một nhiệm kỳ đổi mới, hướng về cơ sở tham...

8
CHÍNH TRỊ Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể ở xã Rô Men TRANG 2 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5303 - THỨ HAI NGÀY 6/5/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc Nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức. NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957 Chính thức ngày 6 - 7/6/2019 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 Hỗ trợ giáo dục vùng sâu TRANG 7 KINH TẾ Đẩy mạnh thu hút đầu tư ở Lâm Hà TRANG 3 TRANG 2 Sau cuốn sách “Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn nào cũng vượt qua” (NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, phát hành năm 2018), cán bộ, đảng viên chúng ta tiếp tục được nghiên cứu tác phẩm “Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 4 năm 2019. Đà Lạt được mệnh danh là thành phố mang đậm nét đặc trưng “phố trong rừng - rừng trong phố” và còn là nơi của những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn của những sông, suối, cùng với tính đa dạng sinh thái làm nên thứ tài sản quý hiếm không đâu có được. Chính bởi tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng ấy tạo nên nền móng để khai thác ngành công nghiệp không khói, đó là du lịch. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 4 Đô thị Bảo Lộc ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Ảnh: H.Đường Hành trình cải thiện PCI Lâm Đồng TRANG 3 TRANG 6 Một nhiệm kỳ đổi mới, hướng về cơ sở Một cuốn sách quý về công tác phòng, chống tham nhũng Thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh Lâm Đồng cho biết, chính thức từ ngày 6 - 7/6/2019, Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, rất nhiều hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng đại hội được diễn ra sôi nổi, công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội được các cơ quan thông tấn báo chí tập trung thực hiện, đặc biệt là những kết quả đạt được và các điển hình tiên tiến, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Đồng thời, tổ chức triển lãm hình ảnh về hoạt động của MTTQ các cấp trên các lĩnh vực... Trang hoàng các khẩu hiệu, băng rôn, pano, áp phích trên các tuyến đường chính về đại hội. Trong thời gian diễn ra Đại hội, sẽ có hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thành tựu khoa học, kinh tế, văn hóa - xã hội nổi bật của tỉnh Lâm Đồng như các sản phẩm nông sản tiêu biểu, đặc trưng của Đà Lạt, Lâm Đồng để chào mừng Đại hội và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Báo Lâm Đồng và Đài PTTH Lâm Đồng xây dựng chuyên đề, chuyên mục hướng tới Đại hội. Trong thời gian diễn ra Đại hội, Báo Lâm Đồng sẽ có số báo đặc biệt chào mừng sự kiện chính trị trọng đại này, toàn thể chương trình đại hội diễn ra sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng LTV để Nhân dân theo dõi. NGUYỆT THU VĂN HÓA - XÃ HỘI Đam Rông vận động phụ nữ dân tộc Mông tham gia hoạt động hội TRANG 5 Tài nguyên rừng - điểm tựa bền vững ngành công nghiệp không khói Kỳ 1: Đầu tư du lịch đừng “lấy đá tự ghè chân mình” CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ BẢO LỘC LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2019 - 2024 Bài 2: “Nhiệt kế” đo độ hài lòng giữa doanh nghiệp và chính quyền Trong quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã thực sự vươn lên. Ảnh: L.Hoa

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHÍNH TRỊĐổi mới nội dung,

phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể

ở xã Rô Men TRANG 2

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5303 - THỨ HAI NGÀY 6/5/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠYDo chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi

hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc Nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.

NÓI CHUYỆN TẠI LỚP CHỈNH HUẤN TRUNG, CAO CẤP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VÀ CÁC LỚP TRUNG CẤP

CỦA CÁC TỔNG CỤC. THÁNG 5 NĂM 1957

Chính thức ngày 6 - 7/6/2019 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024

Hỗ trợ giáo dục vùng sâu

TRANG 7

KINH TẾĐẩy mạnh thu hút đầu tư

ở Lâm HàTRANG 3

TRANG 2

Sau cuốn sách “Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn nào cũng vượt qua” (NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, phát hành năm 2018), cán bộ, đảng viên chúng ta tiếp tục được nghiên cứu tác phẩm “Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 4 năm 2019.

Đà Lạt được mệnh danh là thành phố mang đậm nét đặc

trưng “phố trong rừng - rừng trong phố” và còn là nơi của những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn của những sông, suối, cùng với tính đa dạng

sinh thái làm nên thứ tài sản quý hiếm không đâu có được. Chính bởi tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng ấy tạo nên nền móng để khai thác ngành công nghiệp không khói, đó là du lịch.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 4Đô thị Bảo Lộc ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Ảnh: H.Đường

Hành trình cải thiện PCI Lâm Đồng

TRANG 3

TRANG 6

Một nhiệm kỳ đổi mới, hướng về cơ sởMột cuốn sách quý về công tác phòng, chống tham nhũng

Thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh Lâm Đồng cho biết, chính thức từ ngày 6 - 7/6/2019, Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, rất nhiều hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng đại hội được diễn ra sôi nổi, công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội được các cơ quan thông tấn báo chí tập trung thực hiện, đặc biệt là những kết quả đạt được và các điển hình tiên

tiến, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Đồng thời, tổ chức triển lãm hình ảnh về hoạt động của MTTQ các cấp trên các lĩnh vực... Trang hoàng các khẩu hiệu, băng rôn, pano, áp phích trên các tuyến đường chính về đại hội. Trong thời gian diễn ra Đại hội, sẽ có hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thành tựu khoa học, kinh tế, văn hóa - xã hội nổi bật của tỉnh Lâm Đồng như các sản phẩm nông sản tiêu biểu, đặc trưng của Đà Lạt, Lâm Đồng để chào mừng Đại hội và đẩy mạnh quảng bá

thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Báo Lâm Đồng và Đài PTTH Lâm Đồng xây dựng chuyên đề, chuyên mục hướng tới Đại hội. Trong thời gian diễn ra Đại hội, Báo Lâm Đồng sẽ có số báo đặc biệt chào mừng sự kiện chính trị trọng đại này, toàn thể chương trình đại hội diễn ra sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng LTV để Nhân dân theo dõi.

NGUYỆT THU

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐam Rông vận động phụ nữ dân tộc Mông

tham gia hoạt động hộiTRANG 5

Tài nguyên rừng - điểm tựa bền vững ngành công nghiệp không khóiKỳ 1: Đầu tư du lịch đừng “lấy đá tự ghè chân mình”

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ BẢO LỘC LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Bài 2: “Nhiệt kế” đo độ hài lòng giữa doanh nghiệp và chính quyền

Trong quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã thực sự vươn lên. Ảnh: L.Hoa

2 THỨ HAI 6 - 5 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Cuốn sách dày 380 trang, gồm 31 bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư, Chủ tịch

nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, được sắp xếp làm hai phần: Phần thứ nhất là một số bài phát biểu, bài viết và trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống tham nhũng. Phần thứ hai: Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại một số phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Có thể thấy rằng, văn phong, ngôn ngữ trong các bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư thật giản dị, dễ hiểu, dễ thấm, thể hiện nỗi trăn trở của người đứng đầu với Đảng, quốc gia, dân tộc và cũng giàu tính lý luận, thấm đẫm thực tiễn.

Phát biểu với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Bí thư căn dặn “Mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra phải có dũng khí đấu tranh, thật sự công tâm, khách quan, chính trực, và hơn ai hết phải liêm, phải sạch. Không liêm, không sạch thì không nói được người khác, không kỷ luật được người khác. Cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng phải là những “Bao Công” của thời

Một cuốn sách quý về công tác phòng, chống tham nhũngSau cuốn sách “Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn nào cũng vượt qua” (NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, phát hành năm 2018), cán bộ, đảng viên chúng ta tiếp tục được nghiên cứu tác phẩm “Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 4 năm 2019.

lợi ích của Nhà nước và Nhân dân”.Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công

tác phòng, chống tham nhũng, ngày 5/5/2014, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Muốn chống tham nhũng có hiệu quả thì trước hết phải chống tham nhũng chính ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Bố trí những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, trong sạch, liêm khiết, tận tụy, có năng lực chuyên môn, có dũng khí và bản lĩnh, dám đương đầu để làm tốt công tác chống tham nhũng”. Đồng thời, yêu cầu “Mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm và nếu đã trót ít nhiều nhúng tràm rồi thì sớm tự giác gột rửa”.

Những bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sách “Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng” thực sự là những chỉ đạo, định hướng quý báu về công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng sẽ góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, là tiền đề để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc sự trường tồn của dân tộc Việt Nam như khẳng định của Tổng Bí thư trong bài viết “Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn” nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019): “Một Đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân ủng hộ thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên”.

TRẦN TRUNG HIẾU Phó Bí thư Đảng ủy Khối CCQ tỉnh

nay, phải là những người cộng sản chân chính vừa có dũng khí đấu tranh, vừa có lòng nhân ái và nhiều khi phải chịu đựng hi sinh về quyền lợi cá nhân nữa”. Chỉ đạo công tác kiểm tra, Tổng Bí thư cũng rất sâu sát “Trong quá trình kiểm tra, giám sát cần chú ý khâu phát hiện, phát giác ban đầu; qua kiểm tra, thanh tra mà phát hiện; qua báo chí, công luận; qua tố giác của Nhân dân mà chủ động tổ chức kiểm tra. Phải rất nhạy bén, tinh ý, đừng vô cảm… tránh tình trạng “trông chờ, nghe ngóng”.

Làm việc với Ban Nội chính Trung ương, cơ quan tham mưu trực tiếp cho Đảng về công tác nội chính, được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2013, Tổng Bí thư khẳng định: “Ban Nội chính Trung ương là tai mắt của Đảng, là bộ óc của Đảng về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng… Ban Nội chính phải gác gôn cho Đảng. Không cho phép ai làm trái Cương lĩnh của Đảng”.

Đối với lực lượng Công an Nhân dân, lực lượng nòng cốt bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sự an toàn cho cuộc sống của Nhân dân, Tổng Bí thư cũng dành rất nhiều tình cảm “Hãy luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình và thực hiện cho bằng được chân lý “Vì nước quên thân, vì Dân phục vụ”; “Còn Đảng thì còn mình”; “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”.

Tổng Bí thư cũng dành nhiều sự quan tâm theo dõi, lãnh chỉ đạo đối với các ngành Kiểm sát và Tòa án, yêu cầu cán bộ, đảng viên của các cơ quan này phải thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . “Người cán bộ kiểm sát phải có cái tâm trong sáng, tinh thông nghiệp vụ, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách chính xác, khách quan; phải rèn cho mình phương pháp làm việc khoa học, cẩn trọng, khiêm tốn mới đủ tỉnh táo để nhận thức chân lý đúng đắn”. “Mỗi bản án phải làm sao để thực sự “tâm phục,

khẩu phục”, khuất phục được tội phạm, thuyết phục được các bên, được công chúng đồng thuận; phải tạo ra được các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, có tác dụng giáo dục pháp luật và định hướng hoạt động của xã hội. Mỗi sai sót trong thực thi công vụ của cán bộ tư pháp đều ảnh hưởng đến sinh mạng chính trị và lợi ích, thậm chí cả tính mạng của người dân”.

Nói về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư cho rằng “Chức vụ càng cao thì trách nhiệm nêu gương càng lớn. Việc nêu gương tưởng như mơ hồ, trừu tượng, nhưng nó được soi chiếu rất cụ thể vào mỗi cán bộ, đảng viên, trong mối quan hệ với người thân, gia đình; trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao...”.

Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương Đảng chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực, rõ nét, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trong bài trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019, Tổng Bí thư đánh giá: “Có thể thấy cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, mang lại kết quả rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, đây không chỉ là một “cao trào”, càng không thể “chững lại”. Bởi đấu tranh phòng chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, đầy chông gai, khắc nghiệt” và “Hình phạt mà các tòa án quyết định đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng là sự cảnh báo nghiêm khắc cho sự lạm dụng quyền lực và tùy tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm

Đồng chí Ha Câu - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết, ngay sau khi Kết luận 62 của Bộ Chính trị được ban

hành, Đảng ủy xã đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt, phổ biến nội dung Kết luận này. Đảng ủy cũng xây dựng Nghị quyết về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể giai đoạn 2015 - 2020; Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trên địa bàn xã đến năm 2020… Đồng thời, địa phương chỉ đạo Ban Văn hóa xã lên kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Kết luận qua hệ thống đài truyền thanh không dây; song song đó, lồng ghép nội dung Kết luận vào các buổi sinh hoạt đoàn thể, các buổi họp ở khu dân cư, các buổi sinh hoạt chi bộ… Với cách làm này, nhận thức của các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị về vị trí vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thời gian qua đã được nâng lên, từ đó các cấp chính quyền đã chủ động hơn trong công tác chỉ đạo và quan tâm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội theo chương trình, kế hoạch; thực hiện tốt chế độ tiếp công dân, tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc trong dân để có hướng xử lý…

Số liệu thống kê 10 năm qua cho thấy, chất lượng những phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội do Mặt trận, các tổ chức, đoàn thể phát động đã được nâng lên khá rõ nét. Điều này có được nhờ thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đáng ghi

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể ở xã Rô Men

nhận là kết quả của “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Ủy ban Mặt trận xã và các thôn đã gắn cuộc vận động này với mục tiêu xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, bám sát với tình hình thực tế ở địa phương nên đạt được kết quả rất cao. Theo đó, trong10 năm qua, toàn xã có 88% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 5/5 thôn được công nhận thôn văn hóa; Trạm y tế được công nhận chuẩn quốc gia; 3 trường học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1…

Nhiều mô hình cũng được Mặt trận và các đoàn thể phối hợp xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả, đơn cử như mô hình khu dân cư giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mô hình khu dân cư bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới. Thông qua sự vận động của Mặt trận và các đoàn thể, người dân mặc dù còn khó khăn nhưng cũng đã tích cực hưởng ứng tham gia chung tay góp sức, góp công và góp của để xây dựng một số công trình phúc lợi như nhà văn hóa thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà tình nghĩa, đường giao thông nông thôn,…

Là một xã ở huyện nghèo, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên vai trò của hội nông dân đặc biệt được Đảng ủy xã chú trọng

và quan tâm lãnh, chỉ đạo hoạt động. Hội Nông dân xã đã thực hiện nhiều biện pháp sinh hoạt, tập hợp hội viên bằng cách đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Một số phong trào thi đua do Hội phát động đã từng bước đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng và mang lại lợi ích thiết thực cho các hội viên. Tính đến nay, 70% nông dân trong xã đã tự nguyện tham gia vào tổ chức hội nông dân. Từ 23 hộ nông dân đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi vào năm 2009, đến hết năm 2018 con số này tăng lên 230 hộ. Đặc biệt, là xã có phần đông người dân tộc thiểu số sinh sống, dân trí chưa cao nhưng Rô Men cũng đã xây dựng được các mô hình kinh tế tập thể

phát huy hiệu quả. Xã đã thành lập được 1 tổ hợp tác, 1 hợp tác xã, mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Thôn 5 đang được đề nghị lấy làm mô hình điểm để nhân rộng.

Mặc dù vẫn còn một số những khó khăn nhưng với phương châm đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, có thể nói rằng 10 năm qua, hệ thống tổ chức đoàn, hội của xã hoạt động khá linh hoạt, triển khai các nội dung hoạt động thực sự đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên và hội viên.

Trong công tác kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động đối với Mặt trận và các đoàn thể, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 18 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, đồng chí Ha Câu cho biết: “Đảng ủy đang thực hiện thí điểm mô hình bí thư, phó bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận thôn; thôn đội trưởng kiêm bí thư chi bộ thôn, chủ tịch hội phụ nữ kiêm phó chủ tịch mặt trận xã… nhìn chung đã cơ bản ổn định và đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tất nhiên, bước đầu cũng còn gặp một số khó khăn, đặc biệt là trong công tác tạo nguồn khi mà Mặt trận và các đoàn thể không có phó chuyên trách. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, thời gian tới, thông qua đại hội nhiệm kỳ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Đảng ủy sẽ chỉ đạo rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng đạt chuẩn về năng lực và trình độ để đáp ứng hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.

NGUYÊN THI - HUỲNH THẢO

10 năm qua, thực hiện Kết luận 62 của Bộ Chính trị (khóa 10) về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã Rô Men, huyện Đam Rông đã có nhiều đổi mới trong hoạt động. Nhiều phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Xã Rô Men, huyện Đam Rông có diện tích đất tự nhiên là 12.860 ha. Tính đến giữa tháng 3/2019, Rô Men có 1.766 hộ/7.129 nhân khẩu; trong đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 938 hộ. Xã có 5 thôn, với 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, đặc biệt có 1 thôn người H’Mông. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 8,61%, giảm 50,29% so với cuối năm 2009.

3 3 THỨ HAI 6 - 5 - 2019KINH TẾ

Lướt nhanh Top 10 PCINhìn toàn cảnh trên bảng xếp

hạng PCI năm 2006, 6/10 vị trí đầu tiên thuộc về các tỉnh - thành miền Nam, lần lượt là Bình Dương (số 1), Vĩnh Long (4), Đồng Nai (5), TP HCM (7), An Giang (9) và Cần Thơ (10); trong khi đó, miền Bắc và miền Trung có sự góp mặt của hai gương mặt là Lào Cai (6), Vĩnh Phúc (8), Đà Nẵng (2) và Bình Định (3). Qua 12 năm đánh giá - xếp hạng, các tỉnh - thành miền Nam liên tục chứng minh được tính năng động cao của mình khi nhận được sự đánh giá tốt hơn từ phía cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh. Trong bảng xếp hạng PCI năm 2018, 6/10 tỉnh miền Nam tiếp tục có tên trong Top 10 là Đồng Tháp (2), Long An (3), Bến Tre (4), Bình Dương (6), Vĩnh Long (8) và TP HCM (10); Quảng Ninh (1) và Hà Nội (9) là 2 địa phương miền Bắc và Đà Nẵng (5), Quảng Nam (7) là 2 gương mặt miền Trung.

Trong bảng xếp hạng PCI từ 2005 đến nay, Đà Nẵng giữ kỷ lục về vị trí số 1 (7 lần) và số 2 (4 lần). Việc duy trì vị thế dẫn đầu PCI là một thử thách lớn đối với Đà Nẵng trong sự cạnh tranh vươn lên quyết liệt của các tỉnh, thành cả nước; và họ có 3 lần không thể vượt qua thử thách đó vào năm 2011 (5) và 2012 (12) và 2018 (5)… Năm 2018, Đồng Tháp đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng PCI. Tuy nhiên, đây là tỉnh có phong độ khá ổn định với chỉ số PCI 11 năm liền luôn trong Top 5, chỉ có 2 năm đầu xếp hạng 11 (2006) và 9 (2007). Đồng Tháp được biết đến là tỉnh khởi xướng mô hình “Cà phê doanh nhân” hằng ngày vào giữa năm 2016, với “tin đồn” đến uống cà phê, doanh nhân vừa được “kêu oan”, vừa được miễn phạt, vừa được “tặng” ưu đãi mang về… Và Đồng Tháp đang làm “lan tỏa” trào lưu “Cà phê doanh nhân” trong cả nước.

Hành trình cải thiện PCI Lâm ĐồngBài 2: “Nhiệt kế” đo độ hài lòng giữa doanh nghiệp và chính quyền

Là cách ví von của một vị lãnh đạo về chỉ số PCI. Bởi PCI không còn để tham khảo đơn thuần, mà đang cung cấp những thông tin hữu ích cho lãnh đạo cấp tỉnh xác định được lĩnh vực cần phải khắc phục và cải cách để điều hành kinh tế hiệu quả hơn. Kể từ khi công bố năm 2005, xếp hạng PCI đã góp phần thúc đẩy các địa phương nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại công - tư, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền…

Một gương mặt ấn tượng trên bảng xếp hạng PCI nữa là Quảng Ninh. Từ ngày xếp hạng PCI đến 7 năm về trước, Quảng Ninh chỉ đứng trong Top khá, nhưng 6 năm gần đây, Quảng Ninh liên tục vươn lên mỗi năm một bậc và 2 năm nay giữ vị trí đầu bảng xếp hạng. Quảng Ninh bắt đầu bứt phá từ năm 2013 - đây cũng chính là năm, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp sở, ngành và duy trì liên tục công việc này để bổ nhiệm lãnh đạo cấp sở, ngành…

Đồng hành cùng doanh nghiệpTừ Hội thảo “Giải pháp nâng

cao năng lực cạnh tranh tỉnh Lâm Đồng”, tháng 10/2012, chỉ số PCI của Lâm Đồng được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều cho rằng, chỉ số PCI những năm qua đã phản ánh tương đối chính xác môi trường kinh doanh của tỉnh.

Vì vậy, chính quyền cần dựa vào chỉ số này để sửa đổi chính sách sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cùng đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Có một điều dễ nhận thấy là các tỉnh đứng ở vị trí cao thể hiện

mức độ hài lòng cao của các doanh nghiệp. Mức độ “hài lòng” rõ ràng là rất cảm tính. Chẳng hạn, ông Vũ Văn Tư - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện nội dung cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, cho biết: Thời gian qua, VCCI phối hợp với Hiệp hội tổ chức nhiều khóa tập huấn về cơ chế chính sách để giải quyết những lúng túng cho doanh nghiệp đúng theo quy trình của châu Âu. Hiệp hội là đầu mối ghi nhận những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và đã có nhiều báo cáo với UBND tỉnh; phối hợp với các Hiệp hội khác và các cơ quan liên quan xây

2

4

6

8

10

Gia nhập thị trường

Tiếp cận đất đai

Chi phí thời gian

Chi phí không chính thức

Cạnh tranh bình đẳng

Tínhnăng động

Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp

Đào tạolao động

Thiết chế pháp lý

Tính minh bạch

Năm 2015

Năm 2018Năm 2017Năm 2016

Biểu đồ chỉ số thành phần PCI từ năm 2015-2018

dựng bộ tiêu chí cạnh tranh giữa các sở ngành… Tuy nhiên, vẫn xảy ra các vấn đề như thanh kiểm tra còn chồng chéo, gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng; tiếp cận đất đai do thời gian quá dài và không được thông báo cụ thể ngày giờ được giải quyết, nên có doanh nghiệp phải ngưng hoạt động hoặc chuyển nhượng dự án…

Theo UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - ông Nguyễn Văn Yên, trong Hội nghị trên cũng gợi mở và tha thiết mời các doanh nghiệp nói trực tiếp về những khó khăn, vướng mắc cụ thể của doanh nghiệp mình, trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, hoặc hoạt động kinh doanh; thế nhưng, chỉ có đại diện các hiệp hội phát biểu; 3 doanh nghiệp được mời chỉ nêu những khó khăn chung chung về nhu cầu vốn cho nông nghiệp công nghệ cao, chuyển thủ tục thông quan về Lâm Đồng để giảm chi phí và thời gian đi lại, thời gian làm thủ tục đất đai không có ngày hẹn…; nhưng, thẩm quyền giải quyết những vấn đề đó lại không thuộc về chính quyền tỉnh Lâm Đồng.

Rõ ràng, công việc, thủ tục, hồ sơ, quy trình… là rất cụ thể; nhưng cũng rõ ràng có một khoảng cách “vô hình” rất “cảm tính” khiến doanh nghiệp không thể “mở lời” dù lãnh đạo tỉnh đã “mở lòng”. Và trên các chỉ số thành phần, Lâm Đồng luôn có điểm đánh giá thấp ở chi phí không chính thức, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và điểm đánh giá không có chuyển biến ở tiêu chí tính minh bạch, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động… LÊ HOA

Bài 3: Để chính quyền thực sự “đồng hành cùng doanh nghiệp”…

Theo thống kê, đến nay, huyện Lâm Hà có hơn 560 doanh nghiệp đăng ký

hoạt động, trong đó có 452 công ty TNHH, 28 công ty cổ phần và 81 doanh nghiệp tư nhân với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3 ngàn tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2018 vừa qua, toàn huyện Lâm Hà có 71 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Những con số này cho thấy, số lượng doanh nghiệp trên địa

Đẩy mạnh thu hút đầu tư ở Lâm HàThời gian qua, Lâm Hà đã có nhiều cố gắng xúc tiến đầu tư, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn. Và để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, huyện Lâm Hà tiếp tục xác định thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp là một trong yếu tố đóng vai trò đòn bẩy.

bàn huyện tăng nhanh theo từng năm, góp phần giải quyết được hơn 4.200 việc làm cho lao động tại địa phương và đóng góp được gần 30 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt

động, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn, Lâm Hà đã thực hiện công khai minh bạch các thông tin liên quan để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận nhanh và chính xác các thông tin về vốn, đất đai, thuế,

các chế độ ưu đãi… Bên cạnh đó, Lâm Hà cũng tạo mọi điều kiện, hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, xây dựng các cơ sở hạ tầng, các mô hình liên kết trong sản xuất... Nói về sự quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của chính quyền huyện, bà Trần Phương Uyên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Long Đỉnh - một trong những doanh nghiệp đầu tư lâu năm trên địa bàn huyện cho biết: Sau gần 10 năm đầu tư trên địa bàn, tôi nhận thấy rằng, huyện Lâm Hà đã có những hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Chính quyền địa phương đã giúp cho doanh nghiệp chúng tôi kết hợp với người nông dân tạo ra sản phẩm, thu hút lao động trên địa bàn. Vì vậy, hiện nay, chúng

tôi đang mở rộng thêm mảng kinh doanh dịch vụ du lịch, đây là một ngành nghề, lĩnh vực mới, phù hợp với xu hướng phát triển của Tỉnh Lâm Đồng là du lịch canh nông. Năm 2019, Lâm Hà xác định chủ đề phát triển là “Chấn chỉnh kỷ cương, phát huy trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp”. Qua đó cho thấy, Lâm Hà rất chú trọng đến việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp để làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, Lâm Hà đang có 54 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách đã được chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó, có 49 dự án đầu tư trong nước và 4 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Tổng mức đầu tư đạt trên 2.760,2 tỷ đồng, quy mô sử dụng đất đạt 1.280,2 ha...

Công ty sản xuất lụa tơ tằm phát triển trên đất Lâm Hà. Ảnh: D.Nguyễn

XEM TIẾP TRANG 8

4 THỨ HAI 6 - 5 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ BẢO LỘC LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2019-2024

Một nhiệm kỳ đổi mới, hướng về cơ sởNhững kết quả nổi bậtNhằm củng cố, phát huy sức

mạnh đại đoàn kết toàn dân, trong nhiệm kỳ 2014 - 2019, MTTQ TP Bảo Lộc đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận. Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng những nội dung, hình thức cụ thể, thiết thực, tạo sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, MTTQ chú trọng hướng về cơ sở vận động Nhân dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; nâng cao ý thức phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; hỗ trợ, động viên bà con giúp nhau phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, bám sát địa bàn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, kịp thời đề nghị cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chính sách dân tộc, dân chủ... Vận động bà con tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với phong trào xây dựng “Khu dân cư kiểu mẫu”. Bên cạnh đó là công tác vận động bà con giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo” theo tôn chỉ, mục đích “kính Chúa, yêu nước”, chấp hành tốt quy định của pháp luật.

Trong 5 năm qua, với những cách làm hay, sáng tạo, MTTQ TP đã đạt được nhiều kết quả nổi bật đáng tự hào. Cụ thể, người dân địa phương đã đóng góp gần 41 tỷ đồng, hàng chục ngàn ngày công lao động và hiến hơn 69.000 m2 đất xây dựng các công trình nông thôn, đô thị như đường giao thông, nhà văn hóa... Hàng năm, Quỹ “Vì người nghèo” của TP luôn duy trì con số “ấn tượng” từ 1,2 đến 2 tỷ đồng.

Qua đó, góp phần làm tốt công tác chăm lo, giúp đỡ người nghèo ổn định cuộc sống. Không những vậy, MTTQ các cấp phối hợp với các đoàn thể, mạnh thường quân trao tặng hàng ngàn phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo, bà con đồng bào DTTS, với tổng số tiền hơn 8,3 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới, sửa chữa 223 căn nhà đại đoàn kết, với tổng số tiền hơn 5,3 tỷ đồng. Ngoài ra, MTTQ TP còn trích kinh phí hỗ trợ người nghèo các huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên vui xuân, đón tết.

MTTQ TP còn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và các địa phương chú trọng xây dựng các mô hình tự quản như an ninh trật tự (ANTT), an toàn giao thông (ATGT), bảo vệ môi trường và xây dựng gia đình

hạnh phúc... Qua đó, có những đóng góp thiết thực giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, đô thị văn minh. Theo thống kê, đến nay, toàn TP Bảo Lộc đã có hơn 40 mô hình ANTT và ATGT được thành lập ở hầu hết các xã, phường thu hút hàng ngàn hộ dân tham gia.

Ông Nguyễn Đức Hiền - Chủ tịch UBMTTQ Phường 2, TP Bảo Lộc cho biết: “Chính sự đồng lòng, chung sức của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các mô hình “Tổ dân phố 7 không”, “5 không, 3 sạch”, “Đường phố không rác” và “Chung tay xây dựng cơ sở hạ tầng”... đã góp phần giúp địa phương hoàn thành việc xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Hiện, địa phương đã có gần 90% trục đường

liên phường, liên tổ được bê tông hóa, nhựa hóa, với số tiền đóng góp của Nhân dân gần 12 tỷ đồng. Cùng với đó, người dân địa phương còn tích cực tham gia “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh” thu gom rác bảo vệ môi trường sống trong lành, thân thiện...”.

MTTQ các cấp cùng các ngành chức năng đã kiến nghị chính quyền các cấp 98 lượt nội dung và hơn 440 đơn thư khiếu nại liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Đến nay, các ý kiến, kiến nghị của người dân cơ bản được giải quyết thỏa đáng, hợp lòng dân. Cùng với đó, MTTQ các cấp cũng đã tổ chức được hơn 2.400 buổi phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho hơn 234.000 lượt

người dân; tổ chức hòa giải thành công hơn 1.050 vụ việc ở cơ sở...

Tiếp tục hướng về cơ sởTheo đánh giá của ông Nguyễn

Văn Khắc - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ TP Bảo Lộc, những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua cho thấy công tác Mặt trận là nhiệm vụ chính trị cực kỳ quan trọng cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Qua đó, phát huy sức mạnh toàn dân trong việc tham gia đóng góp trí tuệ xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh. Để làm được điều đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Mặt trận phải là những người có tâm, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong công việc.

Tuy nhiên, trên thực tế, nội dung,

Xác định phát huy quyền làm chủ của Nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác Mặt trận, những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp thành phố (TP) Bảo Lộc không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hướng về cơ sở, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua đó, gặt hái được những kết quả nổi bật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

hình thức trong công tác tuyên truyền, vận động của một số cán bộ Mặt trận chưa đa dạng và chưa sát với thực tế nên hiệu quả chưa cao. Việc tiếp nhận thông tin của Nhân dân ở cơ sở còn chậm; thậm chí nhiều cán bộ chưa có những đề xuất, kiến nghị dẫn đến gây khó khăn cho việc giải quyết những bức xúc trong Nhân dân của chính quyền các cấp; công tác phối hợp với các tổ chức thành viên triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua ở một số địa phương còn chậm, chưa chặt chẽ; vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân từ MTTQ ở một số địa phương chưa thực sự rõ nét...

“Trong nhiệm kỳ tới, MTTQ các cấp TP quyết tâm tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, tiếp tục đổi mới, huy động sức dân chung sức xây dựng TP phát triển toàn diện và bền vững. Để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, MTTQ các cấp sẽ chủ động đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động và tập hợp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chú trọng hướng về cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Làm tốt vai trò định hướng để Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cùng xây dựng Đảng, chính quyền “trong sạch, vững mạnh”. Tập trung giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội để xây dựng Bảo Lộc ngày càng giàu mạnh” - ông Nguyễn Văn Khắc cho biết những mục tiêu cụ thể trong nhiệm kỳ tới.

HẢI ĐƯỜNG

Đô thị Bảo Lộc ngày càng phát triển theo hướng hiện đại.

Người dân Bảo Lộc tích cực tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn, đô thị.

5 THỨ HAI 6 - 5 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Huyện Đam Rông được thành lập cuối năm 2004, đến nay dân số toàn huyện là 12.143

hộ với 51.165 khẩu, hầu hết là người đồng bào DTTS với 8.807 hộ, 38.099 khẩu, trong đó đồng bào Mông với 827 hộ, 4.567 khẩu và có 259 hội viên phụ nữ. Dân tộc Mông sinh sống và lao động trên địa bàn huyện chủ yếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do vào địa phương trước khi thành lập huyện, cư trú trên địa bàn các xã Rô Men, Phi Liêng và Liêng Srônh.

Ngay sau khi thành lập huyện, Hội LHPN huyện Đam Rông đã cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cho người Mông với các nội dung thiết thực như: Luật Phòng chống buôn bán người, Luật Hộ tịch, Luật Giao thông đường bộ... Phổ biến các chủ trương, chính sách như: chính sách dân tộc, đồng bào thiểu số tham gia xây dựng nông thôn mới, thu giữ vật liệu nổ trái phép... Đặc biệt, tuyên truyền về âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, sự nhẹ dạ của người dân để truyền đạo trái phép, buôn bán ma túy... Thông qua các buổi tuyên truyền đã giúp hội viên phụ nữ người Mông nói riêng và đồng bào dân tộc Mông tại địa phương nói chung nâng cao ý thức cảnh giác, hiểu biết pháp luật, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Hội còn tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Hội về nghiệp vụ công tác Hội, các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo. Từ đó, giúp đội ngũ cán bộ Hội cơ sở nắm bắt kịp thời các chính sách về dân tộc của Đảng, Nhà nước và tổ chức tuyên truyền tại cơ sở hiệu quả, đến được đông đảo người dân.

Nhằm nâng cao đời sống về kinh tế, văn hóa, xã hội cho bà con người Mông, Hội LHPN huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm giúp cho đồng bào dân tộc Mông ổn định cuộc sống tại địa phương. Những năm qua, huyện luôn quan tâm giải quyết đất ở, đất sản xuất, xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước

Đam Rông vận động phụ nữ dân tộc Mông tham gia hoạt động hội

sinh hoạt, nhà ở, nhà văn hóa...; qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Mông ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

Cùng với việc phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế cũng được các cấp, các ngành quan tâm. Hội LHPN từ huyện đến cơ sở đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cho con em đến trường, khi có bệnh phải đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Hiện nay, toàn huyện Đam Rông có tỷ lệ trẻ em người Mông 5 tuổi đi học mầm non đạt 13,44%; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 80%; số học sinh THCS và THPT là 118 em (toàn huyện có 1.066 học sinh người Mông ở cả 3 cấp học). Bên cạnh đó, ngành Giáo dục của huyện tăng cường tổ chức các hoạt động học tập, phối hợp mở 2 lớp xóa mù chữ cho 148 đồng bào Mông tại khu Đạ M’Pô. Trong lĩnh vực văn hóa, Hội Phụ nữ huyện cũng đã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, vận động hội viên và Nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giao lưu văn nghệ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Mông... để đồng bào giao lưu, học hỏi thắt chặt tình đoàn kết, tạo sự chuyển biến trong cách nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ các hủ tục, phấn đấu xây dựng các bản Mông trở thành các bản làng văn hóa.

Hội LHPN từ huyện đến cơ sở phối hợp với các ban, ngành, đoàn

thể xây dựng các mô hình trong vùng đồng bào dân tộc Mông tại địa phương, đến nay đã xây dựng được các mô hình bảo vệ môi trường và “3 không” (không hút thuốc lá, không uống rượu, không tệ nạn xã hội) tại Thôn 5 - xã Rô Men. Việc chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nói chung và đồng bào người Mông nói riêng luôn được quan tâm, mỗi bản đồng bào dân tộc Mông có 1 cán bộ y tế thôn bản phụ trách việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; 100% đồng bào dân tộc Mông được cấp thẻ bảo hiểm y tế; chú trọng triển khai các đợt truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng đến tận thôn bản, nhờ đó, nhận thức của đồng bào Mông về phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường có nhiều chuyển biến tích cực.

An ninh trật tự được đảm bảo là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như huyện Đam Rông. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã tăng cường nắm bắt địa bàn, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cảnh giác cho người dân; tích cực vận động người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Vận động đồng bào định canh, định cư, ổn định cuộc sống, tham gia các phong trào phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh; thực hiện tốt chế độ, chính sách cho người

có uy tín, coi đây là những ngọn cờ trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cùng với các lực lượng chức năng, lực lượng hội viên phụ nữ nòng cốt tại địa phương đã làm tốt việc nắm bắt tình hình tại cơ sở, nhờ đó, công tác quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc Mông tiếp tục được củng cố và giữ vững.

Việc củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng dân tộc Mông luôn được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể huyện quan tâm. Đến nay, trên địa bàn huyện không có thôn trắng đảng viên, có 6 đảng viên là người dân tộc Mông. Thực hiện chủ trương “Ở đâu có phụ nữ ở đó có hội viên”, hiện nay, Hội LHPN huyện có 2 chi hội phụ nữ có 100% hội viên là người dân tộc Mông, toàn huyện có 259 hội viên là người dân tộc Mông, chủ yếu tập trung ở xã Rô Men, Liêng Srônh và Phi Liêng.

Qua 15 năm thành lập huyện và triển khai thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 cùng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Đam Rông; đời sống của dân tộc Mông và chị em phụ nữ người Mông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, bộ mặt khu dân cư có nhiều thay đổi và khởi sắc; tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm; một bộ phận đồng bào dân tộc Mông xóa được nhà tạm, nhà dột nát, có đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt, từng bước cải thiện nơi ở, ổn định sản xuất và đời sống; bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, phát huy.

AN NHIÊN

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa khảo sát thực tế tại Lâm Đồng để đánh giá về tình hình thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về một số công tác ở vùng dân tộc Mông. Và một hội thảo cùng chủ đề này đã được Trung ương Hội tổ chức tại Hội LHPN tỉnh, trong đó có tham luận của Hội LHPN huyện Đam Rông ghi nhận bước chuyển biến qua 15 năm thực hiện công tác này tại địa phương.

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh và huyện Đam Rông trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó trong huyện.

Trong quý I năm nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đam Rông đã tiến hành chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho 220 đối tượng người có công với cách

mạng, với số tiền trên 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, các hoạt động chăm sóc đời sống người có công được duy trì thường xuyên, hầu hết người có

công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm. Nhờ vậy, hiện nay

mức sống của các gia đình người có công trên địa bàn huyện đều bằng hoặc cao hơn so với mức sống bình quân của Nhân dân trong huyện.

LÊ TUẤN

Đam Rông: Trên 1,4 tỷ đồng thực hiện chính sách người có công

18 tỷ đồng xây dựngTrường THPT Lương Thế Vinh,huyện Đức Trọng

UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

xây dựng Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Đức Trọng với tổng mức

đầu tư 18 tỷ đồng. Theo đó, trường được xây dựng với các hạng mục:

xây dựng khối nhà gồm phòng học, phòng bộ môn, các phòng hành chính quản trị và phục vụ học tập, cao 1 trệt

3 lầu với diện tích sàn xây dựng gần 3 ngàn m2; xây dựng nhà để xe giáo viên, học sinh, diện tích khoảng 860 m2; hạ tầng như sân trường, mương thoát nước, hệ thống điện, hệ thống

phòng cháy chữa cháy. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 - 2021.

Việc đầu tư công trình nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập của

giáo viên, học sinh của trường; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển hệ thống trường THPT theo

hướng đạt chuẩn quốc gia.VIỆT HÙNG

Đại học Đà Lạt tuyển 690 chỉ tiêu bằng học bạ THPT

Bộ phận tuyển sinh Trường Đại học Đà Lạt cho biết: Nhà trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

(ĐKXT) bằng học bạ THPT để tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019

với 690 chỉ tiêu ở 33 ngành học. Điều kiện ĐKXT: đối với các ngành sư phạm học lực lớp 12 đạt loại giỏi,

điểm trung bình chung từng môn học hoặc điểm trung bình chung của

3 môn trong tổ hợp môn ĐKXT ở lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên (tổng điểm 3 môn lớn hơn hoặc bằng 24), chưa bao gồm các ưu tiên về khu vực và

đối tượng; đối với các ngành còn lại điểm trung bình của từng môn học hoặc điểm trung bình chung 3 môn

trong tổ hợp môn ĐKXT ở lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên (tổng điểm 3 môn lớn hơn hoặc bằng 18), chưa bao gồm

các ưu tiên về khu vực và đối tượng. TUẤN HƯƠNG

Gần 70 triệu đồng nâng cao năng lực giảm nghèo

Huyện Lạc Dương đã thực hiện gần 70 triệu đồng dự án nâng cao năng lực

giám sát, đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo trong 2 năm vừa qua.

Theo đó, UBND huyện Lạc Dương thành lập Tổ Kiểm tra thường xuyên giám sát, đánh giá việc triển khai các

quy định về công tác giảm nghèo ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Qua đó,

kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh, đồng thời hướng dẫn thực hiện

đúng mục tiêu, đảm bảo tiến độ đề ra. Với đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở, huyện Lạc

Dương mở các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về xây dựng kế

hoạch, phương pháp thống kê, tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả.Được biết, trong 2 năm qua, toàn

huyện Lạc Dương đã thực hiện khoảng 75 tỷ đồng từ các nguồn vốn

khác nhau để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề nông

thôn... Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 5,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt

37,4 triệu đồng/nămVŨ VĂN

6 THỨ HAI 6 - 5 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Luôn tiềm ẩn vi phạm từ hoạt động du lịch

Khái niệm “du lịch xanh” ở Việt Nam tuy còn mới mẻ nhưng đó là xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới mà hiện tại Việt Nam đang tiếp cận. Vì vậy, ngành du lịch nói riêng, chính quyền địa phương và các ngành liên quan cần phải vượt qua nhiều thách thức bởi lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng; hạn chế hiệu ứng phát thải khí nhà kính; giảm tiêu thụ năng lượng, nước và quản lý chặt lượng rác thải ra môi trường…

Còn nhớ cách đây hơn hai năm, thực hiện Quyết định số 1976 của UBND tỉnh, 3 đoàn công tác liên ngành đã kiểm tra các dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp trên toàn tỉnh. Và chỉ tính riêng ở thành phố Đà Lạt - địa bàn chiếm tỉ trọng cao của ngành Du lịch Lâm Đồng - thì đã có 14 dự án trong số 73 dự án vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (nay là Luật Lâm nghiệp), chiếm gần 19,20%.Theo Hạt Kiểm lâm Đà Lạt cho biết, thành phố Đà Lạt có 114 dự án đầu tư với gần 3.275 ha đất lâm nghiệp cho thuê, trong đó chủ yếu là dự án đầu tư về du lịch, diện tích sử dụng đất lâm nghiệp hơn 2.318 ha.

Hầu hết cơ sở du lịch hoạt động dưới tán rừng nên vô hình trung, chính đặc thù “rừng trong thành phố, thành phố trong rừng” đã trở thành “lợi bất cập hại” từ ý thức từ chủ đầu tư thuê đất lâm nghiệp. Tại Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 9/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về “Phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng của tỉnh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030”, vào thời điểm năm 2016, Đà Lạt có tổng diện tích 26.332 ha đất quy hoạch lâm nghiệp; trong đó 20.996 ha rừng phòng hộ (gồm rừng tự nhiên 10.403 ha và rừng trồng 3.771 ha) và rừng sản xuất 5.336 ha (gồm rừng tự nhiên 3.190 ha và rừng trồng 574 ha)…

Tài nguyên rừng - điểm tựa bền vững ngành công nghiệp không khói

Đà Lạt được mệnh danh là thành phố mang đậm nét đặc trưng “phố trong rừng - rừng trong phố” và còn là nơi của những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn của những sông, suối, cùng với tính đa dạng sinh thái làm nên thứ tài sản quý hiếm không đâu có được. Chính

bởi tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng ấy tạo nên nền móng để khai thác ngành công nghiệp không khói, đó là du lịch.

Kỳ 1: Đầu tư du lịch đừng “lấy đá tự ghè chân mình”

Chỉ nội trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, thành phố Đà Lạt đón khoảng 115.000 lượt du khách đến tham quan, tăng 4,5% so cùng kỳ năm 2018. Con số này sẽ còn tăng theo thời gian, bởi vậy, bên cạnh các chính sách khuyến mãi dịch vụ, việc tăng cường đầu tư các sản phẩm du lịch, dịch vụ mới…; một vấn đề quan trọng bậc nhất phải giữ cho được giá trị ưu việt của hệ sinh thái ở thành phố này đó là tài nguyên rừng.

Rừng thông tại Tiểu khu 266, Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm bị doanh nghiệp tự ý chặt hạ, đào móng xây dựng công trình trái phép.

Nhưng đến nay, các diện tích này theo quy hoạch mới đã giảm còn 25.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng 348 ha, rừng phòng hộ 20.263 ha…

Trong khi ấy ngành Du lịch Đà Lạt phát triển vẫn luôn nằm trong “sự bao bọc của rừng” đối với các tuyến, các điểm khai thác kinh doanh. Điều mà ông Võ Thanh Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đà Lạt thường trăn trở với chúng tôi rằng, ngành nhận thức được tầm quan trọng và tính nhạy cảm này nên luôn ý thức về sự tiềm ẩn nguy cơ vi phạm Luật Lâm nghiệp phát sinh từ hoạt động du lịch, nhất là các đơn vị kinh doanh.

Sai phạm ở dự án trọng điểm Đầu tháng 3/2017, trên Báo Lâm Đồng,

người viết bài này đã cảnh báo về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu Du lịch (KDL) hồ Tuyền Lâm. Bởi, đây là dự án trọng điểm phát triển các loại hình du lịch - nghỉ dưỡng của tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt khi Chính phủ ký Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 15/2/2017 công nhận KDL hồ Tuyền Lâm trở thành KDL quốc gia. Thời điểm này, Phó Giám đốc Ban quản lý KDL hồ Tuyền Lâm Phạm Văn Dân (nay là giám đốc) cho biết, tại KDL do Ban quản lý làm đơn vị chủ rừng có 43 tổ chức được giao, thuê; trong đó có 37 dự án liên quan đến lĩnh vực kinh tế du lịch. Ông Dân cung cấp thêm, tổng diện tích chủ rừng quản lý là 2.830 ha; trong đó, tỉnh đã cho chủ trương và chấp thuận đầu tư 37 dự án với 32 nhà đầu tư đã được giao đất lâm nghiệp, tổng diện tích 1.396 ha, 5 dự án chưa được giao; chủ rừng đang quản lý 1.433 ha. Cũng nên biết rằng, KDL hồ Tuyền Lâm hệ sinh học đa dạng cao, ngoài thông còn có rừng lá rộng thường xanh, giá trị tài nguyên hiếm hoi trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Hạt

Kiểm lâm cũng cho biết, hầu hết diện tích giao, cho thuê tại KDL này thuộc trạng thái rừng xung yếu và rừng phòng hộ.

Thế nhưng, rừng và đất lâm nghiệp tại KDL hồ Tuyền Lâm bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng, đến mức có người xót xa ví “bị băm nát”. Chúng tôi không liệt kê tình trạng cụ thể về tài nguyên hệ sinh thái ở đây bị xâm hại và tác động, chỉ nêu khái quát nơi đây hoạt động du lịch đã và đang vi phạm Luật Lâm nghiệp. Không ít chủ dự án bàng quan triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Một số nhà đầu tư chạy theo lợi nhuận, thu vén lợi ích cho mình mà cố tình quên trách nhiệm với xã hội và cộng đồng nên đã có những hành vi phạm như: san ủi đất lâm nghiệp không phép; chặt hạ cây trái pháp luật; xây dựng công trình, kinh doanh du lịch chui… Nêu một số điển hình vi phạm gần đây, đó là chủ dự án xây dựng các công trình không phép như: Công ty Cổ phần đầu tư Lý Khương, Công ty Cổ phần đầu tư Lan Anh Đà Lạt, Công ty TNHH Vườn Thương, Công ty TNHH Li Mi… Hoặc phá rừng, san ủi lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực xung quanh sân golf Sacom; xây dựng Phim trường Secret Garden không phép trong vùng lõi rừng;… Diễn biến của các vụ việc trên đã đến mức Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phải ban hành văn bản yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo kiểm tra, làm rõ tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, xâm lấn vùng lõi KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm và báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/4.

Trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư và các cá nhân vi phạm. Cùng đó là liên quan chủ rừng trong tổ chức, phối hợp. KDL hồ Tuyền Lâm nói riêng, các dự án du lịch nói chung luôn tiềm ẩn những thách thức lớn về công tác bảo vệ rừng, vì vậy cần đồng bộ và quyết liệt của nhiều ngành và địa phương liên quan, từ thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự án đến tuyên truyền, quản lý, giám sát và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật. Nếu không chấn chỉnh nghiêm túc thì chính hoạt động du lịch, các chủ doanh nghiệp đang “lấy đá tự ghè chân mình” bởi chỉ có trân quý tài nguyên rừng thì du lịch mới phát triển hiệu quả và bền vững.

MINH ĐẠO(CÒN NỮA)

Cập nhật biến động thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế giảm được 32.288 nhân khẩu

Theo cơ quan BHXH tỉnh, thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam về việc

tiếp tục chuẩn hóa dữ liệu hộ gia đình, lập danh sách tăng giảm và cập nhật

biến động thành viên hộ gia đình tham gia BHYT, cơ quan BHXH tỉnh đã triển

khai tập huấn cho BHXH các huyện, thành phố. Đồng thời, cơ quan BHXH

tỉnh đã có văn bản về việc khẩn trương làm sạch dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT, trong đó yêu cầu bưu điện và

BHXH huyện phối hợp tổ chức xóa dữ liệu trùng 4 tiêu chí, 3 tiêu chí, hộ không

có nhân khẩu, hộ không có chủ hộ, hộ chỉ có chủ hộ (không có nhân khẩu) và

triển khai cập nhật biến động thành viên hộ gia đình tham gia BHYT do chết,

tách, nhập hộ khẩu.Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện giảm

được 32.288 nhân khẩu đã nhập cao hơn so với dân số tỉnh Lâm Đồng, trong đó, thực hiện tốt việc giảm trùng như: Đam

Rông 56 nhân khẩu, Đạ Tẻh 69 nhân khẩu, Lạc Dương 72 nhân khẩu, một số đơn vị thực hiện giảm với số lượng lớn

gồm: Đà Lạt giảm được 16.770 nhân khẩu, Lâm Hà giảm trên 8.500 nhân khẩu,

Di Linh trên 5.500 nhân khẩu, Đạ Huoai trên 6.700 nhân khẩu… Toàn tỉnh giảm được 3.836 nhân khẩu trùng 4 tiêu chí,

trong đó: Đạ Tẻh 436, Di Linh 1.084, Lâm Hà 806, Đà Lạt 875 và Lạc Dương giảm

được 203 nhân khẩu.Một số đơn vị đã bước đầu cập nhật

biến động thành viên hộ gia đình tham gia BHYT do chết như: Đà Lạt trên 700 nhân

khẩu (giảm chết), Di Linh trên 140 nhân khẩu, Lâm Hà 45 nhân khẩu. Riêng đối với việc giảm do chuyển đi, các đơn vị

chưa thực hiện.Trong thời gian tới, các đơn vị tăng

cường phối hợp, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc cập nhật biến động thành viên

hộ gia đình tham gia BHYT do chết, tách, nhập hộ khẩu nhằm hoàn thành việc cập nhật dữ liệu biến động thành viên hộ gia

đình tham gia BHYT.AN NHIÊN

Dự án khu đô thị mới Trại Mát còn chậm tiến độ

Qua khảo sát của cơ quan chức năng Lâm Đồng, Dự án khu đô thị mới Trại

Mát, Phường 11, Đà Lạt được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2007, nhưng tiến độ triển khai của nhà đầu tư đến nay vẫn

còn chậm so với yêu cầu. Đây là dự án do Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Kiên Trung (Công ty Kiên Trung) làm chủ đầu tư với quy mô gần

76 ha, mục đích xây dựng khu đô thị mới phục vụ tái định cư, kinh doanh bất động sản. Thời gian triển khai hạ tầng kỹ thuật từ năm 2007 đến năm 2009, sau đó được

UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận gia hạn đến tháng 10/2017.

Hiện tại, Công ty Kiên Trung đã đầu tư gần 87,5 tỷ đồng thực hiện các hạng mục

dự án gồm: bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 12,7 ha; tổ chức khảo sát, rà

phá bom mìn trong khu vực; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng

hạ tầng kỹ thuật và khu nhà ở xã hội…Các nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ

triển khai dự án được xác định là: Công ty Kiên Trung còn gặp khó khăn về tài chính;

tăng số đối tượng dự kiến bố trí tái định cư; thay đổi đơn giá đất bồi thường…

MẠC KHẢI

7 THỨ HAI 6 - 5 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Hỗ trợ giáo dục vùng sâu

Cuối tháng 4 vừa qua, Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng cùng công đoàn cơ sở (CĐCS) các

trường: THPT Chuyên Thăng Long - Đà Lạt, THPT Bùi Thị Xuân và THPT Trần Phú đã đến trao phần quà trị giá 45 triệu đồng ủng hộ công trình nước sạch Trường THCS&THPT Đạ Sar (huyện Lạc Dương). Đây là số tiền do Công đoàn ngành vận động các CĐCS đóng góp ủng hộ cho các trường khó khăn tại địa phương.

“Thực hiện Cuộc vận động “Ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn” do Công đoàn ngành phát động, CĐCS ba trường đã kêu gọi cán bộ, nhà giáo và người lao động đóng góp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ những trường còn khó khăn. Đây là tấm lòng từ sự tự nguyện quyên góp của công đoàn viên từ ba trường học với mong muốn đội ngũ nhà giáo và học sinh Trường THCS&THPT Đạ Sar có được nguồn nước sạch sinh hoạt và học tập”, thầy Nguyễn Luân - Chủ tịch CĐCS Trường THPT Bùi Thị Xuân chia sẻ.

Với tinh thần “Tương thân, tương ái”, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục vùng khó.

Từ sự hỗ trợ của các trường thuận lợi; các trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Ông Ngô Văn Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng cho hay, Cuộc vận động “Ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn” được Công đoàn ngành cùng Sở GDĐT Lâm Đồng tổ chức từ năm 2008 từ việc thực hiện lời kêu gọi của Bộ GDĐT và Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam về việc “Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, áo ấm giúp học sinh và giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và tiếp tục hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”. Cuộc vận động đã được đông đảo cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên toàn ngành hưởng ứng tích cực. Sau 10 năm triển khai đã huy động được hàng trăm bộ máy vi tính, máy nước nóng, dàn âm thanh, hàng ngàn bộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, công trình vệ sinh, giếng nước… trị giá hàng tỷ đồng để giúp đỡ, hỗ trợ các trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Với cách làm khác biệt, thay vì một trường thuận lợi giúp một trường khó khăn, Công đoàn ngành Giáo dục Lâm Đồng phân công

2 - 3 trường, thậm chí nhiều trường giúp một trường để nâng cao hiệu quả cuộc vận động. Từ đó, việc giúp đỡ, hỗ trợ không chỉ dừng lại ở những phần quà mà là những công trình có giá trị thiết thực như nhà công vụ, công trình nước sạch, công trình vệ sinh…, đáp ứng yêu cầu bức thiết của những trường khó khăn. Điển hình như năm học 2017 - 2018, Sở GDĐT và Công đoàn ngành đã phân công 46 đơn vị giúp đỡ cho Trường THPT Lộc Thành và THPT Đạ Tông xây nhà công vụ giáo viên với tổng trị giá hơn 800 triệu đồng. Hai công trình này được LĐLĐ tỉnh quyết định công nhận là công trình sản phẩm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và chào mừng Ngày thành lập Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam và thành lập Công đoàn Việt Nam. Trong học kỳ I năm học 2018 - 2019, Công đoàn ngành phối hợp với Sở GDĐT phân công 41 đơn vị trực thuộc đóng góp xây dựng nhà công vụ: Trường THPT Đạm Ri với tổng giá trị gần 500 triệu đồng...

“Từ khi phát động, đến nay đã có hơn 10 nhà công vụ và công trình nước sạch được đưa vào sử dụng, giải quyết cho hơn 60 giáo viên có nơi ở ổn định, hơn 1.500 học sinh và giáo viên có nước sạch để sinh hoạt. Qua đó, giảm bớt khó khăn cho nhà giáo, người lao động và học sinh vùng sâu, vùng xa, từng bước ổn định để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bắt kịp quá trình đổi mới sự nghiệp GDĐT, khắc phục và hạn chế sự cách biệt giữa giáo dục ở các vùng khó khăn so với các vùng thuận lợi trong tỉnh, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam về chương trình “Nâng cao đời sống văn hóa cho nhà giáo và người lao động”. Theo khảo sát của Công đoàn Giáo dục Lâm Đồng, với giải pháp này thì đến năm 2020 cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nhà công vụ cho giáo viên thuộc các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng - Ngô Văn Sơn cho biết thêm.

VIỆT HÙNG

Khắc phục ngập úng vùng hạ du Thủy điện Đa Dâng - Đạ Chomo

UBND huyện Lâm Hà vừa có văn bản đề nghị Ban Quản lý Dự án Thủy điện Đa Dâng - Đạ Chomo đẩy nhanh tiến độ khắc phục sự cố ngập úng cây trồng vùng hạ du

thuộc xã Mê Linh và xã Phi Tô xảy ra trong tháng 2/2019.

Theo đó, từ nay đến ngày 30/5, Ban Quản lý Dự án Thủy điện Đa Dâng - Đạ Chomo phải hoàn thành chi trả thiệt hại giá trị sản

lượng lúa vụ Đông - Xuân năm 2018 - 2019 cho các hộ dân với năng suất bình quân 36

tạ/ha, giá thị trường 8.000 đồng/kg. Đến cuối năm 2019, Ban Quản lý Dự

án Thủy điện Đa Dâng - Đạ Chomo tiến hành xong bồi thường giải phóng mặt

bằng, triển khai nạo vét mở rộng lòng suối và nâng cao bờ suối; đồng thời, hoàn thiện phương án phòng chống thiên tai, ứng phó

với tình huống khẩn cấp, nhằm hạn chế thiệt hại đời sống, sản xuất của người dân

vùng hạ du này.MẠC KHẢI

Phương pháp lựa chọn đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đối với các cơ

quan nhà nước trên địa bàn Lâm Đồng năm 2018 được sử dụng đó là “phân tích thành phần chính - xác suất thống kê”, cùng với “chỉ số ICT index”, bao gồm 4 nhóm tiêu chí: hạ tầng kỹ thuật CNTT, nguồn nhân lực CNTT, ứng dụng CNTT và chính sách đầu tư cho ứng dụng CNTT. Với thang điểm tối đa 500 điểm để đánh giá xếp hạng 3 nhóm: Nhóm đạt mức tốt có từ 430 - 500 điểm, đạt mức khá có từ 350 - 429 điểm và nhóm đạt mức trung bình có số điểm dưới 350 điểm. Qua đó đã tiến hành khảo sát, đánh giá, thu thập và xử lý số liệu đối với 32 sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thông qua 52 tiêu chí thành phần và 12 huyện, thành phố

thông qua 57 tiêu chí thành phần để tính điểm xếp hạng.

Theo đánh giá của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định - Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, các cơ quan, đơn vị và địa phương đã báo cáo số liệu liên quan đến bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tương đối đầy đủ về số liệu, chất lượng tốt, phản ánh đúng hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tại đơn vị. Các tiêu chí khảo sát, đánh giá còn bám sát các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng CNTT cũng như định hướng, mục tiêu theo “Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020”. Như vậy việc đánh giá, xếp hạng

Trồi sụt xếp hạng ứng dụng công nghệ các sở, ngành và địa phương Dựa trên kết quả “phân tích thành phần chính” và “chỉ số ICT index”, Hội đồng thẩm định đã “đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Theo đó, nhiều cơ quan, đơn vị có mức tăng đáng kể so với năm trước, song cũng có nơi tụt hạng gần chục bậc.

được thực hiện đúng quy định và sát với thực tế của từng cơ quan nhà nước được thẩm định.

Qua đó, báo cáo “đánh giá, xếp hạng” của UBND tỉnh cho thấy, đối với khối các sở, ban, ngành, nhóm đạt mức tốt có 5 cơ quan đó là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng UBND tỉnh; còn nhóm đạt mức khá có 14 cơ quan nhưng có nhiều thay đổi về vị trí xếp hạng so với năm trước. Cụ thể, có cơ quan tăng 1 - 3 bậc, song bên cạnh đó cũng có cơ quan tăng mạnh từ 4 - 8 bậc trên bảng xếp hạng. Mặt khác, cũng có tới 8 cơ quan giảm bậc, trong đó giảm 1 bậc có 3 đơn vị, giảm 3 bậc có 1 đơn vị, giảm 5 bậc có 1 đơn vị và thậm chí có cơ quan giảm tới 8 - 9 bậc đó là Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tương tự, ở khối cơ quan, đơn vị khác - bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh không có mức tăng giảm bởi có các cơ quan, đơn vị khác được sát nhập nên

không đánh giá tăng, giảm bậc xếp hạng. Vì vậy, qua đánh giá xếp hạng đơn vị còn lại, nhóm đạt loại tốt có duy nhất Cục Thuế tỉnh, nhóm đạt mức khá có Bảo hiểm Xã hội, Kho bạc Nhà nước và Chi cục Hải quan Đà Lạt. Đối với khối UBND huyện, thành phố, các cơ quan tăng bậc gồm: UBND huyện Cát Tiên tăng 4 bậc, UBND huyện Đạ Tẻh tăng 3 bậc và UBND huyện Di Linh, Lâm Hà, Đam Rông cùng tăng 1 bậc. Bên cạnh đó, UBND Lạc Dương giảm 1 bậc, trong khi UBND huyện Đơn Dương giảm tới 8 bậc.

Từ các kết quả trên, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT với các bước đi cụ thể tại đơn vị. Đó là tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả nền tảng đã đầu tư như trục kết nối liên thông, hệ thống phần mềm, thư điện tử công vụ và các ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành… Đồng thời, phải đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại cơ quan, đơn vị. XUÂN TRUNG

Tiêu thụ 7.000 tấn rau/năm theo hợp đồng

Mục tiêu trong năm 2020, HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phú (Hiệp

An, Đức Trọng) hợp đồng tiêu thụ 7.000 tấn rau, củ, quả trên địa bàn 3 huyện: Đức

Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà. Theo đó, đến cuối năm 2020, HTX

Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phú liên kết với 60 nông hộ, mở rộng quy mô diện tích sản xuất trên 40 ha rau, củ, quả

gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Trước mắt, cũng trên địa bàn ở 3 huyện

nói trên, trong năm kế hoạch 2019, HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phú

sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm rau, củ, quả với 29 nông hộ, tổng diện tích 25

ha, đạt sản lượng 3.500 tấn. Dự kiến tổng kinh phí khoảng hơn 8,3

tỷ đồng xây dựng mô hình liên kết trong 2 năm 2019, 2020 vừa nêu. Trong đó, ngân sách nhà nước tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng, còn lại hơn 5,3 tỷ đồng nguồn

vốn đối ứng của HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phú và nông hộ tham

gia liên kết.VĂN VIỆT

8 THỨ HAI 6 - 5 - 2019

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁONgày 20 tháng 3 năm 2019, UBND tỉnh Lâm Đồng có ban hành Quyết

định số 618/QĐ-UBND cho phép thành lập Văn phòng Công chứng Phạm Lan Anh và ngày 25 tháng 4 năm 2019, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng số 04/TP-ĐKKD.

Văn phòng công chứng Phạm Lan Anh có trụ sở tại 40 Lâm Viên (Khóm Vạn Thành), Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Văn phòng công chứng Phạm Lan Anh do 2 công chứng viên hợp danh thành lập, cụ thể như sau:

Bà: Phạm Lan Anh: Chức vụ Trưởng Văn phòng - Công chứng viên hợp danh - Quyết định bổ nhiệm Công chứng viên số 1135/QĐ-BTP ngày 21/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bà: Huỳnh Thị Bích Đào - Công chứng viên hợp danh - Quyết định bổ nhiệm số 2813/QĐ-BTP ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Như vậy, Văn phòng công chứng Phạm Lan Anh đã đủ cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Dự kiến Văn phòng sẽ hoạt động vào ngày 3/5/2019. Trân trọng!

ASEAN+3 tìm cách phối hợp ứng phó với khủng hoảng tài chính

Vừa qua, lãnh đạo tài chính 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (còn gọi là ASEAN+3) đã họp tại Fiji nhằm thảo luận phương thức ứng phó với những tác động tiêu cực xuất phát từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với các nền kinh tế trong khu vực này.

Cuộc gặp trên diễn ra bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại khu nghỉ dưỡng Nadi, Fiji.

Cuộc họp có sự tham gia của bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước ASEAN+3. Nội dung thảo luận còn xoay quanh việc tăng cường hợp tác giữa các nước để đối phó với khủng hoảng, trong đó có việc mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia.

Theo hãng t in Kyodo, các nước ASEAN+3 đang thảo luận việc bổ sung đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc và đồng yen của Nhật Bản vào mạng lưới dự trữ ngoại tệ có quy mô 240 tỷ USD nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Bên cạnh đó, các nước cũng xem xét tăng cường chính sách liên kết với Quỹ Tiền tệ

quốc tế (IMF) nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Trước đó, cùng ngày, lãnh đạo tài chính các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã có cuộc gặp riêng, trong đó các bên tái khẳng định chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức.

Quan chức tài chính ba nước này cũng thừa nhận các cuộc xung đột thương mại, nhu cầu tiêu dùng yếu hơn và điều kiện tài chính toàn cầu không “suôn sẻ” khiến môi trường hoạt động thương mại toàn cầu ngày càng chịu thách thức.

Hồi năm 2000, các nước ASEAN+3 đã triển khai sáng kiến Chiang Mai để phối hợp giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán và tính thanh khoản ngắn hạn trong khu vực nhằm ứng phó hiệu quả hơn trước các “cú sốc” tương tự cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Đây là một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương bằng USD, theo đó, trong trường hợp một nước thành viên gặp biến động tiền tệ trong ngắn hạn, ngân hàng trung ương của các nước thành viên khác sẽ cung cấp vốn vay bằng USD đổi lấy nội tệ của nước cần hỗ trợ.

TTXVN

Malaysia lần đầu tiên bổ nhiệm một nữ Chánh án Tòa án Liên bang

Văn phòng thủ tướng Malaysia ngày 2/5 cho biết, Malaysia đã bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Liên bang, bà Tengku Maimun Tuan Mat, làm nữ chánh án đầu tiên của tòa án tối cao nước này.

Quyết định bổ nhiệm này được đưa ra sau khi nhận được sự chấp thuận của Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah Ri’ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah.

Bà Tengku Maimun bắt đầu làm việc trong ngành tư pháp từ năm 1982 với chức vụ quan chức pháp lý của Ủy ban phát triển khu vực phía Nam bang Kelantan (KESEDAR).

Từ năm 2007 đến 2013, bà được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án cấp cao của Malaysia.

Trước khi đảm nhận chức vụ thẩm phán Tòa án Liên bang, bà đã giữ chức vụ thẩm phán Tòa án Phúc thẩm trong gần 6 năm.

Bà Tengku Maimun được bổ nhiệm làm Chánh án Tòa án Liên bang Malaysia thay cho ông Tan Sri Richard Malanjum, người đã rút lui khỏi chức vụ này sau 27 năm làm việc trong ngành tư pháp.

Cũng theo Văn phòng thủ tướng Malaysia, quyết định bổ nhiệm bà Tengku Maimun bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 2/5 vừa qua.

Chánh án Malaysia hay còn gọi là Chánh án Tòa án Liên bang Malaysia là chức vụ cao nhất trong ngành tư pháp của nước này.

TTXVN

Mỹ chính thức chấm dứt miễn trừ trừng phạt nhập khẩu dầu IranNgày 2/5, Mỹ đã chính thức chấm dứt

việc miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Theo đó, Hàn Quốc đã chính thức ngừng nhập khẩu dầu thô từ Iran bắt đầu từ 13 giờ cùng ngày theo giờ địa phương (11 giờ - theo giờ Hà Nội).

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực đàm phán với Mỹ để được gia hạn miễn trừ trừng phạt, song Washington vẫn giữ nguyên lập trường.

Dầu thô mà Hàn Quốc nhập chủ yếu từ Iran không phải là loại dầu thô thông thường, mà là “khí ngưng tụ”, được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các chế phẩm hóa dầu.

Khí ngưng tụ của Iran được đánh giá có chất lượng ưu việt, giá thành rẻ hơn tối đa 6 USD/thùng so với khí ngưng tụ của các nước khác. Sản phẩm này của Iran chiếm một nửa tổng lượng khí ngưng tụ được sử dụng tại Hàn Quốc. Giới doanh nghiệp hóa dầu Hàn Quốc nhận định giá nguyên liệu sẽ gia tăng do các doanh nghiệp phải tìm nguồn nhập

khẩu thay thế.Tháng 11 năm ngoái, Mỹ tái áp đặt trừng

phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc thế giới.

Tuy nhiên, Washington áp dụng miễn trừ, theo đó 8 nước và vùng lãnh thổ tiếp tục được mua dầu thô của Iran trong 6 tháng tiếp theo với số lượng hạn chế mà không phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Danh sách này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp.

Ngày 22/4 vừa qua, Tổng thống Trump quyết định chấm dứt miễn trừ trừng phạt đối với tất cả 8 nước và vùng lãnh thổ trên.

Quyết định này đã khiến giá dầu mỏ lên tới mức cao nhất kể từ tháng 11/2018, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu chịu sức ép phải dừng mua dầu của Iran và nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. TTXVN

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương thông báo trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện việc chuyển nhượng theo quy định pháp luật của bà Hoàng Thị Tốt chuyển cho ông Nguyễn Quang Đức. Địa chỉ: xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Bà Hoàng Thị Tốt được UBND huyện Đơn Dương chấp thuận cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Quang Đức theo Quyết định số 65/QĐ-UB ngày 5/3/1998 thuộc thửa 329, tờ bản đồ 14, xã Ka Đô, tổng diện tích 2.656 m2 (100 m2 đất ONT + 2.556 m2 đất HNK).

Trong quá trình sang nhượng, hai bên chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và đăng ký kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ năm 1998, hiện ông Nguyễn Quang Đức đang giữ quyết định chuyển QSD đất và đăng ký cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất nêu trên.

Sau thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo này, nếu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương không nhận được thông tin nào từ bên thứ ba và/hoặc không phát sinh tranh chấp, khiếu nại nào liên quan đến quyết định giao đất nói trên và thửa 329, tờ bản đồ 14, xã Ka Đô, tổng diện tích 2.656 m2 (100 m2 đất ONT + 2.556 m2 đất HNK). Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho UBND huyện Đơn Dương cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu cho ông (bà) Nguyễn Quang Đức (vợ Nguyễn Thị Lan) theo quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đơn Dương sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Đẩy mạnh thu hút đầu tư... TIẾP TRANG 3

... Thực hiện kế hoạch năm 2019, dự kiến đến năm 2020, Lâm Hà tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư thêm 29 dự án, trong đó có 7 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 10 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 1 dự án về môi trường và 2 dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Riêng trong năm 2019, huyện Lâm Hà ưu tiên thu hút đầu tư thực hiện các dự án trên các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại các xã, thị trấn; dự án nhà máy sản xuất, chế biến rau, củ, quả cấp đông; dự án xây dựng các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và dự án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng tại các xã, thị trấn.

Nói về thu hút đầu tư phát triển tại Lâm Hà, bà Đào Thị Tám, Giám đốc Công ty TNHH Tám Trình, Chi hội trưởng Chi hội Doanh nghiệp Lâm Hà cho rằng: Thời gian qua, Lâm Hà đã làm tốt công tác thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Vì vậy, theo tôi, Lâm Hà cần tiếp

tục đẩy mạnh xúc tiến, giới thiệu, quảng bá những tiềm năng thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, cần thông báo quỹ đất, đất từ khu vực nào, giải tỏa, thông thoáng, khi nhà đầu tư đến sẽ có nguồn quỹ đất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển. Tiếp đó, Lâm Hà cũng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả…

Phát biểu tại cuộc gặp mặt các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn huyện mới đây, ông Hoàng Thanh Hải - Bí thư Huyện ủy Lâm Hà đã khẳng định: Các cấp ủy, chính quyền huyện Lâm Hà sẽ tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để cho doanh nghiệp phát triển, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa địa phương và doanh nghiệp. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu, xem xét và ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng và thế mạnh của Lâm Hà trong thời gian đến.

D.NGUYỄN - H.THƠM