mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · mục lục soÁ 5 t3-2015 m m m m m m m tin trong tænh thò...

20
Mc lc SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Hoäi chôï trieån laõm Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnh Trang 04-05 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 06-07 : Xuất nhập khẩu Trang 08-09 : Sản xuất kinh doanh Trang 09 : Tin thế giới Trang 10-16 : Hội chợ triển lãm Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

Upload: others

Post on 03-Sep-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Muc luc

SOÁ 5T3-2015

m

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiHoäi chôï trieån laõmDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnhTrang 04-05 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 06-07 : Xuất nhập khẩuTrang 08-09 : Sản xuất kinh doanh Trang 09 : Tin thế giớiTrang 10-16 : Hội chợ triển lãmTrang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

Page 2: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHSôi nổi hưởng ứng ngày

Quyền của người tiêu dùng thế giới – 15 tháng 3

Ngày 15 tháng 3 hàng năm được Liên Hợp quốc chính thức tuyên bố là Ngày Quyền của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Ngày Quyền của người tiêu dùng được ra đời nhằm cổ vũ cho những quyền cơ bản của người tiêu dùng, phản đối các hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, qua đó đề cao vai trò và vị thế của người tiêu dùng, đẩy mạnh công cuộc bảo vệ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới được kỷ niệm bắt nguồn từ tuyên bố của cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, trong đó, xác định 4 quyền cơ bản của người tiêu dùng: Quyền được bảo vệ; Quyền được thông báo; Quyền được lựa chọn; Quyền được lắng nghe. Sau đó, cùng với sự phát triển của phong trào bảo vệ người tiêu dùng, những năm gần đây, tổ chức Người tiêu dùng quốc tế tiếp tục bổ sung thêm 4 quyền: Quyền được đáp ứng các nhu cầu cơ bản; Quyền được bồi thường; Quyền được giáo dục; Quyền được có một môi trường lành mạnh. Tựu chung lại, cả 8 quyền này chính

là những quyền lợi cơ bản cần có của người tiêu dùng cũng như là chủ đề, là công việc mà tổ chức Người tiêu dùng quốc tế cùng với các nhóm bảo vệ người tiêu dùng trên khắp thế giới cùng thực hiện để đảm bảo quyền và lợi ích cho người tiêu dùng. Trong tuyên bố được đưa ra trước Quốc hội Mỹ ngày 15/3/1962, cựu Tổng thống Kennedy đã từng nhấn mạnh: Người tiêu dùng theo định nghĩa, bao gồm tất cả chúng ta. Họ là những tập đoàn kinh tế lớn nhất gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi hầu hết các quyết định kinh tế nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, họ là nhóm quan trọng duy nhất... mà các ý kiến, quan điểm thường không được lắng nghe.

Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới đã được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 15/3/1983. Hai năm sau, vào ngày 9/4/1985, Đại hội Liên hợp quốc đã chính thức phê chuẩn bản Hiến chương của Liên hợp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng. Bản Hiến chương đặt ra các nguyên tắc về 8 quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng cũng như đưa ra một kế hoạch chi tiết cho việc tăng cường các chính sách quốc gia để bảo vệ người tiêu dùng. Với việc thông qua Hiến chương của Liên hợp quốc, những quyền của người tiêu dùng

không chỉ được xác định cụ thể, rõ rệt mà còn được đưa lên vị trí hợp pháp trên quy mô toàn cầu khi được công nhận bằng một văn bản chính thức, được thừa nhận ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Ngày 15/3, hàng năm được chọn làm Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới, do tổ chức

Người tiêu dùng quốc tế (CI) - một tổ chức quốc tế của người tiêu dùng, có vai trò như cơ quan toàn cầu và duy nhất cho người tiêu dùng trên thế giới – khởi xướng. Đây là dịp để cùng chào đón, kỷ niệm và bày tỏ tinh thần đoàn kết trong phong trào người tiêu dùng quốc tế. Nhưng quan trọng nhất, đây chính là thời gian để thúc đẩy các quyền cơ bản của tất cả người tiêu dùng, đòi hỏi những quyền này phải được tôn trọng và bảo vệ, và để phản đối việc nền kinh tế thị trường có thể lạm dụng và những bất công trong xã hội có thể làm suy yếu những quyền này.

Nhằm hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới (15 tháng 3) theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Ninh Thuận đã có văn bản đề nghị các Sở ngành; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan báo, đài; BQL các chợ và các doanh nghiệp thương mại lớn trên địa bàn tỉnh cùng ngành Công Thương hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3 năm 2015 với chủ đề “Quyền được thông tin của người tiêu dùng” bằng các hoạt động cụ thể như: Tuyên truyền trên trang Web, bản tin (chuyên ngành và của tỉnh) và các phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương, chính sách, pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Trung ương, UBND tỉnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến toàn thể nhân dân Ninh Thuận; tổ chức treo băng rôn, biểu ngữ, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới tại trụ sở của các đơn vị hoặc trên các trục đường chính thuộc địa bàn quản lý, hoạt động của đơn vị. Thời gian thực hiện từ ngày 15/3/2015 đến hết ngày 20/3/2015./.

Nguyên Vũ

Page 3: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

NGƯỜI TIÊU DÙNG – Quyền và Nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3

Trong những năm trước “đổi mới”, nhận thức của toàn xã hội về quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng gần như không tồn tại. Cơ chế quản lý kinh tế bao cấp dựa trên kế hoạch hóa tập trung vào vấn đề sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng được nhà nước quản lý thông qua hệ thống tem phiếu.

Kể từ thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng) và vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao; từ đây, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xác định và quy định bởi pháp luật; Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều coi trọng công tác này, bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội.

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 là bước đi đầu tiên trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số điểm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, vì vậy, nhằm

phù hợp với tình hình mới, ngày 17 tháng 11 năm 2010 taị kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011,

Nhân Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3, cùng xác định và nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể :

Căn cứ theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản sau đây:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng

hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng

hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Đi đôi với quyền, người tiêu dùng có 2 nghĩa vụ chính được quy định tại Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về nghĩa vụ của người tiêu dùng là:

1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng./.

Thanh Vâng (PQLTM)

Page 4: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Thị trường hàng hóa trong nước Thị trường Rằm tháng Giêng sôi

động, giá cả ổn định; giá lúa tại Trà Vinh tăng; ngư dân Bạc Liêu trúng mùa ruốc;…

Thị trường Rằm tháng Giêng sôi động, giá cả ổn định

Thị trường thực phẩm ngày Rằm tháng Giêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn giữ ở mức ổn định so với dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, riêng các mặt hàng như hoa tươi, trái cây, thực phẩm chay phục vụ cho nhu cầu cúng lễ tăng nhẹ so với ngày thường, từ 5-10%.

Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa... cho thấy, các mặt hàng như vàng mã, xôi chè, đồ chay, trái cây, hoa tươi… đều rất đông khách. Giá hoa tại các chợ như hoa cúc đại đóa có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/chục bông, hoa hồng 40.000 - 50.000 đồng/chục bông; hoa ly 60.000 - 70.000 đồng/cành…

Bên cạnh đó, do nhu cầu sử dụng trái cây tăng cao trong ngày rằm nên giá một số loại trái cây tăng nhẹ. Hiện tại, các loại hoa quả đều tăng từ 5-10% so với ngày thường. Cụ thể, mãng cầu ta loại tốt có giá 50.000 đồng/kg, quýt 55.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg, xoài cát dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, thanh long 40.000 đồng/kg...

Giá lúa tại Trà Vinh tăng sau khi mua tạm trữ

Theo Công ty Lương thực tỉnh Trà Vinh, sau 3 ngày triển khai thu mua lúa, gạo tạm trữ, các xí nghiệp chế biến lương thực của Công ty đã mua được trên 1.000 tấn lúa, gạo. Chỉ tính riêng ngày 3/3, Xí nghiệp chế biến lượng thực huyện Cầu Kè đã mua trên 500 tấn lúa, gạo. Với tiến độ này, Công ty lương thực Trà Vinh sẽ hoàn thành chỉ tiêu mua 13.000 tấn gạo sau 20 ngày triển khai mua lúa, gạo tạm trữ.

Giám đốc Xí nghiệp chế biến lương thực huyện Cầu Kè cho biết, sau khi triển khai mua lúa, gạo tạm trữ thì giá lúa, gạo trên địa bàn tỉnh tăng thêm từ 250 - 300 đồng/kg. Cụ thể, lúa tươi được mua tại ruộng từ 4.400 - 4.500 đồng/kg, gạo lức có giá từ 6.350 - 6.450 đồng/kg. Với giá mua này, nông dân đảm bảo có lãi trên 30%.

Vụ lúa Đông Xuân 2014 - 2015, toàn tỉnh Trà Vinh gieo trồng được hơn 68.000 ha, vượt hơn 6% kế hoạch. Đến nay đã thu hoạch được khoảng 8.000 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Càng Long; năng suất bình quân đạt 6,3 tấn/ha.

Sức tiêu thụ thực phẩm chay tăng cao trong tháng Giêng

Khác với không khí bán buôn trầm lắng của nhiều nhà hàng, khách sạn, tại những địa điểm kinh doanh thực phẩm, món chay luôn đông đúc khách hàng ngay từ những ngày đầu năm. Theo nhiều đơn vị kinh doanh lĩnh vực này, doanh thu hiện đã tăng gấp đôi và gấp ba lần so với ngày thường, dự đoán sức tiêu thụ tiếp tục tăng cao trong những ngày còn lại của tháng Giêng năm Ất Mùi 2015.

* Thực phẩm chay không "sốt" giá Vào thời điểm này, tại các chợ

đầu mối nông sản thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gồm Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức, nguồn cung thực phẩm dồi dào nên giá cả các mặt hàng vẫn đảm bảo ổn định, riêng một số mặt hàng có sức mua tăng đột biến thì giá tăng nhẹ so với bình thường. Theo nhiều người tiêu dùng, hàng hóa dồi dào và giá cả ổn định, đặc biệt là ở ngành hàng rau củ, quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong mùa chay năm nay.

Trong đó các sản phẩm rau củ, quả, tăng giảm trong biên độ từ 2.000 – 5.000 đồng/kg, tùy theo loại. Mặt khác, một số sản phẩm

có giá tăng cao so với ngày thường nhưng giảm so với thời điểm cận Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 như: dưa leo, nấm rơm; bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc…

Ghi nhận tại các chợ bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, không khí bán buôn khá sôi động, tập trung ở các khu vực kinh doanh mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chay, rau củ, quả… Theo Ban quản lý các chợ, từ thời điểm ra Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 đến nay, ngành hàng rau củ, quả, luôn dẫn đầu doanh số kinh doanh tại chợ. Đồng thời giá ngành hàng này có xu hướng tăng, tuy nhiên dao động trong mức giá người tiêu dùng có thể chấp nhận được như cải xanh là 16.000 đồng/kg, cải ngọt 14.000 đồng/kg, bí đỏ 15.000 đồng/kg, cà rốt 18.000 đồng/kg, bắp cải 10.000 đồng/kg.

Không kém phần sôi động, ngành hàng thực phẩm chay công nghệ, sản phẩm đóng hộp, sản phẩm đông lạnh, cũng bán buôn đắt hàng trong thời điểm này ở nhiều hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tập hóa và chợ truyền thống. Đáng chú ý là trong mùa chay năm nay, các mặt hàng sản xuất trong nước và thương hiệu Việt được người tiêu dùng ưa chuộng có thể kể đến Âu Lạc, Cầu Tre, SG Food, Vissan… Bên cạnh việc duy trì sự ổn định về giá cả, các nhà sản xuất trong nước còn đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đã góp phần cung ứng ra thị trường những mặt hàng mới về chủng loại, mùi vị. Người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm chay độc đáo đang kinh doanh phổ biến trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh như chả giò, chả giò rế chay, lẩu chay, bánh xếp, hoành thánh chay… với mức giá dao động từ 23.500 – 30.000 đồng/450gr.

Page 5: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Hà Nội: sau Tết Nguyên đán, giá hàng hóa ổn định

Khác với mọi năm, sau dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, giá cả hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội ổn định. Tuy nhiên, sức mua lại không cao.

Nguyên nhân được cho rằng, điều kiện kinh tế có sức ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu dùng của nhân dân, sức mua trên thị trường không cao nên giá cả bình ổn. Giá cả tăng cục bộ trong vài ngày giáp Tết và nhanh chóng trở lại mức giá như trước. Hơn nữa, một trong những yếu tố tác động tốt tới giá thị trường hàng hóa là giá xăng dầu đang ở mức thấp.

Theo đánh giá của người tiêu dùng, giá cả ổn định khiến khả năng mua sắm khá dễ chịu. Nhưng thực tế, tại các chợ truyền thống: chợ Bưởi (quận Tây Hồ), Thành Công (quận Đống Đa), Nghĩa Tân, Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), chợ Châu Long (quận Ba Đình), chợ Hôm – Đức Viên (quận Hai Bà Trưng)… tình hình mua bán chưa thực sự sôi động. Thời điểm hiện tại, nhiều gia đình vẫn còn thực phẩm dự trữ Tết. Hàng hóa được lựa chọn mua nhiều là rau xanh. Đối với nhóm thực phẩm tươi sống, lượng hàng có phần ít hơn do nhu cầu sử dụng của người dân giảm sau Tết.

Hiện tại, thịt lợn thăn và sườn thăn có giá 100.000 đồng/kg, thịt ba chỉ và thịt mông 80.000 đồng/kg, nạc vai 90.000 đồng/kg; bò phi lê 270.000 đồng/kg, bắp bò 280.000 đồng/kg, gà sống 110.000 đồng/kg, cá trắm 75.000 đồng/kg, rô phi 60.000 đồng/kg, tôm lớp 250.000 đồng/kg, tôm sú 400.000 đồng/kg… Giá hàng rau xanh ổn định, nguồn hàng nhiều, chất lượng đảm bảo. Cụ thể, rau muống 4.000 đồng/mớ, cải xanh 3.000 đồng/mớ, cải cúc 2.000 đồng/mớ, rau cần 3.000 đồng/mớ, cà chua 10.000 đồng/kg, su hào 2.000 đồng/củ…

Tuy vậy, theo dự báo của nhiều người, sắp tới ngày Rằm tháng Giêng, sức mua trong dân sẽ mạnh do nhu cầu làm cỗ cúng Rằm. Thị trường hàng hóa tại Hà Nội thời gian tiếp sau đó sẽ sôi động hơn và khả năng cung – cầu sẽ dịch chuyển về đúng vị trí như thời điểm trước đó.

Ngư dân Bạc Liêu trúng mùa ruốc

Tại Bạc Liêu, mùa khai thác biển chính đang vào vụ với nhiều sản phẩm tôm, cá. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến thuận lợi nên các đội tàu khai thác đạt năng suất cao. Tuy nhiên, sản lượng khai thác nhiều đã khiến giá sản phẩm biển giảm 20%. Trước thực trạng này, nhiều phuơng tiện đã chuyển sang khai thác con ruốc. Ngư dân từ khu vực biển Nhà Mát (phường Nhà Mát, Tp. Bạc Liêu) kéo dài đến thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) đang phấn khởi vì trúng mùa ruốc.

So với những mùa vụ trước đây, năm nay, con ruốc xuất hiện với số lượng lớn, trắng, đẹp nên bán được giá cao. Sau mỗi chuyến ra khơi, ngư dân thu lãi bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/chuyến/ngày; có trường hợp lãi hơn 10 triệu đồng/chuyến/ngày.

Phần lớn, lượng ruốc sau khi đánh bắt bà con ngư dân đem phơi để bán ruốc khô bởi ruốc tươi khó tiêu thụ. Giá ruốc khô hiện từ 65.000 - 70.000 đồng/kg và chủ yếu cung cấp cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh và xuất sang Trung Quốc.

Bắt đầu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân 2014-2015

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự kiến chỉ tiêu phân bổ đối với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long cụ thể là thành phố Cần Thơ thu mua tạm trữ hơn 175.000 tấn, Cà Mau 2.400 tấn, Sóc Trăng 26.000 tấn, Hậu Giang 18.000 tấn, Vĩnh Long 28.000 tấn, Kiên Giang 79.000 tấn, Long An là 118.000 tấn, Bến Tre 13.000 tấn, Trà Vinh 13.000 tấn, An Giang 250.000 tấn, Đồng Tháp khoảng 155.000 tấn, Bạc Liêu 8.000 tấn và Tiền Giang khoảng 83.000 tấn.

Thời gian thu mua tạm trữ sẽ được

thực hiện từ ngày 1/3 đến hết ngày 15/4/2015. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận 17 ngân hàng thương mại cấp vốn cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo, tăng một ngân hàng so vụ Đông Xuân trước.

Theo đó, việc cho vay được thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Lãi suất cho vay do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không được vượt 7%/ năm.

Thời gian giải ngân cho vay mua tạm trữ thóc gạo từ ngày 1/3-15/4. Thời hạn cho vay mua tạm trữ tối đa là 6 tháng (đến hết ngày 31/8), thời hạn được hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay tối đa 4 tháng (đến hết ngày 30/6). Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ.

Đây là năm thứ 6 triển khai thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân nhưng là năm đầu tiên được cho là chủ động nhất vì lúa chưa được thu hoạch rộ.

Với sự chủ động của ngành chức năng trong việc sớm thu mua tạm trữ lúa gạo, nhiều đánh giá kỳ vọng giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng lên so với thời điểm xuống thấp kỷ lục đầu tháng 2, giá lúa thu mua tại ruộng chỉ đạt 3.400 đồng/kg đến 3.800 đồng/kg.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng việc thu mua tạm trữ thóc gạo là giải pháp can thiệp thị trường mà không phải hỗ trợ nông dân. Và tới nay chưa có giải pháp nào tốt hơn giải pháp thu mua tạm trữ khi giá lúa thị trường thấp hơn giá lúa định hướng.

Đây không phải giải pháp can thiệp cục bộ vào địa phương, mà căn cứ vào thương nhân, tổ chức tham gia thu mua tạm trữ lúa gạo để thu mua tạm trữ được hiệu quả, đạt yêu cầu đề ra.

Vụ lúa đông xuân 2014-2015, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng ước đạt hơn 11 triệu tấn, tương đương hơn 4,3 triệu tấn gạo hàng hóa. Dự kiến 4 tháng đầu năm, cả nước sẽ xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo./.

Trung tâm TTCN&TM

Page 6: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Gia tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Ba LanTheo số liệu thống kê, trong tháng 1 năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ba Lan

đạt 50,51 triệu USD, tăng 22,98% so với cùng kỳ năm trước.Trong tháng đầu tiên của năm 2015, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác có giá

trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Ba Lan, trị giá 5,95 triệu USD, chiếm 11,7% tổng trị giá xuất khẩu.Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai, thu về 4,24 triệu

USD, tăng 0,12% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là mặt hàng dệt may, trị giá 4,06 triệu USD, giảm 19,68%.

Một số mặt hàng như hàng thủy sản; sản phẩm từ sắt thép; hạt tiêu; túi xách, ví, vali, mũ và ôdù; sản phẩm từ cao su có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khá cao, lần lượt 58,62%; 33,45%; 76,9% và 108,19% góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang Ba Lan trong tháng 1 năm 2015.

Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, là thành viên của WTO, ASEAN, APEC. Sắp tới, Việt Nam sẽ tiến tới ký hiệp định thương mại tự do với EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đây là yếu tố sẽ thu hút các doanh nghiệp Ba Lan trong bối cảnh kinh tế châu Âu chưa có dấu hiệu hồi phục.

Ba Lan là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tại Trung và Đông Âu. Hiện Chính phủ Ba Lan cũng dành cho Việt Nam một nguồn vốn ưu đãi gần giống như ODA với trị giá khoảng 250 triệu Euro dành cho các dự án phát triển công nghiệp. Hai nước cũng đang xem xét khả năng thành lập một Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao dịch thương mại song phương trong thời gian tới.

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Ba Lan tháng 1 năm 2015

Mặt hàngTháng 1/2014 Tháng 1/2015 Tăng giảm so với cùng kỳ

năm trước (%)Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng

(tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Tổng 41.075.833 50.516.108 +22,98

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

6.185.092 5.957.317 -3,68

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.237.003 4.242.114 +0,12

Hàng dệt may 5.060.163 4.064.340 -19,68

Cà phê 1.877 3.516.705 1.297 3.214.824 -30,9 -8,58

Hàng thủy sản 1.706.568 2.707.000 +58,62

Giày dép các loại 3.095.494 2.533.754 -18,15

Gỗ và sản phẩm gỗ 2.312.116 2.285.511 -1,15

Sản phẩm từ sắt thép 1.672.075 2.231.346 +33,45

Page 7: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.456.597 1.728.234 +18,65

Sản phẩm từ chất dẻo 2.095.029 1.529.525 -26,99

Hạt tiêu 159 745.095 116 1.273.055 -27.04 +70,86

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù 369.121 652.973 +76,9

Sản phẩm mây, tre, cói và t hảm 435.689 541.532 +24,29

Sản phẩm từ cao su 232.910 484.895 +108,19

Chè 435 530.938 283 457.628 -34,94 -13,81

Trúng thầu xuất khẩu 300.000 tấn gạo đi PhilippinesNguồn tin từ Tổng Công ty Lương thực miền Nam cho biết, ngay trong ngày làm việc đầu năm mới

đơn vị này đã tham gia đấu thầu quốc tế và trúng thầu xuất khẩu 300.000 tấn gạo từ 15% đến 25% tấm đi thị trường Philippines. Tham gia phiên đấu thầu có nhiều nhà xuất khẩu gạo lớn của Thái Lan, song do làm tốt công tác nắm bắt thông tin thị trường và đàm phán thương mại giữa các đối tác, đã giúp cho Tổng Công ty Lương thực miền Nam đưa ra được giá tốt và chuẩn bị lượng gạo xuất khẩu đảm bảo chất lượng cao, được khách hàng chọn thầu. Năm 2015, Tổng Công ty Lương thực miền Nam đẩy mạnh tiếp thị thị trường các nước châu Mỹ, châu Âu và các nước trong khu vực với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 10% đến 12% so với năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm liên tiếp trong 2 thángTheo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

tháng Hai của cả nước ước đạt 1,78 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 2 tháng đầu năm 2015 đạt 4,177 tỷ USD, giảm 1,9 % so với cùng kỳ năm 2014.

Đây là mức giảm liên tiếp trong hai tháng đầu năm 2015, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước chỉ ước đạt 1,95 tỷ USD, giảm đến 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, trong tháng Hai vừa qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1,046 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê…

Cụ thể, giảm mạnh nhất là ngành hàng lúa gạo, giảm đến 33,1% về khối lượng và giảm 34% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, với khối lượng gạo xuất khẩu tháng Hai ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 90 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2015 ước chỉ đạt 526.000 tấn và 243 triệu USD.

Tiếp theo đó là sự sụt giảm mạnh của ngành hàng càphê, giảm 25% về khối lượng và giảm 16,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, xuất khẩu càphê tháng Hai ước đạt 110.000 tấn với giá trị đạt 230 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu càphê 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 242.000 tấn và 511 triệu USD.

Đáng chú ý, hàng thủy sản vốn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn, nay lại tiếp tục có sự sụt giảm đáng kể, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2014, với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Hai ước đạt 400 triệu USD và giá trị xuất khẩu hai tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 907 triệu USD.

Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng, song lại sụt giảm về giá trị như cao su tăng 30,5% về sản lượng nhưng lại giảm 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Trong khi đó, chỉ một số ngành hàng như hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn vẫn duy trì được mức tăng trưởng. So với cùng kỳ năm 2014, ngành hạt điều tăng 14,2% về khối lượng và tăng 36,8% về giá trị; ngành hàng sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 11,1% về khối lượng và tăng 11,9% về giá trị./ Trung tâm TTCN&TM

Page 8: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Việt Nam xếp thứ 6 về thương hiệu cà phê được ưa thích tại Mỹ

Theo một cuộc khảo sát mới đây của Liên đoàn các nhà sản xuất càphê Colombia (FNC), Việt Nam xếp thứ sáu về thương hiệu cà phê quốc gia tại Mỹ - thị trường tiêu thụ loại đồ uống này nhiều nhất thế giới.

Colombia tiếp tục là quốc gia sản xuất càphê được người tiêu dùng Mỹ thừa nhận rộng rãi nhất, với 85%, tiếp theo là Brazil 67%, Costa Rica 59%, Kenya 33% và Việt Nam 16%.

Càphê cũng là loại đồ uống thông dụng nhất tại Mỹ, khi có tới 61% người dân nước này tiêu thụ hàng ngày, vượt trên cả nước lọc thông thường (54%), nước đóng chai (46%), chè (44%), đồ uống có gas (41%) và nước ép trái cây (33%).

Sau một vài năm sụt giảm sản lượng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đổi mới hệ thống sản xuất, Colombia đã khôi phục và tăng dần sản lượng càphê trong hai mùa gần đây.

Trong vụ cà phê từ tháng 10/2014 đến tháng 1/2015, quốc gia Nam Mỹ này đã thu hoạch 4,39 triệu bao (loại 60kg) hạt càphê.

Liên kết vùng ĐBSCL tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản

Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lấy ký kiến đóng góp các nhà khoa học hoàn thiện Đề án liên kết các sản phẩm chủ lực ĐBSCL.

Sáng nay (3/3), Ban Chi đạo Tây Nam bộ làm việc với các Viện, Trường Đại học Cần Thơ để hoàn thiện Đề án “Liên kết vùng ĐBSCL phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề nông dân” trình Chính phủ phê duyệt.

Đề án do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì, triển khai từ năm 2007 với sự tham gia của viện Lúa ĐBSCL, Viện Cây Ăn quả miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Mục tiêu đề án là liên kết các bộ, ngành, địa phương, viện, trường, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân phát triển bền vững các ngành hàng chủ lực về lúa gạo, cây ăn quả và thủy sản vùng ĐBSCL thông qua liên kết vùng theo lợi thế sinh thái và lợi thế địa phương với sự tham gia của “4 nhà”.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án trên phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản chủ lực vùng ĐBSCL đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phê duyệt.

Ông Nguyễn Phong Quang – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết kết quả đề án sẽ là nền tảng khoa học và thực tiễn vững chắc để phát triển cơ chế tổ chức và chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa, cây ăn trái, cá tra, tôm trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL. Cho nên, Đề án này phải thể hiện hoàn chỉnh, mang tính cách liên vùng./.

Tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2%

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong tháng 2 năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 381 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ, đưa tổng sản lượng thủy sản 2 tháng

đầu năm đạt 793.000 tấn, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng khai thác là 436.000 tấn, tăng 4,1%, nuôi trồng 331.000 tấn, tăng 2,3%.

Về khai thác thủy sản, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường và gió mùa nên một số nơi không thuận lợi cho hoạt động khai thác. Tuy nhiên do giá dầu tiếp tục ổn định và là thời điểm chính của vụ cá bắc nên ngư dân tham gia khai thác trên biển dịp tết khá lớn. Trong tháng 2, sản lượng khai thác đạt 237 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2014.

Về nuôi tôm, diện tích thả nuôi cả nước trong tháng 2 ước đạt 142.688 ha (tôm sú 138.872 ha, tôm thẻ chân trắng 3.816 ha), sản lượng thu hoạch 7.771 tấn (tôm sú 3.642 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.128 tấn). Diện tích nuôi cá tra (tính cả diện tích chuyển từ năm 2014 sang) đạt 1.818 ha, sản lượng 108.047 tấn, tuy nhiên, giá cá tra đã sụt giảm trong tháng, trung bình 76 đồng/kg.

Bên cạnh một số kết quả đạt được, việc chỉ đạo điều hành hoạt động thủy sản vẫn còn một số vướng mắc, trong đó, việc triển khai Nghị định 67 tại một số địa phương vẫn còn tình trạng ngư dân phải thuê tàu cá, luồng lạch chưa được khơi thông gây bất lợi cho hoạt động khai thác của bà con ngư dân. Trong nuôi trồng, tình hình kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu tôm giống bố mẹ (nhất là tôm thẻ chân trắng) chưa được triển khai quyết liệt trong tháng, nên việc thống kê số lượng nhập khẩu con giống của các doanh nghiệp chưa hoàn thiện.

Tại cuộc họp giao ban Tổng cục thủy sản ngày 27/2/2014, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 3

Page 9: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

tới về lĩnh vực thủy sản cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư đầu vào, nhất là quản lý chất lượng giống nhập khẩu; Trên lĩnh vực nuôi tôm nước lợ, Tổng cục Thủy sản cần thành lập các đoàn công tác xuống tận cơ sở, theo dõi sát sao tình hình sản xuất của người nuôi, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện đúng theo quy định. Ngoài ra, cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc khi triển khai Nghị định 36, để sớm ổn định hoạt động của người dân và các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong lĩnh vực khai thác hải sản, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình an ninh trật tự trên các vùng biển, giá nhiên liệu, giá bán sản phẩm để tham mưu chỉ đạo kịp thời. Phối hợp với các địa phương tổ chức lễ ra quân khai thác đầu năm, chỉ đạo hướng dẫn ngư dân tham gia khai thác trên biển; chuẩn bị cho Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Nghị định 67, Hội nghị tổng kết vụ cá Bắc (2014 – 2015).

Ngành sản xuất có dấu hiệu tốt lên

Ngân hàng HSBC (Việt Nam) phối

hợp với công ty Markit Economics vừa công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 2.2015 với kết quả sản lượng ngành sản xuất tăng tháng thứ 17 liên tiếp.

Theo kết quả khảo sát, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2, với số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đều tăng nhanh hơn so với thời điểm đầu năm. Giá cả đầu vào tiếp tục giảm mạnh khi chi phí nhiên liệu giảm, điều này đã giúp làm giá cả đầu ra tiếp tục giảm đáng kể.

PMI đã tăng nhẹ từ mức 51,5 điểm trong tháng 1 lên 51,7 điểm trong tháng 2. Các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đã tốt lên hàng tháng trong suốt một năm rưỡi vừa qua. Số lượng đơn đặt hàng mới tại các công ty sản xuất ở Việt Nam đã tăng mạnh trong tháng 2, với tốc độ tăng mạnh hơn một chút so với tháng 1. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng trong sáu tháng liên tiếp, nhu cầu khách hàng tăng lên, sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Ngược lại, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm, kết thúc thời kỳ tăng kéo dài năm tháng.

Lần tăng mới nhất của số lượng đơn đặt hàng mới đã làm sản lượng tiếp tục tăng và đây là lần tăng thứ 17 trong suốt 17 tháng qua. Sản lượng cao đã giúp các công ty giải quyết lượng công việc tồn đọng trong tháng 2. Lượng công việc chưa thực hiện giảm mạnh tháng thứ hai liên tiếp. Nhu cầu sản xuất lớn hơn đòi hỏi các công ty phải tăng số lượng công nhân và các hoạt động mua hàng. Số lượng nhân công đã tăng tháng thứ sáu liên tiếp, mặc dù tốc độ tăng là chậm nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp trong tháng 2 đã rút ngắn tháng thứ năm liên tiếp. Các công ty cho rằng nguyên nhân rút ngắn thời gian giao hàng là yêu cầu đòi hỏi giao hàng nhanh hơn và các nhà cung cấp có đủ hàng trong kho. Mặc dù hoạt động mua hàng gia tăng, tồn kho hàng mua đã giảm tháng thứ hai liên tiếp vì hàng tồn kho đã được sử dụng trong quá trình sản xuất, trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm hầu như không thay đổi trong tháng 2 sau khi giảm nhẹ vào đầu năm.

Chỉ số CPI cốt lõi của Nhật Bản tăng 2,2%

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản tăng 2,2% trong tháng 1 so với một năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi, gồm các sản phẩm dầu nhưng không gồm giá thực phẩm tươi sống, là thấp hơn ước tính trung bình 2,3% của các nhà kinh tế.

Chỉ số lạm phát cơ bản lõi, không bao gồm giá lương thực và năng lượng và tương tự chỉ số lõi sử dụng tại Hoa Kỳ, tăng 2,1% trong tháng 1.

Giá tiêu dùng lõi tại Tokyo tăng 2,2% trong tháng 2 so với một năm trước.

Sản lượng tôm của Thái Lan trong năm 2015 có thể đạt 400.000 tấn

Cục Thủy sản Thái Lan đã tiến hành một cuộc khảo sát về sản lượng tôm chân trắng của nước này và đưa ra dự báo sản lượng tôm có thể đạt khoảng 300.000 đến 400.000 tấn trong năm 2015.

Cuộc khảo sát dự báo mức sản lượng tối thiểu và tối đa cho mỗi khu vực và sản lượng tôm tối thiểu ước tính đạt 300.119 tấn và sản lượng tôm tối đa là 400.000 tấn nếu người nuôi khắc phục được tình trạng hội chứng tôm chết sớm (EMS).

Số tối thiểu có vẻ thực tế hơn so với con số tối đa.

Dự báo, tỉnh miền đông đạt 89.999 - 118.531 tấn tôm, khu vực miền trung đạt 44.3000-60.693 tấn, khu vực cao nguyên là 76.500-102.594 tấn, miền nam Andaman là 59.000-79.155 tấn và vùng vịnh miền nam Thái Lan đạt mức 30.320-39.024 tấn.

Trong kết quả quý 4 đưa ra ngay 27/2, Công ty Thai Union Frozen dự báo sản lượng của Thái Lan năm 2015 là 250.000 tấn, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.

Gần đây Tạp chí Aquaculture Asia Pacific cũng dự báo sản lượng tôm của Thái Lan là 267.615 tấn trong năm 2013 và 328.000 trong năm 2014.

Trung tâm TTCN&TM

Trung tâm TTCN&TM

Page 10: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

HÔI CHỢ TRIỂN LÃM

HỘI CHỢ TRIỂN LÃMMời tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hungary tại Hà Nội Trong khuôn khổ Khoá họp lần thứ 6 Ủy ban Hỗn Hợp Việt Nam – Hungary, Bộ Công Thương

Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại Giao và Kinh tế đối ngoại Hungary tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hungary tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và Ông Mikola István - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary đồng chủ trì vào sáng ngày 12 tháng 03 năm 2015. Diễn đàn có sự tham gia của đoàn doanh nghiệp Hungary gồm 17 doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Việt Nam.

1. Mục tiêu:- Tìm hiểu các cơ hội thương mại, đầu tư với Hungary và các chính sách khuyến khích hỗ trợ

của hai Chính phủ- Xúc tiến thương mại, kết nối kinh doanh, giao thương gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp hai

nước, quảng bá hình ảnh sản phẩm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hungary- Xúc tiến đầu tư, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư và lợi thế của Việt Nam đến các

nhà đầu tư tiềm năng của Hungary2. Thời gian: 08:30 - 14:00, ngày 12 tháng 03 năm 20153. Địa điểm: Hội trường nhà Vòm, Bộ Công Thương, 31 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.4. Ngành hàng: Nông thủy sản và công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến chế tạo, công

nghiệp gỗ, đầu tư tài chính, tư vấn, công nghệ môi trường, công nghệ thông tin và truyền thông, xây dựng, giáo dục, y tế, cơ khí, dệt may, …

5. Đối tượng tham gia: Địa phương, doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng.

Kính đề nghị Quý Cơ quan/ Đơn vị cử đại diện tham dự và lựa chọn các Doanh nghiệp của tỉnh tham dự.

Đại diện tham gia chương trình điền vào Mẫu đăng ký, Comapy Profile và gửi lại cho Ban tổ chức trước thứ Ba, ngày 10 tháng 03 năm 2015 tới địa chỉ email: [email protected] hoặc [email protected] hoặc số Fax: 0438262255.

Thông tin chi tiết liên hệ: Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển Công Thương - Cục Xúc tiến thương mại, chuyên viên thụ lý: Chị Nguyễn Thị Huyền Trang, điện thoại: 04.38262266 (máy lẻ:102), di động: 094.284.2491./.

Mời tham dự Hội thảo “Tư vấn thiết kế các mặt hàng Quà tặng/ Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản”

Nhằm tăng cường năng lực thiết kế sản phẩm và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng quà tặng/thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có cơ hội cập nhật thị hiếu cũng như xu hướng của thị trường Nhật Bản, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) đã phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức buổi hội thảo “Tư vấn thiết kế các mặt hàng Quà tặng/ Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản”.

Tham gia thuyết trình trong buổi Hội thảo là hai nhà thiết kế uy tín tại Nhật Bản và đều đã có kinh nghiệm hợp tác thực tế trong các dự án thiết kế sản phẩm với các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Ông Shinji Yajima – hiện đang điều hành bộ phận Dự án của Viện Phát triển thiết kế Nhật Bản JDP, Giảng viên tại Đại học nghệ thuật Kyushu, trường Đại học Nhân loại và Văn hóa Tokai, đồng thời tham Chương trình Phát triển nguồn nhân lực quốc tế - Đại Học Nghệ Thuật Musashino, thành viên Văn phòng cấp bằng sáng chế Nhật Bản.

Page 11: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Ông Mitsushi Yanaihara, đã có mười bốn năm làm giám đốc thiết kế cho Đoàn kịch nổi tiếng của Nhật là Nibroll. Ông cũng ra mắt các bộ sưu tập của riêng mình tại Tuần lễ thời trang Tokyo từ năm 2001 – 2009 dưới tên “Nibroll the street”. Năm 2011,ông thành lập hãng thời trang dành cho nam giới “Misushi Yanaihara”. Hiện nay, ông đang là Giám đốc điều hành Studio Nibroll và là giảng viên tại Học viện thiết kế Kuwasawa, Nhật Bản.

Thời gian: 14h00 Thứ 6 ngày 20 tháng 3 năm 2015Địa điểm: Khách sạn L’OPERA, Số 29 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiChi phí tham dự: Miễn phíCục Xúc tiến Thương mại kính mời Quý doanh nghiệp cử đại diện tham dự Hội thảo “Tư vấn

thiết kế các mặt hàng Quà tặng/ Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản” (Chương trình dự kiến đính kèm)

Đề nghị doanh nghiệp quan tâm gửi Bản đăng ký tham dự qua thư/fax/email ( theo mẫu đính kèm ) trước ngày 12/03/2015 (Thứ 5) tới địa chỉ sau:

Phòng Hợp tác Quốc tế - Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE)Tòa nhà 20 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm - Hà NộiTel : 04-39344260, (máy lẻ 63;68) ; Fax: 04-39344260/39348142Mobile : 0906095995 (Chị Hà) / 01669556688 (Chị Quỳnh)Email: [email protected]; [email protected]

Danh sách Hội chợ triển lãm được tổ chức tại Ma rốc năm 2015Thương vụ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Ma rốc xin giới thiệu Danh sách các Hội chợ triển lãm được

tổ chức tại Ma rốc năm 2015.

LỊCH HỘI CHỢ TRIỂN LÃM TẠI MA RỐC NĂM 2015

TÊN HỘI CHỢ THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

HỘI CHỢ VỀ NÔNG NGHIỆP

SIAM Hội chợ quốc tế về Nông nghiệp Ma rốc 2015

Từ 29/4 đến 3/5/2015 Meknès

SIAM( Salon International de l’Agriculture au MarocSIAM –Ecole d’Horticulture Jnan Ben HalimaTel : +212 5 35 46 03 00 / 02Fax. +212 5 35 46 03 04http://www.salon-agriculture.ma

SIFEL MAROC 2015

Hội chợ quốc tế chuyên ngành Rau quả Ma rốc

Từ 3/12 đến 6/12/2015 Agadir

IEC (International Exhibitions andConferences)62, Bd d’Anfa, angle Av. Moulay YoussefCasablancaMarocTèl. +212 (0) 22 47 06 00Fax. +212 (0) 22 47 06 01http://www.sifelmorocco.com

HỘI CHỢ VỀ THỰC PHẨM

EXPO HALALINTERNATIONAL 2015

Hội chợ quôc tế về sản phẩm và dcihj vụ Halal

Tháng 9/2015 Meknès

Maghreb Centres de Contacts40, Bd d’Anfa12ème étageCasablancaMarocTèl. +212 6 64 78 69 87http://expo-halal-international.com/

Page 12: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

MAROCARNE 2015

Hội chợ chuyên về lĩnh vực thịt đỏ khu vực Bắc Phi lần thứ nhất

Từ 1/12 đến 30/12/2015 Casablanca

FIVIAR (Fédération Interprofessionnelle desViandes Rouges)Avenue AlboughazVilla 259, Secteur 1Hay Salam, SaléMarocTèl. +212 661 90 96 84Fax. +212 537 80 32 46http://www.marocarne.com/

MAFEX - MAGHREB FOODEXHIBITION 2015 Hôi chợ quôc tế về thực phẩm và công nghệ thực phẩm nông nghiệp

Từ 9/12 đến 11/12/2015 Casablanca

IEC (International Exhibitions and Conferences)62, Bd d’Anfa, angle Av. Moulay YoussefCasablancaMarocTèl. +212 (0) 22 47 06 00Fax. +212 (0) 22 47 06 01http://www.mafex-morocco.com/

HỘI CHỢ VỀ TRANG TRÍ , NỘI THẤT

MOROCCO HOME 2015Hội chợ quôc tế dệt may dùng trang trí nội thất và vải .

Từ 10/3 đến 12/3/2015 Casablanca

Pyramids GroupKucukbakkalkoy Mah.Kocasinan Cad.Gumrukcu Sok.No.834750 Atasehir-IstanbulTurquieTèl. +90 216 575 28 28Fax. +90 216 575 11 01http://www.moroccohometex.com/

MADECOR EXPO 2015Hội chợ quôc tế về trang trí nội thất, thảm và vải dùng trong gia đình

Từ 23/10 đến 26/10/2015 Casablanca

Elan ExpoAyyildiz Sitesi, A Blok, 30/11Gayrettepe – SisliIstanbulTurquieTèl. +90 212 273 1888Fax. +90 212 273 1819http://www.madecorexpo.com/

HỘI CHỢ VỀ XÂY DỰNG

CONSTRUMAR 2015

Hội chợ quôc tế về xây dựng ,

Tháng 12/2015 Casablanca

Urbacom236, Rue Mustapha El MâaniCasablancaMarocTèl. +212 22 20 75 83Fax. +212 22 20 75 77http://www.construmar.ma/

HỘI CHỢ VỀ THÔNG TIN

SICCAM 2015Hội nghị quốc tế tổng đài điện thoại

Từ 14/5 đến 16/5/2015 Casablanca

Maghreb Centres de Contacts40, Bd d’Anfa12ème étageCasablancaMarocTèl. +212 6 64 78 69 87http://www.siccam.com/

MED-IT@CASABLANCA2015Hội chợ quốc tế về công nghệ thông tin , triển lãm , hội thảo và gặp gỡ doanh nghiệp

Từ 26/11 đến 27/11/2015 Skhirate

XCOM France9 rue du Petit Rhône13470 Carnoux en ProvenceFranceTèl. +33 (0)4 42 70 00 66Fax. +33 (0)4 42 70 91 89http://www.med-it.com/

HÔI CHỢ TRIỂN LÃM

Page 13: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

HỘI CHỢ VỀ MỸ PHẨM

CBH EXPO 2015Hội chợ quốc tế về mỹ phẩm , các sản phẩm làm đẹp

Từ 14/10 đến 16/10/2015 Casablanca

Elan ExpoAyyildiz Sitesi, A Blok, 30/11Gayrettepe – SisliIstanbulTurquieTèl. +90 212 273 1888Fax. +90 212 273 1819http://www.cbhexpo.com/

MCB EXPO MOROCCO2015Hội chợ quốc tế về trồng cây sạch và các sản phẩm chăm sóc bà mẹ , trẻ sơ sinh

Từ 14/10 đến 16/10/2015

Elan ExpoAyyildiz Sitesi, A Blok, 30/11Gayrettepe – SisliIstanbulTurquieTèl. +90 212 273 1888Fax. +90 212 273 1819http://www.mcbexpo.ne/

HỘI CHỢ VỀ XUẤT BẢN

SIEL CASABLANCA 2015Hội chợ quốc tế về xuất bản và sách

Từ 12/2 đến 23/2/2015 Casablanca

OFEC (Office des Foires et Expositions deCasablanca)Rue Tiznit, Face à la Mosquée Hassan II20000 CasablancaMarocTèl. +212 (0) 522 201 157Fax. +212 22 26 49 49https://ar-ar.facebook.com/pages/Salon-International-de-lEdition-et-du-Livre-SIEL/257020104370594

SIAGRA AFRICA 2015Hội chợ quốc tế kĩ thuật số , đồ họa và bao bì

Từ 28/5 đến 31/5/2015 Casablanca

Via Expo Evénementiel95, rue MeskalilBeauséjour 20200 – CasablancaMarocTèl. +212 22 39 89 59Fax. +212 22 39 90 22http://www.siagra.ma/site/

HỘI CHỢ VỀ NĂNG LƯỢNG

SOLAIRE EXPO 2015êHội chợ quốc tế về năng lượng mặt trời

Từ 24/2 đến 27/2/2015 Casablanca

Aicom Events3 rue Aboussalt AndaloussiEtg 3 Appt n°5 Résidence KaramMaârif-CasablancaMarocTèl. +212 5 22 99 45 85Fax. +212 5 22 99 48 57http://solaireexpomaroc.com/

ENER EVENT 2015 Hội nghị quốc tế về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng

Từ 15/10 đến 18/10/2015 Casablanca

fairtrade GmbH & Co. KGKurfuersten Anlage 36D-69115 HeidelbergAllemagneTèl. +49 62 21-45 65-0Fax. +49 62 21-45 65-25http://www.ener-event.com

HÔI CHỢ TRIỂN LÃM

Page 14: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

ELEC EXPO 2015Hội nghị quốc tế về điện, ánh sáng , tụ động hóa công nghiệp

Từ 7/10 đến 10/10/2015 Casablanca

FENELEC (Fédération Nationale de l’Electricité,de l’Electronique et des Energies Renouvelables)Résidence Mervet4, Rue de la Bastille, Racine20100 CasablancMarocTèl. +212 (5)22 94.51.29Fax. +212 (5)22 94.96.42http://www.elec-expo.com/en/

HỘI CHỢ VỀ MÔI TRƯỜNG

EAU EXPO & FORUM 2015 Hội chợ quốc tế về nước

Từ 20/5 đến 23/5/2015 Casablanca

MedcomMEDCOM355, Boulevard Med VEspace YousraCasablancaMarocTèl. +212 5 22 24 17 96 / 98Fax. +212 5 22 24 18 36http://www.eauexpo.com/

POLLUTEC MAROC 2015Hội chợ quôc tế về thiết bị cho môi trường , công nghệ và dịch vụ công nghiệp

Từ 21/10 đến 24/10/2015 Casablanca

Reed Exhibitions MoroccoForum Bab Abdelaziz62 Bd d’Anfa6ème étage, n°61CasablancaMarocTèl. +212 522 46 54 60Fax. +212 522 27 43 39http://www.pollutec-maroc.com/

HỘI CHỢ VỀ ĐÀO TẠO

A2 INTERNATIONALEDUCATION FAIRS -MARRAKECH 2015Hội chợ quốc tế sinh viên

Từ 20/2 đến 23/2/2015 Casablanca

a2 International Education FairsInonu Cad. Hariciye Konagi Sok. Ozan HanNo:9-4Gumussuyu, Taksim - IstanbulTurquieTèl. +90 (212) 244 00 95Fax. +90 (212) 244 00 73http://www.aafair.com/

FORUM DE L’ETUDIANT DELA FORMATION ET DEL’EMPLOI - CASABLANCA2015Diễn đàn tuyển dụng lao động và định hướng nghề nghiệp

Từ 24/4 đến 27/4/2015 Casablanca

L’Etudiant Marocain19, rue tabet ibn koraBb moulay Drisse 1erCasablancaMarocTèl. +212 22 86 12 34Fax. +212 22 86 17 77http://www.etudiant.ma/salon-etudiantsforum-international-de-letudiant-decasablanca-48.html

CIMQUSEF 2015 Hội nghị quốc tế về quản lý chất lượng trong hệ thống giáo duc đào tạo .

Từ 8/5 đến 9/5/2015 Rabat

Amaquen (Association Marocaine pourl’Amélioration de la Qualité de l’Enseignement)ENSET de RabatMarocTèl. +212 61071734Fax. +212 (0)37 53 27 72http://cimqusef.amaquen.org/index.php/cimqusef2015/cimqusef2015

HÔI CHỢ TRIỂN LÃM

Page 15: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

HỘI CHỢ VỀ CÔNG NGHIỆP

SOLUTECHQ 2015Hội chợ quốc tế về các giải pháp và kĩ thuật về chất lượng .

Từ 29/5 đến 31/5/2015 Casablanca

Agence Autograph217, Boulevard Brahim Roudani20 100 CasablancaMarocTèl. +212 (0)5 22 98 29 75Fax. +212 (0)5 22 98 29 82http://www.autograph.ma/

PLAST EXPO 2015Hội chợ quôc tế chuyên ngành công nghiệp nhựa và cao su .

Từ 3/6 đến 6/6/2015 Casablanca

Fédération Marocaine de PlasturgieAngle Bd. Mimousa et Rue Tamaris Ain SebâaCasablanca 20 250MarocTèl. +212 5 22 66 24 58/59Fax. +212 5 22 66 24 60http://www.plast-expo.com/

AEROSPACE MEETINGSCASABLANCA 2015

Hội nghị kinh doanh quốc tê chuyên ngành công nghiệp hàng không ,vũ trụ và quốc phòng

Từ 6/10 đến 7/10/2015 Casablanca

abe (advanced business events)35/37, rue des Abondances92513 Boulogne Billancourt CedexFranceTèl. +33 (0)1 41 86 41 70Fax. +33 (0)1 46 04 57 61http://www.bciaerospace.com/casablanca/

SISTEP-MIDEST 2015Hội chợ quốc tế về gia công cung ứng và đối tác trong sáu lĩnh vực :- Máy công cụ - Gò hàn- Nhựa- Điện tử - Dịch vụ - Thầu phụ

Từ 10/12 đến 13/12/2015 Casablanca

Reed Exhibitions MoroccoForum Bab Abdelaziz62 Bd d’Anfa6ème étage, n°61CasablancaMarocTèl. +212 522 46 54 60Fax. +212 522 27 43 39http://www.midest-maroc.com/

MIDEST MAROC 2015Hội nghị quốc tế về gia công công nghiệp

Từ 7/12 đến 12/12/2015 Casablanca

Reed Exhibitions MoroccoForum Bab Abdelaziz62 Bd d’Anfa6ème étage, n°61CasablancaMarocTèl. +212 522 46 54 60Fax. +212 522 27 43 39http://www.midest-maroc.com/

HỘI CHỢ VỀ LOGISTIC

MED PORTS 2015 Hội chợ và Hội thảo về vận tải đường biển và logistic cảng biển

Từ 25/11 đến 26/11/2015 Casablanca

Transport Events Management Ltd.2nd Floor, 53-3, Jalan USJ 9/5R47620 Subang Jaya,Selangor Darul EhsanMalaisieTèl. +60 3 8023 5352Fax. +60 3 8023 3963http://www.transportevents.com

HÔI CHỢ TRIỂN LÃM

Page 16: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

HỘI CHỢ ĐA NGÀNH

FOIRE COMMERCIALE DURAMADAN 2015Hội chợ thương mại Ramadan

Tháng 7/2015 Casablanca

OFEC (Office des Foires et Expositions deCasablanca)Rue Tiznit, Face à la Mosquée Hassan II20000 CasablancaMarocTèl. +212 (0) 522 201 157Fax. +212 22 26 49 49http://www.ofec.ma/

HỘI CHỢ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

CREMAI 2015Hội chợ quôc về bánh kẹo , ăn uống và khách sạn

Từ 24/3 đến 27/3/2015 Casablanca

Groupe Rahal50, rue Normandie20060 CasablancaMarocTèl. +212 5 22 25 25 13Fax. +212 522 25 18 80http://www.cremai.ma/

HỘI CHỢ VỀ Y TẾ

MEDICAL EXPO 2015Hội chợ quốc tế chuyên ngành y tế. MEDICAL EXPO là Hội chợ Y tế lớn nhất khu vực Châu Phi

Từ 9/4 đến 12/4/2015 Casablanca

Intersection Moulay Youssef et rue GustaveNadoud 1er étageCasablancaMarocTèl. +212 (0) 522 474 435Fax. +212 (0) 522 940 638http://medicalexpo-maroc.com/

HỘI CHỢ VỀ AN TOÀN

PREVENTICA MAROC 2015

Hội chợ và Hội thảo chuyên đề phòng ngừa rủi r tôi ưu hóa các điều kiện làm việc

Từ 17/3 đến 19/3/2015

PreventicaImmeuble Le Forum 210 rue Haroun Tazieff33150 CenonFranceTèl. +33 (0)5 57 54 38 20Fax. +33 (0)5 57 54 38 21http://www.preventica.ma/

Thông tin chi tiết liên hệ:Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc (Kiêm nhiệm Ghi-nê, Bê nanh, Cốt-đi-voa, Buốc-ki-na-pha xô))Địa chỉ: 240 Boulevard Zerktouni, 5è étage, Casablanca – MarocĐiện thoại: (+212) 5 22 47 37 23Fax: (+212) 5 22 27 07 24Email: [email protected]

Trung tâm TTCN&TM

HÔI CHỢ TRIỂN LÃM

Page 17: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Ngành tôm năm 2015: Tái cấu trúc mạnh mẽ

Nhận định, đánh giá về thị trường cũng thủy sản năm 2015, giới nghiên cứu, phân tích cũng như các doanh nghiệp đều đưa ra những tín hiệu khả quan cho năm mới với những hy vọng mới.

Nhiều điểm sángNăm 2015, Tổng cục Thủy

sản (Bộ NN&PTNT) đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản 6,65 triệu tấn, tăng 5,5% so năm 2014; giá trị xuất khẩu 8,5 tỷ USD, tăng 10,7%; cùng đó là các tín hiệu lạc quan của ngành được đưa ra tại nhiều hội nghị tổng kết, diễn đàn, cuộc họp…

Sở dĩ con số tích cực được đưa ra là do dự đoán tôm nước lợ và cá tra vẫn sẽ đem lại nguồn lợi đáng kể và đối thủ cạnh tranh chưa đủ mạnh để làm giảm đà phát triển của thủy sản Việt Nam. Thị trường đầu ra, vấn đề nan giải nhất của ngành, được đánh giá là không nhiều trợ ngại. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, định hướng của Bộ là giữ vững các thị trường truyền thống (Mỹ, EU, Nhật Bản...), đồng thời tích cực xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mới.

Một tín hiệu lạc quan khác, vấn đề trầm kha của thủy sản Việt Nam những năm trước đã được giải quyết trong năm 2014 và hy vọng tiếp tục tươi sáng trong năm 2015; đó là vốn cho nông dân và các nhà sản xuất tiếp tục được bơm vào với lãi suất chấp nhận được. Điều này khiến các doanh nghiệp và người dân dễ thở và sản suất ngư nghiệp được đánh giá là có lãi. Ngoài ra, vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thủy sản tiếp tục tăng với nhiều nhà máy, nhiều dây chuyền mới và nhiều vùng

nuôi mới sẽ tiếp tục được đầu tư trong năm 2015.

Vẫn là thách thức từ chất lượngNăm 2015, một mối lo đáng

lưu ý nữa là vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm xuất khẩu được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN&PTNT cảnh báo trong năm 2014 vẫn sẽ là nguy hại cho năm tới. Bởi, năm qua, xuất khẩu của Việt Nam nhiều thời điểm bị chững lại chỉ vì những vấn đề liên quan sự đồng đều sản phẩm xuất khẩu với một số lô hàng bị phát hiện chưa phù hợp tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Nhất là bài toán dư lượng kháng sinh, sản phẩm mạ băng, gian lận trong ghi nhãn hàng... vẫn sẽ là nguy cơ trong năm nay.

Mặt khác, hàng rào thuế quan cũng được xem như một thách thức chưa giải quyết được. Chẳng hạn, việc phải chống chọi với thuế chống bán phá giá, với thuế suất 6,37% trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt cũng đáng quan tâm, đặc biệt với thị trường Mỹ. Thuế chống phá giá cá tra do phía Mỹ công bố vẫn là áp lực không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, hàng rào thuế quan cũng đem lại những lợi ích đối với doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, trong năm 2014, tôm hấp và chế biến của Thái Lan xuất sang EU không còn được hưởng quy chế ưu đãi GSP nên mức thuế tăng lên 20%. Tôm nguyên liệu của Thái Lan cũng sẽ bị mất thuế GSP 4% từ 1/2015 và Thái Lan phải chịu mức 12%.

Điều thực sự lo ngại với các nhà sản xuất trong nước hiện nay vẫn ở đầu ra. Tuy vậy, trao đổi gần đây với chúng tôi, Nguyên bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc nói: “Nguy cơ tiềm ẩn việc tái phát dịch bệnh không phải không có. Theo những nghiên cứu dịch

tễ thì dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát, nếu việc kiểm soát không được triển khai nghiêm túc trong khoảng thời gian kéo dài cần thiết”.

Một chuyên gia Thái Lan cũng cho chúng tôi biết, sở dĩ Việt Nam “thắng đậm” trong năm 2014 là vì Thái Lan bị thiệt hại 60% sản lượng vì dịch bệnh trong năm 2014 và khả năng năm 2015 cũng vẫn bị thiệt hại khoảng 40% sản lượng so với trước đây. Bài học về thiệt hại do dịch bệnh vẫn còn đó.

Tái cấu trúc lợi nhuậnVề vấn đề tái cấu trúc ngành

nông nghiệp năm 2015, sẽ tập trung tái cấu trúc trong hệ thống nuôi trồng bao tiêu sản phẩm, với phương châm phát triển bền vững. Trong đó bài toán lớn nhất vẫn là công nghệ. Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ gì để nuôi tôm bền vững, có lãi, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường?

Không phải các công ty không quan tâm phát triển bền vững. Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú từng vài lần thử nghiệm nuôi tôm không dùng thuốc kháng sinh nhưng đều thất bại, mỗi vụ lỗ gần 100 tỷ đồng. Đã đến lúc Chính phủ và Bộ NN&PTNT cần đặt ra vấn đề giải quyết bài toán công nghệ nuôi trồng không dùng kháng sinh như vấn đề cấp bách hiện nay. Vấn đề này vượt khả năng giải quyết của từng doanh nghiệp đơn lẻ.

Vấn đề tái cấu trúc cũng được đặt ra trong chuỗi phân phối lợi nhuận. Một số nhà khoa học đánh giá, hiện nay các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài chiếm 60 - 70% lợi nhuận; 30 - 40% lợi nhuận còn lại chia cho doanh nghiệp chế biến và người nuôi Việt Nam, nhưng trong số này chi phí đầu vào (thức ăn, con giống) cũng chủ yếu thuộc

Page 18: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

doanh nghiệp nước ngoài và có vốn nước ngoài. Như vậy, để phát triển được bền vững thì chuỗi lợi nhuận cần được cơ cấu hợp lý hơn; làm sao doanh nghiệp cũng như người nuôi Việt Nam được hưởng nhiều lợi nhuận hơn, đủ để họ tái tạo và phát triển ngành thủy sản của mình chứ không phải chỉ tồn tại kiểu… cầm hơi.

Xuất khẩu thủy sản sang Australia: Doanh nghiệp cần chủ động

Muốn xuất khẩu thủy sản sang Australia, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm kiếm khách hàng và tăng cường quảng bá, tiếp thị sản phẩm.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, hàng năm, Australia nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD hàng thủy sản nhưng con số xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia mặc dù đã tăng 20,7% so với cùng kỳ nhưng chỉ đạt 228,8 triệu USD.

Ông Norman Grant, Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Úc (SIAA) cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu vẫn đang tiếp cận thị trường phân khúc giá thấp. Do vậy, hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm thủy sản Việt Nam chủ yếu là do các nhà nhập khẩu thủy sản Australia thực hiện. Có một thực tế là các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn có tư tưởng “đợi” khách hàng tìm đến mình thay vì chỉ động tìm kiếm khách hàng.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Australia, trước hết các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng hàng thủy sản, chú trọng đưa hàng có chất lượng cao tới thị trường.

Bên cạnh đó các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Khi có cơ hội tiếp cận được với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động thu xếp gặp gỡ trực tiếp khách hàng ngay tại Australia, tiến tới mở văn phòng đại diện để trực tiếp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng.

Ở góc độ vĩ mô, ông Norman nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chuyển đổi ngành thủy sản thể hiện qua việc ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, trong đó có điều 6 của Nghị định quy định điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá tra chế biến. Khoản 3 của điều này nêu rõ “Tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10%”.

Tuy nhiên trên thực tế, quy định tỷ lệ mạ băng như vậy được cho là khá thấp, làm tăng chi phí cho sản phẩm xuất khẩu, trong khi thị trường thế giới vẫn chấp nhận tỷ lệ mạ băng cao hơn.

Ông Norman cũng đưa ra gợi ý, các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong đó có ngành nông nghiệp và du lịch cần phối hợp với nhau để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam thông qua các tour du lịch tới thăm các trang trại nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tạo ra hình ảnh Việt Nam là nơi có những khu vực nuôi trồng thủy sản ở quy mô lớn, theo quy trình, chuẩn mực quốc tế.

Thêm vào đó, Việt Nam cần có cơ chế chính sách góp phần xây dựng một số thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực thủy sản.

Cấm xuất khẩu một số sản phẩm nông, lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó quy định một số sản phẩm cấm xuất khẩu.

Thông tư quy định, cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp: gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước…

Về xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Đối với động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, cấm xuất khẩu mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên không được xuất khẩu vì mục đích thương mại gồm: Mẫu vật động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, mẫu vật thực vật rừng thuộc nhóm IA theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của CITES.

Theo Thông tư, xuất khẩu có giấy phép mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.

Đối với giống cây trồng, Thông

Page 19: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

tư nêu rõ, thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong trường hợp xuất khẩu có giấy phép, thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với giống vật nuôi, trường hợp xuất khẩu có giấy phép, thương nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Đối với thủy sản, cấm xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu như trai ngọc, cá anh vũ, cá hô, cá heo, cá voi, rùa biển, rùa da, đồi mồi, rùa đầu to…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 29/3/2015.

Hướng dẫn phân loại thủy hải sản phối trộn đông lạnh

Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) về quy tắc phân loại và mã HS một số mặt hàng thủy hải sản phối trộn đông lạnh và nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Bộ Tài chính giải thích, theo Chú giải pháp lý 2 Chương 16 (Chú giải chi tiết HS 2012) thì các mặt hàng thủy hải sản nhúng/trụng phối trộn (seafood mix) đông lạnh không phải là chế phẩm thực phẩm nên không phân loại

ngay vào Chương 16, nhóm 16.05 theo chú giải này mà phải xác định thành phần cơ bản để phân loại theo quy tắc 3 (b).

Theo đó, các mặt hàng seafood mix nêu trên (có thành phần mực và bạch tuộc trụng từ 55% trở lên, tôm sắt trụng 10% đến 20% và thịt nghêu lụa luộc từ 7% đến 30%) có thành phần nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) chiếm tỉ lệ lớn nên được phân loại theo động vật thân mềm.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có ý kiến cho rằng, trường hợp sản phẩm seafood mix là sản phẩm thủy sản sơ chế (prepared fishery products) chưa có quy định cụ thể về mã HS ở Chương 2, 3 hoặc phù hợp với đầu mục 0504 sẽ được áp mã HS là 16.05 theo quy định của EU. Trường hợp sản phẩm nghêu đông lạnh XK vào EU, mã HS của nghêu có xuất xứ từ vùng thu hoạch của Việt Nam đủ điều kiện XK vào EU là 16.05.

Dựa theo mô tả nhóm 03.07 và mô tả nhóm 16.05, cùng các căn cứ tại Thông tư số 49/2010/TT-BTC, Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, sáu quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính kết luận, các mặt hàng thủy hải sản nhúng/trụng phối trộn đông lạnh (có động vật thân mềm trụng từ 55% trở lên và thịt nghêu lụa luộc từ 7% ddeeesn 30%) theo đúng tiêu chuẩn XK vào EU phù hợp phân loại thuộc nhóm 16.05.

Hàng hóa Việt Nam tìm cách tham gia vào cuộc chơi lớn

Thị trường Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, giới doanh nghiệp và các nhà quản lý Việt Nam đều đánh giá đây là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đây là một thử thách không hề nhỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Foodex Japan 2015 đều tỏ rõ quyết tâm không lùi bước trước những trở ngại này bởi họ đều nhìn ra những cơ hội từ bên trong những thách thức. Là gương mặt hàng đầu về bánh kẹo ở Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bánh kẹo Tràng An, ông Trịnh Sỹ bày tỏ sự tự tin về khả năng thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, coi đây là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tự hoàn thiện bản thân trước cuộc chơi lớn.

Ông Sĩ cho biết: “Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ về bánh kẹo nhập khẩu sang thị trường Nhật. Qua việc này sẽ củng cố thêm về công nghệ, quản lý chuyên sâu về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Để ngoài việc đưa sản phẩm vào thị trường Nhật thì có thể đưa vào các thị trường khó tính khác ra thế giới như châu Âu, Mỹ và các nước khác nữa. Đây là những lần có được nhiều kinh nghiệm để phát triển sản phẩm Việt Nam ra với thế giới, trong đó có bánh kẹo của Tràng An.”

Với tư cách là cơ quan tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ Foodex tại Chiba, Nhật Bản, năm nay, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Agritrade) thấu hiểu hơn hết những nút thắt quan trọng mà hàng hoá Việt Nam đang gặp phải khi vươn ra biển lớn.

Nút thắt đó chính là sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khắt khe về sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối hàng hoá.

Ông Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agritrade) cho rằng các doanh nghiệp trước hết cần phải sản xuất theo các tiêu chuẩn sạch như Vietgap và Global gap, hạn chế sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu và các thuốc kích thích, bao bì đóng gói cũng

Page 20: Mục lục tin 2015/ky 5 2015.pdf · Mục lục SOÁ 5 T3-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn

Soá 05 thaùng 03 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn quốc tế.

Theo ông, các nhà quản lý phải làm rất chặt khâu kiểm soát động vật, thực vật để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không uy tín, để giữ được thị trường xuất khẩu Nhật Bản cũng như thị trường các nước.

Hiểu được thị trường và giới thiệu mặt hàng chiến lược, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận thị trường nước ngoài. Foodex Japan 2015 cũng là cơ hội để 17 doanh nghiệp Việt tham dự hội chợ, trong đó có Công ty Cổ phần Tràng An, Tổng Công ty Rau quả, nông sản Việt Nam, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang,… giới thiệu các mặt hàng thế mạnh đến những đối tác và khách hàng tiềm năng.

Đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang, việc thay đổi cách thức chế biến của người tiêu dùng là cách để thu hút sự quan tâm của các khách hàng Nhật Bản.

Ông Mai Hoàng Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Sa Giang cho biết: “Ngoài bánh phồng tôm là mặt hàng chủ lực, chúng tôi có giới thiệu thêm sản phẩm mới là loại phồng tôm không qua chiên dầu mà chủ cần sử dụng máy quay, được khách hàng đánh giá rất cao, đồng thời chúng tôi có những sản phẩm từ gạo như hủ tiếu, phở, bún gạo. Khách hàng Nhật họ rất chuộng những sản phẩm từ gạo này vì không phải qua chiên xào”.

Tuy gặp nhiều khó khăn hơn bởi chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản nhưng các doanh nghiệp rau quả nông sản Việt Nam như Vegetexco vẫn gặt hái được những thành công nhất định từ việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường này.

Giám đốc Vegetexco Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Qua tham dự hội chợ Foodex những năm vừa qua, chúng tôi gặt hái được những kết quả tương đối tốt. Số lượng hàng cũng như doanh

thu và các chủng loại hàng đều tăng lên hàng năm. Rất có kết quả”.

Trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam–Nhật Bản đang hết sức tốt đẹp, hàng hoá Việt Nam ngày càng được nhiều người Nhật biết đến và ưa chuộng. Thách thức vẫn còn chờ đợi ở phía trước nhưng cơ hội từ chính những thách thức đó lại là điểm thu hút các doanh nghiệp Việt Nam tìm cách khẳng định chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường này. Hợp tác nông nghiệp giữa hai nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục sôi động và hứa hẹn những tiềm năng phát triển.

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng khẳng định cơ hội trong hợp tác về nông nghiệp giữa hai nước là rất lớn và thông qua hợp tác này cũng mở rộng được những sản phẩm mà chúng ta có thể sản xuất được ở Việt Nam và đáp ứng tốt nhu cầu của Nhật Bản.

Đại sứ chia sẻ: “Người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất quan tâm đến Việt Nam và bắt đầu rất quan tâm đến những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Và nếu có sự hợp tác của Nhật Bản đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm tốt và giá thành rẻ thì tôi tin rằng thị trường Nhật Bản sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty Việt Nam, các nhà sản xuất ở Việt Nam quan tâm đến.”

Rõ ràng, nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm không thôi chưa đủ mà các doanh nghiệp cần phải có sự giúp sức của các đối tác Nhật Bản để có sự hiểu biết rõ ràng hơn về nhu cầu, thói quen tiêu dùng và yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản mà kết quả cuối cùng là hàng hoá Việt Nam tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người tiêu dùng Nhật và quốc tế, xây dựng thế đứng vững chắc cho hàng hoá Việt Nam.

Những Hội chợ quốc tế như Foodex chính là một trong những cửa ngõ quan trọng để doanh nghiệp ta bước chân ra biển lớn./.