ng thpt phan chÂu trinh hƯỚng dẪn Ôn tẬp kiỂm tra …€¦ · benzen và đồng đẳng...

12
Trang 1/12 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH THÓA HC HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: HÓA HC LP 11 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Ankan - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử. - Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, danh pháp. - Tính chất vật lí chung: quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan. - Tính cht hóa hc: phn ng thế, phn ng cháy, phn ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh. - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. 2. Anken - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. - Cách gọi tên thông thường và tên thay thế. - Tính chất vật lí chung: quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan. - Phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng. - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp- nhi-côp, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa. 3. Ankađien, ankin - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien. - Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren): phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4. Điều chế buta-1,3-đien từ butan và isopren từ isopentan trong công nghiệp. - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin. - Tính chất hóa học của ankin: Phản ứng cộng H 2 , Br 2 , HX; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank- 1-in; phản ứng oxi hóa. - Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 4. Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí: Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen. - Tính chất hóa học: Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen, phản ứng thế và oxi hóa mạch nhánh. 5. Ancol - Định nghĩa, phân loại. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). - Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hiđro. - Tính chất hóa học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton, phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột. - Ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH) 2 ), điều chế glixerol. 6. Phenol - Khái niệm, phân loại phenol. - Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hóa học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom. - Phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen), ứng dụng của phenol. B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 11 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (24 câu - 8 điểm)

Upload: others

Post on 03-Aug-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 1/12

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ HÓA HỌC

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: HÓA HỌC LỚP 11

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM

1. Ankan

- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử.

- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, danh pháp.

- Tính chất vật lí chung: quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng

riêng, tính tan.

- Tính chất hóa học: phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh.

- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng

dụng của ankan.

2. Anken

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.

- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế.

- Tính chất vật lí chung: quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan.

- Phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng.

- Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-

nhi-côp, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa.

3. Ankađien, ankin

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien.

- Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren): phản ứng cộng 1,

2 và cộng 1, 4. Điều chế buta-1,3-đien từ butan và isopren từ isopentan trong công nghiệp.

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi

về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin.

- Tính chất hóa học của ankin: Phản ứng cộng H2, Br2, HX; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-

1-in; phản ứng oxi hóa.

- Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

4. Benzen và đồng đẳng

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí: Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng

benzen.

- Tính chất hóa học: Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen, phản ứng thế và oxi hóa

mạch nhánh.

5. Ancol

- Định nghĩa, phân loại.

- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế).

- Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hiđro.

- Tính chất hóa học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken

hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton, phản ứng cháy.

- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột.

- Ứng dụng của etanol.

- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2), điều chế glixerol.

6. Phenol

- Khái niệm, phân loại phenol.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.

- Tính chất hóa học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.

- Phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen), ứng dụng của phenol.

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 11

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (24 câu - 8 điểm)

Page 2: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 2/12

Nội dung Mức độ nhận thức

Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Hiđrocacbon no 3 1 1

5

Câu 1 (1), Câu 2 (1), Câu 3 (1) : Định nghĩa, đồng đẳng, danh pháp hoặc ứng dụng của

ankan.

Câu 4 (2) : Đồng phân hoặc tính chất hóa học ankan.

Câu 5 (3): Bài toán về ankan.

Câu 4 (3): Bài toán oxi tác dụng với kim loại/phi kim, hay điều chế oxi

Hiđrocacbon không no

(Anken, Ankin, Ankadien) 4 2 1

7 Câu 6 (1), Câu 7 (1), Câu 8 (1), Câu 9 (1): Định nghĩa, đồng đẳng, tính chất vật lí, điều chế

hoặc ứng dụng.

Câu 10 (2), Câu 11 (2): Đồng phân, danh pháp hoặc tính chất hóa học.

Câu 12 (3): Bài toán về anken, ankadien hoặc ankin.

Hiđrocacbon thơm

(Benzen và dãy đồng đẳng benzen) 3 1

4 Câu 13 (1), Câu 14 (1), Câu 15 (1): Định nghĩa, CTTQ, đồng đẳng hoặc tính chất vật lí.

Câu 16 (2) : Tính chất hóa học.

Ancol, Phenol 3 1 1

5 Câu 17 (1), Câu 18 (1), Câu 19 (1): Đồng đẳng, cấu tạo, danh pháp hoặc ứng dụng.

Câu 20 (2): Tính chất hóa học của phenol.

Câu 21 (3): Bài toán xác định công thức phân tử của ancol.

Tổng hợp kiến thức 2 1 3

Câu 22 (1), Câu 23 (1): Đặc điểm cấu tạo hoặc thuốc thử để nhận biết, ….

Câu 24 (2): Dạng câu đếm số phát biểu đúng.

Tổng số câu 15 6 3 24

Tổng số điểm 5,0 2,0 1,0 8,0

Phần II. Tự luận (2 câu - 2 điểm) Câu 1 (1 điểm): Lý thuyết ở mức độ thông hiểu như dãy chuyển hóa, nêu hiện tượng, …

Câu 2 (1 điểm): Bài toán có 2 ý (Câu a: 0,5 điểm ở mức độ vận dụng thấp, câu b: 0,5 điểm ở mức độ vận

dụng nâng cao).

C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 2: Tên gọi của (CH3)2CHCH2C(CH3)3 là

A. 2,2,4-trimetylpentan. B. 2,4-trimetylpetan.

C. 2,4,4-trimetylpentan. D. 2-đimetyl-4-metylpentan.

Câu 3: Thành phần chính của khí thiên nhiên là

A. etan. B. metan. C. propan. D. butan.

Câu 4: Clo hóa một ankan X có công thức phân tử C5H12 chỉ thu được một sản phẩm thế monoclo. X có

tên là

A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. pentan. D. 2,3-đimetylbutan.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn h n hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 6,6 gam CO2 và

4,5 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là

A. C3H8 và C4H10. B. C2H6 và C3H8. C. CH4 và C2H6. D. C4H10 và C5H12.

Page 3: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 3/12

Câu 6: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2.

C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3.

Câu 7: Công thức phân tử tổng quát của anken là

A. CnH2n-2 (n2). B. CnH2n (n3). C. CnH2n (n1). D. CnH2n (n2).

Câu 8: Để phân biệt axetilen và etilen có thể dùng dung dịch

A. Br2. B. AgNO3/NH3 dư. C. KMnO4. D. NaOH.

Câu 9: C2H4 và C2H2 phản ứng được với tất cả các chất hoặc dung dịch trong dãy nào sau đây?

A. H2, NaOH, HCl. B. CO2, H2, KMnO4.

C. Br2, HCl, AgNO3/NH3 dư. D. Br2, HCl, KMnO4.

Câu 10: But-1-en tác dụng với HBr tạo sản phẩm chính là

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3.

B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br. D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 11: Số đồng phân cấu tạo mạch hở của C4H6 là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 12: Khối lượng etilen thu được khi đun nóng 230 gam ancol etylic với H2SO4 đậm đặc, hiệu suất

phản ứng 40% là

A. 56 gam. B. 84 gam. C. 196 gam. D. 350 gam.

Câu 13: Chất có công thức phân tử nào sau đây có thể thuộc dãy đồng đẳng benzen?

A. C9H10. B. C7H8. C. C8H8. D. C7H10.

Câu 14: Hiđrocacbon thơm X có công thức cấu tạo:

CH3

CH3

Tên thay thế của X là

A. 1,5 - đimetylbenzen. B. 1,4 - đimetylbenzen. C. 1,2 - đimetylbenzen. D. 1,3 - đimetylbenzen.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không đúng về 2 vị trí nhóm thế trên vòng benzen?

A. 1, 2 gọi là ortho. B. 1, 4 gọi là para. C. 1, 3 gọi là meta. D. 1, 5 gọi là ortho.

Câu 16: Thuốc thử phân biệt benzen, toluen và hex-1-en là dung dịch

A. Br2. B. AgNO3/NH3 dư. C. KMnO4. D. Ca(OH)2.

Câu 17: Bậc của ancol là

A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử. B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.

C. số nhóm chức có trong phân tử. D. số cacbon có trong phân tử ancol.

Câu 18: Cho các chất sau: phenol, etan, etanol và propan-1-ol. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

A. phenol. B. etan. C. etanol. D. propan-1-ol.

Câu 19: Cặp chất nào là đồng phân của nhau?

A. CH3-CH2-CH2-OH, C2H5OH. B. C2H5OH, CH3-O-CH3.

C. CH3-CH2-CH3, CH3-CH3. D. CH3-O-CH3, CH3CHO.

Câu 20: Phenol phản ứng được với tất các chất hoặc dung dịch trong dãy nào sau đây?

A. NaCl, NaOH, Na. B. Br2, CO2, NaOH. C. Br2, Na, NaOH. D. Br2, HCl, NaOH.

Câu 21: Khi đun nóng một ancol đơn chức no X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm

Y có tỉ khối hơi so với X là 0,7. Công thức phân tử của X là

A. C4H7OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. C2H5OH.

Câu 22: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom?

A. etilen. B. axetilen. C. isobutan. D. isopren.

Câu 23: Cho các chất sau: etylenglicol, propan-1,2-điol, propan-1,3-điol, glixerol. Số chất tác dụng với

Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Page 4: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 4/12

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Phenol độc và tan nhiều trong nước nóng.

(b) Phenol có tính axít, nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.

(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.

(e) Khi tách nước của phenol thu được anken.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a. Đun nóng ancol etylic với H 2SO

4 đặc ở 140

o C. b. Trùng hợp etilen.

c. Toluen tác dụng với Cl2 (to ). d. Glixerol tác dụng với Na.

Câu 2: Cho 15,2 gam h n hợp gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác

dụng với natri dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

a. Tìm công thức phân tử của m i ancol.

b. Cho h n hợp 2 ancol trên qua lượng dư CuO/t0 thu được h n hợp hai anđehit. Viết công thức cấu tạo

và gọi tên hai ancol.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

A. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12. B. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.

C. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. D. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

Câu 2: Chất X có công thức cấu tạo như sau:

Tên của X là

A. 2,2-đimetylpentan. B. 2,3-đimetylpentan. C. 2,2,3-trimetylpentan. D. 2,2,3-trimetylbutan.

Câu 3: Công thức phân tử tổng quát của ankan là

A. CnH2n (n ≥ 2). B. CnH2n+2 (n ≥ 1). C. CnH2n-2 (n ≥ 2).. D. CnH2n (n ≥ 1).

Câu 4: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn h n hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và

12,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là

A. C3H8 và C4H10. B. C4H10 và C5H12. C. C2H6 và C3H8. D. CH4 và C2H6.

Câu 6 : Anken là hiđrocacbon

A. không no, có hai liên kết đôi trong phân tử. B. không no, có một liên kết đôi trong phân tử.

C. không no, có một liên kết ba trong phân tử. D. mạch hở, có một liên kết đôi trong phân tử.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với anken?

A. Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

B. Là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học.

C. Từ C2H4 đến C4H8 là chất khí ở điều kiện thường.

D. Nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 8: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng

phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. ankin. B. ankan. C. ankađien. D. anken.

Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, axetilen được điều chế từ

A. C2H5OH. B. CaC2. C. CH4. D. CH3COONa.

Câu 10: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2=CHC2H5. B. CH2=CHCl. C. (CH3)2C=CHCH3. D. CH3CH=CHCH3.

Câu 11: Để phân biệt axetilen và etilen có thể dùng dung dịch

A. Br2. B. AgNO3/NH3. C. KMnO4. D. NaOH.

CH2CH3 CHCH CH3

CH3 CH3

Page 5: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 5/12

Câu 12: H n hợp X gồm propan, propen và propin có tỉ khối so với H2 là 21,2. Khi đốt cháy hoàn toàn

0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 20,40 gam. B. 18,60 gam. C. 18,96 gam. D. 16,80 gam.

Câu 13: Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng benzen là

A. CnH2n-6 (n≥1). B. CnH2n-6 (n≥6). C. CnH2nO (n≥1). D. CnH2n-2 (n≥1).

Câu 14: Chất có công thức phân tử nào sau đây có thể thuộc dãy đồng đẳng benzen?

A. C9H10. B. C7H8. C. C8H8. D. C7H10.

Câu 15: Có 4 tên gọi: o-xilen, o-đimetylbenzen, etylbenzen, 1,2-đimetylbenzen. Đó là tên của

A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.

Câu 16: Sản phẩm chủ yếu trong h n hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom (tỉ lệ mol 1:1, có

mặt bột sắt) là

A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. benzyl bromua.

C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

Câu 17: Ancol nào sau đây là ancol bậc III?

A. Propan-2-ol. B. 3-metylbutan-2-ol. C. 3-metylbutan-1-ol. D. 2-metylpropan-2-ol.

Câu 18: Công thức cấu tạo của ancol tert-butylic là

A. CH3CH(OH)CH2CH3. B. (CH3)2CHCH2OH. C. (CH3)3COH. D. (CH3)3CCH2OH.

Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải của etanol?

A. Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic.

B. Làm dung môi để pha chế vecni, dược phẩm.

C. Làm nguyên liệu cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm.

D. Dùng làm chất gây mê.

Câu 20: Để phân biệt phenol và benzen không thể dùng

A. Na. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Br2. D. dung dịch HCl.

Câu 21: Tách nước từ 8,88 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở X với hiệu suất 75% thu được chất khí

vừa đủ làm mất màu 14,4 gam brom. Công thức phân tử của X là

A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.

Câu 22: Ancol bị oxi hóa không hoàn toàn tạo xeton là

A. butan-1-ol. B. propan-2-ol. C. 2-metyl propan-1-ol. D. propan-1-ol.

Câu 23: Thuốc thử dùng để phân biệt benzen, propen và toluen là dung dịch

A. KMnO4. B. Br2. C. HCl. D. HNO3 đặc.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Benzen dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.

(b) Các hiđrocacbon thơm đa số đều độc.

(c) Toluen làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường.

(d) Benzen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.

(e) Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí thành màu hồng nhạt.

(g) Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng.

Số phát biểu không đúng là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)

CH4 )1(

C2H2 )2( C2H4 )3(

C2H5OH )4( (C2H5)2O.

Câu 2:

a. Cho 18,6 gam h n hợp X gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).

Tính phần trăm khối lượng m i chất trong X.

b. Đốt cháy hoàn toàn m gam h n hợp ancol metylic, etilen glicol, glixerol thu đươc 6,72 lít CO2(đktc) và

8,1 gam H2O. Tìm m.

Page 6: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 6/12

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các ankan?

A. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12. B. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.

C. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. D. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

Câu 2: Tên thay thế của (CH3)2CHCH2C(CH3)3 là

A. 2,2,4-trimetylpentan. B. 2,4-trimetylpetan.

C. 2,4,4-trimetylpentan. D. 2-đimetyl-4-metylpentan.

Câu 3: Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do

A. có phản ứng thế. B. có nhiều trong tự nhiên.

C. nhẹ hơn nước. D. cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự

nhiên.

Câu 4: Cho isopentan tác dụng với Cl2 (tỉ lệ số mol 1:1, chiếu sáng), số sản phẩm monoclo tối đa thu

được là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn h n hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và

12,6 gam H2O. Công thức phân tử của hai ankan là

A. C3H8 và C4H10. B. C4H10 và C5H12. C. C2H6 và C3H8. D. CH4 và C2H6.

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế bằng cách

A. tách hiđro của etan. B. đun C2H5OH với axit H2SO4 đặc ở 170OC.

C. crackinh butan. D. cho axetilen tác dụng với hiđro (xt Pd/PbCO3).

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với anken?

A. Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

B. Là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học.

C. Từ C2H4 đến C4H8 là chất khí ở điều kiện thường.

D. Nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 8: Số đồng phân anken có công thức phân tử C4H8 là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 9: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2=CHC2H5. B. CH2=CHCl. C. (CH3)2C=CHCH3. D. CH3CH=CHCH3.

Câu 10: Dẫn lần lượt các khí: etilen, axetilen, but-1-in, butan, but-2-in vào dung dịch AgNO3/NH3 dư. Số

trường hợp tạo kết tủa là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 11: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen có thể cho h n hợp qua dung dịch

A. KMnO4 dư. B. AgNO3/NH3 dư. C. NaOH dư. D. brom dư.

Câu 12: Dẫn 0,1 mol etilen và 0,15 mol axetilen đi qua dung dịch Br2 dư. Số mol Br2 phản ứng là

A. 0,4. B. 0,25. C. 0,3. D. 0,2.

Câu 13: Có bốn tên gọi: o-xilen, o-đimetyl benzen, etylbenzen, 1,2-đimetylbenzen. Đó là tên của

A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.

Câu 14: Chất có công thức phân tử nào sau đây có thể thuộc dãy đồng đẳng benzen?

A. C9H10. B. C7H8. C. C8H8. D. C7H10.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về benzen?

A. Là chất lỏng không màu, không tan trong nước. B. Là dung môi hòa tan một số chất vô cơ, hữu

cơ.

C. Là chất khí có mùi thơm. D. Không màu làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc).

Công thức phân tử của X là

A. C8H10. B. C7H8. C. C9H12. D. C10H14.

Câu 17: Phenol (C6H5OH) không phản ứng với

A. Na. B. dung dịch NaHCO3. C. nước Br2. D. dung dịch NaOH.

Câu 18: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của etanol?

Page 7: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 7/12

A. Nguyên liệu sản xuất axit axetic. B. Dung môi pha chế dược phẩm.

C. Nhiên liệu cho động cơ. D. Nguyên liệu sản xuất polime.

Câu 19: Chất nào sau đây không thuộc nhóm phenol?

A. C6H5OH. B. CH3-C6H4OH. C. C6H5-CH2OH. D. C2H5-C6H4OH.

Câu 20: C2H5OH phản ứng được với tất cả các chất hoặc dung dịch trong dãy nào sau đây?

A. HCl, NaOH. B. H2, AgNO3/NH3 dư. C. Na, NaOH. D. Na, CuO (to).

Câu 21: Khi đun nóng một ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được

sản phẩm Y có tỉ khối hơi so với X là 0,7. Công thức phân tử của X là

A. C3H8O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C2H6O.

Câu 22: Để phân biệt phenol và etanol có thể dùng

A. Cu(OH)2. B. dung dịch Br2. C. dung dịch KMnO4. D. Na.

Câu 23: Cho các chất sau: hex-1-en, benzen, phenol, butađien. Số chất phản ứng được với dung dịch

brom ở điều kiện thường là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Benzen dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.

(b) Các hiđrocacbon thơm hầu hêt đều độc.

(c) Toluen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.

(d) Benzen không làm mất màu thuốc tím.

(e) Phenol và ancol đều tác dụng với NaOH.

Số phát biểu đúng là

A. 3 B. 2 C. 5 D. 4

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi cho

a. glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

b. phenol tác dụng với dung dịch brom.

Câu 2: Cho 6,48 gam h n hợp X gồm glixerol và một ancol no, đơn chức, mạch hở (Y) phản ứng với Na

dư thì thu được 2,352 lít khí (đktc). Mặt khác, 6,48 gam h n hợp X tác dụng vừa đủ với 2,94 gam

Cu(OH)2.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Xác định công thức phân tử của Y.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Công thức phân tử của 2-metylbutan là

A. C4H10. B. C5H10. C. C5H12. D. C3H8.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

B. Hiđrocacbon trong phân tử chứa 1 nối đôi gọi là hiđrocacbon no.

C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có 2 nguyên tố cacbon và hiđro.

Câu 3: Dãy nào sau đây chỉ gồm các ankan?

A. C3H8, C4H10, C5H12, C6H12. B. CH4, C2H2, C3H8, C4H10.

C. CH4, C2H4, C3H6, C4H8. D. CH4, C3H8, C4H10, C5H12.

Câu 4. Phản ứng hóa học giữa metan với khí clo (khi có ánh sáng) thuộc loại phản ứng

A. cộng. B. tách. C. thế. D. oxi hóa.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X, thu được 0,5 mol CO2 và 0,6 mol nước. Khi chiếu

sáng h n hợp gồm hơi của X và Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. X là

A. pentan. B. 2-metylbutan.

C. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3,3-tetrametylbutan.

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế bằng cách

Page 8: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 8/12

A. đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 1700C. B. tách hiđro của etan.

C. đun nóng natri axetat khan với vôi tôi xút. D. cho canxi cacbua tác dụng với nước.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với anken?

A. Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

B. Là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học.

C. Từ C2H4 đến C4H8 là chất khí ở điều kiện thường.

D. Nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 8: Công thức phân tử của butađien và isopren lần lượt là

A. C4H6 và C5H10. B. C4H4 và C5H8. C. C4H6 và C5H8. D. C4H8 và C5H10.

Câu 9: Ankin là những hiđrocacbon

A. no, mạch vòng. B. không no, có một liên kết đôi trong phân tử.

C. không no, mạch hở. D. mạch hở, có một liên kết ba trong phân tử.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây không có sự tương ứng giữa công thức cấu tạo và tên gọi?

A. CH2=CH2 (eten). B. CH3-CCH (metylaxetilen).

C. CH2=C=CH2 (propađien). D. (CH3)3C (isopentan).

Câu 11: Cho các chất sau: propilen, but-1-en, butan, vinylaxetilen, isopren. Số chất làm mất màu dung

dịch Br2 là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn h n hợp X gồm ankin Y và anken Z thu được 0,4 mol CO2 và 0,23 mol H2O.

Công thức phân tử của Y là

A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.

Câu 13: Để phân biệt benzen và toluen có thể dùng dung dịch

A. Br2. B. AgNO3/NH3 dư. C. KMnO4,to. D. Ca(OH)2.

Câu 14: Nhỏ nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ, xuất hiện kết tủa màu

A. đen. B. trắng. C. vàng. D. xanh.

Câu 15: Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng benzen là

A. CnH2n-6 (n≥1). B. CnH2n-6 (n≥6). C. CnH2nO (n≥1). D. CnH2n-2 (n≥1).

Câu 16: Sản phẩm chủ yếu trong h n hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom (tỉ lệ mol 1:1, có

mặt bột sắt) là

A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. benzyl bromua.

C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

Câu 17: Ancol nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO tạo ra anđehit?

A. propan-2-ol. B. ancol tert-butylic. C. etanol. D. butan-2-ol.

Câu 18: Ancol nào sau đây là ancol bậc 3?

A. propan-2-ol. B. 3-metylbutan-2-ol. C. 3-metylbutan-1-ol. D. 2-metylpropan-2-ol.

Câu 19: Cho các chất sau: CuO, O2, HBr, Cu(OH)2, Na, CH3OH. Số chất tác dụng với ancol etylic trong

điều kiện thích hợp là

A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 20: Phenol (C6H5OH) không phản ứng với

A. Na. B. dung dịch NaHCO3. C. nước Br2. D. dung dịch NaOH.

Câu 21: Khi đun nóng một ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được

sản phẩm Y có tỉ khối hơi so với X là 0,7. Công thức phân tử của X là

A. C3H8O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C2H6O.

Câu 22: Cho các chất sau: toluen, propen, benzen, phenol. Số chất làm mất màu nước brom là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH là ancol.

B. C2H6O có 2 đồng phân thuộc loại ancol.

C. C4H10O có 1 đồng phân ancol bậc II.

D. Hợp chất C6H5-CH2OH là phenol.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

Page 9: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 9/12

(a) Nhiệt độ sôi của ancol etylic cao hơn ancol metylic.

(b) Độ tan trong nước của butan-1-ol cao hơn propan-1-ol.

(c) Công thức tổng quát của ankin CnH2n.

(d) Benzen không tan trong nước nhưng tan được trong xăng, dầu.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi:

a. Dẫn h n hợp khí gồm etilen, axetilen đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong dung dịch

amoniac.

b. Dẫn khí CO2 qua dung dịch natriphenolat.

Câu 2: Cho 9,4 gam h n hợp X gồm 2 ankin đồng đẳng kế tiếp vào dung dịch brom dư, thấy có 0,4 mol

brom tham gia phản ứng. Tìm công thức phân tử và tính khối lượng m i ankin trong 9,4 gam X.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Ứng dụng nào sau đây không phải của ankan?

A. Làm chất đốt, nhiên liệu cho động cơ. B. Làm dung môi, dầu mỡ bôi trơn.

C. Làm nến thắp, giấy dầu, giấy nến. D. Tổng hợp trực tiếp nhiều polime.

Câu 2: Propan có công thức phân tử là

A. C2H6. B. C3H6. C. C3H8. D. C3H4.

Câu 3: Dãy đồng đẳng của metan có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n> 1) B. CnH2n+2 (n> 2). C. CnH2n-2 (n> 2). D. CnH2n-2 (n> 3).

Câu 4: Cho propan tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1:1, ánh sáng), số sản phẩm monoclo tối đa thu

được là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Khi clo hóa ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là

53,25. Tên của X là

A. 3,3-đimetylhexan. C. isopentan. B. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3-

trimetylpentan.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với anken?

A. Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

B. Là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học.

C. Từ C2H4 đến C4H8 là chất khí ở điều kiện thường.

D. Nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 7: Chất nào sau đây có thể thuộc dãy đồng đẳng ankin?

A. C3H4. B. C4H4. C. C4H8. D. C4H10.

Câu 8: Chất nào sau đây là ankađien liên hợp?

A. CH2=CH-CH2-CH=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=C=CH2.

Câu 9: Trong công nghiệp, etien được điều chế bằng cách

A. tách nước từ ancol etylic.

B. tách hidro từ ankan.

C. đun nóng natri axetat khan với h n hợp vôi tôi xút.

D. cho canxi cacbua tác dụng với nước.

Câu 10: Trong điều kiện thích hợp có phản ứng sau: C2H2 + H2O → X. X là

A. CH2=CH-OH. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3CHO.

Câu 11: Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H6 là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Page 10: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 10/12

Câu 12: Hiđro hóa anken X thu được một ankan mạch phân nhánh. Cho 1,12 gam X tác dụng vừa đủ với

dung dịch Br2 thu được 4,32 gam sản phẩm cộng. X có tên là

A. but-2-en. B. 2-metylpropen. C. 2-metylbut-2-en. D. 2-metylbut-1-en.

Câu 13: Hợp chất nào sau đây không phải là đồng đẳng của benzen?

A. B. C. D.

Câu 14: Nhận định nào sau đây về benzen không đúng?

A. Là chất lỏng không màu, không tan trong nước. B. Là dung môi hòa tan một số chất hữu cơ.

C. Là chất khí có mùi thơm. D. Không làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Câu 15: Công thức phân tử của toluen là

A. C7H8. D. C8H10. C. C8H8. D. C9H12.

Câu 16: Cho các tính chất sau:

(a) Dễ tham gia phản ứng thế với Br2 (xúc tác bột Fe, t0).

(b) Dễ làm mất màu dung dịch brom.

(c) Làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.

(d) Tham gia phản ứng cộng với Cl2 ( ánh sáng) tạo hexancloran.

Các tính chất của benzen là

A. (a) và (d). B. (b) và (c). C. (a) và (b). D. (c) và (d).

Câu 17: Chất nào sau đây không phải là hợp chất của phenol?

A. C6H5OH. B. CH3-C6H4OH. C. C6H5-CH2OH. D. C2H5-C6H4OH.

Câu 18: Công thức cấu tạo của ancol tert-butylic là

A. CH3CH(OH)CH2CH3. B. (CH3)2CHCH2OH. C. (CH3)3COH. D. (CH3)3CCH2OH.

Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải của phenol?

A. Dùng sản xuất nhựa urefomanđehit. B. Dùng sản xuất chất diệt cỏ.

C. Dùng sản xuất chất diệt nấm mốc. D. Dùng sản xuất glixerol.

Câu 20: Hiện tượng của thí nghiệm nào sau đây không đúng?

A. Cho nước brom vào dung dịch phenol xuất hiện kết tủa màu trắng.

B. Cho quỳ tím vào dung dịch phenol, quỳ không đổi màu.

C. Cho phenol vào dung dịch NaOH thấy có sự phân lớp.

D. Cho HNO3 vào dung dịch phenol xuất hiện kết tủa màu vàng.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam ancol đơn chức X, dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi qua

bình (2) đựng dung dịch KOH. Khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, bình (2) tăng 13,2 gam. Công thức

phân tử của X là

A. C2H6O. B. C3H8O. C. C2H6O2. D. C3H8O3.

Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các chất đều là hiđrocacbon không no?

A. Metan, but-1-en, propilen. B. Etilen, axetilen, toluen.

C. Axetilen, etilen, butađien. D. Etin, benzen, isopren.

Câu 23: Để phân biệt phenol và etanol có thể dùng

A. Cu(OH)2. B. nước Br2. C. dung dịch KMnO4. D. Na.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Ankin là hiđrocacbon mạch hở có công thức chung là CnH2n+2.

(b) Phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon không no là phản ứng cộng.

(c) Anken và ankađien là đồng phân của nhau.

(d) Ankan hầu như không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

II. TỰ LUẬN

C2H5 CH3

C2H5 CH=CH2 CH3

CH3

Page 11: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 11/12

Câu 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (m i mũi tên tương ứng với một

phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có):

CH3COONa )1(

CH4 )2(

C2H2 )3(

C2H4 )4( C2H5OH

Câu 2: Đun nóng 11,5 gam một ancol A no đơn chức mạch hở với H2SO4 đặc ở 1400C đến khi phản ứng

xảy ra hoàn toàn ta thu được 9,25 gam ete.

a. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của A.

b. H n hợp X gồm ancol A và ancol B có cùng số cacbon và cùng số mol. Nếu dùng 10,8 gam X thì hòa

tan được bao nhiêu gam Cu(OH)2?

---------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

A A B A C C D B D C C A

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

B D D C B B B C B C A D

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1: Viết đúng m i phương trình phản ứng (4x0,25) 1,0 điểm

Câu 2: a. Xác định công thức 2 ancol C2H5OH và C3H7OH 0,5 điểm

b.Viết đúng công thức cấu tạo và gọi tên 0,5 điểm

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 8,0 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

A B D D A D D D B D B C

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

B B B C D C D D D B A C

II. TỰ LUẬN: 2,0 điểm

Câu 1: Viết đúng m i phương trình phản ứng (4x0,25) 1,0 điểm

Câu 2:

a. %m C6H5OH= 50,54% 0,25 điểm

%m C2H5OH= 49,46% 0,25 điểm

b. Tính m = 9,3 gam 0,5 điểm

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

B A D B A B A D D B B A

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

B B C C B D C D A B B A

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1: Hiện tượng (0,5đ), phương trình phản ứng ( 0,5đ).

Câu 2:

a. Viết các phương trình phản ứng: 0,25 điểm

b. Tính được n (glixerol) = 0,06 mol 0,25 điểm

- Tính được m (ancol Y) = 0,96 gam và n (ancol Y) = 0,03 mol 0,25 điểm

- Xác định CTPT của ancol Y: CH3OH 0,25 điểm

Page 12: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · Benzen và đồng đẳng - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân,

Trang 12/12

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

C C D C A A C D D B A

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

C B B C C D B B A A C B

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1: M i ý 0,5 điểm (hiện tượng: 0,25 đ; phương trình phản ứng: 0,25 điểm)

Câu 2:

- Xác định đúng công thức phân tử 2 ankin là C3H4 và C4H6 0,5 điểm

- Tính đúng : 3 4 4 6C H C Hm = 4,0 gam; m = 5,4 gam. 0,5 điểm

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

D C A B B A A C B D B B

13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

D C A A C C D C B C B B

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1: Viết đúng m i phương trình phản ứng (4x0,25) 1,0 điểm

(1) CH3COONa + NaOH oCaO, t CH4 + Na2CO3

(2) 2CH4 o1500 C C2H2 + 3H2

(3) C2H2 + H2

o3Pd/PbCO , t C2H4

(4) C2H4 + H2O

+H C2H5OH

Câu 2:

a. CTPT C2H6O. 0,25 điểm

CTCT: CH3CH2OH, ancol etylic 0,25 điểm

b. Ancol A là CH3CH2OH, ancol B là C2H4(OH)2 0,25 điểm

Khối lượng Cu(OH)2 = 0,05.98 = 4,9 gam. 0,25 điểm

---------HẾT---------