

• C

ơ qu

an q

uản

lý n

• C

ông

khai

thôn

g tin

nợ

Điề

u 21

(… n

hiệm

vụ

của

Bộ

Tài c

hính

bao

gồm

…)

5. Đ

ể th

ực h

iện

thốn

g nh

ất v

iệc

quản

lý v

ay v

à trả

nợ

của

Chí

nh p

hủ, v

ay v

à trả

nợ

quốc

gia

;

Luậ

t Quả

n lý

Nợ

công

Điề

u 43

.

1. B

ộ Tà

i chí

nh th

ực h

iện

nhiệ

m v

ụ là

quan

đầu

mối

tron

g vi

ệc x

ây d

ựng

và th

ống

nhất

quả

n lý

một

sở d

ữ liệ

u về

nợ

côn

g.

2. C

hính

phủ

quy

địn

h ch

i tiế

t việ

c cu

ng c

ấp th

ông

tin v

ề nợ

ng v

à cơ

chế

cun

g cấ

p, b

áo c

áo v

à cô

ng b

ố cô

ng k

hai

thôn

g tin

về

nợ c

ông.

Điề

u 4

4. B

áo c

áo n

ợ cô

ng

1. H

àng

năm

hoặ

c th

eo y

êu c

ầu c

ủa Q

uốc

hội v

à cá

c cơ

qua

n củ

a Q

uốc

hội,

Bộ

Tài

chín

h có

trá

ch n

hiệm

xem

xét

trình

Chí

nh p

hủ đ

ể bá

o cá

o Q

uốc

hội v

à cá

c cơ

qua

n th

ông

tin v

ề nợ

côn

g, b

ao g

ồm:

a/ T

hực

hiện

kế

hoạc

h va

y, b

ảo lã

nh v

à trả

nợ

hàng

năm

, bao

gồ

m c

ả cá

c kh

oản

vay

theo

thỏa

thuậ

n, số

tiền

rút v

ốn, g

iá tr

ị ph

át h

ành

và b

ảo lã

nh, s

ố tiề

n th

anh

toán

nợ,

nợ v

à tỷ

lệ n

ợ tro

ng G

DP;

b/ t

hực

hiện

các

chư

ơng

trình

, dự

án sử

dụn

g vố

n va

y C

hính

phủ

các

khoả

n va

y C

hính

phủ

bảo

lãnh

; c/ h

oạt

động

vay

trả n

ợ củ

a Ủ

y ba

n N

hân

dân

tỉnh,

thàn

h ph

ố trự

c th

uộc

Trun

g ươ

ng; d

/ các

thôn

g tin

liên

qua

n kh

ác.

• Đ

ịnh

nghĩ

a qu

á tr

ình

thực

hiệ

n ng

ân sá

ch

• Y

êu c

ầu ti

êu c

huẩn

kế

toán

Chư

ơng

V m

ô tả

các

quy

trìn

h và

trá

ch n

hiệm

thự

c hi

ện

ngân

sách

của

các

đơn

vị t

hu v

à ch

i ngâ

n sá

ch. Đ

iều

50 y

êu

cầu

(...)

2. P

hân

bổ v

à gi

ao n

gân

sách

cho

các

đơn

vị s

ử dụ

ng

ngân

sách

phả

i hoà

n th

ành

trước

31

thán

g 12

của

năm

trướ

c,

với m

ột n

goại

lệ q

uy đ

ịnh

tại c

ác k

hoản

4 v

à 5

Điề

u 45

của

Lu

ật n

ày. Đ

iều

51-5

8 m

ô tả

các

nhi

ệm v

ụ và

trác

h nh

iệm

của

c cơ

qua

n th

u ch

i ngâ

n sá

ch, Đ

iều

59 q

uy đ

ịnh

cụ th

ể vi

ệc

xử lý

các t

hay

đổi t

rong

doa

nh th

u và

chi p

hí tr

ong

năm

. Điề

u 60

xác

địn

h cá

c yê

u cầ

u bá

o cá

o và

các

biệ

n ph

áp tr

ừng

phạt

ch

o nh

ững

hoạt

độn

g kh

ông

tuân

thủ

quy

tắc.

(Các

thủ

tục

chi t

iết t

rong

thực

hiệ

n ng

ân s

ách

bởi c

ác c

ơ qu

an đ

ược

đưa

ra tr

ong

các

thôn

g tư

hướn

g dẫ

n ba

o gồ

m

số 2

7/20

07/T

T-B

TC v

à 13

0/20

07/2

007/

TT-B

TC),

kiểm

soá

t vố

n ch

i tiê

u đư

ợc đ

ưa r

a tro

ng Q

uyết

địn

h 68

6/Q

D-K

BN

N

của

Bộ

Tài c

hính

ngà

y 18

thán

g 8

năm

200

9)

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 8

2. B

ộ Tà

i chí

nh q

uy đ

ịnh

chuẩ

n m

ực k

ế to

án tr

ên c

ơ sở

các

tiê

u ch

uẩn

kế to

án q

uốc

tế v

à cá

c qu

y đị

nh c

ủa p

háp

luật

.Lu

ật K

iểm

toán

Nhà

nướ

c Đ

iều

9.

1. B

áo c

áo k

iểm

toán

của

Kiể

m to

án N

hà n

ước

xác

nhận

tính

đú

ng đ

ắn, t

rung

thực

của

báo

cáo

tài c

hính

báo

cáo

quyế

t to

án n

gân

sách

Nhà

nướ

c, đ

ánh

giá v

iệc t

uân

thủ

các q

uy đ

ịnh

của

pháp

luật

, tín

h ki

nh tế

, hiệ

u qu

ả tro

ng q

uản

lý v

à sử

dụn

g ng

ân sá

ch N

hà n

ước,

các

quỹ

tài s

ản.

Page 116: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

115ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)•

Kiể

m to

án n

ội b

ộ cá

c ho

ạt đ

ộng

và tà

i chí

nh c

ủa c

hính

phủ

(Lưu

ý: h

iện

tại c

ông

tác

kiểm

tra

chi t

iêu

do T

hanh

tra

Bộ T

ài c

hính

tiế

n hà

nh k

hác

nhau

đán

g kể

từ

kiểm

toán

nội

bộ

nhìn

chu

ng đ

ược

xem

như

là tr

ách

nhiệ

m c

ủa c

ơ qu

an

quản

lý)

Điề

u 70

1. T

hanh

tra

tài c

hính

nhiệ

m v

ụ ki

ểm tr

a vi

ệc c

hấp

hành

ph

áp lu

ật v

ề th

u ch

i ngâ

n sá

ch, q

uản

lý tà

i sản

nhà

nướ

c củ

a cá

c tổ

chứ

c và

nhân

.

Khi

tiến

hàn

h th

anh

tra, T

hanh

tra

tài c

hính

quyề

n yê

u cầ

u tổ

chứ

c, c

á nh

ân c

ó liê

n qu

an tr

ình

các

tài l

iệu

có li

ên q

uan.

K

hi p

hát h

iện

bất k

ỳ hà

nh v

i vi p

hạm

nào

, Tha

nh tr

a tài

chín

h có

quy

ền đ

ề ng

hị c

ơ qu

an c

ó th

ẩm q

uyền

thu

hồi c

ác k

hoản

ch

i khô

ng đ

ược

thực

hiệ

n ph

ù hợ

p vớ

i các

chế

độ

hiện

hàn

h và

các

kho

ản th

u kh

ác n

ộp v

ào n

gân

sách

Nhà

nướ

c. T

ùy

thuộ

c và

o tín

h ch

ất, m

ức đ

ộ hà

nh v

i vi p

hạm

, Tha

nh tr

a tà

i ch

ính

có q

uyền

xử

lý h

oặc

kiến

ngh

ị cơ

quan

Nhà

nướ

c có

th

ẩm q

uyền

xử

lý c

ác h

ành

vi v

i phạ

m đ

ối v

ới c

ác tổ

chứ

c, c

á nh

ân v

i phạ

m th

eo q

uy đ

ịnh

của

pháp

luật

.

Than

h tra

tài c

hính

phả

i chị

u trá

ch n

hiệm

về

kết l

uận

than

h tra

của

mìn

h.

(chi

tiết

các

nhi

ệm v

ụ và

biệ

n ph

áp tr

ừng

phạt

đượ

c đư

a ra

tron

g cá

c Đ

iều

71-7

4 củ

a C

hươn

g V

II)

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 35

.

Đơn

vị k

ế to

án p

hải c

hịu

sự k

iểm

tra

kế to

án c

ủa c

ơ qu

an c

ó th

ẩm q

uyền

với

khô

ng n

hiều

hơn

một

lần

kiểm

tra

cho

từng

nộ

i dun

g tro

ng m

ột n

ăm. V

iệc k

iểm

tra k

ế toá

n đư

ợc th

ực h

iện

khi c

ó qu

yết đ

ịnh

của

cơ q

uan

có th

ẩm q

uyền

theo

quy

địn

h củ

a ph

áp lu

ật.

Điề

u 36

. Nội

dun

g ki

ểm tr

a kế

toán

1. N

ội d

ung

bao

gồm

:

a

/ Kiể

m tr

a vi

ệc th

ực h

iện

các

nội d

ung

của

công

tác

kế

toán

, b/ K

iểm

tra

việc

tổ c

hức

bộ m

áy k

ế to

án v

à kế

toán

vi

ên; c

/ Kiể

m tr

a việ

c tổ

chức

quả

n lý

và t

hực h

iện

công

tác

kế to

án; d

/ Kiể

m tr

a vi

ệc c

hấp

hành

các

quy

địn

h kh

ác c

ủa

pháp

luật

về

kế to

án.

2. N

ội d

ung

kiểm

tra

kế to

án p

hải đ

ược

ghi t

rong

các

quy

ết

định

kiể

m tr

a.

(Điề

u 37

liệt

các

quyề

n và

trác

h nh

iệm

của

đoà

n ki

ểm tr

a kế

toán

; Điề

u 38

quy

địn

h trá

ch n

hiệm

quyề

n củ

a cá

c đơ

n vị

kế

toán

đượ

c ki

ểm tr

a.Đ

ảm b

ảo tí

nh to

àn

vẹn

Bảo

đảm

sự g

iám

sát b

ên n

goài

độc

lập

của

Kiể

m to

án N

hà n

ước

trong

xem

xét

ngâ

n sá

ch (L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c) v

à cá

c bá

o cá

o tà

i ch

ính

(Luậ

t Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

Luật

Kế

toán

).

Điề

u 66

1. K

iểm

toán

Nhà

nướ

c th

ực h

iện

kiểm

toán

xác

định

sự

hợp

lý v

à tín

h hợ

p ph

áp c

ủa c

ác b

áo c

áo q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

ở cá

c cấ

p độ

khá

c nh

au, v

à cá

c cơ

qua

n đơ

n vị

liên

quan

theo

quy

địn

h củ

a ph

áp lu

ật.

2. S

au k

hi h

oàn

thàn

h ki

ểm to

án, K

iểm

toán

Nhà

nướ

c độ

c lậ

p và

chị

u trá

ch n

hiệm

trướ

c ph

áp lu

ật v

ề ý

kiến

kiể

m

toán

của

mìn

h. T

rong

trư

ờng

hợp

cần

thiế

t, K

iểm

toá

n N

hà n

ước

có t

hể y

êu c

ầu h

ỗ trợ

của

quan

thẩm

qu

yền

trong

việ

c th

ực h

iện

nhiệ

m v

ụ củ

a m

ình.

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 34

.

1. B

áo c

áo tà

i chí

nh h

àng

năm

của

đơn

vị k

ế to

án, t

heo

quy

định

của

phá

p lu

ật, t

huộc

diệ

n cầ

n ki

ểm to

án p

hải đ

ược

kiểm

toán

trướ

c kh

i trìn

h cơ

qua

n N

hà n

ước

có th

ẩm q

uyền

trướ

c kh

i côn

g kh

ai.

2. K

hi k

iểm

toán

, đơn

vị k

ế to

án p

hải t

uân

thủ

tất c

ả cá

c qu

y đị

nh c

ủa p

háp

luật

về

kiểm

toán

.

3. C

ác b

áo c

áo tà

i chí

nh đ

ã đư

ợc k

iểm

toán

khi

nộp

cho

quan

Nhà

nướ

c có

thẩm

quy

ền q

uy đ

ịnh

tại Đ

iều

31 c

ủa

Luật

này

phả

i đượ

c kè

m th

eo b

áo c

áo k

iểm

toán

Page 117: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM116

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

ảm b

ảo tí

nh to

àn

vẹn

Điề

u 66

3. K

iểm

toán

Nhà

nướ

c có

trác

h nh

iệm

báo

cáo

kết

quả

kiể

m

toán

với

Quố

c hộ

i, U

ỷ ba

n th

ường

vụ

Quố

c hộ

i, C

hính

ph

ủ và

các

quan

khá

c th

eo q

uy đ

ịnh

của

pháp

luậ

t. K

iểm

toán

Nhà

nướ

c th

ực h

iện

kiểm

toán

theo

yêu

cầu

củ

a Q

uốc

hội,

Uỷ

ban

Thườ

ng v

ụ Q

uốc

hội

và C

hính

ph

ủ.

4. K

iểm

toán

quy

ết to

án n

gân

sách

phả

i đượ

c thự

c hiệ

n trư

ớc

khi Q

uốc h

ội v

à Hội

đồn

g N

hân

dân

phê d

uyệt

quy

ết to

án.

Việ

c ki

ểm tr

a đư

ợc ti

ến h

ành

sau

khi Q

uốc

hội v

à H

ội

đồng

Nhâ

n dâ

n ph

ê du

yệt b

áo c

áo c

ùng

sẽ th

ích

hợp

với

các

quy

định

của

phá

p lu

ật.

Luậ

t Kiể

m to

án N

hà n

ước

Điề

u 13

Kiể

m to

án N

hà n

ước

là c

ơ qu

an c

huyê

n m

ôn tr

ong

lĩnh

vực

kiểm

tra

tài c

hính

Nhà

nướ

c đư

ợc th

ành

lập

bởi Q

uốc

hội,

thực

hiệ

n ho

ạt đ

ộng

môt

các

h độ

c lậ

p và

chỉ

tuân

theo

phá

p lu

ật.

Điề

u 17

.

(...)

2. Q

uốc

hội b

ầu, m

iễn

nhiệ

m h

oặc

yêu

cầu

Tổng

Kiể

m

toán

Nhà

nướ

c rờ

i nhi

ệm sở

theo

đề

nghị

của

Uỷ

ban

thườ

ng

vụ Q

uốc

hội s

au k

hi th

ảo lu

ận v

à th

ỏa th

uận

với T

hủ tư

ớng

Chí

nh p

hủ, c

ác ti

êu c

hí đ

ể lự

a ch

ọn m

ột T

ổng

Kiể

m to

án N

nước

đượ

c qu

y đị

nh b

ởi Ủ

y ba

n Th

ường

vụ

Quố

c hộ

i.

3. N

hiệm

kỳ

của

Tổng

Kiể

m t

oán

Nhà

nướ

c là

bảy

năm

, kh

ông

quá

hai n

hiệm

kỳ.

• Đ

ặt th

ời h

ạn p

hê c

huẩn

báo

cáo

ng

ân sá

ch n

hà n

ước

(Luậ

t Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước)

Điề

u 67

1. Q

uốc

hội x

em x

ét v

à ph

ê ch

uẩn

các

báo

cáo

ngân

sác

h N

hà n

ước

trong

vòn

g 18

thán

g, v

à H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n có

trác

h nh

iệm

xem

xét

phê

chuẩ

n cá

c bá

o cá

o ng

ân

sách

địa

phư

ơng

trong

vòn

g 12

thán

g sa

u kh

i kết

thúc

năm

ng

ân sá

ch m

ới n

hất.

Hội

đồn

g N

hân

dân

cấp

tỉnh

quy

định

cụ

thể

một

lịch

trìn

h để

phê

chu

ẩn c

ác b

áo c

áo n

gân

sách

cu

ối c

ùng

của

Hội

đồn

g N

hân

dân

cấp

dưới

khô

ng m

uộn

hơn

sáu

thán

g sa

u kh

i kết

thúc

năm

ngâ

n sá

ch.

2. T

rong

trườ

ng h

ợp c

ác b

áo c

áo n

gân

sách

chư

a đư

ợc p

chuẩ

n bở

i Quố

c hộ

i hoặ

c H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n, C

hính

phủ

ho

ặc U

ỷ ba

n N

hân

dân

có t

rách

nhi

ệm t

rong

phạ

m v

i nh

iệm

vụ

và q

uyền

hạn

của

họ,

Kiể

m to

án N

hà n

ước

đã t

hực

hiện

kiể

m t

oán,

tiế

p tụ

c là

m r

õ cá

c vấ

n đề

do

Quố

c hộ

i hoặ

c H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n đư

a ra

để

trình

Quố

c hộ

i hoặ

c H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n và

o ng

ày g

hi tr

ong

quyế

t đị

nh c

ủa Q

uốc

hội h

oặc

Hội

đồn

g N

hân

dân.

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 31

.

1. B

áo c

áo tà

i chí

nh h

àng

năm

của

các

đơn

vị k

ế to

án p

hải

được

nộp

cho

quan

Nhà

nướ

c có

thẩm

quy

ền tr

ong

thời

hạ

n ch

ín m

ươi n

gày

sau

ngày

cuối

cùng

của k

ỳ kế

toán

năm

th

eo q

uy đ

ịnh

của

pháp

luật

, báo

cáo

quy

ết to

án n

gân

sách

ph

ải đ

ược

nộp

theo

thời

hạn

quy

địn

h củ

a C

hính

phủ

.

2. C

hính

phủ

quy

địn

h cụ

thể

thời

hạn

nộp

báo

cáo

tài c

hính

báo

cáo

quy

ết to

án n

gân

sách

cho

từng

lĩnh

vực

hoạ

t độ

ng v

à từ

ng c

ấp q

uản

lý.

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 33

.

1. B

áo c

áo tà

i chí

nh c

ó th

ể đư

ợc c

ông

bố c

ông

khai

tron

g cá

c hì

nh th

ức sa

u đâ

y:

a/

Xuấ

t bản

; b/ T

hông

báo

bằn

g vă

n bả

n, c

/ Niê

m y

ết c

ông

khai

; d/ C

ác h

ình

thức

khá

c th

eo q

uy đ

ịnh

của

pháp

luật

.

Page 118: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

117ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

ảm b

ảo tí

nh to

àn

vẹn

Điề

u 66

3. K

iểm

toán

Nhà

nướ

c có

trác

h nh

iệm

báo

cáo

kết

quả

kiể

m

toán

với

Quố

c hộ

i, U

ỷ ba

n th

ường

vụ

Quố

c hộ

i, C

hính

ph

ủ và

các

quan

khá

c th

eo q

uy đ

ịnh

của

pháp

luậ

t. K

iểm

toán

Nhà

nướ

c th

ực h

iện

kiểm

toán

theo

yêu

cầu

củ

a Q

uốc

hội,

Uỷ

ban

Thườ

ng v

ụ Q

uốc

hội

và C

hính

ph

ủ.

4. K

iểm

toán

quy

ết to

án n

gân

sách

phả

i đượ

c thự

c hiệ

n trư

ớc

khi Q

uốc h

ội v

à Hội

đồn

g N

hân

dân

phê d

uyệt

quy

ết to

án.

Việ

c ki

ểm tr

a đư

ợc ti

ến h

ành

sau

khi Q

uốc

hội v

à H

ội

đồng

Nhâ

n dâ

n ph

ê du

yệt b

áo c

áo c

ùng

sẽ th

ích

hợp

với

các

quy

định

của

phá

p lu

ật.

Luậ

t Kiể

m to

án N

hà n

ước

Điề

u 13

Kiể

m to

án N

hà n

ước

là c

ơ qu

an c

huyê

n m

ôn tr

ong

lĩnh

vực

kiểm

tra

tài c

hính

Nhà

nướ

c đư

ợc th

ành

lập

bởi Q

uốc

hội,

thực

hiệ

n ho

ạt đ

ộng

môt

các

h độ

c lậ

p và

chỉ

tuân

theo

phá

p lu

ật.

Điề

u 17

.

(...)

2. Q

uốc

hội b

ầu, m

iễn

nhiệ

m h

oặc

yêu

cầu

Tổng

Kiể

m

toán

Nhà

nướ

c rờ

i nhi

ệm sở

theo

đề

nghị

của

Uỷ

ban

thườ

ng

vụ Q

uốc

hội s

au k

hi th

ảo lu

ận v

à th

ỏa th

uận

với T

hủ tư

ớng

Chí

nh p

hủ, c

ác ti

êu c

hí đ

ể lự

a ch

ọn m

ột T

ổng

Kiể

m to

án N

nước

đượ

c qu

y đị

nh b

ởi Ủ

y ba

n Th

ường

vụ

Quố

c hộ

i.

3. N

hiệm

kỳ

của

Tổng

Kiể

m t

oán

Nhà

nướ

c là

bảy

năm

, kh

ông

quá

hai n

hiệm

kỳ.

• Đ

ặt th

ời h

ạn p

hê c

huẩn

báo

cáo

ng

ân sá

ch n

hà n

ước

(Luậ

t Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước)

Điề

u 67

1. Q

uốc

hội x

em x

ét v

à ph

ê ch

uẩn

các

báo

cáo

ngân

sác

h N

hà n

ước

trong

vòn

g 18

thán

g, v

à H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n có

trác

h nh

iệm

xem

xét

phê

chuẩ

n cá

c bá

o cá

o ng

ân

sách

địa

phư

ơng

trong

vòn

g 12

thán

g sa

u kh

i kết

thúc

năm

ng

ân sá

ch m

ới n

hất.

Hội

đồn

g N

hân

dân

cấp

tỉnh

quy

định

cụ

thể

một

lịch

trìn

h để

phê

chu

ẩn c

ác b

áo c

áo n

gân

sách

cu

ối c

ùng

của

Hội

đồn

g N

hân

dân

cấp

dưới

khô

ng m

uộn

hơn

sáu

thán

g sa

u kh

i kết

thúc

năm

ngâ

n sá

ch.

2. T

rong

trườ

ng h

ợp c

ác b

áo c

áo n

gân

sách

chư

a đư

ợc p

chuẩ

n bở

i Quố

c hộ

i hoặ

c H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n, C

hính

phủ

ho

ặc U

ỷ ba

n N

hân

dân

có t

rách

nhi

ệm t

rong

phạ

m v

i nh

iệm

vụ

và q

uyền

hạn

của

họ,

Kiể

m to

án N

hà n

ước

đã t

hực

hiện

kiể

m t

oán,

tiế

p tụ

c là

m r

õ cá

c vấ

n đề

do

Quố

c hộ

i hoặ

c H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n đư

a ra

để

trình

Quố

c hộ

i hoặ

c H

ội đ

ồng

Nhâ

n dâ

n và

o ng

ày g

hi tr

ong

quyế

t đị

nh c

ủa Q

uốc

hội h

oặc

Hội

đồn

g N

hân

dân.

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 31

.

1. B

áo c

áo tà

i chí

nh h

àng

năm

của

các

đơn

vị k

ế to

án p

hải

được

nộp

cho

quan

Nhà

nướ

c có

thẩm

quy

ền tr

ong

thời

hạ

n ch

ín m

ươi n

gày

sau

ngày

cuối

cùng

của k

ỳ kế

toán

năm

th

eo q

uy đ

ịnh

của

pháp

luật

, báo

cáo

quy

ết to

án n

gân

sách

ph

ải đ

ược

nộp

theo

thời

hạn

quy

địn

h củ

a C

hính

phủ

.

2. C

hính

phủ

quy

địn

h cụ

thể

thời

hạn

nộp

báo

cáo

tài c

hính

báo

cáo

quy

ết to

án n

gân

sách

cho

từng

lĩnh

vực

hoạ

t độ

ng v

à từ

ng c

ấp q

uản

lý.

Luậ

t Kế

toán

Điề

u 33

.

1. B

áo c

áo tà

i chí

nh c

ó th

ể đư

ợc c

ông

bố c

ông

khai

tron

g cá

c hì

nh th

ức sa

u đâ

y:

a/

Xuấ

t bản

; b/ T

hông

báo

bằn

g vă

n bả

n, c

/ Niê

m y

ết c

ông

khai

; d/ C

ác h

ình

thức

khá

c th

eo q

uy đ

ịnh

của

pháp

luật

.

Ngu

yên

tắc

thực

nh tố

tC

ác lĩ

nh v

ực tr

ong

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

Quy

địn

h củ

a L

uật N

gân

sách

Nhà

nướ

c (S

BL

)Q

uy đ

ịnh

của

Luậ

t Kế

toán

(AL

), L

uật K

iểm

to

án N

hà n

ước

(SA

L),

và L

uật Q

uản

lý n

ợ cô

ng (P

DM

)

2. Đ

ơn v

ị kế

toán

tham

gia

vào

các

hoạ

t độn

g th

u ch

i ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

phải

côn

g bố

côn

g kh

ai b

áo c

áo tà

i chí

nh

năm

tron

g th

ời h

ạn s

áu m

ươi n

gày

sau

khi n

hận

được

sự

chấp

thuậ

n củ

a cơ

qua

n có

thẩm

quy

ền.

3. C

ác đ

ơn v

ị kế t

oán

là cơ

qua

n hà

nh ch

ính,

đơn

vị s

ự ng

hiệp

, cá

c tổ

chứ

c tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

hoặc

các

đơn

vị

sự n

ghiệ

p, tổ

chứ

c kh

ông

nhận

tài t

rợ từ

ngâ

n sá

ch N

nước

, sử

dụng

số

tiền

đóng

góp

của

ngư

ời d

ân p

hải c

ông

bố cô

ng k

hai c

ác b

áo cá

o tà

i chí

nh h

àng

năm

tron

g th

ời h

ạn

ba m

ươi n

gày

sau

khi n

hận

được

phê

duyệ

t của

quan

thẩm

quy

ền.

4. Đ

ơn v

ị kế t

oán

tham

gia

vào

các h

oạt đ

ộng

kinh

doa

nh p

hải

công

kha

i báo

cáo

tài c

hính

của

họ

trong

vòn

g 12

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y cu

ối c

ùng

của

kỳ k

ế to

án n

ăm.

Page 119: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM118

Page 120: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

119ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Luật

Số

01/

2002

/QH

11 n

gày

16/1

2/ 2

002

về N

gân

sách

Nhà

ớc

1. H

uy đ

ộng

Ngâ

n sá

ch n

nước

; quả

n lý

sử d

ụng

các

khoả

n tín

dụn

g ch

o ph

át tr

iển

cơ sở

hạ

tầng

của

chí

nh q

uyền

tỉn

h

2. D

ự th

ảo, Q

uyết

toán

Báo

o ki

ểm to

án c

ủa B

áo c

áo tà

i ch

ính

cuối

cùn

g củ

a tấ

t cả

các

cấp

ngân

sách

chí

nh p

hủ, c

hi

tiêu

ngân

sách

của

các

đơn

vị,

ngân

sách

các

tổ c

hức

tài t

rợ

bởi n

gân

sách

Nhà

nướ

c;

3. Q

uy tr

ình,

thủ

tục

than

h to

án,

giảm

hoặ

c m

iễn

các

khoả

n th

u ng

ân sá

ch, p

hân

bổ tí

n dụ

ng

ngân

sách

, chi

ngâ

n sá

ch.81

1. đ

ơn v

ị chi

tiêu

2. tổ

chứ

c, c

á nh

ân

3. c

hính

quy

ền đ

ịa

phươ

ng

Hồ

sơ k

èm th

eo k

ế ho

ạch

ngân

sách

Nhà

nướ

c và

kế

hoạc

h ph

ân b

ổ ng

ân sá

ch

Trun

g ươ

ng d

o C

hính

phủ

trì

nh Q

uốc

hội82

PHỤ

LỤ

C G

: Y

ÊU

CẦ

U P

P L

Ý V

Ề V

IỆC

NG

BỐ

TH

ÔN

G T

IN T

ÀI C

HÍN

H

81

Điề

u 3,

13,

27,

28,

35,

42,

73.

82

Điề

u 42

của

Luậ

t Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước:

Kế

hoạc

h N

gân

sách

Nhà

nướ

c và

phư

ơng

án p

hân

bổ N

gân

sách

Trun

g ươ

ng d

o C

hính

phủ

trìn

h Q

uốc

hội p

hải g

ửi k

èm th

eo c

ác tà

i liệ

u sa

u đâ

y: (1

) Báo

cáo

Thự

c hi

ện

Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

năm

trướ

c, c

ăn c

ứ để

xây

dựn

g D

ự th

ảo N

gân

sách

Nhà

nướ

c và

phâ

n bổ

Ngâ

n sá

ch T

rung

ươn

g, n

ội d

ung

cơ b

ản v

à cá

c gi

ải p

háp

nhằm

thực

hiệ

n D

ự th

ảo N

gân

sách

Nhà

nướ

c, (2

) nhi

ệm

Page 121: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM120

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Ngh

ị địn

h Số

60/

2003

/ND

-C

P ng

ày 6

/6/2

003

chi t

iết h

óa

và h

ướng

dẫn

thực

hiệ

n Lu

ật

Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

83

4. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch đ

ược

phê

duyệ

t;5.

Báo

cáo

kết

quả

kiể

m to

án

được

côn

g bố

bởi

quan

kiể

m

toán

;6.

Quy

trìn

h, th

ủ tụ

c th

anh

toán

, gi

ảm h

oặc

miễ

n cá

c kh

oản

thu

ngân

sách

, phâ

n bổ

tín

dụng

ng

ân sá

ch, c

hi n

gân

sách

.

Tất c

ả cá

c cấ

p ch

ính

quyề

n, c

ơ qu

an h

ành

chín

h cô

ng, c

ác c

ơ sở

ng, t

ổ ch

ức c

hính

trị

- xã

hội

, tổ

chức

hội-c

hính

trị-c

huyê

n ng

hiệp

, tổ

chức

hội,

tổ c

hức

xã h

ội -

nghề

ng

hiệp

đượ

c tà

i trợ

bởi

ng

ân sá

ch n

hà n

ước,

cơ q

uan

Nhà

nướ

c có

thu

84 ,

cơ q

uan

tài

chín

h, K

ho b

ạc N

nước

Quy

ết đ

ịnh

Số 1

92/2

004/

QD

-TT

g ng

ày 1

6/11

/200

4 củ

a Th

ủ tư

ớng

Chí

nh p

hủ

1. K

ế ho

ạch

dự th

ảo n

gân

sách

quy

ết to

án n

gân

sách

2. K

ế ho

ạch

ngân

sách

Nhà

nướ

c cấ

p Tr

ung

ương

báo

cáo

quyế

t toá

n

1.B

ộ trư

ởng

Bộ

Tài

chín

h1.

Doa

nh th

u, c

hi p

hí, c

ân

bằng

ngâ

n sá

ch q

uốc

gia,

th

âm h

ụt n

gân

sách

, các

ng

uồn

tài t

rợ th

âm h

ụt

ngân

sách

.

83

Điề

u 12

84

Tổng

cục

Thu

ế, T

ổng

cục

hải q

uan

vụ c

hi c

ủa N

gân

sách

Nhà

nướ

c, tr

ong

đó c

ác m

ục ti

êu v

à ch

ương

trìn

h qu

an tr

ọng

của

nền

kinh

tế q

uốc

gia

và c

ác c

hính

sác

h lớ

n củ

a Đ

ảng

và N

hà n

ước

liên

quan

đến

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

được

quy

địn

h cụ

th

ể, (3

) Các

nhi

ệm v

ụ th

u ng

ân sá

ch N

hà n

ước,

kèm

theo

các

giả

i phá

p nh

ằm h

uy đ

ộng

nguồ

n th

u ch

o N

gân

sách

Nhà

nướ

c, (4

) thâ

m h

ụt n

gân

sách

Nhà

nướ

c và

các

ngu

ồn b

ồi th

ường

; cá

c tỷ

lệ th

âm h

ụt tr

ên

GD

P; (5

) Báo

cáo

về

các

khoả

n nợ

của

Nhà

nướ

c, tr

ong

đó c

ác k

hoản

nợ

đến

hạn,

nợ

quá

hạn,

các

kho

ản lã

i cần

đượ

c th

anh

toán

tron

g nă

m, c

ác k

hoản

nợ

dẫn

đến

từ c

ác k

hoản

vay

bắt

buộ

c để

bồi

thườ

ng c

ho

Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

bội c

hi, k

hả n

ăng

trả n

ợ tro

ng n

ăm v

à qu

y đị

nh c

ụ th

ể số

nợ

vào

cuối

năm

; (6)

Chí

nh s

ách

và c

ác b

iện

pháp

cụ

thể

nhằm

ổn

định

tài c

hính

Ngâ

n sá

ch N

hà n

ước;

(7) D

anh

sách

, tốc

độ

thực

hiệ

n, v

à dự

toán

đầu

tư c

ủa n

ăm k

ế ho

ạch

của

dự á

n và

các

côn

g trì

nh đ

ầu tư

xây

dựn

g cơ

bản

trọn

g yế

u qu

ốc g

ia đ

ược

tài t

rợ từ

ngu

ồn n

gân

sách

Nhà

nướ

c th

eo q

uy đ

ịnh

của

Quố

c hộ

i; (8

) Ước

tính

chi

ph

í của

các

Bộ,

quan

nga

ng B

ộ, c

ơ qu

an th

uộc

Chí

nh p

hủ, c

ơ qu

an T

rung

ươn

g kh

ác đ

ược

phân

loại

bởi

các

lĩnh

vực

chi

tiêu

; nhi

ệm v

ụ th

u, c

hi, t

ỷ lệ

chi

a sẻ

doa

nh th

u đố

i với

các

kho

ản th

u đư

ợc c

hia

sẻ,

và d

oanh

thu

bổ su

ng từ

ngâ

n sá

ch T

rung

ươn

g ch

o ng

ân sá

ch c

ủa từ

ng tỉ

nh th

ành

phố

trực

thuộ

c Tr

ung

ương

(9) C

ác tà

i liệ

u kh

ác đ

ể gi

ải th

ích

các

khoả

n th

u ng

ân sá

ch N

hà n

ước

và c

hi p

hí d

ự ki

ến, v

à kế

ho

ạch

phân

bổ

ngân

sách

Tru

ng ư

ơng.

Page 122: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

121ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

85

Điề

u 5

86

Điề

u 7

87

Điề

u 5

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

3. T

ỷ lệ

phầ

n tră

m d

oanh

thu

được

chi

a sẻ

giữ

a ng

ân sá

ch

Trun

g ươ

ng v

à ng

ân sá

ch c

ấp

tỉnh.

4. K

ế ho

ạch

ngân

sách

Nhà

nướ

c cấ

p tỉn

h và

báo

cáo

quy

ết

toán

85

2. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa n

gân

sách

Tru

ng

ương

theo

lĩnh

vực

, the

o cá

c B

ộ, c

huyể

n từ

ngâ

n sá

ch T

rung

ươn

g xu

ống

ngân

sách

địa

phư

ơng.

60 n

gày

sau

khi p

duyệ

t kế

hoạc

h ng

ân sá

ch

và q

uyết

toán

của

Quố

c hộ

i.86

1. Th

ông

báo

cho

các

Bộ

ngàn

h và

địa

phư

ơng

2. T

ài li

ệu b

ản in

3. W

ebsi

te c

ủa B

ộ Tà

i chí

nh.87

1. K

ế ho

ạch

ngân

sách

địa

ph

ương

(tỉn

h, h

uyện

xã) v

à bá

o cá

o qu

yết t

oán.

2. P

hân

phối

tỷ lệ

phầ

n tră

m

doan

h th

u gi

ữa c

ác n

gân

sách

đị

a ph

ương

sau

khi q

uyết

địn

h củ

a Đ

ại h

ội đ

ồng

tỉnh.

Chủ

tịch

Ủy

ban

Nhâ

n dâ

n cấ

p cơ

sở (t

ỉnh,

hu

yện,

xã)

1. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

ác k

hoản

thu

ngân

sách

Nhà

nướ

c tạ

i địa

ph

ương

;

2. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

th

u ng

ân sá

ch đ

ịa p

hươn

g,

chi p

hí;

3. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ng

ân sá

ch x

ã, b

ao g

ồm c

ả do

anh

thu

và c

hi ti

êu th

eo

ngàn

h và

theo

côn

g qu

ỹ đặ

c bi

ệt, …

4. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

củ

a vi

ệc c

huyể

n ng

ân sá

ch

nhà

nước

tới c

ấp th

ấp h

ơn

1. Th

ông

báo

cho

chín

h qu

yền

công

chín

h qu

yền

địa

phươ

ng

2. T

ài li

ệu b

ản in

3. W

ebsi

te c

ủa c

hính

quy

ền

địa

phươ

ng

4. T

hông

báo

về

kế h

oạch

ng

ân sá

ch x

ã và

tài k

hoản

ch

ính

thức

tại v

ăn p

hòng

trong

vòn

g 90

ngà

y, tà

i liệ

u in

cho

tổ c

hức

Đản

g C

ộng

sản

cấp,

các

tổ c

hức

xã h

ội

dân

sự đ

ịa p

hươn

g, T

rưởn

g th

ôn.

5. T

hông

báo

trên

các

phư

ơng

tiện

truyề

n th

ông

địa

phươ

ng.

83

Điề

u 12

84

Tổng

cục

Thu

ế, T

ổng

cục

hải q

uan

Page 123: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM122

88 A

rticl

e 8

89

Arti

cle

990

A

rticl

e 10

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Phân

bổ

ngân

sách

quyế

t toá

n củ

a cá

c đơ

n vị

chi

tiêu

các

đơn

vị c

ấp d

ưới 88

Trưở

ng đ

ơn v

ị thự

c hi

ện c

hi ti

êu1.

Phân

bổ

ngân

sách

quyế

t toá

n củ

a cá

c đơ

n vị

ch

i tiê

u;

2. P

hân

bổ n

gân

sách

quyế

t toá

n ch

o cá

c đơ

n vị

ch

i tiê

u th

ấp h

ơn.

30 n

gày

kể từ

sau

khi

được

phê

duy

ệt b

ởi c

ác

cơ q

uan

có th

ẩm q

uyền

1. Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

ng tr

ong

vòng

90

ngày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

các

cuộc

họp

hàn

g nă

m

Thu

và sử

dụn

g cá

c kh

oản

đóng

p củ

a cá

c cá

nhâ

n và

các

tổ

chức

đến

các

đơn

vị c

hi ti

êu

ngân

sách

89

Trưở

ng đ

ơn v

ị thự

c hi

ện c

hi ti

êu1.

Mục

đíc

h hu

y độ

ng;

2. S

ố tiề

n đó

ng g

óp;

3. K

ết q

uả h

uy đ

ộng;

4. H

iệu

quả

sử d

ụng

các

khoả

n đó

ng g

óp

Hàn

g nă

m1.

Thôn

g bá

o tạ

i văn

phò

ng

đơn

vị c

hi ti

êu tr

ong

vòng

90

ngà

y

2. In

tài l

iệu

gửi đ

ến

Kế

hoạc

h ng

ân sá

ch v

à bá

o cá

o qu

yết t

oán

của

các

tổ c

hức

nhận

trợ

cấp

từ n

gân

sách

Nhà

nướ

c 90

Trưở

ng đ

ơn v

ịK

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch;

Đón

g gó

p từ

các

tổ c

hức

cá n

hân

khác

;C

ăn c

ứ để

xác

địn

h trợ

cấ

p;Số

tiền

trợ

cấp

từ n

gân

sách

quố

c gi

a

30 n

gày

kể từ

sau

khi

được

phê

duy

ệt b

ởi c

ác

cơ q

uan

có th

ẩm q

uyền

1. Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

củ

a đơ

n vị

tron

g vò

ng 9

0 ng

ày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

các

cuộc

họp

của

đơn

vị

Page 124: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

123ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

91

Arti

cle

11

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Báo

cáo

về

việc

sử d

ụng

vốn

đầu

tư v

ào c

ác d

ự án

sở h

ạ tầ

ng

tài t

rợ b

ởi n

gân

sách

quố

c gi

a 91

Chị

u trá

ch n

hiệm

về

quyế

t địn

h ph

ân b

ổ vố

n đầ

u tư

cho

các

dự

án c

ơ sở

hạ

tầng

tài t

rợ b

ởi

của

ngân

sách

quố

c gi

a.

1. D

ự to

án n

gân

sách

đã

được

phê

duy

ệt c

ho d

ự án

, số

vốn

đầu

tư đ

ược

phân

bổ

tron

g kế

hoạ

ch n

gân

sách

hàn

g nă

m;

2. K

ết q

uả đ

ấu th

ầu đ

ược

cấp

có th

ẩm q

uyền

phê

duy

ệt;

3. B

áo c

áo q

uyết

toán

vốn

đầ

u tư

hàn

g nă

m;

4. B

áo c

áo q

uyết

toán

vốn

đầ

u tư

sau

khi h

oàn

thàn

h dự

án

và đ

ược

cấp

có th

ẩm

quyề

n ph

ê du

yệt.

1. 1

5 ng

ày sa

u kh

i kết

qu

ả đấ

u th

ầu đ

ược

phê

duyệ

t;

2. 3

0 ng

ày sa

u kh

i có

phê

duyệ

t của

quan

thẩm

quy

ền đ

ối v

ới

kế h

oạch

phâ

n bổ

quyế

t toá

n vố

n đầ

u tư

1. Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

B

an q

uản

lý d

ự án

tron

g vò

ng 9

0 ng

ày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

.

Báo

cáo

tài c

hính

của

các

doa

nh

nghi

ệp n

hà n

ước

Chủ

tịch

Hội

đồn

g qu

ản

trị, T

ổng

giám

đốc

hoặ

c G

iám

đốc

doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớc

1. Tì

nh h

ình

tài c

hính

;

2. K

ết q

uả h

oạt đ

ộng

kinh

do

anh

3. S

áng

tạo,

đón

g gó

p và

sử

dụng

Quỹ

doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớc

4. K

hoản

đón

g gó

p củ

a do

-an

h ng

hiệp

nhà

nướ

c ch

o ng

ân sá

ch n

hà n

ước;

5. T

hu n

hập

và th

u nh

ập b

ình

quân

của

nhâ

n vi

ên;

6. S

ố tiề

n đó

ng g

óp c

ủa

Chí

nh p

hủ v

à hi

ệu q

uả

của

nhữn

g đó

ng g

óp tr

ong

doan

h ng

hiệp

nhà

nướ

c ho

ặc c

ác tổ

chứ

c

120

ngày

sau

ngày

cuố

i cù

ng c

ủa n

ăm d

ương

lịch

1. T

ài li

ệu b

ản in

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

trong

vòn

g 90

ngà

y

3. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa tấ

t cả

các

nhâ

n vi

ên

Page 125: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM124

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Báo

cáo

tài c

hính

của

các

Quỹ

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch q

uốc

gia

Chủ

tịch

Hội

đồn

g qu

ản

trị, T

ổng

giám

đốc

của

Q

uỹ tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch q

uốc

gia;

1. Q

uy đ

ịnh

về h

oạt

động

các

vấn

đề

tài c

hính

của

Quỹ

;

2. K

ế ho

ạch

tài c

hính

hàn

g nă

m, b

ao g

ồm c

ả do

anh

thu

và c

hi p

hí đ

ược

tài t

rợ

bởi n

gân

sách

quố

c gi

a

3. H

iệu

quả

hoạt

độn

g củ

a Q

uỹ;

4. B

áo c

áo q

uyết

toán

do

quan

thẩm

quy

ền p

duyệ

t

120

ngày

kể

từ sa

u ng

ày

cuối

cùn

g tro

ng n

ăm

dươn

g lịc

h

1. Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

Q

uỹ tr

ong

vòng

90

ngày

2. T

ài li

ệu b

ản in

3. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa

Quỹ

Báo

cáo

tài c

hính

của

Quỹ

tài t

rợ

bởi n

hững

đón

g gó

p củ

a cộ

ng

đồng

Quả

n lý

Quỹ

1.

Quy

địn

h về

các

hoạ

t độn

g củ

a Q

uỹ, b

ao g

ồm c

ả cá

c đi

ều k

iện,

tiêu

chu

ẩn,

quyề

n và

ngh

ĩa v

ụ củ

a nh

ững

ngườ

i đón

g gó

p và

c đố

i tượ

ng h

ưởng

lợi;

2. M

ục đ

ích

và sử

dụn

g Q

uỹ;

3. N

gười

/đơn

vị đ

óng

góp

hình

thức

đón

g gó

p;

4. S

ố tiề

n đó

ng g

óp;

5. K

ết q

uả h

uy đ

ộng;

6. S

ử dụ

ng Q

uỹ th

eo c

ác m

ục

tiêu

đề ra

của

Quỹ

;

7. B

áo c

áo q

uyết

toán

hàn

g nă

m

1. Q

uy đ

ịnh

về h

oạt đ

ộng,

m

ục đ

ích

và sử

dụn

g Q

uỹ p

hải đ

ược

công

bố

khi q

uá tr

ình

huy

động

bắ

t đầu

;

2. Đ

ối tư

ơng

đóng

góp

hìn

h th

ức đ

óng

góp,

số

tiền

đón

g gó

p ph

ải

được

côn

g bố

30

ngày

trư

ớc k

hi h

uy đ

ộng

bắt

đầu;

3. K

ết q

uả h

uy đ

ộng,

sử

dụng

Quỹ

báo

cáo

quyế

t toá

n hà

ng n

ăm

phải

đượ

c cô

ng b

ố trư

ớc n

gày

31 th

áng

ba

năm

sau.

1. Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

Q

uỹ tr

ong

vòng

90

ngày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa

Quỹ

Page 126: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

125ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Báo

cáo

tài c

hính

của

Quỹ

tài t

rợ

bởi đ

óng

góp

của

cộng

đồn

g để

y dự

ng c

ơ sở

hạ

tầng

tại c

ác

khu

vực

Quả

n lý

Quỹ

1.

Ước

tính

ngâ

n sá

ch c

ho d

ự án

đã

được

phê

duy

ệt;

2. C

ác n

guồn

vốn

;

3. K

ết q

uả h

uy đ

ộng;

4. K

ết q

uả đ

ấu th

ầu đ

ược

cấp

có th

ẩm q

uyền

phê

duy

ệt;

5. T

iến

độ th

ực h

iện

và k

ết

quả

của

kiểm

soát

về

số

lượn

g, c

hất l

ượng

báo

cáo

quyế

t toá

n

1. Ư

ớc tí

nh n

gân

sách

cho

dự

án

được

phê

duy

ệt

và n

guồn

vốn

phả

i đượ

c cô

ng b

ố 30

ngà

y trư

ớc

khi b

ắt đ

ầu;

2. K

ết q

uả h

uy đ

ộng,

tiến

độ

thực

hiệ

n và

kết

qu

ả củ

a ki

ểm so

át v

ề số

lượn

g, c

hất l

ượng

báo

cáo

quy

ết to

án

phải

đượ

c cô

ng b

ố trư

ớc n

gày

31 th

áng

ba

năm

sau.

3. K

ết q

uả lự

a ch

ọn th

ầu

được

cấp

thẩm

qu

yền

phê

duyệ

t phả

i đư

ợc c

ông

bố 1

5 ng

ày

sau

khi k

ết th

úc đ

ấu

thầu

.

1. Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

Q

uỹ tr

ong

vòng

90

ngày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa

Quỹ

Thôn

g tư

Số

03/2

005/

TT-B

TC

ngày

6/1

//200

5 củ

a B

ộ Tà

i ch

ính

1. D

ự to

án n

gân

sách

quố

c gi

a và

o cá

o qu

yết t

oán

2. D

ự to

án n

gân

sách

Tru

ng

ương

báo

cáo

quyế

t toá

n

Bộ

trưởn

g B

ộ Tà

i chí

nhC

ác m

ẫu ti

êu c

huẩn

từ số

01

/CK

TC-N

SNN

đến

số

42/C

KTC

-NSN

N đ

ính

kèm

Th

ông

tư n

ày)

1. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án n

gân

sách

quố

c gi

a;

2. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án n

gân

sách

Tru

ng

ương

ngân

sách

địa

ph

ương

;

3. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ân b

ằng

thu

chi n

gân

sách

quố

c gi

a;

60 n

gày

sau

khi c

ó ph

ê du

yệt k

ế ho

ạch

ngân

sách

quy

ết to

án c

ủa Q

uốc

hội.

1. Th

ông

báo

đến

các

Bộ,

ng

ành,

các

hội

đồn

g tỉn

h và

c ủy

ban

2. T

ài li

ệu b

ản in

3. W

ebsi

te c

ủa B

ộ Tà

i chí

nh.

Page 127: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM126

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Thôn

g tư

Số

03/2

005/

TT-B

TC

ngày

6/1

//200

5 củ

a B

ộ Tà

i ch

ính

4. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

hi ti

êu n

gân

sách

qu

ốc g

ia, c

hi ti

êu n

gân

sách

chí

nh q

uyền

Tru

ng

ương

chi n

gân

sách

địa

ph

ương

;

5. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa m

ất c

ân b

ằng

doan

h th

u;

6. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

hi n

gân

sách

Tr

ung

ương

theo

lĩnh

vực

;

7. C

hi p

hí c

ủa c

ác B

ộ, n

gành

;

8. L

ập k

ế ho

ạch

và q

uyết

to

án c

ác k

hoản

chi

ngâ

n sá

ch T

rung

ươn

g ch

o cá

c dự

án

và c

ác c

hươn

g trì

nh

mục

tiêu

quố

c gi

a;

9. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

ác k

hoản

thu

ngân

sách

Nhà

nướ

c tạ

i đị

a ph

ương

, chi

phí

cân

bằ

ng ti

ểu q

uốc

gia,

chu

yển

ngân

sách

Tru

ng ư

ơng.

3. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch tỉ

nhC

hủ tị

ch U

BN

D tỉ

nh1.

Kế

hoạc

h và

số d

ư qu

yết

toán

ngâ

n sá

ch tỉ

nh;

2. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa n

gân

sách

cấp

tỉn

h và

huy

ện;

60 n

gày

sau

khi c

ó ph

ê du

yệt k

ế ho

ạch

ngân

sách

quy

ết to

án n

gân

sách

cấ

p tỉn

h

1. T

hông

báo

cho

chí

nh q

uyền

cấ

p tỉn

h hu

yện

ủy.

2. T

ài li

ệu b

ản in

3. W

ebsi

te c

ủa c

hính

quy

ền

tỉnh.

Page 128: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

127ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Thôn

g tư

Số

03/2

005/

TT-B

TC

ngày

6/1

//200

5 củ

a B

ộ Tà

i ch

ính

4. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

hi ti

êu n

gân

sách

qu

ốc g

ia, c

hi ti

êu n

gân

sách

chí

nh q

uyền

Tru

ng

ương

chi n

gân

sách

địa

ph

ương

;

5. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa m

ất c

ân b

ằng

doan

h th

u;

6. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

hi n

gân

sách

Tr

ung

ương

theo

lĩnh

vực

;

7. C

hi p

hí c

ủa c

ác B

ộ, n

gành

;

8. L

ập k

ế ho

ạch

và q

uyết

to

án c

ác k

hoản

chi

ngâ

n sá

ch T

rung

ươn

g ch

o cá

c dự

án

và c

ác c

hươn

g trì

nh

mục

tiêu

quố

c gi

a;

9. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

ác k

hoản

thu

ngân

sách

Nhà

nướ

c tạ

i đị

a ph

ương

, chi

phí

cân

bằ

ng ti

ểu q

uốc

gia,

chu

yển

ngân

sách

Tru

ng ư

ơng.

3. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch tỉ

nhC

hủ tị

ch U

BN

D tỉ

nh1.

Kế

hoạc

h và

số d

ư qu

yết

toán

ngâ

n sá

ch tỉ

nh;

2. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa n

gân

sách

cấp

tỉn

h và

huy

ện;

60 n

gày

sau

khi c

ó ph

ê du

yệt k

ế ho

ạch

ngân

sách

quy

ết to

án n

gân

sách

cấ

p tỉn

h

1. T

hông

báo

cho

chí

nh q

uyền

cấ

p tỉn

h hu

yện

ủy.

2. T

ài li

ệu b

ản in

3. W

ebsi

te c

ủa c

hính

quy

ền

tỉnh.

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

3. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo

quyế

t toá

n củ

a ng

uồn

thu

ngân

sách

quố

c gi

a tạ

i địa

ph

ương

các

khoả

n th

u ng

ân sá

ch tỉ

nh;

4. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

hi n

gân

sách

cấp

tỉn

h;

5. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

hi n

gân

sách

tỉnh

th

eo lĩ

nh v

ực;

6. C

hi p

hí lậ

p kế

hoạ

ch c

ho

quản

lý h

ành

chín

h cấ

p tỉn

h;

7. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ác k

hoản

chi

ngâ

n sá

ch tỉ

nh c

ho p

hát t

riển

sở h

ạ tầ

ng;

8. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo

quyế

t toá

n cá

c dự

án

các

chươ

ng tr

ình

mục

tiêu

qu

ốc g

ia;

9. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án T

hu n

gân

sách

Nhà

ớc tạ

i địa

phư

ơng,

cân

đố

i chi

tiêu

cấp

huy

ện,

chuy

ển g

iao

ngân

sách

tỉn

h.

Page 129: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM128

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

.10.

Tỷ

lệ p

hần

trăm

các

kh

oản

thu

giữa

ngâ

n sá

ch đ

ịa p

hươn

g ch

o ng

ân sá

ch c

ấp h

uyện

;

11. T

ỷ lệ

phầ

n tră

m c

ủa c

ác

kh

o ản

thu

giữa

ngâ

n sá

ch

đị

a ph

ương

chu

yển

giao

ch

o ng

ân sá

ch x

ã

4. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch h

uyện

Chủ

tịch

UB

ND

huy

ện1.

Kế

hoạc

h và

số d

ư qu

yết

toán

ngâ

n sá

ch h

uyện

;

2. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án n

gân

sách

cấp

huy

ện

và x

ã;

3. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo

quyế

t toá

n củ

a ng

uồn

thu

ngân

sách

quố

c gi

a tạ

i cấp

hu

yện

và c

ác k

hoản

thu

ngân

sách

huy

ện;

4. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

hi n

gân

sách

cấp

hu

yện;

5. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ủa c

hi n

gân

sách

hu

yện

theo

lĩnh

vực

;

6. C

hi p

hí lậ

p kế

hoạ

ch c

ho

quản

lý h

ành

chín

h cấ

p hu

yện;

60 n

gày

sau

khi c

ó ph

ê du

yệt k

ế ho

ạch

ngân

sách

quy

ết to

án n

gân

sách

cấ

p hu

yện

1. T

hông

báo

cho

quan

nh c

hính

huy

ện v

à ủy

ba

n xã

.

2. T

ài li

ệu b

ản in

Page 130: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

129ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

7. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

ác k

hoản

chi

ngâ

n sá

ch h

uyện

cho

phá

t triể

n cơ

sở h

ạ tầ

ng;

8. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo

quyế

t toá

n cá

c dự

án

các

chươ

ng tr

ình

mục

tiêu

qu

ốc g

ia;

10. T

ỷ lệ

phầ

n tră

m g

iữa

các

khoả

n th

u ng

ân sá

ch c

ấp

địa

phươ

ng;

11. T

ỷ lệ

phầ

n tră

m c

ủa c

ác

khoả

n th

u gi

ữa n

gân

sách

đị

a ph

ương

chu

yển

giao

ch

o ng

ân sá

ch x

ã.

9. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án T

hu n

gân

sách

Nhà

ớc tạ

i địa

phư

ơng,

cân

đố

i chi

tiêu

cấp

xã,

chu

yển

giao

từ n

gân

sách

huy

ện.

5. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch x

ãC

hủ tị

ch U

BN

D x

ã1.

Kế

hoạc

h và

số d

ư bá

o cá

o qu

yết t

oán

ngân

sách

xã;

2. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án th

u ng

ân sá

ch x

ã;

3. K

ế ho

ạch

và b

áo c

áo q

uyết

to

án c

hi n

gân

sách

xã;

4. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

c kh

oản

chi n

gân

sách

để

phát

triể

n cơ

sở h

ạ tầ

ng;

60 n

gày

sau

khi c

ó ph

ê du

yệt k

ế ho

ạch

ngân

sách

quy

ết to

án n

gân

sách

cấ

p xã

1. Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

ủy

ban

nhân

dân

trong

thời

hạ

n 90

ngà

y;

2. In

tài l

iệu

cho

Uỷ

ban

Nhâ

n dâ

n xã

, các

tổ c

hức

xã h

ội

dân

sự đ

ịa p

hươn

g, T

rưởn

g th

ôn.

3. T

hông

báo

trên

các

phư

ơng

tiện

thôn

g tin

xã.

Page 131: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM130

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

5. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

c dự

án

và c

ác c

hươn

g trì

nh m

ục ti

êu q

uốc

gia;

6. T

ỷ lệ

phầ

n tră

m g

iữa

các

khoả

n th

u ng

ân sá

ch đ

ịa

phươ

ng;

7. K

ế ho

ạch

và h

iệu

quả

thực

hi

ện c

ác h

oạt đ

ộng

tài

chín

h xã

khá

c.

Thôn

g tư

Số

10/2

005/

TT-B

TC

ngày

2/2

/200

5 về

tính

min

h bạ

ch c

ủa d

ự án

phá

t triể

n cơ

sở

hạ tầ

ng tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch

quốc

gia

Phân

bổ

và sử

dụn

g vố

n ch

o dự

án

phá

t triể

n cơ

sở h

ạ tầ

ng tà

i trợ

bở

i ngâ

n sá

ch q

uốc

gia

1. C

ác n

hà c

hức

trách

qu

yết đ

ịnh

kế h

oạch

ng

ân sá

ch đ

ầu tư

từ

nguồ

n tà

i trợ

ngâ

n sá

ch q

uốc

gia

(Bộ,

Tổ

ng c

ông

ty N

nước

, Uỷ

ban

nhân

n cấ

p tỉn

h, h

uyện

xã)

;

2. N

hà đ

ầu tư

, Ban

qu

ản lý

dự

án

(Mẫu

tiêu

chu

ẩn 0

1/C

KTC

TXD

kèm

theo

Thô

ng tư

)

1. K

ế ho

ạch

phân

bổ

ngân

ch đ

ầu tư

hàn

g nă

m c

ho

dự á

n ph

át tr

iển

cơ sở

hạ

tầng

;

2. T

ổng

mức

đầu

tư, t

ổng

dự

toán

ngâ

n sá

ch đ

ầu tư

đã

được

phê

duy

ệt;

3. K

ết q

uả đ

ấu th

ầu đ

ược

cấp

có th

ẩm q

uyền

phê

duy

ệt;

4. B

áo c

áo q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch đ

ầu tư

hàn

g nă

m.

5. B

áo c

áo q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch đ

ầu tư

đã

được

phê

du

yệt v

ào c

uối c

ủa d

ự án

đầ

u tư

1. Tổ

ng m

ức đ

ầu tư

, báo

o qu

yết t

oán

hàng

m v

à bá

o cá

o qu

yết

toán

dự

án đ

ầu tư

phả

i đư

ợc c

ông

bố ít

nhấ

t 30

ngà

y kể

từ n

gày

quyế

t địn

h;

2. K

ết q

uả lự

a ch

ọn th

ầu

phải

đượ

c cô

ng b

ố 15

ng

ày sa

u kh

i đượ

c ph

ê du

yệt;

1.Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

;

2. B

áo c

áo tạ

i cuộ

c họ

p hà

ng

năm

.

Page 132: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

131ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

5. K

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

c dự

án

và c

ác c

hươn

g trì

nh m

ục ti

êu q

uốc

gia;

6. T

ỷ lệ

phầ

n tră

m g

iữa

các

khoả

n th

u ng

ân sá

ch đ

ịa

phươ

ng;

7. K

ế ho

ạch

và h

iệu

quả

thực

hi

ện c

ác h

oạt đ

ộng

tài

chín

h xã

khá

c.

Thôn

g tư

Số

10/2

005/

TT-B

TC

ngày

2/2

/200

5 về

tính

min

h bạ

ch c

ủa d

ự án

phá

t triể

n cơ

sở

hạ tầ

ng tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch

quốc

gia

Phân

bổ

và sử

dụn

g vố

n ch

o dự

án

phá

t triể

n cơ

sở h

ạ tầ

ng tà

i trợ

bở

i ngâ

n sá

ch q

uốc

gia

1. C

ác n

hà c

hức

trách

qu

yết đ

ịnh

kế h

oạch

ng

ân sá

ch đ

ầu tư

từ

nguồ

n tà

i trợ

ngâ

n sá

ch q

uốc

gia

(Bộ,

Tổ

ng c

ông

ty N

nước

, Uỷ

ban

nhân

n cấ

p tỉn

h, h

uyện

xã)

;

2. N

hà đ

ầu tư

, Ban

qu

ản lý

dự

án

(Mẫu

tiêu

chu

ẩn 0

1/C

KTC

TXD

kèm

theo

Thô

ng tư

)

1. K

ế ho

ạch

phân

bổ

ngân

ch đ

ầu tư

hàn

g nă

m c

ho

dự á

n ph

át tr

iển

cơ sở

hạ

tầng

;

2. T

ổng

mức

đầu

tư, t

ổng

dự

toán

ngâ

n sá

ch đ

ầu tư

đã

được

phê

duy

ệt;

3. K

ết q

uả đ

ấu th

ầu đ

ược

cấp

có th

ẩm q

uyền

phê

duy

ệt;

4. B

áo c

áo q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch đ

ầu tư

hàn

g nă

m.

5. B

áo c

áo q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch đ

ầu tư

đã

được

phê

du

yệt v

ào c

uối c

ủa d

ự án

đầ

u tư

1. Tổ

ng m

ức đ

ầu tư

, báo

o qu

yết t

oán

hàng

m v

à bá

o cá

o qu

yết

toán

dự

án đ

ầu tư

phả

i đư

ợc c

ông

bố ít

nhấ

t 30

ngà

y kể

từ n

gày

quyế

t địn

h;

2. K

ết q

uả lự

a ch

ọn th

ầu

phải

đượ

c cô

ng b

ố 15

ng

ày sa

u kh

i đượ

c ph

ê du

yệt;

1.Th

ông

báo

tại v

ăn p

hòng

;

2. B

áo c

áo tạ

i cuộ

c họ

p hà

ng

năm

.

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Thôn

g tư

19/

2005

/TT-

BTC

ng

ày 1

1/3/

2005

Bộ

Tài c

hính

Báo

cáo

tài c

hính

các

Quỹ

tài t

rợ

bởi n

gân

sách

quố

c gi

aC

hủ tị

ch H

ội đ

ồng

quản

trị

, Tổn

g gi

ám đ

ốc c

ủa

Quỹ

tài t

rợ b

ởi n

gân

sách

quố

c gi

a

(Mẫu

CK

Q 0

1, C

KQ

02,

C

KQ

03,

CK

Q 0

4, C

KQ

05

kèm

theo

Thô

ng tư

)

1. Q

uy đ

ịnh

về h

oạt đ

ộng

các

vấn

đề tà

i chí

nh c

ủa

Quỹ

, điề

u ki

ện, t

iêu

chuẩ

n,

quyề

n và

ngh

ĩa v

ụ củ

a bê

n va

y củ

a ng

ười t

hụ h

ưởng

;

2. K

ế ho

ạch

tài c

hính

hàn

g nă

m, b

ao g

ồm c

ả do

anh

thu

và c

hi p

hí đ

ược

tài t

rợ

bởi n

gân

sách

quố

c gi

a;

3. H

iệu

quả

hoạt

độn

g Q

uỹ;

4. B

áo c

áo q

uyết

toán

do

quan

thẩm

quy

ền p

duyệ

t.

1. Q

uy đ

ịnh

về c

ác h

oạt

động

các

vấn

đề tà

i ch

ính

của

Quỹ

, điề

u ki

ện, t

iêu

chuẩ

n, q

uyền

ngh

ĩa v

ụ củ

a bê

n va

y củ

a ng

ười t

hụ h

ưởng

ph

ải đ

ược

công

bố

ít nh

ất là

30

ngày

kể

từ

ngày

ban

hàn

h;

2. K

ế ho

ạch

tài c

hính

ng n

ăm p

hải đ

ược

công

bố

ít nh

ất 3

0 ng

ày, k

ể từ

ngà

y th

ông

qua;

3. B

áo c

áo h

iệu

quả

quyế

t toá

n Q

uỹ p

hải

được

côn

g bố

ít n

hất

120

ngày

sau

khi k

ết

thúc

năm

dươ

ng lị

ch

1. T

ài li

ệu b

ản in

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

Q

uỹ tr

ong

vòng

90

ngày

;

3. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa

Quỹ

Báo

cáo

tài c

hính

của

Quỹ

tài t

rợ

đóng

góp

từ c

ộng

đồng

Quả

n lý

Quỹ

1.

Quy

địn

h về

các

hoạ

t độn

g củ

a Q

uỹ, b

ao g

ồm c

ả cá

c đi

ều k

iện,

tiêu

chu

ẩn,

quyề

n và

ngh

ĩa v

ụ củ

a nh

ững

ngườ

i đón

g gó

p và

c đố

i tượ

ng h

ưởng

lợi;

2. M

ục đ

ích

và sử

dụn

g Q

uỹ;

3. N

gười

đón

g gó

p và

hìn

h th

ức đ

óng

góp,

số ti

ền

đóng

góp

, điề

u ki

ện g

iảm

số lư

ợng

giảm

tron

g trư

ờng

hợp

của

Quỹ

bắt

bu

ộc;

1. Q

uy đ

ịnh

về c

ác h

oạt

động

của

Quỹ

, tho

ng

tin v

ề m

ục đ

ích

và sử

dụ

ng Q

uỹ p

hải đ

ược

công

bố

trước

khi

bắt

đầ

u vi

ệc h

uy đ

ộng

đóng

góp

;

2. T

hông

tin

về n

gười

đó

ng g

óp v

à hì

nh th

ức

đóng

góp

, số

tiền

đóng

p, đ

iều

kiện

giả

m v

à số

lượn

g gi

ảm tr

ong

trườn

g hợ

p Q

uỹ b

ắt

buộc

phả

i đượ

c cô

ng

1. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

Q

uỹ tr

ong

vòng

90

ngày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa

Quỹ

Page 133: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM132

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

4. K

ết q

uả h

uy đ

ộng;

5. B

áo c

áo q

uyết

toán

hàn

g nă

m

bố ít

nhấ

t 30

ngày

trướ

c kh

i bắt

đầu

huy

độn

g đó

ng g

óp;

K

ết q

uả h

uy đ

ộng

tài b

áo c

áo q

uyết

toán

ng n

ăm p

hải đ

ược

công

bố

chậm

nhấ

t là

ngày

31

thán

g 3

của

năm

tiếp

theo

.

Báo

cáo

tài c

hính

của

Quỹ

tài t

rợ

bởi đ

óng

góp

của

cộng

đồn

g để

y dự

ng c

ơ sở

hạ

tầng

tại c

ác

khu

vực

Giá

m đ

ốc Q

uỹ h

oặc

Chủ

tịch

Hội

đồn

g ch

ọn

thầu

1. D

ự to

án n

gân

sách

đã

được

phê

duy

ệt c

ủa d

ự án

các

ngu

ồn v

ốn;

2. K

ết q

uả h

uy đ

ộng;

3. K

ết q

uả c

họn

thầu

đượ

c cấ

p có

thẩm

quy

ền p

duyệ

t;

4. T

iến

độ th

ực h

iện

và k

ết

quả

của

kiểm

soát

về

số

lượn

g, c

hất l

ượng

báo

cáo

qu

yết t

oán

1. T

hông

tin

về d

ự to

án

ngân

sách

đã

được

ph

ê du

yệt c

ủa d

ự án

các

ngu

ồn v

ốn p

hải

được

côn

g bố

ít n

hất

30 n

gày

trước

khi

bắt

đầ

u;

2. K

ết q

uả h

uy đ

ộng,

tiến

độ

thực

hiệ

n và

kết

qu

ả củ

a ki

ểm so

át v

ề số

lượn

g, c

hất l

ượng

báo

cáo

quy

ết to

án

phải

đượ

c cô

ng b

ố trư

ớc n

gày

31 th

áng

3 nă

m ti

ếp th

eo;

3. T

hông

tin

về p

hươn

g ph

áp, h

ình

thức

, tiê

u ch

uẩn

tham

gia

dự

thầu

, Hội

đồn

g lự

a ch

ọn th

ầu p

hải đ

ược

công

bố

15 n

gày

trước

ng

ày m

ở th

ầu;

1. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

Q

uỹ tr

ong

vòng

90

ngày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa

Quỹ

Page 134: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

133ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

4. K

ết q

uả h

uy đ

ộng;

5. B

áo c

áo q

uyết

toán

hàn

g nă

m

bố ít

nhấ

t 30

ngày

trướ

c kh

i bắt

đầu

huy

độn

g đó

ng g

óp;

K

ết q

uả h

uy đ

ộng

tài b

áo c

áo q

uyết

toán

ng n

ăm p

hải đ

ược

công

bố

chậm

nhấ

t là

ngày

31

thán

g 3

của

năm

tiếp

theo

.

Báo

cáo

tài c

hính

của

Quỹ

tài t

rợ

bởi đ

óng

góp

của

cộng

đồn

g để

y dự

ng c

ơ sở

hạ

tầng

tại c

ác

khu

vực

Giá

m đ

ốc Q

uỹ h

oặc

Chủ

tịch

Hội

đồn

g ch

ọn

thầu

1. D

ự to

án n

gân

sách

đã

được

phê

duy

ệt c

ủa d

ự án

các

ngu

ồn v

ốn;

2. K

ết q

uả h

uy đ

ộng;

3. K

ết q

uả c

họn

thầu

đượ

c cấ

p có

thẩm

quy

ền p

duyệ

t;

4. T

iến

độ th

ực h

iện

và k

ết

quả

của

kiểm

soát

về

số

lượn

g, c

hất l

ượng

báo

cáo

qu

yết t

oán

1. T

hông

tin

về d

ự to

án

ngân

sách

đã

được

ph

ê du

yệt c

ủa d

ự án

các

ngu

ồn v

ốn p

hải

được

côn

g bố

ít n

hất

30 n

gày

trước

khi

bắt

đầ

u;

2. K

ết q

uả h

uy đ

ộng,

tiến

độ

thực

hiệ

n và

kết

qu

ả củ

a ki

ểm so

át v

ề số

lượn

g, c

hất l

ượng

báo

cáo

quy

ết to

án

phải

đượ

c cô

ng b

ố trư

ớc n

gày

31 th

áng

3 nă

m ti

ếp th

eo;

3. T

hông

tin

về p

hươn

g ph

áp, h

ình

thức

, tiê

u ch

uẩn

tham

gia

dự

thầu

, Hội

đồn

g lự

a ch

ọn th

ầu p

hải đ

ược

công

bố

15 n

gày

trước

ng

ày m

ở th

ầu;

1. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

Q

uỹ tr

ong

vòng

90

ngày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m c

ủa

Quỹ

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

4. D

anh

sách

danh

ch n

gắn

các

nhà

thầu

, tiê

u ch

í lựa

chọ

n ph

ải đ

ược

công

bố

2 ng

ày sa

u vò

ng c

họn

đầu

tiên;

5. K

ết q

uả lự

a ch

ọn th

ầu

phải

đượ

c cô

ng b

ố ít

nhất

15

ngày

sau

khi

kết t

húc

đấu

thầu

.

Thôn

g tư

Số

21/2

005/

TT-B

TC

ngày

22/

3/20

05 c

ủa B

ộ Tà

i ch

ính

Phân

bổ

ngân

sách

quyế

t toá

n củ

a cá

c đơ

n vị

chi

Trưở

ng đ

ơn v

ị chi

Mẫu

chu

ẩn từ

1 đ

ến 1

0 kè

m

theo

Thô

ng tư

)

1. P

hân

bổ n

gân

sách

quyế

t toá

n củ

a cá

c đơ

n vị

ch

i tiê

u (N

guyê

n tắ

c, c

ăn

cứ v

à số

tiền

);

2. P

hân

bổ n

gân

sách

quyế

t toá

n đố

i với

các

đơn

vị

chi

tiêu

cấp

dướ

i.

30 n

gày

sau

khi đ

ược

sự

chấp

thuậ

n củ

a cá

c cơ

qu

an c

ó th

ẩm q

uyền

.

1. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

tro

ng v

òng

90 n

gày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

các

cuộc

họp

hàn

g nă

m

Kế

hoạc

h ng

ân sá

ch v

à B

áo c

áo

quyế

t toá

n củ

a c

ác tổ

chứ

c nh

ận

trợ c

ấp từ

ngâ

n sá

ch n

hà n

ước

Trưở

ng đ

ơn v

ị1.

Ngu

yên

tắc,

căn

cứ

và số

ợng

trợ c

ấp từ

ngâ

n sá

ch

quốc

gia

;

2. D

ự to

án v

à qu

yết t

oán

ngân

sách

quố

c gi

a;

3. Đ

óng

góp

từ c

ác tổ

chứ

c và

nhân

khá

c ch

o ng

ân

sách

tổ c

hức

(mục

đíc

h,

căn

cứ, n

gười

tham

gia

, số

tiền,

các

h th

ức sử

dụn

g cá

c kh

oản

đóng

góp

).

30 n

gày

sau

khi đ

ược

sự

chấp

thuậ

n củ

a cá

c cơ

qu

an c

ó th

ẩm q

uyền

.

1. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

tro

ng v

òng

90 n

gày

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

các

cuộc

họp

của

đơn

vị

Page 135: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM134

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Thôn

g tư

Số

29/2

005/

TT-B

TC

ngày

14/

4/20

05 c

ủa B

ộ Tà

i ch

ính

về m

inh

bạch

tài c

hính

củ

a cá

c do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

Báo

cáo

tài c

hính

hàn

g nă

mC

hủ tị

ch H

ội đ

ồng

quản

trị

, Tổn

g gi

ám đ

ốc h

oặc

Giá

m đ

ốc d

oanh

ngh

iệp

nhà

nước

(Mẫu

số 0

1 và

02

kèm

theo

Th

ông

tư)

1. T

ình

hình

tài c

hính

(tài

sả

n, v

ốn, c

ông

nợ, .

..);

2. K

ết q

uả h

oạt đ

ộng

kinh

do

anh

3. Đ

óng

góp

của

Doa

nh

nghi

ệp n

hà n

ước

cho

ngân

ch n

hà n

ước;

4. G

iải t

rình

báo

cáo

tài

chín

h;

5. T

hiết

lập,

đón

g gó

p và

sử

dụng

Quỹ

doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớc

6. T

hu n

hận

và th

u nh

ập b

ình

quân

của

nhâ

n vi

ên;

7. S

ố tiề

n đó

ng g

óp c

ủa

Chí

nh p

hủ v

à hi

ệu q

uả c

ủa

nhữn

g đó

ng g

óp đ

ối v

ới

doan

h ng

hiệp

nhà

nướ

c ho

ặc c

ác tổ

chứ

c

120

ngày

sau

khi k

ết th

úc

năm

dươ

ng lị

ch1.

Tài

liệu

bản

in

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

trong

vòn

g 90

ngà

y

3. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m tr

ước

tất c

ả nh

ân v

iên

Thôn

g tư

Số

29/2

005/

TT-B

TC

ngày

14/

4/20

05 c

ủa B

ộ Tà

i ch

ính

về m

inh

bạch

tài c

hính

củ

a cá

c do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

Báo

cáo

tài c

hính

hàn

g nă

mC

hủ tị

ch H

ội đ

ồng

quản

trị

, Tổn

g gi

ám đ

ốc h

oặc

Giá

m đ

ốc d

oanh

ngh

iệp

nhà

nước

(Mẫu

số 0

1 và

02

kèm

theo

Th

ông

tư)

1. T

ình

hình

tài c

hính

(tài

sả

n, v

ốn, c

ông

nợ, .

..);

2. K

ết q

uả h

oạt đ

ộng

kinh

do

anh

120

ngày

sau

khi k

ết th

úc

năm

dươ

ng lị

ch1.

Tài

liệu

bản

in

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

trong

vòn

g 90

ngà

y

3. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m tr

ước

tất c

ả nh

ân v

iên

Page 136: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

135ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Thôn

g tư

Số

29/2

005/

TT-B

TC

ngày

14/

4/20

05 c

ủa B

ộ Tà

i ch

ính

về m

inh

bạch

tài c

hính

củ

a cá

c do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

Báo

cáo

tài c

hính

hàn

g nă

mC

hủ tị

ch H

ội đ

ồng

quản

trị

, Tổn

g gi

ám đ

ốc h

oặc

Giá

m đ

ốc d

oanh

ngh

iệp

nhà

nước

(Mẫu

số 0

1 và

02

kèm

theo

Th

ông

tư)

1. T

ình

hình

tài c

hính

(tài

sả

n, v

ốn, c

ông

nợ, .

..);

2. K

ết q

uả h

oạt đ

ộng

kinh

do

anh

3. Đ

óng

góp

của

Doa

nh

nghi

ệp n

hà n

ước

cho

ngân

ch n

hà n

ước;

4. G

iải t

rình

báo

cáo

tài

chín

h;

5. T

hiết

lập,

đón

g gó

p và

sử

dụng

Quỹ

doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớc

6. T

hu n

hận

và th

u nh

ập b

ình

quân

của

nhâ

n vi

ên;

7. S

ố tiề

n đó

ng g

óp c

ủa

Chí

nh p

hủ v

à hi

ệu q

uả c

ủa

nhữn

g đó

ng g

óp đ

ối v

ới

doan

h ng

hiệp

nhà

nướ

c ho

ặc c

ác tổ

chứ

c

120

ngày

sau

khi k

ết th

úc

năm

dươ

ng lị

ch1.

Tài

liệu

bản

in

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

trong

vòn

g 90

ngà

y

3. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m tr

ước

tất c

ả nh

ân v

iên

Thôn

g tư

Số

29/2

005/

TT-B

TC

ngày

14/

4/20

05 c

ủa B

ộ Tà

i ch

ính

về m

inh

bạch

tài c

hính

củ

a cá

c do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

Báo

cáo

tài c

hính

hàn

g nă

mC

hủ tị

ch H

ội đ

ồng

quản

trị

, Tổn

g gi

ám đ

ốc h

oặc

Giá

m đ

ốc d

oanh

ngh

iệp

nhà

nước

(Mẫu

số 0

1 và

02

kèm

theo

Th

ông

tư)

1. T

ình

hình

tài c

hính

(tài

sả

n, v

ốn, c

ông

nợ, .

..);

2. K

ết q

uả h

oạt đ

ộng

kinh

do

anh

120

ngày

sau

khi k

ết th

úc

năm

dươ

ng lị

ch1.

Tài

liệu

bản

in

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

do

anh

nghi

ệp n

hà n

ước

trong

vòn

g 90

ngà

y

3. B

áo c

áo tà

i chí

nh tr

ong

cuộc

họp

hàn

g nă

m tr

ước

tất c

ả nh

ân v

iên

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

3. Đ

óng

góp

của

Doa

nh

nghi

ệp n

hà n

ước

cho

ngân

ch n

hà n

ước;

4. G

iải t

rình

báo

cáo

tài

chín

h;

5. T

hiết

lập,

đón

g gó

p và

sử

dụng

Quỹ

doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớc

6. T

hu n

hận

và th

u nh

ập b

ình

quân

của

nhâ

n vi

ên;

7. S

ố tiề

n đó

ng g

óp c

ủa

Chí

nh p

hủ v

à hi

ệu q

uả c

ủa

nhữn

g đó

ng g

óp đ

ối v

ới

doan

h ng

hiệp

nhà

nướ

c ho

ặc c

ác tổ

chứ

cTh

ông

tư 5

4/20

06/T

T-B

TC

ngày

16

thán

g 6

năm

200

6 củ

a B

ộ Tà

i chí

nh v

ề m

inh

bạch

i chí

nh c

ủa c

ác k

hoản

trợ

cấp

trực

tiếp

cho

cá n

hân,

cho

ng

ười d

ân.

Trợ

cấp

trực

tiếp

cho

ngườ

i dân

, ch

o cá

nhâ

n.1.

Chủ

tịch

ủy

ban

nhân

n cấ

p xã

các

qu

an h

ành

chín

h có

liê

n qu

an

2. C

hủ tị

ch Ủ

y ba

n nh

ân d

ân c

ấp tỉ

nh v

à hu

yện

Mẫu

biể

u kè

m th

eo T

hông

)

1. C

hính

sách

,2.

Tiê

u ch

uẩn,

3. T

hủ tụ

c4.

Kết

quả

lựa

chọn

giải

ng

ân.

1. C

hính

sách

các

tiêu

chí p

hải đ

ược

công

bố

trong

vòn

g 30

ngà

y kể

từ

khi

Ủy

ban

Nhâ

n dâ

n xã

nhậ

n đư

ợc c

ác

văn

bản

quy

phạm

phá

p lu

ật;

2. C

ác th

ủ tụ

c ph

ải đ

ược

công

bố

trong

vòn

g 30

ngà

y kể

từ k

hi Ủ

y ba

n N

hân

dân

xã n

hận

được

hồ

sơ;

3. K

ết q

uả lự

a ch

ọn v

à gi

ải n

gân

phải

đượ

c cô

ng b

ố ít

nhất

30

ngày

sa

u kh

i lựa

chọ

n và

gi

ải n

gân

trong

vòn

g 30

ngà

y

1. T

hông

báo

tại U

ỷ ba

n N

hân

dân

cấp

xã;

2. In

tài l

iệu

cho

Đản

g Ủ

y xã

, tổ

chứ

c xã

hội

dân

sự đ

ịa

phươ

ng, T

rưởn

g th

ôn.

3. T

hông

báo

trên

các

phư

ơng

tiện

truyề

n th

ông

địa

phươ

ng.

4.

Họp

thôn

.

Page 137: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM136

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Thôn

g tư

89/

2010

/TT-

BTC

ng

ày 1

6/6/

2010

của

Bộ

Tài

chín

h về

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

của

các

cơ q

uan

hành

chí

nh

Quả

n lý

sử d

ụng

tài s

ản c

ông

trong

các

quan

hàn

h ch

ính

(côn

g trì

nh x

ây d

ựng,

phư

ơng

tiện,

tài s

ản c

ố đị

nh, q

uà tặ

ng c

ủa

các

nhà

tài t

rợ tr

ong

nước

/ nư

ớc

ngoà

i)

Chí

nh q

uyền

các

cơ sở

đơn

vị c

ông

tài s

ản c

ông

được

tài

trợ b

ởi n

gân

sách

Nhà

ớc h

oặc

tiền

từ c

ác

nhà

tài t

rợ

Mẫu

Số

01 đ

ến 0

5 kè

m th

eo

Thôn

g tư

)

1. P

hân

bổ d

ự to

án tí

n dụ

ng

để đ

ầu tư

mua

sắm

tài s

ản

công

;

2. M

ua b

án, c

ho th

uê, c

huyể

n nh

ượng

...;

3. Q

uản

lý v

à sử

dụn

g tà

i sản

ng

1. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt d

ự to

án tí

n dụ

ng;

2. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y m

ua sắ

m;

3. 3

0 ng

ày sa

u kh

i kết

th

úc n

ăm d

ương

lịch

;

4. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y tiế

p nh

ận tà

i trợ

.

Luật

29/

2009

/QH

12 v

ề qu

ản lý

nợ

côn

g ng

ày 1

7 th

áng

6 nă

m

2009

Thôn

g tin

nợ

công

92B

ộ Tà

i chí

nh1.

Tổng

nợ;

2. C

ơ cấ

u nợ

tron

g nư

ớc;

3. N

ợ nư

ớc n

goài

của

chí

nh

phủ;

4. N

ợ bả

o hà

nh c

ủa C

hính

ph

ủ;

5. C

ác k

hoản

nợ

cấp

địa

phươ

ng;

6. T

hực

tế v

ay;

7. T

hanh

toán

nợ

thực

tế;

8. C

ác ti

êu c

hí g

iám

sát đ

ối

với n

ợ ch

ính

phủ,

nợ

công

nợ

nước

ngo

ài c

ủa q

uốc

gia.

Địn

h kỳ

92

Điề

u 47

Page 138: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

137ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Thôn

g tư

89/

2010

/TT-

BTC

ng

ày 1

6/6/

2010

của

Bộ

Tài

chín

h về

min

h bạ

ch tà

i chí

nh

của

các

cơ q

uan

hành

chí

nh

Quả

n lý

sử d

ụng

tài s

ản c

ông

trong

các

quan

hàn

h ch

ính

(côn

g trì

nh x

ây d

ựng,

phư

ơng

tiện,

tài s

ản c

ố đị

nh, q

uà tặ

ng c

ủa

các

nhà

tài t

rợ tr

ong

nước

/ nư

ớc

ngoà

i)

Chí

nh q

uyền

các

cơ sở

đơn

vị c

ông

tài s

ản c

ông

được

tài

trợ b

ởi n

gân

sách

Nhà

ớc h

oặc

tiền

từ c

ác

nhà

tài t

rợ

Mẫu

Số

01 đ

ến 0

5 kè

m th

eo

Thôn

g tư

)

1. P

hân

bổ d

ự to

án tí

n dụ

ng

để đ

ầu tư

mua

sắm

tài s

ản

công

;

2. M

ua b

án, c

ho th

uê, c

huyể

n nh

ượng

...;

3. Q

uản

lý v

à sử

dụn

g tà

i sản

ng

1. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt d

ự to

án tí

n dụ

ng;

2. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y m

ua sắ

m;

3. 3

0 ng

ày sa

u kh

i kết

th

úc n

ăm d

ương

lịch

;

4. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y tiế

p nh

ận tà

i trợ

.

Luật

29/

2009

/QH

12 v

ề qu

ản lý

nợ

côn

g ng

ày 1

7 th

áng

6 nă

m

2009

Thôn

g tin

nợ

công

92B

ộ Tà

i chí

nh1.

Tổng

nợ;

2. C

ơ cấ

u nợ

tron

g nư

ớc;

3. N

ợ nư

ớc n

goài

của

chí

nh

phủ;

4. N

ợ bả

o hà

nh c

ủa C

hính

ph

ủ;

5. C

ác k

hoản

nợ

cấp

địa

phươ

ng;

6. T

hực

tế v

ay;

7. T

hanh

toán

nợ

thực

tế;

8. C

ác ti

êu c

hí g

iám

sát đ

ối

với n

ợ ch

ính

phủ,

nợ

công

nợ

nước

ngo

ài c

ủa q

uốc

gia.

Địn

h kỳ

92

Điề

u 47

93

Điề

u 26

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Ngh

ị địn

h 79

/201

0/N

D-C

P ng

ày 1

4 Th

áng

7 nă

m 2

010

chi

tiết h

óa v

à hư

ớng

dẫn

thực

hiệ

n cá

c qu

y đị

nh c

ủa p

háp

luật

về

quản

lý n

ợ cô

ng

Thôn

g tin

nợ

công

93B

ộ Tà

i chí

nh1.

Tìn

h hì

nh v

ay, t

hanh

toán

nợ

chí

nh p

hủ tr

ong

ngoà

i nướ

c, n

ợ đư

ợc b

ảo

đảm

bởi

chí

nh p

hủ;

2. T

ình

hình

vay

, tha

nh to

án

nợ n

ước

ngoà

i cấp

quố

c gi

a, n

ợ cấ

p đị

a ph

ương

.

6 th

áng

1 lầ

n1.

Bản

tin

nợ c

ông;

2. W

ebsi

te c

ủa B

ộ Tà

i chí

nh

Thôn

g tư

Số

53/2

011/

TT-B

TC

ngày

27

Thán

g 4

năm

201

1 về

c m

ẫu c

huẩn

để

báo

cáo

công

bố

thôn

g tin

về

nợ c

ông

và c

ác th

ông

tin n

ợ qu

ốc g

ia

Thôn

g tin

nợ

công

nợ q

uốc

gia

Bộ

Tài c

hính

Mẫu

từ số

1.0

1 đế

n 1.

14; t

ừ 2.

01 đ

ến 2

.02

từ 3

.01

đến

3.05

từ 4

.01

đến

4.03

từ 5

.01

đến

5.05

kèm

theo

Thô

ng tư

)

1. N

ợ cô

ng v

à nợ

nướ

c ng

oài

của

quốc

gia

;

2. K

hoản

vay

than

h to

án

nợ C

hính

phủ

;

3. K

hoản

vay

than

h to

án

nợ đ

ược

chín

h ph

ủ bả

o đả

m;

4. K

hoản

vay

than

h to

án n

ợ C

hính

phủ

cấp

địa

ph

ương

;

5. K

hoản

vay

than

h to

án

nợ n

ước

ngoà

i của

quố

c gi

a.

6 th

áng

1 lầ

n1.

Bản

tin

nợ c

ông;

2. W

ebsi

te c

ủa B

ộ Tà

i chí

nh

Page 139: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM138

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Luật

Số

03/2

003/

QH

/11

ngày

17

/6/2

003

về K

ế to

án94

Báo

cáo

tài c

hính

của

đơn

vị k

ế to

án1.

Đơn

vị k

ế to

án tr

ong

công

tác

thu,

chi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước;

2. Đ

ơn v

ị kế

toán

hàn

h ch

ính

công

các

đơn

vị c

ông

được

tài

trợ b

ởi n

gân

sách

Nhà

ớc;

3. Đ

ơn v

ị kế

toán

của

sở c

ông

hoặc

của

nh

ững

tổ c

hức

khôn

g đư

ợc tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước;

4. Đ

ơn v

ị kế

toán

sử

dụng

các

kho

ản đ

óng

góp

công

;

5. Đ

ơn v

ị kế

toán

của

do

anh

nghi

ệp

1. B

áo c

áo q

uyết

toán

hàn

g nă

m c

ủa th

u và

chi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

và c

ác

khoả

n đó

ng g

óp k

hác

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh c

ủa

doan

h ng

hiệp

(tài

sản,

nợ

phải

trả,

ngu

ồn v

ốn, k

ết

quả

kinh

doa

nh, t

hiết

lập

và sử

dụn

g Q

uỹ, t

hu n

hập

của

ngườ

i lao

độn

g)

1. 6

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt q

uyết

toán

các

kh

oản

thu,

chi

của

Nhà

ớc h

àng

năm

;

2. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt b

áo c

áo tà

i chí

nh

của

các

cơ q

uan,

đơn

vị

hàn

h ch

ính

công

của

tổ c

hức

nhận

tài t

rợ

hoặc

khô

ng n

hận

tài

trợ từ

ngâ

n sá

ch N

nước

3. 1

20 n

gày

sau

khi k

ết

thúc

kỳ

kế to

án n

ăm

của

doan

h ng

hiệp

.

1. T

ài li

ệu b

ản in

2. T

hông

báo

3. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

;

4. N

hững

hìn

h th

ức k

hác

theo

qu

y đị

nh c

ủa p

háp

luật

Ngh

ị địn

h số

128

/200

4/N

Đ-C

P ng

ày 3

1 th

áng

5/20

04 h

ướng

dẫ

n tổ

chứ

c th

ực h

iện

Luật

kế

toán

Báo

cáo

tài c

hính

của

đơn

vị k

ế to

án1.

Đơn

vị k

ế to

án tr

ong

công

tác

thu,

chi

ng

ân sá

ch N

hà n

ước;

2. Đ

ơn v

ị kế

toán

hàn

h ch

ính

công

các

đơn

vị c

ông

được

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch

Nhà

nướ

c;

Báo

cáo

quy

ết to

án h

àng

năm

củ

a th

u ch

i ngâ

n sá

ch N

nước

các

khoả

n đó

ng g

óp

khác

1. 6

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt q

uyết

toán

các

kh

oản

thu,

chi

của

Nhà

ớc h

àng

năm

;

2. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt b

áo c

áo tà

i chí

nh

của

các

cơ q

uan,

đơn

vị

hàn

h ch

ính

công

của

tổ c

hức

nhận

tài t

rợ

hoặc

khô

ng n

hận

tài

trợ từ

ngâ

n sá

ch N

nước

94

Điề

u 32

, 33

Page 140: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

139ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Luật

Số

03/2

003/

QH

/11

ngày

17

/6/2

003

về K

ế to

án94

Báo

cáo

tài c

hính

của

đơn

vị k

ế to

án1.

Đơn

vị k

ế to

án tr

ong

công

tác

thu,

chi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước;

2. Đ

ơn v

ị kế

toán

hàn

h ch

ính

công

các

đơn

vị c

ông

được

tài

trợ b

ởi n

gân

sách

Nhà

ớc;

3. Đ

ơn v

ị kế

toán

của

sở c

ông

hoặc

của

nh

ững

tổ c

hức

khôn

g đư

ợc tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước;

4. Đ

ơn v

ị kế

toán

sử

dụng

các

kho

ản đ

óng

góp

công

;

5. Đ

ơn v

ị kế

toán

của

do

anh

nghi

ệp

1. B

áo c

áo q

uyết

toán

hàn

g nă

m c

ủa th

u và

chi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước

và c

ác

khoả

n đó

ng g

óp k

hác

2. B

áo c

áo tà

i chí

nh c

ủa

doan

h ng

hiệp

(tài

sản,

nợ

phải

trả,

ngu

ồn v

ốn, k

ết

quả

kinh

doa

nh, t

hiết

lập

và sử

dụn

g Q

uỹ, t

hu n

hập

của

ngườ

i lao

độn

g)

1. 6

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt q

uyết

toán

các

kh

oản

thu,

chi

của

Nhà

ớc h

àng

năm

;

2. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt b

áo c

áo tà

i chí

nh

của

các

cơ q

uan,

đơn

vị

hàn

h ch

ính

công

của

tổ c

hức

nhận

tài t

rợ

hoặc

khô

ng n

hận

tài

trợ từ

ngâ

n sá

ch N

nước

3. 1

20 n

gày

sau

khi k

ết

thúc

kỳ

kế to

án n

ăm

của

doan

h ng

hiệp

.

1. T

ài li

ệu b

ản in

2. T

hông

báo

3. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

;

4. N

hững

hìn

h th

ức k

hác

theo

qu

y đị

nh c

ủa p

háp

luật

Ngh

ị địn

h số

128

/200

4/N

Đ-C

P ng

ày 3

1 th

áng

5/20

04 h

ướng

dẫ

n tổ

chứ

c th

ực h

iện

Luật

kế

toán

Báo

cáo

tài c

hính

của

đơn

vị k

ế to

án1.

Đơn

vị k

ế to

án tr

ong

công

tác

thu,

chi

ng

ân sá

ch N

hà n

ước;

2. Đ

ơn v

ị kế

toán

hàn

h ch

ính

công

các

đơn

vị c

ông

được

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch

Nhà

nướ

c;

Báo

cáo

quy

ết to

án h

àng

năm

củ

a th

u ch

i ngâ

n sá

ch N

nước

các

khoả

n đó

ng g

óp

khác

1. 6

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt q

uyết

toán

các

kh

oản

thu,

chi

của

Nhà

ớc h

àng

năm

;

2. 3

0 ng

ày k

ể từ

ngà

y ph

ê du

yệt b

áo c

áo tà

i chí

nh

của

các

cơ q

uan,

đơn

vị

hàn

h ch

ính

công

của

tổ c

hức

nhận

tài t

rợ

hoặc

khô

ng n

hận

tài

trợ từ

ngâ

n sá

ch N

nước

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

3. Đ

ơn v

ị kế

toán

của

sở c

ông

hoặc

của

nh

ững

tổ c

hức

khôn

g đư

ợc tà

i trợ

bởi

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước;

4. Đ

ơn v

ị kế

toán

sử

dụng

các

kho

ản đ

óng

góp

công

.

Quy

ết đ

ịnh

130/

2003

/QD

-BTC

ng

ày 1

8 th

áng

8 nă

m 2

003

về

chuẩ

n m

ực k

ế to

án n

gân

sách

nh

à nư

ớc v

à ng

ân q

uỹ h

oạt

động

côn

g

Chu

ẩn m

ực k

ế to

án n

gân

sách

nhà

nướ

c và

ngâ

n qu

ỹ ho

ạt đ

ộng

công

:

1. N

ội d

ung

tài l

iệu

kế to

án;

2. X

ử lý

tài l

iệu

kế to

án;

3. L

ập c

hứng

từ k

ế to

án;

4. H

ình

thức

tài l

iệu

kế to

án;

5. K

iểm

soát

chứ

ng từ

kế

toán

;

6. N

ộp h

ồ sơ

chứ

ng từ

kế

toán

;

7. M

ẫu tà

i liệ

u kế

toán

.

94

Điề

u 32

, 33

Page 141: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM140

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Luật

Kiể

m to

án N

hà n

ước

37/2

005/

QH

11 n

gày

14 th

áng

6/20

05

1. B

áo c

áo k

iểm

toán

hàn

g nă

m

về q

uản

lý v

à sử

dụn

g ng

ân

sách

tài s

ản q

uốc

gia;

2. B

áo c

áo v

ề vi

ệc th

ực h

iện

nhữn

g kh

uyến

ngh

ị của

Kiể

m

toán

Việ

t Nam

95

3. B

áo c

áo k

iểm

toán

phá

t sin

h 96

Lãnh

đạo

Kiể

m to

án

Nhà

nướ

c1.

Báo

cáo

kiể

m to

án

hàng

năm

báo

cáo

về v

iệc

thực

hiệ

n kế

t qu

ả củ

a cá

c kh

uyến

ng

hị từ

Kiể

m to

án

Nhà

nướ

c ph

ải đ

ược

công

bố

sau

khi t

rình

Quố

c hộ

i

2. B

áo c

áo k

iểm

toán

phá

t si

nh c

ần p

hải đ

ược

công

bố

cùng

với

báo

o tà

i chí

nh

1. H

ọp b

áo;

2. C

ông

báo

và c

ác p

hươn

g tiệ

n th

ông

tin đ

ại c

húng

;

3. W

ebsi

te K

iểm

toán

Nhà

ớ c

4. T

ài li

ệu in

của

Kiể

m to

án

27/2

012/

QH

13 n

gày

23 th

áng

11 n

ăm 2

012

sửa

đổi l

uật

55/2

005/

QH

11 n

gày

29 th

áng

11 n

ăm 2

005

về p

hòng

, chố

ng

tham

nhũ

ng

Ngâ

n sá

ch tà

i chí

nh q

uốc

gia,

hu

y độ

ng v

à sử

dụn

g đó

ng g

óp

của

ngườ

i dân

, quả

n lý

sử

dụng

OD

A, ,

báo

cáo

kiể

m to

án

ngân

sách

tài s

ản c

ủa N

nước

, sử

dụng

đất

quản

lý đ

ất

đai 97

Lãnh

đạo

quan

liên

qu

anK

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước,

ngâ

n sá

ch

Trun

g ươ

ng, n

gân

sách

địa

ph

ương

, đơn

vị c

hi ti

êu, c

ác

khoả

n đó

ng g

óp c

ủa c

ác tổ

ch

ức /

cá n

hân,

quả

n lý

sử

dụng

OD

A;,

báo

cáo

kiểm

to

án n

gân

sách

tài s

ản c

ủa

Nhà

nướ

c, sử

dụn

g đấ

t và

quản

lý đ

ất đ

ai.

1. B

áo c

áo tr

ong

cuộc

họp

của

tổ

chứ

c;

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

củ

a tổ

chứ

c;

3. C

ông

văn

gửi c

ho tổ

chứ

c /

cá n

hân

có li

ên q

uan;

4. T

ài li

ệu b

ản in

;

5. G

ửi th

ông

tin đ

ến c

ác

phươ

ng ti

ện tr

uyền

thôn

g;

6. W

ebsi

te;

7. B

áo c

áo th

eo y

êu c

ầu c

ủa tổ

ch

ức /

cá n

hân

có li

ên q

uan.

95

Điề

u 58

96

Diề

u 59

97 Đ

iều:

15,

16,

17,

18,

19,

20,

21.

Page 142: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

141ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Luật

Kiể

m to

án N

hà n

ước

37/2

005/

QH

11 n

gày

14 th

áng

6/20

05

1. B

áo c

áo k

iểm

toán

hàn

g nă

m

về q

uản

lý v

à sử

dụn

g ng

ân

sách

tài s

ản q

uốc

gia;

2. B

áo c

áo v

ề vi

ệc th

ực h

iện

nhữn

g kh

uyến

ngh

ị của

Kiể

m

toán

Việ

t Nam

95

3. B

áo c

áo k

iểm

toán

phá

t sin

h 96

Lãnh

đạo

Kiể

m to

án

Nhà

nướ

c1.

Báo

cáo

kiể

m to

án

hàng

năm

báo

cáo

về v

iệc

thực

hiệ

n kế

t qu

ả củ

a cá

c kh

uyến

ng

hị từ

Kiể

m to

án

Nhà

nướ

c ph

ải đ

ược

công

bố

sau

khi t

rình

Quố

c hộ

i

2. B

áo c

áo k

iểm

toán

phá

t si

nh c

ần p

hải đ

ược

công

bố

cùng

với

báo

o tà

i chí

nh

1. H

ọp b

áo;

2. C

ông

báo

và c

ác p

hươn

g tiệ

n th

ông

tin đ

ại c

húng

;

3. W

ebsi

te K

iểm

toán

Nhà

ớ c

4. T

ài li

ệu in

của

Kiể

m to

án

27/2

012/

QH

13 n

gày

23 th

áng

11 n

ăm 2

012

sửa

đổi l

uật

55/2

005/

QH

11 n

gày

29 th

áng

11 n

ăm 2

005

về p

hòng

, chố

ng

tham

nhũ

ng

Ngâ

n sá

ch tà

i chí

nh q

uốc

gia,

hu

y độ

ng v

à sử

dụn

g đó

ng g

óp

của

ngườ

i dân

, quả

n lý

sử

dụng

OD

A, ,

báo

cáo

kiể

m to

án

ngân

sách

tài s

ản c

ủa N

nước

, sử

dụng

đất

quản

lý đ

ất

đai 97

Lãnh

đạo

quan

liên

qu

anK

ế ho

ạch

và q

uyết

toán

ngâ

n sá

ch N

hà n

ước,

ngâ

n sá

ch

Trun

g ươ

ng, n

gân

sách

địa

ph

ương

, đơn

vị c

hi ti

êu, c

ác

khoả

n đó

ng g

óp c

ủa c

ác tổ

ch

ức /

cá n

hân,

quả

n lý

sử

dụng

OD

A;,

báo

cáo

kiểm

to

án n

gân

sách

tài s

ản c

ủa

Nhà

nướ

c, sử

dụn

g đấ

t và

quản

lý đ

ất đ

ai.

1. B

áo c

áo tr

ong

cuộc

họp

của

tổ

chứ

c;

2. T

hông

báo

tại v

ăn p

hòng

củ

a tổ

chứ

c;

3. C

ông

văn

gửi c

ho tổ

chứ

c /

cá n

hân

có li

ên q

uan;

4. T

ài li

ệu b

ản in

;

5. G

ửi th

ông

tin đ

ến c

ác

phươ

ng ti

ện tr

uyền

thôn

g;

6. W

ebsi

te;

7. B

áo c

áo th

eo y

êu c

ầu c

ủa tổ

ch

ức /

cá n

hân

có li

ên q

uan.

Tài

Liệ

u Ph

áp L

uật

Thô

ng T

in C

ông

Bố

Qua

n C

hịu

Trác

h N

hiệm

Nội

Dun

g / T

rình

Bày

T

ần S

uất

Phươ

ng P

háp

Tiếp

C

ận

Quả

n lý

doa

nh n

ghiệ

p nh

à nư

ớcC

hủ d

oanh

ngh

iệp

1. V

ốn v

à tà

i sản

của

nhà

ớc tạ

i doa

nh n

ghiệ

p

2. V

ốn v

à tà

i sản

nhà

nướ

c

tại c

ác c

ông

ty c

on

3. C

ác k

hoản

đầu

tư n

ằm

ngoà

i lĩn

h vự

c ch

ính

4. C

ác k

hoản

vay

vốn

ưu

đãi

5. B

áo c

áo tà

i chí

nh v

à bá

o cá

o ki

ểm to

án

6. V

iệc

hình

thàn

h và

sử

dụng

quỹ

doa

nh n

ghiệ

p

7. C

hỉ đ

ịnh

các

vị tr

í quả

n lý

8. T

ên đ

ầy đ

ủ, n

hiệm

vụ,

tiền

ơng

của

các

thàn

h vi

ên

trong

Ủy

ban,

Ban

giá

m

đốc,

Tổn

g gi

ám đ

ốc, P

tổng

giá

m đ

ốc, G

iám

đốc

, Ph

ó gi

ám đ

ốc, T

hủ q

uỹ,

Kế

toán

trưở

ng

1. B

áo c

áo g

ửi c

ho B

ộ tà

i ch

ính,

các

Bộ

chuy

ên

ngàn

h, T

hanh

tra

Chí

nh

phủ,

Ủy

ban

nhân

dân

Page 143: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

Giấy đăng ký KHXB số: 173-2013/CXB/206-217/LĐ. Quyết định xuất bản số 233/QĐLK-LĐ ngày 10-5-2013. Thiết kế: Golden Sky Co.,Ltd. www.goldenskyvn.com

Page 144: ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM · 2. Báo cáo đánh giá chính sách này nhằm bổ sung cho những đánh giá hiện hành về Quản lý Tài chính

63 Lý Thái Tổ, Hà NộiTel: (84-4) 3934 6600Fax: (84-4) 3935 0752Website: www.worldbank.org.vn

ĐÁNH GIÁ MINH BẠCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM:Phân tích và Phản hồi của các Bên liên quan về Thông tin Ngân sách Nhà nước được Công khai

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI