nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững

109
i Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long”, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên Khoa Địa Lý; tập thể Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; tập thể ban lãnh đạo, cán bộ thuộc Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hiệu – người thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến anh Trần Văn Hiến – Giám đốc Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long vì những giúp đỡ của anh trong quá trình thực địa của Tôi. Tôi xin đươc bày tỏ lòng biết ơn đến đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên hang động và cảnh quan karst độc đáo tỉnh Quảng Ninh” MS: QG.14.10 do PGS.TS.Nguyễn Hiệu chủ nhiệm đã cho tôi cơ hội được thực hiện nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân của Tôi đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đinh Chung Kiên

Upload: lyliem

Post on 29-Jan-2017

228 views

Category:

Documents


14 download

TRANSCRIPT

i

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền

vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử

Long”, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các

nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên Khoa Địa Lý; tập thể Ban Giám Hiệu, Phòng Sau

Đại Học Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; tập thể ban

lãnh đạo, cán bộ thuộc Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long, Tôi xin bày tỏ lòng cảm

ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hiệu – người thầy

giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến anh Trần Văn Hiến – Giám đốc Trung tâm bảo

tồn vịnh Bái Tử Long vì những giúp đỡ của anh trong quá trình thực địa của Tôi.

Tôi xin đươc bày tỏ lòng biết ơn đến đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp

đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên hang động và cảnh quan karst độc đáo tỉnh

Quảng Ninh” MS: QG.14.10 do PGS.TS.Nguyễn Hiệu chủ nhiệm đã cho tôi cơ hội

được thực hiện nghiên cứu của mình.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân của Tôi đã động

viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành

luận văn này.

Chân thành cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Chung Kiên

II

Danh muc từ viết tắt ...................................................................................................... 1

Danh mục bảng ............................................................................................................... 2

Danh mục hình ............................................................................................................... 3

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 9

1.1. TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH ............................................................................... 9

1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................ 9

1.1.2. Các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa hình ............................................ 12

1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu tài nguyên địa hình phục vụ phát triển

kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo. ................................................................. 18

1.2. SINH KẾ BỀN VỮNG .................................................................................... 21

1.2.1. Khái niệm sinh kế bền vững ................................................................... 21

1.2.2. Tính bền vững của sinh kế ..................................................................... 22

1.2.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế ........................................ 23

1.2.3.1. Khung sinh kế bền vững ................................................................... 24

1.2.3.2. Một số khung sinh kế bền vững tiêu biểu ........................................ 25

1.3. NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG GĂN VỚI BẢO TỒN THIÊN

NHIÊN ....................................................................................................................... 28

1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 29

1.4.1. Các quan điểm nghiên cứu ..................................................................... 29

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH VÀ THỰC TRẠNG SINH

KẾ CỘNG ĐỒNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG............................................. 33

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA HÌNH KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ

LONG ......................................................................................................................... 33

2.1.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên .................................................................... 33

2.1.1.1. Đặc điểm thạch học và kiến tạo ........................................................... 33

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu.................................................................................. 38

2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn – hải văn ................................................................ 41

2.1.1.4. Các tai biến thiên nhiên ....................................................................... 43

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 43

2.1.2.1. Dân số và lao động ............................................................................... 44

2.1.2.2. Kinh tế ................................................................................................... 45

III

2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KHU VỰC NGHIÊN

CỨU VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, BẢO TỒN ................................................ 47

2.2.1. Tài nguyên địa hình của khu vực nghiên cứu ...................................... 47

2.2.2. Thực trạng khai thác và bảo tồn ........................................................... 60

2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế cộng đồng địa phương và các chính

sách phát triển. .......................................................................................................... 62

2.3.1. Thực trạng sinh kế, xã hội khu vực ....................................................... 62

2.3.2. Đánh giá kiến thức và năng lực khai thác tài nguyên địa hình của

cộng đồng tại vịnh Bái Tử Long .......................................................................... 65

2.3.3. Các chính sách phát triển ....................................................................... 69

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG SINH KẾ BỀN VỮNG NHẰM BẢO TỒN VÀ

PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH VỊNH BÁI TỬ

LONG. ........................................................................................................................... 70

3.1. PHÂN TÍCH XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NHU CẦU KHAI

THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH Ở VỊNH BÁI TỬ LONG ............... 70

3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch ở vịnh Bái Tử Long .................................. 70

3.1.2. Hiện trạng du lịch ở khu vực ................................................................. 71

3.1.2.1. Hệ thống sản phẩm du lịch .............................................................. 71

3.1.2.2. Hiện trạng xúc tiến và quảng bá du lịch ......................................... 75

3.1.2.3. Hiện trạng du lịch khu vực .............................................................. 76

3.1.3. Nững Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức và xu thế phát

triển của du lịch vịnh Bái Tử Long. .................................................................... 80

3.1.4. Xu thế phát triển du lịch và nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên địa

hình ở vịnh Bái Tử Long ...................................................................................... 81

3.2. XÁC LẬP CÁC TIÊU CHÍ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA

PHƯƠNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG .......................................................... 82

3.2.1 Bền vững về kinh tế ................................................................................. 83

3.2.2. Bền vững về xã hội .................................................................................. 84

3.2.3. Bền vững về môi trường ......................................................................... 85

3.2.4. Bền vững về thể chế. ............................................................................... 86

3.2.5. Đảm bảo quốc phòng an ninh ................................................................ 86

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG

NHẰM BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH Ở VỊNH BÁI TỬ LONG ............... 87

3.3.1. Định hướng phát triển du lịch của huyện Vân Đồn đến năm 2020 tầm

nhìn đến năm 2030. ............................................................................................... 87

IV

3.3.2. Đề xuất các đinh hướng giải pháp tạo sinh kế bền vững nhằm bảo tồn

tài nguyên địa hình ở vịnh Bái Tử Long ............................................................. 89

KÊT LUẬN ................................................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 97

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 100

1

Danh muc từ viết tắt

DFID Cơ quan phát triển Quốc tế Vương quốc Anh

(The Department for International Development)

GIS Hệ thống Thông tin Địa lý

(Geographical Information System)

IMM Tổ chức Nghiên cứu phát triển bền vững của

Vương quốc Anh

IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

(International Institute for Sustainable

Development)

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hiệp quốc

(The United Nations Educational, Scientific and

Cultural Organization)

2

Danh mục bảng

Bảng 1: Tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá các lựa chọn một di chỉ địa mạo ............. 14

Bảng 2: Các đặc trưng tiêu chí và điểm cho đánh giá giá trị các di chỉ địa mạo ...... 15

Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Vân Đồn ...................................... 45

Bảng 4: Bảng đánh giá giá trị cảnh quan tại khu vực nghiên cứu ............................ 49

Bảng : Đánh giá chi tiết giá trị một số cảnh quan trong khu vực.............................. 59

Bảng 5: Các tuyến tham quan du lịch ở Vân Đồn..................................................... 73

Bảng 6: Các loại hình và hoạt động du lịch chính ở vịnh ......................................... 74

3

Danh mục hình

Hinh 1. Vịnh Bái Tử Long .......................................................................................... 6

Hình 2. Ranh giới vịnh Bái Tử Long .......................................................................... 7

Hình 3. Mối quan hệ giữa nguyên liệu, tài sản và tài nguyên địa mạo .................... 10

Hình 4. Khung sinh kế bền vững của DFID.............................................................. 26

Hình 5. Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM ....................................... 27

Hình 6. Bản đồ địa chất vịnh Bái Tử Long ............................................................... 34

Hình 7. Bề mặt sườn vách đá vôi bị rửa lũa tại khu vực vịnh Bái Tử Long. ............ 41

Hình 8. Hang hàm ếch biển ....................................................................................... 42

Hình 9. Hang Quan, một hang động Karst ở khu vực nghiên cứu ............................ 42

Hình 10-11. Các hoạt động sinh kế tại khu vực ........................................................ 47

Hình 12. Bản đồ tài nguyên địa hình vịnh Bái Tử Long ........................................... 48

Hình 13. Bãi Dài ....................................................................................................... 52

Hình 14. Bãi Dài ....................................................................................................... 52

Hình 15. Bãi Quan Lạn ............................................................................................. 52

Hình 16. Bãi Quan Lạn ............................................................................................. 52

Hình 17. Bãi Minh Châu ........................................................................................... 53

Hình 18. Bãi Minh Châu ........................................................................................... 53

Hình 19. Bãi Ngọc Vừng .......................................................................................... 53

Hình 20. Bãi Ngọc Vừng .......................................................................................... 53

Hình 21. Hang Quan ................................................................................................. 55

Hình 22. Hang Quan ................................................................................................. 55

Hình 23. Vị trí địa lý Hang Nhà Trò ......................................................................... 55

Hình 24. Cảnh trong Hang Nhà Trò .......................................................................... 55

Hình 25. Một góc cảnh ở đảo Trà Bản ...................................................................... 57

Hình 26. Cảnh đẹp ở đảo Trà Bản ............................................................................. 57

Hình 27. Bên ngoài Áng Tùng Con .......................................................................... 57

Hình 28. Áng Tùng Con ............................................................................................ 57

Hình 29-30. Bãi triều nhỏ trên đảo Trà Bản ............................................................. 58

4

Hình 31. Biểu đồ tỷ lệ số phiếu phỏng vấn trên xã ................................................... 63

Hình 32. Biểu đồ tỷ lệ giới trong phiếu điều tra ....................................................... 63

Hình 33. Biểu đồ trình độ dân trí của các hộ được phỏng vấn ................................. 63

Hình 34. Biểu đồ tỷ lệ thu nhập bình quân của các hộ được phỏng vẫn................... 64

Hình 35. Biểu đồ tỷ trọng đóng góp của các hoạt động sinh kế (tính theo năm)...... 65

Hình 36. Biểu đồ thống kê số người biết các cảnh quan đẹp .................................... 67

Hình 37. Biểu đồ thống kê các hoạt động của người dân ở các cảnh quan .............. 67

Hình 38. Sơ đồ hiện trạng tài nguyên du lịch vịnh Bái Tử Long .............................. 72

Hình 39. Biểu đồ lượng khách du lịch đến với Vân Đồn .......................................... 77

Hình 40. Biểu đồ hệ thống phương tiện vận chuyển hành khách ............................. 77

Hình 41. Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú ................................................................... 78

Hình 42. Biểu đồ số lượng các cơ sở kinh doanh ăn uống ........................................ 78

Hình 43. Biểu đồ số lượng lao động trong ngành du lịch ......................................... 79

5

MỞ ĐẦU

Vịnh Bái Tử Long là khu thắng cảnh thiên nhiên rộng lớn nằm trong quần thể

vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, vịnh Bái Tử Long mang trong mình nhiều giá trị về

cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa chất địa mạo, văn hóa lịch sử tương đồng

với vịnh Hạ Long. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc

biệt là du lịch, nuôi trồng – đánh bắt thủy hải sản, phát triển rừng, giao thông cảng

biển,…

Tuy nhiên, hiện nay, các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt là

tài nguyên địa hình, vẫn chỉ dừng lại ở mức tiềm năng, chưa được quan tâm nghiên

cứu điều tra và quy hoạch. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí tiềm năng của tài

nguyên này tại khu vực. Bên cạnh đó, việc khai thác tự phát, nhỏ lẻ của người dân

cũng gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài nguyên địa hình của vịnh như

việc đưa khách du lịch tham quan các hang động một cách tự phát không có quản lý

có thể gây ra những tổn hại đến hang như: khách du lịch tự ý phá hủy cảnh hang động

bằng việc bẻ thạch nhũ hay viết vẽ lên thành hang. Hay việc, người dân địa phương

tự ý phá hủy các cảnh quan karst để lấy đá vôi hay làm hòn non bộ,…Ngoài ra, điều

kiện cấu tạo của các đảo trong vịnh gây ra rất nhiều hạn chế với những sinh kế quen

thuộc với người dân như: trồng trọt và chăn nuôi. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn

cho cuộc sống của người dân trong khu vực. Vì vậy, càng buộc người dân khai thác

các nguồn tài nguyên khác nhiều hơn.

Ngoài việc phải chịu những tác động tiêu cực từ những hoạt động sinh kế của

con người, tài nguyên cảnh quan - địa hình của vịnh Bái Tử Long cũng đang bị phải

chịu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Những tác động này thể hiện qua

hai mặt: Trực tiếp, những tác động từ những thay đổi của khí hậu đến tài nguyền như

axit hóa nước biển, mưa axit, bão,…; Gián tiếp, biến đổi khí hậu tác động đến đời

sống của cộng đồng tại địa phương gây ra những khó khăn cho cuộc sống của người

dân. Từ đó, buộc cộng đồng phải khai thác nhiều hơn tài nguyên thiên nhiên nói chung

và tài nguyên địa hình nói riêng. Điều này lại gây ra tác động tiêu cực vào tài nguyên

này.

Với những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất định

hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên

địa hình ở Vịnh Bái Tử Long” làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm làm sáng tỏ

6

thực trạng và giá trị của tài nguyên địa hình và đề xuất định hướng các loại hình sinh

kế bền vững phù hợp với điều kiện của khu vực nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy

các giá trị đốc đáo của loại tài nguyên này ở vịnh Bái Tử Long.

Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Toàn bộ khu vực vịnh Bái Tử Long

Vịnh Bái Tử Long là một phần của Vịnh Hạ Long bao gồm vùng biển phụ cận

của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, nằm trong tọa độ địa lý

107o13’ – 107o35’ kinh độ Đông và 20o43’ – 21o09’ vĩ độ Bắc. Phía bắc giáp vùng

biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía tây giáp thị xã Cẩm Phả, ranh giới là

lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía

nam giáp khu vực Vịnh Hạ Long (đã được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới).

Vịnh Bái Tử Long rộng trên 1.000km2 bao gồm hơn 600 hòn đảo, trong đó có

20 đảo đất lớn tiêu biểu là đảo Trà Bản, Quan lạn, Đống Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng,

Cống Đông, Cống Tây và Vạn Cảnh; các đảo còn lại chủ yếu là núi đá vôi xen lẫn

đất và các cồn rạn trong đó diện tích phần đất nổi có 55.150 ha, diện tích bãi đượng

cát có 7.381 ha, diện tích bãi triều rừng sú vẹt ngập mặn có 3.315,5 ha, ghềnh đá cồn

rạn có 26,5 ha, diện tích còn lại là mặt nước biển.

Hinh 1. Vịnh Bái Tử Long (nguồn Google Earth)

7

Hình 2. Ranh giới vịnh Bái Tử Long (nguồn Trung tâm Bảo tồn Vịnh Bái Tử Long)

Về mặt khoa học: Phân tích đánh giá tài nguyên địa hình, tập trung vào mối

quan hệ giữa sinh kế của cộng đồng với các giá trị tài nguyên địa hình. Từ đó, đề xuất

các định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của chúng.

Mục tiêu đề tài:

Xác định và đánh giá được các giá trị tài nguyên địa hình trong mối quan hệ

với sinh kế của cộng đồng địa phương và định hướng phát triển của vịnh Bái Tử Long,

phục vụ đề xuất định hướng sinh kế bền vững.

Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu

Nội dung:

- Tổng quan cơ sở lý luận về nghiên cứu tài nguyên địa hình và sinh kế bền

vững.

- Phân tích đánh giá, làm rõ các giá trị của tài nguyên địa hình, làm rõ mối quan

hệ giữa tài nguyên địa hình với sinh kế của người dân và tài nguyên địa hình

với sự phát triển của khu vực.

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sinh kế của người dân trong khu vực.

- Xác lập các tiêu trí sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.

- Đề xuất các định hướng giải pháp tạo sinh kế bền vững nhằm bảo tồn tài

nguyên địa hình ở vịnh Bái Tử Long.

8

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung trên, luận văn có các nhiệm

vụ chính sau đây:

- Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã được công bố có liên quan đến

nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Tiến hành điều tra thực địa, khảo sát nằm bổ sung các phân tích về tài nguyên

địa hình của khu vực cũng như các phân tích về hoạt động sinh kế tại đây.

- Lập bản đồ tài nguyên địa hình của khu vực.

- Xây dựng sơ đồ định hướng phát triển cho tài nguyên địa hình.

- Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo

Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được cấu trúc

thành 03 chương. Trong đó:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá tài nguyên địa hình và thực trạng sinh kế của cộng đồng khu vực

vịnh Bái Tử Long

Chương 3: Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững nhằm bảo tồn và phát

triển các giá trị của tài nguyên địa hình vịnh Bái Tử Long.

9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH

1.1.1. Các khái niệm

Tài nguyên

Theo định nghĩa của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam “Tài nguyên là

tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra

giá trị sử dụng mới của con người” và người ta phân loại tài nguyên như sau:

- Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội.

- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo và tài nguyên không

tái tạo.

- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài

nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khi hậu cảnh quan, di

sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.

Địa mạo học

Theo định nghĩa địa mạo học trước đây: “địa mạo học là một bộ môn khoa học

nghiên cứu địa hình trái đất về các mặt hình thái, nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát

triển”, còn khái niệm địa mạo hiện đại thì phát biểu như sau: “địa mạo học là lĩnh vực

nghiên cứu liên ngành và hệ thống về địa hình và các quá trình hình thành cũng như

làm thay đổi chúng”. Có thể nói rằng toàn bộ hoạt động của con người đều liên quan

chặt chẽ với địa hình của nơi cư trú. Chính vì vậy, địa hình vừa là nơi để con người

cư trú, đồng thời cũng là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của con

người. Do đó, tầm quan trọng và ảnh hưởng của địa hình đến các yếu tố như: khí hậu,

thủy văm thực vật và sự phát triển văn hóa của con người,… đã được quan tâm nghiên

cứu từ rất sớm. Ngược lại, với hoạt động của mình con người cũng tác động đến địa

hình làm cho cả địa hình và các quá trình thành tạo của nó (quá trình địa mạo) bị biến

đổi [32].

Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa mạo là địa hình và thành phần vật chất

tạo nên chúng. Do đó, địa hình được xem là có cấu trúc khối chứ không phải là mặt

phẳng. Địa hình là một trong những hợp phần quan trọng nhất của môi trường địa lý

và được nghiên cứu trong mối tác động tương hỗ lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau của

các yếu tố như nước trên mặt đất, nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và thế giới động

vật (trong đó có cả con người).

10

Tài nguyên địa mạo

Theo Panizza, địa hình và các quá trình địa mạo được đánh giá là tài nguyên

thông qua 4 chỉ tiêu: khoa học, văn hóa, kinh tế-xã hội và phong cảnh. Trong đó, chỉ

tiêu khoa học phải đảm bảo được 4 đặc trưng là: 1- là mô hình tiến hóa địa mạo; 2-

là một thực thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục và đạo tào; 3- là một ví dụ

về cổ địa mạo và 4- là trụ cột của hệ sinh thái [32].

Theo Panizza, để ứng dụng tốt cho các vấn đề môi trường thì địa mạo được

chia thành 2 hướng: tài nguyên địa mạo và tai biến địa mạo [32].

“Tài nguyên địa mạo bao gồm các nguyên liệu thô (liên quan tới các quá trình

địa mạo) và địa hình – cả hai loại có ích cho con người lẫn loại có thể trở nên có ích

phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội và công nghệ”. Chẳng hạn, một bãi biển có

thể thu được giá trị và được xem là tài nguyên địa mạo khi được sử dụng cho các khu

nghỉ dưỡng ven biển [32].

Cũng theo tác giả trên, địa hình và các quá trình địa mạo đều được coi là tài

sản nếu chúng có giá trị. Từ những giá trị này, nếu được sử dụng thì chúng sẽ trở

thành tài nguyên thiên nhiên. Các thuộc tính mà có thể cho giá trị đối với tài sản, rồi

trở thành tài nguyên địa mạo bao gồm: khoa học, văn hóa, kinh tế - xã hội và phong

cảnh.

Hình 3. Mối quan hệ giữa nguyên liệu, tài sản và tài nguyên địa mạo [32]

Di chỉ địa mạo

Theo Gay, 2004 đa dạng địa học là “sự đa dạng tự nhiên về các đặc điểm địa

chất (đá, khoáng vật và hóa thạch), địa mạo (địa hình và các quá trình,…) và thổ

nhưỡng. Nó bao gồm các tập hợp, các mối quan hệ, các tính chất, những luận giải và

các hệ thống của chúng”. Đa dạng địa học ra đời từ đâu thập kỷ 90 của thế kỷ XX,

phục vụ cho việc công nhận các di sản học (Geohertage) trên cơ sở công ước về những

điều tốt đẹp của trái đất (Declaration of the Earth’s Rights) năm 1994, thành lập mạng

lưới công viên địa học Châu Âu (Europea Geoparks Network) năm 2000 và sang kiến

về công viên địa học (Initiative on Geoparks) được UNESCO thông qua vào năm

2003 (Reynard và đồng nghiệp 2007)

11

Cả địa mạo và đa dạng địa học đều có chung đối tượng nghiên cứu đó chính

là địa hình và các quá trình thành tạo ra chúng. Vậy địa mạo trong nghiên cứu đa dạng

địa học là nghiên cứu về hình thái, trắc lượng hình thái của các dạng địa hình, các quá

trình động lực trong quá khứ và hiện tại hình thành các di chỉ địa học hay di chỉ địa

mạo.

Di chỉ địa mạo nằm trong hệ thống các di chỉ địa học (geosites) được định

nghĩa là “những vị trí của địa quyển có tầm quan trọng để nhận thức về lịch sử Trái

đất. Chúng được phân định về không gian và có sự khác biệt rõ rệt với xung quanh”

(theo Bách khoa thư địa mạo). Di chỉ địa mạo có vị trí tầm quan trọng trong việc tìm

hiểu lịch sử phát triển của một lãnh thổ nào đó ở quy mô thời gian và không gian khác

nhau, hay có giá trị thẩm mỹ trong phát triển du lịch. Và trong nghiên cứu mối quan

hệ địa hình – du lịch, đến nay, đã được cụ thể hóa là nghiên cứu di chỉ địa học (geosite)

và các di chỉ địa mạo (geomorphosite). Những nghiên cứu đầu tiên về di chỉ địa mạo

đã được hướng dẫn ở Italy, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh và Tây Ban Nha vào đầu thập

kỷ 1990, sau này trở thành một lĩnh vực được quan tâm đối với các nhà địa mạo, bao

gồm cả ở Rumani. Những nghiên cứu này đã được hướng dẫn bởi một danh sách khá

dài của các nhà địa lý và địa chất, như Reynard (2002, 2004, 2008, 2009), Pralong

(2004), Panizza (2001), Panizza và Piacente (2003), Poli (1999), Brancucci và

Burlando (2001), Serrano (2002), Bertacchini (1996), Piacente (2001), Brancucci

(2003), De Waele và đồng nghiệp (2004), Piccini và đồng nghiệp (2005), Hoblea

(2009), Dowling và Newsome (2006, 2008) – những người đã xác định các quan

niệm, phát triển được các phương pháp đánh giá. Và năm 2001 – Hội địa mạo Quốc

tế thành lập nhóm nghiên cứu di chỉ địa mạo do Reynard đứng đầu.

Panizza cũng đã đưa ra định nghĩa về di chỉ địa mạo như sau: “Di chỉ địa mạo

bao gồm các thành tạo địa hình và quá trình phát sinh sự đa dạng địa hình nào đó có

như đặc điểm tạo nên một điểm đến du lịch. Di chỉ địa mạo mang các giá trị khoa

học, văn hóa/lịch sử, thẩm mỹ và/hoặc khinh tế do nhân thức hoặc khai thác của con

người” [32].

Các nhà khoa học đã phân chia di chỉ địa mạo thành 2 loại: di chỉ địa mạo tích

cực cho phép nhìn thấy được các quá trình địa mạo đang hoạt động (thung lũng sông,

bãi biển,…) và các di chỉ địa mạo thụ động biểu lộ các quá trình trước đây được xem

là di sản đặc biệt về ký ức của Trái đất. Chúng là công cụ đắc lực phục vụ cho phát

triển du lịch.

12

1.1.2. Các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa hình

Theo Panizza các tiêu chí có thể cho giá trị đối với địa hình để trở thành tài

nguyên địa mạo được liệt kê dưới đây [32].

- Giá trị khoa học

- Giá trị văn hóa

- Giá trị kinh tế - xã hội

- Giá trị về phong cảnh/cảnh vật

a) Giá trị khoa học

Trên quan điểm khoa học và trong lĩnh vực địa mạo, tầm quan trọng về giá trị

của tài nguyên địa mạo tự nhiên có thể đánh giá theo 4 đặc trưng (Panizza và Piacente,

1993):

1) Là một mô hình tiến hóa địa mạo, chẳng hạn phễu karst hoặc một cột đất.

2) Là một vật thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục, chẳng hạn một khúc

uốn của dòng sông

3) Là một ví dụ cổ địa mạo, chẳng hạn đồi băng tích hoặc thềm sông tuổi

Pleistocen

4) Địa hình có thể được xem là tài nguyên địa mạo bởi các khía cạnh khoa học

của nó, cũng như khi nó là trụ cột của hệ sinh thái, có thể bởi vì nó là một môi

trường sống dành riêng cho những loài động vật hay thực vật đặc biêt, mà

chúng là những yếu tố không thể thiếu được trong một hệ sinh thái: Một vài

vùng đất ngập nước hoặc các tích tụ mảnh vụn là những ví dụ rõ rệt. Tuy nhiên,

trong trường hợp này, các môn học khác, như Động vật học hay Thực vật học,

hơn là Địa mạo học, sẽ chỉ ra sự đóng góp của tài sản địa mạo. Trong những

trường hợp khác, việc xác định giá trị khoa học của những đặc điểm hình thái

đặc biệt, như hang động hoặc mái đá mà có lúc là vị trí cư ngụ của người cổ

đại, có thể lại nằm trong ranh giới của Khảo cổ học.

Mỗi đặc trưng trên đây có thể thừa nhận giá trị cao hay thấp nhờ mức độ hiếm

có của nó, nghĩa là tầm quan trọng của nó về mặt không gian; do đó, mức độ khác

nhau về tầm quan trọng có thể được quy cho một trong 4 loại đặc trưng đã xác nhận

ở trên:

- Địa phương

- Khu vực

13

- Siêu khu vực

- Rộng rãi trên thế giới.

b) Giá trị văn hóa

Trên quan điểm văn hóa, tài nguyên địa mạo có thể thuộc về thế giới của nghệ

thuật hoặc thuộc truyền thống văn hóa, ví dụ như: các cảnh quan đã được vẽ bởi danh

họa Venetian vào thể kỷ XVI, hoặc núi Olimpo, nơi ở của các vị thần.

Một tài nguyên địa mạo cũng có thể thu được giá trị kinh tế - xã hội, nếu có

thể được sử dụng cho mục đích du lịch hoặc thể thao, ví dụ như thung lũng Alpo, một

lối mòn cho đi bộ và tham quan tự nhiên, hoặc một bức tường đá được trang bị cho

len núi.

Một yếu tố phong cảnh cũng có thể là tài nguyên địa mạo cả ở cảm giác ngoạn

mục, lẫn vì sự hấp dẫn của nó là một sự thu hút, mà có thể làm cho nó dễ dàng hơn

đối với con người tiếp cận các vấn đề môi trường và làm tăng hiểu biết và nhân thức

của họ.

Từ những quan sát ở trên, có thể suy ra, tài nguyên địa mạo có thể hoặc là địa

hình hoặc là nguyên liệu thô, hoặc là cả hai.

c) Giá trị về phong cảnh/cảnh vật

Chỉ tiêu phong cảnh/cảnh vật có phạm vi rất rộng về bản chất trực giác. Trong

trường hợp này, cách tiếp cận với tự nhiên tùy thuộc vào cách thưởng ngoạn nó và

tâm trí của con người tại thời điểm đó. Nó được xuất phát từ những cảm giác do nhận

thức cá nhân mang tính chủ quan cao, do đó, khó mà đánh giá và so sánh với những

cảm giác và nhân thức của những người khác nhau.

d) Giá trị kinh tế - xã hội

Tiếp cận địa mạo dựa trên cơ sở kiến thức khoa học về tài nguyên thiên nhiên,

nhận thức về các quy luật điều chỉnh sự tiến hóa của nó và nhận thức về tầm quan

trọng của nó đối với loài người. Bởi thế, đây là nhiệm vụ có thể chỉ được thực hiện

bởi những nhà địa mạo được đào tạo cẩn thận – những người có thể nhận ra và đánh

giá một cách chính xác các thuộc tính này.

Địa hình trở thành tài nguyên địa mạo chỉ khi nó có những hàm ý xã hội, nghĩa

là chỉ khi các tham số khác, các tham số khách quan, bắt đầu hoạt động để đầu tư cho

nó có giá trị (Panizza và Piacente, 1993)

14

Tuy nhiên, việc đánh giá nên được thực hiện một cách chính xác, nghĩa là,

đánh giá sự tồn tại liên tục của tài nguyên theo thời gian. Một cách cụ thể hơn, điều

này bao gồm cả việc điều chỉnh sử dụng nó khi mà những quan tâm về xung đột phát

triển. Những xung đột như vậy bao gồm nghiên cứu khoa học chống lại sự khai hoa

kết trái của nó, sự hạn chế cơ hội sử dụng địa hình chống lại nhu cầu hiểu biết và

những mục đích giáo dục, sử dụng trực tiếp chống lại những quan sát thuần túy,… Vì

thế, thang đánh giá có thể được tổng kết như sau: ở vị trí thứ nhất – có sự tồn tại của

địa hình, đánh giá xem có giá trị trở thành tài nguyên địa mạo – thứ 2, cách sử dụng

nó – thứ ba. Tuy nhiên, cũng cần lưu tâm tạo ra các cơ hội công bằng cho việc sử

dụng bởi tất cả các bộ phận của xã hội vì tài nguyên địa hình cũng có giá trị chung,

cộng đồng khác với nó có giá trị riêng.

Nếu như Panizza (1996) đưa ra các tiêu chí đánh giá giá trị của tài nguyên địa

mạo thì Ielenicz M. (2009) đã đưa ra bảng đánh giá bán định lượng các giá trị của

một di chỉ địa mạo bằng cách cho điểm như sau:

Bảng 1: Tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá các lựa chọn một di chỉ địa mạo [28]

Các đặc trưng Chỉ tiêu Điểm

Địa mạo Chung 0

Kỳ dị 1

Độc đáo 2

Tần suất Cao ở địa phương 0

Hiếm ở địa phương 1

Hiếm ở vùng lớn 2

Quan hệ với các di chỉ địa

học

Hỗ trợ 1

Liên kết 2

Có thể

đến

được

Phương

tiện

thông

tin

Thiếu - Trong khu vực

- Ngoài khu vưc

0

Không

hiện đại

- Trong khu vực

- Ngoài khu vực

0.5

Hiện

đại

- Trong khu vực

- Ngoài khu vực

0.5

15

Các đặc trưng Chỉ tiêu Điểm

Hiến tặng

Thiếu 0

Yếu 1

Tốt 2

Các hoạt động du lich

Cắm trại

05 Nghỉ dưỡng, giải trí

Đào tạo

Nghiên cứu

Tầm quan trọng cho phát

triển khu vực

Không 0

Thấp tại thời điểm hiện tại 1

Quan trọng trong tương lai 2

Bảng 2: Các đặc trưng tiêu chí và điểm cho đánh giá giá trị các di chỉ địa mạo [26]

Đặc trưng Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá thông

qua

Nguyên thủy Vị trí không

gian

Tính hấp dẫn Yếu

(0,5)

TB

(1,0)

Mạnh

(2)

Khả năng nhìn thấy <100m

(0,5)

100 –

1000m

(1)

>1000m

(2)

Kích thước Diện tích <5m2

(0,5)

<50m2

(1)

>50m2

(2)

Dài hoặc cao <100m

(0,5)

100 –

500m

(1)

>500m

(2)

Ép buộc trong tập hợp cảnh

quan thông qua hình dạng và

màu sắc

Yếu

(0,5)

TB (1,0) Mạnh (2)

16

Đặc trưng Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá thông

qua

Nguyên thủy Khoa học Địa mạo là kết quả của cấu

tạo, nguồn gốc và tiến hóa

Yếu

(0,5)

TB (1,0) Mạnh (2)

Hiếm thông

qua nguồn

gốc và kích

thước

Trong địa

phương

Thường

xuyền

(0,1)

TB (0,5) Hiếm

(1,5)

Hiếm thông

qua nguồn

gốc và kích

thước

Trong khu

vực lớn

Thường

xuyền

(0,5)

TB (1) Hiếm (2)

Nguồn nghiên cứu Hạn chế

(0,5)

TB (1) Quang

trọng

(1,5)

Nguồn chỉ thị và cho giáo dục

sinh thái

Hạn chế

(0,5)

TB (1) Quang

trọng

(1,5)

Thứ sinh Lịch sử - Văn

hóa

Nguồn cảm hứng (tranh, ảnh,

thơ, tín ngưỡng, điêu khắc,

lịch sử, nghệ thuật truyền

thống, …)

Không Yếu TB

0 0,5 1,5

Địa điểm của

sự kiên

Lĩnh vực

(Domain)

Không Ít quan

trọng

Quan

trọng

Lịch sử 0 0,5 1,5

Địa điểm

quan trọng

cho sự kiện

hoặc tính

cách

Sự kiện văn

hóa

0 0,5 1,5

Lịch sử 0 0,5 1,5

Văn hóa 0 0,5 1,5

Biểu diễn thể

thao

Leo núi Không Ít quan

trọng

Quan

trọng

0 0,5 1,5

17

Đặc trưng Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá thông

qua

Trèo lên các đỉnh núi, dãy núi

có độ cao lớn

0 0,5 1,5

Đi bè, đi trong hẻm núi,… 0 0,5 1,5

Địa chất lịch

sử

Cơ sở cho điều nay Ít ý

nghĩa

Có ý

nghĩa

Quan

trọng

0,1 0,5 1,0

Yếu tố trong cấu trúc cảnh 0 0,5 1,5

Thứ sinh Các hành

động ở mức

độ

Địa phương Không Ý nghĩa

Quang

trọng

0 0,5 1,0

Quốc gia 0 0,5 1,0

Có thể đến

được

Mạng lưới (từ đường mòn

đến đường quốc ô tô)

Không Không

hiện đại

Hiện

dại

0 0,5 1,0

Tính dễ bị

tổn thương

và mức độ

bảo tồn

Các quá trình nhân sinh Không Ít bị

tác

động

Bị tác

động

mạnh

1 0,5 0

Các quá trình tự nhiên 1 0,5 0

Dùng làm

vốn/Lợi

dụng

Sự hiện diện, bố trí du lịch Không

Yếu Tốt cho

mỗi

kiểu

0 0,2 0,5

Số du khách/năm hoặc trung

bình. Số lượng ý kiến thăm

dò về hoạt động du lịch trên

các di chỉ địa mạo

<100 100-

1000

>1000

0 1 1,5

18

1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu tài nguyên địa hình phục vụ phát triển kinh tế

xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Các nghiên cứu quốc tế

Các nghiên cứu về địa mạo nói chung và địa hình nói riêng đã được diễn ra từ

rất lâu về trước, song lịch sử tồn tại của nó như một khoa học độc lập lại rất ngắn

ngủi. Trước đây, những tài liệu về địa hình mặt đất chỉ được thu thập một cách nhân

tiện khi tiến hành các công trình nghiên cứu địa lý, địa chất, sinh vật học và thổ

nhưỡng. Thêm vào đó, đó mới chỉ là những tài liệu mạng tính mô tả. Chỉ sau khi xuất

hiên những công trình nghiên cứu tổng quát nổi tiếng của các nhà địa lý địa chất như

Powell, Gillbert, Davis, Richthofen, A. Penck và nhất là của W. Penck thời kỳ cuối

thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, khoa học địa mạo mới được hình thành như chúng ta thấy

ngày nay[2].

Trong những năm gần đây đã có rất nghiều tài liệu nghiên cứu về địa hình nói

riêng và địa mạo nói chung dưới góc độ là một tài nguyên thiên nhiên gắn với các

vấn đề môi trường hay phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nổi bật trong số đó là cuốn

sách “Environmental Geomorphology” của M. Panizza. Trong tác phẩm của mình,

ông không chỉ chỉ ra các khái niệm cơ bản về địa mạo học, tài nguyên địa mạo, tai

biến địa mạo,…, mà còn đặt chúng trong các mối quan hệ với con người (các hoạt

động của con người) và môi trường.

Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tiềm năng và giá trị của các dạng

địa hình cụ thể đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đặc biệt nổi bật lên là

các nghiên cứu về cảnh quan địa hình Karst và các giá trị độc đáo của nó.

Trong tuyển tập các nghiên cứu “Sustainability of the Karst environment”

của UNESCO và International Hydrological Programme (2009), Nội dung

chính hội nghị tập trung vào:

Khía cạnh địa chất

Khía cạnh địa mạo

Thủy văn và địa chất thủy văn các khía cạnh

Vùng núi đá vôi Ven biển và bị ngập

19

Khía cạnh sinh học và sinh thái của vùng núi đá vôi

Tác động của con người và bảo vệ vùng núi đá vôi

Các khía cạnh xã hội học, nhân khẩu học và xã hội của vùng núi đá vôi

Núi đá vôi và các khu vực núi đá vôi khác (Trung Quốc, Alpine, Caribbean

núi đá vôi, vv)

Đây là một báo cáo đầy đủ về nhiều khía cạnh của bảo tồn, phát triển bền vững

khu vực núi đá vôi với các nghiên cứu về di chuyển trầm tích khu vực trên nghiên

cứu về dòng chảy, các nghiên cứu tái tạo hệ thống cảnh quan khu vực karst, các tai

biến khu vực Karst,… trên nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nghiên cứu “A sustainability index for karst environments” của Philip Van

Beynen, Robert Brinkmann và Kaya Van Beynen đã chỉ ra các yếu tố chịu tác

động của hoạt động dân sinh đang nảy sinh trong những khu vực hệ thống đá

vôi.

Mỏ đá lộ thiên:

Khai thác mỏ ngầm:

Nông nghiệp:

Du lịch hồ ô nhiễm

Sử dụng đất đô thị và sử dụng

nguồn nước

Chính phủ

Nông nghiệp xanh

Xây dựng và phát triển

Phát triển kinh tế ngành công

nghiệp xanh

Du lịch sinh thái

Năng lượng

Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Giao thông vận tải

Giảm lãng phí phát sinh chất

thải

Dạy giáo dục

Bảo tồn nước

Quản lý khí thải nhà kính

Tài liệu trong nước

Tại nước ta, trước đây các nghiên cứu chủ yếu vẫn chỉ tập trung nghiên cứu

vào các đặc điểm khoa học của địa mạo và địa hình và ứng dụng của chúng trong việc

xây dưng các công trình, quy hoạch hay các tai biến liên quan,…. Trong vài năm trở

20

lại đây, dưới sự bùng nổ của các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển

bền vững, các nghiên cứu địa mạo của nước ta dần chuyển hướng sang việc nghiên

cứu các giá trị của địa hình – địa mạo, và đặt chúng trong mối quan hệ với các vấn đề

môi trường và phát triển bền vững.

Nhắc đến các tài liệu nghiên cứu địa hình – địa mạo, chúng ta không thể không

nhắc tới các giáo trình về chúng. Trong đó, giáo trình “Địa mạo đại cương” của

GS.TS. Đào Đình Bắc đã đặt nền móng cơ sở cho các kiến thức về địa mạo học của

luận văn. Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu về các dạng địa hình cụ thể độc đáo và

các giá trị của nó trong phát triển kinh tế - xã hội như địa hình Karst.

Năm 1956, Nguyễn Đức Chính đã biên soạn cuốn Địa lí tự nhiên Việt Nam,

trong đó có nêu lên các đặc điểm karst nhiệt đới ở nước ta.

Thập niên cuối thế kỷ 20, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về “nghiên

cứu địa hình karst phục vụ du lịch” do Nguyễn Quang Mỹ chủ trì (1991 – 1994) đã

giải quyết một loạt vấn đề lý thuyết và thực tiễn về hang động và karst nhiệt đới ở

Việt Nam.

- ‘‘Địa hình karst ở Việt Nam” của Đào Trọng Năng (1979); Luận án Phó Tiến

sĩ về “karst Việt Nam” của Phạm Khang (1995);

- ‘‘Atlat du lịch hang động Việt Nam” của Nguyễn Quang Mỹ (1993); và

chuyên khảo ‘‘Kỳ quan hang động Việt Nam” do Nguyễn Quang Mỹ và L.

Howard đồng chủ biên (2002), với gần 500 trang giới thiệu được những nét

chính hang động Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

- Hợp tác “Thám hiểm và nghiên cứu hang động trong các vùng đá vôi ở Việt

Nam” giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (trước đây là Trường Đại học

Tổng hợp Hà Nội) và Hội Nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh (British

Research Cave Association - BRCA) chính thức được thực hiện từ năm 1990.

Từ năm 1989, cứ 2 năm và gần đây là 1 năm một lần, đoàn thám hiểm Hang

động Hoàng gia Anh đến Việt Nam và phối kết hợp với Bộ môn Địa mạo để

khám phá và nghiên cứu hang động.

- Đến nay, hợp tác Thám hiểm và Nghiên cứu Hang động trong các vùng đá vôi

ở Việt Nam trong đó có khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng giữa Khoa Địa lý,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (trước đây là

21

Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) đã được 22 năm

với 13 đợt khảo sát với quy mô khác nhau, tiến hành nghiên cứu hang động ở

các tỉnh như: Quảng Ninh, Quảng Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Cao

Bằng, Quảng Nam, Đà Nẵng và đã đo vẽ tổng độ dài trên 250 km của hơn 300

hang.

Ngoài ra, còn một số tài liệu khác:

- Tài liệu “Giới thiệu núi đá vôi Kiên Giang” do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát

hành năm 2009. Tài liệu giới thiệu một cách khái quát về các giá trị của cảnh

quan địa hình Karst ở Kiên Giang như: giá trị khảo cổ học, giá trị văn hóa, giá

trị lịch sử, đa dạng sinh học núi đá vôi,… Ngoài ra tài liệu cũng nêu khái quát

hiện trạng khai thác đang diễn ra ở đây nhằm hướng tới mục tiêu phát triển

bền vững nguồn tài nguyên cảnh quan karst.

- Các bài báo khoa học về địa hình Karst và hang động ở Vịnh Hạ Long nhằm

tìm hiểu về đặc trưng của địa hình Karst ở khu vực nghiên cứu.

1.2. SINH KẾ BỀN VỮNG

1.2.1. Khái niệm sinh kế bền vững

Khái niệm sinh kế bề vững về cơ bản được dụa trên nền tảng của khái niệm về

sinh kế và sự phát triển bền vững, trong đó chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững.

Về sinh kế, các khái niệm sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn

trong các nghiên cứu đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway

(1992), trong đó, sinh kế, theo cách hiểu đơn giản nhất là phương tiện để kiếm sống.

Một định nghĩa đầy đủ hơn của Chambers và Conway về sinh kế là: “sinh kế bao gồm

khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”.

Một sinh kế là bền vững “khi có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ

những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra

các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh

kế khác ở cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn[22].

Dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1992),

Scoones (1998) định nghĩa sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các

nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện

sống của con người. Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết được

22

hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khẳ năng và

nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên [22].

Năm 2001, Cơ quan phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái

niệm về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế

“bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống

cho con người”. Khái niệm này về cơ bản hoàn toàn giống với khái niệm về sinh kế

của Chambers và Conway (1992) và Scoones (1998) [23].

Về phát triển bền vững, thuật ngữ phát triển bền vững được giới thiệu lần đầu

tiên bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Họ cho rằng “sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh

tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi

trường sinh thái học”. Để làm rõ hơn khái niệm trên, Ủy ban Thế giới về môi trường

và phát triển (WCED) (1987) đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững là “sự phát

triển có thể đáp sứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến

những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lại …”.

Theo Wikipedia, phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa

một sự phát triển trong hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương

lai xa. Khái niệm nay hiện nay đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên

thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa,

… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam, quan điểm phát triển

bền vững được thể hiện như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu

cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của

các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm

bảo tiến bộ xã hộ và bảo vệ môi trường”

Thông qua tìm hiểu và làm rõ các khái niệm về sinh kế và phát triển bền vững

thì sinh kế trở nên bền vững khi giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc

có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương

lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên (theo DFID, 2001).

1.2.2. Tính bền vững của sinh kế

23

Chambers và Conway (1992) đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 2 phương

diện: bền vững về môi trường (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc bảo tồn

hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệ tương lai) và bền

vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết những căng

thẳng và đột biến). Sau này, Scoones (1998), Ashley, C. và Carney, D. (1999), DFID

(2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả phương

diện kinh tế và thể chế và đi đến thống nhất đánh giá tính bền vững của sinh kế trên

4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế [22].

- Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt được và duy trì một

mức phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa

các khu vực.

- Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt xã hội được

giảm thiểu và công bằng xã hội được tối đa.

- Tính bền vững về môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường năng

suất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

- Một số sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc quy trình

hiện hành có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn

định theo thời gian để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế.

Theo các tác giả trên, cả 4 phương diện này đều có vai trò quan trọng như nhau

và cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả 4 phương diện. Cùng trên quan điểm đó,

một sinh kế là bền vững khi: có khả năng thích ứng và phục hồi trước những cú sốc

hoặc đột biến từ bên ngoài; không phụ thuộc và sự hỗ trợ từ bên ngoài; duy trì được

năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và không làm phương

hại đến các sinh kế khác.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế

Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa ra

một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã

hội, môi trường và thể chế [23].

- Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập

của hộ gia đình.

- Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: tạo thêm

việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực.

24

- Bền vững về môi trường được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn

các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy hải sản,…), không

gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường,…).

- Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống

pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình quy hoạch chính sách có

sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư

hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và

chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian.

1.2.3.1. Khung sinh kế bền vững

Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững

Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của

5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế;

(iii) kết quả sinh kế; (iv) thể chế và chính sách; và (v) bối cảnh bên ngoài [15].

Nguồn lực sinh kế

Khả năng tiếp cận của con người đối với các nguồn lực sinh kế được coi là

yếu tố trọng tâm trong cách tiếp cận sinh kế bền vững. Có 5 loại nguồn lực sinh kế:

- Nguồn lực tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự

nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế; ví du

như đất đai, rừng, tài nguyên biển, nước, không khí, địa hình,…

- Nguồn lực vật chất: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các hoạt

động sinh kế; ví dụ như đường giao thông, nhà ở, cấp thoát nước, năng lượng

(điện,…), thông tin,…

- Nguồn lực tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng

để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt,

trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,…

- Nguồn lực con người: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng

lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục,… giúp con người thực hiện các hoạt

động sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn.

- Nguồn lực xã hội: bao gồm các mối quan hệ trong xã hội mà con người dựa

vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu là các mạng lưới xã hội (các

tổ chức phi chính phủ hoặc dân sự), các thành viên của tổ chức cộng đồng,…

Hoạt động sinh kế

25

Hoạt động sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn

có để kiếm sống và đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Các nhóm dân cư khác nhau

trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác

nhau nên có những lựa chọn về hoạt động sinh kế không giống nhau. Các hoạt động

sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản,

sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, buôn bán, du lịch,…

Kết quả sinh kế

Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kế hợp các

nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế. Các kết quả sinh kế

chủ yếu bao gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương,

tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thể chế chính sách

Các thể chế (cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư nhân) và luật pháp,

chính sách đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện thành công các sinh kế. Các

thể chế và chính sách được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình

đến các cấp cao hơn như cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế. Các thể chế và chính

sách quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các hoạt

động sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau.

Bối cảnh bên ngoài

Sinh kế bị ảnh hưởng rất lớn bởi 3 yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài là (i) các

xu hướng (về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động sinh kế cấp quốc gia và quốc

tế, sự thay đổi công nghệ,…), (ii) các cú sốc (về sức khỏe do bệnh dịch, về tự nhiên

do thời tiết và thiên tai, về kinh tế do khủng hoảng, về mùa màng/vật nuôi) và (iii)

tính mùa vụ (sự thay đổi giá cả, hoạt động sản xuất, các cơ hội việc làm có tính thời

vụ).

1.2.3.2. Một số khung sinh kế bền vững tiêu biểu

Khung sinh kế bền vững (Sustainable Liveliohoods Framework)

26

Hình 4. Khung sinh kế bền vững của DFID

Năm 2001, cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khung

sinh kế bền vững, theo đó, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống (hoạt động

sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế có sẵn (5 loại nguồn lực) trong một bối

cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này chịu ảnh

hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt, các tác động mang tính thời vụ. Sự lựa

chọn hoạt động sinh kế của hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là

kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố này [23].

Khung sinh kế bền vững vùng ven biển (Sustainable Coastal Livelihoods

Framework)

27

Hình 5. Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM

Trên cơ sở các khung sinh kế bền vững trên, năm 2004, IMM đã sửa đổi lại để

áp dụng cho các cộng đồng ven biển, được gọi là “Khung sinh kế bền vững vùng ven

biển”.

Theo IMM, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm

yếu tố. Các yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn

lực) mà hộ gia đình sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Thuộc nhóm thứ hai

là các yếu tố đặc điểm cá nhân (như tuổi tác, giới tính, tôn giáo,…) và các yếu tố xã

hội (như cơ cấu chính trị, chính sách, pháp luật,…) có ảnh hưởng gián tiếp đến cộng

đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp như tính mùa

vụ, thiên tai, xu hướng bên ngoài,… Sự lựa chọn các hoạt động sinh kế của cộng đồng

28

ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa

3 nhóm yếu tố cơ bản này [15].

Như vậy, ý tưởng chung của các khung sinh kế bền vững nêu trên là: các hộ

gia đình, dựa vào nguồn lực sinh kế hiện có (bao gồm nguồn lực con người, tự nhiên,

tài chính, vật chất và xã hội) trong bối cảnh thể chế và chính sách nhất định ở địa

phương, sẽ thực hiện các hoạt động sinh kế (như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và

nuôi trồng, du lịch, đa dạng hóa các loại hình sinh kế,…) nhằm đạt được các kết quả

sinh kế bền vững (như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm rủi ro và khả năng bị

tổn thương, cải thiện an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài

nguyên,….) dưới sự tác động của bối cảnh bên ngoài (các cú sốc, các xu hướng và

tính mùa vụ). Cụ thể hơn, việc phân tích khung sinh kế bền vững sẽ giúp trả lời câu

hỏi: nguồn lực sinh kế nào, hoạt động sinh kế nào, thể chế - chính sách nào là quan

trọng để đạt được sinh kế bền vững cho các nhóm đối tượng khác nhau.

1.3. NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG GĂN VỚI BẢO TỒN THIÊN

NHIÊN

Hiện nay, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu hướng tiếp cận sinh kế để áp dụng

trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Những nghiên cứu này chủ yếu tập

trung nghiên cứu các hướng áp dụng sinh kế trong các khu vực có nguồn tài nguyên

đa dạng sinh học, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia. Trong khuôn

khổ nghiên cứu, các tài liệu này đã được tìm hiểu với mục đích tìm hiểu thế nào là

sinh kế bền vững, tính bền vững của sinh kế, các tiêu chí đánh giá tính bền vững của

sinh kế. Đồng thời qua đó chúng ta có thể hiểu được cách phân tích đánh giá các sinh

kế thông qua khung sinh kế bền vững để phục vụ các mục tiêu của nghiên cứu.

Một số tài liệu nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới:

- Tác giả Abiyot Negera Biressu (2009) cho rằng các hoạt động bảo tồn của

VQG cần chú ý chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, đồng

thời cải thiên sinh kế cho cộng đồng địa phương.

- Krisna B. Ghimire (2008) qua cuốn “Park and people: Livelihood Issue in

national Parks Management in Thailand and Madagascar” cũng khẳng định

những ý kiến trên.

- Trong cuốn “Involving Indigenous peoples In Protected Are management”

Comparative perspectives from Nepal, Thailand, and China” tác giả Sanjay K

29

(2002) lưu ý đến việc cần phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh kế của họ

trong các KBT và VQG trong các hoạt động bảo tồn.

Một số tài liệu trong nước

- Nghiên cứu “Tác động của Đô thị hóa và công nghiệp hóa đến sinh kế nông

dân” được thực hiện bởi TS. Nguyễn Văn Sửu – Trường Đại học Khoa học xã

hội nhân văn tại một làng ven đô Hà Nội.

- Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng cồn bãi

huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” được thực hiện bởi một nhóm nghiên

cứu, đứng đầu là PGS.TS Hoàng Mạnh Quang (Trường Đại học Nông lâm

Huế) năm 2009.

- Cuốn sách “Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn Việt Nam” đã được hoàn

thành bởi một nhóm tác giả, đứng đầu là Angus McEwin và được xuất bản

năm 2007.

- Báo cáo kinh tế - xã hội “Giám sát tác động và đánh giá khả năng tổn thương

của các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước khu vực

VQG Xuân Thủy, Nam Định”, xuất bản năm 2009.

1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Các quan điểm nghiên cứu

Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu về một sự vật hiện tượng, chúng ta cần

xem xét nó một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong

trạng thái hoạt động và phát triển, để tìm ra bản chất và quy luật vận động của

đối tượng. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta đặt sự vật trong một hệ thống

chỉnh hợp các mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Giúp chúng ta phân

tích đối tượng thành các bộ phận các phần để nghiên cứu chúng một cách sâu

sắc hơn để tìm ra tính hệ thống của chúng. Đồng thời cũng đảm bảo tính thống

nhất của các hợp phần nghiên cứu.

Quan điểm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể

đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những

khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai” theo báo cáo Brundtland năm 1987

của Ủy ban môi trường và Phát triển Thế giới – WCED. Quan điểm phát triển

bền vững trong nghiên cứu được thể hiện thông qua việc đề xuất định hướng

các sinh kế. Các sinh kế được đề xuất trong nghiên cứu phải đáp ứng được các

yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường.

30

Quan điểm bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn: Bảo tồn là hoạt động

bảo vệ và duy trì; phát triển có thể hiểu đơn giản là sự đi lên hay lớn lên của

sự vật. Bảo tồn để phát triển trong nghiên cứu chỉ sự bảo vệ và duy trì hiện

trạng cũng như các giá trị của tài nguyên từ đó tạo nguồn lợi không ngừng cho

cộng đồng địa phương. Còn phát triển để bảo tồn lại chỉ khi người dân thu

được nguồn lợi từ những giá trị mà mình đã bảo tồn thì từ đó sẽ có ý thức hơn

trong việc khai thác làm sao để thu được lợi ích lâu dài nhất.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng quan và phân tích tài liệu

Nội dung của phương pháp là quá trình tìm kiếm, tổng hợp và xử lý những tài

liệu thu thập được trước khi bắt đầu nghiên cứu. Từ đó, xây dựng được một cái nhìn

tổng quan về đề tài. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các bước tiếp theo của đề tài.

Các tài liệu được tổng hợp và phân tích bao gồm: các tài liệu về điều kiện tự nhiên –

kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu; các tài liệu tài nguyên địa mạo nói chung và

tài nguyên địa hình nói riêng; các tài liệu về sinh kế, sinh kế bền vững và phát triển

bền vững. Ngoài ra còn có các tài liệu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của

khu vực.

Phương pháp thực địa

Nội dung của phương pháp là tổ chức đi khảo sát tại khu vực nghiên cứu nhằm

thu được số liệu sát thực và cập nhập nhất. Phương pháp bao gồm các bước:

- Tìm hiểu về khu vực nghiên cứu: bước này được thực hiện thông qua việc tìm

hiểu các tài liệu liên quan về khu vực nghiên cứu. Các thông tin liên quan đến

khu vực nghiên cứu, nhằm xây dựng được cái nhìn tổng quan về khu vực

nghiên cứu trước khi đi thực địa.

- Xây dựng lộ trình thực địa: thông qua việc tìm hiểu về khu vực nghiên cứu,

lựa chọn ra các điểm cần thực địa, lộ trình thực địa. Từ đó, tăng hiệu quả của

quá trình thực địa, tránh việc lãng phí về thời gian, công sức, tài chính, cũng

như việc lan man làm giảm kết quả của chuyến thực địa.

- Báo cáo thực địa: Sau khi đi thực địa trở về, viết báo cáo tóm tắt quá trình thực

địa, các kết quả đạt được trong quá trình thực địa, các vấn đề còn chưa đạt

được. Từ đó, rút ra các kinh nghiệm cho các chuyến thực địa sau.

Phương pháp địa chất, địa mạo

31

Với nội dung chính của đề tài liên quan đến đánh giá giá trị của hệ thống hang

động và địa hình karst. Phương pháp là việc ứng dụng các kiến thức về địa chất và

địa mạo trong quá trình thực địa. Từ đó, làm nổi bật nhưng giá trị địa chất, địa mạo

đã được phát hiện trước đây; tìm kiếm những giá trị địa chất, địa mạo còn tiềm tàng

của khu vực.

Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS

Đây là phương pháp sử dụng những công cụ địa lý như: bản đồ, viễn thám và

GIS vào phục vụ quá trình nghiên cứu và hỗ trợ triệt để cho quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các công cụ địa lý:

- Ảnh vệ tinh của khu vực nghiên cứu

- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu

- Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu

- Các sơ đồ hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch, sơ đồ định hướng phát triển

du lịch,…

Tất cả các công cụ trên được sử dụng nhằm giúp luận văn xây dựng được một

các nhìn tổng quan về tài nguyên địa hình, hiện trạng phát triển du lịch của khu vực

nghiên cứu. Từ đó, góp phần trong việc xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên địa

hình, và các định hướng phát triển sinh kế bền vững cho vịnh Bái Tử Long

Phương pháp phỏng vấn, điều tra

Với mục tiêu điều tra, đánh giá hiện trạng sinh kế của khu vực để từ đó đưa ra

những đề xuất định hướng sinh kế bền vững của mình. Phương pháp này sẽ hỗ trợ

đắc lực cho việc điều tra các thông tin về hiện trạng sinh kế của địa phương, giúp đề

tài thu được những thông tin cần thiết để đưa ra những đánh giá và đề xuất. Phương

pháp này được thực hiên thông qua các bước:

- Xây dựng bảng hỏi điều tra: Sau khi nghiên cứu các tài liệu về khu vực nghiên

cứu cũng như các tài liệu liên quan, luận văn đã nghiên cứu xây dựng một

bảng hỏi điều tra với các câu hỏi bám sát vào các thông tin cần thu thập.

- Lựa chọn mẫu điều tra: Bảng hỏi được lấy mẫu ngẫu nhiên tại khu vực nghiên

cứu. Tuy nghiên, các mẫu này được phân bố hợp lý giữa hai khu vực dân cư

là: cộng đồng dân cư sinh sống trên các đảo lớn và cộng đồng dân cư sinh sống

trên các bè nổi trong khu vực.

32

- Xác định quy mô mẫu: Với công tác điều tra bảng hỏi, số lượng mẫu thu được

càng nhiều thì kết quả phân tích càng chính xác. Tuy nhiên, trong phạm vi

nghiên cứu của mình, luận văn xác định số lượng mẫu tối thiểu mình cần điều

tra là 30 mẫu.

Phương pháp phân tích, thống kê

Phương pháp được sử dụng sau hai phương pháp thực địa và điều tra, khảo

sát. Với nhiệm vụ, thống kế số liệu thu thập được từ 02 phương pháp trên, sau đó sử

dụng các yếu tố phân tích và thống kể để cho ra là các số liệu hữu ích đối với nghiên

cứu như:

- Số liệu về tài nguyên địa hình khu vực nghiên cứu

- Các số liệu về sinh kế

- Các số liệu về hoạt động và hiểu biết của cộng đồng địa phương đối với tài

nguyên địa hình

Phương pháp so sánh

Được sử dụng để so sánh đánh giá giữa các sinh kế bền vững với các sinh kế

có sẵn tại địa phương, giữa các sinh kế bền vững với nhau. Để đưa ra được sinh kế

bền vững tối ưu nhất.

33

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH VÀ THỰC TRẠNG SINH

KẾ CỘNG ĐỒNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG.

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA HÌNH KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ

LONG

Địa hình là kết quả của các tác động đồng thời, ngược nhau và liên tục của hai

quá trình nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, có rất nhiều nhân tố thuộc hai quá trình

trên tác động đến sự hình thành và phát triển địa hình như: đặc điểm thạch học và

kiến tạo, nhóm các nhân tố khí hậu, nhóm các nhân tố thủy văn và hải văn,…. Bên

cạnh các nhóm nhân tố tự nhiên trên, con người cùng với các hoạt động của mình

ngày càng tác động nhiều hơn vào tài nguyên địa hình nhằm phục vụ các mục đích

sử dụng của mình.

2.1.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên

2.1.1.1. Đặc điểm thạch học và kiến tạo

Theo các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm địa chất và kiến tạo của vịnh Hạ

Long – vịnh Bái Tử Long đã được công bố như cuốn “Lịch sử địa chất vịnh Hạ

Long” [12], cuốn “Kỳ quan địa chất vịnh Hạ Long” [11]; “Bản đồ địa chất tờ Hạ

Long (Hòn Gai) tỷ lệ 1:200.000” [3], và các tài liệu khác, luận văn đã rút ra đặc

điểm địa chất của khu vực nghiên cưu bao gồm:

a) Đặc điểm thạch học

Hệ tầng Dưỡng Động (D1-2 dđ)

Hệ tầng có tuổi Devon sớm – giữa, phân bố rộng rãi ở khu vực rìa Đông Bắc

và Tây Nam Vịnh Hạ Long. Ở rìa Đông bắc, trầm tích hệ tầng gặp ở Ngọc Vừng, Vạn

Cảnh. Ở Tây nam gặp ở Bắc Thủy Nguyên, Nam Đông Triều. Bề dày trầm tích hệ

tầng khoảng 450 – 550m. Thành phần chủ yếu là cát kết, cát kết dạng quarzit màu

xám sang xen các lớp mỏng sét bột kết, cát bột kết. Các loại hóa thạch Tay cuộn, San

hô, Huệ biển chỉ thị cho môi trường ven bờ với các dạng đặc trưng là Euryspirifer

tonkinensis, Indospirtifer kwangsiensis Atripaex gr. Reticularis,…. Quan hệ dưới của

hệ tầng không rõ, quan hệ trên chuyển tiếp lên hệ tầng Lỗ Sơn.

34

Hình 6. Bản đồ địa chất vịnh Bái Tử Long

35

Hệ tầng Bản Páp (D2 bp)

Tuổi Devon sớm – giữa, trong phạm vi Đông Bắc Bộ; hệ tầng Bản Páp phân

bố rộng rãi ở Hà Giang, Tuyên Quyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên

và vùng duyên hải Bắc Bộ. Đá vôi tái kết tinh hạt nhỏ, màu xám xẫm, phân lớp trung

bình đến dày, đôi khi xen những lớp mỏng sét vôi chứa: Coenites cf. vermicularis,

Parastriatopora champugensis,…, dày 230m. Đá xám, phân lớp không đều, đôi khi

xen những lớp mỏng sét vôi, phần trên cùng là đá vôi silic hạt mịn, trong đá chứa

Favosites stellaris, dày 75m. Đá vôi hạt nhỏ đến xám sáng, phân lớp không đều đôi

khi xen những lớp mỏng sét vôi phong hóa có màu nâu đỏ, những lớp trên cùng của

tập chứa Lỗ tầng và Tay cuộn kích thước nhỏ, …, dày khoảng 150m. Đá vôi mịn hạt,

màu xám sẫm, phân lớp mỏng đến trung bình, xen những lớp mỏng hoặc thấu kinh

đá phiến silic, vôi silic màu xám sẫm tới đen, dày 250 – 280m. Tổng bề dày của hệ

tầng ở mặt cắt này hơn 700m.

Loạt Sông Cầu

Tuổi Devon sớm, phân bố ở phía Đông Bắc Bộ; tỉnh Thái Nguyên; bản Chanh

– Bản Tắc, theo suối Bản Rõm đổ ra sông Cầu, Thái Nguyên. Cát kết thạch anh dạng

quarzit màu xám vàng hoặc tím gụ, dày 500m; đá vôi, cát kết vôi xám đen, xen đá

phiến vôi, cát kết dạng quarzit, dày 400 – 450m. Tổng chiều dày của loạt này từ 900

– 1000m.

Hệ tầng Cát Bà (C1 cb)

Trầm tích cacbonat nguồn gốc hóa học và sinh vật của hệ tầng dày 400 – 450m,

phân bố trên đảo Cát Bà, phổ biến rộng rãi ở vịnh Hạ Long, kể cả trong khu di sản

vịnh Bái Tử Long và một số nơi phía Bắc Thủy Nguyên. Thành phần trầm tích khá

đồng nhất gồm đá vôi phân lớp mỏng đến dày, màu đen, xám đen, xám sáng xen kẹp

ít lớp mỏng và mẩu ổ silic.

Phụ hệ tầng dưới dày 200m gồm đá vôi màu đen, xám đen, phân lớp mỏng đến

dày, xen kẹp những lớp mỏng và mẩu ổ silic, có xen ít lớp mỏng sét vôi. Đá vôi

thường vi hạt, ẩn tinh, đôi nơi kết tinh thành hạt nhỏ, phân lớp dày 20 – 40cm đến

1m, khoáng vật can xít chiếm 96 – 100%, thạch anh và plagiocla khoảng 1 – 2%, sét

2 – 3%. Các lớp đá silic cứng và giòn, dày dưới 5cm, màu đen nhạt.

36

Phụ hệ tầng trên dày 250m, thành phần trầm tích khá đồng nhất bao gồm đá

vôi xen kẹp đá vôi giả trứng cá, màu đen, xám sẫm, xám sáng, phân lớp vừa đến dầy.

Đá vôi có cấu tạo vị hạt, ẩn tinh, thành phần khoáng vật canxit 98 – 100%, thạch anh

1 – 2%, có nơi do bị dolomit hóa, lượng khoáng vật dolomit đạt trên 50%.

Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)

Tuổi Carbon hạ - Permi, phân bố rộng rãi ở Đông Bắc Bộ: Hải Phòng, Quảng

Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên; Tây Bắc Bộ: các tỉnh Sơn La,

Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa; Bắc Trung Bộ:các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình. Gồm đá vôi màu xám, xám sáng, phân lớp vừa, dày và dạng khối. Đá vôi silics,

đá vôi sét dày 20 – 25m; đá vôi tái kết tinh, dày 50 – 100m; đá vôi trứng cá, dày 40 –

70m; đá vôi hạt hơi thô, dày 200m; đá vôi trứng cá, dày 250 – 400m; đá vôi dạng

khối, dày 100m; đá vôi hữu cơ, dày 70 – 90m; đá vôi dạng khối, dày 150 – 200m; đá

vôi dạng khối nhiều di tích hữu cơ, dày 50m. Bề dày chung của hệ tầng đá vôi này

khoảng 1000 – 1500m. Hệ tầng Bắc Sơn được chia thành 13 sinh đới Trùng Lỗ:

Uralodiscus, Glomodiscus, Endothyranopsis – Pseudoendothyra,…

Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg)

Trầm tích chứa than hệ tầng Hòn Gai tuổi Trias muộn, phân bố ở thành phố

Hạ Long, đảo Cái Bầu, Vàng Danh, Mạo Khê. Ngoài ra còn phân bố trên các đảo

Tuần Châu, Hoàng Tân, bề dày 2000 – 2500m. Phụ hệ tầng dưới là cuội kết, sạn kết,

cát kết và những thấu kinh than mỏng nằm bất chỉnh hợp góc trên đá Pecmi, bề dày

thay đổi từ 200 – 500m. Phụ hệ tầng trên gồm cát kết, cuội kết, bột kết, acgilit và

những vỉa than dày. Bề dày phụ hệ tầng trên là 600 – 800m và chứa từ một vài đến

60 vỉa than có chất lượng tốt, trữ lượng lớn trên 3 tỷ tấn. Phức hệ hóa thạch thực vật

Tuế và Dương xỉ rất phong phú, hơn 150 loại.

Hệ tầng Hà Cối (J1-2 hc)

Có tuổi Jura hạ - trung, phân bố trên những diện tích rộng lớn ở Quảng Ninh,

ven vịnh Hà Cối từ Móng Cái đến Mông Dương, qua Đông Triều và trên các đảo Cái

Bầu, Vĩnh Thực, Cái Chiên; ngoài ra còn lộ ở Đình Lập, An Châu, Thái Nguyên và

rải rác ở một số nơi khác. Phân hệ tầng dưới chủ yếu là trầm tích hạt thô: 1. Cuội kết

thạch anh phân lớp dày đến dạng khối xen ít lớp kẹp bột kết; 2. Cát kết thạch anh hạt

thô màu trắng xen ít lớp kẹp cát kết dạng quarzit xám trắng; 3. Bột kết nâu đỏ xen ít

cát kết màu xám chứa vật chất than đen; 4. Cát kết thạch anh, cát kết dạng quarzit

37

xám trắng, hồng nhạt chứa hóa thạch Chân bụng bảo tồn xấu xem ít lớp kẹp bột kết

nâu đỏ. Bề dày chung của phân lớp đạt khoảng 390m. Trong những lớp sét than, bột

kết than ở vùng Thác Than, Bắc Tiên Yên.

Trầm tích mặt đáy vịnh Hạ Long

Trầm tích mặt đáy vịnh Hạ Long có tuổi Holoxen không phân chia. Trầm tích

mặt vịnh gồm các loại bột lớn, bùn bột nhỏ và bùn sét bột. Bùn bột nhỏ là trầm tích

phủ hầu hết diện tích đáy vịnh có đường kính cấp hạt trung bình Md = 0,021 –

0,049mm. Bùn sét bộ Md = 0,007 – 0,008mm phân bố hạn chế ở vài nơi có đáy khá

bằng phẳng. Bột lớn Md = 0,053 – 0,083mm phân bố ở phía Nam Vịnh và dọc theo

các trục luồng sâu. Màu sắc đặc trưng là màu xám xanh. Quy luật phân bố trầm tích

của một bồn đang tích tụ là trầm tích mịn dần theo độ sâu tăng. Bức tranh phân bố

trầm tích ở vịnh Hạ Long ngược lại, cho thấy trầm tích mặt đáy chủ yếu “đã tích tụ”

trong quá khứ, chứ không phải “đang tích tụ” hiện nay trong môi trường nước trong.

Nguồn gốc trầm tích bề mặt đáy vịnh Hạ Long vẫn đang là vấn đề cần nghiên cứu

sâu hơn.

b) Đặc điểm kiến tạo

Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long – vịnh Bái Tử Long được biết đến cách ngày

nay khoảng gần 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau.

Trong thời gian các kỷ Ocdovic – Silua (500 – 410 triệu năm trước), khu vực cơ bản

là vùng biển sâu, rộng nằm trong chế độ hoạt động địa máng hoạt động tích cực. Đáy

biển liên tục hạ lún và được bồi tụ bằng tầng trầm tích chứa nhiều hóa thạch bút đá.

Ban đầu, biển rất sâu, sau đó do lắng đọng các trầm tích sét, bột, cát, sạn và các sản

phẩm bùn núi lửa khiến cho đáy biển ở đây nông dần.

Vào cuối kỷ Silua vịnh Hạ Long – vịnh Bái Tử Long trải qua một pha chuyển

động nghịch đảo tạo sơn, biến vùng biển sâu trở thành một vùng núi uốn nếp. Đến kỷ

Devon (410 – 340 triệu năm trước), khu vực là một vùng núi chịu quá trình xâm thực,

bóc mòn mạnh mẽ trong điều kiện khô nóng. Sau pha chuyển động tạo sơn, có lúc có

nơi biển tiến lấn sát vào nhưng khu vực vẫn là lục địa nổi cao.

Vào cuối kỷ Devon, do ảnh hưởng của chuyển động kiến tạo Hecxini, khu vực

Vịnh Hạ Long và cả vùng Đông Bắc tiếp tục bị nâng cao và môi trường biển hoàn

toàn biến mất. Tuy nhiên, sang kỷ Cacbon chế độ biển nông được thiết lập trở lại và

tồn tại trong suốt kỷ Cacbon – Permi (340 – 240 triệu năm trước), đây là thời kỳ tích

38

tụ nên hai thành tạo đá có nguồn gốc hóa học và sinh vật là hệ tầng Cát Bà dày 450m,

gồm đá vôi phân lớp màu đen, xám đen kẹp các lớp đá silic. Hệ tầng Quang Hanh

dày 750m gồm đá vôi dạng khối màu xám sáng. Hai hệ tầng đá vôi này chiếm ưu thế

tuyệt đối hàng trăm đảo ở vịnh. Chính hai hệ tầng đá vôi dày 1.200m này là nền móng,

chất liệu ban đầu để hình thành lên khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long sau này.

Đến kỷ Trias (240 – 195 triệu năm trước), pha chuyển động tạo sơn Indosini

đã tác động sâu sắc đến khu vực biến vùng biển nông này thành lục địa và chịu quá

trình phong hóa, bóc mòn. Trong suốt kỷ Jura – Kreta (195 – 67 triệu năm trước), chế

độ lục địa tiếp tục tồn tại ở đây.

Vào kỷ Paleogen (67 – 26 triệu năm trước) chuyển động tạo sơn Anpi đã nâng

cao khu vực vịnh hơn nữa. Sau đó trải qua các quá trình biển tiến, biển thoái, xâm

thực, bào mòn, chuyển động kiến tạo đã chia cắt bề mặt vịnh thành từng mảng lớn có

độ cao tương ứng với các đỉnh núi ngày này và hình thành lên hàng ngàn đảo đá vôi

với những sườn đá dốc đứng, bề mặt sắc nhọn, nứt nẻ, bị uốn nếp, phân phiến, phân

lớp ngang và xiên chéo. Các lớp đá vôi này màu xám nhạt, có độ cứng cao, hạt mịn,

bề dày của các lớp thay đổi từ 0,5 – 5m, các lớp đá phiến rất mỏng xuất hiện nhiều

trên bề mặt phân lớp.

Sang kỷ Neogen (26 – 2 triệu năm trước) các chuyển động kiến tạo yến dần

và ổn định. Kỷ Đệ Tứ (2 triệu năm đến nay) được chia thành 2 thế:

Thế Pleistoxen (2 triệu – 11.000 năm cách ngày nay) là thời gian khí hậu nóng

ẩm mưa nhiều thuận lợi cho quá trình Karst phát triển tạo thành cánh đồng Karst đá

vôi rộng lớn và địa hình Carư (đá tai mèo). Các đảo đá vôi trên vịnh bản chất là những

núi sót trên bề mặt đồng bằng Karst bị biến tiến làm ngập chìm, tạo nên cảnh quan

ngày nay. Thế Pleixtoxen giữa và muộn (700.000 – 11.000 năm) là thời kỳ chính tạo

nên các hang động trên vịnh. Các chuyển động kiến tạo trước đó đã hình thành các

khe nứt và đường đứt gãy tạo thuận lợi cho nước mưa bào mòn, rửa trôi và ngày càng

mở rộng các khe nứt. Các dòng suối ngầm cũng được bắt nguồn từ đó, chúng kết hợp

tạo thành các hang động sâu rộng.

Đến thế Holocen (11.000 năm đến nay) các chuyển động tân kiến tạo chậm

chạp trong phạm vi khu vực phát triển và nâng nền hang động lên tạo thành những

hang động như bay giờ.

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

39

Khí hậu có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển của

địa hình mặt đất. Nó quyết định tính chất và cường độ các quá trình và kiểu vỏ phong

hóa cũng như các quá trình bào mòn, xâm thực. Chính khí hậu là yếu tố quy định tập

hợp các yếu tố ngoại sinh tác động lên địa hình như: cường độ nắng và nhiệt độ không

khí liên quan tới quá trình phong hóa nhiệt; chế độ mưa liên quan tới phong hóa hóa

học;… Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn chỉ tập trung vào phân tích các

tác động của các yếu tố khí hậu tới tài nguyên địa hình. Theo các tài liệu nghiên cứu

về vịnh như: Các báo cáo hoạt động bảo tồn vịnh Bái Tử Long [16] Quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 – định hướng

đến năm 2030 [20], nghiên cứu đã rút ra được các đặc điểm khí hậu của khu vực

nghiên cứu:

Chế độ hoàn lưu

Chế độ hoàn lưu ở khu vực bị chi phối bởi hai khối không khí: Khối không khí

cực đới lục địa châu Á, với dòng không khí lạnh hoạt động quanh năm nhưng mạnh

nhất vào mùa đông. Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương trong mùa hè và nhiệt

đới xích đạo Thái Bình Dương với áp thấp nhiệt đới thường xuyên có bão trong mùa

hè.

Mùa khí hậu

Vịnh Bái Tử Long có hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp: Mùa đông từ

tháng 10 đến tháng 3 năm sau là mùa khí hậu lạnh. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 là

mùa khí hậu nóng và hai mùa chuyển tiếp: Mùa xuân vào tháng 4 và mùa thu vào

tháng 9 có khí hậu mát mẻ ôn hòa.

Ngoài ra, Vịnh còn chịu ảnh hưởng của gió đất liền: ban đêm có gió từ đất liền

thổi ra biển; ban ngày có gió từ ngoài biển thổi vào.

Bức xạ nắng

Lượng bức xạ có ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu và sinh thái môi trường của

mọi sinh vật. Theo tài liệu của Đài khí tượng thủy văn Quảng Ninh, lượng bức xạ

nhiệt trung bình năm ở vịnh là 200Kcal/cm2. Từ tháng 1 – 2 lượng bức xạ thấp, chỉ

đạt 5Kcal/cm2/tháng – 7Kcal/cm2/tháng. Tháng lớn nhất (tháng 8) đạt 11,4

Kcal/cm2/tháng, tháng ít nhất (tháng 11) cũng đạt 5,2 Kcal/cm2/tháng.

Số giờ nắng trung bình của vịnh dao động từ 1400 giờ/năm đến 1600 giờ/năm.

40

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí theo từng tháng có khác nhau. Mùa Đông, từ tháng 11 đến

tháng 3, nhiệt độ trung bình 15oC – 16 oC, lúc lạnh nhất nhiệt độ có thể xuống đến

4,6 oC – 5,3 oC.

Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 28 oC – 29 oC, lúc nóng

nhất nhiệt độ có thể lên đến 38,8 oC.

Tổng lượng nhiệt độ trong năm thường lớn hơn hoặc bằng 8.000 oC, tính trung

bình năm vẫn lớn hơn hoặc bằng 21 oC.

Như vây, khí hậu khu vực thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ dao động nhiệt ngày

lớn nhất vào mùa hè, mùa thu và nhỏ nhất vào thời kỳ mưa phùn, ẩm ướt (tháng 1, 2,

3), trung bình 4,3 oC – 7,0 oC.

Mưa

Lượng mưa trung bình của khu vực dao động trong khoảng 1.700mm đến

2.300mm/năm tùy theo khu vực. Ví dụ như lượng mưa trung bình năm đo được ở khu

vực quần đảo Cái Bầu là 1.748mm, ở Bản Sen thuộc quần đảo Vân hải là 2.442mm.

Lượng mưa phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa khá rõ rệt. Mùa mưa

nhiều, mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, trùng với mùa nắng nóng. Lượng mưa

trong thời gian này chiếm tới 83% - 86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó, tháng

mưa nhiều nhất là tháng 8. Mùa ít mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mùa này

lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 14% - 17% tổng lượng mưa cả năm. Tháng ít mưa nhất là

tháng 1.

Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm ở địa bàn khu vực là khoảng 84%. Sự

chênh lệch độ ẩm không khí giữa các khu vực trong Vịnh là không lớn nhưng có sự

phân hóa theo thời gian: vào mùa mưa, độ ẩm không khí trung bình tháng đạt hơn

90% và mùa khô có thể xuống dưới 70%.

Chế độ gió

Trong vịnh Bái Tử Long thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió

Đông Nam. Gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ biển vào

với vận tốc không lớn (khoảng cấp 1 – cấp 2), mang theo hơi nước khiến không khí

41

mát mẻ, dễ chịu thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt của người dân và cho hoạt động

du lịch. Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió Đông Bắc

có tốc độ khá mạnh, thông thường đạt tới cấp 5, cấp 6; ở ngoài khơi có thể giật đến

cấp 7, 8. Gió Đông Bắc thường mang theo khí hậu lạnh giá ảnh hướng đến người dân

địa phương và các hoạt động du lịch.

Với những điều kiện khí hậu trên, địa hình khu vực chịu tác động rất lớn của

các hoạt động phong hóa nhiệt vào mùa khôi và phong hóa hóa học vào mùa mưa.

Đồng thời cùng với các hoạt động địa mạo mạnh mẽ, các dòng chảy thường xuyên và

các dòng chảy tạm thời (các khe rãnh xói mòn) cũng có vai trò to lớn trong việc hình

thành nên đặc điểm địa hình khu vực như các bề mặt đá vôi bị xói mòn do rửa lũa

hòa tan,….

Hình 7. Bề mặt sườn vách đá vôi bị rửa lũa tại khu vực vịnh Bái Tử Long.

2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn – hải văn

Tại khu vực nghiên cứu, đặc điểm thủy văn – hải văn cũng có tác động quan

trọng trong việc góp phần hình thành lên các đặc trưng địa hình của khu vực như:

vách đá vôi bị rửa trôi như đã đề cập ở trên, các hang hàm ếch biển, các hang động,....

42

Hình 8. Hang hàm ếch biển

Hình 9. Hang Quan, một hang động Karst ở khu vực nghiên cứu

Sau đây là những kết quả mà luận văn đã thu thập được về chế độ thủy – hải văn

ở khu vực nghiên cứu:

Chế độ thủy văn khu vực vịnh Bái Tử Long bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sông Tiên

Yên, trong hệ thống sông vùng Đông Bắc của Việt Nam. Chế độ thủy triều toàn nhật

triều đều điển hình với đặc trưng mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém.

Mực nước biển có biên độ dao động lớn nhất nước ta. Mực nước lớn nhất có thể đạt

tới 4,8m. Vịnh Bái Tử Long là khu vực có dòng chảy chịu ảnh hưởng của hải lưu ven

bờ có hướng, tốc độ thay đổi theo mùa và hướng sóng. Về mùa Đông, dòng chảy

hướng Tây Nam với tốc độ trung bình trong khoảng 0,25 - 0,4 m/s. Ngược lại về mùa

hè, dòng chảy hướng Đông Bắc và tốc độ nhỏ hơn, trong khoảng 0,15 - 0,25 m/s [20].

43

Vịnh Bái Tử Long là khu vực có dòng chảy tổng hợp được quyết định bởi dòng

triều, dòng sông và hướng gió. Hướng dòng chảy thuận nghịch theo pha triều. Khi

triều lên, dòng chảy hướng Đông Bắc theo luồng lạch và hướng Tây Bắc qua các cửa

giữa các đảo chắn. Khi triều xuống, dòng chảy có hướng ngược lại và tốc độ lớn hơn

lúc triều lên. Đặc biệt dòng chảy có tốc độ rất lớn ở các cửa biển như cửa Đối, cửa

Vành. Nhờ áp lực dòng chảy lớn, khu vực các cửa biển trở thành bãi đẻ lý tưởng cho

những loài thuỷ sản có tập tính sinh sản dựa vào áp lực dòng nước. Đó là điều kiện

thuận lợi cho nguồn lợi hải sản phát triển rất đa dạng và phong phú về giống loài tại

khu vực vịnh Bái Tử Long [20].

2.1.1.4. Các tai biến thiên nhiên

Bên cạnh các nhân tố trên, các yếu tố bất thường như bão và các thiên tai cũng

là những nhân tố tác động đến tài nguyên địa hình như gây sụt lở, dập vỡ,....

Là khu vực vịnh đảo, Vịnh Bái Tử Long thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ

các cơn bão đổ bổ từ biển vào. Trung bình mỗi năm có từ 4 – 8 cơn bão ảnh hưởng

trực tiếp đến khu vực. Bão xuất hiện thường kèm theo mưa to, gió lớn gây ra nhiều

thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân. Bên cạnh đó, bão còn gây ra ảnh

hưởng đến hoạt động du lịch vì mùa bão ở đây (từ tháng 6 đến tháng 10) trùng với

mùa du lịch của khu vực [20].

Về mùa đông, thường vào tháng 1 và tháng 2, ở những vùng núi cao trên địa

bàn, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiện sương muối gây hai cho sản xuất nông

nghiệp đặc biệt là trồng trọt. Ngoài ra, trong khoảng tháng 2 đến tháng 4, trên địa bàn

khu vực thường có sương mù làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông vận tải

đường biển [20].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Vịnh Bái Tử Long nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Vân Đồn và thị

xã Cẩm Phả. Tuy nhiên, hầu hết diện tích và dân cư của vịnh đều thuộc huyện Vân

Đồn. Vì vậy, đặc điểm kinh tế - xã hội của vịnh bị ảnh hưởng bởi điều kiện của huyện

Vân Đồn nhiều hơn của thị xã Cẩm Phả. Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ đặc điểm

kinh tế - xã hội của huyện Vân Đồn làm nền tảng cho điều kiện của khu vực nghiên

cứu.

44

Theo các “Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn các năm 2012, 2013” [19]

cùng với “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020 – định hướng đến năm 2030” [20], nghiên cứu rút ra được đặc điểm

dân số, kinh tế - xã hội của khu vực.

2.1.2.1. Dân số và lao động

Tổng dân số sống trong và quanh khu vực vịnh Bái Tử Long là 43.853 người.

Mật độ dân số trung bình rất thấp khoảng 79 người/km2 và phân hóa rõ rệt giữa các

xã trong khu vực vịnh: thị trấn Cái Rồng có mật độ dân số cao nhất đạt 2.223

người/km2, sau đó là xã Đông Xá và xã Hạ Long. Các xã có mật độ dân số thấp dưới

50 người/km2 bao gồm: xã Bình Dân, xã Ngọc Vừng, xã Đài Xuyên, xã Minh Châu,

xã Vạn Yên và xã Bản Sen, trong đó xã Vạn Yên chỉ có mật độ dân số là 14

người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số ở mức thấp là 1,43% trong đó chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng

cơ học rất thấp.

Trên địa bàn có 7 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống bao gồm: Kinh, Sán Dìu,

Hoa, Dao, Tày, Mường, Cao Lan. Trong đó đa phần là người Kinh (chiếm 84,74%

tổng dân số) và người Sán Dìu (chiếm 12,95% tổng dân số).

Dân số trong độ tuổi lao động là 23.000 người (chiếm 52,45% tổng dân số). Trong

đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 86,5% dân số trong độ tuổi lao

động. Lao động phân theo các ngành kinh tế như sau:

Ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 57,2% tổng lao động;

Ngành công nghiệp chiếm 6,5% tổng lao động;

Ngành thương mai – dịch vụ chiếm 36,6% tổng lao động.

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở khu vực tuy thấp nhưng vẫn còn là cao so với

tỷ lệ tăng dân số chung của tỉnh và của cả nước. Cùng với dân số ngày càng tăng là

các nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, các công trình công công,... (những cơ sở hạ tầng

này yêu cầu một diện tích mặt bằng rất lớn). Dưới những sức ép về nhu cầu cơ sở hạ

tầng nói riêng và các nhu cầu khác nói chung, người dân tại khu vực càng phải khai

thác tài nguyên địa hình nhiều hơn, biến đổi nó nhằm phục vụ mục đích của mình.

Điều này tác động rất lớn đến tài nguyên địa hình, mà đa phần trong đó là những tác

động tiêu cực.

45

2.1.2.2. Kinh tế

Hiện tại, trình độ phát triển kinh tế của địa phương chưa cao, nền kinh tế chủ

yếu là nông – lâm – ngư nghiệp; kinh tế công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, nhỏ

bé, tốc độ phát triển còn chậm; ngành kinh tế dịch vụ và du lịch đã bước đầu phát

triển theo chiều hướng tăng tốc, tuy nhiên hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh

tế.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Vân Đồn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng giá trị sản xuất 934 1076,6 1983

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp 418,2 464,2 798

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng 270,6 321 623

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 245 295 562

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tiểu ngạch) - 147 180

Tổng vốn đầu tư - 106,3 619

Tổng thu ngân sách nhà nước 48 55 83

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Vân Đồn năm 2012, 2013

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt được ở mức khá cao. Trong giai đoạn

2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực đạt được khoảng

15,2%/năm, tăng lên mức 19,3%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Từ năm 2010, cùng với

những khó khăn chung của nền kinh tế quốc gia, kinh tế địa phương cũng bị ảnh

hưởng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn có xu hướng giảm. Năm 2013,

địa phương chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 16%, thấp hơn so với mức

bình quân năm của giai đoạn 2006 – 2010. Với mức tăng trưởng đã đạt được trong

giai đoạn từ 2000 – 2012, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng khoảng 8,4 lần, từ

mức 128,9 tỷ đồng năm 2000 lên mức 1079,6 tỷ năm 2012 (tính theo so sánh năm

1994). Năm 2013 giá trị sản xuất trên địa bàn khu vực đạt 1.983 tỷ đồng (giá so sánh

2010, nếu tính theo giá hiện hành là 2.906 tỷ đồng). Mặc dù đạt được tốc độ tăng

trưởng khá nhưng có thể thấy quy mô kinh tế của địa phương vẫn còn khá nhỏ bé.

46

Nếu xét theo các ngành nghề, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có sự tăng

trưởng nhanh và mạnh, trong khi đó ngành nông, lâm, thủy sản có tốc độ tăng trưởng

thấp hơn.

Nông, lâm và thủy sản là ngành quan trọng đối với kinh tế địa phương, chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. Năm 2013, tỷ trọng của nhóm ngành này chiếm

khoảng hơn 40%. Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này giai đoạn 2001 – 2005 đạt

15,5%/năm, giảm nhẹ xuống 13,2%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, và khoảng

14,6%/năm giai đoạn 2011 – 2013. Đóng góp của ngành thủy sản là lớn nhất trong

nhóm ngành nông, lâm và thủy sản.

Quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn rất khiêm tốn và đang trong

quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất cho phù hợp. Giá trị sản xuất của ngành chiếm

một tỷ trọng không lớn, khoảng 20 – 25% giá trị sản xuất toàn nền kinh tế. Giá trị sản

xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực năm 2013 đạt 623 tỷ đồng (theo giá hiện hành

đạt 935 tỷ đồng). Cơ cấu ngành nghề công nghiệp còn giản đơn, gồm các nhóm ngành

khai thác: khai thác đánh bắt và chế biển hải sản, nông, lâm sản chiếm khoảng 35,2%,

các ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc, đồ gia dụng,.... khoảng 17,4% còn lại là các

ngành khác.

Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 16,5%,; giai

đoạn 2005 – 2010 tăng lên 27,5%/năm và trong 3 năm (2011 – 2013) tốc độ tăng

trưởng bình quân năm của những nhóm ngành này vào khoảng 17,8%/năm.

Cùng với ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ cũng duy trì được

tốc độ tăng trưởng cao từ năm 2000 cho đến nay. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc

độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt khoảng 11,6%/năm và 32,5%/năm trong giai đoạn

2006 – 2010, giảm xuống 20,1%/năm giai đoạn 2011 – 2013.

Ngành du lịch của khu vực đã có sự khởi sắc, hoạt động du lịch ngày càng trở

nên sôi nổi, nhất là trong dịp hè. Hoạt động thương mại diễn ra ổn định, tổng mức

lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tăng trưởng khá. Năm 2013, tổng mức lưu

chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ

năm 2012.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đã tăng từ mức 267 tỷ đồng năm

2009 lên khoảng 620 tỷ đồng năm 2013. Trong tổng số 620 tỷ vốn đầu tư trên địa bàn

năm 2013, vốn Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý 157,57 tỷ đồng (chiếm 25,4%), vốn

47

do huyện quản lý 281,792 tỷ đồng (chiếm 45,5%), vốn đầu tư xây dựng trong dân cư

và doanh nghiệp là 180 tỷ đồng (chiếm 29%).

Hình 10-11. Các hoạt động sinh kế tại khu vực

Căn cứ vào những số liệu trên, chúng ta có thể thấy được kinh tế khu vực vẫn

chủ yếu phục thuộc vào nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp, trong đó chủ yếu là

ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản). Sau ngư nghiệp là các hoạt động

nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong đó, các hoạt động nông – lâm nghiệp có nhiều tác

động đến tài nguyên địa hình nhất. Tiếp sau các nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp

là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Các nhóm ngành này tuy hiện nay tỷ trọng

đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của khu vực chưa chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đây

là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định và không ngừng phát triển. Đây có thể

coi là nhóm ngành có tác động nhiều nhất đến tài nguyên địa hình bởi vì các hoạt

động của nhóm ngành này như: khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, các

công trình,... đều cần sử dụng một lượng lớn diện tích bề mặt và làm thay đổi rất lớn

bề mặt khu vực sử dụng. Cuối cùng nhóm ngành du lịch, dịch vụ, đây có thể coi là

nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh tróng nhất và đang dần trở thành mũi nhọn

kinh tế của khu vực. Trong nhóm ngành này, các hoạt động du lịch là các hoạt động

đặc thù khai thác một cách trực tiếp nhất các giá trị của tài nguyên địa hình. Thông

qua các hoạt động của mình, các hoạt đông du lịch cũng tác động ngược trở lại đến

tài nguyên địa hình như: du khách viết vẽ bậy lên bề mặt hang, cảnh quan; du khách

phá hủy một số dạng cảnh quan như bẻ nhũ đá,....

2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KHU VỰC NGHIÊN

CỨU VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, BẢO TỒN

2.2.1. Tài nguyên địa hình của khu vực nghiên cứu

48

Hình 12. Bản đồ tài nguyên địa hình vịnh Bái Tử Long

49

Tài nguyên địa hình hiểu một cách đơn giản là giá trị của cảnh quan địa hình

bề mặt trái đất mà con người có thể khai thác nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình.

Vịnh Bái Tử Long có nhiều giá trị tương đồng với Di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long, nơi đã được thế giới công nhận với rất nhiều giá trị độc đáo của cảnh

quan địa hình karst và hang động. Bên cạnh đó, Vịnh Bái Tử Long còn mang những

đặc điểm địa hình của riêng mình. Điều này tạo nên một Vịnh Bái Tử Long với rất

nhiều giá trị của tài nguyên địa hình.

Dựa vào các tiêu chí đánh giá của Panizza, luận văn đã xây dựng một bảng

đánh giá giá trị một số địa hình cảnh quan tiêu biểu của khu vực nghiên cứu sau:

Bảng 4: Bảng đánh giá giá trị cảnh quan tại khu vực nghiên cứu

Tiêu chí Bãi

biển Hang động

Cảnh quan

địa hình Bãi triều

Giá trị khoa học 1 3 3 3

Giá trị văn hóa 0 2 1 0

Giá trị kinh tế - xã

hội 3 1 2 3

Giá trị về phong

cảnh/cảnh vật 3 1 3 1

Trong đó: 0: không có giá trị; 1: có giá trị nhưng ít; 2: có giá trị nhưng ở mức

trung bình; 3: có giá trị rất lớn.

Giá trị khoa học:

Giá trị khoa học của địa hình khu vực được thể hiện chủ yếu qua các giá trị

địa chất, địa mạo và một phần giá trị đa dạng sinh học. Trong phạm vi nghiên cứu,

luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào các giá trị địa chất địa mạo của khu vực.

Giá trị địa chất, địa mạo:

Khu vực vịnh Bái Tử Long cũng như các đảo khu vực vịnh Hạ Long bao gồm

nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat, có tuổi từ 500 triệu năm

trước đến ngày nay. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá

trình địa chất khu vực xảy ra, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần

50

vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hóa thạch còn được bảo tồn cho

đến ngày nay.

Về cấu trúc địa chất, khu vực vịnh Bái Tử Long cùng nằm trong phạm vi đới

Duyên Hải như vịnh Hạ Long, chịu sự vận động nghịch đảo, tạo sơn cách nay khoảng

từ 340 đến 285 triệu năm trước.

Trên một nền tổng thể trầm tích đá vôi được kéo dài từ vịnh Hạ Long xuống

Bái Tử Long tập trung chủ yếu theo lạch Thẻ Vàng và Cái Bầu tạo nên một tổng thể

về các mẫu hình tuyệt vời về Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Nơi

đây có một quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng

thời của các yếu tố như tầng đá vôi dầy, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo

chậm chạp trên tổng thể. Quá trình phát triển đầy đủ Karst khu vực vịnh Bái Tử Long

cũng đã trải qua 5 giai đoạn như vịnh Hạ Long: Giai đoạn khởi đầu là một đồng bằng

cổ hoặc một cảnh quan bằng phẳng kế thừa; Giai đoạn hai là sự phát triển của địa

hình phễu Karst; Giai đoạn ba hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón liên kết

nhau; Giai đoạn bốn phát triển thành các tháp cao có vách dựng đứng tách rời nhau

và cuối cùng là đồng bằng Karst.

Tuy nhiên vịnh Bái Tử Long có sự khác biệt tương đối về cấu trúc địa chất ở

khu vực này do có một bộ phận lớn các đảo tập trung chủ yếu ở các đảo phía ngoài

của Vịnh là các đảo đá vôi được phủ bởi một lớp dầy đất sét sen kẹp là các sạn silic.

Đây có thể là trong quá khứ khu vực này đã có một giai đoạn là biển nông bị bồi tụ

bởi các lớp trầm tích sông cổ.

Giá trị văn hóa:

Theo Panizza, trên quan điểm văn hóa, tài nguyên địa mạo nói chung, địa hình

nói riêng có thế thuộc về thế giới của nghệ thuộc hoặc truyền thống văn hóa. Vì vậy,

giá trị văn hóa của tài nguyên địa hình tại đây chúng ta có thể thấy được qua các di

chỉ khảo cổ về sự phát triển của người Việt cổ hay dấu tích lịch sử, các lễ hội văn hóa

truyền thống tại khu vực như:

Di chỉ văn hóa Hạ Long trên đảo Ngọc Vừng được nhà khảo cổ học người

Thụy Điển J. An-dec-son phát hiện lần đầu tiên vào năm 1938.

Các di tích lịch sử văn hóa như: hang Quan, hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt,....

Các lễ hội văn hóa như: lễ hội đình Quan Lạn, lễ hội truyền thống ở Quan Lạn

– Vân Đồn,...

51

Giá trị kinh tế - xã hội

Đây là giá trị được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng tắm

biển đang được diễn ra trên khu vực vịnh như: bãi biển Minh Châu, bãi Ngọc Vừng,

bãi Quan Lạn,... Ngoài ra, khu vực là một trọng điểm thông thương phát triển các

hoạt động vận tải hàng hóa.

Giá trị về phong cảnh/cảnh vật

Đây có thể coi là một chỉ tiêu có phạm vi rất rộng, nó phụ thuộc rất nhiều vào

cảm nhận riêng của mỗi cá nhân, những người đến và tham quan vịnh. Tuy nhiên,

trong nghiên cứu của mình, luận văn đánh giá vịnh Bái Tử Long có giá trị về phong

cảnh/cảnh vật vô cùng phong phú. Cảnh quan tại đây mặc dù được nhiều tài liệu đánh

giá là có nét tương đồng với cảnh quan ở vịnh Hạ Long, tuy nhiên nếu để ý kỹ chúng

ta có thể thấy được rất nhiều sự khác biệt trong cảnh quan hai vịnh. Vịnh Hạ Long

nổi tiếng với quần thể các đảo đá vôi với các dạng hình tháp đứng đơn độc và các đảo

tháp nối liên nhau cùng với các đảo đá vôi với nhiều hình thù độc đá. Trong khi tại

vịnh Bái Tử Long bên cạnh các đảo đá vôi với nhiều hình thù, hình dạng như ở vịnh

Hạ Long, nó còn có các đảo đất xen kẽ, các cộng đồng người dân sống trên đó. Điều

nào tạo lên một sự phong phú và đa dạng về cảnh quan. Vì vậy, khi đi thuyền trên

vịnh Bái Tử Long, chúng ta có thể cảm nhận được nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau.

Có thể nói, địa hình của vịnh Bái Tử Long mang trong mình đẩy đủ các giá trị

để trở thành tài nguyên địa hình nói riêng và tài nguyên địa mạo nói chung. Tuy nhiên,

vẫn còn có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính

xác các giá trị của nó. Sau đây là một số ví dụ các dạng, các vi địa hình ở khu vực

nghiên cứu để giúp chúng ta có cái nhìn sinh động hơn về giá trị của chúng.

a) Các bãi biển

Giá trị khoa học: được thể hiện qua quá trình hình thành bãi biển do các hoạt

động của sóng biển cùng với các vật chất được sóng đánh vào. Cùng với các

hệ sinh thái bãi bển đặc trưng.

Giá trị văn hóa: Theo các tiêu chí của Panizza thì giá trị văn hóa của các bãi

biển của vịnh Bái Tử Long hầu như là không có, và chúng ta có thể xếp nó vào

không có.

Giá trị kinh tế - xã hội: Đây là một trong những giá trị được cho điểm cao nhất

của các bãi biển của khu vực. Vì tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động kinh tế xã

52

hội của người dân như: các hoạt động du lịch và các hoạt động sinh kế…; cũng

như các hoạt động giả trí của người dân, văn hóa tinh thần khác của cộng đồng

dân cư địa phương nói chung và du khách nói riêng.

Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Tại khu vực nghiên cứu có rất nhiều bãi biển

với giá trị cao về phong cảnh/cảnh vật. Vì vậy, đây cũng là nơi được khai thác

làm các bãi tắm biển. Sau đây chúng ta có thể thăm quan một số bãi biển đẹp

trong khu vực:

Bãi Dài: là bãi biển đẹp thuộc xã Hạ Long trên đảo Cái Bầu. Bãi dài khoảng

5km với bãi biển thoải, cát mịn, nước biển trong xanh. Với lợi thế gần trung

tâm Huyện, thuận lợi về giao thông, Bãi Dài là bãi tắm có tiềm năng phát triển

du lịch biển với các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng.

Hình 13. Bãi Dài (nguồn Internet) Hình 14. Bãi Dài (nguồn Internet)

Bãi Quan Lạn: còn gọi là bãi Sơn Hào thuộc xã Quan Lạn. Bãi dài hơn 3km,

cát trắng, mịn, bãi thoải, nước biển trong, độ mặn cao. Địa hình ven bãi Quan

Lạn khá bằng phẳng, độ dốc không lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để hình

thành nên các khu nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn.

Hình 15. Bãi Quan Lạn (nguồn Internet) Hình 16. Bãi Quan Lạn (nguồn Internet)

53

Bãi Minh Châu: thuộc xã Minh Châu, bãi có chiều dài hơn 5km, tiếp giáp với

2 bãi biển đẹp khác là bãi Robinson và bãi Rùa. Bãi Minh Châu cũng có đặc

điểm địa hình thoải, cát mịn, nước trong xanh và đặc biệt là sóng không quá

lớn, rất thích hợp với hoạt động tắm biển. Bãi lại nằm trong khu vực vườn

quốc gia Bái Tử Long với cảnh quan phía sau bãi biển là rừng nguyên sinh có

đa dạng sinh học cao. Bãi Rùa tiếp giáp với bãi Minh Châu là nơi các loài rùa

biển thường lên đẻ trứng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ

dưỡng biển, du lịch sinh thái ở khu vực này.

Hình 17. Bãi Minh Châu (nguồn Internet) Hình 18. Bãi Minh Châu (nguồn Internet)

Bãi Ngọc Vừng: thuộc xã Ngọc Vừng. Có thể nói, đây là bãi biển đẹp nhất của

Vân Đồn. Bãi rộng, thoải, trải dài khoảng 5km, cát trắng với rừng thông chắn

cắt hơn 15 năm tuổi trải dọc bờ cát đẹp và thơ mộng. Không gian trên đảo

Ngọc Vừng rộng, bằng phẳng, không khí êm đềm, thanh bình. Điều kiện tự

nhiên và xã hội ở đây thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

Hình 19. Bãi Ngọc Vừng (nguồn Internet) Hình 20. Bãi Ngọc Vừng (nguồn Internet)

Các bãi biển ven các đảo nhỏ khác: trên vùng biển thuộc các xã Thắng Lợi,

Minh Châu, Quan Lạn,… có nhiều bãi biển đẹp với độ dài vừa phải nhưng

54

không gian đẹp, khá kin đáo, thích hợp đầu tư thành các bãi tắm riêng kết hợp

với các hoạt động khác như khám phá hang động, tìm hiểu hệ sinh thái rừng

nhiệt đới trên núi đá vôi, khám phá.

b) Các hang động.

Giá trị khao học: được thể hiện qua quá trình thành tạo của chúng. Chúng được

thành tạo chủ yếu do quá trình hòa tan đá vôi. Bên trong hang động còn lưu

trữ rất nhiều dấu tích các hoạt động địa chất cũng như các dấu tích của quá

trình hình thành chúng. Ngoài ra, trong các hang động đá vôi còn có rất nhiều

nhũ đá, đây cũng là một đối tương nghiên cứu có thể cung cấp cho các nhà

khoa học rất nhiều thông tin như: khí hậu, lượng mưa,… Đồng thời, tại đây

cung là nơi lữu trữ rất nhiều dấu tích sinh sống của người Việt cổ, cũng như

dấu tích của các sinh vật. Đây là kho báu to lớn đối với các ngành khoa học

nghiên cứu về lịch sử, cổ sinh học. Cuối cùng, trong các hang động cũng là

ngôi nhà của một số loài động thưc vật như: loài dơi,… Tuy nhiên, giá trị đa

dạng sinh học của các hang động tại khu vực là không cao.

Giá trị văn hóa: Các hang động tại khu vực ngoài các giá to lớn về khoa học,

mà chúng còn lưu trữ rất nhiều dấu vết của các hoạt động văn hóa của người

xưa. Chúng đã trở thành những câu truyện, những truyền thuyết được lưu

truyền trong cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài ra, trong các thời kỳ chiến

tranh giữ nước đã có rất nhiều hang động được chúng ta sử dụng làm căn cứ

kháng chiến, biến chúng trở thành các dấu tích đại biểu cho một thời kỳ đấu

tranh gian khổ mà huy hoàng của nước ta.

Giá trị kinh tế - xã hội: Hiện nay, các hang động tại khu vực còn chưa được

quan tâm khai thác. Do đó, các giá trị về kinh tế - xã hội của chúng còn rất

thấp.

Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Mặc dù, các hang động tại khu vực nghiên cứu

có giá trị về phong cảnh/cảnh vật. Tuy nhiên, theo đánh giá chỉ có một số hang

là có giá trị cao còn lại đều là những hang mang rất ít giá trị này. Vì vậy, giá

trị này của cảnh quan hang động là không cao.

Sau đây là một số hang động điển hình của khu vực:

- Hang Quan: Cửa hang nằm sát mực nước biển, cảnh quan trong hang đã được

cải tạo phục vụ cho mục đích quân sự, trong hang vẫn còn tồn tại một ít những

55

nhũ đá ở phía trên trần hang. Hang Quan hiện nay có nhiều giá trị lịch sử hơn

giá trị cảnh quan địa mạo, địa chất.

Hình 21. Hang Quan Hình 22. Hang Quan

- Hang Nhà Trò: Đây có thể đánh giá là một trong nhữn hang có nhiều giá trị

nhất trong khu vực nghiên cứu. Hang Nhà Trò nằm cách mặt nước biển khoảng

6m, cửa hang rộng rãi với trần cao khoảng 18m và chiều rộng khoảng 15m.

Khả năng tiếp cận của hang khá dễ dàng, tuy nhiên khi vào sâu trong hang,

hang được chia làm các buồn nhỏ bởi các nhũ đã phủ dài từ trần hang xuống,

trong hang có rất nhiều bồn chứa nước nhỏ tạo hình như các ruộng bậc thang.

Hình 23. Vị trí địa lý Hang Nhà Trò

(nguồn Google earth)

Hình 24. Cảnh trong Hang Nhà Trò

c) Cảnh quan địa hình

Giá trị về khoa học: Trong khu vực nghiên cứu có hai cảnh quan địa hình

chiếm ưu thế là cảnh quan núi đất và cảnh quan karst. Trong đó, các cảnh quan

Karst là một minh chứng rõ nét cho các quá trình hoạt động địa chất, địa mạo

56

của khu vực. Vì vậy về mặt giá trị khoa học, các dạng địa hình Karst có giá trị

cao đối với các ngành khoa học địa chất, địa mạo. Ngoài ra, trên các địa hình

Karst cũng có những loài động thực vật đặc thù, vì vậy giá trị đa dạng sinh thái

của chúng cũng khá cao. Còn các cảnh quan núi đấy, cũng mang trong mình

các giá trị về địa chất địa mạo. Tuy nhiên, không được đánh giá cao như cảnh

quan Karst, nhưng bù lại chúng lại mang giá trị rất cao về đa dạng sinh học.

Giá trị về văn hóa: Giá trị văn hóa của cảnh quan địa hình khu vực là không

cao. Đôi khi, chúng ta có thể thấy được cảnh quan địa hình khu vực được miêu

ta trong các tác phẩm văn chương nhưng luôn đi cùng với vịnh Hạ Long.

Giá trị về kinh tế - xã hội: Cảnh quan địa hình khu vực là một nét vô cùng độc

đáo. Điều này tạo thành điểm thu hút khách du lịch đến với khu vực, tạo nên

rất nhiều sinh kế cũng như nguồn thu cho cộng đồng địa phương góp phần

quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Bên cạnh đó, người

dân cũng tận dụng các đặc điểm địa hình trong các hoạt động khác như: các

vịnh kín gió để neo đậu tầu thuyền và nuôi trồng thủy sản, hay khai thác các

động thực vật đặc hữu có giá trị kinh tế cao tại đây, xây dựng cảng biển thông

thương hàng hóa,…

Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Như đã nói ở trên, cảnh quan địa hình là hết

sức độc đáo. Cảnh quan ở đây có sự pha trộn địa hình giữa các đảo đá vôi xen

cùng với các đảo đất tạo nên những nét độc đáo vô cùng khác biêt. Cảnh quan

ở đây vừa có nét tương đồng với cảnh quan của vịnh Hạ Long vừa có nét khác

biệt, tạo thành điểm nhấn đặc sắc cho vịnh. Vì vậy, giá trị phong cảnh/cảnh

vật tại vịnh được đánh giá rất cao.

Một số cảnh quan đẹp trong vịnh:

- Cảnh quan trên đảo Trà Bản: Cảnh quan tại đây mang trong mình một sự hùng

vĩ của các núi đá vôi với vách đá thẳng đứng, cao sừng sững kết hợp một cách

khéo léo với những ngọn núi đất phủ một mầu xanh tươi của những cánh rừng.

Trên đảo, có một con đường nhỏ độc đạo đi vòng quanh đảo như chia cách

cảnh quan thành hai phần riêng biệt. Tất cả đã tạo nên một sức hấp dẫn không

chỉ đối với những người thích du lịch sinh thái (đạp xe, đi bộ) mà với cả những

du khách mong muốn tìm đến một nơi để tránh đi sự ồn ào náo nhiệt của thành

thị.

57

Hình 25. Một góc cảnh ở đảo Trà Bản Hình 26. Cảnh đẹp ở đảo Trà Bản

- Áng Tùng Con: Áng Tùng con được bao bọc xung quan bởi các núi đá vôi,

áng có lối ngầm thông với biển nên trong áng có rất nhiều cá. Nước trong

áng trong xanh, chúng ta có thể dễ dàng di chuyển từ phía bờ bên ngoài vào

áng. Cảnh vật trong tạo tạo nên một khung cảnh sơn thủy hài hòa. Bên ngoài

áng, con người đã đổ cát tạo nên một bãi biển nhân tạo khá đẹp có tiền năng

khai thác làm bãi tắm

Hình 27. Bên ngoài Áng Tùng Con Hình 28. Áng Tùng Con

d) Bãi triều

Giá trị khoa học: Giá trị khoa học của bãi triều nằm ở sự đa dạng sinh học

mà nó mang trong mình. Tại khu vực nghiên cứu, bãi triều có rừng ngập mặn

phân bố chủ yếu ở phía tây xã Minh Châu, các bãi triều không có rừng ngập

mặn ở đảo Cái Bầu, Trà Bản,…. Ngoài ra, các bãi triều còn có giá trị với

khoa học địa chất và địa mạo, tuy nhiền các giá trị này không lớn bằng các

giá trị đa dạng sinh học.

Giá trị văn hóa: cảnh quan bãi triều tại khu vực hầu như không mang trong

mình giá trị văn hóa

58

Giá trị về kinh tế - xã hội: Các bãi triều ở khu vực có giá trị kinh tế - xã hội

vô cùng to lớn. Với sự đa dạng sinh học phong phú, khu vực bãi triều là nơi

diễn ra rất nhiều hoạt động sinh kế của người dân, chủ yếu là hoạt động khai

thác các loài sinh vật sống tại đây.

Giá trị phong cảnh/cảnh quan: giá trị này của bãi triều cũng rất ít, không

đáng kể. Giá trị chủ yếu có tại các bãi triều có rừng ngập mặn phát triển.

Một số bãi triều quan sát được trong quá trình thực tế:

- Một bái triều nhỏ trên đảo Trà Bản: vị trí nằm đối diện với hang Nhà Trò,

đây là một bãi triều nhỏ nhưng đã xuất hiện các cây ngập mặn phát triển,

chiều cao các cây 60cm – 1m, các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư

tại đây là ít.

Hình 29-30. Bãi triều nhỏ trên đảo Trà Bản

59

Bảng 5: Đánh giá chi tiết giá trị một số cảnh quan trong khu vực

Giá trị

Bãi biển Hang động Cảnh quan địa

hình Bãi triều

Bãi

Dài

Bãi

Quan

Lan

Bãi

Minh

Châu

Bãi

Ngọc

Vừng

Các

bãi

nhỏ

khác

Hang

Quan

Hang

Nhà

Trò

Địa

hình

Karst

Địa

hình

khác

Có rừng

ngập mặn

Không có

rừng ngập

mặn

Khoa học

Địa chất

- địa mạo 1 1 1 1 1 2 3 3 2 1 1

Đa dạng

sinh học 1 1 1 1 1 2 2 2 3 3 3

Khảo cổ

học 0 0 0 0 0 3 2 1 0 0 0

Văn hóa

Nghệ

thuật 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0

Truyền

thống 0 0 0 0 0 3 3 0 0 0 0

Kinh tế -

xã hội

Sinh kế 3 3 3 3 1 0 0 2 2 3 3

Các hoạt

động xã

hội

2 2 2 2 0 1 1 1 1 0 0

Phong cảnh/Cảnh

Quan 3 3 3 3 3 1 2 3 3 1 1

Tổng 10 10 10 10 8 12 13 13 12 8 8

Cảnh quan

60

2.2.2. Thực trạng khai thác và bảo tồn

a) Thực trạng khai thác

Hiện nay, trên khu vực vinh có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra, trong đó

có rất nhiều hoạt động có tác động tới tài nguyên địa hình và ngược lại như:

- Các hoạt động khai thác

- Các hoạt động du lịch và dịch vụ

- Các hoạt động xây dựng

- Các hoạt động kinh tế khác

Trong phần này, nghiên cứu chủ yếu tập trung đến các hoạt động có tác động

tiêu cực đến tài nguyên địa hình. Cụ thể như:

Hoạt động khai thác

- Hiện tượng khai thác đá trái phép ở một số điểm trong Vịnh Bái Tử Long trong

những năm qua vẫn diên ra thường xuyên và gây bức xúc trong dư luận xã hội,

điển hình là khu vực gần hòn Củ Cải (tọa độ 20o49’ vĩ độ bắc và 107o23’ kinh

độ đông), có trên 10 đảo bị nổ mìn, phá đá trong đó có nhiều đảo đá gần như

bị san bằng [16].

- Hiện tượng khai thác lâm sản trên các đảo cũng diễn ra liên tục với quy mô

lớn.

- Hiện tượng khai thác cát san hô để nuôi tu hài cũng diễn ra liên tục trên nhiều

địa điểm khác nhau của Vịnh đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái (không có

khả năng hồi phục) và phá vỡ cảnh quan môi trường tại một số khu vực.

- Hiện tượng tự ý đổ cát xây dựng các bãi biển, các khu nghỉ dưỡng vẫn còn

diễn ra tuy nhiên đã được ngăn chặn kịp thời.

Hoạt động lấn biển, đổ thải ven bờ Vịnh

Dọc ven biển từ khu vực Quang Hanh (thị xã Cẩm Phả) đến chân cầu Vân Đồn

tình trạng đổ thải lấn biển, mở rộng đô thị trong thời gian qua diễn ra khá mạnh. Hầu

hết các luồng lạch ven bờ đã bị san lấp, có khu vực lấn biển ra gần 2km như khu vực

cảng Cửa Ông, cảng Khe Dây,… Tất cả các hoạt động đổ thải ven bờ đều không theo

quy định kỹ thuật nên đã dẫn đến tình trạng bồi lấp luồng lạch, tạo lớp bồi lắng bao

phủ bề mặt đáy Vịnh đặc biệt vào những tháng mùa mưa. Điều này gây ảnh hưởng

61

đến không chỉ hệ sinh thái vịnh mà còn tác động đến các giá trị cảnh quan của nó

[15].

Hoạt động du lịch – dịch vụ:

Đây là hoạt động chính khai thác một cách có hiệu quả các giá trị của tài

nguyên địa hình. Tuy nhiên tại khu vực Vịnh Bái Tử Long, các hoạt động du lịch và

các tuyến du lịch còn ít tập trung chủ yếu ở Minh Châu – Quan Lạn và một số khu du

lịch trên đảo Cái Bầu. Điều này dẫn đến rất nhiều cảnh quan đẹp trong khu vực chưa

được khai thác để tạo điều kiện phát triển và quảng bá cũng như bảo tồn các cảnh

quan này. Ngoài ra, các hoạt động du lịch lại tập chung chủ yếu vào du lịch nghỉ

dưỡng biển và du lịch tâm linh, lễ hội, văn hóa. Các hoạt động du lịch tham quan

khám phá còn khá nghèo nàn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch tham quan

khám phá còn kém. Trong khi các hoạt động du lịch còn đang phát triển, lượng khách

tham quan chưa nhiều, thì một số hoạt động du lịch đi kèm lại gây mất trật tư, an toàn

thủy nội địa. Đặc biệt là khu vực ven bờ cảnh Vân Đồn các nhà bè sinh sống và bán

hàng đã đổ thải trực tiếp chất thải rắn và nước thải ra môi trường gây ô nhiễm môi

trường và ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên.

Hiện nay, chính quyền huyện đang có cơ chế cho các doanh nghiệp đâu thầu

khai thác các hoạt động du lịch trong huyên. Tuy nhiên, hiện nay, công tác này vẫn

còn đang quá trình hoàn thiện sao cho vừa đảm bảo thu được lợi ích từ các cảnh quan

mà vẫn bảo tồn được các giá trị của chúng.

Các hoạt động khác

Bên cạnh các hoạt động khai thác trực tiếp tài nguyên địa hình tạo ra lợi nhuận,

người dân trong khu vực còn có rất nhiều hoạt động khai thác một cách gián tiếp các

giá trị của tài nguyên địa hình như: hoạt động khai thác các loài thủy sinh tại các bãi

bồi, các bãi triều; khai thác thủy sản tại các áng nước trong núi đá vôi; hoạt động neo

đậu tầu thuyền tránh bão tại các vịnh nhỏ được hình thành trong khu vực của các ngư

dân; cải tạo môi trường phục vụ nuôi trông thủy sản (đổ cát nuôi tu hài); việc nuôi

trồng thủy hải sản trong các vịnh nhỏ kín gió, kín trong vịnh Bái Tử Long; hay việc

khai thác nguồn nước ngọt từ những hồ chứa nước tự nhiên;…. Các hoạt động này ít

hay nhiều đều gây ra các tác động đến tài nguyên địa hình như: trực tiếp nhất là việc

cải tạo môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản; hay xa hơn là ô nhiễm môi trường

62

nước từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản tác động xấu đến các dạng địa hình đá vôi

của khu vực;…

b) Công tác bảo tồn

Tuy vậy, nhưng công tác quản lý và bảo tồn các giá trị cảnh quan khu vực

được đánh giá là khá tốt. Bởi vì, do tính chất đặc thù, Vịnh Bái Tử Long nằm trong

quần thể Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích

thắng cảnh quốc gia (theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 – 4 – 1962 của Bộ Văn

hóa – Thông tin), thuộc phạm vi của Di tích quốc gia đặc biệt (theo quyết định số

1272/QĐ-TTCP ngày 12 – 8 – 2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v công nhận Vịnh

Hạ Long là Di tích quốc gia đặc biệt) và là vùng phụ cận của khu vực Di Sản Thiên

nhiên Thế giới, được UNESCO công nhận lần thứ nhất ngày 17 – 12 – 1995. Vì vậy

công tác bảo tồn các giá trị cảnh quan tại khu vực luôn được các cấp chính quyền,

nhà nước đặc biệt quan tâm. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long là cơ quan trực tiếp quản lý

công tác bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan tại khu vực đã thành lập Trung tâm

bảo tồn vịnh Bái Tử Long nhằm mục tiêu quản lý, bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa

các giá trị cảnh quan của vịnh. Bên cạnh đó, khu vực Vịnh Bái Tử Long nằm trong

khu vực ưu tiên phát triển kinh tế với muc tiêu phát triển du lịch biển – đảo [16]. Vì

vậy, công tác quản lý và bảo tồn các giá trị cảnh quan tại khu vực luôn được các cấp

chính quyền và các bên liên quan để ý, quan tâm và theo dõi. Tuy nhiên với lực lượng

cán bộ và cơ sở vật chất hiện nay của Trung tâm bảo tồn vịnh, việc kiểm tra, kiểm

soát và bảo tồn vịnh gặp rất nhiều khó khăn. Cần có nhiều hơn nữa sự phối hợp giữa

Trung tâm, chính quyền địa phương và các bên liên quan trong công tác quản lý và

bảo tồn vịnh.

2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế cộng đồng địa phương và các chính

sách phát triển.

2.3.1. Thực trạng sinh kế, xã hội khu vực

Bên cạnh việc thu thập tài liệu về những đặc điểm kinh tễ - xã hội như đã được

nêu trong phần tổng quan về khu vực nghiên cứu. Trong quá trình thực địa, để điều

tra tìm hiểu rõ hơn về đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư tại khu vực, và để làm

rõ hơn mỗi quan hệ giữa sinh kế của cộng đồng địa phương với tài nguyên địa hình,

nghiên cứu đã được tiến hành tại hai xã là Bản Sen và Thắng Lợi. Phương pháp nghiên

63

cứu được sử dụng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu được thể

hiện qua các biểu dưới đây:

Hình 31. Biểu đồ tỷ lệ số phiếu phỏng

vấn trên xã

Hình 32. Biểu đồ tỷ lệ giới trong phiếu

điều tra

Nghiên cứu đã lấy mẫu ngẫu nhiên tại địa bàn 2 xã kết quả thu được 43 phiếu

trong đó xã Bản Sen có 24 phiếu, xã Thắng Lợi có 19 phiếu, tỷ lệ số lượng phiếu thu

được của 2 xã.

Hình 33. Biểu đồ trình độ dân trí của các hộ được phỏng vấn

Căn cứ vào số liệu thống kê trong Hình 33, ta có thấy được trình độ học vấn

của người dân ở đây là không cao, nhưng đa phần người dân đã được phổ cập đến

9%

35%

49%

7%

Số người không đi học

Số người đạt trình độ tiểu học

Số người đạt trình độ THCS

Số người đạt trình độ THPT và cao hơn

56%

44% Bản Sen

Thắng Lợi

65%

35%Số Nam

Số Nữ

64

bậc tiểu học. Nguyên nhân ở đây có thể là do đặc thù của nghề đi biển ở đây còn thủ

công nên cần nhiều nhân lực. Bên cạnh đó cơ sở giáo dục và đào tạo tuy đã được nhà

nước quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; và

cũng do đặc thù biển đảo, trên nhiều đảo không đủ điều kiện để xây dựng các cơ sở

đào tạo (trên khu vực thực địa chỉ có xã Bản Sen là có trường Tiểu học). Vì vậy, việc

học tập trên các xã đảo là khá khó khăn, các em học sinh phải học trong đất liền, xa

nhà. Điều này làm cho nhiều bậc phụ huynh không yêu tâm việc học tập của con em

mình nên đã định hướng cho các em theo nghề biển như mình.

Hình 34. Biểu đồ tỷ lệ thu nhập bình quân của các hộ được phỏng vẫn

Hình 34 thể hiện được mức sống của các hộ được phỏng vấn. Trong đó, ta có

thể thấy được mức sống của cộng động địa phương là trên trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo

và cận nghèo chỉ chiếm có 23%, số hộ trung bình khá chiếm đến 77%. Điều này có

thể được lý giải một phần là do nguồn lợi tự nhiên ở khu vực là khá phong phú và dồi

dào như: thủy hải sản, các loài động thực vật khác, khoáng sản (ở đây chú yếu là

than),…. Trong đó, nguồn lợi từ biển chiếm vai trò chủ đạo. Điều này được thể hiện

rõ trong Hình 35. Căn cứ vào đây, ta có thể được hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

và đánh bắt thủy hải sản chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn trong thu nhập của người

dân (73% tổng thu nhập một năm của các hộ dân được phỏng vấn – tương đương với

2183,5 triệu/năm). Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi vẫn có đóng góp một phần

nhỏ và tổng thu nhập của các hộ được hỏi mặc dù không lớn (17%). Đa phần người

dân ở đây trồng trọt và chăn nuôi để phục vụ cho chính nhu cầu của gia đình mình.

14%

9%

77%

Số hộ nghèo

Số hộ cận nghèo

Số hộ trung bình

65

Tuy nhiên, trên xã Bản Sen do có ưu thế về quỹ đất nên thích hợp với trồng trọt và

chăn nuôi một số sản phẩm đặc thù như: trồng rừng, chè, cam và các loài đại gia súc

như trâu; các hoạt động nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng đối với thu nhập của

người dân xã này. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ người dân đi làm thuê, làm công

nhân, làm viên chức của địa phương, tuy nhiên tỷ trọng của các hoạt động này là khá

nhỏ chỉ chiếm 6% (tương đương với 337,3 triệu).

Hình 35. Biểu đồ tỷ trọng đóng góp của các hoạt động sinh kế (tính theo năm)

2.3.2. Đánh giá kiến thức và năng lực khai thác tài nguyên địa hình của cộng

đồng tại vịnh Bái Tử Long

Kết hợp với việc điều tra về hiện trạng sinh kế của cộng động dân cư địa

phương, nghiên cứu còn tìm hiểu về những tri thức của người dân về tài nguyên địa

hình. Trong bảng hỏi, để đơn giản hóa và giúp người dân hiểu được câu hỏi, nghiên

cứu đã nêu ra một số dạng địa hình gần gũi với người dân và là điển hình của khu vực

nghiên cứu như: dạng địa hình bãi biển, bãi triều, áng, hang động và nhũ đá, và các

cảnh quan mà người dân đánh giá là đẹp, độc đáo. Đồng thời, thông qua những kết

quả điều tra, chúng ta có thể năm bắt được hiện trạng tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái

Tử Long. Các kết quả của mục này đã được thể hiện thông qua các biểu: Hình 36,

Hình 37.

Kết quả cho thấy người dân trong khu vực nghiên cứu những hiểu biết nhất

định đối với những cảnh quan được nêu trong bảng hỏi. Có khoảng 42% (18 người/43

người) số người được hỏi biết đến cảnh quan bãi biển trong khu vực mình sinh sống.

10%6%

20%

53%

11%

Thu nhập từ trồng trọt

Thu nhập từ chăn nuôi

Thu nhập từ NTTS

Thu nhập từ ĐBTS

Thu nhập từ hoạt động khác

66

Đa phần đây là những bái cát nhân tạo được người dân tạo ra phục vụ việc trông thủy

sản (tu hài), hay những bãi biển nhỏ trên các đảo mà họ thấy được trong quá trình đi

biển. Đặc biêt trên đảo Cống Tây thuộc xã Thắng Lợi là có bãi biển nhân tạo được

công ty than tạo ra với mục đích phục vụ du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi mở rộng

phạm vi khu vực hỏi, hầu hết người dân đều biết được trong Vịnh Bái Tử Long có

các bãi tắm đẹp ở đảo Quan Lạn.

Có 65% (28/43) số người được phỏng vấn biết đến cảnh quan bãi triều. Đây

có thể coi là một như khu vực khai thác chính đối với rất nhiều người đặc biệt là phụ

nữ. Hoạt động khai thác ở đây chủ yếu là khai thác thủ công và sản phẩm chính là

những loài thủy sinh hai mảnh vỏ, cua,…

Có 58% (25/43) số người biết đến cảnh quan áng. Trong đó, các hoạt động

chính điều tra được tại đây là trồng cam, đánh cá ở xã Bản Sen và nghỉ ngơi tránh

bão trên đường đi đánh bắt thủy sản ở xã Thắng Lợi; chỉ có một số rất ít người được

hỏi là đến đây để giải trí.

Khoảng 84% (36/43) số người được phỏng vấn biết đến cảnh quan hang động.

Điều này cho ta thấy được sự lôi cuốn của cảnh quan hang động đối với không chỉ

khác du lịch mà còn với cả những người dân, những người hàng ngày tiếp xúc với

chúng. Mặc dù đây có thể chỉ là thỏa mãn sự tò mò của phần lớn người dân địa

phương, hay vì mục tiêu mưu sinh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 48% trong tổng số 84%

(số người biết đến cảnh quan hang động) biết đến các dạng nhũ đá, măng đá (tương

đương khoảng 37% trong tổng số người được hỏi). Điều này càng khẳng định thêm

giả thiết của nghiên cứu rằng đa phần người dân địa phương chỉ đến với cảnh quan

hang động nhằm thỏa mãn sự tò mò của mình, sau đó là mưu sinh.

Trong kết quả được thể hiện trong Biểu 6 duy nhất có cảnh quan các đảo đá

đẹp là chỉ có 2% (tương đương với 1/43 người) trong tổng số người được hỏi là đánh

giá tại khu vực nghiên cứu có cảnh quan này. Đa phần người dân có biết địa phương

mình có đảo đá nhưng theo họ thì đảo đá ở đây bình thường không được đẹp và đặc

sắc như ở vịnh Hạ Long. Ngoài ra theo người dân đánh giá là họ đã quá quen thuộc

với cảnh quan này nên không thấy có gì đặc biệt. 2% số người trả lời là có khi được

hỏi kỹ hơn cũng không thể nêu ra các đảo đá đẹp có hình thù đặc biêt, họ chỉ nói một

cách chung chung là biết có nhưng không rõ.

67

Hình 36. Biểu đồ thống kê số người biết các cảnh quan đẹp

Hình 37. Biểu đồ thống kê các hoạt động của người dân ở các cảnh quan

Các kết quả được thể hiện trong Biểu 7 làm rõ hơn các giả thiết đã được phân

tích ở trên. Trong đó, nó thể hiện rõ hơn các hoạt động và mục đích của người dân

khi đến các cảnh quan được đề cập ở trong bảng hỏi. Có khoảng 81% số người được

hỏi đã từng đến các cảnh quan đó (từng đến một hay nhiều cảnh quan). Tỷ lệ này

không tính đến số người từng đến cảnh quan đảo đá đẹp ở địa phương. Bởi vì như

nguyên nhân đã được nêu ở trên, đây đã là một phần quá quen thuộc với người dân

địa phương.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Bãi Cát Bãi Triều Áng Hang động Nhũ đá Đảo đá đẹp

Số người biêt Tổng số người được phỏng vấn

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Từng đến Có hoạt động kinh tế Có hoạt động giải trí Có hoạt động khác

Số người có hoạt động Tổng số người được phỏng vấn

68

Có 56% số người được hỏi có hoạt động kinh tế ở đây, các hoạt động kinh tế

chính của họ là: đánh bắt cá tại một số áng, trồng cam ở quanh áng; vào hang săn bắt

dơi, lấy phân dơi về làm phân bón; nuôi tu hài trên bãi biển; khai thác các loài thủy

hải sản ở bãi triều. 49% số người được hỏi có hoạt động giải trí ở đây như: tham quan,

nghỉ ngơi tại các hang động, áng; nghỉ ngơi trong quá trình đi đánh bắt cá ở các bãi

biển; tắm biển ở các bãi biển nhân tạo. 12% số người được hỏi là có các hoạt động

khác như: neo đậu tầu thuyền tránh bão, trú mưa; phục vụ công tác chống giặc ngoại

xâm,…

Ngoài ra, trong quá trình điều tra thu thập bảng hỏi, khi nhắc đến các hoạt

động tiêu cực như phá hoại cảnh quan, bẻ nhũ đá,…, thì 100% số người được hỏi đều

nói rằng mình không có các hoạt động như vậy. Và họ cũng đề cập đến việc chúng ta

phải có ý thức giữ gìn cảnh quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực địa tại một số cảnh

quan, học viên quan sát thấy vẫn có dấu hiệu của sự xâm hại. Điều này chứng tỏ, ý

thức bảo tồn của người dân là có, mặc dù vẫn chưa phải là toàn bộ cộng đồng ai cũng

có ý thức bảo tồn.

Thông qua kết quả thực địa, chúng ta một lần nữa có thể thấy được đa phần

người dân tại khu vực vịnh vẫn sống với những sinh kế truyền thống như trồng trọt,

chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản (chiếm hơn 40% tỷ trọng kinh tế khu

vực). Các hoạt động du lịch – dịch vụ tuy trong thời gian gần đây đã được quan tâm

phát triển nhưng vẫn còn chiếm một phần nhỏ trong tỷ trọng kinh tế khu vực. Đặc

biệt, hiện nay du lịch ở khu vực chỉ tập trung vào một số khu vực (Minh Châu và

Quan Lạn) dẫn đến hiện tương mất cân bằng phát triển du lịch nói riêng và kinh tế

nói chung trong khu vực. Điều này dẫn đến kết quả khi được hỏi về các hoạt động du

lịch của khu vực mình sinh sống, đa phần người dân đều cho rằng tại khu vực mình

sinh sống (xã Bản Sen và xã Thắng Lợi) tuy có các hoạt động du lịch nhưng rất ít. Đa

phần khách du lịch là chỉ đi qua, đôi khi có khách du lịch tham quan nhưng chỉ diễn

ra trong ngày rồi đi về như tại xã Bản Sen; hay như tại bãi tắm nhân tạo thuộc đảo

Cống Tây thuộc xã Thắng Lợi trước được xây dựng để phục vụ công nhân, nhân viên

ngành than ra nghỉ ngơi, nay đã mở cửa nhưng đa phần vẫn là khách du lịch cũ và

người dân trên đảo tham gia vào hoạt động tại đây. Qua đó, ta có thể thấy được hoạt

động du lịch tại hai xã được chọn thí điểm điều tra hầu như rất kém phát triển. Chính

sự phát triển không đồng đều này dẫn đến hiện tượng lãng phí nguồn tài nguyên địa

hình của khu vực. Và đặc biệt là ý thức bảo vệ tài nguyên của những hộ được phỏng

69

vấn là rất cao. Tuy nhiên trong quá trình thực tế vẫn quan sát được các dấu tích của

sự xâm hại đến tài nguyên.

2.3.3. Các chính sách phát triển

Căn cứ vào Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu phát triển đầu tiên của

Quảng Ninh là “Phát triển nhanh thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch”.

Theo đó, khu vực Vịnh Bái Tử Long là một trong các địa bàn ưu tiên phát triển kinh

tế với mục tiêu: “Phát triển du lịch biển – đảo cao cấp gắn với công nghiệp giải trí

tiên tiến hiện đâị có casino để tạo điều kiện thúc đẩy các ngành nghề và dịch vụ khác

phát triển như: Mua sắm, thời trang, biểu diễn nghệ thuật, phim trường, mỹ thuật, thể

thao và các khu vực giải trí hiện đại đặc thù khác; phát triển Trung tâm du thuyền và

dịch vụ cảng du lịch. Phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao, trung tâm

dịch vụ cao cấp về tài chính, ngân hàng, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông

quốc tế” [20].

Hơn thế nữa, ngay cả mục tiêu phát triển công nghiệp, nông nghiệp của Tỉnh

cũng nhằm mục đích phục vụ cho phát triển du lịch: “Phát triển công nghiệp xanh

sạch, công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, truyền thông, điện

tử,…) hướng vào phục vụ phát triển du lịch, công nghiệp giải trí và xuất khẩu.

“Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao hướng vào phục

vụ nhu cầu dịch vu du lịch; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển tài

nguyên rừng bền vững gắn với du lịch; xây dựng và phát triển đội tàu đánh bắt phù

hợp, kết hợp phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh bảo vệ quyền và chủ quyền

trên biển.

Có thể nói, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh,

ngành du lịch tại khu vực nghiên cứu giữ vị trí quan trọng.

70

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG SINH KẾ BỀN VỮNG NHẰM BẢO TỒN VÀ

PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH VỊNH BÁI TỬ

LONG.

3.1. PHÂN TÍCH XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NHU CẦU KHAI

THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH Ở VỊNH BÁI TỬ LONG

Vịnh Bái Tử Long nằm phần lớn trong địa giới hành chính của huyện Vân Đồn

và đa phần dân cư của vịnh đề thuộc hành chính của huyện Vân Đồn. Vì vậy, các hoạt

động du lịch nói riêng và các hoạt động kinh tế - xã hội khác nói chung của vịnh đều

thuộc quyền quản lý của huyện.

3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch ở vịnh Bái Tử Long

Bối cảnh quốc tế

Thuận lợi

- Nhu cầu du lịch nói chung và du lịch đến các vùng biển trên thế giới ngày một

tăng lên cho dù du lịch có những bước phát triển thăng trầm và gần đây nhất

là ảnh hưởng của khung hoảng kinh tế thế giới.

- Việt Nam hiện đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, vì vậy đây là yếu tố

thuận lợi tạo cơ hội để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm, công nghệ phát triển

kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

- Hợp tác khu vực, đặc biệt là giữa các nước ASEAN tiếp tục được củng cố đã

tạo môi trường di chuyển thuận lợi cho du khách giữa các nước trong khối.

- Hình ảnh du lịch Việt Nam đã được lan tỏa rộng ra khắp thế giới và cũng tạo

được rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

Khó khăn

- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đã làm cho nhiều dự án đầu tư phát triển

du lịch bị xem xét lại hoặc kéo dài; ngoài ra khủng hoảng kinh tế còn tác động

đến các dòng khách du lịch từ những thị trường lớn, tiềm năng như Châu Âu,

Bắc Mỹ,…

- Những bất đồng trong vấn đề Biển Đông làm cho tình hình an ninh ở khu vực

chưa được đảm bảo.

- Thị trường du lịch lớn Trung Quốc đang có nhiều biến động trong chính sách

cho công dân của mình đi du lịch.

71

- Sự canh tranh từ các thị trường du lịch khác trong cùng khu vực.

Bối cảnh truong nước:

- GDP và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong

10 năm qua tăng nhanh. Người dân có khả năng và điều kiện để đi du lịch

nhiều hơn.

- Việc không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và phương tiện đi lại đã

thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

- Ngành du lịch đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Số liệu đã

chỉ ra rằng khách du lịch nội địa đã tăng rất mạnh trong khoảng 10 năm qua,

số lượt người đi du lịch trong nước nghỉ qua đêm tại các cơ sở lưu trú (chưa

bao gồm số lượt người ngủ ở nhà người thân, nhà nghỉ thứ hai, nhà khách cơ

quan, đoàn thể và số lượt người đi du lịch trong ngày) đã tăng từ 7.7 triệu lượt

người năm 2000 lên 35 triệu lượt người năm 2010, gấp trên 4.5 lần với tốc độ

tăng bình quân mỗi năm 16.3% [14].

- Gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 năm qua. Tính trung

trong 10 năm 2001 – 2010, số khách quốc tế đến nước ta đạt trên 34.6 triệu

lượt người, tăng bình quân mỗi năm 9% [14].

3.1.2. Hiện trạng du lịch ở khu vực

3.1.2.1. Hệ thống sản phẩm du lịch

Trong Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 có viết : “Sản phẩm du lịch là tập hợp

các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến du lịch”.

Hay nói cách khác, sản phẩm du lịch bao gồm các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch,

các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp các

yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa

phương nào đó. Các hoạt động du lịch về cơ bản được xây dựng dựa trên việc đầu tư

khai thác hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa điểm du lịch.

72

Hình 38. Sơ đồ hiện trạng tài nguyên du lịch vịnh Bái Tử Long

Nguồn: Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long

73

Các tuyến điểm tham quan du lịch chính

Hiện nay có hai tuyến chính đưa du khách đếm thăm quan vịnh Bái Tử Long:

1 – Tuyến đường bộ du khách có thể đi từ thành phố Hạ Long theo quốc lộ 18 rồi rẽ

vào Vân Đồn tại ngã ba chợ Cửa Ông (xã Cửa Ông) và du khách từ Trung Quốc đi

qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái vào Việt Nam rồi theo quốc lộ 18 đến Vân Đồn rồi

từ đó sử dụng các phương tiện đường thủy ra thăm quan vịnh; 2 – Tuyến đường thủy

du khách có thể đi tàu du lịch từ vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà sau đó vào vịnh.

Từ trung tâm thị trấn Cái Rồng du khách có thể đi theo các tuyến thăm quan

du lịch nội vùng để đi đến các điểm du lịch khác trong vịnh như thăm chùa Cái Bầu,

tắm biển Bãi Dài (xã Hạ Long), tuyến đi thăm quan và nghỉ biển Quan Lạn, Minh

Châu.

Hoạt động du lịch thăm quan, khám phá nghiên cứu khoa học ít được quan

tâm phát triển.

Bảng 6: Các tuyến tham quan du lịch ở Vân Đồn.

Tuyến du

lịch

Mô tả Các điểm du lịch chính

trên tuyến

Tuyến 1:

Khu trung

tâm thị trấn

Cái Rồng –

Bãi Dài –

chùa Cái Bầu

– hạng Vạn

Hoa

Từ trung tậm thị trấn Cái Rồng đi theo tuyến đường

chính xuyên đảo khoảng 7km là tới khu du lịch Bãi

Dài (xã Hạ Long). Tiếp tục theo trục đường xuyên

đảo lên phía Bắc 3km là tới thiền viện Trúc Lâm Giác

Tâm (chùa Cái Bầu). Nằm cuối trục đường xuyên đảo

là quân cảng Vạn Hoa.

Đánh giá chung: đây là tuyến du lịch có vị trí tiếp cận

thuận lợi, bãi tắm đẹp, cảnh quan đẹp là nơi phù hợp

để phát triển các loại hình và hoạt động du lịch nghỉ

dưỡng, công vụ và giải trí đặc sắc trong khu du lịch

Vân Đồn

Các điểm ngắm cảnh nhìn

về hướng vịnh Bái Tử

Long, bãi tắm Bãi Dài,

chùa Cái Bầu, chợ trung

tâm thị trấn Cái Rồng, đền

thờ vua Lý Anh Tông,

cảng Cái Rồng

Tuyến 2:

Cảng Cái

Rồng – đảo

Quan Lạn –

Minh Châu

Từ cảng Cái Rồng, đi theo đường biển bằng tàu gỗ

hay tầu cao tốc qua các xã đảo bao gồm: Bản Sen,

Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu.

Đây là tuyến du lịch biển đảo có hệ thống tài nguyên

du lịch tự nhiên và văn hóa lịch sử đặc sắc nhất trong

huyện. Tuy nhiên do điều kiện các đảo nằm biệt lập

khỏi đất liền và điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt

Bãi tắm Minh Châu; Bãi

sá sùng, bãi rùa đẻ, rừng

tràm Minh Châu; Bãi tắm

Robinson, Sơn Hào, Việt

Mỹ, Ngọc Vừng; bãi tắm

du lịch đảo Cống Tây; các

74

vào mùa đông đã gây ra nhiều khó khắn để thu hút

đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch.

điểm di tích lịch sử văn

hóa.

Tuyến 3:

cảng Cái

Rồng – hang

Soi Nhụ -

Trà Ngọ - Ba

Mún – Sậu

Nam

Tuyến xuất phát từ cảng Cái Rồng, qua đảo Soi Nhụ,

Trà Ngọ Lớn, hang Cái Đé, đảo Ba Mún, đảo Sậu

Nam.

Đây là tuyến điểm có hệ thống tài nguyên du lịch sinh

thái thể thao mạo hiểm đặc sắc nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, hiện tại có rất ít khách du lịch tham gia

các hoạt động du lịch trên tuyến này, chủ yếu là các

đoàn học sinh sinh viên hay cán bộ giảng dạy, nghiên

cứu đến từ các trường, các viện nghiên cứu trong

nước và quốc tế. Cơ sở hạ tang vật chất kỹ thuật du

lịch chưa có, chủ yếu dựa vào hệ thống các đường

tuần tra và trạm kiểm lâm trên các đảo Ba Mún, Trà

Ngọ

Hang Soi Nhụ, hòn Thiên

Nga, Ao Tiên, hang luồn

Cái Đé, đường mòn diễn

giải, vụng Ô Lợn

Nguồn: Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long

Các loại hình và hoạt động du lịch chính ở vịnh Bái Tử Long (huyện Vân Đồn

nói chung)

Bảng 7: Các loại hình và hoạt động du lịch chính ở vịnh

STT Loại hình du

lich

Hoạt động du lịch hiện tại

1 Du lịch nghỉ

dưỡng biển

Nghỉ mát mùa hè, nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, tắm biển, thăm quan danh lam

thắng cảnh, kết hợp đi lễ tại các điểm du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử.

Bên cạnh đó, còn đáp ứng các nhu cầu thưởng thức các món ăn đặc sản

biển của khách.

Hoạt động mua săm chủ yếu tập trung vào mua sắm nước mắm, các loại

hải sản hay các loại dược liệu.

2 Du lịch tham

quan khám phá

Các chương trình tour đi thuyền ngắm cảnh núi đá vôi ở vịnh với muôn

hình thù độc đáo là trải nghiệm thú vị đối với các du khách đến Vân

Đồn, đặc biệt là khách quốc tế. Hành trình chủ yếu đi theo 2 tuyến xác

định trên với thời gian 1 – 2 ngày. Tuy nhiên khách không nghỉ đêm trên

thuyền như ở vịnh Hạ Long mà nghỉ tại Minh Châu hoặc Quan Lạn. Đội

tàu du lịch trên vịnh Bái Tử Long có 30 chiếc tàu gỗ và 18 xuồng cao

tốc với sức chứa từ 20 – 40 – 80 khách.

Khách du lịch cũng đi ô tô, xe máy tham quan các điểm du lịch chính

trên huyện đảo như chùa Cái Bầu, khu vực thị trấn (đối với du khách

75

nghỉ tại khu vực Bãi Dài), các điểm thăm quan du lịch trên trục đường

xuyên đảo Minh Châu – Quan Lạn, Ngọc Vừng (bằng phương tiện xe

lam).

Các điểm thăm quan trong vùng hầu như chưa được đầu tư các phương

tiện phục vụ khách như: bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, phương tiện thu gom rác

thải, hệ thống chòi quan sát và bảng thông tin chỉ dẫn, diễn giải,….

Những người làm công tác thuyết minh hướng dẫn hoạt động kiêm

nhiệm và chưa được đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và chăm

sóc khách du lịch.

3 Du lịch tâm

linh, lễ hội, văn

hóa lịch sử

Các điểm du lịch tâm linh chính là chùa Cái Bầu, đền thờ vua Lý Anh

Tông, và cụm đình, đền, chùa, nghè Quan Lạn.

Lễ hội Quan Lạn được tổ chức linh đình với nhiều hoạt động văn hóa

phi vật thể đặc sắc (như hát giao duyên, trình diễn nhiều phong tục tập

quan mang bản sắc riêng của người dân miền biển) vào dịp ngày 10 đến

20 tháng 6 hàng năm.

Hang Soi Nhụ với các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Soi Nhụ cách

đây 1,5 vạn năm. Thương cảng cổ Vân Đồn.

4 Du lịch sinh thái Hiện nay mới hình thành các tuyến du lịch sinh thái trong VQG Bái Tử

Long như đã đề cập ở trên và có rất ít khách du lịch tiếp cận và khám

phá các tuyến này. Hoạt động du lịch mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu

khoa học hay đi thuyền tham quan đến các khu vực thiên nhiên chứ chưa

ddatjd dược mục tiêu và tiêu chí tối thiểu cảu loài hình du lịch sinh thái:

tìm hiểu về thiên nhiên, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên và

văn hóa bản địa, đem lại lợi ích cho người dân địa phương.

Và chưa có phương tiện du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu tham quan và

tìm hiểu ở mức độ cơ bản nhất của khách du lịch đến với khu vực.

3.1.2.2. Hiện trạng xúc tiến và quảng bá du lịch

Nằm trong không gian vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Kỳ quan

thiên nhiên của thế giới, vịnh Bái Tử Long có những thuận lợi đồng thời cũng là

những thách thức trong việc định vị xây dựng thương hiệu cũng như triển khai các

hoạt động xúc tiến quảng bá. Mặc dù thương hiệu vịnh Hạ Long đã được nhiều người

biết đến tuy nhiên lại chưa có sự liên kết giữa thương hiệu vịnh Hạ Long với các địa

điểm du lịch hấp dẫn khác của tỉnh Quang Ninh nói chung và vịnh Bái Tử Long nói

riêng. Bên cạnh đó thương hiệu quá lớn của vịnh Hạ Long cũng là rào cản đối với sự

76

phát triển thương hiệu du lịch riêng của vịnh Bái Tử Long. Một số những khó khăn

trong công tác xúc tiến và quảng bá du lịch của vịnh là:

- Các thông về hoạt động du lịch, các cảnh quan đẹp, các dịch vụ của vịnh Bái

Tử Long còn quá ít và khả năng tiếp cận với nhứng thông tin này còn rất hạn

chế.

- Chưa có sự gắn kết các sản phẩm quảng bá của khu vực với thương hiệu của

vịnh Hạ Long, nên chưa tận dụng đượng thương hiệu vịnh Hạ Long.

- Các sản phẩm xúc tiến quảng bá quá du lịch tỉnh quá tập trung cho vịnh Hạ

Long, việc xây dựng thương hiệu các địa danh du lịch khác và đưa chúng đến

với khách du lịch còn rất hạn chế. Những sản phẩm xúc tiến quảng bá du lịch

có những thông tin và hình ảnh hữu ích thì số lượng lại hạn chế hoặc không

được đưa tới tay người tiêu dùng.

- Các thông tin quả bá du lịch trực tuyến cũng quá tập trung và vịnh Hạ Long,

các thông tin về du lịch vịnh Bái Tử Long rất ít, không được cập nhật.

- Các trang thông tin xúc tiến du lịch trực tuyến của địa phương cung cấp các

thông tin đơn điệu chủ yếu tập trung vào đăng tải các tin tức, sự kiện hoạt động

du lịch, trong khi các thông tin cần thiết cho khách du lịch tham khảo tìm hiểu

về các hoạt động du lịch tại khu vực thì còn sơ xài, mang tính chất giới thiệu

sơ lược chưa đáp ứng được các nhu cầu tìm hiểu thông tin của du khách đến

với vịnh Bái Tử Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

- Các cơ quan, ban ngành tham gia và hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch

lại chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau dẫn đến thông tin đưa ra mờ nhạt, dữ

liệu không được chập nhập thường xuyên.

- Chưa có website riêng chính thức về du lịch của vịnh Bái Tử Long, các thông

tin du lịch tại đây chủ yếu được đăng tải trên các trang web của một số doanh

nghiệp lữ hành. Nội dung của những thông tin này phục vụ cho mục đích giới

thiệu và bán các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp nên các thông tin còn rất

hạn chế, không được cập nhập, đôi khi còn thiếu trung thực.

3.1.2.3. Hiện trạng du lịch khu vực

77

Hình 39. Biểu đồ lượng khách du lịch đến với Vân Đồn

(nguồn Số liệu thống kê vủa Phòng Văn hóa huyện)

Căn cứ vào số liệu thống kê của Phòng Văn hóa huyện chúng ta có thể thấy

được lượng khách du lịch đến với khu vực có sự tăng trưởng ổn định khoảng

(14,52%/năm). Trong đó đa phần là khách du lịch nội địa, lượng khách du lịch quốc

tế chỉ khoảng 10%. Đây chính là động lực kéo các điều kiện phục vụ nhu cầu du lịch

như: phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống,lực lượng lao động và thu

nhập của hoạt động du lịch tăng trưởng theo (điều này được thể hiện trong các Biểu

9 – 10 – 11).

Hình 40. Biểu đồ hệ thống phương tiện vận chuyển hành khách (nguồn Số liệu thống kê vủa Phòng Văn hóa huyện)

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

Xe đạp du lịch Xe tuktuk Taxi và ô tô Tầu gỗ Tầu cao tốc

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2012

78

Hình 41. Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú (nguồn Số liệu thống kê vủa Phòng Văn hóa huyện)

Hình 42. Biểu đồ số lượng các cơ sở kinh doanh ăn uống

(nguồn Số liệu thống kê vủa Phòng Văn hóa huyện)

Quan sát sự tăng trưởng của hệ thống phương tiên vận chuyển hành khách,

chúng ta có thể nhận thấy sự đặc biệt trong sự tăng trưởng của các phương tiện vận

chuyển tại đây. Cụ thể là phương tiện xe đạp du lịch và tàu cao tốc có tốc độ tăng

trưởng bình quân năm khá cao và ổn định. Điều này phản ánh được điệu kiện biển

đảo đặc trưng của khu vực và điều kiện cơ sở hạ tầng ở đây như hệ thống đường giao

thông tại các xã đảo đa phần mới chỉ dừng lại ở mức được cứng hóa (chủ yếu ở đây

0

3 3 4 6 8 8

5 4 6 7 9

15

32

39 4

3 46

62

81

75

69

2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3

Số khách sạn 1 – 2 sao Số CSLT đạt chuẩn Số CSLC chưa phân loại

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dưới 50 chỗ

Từ 50 – 500 chỗ

Trên 500 chỗ

79

là bê tông hóa). Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể thấy điều này được thể hiện qua số

liệu về hệ thống cơ sở lưu trú và hệ thống các cơ sở kinh doanh ăn uống. Trong đó,

tại hệ thống các cơ sơ lưu trú, các cơ sở lưu trú tuy đều có sự tăng trưởng hàng năm

như số lượng các cơ sở đạt chuẩn được xếp sao là rất ít (chỉ khoảng 8 cơ sở, trong đó

chỉ đạt tối đa là 2 sao). Đa phần là các cơ sở đạt chuẩn và chưa được phân loại. Cũng

như vậy tại hệ thống các sơ sở kinh doanh ăn uống tuy có tốc độ tăng trưởng khá

nhanh và ổn định nhưng đa phần là các cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ và trung bình.

Điều này phần nào cho thấy được sự thiếu thốn về các điều kiện cơ sở hạ tầng như

điện, nước, thông tin liên lạc; rất khó cho các doanh nghiệp khi muốn nâng cao chất

lượng dịch vụ trong những điều kiện đó.

Hình 43. Biểu đồ số lượng lao động trong ngành du lịch

(nguồn Số liệu thống kê vủa Phòng Văn hóa huyện)

Cùng với sự tăng trưởng về hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ, thì

nguồn lao động trong ngành du lịch cũng có những bước tăng trưởng rõ rệt. Số lao

động trong ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng ổn định nhưng ở mức khá thấp.

Nguyên nhân chủ yếu là do tính mùa vụ trong hoạt động du lịch của khu vực khá cao

nên người lao động, đặc biệt là lao động gián tiếp không quá mặn mà với lĩnh vực

này và thường phải hoạt động thêm trong những ngành nghề khác để tạo thu nhập

đảm bảo cuộc sống. Tính đến năm 2013, cả khu vực có gần 4000 lao động làm việc

trong ngành du lịch, phục vụ hơn 622 ngàn lượt khách. Điều này có nghĩa là một năm

mỗi lao động trong ngành du lịch phục vụ khoảng 160 khách du lịch. Bên cạnh việc

tăng trưởng về số lượng thì chất lượng của lực lượng lao động cũng có những bước

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

LĐ trực tiếp (người) LĐ gián tiến (người)

80

phát triển rõ rệt. Tuy nhiên do đa phần là lao động có tính mùa vụ nên chất lượng lao

động tại đây còn chưa cao. Bên cạnh đó, số lao động được đào tạo bài bản vẫn chỉ

chiếm chưa đến 50% số lao động trực tiếp.

3.1.3. Nững Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức và xu thế phát triển

của du lịch vịnh Bái Tử Long.

Thuận lợi – Cơ hội

Vịnh Bái Tử Long mang trong mình rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền

du lịch đa dạng, phong phú và có chất lượng cao, trong đó có thể kể tới như cảnh

quan địa hình Karst độc đáo nằm trong một quần thể với vịnh Hạ Long đã được công

nhận là di sản thiên nhiên thế giới; vườn quốc gia Bái Tử Long nơi có nhiều giá trị

về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch như

rạng san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi rùa đẻ trứng,…; các giá trị khảo cổ học,

lịch sử, văn hóa; các cảnh quan bãi tắm đẹp. Những điều này đã góp phần xây dựng

một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của du lịch tại khu vực.

Bên cạnh những ưu đãi về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và xã hội, nguồn nhân

lực trẻ dồi dào sẵn sàng cho một công việc tốt cũng là thế mạnh của khu vực.

Nhu cầu du lịch ở Việt Nam, trong khu vực cũng như trên thế giới tiếp tục

tăng; du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung và

khu vực nói riêng. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn

2030 tiếp tục xác định Quảng Ninh là địa phương có vị trí quan trọng đặc biệt đối với

phát triển du lịch. Trong đó, khu vực nghiên cứu được xác định là đặc khu kinh tế với

định hướng phát triển du lịch. Vì vậy, trong những năm tới đây, khu vực sẽ càng nhận

được nhiều sự quan tâm hơn của chính phủ và các nhà đầu tư về vốn cũng như dự án,

ví dụ như: dự án xây dựng sân bay quốc tế nhằm đẩy mạnh sự phát triển của du lịch

nói riêng và kinh tế khu vực nói chung.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế du lịch sinh thái, vịnh Bái Tử Long

có tiềm năng rất lớn để tận dụng những tài sản tự nhiên và văn hóa của mình. Tuy

nhiên, điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng.

Khó khăn – thách thức

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đi lại giữa khu vực với các thị trường du

lịch còn kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch.

81

- Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước sạch, xử lý rác thải, thông tin

liên lạc,… của khu vực vẫn đang trong quá trình hoàn thiện: nhiều xã đảo chưa

có hệ thống điện; hệ thống thông tin liên lạc còn yếu chưa thông suốt; hệ thống

nước sạch và xử lý rác thải vẫn đang được xây dựng; hệ thống đường bộ nội

khu vực đang bị xuống cấp, cần phải được nâng cấp,…, những điều này gây

ra rất nhiều cản trở trong việc thu hút khách du lịch đến với khu vực.

- Hệ thống vận tải thủy: hệ thống phương tiên vận chuyển đường thủy và cảng

biển của khu vực chưa kịp đà với xu thế phát triển du lịch. Đặc biệt là hệ thống

cản biển chưa tách riêng được hệ thống cảng phục vụ du lịch với cảng cá, gây

ảnh hưởng đến hình tượng du lịch của khu vực trong mắt du khách quốc tế

- Hệ thống thông tin quảng bá thương hiệu du lịch còn đang phát triển như: chưa

có website chính thức về du lịch của huyện, các thông tin về sản phẩm du lịch

còn chưa tiếp cận được với khách du lịch. Hầu hết, các thông tin mà du khách

có được đều từ các công ty du lịch nên không đảm bảo tính thống nhất, đôi khi

còn là những thông tin sai lệch.

- Nguồn nhân lực chưa có trình độ chuyên môn cao, mang nhiều tính thời vụ.

- Kinh nghiệm phát triển du lịch của khu vực còn kém.

- Hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và ăn uống tuy đang tăng nhanh về số

lượng nhưng chất lượng vẫn còn khá thấp, quy mô còn nhỏ lẻ và manh mún.

- Sự cạnh tranh của các thương hiệu trong nước và quốc tế.

- Thương hiệu du lịch vịnh Hạ Long quá lớn, gây ra rất nhiều khó khăn cho việc

xây dựng và tự khẳng định thương hiệu du lịch của khu vực.

- Những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Vấn đề xung đột chủ quyền trên biển Đông cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho

việc phát triển du lịch biển ở khu vực nói riêng và nước ta nói chung.

- Cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.

3.1.4. Xu thế phát triển du lịch và nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên địa

hình ở vịnh Bái Tử Long

Từ những số liệu thống kế và phân tích trên, chúng ta có thể thấy được xu

hướng phát triển du lịch của khu vực. Với những tiềm năng vốn có của mình, khu

vực đang hướng tới đẩy mạnh phát triển du lịch biển với các hình thức: du lịch nghỉ

dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái khám phá các giá trị địa hình và giá trị đa dạng sinh

82

học, du lịch lịch sử - văn hóa – tâm linh, các loại hình du lịch trải nghiệm,…, nhằm

tận dụng tối đa giá trị độc đáo mà tài nguyên địa hình mang lại cho khu vực.

Tuy nhiên với xu thế phát triển của mình, vịnh Bái Tử Long cũng đồng thời

tạo ra một sức ép lớn lên tài nguyên địa hình. Bởi vì, hầu hết các loại hình du lịch đã,

đang và sẽ được tập khu phát triển của khu vực đều khai thác các giá trị của tài nguyên

địa hình. Như trong loại hình du lịch tắm biển, yêu cầu quan trọng nhất để hình thành

và phát triển của loại hình này phải có dạng địa hình bãi biển đẹp. Hay trong loại hình

du lịch nghỉ dưỡng, yêu cầu tối thiểu là khu vực nghỉ dưỡng phải có khí hậu dễ chịu,

cảnh quan đẹp. Hay như trong hoạt động du lịch khám phá các giá trị địa mạo, địa

chất, cũng cần những giá trị độc đáo của cảnh quan địa hình để tạo thành điểm nhấn

khác biệt thu hút khách du lịch. Hay nói xa hơn trong loại hình du lịch khám phá giá

trị đa dạng sinh học hay du lịch trải nghiệm; sự khác biệt của các yếu tố địa hình tạo

nên sự khác biệt trong các yếu tố đa dạng sinh học và các yếu tố tập quán sinh hoạt

của cộng đồng dân cư. Vậy, có thể thấy rằng hầu hết các xu thế phát triển du lịch của

khu vực đều hướng đến những giá trị độc đáo mà tài nguyên địa hình mang lại.

Bên cạnh nhu cầu khai thác phục vụ các hoạt động du lịch, tài nguyên địa hình

của vịnh cũng phải chịu thêm sức ép từ các hoạt động kinh tế khác như: hoạt động

khai thác nguyên vật liệu xây dựng (đá vôi); phá huy địa hình phục vụ các mục đích

như xây nhà, quy hoạch phát triển; hoạt động cải cạo để nuôi trồng thủy hải sản; các

hoạt động khai thác của người dân như việc khai thác nhũ đá để bán

3.2. XÁC LẬP CÁC TIÊU CHÍ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA

PHƯƠNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG

Như trong khái niệm về sinh kế bền vững đã đề cập sinh kế bền vững là những

sinh kế vừa đảm bảo được vai trò của mình đó là một phương tiện kiếm sống của con

người và vừa đảm bảo các tiêu chí của phát triển bền vững. Chỉ khi thỏa mãn được

hai điều kiện đó một sinh kế mới được coi là sinh kế bền vững.

Như đã đề cập tại Chương I, trong các nghiên cứu của Scoones (1998) và

DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh

kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.

- Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập

của hộ gia đình.

83

- Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: tạo thêm

việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực.

- Bền vững về môi trường được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn

các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy hải sản,…), không

gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường,…).

- Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống

pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình quy hoạch chính sách có

sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư

hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và

chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian.

Căn cứ vào những tiêu chí chính trên cùng với tình hình thực tế tại Việt Nam

nói chung và khu vực nói riêng, nghiên cứu đưa ra các tiêu chí về sinh kế bền vững

cho cộng đồng địa phương tại Bái Tử Long như sau:

3.2.1 Bền vững về kinh tế

Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội)

cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Một sinh kế được

coi là bền vững về kinh tế khi nó đáp ứng được các điều kiện sau:

- Tận dụng tốt các nguồn vốn sẵn có tại khu vực: sinh kế này phải dựa trên

những giá trị nguồn lực có sẵn ở địa phương và tận dụng chúng một cách có

hiệu quả. Từ đó cung cấp cho người dân một phương tiện tạo thu nhập.

- Dễ dàng tiếp cận: Đối với cộng đồng dân cư ven biển nói chung và khu vực

nghiên cứu nói riêng, nơi có trình độ dân trí còn chưa cao, đa phần người dân

mới chỉ tốt nghiệp tiểu học. Vì vậy, các sinh kế đưa đến cho người dân phải

dễ dàng tiếp cận, dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.

- Tạo ra giá trị kinh tế tức thời (hay là các giá trị kinh tế trước mắt mà người

dân có thể thu được): đối với nhiều khu vực khi được sự tài trợ của các dự án

quốc tế hay trong nước về xây dựng mô hình sinh kế bền vững, họ có được

nguồn vốn hỗ trợ nên tiêu chí này trở nên không quan trọng. Nhưng đối với

cộng đồng người dân ở Vịnh Bái Tử Long, họ không được tài trợ như vậy nên

muốn họ tin tưởng và áp dụng các sinh kế được đề xuất cần phải cho họ thấy

được lợi nhuận trước mắt (cụ thể ở đây là thu nhập trong thời gian đầu thực

hiện áp dụng sinh kế)

84

- Sinh kế ổn định có khả năng chống chịu các tác nhân bên ngoài (như suy thoái

hay khủng hoảng kinh tế): Sau đó, sinh kế phải tạo ra thu nhập một cách ổn

định cho người dân và có khả năng chống chịu các tác động từ các yếu tố bên

ngoài.

- Phù hợp với chính sách phát triển của địa phương: Mọi hoạt động của người

dân đều phải tuân thủ phát luật và chính sách. Vì vậy, các sinh kế được đề xuất

phải phù hợp với chính sách, định hướng phát triển của khu vực.

- Có tiềm năng phát triển nâng cao thu nhập cho người dân: Sau khi cung cấp

cho người dân một phương tiện (một sinh kế) giúp cho người dân có thể có

được cuộc sống ổn định, thì công việc tiếp theo của sinh kế sẽ là tạo điều kiện

để nâng cao mức sống và cải thiện đời sống cho người dân. Có như vậy, sinh

kế mới có khả năng được nhân rộng trong cộng đồng.

- Mỗi khu vực khác nhau có những sinh kế khác nhau.

3.2.2. Bền vững về xã hội

Sau khi giải quyết được các vấn đề về kinh tế, sinh kế bền vững còn phải hỗ

trợ giải quyết các vấn đề về xã hội. Một số những tiêu chí được sử dụng để đánh giá

tính bền vững trong phạm trù xã hội là:

- Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân

- Giúp xóa đói giảm nghèo

- Đảm bản an ninh lương thực

- Tăng cao vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sinh kế nói riêng và các

hoạt động khác nói chung: Hiện nay mặc dù vai trò của người phụ nữ trong xã

hội Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đang dần được khẳng

định. Tuy nhiên với một khu vực mà trình độ dân trí còn chưa cao, cuộc sống

còn phụ thuộc rất nhiều và các nguồn lợi tự nhiên như khu vực nghiên cứu,

vai trò của người phụ nữ trong việc tạo thu nhập cho gia đình còn rất nhỏ bé.

Vì vậy, với mục tiêu bền vững về xã hội của mình, sinh kế bền vững phải tận

dụng được nguồn lực là những người phụ nữ, để từ đó nâng cao vị thế của

người phụ nữ trong các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình cũng như tạo ra

nguồn lợi cho xã hội. Khi đó, vai trò của người phụ nữ sẽ không chỉ được nâng

cao trong gia đình mà còn với cả xã hội.

- Nâng cao năng lực của cộng đồng: Sinh kế bền vững cũng phải tạo điều kiện

giúp cho người dân tiếp nhân được các kỹ năng, kiến thức từ đó nâng cao năng

85

lực của chính cá nhân họ. Khi đó, người dân sẽ dễ dàng tiếp cận được với các

phương tiên, các nguồn vốn khác để từ đó nâng cao đời sống của gia đình mình

nói riêng và cho sự phát triển của xã hội nói chung. Bên cạnh đó, khi được

tăng cường các kỹ năng, kiến thức, người dân sẽ hiểu được vai trò và ích lợi

của phát triển bền vững. Từ đó, các phương pháp, biên pháp nhằm phát triển

bền vững cũng dễ dàng tiếp cận được với người dân và dễ dàng đi vào thực

tiễn hơn.

- Tăng cao vai trò và vị thế của người dân trong xã hội: Sau khi người dân được

nâng cao về năng lực, họ sẽ hiểu được vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của mình

đối với sự phát triển bền vững và đối với xã hội. Từ đó, việc thực hiện các

chính sách phát triển bền vững và phát triển xã hội cũng trở nên dễ dàng hơn.

3.2.3. Bền vững về môi trường

Phát triển bền vững là phát triển đảm bảo được sự cân bằng của cán cân giữa

kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, một sinh kế bền vững ngoài giải quyết được

các vấn đề kinh tế của người dân, các vấn đề xã hội thì nó cũng phải đảm bảo được

sự bền vững về mặt môi trường. Để đánh giá được sự bền vững về môi trường của

một sinh kế bền vững, nghiên cứu đưa ra một số tiêu chí sau:

- Sử dụng bền vững các giá trị tài nguyên đang được khai thác: Sinh kế bền

vững là sinh kế không chỉ đưa ra một phương án, một phương tiện khai thác

và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra lợi ích kinh tế giúp cải thiện đời

sống của người dân và góp phần vào sự phát triển xã hội, mà nhưng phương

án và phương tiên khai thác do nó đưa ra phải đảm bảo tính bền vững trong

việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Cụ thể hơn là các phương án và phương

tiện được đưa ra phải tính toán làm sao cho người dân có thể thu được lợi ích

từ những hoạt động đó bên cạnh đó vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên đang bị

khai thác không bị khai thác một cách tràn lan, cạn kiệt và phải đảm bảo sự

phục hồi của nguồn tài nguyên. Ví dụ: sử dụng bền vững các giá trị tài nguyên

nghề cá thì bên cạnh việc đưa ra những chuyển đổi từ phương pháp khai thác

thủ công sang những phương pháp hiện đại hơn nhằm nâng cao năng suất làm

việc, chúng ta cũng cần phải đưa ra những quy định cụ thể đối với việc khai

thác cá như: i) Quy định thời gian đánh bắt cá, tránh mùa sinh sản của các loài

cá, đảm bảo các loài cá có được một mùa sinh sản an toàn; ii) quy định kích

cỡ các loài cá được đánh bắt (quy định mắt lưới đánh cá) tránh hiện tượng khai

86

thác cá khi quá bé; iii) Quy định các phương pháp đánh bắt, nghiêm cấm các

phương pháp đánh bắt hủy diệt,…

- Ít hoặc không gây ra các tác động xấu đến môi trường xung quanh: Bên cạnh

việc khai thác sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, có khả năng tái tạo các

nguồn tài nguyên thiên nhiên đang được khai thác, thì sinh kế bền vững cũng

ít hoặc không gây ra các tác động xấu đến môi trường. Đây cũng là cách đảm

bảo cho các điều kiện tồn tại và phát triển của các nguồn tài nguyên đang được

khai thác nói riêng và các nguồn tài nguyên khác nói chúng. Ngoài ra, nó cũng

đảm bảo chất lượng môi trường sống của chính cộng đồng dân cư địa phương

nói riêng và môi trường thế giới nói chung. Ví dụ: ngành khai thác du lịch, cần

hướng dẫn người dân có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan, tránh tình trạnh

vì lợi nhuận trước mắt mà phá hoại các cảnh quan môi trường như: chặt phá

cây, khai thác nhũ đá bán cho khách du lịch,…

3.2.4. Bền vững về thể chế.

Ngoài việc đạt được tình trạng cân bằng và bền vững giữa 03 mặt kinh tế - xã

hội – môi trường, sinh kế bền vững cũng cần đạt được tính bền vững trong thể chế,

chính sách và pháp luật. Điều này được thể hiện qua các tiêu chí:

- Hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ: dựa trên những hoạt động

sinh kế bền vững được người dân ủng hộ và áp dụng, các chính sách được đưa

ra dựa trên những

- Quy trình quy hoạch chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ

chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả: sinh kế bền vững

đã góp phần nâng cao năng lực của người dân, giúp người dân nhận ra được

vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xã hội.

- Từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các

sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian.

3.2.5. Đảm bảo quốc phòng an ninh

Khu vực nghiên cứu có vị trí án ngữ ở vùng biển phía Đông Bắc của tổ quốc,

vịnh Bái Tử Long nói riêng, huyện Vân Đồn nói chung có vai trò đặc biệt trong phòng

thủ quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc gia ở khu vực này. Điều này có ý nghĩa dặc

biệt trong bối cảnh thế giới và khu vực hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp

về chủ quyền lãnh thổ. Chính vì vậy phát triển các sinh kế bền vững không chỉ có ý

nghĩa về mặt kinh tế - xã hội – môi trường mà còn góp phần củng cố niềm tin của

87

người dân vào các chính sách phát triển của đất nước, và tăng cường khả năng phòng

thủ của khu vực. Vì vậy, việc phát triển các sinh kế bền vững cũng phải đảm bảo

không vi phạm các yêu cầu, quy định về quốc phòng an ninh của đất nước, và cũng

phải không ngừng hỗ trợ giúp củng cố nền quốc phòng an ninh trong khu vực.

Trên đây là một số nhưng tiêu chí mang tính tổng quát để đánh giá tính bền

vững của các sinh kế tại khu vực. Dựa vào đó, chúng ta có thể nghiên cứu xây dựng

một bộ chỉ tiêu đánh giá định lượng chi tiết cho từng tiêu chí.

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP TẠO SINH KẾ BỀN VỮNG

NHẰM BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH Ở VỊNH BÁI TỬ LONG

3.3.1. Định hướng phát triển du lịch của huyện Vân Đồn đến năm 2020 tầm nhìn

đến năm 2030.

Muốn xây dựng được các định hướng sinh kế bền vững cho cộng đồng địa

phương, chúng ta phải căn cứ vào các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội của khu vực. Từ đó, chúng ta mới biết được các nhóm ngành nào đang được địa

phương quan tâm phát triển. Lúc đó, các sinh kế được đề xuất mới dễ dàng đi vào

cộng đồng và được chính quyền địa phương ủng hộ. Tại khu vực nghiên cứu, chúng

ta căn cứ vào “Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã

hội tỉnh Quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn 2030” [20]. Qua đó, chúng

ta thấy được chính quyền địa phương nói riêng và chính quyền nhà nước nói chung

đã đánh giá rất cao các giá trị của tài nguyên địa hình khu vực. Và đã xây dựng định

hướng phát triển vịnh Bái Tử Long thành một trung tâm du lịch với rất nhiều các hoạt

động du lịch như:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển,

- Du lịch giải trí và thương mại,

- Du lịch văn hóa lịch sử.

- Du lịch sinh thái nông nghiệp

Cùng với các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch chính sau:

Quan điểm

- Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có

trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm

88

tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực; góp phần quan trọng

thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu”

sang “xanh” của tỉnh.

- Phát triển du lịch dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược cơ bản

và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ

gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa, gìn giữ cảnh quan và bảo

vệ môi trường.

- Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả

vào xây dựng khu vực thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng –

an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

- Phát triển du lịch gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu hành chính – kinh tế đặc

biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.

- Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã

hội, lịch sử văn hóa của khu vực và đẩu mạnh liên kết vùng cho phát triển du

lịch.

Mục tiêu

Xây dựng khu vực trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du

lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du

lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn

hóa truyền thống của địa phương, có năng lực cạnh tranh với điểm đến trong nước và

quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng – an ninh.

Định hướng tổ chức không gian du lịch:

Theo định hương, khu vực được chia làm 4 cụm du lịch chính, bao gồm:

- Cụm du lịch trung tâm đảo Cái Bầu: là cụm du lịch giả trí thương mại và dịch

vụ trung âm của huyện.

- Cụm du lịch Quan Lạn – Minh Châu – Trà Bản: đây là cụm du lịch nghỉ dưỡng

biển phổ thông kết hợp với tham quan di tích lịch sử, sinh thái nông nghiệp.

- Cụm du lịch Ngọc Vừng – Thắng Lợi: là cụm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

- Cụm du lịch đảo Ba Mùn – Trà Ngọ - Sậu Nam: là cụm du lịch sinh thái, tham

quan nghỉ dưỡng.

89

3.3.2. Đề xuất các đinh hướng giải pháp tạo sinh kế bền vững nhằm bảo tồn

tài nguyên địa hình ở vịnh Bái Tử Long

Đề xuất các định hướng giải pháp phát triển sinh kế bền vững nhằm bảo tồn

tài nguyên địa hình ở vịnh Bái Tử Long

Căn cứ vào hiện trạng phát triển kinh tế, hiện trạng xã hội tại khu vực nghiên

cứu và định hướng phát triển kinh tế huyện nói chung và du lịch huyện nói riêng đã

được đề cập ở trên, nghiên cứu nhận thấy:

- Việc đề xuất sinh kế mới luôn luôn là một vấn đề khó khăn, vì người dân đã

sống là sản xuất bao đời ở vùng biển vịnh Bái Tử Long, họ hiểu hơn ai hết về

vùng đất quê hương của họ. Tuy nhiên, một số sinh kế mới có thể đem đến

những định hướng bền vững mới cho vùng vịnh này. Tuy nhiên, phát triển sinh

kế thay thế hay bổ trợ là khá rủi ro vì các lý do như: (i) đòi hỏi kỹ thuật và tri

thức mới (đôi khi là cả công nghệ mới), (ii) đòi hỏi phải có những mô hình

kinh doanh mới cái chưa hề được chứng minh về hiệu quả với cộng đồng và

không quen thuộc với người dân, (iii) đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng

đồng địa phương, (iv) có thể cần lượng vốn đầu tư lớn, (v) những người nghèo

thường ngần ngại trước nguy cơ gặp rủi ro, và do đó không quan tâm nhiều tới

các hoạt động sinh kế bổ trợ, và cuối cùng (vi) cần sự phối hợp chặt chẽ với

chính quyền, và bám sát với các chính sách, định hướng phát triển của khu

vực.

- Đối với vùng biển, muốn thu hút người dân trong đó đặc biệt là các ngư dân

tham gia vào các hoạt đông thay thế thì ít nhất những hoạt động này phải mang

lại lợi ích như những gì họ mong đợi từ việc đánh bắt và nuôi trồng – một sinh

kế truyền thống và đem lại một nguồn thu nhập khá cho họ. Do đó, trong quá

trình thay tạo thu nhập thay thế cần được song hành với các hoạt động khác

như: tăng cường tiếp cận các nguồn lực sinh kế và nâng cao nhận thức của

người dân về quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên địa hình

nói riêng.

Vì vậy, từ những định hướng, quy hoạch phát triển của khu vực, luận văn xin

được đề xuất một số sinh kế sau:

- Dịch vụ homestays – đây là một mô hình nhà nghỉ cộng đồng: người dân được

cung cấp một phần vốn để cải tạo nhà cửa mình sao cho đáp ứng được các tiêu

90

chí và yêu cầu một nhà nghỉ cho khách (xây dựng nhà vệ sinh hiện đại, bể

chứa nước sạch, lắp đặt một số trang bị hiện đại phục vụ các nhu cầu của du

khách,…). Sau đó, trong các mùa du lịch, du khách sẽ được giới thiệu như một

hình thức du lịch trải nghiệm cuộc sống cùng người dân, và nếu du khách có

nguyện vọng, sẽ được đưa tới các hộ đã đăng ký và đã được đầu tư. Mức giá

của dịch vụ sẽ được thỏa thuận thống nhất và được niêm yết cho du khách biết

tránh tình trạng giá “chặt chém” khách du lịch. Bên cạnh việc đầu tư vốn, các

hộ dân cũng cần phải được tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch, từ đó nâng

cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Phương pháp này có rất nhiều lợi ích:

(i) đây là một sinh kế góp phần tận dụng diện tích không sử dụng trong các hộ

gia đình ở nông thôn nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng để tạo ra thu

nhập; (ii) người dân được tập huấn nâng cao các năng lực và kỹ năng, điều này

không chỉ cải thiện chất lượng dịch vụ mà còn giúp người dân có thêm những

hiểu biết và kỹ năng mới phục vụ cuộc sống của mình; (iii) tận dụng tốt nguồn

lực cộng động khi chúng ta giao cho cộng đồng các công tụ và người dân tự

bảo quản các cộng cụ của mình. Tuy nhiên, mô hình sinh kế này cũng vẫn còn

một số điểm hạn chế: (i) chất lượng dịch vụ đôi khi chưa đảm bảo được một

số tiêu chí về nhà ở và nước sạch; (ii) phục thuộc nhiều vào ý thức của cộng

đồng địa phương, nếu người dân có ý thức trách nghiệm tốt, hình ảnh thương

hiệu du lịch sẽ được đảm bảo và quảng bá còn nếu không sẽ gây ảnh hưởng

rất lớn đến thương hiệu du lịch chung của khu vực; (iii) dễ gây ra tranh chấp

trong cộng đồng dân cư nếu điều phối không hợp lý nguồn du khách đến nghỉ.

Mặc dù vậy, đây vẫn là một mô hình sinh kế nếu chúng ta quản lý tốt sẽ rất có

tiềm năng trở thành sinh kế bền vững.

- Dịch vụ framstays: cũng tương tự như dịch vụ homestays, chỉ khác ở mức độ,

mức độ của framstays lớn hơn homestay và đây là dịch vụ do một hộ gia đình,

cá nhân, hay tổ chức sở hữu một trang trại (ở khu vực nghiên cứu là các trang

trại cam). Họ chuyển đổi một phần diện tích không sử dụng trong trại mình

thành các cơ sở lưu trú, sau đó cho khác du lịch đến trải nghiệm các hoạt động

thường ngày tại trang trại của mình. Đối với dịch vụ này, nếu hoạt động có

tiềm năng về lợi nhuận các cá nhân, tổ chức sở hữu trang trại sẽ đầu tư mạnh

mẽ cho hoạt động này từ đó nâng cao dần chất lượng dịch vụ và tạo thêm nhiều

công ăn việc làm cho các người dân khác không có điều kiện thểm tham gia

vào các hoạt động homestays hay framstays. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần

91

quản lý chặt chẽ về chất lượng cũng như giá cả của các dịch vụ trong dịch vụ

này. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, chúng

ta có thể hỗ trợ các framstays bằng cách đào tạo cho họ và nhân viên của họ

như cộng đồng hoạt động homestays.

- Các sinh kế đi theo các hoạt động du lịch như: cho thuê dụng cụ du lịch (xe

máy, xe đạp, phao, áo phao,…); phục vụ tại các cơ sở du lịch như cơ sở lưu

trú, ăn uống,…; hướng dẫn viên du lịch;… Cũng sẽ là những sinh kế đem lại

nguồn thu ổn định cho người dân tại khu vực. Tuy nhiên, để đath được tới mục

tiêu sinh kế bền vững cần phải có sự hướng dân, giám sát chặt chẽ về các vấn

đề môi trường và xã hội.

- Đầu tư xây dựng nguôn nhân lực du lịch tại chỗ: thông qua việc tập huấn, đạo

tạo hướng dẫn về các kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ du lịch cơ bản, chúng ta đã

tạo ra một nguồn nhân lực du lịch tại chỗ hùng hậu với những kiến thức bản

địa vô cùng phong phú. Đồng thời việc này cũng giúp cộng đồng dân cư địa

phương có thêm một sinh kế mới.

Ngoài những định hướng phát triển du lịch như trên, khu vực còn có tiền năng

phát triển du lịch khám phá mạo hiểm như mô hình của hang Sơn Đòong. Như tại địa

điểm hang Nhà Trò trên đảo Trà Bản thuộc xã Bản Sen – một địa điểm khảo sát thực

địa – đoàn thực địa nhận thấy rằng đây là một hang động đẹp, còn khá nguyên sơ,

chưa có nhiều dấu tích tác động của con người. Trong quá, điều tra phỏng vấn phục

vụ nghiên cứu, học viên nhận thấy người dân địa phương tuy nhiều người biết đến

hang nhưng chưa có ai đi hết được hang. Sau đó, trong quá trình thu thập tài liệu từ

Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long, học viên đã xin được sơ đồ của hang do một

đoàn nghiên cứu người ý đã đi khảo sát và vẽ ra. Sau khi trở về và trò truyện với cán

bộ hướng dẫn và nhận được những ý kiến chuyên gia từ cán bộ hướng dẫn, học viên

về sơ bộ nhận thấy đây là một hang động có kích thước lớn, hiện trạng bên trong hang

được bảo tồn khá nguyên ven – nguyên nhân một phần bởi sự quản lý, bảo vệ nghiêm

ngặt của cán bộ Trung tâm bảo tồn Vịnh ở đây và một phần nguyên nhân bởi hang

quá lớn người dân không đủ trang thiết bị để đi hết được hang nên có rất nhiều câu

truyện tạo nên một lớp vỏ bọc có phần huyền bí trong hang – đây là các điều kiện vô

cùng thuận lợi cho việc phát triển một địa điểm du lịch Sơn Đòong của vịnh Bái Tử

Long. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác định giá trị và tính khả thi khi xây

dựng mô hình du lịch khám phá mạo hiểm tại hang Nhà Trò, cần phải có những

nghiên cứu điều tra khảo sát, vẽ sơ đồ hang một cách đầy đủ và chi tiết.

92

Bên cạnh những sinh kế mới phát sinh theo các hoạt động du lịch, chúng ta

cũng cần tập trung phân tích kĩ các sinh kế truyền thống có sẵn tại địa phương. Từ

đó, lựa chọn, cải tiến các sinh kế theo hướng bền vững dựa vào các tiêu trí đã được

đề cập ở phần trên. Từ đó, tạo nên những nét riêng, độc đáo của khu vực góp phần

làm đa dạng, phong phú, tăng thêm tính hấp dẫn cho các hoạt động du lịch, cũng như

góp phần quảng bá hình ảnh một nền du lịch xanh thân thiên với môi trường. Cụ thể

như:

- Đối với hoạt động đánh bắt thủy hải sản: đây là một sinh kế lâu đời của người

dân trong vịnh nói riêng và những người dân sống ven biển nói chung. Đây

cũng có thể coi là một sinh kế bền vững nếu chúng ta biết cách quản lý, kiểm

soát các hoạt động đánh bắt của người dân và người dân có ý thức bảo vệ

nguồn tài nguyên hơn. Để thực hiện được việc này, các cấp chính quyền cần

đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả và tính răn đe hơn. Bên cạnh việc

tăng cường năng lực quản lý tài nguyên, chúng ta cũng nên tăng cường tuyên

truyền giáo dục người dân hiểu về tác hại của việc đánh bắt quá mức, đánh bắt

hủy diệt đến nguồn tài nguyên. Từ đó, giúp người dân thay đổi dần ý thức khai

thác. Đồn thời cũng nên tăng cường tập huấn cho người dân những phương

pháp khai thác mới thân thiên với môi trường mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh

tế. Cùng với đó là hỗ trợ người dân vốn để nâng cấp đội thuền vươn khơi khai

thác, giúp giảm áp lực lên khu vực ven bờ nói chung, khu vực vịnh nói riêng.

- Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: Cũng tương tự như hoạt động đánh bắt

thủy hải sản, đây cũng là một trong những sinh kế chủ chốt và lâu đời của cộng

đồng khu vực nghiên cứu. Nhưng ngày nay, dưới tác động của nhiều yếu tố

như sự thiếu quy hoạch, sự quản lý lỏng lẻo, sự thiếu thốn về vốn – kỹ thuật –

kiến thức, hay như sự tác động của các tác nhân bên ngoài như ô nhiễm môi

trường, biến đổi khí hậu, sức ép từ sự hội nhập kinh tế thế giới đã làm cho hiệu

quả kinh tế của sinh kế này không cao. Ngược lại nó còn gây ra nhất nhiều vấn

đề về môi trường. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả sinh kế này, chúng ta cũng

cần có những sách lược quản lý, quy hoạch rõ ràng. Bên cạnh đó, cũng cần có

những hỗ trợ về chính sách, vốn, kỹ thuật cho người dân. Song song với đó là

tập huấn nâng cao năng lực cũng như hiểu biết của người dân về bảo tồn các

nguồn tài nguyên.

93

- Đối với các hoạt động của người dân tại các khu vực thuộc khuôn viên vườn

Quốc gia Bái Tử Long (đặc biệt là tại các khu vực bãi bồi), có thể áp dụng các

mô hình phát triển bền vững như tại vườn Quốc gia Xuân Thủy. Tại đây, ban

quản lý vườn cũng như chính quyền địa phương đã xây dựng một mô hình chia

sẻ lợi ích, trách nhiệm và quyền lợi với người dân. Họ phân khu các khu vực

vùng đệm của vườn Quốc gia thành các lô và cho các nhóm dân cư đấu thầu

hoạt động khai thác. Sau khi đấu thầu xong, các nhóm dân cư sẽ phải kỹ biên

bản cam kết với nội dung như: (i) Quy định các phương pháp khai thác được

phép sử dụng; (ii) Cam kết có trách nhiệm bảo vệ và trồng rừng ngập mặn

cũng như phải quản lý khu vực mình được giao khoán; (iii) Giải thích cho

người dân biết quyền lợi, trách nhiệm của mình khi được nhận giao khoán diện

tích bãi bồi;…. Bên cạnh đó, các cán bộ trong ban quản lý vườn cũng có trách

nhiệm hướng dẫn người dân cách quản lý, giải thích cho người dân hiểu về

các giá trị của đa dạng sinh học, vì sao cần phải bảo tồn đa dạng sinh học, hay

các quy định của vườn và của nhà nước trong việc khai thác và bảo vệ vườn

Quốc gia. Đồng thời cũng tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực và kiến

thức cho cộng đồng người dân để tăng cường hiệu quả của việc phát triển bền

vững.

- Đối với các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp khác: cũng cần có những chính

sách, quản lý hiệu quả hơn. Đồng thời cũng có các hình thức hỗ trợ người dân

về vốn, kỹ thuật và kiến thức. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền nâng cao

ý thức của người dân về bảo tồn các dạng tài nguyên. Bên cạnh đó, cần tìm ra

những con giống vật nuôi cây trồng đặc trưng của khu vực để phát triển chúng

trở thành điểm nhấn cho các hoạt động du lịch.

- Khu vực đảo Cống Đông – Cống Tây thuộc xã Thắng Lợi: đây là 02 đảo nằm

gần các đảo như Thẻ Vàng, đảo Ngọc Vừng, nằm trên tuyến đường đi ra các

đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu. Nơi đây rất thích hợp phát triển thành

một trạm dừng chân cho du khách trên tuyến đường đi tham quan du lịch. Bên

cạnh đó, trong khu vực 02 đảo các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

phát triển mạnh, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng khu vực này trở thành

một trung tâm ẩm thực, nghỉ dưỡng. Ngoài ra, khu vực trên còn rất gần với

một số cảnh quan có giá trị như Áng Tùng Con, Hang Bụt, Hang Quan,… rất

thuận lợi cho việc xây dựng thành trạm nghỉ dừng chân cho du khách trên

tuyến đường tham quan. Đặc biệt, trên đảo Cống Tây còn có một bãi biển nhân

94

tạo có khả năng khai thác loại hình du lịch tắm biển và phát triển các sinh kế

đi theo như: cho thuê phao bơi, áo tắm, các dịch vụ giải khát và ăn uống trên

bờ biển,…

- Khu vực đảo Trà Bản xã Bản Sen: đây là một trong những đảo có diên tích lớn

trong khu vực, có sự đan xen giữa cảnh quan núi đá vôi và cảnh núi đất. Tại

đây, có thể phát triển các loại hình homestay, framstay, phục vụ du khách có

nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan phong cảnh. Ngoài ra, trên đảo còn có rất

nhiều hang động, trong đó nổi bất nhất là hang Nhà Trò rất có tiềm năng phát

triển du lịch khám phá mạo hiểm.

Bên cạnh các giải pháp sinh kế, quy hoạch không gian, chúng ta cũng cần kết

hợp các nhóm giải pháp khác như:

- Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật

Đối với các hoạt động du lịch: giá trị tài nguyên địa hình trong khu vực

là rất phong phú và to lớn. Nhưng hiện tại chúng mới chỉ dừng lại ở

mức độ tiềm năng. Chưa có các công trình khoa học, các nghiên cứu cụ

thể nào cho các giá trị địa mạo của khu vực. Điều này là một hạn chế

vô cùng lớn đối với việc quảng bá, phát triển các giá trị địa mạo tại

vịnh. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải có những nghiên cứu chi tiết cụ

thể về các giá trị địa mạo nói riêng và các giá trị khác nói chung trong

khu vực nhằm xây dựng thương hiệu du lịch vịnh Bái Tử Long. Ngoài

ra, các nghiên cứu này cũng góp phần giúp cho những nhà quản lý có

cái nhìn rõ ràng hơn với các giá trị mà mình đang quản lý. Từ đó, họ sẽ

có được một cái nhìn toàn diện hơn giúp cho việc quản lý và bảo tồn

vịnh tốt hơn.

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và các hoạt động

sinh kế khác cần phải hỗ trợ người dân áp dụng các công nghệ mới, các

phương thức sản xuất mới, các kỹ thuật mới nhằm nâng cao giá trị sản

phẩm đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đến giá trị địa mạo.

- Nhóm giải pháp thể chế - chính sách: Tất cả những giải pháp trên muốn thực

hiện được cần phải được sự phê duyệt chính quyền địa phương nỏi riêng và

chính quyền các cấp nói chung. Vì vậy, để các nhóm giải pháp đến được với

người dân và đi vào thực tiễn, chúng ta cần phải xây dựng dựa trên các chính

sách, chiến lượng và định hướng phát triển của khu vực.

95

Bảo tồn tài nguyên địa hình:

Với sự thành công của những định hướng sinh kế bền vững nói trên, chung ta

không chỉ đưa chưa cho người dân một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để họ có

thể tự đảm bảo được đời sống của mình cũng như tạo cơ hội cho người dân nâng cao

chất lượng cuộc sống của mình, mà còn đưa ra một biên pháp hữu hiệu nhất trong

việc bảo tồn các nguồn tài nguyên nói chung và nguồn tài nguyên địa hình nói riêng.

Trước hết, các sinh kế bền vững này trực tiếp làm giảm các áp lực lên tài

nguyên địa hình bằng cách tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân từ các sinh

kế mới. Các sinh kế này thay thế dần phương thức sản xuất truyền thống gây ra nhiều

tác hại đến tài nguyên địa hình nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chúng như khai

thác nhũ đá trong các hang động, khai thác đá vôi ở các địa hình karst, thay đổi cảnh

quan để phát triển sinh kế như đổ cát nuôi tu hài,…. Bên cạnh việc thay thế dần các

phương thức sản xuất truyền thống gây nhiều tác động xấu đến tài nguyên địa hình,

các sinh kế bền vững còn mở ra cơ hội cho người dân được tiếp cận các nguồn thông

tin mới, các nguồn kiến thức mới giúp họ hiểu và ý thức được vai trò và trách nghiệm

của mình trong việc bảo vệc các nguồn lợi mà mình đang khai thác để cho chính bản

thân mình và con cháu mình trong tương lai.

Sau đó, khi đời sống của người dân dần ổn định và được cải thiện, năng lực,

khả năng của người dân ngày càng được nâng cao, khi đó họ có đủ điều kiện và khả

năng tham gia đóng góp ý kiến của mình vào các hoạt động quản lý chính nguồn tài

nguyên của địa phương. Những ý kiến đóng góp được đúc rút từ những hoạt động

thực tiễn, bám sát tình hình địa phương này là những ý kiến vô cùng quý báu với

những chính sách, quyết định sự phát triển của khu vực. Đây cũng là những ý kiến

tham vấn vô cùng quý giá đối với những nhà hoạch định và quản lý. Từ đó, giúp cho

những quyết định, chính sách phát triển được đưa ra ngày càng bám sát thực tiễn và

có tính hiệu quả cao hơn. Điều này, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát

huy các giá trị của tài nguyên địa hình nói riêng và tài nguyên nói chung.

96

KÊT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả xin đưa ra một số kết luận:

- Vịnh Bái Tử Long mang trong mình rất nhiều giá trị thuộc tài nguyên địa hình.

Chúng bao gồm các dạng địa hình như: bãi biển, hang động, đảo đá, cảnh quan

đẹp,.... Bên canh đó, đi cùng với chúng là các giá trị về khảo cổ, văn hóa lịch

sử, đa dạng sinh thái. Những điều kiện này đã tổng hòa thành lợi thế vô cùng

to lớn cho sự phát triển kinh tế của khu vực.

- Hiện nay, nuôi trồng và đánh bắt hải sản vẫn là những sinh kế chủ chốt đem

lại nguồn thu nhập cho người dân sống trong khu vực vịnh. Các hoạt động sinh

kế khác như trồng trọt, chăn nuôi đa phần dừng lại ở mức tự cung tự cấp giúp

người dân giảm chi phí cho bữa ăn hàng ngày. Các hoạt động du lịch chủ yếu

tập trung tại các đảo Minh Châu, Quan Lạn và Cái Bầu, các đảo khác chỉ góp

phần làm đa dạng thêm cho các tua du lịch. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng

trong việc phát triển kinh tế của vịnh.

- Người dân địa phương nắm được khá rõ ràng các vị trí của các dạng địa hình

độc đáo như các hang động, các bãi biển,… Tuy nhiên, họ không nhận thức

được giá trị của các dạng địa hình này nên việc sử dụng và bảo tồn còn rất hạn

chế. Nhiều khu vực đã bị người dân phá hoại gây tổn hại đến tài nguyên địa

hình.

- Công tác bảo tồn tài nguyên địa hình vẫn đang được Trung tâm bảo tồn vịnh

và chính quyền địa phương cùng với các bên liên quan tiến hành. Tuy nhiên

với đặc thù biển đảo của mình cùng với lực lượng cán bộ và cơ sở vật chất

hiện tại, công tác quản lý vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

- Định hướng phát triển kinh tế của khu vực đặt du lịch làm trong tâm, đây là

điều kiện vô cùng thuận lợi để thúc đây và phát triển các sinh kế mới có khả

năng tạo ra được nguồn thu nhập ổn định và thân thiện với môi trường.

- Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của vịnh Bái Tử Long, cần xây dựng

một chiến lược quản lý đồng bộ thống nhất, kết hợp với quy hoạch không gian

một cách hợp lý và phát triển các sinh kế phù hợp với điều kiên của từng khu

vực trong vịnh. Bên cạnh đó, còn cần có sự phối hợp quản lý giữa các cấp

chính quyền, các ban ngành và các bên liên quan trong việc quản lý và bảo tồn

các giá trị tài nguyên địa hình.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2013), Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo

và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”.

2. GS.TS. Đào Đình Bắc, Địa mạo đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

3. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (1999), Bản đồ địa chất tờ Ha Long

(Hòn Gai) tỷ lệ 1:200.000.

4. GS.TS. Trần Thọ Đạt và Ths. Vũ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và

sinh kế ven biển, Nhà xuất bảo Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

5. Nguyễn Hiệu (2014), Thuyết minh đề cương đề tài nghiên cứu khoa học và

công nghệ cấp ĐHQGHN “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử

dụng bền vững tài nguyên hang động và cảnh quan karst độc đáo tỉnh Quảng

Ninh”.

6. MAG (Ủy ban kinh tế của Quốc hội – nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô)

(2013), Báo cán kinh tế vĩ mô 2013, Nhà xuất bản Tri Thức.

7. Nhà xuất bản Nông nghiệp (2009), Giới thiệu núi đá vôi Kiên Giang.

8. PGS.TS. Hoàng Mạnh Quang (Trường Đại học Nông lâm Huế) và nnk (2009),

Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng cồn

bãi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.

9. Nguyễn Thanh Tuấn (2012), Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch

sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại VQG Bái Tử Long, huyện Vân

Đồng, tỉnh Quảng Ninh - Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường đại học Khoa

học tự nhiên.

10. PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu (2014), Tác động của Đô thị hóa và công nghiệp

hóa đến sinh kế nông dân, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội.

11. Trần Đức Thạnh (2011), Kỳ quan địa chất Vịnh Hạ Long, Viện Tài nguyên và

Môi trường biển.

12. Trần Đức Thạnh (2008), Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long, Ban Quản lý vịnh Hạ

Long.

13. Tổng cục du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

98

14. Tổng cục thống kê (2011), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001

– 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

15. Vũ Thị Hoài Thu (2013), Luận án tiến sĩ: “Sinh kế bền vững vùng ven biển

đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu – nghiên cứu điển hình

tại tỉnh Nam Định, Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long, Các báo cáo hoạt động bảo tồn vịnh Bái

Tử Long

17. Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long, Hồ sơ khoa học di tích danh thắng vịnh

Hạ Long.

18. Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (2005), Phát triển bền vững các

vùng đá vôi ở Việt Nam.

19. UBND Huyện Vân Đồn (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Vân

Đồn các năm.

20. UBND Huyện Vân Đồn (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện

Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 – định hướng đến năm 2030.

21. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng

Ninh đến năm 2030 – tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếng Anh

22. Chambers, R. and Conway, G.R. (1992), Sustainalbe Rural livelihoods:

Practical Concepts for the 21st Century, Discussion Paper 296, Brighton, UK:

Institute of Development Studies.

23. DFID (2001), “Susstainable Livelihoods Guidance Sheets”, DFID Report.

24. Doan Dinh Lam, 2010, Morpho-structure characteristics of some karst caves

in Yen Mo – Tam Diep area, Ninh Binh province.

25. George Veni, Harvey DuChene, Nicholas C. Crawford, Christopher G.

Groves, George N. Huppert, Emst H. Kastning, Rick Olson, Betty J. Wheeler,

Living with karst.

26. G.L. Harley, P.P. Reeder, J.S. Polk, and P.E. Beynen, Developing a GIS-based

inventory for the implementation of cave management protocols in

Withlandcoochee State Forest, Florida.

27. Harald Mark, Karst landscapes in the Bay of Ha Long, Vietnam.

28. Ielenicz M, 2009, Geotope, Geosite, Geomorphosite, In the annals of Valahia

University of Targoviste, Geographicsl Series, Tom 9/2009, pp. 7-22.

99

29. IUCN, 1997, Guidelines for cave and karst protection.

30. IUCN, World Heritage Cave & Karst

31. Krisna B. Ghimire (2008), “Park and people: Livelihood Issue in national

Parks Management in Thailand and Madagascar”.

32. Panizza M., 1996, Environmetal Geomorphology, Wm. C. Brow Publishers,

466p. (Third Edition).

33. Partricia Kambess, The importance of cave exploration to scientific research.

34. Province of British Columbia, 1994, Cave/karst management handbook for the

Vancouver forest region.

35. Sanjay K (2002), “Involving Indigenous peoples In Protected Are

management” Comparative perspectives from Nepal, Thailand, and China.”

36. Tony Waltham, Karst and Caves of Ha Long Bay.

37. Tim Stokes, Paul Griffiths and Carol Ramsey, Kart gemorphology, hdrology,

and management.

38. Tim Wong, Elery Hamilton-Smith, Stuart Chape and Hán Friederich, 2001,

Proceedings of the Asia-pacific forum on Karst Ecosystems and World

Heritage.

39. Tolera Senbatot Jiren, Liton Chandra Sen và Anna Glent Overgaard, Quản lý

Vườn quốc gia và sinh kế địa phương ở Ban Suk Ran Sat, Thailand”

Tài liệu trên mạng

40. http://idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/Anpham/Tracuu_PVDC/Mucluc.htm

41. http://tainguyenso.vnu.edu.vn/

42. https://www.google.com/maps

43. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-2157-QD-TTg-nam-2013-Bo-

chi-tieu-giam-sat-danh-gia-phat-trien-ben-vung-dia-phuong-2013-2020-

vb213276.aspx

44. http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh

100

PHỤ LỤC 1

Mẫu bảng hỏi

LUẬN VĂN THẠC SỸ:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SINH KẾ BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO TỒN VÀ

PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH Ở VỊNH BÁI TỬ LONG

BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH

MS:

A. THÔNG TIN BẢNG HỎI

STT Câu hỏi

Tỉnh:

Huyện:

Xã:

Họ và tên điều tra viên:

Ngày/tháng/năm phỏng vấn:

Họ và tên người được phỏng vấn:

Giới tính:

Phụ nữ làm chủ hộ:

Điện thoại:

B. THÔNG TIN CHUNG.

STT CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1 Anh/chị sinh năm bao nhiêu

2 Gia đình anh/chị có bao nhiều người

3 Trong gia đình anh/chị có bao nhiêu lao

động tạo thu nhập

4

Anh/chị là người dân tộc gì Kinh

Khmer

Hoa

Chăm

Khác (ghi rõ)

5

Trình độ học vấn của anh/chị Không đi học

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Trung cấp, dậy nghề

Đại học, cao đẳng

6

Điều kiện kinh tế hộ gia đình anh/chị thuộc

diện nào

Hộ nghèo

Cận nghèo

Trung bình, khá giả.

Không biết.

7

Gia đình anh/chị có các phương tiên nào sau

đây không

Điện thoại di động

TV

Radio

Máy vi tính

Internet

101

Xe máy

Thuyền, xuồng, ghe

Áo phao, phao tròn.

Bộ dụng cụ sơ cứu gia đình

Dụng cụ trữ nước hợp vệ sinh

Điện lưới

Xe đạp

Khác

Không có vật dụng nào nêu trên

C. THÔNG TIN VỀ SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH

STT CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

8 Trong gia đình anh/chị làm nghề chính gì Trồng trọt

Chăn nuôi

Nuôi trồng thủy sản

Đánh bắt thủy hải sản

Lao động thời vụ, thuê mướn

Thủ công

Buôn bán nhỏ

Cán bộ có lương

Thất nghiệp

Khác (ghi rõ)

9 Bên cạnh nghề chính anh/chị có làm nghề gì khác không (nêu

rõ)?

10 Gia đình anh/chị có thu nhập từ hoạt động trồng trọt Không

11 Các cây trồng chính của gia đình anh/chị

12 Thu nhập từ hoạt động trồng trọt trong một năm

13 Các anh/chị bán sản phẩm trồng trọt cho Các thương lái nhỏ lẻ

Thu mua tại hộ gia đình

Các công ty, doanh nghiệp

Tại chợ địa phương

Các trung gian (đầu mối) thu

mua sản phẩm

Khác

14 Gia đình anh/chị có chăn nuôi không Không

15 Tổng thu và tổng chi từ hoạt động chăn nuôi

a. Chăn nuôi heo

b. Nuôi gia cầm

c. Nuôi thủy cầm

d. Đại gia súc

Tổng thu Tổng chi

16 Gia đình anh/chị có nuôi trồng thủy sản không? Không

17 Anh/chị nuôi trồng thủy sản gì Tôm

Nghêu sò

Cua

Khác

18 Hình thức nuôi trồng thủy sản của gia đình anh/chị là gì?

19 Tổng thu và tổng chi từ hoạt động nuôi trồng thủy sản Tổng thu Tổng chi

102

a. Tôm

b. Nghêu sò

c. Cá

d. Cua

e. Khác

20 Gia đình anh/chị có thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản? Không

21 Hình thức đánh bắt thủy hải sản của gia đình anh/chị là gì?

22 Tổng thu từ hoạt động đánh bắt hải sản trung bình các năm

23 Tổng chi cho hoạt động đánh bắt hải sản trung bình các năm

24 Anh/chị bán các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cho ai a) Các thương lái nhỏ, lẻ.

b) Thu mua tại hộ gia đình

c) Các công ty, doanh

nghiệp.

d) Tại chợ địa phương

e) Các trung gian (đầu mối)

thu mua sản phẩm

f) Khác.

25 Ngoài các hoạt động trên anh/chị còn có hoạt động nào khác

tạo thu nhập cho gia đình không.

a) Không

b) Làm thuê ở thành phố,

tỉnh khác.

c) Làm thuê tại địa phương

d) Khác.

26 Thu nhập từ những hoạt động này trung bình mỗi năm là bao

nhiêu?

27 Ngoài các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình, anh/chị còn có

các khoản thu nhập nào khác?

a) Tiền gửi về, được cho

(con cái, người nhà làm

ăn xa…)

b) Nguồn thu khác (ghi rõ)

D. THÔNG TIN THÊM VỀ NHỮNG THÀNH VIÊN ĐANG TRONG ĐỘ TUỔI LAO

ĐỘNG CỦA HỘ.

Các thành

viên trong

hộ/quan hệ

với người

được PV

Giới

tính

Năm

sinh

Trình

độ học

vấn

Tình

trạng

hôn

nhân

Trình độ

chuyên

môn

hiện nay

Nghề

nghiệp

chính

Nghề

nghiệp

phụ

1 Người được

phỏng vấn

2

Vợ/chồng

người được

phỏng vấn

3

4

5

E. TÀI NGUYÊN PHONG CẢNH (CẢNH ĐẸP).

28

Tại khu vực địa phương mình, anh/chị có biết đến những

phong cảnh sau đây không? (hỏi thêm người dân về số

lượng các phong cảnh này tại khu vực nếu có)

103

- Bãi cát

- Bãi triều

- Ánh (Thung Karst)

- Nhũ đá

- Hang động

- Đảo đá (có hình thù đặc biêt)

29 Ngoài ra, anh/chị có thể kể tên một số những phong cảnh

(cảnh) đẹp tại khu vực địa phương của anh/chị không?

30 Anh/chị đã bao giờ đến các khu vực có phong cảnh (cảnh

đẹp) nêu trên chưa?

Không

31

Nếu có, anh/chị đến đó làm gì? a. Hoạt động sinh kế

b. Hoạt động giải trí

c. Khác (nêu rõ)

32 Anh/chị có thể nêu cụ thể các hoạt động sinh kế của

mình thực hiện tại các khu vực đó không?

33 Anh/chị có thể nêu cụ thể các hoạt động giải trí của mình

thực hiện tại khu vực đó không?

34 Anh/chị có thể nêu cụ thể các hoạt động khác của mình

thực hiện tại khu vực đó không?

35

Theo anh/chị, ngoài những hoạt động của anh/chị diễn ra

tại khu vực phong cảnh (cảnh đẹp) trên, chúng còn được

người dân địa phương mình khai thác với mục đích gì

khác không? (hỏi thêm các giá trị khác của tài nguyên

cảnh quan)

36 Anh/chị có biết các hoạt động tham quan – du lịch ở địa

phương mình không?

Không

37 Anh/chị có thể một số lộ trình du lịch tại địa phương

mình?

F. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

38

Anh/chị đã nghe đến phát triển bền vững bao giờ chưa Không (chuyển thẳng đến câu

37)

Có (hỏi tiếp câu tiếp theo)

39 Anh/chị nghe đến phát triển bền vững từ đâu?

40 Theo anh/chị phát triển bền vững là gì?

41

Anh/chị có biết văn bản quy phạm pháp luật (nghị định

– chính sách – chiến lược phát triển ….) của địa

phương mình đề cập đến PTBV không? Nếu có anh/chị

có thể nói khái quát nội dung của văn bản đó không?

42

Anh chị có biết kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (xây

dựng cơ sở hạ tâng đường xá, hoạt động sản xuất cho

toàn bộ xã) của chính địa phương mình không

Không

43

Nếu có anh/chị nhận được thông tin về nội dung và kế

hoạch đó từ dâu?

Loa phát thanh xã

Cán bộ xã, ấp

Truyền hình

Báo địa phương

Họp cộng đồng

Bạn bè, người thân

Khác

104

44 Những thông tin về kế hoạch PT KT-XH đó có hữu ích

với anh/chị không

Không

45 Nếu Có, anh/chị sử dụng thông tin đó để làm gì?

46 Anh/chị có tham gia vào việc xây dựng, góp ý vào các

kế hoạch PT KT-XH đó chưa

Không

47

Anh/chị đã tham gia như thế nào Chỉ lắng nghe

Cung cấp thông tin hỗ trợ kế

hoạch

Thảo luận các hoạt động với

mọi người

Khác

G. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

48 Anh/chị đã nghe đến biến đổi khi hậu (hay thay đổi khí

hậu) bao giờ chưa

Không

49 Nếu Có, anh/chị nghe được thông tin biến đổi khí hậu từ

đâu

50 Theo anh/chị BĐKH là gì?

51 Theo anh/chị BĐKH có những hiện tượng về thiên tai

thời tiến như thế nào

52

Theo anh/chị BĐKH có tác động gì đến với đời sống của

người dân địa phương

Không biết

BĐKH không có tác động gì

BĐKH tác động đến hoạt

động sinh kế (mùa màng, chăn

nuôi, đánh bắt,…)

BĐKH tác động đến môi

trường (ô nhiễm nước, đất,

không khí,…)

BĐKH tác động đến sức khỏe

và an toàn (bệnh tật, an toàn

đến con người…)

Khác

53

Theo anh chị BĐKH tác động đến những hoạt động sinh

kế và sản xuất nào của người dân địa phương?

Căn cứ vào câu trả lời ở câu này để hỏi tiếp các câu

dưới đây từ câu

Không biết

Không tác động gì

Trồng trọt

Chăn nuôi

Nuôi trồng và đánh bắt thủy

sản

Kinh doanh, buôn bán, việc

làm

Khác

55 Anh/chị có biết về kế hoạch/phương án PCLB của xã

mình không

Không

56

Nếu Có, anh /chị biết những thông tin và nội dung đó từ

đâu

Loa phát thanh xã

Cán bộ xã, ấp

Truyền hình địa phương

Báo địa phương

Họp cộng đồng

Bạn bè

Đài phát thanh

105

Khác

57 Các thông tin về kế hoạch/phương án PCLB đó có hữu

ích đối với anh/chị không?

Không

58 Anh/chị sử dụng những thông tin đó để làm gì