ng ngh g – 2022 chqppl.angiang.gov.vn/vbpq/vbdh.nsf/4b65372c7a0be... · thích hợp với mùa...

11
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 574/QĐ-UBND An Giang, ngày 23 tháng 3 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt dự án Truyền thông công tác khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022 _____________________ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Ủy ban nhân tỉnh An Giang về ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân tỉnh về việc phê duyệt đề án đấy mạnh xã hội hóa, phát trin hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020; Căn cứ Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 của Quyết định số 110/QĐ- UBND ngày 20/01/2015; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 57/ TTr- SKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2018, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt dự án “Truyền thông công tác khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022”, với các nội dung cụ thể như sau: 1. Tên dự án: Truyền thông công tác khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022. 2. Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang. 3. Cơ quan thực hiện dự án: Trung tâm Khuyến nông An Giang. 4. Địa bàn thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh An Giang. 5. Thời gian thực hiện dự án: Giai đoạn 2018 – 2022.

Upload: others

Post on 18-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 574/QĐ-UBND An Giang, ngày 23 tháng 3 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt dự án Truyền thông công tác khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022

_____________________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Ủy ban nhân tỉnh An Giang về ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân tỉnh về việc phê duyệt đề án đấy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 của Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20/01/2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 57/ TTr-SKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án “Truyền thông công tác khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022”, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên dự án: Truyền thông công tác khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022.

2. Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang.

3. Cơ quan thực hiện dự án: Trung tâm Khuyến nông An Giang.

4. Địa bàn thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh An Giang.

5. Thời gian thực hiện dự án: Giai đoạn 2018 – 2022.

Page 2: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

2

6. Mục tiêu dự án:

6.1. Mục tiêu tổng quát:

- Góp phần phát triển nông thôn, xoá bỏ dần khoảng cách thông tin giữa nông thôn và thành thị, từ đó tạo thành điển hình, nhân rộng ra nhiều nơi trong tỉnh.

- Nâng cao kiến thức cho nông dân, áp dụng vào thực tiễn sản xuất một cách có hiệu quả để nâng cao kinh tế nông hộ.

- Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp và nông dân giao lưu, hợp tác, trao đổi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, quảng bá các thiết bị sản phẩm, mở rộng kinh doanh để cùng phát triển thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu.

6.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đẩy mạnh và duy trì hoạt động công tác truyền thông khuyến nông, phát triển theo hướng xã hội hóa, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của các Doanh nghiệp và Nhà nước.

- Tăng cường sách báo, ấn phẩm khuyến nông. Xây dựng hộp thư tư vấn kỹ thuật, bảng thông tin giá cả thị trường đặt tại mỗi Quán Cà phê Khuyến nông.

- Xây dựng mối liên kết 2 chiều trên cơ sở phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa Trung tâm và cán bộ khuyến nông tại cơ sở.

- Tăng cường sự nhận thức về hoạt động xúc tiến thương mại, thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm kinh tế đối với các nhóm đối tượng: Các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp, đặc biệt, các Tổ đội, chi hội nhân giống lúa trong tỉnh An Giang. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao thương, góp phần phát triển thị trường kinh tế nông nghiệp tỉnh An Giang một cách bền vững, hòa nhập thành công trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

- Đa dạng hóa các kênh thông tin truyền thông, phong phú về nội dung chuyên mục, góp phần đáp ứng nhu cầu thông thông tin ngày càng đa dạng của nông dân, từ đó nâng cao dân trí, xóa dần khoảng cách văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

Page 3: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

3

7. Nội dung chính dự án:

7.1. Xây dựng mô hình Quán Cà phê khuyến nông

Mô hình Quán Cà phê khuyến nông phải phù hợp cho việc chuyển giao nhẹ nhàng, kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ trương chính sách pháp luật. Có thể kết hợp để tổ chức các hội thảo chuyên đề, gặp gỡ nông dân ở quy mô vừa và nhỏ, với các chuyên đề: Sản xuất mùa vụ, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyện mùa màng, gặp gỡ 4 Nhà,…Kết hợp phổ biến thông tin và thu nhận thông tin phản hồi từ phía nông dân, bao gồm các công việc cụ thể sau:

a) Điều tra hoạt động các Quán Cà phê Khuyến nông đã được thí điểm thực hiện trước đây tại An Giang.

b) Trước mắt, trong năm đầu tiên dự kiến xây dựng mỗi huyện 1 Quán Cà phê khuyến nông điển hình làm nồng cốt. Sau đó, đánh giá rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh để có mô hình quán cà phê khuyến nông đáp ứng yêu cầu phục vụ khuyến nông. Số lượng quán cà phê khuyến nông sau 05 năm dự kiến có 55 quán, tùy tình hình hoạt động tốt của từng huyện mà có bố trí số lượng quán cà phê khuyến nông phù hợp để đạt hiệu quả cao.

- Trước mắt, mỗi quán, trang bị bảng hiệu quán (theo mẫu thiết kế chung), kệ sách, hộp thư góp ý, bảng quy chế hoạt động và bổ sung các nội dung khác có liên quan, phù hợp để quán cả phê khuyến nông đáp ứng yêu cầu..

- Kết hợp với các cơ quan ban ngành, tổ chức Đoàn thể, doanh nghiệp, mạng lưới nông dân sản xuất giỏi tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương.

- Xây dựng quy chế hoạt động và có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện thường xuyên. Bố trí mỗi quán Cà phê khuyến nông đều có 01 cán bộ khuyến nông theo dõi, đánh giá và có báo cáo theo định kỳ.

- Phát hành và cung cấp miễn phí các sách báo, ấn phẩm khuyến nông, băng đĩa, tài liệu bướm, áp phích, bản tin giá cả thị trường cho các Quán Cà phê khuyến nông. Thông tin cung cấp mang tính định kỳ và thường xuyên. Các loại báo chí gồm: báo Nông nghiệp Việt nam, Nông thôn ngày nay, Tuổi trẻ, Khoa học phổ thông, báo An Giang. Riêng bản tin giá cả thị trường sẽ do Trung tâm khuyến nông cập nhật hằng ngày và được chuyển tải nhanh đến các quán cà phê khuyến nông.

c) Quán Cà phê Khuyến nông phải đảm bảo tiêu chí:

- Quán được chọn phải có địa điểm kinh doanh sẵn, được Chính quyền địa phương chấp thuận điều kiện kinh doanh.

- Hình thức kinh doanh của Quán chỉ đơn thuần phục vụ giải khát.

Page 4: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

4

- Vị trí quán thuận tiện cho đi lại của khách hàng. Khuôn viên Quán có diện tích tương đối rộng, đủ để tổ chức một cuộc hội thảo với quy mô tối thiểu khoảng 30 người.

- Lượng khách hàng đến quán mỗi ngày phải đạt tối thiểu từ 50 người trở lên; trong đó, thành phần nông dân chiếm hơn 70%.

7.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thông tin quảng bá

a) Nhằm tạo môi trường thuận lợi để giúp các Doanh nghiệp có cơ hội giao thương, quảng bá sản phẩm, thuận lợi trong mối quan hệ đối tác, làm đầu mối để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, đồng thời giúp các Tổ đội, Chi hội nhân giống lúa trong tỉnh An Giang thương hiệu hóa sản phẩm, tăng giá trị hàng nông sản, góp phần tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.

b) Tổ chức cho các Doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ đội sản xuất và nông dân tham dự các kỳ Hội chợ triển lãm nông nghiệp, tạo điều kiện để họ quảng bá sản phẩm đến cộng đồng.

c) Tham gia mỗi năm, 2 kỳ Hội chợ triển lãm nông nghiệp. Chủ yếu tập trung vào những cuộc hội chợ lớn, mang tính cấp khu vực, có các hoạt động mang tính giải pháp công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất. Với các hoạt động chính là: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thành tựu về nông nghiệp tại địa phương. Triển lãm thành tựu về hoạt động khuyến nông, mô hình sản xuất hiệu quả cao, xúc tiến thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

7.3. Thực hiện chuyên mục Khuyến nông trên Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang.

a) Kết hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang xây dựng chuyên mục “Khuyến nông trên truyền hình”, nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật công nghệ mới, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao và an toàn môi trường, nêu gương điển hình nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo cải tiến kỹ thuật, những chủ trương chính sách mới, thông tin thời tiết, sản xuất và thị trường. Thông tin phát hành dưới dạng trực quan sinh động, tác động được dân trí người dân địa phương. Chuyên mục được phát hình định kỳ 1 tháng/kỳ. Phát lại 2 – 3 kỳ trong tháng. Thời lượng chương trình: 5 phút.

Trung tâm Khuyến nông An Giang chịu trách nhiệm cho việc lựa chọn và biên tập nội dung thích hợp cho từng chuyên đề phát hình. Đài Truyền hình An Giang sẽ chịu trách nhiệm về khâu dàn dựng, ghi hình và kỹ thuật phát sóng.

b) Trung tâm Khuyến nông An Giang liên kết với các Viện, Trường, Trung tâm, Doanh nghiệp nhằm tăng cường sức mạnh của mối liên kết “4 Nhà” (Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nông) tư vấn và phổ biến thông tin đến nông dân.

Page 5: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

5

7.4. Phổ biến thông tin qua hệ thống Đài phát thanh địa phương

Phối hợp với các Đài Phát thanh huyện, thành, thị trong tỉnh, phát thanh hằng tuần 02 buổi, với các chuyên đề về kỹ thuật sản xuất, mô hình sản xuất có hiệu quả, bản tin dự báo sâu bệnh, thông tin kinh tế thị trường giá cả,...

7.5. Phổ biến thông tin qua Bản tin Khuyến nông và thị trường

a) Biên tập và phát hành Bản tin Khuyến nông và Thị trường, Bản tin gồm 12 trang. 04 trang bìa in màu. Phát hành mỗi tuần 1 số. Mỗi số 300 cuốn. Địa điểm phát hành: Quán Cà phê khuyến nông, Hợp tác xã Nông nghiệp, Đài truyền thanh, các tỉnh thành, cơ quan Trung ương.

b) Tiêu chí Bản tin:

- Thông tin cập nhật, phong phú về thể loại. Tin bài chất lượng. Các cộng tác viên nhiệt tình trong công tác cung cấp thông tin.

- Thông tin giá cả nông sản phản ánh kịp thời theo thời điểm, mang tính chính xác, được tin cậy.

- Bản tin Khuyến nông và Thị trường xuất bản đúng định kỳ, phản ánh được hoạt động ngành nông nghiệp.

7.6. Hội nghị Sơ kết, Tổng kết hoạt động Dự án

Sau thời gian 2 năm hoạt động, tổ chức Sơ kết hoạt động Dự án. Sau 5 năm, kết thúc Dự án, tổ chức Tổng kết hoạt động Dự án để nhận định, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm, từ đó phổ biến các ứng dụng để nhân rộng ra toàn tỉnh sau khi Dự án kết thúc. Riêng Quán cà phê khuyến nông phải được đánh giá, điều chỉnh theo từng năm.

8. Kinh phí thực hiện:

8.1. Tổng kinh phí thực hiện Dự án: 3.364.031.500 đồng (Ba tỷ, ba trăm sáu mươi bốn triệu, không trăm ba mươi mốt ngàn, năm trăm đồng)

Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp.

8.2. Phân kỳ thực hiện theo từng năm:

- Năm 2018: 652.196.000 đồng

(Sáu trăm, năm mươi hai triệu, một trăm, chín mươi sáu ngàn đồng chẵn)

- Năm 2019: 652.196.000 đồng

(Sáu trăm, năm mươi hai triệu, một trăm, chín mươi sáu ngàn đồng chẵn)

- Năm 2020: 691.078.500 đồng

(Sáu trăm, chín mươi mốt triệu, không trăm, bảy mươi tám ngàn năm trăm đồng chẵn)

Page 6: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

6

- Năm 2021: 652.196.000 đồng

(Sáu trăm, năm mươi hai triệu, một trăm, chín mươi sáu ngàn đồng chẵn)

- Năm 2022: 716.365.000 đồng

(Bảy trăm, mười sáu triệu, ba trăm, sáu mươi lăm ngàn đồng chẵn)

(Kèm bản phụ lục giải trình chi)

9. Tổ chức thực hiện:

9.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch hằng năm để thực hiện Dự án “Truyền thông công tác khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang - Giai đoạn 2018 – 2022”

b) Đề xuất các cơ chế, chính sách về quy chế tài chính cho hoạt động dịch vụ khuyến nông, cơ chế kiểm soát hoạt động của các tổ chức khuyến nông ngoài Nhà nước, chính sách phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi bền vững đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

c) Tập trung công tác chỉ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của ngành theo Dự án. Chỉ đạo các Đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân phụ trách lĩnh vực địa bàn.

d) Theo dõi tình hình thực hiện Dự án, kịp thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ. Tổ chức sơ tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

đ) Có kế hoạch duy trì sự hoạt động sau khi Dự án kết thúc.

9.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện Dự án.

9.3. Sở Tài chính:

Hằng năm, theo khả năng cân đối ngân sách, thẩm định dự toán kinh phí thực hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn sự nghiệp nông nghiệp cho các hoạt động hỗ trợ theo tiến độ thực hiện Dự án.

9.4. Các cơ quan ban ngành, Đoàn thể:

a) Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh. Tạo điều kiện gắn kết các công ty chế biến, kinh doanh nông sản với các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, các

Page 7: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

7

vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ nông sản.

b) UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp tốt với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện Dự án. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Đài Phát thanh địa phương, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông trong việc phát triển và phổ biến thông tin mang tính đại chúng. Đẩy mạnh công tác tham quan, học tập kinh nghiệm, tuyên truyền, ứng dụng các mô hình sản xuất hiệu quả cao, gương nông dân điển hình tiên tiến qua nhiều hình thức thông tin tuyên truyền, từ đó thúc đẩy việc thực hiện Dự án, góp phần phát triển an sinh xã hội và kinh tế tại địa phương.

c) Các tổ chức Đoàn thể: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên và hội viên thực hiện tốt Dự án này.

9.5. Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang

Phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong công tác truyền thông khuyến nông. Cùng với Trung tâm Khuyền nông xây dựng các chuyên mục thông tin, phát hành định kỳ. Nội dung thông tin phải thường xuyên cải tiến, mang tính cập nhật và phù hợp với vùng sản xuất tại khu vực.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện (trong vùng dự án) tổ chức triển khai thực hiện dự án; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - CT và các PCT UBND tỉnh; - Các Sở: KHĐT, NN&PTNT, TC,CT; - Trung tâm Xúc tiến TM và Đầu tư; - TT Khuyến nông, Báo, Đài PTTH AG; - UBND huyện, thị xã, thành phố; - Phòng KTN, P.HCTC.

KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lâm Quang Thi

Page 8: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

8

Bảng 1. Kế hoạch kinh phí hoạt động Dự án Thông tin truyền thông 2018 – 2022 (5 năm)

Đơn vị tính: Đồng

STT Nội dung ĐVT Đơn giá Số

lượng Thành tiền

I Xây dựng và duy trì Quán Café Khuyến nông 682.000.000

1 Bảo trì Quán: 01 quán x 11 huyện x 05 năm Quán 2.000.000 55 110.000.000

2 Cung cấp sách báo, tài liệu, băng đĩa, ấn phẩm...: 01 quán x 11 huyện x 05 năm Quán 5.000.000 55 275.000.000

3 Đóng kệ, bảng hiệu: 01 quán x 11 huyện x 05 năm Quán 5.000.000 55 275.000.000

4 Phụ cấp quản lý quán café (Chủ quán): 01 người/quán x 02 quán x 11 huyện x 05 năm Người 200.000 55 11.000.000

5 Phụ cấp CBKN theo dõi, kiểm tra, giám sát: 01 CBKN x 11 huyện x 05 năm Người 200.000 55 11.000.000

II Hoạt động Xúc tiến thương mại và thông tin quảng bá Gồm các hoạt động triễn lãm, trưng bày nông nghiệp tại các kỳ hội chợ 1.186.000.000

1 Thiết kế dựng gian hàng + Trang trí: 02 cuộc x 05 năm Cuộc 30.000.000 10 300.000.000

2 Thuê gian hàng: 04 gian x 02 cuộc x 05 năm Gian 5.000.000 40 200.000.000

3 Biểu bảng, hình ảnh hoạt động, bản đồ,Pano, panrol…: 02 cuộc x 05 năm Cuộc 17.000.000 10 170.000.000

4 Mẫu vật, sản phẩm trưng bày: 02 cuộc x 05 năm Cuộc 10.000.000 10 100.000.000

5 Vận chuyển mẫu vật: 02 chuyến x 02 cuộc x 05 năm Chuyến 10.000.000 20 200.000.000

6 Tiền ăn cho CB trực hội chợ: 06 người x 08 ngày x 02 cuộc x 05 năm Người 150.000 480 72.000.000

7 Chi phí đi lại cho CB trực hội chợ: 06 người x 02 cuộc x 05 năm Người 300.000 60 18.000.000

8 Lưu trú cho CB trực hội chợ: 06 người x 07 đêm x 02 cuộc x 05 năm Người 300.000 420 126.000.000

III Xây dựng chuyên mục Khuyến nông trên Đài Truyền hình: Phát hình 1 tháng/kỳ. Thời lượng: 05 phút 714.000.000

1 Dàn dựng, ghi hình và kỹ thuật phát sóng: 01 kỳ x 12 tháng x 05 năm Kỳ 7.000.000 60 420.000.000

Page 9: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

9

2 Xây dựng Kịch bản: 01 kỳ x 12 tháng x 05 năm Kỳ 1.000.000 60 60.000.000

3 Chi phí phỏng vấn, bồi dưỡng chủ hộ: 01 kỳ x 12 tháng x 05 năm Kỳ 300.000 60 18.000.000

4 Thù lao cán bộ, chi phí đi lại chọn điểm: 04 người x 03 lần x 12 tháng x 05 năm Người 300.000 720 216.000.000

IV Khuyến nông trên Đài Phát thanh: Mỗi tuần 02 lần 386.000.000

1 Thù lao Phát thanh viên: 01 người x 11 Đài truyền thanh x 12 tháng x 05 năm Tháng 500.000 660 330.000.000

2 Biên tập bài viết: 12 tháng x 05 năm Tháng 500.000 60 30.000.000

3 Nhuận bút thông tin: 01 bài x 52 tuần x 05 năm Bài 100.000 260 26.000.000

V Thu thập thông tin giá cả nông sản hằng ngày 198.000.000

1 Cộng tác viên thu thập thông tin giá nông sản: 01 người x 12 tháng x 11 huyện x 05 năm Người 300.000 660 198.000.000

VI Hội nghị sơ kết, tổng kết 100.050.000

1 Sơ kết giai đoạn 1 (Bảng 3): 01 cuộc Cuộc 37.750.000 1 37.750.000

2 Tổng kết dự án (Bảng 4): 01 cuộc Cuộc 62.300.000 1 62.300.000

VII Quản lý phí 97.981.500

1 Xăng xe kiểm tra, quản lý (3%) 97.981.500

Tổng cộng: I+II+III+IV+V+VI+VII 3.364.031.500

Page 10: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

10

Bảng 2. Phân kỳ kinh phí hoạt động qua các năm

Đơn vị tính: đồng

STT Nội dung Kinh phí theo từng năm

Tổng cộng 2018 2019 2020 2021 2022

I Xây dựng và duy trì Quán Café Khuyến nông 136.400.000 136.400.000 136.400.000 136.400.000 136.400.000 682.000.000

1 Bảo trì Quán: 02 quán x 11 huyện 22.000.000 22.000.000 22.000.000 22.000.000 22.000.000 110.000.000

2 Cung cấp sách báo, tài liệu, băng đĩa, ấn phẩm... 55.000.000 55.000.000 55.000.000 55.000.000 55.000.000 275.000.000

3 Đóng kệ, bảng hiệu 55.000.000 55.000.000 55.000.000 55.000.000 55.000.000 275.000.000

4 Phụ cấp quản lý quán café (Chủ quán) 2.200.000 2.200.000 2.200.000 2.200.000 2.200.000 11.000.000

5 Phụ cấp CBKN theo dõi, kiểm tra, giám sát 2.200.000 2.200.000 2.200.000 2.200.000 2.200.000 11.000.000

II Hoạt động Xúc tiến thương mại và thông tin quảng bá 237.200.000 237.200.000 237.200.000 237.200.000 237.200.000 1.186.000.000

1 Thiết kế dựng gian hàng + Trang trí 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 300.000.000

2 Thuê gian hàng 40.000.000 40.000.000 40.000.000 40.000.000 40.000.000 200.000.000

3 Biểu bảng, hình ảnh hoạt động, bản đồ,Pano, panrol… 34.000.000 34.000.000 34.000.000 34.000.000 34.000.000 170.000.000

4 Mẫu vật, sản phẩm trưng bày 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 100.000.000

5 Vận chuyển mẫu vật 40.000.000 40.000.000 40.000.000 40.000.000 40.000.000 200.000.000

6 Tiền ăn cho CB trực hội chợ 14.400.000 14.400.000 14.400.000 14.400.000 14.400.000 72.000.000

7 Chi phí đi lại cho CB trực hội chợ 3.600.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000 18.000.000

8 Lưu trú cho CB trực hội chợ: 25.200.000 25.200.000 25.200.000 25.200.000 25.200.000 126.000.000

III Xây dựng chuyên mục Khuyến nông trên Đài Truyền hình 142.800.000 142.800.000 142.800.000 142.800.000 142.800.000 714.000.000

1 Dàn dựng, ghi hình và kỹ thuật phát sóng: 01 kỳ x 12 tháng 84.000.000 84.000.000 84.000.000 84.000.000 84.000.000 420.000.000

2 Xây dựng Kịch bản 12.000.000 12.000.000 12.000.000 12.000.000 12.000.000 60.000.000

Page 11: ng ngh g – 2022 CHqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/4B65372C7A0BE... · thích hợp với mùa vụ sản xuất tại địa phương. - Xây dựng quy chế hoạt động và

11

3 Chi phí phỏng vấn, bồi dưỡng chủ hộ 3.600.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000 3.600.000 18.000.000

4 Thù lao cán bộ, chi phí đi lại chọn điểm 43.200.000 43.200.000 43.200.000 43.200.000 43.200.000 216.000.000

IV Khuyến nông trên Đài Phát thanh 77.200.000 77.200.000 77.200.000 77.200.000 77.200.000 386.000.000

1 Thù lao Phát thanh viên 66.000.000 66.000.000 66.000.000 66.000.000 66.000.000 330.000.000

2 Biên tập bài viết 6.000.000 6.000.000 6.000.000 6.000.000 6.000.000 30.000.000

3 Nhuận bút thông tin 5.200.000 5.200.000 5.200.000 5.200.000 5.200.000 26.000.000

V Thu thập thông tin giá cả nông sản hằng ngày 39.600.000 39.600.000 39.600.000 39.600.000 39.600.000 198.000.000

1 Cộng tác viên thu thập thông tin giá nông sản 39.600.000 39.600.000 39.600.000 39.600.000 39.600.000 198.000.000

VI Hội nghị sơ kết, tổng kết 37.750.000 62.300.000 100.050.000

1 Sơ kết giai đoạn 1 37.750.000 37.750.000

2 Tổng kết dự án 62.300.000 62.300.000

VII Quản lý phí 18.996.000 18.996.000 20.128.500 18.996.000 20.865.000 97.981.500

1 Xăng xe kiểm tra, quản lý (3%) 18.996.000 18.996.000 20.128.500 18.996.000 20.865.000 97.981.500

Tổng cộng: I+II+III+IV+V+VI+VII 652.196.000 652.196.000 691.078.500 652.196.000 716.365.000 3.364.031.500