nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm sinh hỌc sinh sẢn cÁ sỈnh gai ...ntu.edu.vn/portals/66/tap chi...

5
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 151 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI (Onychostoma laticeps Günther, 1868) Ở LƯU VỰC SÔNG GIĂNG TỈNH NGHỆ AN STUDY OF FEATURES REPRODUCTIVE BIOLOGY OF THE (Onychostoma laticeps Günther, 1868) IN GIANG RIVER – NGHE AN Trần Xuân Quang 1 , Nguyễn Đình Mão 2 Ngày nhận bài: 23/3/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012 TÓM TẮT Đặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gai Onychostoma laticeps (Günther, 1868) được nghiên cứu qua các mẫu thu tại sông Giăng tỉnh Nghệ An từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010. Kết quả cho thấy: Cá sỉnh gai thành thục sinh dục ở tuổi 1+; Sức sinh sản tuyệt đối từ 2.297 ÷ 6.466 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối trung bình 35 trứng/g cá cái; Cá sỉnh gai sinh sản nhiều đợt trong năm, mùa vụ sinh sản tập trung chủ yếu vào tháng 3 - 4; Hệ số béo Fulton và Clark không có sự sai khác đáng kể (Hệ số béo Fulton: Q = 0,9. Hệ số béo Clarck: Qo = 0,7); Từ khóa: Cá Sỉnh gai, Sức sinh sản, Mùa vụ sinh sản, Độ béo ABSTRACT Reproductive biology Onychostoma laticeps (Günther, 1868) was studied by collecting samples at River John Nghe An province from January to March 12/2009 5 / 2010. The results showed that: Onychostoma laticeps matured at age 1+; absolute fecundity from 2,297 to 6,466 eggs / female, fecundity relative average 35 eggs / g female; Onychostoma laticeps reproduce many times during the year, breeding season mainly in March and April; Fat Fulton coefficient and Clark no significant difference (Fat coefficient Fulton: Q = 0, 9. Coefficients is fat Clarck: Qo= 0, 7), Keywords: Onychostoma laticeps, Fecundity, Seasonal reproductive, Fat 1 Trần Xuân Quang: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Nguyễn Đình Mão: Khoa Đại học Tại chức - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá đa dạng, phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông suối. Việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng người đánh bắt đã dẫn đến hiện tượng nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên. Một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác trở nên khan hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động, trong đó có loài cá sỉnh gai Onychostoma laticeps (Günther,1896). Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn, việc “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gai Onychostoma laticeps (Günther, 1869) ở lưu vực sông Giăng - tỉnh Nghệ An” là bước đầu xây dựng cơ sở khoa học bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài cá này đồng thời làm cơ sở để nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Nghệ An và nước ta. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Cá sỉnh gai Onychostoma laticeps (Günther,1869) - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010. - Nội dung nghiên cứu: các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục; sức sinh sản, mùa vụ sinh sản. - Tuyến sinh dục được cố định bằng dung dịch Bouin, xử lý mẫu, làm tiêu bản nhuộm theo phương pháp Hematoxylin - sắt đối với tuyến sinh dục đực

Upload: others

Post on 14-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4.2012_25 Tran Xuan... · sinh trưởng dinh dưỡng pha không

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 151

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI (Onychostoma laticeps Günther, 1868) Ở LƯU VỰC SÔNG GIĂNG

TỈNH NGHỆ AN

STUDY OF FEATURES REPRODUCTIVE BIOLOGY OF THE (Onychostoma laticeps Günther, 1868) IN GIANG RIVER – NGHE AN

Trần Xuân Quang1, Nguyễn Đình Mão2

Ngày nhận bài: 23/3/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012

TÓM TẮTĐặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gai Onychostoma laticeps (Günther, 1868) được nghiên cứu qua các mẫu thu

tại sông Giăng tỉnh Nghệ An từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010. Kết quả cho thấy: Cá sỉnh gai thành thục sinh dục ở tuổi 1+; Sức sinh sản tuyệt đối từ 2.297 ÷ 6.466 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối trung bình 35 trứng/g cá cái; Cá sỉnh gai sinh sản nhiều đợt trong năm, mùa vụ sinh sản tập trung chủ yếu vào tháng 3 - 4; Hệ số béo Fulton và Clark không có sự sai khác đáng kể (Hệ số béo Fulton: Q = 0,9. Hệ số béo Clarck: Qo = 0,7);

Từ khóa: Cá Sỉnh gai, Sức sinh sản, Mùa vụ sinh sản, Độ béo

ABSTRACTReproductive biology Onychostoma laticeps (Günther, 1868) was studied by collecting samples at River John Nghe

An province from January to March 12/2009 5 / 2010. The results showed that: Onychostoma laticeps matured at age 1+; absolute fecundity from 2,297 to 6,466 eggs / female, fecundity relative average 35 eggs / g female; Onychostoma laticeps reproduce many times during the year, breeding season mainly in March and April; Fat Fulton coeffi cient and Clark no signifi cant difference (Fat coeffi cient Fulton: Q = 0, 9. Coeffi cients is fat Clarck: Qo= 0, 7),

Keywords: Onychostoma laticeps, Fecundity, Seasonal reproductive, Fat

1 Trần Xuân Quang: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang2 PGS.TS. Nguyễn Đình Mão: Khoa Đại học Tại chức - Trường Đại học Nha Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀNguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An khá đa

dạng, phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông suối. Việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng người đánh bắt đã dẫn đến hiện tượng nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên. Một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác trở nên khan hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động, trong đó có loài cá sỉnh gaiOnychostoma laticeps (Günther,1896). Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn, việc“Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá sỉnh gaiOnychostoma laticeps (Günther, 1869) ở lưu vực sông Giăng - tỉnh Nghệ An” là bước đầu xây dựng cơ sở khoa học bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài

cá này đồng thời làm cơ sở để nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Nghệ An và nước ta.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Cá sỉnh gaiOnychostoma laticeps (Günther,1869)

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010.

- Nội dung nghiên cứu: các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục; sức sinh sản, mùa vụ sinh sản.

- Tuyến sinh dục được cố định bằng dung dịch Bouin, xử lý mẫu, làm tiêu bản nhuộm theo phương pháp Hematoxylin - sắt đối với tuyến sinh dục đực

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4.2012_25 Tran Xuan... · sinh trưởng dinh dưỡng pha không

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

152 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

và Hematoxylin - eosin đối với tuyến sinh dục cái; - Xác định các giai đoạn của tuyến sinh dục:

Xác định theo K. A. Kixelevits (trong Pravdin, 1973).

- Hệ số thành thục: K = - Sức sinh sản tuyệt đối (S1): Toàn bộ số lượng

trứng có trong buồng trứng ở giai đoạn III hoặc giai đoạn IV.

- Sức sinh sản tương đối (S2): S2 =

- Độ béo Fulton và Clark được tính theo công thức:

Độ béo Fullton: Q = và

Độ béo Clark: Q0 =

Trong đó: Q: Độ béo Fullton, Q0: Độ béo Clark,

Wg: Khối lượng toàn thân (g), W0: Khối lượng đã bỏ nội quan (g), Wtsd: Khối lượng tuyến sinh dục (g), Lt: Chiều dài toàn thân từ mút mõm đến hết phần thùy đuôi (cm).

- Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel và chương trình SPSS version 15.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Đặc điểm ngoại hình phân biệt giới tính- Cá đực có thân hình thon dài, bụng tóp. Khi cá

mang tuyến sinh dục giai đoạn III - VI xuất hiện các kết hạch lớn ở môi trên và ở vây hậu môn của cá, phát hiện được bằng mắt thường.

- Cá cái thường có thân hình cao hơn con đực, bụng to, lườn bụng phát triển, thành bụng mỏng và mềm, có các gai nhọn ở môi trên vào giai đoạn thành thục nhưng các gai này rất nhỏ và khóquan sát.

Hình 1. Cá sỉnh gai cái Hình 2. Cá sỉnh gai đực

2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục2.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đực

Trong quá trình thu mẫu, phân tích mô không thu nhận tinh sào ở giai đoạn I và VI vì số mẫu thu được còn ít, các lát cắt mô không thành công.

- Giai đoạn II: Tuyến sinh dục đực có dạng hình sợi mảnh màu trắng, nằm sát vào phía trong của vách cơ thể theo 2 bên hông và dưới bóng hơi, trên tuyến sinh dục có nhiều mỡ bám vào, đặc biệt là gần phần cuối dẫn ra lỗ niệu. Trong buồng tinh đã có sự xuất hiện của các túi chứa các tinh nguyên bào nhỏ tạo thành do sự phân chia của tinh nguyên bào.

- Giai đoạn III: Buồng tinh có màu hồng nhạt, có sự phân bố của mạch máu nhưng không nhiều lắm. Trong buồng tinh đã có sự hình thành của tinh

trùng chứa trong các túi đó là những chấm màu đen có kích thước rất nhỏ với số lượng không lớn lắm. Trong đó cũng có nhiều túi chứa các tiền tinh trùng với kích thước lớn hơn với số lượng khá lớn

- Giai đoạn IV: Buồng tinh có màu trắng, kích thước lớn hơn và phình to ra, có thể nhìn thấy rõ ràng các mạch máu phân bố bao quanh buồng tinh. Quan sát tiêu bản thấy rất nhiều tinh trùng có kích thước rất nhỏ dạng chấm đen nằm trong các túi lớn.

- Giai đoạn V: Đây là giai đoạn chín của buồng tinh, kết thúc quá trình sinh tinh. Tinh sào phát triển đạt chiều dài tối đa. Lúc này vuốt nhẹ bụng cá có sẹ chảy ra. Tổ chức học của tinh sào giai đoạn V là chứa nhiều tinh trùng, số lượng tinh bào và tinh tử còn rất ít so với giai đoạn IV.

Hình 3. Tiêu bản tinh sào giai đoạn II Hình 4. Tiêu bản tinh sào giai đoạn III

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4.2012_25 Tran Xuan... · sinh trưởng dinh dưỡng pha không

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 153

2.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cáiTrong quá trình thu mẫu, phân tích mô không

thu nhận được buồng trứng ở giai đoạn I- Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có dạnh hình sợi

mảnh màu trắng hồng do có các mạch máu phân nhánh nhỏ chạy quanh tuyến sinh dục. Cuối giai đoạn II nhìn thấy được bằng mắt thường một số hạt

trứng nhỏ, màu vàng nhạt đang ở đầu thời kì sinh trưởng dinh dưỡng.

- Giai đoạn III: Buồng trứng chiếm 1/3 thể tích của xoang bụng. Đã hình thành nang trứng. Bên cạnh sự tồn tại của trứng ở thời kì sinh trưởng dinh dưỡng còn tồn tại các trứng ở thời kì tổng hợp nhân và sinh trưởng sinh chất.

Hình 5. Tiêu bản tinh sào giai đoạn IV Hình 6. Tiêu bản tinh sào giai đoạn V

Hình 7. Buồng trứng giai đoạn II Hình 8. Buồng trứng giai đoạn III

- Giai đoạn IV: Buồng trứng chiếm 2/3 thể tích của xoang bụng. Nhân di chuyển về phía cực động vật, các hạt noãn hoàng dính lại tạo thành khối lớn dồn về cực thực vật. Còn có nhiều tế bào ở thời kì sinh trưởng dinh dưỡng pha không bào hóa và tích lũy noãn hoàng với kích thước khác nhau.

- Giai đoạn V: Buồng trứng đạt kích thước cực

đại, chiếm gần trọn thể tích xoang bụng. Vuốt mạnh vào bụng cá thấy có trứng chảy ra. Trong noãn sào, chủ yếu là các tế bào trứng đã kết thúc thời kỳ lớn noãn hoàng. Noãn hoàng tích lũy đầy trong tế bào chất, số tiểu hạch trong nhân giảm. Bên cạnh sự tồn tại của trứng ở thời kì sinh trưởng dinh dưỡng còn có các trứng ở thời kì tổng hợp nhân

Hình 9. Buồng trứng giai đoạn IV Hình 10. Buồng trứng giai đoạn V

- Giai đoạn VI: Các cá thể sau khi đẻ, xoang cơ thể rỗng. Buồng trứng nhão, sưng lên, có màu đỏ sẫm. Trong buồng trứng có một số không được đẻ ra và một số trứng nhỏ bám chặt vào tấm trứng, tổ chức liên kết và mạch máu nhiều, số noãn bào đang thoái hoá và được tái hấp thu, bên cạnh đó vẫn còn có tế bào dự trữ, và một số tế bào chuyển về giai đoạn II. Hình 11. Tiêu bản buồng trứng giai đoạn VI

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4.2012_25 Tran Xuan... · sinh trưởng dinh dưỡng pha không

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

154 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Sức sản cá sỉnh gai tăng dần theo nhóm kích thước và khối lượng buồng trứng; sức sinh sản tuyệt đối từ 2.297 ÷ 6.466 trứng/cá cái (trung bình 4.082 trứng/cá cái). So sánh sức sinh sản của cá sỉnh gai với sức sinh sản của một số loài khác trong họ cá Chép cho thấy sức sinh sản của cá sỉnh gai không cao, chỉ cao hơn cá vền và cá chày đất, thấp hơn nhiều so với các loài khác trong họ cá chép, đặc biệt là các loài cá nuôi.2.4. Hệ số thành thục sinh dục

Hình 12. Biểu đồ biến động hệ số thành thục của cá sỉnh gai

Qua biểu đồ có thể nói mùa vụ sinh sản của cá Sinh gai sinh sản kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, tập trung chủ yếu vào tháng 3. Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra những người khai thác cá sỉnh gai ở khu vực sông Giăng tại các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương (Nghệ An) thì vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm thường thấy cá sỉnh gai kéo thành đàn sinh sản và bắt gặp trứng cá sỉnh gai bám trên các hòn đá, sỏi ở những nơi nước chảy mạnh và có độ trong lớn.2.5. Hệ số béo

Kết quả phân tích cho kết quả: Hệ số béoFulton: Q = 0,9; Hệ số béo Clarck: Qo = 0,7.

Hình 13. Biểu đồ biểu thị hệ số béo Fulton và Clark của cá sỉnh gai

Qua biểu đồ hình 13 cho thấy, hệ số béo Fulton

và Clark chênh lệch không đáng kể thể hiện sức

chứa nội quan của cá sỉnh gai không lớn. Sự biến

động của độ béo trong thời gian nghiên cứu cũng

không nhiều. Hệ số béo thấp nhất vào tháng 2 và

3 trùng vào thời thời gian cá có tuyến sinh dục giai

đoạn III, IV, V nhiều nhất cũng là thời gian hệ số

thành thục cao nhất.

2.6. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu

Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được

xác định cho nhóm cá kích thước nhỏ nhất có tuyến

sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV, V chiếm tỷ lệ

lớn hơn 50% trong tổng số các cá thể của nhóm.

Cỡ của nhóm cá thể khi thành thục sinh dục lần đầu

được xác định ở điểm mà tại đó 50% số cá thể đã

thành thục.

Những mô tả về buồng trứng của cá sỉnh gai giai kết hợp với tiêu bản buồng trứng có thể cho thấy cá sỉnh gai sinh sản nhiều lần trong năm.2.3. Sức sinh sản của cá sỉnh gai

Bảng 1. Sức sinh sản của cá sỉnh gai theo nhóm kích thước

Kích thước (mm) N Wg TB (g) Wtsd TB (g) Sss tuyệt đối(trứng/cá cái)

Sss tương đối(trứng/g cơ thể)

175÷199 1 92,1 10,9 2,853 31

200÷224 9 93,3 ± 11,1 12,4 ± 2 3,212 ± 736 34 ±5

225÷249 21 127,8 ± 23 17,2 ± 3 4,514 ± 907 36 ±6

TB 31 116,6 ± 25,6 15,6 ± 3,6 4,082 ± 1,049 35 ± 5

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CÁ SỈNH GAI ...ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4-2012/So 4.2012_25 Tran Xuan... · sinh trưởng dinh dưỡng pha không

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 4/2012

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 155

Kết quả ở bảng 3 cho thấy ở nhóm kích thước 175 ÷ 199mm, tỷ lệ cá mang tuyến sinh dục III, IV, V chiếm tỷ lệ 55,6%, tương ứng với nhóm tuổi1+ ÷ 2+. Các nhóm kích thước lớn hơn cũng cho thấy cá mang tuyến sinh dục giai đoạn III, IV, V chiếm tỷ lệ khá cao trên 90%. Như vậy, cá sỉnh gai thành thục lần đầu ở nhóm kích thước 175 ÷ 199 mm, tuổi thành thục lần đầu 1+. Trong đợt nghiên cứu đã bắt gặp cá thể cá đực tuổi 1+, dài 135mm, nặng 21,9g và cá thể cá cái dài 150mm, khối lượng 24,5g, tuổi 1+ có tuyến sinh dục ở giai đoạn III.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận- Cá sỉnh gai thành thục sỉnh dục ở tuổi 1+ với

kích thước từ 175÷199 mm - Sức sinh sản cá sỉnh gai không cao: sức sinh

sản tuyệt đối từ 2.297÷ 6.466 trứng/cá cái (trung bình 4.082 trứng/cá cái); sức sinh sản tương đối trung bình 35 trứng/g cá cái.

- Mùa vụ sinh sản của cá sỉnh gai sinh tập trung chủ yếu vào tháng 3 tháng 4. Quan sát buồng trứng

và tiêu bản buồng trứng giai đoạn IV cho thấy cá sỉnh gai sinh sản nhiều đợt trong năm;

- Hệ số béo Fulton Q = 0,9, hệ số béo ClarkQo = 0,7 không có sự sai khác đáng kể thể hiện sức chứa nội quan của cá sỉnh gai không lớn. Sự biến động của độ béo trong thời gian nghiên cứu cũng không nhiều. Hệ số béo thấp nhất vào tháng 3 và 4 trùng vào thời thời gian cá có tuyến sinh dục giai đoạn III và IV nhiều nhất cũng là thời gian hệ số thành thục cao nhất.

2. Kiến nghị- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm

sinh học của cá sỉnh gai làm cơ sở cho việc gia hóa, tiến tới sinh sản nhân tạo nhằm đa dạng hóa đối tượng, hình thức trong nghề nuôi trồng thủy sản đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ nguồn gen quý hiếm.

- Tăng cường công tác bảo vệ và duy trì nguồn lợi cá sỉnh gai: Nghiêm cấm việc khai thác đánhbắt bằng các phương tiện có tính chất hủy diệt; khai thác hợp lý theo mùa vụ và theo kích thướcquy định.

Bảng 2. Tương quan thành thục của cá sỉnh gai theo kích thước

Kích thước (mm) Khối lượng (g) Tuổi Số cá thể thà nh thụ c giai đoạ n III, IV, V

Số cá thể trong nhó m

Tỷ lệ % thà nh thụ c

125 ÷ 149 20 ÷ 29,4 1+ 3 22 13,6

150 ÷ 174 25,7 ÷ 69,01 1+ ÷ 2+ 8 32 25,0

175 ÷ 199 44,63 ÷ 92,21 1+ ÷ 2+ 20 36 55,6

200 ÷ 224 60,29 ÷ 108,87 2+ 44 49 89,8

225 ÷ 249 89,23 ÷ 177,68 2+ ÷ 3+ 48 49 98,0

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt1. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt nam, tập 1, Họ cá Chép (Cyprinidae), NXB Nông nghiệp.2. Võ Văn Phú, Bùi Minh Hằng (2008), Đặc tính dinh dưỡng của cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps Gunther, 1896) tại hồ Phú

Ninh và vùng phụ cận, Tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 49.3. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão (2006), Khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thủy sinh vật và nguồn lợi thủy

sản Việt nam, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.4. Nguyễn Tấn Trịnh, Hà Ký, Bùi Đình chung, Trần Mai Thiên và ctv, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông nghiệp.5. Nguyến Thái Tự, 1981, Khu hệ cá sông Lam (Luận án Phó Tiến sĩ)6. Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.7. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên (1979), “Ngư loại học”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,

Hà Nội. Tiếng Anh8. I.F. Pravđin, 1973, Hướng dẫn nghiên cứu cá, (tài liệu tiếng Việt do Phạm Thị Minh Giang dịch) NXB Khoa học kỹ thuật.9. Bangenai T.B. (1978), Method for assessement of fi sh production in freshwater. Joshep S. Nelson 1994, Fishes of the world.10. Joshep S. Nelson 1994, Fishes of the world11. Kottelat M, 2001, Freshwater Fishes of Northern Vietnam.