nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ...

34
Nghiên cứu đề xut giải pháp đẩy nhanh ti ến độ gii phóng mt bng các dán phát trin công trình công cng ti thành phHà Ni Đỗ Lan Qunh Trƣờng Đại hc Khoa hc Tnhiên Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã s: 60 44 80 Ngƣời hƣớng dn: PGS.TS Phm Tr ng Mnh Năm bảo v: 2012 Abstract: Nghiên cứu điều ki ện và đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng trong dán. Giá bi thƣờng. Chính sách htrbao gm: Htr ổn định đời sng và sn xut, htrchuyn đổi nghnghi p và to vi c làm, chính sách htr vi c di chuyển, chính sách ƣu đãi với ngƣời thuc di ện chính sách, ngƣời có công vi Cách mng. Thc trng gi i phóng mt bng các dán phát trin công trình công cng ti Hà Nội. Đề xut mt sgii pháp góp phần đẩy nhanh ti ến độ GPMB các dán ti thành phHà Ni. Keywords: Địa chính; Gii phóng mt bng; Công trình công cng Content MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sn xuất đặc bi t, là thành phn quan tr ọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bdân cƣ, xây dựng các thành phn kinh t ế, văn hoá xã hội, an ninh và qu ốc phòng. Trong điều ki n qu đất có hn và nn kinh t ế thtrƣờng ngày càng phát tri n thì l i ích kinh t ế ca các tchức, cá nhân khi Nhà nƣớc giao đất và thu hồi đƣợc cơ quan nhà nƣớc quan tâm hơn. Trong quá trình thc hi n công cu c Công nghi p hoá - Hi ện đại hoá đất nƣớc, nhi u dán đầu tƣ phát triển xã hi nhƣ: khu thƣơng mại, khu công nghi p, các khu kinh t ế m, xây dựng đô thị , các dán đầu tƣ xây dựng cơ sở htầng nhƣ: Giao thông, thuỷ l ợi, văn hoá, thể

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ

giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình công cộng tại thành phố Hà Nội

Đỗ Lan Quỳnh

Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Phạm Trọng Mạnh Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu điều kiện và đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng trong dự án. Giá bồi

thƣờng. Chính sách hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển

đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, chính sách hỗ trợ việc di chuyển, chính sách ƣu đãi với

ngƣời thuộc diện chính sách, ngƣời có công với Cách mạng. Thực trạng giải phóng mặt

bằng các dự án phát triển công trình công cộng tại Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp góp

phần đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án tại thành phố Hà Nội.

Keywords: Địa chính; Giải phóng mặt bằng; Công trình công cộng

Content

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần

quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ, xây dựng các thành phần

kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong điều kiện quỹ đất có hạn và nền kinh tế thị

trƣờng ngày càng phát triển thì lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nƣớc giao đất và

thu hồi đƣợc cơ quan nhà nƣớc quan tâm hơn.

Trong quá trình thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc, nhiều

dự án đầu tƣ phát triển xã hội nhƣ: khu thƣơng mại, khu công nghiệp, các khu kinh tế mở, xây

dựng đô thị, các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: Giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, thể

Page 2: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

thao… đã và đang đƣợc triển khai đƣa vào hoạt động trên hàng vạn héc ta đất. Việc thu hồi đất

của đối tƣợng đang sử dụng là cần thiết để thực hiện các dự án đầu tƣ này. Do có tầm quan

trọng nhƣ vậy nên thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đề

ra nhiều chủ trƣơng, chính sách bằng các văn bản pháp luật cụ thể chỉ đạo việc tổ chức thực

hiện.

Sau khi có luật đất đai năm 1993, ngày 17/8/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 90/NĐ-

CP quy định Đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an

ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Sau hơn 3 năm thực hiện có nhiều biến động, ngày

24/4/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 22/CP thay thế Nghị định số 90/NĐ-CP. Gần đây

nhất Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hƣớng dẫn thi hành

Luật đất đai 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về việc bồi thƣờng, hỗ trợ và

tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ

sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Về cơ bản các

Điều trong Nghị định đã đƣợc áp dụng trong thực tiễn giải phóng mặt bằng cho các dự án có hiệu

quả, phù hợp với nguyện vọng của đa số nhân dân, khắc phục đƣợc nhiều tồn tại, vƣớng mắc mà

trƣớc đây các văn bản khác chƣa đƣợc đề cập.

Tuy nhiên còn nhiều nội dung cần phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học thông qua việc

khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chính sách này đảm bảo lợi

ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất, ngƣời bị thu hồi đất, duy trì trật tự kỷ cƣơng pháp luật, hạn

chế tối đa những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai của nhân dân trong công tác giải phóng mặt

bằng khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Và việc thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng là điều kiện

tiên quyết để tiến hành dự án, góp phần đảm bảo nhip độ phát triển đô thị, nâng cao năng lực

quản lý đô thi trong tình hình mới. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi

đất là vấn đề mang tính kinh tế xã hội phức tạp. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu

đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở dự án phát triển công trình công

cộng tại thành phố Hà Nội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự

án.

3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện và đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng trong dự án

Page 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

- Giá bồi thƣờng

- Chính sách hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi

nghề nghiệp và tạo việc làm, chính sách hỗ trợ việc di chuyển, chính sách ƣu đãi với ngƣời thuộc

diện chính sách, ngƣời có công với Cách mạng.

- Chính sách tái định cƣ bao gồm: Bố trí tái định cƣ, các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời

sống tại khu tái định cƣ.

4. Phạm vi nghiên cứu

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân thuộc huyện Từ Liên và quận Tây Hồ và Dự án xây dựng

cơ sở 2 của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp điều tra khảo sát:

Điều tra nội nghiệp: Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp đã có tại các cơ quan chức năng

trong tỉnh, huyện và địa phƣơng.

Điều tra ngoại nghiệp:

Thu thập các số liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp:

+ Điều tra các hộ gia đình, cá nhân bị giải toả để thực hiện dự án thông qua phiếu điều

tra.

+ Điều tra quá trình thực hiện và kết quả dự án nghiên cứu.

- Phƣơng pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu: Là ứng dụng các tài liệu có sẵn có liên

quan đến đề tài.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Là tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực có

liên quan đến các vấn đề của dự án.

6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn

- Luật và các văn bản dƣới Luật: Nghị định, Thông tƣ, Quyết định;

- Các giáo trình về quy hoạch, quản lý đất đai, cơ sở địa chính…;

- Các báo cáo của các cấp, bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia;

- Thông tin thu thập từ việc điều tra thực tế tại địa phƣơng và các tài liệu, số liệu liên quan

đến vấn đề nghiên cứu;

- Đọc và rút ra những thông tin quan trọng, cần thiết trong các báo cáo, tài liệu, số liệu thu

thập đề cập tới vấn đề nghiên cứu.

Page 4: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

7. Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giải phóng mặt bằng dự án phát triển công trình công cộng

1.1. Khái niệm về bồi thƣờng thiệt hại khi GPMB

1.2. Cơ sở lý luận về bồi thƣờng thiệt hại đất, tài sản gắn liền với đất và các giải pháp hỗ trợ

1.3. Cơ sở pháp lý về chính sách bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở Việt Nam

1.4. Chính sách bồi thƣờng thiệt hại ở một số nƣớc trên thế giới và một số thành phố ở Việt Nam

Chƣơng 2: Thực trạng giải phóng mặt bằng các dự án phát triển công trình công cộng tại

Hà Nội

2.1. Kết quả công tác GPMB tại Hà Nội

2.2. Dự án xây dựng Cầu Nhật Tân

2.3. Dự án xây dựng cơ sở 2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

2.4. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thƣờng GPMB tại Hà Nội thông qua 02 dự án

nghiên cứu

Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án tại

thành phố Hà Nội

3.1. Các giải pháp tổng thể.

3.2. Các giải pháp về hoàn thiện thể chế.

3.3. Các giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức.

3.4. Các giải pháp về kinh tế.

3.5. Các giải pháp khác.

Kết luận và kiến nghị

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÕNG MẶT BẰNG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

CÔNG CỘNG

1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

1.1.1. Bồi thƣờng thiệt hại và giải phóng mặt bằng

- Bồi thƣờng là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tƣơng xứng với giá trị hoặc

công lao. Nhƣ vậy, bồi thƣờng là trả lại tƣơng xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó

bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác [33]. Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc

trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất [20].

Page 5: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

- Việc bồi thƣờng thiệt hại này có thể vô hình hoặc hữu hình (bồi thƣờng bằng tiền, bằng

vật chất khác...) có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thoả thuận giữa các chủ

thể.

1.1.2. Bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh

quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc

phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là hành vi đƣợc Hiến pháp năm 1992 quy định, đồng

thời tại Điều 27 của Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hƣớng dẫn nhƣ: Nghị

định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định

cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất; Thông tƣ 166/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính

hƣớng dẫn Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu

hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà

nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009

quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của

Chính phủ [18,20,40].

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI

ĐẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

1.2.1. Đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng

- Loại đất bị thu hồi: dựa vào phân loại đất theo quy định của pháp luật hiện hành nhƣ đất

nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng. Cần lƣu ý tới yếu tố nhân tạo, tức là vai trò của con ngƣời

tác động vào đất đai. Ví dụ đối với đất nông nghiệp thì ngoài yếu tố độ phì tự nhiên, cần chú ý

đến độ phì nhân tạo, tức là địa tô chênh lệch II. Với những yếu tố nhân tạo cần xem xét đến vai

trò đầu tƣ của Nhà nƣớc cũng nhƣ của ngƣời sử dụng đất.

- Căn cứ vào loại công trình: mức bồi thƣờng đƣợc tính toán phù hợp với giá trị công

trình gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất đƣợc pháp luật quy định. Việc căn cứ vào loại

công trình để tính toán mức bồi thƣờng thiệt hại phải trả cho ngƣời bị thu hồi đất sẽ làm cho các

chủ dự án tính toán kỹ lƣỡng nhằm tiết kiệm chi phí.

Uỷ ban nhân dân các cấp và chủ dự án là những ngƣời trực tiếp xem xét các yếu tố, điều

kiện liên quan tới việc quy định mức giá bồi thƣờng thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất khi

nhà nƣớc thu hồi đất [13].

Page 6: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng: theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày

03/12/2004 của Chính phủ; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Thông tƣ 116/2004/TT-

BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính và Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008

của UBND Thành Phố Hà Nội, ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên địa

bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành Phố

Hà Nội, ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

1.2.2. Xác định giá bồi thƣờng về đất và tài sản trên đất: theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP

ngày 03/12/2004, Nghị định 84/NĐ-CP ngày 15/7/2007 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày

13/8/2009 của Chính phủ

Căn cứ vào khung giá các loại đất đƣợc Chính phủ quy định tại Nghị định số

87/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

quy định giá các loại đất. Đơn giá để tính bồi thƣờng thiệt hại về đất và tài sản trên đất do UBND

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng Quyết định trên cơ sở theo đề nghị của liên ngành Tài

chính vật giá, Tài nguyên và Môi trƣờng và một số ban nghành liên quan khác.

- Giá đất để tính bồi thƣờng thiệt hại đƣợc xác định trên cơ sở khung giá đất của địa

phƣơng ban hành theo quy định của Chính phủ, đảm bảo giá đất tính bồi thƣờng phù hợp với khả

năng sinh lợi và giá trị chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở địa phƣơng.

- Bồi thƣờng thiệt hại đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt

nƣớc nuôi trồng thuỷ sản thì ngƣời bị thu hồi đƣợc bồi thƣờng bằng đất theo diện tích và hạng

đất của đất bị thu hồi có cùng mục đích sử dụng.

Trong quá trình thực hiện nếu không có đất để bồi thƣờng thì ngƣời bị thu hồi đất đƣợc bồi

thƣờng bằng tiền theo giá quy định ở trên. Nếu đất bị thu hồi là đất do Nhà nƣớc giao sử dụng tạm

thời, đất cho thuê, đất đấu thầu thì ngƣời bị thu hồi không đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về đất nhƣng

đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về các chi phí đã đầu tƣ vào đất. Ngƣời bị thu hồi đất là ngƣời làm nông

nghiệp nhƣng không thuộc đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng, sau khi bị thu hồi đất ngƣời đó không còn đất

để sản xuất nông nghiệp thì chính quyền địa phƣơng xem xét, nếu có điều kiện thì đƣợc giao đất mới

để sản xuất.

- Bồi thƣờng thiệt hại đối với đất ở: Đất bị thu hồi là đất ở thì đƣợc bồi thƣờng thiệt hại

bằng tiền, nhà ở hoặc đất ở khu tái định cƣ (tuỳ thuộc vào thực tế của từng địa phƣơng).

* Bồi thường về nhà, công trình xây dựng trên đất:

- Mức bồi thƣờng đối với nhà và các công trình kiến trúc trên đất đƣợc xác định bằng giá

Page 7: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

trị hiện có của nhà và công trình phá dỡ cộng thêm một khoản tiền bằng một tỷ lệ phần trăm trên

giá trị hiện có của nhà và công trình đó, nhƣng mức tối đa không lớn hơn 100% và mức tối thiểu

không nhỏ quá 60% giá trị của nhà và công trình theo giá trị mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng

đƣơng do Bộ Xây dựng ban hành với công trình đã phá dỡ.

- Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thƣờng bằng giá trị xây dựng mới của

công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng đƣơng do Bộ Xây dựng ban hành; nếu công trình không còn sử

dụng thì không đƣợc bồi thƣờng.

- Đối với nhà cấp IV, nhà tạm và công trình phụ mức bồi thƣờng thiệt hại đƣợc tính bằng

giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng đƣơng do Bộ Xây dựng

ban hành, theo giá chuẩn tƣơng đƣơng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban

hành theo quy định của Nhà nƣớc.

* Bồi thường thiệt hại các tài sản khác:

- Đối với mồ mả: Bồi thƣờng toàn bộ chi phí về đất đai, đào bốc, di chuyển, xây dựng lại

và các chi phí liên quan trực tiếp. Trƣờng hợp đặc biệt do UBND Thành phố quyết định.

- Đối với cây cối hoa màu: Mức bồi thƣờng thiệt hại với cây hằng năm, vật nuôi, đất có

mặt nƣớc đƣợc tính bằng giá trị sản lƣợng, thu hoạch trong một năm thu năng suất bình quân của

3 năm trƣớc đó với giá trị trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng loại tại địa phƣơng.

1.2.3. Tái định cƣ

Thực hiện theo Điều 45 Quyết định 108/QĐ-UBND (Thực hiện Luật cư trú 2006; Điều 4,

Khoản 2 Điều 14, Điều 34 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 84/2007/NĐ-CP;

khoản 4 phần 1 Thông tư số 116/2004/TT-BTC, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP).

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế của địa phƣơng, căn cứ vào quy mô thực tế của

diện tích đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thƣờng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

ở phải di chuyển đến nơi khác. UBND thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định hoặc uỷ quyền

cho UBND quận, huyện quyết định và tổ chức thực hiện lập khu tái định cƣ hoặc tái định cƣ phân tán

cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

* Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cƣ:

- Khu tái định cƣ phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch

xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

- Khu tái định cƣ phải đƣợc sử dụng chung cho nhiều dự án.

- Trƣớc khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cƣ phải đƣợc xây dựng

Page 8: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho ngƣời sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

* Bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu TĐC đƣợc thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Ƣu tiên cho các hộ sớm thực hiện kế hoạch GPMB tiếp đó là các hộ thuộc các đối tƣợng

chính sách xã hội, ngƣời có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ, thƣơng bệnh binh.

1.2.4. Chính sách hỗ trợ:

Đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42 và Điều 43 Quyết định

108/2009/QĐ-UBND (Thực hiện Điều 26, 28, 29 và Điều 32 Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Khoản 4,5

Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP; Điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP; điểm a, b khoản 1 Điều 27 và

khoản 3 Điều 62 của Bộ Luật Lao động, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi trên

30% diện tích đất nông nghiệp đƣợc giao, đƣợc hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng

nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trƣờng hợp

phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân

khẩu/01tháng tƣơng đƣơng 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phƣơng.

Khi Nhà nƣớc thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh

doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì đƣợc hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau

thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trƣớc đó đƣợc cơ quan thuế xác nhận; mức

hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phƣơng.

1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƢỚC THU

HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM

1.3.1. Chính sách của Nhà nƣớc về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị thu hồi đất khi Nhà

nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công

cộng

Từ khi có Luật đất đai năm 2003

Luật đất đai năm 2003 đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày

01/7/2004 [23]. Để hƣớng dẫn việc bồi thƣờng, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo

quy định của Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản

liên quan: Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày

16/11/2004; Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007, Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày

Page 9: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

13/8/2009 và các văn bản khác liên quan.

Trong đó, Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định rõ ràng nhất về công tác bồi thƣờng, hỗ

trợ TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Bao gồm cả đất sử dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh,

khu chế xuất, khu du lịch, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu dân cƣ tập

trung và các dự án đầu tƣ phát triển khác đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định

và đất sử dụng xây dựng các công trình phục vụ công ích và công cộng khác không nhằm mục

đích kinh doanh của địa phƣơng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định

[13].

1.3.2. Những vấn đề tồn tại cần đƣợc nghiên cứu về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng

Vấn đề bồi thƣờng GPMB ở Việt Nam đã đƣợc đặt ra từ rất sớm, Nghị định 151/TTg ngày

14/4/1959 đã ban hành quy định thể lệ tạm thời về trƣng dụng đất; Thông tƣ 1792/TTg ngày

11/01/1970 của Chính Phủ quy định một số điểm tạm thời về bồi thƣờng nhà cửa, đất đai, cây cối lâu

niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mới. Sau khi Luật đất đai ra đời và

bƣớc vào thời kỳ đổi mới thì bồi thƣờng GPMB đã đƣợc chú trọng xử lý đồng bộ phù hợp với giai

đoạn mới. Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về bồi thƣờng thiệt hại đất nông nghiệp, đất có

rừng khi chuyển sang sử dụng mục đích khác cùng với hàng loạt các văn bản pháp quy mới về những

vấn đề có liên quan nhƣ giá đất, quy hoạch đã hình thành một hệ thống chính sách và tổ chức cho

công tác bồi thƣờng GPMB và cho đến nay sau nhiều lần bổ sung chúng ta hiện đang áp dụng Nghị

định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất

là chủ yếu. Bên cạnh đó là nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ

sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình

tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

và mới nhất là Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy

hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.

Nghiên cứu kỹ nội dung các văn bản pháp quy trên đây thấy rõ một điều là các chính

sách bồi thƣờng GPMB là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đƣợc điều chỉnh tích cực để phù hợp

với các biến động của tình hình quản lý sử dụng đất đai. Trên thực tế đã có tác dụng tích cực

trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích đƣợc đầu tƣ và cơ bản

giữ đƣợc nguyên tắc công bằng. Tuy vậy, nếu so với những yêu cầu mới thì vẫn còn một số vấn

đề bất cập đó là:

Page 10: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

- Đối với các dự án đầu tƣ không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài tiến độ thi công

bị ngắt quãng đã gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình.

- Nhiều nơi việc bồi thƣờng GPMB đƣợc thực hiện bằng các biện pháp hành chính đã dẫn

tới sự khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giải quyết đƣợc. Trong sự khiếu kiện đó cái

chính vẫn là ngƣời dân không thoả mãn với sự bồi thƣờng của các chủ dự án hoặc sự định giá bồi

thƣờng thiếu công bằng, không sát với giá thị trƣờng ở thời điểm đó.

1.4. CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

VÀ Ở MỘT SỐ THÀNH PHỐ TẠI VIỆT NAM

1.4.1. Các nƣớc trên thế giới

Tại Trung Quốc

Pháp luật đất đai của Trung Quốc có nhiều nét tƣơng đồng với pháp luật đất đai của Việt

Nam. Tuy nhiên nhìn về tổng thể việc chấp hành pháp luật của ngƣời Trung Quốc rất cao. Việc

sử dụng đất đai tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nƣớc Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua

bán chuyển nhƣợng đất đai. Do vậy thị trƣờng đất đai gần nhƣ không tồn tại mà chỉ có thị trƣờng

nhà cửa.

Về bồi thƣờng thiệt hại về đất đai: do đất đai thuộc sở hữu nhà nƣớc nên không có chính

sách bồi thƣờng thiệt hại. Khi nhà nƣớc thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuỳ trƣờng hợp cụ

thể, nhà nƣớc sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất.

Về phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại: Nhà nƣớc thông báo cho ngƣời sử dụng đất biết

trƣớc việc sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Ngƣời dân có quyền lựa chọn các hình thức

bồi thƣờng bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc kinh và thành phố Thƣợng

Hải, ngƣời dân thƣờng lựa chọn bồi thƣờng thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với

công việc, nơi làm việc của mình.

Về giá bồi thƣờng thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trƣờng, mức giá này cũng đƣợc Nhà

nƣớc quy định cho từng khu vực và chất lƣợng nhà, đồng thời đƣợc điều chỉnh rất linh hoạt cho

phù hợp với thực tế, vừa đƣợc coi là Nhà nƣớc tác động điều chỉnh tại thị trƣờng đó. Đối với đất

nông nghiệp việc bồi thƣờng thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu).

Về tái định cƣ, các khu tái định cƣ và các khu nhà ở đƣợc xây dựng đồng bộ và kịp thời,

thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử

dụng phải di chuyển đều đƣợc chính quyền quan tâm đến điều kiện về việc làm, đối với các đối

tƣợng chính sách xã hội đƣợc nhà nƣớc chú ý và có chính sách xã hội riêng [1].

Page 11: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

đạt so với mức sống trƣớc khi có dự án. Đối với các dự án có di dân TĐC, việc lập kế hoạch,

thiết kế nội dung di dân là yếu tố không thể thiếu ngay từ khi chu kỳ đầu tiên của việc lập dự án

đầu tƣ và những nguyên tắc chính phải đề cập đến gồm:

+ Nghiên cứu kỹ phƣơng án khả thi của các dự án để giảm thiểu việc di dân bắt buộc, vấn

đề khó tránh đƣợc khi triển khai thực hiện các dự án.

+ Ngƣời bị ảnh hƣởng phải đƣợc bồi thƣờng và hỗ trợ để triển vọng kinh tế, xã hội

của họ nói chung ít nhất cũng thuận lợi nhƣ trong trƣờng hợp không có dự án.

+ Các dự án về TĐC phải đạt hiệu quả ở mức càng cao càng tốt.

+ Ngƣời bị ảnh hƣởng đƣợc thông báo đầy đủ, đƣợc tham khảo ý kiến chi tiết về các

phƣơng án bồi thƣờng TĐC.

+ Các chủ đầu tƣ đặc biệt chú ý đến tầng lớp những ngƣời nghèo nhất, trong đó có những

ngƣời không hoặc chƣa có quyền lợi hợp pháp về đất đai, tài sản, những hộ gia đình do phụ nữ

làm chủ.[1]

1.4.2. Tình hình bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở một số thành phố tại Việt Nam

Trên thực tế triển khai, việc chuyển đổi đất đai để có đất sử dụng cho các dự án đầu tƣ

phát triển kinh tế đã và đang đƣợc thực hiện khá mạnh ở các tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh

tế trọng điểm (ở Bắc Bộ là tứ giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lạng Sơn; ở

Trung Bộ là các tỉnh ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình

Định - Phú Yên - Khánh Hòa; ở Nam Bộ là các tỉnh miền Đông gồm thành phố Hồ Chí Minh -

Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai - Bình Dƣơng - Long An - Tiền Giang). Trong thời gian hiện nay,

hầu hết các thành phố có mức độ phát triển kinh tế cao đều có nhu cầu chuyển đổi đất đai rất lớn.

Đồng thời, cách thức triển khai pháp luật ở các thành phố này cũng có những đặc thù khác nhau.

1.4.2.1. Thành phố Hải Phòng

Tại Hải Phòng, cùng với sự phát triển của đất nƣớc, các dự án đầu tƣ có sử dụng đất tại

thời điểm này bắt đầu gia tăng. Trong quá trình thực hiện, UBND Thành phố và các ngành chức

năng vừa làm vừa nghiên cứu để hoàn thiện chính sách trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng

của ngƣời bị thu hồi đất, tuân thủ các chính sách của Nhà nƣớc và quy định của pháp luật. Trong

thời gian qua, công tác bồi thƣờng GPMB đã đƣợc các ngành, các cấp thực hiện tuy còn nhiều

vƣớng mắc, song phần nào cũng giải quyết đƣợc vấn đề bàn giao mặt bằng cho các dự án. Trong

thời gian từ 15/11/2002 đến 21/6/2007, ngành địa chính đã cùng với các ngành có liên quan tổ

chức kiểm kê, lập phƣơng án bồi thƣờng cho 151 dự án trong đó đã chi trả xong tiền bồi thƣờng

Page 12: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

cho 126 dự án với diện tích đất 1055 ha, kinh phí bồi thƣờng 302,96 tỷ đồng, hoàn thành phƣơng

án bồi thƣờng trình UBND thành phố phê duyệt cho dự án với diện tích 300,10 ha, giá trị bồi

thƣờng 115 tỷ đồng. Năm 2011 đang triển khai kiểm kê, lập phƣơng án bồi thƣờng cho 139 dự

án với diện tích chiếm đất là 1368,69 ha. Các huyện, quận, thị xã đã kiểm kê, lập phƣơng án bồi

thƣờng cho 108 dự án, đã chi trả xong tiền bồi thƣờng cho 79 dự án, còn 29 dự án đang tiến hành

kiểm kê lập phƣơng án bồi thƣờng và trình phê duyệt (huyện An Hải 25 dự án, huyện Kiến Thụy

7 dự án, huyện Thủy Nguyên 11 dự án, quận Ngô Quyền 21 dự án, quận Hồng Bàng 28 dự án,

quận Kiến An 33 dự án và Thị xã Đồ Sơn 14 dự án).

1.4.2.2. Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố không lớn, mới đƣợc thành lập là một thành phố trực thuộc

Trung ƣơng trên cơ sở tách thành phần thành phố Đà Nẵng cũ và khu vực ngoại vi từ tỉnh Quảng

Nam trƣớc đây (thành lập ngày 06/11/1996). Ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo thành phố đã

có chủ trƣơng tập trung vào quy hoạch, phát triển hạ tầng cho một đô thị hiện đại, sử dụng quỹ

đất làm nội lực để phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Đà Nẵng đã cho chuyển 3,821 ha từ

đất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, đất chƣa sử dụng sang sử dụng vào mục

đích phát triển khu công nghiệp, dịch vụ và mở rộng đô thị (theo báo cáo kế hoạch sử dụng đất

giai đoạn 2006 - 2010 của Thành phố Đà Nẵng) [35]. Và đã đạt đƣợc nhiều hiệu quả về kinh tế -

xã hội, tăng trƣởng GDP đạt mức 11,56%, bình quân GDP trên đầu ngƣời từ 392 USD (1996)

đến nay là 1164 USD (2007). Đà Nẵng đã có cách tiếp cận đất đai riêng, sử dụng giá trị của đất

đai là nguồn thu chính cho ngân sách thành phố từ đó tổ chức quy hoạch lại không gian thành

phố, phát triển hạ tầng cho toàn thành phố, tổ chức tái định cƣ trên diện rộng, thực hiện thu hồi

đất kết hợp với điều chỉnh đất đai theo quy hoạch và đấu giá đất hoặc giao đất trực tiếp cho các

dự án đầu tƣ. Tất cả những công việc từ quy hoạch lại thành phố, mở rộng tới thu hồi đất, điều

chỉnh đất đai, tái định cƣ đều do UBND thành phố tổ chức thực hiện trực tiếp. Trong việc tính

toán bồi thƣờng về đất, Đà Nẵng cũng là địa phƣơng tính toán giá trị phần đất bị thu hồi, phần

đất còn lại ven đƣờng với giá trị tăng thêm do con đƣờng đó mang lại. Đây là một biện pháp tạo

sự công bằng giữa ngƣời bị thu hồi toàn bộ thửa đất, ngƣời bị thu hồi một phần đất. Cơ chế

chuyển đổi đất đai tại Đà Nẵng là cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc trên nguyên tắc đạt đƣợc

đồng thuận giữa lãnh đạo thành phố và ngƣời dân. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời dân không

đồng thuận với quyết định của lãnh đạo thành phố về đất đai, trực tiếp chủ tịch UBND thành phố

đã đối thoại trực tiếp với dân để tìm kiếm sự đồng thuận. [35]

Page 13: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI HÀ NỘI

Kết quả thực hiện

Năm 2012, theo Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Hà Nội cho biết: hiện trên địa bàn

Thành phố đang có 1.047 dự án liên quan đến thu hồi đất, GPMB với tổng diện tích đất thu hồi là

10.358ha. Trong đó, 7 tháng đầu năm 2012, đơn vị này đã hoàn thành công tác GPMB với 110

dự án (gồm 67 dự án hoàn thành xong toàn bộ và 43 dự án hoàn thành theo phân kỳ đầu tƣ), với

diện tích đất đã GPMB đƣợc đạt 749,70 ha đất (70% so với cùng kỳ của năm 2011), chi trả hơn

4965 tỷ đồng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho 17.367 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định

cƣ cho 564 hộ. Hiện trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tƣ đang tích cực triển khai

hơn 60 dự án trọng điểm theo kế hoạch của Bộ GTVT và theo Chƣơng trình số 07-CTr/TU của

Thành phố (trong đó có 17 dự án chƣa xong thủ tục GPMB và 17 dự án không phải thực hiện

GPMB). 17 dự án trọng điểm của thành phố đang đƣợc khẩn trƣơng hoàn thiện các thủ tục pháp

lý để triển khai công tác GPMB, thực hiện dự án. Một số dự án đã cơ bản hoàn thành và bàn giao

mặt bằng từng phần cho chủ đầu tƣ để đảm bảo tiến độ khởi công, thi công nhƣ: Cung Hữu nghị

Việt Trung (Từ Liêm); cầu Nhật Tân và đƣờng dẫn 2 bên đầu cầu (Đông Anh, Tây Hồ); đƣờng

nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài (Đông Anh, Sóc Sơn); đƣờng sắt đô thị Cát Linh - Hà

Đông (Hà Đông)…

Dù đánh giá công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ GPMB các dự án trên địa bàn thành phố 7

tháng đầu năm 2012 đã đạt đƣợc kết quả nhất định, song hiện ở một số dự án tiến độ xử lý dứt

điểm những tồn tại để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tƣ còn chậm so với yêu cầu chỉ

đạo của Chính phủ và UBND thành phố (nhƣ tại các dự án đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai,

đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32, Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội -

Thái Nguyên…). Trong những tháng cuối năm 2012, UBND Thành phố và các quận, huyện, thị

xã sẽ tập trung chỉ đạo, điều hành để đảm bảo hoàn thành xong công tác thu hồi đất, GPMB tại

các dự án trọng điểm là: cầu Nhật Tân và đƣờng dẫn 2 bên đầu cầu (Đông Anh, Tây Hồ); đƣờng

cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Sóc Sơn); đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Gia Lâm, Long Biên);

đƣờng nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài (Sóc Sơn)…

2.2. DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU NHẬT TÂN

Page 14: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Kết quả điều tra, xác định các đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng ở dự án đầu tƣ xây

dựng xây dựng cầu Nhật Tân

2.2.3.1 . Khó khăn và vướng mắc

Đây là một dự án có diện tích thu hồi đất lớn và đƣợc chia làm hai giai đoạn (giai đoạn I

và giai đoạn II).

Trong quá trình tiến hành bồi thƣờng GPMB, Ban bồi thƣờng đã kiên trì, chủ động bồi

thƣờng và làm tốt công tác dân vận cũng nhƣ phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với chính quyền địa

phƣơng và đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Mặc dù là một dự án lớn xong trong công tác bồi thƣờng GPMB khá thuận lợi do quá

trình thực hiện đã tiến hành kê khai chi tiết đến từng hộ. Các ban ngành cùng chính quyền địa

phƣơng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân có đất bị thu hồi nhận bồi

thƣờng kịp thời GPMB.

UBND Thành phố cũng có một số cơ chế, chính sách quan tâm đến đời sống nhân dân nhƣ

ban hành quy định việc giao đất làm dịch vụ, quy hoạch khu tái định cƣ cho hộ gia đình, cá nhân có

đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng dự án.

* Khó khăn, vướng mắc:

a. Trên địa bàn quận Tây Hồ:

- Do phải xem xét việc bố trí đất để xây dựng nhà khách Bộ Quốc phòng và khớp nối

đƣờng nội bộ CIPUTRA, đƣờng tổ 45 cụm 7 phƣờng Phú Thƣợng với nút giao thông Phú

Thƣợng nên công tác lập chỉ giới đƣờng đỏ điều chỉnh và hồ sơ phạm vi GPMB đã có phần

chậm trễ.

- Đến nay tổ công tác đã cơ bản lập biên bản kiểm đếm xong diện tích đất nông

nghiệp. Phƣờng Phú Thƣợng còn khoảng 75 hộ vẫn không hợp tác cho tổ công tác vào kiểm

đếm đo đạc, Hội đồng GPMB quận chỉ đạo lấy số liệu lƣu trữ tại phƣờng làm cơ sở xây

dựng phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ.

- UBND quận Tây Hồ và UBND phƣờng đã có thông báo về việc trích thửa, đo đạc kỹ

thuật thửa đất đối với các hộ dân đất ở. Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn đã phối hợp với Công ty

TNHH Nhà nƣớc 1 thành viên Địa chính Hà Nội tiến hành trích thửa đối với các hộ dân tổ dân

phố; nhƣng các hộ gia đình không đồng ý cho vào trích thửa với lý do đơn giá bồi thƣờng đất là

thấp, không đảm bảo đủ điều kiện mà họ vốn phải đƣợc và đề nghị đƣợc tái định cƣ bằng đất,

không chấp thuận phƣơng án bồi thƣờng về định mức diện tích đất theo quy định của Thành phố.

Page 15: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Tuy nhiên, sau khi có văn bản điều chỉnh giá đất thì các hộ mới đồng ý cho vào trích thửa. Điều

này cũng làm cho tiến độ dự án bị chậm lại.

- Công tác triển khai cấp đất dịch vụ cho nhân dân còn chậm khiến nhân dân hoài nghi về

chính sách cấp đất dịch vụ của thành phố, từ đó làm ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng GPMB.

- Đối với công tác bồi thƣờng, hỗ trợ việc làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi thì hầu hết

là bồi thƣờng hỗ trợ bằng tiền vì dự án là dự án cầu đƣờng nên việc bố trí công việc mới cho dân

ở đó là rất khó. Bên cạnh đó, quỹ đất tái định cƣ của dự án chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của

các đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng. UBND quận, Ban quản lý dự án cũng đang tích cực xin ý kiến

chỉ đạo của UBND Thành phố đối với vấn đề nêu trên.

b. Trên địa bàn huyện Đông Anh:

- UBND các xã đang tập trung làm công tác kiểm đếm, tuy nhiên lại gặp vƣớng mắc trong

việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của một số hộ.

- Đến nay trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc đã lập biên bản kiểm đếm xong 513/513 hộ; Đã có

quyết định thu hồi đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu TĐC Vĩnh Ngọc phục vụ tái định cƣ dự

án Cầu Nhật Tân. Tuy nhiên, kiểm tra lại thì bị nhầm do đƣa cả diện tích đất phục vụ giãn dân

của xã Vĩnh Ngọc vào và thiếu diện tích đất đƣờng nội bộ của khu TĐC, Ban quản lý Dự án Hạ

tầng tả ngạn đã có văn bản báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng xin điều chỉnh quyết định thu

hồi đất.

Trên địa bàn xã Tiên Dƣơng có khoảng 275 ngôi mộ nằm trong chỉ giới GPMB, kiến

nghị UBND thành phố cho phép UBND xã Tiên Dƣơng lập dự toán cải tạo nghĩa trang đã có của

các thôn để di chuyển các ngôi mộ, nguồn kinh phí hỗ trợ lấy từ nguồn GPMB dự án xây dựng

cầu Nhật Tân, và đƣợc UBND Thành phố chấp thuận nhƣng tiến độ thực hiện còn chậm chạp.

- Đối với trung tâm y tế xã và trƣờng THPT xã Vĩnh Ngọc: Để duy trì hoạt động liên tục

của 02 đơn vị trên UBND thành phố đã cho phép 02 đơn vị này tìm địa điểm thuê tạm thời trong

thời gian chờ xây dựng trụ sở mới, kinh phí cho việc thuê địa điểm lấy từ nguồn kinh phí GPMB

dự án xây dựng cầu Nhật Tân. Hội đồng GPMB huyện đã chỉ đạo 02 đơn vị tìm địa điểm, lập dự

toán thuê trụ sở mới trình UBND thành phố phê duyệt.

(*) Đánh giá chung:

Qua phân tích cụ thể ở dự án xây dựng cầu Nhật Tân cho thấy Ban bồi thƣờng GPMB Tả

Ngạn đã phối hợp cùng các ngành, chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt công tác xác định đối

tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng, đối tƣợng xét hỗ trợ cùng với việc kê khai, kiểm kê chi tiết

Page 16: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

đã góp phần thuận lợi trong quá trình lập phƣơng án bồi thƣờng GPMB.

Ban bồi thƣờng GPMB huyện cùng chính quyền địa phƣơng đã phân loại các đối tƣợng

bồi thƣờng, hỗ trợ theo từng loại sử dụng đất. Đa phần các đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ đã

ủng hộ Ban bồi thƣờng GPMB về việc xác định các đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng. Đây

là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác lập hồ sơ bồi thƣờng GPMB.

Dự án gặp phải những khó khăn vƣớng mắc đặc thù cho từng địa bàn, từng khu vực.

Tuy nhiên, dƣới sự nỗ lực của các cấp, các ngành, dự án cũng đi vào thực hiện và ngày càng

đạt đƣợc thành quả trong tiến trình thực hiện dự án. Đó là một trong những việc thúc đẩy

nhanh quá trình hiện đại hóa thủ đô Hà Nội nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

kinh tế nói chung.

2.2.4.1. Các chính sách hỗ trợ

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, UBND Thành

phố đã ban hành Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 về việc ban hành quy định

bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tiến

hành bồi thƣờng GPMB áp dụng cho tất cả các dự án thu hồi đất trên địa bàn Thành phố, thống

nhất cơ chế, chính sách chung.

* Hỗ trợ di chuyển: Ngƣời bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian tạo lập

chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cƣ), đƣợc bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở

trong 6 tháng, mỗi tháng 250.000đ/hộ.

- Hỗ trợ cho ngƣời mất từ 50% diện tích đất nông nghiệp để sản xuất trở lên: Hỗ trợ

không quá 10% đất nông nghiệp cùng hạng.

- Hỗ trợ tiền khoan giếng tại khu TĐC là 1.100.000đ/hộ

- Hỗ trợ tiền di chuyển đúng tiến độ: 5.500.000đ/hộ

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

- Khi Nhà nƣớc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thì đối tƣợng bị hồi đất đƣợc hỗ trợ

chuyển đổi nghề, mức hỗ trợ là: 7.150đ/m2 .

- Hỗ trợ đào tạo nghề và hƣớng nghiệp: Một lao động nông nghiệp mất hoàn toàn ruộng

đất sản xuất thì hỗ trợ tiền học nghề là 3.000.000đ/1 lao động.

* Thƣởng giải phóng mặt bằng: Thƣởng những hộ tự giải phóng mặt bằng theo đúng tiến

độ trƣớc thời hạn theo qui định của thông báo di chuyển và có đóng góp trong việc vận động

những ngƣời xung quanh mình thực hiện và bàn giao mặt bằng cho các dự án mức thƣởng cụ thể

Page 17: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

nhƣ sau:

- Thƣởng 2.300đ/m2

đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.

- Thƣởng 2.000.000đ/hộ đối với các hộ phải di chuyển nhà ở.

Đối với những ngƣời sử dụng đất không đƣợc bồi thƣờng đất và tài sản trên đất, nhƣng

thực tế họ vẫn phải tháo dỡ di chuyển: nếu chấp hành nghiêm túc việc tự tháo dỡ di chuyển đúng

thời gian quy định thì cũng đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ theo quy định.

2.3. DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ 2 CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HÀ

NỘI

. Kết quả thực hiện dự án

2.3.4.1. Đối với đất nông nghiệp:

Trung tâm kỹ thuật phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ, xây dựng dự

thảo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ cho 109 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, trình Hội đồng bồi

thƣờng, hỗ trợ huyện Từ Liêm kiểm tra, rà soát và thẩm định.

Ngày 24/5/2012, Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ huyện Từ Liêm đã có Thông báo số 117/TB-

HĐ BTHT&TĐC về việc niêm yết công khai lấy ý kiến phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định

cƣ chi tiết đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi Nhà nƣớc thu hồi đất thực hiện dự án Xây

dựng cơ sở 2 Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội.

Ngày 29/5/2012, Tổ công tác đã họp thống nhất kế hoạch công khai dự thảo phƣơng án và

tổ chức công khai lấy ý kiến cho dự thảo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ chi tiết đối

với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (đợt 1) từ ngày 29/5/2012 đến ngày 18/6/2012.

Tổng diện tích đất bị thu hồi : 50.304,1 m2.

Loại đất : Đất nông nghiệp giao theo NĐ 64/CP.

Tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ: 58.180.466.160 đồng.

Ngày 19/6/2012, Trung tâm kỹ thuật phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với

UBND xã Mễ Trì, Tổ công tác lập Biên bản kết thúc công khai, tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự

thảo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ chi tiết đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

(đợt 1) để có cơ sở thực hiện các công việc tiếp theo.

Ngày 07/7/2012, Trung tâm kỹ thuật phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với

UBND xã Mễ Trì, Tổ công tác hoàn thiện hồ sơ của các hộ gia đình, cá nhân và gửi Phòng Tài

nguyên và Môi trƣờng huyện Từ Liêm thẩm định tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi. Phòng Tài

nguyên và Môi trƣờng huyện Từ Liêm đã rà soát và thẩm định tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi

Page 18: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

đƣợc 10 hộ/109 hộ. Còn lại 99 hộ do phát hiện nhiều sai sót trong xác nhận nguồn gốc đất của

Xã nên Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Từ Liêm đã trả hồ sơ và yêu cầu UBND xã Mễ

Trì rà soát kiểm tra, xác nhận lại nguồn gốc đất.

Ngày 25/8/2012, UBND xã Mễ Trì đã hoàn thành việc kiểm tra rà soát và thiết lập lại xác

nhận nguồn gốc đất của 99 hộ nêu trên.

Ngày 28/8/2012, Hồ sơ đã đƣợc hoàn thiện đầy đủ, bảng danh sách thu hồi đất gửi Phòng

Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Từ Liêm đã đƣợc rà soát và thẩm định tỷ lệ đất nông nghiệp bị

thu hồi, trình UBND huyện Từ Liêm ra quyết định thu hồi đất đối với từng hộ gia đình, cá nhân.

2.3.4.2. Đối với đất thuỷ lợi:

UBDN xã Mễ Trì và Tổ công tác và Xí nghiệp Đầu tƣ phát triển thủy lợi Từ Liêm thiết lập

biên bản điều tra khảo sát với tổng diện tích đất thu hồi là 2.638 m2.

.2.3.4.3. Đối với hệ thống cột anten sóng ngắn:

Ngày 24/12/2010, Tổ công tác đã tiến hành kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và lập

Biên bản điều tra khảo sát;

Ngày 10/6/2010, Trung tâm kỹ thuật phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với đã

ký hợp đồng số 21/2010-HĐTV với Công ty CP tƣ vấn xây dựng Nam Thành Đô về việc lập

thiết kế kỹ thuật thi công và lập dự toán hạng mục tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt anten sóng ngắn tại

Đài Phát sóng phát thanh Mễ Trì;

Ngày 28/9/2010, Công ty Cổ phần Tƣ vấn xây dựng Nam Thành Đô đã cung cấp cho

Trung tâm kỹ thuật phát thanh: Hồ sơ thiết kế, Thuyết minh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự

toán hạng mục tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt an ten sóng ngắn tại đài Phát sóng phát thanh Mễ Trì

có xác nhận của Trung tâm Kỹ thuật phát thanh – Đài Tiếng nói Việt Nam;

Ngày 25/4/2011, Công ty Cổ phần Tƣ vấn và Kinh doanh năng lƣợng đã có Báo cáo Kết

quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán số 57/TT-KDNL về việc thẩm tra Hồ sơ thiết kế,

Thuyết minh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán hạng mục tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt an

ten sóng ngắn tại đài PSPT Mễ Trì do Công ty Cổ phần Tƣ vấn xây dựng Nam Thành Đô lập;

Trên cơ sở Báo cáo Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán số 57/TT-KDNL

của Công ty Cổ phần Tƣ vấn và Kinh doanh năng lƣợng, Công ty Cổ phần Tƣ vấn xây dựng

Nam Thành Đô đã lập Dự toán xây dựng công trình chỉnh sửa và đƣợc Công ty Cổ phần Tƣ vấn

và Kinh doanh năng lƣợng thẩm tra ngày 25/5/2011;

Page 19: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Căn cứ các hồ sơ trên, Trung tâm kỹ thuật phát thanh đã xây dựng phƣơng án bồi thƣờng,

hỗ trợ di chuyển Anten sóng ngắn tại Đài PSPT Mễ Trì với tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ:

4.647.731.183 đồng. Trong đó:

1 Chi phí xây dựng 3.846.419.382

2 Chi phí quản lý dự án 97.083.625

3 Chi phí tƣ vấn đầu tƣ XD 241.208.959

4 Chi phí khác 40.498.200

5 Chi phí dự phòng 422.521.017

Tổng cộng: 4.647.731.183

Ngày 17/7/2012, Trung tâm kỹ thuật phát thanh đã có Văn bản số 265/TTPTQĐ-GPMB2

gửi Ban BT GPMB huyện Từ Liêm đề nghị xem xét, kiểm tra hồ sơ và trình UBND huyện Từ

Liêm ra quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ di chuyển hệ thống cột an ten tại đài

PSPT Mễ Trì.

Ngày 01/10/2012, Trung tâm kỹ thuật phát thanh có Văn bản số 356/TTPTQĐ-GPMB2 đề

nghị UBND huyện Từ Liêm, Phòng Quản lý đô thị Huyện kiểm tra hồ sơ về phƣơng án bồi

thƣờng, hỗ trợ di chuyển hệ thống cột an ten tại đài PSPT Mễ Trì.

Ngày 03/10/2012, Phòng Quản lý đô thị huyện Từ Liêm có Văn bản số 180/QLĐT phúc

đáp Văn bản số 356/TTPTQĐ-GPMB2, đề nghị lấy ý kiến đóng góp về hồ sơ thiết kế, dự toán

của Sở, cơ quan quản lý chuyên ngành về lĩnh vực truyền thông.

Ngày 16/10/2012, Trung tâm kỹ thuật phát thanh đã có Văn bản số 386/TTPTQĐ-QLDA

gửi Sở Thông tin Truyền thông về việc đề nghị thẩm định hồ sơ hạng mục hỗ trợ tháo dỡ, di

chuyển, lắp đặt anten sóng ngắn tại Đài PSPT Mễ Trì.

Ngày 05/11/2012, Sở Thông tin Truyền thông đã có Văn bản số 1166/STTTT-BCVT phúc

đáp Văn bản số 386/TTPTQĐ-QLDA của Trung tâm về việc các hạng mục có trong dự toán:

Phần thi công phi đơ điều chỉnh anten 216 tại Đài PSPT VN1 để phát sóng trong thời gian thi

công tháo dỡ anten T1, T2, T3 Mễ Trì và phần điều chỉnh phối hợp trở kháng phi đơ – anten với

máy phát T3 tại Đài PSPT VN1 đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ phát thanh, truyền

hình. Đồng thời Sở Thông tin Truyền thông đề nghị Trung tâm gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý

Nhà nƣớc về xây dựng huyện Từ Liêm để kiểm tra, thẩm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn

của Ngành và quy định của UBND Thành phố về lĩnh vực đầu tƣ xây dựng công trình.

Page 20: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Ngày 21/11/2012, Trung tâm kỹ thuật phát thanh tiếp tục có Văn bản số 427/TTPTQĐ-

GPMB2 đề nghị UBND huyện Từ Liêm, Phòng Quản lý đô thị Huyện kiểm tra hồ sơ về phƣơng

án bồi thƣờng, hỗ trợ di chuyển hệ thống cột an ten tại đài PSPT Mễ Trì.

Ngày 03/12/2012, Phòng Quản lý đô thị huyện Từ Liêm có Văn bản số 250/QLĐT phúc

đáp Văn bản số 427/TTPTQĐ-GPMB2 khẳng định Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố đã

thực hiện các trình tự thủ tục triển khai lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ tháo dỡ, di chuyển, lắp

đặt an ten sóng ngắn tại đài PSPT Mễ Trì.

Đến nay, phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ di chuyển hệ thống cột an ten tại đài PSPT Mễ Trì

đang đƣợc Ban BT, HT & TĐC huyện Từ Liêm kiểm tra và đề nghị báo cáo Hội đồng để xin lịch

họp thẩm định, trình UBND huyện Từ Liêm phê duyệt.

2.3.4.4. Tồn tại, vƣớng mắc:

Việc xác minh các giấy tờ xác định quyền sử dụng đất rất phức tạp. Việc đền bù thiệt hại

về đất và tài sản phụ thuộc nhiều vào tính hợp pháp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài

sản. Trong khi đó, phần lớn đất đai và tài sản chƣa có đủ giấy tờ hợp lệ. Do không đủ các hồ sơ

quản lý, cập nhật các biến động nhà đất thƣờng xuyên cho nên việc xác định thời gian sử dụng

đất để áp dụng các chính sách đền bù thiệt hại trong các trƣờng hợp cụ thể là khó khăn đối và cần

thời gian để xác minh lại.

Hiện nay, do lực lƣợng cán bộ chuyên trách của UBND huyện, Ban bồi thƣờng giải phóng

mặt bằng, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ GPMB, đồng thời

vẫn phải hoàn thành các công việc đƣợc lãnh đạo thành phố giao nên vẫn chƣa sắp xếp đƣợc lịch

để rà soát và thẩm định tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi cho dự án.

Về quy trình, thủ tục GPMB: cơ chế chuyển văn bản lòng vòng, mất nhiều thời gian, kém

hiệu quả dẫn đến tiến độ dự án chậm.

2.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG GPMB TẠI HÀ

NỘI THÔNG QUA 02 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

2.4.1. Một số thành công

*Triển khai hướng dẫn lập phương án, chính sách của Nhà nước:

Công tác GPMB đƣợc Tỉnh uỷ, UBND Thành phố chỉ đạo chặt chẽ từ thành phố đến

quận, huyện, xã nên các ngành, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ

GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, chủ trƣơng đƣờng

lối của Đảng, Nhà nƣớc để mọi ngƣời thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát

Page 21: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy đại đa số nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của Đảng,

Nhà nƣớc và ủng hộ chủ trƣơng GPMB khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc

phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế. Các chính sách

của Nhà nƣớc đã đƣợc các cơ quan chuyên môn tham mƣu kịp thời nhƣ: giá đất trên địa bàn toàn

thành phố, giá bồi thƣờng và các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ, chính sách về ƣu đãi

đầu tƣ, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất nông

nghiệp... Do vậy các phƣơng án bồi thƣờng khi tính toán luôn đảm bảo đúng chế độ chính sách

của Nhà nƣớc và các quy định của pháp luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi

cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB nên phần lớn diện

tích bàn giao cho các nhà đầu tƣ đƣợc kịp thời theo đúng tiến độ.

Qua quá trình đánh giá việc thu hồi đất của dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng

tôi nhận thấy:

Đây là dự án lớn có tầm quan trọng trong quá trình CNH- HĐH và ĐTH Thành phố. Việc

thực hiện các chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB khi Nhà nƣớc thu hồi đất về cơ bản đã thực

hiện đúng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007 và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Bên cạnh đó Thành uỷ,

HĐND, UBND thành phố cùng UBND cấp quận, huyện có liên quan đã có nhiều văn bản hƣớng

dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn

thành phố. Các văn bản đƣợc ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ

đạo và sát với thực tế nên đã tạo một bƣớc tiến mới trong công tác quản lý Nhà nƣớc về thu hồi và

GPMB của thành phố.

Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB của Hội đồng bồi

thƣờng cho thấy: quyền lợi hợp pháp của ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đƣợc đảm bảo, quá trình

thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB công khai minh bạch, công bằng dân chủ, thống nhất ý chí

trong chỉ đạo của thành phố cũng nhƣ của các quận, huyện, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo

của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Sự đồng bộ, thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện về nhiệm vụ giải phóng mặt

bằng của cả hệ thống chính trị, cùng với sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ

ngành Trung ƣơng đã tạo ra nhận thức đúng đắn và đồng thuận của cả xã hội, sự ủng hộ của các

tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Page 22: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Chỉ đạo tập trung, quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm. Sự chỉ đạo quyết liệt, dứt điểm, đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cƣờng phân cấp và phân công rõ trách nhiệm của các Sở

ngành, quận huyện, phƣờng, xã, của tổ chức, cá nhân. Ban hành các văn bản về chế độ chính

sách của Thành phố kịp thời, phù hợp quy định của Pháp luật và thực tiễn của Thủ đô.

Phối hợp có hiệu quả giữa các cấp các ngành, quận huyện, chủ đầu tƣ, cơ quan chuyên

môn với tổ chức chính trị - xã hội và sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân Thủ đô. Tuân thủ

nguyên tắc trong quá trình giải phóng mặt bằng là: công khai - dân chủ - công bằng - đúng pháp

luật. Thực hiện tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính, kết hợp với các biện pháp kinh tế,

hành chính, pháp luật.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB, là đầu mối tham

mƣu cho lãnh đạo Thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.

2.4.2. Một số hạn chế

Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB, Hội đồng bồi thƣờng

còn gặp một số khó khăn, vƣớng mắc nhƣ:

- Khối lƣợng thực hiện dự án giải phóng mặt bằng của Thành phố lớn, thời gian giải phóng

mặt bằng gấp. Là dự án lớn nên phải triển khai trong nhiều năm chịu chi phối của các chính sách

khác nhau mà xu hƣớng ngày càng có lợi cho ngƣời dân: chênh lệch giá cả bồi thƣờng, lợi ích kinh

tế đã gây nên bức xúc, mâu thuẫn giữa ngƣời chấp hành giải phóng mặt bằng trƣớc với ngƣời chấp

hành sau. Chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc đang hoàn thiện theo cơ chế thị trƣờng định

hƣớng XHCN, nhiều Nghị định và văn bản hƣớng dẫn về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định

cƣ mới ra đời đã phải sửa đổi, hoàn chỉnh nhƣ Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-

CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP… Nhìn chung cơ chế chính

sách của Nhà nƣớc ban hành vừa chậm, vừa thiếu đồng bộ, vì vậy quá trình thực hiện công tác

GPMB gặp không ít khó khăn, trong đó đặc biệt là quy định việc bồi thƣờng thiệt hại đất theo giá

thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng, trong khi không có tiêu chí cụ thể xác định thế nào là thị

trƣờng trong điều kiện bình thƣờng.

- Về tổ chức thực hiện và chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để thực hiện giải phóng mặt

bằng: Do đặc thù của Hà Nội tốc độ đô thị hoá nhanh nên xuất hiện hàng loạt khó khăn nhƣ: đòi

hỏi về tiến độ và số lƣợng quỹ nhà đất tái định cƣ; nguồn vốn để thực hiện; bộ máy tổ chức và

đội ngũ cán bộ thực hiện… và đặc biệt là sức ép về giải quyết việc làm cho ngƣời dân sản xuất

nông nghiệp bị thu hồi tƣ liệu sản xuất.

Page 23: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

- Nhận thức, tƣ tƣởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của ngƣời dân nói chung

và ngƣời bị thu hồi đất nói riêng vẫn chƣa cao. Nhiều đối tƣợng khi đã đƣợc áp dụng đầy đủ các

chính sách, đã đƣợc vận động thuyết phục nhƣng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc

thu hồi đất cũng nhƣ phƣơng án bồi thƣờng thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân

không chấp hành chính sách của Nhà nƣớc, làm ảnh hƣởng tới tiến độ bồi thƣờng GPMB và thi

công triển khai dự án.

- Sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức; chính sách và tổ chức thực hiện về công tác

GPMB. Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nƣớc ở các cấp thực hiện

công tác bồi thƣờng GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực

hiện bồi thƣờng GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tƣợng và các điều kiện đƣợc bồi

thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.

* Về đối tượng và điều kiện được bồi thường

Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của ngƣời

dân chƣa cao, chƣa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công

bằng các đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng thiệt hại.

* Về mức bồi thường thiệt hại

- Đối với ở: Mức giá quy định trong khung giá của thành phố còn thấp và còn nhiều bất

cập, chƣa tƣơng xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trƣờng bất động sản còn lỏng lẻo nên

ngƣời dân yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây

sức ép với Nhà nƣớc trong quá trình thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB.

- Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập trung chủ yếu là

đất nông nghiệp, phần lớn ngƣời dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, không có

ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các địa phƣơng không còn quỹ đất nông nghiệp để giao

bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy quá trình bồi thƣờng GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn.

- Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Giá bồi thƣờng thiệt hại đối với các tài sản trên

đất là giá tƣơng ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì đƣợc bồi thƣờng đến đó

và đƣợc bồi thƣờng hoàn toàn theo giá trị xây mới.

- Mâu thuẫn về lợi ích trong giải phóng mặt bằng với các lợi ích khác là gay gắt bởi

ngƣời dân trong diện giải phóng mặt bằng muốn giá đất cao trong khi đó giá đất đƣợc ban hành

phải đáp ứng nhiều mục đích và lợi ích: ngƣời sử dụng đất, môi trƣờng đầu tƣ… Do đó mâu

thuẫn này luôn là vấn đề thực tại, bức xúc khó cân bằng.

Page 24: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

* Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, các cấp, các ngành, đoàn thể có lúc còn chƣa triển

khai sâu, rộng và triệt để, thƣờng xuyên và liên tục để tạo nhận thức đúng đắn về các mặt: quy

hoạch dài, trung, ngắn hạn, mốc giới, chỉ giới của từng dự án; cơ chế GPMB theo quy hoạch, hai

bên đƣờng tạo cảnh quan đô thị để tạo nguồn về quỹ đất, về tài chính phục vụ tái đầu tƣ cũng

nhƣ công bằng giữa ngƣời phải di chuyển với ngƣời đƣợc ra mặt phố; cơ chế chính sách, quyền

hạn, nhiệm vụ của các tổ chức, của nhân dân trong quá trình GPMB, cũng nhƣ vai trò gƣơng

mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho quần

chúng noi theo.

Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thƣờng thiệt hại thu hồi đất

GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thƣờng thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chƣa

thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và TĐC của ngƣời dân bị thu hồi đất. Thực hiện

nguyên tắc: dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật. Có nơi, có lúc, có dự án còn thiếu

nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với ngƣời bị thu hồi đất.

Nhiều dự án đầu tƣ không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho ngƣời

dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của ngƣời dân luôn gặp nhiều khó

khăn.

Đối với đất đô thị, yếu tố giá đất bồi thƣờng thiệt hại là nguyên nhân cơ bản dẫn đến

khiếu nại của công dân trong việc chấp hành phƣơng án bồi thƣờng GPMB từ đó làm chậm tiến

độ triển khai các công trình dự án, còn đối với đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất của nông dân

khi bị thu hồi đất với quy mô lớn, ngƣời dân sẽ có rất nhiều những bức xúc nhƣ: Họ sẽ sống bằng

gì, tƣơng lai con cháu họ sẽ sống ra sao khi mà đất nông nghiệp - nguồn thu nhập chính nay

không còn nữa. Bên cạnh đó các dự án thƣờng có hình thức hỗ trợ, thông qua hỗ trợ một khoản

tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau. Đối với ngƣời năng động thì nó phát

huy tác dụng thông qua sự đầu tƣ sinh lợi, còn với những ngƣời khác thì khoản tiền đó đƣợc tiêu

dùng trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó dẫn đến thất nghiệp. Đây là vấn đề rất bức

xúc hiện nay bởi nó không chỉ ảnh hƣởng tới cuộc sống gia đình họ mà còn làm ảnh hƣởng tới cả

cộng đồng xã hội. Do vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân sau

khi bị thu hồi đất dành cho đầu tƣ các dự án là trách nhiệm của Nhà nƣớc và của chủ đầu tƣ.

* Về cải cách hành chính: Sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc, có

nơi còn chƣa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu chuyên sâu dẫn đến kết quả chƣa cao trong thực hiện

Page 25: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

GPMB; cơ chế phân cấp trách nhiệm nhiều mặt còn chƣa rõ và chồng chéo về vai trò, chức năng

nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ, giải phóng mặt

bằng, thủ tục hành chính còn phức tạp.

Bên cạnh đó chính sách bồi thƣờng thiệt hại của Nhà nƣớc đƣợc áp dụng ở mỗi thời điểm

khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thƣờng. Cụ thể là ngƣời đƣợc bồi thƣờng sau

thƣờng đƣợc hƣởng chế độ bồi thƣờng cao hơn ngƣời trƣớc, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến

ngƣời dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thƣờng GPMB.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI

PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Các giải pháp tổng thể

Công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, tổ chức

thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.

Yếu tố pháp chế tác động đến công tác bồi thường GPMB và tái định cư

Theo Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đặt ra yêu cầu không ngừng tăng cƣờng pháp chế, coi

pháp chế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nƣớc và là tổ chức hoạt động của bộ máy

Nhà nƣớc. Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế là pháp luật đƣợc nhận thức, áp dụng thực hiện

thống nhất trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia và trên tất cả mọi lĩnh vực. Văn bản đƣợc ban hành

của các cơ quan Nhà nƣớc và địa phƣơng, văn bản dƣới luật phải phù hợp không mâu thuẫn với

văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nƣớc TW ban hành. Đây là những phƣơng tiện do Nhà

nƣớc và các tổ chức xã hội tạo ra, nhằm đảm bảo cho các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm

chỉnh pháp luật của Nhà nƣớc, ổn định chế độ xã hội [18].

Để lập lại kỷ cƣơng của pháp luật ngoài việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong nhân

dân, khi cần thiết đại diện các cơ quan Nhà nƣớc tại địa phƣơng phải áp dụng các biện pháp xử lý vi

phạm hành chính trong những trƣờng hợp đối với các hộ gia đình, cá nhân cố tình vi phạm quy định

của pháp luật (có thể dùng hình thức cƣỡng chế), đồng thời cũng kịp thời xử lý đối với các cán bộ

các cấp khi có hành vi làm trái quy định, làm sai chính sách.

Nhƣ vậy việc quy định các chế tài cụ thể làm căn cứ để áp dụng các biện pháp cƣỡng

chế theo quy định của pháp luật nói chung và của Luật Đất đai nói riêng sẽ đƣợc thực hiện tốt

hơn đảm bảo tính pháp chế trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định

cƣ khi nhà nƣớc thu hồi triển khai các dự án.

Page 26: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

3.2. Các giải pháp về hoàn thiện thể chế

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp và cơ sở khoa học kỹ

thuật, khoa học xã hội để phân chia đất đai theo loại sử dụng chính đã đƣợc Luật Đất đai quy

định nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Điều 18 Hiến pháp năm 1992 quy định

“Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng

đúng mục đích và có hiệu quả”, Điều 16,17,18 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Đất đai

quy định thẩm quyền quy hoạch, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thẩm quyền xét

duyệt quy hoạch đất đai. Đối với công tác bồi thƣờng GPMB và TĐC nội dung quy hoạch - kế

hoạch sử dụng đất có tác động mang tính chất định hƣớng từ khâu đầu hình thành dự án đến

khâu cuối GPMB và lập khu tái định cƣ.

- Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.

Thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, từng bƣớc thay thế phƣơng thức giải

phóng mặt bằng từng dự án nhƣ hiện nay, xây dựng các cơ chế chính sách để Trung tâm Phát

triển Quỹ đất thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Thành phố. Triển

khai thực hiện đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng mới gắn với xây dựng tuyến phố hai bên

đƣờng theo quy hoạch để giảm chi phí khi giải phóng mặt bằng, thu lại cho Ngân sách địa tô

chênh lệch và giá trị tăng thêm do Nhà nƣớc đầu tƣ mà có, tạo công bằng chung.

- Vận dụng linh hoạt, ban hành, điều chỉnh kịp thời, đồng bộ cơ chế chính sách bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Thủ đô.

Đất đai là một đối tƣợng quản lý phức tạp luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế -

xã hội đất nƣớc, để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp

luật có liên quan đến lĩnh vực này cũng thƣờng xuyên phải bổ sung, sửa đổi, thay thế cho phù hợp.

Chính vì vậy sau khi ban hành Luật đất đai năm 1993 cho đến nay Chính phủ đã trình

Quốc hội Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát

triển kinh tế - xã hội đất nƣớc [20]. Chính sách bồi thƣờng GPMB và TĐC cũng đƣợc đề cập đến

trong nhiều cuộc hội thảo cấp Nhà nƣớc để tìm biện pháp sửa đổi hoàn thiện cho phù hợp với sự

phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có thị trƣờng bất động sản. Tuy nhiên còn nhiều

vƣớng mắc trong quá trình áp dụng cụ thể, tình trạng một chính sách có quá nhiều văn bản

hƣớng dẫn chƣa đƣợc khắc phục, nên hiệu quả pháp luật không cao, tính pháp chế trong xã hội bị

hạn chế.

Page 27: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, chú trọng công tác kiểm tra, thanh

tra, kịp thời giải quyết những kiếu nại của công dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư

Thành phố tiếp tục phân cấp, để UBND quận, huyện chủ động tổ chức điều hành công tác

GPMB trên cơ sở Thành phố ban hành khung chính sách; Ban chỉ đạo GPMB Thành phố và các

Sở, Ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, hƣớng dẫn, tổng hợp kế hoạch và nhu cầu

chung của Thành phố.

Công tác kiểm tra, thanh tra là nhiệm vụ thƣờng xuyên; sớm phát hiện những thiếu xót,

tiêu cực và xem xét xử lý nhanh, dứt điểm nhằm hạn chế những bức xúc của nhân dân, phát sinh

khiếu kiện kéo dài, điểm nóng phức tạp, đảm bảo sự công bằng, đúng pháp luật trong việc thực

hiện chính sách giải phóng mặt bằng.

3.3. Các giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức

Trong những năm gần đây việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để

triển khai các dự án nhƣng đây lại là khâu nhiều ách tắc mà chủ yếu là do công tác quản lý Nhà

nƣớc về đất đai của các địa phƣơng còn nhiều yếu kém, không chặt chẽ, còn nhiều vƣớng mắc

trong quan hệ quản lý và sử dụng đất đai để tồn đọng khá dài không giải quyết đƣợc. Tình trạng

tranh chấp đất đai khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay vì một quyết

định không đúng của cấp có thẩm quyền, hiện tƣợng kéo dài tiến độ GPMB các dự án do các bên

không nghiêm chỉnh thi hành pháp luật đều xuất phát từ nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về đất đai,

công tác định giá đất, năng lực thể chế và tính pháp lý trong xã hội. Do đó cần thành lập cơ quan

nghiên cứu và quản lý thị trƣờng bất động sản, việc quản lý thị trƣờng này vừa thể hiện chức

năng quản lý của Nhà nƣớc vừa sử dụng là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết lại chính thị trƣờng đó

theo các định hƣớng chiến lƣợc của Nhà nƣớc. Trong công tác quản lý đất đai bồi thƣờng

GPMB, việc quản lý thị trƣờng bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định đƣợc

chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nƣớc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của

mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất,

tính các loại thuế thu từ đất, bồi thƣờng thiệt hại từ đất...)

- Tăng cường chuyên môn hoá công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công

tác giải phóng mặt bằng.

Đầu tƣ cơ sở vật chất và kiện toàn tổ chức đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo

GPMB Thành phố theo hƣớng hiện đại xứng tầm của Thủ đô.

Page 28: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Tiếp tục kiện toàn tổ chức và nhân sự các cấp, các ngành vừa đảm bảo tính chuyên sâu,

vừa có năng lực phẩm chất đạo đức làm công tác GPMB. Có chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm

động viên lực lƣợng trực tiếp làm nhiệm vụ khó khăn này.

Thành phố nên lập cơ quan chuyên trách gồm các tổ chức công tác, có đại diện biệt phái

của các ngành liên quan, thƣờng xuyên chỉ đạo triển khai GPMB trên toàn địa bàn. cơ quan này

có trach nhiệm thống nhất và trực tiếp giúp, hƣớng dẫn triển khai các dự án GPMB, từ khâu khảo

sát thâm định giá trị đất, xây dựng khu tái định cƣ cho đến khi hoàn tất yêu cầu…GPMB của dự

án.

- Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Phƣơng châm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là tập

trung, đồng bộ, thống nhất, dứt điểm. Từng Sở, Ban, Ngành, quận, huyện thực hiện đúng chức năng,

nhiệm vụ, phát huy vai trò trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, kịp thời có hiệu quả công tác giải phóng

mặt bằng.

Các cơ quan chức năng, các cán bộ thực hiện phải thống nhất chính sách, quan điểm và

biện pháp tiến hành để tránh gây thắc mắc, so sánh, khiếu kiện của dân trong diện GPMB.

UBND quận, huyện chỉ đạo chủ đầu tƣ xây dựng kế hoạch tiến độ làm cơ sở để tổ chức

thực hiện GPMB đúng kế hoạch.

3.4. Các giải pháp về kinh tế

a. Chính sách bồi thường thiệt hại về đất

Việc bồi thƣờng GPMB đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp cần xem xét và phân hạng

cụ thể tại thời điểm thu hồi, không nên dựa vào hạng đất khi họ đƣợc giao vì thực tế trong quá

trình sử dụng đất chủ hộ đã đầu tƣ thâm canh, nâng cao giá trị sử dụng của đất so với trƣớc khi

đƣợc giao đất. Nếu nhƣ việc phân hạng đất không đƣợc làm thƣờng xuyên thì chúng ta cần phải

áp dụng các chính sách khác nhƣ: chính sách hỗ trợ nâng hạng đất nhằm khắc phục một phần

khó khăn cho các hộ dân bị thu hồi đất.

Việc bồi thƣờng thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu TĐC nên xem xét theo quy

hoạch và định mức đất ở có nhƣ vậy mới đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời khi lập dự

án cũng nhƣ xác định nhu cầu đất tái định cƣ đƣợc dễ dàng hơn.

b. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi

Về cơ bản chính sách bồi thƣờng thiệt hại về tài sản nhƣ hiện nay đã đƣợc phần lớn ngƣời

dân khi bị thu hồi đất chấp nhận.

Page 29: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Kết quả điều tra cho thấy một điều là các ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng vẫn còn thấp so

với giá thị thƣờng tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy cần phải sớm hoàn thiện hơn công tác định

giá tài sản trên đất.

Việc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, đƣợc xem xét

bằng giá trị xây dựng mới. Cần thƣờng xuyên xác định lại đơn giá bồi thƣờng tài sản trên đất bị

thu hồi sao cho sát với giá thị trƣờng.

3.5. Các giải pháp khác

Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển quỹ nhà, đất tái định cƣ, đáp ứng nhu cầu số lƣợng, từng

bƣớc hạn chế những bất cập, thiếu xót và chất lƣợng các khu tái định cƣ. Ƣu tiên giành những vị

trí thuận lợi để xây dựng khu tái định cƣ. Nghiên cứu cơ chế nhằm đa dạng hóa các hình thức tái

định cƣ: bằng tiền, bằng nhà, đất để ngƣời dân có quyền lựa chọn. Đa dạng hoá các hình thức

đầu tƣ, quản lý quỹ nhà tái định cƣ theo mô hình doanh nghiệp, khắc phục cơ chế xin cho, gắn

trách nhiệm của doanh nghiệp trong suốt quá trình đầu tƣ, bảo trì và quản lý quỹ nhà tái định cƣ.

Có đề án nghiên cứu toàn diện để tìm ra giải pháp và cơ chế giải quyết đồng bộ các vấn đề hậu

giải phóng mặt bằng.

- Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các

công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cƣ.

- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Ngƣời dân có thể đƣợc hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào

tạo trong các trƣờng, trung tâm dạy nghề để đƣợc làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của

họ.

Tái định cư

Bố trí khu TĐC phải đƣợc nghiên cứu ngay trong quá trình lập dự án đầu tƣ, đây là điều

kiện quan trọng giúp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của dự án đối với ngƣời dân bị thu

đất của dự án.

Đối với khu tái định cƣ tập trung phải có quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt.

Đối với tái định cƣ phân tán lấy từ các lô đất đã quy hoạch chi tiết đất ở đƣợc duyệt,

hoặc quy hoạch mở rộng khu dân cƣ đã có để phục vụ tái định cƣ. UBND quận, huyện cần ƣu

tiên các lô đất có vị trí thuận lợi để phục vụ tái định cƣ.

Việc bố trí khu TĐC thuận lợi về nhiều mặt cho ngƣời dân phải di chuyển chỗ ở là một

yếu tố quan trọng trong việc tạo ổn định cuộc sống cũng nhƣ tạo điều kiện cho những ngƣời bị

Page 30: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

thu hồi đất có nguồn thu nhập mới. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm của các ngành các cấp, Hội

đồng bồi thƣờng cũng nhƣ chủ đầu tƣ của các dự án.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở dự án

phát triển công trình công cộng tại thành phố Hà Nội'' chúng tôi xin rút ra một số kết luận và kiến

nghị nhƣ sau:

KẾT LUẬN

Thực tế cho thấy, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề hết sức nhạy cảm và

phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, tới mỗi ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ.

Giải quyết không tốt, không thoả đáng quyền của ngƣời có đất bị thu hồi (hoặc ảnh hƣởng khi

thu hồi) dễ dàng nổ ra những khiếu kiện, đặc biệt những khiếu kiện tập thể, gây mất ổn định xã

hội…Điều đó cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công các công trình xây dựng.

Qua việc tiến hành nghiên cứu 02 dự án, chúng tôi nhận thấy về cơ bản công tác tổ chức

và trình tự thực hiện bồi thƣờng GPMB và TĐC do Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC, Ban

quản lý hạ tầng Tả Ngạn và Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội đã đƣợc thực hiện một cách

công khai, minh bạch. Đội ngũ cán bộ khá chuyên nghiệp đã tổ chức thực hiện việc điều tra,

khảo sát, lập phƣơng án chi tiết bồi thƣờng và chi trả cho ngƣời dân đúng quy định của pháp luật,

đồng thời thu hồi đƣợc một phần đất sạch để tạo nên quỹ đất giao cho chủ đầu tƣ thực hiện dự

án. Việc xác định đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng đã đƣợc triển khai, tính toán và kiểm

tra một cách cẩn thận, kỹ lƣỡng, chính xác. So với các dự án trƣớc đây thì giá đất bồi thƣờng, hỗ

trợ tại 02 dự án nghiên cứu đã tiệm cận hơn với giá chuyển nhƣợng thực tế trên thị trƣờng. Đồng

thời các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và các khoản

hỗ trợ khác theo quy định đã đƣợc đa số ngƣời dân đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên một số chính

sách hỗ trợ bắt buộc của Nhà nƣớc mới chỉ quan tâm đến những hộ gia đình chính sách, chƣa quan

tâm đến những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhƣ: hộ nghèo, ngƣời tàn tật... hoặc áp dụng mức

hỗ trợ thấp. Các dự án vẫn bị chậm tiến độ do một vài lý do nhƣ khách quan, tuy nhiên với quyết

tâm cao của Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC, Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn và Trung tâm

phát triển quỹ đất Hà Nội, dự kiến trong quý I năm 2013 các dự án trên sẽ hoàn thành công tác

GPMB và triển khai xây dựng để đƣa vào sử dụng phục vụ nhân dân.

Page 31: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

KIẾN NGHỊ

Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khắc phục những tồn

tại, bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nƣớc trên địa bàn Thành

phố Hà Nội, chúng tôi xin đề nghị:

- Tiếp tục đề nghị các cơ quan Trung ƣơng nghiên cứu tổng thể chính sách về đất đai, về

bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ để ban hành cơ chế chính sách đồng bộ và ổn định, thống nhất

trong cả nƣớc về chính sách giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ;

- Việc xác định giá đất để làm căn cứ tính bồi thƣờng, hỗ trợ cần đƣợc thực hiện ngay

trong quá trình triển khai GPMB để phổ biến cho ngƣời dân, không nên quy định chỉ đƣợc thực

hiện khi đã có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;

- Quy trình thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái

định cƣ-GPMB cần đƣợc nghiên cứu, sửa đổi theo hƣớng: cấp nào có thẩm quyền giao đất thì

cấp đó ra quyết định thu hồi đất và phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ-GPMB

chi tiết ngay sau khi có quyết định thu hồi đất;

- Đề nghị thành phố có chính sách mới trong việc triển khai cấp đất dịch vụ cho nhân

dân, đặc biệt khu vực các xã, thị trấn có dự án đi qua để nhân dân yên tâm tin tƣởng rằng chủ

trƣơng cấp đất dịch vụ cho nhân dân là có thật, từ đó sẽ rút kinh nghiệm cho những khu vực

khác.

- Đề nghị có chính sách cụ thể hơn về: Giải quyết lao động việc làm; công tác quy hoạch

xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ; xử lý ô nhiễm môi trƣờng.

- Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, xây dung khu TĐC cần phải đi trƣớc một bƣớc

trƣớc khi thực hiện dự án GPMB./.

References

Tiếng Việt

1. Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài

chính Việt Nam, số 131(872), ngày 01/11/2002.

2. Ban vật giá Chính phủ (2000), Chương trình đào tạo thẩm định giá giai đoạn II giữa ban

vật giá Chính phủ Việt Nam với Văn phòng thẩm định giá Ôxtraylia, từ 16-17/10/2000,

Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội.

3. Ban Giải phóng Mặt bằng Thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo số 1569/BC-UBND về việc

Page 32: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

Tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU của Thành uỷ, Nghị quyết số

09/2000/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân Thành phố và nhiệm vụ công tác bồi thƣờng, hỗ

trợ và tái định cƣ đến năm 2010.

4. Bộ kế hoạch và Đầu tƣ (1999), Dự thảo các chính sách quốc gia về tái định cư, Hà Nội.

5. Bộ Luật dân sự 1995, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 195/TT-BTC ngày 04/01/1998 của Bộ Tài chính về việc

hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc

đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng,

lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

7. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về

hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về

bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

8. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về

hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2007), Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007 của Chính phủ.

10. Ban quản lý Hạ tầng Tả Ngạn, Báo cáo số 189/BC-QLDA ngày 14/10/2009 về công tác bồi

thƣờng, hỗ trợ, TĐC GPMB của các dự án do Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn làm chủ

đầu tƣ.

11. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền

bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích

quốc gia, lợi ích công cộng.

12. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi

hành Luật Đất đai năm 2003.

13. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi

thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

14. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về

phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

15. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quy định

Page 33: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình

tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về

đất.

16. Chu Văn Cấp, Trần Bình Trọng (2002), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lenin, NXB

Chính trị Quốc gia Hà Nội.

17. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2010), Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội 2010.

18. Hiến pháp (1992), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Luật Đất đai (1987), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Luật Đất đai (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (1998), NXB Bản đồ, Hà Nội.

22. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (2001), NXB Bản đồ, Hà Nội.

23. Luật Đất đai (2003), NXB Bản đồ, Hà Nội.

24. Mai Mộng Hùng(2003), ''Tìm hiểu pháp luật đất đai của một số nước trên thế giới'', tạp chí

Địa chính số 1, tháng 1/2003.

25. Ngân hàng phát triển Châu Á (2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người

nghèo.

26. Nguyễn Công Tá (2001), "Những nhân tố xác định giá đất trong việc giải quyết đền bù

thiệt hại khi giải toả để thực hiện quy hoạch", Tạp chí Địa chính số 2/2001.

27. Nguyễn Đức Minh (2001), “Quy hoạch đất đai và thị trƣờng Bất động sản”, Hội thảo một

số vấn đề hình thành và phát triển thị trƣờng BĐS Việt nam ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Xa(2003), Giá đền bù đất phải phù hợp với thực tế chuyển nhượng,

http://google.com/giadenbudat, Tháng 11/2003.

29. Lê Đình Thắng (2000), giáo trình nguyên lý thị trường nhà đất, NXB chính trị Quốc gia.

30. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2008.

31. UBND Thành Phố Hà Nội (2006), Báo cáo Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010.

32. UBND Thành Phố Hà Nội (2006), Báo cáo tại Hội nghị ngành Tài nguyên và Môi trường tháng

3/2006.

Page 34: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh ti ả ặ ằng ở ự ể ộ ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7979/1/01050000818.pdf · Chính sách hỗ trợ

33. UBND Thành Phố Hà Nội (2008), Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 về việc ban

hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

34. UBND Thành Phố Hà Nội (2009), Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 về việc

ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

35. UBND Thành phố Đã Nẵng (2006), Báo cáo Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010.

36. UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2010 tại kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/7/2006

37. Tổng Cục địa chính (1997), các văn bản pháp quy về quản lý đất đai, Tập I, Tập II, NXB

Bản đồ Hà Nội.

38. Trung tâm Ngôn ngữ Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Đại từ Tiếng

Việt, NXB Văn Hóa - Thông tin, Hà Nội.

39. Viện nghiên cứu Địa chính (2002), báo cáo nghiên cứu đề tài điều tra, nghiên cứu xã hội học về

chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, Hà Nội 2002.

40. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy

hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ của Chính phủ.

41. Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố (2011) Hội thảo các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật đất đai 2003