nghiÊn cỨu ĐÀo tẠo, bỒi dƯỠng cÔng chỨc, viÊn chỨc bnvt1pdf...w 4văn tất thu:...

76
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGHIÊN CỨU w Vũ Thanh Xuân : Thư chúc mừng năm mới của Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 3 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI w Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nay 4 w Nguyễn Văn Am: 70 năm Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - niềm tin và ý nguyện của nhân dân Việt Nam 10 w Nguyễn Văn Thâm: Ngày xuân nói chuyện về tổ chức lao động khoa học trong các cơ quan 15 w Đặng Khắc Ánh: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh - giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 19 w Vũ Thị Hoài Phương: Nâng cao chất lượng dịch vụ công hướng đến phục vụ công dân 23 w Đàm Bích Hiên: Giải pháp hoàn thiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, giai đoạn 2016-2020 27 w Tạ Ngọc Hải: Đánh giá công việc và đánh giá công chức nhìn từ giác độ so sánh 30 w Nguyễn Thị Thanh Hương: Quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ 34 w Nguyễn Quốc Tuấn: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ 38 w Hà Thành Đê: Vấn đề áp dụng tập quán theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành 42 w Trần Thị Minh Tâm: Những điểm mới về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 45 w Nguyễn Thị Thanh Vân: Một vài suy nghĩ về việc xây dựng và củng cố uy tín của lãnh đạo cấp phòng 48 w Đặng Thị Mai Hương - Đỗ Hồng Công: Cảm nhận về chuyến nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình của Lớp Chuyên viên chính K45, năm 2015 51 w Nguyễn Khắc Minh: Một vài suy nghĩ về nội dung nghiên cứu thực tế trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ 54 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH w Huỳnh Thị Kim Dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người 56 NHÌN RA THẾ GIỚI w Đào Minh Tuấn - Vũ Thị Bích Ngọc: Áp dụng các yếu tố của mô hình quản lý công mới ở các nước phát triển và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 60 TIN HOẠT ĐỘNG 65 VĂN HOÁ - VĂN NGHỆ 70 TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 75 Chúc mừng năm mới 2016 vNhững vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nay v70 năm Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - niềm tin và ý nguyện của nhân dân Việt Nam Trình bày: ành Trung Số 136/GP- XBĐS ThS. Vũ Thị Bích Ngọc SỐ 01 NĂM 2016

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨCNGHIÊN CỨU

w Vũ Thanh Xuân : Thư chúc mừng năm mới của Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

3

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIw Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nay

4

w Nguyễn Văn Am: 70 năm Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - niềm tin và ý nguyện của nhân dân Việt Nam

10

w Nguyễn Văn Thâm: Ngày xuân nói chuyện về tổ chức lao động khoa học trong các cơ quan

15

w Đặng Khắc Ánh: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh - giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

19

w Vũ Thị Hoài Phương: Nâng cao chất lượng dịch vụ công hướng đến phục vụ công dân

23

w Đàm Bích Hiên: Giải pháp hoàn thiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, giai đoạn 2016-2020

27

w Tạ Ngọc Hải: Đánh giá công việc và đánh giá công chức nhìn từ giác độ so sánh

30

w Nguyễn Thị Thanh Hương: Quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn và chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ

34

w Nguyễn Quốc Tuấn: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ

38

w Hà Thành Đê: Vấn đề áp dụng tập quán theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành

42

w Trần Thị Minh Tâm: Những điểm mới về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

45

w Nguyễn Thị Thanh Vân: Một vài suy nghĩ về việc xây dựng và củng cố uy tín của lãnh đạo cấp phòng

48

w Đặng Thị Mai Hương - Đỗ Hồng Công: Cảm nhận về chuyến nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình của Lớp Chuyên viên chính K45, năm 2015

51

w Nguyễn Khắc Minh: Một vài suy nghĩ về nội dung nghiên cứu thực tế trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ

54

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHw Huỳnh Thị Kim Dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người

56

NHÌN RA THẾ GIỚIw Đào Minh Tuấn - Vũ Thị Bích Ngọc: Áp dụng các yếu tố của mô hình quản lý công mới ở các nước phát triển và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

60

TIN HOẠT ĐỘNG 65

VĂN HOÁ - VĂN NGHỆ 70

TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 75

Chúc mừng năm mới

2016

v Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nayv 70 năm Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - niềm tin và ý nguyện của nhân dân Việt Nam

Trình bày: Thành Trung

Số 136/GP- XBĐS

ThS. Vũ Thị Bích Ngọc

SỐ 01 NĂM 2016

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

w Vu Thanh Xuan: Director’s new year letter 3w Van Tat Thu: Some theories on enhancing the quality of training public officials of Home affairs sector at the present tim

4

w Nguyen Van Am: 70 years old of National Assembly of the Socialist Republic of Viet Nam - Vietnamese’s belief and aspiration

10

w Nguyen Van Tham: Talking on Spring days about organization of scientific labor in the organs

15

w Dang Khac Anh: Increasing training under the title - solutions on enhancing the quality of training public officials

19

w Vu Thi Hoai Phuong: Improving the quality of public services aims to serve citizens 23

w Dam Bich Hien: Solutions on perpecting the curriculums and materials for fostering Chairman and Vice Chairman of the People’s Councils, Presidents and Vice presidents of the Commune People’s Committee, in the period 2016-2020

27

w Ta Ngoc Hai: Job evaluation and officials assessment - what can be seen in comparision between the two

30

w Nguyen Thi Thanh Huong: Prescribing the titles and codes of category, professional standards and professional titles of officials and civil servants in Documents – Archives sector

34

w Nguyen Quoc Tuan: Solutions on enhancing the quality of training assessment of the Instutute of Officials Training, Ministry of Home affairs

38

w Ha Thanh De: Applying the custom under the Law on Marriage and Family, 2014 and the guiding documents

42

w Tran Thi Minh Tam: What’s new about organizational structure, responsibilities and powers of the Commune People’s Committee under the Law on Local Government organization

45

w Nguyen Thi Thanh Van: Some thoughts on creating and strengthening prestige of the department level leaders

48

w Dang Thi Mai Huong - Do Hong Cong: Impressions about the empirical studies of the Class for principal officials K457, 2015 at the Center of public administration of Thai Binh province ‘s

51

w Nguyen Khac Minh: Some thoughts about the content of fieldwork in curriculums for officials and principal officials at the Institute of Officials Training, Ministry of Home Affairs

54

w Huynh Thi Kim Dung: Act as President Ho Chi Minh’s love for human beings 56w Dao Minh Tuan - Vu Thi Bich Ngoc: Applying the elements of the new public management model in developed countries and experiences for Vietnam

60

w Pham Duc Toan: Management Thought 75w Huynh Thi Ngoc Luong: Objectives of the overal state administration reform Period 2011 - 2020

76

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Nhân dịp bước sang năm mới 2016 và đón xuân Bính Thân, thay mặt Đảng bộ, Ban Giám hiệu Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ, tôi trân trọng gửi tới toàn thể công chức, viên chức, giảng viên, người

lao động và học viên của nhà trường lời chúc mừng tốt đẹp nhất! Chúc các đồng chí và gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Năm 2015 - năm thứ 7 trên lộ trình phát triển của nhà trường đã để lại nhiều dấu ấn khó quên, đó là: việc xây dựng hoàn thiện chương trình, tài liệu; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng; công tác nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và phát triển nhà trường đều có bước tiến bộ, bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch Bộ Nội vụ giao; hoạt động của Đảng bộ, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên ngày càng nề nếp, có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả... Đạt được kết quả đó là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ của Bộ Nội vụ, các cơ quan Trung ương, địa phương, với ý chí và nghị lực vươn lên, sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã gặt hái được nhiều thành công đáng khích lệ.

Vui mừng bước sang năm mới 2016 và đón xuân Bính Thân, với kết quả của năm qua và khí thế của năm mới, mỗi công chức, viên chức, giảng viên, người lao động và học viên nhà trường hãy tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, phát huy thành công, khắc phục khó khăn, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, tiếp tục đưa nhà trường phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Bộ, ngành Nội vụ và đất nước.

Kính chúc đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cùng toàn thể công chức, viên chức, giảng viên, người lao động, học viên nhà trường và gia đình đón xuân mới mạnh khỏe, bình an, may mắn, hạnh phúc, mọi điều tốt đẹp.

Năm mới thắng lợi mới!

THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚICỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC NHÂN DỊP XUÂN BÍNH THÂN 2016

ỦY VIÊN BCH ĐẢNG BỘ BỘ NỘI VỤ, BÍ THƯ ĐẢNG ỦY, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

NGƯT.TS. VŨ THANH XUÂN

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Nội vụ. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cần xác định đúng các vấn đề lý luận phải nghiên cứu giải quyết. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin trình bày những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nay.

1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất của ngành Nội vụ quyết định nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ

Ngành Nội vụ theo nghĩa rộng là ngành quản lý lĩnh vực Nội vụ của nhà nước, là ngành quản lý tất cả các công

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH NỘI VỤ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

PGS. TS. VĂN TẤT THU (*)

(*) Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

việc mang tính chất nội bộ, nội trị quốc gia, theo nghĩa hẹp đó là ngành quản lý các lĩnh vực công tác hành chính trong nước. Xét về tổ chức, ngành Nội vụ gồm các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương, chịu sự hướng dẫn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, các lĩnh vực Nội vụ. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ngành Nội vụ tạo thành một thể thống nhất theo cơ cấu ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương, ngoài Bộ Nội vụ là cơ quan đầu ngành còn có các vụ, ban tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các Sở Nội vụ, phòng tổ chức cán bộ các sở ngành thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh và ở cấp huyện là Phòng Nội vụ. Ở nước ta, ngành Nội vụ có sự thay đổi về tên gọi, đối tượng phạm vi quản lý theo yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử.

Bộ Nội vụ ngay từ ngày đầu thành lập (28/8/1945) đã có vị trí đặc biệt trong cơ cấu Chính phủ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ

4 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

lâm thời giao chức năng quan trọng: “Tổ chức xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền cách mạng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và đảm nhiệm một phần chức năng của Chủ tịch Chính phủ, theo dõi, điều hành công tác nội trị pháp chế, hành chính công và điều phối hoạt động của các Bộ khác”. Tất cả các lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ giao đều là những lĩnh vực quan trọng, có tính chất nội trị quốc gia. Vị trí, vai trò quan trọng của Bộ Nội vụ trong cơ cấu Chính phủ thể hiện ở chỗ nó có chức năng tham mưu cho Chính phủ thiết kế tổ chức, tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự trong bộ máy hành chính Trung ương, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý các lĩnh vực có tính chất nội trị quốc gia. Bộ Nội vụ thời gian này có vị trí vai trò quan trọng như Bộ lại - Bộ đứng đầu lục bộ trong tổ chức triều đình quân chủ Á Đông trước đây, được xem như là rường cột quốc gia.

Bộ Nội vụ ngày nay, tuy không có chức năng “bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an” nhưng được bổ sung thêm nhiều những lĩnh vực nội trị, Nội vụ khác. Bộ Nội vụ theo quy định tại Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ có chức năng tham mưu cho Chính phủ “thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước, hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua; khen thưởng; tôn giáo; văn thư lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật”.

Ở cấp tỉnh, theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ có chức năng: “Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực Nội vụ trên địa bàn tỉnh”. Ở cấp huyện, theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện thì Phòng Nội vụ có chức năng “tham mưu cho UBND

huyện quản lý lĩnh vực Nội vụ trên địa bàn huyện”. Như vậy, thực tế ngành Nội vụ là ngành quản lý các lĩnh vực Nội vụ, nội trị của quốc gia có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các ngành quản lý nhà nước. Vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của ngành Nội vụ thể hiện ở chỗ nó có chức năng tham mưu cho Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức bộ máy hành chính sự nghiệp nhà nước; xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ, thi đua khen thưởng, công tác tôn giáo; văn thư lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành.

Xem xét chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức làm công tác Nội vụ từ Trung ương đến địa phương cho thấy chúng có chức năng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính chất nội vụ, nội trị quốc gia. Mỗi lĩnh vực quản lý của ngành đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp riêng. Đây là đặc điểm, tính chất cần phải chú ý đến khi xác định nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Nội vụ. Ngoại trừ các lĩnh vực quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ, tôn giáo, thi đua khen thưởng, các lĩnh vực còn lại thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước.

- Đội ngũ công chức, viên chức ngành Nội vụ trong thời gian qua có nhiều thay đổi, có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng do chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Nội vụ ngày một tăng. Đội ngũ này đang từng bước được hoàn thiện, đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế. Về số lượng, theo số liệu thống kê cuối năm 2014, ngành Nội vụ có khoảng 11.000 người. Trong đó các cơ quan trung ương chiếm gần 42%, địa phương 58%. Trong đó, tổng số công chức của Bộ Nội vụ có mặt đến ngày 30/6/2014 là 568 người, ngạch chuyên viên cao cấp 10,4%, chuyên viên chính 27,1%, chuyên viên và tương đương 45,6%, các ngạch còn lại 12,3%. Trình độ đào tạo: trên đại học 28,7%; đại học 54,8%; cao đẳng 1,9%,

5NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

trung cấp 3,9%; trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo 10,7%.

- Theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1758/QĐ-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ:

+ Nhân lực trong lĩnh vực tổ chức nhà nước là 12.928 người, chiếm 48,6%.

+ Nhân lực trong lĩnh vực văn thư lưu trữ nhà nước là 7.421 người, chiếm 27,9%.

+ Nhân lực trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo là 3.245 người, chiếm 12,2%.

+ Nhân lực trong lĩnh vực thi đua khen thưởng là 3.006 người, chiếm 11,3%.

Như vậy, phần lớn nhân lực tập trung trong lĩnh vực tổ chức nhà nước (gần 50%), sau đó đến lĩnh vực văn thư lưu trữ, tôn giáo và thi đua khen thưởng.

2. Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ

Về mặt lý luận, cần phân biệt nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức khác với nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Vì đặc điểm, đặc thù, tính chất, đối tượng thời gian lao động và kỹ năng tác nghiệp của công chức hành chính hoàn toàn khác với đặc điểm, đặc thù, tính chất, đối tượng thời gian lao động và kỹ năng tác nghiệp của viên chức sự nghiệp. Cụ thể, lao động của công chức trong các cơ quan hành chính công quyền là lao động thực thi pháp luật, đó là lao động quyền lực. Còn viên chức là những người lao động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật thuần túy, họ là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công khác nhau, lao động của họ không mang tính chất quyền lực nhà nước, lao động của họ mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên sâu. Vì vậy, trong giới hạn của bài viết này xin đề cập đến những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tổ chức nhà nước.

Trước hết cần lý giải tại sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tổ chức nhà nước? Chúng ta đều biết hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Nội vụ suy cho cùng phụ thuộc phần nhiều vào trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức ngành Nội vụ. Nhưng

trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ công chức ngành Nội vụ tốt hay xấu phụ thuộc vào chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ hiện nay bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được đáng ghi nhận còn bộc lộ những hạn chế bất cập. Hạn chế bất cập chính ở chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức để họ có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ, ngành Nội vụ. Do đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ là vấn đề quan trọng tất yếu đặt ra hiện nay.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ? Để trả lời câu hỏi này cần phải xem xét những yếu tố ảnh hưởng quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức. Theo chúng tôi, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ do những yếu tố sau quyết định:

+ Chất lượng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ.

+ Chất lượng đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ.

+ Hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ.

+ Điều kiện, vật chất, kỹ thuật các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ.

+ Chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ.

Do đó để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, ngành Nội vụ cần phải giải quyết tốt các yếu tố, các vấn đề sau:

2.1. Nâng cao chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ

Để nâng cao chất lượng, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tổ chức nhà nước cần phải xác định đúng kiến thức, kỹ năng, đạo đức cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cho công chức ngành Nội vụ.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Bộ, ngành Nội vụ có thể thấy đa phần chức năng, nhiệm vụ của ngành Nội vụ thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực công tác này là chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực khoa học tổ chức nhà nước. Do đó, có thể coi khoa học tổ chức là khoa học chuyên ngành tổ

6 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

chức nhà nước, rộng hơn là ngành Nội vụ. Vì khoa học tổ chức là một ngành khoa học nghiên cứu về tổ chức, nghiên cứu các quy luật hình thành, phát triển và triệt tiêu một tổ chức nhất định. Khoa học tổ chức với nghĩa hẹp là môn khoa học nghiên cứu những quy luật, nguyên tắc, chức năng, cơ cấu, cơ chế vận hành của tổ chức, nguồn lực con người và các điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động có hiệu quả.

Khoa học tổ chức có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của nhà nước. Vai trò đó được thể hiện qua công tác tổ chức nhà nước. Công tác tổ chức nhà nước là lĩnh vực hoạt động không thể thiếu được đối với nhà nước. Công tác tổ chức nhà nước có ý nghĩa chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn to lớn trong hoạt động của nhà nước. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn của công tác tổ chức nhà nước thể hiện ở chỗ nó nghiên cứu và vận dụng những quy luật, những quan điểm, những nguyên tắc, những phương pháp của khoa học tổ chức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong lĩnh vực tổ chức nhà nước, cụ thể là nó nghiên cứu và vận dụng những thành tựu của khoa học tổ chức đã đạt được vào việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Công tác tổ chức nhà nước có nhiệm vụ áp dụng những quy luật, những nguyên tắc và khoa học tổ chức vào việc nghiên cứu để ra mô hình tổ chức bộ máy nhà nước tối ưu, phân định, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế quản lý và điều hành bộ máy nhà nước, vào việc nghiên cứu xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy nhà nước; vào việc nghiên cứu bảo đảm ngân sách - tài chính và các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động của bộ máy nhà nước,… Công tác tổ chức nhà nước là lĩnh vực hoạt động của nhà nước có tính chất khoa học, nó đòi hỏi giải quyết mọi vấn đề trong lĩnh vực trên cơ sở khoa học, mà yếu tố chủ yếu là yếu tố khách quan. Như vậy, có thể khẳng định, khoa học tổ chức có vai trò quan trọng đối với công tác tổ chức nhà nước, một lĩnh vực công tác chủ yếu và quan trọng của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ. Khoa học tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Bộ, ngành Nội vụ. Nó cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ công chức của Bộ, ngành Nội vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Chính phủ giao

cho Bộ, ngành Nội vụ. Như vậy, chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng cơ

bản cho đội ngũ công chức ngành Nội vụ là chuyên ngành khoa học tổ chức. Kiến thức, kỹ năng không những cần thiết đối với công chức làm công tác tổ chức nhà nước mà còn cần thiết đối với công chức làm việc trong các lĩnh vực văn thư, lưu trữ nhà nước, thi đua khen thưởng và quản lý nhà nước về tôn giáo. Để đội ngũ công chức ngành Nội vụ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, ngoài việc phải đào tạo, bồi dưỡng trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng của chuyên ngành khoa học tổ chức còn phải đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng của khoa học hành chính, khoa học quản lý nhất là quản lý hành chính nhà nước. Đó là các kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước các lĩnh vực: tổ chức nhà nước, lĩnh vực văn thư lưu trữ nhà nước, lĩnh vực thi đua, khen thưởng, lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo. Đặc biệt là các kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ, hay tác nghiệp hành chính của các lĩnh vực nói trên. Đồng thời, cũng cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng trang bị cho đội ngũ công chức của ngành Nội vụ về lịch sử truyền thống của ngành. Ngoài ra, công chức làm công tác tổ chức nhà nước (làm trong ngành Nội vụ) còn phải được đào tạo trang bị các kiến thức, kỹ năng của khoa học hành chính, khoa học quản lý.

2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ còn phụ thuộc vào trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ giảng viên (các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ…) làm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Hiện nay đội ngũ giảng viên có đủ trình độ, năng lực kinh nghiệm làm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành khoa học tổ chức kể cả chuyên ngành khoa học hành chính và khoa học quản lý rất mỏng, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành Nội vụ. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ cần khẩn trương kiện toàn, xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ số lượng, chất lượng, trình độ, năng lực và phẩm chất làm công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho đội ngũ công

7NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

chức làm công tác tổ chức nhà nước, công tác nội vụ nhà nước. Cụ thể là các chuyên ngành khoa học tổ chức, khoa học hành chính và khoa học quản lý. Cần phải đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Đối với đội ngũ giảng viên này ngoài những kiến thức chuyên sâu về khoa học tổ chức còn cần phải có những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế làm công tác tổ chức nhà nước, công tác nội vụ nhà nước. Do đó bên cạnh đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu còn phải thu hút các giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng, những nhà khoa học, những người có học hàm, học vị, nhất là các nhà lãnh đạo, quản lý, những chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực, quản lý hành chính nhà nước.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, bất luận là giảng viên cơ hữu hay giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng đều phải có trình độ, năng lực chuyên môn, am hiểu sâu về lĩnh vực tổ chức nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và có kinh nghiệm và phương pháp sư phạm tốt. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ cần phải đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng, trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy, đào tạo bồi dưỡng cần phải có chính sách sử dụng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên làm công tác quan trọng này. Vì một nguyên tắc, một nguyên lý cơ bản là chỉ có đội ngũ giảng viên có tài năng, đức độ mới có thể đào tạo, bồi dưỡng được những công chức có tài năng, đức độ.

2.3. Về hình thức, phương pháp giảng dạy đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ

- Cần đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Để có đội ngũ công chức có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, tham mưu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Bộ ngành, phải lựa chọn hình thức đào tạo chính quy cho lực lượng công chức trẻ của ngành. Đội ngũ này dứt khoát phải được đào tạo chính quy, bài bản về chuyên ngành khoa học tổ chức, khoa học hành chính và khoa học quản lý.

Còn hình thức bồi dưỡng, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng chủ yếu về công tác tổ chức nhà nước chỉ nên áp dụng cho các lớp bồi dưỡng ngắn

hạn, các lớp bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng, tổ chức, quản lý cho công chức lãnh đạo, quản lý. Khối lượng kiến thức, kỹ năng và thời gian các lớp bồi dưỡng công chức, công chức lãnh đạo quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

- Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành tổ chức nhà nước. Cần đổi mới áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hiện đại cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Lấy người học là các công chức thừa hành và các công chức lãnh đạo làm quản lý làm trọng tâm. Phải căn cứ vào đặc điểm, đặc thù, yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đào tạo cho họ để xác định nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là những công chức lãnh đạo, quản lý, họ đã có quá trình trải nghiệm qua thực tiễn công tác có trình độ, năng lực (kiến thức và những kỹ năng), kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định không thể áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng truyền thống như cho sinh viên trẻ trong các trường đại học, học viện. Cần phải áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hiện đại phù hợp với đặc điểm, tâm lý và nhu cầu trang bị những kiến thức, kỹ năng để họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của họ. Cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, chủ yếu của chuyên ngành khoa học tổ chức. Nhưng cần hơn là trang bị cho họ những kỹ năng tác nghiệp cần thiết đế họ xử lý giải quyết công việc có chất lượng, hiệu quả. Cụ thể như các kỹ năng quản lý phát triển tổ chức, kỹ năng tuyển dụng, đánh giá bố trí sử dụng nhân sự trong tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng xây dựng chương trình kế hoạch công tác, kỹ năng kiểm tra đôn đốc thực hiện chương trình, công tác, kỹ năng đánh giá kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, kỹ năng thu thập, tổng hợp phân tích thông tin ra và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý, kỹ năng xử lý tình huống trong thực thi công vụ và trong lãnh đạo quản lý, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đặc biệt trong đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ cần tăng cường phân tích, giới thiệu những kinh nghiệm thực tiễn và những tình huống, bài học kinh nghiệm trong lịch sử công tác tổ chức nhà nước, lịch sử công tác của ngành.

8 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

2.4. Đổi mới nâng cao chất lượng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ

Đào tạo, bồi dưỡng công chức là một khâu quan trọng, là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức, của công chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Nội vụ. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ cần phải đổi mới nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo hướng: đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ phải theo quy hoạch phát triển công chức của ngành, phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh, ngạch, bậc công chức, phải gắn với yêu cầu sử dụng công chức. Hay nói một cách khác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức phải gắn chặt chẽ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của ngành. Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức không gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức sẽ dẫn đến lãng phí và không có cơ sở đánh giá được chính xác chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ là phải xác định chính xác đối tượng, kiến thức kỹ năng cần thiết đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong ngành Nội vụ.

2.5. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ không thể không tính đến điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn lực tài chính đầu tư phải kiện toàn tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ. Xây dựng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ thành trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chuyên ngành Nội vụ chính quy, hiện đại, có đủ trình độ, năng lực điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ. Tập trung kiện toàn tổ chức và nhân sự các phòng, khoa chủ chốt của Trường.

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức của ngành có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức thực hiện tốt, thực hiện có hiệu quả các chức năng,

nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ, ngành Nội vụ, xứng đáng là Bộ ngành đặc biệt quan trọng của Chính phủ, đi đầu trong sự nghiệp cải cách nền hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế.

- Tăng cường đầu tư, đào tạo xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường có đủ trình độ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Nội vụ.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường theo hướng chính quy, hiện đại, bảo đảm đầy đủ các điều kiện, trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và các hoạt động của học viên, hoạt động của Trường q

---------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

2. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

4. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

5. Quyết định số 1758/QĐ-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 - 2020.

6. Lịch sử Bộ Nội vụ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015.

7. TS. Văn Tất Thu - Tổ chức bộ máy quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

8. PGS.TS Văn Tất Thu, Vai trò Bộ Nội vụ trong thời gian đầu xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 9/2015.

9. PGS.TS Văn Tất Thu, Vai trò của Khoa học tổ chức và sự cần thiết khách quan đào tạo chuyên ngành khoa học tổ chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước, 2014.

9NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 10: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Ngày 06 tháng 01 năm 1946, ngày hội lớn của toàn thể công dân của nước Việt Nam độc lập, tự do vừa thoát ách thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, đế

quốc đã nô nức phấn khởi tham gia ngày Tổng tuyển cử bỏ phiếu bầu ra Quốc hội đầu tiên - Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, gồm 333 đại biểu. Ngày 06 tháng 01 năm 1946, ngày Quốc hội Việt Nam chính thức được thành lập đã trở thành ngày lễ hội truyền thống của Quốc hội nước Việt Nam. “Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta chẳng những đã trở thành một quốc gia độc lập mà còn có cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những công việc hệ trọng của đất nước…”, “đó là thắng lợi của tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước Việt Nam. Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, của chính sách đại đoàn kết dân tộc, của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền”(1) của thời đại mới. Để Quốc hội Việt Nam chính thức ra đời lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã chủ động, sáng tạo dày công chuẩn bị mọi điều kiện

(*) Phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

70 NĂM QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NIỀM TIN VÀ Ý NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

PGS.TS. NGUYỄN VĂN AM (*)

và anh dũng đấu tranh, trải qua biết bao hy sinh, gian khổ suốt trong quá trình lâu dài của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập và chính quyền của nhân dân Việt Nam.

Trước sự chuyển biến mới của tình hình thời cuộc trong nước và quốc tế, tháng 10/1944, sau chuyến công tác từ nước ngoài trở về, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào toàn quốc. Người chủ trương để giành, giữ độc lập, chính quyền, Đảng và Nhân dân ta phải có một “cơ cấu”, “một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và uy tín, trong thì lãnh đạo công cuộc cứu nước, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”(2). Tại Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 8 (5/1941), căn cứ vào đặc điểm, tình hình nhiệm vụ cách mạng mới, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định giương cao ngọn cờ dân tộc hơn nữa (đã được đề ra từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939)), đoàn kết hết thảy mọi lực lượng yêu nước dân tộc, đánh đuổi đế quốc, phát xít Pháp - Nhật, giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, giành chính

10 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 11: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

quyền về tay nhân dân, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân cứu nước, Người và Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Mặt trận Việt Minh vừa có chức năng đoàn kết toàn dân tộc cứu nước, vừa có chức năng của một tổ chức tiền chính quyền cách mạng. Chương trình cứu nước của Việt Minh có mục tiêu(3) “bảo vệ nhân quyền, dân quyền và tài quyền, tôn trọng các quyền tư hữu tài sản, tự do dân chủ, dân tộc bình đẳng và nam nữ bình quyền”(4). Sau này được đúc kết thành Mười chính sách lớn đem thực hiện ở Khu giải phóng và được Đại hội Quốc dân Tân Trào thông qua (8/1945), trở thành chính sách cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Khi thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc chín muồi, ngày 16 và 17/8/1945, Đại hội Đại biểu Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang), hơn 60 đại biểu đại diện cho nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài, các đảng phái, các đoàn thể, dân tộc, tôn giáo về dự. Đại hội đã nhất trí hưởng ứng chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 20 chính sách lớn của Việt Minh (chính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền cách mạng sau Tổng khởi nghĩa thành công)(5); Đại hội cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc và xây dựng chế độ dân chủ mới. Quốc dân Đại hội Tân Trào góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tạo ra cơ sở tiền đề cho sự hình thành và ra đời của thể chế Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đại hội Quốc dân Tân Trào có ý nghĩa tiền thân của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Ngày 06/01/1946, sự kiện ra đời của Quốc hội có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc và đất nước. Ngày này tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, tôn giáo, chính kiến… đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội nước Việt Nam mới.

Sau ngày ra đời Quốc hội tiến hành tổ chức dự thảo Hiến pháp. Ngày 09/11/1946, Quốc hội thảo luận, thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Quốc hội Việt Nam là cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:

- Lập hiến, lập pháp;

- Quyết định các vấn đề quan trọng của của đất nước;

- Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu Quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam dùng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

Theo Hiến pháp và luật pháp nhà nước, các đại biểu Quốc hội không có nghĩa vụ tuân theo các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và phần lớn các đại biểu Quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (hiện nay là khoảng 90%) và họ phải tuân theo các chỉ thị của Đảng. Do đó Quốc hội Việt Nam không có được sự độc lập khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình hoặc khi Chủ tịch

11NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 12: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất có 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân, khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.

Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội(6).

Quốc hội Việt Nam ra đời, hoạt động đến nay tròn 70 năm, đã trải qua 13 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội. Bảy mươi năm, vượt qua những khó khăn, thử thách, rèn luyện trong thực tiễn, Quốc hội Việt Nam ngày càng trưởng thành, vững mạnh, hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của mình mà Quốc dân cả nước đã tin tưởng giao phó.

Giai đoạn 1946 - 1960, Khóa I (1946 - 1960), Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp năm 1946, được thông qua ngày 09/11/1946. Ngay sau khi ra đời Quốc hội khóa I đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc củng cố chính quyền cách mạng, giữ vững và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám; củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, chuẩn bị lực lượng để kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong kháng chiến chống xâm lược, vì hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội không thể triệu tập họp toàn thể nên đã giao cho Chính phủ và Ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào các nguyên tắc đã định của Hiến pháp để thực hiện lập pháp, quyết định các chính sách kháng chiến, kiến quốc, biểu quyết ngân sách, ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất (1953), phê chuẩn các Hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài,… phê chuẩn Hiệp định Geneva (7/1954), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng trở thành căn cứ địa, hậu phương lớn của

công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những năm 1954 - 1960, Quốc hội đã thông qua các kế hoạch khôi phục kinh tế, hoàn thành thắng lợi cải cách ruộng đất, cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đưa miền Bắc tiến lên con đường XHCN, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Giai đoạn 1960 - 1980, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng cả nước, Quốc hội đã sửa đổi và ban hành Hiến pháp năm 1959. Giai đoạn này trải qua 5 khóa Quốc hội (Khoá II (1960 - 1964); khóa III (1964 - 1971); khóa IV (1971 - 1975); Khóa V (1975-1976)) và hoạt động theo Hiến pháp 1959. Quốc hội có những quyết sách phát huy vai trò của nhà nước động viên sức người sức của để xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc và quốc tế kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kể từ khóa VI (1976 - 1981), nước ta có Quốc hội chung cả nước. Từ đó Quốc hội đã ban hành những quyết sách hết sức quan trọng, tiếp tục củng cố xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất, trong đó đã ban hành Hiến pháp 1980, nhiều đạo luật và nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ. Đó là những cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống bộ máy nhà nước, xã hội trên bước đường cả nước đi lên CNXH. Mặc dù đất nước được thống nhất, nhưng chưa có hòa bình trọn vẹn và phải trải qua nhiều khó khăn, những năm 1976 - 1985, hoạt động của Quốc hội tập trung phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, tập trung trí tuệ, lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình của Tổ quốc, thông qua các giải pháp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta thoát khỏi bao vây cấm vận của bọn đế quốc và lực lượng phản động quốc tế; vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội; đồng thời đưa đất nước bước sang thời kỳ đổi mới thoát khỏi nguy cơ nghèo đói, tụt hậu tiến lên bằng các nước đang phát triển ở khu vực và trên thế giới.

12 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 13: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Theo Hiến pháp năm 1980 trong những năm 1980 - 1992, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội được xác định đầy đủ cụ thể hơn. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, kế hoạch mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa. Quốc hội thông qua, ban hành Hiến pháp năm 1980, quy định những quy tắc chủ yếu về tổ chức bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân, thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã ban hành các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1980, ban hành Luật hình sự (1985), Luật Hôn nhân và gia đình (1986)… Đây là bước trưởng thành, phát triển đáng kể của hoạt động lập pháp Quốc hội.

Bước sang thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, tổ chức và hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới quan trọng. Vị trí, vai trò, uy tín của Quốc hội ngày càng được khẳng định và nâng cao thêm. Quốc hội chú trọng, chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của công dân và của đất nước, các kế hoạch, mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh, quốc phòng, vấn đề tổ chức, nhân sự các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Quốc hội Khóa VIII (1987 - 1992) là Quốc hội của giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật thể chế hóa chính sách kinh tế mới lần đầu tiên được Quốc hội ban hành như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990). Đây là những đạo luật thể chế hóa đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta. Lần đầu tiên các luật này công nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và quyền thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân. Quốc hội cũng ban hành các luật khác như Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế lợi tức, Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng...

Đặc biệt từ năm 1992 - 2013, Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến Pháp 1992, qua 5 nhiệm kỳ tổ chức và hoạt động của Quốc hội đã có những đổi mới mạnh mẽ đúng hướng, khắc phục dần tính hình thức trên một số mặt. Tổ chức của

Quốc hội được kiện toàn, thành lập Ủy ban Quốc phòng - An ninh trong nhiệm kỳ khóa I (1992 - 1997), Ủy ban Tài chính, ngân sách, Ủy ban Tư pháp trong nhiệm kỳ khóa XII (2007 - 2011), tăng số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên 29,4%; thành lập thêm một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Từ 1992 - 2007, Quốc hội ban hành 214 luật, bộ luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 130 pháp lệnh, tạo cơ sở pháp lý cho quản lý, hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội ngày càng được nâng lên, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật của nhà nước. Quốc hội đã có nhiều quyết sách quan trọng, quyết định tổ chức nhân sự cấp cao của nhà nước, xem xét, thông qua các nghị quyết về dự án và quyết toán ngân sách, phân bố ngân sách nhà nước; các nghị quyết về nhiệm vụ và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; quyết định phê chuẩn các Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam ký kết; Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, như đường Hồ Chí Minh, nhà máy khí điện đạm Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Lai Châu, nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận… tạo tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đổi mới đất nước; đổi mới nông nghiệp, nông thôn, cải thiện, thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực; Quốc hội thông qua và ban hành Hiến pháp năm 2013, đảm bảo mở rộng quyền dân chủ, dân quyền của công dân; các hoạt động giám sát tối cao các hoạt động nhà nước được chú trọng. Quốc hội giành nhiều thời gian để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo luật định; tăng cường giám sát theo chuyên đề, tìm giải pháp tháo gỡ các vấn đề bức xúc của cuộc sống, xã hội và của cử tri; Quốc hội nâng cao hiệu quả chất vấn và trả lời chất vấn, thực hiện cởi mở, dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc

13NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 14: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

hội thực hiện các chính sách an sinh xã hội để đạt mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Về đối ngoại, quan hệ hợp tác quốc tế của Quốc hội ngày càng được đẩy mạnh, mở rộng. Hiện nay Quốc hội Việt Nam là thành viên của Hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO), Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Diễn đàn Nghị Viện Á - Âu (ASEF), Tổ chức Liên Nghị viện các nước Châu Á vì hòa bình (AAPP). Là thành viên tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động của các tổ chức quốc tế trên; đồng thời Quốc hội Việt Nam còn chủ động đề xuất nhiều sáng kiến quan trọng góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa các Nghị viện thế giới. Quốc hội Việt Nam còn đảm nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của chức vụ Chủ tịch AIPO nhiệm kỳ 2001 - 2002, tổ chức thành công Đại hội đồng AIPO 23 (9/2002), đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch AIPA nhiệm kỳ 2009 - 2010, tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA 31 (9/2010), Quốc hội Việt Nam được nghị viện các nước bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới nhiệm kỳ 2010 - 2011, tổ chức thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132 (đầu năm 2015)… đã đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng của ngoại giao nghị viện nước ta, góp phần nâng cao vai trò vị thế, uy tín của Quốc hội và Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong 70 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã thực hiện xuất sắc chức năng lập hiến, lập pháp, kể từ Khóa I đến Khóa XIII, Quốc hội đã ban hành 5 bản Hiến pháp (chưa kể các bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung), 387 Bộ luật, ban hành 682 nghị quyết và 220 pháp lệnh, là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng, thể hiện trí tuệ, sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội, phản ánh ý chí, nguyện vọng của cán bộ và nhân dân trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho sự phát triển nền dân chủ XHCN, phục vụ sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

dân. Hoạt động của Quốc hội đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại, vẻ vang của công cuộc cách mạng xây dựng, phát triển, đổi mới đất nước và bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước theo tư tưởng, đường lối cách mạng sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Quốc hội Việt Nam ngày càng tiêu biểu cho niềm tin, ý nguyện, quyền lợi chính đáng, thiết thực của dân tộc, Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay chúng ta đang chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ XIV (2016 - 2020).

Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học “Quốc hội Việt Nam: 70 năm trưởng thành và phát triển” (đầu tháng 12/2015) Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: 70 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã trải qua một chặng đường vẻ vang, xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân, không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vững chắc vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao; cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong mỗi giai đoạn thăng trầm của cách mạng, Quốc hội khơi dậy ý chí và tinh thần đoàn kết trong toàn dân, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước q

----------------------------------------------

CHÚ THÍCH:

(1) GS.TS. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (khóa XII), 65 năm - Một chặng đường lịch sử vẻ vang của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo chinhphu.vn ngày 04/01/2011.

(2) Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3 (1930 - 1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr506.

(3) Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 (1940 - 1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr112-119.

(4) Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr395.

(5) Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Sđd tr559.

14 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 15: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Tôi vừa ở Nhật về và dưới đây là một vài câu chuyện về một vấn đề khá quen nhưng lại luôn mới, nhất là ở xứ ta: đó là vấn đề tổ

chức lao động khoa học trong công việc nói chung và trong các cơ quan nói riêng. Những câu chuyện tôi kể gắn với một phương pháp nổi tiếng của Nhật gọi là phương pháp “5S”. Nhân dịp đầu xuân, tôi xin kể lại hầu bạn đọc để cùng suy ngẫm. “Ngày xuân con én đưa thoi”, có một lúc nào đó, nếu được quý vị soi đến và cùng trao đổi thì tôi thực lấy làm vinh hạnh lắm.

1. Khi nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề đang nói đến, tôi đã nghe, đọc, thậm chí đôi khi còn nói chuyện về phương pháp 5S của Nhật trong tổ chức lao động khoa học. Đó là cách sắp xếp nơi làm việc, được viết tắt bởi 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (整理 Sàng lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃 Sạch sẽ), Seiketsu (清潔 Săn sóc), và Shitsuke (躾 Sẵn sàng). Theo phương pháp này, mọi thứ, đặc biệt là thông tin, tài liệu tại nơi làm việc đều được sàng lọc cẩn thận, các thứ không có giá trị được loại bỏ, được sắp xếp khoa học, luôn luôn sạch sẽ, gọn gàng và sẵn sàng phục vụ. Chính từ đó mà hiệu quả lao động được nâng cao. Công thức 5S được áp dụng rất phổ biến ở Nhật và đã mang lại nhiều lợi ích cho nước Nhật hiện đại. Nhưng sách vở là một chuyện, còn thực tế ra sao thì quả thật tôi chưa từng “mục sở thị”. Tôi rất mơ ước có một ngày nào đó mình được khảo sát thực tế để hiểu thêm về “5S” nói riêng và về tổ chức lao động khoa học ở đất nước của hoa anh đào rồi từ đó mà bồi dưỡng thêm niềm tin khi truyền đạt tại nước mình. Ông cha dạy: “Nói có sách, mách có chứng”. Sách thì có, còn chứng đâu? Thật ra, tổng kết về nguyên lý tổ chức lao động thì từ Tây sang Đông nhiều nước đã làm rồi. Tài liệu họ viết về vấn đề này khá nhiều. Việt Nam ta cũng đã đưa vào nghiên cứu và giảng dạy

từ lâu nhưng phần lớn chỉ trên lý thuyết, hàn lâm, ít được vận dụng có hiệu quả. Chúng ta chẳng nói với nhau như hát hay rằng sức lao động của ta thật dồi dào nhưng bị lãng phí nhiều nơi, nhất là trong các cơ quan nhà nước. Biên chế của các cơ quan thì vô cùng nhiều, lao động dư thừa khắp nơi, năng suất lao động, nhất là lao động quản lý rất thấp, công việc giải quyết chậm chạp... đó là thực tế. Nếu bây giờ lại nói những điều quen thuộc như vậy rồi khuyến nghị phải thế này, thế kia… thì chắc không ít người sẽ bảo “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”! Ở xứ ta, của đáng tội, không cái gì là không biết, nhưng đến khi làm thì mới tá hỏa ra là chưa biết “đầu cua tai nheo” cụ thể ra làm sao và nếu có đề lên trên thì sẽ nhận được những lời khuyên bảo chân thành đại loại như: cứ từ từ rồi tính, hoặc điều kiện Việt Nam còn chưa cho phép... Nhiều vấn đề như thế rồi chứ không riêng gì câu chuyện về tổ chức lao động khoa học, phương pháp “5S”, thậm chí “5S” thì cứ kệ họ. Nói không khéo lại bị chụp cho vài cái mũ như “vội vàng”, “thiếu thực tế”… thì chỉ thêm tội. Vậy có nên nói nữa không và nói sao bây giờ?

Còn nhớ một lần, sau khi đi vài ba nước trở về, bản thân tôi có kể lại câu chuyện về kiến trúc thân thiện với môi trường cho vài người trong giới kiến trúc sư mà tôi quen biết rằng, ở nhiều nước phương pháp thiết kế nhà thân thiện với môi trường không chỉ được trọng dụng đối với nhà ở dân sự, mà nhà công sở cũng được áp dụng, thậm chí cả nhà của cơ quan quyền lực. Bằng chứng ư? Thì có điều kiện khảo sát sẽ thấy thôi. Tôi may mắn được đến Berne (thủ đô Thụy Sỹ) trong một lần đi học về hành chính và có một chiều nọ người ta dẫn cả đoàn chúng tôi đi ngang qua nhà Quốc hội Thụy Sỹ. Trước một tòa nhà khá giản dị là một bãi trống, tôi để ý thấy có rất nhiều xe ô tô tải loại nhỏ xếp hàng rất ngay ngắn theo từng ô và bốn thành xe đều mở rộng kết liền xe này với xe

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG CÁC CƠ QUAN

GS.TSKH. NGUYỄN VĂN THÂM (*)

(*) Học viện Hành chính Quốc gia

15NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 16: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

khác, trên đó bày đầy các loại hoa. Người hướng dẫn nói với chúng tôi rằng đó là chợ hoa bán qua đêm. Ngày mai các ngài sẽ được vào thăm quan nhà Quốc hội, bây giờ đang là dịp cả hai viện của Quốc hội đều đang họp, ban ngày đây sẽ là bãi trống, thoáng đãng. Đúng thế thật. Sáng hôm sau, khi đến thăm quan nhà Quốc hội, nếu không được thấy từ hôm trước thì không ai nghĩ bãi trống trước tòa nhà này là chợ hoa tối hôm trước. Còn nhà Quốc hội, dù đang họp vẫn có thể thăm quan vì chung quanh có lối đi lại dành cho dân và khách, lại ở trên cao. Thú thật, ấn tượng về cách tổ chức công sở của Thụy Sỹ đã gây cho tôi một ấn tượng vô cùng sâu sắc. Một lần khác, tôi có dịp đến Canberra thủ đô Liên bang Úc và đã đến thăm quan tòa nhà Quốc hội Liên bang. Thật ngỡ ngàng khi nhà Quốc hội mới lại được xây bên cạnh tòa nhà Quốc hội cũ và nơi đây được biến thành một bảo tàng nổi tiếng mà người ta đặt cho cái tên là Bảo tàng Dân chủ (Democratic Museum), trong đó trưng bày hình ảnh hoạt động của Quốc hội cho mọi người đến xem không hạn chế. Người ta thậm chí trưng bày cả các tranh châm biếm những chính sách sai lầm của Chính phủ Liên bang. Tòa nhà Quốc hội mới của Liên bang Úc cũng như ở Thụy Sỹ mà tôi đã thấy, có hành lang xung quanh cho mọi người nếu muốn có thể theo dõi hai viện của Quốc hội họp. Chung quanh đó là nhiều khu rừng cây xanh tốt. Canberra từng nhận được danh hiệu “Thủ đô rừng” quả không ngoa. Khi nghe tôi kể lại các câu chuyện trên, có anh bạn kiến trúc sư thành thật nói với tôi: các ý tưởng đó không có đất sống ở Việt Nam đâu anh! Nếu anh đưa ra một ý tưởng kiến trúc như vậy thì dù có thuyết minh rằng nó rất có lợi cho cuộc sống, cho người dân bao nhiêu cũng không nên hy vọng người ta chấp nhận và câu trả lời sẽ là “phi thực tế”, “thiếu tính Việt Nam”… và chưa chừng còn bị xem là thiếu hiểu biết và quan điểm chính trị lệch lạc. Tôi đành thôi không tranh luận gì thêm. Đến khi thấy nhà Quốc hội cũ của ta là một di tích lịch sử nổi tiếng bị đập đi, dù có nhiều người tâm huyết can ngăn, nhà Quốc hội mới xây lên hoành tráng uy nghiêm và kín như bưng thì tôi hiểu anh bạn kiến trúc sư của tôi đã nói đúng. Vậy thì có nên nói ra những suy nghĩ của mình về những vấn đề khác tương tự như thế nữa không? Và mục tiêu là để làm gì? Nhưng tôi quả thật “cầu được, ước thấy”, đã “mục sở thị” cách làm việc của người Nhật, dù chưa nhiều, tự nhiên lại muốn nói về tổ chức lao động khoa học, về phương pháp “5S” vì thấy người ta áp dụng có hiệu quả và lợi ích của tổ

chức lao động khoa học thật đáng cho ta suy nghĩ. Xin bạn đọc lượng thứ và đừng bảo: biết rồi khổ lắm, nói mãi, chỉ nhiễu sự. Vả chăng, hiện nay ta đang kêu gọi cải cách nền hành chính nhà nước, đang kêu gọi làm sao cho năng suất lao động quản lý lên cao, thủ tục hành chính giảm bớt nên tôi mới mạnh dạn mà kể hầu quý vị vài câu chuyện để tham khảo. Còn có đóng góp gì cho thực tế hay không thì phải nói thật, tôi cũng sợ sẽ như những câu chuyện về kiến trúc nói trên. Thì người ta vẫn đang đua nhau xây cao ốc trong nội thành Hà Nội rồi lại lo chống ùn tắc đấy thôi, biết làm sao hơn? Chả lẽ “nói vậy nhưng không phải vậy”! Thôi thì tôi cứ xin học cụ Nguyễn Du xưa, muợn một câu Kiều của cụ để thanh minh cho mình trước khi kể tiếp vài điều hầu quý vị :

Rằng: Quen mất nết đi rồiTẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!2. Về nguyên lý, cũng chỉ xin nhắc lại thôi, nói

đến tổ chức lao động khoa học là nói đến việc tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng. Trong quá trình đó, thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, người ta hướng tới mục tiêu làm cho năng suất lao động được nâng cao. Nó phản ánh không những trình độ của người lao động mà cả nhận thức của họ. Sẽ rất khó bàn về tổ chức lao động khoa học, nếu trình độ lao động và nhận thức về điều này còn hạn chế.

Tổ chức lao động là một thuật ngữ có nguồn gốc từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại ergonomic gồm 2 từ latinh ghép lại là ergon (lao động) và nomos (quy luật). Như thế, từ nguyên nghĩa của nó, tổ chức lao động có nghĩa là lao động theo quy tắc, quy luật. Tổ chức lao động khoa học nghiên cứu các yếu tố của tổ chức lao động trong một tập thể, một cơ quan để cùng thực hiện một mục tiêu chung. Đây là một yêu cầu có tính khách quan để nâng cao năng suất lao động của các cá nhân trong tổ chức và của cả tổ chức, bảo đảm các định mức cần thiết của quá trình làm việc.

Khi nói đến năng suất lao động không nên quên rằng lao động là một quá trình. Gắn với quá trình này về mặt vật chất là người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động. Còn về mặt xã hội đó là các quan hệ trong lao động. Nó cho thấy tính xã hội của lao động. Dĩ nhiên con người có thể lao động một mình nhưng như vậy người ta không gọi

16 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 17: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

là tổ chức. Tính xã hội của lao động do lao động có tổ chức mang lại. Trong quá trình lao động có tổ chức các kỹ năng trong lao động ngày càng phát triển và chúng làm cho con người ngày càng hoàn thiện, phát triển một cách toàn diện hơn. Rất dễ nhận ra rằng khi tách khỏi tổ chức để sống thì đó thông thường là những con người kém phát triển hoặc phát triển không toàn diện vì ở họ thiếu tính xã hội của quá trình lao động, thiếu điều kiện để rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong quá trình sống với cộng đồng của mình.

Sang đến Nhật, nơi chúng tôi đến đầu tiên để nghiên cứu trong chuyến đi làm việc của mình là Viện Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản. Đến đây, chúng tôi được giới thiệu một cuộc triển lãm về văn hóa Nhật Bản trong lịch sử qua các tài liệu lưu trữ đang mở cửa. Nhiều tài liệu quý được trưng bày tại triển lãm xem rất thú vị. Tài liệu lưu trữ và những cuốn sách cổ được trưng bày xen kẽ và chỉ cần đi qua cũng biết rõ chúng được “sàng lọc” nhằm giới thiệu truyền thống võ sĩ đạo của người Nhật. Truyền thống đó có từ lâu đời và được gìn giữ, truyền bá qua sách vở cho đến hôm nay. Nó đề cao lòng tự hào và tự trọng của người Nhật trong cuộc sống. Chữ S thứ nhất trong phương pháp “5S” thế là đã rõ. Sàng lọc được gắn với mục tiêu cụ thể của công việc.

Sau triển lãm nói ở trên chúng tôi được hướng dẫn đi xem các tài liệu trong kho lưu trữ và nơi làm việc của một đơn vị rất đặc biệt là phòng Phục chế tài liệu. Một lần nữa chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi sự thể hiện rõ ràng hiệu quả của phương pháp “5S” tại Viện lưu trữ Quốc gia này. Tài liệu ở đây được sắp xếp khoa học, được “săn sóc” chu đáo, tỉ mỉ, được “sàng lọc” cẩn thận và luôn sẵn sàng phục vụ, và dù tài liệu cổ thì cũng rất sạch sẽ. Nếu bạn có mặt tại phòng phục chế tài liệu của Viện Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản chắc bạn cũng sẽ nghĩ như tôi: cách làm việc của nhân viên ở đó cũng như môi trường làm việc thật đáng để chúng ta nể phục. Trước những tập tài liệu cổ bị hư hỏng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, các nhân viên của Viện tỉ mỉ, chu đáo bồi lại từng mẩu giấy, từng con chữ với nhiều công cụ và phương tiện chuyên dụng khác nhau và họ đã thành công khi giữ lại được cho đời sau nhiều tài liệu quý. Một anh nhân viên giới thiệu với chúng tôi những tài liệu đã phục chế xong với khuôn mặt rạng rỡ, anh nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng để đưa những tài liệu này ra cho người đến đọc sử dụng vào những việc cần thiết cho họ”.

Nhân đây tôi chợt muốn hỏi các bạn một điều: bạn có nghĩ rằng người Nhật tính đến hiệu quả công việc có khi cho hàng trăm năm sau không? Nếu chưa tin vào điều đó thì chỉ cần đến Nhật một lần như tôi bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm. Để minh họa cho điều tôi suy nghĩ, tôi muốn kể thêm rằng trước khi rời Nhật chúng tôi được tới thăm một hòn đảo nổi nhân tạo của Nhật mà người hướng dẫn nói rằng nó được bắt đầu bồi đắp từ 150 năm trước. Ngày nay đó là một hòn đảo du lịch đẹp nổi tiếng của Nhật có tên là Odaiba. Thậm chí, nếu chưa đến Mỹ được thì đến Odaiba cũng có thể ngắm tượng Nữ thần tự do qua một phiên bản được đặt tại hòn đảo này.

Cách làm việc theo nguyên tắc “sàng lọc”, “săn sóc” tỉ mỉ còn có nhiều sự vận dụng khác ở Nhật. Chẳng hạn tôi còn biết thêm một câu chuyện về phục chế đền chùa ở Nhật. Sau khi một ngôi đền được lựa chọn để phục chế người Nhật đã áp dụng công nghệ thông tin, chụp ảnh lại và số hóa tất cả các tài liệu ảnh có liên quan đến ngôi chùa. Tài liệu được đưa lên phân tích trên máy tính và chỉ những chi tiết hư hỏng thì mới được lựa ra, sàng lọc ra để tu bổ lại, kể cả từ hòn gạch, hòn ngói, thanh gỗ. Hỏng ít tu bổ ít, hỏng nhiều tu bổ nhiều, hỏng hẳn thì thay thế. Tu bổ xong ngôi chùa trở lại như xưa: hình ảnh, dáng dấp, vật liệu đều mang tính chất của ngôi chùa cũ. Còn ở ta thì sao? Bạn có để ý thấy người ta đã đập phăng đi nhiều ngôi chùa cổ để phục dựng lại và chùa cũ biến thành chùa mới hay không? Dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đến như những hòn gạch đi chung quanh Hồ Hoàn Kiếm cũng trẻ lại thì sao bảo đây là di tích cổ kính của kinh thành xưa?

Ngoài cuộc tham quan tại Viện Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản, trong khuôn khổ của chương trình Hội thảo chúng tôi còn được tới thăm trung tâm Lưu trữ của Trường Đại học Hoàng gia Nhật Bản. Dù rằng đây chỉ là một trung tâm lưu trữ nhỏ nhưng cách làm việc của các nhân viên cũng giống như ở Viện Lưu trữ Quốc gia Nhật mà tôi vừa mô tả, nghĩa là rất khoa học. Tài liệu được sắp xếp ngăn nắp, phân loại rõ ràng. Họ mang cho chúng tôi xem những bức ảnh quý, những tài liệu nói về nhà trường có cách ngày nay hàng trăm năm được giữ gìn rất cẩn thận. Họ bảo phụ huynh học sinh khi biết được trường mà con em mình đang học có truyền thống hàng trăm năm với những minh chứng rõ ràng thì phấn khởi lắm. Còn học sinh thì khỏi nói, họ vô cùng tự hào, ham học hơn. Như thế rõ ràng là trong

17NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 18: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

ý thức của mình, tổ chức công việc của người Nhật là để phục vụ cuộc sống thực tế.

Mấy ngày ở Nhật, quan sát kỹ, tôi nhận thấy ở đâu người Nhật cũng làm việc mẫn cán, không ham bia bọt, rượu chè, không chen chúc xô đẩy nhau nơi công cộng. Người đông nhưng trên đường phố đi lại trật tự. Xe chạy trên đường phố không bóp còi inh ỏi. Ngay tại cuộc hội thảo của chúng tôi, đến giờ nghỉ ăn thì cứ mỗi người có một hộp cơm, ăn nhanh chóng rồi lại tiếp tục làm việc. Mọi thứ đều ngăn nắp, chu đáo, sạch sẽ. Hiệu quả của công việc là rất rõ ràng trên nhiều phương diện.

Dĩ nhiên, tổ chức lao động khoa học không phải chỉ cần áp dụng phương pháp “5S” như người Nhật đã làm là đủ. Thành công của việc tổ chức lao động khoa học bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cơ cấu tổ chức của cơ quan, năng lực của người lao động, các quy tắc trong lao động, đặc điểm của công việc, công cụ lao động cùng một số yếu tố khác. Những điều đó không riêng gì Nhật mà nhiều nước khác cũng rất quan tâm. Ngoài Nhật, trước đây tôi cũng đã có dịp khảo sát một số nước như Nga, Đức, Đan Mạch, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc… và đã từng thấy cách người ta xử lý những vấn đề trên trong thực tế. Tất nhiên, tổ chức lao động khoa học phải gắn liền với điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội, với tính đặc thù của từng loại lao động, nhưng dù sao thì điều quan trọng nhất vẫn là nói phải đi đôi với làm. Nói mà không làm rồi đổ cho hoàn cảnh khách quan này nọ, thì tôi thấy chỉ có ở xứ ta mà thôi. Giữa lý thuyết và thực tế của ta quả thật còn một khoảng cách xa vời, không giống như nhiều nước khác. Làm sao để chúng ta vượt qua được khoảng cách đó? Tôi nghĩ điều này liên quan đến thể chế điều hành và trách nhiệm của người lãnh đạo các cơ quan.

Có người biết tôi vừa ở Nhật đã đặt ra câu hỏi: Anh có biết gì hơn về tổ chức lao động khoa học so với những điều xưa nay ta vẫn nói và so với các nước khác không? Tôi nói tôi đã kiểm chứng thêm được vài điều trong thực tế về vấn đề tôi quan tâm. Ví dụ:

- Lao động phải có định mức;- Phải có được một lề lối làm việc khoa học

thường trực và nghiêm túc;- Phải tổ chức nơi làm việc cho hợp lý, tạo được

quan hệ tốt trong quá trình lao động;- Trang thiết bị cho công việc cần đầy đủ và

thích hợp cho từng loại công việc;

- Điều kiện và môi trường làm việc cần được cải thiện thường xuyên;

- Phải chú ý đào tạo và nâng cao tay nghề cho nhân viên, cán bộ;

- Đánh giá hiệu quả lao động phải nghiêm túc, công bằng, biết động viên, khích lệ người lao động…

Những điều trên ở Nhật đều làm rất tốt. Không có chuyện lao động mà không có định mức, được sao hay vậy, ngụy biện cho các kết quả làm việc kém hiệu quả. Tính hợp lý của môi trường và điều kiện làm việc được quan tâm nên người lao động luôn phấn khởi, dù làm việc gì. Các nhân viên làm việc phục chế tài liệu lưu trữ ở Viện Lưu trữ Quốc gia chẳng hạn, khi quan sát họ làm việc thì biết họ rất tiết kiệm thời gian, vật liệu, không nản lòng và biết rằng thành tựu lao động của mình sẽ được ca ngợi lâu dài, được đánh giá đúng, nên họ rất vui vẻ và yên tâm với công việc được giao.

Đầu xuân, kể chuyện lan man về tổ chức lao động khoa học sau một chuyến đi Nhật trở về, không kết luận được như một bài nghiên cứu khoa học, tôi chỉ muốn quý độc giả cùng tôi suy nghĩ về một điều: sao người ta làm được nhiều thế mà ta làm được ít thế, trong khi chúng ta cũng biết nhiều không kém gì người ta? Sao chúng ta lại trì trệ và đôi khi già nua đến thế? Đi trên đường phố Hà Nội ngày nay, trên nhiều con phố nhỏ có, to có, là những quán nước có nhiều bàn cờ tướng, bây giờ còn có cả cờ tướng biến tướng thành môn cờ úp, quây quần chung quanh là nhiều thanh niên, trung niên khỏe mạnh, họ kiên trì ngồi từ sáng đến chiều tối bên bàn cờ và hệ lụy xã hội mà họ mang lại sẽ là gì chúng ta đều biết được. Làm sao biến được sự say mê đó thành say mê trong lao động như người Nhật, người Hàn Quốc và người của không ít quốc gia khác đã làm được bằng cách của mình cho đất nước nhanh chóng đi lên? Phải chăng chúng ta cần thay đổi thể chế trong quản lý đất nước, quản lý lao động? Để thanh niên không suốt ngày ngồi ở bàn cờ, quán bia, nên chăng phải tìm cách thay đổi nhận thức của họ mà thể chế quản lý hiện nay của ta như thực tế từng cho thấy là không làm được. Chúng ta đang áp dụng một thể chế điều hành không tạo ra được ý thức tự giác, không tạo được tầm nhìn dài hạn cho người lao động. Sẽ rất khó bàn về tổ chức lao động khoa học, nếu trình độ lao động và nhận thức về điều này trong rất nhiều người ở các cơ quan và trong cộng đồng dân cư còn hạn chế như hiện nay q

18 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 19: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước áp lực của cải cách hành chính

Chất lượng hoạt động quản lý nhà nước suy cho cùng phụ thuộc phần lớn vào năng lực và phẩm chất của những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và tăng cường khuyến khích để họ đưa năng lực đó vào hoạt động công vụ của mình. Quá trình toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay ở nước ta đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính và đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) hành chính năng động, chuyên nghiệp, am hiểu về chuyên môn và kỹ năng hành chính, đồng thời có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân, chủ động, sáng tạo và nhạy bén trong hoạt động thực thi công vụ. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong ba nội dung chủ yếu của cải cách hành chính ngay từ ban đầu trong Nghị quyết

của Hội nghị trung ương 8 (Khoá VII) năm 1995 và luôn được xác định là một trong những trụ cột của cải cách công vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thực tiễn cải cách hành chính thời gian qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, vẫn còn nhiều khiếm khuyết, bất cập cần giải quyết, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đội ngũ CBCCVC chưa đáp ứng yêu cầu. Chẳng hạn trong ngành thuế, gần một nửa các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết từng gặp phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuế. Đa số các doanh nghiệp cho biết phiền hà lớn mà họ gặp phải là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thêm nhiều loại thông tin, giấy tờ không cần thiết hoặc thời gian giải quyết quá dài. Mặc dù có 53% doanh nghiệp đồng ý cho rằng công chức thuế có thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực, tôn trọng doanh nghiệp và 52% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá tốt về chuyên môn nghiệp vụ của công chức thuế trong kê khai, quyết toán thuế nhưng khảo sát của VCCI gần đây cũng cho thấy trung bình có 32% các doanh nghiệp cho biết họ phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thuế. Khoảng 40% doanh nghiệp cho rằng sẽ bị phân biệt đối xử nếu không chi trả chi phí không chính thức. Những bất cập này đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC những yêu cầu mới và đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) CBCCVC cần phải cải cách triệt để và toàn diện hơn.

Hoạt động ĐTBD CBCCVC trong những năm

TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO CHỨC DANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨCPGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH (*)

(*) Học viện Hành chính Quốc gia

19NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 20: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, mang lại hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động công vụ. Hoạt động ĐTBD CBCCVC đã trở thành mối quan tâm không chỉ của các cơ sở ĐTBD CBCCVC, mà còn giành được sự quan tâm mạnh mẽ của các cơ quan quản lý và sử dụng CBCCVC cũng như của bản thân từng cá nhân CBCCVC. Số lượng CBCCVC được đưa đi ĐTBD tăng lên hàng năm, nhất là từ khi thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001-2010 trở lại đây. Chất lượng ĐTBD cũng đã có chuyển biến đáng kể so với trước đây từ chương trình, giáo trình, giảng viên và các yếu tố liên quan tới tổ chức hoạt động đào tạo khác: các chương trình ĐTBD đang từng bước được chuẩn hoá và đổi mới theo hướng cung cấp kỹ năng phục vụ thực thi công vụ, nhất là bồi dưỡng theo ngạch; một số đơn vị ĐTBD đã bắt đầu tiến hành cung cấp một số chương trình ĐTBD theo chức danh, theo vị trí; hệ thống giáo trình, tài liệu được bổ sung, cập nhật; hệ thống các trường, trung tâm ĐTBD CBCC được củng cố và đầu tư phát triển; đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên về quản lý nhà nước được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, chất lượng CBCCVC vẫn chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công việc, một số CBCCVC vẫn chưa có đủ năng lực để hoàn thành tốt công vụ được giao. Tuy nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng nhưng có thể nhận thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng ĐTBD CBCCVC, nhất là bồi dưỡng chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Điều đó cho thấy, ĐTBD CBCCVC mặc dù đã được quan tâm cải thiện, nhưng vẫn chưa hoàn toàn mang lại hiệu quả, chất lượng của các khoá ĐTBD còn thấp, chưa đáp ứng được các đòi hỏi của công việc mà người CBCCVC đang đảm nhiệm.

Trong thời gian qua, nội dung và thời lượng khung cho các chương trình ĐTBD liên tục thay đổi và cải cách nhưng chất lượng vẫn chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng ngành, từng địa

phương với tính chất và trình độ phát triển rất khác nhau, chưa đáp ứng yêu cầu từng vị trí việc làm của CBCCVC. Hoạt động ĐTBD cho tới nay vẫn chỉ chú trọng vào ĐTBD theo ngạch, hướng tới cung cấp những kiến thức và kỹ năng chung và đặc biệt là chưa tập trung vào cung cấp những nội dung về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng để thực thi công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao của người CBCCVC. Điều đó dẫn tới việc các CBCCVC được cử đi ĐTBD nhiều khi chỉ để đáp ứng những yêu cầu theo quy định chuẩn hoá CBCCVC về bằng cấp mà chưa thực sự quan tâm tới nội dung được cung cấp trong các khoá học.

2. Tăng cường bồi dưỡng theo chức danh - yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng

Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất của hoạt động ĐTBD là xác định chính xác mục tiêu của ĐTBD. Câu hỏi cần phải trả lời khi xây dựng và triển khai một chương trình ĐTBD là: người học tiếp nhận các kiến thức hay kỹ năng được cung cấp để phục vụ cho mục đích nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Điều cốt yếu trong công tác đào tạo cán bộ, công chức là phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải đáp ứng nhu cầu đó”. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức cũng xác định mục tiêu chủ yếu của ĐTBD CBCCVC là “nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng đã chỉ ra nhiều giải pháp khác nhau để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, trong đó tập trung vào “đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính”. Như vậy, ĐTBD chỉ phát huy được hiệu quả của mình khi nó góp phần làm tăng năng lực của CBCCVC khi đảm nhiệm các công vụ cụ thể trong cơ cấu tổ chức. Cơ quan cử CBCCVC tham gia các khóa ĐTBD cũng chỉ nâng cao được chất lượng

20 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 21: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

hoạt động của mình khi các CBCCVC được cử đi tham dự các khóa ĐTBD trở về vận dụng được các kiến thức và kỹ năng vào giải quyết được các công việc ở vị trí chức danh cụ thể mà họ đảm nhiệm.

Về nguyên tắc, mỗi vị trí chức danh trong bộ máy công vụ đều đảm nhiệm những công việc nhất định và do đó những người đảm nhiệm các vị trí chức danh này cần nắm được một số kiến thức và kỹ năng nhất định cần thiết cho việc giải quyết các công việc đó. Việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng không gắn liền với vị trí công việc được giao không chỉ làm tăng khối lượng kiến thức cần truyền thụ, kéo theo đó là tăng thời lượng của các khóa học và kết quả là tăng chi phí ĐTBD mà còn làm cho các CBCCVC tham gia khóa học không cảm thấy tính thiết thực của khóa học dẫn tới việc tham gia một cách đối phó, không có hứng thú và làm giảm hiệu quả của việc tiếp nhận kiến thức.

Như vậy, việc tăng cường ĐTBD CBCCVC, nhất là đối với đội ngũ công chức từ việc đào tạo theo các chương trình định sẵn sang đáp ứng từng bước các yêu cầu của từng chức danh trong bộ máy công vụ là cần thiết, vừa góp phần giảm nhẹ và đơn giản hóa chương trình bồi dưỡng để giảm chi phí, tăng hiệu quả, vừa tăng mức độ cam kết và hứng thú của mỗi CBCCVC khi tham gia ĐTBD.

Trong thực tế, thời gian qua đã có nhiều nỗ lực triển khai hoạt động ĐTBD theo chức danh. Nhiều chương trình bồi dưỡng theo chức danh đã được xây dựng và triển khai từ các chương trình bồi dưỡng chức danh lãnh đạo như chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng,... đến chương trình bồi dưỡng công chức chuyên môn nghiệp vụ như chương trình dành cho các chức danh công chức chuyên môn nghiệp vụ xã theo Chương trình 1956. Những chương trình này đã thực sự góp phần làm thay đổi nhận thức về ĐTBD CBCCVC trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập phải sửa đổi.

3. Một số khuyến nghị

Để tăng cường ĐTBD theo chức danh cần có sự chỉ đạo thống nhất và những điều chỉnh về thể chế

nói chung. Điều đó đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức về ĐTBD CBCCVC của cả hệ thống quản lý và của từng CBCCVC. Để đảm bảo năng lực cho mỗi CBCCVC khi đảm nhận các chức danh nhất định, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo, quản lý. Đây là một ý tưởng không mới nhưng cũng không dễ dàng thực hiện. Trước hết, cần sửa đổi các quy định về công vụ, công chức theo hướng tập trung vào ĐTBD theo chức danh như quy định việc bổ nhiệm vào các vị trí cụ thể cần có chứng chỉ ĐTBD theo chức danh tương ứng.

Đối với cơ quan quản lý và sử dụng CBCCVC, trong bối cảnh hiện nay, cần phải nhanh chóng tiến hành các hoạt động sau:

- Cần định kỳ khảo sát nhu cầu ĐTBD, nhất là bồi dưỡng ngắn hạn của cá nhân CBCCVC trong cơ quan. Rà soát định kỳ năng lực của CBCCVC so sánh với tiêu chuẩn chức danh để xác định thiếu hụt về năng lực làm căn cứ xây dựng kế hoạch ĐTBD cụ thể cho từng cá nhân ở các vị trí việc làm cụ thể. Hoạt động này có thể được thực hiện trong khuôn khổ khảo sát nội bộ hoặc tiến hành đăng ký thường kỳ kèm theo đánh giá hàng năm đối với CBCCVC. Trong bối cảnh ĐTBD theo chức danh, các cơ sở ĐTBD cũng phải chủ động thay đổi phù hợp: thường xuyên cập nhật nhu cầu đào tạo; điều chỉnh nội dung, chương trình và xây dựng đội ngũ giảng viên và quản lý, phục vụ đào tạo tốt hơn để đáp ứng các nhu cầu thay đổi; phải liên hệ thường xuyên hơn với các đối tác để có thể nắm được sự thay đổi trong nhu cầu của họ và xây dựng năng lực để đáp ứng các yêu cầu thay đổi đó... Tức là, phải hướng tới những “khách hàng” của mình, phải chịu trách nhiệm nhiều hơn với “sản phẩm” của mình để có thể lôi cuốn học viên lựa chọn cơ sở của mình để thực hiện ĐTBD.

- Cần đổi mới nội dung chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy cho phù hợp theo từng chức danh. Trong đó chú trọng kỹ năng thực tiễn áp dụng cho từng đối tượng người học. Cần có sự liên thông trong nội dung chương trình, giảm bớt những nội

21NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 22: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

dung trùng lắp. Mô hình tổ chức ĐTBD cần phải mềm dẻo hơn, chương trình ĐTBD, đặc biệt là bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật hàng năm cần được thiết kế để dễ dàng thay đổi khi nhu cầu của học viên và cơ quan sử dụng công chức thay đổi và hướng dần tới cá biệt hóa nội dung ĐTBD cho từng chức danh và từng cá nhân. Để làm được điều đó, cần có sự liên hệ mật thiết giữa cơ sở ĐTBD với cơ quan quản lý và sử dụng CBCC để kịp thời điều chỉnh nội dung ĐTBD theo các đòi hỏi mới. Nội dung ĐTBD cần được thiết kế dưới hình thức các modul độc lập (mỗi modul khoảng ½ đến 1 ngày) để có thể cơ động hơn theo nhu cầu của khoá học. Chương trình này cần phải được xây dựng hàng năm và cung cấp cho các cơ quan quản lý và sử dụng CBCCVC để các CBCCVC căn cứ vào nhu cầu và lịch trình công việc của mình đăng ký tham dự cho phù hợp.

- Khi tăng cường ĐTBD theo chức danh, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giảng viên cũng phải thay đổi theo hướng thực tiễn hơn. Để đáp ứng nội dung ĐTBD theo nhu cầu, đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo ngoài trình độ lý luận cao còn cần am hiểu thực tế và đặc biệt phải thành thạo về kỹ năng giảng dạy tích cực. Thực tế cho thấy, số giảng viên đáp ứng được những yêu cầu đó, ngay cả ở các trung tâm ĐTBD lớn như Học viện Hành chính Quốc gia, hiện chưa nhiều và trong tương lai cần phải bổ sung thêm. Cần xây dựng cơ chế để đưa các nhà hành chính thực tiễn vào tham gia giảng dạy, hướng dẫn tại các khóa ĐTBD theo chức danh, trước hết cần đổi mới chế độ đãi ngộ đối với các giảng viên này và có thể ban hành quy định tham gia vào hoạt động ĐTBD là yêu cầu bắt buộc đối với một số chức danh cụ thể.

- Phương thức triển khai các chương trình ĐTBD CBCCVC theo chức danh cũng cần phải thay đổi. Việc ĐTBD phải chuyển từ truyền thụ lý thuyết sang hướng dẫn kỹ năng thực hành. Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự thay đổi không chỉ trong nội dung và phương pháp giảng dạy, mà cả trong hoạt động quản lý và phục vụ các khoá ĐTBD: quy mô lớp học cần nhỏ hơn đòi hỏi cách thức thiết kế và bố

trí trang thiết bị phòng học thay đổi, cách thức phục vụ cũng phải thay đổi,… Việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở ĐTBD trở thành một yêu cầu không thể thiếu.

- Thay đổi về cách thức kiểm soát chất lượng: nên chuyển từ việc đánh giá chất lượng học tập qua bài viết kiểm tra như hiện nay sang việc đánh giá mức độ vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn. Điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động của cả CBCCVC tham gia ĐTBD và của cơ quan sử dụng các CBCCVC này sau ĐTBD.

ĐTBD CBCCVC là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cải cách hành chính hiện nay và cả trong tương lai nhằm hướng tới một nền công vụ chuyên nghiệp và hiệu lực, hiệu quả. Ở nước ta, việc ĐTBD theo chức danh hiện đã và đang trở thành đòi hỏi cấp thiết khách quan của quá trình xây dựng đội ngũ CBCCVC trong sạch, vững mạnh trong các cơ quan nhà nước và trong cả hệ thống chính trị. Với việc tăng cường ĐTBD theo chức danh, chúng ta hy vọng các CBCCVC sẽ được cung cấp các kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng vị trí công việc theo chức danh của mình, hạn chế lãng phí và mang lại lợi ích thiết thực cho bộ máy và cho từng CBCCVC trong quá trình tham gia ĐTBD q

-------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Khắc Ánh (2011): Sự cần thiết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 167+168 (tháng 2+3/2011), tr.134-137.

2. Ngô Thành Can (2014): Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công. NXb. Lao động, Hà Nội.

3. Phạm Thái Quốc/Đặng Khắc Ánh (2015): Cải cách hành chính công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 10 (234) 10/2015, tr.35-46.

4. http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-tai-chinh/tren-71-doanh-nghiep-hai-long-voi-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-thue-67690.html 11/8/2015

22 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 23: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Nhà nước ngay từ khi mới ra đời đã đồng thời thực hiện chức năng cưỡng chế và chức năng tổ chức xã hội. Cùng với quá

trình phát triển của xã hội, những tiến bộ, thành tựu của khoa học kỹ thuật khiến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân trở thành tất yếu. Nhà nước càng thể hiện rõ không chỉ là một tổ chức thực thi quyền lực chính trị mà còn là một tổ chức có vai trò xã hội quan trọng. Xu hướng chung của các nhà nước hiện nay là xác định rõ và thực hiện tốt hơn chức năng xã hội của mình, chính vì vậy các nhà nước ngày càng chú ý hơn đến việc quản lý nhà nước đối với dịch vụ công, mục đích đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của mọi thành viên xã hội, đó cũng chính là sự biểu hiện chức năng xã hội của nhà nước.

1. Quan niệm chung về dịch vụ côngVề lý luận và thực tiễn có nhiều quan niệm về

dịch vụ công (tiếng Anh là “public service”). Dịch vụ công trước hết thường được gắn với những hàng hóa mang tính chất công cộng, và vì thế nó được xem là hoạt động của nhà nước trong việc bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng cho người dân. Từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992 đã định nghĩa: “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”. Có quan niệm cho rằng: một dịch vụ công thường được định nghĩa như một hoạt động do ngành tài chính đảm nhiệm để thỏa mãn một nhu cầu về lợi ích chung. Có tác giả cho rằng: một hoạt động lợi ích chung được một pháp nhân công quyền đảm nhiệm được coi là một dịch vụ công. Các quan niệm này cho thấy, dịch vụ công thường được gắn với trách nhiệm của nhà nước, với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, nhà nước có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của các thành viên xã hội. Như vậy có thể thấy, theo quan niệm của các

tác giả, dịch vụ công luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ này, đó là các loại dịch vụ mà nhà nước phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho mọi thành viên, dù nó được thực hiện bởi bất kì chủ thể nào. Từ bản chất của loại dịch vụ đặc biệt này, có thể tiếp cận khái niệm dịch vụ công từ hai góc độ. Trước hết, từ chủ thể cung cấp, dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Từ đối tượng thụ hưởng, dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.

Như vậy, có thể quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.

Có thể nhận diện dịch vụ công từ những đặc điểm cơ bản sau:

- Dịch vụ công mang tính xã hội, phục vụ lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức. Mục tiêu của dịch vụ công là phục vụ lợi ích của mọi thành viên xã hội, đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân, tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công.

- Dịch vụ công là loại hàng hóa do nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp trước xã hội. Có những loại dịch vụ công do chính các cơ quan nhà nước thực hiện, cũng có nhiều loại dịch vụ công do các chủ thể được nhà nước ủy nhiệm thực hiện.

- Dịch vụ công cung ứng những hàng hóa đặc biệt với hình thái hiện vật hay phi hiện vật

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNGHƯỚNG ĐẾN PHỤC VỤ CÔNG DÂN

TS. VŨ THỊ HOÀI PHƯƠNG (*)

(*) Học viện Chính trị Khu vực I

23NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 24: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

- Việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Đối với một số dịch vụ công, người sử dụng dịch vụ không trực tiếp trả tiền, mà thông qua hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên do khả năng cung cấp của nhà nước, có những dịch vụ công, người sử dụng phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí.

- Dịch vụ công nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể của công dân và tổ chức. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức được thực hiện trên thực tế. Việc cung cấp dịch vụ công chính là nhằm đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ nhà nước với công dân, các tổ chức.

- Dịch vụ công bảo đảm tính công bằng và hiệu quả. Nhà nước cung cấp dịch vụ công từ nguồn thu có được từ sự đóng góp chung có tính bắt buộc (thuế, phí, lệ phí) của công dân và tổ chức nên nhà nước phải thực hiện nguồn thu đó một cách hiệu quả. Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc điều tiết, kiểm soát để đảm bảo mục tiêu công bằng mà chúng ta đang hướng đến.

2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang diễn ra những thay đổi cơ bản trong thực hiện chức năng của nhà nước. Ở Việt Nam trước đây, các dịch vụ công chủ yếu do nhà nước cung cấp, tuy nhiên do khả năng cung cấp của nhà nước hạn chế nên nhìn chung chất lượng cung ứng dịch vụ công là vấn đề gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Việc nhà nước trực tiếp tiến hành quá nhiều hoạt động, đặc biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ công, đã dẫn đến chất lượng dịch vụ không được bảo đảm. Nhà nước, với một ngân sách eo hẹp và những nhu cầu lớn về quốc phòng và an ninh, khó có thể bao cấp cung ứng cho người dân mọi loại dịch vụ, sản phẩm phục vụ nhu cầu của họ, dù có thu phí hay không. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy một chính phủ ôm đồm quá mức sẽ không đưa đến một xã hội phát triển. Chính vì vậy, những năm gần đây Việt Nam đã có sự thay đổi lớn về cách thức cung cấp dịch vụ công. Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ công, tuy nhiên không nhất thiết là chủ thể trực tiếp cung cấp mà nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý, việc trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ công được chuyển giao cho xã hội và thị trường đảm nhiệm.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng ta khẳng định: thực hiện phương châm xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và các mặt xã hội khác, hướng vào nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực của nhân dân. Đại hội lần thứ IX, Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa… Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công”, “tách cơ quan công quyền với tổ chức sự nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng ”(1). Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ ra yêu cầu cần nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm “tách các hoạt động công quyền với các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng để các tổ chức cung ứng dịch vụ công cộng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính”(2).

Từ những chuyển biến trong quản lý nhà nước về dịch vụ công, từ chất lượng dịch vụ công hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công, tập trung vào một số giải pháp sau:

1. Cần xác định rõ cơ chế, chính sách trong cung ứng dịch vụ công, xác định mối tương quan giữa khu vực công và khu vực tư về cung ứng dịch vụ công đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công

Từ nhận thức về vai trò của nhà nước trong quản lý dịch vụ công, xác định rõ trách nhiệm quản lý của nhà nước, chuyển giao phần lớn các dịch vụ công sang cho xã hội thực hiện. Trước hết, cần xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế cho việc cung cấp dịch vụ công, trong đó xác định rõ những dịch vụ công nào nhà nước cần trực tiếp thực hiện: chẳng hạn các dịch vụ không thể xác định được đặc tính đầu ra hoặc dịch vụ khó giám sát; dịch vụ khó cạnh tranh; dịch vụ có sự nhạy cảm về chính trị. Thực hiện xã hội hóa dịch vụ công một cách rộng rãi đem lại nhiều lợi ích cả với nhà nước và cộng đồng. Xã hội hóa dịch vụ công sẽ tạo môi trường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công, đương nhiên chất lượng dịch vụ tốt sẽ được ưu tiên, do vậy, hiệu quả

24 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 25: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

cung ứng dịch vụ công cao hơn. Khi cả nhà nước và xã hội cùng thực hiện cung cấp dịch vụ công, những hạn chế trong tổ chức, hoạt động của khu vực nhà nước chắc chắn sẽ được cải thiện, nhờ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của các cơ quan công quyền. Với cơ chế xã hội hóa, tạo điều kiện cho mọi người đều có thể tham gia cung ứng dịch vụ công, phát huy được khả năng và năng lực tiềm tàng trong xã hội. Động viên sự đóng góp kinh phí của mỗi người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công của nhà nước, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi ngân sách nhà nước eo hẹp, nhiều vấn đề, đặc biệt các vấn đề xã hội đang đòi hỏi, thúc ép nhà nước phải nâng cao chất lượng quản lý. Chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công từ nhà nước sang xã hội và cộng đồng thực hiện cũng góp phần tạo ra sự công bằng trong tiêu dùng dịch vụ công, đây chính là mục đích xã hội quan trọng của chúng ta.

2. Quản lý chặt chẽ chất lượng và phí dịch vụ côngChất lượng dịch vụ công là vấn đề mà người

dân với tư cách người tiêu dùng quan tâm trước hết, đây cũng là vấn đề mà nhiều năm qua khu vực nhà nước tỏ ra kém hiệu quả. Trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công, nhiều tổ chức và khu vực tư nhân cùng tham gia cung ứng dịch vụ công, lợi nhuận sẽ là mục tiêu trước hết của khu vực ngoài nhà nước, mục đích công bằng xã hội khó có thể đạt được, đặc biệt trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Để nâng cao chất lượng dịch vụ công, thiết nghĩ quản lý và khâu kiểm soát tài chính đóng vai trò quan trọng. Với nhiều loại dịch vụ, rất khó đưa ra tiêu chí để có thể đo lường chất lượng sản phẩm đầu ra nên cần có chế độ kiểm tra tài chính và xây dựng chế độ chịu trách nhiệm cá nhân buộc người quản lý phải nâng cao trách nhiệm, tránh tình trạng sử dụng không hiệu quả các nguồn lực cho việc cung ứng dịch vụ công, qua đó cải thiện chất lượng dịch vụ.

Giao quyền tự chủ cho đơn vị cung ứng dịch vụ về kế hoạch hoạt động, về tổ chức nhân sự và tài chính. Bên cạnh đó nhà nước cần vận dụng cơ chế thị trường vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ công, mở rộng áp lực cạnh tranh. Trong quản lý dịch vụ công, hoạt động của nhà nước không đơn thuần là điều tiết, mà còn khuyến khích và tạo động lực thị trường. Nhà nước cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi đối tượng có khả năng cung cấp dịch vụ công nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các

nhà cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng dịch vụ công được quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Khi có sự cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công những tổ chức nào cung ứng dịch vụ chất lượng kém với giá cả cao sẽ dần bị loại khỏi sân chơi, trong khi những tổ chức cung ứng dịch vụ chất lượng cao với giá cả được chấp nhận sẽ ngày càng phát triển. Chính sự cạnh tranh đã buộc các tổ chức cung ứng dịch vụ phải luôn luôn tự đổi mới và điều đó mang lại lợi ích cho cả người dân, nhà nước và nhà cung ứng dịch vụ. Đồng thời nhà nước cần quy định và công khai hóa các tiêu chuẩn cung ứng dịch vụ công, từ đó xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công trên cơ sở các quy định pháp luật.

3. Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ công

Về bản chất, dịch vụ công được quan niệm là cần giao cho nhà nước thực hiện để đảm bảo tính công bằng, các cơ quan và tổ chức thuộc nhà nước về nguyên tắc hoạt động thường được cho là không mang tính chất vụ lợi, vì vậy dịch vụ công do nhà nước cung ứng cho người dân sẽ đồng đều và không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, tính công bằng và không phân biệt đối xử của các dịch vụ công từ nhà nước chỉ hiện hữu trên lý thuyết. Khi dịch vụ được phục vụ miễn phí hoàn toàn, nhu cầu của dịch vụ không mất phí đó sẽ tăng trưởng khó giới hạn, trong khi nguồn cung dịch vụ đó ngày càng trở nên hạn chế. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn, mức tăng trưởng không cao, chi phí đầu tư cho cung ứng dịch vụ công ngày càng lớn như hiện nay. Vì lẽ đó, người dân, đặc biệt là những đối tượng ít có điều kiện thuận lợi sẽ khó có cơ hội sử dụng dịch vụ công, dù là những dịch vụ tối thiểu. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là một trong những yếu tố quan trọng, trách nhiệm của nhà nước không chỉ là ghi nhận các quyền, lợi ích hợp pháp cho tổ chức và công dân mà còn là cơ chế tổ chức đảm bảo thực hiện các quyền và lợi ích đó trên thực tế. Đặc biệt là đối với người nghèo, những người khó có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ dịch vụ công. Chính vì vậy, mục tiêu đưa dịch vụ công đến với người nghèo cần được đặt ra và nhà nước phải thiết lập cơ chế để người nghèo có cơ hội hưởng thụ dịch vụ công. Trong điều kiện hiện nay nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ

25NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 26: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

người nghèo một cách thiết thực và hiệu quả. Cần xác định đặc thù đối tượng thụ hưởng dịch vụ công, trên cơ sở đó có những tác động cụ thể đối với mỗi nhóm đối tượng. Đồng thời phải đa dạng các dịch vụ công nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt chú ý đến người nghèo.

4. Xây dựng cơ chế phản hồi của người dân đến nhà nước và đơn vị cung ứng dịch vụ công

Trong bất kỳ nhà nước nào, sự tương tác giữa nhà nước và người dân với tư cách chủ thể và đối tượng quản lý đều đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạch định chính sách nói chung và chính sách về dịch vụ công nói riêng. Sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách và đảm bảo chất lượng dịch vụ công sẽ giúp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ của nhà nước thông qua việc cải tiến quản lý dịch vụ công và tăng cường sự minh bạch trong quyết định chính sách. Nhà nước cần xây dựng cơ chế để người dân có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và cung cấp dịch vụ công. Người dân có thể chủ động đề xuất sáng kiến hoặc góp ý vào chính sách, nhất là những chính sách tác động trực tiếp đến người dân. Sự tương tác này cũng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tham khảo ý kiến, trao đổi thông tin. Với những khu vực cung ứng dịch vụ công không hiệu quả, cần tạo cơ chế để người dân có thể thông báo cho các cấp chính quyền về chất lượng dịch vụ và thúc ép đơn vị cung ứng dịch vụ phải cải tiến chất lượng. Các cơ quan nhà nước buộc phải có trách nhiệm hơn trong việc tiếp nhận tiếng nói của người dân và phản hồi kịp thời, đầy đủ trước các yêu cầu đó. Người dân với tư cách người tiêu dùng và các nhà cung cấp dịch vụ cùng đánh giá và trao đổi ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Như vậy ở đây cần xây dựng cơ chế tiếp nhận, phản hồi và kiểm soát giữa ba chủ thể trong mối quan hệ cung ứng dịch vụ công: Nhà nước với tư cách chủ thể hoạch định chính sách; các nhà cung ứng dịch vụ công và người dân - người tiêu dùng dịch vụ công. Các mối quan hệ này phải được luật hóa một cách cụ thể và đảm bảo thực hiện triệt để trên thực tế.

5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu quản lý và cung cấp dịch vụ công

Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công xét cho cùng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người.

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, con người luôn đóng vai trò then chốt quyết định sự thành, bại của cải cách, trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cũng không ngoại lệ. Quá trình quản lý hay trực tiếp cung ứng dịch vụ công đều đòi hỏi con người với chất lượng cao. Bài học từ các quốc gia thành công trong quản lý cũng như cung ứng dịch vụ công đều cho thấy con người là nhân tố quyết định. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, do tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt cơ chế thị trường, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Chính vì vậy, để tạo ra những dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội và cộng đồng, đặc biệt đối với người nghèo, cần chú ý các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trước hết là các biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức ngay từ khâu tuyển dụng, tiếp đó là các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công chức. Khuyến khích sự tham gia của công chức vào hoạt động quản lý, cần tăng cường uỷ quyền và đề cao trách nhiệm cá nhân, xây dựng cơ chế trách nhiệm và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Bên cạnh năng lực chuyên môn, cần nâng cao phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức, đây cũng là hạn chế lớn của cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong mối quan hệ với người dân, với tư cách là khách hàng tiêu dùng dịch vụ công. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước càng cần được đề cao. Thống nhất về cơ cấu tổ chức, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng nội dung, chương trình và đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là yêu cầu cần thiết đối với các chủ thể quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay q

----------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại

hội đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr133, 217.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr255.

26 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 27: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Để triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề

cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã do Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ biên soạn đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 1984/QĐ-BNV ngày 23/12/2011 về việc Ban hành Bộ tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã khu vực Đồng bằng, khu vực Trung du, Miền núi và Dân tộc. Nội dung chương trình học được chia thành 02 phần, thời gian của toàn bộ khoá học là 02 tháng (40 ngày, học 08 tiết/ngày) với tổng thời lượng 320 tiết. Cụ thể gồm: Phần A: Kiến thức chung nhằm trang bị, cập nhật những kiến thức cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở xã; Phần B: Kiến thức và kỹ năng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã gồm: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và Các kỹ năng cần thiết trong hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

1. Kết quả các khóa bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã do Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ thực hiện giai đoạn 2011 - 2015

Từ khi chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được ban hành và thực hiện ở các địa phương, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã chủ động xây dựng kế hoạch, mở lớp bồi dưỡng cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để hoàn thành kế hoạch Bộ Nội vụ giao. Cụ thể năm 2012, Trường tổ chức được 02 lớp tại tỉnh Hải Dương và Hà Giang; năm 2013, Trường tổ chức được 04 lớp tại Yên Bái, Bình Định, Hà Giang, Phú Thọ; năm 2014, Trường tổ chức được 01 lớp tại Cao Bằng.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TS. ĐÀM BÍCH HIÊN (*)

(*) Trưởng khoa, Khoa Nhà nước và Pháp luật

27NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 28: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Theo phiếu khảo sát cuối khóa thì đa số học viên đánh giá cao Chương trình, tài liệu học tập đã hệ thống, trang bị được các kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong quá trình làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Qua khảo sát 346 phiếu, học viên đánh giá cụ thể như sau:

- Về kết cấu chương trình

Phù hợp: 339/346 (chiếm 97%); Chưa phù hợp: 7/346 (chiếm 03%).

- Về nội dung chương trình

Rất phù hợp với đối tượng: 177/346 (chiếm 51%).

Phù hợp với đối tượng: 148/346 (chiếm 42%).

Chưa phù hợp với đối tượng: 16/346 (chiếm 05%).

Còn hạn chế: 5/346 (chiếm 02%).

- Về tính logic giữa các chuyên đề

Rất tốt: 150/346 (chiếm 43%).

Tốt: 174/346 (chiếm 50%).

Bình thường: 20/346 (chiếm 06%) .

Còn hạn chế: 2/346 (chiếm 01%) .

- Về tính cập nhật của tài liệu

Rất tốt: 222/346 (chiếm 64%) .

Bình thường: 121/346 (chiếm 35%).

Còn hạn chế: 3/346 (chiếm 01%).

- Về phương pháp giảng dạy

Rất phù hợp: 164/346 (chiếm 47%).

Phù hợp: 178/346, (chiếm 51%).

Chưa phù hợp: 4/346 (chiếm 02%).

- Về thời gian bồi dưỡng

Rất phù hợp: 132/346 (chiếm 38%).

Phù hợp: 193/346 (chiếm 56%).

Chưa phù hợp: 18/346 (chiếm 05%).

Còn hạn chế: 3/346 (chiếm 01%) .

Từ thực tế các khóa bồi dưỡng Chủ tịch, Phó

Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã do Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ đã thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy đã đạt được những kết quả nổi bật là các học viên đều đánh giá chương trình bồi dưỡng thiết thực, đáp ứng nhu cầu và thực tiễn quản lý tại địa phương. Bên cạnh đó, còn có những tồn tại, khó khăn vướng mắc như do trình độ học viên trong một khóa học không đồng đều nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả khóa bồi dưỡng; thời lượng chương trình bồi dưỡng tương đối dài (khoảng 02 tháng) và số lượng học viên đông cho nên kinh phí không đủ để tổ chức toàn bộ theo thời lượng chương trình quy định; lớp học thường cách xa chỗ làm việc của học viên, việc đi lại khó khăn nhưng nguồn kinh phí ở xã thường không đủ thanh toán cho việc đi lại và ăn nghỉ của học viên trong thời gian học; học viên là những cán bộ chủ chốt của xã nên trong thời gian tham gia lớp học vẫn phải điều hành, chỉ đạo công việc của địa phương nên việc học tập bị chi phối, chưa tập trung cao, phần nào ảnh hướng tới kết quả học tập và hoạt động của lớp học.

2. Đánh giá về Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

2.1. Ưu điểm

- Nội dung Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý, điều hành của các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Nội dung tài liệu thiết thực, gắn với thực tế ở địa phương.

- Cấu trúc của Chương trình, tài liệu hợp lý, kết hợp cả kiến thức và kỹ năng, phân bổ số tiết học lý thuyết với thảo luận, thực hành và làm bài tập phù hợp với nội dung của Chương trình, tài liệu, chú trọng đến rèn kỹ năng.

- Tổ chức các khoá học theo hình thức phân thành các đợt học tương đối phù hợp với điều kiện công tác của các học viên rất bận công việc, không

28 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 29: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

thể bố trí tập trung học liên tục toàn bộ chương trình được.

- Giảng viên tham gia giảng dạy đều có trình độ, kinh nghiệm, có hiểu biết thực tế về các nội dung chuyên đề giảng dạy.

- Phương pháp giảng dạy tương đối phù hợp với các nội dung chuyên đề, đã áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực thường xuyên trong các khóa học nhất là đối với các nhóm chuyên đề về kỹ năng.

2.2. Tồn tại, hạn chế

- Sau khi Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được ban hành và thực hiện, đã có nhiều sự thay đổi về chính sách, pháp luật liên quan đến nội dung các chuyên đề trong Chương trình, tài liệu như Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Đất đai năm 2014, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015… Do vậy một số nội dung của các chuyên đề trong chương trình tài liệu đã không còn phù hợp với các văn bản mới.

- Sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội trong những năm qua đã đặt ra cho hoạt động của chính quyền xã những nhiệm vụ ngày càng phức tạp, những vấn đề mới cần phải giải quyết mà nội dung chương trình, tài liệu chưa phản ánh được.

- Chương trình, tài liệu được xây dựng cho cả một nhóm chức danh (04 chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) nên sự phù hợp với từng chức danh chỉ đạt được ở mức độ nhất định.

- Các khoá bồi dưỡng tổ chức còn quá đông học viên, điều kiện lớp học, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy còn hạn chế nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2016 - 2020 để đáp ứng được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ chính quyền xã, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giai đoạn 2016 - 2020 phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Cụ thể cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tổ chức khảo sát nhu cầu về kiến thức, kỹ năng của các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để nắm bắt những nhu cầu mới trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổ chức rà soát toàn bộ Chương trình, tài liệu đã ban hành để phát hiện những nội dung không còn phù hợp với chính sách pháp luật hiện hành, với thực tế công việc ở xã để bổ sung, sửa đổi đảm bảo tính cập nhật của Chương trình, tài liệu bồi dưỡng.

- Hoàn thiện Chương trình, tài liệu theo hướng tăng cường tính chuyên sâu, tính ứng dụng, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo được những vấn đề lý luận nền tảng chung và những kỹ năng quản lý các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Học viên cần được bồi dưỡng những nội dung phù hợp, dựa trên nhu cầu thực tế đòi hỏi; đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp quản lý. Bổ sung các chuyên đề về những vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn, những chuyên đề về kỹ năng, chuyên đề chuyên sâu theo nội dung quản lý của đối tượng bồi dưỡng.

- Cần xây dựng Chương trình bồi dưỡng riêng cho từng chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Ủy ban dân dân xã.

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết về hình thức tổ chức, quy mô lớp học, trang thiết bị phương tiện để triển khai Chương trình, tài liệu đạt hiệu quả trong thực tế q

29NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 30: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Đánh giá công việc và đánh giá công chức là hai nội dung không hoàn toàn giống nhau trên nhiều phương diện từ khái niệm, các

dấu hiệu đặc trưng đến quy trình, phương pháp sử dụng trong đánh giá. Tuy vậy, nghiên cứu các quy định hiện hành về vấn đề này cho thấy chưa có sự phân định rõ ràng cũng như xác định đúng, đủ các tiêu chí để đánh giá công việc và đánh giá công chức. Với cách đặt vấn đề như vậy, bài viết này bàn đến hai nội dung đánh giá công việc và đánh giá công chức. Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh, hy vọng những nội dung thể hiện trong bài viết sẽ phần nào giúp ích cho những người làm công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách, giảng dạy về quản trị nhân lực và quản lý công chức.

1. Công việc và công chức1.1. Công việca) Quan niệm- Ở nghĩa chung nhất công việc được hiểu là

việc phải bỏ công sức ra để làm. Cách tiếp cận này gắn công việc với công sức, gắn công việc với con người, gắn công việc với cá nhân.

- Công việc là nhiệm vụ mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện. Cá nhân làm việc trong tổ chức thì nhiệm vụ của cá nhân được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Từ ý này, kết hợp với cách tiếp cận chung đã nêu trên có thể phát triển khái niệm theo hướng công việc là của cá nhân được xác định trên cơ sở nhiệm vụ của tổ chức.

- Công việc là việc cụ thể mỗi cá nhân cần làm, phải làm để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ví dụ: giảng bài, làm bài kiểm tra, soạn thảo văn bản, tiếp nhận công văn đến, chuyển công văn đi...

Từ những phân tích nêu trên, tổng hợp lại có thể hiểu công việc (bàn đến trong bài viết này) là việc cụ thể mà công chức phải bỏ công sức ra để làm theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang làm việc.

b) Đặc điểm- Công việc được tạo nên bởi động tác, hoạt

động. Động tác là một thao tác cụ thể (ví dụ: ấn nút để bật máy tính, cầm bút hoặc phấn để viết, bắt tay nhau khi gặp mặt…). Nhiều động tác hợp lại thành một hoạt động (ví dụ: soạn bài giảng là một trong số các hoạt động thực hiện công việc giảng dạy. Để soạn bài giảng, giảng viên cần thực hiện nhiều động tác khác nhau như đọc tài liệu, viết đề cương…). Nhiều hoạt động hợp lại thành một công việc (ví dụ: để làm công việc giảng dạy, giảng viên phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như: soạn, trình bày bài giảng; ra đề bài kiểm tra, đề bài thi; chấm bài kiểm tra, bài thi… Mỗi hoạt động như vậy lại chia thành các động tác khác nhau).

- Công việc mà mỗi công chức thực hiện không hình thành tự phát, mang tính cá nhân mà được tạo ra có tổ chức, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Đặc điểm này giúp ta phân biệt công việc cá nhân với công việc mà công chức phải thực hiện theo nhiệm vụ, chức trách được giao. Cả hai tuy đều do một cá nhân bỏ công sức ra để làm, nhưng khác nhau về cơ sở hình thành, mục tiêu, yêu cầu đối với công chức và quy trình, cách thức thực hiện.

- Công việc mà mỗi công chức thực hiện được xác định trên cơ sở quy định chung về nghĩa vụ,

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC NHÌN TỪ GIÁC ĐỘ SO SÁNH

TS. TẠ NGỌC HẢI (*)

(*) Viện Khoa học tổ chức nhà nước

30 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 31: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

quyền của công chức theo Luật Cán bộ, công chức, kết hợp với bản mô tả công việc theo vị trí việc làm mà công chức đảm nhiệm. Triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức và Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” cho đến nay Bộ Nội vụ đã tiến hành thẩm định xong Đề án vị trí việc làm của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện đang tiếp tục thẩm định Đề án vị trí việc làm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trên cơ sở các vị trí việc làm đã được xác định, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục hoàn thiện bản mô tả công việc và khung năng lực, theo đó xác định những công việc cơ bản mà công chức cần phải thực hiện khi đảm nhiệm vị trí việc làm.

1.2. Công chứca) Quan niệmCông chức là công dân Việt Nam, được tuyển

dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

b) Đặc điểm- Công chức là công dân Việt Nam. Đặc điểm

này cho thấy sự khác nhau giữa quy định về công chức của Việt Nam với một số nước. Ví dụ: Cộng hoà Pháp quy định “Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở Nhà nước”(1). Hoặc các nước khác như Anh, Mỹ cũng không chỉ rõ công chức phải là công dân của nước họ.

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm. Đây cũng là một đặc điểm riêng có trong quy định về công chức của

Việt Nam. Đa số các nước chỉ quy định đặc điểm về tuyển dụng đối với công chức, tức là để được vào làm việc trong hệ thống công vụ người dự tuyển công chức phải trải qua kỳ thi tuyển công khai, minh bạch và cạnh tranh. Ở nước ta tuyển dụng chỉ là khởi đầu, trên cơ sở kết quả tuyển dụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng công chức, theo đó “bắt đầu sự nghiệp làm công chức” của công dân Việt Nam.

- Không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng là người làm việc trong cơ quan nhà nước (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…), hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng không thuộc đối tượng công chức mà được điều chỉnh bởi luật khác như: Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân…

- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Biên chế là số người làm việc trong đơn vị do đơn vị đề xuất, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; biên chế được xây dựng dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ của công việc tại đơn vị đó. Biên chế là một đặc điểm riêng có đối với công chức và quản lý công chức ở Việt Nam. Đối với các nước không quy định đặc điểm biên chế mà chỉ quy định đặc điểm nguồn trả lương cho công chức từ ngân sách nhà nước.

1.3. Mối liên hệ giữa công việc với công chức- Công chức là con người, công dân Việt Nam

còn công việc là thao tác, hoạt động của công chức. Đây là mối liên hệ đầu tiên và cũng là quan trọng nhất giữa công chức với công việc. Nó quan trọng không chỉ vì tính chất, yêu cầu của công việc mà công chức đảm nhiệm (ví dụ: tham mưu hoạch định chính sách, bảo vệ pháp luật, quản lý nhà nước trên địa bàn…) mà còn vì công việc là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn, chức danh đối với công chức. Theo đó thực hiện quản lý, sử dụng công chức như: tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công công việc, nâng ngạch, nâng lương, khen thưởng… Chính vì vậy mà trong các quy định về vị trí việc làm xác định “Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”(2).

- Công việc do công chức thực hiện được xác định trên cơ sở nghĩa vụ, quyền của công chức và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức làm việc. Theo quy định của Luật

31NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 32: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Cán bộ, công chức thì công chức có nghĩa vụ trong thực thi công vụ như:

“1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”.

Qua quy định cho thấy mối liên hệ giữa công việc của công chức với nghĩa vụ của công chức như thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được giao. Ngoài ra mối liên hệ còn thể hiện ở các yêu cầu đối với công chức trong quá trình thực hiện công việc được giao như: bảo vệ bí mật nhà nước, chủ động, phối hợp, giữ gìn đoàn kết.

- Công việc được phân loại thành các nhóm khác nhau theo đó có các nhóm công chức với chức trách, yêu cầu, trình độ chuyên môn không hoàn toàn giống nhau đảm nhiệm công việc. Như đã nói ở trên, các quy định hiện hành xác định vị trí việc làm là công việc, chia thành ba nhóm là: lãnh đạo, quản lý; chuyên môn, thừa hành; hỗ trợ phục vụ. Hoặc vị trí do một người đảm nhiệm, vị trí do nhiều người đảm nhiệm, vị trí kiêm nhiệm. Theo đó công chức được phâm nhóm thành công chức lãnh đạo, quản lý; công chức chuyên môn thừa hành. Mỗi nhóm, có tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau trên các mặt như: phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đánh giá…

2. Đánh giá công việc và đánh giá công chức2.1. Nhận thức về đánh giá công việc và đánh

giá công chứca) Đánh giá công việcCũng giống như khái niệm công việc, đánh giá

công việc được tiếp cận từ những giác độ khác nhau theo đó có những cắt nghĩa không giống nhau:

- Đánh giá công việc là đưa ra những nhận xét, ý kiến về tính chất, mức độ phức tạp, khó khăn của công việc mà công chức sẽ phải thực hiện để từ đó có những phương án, biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp, đạt được kết quả. Theo đó việc đánh giá công việc không chỉ được thực hiện bởi công chức mà còn được thực hiện bởi người lãnh đạo, quản lý.

- Đánh giá công việc là đánh giá kết quả thực

hiện công việc của công chức trên cơ sở các sản phẩm tương thích với mỗi hoạt động của quá trình thực hiện công việc. Theo đó còn được diễn đạt là đánh giá thực hiện hoặc đánh giá kết quả thực hiện công việc. Trong cách hiểu này tính chất, mức độ phức tạp của công việc chỉ là một trong những nội dung được xem xét cùng với các nội dung khác như kết quả, sản phẩm, thời gian, chi phí.

- Theo quy định hiện hành đánh giá công việc của công chức được chia thành bốn mức khác nhau là: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ. Tác giả bài viết cho rằng các mức trên thuộc phạm trù đánh giá công việc của công chức (hay còn nói là mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức). Để đánh giá công chức ngoài yêu cầu về mức độ hoàn thành nhiệm vụ còn cần các yêu cầu, nội dung đánh giá khác như: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.

b) Đánh giá công chức- Cho đến nay vẫn chưa có một giải thích chính

thức về khái niệm đánh giá công chức. Tuy vậy trên cơ sở các quy định, bước đầu có thể đưa ra nhận thức về khái niệm đánh giá công chức là việc xem xét, đưa ra các ý kiến, nhận xét về công chức trên các mặt như: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân. Ngoài các nội dung trên, đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn có các nội dung như: kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

- So với đánh giá công việc, đánh giá công chức có nhiều nội dung liên quan đến cá nhân công chức với vai trò là một thực thể trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mặt khác công việc (kết quả thực hiện nhiệm vụ) là một trong số các nội dung được xem xét khi đánh giá công chức.

2.2. So sánh về thời gian đánh giáĐánh giá công việc Đánh giá công chức

32 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 33: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

- Theo tuần- Theo tháng- Theo quý- Theo năm

Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.

2.3. So sánh về hình thức đánh giá

Đánh giá công việc Đánh giá công chức

- Bằng việc nêu các ý kiến, nhận xét trực tiếp tại cuộc hợp- Bằng việc ghi phiếu, biểu mẫu đánh giá- Kết hợp cả hai hình thức nêu trên

- Bằng việc nêu các ý kiến, nhận xét trực tiếp tại cuộc hợp- Bằng việc ghi phiếu, biểu mẫu đánh giá- Kết hợp cả hai hình thức nêu trên

2.4. So sánh về nội dung đánh giá

Đánh giá công việc Đánh giá công chức

- Số lượng, chất lượng công việc

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

- Thời gian hoàn thành công việc

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc

- Sáng kiến, cải tiến quy trình, phương pháp thực hiện công việc

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Chấp hành các quy định trong qua trình thực hiện công việc

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ

- Thái độ phục vụ nhân dân

2.5. So sánh về phương pháp đánh giá

Đánh giá công việc Đánh giá công chức

-Phương pháp đánh giá cho điểm

- Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm

-Phương pháp đánh giá mô tả

- Phương pháp đánh giá theo giao kết hợp đồng

-Phương pháp đánh giá theo kết quả (phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu)

- Phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét (còn gọi là phương pháp đánh giá đối thoại)

-Phương pháp đánh giá trước và đánh giá sau(3)

- Phương pháp đánh giá 360 độ (tự đánh giá, cấp trên đánh giá và đồng nghiệp đánh giá)

Trên đây là các phương pháp phổ biến trong đánh giá công việc và đánh giá công chức. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác nữa được sử dụng trong đánh giá công chức như: đánh giá dựa vào sự kiện quan trọng; đánh giá theo đồ thị, biểu đồ; đánh giá dự trên kết quả phỏng vấn.

Tóm lại: nhìn từ giác độ so sách cho thấy giữ đánh giá công việc với đánh giá công chức có sự tương đồng nhưng cũng có không ít những điểm khác biệt. Những nội dung thể hiện trong bài viết là một phần của cơ sở lý thuyết để hình thành quy định khác nhau trong đánh giá công việc với đánh giá công chức q

---------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO(1) Điều 2 Chương II Quy chế chung về công chức

Nhà nước của Pháp năm 1994 (2) Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 36/2013/NĐ-CP

ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

(3) Xem bài: Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực - Tạp chí Tổ chức nhà nước số 1, 2 năm 2008

33NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 34: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Trong giai đoạn hiện nay việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều nội dung

trong đó không thể thiếu được khâu tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng. Để góp phần chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các quy định trong đó có quy định về các chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức. Từ năm 1993, Nhà nước đã ban hành các quyết định quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn đối với những người làm công tác văn thư, lưu trữ. Điều này giúp cho các cơ quan quản lý có sở để tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức phù hợp, đúng đối tượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, đến nay do xu thế vận động của xã hội, một số đạo luật về cán bộ, công chức, viên chức ra đời nên các văn bản mới về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức văn thư, lưu trữ cũng phải thay đổi để đảm bảo phù hợp với việc quản lý, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước giai đoạn hiện nay.

1. Điểm mới của những quy định hiện hành về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức văn thư, lưu trữ

* Đối với công chức văn thư

Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư là căn cứ để các cơ quan, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức chuyên ngành văn thư. Hiện nay, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư. Thông tư này đã bãi bỏ Quyết định số 650/TCCP-VC ngày 20/8/1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý văn thư - lưu trữ. Theo đó, các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và cán sự văn thư không còn được áp dụng. Thay vào đó chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư hiện nay gồm:

- Văn thư chính Mã số ngạch: 02.006;

- Văn thư Mã số ngạch: 02.007;

- Văn thư trung cấp Mã số ngạch: 02.008.

Thông tư này ra đời đã giải quyết tình trạng không thống nhất trong việc xếp lương công chức văn thư ở các cơ quan nhà nước. Sở dĩ có sự không thống nhất như vậy là bởi trước đây Quyết định số 650/TCCP-VC ngày 20/8/1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý văn thư - lưu trữ

BÀN VỀ CHỨC DANH, MÃ SỐ NGẠCH, TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨC,

VIÊN CHỨC NGÀNH VĂN THƯ, LƯU TRỮ

ThS.NCS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG (*)

(*) Phó Trưởng khoa, Khoa Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngành

34 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 35: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

có quy định các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp văn thư nhưng không có mã số ngạch và Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức có quy định các ngạch công chức hành chính trong đó có ngạch nhân viên văn thư (mã số ngạch 01.008). Do đó, có rất nhiều trường hợp công chức văn thư có trình độ trung cấp văn thư, lưu trữ và tương đương trở lên nhưng khi tuyển dụng lại xếp lương ở ngạch hệ số lương khởi điểm là 1,35; trong đó có nhiều người có trình độ đại học văn thư, lưu trữ được tuyển dụng vào vị trí văn thư nhưng vị trí này chưa có mã ngạch chuyên viên văn thư mà chỉ có nhân viên văn thư cho nên mặc dù trình độ cán sự hoặc cao hơn nhưng họ chỉ được hưởng hệ số lương khởi điểm của nhân viên văn thư là 1,35. Đây là thiệt thòi lớn mà những người làm công tác văn thư phải chịu trong nhiều năm qua.

Thông tư số 14/2014/TT-BNV có hiệu lực, đồng thời căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và Thông tư số 80/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao đẳng phù hợp với chuyên môn đang làm, áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì việc chuyển ngạch, xếp lương công chức văn thư có trình độ trung cấp văn thư và tương đương đang xếp ngạch Nhân viên văn thư, Cán sự văn thư thì được chuyển xếp ngạch Văn thư trung cấp (mã ngạch 02.008) hệ số lương từ 1,35 chuyển lên hệ số là 1,86; cao đẳng và tương đương (mã ngạch 02.007a) chuyển lên hệ số lương 2,10, đại học và tương đương (mã ngạch 02.007) là 2,34. Như vậy, Thông tư số 14/2014/TT-BNV ra đời, căn cứ vào các văn bản pháp luật đã ban hành trước đó thì cử nhân văn thư, lưu trữ mà được tuyển dụng vào vị trí văn thư chuyên trách ở các cơ quan sẽ chấm dứt tình trạng hệ số lương khởi điểm 1,35.

* Đối với viên chức lưu trữ

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ là căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chuyên ngành lưu

trữ trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Ngày 31/10/2014, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ. Thông tư này đã thay thế Quyết định số 420/TCCP-CCVC ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành lưu trữ. Đồng thời, bãi bỏ quy định về danh mục các ngạch viên chức chuyên ngành lưu trữ tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức. Theo đó, các ngạch kỹ thuật viên lưu trữ và lưu trữ viên cao cấp không còn nữa mà chỉ còn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ, cụ thể có các hạng sau:

- Lưu trữ viên chính (hạng II) Mã số: V.01.02.01

- Lưu trữ viên (hạng III) Mã số: V.01.02.02

- Lưu trữ viên trung cấp (hạng IV) Mã số: V.01.02.03

So với Quyết định số 420/TCCP-CCVC thì Thông tư số 13/2014/TT-BNV đã xác định rõ 6 tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp, các nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức lưu trữ hạng II, III và hạng IV. Đặc biệt, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức lưu trữ hạng II và hạng III yêu cầu từ cao đẳng và đại học chuyên ngành văn thư, lưu trữ trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành lưu trữ. Đồng thời, Thông tư cũng quy định rõ điều kiện thăng hạng từ thấp lên bậc cao hơn trong các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng hạng cụ thể.

Với những điểm mới được thể hiện trong văn bản pháp luật hiện hành đã giúp cho những người làm công tác văn thư, lưu trữ được khẳng định và xác lập vị trí một cách rõ ràng với những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể, đồng thời cơ quan sử dụng lao động có cơ sở pháp lí để giải quyết các chế độ, chính sách cho những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước giai đoạn hiện nay.

35NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 36: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

2. Một số vấn đề cần trao đổi liên quan đến những quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức văn thư, lưu trữ

Như đã trình bày ở trên cho thấy một số điểm mới trong những quy định hiện hành về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức văn thư, lưu trữ. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn một số vấn đề cần trao đổi để làm rõ hơn những quy định liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi của những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước. Chúng tôi xin được bàn thảo về một số vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, hiện nay, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã quy định rõ:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: những người làm việc ở Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hay Chi cục Văn thư và Lưu trữ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều gọi là công chức.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: những người làm việc ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hay các trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa… thì gọi là viên chức.

Trên thực tế ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đều có những người làm công tác văn thư, lưu trữ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những người làm văn thư, lưu trữ trong cơ quan quản lý nhà nước thì được gọi là công chức văn thư, công chức lưu trữ; Những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong các đơn vị sự nghiệp là viên chức văn thư, viên chức lưu trữ. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư số 13/2014/TT-BNV đã chỉ rõ đối tượng áp dụng là viên chức chuyên ngành lưu trữ làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 14/2014/TT-BNV xác định là công chức chuyên ngành văn thư làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Như vậy, hiện nay Nhà nước mới chỉ xác định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức văn thư; Mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức lưu trữ. Trên thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ các công chức làm công tác lưu trữ ở các cơ quan bộ (Thông tư số 06/2015/TT-BNV ngày 08/12/2015 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, các Chi cục Văn thư Lưu trữ địa phương… và viên chức làm công tác văn thư trong các đơn vị sự nghiệp công lập và chưa có văn bản quy định cụ thể mà hiện nay các cơ quan sử dụng lao động vẫn đang vận dụng trả lương theo thang bảng lương của công chức hành chính.

Thứ hai, trong nội dung Thông tư 13/2014/TT-BNV và Thông tư 14/2014/TT-BNV có quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của công chức văn thư, viên chức lưu trữ phải tốt nghiệp chuyên ngành văn thư, lưu trữ; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành lưu trữ (trừ Lưu trữ viên trung cấp không quy định vấn đề này). Quy định này dường như có hướng mở cho những người có chuyên môn chưa phù hợp với công việc đảm nhận, tuy nhiên điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng (cho rằng không cần học văn thư, lưu trữ cũng làm được công việc này) và yêu cầu, tính chất chuyên môn, nghiệp vụ. Sở dĩ chúng tôi có nhận định như trên bởi vì nếu quy định như vậy thì không cần đào tạo đúng chuyên ngành văn thư, lưu trữ mà chỉ cần bồi dưỡng cũng có thể đảm

36 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 37: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

nhận được công việc, nhưng thực tế văn thư là một lĩnh vực nghiệp vụ, lưu trữ là một môn khoa học, cần phải được nghiên cứu, trang bị đủ khối lượng kiến thức khoa học như trong các chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì mới có thể có đủ năng lực và trình độ chuyên môn tốt, có khả năng đáp ứng công việc tương đương ở mỗi vị trí khác nhau, và ngay chính trong Thông tư cũng quy định ở tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là phải nắm vững lý luận, lịch sử và thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam…, tiêu chuẩn này sẽ khó có được nếu người làm lưu trữ chỉ đơn thuần tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.

Thứ ba, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 13/2014/TT-BNV quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Lưu trữ viên trung cấp (hạng IV) là tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành văn thư, lưu trữ. Như vậy, nếu tốt nghiệp ngành khác thì không đủ tiêu chuẩn xếp hạng Lưu trữ viên trung cấp, còn ở hai hạng Lưu trữ viên và Lưu trữ viên chính nếu tốt nghiệp ngành khác thì có thể tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành là đủ tiêu chuẩn xếp hạng. Điều này có vẻ như chưa có tính hệ thống và chưa thực sự thống nhất.

Thứ tư, nếu như Thông tư 13/2014/TT-BNV và Thông tư 14/2014/TT-BNV quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với các hạng chức danh nghề nghiệp lưu trữ và chức danh văn thư là phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành văn thư, lưu trữ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng và ban hành chương trình bồi dưỡng văn thư, lưu trữ để đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với những người chưa được đào tạo ngành văn thư, lưu trữ. Đồng thời, cũng cần quy định các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được tham gia bồi dưỡng cho những người chưa đủ tiêu chuẩn và cấp các loại chứng chỉ này cho các học viên tham gia khóa bồi dưỡng. Có như vậy mới có thể đảm bảo trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước hiện nay.

Trên đây là một số nội dung về các điểm mới liên quan đến chức danh, ngạch và các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với những người làm công tác văn thư, lưu trữ cũng như một số vấn đề

băn khoăn của tác giả đối với các chế độ, chính sách liên quan đến nhóm đối tượng này. Đồng thời, xin được chia sẻ, tiếp nhận các ý kiến quan tâm để làm rõ hơn các chính sách, chế độ mà họ đang thụ hưởng. Hy vọng trong thời gian tới đội ngũ những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước được quan tâm, động viên khích lệ bằng các chế độ ngoài lương góp phần tăng thêm thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất cũng như khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu được đối với hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống bộ máy nhà nước của Việt Nam hiện nay q

------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

2. Luật Viên chức năm 2010 .

3. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

4. Thông tư số 80/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao đẳng phù hợp với chuyên môn đang làm.

5. Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

6. Thông tư số 13/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ.

7. Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

8. Thông tư 06/2015/TT-BNV ngày 08/12/2015 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ.

9 . h t t p : / / w w w . a r c h i v e s . g o v . v n /P a g e s / T i n % 2 0 c h i % 2 0 t i % E 1 % B A % B F t .aspx?itemid=135&listId=64c127ef-bb13-4c45-820f-d765e28eb7cc&ws=content.

37NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 38: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

1. Giải pháp chung

Trong nhiều thập kỷ qua, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, của tất cả các quốc gia. Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định “cần đổi mới cơ chế quản lý giáo dục”, “hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục”. Để nâng cao chất lượng giáo dục, một trong những biện pháp hữu hiệu đã được kiểm chứng ở nhiều quốc gia trên thế giới là xây dựng một cơ chế bảo đảm chất lượng hiệu quả; trong đó, hoạt động quan trọng nhất là kiểm định chất lượng giáo dục định kỳ. Tại Việt Nam, quan điểm này đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt và thể chế hoá thành Điều 17 về Kiểm định chất lượng trong Luật Giáo dục năm 2005: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”.

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã xem kiểm định là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Khảo thí và kiểm định là một cơ chế bảo đảm chất lượng. Quản lý nhà nước (QLNN) đối với công tác kiểm định chất lượng giáo dục là một yếu tố khách quan. Những yếu kém của nền giáo dục nước ta trong những năm qua đã được Hội nghị Trung ương 6 khoá IX của Đảng chỉ ra: “QLNN về giáo dục yếu kém, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng về chỉ đạo nghiệp vụ cụ thể”. Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX của Đảng khẳng định một trong những giải pháp để giải quyết những yếu kém của giáo dục nước ta đó chính là phải đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục. QLNN về giáo dục phải tập trung vào những vấn đề mang tính vĩ mô, chiến lược, tạo ra cơ chế, chính sách để nền giáo dục vận động và phát triển. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP đã chỉ rõ vai trò QLNN trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục nói chung và ĐTBD nói riêng. Công tác này là cần thiết song không thể làm theo phong trào, càng không thể nóng vội. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng ĐTBD cần có một giải pháp tổng thể về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính có liên quan đến công tác quản lý. Trong điều kiện thực tế của nước ta khi công tác kiểm định mới ở giai đoạn đầu,

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC - BỘ NỘI VỤ

ThS. NCS. NGUYỄN QUỐC TUẤN (*)

(*) Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng ĐTBD

38 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 39: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

chính vì thế việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm định, đánh giá tác động của các nhân tố đến quá trình kiểm định vẫn còn những hạn chế.

2. Các giải pháp cụ thể

2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế đối với công tác khảo thí và kiểm định chất lượng tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Xây dựng thể chế là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN. Trong nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, cải cách thể chế là một nội dung cải cách quan trọng.

Để có thể nâng cao hiệu quả trong khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục ĐTBD, Trường ĐTBD cán bộ, công chức cần ban hành các văn bản phù hợp chức năng, nhiệm vụ của nhà trường và phù hợp việc ĐTBD theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Từ cách tiếp cận trên, vai trò của nhà trường trong quá trình khảo thí và kiểm định chất lượng ĐTBD được thể hiện trên các phương diện hoạt động cơ bản như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Kiểm định chất lượng tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng bộ tiêu chuẩn kiểm định theo yêu cầu và định hướng chất lượng trong thời gian 05 năm một lần. Có như vậy, chúng ta mới có một bộ tiêu chuẩn kiểm định thống nhất, chuẩn hoá và dễ dàng được các đơn vị trong nhà trường chấp nhận. Điều này phù hợp với vai trò của cơ quan nhà nước là đề ra các văn bản quy phạm để quản lý.

Thứ hai, quy định về quyền và nghĩa vụ của một Trung tâm Kiểm định chất lượng đã hoàn thành kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chí nhà trường đưa ra ở nội dung gì và khâu nào còn yếu. Giải pháp này không chỉ thúc đẩy các đơn vị, trung tâm nhà trường tham gia quá trình kiểm định mà quan trọng hơn là có sự tham gia của tất cả mọi người vào quá trình này. Từ đó nhà trường sẽ có thông tin chính xác về mặt bằng chất lượng ĐTBD, nhất là khi nhà trường mở thêm các ngành đào tạo mới, đó là cơ sở để định

hướng chiến lược cho sự phát triển của công tác đào tạo nói riêng và ĐTBD nói chung của Trường.

Bộ Nội vụ cần có văn bản quy định cụ thể về QLNN trong kiểm định chất lượng giáo dục trong đó xác định rõ những nội dung quản lý, đối tượng quản lý, các chủ thể quản lý. Văn bản này sẽ định hướng chung cho công tác khảo thí và kiểm định, xác định rõ trách nhiệm của Bộ Nội vụ đến đâu, các cơ sở ĐTBD đến đâu. Bởi lẽ, kiểm định chất lượng giáo dục không phải giản đơn là công việc của Bộ Nội vụ với nhà trường mà việc đánh giá chất lượng phải có sự tham gia của một chủ thể quan trọng khác là xã hội. Xét cho cùng, chất lượng giáo dục đào tạo và ĐTBD được xã hội kiểm chứng rõ ràng nhất.

Trường ĐTBD cán bộ, công chức cần xây dựng các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức kiểm định chất lượng. Việc quy định trách nhiệm pháp lý đảm bảo các tổ chức kiểm định hoàn thành đúng trách nhiệm xã hội của mình, công tâm, khách quan và minh bạch trong quá trình đánh giá.

2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và các cấp ủy Đảng

Để nâng cao hiệu quả về khảo thí và kiểm định ĐTBD cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Từ góc độ quản lý, Đảng ta cần xây dựng một nghị quyết về vấn đề chất lượng ĐTBD, chỉ rõ những nguyên nhân, những nhân tố tác động đến chất lượng ĐTBD. Sự lãnh đạo của Đảng sẽ tạo ra sự chuyển mình chung của xã hội về vấn đề chất lượng, trách nhiệm tham gia vào chất lượng ĐTBD. Với quá trình giáo dục cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cũng góp phần định hướng cho Nhà trường có giải pháp thích hợp trong việc nâng cao chất lượng khảo thí và kiểm định ĐTBD. Sự lãnh đạo của Đảng cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trường, các phòng, ban trong việc giám sát, đánh giá về chất lượng khảo thí và kiểm định chất lượng ĐTBD.

Phải xác định vấn đề khảo thí và kiểm định chất lượng ĐTBD không chỉ là trách nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trường, trách nhiệm Trung tâm Kiểm định chất lượng, của giảng viên hay trách

39NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 40: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

nhiệm của cộng đồng xã hội mà còn là trách nhiệm trực tiếp của Đảng ủy nhà trường. Sự lãnh đạo ở đây phải đi sâu, đi sát vào vấn đề bảo đảm chất lượng ĐTBD.

2.3. Giải pháp về tổ chức

Để quản lý công tác kiểm định chất lượng ĐTBD, việc tổ chức bộ máy quản lý là điều kiện tiên quyết nhất vì công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định là một dạng công tác đặc thù. Tổ chức bộ máy trong đó yếu tố con người là quyết định nhất, khi quy mô hệ thống ĐTBD của nhà trường ngày càng được mở rộng thì việc quản lý về công tác kiểm định cần có một bộ máy đủ khả năng làm công tác quản lý, bảo đảm chất lượng khảo thí và kiểm định chất lượng. Hiện nay, Trường ĐTBD cán bộ, công chức đã thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng ĐTBD, đây được coi là bước đột phá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng ĐTBD của nhà trường.

Xét về lâu dài, việc QLNN về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng ĐTBD là một vấn đề lớn của công tác ĐTBD. Chất lượng ĐTBD ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, do vậy, việc quản lý, đánh giá và đưa ra các tiêu chí trong công tác khảo thí và kiểm định chất lượng là cần thiết.

2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

QLNN đối với kiểm định chất lượng ĐTBD gắn liền với việc xây dựng các chính sách, các tiêu chuẩn, thẩm định, đánh giá, công bố các kết quả kiểm định và xây dựng các chính sách liên quan đến công tác khảo thí và kiểm định chất lượng. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực thực thi công vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả, chất lượng ĐTBD. Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở đây bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2.5. Hoàn thiện các tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Để kết quả kiểm định khách quan chất lượng của một trường ĐTBD, việc xây dựng một hệ tiêu chí đánh giá là một vấn đề lớn cần được quan tâm trong định hướng nâng cao hiệu quả QLNN về công tác này. Có những ý kiến khác nhau về vấn đề chủ thể có trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá. Trong điều kiện thực tế của nước ta, chúng ta có thể tìm được câu trả lời cho vấn đề này. Nhà nước là chủ thể tổ chức xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng. Bộ tiêu chí đánh giá được xây dựng sẽ nhằm mục tiêu chính là:

Thứ nhất, nhà trường sử dụng bộ tiêu chí để tự đánh giá từng lĩnh vực hoặc toàn diện hoạt động, bảo đảm chất lượng đào tạo của một khoa, một khoá đào tạo hoặc của toàn trường.

Thứ hai, sử dụng bộ tiêu chí để xây dựng kế hoạch chiến lược cho việc bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thứ ba, các tổ chức kiểm định sử dụng tiêu chí để đánh giá về chất lượng của một cơ sở ĐTBD.

Thứ tư, sử dụng bộ tiêu chí làm cơ sở để thẩm định, đánh giá, công nhận chất lượng đào tạo và xếp hạng các trường ĐTBD toàn diện hoặc xếp hạng theo từng lĩnh vực.

Việc xây dựng tiêu chí phải dựa trên những cơ sở và nguyên tắc cơ bản. Xây dựng phải dựa trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐTBD, trên cơ sở tổng hợp các luận cứ khoa học, cơ sở lý luận và những kinh nghiệm từ công tác công trình nghiên cứu và triển khai của thực tiễn về đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục ĐTBD của các nước tiên tiến trên thế giới. Các tiêu chí đánh giá cũng cần xuất phát từ thực tiễn của hệ thống giáo dục Việt Nam.

Nguyên tắc chủ đạo để xây dựng Bộ tiêu chí là sự kết hợp một cách khoa học cả bốn nguyên tắc: quá trình sử dụng các tiêu chí; lĩnh vực tiêu chí cung cấp thông tin; phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phù hợp yêu cầu phát triển của nhà trường.

2.6. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc tuân

40 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 41: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

thủ các tiêu chí về bảo đảm chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Định hướng đổi mới công tác về ĐTBD gắn liền với việc nhà trường tạo ra điều kiện, môi trường để ĐTBD thực hiện được sứ mệnh của mình. Nhà trường xây dựng các định hướng chiến lược bảo đảm chất lượng ĐTBD, xây dựng hành lang pháp lý cho quá trình kiểm định. Việc kiểm định chất lượng ĐTBD chỉ có ý nghĩa khi những tiêu chí đánh giá của cơ sở ĐTBD vận dụng một cách nghiêm túc vào quá trình tự đánh giá. Chính vì vậy, với vai trò quản lý, nhà trường cần phải xây dựng cơ chế giám sát với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau: giám sát từ Ban Giám hiệu nhà trường, giám sát từ các phòng, ban và từ chính bản thân học viên. Các báo cáo tự đánh giá của các phòng, ban trong trường ĐTBD cần được công khai để có được thông tin phản hồi từ cộng đồng xã hội đối với chất lượng đào tạo.

Cơ chế giám sát, kiểm tra cũng cần đặt ra với các tổ chức kiểm định chất lượng. Việc giám sát bảo đảm cho quá trình đánh giá của các tổ chức này là khách quan và đúng quy trình quy định. Các tiêu chuẩn kiểm định được áp dụng chính xác vào quá trình đánh giá. Để quá trình giám sát có hiệu quả, vấn đề công khai thông tin, minh bạch hóa quá trình đánh giá là điều kiện cần thiết. Các báo cáo đánh giá của các tổ chức kiểm định chất lượng cần được công khai để cơ quan nhà nước, cộng đồng xã hội giám sát, đánh giá. Mặt khác, trong những trường hợp cần thiết, Bộ Nội vụ có thể cử cán bộ tham gia vào các hoạt động kiểm định với tư cách đại diện của cơ quan QLNN, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm có thể phát sinh trong quá trình kiểm định.

2.7. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giúp cán bộ, công chức hoàn thành công việc được giao. Các trang thiết bị sử dụng trong lĩnh vực khảo thí và kiểm định chất lượng chủ yếu là máy tính, máy in, máy fax, điện thoại… Các thiết bị đó đòi hỏi Phòng Tổ chức, hành chính, quản trị thường xuyên bảo

dưỡng, thay thế đảm bảo công việc của cán bộ công chức hiệu quả.

Điều kiện làm việc tốt giúp cán bộ, công chức rất nhiều trong việc thực thi công vụ. Tránh tình trạng trụ sở làm việc không đồng nhất, không đủ điều kiện làm việc, quá chênh lệch giữa các phòng, ban. Nhà trường cần phân loại phòng, ban làm việc theo tiêu chuẩn xác định, tìm ra các phòng, ban chưa đạt chuẩn, có kế hoạch ưu tiên xây dựng, đảm bảo giải quyết dứt điểm các phòng, ban có trang thiết bị làm việc chưa và không đạt yêu cầu.

Khảo thí và kiểm định chất lượng là công việc thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan, nhằm đảm bảo cơ quan hoạt động hiệu quả. Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều hướng đến một mục tiêu. Mục tiêu lớn hay nhỏ, trước mắt hay lâu dài còn tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của lĩnh vực mà tổ chức tham gia và môi trường tồn tại của tổ chức. Trong các cơ sở ĐTBD, Trung tâm Kiểm định chất lượng ĐTBD có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ĐTBD. Tham mưu cho Ban Giám hiệu xây dựng chương trình ĐTBD, đánh giá chất lượng giảng dạy. Trung tâm Kiểm định chất lượng ĐTBD là nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại giữa cơ quan với các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác bên ngoài trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng đào tạo.

Qua thực tiễn cho thấy Trung tâm Kiểm định chất lượng ĐTBD đóng góp nhiều trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường ĐTBD cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, yêu cầu thời kỳ đổi mới, đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi Trung tâm kiểm định chất lượng ĐTBD sẽ thay đổi để thích ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và công cuộc cải cách nói chung. Khẳng định Trung tâm kiểm định chất lượng ĐTBD Trường ĐTBD, cán bộ công chức - Bộ Nội vụ có vai trò quan trọng và góp phần to lớn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường q

41NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 42: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường rất quan trọng để giáo dục hình thành và phát triển nhân cách, góp phần không nhỏ trong lao động sản xuất, sinh hoạt và sự phồn

vinh của xã hội. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đối với nước ta, một quốc gia đa thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có những bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những phong tục, tập quán lạc hậu gây cản trở, khó khăn không nhỏ đến đời sống hôn nhân và gia đình.

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã dành sự quan tâm lớn đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quan tâm đến các

ThS. GVC. HÀ THÀNH ĐÊ (*)

(*) Phó Trưởng khoa Khoa ĐTBD CBCC cấp xã

VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TẬP QUÁN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ

CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

phong tục, tập quán trong đời sống xã hội để phát huy những giá trị tích cực của chúng trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, để vận dụng các giá trị tốt đẹp của tập quán trong đời sống là việc không đơn giản. Vì lẽ đó, trong sự phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình đều đặt ra vấn đề áp dụng tập quán về hôn nhân như thế nào cho hợp lý, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát triển quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đoạn hiện nay.

Trong từng thời điểm khác nhau, việc thể chế hóa thành các quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó việc áp dụng tập quán ngày càng được quan tâm, chú trọng tới các yếu tố hợp lý, tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta.

Vấn đề áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình đã được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên

42 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 43: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy” (Điều 6). Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện, quy định như trên chưa thể hiện rõ được nguyên tắc, yêu cầu trong việc áp dụng tập quán trong lĩnh vực này. Trên thực tế, khi xảy ra các tranh chấp cần áp dụng tập quán để giải quyết thì chưa có sự thống nhất về quan niệm, về các nguyên tắc và điều kiện đặt ra trong việc áp dụng tập quán dẫn đến tình trạng áp dụng không đúng, thiếu căn cứ hoặc lạm dụng, đi ngược lại nguyện vọng tâm tư của cộng đồng dân cư nơi có phong tục, tập quán. Để khắc phục vấn đề nêu trên, Tại Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng”.

Để cụ thể hóa quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2014 NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (dưới đây gọi chung là Nghị định 126) trong đó đề ra nguyên tắc áp dụng tập quán (Điều 2), thỏa thuận về áp dụng tập quán (Điều 3), giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán (Điều 4), tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán (Điều 5), trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng (Điều 6). Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được trao đổi một số vấn đề có liên quan đến việc áp dụng tập quán trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình đặc biệt là theo quy định của Nghị định 126.

1. Về nguyên tắc áp dụng tập quán

Theo tinh thần của Nghị định 126 thì khi áp dụng tập quán phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:

- Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập

quán được áp dụng.

Trước tiên, tập quán về hôn nhân và được hiểu là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế một số tập quán trong lĩnh vực này lại chưa thể hiện rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên mà chủ yếu là do thói quen trong ứng xử bởi các thành viên trong cộng đồng, cho nên khi áp dụng các tập quán trên gặp không ít khó khăn.

2. Thỏa thuận về áp dụng tập quán

Tại Khoản 1 Nghị định 126/2014 NĐ-CP đã quy định: “quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết”. Trong trường hợp có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó. Nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 126. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng có các đồng bào dân tộc ít người sinh sống thì việc lựa chọn các tập quán để áp dụng trong đời sống hôn nhân và gia đình là việc rất khó khăn vì trên thực tế những tập quán chưa thực sự tiến bộ vẫn đang tồn tại, hiện diện tương đối phổ biến.

Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì xem xét giải quyết theo thỏa thuận đó, nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo hướng sau:

Thứ nhất, trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng hoặc chức sắc tôn giáo.

43NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 44: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Thứ hai, trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

3. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán

Trong trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Do đó, việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, chuyên môn, kỹ năng của những người tham gia hòa giải ở cơ sở là điều rất quan trọng để nâng cao chất lượng, quy trình tiến hành hòa giải.

4. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán

Trong quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, trách nhiệm đặt ra cho chính quyền cơ sở là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung cũng như việc tuyên truyền, vận động, phổ biến các tập quán tiến bộ, phù hợp với đời sống cộng đồng dân cư là việc cần thiết, thường xuyên, liên tục.

Để thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc áp dụng tập quán đặc biệt là tập quán trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Cần nghiên cứu kỹ về danh mục tập quán lạc hậu trong Nghị định 126 để tuyên truyền, vận động, phổ biến trong nhân dân.

- Tạo các điều kiện tốt nhất để người dân thực hiện nghiêm các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà vẫn có khả năng duy trì, phát triển, bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng, dần xóa bỏ những tập tục lạc hậu gây cản trở trong đời sống hôn nhân và gia đình.

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục các thành viên trong cộng đồng bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa.

5. Trách nhiệm xây dựng danh mục tập quán được áp dụng

Việc xây dựng danh mục tập quán được áp dụng

là một công việc phức tạp, công phu, chi tiết, cụ thể, cần thể hiện rõ được hai phần: danh mục tập quán tiến bộ, tốt đẹp và danh mục tập quán lạc hậu cần vận động xóa bỏ, những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng. Theo quy định của Nghị định 126, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định 126 có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương. Hiện tại, Nghị định 126 đã xây dựng danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình bị cấm áp dụng như: Chế độ hôn nhân đa thê, kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ, thách cưới cao mang tính chất gả bán; phong tục “nối dây”, bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng hoặc nhà vợ cũ; đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn. Bên cạnh đó, Nghị định 126 cũng quy định các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ như: Kết hôn trước tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ; quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.

Với các nội dung cơ bản như trên, việc áp dụng các tập quán trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay là việc làm cần thiết, quan trọng góp phần tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình tạo điều kiện thúc đẩy, duy trì, phát triển bền vững đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xây dựng, phát triển đời sống hôn nhân và gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bình đẳng q

44 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 45: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật này thay thế Luật Tổ chức HĐND và

UBND năm 2003. Theo Luật mới, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của UBND xã.

Về cơ cấu tổ chức của UBND xã, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định rất rõ thành viên của UBND xã bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Như vậy, số thành viên UBND không nhất thiết phải là số lẻ (03 hoặc 05 như quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003), bởi những

ThS. NCS. TRẦN THỊ MINH TÂM (*)

(*) Khoa ĐTBD CBCC cấp xã

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

THEO LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015

xã chỉ có 01 Phó Chủ tịch thì số thành viên ủy ban sẽ là 4 người. Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng quy định UBND xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch, không phân biệt xã đồng bằng hay xã trung du, miền núi, xã biên giới (Theo Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp thì UBND xã miền núi, hải đảo có dân số từ 5000 người trở lên; xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8000 người trở lên và xã biên giới thì có 02 Phó Chủ tịch). Việc quy định như vậy đã thống nhất được cơ cấu tổ chức của UBND xã. Theo quy định cũ, nếu cơ cấu UBND xã có 5 thành viên thì việc phân công lĩnh vực phụ trách rất rõ ràng: Chủ tịch xã phụ trách

45NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 46: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

chung, khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã; một Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế - tài chính, xây dựng, giao thông, nhà đất và tài nguyên môi trường; một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác; một ủy viên phụ trách công an; một ủy viên phụ trách quân sự. Nhưng những xã theo quy định cơ cấu UBND có 3 thành viên thì việc phân công nhiệm vụ là tương đối khó khăn để có thể bao quát được hết tất cả các lĩnh vực mà UBND xã phải quản lý. Mặt khác, lĩnh vực công an và quân sự là những lĩnh vực đặc thù cần có những thành viên chuyên trách phụ trách lĩnh vực này.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng đã cụ thể hóa nhiệm vụ quyền hạn của UBND. Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 việc xác định thẩm quyền của UBND xã là không rõ ràng, còn chồng chéo giữa thẩm quyền của tập thể UBND với thẩm quyền của Chủ tịch UBND. Ví dụ, Khoản 2 tại Điều 117 quy định nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã, thị trấn trong việc thi hành pháp luật: “Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền”; trong khi đó tại Điểm d, Khoản 1 Điều 127 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch UBND: “Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật”. Từ Điều 111 đến Điều 117 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định thẩm quyền của UBND xã trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế, thi hành pháp luật, nhưng đến Điều 124 lại quy định UBND làm việc tập thể và quyết định theo đa số một số vấn đề như: Chương trình làm việc của UBND; các loại kế hoạch trình HĐND quyết định; các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND, mặt khác lại quy định Chủ tịch UBND thì có thẩm quyền “quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124” (Điểm b, Khoản 1 Điều 127). Điều này khiến tập thể UBND xã không xác định rõ thẩm quyền của mình đến đâu, lĩnh vực nào là thẩm quyền của mình, lĩnh vực nào là thuộc thẩm quyền cá nhân

Chủ tịch UBND xã. Có hiện tượng ở một số xã, Chủ tịch UBND thường “né” trách nhiệm bằng cách khi quyết định về các vấn đề ở xã đều lấy tập thể UBND ra làm bình phong (tức là người ban hành quyết định là tập thể ủy ban chứ không phải là cá nhân Chủ tịch). Nếu có sai phạm gì thì đó là cái sai của tập thể, mà quy trách nhiệm của tập thể thì cũng bằng “hòa cả làng”. Để khắc phục tình trạng đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định tại Điều 35 tập thể UBND xã chỉ có thẩm quyền trong một số vấn đề sau đây:

- Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung:

+ Những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã;

+ Biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã;

+ Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền;

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND xã;

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho UBND.

Còn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND được quy định tại Điều 36, bao gồm:

- Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND;

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp

46 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 47: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND và UBND; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Việc phân định này đã làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc thực hiện quản lý nhà nước tại xã; trong đó trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã được đề cao (UBND xã có 3 nhiệm vụ, trong đó Chủ tịch UBND xã có tới 7 nhiệm vụ).

Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng đã mở rộng thêm nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã so với Luật Tổ chức HĐND và UBND ở chỗ UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Có nghĩa là ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể trong Luật, UBND xã được ủy quyền thêm một số nhiệm vụ thuộc cơ quan cấp trên. Tất nhiên

UBND xã được phân cấp ủy quyền ở những lĩnh vực gì, mức độ ủy quyền đến đâu, vấn đề này còn chờ Chính phủ quy định cụ thể. Nhưng điều này thể hiện xu hướng mở trong việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền cấp dưới.

Bên cạnh những điểm mới, tích cực thì một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương vẫn còn một số băn khoăn.

Thứ nhất, chưa thấy rõ sự khác biệt về nhiệm vụ quyền hạn giữa UBND xã với UBND phường, thị trấn. Tại Điều 35, Điều 63, Điều 70 lần lượt quy định nhiệm vụ của UBND xã, UBND phường, UBND thị trấn thì UBND xã, phường, thị trấn đều có nhiệm vụ: Xây dựng, trình HĐND quyết định một số nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã, phường, thị trấn và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND; Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Chính vì vậy, Luật chưa thể hiện rõ sự khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị qua nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã với nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường, thị trấn.

Thứ hai, về vấn đề phân cấp ủy quyền của cấp trên đối với UBND xã cần có những hướng dẫn quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Việc mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền cấp dưới nói chung là cần thiết, tuy nhiên nên phân cấp, ủy quyền cái gì và phân cấp, ủy quyền như thế nào là vấn đề không đơn giản. Nguồn lực của mỗi địa phương là không giống nhau, do đó cần tránh tình trạng nơi có năng lực thì không được phân cấp, ủy quyền, nơi không có khả năng thì lại bắt buộc thực hiện nhiệm vụ do phân cấp, ủy quyền từ đó dẫn tới hiệu quả quản lý nhà nước không cao.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương vừa mới có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2016. Những quy định mới của Luật chắc chắn sẽ giúp hoạt động của UBND xã đạt được hiệu quả cao hơn nhờ sự rõ ràng, minh bạch về cơ cấu tổ chức cũng như việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã q

47NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 48: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

1. Cấp phòng và yêu cầu đối với một lãnh đạo cấp phòng

Phòng là tổ chức chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của một cơ quan, đơn vị. Phòng được cơ cấu trong tổ chức cấp bộ, tổng cục, cục, sở, ngành cấp huyện và trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước ở Trung ương. Trong bộ máy quản lý nhà nước, phòng là một cấp. Trong cơ quan hành chính, phòng là cấp thấp nhất. Chức năng của cấp phòng là tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên trực tiếp và tham mưu, đề xuất với lãnh đạo cấp trên những ý tưởng, biện pháp, phương pháp nhằm thực thi công vụ một cách hiệu quả nhất.

Lãnh đạo cấp phòng là những người đứng đầu một phòng, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về toàn bộ việc tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn của phòng mình, chịu trách nhiệm về việc đảm bảo quản lý an toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh môi trường, về đảm bảo an toàn về nhân sự, phân công lao động, quản lý ngày giờ công

sao cho phòng của mình luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

Với vị trí đứng đầu một phòng, người lãnh đạo cấp phòng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Triển khai kịp thời mọi yêu cầu, nhiệm vụ từ cấp trên; phân công công việc rõ ràng, hợp lý, công bằng; kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng công việc định kỳ và đột xuất, điều chỉnh kịp thời nếu thấy cần thiết.

- Thay mặt phòng báo cáo với lãnh đạo cấp trên về kết quả công việc, xin ý kiến những vấn đề khó khăn cần hỗ trợ.

- Thay mặt phòng làm công tác tham mưu, báo cáo những ý tưởng mới, những dự kiến, đề tài của đơn vị.

- Phải luôn là người đi đầu trong mọi công việc, dẫn dắt nhân viên của phòng đi đúng hướng, thực hiện đúng, đủ, kịp thời và tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Tạo được cảm hứng cho nhân viên bằng cách khơi dậy và truyền được cảm hứng cho người khác để họ tự nguyện hành động đúng nguyên tắc với nỗ lực cao.

Như vậy, lãnh đạo cấp phòng phải vừa làm nhiệm vụ của nhà lãnh đạo, tức là dẫn dắt anh em trong phòng đi đúng hướng đã định trước vừa thực hiện công việc quản lý trong từng thời điểm cụ thể thích hợp. Kết quả hoạt động của lãnh đạo cấp phòng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng mình quản lý. Để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, cán bộ cấp phòng phải là người có uy tín thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi và luôn được thừa nhận bởi mọi thành viên của tập thể.

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ UY TÍN CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG

ThS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN (*)

(*) Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học

48 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 49: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

2. Uy tín của người lãnh đạo quản lýUy tín theo chữ Latinh là “Autorias” có nghĩa

là uy quyền, ảnh hưởng, sự thừa nhận. Uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố quyền lực và sự tín nhiệm của mọi người đối với bản thân người lãnh đạo.

Uy tín trước tiên được hiểu là một hiện tượng tâm lý xã hội, nó là sự thừa nhận chung, có ý nghĩa xã hội về quyền uy và ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm xã hội hay một thiết chế xã hội nào đó trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Uy tín được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội và các lĩnh vực khác nhau. Một người có thể có uy tín nhiều mặt hoặc từng mặt. Khi đánh giá uy tín của mỗi người cần xuất phát từ chính lĩnh vực mà người đó đang đảm nhiệm.

Uy tín lãnh đạo, quản lý là quyền lực, là ưu thế, là phạm vi ảnh hưởng tác động của một cá nhân hay một tổ chức đến các đối tượng khác, đồng thời là sự thừa nhận, tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của các đối tượng đó đối với chủ thể mang quyền lực, có phạm vi ảnh hưởng tác động.

Trong thực tiễn lãnh đạo quản lý, uy tín trở thành một trong những tiêu chuẩn có tính tổng hợp quan trọng bậc nhất của người lãnh đạo quản lý. Nếu thiếu uy tín, uy tín thấp hoặc mất uy tín thì không thể lãnh đạo quản lý có kết quả. Chức vụ càng cao càng phải có uy tín. Không có uy tín thì khó thuyết phục, tập hợp, lãnh đạo người dưới quyền. Uy tín chính là điều kiện bảo đảm hiệu quả công tác của người lãnh đạo.

Có nhiều yếu tố hợp thành uy tín người lãnh đạo quản lý, trong đó có 4 yếu tố cơ bản:

- Thứ nhất là quyền lực và ưu thế. Người lãnh đạo, quản lý phải có quyền lực, ưu thế do chức vụ được giao. Đây là điều kiện cần thiết để tạo nên uy tín người lãnh đạo, quản lý, nó khẳng định uy quyền cũng như vai trò và nhiệm vụ trước tập thể. Đây còn là cơ sở để phân biệt uy tín của người lãnh đạo, quản lý với uy tín của những thành viên khác. Yếu tố này đòi hỏi họ phải nắm vững các loại quyền lực cần thiết, thực thi đúng quyền lực. Quyền lực tạo nên uy tín của người lãnh đạo, quản lý phải là sự lãnh đạo thống nhất giữa ưu thế của cá nhân và quyền lực chức vụ. Với ý nghĩa đó, muốn có quyền lực thực sự, bản thân người lãnh đạo, quản lý dù ở cấp nào cũng phải có đủ những phẩm chất, năng lực tương xứng với chức vụ được giao. Khổng Tử đã nói: Danh có chính thì ngôn mới thuận; song

cái danh đó đòi hỏi phải có phẩm chất và năng lực tương xứng. Nếu không tương xứng, cái danh đó có cao bao nhiêu thì cũng sẽ rơi vào tình trạng “hữu danh vô thực”, không có sự tín nhiệm, khâm phục của mọi người.

- Thứ hai, người lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất năng lực tương xứng với chức vụ quyền lực được giao, phải có nhân cách mẫu mực, hoàn thiện để thực thi quyền lực. Đây là yêu cầu cao để giúp họ phù hợp với yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Sự tương xứng này trong thực tế luôn luôn biến động, đòi hỏi họ phải chú ý điều chỉnh, bổ sung thường xuyên. Biểu hiện rõ nhất là ở năng lực thực tiễn và khả năng chuyên môn. Uy tín của người lãnh đạo, quản lý phụ thuộc chủ yếu vào kết quả hoạt động của họ đối với tập thể, vào năng lực tổ chức điều hành như khả năng quyết đoán và sáng tạo, phân tích nhanh chóng, chính xác tình huống xảy ra để quyết định kịp thời. Tính quyết đoán và năng lực tổ chức thực tiễn phải luôn đồng hành đòi hỏi họ vừa phải mềm mỏng vừa phải kiên định để đảm bảo rằng chỉ thị được đưa ra đúng lúc và chỉ thị phải được thực hiện. Bên cạnh đó năng lực thực tiễn còn biểu hiện ở chỗ biết quan tâm đến thực tế, biết đánh giá và phát huy năng lực của từng thành viên, sắp xếp công việc cho phù hợp, có hiệu quả.

Khả năng chuyên môn là khả năng thực thi công vụ chuyên môn đơn thuần và khả năng lãnh đạo tập thể. Thông qua quản lý công việc, chỉ đạo con người mà khả năng nghiên cứu tìm hiểu và tác động tâm lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chính họ được hình thành và phát triển hơn. Ngược lại trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp họ biết đánh giá và giúp đỡ công việc của cấp dưới. Có thể họ không cần phải am hiểu mọi lĩnh vực nhưng trong phạm vi chuyên môn của mình họ phải thật sự uyên bác.

- Thứ ba, người lãnh đạo, quản lý phải có được sự tín nhiệm, phục tùng thậm chí đến mức tự nguyện của tập thể. Họ cũng còn phải có được phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân viên. Đây là yếu tố thuộc về chủ quan quyết định nhưng có quan hệ tới đối tượng khách thể là nhân viên; nó có vai trò tiền đề quan trọng, có tính quyết định từ khách thể và cũng là cơ sở gốc rễ vững bền để người lãnh đạo, quản lý giữ gìn và củng cố uy tín của mình.

Yếu tố thứ ba này đòi hỏi họ phải có tài có đức vẹn toàn nhưng đức phải là gốc. Điều này có nghĩa họ phải làm việc trước hết vì người dân, vì tập thể,

49NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 50: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

vì những nghĩa vụ cao cả mà họ được giao phó. Những biểu hiện về đạo đức luôn là yếu tố được mọi người theo dõi và đánh giá. Vì thế người lãnh đạo phải luôn tu dưỡng xây dựng và giữ gìn phẩm chất đạo đức cá nhân về mọi mặt, đồng thời luôn tạo sự công bằng, đoàn kết trong đơn vị, đưa mục tiêu vì con người, vì dân lên trên hết trong quá trình thực thi công vụ của mình.

- Thứ tư, người lãnh đạo, quản lý phải có được sự tin tưởng, đánh giá cao của cấp trên và sự khâm phục ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp. Muốn có được sự tin tưởng của cấp trên đòi hỏi họ phải có kết quả hoạt động hiệu quả, đảm bảo số và chất lượng công việc cùng với khả năng vượt trội về thời gian hoàn thành. Bên cạnh đó cần phải biết cách thể hiện khả năng của mình để cấp trên nhận biết thông qua giao tiếp, tham mưu, tham gia các hoạt động bề nổi.

Ngoài bốn yếu tố quan trọng có tính quyết định trên đây, các phẩm chất như tác phong sinh hoạt, các yếu tố tâm lý, tình cảm khác như cá tính, thói quen, khí chất, biểu hiện bề ngoài bao gồm cả cách ứng xử, dáng vẻ, cách đi đứng và nói năng, thậm chí là cả khát vọng làm lãnh đạo cũng là những yếu tố góp phần nâng cao thêm uy tín của người lãnh đạo, quản lý. 3. Một vài điều cần lưu ý đối với việc xây dựng và củng cố uy tín của lãnh đạo cấp phòng

Theo lý thuyết, chức vụ càng cao thì vấn đề uy tín càng quan trọng. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, lãnh đạo cấp phòng chính là chim đầu đàn định hướng cho mọi hoạt động của thành viên khác - những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan; đồng thời còn là người phân công, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cho mọi thành viên khác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của phòng. Vì thế uy tín của lãnh đạo cấp phòng có quan hệ mật thiết tới hiệu quả công việc của toàn bộ phòng mình phụ trách. Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của mình, nhất thiết một lãnh đạo cấp phòng, cấp quản lý thấp nhất, trực tiếp nhất phải thiết lập, củng cố và phát triển uy tín của mình đối với anh em trong phòng. Dưới đây là năm điểm cần lưu ý:

- Trước hết người lãnh đạo cấp phòng phải hiểu rõ nhu cầu, lợi ích, động cơ làm việc của các thành viên; phải biết tác động vào nhu cầu, lợi ích cấp thiết, chính đáng và trực tiếp để họ hành động tích cực nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của chính bản thân mình. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để họ giữ gìn và phát huy được những phẩm chất tâm lý truyền

thống tốt đẹp, tính tích cực và trung thực, tinh thần trách nhiệm và sáng tạo trong công việc và đời sống hàng ngày, để sống thỏa mãn và hạnh phúc hơn. Muốn vậy phải sống hòa đồng, cởi mở, thân thiết, giản dị để anh em dễ chia sẻ, hợp tác.

- Thứ hai, người lãnh đạo cấp phòng cần nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, thực hiện lý tưởng của Đảng, phục vụ nhân dân, không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó là phương tiện, điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo. Như thế uy tín sẽ được giữ gìn và bảo vệ từ mọi phía, nhất là từ phía nhân dân và cấp dưới. Phải thường xuyên tự giác tu dưỡng rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cần thiết, có thái độ nghiêm khắc với bản thân, đề cao tính tự chủ, tự kiềm chế, tự điều chỉnh, đặc biệt là luôn đề cao tự phê bình và phê bình.

- Thứ ba, phải luôn giữ thế cân bằng trong mối quan hệ giữa uy tín cá nhân và uy tín của phòng. Uy tín của phòng sẽ là động lực tự nhiên hỗ trợ, nâng cao uy tín của cá nhân. Với việc thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, bố trí phù hợp lao động trong phòng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động triển khai nhiệm vụ, chức năng của phòng mình sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của phòng được nâng cao và uy tín của người lãnh đạo phòng đó cũng ngày càng được củng cố, phát triển. Và lẽ đương nhiên, uy tín của cá nhân người lãnh đạo không bao giờ tự mất đi nếu bản thân họ không tự đánh mất. Sự đánh giá, nhìn nhận của cấp trên thông qua kết quả triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng kết hợp với những tham mưu đề xuất của phòng lên lãnh đạo cấp trên sẽ ngày càng củng cố thêm uy tín cho một lãnh đạo cấp phòng.

- Thứ tư, người lãnh đạo cấp phòng, cho dù là yếu tố lãnh đạo có thể không cao bằng yếu tố quản lý, phải luôn nuôi dưỡng khát vọng vươn tới nắm vững các loại quyền lực cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Tuyệt đối không lấy uy tín làm mục đích mà phải luôn coi đó là phương tiện, là điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo, quản lý. Có như vậy họ mới có sự tín nhiệm từ cấp trên và gây dựng được uy tín đối với cấp dưới và những người ngang cấp.

- Thứ năm, lãnh đạo cấp phòng phải thường xuyên trau dồi chuyên môn để có thể luôn là người hướng dẫn đồng thời là “trợ lý” cho nhân viên trong phòng; gần gũi với nhân viên, giải quyết, tháo gỡ kịp thời những thắc mắc, những vấn đề nảy sinh trong thực thi công vụ q

50 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 51: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, trong 02 ngày 09 và 10/12/2015, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ

Nội vụ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình đã tổ chức cho lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính khóa 45, năm 2015 đi nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình.

Tham gia chuyến thực tế có Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Vũ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thạc sĩ Đặng Thị Mai Hương - Trưởng phòng, Phòng Tổ chức, hành chính, quản trị - giáo viên chủ nhiệm lớp; một số giảng viên, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ và đông đủ học viên lớp Chuyên viên chính khóa 45. Về phía địa phương, làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Hoàng Giang - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình, bà Nguyễn Thị

Lĩnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình; đại diện các phòng, ban thuộc Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình.

Trong buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình, bà Nguyễn Thị Lĩnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh đã báo cáo với Đoàn các nội dung về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình thời gian vừa qua; một số nét chính về tổ chức, bộ máy và hoạt động của Sở Nội vụ; đặc biệt là tình hình triển khai Đề án Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình, trong đó, Sở Nội vụ được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực triển khai xây dựng Đề án và tổ chức thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt. Thông qua báo cáo thực tiễn công việc tham mưu, thực hiện việc thành lập tổ chức mới nhưng không tăng biên chế trong tình hình cả nước đang triển khai tinh giản biên chế đã cho thấy trách nhiệm làm việc, sự cố gắng thực hiện tốt chủ trương, chỉ đạo của cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ của Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX và triển khai thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, ngày 05/10/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2324/QĐ-UBND về việc thành lập Trung

CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH THÁI BÌNH CỦA LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH KHÓA 45, NĂM 2015

ThS. NCS. ĐẶNG THỊ MAI HƯƠNG (*)

ĐỖ HỒNG CÔNG (**)

(*) Trưởng phòng, Phòng Tổ chức, hành chính, quản trị, Trường ĐTBDCBCC (**) Phó Tổng biên tập Báo Kiểm toán, học viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính khóa 45, năm 2015

51NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 52: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

tâm Hành chính công. Theo đó, Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình có ba bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, gồm: hành chính, tổng hợp; tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; giám sát và giải quyết khiếu nại. Nhiệm vụ chính của Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình gồm: tiếp nhận, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, trả kết quả việc giải quyết TTHC của các tổ chức và cá nhân theo quy định; niêm yết công khai, kịp thời, đầy đủ, rõ ràng các quy định, thủ tục hành chính (TTHC), mức thu phí, lệ phí (nếu có); hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ giải quyết công việc...

Như vậy, Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình đã đưa toàn bộ việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC ở các sở, ban, ngành của Tỉnh tập trung tại một đầu mối để các tổ chức, cá nhân chỉ cần đến một nơi để giải quyết mọi TTHC; tạo lập môi trường giao tiếp hành chính thống nhất, thuận tiện, văn minh, hiện đại, hiệu quả vì dân; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động được thực hiện chặt chẽ. Nhân sự đảm bảo hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình được điều chuyển từ các sở, ban, ngành của tỉnh và là những người đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn giải quyết các TTHC. Đồng thời để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công, Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh tổ chức tập huấn các kỹ năng cơ bản, tinh thần thái độ phục vụ dân cho đội ngũ công chức của Trung tâm trước khi Trung tâm đi vào hoạt động. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tin tưởng thỏa thuận ký hợp đồng triển khai nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm việc tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình. Cùng với đó cơ chế khuyến khích, thu hút công chức làm việc tại Trung tâm Hành chính công yên tâm cống hiến và phục vụ dân cũng được thực hiện có hiệu quả (tiền lương, phụ cấp công vụ của công chức, các chế độ ưu đãi…).

Kết quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công sau khi được thành lập đến nay cho thấy, Đề án Trung tâm Hành chính công của tỉnh Thái Bình đã thể hiện rõ tính ưu việt, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Căn cứ kết quả rà soát của các sở, ban, ngành, thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã công bố công khai 1.064 TTHC cấp tỉnh đưa ra

giải quyết tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh với mục tiêu khi bắt đầu đi vào hoạt động phải có ít nhất 70% và đến tháng 6/2016 có 100% TTHC được thực hiện tại Trung tâm Hành chính công. Bước đầu, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh mục 943 TTHC thuộc 19 sở, ban, ngành và cơ quan Trung ương đóng tại địa phương thực hiện giao dịch tại Trung tâm Hành chính công. Qua trao đổi, Đoàn khảo sát, nghiên cứu được biết, trong khoảng một tháng đầu đi vào hoạt động, Trung tâm Hành chính công đã tiếp nhận 4.978 hồ sơ, trong đó đã giải quyết đúng hạn 3.721 hồ sơ, các hồ sơ khác đều được tích cực xử lý. Phần lớn hồ sơ, thủ tục được giải quyết nhanh gọn, minh bạch, kịp thời, đã tạo niềm tin, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Về cơ sở vật chất, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã quyết định sửa chữa, cải tạo Nhà triển lãm thông tin của tỉnh để làm trụ sở của Trung tâm Hành chính công. Trung tâm Hành chính công được lắp đặt các trang thiết bị điện, điện tử, tin học, phần mềm hiện đại, đồng bộ. Ngay khi đi vào hoạt động, Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình đã thể hiện sự khang trang, hiện đại với khu điều hành, khu vực tiếp nhận và trả kết quả, hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và thiết bị điện, điện tử, hệ thống phần mềm hành chính công được vận hành đồng bộ. Trang thiết bị, cơ sở vật chất của Trung tâm Hành chính công đã đáp ứng được quy trình giải quyết TTHC bằng số hóa theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, lưu trữ, sử dụng chung dữ liệu, kết nối giải quyết trực tuyến các TTHC cấp độ 3, 4.

Về nhân sự, ngay trong giai đoạn đầu hoạt động, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt, điều động 47 cán bộ, công chức có năng lực, trình độ phù hợp thuộc 19 sở, ban, ngành của tỉnh làm việc tại Trung tâm Hành chính công. Để hoạt động của Trung tâm Hành chính công phục vụ bảo đảm chu đáo, tăng sự hài lòng, tin tưởng của người dân, tất cả cán bộ, công chức làm việc tại Trung tâm Hành chính công đều có chức danh từ phó trưởng phòng cấp sở và tương đương trở lên và một số công chức có năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác. Các cán bộ, công chức đều được bố trí theo hình thức luân chuyển, điều động từ nguồn nhân lực của các sở, ban, ngành, bảo đảm không tăng biên chế. Trung tâm Hành chính công thuộc sự điều hành quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Giám đốc Trung tâm là đồng chí Phó Chánh văn phòng

52 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 53: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Ủy ban nhân dân tỉnh nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 28/10/2015, Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình đã đi vào hoạt động, phục vụ các tổ chức, cá nhân đến giao dịch theo đúng kế hoạch. Từ khi đi vào hoạt động, mỗi ngày trung bình có từ 300 đến 350 trường hợp, cá biệt có ngày lên tới 500 trường hợp tổ chức, cá nhân đến Trung tâm Hành chính công giải quyết công việc; tỷ lệ giải quyết hồ sơ hành chính của công dân đạt khá cao, có những thời điểm đạt xấp xỉ 100% . Nhiều thủ tục giao dịch đã được tự động hóa, như: lấy số thứ tự và số quầy giao dịch; tra cứu để tìm hiểu các TTHC quan tâm; tra cứu tiến độ giải quyết TTHC cũng như kết quả giải quyết. Công dân cũng có thể tra cứu quy trình, tiến độ xử lý hồ sơ trực tuyến qua mạng internet.

Có thể khẳng định, việc thành lập Trung tâm Hành chính công tại Thái Bình là bước đột phá mạnh mẽ đối với nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2015 và những năm tiếp theo của tỉnh Thái Bình, với trọng tâm là cải cách TTHC nhằm giảm phiền hà, tăng tính công khai, minh bạch, phục vụ tốt nhất cho người dân, đặc biệt trong thu hút đầu tư, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2015, khi tổ chức Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính, Thái Bình là một trong số những tỉnh, thành cả nước được đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2014 ở tốp khá (đứng thứ 29) đã cho thấy định hướng đúng đắn của tỉnh trong công tác cải cách hành chính.

Những nội dung trao đổi tại Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình và những quan sát trực tiếp, cũng như trao đổi tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình của học viên và đoàn nghiên cứu thực tế trong chuyến thực tế tại Thái Bình thực sự là những thông tin hết sức bổ ích và sinh động cho mỗi học viên của lớp trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị và các giảng viên, viên chức nhà trường trong nghiên cứu giảng dạy. Mô hình trung tâm hành chính công còn hết sức mới mẻ với một số học viên, được đi thăm quan, nghiên cứu trao đổi tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình là điều kiện lý tưởng giúp các học viên quan sát, trao đổi và năm bắt kinh nghiệm công tác tại một đơn vị cụ thể; là sự thể hiện phương pháp học hiện đại kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết với thực hành và khảo sát áp dụng vào thực tiễn quản

lý. Trong chương trình, kế hoạch của chuyến nghiên cứu thực tế, qua sự giới thiệu và hướng dẫn của Sở Nội vụ Thái Bình, Đoàn nghiên cứu khảo sát thực tế cũng được đi thăm quan, tìm hiểu một số di tích lịch sử, danh thắng của Thái Bình như Đền Quan, Chùa Keo… chuyến đi đã gắn kết tình cảm giữa học viên của lớp với nhân dân tỉnh Thái Bình và giữa các học viên trong lớp với nhau cũng như tạo dựng niềm tin tưởng của học viên với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - cơ sở đào tạo, bồi dưỡng uy tín, coi trọng học viên thông qua chuyến đi thực tế hết sức phong phú, bổ ích và hiệu quả, thiết thực. Mỗi học viên đều cảm nhận sâu sắc thái độ, tinh thần làm việc, trách nhiệm của Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình, tấm lòng và trách nhiệm của công chức Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình đối với người dân trong thực thi công vụ. Qua chuyến đi thực tế mỗi học viên đều có nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình sau khóa học trong công tác tham mưu, thực thi nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.

Sau chuyến đi thực tế, nhà trường cũng đã có khảo sát, đánh giá chất lượng hiệu quả chuyến đi thực tế qua bài thu hoạch của học viên và đều nhận được ý kiến đánh giá cao của học viên về chất lượng, sự hứng thú khi tham gia khóa học cũng như chuyến đi nghiên cứu thực tế tại Thái Bình. Các giảng viên, viên chức nhà trường tham gia Đoàn khảo sát thực tế cũng có thêm nhiều tư liệu thực tiễn để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng trong nghiên cứu giảng dạy. Đồng thời cũng nhận thức hơn nữa trách nhiệm “người thầy” trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng có thêm một địa chỉ tin cậy để đưa học viên các lớp bồi dưỡng đi học tập, nghiên cứu thực tế tại địa phương.

Để có được chuyến thực tế thành công này, trước hết đó là nhờ có sự quan tâm sâu sắc của Bộ Nội vụ, Lãnh đạo nhà trường và các phòng, ban liên quan; sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm, Ban Cán sự lớp và toàn thể học viên của lớp. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ và Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình cũng đã hết sức quan tâm, tạo điều kiện, cung cấp các thông tin, số liệu, kinh nghiệm thực tiễn cho Đoàn nghiên cứu, khảo sát thực tế góp phần quan trọng vào thành công của chuyến nghiên cứu thực tế q

53NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 54: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống công sở thuộc Nhà

nước quản lý ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ (Trường) được thành lập theo Nghị định số 37/2011/NĐ-CP ngày 23/5/2011 của Chính phủ. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đối với công chức, viên chức, đại biểu HĐND và cán bộ, công chức cấp xã; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.

Thực hiện theo tinh thần của Nghị định số

18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức, Trường đã nhanh chóng triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho các đối tượng công chức, viên chức ở các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước. Nhà trường đã phối hợp với các địa phương, đơn vị ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành và quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trường. Đồng thời phù hợp với các điều kiện và bối cảnh học tập của từng đối tượng và từng địa phương.

Trong thời gian qua, nhà trường đã có sự phối hợp với Viện Nghiên cứu đào tạo, đầu tư và phát triển nhân lực quốc tế Phương Nam, thuộc Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và chuyên viên chính cho công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều để lại ấn tượng sâu sắc của nhà trường đối với chúng tôi đó là chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là nội dung nghiên cứu thực tế trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính của Trường.

Để hoàn thành nhiệm vụ và vai trò quan trọng đó, Trường đã chủ động, sáng kiến đưa chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên và chuyên viên chính. Đây vừa là nội dung thiết thực, có ý nghĩa giáo dục rất lớn; vừa đảm bảo chất lượng, vừa tăng tính hấp dẫn, thu hút được sự hào hứng, quan tâm, tích cực học tập của học viên các lớp bồi dưỡng. Và đây cũng là 1 trong

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC - BỘ NỘI VỤ

ThS. NGUYỄN KHẮC MINH (*)

(*) Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo, đầu tư và phát triển nhân lực quốc tế Phương Nam

Lớp CVC khóa 109 đi thực tế tại Bến cảng Nhà Rồng, Tp.Hồ Chí Minh

54 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 55: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

những nội dung nghiên cứu thực tế sinh động cho học viên các lớp bồi dưỡng của Trường.

Có thể nói, việc tổ chức chương trình ngoại khóa sinh động cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và chuyên viên chính, đối tượng đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý và điều hành của Nhà nước tại các địa phương. Để có những chuyến ngoại khóa thật ý nghĩa với nội dung phong phú, thiết thực cho người học, Trường đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên kết đào tạo, bồi dưỡng và các cấp quản lý ở địa phương để tổ chức cho học viên các lớp bồi dưỡng đến nghiên cứu, học tập thực tế tại cơ sở.

Cụ thể, vừa rồi Trường cũng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu đào tạo, đầu tư và phát triển nhân lực quốc tế Phương Nam tổ chức cho học viên các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính đi nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, ngay tại Bến Nhà Rồng. Việc làm này vừa nhằm thực hiện theo Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07/11/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, vừa làm tăng thêm nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức, tấm gương và phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, ý thức đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Chương trình ngoại khóa tuy chỉ có một ngày, nhưng với sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ở các Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Học viên được nghe giảng và trực tiếp quan sát, học tập từ các hiện vật, tư liệu trưng bày tại Bảo tàng, cũng như xem phim tư liệu liên quan… Qua các nội dung nghiên cứu thực tế sinh động, giúp học viên của lớp bồi dưỡng được

bổ sung thêm nguồn kiến thức phong phú và sâu sắc về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, gắn với việc vận dụng vào thực tế trong thực thi công vụ và trong rèn luyện, tu dưỡng của mỗi công chức, viên chức trong bối cảnh hiện nay.

Qua nội dung học tập ngoại khóa, nghiên cứu thực tế, học viên liên hệ với các bài học trong chương trình bồi dưỡng về nhiều kỹ năng và phẩm chất của người cán bộ, công chức, viên chức cần phải đạt tới để đáp ứng các yêu cầu vận hành của bộ máy nhà nước hiện nay. Trong chương trình của buổi ngoại khóa, giảng viên, học viên và viên chức Bảo tàng cùng dâng hương trước tượng đài của Bác Hồ kính yêu; cùng chụp hình lưu niệm tạo nên một kỷ niệm đẹp, thiêng liêng, để lại ấn tượng sâu sắc cho những khóa học bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài chương trình ngoại khóa “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, còn có chương trình ngoại khóa khác như: mời chuyên gia nói chuyện thời sự về tình hình và bối cảnh hội nhập vào khu vực ASEAN cũng như hội nhập toàn cầu của Việt Nam. Nội dung ngoại khóa được lồng ghép với một trong các chuyên đề báo cáo của chương trình bồi dưỡng. Đây cũng là một nét sáng tạo của chương trình bồi dưỡng và kết quả thu được rất tích cực đối với nhận thức của học viên. Sau buổi báo cáo, học viên đều cho biết họ nhận được thêm nhiều thông tin bổ ích và có nhận thức sâu sắc hơn về việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nâng cao hiểu biết về thời sự, chính trị để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.

Các chương trình ngoại khóa, nghiên cứu thực tế thật bổ ích và hấp dẫn này đã tạo ra cho chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức một điểm nhấn sáng tạo rất nên duy trì và phát huy cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và vị thế của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ Nội vụ q

55NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 56: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời, Người đã giành trọn tâm huyết, trí lực và tình yêu thương để đem lại độc

lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp được kết tinh từ những giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và thời đại, trở thành một triết lý nhân sinh cao cả, làm nên giá trị vô giá về nhân cách, phẩm giá, chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh.

Theo Bác, tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương đối với đồng bào, với nhân dân, với những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Vì vậy, phải hết lòng giúp dân, giúp nước để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đó cũng là mong ước lớn lao của Bác: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước

ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Với tình yêu thương vô hạn đó, trọn cuộc đời mình, Người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Người khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không được tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”; “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.

Tình yêu thương con người của Bác rất cụ thể, rõ ràng từ việc lớn đến việc nhỏ như: lo giải phóng cho con người khỏi ách áp bức, bóc lột, được tự do, hạnh phúc; đến việc giúp cho con người thoát dần khỏi cuộc sống đói, nghèo, thiếu thốn, vất vả, thậm chí đến từng bữa cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm… Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân:

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINHVỀ TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

ThS. HUỲNH THỊ KIM DUNG (*)

(*) Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, thư viện

56 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 57: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”. Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác, bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau. Theo Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác đã nhắc nhở: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”.

Theo Bác, yêu thương con người thì phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, giúp con người có điều kiện vươn lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con người là phải giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.

Tình yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị mà cao quý. Tình yêu thương đó không phải bằng lời nói cao sang hay những khẩu hiệu hô hào chung chung mà bằng chính hành động, lời nói và việc làm cụ thể. Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ lại phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử thách trước cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng với hạn hán, thiên tai, lũ lụt, nhân dân ta rơi vào tình cảnh chết đói ở khắp mọi nơi. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân thi đua “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người tin vào lực lượng của nhân dân, vào tinh thần và sự hăng hái của toàn dân - nguồn nội lực lớn nhất có thể đưa dân tộc vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm trong cuộc chiến đấu chống mọi kẻ thù để bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì vậy, để khắc phục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc quyên góp cứu đói. Ngày 07/12/1945, trong thư gửi nông gia Việt Nam, Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là cách thiết thực để chúng ta giữ vững quyền tự do, độc lập”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, cả nước thi đua thực hiện “tấc đất, tấc vàng”, “không một tấc đất bỏ hoang”. Người cùng các Bộ

trưởng và nhân viên Chính phủ cùng tham gia sản xuất sau giờ làm việc, tăng gia một cách thực sự, không phải là tăng gia một cách hình thức. Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai, sắn... Người đề xướng phong trào quyên góp “hũ gạo cứu đói”, kêu gọi đồng bào cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để lấy gạo cứu dân nghèo và Bác đã tự gương mẫu thực hiện trước. Tại buổi khai mạc cuộc quyên góp tổ chức ở Nhà hát lớn Hà Nội, Bác đã đem phần gạo nhịn ăn của mình quyên góp trước tiên. Tấm gương về việc làm của Bác đã khích lệ đồng bào cả nước hưởng ứng làm theo. Phong trào “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” với nhiều hình thức phong phú như: “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm nhịn ăn”... được tổ chức ở khắp nơi, từ thành phố đến làng quê. Nhờ sáng kiến đó, mỗi tuần nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo cứu đói, giúp cho nhiều người nghèo vượt qua nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Những năm Người ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954 - 1969), tấm lòng nhân ái bao la của Người càng được phản ánh sâu sắc qua sự quan tâm và sẻ chia của Bác đối với từng con người: trước hết cho những con người ở vị trí chiến đấu gian khổ nhất: “Bác thương đoàn dân công/ Đêm nay ngủ ngoài rừng…”; chia sẻ đau buồn, cảm thông với những người mất mát, hy sinh; khoan dung độ lượng với những người lầm lỗi, khuyết điểm, nay thành thật hối cải; thuyết phục những người do dự, phân vân; trân trọng các cháu thiếu niên, nhi đồng; kính trọng các cụ phụ lão; sống chan hoà, gần gũi với những người giúp việc quanh mình... Tình thương yêu con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là lòng thương hại, cũng không phải là lòng trắc ẩn mà là sự đồng cảm sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ, thấu hiểu những đau khổ, hy sinh của đồng bào. Thời kỳ Người ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch là những tháng năm đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, đồng bào miền Nam chịu nhiều mất mát, hy sinh bởi sự tàn sát dã man của đế quốc Mỹ xâm lược. Bác luôn hướng về đồng bào, chiến sĩ miền Nam với tình thương yêu sâu nặng: “Một ngày miền Nam chưa được giải phóng là ngày đó tôi ăn không ngon, ngủ không yên”; “Ở miền Nam mỗi người, mỗi gia đình đều có những nỗi đau khổ riêng và gộp lại tất cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”.

Tình thương yêu con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự chăm sóc, lo lắng đối với đồng bào, đồng chí, các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, các chiến sĩ ngoài mặt trận... Người đã dành trọn số tiền tiết kiệm của

57NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 58: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

mình mua nước giải khát cho bộ đội phòng không uống. Người chia quà cho các cháu thiếu nhi vào dịp tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi. Mỗi khi có gió mùa Đông Bắc về, Người nhắc nhở chống rét cho các em nhỏ, các cụ già. Người quan tâm đến những ngày giáp hạt của nông dân, thấu hiểu nỗi vất vả, khó nhọc của những người lao động và tìm mọi cách để góp phần cho cuộc sống người dân bớt đi phần vất vả. Những khi làm việc đêm khuya, có bát chè bồi dưỡng, Bác cũng xẻ đôi cho người chiến sĩ bảo vệ cùng ăn. Lúc đi chiến dịch biên giới, Bác không chịu một mình cưỡi ngựa. Bác bảo cả bảy người cùng đi bộ, để ngựa thồ hành lý cho anh em đỡ mệt… Những lúc bớt bận rộn, Bác thường dành thời gian đến thăm các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ. Thấy các cháu nhỏ sức khỏe yếu, Bác đề nghị những nhà lãnh đạo địa phương phải chăm lo đến đời sống người dân từ việc nhỏ nhất. Những khi Tết đến xuân về, dù không có nhiều tiền bạc, quà bánh để tặng những người nghèo khổ, Bác cũng đều dành thời gian đến thăm họ. Một hôm, Bác đến thăm gia đình chị Chín, công nhân khuân vác ở Văn Điển nhân dịp Tết. Chị công nhân cảm động quá, không ngờ được Chủ tịch nước đến thăm, chị liền ôm Bác khóc òa. Thấy vậy Bác nói: “Bác không đến thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai!”.

Tình cảm của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ, với mọi tầng lớp nhân dân hết sức tự nhiên, hết sức con người. Những việc làm của Bác rất cụ thể, thiết thực, xuất phát từ tấm lòng của Bác. Về thăm nông dân, Bác ra tận ruộng, hỏi han và cùng tát nước, gặt lúa với bà con; về thăm công nhân Bác xuống tận công xưởng; Bác thăm bộ đội ngay tại trận địa pháo; Bác xuống tận bếp ăn hỏi thăm bộ đội có được ăn no không, cán bộ đại đội, tiểu đoàn có cùng ăn với chiến sĩ không; Bác thăm bệnh xá, hỏi có đủ thuốc cho bộ đội không, bộ đội hay mắc bệnh gì? Có đêm, Bác đi đến từng giường các chiến sĩ trong đội bảo vệ, giắt lại màn cho từng người. Một chiến sĩ ngủ bỏ tay ra ngoài, Bác nhẹ nhàng nhấc bàn tay đặt vào trong, rồi giắt màn lại cẩn thận. Đêm Bác không ngủ vì thương đoàn dân công đi chiến dịch phải ngủ ngoài rừng “Trải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn…”. Bác đã dành tình cảm đặc biệt cho thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Là Chủ tịch nước, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng cứ đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, Bác đều gửi thư thăm hỏi thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Những lá thư của Bác chân tình mộc mạc, ai đọc lên cũng cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến của Người. Trong thư gửi gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng (tháng 01/1947), Bác cảm ơn gia đình bác sĩ

“đã đem món quà quý báu nhất là con mình hiến dâng cho Tổ quốc”. Bác viết: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi mất một đoạn ruột…”.

Tình thương yêu con người của Bác còn dành cho cả những người lầm đường, lạc lối… Bác vẫn đối xử một cách độ lượng, khoan dung. Năm 1946, Bác tới trại giam Hỏa Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây. Bác tặng áo khoác cho họ, ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần và Người đã rưng rưng nước mắt. Bác thường căn dặn, với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết.

Tình yêu thương con người của Bác không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, gái hay trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có chỗ trong trái tim của Người. Tấm lòng nhân ái, hết lòng vì con người của Bác, không chỉ dừng lại đối với nhân dân Việt Nam, mà còn mở rộng ra với nhân dân lao động toàn thế giới. Bác nói: “Quan san muôn dặm một nhà/ Bốn phương vô sản đều là anh em”. Quan điểm của Hồ Chí Minh là tất cả vì con người. Bác căn dặn: phải luôn luôn làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, từ đó nhân rộng gương tốt, việc tốt ra thành nhiều vườn hoa khác đẹp hơn, tốt hơn, toàn diện hơn.

Tấm lòng nhân ái, bao dung, tình yêu thương con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho tới trước lúc đi xa, về với “thế giới người hiền”, trong lời Di chúc, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Trong nhưng năm qua, mặc dù là đơn vị sự nghiệp công lập mới thành lập còn nhiều khó khăn nhưng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã không ngừng nỗ lực xây dựng tập thể nhà trường trở thành một khối đoàn kết vững mạnh, đồng lòng, nhất trí thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được Bộ Nội vụ giao phó. Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Ban Chấp hành Đảng ủy,

58 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 59: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Ban Giám hiệu nhà trường đã tuyên truyền, vận động mỗi đảng viên, công chức, viên chức và học viên nhà trường tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, hàng năm nhà trường cũng có chủ trương thăm hỏi, tri ân đối với các công chức, viên chức, người lao động của nhà trường có thân nhân là liệt sĩ, thương, bệnh binh nhân ngày 27/7. Đồng thời, Trường cũng đã tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động thiện nguyện, các phong trào ủng hộ: quỹ vì người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ đền ơn đáp nghĩa nhân ngày 27/7… Trường cũng đã tổ chức các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi toàn thể công chức, viên chức và học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Trường tham gia các chương trình quyên góp, ủng hộ đồng bào dân tộc, miền núi tỉnh Hà Giang; xây dựng trường học, nhà tình nghĩa; thăm trẻ em các trung tâm khuyết tật, trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn và một số chương trình khác… Việc làm tuy nhỏ, giá trị vật chất chưa được nhiều nhưng ý nghĩa tinh thần là rất lớn. Nhà trường tiếp tục chủ trương đưa nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính; tiếp tục tuyên truyền, vận động mỗi đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và học viên nhà trường thực hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực. Thấm nhuần những lời dạy của Bác về đạo đức, lối sống, cách cư xử có nghĩa, có tình gắn với tấm lòng nhân ái, tình yêu thương con người vô bờ bến, mỗi chúng ta hôm nay, cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ thể:

- Trong mối quan hệ với nhân dân: phải tôn trọng nhân dân, gần gũi, chia sẻ, gắn bó với nhân dân; hết lòng phục vụ nhân dân, bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân; không quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó dễ, phiền hà cho nhân dân; phải luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu để cùng cảm thông và sẵn sàng chia sẻ nhất là khi nhân dân gặp khó khăn, vướng mắc.

- Đối với đồng nghiệp: phải đoàn kết, gắn bó, chân thành; sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, nhất là với những đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện phê bình và tự phê bình một cách nghiêm túc; biết lắng nghe, học hỏi và rút kinh nghiệm, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.

- Đối với học viên: đối xử công bằng, khách

quan, minh bạch trong nhận xét, đánh giá đối với người học; tôn trọng người học, tạo mọi điều kiện tốt nhất phục vụ cho người học; thân thiện, gần gũi, giao lưu và chia sẻ với người học để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học viên, từ đó có điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu của người học.

- Đối với bản thân: sống giản dị, khiêm tốn, trung thực, ngay thẳng; không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn. Đặc biệt, tự chỉnh sửa mình để sống tốt hơn, phát huy những ưu điểm, khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm để phấn đấu tích cực hơn; sống vì mọi người, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những người yếu hơn mình, khó khăn hơn mình để cùng tiến bộ; không ích kỷ, cá nhân, bè phái, cục bộ; biết hy sinh và chia sẻ với mọi người, vì mọi người.

- Khi nhận xét, đánh giá một con người phải có tính bao quát, có cơ sở chính xác, công tâm, khách quan; tránh nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện, chỉ nói đến khuyết điểm mà không thấy ưu điểm của con người. Đối với những hành vi sai trái phải nghiêm khắc phê bình, xử lý nhưng cũng tạo cơ hội để đồng chí, đồng nghiệp của mình sửa chữa, khắc phục và vươn lên.

Học tập Bác về tình yêu thương con người và để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với Bác Hồ kính yêu trước mùa xuân tươi đẹp của đất nước, mỗi chúng ta hãy bắt đầu từ những điều bình dị nhất, từ việc làm thiết thực nhất. Sống có nghĩa, có tình và làm việc một cách công tâm, trách nhiệm. Biết yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái bằng những hành động, việc làm cụ thể. Hãy chung sức, chung lòng sưởi ấm những người nghèo xung quanh chúng ta là việc làm thiết thực để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” q

------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2000. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, năm 2000.4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, năm 2000.5. http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn6 .h t tp : / /www.xaydungdang .org .vn /Home/

tutuonghochiminh/2014/7684/Di-chuc-cua-Chu-tich-Ho-Chi-Minh-mai-mai-sang-soi.aspx

7. http://www.bqllang.gov.vn/

59NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 60: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng như ngày nay, khi nền hành chính nhà nước có sự phát triển theo xu

hướng tiến bộ tích cực (chuyển từ hành chính cai trị sang hành chính phục vụ), trong khoa học hành chính đã xuất hiện thuật ngữ “hành chính phát triển”. Từ đó, thuật ngữ “hành chính truyền thống” cũng được quan tâm, nghiên cứu trong mối tương quan với “Hành chính phát triển” (Quản lý công mới).

Nghiên cứu mô hình quản lý công mới trên thế giới là cần thiết và xuất phát từ các lý do chính sau đây:

Thứ nhất, do những thay đổi, sự tác động sâu rộng và kết quả mà mô hình quản lý công mới đã mang lại cho các nước áp dụng. Trong lịch sử cải cách hành chính (CCHC) trên thế giới, mô hình quản lý công truyền thống sau một thời gian dài phát huy tác dụng đã trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của các quốc gia. Mô hình quản lý công mới xuất hiện trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sự lạc hậu, lỗi thời của mô hình quản lý công truyền thống, đã khẳng định được ưu điểm vượt trội của mình. Các nước áp dụng mô hình quản lý công mới đều đã đạt được những thành công, bộ máy nhà nước được thu gọn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được nâng lên.

Thứ hai, do những nội dung hợp lý của mô hình quản lý công mới. Có thể nhận thấy, một trong những nội dung quan trọng, có tính bao quát của mô hình quản lý công mới là xây dựng một chính phủ gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá. Nội dung này ở các nước phát triển thường được thể hiện qua thuật ngữ “Quản lý công mới” (Anh), “Tái tạo lại chính phủ” (Mỹ), “Mô hình quản lý mới” (Đức), “Hành chính công định hướng hiệu quả” (Thụy Sỹ)… Cuộc cải cách này không chỉ mang ý nghĩa của một cuộc thay đổi nội bộ mà còn phản ánh một xu hướng mới trong hoạt động của nhà nước: nền hành chính không chỉ làm chức năng “cai trị” mà chuyển dần sang chức năng “phục vụ”, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội. Những xu hướng này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu CCHC mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới.

1. Mô hình quản lý công mới ở các nước phát triển

Các nước phát triển có một quá trình phát triển kinh tế thị trường lâu đời tạo nên một khu vực tư nhân phát triển năng động và vững mạnh. Sự lớn mạnh này giúp cho khu vực tư nhân có thể đảm nhận một số việc trước đây do Nhà nước làm và tăng cường khả năng tư nhân hóa của nhà nước.

NHÌN RA THẾ GIỚI

ÁP DỤNG CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

ThS. ĐÀO MINH TUẤN (*)

ThS. VŨ THỊ BÍCH NGỌC (**)

(*) Phó Trưởng phòng, Phòng Quản lý KHCN và HTQT(**) Trung tâm Thông tin, thư viện

60 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 61: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Nguồn tài chính dành cho các hoạt động của nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nói riêng dồi dào do thu được thuế từ nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khi nền kinh tế trở nên trì trệ và suy thoái, nguồn thu ngân sách bị cắt giảm dễ dẫn tới khủng hoảng về tài chính của nhà nước.

Các nước phát triển có những đặc điểm chính trị và hành chính tương đối giống nhau như hệ thống các cơ quan nhà nước được chuyên môn hóa cao, phân định rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận; quy trình ra quyết định của nhà nước được hợp lý hóa; phạm vi can thiệp của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng…

Hệ thống thể chế hành chính cụ thể, điều chỉnh chính xác các hành vi trong xã hội và do đó rất đồ sộ, cồng kềnh và phức tạp. Thêm vào đó, phạm vi hoạt động của Nhà nước rất rộng khiến cho bộ máy nhà nước có xu hướng phình to và trở nên ngày càng cồng kềnh hơn. Đội ngũ công chức thường được đào tạo chuyên nghiệp và có ý thức phục vụ cao: nhiều nước trong số này có các trường đào tạo công chức chuyên nghiệp như Pháp, Đức, Áo…

Ở các nước phát triển đang diễn ra quá trình cải cách hành chính theo hướng Quản lý công mới (NPM) nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý của nhà nước, bảo đảm phục vụ nhu cầu của công dân và xã hội.

Mô hình quản lý công mới thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

a) Xã hội hóa dịch vụ công

Khủng hoảng tài chính công buộc các chính phủ phải lựa chọn: hoặc tăng thuế để bù đắp thiếu hụt và hậu quả là tạo nên phản ứng tiêu cực từ phía người dân, hoặc thu hẹp các lĩnh vực hoạt động của mình, tức là đẩy mạnh quá trình xã hội hoá dịch vụ công. Xã hội hóa dịch vụ công để giảm gánh nặng tài chính của nhà nước là nội dung quan trọng nhất trong mô hình quản lý công mới ở các nước phát triển.

Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công không đồng nghĩa với việc giảm trách nhiệm của nhà nước trong

việc cung cấp dịch vụ. Thay vì trực tiếp đứng ra cung cấp các dịch vụ công, nhà nước đứng ra điều tiết đảm bảo sự có mặt của các dịch vụ công đó, việc cung ứng dịch vụ được giao cho các thành phần kinh tế, cá nhân thực hiện. Như vậy, nhà nước dần trở thành người “lái thuyền” thay vì người “chèo thuyền” như trước đây.

Xã hội hóa dịch vụ công mang đến “lợi ích kép” cho cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Xã hội hóa dịch vụ công làm giảm gánh nặng cho nhà nước, giúp nhà nước có thể tập trung hơn vào công tác quản lý vĩ mô; tạo điều kiện để khu vực tư có cơ hội đầu tư và cạnh tranh phát triển. Các yếu tố cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công khiến cho dịch vụ được cung cấp rẻ hơn, tốt hơn; mặt khác, bộ máy nhà nước cũng trở nên gọn nhẹ và tiết kiệm hơn.

b) Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương

Thực chất, đó là quá trình phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền trong một địa phương với nhau. Xu hướng chung hiện nay ở các nước áp dụng mô hình quản lý công mới là đẩy mạnh quá trình phân cấp cho địa phương. Nhiều nước đã áp dụng nguyên tắc “tự quản địa phương”, cho phép các địa phương tự quyết định các vấn đề liên quan tới công việc của địa phương mình và chỉ khi nào cấp dưới gặp khó khăn thì chính phủ mới can thiệp, giúp đỡ.

Tăng cường phân quyền không những cho phép địa phương phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, giúp cho các quyết định sát với thực tế, mà còn cho phép các nhà quản lý ở trung ương tập trung nhiều hơn sức lực và trí tuệ vào các công việc vĩ mô, như hoạch định kế hoạch và chiến lược phát triển chung.

c) Phi tập trung hóa, phi quy chế hóa trong quản lý

Phi tập trung hóa trong lãnh đạo, quản lý nhà nước hiện nay là xu hướng khá phổ biến của mô hình quản lý công mới. Phi tập trung hóa nhấn mạnh nhiều đến phân cấp trong việc lập kế hoạch, quản lý nhân sự, quản lý các nguồn lực và gắn liền

61NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 62: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

với việc nâng cao trách nhiệm quản lý, tạo cho nhà quản lý công tính linh hoạt, sáng tạo, khuyến khích họ áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Xu thế chung trong phi tập trung hóa, phi quy chế hóa hiện nay ở các nước là: cơ cấu lại những cơ quan hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả thành các đơn vị tự chủ; giảm tính hệ thống theo chiều dọc, tạo ra các tổ chức ngang trong tổ chức; áp dụng các hình thức quản lý công mới và chuyển sang mô hình hội đồng quản trị; chuyển giao việc kiểm soát ngân sách và tài chính cho các đơn vị độc lập, tạo ra các trung tâm quản lý và chi tiêu ngân sách.

d) Tổ chức bộ máy hành chính hoạt động theo nhu cầu

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được đổi mới theo hướng “phẳng” hơn, thay cho bộ máy quan liêu đồ sộ, hình tháp của mô hình quản lý công truyền thống. Một trong những giải pháp để thực hiện theo hướng này là hình thành các nhóm chuyên gia kiểu dự án để cố vấn, giải quyết các vấn đề và tăng cường thông tin theo chiều ngang.

Hiện nay, các nước trên thế giới đều đặt mục tiêu xây dựng một bộ máy hành chính với các đặc điểm cơ bản như: đáp ứng nhanh, có chất lượng các yêu cầu của công dân và tổ chức; chỉ tập trung vào những lĩnh vực hoạt động mà các cơ quan nhà nước nên làm và có thể làm tốt hơn tư nhân; trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại như: hệ thống mạng, máy tính, máy fax, điện thoại trong các cơ quan hành chính, nhất là các hoạt động hành chính - văn phòng và thông tin điều hành nhằm đảm bảo thu thập, xử lý và truyền thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.

e) Cải cách chế độ công vụ, công chức

Trong mô hình quản lý công truyền thống, nhân sự hành chính được tuyển dụng và sử dụng trong một môi trường gần như khép kín. Công chức nhà nước ít được khuyến khích, môi trường làm việc trì trệ, việc thăng tiến chủ yếu dựa vào thâm niên công tác… khiến cho hoạt động công vụ trì trệ, kém hiệu quả.

Xu hướng chung hiện nay ở nhiều nước trên

thế giới là:

- Các nhà quản lý công được chủ động trong việc tuyển dụng, sa thải, thăng tiến, thuyên chuyển, duy trì và trả lương cho công chức nhà nước. Việc trả lương cho công chức căn cứ vào năng lực và kết quả thực thi công vụ.

- Thuê mướn nhân lực trên cơ sở hợp đồng thay thế cho việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ ở những tổ chức công.

- Tuyển dụng, đề bạt trên cơ sở cạnh tranh và năng lực.

- Tăng tiền lương, tiền thưởng theo mức tăng của khu vực tư.

g) Tăng cường sự tham gia của nhân dân

Sự thay đổi của mô hình quản lý công mới ở nhiều nước tập trung vào:

- Tạo điều kiện để công dân và tổ chức tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời. Chính quyền gần với dân hơn, thật sự trở thành “người đầy tớ” của nhân dân.

- Tăng cường sự tham gia của công dân trong hoạch định chính sách, ra các quyết định và đánh giá chất lượng hoạt động của nhà nước. Sự tham gia này chủ yếu bằng hình thức đối thoại trực tiếp và trưng cầu ý dân.

- Đa dạng hóa các hình thức phản hồi của công dân, tổ chức đối với các dịch vụ công.

- Xây dựng và phát huy dân chủ trong xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối giữa nhà nước, công dân chứ không đơn giản chỉ là “cánh tay nối dài” của nhà nước.

h) Cải cách tài chính công

Ở nhiều nước hiện nay áp dụng mô hình quản lý tài chính công mới thay cho mô hình cấp phát ngân sách hàng năm. Nhiều nước thực hiện việc cấp phát ngân sách theo chương trình, dự án cụ thể (trừ những chi tiêu thường xuyên và ổn định) nhằm tăng cường hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Việc cấp phát ngân sách được kiểm tra chặt chẽ, đảm

62 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 63: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

bảo những nguyên tắc tài chính và coi trọng tính hiệu quả.

Mục đích của quá trình chuyển đổi hành chính này nhằm hướng tới xây dựng một nền hành chính kiểu mới, hoạt động không chỉ bảo đảm hiệu lực mà còn hướng tới hiệu quả và phục vụ tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của công dân và xã hội.

2. Bài học cho Việt Nam

Mô hình quản lý công mới đã được triển khai ứng dụng ở hầu hết các nước phát triển và mang lại những kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng mô hình này khó vận dụng một cách trọn vẹn ở các nước đang phát triển và chuyển đổi do sự khác biệt về đặc điểm phát triển của các nền hành chính, về chính trị, thực trạng của hệ thống pháp luật và nhiều yếu tố môi trường khác như văn hóa và truyền thống hành chính…

Nền hành chính nhà nước là bộ phận lớn nhất trong hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Là hệ thống trực tiếp thực hiện các đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, cơ quan hành chính nhà nước còn góp phần cụ thể hoá hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các đường lối, chủ trương chính sách, để bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả nhất nền hành chính nhà nước.

Trong thời gian qua, nền hành chính nhà nước ta đã đạt được những kết quả cụ thể, góp phần vào sự ổn định, phát triển đất nước, bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới…; tuy nhiên, cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, tồn tại như:

- Còn mang nặng tính chất cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chưa đáp ứng với những yêu cầu của cơ chế quản lý mới, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

- Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính nước ta đến nay vẫn chưa được xác định rõ với tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế khác nhau.

- Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn

chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính còn rườm ra, phức tạp, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý của Nhà nước.

- Đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước các cấp còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhiều nơi để xảy ra những vấn đề nổi cộm, phức tạp kéo dài, xử lý lúng túng, bị động…

Kinh nghiệm về nền hành chính các nước phát triển là rất phong phú, đa dạng. Trong thời gian tới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, cụ thể là:

Nền hành chính làm thay đổi nhận thức về vai trò và chức năng của nhà nước (trong bối cảnh thế giới liên tục biến động và phát triển) từ quản lý sang hỗ trợ và phục vụ. Mục tiêu của hành chính là lấy yêu cầu của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp làm cơ sở cho những quyết sách của nhà nước với phương châm phục vụ là công khai, minh bạch và thuận lợi. Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo nên tập trung vào 04 loại chức năng cơ bản: điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và cung ứng một phần dịch vụ công. Ngoài ra, cùng với việc tinh giản bộ máy, giảm số lượng cán bộ, công chức là nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm với công việc, tinh thần thái độ phục vụ người dân và chế độ đãi ngộ tương xứng và minh bạch. Đây là tổng hợp một số các giải pháp từ nhận thức đến quan điểm và những quy tắc, phương thức tổ chức hoạt động nhằm từng bước chuyển đổi vai trò của nhà nước để thích hợp với yêu cầu mới của một xã hội đang phát triển không ngừng và có xu thế hội nhập rất cao.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế nền hành chính, trước hết tập trung cải cách thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là đối với một số thể chế then chốt. Tiếp tục cải cách hành chính, kiên quyết loại bỏ những thủ tục chồng chéo, phiền hà. Ban hành cụ thể cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức, quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ.

Nền hành chính cần được tiến hành một cách kiên trì, lâu dài và đồng bộ, toàn diện trong toàn

63NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 64: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

bộ hệ thống chính trị và hành chính. Tại quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về thể chế chính trị là Trung Quốc, cải cách được tiến hành toàn diện tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó CCHC tại cơ quan hành pháp giữ vai trò quan trọng.

Xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nước đủ năng lực, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực hiện công vụ có vai trò rất quan trọng trong thành công của nền hành chính. Nhu cầu cần đáp ứng của xã hội ngày càng cao và đa dạng, vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức cần được thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng giải quyết các vấn đề mới mà thực tiễn luôn đặt ra. Việc đưa ra các quyết sách phù hợp với từng ngành, từng địa phương, với từng hoàn cảnh và điều kiện, trên cơ sở các mục tiêu chung, đòi hỏi cán bộ, công chức phải có năng lực phù hợp và liên tục được tăng cường.

Phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ để có sự đổi mới mạnh mẽ hơn, có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cấp, nhất là ở cơ sở để tạo sự chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn.

Ở đây, có 02 vấn đề chính là: vừa đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa phải đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức. Muốn làm tốt điều này cần có sự đánh giá một cách thực chất hơn, cụ thể hơn thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và công tác quản lý cán bộ, công chức hiện nay, nhất là trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội. Từ đó phải có đường lối xây dựng cán bộ phù hợp với tình hình mới, có những chính sách cụ thể để phát huy những mặt tốt, những khả năng trong hệ thống tổ chức và trong mỗi cán bộ. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn những mặt hạn chế, bất cập, suy thoái trong cán bộ các cấp khi thực hiện cơ chế mới, với nhiều thành phần kinh tế và mở cửa, hội nhập

hiện nay.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu phát triển là việc làm lâu dài, bắt đầu từ khâu tuyển dụng cán bộ, công chức cho đến đào tạo, phát triển, đề bạt hay khen thưởng cần hợp lý, rõ ràng, minh bạch. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý là một động lực giúp cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, trước hết là chế độ lương, thưởng và các điều kiện bảo đảm cho cán bộ, công chức toàn tâm, có trách nhiệm với công việc và đồng thời hoàn thiện hệ thống thể chế trong nền công vụ, bảo đảm rõ ràng về thẩm quyền, tính trách nhiệm đối với từng vị trí, chức danh.

Cải cách tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương. Kiên quyết giải tán các tổ chức trung gian, kém hiệu quả. Khắc phục tình trạng Trung ương có gì địa phương cũng có nấy, cơ quan chính quyền có gì, cơ quan đảng cũng có... Đồng thời, cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính các cấp hiện nay, cả cơ quan cấp Trung ương, bộ, tỉnh, huyện và cơ sở.

Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính quốc gia. Trong thời đại internet, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão là xu thế hội nhập quốc tế thì tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính cần được coi như một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước.

Vận dụng các bài học kinh nghiệm, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế về hành chính. Các quốc gia tiến hành cải cách nền hành chính đều nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CCHC, mặc dù không có khuôn mẫu hay trình tự nhất định cho CCHC của từng nước, tuy nhiên việc cử các tổ chức, cá nhân đi nghiên cứu học tập CCHC tại các quốc gia đã tiến hành cải cách để về vận dụng vào nước mình là việc làm rất cần thiết q

64 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 65: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

TIN HOẠT ĐỘNG

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016

Chiều 31/12/2015, tại Hà Nội, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016 (Hội nghị). Thay mặt Ban Giám hiệu Trường, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Đạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016. Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị phòng, khoa, trung tâm của Trường đã tham gia các ý kiến bổ sung thêm vào báo cáo tổng kết năm 2015 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2016. Nhân dịp này, Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC đã trao giấy khen cho 03 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, 08 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, 01 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Phát biểu tổng kết Hội nghị, NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường một lần nữa khẳng định những kết quả mà nhà trường đã đạt được trong năm 2015. Bên cạnh đó Trường cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Trong năm 2016, Hiệu trưởng Vũ Thanh Xuân cho rằng, nhiệm vụ của Trường là hết sức nặng nề, do vậy phải tiếp tục khắc phục khó khăn, đoàn kết vươn lên hoàn thành tốt kế hoạch năm 2016 trong đó tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, công chức, viên chức; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể; đoàn kết, dân chủ, công khai, chia sẻ trách nhiệm và nâng cao tính chuyên nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Thay mặt toàn thể công chức, viên chức, người lao động Trường ĐTBDCBCC, NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân gửi lời cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời có hiệu quả của lãnh đạo Bộ Nội vụ, cảm ơn sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, các bộ, ngành trung ương, địa phương đối với nhà trường trong năm qua. Nhân dịp sắp bước sang năm 2016, NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân kính chúc các vị đại biểu, khách quý và toàn thể

công chức, viên chức, người lao động nhà trường sức khỏe, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2016 q

Đảng ủy Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2016

Chiều 29/12/2015, tại Hà Nội, Đảng ủy Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 (Hội nghị). Thay mặt Ban chấp hành Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Tiến Đạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác Đảng năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. Tại Hội nghị, đại diện các chi bộ đã trình bày các ý kiến tham luận nhằm hoàn thiện Báo cáo tổng kết công tác Đảng năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. Về cơ bản các ý kiến đóng góp nhất trí với dự thảo báo cáo tổng kết, đồng thời tập trung làm rõ và đề xuất, kiến nghị xung quanh các nhiệm vụ của nhà trường với mong muốn đoàn kết, phấn đấu xây dựng Đảng bộ nhà trường ngày một đoàn kết, dân chủ và phát triển. Tại Hội nghị, Đảng ủy Trường đã khen thưởng 03 Chi bộ đạt tiêu chuẩn Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2015; 03 Chi bộ có nhiều thành tích trong công tác đảng năm 2015 và 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảng năm 2015.

Phát biểu tổng kết Hội nghị, đồng chí Vũ Thanh Xuân, Ủy viên BCH Đảng bộ Bộ Nội vụ, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường một lần nữa khẳng định những kết quả mà Đảng bộ nhà trường đã đạt được trong năm 2015. Bước sang năm 2016, đứng trước những khó khăn, thách thức mới, Đảng ủy và các chi bộ tiếp tục tập trung lãnh đạo đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức trong nhà trường khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào 04 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: (1) Làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, công tác xây dựng Đảng; (2) Tập trung lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; (3) Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, giảng viên, công chức, viên chức, người

65NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 66: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

lao động; (4) Quan tâm công tác kiểm tra, dân vận, công tác phát triển Đảng và nâng cao đời sống cho đảng viên, giảng viên, công chức, viên chức, người lao động nhà trường q

Nghiệm thu đề tài cấp Bộ “Cơ sở khoa học xây dựng chương trình bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ”

Chiều ngày 29/12/2015, tại trụ sở Bộ Nội vụ, số 8 Tôn Thất Thuyết, Bộ Nội vụ đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Bộ “Cơ sở khoa học xây dựng chương trình bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ” do Tiến sĩ Đàm Bích Hiên, Trưởng khoa, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường ĐTBDCBCC làm chủ nhiệm (Buổi nghiệm thu). Hội đồng nghiệm thu có 06/07 thành viên do Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Chủ tịch Hội đồng. Phản biện 1 là GS.TS Đinh Văn Tiến, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; Phản biện 2 là PGS.TS Nguyễn Minh Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Nội vụ và Ủy viên Hội đồng là các nhà khoa học đến từ Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức - Bộ Nội vụ, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước. Tham gia buổi nghiệm thu còn có đại diện các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ; Tiến sĩ Đàm Bích Hiên, Trưởng khoa, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường ĐTBDCBCC, chủ nhiệm đề tài; các ông bà thành viên nhóm nghiên cứu xây dựng đề tài. Hội đồng nghiệm thu đánh giá đây là một đề tài có tính cấp thiết và mang tính ứng dụng cao, làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ và đề xuất một số phương hướng, giải pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ đối với công chức ngành Nội vụ. Nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện đề tài một cách nghiêm túc, công phu, có chất lượng, nôi dung đề tài đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu nâng cao chất lượng công chức ngành Nội vụ. Các thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá: 6/6 thành viên nhất trí nghiệm thu đề tài. Đề tài được nghiệm thu với kết quả đạt loại khá q

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính khóa 45, năm 2015

Chiều 26/12/2015, tại Hà Nội, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức Lễ Bế giảng Lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính khóa 45, năm 2015 cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan,

đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và các cơ quan, đơn vị khác (Lễ Bế giảng). NGƯT.TS. Vũ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã tới dự và phát biểu bế giảng Lớp Bồi dưỡng. Tham dự Lễ Bế giảng có lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường; chủ nhiệm lớp, các giảng viên cùng toàn thể học viên của Lớp Bồi dưỡng. Sau hơn hai tháng học tập, các học viên đã được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên chính theo chương trình mới do Bộ Nội vụ ban hành. Sau mỗi học phần, học viên được làm bài kiểm tra để hệ thống lại các kiến thức đã học và đánh giá kết quả học tập. Kết thúc khóa học, 82 học viên đã hoàn thành khoá bồi dưỡng và được Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ quyết định cấp chứng chỉ. Trong đó có 19 học viên xếp loại Giỏi, chiếm 23.2%; 55 học viên xếp loại Khá, chiếm 67.1%; 08 học viên xếp loại Trung bình, chiếm 9.7%. Đặc biệt có 10 học viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và có nhiều đóng góp cho phong trào của lớp đã được Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC khen thưởng cuối khóa học q

Bế giảng Lớp tiếng Anh giao tiếp năm 2015Chiều 25/12/2015, tại Hà Nội, Trường

ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ tổ chức Lễ Bế giảng lớp tiếng Anh giao tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ. NGƯT. TS Vũ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã tới dự và phát biểu bế giảng Lớp Bồi dưỡng. Sau 04 tháng học tập, các học viên đã được trau dồi, nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp (trình độ Pre - intermediate). Đặc biệt, trong khóa học này, học viên có 1/2 thời gian lên lớp trực tiếp với giảng viên người nước ngoài. Đây là cơ hội rất tốt để học viên ứng dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp với người bản ngữ, rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghe, nói cho học viên. Theo ý kiến đánh giá chung, lớp học đã hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu đề ra và đạt chất lượng, hiệu quả cao. Học viên tiếp thu được nhiều kiến thức mới bổ ích phục vụ tốt cho thực thi nhiệm vụ. Kết thúc khóa học: 18/18 học viên được công nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng và được Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội cấp chứng nhận hoàn thành khóa học. Trong đó có 03 học viên được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và có nhiều đóng góp cho phong trào của lớp được Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC tặng giấy khen và thưởng q

66 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 67: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Lễ Bế giảng Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên cao cấp, năm 2015

Sáng 23/12/2015, tại Hà Nội, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Lễ Bế giảng Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch Chuyên viên cao cấp, năm 2015 (Lễ Bế giảng). Tiến sĩ Lê Như Thanh, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện Hành chính Quốc gia và NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐTBDCBCC đã đến dự và phát biểu tại Lễ Bế giảng. Sau hơn 02 tháng học tập, các học viên đã nghiên cứu 14 Chuyên đề và 04 chuyên đề báo cáo; làm 02 bài kiểm tra, viết Đề án để hệ thống lại các kiến thức đã học và đánh giá kết quả học tập. Kết quả, 58 học viên được công nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng ngạch Chuyên viên cao cấp và được Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia cấp chứng chỉ. Trong đó có: 16 học viên xếp loại giỏi (chiếm 27.6%), 42 học viên xếp loại khá (chiếm 72.4%). Đặc biệt, trong 58 học viên hoàn thành nhiệm vụ khóa học có 10 học viên hoàn thành xuất sắc được Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia khen thưởng q

Tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng năm 2015

Ngày 26/11/2015, tại Trụ sở Bộ Nội vụ, Trường ĐTBDCBCC - Bộ Nội vụ phối hợp với Đảng ủy Bộ Nội vụ tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng năm 2015 (Lớp bồi dưỡng). Đồng chí Triệu Văn Cường, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ tới dự và phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng. Học viên của Lớp bồi dưỡng là các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Nội vụ; Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra các Đảng ủy trực thuộc Đảng ủy Bộ; Bí thư, Phó Bí thư các Đảng bộ bộ phận; Bí thư, Phó Bí thư các Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở và cán bộ cơ quan chuyên trách của Đảng ủy Bộ Nội vụ. Giảng viên của Lớp bồi dưỡng là các đồng chí đang công tác tại Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Phát biểu khai mạc Lớp bồi dưỡng, đồng chí Triệu Văn Cường, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh mục đích của Lớp bồi dưỡng nhằm bồi dưỡng cho các đồng chí cán bộ cấp ủy của các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ Nội vụ và cấp ủy chi bộ thuộc các đảng bộ cơ sở trong Đảng bộ Bộ Nội vụ những nội dung cơ bản nhất về công tác xây dựng Đảng; nắm rõ hơn những chủ trương,

đường lối của Đảng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình hiện nay, đồng thời, triển khai tốt việc thực hiện Nghị quyết của các cấp ủy và Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ Bộ Nội vụ nhiệm kỳ 2015 - 2020, làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng bộ, Chi bộ q

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tiếp đoàn đại biểu Trung tâm Quốc tế về dịch vụ công thuộc Trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield, Bang Oregon Hoa Kỳ

Sáng 11/01/2016, tại trụ sở 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hai Bà Trưng - Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ đã tiếp đoàn đại biểu Trung tâm Quốc tế về dịch vụ công thuộc Trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield, Bang Oregon Hoa Kỳ do Giáo sư Marcus Ingle làm trưởng đoàn tới thăm và làm việc với Trường. NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ chủ trì buổi tiếp. Tham dự buổi tiếp có Tiến sĩ Đặng Huấn, Điều phối viên Tổ chức sáng kiến Việt Nam - Oregon (VOI) tại Hà Nội của Trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield và là trợ lý của Trung tâm Quốc tế về dịch vụ công, Trường Mark O. Hatfield, Hoa Kỳ; ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc (Phụ trách) Trung tâm Dịch vụ đối ngoại, Sở Ngoại vụ Hà Nội; Tiến sĩ Tạ Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường.

Tại buổi tiếp và làm việc, hai bên đã giới thiệu những nét chính về chức năng, nhiệm vụ, thế mạnh và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức mình, hai bên nhận thấy có nhiều điểm gần nhau mà hai bên có thể chia sẻ và hợp tác. Buổi tiếp và làm việc với Trung tâm Quốc tế về dịch vụ công thuộc Trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield đã diễn ra trong bầu không khí chân thành, hiểu biết, tôn trọng và hợp tác. Thay mặt Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân cảm ơn Giáo sư Marcus Ingle đã đến thăm và làm việc với Trường cũng như thiện chí hợp tác của hai bên và mong muốn kết quả của buổi làm việc hôm nay sẽ sớm được hiện thực hóa trên cơ sở nỗ lực của cả hai bên. Nhân dịp này, Giáo sư Marcus Ingle đã trân trọng mời NGƯT. TS. Vũ Thanh Xuân và đoàn đại biểu Trường ĐTBDCBCC tới thăm Trung tâm Quốc tế về dịch vụ công thuộc Trường Quản lý nhà nước Mark O. Hatfield trong thời gian thích hợp q

67NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 68: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Thực hiện Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 1292/QĐ-BNV ngày 28/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong năm 2016, cụ thể như sau:

1. Các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch (Thời gian học: 02 tháng/ khóa)

TT TÊN LỚP KHAI GIẢNG LỊCH HỌC ĐỊA ĐIỂM1 Chuyên viên 08h00 ngày 09/01 Thứ 7, chủ nhật

Trường Đào tạo,bồi dưỡng

cán bộ,công chức,

37A Nguyễn Bỉnh Khiêm,

Hai Bà Trưng, Hà Nội

2 Chuyên viên chính 08h00 ngày 09/01 Thứ 7, chủ nhật3 Chuyên viên 08h00 ngày 10/3 Thứ 4, thứ 54 Chuyên viên chính 08h00 ngày 10/3 Thứ 4, thứ 55 Chuyên viên 08h00 ngày 10/4 Thứ 7, chủ nhật6 Chuyên viên chính 08h00 ngày 10/4 Thứ 7, chủ nhật7 Chuyên viên 17h00 ngày 12/5 Tối thứ 2, 3, 5, 68 Chuyên viên chính 17h00 ngày 12/5 Tối thứ 2, 3, 5, 69 Chuyên viên 08h00 ngày 08/6 Thứ 3, thứ 410 Chuyên viên chính 08h00 ngày 08/6 Thứ 3, thứ 411 Chuyên viên 08h00 ngày 02/7 Thứ 7, chủ nhật12 Chuyên viên chính 08h00 ngày 02/7 Thứ 7, chủ nhật13 Chuyên viên 17h00 ngày 04/8 Tối thứ 2, 3, 5, 614 Chuyên viên chính 17h00 ngày 04/8 Tối thứ 2, 3, 5, 615 Chuyên viên 08h00 ngày 08/9 Thứ 4, thứ 516 Chuyên viên chính 08h00 ngày 08/9 Thứ 4, thứ 517 Chuyên viên 08h00 ngày 02/10 Thứ 7, chủ nhật18 Chuyên viên chính 08h00 ngày 02/10 Thứ 7, chủ nhật19 Chuyên viên 17h00 ngày 01/11 Tối thứ 2, 3, 5, 620 Chuyên viên chính 17h00 ngày 01/11 Tối thứ 2, 3, 5, 621 Chuyên viên 08h00 ngày 10/12 Thứ 7, chủ nhật22 Chuyên viên chính 08h00 ngày 10/12 Thứ 7, chủ nhật

THÔNG TIN TUYỂN SINH

THÔNG BÁOVỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂM 2016

68 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 69: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

* Các lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên cao cấp (Thời gian học: 02 tháng/khóa); Dự kiến các lớp:- Lớp 1: Khai giảng tháng 3/2016 (Học giờ hành chính, 2 ngày/tuần)- Lớp 2: Khai giảng tháng 6/2016 (Học thứ 7, chủ nhật)* Đối với lớp bồi dưỡng ngạch Cán sự- Thời gian (dự kiến): Khai giảng tháng 9/2016 (Học thứ 7, chủ nhật)2. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng (Thời gian học: 01 tháng/khóa);Dự kiến các lớp:- Lớp 1: Khai giảng tháng 5/2016 (Học thứ 7, chủ nhật)- Lớp 2: Khai giảng tháng 10/2016 (Học thứ 3, thứ 4)- Chương trình do Bộ Nội vụ ban hành theo Quyết định số 1045/QĐ-BNV ngày 18 tháng

9 năm 2013.3. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác tổ

chức cán bộ (Thời gian học: 01 tháng/khóa); Dự kiến các lớp như sau: - Lớp 1: Khai giảng tháng 7/2016 (Học thứ 3, thứ 4)- Lớp 2: Khai giảng tháng 11/2016 (Học thứ 7, chủ nhật)- Chương trình do Bộ Nội vụ ban hành theo Quyết định số 956/QĐ-BNV ngày 15 tháng

9 năm 2014.4. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ chức - Hành chính (Thời gian học: 01 tháng/

khóa); - Dự kiến: Khai giảng tháng 6/2016 (Học thứ 7, chủ nhật)- Chương trình do Bộ Nội vụ ban hành theo Quyết định số 1684/QĐ-BNV ngày 09 tháng 12

năm 2009.* Địa điểm học: Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - 37A Nguyễn Bỉnh

Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.Ngoài các lớp trên, Trường còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm, các lớp bồi

dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức tập trung hoặc không tập trung (trong và ngoài giờ hành chính; kết hợp bồi dưỡng trong nước và khảo sát thực tế tại nước ngoài).

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thông báo và đề nghị các cơ quan, đơn vị quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình tham gia các lớp bồi dưỡng.

Mọi thông tin liên hệ xin gửi về: Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ;Địa chỉ: 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.Điện thoại liên hệ: (04).37634307; Fax: (04).37634308/09;

Website: http://truongdtbdcbcc.moha.gov.vn

69NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 70: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Tết Bính Thân đang đến gần. Nhân dịp này chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số từ ngữ thường được nhiều người nhắc đến mỗi dịp Tết đến xuân về.

1. TRƯỚC TIÊN LÀ TỪ TẾTCó nhiều cách giải thích khác nhau về gốc gác

của từ này. Tết là cách đọc khác của tiết. Theo ngôn ngữ Hán, tiết có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của tiết là “mấu tre” (vì thế, khi viết chữ này, người ta phải viết với bộ trúc). Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữa hai gióng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể (tương đương với “đầu mặt”, “khớp”, “khuỷu”... trong tiếng Việt). Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn - khí tượng trong năm. Ví dụ như một năm chia làm 24 tiết (lập xuân, vũ thuỷ, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn). Sau đó tiết chuyển thành nghĩa “ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng” - đây chính là nguồn gốc trực tiếp của tết. Ngoài ra, tiết còn có nghĩa là “bộ phận nhỏ của một chỉnh thể” (chi tiết, tình tiết....), “khoảng, đoạn nhỏ” (chương tiết, tiết học, tiết mục...), “phẩm chất trong sạch, khảng khái” (tiết tháo, tiết hạnh, tiết khí, trinh tiết...).

Phần lớn tiếng Hán có phiên âm iê khi sang tiếng Việt biến thành ê: thiêm biến thành thêm, thiết (yến) biến thành thết (tiệc), tiết thành tết… Ngoài nghĩa “ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng” như tết Khai hạ, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trùng cửu...., trong tiếng Việt, Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất đầu năm - như người ta thường nói: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... Như vậy, từ danh từ chung, nó trở thành danh từ riêng (vì thế phải viết hoa). Nó là kết quả của sự rút gọn và biến âm từ xuân tiết trong tiếng Hán hay sự nói gọn từ Tết Nguyên đán (Tết Cả) trong tiếng Việt.

2. TẾT NGUYÊN ĐÁN Người Việt Nam chúng ta khi nói gọn “đến

Tết” hay “ba ngày Tết” là ngầm chỉ Tết Nguyên đán tức là Tết âm lịch (tính theo sự tuần hoàn của mặt trăng), phân biệt với Tết dương lịch (lịch tính theo sự vận động của mặt trời, đến sớm hơn). Theo cách nôm na đời thường, người ta gọi Tết dương lịch là Tết Tây, để phân biệt với Tết ta, tết dân tộc cổ truyền của người Việt Nam theo âm lịch. Nhưng tại sao tết dân tộc cổ truyền của ta lại có tên gọi Tết Nguyên đán? Nguyên đán là gì? Đây là từ ghép Hán Việt gồm hai yếu tố nguyên và đán. Nguyên nghĩa là đầu tiên, ban đầu như ta thường gọi nguyên tố, nguyên chất nghĩa là yếu tố, chất liệu gốc, chất liệu ban đầu; đán có nghĩa là buổi sáng sớm (chữ này ít

VĂN HOÁ - VĂN NGHỆ

ThS. ĐỖ VĂN PHONG (*)

(*) Phó Trưởng phòng, Phòng Tổ chức, hành chính, quản trị

TếtNĂM MỚI NÓI CHUYỆN TỪ NGỮ VỀ

70 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 71: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

được dùng). Hai chữ nguyên đán ghép lại với nhau có nghĩa chung là buổi sáng sớm đầu tiên với hàm ý buổi sáng đầu tiên của năm mới, tức sáng mùng một tháng giêng âm lịch hay sáng mùng một Tết, ngày vui nhất, trọng đại nhất trong năm.

Gần với từ Nguyên đán có từ Nguyên tiêu. Tiêu có nghĩa là đêm, ban đêm. Nguyên tiêu có nghĩa chung là đêm trăng sáng đầu tiên của một năm tức đêm rằm tháng giêng âm lịch.

3. ĐÊM GIAO THỪAAi cũng hiểu đêm giao thừa là đêm cuối cùng

của năm cũ, đêm ba mươi Tết, qua giao thừa là bước sang năm mới - một năm khác. Giao thừa được hiểu là lúc nửa đêm, đúng 12 giờ khuya (giờ Tý), năm cũ kết thúc và năm mới bắt đầu. Tại sao lại gọi thời khắc này là thời khắc giao thừa? Phần lớn các từ điển thông dụng đều chỉ đưa ra ý nghĩa chung của từ ghép này mà không giải nghĩa cụ thể nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên từ ghép. Ta cùng tìm hiểu nghĩa “chiết tự” của từng yếu tố. Đây cũng là từ ghép Hán Việt gồm yếu tố giao và thừa. Trong tiếng Hán có nhiều chữ giao với ngữ nghĩa khác nhau. Chữ giao (trong giao thừa) nghĩa là “trao lại, giao lại” như trong các từ giao phó, giao quân… Còn chữ thừa nghĩa là “ tiếp nhận, tiếp nối” như trong các từ thừa kế, thừa hưởng… Nghĩa chung nghĩa của hai chữ giao thừa là “giao lại cái cũ, tiếp nhận cái mới”; liên hệ thực tế ta suy ra nghĩa cụ thể là “tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến”.

Một các khác giải thích từ giao thừa lý thú hơn, xuất phát từ ý niệm thần linh. Người xưa cho rằng nơi hạ giới vẫn có quan quân của Thiên đình cai quản và mỗi năm Thiên đình lại thay đổi toàn bộ quan quân một lần vào dịp hết năm. Thời khắc Giao thừa chính là lúc hai cánh quân “bàn giao” công việc cho nhau: quan quân nơi hạ giới hết hạn rút về trời; quan quân mới từ Thiên đình được phái xuống tiếp quản. Như vậy giao thừa nghĩa là “tiễn đưa quan quân cũ và tiếp nhận quan quân mới”. Cả hai cánh quân đều rất khẩn trương, hối hả để kịp giờ “giao ban” nên không thể ghé vào thăm các nhà lương dân mà chỉ có thể dừng lại giây lát “tranh thủ” ăn qua quýt hoặc vội vã cầm vài lễ vật, thậm chí chỉ chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Vì

lẽ đó mà mâm cúng quan quân của Thiên đình bao giờ gia chủ cũng bày sẵn ngoài trời để quan quân dừng lại chiếu cố hoặc chứng giám. Chỉ mâm cúng gia tiên mới được bày lên bàn thờ trong nhà.

Nhân dân ta coi Giao thừa là thời khắc thiêng liêng, trọng đại của đất trời. Tục đón Giao thừa, cúng Giao thừa mang ý nghĩa văn hóa và tâm linh rất sâu xa, đầy ấn tượng trong tâm thức mọi người dân đất Việt.

4. ĐÊM TRỪ TỊCHĐêm trừ tịch là đêm gì? Trừ tịch là từ ghép tiếng

Hán xưa thường dùng trong văn thơ cổ. Các cuốn từ điển phổ thông hiện có thường chỉ giải thích ngữ nghĩa chung của từ ghép này như sau: Đêm trừ tịch là đêm cuối năm âm lịch, đêm ba mươi tết (Hoàng Phê); đêm cuối năm âm lịch (Văn Tân); đêm ba mươi tết âm lịch (Nguyễn Lân)... Như vậy có thể tạm coi đêm Trừ tịch đồng nghĩa với “đêm ba mươi tết”. Phong tục Việt Nam tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia nên phải có lễ trừ tịch để tiễn ông thần cũ và đón ông thần mới. Bởi vậy đêm trừ tịch được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ buồn phiền, đêm của tĩnh lặng thiêng liêng.

5. TỐNG CỰU NGHÊNH TÂNĐây là một thành ngữ cũ gốc Hán, nghĩa của

từng yếu tố: tống là đưa, tiễn; cựu là cũ; nghênh (nghinh) là đón; tân là mới (chữ tống trong tiếng Hán không mang sắc thái xấu như ở tiếng Việt trong các cụm từ tống khứ, tống cổ…). Nghĩa khái quát của thành ngữ này là “đưa tiễn cái cũ đi, đón rước cái mới đến”. Vận dụng trong dịp Tết, thành ngữ này có hàm nghĩa cụ thể “tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến”. Cách đây chưa lâu, dân ta còn có tục đốt pháo khi đón giao thừa, người đời gọi là tiếng pháo tống cựu nghênh tân.

Hiểu những từ ngữ về Tết, ta sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn về Tết cổ truyền của dân tộc và thấy trân trọng, ý nghĩa hơn với những phong tục Tết ngàn đời của ông cha ta q

71NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 72: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Tiết trời cuối đông tiến dần đến thời khắc giao hòa, khi những ánh nắng le lói xen lẫn với cái buốt lạnh của những cơn gió luồn qua khe cửa báo hiệu mùa xuân

đang đến gần. Những ngày cuối năm luôn khiến cho con người có cảm giác háo hức mong chờ. Đối với những người con xa quê như tôi, tết là dịp để đoàn tụ với gia đình, với quê hương, với tình làng nghĩa xóm. Quả đúng vậy, quê hương trong trái tim triệu triệu con người Việt Nam nói chung và những người con xa quê nói riêng luôn là những gì gần gũi mà thân thương, nơi cái tình luôn níu giữ trái tim ta. Đó là nơi: “Không có nhưng giàu, giàu tình giàu nghĩa, giàu trí tuệ/ Không giàu nhưng có, có làng, có xóm, có anh em”. Với mỗi con người dù gái hay trai, già hay trẻ, là người giàu hay kẻ nghèo, ai được sinh ra trong cõi đời cũng có một miền quê để nhớ.

Với tôi, quê hương luôn là chùm khế ngọt, là hồ nước tĩnh lặng tưới mát trái tim tôi.

Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống, con người quê tôi không những kiên cường, anh dũng trong đấu tranh bảo vệ đất nước mà khi quay về với cuộc sống đời thường, họ cũng vô cùng chân chất, mộc mạc. Mỗi độ xuân về hẳn ai cũng có chung một niềm mong mỏi được đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình để thắp một nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong thời khắc giao hòa thiêng liêng của đất trời. Dẫu bây giờ khi đất nước vào thời kỳ đổi mới, tôi vẫn luôn mang trong mình một niềm hoài cổ về cái tết của quê nhà. Về quê đón tết là về sống lại với những ký ức ngọt ngào của thuở ấu thơ.

Trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển xu thế hội nhập toàn cầu, tuy đời sống con người được nâng cao, những miền quê trên đất nước

quê hương

NGUYỄN THỊ LONG (*)

(*) Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học

HũKiệu

72 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 73: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

đang dần đi vào đô thị hóa thì ngày tết dường như đang dần mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó. Nhiều vùng quê cảnh ba bốn nhà chung nhau “đụng” lợn tết đang dần trở thành một hình ảnh xa lạ thì quê tôi vẫn luôn giữ được nét văn hóa đó. Bức tranh quê tôi trong ngày tết đến luôn rộn ràng với tiếng trẻ con nô đùa đầu ngõ, cảnh nhộn nhịp của làng xóm chung nhau mổ lợn tết, nhà nhà ngồi gói bánh chưng xanh, bà cắt lá dong, ông ngồi chẻ lạt. Những hình ảnh thật bình dị mà ấm áp. Những hình ảnh mà ở chốn thị thành hiếm khi có được. Không khí háo hức cùng nhau chuẩn bị cho ngày tết của xóm làng không chỉ nhằm giữ gìn giá trị văn hóa của vùng miền mà nó còn thể hiện tình đoàn kết, tình người, làm sống dậy hồn dân tộc với một giá trị nhân văn cao đẹp.

Tết quê tôi, dù đơn sơ nhưng luôn ấm áp bởi những món ăn truyền thống quê nhà mà hiếm một vùng quê nào có được. Dù xa quê bao năm tôi vẫn không thể quên được món kiệu muối chua của mẹ tôi trong ngày tết đến. Mẹ tôi thường bảo ba ngày tết ăn nhiều thịt, nhiều mỡ quá dễ ngán, đầy bụng, ăn kiệu muối kèm theo cho đỡ ngán mà dễ tiêu. Năm nào cũng thế, cứ qua rằm tháng chạp là mẹ tôi lại nhổ kiệu để chuẩn bị cho hũ kiệu muối chua trong ngày tết. Những củ kiệu trắng ngần trong lớp đất cát được mẹ cắt lá bỏ rễ rửa sạch sau đó đem ra phơi nắng một ngày để khi đưa ra muối củ kiệu được giòn hơn. Sau khi phơi xong mẹ cẩn thận cho kiệu vào nước gạo ngâm 2 đến 3 giờ để khử mùi hăng trong củ kiệu. Sau khi ngâm nước gạo mẹ thường bảo tôi rửa lại nước cho thật sạch sau đó cho ra rổ để ráo nước. Để hũ kiệu trong ngày tết có màu sắc hấp dẫn, mẹ tôi thường cho thêm cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ thái lát mỏng, rửa sạch sau đó cho muối vào trộn đều để 30 phút, rửa sạch lại đem phơi khô. Phần gia vị cho vào muối cũng được mẹ tôi chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ. Đầu tiên là cho nước mắm vào nồi, sau đó cho đường vào sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan, hỗn hợp sôi khoảng 2 đến 3 phút thì nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn. Thính là một gia vị đặc trưng trong món kiệu muối chua của người miền Trung quê tôi. Mẹ thường bảo tôi thính không chỉ

tạo mùi thơm cho hũ kiệu mà nó còn là gia vị kích thích lên men chua cho hũ kiệu. Thính được làm từ gạo, ngô và đỗ tương. Cách rang thính cũng đòi hỏi người rang phải chú ý nhỏ lửa đảo đều tay cho đến khi chúng có mùi thơm và chuyển sang màu vàng đậm thì cho ra để nguội, sau đó đem xay thành bột và trộn đều vào hỗn hợp gia vị vừa pha chế xong. Sau khi chế biến xong gia vị mẹ tôi xếp củ kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào vào hũ và cho hỗn hợp gia vị vào hũ kiệu. Kiệu ngâm được khoảng 3 đến 5 ngày là có thể dùng được.

Ngày tết món kiệu muối nhà tôi bao giờ cũng đắt khách nhất. Bố và các bác thường nhấp nháp kiệu với đĩa thịt quay xen lẫn với chén rượu nếp thơm nồng. Tôi thì thích ăn kèm kiệu với món thịt chân giò nấu đông mẹ làm ngày tết, hai hương vị hòa quyện vào nhau khi ăn cho ta có cảm giác vừa thanh chua vừa ngọt của củ kiệu cùng với độ thơm ngậy của thịt xen lẫn hương vị của mộc nhĩ nấm hương. Củ kiệu muối chín có màu trắng trong, vị thanh chua ngọt mát và mùi thơm nhẹ. Đó là mùi vị rất riêng, mùi của hồn quê mộc mạc dưa cà mà đậm đà tình cảm.

Những ngày xa quê nhiều khi ngồi ăn cơm một mình nghĩ đến hũ kiệu muối của mẹ, tôi thèm được về nhà để thưởng thức món kiệu mẹ muối. Ở thành phố mọi thứ đều có sẵn, những lọ kiệu muối được bày bán nhiều ở các siêu thị nhưng khi ăn tôi vẫn không cảm nhận được mùi vị như hũ kiệu mẹ làm. Giờ đây dù đã trưởng thành và công tác xa nhà, xa quê, tôi vẫn háo hức mong ngày tết đến để về với quê hương, với món kiệu muối chua của mẹ, về với xóm làng thân thuộc để hòa mình vào không khí những ngày xuân. Về với quê hương để tìm lại ký ức tuổi thơ:

Những ký ức xa xưa ngày tết đến

Món kiệu chua nuôi lớn một tâm hồn q

73NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 74: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

Chùm thơ xuân

Mùa xuân mới đang sang,Lại thêm trang sử mới,Đất nước thêm vận hội,Đại hội Đảng thành công.

Dân với Đảng một lòng,Cùng chung xây đất nước,Cảnh giác quân xâm lược,Quét sạch lũ quan tham.

Nói đi đôi với làmCho dân tin dân mến.Tàu mùa xuân cập bến,Đưa ta đến vinh quang.

Mừng xuân và mừng ĐảngMừng đất nước sang trangCả dân tộc hân hoanĐón mừng mùa xuân mới.

Tôi đang nghe tiếng mùa xuânNhư đang nghe tiếng tình nhân, gọi mờiMùa xuân rạng rỡ đất trờiMùa xuân gợi nhớ một thời bên nhau

Mùa xuân tình nghĩa trước sauMùa xuân trao gửi những câu ân tìnhMùa xuân là nghĩa là tìnhLà niềm hạnh phúc của mình với ta

Xuân về Đào đỏ thắm hoaQuất hồng trĩu quả, tình ta thêm nồngXuân về trọn nghĩa vợ chồngTrúc Mai sum họp trùng phùng lứa đôi

Trầu xanh thắm đỏ đôi môiCho Mai với Trúc, cho Vôi với TrầuMùa xuân đội nón qua cầuSang quê quan họ, nghe câu đừng về

Mùa xuân giữ trọn lời thềTrăm năm trọn nghĩa, xuân về có nhauTình người hơn cả vàng thauSống sao trọn ven trước sau tình người.

Chào Xuân mới

Xuân Bính Thân 16/01/2016

Tình Xuân

Nguyễn Viết Giá

74 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016

Page 75: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

MANAGEMENT THOUGHTMA. PHAM DUC TOAN

MOHA

The practice of management is ancient, but formal study of the body of management knowledge is relatively new. Management

has been viewed as an activity essential to all organized efforts. Management finds its basis in the economic allocation and utilization of human and physical resources in order to attain organizational objectives. However, management is more than an economic activity - it is a conceptual function that must mold resources into a proper alignment with the economic, social, and political facets of its environment. Management thought is the mirror reflection of managerial activity. Management thought brings form to function and philosophy to practice.

Management is both a product and a process in its environment. Internally, management thought has passed through phases of differing emphases on the human and on the organizational and methods facets of the problems encountered in guiding goal-directed systems. Externally, management thought has been affected by evolving technology, by shifting assumptions about the nature of people, and by the dynamics of economic, social, and political values. The modern era has seen a proliferation of approaches to management thought and an increasing awareness of the environment of management. The search continues for both better theory and improved practice in management. It is this search that makes the study of management a most worthy intellectual and practical exercise. Management is one of the most dynamic of all disciplines; as technology, institutions, and people change, ideas of management evolve to cope with humanity’s oldest problem - the allocation and utilization of scarce resources to meet the manifold desires of society. For illustration, the recruitment, selection, training, and management of the human resource has a checkered history. Commonly called staffing or personnel management, this managerial function has grown into greater prominence over time. The modern era brought the phrase “human resource management” into vogue, suggesting a more strategic view of personnel management q

TIẾNG ANH DÀNH CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨCENGLISH FOR TRAINERS OF PUBLIC OFFICIALS AND CIVIL SERVANTS

TƯ DUY QUẢN LÝThS. PHẠM ĐỨC TOÀN

BỘ NỘI VỤ

Thực tiễn quản lý có từ xa xưa, nhưng nghiên cứu bài bản về quản lý thì tương đối mới. Quản lý được xem như hoạt

động căn bản đối với mọi nỗ lực có tổ chức. Phân phối kinh tế, sử dụng các nguồn lực và nguồn nhân lực là nội dung cơ bản của quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, quản lý không chỉ là hoạt động kinh tế - đó là chức năng trừu tượng nhằm bố trí các nguồn lực để tạo nên sự liên kết phù hợp với các mặt kinh tế, xã hội và chính trị của môi trường hoạt động. Tư duy quản lý là tấm gương phản ánh hoạt động quản lý. Tư duy quản lý trang bị hình thức cho chức năng và triết lý cho thực tiễn quản lý.

Quản lý vừa là sản phẩm vừa là quá trình trong môi trường của mình. Về khía cạnh nội tại, tư duy quản lý đã trải qua nhiều giai đoạn với sự khác nhau ở điểm nhấn vào con người, vào các bình diện tổ chức, phương pháp hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra khi dẫn dắt các hệ thống hướng tới mục tiêu. Về khía cạnh bên ngoài, tư duy quản lý chịu tác động từ tiến bộ kỹ thuật, từ những bước chuyển trong giả định về bản chất con người, và từ các động thái, tương tác của giá trị kinh tế, xã hội và chính trị. Sự nở rộ nhiều cách tiếp cận đối với tư duy quản lý và sự gia tăng nhận thức về môi trường của công tác quản lý trong giai đoạn hiện đại giúp củng cố lý thuyết và cải tiến thực tiễn quản lý. Nghiên cứu về quản lý trở nên vô cùng đáng giá do có sự gắn kết giữa tri thức hàn lâm và thực hành. Quản lý là một ngành năng động nhất là vì công nghệ, thiết chế và con người luôn thay đổi. Các ý tưởng quản lý phải tiến triển để ứng phó với vấn đề cổ xưa nhất của loài người - phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội. Những chuyển biến trong công tác tuyển mộ, lựa chọn, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực là một minh họa cho quá trình tiến triển này. Có thể thấy sự phát triển rõ nét của một trong những chức năng quản lý, đó là quản trị nhân sự hay còn có tên gọi thông dụng là công tác nhân sự. Cụm từ “quản lý nguồn nhân lực” trở nên thịnh hành trong giai đoạn hiện đại, gợi ý về một nhãn quan chiến lược đối với quản trị nhân sự q

75NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chào xuân Bính Thân 2016

Page 76: NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BNVT1pdf...w 4Văn Tất Thu: Những vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

OBJECTIVES OF THE OVERAL STATE ADMINISTRATION REFORM PERIOD

2011 - 2020 MA. Huynh Thi Ngoc Luong

The overall program of administrative reform directed by the Government has been focusing on inheritance, development and head towards

the inner substance of administrative reforms to meet the demands of developing and innovating the country. The key contents are defined as: “Institution reform; improving and enhancing the quality of cadres, public officials and civil servants; focusing on wage policy reform in order to motivate officials to have highly qualitative and effective performance; enhancing the quality of administrative services and public services”. Thus, if these three important elements including institution, officials and quality of public services can be caught, then the below objectives of the program can be reached:1. Develop and improve the system of institutional socialist-oriented market economy in order to liberate productive forces, effectively mobilize and use all resources for national development.2. Create an equal, liberal, facile and transparent environment of business to reduce the cost in terms of time and funds of enterprises of all economic sectors in compliance with administrative procedures.3. Develop a smooth, clean, strong, modern, effective, efficient system of state administrative agencies from the central to grassroots to enhance democracy and rule of law in operating activities of Government and organs of state administration.4. Ensure the implementation in practice of the people’s democratic rights, protect human rights, associate human rights with the rights and interests of the nation and the country.5. Build a team of officials and public servants with good qualifications, competence to meet the requirements of serving the people and the development of the country.The focus of administrative reform in the next 10-year period are: institutional reform; developing the quality of officials and staffs; focusing on wage policy in order to create real motivation to officials performing; improve the quality of administrative services and quality of public services q

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

GIAI ĐOẠN 2011 - 2020ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lương

Chương trình tổng thể cải cách hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ hiện nay đã và đang tập trung kế thừa, phát triển và hướng vào nội hàm

thực chất của cải cách hành chính trước yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước. Nội dung trọng tâm của Chương trình được xác định là: “Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thật sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng, hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công”. Như vậy, nếu làm tốt được ba yếu tố quan trọng, cốt lõi là: thể chế, con người và chất lượng dịch vụ công thì mới có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra của Chương trình, đó là:1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.3. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.4. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công q

76 NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chúc mừng năm mới 2016