mẫu hình xu hướng

3
MẪU HÌNH XU HƯỚNG I. MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI Hãy tìm hiểu mô hình có lẽ được coi là phổ biến và đáng tin cậy nhất trong các mô hình đảo chiều hiện nay – mô hình đảo chiều đầu và vai (the Head and Shouder Reversal). Chúng ta sẽ dành nhiều thời gian cho mô hình này vì tầm quan trọng của nó đồng thời để giải thích tất cả các sắc thái có liên quan. Phần lớn các mô hình đảo chiều khác đều là biến thể của mô hình đầu và vai, vì thế, chúng ta không cần nghiên cứu thêm. Đầu và vai là gì? – Là mô hình đảo chiều phổ biến nhất. Khi thị trường đạt đỉnh, ba đỉnh nổi bật hình thành với đỉnh giữa (hay đầu) hơi cao hơn hai đỉnh kia (vai). Khi đường xu hướng (đường viền cổ) nối các đáy ở giữa bị phá vỡ, mô hình kết thúc. Một mô hình đáy là phiên bản đảo ngược của một mô hình đỉnh và được gọi là đầu và vai đảo chiều. * Sự hình thành mô hình đầu và vai Mô hình gồm 4 bước chính để hoàn thành và báo hiệu sự đảo chiều. Trước hết thì chúng ta cần một xu hướng tăng đang diễn ra trước đó với hàng loạt đỉnh và đáy tăng dần đang bắt đầu đánh mất xung lượng. Bước 1: Vai trái được hình thành khi giá đạt đến một độ cao mới tại A sau đó thoái lui đến một điểm thấp mới tại B Bước 2: Sự hình thành phần đầu khi giá lại tăng đến một độ cao mới cao hơn tại C sau đó giật lùi lại đến một điểm thấp gần với điểm thấp đã hình thành ở phần vai trái chính là điểm D

Upload: abcdef

Post on 16-Jan-2016

214 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Mẫu Hình Xu Hướng

TRANSCRIPT

Page 1: Mẫu Hình Xu Hướng

MẪU HÌNH XU HƯỚNG

I. MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI

Hãy tìm hiểu mô hình có lẽ được coi là phổ biến và đáng tin cậy nhất trong các mô hình đảo chiều hiện nay – mô hình đảo chiều đầu và vai (the Head and Shouder Reversal). Chúng ta sẽ dành nhiều thời gian cho mô hình này vì tầm quan trọng của nó đồng thời để giải thích tất cả các sắc thái có liên quan. Phần lớn các mô hình đảo chiều khác đều là biến thể của mô hình đầu và vai, vì thế, chúng ta không cần nghiên cứu thêm.

Đầu và vai là gì? – Là mô hình đảo chiều phổ biến nhất. Khi thị trường đạt đỉnh, ba đỉnh nổi bật hình thành với đỉnh giữa (hay đầu) hơi cao hơn hai đỉnh kia (vai). Khi đường xu hướng (đường viền cổ) nối các đáy ở giữa bị phá vỡ, mô hình kết thúc. Một mô hình đáy là phiên bản đảo ngược của một mô hình đỉnh và được gọi là đầu và vai đảo chiều.

* Sự hình thành mô hình đầu và vai

Mô hình gồm 4 bước chính để hoàn thành và báo hiệu sự đảo chiều. Trước hết thì chúng ta cần một xu hướng tăng đang diễn ra trước đó với hàng loạt đỉnh và đáy tăng dần đang bắt đầu đánh mất xung lượng.

Bước 1: Vai trái được hình thành khi giá đạt đến một độ cao mới tại A sau đó thoái lui đến một điểm thấp mới tại B

Bước 2: Sự hình thành phần đầu khi giá lại tăng đến một độ cao mới cao hơn tại C sau đó giật lùi lại đến một điểm thấp gần với điểm thấp đã hình thành ở phần vai trái chính là điểm D

Bước 3: Sự hình thành vai phải khi giá tăng đến điểm E thấp hơn điểm đỉnh của phần đầu –điều này là tín hiệu cảnh báo rằng đồ thị sẽ diễn ra theo hướng ngược lại ( do để xu hướng tăng tiếp diễn thì mỗi điểm cai nhất ở sau phải cao hơn điểm cao nhất của đợt phục hồi giá trước)

Bước 4: Mô hình hoàn thành một khi giá giảm xuống phía dưới đường viền cổ (đường viền cổ hình thành khi nối hai điểm thấp nhất là B và D. Thông thường, đường này nghiêng một góc nhỏ tại đỉnh)

- Yếu tố quyết định hình thành một đỉnh đầu và vai là sự phá vỡ đường viền cổ một cách dứt khoát. Thị trường đã bẻ gãy đường xu hướng nối các đáy B và D, rơi xuống ngưỡng hỗ trợ tại điểm D tạo đủ điều kiện hình thành một xu hướng giảm mới – gồm

Page 2: Mẫu Hình Xu Hướng

những đỉnh và đáy đi xuống. Những đỉnh và đáy giảm dần tại C, D, E và F xác định xu hướng giảm mới. Khối lượng giao dịch có thể tăng khi đường viền cổ bị phá vỡ. Tuy nhiên, việc khối lượng giao dịch tăng trong thị trường giá giảm cũng chưa phải là yếu tố then chốt để có thể bắt đầu hình thành một đỉnh thị trường.

II. MÔ HÌNH HAI ĐỈNH VÀ HAI ĐÁY

Một mô hình đảo chiều phổ biến hơn là hai đỉnh hoặc hai đáy. Sau mô hình đầu và vai thì đây là dạng được sử dụng nhiều nhất và được nhận dạng dễ dàng nhất. (Xem hình 5.5a-c). Các hình 5.5a và 5.5b là ví dụ về trạng thái khác nhau của cả đỉnh lẫn đáy. Như hình dạng mà chúng ta có thể thấy được trên đồ thị, đỉnh thường được gắn với chữ M và đáy là chữ W. Các đặc điểm chung của một mô hình hai đỉnh cũng tương tự như các đặc điểm của mô hình đầu và vai và ba đỉnh, ngoại trừ việc chỉ có hai đỉnh xuất hiện thay vì ba. Mô hình khối lượng giao dịch cũng tương tự theo nguyên trạng của quy tắc đo lường. Trong một xu hướng tăng (như được thể hiện trong hình 5.5a), thị trường sẽ thiết lập ngưỡng cao mới tại điểm A với khối lượng giao dịch tăng, sau đó rớt xuống điểm B với khối lượng giảm. Cho đến giờ, mọi thứ diễn ra như kỳ vọng trong một xu hướng tăng thông thường. Tuy nhiên, đợt hồi phục tiếp theo tới điểm C thì không thể vượt qua đỉnh trước đó tại A để đóng lại mô hình và bắt đầu giảm xuống lần nữa