ngÀnh tÀi chÍnh 5 an dao...1 ĐỀ Án ĐÀo tẠo bỒi dƯỠng cÔng chỨc, viÊn chỨc...

32
1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) PHẦN THỨ NHẤT THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH 1. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính 1.1. Tổng quan về đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính Hiện nay Bộ Tài chính có 35 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó có 25 tổ chức hành chính thực hiện các chức năng quản lý nhà nước gồm 20 Vụ, Cục thuộc Cơ quan Bộ Tài chính; 05 Tổng cục (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước); 10 đơn vị sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ gồm Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan. Tổng số công chức, viên chức (CCVC) thuộc Bộ Tài chính tính đến tháng 3/2011 là 69.688 người. Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tài chính theo đơn vị, chức vụ lãnh đạo, ngạch công chức, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ như sau: 1.1.1. Theo từng đơn vị - Cơ quan Bộ Tài chính: 1.151 người, chiếm 1,65 % so với tổng số CCVC. - Tổng cục Thuế: 40.808 người, chiếm 58,56 %. - Kho bạc Nhà nước: 13.837 người, chiếm 19,86 %. - Tổng cục Hải quan: 9.315 người, chiếm 13,37 %. - Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: 319 người, chiếm 0,46 %. - Tổng cục Dự trữ Nhà nước: 2.429 người, chiếm 3,46 %. - Khối đơn vị sự nghiệp: 1.829 người, chiếm 2,62 %.

Upload: buikhanh

Post on 13-May-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

1

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC ngày 10 tháng 7 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHẦN THỨ NHẤT

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO

TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH

1. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính

1.1. Tổng quan về đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính

Hiện nay Bộ Tài chính có 35 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong đó có 25 tổ

chức hành chính thực hiện các chức năng quản lý nhà nước gồm 20 Vụ, Cục

thuộc Cơ quan Bộ Tài chính; 05 Tổng cục (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,

Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước);

10 đơn vị sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ gồm Viện

Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài

chính, Nhà xuất bản Tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Học viện Tài

chính, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Tài chính - Kế

toán, Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Tài

chính - Hải quan.

Tổng số công chức, viên chức (CCVC) thuộc Bộ Tài chính tính đến tháng

3/2011 là 69.688 người. Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tài chính theo

đơn vị, chức vụ lãnh đạo, ngạch công chức, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận

chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ như

sau:

1.1.1. Theo từng đơn vị

- Cơ quan Bộ Tài chính: 1.151 người, chiếm 1,65 % so với tổng số CCVC.

- Tổng cục Thuế: 40.808 người, chiếm 58,56 %.

- Kho bạc Nhà nước: 13.837 người, chiếm 19,86 %.

- Tổng cục Hải quan: 9.315 người, chiếm 13,37 %.

- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: 319 người, chiếm 0,46 %.

- Tổng cục Dự trữ Nhà nước: 2.429 người, chiếm 3,46 %.

- Khối đơn vị sự nghiệp: 1.829 người, chiếm 2,62 %.

Page 2: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

2

1.1.2. Theo đối tượng

- Công chức, viên chức lãnh đạo

Tổng số CCVC lãnh đạo cấp phòng và tương đương, cấp chi cục địa phương

và tương đương trở lên thuộc hệ thổng Tổng cục là 18.871 người, chiếm tỷ lệ

27,7 %, cụ thể theo từng chức vụ như sau:

+ Lãnh đạo Bộ: 10 người;

+ Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Cơ quan Bộ: 94 người;

+ Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương thuộc Cơ quan Bộ: 308 người;

+ Lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương: 23 người;

+ Lãnh đạo cấp Vụ, tương đương thuộc Tổng cục: 291 người;

+ Lãnh đạo cấp phòng và tương đương thuộc Tổng cục: 383 người;

+ Lãnh đạo cấp cục địa phương và tương đương thuộc Tổng cục: 604 người;

+ Lãnh đạo cấp phòng và tương đương thuộc các cục địa phương của Tổng

cục: 3.743 người;

+ Lãnh đạo cấp chi cục địa phương và tương đương thuộc hệ thống Tổng

cục: 13.827 người;

- CCVC còn lại

Tổng số CCVC còn lại, không thuộc các đối tượng lãnh đạo trên là: 50.364

người, chiếm 72,3 % tổng số công chức, viên chức của Bộ. Trong đó, số CCVC

tại Cơ quan Bộ Tài chính là: 739 người, Tổng cục Thuế là: 26.691 người, Tổng

cục Hải quan là: 7.826 người, Tổng cục Dự trữ Nhà nước là: 1.967 người, Kho

bạc Nhà nước là: 11.467 người, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là: 246 người,

tại các đơn vị sự nghiệp là: 1.428 người.

1.1.3. Theo ngạch CCVC

Bộ Tài chính có 63.216 CCVC giữ ngạch từ chuyên viên và tương đương trở

lên, chiếm tỷ lệ 90,32 % (phụ lục số 01), trong đó:

+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 108 người, tỷ lệ 0,15 %;

+ Chuyên viên chính và tương đương: 4.584 người, tỷ lệ 6,55 %;

+ Chuyên viên và tương đương: 34.243 người, tỷ lệ 48,93 %;

+ Cán sự và tương đương: 24.281 người, tỷ lệ 34,69 %.

1.1.4. Theo trình độ chuyên môn

Cơ cấu CCVC Bộ Tài chính theo trình độ đào tạo như sau (phụ lục số 02):

- Tiến sĩ: 212 người, tỷ lệ 0,3 %;

- Thạc sĩ: 1.586 người, tỷ lệ 1,97 %;

- Đại học: 39.180 người, chiếm 55,98 %;

Page 3: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

3

- Cao đẳng, trung cấp: 21.775 người, tỷ lệ 31,11 %;

- Sơ cấp và chưa qua đào tạo: 7.235 người, tỷ lệ 10,34 %.

1.1.5. Theo trình độ lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước

- Về trình độ lý luận chính trị (phụ lục số 03): Tổng số công chức, viên chức

có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên là 23.945 người, chiếm tỷ lệ

34,21 % trong đó:

+ Lý luận chính trị cao cấp: 3.767 người, chiếm tỷ lệ 5,38 %;

+ Lý luận chính trị trung cấp: 20.178 người, chiếm tỷ lệ 28,83 %; còn lại

một phần lớn công chức, viên chức chưa qua bồi dưỡng lý luận chính trị: 46.043

người (65,79%).

- Về trình độ quản lý hành chính nhà nước (phụ lục số 03): đến nay, toàn

ngành Tài chính đã có 37.704 công chức, viên chức được bồi dưỡng chương trình

quản lý hành chính nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch từ chuyên viên trở lên, chiếm

tỷ lệ 53,87 %, trong đó:

+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước cao cấp: 439 CCVC, tỷ lệ 0,63 %;

+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước chuyên viên chính: 6.179 CCVC, tỷ

lệ 8,83%;

+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước chuyên viên 31.086 CCVC, tỷ lệ

44,41%;

+ Trình độ ngạch cán sự và chưa qua đào tạo 32.284 CCVC, tỷ lệ 46,13%.

1.1.6. Theo trình độ tin học

Trình độ tin học của đội ngũ CCVC Bộ Tài chính được thể hiện như sau

(phụ lục số 04):

- Đại học và trên đại học: 1.726 người, tỷ lệ 2,47 %;

- Tin học nâng cao: 4.654 người, tỷ lệ 6,65 %;

- Tin học cơ bản: 53.067 người, tỷ lệ 75,82 %;

- Chưa qua đào tạo: 10.541 người, tỷ lệ 15,06 %.

1.1.7. Theo trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của CCVC Bộ Tài chính như sau (phụ lục số

05):

- Đại học và trên đại học: 2.297 người, tỷ lệ 3,28 %;

- Trình độ C: 8.271 người, tỷ lệ 11,82 %;

- Trình độ B và A và chứng chỉ khác: 41.156 người, tỷ lệ 50,8%;

- Không biết ngoại ngữ: 18.264 người, tỷ lệ 26,1%.

Page 4: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

4

1.2. Đánh giá chung về đội ngũ CCVC ngành Tài chính

1.2.1.Ưu điểm

- Chất lượng đội ngũ CCVC ngày càng tăng, phần lớn được đào tạo cơ bản,

có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành học phù hợp với vị trí công việc, đáp

ứng được nhu cầu công việc của Bộ. Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác

quản lý và hoạch định chính sách tại cơ quan Trung ương và viên chức làm công

tác giảng dạy, nghiên cứu phần lớn có trình độ đại học trở lên. Công chức, viên

chức có trình độ cao đẳng, trung cấp phần lớn ở Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải

quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Kho bạc Nhà nước là các đơn vị có nhiều

cán bộ thực thi công vụ, chủ yếu tại các đơn vị địa phương.

- Quy mô nhân lực ngành Tài chính có sự gia tăng trên tất cả các lĩnh vực, từ

khối quản lý nhà nước, sự nghiệp đến các doanh nghiệp, đặc biệt, trong 02 năm

trở lại đây. Độ tuổi của người lao động chủ yếu vào khoảng từ 30 tuổi đến dưới

50 tuổi nên vừa có kinh nghiệm làm việc vừa có thời gian để phát triển và phấn

đấu. Do đó, nguồn nhân lực tại chỗ có tiềm năng phát triển.

1.2.2. Nhược điểm

- Mặc dù quy mô, chất lượng đội ngũ CCVC ngày càng tăng, tuy nhiên, chất

lượng nhân lực không đồng đều giữa khối quản lý nhà nước, sự nghiệp và khối

doanh nghiệp.

- Hạn chế lớn nhất đối với đội ngũ công chức, viên chức hiện nay là tính

chuyên nghiệp chưa cao, nhất là công chức thuộc hệ thống ở các địa phương.

Điều này thể hiện ở kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ còn hạn

chế: chưa thực sự biết việc, chưa chủ động triển khai thực hiện công việc và mức

độ mẫn cán với công việc được giao chưa cao.

- Đội ngũ CCVC còn thiếu và yếu về kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hành

công việc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài

chính, nhất là yêu cầu cải cách nền công vụ đòi hỏi hệ thống tài chính phải được

đổi mới phù hợp với thông lệ quốc tế; chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát

triển của hoạt động tài chính ra thị trường quốc tế.

- Khả năng thích ứng với sự thay đổi chưa cao, thiếu sự linh hoạt trong quản

lý và thực thi công vụ. CCVC ít có cơ hội thâm nhập thực tế, do đó chất lượng

chính sách quản lý và giảng dạy còn hạn chế.

2. Công tác ĐTBD công chức, viên chức (CCVC) ngành Tài chính:

2.1. H th ng các c ĐTBD và đội ngũ CCVC à công tác đà tạ , bồi

dưỡng

Hiện nay, Bộ Tài chính có 06 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó 01 cơ sở

đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ là Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và 05 cơ

sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Tổng cục gồm: Trường Nghiệp vụ thuế, Trường Hải

quan Việt Nam, Trường Nghiệp vụ kho bạc, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ dự

Page 5: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

5

trữ và Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán. Số lượng cơ sở

đào tạo, bồi dưỡng tăng lên nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của

ngành từ các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, bồi dưỡng kỹ năng

lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, cập nhật kiến thức chuyên ngành. Tuy

nhiên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phần lớn đều đang trong giai đoạn củng cố về

cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng, do đó

hầu hết các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa tuyển đủ nhân lực theo chỉ tiêu

biên chế.

Đội ngũ CCVC quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các đơn vị từ trung

ương đến địa phương và CCVC làm việc tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là 440

người (không tính số người làm công tác quản lý đào tạo đại học, cao đẳng tại các

trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ), trong đó tại Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài

chính, các Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ (trừ Trường Bồi dưỡng cán

bộ tài chính) là 31 người; tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là 205 người; tại các

Cục địa phương và tương đương thuộc Tổng cục là 204 người.

Tổng số giảng viên kiêm chức của các cơ sở đào tạo khoảng 605 người,

trong đó 515 người là công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Tài

chính và 90 người là công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị ngoài Bộ. Số

giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chỉ có 07 người.

CCVC làm công tác đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung có trình độ đào tạo

chuyên môn về kinh tế, tài chính đáp ứng được yêu cầu công việc, tuy nhiên còn

một số hạn chế:

- Phần lớn CCVC quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng tại cơ quan Bộ Tài

chính, đơn vị sự nghiệp, Tổng cục, Cục địa phương và tương đương đều làm công

tác kiêm nhiệm, quản lý nhiều công việc khác nhau, không chỉ riêng công tác đào

tạo, bồi dưỡng.

- CCVC ít được bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và thực hiện công

vụ liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

- Công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu

làm công tác quản lý và phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Số lượng công

chức, viên chức tham gia giảng dạy và nghiên cứu xây dựng chương trình, tài

liệu, bồi dưỡng còn thiếu.

2.2. Kết quả đà tạ , bồi dưỡng 5 nă 2006 – 2010

Trong 5 năm, các trường và trung tâm đào tạo, bồi dưỡng của Bộ và các

Tổng cục đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 436.088 lượt người (phụ lục 9),

trong đó:

- Bồi dưỡng lý luận chính trị: 4.906 lượt người;

- Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: 25.519 lượt người;

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ thuế, kho bạc, hải quan, dự

trữ, chứng khoán...): 292.996 lượt người;

Page 6: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

6

- Bồi dưỡng tin học: 18.126 lượt người;

- Bồi dưỡng ngoại ngữ: 45.788 lượt người;

- Đào tạo, bồi dưỡng khác (bồi dưỡng chủ tài khoản và kế toán trưởng; bồi

dưỡng nghiệp vụ tài chính xã phường): 44.592 lượt người.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Về cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý

Đối với công tác ĐTBD CBCC, Chính phủ đã có Quyết định số

161/2003/QĐ-TTg ngày 4/8/2003 về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công chức; đồng thời ngày 15/2/2006, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có

Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công chức giai đoạn 2006-2010. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến

hành xây dựng nội dung chương trình và tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, để tổ chức, quản lý và phối kết hợp trong công tác ĐTBD, Bộ Tài

chính cũng ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài

chính (ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC ngày 02/7/2008 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính).

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã xây dựng và triển khai Đề án đào tạo, bồi

dưỡng công chức ngành Tài chính giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết

định số 1031/QĐ-BTC ngày 14/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Đề án

1031), trong đó đã tổ chức xây dựng và biên soạn được hệ thống các chương trình

bồi dưỡng CBCC của ngành tài chính tương đối phù hợp với các đối tượng tiêu

chuẩn chức danh lãnh đạo và chuyên môn nghiệp vụ theo nhiều loại hình khác

nhau, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho

công chức theo vị trí việc làm. Một số nội dung chương trình của Đề án 1031 đã

được được thực hiện từ năm 2006 đến nay đã đem lại kết quả tích cực.

Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước và của Bộ Tài chính, các đơn vị Tổng

cục và tương đương thuộc Bộ đã ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở

để quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị, trong đó quy định về cơ chế

phân cấp quản lý, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

công chức, viên chức của đơn vị.

Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện cũng nảy sinh nhiều bất cập trong việc

thực hiện các nội dung, chương trình và phân cấp trong ĐTBD. Hiện nay, Chính

phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 về đào tạo, bồi

dưỡng công chức để xác định rõ cơ sở pháp lý, các loại hình ĐTBD, nội dung

chương trình, tài liệu và tổ chức phân cấp trong công tác ĐTBD. Bộ Nội vụ cũng

đã có Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/1/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị

định trên. Đây là những cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng trong giai đoạn từ nay đến 2015.

Page 7: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

7

2.3.2. Quy mô và chất lượng đào tạo bồi dưỡng

Trong giai đoạn 2006-2010, số lượng công chức ngành Tài chính được đào

tạo, bồi dưỡng qua các năm không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nhất định nâng cao trình

độ, chất lượng, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tăng cường hiệu lực, hiệu

quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức trong ngành. Công

tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ trực tiếp nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng

về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn góp phần rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo

đức, tác phong của đội ngũ cán bộ tài chính.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức còn chưa đáp ứng được

nhu cầu, một bộ phận không nhỏ công chức vẫn chưa được tham dự các khóa bồi

dưỡng hàng năm. Số lượng cán bộ được bồi dưỡng theo chức danh, tiêu chuẩn

nghiệp vụ trong toàn hệ thống chưa đạt yêu cầu đề ra, đặc biệt là đội ngũ cán bộ

tài chính cơ sở. Tỷ lệ được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và cập

nhật kiến thức mặc dù chiếm cơ cấu chủ yếu, song đang có xu hướng giảm dần.

Nhiều loại hình ĐTBD về nghiệp vụ chuyên ngành chưa được triển khai.

2.3.3. Nội dung chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng

Nội dung chương trình, tài liệu phục vụ ĐTBD đã có những đổi mới nhất

định: nhiều chương trình ĐTBD đã được triển khai thực hiện, đáp ứng bước đầu

nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tài chính trong

giai đoạn mới; đã chú trọng triển khai đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

theo vị trí việc làm.

Việc tổ chức biên soạn tài liệu cập nhật kiến thức chuyên ngành được chú

trọng từ khâu xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn, biên tập, thẩm định, in

ấn và phát hành. Nội dung, chương trình tài liệu luôn được cập nhật kịp thời để

từng bước nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ công chức.

Các Tổng cục đã chủ động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng

nghiệp vụ chuyên ngành của đơn vị.

Bên cạnh đó, trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và các cơ sở ĐTBD khác

của Bộ đã bước đầu tổ chức được một số chương trình ĐTBD có yếu tố nước

ngoài, có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia ngoài nước, tạo điều kiện để

hoạt động ĐTBD cán bộ tài chính từng bước tiếp cận và phù hợp với chuẩn mực

quốc tế.

Tuy vậy, nội dung chương trình và tài liệu ĐTBD vẫn chưa đáp ứng kịp thời

và phù hợp cho từng đối tượng đào tạo bồi dưỡng; số lượng chương trình ĐTBD

vẫn chưa nhiều và chưa bám sát các vị trí công việc cần ĐTBD. Hệ thống chương

trình, tài liệu còn chậm đổi mới, mang tính phổ cập kiến thức, nội dung chủ yếu

dành cho đối tượng công chức, viên chức mới tuyển dụng hoặc chuyển vị trí làm

việc, hoặc các chương trình phục vụ cho việc cấp các chứng chỉ hành nghề, chưa

có nhiều chương trình bồi dưỡng chuyên sâu.

Page 8: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

8

2.3.4. Về đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy, quản lý công tác ĐTBD

Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo đã huy động được một số giảng

viên và cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm tham gia vào

hoạt động ĐTBD. Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên đã được cải

tiến một bước, nhiều giảng viên đã kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền

thống và hiện đại, chú ý sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực để nâng cao

chất lượng, hiệu quả truyền đạt.

Tuy nhiên, trong hoạt động ĐTBD còn thiếu hụt đội ngũ giảng viên cơ hữu,

đặc biệt là giảng viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao; Thiếu cơ chế

để thu hút được giảng viên tốt. Đội ngũ giảng viên kiêm chức, giảng viên có kinh

nghiệm thực tế về chuyên môn khá nhiều nhưng không có thời gian và điều kiện

tham gia công tác giảng dạy. Điều đó dẫn tới tình trạng bị động trong việc thực

hiện kế hoạch mở lớp. Nhiều giảng viên kiêm chức công tác tại Bộ Tài chính có

kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm về kỹ

năng giảng dạy.

Lực lượng cán bộ, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng vừa

thiếu, vừa yếu, vừa ít được đào tạo, bồi dưỡng. Số cán bộ có năng lực làm công

tác ĐTBD còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, chuyên ngành đào tạo lại không phù

hợp, đặc biệt là thiếu cán bộ có năng lực xây dựng chương trình, nội dung ĐTBD.

Công tác tổ chức quản lý ĐTBD tuy có chuyên nghiệp hơn theo quy trình từ

khâu xác định nhu cầu của người học đến khâu kết thúc một khoá học song chưa

theo kịp với trình độ, chuẩn mực quốc tế. Việc triển khai quản lý, tổ chức công

tác đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị còn chưa đồng nhất, năng lực thực hiện của

các đơn vị không đồng đều, do việc bố trí nhân lực làm công tác đào tạo, bồi

dưỡng và cơ chế quản lý của các đơn vị khác nhau.

Hệ thống cơ sở ĐTBD của ngành Tài chính khá nhiều, song toàn hệ thống

lại nhỏ bé và manh mún. Việc thực hiện phân công, phân cấp và phối kết hợp

trong đào tạo bồi dưỡng chưa thật tốt dẫn đến hiện tượng chồng chéo về nội dung

và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

2.3.5. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ĐTBD chưa đáp ứng được yêu cầu; trang

thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập còn thiếu nhiều hoặc không có. Nhìn

chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đáp ứng được các chuẩn mực chung.

Quy mô nguồn lực tài chính sử dụng cho hoạt động ĐTBD còn nhỏ bé; Cơ

chế tài chính mặc dù thường xuyên được sửa đổi, bổ sung song không theo kịp

với thực tiễn hoạt động ĐTBD.

Page 9: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

9

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG ĐTBD CCVC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015

1. Mục tiêu, yêu cầu ĐTBD CCVC ngành Tài chính đến nă 2015

1.1. Mục tiêu chung

Tạo bước chuyển biến căn bản, thực chất trong việc trang bị và nâng cao

kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức; góp phần xây dựng đội

ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền tài chính tiên

tiến, hiện đại.

Đảm bảo nâng cao một bước về chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức: Gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về cơ cấu ngạch công

chức, viên chức với công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, với chức trách của

công chức, viên chức.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến nă 2015

- Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng đáp

ứng các tiêu chuẩn quy định về Lý luận chính trị, về ngạch, về kỹ năng lãnh đạo,

quản lý và các tiêu chuẩn chuyên ngành;

- 100 % cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đủ thời gian tham gia bồi

dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm (1 tuần/năm): Bình quân mỗi công chức được

tham gia ít nhất 1 khóa đào tạo, bồi dưỡng trong năm.

- Xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu bồi dưỡng khoa học, phù hợp với

yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức; Thiết kế các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ

năng chuyên ngành đa dạng và linh hoạt để công chức, viên chức lựa chọn tham

gia phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

1.2.1. ĐTBD theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức

Theo Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính, đến 2015, tổng

số CCVC của Bộ Tài chính là gần 90.000 người.

Cơ cấu ngạch hiện tại và dự kiến cơ cấu ngạch Bộ Tài chính như sau:

Ngạch Hiện tại

Tỷ lệ cả

nước (khối

CQ TW)

Tỷ lệ cả

nước (khối

ĐF)

Dự kiến

2015

Chuyên viên cao cấp (&TĐ)

Chuyên viên chính (&TĐ)

Chuyên viên (&TĐ)

Cán sự (&TĐ), khác

0,15%

6,55%

48,93%

44,37%

6

28

60

6

0,5

11

72

16,5

2 %

20 %

60 %

18 %

Page 10: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

10

Căn cứ dữ liệu trên, xác định nhu cầu bồi dưỡng các ngạch như sau:

1.2.1.1. Đối với Chương trình bồi dưỡng Quản lý nhà nước ngạch chuyên

viên cao cấp (CVCC):

Nhu cầu CCVC có chứng chỉ đến năm 2015 là: 90.000 người x 2 % = 1.800

người.

Số CCVC hiện tại đã có chứng chỉ Quản lý nhà nước ngạch CVCC là 439

người.

Chênh lệch giữa nhu cầu CCVC có chứng chỉ đến năm 2015 và số CCVC đã

có chứng chỉ hiện tại là 1.361 người. Trong giai đoạn 2011 – 2015, trung bình

mỗi năm, số CCVC cần được bồi dưỡng chương trình Quản lý nhà nước ngạch

chuyên viên cao cấp vào khoảng 270 người.

1.2.1.2. Đối với Chương trình bồi dưỡng Quản lý nhà nước ngạch chuyên

viên chính (CVC):

Nhu cầu CCVC có chứng chỉ vào năm 2015: 90.000 người x 20 % = 18.000

người.

Số CCVC hiện tại đã có chứng chỉ là 6.179 người.

Chênh lệch giữa nhu cầu CCVC có chứng chỉ đến năm 2015 và số CCVC đã

có chứng chỉ hiện tại là 11.821 người.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, trung bình mỗi năm, số CCVC cần được bồi

dưỡng chương trình Quản lý nhà nước ngạch CVC vào khoảng 2.360 người.

1.2.1.3. Đối với ngạch chuyên viên (CV):

Nhu cầu CCVC có chứng chỉ vào năm 2015 là: 90.000 x 60% = 54.000

người.

Hiện tại số CCVC đã có chứng chỉ ngạch CV là 31.086 người.

Chênh lệch giữa nhu cầu CCVC có chứng chỉ đến năm 2015 và số CCVC đã

có chứng chỉ hiện tại là 22.914 người.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, trung bình mỗi năm, số CCVC cần được bồi

dưỡng chương trình Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên vào khoảng 4.600

người.

1.2.1.4. Đối với ngạch cán sự và ngạch khác:

Nhu cầu CCVC có chứng chỉ vào năm 2015 là: 90.000 x 18% = 16.200

người. Hiện nay số người đã được bồi dưỡng khoảng 10.000 người. Nhu cầu cần

bồi dưỡng tiếp ngạch cán sự và công chức, viên chức tập sự là 6.200 người.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, trung bình mỗi năm, số CCVC cần được bồi dưỡng

chương trình Quản lý nhà nước ngạch cán sự và tập sự vào khoảng 1.250 người.

1.2.2. ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý

1.2.2.1. Nhu cầu ĐTBD Lý luận chính trị

Page 11: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

11

Theo quy định của Bộ Tài chính, một số chức danh lãnh đạo từ Vụ trưởng,

Cục trưởng và tương đương trở lên cần phải có điều kiện về trình độ lí luận chính

trị cao cấp.

Bên cạnh tiêu chuẩn về chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn để thi nâng

ngạch và bổ nhiệm ngạch công chức cao cấp cũng yêu cầu công chức phải có

trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp. Như vậy, nhu cầu về đào

tạo cao cấp lý luận chính trị tương đương với nhu cầu về bồi dưỡng quản lý nhà

nước ngạch chuyên viên cao cấp (vì phần lớn cán bộ lãnh đạo nằm trong đối

tượng này).

Nhu cầu CCVC giữ ngạch CVCC có bằng cao cấp LLCT đến năm 2015 là:

1.800 người. Trong khi đó, tổng số CCVC hiện tại đã có bằng cao cấp LLCT là

3.767 người.

Như vậy, nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp so với yêu cầu thực tế

đã đủ. Thời gian tới, nhu cầu chủ yếu là những công chức đã đủ điều kiện để

chuẩn bị thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp (về hệ số lương và số năm giữ

ngạch chuyên viên chính).

ớc tính trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị cao

cấp mỗi năm khoảng 100 người. Hình thức tổ chức thông qua việc tổ chức các

lớp bồi dưỡng ghép với các Bộ, Ngành khác theo chương trình do Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức (chỉ tiêu do Ban Tổ chức

Trung ương phân bổ). Trong đó, khả năng tham gia vào các khóa học theo chỉ

tiêu ở các địa phương (đối với các đơn vị Cục và tương đương thuộc hệ thống các

Tổng cục) hàng năm là 50 người.

Về nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp LLCT trong thời gian tới: Do những

người tốt nghiệp đại học ở phần lớn các trường đã được công nhận có trình độ

LLCT tương đương trung cấp nên thực tế không còn nhu cầu nữa.

1.2.2.2. Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Hiện nay, số CCVC lãnh đạo cấp Phòng trở lên là 9.862 người, trong đó số

CCVC có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý là 3.878

người, chiếm 39,32%, cụ thể đối với từng chức danh lãnh đạo như sau:

- Đối với lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục và tương đương (Lãnh đạo các

Tổng cục Thuế, Hải quan, Dự trữ; Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước): Tổng số CCVC lãnh đạo là 33, số lãnh đạo đã

có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý là 18 người, chiếm

54,55%.

- Đối với lãnh đạo cấp Vụ và tương đương: Tổng số CCVC lãnh đạo là 414

người, số lãnh đạo đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản

lý là 255 người, đạt tỷ lệ 61,59%.

Page 12: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

12

- Đối với lãnh đạo cấp Cục và tương đương tại địa phương: Tổng số CCVC

lãnh đạo là 604 người, số lãnh đạo đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

lãnh đạo, quản lý là 470 người, đạt tỷ lệ 77,81%.

- Đối với lãnh đạo cấp Chi cục và tương đương tại địa phương: Tổng số

CCVC lãnh đạo là 4.065 người, số lãnh đạo đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức,

kỹ năng lãnh đạo, quản lý là 1.436 người, đạt tỷ lệ 35,33%.

- Đối với lãnh đạo cấp Phòng và tương đương tại Bộ Tài chính, các đơn vị

Tổng cục và các Cục địa phương: Tổng số CCVC lãnh đạo là 6.706 người, số

lãnh đạo đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý là 2.351

người, đạt tỷ lệ 35,06%.

Ngoài ra, 1.224 CCVC thuộc diện quy hoạch lãnh đạo cấp phòng đã có

chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng.

Căn cứ số lượng CCVC đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh

đạo, quản lý các cấp, số CCVC được quy hoạch các chức danh lãnh đạo các cấp,

dự kiến số CCVC cần bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý các cấp

trong giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- Lãnh đạo, quy hoạch lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục và tương đương

(Lãnh đạo các Tổng cục Thuế, Hải quan, Dự trữ; Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà

nước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước): Tổng số CCVC cần bồi dưỡng

là: 25 người, trung bình mỗi năm cần bồi dưỡng 05 người. Tuy nhiên, chương

trình bồi dưỡng lãnh đạo, quy hoạch lãnh đạo cấp Bộ, Tổng cục và tương đương

hiện nay chưa có và Bộ Tài chính không được phân cấp thực hiện, do đó việc bồi

dưỡng lãnh đạo, quy hoạch lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục và tương đương phụ

thuộc vào các chương trình và khóa học do Bộ Nội vụ tổ chức.

- Lãnh đạo, quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ và tương đương: Tổng số CCVC cần

bồi dưỡng là khoảng 300 người, trung bình mỗi năm cần bồi dưỡng 60 người.

- Đối với lãnh đạo cấp Cục và tương đương tại địa phương: Tổng số CCVC

cần bồi dưỡng là khoảng 350 người, trung bình mỗi năm cần bồi dưỡng 70 người.

- Lãnh đạo, quy hoạch lãnh đạo cấp Chi cục và tương đương tại địa phương:

Tổng số CCVC cần bồi dưỡng là khoảng 3.000 người, trung bình mỗi năm cần

bồi dưỡng 600 người.

- Lãnh đạo, quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng và tương đương tại Bộ Tài chính,

các đơn vị Tổng cục và các Cục địa phương: Tổng số CCVC cần bồi dưỡng là

khoảng 4.000 người, trung bình mỗi năm cần bồi dưỡng 800 người.

1.2.2.3. ĐTBD kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: Theo tiêu chuẩn chuyên

ngành và theo vị trí việc làm

Theo quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của

Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư số 03/2011/TT-BNV

ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị

định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng

Page 13: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

13

công chức, CCVC cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu một tuần

trong một năm.

Để đảm bảo mỗi CCVC của Bộ được tham gia ít nhất một khóa đào tạo, bồi

dưỡng trong năm thì trừ những CCVC thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng các nội

dung đào tạo, bồi dưỡng tại mục 2.1, số công chức còn lại phải được tham gia các

khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

Số CCVC tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng hàng năm tại mục 2.1

khoảng 8.000 người, chiếm tỷ lệ khoảng 11% số CCVC của Bộ Tài chính. Do

vậy, số CCVC cần bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mỗi năm tương

ứng như sau: năm 2011 là 58.130 lượt người, năm 2012 là 61.130 lượt người,

năm 2013 là 66.130 lượt người, năm 2014 là 69.130 lượt người, năm 2015 là

73.130 lượt người.

1.2.2.4. Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ

Hiện nay toàn ngành có khoảng 18.000 CCVC không biết ngoại ngữ,

10.000 CCVC chưa qua đào tạo, bồi dưỡng tin học. Nhằm mục đích bồi

dưỡng ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ CCVC đạt tiêu chuẩn ngạch theo quy

định và bồi dưỡng nâng cao đối với CCVC sử dụng ngoại ngữ trong công

việc và CCVC làm việc thuộc lĩnh vực tin học, đồng thời bồi dưỡng cập nhật

kiến thức tin học khi áp dụng hệ thống thông tin mới trong ngành, ước tính

trong giai đoạn 2011 – 2015, mỗi năm nhu cầu bồi dưỡng tin học và ngoại

ngữ như sau:

Bồi dưỡng tin học: 3.000 lượt người/năm.

Bồi dưỡng ngoại ngữ: 5.000 lượt người/năm.

Tổng hợp nhu cầu ĐTBD CCVC toàn ngành 2011-2015

Đơn vị tính: lượt người

TT Nội dung ĐTBD Tổng số Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

1 ĐTBD LLCT-HC 500 100 100 100 100 100

2 ĐTBD the tiêu chuẩn

ngạch 42.400 8.480 8.480 8.480 8.480 8.480

CV cao cấp & TĐ 1.350 270 270 270 270 270

CVC và tương đương 11.800 2.360 2.360 2.360 2.360 2.360

CV và tương đương 23.000 4.600 4.600 4.600 4.600 4.600

Cán sự và tương đương,

CCVC tập sự 6.250 1.250 1.250 1.250 1.250 1.250

3 ĐTBD the tiêu chuẩn

chức vụ ãnh đạ , quản ý 5.675 1.135 1.135 1.135 1.135 1.135

Page 14: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

14

Cấp Bộ 25 5 5 5 5 5

Cấp vụ 300 60 60 60 60 60

Cấp phòng 4.000 800 800 800 800 800

Cấp cục 350 70 70 70 70 70

Cấp chi cục 3.000 600 600 600 600 600

4 ĐTBD kiến thức, kỹ năng

chuyên ngành 327.650 58.130 61.130 66.130 69.130 73.130

Các chương trình của Bộ 2.500 500 500 500 500 500

Các chương trình phân cấp

cho Tổng cục 325.150 57.630 60.630 65.630 68.630 72.630

5 Tin học 15.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000

6 Ng ại ngữ 25.000 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000

Tổng cộng 418.225 76.245 79.245 84.245 87.245 91.245

2. Đ i tượng đà tạ , bồi dưỡng

2.1. CCVC lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo ở các cấp trong toàn hệ thống,

gồm: Lãnh đạo cấp Thứ trưởng và tương đương; Lãnh đạo cấp vụ và tương

đương; Lãnh đạo cấp cục và tương đương; Lãnh đạo cấp chi cục và tương đương;

Lãnh đạo cấp phòng và tương đương.

2.2. Các công chức trực tiếp thực thi công vụ không giữ chức vụ lãnh đạo.

2.3. Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

2.4. CCVC làm công tác tài chính ở các bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ

chức chính trị, chính trị xã hội và cán bộ làm công tác tài chính kế toán các doanh

nghiệp.

2.5. CCVC làm công tác tài chính địa phương (tại các Sở Tài chính tỉnh,

thành phố; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, quận, thị xã và công chức tài

chính – kế toán xã, phường, thị trấn).

3. Chư ng trình ĐTBD CCVC ngành Tài chính giai đ ạn 2011-2015

3.1. Quan điể và căn cứ xác định chư ng trình ĐTBD

Theo Nghị định số 18/NĐ-TTg ngày 05/3/2010, các loại chương trình bồi

dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo,

quản lý do Bộ Nội vụ thống nhất quản lý chương trình. Bộ Tài chính phối hợp

biên soạn và thẩm định tài liệu một số chương trình theo quy định. Đồng thời, Bộ

Tài chính thông qua các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiến hành tổ chức đào tạo, bồi

dưỡng và cấp chứng chỉ các chương trình được phân cấp.

Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thuộc

thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các lĩnh vực chuyên môn của

Page 15: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

15

Bộ Tài chính đa dạng, nhiều lĩnh vực, phạm vi rộng nên cần phân cấp quản lý và

tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các chương trình này giữa Bộ (qua cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng chung của ngành là Trường BDCB tài chính thuộc Bộ) với các Tổng cục

(qua các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc các Tổng cục gồm: Trường Nghiệp vụ

Thuế, Trường Hải quan Việt Nam, Trường Nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Trung

tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo

Chứng khoán và các đơn vị khác thuộc các Tổng cục).

Đối với các nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, Đề án này

chỉ xác định các lĩnh vực chuyên môn lớn cần xây dựng chương trình ĐTBD

thuộc phạm vi trách nhiệm chủ trì của Bộ. Việc xây dựng nội dung từng chương

trình cụ thể và biên soạn tài liệu sẽ được thực hiện dần trong khuôn khổ loại

chương trình đã xác định, có thể được cập nhật hoặc mở rộng thêm tùy theo yêu

cầu từng năm. Các Tổng cục và các đơn vị tương đương chủ động xây dựng

chương trình phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của đơn vị mình.

3.2. Các ại chư ng trình đà tạ , bồi dưỡng

3.2.1. Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị:

Các chương trình này được thực hiện theo quy định của Ban Tổ chức Trung

ương và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Việc tổ chức

đào tạo được thực hiện theo phân cấp, theo chỉ tiêu và kế hoạch của Ban Tổ chức

Trung ương. Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính được giao làm đầu mối quản lý

các lớp học theo chương trình cao cấp Lý luận chính trị - Hành chính. Đối với

chương trình trung cấp Lý luận chính trị, nhu cầu học tập chủ yếu ở khối công

chức thuộc các Tổng cục làm việc tại các địa phương, được thực hiện bằng cách

cử công chức tham gia các khóa đào tạo tại các trường chính trị các tỉnh, thành

phố.

3.2.2. Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương

đương.

Chương trình này do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

biên soạn; tổ chức đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ. Trường BDCB tài chính

có thể phối hợp tổ chức các khóa học tập trung cho học viên là công chức của Bộ

Tài chính; Trong trường hợp không tổ chức lớp tập trung tại Bộ, công chức được

Bộ và các Tổng cục cử đi học các lớp tập trung tại Học viện Hành chính quốc gia.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên,

ngạch cán sự và tương đương.

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch nêu trên do Bộ Nội vụ

ban hành; Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

thuộc các Tổng cục tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn từng

ngạch, bao gồm: ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương

đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương. Cụ thể là:

Page 16: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

16

+ Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thực hiện các chương trình bồi dưỡng

kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, chương trình bồi

dưỡng kế toán viên chính, kế toán viên, kế toán viên cao đẳng, kế toán viên trung

cấp.

+ Tổng cục Thuế thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiểm tra viên chính

thuế, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên cao đẳng thuế, kiểm tra viên trung cấp

thuế;

+ Tổng cục Hải quan thực hiện chương trình bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên

chính hải quan, kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên cao đẳng hải quan, kiểm tra

viên trung cấp hải quan;

+ Tổng cục Dự trữ nhà nước thực hiện các chương trình bồi dưỡng kỹ thuật

viên bảo quản, kỹ thuật viên bảo quản trung cấp, Thủ kho bảo quản, Nhân viên

bảo vệ kho dự trữ.

Nội dung các chương trình này cần đổi mới theo hướng bao quát các kiến

thức và kỹ năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Tùy theo đối

tượng, thời gian ĐTBD cho mỗi chương trình tối đa là 08 tuần và giảm dần theo

cấp độ ĐTBD.

Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng được phân cấp biên soạn chương trình, tài liệu

bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch làm các thủ tục cần thiết để Bộ Tài chính phối

hợp với Bộ Nội vụ thẩm định và phê duyệt chương trình, căn cứ vào chương

trình, biên soạn tài liệu và tổ chức đào tạo bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo quy

định.

3.2.3. Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh

đạo quản lý

Bao gồm:

- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Thứ trưởng, bồi dưỡng lãnh đạo

cấp vụ, cấp sở, cấp huyện và tương đương.

Các chương trình này do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp

chứng chỉ. Trường BDCB tài chính phối hợp tổ chức, quản lý các khóa học.

- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương

đương.

Chương trình này do Bộ Nội vụ ban hành; Trường BDCB tài chính tổ chức

biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng,

cấp chi cục. Thời gian thực hiện đào tạo bồi dưỡng tối đa là 04 tuần.

Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực

tiễn, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo quản lý, trong đó dung lượng về

kỹ năng thực hành là chủ yếu, đồng thời nâng dần theo các chuẩn mực và thông

Page 17: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

17

lệ quốc tế. Phấn đấu xây dựng bộ tài liệu ĐTBD cán bộ lãnh đạo quản lý đạt

chuẩn quốc tế.

3.2.4. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành:

3.2.4.1. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ chủ trì, Trường BDCB

tài chính thực hiện

Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành do Bộ chủ trì bao

gồm những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cơ bản, tổng hợp, cần thiết trang bị

hoặc cập nhật cho nhiều đối tượng công chức, viên chức toàn ngành. Bên cạnh đó

là kiến thức kỹ năng về một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể có liên quan nhiều

nhất đến lực lượng công chức làm việc tại cơ quan Bộ Tài chính.

a. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành:

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về quản ý tài chính công

Mục đích của chương trình nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực

quản lý tài chính công cho công chức làm việc trong các lĩnh vực có liên quan

đến tài chính công như: ngân sách nhà nước, thuế, kho bạc, hải quan, kế hoạch tài

chính, tài chính hành chính sự nghiệp, đầu tư, quản lý công sản; quản lý nợ, giá,

dự trữ.

Nội dung chương trình bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngân

sách, thuế, chi tiêu ngân sách, quản lý tài sản công, quản lý nợ, quản lý tài chính

các đơn vị sự nghiệp, trong đó có nội dung xử lý những vướng mắc trong quá

trình thực thi chính sách tài chính công trong hoạt động thực tiễn.

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về quản ý tài chính d anh nghi p

và quản ý đầu tư

Mục đích của chương trình nhằm bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên

môn sâu cho công chức theo các vị trí công việc có liên quan đến lĩnh vực quản lý

tài chính doanh nghiệp và quản lý đầu tư.

Nội dung chương trình bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý

vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; Quản lý dự án đầu tư; Cơ chế chính

sách đối với các loại hình doanh nghiệp; đánh giá tình hình tài chính và định giá

doanh nghiệp; Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp; Những vướng mắc trong

quá trình thực thi chính sách tài chính doanh nghiệp, đầu tư tài chính và định

hướng xử lý.

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về thị trường tài chính và dịch vụ

tài chính

Mục đích của chương trình nhằm bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên

môn sâu cho công chức theo các vị trí công việc có liên quan đến lĩnh vực quản lý

thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính.

Nội dung chương trình bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường

tài chính, thị trường dịch vụ tài chính, thị trường vốn, thị trường chứng khoán;

Page 18: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

18

Chính sách phát triển thị trường, các công cụ quản lý và cơ chế giám sát thị

trường tài chính; Những vướng mắc nảy sinh trong quá trình hình thành, phát

triển và quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, các định hướng xử lý.

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về quản ý nợ công

Mục đích của chương trình nhằm bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên

môn sâu cho công chức theo các vị trí công việc có liên quan đến lĩnh vực quản lý

nợ công.

Nội dung chương trình bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan

đến nợ công. Chính sách quản lý nợ, công cụ và phương pháp quản lý nợ; Những

vướng mắc nảy sinh trong quá trình quản lý nợ và các định hướng xử lý.

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về thanh tra tài chính

Mục đích của chương trình nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng, góp

phần nâng cao năng lực thanh tra tài chính cho cán bộ thanh tra tài chính trong

các lĩnh vực cụ thể có liên quan đến lĩnh vực thanh tra.

Nội dung chương trình gồm những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn về

thanh tra tài chính, các quy trình thanh tra cụ thể trong từng lĩnh vực như thanh

tra hành chính sự nghiệp; thanh tra tài chính doanh nghiệp; thanh tra giá; thanh

tra vốn đầu tư XDCB; xử lý sau thanh tra tài chính.

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về h ạch định chính sách tài chính

Mục đích chương trình này nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho đội

ngũ công chức làm công tác hoạch định chính sách trong tất cả các đơn vị liên

quan thuộc Bộ, góp phần nâng cao năng lực hoạch định chính sách tài chính nói

chung.

Nội dung chương trình bao gồm: các vấn đề hoạch định chính sách kinh tế,

chính sách tài chính trong kinh tế thị trường; những vấn đề về nội dung, phương

pháp, công cụ hoạch định chính sách tài chính; Các mô hình kinh tế liên quan đến

hoạch định chính sách; Tổ chức thực hiện chính sách trong hoạt động thực tiễn,

các vướng mắc nảy sinh và định hướng xử lý.

Ngoài ra, còn một số chương trình sau:

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về hội nhập qu c tế.

- Chư ng trình bồi dưỡng kiến thức về kế t án kiể t án.

- Chư ng trình bồi dưỡng kỹ năng quản ý nhân ự và đà tạ nguồn

nhân ực.

- Chư ng trình bồi dưỡng kỹ năng văn phòng.

Các chương trình này được thiết kế và xây dựng theo 2 mức độ: cơ bản và

chuyên sâu: Chương trình cơ bản được tổ chức ĐTBD cho các đối tượng công

chức mới tuyển vào vị trí công việc hoặc thời gian công tác theo vị trí công việc

Page 19: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

19

không quá 5 năm; Chương trình chuyên sâu được áp dụng cho các đối tượng cán

bộ công chức theo vị trí công tác sau 5 năm, các đối tượng cán bộ luân chuyển,

các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo.

b. Các chương trình bồi dưỡng có tính chất bổ trợ

Các chương trình này được thiết kế xây dựng và đổi mới hàng năm có tính

chất lựa chọn cho các đối tượng CBCC. Nội dung chương trình có thể bao quát

chung tất cả các lĩnh vực hoặc chuyên sâu cho từng lĩnh vực cụ thể, để đảm bảo

tất cả các loại công chức, căn cứ vào vị trí, tính chất công việc, có thể lựa chọn

những chương trình phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chế độ bồi dưỡng

bắt buộc tối thiểu hàng năm.

c. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức kinh tế tài chính

theo vị trí việc làm.

Chương trình cập nhật kiến thức này được xây dựng chung cho tất cả các đối

tượng công chức. Hàng năm, căn cứ vào định hướng và thực tế đổi mới chính

sách, chế độ trong lĩnh vực tài chính, các đơn vị trong Bộ đề xuất và biên soạn

nội dung những vấn đề cần cập nhật về chính sách, chế độ để phổ biến cho cán bộ

công chức trong toàn ngành.

Các đơn vị, căn cứ vào chuyên ngành của mình, lựa chọn những vấn đề phù

hợp để xây dựng chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ công

chức trong đơn vị. Chương trình này được thực hiện hàng năm với thời gian tối

đa là 5 ngày.

d. Chương trình bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tài chính -

kế toán các Bộ, ngành

Bao gồm:

- Chương trình bồi dưỡng quản lý tài chính công.

- Chương trình bồi dưỡng quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp.

e. Chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức tài chính địa phương

Thực hiện theo Đề án Đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính địa phương

ban hành kèm theo Quyết định số 3179/QĐ-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3.2.4.2. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành do

các Tổng cục thực hiện

Chương trình này nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành

cơ bản và chuyên sâu thuộc các lĩnh vực, các khâu quản lý của từng Tổng cục

đồng thời thường xuyên cập nhật những thay đổi, cải tiến trong các khâu công tác

nghiệp vụ bằng các chương trình tập huấn, cập nhật chính sách, chế độ, quy trình

nghiệp vụ mới như: kỹ năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; kỹ năng kiểm

tra hồ sơ khai thuế; kỹ năng thanh tra thuế; Nghiệp vụ kho quỹ; nghiệp vụ kế toán

kho bạc; kỹ năng kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước; Kỹ năng quản lý kiểm

Page 20: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

20

soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; nghiệp vụ quản lý thu ngân sách

nhà nước và quản lý chương trình mục tiêu; nghiệp vụ thông quan; nghiệp vụ

kiểm tra sau thông quan; nghiệp vụ kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương

mại; nghiệp vụ quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế; kiến thức cơ bản về thị

trường chứng khoán; các kiến thức chuyên sâu về chứng khoán và thị trường

chứng khoán; các kiến thức về phân tích và đầu tư chứng khoán; nghiệp vụ giám

sát thị trường chứng khoán; nghiệp vụ bảo quản hàng hóa, vật tư thiết bị dự trữ;

...

3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng về tin học

Bộ Tài chính không quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin, lực

lượng CCVC làm việc chuyên môn về tin học chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó nhu cầu đào

tạo nâng cao trình độ chuyên môn (đại học, sau đại học) và bồi dưỡng chuyên sâu

không nhiều, chỉ có nhu cầu về bồi dưỡng tin học ứng dụng để thừa hành công vụ

hành chính. Hiện nay, CCVC khi được tuyển dụng đã có trình độ tin học cơ bản

(điều kiện tuyển dụng phải có chứng chỉ tin học A, B tùy theo từng vị trí), chỉ còn

một số CCVC được tuyển dụng trước đây (10 năm trở về trước) chưa có chứng

chỉ tin học cơ bản và phải bổ sung để đủ tiêu chuẩn ngạch cần được bồi dưỡng tin

học. Việc bồi dưỡng tin học cơ bản thực hiện theo chương trình của các Trung

tâm đào đào, bồi dưỡng tin học được phép cấp chứng chỉ (đối tượng bồi dưỡng

chủ yếu là công chức, viên chức tại các Cục, chi cục và tương đương tại địa

phương). Vì vậy, cần tập trung vào việc cập nhật những kỹ năng mới và tập huấn

những thay đổi trong sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị. Trong

giai đoạn tới cần bồi dưỡng tin học theo các nội dung sau:

- Cử CCVC đi bồi dưỡng kiến thức tin học cơ bản để đáp ứng tiêu chuẩn

ngạch.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cập nhật những kỹ năng mới và tập huấn

những thay đổi trong sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị.

3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, nhu cầu sử dụng

ngoại ngữ trong công việc ngày càng nhiều. Một số vị trí công việc thường xuyên

giao tiếp trực tiếp bằng ngoại ngữ (hợp tác quốc tế, biên dịch, phiên dịch và một

số vị trí chuyên môn phải đàm phán trực tiếp) đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ

cao. Đối với các công việc không liên quan trực tiếp, khuyến khích CCVC có

trình độ ngoại ngữ để có thể chủ động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn,

tìm hiểu tài liệu từ các nước. Hiện nay, CCVC đã nhận thức được vai trò của việc

học tập, trau dồi ngoại ngữ, tuy nhiên việc sử dụng thành thạo không chỉ trên cơ

sở được bồi dưỡng mà do quá trình sử dụng liên tục trong công việc. Do đó việc

nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyển sang xu hướng khuyến khích CCVC chủ

động tự duy trì, nâng cao trình độ ngoại ngữ qua sử dụng trong công việc và cập

nhật thông tin hàng ngày; CCVC mới tuyển dụng vào những vị trí công việc đòi

hỏi sử dụng ngoại ngữ thường xuyên trong công việc yêu cầu kiểm tra trình độ

ngoại ngữ cao hơn. Đối với CCVC đã được tuyển dụng thời gian trước chưa có

Page 21: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

21

chứng chỉ bồi dưỡng ngoại ngữ theo tiêu chuẩn ngạch sẽ cử tham gia các khóa

bồi dưỡng tiếng Anh lấy chứng chỉ. Trong giai đoạn đến năm 2015, việc bồi

dưỡng ngoại ngữ tập trung vào các đối tượng sau:

- Đối với CCVC làm việc trực tiếp bằng ngoại ngữ: căn cứ vị trí công việc

gửi CCVC học theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo các Đề án của Nhà

nước (Đề án 165, Đề án 911), chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ theo các dự án

hợp tác với nước ngoài; chương trình bồi dưỡng kỹ năng của các cơ sở đào tạo

chuyên nghiệp về ngoại ngữ (đào tạo phiên dịch, đào tạo ngoại ngữ chuyên sâu,

đào tạo biên dịch viên...).

- Đối tượng cần hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch: cử tham dự các khóa đào tạo

cấp chứng chỉ phù hợp với quy định của ngạch CCVC.

- Đối với CCVC công tác tại các tỉnh, địa phương có người dân tộc thiểu số,

cần thiết trang bị tiếng dân tộc tạo thuận lợi trong tiếp xúc, giao tiếp với người

dân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Đối với công chức công tác tại các tỉnh có chung biên giới với Lào,

Campuchia, Trung Quốc, cần phải được học tập bồi dưỡng tiếng Lào, tiếng

Campuchia và tiếng Trung Quốc.

4. Phư ng thức ĐTBD CCVC ngành Tài chính:

4.1. Đà tạ bồi dưỡng tr ng nước:

Các phương thức ĐTBD trong nước bao gồm: ĐTBD tập trung, bán tập

trung và ĐTBD từ xa. Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại chương trình

ĐTBD và từng đối tượng ĐTBD để áp dụng phương thức ĐTBD thích hợp. Đặc

biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển cần từng bước áp dụng phương

pháp ĐTDB qua mạng Internet để vừa tiết kiệm thời gian, công sức của CCVC

vừa tiết kiệm được chi phí ĐTBD và nâng cao chất lượng ĐTBD.

4.2. Phư ng thức ĐTBD nước ngoài:

ĐTBD ở nước ngoài chủ yếu là ĐTBD kiến thức, kỹ năng chuyên ngành

theo những chuyên đề cụ thể.

Kinh phí ĐTBD ở nước ngoài được thực hiện đa dạng thông qua các dự án

hỗ trợ kỹ thuật của các nước và các tổ chức quốc tế cho Bộ Tài chính. Ngoài ra

cần sử dụng nguồn kinh phí ĐTBD của Bộ Tài chính và của NSNN phân cấp cho

Bộ Tài chính để ĐTBD CCVC ở nước ngoài (Đề án 165 đào tạo, bồi dưỡng công

chức lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng nguồn NSNN).

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu, đề xuất của các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ

phối hợp với các đơn vị liên quan như Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, vụ

Hợp tác quốc tế liên hệ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín ở nước ngoài

để đặt hàng nội dung và tổ chức khóa học, sử dụng phần kinh phí ĐTBD ở nước

ngoài được phân bổ cho Bộ.

Page 22: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

22

Đối với nội dung ĐTBD theo Đề án 165: Trong giai đoạn từ nay đến 2015,

hàng năm, Bộ Tài chính được phân cấp tổ chức 1 đến 2 khóa với khoảng 20 học

viên mỗi khóa. Đối tượng được ĐTBD là cán bộ lãnh đạo từ cấp Phòng và tương

đương trở lên ở Trung ương và từ cấp Vụ, cục (thuộc Tổng cục) và tương đương

trở lên ở các địa phương. Loại hình bồi dưỡng này nhằm tiếp cận để cập nhật một

số kiến thức mới từ các nước tiên tiến đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm quản lý tài

chính ở một số lĩnh vực chuyên môn mà nước đến có thế mạnh. Việc tổ chức ở

nhiều nước khác nhau nhằm thu thập đa dạng các kiến thức và kinh nghiệm nước

ngoài phục vụ hoạch định và thực thi chính sách. Trong những năm tới, tiến hành

bồi dưỡng các nội dung về quản lý tài chính công như: Chính sách tài khóa; Phân

cấp ngân sách giữa trung ương và địa phương; hệ thống thuế; các chính sách chi

tiêu cho các lĩnh vực (cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, an sinh xã hội...); quản lý nợ

công. Ngoài ra, cần thiết kế các khóa học về quản lý tài chính doanh nghiệp, quản

lý các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và thị trường tài chính, quản lý và đào tạo

nguồn nhân lực...

Đối với các chương trình không thường xuyên do các dự án, các đơn vị tài

trợ tổ chức ở nước ngoài, chủ đề khóa học, hội thảo... thường rất đa dạng, phần

lớn là các vấn đề chuyên môn như: “các chính sách nhằm ổn định tài chính”;

“quản lý nhà nước về kinh tế”; “cải cách ngân sách”; “cải cách thị trường tài

chính khu vực”; “Thúc đẩy sự bền vững tài khóa”; “nâng cao năng lực hoạch định

chính sách kinh tế vĩ mô”; “đánh giá và huy động các nguồn lực tài chính”;

“chính sách công”; “phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô”; “Thị trường tài chính và

các công cụ tài chính mới”; “chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái” ; “tăng cường

năng lực quản lý dự án”...

Các tổ chức, đơn vị tài trợ trong thời gian vừa qua: Dự án đào tạo chính sách

công của Ngân hàng phát triển châu Á; Đề án 165; Dự án hỗ trợ phân tích chính

sách tài chính; Quỹ tín thác đa biên; Quỹ tiền tệ quốc tế; Cơ quan hợp tác quốc tế

Nhật bản (JICA); Dự án hỗ trợ kỹ thuật vùng (ADB), Bộ Tài chính các nước...

Chỉ tiêu được đăng ký cho các khóa học trên rất hạn chế, vì vậy cần triệt để

khai thác, cử người đúng đối tượng, có chuyên môn phù hợp, tránh bỏ lỡ chỉ tiêu

do không đáp ứng các thủ tục, yêu cầu. Mặt khác, một số khóa bồi dưỡng đòi hỏi

phải tham gia bằng ngoại ngữ, không có phiên dịch. Vì thế, công chức các đơn vị

cũng cần chuẩn bị tốt về ngoại ngữ để sẵn sàng tham dự các khóa học liên quan.

4.3. Các phư ng thức đà tạ , bồi dưỡng khác:

Ngoài các phương thức ĐTBD nói trên, cần có biện pháp khuyến khích và

bắt buộc CCVC tự học tập bồi dưỡng, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Coi

trọng phương thức ĐTBD tại chỗ (tại nơi làm việc của CCVC) theo cách người

đi trước hướng dẫn cho người đi sau, người có chuyên môn cao hướng dẫn

kèm cho người có chuyên môn chưa cao, CCVC công tác lâu năm kèm cặp

giúp đỡ cho CCVC mới vào nghề. Phải coi đây là phương thức ĐTBD quan

trọng và cần được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị.

Tổ chức các Hội thảo chuyên đề:

Page 23: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

23

Đẩy mạnh hình thức hội thảo chuyên đề tại trường Bồi dưỡng cán bộ Tài

chính và các Tổng cục với sự tham gia của các vụ, cục và các đơn vị chuyên

môn khác. Chủ đề có thể bao hàm tất cả các vấn đề từ lý thuyết đến trao đổi

kinh nghiệm trong nước và quốc tế, từ kiến thức tổng hợp đến các kỹ năng,

thao tác nghiệp vụ chuyên sâu.

Trường Bồi dưỡng cán bộ, các Tổng cục cần phối hợp với các đơn vị để

xác định chủ đề, đặt bài hội thảo, lên kế hoạch hàng năm và tổ chức hội thảo

tùy theo nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, chú trọng và khuyến khích các vụ, cục chuyên môn, các dự án

của Bộ và các Tổng cục tự tổ chức các hội thảo chuyên đề với thành phần rộng

rãi CCVC có quan tâm tham gia.

5. Kinh phí thực hi n đề án

5.1. Các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:

- Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Ngân sách nhà nước cấp hàng năm do

Bộ Nội vụ phân bổ. Kinh phí này được dùng cho các hoạt động do Bộ chủ trì

thông qua trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính theo các chương trình chung dành

cho đối tượng là công chức cơ quan Bộ và một số đối tượng thuộc các đơn vị trực

thuộc Bộ (Mức được phân bổ hàng năm hiện nay khoảng 15 tỷ đồng/năm);

- Nguồn kinh phí khoán cho các đơn vị Tổng cục, trong đó có phần dành cho

đào tạo, bồi dưỡng;

- Nguồn kinh phí thực hiện các dự án trong và ngoài nước;

- Nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân tài trợ và nguồn kinh phí khác.

5.2. Nhu c u kinh phí th c hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án

Để thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra trong giai đoạn 2011-2015, ước

tính tổng nhu cầu kinh phí thường xuyên để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng

là 670 tỷ đồng. Kinh phí trung bình mỗi năm khoảng 134 tỷ cho toàn hệ thống.

(Kinh phí được xác định trên cơ sở ước tính số lớp cần tổ chức (418.255

người/50= 8.365 lớp) và kinh phí tổ chức mỗi lớp trung bình khoảng 80 (triệu

đồng/lớp tính chung cho cả tổ chức quản lý lớp và xây dựng chương trình, tài liệu

bồi dưỡng).

PHẦN THỨ BA

GI I PHÁP THỰC HI N ĐỀ ÁN

1. H àn thi n các văn bản pháp ý về ĐTBD

Hiện nay, một số văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến đào tạo, bồi

dưỡng đã được ban hành và triển khai: Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày

05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Quyết định số

Page 24: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

24

1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; Thông tư số

03/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

số 18/2010/NĐ-CP; Thông tư số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 16/6/2011

của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc,

chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang

bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010

của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân

sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tuy vậy,

cơ quan quản lý các cấp vẫn cần bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa và hướng dẫn

thêm những nội dung như:

- Tiêu chí về Trường và các cơ sở ĐTBD.

- Về tiêu chuẩn, khung năng lực và chế độ chính sách đối với giảng viên làm

công tác giảng dạy tại các cơ sở ĐTBD.

- Về tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD.

- Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Bộ và các đơn vị trực thuộc;

- Các quy định cụ thể về quy trình xây dựng và thẩm định chương trình, biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng; quy định về quản lý và cấp chứng chỉ,

chứng nhận…

2. Đổi ới vi c xây dựng nội dung chư ng trình, biên ạn tài i u, giá trình

- Đổi mới việc biên soạn nội dung tài liệu đào tạo bồi dưỡng các ngạch cán

sự, chuyên viên, chuyên viên chính theo hướng: trước hết nội dung tài liệu phải

căn cứ vào nhiệm vụ của ngạch công chức trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ

theo vị trí việc làm. Mỗi tài liệu học tập theo từng chương trình bồi dưỡng cho

các đối tượng cụ thể phải đảm bảo kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm

thực tế, giữa kiến thức và kỹ năng.

- Tổ chức biên soạn chương trình tài liệu đào tạo bồi dưỡng theo chức danh

lãnh đạo, quản lý tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng và phẩm chất,

năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành.

- Tổ chức biên soạn tài liệu cập nhật kiến thức kinh tế tài chính hàng năm và

tài liệu bồi dưỡng theo vị trí việc làm.

- Xây dựng một số chương trình ĐTBD CBCC Bộ Tài chính theo chuẩn

quốc tế. Mỗi chương trình cần phải xác định rõ kết quả đầu ra sau đào tạo, những

kiến thức mà người học sẽ thu nhận được và đây sẽ là thước đo cho kết quả mỗi

khoá đào tạo.

- Các chương trình đều phải yêu cầu sử dụng phương pháp giảng dạy tích

cực bằng các kỹ thuật mới như thảo luận nhóm, đóng vai, thuyết trình, bài tập

tình huống... nhằm nâng cao chất lượng khoá học.

Page 25: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

25

3. Xây dựng đội ngũ giảng viên c hữu và giảng viên kiê chức đủ năng ực

- Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu hợp lý cho từng chuyên ngành và

môn học, chuyên đề cụ thể gắn với ĐTBD theo yêu cầu công việc của ngành Tài

chính và của xã hội; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cơ hữu

theo hướng chuyên nghiệp đạt trình độ chuyên môn cao.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, phù hợp với từng đối

tượng học; Tạo ra môi trường tương tác cao nhằm phát triển năng lực sáng tạo

của đội ngũ công chức.

- Tăng cường các hoạt động chuyên môn đối với giảng viên cơ hữu, giao

nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức: đề tài NCKH, bài báo của

giảng viên, coi hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan

trọng để nâng cao chất lượng giảng viên.

Trước mắt, tập trung lực lượng để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phục vụ

hoạt động ĐTBD như: xây dựng nội dung chương trình ĐTBD, biên soạn giáo

trình, tài liệu chuyên khảo, đề cương môn học, bài tập tình huống, đổi mới

phương pháp ĐTBD, các đề tài có liên quan đến đổi mới công tác quản lý ĐTBD,

từng bước vươn lên tham gia đấu thầu, tuyển chọn các đề tài khoa học các cấp.

Phấn đấu đến 2015 cơ cấu giảng viên cơ hữu chiếm tỷ lệ 15 - 20% tổng số

cán bộ công chức của các cơ sở ĐTBD, trong đó, số giảng viên cơ hữu đạt trình

độ tiến sỹ 30%, thạc sỹ 40%.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức có trình độ chuyên môn cao, có

phương pháp giảng dạy tốt, ổn định, mỗi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có từ 100 đến

200 giảng viên kiêm chức và cộng tác viên. Đây là lực lượng giảng viên chủ yếu

của hoạt động ĐTBD. Xây dựng chính sách và cơ chế đối với giảng viên kiêm

chức để sử dụng năng lực kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong ngành

Tài chính.

- Đổi mới phương thức và quy trình làm việc của giảng viên kiêm chức, có

chế độ bắt buộc đối với các giảng viên kiêm chức của Bộ tham gia vào hoạt động

ĐTBD, đảm bảo số giờ tối thiểu và lịch giảng dạy ổn định cho giảng viên kiêm

chức bên cạnh chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần.

4. Đẩy ạnh các h ạt động đà tạ , bồi dưỡng có yếu t nước ng ài, từng

bước nâng ca chất ượng ĐTBD the chuẩn ực qu c tế.

- Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về ĐTBD; Xây dựng các chương trình

ĐTBD có yếu tố nước ngoài mang tính chủ động, xuất phát từ nghiên cứu thực

tiễn nhu cầu của học viên về kiến thức, kỹ năng và các khu vực, các tổ chức đào

tạo có khả năng đáp ứng được nhu cầu.

- Tổ chức các khóa đào tạo ở nước ngoài với thời lượng và số lượng cán bộ

phù hợp, chuyển dần sang mức độ không cần phiên dịch để nâng cao trình độ

ngoại ngữ cho công chức, đồng thời tiết kiệm chi phí phiên dịch.

Page 26: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

26

- Trên cơ sở tổ chức các khóa đào tạo do nước ngoài xây dựng nội dung

chương trình và trực tiếp giảng dạy, tiến tới nhập một số chương trình đào tạo

(chuyển giao công nghệ đào tạo) mà Bộ Tài chính có nhu cầu. Trước hết là

chương trình của nước ngoài do giảng viên nước ngoài dạy, sau đó là chương

trình của Việt Nam thuê giảng viên nước ngoài dạy và cuối cùng là chương trình

Việt Nam và giảng viên Việt Nam.

- Chuẩn bị điều kiện để Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đảm nhiệm chức

năng của Trung tâm bồi dưỡng cán bộ quốc tế của Bộ Tài chính để đào tạo bồi

dưỡng cán bộ cho khu vực (đăng cai tổ chức những chương trình đào tạo quốc tế

tại Việt Nam, ĐTBD cho Lào…).

5. Đổi ới công tác tổ chức, quản ý h ạt động ĐTBD

- Đổi mới công tác quản lý ĐTBD theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, áp

dụng internet và công nghệ thông tin tiên tiến trong quản lý ĐTBD. Rà soát, bổ

sung, sửa đổi, xây dựng mới các quy chế ĐTBD và quản lý học viên cho phù hợp

với điều kiện mới, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tổ chức các khóa ĐTBD với số lượng học viên hợp lý theo từng loại hình

cụ thể, trước mắt tuyển sinh các khóa bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý với số

lượng học viên tối đa là 40, đối với các lớp QLNN – tối đa là 50 và các lớp

chuyên môn nghiệp vụ - tối đa là 60. Đây được coi là giải pháp có tính đột phá về

quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD. Trong tương lai sẽ giảm dần quy mô

mỗi lớp xuống còn 25-40 học viên.

- Tích cực thăm dò ý kiến của học viên để nắm bắt nhu cầu, điều chỉnh nội

dung, chương trình, giảng viên và công tác tổ chức lớp cho phù hợp nhu cầu học

viên.

- Sau khi kết thúc mỗi khóa bồi dưỡng ngắn ngày cần tổ chức viết thu hoạch,

đánh giá nhận thức của học viên và cấp giấy chứng nhận cho học viên để tạo nên

sự phấn đấu, nỗ lực của học viên tham dự các khoá học.

- Đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ Trường BDCB tài chính đáp ứng yêu

cầu và nhiệm vụ trong điều kiện mới, tiến tới hình thành Học viện cán bộ quản lý

Tài chính đến năm 2020.

- Nghiên cứu sửa đổi các quy chế, quy định về phân cấp, phối hợp trong

ĐTBD giữa các tổ chức ĐTBD trong Bộ, đảm bảo cho hệ thống ĐTBD trong

ngành hoạt động thống nhất, phối kết hợp hiệu quả; tránh tình trạng chia cắt,

chồng chéo trong hoạt động ĐTBD.

6. Xây dựng c vật chất phục vụ h ạt động ĐTBD

- Trên cơ sở chủ trương của BCS và Lãnh đạo Bộ Tài chính về phương án

xây dựng các Trung tâm ĐTBD cán bộ Bộ Tài chính ở 3 miền, cần đẩy nhanh

việc xây dựng cơ sở ĐTBD cán bộ tại Hưng Yên và Thành phố Hồ Chí Minh,

Page 27: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

27

phấn đấu đến năm 2015 đưa vào sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ,

hiện đại.

- Trong tầm trung hạn, tăng cường sử dụng và tận dụng công năng của

Trung tâm ĐTBD cán bộ tài chính tại Thừa Thiên - Huế, với cơ sở vật chất và

trang thiết bị hiện đại sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm 2012.

- Trong ngắn hạn, tăng cường trang bị các phương tiện cần thiết, hiện đại và

đồng bộ tại Trường Bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở bồi dưỡng của các Tổng cục

để phục vụ hoạt động ĐTBD cán bộ khu vực Hà Nội và cơ quan Bộ.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý tài chính đối với hoạt động

ĐTBD theo phương châm: Tăng cường và đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, nhiệm vụ và tài chính của các cơ sở ĐTBD,

chuyển dần phương thức giao nhiệm vụ sang đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kinh

phí theo kết quả đầu ra đối với các cơ sở ĐTBD.

Trong số các giải pháp trên, giải pháp ưu tiên là Đổi mới việc xây dựng nội

dung chương trình, biên soạn tài liệu. Đối với các chương trình, tài liệu thuộc

thẩm quyền của Bộ Tài chính, phải được rà soát, hoàn thiện thường xuyên để đảm

bảo tính khoa học, tính cập nhật, tính thiết thực của các nội dung bồi dưỡng, phù

hợp với nhu cầu và thu hút được người học tham gia. Thực hiện việc phân cấp

mạnh cho các Tổng cục trực thuộc trong xây dựng chương trình, tài liệu và tổ

chức ĐTBD. Bên cạnh đó, phải củng cố và xây dựng được đội ngũ giảng viên,

báo cáo viên ổn định, đa dạng, chuyên sâu trong các lĩnh vực kể cả trong và ngoài

Bộ Tài chính.

PHẦN THỨ TƯ

T CHỨC THỰC HI N ĐỀ ÁN

1. Nhi vụ của các đ n vị tr ng vi c thực hi n Đề án

1.1. Vụ Tổ chức cán bộ

- Chủ trì, triển khai Đề án; hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện

Đề án; Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

- Xây dựng và hướng dẫn xây dựng, thực hiện các quy chế, quy định về đào

tạo, bồi dưỡng.

- Tổng hợp báo cáo hàng năm và báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Đề án.

- Chịu trách nhiệm điều phối chung việc xây dựng và thực hiện các chương

trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tài chính.

- Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu theo phân cấp.

Page 28: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

28

1.2. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo các nội dung, chương

trình của Đề án;

- Chủ trì xây dựng, biên soạn nội dung chương trình, tài liệu đào tạo, bồi

dưỡng do Trường thực hiện;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, chứng nhận các chương trình

được phân cấp;

- Báo cáo Bộ hàng năm, tổng kết 05 năm thực hiện Đề án và các báo cáo

khác;

- Quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chế độ quy định.

1.3. Các đ n vị tổng cục: Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự

trữ Nhà nước; Kh bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng kh án Nhà nước

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo các nội dung, chương

trình của Đề án;

- Chủ trì xây dựng nội dung chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do

Tổng cục thực hiện;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, chứng nhận các chương trình

được phân cấp;

- Xây dựng cơ sở vật chất, quản lý hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng trực thuộc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đã đề ra.

- Báo cáo Bộ hàng năm, tổng kết 05 năm thực hiện Đề án và các báo cáo

khác.

- Quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chế độ quy định.

1. . Cục Tin học và Th ng kê Tài chính:

Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về tin học cho

công chức viên chức cơ quan Bộ và các hệ thống.

Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính để

lựa chọn đối tượng và tổ chức các khóa bồi dưỡng.

1.5. Vụ Kế h ạch – Tài chính

- Phân bổ kinh phí cho các đơn vị để tổ chức, thực hiện công tác đào tạo, bồi

dưỡng theo kế hoạch.

- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đúng mục đích,

đúng chế độ quy định.

- Tham mưu cho Bộ chỉ đạo đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất các cơ

sở đào tạo, bồi dưỡng.

Page 29: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

29

1.6. Các đ n vị khác thuộc và trực thuộc Bộ

- Cử công chức, viên chức đúng đối tượng tham gia các khóa đào tạo, bồi

dưỡng;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức phù hợp với chức năng,

nhiệm vụ và thẩm quyền của đơn vị mình.

- Theo dõi, tạo điều kiện cho công chức, viên chức của đơn vị được đào tạo,

bồi dưỡng hàng năm đủ thời gian theo quy định (40 giờ/năm).

2. Tiến độ thực hi n Đề án

- Năm 2011 và năm 2012: Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo, bồi

dưỡng hiện có theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 2011 và 2012.

- Từ quý II năm 2012:

Triển khai đào tạo, bồi dưỡng các chương trình do Bộ Nội vụ quản lý. Vụ

Tổ chức cán bộ, trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, các đơn vị Tổng cục phối

hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình, biên soạn và tổ chức thẩm định tài

liệu theo quy định.

Triển khai xây dựng các chương trình, biên soạn, thẩm định và ban hành các

tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Hoàn thiện và bổ

sung các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm.

Ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành tài chính.

Tiếp tục xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan đến đào tạo,

bồi dưỡng.

Rà soát và đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại các cơ sở đào

tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ và các đơn vị tổng cục.

- Quý III hàng năm: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của từng khối

đơn vị cho năm sau trên cơ sở cụ thể hóa các chỉ tiêu trong Đề án.

- Từ quý III năm 2012: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đã

xây dựng. Tiếp tục cập nhật và bổ sung các chương trình mới.

Page 30: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

30

Danh ục các phụ ục

TT Tên phụ ục

1 Cơ cấu CB, CCVC ngành Tài chính theo ngạch CCVC

2 Cơ cấu CB, CCVC ngành Tài chính theo trình độ đào tạo.

3 Cơ cấu CB, CCVC ngành Tài chính theo trình độ Lý luận chính trị,

quản lý Nhà nước và kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

4 Cơ cấu CB, CCVC ngành Tài chính theo trình độ tin học

5 Cơ cấu CB, CCVC ngành Tài chính theo trình độ ngoại ngữ

6 CCVC làm công tác Đào tạo, bồi dưỡng

7 Kết quả ĐTBD CCVC giai đoạn 2006 – 2010

Page 31: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

31

MỤC LỤC

Trang PHẦN THỨ NHẤT .............................................................................................................................. 1

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI D ỠNG

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH............................................................................. 1

1. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính ................................................ 1

1.1. Tổng quan về đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính ..................................... 1

1.2. Đánh giá chung về đội ngũ CCVC ngành Tài chính .................................................... 4

2. Công tác ĐTBD công chức, viên chức (CCVC) ngành Tài chính: ..................................... 4

2.1. Hệ thống các cơ sở ĐTBD và đội ngũ CCVC làm công tác đào tạo, bồi dưỡng .......... 4

2.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng 5 năm 2006 – 2010 .......................................................... 5

2.3. Đánh giá chung .......................................................................................................... 6

PHẦN THỨ HAI .................................................................................................................................. 9

MỤC TIÊU, ĐỊNH H ỚNG ĐTBD CCVC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 ........................... 9

1. Mục tiêu, yêu cầu ĐTBD CCVC ngành Tài chính đến năm 2015 ...................................... 9

1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 9

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 .................................................................................... 9

2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng ......................................................................................... 13

3. Chương trình ĐTBD CCVC ngành Tài chính giai đoạn 2011-2015 ................................. 14

3.1. Quan điểm và căn cứ xác định chương trình ĐTBD.................................................. 14

3.2. Các loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng ................................................................. 15

4. Phương thức ĐTBD CCVC ngành Tài chính: ................................................................. 21

4.1. Đào tạo bồi dưỡng ở trong nước: .............................................................................. 21

4.2. Phương thức ĐTBD ở nước ngoài: ........................................................................... 21

4.3. Các phương thức đào tạo, bồi dưỡng khác: ............................................................... 22

5. Kinh phí thực hiện đề án ................................................................................................. 23

PHẦN THỨ BA ................................................................................................................................. 23

GI I PHÁP THỰC HI N Đ ÁN ...................................................................................................... 23

1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về ĐTBD ...................................................................... 23

2. Đổi mới việc xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình ................... 24

3. Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức đủ năng lực ..................... 25

4. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có yếu tố nước ngoài, từng bước nâng cao

chất lượng ĐTBD theo chuẩn mực quốc tế. ........................................................................ 25

5. Đổi mới công tác tổ chức, quản lý hoạt động ĐTBD ....................................................... 26

6. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ĐTBD ......................................................... 26

PHẦN THỨ T ................................................................................................................................. 27

T CHỨC THỰC HI N Đ ÁN ........................................................................................................ 27

1. Nhiệm vụ của các đơn vị trong việc thực hiện Đề án ....................................................... 27

1.1. Vụ Tổ chức cán bộ ................................................................................................... 27

1.2. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính .......................................................................... 28

1.3. Các đơn vị: Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ..................................................................... 28

Page 32: NGÀNH TÀI CHÍNH 5 an dao...1 ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC

32

1.4. Cục Tin học và Thống kê Tài chính: ......................................................................... 28

1.5. Vụ Kế hoạch – Tài chính .......................................................................................... 28

1.6. Các đơn vị khác thuộc và trực thuộc Bộ ................................................................... 29

2. Tiến độ thực hiện Đề án .................................................................................................. 29